SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.021
LỜI MỞ ĐẦU
Vốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp đi vào hoạt
động sản xuất kinh doanh, tồn tại và phát triển. Trong đã vốn lưu động được coi
là nhựa sống để nuôi dưỡng, duy trì và tái sản xuất hoạt động của doanh nghiệp
đó. Chính vì vậy việc xác định hợp lý nhu cầu vốn lưu động và tổ chức quản lý
vốn lưu động có hiệu quả có ảnh hưởng to lớn tới sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại Công ty xi măng Hoàng Thạch, qua quá trình
tìm hiểu và nghiên cứu em nhận thấy công tác tổ chức, sử dụng vốn lưu động
của Công ty bên cạnh những thành tíchđạt được vẫn còn một số hạn chế nhất
định. Những hạn chế này làm cho hiệu quả sử dụng vốn của Công ty bị giảm
sút.
Vì vậy em lựa chọn đề tài “Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng
cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng Hoàng Thạch ”.
Bằng phương pháp nghiên cứu kết hợp lý luận với thực tiễn, trên cơ sở số
liệu thực tế do Công ty cung cấp, luân văn đi sâu phân tíchtình hình tổ chức, sử
dụng vốn lưu động của Công ty: Tình hình quản lý vốn bằng tiền, các khoản
phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Qua đó đánh giá chung về hiệu
quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm
góp phần nâng cai hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại Công ty.
Luân văn gồm ba chương:
Chương I: Vốn lưu động và sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả tổ
chức sử dụng vốn lưu động.
Chương II: Thực trạng về tình hình tổ chức và sử dụng vốn lưu động ở Công ty
xi măng Hoàng Thạch.
Chương III: Một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức, sử
dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng Hoàng Thạch.
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.022
CHƯƠNG I
VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI NÂNG
CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
1.1.Vốnlưu động và nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường.
1.1.1. Lý luận chung về vốn lưu động.
1.1.1.1. Khái niệm vốn lưu động.
Trong nền kinh tế thị trường, DN được coi là “tế bào” của nền kinh tế, là
bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chức năng chủ yếu của
DN là tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh để cung cấp cho thị trường các
sản phẩm, dịch vụ phục vụ người tiêu dùng nhằm mục đích sinh lời. Để thực
hiện được chức năng đó, DN cần phải có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao động,
đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó, tư liệu lao động khi tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh thì không thay đổi hình thái ban đầu. Giá trị
của nó được dịch chuyển từng phần vào giá trị sản phẩm và thu hồi dần khi sản
phẩm được tiêu thụ. Còn đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu.
Xét về hình thái hiện vật, đối tượng lao động được gọi là các TSLĐ, bao
gồm hai loại: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.
- TSLĐ sản xuất gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ
tùng thay thế, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,…
- TSLĐ lưu thông: Bao gồm những TSLĐ nằm trong quá trình lưu thông
như: Thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các loại tiền ( tiền mặt, tiền đang
chuyển, TGNH), các loại đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản vốn trong
thanh toán (khoản phải thu, khoản tạm ứng),…
Nếu xét về hình thái giá trị, đối tượng lao động còn được gọi là vốn lưu
động của DN. Như vậy, ta có khái niệm về VLĐ như sau:
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.023
“ Vốn lưu động của DN là số vốn ứng ra để hình thành nên các
TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của DN được thực hiện
thường xuyên, liên tục. VLĐ luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một
lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kếtthúc
một chu kỳ kinh doanh.”
1.1.1.2. Quá trình vận động của vốn lưu động (vòng tuần hoàn VLĐ).
Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, VLĐ của DN luôn luôn
vận động và chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau. Quá trình này diễn ra
thường xuyên, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ và được gọi là vòng tuần hoàn
chu chuyển VLĐ.
Trong DN sản xuất: Sự chu chuyển của VLĐ được thể hiện qua sơ đồ sau:
T – H – SX – H’ – T’
- Giai đoạn mua sắm vật tư (T – H): Đây là giai đoạn khởi đầu vòng tuần
hoàn. VLĐ từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vật tư dự trữ.
- Giai đoạn sản xuất (…SX…): Giai đoạn này DN tiến hành sản xuất sản
phẩm, VLĐ từ hình thái vật tư dự trữ chuyển sang hình thái vốn sản phẩm dở
dang và vốn thành phẩm.
- Giai đoạn tiêu thụ ( H’ – T’): Kết thúc vòng tuần hoàn, DN tiến hành
tiêu thụ sản phẩm. VLĐ từ hình thái vốn thành phẩm chuyển về hình thái tiền tệ
ban đầu.
Trong DN thương mại: VLĐ của DN được chuyển hóa qua hai giai đoạn,
biểu hiện qua sơ đồ sau:
T – H – T’
- Giai đoạn mua hàng hóa (T – H): VLĐ từ hình thái tiền tệ chuyển sang
hình thái hàng hóa dự trữ.
- Giai đoạn bán hàng hóa ( H – T’): VLĐ từ hình thái hàng hóa dự trữ
chuyển sang hình thái vốn bằng tiền.
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.024
Như vậy, VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình
tái sản xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, DN phải có đủ vốn
để đầu tư vào các hình thái khác nhau của VLĐ, đảm bảo cho các hình thái tồn
tại hợp lý, đồng thời nhau. Từ đó tạo điều kiện cho chuyển hóa hình thái VLĐ
được thuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, tăng hiệu suất sử dụng
VLĐ trong DN.
1.1.2.Phân loại VLĐ.
1.1.2.1.Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn.
VLĐ được chia thành hai loại:
- Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tại quỹ, TGNH,
tiền đang chuyển, các khoản phải thu của khách hàng, các khoản ứng trước tiền
mua hàng cho người bán,…
- Vốn về hàng tồn kho:
+ Trong DN sản xuất: Vốn vật tư, hàng hóa gồm các khoản vốn có hình
thái cụ thể như: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay
thế, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, chi phí trả trước, thành phẩm,…
+ Trong DN thương mại: Vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giá trị các loại
hàng hóa dự trữ.
Cách phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét đánh giá mức
tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của DN.
1.1.2.2.Căn cứ vào vai trò của VLĐ đối với quá trình sản xuất kinh
doanh.
Theo cách phân loại này, VLĐ của DN có thể chia thành các loại chủ yếu
sau:
- VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất gồm: Vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật
liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật đóng gói, công cụ dụng cụ nhỏ.
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.025
- VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất, gồm: Vốn sản phẩm dở dang, bán
thành phẩm, chi phí trả trước.
- VLĐ trong khâu lưu thông, gồm: Vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn
trong thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn, cho vay ngắn hạn,…
Cách phân loại này giúp việc đánh giá tình hình phân bổ VLĐ trong các
khâu của quá trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn
đối với quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề ra biện pháp thích hợp điều
chỉnh cơ cấu VLĐ hợp lý, đạt hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.
1.1.3.Nguồn VLĐ của DN.
1.1.3.1. Phân loại theo quan hệ sở hữu vốn.
Theo cách này, nguồn VLĐ được chia thành hai loại:
- Vốn chủ sở hữu: Là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của DN, DN có đầy đủ
các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt bao gồm: Vốn góp cổ
phần trong công ty Cổ phần, vốn do chủ DN tư nhân bỏ ra, vốn đầu tư từ ngân
sách Nhà nước, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận, vốn từ các quỹ,…
- Nợ phải trả: Là vốn thuộc quyền sở hữu của các chủ thế kinh tế khác, DN
có quyền sử dụng, chi phối trong một thời gian nhất định gồm: vay từ ngân
hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, vay thông qua phát hành trái phiếu,
các khoản nợ chiếm dụng là các khoản vốn mà DN được sử dụng một cách hợp
pháp khi chưa đến thời kỳ hạn trả,…
Cách phân loại này cho thấy kết cấu nguồn hình thành VLĐ của DN,
giúp DN có biện pháp quản lý VLĐ một cách chặt chẽ, có biện pháp sử dụng,
đảm bảo an toàn tài chính trong việc sử dụng vốn.
1.1.3.2.Phân loại theo nguồn hình thành VLĐ.
Theo cách phân loại này, VLĐ được hình thành từ các nguồn:
- Nguồn vốn điều lệ: Là số VLĐ được hình thành từ khi thành lập DN do
các chủ sở hữu của DN bỏ ra, hoặc tự bổ sung từ hoạt động kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.026
- Nguồn vốn tự bổ sung: Là nguồn vốn do DN tự bổ sung, chủ yếu từ lợi
nhuận để lại nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh.
- Nguồn vốn liên doanh liên kết: Là số vốn hình thành từ vốn góp liên
doanh của các bên tham gia liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền
hoặc hiện vật như vật tư hàng hóa,…
- Nguồn vốn đi vay: Vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín
dụng hoặc DN phát hành trái phiếu để huy động vốn.
- Nguồn vốn chiếm dụng: Là số vốn mà DN chiếm dụng hợp pháp từ các
chủ thể kinh tế khác, phát sinh trong quan hệ thanh toán như: Phải trả người
bán, phải trả người lao động, phải nộp ngân sách Nhà nước,…
Cách phân loại này giúp DN thấy được cơ cấu nguồn tài trợ vốn, từ đó
lựa chọn cơ cấu nguồn vốn tối ưu nhằm giảm thấp nhất chi phí sử dụng vốn.
1.1.3.3. Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn.
Theo cách này nguồn VLĐ được chia thành nguồn VLĐ tạm thời và
nguồn VLĐ thường xuyên.
- Nguồn VLĐ tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ yếu để đáp
ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ phát sinh trong quá trình sản
xuất kinh doanh của các DN. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn
ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác.
- Nguồn VLĐ thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm hình
thành nên TSLĐ thường xuyên cần thiết. Được xác định như sau:
Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ – Nợ ngắn hạn
Việc phân loại nguồn VLĐ như trên giúp cho người quản lý xem xét huy
động các nguồn VLĐ một cách phù hợp với thời gian sử dụng để nâng cao hiệu
quả tổ chức và sử dụng VLĐ trong DN mình. Ngoài ra nó còn giúp cho nhà
quản lý lập các kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định về tổ chức
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.027
nguồn VLĐ trong tương lai, trên cơ sở xác định quy mô, số lượng VLĐ cần
thiết để lựa chọn nguồn VLĐ này mang lại hiệu quả cao nhất cho DN.
1.1.4.Kết cấu VLĐ và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ.
Kết cấu VLĐ phản ánh các thành phần và tỷ trọng của từng thành phần
VLĐ chiếm trong tổng thể VLĐ của DN. Kết cấu VLĐ ở các DN khác nhau thì
khác nhau. Việc phân tích kết cấu VLĐ của DN giúp DN hiểu rì hơn về đặc
điểm VLĐ mà mình đang tổ chức và sử dụng. Từ đó xác định rì các trọng điểm
và biện pháp quản lý, đưa ra phương hướng sản xuất hợp lý của DN trong các
thời kỳ, đưa lại hiệu quả sử dụng vốn cao, chi phí sử dụng vốn thấp cho DN.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ của DN.
- Nhóm nhân tố về mặt sản xuất, như:
+ Đặc điểm quy trình công nghệ, quy mô sản xuất
+ Độ dài chu kỳ sản xuất càng dài thì lượng vốn ứng ra cho sản phẩm dở
dang càng cao và ngược lại.
+ Đặc điểm tổ chức sản xuất có ảnh hưởng đến sự khác nhau về tỷ trọng
VLĐ bỏ vào khâu sản xuất và khâu dự trữ. Nếu DN tổ chức sản xuất đồng bộ,
phối hợp được khâu cung cấp và khâu sản xuất một cách hợp lý sẽ giảm bớt
được một lượng dữ trữ vật tư, sản phẩm dở dang.
+ Trình độ, tay nghề cán bộ công nhân viên.
Nhóm nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm:
+ Khoảng cách giữa DN với đơn vị cung ứng vật tư, và với đơn vị mua
hàng.
+ Điều kiện về phương tiện giao thông vận tải.
+ Khả năng cung cấp vật tư của thị trường
+ Kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư mỗi lần giao hàng.
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.028
+ Đặc điểm của sản phẩm: Nếu là sản phẩm mới tung ra thị trường hoặc
là sản phẩm xa xỉ thì không nên sản xuất quá nhiều vì có thể tồn kho nhiều do
không bán được.
+ Uy tín của DN đối với nhà cung cấp hoặc đối với khách hàng.
Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của quy mô hợp đồng ký kết, trình độ
marketing sản phẩm,…
- Nhóm nhân tố về mặt thanh toán:
Đây là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu VLĐ. Tình hình quản
lý khoản phải thu của DN, việc chấp hành kỷ luật thanh toán của khách hàng,
lựa chọn hình thức thanh toán thích hợp,… ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ.
Phương thức thanh toán hợp lý, giải quyết nhanh chóng kịp thời sẽ làm giảm tỷ
trọng vốn phải thu.
Ngoài ba nhóm nhân tố trên, kết cấu VLĐ còn chịu ảnh hưởng bởi tính
chất thời vụ của nguyên vật liệu, của sản xuất và trình độ tổ chức quản lý.
1.1.5. Nhu cầuVLĐ và các phương pháp xác định
1.1.5.1. Nhu cầu VLĐ.
Trong chu kỳ kinh doanh của DN phát sinh nhu cầu VLĐ. Nhu cầu VLĐ
của DN là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết DN phải trực tiếp ứng ra để hình
thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và các khoản phải thu của khách hàng sau
khi đã sử dụng khoản tín dụng nhà cung cấp, có thể xác định theo công thức
sau:
Nhu cầu
vốn
Lưu động
=
Mức dự trữ
hàng tồn
kho
+
Các khoảnnợ
phải thu từ
kháchhàng
-
Các khoảnnợ
phải trả nhà
cung cấp
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.029
Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết tối thiểu là số vốn tính ra phải đủ
để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục, đồng thời phải
đảm bảo tiết kiệm một cách hợp lý.
Việc xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên đúng đắn và hợp lý có ý nghĩa
rất quan trọng vì:
- Là cơ sở để tổ chức tốt, huy động đầy đủ, kịp thời các nguồn tài trợ. Nếu
DN huy động vốn không đáp ứng nhu cầu sẽ gây khó khăn cho công tác đảm
bảo vốn, làm gián đoạn quá trinh sản xuất kinh doanh, gây tổn thất cho DN.
- Giúp DN sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng
VLĐ.
1.1.5.2. Phương pháp xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của DN.
Để xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của DN, phải tùy theo đặc điểm
kinh doanh và điều kiện cụ thể của DN trong từng thời kỳ mà có thể lựa chọn
áp dụng các phương pháp xác định khác nhau. Có hai phương pháp chủ yếu:
Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
a) Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của DN.
Đây là phương pháp áp dụng thông thường cho giai đoạn đầu DN thành
lập, chưa có số liệu kỳ trước để làm căn cứ. Nội dung cơ bản của phương pháp
này là: Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng VLĐ mà DN phải
ứng ra để xác định nhu cầu VLĐ.
Việc xác định nhu cầu VLĐ có thể theo trình tự sau:
- Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động
kinh doanh của DN.
Ta có công thức sau:


k
i
TK
1
V Mi x Ni
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0210
Trong đó: VTK
: Nhu cầu vốn để dữ trữ hàng tồn kho.
M : Mức tiêu hao bình quân một ngày của loại vốn được tính toán.
N : Số ngày luân chuyển của loại vốn được tính toán.
i : Loại vốn được sử dụng trong khâu ( i = k,1 ).
Dựa theo công thức trên, xác định nhu cầu VLĐ để dự trữ về nguyên vật
liệu chính, vật tư khác, sản phẩm dở dang, chi phí trả trước và thành phẩm.
Tổng hợp lại sẽ xác định được tổng mức dữ trữ hàng tồn kho của DN.
- Dự kiến khoản phải thu:
Một trong các điều kiện quan trọng để thu hút khách hàng là chính sách
bán chịu của DN. Bất kỳ một DN nào muốn tiêu thụ mạnh sản phẩm, tăng
doanh thu và lợi nhuận bán hàng đều phải suy nghĩ đến chính sách bán chịu.
Khi bán chịu sản phẩm hàng hóa- dịch vụ cho khách hàng, điều đó đồng nghĩa
với việc DN đã cấp một khoản tín dụng cho khách hàng, tức là làm tăng nhu
cầu vốn, tăng chi phí quản lý, thu hồi nợ của DN. Điều đó đòi hỏi DN phải xem
xét các yếu tố tác động đến nợ phải thu và lựa chọn chính sách bán chịu hợp lý,
có lợi nhất. Một trong những yếu tố quan trọng cần xác định trong việc bán chịu
là thời gian cho khách hàng nợ. Trên cơ sở xác định được độ dài của thời gian
này có thể dự kiến được khoản phải thu trung bình theo công thức sau:
Npt = Kpt × Dn
Trong đó: Npt : Nợ phải thu dự kiến kỳ kế hoạch.
Kpt : Thời hạn trung bình cho khách hàng nợ.
Dn : Doanh thu bán hàng bình quân một ngày kỳ kế hoạch.
- Dự kiến khoản phải trả.
Trong hoạt động kinh doanh, DN có thể mua chịu nguyên vật liệu hay
hàng hóa của nhà cung cấp. Tức là nhà cung cấp đã cấp vốn tín dụng thương
mại cho DN là giảm nhu cầu VLĐ của DN. Tuy nhiên, việc sử dụng tín dụng
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0211
của nhà cung cấp cũng giống như con dao hai lưỡi do chi phí sử dụng vốn rất
cao. Do đó, DN phải xem xét kỹ lưỡng các điều kiện tín dụng nhà cung cấp đưa
ra và tình hình tài chính của DN. Trên cơ sở đó có thể dự kiến được khoản nợ
phải trả cho nhà cung cấp theo công thức sau:
Nợ phải
trả nhà
cung cấp
=
Kỳ trả tiền
trung bình
×
Giá trị nguyên vật liệu hoặc hàng
hóa mua vào bình quân một ngày
trong kỳ kế hoạch (loại mua chịu)
Sau khi đã tính toán nhu cầu vốn dự trữ hàng tồn kho, dự kiến khoản phải
thu, khoản phải trả, xác định nhu cầu VLĐ theo công thức đã nêu ở phần
1.1.5.1.
b). Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của DN.
Phương pháp này thường áp dụng cho các DN đã đi vào hoạt động, có số
liệu kỳ trước làm căn cứ tính toán và có nhiệm vụ kinh doanh cho kỳ sau.
-Cơ sở của phương pháp này là:
+Dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định.
+Dựa vào tổng mức luân chuyển VLĐ năm trước.
+ Dựa vào sự phấn đấu rút ngắn ngày luân chuyển VLĐ.
+Dựa vào tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch.
Nhu cầu VLĐ được xác định theo công thức sau:
Vnc = VLĐO x
M1
Mo
x (1 + t%)
Hoặc Vnc =
1
L
1
M
Trong đó: Vnc : Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch.
VLĐo : Số VLĐ bình quân năm báo cáo.
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0212
M1, Mo : Tổng mức luân chuyển VLĐ trong năm kế hoạch và năm báo
cáo.
L1 : Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch.
t% : Tỷ lệ tăng (giảm) số ngày luân chuyển VLĐ năm kế hoạch so với
năm báo cáo.
t% =
Ko
KoK 1
Trong đó: K1, Ko là kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo.
Sau khi xác định được nhu cầu VLĐ cho kỳ kế hoạch, DN tiến hành phân
bổ nhu cầu VLĐ cho từng khâu: dự trữ, sản xuất, lưu thông theo một tỷ lệ nhất
định (sử dụng tỷ lệ của năm báo cáo).
Phương pháp gián tiếp được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất, bởi nó giúp
DN có thể xác định nhanh nhu cầu VLĐ đáp ứng được nhu cầu kế hoạch hóa.
1.1.6. Nguồntài trợ vốn của DN.
Để đảm bảo quá trình sản xuất-kinh doanh được tiến hành thường xuyên,
liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường xuyên phải
có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như các tài
sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm và nợ
phải thu từ khách hàng. Những TSLĐ này gọi là TSLĐ thường xuyên, nó là bộ
phận của tài sản thường xuyên. Tài sản thường xuyên gồm TSCĐ và TSLĐ
thường xuyên.
Trong hoạt động kinh doanh của DN, không phải lúc nào cũng được tiến
hành một cách bình thường, mà có những lúc xuất hiện những biến cố làm nảy
sinh thêm nhu cầu VLĐ để trang trải, từ đó hình thành nên bộ phận TSLĐ có
tính chất tạm thời.
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0213
Các mô hình tài trợ vốn cho DN.
 Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ là TSLĐ được đảm bảo
bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng
nguồn vốn tạm thời. Mô hình này có lợi ích: Giúp cho DN hạn chế được những
rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn; giảm bớt được chi phí trong
việc sử dụng vốn. Nhưng mô hình này chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ
chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn,
song kém linh hoạt hơn.
 Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và
một phần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và
một phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Sử
dụng mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn tài chính ở mức cao, tuy
nhiên DN phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nên DN phải trả
chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn.
 Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường
xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ
thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm
thời. Về lợi thế, mô hình này chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp hơn vì sử
dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ linh hoạt
hơn. Trong thực tế, mô hình này thường được các DN lựa chọn, vì một phần tín
dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, đối với các DN mới hình
thành lại càng cần thiết. Việc sử dụng mô hình này, DN cũng cần sự năng động
trong việc tổ chức nguồn vốn, vì áp dụng mô hình này khả năng gặp rủi ro sẽ
cao hơn.
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0214
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất
kinh doanh diễn ra một cách thường xuyên, liên tục: Đặc điểm chu chuyển của
VLĐ là luân chuyển nhanh, giá trị của vốn được thu hồi lại toàn bộ một lần sau
một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nếu DN không đảm bảo đủ lượng VLĐ đáp
ứng kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh thì quá trình này sẽ bị gián đoạn,
gây thiệt hại do ngừng sản xuất, ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn. Ngược lại,
nếu DN tăng cường quản lý, thực hiện bảo toàn nâng cao hiệu quả sử dụng
VLĐ sẽ đảm bảo cho các giai đoạn luân chuyển và chuyển hóa hình thái vốn
thuận lợi, hợp lý, vốn quay vòng nhanh, chớp được cơ hội đầu tư, thu được
nhiều lợi nhuận.
- Thường xuyên nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng lợi nhuận cho DN: Hiệu quả sản xuất kinh
doanh và lợi nhuận luôn là mối quan tâm và là mục tiêu hàng đầu của DN. Để
đạt được mục tiêu đó thì một trong những biện pháp mà bất kỳ DN nào cũng
cần đó là phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Đó chính là chìa
khóa, là con đường ngắn nhất giúp DN có được kết quả kinh doanh tốt nhất cho
mình.
Sự vận động của VLĐ phản ánh sự vận động của vật tư, hàng hóa, vốn
bằng tiền… VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số lượng vật tư sử
dụng tiết kiệm hay lãng phí, tốc độ thu hồi các khoản phải thu như thế nào. Từ
đó, DN có các biện pháp thích hợp nhằm kiểm tra giám sát một cách toàn diện
đối với các khoản mục trong cơ cấu VLĐ, đảm bảo vốn không bị ứ đọng ở các
khâu. Sử dụng VLĐ hợp lý không những giúp giảm chi phí, hạ giá thành sản
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0215
phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường mà còn cho phép DN khai thác tối đa
năng lực làm việc của TSCĐ, làm tăng lợi nhuận, góp phần vào công tác bảo
toàn và phát triển vốn kinh doanh.
- Việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ còn đáp ứng yêu cầu bảo toàn
VLĐ với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN: Mục tiêu sản xuất kinh doanh
của DN là thu được lợi nhuận và lợi ích xã hội chung, nhưng bên cạnh đó một
số vấn đề quan trọng đặt ra cho DN là việc bảo toàn VLĐ. Do đặc điểm của
VLĐ là chu chuyển toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm, hình thái VLĐ
thường xuyên biến đổi nên việc bảo toàn VLĐ thực chất là bảo đảm cho số vốn
cuối kỳ đủ mua một lượng vật tư, hàng hóa tương đương đầu kỳ khi giá cả hàng
hóa tăng lên.
Rì ràng, nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ luôn là yếu tố hàng
đầu trong mối quan tâm của mỗi DN, là một khâu thiết yếu trong công tác quản
trị tài chính ở DN, là một nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị TCDN. Nó
gắn liền với sự tồn tại và lợi ích của DN, là tiêu chí để đo hiệu quả kinh doanh
giữa các kỳ.
1.2.3.Cácchỉtiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ.
Để đạt được lợi ích kinh doanh đòi hỏi các DN phải sử dụng hiệu quả
từng đồng VLĐ. Việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả VLĐ được đánh giá thông
qua các chỉ tiêu sau:
* Tốc độ luân chuyển VLĐ.
Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm VLĐ được biểu hiện trước hết ở tốc độ
luân chuyển VLĐ của DN nhanh hay chậm. VLĐ luân chuyển càng nhanh thì
hiệu suất sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại.
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0216
Tốc độ luân chuyển VLĐ có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân
chuyển và kỳ luân chuyển vốn.
Số lần luân chuyển VLĐ: phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện
trong một thời kỳ nhất định, thường tính trong 1 năm. Công thức tính như sau:
M
VLĐ
Trong đó: L: Số lần luân chuyển (số vòng quay) của VLĐ trong kỳ.
M: Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ (doanh thu thuần).
VLĐ : VLĐ bình quân trong kỳ.
Kỳ luân chuyển VLĐ: phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay
VLĐ.
Công thức:
360 (VLĐ x 360)
L M
Trong đó: K: kỳ luân chuyển VLĐ.
N: Số ngày dương lịch trong kỳ.
Vòng quay VLĐ càng nhanh thì kỳ luân chuyển VLĐ càng rút ngắn và
VLĐ càng được sử dụng có hiệu quả.
* Mức tiết kiệm VLĐ do tăng nhanh tốc độ luân chuyển.
Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân
chuyển VLĐ ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo).
Công thức:
M1 M1 M1
VTK = x (K1 – K0) Hoặc VTk = -
L =
K = Hay K =
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0217
360 L1 LO
Trong đó: VTK: VLĐ tiết kiệm.
K0, K1: Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo và năm kế hoạch.
L0, L1 : Số lần luân chuyển VLĐ năm báo cáo và năm kế hoạch.
M1: Tổng mức luân chuyển năm kế hoạch (doanh thu thuần).
* Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (doanh thu VLĐ).
Công thức:
Lợi nhuận trước (sau thuế)
Doanh lợi VLĐ =
VLĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của DN, cho biết
một đồng VLĐ sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc
sau thuế. Mức doanh lợi VLĐ càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ
càng lớn.
* Hàm lượng VLĐ (mức đảm nhiệm VLĐ).
Là số VLĐ cần có để đạt một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm,
chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại.
Công thức:
VLĐ bình quân trong kỳ
Hàm lượng VLĐ =
Doanh thu thuần
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0218
1.3.PHƯƠNGHƯỚNG, BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY.
1.3.1.Nguyêntắc quản lý VLĐ.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ các DN phải thực hiện một số
nguyên tắc sau:
 Đảm bảo cơ cấu VLĐ hợp lý:
Để đảm bảo nguyên tắc này, DN phải phân bổ lượng vốn cho từng thành
phần VLĐ một cách hợp lý, phù hợp với tính chất và đặc điểm kinh doanh của
ngành, và phù hợp với điều kiện của mình.
 Đảm bảo khả năng thanh toán của DN:
Công tác quản lý VLĐ có ảnh hưởng trực tiếp tới một số hệ số khả năng
thanh toán của DN. Hệ số khả năng thanh toán thể hiện “sức khỏe” tài chính
của DN. Một DN đảm bảo được khả năng thanh toán luôn tạo được sự tin tưởng
nơi bạn hàng và các chủ nợ, uy tín của DN vì thế mà được nâng cao.
 Đảm bảo nhu cầu VLĐ cho sản xuất và sử dụng VLĐ có hiệu quả:
DN cần phải dựa trên quy mô sản xuất kinh doanh của mình để xác định
chính xác nhu cầu VLĐ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không thừa,
không thiếu. Mặt khác, trong quá trình sử dụng VLĐ phải đạt được hiệu quả,
hoàn thành nhiệm vụ sản xuất.
 Sử dụng VLĐ phải kết hợp với sự vận động của vật tư hàng hóa:
VLĐ là biểu hiện bằng tiền của vật tư hàng hóa. Sự luân chuyển VLĐ và
sự vận động của vật tư hàng hóa kết hợp chặt chẽ với nhau, vì vậy sử dụng
VLĐ phải kết hợp với sự vận động của vật tư hàng hóa.
 DN tự cấp phát và bao toàn VLĐ:
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0219
DN phải chủ động khai thác và sử dụng các nguồn vốn tự có, ngoài ra
còn huy động thêm các nguồn bằng các hình thức linh hoạt và tự chịu trách
nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn.
1.3.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ.
 Nhân tố khách quan:
- Lạm phát: Do ảnh hưởng của nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng
tiền bị giảm sút, dẫn đến tăng giá trị các loại vật tư hàng hóa. Nếu DN không
điều chỉnh kịp thời giá trị các loại tài sản thì sẽ làm cho VLĐ bị hao hụt dần
theo tốc độ trượt giá của tiền tệ.
- Rủi ro: Là những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh
mà các DN thường gặp phải trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường.
Ngoài ra DN còn có thể gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hỏa hoạn,
lũ lụt…mà các DN khó có thể lường trước được.
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên sẽ làm giảm giá
trị tài sản, vật tư,.. vì vậy, nếu DN không bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời
giá trị của sản phẩm thì hàng hóa bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh là giảm hiệu
quả sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng.
- Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Khi có sự thay đổi về chính sách,
chế độ, hệ thống pháp luật, thuế,…cũng tác động đến điều kiện hoạt động kinh
doanh và tất yếu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của DN.
 Nhân tố chủ quan:
- Việc xác định nhu cầu VLĐ: Xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác dẫn
đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, điều này sẽ ảnh
hưởng không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu
quả sử dụng vốn của DN.
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0220
- Việc lựa chọn phương án đầu tư: là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của DN. Nếu DN đầu tư sản xuất ra những sản
phẩm lao vụ dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng, đồng thời giá thành hạ thì DN thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh,
tăng vòng quay của VLĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại.
- Do trình độ quản lý: trình độ quản lý của DN mà yếu kém sẽ dẫn đến
thất thoát vật tư hàng hóa trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các nhân tố trên tới hiệu quả tổ
chức và sử dụng VLĐ, các DN cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ sự ảnh
hưởng của từng nhân tố, nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất, để hiệu
quả của đồng vốn mang lại là cao nhất.
1.3.3. Mộtsố biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của
DN.
Để đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời VLĐ cho sản xuất kinh doanh
và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, DN cân thực hiện một số biện pháp sau:
- Xác định chính xác nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động
sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động vốn sao cho chi
phí thấp nhất, phân bổ nhu cầu VLĐ cho từng khâu đáp ứng yêu cầu của DN.
Đây là một trong những biện pháp rất quan trọng và cần thiết để nâng cao hiệu
quả sử dụng VLĐ. Xác định đúng nhu cầu VLĐ sẽ giúp DN tránh được tình
trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm; đáp ứng yêu cầu sản xuất
kinh doanh của DN được tiến hành bình thường và liên tục; không gây nên sự
căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh của DN;…
- Tổ chức huy động vốn hiệu quả nhất: Doanh nghiệp cần khai thác triệt
để nguồn vốn bên trong DN (nguồn vốn chủ sở hữu), đồng thời cân nhắc lựa
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0221
chọn các nguồn vốn bên ngoài (nguồn vốn đi vay) với chi phí thấp nhất mà vẫn
đáp ứng kịp thời vốn lưu động tối thiểu cần thiết.
- Tổ chức quá trình sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm: DN
cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, không ngừng nâng cao
năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng
cường công tác tiếp thị, marketing, thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm,
tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, hạn chế tối đa sản phẩm tồn kho, tăng nhanh
vòng quay của vốn.
- Có biện pháp quản lý thích hợp đối với từng loại vốn:
Quản trị tốt vốn bằng tiền bằng việc xác định mức tồn quỹ hợp lý, dự
đoán, quản lý các luồng nhập xuất, ngân quỹ, từ đó có hướng sử dụng vốn tiền
mặt nhằm tăng khả năng sinh lời của DN.
Quản trị hàng tồn kho phải quản trị tốt hai chi phí chủ yếu: chi phí lưu
kho và chi phí quá trình thực hiện đơn đặt hàng vì vốn tồn kho dự trữ thường
chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của DN. Mặt khác, nếu dự trữ
vật tư đúng mức sẽ giúp cho DN không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu
sản phẩm để bán, đồng thời sử dụng tiết kiệm vốn.
Quản lý tốt công tác thanh toán nợ, tránh tình trạng bán hàng không thu
được tiền, vốn bị chiếm dụng, gây nên nợ khó đòi làm thất thoát VLĐ. Để đề
phòng rủi ro, DN nên mua bảo hiểm và lập quỹ dự phòng tài chính. Định kỳ
kiểm kê, kiểm soát, đánh giá lại toàn bộ vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền, vốn
trong thanh toán để có điều chỉnh hợp lý kịp thời phần chênh lệch.
- Tăng cường phát huy chức năng giám đốc của tài chính trong việc sử
dụng tiền vốn nói chung và VLĐ nói riêng ở tất cả các khâu từ dự trữ, sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0222
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ SỦ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH
2.1. Khái quát về công ty xi măng Hoàng Thạch.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
 Tên DN: Công ty xi măng Hoàng Thạch
 Địa chỉ: Thị trấn Minh Tân, Kinh môn, Hải Dương.
 Giấy CN ĐKKD (*) số:111584. Ngày cấp: 21/6/1997. Nơi cấp: Sở Kế
hoạch và đầu tư Hải Dương.
 Nơi mở tài khoản: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nhị Chiểu – Kinh
Môn – Hải Dương
 Giám đốc công ty: Đào Ngọc Bình
Công ty xi măng Hoàng Thạch là một DN Nhà nước trực thuộc Tổng công ty
công nghiệp xi măng Việt Nam, có quy mô lớn, luôn đứng đầu trong ngành
công nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam.
Tiền thân của Công ty là Nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Ngày 19/05/1977,
Nhà máy xi măng Hoàng Thạch chính thức được khởi công xây dựng với tổng
số vốn ban đầu để xây dựng dây chuyền I là 73.683.000 USD với công suất
thiết kế là 1,1 triệu tấn/năm.
Ngày 04/03/1980 nhà máy chính thức được thành lập theo Quyết định
33/BXD – TCCB của Bộ xây dựng. Sau khi sản xuất được mẻ Clinke đầu tiên,
ngày 16/0/1984 bao xi măng đầu tiên mang nhãn hiệu Hoàng Thạch xuất
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0223
xưởng, đánh dấu thời kỳ đổi mới, thời kỳ sản xuất xi măng theo chỉ tiêu pháp
lệnh của Nhà nước.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển và phù hợp với nền kinh tế thị trường ngày
12/8/1993 Bộ xây dựng ra Quyết định số 363/QĐ – BXD về việc thành lập
Công ty xi măng Hoàng Thạch. Ngày 28/12/1993 Bộ xây dựng có Quyết định
số 28 BXD/KH – ĐT phê duyệt dây chuyền Hoàng Thạch II. Sau thời gian khẩn
trương khởi công và xây dựng, ngày 12/05/1996 dây chuyền Hoàng Thạch II
chính thức đi vào hoạt động đưa sản lượng xi măng từ lên 2,3 triệu tấn/năm.
Trước tình hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn (2006-2010), dự án đầu tư
xây dựng dây chuyền III Công ty xi măng Hoàng Thạch có công suất thiết kế là
1,2 triệu tấn/năm, được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại quyết định số
91/QĐ-TTg ngày 20/01/2003. Dây chuyền III được khởi công xây dựng ngày
04/02/2007 dự kiến đến quý III năm 2009 khánh thành đi vào sản suất.
Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, Công ty xi măng Hoàng Thạch
đã đạt nhiều thành tích xuất sắc và dần khẳng định vị thế trong ngành xi măng
cả nước, được Đảng và Nhà nước, cán bộ ngành ở Trung Ương, được Tỉnh ủy,
UBND hai tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh tặng nhiều huân, huy chương và
bằng khen, giấy khen,… Năm 2005, Công ty được Đảng và Nhà nước tặng
danh hiệu cao quý: Đơn vị Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.
2.1.2. Ngànhnghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu.
- Ngành nghề kinh doanh chính:
+ Sản xuất và cung ứng xi măng.
+ Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gạch chịu lửa.
+ Xây dựng và lặp đặt các loại lò công nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0224
+ Sản xuất, kinh doanh bao bì phục vụ sản xuất xi măng công nghiệp và dân
dụng.
- Hiện nay Công ty sản xuất và tiêu thụ trên thị trường một số sản phẩm chủ yếu
sau:
+ Xi măng Poóclăng hỗn hợp PCB30, PCB40 (xi măng bao và xi măng rời -
TCVN 7024-2002; TCVN 6260-1997).
+ Clanh-ke CPC 50, CPC 60.
+ Gạch chịu lửa cho ngành sản xuất xi măng, công nghiệp luyện kim và thuỷ
tinh .
+ Các loại bao bì phục vụ cho sản xuất xi măng, công nghiệp và dân dụng.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty xi măng Hoàng Thạch là một đơn vị thành viên thuộc Tổng công
ty công nghiệp xi măng Việt Nam. Các hoạt động sản xuất dưới sự chỉ đạo của
Tổng công ty giao. Đứng đầu Công ty là ban giám đốc. Ban giám đốc có trách
nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và là đại diện pháp nhân
của công ty chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước. Ban giám đốc gồm có:
Giám đốc: Do ban quản trị của hội đồng quản trị Tổng công ty bổ nhiệm
và bãi nhiệm, là đại diện hợp pháp của Công ty và có vị trí cao nhất trong Công
ty.
Các phó giám đốc: Hỗ trợ giám đốc trong công tác quản lý, lập kế hoạch,
điều chỉnh và thông báo cho Giám đốc về tình hình hoạt động của Công ty.
Dưới sự điều hành của phó giám đốc là các trưởng ngành, các phân
xưởng sản xuất chính, phân xưởng sản xuất phụ trợ và các phòng ban chức
năng có liên quan với những chức năng và nhiệm vụ theo sơ đồ tổ chức sau:
Biểu đồ 1: Sơ đồ tổ chức Công ty xi măng Hoàng Thạch năm 2007
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0225
PHÓGIÁMĐỐC
SẢNXUẤT
PHÓGIÁMĐỐC
CƠĐIỆN
PHÓGIÁMĐỐC
KHAITHÁCMỎ
PHÓGIÁMĐỐC
KINHDOANH
PHÓGIÁMĐỐC
KIÊMGIÁM
ĐỐC
Phòng kỹ thuật sản xuất
Phòng Điều Hành Trung Tâm
Xưởng Nguyên Liệu
Xưởng Lò Nung
Xưởng Xi Măng
Xưởng Đóng Bao
Phòng Thí Nghiệm KCS
Xưởng Xây Dựng Cơ Bản
Ban Kỹ Thuật An Toàn
Phòng Kĩ Thụât cơ điện
Xưởng Điện - Điện Tử
Xưởng Cơ Khí
Tổng Kho
Xưởng Nước
Phòng Tổ Chức Lao Động
Phòng Kế Hoạch
Phòng Vật Tư
Phòng Kế Toán Thống Kê Tài Chính
Phòng Bảo Vệ Quân Sự
Tổ Thẩm Định
Phòng Kỹ Thuật Mỏ
Xưởng Xe Máy
Phòng Hành Chính Quản Trị
Phòng Y Tế
Phòng Đời Sống
Phòng Kinh Doanh
Chi nhánh Quảng Ninh
Chi nhánh Bắc Ninh
Chi nhánh Hải Dương
Chi nhánh TP- Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lạng Sơn
Ban quản lý dây chuyền 3
Nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính
Xưởng Khai Thác
GIÁMĐỐC
PHÓGIÁMĐỐCĐTXD
KIÊMTRƯỞNGBAN
2.1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sảnxuất.
Công ty xi măng Hoàng Thạch có dây chuyền sản xuất xi măng khá hiện
đại. Công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp lò quay. Công ty có hai dây
chuyền sản xuất chính:
Dây chuyền Hoàng Thạch I theo phương pháp khô, chu trình kín, có hệ
thống trao đổi nhiệt 4 tầng (cyclon) và hệ thống làm nguội kiểu hành tinh gồm
10 lò con. Nhiên liệu hỗn hợp 85% than cám 3 và 15% dầu MFO. Toàn bộ thiết
bị của dây chuyền được hãng F.L.Smidth của Vương quốc Đan Mạch cung cấp
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0226
một hãng nổi danh bậc nhất thế giới về công nghệ sản xuất xi măng thiết kế và
cung cấp.
Dây chuyền Hoàng Thạch II có hệ thống tiền nung (canciner) nên tiêu
hao nhiệt lượng thấp 715 Kcal/kg Clinker (dây chuyền I: 780 Kcal/kg Clinker),
làm nguội kiểu ghi nên tăng hiệu quả làm mát, chất lượng sản phẩm tốt, dễ
nghiền; hệ thống điểu khiển hiện đại PJC Master Piêc ABB (dây chuyền I là hệ
thống điều khiển tự động 625); khí thải ra ống khói lò nung 100 mg/m3 không
khí (dây chuyền I: 255 mg/m3).
Hiện nay Công ty đang xây dựng dây chuyền III có công suất là 1.2 triệu
tấn/năm, dự tính sẽ đưa vào hoạt động sản xuất vào đầu năm 2009.
Dây chuyền chính và các công đoạn phụ trợ đều được cơ khí hoá và tự
động hoá hoàn toàn. Từ phòng điều khiển Trung tâm thông qua các máy tính
điện tử, thiết bị vi xử lý, hệ thống sơ đồ công nghệ được gắn đèn chỉ báo thể
hiện tình trạng của thiết bị và hệ thống Camera quan sát giúp người vận hành
phát hiện sự cố, xử lý, điều khiển hoạt động của thiết bị kịp thời, dễ dàng.
Biểu đồ2 : Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng của Công ty XMHT
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0227
Đá vôi Đá sét
Máy đập
đá vôi
Máy đập
đá sét
Kho đá vôi đá sét
Máy nghiền
nguyên liệu
Xylô chứa đồng
nhất
Hệ thống Xclon
trao đổi nhiệt
Lò nung
Xyclo chưa
Clanh-ke
Máy nghiền xi
măng
Xylo chứa xi
măng
Máy đóng bao
Than
Nghiền
Hầm sấy
Dầu MFO
Thạch cao
phụ gia
Vỏ bao
Ô tô
Xe lửa
Tàu thuỷ
Khoan, nổ mìn, vận chuyển Khoan nổ mìn, vận chuyển
2.1.5. Đặc điểm sảnxuất kinh
doanh của Công ty.
2.1.5.1. Yếu tố đầu vào của sản
phẩm.
Công ty xi măng Hoàng Thạch
với vị trí địa lý thuân lợi, nằm sát hai
dãy núi đá vôi và
đá sét là hai
nguyên liệu
chính dùng để
sản xuất xi
măng, bên cạnh đó có cả mỏ Bô-xít dùng làm phụ gia điều chỉnh phối liệu cho
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0228
xi măng và các mỏ đá đen làm phụ gia điều chỉnh sắc màu xi măng. Do vậy
những nguyên liệu này Công ty tự khai thác để sử dụng.
Ngoài ra Công ty còn sử dụng nguyên vật liệu là Clinker và thạch cao
100%. Nguyên vật liệu này được Công ty nhập khẩu từ Lào, Thái Lan, Trung
Quốc…thông qua vận chuyển tàu thủy.
Công ty cũng có một lợi thế nữa về nhiên liệu sử dụng là than khi Công
ty nằm sát bên thị trường khai thác và kinh doanh than lớn nhất cả nước là mỏ
than Quảng Ninh. Đây là một ưu thế rất lớn để giảm các chi phí trong sản xuất
kinh doanh của Công ty.
2.1.5.2. Thị trường đầu ra của Công ty.
Hiện nay, với một truyền thống hoạt động lâu năm, có được uy tín và sự
tín nhiệm của người tiêu dùng, Công ty xi măng Hoàng Thạch đã và đang tiêu
thụ sản phẩm rộng rãi khắp cả nước. Việc tổ chức kinh doanh, tiêu thụ sản
phẩm của Công ty chủ yếu trên địa bàn các tỉnh phía Bắc ( Lạng Sơn, Hà Bắc,
Thái Nguyên, Hải Dương, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh), thủ đô Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh.
Các khách hàng chủ yếu của Công ty hiện nay gồm khách lẻ như Công ty
VTKTXM, Công ty XMVLXD-XL Đà Nẵng, Công ty Kinh doanh thạch cao,...
Các đại lý chi nhánh như : Chi nhánh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Lạng
Sơn, Đại lý Nghĩa Thành- Vũng Tàu,...
CÁC NHÀ PHÂN PHỐI CHÍNH TIÊU THỤ XI MĂNG NĂM 2008
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0229
Ngoài ra từ đầu năm 2009, Công ty xi măng Hoàng Thạch đã sơ khởi
hình thành kênh phân phối sản phẩm ra thị trường nước ngoài như Đài Loan,
tạo thêm uy tín cho thương hiệu xi măng Việt Nam trên thị trường Quốc tế.
2.1.6. Kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của
Công ty.
2.1.6.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Công ty xi măng Hoàng Thạch có một bề dày 30 năm xây dựng và phát
triển với quy mô ngày càng lớn mạnh đã có được vị trí trong thị trường với thị
phần chiếm 27,39% trong Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam và tiêu
thụ 12,78% xi măng của toàn ngành xi măng tại Việt Nam.
Trong ba năm trở lại đây, tuy thị trường vật liệu ngày càng “nóng” nhưng
xi măng Hoàng Thạch đã khẳng định mình là một trong những thương hiệu uy
tín và có chất lượng, là DN luôn đứng đầu của Tổng công ty công nghiệp xi
măng Việt Nam về sản lượng sản xuất và số lượng tiêu thụ xi măng ở thị trường
trong nước.
Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh một số năm gần đây:
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0230
Chỉ tiêu Vốn Kinh Doanh bình quân qua 2 năm 2007 và 2008:
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
Tuyệt đối %
Vốn kinh
doanh BQ
Đồng 2.090.224.175.172 2.233.221.005.151 142.996.829.979 6,84
VLĐ BQ Đồng 892.347.136.077 879.762.308.119 -12.548.827.958 -1,41
VCĐ BQ Đồng 1.197.877.039.092 1.353.458.697.032 155.581.657.940 12,99
Năm 2008 tổng sản phẩm tiêu thụ của Công ty đạt 3.350.840 tấn tăng
316.410 tấn tương ứng với tỉ lệ tăng 10,43% so với năm 2007, kéo theo đó là
doanh thu cũng tăng thêm 254 tỷ đồng. VKD bình quân của Công ty tăng hơn
142,99 tỷ đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 6,84%, mặc dù VLĐ bình quân giảm
hơn 12,5 tỷ đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 1,41% nhưng VCĐ bình quân lại
tăng hơn 155,58 tỷ đồng tương ứng vơi tỉ lệ tăng 12,99% để bù đắp, điều này
cho thấy quy mô kinh doanh của Công ty đã tăng.
Lợi nhuận sau thuế năm 2008 đạt 331,95 tỷ đồng tăng 9,67 tỷ tương ứng
với tỉ lệ tăng là 3%. Nộp ngân sách nhà nước tăng lên 182,5 tỷ, vượt chỉ tiêu kế
hoạch tỉnh Hải Dương giao cho là 180 tỷ. Lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2007 2008
1 Vốn KD bình quân Tỷ đồng 2.090,220 2.233,220
2 Sản phẩm tiêu thụ Tấn 3.034.430 3.350.840
3 Doanh thu Tỷ đồng 2.363 2.617
4 Nộp ngân sách Tỷ đồng 175,4 182,5
5 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 322.28 331.95
6 Thu nhập bình quân Đồng 6.266.482 7.225.777
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0231
và lợi nhuận đều tăng từ năm 2006 đến năm 2008, đây là một cố gắng để duy trì
sự phát triển của công ty.
Cùng với những kết quả đã đạt được Công ty hiện nay đang tích cực triển
khai phương hướng và nhiệm vụ năm 2009 nhằm hoàn thành nhiệm vụ cấp trên
giao và góp phần bình ổn giá xi măng trên thị trường.
2.1.6.2. Tình hình chủ yếu về tài chính của Công ty năm 2008.
a. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty trong những năm qua.
* Thuận lợi:
- Công ty có một lực lượng lao động đồi dào cả về số lượng và chất
lượng, đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm và công nhân kỹ thuật có chuyên môn
hóa cao trong dây chuyền sản xuất kinh doanh.
- Thị trường tiêu thụ của Công ty tương đối ổn định và ngày càng mở
rộng: Nền kinh tế đất nước ổn định và ngày càng tăng trưởng cao, tốc độ đầu tư
xây dựng không ngừng phát triển, do vậy nhu cầu xi măng liên tục tăng tạo điều
kiện cho sự phát triển, mở rộng của thương hiệu xi măng Hoàng Thạch với chất
lượng cao, ngày càng được người tiêu dùng tín nhiệm và tin dùng.
- Công ty có một cơ sở kỹ thuật khá hiện đại. Toàn bộ thiết bị của 3 dây
chuyền sản xuất được hãng F.L.Smidth của Vương quốc Đan Mạch cung cấp
một hãng nổi danh bậc nhất thế giới về công nghệ sản xuất xi măng thiết kế và
cung cấp. Do áp dụng công nghệ hiện đại nên đạt năng suất lao động cao, tăng
thu nhập cho người lao động.
- Công ty xi măng Hoàng Thạch đã xác định rì các mục tiêu và điều kiện
có, chủ động từng bước tháo gỡ khó khăn, phát huy lợi thế, đẩy mạnh sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm mà Tổng công ty giao.
* Khó khăn:
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0232
- Công ty đang phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt từ nhiều
đối thủ trong khối ngành công nghiệp xi măng cùng Tổng công ty và bên Liên
doanh trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay
và sự mở cửa của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt là các hãng xi măng Liên
doanh với ưu thế giá cả cạnh tranh đang nhăm nhe chiếm lĩnh thị phần, làm
giảm giá xi măng chung trên thị trường ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh
doanh của Công ty.
- Những tháng đầu năm 2008 giá vật tư đầu vào tăng cao so với cuối năm
2007: than tăng khoảng 68%; giá Clinker nhập khẩu (FOB) tăng 36%-70%; dầu
MFO tăng 12%; giá cước vận chuyển tăng 30%; những tháng cuối năm một số
giá vật tư giảm nhưng không nhiều. Cùng với đó là cuộc khủng hoảng tài chính,
suy giảm kinh tế toàn cầu ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam; tiến độ
giải ngân vốn đầu tư chậm, lãi vay ngân hàng cao, thị trường bất động sản đóng
băng; một số tháng do ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi gây ảnh hưởng
đến sản lượng tiêu thụ của Công ty.
- Thiết bị dây chuyền Hoàng Thạch I sau thời gian hoạt động gần 30 năm
nay đã xuống cấp, có những lúc phải hoạt động trên công suất thiết kế để đáp
ứng được nhu cầu tiêu thụ xi măng của thị trường. Điều này đã gây ápt lực lớn
cho tình hình sản xuất của Công ty.
- Ngoài ra, Công ty thực hiện chỉ đạo của Tổng công ty về việc hỗ trợ
các đơn vị thành viên trong Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam một
phần làm tăng giá thành sản xuất, nên gây ảnh hưởng không nhỏ đến một số chỉ
tiêu tài chính của Công ty.
b. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty năm 2008.
Thực tế cho thấy tổng vốn kinh doanh của Công ty cuối năm so với đầu
năm tăng 5,33% do sự tăng lên của tài sản dài hạn 10,03% và sự sụt giảm của
tài sản ngắn hạn -1,50%.
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0233
Bảng 02: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2008
STT Nội dung
Đầu năm Cuối năm
Chênh lệch CN/ĐN
ST % ST % ST %
I Tài sản ngắn hạn 886.387.689.849 40,75 873.136.926.389 38,11 -13.250.763.460 -1,50
1 Tiền 315.822.214.542 35,63 254.483.333.765 29,15 -61.338.880.777 -19,42
3 Các khoản phải thu ngắn hạn 131.507.196.066 14,84 121.926.787.800 13,96 -9.580.408.266 -7,29
4 Hàng tồn kho 438.267.970.062 49,44 493.615.903.189 56,53 55.347.933.127 12,63
5 Tài sản ngắn hạn khác 790.309.179 0,09 3.110.901.635 0,36 2.320.592.456 293,63
II Tài sản dài hạn 1.288.824.976.319 59,25 1.418.092.417.745 61,89 129.267.441.426 10,03
1 Các khoản phải thu dài hạn 923.816.531.585 71,68 1.103.827.672.345 77,85 180.011.140.760 19,49
2 TSCĐ 300.332.097.397 23,31 249.588.398.063 17,59 -50.743.699.334 -16,90
3 Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn
12.685.100.000 0,98 12.685.100.000 0,89
0 0
4 Tài sản dài hạn khác 51.991.247.337 4,03 51.991.247.337 3,67 0 0
III TỔNG TÀI SẢN 2.175.212.666.168 100 2.291.229.344.134 100 116.016.677.966 5,33
IV Nợ phải trả 430.222.572.371 19,78 617.097.362.644 26,93 186.874.790.273 43,44
1 Nợ ngắn hạn 304.097.865.473 70,68 445.095.671.105 72,13 140.997.805.632 46,37
2 Nợ dài hạn 126.124.706.898 29,32 172.001.691.539 27,87 45.876.984.641 36,37
V Nguồn vốn chủ sở hữu 1.744.990.093.797 80,22 1.674.131.981.490 73,07 -70.858.112.307 -4,06
1 Nguồn vốn chủ sở hữu 1.642.995.737.921 94,16 1.537.323.243.541 91,83 -105.672.494.380 -6,43
2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 101.994.355.876 5,84 136.808.737.949 8,17 34.814.382.073 34,13
VI TỔNG NGUỒN VỐN 2.175.212.666.168 100 2.291.229.344.134 100 116.016.677.966 5,33
Tài sản dài hạn tăng do các khoản phải thu dài hạn tăng, cụ thể là phải
thu dài hạn nội bộ của ban dự án tăng. Điều này là dễ hiểu vì đây là giai đoạn
Công ty đang thực hiện dự án xây dựng dây chuyền Hoàng Thạch III.
Tài sản ngắn hạn cuối năm so với đầu năm giảm là do tiền và các khoản
tương đương tiền giảm, nhưng nguyên vật liệu trong chỉ tiêu hàng tồn kho lại
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0234
tăng. Năm 2008, giá cả nguyên vật liệu tiếp tục tăng, do đó Công ty sử dụng
tiền để dự trữ nguyên vật liệu để kịp thời phục vụ sản xuất là hợp lý.
Cùng với việc tăng vốn đầu tư, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công
ty cũng tăng. Tuy nhiên, năm 2008 so với năm 2007, tốc độ tăng của lợi nhuận
sau thuế nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu và vốn kinh doanh. Tỷ lệ tăng của
lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 3%, trong khi đó, tỷ lệ tăng của vốn kinh doanh bình
quân là 6,84%, của doanh thu bình quân là 10,76%. Qua Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh có thể thấy sự tăng thấp hơn của lợi nhuận sau thuế là do sự
tăng lên của Giá vốn hàng bán với tỷ lệ tăng là 11,11%, cụ thể là do sự biến
động của nguyên liệu, vật liệu đầu vào cùng với sự tăng lên của chi phí bán
hàng, chi phí quản lý DN và các khoản chi phí khác.
* Về cơ cấu tài sản: Cuối năm, tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm 61,89%
trong tổng tài sản của Công ty, lớn hơn so với tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản,
điều này là hợp lý với một DN sản xuất. Nhưng đi vào chi tiết ta nhận thấy
trong phần tài sản ngắn hạn, khoản tiền và tương đương tiền chiếm 29,15% và
hàng tồn kho chiếm 56,53% trong khi không có các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn. Các khoản phải thu ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ là 13,96%.
Điều này cho thấy Công ty đang bị ứ đọng vốn khá nhiều. Do đó chưa phát huy
được hết năng lực sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên các khoản phải thu ngắn hạn
và tiền cuối năm so với đầu năm đã giảm, tức là trong năm Công ty đang cố
gắng thu hồi vốn bị chiếm dụng, giảm tiền bị ứ đọng, tăng khả năng sinh lời
vốn.
* Về cơ cấu nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của Công ty tăng dần trong đó tỷ
trọng vốn chủ sở hữu đầu năm chiếm 80,22%, cuối năm chiếm 73,07%, lớn hơn
rất nhiều so với tỷ trọng nợ phải trả, có nghĩa khả năng tự chủ về tài chính, an
toàn tài chính của Công ty rất cao, Công ty hầu như không sử dụng nợ vay
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0235
Bảng 03: Kết quả một số chỉ tiêu đánh giá mức độ tự chủ tài chính của
Công ty năm 2008.
STT Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch
1 Hệ số nợ 0,20 0,27 0,07
2 Hệ số VCSH 0,80 0,73 - 0,07
3 Hệ số đảm bảo nợ (2/1) 4,06 2,71 - 1,35
Thông thường một DN đạt mức độ an toàn về mặt tài chính khi đạt hệ số
nợ là 0,5; hệ số vốn chủ sở hữu là 0,5 và hệ số đảm bảo nợ là 1. Hệ số nợ hay tỷ
lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ
càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít, hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng
đòn bẩy tài chính càng cao. Chính vì vậy phần lớn các DN đều sử dụng tới công
cụ đòn bẩy tài chính để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn của mình, khi đó
hệ số nợ sẽ cao hơn 0,5 và hệ số đảm bảo nợ sẽ nhỏ hơn 1. Tuy nhiên, DN vẫn
phải nghiên cứu vạch ra cho mình một giới hạn nhất định để sao cho DN không
gặp phải nguy cơ mất khả năng thanh toán khi có biến động xảy ra.
Nhưng ở đây, Công ty lại có hệ số nợ ở đầu năm là 0,20, cuối năm là
0,27, nhỏ hơn rất nhiều so với 0,5; trong khi hệ số vốn chủ sở hữu là 0,80 (đầu
năm) và 0,73 (cuối năm). Mặc dù mức độ an toàn tài chính của Công ty rất cao,
Công ty luôn chắc chắn thanh toán được các khoản nợ và giải quyết kịp thời
nếu xảy ra các biến động như về giá cả gia tăng trong thời gian qua, tuy nhiên
mức đảm bảo cho một đồng nợ phải trả bằng 4,06 đồng vốn chủ sở hữu ở đầu
năm và bằng 2,71 đồng vốn chủ sở hữu ở cuối năm là quá lớn. Công ty quá dè
dặt trong việc vay, chiếm dụng và sử dụng nợ phải trả. Điều này sẽ làm giảm
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0236
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty có thể đạt được, tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ thấp.
Qua đánh giá sơ bộ trên có thể cho thấy được trong thời gian tới Công ty
cần hợp lý hóa cơ cấu vốn của mình, cần sử dụng đòn bẩy tài chính, điều chỉnh
mức độ an toàn tài chính về mức hợp lý để làm tăng tỷ suất lợi nhuận vốn, tăng
lợi nhuận cho công ty.
2.2. Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty trong năm
2008.
2.2.1. Tìnhhình tổ chức đảm bảo VLĐ của Công ty.
* Xác định nhu cầu VLĐ trong năm 2008.
Tại Công ty xi măng Hoàng Thạch, để ước đoán nhanh nhu cầu VLĐ
năm kế hoạch, Công ty đã sử dụng phương pháp tính toán căn cứ vào tổng mức
luân chuyển vốn và số vòng quay VLĐ dự tính năm kế hoạch.
Công thức tính như sau:
Vnc =
1
1
L
M
Trong đó: Vnc: Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch.
M1: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch.
L1: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch.
Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch Công ty xác định bằng tổng
doanh thu thuần về bán hàng. Việc tính tổng mức luân chuyển vốn năm kế
hoạch dựa vào tổng mức luân chuyển vốn kỳ báo cáo, có tính tới dự đoán về
tăng nhu cầu thực tế năm kế hoạch và khả năng mở rộng quy mô kinh doanh
của Công ty trong năm kế hoạch.
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0237
Việc xác định số vòng quay VLĐ năm kế hoạch căn cứ vào số vòng quay
VLĐ của Công ty đã đạt được ở kỳ báo cáo có tính tới khả năng tăng tốc độ
luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo.
Trong năm 2007, tổng doanh thu từ các hoạt động của Công ty là
2.363.060.861.219 đồng. Theo kết quả điều tra của phòng kinh doanh về nhu
cầu thị trường và khả năng mở rộng thị trường của Công ty, căn cứ vào tốc độ
tăng doanh thu trong những năm gần đây, dự đoán trong năm 2008, Công ty có
khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu lên 11%. Theo đó tổng
mức luân chuyển năm 2008 là:
2.363.060.861.219 × ( 1 + 11%) = 2.622.997.555.953 (đồng)
Số vòng quay VLĐ năm 2007 được tính toán căn cứ vào Bảng cân đối kế
toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2007 là:
Lo =
6.077892.347.13
219.861.060.363.2
= 2,65 (vòng)
Về số vòng quay VLĐ, năm 2008 Công ty có kế hoạch duy trì vòng quay
VLĐ như năm 2007. Sở dĩ Công ty xác định như vậy vì thực tế môi trường kinh
doanh biến động ngày càng khó khăn, cạnh tranh ngày càng gay gắt nên việc
duy trì vòng quay VLĐ như cũ đã là một cố gắng.
Do vậy, nhu cầu VLĐ cần thiết của Công ty năm 2008:
NNC =
65,2
953.555.997.622.2
= 989.810.398.473 (đồng)
* Xác định VLĐ thừa thiếu.
Để xác định xem trong năm kế hoạch Công ty cần huy động thêm bao
nhiêu vốn để tài trợ cho nhu cầu VLĐ tăng thêm, sử dụng công thức sau:
VT(T) = VTC – VNC
Trong đó: VT(T): Số VLĐ thừa (thiếu) so với nhu cầu của quy mô kinh doanh.
VTC: Số VLĐ của Công ty ở đầu kỳ kế hoạch.
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0238
VNC: Nhu cầu VLĐ cần cho kinh doanh.
Số VLĐ của Công ty tại ngày 31/12/2007 là: 886.387.689.849 đồng.
Nhu cầu VLĐ Công ty đã xác định là: 989.810.398.473 đồng.
VT(T) = 886.387.689.849 - 989.810.398.473 = -103.422.708.624 (đồng).
Để tài trợ cho nguồn vốn thiếu hụt này, trong năm 2008 Công ty dự định
huy động thêm những nguồn sau:
- Tự bổ sung : 50.000.000.000 đồng.
- Hưởng chính sách tín dụng thương mại của nhà cung cấp, vay của cán
bộ công nhân viên và ngân hàng : 53.422.708.624 đồng.
Quan điểm của Công ty là huy động tối đa nguồn vay của cán bộ công
nhân viên và của nhà cung cấp, phần thiếu hụt sẽ bổ sung bằng nguồn vay ngắn
hạn của Ngân hàng bởi vì Công ty có uy tín cao trên thị trường nên việc huy
động tín dụng Ngân hàng hay của nhà cung cấp không phải là khó khăn.
Tuy nhiên hãy xem việc dự đoán về nhu cầu VLĐ năm 2008 và thực tế
nhu cầu VLĐ năm 2008 qua bảng sau:
Bảng 04: So sánh các chỉ tiêu xác định nhu cầu VLĐ
STT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế
Chênh lệch KH/TT
Số tiền %
1 Mức luân chuyển VLĐ trong kỳ 2.622.997.555.953 2.617.250.616.563 5.746.939.390 0,22
2 Số vòng luân chuyển vốn lưu động 2,65 2,97 - 0,32 -10,77
3 Nhu cầu VLĐ 989.810.398.473 879.762.308.119 110.048.090.354 12,51
Như vậy, qua bảng số liệu này ta thấy công tác kế hoạch xác định nhu
cầu VLĐ trong năm 2008 thực hiện chưa được tốt. Nhu cầu VLĐ dự kiến trong
năm 2008 cao hơn so với thực tế 110.048.090.354 đồng. Nguyên nhân của vấn
đề này là do Công ty đã dự đoán không chính xác tổng mức luân chuyển VLĐ
và vòng quay VLĐ năm kế hoạch. Việc dự đoán nhu cầu VLĐ cao hơn nhiều so
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0239
với thực tế gây nên tình trạng ứ đọng vật tư hàng hóa, vốn chậm luân chuyển,
