SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
1
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG TRÂN CHÂU
GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số : 834.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS HỒ VIỆT HẠNH
HÀ NỘI, Năm 2018
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết
định năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Chất lượng này phụ thuộc vào
đào tạo nghề. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI khi đánh
giá về giáo dục và đào tạo (trong đó có đào tạo nghề) nhấn mạnh những hạn
chế yếu kém của công tác này, đó là “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa
đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn
còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Hiện
nay hầu hết các chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học cũ, chưa có
đổi mới; đào tạo không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất
lượng giáo dục giảm, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0.
Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng khẳng định trong ba
đột phá chiến lược phát triển trong những năm tới của Việt Nam là cải cách
hành chính, xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, hội nhập quốc tế của đất nước khi nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực có ý nghĩa quan trọng, quyết định.
Đào tạo nghề cho thanh niên nói đang là vấn đề xã hội mà các quốc gia
đều quan tâm. Chính sách đào tạo nghề là chính sách lớn, có ý nghĩa là đòn
bẩy đối với mỗi nền kinh tế. Có thể nói, hiệu quả của việc đào tạo nghề gắn
liền với sự quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam,
vấn đề đào tạo nghề cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Trong chiến lược
3
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung thì nguồn lực ở độ tuổi thanh
niên có vai trò và giữ vị trí trung tâm. Bước sang thế kỷ XXI, với những cơ
hội và thách thức, trên cơ sở nhìn nhận sâu sắc những ưu điểm và những biểu
hiện phức tạp của thanh niên hiện nay, Nghị quyết Đại Hội IX của Đảng đã
xác định đối với thế hệ trẻ cần phải “chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo
phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng đạo đức lối sống, văn hóa, sức
khỏe, nghề nghiệp giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo,
phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quận Ngũ Hành Sơn là một trong các quận nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm của thành phố Đà Nẵng, là miền đất đầy tiềm năng về phát triển
kinh tế. Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển của cả thành
phố, quận Ngũ Hành Sơn có những bước chuyển mạnh mẽ về nhiều mặt, đặc
biệt là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đạt nhiều thành tựu quan trọng thúc
đẩy phát triển kinh tế-xã hội, chính trị ổn định. Trong những thành tựu đó có
vấn đề đào tạo cho người lao động nói chung, thanh niên nói riêng.
Tuy nhiên, hiện nay công tác đào tạo nghề cho thanh niên còn nhiều
bất cập và khó khăn, thiếu định hướng ngành nghề cụ thể, khó khăn trong tiếp
cận việc làm, quan hệ cung cầu trong thị trường lao động cho thanh niên đang
mất cân đối... luôn được xã hội quan tâm. Do thị trường việc làm tại địa
phương còn nhiều yếu kém và nếu tiếp tục ở lại địa phương thì sẽ thất nghiệp
và thiếu việc nên phần lớn thanh niên trên địa bàn đã rời quê hương đi làm ăn
xa, nguyên nhân là do quá trình thu hồi đất nông nghiệp, chuyển đổi mục đích
sử dụng đất nông nghiệp nhằm thực hiện công tác giải tỏa mặt bằng, phục vụ
các dự án về hạ tầng, dân sinh trên địa bàn và các nhà máy, xí nghiệp hiện
nay đang đầu tư, áp dụng các công nghệ kỹ thuật, công nghệ thông tin tiên
tiến nên sử dụng ít lao động; bên cạnh đó là trình độ học vấn; kỹ năng nghề
nghiệp, và tác phong, ý thức kỷ luật còn có nhiều bất cập chưa đáp ứng các
4
điều kiện của doanh nghiệp. Mặt khác, một bộ phận thanh niên ở địa phương
này không có việc làm do trình độ học vấn và tay nghề chuyên môn còn thấp,
chưa thực sự thay đổi suy nghĩ, tập quán sống, chưa thích ứng với yêu cầu
của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế
quốc tế. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn chưa coi
thanh niên trong xã là lực lượng lao động chủ chốt, nên chưa nhiệt tình và tin
cậy để phổ biến nghề mới, đào tạo nghề, tư vấn nghề và hỗ trợ các kỹ năng
nghề cho thanh niên còn hạn chế. Do đó, tỷ lệ thiếu việc làm và tình trạng
thất nghiệp của thanh niên có xu hướng ngày càng tăng, mức thu nhập thấp
đã dẫn tới con đường thanh niên phải tự tìm kiếm việc làm mới, không ít
trường hợp bị lừa gạt hoặc phải làm những công việc ở mức lương thấp hoặc
những việc làm trái với pháp luật, đạo đức của xã hội: mại dâm, trộm cắp,
cướp giật, lừa đảo, buôn bán ma túy mà mục đích chỉ vì cuộc sống sinh tồn
thiếu việc làm và thất nghiệp. Như vậy, căn cứ vào những cơ sở trên, rõ ràng
rằng đào tạo nghề giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Ngũ Hành Sơn,
thành phố Đà Nẵng đang kéo theo hàng loạt những vấn đề xã hội cấp bách
cần được giải quyết
Xuất phát từ nhận định trên, Tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề
tài “Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn quận
Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” là yêu cầu khách quan, cấp thiết, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Chính
sách công của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu cho thấy những vấn đề liên quan đến đào
tạo nghề, giải quyết việc làm… đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu ở
nhiều góc độ khác nhau. ..ở nhiều cấp độ, khía cạnh khác nhau:
Tác giả Phan Chính Thức đã nghiên cứu về “Những giải pháp phát
5
triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” trong đó có đề xuất những khái niệm, cơ sở lý luận
mới của đào tạo nghề, về lịch sử đào tạo nghề và giải pháp phát triển đào tạo
nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở nước ta.
Tác giả Nguyễn Viết Sự trong công trình về “Giáo dục nghề nghiệp –
những vấn đề và giải pháp”, đã phân tích, làm rõ những quy định về phát
triển nghề nghiệp, hoạt động giáo dục nghề nghiệp... qua đó, tác giả đã tìm ra
được những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trên, đề đề xuất các
giải pháp hữu hiệu cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Nhóm tác giả Mạc Văn Tiến, Đỗ Minh Cương với tác phẩm: Phát
triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, đã hệ thống hóa
các vấn đề liên quan đến phát triển thị trường lao động kỹ thuật, những nội
dung được đề cập trong nghiên cứu là những vấn đề cần thiết, cấp bách về
công tác giáo dục nghề nghiệp, đồng thời tác giả cũng đánh giá đối tượng lao
động kỹ thuật cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu để đảm bảo hiệu quả đầu
tư cho giáo dục và dạy nghề. Đổi mới chương trình giảng dạy, tăng cường
đầu tư thiết bị, công nghệ phù hợp với thiết bị, công nghệ của sản xuất, nâng
cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên;
Nhìn chung, những công trình và bài viết nói trên đã tiếp cận nghiên
cứu vấn đề đào tạo nghề, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến người lao
động nói chung và đến vấn đề việc làm, tạo việc làm cho thanh niên ở nhiều
góc độ, nhiều địa phương vấn đề tác động của nhiều lĩnh vực khác nhau và
gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới rất bổ ích.
Hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu nội
dung đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành
phố Đà Nẵng. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã học tập kết hợp và chọn
6
lọc những vấn đề được nghiên cứu của các công trình khoa học đã có, vận
dụng các hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm vốn có của bản thân đã và đang
công tác trong lĩnh vực có liên quan đến đào tạo cho thanh niên, tác giả đã
khảo sát tình hình lao động thanh niên trên địa bàn toàn quận, từ đó rút ra bài
học và kiến nghị những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề
cho thanh niên.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách
đào tạo nghề cho thanh niên ở Việt Nam để có cơ sở khoa học đánh giá thực
trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên quận Ngũ Hành Sơn
và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề
cho thanh niên ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ tổng hợp những vấn đề lý luận chung về chính
sách đào tạo nghề cho thanh niên.
Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
tại quận Ngũ Hành Sơn,Thành phố Đà Nẵng
Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
thực hiện đào tạo nghề cho thanh niên ở Quận Ngũ Hành Sơn nói riêng và
Thành phố Đà Nẵng nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Việt Nam, cụ thể là nghiên
cứu giải pháp và công cụ chính sách đào tạo nghề cho thanh niên dưới góc độ
7
khoa học chính sách công.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng từ năm 2012 đến nay và đề ra
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
thanh niên ở nước ta trong thời gian tới.
Thời gian: Tháng 6 - 8.2018.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước... về đào tạo nghề cho thanh
niên
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,
khái quát hóa các tài liệu sẵn có từ các nguồn tài liệu chính thức, từ các công
trình nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu trước đây, các bài viết, tạp chí,
sách báo, internet,.. từ các báo cáo của cơ quan chức năng Quận Ngũ Hành
Sơn về các vấn đề có liên quan đến đào tạo nghề cho thanh niên; nghiên cứu
chính sách công kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Ý nghĩa lý luận của luận văn thể hiện ở chỗ các kết quả, kết luận rút ra
từ việc nghiên cứu đề tài luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện những vấn đề
lý luận về thực hiện chính sách công, thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
8
thanh niên ở Việt Nam nói chung và quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà
Nẵng nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thể hiện ở chỗ đã đề xuất các giải pháp thiết thực, các kinh nghiệm
góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
thanh niên tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chính sách đào tạo nghề cho thanh
niên.
Chương 2: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên từ thực
tiễn tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách đào
tạo nghề cho thanh niên ở nước ta hiện nay.
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẠO TẠO NGHỀ
CHO THANH NIÊN
1.1. Khái niệm, đặc điểm đào tạo nghề
1.1.1. Khái niệm Nghề
Có khá nhiều diễn đạt về khái niệm nghề. Theo tác giả hiểu “Nghề là
một hình thức được thể hiện bằng những kiến thức lý thuyết đã học và thực
hành để hoàn thành những công việc nhất định.
Ngoài ra “Nghề”còn là một hoạt động lao động trong đó, khi được
đào tạo, người học có được kiến thức, kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm
đáp ứng được nhu cầu của con người.
Danh mục về diễn giải khái niệm nghề có thể rất dài, nhưng tựu trung
lại, nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc.
Nghề nghiệp như một cơ thể sống, có sinh trưởng có phát triển và chết đi.
Bên cạnh đó, rất nhiều nghề đã có thời kỳ gần như không thể thiếu trong đời
sống xã hội trước đây nay đã mất đi, từ những nghề hoàn toàn thủ công, lao
động chân tay (như nghề đóng cối xay lúa tồn tại hàng vài thế kỷ, nhưng khi
máy xay sát được đưa vào hoạt động thì nghề này không còn nữa) hoặc sử
dụng công nghệ ở trình độ thấp (như nghề trực tổng đài điện thoại tại các cơ
quan để nối đến các máy lẻ đã mất đi nhiều năm nay khi công nghệ viễn
thông phát triển).
Nghề bao gồm nhiều chuyên môn khác nhau. Mỗi chuyên môn là kiến
thức, kỹ nẵng trong một lĩnh vực cụ thể và nhất định, nó được hiểu như là
một lĩnh vực lao động sản xuất nhỏ hẹp, con người bằng năng lực thể chất và
tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công
cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh
10
vẽ…)
Từ các cách hiểu trên cho thấy nghề là kết quả của sự phân công lao
động xã hội, xã hội phát triển thì ngành nghề cũng thay đổi theo.Và dưới góc
độ đào tạo, nghề là toàn bộ các kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm
nghề nghiệp và các phẩm chất khác.
Muốn trở thành một nghề thì ít nhất cũng phải trải qua đào tạo, cho dù
là đào tạo dài hạn, bài bản; hoặc hướng dẫn kèm cặp. Xuất phát từ quan niệm
như vậy, có tác giả phân loại nghề thành hai nhóm là nghề qua đào tạo và
nghề xã hội. Nghề đào tạo là nghề mà muốn nắm vững nó, con người phải có
trình độ văn hóa nhất định, được đào tạo hệ thống, bằng nhiều hình thức và
được nhận bằng hoặc chứng chỉ. Các nghề được đào tạo được phân biệt với
nhau qua các yêu cầu về nội dung chương trình, mức độ chuyên môn và thời
gian cần thiết để đào tạo. Nghề xã hội là nghề được hình thành một cách tự
phát theo nhu cầu của đời sống xã hội, thường được đào tạo với các chương
trình đào tạo ngắn hạn, cũng có thể thực hiện thông qua hướng dẫn, kèm cặp
hoặc truyền nghề.
Trong hệ thống nghề đào tạo có hai dạng: đào tạo lao động kỹ thuật hệ
thực hành và đào tạo lao động chuyên môn, hệ kiến thức hàn lâm.
Lao động chuyên môn, hệ kiến thức hàn lâm bao gồm chủ yếu là lao
động qua đào tạo ở cấp trình độ đại học, sau đại học, đào tạo thuộc hệ đào tạo
nặng hơn về kiến thức hàn lâm, kiến thức lý thuyết và làm các công việc như:
nghiên cứu khoa học, phân tích – thống kê kinh tế, giảng viên các trường đại
học (không bao gồm các giảng viên kỹ thuật hệ thực hành), nhà quản lý,
chuyên gia thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau…
Lao động kỹ thuật hệ thực hành là lao động đã được đào tạo qua các
cấp trình độ nghề kỹ thuật (dạy nghề), trung cấp kỹ thuật, cao đẳng kỹ thuật
11
thực hành, đại học kỹ thuật thực hành, sau đại học kỹ thuật thực hành. Hệ
thống đào tạo này thực hiện việc đào tạo các chuyên ngành về kỹ thuật, công
nghệ, nghiệp vụ nhưng đào tạo nặng hơn về thực hành. Lao động này làm các
công việc như: kỹ sư công nghệ, kỹ sư kinh tế, kỹ thuật viên, kỹ sư chỉ đạo
sản xuất, công nhân kỹ thuật
Như vậy có rất nhiều nghề trong xã hội, trong khuôn khổ luận văn chỉ
nghiên cứu nghề trong hệ thống nghề được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của
địa phương bao gồm công nhân kỹ thuật được đào tạo chính quy tại các
trường, lớp dạy nghề; nhân viên nghiệp vụ và phổ cập nghề cho người lao
động.
1.1.2. Đào tạo nghề
Khái niệm đào tạo thường gắn với giáo dục, nhưng hai phạm trù vẫn có
một số sự khác nhau tương đối. Giáo dục được hiểu là các hoạt động và tác
động hướng vào sự rèn luyện và phát triển năng lực và phẩm chất ở con
người để trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội và có thể giúp con người
phát triển nhân cách đầy đủ nhất. Hay nói cách khác, giáo dục còn là quá
trình khơi gợi các tiềm năng sẵn có trong mỗi con người, góp phần nâng cao
các năng lực và phẩm chất cá nhân của cả thầy và trò theo hướng hoàn thiện
hơn, đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển trong xã hội loài người đương
đại.
Thứ nhất, theo từ điển Tiếng Việt, “đào tạo” được hiểu là việc giúp
con người hình thành những năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định”.
Thứ hai, “Đào tạo” người lao động để họ có thể đảm nhận được một
công việc nhất định thì họ phải trang bị những kiến thức nhất định về mặt
chuyên môn, nghiệp vụ cho mình”.
Thứ ba, từ góc nhìn của các nhà giáo dục và đào tạo Việt Nam, khái
12
niệm tương đối đầy đủ là: “Đào tạo” là quá trình hoạt động có mục đích, có
tổ chức nhằm đạt được các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trong lý thuyết và
thực tiễn, hoặc kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn bản thân để hướng người đào
tạo có năng lực, kỹ năng thực hiện chuyên môn cụ thể.
Hay nói cách khác, đào tạo đề cập đến việc dạy các kiến thức, kỹ năng
thực hành, nghề nghiệp liên quan đến một lĩnh vực cụ thể nào đó, để người
học nắm vững những tri thứ, lĩnh hội và vận dụng được các kĩ năng nghề
nghiệp một cách chính xác và có hệ thống để giúp cho người học có khả năng
đảm nhận được một công việc nhất địnhvà có thể thích nghi với cuộc sống.
Giáo dục và đào tạo cùng có điểm chung là đều hướng vào việc trang
bị kiến thức kỹ năng để phát triển năng lực của người lao động. Tuy nhiên,
trong giáo dục nhằm vào những năng lực rộng lớn còn đào tạo lại nhằm vào
những năng lực cụ thể để người lao động đảm nhận công việc xác định,
thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ
tuổi nhất định, có một trình độ nhất định. “Đào tạo” có thể có nhiều hình
thức: đào tạo lại; tự đào tạo ..
1.1.3. Khái niệm đào tạo nghề cho thanh niên
Đào tạo nghề cho thanh niên là tạo ra một môi trường hình thành nơi
làm việc và đào tạo lao động thanh niên phù hợp nơi làm việc đó, để có việc
làm chất lượng, đảm bảo nhu cầu của người sử dụng lao đồng thời đáp ứng
được mục đích của đơn vị sử dụng lao động.
Với quan điểm trên thì hoạt động đào tạo nghề không chỉ là chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của các cơ quan doanh nghiệp,
của xã hội và ngay đối với bản thân người lao động.
+ Là quá trình đào tạo cho lao động trẻ có kỹ năng phù hợp với nhu
cầu của thị trường lao động.
13
+ Là các biện pháp hỗ trợ thanh niên có thể tự tạo ra việc làm cho bản
thân mình nhằm nuôi sống gia đình và có ích cho xã hội.
* Đặc điểm thanh niên và đào tạo nghề cho thanh niên
Để đào tạo nghề cho thanh niên cần nghiên cứu những nét đặc trưng
của xu hướng việc làm và đặc điểm thị trường lao động.
Thứ nhất, xu hướng việc làm thanh niên:
+ Ngày nay do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới
nên có xu hướng giảm việc làm của lao động có trình độ thấp, đặc biệt là
trong nông nghiệp và những ngành, nghề truyền thống đang giảm dần ngược
lại việc làm cho các nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các khu
công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm ngày càng tăng…
Thứ hai, đặc điểm thị trường lao động:
+ Hiện nay thì nguồn cung lao động quá cao trong khi cầu lao động lại
thấp.
+ Hầu hết thanh niên không được học nghề hoặc không muốn học nghề
, do vậy tỷ lệ qua đào tạo thấp, đa số thanh niên không tiếp cận được các cơ
hội đào tạo nghề nghiệp trước khi xin việc làm phù hợp.
+ Ngược lại với những người được đào tạo thì cũng vẫn gặp phải vấn
đề khó khăn do nội dung đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của thị trường
lao động.
+ Hơn nữa thanh niên thời nay họ chưa đủ thời gian để tích luỹ kinh
nghiệm, vì vậy khi vào thị trường lao động họ phải thực sự yêu nghề và chăm
chỉ làm việc học hỏi, xảy ra vấn đề cạnh tranh với những lao động có nhiều
kinh nghiệm hơn trong nghề nghiệp.
* Vai trò của đào tạo nghề cho thanh niên
14
Chính sách đào tạo nghề vừa có ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội, vừa
có ý nghĩa về mặt kinh tế, cũng như giáo dục con người. Việc xây dựng kế
hoạch, hoạch định và thực hiện không tốt các chính sách đào tạo nghề sẽ dẫn
đến những thiệt hại, những hậu quả trực tiếp cả về chính trị và xã hội, kinh tế
cho đất nước. Đào tạo nghề là một trong những giải pháp mang tính đột phá
cho mỗi địa phương nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực “mềm“ và giữ vai
trò trọng yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình.
