SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƢỢC VÀ CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRỊNH THU HOÀI
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP HUYỆN
QUA THỰC TẾ Ở TỈNH NINH BÌNH
Ngành: Quản lý khoa học và công nghệ
Mã số: 834 04 12
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG DUY THỊNH
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sỹ
Đặng Duy Thịnh.
Các số liệu sử dụng trong luận văn có trích dẫn nguồn rõ ràng. Các
kết luận nghiên cứu trong luận văn được đúc kết từ cơ sở lý luận đến thực
tiễn của vấn đề luận văn cần giải quyết.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.
Học viên
Trịnh Thu Hoài
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP
HUYỆN .............................................................................................................. 7
1.1. Khái niệm về khoa học và công nghệ, hoạt động khoa học và công nghệ,
chính sách khoa học và công nghệ, quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.... 7
1.2. Cơ sở lý luận của chính sách quản lý nhà nước về khoa học và công
nghệ địa phương ................................................................................................ 16
1.3. Thực tiễn về chính sách khoa học và công nghệ địa phương của nước
ngoài.................................................................................................................. 19
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỪ THỰC TIỄN TỈNH NINH BÌNH ...... 24
2.1. Khái quát về tỉnh Ninh Bình ...................................................................... 24
2.2. Thực trạng các chính sách QLNN về khoa học và công nghệ trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình 2011-2016.......................................................................... 35
2.3. Đánh giá khái quát chung những mặt được và hạn chế của chính sách
quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Bình............................. 58
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP HUYỆN ............. 64
3.1. Bối cảnh của giai đoạn phát triển và nhu cầu tăng cường các chính sách
quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ địa phương.................. 64
3.2. Quan điểm, nguyên tắc hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về
khoa học và công nghệ cấp huyện ...................................................................... 67
3.3. Các giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về khoa học và công
nghệ cấp huyện.................................................................................................. 69
KẾT LUẬN...................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 80
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
KH&CN Khoa học và Công nghệ
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
KT-XH Kinh tế - Xã hội
NN&PTNT Nông nghiệp và phat triển nông thôn
HĐND Hội đồng Nhân dân
UBND Ủy ban nhân dân
SHTT Sở hữu trí tuệ
CNNT Công nghiệp nông thôn
KHKT Khoa học Kỹ thuật
NTMN Nông thôn miền núi
CN- TTCN Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp
SNKH Sự nghiệp khoa học
DN Doanh nghiệp
CGCN Chuyển giao công nghệ
NC&PT Nghiên cứu và phát triển
TĐC/TC-ĐL-CL Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng
NCKH Nghiên cứu khoa học
NC&TK Nghiên cứu và triển khai
QLNN Quản lý nhà nước
HTX Hợp tác xã
ĐMST Đổi mới sáng tạo
DANH MỤC SƠ ĐỒ/ BẢNG BIỂU
STT Tên sơ đồ Nội dung
1 Sơ đồ 1 Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ
2 Sơ đồ 2 Mô hình về chính sách
3 Sơ đồ 3 Mô hình về chính sách KH&CN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, không ai có thể phủ nhận được vai trò đặc biệt quan trọng của
khoa học và công nghệ (KH&CN) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH)
của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, KH&CN đã được xác định "là quốc sách hàng đầu,
là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân
tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội", là "động lực đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa".
Đại hội Trung ương 6 khóa XI đã đưa ra mục tiêu tổng quát: “Phát triển
mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là động
lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi
trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại theo
định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI”. Khi thêm vào hai chữ “thực sự”
trước cụm từ “là động lực quan trọng nhất”, Đảng ta muốn nhấn mạnh sự cần thiết
phải phát triển khoa học, công nghệ, đặt ra yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ
của đất nước lên một tầm cao mới, khắc phục những yếu kém trong thời gian qua,
coi đây là công việc trọng yếu và thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và toàn
quân ta. “Khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu” cũng có nghĩa là mọi
chủ trương, chính sách phát triển đất nước, phát triển kinh tế - xã hội cũng như bảo
vệ Tổ quốc đều phải dựa vào khoa học, công nghệ và thực hiện bằng khoa học,
công nghệ; khoa học, công nghệ phải đứng hàng thứ nhất và đi trước một bước
trong mọi chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước.
Nghị quyết số 20 Hội nghị Trung ương khóa 6 khóa XI kết luận: “Tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ cơ chế quản lý tài chính, tổ chức và hoạt động khoa
học - công nghệ…”
Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc tập trung đầu tư, đổi mới và phát
triển KH&CN rất rõ ràng và quyết liệt. Tuy nhiên, nhận thức của cán bộ lãnh đạo
2
cấp huyện, cấp tỉnh về vai trò, vị trí, cũng như tầm quan trọng của KH&CN trong
việc phát triển KT-XH chưa đầy đủ.
Tại các địa phương, việc xây dựng và áp dụng chính sách nhằm nâng cao
hiệu lực quản lý và thúc đẩy phát triển hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ
KH&CN trên địa bàn huyện của các tỉnh còn nhiều khó khăn, phức tạp và hiệu quả
không cao.
Hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) về KH&CN cấp huyện ở tỉnh Ninh
Bình trong thời gian qua bên cạnh những kết quả đạt được cũng bộc lộ nhiều yếu
kém, bất cập từ xây dựng, ban hành chính sách; áp dụng, tuân thủ chính sách và xử
lý vi phạm chính sách về KH&CN.
Thực tế cho thấy, công tác quản lý KH&CN cấp huyện, chính sách thúc đẩy
chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện đang là một vấn đề ngay
bản thân Bộ KH&CN cũng đang trong quá trình chỉ đạo thực hiện, rút kinh nghiệm
và từng bước hoàn thiện.
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Ninh Bình đến năm 2020,
mục tiêu tổng quát trong phát triển KT-XH của tỉnh là: Phát triển kinh tế nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất
tiên tiến, bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Hỗ trợ các hoạt động
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất sản phẩm công nghiệp đặc
trưng là lợi thế của tỉnh, sản phẩm truyền thống tiêu biểu nông nghiệp, nông thôn,
làng nghề; Hỗ trợ các chương trình phát triển nghề, làng nghề, nghệ nhân, chương
trình khuyến công ưu tiên, Khuyến khích, hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn tại các
cơ sở sản xuất công nghiệp…
Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011- 2020 của tỉnh Ninh Bình đã
đưa ra giải pháp phát triển KH&CN cho giai đoạn 2016- 2020 là “ Nâng cao nhận
thức cho cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ chuyên môn, đội ngũ lãnh đạo và nhân
dân về vai trò của KH&CN; Tập trung nghiên cứu, phát triển sản xuất; Xây dựng
thương hiệu các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có thế mạnh ở địa phương, góp phần
xây dựng nông thôn mới; Đẩy mạnh xã hội hóa trong nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ, …”.
3
Trong bối cảnh đó, đề tài: Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về
Khoa học và Công nghệ cấp huyện qua thực tế ở tỉnh Ninh Bình đã được lựa chọn để
nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện, thành phố của
tỉnh trong sự nghiệp CNH, HĐH. Trong quá trình triển khai nghiên cứu, tôi thấy cấp
huyện là một cấp cơ sở ở địa phương, phụ thuộc vào sự phân cấp của cấp tỉnh. Để đảm
bảo tính hệ thống, tôi ngoài việc chú trọng nghiên cứu chính sách quản lý KH&CN cấp
huyện thì đã nghiên cứu cả các vấn đề có liên quan do cấp tỉnh, cấp trung ương triển
khai trên địa bàn cấp huyện, làm rõ mối tương quan của cấp tỉnh và cấp huyện trong
vấn đề quản lý KH&CN. Do vậy nội dung có đề cập đến cả quản lý KH&CN cấp tỉnh
và một số chính sách của trung ương.
Đây là một đề tài vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, và hy
vọng rằng sẽ có được những đóng góp thiết thực cho việc hoạch định các chính sách
thúc đẩy tiến bộ KH&CN các địa phương nói chung, cũng như ở Ninh Bình nói
riêng, tạo ra tiền đề cho phát triển KT-XH ở địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động Khoa học và Công nghệ cấp
huyện như:
+ Luận văn Thạc sỹ: “Chính sách thúc đẩy tiến bộ KH&CN trên địa bàn
huyện tại tỉnh Nam Định” năm 2010 của tác giả Mai Thanh Long;
+ Luận văn Thạc sỹ: “Tác động của chính sách tài chính tới hoạt động KH&CN
trên địa bàn huyện thuộc tỉnh Đồng Nai” năm 2011 của tác giả Trần Tân Phong;
+ Luận văn Thạc sỹ: “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khoa
học và công nghệ cấp huyện ở tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2020” của tác giả
Dương Vũ Diễm Hồng;
+ Luận văn Thạc sỹ: “Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để nâng cao hiệu lực
quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp huyện ở Thanh Hóa” năm 2014 của
tác giả Vũ Văn Khoa;
+ Luận văn thạc sỹ: “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động
KH&CN cấp huyện qua thực tiễn tại tỉnh Long An” năm 2015 của tác giả Nguyễn
Thị Huyền Trang;
4
+ Đề tài: “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng sản
phẩm, hàng hóa của UBND các huyện, thành phố ở tỉnh Bắc Giang” của nhóm tác
giả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Giang…
Ngoài ra, đã có nhiều chính sách được đưa ra nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt
động KH&CN tại các ngành, lĩnh vực và các địa phương.
Qua nghiên cứu chính sách quản lý KH&CN ở địa phương một số nước
trong khu vực, các chính sách quản lý KH&CN địa phương trong nước và các luận
văn nêu trên, tác giả nhận thấy có nhiều giải pháp, bài học có giá trị được triển khai,
áp dụng thành công, nhưng cơ bản chỉ là giải quyết từng vấn đề riêng, chưa mang
tính bao trùm. Chính sách thúc đẩy phát triển hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh,
huyện vẫn là một vấn đề gây lúng túng cho các cấp lãnh đạo, cần phải sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Hoàn thiện các chính sách thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN
cấp huyện làm tiền đề cho việc quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện một cách có
hệ thống, hiệu lực, hiệu quả; ứng dụng, nhân rộng các tiến bộ KH&CN trong sản
xuất đem lại hiệu quả KT-XH.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của các chính
sách thúc đẩy hoạt động KH&CN phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.
- Phân tích và đánh giá thực trạng các chính sách thúc đẩy hoạt động
KH&CN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (chính sách đầu tư cho KH&CN như nhân lực,
vật lực và tài lực; chính sách khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế, mọi
doanh nghiệp tìm kiếm ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN vào hoạt động quản
lý hoặc sản xuất kinh doanh,...).
- Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn tỉnh
(Nâng cao nhận thức, phối kết hợp, biện pháp hành chính, tổ chức, con người; Bố trí
các nguồn lực,... để: Tăng cường các hoạt động NC&PT; Ứng dụng, chuyển giao
công nghệ (CGCN), đặc biệt là hỗ trợ tài chính; Đẩy mạnh các dịch vụ cần thiết,
5
như SHTT, thông tin KH&CN, TĐC; Khen thưởng, tôn vinh để nâng cao giá trị xã
hội, tạo uy tín trong cộng đồng;...).
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn của các Chính
sách quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động nghiên cứu, ứng dụng,
chuyển giao KH&CN và các dịch vụ KH&CN phục vụ phát triển KT-XH trên địa
bàn tỉnh, huyện.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi thời gian: 2011-2016.
- Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu bao gồm 8 huyện và thành phố
thuộc tỉnh Ninh Bình (Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn, Nho Quan, Gia Viễn, Hoa
Lư, thành phố Ninh Bình và thành phố Tam Điệp).
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận:
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: được sử dụng để phân tích các tài liệu lý
thuyết đã có nhằm phát hiện xu hướng, các trường phái nghiên cứu… từ đó xây
dựng tổng quan về vấn đề nghiên cứu của đề tài;
- Phương pháp giả thuyết: là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách
dự đoán bản chất của đối tượng và chứng minh các dự đoán đó. Phương pháp giả
thuyết có hai chức năng: dự báo và dẫn đường, nó đóng vai trò là một phương pháp
nhận thức, phương pháp nghiên cứu khoa học;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: là phương pháp phân tích lý thuyết
thành những vấn đề, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian; mối liên kết giữa
những vấn đề, mối quan hệ từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để
chọn lọc những thông tin cần thiết, tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu
sắc phục vụ cho chủ đề nghiên cứu.
* Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp tài liệu: được sử dụng
trong quá trình thu thập, tìm kiếm các cơ sở lý luận, tổng hợp hệ thống hóa và phân
6
tích các nguồn tư liệu, số liệu sẵn có về chính sách thúc đẩy phát triển KH&CN, từ
đó rút ra kết luận vấn đề cần nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát: là các phương pháp được sử dụng trong
quá trình nghiên cứu hiện trạng, kết quả các ứng dụng tiến bộ KH&CN đã được
triển khai tại địa bàn tỉnh, huyện (thông qua hỏi- đáp với người dân và với doanh
nghiệp ở huyện);
- Các phương pháp phân tích so sánh: được sử dụng trong quá trình thu
thập, xử lý thông tin liên quan tới đối tượng nghiên cứu của đề tài;
- Phương pháp giả thuyết: trên cơ sở quy luật phát triển KT-XH, KH&CN
chung và minh chứng đưa ra, đề xuất những chính sách cần ban hành cho phù hợp.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Góp phần làm rõ được những vấn đề lý luận và thực tiễn của
các chính sách thúc đẩy phát triển hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh, huyện (khái
niệm, lý thuyết, đặc điểm, quy luật, xu thế,...).
Về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát
triển KH&CN trên địa bàn tỉnh. Qua đó đề tài góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
chính sách nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KH&CN ở địa phương
nói chung, tỉnh Ninh Bình nói riêng, làm cho KH&CN thực sự trở thành động lực
cho phát triển KT-XH ở địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị thì nội dung chính của đề tài sẽ
được trình bày trong 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách QLNN về khoa học và
công nghệ cấp huyện
Chương 2: Thực trạng chính sách QLNN về khoa học và công nghệ từ thực
tiễn tỉnh Ninh Bình
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách QLNN về khoa học và công
nghệ cấp huyện.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP HUYỆN
1.1. Khái niệm về khoa học và công nghệ, hoạt động khoa học và công nghệ,
chính sách khoa học và công nghệ, quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ
1.1.1. Khoa học và Công nghệ
1.1.1.1. Khoa học
Khoa học là một hệ thống tri thức của nhân loại về tự nhiên, xã hội mà con
người được tích luỹ trong quá trình lịch sử.
Theo UNESCO khoa học là "Hệ thống các tri thức về mọi loại quy luật của
vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư
duy”. Hệ thống tri thức ở đây là hệ thống khoa học, khác với tri thức kinh nghiệm.
Theo luật KH&CN năm 2013 "Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy
luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy”.
Khoa học được hiểu là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện quy luật
của sự vật và hiện tượng và sự vận dụng các quy luật ấy để sáng tạo các nguyên lý,
các giải pháp tác động vào các sự vật, hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của
chúng. Khoa học ngày nay đã trở thành một hoạt động nghề nghiệp của một cộng
đồng xã hội, đó là một dạng lao động xã hội đặc biệt, với một đặc điểm khó tìm thấy
trong một hoạt động xã hội khác. Đó là việc tìm kiếm những điều chưa biết và phải
chịu nhiều rủi ro trong quá trình tìm kiếm.
Từ các định nghĩa trên ta thấy có hai khía cạnh khác nhau: Khoa học là "hệ
thống tri thức" mang tính chất quy luật với vai trò nhiệm vụ của nó bao gồm hai
chức năng, nhận thức và cải tạo thế giới. Mặt khác khoa học cũng được coi là một
"hệ thống thiết chế", một hệ thống hoạt động. Khi nói đến quản lý khoa học, ta
thường chú ý tới khía cạnh thiết chế của khoa học, khoa học với tư cách là một hoạt
động xã hội của loài người, và mục tiêu của quản lý là làm cho nó phát triển đúng
hướng, mang lại hiệu quả tốt nhất cho sự phát triển và nhu cầu của xã hội.
1.1.1.2. Công nghệ:
8
Thuật ngữ Công nghệ có xuất xứ từ hai từ trong tiếng Hy Lạp cổ: “techno” -
có nghĩa là tài năng, nghệ thuật, kỹ thuật, sự khéo léo và “logy” - có nghĩa là lời lẽ,
ngôn từ, cách diễn đạt, học thuyết. Theo đó, "công nghệ" được hiểu theo hai nghĩa:
Công nghệ là "khoa học làm", khoa học ứng dụng, nhằm vận dụng các qui luật tự
nhiên, các nguyên lý khoa học để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con
người; Công nghệ là các phương tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vật chất hoá các tri
thức khoa học ứng dụng vào thực tiễn.
Luật KH&CN năm 2013 cũng như trong Điều 3 Luật Chuyển giao công nghệ
đã ghi rõ: “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không
kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”.
Theo thống nhất của các Tổ chức Quốc tế về công nghiệp và theo Từ điển
Bách khoa Việt Nam thì công nghệ được thể hiện trong bốn thành phần:
- Phần kỹ thuật: Phần cứng của công nghệ bao gồm máy móc, dụng cụ,
nhà xưởng…
- Phần con người: Bao gồm kỹ năng tay nghề của đội ngũ nhân lực để vận
hành, điều khiển và quản lý dây chuyền thiết bị.
- Phần thông tin: Bao gồm tư liệu, dữ liệu, bản mô tả sáng chế, bí quyết
kỹ thuật.
- Phần tổ chức: Bao gồm các hoạt động về phân bổ nguồn lực, tạo lập mạng
lưới sản xuất, tuyển dụng và khuyến khích nhân lực…
Một luận điểm chung quan trọng được rút ra từ những quan điểm hiện tại về
công nghệ là: khoa học và kỹ thuật là yếu tố nền tảng của công nghệ, còn quản lý là
yếu tố gắn kết các yếu tố của công nghệ thành một hệ thống và quyết định đến sự
triển khai và thành bại của công nghệ.
1.1.1.3. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ
Khoa học có thể xem như là sự tìm kiếm các quy tắc chế ngự các hiện tượng
tự nhiên không tính đến sự áp dụng khả dĩ đối với cuộc sống con người. Với ý nghĩa
như vậy, khoa học đơn giản chỉ là sự thay đổi tri thức đã có trực tiếp một cách có
lợi cho đời sống con người hoặc quá trình sản xuất hàng hoá. Vì vậy công nghệ
