SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
………../……… …./….
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHAN HÙNG CƯỜNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ
Ở HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHAN HÙNG CƢỜNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ
Ở HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Mã số: 60 34 04 02
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƢƠNG QUỐC CHÍNH
HÀ NỘI - NĂM 2017
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Hành chính Quốc
gia, Khoa sau đại học, giáo viên chủ nhiệm lớp CS1.B1 cùng các thầy cô giáo
tham gia giảng dạy tại trường đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trương Quốc
Chính - người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình
nghiên cứu thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Văn phòng HĐND và UBND huyện,
phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh đã tận tình cung
cấp thông tin và đóng góp ý kiến giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn
thành luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các nhà khoa
học và các thầy, cô giáo để luận văn hoàn thiện hơn.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phan Hùng Cƣờng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các tài liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực có nguồn gốc và xuất xứ rõ
ràng.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phan Hùng Cƣờng
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO
TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
8
1.1. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 8
1.1.1. Chính sách 8
1.1.2. Thực thi chính sách 10
1.1.3. Nghề và đào tạo nghề 14
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách đào tạo nghề 17
1.2.1. Bản chất của vấn đề chính sách 18
1.2.2. Môi trường thực thi chính sách 19
1.2.3. Chủ thể chịu trách nhiệm thực thi chính sách 22
1.2.4. Các bên liên quan trong thực thi chính sách 25
1.3. Những nội dung cơ bản của thực hiện chính sách đào tạo nghề
cho lao động nông thôn
27
1.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 27
1.3.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chính sách 30
1.3.3. Nguồn lực tài chính 32
1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát 34
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO
TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN MÊ LINH
37
2.1. Đặc điểm địa lý, dân cƣ, kinh tế - xã hội và lao động việc làm
huyện Mê Linh
37
2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân cư 37
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội 38
2.1.3. Thực trạng về lao động – việc làm 40
2.2. Tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông 42
thôn trên địa bàn huyện Mê Linh
2.2.1. Về ban hành văn bản quy phạm pháp luật 47
2.2.2. Lập kế hoạch, phổ biến tuyên truyền chính sách 49
2.2.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chính sách 51
2.2.4. Nguồn lực tài chính 53
2.2.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát 55
2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh
57
2.3.1. Những nội dung cơ bản của thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
lao động nông thôn
57
2.3.2. Những tồn tại,hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế 63
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN Ở HUYỆN MÊ LINH
70
3.1. Những căn cứ xây dựng giải pháp 70
3.1.1. Quan điểm, định hướng 70
3.1.2. Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 72
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh
75
3.2.1. Tuyên truyền lợi ích của đào tạo nghề và học nghề 75
3.2.2. Nâng cao năng lực và đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức thực
hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
78
3.2.3. Tăng cường quản lý nhà nước về dạy nghề và phát triển cơ sở dạy
nghề
82
3.2.4. Gắn kết cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp và hội nhập quốc tế 86
3.2.5. Đào tạo nghề phù hợp với điều kiện của địa phương 87
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GD - ĐT Giáo dục - Đào tạo
GVDN Giáo viên dạy nghề
HĐND Hội đồng nhân dân
KHXH Khoa học xã hội
KT - XH Kinh tế - Xã hội
LĐNT Lao động nông thôn
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TB - XH Thương binh – xã hội
UBND Ủy ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Huyện Mê Linh tách ra khỏi Vĩnh Phúc và sát nhập vào thành phố Hà
Nội từ ngày 1/8/ 2008. Mê Linh là một huyện ngoại thành nằm ở phía bắc thủ
đô Hà Nội, huyện giáp với sân bay quốc tế Nội Bài. Huyện Mê Linh có 16 xã
và 2 thị trấn đang trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh.
Quá trình công nghiệp hoá mạnh mẽ như hiện nay sẽ xảy ra
tình trạng mất việc làm ở một số lĩnh vực, khu vực trong đó có khu vực nông
thôn; một bộ phận nông dân mất đất sản xuất dẫn đến mất việc làm trong khi
đó việc đào tạo nghề còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với nhu cầu của thị
trường lao động; mạng lưới cơ sở dạy nghề nói chung tuy đã phát triển nhưng
chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, trong khi đó ở khu vực nông thôn, miền
núi, vùng sâu, vùng xa số lượng cơ sở dạy nghề rất ít, quy mô dạy nghề nhỏ,
chưa đáp ứng nhu cầu học nghề của đông đảo lao động nông thôn; đội ngũ
giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn thiếu về số lượng, chưa đạt chuẩn
về trình độ, chuyên môn, thiếu kinh nghiệm quản lý dạy nghề; chất lượng dạy
nghề cho lao động nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, khi
đánh giá về giáo dục đào tạo (trong đó có đào tạo nghề) cũng đã nhấn mạnh
những hạn chế, yếu kém trong công tác này: “ Chất lượng giáo dục và đào
tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực
trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu
của xã hội. …”
Đào tạo nghề là việc làm quan trọng hiện nay của nền kinh tế quốc dân
vì:
2
- Đào tạo nghề là để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ đòi hỏi của nền
kinh tế thị trường.
- Đào tạo nghề cũng là thành tố góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
- Đào tạo nghề góp phần quan trọng chuyển đổi cơ cấu lao động phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam chính sách cho đào tạo nghề còn nhiều
hạn chế, bất cập:
- Trao quyền tự chủ cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhưng chưa đưa ra
định mức đào tạo cho GVDN mỗi năm, chưa có quy định về kiểm tra, giám
sát sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng GVDN.
- Chưa đặt ra vấn đề đào tạo theo nhu cầu công việc, đào tạo theo vị trí
việc làm, đào tạo tại chỗ.
- Chưa có quy định bắt buộc các Dự án lớn về đào tạo nghề phải lồng
ghép chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên…
- Chưa có nhiều diễn đàn hợp tác quốc tế về nghiên cứu và triển khai
trong lĩnh vực đào tạo giáo viên. Chưa có chính sách thu hút sự hỗ trợ từ các
chuyên gia quốc tế trong việc đào tạo GVDN tại Việt Nam; Việc tăng cường
trao đổi giáo viên giữa các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài nước còn hạn
chế.
- Phương thức đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề còn chậm đổi
mới.
- Chưa có chính sách về việc đào tạo lại giáo viên dạy nghề.
3
- Đào tạo nghề ở nước ta chủ yếu là về mặt lý thuyết mà hạn chế về kỹ
năng thực hành.
- Tỷ lệ giáo viên có chất lượng về đào tạo nghề cũng thấp.
Có thể nói, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một
trong những nhiệm vụ chủ chốt, cơ bản, cơ sở cho giải quyết các vấn đề đang
tồn tại ở huyện Mê Linh, là điều kiện tiên quyết để tiến đến xóa đói giảm
nghèo, phát triển kinh tế bền vững. Thế nhưng trong quá thực hiện chính sách
đào tạo nghề đó trên địa bàn huyện, bên cạnh những kết quả đạt được thì gặp
không ít những khó khăn, vướng mắc từ nhiều vấn đề nảy sinh: từ việc quản
lý, đội ngũ những người thực hiện, xây dựng chương trình, mô hình đào tạo,
đến chọn ngành nghề gì, đối tượng đào tạo, kết quả đào tạo, rồi đầu ra cho
đào tạo nghề… Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng của quá trình
thực hiện chính sách đào tạo nghề ở huyện Mê Linh để thấy được những mặt
tích cực và hạn chế trong công tác thực hiện chính sách của huyện; từ đó rút
ra những bài học và đề xuất những giải pháp sẽ có ý nghĩa thực tiễn quan
trọng góp phần thực hiện các mục tiêu giải quyết việc làm cũng như phát triển
kinh tế - xã hội của huyện cũng như yêu cầu về trình độ của lực lượng lao
động trên địa bàn huyện Mê Linh.
Thực hiện chủ chương của Đảng , chính sách của Nhà nước nhằm nâng
cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định
1956/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 11 năm 2009 về phê duyệt Đề án “ Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Cùng với các địa phương trong
cả nước thì huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội cũng đang quyết tâm thực hiện
Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng trong quá trình
thực hiện Đề án vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Vì những lý do như
4
vậy mà học viên lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở
huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Góp
phần nâng cao chất lượng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn để góp phần phát triển kinh tế - xã hội cũng như yêu cầu về nâng
cao chất lượng đào tạo nghề và cải thiện việc thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh.
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
- Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
- Trần Khánh Đức (đồng tác giả), Phát triển nhân lực công nghệ ưu
tiên ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb Giáo dục,
2002.
- Nguyễn Viết Sự (2005), Giáo dục nghề nghiệp, những vấn đề và giải
pháp, Nxb Giáo dục.
- Nguyễn Đức Trí (2010), Giáo dục nghề nghiệp một số vấn đề lý luận
và thực tiễn, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
- PGS.TS Nguyễn Hữu Hải, Chính sách công những vấn đề cơ bản.
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014.
- Nguyễn Khánh Bình: “Một số vấn đề về chính sách giải quyết việc
làm cho thanh niên nông thôn hiện nay”, Tạp chí Quản lý Nhà nước.
- Bài viết: Đổi Mới Và Phát Triển Dạy Nghề Nhằm Nâng Cao Chất
Lượng Nguồn Nhân Lực của Nguyễn Thị Hằng - Chủ tịch Hội Dạy nghề Việt
Nam trên http://www.molisa.gov.vn/ Bài viết cho thấy Đổi mới và phát triển
dạy nghề phải tiếp cận với những xu hướng đổi mới trong nền kinh tế thị
5
trường, hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời phải dựa trên cơ sở ổn định lâu
dài, kế thừa, phát huy những kết quả và kinh nghiệm đã đạt được.
- Bài viết: Vai trò của đào tạo nghề với việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực của PGS.TS. Mạc Văn Tiến - http://laodongxahoionline.vn.
Bài viết cho thấy sự nghiệp giáo dục- đào tạo đóng vai trò quan trọng như thế
nào trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Bài viết: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực hiện nay của TS. Nguyễn Đắc Hưng -Vụ trưởng Vụ Giáo dục và
Đào tạo, Dạy nghề - Ban Tuyên giáo Trung ương. Bài viết cho thấy Thực
trạng nguồn nhân lực qua đào tạo và nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp,
khu chế xuất Việt Nam hiện nay; Những thách thức và nguyên nhân yếu kém,
bất cập; Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Đại - Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân (2012), Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông
Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nghiên cứu mối quan hệ
về phân công lao động, công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn với các vấn đề của đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Hằng - Trường Đại học Quốc Gia
(2013), Quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề, Đào tạo nghề theo
hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, đã hệ thống hóa được khung lý luận về quản
lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội.
Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu trực tiếp về thực hiện
chính sách đào tạo nghề ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích
6
Từ thực trạng công tác thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn ở huyện đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng công
tác thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn
huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
- Nhiệm vụ
+ Hệ thống lại một số vấn đề lý luận của thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn;
+ Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội;
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong việc thực
hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mê
Linh, thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông
thôn ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu
Do địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội chủ yếu là lao động nông
thôn nên tác giả tập trung nghiên cứu thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
lao động nông thôn của huyện theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27 tháng
11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Nội dung: Hoạt động thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn.
+ Không gian: Địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
7
+ Thời gian: 2012 - 2015;
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật. Cơ sở lý luận
là tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đào
tạo, đào tạo nghề và chính sách đào tạo nghề .
- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp.
- Phân tích, tổng hợp, so sánh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận: Góp phần hệ thống lại một số cơ sở lý luận và thực tiễn của
đào tạo nghề nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Về thực tiễn: Góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo
nghề ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
lao động nông thôn.
Chương 2: Thực trạng việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn ở huyện Mê Linh.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính
sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Mê Linh.
8
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.1.1. Chính sách
Quan niệm về chính sách
- Chính sách là một chuỗi (tập hợp) những hành động có mục đích nhằm
giải quyết một vấn đề (Anderson 1984);
- Chính sách là những gì mà chính phủ làm, lý do làm, và sự khác biệt nó
tạo ra (Dye 1972);
- Chính sách là những gì mà chính phủ làm, hoặc bỏ qua không làm
(Klein & Marmor 2006);
- Chính sách là một hành động mang tính quyền lực nhà nước nhằm sử
dụng nguồn lực để thúc đẩy một giá trị ưu tiên (Considine 1994);
- Chính sách là một công việc được thực hiện liên tục, bởi những nhóm
hoạch định, nhằm sử dụng các thể chế công để kết nối, phối hợp và biểu đạt
giá trị họ theo đuổi (Considine 1994);
- Chính sách là quá trình mà một xã hội tạo ra và quyết định có tính bắt
buộc những hành vi nào được chấp nhận và hành vi nào không (Wheelan
2011);
- Chính sách là một phần của khung khổ các ý kiến, mà qua đó, chúng ta
được điều chỉnh bởi một cách thức hợp lý, giữa các khía cạnh đa chiều của
cuộc sống (Colebatch 2002)
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Hữu Hải : “ Như vậy, có thể thấy
9
khó có thể đưa ra một định nghĩa duy nhất đúng về chính sách. Các chính
sách đôi khi có thể nhận thấy dưới hình thức các quyết định đơn lẻ, nhưng
thông thường nó bao gồm một tập hợp các quyết định hoặc được nhìn nhận
như một định hướng cụ thể. Những lỗ lực đưa ra các định nghĩa khác nhau về
chính sách cũng hàm ý rằng khó có thể xác định được thời điểm cụ thể mà
chính sách cần được ban hành. Chính sách thường sẽ tiếp tục tiến hóa trong
giai đoạn thực hiện chứ không cố định như giai đoạn hoạch định chính sách”
[08,tr.46]
Theo từ điển bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ
thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một
thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và
phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nghiệm
vụ chính trị, kinh tế, văn hóa...” [18,tr.475].
Quan niệm về Chính sách công
- Chính sách công là những gì chính phủ lựa chọn làm hoặc không làm
(Dye, 1992);
- Chính sách công là thoả thuận chính trị về những hành động hoặc
không hành động, được thiết kế nhằm giải quyết, hoặc làm giảm nhẹ vấn đề
trong nghị trình chính trị (Fischer 1995);
- Chính sách công quyết định bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu những
mục tiêu và các biện pháp nên được chọn lựa, nhằm mục đích giải quyết một
vấn đề, hay một sự đổi mới (Dimock et al. 1993);
- Chính sách công liên quan đến những gì chính phủ làm, tại sao, và với
kết quả gì (Fenna 2004);
- Chính sách công là một tuyên bố mang tính quyền lực, về những dự
10
định của chính phủ, dựa trên những giả thuyết về nguyên nhân và ảnh hưởng,
và được thiết kế, cấu trúc dựa trên những mục tiêu (Althaus, Bridgman &
Davis 2007),
Từ những cách tiếp cận khác nhau về chính sách công của các tác giả
trên có thể hiểu về chính sách công theo quan điểm của tác giả Nguyễn Hữu
Hải như sau: “Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được
thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan đến nhau, bao hàm
trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công
trong xã hội” [08,tr.51]
Khái niệm trên vừa thể hiện đặc trưng của chính sách công là do nhà
nước chủ động xây dựng để tác động trực tiếp lên các đối tượng quản lý một
cách tương đối ổn định, cho thấy bản chất của chính sách công là công cụ
định hướng vào hành vi của các cá nhân, tổ chức phù hợp với thái độ chính trị
của nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống xã
hội.
* Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự vận dụng quan
điểm “chính sách công”, vào trong lĩnh vực đào tạo nghề và cho lao động
nông thôn: Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là tập hợp các
quyết định liên quan của nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp, công
cụ thực hiện để đào tạo cho lao động nông thôn nhằm đáp ứng cơ bản về nhu
cầu cuộc sống của họ và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.1.2. Thực thi chính sách
Thực thi đơn giản có nghĩa là thực hiện hoặc tiến hành. Tuy nhiên, thực
thi ở đây được xem xét với tư cách là giai đoạn thứ tư của chu trình chính
sách công trong năm giai đoạn. Thực thi có thể được định nghĩa theo nhiều
11
cách khác nhau:
- Theo Mazmanian và Sabatier: Thực thi là thực hiện một quyết định
chính sách cơ sở, thường được thể hiện trong một đạo luật, nhưng cũng có thể
được thể hiện dưới hình thức các quyết định quan trọng của cơ quan hành
pháp hoặc các quyết định của tòa án.
- Pressman và Wildavsky cho rằng một quyết định chính sách công đưa
đến một giả thuyết liên kết các mục tiêu với mục đích hoặc các kết quả mong
đợi.
- Theo Amy DeGroff, Margaret Cargo: Thực thi chính sách công phản
ánh một quá trình thay đổi phức tạp mà các quyết định của Nhà nước được
