SlideShare a Scribd company logo
1
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÕ THANH TÙNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2018
2
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÕ THANH TÙNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số : 834 04 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. ĐẶNG NGUYÊN ANH
HÀ NỘI, năm 2018
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình CNH-HĐH, phát triển và hội nhập quốc tế của đất
nước, nông dân nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, một bộ phận
người nông dân ở một số lĩnh vực, khu vực, trong đó có địa bàn nông thôn
mất đất sản xuất, mất việc làm… Thực trạng đó đòi hỏi phải có chính sách
giải quyết việc làm cho nông dân trên cơ sở cơ cấu lại sản xuất NN theo
hướng sản xuất hàng hóa với trình độ khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến,
thích ứng với yêu cầu của thị trường. Để thực hiện mục tiêu đó, cần tăng
cường đào tạo nghề cho nông dân và lao động ở nông thôn.
Do đó đào tạo nghề cho LĐNT là một chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước trong phát triển KT-XH của nước ta; là khâu đột phá nhằm thực hiện
chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất NN sang sản xuất công nghiệp, dịch
vụ, từng bước nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động có trình độ chuyên
môn, kỹ thuật. Chính vì vậy công tác đào tạo nghề cho LĐNT được Đảng và
Nhà nước ta rất quan tâm, ban hành các chính sách thực hiện, đầu tư nâng cao
chất lượng LĐNT, phục vụ yêu cầu phát triển, từng bước hiện đại hoá NN,
nông thôn.
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 BCH TW
Đảng khoá X về NN, nông dân, nông thôn trong phần nhiệm vụ và giải pháp
đã nêu cụ thể: “Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên
suốt trong mọi chương trình phát triển KT-XH của cả nước; bảo đảm hài hoà
giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn
và thành thị. Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách đảm bảo việc
làm cho nông dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất….
Đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ nông thôn…. Hình thành CTMT quốc gia về
đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm hằng năm đào tạo khoảng 1
4
triệu LĐNT; phấn đấu đến năm 2020 lao động NN còn khoảng 30% lao động
xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%”[3, tr.2-3].
Để cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính
sách về đào tạo nghề, trong đó có chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại
Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956);
Đề án đã nêu rõ: “Đào tạo nghề cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước,
của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng
yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để
phát triển đào tạo nghề cho LĐNT, có chính sách bảo đảm thực hiện công
bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi LĐNT; khuyến khích, huy động
và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho LĐNT” [43, tr.3].
Tuy nhiên, qua thời gian triển khai thực hiện chính sách, bên cạnh
những kết quả, thành công đạt được thì cũng còn bộc lộ nhiều bất cập, có
chính sách chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn, việc dạy nghề chủ yếu còn
tập trung ở các đô thị, vùng đồng bằng, vùng trung du; trong khi khu vực
nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa chưa được quan tâm đúng mức, đào
tạo chưa đáp ứng được so với nhu cầu của LLLĐ ở nông thôn; chất lượng
đào tạo nhìn chung còn thấp, quy mô, số lượng đào tạo còn khiêm tốn so với
nhu cầu nguồn nhân lực trong quá trình phát triển đất nước nói chung và của
tỉnh Quảng Nam nói riêng.
Do vậy, tập trung cho công tác đào tạo nghề cho LĐNT hiện nay càng
có ý nghĩa trong bối cảnh cơ cấu lại nền kinh tế, tái cấu trục sản xuất NN
trong quá trình hội nhập. Một mặt, việc cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó có
ngành NN và kinh tế ở nông thôn, chuyển mạnh sang phát triển các ngành
nghề mới, dựa trên nền tảng công nghệ ngày càng hiện đại; với định hướng
phát triển NN xuất khẩu nên cần chú trọng đào tạo cho lao động những ngành,
nghề chế biến nông sản phẩm xuất khẩu, nhằm đáp ứng được yêu cầu lao
5
động của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn.
Mặt khác, cơ cấu lại nền kinh tế làm giảm thiểu các ngành, nghề và sản phẩm
có hàm lượng lao động cao; từ đó, làm gia tăng sự dôi dư đội ngũ lao động
giản đơn.
Đối với Quảng Nam để thực hiện chủ trương này, Tỉnh ủy Quảng Nam
đã ban hành Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 25/10/2010 về tăng cường lãnh đạo,
chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh
[49]; tiếp đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 494/QĐ-
UBND ngày 15/02/2011 về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh
Quảng Nam đến năm 2020 [55]; Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày
09/6/2011 về phê duyệt định mức kinh phí dạy nghề cho LĐNT và nhiều văn
bản trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đề án. Năm 2016 để
tiếp tục triển khai thực hiện Đề án trong giai đoạn đến, HĐND tỉnh có Nghị
quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 “Về cơ chế hỗ trợ đào tạo lao
động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020” [27]; Quyết định số 3577/QĐ-UBND
ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh “Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo lao
động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh giai đoạn 2016 - 2020“ [60].
Giai đoạn 2013- 2017 cùng với những thành tựu đạt được trên lĩnh vực
KT-XH, thì công tác đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có đào tạo nghề cho
LĐNT tỉnh Quảng Nam cũng đạt nhiều kết quả; sau gần 5 năm thực hiện Đề
án kể từ 2013 đến 2017: Tỷ lệ qua đào tạo nghề của tỉnh từ 30% năm 2013 đã
đạt khoảng 55% vào năm 2017, trong đó đào tạo sơ cấp nghề (có cấp chứng
chỉ) từ 3 tháng trở lên đạt 22,5% [38].
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được thì công tác đào tạo nghề cho
LĐNT tại tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua cũng còn nhiều tồn tại, hạn
chế đó là: Với sự phát triển KT-XH của tỉnh thì nhu cầu nguồn nhân lực, lao
6
động, nhất là lao động qua đào tạo nghề rất lớn và ngày càng tăng; tuy nhiên
với quy mô đào tạo hiện nay thì các cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng được, quy
mô đào tạo hàng năm còn nhỏ, mạng lưới cơ sở dạy nghề còn nhiều bất cập,
cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề còn thiếu, nhiều nghề đào tạo chưa đảm bảo
thiết bị tối thiểu theo quy định; đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề còn
thiếu cả về số lượng và chất lượng; công tác kết nối giữa các doanh nghiệp và
cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh để giải quyết việc làm cho người lao động
sau đào tạo thực hiện chưa tốt; trong đào tạo còn tập trung về mặt số lượng,
chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng đào tạo, người học ra trường tay
nghề nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng được so với nhu cầu thị trường lao
động (cả về tay nghề và ngành nghề đào tạo). Công tác tuyên truyền, tư vấn
học nghề chưa được thực hiện tốt, dẫn đến một bộ phận người dân, nông dân
chưa nhận thức đúng, đầy đủ về công tác đào tạo nghề; đội ngũ cán bộ chuyên
trách làm công tác dạy nghề ở các địa phương (huyện, xã) chưa được bố trí đầy
đủ và không ổn định, thường xuyên thay đổi nên công tác tham mưu thực hiện
còn gặp nhiều khó khăn; một số chính sách mức hỗ trợ cho LĐNT học nghề
còn thấp, chưa phù hợp với thực tế, điều kiện cụ thể của các địa phương...
Trong thời gian tới để công tác đào tạo nghề cho LĐNT của tỉnh Quảng
Nam tiếp có thể tiếp tục triển khai thực hiện, đạt được những kết quả tốt hơn,
những câu hỏi đặt ra là: Chính sách đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề
cho LĐNT ở Quảng Nam trong thời gian tới sẽ như thế nào? Chính sách nào
của tỉnh cần tiếp tục duy trì, phát huy; chính sách nào cần sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện (hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện)? Những chủ trương,
định hướng, nhiệm vụ, giải pháp nào cần phải đặt ra với địa phương trong giai
đoạn tới?
Xuất phát từ những lý do trên và đòi hỏi bức thiết từ thực tiễn của địa
phương, nên tôi mạnh dạn đề xuất đề tài nghiên cứu: “Thực hiện chính sách
đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”, với
7
mong muốn sẽ góp phần vào việc hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho
LĐNT, nhằm thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, nhất là người dân ở các vùng
nông thôn. Bên cạnh đó là việc thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lao động... góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển KT-XH,
thực hiện thành công công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của đất
nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng trong những năm tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Kể từ khi đề án đào tạo nghề cho LĐNT và các văn bản hướng dẫn thực
hiện đề án được ban hành, thì công tác đào tạo nghề cho LĐNT được các cấp,
các ngành từ TW đến địa phương, nhất là các cấp chính quyền ở địa phương
quan tâm; đã có nhiều bài báo, nhiều hội thảo, một số luận án Tiến sỹ, Thạc
sỹ bàn về vấn đề đào tạo nghề cho LĐNT, qua đó đã giúp cho chúng ta có cái
nhìn đầy đủ và đa chiều hơn về công tác này.
Những năm vừa qua đã có các công trình nghiên cứu và nhiều bài viết
nhằm tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho
LĐNT nói riêng như: “Đào tạo nghề cho LĐNT vùng đồng bằng Sông Hồng
trong thời kỳ CNH-HĐH” của tác giả Nguyễn Văn Đại; “Đào tạo nghề cho
LĐNT ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Việt Quân; “Một số giải pháp
đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thu
Hoà; “Đào tạo nghề phải gắn với doanh nghiệp”, của Thứ trưởng Bộ Lao
động-TB&XH Lê Quân (Báo Lao động ngày 28/7/2018); “Có nghề nông dân
mới thoát nghèo bền vững”, của Bộ trưởng Bộ Lao động-TB&XH Đào Ngọc
Dung (Báo Dân trí ngày 12/4/2018); “Đào tạo nghề cho nông dân thời kỳ hội
nhập quốc tế”, của Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng
cục Dạy nghề, Bộ Lao động -TB&XH... Những bài báo, công trình nghiên
cứu trên đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về thực trạng công tác đào tạo
nghề cho LĐNT, thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm, cũng như thực
8
trạng về thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho LĐNT hiện nay.
Các bài báo, công trình này hầu hết đã chỉ ra được các tồn tại, hạn chế
trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT như: Công tác đào tạo nghề cho
LĐNT ở nước ta vừa qua chưa được quan tâm đúng mức; nhiều cơ quan, bộ
ngành, nhiều địa phương và xã hội nhận thức chưa đầy đủ về công tác đào tạo
nghề, trong đo có đào tạo nghề cho LĐNT; xem công tác này chỉ là nhiệm vụ
nhất thời, giai đoạn, chưa phải là công việc thường xuyên, được tổ chức một
cách liên tục và có hệ thống; việc thực hiện còn cầm chừng, chưa có sự vào
cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, các địa phương. Ngoài ra, bản thân
người dân và người nông dân nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của
công tác đào tạo nghề dẫn đến thái độ không mặn mà, thậm chí còn thờ ở với
công tác này. Công tác tuyên truyền của các cấp, các ngành, các cơ quan thực
hiện chưa tốt; công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu về đào tạo còn
gặp nhiều khó khăn đã làm cho công tác đào tạo nghề, trong đó có đào tạo
nghề LĐNT thời gian qua chưa thực sự hiệu quả.
Bên cạnh đó, các công trình, bài viết cũng đã nêu lên được thực trạng
của chính sách đào tạo nghề cho LĐNT ở nước ta hiện nay, qua đó đề xuất
nhiều giải pháp, cách làm nhằm giúp cho chính sách đào tạo nghề cho LĐNT
ngày càng hoàn thiện hơn. Các tác giả đều nhất trí cho rằng để hoạt động đào
tạo nghề cho LĐNT ngày càng đi vào thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực
cho người dân, cần phải có sự vào cuộc mạnh mẻ của cả hệ thống chính trị từ
trung ương đến địa phương, nhất là các cấp chính quyền ở địa phương từ tỉnh
đến xã và nhu cầu đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của người
dân, người nông dân, từ tình hình phát triển KT-XH của đất nước, của từng
địa phương và của các doanh nghiệp… thì việc triển khai, tổ chức thực hiện
mới có hiệu quả được…
9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận của chính sách đào tạo nghề cho
LĐNT, đề tài đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
LĐNT tại tỉnh Quảng Nam một cách toàn diện; qua đó, đề xuất các giải pháp
hợp lý, sát thực để hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách đào tạo nghề, trong đó có đào
tạo nghề cho LĐNT ở nước ta hiện nay, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế và một
số địa phương trong nước để làm cơ sở cho việc phân tích, đưa ra những đánh
giá thực trạng về việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam.
Phân tích, đánh giá các giải pháp thực hiện chính sách đào tạo nghề,
trong đó có chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Quảng Nam.
Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp để tiếp tục thực hiện, hoàn
thiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác này tại tỉnh Quảng Nam trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho LĐNT tại tỉnh Quảng Nam. Việc thực hiện chính sách đào tạo nghề
được xem xét từ góc nhìn công tác xã hội nhằm đánh giá và đề xuất được các
giải pháp để thực hiện hiệu quả các chính sách đào tạo nghề cho LĐNT, nhóm
đối tượng đang gặp nhiều khó khăn hiện nay tại tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Chủ yếu giai đoạn 2013-2017; tuy nhiên trong quá trình
nghiên cứu có đề cập một số tình hình, kết quả thực hiện giai đoạn 2010-
10
2015, giai đoạn 2016-2020 theo nhiệm kỳ Đại hội Đảng các cấp và chiến lược
phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Nam cũng như của Việt Nam.
Về không gian: Nghiên cứu tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được viết dựa trên cơ sở nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-
LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, trong đó có
đào tạo nghề cho LĐNT; trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, công
trình khoa học có liên quan đến nội dung của luận văn này.
Ngoài ra, luận văn còn được viết dựa trên cơ sở các Nghị quyết, chủ
trương, quyết định, các báo cáo tổng kết, điều tra, thống kê, các chính sách...
về đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT của tỉnh Quảng Nam
giai đoạn 2010-2015, giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau;
phương pháp thu thập thông tin được sử dụng để thu thập, phân tích và khai
thác thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu
như: Các văn kiện, tài liệu, báo cáo, nghị quyết, quyết định... của Đảng và
Nhà nước, các bộ, ngành TW; các tài liệu, hồ sơ báo cáo, điều tra, thống kê...
của chính quyền địa phương các cấp liên quan đến công tác đào tạo nghề;
ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu dựa
trên những tài liệu chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
đến việc xây dựng và thực thi chính sách đào tạo nghề, đào tạo nghề cho
LĐNT ở nước ta và của tỉnh Quảng Nam; bên cạnh đó, đề tài còn thu thập,
tham khảo các tài liệu của các tổ chức, các học giả, tác giả có liên quan đến
nội dung của đề tài.
11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn nghiên cứu, làm rõ thêm một số vấn đề về lý luận của chính
sách đào tạo nghề cho LĐNT từ thực tiễn của tỉnh Quảng Nam; làm rõ thêm
một số xu hướng trong đào tạo nghề lao động nông thôn trong cơ chế, điều
kiện KT-XH hiện nay của nước ta và của tỉnh Quảng Nam.
Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan
chuyên môn, các sở, ban, ngành liên quan đến việc hoạch định chính sách,
chiến lược đào tạo nghề LĐNT tại tỉnh Quảng Nam cũng như vận dụng cho
các địa phương khác một cách hợp lý. Đề xuất những định hướng, giải pháp
để tiếp tục thực hiện và hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh
Quảng Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài phân tích, đánh giá, làm rõ thêm một số vấn đề về thực tiễn đặt
ra trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề, đào tạo nghề cho LĐNT ở
nước ta nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. Luận văn đề xuất được một
số định hướng và giải pháp khả thi nhằm giải quyết việc làm cho LĐNT ở
Quảng Nam trong những năm tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về chính sách và thể chế chính sách
đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Chương 2: Thực trạng việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tại tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Quảng Nam.
12
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH VÀ THỂ CHẾ
CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1. Cơ sở lý luận của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông
thôn
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Theo Điều 5, Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 năm 2006 thì “Đào tạo
nghề” được hiểu: “là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng
và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc
làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học” [34, tr.1].
Như vậy, đào tạo nghề có những đặc trưng cơ bản sau:
- Đào tạo nghề bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau, đó là
dạy nghề và học nghề.
+ Dạy nghề: “Là quá trình giáo viên truyền bá những kiến thức về lý
thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự
khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp” [34, tr.1].
+ Học nghề: “Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và
thực hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất
định” [34, tr.1].
+ Đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho
người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn bao gồm đào tạo
nghề mới, đào tạo nghề bổ sung, đào tạo lại nghề.
Các hình thức đào tạo nghề gồm có: Hình thức kèm cặp trong sản xuất,
hình thức mở các lớp nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hình thức đào
tạo tại cơ cơ sở đào tạo nghề tập trung.
Sự khác nhau giữa khái niệm “Đào tạo nghề” và “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn” là ở đối tượng đào tạo nghề; là những người thuộc lao động
13
ở vùng nông thôn và những điều kiện gắn với quá trình đào tạo nghề đó. Từ
sự phân tích trên, ta có thể đưa ra khái niệm:
- Đào tạo nghề cho LĐNT: Là quá trình giảng viên truyền bá những
kiến thức về lý thuyết và thực hành để những người lao động ở nông thôn có
được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề
nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH nông thôn.
- Chính sách đào tạo nghề cho LĐNT: Là chính sách của nhà nước các
cấp phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề LĐNT, nhằm thực hiện chuyển dịch
cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu về phát triển KT-XH trong
thời kỳ CNH-HĐH, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
1.1.2. Quan điểm, mục tiêu của chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn
Đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho LĐNT cũng như chính
sách đào tạo nghề cho LĐNT nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc
biệt quan tâm. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH TW Đảng
khóa X về “nông nghiệp, nông thôn, nông dân” đã nêu rõ quan điểm, định
hướng, mục tiêu của Đảng ta trong chiến lược phát triển đất nước đó là:
“…CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của quá trình CNH-HĐH hoá đất nước. Một trong những giải pháp và nhiệm