đóng góp vào sự phát triển, trong khi đó khoa học lại có thể tạo ra tiến bộ công
9
nghệ. Công nghệ thâm nhập vào tất cả các nền văn hoá, xã hội và các cá nhân bằng
tính hữu dụng của nó. Thậm chí, nếu công nghệ được tạo ra một cách hoàn toàn
khoa học, nó vẫn là công nghệ chứ không phải là khoa học.
Cơ sở của các công nghệ thuở ban đầu được phát triển qua kinh nghiệm theo
nguyên tắc vận dụng, mò mẫm đã không giải thích được bằng việc áp dụng tri thức
khoa học cho đến mãi sau này. Theo cách đó, công nghệ đã trở thành sự kích thích
phát triển khoa học. Những chuẩn bị lớn lao về công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi
cho sự ra đời của nhiều thành tựu trong khoa học ngày nay.
Việc thấu hiểu các nền tảng khoa học trong những lĩnh vực rất xa nhau như
khoa học hạt nhân, hàng không, vũ trụ, giải phẫu tim và sinh học tế bào,… phụ
thuộc rất nhiều vào cái có sẵn của công nghệ để tiến hành các nghiên cứu cần thiết.
Kỷ nguyên đương đại đã chứng kiến sự tăng trưởng phi thường của các ngành công
nghệ dựa trên khoa học. Ở đây công nghệ đi sau khoa học, ngược lại với quá trình
trước kia.
Ngày nay có thể phân biệt hai cách tiếp cận cơ bản đối với sự liên kết của
khoa học và công nghệ.
Theo cách tiếp cận thứ nhất, người ta tìm kiếm các cơ hội công nghệ mới
nhen nhóm lên từ các phát triển trong khoa học.
Theo cách tiếp cận thứ hai, sự triển khai giải pháp công nghệ có tính cách tân
nhằm đáp ứng một nhu cầu KT-XH sẽ kích thích các nghiên cứu khoa học cơ bản. Như
vậy, khoa học và công nghệ trở nên gắn bó khăng khít với nhau và đảm trách vai trò
dẫn dắt trong phát triển các ngành kinh tế hiện tại. Sự sóng đôi khoa học và công nghệ
đã dẫn tới những thành tựu đáng kể trong hai lĩnh vực khoa học, công nghệ.
Chỉ có công nghệ mới thực sự đóng góp cho sự phát triển KT-XH, còn khoa
học chỉ có thể là nền tảng, cơ sở để tạo ra tiến bộ công nghệ. Công nghệ được sử
dụng hôm nay làm cho ngày mai tốt đẹp hơn và khoa học hôm nay có thể là công
nghệ của ngày mai. Tuy nhiên khác với khoa học, công nghệ không công khai
với mọi người.
1.1.2. Hoạt động khoa học và công nghệ
10
Hoạt động khoa học là hoạt động xã hội, là lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp
vì nó khám phá ra các tri thức về thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó sáng tạo ra
các nguyên lý giải pháp mới hay sáng tạo ra các mô hình kỹ thuật quản lý xã hội
mới phục vụ cho con người cải tạo thế giới, phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.
Hoạt động khoa học tạo nên tính sáng tạo, tính mới, mang tính rủi ro cao và
đặc biệt vai trò cá nhân trong hoạt động khoa học rất lớn. Thực tiễn sản xuất, hoạt
động xã hội đặt ra nhiều vấn đề cho khoa học giải quyết và đòi hỏi khoa học đưa ra
những căn cứ, giải pháp hay mô hình để phát triển tri thức, tìm hiểu thế giới tự
nhiên, xã hội phục vụ cho xã hội.
Hoạt động công nghệ là tất cả những hoạt động liên quan đến các quá trình
nghiên cứu - triển khai sản xuất và thị trường áp dụng công nghệ. Nội dung chính
của hoạt động công nghệ là biến các tri thức tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến thành những yếu tố của sản xuất nhằm nâng cao sức sản xuất của xã hội và
con người.
Mục tiêu của hoạt động công nghệ là làm cho khoa học và kỹ thuật trở thành
một động lực lớn thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH.
Theo UNESCO, “hoạt động KH&CN có thể được định nghĩa như tất cả các
hoạt động có hệ thống liên quan chặt chẽ tới việc sản xuất/tạo ra, nâng cao, truyền
bá và ứng dụng các kiến thức KH&CN trong thực tiễn sản xuất và đời sống”.
Chính trong hoạt động KH&CN mà các sản phẩm KH&CN được sản xuất ra,
được thu thập, truyền bá, được sửa đổi, thích nghi cho phù hợp với nhu cầu và cho
việc sử dụng, là nhân tố quan trọng nhất của nền kinh tế tri thức. Hay nói một cách
khác hoạt động KH&CN là một đối tượng quản lý của chủ thể và là cơ sở để hình
thành hệ thống tổ chức KH&CN.
Theo Luật KH&CN, hoạt động KH&CN bao gồm hoạt động nghiên cứu khoa
học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công
nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo
khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ”.
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện
tượng, sự vật của tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng
11
vào thực tiễn. Một trong các cách phân loại NCKH là phân loại theo tính chất của
sản phẩm nghiên cứu. Theo đó NCKH bao gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu
ứng dụng.
Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên
cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để
hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới. Sản phẩm của hoạt động này
mới chỉ là những vật mẫu, hình mẫu có tính khả thi về kỹ thuật để áp dụng vào một
điều kiện kinh tế hoặc xã hội nào đó. Ngoài ra còn phải nghiên cứu những tính khả thi
khác, như khả thi về tài chính, về kinh tế, về môi trường, về xã hội và chính trị…
Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm:
Đặc điểm chung nhất của NCKH là tìm tòi những sự vật mà người nghiên
cứu chưa hề biết. Đặc điểm này dẫn đến hàng loạt các đặc điểm khác nhau của
NCKH mà người nghiên cứu cũng như người quản lý nghiên cứu cần phải quan tâm
khi xử lý những vấn đề cụ thể về mặt phương pháp luận về nghiên cứu và tổ chức
nghiên cứu. Các đặc tính cơ bản của nghiên cứu khoa học là tính mới, tính kế thừa,
khoa học sáng tạo, khách quan và khả thi. Sản phẩm khoa học công nghệ mang tính
thông tin. Mặt khác, trong nghiên cứu khoa học cũng có thể xảy ra rủi ro, phi kinh tế.
Toàn bộ các loại hình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và mối
quan hệ giữa chúng được trình bày trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1. Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu KH và Phát triển CN
Nghiên cứu
khoa học
Nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu ứng dụng
Nghiên cứu
khoa học
Phát triển công nghệ
Nghiên cứu cơ bản
thuần túy
Sản xuất thử nghiệm
(Pilot)
Triển khai thực
nghiệm (Labô)
Nghiên cứu cơ bản
đ/hướng ứng dụng
Nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu ứng dụng
Nghiên cứu
khoa học
12
Hoạt động khoa học và công nghệ địa phương là các hoạt động nghiên cứu
khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ; ứng dụng công
nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất; dịch vụ khoa học và công nghệ
như thông tin KH&CN, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, TCĐLCL và các hoạt
động dịch vụ KH&CN khác phục vụ cho phát triển KT-XH của địa phương.
1.1.3. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
1.1.3.1. Quản lý nhà nước
Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước
do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã
hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi dựa trên các quy luật
hành chính, luật nguyên tắc tương ứng.
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của
hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm
vụ quản lý nhà nước.
1.1.3.2. Quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ:
Quản lý nhà nước về KH&CN là dạng quản lý mà trong đó, chủ thể quản lý
chính là nhà nước. Đó là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được
sử dụng quyền lực nhà nước bộ máy hành chính nhà nước để điều chỉnh các quan
hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người trong lĩnh vực hoạt động KH&CN.
Quản lý KH&CN ra đời nhờ sự thích ứng với nhu cầu của thực tiễn phát triển hoạt
động KH&CN.
Ở các nước công nghiệp phát triển, từ lâu nhà nước đã can thiệp vào sự phát
triển KH&CN. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện QLNN về
KH&CN.
1.1.3.3. Đặc điểm quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ:
Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ mang các đặc điểm chung của
quản lý nhà nước. Đó là sự tác động mang tính tổ chức, điều chỉnh, tính chất quyền
lực, tính khoa học và tính liên tục.
13
Các đặc trưng của quản lý khoa học và công nghệ bao gồm tính linh hoạt lớn
hay còn gọi là tính co giãn, đàn hồi, tính mềm, tính cơ động; Tính tổng thể và tính
điều hòa phối hợp; Tính dự báo và tính lâu dài.
1.1.3.4. Quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ địa phương
Quản lý nhà nước về KH&CN địa phương là công tác quản lý mà các cấp
chính quyền tỉnh, huyện phải triển khai thực hiện để phát triển KH&CN trở thành
động lực cho phát triển KT-XH trên địa bàn một tỉnh, huyện bao gồm quản lý: các
hoạt động NC&PT, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất; ứng dụng,
chuyển giao công nghệ; tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất
lượng; tài sản trí tuệ; thông tin KH&CN và các dịch vụ KH&CN khác trên địa bàn
tỉnh, huyện.
Quản lý nhà nước về KH&CN địa phương là nhằm đưa KH&CN gắn trực
tiếp vào thực hiện các mục tiêu KT-XH đặt ra trong Kế hoạch 5 năm và hàng năm
của cấp tỉnh và cấp huyện. Nội dung về KH&CN có thể được thể hiện dưới dạng
các đề tài nghiên cứu, dự án KH&CN.
1.1.4. Chính sách Khoa học và Công nghệ
1.1.4.1. Khái niệm chính sách, chính sách công
Có nhiều cách tiếp cận để xem xét khái niệm chính sách, nhưng tựu chung
lại chúng ta có thể hiểu, chính sách là tập hợp biện pháp do chủ thể quản lý đưa
ra, nhằm thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu xã hội mà chủ thể quyền lực đang
hướng tới.
Chính sách có thể là tập hợp các biện pháp kích thích kinh tế, biện pháp động
viên tinh thần, một biện pháp mệnh lệnh hành chính hoặc một biện pháp ưu đãi với
các nhóm cá nhân hoặc các nhóm xã hội.
Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá dưới dạng các đạo
luật, pháp lệnh, sắc lệnh, các văn bản dưới luật, hoặc các văn bản quy định nội bộ
của các tổ chức khác nhau.
14
Sơ đồ 2: Mô hình về chính sách
Chính sách công là chính sách thể hiện sự ứng xử của nhà nước đối với các
vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức
khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển.
1.1.4.2. Khái niệm về Chính sách khoa học và công nghệ
Theo UNESCO, Chính sách Khoa học và Công nghệ là một tập hợp các biện
pháp lập pháp và hành pháp được thực thi nhằm nâng cao, tổ chức và sử dụng tiềm
lực Khoa học và Công nghệ quốc gia với mục tiêu đạt được mục đích phát triển
quốc gia nâng cao vị trí quốc gia trên thế giới.
Chính sách KH&CN của nhà nước là chính sách công trong lĩnh vực
KH&CN, nó có các đặc điểm của chính sách công nói chung và có những đặc thù
riêng của KH&CN (lao động NC&PT; tính công ích và tính kinh tế của sản phẩm
KH&CN; thương mại hóa; hàng hóa công nghệ và vấn đề sở hữu trí tuệ,...). Cùng
với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch KH&CN, chính sách KH&CN là công cụ
quan trọng của quản lý nhà nước về KH&CN).
Các biện pháp
chính sách
Vốn
Mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội
tỉnh, huyện
Lao
động
Công
nghệ
15
Các yếu tố liên quan đến Chính sách KH&CN:
Sơ đồ 3: Mô hình Chính sách KH&CN
1.1.4.3. Chính sách quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ
Chính sách quản lý nhà nước về KH&CN là chính sách KH&CN của nhà
nước được thiết lập như là một công cụ nhằm quản lý KH&CN ở các cấp khác nhau
trong bộ máy công quyền của một quốc gia.
Chính sách KH&CN được hoạch định/xây dựng theo phương pháp hệ thống -
chức năng của bộ máy công quyền và ngày càng được khoa học hóa (được nghiên
cứu cẩn trọng trước khi ban hành).
Chính sách KH&CN gắn với hoàn cảnh kinh tế, xã hội, văn hoá riêng của
mỗi quốc gia, địa phương và thường xuyên tương tác với chính sách khác và nhanh
chóng phản ứng với những phát minh, sáng chế, tiến bộ khoa học và công nghê
đang diễn ra trong nước và trên thế giới.
1.1.4.4. Chính sách quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ địa phương
Chính sách quản lý nhà nước về KH&CN ở địa phương bao gồm chính sách
KH&CN của Trung ương ban hành dành cho phát triển KH&CN chung cho các địa
phương và các chính sách quản lý nhà nước về KH&CN có tính đặc thù của từng
Chính sách
KH&CN
Chƣơng trình mục
tiêu về KT-XH;
KH&CN
Nguồn lực khác: Thông
tin KH&CN; Sở hữu trí
tuệ,…
Tài chính cho
KH&CN
Nhân lực, tổ chức
KH&CN
Chủ trƣơng,
đƣờng lối, thể chế
về PTKH&CN
16
địa phương và do UBND tỉnh, huyện ban hành và có giá trị trong phạm vị tỉnh,
huyện mình. Chính sách quản lý nhà nước về KH&CN địa phương là chính sách sử
dụng các nguồn lực KH&CN của địa phương để đưa KH&CN vào thực hiện các
mục tiêu KT-XH đặt ra trong Kế hoạch 5 năm và hàng năm (dự án KT-XH) của địa
phương cấp tỉnh và cấp huyện.
Như đã nêu trên, có thể thấy mỗi chính sách đều được bắt nguồn từ một tác
nhân nào đó. Đối với lĩnh vực KH&CN, tác nhân ở đây là yêu cầu hội nhập tất yếu
của công cuộc toàn cầu hóa, là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chính sách quản lý
KH&CN nói chung và quản lý KH&CN cấp tỉnh, huyện nói riêng là bước chuyển
mạnh mẽ nhất nhằm thúc đẩy nền kinh tế- xã hội chuyển mình, phát triển toàn diện,
đó cũng là bước đi để đón trước những tình hình sẽ diễn ra trong thực tế. Vì vậy các
cấp chính quyền cần sớm có những điều chỉnh, định hướng đúng đắn, có như vậy
mới theo kịp với thời cuộc.
1.2. Cơ sở lý luận của chính sách quản lý nhà nƣớc về khoa học và công
nghệ địa phƣơng
1.2.1. Vai trò của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế- xã hội địa
phương
Khoa học và công nghệ ngày càng nổi lên như là một trong những yếu tố có tính
chất quan trọng nhất, tác động đến triển vọng tăng trưởng kinh tế của quốc gia, vùng, địa
phương. Đó là phần thưởng lớn nhất đối với các quốc gia có trình độ khoa học và công
nghệ tiến bộ và đó chính là sức mạnh về kinh tế của quốc gia, vùng, địa phương.
Kết quả nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy rằng
ít nhất một nửa mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu (TFP) là nhờ những tiến bộ
KH&CN đem lại thông qua việc chúng góp phần làm tăng thêm hiệu quả đầu tư của
các nguồn vốn, tăng năng suất lao động. Chính vì vậy, khoa học và công nghệ đóng
vai trò to lớn trong chiến lược tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển và các nước
đang phát triển.
Sự khác biệt về trình độ KH&CN là cơ sở để tạo ra sự khác biệt về trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, sự phát triển của mỗi thời đại, mỗi quốc gia. Sự
phát triển đó vừa mang tính tiệm tiến vừa bao hàm cả những nhảy vọt và cách mạng
17
dẫn đến những thay đổi sâu sắc và triệt để về phương tiện và cách thức sản xuất của
quốc gia, vùng, địa phương.
Đặc điểm của cuộc cách mạng KH&CN hiện nay là: cách mạng KH&CN
xảy ra đồng thời và tạo nên một sự tiến bộ nhanh chóng, vượt bậc thể hiện qua các
thời kỳ cách mạng công nghiệp lầm thứ nhất đến nay là cách mạng công nghiệp 4.0.
KH&CN thực sự trở thành nhân tố động lực, mở đường cho kinh tế phát triển (công
nghiệp 4.0). Các yếu tố then chốt của nền kinh tế truyền thống như: đất đai, tài
nguyên thiên nhiên, tiền vốn, sức lao động,... đã trở nên ít quan trọng hơn trong thế
giới ngày nay so với yếu tố KH&CN. Trong khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên có
xu hướng giảm dần giá trị thì nguồn tài nguyên chất xám lại có giá trị ngày càng tăng.
Ngày nay khoảng thời gian từ phát minh khoa học đến vận dụng vào thực tế
đã được rút ngắn đáng kể. Sự rút ngắn khoảng cách này làm cho KH&CN có ý
nghĩa là lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển
KT-XH của mỗi quốc gia, vùng, địa phương.
Chỉ có nhờ KH&CN, các nước đang phát triển (đặc biệt là nơi vùng sâu, vùng
xa) mới có thể thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ và kém phát triển.
Thành công của các nước Châu Á như: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông,
Singapo,… đã dựa trên triết lý phát triển và chính sách ưu tiên đầu tư cho giáo dục
và KH&CN nhằm tạo ra nội lực quốc gia mạnh.
Tác động của KH&CN đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế công nghiệp, đặc biệt
là nông nghiệp, nông thôn tạo ra không chỉ bởi cơ chế, chính sách quản lý nhà nước
về KH&CN nói chung của trung ương ban hành mà còn bởi các cơ chế, chính sách
quản lý nhà nước về KH&CN của địa phương triển khai thực hiện phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh của từng địa phương. Sự phân cấp này sẽ phát huy được sự chủ
động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp chính quyền trong phát triển KH&CN
phát triển KT-XH của địa phương (ví dụ góp phần chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ
cấu giống cây, con, cơ cấu sản xuất, phương thức canh tác, nâng cao năng suất, tạo
nên những bước tiến mạnh mẽ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn).
18
Việc chú trọng đưa tiến bộ KH&CN vào thực tiễn sản xuất ở nông thôn và
miền núi, vùng sâu, vùng xa có ý nghĩa rất quan trọng góp phần nâng cao trình độ
dân trí, kích thích sự học hỏi, tự nâng cao trình độ của người dân ở nông thôn và
miền núi, từ đó tạo ra sự nhạy bén tiếp thu các tiến bộ KH&CN nhằm thoát khỏi đói
nghèo. Điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua sự tham gia trực tiếp và tích
cực của các cấp chính quyền địa phương.
1.2.2. Tính tất yếu của chính sách Quản lý nhà nước về Khoa học và Công
nghệ trong phát triển kinh tế- xã hội địa phương
Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra một cách năng động và rất phức tạp, có
ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu, cơ cấu, phương châm của các chính sách khoa học
và công nghệ quốc gia, vùng miền, địa phương. Điều đó giải thích tại sao khoa học
và công nghệ không chỉ trở thành đối tượng của sự can thiệp có ý thức và sự quản
lý của ở cấp quốc gia mà cả ở cấp địa phương.
Mọi lĩnh vực, bất kể tính chất phức tạp đến đâu, nếu có quan hệ đến lợi
ích quốc gia, vùng miền và địa phương, do vậy nhà nước đều chủ trương quản lý ở
những mức độ khác nhau. Bên cạnh những lĩnh vực kinh tế, tài nguyên thì khoa học
và công nghệ ngày nay đã trở thành nhân tố quyết định vị thế cạnh tranh, sức mạnh
của quốc gia, vùng, miền, địa phương và do đó đương nhiên KH&CN địa phương
phải trở thành lĩnh vực mà các cấp nhà nước từ trung ương đến địa phương với trách
nhiệm của mình đều phải quan tâm quản lý.
Quản lý khoa học và công nghệ là một lĩnh vực rất đặc thù, khác nhiều so với
quản lý các hoạt động khác trong đời sống. Nó đòi hỏi tuân thủ theo những đặc
điểm riêng của hoạt động khoa học và công nghệ địa phương và phải có những
chính sách riêng khác biệt và phù hợp với đặc điểm chung của các địa phương và
thậm chí là cho đặc điểm riêng của địa phương riêng biệt.
Để quản lý hoạt động KH&CN đạt được mục tiêu định hướng đề ra, nhà
nước phải sử dụng đến công cụ là chính sách KH&CN dành cho địa phương nhằm
đẩy mạnh các hoạt động KH&CN địa phương. Đồng thời nhà nước phân cấp cho chính
quyền địa phương được quyền ban hành các chính sách KH&CN để triển khai hoạt
động KH&CN phục vụ phát triển KT-XH phù hợp với đặc thù của địa phương mình.
19
Công cụ chính sách là công cụ quan trọng nhất trong quản lý nhà nước về
KH&CN. Mọi chủ trương, đường lối chiến lược, định hướng của chính phủ đều
được thực hiện thông qua công cụ chính sách được thể hiện dưới dạng các văn bản
quy phạm pháp luật, có giá trị bắt buộc đối với đối tượng cần quản lý.
Chính quyền các cấp của một quốc gia đều có kế hoạch phát triển KT-XH 5
năm và hàng năm. Theo đó, ngoài vốn và lao động, chính quyền các cấp sử dụng