làm phát sinh các chi phí không cần thiết dẫn đến tăng giá thành sản phẩm và
làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên dựa vào tình
hình thực tế của nền kinh tế năm 2008 với những biến động bất thường mà
không phải các nhà kinh tế hàng đầu Việt Nam đều có thể dự đoán được thì việc
dự đoán thiếu chính xác này của các nhà nghiên cứu thị trường của Công ty xi
măng Hoàng Thạch không hoàn toàn là do sự yếu kém trong kinh nghiệm và
công tác nghiên cứu thị trường.
* Tình hình tổ chức vốn của Công ty năm 2008
Ta có sơ đồ tài trợ vốn kinh doanh của Công ty năm 2008 như sau:
- Sơ đồ 01: Sơ đồ tài trợ VKD của Công ty đầu năm 2008
TSLĐ tạm thời
316,612,523,721 đồng
TSLĐ thường xuyên
569,775,166,128 đồng
Nguồn vốn tạm thời ( Nợ ngắn hạn)
304.097.865.473 đồng
582.289.824.376 đồng(NVLĐ đc tài trợ bởi
NVTX)
TSCĐ
1.288.824.976.319 đồng
Nguồn vốn thường xuyên ( Nợ dài hạn + Vốn
chủ sở hữu)
1.871.114.800.635 đồng
Sơ đồ 02: Sơ đồ tài trợ VKD của Công ty cuối năm 2008
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0240
TSLĐ tạm thời
257,594,235,400 đồng
TSLĐ thường xuyên
615,542,690,989 đồng
Nguồn vốn tạm thời ( Nợ ngắn hạn)
445.095.671.105 đồng
428.041.255.284 đồng ( NVLĐ đc tài trợ bởi
NVTX)
TSCĐ
1.418.092.417.745 đồng
Nguồn vốn thường xuyên ( Nợ dài hạn + Vốn
chủ sở hữu)
1.864.133.673.029 đồng
Qua sơ đồ 01 và sơ đồ 02 cho thấy toàn bộ tài sản dài hạn của Công ty
đều được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn, tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn
vốn ngắn hạn và một phần nguồn vốn dài hạn.
* Đầu năm:
Mô hình tài trợ vốn của Công ty là mô hình tài trợ thứ hai (đã nói ở
chương I). Sử dụng mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao,
nhưng Công ty phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn. Tuy nhiên mức
chênh lệch giữa TSLĐ tạm thời và nguồn VLĐ tạm thời là không nhiều nên chi
phí phải trả cho việc sử dụng tài trợ dài hạn cao hơn tài trợ ngắn hạn là không
đáng kể, có thể chấp nhận.
* Cuối năm:
Đến cuối năm Công ty đã chuyển sang tài trợ vốn bằng mô hình thứ ba.
Mô hình này có lợi thế là chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp hơn vì sử dụng
nhiều nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt hơn.
Việc sử dụng mô hình này Công ty cũng cần sự năng động trong việc tổ chức
nguồn vốn, vì áp dụng mô hình này khả năng rủi ro sẽ cao. Tuy nhiên khả năng
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0241
thanh toán của Công ty vẫn đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ. Như vậy, việc
Công ty sử dụng mô hình tài trợ này là hoàn toàn hợp lý. Nếu như có thể thì
Công ty cũng nên phát triển mô hình này vì khả năng huy động nguồn vốn tạm
thời của Công ty là hoàn toàn có thể.
Như vậy cả đầu năm và cuối năm, Công ty đều đảm bảo nguyên tắc cân
bằng tài chính, đảm bảo sự ổn định của chu kỳ sản xuất kinh doanh và an toàn
trong việc thanh toán.
2.2.2. Thực trạng về tình hình tổ chức và sử dụng VLĐ của Công ty xi
măng Hoàng Thạch.
2.2.2.1. Khái quát về tình hình sử dụng VLĐ.
Bảng 05: Cơ cấu VLĐ của Công ty xi măng Hoàng Thạch năm 2008.
STT Chỉ tiêu
Đầu năm Cuối năm Chênh lệch CN/ĐN
Số tiền
Tỷ
trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ
trọng(%)
I
Tiền và các khoản tương
đương tiền 315,822,214,542 35,63 254,483,333,765 29,15 -61,338,880,777 -19,42
1 Tiền tại quỹ 5,182,259,193 1,64 1,923,218,358 0,76 -3,259,040,835 -62,89
2 TGNH 310,639,955,349 98,36 252,560,115,407 99,24 -58,079,839,942 -18,70
II Các khoản phải thu 131,507,196,066 14,84 121,926,787,800 13,96 -9,580,408,266 -7,29
1 Phải thu của khách hàng 119,540,798,686 90,90 98,140,970,062 80,49 -21,399,828,624 -17,90
2 Trả trước cho người bán 5,980,295,168 4,55 12,136,686,890 9,95 6,156,391,722 102,94
3 Các khoản phải thu khác 6,306,102,212 4,80 13,569,130,848 11,13 7,263,028,636 115,17
4
Dự phòng phải thu ngắn hạn
khó đòi -320,000,000 -0,24 -1,920,000,000 -1,,57 -1,600,000,000 500
III Hàng tồn kho 438,267,970,062 49,44 493,615,903,189 56,53 55,347,933,127 12,63
1 Hàng mua đang đi đường 0 28,447,648,489 5,76 28,447,648,489
2 Nguyên liệu vật liệu tồn kho 334,407,010,798 76,30 414,510,282,313 83,97 80,103,271,515 23,95
3 Công cụ dụng cụ 21,474,046,682 4,9 18,761,138,368 3,8 -2,712,908,314 -12,63
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0242
4
Chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang 21.452.645.372 4,89 52.142.683.196 10,56 30.690.037.824 143,06
5 Thành phẩm 104.296.980.068 23,80 73.354.197.863 15 -30.942.782.205 -29,67
6 Hàng gửi đi bán 180,501,131 0,04 180,501,131 0,04 0 0
7
Dự phòng giảm giá hàng tồn
kho -43,543,212,989 -9,94 -93,820,548,171 -19,00
-
50,277,335,182 115,46
IV Tài sản ngắn hạn khác 790,309,179 0,09 3,110,901,635 0,36 2,320,592,456 293,63
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 0 640,136,390 20,58 640,136,390
2 Thuế GTGT được khấu trừ 340,098,076 43,03 212,134,126 6,82 -127,963,950 -37,63
3
Thuế và các khoản phải thu
NN 2,930,183 0,37 0 -2,930,183 -100
4 Tài sản ngắn hạn khác 447,280,920 56,6 2,258,631,119 72,6 1,811,350,199 404,97
Tổng cộng 886,387,689,849 100 873,136,926,389 100 -13,250,763,460 -1,5
Để đưa ra được những đánh giá chính xác về tình hình sử dụng VLĐ và
những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, trước hết ta cần phân tích chi
tiết tình hình quản lý của Công ty đối với từng khoản mục.
2.2.2.2. Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán của Công
ty.
Một trong các yêu cầu của công tác quản lý tài chính DN là phải làm cho
đồng vốn đầu tư vào kinh doanh không ngừng vận động và sinh lời. Trong khi
đó tỷ lệ sinh lời trực tiếp của tiền mặt là rất thấp, tiền giấy trong két còn được
coi là “đồng tiền chết’’, sức mua của đồng tiền lại luôn có khuynh hướng giảm
do chịu ảnh hưởng của lạm phát. Do vậy trong quản lý vốn bằng tiền thì việc tối
thiểu hóa lượng tiền mặt dự trữ, đồng thời thường xuyên đảm bảo khả năng
thanh toán các khoản nợ đến hạn cho DN là mục tiêu quan trọng nhất.
Bảng 06: Cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty xi măng Hoàng Thạch năm
2008.
Đơn vị: Đồng
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0243
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch CN/ĐN
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Tiền tại quỹ 5.182.259.193 1,64 1.923.218.358 0,76 -3.259.040.835 -62,89
2. TGNH 310.639.955.349 98,36 252.560.115.407 99,24 -58.079.839.942 -18,70
TỔNG CỘNG 315.822.214.542 100 254.483.333.765 100 -61.338.880.777 -19,42
Tỷ trọng vốn bằng
tiền trên tổng VLĐ
- 35,63 - 29,15 - -
Vốn bằng tiền tại thời điểm cuối năm so với đầu năm giảm 61,34 tỷ đồng,
tương ứng với tỷ lệ giảm 19,42%. Trong đó:
- Tiền mặt tại quỹ giảm 3,26 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm 62,89%. Tỷ
trọng của nó trong tổng vốn bằng tiền cũng giảm 0,88% (= 0,76% - 1,64%).
- TGNH giảm 58,08 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 18,70%. Tuy nhiên, tỷ
trọng của nó trong tổng vốn bằng tiền lại tăng 0,88%.
Vốn bằng tiền giảm là do trong năm 2008, Công ty đã thanh toán cho các
loại nguyên vật liệu tăng mạnh trong kỳ, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Vốn bằng tiền của Công ty được lưu giữ chủ yếu dưới dạng TGNH ( đầu
năm chiếm 98,36%, cuối năm là 99,24%). Đây là điều hợp lý trong quản lý vốn
bằng tiền vì Công ty chủ yếu thực hiện các giao dịch thanh toán qua hình thức
chuyển khoản. Các khách hàng của Công ty chủ yếu là thị trường xa như Bắc
Kạn, Đà Nẵng nên việc thanh toán bằng chuyển khoản là đương nhiên. Các
nguyên vật liệu chính của Công ty như đá vôi, đá sét là do Công ty tự khai thác
sử dụng, chỉ có thạch cao do Việt Nam không có thạch cao 100% nên thạch cao
Công ty đều phải nhập từ nước ngoài như: Lào, Thái Lan, Trung Quốc,…và
phải thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Vì vậy TGNH của Công ty chiếm
phần lớn trong tổng nguồn vốn là thỏa đáng. Ngoài ra, trong năm Công ty cũng
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0244
tăng các khoản chiếm dụng nên cần có một lượng tài sản có tính thanh khoản
cao như vậy để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu trả nợ của Công ty.
Tỷ trọng giữa các loại tiền mặt tại quỹ và TGNH có sự điều chỉnh theo
hướng giảm bớt tỷ trọng tiền mặt tại quỹ và tăng thêm tỷ trọng TGNH. Điều đó
có thể thấy việc quản lý vốn bằng tiền của Công ty ngày càng được tổ chức chặt
chẽ để phát huy tối đa khả năng sinh lời của đồng vốn tạm thời nhàn rỗi trong
khả năng cho phép.
Vốn bằng tiền giảm cũng là một nguyên nhân khiến VLĐ của Công ty
giảm trong năm qua. VLĐ giảm trong khi doanh thu tăng làm tăng tốc độ luân
chuyển VLĐ, do đó làm tăng hiệu quả sử dụng VLĐ. Tuy nhiên, việc giảm dữ
trữ vốn bằng tiền lại có tác động tiêu cực tới khả năng thanh toán của Công ty.
Cần thấy rằng trong năm qua, cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của Công ty đều
tăng. Vậy việc đánh đổi tăng hiệu quả sử dụng VLĐ với việc giảm khả năng
thanh toán có thể coi là hợp lý không? Ta sẽ xem xét khả năng thanh toán của
Công ty qua các chỉ tiêu tính toán trong bảng 07.
Bảng 07: Hệ số khả năng thanh toán của Công ty năm 2008
STT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính Đầu năm Cuối năm
Chênh lệch
CN/ĐN
I TSLĐ và ĐTNH Đồng 886.387.689.849 873.136.926.389 -13.250.763.460
1 Tiền Đồng 315.822.214.542 254.483.333.765 -61.338.880.777
2 Các khoản phải thu Đồng 131.507.196.066 121.926.787.800 -9.580.408.266
3 Hàng tồn kho Đồng 438.267.970.062 493.615.903.189 55.347.933.127
4 Tài sản ngắn hạn khác Đồng 790.309.179 3.110.901.635 2.320.592.456
II TCSĐ và ĐTDH Đồng 1.288.824.976.319 1.418.092.417.745 129.267.441.426
III Nợ phải trả Đồng 430.222.572.371 617.097.362.644 186.874.790.273
1 Nợ ngắn hạn Đồng 304.097.865.473 445.095.671.105 140.997.805.632
IV Các hệ số khả năng thanh toán
1
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
(I/III.1) Lần 2,91 1,96 -0,95
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0245
2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh (I-I.3)/III.1 Lần 1,47 0,85 -0,62
3 Hệ số khả năng thanh toán tức thời (I.1/III.1) Lần 1,04 0,57 -0,47
Việc giảm tiền đã tác động khá lớn đến khả năng thanh toán của Công ty.
Bước đầu phân tích có thể thấy cả đầu năm và cuối năm Công ty hoàn toàn có
khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kỳ
kinh doanh thông qua chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán hiện thời. Hệ số này
đầu năm là 2,91 và giảm về cuối năm còn 1,96. Việc tiền giảm chưa có tác động
tiêu cực đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tuy nhiên lại tác động tiêu cực
đến hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thời. Hệ
số khả năng thanh toán nhanh giảm còn có nguyên nhân là lượng hàng tồn kho
tăng lên, nhưng tiền giảm vẫn ảnh hưởng hơn cả. Ở đầu năm, các hệ số này đều
lớn hơn 1 thể hiện tiềm lực thanh toán của Công ty là mạnh. Đến cuối năm các
hệ số này đều nhỏ hơn 1, về độ lớn thì có thể nói các chỉ tiêu này là hơi thấp, nó
thể hiện sự mạo hiểm trong chính sách tài chính của Công ty. Tuy nhiên điều
này cũng đồng nghĩa với việc nếu Công ty khéo léo sử dụng các khoản nợ thì
vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán, trong khi đó lại giảm được chi phí sử
dụng vốn. Trên thực tế thì các khoản nợ ngắn hạn của Công ty chủ yếu là các
khoản phải trả người bán, phải trả người lao động. Đây là những khoản nợ mà
Công ty hoàn toàn có thể tự chủ trong thời hạn trả nợ và cũng dễ dàng luân
chuyển thời hạn của các khoản nợ để đảm bảo khả năng có thể thanh toán của
mình; và thực tế là Công ty chưa có khoản nợ nào quá hạn thanh toán. Do vậy,
có thể đánh giá việc giảm tiền của Công ty là hợp lý vì tiền cũng chiếm tỷ trọng
khá cao trong tổng VLĐ của Công ty. Điều này cũng không hề làm giảm uy tín
của Công ty đối với các chủ nợ, bằng chứng là các hợp đồng mua hàng hóa của
Công ty vẫn được các nhà cung cấp chấp nhận và được hưởng chính sách
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0246
thương mại, đặc biệt là khoản tín dụng trị giá 400 tỷ đồng mà Ngân hàng
TMCP Á Châu ACB vừa cấp cho Công ty vào đầu năm 2009.
2.2.2.3. Tình hình quản lý các khoản phải thu của Công ty.
Trong nền kinh tế thị trường, để sản xuất kinh doanh được diễn ra liên
tục, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, các DN thường áp dụng các biện
pháp khác nhau để thu hút khách hàng. Một trong các biện pháp được áp dụng
phổ biến nhất là cung cấp tín dụng cho khách hàng. Trong quan hệ thương mại,
một công ty có thể vừa là nhà cung cấp vừa là khách hàng của các DN khác. Vì
vậy, luôn tồn tại việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các DN và đó chính là
nguyên nhân tồn tại các khoản phải thu, phải trả. Quản lý các khoản phải thu
luôn là công việc khó khăn của nhà quản trị. Để quản lý tốt nhà quản trị phải
thường xuyên theo dõi chặt chẽ các khoản nợ, chú trọng đến chính sách bán
chịu, nhanh chóng thu hồi nợ,… vừa để đảm bảo mục tiêu mở rộng thị trường
tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của DN vừa để giảm bớt chi phí quản lý
khoản phải thu cho DN.
Công ty xi măng Hoàng Thạch là một DN hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất kinh doanh xi măng nên để bảo vệ sức cạnh tranh của mình Công ty cũng
phải tuân theo quy luật chung là áp dụng chính sách tín dụng thương mại cho
khách hàng. Mặt khác để đáp ứng kịp thời, đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất
trong tình hình thị trường biến động như năm vừa qua, Công ty cũng phải trả
trước cho người bán một khoản tiền để đảm bảo nhu cầu nguyên vật liệu. Vì
vậy trong kết cấu các khoản phải thu của Công ty chủ yếu là các khoản phải thu
của khách hàng và trả trước cho người bán.
Bảng 08: Các khoảnphải thu của Công ty xi măng Hoàng Thạchnăm 2008
Đơn vị tính: Đồng
STT Chỉ tiêu
Đầu năm Cuối năm Chênh lệch CN/ĐN
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0247
I Tổng tài sản 2.175.212.666.168 - 2.291.229.344.134 - 116.016.677.966 5,33
II Tổng TSLĐ và ĐTNH 886.387.689.849 - 873.136.926.389 - -13.250.763.460 -1,5
III
Các khoản phải thu ngắn
hạn 131.507.196.066 100 121.926.787.800 100 -9.580.408.266 -7,29
1 Phải thu của khách hàng 119.540.798.686 90,9 98.140.970.062 80,49 -21.399.828.624 -17,9
2 Trả trước cho người bán 5.980.295.168 4,55 12.136.686.890 9,95 6.156.391.722 102,94
3 Các khoản phải thu khác 6.306.102.212 4,8 13.569.130.848 11,13 7.263.028.636 115,17
4 Dự phòng phải thu khó đòi -320.000.000 -0,24 -1.920.000.000 -1,57 -1.600.000.000 500
IV Tỷ trọng nợ phải thu
1 Trên tổng tài sản - 6,04 - 5,32 - -
2 Trên tổng TSLĐ và ĐTNH - 14,84 - 13,96 - -
Tại thời điểm đầu năm 2008 tổng số các khoản phải thu chiếm 14,84%
trong tổng TSLĐ với 131,51 tỷ đồng; đến cuối năm 2008 các khoản phải thu
giảm xuống chỉ còn 121,93 tỷ đồng tương ứng với tỷ trọng 13,96%. Như đã
trình bày ở trên, việc giảm các khoản phải thu là do Công ty thu hẹp chính sách
tín dụng và tăng cường thu hồi nợ trong năm để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư
cho dây chuyền mới.
Khoản phải thu của khách hàng là lớn nhất. Đầu năm các khoản phải thu
của khách hàng chiếm hơn 119 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 90,9% trong tổng các
khoản phải thu. Đến cuối năm khoản phải thu của khách hàng chỉ còn hơn 98 tỷ
đồng với tỷ trọng 80,49%.
Xét trong tổng tài sản thì tỷ trọng các khoản phải thu rất nhỏ, chỉ chiếm
6,04% vào đầu năm và 5,32% vào cuối năm. Trên thực tế, việc sử dụng chính
sách bán chịu làm tăng thêm các khoản phải thu, đồng nghĩa với việc làm phát
sinh thêm chi phí và rủi ro đối với DN như: chi phí quản lý và thu hồi nợ, chi
phí huy động thêm vốn để đáp ứng nhu cầu VLĐ thiếu do vốn của DN bị khách
hàng chiếm dụng,…. Bên cạnh đó các khoản phải thu cũng làm phát sinh rủi ro
từ chỗ các khoản phải thu quá hạn dẫn đến có nguy cơ không thu hồi được do
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0248
khách hàng vỡ nợ, gây mất vốn của DN. Điều đó được chứng minh bởi khoản
dự phòng phải thu khó đòi cuối năm đã tăng so với đầu năm 1.600.000.000
đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 500%.
Tuy vậy, nếu xét trong thời gian lâu dài, trong tình hình chung hiện nay
khi mà lĩnh vực kinh doanh của Công ty đang xuất hiện nhiều đối thủ cạnh
tranh trong khối công nghiệp xi măng thì việc mở rộng chính sách tín dụng
thương mại là một giải pháp thích hợp. Với mục tiêu của Công ty là mở rộng thị
trường thì chính sách này mang tính thiết thực hơn. Do vậy, trong thời gian tới,
Công ty nên xem xét để có thể mở rộng thêm chính sách bán chịu cho khách
hàng bởi với tỷ trọng khoản phải thu của khách hàng như hiện nay thì việc mở
rộng chính sách này là hoàn toàn không đáng lo ngại.
Để đánh giả đúng hiệu quả quản lý các khoản phải thu của Công ty ta đi
phân tích một số chỉ tiêu ở bảng 09:
Bảng 09: Chỉ tiêu đánh giá tốc độ thu hồi nợ phải thu
STT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch 2008/2007
Số tuyệt đối %
1 Tổng doanh thu Đồng 2.363.060.861.219 2.617.250.616.563 254.189.755.344 10,76
2
Doanh thu tiêu thụ có
thuế Đồng 2.481.213.904.230 2.748.113.147.592 266.899.243.362 10,76
3
Các khoản phải thu
bình quân Đồng 132.997.057.623 126.716.991.933 -6.280.065.690 -4,72
4
Vòng quay các khoản
phải thu (2/3) Vòng 18,66 21,69 3,03 16,24
5
Kỳ thu tiền trung bình
(360/4) Ngày 20 17 -3 -15
Trong năm 2007, các khoản phải thu quay được 18,66 vòng, đến năm
2008 con số này là 21,69 vòng. Như vậy trong năm 2008 số vòng quay của các
khoản phải thu đã tăng 3,03 vòng từ đó kéo theo kỳ thu tiền trung bình giảm từ
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0249
20 ngày (năm 2007) xuống còn 17 ngày (năm 2008). Từ đó có thể thấy hiệu quả
công tác thu hồi nợ của Công ty đã tăng lên trong năm 2008, kết quả của nó là
Công ty đã thu hồi được nhanh hơn phần vốn bị chiếm dụng, do đó hiệu quả sử
dụng vốn của Công ty tăng lên. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do trong
công tác quản lý các khoản phải thu năm 2008, Công ty đã giảm các khoản phải
thu bình quân (giảm 4,72% so với năm 2007) trong khi đó doanh thu tiêu thụ có
thuế tăng lên (tăng 10,76% so với năm 2007). Nguyên nhân của việc giảm các
khoản phải thu bình quân là do khoản phải thu của khách hàng giảm. Còn
doanh thu tiêu thụ có thuế tăng lên là do Công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh và uy tín của Công ty trên thị trường đã giúp cho Công ty tiêu thụ được
nhiều sản phẩm hơn.
Thêm vào đó, kỳ hạn nợ Công ty cho khách hàng hưởng là 25 ngày, trong
khi đó kỳ thu tiền trung bình là 20 ngày năm 2007 và 17 ngày năm 2008, điều
này cũng khẳng định thêm về chính sách thu hồi nợ của Công ty là có hiệu quả.
Như vậy qua những chỉ tiêu và phân tích ở trên ta thấy rằng việc giảm
các khoản phải thu đã đem lại hiệu quả nhất định cho Công ty, vốn của Công ty
đã được thu hồi để phục vụ cho chu kỳ sản xuất tiếp theo và nhu cầu mở rộng
quy mô sản xuất.
2.2.2.4. Tình hình quản lý hàng tồn kho của Công ty.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn về hàng tồn kho chiếm tỷ
trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của DN và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
VLĐ của DN. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ thì việc quản lý hàng
tồn kho là rất quan trọng và cần thiết.
Trước hết ta xét tới tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng TSLĐ, ta thấy rằng
chỉ tiêu này luôn ở mức khá cao: đầu năm hàng tồn kho chiếm 49,44%, cuối
năm là 56,53%. Cả đầu năm và cuối năm hàng tồn kho đều chiếm tỷ trọng cao
nhất trong tổng VLĐ. Theo tài liệu chi tiết thì mức dự trữ hàng tồn kho là vượt
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0250
quá nhu cầu cần thiết cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ tới. Chính điều này đã
gây ra tình trạng ứ đọng vốn trong Công ty khiến Công ty bị thiếu vốn và số
vòng luân chuyển hàng tồn kho sẽ thấp. Những hạn chế này dù Công ty biết rất
rì, tuy vậy vẫn phải chấp nhận nó bởi những lý do khách quan sau đây:
- Đối với nguyên vật liệu: Trong số các nguyên vật liệu chính của Công
ty thì đá vôi, đá sét Công ty tự khai thác, các mỏ khai thác hoạt động liên tục
với tối đa công suất nên nguyên vật liệu của Công ty luôn nhiều. Thêm vào đó
là nguyên liệu thạch cao 100% Công ty phải nhập từ nước ngoài nên có những
khó khăn nhất định: khả năng đáp ứng nhanh nguyên vật liệu cho sản xuất khi
có nhu cầu là thấp vì thời gian vận chuyển dài, thêm vào đó chi phí cho mỗi lần
thực hiện hợp đồng lớn. Vì vậy Công ty phải tăng lượng vật tư mỗi lần nhập,
khiến cho dự trữ vật tư luôn ở mức cao.
- Đối với thành phẩm tồn kho: Do chu trình tổ chức sản xuất của Công ty
không để xi măng bao tồn kho mà chỉ khi có phương tiện vào nhận hàng thì mới
chuyển xi măng rời sang dây chuyền đóng bao rồi sau đó mới xuất kho bán nên
thành phẩm trong kho của Công ty luôn tồn tại một khối lượng vừa phải để sẵn
sàng chuyển sang công đoạn đóng bao xuất bán khi khách hàng có nhu cầu.
- Đối với sản phẩm dở dang: Quy trình sản xuất của Công ty là quy trình
khép kín, với công nghệ hiện đại bậc nhất đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt về chất
lượng đầu vào, công thức pha trộn nguyên vật liệu, thời gian hoàn thành sản
phẩm lại tương đối dài và các công đoạn sản xuất rất phức tạp. Chính vì vậy
trong hàng tồn kho của Công ty luôn có một lượng sản phẩm dở dang với tỷ
trọng không nhỏ.
Để phân tích kỹ hơn tình hình quản lý hàng tồn kho của Công ty trong
năm vừa qua, ta xem xét sự biến động của từng thành phần qua bảng 10:
Bảng 10: Tình hình hàng tồn kho của Công ty xi măng Hoàng Thạch năm
2008.
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anKhoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anphuonglien1392
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty vận tải Hà Nội
Đề tài  Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty vận tải Hà NộiĐề tài  Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty vận tải Hà Nội
Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty vận tải Hà NộiDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanhTieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanhSMS291155
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.docnoi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
 