vụ quan trọng của Nghị quyết là việc thực hiện đào tạo nghề, giải quyết việc
làm cho LĐNT; với mục tiêu Nghị quyết phấn đấu đến năm 2020 lao động
NN còn khoảng 30% trên tổng lao động xã hội, tỉ lệ LĐNT qua đào tạo đạt
trên 50%, bảo đảm phát triển hài hòa, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các
vùng, miền, giữa thành thị và nông thôn” [3, tr.2].
Để triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban hành
Chương trình hành động tại Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008;
trong đó việc xây dựng CTMT quốc gia về đào tạo nguồn nhân ở nông thôn là
một trong những Chương trình quan trọng của Nghị quyết, với mục tiêu: “Tập
14
trung đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, chuyển một bộ phận lao động NN và
dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của LĐNT tăng lên 2,5 lần so
với hiện nay; tập trung xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp để đào tạo con
em nông dân có đủ trình độ, năng lực để vào làm việc trong các cơ sở sản
xuất công nghiệp, cơ sở dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp; đối với bộ phận nông
dân còn tiếp tục sản xuất NN thì tiến hành đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng
cho họ, để nâng cao trình độ, nắm bắt được kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới;
bên cạnh đó tập trung đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, các
bộ cơ sở” [14, tr.3].
Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ thể hiện rõ quan điểm “Đào tạo
nghề cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các ngành, các cấp
và của toàn xã hội nhằm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động nông
thôn, phục vụ cho yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn”; thể hiện các
chính sách về đào tạo nghề LĐNT của Nhà nước, là cơ sở để huy động các
nguồn lực thực hiện nhằm tăng cường, nâng cao số lượng và chất lượng đào
tạo nguồn nhân lực LĐNT theo mục tiêu đề ra. Với thời gian thực hiện trong
11 năm (2010-2020), mục tiêu của Đề án là: “Dạy nghề cho khoảng 10,6 triệu
LĐNT, trong đó hỗ trợ dạy nghề cho 6,54 triệu người theo chính sách của Đề
án; bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu LĐNT, trong đó đào
tạo, bồi dưỡng 100 ngàn lượt cán bộ, công chức xã; đến năm 2020, lao động ở
nông thôn còn khoảng dưới 30% lao động xã hội, tỷ lệ qua đào tạo đạt trên
50%, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 80%”[43].
1.1.3. Ý nghĩa của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Chính sách đào tạo nghề cho LĐNT có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với việc phát triển nguồn vốn con người, nguồn nhân lực trong tăng trưởng
kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đào tạo nghề là một
trong những giải pháp đột phá của chiến lược phát triển KT-XH, nhằm đào
tạo nguồn nhân lực, phát triển nhanh đội ngũ lao động kỹ thuật trực tiếp, phục
15
vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và
sự phát triển bền vững của đất nước. Việc đào tạo nghề cho LĐNT có ý nghĩa
rất lớn trong việc góp phần chuyển dịch lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ở nông thôn, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là thực hiện
giảm nghèo bền vững, từng bước giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo giữa
thành thị và nông thôn. Vì vậy đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo
nghề cho lao động nói chung và LĐNT nói riêng có một ý nghĩa rất lớn, là
yêu cầu cần thiết và cấp bách, là chính sách hàng đầu trong phát triển KT-XH
của nước ta trong thời gian qua cũng như trong giai đoạn đến.
1.1.4. Vấn đề chính sách đào tạo nghề cho LĐNT
Chính sách đào tạo nghề cho LĐNT được triển khai nhất quán từ TW
đến các địa phương, trên cơ sở các văn bản về chủ trương của Đảng và chính
sách cụ thể của nhà nước như: Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của
BCH Trung ương Đảng, Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/12/2009 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020,
Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/6/2010 phê
duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 -2020”; đây là chương trình tổng thể về xây dựng nông thôn mới với các
nhiệm vụ, mục tiêu trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh
quốc phòng...; trong đó có việc tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động ở vùng nông thôn... [44].
Do đó, vấn đề đào tạo nghề cho LĐNT và chính sách đào tạo nghề cho
LĐNT thực hiện những năm vừa qua cũng như trong thời gian đến là hết sức
cần thiết, nhằm cụ thể hóa những chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà
nước đã ban hành về nội dung này; bên cạnh đó, xuất phát từ thực trạng
LĐNT hiện nay như:
- Số lượng nguồn LĐNT chiếm tỷ trọng lớn, nhưng tỷ lệ qua đào tạo
còn thấp; chất lượng qua đào tạo chưa cao; thu nhập trong sản xuất NN làm ra
16
của lao động ở nông thôn không đủ bù chi phí bỏ ra; thu nhập bình quân đầu
ở nông thôn còn thấp, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn, mức chênh lệch
giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn còn cao…
- Tình trạng thiếu việc làm ở bộ phận LĐNT, nhất là số thanh niên
trong độ tuổi lao động còn phổ biến; hoặc có việc làm nhưng không ổn định;
một số hộ nằm trong diện có ruộng, đất bị nhà nước thu hồi được hưởng số
tiền đền bù theo chính sách quy định; khi đất sản xuất không còn, cơ hội tìm
kiếm việc làm khó khăn, sẽ nảy sinh ra các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu
chè, nghiện hút, chích... dẫn đến các hệ lụy, tình trạng tiêu cực xã hội ở nông
thôn; nên thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm, sẽ góp
phần giải quyết được tình trạng này.
Theo xu thế phát triển, nông thôn sẽ từng bước được đô thị hóa, các
khu đô thị, khu công nghiệp, sản xuất tập trung được hình thành, kéo theo các
công ty, doanh nghiệp sản xuất ra đời, với nhu cầu rất lớn về nguồn lao động,
mà chủ yếu là lao động giản đơn, tay nghề thấp, thậm chí lao động không đòi
hỏi tay nghề kỹ thuật. Do đó, việc ban hành và thực hiện các chiến lược,
chính sách đào tạo nghề LĐNT sẽ góp phần tạo ra nguồn lao động có tay nghề
phục vụ trong sản xuất công nghiệp, NN, phi NN ngay tại địa phương, cũng
như phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá.
1.1.5. Thế chế chính sách đào tạo nghề cho LĐNT
Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã
hiến định quyền của mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật về quyền lợi
và nghĩa vụ; Điều 59 Hiến pháp có ghi: “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để
công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có
chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có
hoàn cảnh khó khăn” [28, tr.10].
Đối với công tác đào tạo nghề và tạo việc làm, Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định việc thực hiện tốt các chính sách về lao
17
động, việc làm, tiền lương, thu nhập sẽ khuyến khích và phát huy cao nhất
năng lực của người lao động; bên cạnh đó cần tăng cường đẩy mạnh đào tạo
nghề và tạo việc làm, hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng chính
sách, người nghèo, LĐNT và vùng đô thị hóa... Nghị quyết số 26-NQ/TW của
BCH TW Đảng khóa X về “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân” cũng đã đề ra
mục tiêu phấn đấu đến năm 2020: “... Lao động NN còn khoảng 30% lao
động xã hội, tỉ lệ LĐNT qua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông
thôn mới khoảng 50%” [3, tr.2].
Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ là chính sách đầy đủ và toàn diện
phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề LĐNT trên phạm vi cả nước, với mục
tiêu: “Đến năm 2020 sẽ đào tạo hơn 10 triệu lao động nông thôn và tỷ lệ có
việc làm qua đạo tạo đạt trên 80%...” [43, tr.2]; đến nay việc thực hiện đề án
đã thu được một số kết quả quan trọng.
1.1.6. Nội dung cơ bản của chính sách đào tạo nghề cho LĐNT
1.1.6.1. Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề và nhu
cầu học nghề của người lao động
Để xác định được nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo và nhu cầu học
nghề của người lao động cần phải triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát
nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo trong các ngành kinh tế, vùng
kinh tế và ở từng địa phương một cách khoa học, đầy đủ; đồng thời với việc
nắm thông tin nhu cầu về sử dụng lao động, cần phải khảo sát nhu học nghề
của đối tượng, hơn nữa cũng cần khảo sát đặc điểm và thói quen canh tác, sản
xuất của người nông dân ở các vùng miền khác nhau để có thể có các hình
thức đào tạo phù hợp.
1.1.6.2. Xác định ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn
Dựa trên kết quả điều tra nhu cầu sử dụng LĐNT qua đào tạo nghề và
nhu cầu của các đối tượng LĐNT học nghề, trên cơ sở phân tích các yếu tố về
KT-XH, đặc điểm của LĐNT theo từng vùng miền và từng thời điểm khác
18
nhau để xác định ngành nghề đào tạo cho phù hợp. Xuất phát từ đặc điểm của
người nông dân và lao động ở nông thôn nước ta như tính cần cù, chịu khó,
sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới, giúp ích cho hoạt động của mình..., bên cạnh
đó đặc điểm của LĐNT còn có tính manh mún, tập quán làm việc theo cảm
tính, ý thức tổ chức kỷ luật không cao, trình độ văn hoá thấp...; để phù hợp
với những điều kiện, đặc điểm trên của LĐNT và để công tác tổ chức đào tạo
có hiệu qủa thì một số ngành nghề được xác định trong đào tạo LĐNT bao
gồm: May công nghiệp; Cơ điện nông thôn; Quản lý điện nông thôn; Lắp đặt
điện dân dụng; Kỹ thuật gò, hàn nông thôn; Sửa chữa điện thoại di động; Sửa
chữa xe gắn máy; Kỹ thuật trồng trọt; Kỹ thuật chăn nuôi; Sửa chữa và bảo trì
tủ lanh điều hoà nhiệt độ; Kỹ thuật sửa chữa ô tô; Kỹ thuật trồng cây cao su;
Sửa chữa điện và điện lạnh ô tô; Sửa chữa hệ thống cấp nước gia đình v.v...
Đây là những ngành nghề thiết thực, phù hợp với lao động ở nông
thôn. Việc lựa chọn ngành nghề đào tạo cho LĐNT là một trong những nội
dung quan trọng góp phần thực hiện thành công chính sách đào tạo nghề cho
lao động ở nông thôn.
1.1.6.3. Lựa chọn phương thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Để nâng cao hiệu quả đào tạo, việc tổ chức các khóa học với hình thức
và phương thức khác nhau đối với LĐNT rất quan trọng. Hiện nay trong đào
tạo có các phương thức sau: Phương thức đào tạo tập trung tại các cơ sở dạy
nghề; mở các lớp nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; đào tạo theo đơn đặt
hàng của các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất; đào tạo lưu động tại
các địa phương xã, thôn, bản; đào tạo nghề gắn với các vùng chuyên canh, với
các làng nghề... Phương thức đào tạo cũng cần phải đa dạng, phù hợp với
từng nhóm đối tượng và điều kiện của từng vùng, miền... như tổ chức đào tạo
tập trung tại cơ sở dạy nghề đối với những nông dân chuyển đổi nghề nghiệp
(tại trung tâm dạy nghề, các trường trung cấp, cao đẳng, các trường đại học,
các cơ sở khác có tham gia dạy nghề); đào tạo nghề lưu động cho nông dân
19
tại cơ sản xuất, tại các địa bàn xã, thôn, bản...; do vậy, lựa chọn phương thức
đào tạo nghề cho LĐNT, đáp ứng nhu cầu lao động, việc làm của các nhóm
đối tượng học nghề là một trong những nội dung quan trọng trong đào tạo
nghề cho LĐNT.
1.1.6.4. Chủ thể chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Các chủ thể tham gia vào chính sách đào tạo nghề cho LĐNT gồm có:
Các cơ quan Đảng, nhà nước, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa
phương (là cơ quan lãnh, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, triển khai…thực hiện
chính sách); các cơ sở dạy nghề là chủ thể trực tiếp triển khai thực hiện chính
sách; gắn với các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chính sách (đào tạo
và giải quyết việc làm sau đào tạo).
Do đào tạo nghề cho LĐNT là một đề án, chương trình quốc gia lớn,
cho nên các cấp ủy Đảng, chính quyền từ TW đến địa phương đều tham gia,
với nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, điều hành, quản lý, thực hiện công tác kiểm
tra, giám sát…Với hình thức tổ chức: UBND các cấp (tỉnh, thành, huyện, thị)
thành lập các Ban chỉ đạo gồm các thành viên của các cơ quan liên quan như:
Văn phòng UBND, Lao động - TB&XH, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch - Đầu
tư, GD&ĐT, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…; các tổ chức đoàn thể
như: Đoàn Thanh niên, Nông dân, Phụ nữ, Ngân hàng Chính sách Xã hội...
Các cơ quan, đơn vị này cử người tham gia Ban Chỉ đạo; Ban Chỉ đạo hoạt
động, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Người lao động tham gia học nghề là chủ thể chính, là đối tượng trực
tiếp tham gia và thụ hưởng chính sách đào tạo nghề của Nhà nước, là nhân tố
quan trọng quyết định sự thành công của công tác đào tạo nghề nên trình độ
văn hóa, sự hiểu biết, nhận thức, ý thức, tâm lý cá nhân, cá tính… của người
lao động đều có ảnh hưởng đến chính sách đào tạo nghề, trong đó có đào tạo
nghề cho LĐNT.
20
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn
Chính sách đào tạo nghề cho LĐNT chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
khác nhau, nhưng xem xét trên một số mặt, một số khía cạnh nhất định, thì
chính sách này chịu ảnh hưởng của một số yếu tố chính như sau:
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên các vùng có tác động đến sự phân bố lao động, chất
lượng lao động, từ đó sẽ ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề. Điều kiện tự
nhiên, thời tiết, khí hậu tạo ra các đặc điểm con người khác nhau giữa các địa
phương, vùng, miền dẫn đến những đặc điểm khác nhau giữa lao động các
vùng, miền như lao động thuộc các dân tộc khác nhau, lao động ở các vùng
sinh thái khác nhau, lao động ở đồng bằng và miền núi, hải đảo đều có những
đặc trưng về tập quán, phương thức sản xuất khác nhau. Khí hậu, thời tiết
giữa các vùng khác nhau dẫn đến hệ sinh thái khác nhau, cây trồng, con vật
nuôi khác nhau, tạo ra cách thức sản xuất, cách thức canh tác khác nhau của
người lao động. Vùng đồng bằng người dân thường giỏi về nghề trồng lúa,
người dân ở vùng ven biển thường giỏi nghề thủy sản, người dân vùng miền
núi, trung du lại giỏi về nghề trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp…
Điều kiện về khí hậu, thời tiết cũng tạo ra tính chất mùa vụ khác nhau
dẫn đến công việc và thời gian của lao động làm nghề nông cũng khác nhau.
Điều kiện khí hậu, thời tiết làm cho một số vùng thường xuyên gặp bão lụt,
dẫn đến sản xuất của người dân hay gặp rủi ro... Tất cả các yếu tố về điều kiện
tự nhiên đều ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức, danh
mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn.
1.2.2. Quy mô và chất lượng của lực lượng lao động nông thôn
Để chính sách đào tạo nghề cho LĐNT thực hiện đạt hiệu quả, thì
ngươi lao động cần phải có trình độ học vấn nhất định. Điều kiện này có sự
khác biệt giữa các ngành nghề đào tạo mà người lao động mong muốn học
21
nghề cho bản thân; như đối với đào tạo nghề trong lĩnh vực NN thì điều kiện
học vấn của người lao động chỉ cần ở mức tốt nghiệp THCS (chiếm khoảng
64%); nhưng đối với ngành công nghiệp và dịch vụ thì điều kiện về học vấn
cao hơn, tối thiểu người lao động phải tốt nghiệp THPT (chiếm khoảng 61%),
còn đối với việc làm trong ngành dịch vụ thì đòi hỏi người lao động phải có
học vấn cao hơn (gần 80% yêu cầu tối thiểu tốt nghiệp THPT).
Quy mô và chất lượng của LLLĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
yếu tố đào tạo là rất quan trọng và trong thực tế mỗi ngành nghề hoạt động nhu
cầu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề của lao động khác nhau; do đó,
trong quá trình tư vấn cho người lao động tham gia học nghề cũng cần chú ý
đến trình độ, khả năng để người lao động học các nghề nào là phù hợp thì mới
phát huy được khả năng, tay nghề sau đào tạo; bên cạnh đó, chính sách đào tạo
nghề cho các đối tượng cũng khác nhau thì mới mang lại hiệu quả.
1.2.3. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất trong dạy
nghề
Đội ngũ nhà giáo có trình độ chuyên môn, có kỹ năng, kinh nghiệm và
nhiệt huyết trong dạy nghề, truyền nghề sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng
cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trong
dạy nghề được xác định là chủ thể trong quá trình dạy nghề, truyền nghề;
trong quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị, cơ sở vật chất giảng dạy; trong
xây dựng chương trình, giáo trình phục vụ giảng dạy…; do đó, đội ngũ nhà
giáo, cán bộ quản lý là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất
lượng dạy nghề cũng như sự thành công trong việc thực hiện chính sách đào
tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT.
Theo chương trình đào tạo nghề, bên cạnh học lý thuyết thì việc thực
hành rèn luyện tay nghề và rèn luyện kỹ năng cho người học là chủ yếu (thời
gian thực hành chiếm trên 70% chương trình đào tạo) [7]; do đó, cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nhất là vật tư phôi liệu sử dụng trong
22
quá trình thực hành là những yếu tố, điều kiện cần thiết liên quan đến chất
lượng đào tạo, liên quan đến việc thực hiện thành công các mục tiêu của chính
sách đào tạo nghề đề ra.
1.2.4. Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH ở nước ta có tác
động đến việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT trên các mặt sau:
- Đối với lĩnh vực NN và phi NN: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng đã nêu: “...Nông nghiệp có bước phát triển theo
hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao;
chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động;... tạo môi
trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào NN và nông thôn, nhất
là đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút nhiều lao động nông
thôn...; cơ cấu lại NN gắn với xây dựng nông thôn mới...” [24, tr.4]. Chủ
trương này tác động rất lớn đến việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
LĐNT, do có sự chuyển đổi nghề nên một bộ phận LĐNT rất lớn cần phải
được đào tạo phục vụ cho quá trình đô thị hoá ở nông thôn.
Chiến lược dạy nghề cùng lúc phải đáp ứng hai yêu cầu vừa là đào tạo
mới, chuyển đổi ngành nghề đối với lao động trước đây họ là nông dân, để
cung ứng cho các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
đồng thời phải đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao để đáp ứng, tiếp cận
các ngành nghề mới xuất hiện áp dụng công nghệ sinh học, các loại giống mới
để nâng cao năng suất lao động và phục vụ cho xuất khẩu lao động.
- Đối với lĩnh vực công nghiệp: Trong chiến lược phát triển KT-XH
giai đoạn 2011 - 2020 đã nêu: “Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ NN
nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp
dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu. Từng bước phát triển công
nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường. Tiếp tục phát triển phù hợp các
ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nông thôn” [46, tr.3].
23
Chiến lược dạy nghề của Chính phủ đã từng bước làm thay đổi căn bản
xu hướng phát triển, từng bước thay đổi cơ cấu lao động ở nông thôn hiện
nay; khi sản phẩm công nghiệp do gia công, sử dụng nhiều lao động nông
thôn hoặc sản phẩm công nghiệp xuất khẩu thô trong tương lai không phải là
ưu thế vì tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh rất thấp trên thị trường thế
giới; do vậy, một mặt phải nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp có lợi
thế cạnh tranh, sử dụng nhiều lao động như: chế biến nông, lâm, thuỷ sản,
may mặc, giày da, đồ nhựa…, mặt khác đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực
có công nghệ hiện đại, công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn. Những ảnh hưởng
về công nghiệp như trên sẽ tác động trực tiếp đến công tác đào nghề và chính