KH&CN như là một công cụ đắc lực để thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH của
mình. Do đặc thù của hoạt động KH&CN của các vùng miền khác nhau về quy mô,
tính chất, chính quyền địa phương (cấp tỉnh và cấp huyện) được phân cấp để tự chủ
triển khai hoạt động KH&CN của mình và tổ chức bộ máy, xây dựng cơ chế quản lý,
chính sách thích hợp để triển khai hoạt động KH&CN phù hợp với kế hoạch phát triển
KT-XH địa phương.
Cấp huyện là nơi phát sinh những nhu cầu tưởng đơn giản nhưng lại rất cần
thiết, giải quyết phần lớn nhu cầu của người dân. Vì vậy, việc tăng cường công tác
quản lý nhà nước về KH&CN tại các huyện, thành phố thuộc tỉnh cần được đẩy
mạnh thông qua ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất và đời sống nhằm thực hiện
kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm và hàng năm của cấp huyện là một nhiệm vụ rất
thiết thực, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn.
Để thực hiện được công tác nêu trên, cấp huyện cần bố trí trong bộ máy
chính quyền một cơ cấu tổ chức và nhân lực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn trong việc tổ chức xác định và quản lý triển khai các nhiệm vụ KH&CN
5 năm và hàng năm của cấp huyện gắn với việc thực hiện Kế hoạch 5 năm và hàng
năm về phát triển KT-XH của cấp huyện.
1.3. Thực tiễn về chính sách khoa học và công nghệ địa phƣơng của nƣớc
ngoài
1.3.1. Chính sách phát triển Khoa học và Công nghệ địa phương của
Trung Quốc
Trung Quốc ngoài chính sách quản lý nhà nước về KH&CN của nhà nước
trung ương dành cho phát triển địa phương rất mạnh (chương trình đốm lửa; chính
20
sách ứng dụng công nghệ phát triển làng nghề- chính sách ly nông bất ly hương),
các địa phương đều được phân cấp để tự chủ phát triển KH&CN phục vụ phát KT-
XH địa phương. Do vậy, chính quyền các cấp ở địa phương Trung Quốc đều có bộ
máy với chức năng, quyền hạn được phân cấp và theo đó tiến hành xây dựng và
triển khai thực hiện các chính sách quản lý nhà nước về KH&CN của địa phương
mình. Các nhiệm vụ cụ thể của công tác này chủ yếu tập trung vào giải quyết các
vấn đề nghiên cứu ứng dụng có giá trị sát thực với yêu cầu của địa phương, triển
khai các hoạt động hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ, tuyên truyền phổ biến
thông tin KH&CN, tiến hành các dịch vụ KH&CN, dịch vụ kỹ thuật (Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng,...) phục vụ phát triển sản xuất - kinh doanh của địa phương.
Ở Trung Quốc đã học theo mô hình OTOP (mỗi làng một sản phẩm) của
Nhật Bản và được bắt đầu từ năm 1989. Có thể đây là ý tưởng cho việc hình thành
Chương trình đốm lửa của Trung Quốc.
Ở Đài Loan cũng đã triển khai mô hình này và đến nay đã có khoảng 100
trung tâm OTOP, làm ra trên 1.000 loại sản phẩm.
1.3.2. Chính sách phát triển Khoa học và Công nghệ địa phương của
Philippines
Philippines là một quốc gia ngoài các chính sách quản lý nhà nước về
KH&CN do nhà nước trung ương tiến hành cho toàn quốc, các tỉnh của Philippines
không tổ chức bộ máy riêng về quản lý nhà nước về KH&CN nhưng các vùng đều
có cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN để tiến hành các chính sách của nhà nước
về phát triển KH&CN phù hợp với điều kiện tự nhiên, con người, KT-XH và các
đặc thù khác của mỗi vùng. Công việc cụ thể là triển khai công tác ứng dụng các
tiến bộ KH&CN trong nông nghiệp, nông thôn, làng nghề; phổ biến, tuyên truyền
thông tin KH&CN,...
1.3.3. Chính sách phát triển KH&CN địa phương của một số nước khác
Việc tổ chức lại các làng nghề truyền thống bằng KH&CN đã tạo ra giá trị
nhiều mặt: bảo tồn và nâng cao kỹ năng tay nghề nghệ nhân, gìn giữ văn hóa truyền
thống, tạo việc làm, nâng cao thu nhập ở cơ sở, ngăn chặn làn sóng di cư vào đô thị,
tạo ra sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm du lịch...
21
1.3.3.1. Tại Nhật Bản
Ý tưởng “mỗi làng một sản phẩm” được Morihiko Hiramatsu khởi xướng và
bắt đầu triển khai ở quận Ohita (Nhật Bản) từ năm 1979. Đất nước mặt trời mọc này
đã phát động chiến dịch nổi tiếng mang tên “Một ngôi làng, Một sản phẩm nông
nghiệp chính”, và chiến dịch này hiện nay đã lan rộng khắp Nhật Bản. Chỉ riêng
tỉnh Ohita, hơn 300 sản phẩm nông nghiệp đã được phát triển, tạo doanh thu hơn
100 triệu USD/năm.
Một số nước ở Châu Á đã áp dụng mô hình này và được đổi thành OTOP
(One Town One Product, hoặc One Tambon One Product), có nghĩa là mỗi thị trấn
hay mỗi địa phương một sản phẩm.
1.3.3.2. Tại Thái Lan
Thái Lan là nước phát triển OTOP rất thành công. Với chính sách khuyến
khích và hỗ trợ của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, ở Thái Lan đã có khoảng
36.000 mô hình OTOP, mỗi mô hình tập hợp từ 30 đến 3.000 thành viên tham gia.
Để khai thác kỹ năng của các làng nghề truyền thống ở miền bắc Thái Lan, tạo ra
thêm thu nhập, giải quyết lao động địa phương, từ những năm đầu tiên của thập
niên thứ nhất thế kỷ XXI. Mỗi làng nghề một sản phẩm không có nghĩa là mỗi làng
chỉ có một sản phẩm mà mỗi làng có kỹ năng, văn hóa, truyền thống... riêng kết tinh
trong sản phẩm trở thành đặc trưng riêng của làng nghề trong sản phẩm. Với chính
sách của Chính phủ kiến tạo, họ khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo bằng
chính sách hỗ trợ kết nối địa phương với toàn cầu, thông qua việc hỗ trợ tiêu chuẩn
hóa sản phẩm, hoàn tất đóng gói, tiếp thị, tổ chức kênh phân phối ở hải ngoại.
1.3.4. Bài học chung rút ra cho chính sách quản lý nhà nước về KH&CN
địa phương
(1). Cần phải đồng bộ hóa cũng như hoàn thiện các chính sách quản lý nhà
nước về KH&CN địa phương từ Trung ương tới địa phương và các chính sách có
liên quan đến phát triển KH&CN địa phương mà các nước đã làm rất thành công
như Chương trình đốm lửa của Trung Quốc, Chương trình mỗi làng một sản phẩm
của Nhật Bản, Thái Lan; Công tác thiết kế tổ chức, bộ máy với các chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp và mối quan hệ giữa cấp tỉnh và cấp huyện
22
trong quản lý nhà nước về KH&CN địa phương (Trung Quốc diện tích rộng lớn,
điều kiện tự nhiên xã hội nhiều khác biệt nên tổ chức bộ máy của KH&CN được
thiết lập tới các địa phương, các nước khác tuy không có bộ máy tổ chức nhưng đều
có cơ quan quản lý KH&CN đặt ở mỗi vùng.
(2). Nhà nước ban hành các chính sách có tính chỉ đạo bao trùm với tư cách
định hướng, dẫn đường cho KH&CN địa phương; Có chính sách thúc đẩy phát triển
thị trường công nghệ nói chung và thị trường chuyển giao, ứng dụng tiến bộ
KH&CN nói riêng sát với yêu cầu địa phương; Khuyến khích các tổ chức, cá nhân
tham gia chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN bao gồm: xúc tiến, trao đổi,
chuyển giao, ứng dụng,…
(3). Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về KH&CN địa phương. Cụ thể là
hoàn thiện về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà
nước về KH&CN địa phương, làm rõ sự phân công, phân cấp quản lý KH&CN địa
phương giữa cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Trong đó, cần làm rõ về mặt phân
cấp: phạm vi cấp tỉnh làm gì, phạm vi cấp huyện làm gì; mối quan hệ giữa cấp tỉnh
và cấp huyện (ví dụ: loại đề tài nào, dự án nào tỉnh làm; loại đề tài nào, dự án nào
huyện làm. Điều này có thể dựa vào yêu cầu của Kế hoạch 5 năm và hàng năm về
phát triển KT-XH của mỗi cấp mà xác định rõ nhiệm vụ KH&CN của mỗi cấp).
(4). Nhà nước, cơ quan chuyên môn về KH&CN ở Bộ, ở tỉnh cần quan tâm
xây dựng cơ chế và chính sách tháo gỡ những bất cập trong vấn đề phân bổ kinh phí
cho hoạt động KH&CN cấp huyện (kinh phí cho hoạt động NC&PT; kinh phí cho
ứng dụng, chuyển giao công nghệ,...), xác định rõ trách nhiệm và người hưởng lợi
của các nguồn kinh phí (sự nghiệp khoa học, sự nghiệp kinh tế, đối ứng của của
người dân, doanh nghiệp,...) tham gia các hoạt động KH&CN.
(5). Nâng cao trình độ nhân lực làm công tác quản lý KH&CN địa phương
cũng như nâng cao trình độ của nhân lực làm công tác NC&TK, tuyên truyền, phổ
biến, ứng dụng, CGCN để có thể tìm kiếm, lựa chọn giúp cấp tỉnh và cấp huyện
những đề tài, dự án KH&CN phù hợp với yêu cầu của các mục tiêu phát triển KT-
XH của cấp tỉnh, cấp huyện.
23
Tiểu kết chƣơng
Những nội dung đề cập nghiên cứu ở Chương 1 về cơ sở lý luận về KH&CN,
hoạt động KH&CN, chính sách, chính sách KH&CN ở nhà nước trung ương và nhà
nước địa phương, tính tất yếu của chính sách QLNN về KH&CN trong phát triển
KT-XH địa phương; một số xu hướng đổi mới quản lý hoạt động KH&CN ở một số
nước trên thế giới; bài học chung rút ra cho chính sách quản lý hoạt động KH&CN
cấp huyện ... Đó là những căn cứ lý thuyết và thực tiễn khách quan quan trọng làm
cơ sở cho việc luận giải, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp đổi mới chính
sách quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện trong cả nước nói chung và của tỉnh
Ninh Bình nói riêng.
24
Chương 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỪ THỰC TIỄN TỈNH NINH BÌNH
2.1. Khái quát về tỉnh Ninh Bình
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh Ninh Bình
Nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Nam Định và Hà
Nam, phía Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hoá,
phía Tây và phía Đông Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, trên tuyến đường giao thông xuyên
Bắc – Nam, cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km, ngoài quốc lộ 1A, đường sắt Bắc –
Nam, Ninh Bình còn có hệ thống cảng biển, đường sông, đường biển thuận lợi, tạo
điều kiện giao lưu, hợp tác, phát triển toàn diện với các tỉnh khác trong cả nước và
quốc tế.
25
Ninh Bình có 2 thành phố và có 6 huyện với 144 xã, phường. Mật độ dân số
trung bình 657 người/km2
. Địa hình của Ninh Bình được chia thành 3 vùng rõ rệt
gồm: vùng đồi núi, nửa đồi núi; vùng đồng bằng; vùng ven biển và biển. Dãy núi đá
vôi ở phía tây của tỉnh chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bắt nguồn từ vùng
rừng núi Hoà Bình chạy ra biển tạo thành vùng phù sa cổ ven chân núi. Do qua trình
tạo sơn hơn 200 triệu năm về trước, dãy núi đá vôi ở phía Tây của tỉnh có nhiều
hang động đẹp như: Bích Động, Tam Cốc, Địch Lộng, Xuyên Thuỷ Động, Bàn
Long, Hoa Sơn… Tiếp đó là vùng đồng chiêm trũng ở các huyện Nho Quan, Gia
Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, chứng tỏ khi biển bồi trong điều kiện kín sóng, lại bị núi
đồi, bao bọc che chở, nên không đủ phù sa bồi đắp để sót lại vùng sâu trũng ngày nay.
Biển bồi dần tạo nên vùng đồng bằng ven biển nam Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn.
Ninh Bình có khí hậu của vùng ven biển, tương đối dễ chịu, nhiệt độ trung
bình trong năm khoảng 23o
C.
* Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất
Ninh Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 143.300 ha (1.391km2
) với các
loại đất: đất phù sa được bồi và đất phù sa không được bồi (thuộc vùng đồng bằng
ven biển) tạo điều kiện cho nuôi trồng thuỷ sản và cây công nghiệp; đất phù sa cũ,
chua, nghèo… (tập trung ở vùng đồng bằng trũng) thích ứng cho thâm canh lúa, hoa
màu; đất feranit (vùng nửa đồi núi) thích hợp phát triển cây ăn quả, cây công
nghiệp, cây dược liệu. Trong tổng diện tích đất tự nhiên của Ninh Bình, đất nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với 6.900 ha, chiếm 46,5% diện tích đất tự nhiên.
- Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp có 32.700 ha, chiếm 21,4% tổng diện tích tự
nhiên toàn tỉnh và được quy hoạch; đất có rừng phòng hộ là 16.500 ha, rừng đặc
dụng 14.300 ha và rừng sản xuất (kinh tế và cây ăn quả) là 1.900 ha. Diện tích rừng
hiện có là 14.368 ha (chiếm 45% diện tích đất lâm nghiệp). Trong đó, rừng tự nhiên
có 11.392 ha với tổng trữ lượng gỗ ước khoảng 1,1 triệu m3
, đây là rừng nguyên
sinh trong phạm vi Vườn Quốc gia Cúc Phương được bảo vệ. Còn lại là diện tích
rừng trồng chủ yếu thuộc đối tượng rừng phòng hộ mới trồng.
26
- Tài nguyên khoáng sản
Ninh Bình có một số loại khoáng sản, nhưng nhiều nhất phải nói đến đá vôi.
Tỉnh có nhiều núi đá vôi với diện tích 1,2 vạn ha, trữ lượng hàng chục tỷ mét khối
và hàng chục triệu tấn đôlômít, hàm lượng MgO 17-19% chất lượng tốt. Đây là
nguồn nguyên liệu lớn cho sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng và một số
hoá chất. Ngoài ra, Ninh Bình còn có đất sét, phân bố rải rác ở các vùng núi thấp
thuộc thị xã Tam Điệp, các huyện Gia Viễn, Yên Mô, dùng để sản xuất gạch ngói
và là nguyên liệu cho ngành đúc. Than bùn có trữ lượng 2 triệu tấn/năm, phân bố ở
Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan) dùng để sản xuất phân vi sinh.
- Tài nguyên biển
Ninh Bình có khoảng 18km bờ biển, đây là một lợi thế để phát triển kinh tế
biển bao gồm nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy, hải sản mà trọng tâm là những
loại có giá trị kinh tế cao như tôm sú, cua nước lợ, cá biển và một số con nuôi đặc
sản khác.
- Tài nguyên nước
Ninh Bình có hệ thống nước mặt khá dày trải đều cả 3 vùng với nhiều con
sông lớn như sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bến Đang, sông Vạc, sông Càn
v.v. Bên cạnh đó còn phải kể đến hệ thống các hồ có trữ lượng nước lớn như các hồ
Yên Quang, Đồng Thái, Đá Lải, Đồng Chương, Yên Thắng. Với bờ biển dài trên 15
km, Ninh Bình còn có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Ngoài ra, nước
khoáng ở Kênh Gà (huyện Gia Viễn) và Cúc Phương (huyện Nho Quan) có trữ
lượng lớn, hàm lượng Magiê - Carbonát và các khoáng chất cao; có tác dụng chữa
bệnh, sản xuất nước giải khát và phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
2.1.2. Các tiềm năng phát triển của tỉnh Ninh Bình
2.1.2.1. Những lĩnh vực kinh tế có lợi thế
- Tiềm năng công nghiệp, nông nghiệp
Trong những năm tới, các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ,
đặc biệt là ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử,
sản xuất linh kiện và lắp ráp ô tô… phải phát triển trở thành khâu đột phá, đưa nền
kinh tế Ninh Bình tăng tốc và ưu tiên hàng đầu.
27
Phát triển đa dạng ngành kinh tế thuỷ sản, trong đó ưu tiên nuôi thuỷ, hải
sản, xây dựng thành chuỗi giá trị khép kín, tạo vùng chuyên canh trồng cây dược
liệu là trọng tâm, được coi là một khâu đột phá của ngành nông nghiệp và nền kinh
tế của tỉnh.
- Tiềm năng du lịch
Các khu du lịch, danh lam thắng cảnh nổi tiếng là thế mạnh của tỉnh trong
phát triển du lịch.
Sự kỳ thú của thiên nhiên với những danh lam thắng cảnh đẹp, đa dạng như
Vườn Quốc gia Cúc Phương, quần thể Tràng An- Bái Đính, khu hang động Tam
Cốc – Bích Động, khu Địch Lộng, Vân Long… cùng với tài nguyên nhân văn như
Cố đô Hoa Lư, quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Non Nước, phòng tuyến Tam
Điệp - Biện Sơn… tạo điều kiện cho Ninh Bình phát triển những tuyến du lịch hấp
dẫn, đưa tỉnh trở thành địa bàn du lịch quan trọng của vùng Bắc Bộ và cả nước.
2.1.2.2. Lợi thế phát triển tại các huyện miền núi và hải đảo
Mặc dù được xếp vào khu vực đồng bằng Bắc Bộ nhưng Ninh Bình chỉ có 2
huyện duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn không thuộc miền núi. Theo Quyết định
964/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Ninh Bình
có 2 huyện nằm trong danh sách địa bàn ưu tiên thực hiện chương trình phát triển
thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 – 2020.
- Huyện Nho Quan
Nho Quan là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Bình, với 01
thị trấn và 26 xã, diện tích tự nhiên gần 460 km² và dân số 148.514 người, trong đó
đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17%, chủ yếu là người dân tộc Mường. Phía bắc
giáp 02 huyện của Hòa Bình, phía đông giáp các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, phía nam
giáp thành phố Tam Điệp, phía tây giáp huyện Thạch Thành của tỉnh Thanh Hóa.
Địa hình huyện Nho Quan hầu hết là đồi núi, bao gồm các xã phía Tây Bắc
và Tây Nam và phía Bắc huyện, bên cạnh đó còn có một số xã thuộc bán sơn địa và
đồng chiêm trũng.
Tài nguyên khoáng sản: Nho Quan có nguồn tài nguyên khá phong phú với
mỏ đá vôi, đá đôlômít, than bùn, mỏ sét, nước khoáng nóng trữ lượng lớn.
28
Tài nguyên rừng: Rừng Nho Quan chiếm 20% diện tích tự nhiên, có nhiều
cây cối và cầm thú có giá trị. Rừng đồi chạy dài tới 40 km từ Xích Thổ, Thạch Bình
đến Sơn Hà, Quảng Lạc. Đặc biệt, Nho Quan có khu rừng nguyên sinh Cúc Phương
với các thảm thực vật, động vật khá phong phú. Rừng nguyên sinh Cúc Phương với
diện tích 22.200 ha lưu giữ một hệ sinh thái rừng đa dạng, nhiều động thực vật quý
hiếm và những hang động, hồ đập độc đáo chứa đựng tiềm năng phát triển du lịch
sinh thái thu hút du khách thập phương đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Các khu du lịch: Hiện Nho Quan có 7 khu, điểm du lịch bao gồm: Vườn Quốc
gia Cúc Phương; Tắm ngâm nước khoáng Cúc Phương; Khu du lịch nghỉ dưỡng
Cucphuong Orion Resort; Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương; Hang động Vân
Trình, xã Thượng Hòa; Khu du lịch hang Bụt, xã Sơn Hà; Khu du lịch tâm linh Phủ
Đồi Ngang, xã Phú Long.
- Huyện Kim Sơn
Kim Sơn là huyện ven biển nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình và miền Bắc,
đây là một huyện thuần khiết đồng bằng, 7 xã vùng ven biển và biển đảo Kim Sơn
với những giá trị đa dạng sinh học nổi bật toàn cầu đã được UNESCO công nhận
là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Trung tâm huyện Kim Sơn là thị trấn Phát Diệm, nằm cách thành phố Ninh
Bình 27 km theo quốc lộ 10 về phía đông nam. Phía đông giáp huyện Nghĩa
Hưng, Nam Định qua sông Đáy; Phía tây nam giáp sông Càn, huyện Nga Sơn, Thanh
Hoá; Phía bắc và tây bắc giáp huyện Yên Khánh và Yên Mô; Phía nam giáp biển với
chiều dài bờ biển gần 18 km.
Kim Sơn có diện tích 207 km² gồm hai thị trấn Phát Diệm và Bình Minh và
25 xã. Huyện Kim Sơn có quốc lộ 10 đi xuyên ngang qua 11 xã ở phía bắc. Phía
nam và phía bắc đều có đường tỉnh lộ và quốc lộ chạy qua nối sang Nam. Hệ thống
giao thông đường thủy rất thuận lợi với 2 tuyến quốc gia qua sông Đáy và sông Vạc
và các tuyến đường thủy qua 06 con sông khác...
Kim Sơn có Chợ Nam Dân ở thị trấn Phát Diệm được Bộ Công thương quy
hoạch thành chợ đầu mối tổng hợp hạng 1, ngoài ra còn có 10 chợ được xếp hạng
chợ loại 2, 3 ở Ninh Bình.
29
Kim Sơn cùng với Hải Hậu (Nam Định) và Tiền Hải (Thái Bình) là những
đơn vị đầu tiên đạt năng suất lúa 5 tấn/ha. Nền kinh tế của huyện Kim Sơn có 3 thế
mạnh: Kinh tế nông nghiệp giữ vị trí quan trọng, chiếm gần 1/3 tổng sản lượng lúa
của tỉnh Ninh Bình; Ngành thủ công nghiệp truyền thống sản xuất hàng chiếu cói,
có giá trị hàng hóa lớn và Khu kinh tế biển. Đây là một vùng có tiềm năng để phát
triển thành trung tâm sản xuất hàng hóa phong phú và đa dạng.
Trong nhiều thập kỷ qua, khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn đã phát
triển nhanh, hướng ra biển. Sản lượng hàng năm về nông nghiệp, thủy - hải sản của
địa phương đã chứng tỏ tiềm năng rộng lớn của vùng kinh tế biển. Tuy nhiên, với
vai trò, vị trí và thế mạnh của vùng thì việc đầu tư khai thác phát triển kinh tế hiện
nay chưa tương xứng với tiềm năng. Do vậy, cần phải có chính sách phát triển đặc
thù cho riêng Kim Sơn để huyện có thể phát huy thế mạnh triệt để.
Huyện Kim Sơn có nhiều thuận lợi cho phát triển KT-XH, trong đó vùng bãi
bồi ven biển được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển, có điều kiện thuận
lợi phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ như: tôm sú, cua biển, cá vược, cá mú,
ngao, sò. Ngoài ra, khu vực ven biển Kim Sơn được xác định là một trung tâm kinh
tế biển quan trọng của Ninh Bình.
Về phát triển nông nghiệp: Tỉnh Ninh Bình đã quy hoạch Kim Sơn trở thành
vùng trồng và cung cấp dược liệu, vùng chuyên canh thủy hải sản của tỉnh và tiến
tới năm 2025 là trong khu vực.
Về phát triển hệ thống dịch vụ du lịch: Tỉnh định hướng xây dựng khu kinh
tế ven biển Kim Sơn trở thành một trong những trung tâm dịch vụ - du lịch của tỉnh
và vùng đồng bằng sông Hồng. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị
các di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái. Trong
đó, định hướng là phát triển du lịch trên cơ sở tuyến du lịch Tam Cốc - Bích Động -
Nhà thờ đá Phát Diệm với các sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái rừng và biển,
du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nhân văn, du lịch nghiên cứu động, thực vật. Bên cạnh
đó, việc phát triển du lịch trên khu vực Cồn Nổi sẽ là hạt nhân chính.
Tại đây hình thành khu du lịch biển, đảo kết nối với không gian du lịch tâm
linh, cảnh quan tại Hoa Lư - Bái Đính. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu cao
30
ốc văn phòng cho thuê, khách sạn, khu khách sạn thấp tầng dạng biệt thự, khu liên
hợp văn hóa...
Hình thành tour du lịch bằng đường thủy trên các hành lang sông Đáy nối
với hệ thống đường sông của các tỉnh trong vùng. Cùng với đó là phát triển du lịch
sinh thái nông nghiệp, sinh thái biển, làng nghề gắn với bảo vệ khu vực nông thôn
và các di sản văn hóa truyền thống.
Trong quy hoạch hệ thống dịch vụ thương mại, vùng ven biển Kim Sơn sẽ
trở thành một trung tâm thương mại, tài chính - ngân hàng, giao dịch quốc tế. Cùng
với việc quy hoạch phát triển không gian đô thị là việc cải tạo và tăng cường các cơ
sở thương mại, chợ tại các xã, thị trấn hiện nay và nâng cấp chợ Kim Đông.
Xây dựng mới Trung tâm tài chính, trung tâm thương mại tổng hợp tại đô thị
Bình Minh. Hình thành mạng lưới thu mua, phân phối thủy sản và nông sản tổng
hợp cấp vùng gắn với vùng sản xuất nông nghiệp lúa, rau, hoa, quả sản lượng cao
tại đô thị Bình Minh. Tại các khu công nghiệp Kim Sơn sẽ hình thành khu dịch vụ
tiếp vận trung chuyển hàng hóa.
2.1.3. Tình hình kinh tế- xã hội của Ninh Bình giai đoạn 2011- 2016
2.1.3.1. Những thành tựu phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2016
Kinh tế- xã hội tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011- 2016 đã đạt được những kết
quả quan trọng: Tăng trưởng kinh tế đạt mức khá, bình quân 11,7%/năm; quy mô
GDP năm 2016 gấp 2,1 lần năm 2010. Kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần các
ngành công nghiệp, dịch vụ và chuyển dịch thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
nhằm đảm bảo diện tích đất dành nông nghiệp giảm xuống nhưng sản lượng, doanh
thu từ nông nghiệp vẫn duy trì ổn định so với mức cũ. Năm 2016 tỷ trọng nông, lâm,
thuỷ sản chỉ còn 12%; công nghiệp, xây dựng tăng lên 48% và dịch vụ chiếm 40%.
Cùng với sự gia tăng khá đều của các sản phẩm công nghiệp truyền thống
như: thép, phân lân, xi măng, gạch,…trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều dự án lớn đi
vào hoạt động, điển hình là sản xuất ô tô, phân đạm, linh kiện điện tử,… góp phần
đưa giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20,5%/năm (giá cố định 1994). Năm 2016, giá
trị sản xuất (giá so sánh 2011) công nghiệp toàn tỉnh đạt 35 nghìn tỷ đồng, gấp 2,5
lần so năm 2011.
31
Tiếp tục phát huy vai trò “bệ đỡ” cho nền kinh tế với diện tích lúa 80 nghìn
ha/năm, rau màu thực phẩm 20 nghìn ha/năm, sản lượng lương thực có hạt 50 vạn
tấn/năm,...ngành nông nghiệp của tỉnh còn xuất hiện nhiều mô hình “Cánh đồng
mẫu lớn”, các hình thức liên kết, hợp tác được đẩy mạnh. Ngành chăn nuôi cũng có
những chuyển biến tích cực cả chất và lượng, ở Ninh Bình đã xuất hiện nhiều mô
hình trang trại, gia trại gắn với chăn nuôi công nghiệp và bảo vệ môi trường. Xây
dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả, Ninh Bình là tỉnh trong tốp đầu cả nước về
phong trào xây dựng nông thôn mới, đến hết 2016 có 60/118 xã đạt chuẩn nông
thôn mới, vượt kế hoạch giai đoạn 2011-2016 17 xã.
Điểm nhấn của du lịch là quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi
danh Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thế giới, tạo thêm quyết tâm trong việc đầu tư
kết cấu hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm và thu hút du khách. Năm 2016, Ninh Bình
đã đón 6,5 triệu lượt khách, gấp 2 lần năm 2011, trong đó có 1,2 triệu khách quốc
tế, 1 triệu khách lưu trú; doanh thu từ du lịch đạt 1.500 tỷ đồng. Hoạt động thương
mại cũng có nhiều khởi sắc, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tăng
18,3%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng cao, năm 2016 đạt ≈ 900 triệu USD, gấp 9,5
lần năm 2011.
Việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển cũng tăng nhanh, bình quân
20,7 nghìn tỷ đồng/năm. Cơ cấu vốn giảm dần tỷ trọng vốn ngân sách nhà nước,
tăng tỷ trọng doanh nghiệp, tín dụng, đặc biệt là vốn FDI.
Tuy vậy, quá trình phát triển còn bộc lộ một số hạn chế: tốc độ tăng trưởng,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, GDP/người chưa đạt mục tiêu đề ra; hiệu quả thu hút
đầu tư hạn chế; sản xuất nông nghiệp phát triển chưa toàn diện, thiếu bền vững; việc
quy hoạch vùng sản xuất dược liệu, nuôi trồng thủy hải sản chưa có kế hoạch, chính
sách cụ thể; một số sản phẩm công nghiệp chủ lực gặp khó khăn về thị trường tiêu
thụ… Đó cũng là những bài toán đặt ra cho các cấp chính quyền tỉnh cần giải quyết
trong thời gian tới.
2.1.3.2. Kết quả của KH&CN trong một số ngành, lĩnh vực 2011-2016
Nhờ những chính sách quản lý nhà nước về KH&CN (khen thưởng sáng
kiến, cải tiến kỹ thuật; hỗ trợ đề tài nghiên cứu, dự án ứng dụng, CGCN, năng suất
32
chất lượng ...) và chính sách hỗ trợ phát triển về khuyến nông, khuyến công, hoạt
động KH&CN tỉnh Ninh Bình đã khẳng định được vai trò qua một loạt các kết quả
của các ngành, lĩnh vực.
* Trong nông nghiệp
Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, biện pháp thâm canh, ...đã được
ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi
và nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng nâng cao năng suất, chất lượng nông
sản và hiệu quả sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa
tập trung, tạo tiền đề cho việc phát triển nông nghiệp hàng hóa. Cụ thể:
- Về trồng trọt, đã thử nghiệm, ứng dụng đưa vào sản xuất đại trà các giống
lúa chất lượng cao Bắc thơm số 7, nếp, ĐS1, JO2...; giống cà chua Savior; ứng dụng
hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI, sản xuất rau, hoa trong nhà lưới, nhà màng sử
dụng hệ thống tưới bán tự động cũng đã bắt đầu được áp dụng trong sản xuất rau và
hoa. Nhiều hộ nông dân, chủ trang trại đã đầu tư lắp đặt hệ thống tưới phun mưa- là
bước đầu của hiện đại hóa nông nghiệp, giúp giảm công lao động, nâng cao hiệu quả
sử dụng và tiết kiệm nước giúp cây trồng phát triển thuận lợi làm tiền đề cho tăng cao
năng suất. Cơ giới hoá trong sản xuất được áp dụng phổ biến trong sản xuất lúa,
theo kết quả điều tra đến cuối năm 2016 toàn tỉnh có 2.799 máy làm đất đã đáp ứng
được hơn 90% nhu cầu làm đất.
- Về chăn nuôi, đã có nhiều tổ chức, cá nhân ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật,
công nghệ mới như: Công nghệ chuồng kín với hệ thống làm mát, điều khiển nhiệt
độ chuồng nuôi, máng ăn và nước uống tự động; các tiến bộ kỹ thuật trong lai tạo
giống vật nuôi như: giống lợn siêu nạc cao sản 3-4 máu ngoại, giống gà, vịt, ngan
siêu thịt, siêu trứng; xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ bể bioga, chế phẩm vi
sinh; công nghệ tự động hóa trong nuôi gà đẻ trứng.
- Về thủy sản, một số cơ sở sản xuất con giống trên địa bàn tỉnh đã áp dụng
công nghệ sản xuất cá giống bằng công nghệ sử dụng hoocmon để sản xuất giống cá
rô phi đơn tính, sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất giống, sản xuất giống
Ngao trong bể bạt dung tích lớn.... Bước đầu đã có các hộ ứng dụng công nghệ nuôi
33
cá thâm canh có sử dụng sục khí, quạt nước, chế phẩm vi sinh trong xử lý môi
trường ao nuôi,... đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một số hộ dân đã nuôi thử
nghiệm thành công cá lồng trên hồ Yên Thắng, sông Đáy, nuôi cá ao nổi trên vùng
ruộng trũng, nuôi tôm siêu thâm canh trong ao nhỏ theo công nghệ Việt - Úc.
* Trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Ngành công nghiệp Ninh Bình đã có những đóng góp quan trọng trong cho
phát triển KT-XH của tỉnh, đã xác định được phương hướng phát triển, tập trung
khai thác tốt một số tiềm năng, thế mạnh và đã đầu tư xây dựng được một số công
trình, sản phẩm mới có hiệu quả KT-XH.
Ninh Bình là địa bàn tập trung một số nhà máy lớn có trình độ công nghệ
tiên tiến trong ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Nhà máy xi măng The
Vissai, xi măng Tam Điệp, Nhà máy kính nổi CFG, Công ty TNHH MTV Khoáng
Sản Vôi Việt, gạch Sông Chanh, gạch Gia Thanh, gạch Khánh Thành, gạch Phú
Sơn …; Ứng dụng công nghệ mới trong công nghiệp cơ khí và sản xuất kim loại:
Nhà máy lắp ráp ô tô Thành Công-Huyndai, Nhà máy cán thép Tam Điệp, Nhà máy
luyện cán thép chất lượng cao Kyoei Việt nam, Thép Pomihoa, Nhà máy thiết bị
quang học, Nhà máy lắp ráp thiết bị điện tử Hoàng Gia...; Cải tiến sản phẩm trong
công nghiệp hóa chất, phân bón: Công ty phân lân Ninh Bình... Các nhà máy này
đều có công nghệ tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu chất lượng của khách hàng và
tính cạnh tranh ngày càng cao của doanh nghiệp.
Nhiều tiến bộ KH&CN được áp dụng trong ngành chế biến nông sản, thực
phẩm và đồ uống, do vậy lĩnh vực này chiếm một vị trí quan trọng trong ngành công
nghiệp tỉnh. Năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đạt 686 tỷ đồng, đạt
tốc độ tăng trưởng 0,5% trong giai đoạn 2011-2016.
- Ngành chế biến thủy sản
Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng nhất định để phát triển ngành chế biến thủy
hải sản với tiềm năng nuôi trồng thủy sản (nước ngọt, nước lợ, nuôi lồng bè) và đánh
bắt tương đối lớn. Tính đến cuối năm 2016, sản lượng thủy sản toàn tỉnh đạt ≈
55.000 tấn tăng 14% so với năm 2011.
34
Tuy vậy, thực tế ngành chế biến thủy hải sản của tỉnh chưa thực sự phát
triển, toàn tỉnh hiện có trên 20 cơ sở chế biến và được phân bố rải rác, không tập
trung. Các cơ sở chủ yếu kinh doanh và chế biến các mặt hàng thủy hải sản chỉ là
một trong những lĩnh vực kinh doanh. Cơ sở đáng ý trên địa bàn tỉnh có: Xí nghiệp
chế biến hải sản Kim Hải (huyện Kim Sơn).
- Sản xuất, chế biến thực phẩm: Ngành sản xuất, chế biến thực phẩm của tỉnh
Ninh Bình cũng khá đa dạng. Nổi bật là Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu
Đồng Giao (TP. Tam Điệp) thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến rau, quả, một trong
những trung tâm chế biến thực phẩm lớn của cả nước, được hình thành từ năm 1955.
Nhiều máy móc, trang thiết bị, dây chuyền với công nghệ hiện đại được công ty đầu
tư lắp đặt. Công ty cũng nghiên cứu, lai tạo, bảo tồn, sản xuất nhiều giống cây trồng
có giá trị kinh tế cao làm nguồn nguyên liệu chế biến như: dứa, cam, quýt, đu đủ, ổi,
vải, lạc tiên…và còn tiếp tục mở rộng. Hiện nay, số lượng hàng hóa xuất khẩu ra
nước ngoài chiếm tới 1/3 tổng sản phẩm.
- Chế biến cói
Sản phẩm chế biến từ cói là một trong những sản phẩm truyền thống có từ lâu
đời của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có trên 80 doanh nghiệp. Đến nay, nhờ ứng dụng
KH&CN, các sản phẩm từ cói của cơ sở sản xuất khá đa dạng về mẫu mã và chất
lượng, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng như: thảm các loại; túi, hộp,
giỏ, khay cói các loại… với sản lượng xuất khẩu năm 2016 đạt 1000 m2
thảm cói,
246.000 sản phẩm cói, mây tre.
* Phát triển làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã và đang
tiếp tục góp phần quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa, tạo việc làm và thu
nhập cho một bộ phận dân cư không nhỏ của tỉnh.
Tính đến năm 2016, trên địa bàn tỉnh đã có 81 làng nghề được công nhận là
làng nghề cấp tỉnh trên tổng số 263 làng nghề và có nghề trên địa bàn toàn tỉnh. Các
ngành nghề và sản xuất tiểu thủ công nghiệp của tỉnh tương đối đa dạng, bao gồm:
chế biến và bảo quản nông, lâm thủy sản; chế biến lương thực, thực phẩm; mây tre
đan, thêu ren; gốm sứ; cơ khí sửa chữa... Một số nhóm làng nghề sớm ứng dụng
35
KH&CN trong sản xuất, kinh doanh gồm: Nhóm làng nghề chế biến cói (39 làng
nghề); Nhóm làng nghề chế tác đá mỹ nghệ (11 làng nghề); Nhóm làng nghề thêu
ren (04 làng nghề). Nhờ ứng dụng KH&CN nhằm đa dạng về chủng loại, mẫu mã,
kiểu dáng, màu sắc, chất lượng sản phẩm nên các sản phẩm của những nhóm làng
nghề này đã có mặt ở rất nhiều thị trường quốc tế như châu Âu, Nhật Bản, Trung
Quốc…. Nhóm làng nghề mây tre đan, làm cót (07 làng nghề); Nhóm làng nghề
mộc (02 làng nghề) và một số nhóm làng nghề khác do chưa có đầu tư nghiên cứu
để đổi mới, chưa chú trọng ứng dụng KH&CN vào sản xuất, kinh doanh nên phát
triển chậm, thị trường còn hạn hẹp.
2.2. Thực trạng các chính sách Quản lý nhà nƣớc về Khoa học và Công
nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 2011-2016
2.2.1. Các chính sách Khoa học và Công nghệ của Nhà nước trung ương
triển khai trên địa bàn tỉnh
Nhà nước trung ương đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp quản lý đối
với hoạt động KH&CN địa phương nhằm khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tích
cực chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN nhằm phát triển KT-XH, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương.
2.2.1.1. Chính sách thúc đẩy ứng dụng tiến bộ KH&CN, CGCN
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục
tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020; Quyết định số
1831/QĐ-TTg ngày 01/10/2010 Phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và
chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển KT-XH nông thôn và miền núi giai
đoạn 2011-2015” với các nội dung ưu đãi nhằm:
- Chuyển giao, ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản
xuất, bảo quản, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh của một số hàng hóa và nông sản trên thị trường trong nước và ngoài nước,
phát triển thị trường KH&CN ở nông thôn, góp phần xóa đói nghèo, tạo việc làm
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư ở nông thôn bằng các
giải pháp KH&CN.
36
- Liên kết và phối hợp với các Chương trình mục tiêu Quốc gia, các chương
trình KT-XH khác lựa chọn và triển khai ứng dụng các công nghệ phù hợp để đúc
rút kinh nghiệm, tạo căn cứ thực tiễn cho việc phổ cập các giải pháp công nghệ tiến
bộ như một biện pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư các nguồn lực của Nhà nước nói
riêng và nguồn lực của xã hội nói chung.
- Đào tạo, bồi dưỡng cho nông dân và cán bộ cơ sở nâng cao năng lực, nhằm
giúp các địa phương chủ động tìm kiếm, lựa chọn và triển khai các dự án ứng dụng
công nghệ tiên tiến thích hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Kết quả các chương trình giai đoạn 2011-2016: Đã triển khai 07 dự án nông
thôn- miền núi, tập trung vào chuyển giao các tiến bộ KHKT, phát triển sản xuất ở
các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; nâng cao năng suất, chất
lượng, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, phát huy giá trị con nuôi đặc sản địa
phương, phát huy lợi thế vùng; hỗ trợ doanh nghiệp nông thôn áp dụng các tiến bộ
KHKT mới. Qua đó, có 25 quy trình công nghệ được chuyển giao và tiếp thu tại các
vùng khó khăn của huyện Nho Quan và huyện Kim Sơn. Một số mô hình tiêu biểu
là “Nuôi Hươu sao sinh sản”, “Mô hình cấp nước sạch bằng nguồn nước dưới đất
cho các cụm dân nghèo tại các xã Phú Long, Kỳ Phú” ở huyện Nho Quan; “Nuôi
thương phẩm cá Chim vây vàng tại vùng ven biển huyện Kim Sơn”; “Xây dựng trại
sản xuất giống, hoàn thiện quy trình sinh sản, nuôi thương phẩm Dê núi Ninh Bình”
ở huyện Hoa Lư...
Kết quả của chương trình cũng đã góp phần thay đổi tập quán canh tác, chăn
nuôi truyền thống, bổ sung thêm nhiều giống cây, giống con mới thích nghi với điều
kiện tự nhiên của địa phương, mang lại giá trị kinh tế cao, nâng cao hiểu biết, niềm
tin và ý thức của người dân trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và
đời sống.
Các dự án của chương trình NTMN đã thực sự tạo được điểm sáng về ứng
dụng tiến bộ KH&CN, thúc đẩy liên kết 4 nhà trong sản xuất, góp phần nâng cao
trình độ sản xuất, dân trí và cải thiện đời sống nhân dân, từng bước hình thành thị
trường công nghệ ở nông thôn, tạo đà cho việc ứng dụng nhanh các thành tựu
KH&CN vào sản xuất. Tải bản FULL (file word 89 trang): bit.ly/36xNtfG
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
37
Tuy nhiên, việc triển khai các chính sách hỗ trợ trên còn không ít khó khăn
do năng lực thích ứng, cải tiến, đổi mới công nghệ của người dân còn hạn chế; phần
lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa có đầy đủ các yếu tố về vốn, thị trường,
công nghệ, kiến thức … để tiếp cận các ưu đãi, hỗ trợ. Ngoài ra, khâu phê duyệt dự
án thường mất nhiều thời gian (khoảng 16 tháng), cho nên có dự án công nghệ đang
được chuyển giao đã trở thành lạc hậu. Các dự án sản xuất ra sản phẩm hàng hóa
hầu như chưa có quy mô lớn, chưa khép kín từ khâu phát triển vùng nguyên liệu sơ
chế, chế biến và đưa ra thị trường. Cơ chế giai đoạn này chưa tạo điều kiện thuận
lợi để các đơn vị chủ trì trực tiếp du nhập các dây chuyền sản xuất, công nghệ tiên
tiến vào ứng dụng trong sản xuất. Thiếu những chính sách khuyến khích các tổ chức
chuyển giao công nghệ tham gia Chương trình NTMN. Đặc biệt, vẫn còn thiếu các
văn bản, hướng dẫn của các Bộ Tài chính, KH&CN về cơ chế tài chính hỗ trợ
doanh nghiệp đổi mới KH&CN.
2.2.1.2. Chính sách phát triển tài sản trí tuệ địa phương
Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06/12/2010 phê duyệt Chương trình phát
triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011- 2016.
Mục đích của chương trình là: Nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân
về tạo, lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ; Góp phần nâng cao khả năng
cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam, trong đó ưu tiên hỗ trợ các sản
phẩm chiến lược, đặc thù, có tiềm năng xuất khẩu.
Trong giai đoạn 2011-2016 có 09 dự án được triển khai ở Ninh Bình, bao
gồm: Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho Dê núi Ninh Bình, Dứa Đồng Giao; Tạo lập,
quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho Cói mỹ nghệ
Kim Sơn, Đá mỹ nghệ Ninh Vân, Mắm tép Gia Viễn, Cá Tràu tiến Vua, Khoai lang
Hoàng Long, Khoai sọ Yên Quang, Ngao Kim Sơn.
Chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2016 đã mở ra hướng
tư duy khác cho các đơn vị, đưa sở hữu trí tuệ thành động lực thúc đẩy sản xuất, kinh
doanh và phát triển bền vững, tạo hướng đi mới cho các ngành, các địa phương trong
việc duy trì và phát triển các sản phẩm truyền thống. Đồng thời qua chương trình này
đã tạo hiệu ứng tốt cho các sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP HUYỆN QUA THỰC TẾ Ở TỈNH NINH BÌNH
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP HUYỆN QUA THỰC TẾ Ở TỈNH NINH BÌNH

More Related Content

What's hot

Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...jackjohn45
 
Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...
Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...
Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...nataliej4
 
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
 
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nayXây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAYLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
 
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện M'Drắk, 9đ
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện M'Drắk, 9đLuận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện M'Drắk, 9đ
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện M'Drắk, 9đ
 
Đề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOT
Đề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOTĐề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOT
Đề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOT
 
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOTLuận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
 
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mớiVai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
 
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAYLuận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
 
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh XuânLuận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
Luận văn: Chính sách ưu đãi đối với người có công tại quận Thanh Xuân
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở ...
 
Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...
Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...
Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...
 
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động đối ngoại tại Quảng Bình, HAY
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động đối ngoại tại Quảng Bình, HAYLuận văn: Quản lý đối với hoạt động đối ngoại tại Quảng Bình, HAY
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động đối ngoại tại Quảng Bình, HAY
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa họcLuận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
 
Luận văn: Quản lí giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân y, HOT
Luận văn: Quản lí giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân y, HOTLuận văn: Quản lí giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân y, HOT
Luận văn: Quản lí giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân y, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách việc làm tại huyện Bình Sơn, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách việc làm tại huyện Bình Sơn, HAYLuận văn: Thực hiện chính sách việc làm tại huyện Bình Sơn, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách việc làm tại huyện Bình Sơn, HAY
 
Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã huyện Hòa Vang
Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã huyện Hòa VangPhát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã huyện Hòa Vang
Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã huyện Hòa Vang
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
 
Đề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh HóaĐề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
 
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
 

Similar to GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP HUYỆN QUA THỰC TẾ Ở TỈNH NINH BÌNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdf
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdfQUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdf
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdfNuioKila
 
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...NuioKila
 
Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...
Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...
Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Bất Cập Về Các Quy Định Trong Chính Sách Tài Chính
Luận Văn Bất Cập Về Các Quy Định Trong Chính Sách Tài ChínhLuận Văn Bất Cập Về Các Quy Định Trong Chính Sách Tài Chính
Luận Văn Bất Cập Về Các Quy Định Trong Chính Sách Tài ChínhViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí...Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ởthành Phố Đà Nẵng Thời Kỳ Đẩy Mạnh Cô...
Luận Văn Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ởthành Phố Đà Nẵng Thời Kỳ Đẩy Mạnh Cô...Luận Văn Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ởthành Phố Đà Nẵng Thời Kỳ Đẩy Mạnh Cô...
Luận Văn Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ởthành Phố Đà Nẵng Thời Kỳ Đẩy Mạnh Cô...sividocz
 

Similar to GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP HUYỆN QUA THỰC TẾ Ở TỈNH NINH BÌNH (20)

Ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống, 9đ
Ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống, 9đỨng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống, 9đ
Ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống, 9đ
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdf
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdfQUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdf
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdf
 
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...
 
Đề tài: Hoạt động thông tin, cổ động tại Quận Ngô Quyền, HAY, 9đ
Đề tài: Hoạt động thông tin, cổ động tại Quận Ngô Quyền, HAY, 9đĐề tài: Hoạt động thông tin, cổ động tại Quận Ngô Quyền, HAY, 9đ
Đề tài: Hoạt động thông tin, cổ động tại Quận Ngô Quyền, HAY, 9đ
 
Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...
Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...
Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...
 
Gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
Gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệGắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
Gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
 
Luận Văn Bất Cập Về Các Quy Định Trong Chính Sách Tài Chính
Luận Văn Bất Cập Về Các Quy Định Trong Chính Sách Tài ChínhLuận Văn Bất Cập Về Các Quy Định Trong Chính Sách Tài Chính
Luận Văn Bất Cập Về Các Quy Định Trong Chính Sách Tài Chính
 
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAYLuận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
 
Quản lý Nhà nước về Công nghiệp tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.doc
Quản lý Nhà nước về Công nghiệp tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.docQuản lý Nhà nước về Công nghiệp tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.doc
Quản lý Nhà nước về Công nghiệp tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
 
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAYĐề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
 
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đLuận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
 
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí...Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học tỉnh Ninh Bình
 
Đề tài: Ảnh hưởng của sự tiến bộ KH-CN tới tăng trưởng kinh tế
Đề tài: Ảnh hưởng của sự tiến bộ KH-CN tới tăng trưởng kinh tếĐề tài: Ảnh hưởng của sự tiến bộ KH-CN tới tăng trưởng kinh tế
Đề tài: Ảnh hưởng của sự tiến bộ KH-CN tới tăng trưởng kinh tế
 
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk NôngLuận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
 
La0032
La0032La0032
La0032
 
Luận Văn Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ởthành Phố Đà Nẵng Thời Kỳ Đẩy Mạnh Cô...
Luận Văn Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ởthành Phố Đà Nẵng Thời Kỳ Đẩy Mạnh Cô...Luận Văn Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ởthành Phố Đà Nẵng Thời Kỳ Đẩy Mạnh Cô...
Luận Văn Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ởthành Phố Đà Nẵng Thời Kỳ Đẩy Mạnh Cô...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP HUYỆN QUA THỰC TẾ Ở TỈNH NINH BÌNH

