SlideShare a Scribd company logo
1 of 112
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
1
Mục lục
Lời Mở đầu. trang
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và hiệu
quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế trị ………
1.1 Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp.……….
1.1.1 Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp………..
1.1.2 Phân loại vốn lưu động …………………………………………
1.1.3 Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng tới vốn ………
1.1.4 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp……………
1.1.4.1. Theo quan hệ sở hữu về vốn…………………………………
1.1.4.2. Theo thời gian huy động và sở hữu về vốn………………………
1.1.5 Nhu cầu vốn lưu động và cách xác định nhu cầu VLĐ………..
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ……………
1.2.1 Hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp…………
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ……………...
1.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ………………..
1.3. Phương hướng, biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ…….
1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ………….
1.3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử VLĐ…………….
Chương 2: Thực trạng và công tác tổ chức sử dụng vốn lưu động của công ty
Cổ phần xây dựng Miền Tây……………………… 2.1.
Khái quát hình thành phát triển công ty……………………
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty………………
2.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty……………
2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty…………
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động xây dựng…………………………
2.1.4.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất………………………
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
2
2.1.4.3. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật……………………………
2.1.4.5. Tình hình thị trường và đốithủ cạnh tranh của công ty………
2.1.5. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty một số năm gần đây…
2.1.5.1. Kết quả hoạt động của công ty một số năm gần đây…………
2.1.5.2. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty năm 2008-2009……
2.2. Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng VLĐ ở công ty……….
2.2.1. Những đặc điểm chủ yếu chi phối công tác tổ chức…………..
2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn của công ty……………………
2.2.3. Nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn lưu động ở công ty……
2.2.4. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ ở công ty………
2.2.4.1. Khái quát về tình hình quản lý và sử dụng VLĐ ở côngty……..
2.2.4.2. Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khẳ năng thanh toán………
2.2.4.3. Tình hình quản lý các khoản phải thu…………………………
2.2.4.4. Tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho……………………
2.2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty………..
2.2.6. Những vấn đề đặt ra trong việc tổ chức quản lý, sử dụng……
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng VLĐ ở công ty cổ phần xây dựng Miền Tây…………………..
3.1. Định hướng pháp triển của công ty trong những năm tới……
3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng……
3.3. Một số kiến nghị nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên………
Kết luận……………………………………………………………………
Tài liệu tham khảo………………………………………………………
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
3
Lời mở đầu
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất mang tính chất công
nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Một bộ phận
lớn của thu nhập quốc dân, của tích luỹ cùng với vốn đầu tư của nước ngoài
được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, vai trò của xây dựng cơ bản ngày càng quan
trọng. Các công trình và chất lượng công trình có ý nghĩa sống còn đối với
mỗi doanh nghiệp.
Trong quá trình từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, nền kinh
tế thị trường ngày càng phát triển mở ra những cơ hội và thách thức lớn cho
các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp trong ngành xây dựng cơ bản
nói riêng. Các doanh nghiệp muốn tồn tại phải có những chiến lược kinh
doanh phù hợp, ứng xử một cách linh hoạt. Nó đòi hỏi nhà quản trị phải tối
đa hoá lợi nhuận và sử dụng chi phí với hiệu quả cao nhất. Do đó, quản lý
vốn trong doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển của các doanh nghiệp. Việc theo dõi sự biến động vốn là cần thiết
cho việc phân tích ra quyết định sản xuất kinh doanh hợp lý.
Nhận thức tầm quan trọng đó, qua thời gian thực tập ở Công ty Cổ
phần xây dựng Miền Tây. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên Thạc sỹ
ĐOÀN HƯƠNG QUỲNH và các cô chú, anh chị trong phòng Tài Vụ của
Công ty, em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng Miền Tây” cho luận văn
cuối khoá của mình.
Nội dung của chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
4
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức tác tổ chức và sử dụng vốn lưu động
ở công ty cổ phần xây dựng Miền Tây.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng Miền Tây.
Tuy nhiên phạm vi đề tài rộng, thời gian thực tập chưa nhiều và khả
năng của bản thân em còn nhiều hạn chế nên bài viết khó tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và
cũng như các bạn để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã hướng dẫn và giúp đỡ
em làm đề tài này cùng các cô chú, anh chị phòng kế toán đã nhiệt tình giúp
đỡ em trong thời gian thực tập tại Công ty.
Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2010
Sinh viên thực hiện
PHẠM THỊ THANH HUYỀN
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
5
CHƯƠNG 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU
ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNGCỦA DOANH
NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố dịnh doanh
nghiệp cần phải có tái sản lưu động. Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm
hai bộ phận: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.
-Tài sản lưu động sản xuất: gồm một bộ phận những vật tư dự trữ để đảm
bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu
phụ, nhiên liệu ,… và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình
sản xuất như: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,…
-Tài sản lưu động lưu thông: Là những tài sản lưu động nằm trong quá
trình lưu thông của doanh nghiệp như: thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ,
vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán,…
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản
lưu động lưu thông luôn thay thế cho nhau, vận động không ngừng nhằm
đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và thuận lợi.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường
xuyên. Đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất
định.Do đó, để hình thành nên tài sản lưu động, doanh nghiệp phải đạt ra
một số vốn tiến tệ nhất định. Số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh
nghiệp
Vốn lưu động của doanh nghiệp là vốn ứng ra để hình thành nên các tài
sản lưu động nhằm đảm bảo quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được
thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
6
ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân
chuyển khi kết thúc một chu kì kinh doanh.
Trong doanh nghiệp, vốn lưu động thường xuyên vận động, chuyển hóa
lần lượt qua nhiều hình thái khác nhau.
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất: Vốn lưu động từ hình thái ban đầu là
tiền được chuyển hóa sang hình thái vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành
phẩm hàng hóa, khi kết thúc sẽ trở về hình thái ban đầu là tiền.
T-H….SX….H’-T’
+Đối với doanh nghiệp thương mại: Sự vận động của vốn lưu động
nhanh hơn, từ hình thái vốn bằng tiền sang hình thái hàng hóa và cuối cùng
chuyển về hình thái tiền.
T-H-T’
Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, không ngừng
nên vốn lưu động cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo
thành sự chu chuyển vốn lưu động.
Trong quá trình kinh doanh, vốn lưu động chu chuyến không ngừng tại
một thời điểm nhất định, vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận cùng
tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua.
Sơ đồ luân chuyển vốn lưu động trên đưa ta hai điều cần chú ý:
* Thứ nhất: Trong một khoảng thời gian nhất định nếu vốn quay được
nhiều vòng hơn thì sẽ tạo ra nhiều “T” hơn mà không cần tăng vốn. Từ đó
làm cho lợi nhuận trong kì tăng lên. Do đó trong quá trình hoạt động các
doanh nghiệp luôn chú trọng thực hiện những biện pháp để tăng cường vòng
quay vốn lưu động,tăng hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
* Thứ hai: Nếu một giai đoạn nào đó trong quá trình luân chuyển bị gián
đoạn sẽ gây nên ngưng trệ hay rối loạn cho sự tuần hoàn của vốn lưu động
của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
7
Đặc điểm của tái sản lưu động là tham gia vào từng chu kỳ sản xuất, bị
tiêu dùng hoàn toàn trong việc sản xuất ra sản phẩm và không giữ nguyên
hình thái vật chất ban đầu. Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh
doanh, do bị chi phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên vốn kinh
doanh có đặc điểm sau:
- Vốn lưu động trong quá trình luân chuyển luôn thay đổi hình thái biểu
hiện.
- Vốn lưu động chuyển hóa toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được
hoàn lại sau mỗi chu kì kinh doanh.
- Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì kinh
doanh.
Đặc điểm của tài sản lưu động và đặc điểm hoạt động luân chuyển vốn
lưu động đã chi phối đến công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động:
- Quản lý vốn ở tất cả các khâu,tất cả các thành phần vốn.
- Các biện pháp để tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động.
- Quản lý vốn hợp lý.
- Quản lý cả về mặt giá trị cũng như hiện vật của vốn lưu động.
- Do tồn tại ở các khâu của quá trình sản xuất nên cần phải phân bổ
vốn hợp lý cho từng khâu, từng thành phần.
- Do vốn lưu động thu hồi một lần nên hướng tạo nguồn cho doanh
nghiệp, chủ yếu là tạo nguồn ngắn hạn.
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong quá
trình tái sản xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh
nghiệp phải có đủ tiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của vốn lưu
động, khiến cho các hình thái có được mức độ hợp lý và đồng bộ với nhau.
Như vậy sẽ tạo điều kiện cho chuyển hóa hình thái của vốn cho quá trình
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
8
luân chuyển được thuận lợi, góp phần tăng tốc độ vốn lưu động, tăng hiệu
quả sử dụng vốn và ngược lại.
Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của
vật tư. Số vốn lưu động nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa
dự trữ sử dụng ở các khâu nhiều hay ít. Vốn lưu động luân chuyển nhanh
hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay lãng phí. Thời
gian nằm ở các khâu sản xuất hay lưu thông có hợp lý hay không. Bởi vậy,
thông qua quá trình luân chuyển vốn lưu động có thể kiểm tra, đánh giá kịp
thời đối với các mặt: mua sắm, sản xuất, tiêu thụ và dự trữ sản phẩm của
doanh nghiệp.
Qua đây cho thấy tính chất phức tạp của tài sản lưu động và vốn lưu
động. Do vây, để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm, đảm bảo cho quá trình sản
xuất diễn ra liên tục, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý và
sử dụng một cách hợp lý vốn lưu động phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp mình.
1.1.2. phân loại vốn lưu động.
Để quản lý vốn lưu động đạt hiệu quả, đòi hỏi các nhà quả trị tài chính
doanh nghiệp cần phải phân loại vốn theo các tiêu thức khác nhau để quản lý
thuận lợi. Có nhiều cách phân loại vốn lưu động và mỗi cách đều có tác
dụng riêng của nó, nhưng nhìn chung đều giúp các nhà quản trị tài chính
doanh nghiệp có thể đánh giá được tình hình quản lý và sử dụng vốn trên
những góc độ khác nhau của mục đích nghiên cứu.
Thông thường có cách phân loại chủ yếu sau.
- Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn có thể chia vốn lưu động thành
vốn bằng tiền và vốn về hàng tồn kho.
+ Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
9
* Vốn bằng tiền: gồm các khoản tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và
tiền đang chuyển.
* Các khoản phải thu (vốn trong thanh toán hay vốn bị chiếm dụng): bao
gồm phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu do tạm ứng,
thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và các khoản phải thu khác. Chủ yếu là
các khoản phải thu của khách hàng thể hiện số tiền của khách hàng nợ doanh
nghiệp trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức “bán
trước,trả sau”
+ Vốn về hàng tồn kho:
* Trong doanh nghiệp sản xuất, vốn hàng tồn kho bao gồm: vốn dự trữ,
vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Các loại này dược gọi chung là vốn
về hàng tồn kho. Gồm: vốn về nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn
nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn công cụ dụng cụ, vốn về chi phí trả
trước, vốn thành phẩm.
* Trong doanh nghiệp thương mại, vốn hàng tồn kho chủ yếu là giá trị
các loại hàng hóa dự trữ.
* Trong doanh nghiệp xây lắp, vốn hàng tồn kho chủ yếu là vốn bằng
tiền, vốn sản phẩm đang chế.
Việc phân loại theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét
đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mặt
khác, thông qua cách phân loại này có thể tìm các biện pháp phát huy chức
năng các thành phần vốn và biết được kết cấu vốn lưu động theo hình thái
biểu hiện để định hướng,điều chỉnh hợp lý, có hiệu quả.
- Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với sản xuất kinh doanh. Vốn
lưu động có thể chia thành các loại sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
10
+ Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, bao gồm: vốn về nguyên
vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn
công cụ dụng cụ dụng cụ nhỏ, vốn vật tư đóng gói.
+ Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất, bao gồm: vốn sản phẩm
đang chế tạo, vốn về chi phí trả trước.
+ Vốn lưu động trong khâu lưu thông, bao gồm các khoản: vốn thành
phẩm, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn về
chứng khoán, cho vay ngắn hạn,….
Việc phân loại vốn lưu động theo cách này cho phép biết được kết cấu
vốn lưu động theo vai trò. Từ đó giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ
vốn lưu động trong các khâu của quá trình luân chuyển vốn, thấy được vai
trò của từng thành phần vốn đối với quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề
ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kêt cấu vốn lưu
động hợp lý, tăng được tốc độ vốn luân chuyển vốn lưu động.
1.1.3.Kết cấu vốn lưu động và những nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu
vốn lưu động của doanh nghiệp.
Từ các phân loại trên, doanh nghiệp có thể xác định được kết cấu vốn
lưu động của mình theo những tiêu thức khác nhau, nhằm phục vụ cho
những yêu cầu nhất định của công tác quản lý.
Kết cấu vốn lưu động phản ánh thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa
các thành phần trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp tại một thời
điểm nhất định. Ở các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động của
các doanh nghiệp là khác nhau. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động theo các
tiêu thức khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ những đặc điểm riêng về
vốn lưu động mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định
đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý vốn lưu động hiệu quả hơn, phù
hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
11
Có các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp,
có thể chia thành ba nhóm chính:
- Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: Khoảng cách từ doanh nghiệp
đến nơi cung cấp, khả năng cung cấp của thị trường, kì hạn giao hàng và
khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng, đặc điểm thời vụ của
chủng loại vật tư cung cấp.
- Các nhân tố về mặt sản xuất như: Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản
xuất của doanh nghiệp, mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, độ dài của
chu kỳ sản xuất, trình độ quản lý của quá trình sản xuất
- Các nhân tố về mặt thanh toán như: Phương thức thanh toán được lựa
chọn theo hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán, việc chấp hành thủ tục
thanh toán của các doanh nghiệp. Thông thường, nếu trong mùa hàng hóa
tiêu thu cao diểm, cần đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ thì phải mở rộng tín
dụng thương mại cho khách hàng.
1.1.4. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần một lượng vốn lưu động nhất định để hình thành nên
tài sản lưu động cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh. Mỗi doanh
nghiệp với đặc điểm riêng sẽ hình thành vốn lưu động sẽ khác nhau.
1.1.4.1. Theo quan hệ sở hữu vốn.
Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp được chia thành hai nguồn:
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
Tùy theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà
vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể như: vốn đầu tư từ Ngân Sách Nhà Nước,
vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra, vốn góp cổ phần trong công ty cổ
phần, vốn góp từ các từ các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp liên
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
12
doanh, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp, từ quỹ dự phòng tài chính
của doanh nghiệp,….
Đặc điểm của nguồn vốn này là không có thời gian đáo hạn và có độ an
toàn cao.
Nguồn vốn này có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, là điều kiên
tiên quyết xem doanh nghiệp có được thành lập hay không. Nó phản ánh khả
năng kiểm soát, khả năng tự chủ của doanh nghiệp, thể hiện sức mạnh của
doanh nghiệp và là tấm lá chắn vững chắc cho doanh nghiệp tham gia vào
quá trình huy động vốn trên thị trường tài chính.
- Nợ phải trả: Là khoản vốn lưu động được hình thành quá trình sản xuất
kinh doanh, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán cho chủ nợ. Nợ
phải trả gồm các khoản: vốn chiếm dụng, các khoản vay ngắn hạn và dài
hạn. Nguồn vốn này doanh nghiệp chỉ được sử dụng trong một thời gian nhất
định theo thỏa thuận, khi hết hạn doanh nghiệp phải có trách nhiệm trả cả
vốn và lãi.
Nguồn vốn này cũng có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Nó góp phần giảm chi phí sử dụng vốn cho
doanh nghiệp và làm tăng khả năng khuyếch trương của doanh nghiệp, giúp
cho việc sử dụng đồng vốn đạt mức sinh lời cao hơn.
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn được gọi là nguồn vốn thường
xuyên, tức là mang tính chất ổn định, dài hạn. Nguồn vốn này dùng để mua
sắm tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết
cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.4.2. Theo thời gian huy động và sử dụng vốn.
Có thể chia thành hai loại:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
13
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là nguồn vốn có tính chất ổn định
nhằm hình thành nên tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho doanh
nghiệp. Nguồn này bao gồm: vốn chủ hữu và nợ dài hạn.
- Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn ngắn hạn dưới một năm,
chủ yếu để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát
sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này bao gồm: vay ngắn
hạn và nợ ngắn hạn.
Cách xác định:
Tổng nguồn vốn lưu động = Nguồn vốn lưu động thường xuyên cần
thiết +Nguồn vốn lưu động tạm thời.
Trong đó,nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp tại một
thời điểm có thể xác định theo công thức sau:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên =Tổng nguồn vốn thường xuyên
của doanh nghiệp – Giá trị còn lại của tài sản cố định và các tài sản dài
hạn khác.
Hoặc có thể xác định bằng công thức sau:
Nguồnvốn lưu động thường xuyên =Tàisảnlưu động –Nợ ngắn hạn
Cách xem xét này giúp nhà quản trị doanh nghiệp xem xét huy động các
nguồn vốn lưu động một cách phù hợp, nhằm kết hợp chặt chẽ giữa thời gian
huy động vốn và thời gian sử dụng vốn. Góp phần nâng cao hiệu quả của
việc huy động, tổ chức và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Từ đó
giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn và tránh tình
trạng huy động vốn lãng phí hoặc thiếu vốn huy động.
Ngoài ra, việc xác định này còn giúp các nhà quản lý tài chính nên
những kế hoạch về tổ chức sử dụng vốn trong tương lai trên cơ sở xác định
được quy mô, lượng vốn lưu động cần thiết để lựa chọn nguồn vốn lưu động
mang lại hiệu quả lớn nhất cho doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
14
1.1.5. Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn
lưu động của doanh nghiệp.
Trong chu kì kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn lưu
động. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là thể hiện số vốn cần thiết
doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ tồn kho
và khoản cho khách hàng nợ sau khi sử dụng khoản tín dụng của nhà cung
cấp. Ta có công thức xác định sau:
Nhu cầu vốn lưu động =Mức dự trữ hàng tồn kho+Khoản phải thu
của khách hàng –Khoản phải trả cho nhà cung cấp.
Số vốn lưu động doanh nghiệp phải trả trực tiếp ứng ra tùy thuộc vào
nhu cầu vốn lưu động lớn hay nhỏ trong từng thời kỳ kinh doanh. Trong
công tác quản lý vốn lưu động, một vấn đề quan trọng khác là phải xác định
nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tương ứng với quy mô và điền
kiện kinh doanh nhất định.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tối thiểu là số vốn tính ra
phải đủ để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên
tục. Đồng thời phải thực hiện chế độ một cách hợp lý.
Trong điều kiện hiện nay, mọi nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản
xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải tự tài trợ cho mình. Do đó, việc
xác định đúng đắn và hợp lý nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết
lại càng có ý nghĩa quan trọng do:
- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết được xác định đúng đắn
và hợp lý là cơ sở để tổ chức các nguồn tài trợ.
- Đáp ứng kịp thời đầy đủ vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp tiến hành bình thường và liên tục. Nếu nhu cầu vốn quá thấp
sẽ gây khó khăn cho công tác tổ chức đảm bảo vốn, gây căng thẳng giả tạo
về vốn, làm gián đoạn quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác còn
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
15
có thể gây ra những tổn thất như: sản xuất bị đình trệ, không có đủ vốn để
thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết, không có khả năng trả nợ nhà cung
cấp khi đến hạn thanh toán, từ đó giảm và mất uy tín của doanh nghiệp.
Những khó khăn về tài chính chỉ có thể giải quyết bằng vay đột xuất với
lãi suất cao. Điều này làm tăng rủi ro về mặt tài chính và giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp. Ngược lại, nếu nhu cầu vốn tính quá cao dẫn đến tình trạng
thừa vốn, gây ứ đọng vật tư, hàng hóa, sử dụng vốn lãng phí, vốn chậm luân
chuyển và phát sinh nhiều chi phí không hợp lý, làm giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp.
Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là một đại lượng không cố định
và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Như những yếu tố về đặc điểm tính chất của
ngành nghề sản xuất kinh doanh, những yếu tố về mặt vật tư tiêu thụ sản
phẩm, chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ
chức thanh toán,….
Do đó việc xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh
nghiệp là một vấn đề hết sức phức tạp. Tùy theo đặc điểm kinh doanh và
điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kì mà áp dụng các phương
pháp khác nhau để xác định nhu cầu vốn lưu động. Hiện nay có hai phương
pháp áp dụng chủ yếu đó là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
-Phương pháp trực tiếp:
+Nội dung của phương pháp này: Căn cứ vào yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn doanh nghiệp phải ứng ra để xác định
nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết.
+Trình tự xác định:
* Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
16
* Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và các khoản tín dụng cung cấp
cho khách hàng.
* Xác định các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp.
Tổng hợp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp theo công
thức:
Nhu cầu vốn lưu động =Mức dự trữ hàng tồn kho +khoản phải thu
của khách hàng – Khoản phải trả cho nhà cung cấp.
Nhu cầu vốn lưu động này xác định theo cách này tương đối sát và phù
hợp với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp
này có hạn chế là việc tính toán tương đối phức tạp, khối lượng tính toán
nhiều và mất về mặt thời gian.
-Phương pháp gián tiếp:
Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu
vốn lưu động. Đặc điểm phương pháp này là dựa vào số vốn lưu động bình
quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng
tăng tốc độ vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động
của doanh nghiệp năm kế hoạch.
+ Trường hợp 1: Dựa vào kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp cùng
loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp mình.
Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác lại bị
hạn chế. Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp mới được thành lập
với quy mô nhỏ.
+ Trường hợp 2: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp trong kỳ vừa qua để xác định nhu cầu vốn lưu động ở các kì
tiếp theo.
Phương pháp này được thực hiện theo trình tự sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
17
* Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động
trong năm báo cáo (có loại trừ các số liệu không hợp lý).
* Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo
cáo. Trên cơ sở đó, xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu
thuần.
* Xác định nhu cầu vốn lưu động cho kỳ kế hoạch.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài vốn nhu
cầu thường xuyên cần thiết còn có nhiều nguyên nhân khác nhau giữa các
thời kì khác nhau trong chu kỳ kinh doanh. Do đó dẫn đến việc hình thành
nên các bộ phận tài sản lưu động tạm thời cần phải có vốn lưu động tạm thời
để trang trải. Các trường hợp nảy sinh nhu cầu vốn lưu động tạm thời gồm:
* Dự kiến vật tư tăng, doanh nghiệp phải tăng dự trữ.
* Đột xuất doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng mới, có tính chất
riêng rẽ.
* Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh theo thời vụ.
Những tài sản lưu động được hình thành không có tính chất thường
xuyên được gọi là tài sản lưu động tạm thời và biểu hiện bằng tiền của nó
là vốn lưu động tạm thời.
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh
trình độ khai thác, sử dụng quản lý nguồn lực vốn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói hiệu quả sử dụng phụ thuộc vào
hai nhân tố sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
18
- Lợi nhuận thu được từ một vòng quay vốn. Lợi nhuận này cao hay
thấp phụ thuộc vào trình độ quản lý chi phí và giá thành của doanh nghiệp,
để có dược điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng vốn hiệu quả.
- Số vòng quay vốn lưu động được thực hiện trong một thời kì nhất
định (có thể là tuần, tháng,…). Để có được vòng quay vốn lưu động lớn hay
giảm số ngày thực hiện vòng quay vốn lưu động. Thì vốn lưu động sẽ được
luân chuyển liên tục và hiệu quả qua các giai đoạn sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp.
Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay, sự tồn tại của
doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khả năng sử dụng vốn nói chung và vốn
lưu động nói riêng. Đó cũng chính là mục tiêu của doanh nghiệp để tối đa
hóa lợi nhuận, tối đa giá trị của doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thể hiện thông qua mối quan hệ giữa
kết quả thu được so với vốn lưu động bình quân mà doanh nghiệp bỏ ra để
đạt kết quả đó.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nghĩa là: với số vốn lưu động
hiện có, có thể sản xuất một lượng sản phẩm có chất lượng tốt,giá thành hạ
để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hoặc có thể hiểu: Đầu tư thêm
một cách hợp lý một lượng vốn lưu động nhằm mở rộng quy mô sản xuất để
tăng doanh thu thuần với yêu cầu vẫn đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải
lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động đầu tư thêm.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp.
- Xuất phát từ mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Mọi doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh đều kỳ vọng tối
đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
19
doanh của doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói
chung và vốn lưu động nói riêng là một trong những biện pháp quan trọng
góp phần tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, từ đó tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp.
- Xuất phát từ vai trò vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Vốn lưu động là một bộ phận không thể thiếu khi doanh nghiệp tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động tồn tại nhiều hình thái
khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó góp
phần đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, thường
xuyên, đảm bảo cho sự ổn định trong hoạt động doanh nghiệp.
Do đó, khi nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có nghĩa là góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung của toàn doanh nghiệp đây là
mục tiêu mà các doanh nghiệp đều hướng tới.
Vốn lưu động được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như đã đề cập
ở trên, các nguồn vốn đều có một chi phí sử dụng vốn nhất định. Do đó, khi
đưa vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất, nhà quản trị luôn mong
muốn đồng vốn của mình không những được bảo toàn mà còn được phát
triển lớn hơn ban đầu. Từ đó mà họ đạt được mục đính cuối cùng là tối đa
hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
- Xuất phát từ yêu cầu hoạch toán kinh doanh đầy đủ của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh, một doanh nghiệp muốn tồn
tại và phát triển phải đảm bảo yêu cầu hoạch toán kinh doanh: lấy thu bù chi,
có lợi nhuận. Để đạt được yêu cầu này, đòi hỏi doanh nghiệp phải bảo toàn
được vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để có thể
khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
20
1.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, thường sử
dụng các chỉ tiêu sau:
- Tốc độ lưu chuyển vốn lưu động.
Việc sử dụng hợp lý vốn lưu động biểu hiện ở tốc độ lưu chuyển vốn lưu
động. Tốc độ lưu chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm phản ánh hiệu xuất
sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cao hay thấp.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Số
lần luân chuyển và kỳ luân chuyển vốn lưu động.
+ Số lần luân chuyển vốn lưu động(số vòng quay vốn lưu động).
M
L
Vldbq

Trong đó:
L:là số lần luân chuyển vốn lưu động trong kì.
M:là tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ.Hiện nay,tổng mức
luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần bán hàng của
doanh nghiệp trong kỳ.
Vldbq:số vốn lưu động bình quân sử dụng ở trong kỳ được xác định
bằng phương pháp bình quân số học.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động hay số
vòng quay của vốn lưu động thực hiện trong một thời kì nhất định (thường là
1 năm). Vốn lưu động quay càng nhiều vòng chưng tỏ hiệu quả sử dụng vốn
lưu động càng cao.
- Kì luân chuyển vốn lưu động.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
21
N
K
L
 hay
*Vldbq N
K
M

Trong đó: K: kì luân chuyển vốn lưu động.
N: số ngày trong kì tính chẵn 1 năm là 360 ngày, 1 quý là 90
ngày, 1tháng là 30 ngày.
M,Vldbq như trên
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu
động thực hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng
quay của vốn lưu động ở trong kì.
- Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
1
1 0( ) *( )
360
tk
M
V K K   hoặc
1 1
1 0
( )tk
M M
V
L L
  
Trong đó: Vtk: số vốn lưu động có thể tiết kiệm(-) hay phải tăng thêm (+)
có ảnh hưởng trong tốc độ luân chuyển Vld kì so sánh với kì gốc.
M1: tổng mức luân chuyển Vld kì so sánh (kì kế hoạch).
K1,K0: kì luân chuyển Vld kì so sánh,kì gốc.
L1, L0: số lần luân chuyển Vld kì so sánh,kì gốc.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do
tăng tốc độ luân chuyển ở trong kì so sánh(kì kế hoạch) so với kì gốc (kì báo
cáo)
- Hàm lượng vốn lưu động (hay mức đảm nhiệm vốn lưu động):
Là số vốn lưu động đạt một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm.
Vldbq
HamluongVld
DTT

Trong đó: Vldbq:như trên.
DTT: doanh thu thuần.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
22
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán
hàng cần bao nhiêu vốn lưu động.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn lưu động.
ys BP
T uatLNTTVld
Vldbq

Trong đó:Pb: lợi nhuận trước thuế.
Vldbq:Vốn lưu động bình quân.
Ý nghĩa: Một đồng vốn lưu động trong kì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước thuế.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn lưu động.
ys rP
T uatLNld
Vldbq

Trong đó :Pr: Lợi nhuận sau thuế.
Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động trong kì tham gia
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
- Chỉ tiêu kết cấu vốn lưu động: Phản ánh kết cấu vốn lưu động theo
các tiêu thức phân loại khác nhau. Việc xem xét kết cấu nhằm đánh giá mức
độ hợp lý của cơ cấu này, từ đó phát hiện những điểm không hợp lý của cơ
cấu và có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
1.3 Phương hướng,biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của doanh nghiệp.
1.3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp.
Việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp chụi
ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Để phát huy yếu tố
tích cực, hạn chế những rủi ro xảy ra đối với doanh nghiệp, đòi hỏi các nhà
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
23
quản trị nắm bắt được các yếu tố chủ yếu, từ đó có thể nâng cao được hiệu
quả quản lý và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.3.1.1 Các nhân tố khách quan.
- Cơ chế quản lý và các chính sách vĩ mô của Nhà Nước.
Trong cơ chế hoạt động kinh tế hiện nay, doanh nghiệp được công nhận
và khuyên khích hoạt động tự chủ.Tiến hành hạch toán kinh doanh “lời ăn,
lỗ chụi”. Do đó doanh nghiệp phải quan tâm đến việc huy động vốn và sử
dụng vốn để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu
quả nhất.
Tuy nhiên để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững, nền kinh tế
vẫn cần sự điều tiết của “bàn tay hữu hình” thông qua cách chính sách kinh
tế vĩ mô và các công cụ pháp luật như: chính sách thuế, chính sách ưu đãi,
khuyên khích đầu tư,…Nhờ có sự ổn định của các chính sách kinh tế sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sử dụng hợp lý và hiệu quả vốn lưu
động.
- Đặc thù ngành kinh doanh.
Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường đều có những đặc trưng
vốn có của nó. Để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà quản trị
phải quan tâm đến đặc thù ngành vì đây là nhân tố quan trọng cần phải xem
xét khi quản lý và sử dụng vốn lưu động.
Đặc thù ngành ảnh hưởng tới cơ cấu đầu tư, cơ cấu vốn lưu động, vòng
quay vốn lưu động của doanh nghiệp. Ví dụ như vòng quay vốn lưu động
trong doanh nghiệp sản xuất thường nhanh hơn ở các doanh nghiệp xây
dựng.
- Lãi suất thị trường.
Lãi suất thị trường là “giá cả”của hoạt động tín dụng. Đối với doanh
nghiệp, lãi suất là chỉ tiêu phản ánh chi phí sử dụng vốn vay. Từ đó quyết
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
24
định nguồn vốn tài trợ và cơ cấu vốn huy động được. Khi lãi suất thị trường
thay đổi, đòi hỏi các nhà quản trị phải có sự xem xét sao cho đảm bảo một
cơ cấu vốn hợp lý để không làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn của doanh
nghiệp.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ.
Cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ tác đông đến tất cả các
yếu tố đầu vào của sản xuất. Hiện nay ngày có nhiều đối tượng có nguồn gốc
nhân tạo, tính năng tốt, giá thành lại rẻ. Do đó doanh nghiệp không ứng dụng
kịp thời những thành tựu mà của cuộc cách mạng mang lại sẽ bị tác động
làm giảm giá vật tư. Dẫn đến mất vốn của doanh nghiệp nói chung và mất
vốn lưu động nói riêng.
- Lạm phát
Ngày nay “lạm phát” là một cụm từ không xa lạ gì với mọi người. Lạm
phát từ lâu đã được giới kinh tế học coi là một thứ thuế đánh vào tất cả mọi
người. Khi xẩy ra lạm phát sẽ xói mòn giá trị thực tế của đồng tiền, hoạt
động của doanh nghiệp bị xáo trộn và gặp nhiều khó khăn. Vì vậy các nhà
quản trị trọng quản lý vốn lưu động của mình, doanh nghiệp phải có sự điều
chỉnh và tính đến yếu tố lạm phát để tránh thực trạng mất vốn của doanh
nghiệp.
- Các rủi ro bất thường.
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ diễn ra một
chốc một lát mà kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào
hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình đó doanh nghiệp gặp một số
rủi ro bất thường như: khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị, hỏa
hoạn, lũ lụt,…làm tài sản của doanh nghiệp bị hư tổn, giảm dần giá trị, dẫn
đến doanh nghiệp bị mất vốn. Đặc biệt, một số doanh nghiệp chụi ảnh hưởng
của tự nhiên như ngành xây dựng,….
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
25
1.3.1.2. Các nhân tố chủ quan.
- Trình độ quản lý trong doanh nghiệp.
+ Trình độ quản lý về mặt sản xuất.
Do có hệ thống sản xuất khoa học, chuyên nghiệp, gọn nhẹ giúp cho hoạt
động kinh doanh diễn ra liên tục, không ngừng trệ, do đó tiết kiệm chi phí,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và ngược lại.
+ Trình độ quản lý lao động.
Con người luôn là yếu tố quyết định trong mọi thời đại. Trong doanh
nghiệp, để đạt được kết quả như mong muốn, đòi hỏi nhà quản trị phải biết
sử dụng tốt nhất nguồn lực hiện có. Yêu cầu đặt ra trong hoạt động quản lý
lao động đối với mọi doanh nghiệp là phải tổ chức lao động đùng người
đùng việc, phù hợp với năng lực của người lao động. Từ đó, khuyến khích
họ phát huy hết khả năng của mình, cống hiến cho doanh nghiệp mình. Kèm
theo đó là chế độ tiền lương, thưởng và cơ chế khuyến khích người lao động.
Khi đó khai thác và sử dụng tối đa được nguồn lực của doanh nghiệp.
+ Trình độ quản lý tài chính.
Vai trò của quản lý tài chính trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động được thể hiện qua mấy nội dung sau:
* Xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý.
* Việc lựa chọn phương án đầu tư.
* Việc lựa chọn phương án bán hàng và thanh toán.
* Huy động nguồn vốn không hợp lý cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
* Do trình độ quả lý: Quản lý vật tư hàng hóa trong quá trình mua sắm,
dự trữ, tiêu thụ không tốt, dẫn đến mất vốn trong kinh doanh, trong đò có
vốn lưu động
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
26
Như vậy hai nhóm nhân tố khách quan và chủ quan được đề cập ở trên
có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp theo cả
hai hướng tích cực và tiêu cực. Vì vậy, đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp
phải quan tâm và nghiên cứu những nhân tố để đưa ra các biện pháp quản lý
hợp lý và đúng hướng, nhằm thúc đẩy các tác động tích cực, hạn chế những
ảnh hưởng tiêu cực để có thể nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu
động trong doanh nghiệp.
1.3.2. Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, mỗi
doanh nghiệp tùy vào đặc điểm, ngành nghề, hình thức hoạt động,…để lựa
chọn các phương pháp phù hợp với bản thân doanh nghiệp mình. Một số
biện pháp cơ bản sau:
- Xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết một cách chính xác đầy đủ,
kịp thời với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hạn chế tình
trạng thiếu vốn lưu động gây ra gián đoạn, ngừng trệ sản xuất kinh doanh
hoạc doanh nghiệp phải đi vay nóng trên thị trường với lãi suất cao làm tăng
chi phí sử dụng vốn, tăng rủi ro, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Cũng như
tình trạng thừa vốn, gây lãng phí. Doanh nghiệp cũng phải có biện pháp xử
lý kịp thời và linh hoạt để giải quyết vấn đề ứ đọng vốn.
- Quản trị vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền là một yếu tố quyết định đến khả
năng thanh toán của một doanh nghiệp tương ứng với một quy mô kinh
doanh nhất định. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng tiền tương
xứng để đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp diễn ra ở trạng thái
bình thường.
* Doanh nghiệp phải quản lý và dự đoán các luồng nhập xuất của vốn
tiền mặt.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
27
* Dự trữ hợp lý vốn bằng tiền để doanh nghiệp có thể đảm bảo được hoạt
động chi tiêu hàng ngày, chi vật tư, chi lương,…Đồng thời doanh nghiệp
phải có lượng tiền dự trữ nhất định để đề phòng những biến động ảnh hưởng
tới dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp mà doanh nghiệp không
lường trước được. Như các cơ hội tốt trong kinh doanh hay những rủi ro
trong kinh doanh
* Doanh nghiệp dự trữ đủ lượng tiền để được hưởng chiết khấu khi mua
hàng. Làm tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp và quan trọng hơn là
tối ưu hóa số vốn hiện có, giảm thiểu các rủi ro về lãi suất, tỷ suất hối đoái,
tối ưu việc đi vay ngắn hạn và đầu tư kiếm lời.
* Quản lý và sử dụng các khoản thu chi vốn bằng tiền: thu chi phải thông
qua thủ quỹ, có sự phân định giữa thủ quỹ và kế toán tiền mặt,…
- Quản lý tốt các mặt thanh toán của doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp phải phấn đấu để đạt được hệ số khả năng thanh toán
bằng hoặc cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành để tăng uy tín, tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và giao dịch.
+ Doanh nghiệp phải làm tốt công tác thanh toán nợ, chủ động phòng
ngừa rủi ro trong kinh doanh, chủ động thanh toán tiền hàng, hạn chế tình
trạng bán hàng không thu được tiền làm vốn bị chiếm dụng, khi cần vốn phải
vay từ bên ngoài làm tăng chi phí sử dụng vốn, tăng rủi ro cho doanh nghiệp.
+ Phải định lượng, đánh giá tác động của việc bán chụi đến việc tăng
doanh thu, tăng lợi nhuận với việc tăng thêm chi phí và tăng rủi ro do tăng
nợ phải thu.
+ Doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi các khoản phải thu để xác
định được đúng thực trạng của chúng. Nhận diện các khoản phải thu có vấn
đề và dự kiến biện pháp xử lý kịp thời.
+ Xây dựng chính sách bán chụi hợp lý.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
28
+ Đưa ra những điều kiện thanh toán hợp lý về: Thời hạn thanh toán và
tỷ lệ chiết khấu thanh toán để tăng tính hấp dẫn, giúp cho doanh nghiệp có
thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu.
- Quản lý chặt chẽ về hàng tồn kho.
+ Vốn hàng tồn kho chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của
doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của doanh
nghiệp. Dự trữ hàng tồn kho hợp lý có vai trò như “tấm đệm an toàn” giữa
các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Quản lý hàng tồn
kho là để giúp doanh nghiệp tránh tình trạng ứ đọng vật tư, hành hóa, góp
phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn.
+ Đồng thời tối thiểu hóa chi phí quản lý vốn tồn kho bằng hai cách: Xác
định và lựa chọn nguồn cung cấp hợp lý về giá, chi phí vận chuyển, chất
lượng nguồn hàng; lựa chọn phương tiện vận chuyển để tối đa hóa chi phí
vận chuyển, xếp dỡ.
+ Thường xuyên theo dõi, dự đoán xu thế biến động của thị trường để có
quyết định kịp thời việc mua sắm, dự trữ vật tư, hàng hóa có lợi cho doanh
nghiệp. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời tình trạng vật tư bị ứ
đọng, không phù hợp để có biện pháp giải phóng kịp thời nhằm thu hồi vốn.
- Tăng cường công tác kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng vốn lưu
động ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Để kịp thời tìm ra
những chỗ thiếu xót làm giảm vòng quay vốn lưu động và đưa ra các biện
pháp kịp thời thu hồi vốn.
- Lựa chọn cơ cấu và hình thức huy động vốn lưu động theo hướng:
Khai thác triệt để nguồn vốn bên trong để tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn,
tăng cường khai thác huy động vốn bên ngoài để phát huy vai trò tác động
của đòn bẩy tài chính.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
29
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát để nắm bắt được sự biến
động về cơ cấu giá trị cũng như cơ cấu của tài sản nhằm hạn chế được sự
thất thoát tái sản trong quá trình kinh doanh, đảm bảo vốn lưu động được
đảm bảo về mặt hiện vật.
- Thực hiện các phương pháp phòng ngừa rủi ro: Chủ động mua bảo
hiểm tài sản, trích quỹ dự phòng tài chính để khi xẩy ra rủi ro, doanh nghiệp
có nguồn tài chính để bù đắp và bảo toàn được đồng vốn lưu động của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp cần có biện pháp phòng ngừa bằng cách trích lập các
khoản dự phòng như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu
khó đòi,…
Những biện pháp mà em nêu trên chỉ là những biện pháp mang tính định
hướng chung cho các loại hình doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh trong
các lĩnh vực khác nhau. Căn cứ vào điều kiện thực tế của mình, mỗi doanh
nghiệp phải đưa ra những biện pháp cụ thể để quản lý và sử dụng vốn lưu
động hiệu quả.Những biện pháp phải được áp dụng một cách đồng bộ nhằm
phát huy hiệu quả cao hơn trong quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MIỀN TÂY.
2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần xây dựng Miền Tây.
2.1.1. Quá trình hình thành phát triển của công ty.
Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây trực thuộc Tổng công ty công
trình giao thông 8 của bộ GTVT. Công ty là một doanh nghiệp hạch toán
độc lập, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng và có trụ sở đăng kí
kinh doanh tại nhà N2-Đường Hồ Tùng Mậu-Mai Dịch-Cầu Giấy-HN.
- Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây.
- Địa điểm : nhà N2-Đường Hồ Tùng Mậu-Mai Dịch-Cầu Giấy-HN.
- Hình thức pháp lý: doanh nghiêp cổ phần.
- Vốn điều lệ: 6 tỷ.
- Mã số thuế: 0100109081-1
Vùng đất Tây Bắc do điều kiện địa hình, xa các trung tâm kinh tế văn
hoá đòi hỏi sự phát triển để tiến kịp miền xuôi. Bộ chính trị có Nghị quyết
22/BCT, Thủ tướng chính phủ có quyết định 72/CP về phát triển kinh tế xã
hội miền núi. Nhận thức rõ chủ trương này, Liên hiệp các Xí nghiệp giao
thông 8 (nay là Tổng công ty XDCTGT 8) đã cử một Ban đại diện Tây
Bắc và đây chính là tiền thân của Công ty xây dựng Miền Tây. Tổng Công
ty đã cử các cán bộ lên giúp đỡ và đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho phép
thành lập Công ty xây dựng Miền Tây và Bộ đã có quyết định thành lập số
2409 QĐ/TCCB - LĐ ngày 21/11/1994. Hình thức công ty là doanh
nghiệp nhà nước. Có trụ sở tại đường Hồ Tùng Mậu-Đống Đa-Hà Nội. Với
chức năng chính là mở các công trình giao thông ở vùng Tây Bắc..
Do Đảng và Nhà nước có chủ trương sắp xếp và tổ chức lại doanh
nghiệp nhà nước thành loại doanh nghiệp khác chỉ giữ lại một số doanh
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
31
nghiệp lớn thuộc ngành chủ chốt với mục đích tăng hiệu quả hoạt động và
khẳng định vị trí then chốt của thành phần kinh tế nhà nước, đồng thời huy
động các nguồn lực đang nằm trong dân dần nâng cao sự phát triển nền
kinh tế xã hội. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, do
yêu cầu quản lý và phù hợp với nền kinh tế thị trường ngày, công ty chính
thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần xây dựng Miền Tây trực thuộc của
Công ty công trình giao thông 8 của bộ GTVT theo quyếtđịnhsố 999/QĐ -
BGTVT ngày 23/03/2004. Công ty chính thức hoạt động theo con dấu, mã số
thuế, tài khoản mới. Công ty có trụ sở mới tại: nhà N2-Đường Hồ Tùng Mậu-
Mai Dịch-Cầu Giấy-HN. Với chức năng xây dựng các công trình dân
dụng, xây dựng các công trình giao thông đường bộ, tư vấn, khảo sát, thiết
kế, quy hoạch và xây dựng.
Sau 15 năm thành lập và phát triển doanh nghiệp đang hướng tới phạm
vi toàn quốc. Với phương pháp kinh doanh uy tín, chất lượng và hiệu quả
kết hợp với năng lực hiện có về nhân lực, trang thiết bị hiện đại tiên tiến,
công ty đã đặt được những thành tựu đáng kể. Từ một công ty xây dựng
mở các công trình giao thông ở miền Tây Bắc đến nay công ty đã có khả
năng đấu thầu thi công các công trình giao thông có giá trị lớn trên cả
nước. Uy tín của công ty được đã đến với các chủ đầu tư trong cả nước
thông qua chất lượng các công trình.
Như vậy điều kiện về tư cách pháp nhân đã có, Công ty đã sử dụng
hình thức lấy ngắn nuôi dài, vận động các thành phần đem vốn vào thi
công để phát triển dần Công ty. Ngoài gần 10 công trình tại Sơn La đặc
biệt là Nhà khách Tỉnh và Đường Mai Sơn - Tà Lộc, tiến tới phát triển lền
tỉnh Lai Châu và một số tỉnh khác như Hà Tĩnh, Yên Bái, Nam Định…
Với sự tăng gia về quy mô và chức năng kinh doanh cũng như hiệu
quả kinh doanh, vị trí, uy tín của công ty trên thị trường ngày càng tăng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
32
Công ty đã được công nhận là công ty có tầm quan trọng trong phát triển
của tổng công ty công trình giao thông 8 của Bộ GTVT.
Đặc biệt, từ tháng 3/2004, công ty chính thức chuyển đổi loại hình
hoạt động từ doanh nghiệp Nhà Nước sang công ty cổ phần (nhà nước chi
phối đền 51%). Đưa công ty sang giai đoạn phát triển mới với sự cạnh
tranh gay gắt hơn nhưng cũng chính là bàn đạp để công ty phát triển nhanh
và mạnh hơn trong thời gian tới.
2.1.2. Chức năng,nhiệm vụ kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng
Miền Tây.
Căn cứ vào chức năng, ngành nghề đã được Công ty công trình giao
thông 8 của Bộ GTVT và Nhà nước giao cho. Công ty đã được cấp giấy
phép hoạt động trên địa bàn của cả nước. Công ty đã xác định các chức
năng ngành nghề cho mình như sau:
- Xây dựng các công trình dân dụng.
- Xây dựng thi công các công trình mặt đường,nền đường.
- Xây dựng các loại cầu vừa và nhỏ.
- Xây dựng thi công các công trình thoát nước.
Nhiệm vụ công ty kinh doanh là xem xét nắm chắc tình hình thị
trường xây dựng, hợp lý hóa các cơ chế quản lý công ty để đạt được hiệu
quả kinh tế, xây dựng tổ chức đảm đương nhiều công trình và hạ mục
công trình. Đáp ứng yêu cầu của tương lai, có kế hoạnh tổ chức kinh doanh
ngắn hạn và kế hoạnh dài hạn.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây
dựng Miền Tây.
2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty.
Để thực hiện tốt và có hiệu quả nhiệm vụ của một doanh nghiệp xây
dựng là phải có một bộ máy quản lý trên cơ sở hiệu quả nhất và tiết kiệm
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
33
nhất. Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây là một đơn vị hoạch toán độc
lập. Do vậy công ty đã tổ chức bộ máy quản lý trên cơ sở hiệu quả và tiết
kiệm chi phí. Để tạo điều kiện cho công ty tồn tại và phát triển.
Công ty tổ chức bộ máy theo hình thức trực tuyến từ công ty đến các xí
nghiệp, các đội và các tổ, người lao động .
Bộ máy tổ chức của công ty như sau:
- Giám đốc công ty: Giữ vai trò lãnh đạo toàn công ty có nhiệm vụ tở
chức bộ máy, cơ chế quản lý phù hợp, quản lý cơ sở vật chất kĩ thuật. Là
người đại diện trước pháp luật của công ty, trước hội đồng quản trị.
Giám đốc
Phó giám đốc phụ trách
DA ĐT XDCB
Phó giám đốc
sản xuất
Phòng tổ chức
- hành chính
Phòng kinh tế
& thị trường
Phòng tài vụ Phòng
kỹ thuật
XN
xây dựng 1
XN
xây dựng 2
XN
xây dựng 3
XN
xây dựng 4
XN
xây dựng 5
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
34
- Phó giảm đốc sản xuất và phó giám đốc phụ trách dự án đầu tư xây
dừn cơ bản: chụi trách nhiệm toàn bộ công tác kỹ thuật, thiết kế thi công
xây dựng và vận hành máy móc thiết bị.
- Các phòng ban ngành của công ty gồm 4 phòng:
+ Phòng tổ chức – hành chính: Có chức năng tổ chức nguồn nhân lực,
tổ chức nhân sự, quản lý cán bộ trong phạm vi được phân cấp, tổ chức trả
lương thưởng, thực hiện các định mức lao động, bảo vệ tài sản trật tự,
kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành nội quy, bảo vệ sức khoẻ của cán bộ
công nhân viên, khám chữa bệnh định kỳ, thực hiện vệ sinh phòng chữa
bệnh.
+ Phòng tài vụ: Có chức năng tổ chức thực hiện ghi chép, xử lý cung
cấp số liệu về tình hình kinh tế, tài chính, phân phối và giám sát các nguồn
vốn bằng tiền, bảo toàn và nâng cao hiệu quả nguồn vốn.
+ Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ nhận hồ sơ thiết kế, nghiên cứu bản
vẽ, phát hiện những sai sót trong thiết kế để có những ý kiến sửa đổi bổ
sung, giám sát các đơn vị thi công về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ thi công,
lập biện pháp an toàn lao động.
+Phòng kinh tế và thị trường: có nhiệm vụ giám sát và thực hiện tiến
độ thi công tại các tổ đội sản xuất và hỗ trợ nghiệp vụ khi cần thiết.
Dưới các xí nghiệp trực thuộc lại phân ra thành các bộ phận chức
năng: tài vụ, kỹ thuật, lao động tiền lương, các đội sản xuất. Đội sản xuất
có đủ bộ máy quản lý gồm: Đội trưởng, đội phó, kỹ sư, kinh tế viên, kế
toán, giám sát thi công và bảo vệ công trường. Đội trưởng chịu trách
nhiệm trước giám đốc về mọi mặt của đội, bao gồm:
* Tổ chức, điều hành quản lý cán bộ công nhân viên trong đội thực
hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
35
* Thực hiện đầy đủ các quy định về hoạt động công trình, hoạt động tài
chính, hợp đồng lao động được giám đốc uỷ quyền.
* Đảm bảo đời sống cho người lao động.
* Đảm bảo tiến độ chất lượng xây lắp, an toàn và vệ sinh lao động.
* Chịu sự chỉ đạo chuyên môn của các phòng ban chức năng trong
công ty, đặc biệt là công tác bảo hộ lao động.
- Các xí nghiệp xây dựng: Tổ chức quản lý thi công công trình theo
hợp đồng công ty ký kết và theo thiết kế được phê duyệt, mua bán vật tư,
làm thủ tục thanh quyết toán từng giai đoạn và toàn bộ công trình
Lực lượng sản xuất trên các công trình chủ yếu là các đội xây dựng.
Ngoài ra do yêu cầu của mỗi công trình mà có thể tuyển thêm lao động
làm hợp đồng hoặc thuê nhân công tại chỗ làm việc theo thời vụ.
Cách tổ chức lao động, tổ chức sản xuất như trên sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho Công ty quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế kỹ thuật với từng đội
công tình, tạo điều kiện thuận lợi để công ty giao khoán tới từng đội công
trình.
Do các công trình có địa điểm thi công khác nhau, thời gian xây dựng
dài mang tính đơn chiếc nên lực lượng lao động của Công ty được tổ chức
thành các đội công trình như trên, mỗi đội công trình thi công một hoặc
một số công trình, hạng mục trong mỗi đội công trình lại được tổ chức
thành các tổ sản xuất theo yêu cầu thi công, tuỳ thuộc vào nhu cầu sản xuất
thi công của từng thời kỳ mà số lượng các đội công trình, các tổ sản xuất
trong mỗi đội sẽ được thay đổi phù hợp với yêu cầu cụ thể.
2.1.3.2. Các chính sách quản lý tài chính kinh tế.
Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây do đặc thù ngành có các công
trình ở xa, sản phẩm là đơn chiếc nên rất khó khăn trong quản lý tài chính.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
36
Nên doanh nghiệp đã đưa ra các chính sách quản lý tài chính riêng cho
mình mà không trái với các quy chế của Nhà Nước.
- Công tác tổ chức quản lý tài chính của công ty phải có sự thống nhất
từ công ty đến các đơn vị cơ sở.
- Hệ thống tổ chức của các đơn vị nằm trong hệ thống tổ chức tài
chính của công ty, chụi sự chỉ đạo nghiệp vụ, kiểm tra, hướng dẫn của
phòng tài vụ của công ty.
- Phòng tài vụ của công ty phải quản lý toàn diện và nắm vững tình
hình tài chính của các đơn vị cơ sở.
- Công tác quản lý tài chính phải đi đôi với công tác đảm bảo phục vụ
kịp thời sản xuất kinh doanh.
2.1.3.3. Tổ chức bộ máy kế toán.
Hiện nay Bộ máy kế toán của Công ty CP Xây dựng Miền Tây được
tổ chức tại Phòng tài vụ của công ty trên cơ sở chế độ hiện hành về tổ chức
công tác kế toán, phù hợp với tình hình thực tế của công ty về tổ chức sản
xuất kinh doanh. Đặc điểm nổi bật về tổ chức hoạt động sản xuất kinh
doanh ở công ty là địa bàn không tập trung, vì vậy để đảm bảo sự thống
nhất, hiệu quả công việc cũng như sự điều hành công việc mà công ty áp
dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung, theo phương thức phân
cấp, phân quyền. Theo mô hình này các đội không tổ chức kế toán riêng
mà chỉ bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra
hạch toán ban đầu hoặc một số phần việc kế toán ở đội theo sự phân công
của Kế toán trưởng của công ty, định kỳ chuyển chứng từ ban đầu, các
bảng kê, báo cáo và tài liệu liên quan về phòng kế toán công ty để kiểm tra
và ghi sổ kế toán.
Với quy mô kinh doanh khá lớn, hiện nay công ty áp dụng hình thức
sổ kế toán “Nhật ký chung” và kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
37
khai thường xuyên. Điều này ảnh hưởng và chi phối đến toàn bộ các hoạt
động tài chính kế toán của công ty đặc biệt là công tác hạch toán chi phí và
tính giá thành sản phẩm.
Phòng Tài vụ của công ty bao gồm 6 người, được tổ chức theo sơ đồ
dưới đây trong đó mỗi người đều được phân công cụ thể công việc như
sau:
Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty
Chức năng và nhiệm vụ của Phòng kế toán như sau:
- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của công ty,
đảm bảo bộ máy gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Kế toán trưởng tổ chức
và kiểm tra việc ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo thống kê,
kiểm kê định kỳ, tổ chức bảo quản hồ sơ tài liệu kế toán theo chế độ lưu
trữ, vận dụng sáng tạo, cải tiến hình thức và phương pháp kế toán ngày
càng hợp lý, chặt chẽ với điều kiện của công ty, kết hợp các phòng ban lập
báo cáo kế hoạch về tài chính, kế hoạch về sản xuất, kế hoạch giá thành và
tín dụng, theo dõi tiến độ thi công và quá trình thực hiện các hợp đồng
kinh tế để cấp phát và thu hồi vốn kịp thời, chịu trách nhiệm chính trong
việc lập báo cáo tài chính theo chế độ hiện hành.
Kế toán trưởng
Kế toán vật
tư và các
khoản
thu,phải trả
Kế toán tiền
gửi Ngân
hàng và các
khoản vay
Kế toán quỹ
tiền lương, thuế
và các khoản
thanh toán với
NSNN
Phó phòngkế
toán, kế toán
tổng hợp và
kế toán tài sản
cố định
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
38
- Phó phòng kế toán kiêm kế toán Tổng hợp và kế toán Tài sản cố
định: Có nhiệm vụ ghi chép và phản ánh giá trị tài sản cố định hiện có, tình
hình tăng giảm tài sản cố định, kiểm tra giữ gìn bảo dưỡng, sử dụng tài sản
cố định và có kế hoạch đầu tư, đổi mới tài sản cố định của công ty. Tính
toán, phân bổ chính xác khấu hao tài sản cố định vào chi phí theo đúng chế
độ Nhà nước, đồng thời tổ chức tổng hợp số liệu, phản ánh các nghiệp vụ
phát sinh mà các phần hành kế toán đã tổng hợp để tiến hành lên sổ cái tài
khoản.
- Kế toán quỹ tiền lương, thuế và các khoản thu nội bộ: có nhiệm vụ
phản ánh kịp thời, đầy đủ thu chi tiền lương, rà soát các khoản tạm ứng
cần phải thu, nghĩa vụ nộp thuế và các khoản thanh toán với Ngân sách
Nhà nước.
- Kế toán tiền gửi Ngân hàng kiêm vay vốn: có nhiệm vụ kiểm tra và
theo dõi mọi công tác thanh toán của công ty giúp Giám đốc công ty quản
lý chặt chẽ hơn tình hình tài chính của đơn vị, phản ánh tình hình hiện có
và biến động của tiền gửi Ngân hàng, kiểm tra mọi chế độ thu chi.
- Kế toán vật tư kiêm các khoản phải thu, phải trả: có nhiệm vụ tổ
chức, ghi chép giá trị hàng tồn kho được thể hiện trên giá hạch toán. Ngoài
ra, kế toán phần hành này còn phải ghi chép, phản ánh sự biến động của
hàng hoá, công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu, kiểm tra việc chấp hành bảo
quản, dự trữ và sử dụng vật tư.
2.1.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh.
2.1.4.1.1. Tình hình tổ chức nhân sự.
- Tổng lao động thường xuyên của công ty hiện có 230 người.Trong
đó: nam: 197 người, nữ: 33 người.
- Số người lao động trực tiếp là 170 người.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
39
-Số cán bộ quản lý từ phó phòng nghiệp vụ trở lên là 50 người.
Phân loại theo trình độ:
- Cán bộ đại học cao đẳng: 75 người.
- Cán bộ trung cấp, sơ cấp: 112 người.
- Lao động phổ thông: 43 người
Thu nhập bình quân trên một người ước tính hàng năm khoảng
2.000.000 đ/người/tháng.
2.1.4.1.2. Tổ chức sản xuất.
Mô hình tổ chức của công ty gồm các phòng ban và các xí nghiệp
thành viên, trong đó các xí nghiệp là bộ phận trực tiếp tham gia sản xuất,
được tổ chức thành các đội, cụ thể như sau :
- Bộ phận sản xuất chính có nhiệm vụ tao ra các sản phẩm chính cho
công ty như các công trình xây dựng, các công trình giao thông, bao gồm
các bộ phận:
+ Các xí nghiệp xây lắp 497,597,797,897,997.
+ Các đội xây lắp.
. + Các đội thi công cơ giới.
- Bộ phận sản xuất phụ trợ nhiệm vụ là phục vụ kịp thời theo yêu
cầu của các bộ phận chính, gồm các bộ phận sau:
+ Xưởng cơ khí lắp máy.
+ Phòng kinh tế thị trường.
- Bộ phận sản xuất phụ: bao gồm các ban phòng.
- Bộ phận phục vụ sản xuất:
+ Hệ thống các kho bãi vật liệu xây dựng.
+ Bộ phận vận chuyển ở các công trường.
+ Đội xe cơ giới.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
40
Tổ chức sản xuất của công ty đươc tổ chức một cách rõ ràng, cụ thể
và các bộ phân có sự gán kết tương trợ với nhau.
2.1.4.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất.
Cũng như các Công ty xây dựng khác, do đặc điểm của ngành xây
dựng cơ bản là sản phẩm của xây dựng mang tính đơn chiếc, kết cấu khác
nhau, thời gian thi công dài... nên quy trình sản xuất kinh doanh có đặc
điểm riêng. Mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và thi công ở
những địa bàn khác nhau.
Thông thường quy trình sản xuất của các công trình tiến hành theo
các công đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị hồ sơ kĩ thuật:
* Lập hồ sơ dự thầu, hồ sơ gồm: Dự toán, bản vẽ thiết kế do bên
chủ đầu tư (bên A) cung cấp.
* Dự toán thi công do bên trúng thầu (bên B) tính toán lập ra và
được bên A chấp nhận.
- Giai đoạn 2: Sau khi lập dự toán thi công được bên A chấp nhận.
Bên B sẽ khảo sát thiết kế kỹ thuật và lập phương án tổ chức thi công.
- Giai đoạn 3: Tổ chức thi công theo thiết kế được duyệt, sau đó tổ
chức nghiệm thu công trình cùng với chủ đầu tư và tư vấn giám sát.
- Giai đoạn 4: Lập bảng nghiệm thu thanh toán công trình. Công
trình hoàn thành quyết toán bàn giao cho chủ đầu tư (bên A).
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
41
2.1.4.3. Đặc điểm sản phẩm của công ty.
- Sản phẩm xây dựng có tính chất đơn chiếc theo đơn đặt hàng: trong
ngành xây dựng mỗi sản phẩm đều có một thiết kế riêng, dự toán chi phí
riêng đồng thời có vị trí địa lý không giống nhau. Ngay cả những công
trình giống nhau vì mỗi công trình ở địa điểm khác nhau. Khi đó bên tiến
hành xây dựng cần phải bổ sung thiết kế cho thích hợp vị trí địa lý, khí hậu
và mỹ quan nhất định.
- Sản phẩm có tính chất cố định: sản phẩm sau khi hoàn thành không
thể di chuyển được từ nơi này sang nơi khác được, nơi sản xuất cũng chính
là nơi tiêu thụ và sử dụng sản phẩm.
- Sản phẩm có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài: Các công trình xây
dựng có tổng quyết toán hàng trăm triệu, có khi công trình lên đến hàng tỷ
đồng. Thời gian hoàn thành công trình thường mất một thời gian dài có thể
lên đến chục năm. Do đó chu kỳ luân chuyển vốn lưu động của công ty
Khảo sàt thiết kế kỹ thuật và lập phương
án thi công
Chuẩn bị hồ sơ
kỹ thuật
Tổ chức thi công
Nghiệm thu và thanh quyết toán
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
42
thường dài và khó bảo toàn được vốn phục vụ sản xuất kinh doanh liên
tục.
- Sản phẩm xây dựng có quy mô và kết cấu phức tạp thường được chia
thành nhiều hạng mục công trình. Với các công trình lớn, có nhiều hạng
mục các chủ đầu tư có thể tiến hành theo hạng mục. Do đó dẫn đến một
công trình do nhiều đơn vị khác nhau đảm nhiệm các hạng mục khác nhau
trong công trình.
- Hoạt động xây dựng chụi ảnh hưởng lớn của yếu tố tự nhiên.các công
trình chủ yếu được thực hiện ngoài trời, trong điều kiện rất nặng nhọc và
vất vả. Tất cả những biến động tự nhiên đều ảnh hưởng tới quá trình xây
dựng. Nhiều công trình bị ngừng trệ, bị gián đoạn vì thời tiết quá xấu ảnh
hưởng lớn tới tiến độ, năng lực sản xuất của đơn vị đang tiến hành sản
xuất.
- Các công trình có tính bền vững cao điều này xét cả góc độ kinh tế và
kỹ thuật. Nên khi đầu tư xây dựng phải tính đến cả tuổi thọ kinh tế để
quyết định tuổi thọ vật lý của công trình tránh đầu tư lãng phí.
Với các đặc điểm hết sức phức tạp và riêng có của sản phẩm xây lắp
được đề cập trên, có thể thấy rằng sản xuất sản phẩm trong xây dựng là hết
sức khó khăn. Nhưng bằng sự nỗ lực, cố gắng hết mình toàn doanh nghiệp
đã từng bước vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ được giao,
mang đến cho chủ đầu tư những sản phẩm xây dựng chất lượng tốt và mỹ
quan.
2.1.4.4. Trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.
Công ty sử dụng mặt bằng tại địa chỉ nhà N2-Đường Hồ Tùng Mậu-
Mai Dịch-Cầu Giấy-HN là cơ sở cho hoạt động giao dịch, kinh doanh của
mình.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
43
Về trình độ công nghệ: trong những năm qua công ty không ngừng áp
dụng các công nghệ hiện đại trong xây dựng, lắp đặt, điều này quan trọng
đối với chất lượng công trình mà công ty xây dựng.
Công ty đã mua sắm các máy móc thiết bị hiện đại dùng trong thi công
như
- Máy xúc bánh lốp Hitachi x 120 :2 chiếc.
- Máy ủi DT 75 -98889 : 3 chiếc
- Lu sai kai 8 tấn : 2 chiếc
- Lu Rung 2 trống DYMAPAC : 1 chiếc.
- Máy trộn bê tông
- Máy phát điện các loại.
- Máy bơm bê tông.
- Nồi nấu nhựa đường.
- Máy ủi.
.................................
Trên đây chỉ là máy móc phục vụ cho công nghệ sản xuất chính. Ngoài
ra, còn có các loại máy móc khác phục vụ cho các hoạt động khác của
công ty như dụng cụ đo lường, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý,....Tất
cả vật chất đó góp phần tạo lên sức mạnh của công ty trong các thắng thầu
các công trình lớn nhỏ trong cả nước.
2.1.4.5. Tình hình thị trường và các đối thủ cạch tranh của công ty.
2.1.4.5.1 tình hình thị trường đầu vào.
Vì công ty hoạt động chủ yếu trong ngành xây dựng nên nguồn
nguyên liệu chính chủ yếu là vật liệu xây dựng và vật liệu giao thông.
Công ty có một lượng nhà cung cấp phong phú và đa dạng các mặt
hàng với nhiều chủng loại có chất lượng tốt đắp ứng được nhu cầu của
công ty. Nên công ty có số lượng, thi trường đầu vào khá ổn định. Tuy
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
44
nhiên các hoạt động xây dựng luôn chụi sự biến động của tự nhiên và các
yếu tố trên thị trường. Mà các yếu tố này biên động bất thường dẫn đến chi
phí cho hoạt động sản xuất là không ổn định và ngày càng tăng.
Các nhà cung cấp chính cho công ty: Công ty gang thép Việt Nhật
(thép, cát, sỏi), Công ty xi măng Bỉm Sơn (xi măng), Công ty 789- Bộ
quốc phòng( bê tông),....
2.1.5.2. Tình hình thị trường đầu ra và đối thủ cạnh tranh của công ty.
Sản phẩm chủ yếu của công ty chủ yếu là các công trình giao thông,
xây dựng dân dụng, các công trình thủy lợi. Thị trường chủ yếu của công
ty là thị trường trong nước nhưng tập chung chủ yếu là vùng Tây Bắc.
Trong tình hình kinh tế mở cửa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực dân dụng công nghiệp, giao thông thủy lợi ngày càng nhiều. Tạo nên
một sức cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp với nhau. Và công ty cổ
phần xây dựng Miền Tây cũng không ngoại lệ, công ty có những thủ cạnh
tranh lớn như Công ty cầu 7 Thăng Long, Công ty xây dựng Sông Đà,
Công ty cầu 75,....Đã tạo cho công ty nhưng sức ép cạnh tranh để giành
được các công trình. Đồng thời cũng tạo ra sức bật cho công ty trong viêc
hội nhập kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất.
2.1.5. Tình hình tài chính của công ty.
2.1.5.1. Kết quả hoạt động kinh doanh một số năm gần đây.
Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu
quả tổ chức sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động của doanh nghiệp nói
chung.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
45
Bảng 1 :Kết quả họa động kinh doanh năm 2008 -2009.
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Tỷ lệ %
Vốn kinh doanh bình quân 76.709.016.470 74.792.868.122 -1.916.148.348 -2,50
Doanh thu thuần 39.092.385.585 23.123.841.924 -15.968.543.661 -40,85
Giá vốn bán hàng 35.701.807.874 19.473.123.995 -16.228.683.879 -45,46
Doanh thu hoạt động tài chính 21.831.965 19.607.887 -2.224.078 -10,19
Chi phí tài chính 489.124.575 83.639.083 -405.485.492 -82,90
Trong đó :chi phí lãi vay 489.124.575 83.639.083 -405.485.492 -82,90
Chi phí bán hàng 0 0 0 0,00
Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.660.286.165 3.514.657.405 854.371.240 32,12
Lợi nhuận khác 153.125.891 172.181.893 19.056.002 12,44
Lợi nhuận kế toán trước thuế 416.124.827 244.211.222 -171.913.605 -41,31
Thuế thu nhập doanh nghiệp 58.278.476 34.189.571 -24.088.905 -41,33
Lợi nhuận sau thuế 357.867.351 210.021.651 -147.845.700 -41,31
( trích từ báo cáo tài chính của công ty năm 2009)
Qua bảng 1: ta có thể thấy một cách khái quát về tình hình sản xuất
kinh doanh của công ty hai năm như sau: Tổng tài sản của công ty có sự
giảm sút về quy mô, tổng tài sản của công ty có sự giảm sút về quy mô,
tổng tài sản năm 2009 so với năm 2008 giảm 1.916.148.348 đồng, tỷ lệ
giảm tương ứng 2.5%, trong đó vốn cố định của công ty tăng,vốn lưu động
lại giảm. Điều này được lý giải là do năm qua công ty thu hẹp quy mô hoạt
động kinh doanh và xắp sếp lại cơ cấu tài sản theo hướng tăng cơ cấu vốn
cố định,giảm cơ cấu vốn lưu động. Việc làm giảm quy mô hoạt động sản
xuất kinh doanh làm doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
giảm 15.968.543.661 đồng, tỷ lệ giảm 40.85%. Doanh thu giảm lớn chứng
tỏ công ty đang gặp khó khăn trong việc bàn giao các công trình.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
46
Xét về giá vốn hàng bán của công ty năm 2009 so với 2008 giảm
16.228.683.879 đồng, với tỷ lệ giảm tương ứng 45,46%. Nhưng tốc độ
giảm giá vốn hàng bán vẫn nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu (chênh lệch là
4,61), điều nay cho thấy chính sách quản lý chi phí trực tiếp sản xuất của
công ty có sự giảm sút so với năm trước.
Trong khi đó, doanh nghiệp không có chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp của công ty năm 2009 so với năm 2008 là tăng 32,12%.
Doanh thu thuần giảm trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Cho ta
thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong công tác quản lý.
Về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, doanh thu hoạt động tài chính
năm 2009 giảm 2.224.078 đồng tương ứng với tỷ lệ 10,19% so với năm
2008. Chi phí tài chính năm 2009 so với năm 2008 giảm 405.485.492 đồng
tương ứng với tỷ lệ giảm 82,90%, đó cũng là toàn bộ lãi vay mà doanh
nghiệp phải trả. Qua đó cho ta thấy doanh nghiêp đang thu hẹp quy mô
hoạt động tài chính, giảm vay tài chính. Tỷ lệ giảm chi phí tài chính nhanh
hơn giảm doanh thu tài chính rất nhiều (72,71%).Chứng tỏ doanh nghiệp
đang đi đúng hướng trong hoạt động tài chính.
Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2009 so
với năm 2008 là giảm tương ứng với tỷ lệ là 41,31%. Mặc dù trong năm
2009 công ty vẫn làm ăn có lãi nhưng hiệu quả lại thấp hơn so với năm
2008. Điều này được lý giải sơ bộ là do công ty thu hẹp quy mô hoạt động,
công tác quản lý doanh nghiệp cón cao, giá vốn hàng bán còn rất cao.
Đồng thời thị trường hoạt động xây dựng trong những năm gần đây hoạt
động cũng khó khăn khiến cho hoạt động kinh doanh đạt được kêt quả
không như mong đợi.
Tóm lại: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây
dựng Miền Tây trong hai năm qua là tương đối tốt, hoạt động kinh doanh
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
47
vẫn có lãi góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân
viên, đóng góp cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh
của công ty có sự giảm sút. Kết quả đó là do hiệu quả sử dụng tổ chức
quản lý, sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. Để đánh giá chi
tiết ta đi sâu vào phân tích phần sau.
2.1.5.2. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty năm 2009.
Qua bảng cân đối kế toán của công ty năm 2009 ta thấy về cơ cấu vốn của
công ty trong năm 2009 so với năm 2008 thay đổi theo hướng tăng tỷ
trọng vốn cố định và giảm tỷ trọng vốn lưu động trong tổng kinh doanh
của công ty. Nguyên nhân là do trong năm qua công ty đầu tư vào nhà cửa,
máy móc, trang thiết bị, đầu tư đổi mới máy thi công để nâng cao năng lực
hoạt động của công ty. Từ đó góp phần hợp lý hơn cơ cấu vốn kinh doanh
của công ty. Từ đó góp phần hợp lý hơn cơ cấu vốn kinh doanh của công
ty. Tuy nhiên vốn lưu động vẫn chiếm tỷ trong rất lớn.
Bảng 2 :Khả năng tự chủ của doanh nghiệp
( trích từ báo cáo tài chính của công ty năm 2009)
Qua bảng 2, ta thấy trong 2009 kết cấu vốn nghiêng quá nhiều về
nguồn vốn nợ (trong cả đầu năm và cuối năm hệ số nợ đều trên 90%). Kết
cấu vốn hệ số nợ trong cuối năm 2009 có phần tăng lên mặc dù rất nhỏ
Chỉ tiêu Công thức Đầu năm Cuối năm %
Hệ số nợ Tổng số nợ/tổng nguồn
vốn
91.8% 91.9% 0.11
Hệ số VCSH Vốn chủ sở hữu/tổng
nguồn vốn
8.2% 8.1% -1.22
Hệ số đảm
bảo nợ
Tổng VCSH/Tổng số nợ
0,09 0,088 -0,001
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
48
không đáng kể nhưng cho ta thấy doanh nghiệp đang gặp rủi ro tài chính
rất lớn. Nếu không có sự điều chỉnh tăng vốn chủ sở hữu trong những năm
tới thì doanh nghiệp có khả năng mất thanh khoản trong thanh khoản.
Trong năm lượng tài sản của công ty đều đảm bảo thanh toán khoản nợ
của mình.
Khả năng thanh toán khoản nợ = = .
Cụ thể, trong đầu năm một đồng nợ của công ty được đảm bảo bởi
1.089 đồng tài sản,đến năm 2009 con số này là 1,088 giảm không đáng kể.
Qua đó cho ta thấy công ty mặc dù có hệ số nợ cao nhưng công ty vẫn đảm
bảo khả năng thanh toán của mình.
Tuy nhiên chuyển đổi tài sản để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của
công ty không được tốt cho. Điều này được thể hiện qua hệ số thanh toán
nhanh của công ty là tương đối thấp so với doanh nghiệp cùng ngành.
Trong năm 2009 hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm,
nguyên nhân là cuối kì kế toán năm 2009 hàng tồn kho tăng. Đồng thời
khả năng thanh toán lãi vay của công ty năm 2009 giảm so với năm 2008.
Là do trong năm 2009 chi phí lãi vay của công ty giảm và tăng lợi nhuận
từ đó làm giảm khả năng thanh toán của công ty.
Khả năng sử dụng nguồn lực của công ty năm 2009 so với năm 2008
nhìn chung là chưa tốt: tỷ suất lợi nhuận trước thuế và tỷ suất lợi nhận sau
thuế đều giảm, khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu giảm. Điều đó chứng tỏ
công ty chưa phát huy được hết đồng vốn khi đưa nó vào hoạt động sản
xuất kinh doanh .
Tóm lại: Tình hình tài chính của công ty nhìn nhận một cách tổng quan
qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng tương đối phù hợp với thực tế hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên khả năng sinh lời của
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05
49
đồng vốn có sự giảm sút và khả năng thanh toán lãi vay cũng có sự giảm
sút cần phải khắc phục. Để đánh giá chi tiết cần đi sâu phân tích ở phần
sau.
2.2. Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ
phần xây dựng Miền Tây.
2.2.1. Những đặc điểm kinh tế chủ yếu chi phối công tác tổ chức và sử
dụng vốn lưu động.
2.2.1.1. Những nhân tố bên ngoài công ty.
- Đặc điểm về khách hàng: Khách hàng của công ty tương đối đa dạng
bao gồm các chủ đầu tư là doanh nghiệp xây dựng Nhà nước và các doanh
nghiệp tư nhân. Mỗi khách hàng có khả năng tài chính khác nhau và yêu
cầu về tiến độ cũng khác nhau do đó các điều kiện thanh toán là khác
nhau. Có khách hàng sẵn sàng cung ứng trước một phần giá trị công trình,
có khách hàng chỉ chụi chấp nhận thanh toán sau khi đã hoàn thành công
trình. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu hồi khoản phải thu của
khách hàng, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của công ty.
- Đặc điểm nguồn cung cấp tín dụng: công ty có nguồn cung cấp tín
dụng chính là ngân hàng và nhà cung cấp vật tư.
+ Đối với ngân hàng: công ty phải chụi sức ép lớn về chi phí vốn có
thời hạn thanh toán. Tuy nhiên, với chính sách khuyến khích đầu tư sản
xuất của Nhà Nước hiện nay, các trương trình vay vốn hỗ trợ càng ngày
càng được mở rộng đối với khách hàng đã tạo điều kiện cho công ty vay
vốn ngày càng nhiều.
+ Tín dụng nhà cung cấp: cũng như các doanh nghiệp xây dựng khác,
tín dụng nhà cung cấp có vai trò quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đến
việc sử dụng vốn trong công ty. Tuy nhiên việc mua bằng thanh toán trả
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Nguyễn trọng huy lv
Nguyễn trọng huy lvNguyễn trọng huy lv
Nguyễn trọng huy lv
quynhlehvtc
 

What's hot (20)

Giải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đ
Giải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đGiải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đ
Giải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đ
 
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đĐề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
 
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựngLuận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
 
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao VàngĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựng
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựngNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựng
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các công ty cơ khí
Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các công ty cơ khíLuận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các công ty cơ khí
Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các công ty cơ khí
 
18056 rj ww0ldnve_20140808040227_65671
18056 rj ww0ldnve_20140808040227_6567118056 rj ww0ldnve_20140808040227_65671
18056 rj ww0ldnve_20140808040227_65671
 
QT232.doc
QT232.docQT232.doc
QT232.doc
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đTăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
 
Phan tich-tinh-hinh-quan-ly-su-dung-von-san-xuat-kinh-doanh-va-nang-cao-hieu-...
Phan tich-tinh-hinh-quan-ly-su-dung-von-san-xuat-kinh-doanh-va-nang-cao-hieu-...Phan tich-tinh-hinh-quan-ly-su-dung-von-san-xuat-kinh-doanh-va-nang-cao-hieu-...
Phan tich-tinh-hinh-quan-ly-su-dung-von-san-xuat-kinh-doanh-va-nang-cao-hieu-...
 
Đề tài: Tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty Xây lắp
Đề tài: Tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty Xây lắpĐề tài: Tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty Xây lắp
Đề tài: Tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty Xây lắp
 
Chuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAO
Chuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAOChuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAO
Chuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAO
 
Nguyễn trọng huy lv
Nguyễn trọng huy lvNguyễn trọng huy lv
Nguyễn trọng huy lv
 
Bao-cao-thuc-tap-ke-toan-von-bang-tien
Bao-cao-thuc-tap-ke-toan-von-bang-tienBao-cao-thuc-tap-ke-toan-von-bang-tien
Bao-cao-thuc-tap-ke-toan-von-bang-tien
 

Similar to Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Similar to Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
 
QT047.doc
QT047.docQT047.doc
QT047.doc
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNamTăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
 
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu độngVốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
 
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấyĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đLuận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logisticsĐề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
 
QT103.doc
QT103.docQT103.doc
QT103.doc
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 

Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 1 Mục lục Lời Mở đầu. trang Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế trị ……… 1.1 Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp.………. 1.1.1 Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp……….. 1.1.2 Phân loại vốn lưu động ………………………………………… 1.1.3 Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng tới vốn ……… 1.1.4 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp…………… 1.1.4.1. Theo quan hệ sở hữu về vốn………………………………… 1.1.4.2. Theo thời gian huy động và sở hữu về vốn……………………… 1.1.5 Nhu cầu vốn lưu động và cách xác định nhu cầu VLĐ……….. 1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ…………… 1.2.1 Hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp………… 1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ……………... 1.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ……………….. 1.3. Phương hướng, biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ……. 1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ…………. 1.3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử VLĐ……………. Chương 2: Thực trạng và công tác tổ chức sử dụng vốn lưu động của công ty Cổ phần xây dựng Miền Tây……………………… 2.1. Khái quát hình thành phát triển công ty…………………… 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty……………… 2.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty…………… 2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty………… 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động xây dựng………………………… 2.1.4.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất………………………
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 2 2.1.4.3. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật…………………………… 2.1.4.5. Tình hình thị trường và đốithủ cạnh tranh của công ty……… 2.1.5. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty một số năm gần đây… 2.1.5.1. Kết quả hoạt động của công ty một số năm gần đây………… 2.1.5.2. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty năm 2008-2009…… 2.2. Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng VLĐ ở công ty………. 2.2.1. Những đặc điểm chủ yếu chi phối công tác tổ chức………….. 2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn của công ty…………………… 2.2.3. Nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn lưu động ở công ty…… 2.2.4. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ ở công ty……… 2.2.4.1. Khái quát về tình hình quản lý và sử dụng VLĐ ở côngty…….. 2.2.4.2. Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khẳ năng thanh toán……… 2.2.4.3. Tình hình quản lý các khoản phải thu………………………… 2.2.4.4. Tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho…………………… 2.2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty……….. 2.2.6. Những vấn đề đặt ra trong việc tổ chức quản lý, sử dụng…… Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở công ty cổ phần xây dựng Miền Tây………………….. 3.1. Định hướng pháp triển của công ty trong những năm tới…… 3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng…… 3.3. Một số kiến nghị nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên……… Kết luận…………………………………………………………………… Tài liệu tham khảo………………………………………………………
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 3 Lời mở đầu Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của tích luỹ cùng với vốn đầu tư của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vai trò của xây dựng cơ bản ngày càng quan trọng. Các công trình và chất lượng công trình có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Trong quá trình từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mở ra những cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp trong ngành xây dựng cơ bản nói riêng. Các doanh nghiệp muốn tồn tại phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp, ứng xử một cách linh hoạt. Nó đòi hỏi nhà quản trị phải tối đa hoá lợi nhuận và sử dụng chi phí với hiệu quả cao nhất. Do đó, quản lý vốn trong doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Việc theo dõi sự biến động vốn là cần thiết cho việc phân tích ra quyết định sản xuất kinh doanh hợp lý. Nhận thức tầm quan trọng đó, qua thời gian thực tập ở Công ty Cổ phần xây dựng Miền Tây. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên Thạc sỹ ĐOÀN HƯƠNG QUỲNH và các cô chú, anh chị trong phòng Tài Vụ của Công ty, em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng Miền Tây” cho luận văn cuối khoá của mình. Nội dung của chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 4 Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức tác tổ chức và sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần xây dựng Miền Tây. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng Miền Tây. Tuy nhiên phạm vi đề tài rộng, thời gian thực tập chưa nhiều và khả năng của bản thân em còn nhiều hạn chế nên bài viết khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và cũng như các bạn để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã hướng dẫn và giúp đỡ em làm đề tài này cùng các cô chú, anh chị phòng kế toán đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Công ty. Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2010 Sinh viên thực hiện PHẠM THỊ THANH HUYỀN
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 5 CHƯƠNG 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNGCỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố dịnh doanh nghiệp cần phải có tái sản lưu động. Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm hai bộ phận: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. -Tài sản lưu động sản xuất: gồm một bộ phận những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu ,… và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,… -Tài sản lưu động lưu thông: Là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như: thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán,… Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn thay thế cho nhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và thuận lợi. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên. Đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định.Do đó, để hình thành nên tài sản lưu động, doanh nghiệp phải đạt ra một số vốn tiến tệ nhất định. Số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp Vốn lưu động của doanh nghiệp là vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 6 ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kì kinh doanh. Trong doanh nghiệp, vốn lưu động thường xuyên vận động, chuyển hóa lần lượt qua nhiều hình thái khác nhau. + Đối với doanh nghiệp sản xuất: Vốn lưu động từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển hóa sang hình thái vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hóa, khi kết thúc sẽ trở về hình thái ban đầu là tiền. T-H….SX….H’-T’ +Đối với doanh nghiệp thương mại: Sự vận động của vốn lưu động nhanh hơn, từ hình thái vốn bằng tiền sang hình thái hàng hóa và cuối cùng chuyển về hình thái tiền. T-H-T’ Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, không ngừng nên vốn lưu động cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển vốn lưu động. Trong quá trình kinh doanh, vốn lưu động chu chuyến không ngừng tại một thời điểm nhất định, vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận cùng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua. Sơ đồ luân chuyển vốn lưu động trên đưa ta hai điều cần chú ý: * Thứ nhất: Trong một khoảng thời gian nhất định nếu vốn quay được nhiều vòng hơn thì sẽ tạo ra nhiều “T” hơn mà không cần tăng vốn. Từ đó làm cho lợi nhuận trong kì tăng lên. Do đó trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp luôn chú trọng thực hiện những biện pháp để tăng cường vòng quay vốn lưu động,tăng hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. * Thứ hai: Nếu một giai đoạn nào đó trong quá trình luân chuyển bị gián đoạn sẽ gây nên ngưng trệ hay rối loạn cho sự tuần hoàn của vốn lưu động của doanh nghiệp.
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 7 Đặc điểm của tái sản lưu động là tham gia vào từng chu kỳ sản xuất, bị tiêu dùng hoàn toàn trong việc sản xuất ra sản phẩm và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên vốn kinh doanh có đặc điểm sau: - Vốn lưu động trong quá trình luân chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện. - Vốn lưu động chuyển hóa toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại sau mỗi chu kì kinh doanh. - Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì kinh doanh. Đặc điểm của tài sản lưu động và đặc điểm hoạt động luân chuyển vốn lưu động đã chi phối đến công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động: - Quản lý vốn ở tất cả các khâu,tất cả các thành phần vốn. - Các biện pháp để tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động. - Quản lý vốn hợp lý. - Quản lý cả về mặt giá trị cũng như hiện vật của vốn lưu động. - Do tồn tại ở các khâu của quá trình sản xuất nên cần phải phân bổ vốn hợp lý cho từng khâu, từng thành phần. - Do vốn lưu động thu hồi một lần nên hướng tạo nguồn cho doanh nghiệp, chủ yếu là tạo nguồn ngắn hạn. Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong quá trình tái sản xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của vốn lưu động, khiến cho các hình thái có được mức độ hợp lý và đồng bộ với nhau. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho chuyển hóa hình thái của vốn cho quá trình
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 8 luân chuyển được thuận lợi, góp phần tăng tốc độ vốn lưu động, tăng hiệu quả sử dụng vốn và ngược lại. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư. Số vốn lưu động nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa dự trữ sử dụng ở các khâu nhiều hay ít. Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay lãng phí. Thời gian nằm ở các khâu sản xuất hay lưu thông có hợp lý hay không. Bởi vậy, thông qua quá trình luân chuyển vốn lưu động có thể kiểm tra, đánh giá kịp thời đối với các mặt: mua sắm, sản xuất, tiêu thụ và dự trữ sản phẩm của doanh nghiệp. Qua đây cho thấy tính chất phức tạp của tài sản lưu động và vốn lưu động. Do vây, để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý và sử dụng một cách hợp lý vốn lưu động phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. 1.1.2. phân loại vốn lưu động. Để quản lý vốn lưu động đạt hiệu quả, đòi hỏi các nhà quả trị tài chính doanh nghiệp cần phải phân loại vốn theo các tiêu thức khác nhau để quản lý thuận lợi. Có nhiều cách phân loại vốn lưu động và mỗi cách đều có tác dụng riêng của nó, nhưng nhìn chung đều giúp các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp có thể đánh giá được tình hình quản lý và sử dụng vốn trên những góc độ khác nhau của mục đích nghiên cứu. Thông thường có cách phân loại chủ yếu sau. - Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn có thể chia vốn lưu động thành vốn bằng tiền và vốn về hàng tồn kho. + Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 9 * Vốn bằng tiền: gồm các khoản tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. * Các khoản phải thu (vốn trong thanh toán hay vốn bị chiếm dụng): bao gồm phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu do tạm ứng, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và các khoản phải thu khác. Chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng thể hiện số tiền của khách hàng nợ doanh nghiệp trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức “bán trước,trả sau” + Vốn về hàng tồn kho: * Trong doanh nghiệp sản xuất, vốn hàng tồn kho bao gồm: vốn dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Các loại này dược gọi chung là vốn về hàng tồn kho. Gồm: vốn về nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn công cụ dụng cụ, vốn về chi phí trả trước, vốn thành phẩm. * Trong doanh nghiệp thương mại, vốn hàng tồn kho chủ yếu là giá trị các loại hàng hóa dự trữ. * Trong doanh nghiệp xây lắp, vốn hàng tồn kho chủ yếu là vốn bằng tiền, vốn sản phẩm đang chế. Việc phân loại theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua cách phân loại này có thể tìm các biện pháp phát huy chức năng các thành phần vốn và biết được kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện để định hướng,điều chỉnh hợp lý, có hiệu quả. - Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động có thể chia thành các loại sau:
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 10 + Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, bao gồm: vốn về nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn công cụ dụng cụ dụng cụ nhỏ, vốn vật tư đóng gói. + Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất, bao gồm: vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn về chi phí trả trước. + Vốn lưu động trong khâu lưu thông, bao gồm các khoản: vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn,…. Việc phân loại vốn lưu động theo cách này cho phép biết được kết cấu vốn lưu động theo vai trò. Từ đó giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động trong các khâu của quá trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kêt cấu vốn lưu động hợp lý, tăng được tốc độ vốn luân chuyển vốn lưu động. 1.1.3.Kết cấu vốn lưu động và những nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp. Từ các phân loại trên, doanh nghiệp có thể xác định được kết cấu vốn lưu động của mình theo những tiêu thức khác nhau, nhằm phục vụ cho những yêu cầu nhất định của công tác quản lý. Kết cấu vốn lưu động phản ánh thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Ở các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động của các doanh nghiệp là khác nhau. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động theo các tiêu thức khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ những đặc điểm riêng về vốn lưu động mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý vốn lưu động hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 11 Có các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp, có thể chia thành ba nhóm chính: - Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: Khoảng cách từ doanh nghiệp đến nơi cung cấp, khả năng cung cấp của thị trường, kì hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng, đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp. - Các nhân tố về mặt sản xuất như: Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, độ dài của chu kỳ sản xuất, trình độ quản lý của quá trình sản xuất - Các nhân tố về mặt thanh toán như: Phương thức thanh toán được lựa chọn theo hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán, việc chấp hành thủ tục thanh toán của các doanh nghiệp. Thông thường, nếu trong mùa hàng hóa tiêu thu cao diểm, cần đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ thì phải mở rộng tín dụng thương mại cho khách hàng. 1.1.4. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần một lượng vốn lưu động nhất định để hình thành nên tài sản lưu động cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp với đặc điểm riêng sẽ hình thành vốn lưu động sẽ khác nhau. 1.1.4.1. Theo quan hệ sở hữu vốn. Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp được chia thành hai nguồn: - Nguồn vốn chủ sở hữu: Là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Tùy theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể như: vốn đầu tư từ Ngân Sách Nhà Nước, vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra, vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần, vốn góp từ các từ các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp liên
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 12 doanh, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp, từ quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp,…. Đặc điểm của nguồn vốn này là không có thời gian đáo hạn và có độ an toàn cao. Nguồn vốn này có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, là điều kiên tiên quyết xem doanh nghiệp có được thành lập hay không. Nó phản ánh khả năng kiểm soát, khả năng tự chủ của doanh nghiệp, thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp và là tấm lá chắn vững chắc cho doanh nghiệp tham gia vào quá trình huy động vốn trên thị trường tài chính. - Nợ phải trả: Là khoản vốn lưu động được hình thành quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán cho chủ nợ. Nợ phải trả gồm các khoản: vốn chiếm dụng, các khoản vay ngắn hạn và dài hạn. Nguồn vốn này doanh nghiệp chỉ được sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, khi hết hạn doanh nghiệp phải có trách nhiệm trả cả vốn và lãi. Nguồn vốn này cũng có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó góp phần giảm chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp và làm tăng khả năng khuyếch trương của doanh nghiệp, giúp cho việc sử dụng đồng vốn đạt mức sinh lời cao hơn. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn được gọi là nguồn vốn thường xuyên, tức là mang tính chất ổn định, dài hạn. Nguồn vốn này dùng để mua sắm tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.4.2. Theo thời gian huy động và sử dụng vốn. Có thể chia thành hai loại:
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 13 - Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm hình thành nên tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho doanh nghiệp. Nguồn này bao gồm: vốn chủ hữu và nợ dài hạn. - Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn ngắn hạn dưới một năm, chủ yếu để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này bao gồm: vay ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Cách xác định: Tổng nguồn vốn lưu động = Nguồn vốn lưu động thường xuyên cần thiết +Nguồn vốn lưu động tạm thời. Trong đó,nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể xác định theo công thức sau: Nguồn vốn lưu động thường xuyên =Tổng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp – Giá trị còn lại của tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác. Hoặc có thể xác định bằng công thức sau: Nguồnvốn lưu động thường xuyên =Tàisảnlưu động –Nợ ngắn hạn Cách xem xét này giúp nhà quản trị doanh nghiệp xem xét huy động các nguồn vốn lưu động một cách phù hợp, nhằm kết hợp chặt chẽ giữa thời gian huy động vốn và thời gian sử dụng vốn. Góp phần nâng cao hiệu quả của việc huy động, tổ chức và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn và tránh tình trạng huy động vốn lãng phí hoặc thiếu vốn huy động. Ngoài ra, việc xác định này còn giúp các nhà quản lý tài chính nên những kế hoạch về tổ chức sử dụng vốn trong tương lai trên cơ sở xác định được quy mô, lượng vốn lưu động cần thiết để lựa chọn nguồn vốn lưu động mang lại hiệu quả lớn nhất cho doanh nghiệp.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 14 1.1.5. Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Trong chu kì kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn lưu động. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là thể hiện số vốn cần thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ tồn kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp. Ta có công thức xác định sau: Nhu cầu vốn lưu động =Mức dự trữ hàng tồn kho+Khoản phải thu của khách hàng –Khoản phải trả cho nhà cung cấp. Số vốn lưu động doanh nghiệp phải trả trực tiếp ứng ra tùy thuộc vào nhu cầu vốn lưu động lớn hay nhỏ trong từng thời kỳ kinh doanh. Trong công tác quản lý vốn lưu động, một vấn đề quan trọng khác là phải xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tương ứng với quy mô và điền kiện kinh doanh nhất định. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tối thiểu là số vốn tính ra phải đủ để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục. Đồng thời phải thực hiện chế độ một cách hợp lý. Trong điều kiện hiện nay, mọi nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải tự tài trợ cho mình. Do đó, việc xác định đúng đắn và hợp lý nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết lại càng có ý nghĩa quan trọng do: - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết được xác định đúng đắn và hợp lý là cơ sở để tổ chức các nguồn tài trợ. - Đáp ứng kịp thời đầy đủ vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành bình thường và liên tục. Nếu nhu cầu vốn quá thấp sẽ gây khó khăn cho công tác tổ chức đảm bảo vốn, gây căng thẳng giả tạo về vốn, làm gián đoạn quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác còn
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 15 có thể gây ra những tổn thất như: sản xuất bị đình trệ, không có đủ vốn để thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết, không có khả năng trả nợ nhà cung cấp khi đến hạn thanh toán, từ đó giảm và mất uy tín của doanh nghiệp. Những khó khăn về tài chính chỉ có thể giải quyết bằng vay đột xuất với lãi suất cao. Điều này làm tăng rủi ro về mặt tài chính và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu nhu cầu vốn tính quá cao dẫn đến tình trạng thừa vốn, gây ứ đọng vật tư, hàng hóa, sử dụng vốn lãng phí, vốn chậm luân chuyển và phát sinh nhiều chi phí không hợp lý, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là một đại lượng không cố định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Như những yếu tố về đặc điểm tính chất của ngành nghề sản xuất kinh doanh, những yếu tố về mặt vật tư tiêu thụ sản phẩm, chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ chức thanh toán,…. Do đó việc xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp là một vấn đề hết sức phức tạp. Tùy theo đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kì mà áp dụng các phương pháp khác nhau để xác định nhu cầu vốn lưu động. Hiện nay có hai phương pháp áp dụng chủ yếu đó là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. -Phương pháp trực tiếp: +Nội dung của phương pháp này: Căn cứ vào yếu tố ảnh hưởng trực tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn doanh nghiệp phải ứng ra để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết. +Trình tự xác định: * Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 16 * Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và các khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng. * Xác định các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp. Tổng hợp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp theo công thức: Nhu cầu vốn lưu động =Mức dự trữ hàng tồn kho +khoản phải thu của khách hàng – Khoản phải trả cho nhà cung cấp. Nhu cầu vốn lưu động này xác định theo cách này tương đối sát và phù hợp với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là việc tính toán tương đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều và mất về mặt thời gian. -Phương pháp gián tiếp: Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn lưu động. Đặc điểm phương pháp này là dựa vào số vốn lưu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp năm kế hoạch. + Trường hợp 1: Dựa vào kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp mình. Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác lại bị hạn chế. Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp mới được thành lập với quy mô nhỏ. + Trường hợp 2: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong kỳ vừa qua để xác định nhu cầu vốn lưu động ở các kì tiếp theo. Phương pháp này được thực hiện theo trình tự sau:
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 17 * Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động trong năm báo cáo (có loại trừ các số liệu không hợp lý). * Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo. Trên cơ sở đó, xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần. * Xác định nhu cầu vốn lưu động cho kỳ kế hoạch. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài vốn nhu cầu thường xuyên cần thiết còn có nhiều nguyên nhân khác nhau giữa các thời kì khác nhau trong chu kỳ kinh doanh. Do đó dẫn đến việc hình thành nên các bộ phận tài sản lưu động tạm thời cần phải có vốn lưu động tạm thời để trang trải. Các trường hợp nảy sinh nhu cầu vốn lưu động tạm thời gồm: * Dự kiến vật tư tăng, doanh nghiệp phải tăng dự trữ. * Đột xuất doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng mới, có tính chất riêng rẽ. * Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo thời vụ. Những tài sản lưu động được hình thành không có tính chất thường xuyên được gọi là tài sản lưu động tạm thời và biểu hiện bằng tiền của nó là vốn lưu động tạm thời. 1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ khai thác, sử dụng quản lý nguồn lực vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói hiệu quả sử dụng phụ thuộc vào hai nhân tố sau:
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 18 - Lợi nhuận thu được từ một vòng quay vốn. Lợi nhuận này cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ quản lý chi phí và giá thành của doanh nghiệp, để có dược điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng vốn hiệu quả. - Số vòng quay vốn lưu động được thực hiện trong một thời kì nhất định (có thể là tuần, tháng,…). Để có được vòng quay vốn lưu động lớn hay giảm số ngày thực hiện vòng quay vốn lưu động. Thì vốn lưu động sẽ được luân chuyển liên tục và hiệu quả qua các giai đoạn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay, sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khả năng sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. Đó cũng chính là mục tiêu của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận, tối đa giá trị của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thể hiện thông qua mối quan hệ giữa kết quả thu được so với vốn lưu động bình quân mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt kết quả đó. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nghĩa là: với số vốn lưu động hiện có, có thể sản xuất một lượng sản phẩm có chất lượng tốt,giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hoặc có thể hiểu: Đầu tư thêm một cách hợp lý một lượng vốn lưu động nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh thu thuần với yêu cầu vẫn đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động đầu tư thêm. 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. - Xuất phát từ mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh đều kỳ vọng tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 19 doanh của doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng là một trong những biện pháp quan trọng góp phần tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Xuất phát từ vai trò vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động là một bộ phận không thể thiếu khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động tồn tại nhiều hình thái khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, thường xuyên, đảm bảo cho sự ổn định trong hoạt động doanh nghiệp. Do đó, khi nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có nghĩa là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung của toàn doanh nghiệp đây là mục tiêu mà các doanh nghiệp đều hướng tới. Vốn lưu động được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như đã đề cập ở trên, các nguồn vốn đều có một chi phí sử dụng vốn nhất định. Do đó, khi đưa vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất, nhà quản trị luôn mong muốn đồng vốn của mình không những được bảo toàn mà còn được phát triển lớn hơn ban đầu. Từ đó mà họ đạt được mục đính cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. - Xuất phát từ yêu cầu hoạch toán kinh doanh đầy đủ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải đảm bảo yêu cầu hoạch toán kinh doanh: lấy thu bù chi, có lợi nhuận. Để đạt được yêu cầu này, đòi hỏi doanh nghiệp phải bảo toàn được vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để có thể khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 20 1.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, thường sử dụng các chỉ tiêu sau: - Tốc độ lưu chuyển vốn lưu động. Việc sử dụng hợp lý vốn lưu động biểu hiện ở tốc độ lưu chuyển vốn lưu động. Tốc độ lưu chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm phản ánh hiệu xuất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cao hay thấp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển vốn lưu động. + Số lần luân chuyển vốn lưu động(số vòng quay vốn lưu động). M L Vldbq  Trong đó: L:là số lần luân chuyển vốn lưu động trong kì. M:là tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ.Hiện nay,tổng mức luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ. Vldbq:số vốn lưu động bình quân sử dụng ở trong kỳ được xác định bằng phương pháp bình quân số học. Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòng quay của vốn lưu động thực hiện trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm). Vốn lưu động quay càng nhiều vòng chưng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. - Kì luân chuyển vốn lưu động.
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 21 N K L  hay *Vldbq N K M  Trong đó: K: kì luân chuyển vốn lưu động. N: số ngày trong kì tính chẵn 1 năm là 360 ngày, 1 quý là 90 ngày, 1tháng là 30 ngày. M,Vldbq như trên Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của vốn lưu động ở trong kì. - Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động: 1 1 0( ) *( ) 360 tk M V K K   hoặc 1 1 1 0 ( )tk M M V L L    Trong đó: Vtk: số vốn lưu động có thể tiết kiệm(-) hay phải tăng thêm (+) có ảnh hưởng trong tốc độ luân chuyển Vld kì so sánh với kì gốc. M1: tổng mức luân chuyển Vld kì so sánh (kì kế hoạch). K1,K0: kì luân chuyển Vld kì so sánh,kì gốc. L1, L0: số lần luân chuyển Vld kì so sánh,kì gốc. Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển ở trong kì so sánh(kì kế hoạch) so với kì gốc (kì báo cáo) - Hàm lượng vốn lưu động (hay mức đảm nhiệm vốn lưu động): Là số vốn lưu động đạt một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm. Vldbq HamluongVld DTT  Trong đó: Vldbq:như trên. DTT: doanh thu thuần.
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 22 Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần bao nhiêu vốn lưu động. - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn lưu động. ys BP T uatLNTTVld Vldbq  Trong đó:Pb: lợi nhuận trước thuế. Vldbq:Vốn lưu động bình quân. Ý nghĩa: Một đồng vốn lưu động trong kì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn lưu động. ys rP T uatLNld Vldbq  Trong đó :Pr: Lợi nhuận sau thuế. Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động trong kì tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. - Chỉ tiêu kết cấu vốn lưu động: Phản ánh kết cấu vốn lưu động theo các tiêu thức phân loại khác nhau. Việc xem xét kết cấu nhằm đánh giá mức độ hợp lý của cơ cấu này, từ đó phát hiện những điểm không hợp lý của cơ cấu và có biện pháp điều chỉnh phù hợp. 1.3 Phương hướng,biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp chụi ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Để phát huy yếu tố tích cực, hạn chế những rủi ro xảy ra đối với doanh nghiệp, đòi hỏi các nhà
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 23 quản trị nắm bắt được các yếu tố chủ yếu, từ đó có thể nâng cao được hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.3.1.1 Các nhân tố khách quan. - Cơ chế quản lý và các chính sách vĩ mô của Nhà Nước. Trong cơ chế hoạt động kinh tế hiện nay, doanh nghiệp được công nhận và khuyên khích hoạt động tự chủ.Tiến hành hạch toán kinh doanh “lời ăn, lỗ chụi”. Do đó doanh nghiệp phải quan tâm đến việc huy động vốn và sử dụng vốn để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững, nền kinh tế vẫn cần sự điều tiết của “bàn tay hữu hình” thông qua cách chính sách kinh tế vĩ mô và các công cụ pháp luật như: chính sách thuế, chính sách ưu đãi, khuyên khích đầu tư,…Nhờ có sự ổn định của các chính sách kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sử dụng hợp lý và hiệu quả vốn lưu động. - Đặc thù ngành kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường đều có những đặc trưng vốn có của nó. Để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà quản trị phải quan tâm đến đặc thù ngành vì đây là nhân tố quan trọng cần phải xem xét khi quản lý và sử dụng vốn lưu động. Đặc thù ngành ảnh hưởng tới cơ cấu đầu tư, cơ cấu vốn lưu động, vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp. Ví dụ như vòng quay vốn lưu động trong doanh nghiệp sản xuất thường nhanh hơn ở các doanh nghiệp xây dựng. - Lãi suất thị trường. Lãi suất thị trường là “giá cả”của hoạt động tín dụng. Đối với doanh nghiệp, lãi suất là chỉ tiêu phản ánh chi phí sử dụng vốn vay. Từ đó quyết
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 24 định nguồn vốn tài trợ và cơ cấu vốn huy động được. Khi lãi suất thị trường thay đổi, đòi hỏi các nhà quản trị phải có sự xem xét sao cho đảm bảo một cơ cấu vốn hợp lý để không làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn của doanh nghiệp. - Sự phát triển của khoa học công nghệ. Cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ tác đông đến tất cả các yếu tố đầu vào của sản xuất. Hiện nay ngày có nhiều đối tượng có nguồn gốc nhân tạo, tính năng tốt, giá thành lại rẻ. Do đó doanh nghiệp không ứng dụng kịp thời những thành tựu mà của cuộc cách mạng mang lại sẽ bị tác động làm giảm giá vật tư. Dẫn đến mất vốn của doanh nghiệp nói chung và mất vốn lưu động nói riêng. - Lạm phát Ngày nay “lạm phát” là một cụm từ không xa lạ gì với mọi người. Lạm phát từ lâu đã được giới kinh tế học coi là một thứ thuế đánh vào tất cả mọi người. Khi xẩy ra lạm phát sẽ xói mòn giá trị thực tế của đồng tiền, hoạt động của doanh nghiệp bị xáo trộn và gặp nhiều khó khăn. Vì vậy các nhà quản trị trọng quản lý vốn lưu động của mình, doanh nghiệp phải có sự điều chỉnh và tính đến yếu tố lạm phát để tránh thực trạng mất vốn của doanh nghiệp. - Các rủi ro bất thường. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ diễn ra một chốc một lát mà kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình đó doanh nghiệp gặp một số rủi ro bất thường như: khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị, hỏa hoạn, lũ lụt,…làm tài sản của doanh nghiệp bị hư tổn, giảm dần giá trị, dẫn đến doanh nghiệp bị mất vốn. Đặc biệt, một số doanh nghiệp chụi ảnh hưởng của tự nhiên như ngành xây dựng,….
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 25 1.3.1.2. Các nhân tố chủ quan. - Trình độ quản lý trong doanh nghiệp. + Trình độ quản lý về mặt sản xuất. Do có hệ thống sản xuất khoa học, chuyên nghiệp, gọn nhẹ giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, không ngừng trệ, do đó tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và ngược lại. + Trình độ quản lý lao động. Con người luôn là yếu tố quyết định trong mọi thời đại. Trong doanh nghiệp, để đạt được kết quả như mong muốn, đòi hỏi nhà quản trị phải biết sử dụng tốt nhất nguồn lực hiện có. Yêu cầu đặt ra trong hoạt động quản lý lao động đối với mọi doanh nghiệp là phải tổ chức lao động đùng người đùng việc, phù hợp với năng lực của người lao động. Từ đó, khuyến khích họ phát huy hết khả năng của mình, cống hiến cho doanh nghiệp mình. Kèm theo đó là chế độ tiền lương, thưởng và cơ chế khuyến khích người lao động. Khi đó khai thác và sử dụng tối đa được nguồn lực của doanh nghiệp. + Trình độ quản lý tài chính. Vai trò của quản lý tài chính trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thể hiện qua mấy nội dung sau: * Xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý. * Việc lựa chọn phương án đầu tư. * Việc lựa chọn phương án bán hàng và thanh toán. * Huy động nguồn vốn không hợp lý cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. * Do trình độ quả lý: Quản lý vật tư hàng hóa trong quá trình mua sắm, dự trữ, tiêu thụ không tốt, dẫn đến mất vốn trong kinh doanh, trong đò có vốn lưu động
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 26 Như vậy hai nhóm nhân tố khách quan và chủ quan được đề cập ở trên có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Vì vậy, đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải quan tâm và nghiên cứu những nhân tố để đưa ra các biện pháp quản lý hợp lý và đúng hướng, nhằm thúc đẩy các tác động tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực để có thể nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. 1.3.2. Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp tùy vào đặc điểm, ngành nghề, hình thức hoạt động,…để lựa chọn các phương pháp phù hợp với bản thân doanh nghiệp mình. Một số biện pháp cơ bản sau: - Xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết một cách chính xác đầy đủ, kịp thời với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hạn chế tình trạng thiếu vốn lưu động gây ra gián đoạn, ngừng trệ sản xuất kinh doanh hoạc doanh nghiệp phải đi vay nóng trên thị trường với lãi suất cao làm tăng chi phí sử dụng vốn, tăng rủi ro, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Cũng như tình trạng thừa vốn, gây lãng phí. Doanh nghiệp cũng phải có biện pháp xử lý kịp thời và linh hoạt để giải quyết vấn đề ứ đọng vốn. - Quản trị vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền là một yếu tố quyết định đến khả năng thanh toán của một doanh nghiệp tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng tiền tương xứng để đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp diễn ra ở trạng thái bình thường. * Doanh nghiệp phải quản lý và dự đoán các luồng nhập xuất của vốn tiền mặt.
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 27 * Dự trữ hợp lý vốn bằng tiền để doanh nghiệp có thể đảm bảo được hoạt động chi tiêu hàng ngày, chi vật tư, chi lương,…Đồng thời doanh nghiệp phải có lượng tiền dự trữ nhất định để đề phòng những biến động ảnh hưởng tới dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp mà doanh nghiệp không lường trước được. Như các cơ hội tốt trong kinh doanh hay những rủi ro trong kinh doanh * Doanh nghiệp dự trữ đủ lượng tiền để được hưởng chiết khấu khi mua hàng. Làm tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp và quan trọng hơn là tối ưu hóa số vốn hiện có, giảm thiểu các rủi ro về lãi suất, tỷ suất hối đoái, tối ưu việc đi vay ngắn hạn và đầu tư kiếm lời. * Quản lý và sử dụng các khoản thu chi vốn bằng tiền: thu chi phải thông qua thủ quỹ, có sự phân định giữa thủ quỹ và kế toán tiền mặt,… - Quản lý tốt các mặt thanh toán của doanh nghiệp. + Doanh nghiệp phải phấn đấu để đạt được hệ số khả năng thanh toán bằng hoặc cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành để tăng uy tín, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và giao dịch. + Doanh nghiệp phải làm tốt công tác thanh toán nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh, chủ động thanh toán tiền hàng, hạn chế tình trạng bán hàng không thu được tiền làm vốn bị chiếm dụng, khi cần vốn phải vay từ bên ngoài làm tăng chi phí sử dụng vốn, tăng rủi ro cho doanh nghiệp. + Phải định lượng, đánh giá tác động của việc bán chụi đến việc tăng doanh thu, tăng lợi nhuận với việc tăng thêm chi phí và tăng rủi ro do tăng nợ phải thu. + Doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi các khoản phải thu để xác định được đúng thực trạng của chúng. Nhận diện các khoản phải thu có vấn đề và dự kiến biện pháp xử lý kịp thời. + Xây dựng chính sách bán chụi hợp lý.
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 28 + Đưa ra những điều kiện thanh toán hợp lý về: Thời hạn thanh toán và tỷ lệ chiết khấu thanh toán để tăng tính hấp dẫn, giúp cho doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu. - Quản lý chặt chẽ về hàng tồn kho. + Vốn hàng tồn kho chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. Dự trữ hàng tồn kho hợp lý có vai trò như “tấm đệm an toàn” giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Quản lý hàng tồn kho là để giúp doanh nghiệp tránh tình trạng ứ đọng vật tư, hành hóa, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn. + Đồng thời tối thiểu hóa chi phí quản lý vốn tồn kho bằng hai cách: Xác định và lựa chọn nguồn cung cấp hợp lý về giá, chi phí vận chuyển, chất lượng nguồn hàng; lựa chọn phương tiện vận chuyển để tối đa hóa chi phí vận chuyển, xếp dỡ. + Thường xuyên theo dõi, dự đoán xu thế biến động của thị trường để có quyết định kịp thời việc mua sắm, dự trữ vật tư, hàng hóa có lợi cho doanh nghiệp. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời tình trạng vật tư bị ứ đọng, không phù hợp để có biện pháp giải phóng kịp thời nhằm thu hồi vốn. - Tăng cường công tác kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng vốn lưu động ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Để kịp thời tìm ra những chỗ thiếu xót làm giảm vòng quay vốn lưu động và đưa ra các biện pháp kịp thời thu hồi vốn. - Lựa chọn cơ cấu và hình thức huy động vốn lưu động theo hướng: Khai thác triệt để nguồn vốn bên trong để tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, tăng cường khai thác huy động vốn bên ngoài để phát huy vai trò tác động của đòn bẩy tài chính.
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 29 - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát để nắm bắt được sự biến động về cơ cấu giá trị cũng như cơ cấu của tài sản nhằm hạn chế được sự thất thoát tái sản trong quá trình kinh doanh, đảm bảo vốn lưu động được đảm bảo về mặt hiện vật. - Thực hiện các phương pháp phòng ngừa rủi ro: Chủ động mua bảo hiểm tài sản, trích quỹ dự phòng tài chính để khi xẩy ra rủi ro, doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp và bảo toàn được đồng vốn lưu động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có biện pháp phòng ngừa bằng cách trích lập các khoản dự phòng như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi,… Những biện pháp mà em nêu trên chỉ là những biện pháp mang tính định hướng chung cho các loại hình doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Căn cứ vào điều kiện thực tế của mình, mỗi doanh nghiệp phải đưa ra những biện pháp cụ thể để quản lý và sử dụng vốn lưu động hiệu quả.Những biện pháp phải được áp dụng một cách đồng bộ nhằm phát huy hiệu quả cao hơn trong quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp.
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MIỀN TÂY. 2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần xây dựng Miền Tây. 2.1.1. Quá trình hình thành phát triển của công ty. Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây trực thuộc Tổng công ty công trình giao thông 8 của bộ GTVT. Công ty là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng và có trụ sở đăng kí kinh doanh tại nhà N2-Đường Hồ Tùng Mậu-Mai Dịch-Cầu Giấy-HN. - Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây. - Địa điểm : nhà N2-Đường Hồ Tùng Mậu-Mai Dịch-Cầu Giấy-HN. - Hình thức pháp lý: doanh nghiêp cổ phần. - Vốn điều lệ: 6 tỷ. - Mã số thuế: 0100109081-1 Vùng đất Tây Bắc do điều kiện địa hình, xa các trung tâm kinh tế văn hoá đòi hỏi sự phát triển để tiến kịp miền xuôi. Bộ chính trị có Nghị quyết 22/BCT, Thủ tướng chính phủ có quyết định 72/CP về phát triển kinh tế xã hội miền núi. Nhận thức rõ chủ trương này, Liên hiệp các Xí nghiệp giao thông 8 (nay là Tổng công ty XDCTGT 8) đã cử một Ban đại diện Tây Bắc và đây chính là tiền thân của Công ty xây dựng Miền Tây. Tổng Công ty đã cử các cán bộ lên giúp đỡ và đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho phép thành lập Công ty xây dựng Miền Tây và Bộ đã có quyết định thành lập số 2409 QĐ/TCCB - LĐ ngày 21/11/1994. Hình thức công ty là doanh nghiệp nhà nước. Có trụ sở tại đường Hồ Tùng Mậu-Đống Đa-Hà Nội. Với chức năng chính là mở các công trình giao thông ở vùng Tây Bắc.. Do Đảng và Nhà nước có chủ trương sắp xếp và tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước thành loại doanh nghiệp khác chỉ giữ lại một số doanh
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 31 nghiệp lớn thuộc ngành chủ chốt với mục đích tăng hiệu quả hoạt động và khẳng định vị trí then chốt của thành phần kinh tế nhà nước, đồng thời huy động các nguồn lực đang nằm trong dân dần nâng cao sự phát triển nền kinh tế xã hội. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, do yêu cầu quản lý và phù hợp với nền kinh tế thị trường ngày, công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần xây dựng Miền Tây trực thuộc của Công ty công trình giao thông 8 của bộ GTVT theo quyếtđịnhsố 999/QĐ - BGTVT ngày 23/03/2004. Công ty chính thức hoạt động theo con dấu, mã số thuế, tài khoản mới. Công ty có trụ sở mới tại: nhà N2-Đường Hồ Tùng Mậu- Mai Dịch-Cầu Giấy-HN. Với chức năng xây dựng các công trình dân dụng, xây dựng các công trình giao thông đường bộ, tư vấn, khảo sát, thiết kế, quy hoạch và xây dựng. Sau 15 năm thành lập và phát triển doanh nghiệp đang hướng tới phạm vi toàn quốc. Với phương pháp kinh doanh uy tín, chất lượng và hiệu quả kết hợp với năng lực hiện có về nhân lực, trang thiết bị hiện đại tiên tiến, công ty đã đặt được những thành tựu đáng kể. Từ một công ty xây dựng mở các công trình giao thông ở miền Tây Bắc đến nay công ty đã có khả năng đấu thầu thi công các công trình giao thông có giá trị lớn trên cả nước. Uy tín của công ty được đã đến với các chủ đầu tư trong cả nước thông qua chất lượng các công trình. Như vậy điều kiện về tư cách pháp nhân đã có, Công ty đã sử dụng hình thức lấy ngắn nuôi dài, vận động các thành phần đem vốn vào thi công để phát triển dần Công ty. Ngoài gần 10 công trình tại Sơn La đặc biệt là Nhà khách Tỉnh và Đường Mai Sơn - Tà Lộc, tiến tới phát triển lền tỉnh Lai Châu và một số tỉnh khác như Hà Tĩnh, Yên Bái, Nam Định… Với sự tăng gia về quy mô và chức năng kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh, vị trí, uy tín của công ty trên thị trường ngày càng tăng.
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 32 Công ty đã được công nhận là công ty có tầm quan trọng trong phát triển của tổng công ty công trình giao thông 8 của Bộ GTVT. Đặc biệt, từ tháng 3/2004, công ty chính thức chuyển đổi loại hình hoạt động từ doanh nghiệp Nhà Nước sang công ty cổ phần (nhà nước chi phối đền 51%). Đưa công ty sang giai đoạn phát triển mới với sự cạnh tranh gay gắt hơn nhưng cũng chính là bàn đạp để công ty phát triển nhanh và mạnh hơn trong thời gian tới. 2.1.2. Chức năng,nhiệm vụ kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Miền Tây. Căn cứ vào chức năng, ngành nghề đã được Công ty công trình giao thông 8 của Bộ GTVT và Nhà nước giao cho. Công ty đã được cấp giấy phép hoạt động trên địa bàn của cả nước. Công ty đã xác định các chức năng ngành nghề cho mình như sau: - Xây dựng các công trình dân dụng. - Xây dựng thi công các công trình mặt đường,nền đường. - Xây dựng các loại cầu vừa và nhỏ. - Xây dựng thi công các công trình thoát nước. Nhiệm vụ công ty kinh doanh là xem xét nắm chắc tình hình thị trường xây dựng, hợp lý hóa các cơ chế quản lý công ty để đạt được hiệu quả kinh tế, xây dựng tổ chức đảm đương nhiều công trình và hạ mục công trình. Đáp ứng yêu cầu của tương lai, có kế hoạnh tổ chức kinh doanh ngắn hạn và kế hoạnh dài hạn. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Miền Tây. 2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty. Để thực hiện tốt và có hiệu quả nhiệm vụ của một doanh nghiệp xây dựng là phải có một bộ máy quản lý trên cơ sở hiệu quả nhất và tiết kiệm
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 33 nhất. Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây là một đơn vị hoạch toán độc lập. Do vậy công ty đã tổ chức bộ máy quản lý trên cơ sở hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Để tạo điều kiện cho công ty tồn tại và phát triển. Công ty tổ chức bộ máy theo hình thức trực tuyến từ công ty đến các xí nghiệp, các đội và các tổ, người lao động . Bộ máy tổ chức của công ty như sau: - Giám đốc công ty: Giữ vai trò lãnh đạo toàn công ty có nhiệm vụ tở chức bộ máy, cơ chế quản lý phù hợp, quản lý cơ sở vật chất kĩ thuật. Là người đại diện trước pháp luật của công ty, trước hội đồng quản trị. Giám đốc Phó giám đốc phụ trách DA ĐT XDCB Phó giám đốc sản xuất Phòng tổ chức - hành chính Phòng kinh tế & thị trường Phòng tài vụ Phòng kỹ thuật XN xây dựng 1 XN xây dựng 2 XN xây dựng 3 XN xây dựng 4 XN xây dựng 5
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 34 - Phó giảm đốc sản xuất và phó giám đốc phụ trách dự án đầu tư xây dừn cơ bản: chụi trách nhiệm toàn bộ công tác kỹ thuật, thiết kế thi công xây dựng và vận hành máy móc thiết bị. - Các phòng ban ngành của công ty gồm 4 phòng: + Phòng tổ chức – hành chính: Có chức năng tổ chức nguồn nhân lực, tổ chức nhân sự, quản lý cán bộ trong phạm vi được phân cấp, tổ chức trả lương thưởng, thực hiện các định mức lao động, bảo vệ tài sản trật tự, kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành nội quy, bảo vệ sức khoẻ của cán bộ công nhân viên, khám chữa bệnh định kỳ, thực hiện vệ sinh phòng chữa bệnh. + Phòng tài vụ: Có chức năng tổ chức thực hiện ghi chép, xử lý cung cấp số liệu về tình hình kinh tế, tài chính, phân phối và giám sát các nguồn vốn bằng tiền, bảo toàn và nâng cao hiệu quả nguồn vốn. + Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ nhận hồ sơ thiết kế, nghiên cứu bản vẽ, phát hiện những sai sót trong thiết kế để có những ý kiến sửa đổi bổ sung, giám sát các đơn vị thi công về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ thi công, lập biện pháp an toàn lao động. +Phòng kinh tế và thị trường: có nhiệm vụ giám sát và thực hiện tiến độ thi công tại các tổ đội sản xuất và hỗ trợ nghiệp vụ khi cần thiết. Dưới các xí nghiệp trực thuộc lại phân ra thành các bộ phận chức năng: tài vụ, kỹ thuật, lao động tiền lương, các đội sản xuất. Đội sản xuất có đủ bộ máy quản lý gồm: Đội trưởng, đội phó, kỹ sư, kinh tế viên, kế toán, giám sát thi công và bảo vệ công trường. Đội trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi mặt của đội, bao gồm: * Tổ chức, điều hành quản lý cán bộ công nhân viên trong đội thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 35 * Thực hiện đầy đủ các quy định về hoạt động công trình, hoạt động tài chính, hợp đồng lao động được giám đốc uỷ quyền. * Đảm bảo đời sống cho người lao động. * Đảm bảo tiến độ chất lượng xây lắp, an toàn và vệ sinh lao động. * Chịu sự chỉ đạo chuyên môn của các phòng ban chức năng trong công ty, đặc biệt là công tác bảo hộ lao động. - Các xí nghiệp xây dựng: Tổ chức quản lý thi công công trình theo hợp đồng công ty ký kết và theo thiết kế được phê duyệt, mua bán vật tư, làm thủ tục thanh quyết toán từng giai đoạn và toàn bộ công trình Lực lượng sản xuất trên các công trình chủ yếu là các đội xây dựng. Ngoài ra do yêu cầu của mỗi công trình mà có thể tuyển thêm lao động làm hợp đồng hoặc thuê nhân công tại chỗ làm việc theo thời vụ. Cách tổ chức lao động, tổ chức sản xuất như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế kỹ thuật với từng đội công tình, tạo điều kiện thuận lợi để công ty giao khoán tới từng đội công trình. Do các công trình có địa điểm thi công khác nhau, thời gian xây dựng dài mang tính đơn chiếc nên lực lượng lao động của Công ty được tổ chức thành các đội công trình như trên, mỗi đội công trình thi công một hoặc một số công trình, hạng mục trong mỗi đội công trình lại được tổ chức thành các tổ sản xuất theo yêu cầu thi công, tuỳ thuộc vào nhu cầu sản xuất thi công của từng thời kỳ mà số lượng các đội công trình, các tổ sản xuất trong mỗi đội sẽ được thay đổi phù hợp với yêu cầu cụ thể. 2.1.3.2. Các chính sách quản lý tài chính kinh tế. Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây do đặc thù ngành có các công trình ở xa, sản phẩm là đơn chiếc nên rất khó khăn trong quản lý tài chính.
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 36 Nên doanh nghiệp đã đưa ra các chính sách quản lý tài chính riêng cho mình mà không trái với các quy chế của Nhà Nước. - Công tác tổ chức quản lý tài chính của công ty phải có sự thống nhất từ công ty đến các đơn vị cơ sở. - Hệ thống tổ chức của các đơn vị nằm trong hệ thống tổ chức tài chính của công ty, chụi sự chỉ đạo nghiệp vụ, kiểm tra, hướng dẫn của phòng tài vụ của công ty. - Phòng tài vụ của công ty phải quản lý toàn diện và nắm vững tình hình tài chính của các đơn vị cơ sở. - Công tác quản lý tài chính phải đi đôi với công tác đảm bảo phục vụ kịp thời sản xuất kinh doanh. 2.1.3.3. Tổ chức bộ máy kế toán. Hiện nay Bộ máy kế toán của Công ty CP Xây dựng Miền Tây được tổ chức tại Phòng tài vụ của công ty trên cơ sở chế độ hiện hành về tổ chức công tác kế toán, phù hợp với tình hình thực tế của công ty về tổ chức sản xuất kinh doanh. Đặc điểm nổi bật về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty là địa bàn không tập trung, vì vậy để đảm bảo sự thống nhất, hiệu quả công việc cũng như sự điều hành công việc mà công ty áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung, theo phương thức phân cấp, phân quyền. Theo mô hình này các đội không tổ chức kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hạch toán ban đầu hoặc một số phần việc kế toán ở đội theo sự phân công của Kế toán trưởng của công ty, định kỳ chuyển chứng từ ban đầu, các bảng kê, báo cáo và tài liệu liên quan về phòng kế toán công ty để kiểm tra và ghi sổ kế toán. Với quy mô kinh doanh khá lớn, hiện nay công ty áp dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung” và kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 37 khai thường xuyên. Điều này ảnh hưởng và chi phối đến toàn bộ các hoạt động tài chính kế toán của công ty đặc biệt là công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Phòng Tài vụ của công ty bao gồm 6 người, được tổ chức theo sơ đồ dưới đây trong đó mỗi người đều được phân công cụ thể công việc như sau: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Chức năng và nhiệm vụ của Phòng kế toán như sau: - Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của công ty, đảm bảo bộ máy gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Kế toán trưởng tổ chức và kiểm tra việc ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo thống kê, kiểm kê định kỳ, tổ chức bảo quản hồ sơ tài liệu kế toán theo chế độ lưu trữ, vận dụng sáng tạo, cải tiến hình thức và phương pháp kế toán ngày càng hợp lý, chặt chẽ với điều kiện của công ty, kết hợp các phòng ban lập báo cáo kế hoạch về tài chính, kế hoạch về sản xuất, kế hoạch giá thành và tín dụng, theo dõi tiến độ thi công và quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế để cấp phát và thu hồi vốn kịp thời, chịu trách nhiệm chính trong việc lập báo cáo tài chính theo chế độ hiện hành. Kế toán trưởng Kế toán vật tư và các khoản thu,phải trả Kế toán tiền gửi Ngân hàng và các khoản vay Kế toán quỹ tiền lương, thuế và các khoản thanh toán với NSNN Phó phòngkế toán, kế toán tổng hợp và kế toán tài sản cố định
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 38 - Phó phòng kế toán kiêm kế toán Tổng hợp và kế toán Tài sản cố định: Có nhiệm vụ ghi chép và phản ánh giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm tài sản cố định, kiểm tra giữ gìn bảo dưỡng, sử dụng tài sản cố định và có kế hoạch đầu tư, đổi mới tài sản cố định của công ty. Tính toán, phân bổ chính xác khấu hao tài sản cố định vào chi phí theo đúng chế độ Nhà nước, đồng thời tổ chức tổng hợp số liệu, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh mà các phần hành kế toán đã tổng hợp để tiến hành lên sổ cái tài khoản. - Kế toán quỹ tiền lương, thuế và các khoản thu nội bộ: có nhiệm vụ phản ánh kịp thời, đầy đủ thu chi tiền lương, rà soát các khoản tạm ứng cần phải thu, nghĩa vụ nộp thuế và các khoản thanh toán với Ngân sách Nhà nước. - Kế toán tiền gửi Ngân hàng kiêm vay vốn: có nhiệm vụ kiểm tra và theo dõi mọi công tác thanh toán của công ty giúp Giám đốc công ty quản lý chặt chẽ hơn tình hình tài chính của đơn vị, phản ánh tình hình hiện có và biến động của tiền gửi Ngân hàng, kiểm tra mọi chế độ thu chi. - Kế toán vật tư kiêm các khoản phải thu, phải trả: có nhiệm vụ tổ chức, ghi chép giá trị hàng tồn kho được thể hiện trên giá hạch toán. Ngoài ra, kế toán phần hành này còn phải ghi chép, phản ánh sự biến động của hàng hoá, công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu, kiểm tra việc chấp hành bảo quản, dự trữ và sử dụng vật tư. 2.1.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh. 2.1.4.1.1. Tình hình tổ chức nhân sự. - Tổng lao động thường xuyên của công ty hiện có 230 người.Trong đó: nam: 197 người, nữ: 33 người. - Số người lao động trực tiếp là 170 người.
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 39 -Số cán bộ quản lý từ phó phòng nghiệp vụ trở lên là 50 người. Phân loại theo trình độ: - Cán bộ đại học cao đẳng: 75 người. - Cán bộ trung cấp, sơ cấp: 112 người. - Lao động phổ thông: 43 người Thu nhập bình quân trên một người ước tính hàng năm khoảng 2.000.000 đ/người/tháng. 2.1.4.1.2. Tổ chức sản xuất. Mô hình tổ chức của công ty gồm các phòng ban và các xí nghiệp thành viên, trong đó các xí nghiệp là bộ phận trực tiếp tham gia sản xuất, được tổ chức thành các đội, cụ thể như sau : - Bộ phận sản xuất chính có nhiệm vụ tao ra các sản phẩm chính cho công ty như các công trình xây dựng, các công trình giao thông, bao gồm các bộ phận: + Các xí nghiệp xây lắp 497,597,797,897,997. + Các đội xây lắp. . + Các đội thi công cơ giới. - Bộ phận sản xuất phụ trợ nhiệm vụ là phục vụ kịp thời theo yêu cầu của các bộ phận chính, gồm các bộ phận sau: + Xưởng cơ khí lắp máy. + Phòng kinh tế thị trường. - Bộ phận sản xuất phụ: bao gồm các ban phòng. - Bộ phận phục vụ sản xuất: + Hệ thống các kho bãi vật liệu xây dựng. + Bộ phận vận chuyển ở các công trường. + Đội xe cơ giới.
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 40 Tổ chức sản xuất của công ty đươc tổ chức một cách rõ ràng, cụ thể và các bộ phân có sự gán kết tương trợ với nhau. 2.1.4.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất. Cũng như các Công ty xây dựng khác, do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản là sản phẩm của xây dựng mang tính đơn chiếc, kết cấu khác nhau, thời gian thi công dài... nên quy trình sản xuất kinh doanh có đặc điểm riêng. Mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và thi công ở những địa bàn khác nhau. Thông thường quy trình sản xuất của các công trình tiến hành theo các công đoạn sau: - Giai đoạn 1: Chuẩn bị hồ sơ kĩ thuật: * Lập hồ sơ dự thầu, hồ sơ gồm: Dự toán, bản vẽ thiết kế do bên chủ đầu tư (bên A) cung cấp. * Dự toán thi công do bên trúng thầu (bên B) tính toán lập ra và được bên A chấp nhận. - Giai đoạn 2: Sau khi lập dự toán thi công được bên A chấp nhận. Bên B sẽ khảo sát thiết kế kỹ thuật và lập phương án tổ chức thi công. - Giai đoạn 3: Tổ chức thi công theo thiết kế được duyệt, sau đó tổ chức nghiệm thu công trình cùng với chủ đầu tư và tư vấn giám sát. - Giai đoạn 4: Lập bảng nghiệm thu thanh toán công trình. Công trình hoàn thành quyết toán bàn giao cho chủ đầu tư (bên A).
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 41 2.1.4.3. Đặc điểm sản phẩm của công ty. - Sản phẩm xây dựng có tính chất đơn chiếc theo đơn đặt hàng: trong ngành xây dựng mỗi sản phẩm đều có một thiết kế riêng, dự toán chi phí riêng đồng thời có vị trí địa lý không giống nhau. Ngay cả những công trình giống nhau vì mỗi công trình ở địa điểm khác nhau. Khi đó bên tiến hành xây dựng cần phải bổ sung thiết kế cho thích hợp vị trí địa lý, khí hậu và mỹ quan nhất định. - Sản phẩm có tính chất cố định: sản phẩm sau khi hoàn thành không thể di chuyển được từ nơi này sang nơi khác được, nơi sản xuất cũng chính là nơi tiêu thụ và sử dụng sản phẩm. - Sản phẩm có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài: Các công trình xây dựng có tổng quyết toán hàng trăm triệu, có khi công trình lên đến hàng tỷ đồng. Thời gian hoàn thành công trình thường mất một thời gian dài có thể lên đến chục năm. Do đó chu kỳ luân chuyển vốn lưu động của công ty Khảo sàt thiết kế kỹ thuật và lập phương án thi công Chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật Tổ chức thi công Nghiệm thu và thanh quyết toán
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 42 thường dài và khó bảo toàn được vốn phục vụ sản xuất kinh doanh liên tục. - Sản phẩm xây dựng có quy mô và kết cấu phức tạp thường được chia thành nhiều hạng mục công trình. Với các công trình lớn, có nhiều hạng mục các chủ đầu tư có thể tiến hành theo hạng mục. Do đó dẫn đến một công trình do nhiều đơn vị khác nhau đảm nhiệm các hạng mục khác nhau trong công trình. - Hoạt động xây dựng chụi ảnh hưởng lớn của yếu tố tự nhiên.các công trình chủ yếu được thực hiện ngoài trời, trong điều kiện rất nặng nhọc và vất vả. Tất cả những biến động tự nhiên đều ảnh hưởng tới quá trình xây dựng. Nhiều công trình bị ngừng trệ, bị gián đoạn vì thời tiết quá xấu ảnh hưởng lớn tới tiến độ, năng lực sản xuất của đơn vị đang tiến hành sản xuất. - Các công trình có tính bền vững cao điều này xét cả góc độ kinh tế và kỹ thuật. Nên khi đầu tư xây dựng phải tính đến cả tuổi thọ kinh tế để quyết định tuổi thọ vật lý của công trình tránh đầu tư lãng phí. Với các đặc điểm hết sức phức tạp và riêng có của sản phẩm xây lắp được đề cập trên, có thể thấy rằng sản xuất sản phẩm trong xây dựng là hết sức khó khăn. Nhưng bằng sự nỗ lực, cố gắng hết mình toàn doanh nghiệp đã từng bước vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, mang đến cho chủ đầu tư những sản phẩm xây dựng chất lượng tốt và mỹ quan. 2.1.4.4. Trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Công ty sử dụng mặt bằng tại địa chỉ nhà N2-Đường Hồ Tùng Mậu- Mai Dịch-Cầu Giấy-HN là cơ sở cho hoạt động giao dịch, kinh doanh của mình.
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 43 Về trình độ công nghệ: trong những năm qua công ty không ngừng áp dụng các công nghệ hiện đại trong xây dựng, lắp đặt, điều này quan trọng đối với chất lượng công trình mà công ty xây dựng. Công ty đã mua sắm các máy móc thiết bị hiện đại dùng trong thi công như - Máy xúc bánh lốp Hitachi x 120 :2 chiếc. - Máy ủi DT 75 -98889 : 3 chiếc - Lu sai kai 8 tấn : 2 chiếc - Lu Rung 2 trống DYMAPAC : 1 chiếc. - Máy trộn bê tông - Máy phát điện các loại. - Máy bơm bê tông. - Nồi nấu nhựa đường. - Máy ủi. ................................. Trên đây chỉ là máy móc phục vụ cho công nghệ sản xuất chính. Ngoài ra, còn có các loại máy móc khác phục vụ cho các hoạt động khác của công ty như dụng cụ đo lường, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý,....Tất cả vật chất đó góp phần tạo lên sức mạnh của công ty trong các thắng thầu các công trình lớn nhỏ trong cả nước. 2.1.4.5. Tình hình thị trường và các đối thủ cạch tranh của công ty. 2.1.4.5.1 tình hình thị trường đầu vào. Vì công ty hoạt động chủ yếu trong ngành xây dựng nên nguồn nguyên liệu chính chủ yếu là vật liệu xây dựng và vật liệu giao thông. Công ty có một lượng nhà cung cấp phong phú và đa dạng các mặt hàng với nhiều chủng loại có chất lượng tốt đắp ứng được nhu cầu của công ty. Nên công ty có số lượng, thi trường đầu vào khá ổn định. Tuy
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 44 nhiên các hoạt động xây dựng luôn chụi sự biến động của tự nhiên và các yếu tố trên thị trường. Mà các yếu tố này biên động bất thường dẫn đến chi phí cho hoạt động sản xuất là không ổn định và ngày càng tăng. Các nhà cung cấp chính cho công ty: Công ty gang thép Việt Nhật (thép, cát, sỏi), Công ty xi măng Bỉm Sơn (xi măng), Công ty 789- Bộ quốc phòng( bê tông),.... 2.1.5.2. Tình hình thị trường đầu ra và đối thủ cạnh tranh của công ty. Sản phẩm chủ yếu của công ty chủ yếu là các công trình giao thông, xây dựng dân dụng, các công trình thủy lợi. Thị trường chủ yếu của công ty là thị trường trong nước nhưng tập chung chủ yếu là vùng Tây Bắc. Trong tình hình kinh tế mở cửa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dân dụng công nghiệp, giao thông thủy lợi ngày càng nhiều. Tạo nên một sức cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp với nhau. Và công ty cổ phần xây dựng Miền Tây cũng không ngoại lệ, công ty có những thủ cạnh tranh lớn như Công ty cầu 7 Thăng Long, Công ty xây dựng Sông Đà, Công ty cầu 75,....Đã tạo cho công ty nhưng sức ép cạnh tranh để giành được các công trình. Đồng thời cũng tạo ra sức bật cho công ty trong viêc hội nhập kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất. 2.1.5. Tình hình tài chính của công ty. 2.1.5.1. Kết quả hoạt động kinh doanh một số năm gần đây. Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động của doanh nghiệp nói chung.
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 45 Bảng 1 :Kết quả họa động kinh doanh năm 2008 -2009. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Tỷ lệ % Vốn kinh doanh bình quân 76.709.016.470 74.792.868.122 -1.916.148.348 -2,50 Doanh thu thuần 39.092.385.585 23.123.841.924 -15.968.543.661 -40,85 Giá vốn bán hàng 35.701.807.874 19.473.123.995 -16.228.683.879 -45,46 Doanh thu hoạt động tài chính 21.831.965 19.607.887 -2.224.078 -10,19 Chi phí tài chính 489.124.575 83.639.083 -405.485.492 -82,90 Trong đó :chi phí lãi vay 489.124.575 83.639.083 -405.485.492 -82,90 Chi phí bán hàng 0 0 0 0,00 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.660.286.165 3.514.657.405 854.371.240 32,12 Lợi nhuận khác 153.125.891 172.181.893 19.056.002 12,44 Lợi nhuận kế toán trước thuế 416.124.827 244.211.222 -171.913.605 -41,31 Thuế thu nhập doanh nghiệp 58.278.476 34.189.571 -24.088.905 -41,33 Lợi nhuận sau thuế 357.867.351 210.021.651 -147.845.700 -41,31 ( trích từ báo cáo tài chính của công ty năm 2009) Qua bảng 1: ta có thể thấy một cách khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty hai năm như sau: Tổng tài sản của công ty có sự giảm sút về quy mô, tổng tài sản của công ty có sự giảm sút về quy mô, tổng tài sản năm 2009 so với năm 2008 giảm 1.916.148.348 đồng, tỷ lệ giảm tương ứng 2.5%, trong đó vốn cố định của công ty tăng,vốn lưu động lại giảm. Điều này được lý giải là do năm qua công ty thu hẹp quy mô hoạt động kinh doanh và xắp sếp lại cơ cấu tài sản theo hướng tăng cơ cấu vốn cố định,giảm cơ cấu vốn lưu động. Việc làm giảm quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh làm doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 15.968.543.661 đồng, tỷ lệ giảm 40.85%. Doanh thu giảm lớn chứng tỏ công ty đang gặp khó khăn trong việc bàn giao các công trình.
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 46 Xét về giá vốn hàng bán của công ty năm 2009 so với 2008 giảm 16.228.683.879 đồng, với tỷ lệ giảm tương ứng 45,46%. Nhưng tốc độ giảm giá vốn hàng bán vẫn nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu (chênh lệch là 4,61), điều nay cho thấy chính sách quản lý chi phí trực tiếp sản xuất của công ty có sự giảm sút so với năm trước. Trong khi đó, doanh nghiệp không có chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2009 so với năm 2008 là tăng 32,12%. Doanh thu thuần giảm trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Cho ta thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong công tác quản lý. Về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 giảm 2.224.078 đồng tương ứng với tỷ lệ 10,19% so với năm 2008. Chi phí tài chính năm 2009 so với năm 2008 giảm 405.485.492 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 82,90%, đó cũng là toàn bộ lãi vay mà doanh nghiệp phải trả. Qua đó cho ta thấy doanh nghiêp đang thu hẹp quy mô hoạt động tài chính, giảm vay tài chính. Tỷ lệ giảm chi phí tài chính nhanh hơn giảm doanh thu tài chính rất nhiều (72,71%).Chứng tỏ doanh nghiệp đang đi đúng hướng trong hoạt động tài chính. Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2009 so với năm 2008 là giảm tương ứng với tỷ lệ là 41,31%. Mặc dù trong năm 2009 công ty vẫn làm ăn có lãi nhưng hiệu quả lại thấp hơn so với năm 2008. Điều này được lý giải sơ bộ là do công ty thu hẹp quy mô hoạt động, công tác quản lý doanh nghiệp cón cao, giá vốn hàng bán còn rất cao. Đồng thời thị trường hoạt động xây dựng trong những năm gần đây hoạt động cũng khó khăn khiến cho hoạt động kinh doanh đạt được kêt quả không như mong đợi. Tóm lại: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Miền Tây trong hai năm qua là tương đối tốt, hoạt động kinh doanh
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 47 vẫn có lãi góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân viên, đóng góp cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của công ty có sự giảm sút. Kết quả đó là do hiệu quả sử dụng tổ chức quản lý, sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. Để đánh giá chi tiết ta đi sâu vào phân tích phần sau. 2.1.5.2. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty năm 2009. Qua bảng cân đối kế toán của công ty năm 2009 ta thấy về cơ cấu vốn của công ty trong năm 2009 so với năm 2008 thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng vốn cố định và giảm tỷ trọng vốn lưu động trong tổng kinh doanh của công ty. Nguyên nhân là do trong năm qua công ty đầu tư vào nhà cửa, máy móc, trang thiết bị, đầu tư đổi mới máy thi công để nâng cao năng lực hoạt động của công ty. Từ đó góp phần hợp lý hơn cơ cấu vốn kinh doanh của công ty. Từ đó góp phần hợp lý hơn cơ cấu vốn kinh doanh của công ty. Tuy nhiên vốn lưu động vẫn chiếm tỷ trong rất lớn. Bảng 2 :Khả năng tự chủ của doanh nghiệp ( trích từ báo cáo tài chính của công ty năm 2009) Qua bảng 2, ta thấy trong 2009 kết cấu vốn nghiêng quá nhiều về nguồn vốn nợ (trong cả đầu năm và cuối năm hệ số nợ đều trên 90%). Kết cấu vốn hệ số nợ trong cuối năm 2009 có phần tăng lên mặc dù rất nhỏ Chỉ tiêu Công thức Đầu năm Cuối năm % Hệ số nợ Tổng số nợ/tổng nguồn vốn 91.8% 91.9% 0.11 Hệ số VCSH Vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn 8.2% 8.1% -1.22 Hệ số đảm bảo nợ Tổng VCSH/Tổng số nợ 0,09 0,088 -0,001
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 48 không đáng kể nhưng cho ta thấy doanh nghiệp đang gặp rủi ro tài chính rất lớn. Nếu không có sự điều chỉnh tăng vốn chủ sở hữu trong những năm tới thì doanh nghiệp có khả năng mất thanh khoản trong thanh khoản. Trong năm lượng tài sản của công ty đều đảm bảo thanh toán khoản nợ của mình. Khả năng thanh toán khoản nợ = = . Cụ thể, trong đầu năm một đồng nợ của công ty được đảm bảo bởi 1.089 đồng tài sản,đến năm 2009 con số này là 1,088 giảm không đáng kể. Qua đó cho ta thấy công ty mặc dù có hệ số nợ cao nhưng công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán của mình. Tuy nhiên chuyển đổi tài sản để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty không được tốt cho. Điều này được thể hiện qua hệ số thanh toán nhanh của công ty là tương đối thấp so với doanh nghiệp cùng ngành. Trong năm 2009 hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm, nguyên nhân là cuối kì kế toán năm 2009 hàng tồn kho tăng. Đồng thời khả năng thanh toán lãi vay của công ty năm 2009 giảm so với năm 2008. Là do trong năm 2009 chi phí lãi vay của công ty giảm và tăng lợi nhuận từ đó làm giảm khả năng thanh toán của công ty. Khả năng sử dụng nguồn lực của công ty năm 2009 so với năm 2008 nhìn chung là chưa tốt: tỷ suất lợi nhuận trước thuế và tỷ suất lợi nhận sau thuế đều giảm, khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu giảm. Điều đó chứng tỏ công ty chưa phát huy được hết đồng vốn khi đưa nó vào hoạt động sản xuất kinh doanh . Tóm lại: Tình hình tài chính của công ty nhìn nhận một cách tổng quan qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng tương đối phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên khả năng sinh lời của
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Phạm ThịThanh Huyền CQ44/11.05 49 đồng vốn có sự giảm sút và khả năng thanh toán lãi vay cũng có sự giảm sút cần phải khắc phục. Để đánh giá chi tiết cần đi sâu phân tích ở phần sau. 2.2. Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần xây dựng Miền Tây. 2.2.1. Những đặc điểm kinh tế chủ yếu chi phối công tác tổ chức và sử dụng vốn lưu động. 2.2.1.1. Những nhân tố bên ngoài công ty. - Đặc điểm về khách hàng: Khách hàng của công ty tương đối đa dạng bao gồm các chủ đầu tư là doanh nghiệp xây dựng Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân. Mỗi khách hàng có khả năng tài chính khác nhau và yêu cầu về tiến độ cũng khác nhau do đó các điều kiện thanh toán là khác nhau. Có khách hàng sẵn sàng cung ứng trước một phần giá trị công trình, có khách hàng chỉ chụi chấp nhận thanh toán sau khi đã hoàn thành công trình. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu hồi khoản phải thu của khách hàng, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. - Đặc điểm nguồn cung cấp tín dụng: công ty có nguồn cung cấp tín dụng chính là ngân hàng và nhà cung cấp vật tư. + Đối với ngân hàng: công ty phải chụi sức ép lớn về chi phí vốn có thời hạn thanh toán. Tuy nhiên, với chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất của Nhà Nước hiện nay, các trương trình vay vốn hỗ trợ càng ngày càng được mở rộng đối với khách hàng đã tạo điều kiện cho công ty vay vốn ngày càng nhiều. + Tín dụng nhà cung cấp: cũng như các doanh nghiệp xây dựng khác, tín dụng nhà cung cấp có vai trò quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng vốn trong công ty. Tuy nhiên việc mua bằng thanh toán trả