Thứ nhất, Muốn tạo nhiều việc làm tạo điều kiện cho thanh niên dễ
dàng lựa chọn công việc phù hợp, tạo năng suất cao hơn và có cơ hội nhận
được thu nhập cao hơn thì đào tạo nghề phải đảm bảo việc làm cho thanh niên
tham gia hoạt động kinh tế, kết nối họ vào các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ,
tạo khả năng cho họ nhận được những khoản thu nhập thiết yếu để tái sản
xuất sức lao động của chính bản thân mình, cũng như nuôi sống gia đình
mình.
Thứ hai, Các doanh nghiệp người sử dụng lao động lựa chọn sức lao
động trẻ cần thiết theo khối lượng và chất lượng theo nhu cầu của mình thông
qua đào tạo nghề nhưng không phải lúc nào cũng sẵn có lực lượng thanh niên
cần thiết trong một khu vực, vì vậy việc giải quyết việc làm sẽ cung cấp đầy
đủ các thông tin về ngành nghề, nơi nào đang dư thừa lao động thanh niên và
nơi nào thì khan hiếm lao động trẻ, cũng như việc thanh niên cần phải trang
bị những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp gì để có thể kiếm được việc làm.
Thứ ba, Trong bối cảnh bùng nổ của khoa học và công nghệ thì lao
độngc ó tay nghề cao luôn có cơ hội tìm kiếm việc làm lớn và hầu như không
thiếu việc làm; tính bền vững của việc làm cũng cao, đem lại thu nhập thảo
đáng. Bên cạnh đó, thanh niên được đào tạo nghề đúng nhau cầu và đúng sự
quan tâm sẽ tạo ra môi trường đảm bảo quan hệ qua lại trong tập thể lao động
cũng như giữa chủ doanh nghiệp với lao động trẻ, thúc đẩy làm việc thuận
15
lợi, đào tạo nghề cho thanh niên có kế hoạch, quy hoạch sẽ giúp cho cả bản
thân thanh niên cung như cho người sử dụng lao động có những kế hoạch khả
thi.
Thứ tư, đào tạo nghề cho thanh niên là giải pháp tích cực trong việc
chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng phù hợp với nhu cầu thị trường và gắn với nhu cầu doanh nghiệp, xu
thế chung của nền kinh tế phát triển.
1.1.4 Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Khái niệm chính sách công: Chính sách công là một tập hợp các quyết
định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề của xã
hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định.
Theo khái niệm nêu trên thì chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
chính là mục tiêu và giải pháp Nhà nước đưa ra trong đó tạo sự đảm bảo
quyền lợi đối với thanh niên nhằm mục đích chính là nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, góp phần rất lớn vào việc chuyển đổi cơ cấu việc làm trong
phát triển kinh tế - xã hội. Việc khẳng định Nhà nước là cơ quan duy nhất
được ban hành chính sách, vì vậy mục đích của chính sách công là vừa đảm
bảo quyền lợi của đa số cá nhân trong xã hội và thể hiện được quyền lực của
nhà nước
Đào tạo nghề cho thanh niên là một trong những chính sách quan trọng
của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nghuồn nhân lực cho xã hội nói
chung và nâng cao chất lượng lao động thanh niên nói riêng. Trong bối cảnh
của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế - quốc tế, chất lượng nguồn nhân lực phải
đáp ứng đòi hỏi của môi trường cạnh tranh quốc tế và khu vực; mỗi công dân
phải đáp ứng điều kiện sống, học tập và làm việc trong môi trường quốc tế.
16
Đồng thời, thanh niên là nhóm người trẻ tuổi, dễ thích nghi với cái mới, dám
làm và chủ động nắm bắt xu thế mới của xã hội song cũng có những thanh
niên chưa dám chấp nhận sự thay đổi liên tục, sự xuất hiện của những giá trị
mới, do vậy, nên việc Đào tạo nghề cho thanh niên cần phải có những cách
thức tổ chức phù hợp với từng nhóm đối tượng. Việc xây dựng các mô hình
hay chính sách đào tạo nghề cho thanh niên đồi hỏi các nhà hoạch định, xây
dựng chính sách cần xem xét các nội dung sau đây:
* Xác định nhu cầu sử dụng thanh niên qua đào tạo nghề và nhu cầu
học nghề của thanh niên
Thứ nhất, Muốn nắm bắt được nhu cầu sử dụng thanh niên qua đào tạo
nghề cần phải triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng
nhân lực qua đào tạo nghề trong các ngành kinh tế, vùng kinh tế và từng địa
phương. Việc xác định nhu cầu sử dụng lao động thanh niên chính là “đầu
ra” của đào tạo, thông qua việc nắm bắt nhu cầu chính xác có thể đưa ra được
nội dung học nghề gì và đào tạo những nghề gì với những trình độ khác nhau.
Việc nắm bắt nhu cầu phải triển khai trước khi thực hiện các chương
trình, xây dựng các mô hình cần phải thường xuyên với quy mô và mức độ
khác nhau, để kịp thời bổ sung những thông tin nhu cầu về những nghề mới
với quy mô và trình độ phù hợp.
Thứ hai, Song song với việc nắm bắt thông tin và xác định được nhu
cầu sử dụng lao động thanh niên thì cần phải khảo sát nhu cầu học nghề của
thanh niên, vì vậy cần tách và phân nhóm các đối tượng học khác nhau để mở
các lớp, khóa học đào tạo phù hợp, lứa tuổi nào? thời gian đào tạo có thể là
ngắn hạn, dài hạn. Ngoài ra, để có thể có các hình thức đào tạo phù hợp với
cơ sở thì phải khảo sát thói quen và đặc điểm canh tác của thanh niên ở các
vùng miền khác nhau. Hoặc cần thiết phải phân và chia trên cơ sở trưng cầu ý
kiến va khảo sát các nhóm đối tượng có trình độ học vấn khác nhau, người có
17
trình độ học vấn thấp thì có thể theo học các khoá dạy nghề ngắn hạn, người
có học vấn cao hơn có đủ điều kiện có thể theo các khoá học nghề ở trình độ
như là trung cấp nghề hoặc cao đẳng nghề.
* Xác định ngành nghề đào tạo cho thanh niên
Sau khi khảo sát dựa trên kết quả điều tra nhu cầu sử dụng lao động
thanh niên qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp. Việc phân tích nhu cầu
đào tạo phải gắn liền với việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương gắn với quy hoạch ngành (ngày nay, công tác quy hoạch không
hướng theo địa phương mà hướng theo ngành, hướng theo quy hoạch của các
bộ chủ quản chuyên môn) để tạo lập việc liên kết vùng gắn với liên kết ngành
giữa các địa phương có những nét tương đồng trong phát triển kinh tế - xã
hội.Qua đó, từng thời điểm khác nhau để xác định ngành nghề đào tạo của
thanh niên, nhằm tạo cơ hội tìm được việc làm bao gồm cả việc làm tự tạo
việc làm.
Cũng do nguyên nhân hầu hết thanh niên còn hạn chế về kiến thức, kĩ
năng và hiểu biết của mình về lĩnh vực nghề phi nông nghiệp, nên cần có
hình thức tổ chức đào tạo đặc thù, đào tào gắn với sản xuất nhất là gắn liền
với các ngành nghề sản xuát kinh doanh, dịch vụ tại cơ sở ví dụ dụ nghề may
thì học nghề và làm việc luôn tại Công ty may…
* Lựa chọn phương thức đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn
Việc tổ chức các khoá học với các phương thức và hình thức khác nhau
đối với thanh niên để nâng cao hiệu quả đào tạo là rất quan trọng. Đào tạo
nghề tại doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; đào tạo
nghề lưu động (tại các xã, thôn); đào tạo nghề gắn với các làng nghề, vùng
chuyên canh.... đào tạo nghề cho thanh niên có thể được thực hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau như dạy tại các cơ sở dạy nghề; đào tạo nghề theo đơn
18
đặt hàng của các tập đoàn, Tổng công ty; Phương thức đào tạo cũng cần phải
đa dạng hoá, phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện của từng vùng,
miền..., như đào tạo tập trung tại CSDN đối với những thanh niên chuyển đổi
nghề nghiệp (trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, cao đẳng nghề, các
trường khác có tham gia dạy nghề...); đào tạo nghề lưu động cho thanh niên
làm nông dân hiện đại tại các làng, xã, thôn; đào tạo nghề tại nơi sản xuất, tại
hiện trường
Mặt khác, do tính đa dạng của vật nuôi, cây trồng nông nghiệp, khoá
học nên được tổ chức gắn với thời kỳ sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng.
Đào tạo phải gắn với việc vừa học, vừa làm, hoặc thời gian nông nhàn để đảm
bảo việc học được thuận lợi, không gián đoạn…
* Đánh giá kết quả đào tạo nghề: Để đánh giá được kết quả đào tạo
nghề cần đánh giá qua hai tiêu chí:
Chất lượng đào tạo nghề: Đây thực sự là tiêu chí khó khăn, vì không
đánh giá được trực tiếp qua cân đong đo đếm được. Vì vậy, cần đánh giá
thông qua một hệ thống các chỉ tiêu và các yếu tố ảnh hưởng để đánh giá
được chất lượng đào tạo nghề. Chất lượng các thanh niên được đào tạo trong
hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo chương trình đào tạo và mục tiêu xác
định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau là tiêu chí chất lượng đào tạo
nghề, được biểu hiện một cách tổng hợp nhất của xã hội đối với kết quả đào
tạo nghề và ở mức độ chấp nhận của thị trường lao động.
Việc làm sau đào tạo nghề: như vậy kết quả của đào tạo nghề cho
thanh niên là tìm được việc làm phi nông nghiệp (ở nông thôn hoặc ngoài
nông thôn) hoặc tạo cho lao động có một nghề để có thể tự tạo việc làm trong
nông nghiệp (tăng năng suất lao động); kết quả của việc đào tạo nghề cho
thanh niên là giải quyết việc làm cho thanh niên gắn với hoạt động đào tạo.
Việc tuyển dụng lao động của doanh nghiệp là câu trả lời cho chất lượng và
19
ngành nghề đào tạo có phù hợp, hiệu quả hay không? Nếu thanh niên có việc
làm ngày và làm những việc do đào tạo đem lại thì thực sự đó là đào tạo có
hiệu quả còn nếu không thì ngược lại.
1.1.5. Sự cần thiết khách quan của chính sách đào tạo nghề cho
thanh niên
Nhà nước là chủ thể quản lý xã hội, quản lý chung mọi hoạt động kinh
tế - xã hội, trong đó có hoạch định chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên.
Thông qua các chính sách Nhà nước tạo cơ chế và tận dụng mọi nguồn lực để
chức đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động. Bởi lẽ, nhà nước là chủ
thể quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước, là chủ thể quy định các
các quy trình, thủ tục trong quá trình quản lý đào tạo nghề cho người lao
động. Nhà nước ban hành chính sách, tạo cơ chế, bố trí nguồn lực tài chính,
xã hội hóa nguồn lực; huy động sự tham gia của doanh nghiệp; các nghệ
nhân; các tổ chức trong xã hội .. cùng tham gia thực hiện chính sách đào tạo
nghề. Trong mỗi một giai đoạn nhất định, nhà nước lựa chọn vấn đề ưu tiên
để có chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy việc thực hiện chính sách để đạt mục
tiêu quản lý của mình. Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên cũng vậy, Nhà
nước đã đặt chính sách Thanh niên vào vị trí trung tâm, trong mối quan hệ
với nhiều chính sách khác có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế -xã
hội của đất nước; do đó, chính sách đào tạo nghề cho thanh niên được quy
định cụ thể, rõ ràng trong các Nghị định, thông tư, và các văn bản hướng dẫn
thi hành …
Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của thanh niên khi họ là lực lượng đông
đảo của xã hội, với sức trẻ và sự năng động của mình họ là một trong những
nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc.
Thứ hai, do người lao động có áp lực rất lớn về việc làm trong khi
thiếu vẫn thiếu mà thừa vẫn thừa. Việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp
20
khu chế xuất … thì nhu cầu sửu dụng lao động tại chỗ phải tăng lên song thực
tế là nhu cầu lao động, việc làm tăng thì tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng. Lý do cốt
lõi là lao động chưa đáp ứng yêu cầu việc làm hiện có trong khi đất sản xuất
nông nghiệp thu hẹp; việc làm khu vực nông thôn giảm xuống; việc chuyển
dịch cơ cấu lao động chưa kịp thời khiến tỷ lệ thất nghiệp của người trong độ
tuổi lao động ngày một tăng.
Vì vậy quan tâm đến chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên là một
việc nên làm, nó góp phần giải quyết lao động là thanh niên, góp phần nâng
cao mức thu nhập cho người dân, giảm thiểu tệ nạn xã hội… đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.6. Vai trò thực tế trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề
cho thanh niên
Thực trạng tình hình thiếu việc làm, thất nghiệp, việc làm không ổn
định còn diễn ra hàng ngày trong thanh niên, nhất là đối với thanh niên nông
thôn hiện nay thì càng phải yêu cầu Nhà nước phải có chính sách cụ thể, kịp
thời phù hợp với thực tiễn để góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên.
Trong công tác thanh niên, bên cạnh việc rèn luyện bản lĩnh, lập trường, giáo
dục chính trị, tư tưởng thì vấn đề bồi dưỡng, đào tạo về tri thức, nghiệp vụ,
chuyên môn, tay nghề, tạo việc làm cho thanh niên là nhiệm vụ rất quan
trọng. Việc định hướng nghề, đào tạo nghề cho thanh niên còn có ý nghĩa
quan trọng để định ra đặc điểm và nội dung của hoạt động đào tạo. Nếu đào
tạo nghề cho thanh niên mà không đáp ứng được nhu cầu thị trường, nhu cầu
của doanh nghiệp, không phù hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội mỗi địa
phương thì việc đào tạo cũng không có ý nghĩa bởi lẽ việc đào tọa chưa gắn
với giải quyết việc làm. Việc xác định được cơ cấu đào tạo nghề phù hợp sẽ
góp phần giảm sự mất cân bằng cung – cầu lao động trên thị trường, không
gây lãng phí nguồn lực của xã hội. Đồng thời, qua các hình thức đào tạo nghề
21
tập trung cho đối tượng lao động trẻ có thể đáp ứng được yêu cầu của sản
xuất - kinh doanh và làm việc tại địa phương; đồng thời giúp cho thanh niên
định hướng được nghề nghiệp và tự tạo việc làm và chủ động tìm kiếm việc
làm. Hơn nữa, để đáp ứng tốt nguồn nhân lực cho thực tế xã hội, Nhà nước
quản lý chương trình và nội dung đào tạo khuyến khích các cơ sở đào tạo
chuẩn hoá chương trình và đẩy lên ngang tiêu chuẩn quốc tế, có tác dụng giúp
cho việc hội nhập khu vực và thế giới được thuận lợi hơn, đáp ứng được nhu
cầu việc làm tại các nước.
Bên cạnh đó, việc ban hành quá nhiều chính sách dẫn tới việc chồng
chéo, trùng lắp, tạo nên ma trận chính sách; khó đánh giá chính sách nào hiệu
qảu, chính sách nào không hiệu quả. Do đó, nhà nước phải đóng vai trò là cơ
quan điều phối mọi chính sách, vấn đề ưu tiên để tạo nên hiệu qủa mang tính
tổng thể; tránh tình trạng đầu tư tập trung vào một nơi, một địa phương, một
lĩnh vực, gây ra sự mất cân bằng trong phát triển và thực hiện chính sách.
1.2. Nội dung Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Trong quá trình tìm tòi nghiên cứu, lý luận và thực tiễn cũng như tính
hiệu lực, hiệu quả của quá trình thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho
thanh niên, tác giả nghiên cứu nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, ban hành và tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách,
chương trình đào tạo nghề cho thanh niên.
Nghiên cứu, dự báo và lập kế hoạch về tình hình đào tạo nghề và đào
tạo làm cho thanh niên; rà soát các văn bản pháp luật có liên quan đến chính
sách về đào tạo nghề cho thanh niên để điều chỉnh, bổ sung, đồng thời tiếp
tục ban hành cơ chế, chính sách về đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp cho
thanh niên.
Nhà nước ban hành các chương trình, dự án về đào tạo nghề như: Đào
22
tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo nghề cho lao động hưởng trợ cấp
thất nghiệp; chuyển đổi ngành nghề cho khu vực thu hồi đất nông nghiệp; ưu
đãi đối với doanh nghiệp sử dụng lao động tại chỗ… Các chính sách, dự án
này đều được gắn với việc giải quyết việc làm cho lao động gắn với đào tạo
nghề ở các địa phương triển khai dự án, trong đó, lực lượng lao động chủ yếu
là thanh niên.
Ban hành chính sách, cơ chế cụ thể để tạo điều kiện cho thanh niên,
hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác .. do thanh niên làm chủ các dự án,
công trình có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước với những điều kiện ưu đãi
nhất định. Có thể nói đến các chính sách cụ thể như sau:
Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 nhấn mạnh “Thực hiện tốt
chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo; ưu
tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy
nghề ... ”. Như vậy, có thể xác định vấn đề của chính sách đào tạo nghề cho
thanh niên là tạo cơ hội để thanh niên tham gia các hình thức đào tạo nghề
ngắn hạn, dài hạn phù hợp thông qua các cơ sở đào tạo nghề, truyền nghề
truyền thống. Sau khi thanh niên có nghề thì cơ hội tìm kiếm việc làm trở nên
dễ dàng hơn và từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Bên cạnh các chính sách của Nhà nước, thành phố Đà nẵng ban hành
nhiều các chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (trong đó có
đào tạo nghề) như: Quyết định 5882/QĐ-UBND ngày 23/7/2012 về việc Phê
duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực thành phố Đà nẵng giai đoạn
2011-2020; Quyết định 31/2016/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 quy định chính
sách hỗ trợ học nghề đối với lao động thuộc diện chính sách, xã hội trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng. Các chính sách có mức hỗ trợ cụ thể như: Đối với
chính sách hỗ trợ học nghề ngắn hạn (sơ cấp nghề), chuyển đổi ngành nghề,
giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn, lao động nông
23
nghiệp, nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công
với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, người
khuyết tật sẽ được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 03 triệu
đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực
học/người (mức tối đa không quá 450.000 đồng/người/tháng); hỗ trợ tiền đi
lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000
đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
Đối với lao động nông nghiệp, nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề
ngắn hạn với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học. Đối với học nghề dài
hạn (trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề), lao động nông nghiệp, nông
thôn được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh,
sinh viên. Ngoài ra, lao động nông nghiệp, nông thôn là người dân tộc thiểu
số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng,
hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo tham
gia học trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối
với học sinh dân tộc thiểu số nội trú.
Đối với đối tượng thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất (bao
gồm: lao động trong các hộ thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất;
học sinh trong các hộ thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất; hộ gia
đình thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất) sẽ được hỗ trợ chi phí
học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề). Bên cạnh đó, thành phố sẽ hỗ trợ
học phí cho con của các hộ nông dân (nông, lâm, ngư nghiệp) thuộc diện thu
hồi đất sản xuất, di dời, giải tỏa phải chuyển đổi ngành nghề đang học văn
hoá tại các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, các trung tâm giáo
dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, bao gồm các
loại hình công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố: Hỗ trợ 100% học
phí trong thời hạn 03 năm cho các hộ thuộc diện thu hồi từ 50% diện tích đất
24
sản xuất trở lên; Hỗ trợ 50% học phí trong thời hạn 03 năm cho các hộ thuộc
diện thu hồi dưới 50% diện tích đất sản xuất. Mức học phí hỗ trợ cho học sinh
đang học tại các trường ngoài công lập bằng mức học phí các trường công lập
cùng địa bàn.
Đối với doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải
quyết việc làm, thành phố sẽ hỗ trợ theo phương thức: doanh nghiệp tiếp
nhận lao động là đối tượng của chính sách (lao động thuộc diện được hưởng
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; lao động thuộc hộ nghèo;
thuộc các hộ trong diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất; là người dân tộc