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN CHIẾN LƢỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỊNH THU HOÀI GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP HUYỆN QUA THỰC TẾ Ở TỈNH NINH BÌNH Ngành: Quản lý khoa học và công nghệ Mã số: 834 04 12 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG DUY THỊNH HÀ NỘI, 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sỹ Đặng Duy Thịnh. Các số liệu sử dụng trong luận văn có trích dẫn nguồn rõ ràng. Các kết luận nghiên cứu trong luận văn được đúc kết từ cơ sở lý luận đến thực tiễn của vấn đề luận văn cần giải quyết. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./. Học viên Trịnh Thu Hoài
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP HUYỆN .............................................................................................................. 7 1.1. Khái niệm về khoa học và công nghệ, hoạt động khoa học và công nghệ, chính sách khoa học và công nghệ, quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.... 7 1.2. Cơ sở lý luận của chính sách quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ địa phương ................................................................................................ 16 1.3. Thực tiễn về chính sách khoa học và công nghệ địa phương của nước ngoài.................................................................................................................. 19 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỪ THỰC TIỄN TỈNH NINH BÌNH ...... 24 2.1. Khái quát về tỉnh Ninh Bình ...................................................................... 24 2.2. Thực trạng các chính sách QLNN về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 2011-2016.......................................................................... 35 2.3. Đánh giá khái quát chung những mặt được và hạn chế của chính sách quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Bình............................. 58 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP HUYỆN ............. 64 3.1. Bối cảnh của giai đoạn phát triển và nhu cầu tăng cường các chính sách quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ địa phương.................. 64 3.2. Quan điểm, nguyên tắc hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp huyện ...................................................................... 67 3.3. Các giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp huyện.................................................................................................. 69 KẾT LUẬN...................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 80
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT KH&CN Khoa học và Công nghệ CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa KT-XH Kinh tế - Xã hội NN&PTNT Nông nghiệp và phat triển nông thôn HĐND Hội đồng Nhân dân UBND Ủy ban nhân dân SHTT Sở hữu trí tuệ CNNT Công nghiệp nông thôn KHKT Khoa học Kỹ thuật NTMN Nông thôn miền núi CN- TTCN Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp SNKH Sự nghiệp khoa học DN Doanh nghiệp CGCN Chuyển giao công nghệ NC&PT Nghiên cứu và phát triển TĐC/TC-ĐL-CL Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng NCKH Nghiên cứu khoa học NC&TK Nghiên cứu và triển khai QLNN Quản lý nhà nước HTX Hợp tác xã ĐMST Đổi mới sáng tạo
  • 5. DANH MỤC SƠ ĐỒ/ BẢNG BIỂU STT Tên sơ đồ Nội dung 1 Sơ đồ 1 Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 2 Sơ đồ 2 Mô hình về chính sách 3 Sơ đồ 3 Mô hình về chính sách KH&CN
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, không ai có thể phủ nhận được vai trò đặc biệt quan trọng của khoa học và công nghệ (KH&CN) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, KH&CN đã được xác định "là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội", là "động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa". Đại hội Trung ương 6 khóa XI đã đưa ra mục tiêu tổng quát: “Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI”. Khi thêm vào hai chữ “thực sự” trước cụm từ “là động lực quan trọng nhất”, Đảng ta muốn nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển khoa học, công nghệ, đặt ra yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ của đất nước lên một tầm cao mới, khắc phục những yếu kém trong thời gian qua, coi đây là công việc trọng yếu và thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. “Khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu” cũng có nghĩa là mọi chủ trương, chính sách phát triển đất nước, phát triển kinh tế - xã hội cũng như bảo vệ Tổ quốc đều phải dựa vào khoa học, công nghệ và thực hiện bằng khoa học, công nghệ; khoa học, công nghệ phải đứng hàng thứ nhất và đi trước một bước trong mọi chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết số 20 Hội nghị Trung ương khóa 6 khóa XI kết luận: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ cơ chế quản lý tài chính, tổ chức và hoạt động khoa học - công nghệ…” Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc tập trung đầu tư, đổi mới và phát triển KH&CN rất rõ ràng và quyết liệt. Tuy nhiên, nhận thức của cán bộ lãnh đạo
  • 7. 2 cấp huyện, cấp tỉnh về vai trò, vị trí, cũng như tầm quan trọng của KH&CN trong việc phát triển KT-XH chưa đầy đủ. Tại các địa phương, việc xây dựng và áp dụng chính sách nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và thúc đẩy phát triển hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện của các tỉnh còn nhiều khó khăn, phức tạp và hiệu quả không cao. Hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) về KH&CN cấp huyện ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua bên cạnh những kết quả đạt được cũng bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập từ xây dựng, ban hành chính sách; áp dụng, tuân thủ chính sách và xử lý vi phạm chính sách về KH&CN. Thực tế cho thấy, công tác quản lý KH&CN cấp huyện, chính sách thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện đang là một vấn đề ngay bản thân Bộ KH&CN cũng đang trong quá trình chỉ đạo thực hiện, rút kinh nghiệm và từng bước hoàn thiện. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, mục tiêu tổng quát trong phát triển KT-XH của tỉnh là: Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Hỗ trợ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất sản phẩm công nghiệp đặc trưng là lợi thế của tỉnh, sản phẩm truyền thống tiêu biểu nông nghiệp, nông thôn, làng nghề; Hỗ trợ các chương trình phát triển nghề, làng nghề, nghệ nhân, chương trình khuyến công ưu tiên, Khuyến khích, hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp… Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011- 2020 của tỉnh Ninh Bình đã đưa ra giải pháp phát triển KH&CN cho giai đoạn 2016- 2020 là “ Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ chuyên môn, đội ngũ lãnh đạo và nhân dân về vai trò của KH&CN; Tập trung nghiên cứu, phát triển sản xuất; Xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có thế mạnh ở địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới; Đẩy mạnh xã hội hóa trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, …”.
  • 8. 3 Trong bối cảnh đó, đề tài: Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ cấp huyện qua thực tế ở tỉnh Ninh Bình đã được lựa chọn để nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện, thành phố của tỉnh trong sự nghiệp CNH, HĐH. Trong quá trình triển khai nghiên cứu, tôi thấy cấp huyện là một cấp cơ sở ở địa phương, phụ thuộc vào sự phân cấp của cấp tỉnh. Để đảm bảo tính hệ thống, tôi ngoài việc chú trọng nghiên cứu chính sách quản lý KH&CN cấp huyện thì đã nghiên cứu cả các vấn đề có liên quan do cấp tỉnh, cấp trung ương triển khai trên địa bàn cấp huyện, làm rõ mối tương quan của cấp tỉnh và cấp huyện trong vấn đề quản lý KH&CN. Do vậy nội dung có đề cập đến cả quản lý KH&CN cấp tỉnh và một số chính sách của trung ương. Đây là một đề tài vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, và hy vọng rằng sẽ có được những đóng góp thiết thực cho việc hoạch định các chính sách thúc đẩy tiến bộ KH&CN các địa phương nói chung, cũng như ở Ninh Bình nói riêng, tạo ra tiền đề cho phát triển KT-XH ở địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động Khoa học và Công nghệ cấp huyện như: + Luận văn Thạc sỹ: “Chính sách thúc đẩy tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện tại tỉnh Nam Định” năm 2010 của tác giả Mai Thanh Long; + Luận văn Thạc sỹ: “Tác động của chính sách tài chính tới hoạt động KH&CN trên địa bàn huyện thuộc tỉnh Đồng Nai” năm 2011 của tác giả Trần Tân Phong; + Luận văn Thạc sỹ: “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp huyện ở tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2020” của tác giả Dương Vũ Diễm Hồng; + Luận văn Thạc sỹ: “Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp huyện ở Thanh Hóa” năm 2014 của tác giả Vũ Văn Khoa; + Luận văn thạc sỹ: “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện qua thực tiễn tại tỉnh Long An” năm 2015 của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang;
  • 9. 4 + Đề tài: “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của UBND các huyện, thành phố ở tỉnh Bắc Giang” của nhóm tác giả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Giang… Ngoài ra, đã có nhiều chính sách được đưa ra nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động KH&CN tại các ngành, lĩnh vực và các địa phương. Qua nghiên cứu chính sách quản lý KH&CN ở địa phương một số nước trong khu vực, các chính sách quản lý KH&CN địa phương trong nước và các luận văn nêu trên, tác giả nhận thấy có nhiều giải pháp, bài học có giá trị được triển khai, áp dụng thành công, nhưng cơ bản chỉ là giải quyết từng vấn đề riêng, chưa mang tính bao trùm. Chính sách thúc đẩy phát triển hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh, huyện vẫn là một vấn đề gây lúng túng cho các cấp lãnh đạo, cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Hoàn thiện các chính sách thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN cấp huyện làm tiền đề cho việc quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện một cách có hệ thống, hiệu lực, hiệu quả; ứng dụng, nhân rộng các tiến bộ KH&CN trong sản xuất đem lại hiệu quả KT-XH. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của các chính sách thúc đẩy hoạt động KH&CN phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh. - Phân tích và đánh giá thực trạng các chính sách thúc đẩy hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (chính sách đầu tư cho KH&CN như nhân lực, vật lực và tài lực; chính sách khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp tìm kiếm ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN vào hoạt động quản lý hoặc sản xuất kinh doanh,...). - Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn tỉnh (Nâng cao nhận thức, phối kết hợp, biện pháp hành chính, tổ chức, con người; Bố trí các nguồn lực,... để: Tăng cường các hoạt động NC&PT; Ứng dụng, chuyển giao công nghệ (CGCN), đặc biệt là hỗ trợ tài chính; Đẩy mạnh các dịch vụ cần thiết,
  • 10. 5 như SHTT, thông tin KH&CN, TĐC; Khen thưởng, tôn vinh để nâng cao giá trị xã hội, tạo uy tín trong cộng đồng;...). 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn của các Chính sách quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KH&CN và các dịch vụ KH&CN phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh, huyện. * Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Phạm vi thời gian: 2011-2016. - Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu bao gồm 8 huyện và thành phố thuộc tỉnh Ninh Bình (Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn, Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, thành phố Ninh Bình và thành phố Tam Điệp). 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Phương pháp luận: - Phương pháp nghiên cứu lịch sử: được sử dụng để phân tích các tài liệu lý thuyết đã có nhằm phát hiện xu hướng, các trường phái nghiên cứu… từ đó xây dựng tổng quan về vấn đề nghiên cứu của đề tài; - Phương pháp giả thuyết: là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách dự đoán bản chất của đối tượng và chứng minh các dự đoán đó. Phương pháp giả thuyết có hai chức năng: dự báo và dẫn đường, nó đóng vai trò là một phương pháp nhận thức, phương pháp nghiên cứu khoa học; - Phương pháp phân tích, tổng hợp: là phương pháp phân tích lý thuyết thành những vấn đề, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian; mối liên kết giữa những vấn đề, mối quan hệ từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để chọn lọc những thông tin cần thiết, tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc phục vụ cho chủ đề nghiên cứu. * Các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp tài liệu: được sử dụng trong quá trình thu thập, tìm kiếm các cơ sở lý luận, tổng hợp hệ thống hóa và phân
  • 11. 6 tích các nguồn tư liệu, số liệu sẵn có về chính sách thúc đẩy phát triển KH&CN, từ đó rút ra kết luận vấn đề cần nghiên cứu; - Phương pháp điều tra khảo sát: là các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu hiện trạng, kết quả các ứng dụng tiến bộ KH&CN đã được triển khai tại địa bàn tỉnh, huyện (thông qua hỏi- đáp với người dân và với doanh nghiệp ở huyện); - Các phương pháp phân tích so sánh: được sử dụng trong quá trình thu thập, xử lý thông tin liên quan tới đối tượng nghiên cứu của đề tài; - Phương pháp giả thuyết: trên cơ sở quy luật phát triển KT-XH, KH&CN chung và minh chứng đưa ra, đề xuất những chính sách cần ban hành cho phù hợp. 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Góp phần làm rõ được những vấn đề lý luận và thực tiễn của các chính sách thúc đẩy phát triển hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh, huyện (khái niệm, lý thuyết, đặc điểm, quy luật, xu thế,...). Về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển KH&CN trên địa bàn tỉnh. Qua đó đề tài góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KH&CN ở địa phương nói chung, tỉnh Ninh Bình nói riêng, làm cho KH&CN thực sự trở thành động lực cho phát triển KT-XH ở địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị thì nội dung chính của đề tài sẽ được trình bày trong 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách QLNN về khoa học và công nghệ cấp huyện Chương 2: Thực trạng chính sách QLNN về khoa học và công nghệ từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách QLNN về khoa học và công nghệ cấp huyện.
  • 12. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP HUYỆN 1.1. Khái niệm về khoa học và công nghệ, hoạt động khoa học và công nghệ, chính sách khoa học và công nghệ, quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ 1.1.1. Khoa học và Công nghệ 1.1.1.1. Khoa học Khoa học là một hệ thống tri thức của nhân loại về tự nhiên, xã hội mà con người được tích luỹ trong quá trình lịch sử. Theo UNESCO khoa học là "Hệ thống các tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy”. Hệ thống tri thức ở đây là hệ thống khoa học, khác với tri thức kinh nghiệm. Theo luật KH&CN năm 2013 "Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy”. Khoa học được hiểu là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện quy luật của sự vật và hiện tượng và sự vận dụng các quy luật ấy để sáng tạo các nguyên lý, các giải pháp tác động vào các sự vật, hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng. Khoa học ngày nay đã trở thành một hoạt động nghề nghiệp của một cộng đồng xã hội, đó là một dạng lao động xã hội đặc biệt, với một đặc điểm khó tìm thấy trong một hoạt động xã hội khác. Đó là việc tìm kiếm những điều chưa biết và phải chịu nhiều rủi ro trong quá trình tìm kiếm. Từ các định nghĩa trên ta thấy có hai khía cạnh khác nhau: Khoa học là "hệ thống tri thức" mang tính chất quy luật với vai trò nhiệm vụ của nó bao gồm hai chức năng, nhận thức và cải tạo thế giới. Mặt khác khoa học cũng được coi là một "hệ thống thiết chế", một hệ thống hoạt động. Khi nói đến quản lý khoa học, ta thường chú ý tới khía cạnh thiết chế của khoa học, khoa học với tư cách là một hoạt động xã hội của loài người, và mục tiêu của quản lý là làm cho nó phát triển đúng hướng, mang lại hiệu quả tốt nhất cho sự phát triển và nhu cầu của xã hội. 1.1.1.2. Công nghệ:
  • 13. 8 Thuật ngữ Công nghệ có xuất xứ từ hai từ trong tiếng Hy Lạp cổ: “techno” - có nghĩa là tài năng, nghệ thuật, kỹ thuật, sự khéo léo và “logy” - có nghĩa là lời lẽ, ngôn từ, cách diễn đạt, học thuyết. Theo đó, "công nghệ" được hiểu theo hai nghĩa: Công nghệ là "khoa học làm", khoa học ứng dụng, nhằm vận dụng các qui luật tự nhiên, các nguyên lý khoa học để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người; Công nghệ là các phương tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vật chất hoá các tri thức khoa học ứng dụng vào thực tiễn. Luật KH&CN năm 2013 cũng như trong Điều 3 Luật Chuyển giao công nghệ đã ghi rõ: “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”. Theo thống nhất của các Tổ chức Quốc tế về công nghiệp và theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì công nghệ được thể hiện trong bốn thành phần: - Phần kỹ thuật: Phần cứng của công nghệ bao gồm máy móc, dụng cụ, nhà xưởng… - Phần con người: Bao gồm kỹ năng tay nghề của đội ngũ nhân lực để vận hành, điều khiển và quản lý dây chuyền thiết bị. - Phần thông tin: Bao gồm tư liệu, dữ liệu, bản mô tả sáng chế, bí quyết kỹ thuật. - Phần tổ chức: Bao gồm các hoạt động về phân bổ nguồn lực, tạo lập mạng lưới sản xuất, tuyển dụng và khuyến khích nhân lực… Một luận điểm chung quan trọng được rút ra từ những quan điểm hiện tại về công nghệ là: khoa học và kỹ thuật là yếu tố nền tảng của công nghệ, còn quản lý là yếu tố gắn kết các yếu tố của công nghệ thành một hệ thống và quyết định đến sự triển khai và thành bại của công nghệ. 1.1.1.3. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ Khoa học có thể xem như là sự tìm kiếm các quy tắc chế ngự các hiện tượng tự nhiên không tính đến sự áp dụng khả dĩ đối với cuộc sống con người. Với ý nghĩa như vậy, khoa học đơn giản chỉ là sự thay đổi tri thức đã có trực tiếp một cách có lợi cho đời sống con người hoặc quá trình sản xuất hàng hoá. Vì vậy công nghệ đóng góp vào sự phát triển, trong khi đó khoa học lại có thể tạo ra tiến bộ công
  • 14. 9 nghệ. Công nghệ thâm nhập vào tất cả các nền văn hoá, xã hội và các cá nhân bằng tính hữu dụng của nó. Thậm chí, nếu công nghệ được tạo ra một cách hoàn toàn khoa học, nó vẫn là công nghệ chứ không phải là khoa học. Cơ sở của các công nghệ thuở ban đầu được phát triển qua kinh nghiệm theo nguyên tắc vận dụng, mò mẫm đã không giải thích được bằng việc áp dụng tri thức khoa học cho đến mãi sau này. Theo cách đó, công nghệ đã trở thành sự kích thích phát triển khoa học. Những chuẩn bị lớn lao về công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của nhiều thành tựu trong khoa học ngày nay. Việc thấu hiểu các nền tảng khoa học trong những lĩnh vực rất xa nhau như khoa học hạt nhân, hàng không, vũ trụ, giải phẫu tim và sinh học tế bào,… phụ thuộc rất nhiều vào cái có sẵn của công nghệ để tiến hành các nghiên cứu cần thiết. Kỷ nguyên đương đại đã chứng kiến sự tăng trưởng phi thường của các ngành công nghệ dựa trên khoa học. Ở đây công nghệ đi sau khoa học, ngược lại với quá trình trước kia. Ngày nay có thể phân biệt hai cách tiếp cận cơ bản đối với sự liên kết của khoa học và công nghệ. Theo cách tiếp cận thứ nhất, người ta tìm kiếm các cơ hội công nghệ mới nhen nhóm lên từ các phát triển trong khoa học. Theo cách tiếp cận thứ hai, sự triển khai giải pháp công nghệ có tính cách tân nhằm đáp ứng một nhu cầu KT-XH sẽ kích thích các nghiên cứu khoa học cơ bản. Như vậy, khoa học và công nghệ trở nên gắn bó khăng khít với nhau và đảm trách vai trò dẫn dắt trong phát triển các ngành kinh tế hiện tại. Sự sóng đôi khoa học và công nghệ đã dẫn tới những thành tựu đáng kể trong hai lĩnh vực khoa học, công nghệ. Chỉ có công nghệ mới thực sự đóng góp cho sự phát triển KT-XH, còn khoa học chỉ có thể là nền tảng, cơ sở để tạo ra tiến bộ công nghệ. Công nghệ được sử dụng hôm nay làm cho ngày mai tốt đẹp hơn và khoa học hôm nay có thể là công nghệ của ngày mai. Tuy nhiên khác với khoa học, công nghệ không công khai với mọi người. 1.1.2. Hoạt động khoa học và công nghệ
  • 15. 10 Hoạt động khoa học là hoạt động xã hội, là lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp vì nó khám phá ra các tri thức về thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó sáng tạo ra các nguyên lý giải pháp mới hay sáng tạo ra các mô hình kỹ thuật quản lý xã hội mới phục vụ cho con người cải tạo thế giới, phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Hoạt động khoa học tạo nên tính sáng tạo, tính mới, mang tính rủi ro cao và đặc biệt vai trò cá nhân trong hoạt động khoa học rất lớn. Thực tiễn sản xuất, hoạt động xã hội đặt ra nhiều vấn đề cho khoa học giải quyết và đòi hỏi khoa học đưa ra những căn cứ, giải pháp hay mô hình để phát triển tri thức, tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội phục vụ cho xã hội. Hoạt động công nghệ là tất cả những hoạt động liên quan đến các quá trình nghiên cứu - triển khai sản xuất và thị trường áp dụng công nghệ. Nội dung chính của hoạt động công nghệ là biến các tri thức tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến thành những yếu tố của sản xuất nhằm nâng cao sức sản xuất của xã hội và con người. Mục tiêu của hoạt động công nghệ là làm cho khoa học và kỹ thuật trở thành một động lực lớn thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH. Theo UNESCO, “hoạt động KH&CN có thể được định nghĩa như tất cả các hoạt động có hệ thống liên quan chặt chẽ tới việc sản xuất/tạo ra, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các kiến thức KH&CN trong thực tiễn sản xuất và đời sống”. Chính trong hoạt động KH&CN mà các sản phẩm KH&CN được sản xuất ra, được thu thập, truyền bá, được sửa đổi, thích nghi cho phù hợp với nhu cầu và cho việc sử dụng, là nhân tố quan trọng nhất của nền kinh tế tri thức. Hay nói một cách khác hoạt động KH&CN là một đối tượng quản lý của chủ thể và là cơ sở để hình thành hệ thống tổ chức KH&CN. Theo Luật KH&CN, hoạt động KH&CN bao gồm hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ”. Nghiên cứu khoa học (NCKH) là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật của tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng
  • 16. 11 vào thực tiễn. Một trong các cách phân loại NCKH là phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu. Theo đó NCKH bao gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới. Sản phẩm của hoạt động này mới chỉ là những vật mẫu, hình mẫu có tính khả thi về kỹ thuật để áp dụng vào một điều kiện kinh tế hoặc xã hội nào đó. Ngoài ra còn phải nghiên cứu những tính khả thi khác, như khả thi về tài chính, về kinh tế, về môi trường, về xã hội và chính trị… Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm: Đặc điểm chung nhất của NCKH là tìm tòi những sự vật mà người nghiên cứu chưa hề biết. Đặc điểm này dẫn đến hàng loạt các đặc điểm khác nhau của NCKH mà người nghiên cứu cũng như người quản lý nghiên cứu cần phải quan tâm khi xử lý những vấn đề cụ thể về mặt phương pháp luận về nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu. Các đặc tính cơ bản của nghiên cứu khoa học là tính mới, tính kế thừa, khoa học sáng tạo, khách quan và khả thi. Sản phẩm khoa học công nghệ mang tính thông tin. Mặt khác, trong nghiên cứu khoa học cũng có thể xảy ra rủi ro, phi kinh tế. Toàn bộ các loại hình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và mối quan hệ giữa chúng được trình bày trong sơ đồ sau: Sơ đồ 1. Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu KH và Phát triển CN Nghiên cứu khoa học Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng Nghiên cứu khoa học Phát triển công nghệ Nghiên cứu cơ bản thuần túy Sản xuất thử nghiệm (Pilot) Triển khai thực nghiệm (Labô) Nghiên cứu cơ bản đ/hướng ứng dụng Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng Nghiên cứu khoa học
  • 17. 12 Hoạt động khoa học và công nghệ địa phương là các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất; dịch vụ khoa học và công nghệ như thông tin KH&CN, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, TCĐLCL và các hoạt động dịch vụ KH&CN khác phục vụ cho phát triển KT-XH của địa phương. 1.1.3. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ 1.1.3.1. Quản lý nhà nước Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi dựa trên các quy luật hành chính, luật nguyên tắc tương ứng. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước. 1.1.3.2. Quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ: Quản lý nhà nước về KH&CN là dạng quản lý mà trong đó, chủ thể quản lý chính là nhà nước. Đó là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước bộ máy hành chính nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người trong lĩnh vực hoạt động KH&CN. Quản lý KH&CN ra đời nhờ sự thích ứng với nhu cầu của thực tiễn phát triển hoạt động KH&CN. Ở các nước công nghiệp phát triển, từ lâu nhà nước đã can thiệp vào sự phát triển KH&CN. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện QLNN về KH&CN. 1.1.3.3. Đặc điểm quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ: Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ mang các đặc điểm chung của quản lý nhà nước. Đó là sự tác động mang tính tổ chức, điều chỉnh, tính chất quyền lực, tính khoa học và tính liên tục.