chuyển thành các chương trình, thủ tục, các quy định, hoặc các hoạt động
nhằm đạt được những cải thiện xã hội.
- Theo Ottoson và Green cho rằng: Thực thi là một quá trình lặp đi lặp
lại trong đó có ý tưởng được thể hiện trong hành động xã hội.
- Theo Thomas Dye: Thực thi bao gồm tất cả các hoạt động được thiết kế
để thực hiện các chính sách công đã được thông qua bởi cơ quan lập pháp. Vì
chính sách công có những tác động mong muốn hoặc có chủ định, nên chúng
phải được chuyển thành các chương trình và các dự án mà sau đó được thực
hiện để đạt được một tập hợp các mục tiêu hoặc mục đích.
- Theo William Dunn cho rằng các hành động chính sách công có hai
mục đích chính: điều chỉnh và phân bổ. Các hành động điều chỉnh là những
hành động được thiết kế để đảm bảo sự tuân thủ các tiêu chuẩn hoặc thủ tục
nhất định. Các hành động phân bổ là những hành động đòi hỏi các đầu vào
như tiền, thời gian, nhân sự và thiết bị. Các hành động điều chỉnh và phân bổ
có thể có những kết quả là phân phối và phân phối lại. Các hành động điều
chỉnh và phân bổ được thực thi bởi các cơ quan nhà nước dưới hình thức các
12
chương trình và dự án.
Từ những lập luận khác nhau của các tác giả trên đây theo tác giả Lê
Văn Hòa có thể hiểu rằng: “Thực thi chính sách công là quá trình đưa chính
sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản,
chương trình, dự án thực thi chính sách công và tổ chức thực hiện chúng
nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách công” [10,tr.7].
* Vai trò của thực thi chính sách công
Thực thi chính sách công là một giai đoạn rất quan trọng của chu trình
chính sách bởi vì sự thành công của một chính sách công phụ thuộc vào kết
quả của thực thi chính sách công.
Như vậy, thực thi chính sách công có vị trí đặc biệt quan trọng trong chu
trình chính sách công, nó là giai đoạn hiện thực hóa mục tiêu chính sách công.
Vai trò của thực thi chính sách công trong chu trình chính sách công được thể
hiện ở những phương diện dưới đây:
- Từng bước hiện thực hóa mục tiêu của chính sách công.
- Khẳng định tính đúng đắn của chính sách công.
- Thực thi chính sách công giúp cho chính sách công ngày càng hoàn
thiện hơn.
* Chủ thể thực thi chính sách công
Tùy thuộc vào chế độ chính trị, những quy định của hiến pháp, nguyên
tắc thực thi quyền lực nhà nước, cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, mức độ
dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước, trình độ phát triển
kinh tế - xã hội ở mỗi một quốc gia mà số lượng và loại chủ thể tham gia vào
quá trình thực thi chính sách công ở các nước là khác nhau.
Có rất nhiều chủ thể tham gia vào quá trình thực thi chính sách công,
13
theo tác giả Lê Văn Hòa “có thể nhóm các chủ tham gia vào thực thi chính
sách công thành các nhóm sau: (1) chủ thể thực thi là các cơ quan nhà nước
và nhân sự các cơ quan đó – đây là chủ thể chịu trách nhiệm thực thi chính
sách công; (2) chủ thể tham gia là các đối tác phi nhà nước (các doanh nghiệp,
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước); (3) chủ thể tham gia với tư cách là
đối tượng thụ hưởng chính sách (các cộng đồng dân cư, các nhóm dân số,
thậm chí là mọi người dân)” [10, tr.9-10].
* Quy trình triển khai thực thi chính sách công
Quá trình thực thi chính sách công được triển khai thông qua hệ thống tổ
chức bộ máy nhà nước, với sự tham gia của các đối tác. Tùy thuộc vào từng
chính sách công cụ thể, mà chủ thể thực thi chính sách công xác định các
nhiệm vụ cụ thể để triển khai thực thi chính sách công đó.
- Xây dựng và ban hành văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách
công thì chủ thể thực thi chính sách cần tiến hành các hoạt động:
+ Nghiên cứu nội dung chính sách để xác định những văn bản, chương
trình, dự án cần được ban hành hoặc phê duyệt.
+ Xây dựng kế hoạch soạn thảo và ban hành các văn bản thực thi chính
sách; xây dựng kế hoạch lập và phê duyệt các chương trình, dự án thực thi
chính sách.
+ Tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch trên bảo đảm ban hành được
các văn bản, chương trình, dự án có chất lượng, hợp pháp, đúng thời gian, tiết
kiệm và hiệu quả.
- Tổ chức thực hiện văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách
công có thể được khái quát thành các nội dụng dưới đây
+ Xây dựng kế hoạch tổ chức thực thi văn bản, hoặc lập kế hoạch thực
14
hiện chương trình, dự án.
+ Tuyên truyền, phổ biến nội dung của văn bản, chương trình, dự án
+ Tập huấn văn bản, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cần thiết để triển
khai vản bản, chương trình, dự án.
+ Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực
để triển khai thi hành văn bản, thực hiện chương trình dự án.
+ Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thi hành văn bản, việc thực
hiện chương trình, dự án.
- Sơ kết, tổng kết thực hiện văn bản, chương trình, dự án thực thi chính
sách công
* Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn:
- Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng là vận
dụng quan điểm về thực thi chính sách công: Là một khâu của chu trình
chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của Nhà nước về chính sách
đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua
các văn bản, chương trình, dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm
hiện thực hóa mục tiêu nhà nước đề ra.
1.1.3. Nghề và đào tạo nghề
Khái niệm nghề theo quan niệm ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau
nhất định. Cho đến nay thuật ngữ “Nghề” được hiểu và định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm về nghề.
+ Khái niệm nghề ở Nga được định nghĩa: Là một loại hoạt động lao
động đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn.
+ Khái niệm nghề ở Đức được định nghĩa: Là hoạt động cần thiết cho
15
xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ
nào đó.
+ Khái niệm nghề ở Pháp: Là một loại lao động có thói quen về kỹ
năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống.
+ Khái niệm nghề ở Anh được định nghĩa: Là công việc chuyên môn
đòi hỏi một sự đào tạo trong khoa học nghệ thuật.
=> Nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ biến gắn chặt
với sự phân công lao động, với tiến bộ khoa học kỹ thuật, và văn minh nhân
loại. Vì thế nó được nhiều ngành khoa học nghiên cứu từ nhiều góc độ khác
nhau.
+ Ở Việt Nam, nhiều định nghĩa nghề được đưa ra song chưa được
thống nhất, chẳng hạn có định nghĩa: Nghề là một tập hợp lao động do sự
phân công lao động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được. Nghề
mang tính tương đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền
sản xuất và nhu cầu xã hội.
Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau song
chúng ta có thể nhận thấy một số nét đặc trưng nhất định sau:
- Đó là hoạt động, là công việc về lao động của con người được lặp đi
lặp lại.
- Là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội;
- Là phương tiện để sinh sống.
- Là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong xã
hội đòi hỏi phải có một quá trình đào tạo nhất định.
Xu thế phát triển của nghề chịu tác động mạnh mẽ của sự phát triển
khoa học kỹ thuật và văn minh nhân loại và của chiến lược phát triển kinh tế -
16
xã hội ở mỗi quốc gia. Bởi vậy phạm trù "Nghề" biến đổi mạnh mẽ và gắn
chặt với xu hướng phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
* Đào tạo nghề:
Đào tạo là sự phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho mỗi
cá nhân để họ thực hiện một nghề hoặc một nhiệm vụ cụ thể một cách tốt
nhất. Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm
thay đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp
ứng được tiêu chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn.
- Đào tạo nghề: “Đào tạo nghề là những hoạt động nhằm mục đích nâng
cao tay nghề hay kỹ năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với công việc hiện tại
và trong tương lai”. Đào tạo nghề bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ
với nhau. Đó
+ Dạy nghề: Là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý
thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự
khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp;
+ Học nghề: “Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực
hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định”.
Đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho
người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn bao gồm đào tạo
nghề mới, đào tạo nghề bổ sung, đào tạo lại nghề.
Đào tạo nghề mới: Là đào tạo những người chưa có nghề, gồm những
người đến tuổi lao động chưa được học nghề, hoặc những người trong độ tuổi
lao động nhưng trước đó chưa được học nghề. Đào tạo mới nhằm đáp ứng
tăng thêm lao động đào tạo nghề cho Xã hội.
Đào tạo lại nghề: Là đào tạo đối với những người đã có nghề, có
17
chuyên môn nhưng do yêu cầu mới của sản xuất và tiến bộ kỹ thuật dẫn đến
việc thay đổi cơ cấu ngành nghề, trình độ chuyên môn. Một số công nhân
được đào tạo lại cho phù hợp với cơ cấu ngành nghề và trình độ kỹ thuật mới.
Đào tạo lại thường được hiểu là quá trình nhằm tạo cho người lao động
có cơ hội để học tập một lĩnh vực chuyên môn mới để thay đổi nghề.
Bồi dưỡng nâng cao tay nghề: Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập
nhật hóa kiến thức còn thiếu, đã lạc hậu, bổ túc nghề, đào tạo thêm hoặc củng
cố các kỹ năng nghề nghiệp theo từng chuyên môn và thường được xác nhận
bằng một chứng chỉ hay nâng lên bậc cao hơn.
Như vậy, xác định rõ ranh giới giữa đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại
nghề hiện nay là một việc phức tạp, khó khăn. Dựa vào lý thuyết quy luật số
đông, các khái niệm trên được phân biệt theo các tiêu chí sau:
Nội dung: Nội dung học có liên quan tới nghề chuyên môn mới hay cũ.
Mục đích: Để tiếp tục làm nghề cũ hay đổi nghề.
Lần đào tạo: Lần đầu tiên hay tiếp nối.
Văn bằng: Được cấp bằng, chứng chỉ hay không được cấp sau khi học.
Căn cứ vào thời gian đào tạo, dạy nghề thực hiện theo luật dạy nghề
gồm 3 cấp trình độ đào tạo là: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp
nghề.
Đào tạo nghề là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc
dân. Theo quy định của Luật giáo dục, hệ thống giáo dục bao gồm: Giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục học nghề, giáo dục đại học và sau đại
học.
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách đào tạo nghề
18
1.2.1. Bản chất của vấn đề chính sách
Đây là yếu tố gắn liền với vấn đề của chính sách đào tạo nghề, có tác
động trực tiếp đến cách giải quyết vấn đề chính sách và tổ chức thực thi chính
sách. Tính chất cấp bách của chính sách đào tạo nghề nhất là đào tạo nghề cho
lao động nông thôn nên đã được nhà nước ưu tiên tập trung nguồn lực để thực
hiện đó là việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số:1956/QĐ-
TTg, Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”
ngày 27 tháng 11 năm 2009. Tính chất của vấn đề chính sách là yếu tố khách
quan có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực thi chính sách nhanh hay
chậm, thuận lợi hay khó khăn ....
Bản chất của vấn đề chính sách tác động đến việc thực hiện chính sách
theo các bước dưới đây:
- Các quyết định chính sách có mức độ khó khăn khác, kỹ thuật khác
nhau trong quá trình thực hiện. Việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
lao động nông thôn không chỉ đơn thuần là thực hiện một quyết định đơn lẻ
mà trong quyết định đó là việc thực hiện một loạt các quyết định nhỏ trong
cách thức thực thi chính sách. Như chính sách đối với người học; chính sách
đối với giáo viên, giảng viên; chính sách đối với cơ sở đào tạo; hay trong việc
thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì phải thực hiện
một loạt các quyết định từ việc tuyên truyền chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn, việc điều tra khảo sát nhu cầu dạy nghề cho lao động nông
thôn, bố trí cán bộ thực hiện chính sách...
- Tính đa dạng của vấn đề chính sách: Vấn đề của chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn xuất phát từ nhiều căn nguyên như việc thiếu
việc làm, đói nghèo, chất lượng giáo dục kém, vấn đề tôn giáo hay tệ nạn xã
hội ... cũng ảnh hưởng đến giải pháp và mục tiêu của chính sách.
19
- Quy mô của nhóm mục tiêu càng lớn thì khó khăn hơn trong việc thay
đổi hành vi của họ theo cách thức mong muốn. Chẳng hạn, trong vấn đề đào
tạo nghề cho lao động nông thôn, việc có bộ phận tuyên truyền lợi ích về
chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Đảng và nhà nước sẽ
hiệu quả hơn là để những lao động tự nhận thức được lợi ích của chính sách.
Hay thực hiện giải pháp về vấn đề khảo sát nhu cầu học nghề gì đối với lao
động nông thôn ở địa phương để mở các lớp đào tạo nghề cho phù hợp hơn
việc mở các nghề đào tạo theo phương thức dập khuôn thì chưa chắc đã phù
hợp với nhu cầu thực tế tại từng địa phương.
- Phạm vi thay đổi của nhóm mục tiêu: Một chính sách công trong việc
loại bỏ sự phân biệt chủng tộc, phân biệt tôn giáo sẽ khó hơn chính sách đào
tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã, bởi vì loại bỏ chính sách thứ nhất
giải quyết những vấn đề có nguyên nhân sâu xa trong các hệ thống niềm tin,
văn hóa của xã hội, còn chính sách đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức
xã chỉ tác động đến một nhóm đối tương là cán bộ, công chức cấp xã để nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
1.2.2. Môi trường thực thi chính sách
Môi trường là yếu tố liên quan đến hoạt động kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường tự nhiên và quốc tế... Xã hội
nước ta là một xã hội ổn định , ít biến động về chính trị góp phần thuận lợi
cho việc thực thi chính sách trong đó có chính sách đào tạo nghề. Nếu các bộ
phận cấu thành nên môi trường vận động phù hợp với trình độ tổ chức điều
hành của các cơ quan nhà nước, với thể chế chính sách đang tồn tại sẽ có tác
động thúc đẩy các hoạt động của tổ chức thực thi chính sách. Ngược lại, nó sẽ
kìm hãm, ngăn trở các hoạt động này, dẫn đến thực thi chính sách kém hiệu
quả.
20
- Môi trường chính trị: Những biến đổi trong hoàn cảnh chính trị có tác
động lên thực thi chính sách. Môi trường chính trị trong thực thi chính sách ở
mỗi nước và giữa các hệ thống chính trị là khác nhau. Việc thay đổi về bộ
máy chính phủ cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sach,
nhưng.
- Môi trường kinh tế: Những thay đổi về các điều kiện kinh tế có tác
động lớn đến việc thực thi chính sách. Chương trình đào tạo nghề cho lao
động nông thôn cũng như bất kỳ một chương trình nào cũng có thể bị thay
đổi, nếu điều kiện kinh tế thịnh vượng thì nhà nước sẽ có ngân sách dồi dào
hơn cho chương trình thực thi chính sách và các áp lực của nguyên nhân lên
vấn đề chính sách có thể bị giảm bớt. Ngược lại trong điều kiện kinh tế suy
thoái thì ngân sách cho chương trình thực thi chính sách công có thể bị cắt
giảm, và có thể là nguyên nhân làm cho vấn đề trầm trọng hơn.
- Môi trường xã hội: “Những thay đổi trong điều kiện xã hội như cơ cấu
dân số, trình độ dân trí, cơ cấu gia đình, dân tộc, tôn giáo... có thể ảnh hưởng
đến việc giải thích một vấn đề công và vì thế tác động đến cách thức thực hiện
các chính sách” [10, tr.18]. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
cũng là một chính sách có tác động trong việc ổn định an sinh xã hội, nước ta
đang ở giai đoạn vàng về lực lượng lao động nên cơ cấu dân số trẻ nhiều cũng
gây áp lực cho việc giải quyết việc làm và đào tạo. Chính vì vậy nên Đảng,
nhà nước đã phê duyệt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn để
làm giảm đi áp lực về việc làm cũng như tăng trưởng kinh tế góp phần trong
việc an sinh xã hội.
- Môi trường văn hóa: Chính sách hướng tới những đối tượng thụ
hưởng, đối tượng mục tiêu nhất định đồng thời nó được thực hiện ở những địa
phương nhất định. Vì vậy nền văn hóa, nền dân tộc của địa phương có ảnh
21
hưởng rất lớn trong việc thiết kế và thực hiện chương trình thực thi chính
sách. Môi trường văn hóa ở huyện Mê Linh trong chính sách đào tạo nghề cho
lao động nông thôn không bị tác động nhiều bởi cũng tương đối phù hợp với
nhu cầu của người lao động và văn hóa ở địa phương.
- Môi trường công nghệ: Trong chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn vì môi trường công nghệ không có ảnh hưởng vì trong quá trình
thực thi chính sách này không phải sử dụng các công nghệ làm thay đổi quá
trình thực thi mà chỉ áp dụng công nghệ và khoa học kỹ thuật vào các bước
trong quá trình thực thi chính sách này.
- Môi trường quốc tế: Hiện nay trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng, những biến đổi của thế giới có thể có tác động theo hai chiều
tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình thực thi chính sách. Như chính sách đào
tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay với tình hình thế giới cần những lao
động có tay nghề cao là rất nhiều, chính vì vậy việc đào tạo ra một lực lượng
lao động đáp ứng được nhu cầu đó thì sẽ rất tốt cho lao động nước nhà. Với
một số chính sách được các nhà tài trợ quốc tế thì sự thay đổi chính sách của
các nhà tài trợ quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thực thi chính sách đó, vì
nguồn vốn đó là nguồn vốn do nhận tài trợ. Trên thực tế tùy thuộc và từng
chính sách có mức độ tài trợ cũng như mối quan hệ về môi trường quốc tế
ngày thì sẽ có những ảnh hưởng khác nhau.
Quá trình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở
nước ta hiện nay để đáp ứng được nhu cầu lao động quốc tế rất thấp, trong khi
hiện tại dân số nước ta đang trong giai đoạn dân số có lực lượng lao động rồi
rào, nhưng yêu cầu về lao động qua đào tạo có chất lượng cao từ quốc tế là
yêu cầu đặt ra với chính sách đào tạo nghề ở nước ta. Đặc biệt là đào tạo nghề
cho lao động nông thôn vì nguồn lao động nông thôn hiện nay chưa qua đào
22
tạo là rất nhiều. Chính vì vậy mà để có nguồn lao động chất lượng để cung
cấp cho thị trường quốc tế cũng là yêu cầu và thách thức cho việc thực hiện
chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay.
1.2.3. Chủ thể chịu trách nhiệm thực thi chính sách
* Tổ chức bộ máy hành chính:
- Bộ máy hành chính chịu trách nhiệm thực thi chính sách nào cũng sẽ
ảnh hưởng đến thực thi chính sách. Mâu thuẫn nội bộ trong cơ quan hành
chính, và giữa các cơ quan hành chính các cấp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình thực thi chính sách. Thông thường thực thi chính sách đòi hỏi sự
tham gia của một số tổ chức nhất định để biến đổi mục tiêu chính sách thành
hành động. Như trong thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông
thôn thì các tổ chức có trách nhiệm như sau:
+ Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên
truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về dạy nghề,
việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất, kinh doanh;
tham gia dạy nghề và giám sát tình hình thực hiện Đề án ở địa phương;
+ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lồng
ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao
động nông thôn trong Đề án này vào các nội dung phù hợp ủa Đề án “Hỗ trợ
thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 – 2015”;
+ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
và các tổ chức chính trị - xã hội khác; Hội Dạy nghề Việt Nam, Hiệp hội làng
nghề Việt Nam và các hội nghề nghiệp khác tham gia vào các hoạt động phù
hợp của Đề án.
- Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chương trình mục
23
tiêu quốc gia nên nó có mối quan hệ liên chính quyền đòi hỏi sự chung tay kết
hợp của các cấp từ Trung ương đến địa phương cũng như giữa các bộ ngành.
+ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Là cơ quan thường trực Đề
án; chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ
tổng hợp nội dung và nhu cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn của Đề án
gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Thủ tướng Chính
phủ; Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội
vụ và các Bộ, ngành liên quan điều phối và hướng dẫn tổ chức thực hiện các
chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án; ...
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức xây dựng danh mục nghề, chương
trình dạy nghề các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường
xuyên; Phối hợp với một công ty viễn thông để cung cấp thông tin thị trường
hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp
đến xã; ...
+ Bộ Nội vụ: Chủ trì tổ chức thực hiện, chỉ đạo việc đánh giá, tổng kết
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo các mục tiêu đã định;
đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đào tạo cán bộ, công chức xã;
xây dựng và ban hành chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã;
Tổng hợp nhu cầu và phân bổ kinh phí hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức xã gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp; …
+ Các bộ, ngành khác có liên quan, phối hợp với nhau thực hiện Đề án
đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
+ Ở các tỉnh thành phố triển khai Phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án
đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh trên cơ sở Đề án này và chiến
24
lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020; quy hoạch mạng lưới
các cơ sở dạy nghề đến năm 2020, trong đó tập trung phát triển mạng lưới các
trung tâm dạy nghề cấp huyện; Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hàng
năm, và triển khai thực hiện.
* Động cơ và lợi ích: Thực thi một chính sách cần có các cơ quan hành
chính nhà nước từ trung ương đến các cấp chính quyền địa phương, mỗi cơ
quan hành chính có những lợi ích, tham vọng và truyền thống riêng. Những
đặc trưng này có thể cản trở quá trình thực thi chính sách và định hướng kết
quả của chính sách.
Sự thống nhất hay không về lợi ích của các đối tượng trong quá trình
thực hiện mục tiêu chính sách. Không chỉ do mâu thuẫn lợi ích của các đối
tượng chính sách làm ảnh hưởng đến công tác tổ chức thực hiện, mà cón do
sự không đồng nhất về những tiện ích giữa các cơ quan chỉ đạo điều hành
thực thi chính sách.
* Năng lực thực thi chính sách của cán bộ, công chức: Đây là yếu tố có
vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách. Cán bộ, công chức
trong các cơ quan công quyền khi được giao nhiệm vụ tổ chức thực thi chính
sách công, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt kỷ luật công vụ
trong lĩnh vực này mới đạt hiệu quả thực thi. Tinh thần trách nhiệm và ý thức
kỷ luật được thể hiện trong thực tế thành năng lực thực tế. Đây là một yêu cầu
rất quan trọng đối với mỗi cán bộ, công chức để thực hiện đưa chính sách của
nhà nước vào cuộc sống. Năng lực thực tế và đạo đức công vụ của cán bộ,
công chức còn thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa
các cơ quan nhà nước với cá nhân và tổ chức trong xã hội. Nhìn chung cán
bộ, công chức có năng lực thực thi chính sách tốt, không những chủ động điều
phối được các yếu tố chủ quan tác động theo định hướng, mà còn khắc phục
25
những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố khách quan để công tác tổ chức thực
thi chính sách công mang lại kết quả thực sự.
1.2.4. Các bên liên quan trong thực thi chính sách
Lợi ích và động cơ của các bên liên quan như: người thụ hưởng chính
sách, các đối tác, những người liên quan khác có ảnh hưởng đến đến kết quả
thực thi chính sách. Ảnh hưởng của họ đến thực thi chính sách được thể hiện
ở những phương diện sau:
- Tiềm năng chính trị và kinh tế: Các nguồn lực kinh tế và chính trị của
các bên liên quan ảnh hưởng đến thực thi chính sách. “Các bên liên quan
được hiểu là cá nhân hay nhóm người có liên quan về mặt lợi ích, họ có thể
ảnh hưởng những quyền lợi hay bị mất mát, thiệt thòi bởi một dự án hay
chính sách nào đó, hay có thể là những bên tác động ảnh hưởng đến kết quả
đầu ra của một chương trình dự án, hay chính sách đó” [02, tr.59].
Các nhóm quyền lực bị ảnh hưởng bởi chính sách có thể ủng hộ hoặc
chống đối chính sách. Ví dụ như trong chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn thì chính sách đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã được
ủng hộ bởi quyền lợi của nhóm đối tượng này được hưởng nên họ rất ủng hộ.
Nên các cơ quan thực thi chính sách cần tranh thủ được sự ủng hộ và nhượng
bộ đó trong quá trình thực thi chính sách.
Tiềm năng kinh tế của đối tượng thụ hưởng và các bên đối tác quyết
định mức độ tham ra của họ vào quá trình thực thi chính sách công. Như trong
chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn này thì đối tượng người dân
nông thôn được hưởng chính sách đào tạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu
nhập và kinh tế nên họ sẵn sàng và tham gia vào chính sách với mức độ cao.
Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà đối tượng thụ hưởng không tiếp cận
được chính sách thì coi như chính sách bị thất bại, hoặc các bên đối tác không
26
nhiệt tình tham gia vào quá trình tạo ra các đầu ra của chính sách thì chính
sách đó khó có thể đạt mục tiêu đúng hạn. Nếu trong chính sách đào tạo nghề
cho lao động nông thôn mà do nguồn kinh phí để thực hiện chính sách mà
không được cấp kịp thời về các địa phương thì chính sách này tại địa phương
sẽ khó mà đạt mục tiêu đúng hạn.
- Động cơ và lợi ích: Các nhóm tham gia vào thực thi chính sách và các
chương trình dù là các bên đối tác, hay đối tượng thụ hưởng đều cố gắng cải
thiện chế độ phúc lợi của họ hoặc tối thiểu hóa các thiệt hại của họ bằng việc
khẳng định vai trò của họ trong quá trình thực thi chính sách công nhằm tăng
cường địa vị kinh tế hoặc xã hội. Trong thực thi chính sách đào tạo nghề cho
lao động nông thôn thì dù là các đơn vị sử dụng lao động qua đào tạo hay là
lao động được đào tạo đều bỏ ra khoản chi phí thấp mà có lợi ích về mặt kinh
tế, như đơn vị sử dụng tuyển được nguồn lao động chất lượng qua đào tạo mà
họ không phải bỏ chi phí đào tạo mà sử dụng được ngay, còn người lao động
được đạo tạo nhờ vào chính sách mà có việc làm nâng cao thu nhập, phát triển
kinh tế.
- Sự ủng hộ của người dân: Trong xã hội thì tiếng nói của người dân
cần được coi trọng. Tùy thuộc vào trình độ phát triển và cơ chề quyết định
được thực hiện theo cơ chế dân chủ trực tiếp hay cơ chế dân chủ đại diện. Cho
dù cơ chế nào đi nữa, thì sự ủng hộ của người dân đối với một quyết định
chính sách là một nhân tố quan trọng đối với sự thực thi chính sách đó thành
công. Trong thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà
không được sự đồng tình ủng hộ của người dân ở địa phương thực thi chính
sách thì địa phương đó chắc chắn sẽ không thành công.
Đây là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của
chính sách. Mục tiêu chính sách thành công của các quốc gia làm thay đổi
27
trạng thái, kinh tế, xã hội hiện tại theo nhu cầu của đời sống xã hội. Việc thực
hiện mục tiêu của chính sách không chỉ do các cơ quan quản lý nhà nước mà
phải có sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Trên thực tế các
cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức thực
thi chính sách, còn các tầng lớp nhân dân là những đối tượng thực hiện chính
sách. Như vậy, nhân dân vừa là người trực tiếp tham gia thực hiện hóa mục
tiêu chính sách, vừa trực tiếp thụ hưởng những lợi ích mang lại từ chính sách.
Nếu một chính sách đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội về mục tiêu và
biện pháp thừa hành thì nó sẽ nhanh chóng đi vào lòng dân, được người dân
ủng hộ thực hiện và ngược lại thì chính sách sẽ bị bỏ rơi.
1.3. Những nội dung cơ bản của thực hiện chính sách đào tạo nghề
cho lao động nông thôn
Chỉ thị số 19/CT-TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao
động nông thôn, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ,
đảng viên, các cấp ủy, chính quyền các cấp về thực hiện công tác dạy nghề
cho lao động nông thôn và đào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực.
Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ
về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
1.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
Thể chế có thể hiểu là những thiết chế chính trị, luật lệ và quy định
mang tính pháp lý, của một chế độ xã hội. Trong chính sách đào tạo nghề cho
lao động nông thôn thể chế chính sách có thể hiểu là các văn bản Luật, Nghị
định, Thông tư, Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan
đến việc xác định các mục tiêu. Giải pháp, các chủ thể tham gia và mối quan
hệ giữa các chủ thể với nhau cũng như các quy trình hoạch định, thực thi và
28
đánh giá chính sách.
Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 962/QĐ-TTg
thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg
ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020; Trưởng ban là Phó thủ tướng Chính phủ.
Theo Quyết định này, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với
Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, cơ chế, chính sách và các giải pháp
thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (Đề án);
giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành,
cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương trong việc triển khai thực hiện
chính sách, chương trình, kế hoạch và các hoạt động của Đề án; kiểm tra, đôn
đốc, đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết
quả triển khai các hoạt động của Đề án.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Ban Chỉ
đạo có nhiệm vụ bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo. Kinh phí
hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ công tác giúp việc cho Ban Chỉ đạo do ngân
sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ
kiêm nhiệm. Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ,
Phó trưởng ban thường trực sử dụng con dấu của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội.
Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến năm 2020 tại Điều 1 đã quy định vai trò, trách nhiệm, quyền hạn tham gia
của các chủ thể chính sách.
Về phía thành phố và huyện thì triển khai đề án như sau:
29
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Đề án cấp
thành phố; chủ trì, phối hợp với các sở, cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân
dân cấp huyện xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án
hàng năm.
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày
15-1-2010 và Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 13-7-2010 triển khai thực
hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg, Quyết định số 3658/QĐ-UBND ngày 17-
7-2010 về việc tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động
nông thôn TP Hà Nội.
Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 26/12/2011 của UBND thành phố Hà
Nội về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 theo
Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Để hướng dẫn các huyện triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động
nông thôn liên Sở: Lao động - TB&XH và Tài chính đã ban hành văn bản số
813/HD-LS ngày 24/5/2011 hướng dẫn triển khai công tác dạy nghề cho lao
động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ
tướng Chính phủ.
* Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã
triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn;
- Đề xuất danh mục nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp: nhu cầu
học nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp và các cơ sở có đủ điều tham gia dạy
nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện, gửi Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
30
- Hàng năm, 5 năm tổng hợp kế hoạch, dự toán kinh phí dạy nghề cho
lao động nông thôn để thực hiện Đề án của huyện (bao gồm cả đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức xã), gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hội
và Sở Nội vụ để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy
định và thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên
địa bàn huyện;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở có đủ điều kiện tham gia dạy
nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện;
Bán sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Sở lao động
TB&XH về thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết
định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. UBND
huyện Mê Linh đã chủ động ban hành các văn bản, kế hoạch như thành lập
Ban chỉ đạo 1956 thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg.
1.3.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chính
sách
* Ban chỉ đạo cấp Trung ương.
Quyết định số 962/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Thành lập Ban
Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11
năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020".
Trưởng ban: Phó Thủ tướng Chính phủ.
Phó Trưởng ban thường trực: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội.
31
Các Phó Trưởng ban: Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
Các ủy viên: Thứ trưởng Bộ Tài chính; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Phó Tổng Giám đốc Ngân
hàng Chính sách Xã hội; Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Tổng cục
trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ trưởng
Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo
* Ban chỉ đạo cấp Thành phố.
Ủy ban nhân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các ngành, các cấp khẩn
trương triển khai thực hiện chủ trương trên của Chính phủ: Thành lập Ban chỉ
đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng
Chính phủ từ cấp Thành phố đến quận, huyện, thị xã;
Quyết định số 6127/QĐ-BCĐ ngày 13/12/2010 của Ban Chỉ đạo thành
phố Hà Nội thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg về việc Ban hành Quy chế
tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội thực hiện Quyết định
số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Trưởng Ban: Phó Chủ tịch UBND Thành phố.
Phó Trưởng Ban: Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
Ủy viên: Phó Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Phó Giám đốc Sở
Lao động Thương binh và Xã hội; Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phó
Giám đốc Sở Tài chính; Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; Phó Giám đốc Sở Công Thương; Phó Giám đốc Sở Nội vụ; Phó Giám
đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Phó Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông;
Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Hà Nội
Ngoài ra còn mời một số thành viên được mời tham gia.
32
* Ban chỉ đạo cấp huyện.
Bán sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Sở lao động
TB&XH về thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết
định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. UBND
huyện Mê Linh đã chủ động ban hành các văn bản, kế hoạch như thành lập
Ban chỉ đạo 1956 thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg
Trưởng Ban: Phó Chủ tịch UBND huyện.
Phó Trưởng Ban: Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội.
Ủy viên: các phòng chuyên môn liên quan như Phòng Lao động Thương
binh và Xã hội; Phòng Kế hoạch và Đầu tư; Phòng Tài chính; Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Công Thương; Phòng Nội vụ; Phòng
Giáo dục và Đào tạo; Phòng Thông tin Truyền thông; Chi nhánh Ngân hàng
Chính sách Xã hội huyện...
Ngoài ra còn bố trí 01 biên chế chuyên trách theo dõi công tác dạy nghề
cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; bảo đảm các điều kiện về ngân
sách, biên chế cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất cho cơ sở
dạy nghề công lập trực thuộc để thực hiện dạy nghề theo kế hoạch;
Cán bộ quản lý, thực hiện tại UBND cấp xã, thị trấn; Các đoàn thể khác
như Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh...
1.3.3. Nguồn lực tài chính
Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng
Chính phủ Tổng kinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách nhà nước dự kiến là
25.980 tỷ đồng, gồm:
- Kinh phí dạy nghề lao động nông thôn: 24.694 tỷ đồng;
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã: 1.286 tỷ đồng.
33
Kinh phí của Đề án theo tiến độ thực hiện
- Giai đoạn 2009 – 2010: 1.894 tỷ đồng (trong đó kinh phí đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức xã là 65,5 tỷ đồng);
- Giai đoạn 2011 – 2015: 11.363 tỷ đồng (trong đó kinh phí đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức xã là 593,5 tỷ đồng);
- Giai đoạn 2016 – 2020: 12.723 tỷ đồng (trong đó kinh phí đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức xã là 627 tỷ đồng).
* Nguồn kinh phí thực hiện Đề án của huyện là nguồn kinh phí do Thành
phố Hà Nội cấp từ nguồn kinh phí của Đề án.
Nguồn kinh phí thực hiện Đề án theo Quyết định số 1956 và kinh phí
hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg thành phố
đã cấp cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
- Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị
thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp
nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học
(mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền
ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé
giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa
học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên;
- Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu
nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp
nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học
(mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);
34
- Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình
độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu
đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề
thực tế);
- Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành
về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định
ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với
khoản vay để học nghề;
- Lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập
tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo các khóa học trình độ trung cấp
nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân
tộc thiểu số nội trú;
- Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về
việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc
làm.
Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính
sách của Đề án này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính
sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính
sách của Đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị
mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem
xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính
sách của Đề án này nhưng tối đa không quá 03 lần.
1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông
thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo với cơ quan cấp trên.
35
- Bố trí mỗi huyện có 01 cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý dạy
nghề ở Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trực tiếp theo dõi, kiểm tra;
- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án và
định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện Đề án gửi Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất quá trình thực hiện chính sách
đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các địa phương.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng nguồn kinh
phí sử dụng của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Định kỳ hàng năm rà soát, cập nhật, bổ sung, đánh giá, xác định nhu
cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn
+ Rà soát, cập nhật, bổ sung danh mục nghề đào tạo cho lao động nông
thôn;
+ Rà soát, xác định nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn theo
từng nghề và cấp trình độ đào tạo;
+ Rà soát, xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo (số lượng, cơ
cấu nghề, trình độ đào tạo) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị
trường lao động;
+ Rà soát, xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn để thực
hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới và nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông
nghiệp;
+ Rà soát, đánh giá năng lực đào tạo của các cơ sở tham gia đào tạo cho
lao động nông thôn về: nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và cán
bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cơ sở vật chất thiết bị đào tạo để xác định
các cơ sở đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
36
UBND huyện Mê Linh thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá, giám sát việc
thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.
Kiểm tra định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo cơ quan cấp trên, kiểm tra trực
tiếp tại các xã, thị trấn và quán triệt các địa phương kiểm tra đột xuất quá
trình thực hiện chính sách từ các cơ sở đào tạo đến các lớp dạy nghề trên địa
bàn.
Tiểu kết chƣơng 1
Vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ cấp bách của
Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, Vì vậy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
cần được thể hiện nhiều hơn nữa bằng các công cụ là chính sách pháp luật và
đầu tư ngân sách hợp lý cho các hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc
làm cho người lao động nông thôn.
Có thể nói những vấn đề trình bày trên đây đã làm rõ những vấn đề cơ sở
lý luận của thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đồng
thời cho thấy được những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo
nghề. Và đặc biệt là những nội dung nội dung cơ bản của thực hiện chính sách
đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
37
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN MÊ LINH
2.1. Đặc điểm địa lý, dân cƣ, kinh tế xã hội và lao động – việc làm
huyện Mê Linh
2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân cư
Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm
Thành phố khoảng 25 km, phía Bắc giới hạn bởi sông Cà Lồ, giáp huyện Bình
Xuyên, Thị xã Phúc Yên của Tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam giới hạn bởi sông
Hồng, giáp huyện Đan Phượng; phía Tây giáp huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh
Phúc; phía Đông giáp huyện Sóc Sơn, Đông Anh. Địa bàn huyện có tuyến
đường Thăng Long – Nội Bài, quốc lộ 23B chạy qua, 8km đường sắt Hà Nội
– Lào Cai với ga Thạch Lỗi nằm trên địa bàn thị trấn Quang Minh, cùng với
vị trí giáp sân bay quốc tế Nội Bài, được bao bọc bởi 02 con sông là sông
Hồng và sông Cà Lồ, tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế cả đường
sắt, đường bộ, đường không và đường sông với các tỉnh trung du và miền núi
phía bắc cũng như các tỉnh đồng bằng sông Hồng và cả nước, tạo cơ hội cho
Mê Linh phát triển toàn diện các ngành kinh tế, xã hội. Huyện Mê Linh có 18
đơn vị hành chính với 02 thị trấn và 16 xã, với tổng dân số đầu năm 2010 là
195.017 người, trong đó thành thị là 19.806 người và nông thôn là 175.211
người, mật độ dân số là 1.381 người/km2
thấp hơn so với mật độ chung của
Hà Nội (1926 người/km2
) nhưng cao hơn tương đối so với mật độ dân số
trung bình của đồng bằng sông Hồng (930người/km2
) và cả nước (259
người/km2
) đặc điểm này sẽ là điều kiện tốt để phát triển thị trường sản phẩm
trên địa bàn huyện và là nguồn cung lao động lớn về số lượng để đáp ứng nhu
38
cầu lao động ngày càng tăng của địa phương.
=> Từ những điều kiện tự nhiên, dân cư của huyện đã ảnh hưởng đến
việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn:
- Về vị trí địa lý của huyện rất gần thủ đô Hà Nội nên một bộ phận dân
cư ra thành phố kiếm việc làm và không hào hứng đến chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn.
- Điều kiện tự nhiên: là một huyện vốn là thuần nông nhưng hiện nay
với việc mở ra nhiều khu công nghiệp như khu công nghiệp Quang Minh đã
thu hút một lực lượng lao động lớn. Nhưng đòi hỏi lao động cần phải được
đào tạo.
- Lực lượng lao động trên địa bàn huyện là tương đối nhiều, nhưng đa
phần là lao động xuất phát từ nông dân nên họ sản xuất nông nghiệp một
thuần túy mà không qua đào tạo bài bản.
2.1.2. Tình hình kinh t - xã hội
Tổng Giá trị sản xuất (GTSX) trên địa bàn huyện Mê Linh năm 2015 đạt
4926,3 tỷ đồng, chiếm 2,51% tổng GDP toàn Thành phố. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân của huyện năm 2008 là 37,39 %, năm 2009 là 8,66 %, năm
2015 là 12,47 % . Bình quân cả giai đoạn 2011 - 2015 là 20,8 %, trong đó khu
vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,7%; khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 25,1%; khu vực dịch vụ tăng 15,6%.
Cơ cấu kinh tế theo ngành của huyện có sự dịch chuyển tích cực theo
hướng giảm nhanh tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 2010, cơ cấu kinh tế theo ngành Công
nghiệp- Xây dựng, Nông nghiệp và Dịch vụ là 76,3% -19,8% - 3,9%, năm
2015 là 86,7% - 10,2% - 3,1% [04, tr.12]
39
Kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân
hàng năm đạt 8,4%; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó, riêng
giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng (ước đạt năm 2015) tăng gần 52% so
với năm 2010. Xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt kết quả quan trọng, huyện
phấn đấu đến hết năm 2015 có 10/16 xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí
NTM. Công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, quản lý đô thị - trật tự xây
dựng có nhiều chuyển biến. Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được quan tâm
đầu tư, từng bước hoàn thiện. Lĩnh vực y tế - giáo dục - văn hóa – xã hội có
nhiều khởi sắc. An sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo. Đời sống nhân dân
không ngừng được nâng cao. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đã giảm còn
dưới 3% (vượt 2% so với chỉ tiêu Nghị quyết đại hội lần thứ IX đề ra)...
Trong những năm qua, cùng với quá trình thực hiện công nghiệp hóa -
hiện đại hóa, quỹ đất phát triển công nghiệp và dành cho các nhu cầu khác
không ngừng tăng lên, nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, từ
8588,22 ha năm 2010 xuống còn 8010,08 ha năm 2014 và 8000,08 ha năm
2015; trong khi dân số tăng nhanh, đã làm cho diện tích đất nông nghiệp bình
quân đầu người giảm. Đất nông nghiệp bình quân đầu người của huyện hiện
nay là 410 m². Mặt khác, đất nông nghiệp phân bố manh mún, nhỏ lẻ, làm cho
sản xuất nông nghiệp rất khó áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ
giới hóa, hiện đại hóa để sản xuất mang tính hàng hóa.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ tác động mạnh đến
nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Khoa học và công nghệ trực tiếp giúp
nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay đổi cơ
cấu sản xuất nông nghiệp... Nhưng do lao động nông thôn qua đào tạo nghề
còn ít nên sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đa số chưa đủ
khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.
Nông dân không có đủ kiến thức, cộng với những tác động của cơ chế thị
40
trường làm giảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường,
mất cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học mà người chịu ảnh hưởng đầu tiên
và trực tiếp nhất là nông dân.
Về tình hình khác: Năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo là 8,64%, giảm 6,33% so
với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm mỗi năm bình quân 1,27%, vượt chỉ tiêu
Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Toàn huyện đã xây dựng được 449 nhà Đại
đoàn kết và nhà cho hộ nghèo, sửa chữa và xây mới 175 nhà tình nghĩa với
kinh phí trên 6,1 tỷ đồng. Hàng năm, vào dịp tết Nguyên đán đã huy động
nguồn kinh phí lớn để giúp đỡ người nghèo, góp phần giảm bớt khó khăn [04,
tr.21]
=> Từ những điều kiện về kinh tế xã hội của huyện đã ảnh hưởng đến
việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn:
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Mức sống của người nông dân ở huyện vẫn
còn nghèo, kinh tế hộ gia đình sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Trong
khi đó tình hình phát triển kinh tế - xã hội ngày càng đòi hỏi cao: mọi thứ đều
đắt đỏ, đất đai tăng cao khiến đời sống kinh tế của người dân còn khó khăn
kéo theo sự kém phát triển kinh tế - xã hội.
- Tình hình kinh tế xã hội của địa phương có những nghề phụ và người
lao động quen với phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống nên cũng
ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận động người lao động tham gia vào các lớp
đào tạo nghề của chính sách.
2.1.3 Thực trạng về lao động - việc làm
* Cơ cấu lao động:
Lực lượng lao động của huyện tăng nhanh qua các năm (Giai đoạn 2010-
2004, tăng bình quân 2%/năm). Năm 2015, lực lượng lao động nông thôn tiếp
41
tục tăng nhanh và ở mức 111.635 người, bằng 87% lao động toàn huyện,
trong đó lao động nữ chiếm 50,3%.
Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực, giảm tỷ trọng lao động nông
thôn, tăng tỷ trọng lao động thành thị, nhưng lực lượng lao động nông thôn
vẫn còn cao. Cơ cấu lao động có sự thay đổi, tăng tỷ lệ lao động làm việc
trong lĩnh vực Công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ, đồng thời giảm tỷ lệ lao
động trong khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ diễn ra còn
chậm
Huyện Mê Linh sẽ phát huy lợi thế, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng,
tranh thủ thời cơ, nguồn lực phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh,
bền vững, xây dựng Mê Linh trở thành vùng phát triển của Thủ đô với cơ cấu
kinh tế Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15% - 17%, trong đó: giá trị sản
xuất ngành công nghiệp tăng 16% - 18%; giá trị sản xuất ngành thương mại
tăng 23 - 25%; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên 1 ha đất nông nghiệp
đến năm 2015 đạt 200 triệu đồng.
* Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động:
Chất lượng lao động của huyện còn rất thấp, chủ yếu là lao động phổ
thông, chưa qua đào tạo. Theo kết quả tổng hợp năm 2015 thì trên toàn huyện
có tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung và đào tạo có chứng chỉ từ Sơ cấp trở
lên là 14,7% (toàn Thành phố là 31,7%). Tuy vậy, việc phân bố lao động qua
đào tạo không đều. Lao động qua đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng
ở nông thôn rất thấp với 87,2.% tổng số lao động nông thôn chưa qua đào
tạo. Mặt khác, số lao động nông thôn chưa qua đào tạo lại tập trung đến
88,6% ở độ tuổi từ 18 - 43 và ở nữ giới.
Thực trạng trên cho thấy cần thiết phải tăng cường công tác đào tạo
42
nghề cho lao động nông thôn nhằm hoàn thành mục tiêu tỷ lệ lao động qua
đào tạo trong nông nghiệp đến năm 2020 là 70%.
2.2. Tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông
thôn trên địa bàn huyện Mê Linh
Thực trạng công tác thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội được tiến hành khi bắt đầu
ngay từ khi Ban chỉ đạo thực hiện quyết định số 1956/QĐ-TTg thành phố Hà
Nội ra quyết định triển khai theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng
chính phủ phê duyệt đề án “đào tạo nghề cho lao động đến năm 2020”. Trong
bài viết tác giả chỉ thu thập thông tin về thực trạng tình hình thực hiện chính
sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Mê Linh từ đầu năm
2013 đến hết năm 2015.
* Kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
trên địa bàn huyện
UBND huyện chỉ đạo triển khai toàn diện việc xây dựng Đề án “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” báo cáo UBND thành phố;
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 của huyện và yêu cầu
UBND các xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo; Tổ chức đào tạo nghề lao động
nông thôn có nhu cầu học nghề trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện.
Thực hiện khá tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa
bàn huyện. Dưới đây là kết quả số lượng lao động được đào tạo nghề ở một số
năm trên các xã, thị trấn của huyện được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề như
sau:
- Năm 2013: Toàn huyện triển khai mở 71 lớp đào tạo nghề với 2.470
học viên lao động nông thôn thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham
gia (trong đó có 210 lao động thuộc hưởng chính sách ưu đãi người có công,
43
1.308 lao động thuộc diện thu hồi đất canh tác, 332 lao động thuộc hộ nghèo,
01 lao động người khuyết tật, 01 lao động thuộc hộ cận nghèo và 547 lao
động nông thôn khác.
+ Nghề nông nghiệp: đã mở 61 lớp với 2.120 học viên, bao gồm 14 lớp
trồng rau an toàn, 16 lớp chăn nuôi thú ý, 06 lớp kỹ thuật trồng và chăm sóc
cây cảnh, 02 lớp trồng và nhân giống nấm.
+ Nghề phi nông nghiệp: đã mở 10 lớp với 350 học viên, bao gồm 08
lớp may công nghiệp và 02 lớp xây trát dân dụng.
- Số lao động được tạo việc làm sau khi học nghề
+ Nghề nông nghiệp đã có 2007/2120 lao động có việc làm đạt 94,66%,
trong đó có 1.707 lao động làm đúng nghề được đào tạo chiếm tỷ lệ 85%.
+ Nghề phi nông nghiệp đã có 288/350 lao động có việc làm đạt
82,28%, trong đó có 242 lao động làm đúng nghề được đào tạo chiếm tỷ lệ
84%.
- Năm 2014: Toàn huyện triển khai mở 58 lớp đào tạo nghề với 2.030
học viên lao động nông thôn thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham
gia. Trong đó có 1.196 lao động nông thôn thuộc đối tượng 1 (bao gồm 317
lao động thuộc hưởng chính sách ưu đãi người có công, 582 lao động thuộc
diện thu hồi đất canh tác, 276 lao động thuộc hộ nghèo, 21 lao động người
khuyết tật), 04 lao động thuộc hộ cận nghèo và 830 lao động nông thôn khác.
+ Nghề nông nghiệp: đã mở 36 lớp với 1.260 học viên, bao gồm 13 lớp
trồng lúa chất lượng cao, 02 lớp kỹ thuật trồng hoa, 06 lớp trồng rau hữu cơ
rau an toàn, 02 lớp kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, 04 lớp kỹ thuật chăn nuôi lợn,
07 lớp chăn nuôi thú y và 02 lớp kỹ thuật trồng cây ăn quả.
44
+ Nghề phi nông nghiệp: đã mở 22 lớp với 770 học viên, bao gồm 02
lớp điện dân dụng, 04 lớp xây trát dân dụng, 02 lớp chế biến món ăn (món
chay), 07 lớp may công nghiệp, 02 lớp mộc dân dụng (kỹ thuật gia công bàn
ghế), 02 lớp sản xuất mây tre đan, 03 lớp ốp lát tường và sàn.
- Số lao động được tạo việc làm sau khi học nghề: Toàn huyện có 1.799
lao động có việc làm sau khi học nghề, trong đó có 1.626 lao động tự tạo việc
làm, 163 lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 10 lao động được
doanh nghiệp tuyển dụng sau khi đào tạo, đạt tỷ lệ 88,6% có việc làm.
+ Nghề nông nghiệp đã có 1.184/1.260 lao động có việc làm đạt
93,96%, có 43 lao động thoát nghèo sau khi học nghề, đạt tỷ lệ 3,4%, 308 lao
động phát triển sản xuất chăn nuôi, trồng trọt của hộ gia đình có hiệu quả sau
khi học nghề, đạt 24,4%, số hộ sản xuất chăn nuôi theo hướng hàng hóa với
năng xuất thu nhập chiếm khoảng 4%.
+ Nghề phi nông nghiệp đã có 615/770 lao động có việc làm đạt
79,87%, trong đó có 163 lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 10
lao động được tuyển dụng sau khi đào tạo, 442 lao động tự tạo việc làm sau
khi học nghề.
- Năm 2015: Toàn huyện triển khai mở 35 lớp đào tạo nghề với 1.215
học viên lao động nông thôn thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham
gia. Trong đó có 1.024 lao động nông thôn thuộc đối tượng 1 (bao gồm 305
lao động thuộc hưởng chính sách ưu đãi người có công, 414 lao động thuộc
diện thu hồi đất canh tác, 305 lao động thuộc hộ nghèo), và 191 lao động
nông thôn khác.
+ Nghề nông nghiệp: đã mở 26 lớp với 900 học viên, bao gồm 08 lớp
trồng lúa chất lượng cao, 07 lớp trồng rau an toàn, 02 lớp kỹ thuật trồng cây
45
ăn quả, 03 lớp kỹ thuật trồng hoa, 04 lớp kỹ thuật chăn nuôi lợn, 02 lớp chăn
nuôi gia cầm.
+ Nghề phi nông nghiệp: đã mở 09 lớp với 315 học viên, bao gồm 02
lớp điện dân dụng, 02 lớp điện công nghiệp, 02 lớp may công nghiệp, 03 lớp
ốp lát tường và sàn.
- Số lao động được tạo việc làm sau khi học nghề: Toàn huyện có 1.210
lao động có việc làm sau khi học nghề, trong đó có 937 lao động tự tạo việc
làm, 40 lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 143 lao động được
doanh nghiệp tuyển dụng sau khi đào tạo, đạt tỷ lệ 92,18% có việc làm.
+ Nghề nông nghiệp đã có 855/900 lao động có việc làm đạt 95,0%, có
365 lao động thuộc hộ có thu nhập khá, đạt tỷ lệ 40,56%.
+ Nghề phi nông nghiệp đã có 265/315 lao động có việc làm đạt
84,13%, trong đó có 40 lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 143
lao động được tuyển dụng sau khi đào tạo, 82 lao động tự tạo việc làm sau khi
học nghề.
Sau khi tốt nghiệp các lớp đào tạo nghề, phần lớn người lao động đã
nắm được những kiến thức cơ bản để tiếp tục áp dụng vào sản xuất, kinh
doanh, tăng thu nhập cho gia đình. Nhiều người đã vận dụng và phát huy
được những kiến thức được học để tự tạo việc làm hoặc ký hợp đồng làm việc
tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
* Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã
Cử 236 cán bộ, công chức xã tham gia các lớp bồi dưỡng chức danh
năm 2015. Kết quả là 100% cán bộ, công chức xã hoàn thành các lớp bồi
dưỡng với số lượng cụ thể như sau:
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội

More Related Content

What's hot

Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sảnĐề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOTLuận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình ThuậnLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtLuận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAYLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao độngĐề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOTLuận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAYLuận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dục
nataliej4
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sảnĐề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOTLuận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình ThuậnLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
 
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtLuận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAYLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao độngĐề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
 
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOTLuận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
 
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAYLuận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dục
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 

Similar to Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội

Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng NamChính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thônLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trê...
Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trê...Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trê...
Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trê...
sividocz
 
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAYĐề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.doc
Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.docĐào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.doc
Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu.docLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu.doc
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và Phát ...
Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và Phát ...Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và Phát ...
Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và Phát ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Một số giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Th...
Luận Văn Một số giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Th...Luận Văn Một số giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Th...
Luận Văn Một số giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Th...
sividocz
 
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAYLuận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại họcLV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện BànLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAYLuận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển cơ sở đào tạo nghề tại tỉnh Bình Định..doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển cơ sở đào tạo nghề tại tỉnh Bình Định..docLuận Văn Thạc Sĩ Phát triển cơ sở đào tạo nghề tại tỉnh Bình Định..doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển cơ sở đào tạo nghề tại tỉnh Bình Định..doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đTạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc LiêuQuản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luan Văn ĐTN cho LĐNT huyện Điện Bàn, Quảng Nam.doc
Luan Văn ĐTN cho LĐNT huyện Điện Bàn, Quảng Nam.docLuan Văn ĐTN cho LĐNT huyện Điện Bàn, Quảng Nam.doc
Luan Văn ĐTN cho LĐNT huyện Điện Bàn, Quảng Nam.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Đ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Đ...Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Đ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Đ...
sividocz
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huy...
Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huy...Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huy...
Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huy...
sividocz
 
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam GiangĐào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội (20)

Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng NamChính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thônLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
 
Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trê...
Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trê...Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trê...
Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trê...
 
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAYĐề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
 
Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.doc
Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.docĐào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.doc
Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu.docLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu.doc
 
Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và Phát ...
Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và Phát ...Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và Phát ...
Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và Phát ...
 
Luận Văn Một số giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Th...
Luận Văn Một số giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Th...Luận Văn Một số giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Th...
Luận Văn Một số giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Th...
 
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAYLuận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
 
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại họcLV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện BànLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAYLuận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển cơ sở đào tạo nghề tại tỉnh Bình Định..doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển cơ sở đào tạo nghề tại tỉnh Bình Định..docLuận Văn Thạc Sĩ Phát triển cơ sở đào tạo nghề tại tỉnh Bình Định..doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển cơ sở đào tạo nghề tại tỉnh Bình Định..doc
 
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đTạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
 
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc LiêuQuản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu
 
Luan Văn ĐTN cho LĐNT huyện Điện Bàn, Quảng Nam.doc
Luan Văn ĐTN cho LĐNT huyện Điện Bàn, Quảng Nam.docLuan Văn ĐTN cho LĐNT huyện Điện Bàn, Quảng Nam.doc
Luan Văn ĐTN cho LĐNT huyện Điện Bàn, Quảng Nam.doc
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Đ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Đ...Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Đ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Đ...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huy...
Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huy...Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huy...
Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huy...
 
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam GiangĐào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 

Recently uploaded (10)