thiểu số; là bộ đội xuất ngũ; là người khuyết tật; lao động khác) vào làm việc
tại doanh nghiệp sau thời gian đào tạo theo hình thức hợp đồng lao động.
Đối với việc hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp đối với lao động thuộc
diện chính sách, xã hội trên địa bàn thành phố, chính sách mới sẽ hỗ trợ chi
phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề) với mức tối đa 03 triệu
đồng/người/khóa học. Để tạo điều kiện hỗ trợ cho lao động thuộc diện hộ
nghèo, thì thành phố Đà Nẵng còn có chính sách hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé
giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa
học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên; hỗ trợ tiền ăn và
tiền đi lại với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người (mức tối đa không quá
450.000 đồng/người/tháng)...
Thứ hai, thông tin về lao động và việc làm cho thanh niên
Tổ chức các hình thức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính
sách và giáo dục pháp luật về việc làm đến với thanh niên. Bởi lẽ đào tạo
nghề và giải quyết việc làm có mối quan hệ mật thiết với nhau, việc thực hiện
tốt chính sách này sẽ là điều kiện để thực hiện chính sách kia. Nếu như đào
tạo nghề tốt thì sẽ tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho thanh niên. Trong bối
cảnh hiện nay, vấn đề giải quyết việc làm nói chung, giải quyết việc làm cho
25
thanh niên nói riêng là vấn đề nóng bỏng được Chính phủ các nước quan tâm,
thúc đẩy thực hiện. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, lực lượng lao động
trong độ tuổi thanh niên chiếm tỷ lệ cao. Các chính sách kinh tế - xã hội cũng
như những mục tiêu tạo việc làm cho thanh niên, bộ đôi, công an xuất ngũ.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đặc biệt quan tâm việc giải quyết việc
làm cho bộ đội xuất ngũ; trong năm 2011-2016 có trên 285 nghìn bộ đội xuất
ngũ tham gia học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề trong quân đội (chiếm
khoảng 40% bộ đội xuất ngũ hàng năm), 70-80% bộ đội xuất ngũ sau học
nghề có việc làm ổn định Nhiều mô hình, cách làm hiệu quả trong việc giải
quyết việc làm cho bộ đội, công an xuất ngũ, như: Tổ chức các phiên giao
dịch việc làm dành riêng cho bộ đội xuất ngũ; phối hợp giữa các đơn vị quân
đội với chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo. Tạo việc làm mới thông
qua việc vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm như phát triển kinh tế
hộ gia đình, vay vốn để xuất khẩu lao động ... tiếp tục phát huy vai trò hỗ trợ
tạo việc làm cho thanh niên một cách hiệu quả song song với phát triển kinh
tế tạo việc làm. Hiện nay, tổng nguồn vốn của Quỹ quốc gia về việc làm
khoảng 5.050 tỷ đồng, doanh số cho vay hằng năm từ 2.200 - 2.500 tỷ đồng
góp phần hỗ trợ giải quyết việc làm cho khoảng 100 nghìn lao động chủ yếu
ở khu vực nông thôn.
Nâng cao nhận thức cho thanh niên về việc làm, nghề nghiệp nhằm làm
thay đổi định hướng nghề nghiệp, định hướng giá trị xã hội cho lao động trẻ.
Kết nối cung cầu lao động; cập nhật thông tin tìm kiếm việc làm thông
qua truyền thông trực tiếp hoặc giới thiệu trên các trang Web thông tin về lao
động, việc làm. Một mặt, giúp người lao động tìm kiềm việc làm phù hợp;
qua đó, từng bước góp phần đảm bảo sự cân bằng giữa cung - cầu lao động
trên thị trường.
Thứ ba, đào tạo nghề gắn với phát triển kinh tế - xã hội tại địa
26
phương:
Có cơ chế chính sách tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, an
toàn, hấp dẫn để thu hút đầu tư, bởi đầu tư của doanh nghiệp tác động lớn đến
việc tạo việc làm cho xã hội và cho thanh niên nói riêng. Khai thác có hiệu
quả thế mạnh, tiềm năng của địa phương, quá trình khuyến khích phát triển
các ngành nghề thu hút nhiều lao động của địa phương.
Chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng lực lượng lao động phi nông nghiệp, giảm lực lượng lao động
trong lĩnh vực nông nghiệp.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn; phát triển thế mạnh của từng địa phường gắn với việc phát triển các
ngành nghề truyền thống với phương thức sản xuất hàng hóa, tạo thương hiệu
của ngành nghề truyền thống. Đây là thế mạnh đặc thù của địa phương trong
việc tạo thêm việc làm mới cho thanh niên.
Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế. Cần có các chính sách tín
dụng, tài chính, đất đai… tạo điều kiện thuận lợi, cơ chế đảm bảo để khuyến
khích thanh niên vươn lên làm giàu chính đáng, vươn lên khẳng định sức trẻ
trong việc tạo dựng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ để có
thể tự tạo việc làm từ việc phát triển sản xuất kinh doanh, làm kinh tế trang
trại, kinh tế hộ gia đình, kinh tế tập thể, mở doanh nghiệp vừa và nhỏ …
Thứ tư, tổ chức đào tạo các ngành nghề, định hướng nghề cho thanh
niên với phương châm “Học nghề để lập nghiệp”.
Dự báo nhu cầu đào tạo nghề, định hướng nghề là cơ sở đầu tiên để
các cơ sở đào tạo, các trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề hoặc trường công
nhân kỹ thuật có thể xây dựng được mục tiêu và chương trình đào tạo.
Quá trình thực hiện chính sách đào tạo nghề phải được quan tâm thực
27
hiện lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của địa
phương. Đây là các chính sách cùng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực và giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội; phát triển
kinh tế- xã hội của đại phương. Do vậy, việc thực hiện phải đảm bảo tính
đồng bộ và thống nhất.
Thứ năm, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ công tác quy hoạch mạng
lưới Trung tâm Dịch vụ việc làm theo Nghị định 196/2015/NĐ-CP. Từng
bước, tăng cường hoạt động quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch
vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định của
Chính phủ và quản lý Nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Một mặt, quan tâm xây dựng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán
bộ thực hiện chính sách thông tin, kết nối thị trường. Đây là những vị trí việc
làm đòi hỏi sự nhanh nhẹn, nhạy bén, nắm bắt cơ hội và kịp thời thông tin ..
như vậy mới nâng cao hiệu quả công tác thông tin, kết nối thị trường tạo góp
phần nâng cao việc giải quyết việc làm cho thanh niên. Bên cạnh đó, cùng với
việc thống nhất quản lý nhà nước về công tác dịch vụ việc làm, Nhà nước cần
làm tốt công tác quy hoạch hệ thống cung cấp dịch vụ việc làm. Thực tiễn,
thời gian vừa qua, việc người lao động đi làm việc theo hợp đồng ở ngoài
nước đã bị những doanh nghiệp không đủ uy tín, thiếu trách nhiệm … trong
việc ký kết hợp đồng đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin của người lao
động khi tham gia thị trường lao động ngoài nước.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp chính sách đào tạo nghề
cho thanh niên
Quá trình tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
diễn ra trong một thời gian dài, trong không gian rộng lớn bao gồm các tỉnh,
thành phố có điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa khác nhau trong cả nước và
liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân. Vì thế kết quả tổ chức thực hiện chính
28
sách đào tạo nghề cho thanh niên cũng sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố…
Trong thời gian vừa qua, xu hướng học để làm “thầy“ đã khiến cho thị trường
lao động gặp nhiều bất cập; đó là sinh viên ra trường chỉ thuộc lý thuyết, còn
kiến thức thực hành không đáp ứng; đặc biệt là một số lĩnh vực đòi hỏi tay
nghề, kỹ năng nghề cao. Theo báo cáo kết quả điều tra xã hội học cũng cho
thấy, xu hướng này biểu hiện rõ nét nhất là ở nhóm thanh niên viên chức, học
sinh, sinh viên, nhu cầu đi học nghề (57%) và đi lao động xuất khẩu (41,2%)
cũng là một xu hướng của thanh niên hiện nay, khi đến tuổi lao động, hầu hết
thanh niên đều muốn được đi học đại học, cao đẳng (86,5%), trong đó tỷ lệ
thanh niên nông thôn có nguyện vọng học nghề là khá cao (71,7%).
Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 tạo ra bước ngoặt cơ bản trong
việc chuyển đổi yếu tố lực lượng sản xuất, đề ra yêu cầu ngày càng cao với
cấu trúc nghề nghiệp, phẩm chất và năng lực của lực lượng lao động, đòi hỏi
quá trình đào tạo nghề phải diễn ra liên tục. Cách mạng khoa học 4.0 với
lượng thông tin với tốc độ như vũ bão cũng đặt ra yêu cầu khách quan đối với
các nhà giáo dục nghề nghiệp phải thay đổi phương pháp giáo dục phù hợp
làm cho giáo dục đủ sức và hiệu quả.
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán
Đối với các địa phương, phong tục của làng, xã, họ tộc có ảnh hưởng
đáng kể đến tạo việc làm cho thanh niên nhất là địa bàn nông thôn, là tác
động đến việc chọn nghề nghiệp cho thanh niên. Đặc biệt là các khu vực nông
thôn, nhiều gia đình gắn việc học đại học thì mới mở mang, rạng danh dòng
họ và chỉ có học đại học mới có thể thành công trong cuộc sống hoặc có gia
đình cho rằng phải theo học các trường sĩ quan, sư phạm .. để được nhà nước
hỗ trợ đào tạo. Tư tưởng này, đã khiến cho việc lựa chọn nghề nghiệp của các
em bị lệch lạc, tạo nên xu thế chạy theo bằng cấp.
1.3.2. Nhu cầu của xã hội về lao động có tay nghề
29
Nhu cầu là nhằm đạt được những mục đích như nhu cầu tâm sinh lý,
nhu cầu xã hội thì những đòi hỏi, mong muốn của con người xuất phát từ
những nguyên nhân khác nhau. Xã hội cũng vậy, việc làm cũng vậy; muốn
việc làm có tính bền vững, đem lại thu nhập đap ứng nhu cầu của người lao
động và đảm bảo cuộc cho người lao động thì đồi hỏi người lao động phải có
tay nghề, kỹ năng để nâng cao chất lượng việc làm.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; sự phát triển như vũ bão
của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, người chiến thắng là người có thông tin
nhanh; do vậy, đồi hỏi mỗi công đoạn, mỗi ngành nghề đều phải có sự nhanh
nhạy, có yếu tố công nghệ và thông tin.
1.3.3. Các yếu tố thuộc về quá trình tổ chức thực hiện.
Các nhà quản lý, các chủ thể tổ chức thực hiện chính sách luôn tuân thủ
các quy trình cũng là nguyên tắc hành động và mỗi bước trong quy trình tổ
chức thực hiện chính sách đều có vị trí, ý nghĩa to lớn. Các bước trong quy
trình thực hiện chính sách có mối quan hệ mật thiết, tác động và bổ sung cho
nhau, gắn kết chặt chẽ với nhau, làm tốt bước này sẽ có tác động ảnh hưởng,
là điều kiện thuận lợi để thực hiện bước kia và ngược lại. Kết quả của bước
này là tiền đề thực hiện bước sau.
- Điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình tổ chức thực hiện chính
sách đào tạo nghề cho thanh niên. Để bảo đảm thực hiện có hiệu quả chính
sách đào tạo nghề cho thanh niên thì đây là yếu tố quan trọng cùng với nhân
sự và các yếu tố khác. Nhà nước cần phải huy động sự tham gia đóng góp của
các chủ thể ngoài Nhà nước, chính là người thanh niên, cơ sở đào tạo nghề
bên cạnh những nguồn lực của chính mình.
- Cuối cùng sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, thanh niên là một yếu tố
chủ quan vô cùng quan trọng trong tổ chức thực hiện chính sách giải quyết
30
việc làm cho thanh niên là yếu tố quyết định sự thành bại của chính sách.
Chính sách được đối tượng ủng hộ, hợp tác thực hiện vì chính sách đáp ứng
yêu cầu đối tượng chính sách hướng tới; còn nếu đối tượng không hợp tác tức
là chính sách chưa đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của đối tượng.
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 đã làm rõ những nội dung cơ bản về cơ sở lý luận chung của
chính sách đào tạo nghề cho thanh niên dưới góc độ là khoa học chính sách
công, trong đó làm sáng tỏ các khái niệm liên quan đến chính sách đào tạo
nghề cho thanh niên như: Chính sách công, Đào tạo nghề, Thanh niên; Chính
sách đào tạo nghề cho thanh niên. Việc vận dụng khung phân tích chính sách
công vào phân tích chính sách đào tạo nghề cho thanh niên; đã lần lượt tìm
hiểu các khái niệm, ý nghĩa, tầm quan trọng, vai trò, đặc điểm, sự cần thiết
khách quan của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Tác giả đã phân tích
và nhận định các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách đào tạo nghề
cho thanh niên giai đoạn hiện nay. Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Việc nhận
diện các nhân tố này giúp cho việc phân tích thực trạng tại Quận Ngũ Hành
Sơn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa công tác đào tạo nghề
cho thanh niên quận Ngũ Hành Sơn.
31
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội của quận Ngũ Hành Sơn
ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề
Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng, cách
trung tâm thành phố 8km; phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 12km,
phía Tây giáp huyện Hòa Vang, Cẩm Lệ và quận Hải Châu, phía Bắc giáp
quận Sơn Trà, phía Nam giáp Phường Điện Ngọc, Thị xã Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam; là quận có diện tích 40,9 km2.
Cơ cấu hành chính của quận hiện nay có 04 phường: Mỹ An, Khuê
Mỹ, Hòa Hải và Hòa Quý. Dân số toàn quận là trung bình là 77.721 người,
mật độ dân số là 1.936,33; trong đó dân số trong độ tuổi lao động là: 41,937
người, lao động trong độ tuổi thanh niên chiếm 20,4%, khoảng 8.564 người.
- Về phát triển kinh tế - xã hội: Theo báo cáo đánh giá phát triển kinh
tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng thì Quận Ngũ Hành Sơn là địa phương có
tốc độ là 5,53%; đây là tốc độ khá cao so với tốc độ phát triển kinh tế của các
quận thuộc thành phố Đà Nẵng. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế mũi
nhọn của quận là ngành du lịch dịch vụ. Năm 2016, giá trị sản xuất ngành du
lịch dịch vụ thương mại đạt 150.000 tỷ đồng năm 2016. Các khu nghỉ dưỡng
cao cấp. những điểm tham quan độc đáo cùng dịch vụ chất lượng, cách thức
quảng bá chuyên nghiệp đã giúp Quận thu hút một lượng lớn du khách. Trong
giai đoạn 2011 - 2015, Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn đã đón hơn 2,8 triệu
lượt khách trong và ngoài nước với tổng thu phí tham quan là trên 41 tỷ đồng.
32
Với đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội của quận Ngũ Hành Sơn đã ảnh
hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên.
Thứ nhất là Xác định việc thực hiện chính sách đào tạo nghề là giải
phát quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện, hỗ
trợ thanh niên lập nghiệp, đảm bảo tốt các chính sách bảo trợ xã hội, và ưu
đãi đối với các gia đình chính sách, người có công… quận Ngũ Hành Sơn đã
tập trung ban hành đồng bộ các văn bản triển khai từ Quyết định, Kế hoạch,
Hướng dẫn, công văn chỉ đạo, đôn đốc về việc thực hiện chính sách an sinh
xã hội, xây dựng các kế hoạch chi tiết triển khai việc thực hiện chính sách
đào tạo nghề cho thanh niên.
Thứ hai là: Quận nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của thành phố Đà
Nẵng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 13,7%, giai
đoạn 2011-2015 là 15,5%. Nhiều năm qua, hoạt động thu ngân sách của quận
Ngũ Hành Sơn luôn vượt chỉ tiêu so với kế hoạch giao nhiều năm liền.
Thứ ba là: Công tác thực hiện và tuyên truyền chính sách đào tạo nghề
cho thanh niên được thực hiện và phối hợp tốt của các cơ quan chức năng.
Thứ tư: Do thuận lợi về đường biển và vị trí địa lý, kinh tế mũi nhọn
của quận là phát triển dịch vụ du lịch. Kinh tế dịch vụ du lịch là nền kinh tế
hiện đại, đem lại thu nhập cao, tuy nhiên bên cạnh đó, việc du khách tới tham
quan sẽ mang đến địa phương những nét văn hóa đa dạng song cũng cũng
đem đến những văn hóa của lối sống thực dụng, hưởng thụ và ảnh hưởng của
các tệ nạn xã hội .. khiến cho sự quản lý thanh niên thêm phần phức tạp.
Thứ năm: Ngũ Hành Sơn là địa phương có nghề truyền thống về chế
tác đá. Đây là những thế mạnh của vùng song việc khai thác không theo quy
hoạch sẽ là nguy cơ dẫn đến việc thay đổi hệ sinh thái, môi trường sống cũng
như nhu cầu chuyển đổi ngành nghề trong thời gian tới.
33
2.2. Kết quả và thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
thanh niên của quận Ngũ Hành Sơn.
2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
đào tạo nghề cho thanh niên
Công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho thanh niện tại quận Ngũ Hành Sơn là thực hiện từ sự chỉ đạo và các
văn bản của Bộ lao động - TB&XH; Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng;
Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn. Quận Ngũ Hành Sơn đã bám
sát vào Luật Thanh niên; Bộ luật Lao động năm 2012; Luật Giáo dục nghề
nghiệp; Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề
cho lao động nông thôn đến năm 2020; Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày
17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược
phát triển thanh niên giai đoạn II (2016-2020); Quyết định số 9235/QĐ-
UBND ngày 8/11/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành
Chương trình thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn
2011 – 2020; Đề án “Phát triển giáo viên dạy nghề thôn trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2020”; và Quyết định 22/2011/QĐ-UBND
ngày 22/8/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành chính sách hỗ trợ
học nghề, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông
nghiệp, nông thôn; Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 31/10/2008
của Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, quận Ngũ Hành Sơn đã kịp thời ban hành nhiều
văn bản triển khai thực hiện:
34
- Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 25/12/2015 của HĐND Quận về
chương trình việc làm năm 2017.
- Chương trình số 89/CTr-UBND ngày 15/11/2012 của UBND quận về
chiến lược phát triển thanh niên quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2012 – 2020.
- Kế hoạch số 172/KH-UBND ngày 20/02/2015 của UBND quận Ngũ
Hành Sơn về giao chỉ tiêu đào tạo nghề năm 2015; Kế hoạch số 154/KH-
UBND ngày 15/03/2016 của UBND quận Ngũ Hành Sơn về giao chỉ tiêu đào
tạo nghề năm 2016; ...
Ngoài ra, để việc triển khai thực hiện chính sách được kịp thời, đầy đủ,
UBND quận đã ban hành các công văn đôn đốc về việc giao chỉ tiêu; hướng
dẫn xây dựng kế hoạch; hoặc hướng dẫn thực hiện chính sách cũng như văn
bản phân công trách nhiệm các phòng, ban. Ngành có liên quan trong việc
phối hợp tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên.
2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách đào tạo nghề cho thanh
niên
Xác định được vị trí và tầm quan trọng của việc triển khai phổ biến,
tuyên truyền chính sách trong quá trình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
thanh niên, quận Ngũ Hành Sơn đã đưa ra nhiều hình thức phong phú, đa
dạng hình thức phổ biến, tuyên truyền. Trong thời gian qua, hình thức được
áp dụng phổ biến là hình thức truyền thống tuyên truyền trực tiếp. Quận đã
chỉ đạo các phòng, ban tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, các hội nghị
tập huấn, các cuộc giao ban …đây là một hình thức truyền thống mang lại
nhiều hiệu quả tuy nhiên do việc cung cấp thông tin đơn thuần hoặc do ảnh
hưởng bởi kỹ năng của cán bộ tuyên truyền nên cũng không tránh khỏi sự
nhàm chán và khô cứng.
Đồng thời, các nội dung về chính sách vay vốn giải quyết việc làm,
35
xuất khẩu lao động ... còn được tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh
của và các bản tin, các chuyên mục hỏi đáp chính sách. Bên cạnh đó, việc
biên soạn, in ấn các tờ rơi, tờ gấp, sách pháp luật với hình thức bắt mắt, linh
động thu hút trực quan... cũng được áp dụng thường xuyên.