sách đào tạo nghề cho LĐNT.
1.2.5. Hệ thống cơ chế chính sách
Cơ chế chính sách của Nhà nước các cấp là yếu tố quan trọng nhất, có
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đào tạo nghề, đến việc thực hiện chính
sách đào tạo nghề cho LĐNT cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo.
Các chính sách khuyến khích phát triển hệ thống đào tạo nghề chủ yếu tác
động vào các mặt, những nội dung trọng yếu tạo ra khuôn khổ pháp lý, môi
trường KT-XH, khuyến khích các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động
phát triển dạy nghề. Hệ thống chính sách đồng bộ sẽ là căn cứ, cơ sở pháp lý
quan trọng để tổ chức thực hiện thành công chiến lược phát triển nguồn nhân
lực cho đất nước.
Do đào tạo nghề cần phải có nguồn lực lớn, hiệu quả kinh tế mang lại
phải có thời gian mới thấy được, vì vậy chính sách đào tạo nghề, trong đó có
đào tạo nghề cho LĐNT cần phải có các chính sách đầu tư, xã hội hóa, thu hút
các nguồn bên ngoài (ngoài nguồn ngân sách nhà nước) một cách rộng rãi, lâu
dài; đồng thời phải có hệ thống văn bản đồng bộ, nhằm tạo hành lang pháp lý,
tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích đào tạo nghề phát triển.
Luật Dạy nghề ra đời năm 2006 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho
24
việc ra đời hàng loạt chính sách mới liên quan đến người lao động nói chung và
LĐNT nói riêng; các chính sách liên quan đến công tác dạy nghề, học nghề
cũng được hình thành như: Chính sách đối với giáo viên, giảng viên và cán bộ
quản lý trong các cơ sở dạy nghề; Chính sách đối với người học nghề, trong đó
có người học nghề thuộc đối tượng LĐNT; các chính sách của Đề án 1956 đến
năm 2020; dự án CTMT tiêu quốc gia về dạy nghề và việc làm các giai đoạn;
Chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên học nghề...
Kết quả của việc thực hiện các chính này trong thời gian qua đã hình
thành nên hệ thống cơ sở dạy nghề rộng khắp trên cả nước, với đội ngũ nhà
giáo và quản lý dạy nghề tăng lên cả về số lượng và chất lượng, cơ sở vật
chất, trang thiết bị giảng dạy được đầu tư ngày càng nhiều hơn...
Hiện nay, Luật GDNN ra đời (thay thế Luật Dạy nghề năm 2006) và
chính thức đi vào thực hiện từ đầu năm 2017 [35], tiếp đó hàng loạt các văn
bản hướng dẫn dưới Luật được ban hành, đã tạo ra hành lang, cơ sở pháp lý
đồng bộ để triển khai thực hiện công tác GDNN trên cả nước, trong đó có
công tác đào tạo nghề cho LĐNT.
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và các nước
trên thế giới trong thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT
1.3.1. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước
Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An: Nghệ An là một tỉnh có diện tích tự
nhiên 16.487 km2, dân số 3.003.000 người, trong đó LLLĐ từ 15 tuổi trở lên
là 1.477.687 người, đa số là lao động khu vực nông thôn với 1.335.473 người,
chiếm khoảng 90% LLLĐ của tỉnh (số liệu đến 31/12/2012).
Trong quá trình phát triển KT-XH, Nghệ An luôn quan tâm và xác định
đào tạo nghề và đào tạo nghề cho LĐNT là một trong những nội dung quan
trọng, góp phần tích cực phát triển KT-XH của tỉnh. Từ năm 2006 Nghệ An
đã triển khai các chương trình phát triển KT-XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư phát triển các loại hình doanh
25
nghiệp... đạt nhiều kết quả. Để thực hiện, Nghệ An đã triển khai đồng bộ các
nhóm giải pháp, trong đó có công tác đào tạo nghề, đào tạo nghề cho LĐNT
là một trong những nhiệm vụ quan trọng, được các cấp, các ngành của Nghệ
An quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt.
Thực hiện chính sách Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, Nghệ An
được phê duyệt theo lộ trình từ năm 2010 đến năm 2020 nguồn kinh phí hơn
800 tỷ đồng; thời gian triển khai từ tháng 10/2010 đến nay, tuy chưa lâu
nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt từ tỉnh đến huyện, xã, sự vào cuộc của các tổ
chức, đoàn thể nên đã có những kết quả bước đầu đáng ghi nhận.
Năm 2010, toàn tỉnh có 66.000 lượt người được đào tạo nghề, trong đó
có 5.600 lượt LĐNT được đào tạo theo Đề án 1956. Năm 2011, có 70.000
lượt người tham gia các lớp học nghề; trong đó, kết quả đào tạo nghề theo Đề
án 1956 là 7.980 người với 266 lớp (nông nghiệp: 166 lớp với 4.980 người;
phi nông nghiệp: 100 lớp với 3.000 người). Tỷ lệ lao động nông thôn có việc
làm sau đào tạo nghề là 75%. Với cách làm sáng tạo, tổ chức dạy nghề cho
nông dân thông qua một số mô hình hiệu quả như nuôi lợn siêu nạc tại xã
Thanh Lĩnh, huyện Thanh Chương; Chăn nuôi vịt bầu Quỳ Châu tại huyện
Quế Phong; Trồng rau cao sản ở xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu,... Chăn
nuôi trâu, bò hàng hóa tại xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương đã giúp các
học viên vừa nắm vững được lý thuyết, vừa học tập được kinh nghiệm của các
mô hình hiệu quả. Để triển khai đào tạo nghề cho LĐNT, toàn tỉnh đã huy
động 48 cơ sở đào tạo nghề bao gồm các trường dạy nghề công lập, các trung
tâm dạy nghề của huyện và các cơ sở ngoài công lập.
Qua 2 năm thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho LĐNT" theo Đề án
1956, Nghệ An đã thực hiện cơ bản các yêu cầu, nhiệm vụ theo Quyết định
của Chính phủ đề ra. Đề án đã góp phần nâng cao chất lượng tay nghề cho
LĐNT, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn phục vụ cho
CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; tạo việc làm, chuyển đổi nghề, tăng thu
26
nhập cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít tồn tại, khó khăn
như: Tỷ lệ chưa qua đào tạo trong LĐNT còn cao, tập trung vào người nghèo,
vùng núi cao, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ven biển. Không phải tất cả các
lớp mở ra đều thật sự hiệu quả, nhiều người học xong không có điều kiện áp
dụng vào thực tế, không có việc làm phù hợp với công việc được đào tạo nên
quay lại về với NN và công việc cũ... Việc mở các lớp và vận động người dân
theo học cũng gặp không ít khó khăn do thị trường việc làm chưa phát triển,
thu nhập của lao động có nghề không góp phần ổn định được cuộc sống khiến
cho công tác đào tạo nghề chưa thu hút được sự tham gia rộng rãi của người
lao động, chưa giúp được các hộ gia đình thoát nghèo bền vững... [9].
1.3.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
- Kinh nghiệm của Na Uy: Na Uy được xem là quốc gia sở hữu nhiều
mô hình dạy nghề tiên tiến trên thế giới, lại giàu kinh nghiệm trong việc quản
lý hệ thống dạy nghề, trong đó có dạy nghề cho lao động làm nông nghiệp,
chính vì vậy trong nhiều năm qua chất lượng đào tạo nghề tại quốc gia này
liên tục tăng cao, đáp ứng hiệu quả yêu cầu hội nhập và phát triển. Hệ thống
giáo dục - dạy nghề của Na Uy đang sử dụng mô hình 2+2, tức là 2 năm học
ở trường và 2 năm học thực tế tại nhà máy hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên theo
hướng linh hoạt hơn, việc thực tập không nhất thiết phải là 2 năm cuối cùng
mà do doanh nghiệp và nhà trường lập kế hoạch đan xen trong quá trình 4
năm học. Ngoài ra, dựa trên mô hình chung này, các tổ chức đào tạo nghề Na
Uy đã thiết lập và xây dựng thêm nhiều mô hình biến thể linh hoạt và uyển
chuyển như "mô hình 1+3" (1 năm học tại trường và 3 năm học nghề), "mô
hình 0+4" (cả 4 năm đều học nghề); qua đó mang lại hiệu quả cao trong công
tác đạo tạo và dạy nghề tại quốc gia này. Theo thống kê, hiện có gần 90%
thanh niên Na Uy vào học trường nghề khi bước qua 15 - 16 tuổi. Sau khi
học nghề xong, học sinh có thể tiếp tục học đại học (với việc học bổ sung một
số môn khoa học chung như toán, vật lý, địa lý...) [29].
27
- Kinh nghiệm của Malaysia: Malaysia đang phấn đấu để trở thành một
quốc gia phát triển bền vững vào năm 2020 với cơ cấu lao động công nghiệp
và dịch vụ chiếm tỷ trọng khoảng 70%. Để đạt mục tiêu này Malaysia đưa kế
hoạch phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng trong mọi kế hoạch
phát triển chính yếu của đất nước. Các kế hoạch phát triển giai đoạn 5 năm,
Đề cương triển vọng, Kế hoạch tổng thể công nghiệp đều chứa đựng các
chính sách, các chiến lược và các chương trình về phát triển nguồn nhân lực.
Ngay từ năm 1996, Chính phủ Malaysia đã ban hành Kế hoạch phát triển
nguồn nhân lực lần VII (gọi tắt là RM7).
Chính phủ Malaysia tập trung nỗ lực mở rộng nguồn cung LĐNT lành
nghề thông qua tăng số lượng tuyển sinh vào các trường đào tạo nghề và
trường trung học kỹ thuật, tập trung phát triển các nghề trong lĩnh vực công
nghệ cao; đồng thời mở các trường dạy nghề ở khu vực nông thôn để chuyển
đổi nghề nghiệp cho lao động ở nông thôn. Lao động nông thôn đến học trong
các trường nghề được Chính phủ hỗ trợ nơi ăn, ở và hỗ trợ một phần kinh phí
đào tạo. Chất lượng của lực lượng lao động có thể được nâng cao thông qua
đào tạo và đào tạo lại. Trong kế hoạch RM7, ưu tiên cho việc tăng năng lực
đối với đào tạo kỹ năng trong các khoá học về kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt
là công nghệ thông tin. Chú trọng việc tăng cường cải thiện chất lượng đào
tạo và đưa vào chương trình đào tạo những kỹ năng mới cũng như mở rộng
các khoá đào tạo bậc cao. Khu vực tư nhân được tham gia mạnh vào trong
đào tạo kỹ năng đã được bổ trợ và tiếp sức cho những nỗ lực của chính phủ
trong việc tăng số lượng lao động lành nghề qua đào tạo. Chính phủ khuyến
khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp các khoá học liên quan đến khoa
học và công nghệ, tham gia đầu tư lĩnh vực GDNN... [29].
Tóm lại, qua kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và một
số nước trên thế giới có thể thấy công tác đào tạo nghề luôn được Chính phủ
các nước quan tâm đặc biệt với vai trò là một nhân tố quan trọng trong Chiến
28
lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Qua đó, Việt Nam có thể nghiên cứu
vận dụng một cách hợp lý những bài học kinh nghiệm sau:
- Phát triển nguồn nhân lực phải nhất quán từ khâu đào tạo, sử dụng sau
đào tạo và thường xuyên quan tâm công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực để đảm bảo cân bằng cung cầu lao động trên thị trường giữa
các ngành kinh tế cũng như theo vùng địa lý.
- Chính phủ các nước thường có các chính sách nhất quán và đồng bộ
về phát triển đào tạo nghề, lồng ghép trong Chiến lược phát triển nguồn nhân
lực; đồng thời, Chính phủ giao các cơ quan quản lý xác định và thiết lập hệ
thống tiêu chuẩn để quản lý thống nhất chất lượng đào tạo trên phạm vi cả
nước tương ứng với hệ thống bằng cấp, chứng chỉ nghề.
Việc quy hoạch phát triển dạy nghề được thực hiện trên cơ sở tầm nhìn
xa về xu hướng phát triển KT-XH, trong đó chú ý đến việc ảnh hưởng các
thành tựu khoa học và công nghệ, để từ đó có chiến lược đáp ứng về nhân lực.
- Phân cấp việc quản lý nhà nước về đào tạo nghề theo ngành dọc và
theo vùng địa lý để đảm bảo tính chủ động của các cơ quan quản lý, đồng thời
tạo sự linh hoạt cho hoạt động đào tạo nghề tại các vùng địa phương theo quy
hoạch tổng thể trong cả nước.
- Đào tạo nghề được phát triển đa dạng và vai trò của đối tác xã hội
được chú trọng; đồng thời phát huy tính chủ động của cá nhân trong một xã
hội học tập suốt đời; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành tại
cơ sở đào tạo với thực hành tại nơi sử dụng lao động, gắn kết chặt chẽ giữa
“học” và “hành”, đào tạo theo địa chỉ, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của nơi sử
dụng lao động.
- Thực tế cho thấy những nơi nào có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của
cấp ủy, chính quyền các cấp, huy động được sự tham gia của cả hệ thống
chính trị; có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan trong tổ chức, triển khai thực hiện thì ở nơi đó các chính sách, hoạt
29
động đào tạo nghề được triển khai có hiệu quả.
- Công tác tuyên truyền, tư vấn, quảng bá học nghề, hướng nghiệp phải
đi trước một bước; người làm công tác tuyên truyền phải am hiểu chính sách,
nắm bắt đầy đủ thông tin, trong đó có các thông tin liên quan về ngành nghề
đào tạo, chính sách về chế độ học nghề của nhà nước, về giải quyết việc làm
sau đào tạo...
- Công tác giám sát, kiểm tra hoạt động đào tạo nghề, đào tạo nghề cho
LĐNT phải được thực hiện thường xuyên ở tất cả các “khâu”, các nội dung và
ở tất cả các cấp.
- Phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền các cấp; giữa các công
ty, doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề; giữa công ty, doanh nghiệp và người học
nghề từ khâu xác định nhu cầu đào tạo (đầu vào), tổ chức đào tạo, đến giải
quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm (đầu ra).
- Quan tâm đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội hóa, nhằm huy động
nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề, đào tạo nghề cho LĐNT. Thực hiện mô
hình công - tư kết hợp một cách phù hợp để xã hội hóa và phát huy được
nguồn lực xã hội, đẩy mạnh công tác dạy nghề nói chung và dạy nghề cho
LĐNT nói riêng.
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 của luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận cơ
bản về đào tạo nghề, chính sách đào tạo nghề cho LĐNT; qua đó, luận văn đã
trình bày các khái niệm có liên quan đến dạy nghề, dạy nghề cho LĐNT; các
quan điểm, mục tiêu, đặc điểm và đặc trưng của công tác đào tạo nghề; các
chủ thể, thể chế của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; các nội
dung, hình thức đào tạo nghề; ý nghĩa của chính sách đào tạo nghề cho
LĐNT; các nhân tố ảnh hưởng và nhất là kinh nghiệm trong nước và kinh
nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về đào tạo nghề, đào tạo nghề cho
LĐNT. Nội dung nghiên cứu ở Chương 1 sẽ là cơ sở cần thiết cho việc khảo
30
sát, nghiên cứu thực trạng tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông từ thực tiễn của tỉnh Quảng Nam sẽ được trình bày trong Chương
2 tiếp theo.
31
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình KT-XH của tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là tỉnh ven biển miền Trung, phía bắc giáp thành phố Đà
Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 126 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh
Kon Tum và Nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh
Quảng Ngãi. Địa hình của Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây
sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: Vùng núi cao, vùng trung du, vùng
đồng bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn,
Tam Kỳ; môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng,
ven biển.
Diện tích tự nhiên của tỉnh khoảng 10.575 km2, có tổng số 18 đơn vị
hành chính cấp huyện, gồm 15 huyện, 01 thị xã và 02 TP trực thuộc tỉnh là
Tam Kỳ và Hội An; trong đó có 9 huyện miền núi là Tây Giang, Đông Giang,
Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước và
Nông Sơn. Tính đến đầu năm 2017, dân số của tỉnh vào khoảng 1.490.890
người, với mật độ dân số trung bình khoảng 139 người/km2; Quảng Nam có
19 dân tộc thiểu số với khoảng 120.000 người sinh sống, tập trung chủ yếu ở
các huyện miền núi phía tây của tỉnh như Tây Giang, Nam Giang, Đông
Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My…, chiếm khoảng 8% dân số
toàn tỉnh (Sơ đồ 2.1).
32
Sơ đồ 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam
Những năm vừa qua, Quảng Nam có mức độ tăng trưởng kinh tế khá
cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành
công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp;
sự chuyển dịch này đã tác động làm tăng nhu cầu LLLĐ phục vụ, đồng thời
tăng nhu cầu đào tạo nghề cho LLLĐ trong NN, nông thôn của tỉnh. Giai
đoạn 2011-2015, giá trị tổng sản phẩm tăng bình quân hàng năm gần 11,5%;
tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GRDP tăng từ 78,6% năm 2011
lên 84% năm 2015; thu nội địa tăng bình quân 18%/năm để đạt con số hơn
6.350 tỷ đồng vào năm 2015; đây là dấu hiệu tích cực về tình hình phát triển
KT-XH Quảng Nam trong vòng 5 năm qua... [59].
Năm 2017 tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng
45,8% tăng 3,58%; dịch vụ chiếm 42,03 tăng 1,96%; nông lâm nghiệp và thuỷ
sản chiếm 15,2% giảm 5,21% [48].
Với việc phát triển, hình thành các khu, cụm công nghiệp, đặc biệt là
Khu kinh tế mở Chu Lai, đã từng bước thực hiện mục tiêu đưa Quảng Nam
trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 [20]. Quá trình công nghiệp hóa, đô
33
thị hóa sẽ đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nhất là
lao động ở nông thôn; công tác đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có đào tạo
nghề được tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết hơn bao giờ hết.
2.2. Thực trạng về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Thực trạng về lực lượng lao động nông thôn
2.2.1.1.Thực trạng về qui mô lao động nông thôn
Dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực, dân số đông đã bổ sung
vào LLLĐ hàng năm của tỉnh với số lượng đáng kể; năm 2017 LLLĐ của
Quảng Nam có là 887.000 người, tăng hơn 84.116 người so với năm 2013,
đây là lợi thế lớn về lao động trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh,
nhưng đồng thời cũng là thách lớn về chính sách đào tạo nghề và giải quyết
việc làm cho LLLĐ này.
Quảng Nam có trên 80% dân số sinh sống ở vùng nông thôn, cao hơn
so với mặt bằng chung cả nước (cả nước là 65,4%); LLLĐ dồi dào, với trên
887.000 người (chiếm 62% dân số toàn tỉnh), trong đó lao động ngành NN
chiếm 60,67%, ngành công nghiệp và xây dựng là 17,55% và ngành du lịch,
dịch vụ là 20,9% [15].
Theo điều tra lao động - việc làm hàng năm của Sở Lao động-
TB&XH, nhóm LĐNT thường được xác định (nhóm từ đủ tuổi 15 tuổi đến
34) năm 2016 là 392.354 người, chiếm tỷ lệ khoảng 72,9% dân số LĐNT;
điều này cho thấy, cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động, đặt biệt là lao động
trẻ ở nông thôn của tỉnh Quảng Nam rất dồi dào [15].
2.2.1.2. Thực trạng về trình độ học vấn lao động nông thôn
Theo số liệu điều của ngành Lao động - TB&XH thì LLLĐ trong ngành
NN toàn tỉnh đến tháng 11 năm 2017 có khoảng 538.142 người, trong đó
nhóm lao động nông thôn trẻ, trong độ tuổi có 392.305 người, chiếm 72,9%
trên tổng LLLĐ nông thôn. Về trình độ học vấn: Có 190.209 người đã tốt
34
nghiệp THPT, chiếm khoản 48,4%; 150.269 người đã tốt nghiệp THCS, chiếm
khoảng 38,3%; 46.965 người đã tốt nghiệp Tiểu học, chiếm khoảng 11,9%;
4.911 người chưa tốt nghiệp Tiểu học, chiếm khoảng 1,25% (Bảng 2.2):
Bảng 2.2. Trình độ học vấn LĐNT tại các địa phương trong tỉnh
ĐVT: Người
TT
Huyện, thị,
thành
Trình độ học vấn
Chưa TN
Tiểu học
Đã TN
Tiểu học
Đã TN
THCS
Đã TN
THPT
1 Núi Thành 450 3.994 16.429 17.860
2 Tam Kỳ 201 1.551 8.826 17.294
3 Phú Ninh 319 2.202 9.476 11.198
4 Thăng Bình 450 4.418 20.028 22.655
5 Quế Sơn 324 2.429 9.083 12.968
6 Duy Xuyên 486 4.030 12.087 15.379
7 Điện Bàn 642 4.782 21.833 27.380
8 Đại Lộc 707 4.112 15.997 20.568
9 Hội An 247 3.078 8.274 13.449
10 Tây Giang 653 1.698 1.246 2.241
11 Đông Giang 748 2.402 1.487 3.043
12 Nam Giang 409 1.667 2.558 2.857
13 Phước Sơn 720 2.152 1.768 2.866
14 Hiệp Đức 314 1.978 4.701 4.911
15 Tiên Phước 349 2.778 9.354 9.180
16 Bắc Trà My 467 3.015 3.739 4.459
17 Nam Trà My 300 2.510 2.028 2.376
18 Nông Sơn 226 1.497 3.975 3.935
Tổng cộng 4.911 46.965 150.269 190.209
Nguồn: Khảo sát, điều tra của Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam tháng11 năm 2017
35
2.2.1.3. Thực trạng về trình độ chuyên môn kỹ thuật của LĐNT
Theo số liệu điều tra hàng năm của Sở Lao động-TB&XH tỉnh [36],
nếu như năm 2013, đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của
Quảng Nam vào khoản 45.500 người, chiếm 11,5% so với số LĐNT trong độ
tuổi, thì đến 2017 tăng lên 98.088 người, chiếm khoảng 25% so với số LĐNT
trong độ tuổi. Qua kết quả điều tra các năm, nhóm lao động ly hương chiếm
đa số là lao động ở nông thôn đã qua đào tạo dưới các hình thức khác nhau và
nhóm công nhân, lao động có tay nghề nhưng chưa được các cơ sở đào tạo
kiểm tra công nhận cấp chứng chỉ, nên ở đây có thể thống nhất xem các nhóm
lao động này thuộc lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. (Bảng 2.2):
Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LĐNT giai đoạn 2013 - 2017
ĐVT: Người / %
Năm
Tổng số
LĐ có
trình
độ
CMKT
Trong đó
CN kỹ thuật
không bằng/
chứng chỉ
Trung học
chuyên
nghiệp
Cao đẳng Đại học TN ly hương
SL % SL % SL % SL % SL %
2013 45.500 8.820 19,3 10.393 16,8 6.386 14 16.096 35,3 5.276 13,2
2017 98.088 18.154 20,7 18.845 20,7 20.439 20,8 22.828 23,2 7.513 15,1
Nguồn: Số liệu điều tra LĐ-VL năm 2013 và 2017 của Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam.
2.2.2. Thực trạng công tác đào tạo nghề và đào tạo nghề cho LĐNT
Trong những năm qua, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của TW (CTMT quốc
gia về GD&ĐT, CTMT quốc gia giảm nghèo...), nguồn ngân sách tỉnh và các
nguồn vốn hợp pháp khác, tỉnh Quảng Nam đã tập trung triển khai công tác
đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có đào tạo nghề và đào tạo nghề cho LĐNT,
với ba cấp trình độ: Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng.
Giai đoạn 2013-2017, tổng số LĐNT được học nghề là 128.239 người, trong
đó số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956 là
78.856 người [38, tr.3].
36
Bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống đã được khôi phục và phát
triển mạnh; phần lớn lao động thuộc diện mất đất sản xuất đã được đào tạo
chuyển đổi nghề; nhiều mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đã
được thực hiện rất hiệu quả, tất cả các học viên tốt nghiệp các khoá đào tạo
nghề này đều được giải quyết việc làm hoặc tự tạo được việc làm, góp phần
tích cực trong việc ổn định cuộc sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo và
chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực
(giảm tỷ lệ lao động NN, tăng tỷ lệ lao động phi NN, dịch vụ).
Hệ thống cơ sở dạy nghề của tỉnh đã phát triển nhanh, rộng khắp, phù
hợp với quy hoạch được phê duyệt, đến nay toàn tỉnh có 42 cơ sở dạy nghề.
Các cơ sở dạy nghề được phân bố theo cơ cấu khu vực (trung tâm, đồng bằng,
miền núi…), cơ bản tạo được thuận lợi cho người lao động tham gia học nghề
và thuận lợi cho việc cung ứng nguồn lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp
trên địa bàn. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề của các cơ sở dạy nghề được
tăng cường đầu tư hằng năm, đặc biệt là 4 cơ sở dạy nghề công lập của tỉnh,
gồm: Trường Cao đẳng Công nghệ Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề Bắc
Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề Nam Quảng Nam, Trường Trung cấp
nghề Thanh niên Dân tộc - Miền núi Quảng Nam, được tập trung đầu tư từ
nguồn vốn CTMT quốc gia và nguồn ngân sách tỉnh; đến nay các cơ sở này
cơ bản đủ điều kiện, năng lực để dạy nghề các trình độ theo quy định.
Trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm, tăng cường đầu tư cho công
tác dạy nghề, trong đó tập trung đầu tư về cơ sở vật chất; trang thiết bị dạy
nghề; đầu tư xây dựng, biên soạn chương trình, giáo trình dạy nghề và đào
tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề... Giai đoạn 2013-2017, tổng kinh phí đã
đầu tư là 197,082 tỷ đồng, trong đó:
- Từ nguồn ngân sách TW là 100,4 tỷ đồng để đầu tư các nội dung: Cơ
sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề 52,9 tỷ đồng; mua sắm trang thiết bị dạy
nghề 40,5 tỷ đồng; xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề 02 tỷ đồng và
37
đào tạo bồi dưỡng giáo viên, giảng viên dạy nghề 5 tỷ đồng.
- Từ nguồn ngân sách tỉnh là 96,841 tỷ đồng để đầu tư các nội dung: Cơ
sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề 20,9 tỷ đồng, mua sắm trang thiết bị dạy
nghề 10 tỷ đồng, chi hoạt động thường xuyên và chi phí phục vụ đào tạo
nghề là 65,941 tỷ đồng [40].
Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa trong công tác đào tạo nghề đã đạt
kết quả nhất định: Đã huy động được các cá nhân và doanh nghiệp tham gia
đào tạo nghề; toàn tỉnh có 16/42 cơ sở dạy nghề thuộc loại hình tư thục, trong
đó có: Trường Cao đẳng nghề Chu Lai - Trường Hải, Trường Cao đẳng nghề
Tư thục Phương Đông, Trường Trung cấp nghề Tư thục ASEAN, các Trung
tâm dạy nghề Tư thục...; đồng thời tỉnh cũng đã huy động được một số tổ
chức quốc tế hỗ trợ đầu tư, tài trợ cho công tác dạy nghề của tỉnh, như: Đại sứ
quán Nhật Bản tại Việt Nam; Trung tâm giao lưu kỹ thuật hàn Nhật - Việt; Tổ
chức Plan (tổ chức nhân đạo quốc tế) tại Việt Nam; Chính phủ Hàn Quốc,
Văn phòng Hợp tác Phát triển Italia...
- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề của tỉnh đã phát triển
nhanh cả về số lượng và chất lượng; tổng số cán bộ quản lý và giáo viên dạy
nghề của tỉnh hiện nay là 1.434 người (tăng 561 người so với năm 2013),
trong đó tổng số giáo viên, giảng viên dạy nghề là 987 người (tăng 410 người
so với năm 2013). Số giáo viên dạy nghề đạt chuẩn chiếm 84,2%, trong đó có
217 giảng viên, giáo viên có trình độ sau đại học (chiếm khoảng 22% so với
tổng số giáo viên, giảng viên) [40].
- Quy mô tuyển sinh dạy nghề đã tăng nhanh qua từng năm; quy mô
tuyển sinh dạy nghề của tỉnh năm 2017 đạt 32.850 người (tăng 1,83 lần so với
năm 2013); tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh năm 2017 đạt 55%, tăng
hơn 1,8 lần so với tỷ lệ đạt được của năm 2013 [40].
2.2.3. Thực trạng triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề
LĐNT
38
Để triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại địa
phương, Tỉnh uỷ Quảng Nam đã ban hành Chỉ thị số 01-CT/TU ngày
25/10/2010 về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quyết định
số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho LĐNT trên
địa bàn tỉnh”, sau đó UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số
494/QĐ-UBND ngày 15/02/2011 về “Phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020”.
Việc Tỉnh ủy ban hành chỉ thị tăng cường công tác lãnh đạo, UBND
tỉnh ban hành Quyết định triển khai là thể hiện sự quyết liệt trong công tác
lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện chủ trương của TW trong công tác đào
tạo nghề cho LĐNT trên địa bản tỉnh, nhằm huy động sự tham gia của cả hệ
thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân
tích cực thực hiện Đề án.
2.2.3.1. Xác định nhu cầu lao động qua đào tạo nghề của tỉnh
Theo số liệu của Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư
Quảng Nam, hiện nay ngoài Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh còn có 10 khu
công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch hơn 4.734 ha, thu hút 4.700 doanh
nghiệp, với 202 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký gần 2 tỷ USD và gần 3.000 tỷ
đồng, tạo việc làm cho khoảng 47.238 người. Các khu, cụm công nghiệp trên
địa bàn cũng đã ghi nhận 150 dự án đã thực hiện đầu tư với tổng vốn hơn
5.800 tỷ đồng, tạo việc làm cho 26.130 người…; hàng năm các doanh nghiệp
đóng góp gần 90% nguồn thu ngân sách của tỉnh. Theo quy mô các dự án đầu
tư được phê duyệt, đến năm 2020 thì số lao động cần để các nhà đầu tư, các
doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh theo dự án nâng lên trên 70.000
lao động [48].
Bên cạnh đó, theo quy hoạch mạng lưới làng nghề trên địa bàn tỉnh có
61 làng nghề được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là làng nghề truyền
thống; cho đến nay có 30 làng nghề đang hoạt động có hiệu quả; các làng
39
nghề truyền thống còn lại đều có tiềm năng phát triển gắn với các điểm, tuyến
du lịch tại các huyện, thị, thành phố như: Làng nghề gốm Thanh Hà; Làng
nghề mộc Kim Bồng (TP Hội An); Làng nghề rau Trà Quế (TP Hội An);
Làng nghề Đèn lồng (TP Hội An); Làng nghề đúc đồng Phước Kiều (huyện
Điện Bàn); Làng nghề chiếu chẻ Triêm Tây (huyện Điện Bàn); Làng nghề
chiếu cói Bàn Thạch (TP Tam Kỳ); Làng nghề dệt vải Mã Châu (huyện Duy
Xuyên); Làng nghề mộc Văn Hà (Phú Ninh)... Các làng nghề, làng nghề
truyền thống của tỉnh đang sử dụng trên 2.000 lao động các loại; theo quy
hoạch phát triển, đến năm 2020 nhu cầu lao động phục vụ các làng nghề trên
địa bàn tỉnh lên đến 4.500 lao động [38].
Theo số liệu thống kế lao động-việc làm năm 2013 tổng cầu lao động
trên địa bàn tỉnh vào khoảng 25.500 lao động, trong đó cầu về lao động qua
đào tạo nghề chiếm khoảng 12.150 người, chiếm 47,6%, thì đến năm 2017
tổng cầu lao động tăng lên 55.320 người, trong đó cầu về lao động qua đào
tạo nghề chiếm khoảng 38.650 người, chiếm khoảng 70%. Như vậy tổng cầu
lao động năm 2017 tăng gấp hơn 1,5 lần so vơi năm 2013, riêng cầu về lao
động qua đào tạo nghề số lượng tăng hơn gấp 2,3 lần so với năm 2013.
Tuy nhiên, cơ cấu giữa các trình đạo tạo còn bất cập, số lượng đào tạo
hệ Trung cấp, Cao đẳng nghề còn thấp (chiếm khoảng 25% trên tổng số lao
động được đào tạo), khoảng 75% là đào tạo trình độ sơ cấp, ngắn hạn; trình
độ kỹ năng của lao động được đào tạo hầu hết chưa đáp ứng được so với thiết
bị, công nghệ mới sử dụng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp [38].
Qua phân tích trên cho thấy trong những năm đến nhu cầu nguồn nhân
lực phục vụ cho sự phát triển KT-XH của tỉnh là rất lớn, cả về số lượng và
trình độ chuyên môn kỹ thuật; nên đòi hỏi các cấp chính quyền của tỉnh
Quảng Nam phải tập trung công tác đào tạo nghề cho lao động, đặc biệt là
khu vực NN, nông thôn.
2.2.3.2.Kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh
40
Trên cơ sở chính sách của Đề án 1956, Quyết định số 494/QĐ - UBND
ngày 15/02/2011 của UBND tỉnh; liên sở: Lao động - TB&XH - NN và Phát
triển nông thôn - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành hướng dẫn Liên
ngành số 1521/HD-LN ngày 30/11/2012 (sau đó được thay thế bởi văn bản
Liên ngành số 1056/HD-LN ngày 18/8/2014), quy định cụ thể về các chính
sách, chế độ, mức hỗ trợ... công tác đào tạo nghề cho LĐNT áp dụng trên địa
bàn tỉnh [31]. Bên cạnh đó, để có cơ chế khuyến khích một số ngành nghề sử
dụng nhiều LĐNT phát triển, tỉnh đã ban hành Quyết định số 07/2013/QĐ-
UBND ngày 07/5/2013 về ban hành Quy định hỗ trợ, khuyến khích đầu tư
ngành dệt may, da giày, mây tre lá trên địa bàn nông thôn, miền núi tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2013-2016. Kết quả thực hiện các chính sách đào tạo
nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh được thể hiện cụ thể như sau:
* Chính sách đối với lao động nông thôn học nghề
Thời gian qua tổng số LĐNT được học nghề trên địa bàn tỉnh là
128.239 người; trong đó số LĐNT được hỗ trợ học nghề theo chính sách đào
tạo nghề cho LĐNT là 56.161 người, được phân chia ra từng đối tượng như
sau:
- Đối tượng 1 là số LĐNT thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi
người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật,
người bị thu hồi đất canh tác: Mức hỗ trợ chi phí học nghề tối đa 03 triệu
đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề
thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền
đi lại theo giá vé giao thông công cộng tại địa phương với mức tối đa không
quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15
km trở lên; số lượng này có 28.856 người, bao gồm: Lao động thuộc hộ gia
đình có công với cách mạng: 927 người; lao động người dân tộc thiểu số:
4.343 người, lao động là người nghèo: 9.225 người; lao động là người mất đất
sản xuất: 1.335 người; lao động là người khuyết tật: 276 người; lao động
41
thuộc đối tượng khác: 3.769 người.
Tổng số LĐNT được hỗ trợ học nghề đã hoàn thành khóa đào tạo nghề
là 28.115 người, trong đó có 21.635 người LĐNT có việc làm sau học nghề
(chiếm 75,57%) thông qua nhiều hình thức: Được doanh nghiệp, đơn vị tuyển
dụng: 6.220 người; tự tạo việc làm mới hoặc vẫn làm theo việc cũ nhưng đạt
năng suất cao hơn: 10.642 người; thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh
nghiệp: 5 người. Số lao động có thu nhập khá sau khi tham gia học nghề là
772 người [38, tr.3].
- Đối tượng 2 là số LĐNT thuộc diện hộ cận nghèo có mức thu nhập
tối đa bằng 150% mức thu nhập của hộ nghèo. Số này được hỗ trợ chi phí học
nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp và đào tạo nghề có thời gian dưới 3 tháng) với
mức cao nhất 2,5 triệu đồng/người/khóa (hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và theo
thời gian tham gia học thực tế). Tổng số lượng đối tượng này là 2.855 người.
[38, tr.3].
- Đối tượng 3 là các lao động thuộc diện đối tượng khác ở nông thôn.
Số này được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp và đào tạo
nghề có thời gian dưới 3 tháng), với mức cao nhất không quá 02 triệu
đồng/người/khóa học (hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và theo thời gian tham gia
học thực tế). Tổng số lượng đối tượng này là 24.450 người [38, tr.4].
Ngoài ra, LĐNT học nghề được Nhà nước cho vay tiền để học theo
quy định; sau khi học nghề làm việc ổn định ở nông thôn được hỗ trợ 100%
tiền lãi suất với khoản vay của ngân hàng để học nghề. Sau khi học nghề được
vay nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc CTMT quốc gia về việc
làm để tự tạo việc làm cho mình.
* Chính sách phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề
Để nâng cao chất lượng cho đội ngũ CB,CC,VC của tỉnh nhằm đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ, thực hiện tốt các chức trách, nhiệm được giao, UBND tỉnh đã
ban hành Quyết định số 37/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 “Ban hành quy định về
42
cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng CB,CC,VC tỉnh Quảng Nam”để
thực hiện Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh
Quảng Nam “....về một số chính sách xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
CB, CC,VC tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020”.
- Về thực hiện cơ chế, chính sách chung của tỉnh đối vơi người được cử đi
học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ:
+ Hỗ trợ sinh hoạt phí: Học tập và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
(theo đúng đối tượng quy định) được hỗ trợ 300.000đồng/người/tháng trong
thời gian tập trung học tập; ngoài ra nếu CB,CC,VC là người dân tộc thiểu số
thì được hỗ trợ thêm 100.000đồng/người/tháng; nếu CB,CC,VC là nữ thì
được hỗ trợ thêm 100.000đồng/ người/tháng; nếu là nữ trong thời gian đi học
phải nuôi con nhỏ dưới 25 tháng tuổi thì được hỗ trợ thêm
300.000đồng/người/tháng. Nếu đi học lý luận chính trị như: Cử nhân, cao cấp,
trung cấp hệ tập trung thì ngoài chế độ hỗ trợ theo quy định của Trung ương
còn được tỉnh hỗ trợ bằng 0,5 lần mức lương tối thiểu chung/người/tháng.
Ngoài ra, các đối tượng là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì được hỗ trợ
thêm 0,2 lần mức lương tối thiểu chung/người/tháng; nếu là nữ đang nuôi con
nhỏ dưới 24 tháng tuổi thì được hỗ trợ thêm 0,3 lần mức lương tối thiểu
chung/người/tháng. Chi hỗ trợ cho một người trong một năm học tối đa không
quá 10 tháng tập trung học tập.
+ Hỗ trợ tiền học phí: Đi học tập và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
(theo đúng đối tượng quy định) được thanh toán 50% đến 70% tiền học phí
(tùy theo đối tượng quy định); là người dân tộc thiểu số thì được thanh toán
100% tiền học phí. Nếu đi học lý luận chính trị: Theo đúng đối tượng quy
định được thanh toán 100% tiền học phí. Ngoài ra các đối tượng đi học còn
được thanh toán chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập, thanh toán tiền chỗ
nghỉ cho CB,CC,VC trong những ngày tập trung học tập.
- Về cơ chế, chính sách đào tạo sau đại học: Hỗ trợ cho các đối tượng
43
theo quy định, cụ thể:
Nếu là nghiên cứu sinh Tiến sĩ thì hỗ trợ sinh hoạt phí mức 800.000
đồng/người/tháng; thanh toán tối đa 03 năm, mỗi năm 10 tháng; hỗ trợ tiền
làm và bảo vệ luận án tốt nghiệp 15.000.000 đồng/người.
Nếu học thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa II: Mức hỗ trợ sinh hoạt
phí 600.000đồng/người/tháng; thanh toán tối đa 02 năm, mỗi năm 10 tháng;
hỗ trợ tiền làm và bảo vệ luận văn tốt nghiệp 7.000.000đồng/người. Nếu học
bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa I: Mức hỗ trợ sinh hoạt phí 500.000đồng/người/
tháng; thanh toán tối đa 02 năm, mỗi năm học 10 tháng; hỗ trợ tiền làm và
bảo vệ luận văn tốt nghiệp 5.000.000đồng/người; thanh toán từ 50% đến
100% tiền học phí (tùy đối tượng quy định [57].
- Về kết quả thực hiện chính sách đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên và
cán bộ quản lý dạy nghề trong giai đoạn qua [38, tr.4].
+ Có tổng số 1.308 người được đào tạo, bồi dưỡng; trong đó: bồi dưỡng
kỹ năng nghề: 204 người; bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề: 106 người;
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý: 998
lượt người.
+ Đào tạo sau Đại học: Tiến sỹ được 03 người, Thạc sỹ được 30 người.
+ Đội ngũ giáo viên dạy nghề trong các cơ sở dạy nghề được đào tạo cơ
bản về kiến thức, kỹ năng sư phạm dạy nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
ở trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng, kỹ năng nghề bậc 3/7, bậc 4/7 hoặc
cao hơn; cơ bản đã đáp ứng yêu cầu giảng dạy và về lý thuyết và thực hành
cho các trình độ nghề.
+ Đã có 16/18 huyện, TP của tỉnh bố trí cán bộ chuyên trách làm công
tác đào tạo nghề tại phòng Lao động - TB&XH; 2 huyện còn lại bố trí cán bộ
kiêm nhiệm. Cán bộ ở các cấp làm công tác quản lý, theo dõi, tư vấn chọn
nghề, hỗ trợ tìm việc làm... cho LĐNT được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp
vụ với tổng số 575 lượt người.
44
* Chính sách đối với các cơ sở dạy nghề:
- Chính sách đầu tư:
Trong thời gian qua các cơ sở dạy nghề công lập trên địa bàn được
UBND tỉnh hỗ trợ đầu tư phát triển từ nguồn kinh phí CTMT quốc gia và
nguồn ngân sách tỉnh, gồm: 01 trường cao đẳng, 03 trường trung cấp, 02
trung tâm dạy nghề cấp huyện, 02 trung tâm GDTX - hướng nghiệp và dạy
nghề, với nội dung đầu tư: Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất,
phòng học, xưởng thực hành, các công trình phụ trợ, phục vụ khác như: Ký
túc xá sinh viên, nhà đa năng, nhà ăn sinh viên, nhà giữ xe sinh viên...; các
trang thiết bị dạy nghề; xây dựng, biên soạn, chỉnh sửa chương trình, giáo
trình dạy nghề; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý
dạy nghề; kinh phí phục vụ công tác đào tạo nghề; các khoản chi phí khác cho
cơ sở dạy nghề...
Tổng kinh phí thực hiện đầu tư cho các cơ sở này giai đoạn qua là
197,082 tỷ đồng; ngoài ra, đã đầu tư xây dựng trụ sở, phòng học, nhà xưởng
cho 4 trung tâm dạy nghề tại 4 huyện nghèo của tỉnh theo Nghị quyết 30a của
Chính phủ với tổng kinh phí trên 70,5 tỷ đồng.
Đến thời điểm hiện nay, tỉnh Quảng Nam đã có tổng số 42 cơ sở dạy
nghề, gồm 03 trường cao đẳng nghề, 04 trường trung cấp nghề, 14 trung tâm
dạy nghề và 21 cơ sở khác có tham gia dạy nghề, trong đó có 23 cơ sở tham
gia dạy nghề cho LĐNT; mạng lưới cơ sở dạy nghề đã phát triển rộng khắp
trên địa bàn tỉnh, có khả năng tổ chức đào tạo ở các trình độ cao đẳng, trung
cấp và sơ cấp nghề, tạo thuận lợi cho người dân, người lao động tham gia học
nghề; đã có 12/18 huyện, thị, thành có cơ sở dạy nghề công lập trên địa bàn
địa phương.
Vừa qua tỉnh Quảng Nam đã tiến hành quy hoạch, sắp xếp lại các
Trung tâm GDTX, Trung tâm GDTX - Hướng nghiệp, Trung tâm GDTX -
Hướng nghiệp và Dạy nghề; các Trung tâm Dạy nghề cấp huyện thành Trung
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cty Thiết Bị!
Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cty Thiết Bị!Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cty Thiết Bị!
Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cty Thiết Bị!
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Điện Lực Miền Bắc
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Điện Lực Miền BắcLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Điện Lực Miền Bắc
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Điện Lực Miền Bắc
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
 