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 

Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………../……… …./…. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN HÙNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ Ở HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN HÙNG CƢỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ Ở HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 60 34 04 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƢƠNG QUỐC CHÍNH HÀ NỘI - NĂM 2017
  • 3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa sau đại học, giáo viên chủ nhiệm lớp CS1.B1 cùng các thầy cô giáo tham gia giảng dạy tại trường đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trương Quốc Chính - người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Văn phòng HĐND và UBND huyện, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh đã tận tình cung cấp thông tin và đóng góp ý kiến giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học và các thầy, cô giáo để luận văn hoàn thiện hơn. Trân trọng! Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phan Hùng Cƣờng
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phan Hùng Cƣờng
  • 5. MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 8 1.1. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 8 1.1.1. Chính sách 8 1.1.2. Thực thi chính sách 10 1.1.3. Nghề và đào tạo nghề 14 1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách đào tạo nghề 17 1.2.1. Bản chất của vấn đề chính sách 18 1.2.2. Môi trường thực thi chính sách 19 1.2.3. Chủ thể chịu trách nhiệm thực thi chính sách 22 1.2.4. Các bên liên quan trong thực thi chính sách 25 1.3. Những nội dung cơ bản của thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 27 1.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 27 1.3.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chính sách 30 1.3.3. Nguồn lực tài chính 32 1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát 34 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN MÊ LINH 37 2.1. Đặc điểm địa lý, dân cƣ, kinh tế - xã hội và lao động việc làm huyện Mê Linh 37 2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân cư 37 2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội 38 2.1.3. Thực trạng về lao động – việc làm 40 2.2. Tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông 42
  • 6. thôn trên địa bàn huyện Mê Linh 2.2.1. Về ban hành văn bản quy phạm pháp luật 47 2.2.2. Lập kế hoạch, phổ biến tuyên truyền chính sách 49 2.2.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chính sách 51 2.2.4. Nguồn lực tài chính 53 2.2.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát 55 2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh 57 2.3.1. Những nội dung cơ bản của thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 57 2.3.2. Những tồn tại,hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế 63 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN MÊ LINH 70 3.1. Những căn cứ xây dựng giải pháp 70 3.1.1. Quan điểm, định hướng 70 3.1.2. Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 72 3.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh 75 3.2.1. Tuyên truyền lợi ích của đào tạo nghề và học nghề 75 3.2.2. Nâng cao năng lực và đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 78 3.2.3. Tăng cường quản lý nhà nước về dạy nghề và phát triển cơ sở dạy nghề 82 3.2.4. Gắn kết cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp và hội nhập quốc tế 86 3.2.5. Đào tạo nghề phù hợp với điều kiện của địa phương 87 KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GD - ĐT Giáo dục - Đào tạo GVDN Giáo viên dạy nghề HĐND Hội đồng nhân dân KHXH Khoa học xã hội KT - XH Kinh tế - Xã hội LĐNT Lao động nông thôn NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn TB - XH Thương binh – xã hội UBND Ủy ban nhân dân
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Huyện Mê Linh tách ra khỏi Vĩnh Phúc và sát nhập vào thành phố Hà Nội từ ngày 1/8/ 2008. Mê Linh là một huyện ngoại thành nằm ở phía bắc thủ đô Hà Nội, huyện giáp với sân bay quốc tế Nội Bài. Huyện Mê Linh có 16 xã và 2 thị trấn đang trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh. Quá trình công nghiệp hoá mạnh mẽ như hiện nay sẽ xảy ra tình trạng mất việc làm ở một số lĩnh vực, khu vực trong đó có khu vực nông thôn; một bộ phận nông dân mất đất sản xuất dẫn đến mất việc làm trong khi đó việc đào tạo nghề còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động; mạng lưới cơ sở dạy nghề nói chung tuy đã phát triển nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, trong khi đó ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa số lượng cơ sở dạy nghề rất ít, quy mô dạy nghề nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu học nghề của đông đảo lao động nông thôn; đội ngũ giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn thiếu về số lượng, chưa đạt chuẩn về trình độ, chuyên môn, thiếu kinh nghiệm quản lý dạy nghề; chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, khi đánh giá về giáo dục đào tạo (trong đó có đào tạo nghề) cũng đã nhấn mạnh những hạn chế, yếu kém trong công tác này: “ Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. …” Đào tạo nghề là việc làm quan trọng hiện nay của nền kinh tế quốc dân vì:
  • 9. 2 - Đào tạo nghề là để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. - Đào tạo nghề cũng là thành tố góp phần đảm bảo an sinh xã hội. - Đào tạo nghề góp phần quan trọng chuyển đổi cơ cấu lao động phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam chính sách cho đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, bất cập: - Trao quyền tự chủ cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhưng chưa đưa ra định mức đào tạo cho GVDN mỗi năm, chưa có quy định về kiểm tra, giám sát sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng GVDN. - Chưa đặt ra vấn đề đào tạo theo nhu cầu công việc, đào tạo theo vị trí việc làm, đào tạo tại chỗ. - Chưa có quy định bắt buộc các Dự án lớn về đào tạo nghề phải lồng ghép chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên… - Chưa có nhiều diễn đàn hợp tác quốc tế về nghiên cứu và triển khai trong lĩnh vực đào tạo giáo viên. Chưa có chính sách thu hút sự hỗ trợ từ các chuyên gia quốc tế trong việc đào tạo GVDN tại Việt Nam; Việc tăng cường trao đổi giáo viên giữa các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài nước còn hạn chế. - Phương thức đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề còn chậm đổi mới. - Chưa có chính sách về việc đào tạo lại giáo viên dạy nghề.
  • 10. 3 - Đào tạo nghề ở nước ta chủ yếu là về mặt lý thuyết mà hạn chế về kỹ năng thực hành. - Tỷ lệ giáo viên có chất lượng về đào tạo nghề cũng thấp. Có thể nói, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ chủ chốt, cơ bản, cơ sở cho giải quyết các vấn đề đang tồn tại ở huyện Mê Linh, là điều kiện tiên quyết để tiến đến xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững. Thế nhưng trong quá thực hiện chính sách đào tạo nghề đó trên địa bàn huyện, bên cạnh những kết quả đạt được thì gặp không ít những khó khăn, vướng mắc từ nhiều vấn đề nảy sinh: từ việc quản lý, đội ngũ những người thực hiện, xây dựng chương trình, mô hình đào tạo, đến chọn ngành nghề gì, đối tượng đào tạo, kết quả đào tạo, rồi đầu ra cho đào tạo nghề… Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng của quá trình thực hiện chính sách đào tạo nghề ở huyện Mê Linh để thấy được những mặt tích cực và hạn chế trong công tác thực hiện chính sách của huyện; từ đó rút ra những bài học và đề xuất những giải pháp sẽ có ý nghĩa thực tiễn quan trọng góp phần thực hiện các mục tiêu giải quyết việc làm cũng như phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như yêu cầu về trình độ của lực lượng lao động trên địa bàn huyện Mê Linh. Thực hiện chủ chương của Đảng , chính sách của Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 11 năm 2009 về phê duyệt Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Cùng với các địa phương trong cả nước thì huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội cũng đang quyết tâm thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng trong quá trình thực hiện Đề án vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Vì những lý do như
  • 11. 4 vậy mà học viên lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn để góp phần phát triển kinh tế - xã hội cũng như yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo nghề và cải thiện việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh. 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn - Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. - Trần Khánh Đức (đồng tác giả), Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb Giáo dục, 2002. - Nguyễn Viết Sự (2005), Giáo dục nghề nghiệp, những vấn đề và giải pháp, Nxb Giáo dục. - Nguyễn Đức Trí (2010), Giáo dục nghề nghiệp một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. - PGS.TS Nguyễn Hữu Hải, Chính sách công những vấn đề cơ bản. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014. - Nguyễn Khánh Bình: “Một số vấn đề về chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn hiện nay”, Tạp chí Quản lý Nhà nước. - Bài viết: Đổi Mới Và Phát Triển Dạy Nghề Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực của Nguyễn Thị Hằng - Chủ tịch Hội Dạy nghề Việt Nam trên http://www.molisa.gov.vn/ Bài viết cho thấy Đổi mới và phát triển dạy nghề phải tiếp cận với những xu hướng đổi mới trong nền kinh tế thị
  • 12. 5 trường, hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời phải dựa trên cơ sở ổn định lâu dài, kế thừa, phát huy những kết quả và kinh nghiệm đã đạt được. - Bài viết: Vai trò của đào tạo nghề với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của PGS.TS. Mạc Văn Tiến - http://laodongxahoionline.vn. Bài viết cho thấy sự nghiệp giáo dục- đào tạo đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Bài viết: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay của TS. Nguyễn Đắc Hưng -Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề - Ban Tuyên giáo Trung ương. Bài viết cho thấy Thực trạng nguồn nhân lực qua đào tạo và nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam hiện nay; Những thách thức và nguyên nhân yếu kém, bất cập; Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. - Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Đại - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2012), Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nghiên cứu mối quan hệ về phân công lao động, công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với các vấn đề của đào tạo nghề cho lao động nông thôn. - Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Hằng - Trường Đại học Quốc Gia (2013), Quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề, Đào tạo nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, đã hệ thống hóa được khung lý luận về quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu trực tiếp về thực hiện chính sách đào tạo nghề ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích
  • 13. 6 Từ thực trạng công tác thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng công tác thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. - Nhiệm vụ + Hệ thống lại một số vấn đề lý luận của thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; + Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội; + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng: Việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu Do địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội chủ yếu là lao động nông thôn nên tác giả tập trung nghiên cứu thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. + Nội dung: Hoạt động thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. + Không gian: Địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
  • 14. 7 + Thời gian: 2012 - 2015; 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật. Cơ sở lý luận là tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đào tạo, đào tạo nghề và chính sách đào tạo nghề . - Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp. - Phân tích, tổng hợp, so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận: Góp phần hệ thống lại một số cơ sở lý luận và thực tiễn của đào tạo nghề nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Về thực tiễn: Góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chương 2: Thực trạng việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Mê Linh. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Mê Linh.
  • 15. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.1.1. Chính sách Quan niệm về chính sách - Chính sách là một chuỗi (tập hợp) những hành động có mục đích nhằm giải quyết một vấn đề (Anderson 1984); - Chính sách là những gì mà chính phủ làm, lý do làm, và sự khác biệt nó tạo ra (Dye 1972); - Chính sách là những gì mà chính phủ làm, hoặc bỏ qua không làm (Klein & Marmor 2006); - Chính sách là một hành động mang tính quyền lực nhà nước nhằm sử dụng nguồn lực để thúc đẩy một giá trị ưu tiên (Considine 1994); - Chính sách là một công việc được thực hiện liên tục, bởi những nhóm hoạch định, nhằm sử dụng các thể chế công để kết nối, phối hợp và biểu đạt giá trị họ theo đuổi (Considine 1994); - Chính sách là quá trình mà một xã hội tạo ra và quyết định có tính bắt buộc những hành vi nào được chấp nhận và hành vi nào không (Wheelan 2011); - Chính sách là một phần của khung khổ các ý kiến, mà qua đó, chúng ta được điều chỉnh bởi một cách thức hợp lý, giữa các khía cạnh đa chiều của cuộc sống (Colebatch 2002) Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Hữu Hải : “ Như vậy, có thể thấy
  • 16. 9 khó có thể đưa ra một định nghĩa duy nhất đúng về chính sách. Các chính sách đôi khi có thể nhận thấy dưới hình thức các quyết định đơn lẻ, nhưng thông thường nó bao gồm một tập hợp các quyết định hoặc được nhìn nhận như một định hướng cụ thể. Những lỗ lực đưa ra các định nghĩa khác nhau về chính sách cũng hàm ý rằng khó có thể xác định được thời điểm cụ thể mà chính sách cần được ban hành. Chính sách thường sẽ tiếp tục tiến hóa trong giai đoạn thực hiện chứ không cố định như giai đoạn hoạch định chính sách” [08,tr.46] Theo từ điển bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nghiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa...” [18,tr.475]. Quan niệm về Chính sách công - Chính sách công là những gì chính phủ lựa chọn làm hoặc không làm (Dye, 1992); - Chính sách công là thoả thuận chính trị về những hành động hoặc không hành động, được thiết kế nhằm giải quyết, hoặc làm giảm nhẹ vấn đề trong nghị trình chính trị (Fischer 1995); - Chính sách công quyết định bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu những mục tiêu và các biện pháp nên được chọn lựa, nhằm mục đích giải quyết một vấn đề, hay một sự đổi mới (Dimock et al. 1993); - Chính sách công liên quan đến những gì chính phủ làm, tại sao, và với kết quả gì (Fenna 2004); - Chính sách công là một tuyên bố mang tính quyền lực, về những dự
  • 17. 10 định của chính phủ, dựa trên những giả thuyết về nguyên nhân và ảnh hưởng, và được thiết kế, cấu trúc dựa trên những mục tiêu (Althaus, Bridgman & Davis 2007), Từ những cách tiếp cận khác nhau về chính sách công của các tác giả trên có thể hiểu về chính sách công theo quan điểm của tác giả Nguyễn Hữu Hải như sau: “Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan đến nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội” [08,tr.51] Khái niệm trên vừa thể hiện đặc trưng của chính sách công là do nhà nước chủ động xây dựng để tác động trực tiếp lên các đối tượng quản lý một cách tương đối ổn định, cho thấy bản chất của chính sách công là công cụ định hướng vào hành vi của các cá nhân, tổ chức phù hợp với thái độ chính trị của nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội. * Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn - Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự vận dụng quan điểm “chính sách công”, vào trong lĩnh vực đào tạo nghề và cho lao động nông thôn: Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là tập hợp các quyết định liên quan của nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp, công cụ thực hiện để đào tạo cho lao động nông thôn nhằm đáp ứng cơ bản về nhu cầu cuộc sống của họ và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 1.1.2. Thực thi chính sách Thực thi đơn giản có nghĩa là thực hiện hoặc tiến hành. Tuy nhiên, thực thi ở đây được xem xét với tư cách là giai đoạn thứ tư của chu trình chính sách công trong năm giai đoạn. Thực thi có thể được định nghĩa theo nhiều
  • 18. 11 cách khác nhau: - Theo Mazmanian và Sabatier: Thực thi là thực hiện một quyết định chính sách cơ sở, thường được thể hiện trong một đạo luật, nhưng cũng có thể được thể hiện dưới hình thức các quyết định quan trọng của cơ quan hành pháp hoặc các quyết định của tòa án. - Pressman và Wildavsky cho rằng một quyết định chính sách công đưa đến một giả thuyết liên kết các mục tiêu với mục đích hoặc các kết quả mong đợi. - Theo Amy DeGroff, Margaret Cargo: Thực thi chính sách công phản ánh một quá trình thay đổi phức tạp mà các quyết định của Nhà nước được chuyển thành các chương trình, thủ tục, các quy định, hoặc các hoạt động nhằm đạt được những cải thiện xã hội. - Theo Ottoson và Green cho rằng: Thực thi là một quá trình lặp đi lặp lại trong đó có ý tưởng được thể hiện trong hành động xã hội. - Theo Thomas Dye: Thực thi bao gồm tất cả các hoạt động được thiết kế để thực hiện các chính sách công đã được thông qua bởi cơ quan lập pháp. Vì chính sách công có những tác động mong muốn hoặc có chủ định, nên chúng phải được chuyển thành các chương trình và các dự án mà sau đó được thực hiện để đạt được một tập hợp các mục tiêu hoặc mục đích. - Theo William Dunn cho rằng các hành động chính sách công có hai mục đích chính: điều chỉnh và phân bổ. Các hành động điều chỉnh là những hành động được thiết kế để đảm bảo sự tuân thủ các tiêu chuẩn hoặc thủ tục nhất định. Các hành động phân bổ là những hành động đòi hỏi các đầu vào như tiền, thời gian, nhân sự và thiết bị. Các hành động điều chỉnh và phân bổ có thể có những kết quả là phân phối và phân phối lại. Các hành động điều chỉnh và phân bổ được thực thi bởi các cơ quan nhà nước dưới hình thức các
  • 19. 12 chương trình và dự án. Từ những lập luận khác nhau của các tác giả trên đây theo tác giả Lê Văn Hòa có thể hiểu rằng: “Thực thi chính sách công là quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách công và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách công” [10,tr.7]. * Vai trò của thực thi chính sách công Thực thi chính sách công là một giai đoạn rất quan trọng của chu trình chính sách bởi vì sự thành công của một chính sách công phụ thuộc vào kết quả của thực thi chính sách công. Như vậy, thực thi chính sách công có vị trí đặc biệt quan trọng trong chu trình chính sách công, nó là giai đoạn hiện thực hóa mục tiêu chính sách công. Vai trò của thực thi chính sách công trong chu trình chính sách công được thể hiện ở những phương diện dưới đây: - Từng bước hiện thực hóa mục tiêu của chính sách công. - Khẳng định tính đúng đắn của chính sách công. - Thực thi chính sách công giúp cho chính sách công ngày càng hoàn thiện hơn. * Chủ thể thực thi chính sách công Tùy thuộc vào chế độ chính trị, những quy định của hiến pháp, nguyên tắc thực thi quyền lực nhà nước, cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, mức độ dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước, trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi một quốc gia mà số lượng và loại chủ thể tham gia vào quá trình thực thi chính sách công ở các nước là khác nhau. Có rất nhiều chủ thể tham gia vào quá trình thực thi chính sách công,
  • 20. 13 theo tác giả Lê Văn Hòa “có thể nhóm các chủ tham gia vào thực thi chính sách công thành các nhóm sau: (1) chủ thể thực thi là các cơ quan nhà nước và nhân sự các cơ quan đó – đây là chủ thể chịu trách nhiệm thực thi chính sách công; (2) chủ thể tham gia là các đối tác phi nhà nước (các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước); (3) chủ thể tham gia với tư cách là đối tượng thụ hưởng chính sách (các cộng đồng dân cư, các nhóm dân số, thậm chí là mọi người dân)” [10, tr.9-10]. * Quy trình triển khai thực thi chính sách công Quá trình thực thi chính sách công được triển khai thông qua hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, với sự tham gia của các đối tác. Tùy thuộc vào từng chính sách công cụ thể, mà chủ thể thực thi chính sách công xác định các nhiệm vụ cụ thể để triển khai thực thi chính sách công đó. - Xây dựng và ban hành văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách công thì chủ thể thực thi chính sách cần tiến hành các hoạt động: + Nghiên cứu nội dung chính sách để xác định những văn bản, chương trình, dự án cần được ban hành hoặc phê duyệt. + Xây dựng kế hoạch soạn thảo và ban hành các văn bản thực thi chính sách; xây dựng kế hoạch lập và phê duyệt các chương trình, dự án thực thi chính sách. + Tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch trên bảo đảm ban hành được các văn bản, chương trình, dự án có chất lượng, hợp pháp, đúng thời gian, tiết kiệm và hiệu quả. - Tổ chức thực hiện văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách công có thể được khái quát thành các nội dụng dưới đây + Xây dựng kế hoạch tổ chức thực thi văn bản, hoặc lập kế hoạch thực
  • 21. 14 hiện chương trình, dự án. + Tuyên truyền, phổ biến nội dung của văn bản, chương trình, dự án + Tập huấn văn bản, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cần thiết để triển khai vản bản, chương trình, dự án. + Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực để triển khai thi hành văn bản, thực hiện chương trình dự án. + Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thi hành văn bản, việc thực hiện chương trình, dự án. - Sơ kết, tổng kết thực hiện văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách công * Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn: - Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng là vận dụng quan điểm về thực thi chính sách công: Là một khâu của chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của Nhà nước về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua các văn bản, chương trình, dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm hiện thực hóa mục tiêu nhà nước đề ra. 1.1.3. Nghề và đào tạo nghề Khái niệm nghề theo quan niệm ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau nhất định. Cho đến nay thuật ngữ “Nghề” được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm về nghề. + Khái niệm nghề ở Nga được định nghĩa: Là một loại hoạt động lao động đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn. + Khái niệm nghề ở Đức được định nghĩa: Là hoạt động cần thiết cho