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đNâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
 
QT047.doc
QT047.docQT047.doc
QT047.doc
 
Khoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anKhoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-an
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà NộiĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty vận tải Hà Nội
Đề tài  Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty vận tải Hà NộiĐề tài  Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty vận tải Hà Nội
Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty vận tải Hà Nội
 
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Dầu khí
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Dầu khíĐề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Dầu khí
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Dầu khí
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Sông Đà 12
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Sông Đà 12Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Sông Đà 12
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Sông Đà 12
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNamTăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
 
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
 
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đĐề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
 
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
 
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
 
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
 
Tieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanhTieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanh
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
 
Qun tr tin_mt_-thc_trng_va_gii_ph
Qun tr tin_mt_-thc_trng_va_gii_phQun tr tin_mt_-thc_trng_va_gii_ph
Qun tr tin_mt_-thc_trng_va_gii_ph
 

Similar to Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạtPhân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tài chính tiền tệ
Tài chính tiền tệTài chính tiền tệ
Tài chính tiền tệNgcMinh917564
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (16)

Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu độngVốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
 
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựngLuận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thương mại và Đầu tư phát ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thương mại và Đầu tư phát ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thương mại và Đầu tư phát ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thương mại và Đầu tư phát ...
 
Cơ sở lý luận về vốn lưu động và sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu q...
Cơ sở lý luận về vốn lưu động và sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu q...Cơ sở lý luận về vốn lưu động và sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu q...
Cơ sở lý luận về vốn lưu động và sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu q...
 
Chương 1
Chương 1Chương 1
Chương 1
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạtPhân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấyĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
 
Cơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.docx
Cơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.docxCơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.docx
Cơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.docx
 
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đĐề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
 
Tài chính tiền tệ
Tài chính tiền tệTài chính tiền tệ
Tài chính tiền tệ
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Đại Việt.docx
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Đại Việt.docxNâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Đại Việt.docx
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Đại Việt.docx
 
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệpLuận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp
 
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (19)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.021 LỜI MỞ ĐẦU Vốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tồn tại và phát triển. Trong đã vốn lưu động được coi là nhựa sống để nuôi dưỡng, duy trì và tái sản xuất hoạt động của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy việc xác định hợp lý nhu cầu vốn lưu động và tổ chức quản lý vốn lưu động có hiệu quả có ảnh hưởng to lớn tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Công ty xi măng Hoàng Thạch, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu em nhận thấy công tác tổ chức, sử dụng vốn lưu động của Công ty bên cạnh những thành tíchđạt được vẫn còn một số hạn chế nhất định. Những hạn chế này làm cho hiệu quả sử dụng vốn của Công ty bị giảm sút. Vì vậy em lựa chọn đề tài “Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng Hoàng Thạch ”. Bằng phương pháp nghiên cứu kết hợp lý luận với thực tiễn, trên cơ sở số liệu thực tế do Công ty cung cấp, luân văn đi sâu phân tíchtình hình tổ chức, sử dụng vốn lưu động của Công ty: Tình hình quản lý vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Qua đó đánh giá chung về hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cai hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại Công ty. Luân văn gồm ba chương: Chương I: Vốn lưu động và sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động. Chương II: Thực trạng về tình hình tổ chức và sử dụng vốn lưu động ở Công ty xi măng Hoàng Thạch. Chương III: Một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng Hoàng Thạch.
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.022 CHƯƠNG I VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 1.1.Vốnlưu động và nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1.1.1. Lý luận chung về vốn lưu động. 1.1.1.1. Khái niệm vốn lưu động. Trong nền kinh tế thị trường, DN được coi là “tế bào” của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chức năng chủ yếu của DN là tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh để cung cấp cho thị trường các sản phẩm, dịch vụ phục vụ người tiêu dùng nhằm mục đích sinh lời. Để thực hiện được chức năng đó, DN cần phải có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó, tư liệu lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì không thay đổi hình thái ban đầu. Giá trị của nó được dịch chuyển từng phần vào giá trị sản phẩm và thu hồi dần khi sản phẩm được tiêu thụ. Còn đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu. Xét về hình thái hiện vật, đối tượng lao động được gọi là các TSLĐ, bao gồm hai loại: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. - TSLĐ sản xuất gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,… - TSLĐ lưu thông: Bao gồm những TSLĐ nằm trong quá trình lưu thông như: Thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các loại tiền ( tiền mặt, tiền đang chuyển, TGNH), các loại đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán (khoản phải thu, khoản tạm ứng),… Nếu xét về hình thái giá trị, đối tượng lao động còn được gọi là vốn lưu động của DN. Như vậy, ta có khái niệm về VLĐ như sau:
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.023 “ Vốn lưu động của DN là số vốn ứng ra để hình thành nên các TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của DN được thực hiện thường xuyên, liên tục. VLĐ luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kếtthúc một chu kỳ kinh doanh.” 1.1.1.2. Quá trình vận động của vốn lưu động (vòng tuần hoàn VLĐ). Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, VLĐ của DN luôn luôn vận động và chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau. Quá trình này diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ và được gọi là vòng tuần hoàn chu chuyển VLĐ. Trong DN sản xuất: Sự chu chuyển của VLĐ được thể hiện qua sơ đồ sau: T – H – SX – H’ – T’ - Giai đoạn mua sắm vật tư (T – H): Đây là giai đoạn khởi đầu vòng tuần hoàn. VLĐ từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vật tư dự trữ. - Giai đoạn sản xuất (…SX…): Giai đoạn này DN tiến hành sản xuất sản phẩm, VLĐ từ hình thái vật tư dự trữ chuyển sang hình thái vốn sản phẩm dở dang và vốn thành phẩm. - Giai đoạn tiêu thụ ( H’ – T’): Kết thúc vòng tuần hoàn, DN tiến hành tiêu thụ sản phẩm. VLĐ từ hình thái vốn thành phẩm chuyển về hình thái tiền tệ ban đầu. Trong DN thương mại: VLĐ của DN được chuyển hóa qua hai giai đoạn, biểu hiện qua sơ đồ sau: T – H – T’ - Giai đoạn mua hàng hóa (T – H): VLĐ từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái hàng hóa dự trữ. - Giai đoạn bán hàng hóa ( H – T’): VLĐ từ hình thái hàng hóa dự trữ chuyển sang hình thái vốn bằng tiền.
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.024 Như vậy, VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, DN phải có đủ vốn để đầu tư vào các hình thái khác nhau của VLĐ, đảm bảo cho các hình thái tồn tại hợp lý, đồng thời nhau. Từ đó tạo điều kiện cho chuyển hóa hình thái VLĐ được thuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, tăng hiệu suất sử dụng VLĐ trong DN. 1.1.2.Phân loại VLĐ. 1.1.2.1.Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn. VLĐ được chia thành hai loại: - Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tại quỹ, TGNH, tiền đang chuyển, các khoản phải thu của khách hàng, các khoản ứng trước tiền mua hàng cho người bán,… - Vốn về hàng tồn kho: + Trong DN sản xuất: Vốn vật tư, hàng hóa gồm các khoản vốn có hình thái cụ thể như: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, chi phí trả trước, thành phẩm,… + Trong DN thương mại: Vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giá trị các loại hàng hóa dự trữ. Cách phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của DN. 1.1.2.2.Căn cứ vào vai trò của VLĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này, VLĐ của DN có thể chia thành các loại chủ yếu sau: - VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất gồm: Vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật đóng gói, công cụ dụng cụ nhỏ.
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.025 - VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất, gồm: Vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, chi phí trả trước. - VLĐ trong khâu lưu thông, gồm: Vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn, cho vay ngắn hạn,… Cách phân loại này giúp việc đánh giá tình hình phân bổ VLĐ trong các khâu của quá trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề ra biện pháp thích hợp điều chỉnh cơ cấu VLĐ hợp lý, đạt hiệu quả sử dụng vốn cao nhất. 1.1.3.Nguồn VLĐ của DN. 1.1.3.1. Phân loại theo quan hệ sở hữu vốn. Theo cách này, nguồn VLĐ được chia thành hai loại: - Vốn chủ sở hữu: Là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của DN, DN có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt bao gồm: Vốn góp cổ phần trong công ty Cổ phần, vốn do chủ DN tư nhân bỏ ra, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận, vốn từ các quỹ,… - Nợ phải trả: Là vốn thuộc quyền sở hữu của các chủ thế kinh tế khác, DN có quyền sử dụng, chi phối trong một thời gian nhất định gồm: vay từ ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ chiếm dụng là các khoản vốn mà DN được sử dụng một cách hợp pháp khi chưa đến thời kỳ hạn trả,… Cách phân loại này cho thấy kết cấu nguồn hình thành VLĐ của DN, giúp DN có biện pháp quản lý VLĐ một cách chặt chẽ, có biện pháp sử dụng, đảm bảo an toàn tài chính trong việc sử dụng vốn. 1.1.3.2.Phân loại theo nguồn hình thành VLĐ. Theo cách phân loại này, VLĐ được hình thành từ các nguồn: - Nguồn vốn điều lệ: Là số VLĐ được hình thành từ khi thành lập DN do các chủ sở hữu của DN bỏ ra, hoặc tự bổ sung từ hoạt động kinh doanh.
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.026 - Nguồn vốn tự bổ sung: Là nguồn vốn do DN tự bổ sung, chủ yếu từ lợi nhuận để lại nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. - Nguồn vốn liên doanh liên kết: Là số vốn hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền hoặc hiện vật như vật tư hàng hóa,… - Nguồn vốn đi vay: Vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng hoặc DN phát hành trái phiếu để huy động vốn. - Nguồn vốn chiếm dụng: Là số vốn mà DN chiếm dụng hợp pháp từ các chủ thể kinh tế khác, phát sinh trong quan hệ thanh toán như: Phải trả người bán, phải trả người lao động, phải nộp ngân sách Nhà nước,… Cách phân loại này giúp DN thấy được cơ cấu nguồn tài trợ vốn, từ đó lựa chọn cơ cấu nguồn vốn tối ưu nhằm giảm thấp nhất chi phí sử dụng vốn. 1.1.3.3. Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn. Theo cách này nguồn VLĐ được chia thành nguồn VLĐ tạm thời và nguồn VLĐ thường xuyên. - Nguồn VLĐ tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các DN. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác. - Nguồn VLĐ thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm hình thành nên TSLĐ thường xuyên cần thiết. Được xác định như sau: Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ – Nợ ngắn hạn Việc phân loại nguồn VLĐ như trên giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn VLĐ một cách phù hợp với thời gian sử dụng để nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ trong DN mình. Ngoài ra nó còn giúp cho nhà quản lý lập các kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định về tổ chức
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.027 nguồn VLĐ trong tương lai, trên cơ sở xác định quy mô, số lượng VLĐ cần thiết để lựa chọn nguồn VLĐ này mang lại hiệu quả cao nhất cho DN. 1.1.4.Kết cấu VLĐ và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ. Kết cấu VLĐ phản ánh các thành phần và tỷ trọng của từng thành phần VLĐ chiếm trong tổng thể VLĐ của DN. Kết cấu VLĐ ở các DN khác nhau thì khác nhau. Việc phân tích kết cấu VLĐ của DN giúp DN hiểu rì hơn về đặc điểm VLĐ mà mình đang tổ chức và sử dụng. Từ đó xác định rì các trọng điểm và biện pháp quản lý, đưa ra phương hướng sản xuất hợp lý của DN trong các thời kỳ, đưa lại hiệu quả sử dụng vốn cao, chi phí sử dụng vốn thấp cho DN. * Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ của DN. - Nhóm nhân tố về mặt sản xuất, như: + Đặc điểm quy trình công nghệ, quy mô sản xuất + Độ dài chu kỳ sản xuất càng dài thì lượng vốn ứng ra cho sản phẩm dở dang càng cao và ngược lại. + Đặc điểm tổ chức sản xuất có ảnh hưởng đến sự khác nhau về tỷ trọng VLĐ bỏ vào khâu sản xuất và khâu dự trữ. Nếu DN tổ chức sản xuất đồng bộ, phối hợp được khâu cung cấp và khâu sản xuất một cách hợp lý sẽ giảm bớt được một lượng dữ trữ vật tư, sản phẩm dở dang. + Trình độ, tay nghề cán bộ công nhân viên. Nhóm nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: + Khoảng cách giữa DN với đơn vị cung ứng vật tư, và với đơn vị mua hàng. + Điều kiện về phương tiện giao thông vận tải. + Khả năng cung cấp vật tư của thị trường + Kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư mỗi lần giao hàng.
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.028 + Đặc điểm của sản phẩm: Nếu là sản phẩm mới tung ra thị trường hoặc là sản phẩm xa xỉ thì không nên sản xuất quá nhiều vì có thể tồn kho nhiều do không bán được. + Uy tín của DN đối với nhà cung cấp hoặc đối với khách hàng. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của quy mô hợp đồng ký kết, trình độ marketing sản phẩm,… - Nhóm nhân tố về mặt thanh toán: Đây là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu VLĐ. Tình hình quản lý khoản phải thu của DN, việc chấp hành kỷ luật thanh toán của khách hàng, lựa chọn hình thức thanh toán thích hợp,… ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ. Phương thức thanh toán hợp lý, giải quyết nhanh chóng kịp thời sẽ làm giảm tỷ trọng vốn phải thu. Ngoài ba nhóm nhân tố trên, kết cấu VLĐ còn chịu ảnh hưởng bởi tính chất thời vụ của nguyên vật liệu, của sản xuất và trình độ tổ chức quản lý. 1.1.5. Nhu cầuVLĐ và các phương pháp xác định 1.1.5.1. Nhu cầu VLĐ. Trong chu kỳ kinh doanh của DN phát sinh nhu cầu VLĐ. Nhu cầu VLĐ của DN là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết DN phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và các khoản phải thu của khách hàng sau khi đã sử dụng khoản tín dụng nhà cung cấp, có thể xác định theo công thức sau: Nhu cầu vốn Lưu động = Mức dự trữ hàng tồn kho + Các khoảnnợ phải thu từ kháchhàng - Các khoảnnợ phải trả nhà cung cấp
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.029 Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết tối thiểu là số vốn tính ra phải đủ để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục, đồng thời phải đảm bảo tiết kiệm một cách hợp lý. Việc xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên đúng đắn và hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng vì: - Là cơ sở để tổ chức tốt, huy động đầy đủ, kịp thời các nguồn tài trợ. Nếu DN huy động vốn không đáp ứng nhu cầu sẽ gây khó khăn cho công tác đảm bảo vốn, làm gián đoạn quá trinh sản xuất kinh doanh, gây tổn thất cho DN. - Giúp DN sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. 1.1.5.2. Phương pháp xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của DN. Để xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của DN, phải tùy theo đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của DN trong từng thời kỳ mà có thể lựa chọn áp dụng các phương pháp xác định khác nhau. Có hai phương pháp chủ yếu: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. a) Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của DN. Đây là phương pháp áp dụng thông thường cho giai đoạn đầu DN thành lập, chưa có số liệu kỳ trước để làm căn cứ. Nội dung cơ bản của phương pháp này là: Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng VLĐ mà DN phải ứng ra để xác định nhu cầu VLĐ. Việc xác định nhu cầu VLĐ có thể theo trình tự sau: - Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động kinh doanh của DN. Ta có công thức sau:   k i TK 1 V Mi x Ni
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0210 Trong đó: VTK : Nhu cầu vốn để dữ trữ hàng tồn kho. M : Mức tiêu hao bình quân một ngày của loại vốn được tính toán. N : Số ngày luân chuyển của loại vốn được tính toán. i : Loại vốn được sử dụng trong khâu ( i = k,1 ). Dựa theo công thức trên, xác định nhu cầu VLĐ để dự trữ về nguyên vật liệu chính, vật tư khác, sản phẩm dở dang, chi phí trả trước và thành phẩm. Tổng hợp lại sẽ xác định được tổng mức dữ trữ hàng tồn kho của DN. - Dự kiến khoản phải thu: Một trong các điều kiện quan trọng để thu hút khách hàng là chính sách bán chịu của DN. Bất kỳ một DN nào muốn tiêu thụ mạnh sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận bán hàng đều phải suy nghĩ đến chính sách bán chịu. Khi bán chịu sản phẩm hàng hóa- dịch vụ cho khách hàng, điều đó đồng nghĩa với việc DN đã cấp một khoản tín dụng cho khách hàng, tức là làm tăng nhu cầu vốn, tăng chi phí quản lý, thu hồi nợ của DN. Điều đó đòi hỏi DN phải xem xét các yếu tố tác động đến nợ phải thu và lựa chọn chính sách bán chịu hợp lý, có lợi nhất. Một trong những yếu tố quan trọng cần xác định trong việc bán chịu là thời gian cho khách hàng nợ. Trên cơ sở xác định được độ dài của thời gian này có thể dự kiến được khoản phải thu trung bình theo công thức sau: Npt = Kpt × Dn Trong đó: Npt : Nợ phải thu dự kiến kỳ kế hoạch. Kpt : Thời hạn trung bình cho khách hàng nợ. Dn : Doanh thu bán hàng bình quân một ngày kỳ kế hoạch. - Dự kiến khoản phải trả. Trong hoạt động kinh doanh, DN có thể mua chịu nguyên vật liệu hay hàng hóa của nhà cung cấp. Tức là nhà cung cấp đã cấp vốn tín dụng thương mại cho DN là giảm nhu cầu VLĐ của DN. Tuy nhiên, việc sử dụng tín dụng
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0211 của nhà cung cấp cũng giống như con dao hai lưỡi do chi phí sử dụng vốn rất cao. Do đó, DN phải xem xét kỹ lưỡng các điều kiện tín dụng nhà cung cấp đưa ra và tình hình tài chính của DN. Trên cơ sở đó có thể dự kiến được khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp theo công thức sau: Nợ phải trả nhà cung cấp = Kỳ trả tiền trung bình × Giá trị nguyên vật liệu hoặc hàng hóa mua vào bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch (loại mua chịu) Sau khi đã tính toán nhu cầu vốn dự trữ hàng tồn kho, dự kiến khoản phải thu, khoản phải trả, xác định nhu cầu VLĐ theo công thức đã nêu ở phần 1.1.5.1. b). Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của DN. Phương pháp này thường áp dụng cho các DN đã đi vào hoạt động, có số liệu kỳ trước làm căn cứ tính toán và có nhiệm vụ kinh doanh cho kỳ sau. -Cơ sở của phương pháp này là: +Dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định. +Dựa vào tổng mức luân chuyển VLĐ năm trước. + Dựa vào sự phấn đấu rút ngắn ngày luân chuyển VLĐ. +Dựa vào tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch. Nhu cầu VLĐ được xác định theo công thức sau: Vnc = VLĐO x M1 Mo x (1 + t%) Hoặc Vnc = 1 L 1 M Trong đó: Vnc : Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch. VLĐo : Số VLĐ bình quân năm báo cáo.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0212 M1, Mo : Tổng mức luân chuyển VLĐ trong năm kế hoạch và năm báo cáo. L1 : Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch. t% : Tỷ lệ tăng (giảm) số ngày luân chuyển VLĐ năm kế hoạch so với năm báo cáo. t% = Ko KoK 1 Trong đó: K1, Ko là kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo. Sau khi xác định được nhu cầu VLĐ cho kỳ kế hoạch, DN tiến hành phân bổ nhu cầu VLĐ cho từng khâu: dự trữ, sản xuất, lưu thông theo một tỷ lệ nhất định (sử dụng tỷ lệ của năm báo cáo). Phương pháp gián tiếp được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất, bởi nó giúp DN có thể xác định nhanh nhu cầu VLĐ đáp ứng được nhu cầu kế hoạch hóa. 1.1.6. Nguồntài trợ vốn của DN. Để đảm bảo quá trình sản xuất-kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường xuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng. Những TSLĐ này gọi là TSLĐ thường xuyên, nó là bộ phận của tài sản thường xuyên. Tài sản thường xuyên gồm TSCĐ và TSLĐ thường xuyên. Trong hoạt động kinh doanh của DN, không phải lúc nào cũng được tiến hành một cách bình thường, mà có những lúc xuất hiện những biến cố làm nảy sinh thêm nhu cầu VLĐ để trang trải, từ đó hình thành nên bộ phận TSLĐ có tính chất tạm thời.
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0213 Các mô hình tài trợ vốn cho DN.  Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ là TSLĐ được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Mô hình này có lợi ích: Giúp cho DN hạn chế được những rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn; giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn. Nhưng mô hình này chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn, song kém linh hoạt hơn.  Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Sử dụng mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn tài chính ở mức cao, tuy nhiên DN phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nên DN phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn.  Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Về lợi thế, mô hình này chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp hơn vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ linh hoạt hơn. Trong thực tế, mô hình này thường được các DN lựa chọn, vì một phần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, đối với các DN mới hình thành lại càng cần thiết. Việc sử dụng mô hình này, DN cũng cần sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn, vì áp dụng mô hình này khả năng gặp rủi ro sẽ cao hơn.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0214 1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY. - Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thường xuyên, liên tục: Đặc điểm chu chuyển của VLĐ là luân chuyển nhanh, giá trị của vốn được thu hồi lại toàn bộ một lần sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nếu DN không đảm bảo đủ lượng VLĐ đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh thì quá trình này sẽ bị gián đoạn, gây thiệt hại do ngừng sản xuất, ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn. Ngược lại, nếu DN tăng cường quản lý, thực hiện bảo toàn nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ đảm bảo cho các giai đoạn luân chuyển và chuyển hóa hình thái vốn thuận lợi, hợp lý, vốn quay vòng nhanh, chớp được cơ hội đầu tư, thu được nhiều lợi nhuận. - Thường xuyên nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng lợi nhuận cho DN: Hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận luôn là mối quan tâm và là mục tiêu hàng đầu của DN. Để đạt được mục tiêu đó thì một trong những biện pháp mà bất kỳ DN nào cũng cần đó là phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Đó chính là chìa khóa, là con đường ngắn nhất giúp DN có được kết quả kinh doanh tốt nhất cho mình. Sự vận động của VLĐ phản ánh sự vận động của vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền… VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay lãng phí, tốc độ thu hồi các khoản phải thu như thế nào. Từ đó, DN có các biện pháp thích hợp nhằm kiểm tra giám sát một cách toàn diện đối với các khoản mục trong cơ cấu VLĐ, đảm bảo vốn không bị ứ đọng ở các khâu. Sử dụng VLĐ hợp lý không những giúp giảm chi phí, hạ giá thành sản
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0215 phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường mà còn cho phép DN khai thác tối đa năng lực làm việc của TSCĐ, làm tăng lợi nhuận, góp phần vào công tác bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. - Việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ còn đáp ứng yêu cầu bảo toàn VLĐ với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN: Mục tiêu sản xuất kinh doanh của DN là thu được lợi nhuận và lợi ích xã hội chung, nhưng bên cạnh đó một số vấn đề quan trọng đặt ra cho DN là việc bảo toàn VLĐ. Do đặc điểm của VLĐ là chu chuyển toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm, hình thái VLĐ thường xuyên biến đổi nên việc bảo toàn VLĐ thực chất là bảo đảm cho số vốn cuối kỳ đủ mua một lượng vật tư, hàng hóa tương đương đầu kỳ khi giá cả hàng hóa tăng lên. Rì ràng, nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ luôn là yếu tố hàng đầu trong mối quan tâm của mỗi DN, là một khâu thiết yếu trong công tác quản trị tài chính ở DN, là một nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị TCDN. Nó gắn liền với sự tồn tại và lợi ích của DN, là tiêu chí để đo hiệu quả kinh doanh giữa các kỳ. 1.2.3.Cácchỉtiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ. Để đạt được lợi ích kinh doanh đòi hỏi các DN phải sử dụng hiệu quả từng đồng VLĐ. Việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả VLĐ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: * Tốc độ luân chuyển VLĐ. Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm VLĐ được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển VLĐ của DN nhanh hay chậm. VLĐ luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0216 Tốc độ luân chuyển VLĐ có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển vốn. Số lần luân chuyển VLĐ: phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong một thời kỳ nhất định, thường tính trong 1 năm. Công thức tính như sau: M VLĐ Trong đó: L: Số lần luân chuyển (số vòng quay) của VLĐ trong kỳ. M: Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ (doanh thu thuần). VLĐ : VLĐ bình quân trong kỳ. Kỳ luân chuyển VLĐ: phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay VLĐ. Công thức: 360 (VLĐ x 360) L M Trong đó: K: kỳ luân chuyển VLĐ. N: Số ngày dương lịch trong kỳ. Vòng quay VLĐ càng nhanh thì kỳ luân chuyển VLĐ càng rút ngắn và VLĐ càng được sử dụng có hiệu quả. * Mức tiết kiệm VLĐ do tăng nhanh tốc độ luân chuyển. Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo). Công thức: M1 M1 M1 VTK = x (K1 – K0) Hoặc VTk = - L = K = Hay K =
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0217 360 L1 LO Trong đó: VTK: VLĐ tiết kiệm. K0, K1: Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo và năm kế hoạch. L0, L1 : Số lần luân chuyển VLĐ năm báo cáo và năm kế hoạch. M1: Tổng mức luân chuyển năm kế hoạch (doanh thu thuần). * Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (doanh thu VLĐ). Công thức: Lợi nhuận trước (sau thuế) Doanh lợi VLĐ = VLĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của DN, cho biết một đồng VLĐ sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế. Mức doanh lợi VLĐ càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng lớn. * Hàm lượng VLĐ (mức đảm nhiệm VLĐ). Là số VLĐ cần có để đạt một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại. Công thức: VLĐ bình quân trong kỳ Hàm lượng VLĐ = Doanh thu thuần
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0218 1.3.PHƯƠNGHƯỚNG, BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY. 1.3.1.Nguyêntắc quản lý VLĐ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ các DN phải thực hiện một số nguyên tắc sau:  Đảm bảo cơ cấu VLĐ hợp lý: Để đảm bảo nguyên tắc này, DN phải phân bổ lượng vốn cho từng thành phần VLĐ một cách hợp lý, phù hợp với tính chất và đặc điểm kinh doanh của ngành, và phù hợp với điều kiện của mình.  Đảm bảo khả năng thanh toán của DN: Công tác quản lý VLĐ có ảnh hưởng trực tiếp tới một số hệ số khả năng thanh toán của DN. Hệ số khả năng thanh toán thể hiện “sức khỏe” tài chính của DN. Một DN đảm bảo được khả năng thanh toán luôn tạo được sự tin tưởng nơi bạn hàng và các chủ nợ, uy tín của DN vì thế mà được nâng cao.  Đảm bảo nhu cầu VLĐ cho sản xuất và sử dụng VLĐ có hiệu quả: DN cần phải dựa trên quy mô sản xuất kinh doanh của mình để xác định chính xác nhu cầu VLĐ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không thừa, không thiếu. Mặt khác, trong quá trình sử dụng VLĐ phải đạt được hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất.  Sử dụng VLĐ phải kết hợp với sự vận động của vật tư hàng hóa: VLĐ là biểu hiện bằng tiền của vật tư hàng hóa. Sự luân chuyển VLĐ và sự vận động của vật tư hàng hóa kết hợp chặt chẽ với nhau, vì vậy sử dụng VLĐ phải kết hợp với sự vận động của vật tư hàng hóa.  DN tự cấp phát và bao toàn VLĐ:
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0219 DN phải chủ động khai thác và sử dụng các nguồn vốn tự có, ngoài ra còn huy động thêm các nguồn bằng các hình thức linh hoạt và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn. 1.3.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ.  Nhân tố khách quan: - Lạm phát: Do ảnh hưởng của nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút, dẫn đến tăng giá trị các loại vật tư hàng hóa. Nếu DN không điều chỉnh kịp thời giá trị các loại tài sản thì sẽ làm cho VLĐ bị hao hụt dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ. - Rủi ro: Là những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các DN thường gặp phải trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường. Ngoài ra DN còn có thể gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hỏa hoạn, lũ lụt…mà các DN khó có thể lường trước được. - Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên sẽ làm giảm giá trị tài sản, vật tư,.. vì vậy, nếu DN không bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời giá trị của sản phẩm thì hàng hóa bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh là giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng. - Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Khi có sự thay đổi về chính sách, chế độ, hệ thống pháp luật, thuế,…cũng tác động đến điều kiện hoạt động kinh doanh và tất yếu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của DN.  Nhân tố chủ quan: - Việc xác định nhu cầu VLĐ: Xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của DN.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0220 - Việc lựa chọn phương án đầu tư: là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của DN. Nếu DN đầu tư sản xuất ra những sản phẩm lao vụ dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời giá thành hạ thì DN thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay của VLĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại. - Do trình độ quản lý: trình độ quản lý của DN mà yếu kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hóa trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các nhân tố trên tới hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ, các DN cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ sự ảnh hưởng của từng nhân tố, nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất, để hiệu quả của đồng vốn mang lại là cao nhất. 1.3.3. Mộtsố biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của DN. Để đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời VLĐ cho sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, DN cân thực hiện một số biện pháp sau: - Xác định chính xác nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động vốn sao cho chi phí thấp nhất, phân bổ nhu cầu VLĐ cho từng khâu đáp ứng yêu cầu của DN. Đây là một trong những biện pháp rất quan trọng và cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Xác định đúng nhu cầu VLĐ sẽ giúp DN tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm; đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của DN được tiến hành bình thường và liên tục; không gây nên sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh của DN;… - Tổ chức huy động vốn hiệu quả nhất: Doanh nghiệp cần khai thác triệt để nguồn vốn bên trong DN (nguồn vốn chủ sở hữu), đồng thời cân nhắc lựa
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0221 chọn các nguồn vốn bên ngoài (nguồn vốn đi vay) với chi phí thấp nhất mà vẫn đáp ứng kịp thời vốn lưu động tối thiểu cần thiết. - Tổ chức quá trình sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm: DN cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường công tác tiếp thị, marketing, thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, hạn chế tối đa sản phẩm tồn kho, tăng nhanh vòng quay của vốn. - Có biện pháp quản lý thích hợp đối với từng loại vốn: Quản trị tốt vốn bằng tiền bằng việc xác định mức tồn quỹ hợp lý, dự đoán, quản lý các luồng nhập xuất, ngân quỹ, từ đó có hướng sử dụng vốn tiền mặt nhằm tăng khả năng sinh lời của DN. Quản trị hàng tồn kho phải quản trị tốt hai chi phí chủ yếu: chi phí lưu kho và chi phí quá trình thực hiện đơn đặt hàng vì vốn tồn kho dự trữ thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của DN. Mặt khác, nếu dự trữ vật tư đúng mức sẽ giúp cho DN không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu sản phẩm để bán, đồng thời sử dụng tiết kiệm vốn. Quản lý tốt công tác thanh toán nợ, tránh tình trạng bán hàng không thu được tiền, vốn bị chiếm dụng, gây nên nợ khó đòi làm thất thoát VLĐ. Để đề phòng rủi ro, DN nên mua bảo hiểm và lập quỹ dự phòng tài chính. Định kỳ kiểm kê, kiểm soát, đánh giá lại toàn bộ vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán để có điều chỉnh hợp lý kịp thời phần chênh lệch. - Tăng cường phát huy chức năng giám đốc của tài chính trong việc sử dụng tiền vốn nói chung và VLĐ nói riêng ở tất cả các khâu từ dự trữ, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0222 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ SỦ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH 2.1. Khái quát về công ty xi măng Hoàng Thạch. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.  Tên DN: Công ty xi măng Hoàng Thạch  Địa chỉ: Thị trấn Minh Tân, Kinh môn, Hải Dương.  Giấy CN ĐKKD (*) số:111584. Ngày cấp: 21/6/1997. Nơi cấp: Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Dương.  Nơi mở tài khoản: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nhị Chiểu – Kinh Môn – Hải Dương  Giám đốc công ty: Đào Ngọc Bình Công ty xi măng Hoàng Thạch là một DN Nhà nước trực thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, có quy mô lớn, luôn đứng đầu trong ngành công nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam. Tiền thân của Công ty là Nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Ngày 19/05/1977, Nhà máy xi măng Hoàng Thạch chính thức được khởi công xây dựng với tổng số vốn ban đầu để xây dựng dây chuyền I là 73.683.000 USD với công suất thiết kế là 1,1 triệu tấn/năm. Ngày 04/03/1980 nhà máy chính thức được thành lập theo Quyết định 33/BXD – TCCB của Bộ xây dựng. Sau khi sản xuất được mẻ Clinke đầu tiên, ngày 16/0/1984 bao xi măng đầu tiên mang nhãn hiệu Hoàng Thạch xuất
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0223 xưởng, đánh dấu thời kỳ đổi mới, thời kỳ sản xuất xi măng theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Để đáp ứng nhu cầu phát triển và phù hợp với nền kinh tế thị trường ngày 12/8/1993 Bộ xây dựng ra Quyết định số 363/QĐ – BXD về việc thành lập Công ty xi măng Hoàng Thạch. Ngày 28/12/1993 Bộ xây dựng có Quyết định số 28 BXD/KH – ĐT phê duyệt dây chuyền Hoàng Thạch II. Sau thời gian khẩn trương khởi công và xây dựng, ngày 12/05/1996 dây chuyền Hoàng Thạch II chính thức đi vào hoạt động đưa sản lượng xi măng từ lên 2,3 triệu tấn/năm. Trước tình hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn (2006-2010), dự án đầu tư xây dựng dây chuyền III Công ty xi măng Hoàng Thạch có công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn/năm, được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại quyết định số 91/QĐ-TTg ngày 20/01/2003. Dây chuyền III được khởi công xây dựng ngày 04/02/2007 dự kiến đến quý III năm 2009 khánh thành đi vào sản suất. Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, Công ty xi măng Hoàng Thạch đã đạt nhiều thành tích xuất sắc và dần khẳng định vị thế trong ngành xi măng cả nước, được Đảng và Nhà nước, cán bộ ngành ở Trung Ương, được Tỉnh ủy, UBND hai tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh tặng nhiều huân, huy chương và bằng khen, giấy khen,… Năm 2005, Công ty được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu cao quý: Đơn vị Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. 2.1.2. Ngànhnghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu. - Ngành nghề kinh doanh chính: + Sản xuất và cung ứng xi măng. + Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gạch chịu lửa. + Xây dựng và lặp đặt các loại lò công nghiệp.
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0224 + Sản xuất, kinh doanh bao bì phục vụ sản xuất xi măng công nghiệp và dân dụng. - Hiện nay Công ty sản xuất và tiêu thụ trên thị trường một số sản phẩm chủ yếu sau: + Xi măng Poóclăng hỗn hợp PCB30, PCB40 (xi măng bao và xi măng rời - TCVN 7024-2002; TCVN 6260-1997). + Clanh-ke CPC 50, CPC 60. + Gạch chịu lửa cho ngành sản xuất xi măng, công nghiệp luyện kim và thuỷ tinh . + Các loại bao bì phục vụ cho sản xuất xi măng, công nghiệp và dân dụng. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. Công ty xi măng Hoàng Thạch là một đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam. Các hoạt động sản xuất dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty giao. Đứng đầu Công ty là ban giám đốc. Ban giám đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và là đại diện pháp nhân của công ty chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước. Ban giám đốc gồm có: Giám đốc: Do ban quản trị của hội đồng quản trị Tổng công ty bổ nhiệm và bãi nhiệm, là đại diện hợp pháp của Công ty và có vị trí cao nhất trong Công ty. Các phó giám đốc: Hỗ trợ giám đốc trong công tác quản lý, lập kế hoạch, điều chỉnh và thông báo cho Giám đốc về tình hình hoạt động của Công ty. Dưới sự điều hành của phó giám đốc là các trưởng ngành, các phân xưởng sản xuất chính, phân xưởng sản xuất phụ trợ và các phòng ban chức năng có liên quan với những chức năng và nhiệm vụ theo sơ đồ tổ chức sau: Biểu đồ 1: Sơ đồ tổ chức Công ty xi măng Hoàng Thạch năm 2007
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0225 PHÓGIÁMĐỐC SẢNXUẤT PHÓGIÁMĐỐC CƠĐIỆN PHÓGIÁMĐỐC KHAITHÁCMỎ PHÓGIÁMĐỐC KINHDOANH PHÓGIÁMĐỐC KIÊMGIÁM ĐỐC Phòng kỹ thuật sản xuất Phòng Điều Hành Trung Tâm Xưởng Nguyên Liệu Xưởng Lò Nung Xưởng Xi Măng Xưởng Đóng Bao Phòng Thí Nghiệm KCS Xưởng Xây Dựng Cơ Bản Ban Kỹ Thuật An Toàn Phòng Kĩ Thụât cơ điện Xưởng Điện - Điện Tử Xưởng Cơ Khí Tổng Kho Xưởng Nước Phòng Tổ Chức Lao Động Phòng Kế Hoạch Phòng Vật Tư Phòng Kế Toán Thống Kê Tài Chính Phòng Bảo Vệ Quân Sự Tổ Thẩm Định Phòng Kỹ Thuật Mỏ Xưởng Xe Máy Phòng Hành Chính Quản Trị Phòng Y Tế Phòng Đời Sống Phòng Kinh Doanh Chi nhánh Quảng Ninh Chi nhánh Bắc Ninh Chi nhánh Hải Dương Chi nhánh TP- Hồ Chí Minh Chi nhánh Lạng Sơn Ban quản lý dây chuyền 3 Nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính Xưởng Khai Thác GIÁMĐỐC PHÓGIÁMĐỐCĐTXD KIÊMTRƯỞNGBAN 2.1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sảnxuất. Công ty xi măng Hoàng Thạch có dây chuyền sản xuất xi măng khá hiện đại. Công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp lò quay. Công ty có hai dây chuyền sản xuất chính: Dây chuyền Hoàng Thạch I theo phương pháp khô, chu trình kín, có hệ thống trao đổi nhiệt 4 tầng (cyclon) và hệ thống làm nguội kiểu hành tinh gồm 10 lò con. Nhiên liệu hỗn hợp 85% than cám 3 và 15% dầu MFO. Toàn bộ thiết bị của dây chuyền được hãng F.L.Smidth của Vương quốc Đan Mạch cung cấp
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0226 một hãng nổi danh bậc nhất thế giới về công nghệ sản xuất xi măng thiết kế và cung cấp. Dây chuyền Hoàng Thạch II có hệ thống tiền nung (canciner) nên tiêu hao nhiệt lượng thấp 715 Kcal/kg Clinker (dây chuyền I: 780 Kcal/kg Clinker), làm nguội kiểu ghi nên tăng hiệu quả làm mát, chất lượng sản phẩm tốt, dễ nghiền; hệ thống điểu khiển hiện đại PJC Master Piêc ABB (dây chuyền I là hệ thống điều khiển tự động 625); khí thải ra ống khói lò nung 100 mg/m3 không khí (dây chuyền I: 255 mg/m3). Hiện nay Công ty đang xây dựng dây chuyền III có công suất là 1.2 triệu tấn/năm, dự tính sẽ đưa vào hoạt động sản xuất vào đầu năm 2009. Dây chuyền chính và các công đoạn phụ trợ đều được cơ khí hoá và tự động hoá hoàn toàn. Từ phòng điều khiển Trung tâm thông qua các máy tính điện tử, thiết bị vi xử lý, hệ thống sơ đồ công nghệ được gắn đèn chỉ báo thể hiện tình trạng của thiết bị và hệ thống Camera quan sát giúp người vận hành phát hiện sự cố, xử lý, điều khiển hoạt động của thiết bị kịp thời, dễ dàng. Biểu đồ2 : Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng của Công ty XMHT
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0227 Đá vôi Đá sét Máy đập đá vôi Máy đập đá sét Kho đá vôi đá sét Máy nghiền nguyên liệu Xylô chứa đồng nhất Hệ thống Xclon trao đổi nhiệt Lò nung Xyclo chưa Clanh-ke Máy nghiền xi măng Xylo chứa xi măng Máy đóng bao Than Nghiền Hầm sấy Dầu MFO Thạch cao phụ gia Vỏ bao Ô tô Xe lửa Tàu thuỷ Khoan, nổ mìn, vận chuyển Khoan nổ mìn, vận chuyển 2.1.5. Đặc điểm sảnxuất kinh doanh của Công ty. 2.1.5.1. Yếu tố đầu vào của sản phẩm. Công ty xi măng Hoàng Thạch với vị trí địa lý thuân lợi, nằm sát hai dãy núi đá vôi và đá sét là hai nguyên liệu chính dùng để sản xuất xi măng, bên cạnh đó có cả mỏ Bô-xít dùng làm phụ gia điều chỉnh phối liệu cho
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0228 xi măng và các mỏ đá đen làm phụ gia điều chỉnh sắc màu xi măng. Do vậy những nguyên liệu này Công ty tự khai thác để sử dụng. Ngoài ra Công ty còn sử dụng nguyên vật liệu là Clinker và thạch cao 100%. Nguyên vật liệu này được Công ty nhập khẩu từ Lào, Thái Lan, Trung Quốc…thông qua vận chuyển tàu thủy. Công ty cũng có một lợi thế nữa về nhiên liệu sử dụng là than khi Công ty nằm sát bên thị trường khai thác và kinh doanh than lớn nhất cả nước là mỏ than Quảng Ninh. Đây là một ưu thế rất lớn để giảm các chi phí trong sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.1.5.2. Thị trường đầu ra của Công ty. Hiện nay, với một truyền thống hoạt động lâu năm, có được uy tín và sự tín nhiệm của người tiêu dùng, Công ty xi măng Hoàng Thạch đã và đang tiêu thụ sản phẩm rộng rãi khắp cả nước. Việc tổ chức kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu trên địa bàn các tỉnh phía Bắc ( Lạng Sơn, Hà Bắc, Thái Nguyên, Hải Dương, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh), thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các khách hàng chủ yếu của Công ty hiện nay gồm khách lẻ như Công ty VTKTXM, Công ty XMVLXD-XL Đà Nẵng, Công ty Kinh doanh thạch cao,... Các đại lý chi nhánh như : Chi nhánh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đại lý Nghĩa Thành- Vũng Tàu,... CÁC NHÀ PHÂN PHỐI CHÍNH TIÊU THỤ XI MĂNG NĂM 2008
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0229 Ngoài ra từ đầu năm 2009, Công ty xi măng Hoàng Thạch đã sơ khởi hình thành kênh phân phối sản phẩm ra thị trường nước ngoài như Đài Loan, tạo thêm uy tín cho thương hiệu xi măng Việt Nam trên thị trường Quốc tế. 2.1.6. Kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty. 2.1.6.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty xi măng Hoàng Thạch có một bề dày 30 năm xây dựng và phát triển với quy mô ngày càng lớn mạnh đã có được vị trí trong thị trường với thị phần chiếm 27,39% trong Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam và tiêu thụ 12,78% xi măng của toàn ngành xi măng tại Việt Nam. Trong ba năm trở lại đây, tuy thị trường vật liệu ngày càng “nóng” nhưng xi măng Hoàng Thạch đã khẳng định mình là một trong những thương hiệu uy tín và có chất lượng, là DN luôn đứng đầu của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam về sản lượng sản xuất và số lượng tiêu thụ xi măng ở thị trường trong nước. Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh một số năm gần đây:
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0230 Chỉ tiêu Vốn Kinh Doanh bình quân qua 2 năm 2007 và 2008: Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Tuyệt đối % Vốn kinh doanh BQ Đồng 2.090.224.175.172 2.233.221.005.151 142.996.829.979 6,84 VLĐ BQ Đồng 892.347.136.077 879.762.308.119 -12.548.827.958 -1,41 VCĐ BQ Đồng 1.197.877.039.092 1.353.458.697.032 155.581.657.940 12,99 Năm 2008 tổng sản phẩm tiêu thụ của Công ty đạt 3.350.840 tấn tăng 316.410 tấn tương ứng với tỉ lệ tăng 10,43% so với năm 2007, kéo theo đó là doanh thu cũng tăng thêm 254 tỷ đồng. VKD bình quân của Công ty tăng hơn 142,99 tỷ đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 6,84%, mặc dù VLĐ bình quân giảm hơn 12,5 tỷ đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 1,41% nhưng VCĐ bình quân lại tăng hơn 155,58 tỷ đồng tương ứng vơi tỉ lệ tăng 12,99% để bù đắp, điều này cho thấy quy mô kinh doanh của Công ty đã tăng. Lợi nhuận sau thuế năm 2008 đạt 331,95 tỷ đồng tăng 9,67 tỷ tương ứng với tỉ lệ tăng là 3%. Nộp ngân sách nhà nước tăng lên 182,5 tỷ, vượt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh Hải Dương giao cho là 180 tỷ. Lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu Tên chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 1 Vốn KD bình quân Tỷ đồng 2.090,220 2.233,220 2 Sản phẩm tiêu thụ Tấn 3.034.430 3.350.840 3 Doanh thu Tỷ đồng 2.363 2.617 4 Nộp ngân sách Tỷ đồng 175,4 182,5 5 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 322.28 331.95 6 Thu nhập bình quân Đồng 6.266.482 7.225.777
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0231 và lợi nhuận đều tăng từ năm 2006 đến năm 2008, đây là một cố gắng để duy trì sự phát triển của công ty. Cùng với những kết quả đã đạt được Công ty hiện nay đang tích cực triển khai phương hướng và nhiệm vụ năm 2009 nhằm hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao và góp phần bình ổn giá xi măng trên thị trường. 2.1.6.2. Tình hình chủ yếu về tài chính của Công ty năm 2008. a. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua. * Thuận lợi: - Công ty có một lực lượng lao động đồi dào cả về số lượng và chất lượng, đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm và công nhân kỹ thuật có chuyên môn hóa cao trong dây chuyền sản xuất kinh doanh. - Thị trường tiêu thụ của Công ty tương đối ổn định và ngày càng mở rộng: Nền kinh tế đất nước ổn định và ngày càng tăng trưởng cao, tốc độ đầu tư xây dựng không ngừng phát triển, do vậy nhu cầu xi măng liên tục tăng tạo điều kiện cho sự phát triển, mở rộng của thương hiệu xi măng Hoàng Thạch với chất lượng cao, ngày càng được người tiêu dùng tín nhiệm và tin dùng. - Công ty có một cơ sở kỹ thuật khá hiện đại. Toàn bộ thiết bị của 3 dây chuyền sản xuất được hãng F.L.Smidth của Vương quốc Đan Mạch cung cấp một hãng nổi danh bậc nhất thế giới về công nghệ sản xuất xi măng thiết kế và cung cấp. Do áp dụng công nghệ hiện đại nên đạt năng suất lao động cao, tăng thu nhập cho người lao động. - Công ty xi măng Hoàng Thạch đã xác định rì các mục tiêu và điều kiện có, chủ động từng bước tháo gỡ khó khăn, phát huy lợi thế, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà Tổng công ty giao. * Khó khăn:
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0232 - Công ty đang phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt từ nhiều đối thủ trong khối ngành công nghiệp xi măng cùng Tổng công ty và bên Liên doanh trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay và sự mở cửa của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt là các hãng xi măng Liên doanh với ưu thế giá cả cạnh tranh đang nhăm nhe chiếm lĩnh thị phần, làm giảm giá xi măng chung trên thị trường ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Công ty. - Những tháng đầu năm 2008 giá vật tư đầu vào tăng cao so với cuối năm 2007: than tăng khoảng 68%; giá Clinker nhập khẩu (FOB) tăng 36%-70%; dầu MFO tăng 12%; giá cước vận chuyển tăng 30%; những tháng cuối năm một số giá vật tư giảm nhưng không nhiều. Cùng với đó là cuộc khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế toàn cầu ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam; tiến độ giải ngân vốn đầu tư chậm, lãi vay ngân hàng cao, thị trường bất động sản đóng băng; một số tháng do ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi gây ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ của Công ty. - Thiết bị dây chuyền Hoàng Thạch I sau thời gian hoạt động gần 30 năm nay đã xuống cấp, có những lúc phải hoạt động trên công suất thiết kế để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ xi măng của thị trường. Điều này đã gây ápt lực lớn cho tình hình sản xuất của Công ty. - Ngoài ra, Công ty thực hiện chỉ đạo của Tổng công ty về việc hỗ trợ các đơn vị thành viên trong Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam một phần làm tăng giá thành sản xuất, nên gây ảnh hưởng không nhỏ đến một số chỉ tiêu tài chính của Công ty. b. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty năm 2008. Thực tế cho thấy tổng vốn kinh doanh của Công ty cuối năm so với đầu năm tăng 5,33% do sự tăng lên của tài sản dài hạn 10,03% và sự sụt giảm của tài sản ngắn hạn -1,50%.
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0233 Bảng 02: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2008 STT Nội dung Đầu năm Cuối năm Chênh lệch CN/ĐN ST % ST % ST % I Tài sản ngắn hạn 886.387.689.849 40,75 873.136.926.389 38,11 -13.250.763.460 -1,50 1 Tiền 315.822.214.542 35,63 254.483.333.765 29,15 -61.338.880.777 -19,42 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 131.507.196.066 14,84 121.926.787.800 13,96 -9.580.408.266 -7,29 4 Hàng tồn kho 438.267.970.062 49,44 493.615.903.189 56,53 55.347.933.127 12,63 5 Tài sản ngắn hạn khác 790.309.179 0,09 3.110.901.635 0,36 2.320.592.456 293,63 II Tài sản dài hạn 1.288.824.976.319 59,25 1.418.092.417.745 61,89 129.267.441.426 10,03 1 Các khoản phải thu dài hạn 923.816.531.585 71,68 1.103.827.672.345 77,85 180.011.140.760 19,49 2 TSCĐ 300.332.097.397 23,31 249.588.398.063 17,59 -50.743.699.334 -16,90 3 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 12.685.100.000 0,98 12.685.100.000 0,89 0 0 4 Tài sản dài hạn khác 51.991.247.337 4,03 51.991.247.337 3,67 0 0 III TỔNG TÀI SẢN 2.175.212.666.168 100 2.291.229.344.134 100 116.016.677.966 5,33 IV Nợ phải trả 430.222.572.371 19,78 617.097.362.644 26,93 186.874.790.273 43,44 1 Nợ ngắn hạn 304.097.865.473 70,68 445.095.671.105 72,13 140.997.805.632 46,37 2 Nợ dài hạn 126.124.706.898 29,32 172.001.691.539 27,87 45.876.984.641 36,37 V Nguồn vốn chủ sở hữu 1.744.990.093.797 80,22 1.674.131.981.490 73,07 -70.858.112.307 -4,06 1 Nguồn vốn chủ sở hữu 1.642.995.737.921 94,16 1.537.323.243.541 91,83 -105.672.494.380 -6,43 2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 101.994.355.876 5,84 136.808.737.949 8,17 34.814.382.073 34,13 VI TỔNG NGUỒN VỐN 2.175.212.666.168 100 2.291.229.344.134 100 116.016.677.966 5,33 Tài sản dài hạn tăng do các khoản phải thu dài hạn tăng, cụ thể là phải thu dài hạn nội bộ của ban dự án tăng. Điều này là dễ hiểu vì đây là giai đoạn Công ty đang thực hiện dự án xây dựng dây chuyền Hoàng Thạch III. Tài sản ngắn hạn cuối năm so với đầu năm giảm là do tiền và các khoản tương đương tiền giảm, nhưng nguyên vật liệu trong chỉ tiêu hàng tồn kho lại
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0234 tăng. Năm 2008, giá cả nguyên vật liệu tiếp tục tăng, do đó Công ty sử dụng tiền để dự trữ nguyên vật liệu để kịp thời phục vụ sản xuất là hợp lý. Cùng với việc tăng vốn đầu tư, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng tăng. Tuy nhiên, năm 2008 so với năm 2007, tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu và vốn kinh doanh. Tỷ lệ tăng của lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 3%, trong khi đó, tỷ lệ tăng của vốn kinh doanh bình quân là 6,84%, của doanh thu bình quân là 10,76%. Qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thấy sự tăng thấp hơn của lợi nhuận sau thuế là do sự tăng lên của Giá vốn hàng bán với tỷ lệ tăng là 11,11%, cụ thể là do sự biến động của nguyên liệu, vật liệu đầu vào cùng với sự tăng lên của chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN và các khoản chi phí khác. * Về cơ cấu tài sản: Cuối năm, tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm 61,89% trong tổng tài sản của Công ty, lớn hơn so với tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản, điều này là hợp lý với một DN sản xuất. Nhưng đi vào chi tiết ta nhận thấy trong phần tài sản ngắn hạn, khoản tiền và tương đương tiền chiếm 29,15% và hàng tồn kho chiếm 56,53% trong khi không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Các khoản phải thu ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ là 13,96%. Điều này cho thấy Công ty đang bị ứ đọng vốn khá nhiều. Do đó chưa phát huy được hết năng lực sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên các khoản phải thu ngắn hạn và tiền cuối năm so với đầu năm đã giảm, tức là trong năm Công ty đang cố gắng thu hồi vốn bị chiếm dụng, giảm tiền bị ứ đọng, tăng khả năng sinh lời vốn. * Về cơ cấu nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của Công ty tăng dần trong đó tỷ trọng vốn chủ sở hữu đầu năm chiếm 80,22%, cuối năm chiếm 73,07%, lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng nợ phải trả, có nghĩa khả năng tự chủ về tài chính, an toàn tài chính của Công ty rất cao, Công ty hầu như không sử dụng nợ vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0235 Bảng 03: Kết quả một số chỉ tiêu đánh giá mức độ tự chủ tài chính của Công ty năm 2008. STT Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch 1 Hệ số nợ 0,20 0,27 0,07 2 Hệ số VCSH 0,80 0,73 - 0,07 3 Hệ số đảm bảo nợ (2/1) 4,06 2,71 - 1,35 Thông thường một DN đạt mức độ an toàn về mặt tài chính khi đạt hệ số nợ là 0,5; hệ số vốn chủ sở hữu là 0,5 và hệ số đảm bảo nợ là 1. Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít, hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao. Chính vì vậy phần lớn các DN đều sử dụng tới công cụ đòn bẩy tài chính để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn của mình, khi đó hệ số nợ sẽ cao hơn 0,5 và hệ số đảm bảo nợ sẽ nhỏ hơn 1. Tuy nhiên, DN vẫn phải nghiên cứu vạch ra cho mình một giới hạn nhất định để sao cho DN không gặp phải nguy cơ mất khả năng thanh toán khi có biến động xảy ra. Nhưng ở đây, Công ty lại có hệ số nợ ở đầu năm là 0,20, cuối năm là 0,27, nhỏ hơn rất nhiều so với 0,5; trong khi hệ số vốn chủ sở hữu là 0,80 (đầu năm) và 0,73 (cuối năm). Mặc dù mức độ an toàn tài chính của Công ty rất cao, Công ty luôn chắc chắn thanh toán được các khoản nợ và giải quyết kịp thời nếu xảy ra các biến động như về giá cả gia tăng trong thời gian qua, tuy nhiên mức đảm bảo cho một đồng nợ phải trả bằng 4,06 đồng vốn chủ sở hữu ở đầu năm và bằng 2,71 đồng vốn chủ sở hữu ở cuối năm là quá lớn. Công ty quá dè dặt trong việc vay, chiếm dụng và sử dụng nợ phải trả. Điều này sẽ làm giảm