  • 18. 13 Các đặc trưng của quản lý khoa học và công nghệ bao gồm tính linh hoạt lớn hay còn gọi là tính co giãn, đàn hồi, tính mềm, tính cơ động; Tính tổng thể và tính điều hòa phối hợp; Tính dự báo và tính lâu dài. 1.1.3.4. Quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ địa phương Quản lý nhà nước về KH&CN địa phương là công tác quản lý mà các cấp chính quyền tỉnh, huyện phải triển khai thực hiện để phát triển KH&CN trở thành động lực cho phát triển KT-XH trên địa bàn một tỉnh, huyện bao gồm quản lý: các hoạt động NC&PT, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất; ứng dụng, chuyển giao công nghệ; tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; tài sản trí tuệ; thông tin KH&CN và các dịch vụ KH&CN khác trên địa bàn tỉnh, huyện. Quản lý nhà nước về KH&CN địa phương là nhằm đưa KH&CN gắn trực tiếp vào thực hiện các mục tiêu KT-XH đặt ra trong Kế hoạch 5 năm và hàng năm của cấp tỉnh và cấp huyện. Nội dung về KH&CN có thể được thể hiện dưới dạng các đề tài nghiên cứu, dự án KH&CN. 1.1.4. Chính sách Khoa học và Công nghệ 1.1.4.1. Khái niệm chính sách, chính sách công Có nhiều cách tiếp cận để xem xét khái niệm chính sách, nhưng tựu chung lại chúng ta có thể hiểu, chính sách là tập hợp biện pháp do chủ thể quản lý đưa ra, nhằm thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu xã hội mà chủ thể quyền lực đang hướng tới. Chính sách có thể là tập hợp các biện pháp kích thích kinh tế, biện pháp động viên tinh thần, một biện pháp mệnh lệnh hành chính hoặc một biện pháp ưu đãi với các nhóm cá nhân hoặc các nhóm xã hội. Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá dưới dạng các đạo luật, pháp lệnh, sắc lệnh, các văn bản dưới luật, hoặc các văn bản quy định nội bộ của các tổ chức khác nhau.
  • 19. 14 Sơ đồ 2: Mô hình về chính sách Chính sách công là chính sách thể hiện sự ứng xử của nhà nước đối với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển. 1.1.4.2. Khái niệm về Chính sách khoa học và công nghệ Theo UNESCO, Chính sách Khoa học và Công nghệ là một tập hợp các biện pháp lập pháp và hành pháp được thực thi nhằm nâng cao, tổ chức và sử dụng tiềm lực Khoa học và Công nghệ quốc gia với mục tiêu đạt được mục đích phát triển quốc gia nâng cao vị trí quốc gia trên thế giới. Chính sách KH&CN của nhà nước là chính sách công trong lĩnh vực KH&CN, nó có các đặc điểm của chính sách công nói chung và có những đặc thù riêng của KH&CN (lao động NC&PT; tính công ích và tính kinh tế của sản phẩm KH&CN; thương mại hóa; hàng hóa công nghệ và vấn đề sở hữu trí tuệ,...). Cùng với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch KH&CN, chính sách KH&CN là công cụ quan trọng của quản lý nhà nước về KH&CN). Các biện pháp chính sách Vốn Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh, huyện Lao động Công nghệ
  • 20. 15 Các yếu tố liên quan đến Chính sách KH&CN: Sơ đồ 3: Mô hình Chính sách KH&CN 1.1.4.3. Chính sách quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ Chính sách quản lý nhà nước về KH&CN là chính sách KH&CN của nhà nước được thiết lập như là một công cụ nhằm quản lý KH&CN ở các cấp khác nhau trong bộ máy công quyền của một quốc gia. Chính sách KH&CN được hoạch định/xây dựng theo phương pháp hệ thống - chức năng của bộ máy công quyền và ngày càng được khoa học hóa (được nghiên cứu cẩn trọng trước khi ban hành). Chính sách KH&CN gắn với hoàn cảnh kinh tế, xã hội, văn hoá riêng của mỗi quốc gia, địa phương và thường xuyên tương tác với chính sách khác và nhanh chóng phản ứng với những phát minh, sáng chế, tiến bộ khoa học và công nghê đang diễn ra trong nước và trên thế giới. 1.1.4.4. Chính sách quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ địa phương Chính sách quản lý nhà nước về KH&CN ở địa phương bao gồm chính sách KH&CN của Trung ương ban hành dành cho phát triển KH&CN chung cho các địa phương và các chính sách quản lý nhà nước về KH&CN có tính đặc thù của từng Chính sách KH&CN Chƣơng trình mục tiêu về KT-XH; KH&CN Nguồn lực khác: Thông tin KH&CN; Sở hữu trí tuệ,… Tài chính cho KH&CN Nhân lực, tổ chức KH&CN Chủ trƣơng, đƣờng lối, thể chế về PTKH&CN
  • 21. 16 địa phương và do UBND tỉnh, huyện ban hành và có giá trị trong phạm vị tỉnh, huyện mình. Chính sách quản lý nhà nước về KH&CN địa phương là chính sách sử dụng các nguồn lực KH&CN của địa phương để đưa KH&CN vào thực hiện các mục tiêu KT-XH đặt ra trong Kế hoạch 5 năm và hàng năm (dự án KT-XH) của địa phương cấp tỉnh và cấp huyện. Như đã nêu trên, có thể thấy mỗi chính sách đều được bắt nguồn từ một tác nhân nào đó. Đối với lĩnh vực KH&CN, tác nhân ở đây là yêu cầu hội nhập tất yếu của công cuộc toàn cầu hóa, là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chính sách quản lý KH&CN nói chung và quản lý KH&CN cấp tỉnh, huyện nói riêng là bước chuyển mạnh mẽ nhất nhằm thúc đẩy nền kinh tế- xã hội chuyển mình, phát triển toàn diện, đó cũng là bước đi để đón trước những tình hình sẽ diễn ra trong thực tế. Vì vậy các cấp chính quyền cần sớm có những điều chỉnh, định hướng đúng đắn, có như vậy mới theo kịp với thời cuộc. 1.2. Cơ sở lý luận của chính sách quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ địa phƣơng 1.2.1. Vai trò của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế- xã hội địa phương Khoa học và công nghệ ngày càng nổi lên như là một trong những yếu tố có tính chất quan trọng nhất, tác động đến triển vọng tăng trưởng kinh tế của quốc gia, vùng, địa phương. Đó là phần thưởng lớn nhất đối với các quốc gia có trình độ khoa học và công nghệ tiến bộ và đó chính là sức mạnh về kinh tế của quốc gia, vùng, địa phương. Kết quả nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy rằng ít nhất một nửa mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu (TFP) là nhờ những tiến bộ KH&CN đem lại thông qua việc chúng góp phần làm tăng thêm hiệu quả đầu tư của các nguồn vốn, tăng năng suất lao động. Chính vì vậy, khoa học và công nghệ đóng vai trò to lớn trong chiến lược tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Sự khác biệt về trình độ KH&CN là cơ sở để tạo ra sự khác biệt về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự phát triển của mỗi thời đại, mỗi quốc gia. Sự phát triển đó vừa mang tính tiệm tiến vừa bao hàm cả những nhảy vọt và cách mạng
  • 22. 17 dẫn đến những thay đổi sâu sắc và triệt để về phương tiện và cách thức sản xuất của quốc gia, vùng, địa phương. Đặc điểm của cuộc cách mạng KH&CN hiện nay là: cách mạng KH&CN xảy ra đồng thời và tạo nên một sự tiến bộ nhanh chóng, vượt bậc thể hiện qua các thời kỳ cách mạng công nghiệp lầm thứ nhất đến nay là cách mạng công nghiệp 4.0. KH&CN thực sự trở thành nhân tố động lực, mở đường cho kinh tế phát triển (công nghiệp 4.0). Các yếu tố then chốt của nền kinh tế truyền thống như: đất đai, tài nguyên thiên nhiên, tiền vốn, sức lao động,... đã trở nên ít quan trọng hơn trong thế giới ngày nay so với yếu tố KH&CN. Trong khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên có xu hướng giảm dần giá trị thì nguồn tài nguyên chất xám lại có giá trị ngày càng tăng. Ngày nay khoảng thời gian từ phát minh khoa học đến vận dụng vào thực tế đã được rút ngắn đáng kể. Sự rút ngắn khoảng cách này làm cho KH&CN có ý nghĩa là lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển KT-XH của mỗi quốc gia, vùng, địa phương. Chỉ có nhờ KH&CN, các nước đang phát triển (đặc biệt là nơi vùng sâu, vùng xa) mới có thể thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ và kém phát triển. Thành công của các nước Châu Á như: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapo,… đã dựa trên triết lý phát triển và chính sách ưu tiên đầu tư cho giáo dục và KH&CN nhằm tạo ra nội lực quốc gia mạnh. Tác động của KH&CN đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp, nông thôn tạo ra không chỉ bởi cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về KH&CN nói chung của trung ương ban hành mà còn bởi các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về KH&CN của địa phương triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng địa phương. Sự phân cấp này sẽ phát huy được sự chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp chính quyền trong phát triển KH&CN phát triển KT-XH của địa phương (ví dụ góp phần chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây, con, cơ cấu sản xuất, phương thức canh tác, nâng cao năng suất, tạo nên những bước tiến mạnh mẽ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn).
  • 23. 18 Việc chú trọng đưa tiến bộ KH&CN vào thực tiễn sản xuất ở nông thôn và miền núi, vùng sâu, vùng xa có ý nghĩa rất quan trọng góp phần nâng cao trình độ dân trí, kích thích sự học hỏi, tự nâng cao trình độ của người dân ở nông thôn và miền núi, từ đó tạo ra sự nhạy bén tiếp thu các tiến bộ KH&CN nhằm thoát khỏi đói nghèo. Điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua sự tham gia trực tiếp và tích cực của các cấp chính quyền địa phương. 1.2.2. Tính tất yếu của chính sách Quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ trong phát triển kinh tế- xã hội địa phương Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra một cách năng động và rất phức tạp, có ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu, cơ cấu, phương châm của các chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, vùng miền, địa phương. Điều đó giải thích tại sao khoa học và công nghệ không chỉ trở thành đối tượng của sự can thiệp có ý thức và sự quản lý của ở cấp quốc gia mà cả ở cấp địa phương. Mọi lĩnh vực, bất kể tính chất phức tạp đến đâu, nếu có quan hệ đến lợi ích quốc gia, vùng miền và địa phương, do vậy nhà nước đều chủ trương quản lý ở những mức độ khác nhau. Bên cạnh những lĩnh vực kinh tế, tài nguyên thì khoa học và công nghệ ngày nay đã trở thành nhân tố quyết định vị thế cạnh tranh, sức mạnh của quốc gia, vùng, miền, địa phương và do đó đương nhiên KH&CN địa phương phải trở thành lĩnh vực mà các cấp nhà nước từ trung ương đến địa phương với trách nhiệm của mình đều phải quan tâm quản lý. Quản lý khoa học và công nghệ là một lĩnh vực rất đặc thù, khác nhiều so với quản lý các hoạt động khác trong đời sống. Nó đòi hỏi tuân thủ theo những đặc điểm riêng của hoạt động khoa học và công nghệ địa phương và phải có những chính sách riêng khác biệt và phù hợp với đặc điểm chung của các địa phương và thậm chí là cho đặc điểm riêng của địa phương riêng biệt. Để quản lý hoạt động KH&CN đạt được mục tiêu định hướng đề ra, nhà nước phải sử dụng đến công cụ là chính sách KH&CN dành cho địa phương nhằm đẩy mạnh các hoạt động KH&CN địa phương. Đồng thời nhà nước phân cấp cho chính quyền địa phương được quyền ban hành các chính sách KH&CN để triển khai hoạt động KH&CN phục vụ phát triển KT-XH phù hợp với đặc thù của địa phương mình.
  • 24. 19 Công cụ chính sách là công cụ quan trọng nhất trong quản lý nhà nước về KH&CN. Mọi chủ trương, đường lối chiến lược, định hướng của chính phủ đều được thực hiện thông qua công cụ chính sách được thể hiện dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật, có giá trị bắt buộc đối với đối tượng cần quản lý. Chính quyền các cấp của một quốc gia đều có kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm và hàng năm. Theo đó, ngoài vốn và lao động, chính quyền các cấp sử dụng KH&CN như là một công cụ đắc lực để thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH của mình. Do đặc thù của hoạt động KH&CN của các vùng miền khác nhau về quy mô, tính chất, chính quyền địa phương (cấp tỉnh và cấp huyện) được phân cấp để tự chủ triển khai hoạt động KH&CN của mình và tổ chức bộ máy, xây dựng cơ chế quản lý, chính sách thích hợp để triển khai hoạt động KH&CN phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH địa phương. Cấp huyện là nơi phát sinh những nhu cầu tưởng đơn giản nhưng lại rất cần thiết, giải quyết phần lớn nhu cầu của người dân. Vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về KH&CN tại các huyện, thành phố thuộc tỉnh cần được đẩy mạnh thông qua ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất và đời sống nhằm thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm và hàng năm của cấp huyện là một nhiệm vụ rất thiết thực, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Để thực hiện được công tác nêu trên, cấp huyện cần bố trí trong bộ máy chính quyền một cơ cấu tổ chức và nhân lực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong việc tổ chức xác định và quản lý triển khai các nhiệm vụ KH&CN 5 năm và hàng năm của cấp huyện gắn với việc thực hiện Kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển KT-XH của cấp huyện. 1.3. Thực tiễn về chính sách khoa học và công nghệ địa phƣơng của nƣớc ngoài 1.3.1. Chính sách phát triển Khoa học và Công nghệ địa phương của Trung Quốc Trung Quốc ngoài chính sách quản lý nhà nước về KH&CN của nhà nước trung ương dành cho phát triển địa phương rất mạnh (chương trình đốm lửa; chính
  • 25. 20 sách ứng dụng công nghệ phát triển làng nghề- chính sách ly nông bất ly hương), các địa phương đều được phân cấp để tự chủ phát triển KH&CN phục vụ phát KT- XH địa phương. Do vậy, chính quyền các cấp ở địa phương Trung Quốc đều có bộ máy với chức năng, quyền hạn được phân cấp và theo đó tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách quản lý nhà nước về KH&CN của địa phương mình. Các nhiệm vụ cụ thể của công tác này chủ yếu tập trung vào giải quyết các vấn đề nghiên cứu ứng dụng có giá trị sát thực với yêu cầu của địa phương, triển khai các hoạt động hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ, tuyên truyền phổ biến thông tin KH&CN, tiến hành các dịch vụ KH&CN, dịch vụ kỹ thuật (Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,...) phục vụ phát triển sản xuất - kinh doanh của địa phương. Ở Trung Quốc đã học theo mô hình OTOP (mỗi làng một sản phẩm) của Nhật Bản và được bắt đầu từ năm 1989. Có thể đây là ý tưởng cho việc hình thành Chương trình đốm lửa của Trung Quốc. Ở Đài Loan cũng đã triển khai mô hình này và đến nay đã có khoảng 100 trung tâm OTOP, làm ra trên 1.000 loại sản phẩm. 1.3.2. Chính sách phát triển Khoa học và Công nghệ địa phương của Philippines Philippines là một quốc gia ngoài các chính sách quản lý nhà nước về KH&CN do nhà nước trung ương tiến hành cho toàn quốc, các tỉnh của Philippines không tổ chức bộ máy riêng về quản lý nhà nước về KH&CN nhưng các vùng đều có cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN để tiến hành các chính sách của nhà nước về phát triển KH&CN phù hợp với điều kiện tự nhiên, con người, KT-XH và các đặc thù khác của mỗi vùng. Công việc cụ thể là triển khai công tác ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong nông nghiệp, nông thôn, làng nghề; phổ biến, tuyên truyền thông tin KH&CN,... 1.3.3. Chính sách phát triển KH&CN địa phương của một số nước khác Việc tổ chức lại các làng nghề truyền thống bằng KH&CN đã tạo ra giá trị nhiều mặt: bảo tồn và nâng cao kỹ năng tay nghề nghệ nhân, gìn giữ văn hóa truyền thống, tạo việc làm, nâng cao thu nhập ở cơ sở, ngăn chặn làn sóng di cư vào đô thị, tạo ra sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm du lịch...
  • 26. 21 1.3.3.1. Tại Nhật Bản Ý tưởng “mỗi làng một sản phẩm” được Morihiko Hiramatsu khởi xướng và bắt đầu triển khai ở quận Ohita (Nhật Bản) từ năm 1979. Đất nước mặt trời mọc này đã phát động chiến dịch nổi tiếng mang tên “Một ngôi làng, Một sản phẩm nông nghiệp chính”, và chiến dịch này hiện nay đã lan rộng khắp Nhật Bản. Chỉ riêng tỉnh Ohita, hơn 300 sản phẩm nông nghiệp đã được phát triển, tạo doanh thu hơn 100 triệu USD/năm. Một số nước ở Châu Á đã áp dụng mô hình này và được đổi thành OTOP (One Town One Product, hoặc One Tambon One Product), có nghĩa là mỗi thị trấn hay mỗi địa phương một sản phẩm. 1.3.3.2. Tại Thái Lan Thái Lan là nước phát triển OTOP rất thành công. Với chính sách khuyến khích và hỗ trợ của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, ở Thái Lan đã có khoảng 36.000 mô hình OTOP, mỗi mô hình tập hợp từ 30 đến 3.000 thành viên tham gia. Để khai thác kỹ năng của các làng nghề truyền thống ở miền bắc Thái Lan, tạo ra thêm thu nhập, giải quyết lao động địa phương, từ những năm đầu tiên của thập niên thứ nhất thế kỷ XXI. Mỗi làng nghề một sản phẩm không có nghĩa là mỗi làng chỉ có một sản phẩm mà mỗi làng có kỹ năng, văn hóa, truyền thống... riêng kết tinh trong sản phẩm trở thành đặc trưng riêng của làng nghề trong sản phẩm. Với chính sách của Chính phủ kiến tạo, họ khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo bằng chính sách hỗ trợ kết nối địa phương với toàn cầu, thông qua việc hỗ trợ tiêu chuẩn hóa sản phẩm, hoàn tất đóng gói, tiếp thị, tổ chức kênh phân phối ở hải ngoại. 1.3.4. Bài học chung rút ra cho chính sách quản lý nhà nước về KH&CN địa phương (1). Cần phải đồng bộ hóa cũng như hoàn thiện các chính sách quản lý nhà nước về KH&CN địa phương từ Trung ương tới địa phương và các chính sách có liên quan đến phát triển KH&CN địa phương mà các nước đã làm rất thành công như Chương trình đốm lửa của Trung Quốc, Chương trình mỗi làng một sản phẩm của Nhật Bản, Thái Lan; Công tác thiết kế tổ chức, bộ máy với các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp và mối quan hệ giữa cấp tỉnh và cấp huyện
  • 27. 22 trong quản lý nhà nước về KH&CN địa phương (Trung Quốc diện tích rộng lớn, điều kiện tự nhiên xã hội nhiều khác biệt nên tổ chức bộ máy của KH&CN được thiết lập tới các địa phương, các nước khác tuy không có bộ máy tổ chức nhưng đều có cơ quan quản lý KH&CN đặt ở mỗi vùng. (2). Nhà nước ban hành các chính sách có tính chỉ đạo bao trùm với tư cách định hướng, dẫn đường cho KH&CN địa phương; Có chính sách thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ nói chung và thị trường chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN nói riêng sát với yêu cầu địa phương; Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN bao gồm: xúc tiến, trao đổi, chuyển giao, ứng dụng,… (3). Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về KH&CN địa phương. Cụ thể là hoàn thiện về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN địa phương, làm rõ sự phân công, phân cấp quản lý KH&CN địa phương giữa cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Trong đó, cần làm rõ về mặt phân cấp: phạm vi cấp tỉnh làm gì, phạm vi cấp huyện làm gì; mối quan hệ giữa cấp tỉnh và cấp huyện (ví dụ: loại đề tài nào, dự án nào tỉnh làm; loại đề tài nào, dự án nào huyện làm. Điều này có thể dựa vào yêu cầu của Kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển KT-XH của mỗi cấp mà xác định rõ nhiệm vụ KH&CN của mỗi cấp). (4). Nhà nước, cơ quan chuyên môn về KH&CN ở Bộ, ở tỉnh cần quan tâm xây dựng cơ chế và chính sách tháo gỡ những bất cập trong vấn đề phân bổ kinh phí cho hoạt động KH&CN cấp huyện (kinh phí cho hoạt động NC&PT; kinh phí cho ứng dụng, chuyển giao công nghệ,...), xác định rõ trách nhiệm và người hưởng lợi của các nguồn kinh phí (sự nghiệp khoa học, sự nghiệp kinh tế, đối ứng của của người dân, doanh nghiệp,...) tham gia các hoạt động KH&CN. (5). Nâng cao trình độ nhân lực làm công tác quản lý KH&CN địa phương cũng như nâng cao trình độ của nhân lực làm công tác NC&TK, tuyên truyền, phổ biến, ứng dụng, CGCN để có thể tìm kiếm, lựa chọn giúp cấp tỉnh và cấp huyện những đề tài, dự án KH&CN phù hợp với yêu cầu của các mục tiêu phát triển KT- XH của cấp tỉnh, cấp huyện.
  • 28. 23 Tiểu kết chƣơng Những nội dung đề cập nghiên cứu ở Chương 1 về cơ sở lý luận về KH&CN, hoạt động KH&CN, chính sách, chính sách KH&CN ở nhà nước trung ương và nhà nước địa phương, tính tất yếu của chính sách QLNN về KH&CN trong phát triển KT-XH địa phương; một số xu hướng đổi mới quản lý hoạt động KH&CN ở một số nước trên thế giới; bài học chung rút ra cho chính sách quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện ... Đó là những căn cứ lý thuyết và thực tiễn khách quan quan trọng làm cơ sở cho việc luận giải, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp đổi mới chính sách quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện trong cả nước nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng.
  • 29. 24 Chương 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỪ THỰC TIỄN TỈNH NINH BÌNH 2.1. Khái quát về tỉnh Ninh Bình 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh Ninh Bình Nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Tây và phía Đông Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, trên tuyến đường giao thông xuyên Bắc – Nam, cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km, ngoài quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam, Ninh Bình còn có hệ thống cảng biển, đường sông, đường biển thuận lợi, tạo điều kiện giao lưu, hợp tác, phát triển toàn diện với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.
  • 30. 25 Ninh Bình có 2 thành phố và có 6 huyện với 144 xã, phường. Mật độ dân số trung bình 657 người/km2 . Địa hình của Ninh Bình được chia thành 3 vùng rõ rệt gồm: vùng đồi núi, nửa đồi núi; vùng đồng bằng; vùng ven biển và biển. Dãy núi đá vôi ở phía tây của tỉnh chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bắt nguồn từ vùng rừng núi Hoà Bình chạy ra biển tạo thành vùng phù sa cổ ven chân núi. Do qua trình tạo sơn hơn 200 triệu năm về trước, dãy núi đá vôi ở phía Tây của tỉnh có nhiều hang động đẹp như: Bích Động, Tam Cốc, Địch Lộng, Xuyên Thuỷ Động, Bàn Long, Hoa Sơn… Tiếp đó là vùng đồng chiêm trũng ở các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, chứng tỏ khi biển bồi trong điều kiện kín sóng, lại bị núi đồi, bao bọc che chở, nên không đủ phù sa bồi đắp để sót lại vùng sâu trũng ngày nay. Biển bồi dần tạo nên vùng đồng bằng ven biển nam Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn. Ninh Bình có khí hậu của vùng ven biển, tương đối dễ chịu, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 23o C. * Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất Ninh Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 143.300 ha (1.391km2 ) với các loại đất: đất phù sa được bồi và đất phù sa không được bồi (thuộc vùng đồng bằng ven biển) tạo điều kiện cho nuôi trồng thuỷ sản và cây công nghiệp; đất phù sa cũ, chua, nghèo… (tập trung ở vùng đồng bằng trũng) thích ứng cho thâm canh lúa, hoa màu; đất feranit (vùng nửa đồi núi) thích hợp phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu. Trong tổng diện tích đất tự nhiên của Ninh Bình, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với 6.900 ha, chiếm 46,5% diện tích đất tự nhiên. - Tài nguyên rừng Tổng diện tích đất lâm nghiệp có 32.700 ha, chiếm 21,4% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh và được quy hoạch; đất có rừng phòng hộ là 16.500 ha, rừng đặc dụng 14.300 ha và rừng sản xuất (kinh tế và cây ăn quả) là 1.900 ha. Diện tích rừng hiện có là 14.368 ha (chiếm 45% diện tích đất lâm nghiệp). Trong đó, rừng tự nhiên có 11.392 ha với tổng trữ lượng gỗ ước khoảng 1,1 triệu m3 , đây là rừng nguyên sinh trong phạm vi Vườn Quốc gia Cúc Phương được bảo vệ. Còn lại là diện tích rừng trồng chủ yếu thuộc đối tượng rừng phòng hộ mới trồng.
  • 31. 26 - Tài nguyên khoáng sản Ninh Bình có một số loại khoáng sản, nhưng nhiều nhất phải nói đến đá vôi. Tỉnh có nhiều núi đá vôi với diện tích 1,2 vạn ha, trữ lượng hàng chục tỷ mét khối và hàng chục triệu tấn đôlômít, hàm lượng MgO 17-19% chất lượng tốt. Đây là nguồn nguyên liệu lớn cho sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng và một số hoá chất. Ngoài ra, Ninh Bình còn có đất sét, phân bố rải rác ở các vùng núi thấp thuộc thị xã Tam Điệp, các huyện Gia Viễn, Yên Mô, dùng để sản xuất gạch ngói và là nguyên liệu cho ngành đúc. Than bùn có trữ lượng 2 triệu tấn/năm, phân bố ở Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan) dùng để sản xuất phân vi sinh. - Tài nguyên biển Ninh Bình có khoảng 18km bờ biển, đây là một lợi thế để phát triển kinh tế biển bao gồm nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy, hải sản mà trọng tâm là những loại có giá trị kinh tế cao như tôm sú, cua nước lợ, cá biển và một số con nuôi đặc sản khác. - Tài nguyên nước Ninh Bình có hệ thống nước mặt khá dày trải đều cả 3 vùng với nhiều con sông lớn như sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bến Đang, sông Vạc, sông Càn v.v. Bên cạnh đó còn phải kể đến hệ thống các hồ có trữ lượng nước lớn như các hồ Yên Quang, Đồng Thái, Đá Lải, Đồng Chương, Yên Thắng. Với bờ biển dài trên 15 km, Ninh Bình còn có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Ngoài ra, nước khoáng ở Kênh Gà (huyện Gia Viễn) và Cúc Phương (huyện Nho Quan) có trữ lượng lớn, hàm lượng Magiê - Carbonát và các khoáng chất cao; có tác dụng chữa bệnh, sản xuất nước giải khát và phát triển du lịch nghỉ dưỡng. 2.1.2. Các tiềm năng phát triển của tỉnh Ninh Bình 2.1.2.1. Những lĩnh vực kinh tế có lợi thế - Tiềm năng công nghiệp, nông nghiệp Trong những năm tới, các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ, đặc biệt là ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử, sản xuất linh kiện và lắp ráp ô tô… phải phát triển trở thành khâu đột phá, đưa nền kinh tế Ninh Bình tăng tốc và ưu tiên hàng đầu.