Trong thời gian từ 2017 đến nay, ngoài các hình thức tuyên truyền
mang tính truyền thống thì các hình thức mới áp dụng ứng dụng của công
nghệ thông tin và mạng xã hội Internet như giao lưu trực tuyến; hỏi áp trực
tiếp hoặc trao đổi qua hộp thư điện tửa .. đã được áp dụng và triên rkhai thực
hiện.
Đặc biệt hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng trên các báo Trung ương, địa phương, các tạp chí, Tập san chuyên
ngành Đài phát thanh truyền hình, loa truyền thanh cơ sở...bằng các phóng sự
tọa đàm, hộp thư truyền hình; hỏi đáp pháp luật; các tin, bài ghi chép, phản
ánh, gương người thanh niên làm kinh tế giỏi; các dịp tôn vinh được tổ chức
.. thu hút sự quan tâm của cộng đồng.
2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
thanh niên
Nhằm tăng cường trách nhiệm của các phòng, ban, ngành trong tổ chức
thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên, ngày 16/6/2016, UBND quận
đã ban hành Kế hoạch số 179 về việc thực hiện chương trình phát triển thanh
niên giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, kế hoạch cũng đã phân công rõ trách
nhiệm của các phòng, ban, ngành như sau:
(1) Phòng Nội vụ:
Phối hợp với Phòng Tư pháp, Quận đoàn, UBND các phường tổ chức,
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho
thanh niên.
36
Đồng thời, có kế hoạch đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức,viên
chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, hoặc nhiệm vụ liên quan tới việc
thực hiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên. Việc
đào tạo, bồi dưỡng sẽ góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng giải quyết công
việc cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức trong độ tuổi thanh niên
trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp trong quận.
Phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất UBND quận triển khai
thực hiện quyết định số 158/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành bộ
chỉ tiêu thống kê thanh niên Việt Nam trên địa bàn cấp huyện, phối hợp với
Phòng Kinh tế, Phòng Lao động và TBXH, Quận đoàn tiếp tục tổ chức thực
hiện triển khai có hiệu quả Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ.
(2) Phòng Tài chính – Kế hoạch
Phối hợp với Phòng Nội vụ, các phòng, ban, đoàn thể, UBND các
phường tổng hợp trình UBND quận phân bổ các nguồn kinh phí đầu tư phát
triển cho thanh niên và thực hiện Chương trình phát triển thanh niên quận;
hướng dẫn việc sử dụng, thanh quyết toán kinh phí; giám sát việc thực hiện
tài chính của chương trình theo quy định.
(3) Phòng Giáo dục và Đào tạo
Lồng ghép các mục tiêu, giải pháp của chương trình vào kế hoạch phát
triển giáo dục, trong đó có giáo dục nghề nghiệp tại quận Ngũ Hành Sơn đến
năm 2020.
Chỉ đạo các Trường trung học cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ
hướng nghiệp dạy nghề. Xây dựng Kế hoạch và dự toán kinh phí đầu tư cho
công tác hướng nghiệp dạy nghiệp, báo cáo với UBND quận xem xét, quyết
định.
37
(4) Phòng Lao động và TBXH
Là cơ quan thường trực công tác giải quyết đào tạo nghề nói chung,
giải quyết đào tạo nghề cho thanh niên nói riêng. Phòng Lao động – Thương
binh và Xã hội quận có trách nhiệm ham mưu cho UBND quận ban hành Kế
hoạch, đồng thời trực tiếp chỉ đạo, thực hiện việc lồng ghép các mục tiêu, giải
pháp của chương trình vào chương trình dạy nghề, chương trình phát triển
việc làm đến năm 2020.
Phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức các hội chợ giao dịch
việc làm, tuyên truyền phố biến và cung cấp thông tin về cung cầu lao động.
Phối hợp với các phòng, ban, ngành, UBND các phường đề xuất, xây
dựng cơ chế, chính sách đối với thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân
sự, các chương trình đào tạo nghề cho thanh niên; chính sách tạo việc làm
cho người nghiện, người hết hạn tù trở về địa phương hòa nhập cộng đồng.
(5) Phòng Văn hóa – Thông tin
Phối hợp với các phòng, ban, UBND các phường lồng ghép các mục
tiêu, giải pháp của Chương trình vào Chương trình phát triển văn hóa đến
năm 2020. Tập trung xây dựng các chương trình, phóng sự, các chuyên đề
mang tính nêu gương, các điển hình tiên tiến trong phong trào học nghề lập
nghiệp; các tấm gương thanh niên tiêu biểu mạnh dạn khẳng định bản thân
làm giàu chính đáng. Tăng cường công tác truyền thông về ý nghĩa của học
nghề lập nghiệp, lập thân.
Tăng cường công tác tham mưu, đổi mới phương thức, cách thức hoạt
động thông tin, truyền thông, các tiếp nhận thông tin về giáo dục nghề nghiệp
và các van bản chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
công tác thanh niên.
Thanh tra, kiểm tra các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản liên quan
38
đến thanh niên; xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm về sản phẩm văn
hóa không lành mạnh nhất là qua mạng viễn thông, internet, điện thoại di
động và các phương tiện thông tin có nội dung xấu ảnh hưởng tiêu cực đến
thanh niên.
(6) Quận đoàn Ngũ Hành Sơn. Phối hợp với Phòng Nội vụ, các phòng,
ban, UBND các phường: Xây dựng đề án hỗ trợ lãi suất vay vốn giúp thanh
niên phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm cho thanh niên; đề án
đầu tư các trang thiết bị vui chơi cho thanh thiếu nhi ở cơ sở; đề án phát triển
văn phòng giới thiệu việc làm, tổ hợp tác thanh niên.
Tiếp tục triển khai thực hiện: đề án, tổ chức, tư vấn, giới thiệu việc làm
cho bộ đội xuất ngũ và xuất khẩu lao động cho thanh niên; đề án thanh niên
tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 – 2020; Phối hợp với Ngân
hàng chính sách xã hội và các cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất các cơ
chế ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên được vay vốn phục vụ nhu
cầu học tập, đầu tư kinh doanh, phát triển sản xuất nông nghiệp.
(7) Hội Liện hiệp phụ nữ quận
Phối hợp với các phòng, ban, Hội LHPN các phường tổ chức các hoạt
động dạy nghề, giới thiệu việc làm cho hội viên phụ nữ; tuyên truyền phẩm
chất phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước tới đối tượng là nữ thanh niên trên địa bàn quận.
(8) Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Hiện nay, trên địa bàn thành phố
có 63 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghề
nghiệp; trong đó Quận Ngũ Hành Sơn có 6 cở sở. Các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp là chủ thể chính trong công tác đào tạo nghề. Thực hiện các nhiệm vụ
từ tuyên truyền, tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ, kiểm định chất
lượng đào tạo, ...
39
2.2.4. Duy trì thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương,
các hội đoàn thể trong hệ thống chính trị, các tổ chức và toàn thể nhân dân đã
cùng nhau phối hợp thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho thanh niên.
Việc thực hiện chính sách đào tạo nghề thời gian qua cho thấy ý nghĩa
thực tiễn của chính sách; đay là lý do hoàn toàn thuyết phục để chính sách
duy trì ”sự sống” trên thực tế.
2.2.5. Điều chỉnh chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Việc xem xét sửa đổi, điều chỉnh các nội dung quy định trong các chính
sách nói chung và thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên cần thiết.
Thực tế triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung,
các chính sách liên quan đến việc làm của thanh niên trên địa bàn quận, đã
phát hiện vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh mới mà trong các văn bản pháp luật
chưa đề cập hoặc đã quy định, hoặc có quy định, nhưng đến nay không còn
phù hợp với thực tế triển khai.
Trong thực tế, chính sách đào tạo nghề cho thanh niên hoặc một số vấn
đề mới phát sinh cần phải có sự điều chỉnh, bổ sung hay hiện nay một số bất
cập trong các quy định, hướng dẫn về chính sách đã được các UBND quận đề
xuất, kiến nghị nhưng vẫn còn chậm được xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ
sung.
Thực tế, cấp ban hành chính sách là cấp Trung ương (Chính phủ, Bộ )
và cấp tỉnh (UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), còn các cấp
huyện, xã mới chỉ tập trung vào việc triển khai, thực hiện chính sách. Quận
Ngũ Hành Sơn cũng như vậy, cho nên nếu trong quá trình thực hiện chính
sách nếu có những yếu tố, điều kiện bất cập, khó triển khai thực hiện trên
thực tế thì Quận sẽ kiến nghị lên cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh. Ví
40
dụ: chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp
bảo hiểm thất nghiệp có mức hỗ trợ quá thấp (1 triệu đồng/tháng và không
quá 6 tháng) cho nên người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp chưa thực
sự muốn tham gia học nghề để chuyển đổi công việc.
2.2.6. Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách đào tạo nghề
cho thanh niên
Công tác theo dõi, kiểm tra chỉ đạo cơ sở được tiến hành thường
xuyên, UBND quận ban hành Kế hoạch kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện
chính sách đào tạo nghề cho thanh niên hàng năm, trên cơ sở Hướng dẫn và
Thông báo của UBND quận tiến hành kiểm tra chính sách đào tạo nghề cho
thanh niên nói chung, việc thực hiện các đề án nói riêng, nhằm kịp thời phát
hiện những mặt tồn tại, hạn chế để có biện pháp hướng dẫn khắc phục, nhân
rộng những mô hình điển hình, cách làm hay trong việc thực hiện chính sách
đào tạo nghề cho thanh niên trên phạm vi toàn quận.
Hàng năm, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với
Quận đoàn tổ chức nhiều đoàn kiểm tra về công tác cho vay vốn giải quyết
việc làm; kiểm tra công tác đào tạo nghề. Các cuộc kiểm tra một mặt mang
tính đôn đốc thực hiện kế hoạch, nắm bắt tiến độ triển khai nhiệm vụ đồng
thời kịp thời nắm bắt những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện chính
sách đào tạo nghề cho thanh niên, việc kiểm tra chỉ đạo cơ sở đảm bảo thời
gian chất lượng, kịp thời có những kiến nghị, đề xuất phù hợp.
2.2.7. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách đào
tạo nghề cho thanh niên
Nhằm biểu dương, khen thưởng, động viên, khuyến khích những tập
thể, đơn vị, cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện, hoặc tham gia phối hợp có
những thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện cho nên
41
UBND quận thực hiện đánh giá kết quả tổ chức triển khai thực hiện chính
sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn quận thường. Công tác tổng
kết, đánh giá sẽ nhìn nhận khách quan được các hoạt động hiệu quả, các mô
hình có tính ứng dụng cao có thể nhân rộng. Tại các Hội nghị tổng kết, các
đại biểu đại diện các địa phương, cơ sở có điều kiện gặp gỡ, giao lưu chia sẻ
kinh nghiệm; đồng thời có thể tham khao các cách làm hay, phù hợp của đơn
vị, tổ chức khác có thể áp dụng cho tổ chức, đơn vị mình. Đồng thời, các đại
diện cũng đề xuất ngay những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai
thực hiện chính sách tại cơ sở để có những giải pháp tổ chức thực hiện tốt
hơn trong thời gian tới, hoặc kiến nghị để điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
UBND quận, Phòng lao động-TB&XH tiến hành tổ chức giao ban nội
bộ hàng quý và tiến hành sơ kết 6 tháng/lần theo định kỳ để trao đổi, nắm
thông tin thường xuyên tình hình thực hiện, những biến động và phát sinh
trong quá trình thực hiện để giải quyết hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền giải
quyết kịp thời không để phát sinh, tồn đọng kéo dài. UBND quận giao cho cơ
quan thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm – Giáo dục nghề
nghiệp là Phòng Lao động-TB&XH thực hiện và duy trì báo cáo định kỳ hằng
quý, hằng tháng. Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu việc làm – dạy
nghề từng giai đoạn cần được tổ chức tổng kết hàng năm để đánh giá kịp thời.
Thực tế, việc đánh giá hiệu qủa các Chương trình, chính sách đào tạo
nghề mới dừng lại ở việc thực hiện chỉ tiêu đào tạo mới hàng năm, mà chưa
đánh giá được chất lượng đào tạo; hay số lượng sau đào tạo do vậy việc loại
bỏ không thực hiện những chính sách không hiệu quả chưa được đánh giá,
điều chỉnh kịp thời.
2.3. Thực trạng các chủ thể tham gia chính sách đào tạo nghề cho
thanh niên tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quận ủy Ngũ Hành Sơn, HĐND,
42
UBND quận đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện
chính sách đào tạo nghề cho thanh niên tại quận Ngũ Hành Sơn. Các văn bản
đã ban hành ở trên góp phần việc thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề tại
quận Ngũ Hành Sơn Đối với HĐND quận: đã chủ động xây dựng Nghị quyết
và các văn bản liên quan chỉ đạo UBND quận thực hiện. Thường xuyên tổ
chức việc giám sát thực hiện của UBND quận, các phòng, ban, UBND các
phường trong việc tổ chức chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Trong
năm 2015, 2016,2017, đã giám sát 4 phường và phòng Lao động &TB&XH
trong việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên; đặc biệt là việc sử
dụng nguồn kinh phí sử dụng cho đào tạo nghề ngắn hạn theo Đề án 1956.
Đối với UBND quận: trong việc tổ chức thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho thanh niên đã ban hành nhiều văn bản. Phân công và yêu cầu sự vào
cuộc của các phòng, ban, UBND các phường. Việc tổ chức thực hiện gắn với
việc nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Tạo điều kiện về kinh
phí, cơ sở vật chất cho việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên.
Đặc biệt, UBND quận đã chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội quận nhằm
giúp thanh niên phát triển kinh tế đã tăng mức vay từ 30 triệu đồng/1 năm lên
50 triệu đồng/1 năm.
2.4. Thực trạng bảo đảm các yêu cầu trong tổ chức thực hiện chính
sách đào tạo nghề cho thanh niên tại quận Ngũ Hành Sơn
Việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên luôn được các
cấp ủy đảng, chính quyền từ quận đến cơ sở luôn bảo đảm các yêu cầu trong
tổ chức thực hiện chính sách và coi đây là một việc làm quan trọng trong việc
tổ chức thực hiện chính sách.
Qua đó việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên tại quận
Ngũ Hành Sơn luôn đảm bảo yêu cầu thực hiện mục tiêu chính sách. Trong
thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên; yêu cầu tính khoa học, tính
43
hợp lý, hợp pháp, phù hợp với thực tiễn và phối hợp trong tổ chức thực hiện
luôn được bảo đảm, hệ thống chính quyền từ quận đến cơ sở luôn thực hiện
tốt các nội dung đề ra.
2.5. Kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên tại
quận Ngũ Hành Sơn
2.5.1. Kết quả thực hiện chính sách:
Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã tạo ra nhiều điều
kiện thuận lợi để thanh niên có cơ hội tự tạo việc làm và có việc làm, đáp
ứng yêu cầu bức xúc về đời sống, góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội.
Hiện nay, cơ cấu dân số Việt nam nói chung, thành phố Đà nẵng và
quận Ngũ Hành Sơn nói riêng, thì thanh niên vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu
dân số và lao động xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc các xu thế việc làm,
hướng nghiệp dạy nghề và các vấn đề liên quan đến tình hình thanh niên
trong thời gian tới sẽ có những biến đổi mạnh mẽ. Điều kiện vui chơi giải trí,
hưởng thụ văn hóa, nhu cầu và điều kiện làm việc, hưởng thụ của thanh niên
đa dạng hơn, phong phú hơn. Trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục, các hình
thức học tập ngày càng đa dạng, đáp ứng mọi điều kiện để thanh niên có điều
kiện vừa học vừa làm. Điều này đã góp phần năng cao trình độ dân trí nói
chung; thanh niên có trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp cao hơn
trước, chủ động lựa chọn nghề nghiệp; lực chọn con đường lập thân lập
nghiệp. Bản tính ham học hỏi, năng động sáng tạo, chủ động nắm bắt cơ hội,
tính tích cực chính trị - xã hội, đón đầu nhiều lĩnh vực mới và tinh thần xung
kích tình nguyện của thanh niên sẽ có biến chuyển với một chất lượng mới.
Vì vậy, càng gây sức ép đối với các cấp chính quyền quận Ngũ Hành Sơn
trong việc thực hiện chính sách việc làm, đào tạo nghề cho thanh niên.
44
Qua 5 năm qua, việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
đã có những bước chuyển biến rõ rệt.
Thứ nhất: Công tác tuyên truyền và tư vấn hoạt động phong trào đào
tạo nghề cho thanh niên.
Nhằm mục đích tăng cường thông tin ngày một nhiều, nhanh, kịp thời,
đáp ứng nhu cầu của thanh niên; đồng thời đa dạng hóa các kênh thông tin thì
phù hợp với nhu cầu của thanh niên như qua các tài khoản cá nhân zalo,
facebook ... Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức in ấn phát
hành tờ rơi, Ký hợp đồng với Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo để phát
sóng, đưa lên mặt báo những nội dung hoạt động tuyên truyền chính sách
xuất khẩu lao động, về lao động - việc làm, làm phóng sự nêu gương những
điển hình tiêu biểu trong xuất khẩu lao động, thoát nghèo vươn lên làm giàu,
các cơ chế chính sách về dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên, hỗ trợ
giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; việc đăng
tài và truyền thông qua tài khoản cá nhân cũng được ứng dụng ...
Trong giai đoạn 2012-2017, đã có trên 270 bài viết, bản tin, phóng sự
về công tác dạy, các mô hình dạy nghề hiệu quả, các điển hình trong dạy
nghề; in ấn và phát hành 2.600 cuốn sổ tay, tờ rơi, thông tin tuyển sinh, tuyên
truyền giáo dục nghề nghiệp. Quận đoàn đã tổ chức Ngày hội tư vấn và tuyển
sinh giáo dục nghề nghiệp năm 2017 qua thu hút hơn 1.600 lượt học sinh
tham gia tư vấn tuyển sinh. Hiệp hội doanh nghiệp quận đã phối hợp cơ sở
dạy nghề tổ chức Hội nghị tư vấn, tuyển sinh cho hơn 1000 lượt học sinh
tham gia.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp cũng
được đẩy mạnh. Hiện nay, trên địa bàn toàn quận có 3 trường THPT. Đoàn
Thanh niên các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông đã phối hợp chủ
trì tổ chức hoạt động tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 gắn với nhiệm
45
vụ năm học thông qua chương trình học ngoại khóa, để định hướng cho mình
nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân tạo điều kiện cho thanh niên học
sinh có kiến thức về nghề nghiệp và điều kiện gia đình trước, trong và sau khi
các em tốt nghiệp ngành nghề được đào tạo.
Bảng 2.1. Số học sinh THPT được định hướng nghề nghiệp
Đơn vị tính:Lượt người
Năm
Tổng số
2012 2013 2014 2015 2016
4332 626 738 816 962 1192
Nguồn: Cơ quan quận đoàn Ngũ Hành Sơn.
Có thể nói, công tác truyền thông đã được đẩy mạnh song công tác
tuyển sinh vẫn chưa đạt mục tiêu, việc thu hút học sinh vào học nghề thực
sự còn gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Văn D, Sở GD&ĐT TP. Đà Nẵng cho rằng: “Công tác
hướng nghiệp, phân luồng sau THCS, THPT vào học nghề mặc dù được
thành phố cùng rất nhiều đơn vị, ban, ngành quan tâm, chủ trương cũng đã
được đặt ra cụ thể, tuy nhiên phải thừa nhận, việc thu hút người học nghề còn
nhiều bất cập, thậm chí rất khó thực hiện bởi chưa có một cơ chế ưu tiên, đãi
ngộ hay khuyến khích nào mang tính đột phá”. Ông D dẫn chứng, năm 2016,
thành phố có 11.298 học sinh tốt nghiệp THCS (đạt 99,1%), tuy nhiên chỉ có
5,4%, tương ứng 615 em lựa chọn học nghề. Một con số khá thấp so với mục
tiêu đào tạo nghề đặt ra.
Bên cạnh công tác phân luồng không hiệu quả, thêm vào đó, việc đổi
mới hình thức tuyển sinh ĐH theo phương pháp xét tuyển đang được áp dụng
từ năm 2015 đến nay càng khiến các trường ĐH “thu hút” hết thí sinh, không
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT

More Related Content

What's hot

Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYLuận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phốLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
 
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà ĐôngLuận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
 
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
 
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của Việt NamĐề tài: Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam
 
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk NôngLuận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOTLuận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
 
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYLuận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
 
Đề tài: Đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số tại Kiên Giang, HAY
Đề tài: Đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số tại Kiên Giang, HAYĐề tài: Đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số tại Kiên Giang, HAY
Đề tài: Đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số tại Kiên Giang, HAY
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon Tum
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon TumLuận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon Tum
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon Tum
 
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà NẵngLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thônLuận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Luận văn: Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động
Luận văn: Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao độngLuận văn: Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động
Luận văn: Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động
 
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thônĐề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
 
Luận văn: Tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ, HAY
Luận văn: Tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ, HAYLuận văn: Tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ, HAY
Luận văn: Tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ, HAY
 
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAYĐề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
 

Similar to Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT

Luận Văn Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng...Luận Văn Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng...sividocz
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hocTieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hocquangbk1994
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT (20)

Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAYĐề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận Văn Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng...Luận Văn Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng...
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCMLuận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
 
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
 
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOTLuận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
 
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
Luận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợLuận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
Luận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
 
Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên ở Quận Ba Đình
 Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên ở Quận Ba Đình Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên ở Quận Ba Đình
Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên ở Quận Ba Đình
 
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAYLuận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
 
Tieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hocTieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hoc
 
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội
 
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAYLuận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
 
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại sở công thương Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại sở công thương Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại sở công thương Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại sở công thương Tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế SơnLuận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk NôngLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
 
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAYĐề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
 
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đTạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 

Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT

  • 1. 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG TRÂN CHÂU GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 834.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS HỒ VIỆT HẠNH HÀ NỘI, Năm 2018
  • 2. 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Có thể nói chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Chất lượng này phụ thuộc vào đào tạo nghề. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI khi đánh giá về giáo dục và đào tạo (trong đó có đào tạo nghề) nhấn mạnh những hạn chế yếu kém của công tác này, đó là “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Hiện nay hầu hết các chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học cũ, chưa có đổi mới; đào tạo không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục giảm, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng khẳng định trong ba đột phá chiến lược phát triển trong những năm tới của Việt Nam là cải cách hành chính, xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế của đất nước khi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng, quyết định. Đào tạo nghề cho thanh niên nói đang là vấn đề xã hội mà các quốc gia đều quan tâm. Chính sách đào tạo nghề là chính sách lớn, có ý nghĩa là đòn bẩy đối với mỗi nền kinh tế. Có thể nói, hiệu quả của việc đào tạo nghề gắn liền với sự quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, vấn đề đào tạo nghề cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Trong chiến lược
  • 3. 3 nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung thì nguồn lực ở độ tuổi thanh niên có vai trò và giữ vị trí trung tâm. Bước sang thế kỷ XXI, với những cơ hội và thách thức, trên cơ sở nhìn nhận sâu sắc những ưu điểm và những biểu hiện phức tạp của thanh niên hiện nay, Nghị quyết Đại Hội IX của Đảng đã xác định đối với thế hệ trẻ cần phải “chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng đạo đức lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quận Ngũ Hành Sơn là một trong các quận nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của thành phố Đà Nẵng, là miền đất đầy tiềm năng về phát triển kinh tế. Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển của cả thành phố, quận Ngũ Hành Sơn có những bước chuyển mạnh mẽ về nhiều mặt, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đạt nhiều thành tựu quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, chính trị ổn định. Trong những thành tựu đó có vấn đề đào tạo cho người lao động nói chung, thanh niên nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay công tác đào tạo nghề cho thanh niên còn nhiều bất cập và khó khăn, thiếu định hướng ngành nghề cụ thể, khó khăn trong tiếp cận việc làm, quan hệ cung cầu trong thị trường lao động cho thanh niên đang mất cân đối... luôn được xã hội quan tâm. Do thị trường việc làm tại địa phương còn nhiều yếu kém và nếu tiếp tục ở lại địa phương thì sẽ thất nghiệp và thiếu việc nên phần lớn thanh niên trên địa bàn đã rời quê hương đi làm ăn xa, nguyên nhân là do quá trình thu hồi đất nông nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp nhằm thực hiện công tác giải tỏa mặt bằng, phục vụ các dự án về hạ tầng, dân sinh trên địa bàn và các nhà máy, xí nghiệp hiện nay đang đầu tư, áp dụng các công nghệ kỹ thuật, công nghệ thông tin tiên tiến nên sử dụng ít lao động; bên cạnh đó là trình độ học vấn; kỹ năng nghề nghiệp, và tác phong, ý thức kỷ luật còn có nhiều bất cập chưa đáp ứng các
  • 4. 4 điều kiện của doanh nghiệp. Mặt khác, một bộ phận thanh niên ở địa phương này không có việc làm do trình độ học vấn và tay nghề chuyên môn còn thấp, chưa thực sự thay đổi suy nghĩ, tập quán sống, chưa thích ứng với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn chưa coi thanh niên trong xã là lực lượng lao động chủ chốt, nên chưa nhiệt tình và tin cậy để phổ biến nghề mới, đào tạo nghề, tư vấn nghề và hỗ trợ các kỹ năng nghề cho thanh niên còn hạn chế. Do đó, tỷ lệ thiếu việc làm và tình trạng thất nghiệp của thanh niên có xu hướng ngày càng tăng, mức thu nhập thấp đã dẫn tới con đường thanh niên phải tự tìm kiếm việc làm mới, không ít trường hợp bị lừa gạt hoặc phải làm những công việc ở mức lương thấp hoặc những việc làm trái với pháp luật, đạo đức của xã hội: mại dâm, trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, buôn bán ma túy mà mục đích chỉ vì cuộc sống sinh tồn thiếu việc làm và thất nghiệp. Như vậy, căn cứ vào những cơ sở trên, rõ ràng rằng đào tạo nghề giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đang kéo theo hàng loạt những vấn đề xã hội cấp bách cần được giải quyết Xuất phát từ nhận định trên, Tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” là yêu cầu khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Chính sách công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu cho thấy những vấn đề liên quan đến đào tạo nghề, giải quyết việc làm… đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. ..ở nhiều cấp độ, khía cạnh khác nhau: Tác giả Phan Chính Thức đã nghiên cứu về “Những giải pháp phát
  • 5. 5 triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” trong đó có đề xuất những khái niệm, cơ sở lý luận mới của đào tạo nghề, về lịch sử đào tạo nghề và giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Tác giả Nguyễn Viết Sự trong công trình về “Giáo dục nghề nghiệp – những vấn đề và giải pháp”, đã phân tích, làm rõ những quy định về phát triển nghề nghiệp, hoạt động giáo dục nghề nghiệp... qua đó, tác giả đã tìm ra được những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trên, đề đề xuất các giải pháp hữu hiệu cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Nhóm tác giả Mạc Văn Tiến, Đỗ Minh Cương với tác phẩm: Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, đã hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến phát triển thị trường lao động kỹ thuật, những nội dung được đề cập trong nghiên cứu là những vấn đề cần thiết, cấp bách về công tác giáo dục nghề nghiệp, đồng thời tác giả cũng đánh giá đối tượng lao động kỹ thuật cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu để đảm bảo hiệu quả đầu tư cho giáo dục và dạy nghề. Đổi mới chương trình giảng dạy, tăng cường đầu tư thiết bị, công nghệ phù hợp với thiết bị, công nghệ của sản xuất, nâng cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên; Nhìn chung, những công trình và bài viết nói trên đã tiếp cận nghiên cứu vấn đề đào tạo nghề, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến người lao động nói chung và đến vấn đề việc làm, tạo việc làm cho thanh niên ở nhiều góc độ, nhiều địa phương vấn đề tác động của nhiều lĩnh vực khác nhau và gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới rất bổ ích. Hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu nội dung đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã học tập kết hợp và chọn
  • 6. 6 lọc những vấn đề được nghiên cứu của các công trình khoa học đã có, vận dụng các hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm vốn có của bản thân đã và đang công tác trong lĩnh vực có liên quan đến đào tạo cho thanh niên, tác giả đã khảo sát tình hình lao động thanh niên trên địa bàn toàn quận, từ đó rút ra bài học và kiến nghị những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho thanh niên. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Việt Nam để có cơ sở khoa học đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên quận Ngũ Hành Sơn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở nước ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có nhiệm vụ tổng hợp những vấn đề lý luận chung về chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên tại quận Ngũ Hành Sơn,Thành phố Đà Nẵng Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện đào tạo nghề cho thanh niên ở Quận Ngũ Hành Sơn nói riêng và Thành phố Đà Nẵng nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu. Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Việt Nam, cụ thể là nghiên cứu giải pháp và công cụ chính sách đào tạo nghề cho thanh niên dưới góc độ
  • 7. 7 khoa học chính sách công. 4.2. Phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng từ năm 2012 đến nay và đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở nước ta trong thời gian tới. Thời gian: Tháng 6 - 8.2018. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước... về đào tạo nghề cho thanh niên 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu sẵn có từ các nguồn tài liệu chính thức, từ các công trình nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu trước đây, các bài viết, tạp chí, sách báo, internet,.. từ các báo cáo của cơ quan chức năng Quận Ngũ Hành Sơn về các vấn đề có liên quan đến đào tạo nghề cho thanh niên; nghiên cứu chính sách công kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Ý nghĩa lý luận của luận văn thể hiện ở chỗ các kết quả, kết luận rút ra từ việc nghiên cứu đề tài luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách công, thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
  • 8. 8 thanh niên ở Việt Nam nói chung và quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thể hiện ở chỗ đã đề xuất các giải pháp thiết thực, các kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Chương 2: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên từ thực tiễn tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở nước ta hiện nay.
  • 9. 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẠO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN 1.1. Khái niệm, đặc điểm đào tạo nghề 1.1.1. Khái niệm Nghề Có khá nhiều diễn đạt về khái niệm nghề. Theo tác giả hiểu “Nghề là một hình thức được thể hiện bằng những kiến thức lý thuyết đã học và thực hành để hoàn thành những công việc nhất định. Ngoài ra “Nghề”còn là một hoạt động lao động trong đó, khi được đào tạo, người học có được kiến thức, kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của con người. Danh mục về diễn giải khái niệm nghề có thể rất dài, nhưng tựu trung lại, nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc. Nghề nghiệp như một cơ thể sống, có sinh trưởng có phát triển và chết đi. Bên cạnh đó, rất nhiều nghề đã có thời kỳ gần như không thể thiếu trong đời sống xã hội trước đây nay đã mất đi, từ những nghề hoàn toàn thủ công, lao động chân tay (như nghề đóng cối xay lúa tồn tại hàng vài thế kỷ, nhưng khi máy xay sát được đưa vào hoạt động thì nghề này không còn nữa) hoặc sử dụng công nghệ ở trình độ thấp (như nghề trực tổng đài điện thoại tại các cơ quan để nối đến các máy lẻ đã mất đi nhiều năm nay khi công nghệ viễn thông phát triển). Nghề bao gồm nhiều chuyên môn khác nhau. Mỗi chuyên môn là kiến thức, kỹ nẵng trong một lĩnh vực cụ thể và nhất định, nó được hiểu như là một lĩnh vực lao động sản xuất nhỏ hẹp, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh
  • 10. 10 vẽ…) Từ các cách hiểu trên cho thấy nghề là kết quả của sự phân công lao động xã hội, xã hội phát triển thì ngành nghề cũng thay đổi theo.Và dưới góc độ đào tạo, nghề là toàn bộ các kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm nghề nghiệp và các phẩm chất khác. Muốn trở thành một nghề thì ít nhất cũng phải trải qua đào tạo, cho dù là đào tạo dài hạn, bài bản; hoặc hướng dẫn kèm cặp. Xuất phát từ quan niệm như vậy, có tác giả phân loại nghề thành hai nhóm là nghề qua đào tạo và nghề xã hội. Nghề đào tạo là nghề mà muốn nắm vững nó, con người phải có trình độ văn hóa nhất định, được đào tạo hệ thống, bằng nhiều hình thức và được nhận bằng hoặc chứng chỉ. Các nghề được đào tạo được phân biệt với nhau qua các yêu cầu về nội dung chương trình, mức độ chuyên môn và thời gian cần thiết để đào tạo. Nghề xã hội là nghề được hình thành một cách tự phát theo nhu cầu của đời sống xã hội, thường được đào tạo với các chương trình đào tạo ngắn hạn, cũng có thể thực hiện thông qua hướng dẫn, kèm cặp hoặc truyền nghề. Trong hệ thống nghề đào tạo có hai dạng: đào tạo lao động kỹ thuật hệ thực hành và đào tạo lao động chuyên môn, hệ kiến thức hàn lâm. Lao động chuyên môn, hệ kiến thức hàn lâm bao gồm chủ yếu là lao động qua đào tạo ở cấp trình độ đại học, sau đại học, đào tạo thuộc hệ đào tạo nặng hơn về kiến thức hàn lâm, kiến thức lý thuyết và làm các công việc như: nghiên cứu khoa học, phân tích – thống kê kinh tế, giảng viên các trường đại học (không bao gồm các giảng viên kỹ thuật hệ thực hành), nhà quản lý, chuyên gia thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau… Lao động kỹ thuật hệ thực hành là lao động đã được đào tạo qua các cấp trình độ nghề kỹ thuật (dạy nghề), trung cấp kỹ thuật, cao đẳng kỹ thuật
  • 11. 11 thực hành, đại học kỹ thuật thực hành, sau đại học kỹ thuật thực hành. Hệ thống đào tạo này thực hiện việc đào tạo các chuyên ngành về kỹ thuật, công nghệ, nghiệp vụ nhưng đào tạo nặng hơn về thực hành. Lao động này làm các công việc như: kỹ sư công nghệ, kỹ sư kinh tế, kỹ thuật viên, kỹ sư chỉ đạo sản xuất, công nhân kỹ thuật Như vậy có rất nhiều nghề trong xã hội, trong khuôn khổ luận văn chỉ nghiên cứu nghề trong hệ thống nghề được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của địa phương bao gồm công nhân kỹ thuật được đào tạo chính quy tại các trường, lớp dạy nghề; nhân viên nghiệp vụ và phổ cập nghề cho người lao động. 1.1.2. Đào tạo nghề Khái niệm đào tạo thường gắn với giáo dục, nhưng hai phạm trù vẫn có một số sự khác nhau tương đối. Giáo dục được hiểu là các hoạt động và tác động hướng vào sự rèn luyện và phát triển năng lực và phẩm chất ở con người để trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội và có thể giúp con người phát triển nhân cách đầy đủ nhất. Hay nói cách khác, giáo dục còn là quá trình khơi gợi các tiềm năng sẵn có trong mỗi con người, góp phần nâng cao các năng lực và phẩm chất cá nhân của cả thầy và trò theo hướng hoàn thiện hơn, đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển trong xã hội loài người đương đại. Thứ nhất, theo từ điển Tiếng Việt, “đào tạo” được hiểu là việc giúp con người hình thành những năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định”. Thứ hai, “Đào tạo” người lao động để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định thì họ phải trang bị những kiến thức nhất định về mặt chuyên môn, nghiệp vụ cho mình”. Thứ ba, từ góc nhìn của các nhà giáo dục và đào tạo Việt Nam, khái
  • 12. 12 niệm tương đối đầy đủ là: “Đào tạo” là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm đạt được các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, hoặc kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn bản thân để hướng người đào tạo có năng lực, kỹ năng thực hiện chuyên môn cụ thể. Hay nói cách khác, đào tạo đề cập đến việc dạy các kiến thức, kỹ năng thực hành, nghề nghiệp liên quan đến một lĩnh vực cụ thể nào đó, để người học nắm vững những tri thứ, lĩnh hội và vận dụng được các kĩ năng nghề nghiệp một cách chính xác và có hệ thống để giúp cho người học có khả năng đảm nhận được một công việc nhất địnhvà có thể thích nghi với cuộc sống. Giáo dục và đào tạo cùng có điểm chung là đều hướng vào việc trang bị kiến thức kỹ năng để phát triển năng lực của người lao động. Tuy nhiên, trong giáo dục nhằm vào những năng lực rộng lớn còn đào tạo lại nhằm vào những năng lực cụ thể để người lao động đảm nhận công việc xác định, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định. “Đào tạo” có thể có nhiều hình thức: đào tạo lại; tự đào tạo .. 1.1.3. Khái niệm đào tạo nghề cho thanh niên Đào tạo nghề cho thanh niên là tạo ra một môi trường hình thành nơi làm việc và đào tạo lao động thanh niên phù hợp nơi làm việc đó, để có việc làm chất lượng, đảm bảo nhu cầu của người sử dụng lao đồng thời đáp ứng được mục đích của đơn vị sử dụng lao động. Với quan điểm trên thì hoạt động đào tạo nghề không chỉ là chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của các cơ quan doanh nghiệp, của xã hội và ngay đối với bản thân người lao động. + Là quá trình đào tạo cho lao động trẻ có kỹ năng phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.
  • 13. 13 + Là các biện pháp hỗ trợ thanh niên có thể tự tạo ra việc làm cho bản thân mình nhằm nuôi sống gia đình và có ích cho xã hội. * Đặc điểm thanh niên và đào tạo nghề cho thanh niên Để đào tạo nghề cho thanh niên cần nghiên cứu những nét đặc trưng của xu hướng việc làm và đặc điểm thị trường lao động. Thứ nhất, xu hướng việc làm thanh niên: + Ngày nay do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nên có xu hướng giảm việc làm của lao động có trình độ thấp, đặc biệt là trong nông nghiệp và những ngành, nghề truyền thống đang giảm dần ngược lại việc làm cho các nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm ngày càng tăng… Thứ hai, đặc điểm thị trường lao động: + Hiện nay thì nguồn cung lao động quá cao trong khi cầu lao động lại thấp. + Hầu hết thanh niên không được học nghề hoặc không muốn học nghề , do vậy tỷ lệ qua đào tạo thấp, đa số thanh niên không tiếp cận được các cơ hội đào tạo nghề nghiệp trước khi xin việc làm phù hợp. + Ngược lại với những người được đào tạo thì cũng vẫn gặp phải vấn đề khó khăn do nội dung đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. + Hơn nữa thanh niên thời nay họ chưa đủ thời gian để tích luỹ kinh nghiệm, vì vậy khi vào thị trường lao động họ phải thực sự yêu nghề và chăm chỉ làm việc học hỏi, xảy ra vấn đề cạnh tranh với những lao động có nhiều kinh nghiệm hơn trong nghề nghiệp. * Vai trò của đào tạo nghề cho thanh niên
  • 14. 14 Chính sách đào tạo nghề vừa có ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội, vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, cũng như giáo dục con người. Việc xây dựng kế hoạch, hoạch định và thực hiện không tốt các chính sách đào tạo nghề sẽ dẫn đến những thiệt hại, những hậu quả trực tiếp cả về chính trị và xã hội, kinh tế cho đất nước. Đào tạo nghề là một trong những giải pháp mang tính đột phá cho mỗi địa phương nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực “mềm“ và giữ vai trò trọng yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình. Thứ nhất, Muốn tạo nhiều việc làm tạo điều kiện cho thanh niên dễ dàng lựa chọn công việc phù hợp, tạo năng suất cao hơn và có cơ hội nhận được thu nhập cao hơn thì đào tạo nghề phải đảm bảo việc làm cho thanh niên tham gia hoạt động kinh tế, kết nối họ vào các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo khả năng cho họ nhận được những khoản thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bản thân mình, cũng như nuôi sống gia đình mình. Thứ hai, Các doanh nghiệp người sử dụng lao động lựa chọn sức lao động trẻ cần thiết theo khối lượng và chất lượng theo nhu cầu của mình thông qua đào tạo nghề nhưng không phải lúc nào cũng sẵn có lực lượng thanh niên cần thiết trong một khu vực, vì vậy việc giải quyết việc làm sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về ngành nghề, nơi nào đang dư thừa lao động thanh niên và nơi nào thì khan hiếm lao động trẻ, cũng như việc thanh niên cần phải trang bị những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp gì để có thể kiếm được việc làm. Thứ ba, Trong bối cảnh bùng nổ của khoa học và công nghệ thì lao độngc ó tay nghề cao luôn có cơ hội tìm kiếm việc làm lớn và hầu như không thiếu việc làm; tính bền vững của việc làm cũng cao, đem lại thu nhập thảo đáng. Bên cạnh đó, thanh niên được đào tạo nghề đúng nhau cầu và đúng sự quan tâm sẽ tạo ra môi trường đảm bảo quan hệ qua lại trong tập thể lao động cũng như giữa chủ doanh nghiệp với lao động trẻ, thúc đẩy làm việc thuận
  • 15. 15 lợi, đào tạo nghề cho thanh niên có kế hoạch, quy hoạch sẽ giúp cho cả bản thân thanh niên cung như cho người sử dụng lao động có những kế hoạch khả thi. Thứ tư, đào tạo nghề cho thanh niên là giải pháp tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp với nhu cầu thị trường và gắn với nhu cầu doanh nghiệp, xu thế chung của nền kinh tế phát triển. 1.1.4 Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên Khái niệm chính sách công: Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định. Theo khái niệm nêu trên thì chính sách đào tạo nghề cho thanh niên chính là mục tiêu và giải pháp Nhà nước đưa ra trong đó tạo sự đảm bảo quyền lợi đối với thanh niên nhằm mục đích chính là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần rất lớn vào việc chuyển đổi cơ cấu việc làm trong phát triển kinh tế - xã hội. Việc khẳng định Nhà nước là cơ quan duy nhất được ban hành chính sách, vì vậy mục đích của chính sách công là vừa đảm bảo quyền lợi của đa số cá nhân trong xã hội và thể hiện được quyền lực của nhà nước Đào tạo nghề cho thanh niên là một trong những chính sách quan trọng của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nghuồn nhân lực cho xã hội nói chung và nâng cao chất lượng lao động thanh niên nói riêng. Trong bối cảnh của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế - quốc tế, chất lượng nguồn nhân lực phải đáp ứng đòi hỏi của môi trường cạnh tranh quốc tế và khu vực; mỗi công dân phải đáp ứng điều kiện sống, học tập và làm việc trong môi trường quốc tế.
  • 16. 16 Đồng thời, thanh niên là nhóm người trẻ tuổi, dễ thích nghi với cái mới, dám làm và chủ động nắm bắt xu thế mới của xã hội song cũng có những thanh niên chưa dám chấp nhận sự thay đổi liên tục, sự xuất hiện của những giá trị mới, do vậy, nên việc Đào tạo nghề cho thanh niên cần phải có những cách thức tổ chức phù hợp với từng nhóm đối tượng. Việc xây dựng các mô hình hay chính sách đào tạo nghề cho thanh niên đồi hỏi các nhà hoạch định, xây dựng chính sách cần xem xét các nội dung sau đây: * Xác định nhu cầu sử dụng thanh niên qua đào tạo nghề và nhu cầu học nghề của thanh niên Thứ nhất, Muốn nắm bắt được nhu cầu sử dụng thanh niên qua đào tạo nghề cần phải triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng nhân lực qua đào tạo nghề trong các ngành kinh tế, vùng kinh tế và từng địa phương. Việc xác định nhu cầu sử dụng lao động thanh niên chính là “đầu ra” của đào tạo, thông qua việc nắm bắt nhu cầu chính xác có thể đưa ra được nội dung học nghề gì và đào tạo những nghề gì với những trình độ khác nhau. Việc nắm bắt nhu cầu phải triển khai trước khi thực hiện các chương trình, xây dựng các mô hình cần phải thường xuyên với quy mô và mức độ khác nhau, để kịp thời bổ sung những thông tin nhu cầu về những nghề mới với quy mô và trình độ phù hợp. Thứ hai, Song song với việc nắm bắt thông tin và xác định được nhu cầu sử dụng lao động thanh niên thì cần phải khảo sát nhu cầu học nghề của thanh niên, vì vậy cần tách và phân nhóm các đối tượng học khác nhau để mở các lớp, khóa học đào tạo phù hợp, lứa tuổi nào? thời gian đào tạo có thể là ngắn hạn, dài hạn. Ngoài ra, để có thể có các hình thức đào tạo phù hợp với cơ sở thì phải khảo sát thói quen và đặc điểm canh tác của thanh niên ở các vùng miền khác nhau. Hoặc cần thiết phải phân và chia trên cơ sở trưng cầu ý kiến va khảo sát các nhóm đối tượng có trình độ học vấn khác nhau, người có
  • 17. 17 trình độ học vấn thấp thì có thể theo học các khoá dạy nghề ngắn hạn, người có học vấn cao hơn có đủ điều kiện có thể theo các khoá học nghề ở trình độ như là trung cấp nghề hoặc cao đẳng nghề. * Xác định ngành nghề đào tạo cho thanh niên Sau khi khảo sát dựa trên kết quả điều tra nhu cầu sử dụng lao động thanh niên qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp. Việc phân tích nhu cầu đào tạo phải gắn liền với việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương gắn với quy hoạch ngành (ngày nay, công tác quy hoạch không hướng theo địa phương mà hướng theo ngành, hướng theo quy hoạch của các bộ chủ quản chuyên môn) để tạo lập việc liên kết vùng gắn với liên kết ngành giữa các địa phương có những nét tương đồng trong phát triển kinh tế - xã hội.Qua đó, từng thời điểm khác nhau để xác định ngành nghề đào tạo của thanh niên, nhằm tạo cơ hội tìm được việc làm bao gồm cả việc làm tự tạo việc làm. Cũng do nguyên nhân hầu hết thanh niên còn hạn chế về kiến thức, kĩ năng và hiểu biết của mình về lĩnh vực nghề phi nông nghiệp, nên cần có hình thức tổ chức đào tạo đặc thù, đào tào gắn với sản xuất nhất là gắn liền với các ngành nghề sản xuát kinh doanh, dịch vụ tại cơ sở ví dụ dụ nghề may thì học nghề và làm việc luôn tại Công ty may… * Lựa chọn phương thức đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn Việc tổ chức các khoá học với các phương thức và hình thức khác nhau đối với thanh niên để nâng cao hiệu quả đào tạo là rất quan trọng. Đào tạo nghề tại doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; đào tạo nghề lưu động (tại các xã, thôn); đào tạo nghề gắn với các làng nghề, vùng chuyên canh.... đào tạo nghề cho thanh niên có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như dạy tại các cơ sở dạy nghề; đào tạo nghề theo đơn
  • 18. 18 đặt hàng của các tập đoàn, Tổng công ty; Phương thức đào tạo cũng cần phải đa dạng hoá, phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện của từng vùng, miền..., như đào tạo tập trung tại CSDN đối với những thanh niên chuyển đổi nghề nghiệp (trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, cao đẳng nghề, các trường khác có tham gia dạy nghề...); đào tạo nghề lưu động cho thanh niên làm nông dân hiện đại tại các làng, xã, thôn; đào tạo nghề tại nơi sản xuất, tại hiện trường Mặt khác, do tính đa dạng của vật nuôi, cây trồng nông nghiệp, khoá học nên được tổ chức gắn với thời kỳ sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng. Đào tạo phải gắn với việc vừa học, vừa làm, hoặc thời gian nông nhàn để đảm bảo việc học được thuận lợi, không gián đoạn… * Đánh giá kết quả đào tạo nghề: Để đánh giá được kết quả đào tạo nghề cần đánh giá qua hai tiêu chí: Chất lượng đào tạo nghề: Đây thực sự là tiêu chí khó khăn, vì không đánh giá được trực tiếp qua cân đong đo đếm được. Vì vậy, cần đánh giá thông qua một hệ thống các chỉ tiêu và các yếu tố ảnh hưởng để đánh giá được chất lượng đào tạo nghề. Chất lượng các thanh niên được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo chương trình đào tạo và mục tiêu xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau là tiêu chí chất lượng đào tạo nghề, được biểu hiện một cách tổng hợp nhất của xã hội đối với kết quả đào tạo nghề và ở mức độ chấp nhận của thị trường lao động. Việc làm sau đào tạo nghề: như vậy kết quả của đào tạo nghề cho thanh niên là tìm được việc làm phi nông nghiệp (ở nông thôn hoặc ngoài nông thôn) hoặc tạo cho lao động có một nghề để có thể tự tạo việc làm trong nông nghiệp (tăng năng suất lao động); kết quả của việc đào tạo nghề cho thanh niên là giải quyết việc làm cho thanh niên gắn với hoạt động đào tạo. Việc tuyển dụng lao động của doanh nghiệp là câu trả lời cho chất lượng và
  • 19. 19 ngành nghề đào tạo có phù hợp, hiệu quả hay không? Nếu thanh niên có việc làm ngày và làm những việc do đào tạo đem lại thì thực sự đó là đào tạo có hiệu quả còn nếu không thì ngược lại. 1.1.5. Sự cần thiết khách quan của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên Nhà nước là chủ thể quản lý xã hội, quản lý chung mọi hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có hoạch định chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên. Thông qua các chính sách Nhà nước tạo cơ chế và tận dụng mọi nguồn lực để chức đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động. Bởi lẽ, nhà nước là chủ thể quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước, là chủ thể quy định các các quy trình, thủ tục trong quá trình quản lý đào tạo nghề cho người lao động. Nhà nước ban hành chính sách, tạo cơ chế, bố trí nguồn lực tài chính, xã hội hóa nguồn lực; huy động sự tham gia của doanh nghiệp; các nghệ nhân; các tổ chức trong xã hội .. cùng tham gia thực hiện chính sách đào tạo nghề. Trong mỗi một giai đoạn nhất định, nhà nước lựa chọn vấn đề ưu tiên để có chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy việc thực hiện chính sách để đạt mục tiêu quản lý của mình. Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên cũng vậy, Nhà nước đã đặt chính sách Thanh niên vào vị trí trung tâm, trong mối quan hệ với nhiều chính sách khác có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước; do đó, chính sách đào tạo nghề cho thanh niên được quy định cụ thể, rõ ràng trong các Nghị định, thông tư, và các văn bản hướng dẫn thi hành … Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của thanh niên khi họ là lực lượng đông đảo của xã hội, với sức trẻ và sự năng động của mình họ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc. Thứ hai, do người lao động có áp lực rất lớn về việc làm trong khi thiếu vẫn thiếu mà thừa vẫn thừa. Việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp
  • 20. 20 khu chế xuất … thì nhu cầu sửu dụng lao động tại chỗ phải tăng lên song thực tế là nhu cầu lao động, việc làm tăng thì tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng. Lý do cốt lõi là lao động chưa đáp ứng yêu cầu việc làm hiện có trong khi đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp; việc làm khu vực nông thôn giảm xuống; việc chuyển dịch cơ cấu lao động chưa kịp thời khiến tỷ lệ thất nghiệp của người trong độ tuổi lao động ngày một tăng. Vì vậy quan tâm đến chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên là một việc nên làm, nó góp phần giải quyết lao động là thanh niên, góp phần nâng cao mức thu nhập cho người dân, giảm thiểu tệ nạn xã hội… đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.6. Vai trò thực tế trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên Thực trạng tình hình thiếu việc làm, thất nghiệp, việc làm không ổn định còn diễn ra hàng ngày trong thanh niên, nhất là đối với thanh niên nông thôn hiện nay thì càng phải yêu cầu Nhà nước phải có chính sách cụ thể, kịp thời phù hợp với thực tiễn để góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên. Trong công tác thanh niên, bên cạnh việc rèn luyện bản lĩnh, lập trường, giáo dục chính trị, tư tưởng thì vấn đề bồi dưỡng, đào tạo về tri thức, nghiệp vụ, chuyên môn, tay nghề, tạo việc làm cho thanh niên là nhiệm vụ rất quan trọng. Việc định hướng nghề, đào tạo nghề cho thanh niên còn có ý nghĩa quan trọng để định ra đặc điểm và nội dung của hoạt động đào tạo. Nếu đào tạo nghề cho thanh niên mà không đáp ứng được nhu cầu thị trường, nhu cầu của doanh nghiệp, không phù hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội mỗi địa phương thì việc đào tạo cũng không có ý nghĩa bởi lẽ việc đào tọa chưa gắn với giải quyết việc làm. Việc xác định được cơ cấu đào tạo nghề phù hợp sẽ góp phần giảm sự mất cân bằng cung – cầu lao động trên thị trường, không gây lãng phí nguồn lực của xã hội. Đồng thời, qua các hình thức đào tạo nghề
  • 21. 21 tập trung cho đối tượng lao động trẻ có thể đáp ứng được yêu cầu của sản xuất - kinh doanh và làm việc tại địa phương; đồng thời giúp cho thanh niên định hướng được nghề nghiệp và tự tạo việc làm và chủ động tìm kiếm việc làm. Hơn nữa, để đáp ứng tốt nguồn nhân lực cho thực tế xã hội, Nhà nước quản lý chương trình và nội dung đào tạo khuyến khích các cơ sở đào tạo chuẩn hoá chương trình và đẩy lên ngang tiêu chuẩn quốc tế, có tác dụng giúp cho việc hội nhập khu vực và thế giới được thuận lợi hơn, đáp ứng được nhu cầu việc làm tại các nước. Bên cạnh đó, việc ban hành quá nhiều chính sách dẫn tới việc chồng chéo, trùng lắp, tạo nên ma trận chính sách; khó đánh giá chính sách nào hiệu qảu, chính sách nào không hiệu quả. Do đó, nhà nước phải đóng vai trò là cơ quan điều phối mọi chính sách, vấn đề ưu tiên để tạo nên hiệu qủa mang tính tổng thể; tránh tình trạng đầu tư tập trung vào một nơi, một địa phương, một lĩnh vực, gây ra sự mất cân bằng trong phát triển và thực hiện chính sách. 1.2. Nội dung Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên Trong quá trình tìm tòi nghiên cứu, lý luận và thực tiễn cũng như tính hiệu lực, hiệu quả của quá trình thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên, tác giả nghiên cứu nội dung cụ thể sau: Thứ nhất, ban hành và tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách, chương trình đào tạo nghề cho thanh niên. Nghiên cứu, dự báo và lập kế hoạch về tình hình đào tạo nghề và đào tạo làm cho thanh niên; rà soát các văn bản pháp luật có liên quan đến chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên để điều chỉnh, bổ sung, đồng thời tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách về đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên. Nhà nước ban hành các chương trình, dự án về đào tạo nghề như: Đào
  • 22. 22 tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo nghề cho lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp; chuyển đổi ngành nghề cho khu vực thu hồi đất nông nghiệp; ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng lao động tại chỗ… Các chính sách, dự án này đều được gắn với việc giải quyết việc làm cho lao động gắn với đào tạo nghề ở các địa phương triển khai dự án, trong đó, lực lượng lao động chủ yếu là thanh niên. Ban hành chính sách, cơ chế cụ thể để tạo điều kiện cho thanh niên, hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác .. do thanh niên làm chủ các dự án, công trình có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước với những điều kiện ưu đãi nhất định. Có thể nói đến các chính sách cụ thể như sau: Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 nhấn mạnh “Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo; ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề ... ”. Như vậy, có thể xác định vấn đề của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên là tạo cơ hội để thanh niên tham gia các hình thức đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn phù hợp thông qua các cơ sở đào tạo nghề, truyền nghề truyền thống. Sau khi thanh niên có nghề thì cơ hội tìm kiếm việc làm trở nên dễ dàng hơn và từng bước vươn lên ổn định cuộc sống. Bên cạnh các chính sách của Nhà nước, thành phố Đà nẵng ban hành nhiều các chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (trong đó có đào tạo nghề) như: Quyết định 5882/QĐ-UBND ngày 23/7/2012 về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực thành phố Đà nẵng giai đoạn 2011-2020; Quyết định 31/2016/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 quy định chính sách hỗ trợ học nghề đối với lao động thuộc diện chính sách, xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Các chính sách có mức hỗ trợ cụ thể như: Đối với chính sách hỗ trợ học nghề ngắn hạn (sơ cấp nghề), chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn, lao động nông
  • 23. 23 nghiệp, nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, người khuyết tật sẽ được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người (mức tối đa không quá 450.000 đồng/người/tháng); hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên. Đối với lao động nông nghiệp, nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học. Đối với học nghề dài hạn (trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề), lao động nông nghiệp, nông thôn được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Ngoài ra, lao động nông nghiệp, nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo tham gia học trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú. Đối với đối tượng thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất (bao gồm: lao động trong các hộ thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất; học sinh trong các hộ thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất; hộ gia đình thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất) sẽ được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề). Bên cạnh đó, thành phố sẽ hỗ trợ học phí cho con của các hộ nông dân (nông, lâm, ngư nghiệp) thuộc diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải tỏa phải chuyển đổi ngành nghề đang học văn hoá tại các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, bao gồm các loại hình công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố: Hỗ trợ 100% học phí trong thời hạn 03 năm cho các hộ thuộc diện thu hồi từ 50% diện tích đất
  • 24. 24 sản xuất trở lên; Hỗ trợ 50% học phí trong thời hạn 03 năm cho các hộ thuộc diện thu hồi dưới 50% diện tích đất sản xuất. Mức học phí hỗ trợ cho học sinh đang học tại các trường ngoài công lập bằng mức học phí các trường công lập cùng địa bàn. Đối với doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm, thành phố sẽ hỗ trợ theo phương thức: doanh nghiệp tiếp nhận lao động là đối tượng của chính sách (lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; lao động thuộc hộ nghèo; thuộc các hộ trong diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất; là người dân tộc thiểu số; là bộ đội xuất ngũ; là người khuyết tật; lao động khác) vào làm việc tại doanh nghiệp sau thời gian đào tạo theo hình thức hợp đồng lao động. Đối với việc hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp đối với lao động thuộc diện chính sách, xã hội trên địa bàn thành phố, chính sách mới sẽ hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học. Để tạo điều kiện hỗ trợ cho lao động thuộc diện hộ nghèo, thì thành phố Đà Nẵng còn có chính sách hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên; hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người (mức tối đa không quá 450.000 đồng/người/tháng)... Thứ hai, thông tin về lao động và việc làm cho thanh niên Tổ chức các hình thức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách và giáo dục pháp luật về việc làm đến với thanh niên. Bởi lẽ đào tạo nghề và giải quyết việc làm có mối quan hệ mật thiết với nhau, việc thực hiện tốt chính sách này sẽ là điều kiện để thực hiện chính sách kia. Nếu như đào tạo nghề tốt thì sẽ tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho thanh niên. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề giải quyết việc làm nói chung, giải quyết việc làm cho
  • 25. 25 thanh niên nói riêng là vấn đề nóng bỏng được Chính phủ các nước quan tâm, thúc đẩy thực hiện. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, lực lượng lao động trong độ tuổi thanh niên chiếm tỷ lệ cao. Các chính sách kinh tế - xã hội cũng như những mục tiêu tạo việc làm cho thanh niên, bộ đôi, công an xuất ngũ. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đặc biệt quan tâm việc giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ; trong năm 2011-2016 có trên 285 nghìn bộ đội xuất ngũ tham gia học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề trong quân đội (chiếm khoảng 40% bộ đội xuất ngũ hàng năm), 70-80% bộ đội xuất ngũ sau học nghề có việc làm ổn định Nhiều mô hình, cách làm hiệu quả trong việc giải quyết việc làm cho bộ đội, công an xuất ngũ, như: Tổ chức các phiên giao dịch việc làm dành riêng cho bộ đội xuất ngũ; phối hợp giữa các đơn vị quân đội với chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo. Tạo việc làm mới thông qua việc vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm như phát triển kinh tế hộ gia đình, vay vốn để xuất khẩu lao động ... tiếp tục phát huy vai trò hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên một cách hiệu quả song song với phát triển kinh tế tạo việc làm. Hiện nay, tổng nguồn vốn của Quỹ quốc gia về việc làm khoảng 5.050 tỷ đồng, doanh số cho vay hằng năm từ 2.200 - 2.500 tỷ đồng góp phần hỗ trợ giải quyết việc làm cho khoảng 100 nghìn lao động chủ yếu ở khu vực nông thôn. Nâng cao nhận thức cho thanh niên về việc làm, nghề nghiệp nhằm làm thay đổi định hướng nghề nghiệp, định hướng giá trị xã hội cho lao động trẻ. Kết nối cung cầu lao động; cập nhật thông tin tìm kiếm việc làm thông qua truyền thông trực tiếp hoặc giới thiệu trên các trang Web thông tin về lao động, việc làm. Một mặt, giúp người lao động tìm kiềm việc làm phù hợp; qua đó, từng bước góp phần đảm bảo sự cân bằng giữa cung - cầu lao động trên thị trường. Thứ ba, đào tạo nghề gắn với phát triển kinh tế - xã hội tại địa
  • 26. 26 phương: Có cơ chế chính sách tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn, hấp dẫn để thu hút đầu tư, bởi đầu tư của doanh nghiệp tác động lớn đến việc tạo việc làm cho xã hội và cho thanh niên nói riêng. Khai thác có hiệu quả thế mạnh, tiềm năng của địa phương, quá trình khuyến khích phát triển các ngành nghề thu hút nhiều lao động của địa phương. Chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng lực lượng lao động phi nông nghiệp, giảm lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển thế mạnh của từng địa phường gắn với việc phát triển các ngành nghề truyền thống với phương thức sản xuất hàng hóa, tạo thương hiệu của ngành nghề truyền thống. Đây là thế mạnh đặc thù của địa phương trong việc tạo thêm việc làm mới cho thanh niên. Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế. Cần có các chính sách tín dụng, tài chính, đất đai… tạo điều kiện thuận lợi, cơ chế đảm bảo để khuyến khích thanh niên vươn lên làm giàu chính đáng, vươn lên khẳng định sức trẻ trong việc tạo dựng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ để có thể tự tạo việc làm từ việc phát triển sản xuất kinh doanh, làm kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, kinh tế tập thể, mở doanh nghiệp vừa và nhỏ … Thứ tư, tổ chức đào tạo các ngành nghề, định hướng nghề cho thanh niên với phương châm “Học nghề để lập nghiệp”. Dự báo nhu cầu đào tạo nghề, định hướng nghề là cơ sở đầu tiên để các cơ sở đào tạo, các trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề hoặc trường công nhân kỹ thuật có thể xây dựng được mục tiêu và chương trình đào tạo. Quá trình thực hiện chính sách đào tạo nghề phải được quan tâm thực
  • 27. 27 hiện lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Đây là các chính sách cùng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội; phát triển kinh tế- xã hội của đại phương. Do vậy, việc thực hiện phải đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất. Thứ năm, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ công tác quy hoạch mạng lưới Trung tâm Dịch vụ việc làm theo Nghị định 196/2015/NĐ-CP. Từng bước, tăng cường hoạt động quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định của Chính phủ và quản lý Nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Một mặt, quan tâm xây dựng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ thực hiện chính sách thông tin, kết nối thị trường. Đây là những vị trí việc làm đòi hỏi sự nhanh nhẹn, nhạy bén, nắm bắt cơ hội và kịp thời thông tin .. như vậy mới nâng cao hiệu quả công tác thông tin, kết nối thị trường tạo góp phần nâng cao việc giải quyết việc làm cho thanh niên. Bên cạnh đó, cùng với việc thống nhất quản lý nhà nước về công tác dịch vụ việc làm, Nhà nước cần làm tốt công tác quy hoạch hệ thống cung cấp dịch vụ việc làm. Thực tiễn, thời gian vừa qua, việc người lao động đi làm việc theo hợp đồng ở ngoài nước đã bị những doanh nghiệp không đủ uy tín, thiếu trách nhiệm … trong việc ký kết hợp đồng đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin của người lao động khi tham gia thị trường lao động ngoài nước. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên Quá trình tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên diễn ra trong một thời gian dài, trong không gian rộng lớn bao gồm các tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa khác nhau trong cả nước và liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân. Vì thế kết quả tổ chức thực hiện chính
  • 28. 28 sách đào tạo nghề cho thanh niên cũng sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố… Trong thời gian vừa qua, xu hướng học để làm “thầy“ đã khiến cho thị trường lao động gặp nhiều bất cập; đó là sinh viên ra trường chỉ thuộc lý thuyết, còn kiến thức thực hành không đáp ứng; đặc biệt là một số lĩnh vực đòi hỏi tay nghề, kỹ năng nghề cao. Theo báo cáo kết quả điều tra xã hội học cũng cho thấy, xu hướng này biểu hiện rõ nét nhất là ở nhóm thanh niên viên chức, học sinh, sinh viên, nhu cầu đi học nghề (57%) và đi lao động xuất khẩu (41,2%) cũng là một xu hướng của thanh niên hiện nay, khi đến tuổi lao động, hầu hết thanh niên đều muốn được đi học đại học, cao đẳng (86,5%), trong đó tỷ lệ thanh niên nông thôn có nguyện vọng học nghề là khá cao (71,7%). Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 tạo ra bước ngoặt cơ bản trong việc chuyển đổi yếu tố lực lượng sản xuất, đề ra yêu cầu ngày càng cao với cấu trúc nghề nghiệp, phẩm chất và năng lực của lực lượng lao động, đòi hỏi quá trình đào tạo nghề phải diễn ra liên tục. Cách mạng khoa học 4.0 với lượng thông tin với tốc độ như vũ bão cũng đặt ra yêu cầu khách quan đối với các nhà giáo dục nghề nghiệp phải thay đổi phương pháp giáo dục phù hợp làm cho giáo dục đủ sức và hiệu quả. 1.3.1. Điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán Đối với các địa phương, phong tục của làng, xã, họ tộc có ảnh hưởng đáng kể đến tạo việc làm cho thanh niên nhất là địa bàn nông thôn, là tác động đến việc chọn nghề nghiệp cho thanh niên. Đặc biệt là các khu vực nông thôn, nhiều gia đình gắn việc học đại học thì mới mở mang, rạng danh dòng họ và chỉ có học đại học mới có thể thành công trong cuộc sống hoặc có gia đình cho rằng phải theo học các trường sĩ quan, sư phạm .. để được nhà nước hỗ trợ đào tạo. Tư tưởng này, đã khiến cho việc lựa chọn nghề nghiệp của các em bị lệch lạc, tạo nên xu thế chạy theo bằng cấp. 1.3.2. Nhu cầu của xã hội về lao động có tay nghề
  • 29. 29 Nhu cầu là nhằm đạt được những mục đích như nhu cầu tâm sinh lý, nhu cầu xã hội thì những đòi hỏi, mong muốn của con người xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Xã hội cũng vậy, việc làm cũng vậy; muốn việc làm có tính bền vững, đem lại thu nhập đap ứng nhu cầu của người lao động và đảm bảo cuộc cho người lao động thì đồi hỏi người lao động phải có tay nghề, kỹ năng để nâng cao chất lượng việc làm. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, người chiến thắng là người có thông tin nhanh; do vậy, đồi hỏi mỗi công đoạn, mỗi ngành nghề đều phải có sự nhanh nhạy, có yếu tố công nghệ và thông tin. 1.3.3. Các yếu tố thuộc về quá trình tổ chức thực hiện. Các nhà quản lý, các chủ thể tổ chức thực hiện chính sách luôn tuân thủ các quy trình cũng là nguyên tắc hành động và mỗi bước trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách đều có vị trí, ý nghĩa to lớn. Các bước trong quy trình thực hiện chính sách có mối quan hệ mật thiết, tác động và bổ sung cho nhau, gắn kết chặt chẽ với nhau, làm tốt bước này sẽ có tác động ảnh hưởng, là điều kiện thuận lợi để thực hiện bước kia và ngược lại. Kết quả của bước này là tiền đề thực hiện bước sau. - Điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Để bảo đảm thực hiện có hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho thanh niên thì đây là yếu tố quan trọng cùng với nhân sự và các yếu tố khác. Nhà nước cần phải huy động sự tham gia đóng góp của các chủ thể ngoài Nhà nước, chính là người thanh niên, cơ sở đào tạo nghề bên cạnh những nguồn lực của chính mình. - Cuối cùng sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, thanh niên là một yếu tố chủ quan vô cùng quan trọng trong tổ chức thực hiện chính sách giải quyết
  • 30. 30 việc làm cho thanh niên là yếu tố quyết định sự thành bại của chính sách. Chính sách được đối tượng ủng hộ, hợp tác thực hiện vì chính sách đáp ứng yêu cầu đối tượng chính sách hướng tới; còn nếu đối tượng không hợp tác tức là chính sách chưa đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của đối tượng. Tiểu kết Chương 1 Chương 1 đã làm rõ những nội dung cơ bản về cơ sở lý luận chung của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên dưới góc độ là khoa học chính sách công, trong đó làm sáng tỏ các khái niệm liên quan đến chính sách đào tạo nghề cho thanh niên như: Chính sách công, Đào tạo nghề, Thanh niên; Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Việc vận dụng khung phân tích chính sách công vào phân tích chính sách đào tạo nghề cho thanh niên; đã lần lượt tìm hiểu các khái niệm, ý nghĩa, tầm quan trọng, vai trò, đặc điểm, sự cần thiết khách quan của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Tác giả đã phân tích và nhận định các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên giai đoạn hiện nay. Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Việc nhận diện các nhân tố này giúp cho việc phân tích thực trạng tại Quận Ngũ Hành Sơn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa công tác đào tạo nghề cho thanh niên quận Ngũ Hành Sơn.
  • 31. 31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội của quận Ngũ Hành Sơn ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố 8km; phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 12km, phía Tây giáp huyện Hòa Vang, Cẩm Lệ và quận Hải Châu, phía Bắc giáp quận Sơn Trà, phía Nam giáp Phường Điện Ngọc, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; là quận có diện tích 40,9 km2. Cơ cấu hành chính của quận hiện nay có 04 phường: Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải và Hòa Quý. Dân số toàn quận là trung bình là 77.721 người, mật độ dân số là 1.936,33; trong đó dân số trong độ tuổi lao động là: 41,937 người, lao động trong độ tuổi thanh niên chiếm 20,4%, khoảng 8.564 người. - Về phát triển kinh tế - xã hội: Theo báo cáo đánh giá phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng thì Quận Ngũ Hành Sơn là địa phương có tốc độ là 5,53%; đây là tốc độ khá cao so với tốc độ phát triển kinh tế của các quận thuộc thành phố Đà Nẵng. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế mũi nhọn của quận là ngành du lịch dịch vụ. Năm 2016, giá trị sản xuất ngành du lịch dịch vụ thương mại đạt 150.000 tỷ đồng năm 2016. Các khu nghỉ dưỡng cao cấp. những điểm tham quan độc đáo cùng dịch vụ chất lượng, cách thức quảng bá chuyên nghiệp đã giúp Quận thu hút một lượng lớn du khách. Trong giai đoạn 2011 - 2015, Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn đã đón hơn 2,8 triệu lượt khách trong và ngoài nước với tổng thu phí tham quan là trên 41 tỷ đồng.