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0236 hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty có thể đạt được, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ thấp. Qua đánh giá sơ bộ trên có thể cho thấy được trong thời gian tới Công ty cần hợp lý hóa cơ cấu vốn của mình, cần sử dụng đòn bẩy tài chính, điều chỉnh mức độ an toàn tài chính về mức hợp lý để làm tăng tỷ suất lợi nhuận vốn, tăng lợi nhuận cho công ty. 2.2. Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty trong năm 2008. 2.2.1. Tìnhhình tổ chức đảm bảo VLĐ của Công ty. * Xác định nhu cầu VLĐ trong năm 2008. Tại Công ty xi măng Hoàng Thạch, để ước đoán nhanh nhu cầu VLĐ năm kế hoạch, Công ty đã sử dụng phương pháp tính toán căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay VLĐ dự tính năm kế hoạch. Công thức tính như sau: Vnc = 1 1 L M Trong đó: Vnc: Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch. M1: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch. L1: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch. Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch Công ty xác định bằng tổng doanh thu thuần về bán hàng. Việc tính tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch dựa vào tổng mức luân chuyển vốn kỳ báo cáo, có tính tới dự đoán về tăng nhu cầu thực tế năm kế hoạch và khả năng mở rộng quy mô kinh doanh của Công ty trong năm kế hoạch.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0237 Việc xác định số vòng quay VLĐ năm kế hoạch căn cứ vào số vòng quay VLĐ của Công ty đã đạt được ở kỳ báo cáo có tính tới khả năng tăng tốc độ luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo. Trong năm 2007, tổng doanh thu từ các hoạt động của Công ty là 2.363.060.861.219 đồng. Theo kết quả điều tra của phòng kinh doanh về nhu cầu thị trường và khả năng mở rộng thị trường của Công ty, căn cứ vào tốc độ tăng doanh thu trong những năm gần đây, dự đoán trong năm 2008, Công ty có khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu lên 11%. Theo đó tổng mức luân chuyển năm 2008 là: 2.363.060.861.219 × ( 1 + 11%) = 2.622.997.555.953 (đồng) Số vòng quay VLĐ năm 2007 được tính toán căn cứ vào Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2007 là: Lo = 6.077892.347.13 219.861.060.363.2 = 2,65 (vòng) Về số vòng quay VLĐ, năm 2008 Công ty có kế hoạch duy trì vòng quay VLĐ như năm 2007. Sở dĩ Công ty xác định như vậy vì thực tế môi trường kinh doanh biến động ngày càng khó khăn, cạnh tranh ngày càng gay gắt nên việc duy trì vòng quay VLĐ như cũ đã là một cố gắng. Do vậy, nhu cầu VLĐ cần thiết của Công ty năm 2008: NNC = 65,2 953.555.997.622.2 = 989.810.398.473 (đồng) * Xác định VLĐ thừa thiếu. Để xác định xem trong năm kế hoạch Công ty cần huy động thêm bao nhiêu vốn để tài trợ cho nhu cầu VLĐ tăng thêm, sử dụng công thức sau: VT(T) = VTC – VNC Trong đó: VT(T): Số VLĐ thừa (thiếu) so với nhu cầu của quy mô kinh doanh. VTC: Số VLĐ của Công ty ở đầu kỳ kế hoạch.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0238 VNC: Nhu cầu VLĐ cần cho kinh doanh. Số VLĐ của Công ty tại ngày 31/12/2007 là: 886.387.689.849 đồng. Nhu cầu VLĐ Công ty đã xác định là: 989.810.398.473 đồng. VT(T) = 886.387.689.849 - 989.810.398.473 = -103.422.708.624 (đồng). Để tài trợ cho nguồn vốn thiếu hụt này, trong năm 2008 Công ty dự định huy động thêm những nguồn sau: - Tự bổ sung : 50.000.000.000 đồng. - Hưởng chính sách tín dụng thương mại của nhà cung cấp, vay của cán bộ công nhân viên và ngân hàng : 53.422.708.624 đồng. Quan điểm của Công ty là huy động tối đa nguồn vay của cán bộ công nhân viên và của nhà cung cấp, phần thiếu hụt sẽ bổ sung bằng nguồn vay ngắn hạn của Ngân hàng bởi vì Công ty có uy tín cao trên thị trường nên việc huy động tín dụng Ngân hàng hay của nhà cung cấp không phải là khó khăn. Tuy nhiên hãy xem việc dự đoán về nhu cầu VLĐ năm 2008 và thực tế nhu cầu VLĐ năm 2008 qua bảng sau: Bảng 04: So sánh các chỉ tiêu xác định nhu cầu VLĐ STT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Chênh lệch KH/TT Số tiền % 1 Mức luân chuyển VLĐ trong kỳ 2.622.997.555.953 2.617.250.616.563 5.746.939.390 0,22 2 Số vòng luân chuyển vốn lưu động 2,65 2,97 - 0,32 -10,77 3 Nhu cầu VLĐ 989.810.398.473 879.762.308.119 110.048.090.354 12,51 Như vậy, qua bảng số liệu này ta thấy công tác kế hoạch xác định nhu cầu VLĐ trong năm 2008 thực hiện chưa được tốt. Nhu cầu VLĐ dự kiến trong năm 2008 cao hơn so với thực tế 110.048.090.354 đồng. Nguyên nhân của vấn đề này là do Công ty đã dự đoán không chính xác tổng mức luân chuyển VLĐ và vòng quay VLĐ năm kế hoạch. Việc dự đoán nhu cầu VLĐ cao hơn nhiều so
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0239 với thực tế gây nên tình trạng ứ đọng vật tư hàng hóa, vốn chậm luân chuyển, làm phát sinh các chi phí không cần thiết dẫn đến tăng giá thành sản phẩm và làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên dựa vào tình hình thực tế của nền kinh tế năm 2008 với những biến động bất thường mà không phải các nhà kinh tế hàng đầu Việt Nam đều có thể dự đoán được thì việc dự đoán thiếu chính xác này của các nhà nghiên cứu thị trường của Công ty xi măng Hoàng Thạch không hoàn toàn là do sự yếu kém trong kinh nghiệm và công tác nghiên cứu thị trường. * Tình hình tổ chức vốn của Công ty năm 2008 Ta có sơ đồ tài trợ vốn kinh doanh của Công ty năm 2008 như sau: - Sơ đồ 01: Sơ đồ tài trợ VKD của Công ty đầu năm 2008 TSLĐ tạm thời 316,612,523,721 đồng TSLĐ thường xuyên 569,775,166,128 đồng Nguồn vốn tạm thời ( Nợ ngắn hạn) 304.097.865.473 đồng 582.289.824.376 đồng(NVLĐ đc tài trợ bởi NVTX) TSCĐ 1.288.824.976.319 đồng Nguồn vốn thường xuyên ( Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu) 1.871.114.800.635 đồng Sơ đồ 02: Sơ đồ tài trợ VKD của Công ty cuối năm 2008
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0240 TSLĐ tạm thời 257,594,235,400 đồng TSLĐ thường xuyên 615,542,690,989 đồng Nguồn vốn tạm thời ( Nợ ngắn hạn) 445.095.671.105 đồng 428.041.255.284 đồng ( NVLĐ đc tài trợ bởi NVTX) TSCĐ 1.418.092.417.745 đồng Nguồn vốn thường xuyên ( Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu) 1.864.133.673.029 đồng Qua sơ đồ 01 và sơ đồ 02 cho thấy toàn bộ tài sản dài hạn của Công ty đều được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn, tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn và một phần nguồn vốn dài hạn. * Đầu năm: Mô hình tài trợ vốn của Công ty là mô hình tài trợ thứ hai (đã nói ở chương I). Sử dụng mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao, nhưng Công ty phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn. Tuy nhiên mức chênh lệch giữa TSLĐ tạm thời và nguồn VLĐ tạm thời là không nhiều nên chi phí phải trả cho việc sử dụng tài trợ dài hạn cao hơn tài trợ ngắn hạn là không đáng kể, có thể chấp nhận. * Cuối năm: Đến cuối năm Công ty đã chuyển sang tài trợ vốn bằng mô hình thứ ba. Mô hình này có lợi thế là chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp hơn vì sử dụng nhiều nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt hơn. Việc sử dụng mô hình này Công ty cũng cần sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn, vì áp dụng mô hình này khả năng rủi ro sẽ cao. Tuy nhiên khả năng
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0241 thanh toán của Công ty vẫn đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ. Như vậy, việc Công ty sử dụng mô hình tài trợ này là hoàn toàn hợp lý. Nếu như có thể thì Công ty cũng nên phát triển mô hình này vì khả năng huy động nguồn vốn tạm thời của Công ty là hoàn toàn có thể. Như vậy cả đầu năm và cuối năm, Công ty đều đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, đảm bảo sự ổn định của chu kỳ sản xuất kinh doanh và an toàn trong việc thanh toán. 2.2.2. Thực trạng về tình hình tổ chức và sử dụng VLĐ của Công ty xi măng Hoàng Thạch. 2.2.2.1. Khái quát về tình hình sử dụng VLĐ. Bảng 05: Cơ cấu VLĐ của Công ty xi măng Hoàng Thạch năm 2008. STT Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch CN/ĐN Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng(%) I Tiền và các khoản tương đương tiền 315,822,214,542 35,63 254,483,333,765 29,15 -61,338,880,777 -19,42 1 Tiền tại quỹ 5,182,259,193 1,64 1,923,218,358 0,76 -3,259,040,835 -62,89 2 TGNH 310,639,955,349 98,36 252,560,115,407 99,24 -58,079,839,942 -18,70 II Các khoản phải thu 131,507,196,066 14,84 121,926,787,800 13,96 -9,580,408,266 -7,29 1 Phải thu của khách hàng 119,540,798,686 90,90 98,140,970,062 80,49 -21,399,828,624 -17,90 2 Trả trước cho người bán 5,980,295,168 4,55 12,136,686,890 9,95 6,156,391,722 102,94 3 Các khoản phải thu khác 6,306,102,212 4,80 13,569,130,848 11,13 7,263,028,636 115,17 4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -320,000,000 -0,24 -1,920,000,000 -1,,57 -1,600,000,000 500 III Hàng tồn kho 438,267,970,062 49,44 493,615,903,189 56,53 55,347,933,127 12,63 1 Hàng mua đang đi đường 0 28,447,648,489 5,76 28,447,648,489 2 Nguyên liệu vật liệu tồn kho 334,407,010,798 76,30 414,510,282,313 83,97 80,103,271,515 23,95 3 Công cụ dụng cụ 21,474,046,682 4,9 18,761,138,368 3,8 -2,712,908,314 -12,63
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0242 4 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 21.452.645.372 4,89 52.142.683.196 10,56 30.690.037.824 143,06 5 Thành phẩm 104.296.980.068 23,80 73.354.197.863 15 -30.942.782.205 -29,67 6 Hàng gửi đi bán 180,501,131 0,04 180,501,131 0,04 0 0 7 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho -43,543,212,989 -9,94 -93,820,548,171 -19,00 - 50,277,335,182 115,46 IV Tài sản ngắn hạn khác 790,309,179 0,09 3,110,901,635 0,36 2,320,592,456 293,63 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 0 640,136,390 20,58 640,136,390 2 Thuế GTGT được khấu trừ 340,098,076 43,03 212,134,126 6,82 -127,963,950 -37,63 3 Thuế và các khoản phải thu NN 2,930,183 0,37 0 -2,930,183 -100 4 Tài sản ngắn hạn khác 447,280,920 56,6 2,258,631,119 72,6 1,811,350,199 404,97 Tổng cộng 886,387,689,849 100 873,136,926,389 100 -13,250,763,460 -1,5 Để đưa ra được những đánh giá chính xác về tình hình sử dụng VLĐ và những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, trước hết ta cần phân tích chi tiết tình hình quản lý của Công ty đối với từng khoản mục. 2.2.2.2. Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán của Công ty. Một trong các yêu cầu của công tác quản lý tài chính DN là phải làm cho đồng vốn đầu tư vào kinh doanh không ngừng vận động và sinh lời. Trong khi đó tỷ lệ sinh lời trực tiếp của tiền mặt là rất thấp, tiền giấy trong két còn được coi là “đồng tiền chết’’, sức mua của đồng tiền lại luôn có khuynh hướng giảm do chịu ảnh hưởng của lạm phát. Do vậy trong quản lý vốn bằng tiền thì việc tối thiểu hóa lượng tiền mặt dự trữ, đồng thời thường xuyên đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cho DN là mục tiêu quan trọng nhất. Bảng 06: Cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty xi măng Hoàng Thạch năm 2008. Đơn vị: Đồng
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0243 Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch CN/ĐN Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Tiền tại quỹ 5.182.259.193 1,64 1.923.218.358 0,76 -3.259.040.835 -62,89 2. TGNH 310.639.955.349 98,36 252.560.115.407 99,24 -58.079.839.942 -18,70 TỔNG CỘNG 315.822.214.542 100 254.483.333.765 100 -61.338.880.777 -19,42 Tỷ trọng vốn bằng tiền trên tổng VLĐ - 35,63 - 29,15 - - Vốn bằng tiền tại thời điểm cuối năm so với đầu năm giảm 61,34 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 19,42%. Trong đó: - Tiền mặt tại quỹ giảm 3,26 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm 62,89%. Tỷ trọng của nó trong tổng vốn bằng tiền cũng giảm 0,88% (= 0,76% - 1,64%). - TGNH giảm 58,08 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 18,70%. Tuy nhiên, tỷ trọng của nó trong tổng vốn bằng tiền lại tăng 0,88%. Vốn bằng tiền giảm là do trong năm 2008, Công ty đã thanh toán cho các loại nguyên vật liệu tăng mạnh trong kỳ, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Vốn bằng tiền của Công ty được lưu giữ chủ yếu dưới dạng TGNH ( đầu năm chiếm 98,36%, cuối năm là 99,24%). Đây là điều hợp lý trong quản lý vốn bằng tiền vì Công ty chủ yếu thực hiện các giao dịch thanh toán qua hình thức chuyển khoản. Các khách hàng của Công ty chủ yếu là thị trường xa như Bắc Kạn, Đà Nẵng nên việc thanh toán bằng chuyển khoản là đương nhiên. Các nguyên vật liệu chính của Công ty như đá vôi, đá sét là do Công ty tự khai thác sử dụng, chỉ có thạch cao do Việt Nam không có thạch cao 100% nên thạch cao Công ty đều phải nhập từ nước ngoài như: Lào, Thái Lan, Trung Quốc,…và phải thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Vì vậy TGNH của Công ty chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn là thỏa đáng. Ngoài ra, trong năm Công ty cũng
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0244 tăng các khoản chiếm dụng nên cần có một lượng tài sản có tính thanh khoản cao như vậy để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu trả nợ của Công ty. Tỷ trọng giữa các loại tiền mặt tại quỹ và TGNH có sự điều chỉnh theo hướng giảm bớt tỷ trọng tiền mặt tại quỹ và tăng thêm tỷ trọng TGNH. Điều đó có thể thấy việc quản lý vốn bằng tiền của Công ty ngày càng được tổ chức chặt chẽ để phát huy tối đa khả năng sinh lời của đồng vốn tạm thời nhàn rỗi trong khả năng cho phép. Vốn bằng tiền giảm cũng là một nguyên nhân khiến VLĐ của Công ty giảm trong năm qua. VLĐ giảm trong khi doanh thu tăng làm tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, do đó làm tăng hiệu quả sử dụng VLĐ. Tuy nhiên, việc giảm dữ trữ vốn bằng tiền lại có tác động tiêu cực tới khả năng thanh toán của Công ty. Cần thấy rằng trong năm qua, cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của Công ty đều tăng. Vậy việc đánh đổi tăng hiệu quả sử dụng VLĐ với việc giảm khả năng thanh toán có thể coi là hợp lý không? Ta sẽ xem xét khả năng thanh toán của Công ty qua các chỉ tiêu tính toán trong bảng 07. Bảng 07: Hệ số khả năng thanh toán của Công ty năm 2008 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Đầu năm Cuối năm Chênh lệch CN/ĐN I TSLĐ và ĐTNH Đồng 886.387.689.849 873.136.926.389 -13.250.763.460 1 Tiền Đồng 315.822.214.542 254.483.333.765 -61.338.880.777 2 Các khoản phải thu Đồng 131.507.196.066 121.926.787.800 -9.580.408.266 3 Hàng tồn kho Đồng 438.267.970.062 493.615.903.189 55.347.933.127 4 Tài sản ngắn hạn khác Đồng 790.309.179 3.110.901.635 2.320.592.456 II TCSĐ và ĐTDH Đồng 1.288.824.976.319 1.418.092.417.745 129.267.441.426 III Nợ phải trả Đồng 430.222.572.371 617.097.362.644 186.874.790.273 1 Nợ ngắn hạn Đồng 304.097.865.473 445.095.671.105 140.997.805.632 IV Các hệ số khả năng thanh toán 1 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (I/III.1) Lần 2,91 1,96 -0,95
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0245 2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh (I-I.3)/III.1 Lần 1,47 0,85 -0,62 3 Hệ số khả năng thanh toán tức thời (I.1/III.1) Lần 1,04 0,57 -0,47 Việc giảm tiền đã tác động khá lớn đến khả năng thanh toán của Công ty. Bước đầu phân tích có thể thấy cả đầu năm và cuối năm Công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh thông qua chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán hiện thời. Hệ số này đầu năm là 2,91 và giảm về cuối năm còn 1,96. Việc tiền giảm chưa có tác động tiêu cực đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tuy nhiên lại tác động tiêu cực đến hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thời. Hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm còn có nguyên nhân là lượng hàng tồn kho tăng lên, nhưng tiền giảm vẫn ảnh hưởng hơn cả. Ở đầu năm, các hệ số này đều lớn hơn 1 thể hiện tiềm lực thanh toán của Công ty là mạnh. Đến cuối năm các hệ số này đều nhỏ hơn 1, về độ lớn thì có thể nói các chỉ tiêu này là hơi thấp, nó thể hiện sự mạo hiểm trong chính sách tài chính của Công ty. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu Công ty khéo léo sử dụng các khoản nợ thì vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán, trong khi đó lại giảm được chi phí sử dụng vốn. Trên thực tế thì các khoản nợ ngắn hạn của Công ty chủ yếu là các khoản phải trả người bán, phải trả người lao động. Đây là những khoản nợ mà Công ty hoàn toàn có thể tự chủ trong thời hạn trả nợ và cũng dễ dàng luân chuyển thời hạn của các khoản nợ để đảm bảo khả năng có thể thanh toán của mình; và thực tế là Công ty chưa có khoản nợ nào quá hạn thanh toán. Do vậy, có thể đánh giá việc giảm tiền của Công ty là hợp lý vì tiền cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng VLĐ của Công ty. Điều này cũng không hề làm giảm uy tín của Công ty đối với các chủ nợ, bằng chứng là các hợp đồng mua hàng hóa của Công ty vẫn được các nhà cung cấp chấp nhận và được hưởng chính sách
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0246 thương mại, đặc biệt là khoản tín dụng trị giá 400 tỷ đồng mà Ngân hàng TMCP Á Châu ACB vừa cấp cho Công ty vào đầu năm 2009. 2.2.2.3. Tình hình quản lý các khoản phải thu của Công ty. Trong nền kinh tế thị trường, để sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, các DN thường áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hút khách hàng. Một trong các biện pháp được áp dụng phổ biến nhất là cung cấp tín dụng cho khách hàng. Trong quan hệ thương mại, một công ty có thể vừa là nhà cung cấp vừa là khách hàng của các DN khác. Vì vậy, luôn tồn tại việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các DN và đó chính là nguyên nhân tồn tại các khoản phải thu, phải trả. Quản lý các khoản phải thu luôn là công việc khó khăn của nhà quản trị. Để quản lý tốt nhà quản trị phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ các khoản nợ, chú trọng đến chính sách bán chịu, nhanh chóng thu hồi nợ,… vừa để đảm bảo mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của DN vừa để giảm bớt chi phí quản lý khoản phải thu cho DN. Công ty xi măng Hoàng Thạch là một DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng nên để bảo vệ sức cạnh tranh của mình Công ty cũng phải tuân theo quy luật chung là áp dụng chính sách tín dụng thương mại cho khách hàng. Mặt khác để đáp ứng kịp thời, đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất trong tình hình thị trường biến động như năm vừa qua, Công ty cũng phải trả trước cho người bán một khoản tiền để đảm bảo nhu cầu nguyên vật liệu. Vì vậy trong kết cấu các khoản phải thu của Công ty chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng và trả trước cho người bán. Bảng 08: Các khoảnphải thu của Công ty xi măng Hoàng Thạchnăm 2008 Đơn vị tính: Đồng STT Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch CN/ĐN Số tiền % Số tiền % Số tiền %
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0247 I Tổng tài sản 2.175.212.666.168 - 2.291.229.344.134 - 116.016.677.966 5,33 II Tổng TSLĐ và ĐTNH 886.387.689.849 - 873.136.926.389 - -13.250.763.460 -1,5 III Các khoản phải thu ngắn hạn 131.507.196.066 100 121.926.787.800 100 -9.580.408.266 -7,29 1 Phải thu của khách hàng 119.540.798.686 90,9 98.140.970.062 80,49 -21.399.828.624 -17,9 2 Trả trước cho người bán 5.980.295.168 4,55 12.136.686.890 9,95 6.156.391.722 102,94 3 Các khoản phải thu khác 6.306.102.212 4,8 13.569.130.848 11,13 7.263.028.636 115,17 4 Dự phòng phải thu khó đòi -320.000.000 -0,24 -1.920.000.000 -1,57 -1.600.000.000 500 IV Tỷ trọng nợ phải thu 1 Trên tổng tài sản - 6,04 - 5,32 - - 2 Trên tổng TSLĐ và ĐTNH - 14,84 - 13,96 - - Tại thời điểm đầu năm 2008 tổng số các khoản phải thu chiếm 14,84% trong tổng TSLĐ với 131,51 tỷ đồng; đến cuối năm 2008 các khoản phải thu giảm xuống chỉ còn 121,93 tỷ đồng tương ứng với tỷ trọng 13,96%. Như đã trình bày ở trên, việc giảm các khoản phải thu là do Công ty thu hẹp chính sách tín dụng và tăng cường thu hồi nợ trong năm để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho dây chuyền mới. Khoản phải thu của khách hàng là lớn nhất. Đầu năm các khoản phải thu của khách hàng chiếm hơn 119 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 90,9% trong tổng các khoản phải thu. Đến cuối năm khoản phải thu của khách hàng chỉ còn hơn 98 tỷ đồng với tỷ trọng 80,49%. Xét trong tổng tài sản thì tỷ trọng các khoản phải thu rất nhỏ, chỉ chiếm 6,04% vào đầu năm và 5,32% vào cuối năm. Trên thực tế, việc sử dụng chính sách bán chịu làm tăng thêm các khoản phải thu, đồng nghĩa với việc làm phát sinh thêm chi phí và rủi ro đối với DN như: chi phí quản lý và thu hồi nợ, chi phí huy động thêm vốn để đáp ứng nhu cầu VLĐ thiếu do vốn của DN bị khách hàng chiếm dụng,…. Bên cạnh đó các khoản phải thu cũng làm phát sinh rủi ro từ chỗ các khoản phải thu quá hạn dẫn đến có nguy cơ không thu hồi được do
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0248 khách hàng vỡ nợ, gây mất vốn của DN. Điều đó được chứng minh bởi khoản dự phòng phải thu khó đòi cuối năm đã tăng so với đầu năm 1.600.000.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 500%. Tuy vậy, nếu xét trong thời gian lâu dài, trong tình hình chung hiện nay khi mà lĩnh vực kinh doanh của Công ty đang xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trong khối công nghiệp xi măng thì việc mở rộng chính sách tín dụng thương mại là một giải pháp thích hợp. Với mục tiêu của Công ty là mở rộng thị trường thì chính sách này mang tính thiết thực hơn. Do vậy, trong thời gian tới, Công ty nên xem xét để có thể mở rộng thêm chính sách bán chịu cho khách hàng bởi với tỷ trọng khoản phải thu của khách hàng như hiện nay thì việc mở rộng chính sách này là hoàn toàn không đáng lo ngại. Để đánh giả đúng hiệu quả quản lý các khoản phải thu của Công ty ta đi phân tích một số chỉ tiêu ở bảng 09: Bảng 09: Chỉ tiêu đánh giá tốc độ thu hồi nợ phải thu STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2008/2007 Số tuyệt đối % 1 Tổng doanh thu Đồng 2.363.060.861.219 2.617.250.616.563 254.189.755.344 10,76 2 Doanh thu tiêu thụ có thuế Đồng 2.481.213.904.230 2.748.113.147.592 266.899.243.362 10,76 3 Các khoản phải thu bình quân Đồng 132.997.057.623 126.716.991.933 -6.280.065.690 -4,72 4 Vòng quay các khoản phải thu (2/3) Vòng 18,66 21,69 3,03 16,24 5 Kỳ thu tiền trung bình (360/4) Ngày 20 17 -3 -15 Trong năm 2007, các khoản phải thu quay được 18,66 vòng, đến năm 2008 con số này là 21,69 vòng. Như vậy trong năm 2008 số vòng quay của các khoản phải thu đã tăng 3,03 vòng từ đó kéo theo kỳ thu tiền trung bình giảm từ
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0249 20 ngày (năm 2007) xuống còn 17 ngày (năm 2008). Từ đó có thể thấy hiệu quả công tác thu hồi nợ của Công ty đã tăng lên trong năm 2008, kết quả của nó là Công ty đã thu hồi được nhanh hơn phần vốn bị chiếm dụng, do đó hiệu quả sử dụng vốn của Công ty tăng lên. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do trong công tác quản lý các khoản phải thu năm 2008, Công ty đã giảm các khoản phải thu bình quân (giảm 4,72% so với năm 2007) trong khi đó doanh thu tiêu thụ có thuế tăng lên (tăng 10,76% so với năm 2007). Nguyên nhân của việc giảm các khoản phải thu bình quân là do khoản phải thu của khách hàng giảm. Còn doanh thu tiêu thụ có thuế tăng lên là do Công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và uy tín của Công ty trên thị trường đã giúp cho Công ty tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn. Thêm vào đó, kỳ hạn nợ Công ty cho khách hàng hưởng là 25 ngày, trong khi đó kỳ thu tiền trung bình là 20 ngày năm 2007 và 17 ngày năm 2008, điều này cũng khẳng định thêm về chính sách thu hồi nợ của Công ty là có hiệu quả. Như vậy qua những chỉ tiêu và phân tích ở trên ta thấy rằng việc giảm các khoản phải thu đã đem lại hiệu quả nhất định cho Công ty, vốn của Công ty đã được thu hồi để phục vụ cho chu kỳ sản xuất tiếp theo và nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất. 2.2.2.4. Tình hình quản lý hàng tồn kho của Công ty. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn về hàng tồn kho chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của DN và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ của DN. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ thì việc quản lý hàng tồn kho là rất quan trọng và cần thiết. Trước hết ta xét tới tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng TSLĐ, ta thấy rằng chỉ tiêu này luôn ở mức khá cao: đầu năm hàng tồn kho chiếm 49,44%, cuối năm là 56,53%. Cả đầu năm và cuối năm hàng tồn kho đều chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng VLĐ. Theo tài liệu chi tiết thì mức dự trữ hàng tồn kho là vượt
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Lớp: CQ43/11.0250 quá nhu cầu cần thiết cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ tới. Chính điều này đã gây ra tình trạng ứ đọng vốn trong Công ty khiến Công ty bị thiếu vốn và số vòng luân chuyển hàng tồn kho sẽ thấp. Những hạn chế này dù Công ty biết rất rì, tuy vậy vẫn phải chấp nhận nó bởi những lý do khách quan sau đây: - Đối với nguyên vật liệu: Trong số các nguyên vật liệu chính của Công ty thì đá vôi, đá sét Công ty tự khai thác, các mỏ khai thác hoạt động liên tục với tối đa công suất nên nguyên vật liệu của Công ty luôn nhiều. Thêm vào đó là nguyên liệu thạch cao 100% Công ty phải nhập từ nước ngoài nên có những khó khăn nhất định: khả năng đáp ứng nhanh nguyên vật liệu cho sản xuất khi có nhu cầu là thấp vì thời gian vận chuyển dài, thêm vào đó chi phí cho mỗi lần thực hiện hợp đồng lớn. Vì vậy Công ty phải tăng lượng vật tư mỗi lần nhập, khiến cho dự trữ vật tư luôn ở mức cao. - Đối với thành phẩm tồn kho: Do chu trình tổ chức sản xuất của Công ty không để xi măng bao tồn kho mà chỉ khi có phương tiện vào nhận hàng thì mới chuyển xi măng rời sang dây chuyền đóng bao rồi sau đó mới xuất kho bán nên thành phẩm trong kho của Công ty luôn tồn tại một khối lượng vừa phải để sẵn sàng chuyển sang công đoạn đóng bao xuất bán khi khách hàng có nhu cầu. - Đối với sản phẩm dở dang: Quy trình sản xuất của Công ty là quy trình khép kín, với công nghệ hiện đại bậc nhất đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt về chất lượng đầu vào, công thức pha trộn nguyên vật liệu, thời gian hoàn thành sản phẩm lại tương đối dài và các công đoạn sản xuất rất phức tạp. Chính vì vậy trong hàng tồn kho của Công ty luôn có một lượng sản phẩm dở dang với tỷ trọng không nhỏ. Để phân tích kỹ hơn tình hình quản lý hàng tồn kho của Công ty trong năm vừa qua, ta xem xét sự biến động của từng thành phần qua bảng 10: Bảng 10: Tình hình hàng tồn kho của Công ty xi măng Hoàng Thạch năm 2008.