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố TrạchĐề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
 
Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện Đức Phổ, 9đ
Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện Đức Phổ, 9đPhát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện Đức Phổ, 9đ
Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện Đức Phổ, 9đ
 
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc BộLuận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
 
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Triệu Phong
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Triệu Phonglv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Triệu Phong
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Triệu Phong
 
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng, HAY
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng, HAYChính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng, HAY
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
Luận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chứcLuận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
Luận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
 
Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Quốc...
Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Quốc...Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Quốc...
Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Quốc...
 
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAYLuận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà Bồng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà BồngLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà Bồng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà Bồng
 
Bài Tập Định Mức Lao Động 1+2
Bài Tập Định Mức Lao Động 1+2 Bài Tập Định Mức Lao Động 1+2
Bài Tập Định Mức Lao Động 1+2
 
Luận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk Nông
Luận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk NôngLuận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk Nông
Luận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk Nông
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
 
Quản lý an toàn - vệ sinh lao động tại doanh nghiệp ở Kon Tum
Quản lý an toàn - vệ sinh lao động tại doanh nghiệp ở Kon TumQuản lý an toàn - vệ sinh lao động tại doanh nghiệp ở Kon Tum
Quản lý an toàn - vệ sinh lao động tại doanh nghiệp ở Kon Tum
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Bình Định
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Bình ĐịnhLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Bình Định
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Bình Định
 
Đề tài: Công tác đào tạo nhân lực tại công ty vận tải Phượng Cường
Đề tài: Công tác đào tạo nhân lực tại công ty vận tải Phượng CườngĐề tài: Công tác đào tạo nhân lực tại công ty vận tải Phượng Cường
Đề tài: Công tác đào tạo nhân lực tại công ty vận tải Phượng Cường
 

Similar to Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam

Similar to Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam (20)

Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Hà Nội, HAYLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà NộiLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
 
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAYĐề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thônLuận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
 
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk NôngLuận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trê...
Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trê...Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trê...
Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trê...
 
00050003151
0005000315100050003151
00050003151
 
00050003151
0005000315100050003151
00050003151
 
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, HOT
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, HOTĐề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, HOT
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, HOT
 
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAYChính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
 
Luận án: Việc làm cho người lao động nông thôn CHDCND Lào
Luận án: Việc làm cho người lao động nông thôn CHDCND LàoLuận án: Việc làm cho người lao động nông thôn CHDCND Lào
Luận án: Việc làm cho người lao động nông thôn CHDCND Lào
 
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam GiangĐào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
 
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng NgãiChính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
 
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu sốQuản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
 
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk LắkĐề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao ñộng nông thôn trê...
Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao ñộng nông thôn trê...Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao ñộng nông thôn trê...
Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao ñộng nông thôn trê...
 
[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
 
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng NgãiLuận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
 
Luan Văn ĐTN cho LĐNT huyện Điện Bàn, Quảng Nam.doc
Luan Văn ĐTN cho LĐNT huyện Điện Bàn, Quảng Nam.docLuan Văn ĐTN cho LĐNT huyện Điện Bàn, Quảng Nam.doc
Luan Văn ĐTN cho LĐNT huyện Điện Bàn, Quảng Nam.doc
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 

Recently uploaded (18)

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 

Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam

  • 1. 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ THANH TÙNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2018
  • 2. 2 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ THANH TÙNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 834 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. ĐẶNG NGUYÊN ANH HÀ NỘI, năm 2018
  • 3. 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình CNH-HĐH, phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước, nông dân nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, một bộ phận người nông dân ở một số lĩnh vực, khu vực, trong đó có địa bàn nông thôn mất đất sản xuất, mất việc làm… Thực trạng đó đòi hỏi phải có chính sách giải quyết việc làm cho nông dân trên cơ sở cơ cấu lại sản xuất NN theo hướng sản xuất hàng hóa với trình độ khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, thích ứng với yêu cầu của thị trường. Để thực hiện mục tiêu đó, cần tăng cường đào tạo nghề cho nông dân và lao động ở nông thôn. Do đó đào tạo nghề cho LĐNT là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong phát triển KT-XH của nước ta; là khâu đột phá nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất NN sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ, từng bước nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Chính vì vậy công tác đào tạo nghề cho LĐNT được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, ban hành các chính sách thực hiện, đầu tư nâng cao chất lượng LĐNT, phục vụ yêu cầu phát triển, từng bước hiện đại hoá NN, nông thôn. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khoá X về NN, nông dân, nông thôn trong phần nhiệm vụ và giải pháp đã nêu cụ thể: “Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển KT-XH của cả nước; bảo đảm hài hoà giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách đảm bảo việc làm cho nông dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất…. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ nông thôn…. Hình thành CTMT quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm hằng năm đào tạo khoảng 1
  • 4. 4 triệu LĐNT; phấn đấu đến năm 2020 lao động NN còn khoảng 30% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%”[3, tr.2-3]. Để cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về đào tạo nghề, trong đó có chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956); Đề án đã nêu rõ: “Đào tạo nghề cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho LĐNT, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi LĐNT; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho LĐNT” [43, tr.3]. Tuy nhiên, qua thời gian triển khai thực hiện chính sách, bên cạnh những kết quả, thành công đạt được thì cũng còn bộc lộ nhiều bất cập, có chính sách chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn, việc dạy nghề chủ yếu còn tập trung ở các đô thị, vùng đồng bằng, vùng trung du; trong khi khu vực nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa chưa được quan tâm đúng mức, đào tạo chưa đáp ứng được so với nhu cầu của LLLĐ ở nông thôn; chất lượng đào tạo nhìn chung còn thấp, quy mô, số lượng đào tạo còn khiêm tốn so với nhu cầu nguồn nhân lực trong quá trình phát triển đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Nam nói riêng. Do vậy, tập trung cho công tác đào tạo nghề cho LĐNT hiện nay càng có ý nghĩa trong bối cảnh cơ cấu lại nền kinh tế, tái cấu trục sản xuất NN trong quá trình hội nhập. Một mặt, việc cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó có ngành NN và kinh tế ở nông thôn, chuyển mạnh sang phát triển các ngành nghề mới, dựa trên nền tảng công nghệ ngày càng hiện đại; với định hướng phát triển NN xuất khẩu nên cần chú trọng đào tạo cho lao động những ngành, nghề chế biến nông sản phẩm xuất khẩu, nhằm đáp ứng được yêu cầu lao
  • 5. 5 động của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn. Mặt khác, cơ cấu lại nền kinh tế làm giảm thiểu các ngành, nghề và sản phẩm có hàm lượng lao động cao; từ đó, làm gia tăng sự dôi dư đội ngũ lao động giản đơn. Đối với Quảng Nam để thực hiện chủ trương này, Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 25/10/2010 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh [49]; tiếp đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 494/QĐ- UBND ngày 15/02/2011 về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 [55]; Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 09/6/2011 về phê duyệt định mức kinh phí dạy nghề cho LĐNT và nhiều văn bản trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đề án. Năm 2016 để tiếp tục triển khai thực hiện Đề án trong giai đoạn đến, HĐND tỉnh có Nghị quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 “Về cơ chế hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020” [27]; Quyết định số 3577/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh “Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020“ [60]. Giai đoạn 2013- 2017 cùng với những thành tựu đạt được trên lĩnh vực KT-XH, thì công tác đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Quảng Nam cũng đạt nhiều kết quả; sau gần 5 năm thực hiện Đề án kể từ 2013 đến 2017: Tỷ lệ qua đào tạo nghề của tỉnh từ 30% năm 2013 đã đạt khoảng 55% vào năm 2017, trong đó đào tạo sơ cấp nghề (có cấp chứng chỉ) từ 3 tháng trở lên đạt 22,5% [38]. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được thì công tác đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế đó là: Với sự phát triển KT-XH của tỉnh thì nhu cầu nguồn nhân lực, lao
  • 6. 6 động, nhất là lao động qua đào tạo nghề rất lớn và ngày càng tăng; tuy nhiên với quy mô đào tạo hiện nay thì các cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng được, quy mô đào tạo hàng năm còn nhỏ, mạng lưới cơ sở dạy nghề còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề còn thiếu, nhiều nghề đào tạo chưa đảm bảo thiết bị tối thiểu theo quy định; đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề còn thiếu cả về số lượng và chất lượng; công tác kết nối giữa các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh để giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo thực hiện chưa tốt; trong đào tạo còn tập trung về mặt số lượng, chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng đào tạo, người học ra trường tay nghề nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng được so với nhu cầu thị trường lao động (cả về tay nghề và ngành nghề đào tạo). Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề chưa được thực hiện tốt, dẫn đến một bộ phận người dân, nông dân chưa nhận thức đúng, đầy đủ về công tác đào tạo nghề; đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác dạy nghề ở các địa phương (huyện, xã) chưa được bố trí đầy đủ và không ổn định, thường xuyên thay đổi nên công tác tham mưu thực hiện còn gặp nhiều khó khăn; một số chính sách mức hỗ trợ cho LĐNT học nghề còn thấp, chưa phù hợp với thực tế, điều kiện cụ thể của các địa phương... Trong thời gian tới để công tác đào tạo nghề cho LĐNT của tỉnh Quảng Nam tiếp có thể tiếp tục triển khai thực hiện, đạt được những kết quả tốt hơn, những câu hỏi đặt ra là: Chính sách đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT ở Quảng Nam trong thời gian tới sẽ như thế nào? Chính sách nào của tỉnh cần tiếp tục duy trì, phát huy; chính sách nào cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện (hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện)? Những chủ trương, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp nào cần phải đặt ra với địa phương trong giai đoạn tới? Xuất phát từ những lý do trên và đòi hỏi bức thiết từ thực tiễn của địa phương, nên tôi mạnh dạn đề xuất đề tài nghiên cứu: “Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”, với
  • 7. 7 mong muốn sẽ góp phần vào việc hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT, nhằm thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, nhất là người dân ở các vùng nông thôn. Bên cạnh đó là việc thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động... góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển KT-XH, thực hiện thành công công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của đất nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng trong những năm tới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Kể từ khi đề án đào tạo nghề cho LĐNT và các văn bản hướng dẫn thực hiện đề án được ban hành, thì công tác đào tạo nghề cho LĐNT được các cấp, các ngành từ TW đến địa phương, nhất là các cấp chính quyền ở địa phương quan tâm; đã có nhiều bài báo, nhiều hội thảo, một số luận án Tiến sỹ, Thạc sỹ bàn về vấn đề đào tạo nghề cho LĐNT, qua đó đã giúp cho chúng ta có cái nhìn đầy đủ và đa chiều hơn về công tác này. Những năm vừa qua đã có các công trình nghiên cứu và nhiều bài viết nhằm tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho LĐNT nói riêng như: “Đào tạo nghề cho LĐNT vùng đồng bằng Sông Hồng trong thời kỳ CNH-HĐH” của tác giả Nguyễn Văn Đại; “Đào tạo nghề cho LĐNT ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Việt Quân; “Một số giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hoà; “Đào tạo nghề phải gắn với doanh nghiệp”, của Thứ trưởng Bộ Lao động-TB&XH Lê Quân (Báo Lao động ngày 28/7/2018); “Có nghề nông dân mới thoát nghèo bền vững”, của Bộ trưởng Bộ Lao động-TB&XH Đào Ngọc Dung (Báo Dân trí ngày 12/4/2018); “Đào tạo nghề cho nông dân thời kỳ hội nhập quốc tế”, của Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động -TB&XH... Những bài báo, công trình nghiên cứu trên đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về thực trạng công tác đào tạo nghề cho LĐNT, thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm, cũng như thực
  • 8. 8 trạng về thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho LĐNT hiện nay. Các bài báo, công trình này hầu hết đã chỉ ra được các tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT như: Công tác đào tạo nghề cho LĐNT ở nước ta vừa qua chưa được quan tâm đúng mức; nhiều cơ quan, bộ ngành, nhiều địa phương và xã hội nhận thức chưa đầy đủ về công tác đào tạo nghề, trong đo có đào tạo nghề cho LĐNT; xem công tác này chỉ là nhiệm vụ nhất thời, giai đoạn, chưa phải là công việc thường xuyên, được tổ chức một cách liên tục và có hệ thống; việc thực hiện còn cầm chừng, chưa có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, các địa phương. Ngoài ra, bản thân người dân và người nông dân nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề dẫn đến thái độ không mặn mà, thậm chí còn thờ ở với công tác này. Công tác tuyên truyền của các cấp, các ngành, các cơ quan thực hiện chưa tốt; công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu về đào tạo còn gặp nhiều khó khăn đã làm cho công tác đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề LĐNT thời gian qua chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, các công trình, bài viết cũng đã nêu lên được thực trạng của chính sách đào tạo nghề cho LĐNT ở nước ta hiện nay, qua đó đề xuất nhiều giải pháp, cách làm nhằm giúp cho chính sách đào tạo nghề cho LĐNT ngày càng hoàn thiện hơn. Các tác giả đều nhất trí cho rằng để hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT ngày càng đi vào thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, cần phải có sự vào cuộc mạnh mẻ của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, nhất là các cấp chính quyền ở địa phương từ tỉnh đến xã và nhu cầu đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của người dân, người nông dân, từ tình hình phát triển KT-XH của đất nước, của từng địa phương và của các doanh nghiệp… thì việc triển khai, tổ chức thực hiện mới có hiệu quả được…
  • 9. 9 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận của chính sách đào tạo nghề cho LĐNT, đề tài đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Quảng Nam một cách toàn diện; qua đó, đề xuất các giải pháp hợp lý, sát thực để hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT ở nước ta hiện nay, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế và một số địa phương trong nước để làm cơ sở cho việc phân tích, đưa ra những đánh giá thực trạng về việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Phân tích, đánh giá các giải pháp thực hiện chính sách đào tạo nghề, trong đó có chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp để tiếp tục thực hiện, hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này tại tỉnh Quảng Nam trong những năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Quảng Nam. Việc thực hiện chính sách đào tạo nghề được xem xét từ góc nhìn công tác xã hội nhằm đánh giá và đề xuất được các giải pháp để thực hiện hiệu quả các chính sách đào tạo nghề cho LĐNT, nhóm đối tượng đang gặp nhiều khó khăn hiện nay tại tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Chủ yếu giai đoạn 2013-2017; tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu có đề cập một số tình hình, kết quả thực hiện giai đoạn 2010-
  • 10. 10 2015, giai đoạn 2016-2020 theo nhiệm kỳ Đại hội Đảng các cấp và chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Nam cũng như của Việt Nam. Về không gian: Nghiên cứu tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được viết dựa trên cơ sở nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác- LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT; trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, công trình khoa học có liên quan đến nội dung của luận văn này. Ngoài ra, luận văn còn được viết dựa trên cơ sở các Nghị quyết, chủ trương, quyết định, các báo cáo tổng kết, điều tra, thống kê, các chính sách... về đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2015, giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau; phương pháp thu thập thông tin được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Các văn kiện, tài liệu, báo cáo, nghị quyết, quyết định... của Đảng và Nhà nước, các bộ, ngành TW; các tài liệu, hồ sơ báo cáo, điều tra, thống kê... của chính quyền địa phương các cấp liên quan đến công tác đào tạo nghề; ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu dựa trên những tài liệu chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng và thực thi chính sách đào tạo nghề, đào tạo nghề cho LĐNT ở nước ta và của tỉnh Quảng Nam; bên cạnh đó, đề tài còn thu thập, tham khảo các tài liệu của các tổ chức, các học giả, tác giả có liên quan đến nội dung của đề tài.
  • 11. 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn nghiên cứu, làm rõ thêm một số vấn đề về lý luận của chính sách đào tạo nghề cho LĐNT từ thực tiễn của tỉnh Quảng Nam; làm rõ thêm một số xu hướng trong đào tạo nghề lao động nông thôn trong cơ chế, điều kiện KT-XH hiện nay của nước ta và của tỉnh Quảng Nam. Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chuyên môn, các sở, ban, ngành liên quan đến việc hoạch định chính sách, chiến lược đào tạo nghề LĐNT tại tỉnh Quảng Nam cũng như vận dụng cho các địa phương khác một cách hợp lý. Đề xuất những định hướng, giải pháp để tiếp tục thực hiện và hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Quảng Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài phân tích, đánh giá, làm rõ thêm một số vấn đề về thực tiễn đặt ra trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề, đào tạo nghề cho LĐNT ở nước ta nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. Luận văn đề xuất được một số định hướng và giải pháp khả thi nhằm giải quyết việc làm cho LĐNT ở Quảng Nam trong những năm tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về chính sách và thể chế chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chương 2: Thực trạng việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Quảng Nam.
  • 12. 12 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH VÀ THỂ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Cơ sở lý luận của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản Theo Điều 5, Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 năm 2006 thì “Đào tạo nghề” được hiểu: “là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học” [34, tr.1]. Như vậy, đào tạo nghề có những đặc trưng cơ bản sau: - Đào tạo nghề bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau, đó là dạy nghề và học nghề. + Dạy nghề: “Là quá trình giáo viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp” [34, tr.1]. + Học nghề: “Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định” [34, tr.1]. + Đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn bao gồm đào tạo nghề mới, đào tạo nghề bổ sung, đào tạo lại nghề. Các hình thức đào tạo nghề gồm có: Hình thức kèm cặp trong sản xuất, hình thức mở các lớp nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hình thức đào tạo tại cơ cơ sở đào tạo nghề tập trung. Sự khác nhau giữa khái niệm “Đào tạo nghề” và “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” là ở đối tượng đào tạo nghề; là những người thuộc lao động
  • 13. 13 ở vùng nông thôn và những điều kiện gắn với quá trình đào tạo nghề đó. Từ sự phân tích trên, ta có thể đưa ra khái niệm: - Đào tạo nghề cho LĐNT: Là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để những người lao động ở nông thôn có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH nông thôn. - Chính sách đào tạo nghề cho LĐNT: Là chính sách của nhà nước các cấp phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề LĐNT, nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu về phát triển KT-XH trong thời kỳ CNH-HĐH, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. 1.1.2. Quan điểm, mục tiêu của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn Đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho LĐNT cũng như chính sách đào tạo nghề cho LĐNT nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH TW Đảng khóa X về “nông nghiệp, nông thôn, nông dân” đã nêu rõ quan điểm, định hướng, mục tiêu của Đảng ta trong chiến lược phát triển đất nước đó là: “…CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH-HĐH hoá đất nước. Một trong những giải pháp và nhiệm vụ quan trọng của Nghị quyết là việc thực hiện đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho LĐNT; với mục tiêu Nghị quyết phấn đấu đến năm 2020 lao động NN còn khoảng 30% trên tổng lao động xã hội, tỉ lệ LĐNT qua đào tạo đạt trên 50%, bảo đảm phát triển hài hòa, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền, giữa thành thị và nông thôn” [3, tr.2]. Để triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động tại Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008; trong đó việc xây dựng CTMT quốc gia về đào tạo nguồn nhân ở nông thôn là một trong những Chương trình quan trọng của Nghị quyết, với mục tiêu: “Tập
  • 14. 14 trung đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, chuyển một bộ phận lao động NN và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của LĐNT tăng lên 2,5 lần so với hiện nay; tập trung xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp để đào tạo con em nông dân có đủ trình độ, năng lực để vào làm việc trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp; đối với bộ phận nông dân còn tiếp tục sản xuất NN thì tiến hành đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng cho họ, để nâng cao trình độ, nắm bắt được kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới; bên cạnh đó tập trung đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, các bộ cơ sở” [14, tr.3]. Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ thể hiện rõ quan điểm “Đào tạo nghề cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các ngành, các cấp và của toàn xã hội nhằm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn, phục vụ cho yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn”; thể hiện các chính sách về đào tạo nghề LĐNT của Nhà nước, là cơ sở để huy động các nguồn lực thực hiện nhằm tăng cường, nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực LĐNT theo mục tiêu đề ra. Với thời gian thực hiện trong 11 năm (2010-2020), mục tiêu của Đề án là: “Dạy nghề cho khoảng 10,6 triệu LĐNT, trong đó hỗ trợ dạy nghề cho 6,54 triệu người theo chính sách của Đề án; bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu LĐNT, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100 ngàn lượt cán bộ, công chức xã; đến năm 2020, lao động ở nông thôn còn khoảng dưới 30% lao động xã hội, tỷ lệ qua đào tạo đạt trên 50%, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 80%”[43]. 1.1.3. Ý nghĩa của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn Chính sách đào tạo nghề cho LĐNT có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển nguồn vốn con người, nguồn nhân lực trong tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đào tạo nghề là một trong những giải pháp đột phá của chiến lược phát triển KT-XH, nhằm đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhanh đội ngũ lao động kỹ thuật trực tiếp, phục
  • 15. 15 vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước. Việc đào tạo nghề cho LĐNT có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần chuyển dịch lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là thực hiện giảm nghèo bền vững, từng bước giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Vì vậy đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nói chung và LĐNT nói riêng có một ý nghĩa rất lớn, là yêu cầu cần thiết và cấp bách, là chính sách hàng đầu trong phát triển KT-XH của nước ta trong thời gian qua cũng như trong giai đoạn đến. 1.1.4. Vấn đề chính sách đào tạo nghề cho LĐNT Chính sách đào tạo nghề cho LĐNT được triển khai nhất quán từ TW đến các địa phương, trên cơ sở các văn bản về chủ trương của Đảng và chính sách cụ thể của nhà nước như: Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của BCH Trung ương Đảng, Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020, Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/6/2010 phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020”; đây là chương trình tổng thể về xây dựng nông thôn mới với các nhiệm vụ, mục tiêu trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng...; trong đó có việc tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động ở vùng nông thôn... [44]. Do đó, vấn đề đào tạo nghề cho LĐNT và chính sách đào tạo nghề cho LĐNT thực hiện những năm vừa qua cũng như trong thời gian đến là hết sức cần thiết, nhằm cụ thể hóa những chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước đã ban hành về nội dung này; bên cạnh đó, xuất phát từ thực trạng LĐNT hiện nay như: - Số lượng nguồn LĐNT chiếm tỷ trọng lớn, nhưng tỷ lệ qua đào tạo còn thấp; chất lượng qua đào tạo chưa cao; thu nhập trong sản xuất NN làm ra
  • 16. 16 của lao động ở nông thôn không đủ bù chi phí bỏ ra; thu nhập bình quân đầu ở nông thôn còn thấp, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn, mức chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn còn cao… - Tình trạng thiếu việc làm ở bộ phận LĐNT, nhất là số thanh niên trong độ tuổi lao động còn phổ biến; hoặc có việc làm nhưng không ổn định; một số hộ nằm trong diện có ruộng, đất bị nhà nước thu hồi được hưởng số tiền đền bù theo chính sách quy định; khi đất sản xuất không còn, cơ hội tìm kiếm việc làm khó khăn, sẽ nảy sinh ra các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, chích... dẫn đến các hệ lụy, tình trạng tiêu cực xã hội ở nông thôn; nên thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm, sẽ góp phần giải quyết được tình trạng này. Theo xu thế phát triển, nông thôn sẽ từng bước được đô thị hóa, các khu đô thị, khu công nghiệp, sản xuất tập trung được hình thành, kéo theo các công ty, doanh nghiệp sản xuất ra đời, với nhu cầu rất lớn về nguồn lao động, mà chủ yếu là lao động giản đơn, tay nghề thấp, thậm chí lao động không đòi hỏi tay nghề kỹ thuật. Do đó, việc ban hành và thực hiện các chiến lược, chính sách đào tạo nghề LĐNT sẽ góp phần tạo ra nguồn lao động có tay nghề phục vụ trong sản xuất công nghiệp, NN, phi NN ngay tại địa phương, cũng như phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá. 1.1.5. Thế chế chính sách đào tạo nghề cho LĐNT Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã hiến định quyền của mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật về quyền lợi và nghĩa vụ; Điều 59 Hiến pháp có ghi: “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn” [28, tr.10]. Đối với công tác đào tạo nghề và tạo việc làm, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định việc thực hiện tốt các chính sách về lao
  • 17. 17 động, việc làm, tiền lương, thu nhập sẽ khuyến khích và phát huy cao nhất năng lực của người lao động; bên cạnh đó cần tăng cường đẩy mạnh đào tạo nghề và tạo việc làm, hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng chính sách, người nghèo, LĐNT và vùng đô thị hóa... Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCH TW Đảng khóa X về “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân” cũng đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020: “... Lao động NN còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ LĐNT qua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%” [3, tr.2]. Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ là chính sách đầy đủ và toàn diện phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề LĐNT trên phạm vi cả nước, với mục tiêu: “Đến năm 2020 sẽ đào tạo hơn 10 triệu lao động nông thôn và tỷ lệ có việc làm qua đạo tạo đạt trên 80%...” [43, tr.2]; đến nay việc thực hiện đề án đã thu được một số kết quả quan trọng. 1.1.6. Nội dung cơ bản của chính sách đào tạo nghề cho LĐNT 1.1.6.1. Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề và nhu cầu học nghề của người lao động Để xác định được nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo và nhu cầu học nghề của người lao động cần phải triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo trong các ngành kinh tế, vùng kinh tế và ở từng địa phương một cách khoa học, đầy đủ; đồng thời với việc nắm thông tin nhu cầu về sử dụng lao động, cần phải khảo sát nhu học nghề của đối tượng, hơn nữa cũng cần khảo sát đặc điểm và thói quen canh tác, sản xuất của người nông dân ở các vùng miền khác nhau để có thể có các hình thức đào tạo phù hợp. 1.1.6.2. Xác định ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn Dựa trên kết quả điều tra nhu cầu sử dụng LĐNT qua đào tạo nghề và nhu cầu của các đối tượng LĐNT học nghề, trên cơ sở phân tích các yếu tố về KT-XH, đặc điểm của LĐNT theo từng vùng miền và từng thời điểm khác
  • 18. 18 nhau để xác định ngành nghề đào tạo cho phù hợp. Xuất phát từ đặc điểm của người nông dân và lao động ở nông thôn nước ta như tính cần cù, chịu khó, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới, giúp ích cho hoạt động của mình..., bên cạnh đó đặc điểm của LĐNT còn có tính manh mún, tập quán làm việc theo cảm tính, ý thức tổ chức kỷ luật không cao, trình độ văn hoá thấp...; để phù hợp với những điều kiện, đặc điểm trên của LĐNT và để công tác tổ chức đào tạo có hiệu qủa thì một số ngành nghề được xác định trong đào tạo LĐNT bao gồm: May công nghiệp; Cơ điện nông thôn; Quản lý điện nông thôn; Lắp đặt điện dân dụng; Kỹ thuật gò, hàn nông thôn; Sửa chữa điện thoại di động; Sửa chữa xe gắn máy; Kỹ thuật trồng trọt; Kỹ thuật chăn nuôi; Sửa chữa và bảo trì tủ lanh điều hoà nhiệt độ; Kỹ thuật sửa chữa ô tô; Kỹ thuật trồng cây cao su; Sửa chữa điện và điện lạnh ô tô; Sửa chữa hệ thống cấp nước gia đình v.v... Đây là những ngành nghề thiết thực, phù hợp với lao động ở nông thôn. Việc lựa chọn ngành nghề đào tạo cho LĐNT là một trong những nội dung quan trọng góp phần thực hiện thành công chính sách đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn. 1.1.6.3. Lựa chọn phương thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn Để nâng cao hiệu quả đào tạo, việc tổ chức các khóa học với hình thức và phương thức khác nhau đối với LĐNT rất quan trọng. Hiện nay trong đào tạo có các phương thức sau: Phương thức đào tạo tập trung tại các cơ sở dạy nghề; mở các lớp nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; đào tạo theo đơn đặt hàng của các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất; đào tạo lưu động tại các địa phương xã, thôn, bản; đào tạo nghề gắn với các vùng chuyên canh, với các làng nghề... Phương thức đào tạo cũng cần phải đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện của từng vùng, miền... như tổ chức đào tạo tập trung tại cơ sở dạy nghề đối với những nông dân chuyển đổi nghề nghiệp (tại trung tâm dạy nghề, các trường trung cấp, cao đẳng, các trường đại học, các cơ sở khác có tham gia dạy nghề); đào tạo nghề lưu động cho nông dân
  • 19. 19 tại cơ sản xuất, tại các địa bàn xã, thôn, bản...; do vậy, lựa chọn phương thức đào tạo nghề cho LĐNT, đáp ứng nhu cầu lao động, việc làm của các nhóm đối tượng học nghề là một trong những nội dung quan trọng trong đào tạo nghề cho LĐNT. 1.1.6.4. Chủ thể chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn Các chủ thể tham gia vào chính sách đào tạo nghề cho LĐNT gồm có: Các cơ quan Đảng, nhà nước, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương (là cơ quan lãnh, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, triển khai…thực hiện chính sách); các cơ sở dạy nghề là chủ thể trực tiếp triển khai thực hiện chính sách; gắn với các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chính sách (đào tạo và giải quyết việc làm sau đào tạo). Do đào tạo nghề cho LĐNT là một đề án, chương trình quốc gia lớn, cho nên các cấp ủy Đảng, chính quyền từ TW đến địa phương đều tham gia, với nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, điều hành, quản lý, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát…Với hình thức tổ chức: UBND các cấp (tỉnh, thành, huyện, thị) thành lập các Ban chỉ đạo gồm các thành viên của các cơ quan liên quan như: Văn phòng UBND, Lao động - TB&XH, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, GD&ĐT, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…; các tổ chức đoàn thể như: Đoàn Thanh niên, Nông dân, Phụ nữ, Ngân hàng Chính sách Xã hội... Các cơ quan, đơn vị này cử người tham gia Ban Chỉ đạo; Ban Chỉ đạo hoạt động, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Người lao động tham gia học nghề là chủ thể chính, là đối tượng trực tiếp tham gia và thụ hưởng chính sách đào tạo nghề của Nhà nước, là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của công tác đào tạo nghề nên trình độ văn hóa, sự hiểu biết, nhận thức, ý thức, tâm lý cá nhân, cá tính… của người lao động đều có ảnh hưởng đến chính sách đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT.
  • 20. 20 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn Chính sách đào tạo nghề cho LĐNT chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, nhưng xem xét trên một số mặt, một số khía cạnh nhất định, thì chính sách này chịu ảnh hưởng của một số yếu tố chính như sau: 1.2.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên các vùng có tác động đến sự phân bố lao động, chất lượng lao động, từ đó sẽ ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề. Điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu tạo ra các đặc điểm con người khác nhau giữa các địa phương, vùng, miền dẫn đến những đặc điểm khác nhau giữa lao động các vùng, miền như lao động thuộc các dân tộc khác nhau, lao động ở các vùng sinh thái khác nhau, lao động ở đồng bằng và miền núi, hải đảo đều có những đặc trưng về tập quán, phương thức sản xuất khác nhau. Khí hậu, thời tiết giữa các vùng khác nhau dẫn đến hệ sinh thái khác nhau, cây trồng, con vật nuôi khác nhau, tạo ra cách thức sản xuất, cách thức canh tác khác nhau của người lao động. Vùng đồng bằng người dân thường giỏi về nghề trồng lúa, người dân ở vùng ven biển thường giỏi nghề thủy sản, người dân vùng miền núi, trung du lại giỏi về nghề trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp… Điều kiện về khí hậu, thời tiết cũng tạo ra tính chất mùa vụ khác nhau dẫn đến công việc và thời gian của lao động làm nghề nông cũng khác nhau. Điều kiện khí hậu, thời tiết làm cho một số vùng thường xuyên gặp bão lụt, dẫn đến sản xuất của người dân hay gặp rủi ro... Tất cả các yếu tố về điều kiện tự nhiên đều ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức, danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn. 1.2.2. Quy mô và chất lượng của lực lượng lao động nông thôn Để chính sách đào tạo nghề cho LĐNT thực hiện đạt hiệu quả, thì ngươi lao động cần phải có trình độ học vấn nhất định. Điều kiện này có sự khác biệt giữa các ngành nghề đào tạo mà người lao động mong muốn học
  • 21. 21 nghề cho bản thân; như đối với đào tạo nghề trong lĩnh vực NN thì điều kiện học vấn của người lao động chỉ cần ở mức tốt nghiệp THCS (chiếm khoảng 64%); nhưng đối với ngành công nghiệp và dịch vụ thì điều kiện về học vấn cao hơn, tối thiểu người lao động phải tốt nghiệp THPT (chiếm khoảng 61%), còn đối với việc làm trong ngành dịch vụ thì đòi hỏi người lao động phải có học vấn cao hơn (gần 80% yêu cầu tối thiểu tốt nghiệp THPT). Quy mô và chất lượng của LLLĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố đào tạo là rất quan trọng và trong thực tế mỗi ngành nghề hoạt động nhu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề của lao động khác nhau; do đó, trong quá trình tư vấn cho người lao động tham gia học nghề cũng cần chú ý đến trình độ, khả năng để người lao động học các nghề nào là phù hợp thì mới phát huy được khả năng, tay nghề sau đào tạo; bên cạnh đó, chính sách đào tạo nghề cho các đối tượng cũng khác nhau thì mới mang lại hiệu quả. 1.2.3. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất trong dạy nghề Đội ngũ nhà giáo có trình độ chuyên môn, có kỹ năng, kinh nghiệm và nhiệt huyết trong dạy nghề, truyền nghề sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trong dạy nghề được xác định là chủ thể trong quá trình dạy nghề, truyền nghề; trong quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị, cơ sở vật chất giảng dạy; trong xây dựng chương trình, giáo trình phục vụ giảng dạy…; do đó, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dạy nghề cũng như sự thành công trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT. Theo chương trình đào tạo nghề, bên cạnh học lý thuyết thì việc thực hành rèn luyện tay nghề và rèn luyện kỹ năng cho người học là chủ yếu (thời gian thực hành chiếm trên 70% chương trình đào tạo) [7]; do đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nhất là vật tư phôi liệu sử dụng trong
  • 22. 22 quá trình thực hành là những yếu tố, điều kiện cần thiết liên quan đến chất lượng đào tạo, liên quan đến việc thực hiện thành công các mục tiêu của chính sách đào tạo nghề đề ra. 1.2.4. Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH ở nước ta có tác động đến việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT trên các mặt sau: - Đối với lĩnh vực NN và phi NN: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nêu: “...Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động;... tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào NN và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút nhiều lao động nông thôn...; cơ cấu lại NN gắn với xây dựng nông thôn mới...” [24, tr.4]. Chủ trương này tác động rất lớn đến việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT, do có sự chuyển đổi nghề nên một bộ phận LĐNT rất lớn cần phải được đào tạo phục vụ cho quá trình đô thị hoá ở nông thôn. Chiến lược dạy nghề cùng lúc phải đáp ứng hai yêu cầu vừa là đào tạo mới, chuyển đổi ngành nghề đối với lao động trước đây họ là nông dân, để cung ứng cho các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đồng thời phải đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao để đáp ứng, tiếp cận các ngành nghề mới xuất hiện áp dụng công nghệ sinh học, các loại giống mới để nâng cao năng suất lao động và phục vụ cho xuất khẩu lao động. - Đối với lĩnh vực công nghiệp: Trong chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011 - 2020 đã nêu: “Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ NN nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu. Từng bước phát triển công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường. Tiếp tục phát triển phù hợp các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nông thôn” [46, tr.3].
  • 23. 23 Chiến lược dạy nghề của Chính phủ đã từng bước làm thay đổi căn bản xu hướng phát triển, từng bước thay đổi cơ cấu lao động ở nông thôn hiện nay; khi sản phẩm công nghiệp do gia công, sử dụng nhiều lao động nông thôn hoặc sản phẩm công nghiệp xuất khẩu thô trong tương lai không phải là ưu thế vì tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh rất thấp trên thị trường thế giới; do vậy, một mặt phải nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, sử dụng nhiều lao động như: chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, giày da, đồ nhựa…, mặt khác đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn. Những ảnh hưởng về công nghiệp như trên sẽ tác động trực tiếp đến công tác đào nghề và chính sách đào tạo nghề cho LĐNT. 1.2.5. Hệ thống cơ chế chính sách Cơ chế chính sách của Nhà nước các cấp là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đào tạo nghề, đến việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo. Các chính sách khuyến khích phát triển hệ thống đào tạo nghề chủ yếu tác động vào các mặt, những nội dung trọng yếu tạo ra khuôn khổ pháp lý, môi trường KT-XH, khuyến khích các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động phát triển dạy nghề. Hệ thống chính sách đồng bộ sẽ là căn cứ, cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức thực hiện thành công chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Do đào tạo nghề cần phải có nguồn lực lớn, hiệu quả kinh tế mang lại phải có thời gian mới thấy được, vì vậy chính sách đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT cần phải có các chính sách đầu tư, xã hội hóa, thu hút các nguồn bên ngoài (ngoài nguồn ngân sách nhà nước) một cách rộng rãi, lâu dài; đồng thời phải có hệ thống văn bản đồng bộ, nhằm tạo hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích đào tạo nghề phát triển. Luật Dạy nghề ra đời năm 2006 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho
  • 24. 24 việc ra đời hàng loạt chính sách mới liên quan đến người lao động nói chung và LĐNT nói riêng; các chính sách liên quan đến công tác dạy nghề, học nghề cũng được hình thành như: Chính sách đối với giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở dạy nghề; Chính sách đối với người học nghề, trong đó có người học nghề thuộc đối tượng LĐNT; các chính sách của Đề án 1956 đến năm 2020; dự án CTMT tiêu quốc gia về dạy nghề và việc làm các giai đoạn; Chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên học nghề... Kết quả của việc thực hiện các chính này trong thời gian qua đã hình thành nên hệ thống cơ sở dạy nghề rộng khắp trên cả nước, với đội ngũ nhà giáo và quản lý dạy nghề tăng lên cả về số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy được đầu tư ngày càng nhiều hơn... Hiện nay, Luật GDNN ra đời (thay thế Luật Dạy nghề năm 2006) và chính thức đi vào thực hiện từ đầu năm 2017 [35], tiếp đó hàng loạt các văn bản hướng dẫn dưới Luật được ban hành, đã tạo ra hành lang, cơ sở pháp lý đồng bộ để triển khai thực hiện công tác GDNN trên cả nước, trong đó có công tác đào tạo nghề cho LĐNT. 1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và các nước trên thế giới trong thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT 1.3.1. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An: Nghệ An là một tỉnh có diện tích tự nhiên 16.487 km2, dân số 3.003.000 người, trong đó LLLĐ từ 15 tuổi trở lên là 1.477.687 người, đa số là lao động khu vực nông thôn với 1.335.473 người, chiếm khoảng 90% LLLĐ của tỉnh (số liệu đến 31/12/2012). Trong quá trình phát triển KT-XH, Nghệ An luôn quan tâm và xác định đào tạo nghề và đào tạo nghề cho LĐNT là một trong những nội dung quan trọng, góp phần tích cực phát triển KT-XH của tỉnh. Từ năm 2006 Nghệ An đã triển khai các chương trình phát triển KT-XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư phát triển các loại hình doanh
  • 25. 25 nghiệp... đạt nhiều kết quả. Để thực hiện, Nghệ An đã triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, trong đó có công tác đào tạo nghề, đào tạo nghề cho LĐNT là một trong những nhiệm vụ quan trọng, được các cấp, các ngành của Nghệ An quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt. Thực hiện chính sách Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, Nghệ An được phê duyệt theo lộ trình từ năm 2010 đến năm 2020 nguồn kinh phí hơn 800 tỷ đồng; thời gian triển khai từ tháng 10/2010 đến nay, tuy chưa lâu nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt từ tỉnh đến huyện, xã, sự vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể nên đã có những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Năm 2010, toàn tỉnh có 66.000 lượt người được đào tạo nghề, trong đó có 5.600 lượt LĐNT được đào tạo theo Đề án 1956. Năm 2011, có 70.000 lượt người tham gia các lớp học nghề; trong đó, kết quả đào tạo nghề theo Đề án 1956 là 7.980 người với 266 lớp (nông nghiệp: 166 lớp với 4.980 người; phi nông nghiệp: 100 lớp với 3.000 người). Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo nghề là 75%. Với cách làm sáng tạo, tổ chức dạy nghề cho nông dân thông qua một số mô hình hiệu quả như nuôi lợn siêu nạc tại xã Thanh Lĩnh, huyện Thanh Chương; Chăn nuôi vịt bầu Quỳ Châu tại huyện Quế Phong; Trồng rau cao sản ở xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu,... Chăn nuôi trâu, bò hàng hóa tại xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương đã giúp các học viên vừa nắm vững được lý thuyết, vừa học tập được kinh nghiệm của các mô hình hiệu quả. Để triển khai đào tạo nghề cho LĐNT, toàn tỉnh đã huy động 48 cơ sở đào tạo nghề bao gồm các trường dạy nghề công lập, các trung tâm dạy nghề của huyện và các cơ sở ngoài công lập. Qua 2 năm thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho LĐNT" theo Đề án 1956, Nghệ An đã thực hiện cơ bản các yêu cầu, nhiệm vụ theo Quyết định của Chính phủ đề ra. Đề án đã góp phần nâng cao chất lượng tay nghề cho LĐNT, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn phục vụ cho CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; tạo việc làm, chuyển đổi nghề, tăng thu
  • 26. 26 nhập cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít tồn tại, khó khăn như: Tỷ lệ chưa qua đào tạo trong LĐNT còn cao, tập trung vào người nghèo, vùng núi cao, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ven biển. Không phải tất cả các lớp mở ra đều thật sự hiệu quả, nhiều người học xong không có điều kiện áp dụng vào thực tế, không có việc làm phù hợp với công việc được đào tạo nên quay lại về với NN và công việc cũ... Việc mở các lớp và vận động người dân theo học cũng gặp không ít khó khăn do thị trường việc làm chưa phát triển, thu nhập của lao động có nghề không góp phần ổn định được cuộc sống khiến cho công tác đào tạo nghề chưa thu hút được sự tham gia rộng rãi của người lao động, chưa giúp được các hộ gia đình thoát nghèo bền vững... [9]. 1.3.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới - Kinh nghiệm của Na Uy: Na Uy được xem là quốc gia sở hữu nhiều mô hình dạy nghề tiên tiến trên thế giới, lại giàu kinh nghiệm trong việc quản lý hệ thống dạy nghề, trong đó có dạy nghề cho lao động làm nông nghiệp, chính vì vậy trong nhiều năm qua chất lượng đào tạo nghề tại quốc gia này liên tục tăng cao, đáp ứng hiệu quả yêu cầu hội nhập và phát triển. Hệ thống giáo dục - dạy nghề của Na Uy đang sử dụng mô hình 2+2, tức là 2 năm học ở trường và 2 năm học thực tế tại nhà máy hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên theo hướng linh hoạt hơn, việc thực tập không nhất thiết phải là 2 năm cuối cùng mà do doanh nghiệp và nhà trường lập kế hoạch đan xen trong quá trình 4 năm học. Ngoài ra, dựa trên mô hình chung này, các tổ chức đào tạo nghề Na Uy đã thiết lập và xây dựng thêm nhiều mô hình biến thể linh hoạt và uyển chuyển như "mô hình 1+3" (1 năm học tại trường và 3 năm học nghề), "mô hình 0+4" (cả 4 năm đều học nghề); qua đó mang lại hiệu quả cao trong công tác đạo tạo và dạy nghề tại quốc gia này. Theo thống kê, hiện có gần 90% thanh niên Na Uy vào học trường nghề khi bước qua 15 - 16 tuổi. Sau khi học nghề xong, học sinh có thể tiếp tục học đại học (với việc học bổ sung một số môn khoa học chung như toán, vật lý, địa lý...) [29].
  • 27. 27 - Kinh nghiệm của Malaysia: Malaysia đang phấn đấu để trở thành một quốc gia phát triển bền vững vào năm 2020 với cơ cấu lao động công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng khoảng 70%. Để đạt mục tiêu này Malaysia đưa kế hoạch phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng trong mọi kế hoạch phát triển chính yếu của đất nước. Các kế hoạch phát triển giai đoạn 5 năm, Đề cương triển vọng, Kế hoạch tổng thể công nghiệp đều chứa đựng các chính sách, các chiến lược và các chương trình về phát triển nguồn nhân lực. Ngay từ năm 1996, Chính phủ Malaysia đã ban hành Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực lần VII (gọi tắt là RM7). Chính phủ Malaysia tập trung nỗ lực mở rộng nguồn cung LĐNT lành nghề thông qua tăng số lượng tuyển sinh vào các trường đào tạo nghề và trường trung học kỹ thuật, tập trung phát triển các nghề trong lĩnh vực công nghệ cao; đồng thời mở các trường dạy nghề ở khu vực nông thôn để chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động ở nông thôn. Lao động nông thôn đến học trong các trường nghề được Chính phủ hỗ trợ nơi ăn, ở và hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo. Chất lượng của lực lượng lao động có thể được nâng cao thông qua đào tạo và đào tạo lại. Trong kế hoạch RM7, ưu tiên cho việc tăng năng lực đối với đào tạo kỹ năng trong các khoá học về kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Chú trọng việc tăng cường cải thiện chất lượng đào tạo và đưa vào chương trình đào tạo những kỹ năng mới cũng như mở rộng các khoá đào tạo bậc cao. Khu vực tư nhân được tham gia mạnh vào trong đào tạo kỹ năng đã được bổ trợ và tiếp sức cho những nỗ lực của chính phủ trong việc tăng số lượng lao động lành nghề qua đào tạo. Chính phủ khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp các khoá học liên quan đến khoa học và công nghệ, tham gia đầu tư lĩnh vực GDNN... [29]. Tóm lại, qua kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và một số nước trên thế giới có thể thấy công tác đào tạo nghề luôn được Chính phủ các nước quan tâm đặc biệt với vai trò là một nhân tố quan trọng trong Chiến
  • 28. 28 lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Qua đó, Việt Nam có thể nghiên cứu vận dụng một cách hợp lý những bài học kinh nghiệm sau: - Phát triển nguồn nhân lực phải nhất quán từ khâu đào tạo, sử dụng sau đào tạo và thường xuyên quan tâm công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đảm bảo cân bằng cung cầu lao động trên thị trường giữa các ngành kinh tế cũng như theo vùng địa lý. - Chính phủ các nước thường có các chính sách nhất quán và đồng bộ về phát triển đào tạo nghề, lồng ghép trong Chiến lược phát triển nguồn nhân lực; đồng thời, Chính phủ giao các cơ quan quản lý xác định và thiết lập hệ thống tiêu chuẩn để quản lý thống nhất chất lượng đào tạo trên phạm vi cả nước tương ứng với hệ thống bằng cấp, chứng chỉ nghề. Việc quy hoạch phát triển dạy nghề được thực hiện trên cơ sở tầm nhìn xa về xu hướng phát triển KT-XH, trong đó chú ý đến việc ảnh hưởng các thành tựu khoa học và công nghệ, để từ đó có chiến lược đáp ứng về nhân lực. - Phân cấp việc quản lý nhà nước về đào tạo nghề theo ngành dọc và theo vùng địa lý để đảm bảo tính chủ động của các cơ quan quản lý, đồng thời tạo sự linh hoạt cho hoạt động đào tạo nghề tại các vùng địa phương theo quy hoạch tổng thể trong cả nước. - Đào tạo nghề được phát triển đa dạng và vai trò của đối tác xã hội được chú trọng; đồng thời phát huy tính chủ động của cá nhân trong một xã hội học tập suốt đời; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo với thực hành tại nơi sử dụng lao động, gắn kết chặt chẽ giữa “học” và “hành”, đào tạo theo địa chỉ, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của nơi sử dụng lao động. - Thực tế cho thấy những nơi nào có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị; có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong tổ chức, triển khai thực hiện thì ở nơi đó các chính sách, hoạt
  • 29. 29 động đào tạo nghề được triển khai có hiệu quả. - Công tác tuyên truyền, tư vấn, quảng bá học nghề, hướng nghiệp phải đi trước một bước; người làm công tác tuyên truyền phải am hiểu chính sách, nắm bắt đầy đủ thông tin, trong đó có các thông tin liên quan về ngành nghề đào tạo, chính sách về chế độ học nghề của nhà nước, về giải quyết việc làm sau đào tạo... - Công tác giám sát, kiểm tra hoạt động đào tạo nghề, đào tạo nghề cho LĐNT phải được thực hiện thường xuyên ở tất cả các “khâu”, các nội dung và ở tất cả các cấp. - Phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền các cấp; giữa các công ty, doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề; giữa công ty, doanh nghiệp và người học nghề từ khâu xác định nhu cầu đào tạo (đầu vào), tổ chức đào tạo, đến giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm (đầu ra). - Quan tâm đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội hóa, nhằm huy động nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề, đào tạo nghề cho LĐNT. Thực hiện mô hình công - tư kết hợp một cách phù hợp để xã hội hóa và phát huy được nguồn lực xã hội, đẩy mạnh công tác dạy nghề nói chung và dạy nghề cho LĐNT nói riêng. Tiểu kết Chương 1 Chương 1 của luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề, chính sách đào tạo nghề cho LĐNT; qua đó, luận văn đã trình bày các khái niệm có liên quan đến dạy nghề, dạy nghề cho LĐNT; các quan điểm, mục tiêu, đặc điểm và đặc trưng của công tác đào tạo nghề; các chủ thể, thể chế của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; các nội dung, hình thức đào tạo nghề; ý nghĩa của chính sách đào tạo nghề cho LĐNT; các nhân tố ảnh hưởng và nhất là kinh nghiệm trong nước và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về đào tạo nghề, đào tạo nghề cho LĐNT. Nội dung nghiên cứu ở Chương 1 sẽ là cơ sở cần thiết cho việc khảo