  • 32. 32 Với đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội của quận Ngũ Hành Sơn đã ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Thứ nhất là Xác định việc thực hiện chính sách đào tạo nghề là giải phát quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện, hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, đảm bảo tốt các chính sách bảo trợ xã hội, và ưu đãi đối với các gia đình chính sách, người có công… quận Ngũ Hành Sơn đã tập trung ban hành đồng bộ các văn bản triển khai từ Quyết định, Kế hoạch, Hướng dẫn, công văn chỉ đạo, đôn đốc về việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, xây dựng các kế hoạch chi tiết triển khai việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Thứ hai là: Quận nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của thành phố Đà Nẵng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 13,7%, giai đoạn 2011-2015 là 15,5%. Nhiều năm qua, hoạt động thu ngân sách của quận Ngũ Hành Sơn luôn vượt chỉ tiêu so với kế hoạch giao nhiều năm liền. Thứ ba là: Công tác thực hiện và tuyên truyền chính sách đào tạo nghề cho thanh niên được thực hiện và phối hợp tốt của các cơ quan chức năng. Thứ tư: Do thuận lợi về đường biển và vị trí địa lý, kinh tế mũi nhọn của quận là phát triển dịch vụ du lịch. Kinh tế dịch vụ du lịch là nền kinh tế hiện đại, đem lại thu nhập cao, tuy nhiên bên cạnh đó, việc du khách tới tham quan sẽ mang đến địa phương những nét văn hóa đa dạng song cũng cũng đem đến những văn hóa của lối sống thực dụng, hưởng thụ và ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội .. khiến cho sự quản lý thanh niên thêm phần phức tạp. Thứ năm: Ngũ Hành Sơn là địa phương có nghề truyền thống về chế tác đá. Đây là những thế mạnh của vùng song việc khai thác không theo quy hoạch sẽ là nguy cơ dẫn đến việc thay đổi hệ sinh thái, môi trường sống cũng như nhu cầu chuyển đổi ngành nghề trong thời gian tới.
  • 33. 33 2.2. Kết quả và thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên của quận Ngũ Hành Sơn. 2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên Công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niện tại quận Ngũ Hành Sơn là thực hiện từ sự chỉ đạo và các văn bản của Bộ lao động - TB&XH; Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng; Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn. Quận Ngũ Hành Sơn đã bám sát vào Luật Thanh niên; Bộ luật Lao động năm 2012; Luật Giáo dục nghề nghiệp; Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn II (2016-2020); Quyết định số 9235/QĐ- UBND ngày 8/11/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Chương trình thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; Đề án “Phát triển giáo viên dạy nghề thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2020”; và Quyết định 22/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành chính sách hỗ trợ học nghề, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn; Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 31/10/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quận Ngũ Hành Sơn đã kịp thời ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện:
  • 34. 34 - Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 25/12/2015 của HĐND Quận về chương trình việc làm năm 2017. - Chương trình số 89/CTr-UBND ngày 15/11/2012 của UBND quận về chiến lược phát triển thanh niên quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2012 – 2020. - Kế hoạch số 172/KH-UBND ngày 20/02/2015 của UBND quận Ngũ Hành Sơn về giao chỉ tiêu đào tạo nghề năm 2015; Kế hoạch số 154/KH- UBND ngày 15/03/2016 của UBND quận Ngũ Hành Sơn về giao chỉ tiêu đào tạo nghề năm 2016; ... Ngoài ra, để việc triển khai thực hiện chính sách được kịp thời, đầy đủ, UBND quận đã ban hành các công văn đôn đốc về việc giao chỉ tiêu; hướng dẫn xây dựng kế hoạch; hoặc hướng dẫn thực hiện chính sách cũng như văn bản phân công trách nhiệm các phòng, ban. Ngành có liên quan trong việc phối hợp tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. 2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách đào tạo nghề cho thanh niên Xác định được vị trí và tầm quan trọng của việc triển khai phổ biến, tuyên truyền chính sách trong quá trình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, quận Ngũ Hành Sơn đã đưa ra nhiều hình thức phong phú, đa dạng hình thức phổ biến, tuyên truyền. Trong thời gian qua, hình thức được áp dụng phổ biến là hình thức truyền thống tuyên truyền trực tiếp. Quận đã chỉ đạo các phòng, ban tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, các hội nghị tập huấn, các cuộc giao ban …đây là một hình thức truyền thống mang lại nhiều hiệu quả tuy nhiên do việc cung cấp thông tin đơn thuần hoặc do ảnh hưởng bởi kỹ năng của cán bộ tuyên truyền nên cũng không tránh khỏi sự nhàm chán và khô cứng. Đồng thời, các nội dung về chính sách vay vốn giải quyết việc làm,
  • 35. 35 xuất khẩu lao động ... còn được tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh của và các bản tin, các chuyên mục hỏi đáp chính sách. Bên cạnh đó, việc biên soạn, in ấn các tờ rơi, tờ gấp, sách pháp luật với hình thức bắt mắt, linh động thu hút trực quan... cũng được áp dụng thường xuyên. Trong thời gian từ 2017 đến nay, ngoài các hình thức tuyên truyền mang tính truyền thống thì các hình thức mới áp dụng ứng dụng của công nghệ thông tin và mạng xã hội Internet như giao lưu trực tuyến; hỏi áp trực tiếp hoặc trao đổi qua hộp thư điện tửa .. đã được áp dụng và triên rkhai thực hiện. Đặc biệt hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trên các báo Trung ương, địa phương, các tạp chí, Tập san chuyên ngành Đài phát thanh truyền hình, loa truyền thanh cơ sở...bằng các phóng sự tọa đàm, hộp thư truyền hình; hỏi đáp pháp luật; các tin, bài ghi chép, phản ánh, gương người thanh niên làm kinh tế giỏi; các dịp tôn vinh được tổ chức .. thu hút sự quan tâm của cộng đồng. 2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên Nhằm tăng cường trách nhiệm của các phòng, ban, ngành trong tổ chức thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên, ngày 16/6/2016, UBND quận đã ban hành Kế hoạch số 179 về việc thực hiện chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, kế hoạch cũng đã phân công rõ trách nhiệm của các phòng, ban, ngành như sau: (1) Phòng Nội vụ: Phối hợp với Phòng Tư pháp, Quận đoàn, UBND các phường tổ chức, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên.
  • 36. 36 Đồng thời, có kế hoạch đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, hoặc nhiệm vụ liên quan tới việc thực hiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên. Việc đào tạo, bồi dưỡng sẽ góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng giải quyết công việc cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức trong độ tuổi thanh niên trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp trong quận. Phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất UBND quận triển khai thực hiện quyết định số 158/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành bộ chỉ tiêu thống kê thanh niên Việt Nam trên địa bàn cấp huyện, phối hợp với Phòng Kinh tế, Phòng Lao động và TBXH, Quận đoàn tiếp tục tổ chức thực hiện triển khai có hiệu quả Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. (2) Phòng Tài chính – Kế hoạch Phối hợp với Phòng Nội vụ, các phòng, ban, đoàn thể, UBND các phường tổng hợp trình UBND quận phân bổ các nguồn kinh phí đầu tư phát triển cho thanh niên và thực hiện Chương trình phát triển thanh niên quận; hướng dẫn việc sử dụng, thanh quyết toán kinh phí; giám sát việc thực hiện tài chính của chương trình theo quy định. (3) Phòng Giáo dục và Đào tạo Lồng ghép các mục tiêu, giải pháp của chương trình vào kế hoạch phát triển giáo dục, trong đó có giáo dục nghề nghiệp tại quận Ngũ Hành Sơn đến năm 2020. Chỉ đạo các Trường trung học cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề. Xây dựng Kế hoạch và dự toán kinh phí đầu tư cho công tác hướng nghiệp dạy nghiệp, báo cáo với UBND quận xem xét, quyết định.
  • 37. 37 (4) Phòng Lao động và TBXH Là cơ quan thường trực công tác giải quyết đào tạo nghề nói chung, giải quyết đào tạo nghề cho thanh niên nói riêng. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận có trách nhiệm ham mưu cho UBND quận ban hành Kế hoạch, đồng thời trực tiếp chỉ đạo, thực hiện việc lồng ghép các mục tiêu, giải pháp của chương trình vào chương trình dạy nghề, chương trình phát triển việc làm đến năm 2020. Phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức các hội chợ giao dịch việc làm, tuyên truyền phố biến và cung cấp thông tin về cung cầu lao động. Phối hợp với các phòng, ban, ngành, UBND các phường đề xuất, xây dựng cơ chế, chính sách đối với thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, các chương trình đào tạo nghề cho thanh niên; chính sách tạo việc làm cho người nghiện, người hết hạn tù trở về địa phương hòa nhập cộng đồng. (5) Phòng Văn hóa – Thông tin Phối hợp với các phòng, ban, UBND các phường lồng ghép các mục tiêu, giải pháp của Chương trình vào Chương trình phát triển văn hóa đến năm 2020. Tập trung xây dựng các chương trình, phóng sự, các chuyên đề mang tính nêu gương, các điển hình tiên tiến trong phong trào học nghề lập nghiệp; các tấm gương thanh niên tiêu biểu mạnh dạn khẳng định bản thân làm giàu chính đáng. Tăng cường công tác truyền thông về ý nghĩa của học nghề lập nghiệp, lập thân. Tăng cường công tác tham mưu, đổi mới phương thức, cách thức hoạt động thông tin, truyền thông, các tiếp nhận thông tin về giáo dục nghề nghiệp và các van bản chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thanh niên. Thanh tra, kiểm tra các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản liên quan
  • 38. 38 đến thanh niên; xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm về sản phẩm văn hóa không lành mạnh nhất là qua mạng viễn thông, internet, điện thoại di động và các phương tiện thông tin có nội dung xấu ảnh hưởng tiêu cực đến thanh niên. (6) Quận đoàn Ngũ Hành Sơn. Phối hợp với Phòng Nội vụ, các phòng, ban, UBND các phường: Xây dựng đề án hỗ trợ lãi suất vay vốn giúp thanh niên phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm cho thanh niên; đề án đầu tư các trang thiết bị vui chơi cho thanh thiếu nhi ở cơ sở; đề án phát triển văn phòng giới thiệu việc làm, tổ hợp tác thanh niên. Tiếp tục triển khai thực hiện: đề án, tổ chức, tư vấn, giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ và xuất khẩu lao động cho thanh niên; đề án thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 – 2020; Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội và các cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất các cơ chế ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên được vay vốn phục vụ nhu cầu học tập, đầu tư kinh doanh, phát triển sản xuất nông nghiệp. (7) Hội Liện hiệp phụ nữ quận Phối hợp với các phòng, ban, Hội LHPN các phường tổ chức các hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm cho hội viên phụ nữ; tuyên truyền phẩm chất phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tới đối tượng là nữ thanh niên trên địa bàn quận. (8) Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 63 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghề nghiệp; trong đó Quận Ngũ Hành Sơn có 6 cở sở. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là chủ thể chính trong công tác đào tạo nghề. Thực hiện các nhiệm vụ từ tuyên truyền, tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng đào tạo, ...
  • 39. 39 2.2.4. Duy trì thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, các hội đoàn thể trong hệ thống chính trị, các tổ chức và toàn thể nhân dân đã cùng nhau phối hợp thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Việc thực hiện chính sách đào tạo nghề thời gian qua cho thấy ý nghĩa thực tiễn của chính sách; đay là lý do hoàn toàn thuyết phục để chính sách duy trì ”sự sống” trên thực tế. 2.2.5. Điều chỉnh chính sách đào tạo nghề cho thanh niên Việc xem xét sửa đổi, điều chỉnh các nội dung quy định trong các chính sách nói chung và thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên cần thiết. Thực tế triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung, các chính sách liên quan đến việc làm của thanh niên trên địa bàn quận, đã phát hiện vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh mới mà trong các văn bản pháp luật chưa đề cập hoặc đã quy định, hoặc có quy định, nhưng đến nay không còn phù hợp với thực tế triển khai. Trong thực tế, chính sách đào tạo nghề cho thanh niên hoặc một số vấn đề mới phát sinh cần phải có sự điều chỉnh, bổ sung hay hiện nay một số bất cập trong các quy định, hướng dẫn về chính sách đã được các UBND quận đề xuất, kiến nghị nhưng vẫn còn chậm được xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung. Thực tế, cấp ban hành chính sách là cấp Trung ương (Chính phủ, Bộ ) và cấp tỉnh (UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), còn các cấp huyện, xã mới chỉ tập trung vào việc triển khai, thực hiện chính sách. Quận Ngũ Hành Sơn cũng như vậy, cho nên nếu trong quá trình thực hiện chính sách nếu có những yếu tố, điều kiện bất cập, khó triển khai thực hiện trên thực tế thì Quận sẽ kiến nghị lên cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh. Ví
  • 40. 40 dụ: chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp có mức hỗ trợ quá thấp (1 triệu đồng/tháng và không quá 6 tháng) cho nên người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự muốn tham gia học nghề để chuyển đổi công việc. 2.2.6. Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên Công tác theo dõi, kiểm tra chỉ đạo cơ sở được tiến hành thường xuyên, UBND quận ban hành Kế hoạch kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên hàng năm, trên cơ sở Hướng dẫn và Thông báo của UBND quận tiến hành kiểm tra chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nói chung, việc thực hiện các đề án nói riêng, nhằm kịp thời phát hiện những mặt tồn tại, hạn chế để có biện pháp hướng dẫn khắc phục, nhân rộng những mô hình điển hình, cách làm hay trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên phạm vi toàn quận. Hàng năm, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Quận đoàn tổ chức nhiều đoàn kiểm tra về công tác cho vay vốn giải quyết việc làm; kiểm tra công tác đào tạo nghề. Các cuộc kiểm tra một mặt mang tính đôn đốc thực hiện kế hoạch, nắm bắt tiến độ triển khai nhiệm vụ đồng thời kịp thời nắm bắt những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, việc kiểm tra chỉ đạo cơ sở đảm bảo thời gian chất lượng, kịp thời có những kiến nghị, đề xuất phù hợp. 2.2.7. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên Nhằm biểu dương, khen thưởng, động viên, khuyến khích những tập thể, đơn vị, cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện, hoặc tham gia phối hợp có những thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện cho nên
  • 41. 41 UBND quận thực hiện đánh giá kết quả tổ chức triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn quận thường. Công tác tổng kết, đánh giá sẽ nhìn nhận khách quan được các hoạt động hiệu quả, các mô hình có tính ứng dụng cao có thể nhân rộng. Tại các Hội nghị tổng kết, các đại biểu đại diện các địa phương, cơ sở có điều kiện gặp gỡ, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm; đồng thời có thể tham khao các cách làm hay, phù hợp của đơn vị, tổ chức khác có thể áp dụng cho tổ chức, đơn vị mình. Đồng thời, các đại diện cũng đề xuất ngay những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chính sách tại cơ sở để có những giải pháp tổ chức thực hiện tốt hơn trong thời gian tới, hoặc kiến nghị để điều chỉnh, bổ sung kịp thời. UBND quận, Phòng lao động-TB&XH tiến hành tổ chức giao ban nội bộ hàng quý và tiến hành sơ kết 6 tháng/lần theo định kỳ để trao đổi, nắm thông tin thường xuyên tình hình thực hiện, những biến động và phát sinh trong quá trình thực hiện để giải quyết hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời không để phát sinh, tồn đọng kéo dài. UBND quận giao cho cơ quan thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm – Giáo dục nghề nghiệp là Phòng Lao động-TB&XH thực hiện và duy trì báo cáo định kỳ hằng quý, hằng tháng. Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu việc làm – dạy nghề từng giai đoạn cần được tổ chức tổng kết hàng năm để đánh giá kịp thời. Thực tế, việc đánh giá hiệu qủa các Chương trình, chính sách đào tạo nghề mới dừng lại ở việc thực hiện chỉ tiêu đào tạo mới hàng năm, mà chưa đánh giá được chất lượng đào tạo; hay số lượng sau đào tạo do vậy việc loại bỏ không thực hiện những chính sách không hiệu quả chưa được đánh giá, điều chỉnh kịp thời. 2.3. Thực trạng các chủ thể tham gia chính sách đào tạo nghề cho thanh niên tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quận ủy Ngũ Hành Sơn, HĐND,
  • 42. 42 UBND quận đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên tại quận Ngũ Hành Sơn. Các văn bản đã ban hành ở trên góp phần việc thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề tại quận Ngũ Hành Sơn Đối với HĐND quận: đã chủ động xây dựng Nghị quyết và các văn bản liên quan chỉ đạo UBND quận thực hiện. Thường xuyên tổ chức việc giám sát thực hiện của UBND quận, các phòng, ban, UBND các phường trong việc tổ chức chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Trong năm 2015, 2016,2017, đã giám sát 4 phường và phòng Lao động &TB&XH trong việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên; đặc biệt là việc sử dụng nguồn kinh phí sử dụng cho đào tạo nghề ngắn hạn theo Đề án 1956. Đối với UBND quận: trong việc tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên đã ban hành nhiều văn bản. Phân công và yêu cầu sự vào cuộc của các phòng, ban, UBND các phường. Việc tổ chức thực hiện gắn với việc nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất cho việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Đặc biệt, UBND quận đã chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội quận nhằm giúp thanh niên phát triển kinh tế đã tăng mức vay từ 30 triệu đồng/1 năm lên 50 triệu đồng/1 năm. 2.4. Thực trạng bảo đảm các yêu cầu trong tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên tại quận Ngũ Hành Sơn Việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền từ quận đến cơ sở luôn bảo đảm các yêu cầu trong tổ chức thực hiện chính sách và coi đây là một việc làm quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chính sách. Qua đó việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên tại quận Ngũ Hành Sơn luôn đảm bảo yêu cầu thực hiện mục tiêu chính sách. Trong thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên; yêu cầu tính khoa học, tính
  • 43. 43 hợp lý, hợp pháp, phù hợp với thực tiễn và phối hợp trong tổ chức thực hiện luôn được bảo đảm, hệ thống chính quyền từ quận đến cơ sở luôn thực hiện tốt các nội dung đề ra. 2.5. Kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên tại quận Ngũ Hành Sơn 2.5.1. Kết quả thực hiện chính sách: Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để thanh niên có cơ hội tự tạo việc làm và có việc làm, đáp ứng yêu cầu bức xúc về đời sống, góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội. Hiện nay, cơ cấu dân số Việt nam nói chung, thành phố Đà nẵng và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng, thì thanh niên vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số và lao động xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc các xu thế việc làm, hướng nghiệp dạy nghề và các vấn đề liên quan đến tình hình thanh niên trong thời gian tới sẽ có những biến đổi mạnh mẽ. Điều kiện vui chơi giải trí, hưởng thụ văn hóa, nhu cầu và điều kiện làm việc, hưởng thụ của thanh niên đa dạng hơn, phong phú hơn. Trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục, các hình thức học tập ngày càng đa dạng, đáp ứng mọi điều kiện để thanh niên có điều kiện vừa học vừa làm. Điều này đã góp phần năng cao trình độ dân trí nói chung; thanh niên có trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp cao hơn trước, chủ động lựa chọn nghề nghiệp; lực chọn con đường lập thân lập nghiệp. Bản tính ham học hỏi, năng động sáng tạo, chủ động nắm bắt cơ hội, tính tích cực chính trị - xã hội, đón đầu nhiều lĩnh vực mới và tinh thần xung kích tình nguyện của thanh niên sẽ có biến chuyển với một chất lượng mới. Vì vậy, càng gây sức ép đối với các cấp chính quyền quận Ngũ Hành Sơn trong việc thực hiện chính sách việc làm, đào tạo nghề cho thanh niên.
  • 44. 44 Qua 5 năm qua, việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Thứ nhất: Công tác tuyên truyền và tư vấn hoạt động phong trào đào tạo nghề cho thanh niên. Nhằm mục đích tăng cường thông tin ngày một nhiều, nhanh, kịp thời, đáp ứng nhu cầu của thanh niên; đồng thời đa dạng hóa các kênh thông tin thì phù hợp với nhu cầu của thanh niên như qua các tài khoản cá nhân zalo, facebook ... Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức in ấn phát hành tờ rơi, Ký hợp đồng với Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo để phát sóng, đưa lên mặt báo những nội dung hoạt động tuyên truyền chính sách xuất khẩu lao động, về lao động - việc làm, làm phóng sự nêu gương những điển hình tiêu biểu trong xuất khẩu lao động, thoát nghèo vươn lên làm giàu, các cơ chế chính sách về dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên, hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; việc đăng tài và truyền thông qua tài khoản cá nhân cũng được ứng dụng ... Trong giai đoạn 2012-2017, đã có trên 270 bài viết, bản tin, phóng sự về công tác dạy, các mô hình dạy nghề hiệu quả, các điển hình trong dạy nghề; in ấn và phát hành 2.600 cuốn sổ tay, tờ rơi, thông tin tuyển sinh, tuyên truyền giáo dục nghề nghiệp. Quận đoàn đã tổ chức Ngày hội tư vấn và tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp năm 2017 qua thu hút hơn 1.600 lượt học sinh tham gia tư vấn tuyển sinh. Hiệp hội doanh nghiệp quận đã phối hợp cơ sở dạy nghề tổ chức Hội nghị tư vấn, tuyển sinh cho hơn 1000 lượt học sinh tham gia. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp cũng được đẩy mạnh. Hiện nay, trên địa bàn toàn quận có 3 trường THPT. Đoàn Thanh niên các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông đã phối hợp chủ trì tổ chức hoạt động tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 gắn với nhiệm
  • 45. 45 vụ năm học thông qua chương trình học ngoại khóa, để định hướng cho mình nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân tạo điều kiện cho thanh niên học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và điều kiện gia đình trước, trong và sau khi các em tốt nghiệp ngành nghề được đào tạo. Bảng 2.1. Số học sinh THPT được định hướng nghề nghiệp Đơn vị tính:Lượt người Năm Tổng số 2012 2013 2014 2015 2016 4332 626 738 816 962 1192 Nguồn: Cơ quan quận đoàn Ngũ Hành Sơn. Có thể nói, công tác truyền thông đã được đẩy mạnh song công tác tuyển sinh vẫn chưa đạt mục tiêu, việc thu hút học sinh vào học nghề thực sự còn gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Văn D, Sở GD&ĐT TP. Đà Nẵng cho rằng: “Công tác hướng nghiệp, phân luồng sau THCS, THPT vào học nghề mặc dù được thành phố cùng rất nhiều đơn vị, ban, ngành quan tâm, chủ trương cũng đã được đặt ra cụ thể, tuy nhiên phải thừa nhận, việc thu hút người học nghề còn nhiều bất cập, thậm chí rất khó thực hiện bởi chưa có một cơ chế ưu tiên, đãi ngộ hay khuyến khích nào mang tính đột phá”. Ông D dẫn chứng, năm 2016, thành phố có 11.298 học sinh tốt nghiệp THCS (đạt 99,1%), tuy nhiên chỉ có 5,4%, tương ứng 615 em lựa chọn học nghề. Một con số khá thấp so với mục tiêu đào tạo nghề đặt ra. Bên cạnh công tác phân luồng không hiệu quả, thêm vào đó, việc đổi mới hình thức tuyển sinh ĐH theo phương pháp xét tuyển đang được áp dụng từ năm 2015 đến nay càng khiến các trường ĐH “thu hút” hết thí sinh, không