  • 32. 27 Phát triển đa dạng ngành kinh tế thuỷ sản, trong đó ưu tiên nuôi thuỷ, hải sản, xây dựng thành chuỗi giá trị khép kín, tạo vùng chuyên canh trồng cây dược liệu là trọng tâm, được coi là một khâu đột phá của ngành nông nghiệp và nền kinh tế của tỉnh. - Tiềm năng du lịch Các khu du lịch, danh lam thắng cảnh nổi tiếng là thế mạnh của tỉnh trong phát triển du lịch. Sự kỳ thú của thiên nhiên với những danh lam thắng cảnh đẹp, đa dạng như Vườn Quốc gia Cúc Phương, quần thể Tràng An- Bái Đính, khu hang động Tam Cốc – Bích Động, khu Địch Lộng, Vân Long… cùng với tài nguyên nhân văn như Cố đô Hoa Lư, quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Non Nước, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn… tạo điều kiện cho Ninh Bình phát triển những tuyến du lịch hấp dẫn, đưa tỉnh trở thành địa bàn du lịch quan trọng của vùng Bắc Bộ và cả nước. 2.1.2.2. Lợi thế phát triển tại các huyện miền núi và hải đảo Mặc dù được xếp vào khu vực đồng bằng Bắc Bộ nhưng Ninh Bình chỉ có 2 huyện duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn không thuộc miền núi. Theo Quyết định 964/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Ninh Bình có 2 huyện nằm trong danh sách địa bàn ưu tiên thực hiện chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 – 2020. - Huyện Nho Quan Nho Quan là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Bình, với 01 thị trấn và 26 xã, diện tích tự nhiên gần 460 km² và dân số 148.514 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17%, chủ yếu là người dân tộc Mường. Phía bắc giáp 02 huyện của Hòa Bình, phía đông giáp các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, phía nam giáp thành phố Tam Điệp, phía tây giáp huyện Thạch Thành của tỉnh Thanh Hóa. Địa hình huyện Nho Quan hầu hết là đồi núi, bao gồm các xã phía Tây Bắc và Tây Nam và phía Bắc huyện, bên cạnh đó còn có một số xã thuộc bán sơn địa và đồng chiêm trũng. Tài nguyên khoáng sản: Nho Quan có nguồn tài nguyên khá phong phú với mỏ đá vôi, đá đôlômít, than bùn, mỏ sét, nước khoáng nóng trữ lượng lớn.
  • 33. 28 Tài nguyên rừng: Rừng Nho Quan chiếm 20% diện tích tự nhiên, có nhiều cây cối và cầm thú có giá trị. Rừng đồi chạy dài tới 40 km từ Xích Thổ, Thạch Bình đến Sơn Hà, Quảng Lạc. Đặc biệt, Nho Quan có khu rừng nguyên sinh Cúc Phương với các thảm thực vật, động vật khá phong phú. Rừng nguyên sinh Cúc Phương với diện tích 22.200 ha lưu giữ một hệ sinh thái rừng đa dạng, nhiều động thực vật quý hiếm và những hang động, hồ đập độc đáo chứa đựng tiềm năng phát triển du lịch sinh thái thu hút du khách thập phương đến tham quan, nghỉ dưỡng. Các khu du lịch: Hiện Nho Quan có 7 khu, điểm du lịch bao gồm: Vườn Quốc gia Cúc Phương; Tắm ngâm nước khoáng Cúc Phương; Khu du lịch nghỉ dưỡng Cucphuong Orion Resort; Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương; Hang động Vân Trình, xã Thượng Hòa; Khu du lịch hang Bụt, xã Sơn Hà; Khu du lịch tâm linh Phủ Đồi Ngang, xã Phú Long. - Huyện Kim Sơn Kim Sơn là huyện ven biển nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình và miền Bắc, đây là một huyện thuần khiết đồng bằng, 7 xã vùng ven biển và biển đảo Kim Sơn với những giá trị đa dạng sinh học nổi bật toàn cầu đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Trung tâm huyện Kim Sơn là thị trấn Phát Diệm, nằm cách thành phố Ninh Bình 27 km theo quốc lộ 10 về phía đông nam. Phía đông giáp huyện Nghĩa Hưng, Nam Định qua sông Đáy; Phía tây nam giáp sông Càn, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá; Phía bắc và tây bắc giáp huyện Yên Khánh và Yên Mô; Phía nam giáp biển với chiều dài bờ biển gần 18 km. Kim Sơn có diện tích 207 km² gồm hai thị trấn Phát Diệm và Bình Minh và 25 xã. Huyện Kim Sơn có quốc lộ 10 đi xuyên ngang qua 11 xã ở phía bắc. Phía nam và phía bắc đều có đường tỉnh lộ và quốc lộ chạy qua nối sang Nam. Hệ thống giao thông đường thủy rất thuận lợi với 2 tuyến quốc gia qua sông Đáy và sông Vạc và các tuyến đường thủy qua 06 con sông khác... Kim Sơn có Chợ Nam Dân ở thị trấn Phát Diệm được Bộ Công thương quy hoạch thành chợ đầu mối tổng hợp hạng 1, ngoài ra còn có 10 chợ được xếp hạng chợ loại 2, 3 ở Ninh Bình.
  • 34. 29 Kim Sơn cùng với Hải Hậu (Nam Định) và Tiền Hải (Thái Bình) là những đơn vị đầu tiên đạt năng suất lúa 5 tấn/ha. Nền kinh tế của huyện Kim Sơn có 3 thế mạnh: Kinh tế nông nghiệp giữ vị trí quan trọng, chiếm gần 1/3 tổng sản lượng lúa của tỉnh Ninh Bình; Ngành thủ công nghiệp truyền thống sản xuất hàng chiếu cói, có giá trị hàng hóa lớn và Khu kinh tế biển. Đây là một vùng có tiềm năng để phát triển thành trung tâm sản xuất hàng hóa phong phú và đa dạng. Trong nhiều thập kỷ qua, khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn đã phát triển nhanh, hướng ra biển. Sản lượng hàng năm về nông nghiệp, thủy - hải sản của địa phương đã chứng tỏ tiềm năng rộng lớn của vùng kinh tế biển. Tuy nhiên, với vai trò, vị trí và thế mạnh của vùng thì việc đầu tư khai thác phát triển kinh tế hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng. Do vậy, cần phải có chính sách phát triển đặc thù cho riêng Kim Sơn để huyện có thể phát huy thế mạnh triệt để. Huyện Kim Sơn có nhiều thuận lợi cho phát triển KT-XH, trong đó vùng bãi bồi ven biển được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển, có điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ như: tôm sú, cua biển, cá vược, cá mú, ngao, sò. Ngoài ra, khu vực ven biển Kim Sơn được xác định là một trung tâm kinh tế biển quan trọng của Ninh Bình. Về phát triển nông nghiệp: Tỉnh Ninh Bình đã quy hoạch Kim Sơn trở thành vùng trồng và cung cấp dược liệu, vùng chuyên canh thủy hải sản của tỉnh và tiến tới năm 2025 là trong khu vực. Về phát triển hệ thống dịch vụ du lịch: Tỉnh định hướng xây dựng khu kinh tế ven biển Kim Sơn trở thành một trong những trung tâm dịch vụ - du lịch của tỉnh và vùng đồng bằng sông Hồng. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái. Trong đó, định hướng là phát triển du lịch trên cơ sở tuyến du lịch Tam Cốc - Bích Động - Nhà thờ đá Phát Diệm với các sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái rừng và biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nhân văn, du lịch nghiên cứu động, thực vật. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch trên khu vực Cồn Nổi sẽ là hạt nhân chính. Tại đây hình thành khu du lịch biển, đảo kết nối với không gian du lịch tâm linh, cảnh quan tại Hoa Lư - Bái Đính. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu cao
  • 35. 30 ốc văn phòng cho thuê, khách sạn, khu khách sạn thấp tầng dạng biệt thự, khu liên hợp văn hóa... Hình thành tour du lịch bằng đường thủy trên các hành lang sông Đáy nối với hệ thống đường sông của các tỉnh trong vùng. Cùng với đó là phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, sinh thái biển, làng nghề gắn với bảo vệ khu vực nông thôn và các di sản văn hóa truyền thống. Trong quy hoạch hệ thống dịch vụ thương mại, vùng ven biển Kim Sơn sẽ trở thành một trung tâm thương mại, tài chính - ngân hàng, giao dịch quốc tế. Cùng với việc quy hoạch phát triển không gian đô thị là việc cải tạo và tăng cường các cơ sở thương mại, chợ tại các xã, thị trấn hiện nay và nâng cấp chợ Kim Đông. Xây dựng mới Trung tâm tài chính, trung tâm thương mại tổng hợp tại đô thị Bình Minh. Hình thành mạng lưới thu mua, phân phối thủy sản và nông sản tổng hợp cấp vùng gắn với vùng sản xuất nông nghiệp lúa, rau, hoa, quả sản lượng cao tại đô thị Bình Minh. Tại các khu công nghiệp Kim Sơn sẽ hình thành khu dịch vụ tiếp vận trung chuyển hàng hóa. 2.1.3. Tình hình kinh tế- xã hội của Ninh Bình giai đoạn 2011- 2016 2.1.3.1. Những thành tựu phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2016 Kinh tế- xã hội tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011- 2016 đã đạt được những kết quả quan trọng: Tăng trưởng kinh tế đạt mức khá, bình quân 11,7%/năm; quy mô GDP năm 2016 gấp 2,1 lần năm 2010. Kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần các ngành công nghiệp, dịch vụ và chuyển dịch thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm đảm bảo diện tích đất dành nông nghiệp giảm xuống nhưng sản lượng, doanh thu từ nông nghiệp vẫn duy trì ổn định so với mức cũ. Năm 2016 tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản chỉ còn 12%; công nghiệp, xây dựng tăng lên 48% và dịch vụ chiếm 40%. Cùng với sự gia tăng khá đều của các sản phẩm công nghiệp truyền thống như: thép, phân lân, xi măng, gạch,…trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều dự án lớn đi vào hoạt động, điển hình là sản xuất ô tô, phân đạm, linh kiện điện tử,… góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20,5%/năm (giá cố định 1994). Năm 2016, giá trị sản xuất (giá so sánh 2011) công nghiệp toàn tỉnh đạt 35 nghìn tỷ đồng, gấp 2,5 lần so năm 2011.
  • 36. 31 Tiếp tục phát huy vai trò “bệ đỡ” cho nền kinh tế với diện tích lúa 80 nghìn ha/năm, rau màu thực phẩm 20 nghìn ha/năm, sản lượng lương thực có hạt 50 vạn tấn/năm,...ngành nông nghiệp của tỉnh còn xuất hiện nhiều mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, các hình thức liên kết, hợp tác được đẩy mạnh. Ngành chăn nuôi cũng có những chuyển biến tích cực cả chất và lượng, ở Ninh Bình đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại, gia trại gắn với chăn nuôi công nghiệp và bảo vệ môi trường. Xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả, Ninh Bình là tỉnh trong tốp đầu cả nước về phong trào xây dựng nông thôn mới, đến hết 2016 có 60/118 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt kế hoạch giai đoạn 2011-2016 17 xã. Điểm nhấn của du lịch là quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thế giới, tạo thêm quyết tâm trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm và thu hút du khách. Năm 2016, Ninh Bình đã đón 6,5 triệu lượt khách, gấp 2 lần năm 2011, trong đó có 1,2 triệu khách quốc tế, 1 triệu khách lưu trú; doanh thu từ du lịch đạt 1.500 tỷ đồng. Hoạt động thương mại cũng có nhiều khởi sắc, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tăng 18,3%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng cao, năm 2016 đạt ≈ 900 triệu USD, gấp 9,5 lần năm 2011. Việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển cũng tăng nhanh, bình quân 20,7 nghìn tỷ đồng/năm. Cơ cấu vốn giảm dần tỷ trọng vốn ngân sách nhà nước, tăng tỷ trọng doanh nghiệp, tín dụng, đặc biệt là vốn FDI. Tuy vậy, quá trình phát triển còn bộc lộ một số hạn chế: tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, GDP/người chưa đạt mục tiêu đề ra; hiệu quả thu hút đầu tư hạn chế; sản xuất nông nghiệp phát triển chưa toàn diện, thiếu bền vững; việc quy hoạch vùng sản xuất dược liệu, nuôi trồng thủy hải sản chưa có kế hoạch, chính sách cụ thể; một số sản phẩm công nghiệp chủ lực gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ… Đó cũng là những bài toán đặt ra cho các cấp chính quyền tỉnh cần giải quyết trong thời gian tới. 2.1.3.2. Kết quả của KH&CN trong một số ngành, lĩnh vực 2011-2016 Nhờ những chính sách quản lý nhà nước về KH&CN (khen thưởng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; hỗ trợ đề tài nghiên cứu, dự án ứng dụng, CGCN, năng suất
  • 37. 32 chất lượng ...) và chính sách hỗ trợ phát triển về khuyến nông, khuyến công, hoạt động KH&CN tỉnh Ninh Bình đã khẳng định được vai trò qua một loạt các kết quả của các ngành, lĩnh vực. * Trong nông nghiệp Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, biện pháp thâm canh, ...đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và hiệu quả sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo tiền đề cho việc phát triển nông nghiệp hàng hóa. Cụ thể: - Về trồng trọt, đã thử nghiệm, ứng dụng đưa vào sản xuất đại trà các giống lúa chất lượng cao Bắc thơm số 7, nếp, ĐS1, JO2...; giống cà chua Savior; ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI, sản xuất rau, hoa trong nhà lưới, nhà màng sử dụng hệ thống tưới bán tự động cũng đã bắt đầu được áp dụng trong sản xuất rau và hoa. Nhiều hộ nông dân, chủ trang trại đã đầu tư lắp đặt hệ thống tưới phun mưa- là bước đầu của hiện đại hóa nông nghiệp, giúp giảm công lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm nước giúp cây trồng phát triển thuận lợi làm tiền đề cho tăng cao năng suất. Cơ giới hoá trong sản xuất được áp dụng phổ biến trong sản xuất lúa, theo kết quả điều tra đến cuối năm 2016 toàn tỉnh có 2.799 máy làm đất đã đáp ứng được hơn 90% nhu cầu làm đất. - Về chăn nuôi, đã có nhiều tổ chức, cá nhân ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới như: Công nghệ chuồng kín với hệ thống làm mát, điều khiển nhiệt độ chuồng nuôi, máng ăn và nước uống tự động; các tiến bộ kỹ thuật trong lai tạo giống vật nuôi như: giống lợn siêu nạc cao sản 3-4 máu ngoại, giống gà, vịt, ngan siêu thịt, siêu trứng; xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ bể bioga, chế phẩm vi sinh; công nghệ tự động hóa trong nuôi gà đẻ trứng. - Về thủy sản, một số cơ sở sản xuất con giống trên địa bàn tỉnh đã áp dụng công nghệ sản xuất cá giống bằng công nghệ sử dụng hoocmon để sản xuất giống cá rô phi đơn tính, sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất giống, sản xuất giống Ngao trong bể bạt dung tích lớn.... Bước đầu đã có các hộ ứng dụng công nghệ nuôi
  • 38. 33 cá thâm canh có sử dụng sục khí, quạt nước, chế phẩm vi sinh trong xử lý môi trường ao nuôi,... đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một số hộ dân đã nuôi thử nghiệm thành công cá lồng trên hồ Yên Thắng, sông Đáy, nuôi cá ao nổi trên vùng ruộng trũng, nuôi tôm siêu thâm canh trong ao nhỏ theo công nghệ Việt - Úc. * Trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Ngành công nghiệp Ninh Bình đã có những đóng góp quan trọng trong cho phát triển KT-XH của tỉnh, đã xác định được phương hướng phát triển, tập trung khai thác tốt một số tiềm năng, thế mạnh và đã đầu tư xây dựng được một số công trình, sản phẩm mới có hiệu quả KT-XH. Ninh Bình là địa bàn tập trung một số nhà máy lớn có trình độ công nghệ tiên tiến trong ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Nhà máy xi măng The Vissai, xi măng Tam Điệp, Nhà máy kính nổi CFG, Công ty TNHH MTV Khoáng Sản Vôi Việt, gạch Sông Chanh, gạch Gia Thanh, gạch Khánh Thành, gạch Phú Sơn …; Ứng dụng công nghệ mới trong công nghiệp cơ khí và sản xuất kim loại: Nhà máy lắp ráp ô tô Thành Công-Huyndai, Nhà máy cán thép Tam Điệp, Nhà máy luyện cán thép chất lượng cao Kyoei Việt nam, Thép Pomihoa, Nhà máy thiết bị quang học, Nhà máy lắp ráp thiết bị điện tử Hoàng Gia...; Cải tiến sản phẩm trong công nghiệp hóa chất, phân bón: Công ty phân lân Ninh Bình... Các nhà máy này đều có công nghệ tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu chất lượng của khách hàng và tính cạnh tranh ngày càng cao của doanh nghiệp. Nhiều tiến bộ KH&CN được áp dụng trong ngành chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống, do vậy lĩnh vực này chiếm một vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp tỉnh. Năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đạt 686 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 0,5% trong giai đoạn 2011-2016. - Ngành chế biến thủy sản Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng nhất định để phát triển ngành chế biến thủy hải sản với tiềm năng nuôi trồng thủy sản (nước ngọt, nước lợ, nuôi lồng bè) và đánh bắt tương đối lớn. Tính đến cuối năm 2016, sản lượng thủy sản toàn tỉnh đạt ≈ 55.000 tấn tăng 14% so với năm 2011.
  • 39. 34 Tuy vậy, thực tế ngành chế biến thủy hải sản của tỉnh chưa thực sự phát triển, toàn tỉnh hiện có trên 20 cơ sở chế biến và được phân bố rải rác, không tập trung. Các cơ sở chủ yếu kinh doanh và chế biến các mặt hàng thủy hải sản chỉ là một trong những lĩnh vực kinh doanh. Cơ sở đáng ý trên địa bàn tỉnh có: Xí nghiệp chế biến hải sản Kim Hải (huyện Kim Sơn). - Sản xuất, chế biến thực phẩm: Ngành sản xuất, chế biến thực phẩm của tỉnh Ninh Bình cũng khá đa dạng. Nổi bật là Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (TP. Tam Điệp) thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến rau, quả, một trong những trung tâm chế biến thực phẩm lớn của cả nước, được hình thành từ năm 1955. Nhiều máy móc, trang thiết bị, dây chuyền với công nghệ hiện đại được công ty đầu tư lắp đặt. Công ty cũng nghiên cứu, lai tạo, bảo tồn, sản xuất nhiều giống cây trồng có giá trị kinh tế cao làm nguồn nguyên liệu chế biến như: dứa, cam, quýt, đu đủ, ổi, vải, lạc tiên…và còn tiếp tục mở rộng. Hiện nay, số lượng hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài chiếm tới 1/3 tổng sản phẩm. - Chế biến cói Sản phẩm chế biến từ cói là một trong những sản phẩm truyền thống có từ lâu đời của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có trên 80 doanh nghiệp. Đến nay, nhờ ứng dụng KH&CN, các sản phẩm từ cói của cơ sở sản xuất khá đa dạng về mẫu mã và chất lượng, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng như: thảm các loại; túi, hộp, giỏ, khay cói các loại… với sản lượng xuất khẩu năm 2016 đạt 1000 m2 thảm cói, 246.000 sản phẩm cói, mây tre. * Phát triển làng nghề truyền thống Làng nghề truyền thống và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã và đang tiếp tục góp phần quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa, tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư không nhỏ của tỉnh. Tính đến năm 2016, trên địa bàn tỉnh đã có 81 làng nghề được công nhận là làng nghề cấp tỉnh trên tổng số 263 làng nghề và có nghề trên địa bàn toàn tỉnh. Các ngành nghề và sản xuất tiểu thủ công nghiệp của tỉnh tương đối đa dạng, bao gồm: chế biến và bảo quản nông, lâm thủy sản; chế biến lương thực, thực phẩm; mây tre đan, thêu ren; gốm sứ; cơ khí sửa chữa... Một số nhóm làng nghề sớm ứng dụng
  • 40. 35 KH&CN trong sản xuất, kinh doanh gồm: Nhóm làng nghề chế biến cói (39 làng nghề); Nhóm làng nghề chế tác đá mỹ nghệ (11 làng nghề); Nhóm làng nghề thêu ren (04 làng nghề). Nhờ ứng dụng KH&CN nhằm đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất lượng sản phẩm nên các sản phẩm của những nhóm làng nghề này đã có mặt ở rất nhiều thị trường quốc tế như châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc…. Nhóm làng nghề mây tre đan, làm cót (07 làng nghề); Nhóm làng nghề mộc (02 làng nghề) và một số nhóm làng nghề khác do chưa có đầu tư nghiên cứu để đổi mới, chưa chú trọng ứng dụng KH&CN vào sản xuất, kinh doanh nên phát triển chậm, thị trường còn hạn hẹp. 2.2. Thực trạng các chính sách Quản lý nhà nƣớc về Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 2011-2016 2.2.1. Các chính sách Khoa học và Công nghệ của Nhà nước trung ương triển khai trên địa bàn tỉnh Nhà nước trung ương đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp quản lý đối với hoạt động KH&CN địa phương nhằm khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tích cực chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN nhằm phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương. 2.2.1.1. Chính sách thúc đẩy ứng dụng tiến bộ KH&CN, CGCN Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020; Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 01/10/2010 Phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển KT-XH nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015” với các nội dung ưu đãi nhằm: - Chuyển giao, ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, bảo quản, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số hàng hóa và nông sản trên thị trường trong nước và ngoài nước, phát triển thị trường KH&CN ở nông thôn, góp phần xóa đói nghèo, tạo việc làm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư ở nông thôn bằng các giải pháp KH&CN.
  • 41. 36 - Liên kết và phối hợp với các Chương trình mục tiêu Quốc gia, các chương trình KT-XH khác lựa chọn và triển khai ứng dụng các công nghệ phù hợp để đúc rút kinh nghiệm, tạo căn cứ thực tiễn cho việc phổ cập các giải pháp công nghệ tiến bộ như một biện pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư các nguồn lực của Nhà nước nói riêng và nguồn lực của xã hội nói chung. - Đào tạo, bồi dưỡng cho nông dân và cán bộ cơ sở nâng cao năng lực, nhằm giúp các địa phương chủ động tìm kiếm, lựa chọn và triển khai các dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến thích hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Kết quả các chương trình giai đoạn 2011-2016: Đã triển khai 07 dự án nông thôn- miền núi, tập trung vào chuyển giao các tiến bộ KHKT, phát triển sản xuất ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, phát huy giá trị con nuôi đặc sản địa phương, phát huy lợi thế vùng; hỗ trợ doanh nghiệp nông thôn áp dụng các tiến bộ KHKT mới. Qua đó, có 25 quy trình công nghệ được chuyển giao và tiếp thu tại các vùng khó khăn của huyện Nho Quan và huyện Kim Sơn. Một số mô hình tiêu biểu là “Nuôi Hươu sao sinh sản”, “Mô hình cấp nước sạch bằng nguồn nước dưới đất cho các cụm dân nghèo tại các xã Phú Long, Kỳ Phú” ở huyện Nho Quan; “Nuôi thương phẩm cá Chim vây vàng tại vùng ven biển huyện Kim Sơn”; “Xây dựng trại sản xuất giống, hoàn thiện quy trình sinh sản, nuôi thương phẩm Dê núi Ninh Bình” ở huyện Hoa Lư... Kết quả của chương trình cũng đã góp phần thay đổi tập quán canh tác, chăn nuôi truyền thống, bổ sung thêm nhiều giống cây, giống con mới thích nghi với điều kiện tự nhiên của địa phương, mang lại giá trị kinh tế cao, nâng cao hiểu biết, niềm tin và ý thức của người dân trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Các dự án của chương trình NTMN đã thực sự tạo được điểm sáng về ứng dụng tiến bộ KH&CN, thúc đẩy liên kết 4 nhà trong sản xuất, góp phần nâng cao trình độ sản xuất, dân trí và cải thiện đời sống nhân dân, từng bước hình thành thị trường công nghệ ở nông thôn, tạo đà cho việc ứng dụng nhanh các thành tựu KH&CN vào sản xuất. Tải bản FULL (file word 89 trang): bit.ly/36xNtfG Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 42. 37 Tuy nhiên, việc triển khai các chính sách hỗ trợ trên còn không ít khó khăn do năng lực thích ứng, cải tiến, đổi mới công nghệ của người dân còn hạn chế; phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa có đầy đủ các yếu tố về vốn, thị trường, công nghệ, kiến thức … để tiếp cận các ưu đãi, hỗ trợ. Ngoài ra, khâu phê duyệt dự án thường mất nhiều thời gian (khoảng 16 tháng), cho nên có dự án công nghệ đang được chuyển giao đã trở thành lạc hậu. Các dự án sản xuất ra sản phẩm hàng hóa hầu như chưa có quy mô lớn, chưa khép kín từ khâu phát triển vùng nguyên liệu sơ chế, chế biến và đưa ra thị trường. Cơ chế giai đoạn này chưa tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị chủ trì trực tiếp du nhập các dây chuyền sản xuất, công nghệ tiên tiến vào ứng dụng trong sản xuất. Thiếu những chính sách khuyến khích các tổ chức chuyển giao công nghệ tham gia Chương trình NTMN. Đặc biệt, vẫn còn thiếu các văn bản, hướng dẫn của các Bộ Tài chính, KH&CN về cơ chế tài chính hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới KH&CN. 2.2.1.2. Chính sách phát triển tài sản trí tuệ địa phương Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06/12/2010 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011- 2016. Mục đích của chương trình là: Nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tạo, lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ; Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam, trong đó ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm chiến lược, đặc thù, có tiềm năng xuất khẩu. Trong giai đoạn 2011-2016 có 09 dự án được triển khai ở Ninh Bình, bao gồm: Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho Dê núi Ninh Bình, Dứa Đồng Giao; Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho Cói mỹ nghệ Kim Sơn, Đá mỹ nghệ Ninh Vân, Mắm tép Gia Viễn, Cá Tràu tiến Vua, Khoai lang Hoàng Long, Khoai sọ Yên Quang, Ngao Kim Sơn. Chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2016 đã mở ra hướng tư duy khác cho các đơn vị, đưa sở hữu trí tuệ thành động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững, tạo hướng đi mới cho các ngành, các địa phương trong việc duy trì và phát triển các sản phẩm truyền thống. Đồng thời qua chương trình này đã tạo hiệu ứng tốt cho các sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.