  • 30. 30 sát, nghiên cứu thực trạng tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông từ thực tiễn của tỉnh Quảng Nam sẽ được trình bày trong Chương 2 tiếp theo.
  • 31. 31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình KT-XH của tỉnh Quảng Nam Quảng Nam là tỉnh ven biển miền Trung, phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 126 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và Nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi. Địa hình của Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: Vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ; môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển. Diện tích tự nhiên của tỉnh khoảng 10.575 km2, có tổng số 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 15 huyện, 01 thị xã và 02 TP trực thuộc tỉnh là Tam Kỳ và Hội An; trong đó có 9 huyện miền núi là Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước và Nông Sơn. Tính đến đầu năm 2017, dân số của tỉnh vào khoảng 1.490.890 người, với mật độ dân số trung bình khoảng 139 người/km2; Quảng Nam có 19 dân tộc thiểu số với khoảng 120.000 người sinh sống, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi phía tây của tỉnh như Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My…, chiếm khoảng 8% dân số toàn tỉnh (Sơ đồ 2.1).
  • 32. 32 Sơ đồ 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam Những năm vừa qua, Quảng Nam có mức độ tăng trưởng kinh tế khá cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp; sự chuyển dịch này đã tác động làm tăng nhu cầu LLLĐ phục vụ, đồng thời tăng nhu cầu đào tạo nghề cho LLLĐ trong NN, nông thôn của tỉnh. Giai đoạn 2011-2015, giá trị tổng sản phẩm tăng bình quân hàng năm gần 11,5%; tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GRDP tăng từ 78,6% năm 2011 lên 84% năm 2015; thu nội địa tăng bình quân 18%/năm để đạt con số hơn 6.350 tỷ đồng vào năm 2015; đây là dấu hiệu tích cực về tình hình phát triển KT-XH Quảng Nam trong vòng 5 năm qua... [59]. Năm 2017 tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 45,8% tăng 3,58%; dịch vụ chiếm 42,03 tăng 1,96%; nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 15,2% giảm 5,21% [48]. Với việc phát triển, hình thành các khu, cụm công nghiệp, đặc biệt là Khu kinh tế mở Chu Lai, đã từng bước thực hiện mục tiêu đưa Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 [20]. Quá trình công nghiệp hóa, đô
  • 33. 33 thị hóa sẽ đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nhất là lao động ở nông thôn; công tác đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có đào tạo nghề được tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết hơn bao giờ hết. 2.2. Thực trạng về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2.2.1. Thực trạng về lực lượng lao động nông thôn 2.2.1.1.Thực trạng về qui mô lao động nông thôn Dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực, dân số đông đã bổ sung vào LLLĐ hàng năm của tỉnh với số lượng đáng kể; năm 2017 LLLĐ của Quảng Nam có là 887.000 người, tăng hơn 84.116 người so với năm 2013, đây là lợi thế lớn về lao động trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh, nhưng đồng thời cũng là thách lớn về chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho LLLĐ này. Quảng Nam có trên 80% dân số sinh sống ở vùng nông thôn, cao hơn so với mặt bằng chung cả nước (cả nước là 65,4%); LLLĐ dồi dào, với trên 887.000 người (chiếm 62% dân số toàn tỉnh), trong đó lao động ngành NN chiếm 60,67%, ngành công nghiệp và xây dựng là 17,55% và ngành du lịch, dịch vụ là 20,9% [15]. Theo điều tra lao động - việc làm hàng năm của Sở Lao động- TB&XH, nhóm LĐNT thường được xác định (nhóm từ đủ tuổi 15 tuổi đến 34) năm 2016 là 392.354 người, chiếm tỷ lệ khoảng 72,9% dân số LĐNT; điều này cho thấy, cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động, đặt biệt là lao động trẻ ở nông thôn của tỉnh Quảng Nam rất dồi dào [15]. 2.2.1.2. Thực trạng về trình độ học vấn lao động nông thôn Theo số liệu điều của ngành Lao động - TB&XH thì LLLĐ trong ngành NN toàn tỉnh đến tháng 11 năm 2017 có khoảng 538.142 người, trong đó nhóm lao động nông thôn trẻ, trong độ tuổi có 392.305 người, chiếm 72,9% trên tổng LLLĐ nông thôn. Về trình độ học vấn: Có 190.209 người đã tốt
  • 34. 34 nghiệp THPT, chiếm khoản 48,4%; 150.269 người đã tốt nghiệp THCS, chiếm khoảng 38,3%; 46.965 người đã tốt nghiệp Tiểu học, chiếm khoảng 11,9%; 4.911 người chưa tốt nghiệp Tiểu học, chiếm khoảng 1,25% (Bảng 2.2): Bảng 2.2. Trình độ học vấn LĐNT tại các địa phương trong tỉnh ĐVT: Người TT Huyện, thị, thành Trình độ học vấn Chưa TN Tiểu học Đã TN Tiểu học Đã TN THCS Đã TN THPT 1 Núi Thành 450 3.994 16.429 17.860 2 Tam Kỳ 201 1.551 8.826 17.294 3 Phú Ninh 319 2.202 9.476 11.198 4 Thăng Bình 450 4.418 20.028 22.655 5 Quế Sơn 324 2.429 9.083 12.968 6 Duy Xuyên 486 4.030 12.087 15.379 7 Điện Bàn 642 4.782 21.833 27.380 8 Đại Lộc 707 4.112 15.997 20.568 9 Hội An 247 3.078 8.274 13.449 10 Tây Giang 653 1.698 1.246 2.241 11 Đông Giang 748 2.402 1.487 3.043 12 Nam Giang 409 1.667 2.558 2.857 13 Phước Sơn 720 2.152 1.768 2.866 14 Hiệp Đức 314 1.978 4.701 4.911 15 Tiên Phước 349 2.778 9.354 9.180 16 Bắc Trà My 467 3.015 3.739 4.459 17 Nam Trà My 300 2.510 2.028 2.376 18 Nông Sơn 226 1.497 3.975 3.935 Tổng cộng 4.911 46.965 150.269 190.209 Nguồn: Khảo sát, điều tra của Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam tháng11 năm 2017
  • 35. 35 2.2.1.3. Thực trạng về trình độ chuyên môn kỹ thuật của LĐNT Theo số liệu điều tra hàng năm của Sở Lao động-TB&XH tỉnh [36], nếu như năm 2013, đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của Quảng Nam vào khoản 45.500 người, chiếm 11,5% so với số LĐNT trong độ tuổi, thì đến 2017 tăng lên 98.088 người, chiếm khoảng 25% so với số LĐNT trong độ tuổi. Qua kết quả điều tra các năm, nhóm lao động ly hương chiếm đa số là lao động ở nông thôn đã qua đào tạo dưới các hình thức khác nhau và nhóm công nhân, lao động có tay nghề nhưng chưa được các cơ sở đào tạo kiểm tra công nhận cấp chứng chỉ, nên ở đây có thể thống nhất xem các nhóm lao động này thuộc lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. (Bảng 2.2): Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LĐNT giai đoạn 2013 - 2017 ĐVT: Người / % Năm Tổng số LĐ có trình độ CMKT Trong đó CN kỹ thuật không bằng/ chứng chỉ Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng Đại học TN ly hương SL % SL % SL % SL % SL % 2013 45.500 8.820 19,3 10.393 16,8 6.386 14 16.096 35,3 5.276 13,2 2017 98.088 18.154 20,7 18.845 20,7 20.439 20,8 22.828 23,2 7.513 15,1 Nguồn: Số liệu điều tra LĐ-VL năm 2013 và 2017 của Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam. 2.2.2. Thực trạng công tác đào tạo nghề và đào tạo nghề cho LĐNT Trong những năm qua, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của TW (CTMT quốc gia về GD&ĐT, CTMT quốc gia giảm nghèo...), nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác, tỉnh Quảng Nam đã tập trung triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có đào tạo nghề và đào tạo nghề cho LĐNT, với ba cấp trình độ: Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng. Giai đoạn 2013-2017, tổng số LĐNT được học nghề là 128.239 người, trong đó số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956 là 78.856 người [38, tr.3].
  • 36. 36 Bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển mạnh; phần lớn lao động thuộc diện mất đất sản xuất đã được đào tạo chuyển đổi nghề; nhiều mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đã được thực hiện rất hiệu quả, tất cả các học viên tốt nghiệp các khoá đào tạo nghề này đều được giải quyết việc làm hoặc tự tạo được việc làm, góp phần tích cực trong việc ổn định cuộc sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực (giảm tỷ lệ lao động NN, tăng tỷ lệ lao động phi NN, dịch vụ). Hệ thống cơ sở dạy nghề của tỉnh đã phát triển nhanh, rộng khắp, phù hợp với quy hoạch được phê duyệt, đến nay toàn tỉnh có 42 cơ sở dạy nghề. Các cơ sở dạy nghề được phân bố theo cơ cấu khu vực (trung tâm, đồng bằng, miền núi…), cơ bản tạo được thuận lợi cho người lao động tham gia học nghề và thuận lợi cho việc cung ứng nguồn lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề của các cơ sở dạy nghề được tăng cường đầu tư hằng năm, đặc biệt là 4 cơ sở dạy nghề công lập của tỉnh, gồm: Trường Cao đẳng Công nghệ Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề Bắc Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề Nam Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc - Miền núi Quảng Nam, được tập trung đầu tư từ nguồn vốn CTMT quốc gia và nguồn ngân sách tỉnh; đến nay các cơ sở này cơ bản đủ điều kiện, năng lực để dạy nghề các trình độ theo quy định. Trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm, tăng cường đầu tư cho công tác dạy nghề, trong đó tập trung đầu tư về cơ sở vật chất; trang thiết bị dạy nghề; đầu tư xây dựng, biên soạn chương trình, giáo trình dạy nghề và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề... Giai đoạn 2013-2017, tổng kinh phí đã đầu tư là 197,082 tỷ đồng, trong đó: - Từ nguồn ngân sách TW là 100,4 tỷ đồng để đầu tư các nội dung: Cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề 52,9 tỷ đồng; mua sắm trang thiết bị dạy nghề 40,5 tỷ đồng; xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề 02 tỷ đồng và
  • 37. 37 đào tạo bồi dưỡng giáo viên, giảng viên dạy nghề 5 tỷ đồng. - Từ nguồn ngân sách tỉnh là 96,841 tỷ đồng để đầu tư các nội dung: Cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề 20,9 tỷ đồng, mua sắm trang thiết bị dạy nghề 10 tỷ đồng, chi hoạt động thường xuyên và chi phí phục vụ đào tạo nghề là 65,941 tỷ đồng [40]. Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa trong công tác đào tạo nghề đã đạt kết quả nhất định: Đã huy động được các cá nhân và doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề; toàn tỉnh có 16/42 cơ sở dạy nghề thuộc loại hình tư thục, trong đó có: Trường Cao đẳng nghề Chu Lai - Trường Hải, Trường Cao đẳng nghề Tư thục Phương Đông, Trường Trung cấp nghề Tư thục ASEAN, các Trung tâm dạy nghề Tư thục...; đồng thời tỉnh cũng đã huy động được một số tổ chức quốc tế hỗ trợ đầu tư, tài trợ cho công tác dạy nghề của tỉnh, như: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam; Trung tâm giao lưu kỹ thuật hàn Nhật - Việt; Tổ chức Plan (tổ chức nhân đạo quốc tế) tại Việt Nam; Chính phủ Hàn Quốc, Văn phòng Hợp tác Phát triển Italia... - Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề của tỉnh đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng; tổng số cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề của tỉnh hiện nay là 1.434 người (tăng 561 người so với năm 2013), trong đó tổng số giáo viên, giảng viên dạy nghề là 987 người (tăng 410 người so với năm 2013). Số giáo viên dạy nghề đạt chuẩn chiếm 84,2%, trong đó có 217 giảng viên, giáo viên có trình độ sau đại học (chiếm khoảng 22% so với tổng số giáo viên, giảng viên) [40]. - Quy mô tuyển sinh dạy nghề đã tăng nhanh qua từng năm; quy mô tuyển sinh dạy nghề của tỉnh năm 2017 đạt 32.850 người (tăng 1,83 lần so với năm 2013); tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh năm 2017 đạt 55%, tăng hơn 1,8 lần so với tỷ lệ đạt được của năm 2013 [40]. 2.2.3. Thực trạng triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề LĐNT
  • 38. 38 Để triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại địa phương, Tỉnh uỷ Quảng Nam đã ban hành Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 25/10/2010 về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh”, sau đó UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 15/02/2011 về “Phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020”. Việc Tỉnh ủy ban hành chỉ thị tăng cường công tác lãnh đạo, UBND tỉnh ban hành Quyết định triển khai là thể hiện sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện chủ trương của TW trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bản tỉnh, nhằm huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện Đề án. 2.2.3.1. Xác định nhu cầu lao động qua đào tạo nghề của tỉnh Theo số liệu của Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư Quảng Nam, hiện nay ngoài Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh còn có 10 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch hơn 4.734 ha, thu hút 4.700 doanh nghiệp, với 202 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký gần 2 tỷ USD và gần 3.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 47.238 người. Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn cũng đã ghi nhận 150 dự án đã thực hiện đầu tư với tổng vốn hơn 5.800 tỷ đồng, tạo việc làm cho 26.130 người…; hàng năm các doanh nghiệp đóng góp gần 90% nguồn thu ngân sách của tỉnh. Theo quy mô các dự án đầu tư được phê duyệt, đến năm 2020 thì số lao động cần để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh theo dự án nâng lên trên 70.000 lao động [48]. Bên cạnh đó, theo quy hoạch mạng lưới làng nghề trên địa bàn tỉnh có 61 làng nghề được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là làng nghề truyền thống; cho đến nay có 30 làng nghề đang hoạt động có hiệu quả; các làng
  • 39. 39 nghề truyền thống còn lại đều có tiềm năng phát triển gắn với các điểm, tuyến du lịch tại các huyện, thị, thành phố như: Làng nghề gốm Thanh Hà; Làng nghề mộc Kim Bồng (TP Hội An); Làng nghề rau Trà Quế (TP Hội An); Làng nghề Đèn lồng (TP Hội An); Làng nghề đúc đồng Phước Kiều (huyện Điện Bàn); Làng nghề chiếu chẻ Triêm Tây (huyện Điện Bàn); Làng nghề chiếu cói Bàn Thạch (TP Tam Kỳ); Làng nghề dệt vải Mã Châu (huyện Duy Xuyên); Làng nghề mộc Văn Hà (Phú Ninh)... Các làng nghề, làng nghề truyền thống của tỉnh đang sử dụng trên 2.000 lao động các loại; theo quy hoạch phát triển, đến năm 2020 nhu cầu lao động phục vụ các làng nghề trên địa bàn tỉnh lên đến 4.500 lao động [38]. Theo số liệu thống kế lao động-việc làm năm 2013 tổng cầu lao động trên địa bàn tỉnh vào khoảng 25.500 lao động, trong đó cầu về lao động qua đào tạo nghề chiếm khoảng 12.150 người, chiếm 47,6%, thì đến năm 2017 tổng cầu lao động tăng lên 55.320 người, trong đó cầu về lao động qua đào tạo nghề chiếm khoảng 38.650 người, chiếm khoảng 70%. Như vậy tổng cầu lao động năm 2017 tăng gấp hơn 1,5 lần so vơi năm 2013, riêng cầu về lao động qua đào tạo nghề số lượng tăng hơn gấp 2,3 lần so với năm 2013. Tuy nhiên, cơ cấu giữa các trình đạo tạo còn bất cập, số lượng đào tạo hệ Trung cấp, Cao đẳng nghề còn thấp (chiếm khoảng 25% trên tổng số lao động được đào tạo), khoảng 75% là đào tạo trình độ sơ cấp, ngắn hạn; trình độ kỹ năng của lao động được đào tạo hầu hết chưa đáp ứng được so với thiết bị, công nghệ mới sử dụng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp [38]. Qua phân tích trên cho thấy trong những năm đến nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển KT-XH của tỉnh là rất lớn, cả về số lượng và trình độ chuyên môn kỹ thuật; nên đòi hỏi các cấp chính quyền của tỉnh Quảng Nam phải tập trung công tác đào tạo nghề cho lao động, đặc biệt là khu vực NN, nông thôn. 2.2.3.2.Kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh
  • 40. 40 Trên cơ sở chính sách của Đề án 1956, Quyết định số 494/QĐ - UBND ngày 15/02/2011 của UBND tỉnh; liên sở: Lao động - TB&XH - NN và Phát triển nông thôn - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành hướng dẫn Liên ngành số 1521/HD-LN ngày 30/11/2012 (sau đó được thay thế bởi văn bản Liên ngành số 1056/HD-LN ngày 18/8/2014), quy định cụ thể về các chính sách, chế độ, mức hỗ trợ... công tác đào tạo nghề cho LĐNT áp dụng trên địa bàn tỉnh [31]. Bên cạnh đó, để có cơ chế khuyến khích một số ngành nghề sử dụng nhiều LĐNT phát triển, tỉnh đã ban hành Quyết định số 07/2013/QĐ- UBND ngày 07/5/2013 về ban hành Quy định hỗ trợ, khuyến khích đầu tư ngành dệt may, da giày, mây tre lá trên địa bàn nông thôn, miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2016. Kết quả thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh được thể hiện cụ thể như sau: * Chính sách đối với lao động nông thôn học nghề Thời gian qua tổng số LĐNT được học nghề trên địa bàn tỉnh là 128.239 người; trong đó số LĐNT được hỗ trợ học nghề theo chính sách đào tạo nghề cho LĐNT là 56.161 người, được phân chia ra từng đối tượng như sau: - Đối tượng 1 là số LĐNT thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác: Mức hỗ trợ chi phí học nghề tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng tại địa phương với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên; số lượng này có 28.856 người, bao gồm: Lao động thuộc hộ gia đình có công với cách mạng: 927 người; lao động người dân tộc thiểu số: 4.343 người, lao động là người nghèo: 9.225 người; lao động là người mất đất sản xuất: 1.335 người; lao động là người khuyết tật: 276 người; lao động
  • 41. 41 thuộc đối tượng khác: 3.769 người. Tổng số LĐNT được hỗ trợ học nghề đã hoàn thành khóa đào tạo nghề là 28.115 người, trong đó có 21.635 người LĐNT có việc làm sau học nghề (chiếm 75,57%) thông qua nhiều hình thức: Được doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng: 6.220 người; tự tạo việc làm mới hoặc vẫn làm theo việc cũ nhưng đạt năng suất cao hơn: 10.642 người; thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp: 5 người. Số lao động có thu nhập khá sau khi tham gia học nghề là 772 người [38, tr.3]. - Đối tượng 2 là số LĐNT thuộc diện hộ cận nghèo có mức thu nhập tối đa bằng 150% mức thu nhập của hộ nghèo. Số này được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp và đào tạo nghề có thời gian dưới 3 tháng) với mức cao nhất 2,5 triệu đồng/người/khóa (hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và theo thời gian tham gia học thực tế). Tổng số lượng đối tượng này là 2.855 người. [38, tr.3]. - Đối tượng 3 là các lao động thuộc diện đối tượng khác ở nông thôn. Số này được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp và đào tạo nghề có thời gian dưới 3 tháng), với mức cao nhất không quá 02 triệu đồng/người/khóa học (hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và theo thời gian tham gia học thực tế). Tổng số lượng đối tượng này là 24.450 người [38, tr.4]. Ngoài ra, LĐNT học nghề được Nhà nước cho vay tiền để học theo quy định; sau khi học nghề làm việc ổn định ở nông thôn được hỗ trợ 100% tiền lãi suất với khoản vay của ngân hàng để học nghề. Sau khi học nghề được vay nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc CTMT quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm cho mình. * Chính sách phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề Để nâng cao chất lượng cho đội ngũ CB,CC,VC của tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thực hiện tốt các chức trách, nhiệm được giao, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 37/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 “Ban hành quy định về
  • 42. 42 cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng CB,CC,VC tỉnh Quảng Nam”để thực hiện Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh Quảng Nam “....về một số chính sách xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC,VC tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020”. - Về thực hiện cơ chế, chính sách chung của tỉnh đối vơi người được cử đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ: + Hỗ trợ sinh hoạt phí: Học tập và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (theo đúng đối tượng quy định) được hỗ trợ 300.000đồng/người/tháng trong thời gian tập trung học tập; ngoài ra nếu CB,CC,VC là người dân tộc thiểu số thì được hỗ trợ thêm 100.000đồng/người/tháng; nếu CB,CC,VC là nữ thì được hỗ trợ thêm 100.000đồng/ người/tháng; nếu là nữ trong thời gian đi học phải nuôi con nhỏ dưới 25 tháng tuổi thì được hỗ trợ thêm 300.000đồng/người/tháng. Nếu đi học lý luận chính trị như: Cử nhân, cao cấp, trung cấp hệ tập trung thì ngoài chế độ hỗ trợ theo quy định của Trung ương còn được tỉnh hỗ trợ bằng 0,5 lần mức lương tối thiểu chung/người/tháng. Ngoài ra, các đối tượng là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì được hỗ trợ thêm 0,2 lần mức lương tối thiểu chung/người/tháng; nếu là nữ đang nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi thì được hỗ trợ thêm 0,3 lần mức lương tối thiểu chung/người/tháng. Chi hỗ trợ cho một người trong một năm học tối đa không quá 10 tháng tập trung học tập. + Hỗ trợ tiền học phí: Đi học tập và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (theo đúng đối tượng quy định) được thanh toán 50% đến 70% tiền học phí (tùy theo đối tượng quy định); là người dân tộc thiểu số thì được thanh toán 100% tiền học phí. Nếu đi học lý luận chính trị: Theo đúng đối tượng quy định được thanh toán 100% tiền học phí. Ngoài ra các đối tượng đi học còn được thanh toán chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập, thanh toán tiền chỗ nghỉ cho CB,CC,VC trong những ngày tập trung học tập. - Về cơ chế, chính sách đào tạo sau đại học: Hỗ trợ cho các đối tượng
  • 43. 43 theo quy định, cụ thể: Nếu là nghiên cứu sinh Tiến sĩ thì hỗ trợ sinh hoạt phí mức 800.000 đồng/người/tháng; thanh toán tối đa 03 năm, mỗi năm 10 tháng; hỗ trợ tiền làm và bảo vệ luận án tốt nghiệp 15.000.000 đồng/người. Nếu học thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa II: Mức hỗ trợ sinh hoạt phí 600.000đồng/người/tháng; thanh toán tối đa 02 năm, mỗi năm 10 tháng; hỗ trợ tiền làm và bảo vệ luận văn tốt nghiệp 7.000.000đồng/người. Nếu học bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa I: Mức hỗ trợ sinh hoạt phí 500.000đồng/người/ tháng; thanh toán tối đa 02 năm, mỗi năm học 10 tháng; hỗ trợ tiền làm và bảo vệ luận văn tốt nghiệp 5.000.000đồng/người; thanh toán từ 50% đến 100% tiền học phí (tùy đối tượng quy định [57]. - Về kết quả thực hiện chính sách đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý dạy nghề trong giai đoạn qua [38, tr.4]. + Có tổng số 1.308 người được đào tạo, bồi dưỡng; trong đó: bồi dưỡng kỹ năng nghề: 204 người; bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề: 106 người; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý: 998 lượt người. + Đào tạo sau Đại học: Tiến sỹ được 03 người, Thạc sỹ được 30 người. + Đội ngũ giáo viên dạy nghề trong các cơ sở dạy nghề được đào tạo cơ bản về kiến thức, kỹ năng sư phạm dạy nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng, kỹ năng nghề bậc 3/7, bậc 4/7 hoặc cao hơn; cơ bản đã đáp ứng yêu cầu giảng dạy và về lý thuyết và thực hành cho các trình độ nghề. + Đã có 16/18 huyện, TP của tỉnh bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác đào tạo nghề tại phòng Lao động - TB&XH; 2 huyện còn lại bố trí cán bộ kiêm nhiệm. Cán bộ ở các cấp làm công tác quản lý, theo dõi, tư vấn chọn nghề, hỗ trợ tìm việc làm... cho LĐNT được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ với tổng số 575 lượt người.
  • 44. 44 * Chính sách đối với các cơ sở dạy nghề: - Chính sách đầu tư: Trong thời gian qua các cơ sở dạy nghề công lập trên địa bàn được UBND tỉnh hỗ trợ đầu tư phát triển từ nguồn kinh phí CTMT quốc gia và nguồn ngân sách tỉnh, gồm: 01 trường cao đẳng, 03 trường trung cấp, 02 trung tâm dạy nghề cấp huyện, 02 trung tâm GDTX - hướng nghiệp và dạy nghề, với nội dung đầu tư: Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, phòng học, xưởng thực hành, các công trình phụ trợ, phục vụ khác như: Ký túc xá sinh viên, nhà đa năng, nhà ăn sinh viên, nhà giữ xe sinh viên...; các trang thiết bị dạy nghề; xây dựng, biên soạn, chỉnh sửa chương trình, giáo trình dạy nghề; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý dạy nghề; kinh phí phục vụ công tác đào tạo nghề; các khoản chi phí khác cho cơ sở dạy nghề... Tổng kinh phí thực hiện đầu tư cho các cơ sở này giai đoạn qua là 197,082 tỷ đồng; ngoài ra, đã đầu tư xây dựng trụ sở, phòng học, nhà xưởng cho 4 trung tâm dạy nghề tại 4 huyện nghèo của tỉnh theo Nghị quyết 30a của Chính phủ với tổng kinh phí trên 70,5 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện nay, tỉnh Quảng Nam đã có tổng số 42 cơ sở dạy nghề, gồm 03 trường cao đẳng nghề, 04 trường trung cấp nghề, 14 trung tâm dạy nghề và 21 cơ sở khác có tham gia dạy nghề, trong đó có 23 cơ sở tham gia dạy nghề cho LĐNT; mạng lưới cơ sở dạy nghề đã phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh, có khả năng tổ chức đào tạo ở các trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề, tạo thuận lợi cho người dân, người lao động tham gia học nghề; đã có 12/18 huyện, thị, thành có cơ sở dạy nghề công lập trên địa bàn địa phương. Vừa qua tỉnh Quảng Nam đã tiến hành quy hoạch, sắp xếp lại các Trung tâm GDTX, Trung tâm GDTX - Hướng nghiệp, Trung tâm GDTX - Hướng nghiệp và Dạy nghề; các Trung tâm Dạy nghề cấp huyện thành Trung