  • 22. 15 xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ nào đó. + Khái niệm nghề ở Pháp: Là một loại lao động có thói quen về kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống. + Khái niệm nghề ở Anh được định nghĩa: Là công việc chuyên môn đòi hỏi một sự đào tạo trong khoa học nghệ thuật. => Nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ biến gắn chặt với sự phân công lao động, với tiến bộ khoa học kỹ thuật, và văn minh nhân loại. Vì thế nó được nhiều ngành khoa học nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. + Ở Việt Nam, nhiều định nghĩa nghề được đưa ra song chưa được thống nhất, chẳng hạn có định nghĩa: Nghề là một tập hợp lao động do sự phân công lao động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được. Nghề mang tính tương đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền sản xuất và nhu cầu xã hội. Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau song chúng ta có thể nhận thấy một số nét đặc trưng nhất định sau: - Đó là hoạt động, là công việc về lao động của con người được lặp đi lặp lại. - Là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội; - Là phương tiện để sinh sống. - Là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong xã hội đòi hỏi phải có một quá trình đào tạo nhất định. Xu thế phát triển của nghề chịu tác động mạnh mẽ của sự phát triển khoa học kỹ thuật và văn minh nhân loại và của chiến lược phát triển kinh tế -
  • 23. 16 xã hội ở mỗi quốc gia. Bởi vậy phạm trù "Nghề" biến đổi mạnh mẽ và gắn chặt với xu hướng phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. * Đào tạo nghề: Đào tạo là sự phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho mỗi cá nhân để họ thực hiện một nghề hoặc một nhiệm vụ cụ thể một cách tốt nhất. Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm thay đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng được tiêu chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn. - Đào tạo nghề: “Đào tạo nghề là những hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với công việc hiện tại và trong tương lai”. Đào tạo nghề bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau. Đó + Dạy nghề: Là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp; + Học nghề: “Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định”. Đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn bao gồm đào tạo nghề mới, đào tạo nghề bổ sung, đào tạo lại nghề. Đào tạo nghề mới: Là đào tạo những người chưa có nghề, gồm những người đến tuổi lao động chưa được học nghề, hoặc những người trong độ tuổi lao động nhưng trước đó chưa được học nghề. Đào tạo mới nhằm đáp ứng tăng thêm lao động đào tạo nghề cho Xã hội. Đào tạo lại nghề: Là đào tạo đối với những người đã có nghề, có
  • 24. 17 chuyên môn nhưng do yêu cầu mới của sản xuất và tiến bộ kỹ thuật dẫn đến việc thay đổi cơ cấu ngành nghề, trình độ chuyên môn. Một số công nhân được đào tạo lại cho phù hợp với cơ cấu ngành nghề và trình độ kỹ thuật mới. Đào tạo lại thường được hiểu là quá trình nhằm tạo cho người lao động có cơ hội để học tập một lĩnh vực chuyên môn mới để thay đổi nghề. Bồi dưỡng nâng cao tay nghề: Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu, đã lạc hậu, bổ túc nghề, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo từng chuyên môn và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ hay nâng lên bậc cao hơn. Như vậy, xác định rõ ranh giới giữa đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại nghề hiện nay là một việc phức tạp, khó khăn. Dựa vào lý thuyết quy luật số đông, các khái niệm trên được phân biệt theo các tiêu chí sau: Nội dung: Nội dung học có liên quan tới nghề chuyên môn mới hay cũ. Mục đích: Để tiếp tục làm nghề cũ hay đổi nghề. Lần đào tạo: Lần đầu tiên hay tiếp nối. Văn bằng: Được cấp bằng, chứng chỉ hay không được cấp sau khi học. Căn cứ vào thời gian đào tạo, dạy nghề thực hiện theo luật dạy nghề gồm 3 cấp trình độ đào tạo là: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề. Đào tạo nghề là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân. Theo quy định của Luật giáo dục, hệ thống giáo dục bao gồm: Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục học nghề, giáo dục đại học và sau đại học. 1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách đào tạo nghề
  • 25. 18 1.2.1. Bản chất của vấn đề chính sách Đây là yếu tố gắn liền với vấn đề của chính sách đào tạo nghề, có tác động trực tiếp đến cách giải quyết vấn đề chính sách và tổ chức thực thi chính sách. Tính chất cấp bách của chính sách đào tạo nghề nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn nên đã được nhà nước ưu tiên tập trung nguồn lực để thực hiện đó là việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số:1956/QĐ- TTg, Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ngày 27 tháng 11 năm 2009. Tính chất của vấn đề chính sách là yếu tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực thi chính sách nhanh hay chậm, thuận lợi hay khó khăn .... Bản chất của vấn đề chính sách tác động đến việc thực hiện chính sách theo các bước dưới đây: - Các quyết định chính sách có mức độ khó khăn khác, kỹ thuật khác nhau trong quá trình thực hiện. Việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn không chỉ đơn thuần là thực hiện một quyết định đơn lẻ mà trong quyết định đó là việc thực hiện một loạt các quyết định nhỏ trong cách thức thực thi chính sách. Như chính sách đối với người học; chính sách đối với giáo viên, giảng viên; chính sách đối với cơ sở đào tạo; hay trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì phải thực hiện một loạt các quyết định từ việc tuyên truyền chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, việc điều tra khảo sát nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn, bố trí cán bộ thực hiện chính sách... - Tính đa dạng của vấn đề chính sách: Vấn đề của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn xuất phát từ nhiều căn nguyên như việc thiếu việc làm, đói nghèo, chất lượng giáo dục kém, vấn đề tôn giáo hay tệ nạn xã hội ... cũng ảnh hưởng đến giải pháp và mục tiêu của chính sách.
  • 26. 19 - Quy mô của nhóm mục tiêu càng lớn thì khó khăn hơn trong việc thay đổi hành vi của họ theo cách thức mong muốn. Chẳng hạn, trong vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn, việc có bộ phận tuyên truyền lợi ích về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Đảng và nhà nước sẽ hiệu quả hơn là để những lao động tự nhận thức được lợi ích của chính sách. Hay thực hiện giải pháp về vấn đề khảo sát nhu cầu học nghề gì đối với lao động nông thôn ở địa phương để mở các lớp đào tạo nghề cho phù hợp hơn việc mở các nghề đào tạo theo phương thức dập khuôn thì chưa chắc đã phù hợp với nhu cầu thực tế tại từng địa phương. - Phạm vi thay đổi của nhóm mục tiêu: Một chính sách công trong việc loại bỏ sự phân biệt chủng tộc, phân biệt tôn giáo sẽ khó hơn chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã, bởi vì loại bỏ chính sách thứ nhất giải quyết những vấn đề có nguyên nhân sâu xa trong các hệ thống niềm tin, văn hóa của xã hội, còn chính sách đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã chỉ tác động đến một nhóm đối tương là cán bộ, công chức cấp xã để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 1.2.2. Môi trường thực thi chính sách Môi trường là yếu tố liên quan đến hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường tự nhiên và quốc tế... Xã hội nước ta là một xã hội ổn định , ít biến động về chính trị góp phần thuận lợi cho việc thực thi chính sách trong đó có chính sách đào tạo nghề. Nếu các bộ phận cấu thành nên môi trường vận động phù hợp với trình độ tổ chức điều hành của các cơ quan nhà nước, với thể chế chính sách đang tồn tại sẽ có tác động thúc đẩy các hoạt động của tổ chức thực thi chính sách. Ngược lại, nó sẽ kìm hãm, ngăn trở các hoạt động này, dẫn đến thực thi chính sách kém hiệu quả.
  • 27. 20 - Môi trường chính trị: Những biến đổi trong hoàn cảnh chính trị có tác động lên thực thi chính sách. Môi trường chính trị trong thực thi chính sách ở mỗi nước và giữa các hệ thống chính trị là khác nhau. Việc thay đổi về bộ máy chính phủ cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sach, nhưng. - Môi trường kinh tế: Những thay đổi về các điều kiện kinh tế có tác động lớn đến việc thực thi chính sách. Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng như bất kỳ một chương trình nào cũng có thể bị thay đổi, nếu điều kiện kinh tế thịnh vượng thì nhà nước sẽ có ngân sách dồi dào hơn cho chương trình thực thi chính sách và các áp lực của nguyên nhân lên vấn đề chính sách có thể bị giảm bớt. Ngược lại trong điều kiện kinh tế suy thoái thì ngân sách cho chương trình thực thi chính sách công có thể bị cắt giảm, và có thể là nguyên nhân làm cho vấn đề trầm trọng hơn. - Môi trường xã hội: “Những thay đổi trong điều kiện xã hội như cơ cấu dân số, trình độ dân trí, cơ cấu gia đình, dân tộc, tôn giáo... có thể ảnh hưởng đến việc giải thích một vấn đề công và vì thế tác động đến cách thức thực hiện các chính sách” [10, tr.18]. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng là một chính sách có tác động trong việc ổn định an sinh xã hội, nước ta đang ở giai đoạn vàng về lực lượng lao động nên cơ cấu dân số trẻ nhiều cũng gây áp lực cho việc giải quyết việc làm và đào tạo. Chính vì vậy nên Đảng, nhà nước đã phê duyệt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn để làm giảm đi áp lực về việc làm cũng như tăng trưởng kinh tế góp phần trong việc an sinh xã hội. - Môi trường văn hóa: Chính sách hướng tới những đối tượng thụ hưởng, đối tượng mục tiêu nhất định đồng thời nó được thực hiện ở những địa phương nhất định. Vì vậy nền văn hóa, nền dân tộc của địa phương có ảnh
  • 28. 21 hưởng rất lớn trong việc thiết kế và thực hiện chương trình thực thi chính sách. Môi trường văn hóa ở huyện Mê Linh trong chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn không bị tác động nhiều bởi cũng tương đối phù hợp với nhu cầu của người lao động và văn hóa ở địa phương. - Môi trường công nghệ: Trong chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn vì môi trường công nghệ không có ảnh hưởng vì trong quá trình thực thi chính sách này không phải sử dụng các công nghệ làm thay đổi quá trình thực thi mà chỉ áp dụng công nghệ và khoa học kỹ thuật vào các bước trong quá trình thực thi chính sách này. - Môi trường quốc tế: Hiện nay trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, những biến đổi của thế giới có thể có tác động theo hai chiều tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình thực thi chính sách. Như chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay với tình hình thế giới cần những lao động có tay nghề cao là rất nhiều, chính vì vậy việc đào tạo ra một lực lượng lao động đáp ứng được nhu cầu đó thì sẽ rất tốt cho lao động nước nhà. Với một số chính sách được các nhà tài trợ quốc tế thì sự thay đổi chính sách của các nhà tài trợ quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thực thi chính sách đó, vì nguồn vốn đó là nguồn vốn do nhận tài trợ. Trên thực tế tùy thuộc và từng chính sách có mức độ tài trợ cũng như mối quan hệ về môi trường quốc tế ngày thì sẽ có những ảnh hưởng khác nhau. Quá trình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nước ta hiện nay để đáp ứng được nhu cầu lao động quốc tế rất thấp, trong khi hiện tại dân số nước ta đang trong giai đoạn dân số có lực lượng lao động rồi rào, nhưng yêu cầu về lao động qua đào tạo có chất lượng cao từ quốc tế là yêu cầu đặt ra với chính sách đào tạo nghề ở nước ta. Đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn vì nguồn lao động nông thôn hiện nay chưa qua đào
  • 29. 22 tạo là rất nhiều. Chính vì vậy mà để có nguồn lao động chất lượng để cung cấp cho thị trường quốc tế cũng là yêu cầu và thách thức cho việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay. 1.2.3. Chủ thể chịu trách nhiệm thực thi chính sách * Tổ chức bộ máy hành chính: - Bộ máy hành chính chịu trách nhiệm thực thi chính sách nào cũng sẽ ảnh hưởng đến thực thi chính sách. Mâu thuẫn nội bộ trong cơ quan hành chính, và giữa các cơ quan hành chính các cấp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực thi chính sách. Thông thường thực thi chính sách đòi hỏi sự tham gia của một số tổ chức nhất định để biến đổi mục tiêu chính sách thành hành động. Như trong thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì các tổ chức có trách nhiệm như sau: + Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất, kinh doanh; tham gia dạy nghề và giám sát tình hình thực hiện Đề án ở địa phương; + Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn trong Đề án này vào các nội dung phù hợp ủa Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 – 2015”; + Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác; Hội Dạy nghề Việt Nam, Hiệp hội làng nghề Việt Nam và các hội nghề nghiệp khác tham gia vào các hoạt động phù hợp của Đề án. - Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chương trình mục
  • 30. 23 tiêu quốc gia nên nó có mối quan hệ liên chính quyền đòi hỏi sự chung tay kết hợp của các cấp từ Trung ương đến địa phương cũng như giữa các bộ ngành. + Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Là cơ quan thường trực Đề án; chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ tổng hợp nội dung và nhu cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn của Đề án gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ; Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan điều phối và hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án; ... + Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức xây dựng danh mục nghề, chương trình dạy nghề các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; Phối hợp với một công ty viễn thông để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đến xã; ... + Bộ Nội vụ: Chủ trì tổ chức thực hiện, chỉ đạo việc đánh giá, tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo các mục tiêu đã định; đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đào tạo cán bộ, công chức xã; xây dựng và ban hành chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; Tổng hợp nhu cầu và phân bổ kinh phí hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp; … + Các bộ, ngành khác có liên quan, phối hợp với nhau thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. + Ở các tỉnh thành phố triển khai Phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh trên cơ sở Đề án này và chiến
  • 31. 24 lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020; quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề đến năm 2020, trong đó tập trung phát triển mạng lưới các trung tâm dạy nghề cấp huyện; Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm, và triển khai thực hiện. * Động cơ và lợi ích: Thực thi một chính sách cần có các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến các cấp chính quyền địa phương, mỗi cơ quan hành chính có những lợi ích, tham vọng và truyền thống riêng. Những đặc trưng này có thể cản trở quá trình thực thi chính sách và định hướng kết quả của chính sách. Sự thống nhất hay không về lợi ích của các đối tượng trong quá trình thực hiện mục tiêu chính sách. Không chỉ do mâu thuẫn lợi ích của các đối tượng chính sách làm ảnh hưởng đến công tác tổ chức thực hiện, mà cón do sự không đồng nhất về những tiện ích giữa các cơ quan chỉ đạo điều hành thực thi chính sách. * Năng lực thực thi chính sách của cán bộ, công chức: Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách. Cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền khi được giao nhiệm vụ tổ chức thực thi chính sách công, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt kỷ luật công vụ trong lĩnh vực này mới đạt hiệu quả thực thi. Tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật được thể hiện trong thực tế thành năng lực thực tế. Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với mỗi cán bộ, công chức để thực hiện đưa chính sách của nhà nước vào cuộc sống. Năng lực thực tế và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức còn thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với cá nhân và tổ chức trong xã hội. Nhìn chung cán bộ, công chức có năng lực thực thi chính sách tốt, không những chủ động điều phối được các yếu tố chủ quan tác động theo định hướng, mà còn khắc phục
  • 32. 25 những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố khách quan để công tác tổ chức thực thi chính sách công mang lại kết quả thực sự. 1.2.4. Các bên liên quan trong thực thi chính sách Lợi ích và động cơ của các bên liên quan như: người thụ hưởng chính sách, các đối tác, những người liên quan khác có ảnh hưởng đến đến kết quả thực thi chính sách. Ảnh hưởng của họ đến thực thi chính sách được thể hiện ở những phương diện sau: - Tiềm năng chính trị và kinh tế: Các nguồn lực kinh tế và chính trị của các bên liên quan ảnh hưởng đến thực thi chính sách. “Các bên liên quan được hiểu là cá nhân hay nhóm người có liên quan về mặt lợi ích, họ có thể ảnh hưởng những quyền lợi hay bị mất mát, thiệt thòi bởi một dự án hay chính sách nào đó, hay có thể là những bên tác động ảnh hưởng đến kết quả đầu ra của một chương trình dự án, hay chính sách đó” [02, tr.59]. Các nhóm quyền lực bị ảnh hưởng bởi chính sách có thể ủng hộ hoặc chống đối chính sách. Ví dụ như trong chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì chính sách đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã được ủng hộ bởi quyền lợi của nhóm đối tượng này được hưởng nên họ rất ủng hộ. Nên các cơ quan thực thi chính sách cần tranh thủ được sự ủng hộ và nhượng bộ đó trong quá trình thực thi chính sách. Tiềm năng kinh tế của đối tượng thụ hưởng và các bên đối tác quyết định mức độ tham ra của họ vào quá trình thực thi chính sách công. Như trong chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn này thì đối tượng người dân nông thôn được hưởng chính sách đào tạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và kinh tế nên họ sẵn sàng và tham gia vào chính sách với mức độ cao. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà đối tượng thụ hưởng không tiếp cận được chính sách thì coi như chính sách bị thất bại, hoặc các bên đối tác không
  • 33. 26 nhiệt tình tham gia vào quá trình tạo ra các đầu ra của chính sách thì chính sách đó khó có thể đạt mục tiêu đúng hạn. Nếu trong chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà do nguồn kinh phí để thực hiện chính sách mà không được cấp kịp thời về các địa phương thì chính sách này tại địa phương sẽ khó mà đạt mục tiêu đúng hạn. - Động cơ và lợi ích: Các nhóm tham gia vào thực thi chính sách và các chương trình dù là các bên đối tác, hay đối tượng thụ hưởng đều cố gắng cải thiện chế độ phúc lợi của họ hoặc tối thiểu hóa các thiệt hại của họ bằng việc khẳng định vai trò của họ trong quá trình thực thi chính sách công nhằm tăng cường địa vị kinh tế hoặc xã hội. Trong thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì dù là các đơn vị sử dụng lao động qua đào tạo hay là lao động được đào tạo đều bỏ ra khoản chi phí thấp mà có lợi ích về mặt kinh tế, như đơn vị sử dụng tuyển được nguồn lao động chất lượng qua đào tạo mà họ không phải bỏ chi phí đào tạo mà sử dụng được ngay, còn người lao động được đạo tạo nhờ vào chính sách mà có việc làm nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế. - Sự ủng hộ của người dân: Trong xã hội thì tiếng nói của người dân cần được coi trọng. Tùy thuộc vào trình độ phát triển và cơ chề quyết định được thực hiện theo cơ chế dân chủ trực tiếp hay cơ chế dân chủ đại diện. Cho dù cơ chế nào đi nữa, thì sự ủng hộ của người dân đối với một quyết định chính sách là một nhân tố quan trọng đối với sự thực thi chính sách đó thành công. Trong thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà không được sự đồng tình ủng hộ của người dân ở địa phương thực thi chính sách thì địa phương đó chắc chắn sẽ không thành công. Đây là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của chính sách. Mục tiêu chính sách thành công của các quốc gia làm thay đổi
  • 34. 27 trạng thái, kinh tế, xã hội hiện tại theo nhu cầu của đời sống xã hội. Việc thực hiện mục tiêu của chính sách không chỉ do các cơ quan quản lý nhà nước mà phải có sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Trên thực tế các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức thực thi chính sách, còn các tầng lớp nhân dân là những đối tượng thực hiện chính sách. Như vậy, nhân dân vừa là người trực tiếp tham gia thực hiện hóa mục tiêu chính sách, vừa trực tiếp thụ hưởng những lợi ích mang lại từ chính sách. Nếu một chính sách đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội về mục tiêu và biện pháp thừa hành thì nó sẽ nhanh chóng đi vào lòng dân, được người dân ủng hộ thực hiện và ngược lại thì chính sách sẽ bị bỏ rơi. 1.3. Những nội dung cơ bản của thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn Chỉ thị số 19/CT-TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, các cấp ủy, chính quyền các cấp về thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn và đào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực. Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. 1.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật Thể chế có thể hiểu là những thiết chế chính trị, luật lệ và quy định mang tính pháp lý, của một chế độ xã hội. Trong chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn thể chế chính sách có thể hiểu là các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc xác định các mục tiêu. Giải pháp, các chủ thể tham gia và mối quan hệ giữa các chủ thể với nhau cũng như các quy trình hoạch định, thực thi và
  • 35. 28 đánh giá chính sách. Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 962/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Trưởng ban là Phó thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định này, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, cơ chế, chính sách và các giải pháp thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (Đề án); giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương trong việc triển khai thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch và các hoạt động của Đề án; kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai các hoạt động của Đề án. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ công tác giúp việc cho Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ, Phó trưởng ban thường trực sử dụng con dấu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tại Điều 1 đã quy định vai trò, trách nhiệm, quyền hạn tham gia của các chủ thể chính sách. Về phía thành phố và huyện thì triển khai đề án như sau:
  • 36. 29 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Đề án cấp thành phố; chủ trì, phối hợp với các sở, cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án hàng năm. UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 15-1-2010 và Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 13-7-2010 triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg, Quyết định số 3658/QĐ-UBND ngày 17- 7-2010 về việc tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn TP Hà Nội. Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 26/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Để hướng dẫn các huyện triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn liên Sở: Lao động - TB&XH và Tài chính đã ban hành văn bản số 813/HD-LS ngày 24/5/2011 hướng dẫn triển khai công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. * Ủy ban nhân dân cấp huyện - Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn; - Đề xuất danh mục nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp: nhu cầu học nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp và các cơ sở có đủ điều tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện, gửi Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • 37. 30 - Hàng năm, 5 năm tổng hợp kế hoạch, dự toán kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn để thực hiện Đề án của huyện (bao gồm cả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã), gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hội và Sở Nội vụ để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định và thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn huyện; - Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện; Bán sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Sở lao động TB&XH về thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. UBND huyện Mê Linh đã chủ động ban hành các văn bản, kế hoạch như thành lập Ban chỉ đạo 1956 thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg. 1.3.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chính sách * Ban chỉ đạo cấp Trung ương. Quyết định số 962/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020". Trưởng ban: Phó Thủ tướng Chính phủ. Phó Trưởng ban thường trực: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
  • 38. 31 Các Phó Trưởng ban: Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các ủy viên: Thứ trưởng Bộ Tài chính; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội; Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo * Ban chỉ đạo cấp Thành phố. Ủy ban nhân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các ngành, các cấp khẩn trương triển khai thực hiện chủ trương trên của Chính phủ: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ từ cấp Thành phố đến quận, huyện, thị xã; Quyết định số 6127/QĐ-BCĐ ngày 13/12/2010 của Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Trưởng Ban: Phó Chủ tịch UBND Thành phố. Phó Trưởng Ban: Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội. Ủy viên: Phó Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phó Giám đốc Sở Tài chính; Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phó Giám đốc Sở Công Thương; Phó Giám đốc Sở Nội vụ; Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Phó Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông; Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Hà Nội Ngoài ra còn mời một số thành viên được mời tham gia.
  • 39. 32 * Ban chỉ đạo cấp huyện. Bán sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Sở lao động TB&XH về thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. UBND huyện Mê Linh đã chủ động ban hành các văn bản, kế hoạch như thành lập Ban chỉ đạo 1956 thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg Trưởng Ban: Phó Chủ tịch UBND huyện. Phó Trưởng Ban: Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội. Ủy viên: các phòng chuyên môn liên quan như Phòng Lao động Thương binh và Xã hội; Phòng Kế hoạch và Đầu tư; Phòng Tài chính; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Công Thương; Phòng Nội vụ; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Thông tin Truyền thông; Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện... Ngoài ra còn bố trí 01 biên chế chuyên trách theo dõi công tác dạy nghề cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; bảo đảm các điều kiện về ngân sách, biên chế cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất cho cơ sở dạy nghề công lập trực thuộc để thực hiện dạy nghề theo kế hoạch; Cán bộ quản lý, thực hiện tại UBND cấp xã, thị trấn; Các đoàn thể khác như Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh... 1.3.3. Nguồn lực tài chính Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Tổng kinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách nhà nước dự kiến là 25.980 tỷ đồng, gồm: - Kinh phí dạy nghề lao động nông thôn: 24.694 tỷ đồng; - Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã: 1.286 tỷ đồng.
  • 40. 33 Kinh phí của Đề án theo tiến độ thực hiện - Giai đoạn 2009 – 2010: 1.894 tỷ đồng (trong đó kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã là 65,5 tỷ đồng); - Giai đoạn 2011 – 2015: 11.363 tỷ đồng (trong đó kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã là 593,5 tỷ đồng); - Giai đoạn 2016 – 2020: 12.723 tỷ đồng (trong đó kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã là 627 tỷ đồng). * Nguồn kinh phí thực hiện Đề án của huyện là nguồn kinh phí do Thành phố Hà Nội cấp từ nguồn kinh phí của Đề án. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án theo Quyết định số 1956 và kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg thành phố đã cấp cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội. - Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên; - Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);
  • 41. 34 - Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); - Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề; - Lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú; - Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm. Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án này nhưng tối đa không quá 03 lần. 1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát - Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo với cơ quan cấp trên.
  • 42. 35 - Bố trí mỗi huyện có 01 cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề ở Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trực tiếp theo dõi, kiểm tra; - Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện Đề án gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. - Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất quá trình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các địa phương. - Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng nguồn kinh phí sử dụng của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. - Định kỳ hàng năm rà soát, cập nhật, bổ sung, đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn + Rà soát, cập nhật, bổ sung danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn; + Rà soát, xác định nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn theo từng nghề và cấp trình độ đào tạo; + Rà soát, xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo (số lượng, cơ cấu nghề, trình độ đào tạo) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động; + Rà soát, xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn để thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới và nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp; + Rà soát, đánh giá năng lực đào tạo của các cơ sở tham gia đào tạo cho lao động nông thôn về: nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cơ sở vật chất thiết bị đào tạo để xác định các cơ sở đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
  • 43. 36 UBND huyện Mê Linh thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Kiểm tra định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo cơ quan cấp trên, kiểm tra trực tiếp tại các xã, thị trấn và quán triệt các địa phương kiểm tra đột xuất quá trình thực hiện chính sách từ các cơ sở đào tạo đến các lớp dạy nghề trên địa bàn. Tiểu kết chƣơng 1 Vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ cấp bách của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, Vì vậy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cần được thể hiện nhiều hơn nữa bằng các công cụ là chính sách pháp luật và đầu tư ngân sách hợp lý cho các hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Có thể nói những vấn đề trình bày trên đây đã làm rõ những vấn đề cơ sở lý luận của thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đồng thời cho thấy được những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo nghề. Và đặc biệt là những nội dung nội dung cơ bản của thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
  • 44. 37 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN MÊ LINH 2.1. Đặc điểm địa lý, dân cƣ, kinh tế xã hội và lao động – việc làm huyện Mê Linh 2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân cư Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thành phố khoảng 25 km, phía Bắc giới hạn bởi sông Cà Lồ, giáp huyện Bình Xuyên, Thị xã Phúc Yên của Tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam giới hạn bởi sông Hồng, giáp huyện Đan Phượng; phía Tây giáp huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc; phía Đông giáp huyện Sóc Sơn, Đông Anh. Địa bàn huyện có tuyến đường Thăng Long – Nội Bài, quốc lộ 23B chạy qua, 8km đường sắt Hà Nội – Lào Cai với ga Thạch Lỗi nằm trên địa bàn thị trấn Quang Minh, cùng với vị trí giáp sân bay quốc tế Nội Bài, được bao bọc bởi 02 con sông là sông Hồng và sông Cà Lồ, tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế cả đường sắt, đường bộ, đường không và đường sông với các tỉnh trung du và miền núi phía bắc cũng như các tỉnh đồng bằng sông Hồng và cả nước, tạo cơ hội cho Mê Linh phát triển toàn diện các ngành kinh tế, xã hội. Huyện Mê Linh có 18 đơn vị hành chính với 02 thị trấn và 16 xã, với tổng dân số đầu năm 2010 là 195.017 người, trong đó thành thị là 19.806 người và nông thôn là 175.211 người, mật độ dân số là 1.381 người/km2 thấp hơn so với mật độ chung của Hà Nội (1926 người/km2 ) nhưng cao hơn tương đối so với mật độ dân số trung bình của đồng bằng sông Hồng (930người/km2 ) và cả nước (259 người/km2 ) đặc điểm này sẽ là điều kiện tốt để phát triển thị trường sản phẩm trên địa bàn huyện và là nguồn cung lao động lớn về số lượng để đáp ứng nhu
  • 45. 38 cầu lao động ngày càng tăng của địa phương. => Từ những điều kiện tự nhiên, dân cư của huyện đã ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn: - Về vị trí địa lý của huyện rất gần thủ đô Hà Nội nên một bộ phận dân cư ra thành phố kiếm việc làm và không hào hứng đến chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. - Điều kiện tự nhiên: là một huyện vốn là thuần nông nhưng hiện nay với việc mở ra nhiều khu công nghiệp như khu công nghiệp Quang Minh đã thu hút một lực lượng lao động lớn. Nhưng đòi hỏi lao động cần phải được đào tạo. - Lực lượng lao động trên địa bàn huyện là tương đối nhiều, nhưng đa phần là lao động xuất phát từ nông dân nên họ sản xuất nông nghiệp một thuần túy mà không qua đào tạo bài bản. 2.1.2. Tình hình kinh t - xã hội Tổng Giá trị sản xuất (GTSX) trên địa bàn huyện Mê Linh năm 2015 đạt 4926,3 tỷ đồng, chiếm 2,51% tổng GDP toàn Thành phố. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện năm 2008 là 37,39 %, năm 2009 là 8,66 %, năm 2015 là 12,47 % . Bình quân cả giai đoạn 2011 - 2015 là 20,8 %, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,7%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 25,1%; khu vực dịch vụ tăng 15,6%. Cơ cấu kinh tế theo ngành của huyện có sự dịch chuyển tích cực theo hướng giảm nhanh tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 2010, cơ cấu kinh tế theo ngành Công nghiệp- Xây dựng, Nông nghiệp và Dịch vụ là 76,3% -19,8% - 3,9%, năm 2015 là 86,7% - 10,2% - 3,1% [04, tr.12]
  • 46. 39 Kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 8,4%; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó, riêng giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng (ước đạt năm 2015) tăng gần 52% so với năm 2010. Xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt kết quả quan trọng, huyện phấn đấu đến hết năm 2015 có 10/16 xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí NTM. Công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, quản lý đô thị - trật tự xây dựng có nhiều chuyển biến. Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện. Lĩnh vực y tế - giáo dục - văn hóa – xã hội có nhiều khởi sắc. An sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo. Đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đã giảm còn dưới 3% (vượt 2% so với chỉ tiêu Nghị quyết đại hội lần thứ IX đề ra)... Trong những năm qua, cùng với quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, quỹ đất phát triển công nghiệp và dành cho các nhu cầu khác không ngừng tăng lên, nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, từ 8588,22 ha năm 2010 xuống còn 8010,08 ha năm 2014 và 8000,08 ha năm 2015; trong khi dân số tăng nhanh, đã làm cho diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm. Đất nông nghiệp bình quân đầu người của huyện hiện nay là 410 m². Mặt khác, đất nông nghiệp phân bố manh mún, nhỏ lẻ, làm cho sản xuất nông nghiệp rất khó áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa, hiện đại hóa để sản xuất mang tính hàng hóa. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ tác động mạnh đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Khoa học và công nghệ trực tiếp giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp... Nhưng do lao động nông thôn qua đào tạo nghề còn ít nên sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đa số chưa đủ khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Nông dân không có đủ kiến thức, cộng với những tác động của cơ chế thị
  • 47. 40 trường làm giảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học mà người chịu ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếp nhất là nông dân. Về tình hình khác: Năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo là 8,64%, giảm 6,33% so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm mỗi năm bình quân 1,27%, vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Toàn huyện đã xây dựng được 449 nhà Đại đoàn kết và nhà cho hộ nghèo, sửa chữa và xây mới 175 nhà tình nghĩa với kinh phí trên 6,1 tỷ đồng. Hàng năm, vào dịp tết Nguyên đán đã huy động nguồn kinh phí lớn để giúp đỡ người nghèo, góp phần giảm bớt khó khăn [04, tr.21] => Từ những điều kiện về kinh tế xã hội của huyện đã ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn: - Điều kiện kinh tế - xã hội: Mức sống của người nông dân ở huyện vẫn còn nghèo, kinh tế hộ gia đình sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Trong khi đó tình hình phát triển kinh tế - xã hội ngày càng đòi hỏi cao: mọi thứ đều đắt đỏ, đất đai tăng cao khiến đời sống kinh tế của người dân còn khó khăn kéo theo sự kém phát triển kinh tế - xã hội. - Tình hình kinh tế xã hội của địa phương có những nghề phụ và người lao động quen với phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận động người lao động tham gia vào các lớp đào tạo nghề của chính sách. 2.1.3 Thực trạng về lao động - việc làm * Cơ cấu lao động: Lực lượng lao động của huyện tăng nhanh qua các năm (Giai đoạn 2010- 2004, tăng bình quân 2%/năm). Năm 2015, lực lượng lao động nông thôn tiếp
  • 48. 41 tục tăng nhanh và ở mức 111.635 người, bằng 87% lao động toàn huyện, trong đó lao động nữ chiếm 50,3%. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực, giảm tỷ trọng lao động nông thôn, tăng tỷ trọng lao động thành thị, nhưng lực lượng lao động nông thôn vẫn còn cao. Cơ cấu lao động có sự thay đổi, tăng tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực Công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ, đồng thời giảm tỷ lệ lao động trong khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ diễn ra còn chậm Huyện Mê Linh sẽ phát huy lợi thế, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, tranh thủ thời cơ, nguồn lực phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, xây dựng Mê Linh trở thành vùng phát triển của Thủ đô với cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15% - 17%, trong đó: giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 16% - 18%; giá trị sản xuất ngành thương mại tăng 23 - 25%; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên 1 ha đất nông nghiệp đến năm 2015 đạt 200 triệu đồng. * Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động: Chất lượng lao động của huyện còn rất thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo. Theo kết quả tổng hợp năm 2015 thì trên toàn huyện có tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung và đào tạo có chứng chỉ từ Sơ cấp trở lên là 14,7% (toàn Thành phố là 31,7%). Tuy vậy, việc phân bố lao động qua đào tạo không đều. Lao động qua đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng ở nông thôn rất thấp với 87,2.% tổng số lao động nông thôn chưa qua đào tạo. Mặt khác, số lao động nông thôn chưa qua đào tạo lại tập trung đến 88,6% ở độ tuổi từ 18 - 43 và ở nữ giới. Thực trạng trên cho thấy cần thiết phải tăng cường công tác đào tạo
  • 49. 42 nghề cho lao động nông thôn nhằm hoàn thành mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo trong nông nghiệp đến năm 2020 là 70%. 2.2. Tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh Thực trạng công tác thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội được tiến hành khi bắt đầu ngay từ khi Ban chỉ đạo thực hiện quyết định số 1956/QĐ-TTg thành phố Hà Nội ra quyết định triển khai theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “đào tạo nghề cho lao động đến năm 2020”. Trong bài viết tác giả chỉ thu thập thông tin về thực trạng tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Mê Linh từ đầu năm 2013 đến hết năm 2015. * Kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện UBND huyện chỉ đạo triển khai toàn diện việc xây dựng Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” báo cáo UBND thành phố; Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 của huyện và yêu cầu UBND các xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo; Tổ chức đào tạo nghề lao động nông thôn có nhu cầu học nghề trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện. Thực hiện khá tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Dưới đây là kết quả số lượng lao động được đào tạo nghề ở một số năm trên các xã, thị trấn của huyện được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề như sau: - Năm 2013: Toàn huyện triển khai mở 71 lớp đào tạo nghề với 2.470 học viên lao động nông thôn thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia (trong đó có 210 lao động thuộc hưởng chính sách ưu đãi người có công,
  • 50. 43 1.308 lao động thuộc diện thu hồi đất canh tác, 332 lao động thuộc hộ nghèo, 01 lao động người khuyết tật, 01 lao động thuộc hộ cận nghèo và 547 lao động nông thôn khác. + Nghề nông nghiệp: đã mở 61 lớp với 2.120 học viên, bao gồm 14 lớp trồng rau an toàn, 16 lớp chăn nuôi thú ý, 06 lớp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh, 02 lớp trồng và nhân giống nấm. + Nghề phi nông nghiệp: đã mở 10 lớp với 350 học viên, bao gồm 08 lớp may công nghiệp và 02 lớp xây trát dân dụng. - Số lao động được tạo việc làm sau khi học nghề + Nghề nông nghiệp đã có 2007/2120 lao động có việc làm đạt 94,66%, trong đó có 1.707 lao động làm đúng nghề được đào tạo chiếm tỷ lệ 85%. + Nghề phi nông nghiệp đã có 288/350 lao động có việc làm đạt 82,28%, trong đó có 242 lao động làm đúng nghề được đào tạo chiếm tỷ lệ 84%. - Năm 2014: Toàn huyện triển khai mở 58 lớp đào tạo nghề với 2.030 học viên lao động nông thôn thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia. Trong đó có 1.196 lao động nông thôn thuộc đối tượng 1 (bao gồm 317 lao động thuộc hưởng chính sách ưu đãi người có công, 582 lao động thuộc diện thu hồi đất canh tác, 276 lao động thuộc hộ nghèo, 21 lao động người khuyết tật), 04 lao động thuộc hộ cận nghèo và 830 lao động nông thôn khác. + Nghề nông nghiệp: đã mở 36 lớp với 1.260 học viên, bao gồm 13 lớp trồng lúa chất lượng cao, 02 lớp kỹ thuật trồng hoa, 06 lớp trồng rau hữu cơ rau an toàn, 02 lớp kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, 04 lớp kỹ thuật chăn nuôi lợn, 07 lớp chăn nuôi thú y và 02 lớp kỹ thuật trồng cây ăn quả.
  • 51. 44 + Nghề phi nông nghiệp: đã mở 22 lớp với 770 học viên, bao gồm 02 lớp điện dân dụng, 04 lớp xây trát dân dụng, 02 lớp chế biến món ăn (món chay), 07 lớp may công nghiệp, 02 lớp mộc dân dụng (kỹ thuật gia công bàn ghế), 02 lớp sản xuất mây tre đan, 03 lớp ốp lát tường và sàn. - Số lao động được tạo việc làm sau khi học nghề: Toàn huyện có 1.799 lao động có việc làm sau khi học nghề, trong đó có 1.626 lao động tự tạo việc làm, 163 lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 10 lao động được doanh nghiệp tuyển dụng sau khi đào tạo, đạt tỷ lệ 88,6% có việc làm. + Nghề nông nghiệp đã có 1.184/1.260 lao động có việc làm đạt 93,96%, có 43 lao động thoát nghèo sau khi học nghề, đạt tỷ lệ 3,4%, 308 lao động phát triển sản xuất chăn nuôi, trồng trọt của hộ gia đình có hiệu quả sau khi học nghề, đạt 24,4%, số hộ sản xuất chăn nuôi theo hướng hàng hóa với năng xuất thu nhập chiếm khoảng 4%. + Nghề phi nông nghiệp đã có 615/770 lao động có việc làm đạt 79,87%, trong đó có 163 lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 10 lao động được tuyển dụng sau khi đào tạo, 442 lao động tự tạo việc làm sau khi học nghề. - Năm 2015: Toàn huyện triển khai mở 35 lớp đào tạo nghề với 1.215 học viên lao động nông thôn thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia. Trong đó có 1.024 lao động nông thôn thuộc đối tượng 1 (bao gồm 305 lao động thuộc hưởng chính sách ưu đãi người có công, 414 lao động thuộc diện thu hồi đất canh tác, 305 lao động thuộc hộ nghèo), và 191 lao động nông thôn khác. + Nghề nông nghiệp: đã mở 26 lớp với 900 học viên, bao gồm 08 lớp trồng lúa chất lượng cao, 07 lớp trồng rau an toàn, 02 lớp kỹ thuật trồng cây
  • 52. 45 ăn quả, 03 lớp kỹ thuật trồng hoa, 04 lớp kỹ thuật chăn nuôi lợn, 02 lớp chăn nuôi gia cầm. + Nghề phi nông nghiệp: đã mở 09 lớp với 315 học viên, bao gồm 02 lớp điện dân dụng, 02 lớp điện công nghiệp, 02 lớp may công nghiệp, 03 lớp ốp lát tường và sàn. - Số lao động được tạo việc làm sau khi học nghề: Toàn huyện có 1.210 lao động có việc làm sau khi học nghề, trong đó có 937 lao động tự tạo việc làm, 40 lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 143 lao động được doanh nghiệp tuyển dụng sau khi đào tạo, đạt tỷ lệ 92,18% có việc làm. + Nghề nông nghiệp đã có 855/900 lao động có việc làm đạt 95,0%, có 365 lao động thuộc hộ có thu nhập khá, đạt tỷ lệ 40,56%. + Nghề phi nông nghiệp đã có 265/315 lao động có việc làm đạt 84,13%, trong đó có 40 lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 143 lao động được tuyển dụng sau khi đào tạo, 82 lao động tự tạo việc làm sau khi học nghề. Sau khi tốt nghiệp các lớp đào tạo nghề, phần lớn người lao động đã nắm được những kiến thức cơ bản để tiếp tục áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập cho gia đình. Nhiều người đã vận dụng và phát huy được những kiến thức được học để tự tạo việc làm hoặc ký hợp đồng làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. * Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã Cử 236 cán bộ, công chức xã tham gia các lớp bồi dưỡng chức danh năm 2015. Kết quả là 100% cán bộ, công chức xã hoàn thành các lớp bồi dưỡng với số lượng cụ thể như sau: