SlideShare a Scribd company logo
1 of 95
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 1 Lớp: CQ48/11.07
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG
VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP....................... 5
1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp......................................................... 5
1.1.1. Khái niệm ................................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm..................................................................................... 6
1.1.3. Vai trò......................................................................................... 6
1.1. 4. Phân loại VLĐ............................................................................ 7
1.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp ............................ 10
1.2.1. Xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp................................... 10
1.2.2. Tổ chức nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp .......................... 16
1.2.3. Phân bổ nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp.......................... 18
1.2.4. Quản trị vốn tồn kho dự trữ........................................................ 18
1.2.5. Quản trị vốn bằng tiền ............................................................... 21
1.2.6. Quản trị các khoản phải thu....................................................... 22
1.2.7. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VLĐ 25
1.3. Các nhân tố ảnh hưởngđếnquản trị VLĐ củadoanh nghiệp .................. 28
1.3.1. Các nhân tố khách quan ............................................................. 28
1.3.2.Các nhân tố chủ quan.................................................................. 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN MIỀN TRUNG THỜI GIAN QUA ......................... 31
2.1. Khái quát quá trình hình thành và đặc điểm kinh doanh của Tổng công
ty cổ phần Miền Trung........................................................................... 31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty.................... 31
2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty ................................ 33
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh ................................................. 36
2.1.4. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty một số năm trở lại đây ... 37
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 2 Lớp: CQ48/11.07
2.2. Thực trạng quản lý vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần Miền Trung
trong thời gian qua................................................................................. 46
2.2.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của Tổng công ty
cổ phần Miền Trung............................................................................ 46
2.2.2. Thực trạng quản lý vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần Miền
Trung trong thời gian qua.................................................................... 54
2.2.3 . Nhận xét về thực trạng quản lý Vốn lưu động tại Tổng công ty cổ
phần Miền trung trong thời gian qua .................................................... 80
CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG
TÁC QUẢNTRỊ VLĐ TẠITỔNG CÔNG TYCỔ PHẦN MIỀNTRUNG...... 84
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Tổng công ty cổ phần Miền
Trung trong thời gian tới........................................................................ 84
3.1.1. Bối cảnh kinh tế- xã hội............................................................. 84
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Tổng côngty cổ phần Miền
Trung trong thời gian tới ..................................................................... 85
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị VLĐ tại
Tổng công ty cổ phần Miền Trung.......................................................... 86
3.2.1. Chủ động lập kế hoạch, xác định nhu cầu VLĐ hợp lý, phù hợp với
nhu cầu thực tế.................................................................................... 86
3.2.2. Đảm bảo nguồn tài trợ VLĐ an toàn, chi phí sử dụng vốn thấp. ... 88
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ các khoản phải thu ........... 90
3.2.5. Quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền, khả
năng thanh toán của công ty. ............................................................... 92
3.2.6. Nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử dụng vốn lưu động .................... 92
KẾT LUẬN............................................................................................. 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 94
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 3 Lớp: CQ48/11.07
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kì một hoạt động nào của
doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn. Tùy vào đặc điểm kinh doanh cụ thể
mà cơ cấu vốn có sự khác biệt ở một mức độ nào đó. Để tồn tại và phát triển,
các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc tạo lập, sử dụng và quản lý vốn
sao cho hiệu quả nhất cũng như chi phí sử dụng vốn là thấp nhất nhưng mà
vẫn không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, việc tổ chức
quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng
và phát triển của doanh nghiệp. Vốn lưu động thường chiếm tỷ trọng rất lớn ở
những doanh nghiệp có hoạt động xây dựng là chủ yếu. Có thể nói trong
doanh nghiệp xây dựng vốn lưu động là bộ phận tạo ra doanh thu nhiều nhất.
Theo đó, vấn đề tăng cường quản trị vốn lưu động là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm hàng đầu trong công tác quản lý tài chính liên quan tới sự sống
còn của doanh nghiệp xây dựng.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản trị vốn lưu động ở công
ty là một trong những yếu tố quyết định đến sự sống còn của công ty và tình
hình thực tế nắm bắt được quá trình tìm hiểu, thực tập tại Tổng côngty cổ phần
Miền Trung, cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS-TS Vũ Công Ty và tập
thể cán bộ, nhân viên ở công ty em đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp
tăng cường quảntrị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung”
2. Đối tượng nghiên cứu
Vốn lưu động và công tác quản trị vốn lưu động tại Tổng công ty cổ
phần Miền Trung
3. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vốn lưu động
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 4 Lớp: CQ48/11.07
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn lưu động, để từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm tăng cương quản trị vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần
Miền Trung.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh,
thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu thế biến động
của các chỉ tiêu và các phương pháp khác: Phân tích nhân tố, phương pháp số
chênh lệch…
5. Kết cấucủa luận văn được chia thành 3 phần chính
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vốn lưu động và quản trị vốn lưu
động của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản lý vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần
Miền Trung trong thời gian qua
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn
lưu động tại Tổng công ty cổ phần Miền Trung
Mặc dù trong quá trình hoàn thành luận văn, em đã cố gắng hết sức, song
do điều kiện nghiên cứu còn nhiều khó khăn cũng như kiến thức bản thân còn
nhiều hạn chế nên luận văn còn nhiều điểm sai sót. Em mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện luận văn.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà nội ngày
Sinh viên: Nguyễn Văn Chiến
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 5 Lớp: CQ48/11.07
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài TSCĐ các doanh
nghiệp cần có các tài sản lưu động ( TSLĐ). Căn cứ vào phạm vi sử dụng
TSLĐ thường được chia thành 2 bộ phận: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.
TSLĐ sản xuất bao gồm: các loại như nguyên vật liệu chính, vật liệu
phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình sản xuất và các loại
thành phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất.
TSLĐ lưu thông bao gồm: các loại tài sản đang trong quá trình lưu
thông như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng
tiền…
Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn
vận động, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo quá trình sản xuất
kinh doanh diễn ra nhịp nhàng, liên tục.
Để hình thành các loại TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền
tệ nhất định để mua sắm các tài sản đó, số vốn này gọi là vốn lưu động của
doanh nghiệp.
Từ đó có thể nói: Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh
nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho
hoạt động sản xuất khinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác vốn lưu
động là biểu hiện bằng tiền của các TSLĐ trong doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 6 Lớp: CQ48/11.07
1.1.2. Đặc điểm
- Vốn lưu động luân chuyển nhanh.
- Hình thái biểu hiện của VLĐ cũng luôn thay đổi qua các giai đoạn
của quá trình sản xuất kinh doanh: Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành
vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, tiếp đến trở thành sản phẩm dở dang, bán
thành phẩm, thành phẩm và cuối cùng trở về hình thái vốn tiền tệ.
- Kết thúc mỗi chu kỳ kinh doanh, giá trị của VLĐ được chuyển toàn
bộ, một lần vào giá trị hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được bù đắp lại khi
doanh nghiệp thu được tiền bán hàng hóa, dịch vụ.
- Vốn lưu động luân chuyển liên tục tạo thành một vòng tuần hoàn chu
chuyển vốn, hoànthành một vòngtuần hoànkhi kết thúc mộtchu kỳ kinh doanh.
1.1.3. Vai trò
- VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản
xuất. Muốn có quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, doanh nghiệp phải có đủ
vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của VLĐ, khiến cho các hình thái có
được tồn tại ở mức độ hợp lý và đồng bộ với nhau. Như vậy, sẽ tạo điều kiện
cho việc chuyển hóa hình thái vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi
và góp phần tăng tốc độ luân chuyển VLĐ.
- VLĐ còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư.
Trong doanh nghiệp, sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư.
Số vốn lưu động nhiều hay ít phản ánh số vật tư hàng hóa dự trữ, sử dụng ở
các khâu nhiều hay ít. VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số lượng
vật tư được sử dụng tiết kiệm hay lãng phí, thời gian nằm ở khâu sản xuất,
khâu lưu thông có hợp lý hay không. Bởi vậy, thông qua đánh giá luân
chuyển VLĐ có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá kịp thời về các mặt mua
sắm, dự trữ và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 7 Lớp: CQ48/11.07
1.1. 4. Phân loạiVLĐ
Để quản lý, sử dụng hiệu quả VLĐ cần phải tiến hành phân loại theo
những tiêu thức nhất định. Thông thường có những cáchphân loại sau:
1.1.4.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện của VLĐ:
Theo các phân loại này VLĐ được chia thành:
 Vốn vật tư, hàng hóa:
Trong doanh nghiệp sản xuất, vốn vật tư hàng hóa gồm: Vốn về vật tư
dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Các loại này được gọi chung
là vốn về hàng tồn kho. Xem xét chi tiết hơn cho thấy, vốn về hàng tồn kho
của doanh nghiệp gồm:
- Vốn về nguyên vật liệu chính: Là giá trị các loại nguyên vật liệu
chính dự trữ cho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất, chúng hợp thành thực
thể của sản phẩm.
- Vốn vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật liệu phụ dự trữ cho sản xuất,
giúp cho việc hình thành sản phẩm, nhưng không hợp thành thực thể chính của
sản phẩm, chỉ làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản phẩm
hoặc tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh thực hiện thuận lợi.
- Vốn nhiên liệu: Là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ dùng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- Vốn phụ tùng thay thế: Là giá trị các loại vật tư dùng để thay thế, sửa
chữa các tài sản cố định.
- Vốn vật đóng gói: Là giá trị các loại vật liệu bao bì dùng để đóng gói
sản phẩm trong qua trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Vốn công cụ, dụng cụ: Là giá trị các loại công cụ dụng cụ không đủ
tiêu chuẩn tài sản cố định dùng cho hoạt động kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 8 Lớp: CQ48/11.07
- Vốn sản phẩm đang chế biến: Là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản
xuất kinh doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất
(Giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm).
- Vốn về chi phí trả trước: Là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh
nhưng có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa thể tính
hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ này, mà được tính dần vào giá thành sản
phẩm các kỳ tiếp theo như chi phí cải tiến kỹ thuật, chi phí nghiên cứu thí
nghiệm…
- Vốn thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong,
đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho
 Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
- Vốn bằng tiền bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng và tiền
đang chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có
thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Dù vậy,
trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng
tiền cần thiết nhất định.
- Các khoản phải thu (vốn trong thanh toán) bao gồm: Chủ yếu là các
khoản phải thu của khách hàng (thể hiện ở số tiền mà các khách hàng nợ
doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình
thức bán trước trả sau). Ngoài ra với một số trường hợp mua sắm vật tư khan
hiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung
ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng.
Cách phân lọai này giúp doanh nghiệp đanh giá được mức độ dự trữ tồn kho,
khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 9 Lớp: CQ48/11.07
1.1.4.2. Phân loại theo vai trò của VLĐ:
Theo tiêu thức này VLĐ được chia thành:
- VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm vốn nguyên vật liệu, phụ
tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất…
- VLĐ trong khâu sản xuất: bao gồm bán thành phẩm, sản phẩm dở
dang, vốn chi phí trả trước…
- VLĐ trong quá trình lưu thông: bao gồm vốn thành phẩm, vốn trong
thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn, vốn bằng tiền…
Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá
trình sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, đảm
bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình sản
xuất của doanh nghiệp.
1.1.4.3. Phân loại theo tính chất của VLĐ:
Theo cách phân loại này VLĐ được chia thành:
- VLĐ thường xuyên: bao gồm các nguồn vốn có tính chất ổn định,
dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thành nên các tài sản lưu
động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- VLĐ tạm thời: Bao gồm các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn( thời
gian sử dụng dưới 1 năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu
cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét, huy động các nguồn
phù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tổ
chức nguồn vốn. Mặt khác đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch quản lý và sử
dụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhất với chi phí nhỏ nhất.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 10 Lớp: CQ48/11.07
1.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1. Xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường
xuyên, liên tục. Trong quá trình đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng
VLĐ cần thiết để đáp ứng các nhu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh
lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khác hàng, đảm bảo
cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra bình
thường, liên tục. Đó chính là nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp.
Như vậy, nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp là số vốn lưu
động cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục.
Dưới mức này sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn,
thậm chí bị đình trệ, gián đoạn. Nhưng nếu trên mức cần thiết lại gây ra tình
trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn ém hiệu quả, lãng phí. Chính vì vậy, doanh
nghiệp cần chú trọng xác định đúng dắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thết,
phù hợp với quy mô, điều kiện kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp.
Công thức xác định:
NhucầuVLĐ= Vốnhàng tồnkho+ Nợphảithu– Nợ phảitrả nhà cung cấp
Trong đó nhu cầu vốn hàng tồn kho là số vốn tối thiểu cần thiết dùng để
dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,thành phẩm của
doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 11 Lớp: CQ48/11.07
1.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu VLĐ thường xuyên của
doanh nghiệp
Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố:
- Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp
- Đặc điểm, tính chất ngành nghề kinh doanh
- Sự biến động giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường
- Trình độ tổ chức, quản lý sử dụng VLĐ của doanh nghiệp
- Trình độ kỹ thuật- công nghệ sản xuất
- Các chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ các sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ
1.2.1.3. Cácphương pháp xácđịnhnhu cầu vốn lưu động của
doanhnghiệp
 Phương pháp trực tiếp
Nội dung phương pháp này là xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàng
tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại
thành tổng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
+ Bước 1: Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho
Bao gồn vốn hàng tồn kho trong quá trình dự trữ sản xuất, khâu sản xuất
và khâu lưu thông
Nhu cầu vốn hàng tồn kho trong quá trình dự trữ sản xuất: Bao gồm nhu
cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay
thế… Phương pháp chung để xác định nhu cầu vốn lưu động với từng loại vật
tư dựu trữ là căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn bình quân một ngày và số dự trữ
đối với từng loại để xác định rồi tập hợp lại. Công thức tổng quát như sau:
VHTK = ∑ ∑ (𝑛
𝑖=1
𝑚
𝑗=1 𝑀ij × Nij)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 12 Lớp: CQ48/11.07
Trong đó:
VHTK: Nhu cầu vốn hàng tồn kho
Mij: Chi phí sử dụng bình quân một ngày của hàng tồn kho i
Nij: Số ngày dự trữ của hàng tồn kho i
n: Số loại hàng tồn kho cần dự trữ
m: Số khâu cần dự trữ hàng tồn kho
Đối với các loại nguyên vật liệu chính có thể xác định theo công thức:
Vnvlc = Mnvlc× Nnvlc
Trong đó:
Vnvlc: Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu chính
Mnvlc: Chi phí nguyên vật liêu chính sủ dụng bìnhquan một ngày
Nnvlc: Số ngày dự trữ nguyên vật liệu chính
Số ngày dự trữ nguyên vật liệu chính được xác định căn cứ dựa vào số
ngày vận chuyển trên đường, số ngày kiểm nhận nhập kho, số ngày đưa vào
sử dụng, số ngày dự trữ bảo hiểm.
Đối với các loại vật liệu phụ, do có nhiều loại và mức tiêu hao cũng khac
nhau nên nếu loại nào sử dụng nhiều và thường xuyên thì áp dụng công thức
như với nguyên vật liệu chính. Còn đối với loại nào dùng ít, không thường
xuyên thì có thể xác định theo tỉ lệ(%) so với nhu cầu vốn nguyên vật liệu
chính hoặc so với tổng mức luân chuyển loại nguyên vật liệu đó kỳ kế hoạch
hoặc kỳ báo cáo.
-Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầu
vốn để hình thành các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí
trả trước. Nhu cầu này nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất bình quân
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 13 Lớp: CQ48/11.07
một ngày, độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm, mức độ hoàn thành sản phẩm dở,
bán thành phẩm.
Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm được xác định theo
công thức:
Vsx = Pn × CKsx× Hsd
Trong đó:
Vsx: Nhu cầu vốn lưu động sản xuất
Pn: Chi phí sản xuất bình quân một ngày
CKsx: Độ dài chu kỳ sản xuất
Hsp: Hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm(%)
Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ lưu thông:
Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm dự trữ thành phẩm, vốn
phải thu, phải trả.
Nhu cầu vốn thành phẩm: Là số vốn tối thiểu dùng để hình thành lượng
dự trữ thành phẩm tồn kho, chờ tiêu thụ. Vốn dự trữ thành phẩm được xác
định theo công thức:
Vtp= Zsx × Ntp
Trong đó:
Vtp: Nhu cầu vốn thành phẩm
Zsx: Giá thành sản xuất sản phẩm bình quân một ngày kế hoạch
Ntp: Số ngày dự trữ thành phẩm
+ Bước 2: Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu: Nợ phải thu là khoản vốn
bị khách hàng chiếm dụng hoặc do donh nghiệp chủ động bán chịu hàng hóa
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 14 Lớp: CQ48/11.07
cho khách hàng. Do vốn bị khách hàng chiếm dụng nên để hoạt động sản xuất
kinh doanh được bình thường liên tục doanh nghiệp phải bỏ thêm vốn lưu
động vào sản xuất. Các khỏan phải thu được xác định theo công thức:
Vpt = Dtn × Npt
Trong đó:
Vpt: Vốn nợ phải thu
Dtn: Doanh thu bán hàng bình quân 1 ngày
Npt: Kỳ thu tiền trung bình(ngày)
+ Bước 3: Xác định nhu cầu nợ phải trả nhà cung cấp: là khoản vốn
doang nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng của khác hàng. Các khoản
phải trả được tính như khoản tín dụng bổ sung từ khác hàng nên doanh nghiệp
có thể rút bớt một phần vốn lưu động của mình ra để dùng vào việc khác. Nợ
phải trả của doanh nghiệp được tính theo công thức:
Vpt = Dmc× Nmc
Trong đó:
Vpt: Nợ phait thu kỳ kế hoạch
Dmc: Doanh số mua chiiuj bình quân ngày kế hoạch
Nmc: kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp
Bước 4: Xác định nhu cầu vốn lưu động:
Nhu cầuVLĐ= Vốn hàng tồn kho+ Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp
Phương pháp trực tiếp có ưu điểm là phản ánh rõ nhu cầu VLĐ cho từng
loại vật tư hàng hóavà trongtừng khâu kinh doanh, do đó tương đối sát với nhu
cầu vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi tính toán phức
tạp, mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầuvốn lưu động của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 15 Lớp: CQ48/11.07
 Phương pháp gián tiếp
Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐ
của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ
luân chuyểnVLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ của doanh
nghiệp năm kế hoạch
+ Phương pháp điều chỉnh theo tỉ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm
báo cáo: Thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm
báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển
VLĐ năm kế hoạch.
Công thức xác định:
VKH = VBC x
Mbc
Mkh
x ( 1 + t%)
Trong đó:
VKH : Vốn lưu động năm kế hoạch
Mkh : Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Mbc : Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo
t% : Tỷ lệ rút ngắn ký luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
t% =
Kbc
KbcKkh
x 100%
Trong đó:
t% : Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển
Kkh : Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Kbc : Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 16 Lớp: CQ48/11.07
+ Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân
chuyển vốn năm kế hoạch. Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được xác
định căn cứ vào tổng mức luân chuyển VLĐ ( hay doanh thu thuần) và tốc độ
luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch. Công thức xác định như sau:
VKH =
Lkh
Mkh
Trong đó:
Mkh : Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch ( doanh thu thuần)
Lkh : Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch
+ Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: Nội dung hương
pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu
thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ theo
doanh thu năm kế hoạch.
1.2.2. Tổ chức nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có một lượng
vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng để hình thành nên các tài sản lưu
động cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy doanh
nghiệp cần phải tổ chức tốt nguồn VLĐ của doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu
của công tác tổ chức nguồn VLĐ của doanh nghiệp là thiết lập, duy trì các
nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá
trình kinh doanh.
Trên cơ sở đó, nguồn VLĐ của doanh nghiệp được chia thành: Nguồn
VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời
Nguồn VLĐ tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn( dưới nột
năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 17 Lớp: CQ48/11.07
thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn tạm
thời thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các
khoản nợ ngắn hạn khác.
Nguồn VLĐ thường xuyên: Là các nguồn vốn ổn định có tính chất dài
hạn để hình thành hay tài trợ cho các tài sản lưu động thường xuyên cần thiết
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm được xác
định như sau:
Nguồn VLĐ thường xuyên = TSDH– Nợ ngắn hạn
Nguồn VLĐ thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệp
trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm
bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sử dụng nguồn VLĐ
thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành tài sản lưu dộng của doanh
nghiệp thì doanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn.Do đó,
đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp để có
quyết định phù hợp trong việc tổ chức nguồn vốn.
Những yếu tố làm tăng nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp là:
-Tăng VCSH như tăng phát hành cổ phần, tăng lợi nhuẩn để lại, tăng
các nguồn ngân quỹ của doanh nghiệp.
-Tăng các khoản vay trung và dài hạn, kể cả việc phát hành trài phiếu.
Những yếu tố làm giảm nguồn VLĐ thường xuyên của danh
nghiệp là:
-Giảm VCSH
-Hoàn trả các khoản vay trung và dài hạn
-Tăng đầu tư vào TSCĐ hoặc đầu tư dài hạn khác bằng cách xây dựng,
đổi mới thiết bị, công nghệ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 18 Lớp: CQ48/11.07
1.2.3. Phânbổ nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp
Bên cạnh công tác quản trị nguồn VLĐ doanh nghiệp thì công tác phân
bổ, sử dụng nguồn vốn làm sao cho hợp lý, hiệu quả nhất cũng là một yếu tố
rất quan trọng trong công tác quản trị VLĐ tại các doanh nghiệp.
Từ nguồn VLĐ của doanh nghiệp, các nhà quản trị cần phân bổ, sử dụng
nguồn vốn này để hình thành các tài sản lưu động cần thiết cho quá trình sản
xuất kinh doanh. Các tài sảnlưu độngnày bao gồm các thành phần chủ yếu sau:
- Tiền và các khoản tương đương tiền.
- Các khoản phải thu ngắn hạn.
- Hàng tồn kho
- Các tài sản ngắn hạn khác.
Tùy thuộc vào đặc thù của lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm
của từng doanh nghiệp cũng mà các doanh nghiệp cần có công tác quản trị
phù hợp để tạo ra một cơ cấu tài sản lưu động hợp lý, cân đối. Một mặt đảm
bảo đủ lượng tài sản lưu động cho từng bộ phận để phục vụ cho quá trính sản
xuất kinh doanh, mặt khác cần duy trì các tài sản ở một lượng vừa đủ, hợp lý
để tránh tình trạng dư thừa, lãng phí gây ra tình trạng ứ đọng nguồn vốn, đẩy
chi phí sử dụng vốn lên cao.
1.2.4. Quảntrị vốn tồn kho dự trữ
 Tầm quan trọng của việc quản lý vốn về hàng tồn kho:
Vốnvề hàng tồnkho chiếmtỷ trọnglớn trongtổng giá trị tài sản của doanh
nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Việc duy trì hợp lý vốn về hàng tồn kho sẽ tạo cho doanh nghiệp thuận
lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh: tránh được rủi ro trong việc chậm trễ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 19 Lớp: CQ48/11.07
hoặc ngừng hoạt động sản xuất do thiếu vật tư hay trách được việc phải trả giá
cao cho việc đặt hàng nhiều lần với số lượng nhỏ.
Tránh được tình trạng ứ đọng về vật tư, hàng hóa hoặc là căng thẳng do
thiếu hụt vật tư, từ đó làm tăng tốc độ luân chuyển vốn.
Dự trữ hàng tồn kho hợp lý có vài trò như một tấm đệm an toàn giữa các
giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh.
Hiệu quả quản lý sử dụng vốn về hàng tồn kho ảnh hưởng và tác động
trực tiếp đến hiệu quả sử dụng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại cùng một thời điểm, khi doanh nghiệp được hưởng những lợi ích từ
việc dự trữ và sử dụng hàng tồn kho thì các chi phí có liên quan cũng phát
sinh tương ứng bao gồm: chí phí đặt hàng, chi phí lưu trữ hay chi phí tồn trữ
và chi phí thiệt hại do không có hàng.
 Nội dung chủ yếu của quản lý hàng tồn kho: là phải xác định
được mức tồn kho tối ưu ( còn gọi là lượng đặt hàng kinh tế).
QE = 1
22
C
QnC 
Trong đó, QE : Lượng đặt hàng kinh tế( lượng đặt hàng tối ưu)
Qn: tổng số lượng vật tư hàng hoá cung cấp hàng năm theo HĐ
C1 : chi phí tồn trữ cho một đơn vị hàng hoá tồn kho
C2 : chi phí đơn đặt hàng
Trên cơ sở xác định được lượng đặt hàng kinh tế, người quản lý có thể
xác định được số lần thực hiện hợp đồng trong kỳ theo QE.
Qn
Qe
Lc
Nc


360360
Trong đó , Lc: Số lần thực hiện hợp đồng tối ưu trong kỳ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 20 Lớp: CQ48/11.07
Nc: số ngày cung cấp khác nhau( độ dài thời gian dự trữ tối ưu của một
chu kỳ hàng tồn kho)
Ngoài ra doanh nghiệp thường tính thêm khoản dự trũ an toàn vào mức
tồn kho trung bình.
Qdt
Qe
Q 
2
Trong đó,
Q : là mức dự trữ hàng tồn kho trung bình.
QDT là mức dự trữ an toàn.
Qe:Các biện pháp chủ yếu quản lý hàng tồn kho:
Để quản lý tốt vốn dữ trữ hàng tồn kho cần phải phốihợp các khâu với
nhau: từ khâu mua sắm vật tư hàng hóa, vận chuyển,sản xuất đến dự trữ thành
phẩm, hàng hóa để bán. Vì vậy cần phải chú trọng một số biện pháp sau:
- Xác định đúng đắn lượng vật tư cần mua trong kỳ và lượng tồn kho
dữ trữ hợp lý.
- Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng và người cung ứng thích hợp
để đạt các mục tiêu: giá cả đầu vào thấp, chất lượng hàng hóa vật tư ổn định
và đảm bảo...
- Lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vận
chuyển, bốc dỡ.
- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường về giá cả của vật
tư, thành phẩm, hàng hóa để trách tình trạng mất mát, hao hụt quá mức.
- Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp
thời tình trạng vật tư ứa đọng vật tư, không phù hợp để có biện pháp giải
phòng nhanh số vật tư đó, thu hồi vốn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 21 Lớp: CQ48/11.07
- Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm hàng hóa đối với vật tư hàng hóa,
lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Cần phải xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến mức dự trữ hàng tồn
kho và cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận quản lý doanh
nghiệp như bộ phận cung ứng vật tư, bộ phận sản xuất,...
1.2.5. Quảntrị vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền( gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một
bộ phậncấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.Đây là loại tài sản có tính
thanh khoảncao nhất và quyếtđịnh khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy
nhiên vốn bằng tiền bản thân nó khong sinh lời, nó chỉ sinh lời khi đầu tư sử
dụng vào một mục đíchnhấtđịnh. Hơn nữa với đặc điểm là tài sản có tính thanh
khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ thất thoát, gian lận, lợi dụng.
Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải
bảo đảm tuyệt đối an toàn, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời
phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp.
Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Xác định đúng dắn dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các yêu
cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ. Việc xác định mức tồn
dự trữ tiền mặt có ý nghĩa quan trọng giúp cho doanh nghiệp đảm bảo khả
năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ, tránh được rủi ro không có
khả năng thanh toán. Giữ được uy tín với các nhà cung cấp và tạo điều kiện
cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh tốt, tạo khả năng thu được lợi
nhuận cao.
+ Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu chi tiền mặt: Doanh nghiệp cần
quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh maats mát, lợi dụng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 22 Lớp: CQ48/11.07
Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, không
được thu chi ngoài quỹ. Phân định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý tiền giữa
kế toán và thủ quỹ. Việc xuất, nhập quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ
thực hiện dựa trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp. Phải thực hiện đối
chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt so với sổ quỹ hàng ngày. Theo dõi quản lý
chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền trong thanh toán, phát sinh do thời gian
chờ đợi thanh toán ở ngân hàng.
+ Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, cá
biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả
nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi. Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả
các dòng tiền nhập, xuất ngân quã trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng các
yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn.
1.2.6. Quản trị các khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng
hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản
nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu
quá lớn, tức là số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, nếu không kiểm
soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Vì vậy,
quản trị khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính
của doanh nghiệp.
Quản lý khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa sinh lời và
rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội
tiêu thụ sản phẩm, do đó sẽ mất đi cơ hội thu được lợi nhuận. Song nếu doanh
nghiệp bán chịu quá mức sẽ dẫn tới làm tăng chi phí quản trị khoản phải thu
từ hoạt động này.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 23 Lớp: CQ48/11.07
Để quản trị các khoản phải thu, các doanh nghiệp cần chú trọng thực
hiện các biện pháp sau:
+ Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng.
Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêu
chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp có
thể chấp nhận bánchịu. Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà doanh
nghiệp ấp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phự hợp.
Xác định đúng đắn các điều kiện bán chịu hàng hóa, dịch vụ, bao gồm
việc xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán nếu khách hàng
thanh toán sớm hơn thời hạn bán chịu theo hợp đồng.
+ Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu
Để tránh các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi doanh
nghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu. Nội
dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mứ độ đáp ứng yêu cầu thanh
toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán.
Việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng mua chịu thường phải
thực hiện qua các bước: thu thập thụng tin về khách hàng các kết quả xếp
hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng...); đánh giá uy tín khách hàng theo các
thông tin thu nhận được; lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu,
thậm chí từ chối bán chịu.
+ Xác định chính sách bán chịu( chính sách tín dụng thương mại) với
khách hàng. Doanh nghiệp cần xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến chính
sách này như: mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thu, tăng doanh thu, lợi
nhuận, tính chất thời vụ trong sản xuất, tình trạng cạnh tranh, tình trạng tài
chính của doanh nghiệp,.....
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 24 Lớp: CQ48/11.07
+ Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu: Trong việc hình
thành chính sách tín dụng thương mại, doanh nghiệp cần phải xác định rõ là
bán chịu cho ai. Do đó, để thẩm định rủi ro cần phải có sự phân tích kỹ lưỡng
khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng, nhất là khách hàng tiềm năng.
+ Xác định điều kiện thanh toán: Doanh nghiệp phải xác định thời hạn
bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán.Trong trường hợp khách hàng có uy
tín thấp hoặc đáng nghi ngờ, doanh nghiệp cần ấn định một hạn mức tín dụng
hạn chế để trách rủi ro.
+Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu: Mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải
thu và tình hình thanh toán với khách hàng.
+ Thường xuyên theo dõi để nắm vững tình hình nợ phải thu và tình hình
thu hồi nợ. Cần thường xuyên xem xét, đánh giá tình hình nợ phải thu, dự
đoán nợ phải thu từ khách hàng theo công thức sau:
Npt= Sd x Kpt
Trong đó:
Npt: Nợ phải thu dự kiến trong kỳ( năm)
Dn: Doanh thu bán hàng bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch
Kh: Kỳ thu tiền bình quân trong năm.
+ Áp dụng các biệnpháp thíchhợpthuhồinợ và bảo toànvốn.
Chuẩnbịsẵnsàngcác chứngtừcầnthiết đốivớicác khoảnnợ sắp đếnkỳ
thanh toán. Nhắc nhở và đônđốckháchhàngthanhtoáncác khoảnnợ đếnhạn.
Thực hiện các biện pháp kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 25 Lớp: CQ48/11.07
Chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp thu hồi các
khoản nợ quá hạn. Cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn để có
biện pháp thu hồi thích hợp.
Doanh nghiệp cần trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để chủ động bảo
toàn vốn lưu động.
1.2.7. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VLĐ
* Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động người ta
thương sử dụng các chỉ tiêu sau đây:
+ Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
Tốc độ luân chuyển VLĐ phản ánh mức độ luân chuyển VLĐ nhanh
hay chậm và thường xuyên được phản ánh qua chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu
động và kỳ luân chuyển vốn lưu động
Số lần luân chuyển VLĐ
Số lần luân chuyển VLĐ =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑚ứ𝑐 𝑙𝑢â𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 𝑉𝐿Đ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
𝑆ố 𝑉𝐿Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay VLĐ trong một thời kỳ nhất định,
thường là một năm. Để đơn giản tổng mức lưu chuyển VLĐ thường được xác
định bằng BTT trong kỳ. Số VLĐ bình quân được xác định bằng phương
pháp bình quân số học.
Kỳ luân chuyển VLĐ
Kỳ luân chuyển VLĐ =
𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ( 360 𝑛𝑔à𝑦)
𝑆ố 𝑙ầ𝑛 𝑙𝑢â𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 𝑉𝐿Đ
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay VLĐ cần bao nhiêu
ngày. Kỳ luân chuyển ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và ngược lại.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 26 Lớp: CQ48/11.07
+ Mức tiết kiêm VLĐ
Mức tiết kiêm VLĐ phản ánh số VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ luân
chuyển VLĐ. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp có thể rút
ra khỏi một số VLĐ để dùng cho các hoạt động sản xuất khác.
VTK(±) =
M1
360
× (K1 − K0) hoặc VTK(±)=
M1
L1
−
M1
L0
Trong đó:
VTK:Số vốnlưu độngcó thể tiết kiệm được (-)hay phảithêm (+)do ảnh
hưởng của tốc độ luân chuyển vốnlưu độngcủakỳ so sánhvới kỳ gốc.
M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh (kỳ kế hoạch).
K1, K0: Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh , kỳ gốc.
L1, L0: Số vòng quay vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc.
+ Hàm lượng VLĐ:
Hàm lượng VLĐ =
𝑉𝐿Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
𝐷𝑇𝑇 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần bao
nhiêu đồng VLĐ. Hàm lượng VLĐ càng thấp thì VLĐ sử dụng càng hiệu quả
và ngược lại.
+ Tỷ suất lợi nhuận VLĐ:
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐( 𝑠𝑎𝑢) 𝑡ℎ𝑢ế
𝑉𝐿Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
× 100%
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bình quân tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước( sau) thuế ở trong kỳ. Chỉ tiêu này là thước đo dánh giá
hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 27 Lớp: CQ48/11.07
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các khoảnvốn chủ yếu.
+ Số vòng quayhàng tồn kho.
Chỉ tiêu này phản ánh bìnhquân trong kỳ HTK quay được mấy vòng.
+ Kỳ luân chuyển HTK.
Số ngày trong kỳ
Kỳ luân chuyển HTK =
Số vòng quay HTK trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh thời gian cần thiết để vốn vật tư hàng hoá (HTK)
quay đựơc một vòng.
+ Số vòng quaycác khoản phải thu.
Tổng doanh thu có thuế
Số vòng quay =
các khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền
mặt của doanh nghiệp.
+ Kỳ thu tiền trung bình.
Số vòng quay HTK
=
Giá vốn hàng bán
HTK bình quân
Kỳ thu tiền trung bình =
Số dư bình quân các khoản phải thu
Doanh thu bình quân một ngày trong kỳ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 28 Lớp: CQ48/11.07
Chỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian bình quân từ lúc doanh nghiệp
xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Nhìn chung, kỳ thu tiền
càng ngắn càng tốt cho hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, còn phụ
thuộc vào các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
1.3.Cácnhântố ảnhhưởngđếnquảntrịVLĐ của doanhnghiệp
1.3.1. Các nhân tố kháchquan
Tăng trưởng kinh tế: Do tác động của nền kinh tế tăng trưởng chậm nên
sức mua của thị trường giảm sút. Điều nàyảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ
của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp khó tiêu thụ hơn, doanh thu và
lợi nhuận giảm sút. Do đó, doanh nghiệp cần có các biện pháp quản trị VKD
nói chung và VLĐ nói riêng phù hợp với sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng
kinh tế để gia tăng hiệu quả của sử dụng VLĐ trong điều kiện kinh tế tăng
trưởng tốt cũng như hạn chế những hệ quả trong điều kiện kinh tế suy thoái
Rủi ro: những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà
các doanh nghiệp đều gặp phải trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị
trường có nhiều thành phần kinh tế và cạnh tranh gay gắt. Ngoài ra, doanh
nghiệp có thể gặp những rủi ro do thiên tai như lũ lụt, hoả hoạn, động đất,
song thần … mà các doanh nghiệp không thể lường trước. Do đó trong công
tác quản trị VLĐ doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp chủ động ngăn
ngừa rủi ro cũng như hạn chế tối đa các thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra ảnh
hưởng xấu đến hiệu quả của quá trình SXKD
Sự phát triển khoa học công nghệ: sự phát triển khoa học công nghệ
nhanh như hiện nay làm thay đổi số lượng, chất lượng hàng hoá và theo đó là
sự thay đổi nhu cầu mới, làm cho khách hàng chở nên khó tính hơn. Do vậy,
doanh nghiệp phải điều chỉnh, thay đổi kịp thời để đáp ứng nhu cầu của thị
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 29 Lớp: CQ48/11.07
trường để hàng hoá, sản phẩm của mình cạnh tranh được. Ngoài ra, nó còn
ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển của vốn bằng tiền, khả năng rút ngắn thời
gian sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, … Do đó, cần có chính
sách quản trị phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ
tránh tình trạng lạc hậu, không theo kịp sự thay đổi của thị trường.
Sự tác động của lạm phát: Lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền
dẫn đến sự tăng giá của vật tư, hàng hoá. Nếu doanh nghiệp không có sự điều
chỉnh kịp thời giá trị của tài sản sẽ làm cho vốn của doanh nghiệp bị mất dần
theo tốc độ trượt giá của tiền tệ. Do đó doanh nghiệp cần có các chính sách
quản tri VLĐ phù hợp với từng mức độ lạm phát khác nhau để hạn chế những
tác động tiêu cực từ lạm phát tới hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp
Biến động cungcầu hànghoá:tác động đến khả năng huy động các yếu tố
đầu vào cho sảnxuất, tiêu thụ sảnphẩm và thu hồi vốnkinh doanh. Nếu nhu cầu
hàng hoágiảm xuống sẽlàm cho sảnphẩm củadoanhnghiệp khó tiêu thụ, gây ứ
đọng tiền vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Sự thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Tuỳ theo từng
thời kỳ, từng mục tiêu phát triển mà Nhà nướcđưa ra các chính sách ưu đãi về
vốn, lãi vay, thuế cho từng ngành nghề cụ thể, các chính sách khuyến khích
phát triển đối với một số ngành nghề, khu vực nhưng lại hạn chế sự phát triển
đối với một số ngành nghề khác. Hệ thống pháp luật, chính sách thuế, các
chính sách kinh tế, … đều ảnh hưởng đến mọi hoạt động của quá trình sản
xuất kinh doanh đặc biệt là các chiến lược dài hạn. Bởi vậy, doanh nghiệp cần
có chính sách phù hợp đối với các chính sách kinh tế của Nhà nước để tận
dụng nghững ưu đãi, thuận lợi mà chính sách đó đem lại cũng như hạn chế
những tác động xấu trong trường hợp những chính sách này là tác động tiêu
cực đến doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 30 Lớp: CQ48/11.07
1.3.2.Cácnhân tố chủ quan.
Đặc điểm sản xuất, kinh doanh: Mỗi ngành nghề kinh doanh đều có
những đặc điểm riêng dẫn đến nhu cầu về vốn lưu động cũng như chu kỳ sản
xuất kinh doanh khác nhau. Như đối với doanh nghiệp xây dựng, nhu cầu vốn
lưu động lớn, hoạt động kinh doanh có tính chất mùa vụ và chu kỳ sản xuất
kinh doanh thường kéo dài. Nên các doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm
sản xuất kinh doanh cũng như tình hình thực tế để có biện pháp quản trị VLĐ
phù hợp với đặc điểm kinh doanh của từng ngành, lĩnh vực.
Trình độ nguồn nhân lực: Trình độ và kinh nghiệm của nguồn nhân lực
doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và
đặc biệt là lớp nhân lực quản lý có tác động trực tiếp đến các chính sách,
chiến lược và các biện pháp quản lý … của doanh nghiệp.
Sựáp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất: Nếu doanh
nghiệp áp dụngtiến bộ khoahọc kỹthuậtsẽ giúp giảm định mức tiêu hao nguyên
vật liệu, rút ngắn chukỳ sảnxuất. Do đó, chínhsách quản trị VLĐ cũng thay đổi
dựa theo sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 31 Lớp: CQ48/11.07
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN MIỀN TRUNG THỜI GIAN QUA
2.1. Khái quát quá trình hình thành và đặc điểm kinh doanh
của Tổng công ty cổ phần Miền Trung
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty.
* Tên công ty : Tổng công ty cổ phần Miền Trung
* Địa chỉ trụ sở chính:
- Đường Đông Hương II - khu Đô thị mới Đông Hương - thành phố
Thanh Hóa
- Số điện thoại: 037.3750250 - Fax: 037.3710991
* Địa chỉ văn phòng:
- Tầng 3 -Số 44 MinhKhai - phường Ba Đình -thành phố Thanh Hóa
- Số điện thoại: 037.3750250 - Fax: 037.3710991
* Giới thiệu tư cách pháp nhân:
- Đăng ký kinh doanh số: 2603000360do Sở Kế Hoạch Đầu tư Tỉnh
Thanh Hoá cấp ngày 23 tháng 01 năm 2006.
- Nước thành lập : Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Năm thành lập : Năm 2006
- Phạm vi hoạt động : Trong cả nước
- Tài khoản số: 50110.0000.53865 tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển
Thanh Hóa - Phường Điện Biên - Thành phố Thanh Hoá - Tỉnh Thanh Hoá.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 32 Lớp: CQ48/11.07
TK số 102010000524409 tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh
Thanh Hoá.
- Mã số thuế: 2800976203.
Tổng công ty cổ phần Miền Trung là đơn vị được sáng lập bởi các thành
viên cổ đông. Đăng ký kinh doanh số 2603000360 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh
Thanh Hoá cấp ngày 23 thánh 01 năm 2006. Đăng ký thay đổi ngày 21 tháng
01 năm 2008 (Đổi tên từ Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng – Constrexim số
36 thành Tổng công ty cổ phần Miền Trung ). Từ khi thành lập và ngày một
hoàn thiện phát triển Tổng công ty đã trang bị hệ thống thiết bị hiện đại và đội
ngũ cán bộ công nhân viên mạnh mẽ đủ khả năng thi công các công trình quy
mô lớn, yêu cầu kĩ thuật cao của trung ương, của các địa phương đạt kết quả
cao nhất.
Các mặt hoạt động càng ngày phát triển hơn trước kể cả quy mô xây
dựng, yêu cầu kĩ thật, mỹ thuật, giá trị sản lượng,năng lực tài chính, kinh
nghiệm điều hành và sản xuất kinh doanh. Thực hiện đóng góp nghĩa vụ đầy
đủ đối với Nhà nước và địa phương.
Trong quá trình hoạt động Tổng công ty đã không ngừng cải tiến mọi
mặt về thiết bị nhân lực, cơ chế quản lý, khoa học công nghệ. Tổng côngty đã
tích cực đầu tư mua nhiều chủng loại thiết bị phù hợp, tuyển dụng và đào tạo
đội ngũ cán bộ có năng lực, đúc kết kinh nghiệm và tiếp thu các tiến bộ khoa
học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến để đáp ứng trình độ công nghệ và thi công
ngày một cao. Tổng công ty luôn luôn chú trọng đến việc giữ chữ tín đối với
khách hàng là điều kiện kiên quyết, mở rộng các quan hệ đối với các đơn vị
bạn, cạnh tranh lành mạnh để đứng vững và vươn lên trên thị trường, tham gia
đấu thầu thi công các dự án trong toàn quốc.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 33 Lớp: CQ48/11.07
Đặc biệt hiện nay Tổng công ty đã tạo được một hệ thống quản lý thi
công thiết bị tài chính hiệu quả, đóng góp tích cực trong việc mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh, tạo nền tảng vững chắc cho Tổng công ty có được
năng lực, thiết bị, kinh nghiệm, nền tài chính ổn định và lành mạnh.
2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.2.1. Chức năng, ngànhnghềkinhdoanh, sản phẩm chủ yếu.
Thi công xây lắp các công trinh dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ
lợi, thuỷ điện, nhiệt điện, công trình ngầm, công trình ngoài biển, bưu điện
văn hoá, thể thao, sân bay, bến cảng, công trình kĩ thuật hạ tầng đô thị và khu
công nghiệp, công trình cấp thoát nước và môi trường, công trình đường dây
và biến thế điện.
Khai thác sản xuất kinh doanh các chủng loại vật liệu xây dựng, các mặt
hàng trang trí nội thất, ngoại thất, các loại đường ống và phụ kiện, thiết bị
ngành nước.
Đào tạo côngnhânkĩ thuật, chuyêngia, cánbộ quảnlý phục vụcho côngtác
sảnxuất kinh doanhtạiđịa bànhoạtđộngvà trên cả nước, đào tạo và đào tạo lại
lực lượng lao động dài hạn để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng kĩ thuật đô thị, khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, quản lý, khai thác, vận
hành, kinh doanh các dịch vụ của các khu nhà chung cư cao tầng và văn
phòng cho thuê.
Đầu tư tài chính vào các loại hình doanh nghiệp khác.
- Hoạt động của các nhà trẻ và mẫu giáo (từ 3 tháng đến 6 tuổi).
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 34 Lớp: CQ48/11.07
- Khai thác, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu các loại khoáng sản:
đất, đá, cát ,sỏi, quặng sắt, thiếc, chì, vonfram, đôlômít, bazit, ăngtinmon,
vàng, thạch anh, topa và phụ gia xi măng.
- Thẩm tra thiết kế kỹ thuật các công trình xây dựng, giao thông, thuỷ
lợi, điện nước
- Cho thuê máy móc, thiết bị thi công công trình; dịch vụ vận tải
hàng hóa đường bộ, đường sông, đường biển.
- Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê: Cho thuê
đất(đất ở, đất khu công nghiệp); cho thuê nhà ở, cho thuê nhà phục vụ kinh
doanh (Kiốt, trung tâm thương mại); cho thuê kho bãi đỗ xe.
- Giáo dục phổ thông, cấp tiểu học (lớp 1 đến lớp 5), cấp trung học
cơ sở ( lớp 6 đến lớp 9)
(Doanhnghiệp chỉ kinhdoanhkhiđủđiều kiện theo quyđịnh củapháp luật)
2.1.2.2. Cơcấu tổ chức của Tổng công ty cổ phần Miền Trung
Tổng công ty cổ phần Miền trung có 15 đơn vị trực thuộc, trong đó có 4
xí nghiệp và 11 đội xây lắp. Các đội xây lắp hoạt đọng chủ yếu trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 35 Lớp: CQ48/11.07
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tổng Công ty Cp miền trung
* Phòng Kế toán, tài chính
+ Kế toán vật tư : Nguyên vật liệu, dụng cụ, thành phẩm, phụ tùng thay
thế, hàng hoá.
+ Kế toán tài sản cố định : Kế toán tài sản cố định hữu hình, kế toán tài
sản VH.
+ Kế toánthuchi: tiền Việt Nam, ngoạitệ, vàng bạc đáquý, kim khí quý.
+ Kế toán ngân hàng
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát Ban giám đốc
Phòng
kỹ thuật
Phòng kế toán
tài chính
Phòng tổ chức -
hành chính
Phòng kế
hoạch
Đội xây lắp số
17
Đội xây lắp số ...Đội xây lắp số 02Đội xây lắp số
01
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 36 Lớp: CQ48/11.07
+ Kế toán công nợ : Vay ngắn hạn, dài hạn, phải trả người bán.
+ Kế toán cơ bản và công trình xây lắp
+ Kế toán giá thành
+ Kế toán tổng hợp
- Tài chính : Quản lý, giám sát các hoạt động tài chính của Tổng công
ty
+ Tổng hợp cân đối kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.
+ Lập kế hoạch tài chính hàng quý, năm của Tổng công ty.
+ Quản lý quỹ tiền mặt của Tổng công ty
- Thống kê : Tập hợp số liệu về hoạt động xây lắp của Tổng công ty.
+ Báo cáo thống kê kết quả hoạt động của hoạt động xây lắp của Tổng
công ty đối với lãnh đạo và các cơ quan chức năng theo định kỳ hoặc khi có
yêu cầu.
+ Quản lý chế độ kế hoạch tài chính : Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra
nghiệp vụ kế toán, thống kê, chế độ ghi chép ban đầu cho các xí nghiệp, chi
nhánh, bộ phận trực thuộc của Tổng công ty.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
+ Quy trình công nghệ thi công công trình:
Tổng công ty cổ phần Miền trung thực hiện đúng, đầy đủ các tiêu chuẩn
kỹ thuật, chất lượng quy định trong các tiêu chuẩn quy phạm thi công, nghiệm
thu, thí nghiệm, kiểm tra công trình hiện hành của Nhà nước, bắt đầu từ việc
chuẩn bị mặt bằng, độ chính xác của kích thước, chất lượng công tác xây
dựng, chất lượng vật liệu, chất lượng của kết cấu gia công sẵn. Ngoài ra còn
phải chuẩn bị, cung cấp đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về số lượng và chất
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 37 Lớp: CQ48/11.07
lượng các trang thiết bị, vật tư, nhân lực, máy móc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật
thi công ( Đường xá, chỗ ăn ở cho CBCNV, điện, nước thi công...), các thủ
tục giấy phép lưu hành cho các thiết bị, xe máy phục vụ thi công trong và
ngoài công trường và các vấn đề có liên quan khác.
+ Đặc điểm bàn giao và quyết toán công trình:
Thực hiện công tác nghiệm thu công việc xây dựng hoàn thành tuân thủ các
quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 và Điều 27 của Nghị định số 209/2005/NĐ-
CP ngày 24/12/2004 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình.
Saukhi bàngiao côngtrình hoàn thành đưa vào sử dụng, Tổng công ty cổ
phần Miền trung phải hoàn thành hồ sơ quyết toán công trình bao gồm: Hồ sơ
hoàncôngđãđượccácbênxác nhận; Các biên bản nghiệm thu khối lượng công
việc hoànthành;Biên bảnxác nhận khốilượng côngviệc phátsinh (nếu có); Biên
bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng; Biên bản xác định giá trị
quyết toán hợp đồng đã được xác nhận; Các tài liệu liên quan khác.
+ Tình hình cung cấp vật tư: Các nguyên vật liệu sản xuất chủ yếu được
nhập từ các doanh nghiệp trong nước, nguồn cung cấp vật tư tương đối phong
phú, đa dạng nên tạo nhiều thuận lợi cho công ty trong việc tìm kiếm các yếu
tố đầu vào cho quá trình sản xuất của công ty.
+ Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của công ty: Với đặc thù của
một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng, các sản phẩm sản xuất
của công ty được thực hiện theo từng hợp đồng.
2.1.4. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty một số năm trở lại đây
2.1.4.1. Kếtquả hoạt động kinhdoanhcủa công ty năm 2012-2013
Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm 2012-
2013 được phản ánh qua Bảng 2.1 sau
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 38 Lớp: CQ48/11.07
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty năm 2013
STT Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch
Số tuyệt đối Tỷ lệ
(%)
1 VKD bình quân Đồng 713,416,505,609 626,196,828,281 87,219,677,328 13.93%
2 Doanh thu thuần bán hàng Đồng 192,983,970,120 171,579,797,800 21,404,172,320 12.47%
3 Giá vốn hàng bán Đồng 180,453,673,451 161,223,173,077 19,230,500,374 11.93%
4 Tỷ suất GVHB trên DTT từ
bán hàng (4) = (3) / (2)
% 93.51% 93.96%
5 Lợi nhuận trước thuế TNDN Đồng 818737729 109008069 709729660 651.08%
6 Thuế TNDN phải nộp Đồng 631123262 83982467 547140795 651.49%
7 Lợi nhuận sau thuế TNDN Đồng 187614467 25025602 162588865 649.69%
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 39 Lớp: CQ48/11.07
Qua Bảng 2.1cho tathấy: So vớinăm 2012, năm 2013 doanhthu bán hàng
và cung cấp dịch vụ của công ty tăng lên 21,404,172,320 đồng( tương ứng với
12.47%) điều này là một tín hiệu đáng mừng đối với công ty bởi vì trong giai
đoạnkinh tế còn gặp nhiều khó khăn, vừa bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh
tế thì việc doanh thu tăng với một tỷ lệ khá cao là một tín hiệu lạc quan.
Bên cạnh đó, so với năm 2012 thì giá vốn hàng bán năm 2013 của công
ty cũng tăng 19,230,500,374 đồng( tương ứng với 11.93%) có thể nói việc tốc
độ tăng của giá vốn hàng bán chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu là
một tín hiệu tích cực của công ty, điều này chứng tỏ trong năm công ty đã có
những biện pháp để giảm thiểu chi phí, tăng doanh thu qua đó tăng lợi nhuận.
Điều này đã góp phần làm cho LNST của công ty năm 2013 đã tăng
162,588,865 đồng so với năm 2012( tương ứng với 649.69%). Nếu chỉ nhìn
vào tốc độ tăng của LNST của công ty trong năm 2013 thì có thể nói trong
năm công ty đã có một sự gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng so với
năm 2012, đây là một tín hiệu đáng mừng của công ty. Tuy nhiên, có thể thấy
lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2013 so với VKD bình quân vẫn là một
con số quá bé. Điều này có thể giải thích là do trong điều kiện neeng kinh tế
vừa bước ra khỏi khủng hoảng, đặc biệt là những công ty hoạt động trong lĩnh
vực xây dựng thì việc không bị thua lỗ cũng đã là một tín hiệu khả quan, tạo
nền tảng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của công ty trong những năm tiếp theo.
2.1.3.2. Tìnhhình tài chính chủ yếu của công ty trong năm2013
Tình hình tài chính của công ty trong năm 2013 được phản ánh chủ yếu
qua Bảng 2.2 và 2.3
Qua bảng 2.2 cho ta thấy, so với năm 2012, tài sản của công ty năm 2014
đã tăng lên 87,219,677,328 đồng tương ứng với 13.09%.Có sự gia tăng này là
do trong năm TSNH của công ty tăng lên 80,090,305,070 đồng tương ứng với
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 40 Lớp: CQ48/11.07
12.55% đồng thời TSDH của công ty tăng lên 7,129,372,258 đồng tương ứng
với 25.45%. Sự gia tăng tài sản của công ty là một dấu hiệu cho thấy công ty
đã gia tăng quy mô sản xuất kinh doanh, qua đó tạo điều kiện cho công ty có
thêm nguồn lực để tiến hành các hoạt động đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Về cơ cấu tài sản của công ty: Năm 2013 phần TSNH của công ty
chiếm tỷ trọng lên tới 95.34%( giảm 0.46% so với năm 2012), điều này có thể
giải thích là do một phần lớn tài sản của công ty tập trung trong hàng tồn kho
và các khoản phải thu khách hàng. Đây là một điều hợp lý đối với các công
ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
+ Về phần nguồn vốn: So với năm 2012, năm 2013 nguồn vốn công ty
tăng 87,219,677,32 đồng tương ứng với 13.09%, có sự gia tăng này là do nợ
phải trả- mà chủ yếu là nợ ngắn hạn tăng 87,219,677,328 đồng. Trong cơ cấu
nguồn vốn của công ty, nợ pải trả chiếm tỷ trọng lớn, lên đến 93.98%. Có thể
nói việc công ty duy trì một hệ số nợ cao như thế mang khá nhiều rủi ro cho
công ty trong khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty khi đến hạn. Tuy
nhiên, việc công ty duy trì một hệ số nợ cao cũng giúp công ty có thể sử dụng
các nguồn lực từ bên ngoài để gia tăng lợi nhuận cho công ty thông qua đòn
bẩy tài chính
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 41 Lớp: CQ48/11.07
Bảng 2.2: Sự biến động cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2013
STT Chỉ tiêu
Cuối năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch
Số tiền(Đồng)
Tỷ
trọng
(%) Số tiền(Đồng)
Tỷ
trọng
(%) Sổ tiền(Đồng)
Tỷ lệ
(%)
Tỷ trọng
(%)
TÀI SẢN 753,528,030,567 666,308,353,239 87,219,677,328 13.09% 0.00%
I
Tài sản ngắn
hạn 718,382,453,677 95.34% 638,292,148,607 95.80% 80,090,305,070 12.55% -0.46%
II Tài sản dài hạn 35,145,576,890 4.66% 28,016,204,632 4.20% 7,129,372,258 25.45% 0.46%
NGUỒN VỐN 753,528,030,567 666,308,353,239 87,219,677,328 13.09%
I Nợ phải trả 713,416,505,609 94.68% 626,196,828,281 93.98% 87,219,677,328 13.93% 0.70%
1 Nợ ngắn hạn 713,416,505,609 100% 626,196,828,281 100% 87,219,677,328 13.93%
2 Nợ dài hạn
II Vốn chủ sở hữu 40,111,524,958 5.32% 40,111,524,958 6.02% -0.70%
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 42 Lớp: CQ48/11.07
STT Chỉ tiêu Đơn vị Ngày 31/12/2013 Ngày 01/01/2013 Chênh lệch
I Hệ số khả năng thanh toán
1 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Lần 1.01 1.02 (0.01)
Tài sản ngắn hạn Đồng 718,382,453,677 638,292,148,607 80,090,305,070.00
Nợ ngắn hạn Đồng 713,416,505,609 626,196,828,281 87,219,677,328.00
2 Hệ số thanh toán nhanh Lần 0.6531 0.7091 -0.0560
Hàng tồn kho Đồng 252,446,934,221 194,231,996,479 58,214,937,742.00
Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Đồng 465,935,519,456 444,060,152,128 21,875,367,328.00
3 Hệ số thanh toán tức thời 0.050 0.046 0.004
Tiền và tương đương tiền Đồng 35,687,453,210 28,867,600,505 6,819,852,705.00
II Hệ số cơ cấu nguồn vốn -
1 Hệ số nợ Lần 0.947 0.940 0.007
Nợ phải trả Đồng 713,416,505,609 626,196,828,281 87,219,677,328.00
Tổng nguồn vốn Đồng 753,528,030,567 666,308,353,239 87,219,677,328.00
2 Hệ số vốn chủ sở hữu Lần 0.053 0.060 (0.007)
III Hệ số cơ cấu tài sản -
1 Hệ số cơ cấu tài sản ngắn hạn Lần 0.953 0.958 (0.005)
Tài sản ngắn hạn Đồng 718,382,453,677 638,292,148,607 80,090,305,070.00
Tổng tài sản Đồng 753,528,030,567 666,308,353,239 87,219,677,328.00
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 43 Lớp: CQ48/11.07
2 Hệ số cơ cấu tài sản dài hạn Lần 0.047 0.042 0.005
-
IV Hệ số hoạt động kinh doanh -
1 Số vòng quay hàng tồn kho Lần 0.808 0.872 (0.06)
Giá vốn hàng bán Đồng 180,453,673,451 161,223,173,077 19,230,500,374.00
Hàng tồn kho bình quân Đồng 223,339,465,350 184,828,100,819 38,511,364,531.00
2 Kỳ luân chuyển HTK Ngày 446 413 33
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Đồng 192,983,970,120 171,579,797,800 21,404,172,320.00
Doanh thu thuần về BH và CCDV có thuế GTGT
5%
Đồng 202,633,168,626 180,158,787,690 22,474,380,936.00
Các khoản phải thu bình quân Đồng 405,029,690,723 388,478,434,543 16,551,256,179.50
3 Vòng quay các khoản phải thu Lần 0.500 0.464 0.037
4 Kỳ thu tiền trung bình Ngày 720 776 (56.69)
VLĐ bình quân Đồng 678,337,301,142 609,317,769,486 69,019,531,656.00
5 Số vòng quay vốn lưu động Lần 0.284 0.282 0.003
6 Kỳ luân chuyển VLĐ Ngày 1,265 1,278 (13.04)
7 Hàm lượng VLĐ 3.515 3.551 (0.04)
Lợi nhuận trước thuế Đồng 818737729 109008069 709,729,660.00
8 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/VLĐ 0.0012 0.0002 0.0010
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 44 Lớp: CQ48/11.07
9 Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác 6.726 7.211 (0.49)
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ Đồng 192,983,970,120 174,687,595,291 21,404,172,320.00
Tài sản cố định và tài sản dài hạn khác bình quân
trong kỳ
Đồng 28692812543 23792967307 4,899,845,236.00
10 Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh 0.272 0.268 0.0043
Vốn kinh doanh bình quân Đồng 709,918,191,903 641,250,681,319 68,667,510,585
V Hệ số sinh lời -
1 Hệ số lãi ròng (ROS) 0.0972% 0.0146% 0.0826%
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Đồng 187614467 25025602 162,588,865
Vốn kinh doanh bình quân Đồng 709,918,191,903 641,250,681,319 68,667,510,585
2 ROA 0.0264% 0.0039% 0.0225%
3 ROE 0.4677% 0.0623% 0.4054%
Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 40111524958 40,149,012,157 (37,487,199.00)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 45 Lớp: CQ48/11.07
Qua bảng 2.3 cho ta thấy:
- Hệ số thanh toán của công ty: Hệ số thanh toán hiện thời của công ty
năm 2013 là 1.01 lần( giảm 0.01 lần so với năm 2012), hệ số khả năng thanh
toán nhanh của công ty là 0.6531lần( giảm 0.056lần so với năm 2012). Các hệ
số này cho thấy khả năng thanh toán của công ty là khá tốt, đảm bảo khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty.
- Hệ số cơ cấu nguồn vốn của công ty: Hệ số nợ của công ty năm 2013 là
0.947 lần( tăng 0.007 lần so với năm 2012). Có sự gia tăng này là do trong
năm tốc độ tăng của nguồn vốn lớn hơn tốc độ tăng của nợ phải trả, tuy nhiên
sự biến động này là rất nhỏ. Việc công ty duy trì hệ số nợ cao có thể gây ra rủi
ro lớn về khả năng thanh toán của công ty. Tuy nhiên, việc duy trì cơ cấu nợ
cao cũng giúp cho công ty có thể sử dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi
nhuận cho chủ sở hữu của công ty.
- Hệ số cơ cấu tài sản của công ty: So với năm 2012, năm 2013 công ty
có hệ số cơ cấu tài sản ngắn hạn là 0.953 lần, giảm 0.005 lần so với năm
2012. Việc công ty duy trì cơ cấu tài sản như vậy là khá hợp lý với đặc điểm
của công ty xây dựng là có lượng hàng tồn kho và các nguyên vật liệu dở
dang lớn, bên cạnh đó cũng phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của công ty khi
nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty.
- Hệ số hoạt động kinh doanh: Năm 2013 hệ số vòng quay hàng tồn kho
của công ty là 0.748 lần( giảm 0.12 lần so với năm 2012), có điều này là do
trong năm tốc độ tăng của HTK bình quân của công ty lớn hơn tốc độ tăng
của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Với đặc điểm của các công ty
xây dựng thì việc vồng quay HTK của công ty chậm là điều hợp lý. Bên cạnh
đó vòng quay các khoản phải thu của công ty năm 2013 là 0.5 lần(tăng 0.037
lần so với năm 2012). Việc vòng quay các khoản phải thu tăng sẽ giúp cho
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 46 Lớp: CQ48/11.07
doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, giúp cho vòng quay
vốn của doanh nghiệp được diễn ra nhanh hơn. Vòng quay VLĐ của công ty
trong năm là khá thấp(0.272 lần) có điều này là do VLĐ của công ty chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty
trong năm cũng là khá cao( 6.726 lần, giảm 0.12 lần so với năm 2012).
- Hệ số sinh lời của công ty: Có thể nói trong năm 2013 và cả 2012 thì
các hệ số sinh lời của công ty là rất thấp. Điều này là do trong năm 2012 cũng
như 2013, lợi nhuấn sau thuế của công ty là rất thấp, tỷ lệ quả bé so với vốn
kinh doanh của công ty. Tuy nhiên nếu xét trong tổng thể nền kinh tế còn
nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các công ty xây dựng trong giai đoạn bất
động sản đóng băng như hiện nay thì việc kinh doanh có lãi, không bị thua lỗ
cũng đã là một thành công, tạo nền móng cho việc gia tăng lợi nhuận trong
những năm tiếp theo khi nền kinh tế bước ra khỏi khủng hoảng.
2.2. Thực trạng quản lý vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần Miền
Trung trong thời gian qua.
2.2.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của Tổng
công ty cổ phần Miền Trung
2.2.1.1. Những đặc điểm chủ yếu chi phối nguồn vốn lưu động của công ty
Ngành xây dựng là ngành tạo ra cơ sở vật chất phát triển cho các ngành
kinh tế khác và nó cũng là một trong những ngành chủ chốt của nền kinh tế.
Ngành xây dựng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước
trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Để sử dụng
và quản lý vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng có hiệu quả, chúng ta cần
xem xét đến đặc điểm của ngành xây dựng có tác động đến việc quản trị tài
chính của doanh nghiệp. Bao gồm:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 47 Lớp: CQ48/11.07
-Ngành xây dựng có chu kỳ kinh doanh kéo dài.
-Giá trị sản phẩm lớn. Giá trị sản phẩm là giá trị các công trình xây
dựng, có kết cấu chủ yếu từ nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, ... và nó có
ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu vốn lưu động trong vốn kinh doanh của
doanh nghiệp. Đối với Tổng công ty cổ phần Miền Trung cũng không phải là
một ngoại lệ. Trong kết cấu vốn của doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng thì
vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn của doanh nghiệp.
-Đặc điểm sản xuất của ngành xây dựng là sản xuất theo đơn đặt hàng
của khách hàng dưới hình thức các hợp đồng xây dựng. Doanh nghiệp sẽ tiến
hành xây dựng sau khi ký hợp đồng và được nhận ứng trước một phần vốn từ
khách hàng, số tiền ứng trước được ứng dần dần, từng phần theo tiến độ hoàn
thành công trình để tiến hành xây dựng.
-Địa điểm sản xuất không cố định vì nó phụ thuộc vào yêu cầu và
mong muốn của khách hàng. Nguyên vật liệu được cung cấp trực tiếp đến tận
chân các công trình, nên khối lượng nguyên vật liệu lưu kho là rất thấp.
-Hàng tồn kho của doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng chủ yếu dưới
hình thái chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Sau khi các công trình hoàn
thành sẽđược cho tiến hành nghiệm thu, bàn giao cho đơn vị đầu tư và khánh
thành công trình nên sẽ không có thành phẩm lưu kho.
2.2.1.2. Vốn lưu động, sự biến động nguồn vốn lưu động của Tổng
công ty cổ phần Miền trung trong năm 2013
Tổng công ty cổ phần Miền Trung là một doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng nên nhu cầu VKD nói chung là rất lớn, đặc biệt là nhu cầu
về VLĐ. Do vậy việc lựa chọn nguồn tài trợ cho nhu cầu này cần được cân
nhắc kỹ lưỡng, phải đưa ra những quyết định phù hợp với đặc điểm sử dụng
của VLĐ của Công ty. Nếu việc tài trợ VLĐ bị gián đoạn hay thiếu hụt sẽ làm
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 48 Lớp: CQ48/11.07
gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh, mất uy tín, thậm chí sẽ có thể dẫn
đến phá sản. Để thuận lợi cho công tác tính toán và quản lý VLĐ tại công ty,
người ta chia VLĐ tại công ty thành VLĐ thường xuyên và VLĐ tạm thời.
Vốn lưu động và sự biến động của nguồn vốn lưu động của công ty được
phản ánh qua bảng 2.4 và bảng 2.5
Bảng 2.4 : Nguồn VLĐ thường xuyên và sự biến động nguồn VLĐ thường
xuyên năm 2013
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 49 Lớp: CQ48/11.07
Bảng 2.4: Nguồn VLĐ thường xuyên và sự biến động nguồn VLĐ thường xuyên của công ty
STT Chỉ tiêu Cuối năm 2013 Đầu năm 2013
Chênh lệch
Số tiền (Đồng) Tỷ lệ (%)
1 Tài sản ngắn hạn 718,382,453,677 638,292,148,607 80,090,305,070 12.55%
2 Nợ ngắn hạn 713,416,505,609 626,196,828,281 87,219,677,328 13.93%
Nguồn VLĐ thường xuyên 4,965,948,068 12,095,320,326 -7,129,372,258 -58.94%
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 50 Lớp: CQ48/11.07
Qua bảng 2.4 cho ta thấy nguồn VLĐ thường xuyên của công ty năm
2013 là 4,965,948,068 đồng, giảm 7,129,372,258 đồng (58.94%) so với năm
2012. Điều này xảy ra là do trong năm nợ ngắn hạn của công ty tăng lên
87,219,677,328 đồng(13.93%) trong khi đó TSNH chỉ tăng lên
80,090,305,070 đồng( 12.55%). Điều này cho thấy trong năm 2013 công ty đã
chủ động cắt giảm phần nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho tài sản ngắn hạn,
qua đó có thể cắt giảm được chi phí sử dụng vốn bình quân. Tuy nhiên việc
giảm nguồn vốn lưu động thường xuyên có thể gây ra cho doanh nghiệp sự
thiếu hụt nguồn vốn lưu động trong những trường hợp cần thiết.
Bảng 2.5 : Sự biến động nguồn VLĐ tạm thời của công ty năm 2013
Qua bảng 2.5 cho ta thấy :
Năm 2013, nguồn VLĐ tạm thời của công ty là 713,416,505,609 đồng,
tăng 87,219,677,328 đồng(13.93%) so với năm 2012. Có sự gia tăng này là do
Tại thời điểm cuối năm 2013 khoản mục vay và nợ ngắn hạn của công ty
là 389,937,961,006 đồng, chiếm tỷ trọng 54.66% trong TSNH, tăng
38,601,265,192 đồng( 10.99%) so với thời điểm đầu năm 2013. Điều này là
phù hợp với chính sách huy động vốn bên ngoài của công ty nhằm tăng cường
quy mô vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tại thời điểm cuối năm 2013, khoản mục phải trả người bán của công ty
đạt 148,347,245,428 đồng, tăng 39,145,723,813(35.85%) so với thời điểm
đầu năm. Điều này cho thấy công ty trong năm đã chiếm dụng thêm nhiều vốn
từ bên ngoài. Việc tăng các khoản phải trả người bán giúp cho công ty có
thêm nguồn vốn để tiến hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên việc gia tăng
các khoản phải trả người bán cũng cần chú ý đến các điều kiện thanh toán
chậm mà bên bán đưa ra, để tránh tình trạng mua hàng với giá cao.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 51 Lớp: CQ48/11.07
Khoản mục người mua trả tiền trước ở thời điểm cuối năm 2013 tăng
lên 17,740,756,503 đồng(37.01%) so với thời điểm đầu năm cũng góp phần
làm tăng nguồn VLĐ thường xuyên của công ty. Có thể nói đây là một nguồn
vốn rất hữu ích cho công ty bởi nguồn vốn này sử dụng không phải trả lãi suất
như đi vay, cũng như không phải trả giá cao hơn như khi sủ dụng khoản phải
trả cho người bán.
Các khoản phải trả người lao động và các khoản phải nộp nhà nước cũng
tăng lên làm cho nguồn VLĐ ngắn hạn của công ty cũng tăng lên. Đây là
những khoản chiếm dụng hợp pháp với chi phí sử dụng vốn thấp, giúp cho
công ty có thể gia tăng nguồn vốn kinh doanh. Tuy nhiên cũng cần chú ý hoàn
trả đúng thời điểm cho người bị chiếm dụng để đảm bảo uy tín của công ty,
đặc biệt là ở khoản mục phải trả cho người lao động.
Khoản mục phải trả nội bộ của công ty ở thời điểm cuối năm giảm
8,898,149,166 đồng( 7.94%) làm cho khoản mục VLĐ của công ty giảm, tuy
nhiên sự giảm xuống này là không đáng kể.
Đểhiểu chi tiết hơn về nguồn VLĐ củacông ty ta phân tíchthêm bảng 2.6
Qua bảng 2.6 cho ta thấy tại thời điểm cuối năm 2013 thì VLĐ của công
ty đạt 718,382,453,677đồng, tăng 80090305070 đồng (12.55%) so với thời
điểm đầu năm 2013.
Nguồn VLĐ tạm thời vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu nguồn
VLĐ của doanh nghiệp, và không có nhiều biến động trong cơ cấu nguồn vốn
của công ty, điều này cho thấy sự ổn định của công ty trong việc đảm bảo cơ
cấu nguồn vốn mà công ty đang theo đuổi. Tuy nhiên, với việc duy trì một cơ
cấu với VLĐ tạm thời chiếm tỷ trọng cao như vậy công ty cũng cần có biện
pháp phòng ngừa rủi ro hợp lý, để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán
khi xảy ra sự cố.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 52 Lớp: CQ48/11.07
Bảng 2.5: Sự biến động nguồn VLĐ tạm thời của công ty năm 2013
STT Chỉ tiêu Cuôi năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng
Nợ ngắn hạn 713,416,505,609 626,196,828,281 87,219,677,328 13.93%
1 Vay và nợ ngắn hạn 389,937,961,006 54.66% 351,336,695,814 56.11% 38,601,265,192 10.99% -1.45%
2 Phải trả người bán 148,347,245,428 20.79% 109,201,521,615 17.44% 39,145,723,813 35.85% 3.36%
3 Người mua trả tiền trước 65,672,159,126 9.21% 47,931,402,623 7.65% 17,740,756,503 37.01% 1.55%
4
Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước 243,548,679 0.03% 217,268,268 0.03% 26,280,411 12.10%
5 Phải trả người lao động 789,356,234 0.11% 673,492,761 0.11% 115,863,473 17.20% 0.00%
6 Chi phí phải trả
7 Phải trả nội bộ 103,234,567,890 14.47% 112,132,717,056 17.91% -8,898,149,166 -7.94% -3.44%
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 53 Lớp: CQ48/11.07
Bảng 2.6: Cơ cấu và sự biến động nguồn VLĐ của công ty năm 2013
Chỉ tiêu
Cuối năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ
Tỷ
trọng
Nguồn VLĐ tạm thời 713,416,505,609 99.31% 626,196,828,281 98.11% 87219677328 13.93% 1.20%
Nguồn VLĐ thường
xuyên 4,965,948,068 0.69% 12,095,320,326 1.89% -7129372258 -58.94% -1.20%
Tổng cộng 718,382,453,677 100.00% 638,292,148,607 100.00% 80090305070 12.55% 0.00%
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 54 Lớp: CQ48/11.07
2.2.2. Thực trạng quản lý vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần
Miền Trung trong thời gian qua
2.2.2.1. Xácđịnhnhu cầu VLĐ
Để đảm bảo cho quá trính sản xuất kinh doanh được diễn ra thường
xuyên, liên tục, doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu vốn lưu động cần
thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Việc xác định nhu cầu vốn
lưu động là rất quan trọng vì nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu
động quá thừa sẽ gây ra lãng phí, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng
vốn lưu động hoặc quá thiếu thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó
khăn, thậm chí có thể gây ra tình trạng phá sản.
Nhu cầu VLĐ của công ty được xác định theo phương pháp gián tiếp:
Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn
năm kế hoạch, cụ thể như sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2012 là
174,687,595,291 đồng, dự kiến năm 2013 với tình hình kinh tế trên đà hồi
phục, quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng, doanh thu dự kiến của công
ty là 200 tỷ đồng
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2012 là
174,687,595,291 đồng, VLĐ bình quân của công ty năm 2012 là
609,317,769,486 đồng. Do đó vòng quay VLĐ của công ty năm 2012 là
Vòng quay VLĐ năm 2012 =
𝐷𝑇𝑇 𝐵𝐻 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉
𝑉𝐿Đ 𝑏𝑞
= 0.286(Vòng)
Vì công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên trong một khoảng thời
gian nhất định, số vòng luân chuyển của VLĐ biến đổi không nhiều, do đó
vòng quay VLĐ dự kiến của công ty năm 2013 là 0.286 vòng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Văn Chiến 55 Lớp: CQ48/11.07
Trên cơ sở đó, ta xác định nhu cầu VLĐ của công ty năm 2013 là :
Nhu cầu VLĐ năm 2013=
𝐷𝑇𝑇 𝐵𝐻 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉 𝑛ă𝑚 2013
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑉𝐿Đ 𝑑ự 𝑘𝑖ế𝑛
= 699,300,699,300 đồng
Trong khi đó nguồn VLĐ thực tế phát sinh tại công ty năm 2013 là :
718,382,453,677 đồng. Qua đó cho ta thấy trong quá trình tính toán nhu cầu
VLĐ công ty đã dự kiến thiếu nhu cầu VLĐ cần thiết cho năm 2013. Công ty
cần có biện pháp khắc phục để tránh tình trạng thiếu vốn, gây ảnh hưởng xấu,
thậm chí gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh.
2.2.2.2. Thực trạng về tổ chức nguồn VLĐ của công ty
Để hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường, liên tục thì
đòi hỏi phải có nguồn VKD nói chung và VLĐ nói riêng để tài trợ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, đối với công ty hoạt động trên lĩnh vực
xây dựng thì VLĐ là một yếu tố hết sức quan trọng, vì thế cần xem xét nguồn
hình thành VLĐ của công ty có hợp lý, đảm bảo tài trợ đủ vốn cho các hoạt
động kinh doanh không. Để phân tích nguồn hình thành và sự biến động
nguồn VLĐ của công ty năm 2013 ta đi phân tích Bảng 2.7 : Nguồn hình
thành VLĐ của công ty năm 2013
Qua Bảng 2.7 cho ta thấy : Tại thời điểm cuối năm 2013, nguồn VLĐ
của công ty đạt 718,382,453,677 đồng, tăng 80,090,305,070 đồng (12.55%)
so với thời điểm đầu năm 2013. Có sự gia tăng này là do
Trong năm 2013, Nguồn VLĐ tạm thời của công ty tăng lên
87,219,677,328 đồng (13.93%) so với thời điểm đầu năm 2013. Phân tích kỹ
hơn có thể thấy sự gia tăng của nguồn VLĐ tạm thời của công ty là do:
+ Tại thời điểm cuối năm 2013 khoản mục vay và nợ ngắn hạn của công
ty là 389,937,961,006 đồng, chiếm tỷ trọng 54.66% trong TSNH, tăng
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...
Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...
Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namNOT
 
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần habada thực trạng và g...
Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần habada   thực trạng và g...Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần habada   thực trạng và g...
Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần habada thực trạng và g...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao VàngĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
 
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
 
Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...
Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...
Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khíĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
 
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada  RẤT HAYĐề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada  RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada RẤT HAY
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
 
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
 
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải hành khách, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải hành khách, 9đĐề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải hành khách, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải hành khách, 9đ
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8 Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thépĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
 
Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần habada thực trạng và g...
Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần habada   thực trạng và g...Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần habada   thực trạng và g...
Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần habada thực trạng và g...
 

Similar to Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đLuận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sảnTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logisticsĐề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
 
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương GiangQuản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
 
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao Mai
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao MaiĐề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao Mai
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao Mai
 
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng TháiNâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Sông Âm
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Sông ÂmĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Sông Âm
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Sông Âm
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNamTăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAY
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAYTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAY
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty công nghệ mobifone
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty công nghệ mobifoneĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty công nghệ mobifone
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty công nghệ mobifone
 
Đề tài: Quản trị vốn cố định tại công ty TNHH May Lan Lan, HAY
Đề tài: Quản trị vốn cố định tại công ty TNHH May Lan Lan, HAYĐề tài: Quản trị vốn cố định tại công ty TNHH May Lan Lan, HAY
Đề tài: Quản trị vốn cố định tại công ty TNHH May Lan Lan, HAY
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 

Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 1 Lớp: CQ48/11.07 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 3 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP....................... 5 1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp......................................................... 5 1.1.1. Khái niệm ................................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm..................................................................................... 6 1.1.3. Vai trò......................................................................................... 6 1.1. 4. Phân loại VLĐ............................................................................ 7 1.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp ............................ 10 1.2.1. Xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp................................... 10 1.2.2. Tổ chức nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp .......................... 16 1.2.3. Phân bổ nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp.......................... 18 1.2.4. Quản trị vốn tồn kho dự trữ........................................................ 18 1.2.5. Quản trị vốn bằng tiền ............................................................... 21 1.2.6. Quản trị các khoản phải thu....................................................... 22 1.2.7. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VLĐ 25 1.3. Các nhân tố ảnh hưởngđếnquản trị VLĐ củadoanh nghiệp .................. 28 1.3.1. Các nhân tố khách quan ............................................................. 28 1.3.2.Các nhân tố chủ quan.................................................................. 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MIỀN TRUNG THỜI GIAN QUA ......................... 31 2.1. Khái quát quá trình hình thành và đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Miền Trung........................................................................... 31 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty.................... 31 2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty ................................ 33 2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh ................................................. 36 2.1.4. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty một số năm trở lại đây ... 37
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 2 Lớp: CQ48/11.07 2.2. Thực trạng quản lý vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần Miền Trung trong thời gian qua................................................................................. 46 2.2.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung............................................................................ 46 2.2.2. Thực trạng quản lý vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần Miền Trung trong thời gian qua.................................................................... 54 2.2.3 . Nhận xét về thực trạng quản lý Vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần Miền trung trong thời gian qua .................................................... 80 CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢNTRỊ VLĐ TẠITỔNG CÔNG TYCỔ PHẦN MIỀNTRUNG...... 84 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Tổng công ty cổ phần Miền Trung trong thời gian tới........................................................................ 84 3.1.1. Bối cảnh kinh tế- xã hội............................................................. 84 3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Tổng côngty cổ phần Miền Trung trong thời gian tới ..................................................................... 85 3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị VLĐ tại Tổng công ty cổ phần Miền Trung.......................................................... 86 3.2.1. Chủ động lập kế hoạch, xác định nhu cầu VLĐ hợp lý, phù hợp với nhu cầu thực tế.................................................................................... 86 3.2.2. Đảm bảo nguồn tài trợ VLĐ an toàn, chi phí sử dụng vốn thấp. ... 88 3.2.4. Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ các khoản phải thu ........... 90 3.2.5. Quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền, khả năng thanh toán của công ty. ............................................................... 92 3.2.6. Nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử dụng vốn lưu động .................... 92 KẾT LUẬN............................................................................................. 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 94
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 3 Lớp: CQ48/11.07 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kì một hoạt động nào của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn. Tùy vào đặc điểm kinh doanh cụ thể mà cơ cấu vốn có sự khác biệt ở một mức độ nào đó. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc tạo lập, sử dụng và quản lý vốn sao cho hiệu quả nhất cũng như chi phí sử dụng vốn là thấp nhất nhưng mà vẫn không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, việc tổ chức quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Vốn lưu động thường chiếm tỷ trọng rất lớn ở những doanh nghiệp có hoạt động xây dựng là chủ yếu. Có thể nói trong doanh nghiệp xây dựng vốn lưu động là bộ phận tạo ra doanh thu nhiều nhất. Theo đó, vấn đề tăng cường quản trị vốn lưu động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong công tác quản lý tài chính liên quan tới sự sống còn của doanh nghiệp xây dựng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản trị vốn lưu động ở công ty là một trong những yếu tố quyết định đến sự sống còn của công ty và tình hình thực tế nắm bắt được quá trình tìm hiểu, thực tập tại Tổng côngty cổ phần Miền Trung, cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS-TS Vũ Công Ty và tập thể cán bộ, nhân viên ở công ty em đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường quảntrị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung” 2. Đối tượng nghiên cứu Vốn lưu động và công tác quản trị vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần Miền Trung 3. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vốn lưu động
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 4 Lớp: CQ48/11.07 Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn lưu động, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cương quản trị vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần Miền Trung. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu thế biến động của các chỉ tiêu và các phương pháp khác: Phân tích nhân tố, phương pháp số chênh lệch… 5. Kết cấucủa luận văn được chia thành 3 phần chính Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng quản lý vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần Miền Trung trong thời gian qua Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần Miền Trung Mặc dù trong quá trình hoàn thành luận văn, em đã cố gắng hết sức, song do điều kiện nghiên cứu còn nhiều khó khăn cũng như kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn còn nhiều điểm sai sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện luận văn. Em xin chân thành cám ơn! Hà nội ngày Sinh viên: Nguyễn Văn Chiến
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 5 Lớp: CQ48/11.07 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài TSCĐ các doanh nghiệp cần có các tài sản lưu động ( TSLĐ). Căn cứ vào phạm vi sử dụng TSLĐ thường được chia thành 2 bộ phận: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. TSLĐ sản xuất bao gồm: các loại như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình sản xuất và các loại thành phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất. TSLĐ lưu thông bao gồm: các loại tài sản đang trong quá trình lưu thông như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền… Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra nhịp nhàng, liên tục. Để hình thành các loại TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định để mua sắm các tài sản đó, số vốn này gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Từ đó có thể nói: Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất khinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của các TSLĐ trong doanh nghiệp.
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 6 Lớp: CQ48/11.07 1.1.2. Đặc điểm - Vốn lưu động luân chuyển nhanh. - Hình thái biểu hiện của VLĐ cũng luôn thay đổi qua các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh: Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, tiếp đến trở thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và cuối cùng trở về hình thái vốn tiền tệ. - Kết thúc mỗi chu kỳ kinh doanh, giá trị của VLĐ được chuyển toàn bộ, một lần vào giá trị hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được bù đắp lại khi doanh nghiệp thu được tiền bán hàng hóa, dịch vụ. - Vốn lưu động luân chuyển liên tục tạo thành một vòng tuần hoàn chu chuyển vốn, hoànthành một vòngtuần hoànkhi kết thúc mộtchu kỳ kinh doanh. 1.1.3. Vai trò - VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Muốn có quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của VLĐ, khiến cho các hình thái có được tồn tại ở mức độ hợp lý và đồng bộ với nhau. Như vậy, sẽ tạo điều kiện cho việc chuyển hóa hình thái vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi và góp phần tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. - VLĐ còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư. Trong doanh nghiệp, sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư. Số vốn lưu động nhiều hay ít phản ánh số vật tư hàng hóa dự trữ, sử dụng ở các khâu nhiều hay ít. VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số lượng vật tư được sử dụng tiết kiệm hay lãng phí, thời gian nằm ở khâu sản xuất, khâu lưu thông có hợp lý hay không. Bởi vậy, thông qua đánh giá luân chuyển VLĐ có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá kịp thời về các mặt mua sắm, dự trữ và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp.
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 7 Lớp: CQ48/11.07 1.1. 4. Phân loạiVLĐ Để quản lý, sử dụng hiệu quả VLĐ cần phải tiến hành phân loại theo những tiêu thức nhất định. Thông thường có những cáchphân loại sau: 1.1.4.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện của VLĐ: Theo các phân loại này VLĐ được chia thành:  Vốn vật tư, hàng hóa: Trong doanh nghiệp sản xuất, vốn vật tư hàng hóa gồm: Vốn về vật tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Các loại này được gọi chung là vốn về hàng tồn kho. Xem xét chi tiết hơn cho thấy, vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm: - Vốn về nguyên vật liệu chính: Là giá trị các loại nguyên vật liệu chính dự trữ cho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất, chúng hợp thành thực thể của sản phẩm. - Vốn vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật liệu phụ dự trữ cho sản xuất, giúp cho việc hình thành sản phẩm, nhưng không hợp thành thực thể chính của sản phẩm, chỉ làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh thực hiện thuận lợi. - Vốn nhiên liệu: Là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Vốn phụ tùng thay thế: Là giá trị các loại vật tư dùng để thay thế, sửa chữa các tài sản cố định. - Vốn vật đóng gói: Là giá trị các loại vật liệu bao bì dùng để đóng gói sản phẩm trong qua trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Vốn công cụ, dụng cụ: Là giá trị các loại công cụ dụng cụ không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định dùng cho hoạt động kinh doanh.
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 8 Lớp: CQ48/11.07 - Vốn sản phẩm đang chế biến: Là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất (Giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm). - Vốn về chi phí trả trước: Là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa thể tính hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ này, mà được tính dần vào giá thành sản phẩm các kỳ tiếp theo như chi phí cải tiến kỹ thuật, chi phí nghiên cứu thí nghiệm… - Vốn thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho  Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: - Vốn bằng tiền bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng và tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Dù vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cần thiết nhất định. - Các khoản phải thu (vốn trong thanh toán) bao gồm: Chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng (thể hiện ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau). Ngoài ra với một số trường hợp mua sắm vật tư khan hiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng. Cách phân lọai này giúp doanh nghiệp đanh giá được mức độ dự trữ tồn kho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanh nghiệp.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 9 Lớp: CQ48/11.07 1.1.4.2. Phân loại theo vai trò của VLĐ: Theo tiêu thức này VLĐ được chia thành: - VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm vốn nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất… - VLĐ trong khâu sản xuất: bao gồm bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, vốn chi phí trả trước… - VLĐ trong quá trình lưu thông: bao gồm vốn thành phẩm, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn, vốn bằng tiền… Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. 1.1.4.3. Phân loại theo tính chất của VLĐ: Theo cách phân loại này VLĐ được chia thành: - VLĐ thường xuyên: bao gồm các nguồn vốn có tính chất ổn định, dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thành nên các tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - VLĐ tạm thời: Bao gồm các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn( thời gian sử dụng dưới 1 năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét, huy động các nguồn phù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tổ chức nguồn vốn. Mặt khác đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhất với chi phí nhỏ nhất.
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 10 Lớp: CQ48/11.07 1.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.1. Xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục. Trong quá trình đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng VLĐ cần thiết để đáp ứng các nhu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khác hàng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra bình thường, liên tục. Đó chính là nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp. Như vậy, nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp là số vốn lưu động cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Dưới mức này sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, thậm chí bị đình trệ, gián đoạn. Nhưng nếu trên mức cần thiết lại gây ra tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn ém hiệu quả, lãng phí. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng xác định đúng dắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thết, phù hợp với quy mô, điều kiện kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp. Công thức xác định: NhucầuVLĐ= Vốnhàng tồnkho+ Nợphảithu– Nợ phảitrả nhà cung cấp Trong đó nhu cầu vốn hàng tồn kho là số vốn tối thiểu cần thiết dùng để dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,thành phẩm của doanh nghiệp.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 11 Lớp: CQ48/11.07 1.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố: - Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp - Đặc điểm, tính chất ngành nghề kinh doanh - Sự biến động giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường - Trình độ tổ chức, quản lý sử dụng VLĐ của doanh nghiệp - Trình độ kỹ thuật- công nghệ sản xuất - Các chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ 1.2.1.3. Cácphương pháp xácđịnhnhu cầu vốn lưu động của doanhnghiệp  Phương pháp trực tiếp Nội dung phương pháp này là xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp + Bước 1: Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho Bao gồn vốn hàng tồn kho trong quá trình dự trữ sản xuất, khâu sản xuất và khâu lưu thông Nhu cầu vốn hàng tồn kho trong quá trình dự trữ sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… Phương pháp chung để xác định nhu cầu vốn lưu động với từng loại vật tư dựu trữ là căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn bình quân một ngày và số dự trữ đối với từng loại để xác định rồi tập hợp lại. Công thức tổng quát như sau: VHTK = ∑ ∑ (𝑛 𝑖=1 𝑚 𝑗=1 𝑀ij × Nij)
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 12 Lớp: CQ48/11.07 Trong đó: VHTK: Nhu cầu vốn hàng tồn kho Mij: Chi phí sử dụng bình quân một ngày của hàng tồn kho i Nij: Số ngày dự trữ của hàng tồn kho i n: Số loại hàng tồn kho cần dự trữ m: Số khâu cần dự trữ hàng tồn kho Đối với các loại nguyên vật liệu chính có thể xác định theo công thức: Vnvlc = Mnvlc× Nnvlc Trong đó: Vnvlc: Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu chính Mnvlc: Chi phí nguyên vật liêu chính sủ dụng bìnhquan một ngày Nnvlc: Số ngày dự trữ nguyên vật liệu chính Số ngày dự trữ nguyên vật liệu chính được xác định căn cứ dựa vào số ngày vận chuyển trên đường, số ngày kiểm nhận nhập kho, số ngày đưa vào sử dụng, số ngày dự trữ bảo hiểm. Đối với các loại vật liệu phụ, do có nhiều loại và mức tiêu hao cũng khac nhau nên nếu loại nào sử dụng nhiều và thường xuyên thì áp dụng công thức như với nguyên vật liệu chính. Còn đối với loại nào dùng ít, không thường xuyên thì có thể xác định theo tỉ lệ(%) so với nhu cầu vốn nguyên vật liệu chính hoặc so với tổng mức luân chuyển loại nguyên vật liệu đó kỳ kế hoạch hoặc kỳ báo cáo. -Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn để hình thành các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước. Nhu cầu này nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất bình quân
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 13 Lớp: CQ48/11.07 một ngày, độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm, mức độ hoàn thành sản phẩm dở, bán thành phẩm. Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm được xác định theo công thức: Vsx = Pn × CKsx× Hsd Trong đó: Vsx: Nhu cầu vốn lưu động sản xuất Pn: Chi phí sản xuất bình quân một ngày CKsx: Độ dài chu kỳ sản xuất Hsp: Hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm(%) Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ lưu thông: Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm dự trữ thành phẩm, vốn phải thu, phải trả. Nhu cầu vốn thành phẩm: Là số vốn tối thiểu dùng để hình thành lượng dự trữ thành phẩm tồn kho, chờ tiêu thụ. Vốn dự trữ thành phẩm được xác định theo công thức: Vtp= Zsx × Ntp Trong đó: Vtp: Nhu cầu vốn thành phẩm Zsx: Giá thành sản xuất sản phẩm bình quân một ngày kế hoạch Ntp: Số ngày dự trữ thành phẩm + Bước 2: Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu: Nợ phải thu là khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng hoặc do donh nghiệp chủ động bán chịu hàng hóa
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 14 Lớp: CQ48/11.07 cho khách hàng. Do vốn bị khách hàng chiếm dụng nên để hoạt động sản xuất kinh doanh được bình thường liên tục doanh nghiệp phải bỏ thêm vốn lưu động vào sản xuất. Các khỏan phải thu được xác định theo công thức: Vpt = Dtn × Npt Trong đó: Vpt: Vốn nợ phải thu Dtn: Doanh thu bán hàng bình quân 1 ngày Npt: Kỳ thu tiền trung bình(ngày) + Bước 3: Xác định nhu cầu nợ phải trả nhà cung cấp: là khoản vốn doang nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng của khác hàng. Các khoản phải trả được tính như khoản tín dụng bổ sung từ khác hàng nên doanh nghiệp có thể rút bớt một phần vốn lưu động của mình ra để dùng vào việc khác. Nợ phải trả của doanh nghiệp được tính theo công thức: Vpt = Dmc× Nmc Trong đó: Vpt: Nợ phait thu kỳ kế hoạch Dmc: Doanh số mua chiiuj bình quân ngày kế hoạch Nmc: kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp Bước 4: Xác định nhu cầu vốn lưu động: Nhu cầuVLĐ= Vốn hàng tồn kho+ Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp Phương pháp trực tiếp có ưu điểm là phản ánh rõ nhu cầu VLĐ cho từng loại vật tư hàng hóavà trongtừng khâu kinh doanh, do đó tương đối sát với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầuvốn lưu động của doanh nghiệp.
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 15 Lớp: CQ48/11.07  Phương pháp gián tiếp Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyểnVLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch + Phương pháp điều chỉnh theo tỉ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo: Thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch. Công thức xác định: VKH = VBC x Mbc Mkh x ( 1 + t%) Trong đó: VKH : Vốn lưu động năm kế hoạch Mkh : Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch Mbc : Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo t% : Tỷ lệ rút ngắn ký luân chuyển VLĐ năm kế hoạch t% = Kbc KbcKkh x 100% Trong đó: t% : Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển Kkh : Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch Kbc : Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 16 Lớp: CQ48/11.07 + Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch. Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được xác định căn cứ vào tổng mức luân chuyển VLĐ ( hay doanh thu thuần) và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch. Công thức xác định như sau: VKH = Lkh Mkh Trong đó: Mkh : Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch ( doanh thu thuần) Lkh : Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch + Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: Nội dung hương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kế hoạch. 1.2.2. Tổ chức nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng để hình thành nên các tài sản lưu động cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt nguồn VLĐ của doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu của công tác tổ chức nguồn VLĐ của doanh nghiệp là thiết lập, duy trì các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó, nguồn VLĐ của doanh nghiệp được chia thành: Nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời Nguồn VLĐ tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn( dưới nột năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 17 Lớp: CQ48/11.07 thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn tạm thời thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác. Nguồn VLĐ thường xuyên: Là các nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho các tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm được xác định như sau: Nguồn VLĐ thường xuyên = TSDH– Nợ ngắn hạn Nguồn VLĐ thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sử dụng nguồn VLĐ thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành tài sản lưu dộng của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn.Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp để có quyết định phù hợp trong việc tổ chức nguồn vốn. Những yếu tố làm tăng nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp là: -Tăng VCSH như tăng phát hành cổ phần, tăng lợi nhuẩn để lại, tăng các nguồn ngân quỹ của doanh nghiệp. -Tăng các khoản vay trung và dài hạn, kể cả việc phát hành trài phiếu. Những yếu tố làm giảm nguồn VLĐ thường xuyên của danh nghiệp là: -Giảm VCSH -Hoàn trả các khoản vay trung và dài hạn -Tăng đầu tư vào TSCĐ hoặc đầu tư dài hạn khác bằng cách xây dựng, đổi mới thiết bị, công nghệ.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 18 Lớp: CQ48/11.07 1.2.3. Phânbổ nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp Bên cạnh công tác quản trị nguồn VLĐ doanh nghiệp thì công tác phân bổ, sử dụng nguồn vốn làm sao cho hợp lý, hiệu quả nhất cũng là một yếu tố rất quan trọng trong công tác quản trị VLĐ tại các doanh nghiệp. Từ nguồn VLĐ của doanh nghiệp, các nhà quản trị cần phân bổ, sử dụng nguồn vốn này để hình thành các tài sản lưu động cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh. Các tài sảnlưu độngnày bao gồm các thành phần chủ yếu sau: - Tiền và các khoản tương đương tiền. - Các khoản phải thu ngắn hạn. - Hàng tồn kho - Các tài sản ngắn hạn khác. Tùy thuộc vào đặc thù của lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm của từng doanh nghiệp cũng mà các doanh nghiệp cần có công tác quản trị phù hợp để tạo ra một cơ cấu tài sản lưu động hợp lý, cân đối. Một mặt đảm bảo đủ lượng tài sản lưu động cho từng bộ phận để phục vụ cho quá trính sản xuất kinh doanh, mặt khác cần duy trì các tài sản ở một lượng vừa đủ, hợp lý để tránh tình trạng dư thừa, lãng phí gây ra tình trạng ứ đọng nguồn vốn, đẩy chi phí sử dụng vốn lên cao. 1.2.4. Quảntrị vốn tồn kho dự trữ  Tầm quan trọng của việc quản lý vốn về hàng tồn kho: Vốnvề hàng tồnkho chiếmtỷ trọnglớn trongtổng giá trị tài sản của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. Việc duy trì hợp lý vốn về hàng tồn kho sẽ tạo cho doanh nghiệp thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh: tránh được rủi ro trong việc chậm trễ
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 19 Lớp: CQ48/11.07 hoặc ngừng hoạt động sản xuất do thiếu vật tư hay trách được việc phải trả giá cao cho việc đặt hàng nhiều lần với số lượng nhỏ. Tránh được tình trạng ứ đọng về vật tư, hàng hóa hoặc là căng thẳng do thiếu hụt vật tư, từ đó làm tăng tốc độ luân chuyển vốn. Dự trữ hàng tồn kho hợp lý có vài trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh. Hiệu quả quản lý sử dụng vốn về hàng tồn kho ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tại cùng một thời điểm, khi doanh nghiệp được hưởng những lợi ích từ việc dự trữ và sử dụng hàng tồn kho thì các chi phí có liên quan cũng phát sinh tương ứng bao gồm: chí phí đặt hàng, chi phí lưu trữ hay chi phí tồn trữ và chi phí thiệt hại do không có hàng.  Nội dung chủ yếu của quản lý hàng tồn kho: là phải xác định được mức tồn kho tối ưu ( còn gọi là lượng đặt hàng kinh tế). QE = 1 22 C QnC  Trong đó, QE : Lượng đặt hàng kinh tế( lượng đặt hàng tối ưu) Qn: tổng số lượng vật tư hàng hoá cung cấp hàng năm theo HĐ C1 : chi phí tồn trữ cho một đơn vị hàng hoá tồn kho C2 : chi phí đơn đặt hàng Trên cơ sở xác định được lượng đặt hàng kinh tế, người quản lý có thể xác định được số lần thực hiện hợp đồng trong kỳ theo QE. Qn Qe Lc Nc   360360 Trong đó , Lc: Số lần thực hiện hợp đồng tối ưu trong kỳ.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 20 Lớp: CQ48/11.07 Nc: số ngày cung cấp khác nhau( độ dài thời gian dự trữ tối ưu của một chu kỳ hàng tồn kho) Ngoài ra doanh nghiệp thường tính thêm khoản dự trũ an toàn vào mức tồn kho trung bình. Qdt Qe Q  2 Trong đó, Q : là mức dự trữ hàng tồn kho trung bình. QDT là mức dự trữ an toàn. Qe:Các biện pháp chủ yếu quản lý hàng tồn kho: Để quản lý tốt vốn dữ trữ hàng tồn kho cần phải phốihợp các khâu với nhau: từ khâu mua sắm vật tư hàng hóa, vận chuyển,sản xuất đến dự trữ thành phẩm, hàng hóa để bán. Vì vậy cần phải chú trọng một số biện pháp sau: - Xác định đúng đắn lượng vật tư cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dữ trữ hợp lý. - Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng và người cung ứng thích hợp để đạt các mục tiêu: giá cả đầu vào thấp, chất lượng hàng hóa vật tư ổn định và đảm bảo... - Lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vận chuyển, bốc dỡ. - Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường về giá cả của vật tư, thành phẩm, hàng hóa để trách tình trạng mất mát, hao hụt quá mức. - Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tình trạng vật tư ứa đọng vật tư, không phù hợp để có biện pháp giải phòng nhanh số vật tư đó, thu hồi vốn.
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 21 Lớp: CQ48/11.07 - Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm hàng hóa đối với vật tư hàng hóa, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Cần phải xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến mức dự trữ hàng tồn kho và cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận quản lý doanh nghiệp như bộ phận cung ứng vật tư, bộ phận sản xuất,... 1.2.5. Quảntrị vốn bằng tiền Vốn bằng tiền( gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ phậncấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.Đây là loại tài sản có tính thanh khoảncao nhất và quyếtđịnh khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên vốn bằng tiền bản thân nó khong sinh lời, nó chỉ sinh lời khi đầu tư sử dụng vào một mục đíchnhấtđịnh. Hơn nữa với đặc điểm là tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ thất thoát, gian lận, lợi dụng. Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau: + Xác định đúng dắn dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các yêu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ. Việc xác định mức tồn dự trữ tiền mặt có ý nghĩa quan trọng giúp cho doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ, tránh được rủi ro không có khả năng thanh toán. Giữ được uy tín với các nhà cung cấp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh tốt, tạo khả năng thu được lợi nhuận cao. + Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu chi tiền mặt: Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh maats mát, lợi dụng.
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 22 Lớp: CQ48/11.07 Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ. Phân định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý tiền giữa kế toán và thủ quỹ. Việc xuất, nhập quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thực hiện dựa trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp. Phải thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt so với sổ quỹ hàng ngày. Theo dõi quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền trong thanh toán, phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng. + Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, cá biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi. Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân quã trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng các yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn. 1.2.6. Quản trị các khoản phải thu Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức là số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, nếu không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Vì vậy, quản trị khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp. Quản lý khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa sinh lời và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó sẽ mất đi cơ hội thu được lợi nhuận. Song nếu doanh nghiệp bán chịu quá mức sẽ dẫn tới làm tăng chi phí quản trị khoản phải thu từ hoạt động này.
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 23 Lớp: CQ48/11.07 Để quản trị các khoản phải thu, các doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau: + Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng. Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp có thể chấp nhận bánchịu. Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà doanh nghiệp ấp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phự hợp. Xác định đúng đắn các điều kiện bán chịu hàng hóa, dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thời hạn bán chịu theo hợp đồng. + Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu Để tránh các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi doanh nghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu. Nội dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mứ độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. Việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng mua chịu thường phải thực hiện qua các bước: thu thập thụng tin về khách hàng các kết quả xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng...); đánh giá uy tín khách hàng theo các thông tin thu nhận được; lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu. + Xác định chính sách bán chịu( chính sách tín dụng thương mại) với khách hàng. Doanh nghiệp cần xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách này như: mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thu, tăng doanh thu, lợi nhuận, tính chất thời vụ trong sản xuất, tình trạng cạnh tranh, tình trạng tài chính của doanh nghiệp,.....
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 24 Lớp: CQ48/11.07 + Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu: Trong việc hình thành chính sách tín dụng thương mại, doanh nghiệp cần phải xác định rõ là bán chịu cho ai. Do đó, để thẩm định rủi ro cần phải có sự phân tích kỹ lưỡng khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng, nhất là khách hàng tiềm năng. + Xác định điều kiện thanh toán: Doanh nghiệp phải xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán.Trong trường hợp khách hàng có uy tín thấp hoặc đáng nghi ngờ, doanh nghiệp cần ấn định một hạn mức tín dụng hạn chế để trách rủi ro. +Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu: Mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán với khách hàng. + Thường xuyên theo dõi để nắm vững tình hình nợ phải thu và tình hình thu hồi nợ. Cần thường xuyên xem xét, đánh giá tình hình nợ phải thu, dự đoán nợ phải thu từ khách hàng theo công thức sau: Npt= Sd x Kpt Trong đó: Npt: Nợ phải thu dự kiến trong kỳ( năm) Dn: Doanh thu bán hàng bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch Kh: Kỳ thu tiền bình quân trong năm. + Áp dụng các biệnpháp thíchhợpthuhồinợ và bảo toànvốn. Chuẩnbịsẵnsàngcác chứngtừcầnthiết đốivớicác khoảnnợ sắp đếnkỳ thanh toán. Nhắc nhở và đônđốckháchhàngthanhtoáncác khoảnnợ đếnhạn. Thực hiện các biện pháp kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 25 Lớp: CQ48/11.07 Chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp thu hồi các khoản nợ quá hạn. Cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn để có biện pháp thu hồi thích hợp. Doanh nghiệp cần trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để chủ động bảo toàn vốn lưu động. 1.2.7. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VLĐ * Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động người ta thương sử dụng các chỉ tiêu sau đây: + Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển VLĐ phản ánh mức độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm và thường xuyên được phản ánh qua chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động Số lần luân chuyển VLĐ Số lần luân chuyển VLĐ = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑚ứ𝑐 𝑙𝑢â𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 𝑉𝐿Đ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑆ố 𝑉𝐿Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay VLĐ trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Để đơn giản tổng mức lưu chuyển VLĐ thường được xác định bằng BTT trong kỳ. Số VLĐ bình quân được xác định bằng phương pháp bình quân số học. Kỳ luân chuyển VLĐ Kỳ luân chuyển VLĐ = 𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ( 360 𝑛𝑔à𝑦) 𝑆ố 𝑙ầ𝑛 𝑙𝑢â𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 𝑉𝐿Đ Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay VLĐ cần bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và ngược lại.
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 26 Lớp: CQ48/11.07 + Mức tiết kiêm VLĐ Mức tiết kiêm VLĐ phản ánh số VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số VLĐ để dùng cho các hoạt động sản xuất khác. VTK(±) = M1 360 × (K1 − K0) hoặc VTK(±)= M1 L1 − M1 L0 Trong đó: VTK:Số vốnlưu độngcó thể tiết kiệm được (-)hay phảithêm (+)do ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển vốnlưu độngcủakỳ so sánhvới kỳ gốc. M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh (kỳ kế hoạch). K1, K0: Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh , kỳ gốc. L1, L0: Số vòng quay vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc. + Hàm lượng VLĐ: Hàm lượng VLĐ = 𝑉𝐿Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝐷𝑇𝑇 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng VLĐ. Hàm lượng VLĐ càng thấp thì VLĐ sử dụng càng hiệu quả và ngược lại. + Tỷ suất lợi nhuận VLĐ: Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐( 𝑠𝑎𝑢) 𝑡ℎ𝑢ế 𝑉𝐿Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 × 100% Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước( sau) thuế ở trong kỳ. Chỉ tiêu này là thước đo dánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 27 Lớp: CQ48/11.07 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các khoảnvốn chủ yếu. + Số vòng quayhàng tồn kho. Chỉ tiêu này phản ánh bìnhquân trong kỳ HTK quay được mấy vòng. + Kỳ luân chuyển HTK. Số ngày trong kỳ Kỳ luân chuyển HTK = Số vòng quay HTK trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh thời gian cần thiết để vốn vật tư hàng hoá (HTK) quay đựơc một vòng. + Số vòng quaycác khoản phải thu. Tổng doanh thu có thuế Số vòng quay = các khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. + Kỳ thu tiền trung bình. Số vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán HTK bình quân Kỳ thu tiền trung bình = Số dư bình quân các khoản phải thu Doanh thu bình quân một ngày trong kỳ
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 28 Lớp: CQ48/11.07 Chỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian bình quân từ lúc doanh nghiệp xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Nhìn chung, kỳ thu tiền càng ngắn càng tốt cho hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. 1.3.Cácnhântố ảnhhưởngđếnquảntrịVLĐ của doanhnghiệp 1.3.1. Các nhân tố kháchquan Tăng trưởng kinh tế: Do tác động của nền kinh tế tăng trưởng chậm nên sức mua của thị trường giảm sút. Điều nàyảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp khó tiêu thụ hơn, doanh thu và lợi nhuận giảm sút. Do đó, doanh nghiệp cần có các biện pháp quản trị VKD nói chung và VLĐ nói riêng phù hợp với sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng kinh tế để gia tăng hiệu quả của sử dụng VLĐ trong điều kiện kinh tế tăng trưởng tốt cũng như hạn chế những hệ quả trong điều kiện kinh tế suy thoái Rủi ro: những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp đều gặp phải trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế và cạnh tranh gay gắt. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể gặp những rủi ro do thiên tai như lũ lụt, hoả hoạn, động đất, song thần … mà các doanh nghiệp không thể lường trước. Do đó trong công tác quản trị VLĐ doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp chủ động ngăn ngừa rủi ro cũng như hạn chế tối đa các thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của quá trình SXKD Sự phát triển khoa học công nghệ: sự phát triển khoa học công nghệ nhanh như hiện nay làm thay đổi số lượng, chất lượng hàng hoá và theo đó là sự thay đổi nhu cầu mới, làm cho khách hàng chở nên khó tính hơn. Do vậy, doanh nghiệp phải điều chỉnh, thay đổi kịp thời để đáp ứng nhu cầu của thị
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 29 Lớp: CQ48/11.07 trường để hàng hoá, sản phẩm của mình cạnh tranh được. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển của vốn bằng tiền, khả năng rút ngắn thời gian sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, … Do đó, cần có chính sách quản trị phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ tránh tình trạng lạc hậu, không theo kịp sự thay đổi của thị trường. Sự tác động của lạm phát: Lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền dẫn đến sự tăng giá của vật tư, hàng hoá. Nếu doanh nghiệp không có sự điều chỉnh kịp thời giá trị của tài sản sẽ làm cho vốn của doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ. Do đó doanh nghiệp cần có các chính sách quản tri VLĐ phù hợp với từng mức độ lạm phát khác nhau để hạn chế những tác động tiêu cực từ lạm phát tới hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp Biến động cungcầu hànghoá:tác động đến khả năng huy động các yếu tố đầu vào cho sảnxuất, tiêu thụ sảnphẩm và thu hồi vốnkinh doanh. Nếu nhu cầu hàng hoágiảm xuống sẽlàm cho sảnphẩm củadoanhnghiệp khó tiêu thụ, gây ứ đọng tiền vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Sự thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Tuỳ theo từng thời kỳ, từng mục tiêu phát triển mà Nhà nướcđưa ra các chính sách ưu đãi về vốn, lãi vay, thuế cho từng ngành nghề cụ thể, các chính sách khuyến khích phát triển đối với một số ngành nghề, khu vực nhưng lại hạn chế sự phát triển đối với một số ngành nghề khác. Hệ thống pháp luật, chính sách thuế, các chính sách kinh tế, … đều ảnh hưởng đến mọi hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh đặc biệt là các chiến lược dài hạn. Bởi vậy, doanh nghiệp cần có chính sách phù hợp đối với các chính sách kinh tế của Nhà nước để tận dụng nghững ưu đãi, thuận lợi mà chính sách đó đem lại cũng như hạn chế những tác động xấu trong trường hợp những chính sách này là tác động tiêu cực đến doanh nghiệp.
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 30 Lớp: CQ48/11.07 1.3.2.Cácnhân tố chủ quan. Đặc điểm sản xuất, kinh doanh: Mỗi ngành nghề kinh doanh đều có những đặc điểm riêng dẫn đến nhu cầu về vốn lưu động cũng như chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau. Như đối với doanh nghiệp xây dựng, nhu cầu vốn lưu động lớn, hoạt động kinh doanh có tính chất mùa vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh thường kéo dài. Nên các doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như tình hình thực tế để có biện pháp quản trị VLĐ phù hợp với đặc điểm kinh doanh của từng ngành, lĩnh vực. Trình độ nguồn nhân lực: Trình độ và kinh nghiệm của nguồn nhân lực doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và đặc biệt là lớp nhân lực quản lý có tác động trực tiếp đến các chính sách, chiến lược và các biện pháp quản lý … của doanh nghiệp. Sựáp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất: Nếu doanh nghiệp áp dụngtiến bộ khoahọc kỹthuậtsẽ giúp giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu, rút ngắn chukỳ sảnxuất. Do đó, chínhsách quản trị VLĐ cũng thay đổi dựa theo sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất.
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 31 Lớp: CQ48/11.07 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MIỀN TRUNG THỜI GIAN QUA 2.1. Khái quát quá trình hình thành và đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Miền Trung 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty. * Tên công ty : Tổng công ty cổ phần Miền Trung * Địa chỉ trụ sở chính: - Đường Đông Hương II - khu Đô thị mới Đông Hương - thành phố Thanh Hóa - Số điện thoại: 037.3750250 - Fax: 037.3710991 * Địa chỉ văn phòng: - Tầng 3 -Số 44 MinhKhai - phường Ba Đình -thành phố Thanh Hóa - Số điện thoại: 037.3750250 - Fax: 037.3710991 * Giới thiệu tư cách pháp nhân: - Đăng ký kinh doanh số: 2603000360do Sở Kế Hoạch Đầu tư Tỉnh Thanh Hoá cấp ngày 23 tháng 01 năm 2006. - Nước thành lập : Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Năm thành lập : Năm 2006 - Phạm vi hoạt động : Trong cả nước - Tài khoản số: 50110.0000.53865 tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Hóa - Phường Điện Biên - Thành phố Thanh Hoá - Tỉnh Thanh Hoá.
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 32 Lớp: CQ48/11.07 TK số 102010000524409 tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Thanh Hoá. - Mã số thuế: 2800976203. Tổng công ty cổ phần Miền Trung là đơn vị được sáng lập bởi các thành viên cổ đông. Đăng ký kinh doanh số 2603000360 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp ngày 23 thánh 01 năm 2006. Đăng ký thay đổi ngày 21 tháng 01 năm 2008 (Đổi tên từ Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng – Constrexim số 36 thành Tổng công ty cổ phần Miền Trung ). Từ khi thành lập và ngày một hoàn thiện phát triển Tổng công ty đã trang bị hệ thống thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ công nhân viên mạnh mẽ đủ khả năng thi công các công trình quy mô lớn, yêu cầu kĩ thuật cao của trung ương, của các địa phương đạt kết quả cao nhất. Các mặt hoạt động càng ngày phát triển hơn trước kể cả quy mô xây dựng, yêu cầu kĩ thật, mỹ thuật, giá trị sản lượng,năng lực tài chính, kinh nghiệm điều hành và sản xuất kinh doanh. Thực hiện đóng góp nghĩa vụ đầy đủ đối với Nhà nước và địa phương. Trong quá trình hoạt động Tổng công ty đã không ngừng cải tiến mọi mặt về thiết bị nhân lực, cơ chế quản lý, khoa học công nghệ. Tổng côngty đã tích cực đầu tư mua nhiều chủng loại thiết bị phù hợp, tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, đúc kết kinh nghiệm và tiếp thu các tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến để đáp ứng trình độ công nghệ và thi công ngày một cao. Tổng công ty luôn luôn chú trọng đến việc giữ chữ tín đối với khách hàng là điều kiện kiên quyết, mở rộng các quan hệ đối với các đơn vị bạn, cạnh tranh lành mạnh để đứng vững và vươn lên trên thị trường, tham gia đấu thầu thi công các dự án trong toàn quốc.
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 33 Lớp: CQ48/11.07 Đặc biệt hiện nay Tổng công ty đã tạo được một hệ thống quản lý thi công thiết bị tài chính hiệu quả, đóng góp tích cực trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nền tảng vững chắc cho Tổng công ty có được năng lực, thiết bị, kinh nghiệm, nền tài chính ổn định và lành mạnh. 2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 2.1.2.1. Chức năng, ngànhnghềkinhdoanh, sản phẩm chủ yếu. Thi công xây lắp các công trinh dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, nhiệt điện, công trình ngầm, công trình ngoài biển, bưu điện văn hoá, thể thao, sân bay, bến cảng, công trình kĩ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, công trình cấp thoát nước và môi trường, công trình đường dây và biến thế điện. Khai thác sản xuất kinh doanh các chủng loại vật liệu xây dựng, các mặt hàng trang trí nội thất, ngoại thất, các loại đường ống và phụ kiện, thiết bị ngành nước. Đào tạo côngnhânkĩ thuật, chuyêngia, cánbộ quảnlý phục vụcho côngtác sảnxuất kinh doanhtạiđịa bànhoạtđộngvà trên cả nước, đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động dài hạn để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng kĩ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, quản lý, khai thác, vận hành, kinh doanh các dịch vụ của các khu nhà chung cư cao tầng và văn phòng cho thuê. Đầu tư tài chính vào các loại hình doanh nghiệp khác. - Hoạt động của các nhà trẻ và mẫu giáo (từ 3 tháng đến 6 tuổi).
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 34 Lớp: CQ48/11.07 - Khai thác, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu các loại khoáng sản: đất, đá, cát ,sỏi, quặng sắt, thiếc, chì, vonfram, đôlômít, bazit, ăngtinmon, vàng, thạch anh, topa và phụ gia xi măng. - Thẩm tra thiết kế kỹ thuật các công trình xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, điện nước - Cho thuê máy móc, thiết bị thi công công trình; dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ, đường sông, đường biển. - Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê: Cho thuê đất(đất ở, đất khu công nghiệp); cho thuê nhà ở, cho thuê nhà phục vụ kinh doanh (Kiốt, trung tâm thương mại); cho thuê kho bãi đỗ xe. - Giáo dục phổ thông, cấp tiểu học (lớp 1 đến lớp 5), cấp trung học cơ sở ( lớp 6 đến lớp 9) (Doanhnghiệp chỉ kinhdoanhkhiđủđiều kiện theo quyđịnh củapháp luật) 2.1.2.2. Cơcấu tổ chức của Tổng công ty cổ phần Miền Trung Tổng công ty cổ phần Miền trung có 15 đơn vị trực thuộc, trong đó có 4 xí nghiệp và 11 đội xây lắp. Các đội xây lắp hoạt đọng chủ yếu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 35 Lớp: CQ48/11.07 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tổng Công ty Cp miền trung * Phòng Kế toán, tài chính + Kế toán vật tư : Nguyên vật liệu, dụng cụ, thành phẩm, phụ tùng thay thế, hàng hoá. + Kế toán tài sản cố định : Kế toán tài sản cố định hữu hình, kế toán tài sản VH. + Kế toánthuchi: tiền Việt Nam, ngoạitệ, vàng bạc đáquý, kim khí quý. + Kế toán ngân hàng Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban giám đốc Phòng kỹ thuật Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức - hành chính Phòng kế hoạch Đội xây lắp số 17 Đội xây lắp số ...Đội xây lắp số 02Đội xây lắp số 01
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 36 Lớp: CQ48/11.07 + Kế toán công nợ : Vay ngắn hạn, dài hạn, phải trả người bán. + Kế toán cơ bản và công trình xây lắp + Kế toán giá thành + Kế toán tổng hợp - Tài chính : Quản lý, giám sát các hoạt động tài chính của Tổng công ty + Tổng hợp cân đối kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. + Lập kế hoạch tài chính hàng quý, năm của Tổng công ty. + Quản lý quỹ tiền mặt của Tổng công ty - Thống kê : Tập hợp số liệu về hoạt động xây lắp của Tổng công ty. + Báo cáo thống kê kết quả hoạt động của hoạt động xây lắp của Tổng công ty đối với lãnh đạo và các cơ quan chức năng theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu. + Quản lý chế độ kế hoạch tài chính : Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ kế toán, thống kê, chế độ ghi chép ban đầu cho các xí nghiệp, chi nhánh, bộ phận trực thuộc của Tổng công ty. 2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh + Quy trình công nghệ thi công công trình: Tổng công ty cổ phần Miền trung thực hiện đúng, đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng quy định trong các tiêu chuẩn quy phạm thi công, nghiệm thu, thí nghiệm, kiểm tra công trình hiện hành của Nhà nước, bắt đầu từ việc chuẩn bị mặt bằng, độ chính xác của kích thước, chất lượng công tác xây dựng, chất lượng vật liệu, chất lượng của kết cấu gia công sẵn. Ngoài ra còn phải chuẩn bị, cung cấp đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về số lượng và chất
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 37 Lớp: CQ48/11.07 lượng các trang thiết bị, vật tư, nhân lực, máy móc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật thi công ( Đường xá, chỗ ăn ở cho CBCNV, điện, nước thi công...), các thủ tục giấy phép lưu hành cho các thiết bị, xe máy phục vụ thi công trong và ngoài công trường và các vấn đề có liên quan khác. + Đặc điểm bàn giao và quyết toán công trình: Thực hiện công tác nghiệm thu công việc xây dựng hoàn thành tuân thủ các quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 và Điều 27 của Nghị định số 209/2005/NĐ- CP ngày 24/12/2004 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình. Saukhi bàngiao côngtrình hoàn thành đưa vào sử dụng, Tổng công ty cổ phần Miền trung phải hoàn thành hồ sơ quyết toán công trình bao gồm: Hồ sơ hoàncôngđãđượccácbênxác nhận; Các biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoànthành;Biên bảnxác nhận khốilượng côngviệc phátsinh (nếu có); Biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng; Biên bản xác định giá trị quyết toán hợp đồng đã được xác nhận; Các tài liệu liên quan khác. + Tình hình cung cấp vật tư: Các nguyên vật liệu sản xuất chủ yếu được nhập từ các doanh nghiệp trong nước, nguồn cung cấp vật tư tương đối phong phú, đa dạng nên tạo nhiều thuận lợi cho công ty trong việc tìm kiếm các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất của công ty. + Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của công ty: Với đặc thù của một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng, các sản phẩm sản xuất của công ty được thực hiện theo từng hợp đồng. 2.1.4. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty một số năm trở lại đây 2.1.4.1. Kếtquả hoạt động kinhdoanhcủa công ty năm 2012-2013 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm 2012- 2013 được phản ánh qua Bảng 2.1 sau
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 38 Lớp: CQ48/11.07 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty năm 2013 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1 VKD bình quân Đồng 713,416,505,609 626,196,828,281 87,219,677,328 13.93% 2 Doanh thu thuần bán hàng Đồng 192,983,970,120 171,579,797,800 21,404,172,320 12.47% 3 Giá vốn hàng bán Đồng 180,453,673,451 161,223,173,077 19,230,500,374 11.93% 4 Tỷ suất GVHB trên DTT từ bán hàng (4) = (3) / (2) % 93.51% 93.96% 5 Lợi nhuận trước thuế TNDN Đồng 818737729 109008069 709729660 651.08% 6 Thuế TNDN phải nộp Đồng 631123262 83982467 547140795 651.49% 7 Lợi nhuận sau thuế TNDN Đồng 187614467 25025602 162588865 649.69%
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 39 Lớp: CQ48/11.07 Qua Bảng 2.1cho tathấy: So vớinăm 2012, năm 2013 doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng lên 21,404,172,320 đồng( tương ứng với 12.47%) điều này là một tín hiệu đáng mừng đối với công ty bởi vì trong giai đoạnkinh tế còn gặp nhiều khó khăn, vừa bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thì việc doanh thu tăng với một tỷ lệ khá cao là một tín hiệu lạc quan. Bên cạnh đó, so với năm 2012 thì giá vốn hàng bán năm 2013 của công ty cũng tăng 19,230,500,374 đồng( tương ứng với 11.93%) có thể nói việc tốc độ tăng của giá vốn hàng bán chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu là một tín hiệu tích cực của công ty, điều này chứng tỏ trong năm công ty đã có những biện pháp để giảm thiểu chi phí, tăng doanh thu qua đó tăng lợi nhuận. Điều này đã góp phần làm cho LNST của công ty năm 2013 đã tăng 162,588,865 đồng so với năm 2012( tương ứng với 649.69%). Nếu chỉ nhìn vào tốc độ tăng của LNST của công ty trong năm 2013 thì có thể nói trong năm công ty đã có một sự gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng so với năm 2012, đây là một tín hiệu đáng mừng của công ty. Tuy nhiên, có thể thấy lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2013 so với VKD bình quân vẫn là một con số quá bé. Điều này có thể giải thích là do trong điều kiện neeng kinh tế vừa bước ra khỏi khủng hoảng, đặc biệt là những công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì việc không bị thua lỗ cũng đã là một tín hiệu khả quan, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của công ty trong những năm tiếp theo. 2.1.3.2. Tìnhhình tài chính chủ yếu của công ty trong năm2013 Tình hình tài chính của công ty trong năm 2013 được phản ánh chủ yếu qua Bảng 2.2 và 2.3 Qua bảng 2.2 cho ta thấy, so với năm 2012, tài sản của công ty năm 2014 đã tăng lên 87,219,677,328 đồng tương ứng với 13.09%.Có sự gia tăng này là do trong năm TSNH của công ty tăng lên 80,090,305,070 đồng tương ứng với
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 40 Lớp: CQ48/11.07 12.55% đồng thời TSDH của công ty tăng lên 7,129,372,258 đồng tương ứng với 25.45%. Sự gia tăng tài sản của công ty là một dấu hiệu cho thấy công ty đã gia tăng quy mô sản xuất kinh doanh, qua đó tạo điều kiện cho công ty có thêm nguồn lực để tiến hành các hoạt động đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh. + Về cơ cấu tài sản của công ty: Năm 2013 phần TSNH của công ty chiếm tỷ trọng lên tới 95.34%( giảm 0.46% so với năm 2012), điều này có thể giải thích là do một phần lớn tài sản của công ty tập trung trong hàng tồn kho và các khoản phải thu khách hàng. Đây là một điều hợp lý đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng + Về phần nguồn vốn: So với năm 2012, năm 2013 nguồn vốn công ty tăng 87,219,677,32 đồng tương ứng với 13.09%, có sự gia tăng này là do nợ phải trả- mà chủ yếu là nợ ngắn hạn tăng 87,219,677,328 đồng. Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, nợ pải trả chiếm tỷ trọng lớn, lên đến 93.98%. Có thể nói việc công ty duy trì một hệ số nợ cao như thế mang khá nhiều rủi ro cho công ty trong khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty khi đến hạn. Tuy nhiên, việc công ty duy trì một hệ số nợ cao cũng giúp công ty có thể sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài để gia tăng lợi nhuận cho công ty thông qua đòn bẩy tài chính
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 41 Lớp: CQ48/11.07 Bảng 2.2: Sự biến động cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2013 STT Chỉ tiêu Cuối năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch Số tiền(Đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền(Đồng) Tỷ trọng (%) Sổ tiền(Đồng) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) TÀI SẢN 753,528,030,567 666,308,353,239 87,219,677,328 13.09% 0.00% I Tài sản ngắn hạn 718,382,453,677 95.34% 638,292,148,607 95.80% 80,090,305,070 12.55% -0.46% II Tài sản dài hạn 35,145,576,890 4.66% 28,016,204,632 4.20% 7,129,372,258 25.45% 0.46% NGUỒN VỐN 753,528,030,567 666,308,353,239 87,219,677,328 13.09% I Nợ phải trả 713,416,505,609 94.68% 626,196,828,281 93.98% 87,219,677,328 13.93% 0.70% 1 Nợ ngắn hạn 713,416,505,609 100% 626,196,828,281 100% 87,219,677,328 13.93% 2 Nợ dài hạn II Vốn chủ sở hữu 40,111,524,958 5.32% 40,111,524,958 6.02% -0.70%
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 42 Lớp: CQ48/11.07 STT Chỉ tiêu Đơn vị Ngày 31/12/2013 Ngày 01/01/2013 Chênh lệch I Hệ số khả năng thanh toán 1 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Lần 1.01 1.02 (0.01) Tài sản ngắn hạn Đồng 718,382,453,677 638,292,148,607 80,090,305,070.00 Nợ ngắn hạn Đồng 713,416,505,609 626,196,828,281 87,219,677,328.00 2 Hệ số thanh toán nhanh Lần 0.6531 0.7091 -0.0560 Hàng tồn kho Đồng 252,446,934,221 194,231,996,479 58,214,937,742.00 Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Đồng 465,935,519,456 444,060,152,128 21,875,367,328.00 3 Hệ số thanh toán tức thời 0.050 0.046 0.004 Tiền và tương đương tiền Đồng 35,687,453,210 28,867,600,505 6,819,852,705.00 II Hệ số cơ cấu nguồn vốn - 1 Hệ số nợ Lần 0.947 0.940 0.007 Nợ phải trả Đồng 713,416,505,609 626,196,828,281 87,219,677,328.00 Tổng nguồn vốn Đồng 753,528,030,567 666,308,353,239 87,219,677,328.00 2 Hệ số vốn chủ sở hữu Lần 0.053 0.060 (0.007) III Hệ số cơ cấu tài sản - 1 Hệ số cơ cấu tài sản ngắn hạn Lần 0.953 0.958 (0.005) Tài sản ngắn hạn Đồng 718,382,453,677 638,292,148,607 80,090,305,070.00 Tổng tài sản Đồng 753,528,030,567 666,308,353,239 87,219,677,328.00
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 43 Lớp: CQ48/11.07 2 Hệ số cơ cấu tài sản dài hạn Lần 0.047 0.042 0.005 - IV Hệ số hoạt động kinh doanh - 1 Số vòng quay hàng tồn kho Lần 0.808 0.872 (0.06) Giá vốn hàng bán Đồng 180,453,673,451 161,223,173,077 19,230,500,374.00 Hàng tồn kho bình quân Đồng 223,339,465,350 184,828,100,819 38,511,364,531.00 2 Kỳ luân chuyển HTK Ngày 446 413 33 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Đồng 192,983,970,120 171,579,797,800 21,404,172,320.00 Doanh thu thuần về BH và CCDV có thuế GTGT 5% Đồng 202,633,168,626 180,158,787,690 22,474,380,936.00 Các khoản phải thu bình quân Đồng 405,029,690,723 388,478,434,543 16,551,256,179.50 3 Vòng quay các khoản phải thu Lần 0.500 0.464 0.037 4 Kỳ thu tiền trung bình Ngày 720 776 (56.69) VLĐ bình quân Đồng 678,337,301,142 609,317,769,486 69,019,531,656.00 5 Số vòng quay vốn lưu động Lần 0.284 0.282 0.003 6 Kỳ luân chuyển VLĐ Ngày 1,265 1,278 (13.04) 7 Hàm lượng VLĐ 3.515 3.551 (0.04) Lợi nhuận trước thuế Đồng 818737729 109008069 709,729,660.00 8 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/VLĐ 0.0012 0.0002 0.0010
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 44 Lớp: CQ48/11.07 9 Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác 6.726 7.211 (0.49) Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ Đồng 192,983,970,120 174,687,595,291 21,404,172,320.00 Tài sản cố định và tài sản dài hạn khác bình quân trong kỳ Đồng 28692812543 23792967307 4,899,845,236.00 10 Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh 0.272 0.268 0.0043 Vốn kinh doanh bình quân Đồng 709,918,191,903 641,250,681,319 68,667,510,585 V Hệ số sinh lời - 1 Hệ số lãi ròng (ROS) 0.0972% 0.0146% 0.0826% Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Đồng 187614467 25025602 162,588,865 Vốn kinh doanh bình quân Đồng 709,918,191,903 641,250,681,319 68,667,510,585 2 ROA 0.0264% 0.0039% 0.0225% 3 ROE 0.4677% 0.0623% 0.4054% Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 40111524958 40,149,012,157 (37,487,199.00)
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 45 Lớp: CQ48/11.07 Qua bảng 2.3 cho ta thấy: - Hệ số thanh toán của công ty: Hệ số thanh toán hiện thời của công ty năm 2013 là 1.01 lần( giảm 0.01 lần so với năm 2012), hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0.6531lần( giảm 0.056lần so với năm 2012). Các hệ số này cho thấy khả năng thanh toán của công ty là khá tốt, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty. - Hệ số cơ cấu nguồn vốn của công ty: Hệ số nợ của công ty năm 2013 là 0.947 lần( tăng 0.007 lần so với năm 2012). Có sự gia tăng này là do trong năm tốc độ tăng của nguồn vốn lớn hơn tốc độ tăng của nợ phải trả, tuy nhiên sự biến động này là rất nhỏ. Việc công ty duy trì hệ số nợ cao có thể gây ra rủi ro lớn về khả năng thanh toán của công ty. Tuy nhiên, việc duy trì cơ cấu nợ cao cũng giúp cho công ty có thể sử dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu của công ty. - Hệ số cơ cấu tài sản của công ty: So với năm 2012, năm 2013 công ty có hệ số cơ cấu tài sản ngắn hạn là 0.953 lần, giảm 0.005 lần so với năm 2012. Việc công ty duy trì cơ cấu tài sản như vậy là khá hợp lý với đặc điểm của công ty xây dựng là có lượng hàng tồn kho và các nguyên vật liệu dở dang lớn, bên cạnh đó cũng phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của công ty khi nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. - Hệ số hoạt động kinh doanh: Năm 2013 hệ số vòng quay hàng tồn kho của công ty là 0.748 lần( giảm 0.12 lần so với năm 2012), có điều này là do trong năm tốc độ tăng của HTK bình quân của công ty lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Với đặc điểm của các công ty xây dựng thì việc vồng quay HTK của công ty chậm là điều hợp lý. Bên cạnh đó vòng quay các khoản phải thu của công ty năm 2013 là 0.5 lần(tăng 0.037 lần so với năm 2012). Việc vòng quay các khoản phải thu tăng sẽ giúp cho
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 46 Lớp: CQ48/11.07 doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, giúp cho vòng quay vốn của doanh nghiệp được diễn ra nhanh hơn. Vòng quay VLĐ của công ty trong năm là khá thấp(0.272 lần) có điều này là do VLĐ của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty trong năm cũng là khá cao( 6.726 lần, giảm 0.12 lần so với năm 2012). - Hệ số sinh lời của công ty: Có thể nói trong năm 2013 và cả 2012 thì các hệ số sinh lời của công ty là rất thấp. Điều này là do trong năm 2012 cũng như 2013, lợi nhuấn sau thuế của công ty là rất thấp, tỷ lệ quả bé so với vốn kinh doanh của công ty. Tuy nhiên nếu xét trong tổng thể nền kinh tế còn nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các công ty xây dựng trong giai đoạn bất động sản đóng băng như hiện nay thì việc kinh doanh có lãi, không bị thua lỗ cũng đã là một thành công, tạo nền móng cho việc gia tăng lợi nhuận trong những năm tiếp theo khi nền kinh tế bước ra khỏi khủng hoảng. 2.2. Thực trạng quản lý vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần Miền Trung trong thời gian qua. 2.2.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung 2.2.1.1. Những đặc điểm chủ yếu chi phối nguồn vốn lưu động của công ty Ngành xây dựng là ngành tạo ra cơ sở vật chất phát triển cho các ngành kinh tế khác và nó cũng là một trong những ngành chủ chốt của nền kinh tế. Ngành xây dựng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Để sử dụng và quản lý vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng có hiệu quả, chúng ta cần xem xét đến đặc điểm của ngành xây dựng có tác động đến việc quản trị tài chính của doanh nghiệp. Bao gồm:
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 47 Lớp: CQ48/11.07 -Ngành xây dựng có chu kỳ kinh doanh kéo dài. -Giá trị sản phẩm lớn. Giá trị sản phẩm là giá trị các công trình xây dựng, có kết cấu chủ yếu từ nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, ... và nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu vốn lưu động trong vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với Tổng công ty cổ phần Miền Trung cũng không phải là một ngoại lệ. Trong kết cấu vốn của doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn của doanh nghiệp. -Đặc điểm sản xuất của ngành xây dựng là sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng dưới hình thức các hợp đồng xây dựng. Doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng sau khi ký hợp đồng và được nhận ứng trước một phần vốn từ khách hàng, số tiền ứng trước được ứng dần dần, từng phần theo tiến độ hoàn thành công trình để tiến hành xây dựng. -Địa điểm sản xuất không cố định vì nó phụ thuộc vào yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Nguyên vật liệu được cung cấp trực tiếp đến tận chân các công trình, nên khối lượng nguyên vật liệu lưu kho là rất thấp. -Hàng tồn kho của doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng chủ yếu dưới hình thái chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Sau khi các công trình hoàn thành sẽđược cho tiến hành nghiệm thu, bàn giao cho đơn vị đầu tư và khánh thành công trình nên sẽ không có thành phẩm lưu kho. 2.2.1.2. Vốn lưu động, sự biến động nguồn vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền trung trong năm 2013 Tổng công ty cổ phần Miền Trung là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên nhu cầu VKD nói chung là rất lớn, đặc biệt là nhu cầu về VLĐ. Do vậy việc lựa chọn nguồn tài trợ cho nhu cầu này cần được cân nhắc kỹ lưỡng, phải đưa ra những quyết định phù hợp với đặc điểm sử dụng của VLĐ của Công ty. Nếu việc tài trợ VLĐ bị gián đoạn hay thiếu hụt sẽ làm
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 48 Lớp: CQ48/11.07 gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh, mất uy tín, thậm chí sẽ có thể dẫn đến phá sản. Để thuận lợi cho công tác tính toán và quản lý VLĐ tại công ty, người ta chia VLĐ tại công ty thành VLĐ thường xuyên và VLĐ tạm thời. Vốn lưu động và sự biến động của nguồn vốn lưu động của công ty được phản ánh qua bảng 2.4 và bảng 2.5 Bảng 2.4 : Nguồn VLĐ thường xuyên và sự biến động nguồn VLĐ thường xuyên năm 2013
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 49 Lớp: CQ48/11.07 Bảng 2.4: Nguồn VLĐ thường xuyên và sự biến động nguồn VLĐ thường xuyên của công ty STT Chỉ tiêu Cuối năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch Số tiền (Đồng) Tỷ lệ (%) 1 Tài sản ngắn hạn 718,382,453,677 638,292,148,607 80,090,305,070 12.55% 2 Nợ ngắn hạn 713,416,505,609 626,196,828,281 87,219,677,328 13.93% Nguồn VLĐ thường xuyên 4,965,948,068 12,095,320,326 -7,129,372,258 -58.94%
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 50 Lớp: CQ48/11.07 Qua bảng 2.4 cho ta thấy nguồn VLĐ thường xuyên của công ty năm 2013 là 4,965,948,068 đồng, giảm 7,129,372,258 đồng (58.94%) so với năm 2012. Điều này xảy ra là do trong năm nợ ngắn hạn của công ty tăng lên 87,219,677,328 đồng(13.93%) trong khi đó TSNH chỉ tăng lên 80,090,305,070 đồng( 12.55%). Điều này cho thấy trong năm 2013 công ty đã chủ động cắt giảm phần nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho tài sản ngắn hạn, qua đó có thể cắt giảm được chi phí sử dụng vốn bình quân. Tuy nhiên việc giảm nguồn vốn lưu động thường xuyên có thể gây ra cho doanh nghiệp sự thiếu hụt nguồn vốn lưu động trong những trường hợp cần thiết. Bảng 2.5 : Sự biến động nguồn VLĐ tạm thời của công ty năm 2013 Qua bảng 2.5 cho ta thấy : Năm 2013, nguồn VLĐ tạm thời của công ty là 713,416,505,609 đồng, tăng 87,219,677,328 đồng(13.93%) so với năm 2012. Có sự gia tăng này là do Tại thời điểm cuối năm 2013 khoản mục vay và nợ ngắn hạn của công ty là 389,937,961,006 đồng, chiếm tỷ trọng 54.66% trong TSNH, tăng 38,601,265,192 đồng( 10.99%) so với thời điểm đầu năm 2013. Điều này là phù hợp với chính sách huy động vốn bên ngoài của công ty nhằm tăng cường quy mô vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh. Tại thời điểm cuối năm 2013, khoản mục phải trả người bán của công ty đạt 148,347,245,428 đồng, tăng 39,145,723,813(35.85%) so với thời điểm đầu năm. Điều này cho thấy công ty trong năm đã chiếm dụng thêm nhiều vốn từ bên ngoài. Việc tăng các khoản phải trả người bán giúp cho công ty có thêm nguồn vốn để tiến hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên việc gia tăng các khoản phải trả người bán cũng cần chú ý đến các điều kiện thanh toán chậm mà bên bán đưa ra, để tránh tình trạng mua hàng với giá cao.
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 51 Lớp: CQ48/11.07 Khoản mục người mua trả tiền trước ở thời điểm cuối năm 2013 tăng lên 17,740,756,503 đồng(37.01%) so với thời điểm đầu năm cũng góp phần làm tăng nguồn VLĐ thường xuyên của công ty. Có thể nói đây là một nguồn vốn rất hữu ích cho công ty bởi nguồn vốn này sử dụng không phải trả lãi suất như đi vay, cũng như không phải trả giá cao hơn như khi sủ dụng khoản phải trả cho người bán. Các khoản phải trả người lao động và các khoản phải nộp nhà nước cũng tăng lên làm cho nguồn VLĐ ngắn hạn của công ty cũng tăng lên. Đây là những khoản chiếm dụng hợp pháp với chi phí sử dụng vốn thấp, giúp cho công ty có thể gia tăng nguồn vốn kinh doanh. Tuy nhiên cũng cần chú ý hoàn trả đúng thời điểm cho người bị chiếm dụng để đảm bảo uy tín của công ty, đặc biệt là ở khoản mục phải trả cho người lao động. Khoản mục phải trả nội bộ của công ty ở thời điểm cuối năm giảm 8,898,149,166 đồng( 7.94%) làm cho khoản mục VLĐ của công ty giảm, tuy nhiên sự giảm xuống này là không đáng kể. Đểhiểu chi tiết hơn về nguồn VLĐ củacông ty ta phân tíchthêm bảng 2.6 Qua bảng 2.6 cho ta thấy tại thời điểm cuối năm 2013 thì VLĐ của công ty đạt 718,382,453,677đồng, tăng 80090305070 đồng (12.55%) so với thời điểm đầu năm 2013. Nguồn VLĐ tạm thời vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu nguồn VLĐ của doanh nghiệp, và không có nhiều biến động trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, điều này cho thấy sự ổn định của công ty trong việc đảm bảo cơ cấu nguồn vốn mà công ty đang theo đuổi. Tuy nhiên, với việc duy trì một cơ cấu với VLĐ tạm thời chiếm tỷ trọng cao như vậy công ty cũng cần có biện pháp phòng ngừa rủi ro hợp lý, để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán khi xảy ra sự cố.
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 52 Lớp: CQ48/11.07 Bảng 2.5: Sự biến động nguồn VLĐ tạm thời của công ty năm 2013 STT Chỉ tiêu Cuôi năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng Nợ ngắn hạn 713,416,505,609 626,196,828,281 87,219,677,328 13.93% 1 Vay và nợ ngắn hạn 389,937,961,006 54.66% 351,336,695,814 56.11% 38,601,265,192 10.99% -1.45% 2 Phải trả người bán 148,347,245,428 20.79% 109,201,521,615 17.44% 39,145,723,813 35.85% 3.36% 3 Người mua trả tiền trước 65,672,159,126 9.21% 47,931,402,623 7.65% 17,740,756,503 37.01% 1.55% 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 243,548,679 0.03% 217,268,268 0.03% 26,280,411 12.10% 5 Phải trả người lao động 789,356,234 0.11% 673,492,761 0.11% 115,863,473 17.20% 0.00% 6 Chi phí phải trả 7 Phải trả nội bộ 103,234,567,890 14.47% 112,132,717,056 17.91% -8,898,149,166 -7.94% -3.44%
  • 53. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 53 Lớp: CQ48/11.07 Bảng 2.6: Cơ cấu và sự biến động nguồn VLĐ của công ty năm 2013 Chỉ tiêu Cuối năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng Nguồn VLĐ tạm thời 713,416,505,609 99.31% 626,196,828,281 98.11% 87219677328 13.93% 1.20% Nguồn VLĐ thường xuyên 4,965,948,068 0.69% 12,095,320,326 1.89% -7129372258 -58.94% -1.20% Tổng cộng 718,382,453,677 100.00% 638,292,148,607 100.00% 80090305070 12.55% 0.00%
  • 54. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 54 Lớp: CQ48/11.07 2.2.2. Thực trạng quản lý vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần Miền Trung trong thời gian qua 2.2.2.1. Xácđịnhnhu cầu VLĐ Để đảm bảo cho quá trính sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục, doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động là rất quan trọng vì nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động quá thừa sẽ gây ra lãng phí, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động hoặc quá thiếu thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể gây ra tình trạng phá sản. Nhu cầu VLĐ của công ty được xác định theo phương pháp gián tiếp: Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch, cụ thể như sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2012 là 174,687,595,291 đồng, dự kiến năm 2013 với tình hình kinh tế trên đà hồi phục, quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng, doanh thu dự kiến của công ty là 200 tỷ đồng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2012 là 174,687,595,291 đồng, VLĐ bình quân của công ty năm 2012 là 609,317,769,486 đồng. Do đó vòng quay VLĐ của công ty năm 2012 là Vòng quay VLĐ năm 2012 = 𝐷𝑇𝑇 𝐵𝐻 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉 𝑉𝐿Đ 𝑏𝑞 = 0.286(Vòng) Vì công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên trong một khoảng thời gian nhất định, số vòng luân chuyển của VLĐ biến đổi không nhiều, do đó vòng quay VLĐ dự kiến của công ty năm 2013 là 0.286 vòng.
  • 55. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Văn Chiến 55 Lớp: CQ48/11.07 Trên cơ sở đó, ta xác định nhu cầu VLĐ của công ty năm 2013 là : Nhu cầu VLĐ năm 2013= 𝐷𝑇𝑇 𝐵𝐻 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉 𝑛ă𝑚 2013 𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑉𝐿Đ 𝑑ự 𝑘𝑖ế𝑛 = 699,300,699,300 đồng Trong khi đó nguồn VLĐ thực tế phát sinh tại công ty năm 2013 là : 718,382,453,677 đồng. Qua đó cho ta thấy trong quá trình tính toán nhu cầu VLĐ công ty đã dự kiến thiếu nhu cầu VLĐ cần thiết cho năm 2013. Công ty cần có biện pháp khắc phục để tránh tình trạng thiếu vốn, gây ảnh hưởng xấu, thậm chí gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh. 2.2.2.2. Thực trạng về tổ chức nguồn VLĐ của công ty Để hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường, liên tục thì đòi hỏi phải có nguồn VKD nói chung và VLĐ nói riêng để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, đối với công ty hoạt động trên lĩnh vực xây dựng thì VLĐ là một yếu tố hết sức quan trọng, vì thế cần xem xét nguồn hình thành VLĐ của công ty có hợp lý, đảm bảo tài trợ đủ vốn cho các hoạt động kinh doanh không. Để phân tích nguồn hình thành và sự biến động nguồn VLĐ của công ty năm 2013 ta đi phân tích Bảng 2.7 : Nguồn hình thành VLĐ của công ty năm 2013 Qua Bảng 2.7 cho ta thấy : Tại thời điểm cuối năm 2013, nguồn VLĐ của công ty đạt 718,382,453,677 đồng, tăng 80,090,305,070 đồng (12.55%) so với thời điểm đầu năm 2013. Có sự gia tăng này là do Trong năm 2013, Nguồn VLĐ tạm thời của công ty tăng lên 87,219,677,328 đồng (13.93%) so với thời điểm đầu năm 2013. Phân tích kỹ hơn có thể thấy sự gia tăng của nguồn VLĐ tạm thời của công ty là do: + Tại thời điểm cuối năm 2013 khoản mục vay và nợ ngắn hạn của công ty là 389,937,961,006 đồng, chiếm tỷ trọng 54.66% trong TSNH, tăng