SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.09i
MỤC LỤC
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.09ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.09iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.09iv
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.091
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các yếu tố cơ bản mà doanh nghiệp
cần phải có để tiến hành sản xuất kinh doanh là tư liệu lao động, đối tượng lao
động và sức lao động. Mà để có được các yếu tố đó thì doanh nghiệp luôn cần
phải bỏ ra một số vốn nhất định. Nên vốn là một trong những yếu tố cần thiết
và quan trọng nhất để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh.
Do nền kinh tế luôn phát triển, việc nhìn nhận về vốn và các cách quản
trị vốn cũng yêu cầu phù hợp với trình độ của nền kinh tế. Do vậy việc nghiên
cứu về các loại vốn và các cách quản trị vốn sao cho hiệu quả là một đề tài
không mới tuy nhiên không bao giờ cũ và là cần thiết để đảm bảo hoạt động
của doanh nghiệp được hiệu quả. Theo đặc điểm luân chuyển của vốn thì có
thể chia vốn kinh doanh ra thành Vốn cố định và Vốn lưu động. Mỗi loại vốn
đều có vị trí quan trọng khác nhau trong doanh nghiệp.
2. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài này đưa ra nội dung tổng thể về vốn lưu động và các giải pháp
để tăng cường quản trị nguồn vốn đó tại một doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh. Với những biện pháp đã nêu có thể được ứng dụng vào thực tế tại
công ty TNHH kỹ thuật quản lý bay nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu
quả hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu đề tài này,em muốn đưa những kiến thức đã học
từ nhà trường nói chung và các kiến thức về vốn lưu động nói riêng ứng dụng
và thực tế sản xuất kinh doanh. Qua đó củng cố và nâng cao những kiến thức
đó để có thể tạo tiền đề cho quá trình làm việc sau này. Và mong muốn đóng
góp ý kiến để giúp ích cho công tác quản trị vốn tại doanh nghiệp thực tập.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.092
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phạm vi là hoạt động của công ty
TNHH kỹ thuật quản lý bay qua 3 năm 2011, 2012,2013. Do vậy số liệu sử
dụng là số liệu về tình hình tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh trong
3 năm này như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính…
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vốn lưu động và công tác quản trị
vốn lưu động tại công ty trong 3 năm 2013, 2012, 2011.
5. Nội dung khái quát của luận văn
Dựa theo tình hình thực tế doanh nghiệp thực tập và các kiến thức đã
học trong phạm vi luận văn này em quyết định chọn đề tài nghiên cứu là :
“Cácgiải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng số
4 Thăng Long”
Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
 Chương I : Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị
vốn lưu động.
 Chương II : Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty xây dựng số 4
Thăng Long
 Chương III : Cácgiải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu
động tại công ty xây dựng số 4 Thăng Long
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.093
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN
TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm vốn lưu động
Để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có tài sản cố
định và tài sản lưu động. Căn cứ vào phạm vi sử dụng TSLĐ của doanh
nghiệp thường được chia làm hai bộ phận: Tài sản lưu động sản xuất và tài
sản lưu động kinh doanh.
Tài sản lưu động sản xuất bao gồm: Nguyên vật liệu chính,nguyên vật
liêuh phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất
và các loại sản phẩm dở dang,bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất…
Tài sản lưu động lưu thông bao gồm: Thành phẩm trong kho chờ tiêu
thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền…
Do đó, để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra
một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này được coi là
vốn lưu động của doanh nghiệp.
Như vậy, Vốn lưu động của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước
mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản lưu động thường
xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Như
vậy, có thể hiểu vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của các tài sản lưu động
của doanh nghiệp.
1.1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động
Vốn lưu động có 3 đặc điểm là:
1. Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái
biểu hiện.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.094
Đối với doanh nghiệp sản xuất, vốn lưu động từ hình thái ban đầu là tiền
được chuyển sang hình thái vật tư dự trữ, sản phâm dở dang, thành phẩm
hàng hoá, khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở về hình thái ban đầu là tiền.
Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của vốn lưu động nhanh
hơn từ hình thái vốn bằng tiền chuyển sang hình thái hàng hoá và cuối cùng
chuyển về hình thái tiền.
2. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn
lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh
3. Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh
doanh.
Tính tuần hoàn này được thể hiện qua 3 giai đoạn: dự trữ sản xuất, sản
xuất và lưu thông (đối với doanh nghiệp sản xuất) và qua 2 giai đoạn: mua và
bán (đối với doanh nghiệp thương mại).
Sự vận động của vốn lưu động qua các giai đoạn được mô tả qua sơ đồ sau:
T – H – SX - H’ - T’ ( Đối với doanh nghiệp sản xuất )
+ Giai đoạn dự trữ sản xuất (T-H): Đây là giai đoạn khởi đầu vòng tuần
hoàn, ban đầu là hình thái tiền tệ được dùng để mua sắm các đối tượng lao
động để dự trữ sản xuất.
+ Giai đoạn sản xuất (H-SX-H’): Giai đoạn này doanh nghiệp tiến hành
sản xuất sản phẩm, từ vốn vật tư dự trữ trải qua quá trình sản xuất trở thành
sản phẩm dở dang rồi bán thành phẩm. Kết thúc quá trình sản xuất thì chuyển
sang vốn thành phẩm.
+ Giai đoạn lưu thông (H’-T’): Doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản
phẩm và thu tiền về. Ở giai đoạn này vốn lưu động từ hình thái vốn thành
phẩm chuyển sang hình thái vốn tiền tệ.
T – H – T’ ( Đối với doanh nghiệp thương mại )
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.095
+ Giai đoạn mua (T-H): Từ vốn bằng tiền chuyển sang hình thái vốn
hàng hoá dự trữ.
+ Giai đoạn bán (H-T’): Từ vốn hàng hoá dự trữ chuyển sang vốn bằng tiền.
Do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục,
không ngừng nên vốn lưu động của doanh nghiệp cũng tuần hoàn liên tục, lặp
đi lặp lại có tính chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động.
1.1.2 Phân loại vốn lưu động
Để quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải phân loại vốn
lưu động theo các tiêu thức khác nhau. Thông thường có một số cách phân
loại chủ yếu sau:
1.1.2.1. Dựa theo hình thái biểu hiện
Theo cách phân loại này, vốn lưu động có thể được chia làm 2 loại:
+ Vốn vật tư, hàng hóa : Vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán
thành phẩm, thành phẩm
+ Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng,
các khoản phải thu…
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ dự trữ
hàng tồn kho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư
trong doanh nghiệp.
1.1.2.2 Phân loại theo vai trò của vốn lưu động
Theo tiêu thức này có thể chia vốn lưu động thành:
+ Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm: Vốn nguyên vật
liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật
liệu đóng gói, vốn công cụ dụng cụ nhỏ.
+ Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất bao gồm: vốn sản phẩm
đang chế tạo, vốn về chi phí trả trước
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.096
+ Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm: Vốn thành phẩm, vốn
bằng tiền, vốn trong thanh toán (Khoản phải thu, các khoản tạm ứng), các
khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn…
Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại vốn lưu động trong
quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý,
đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
 Theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn
Vốn lưu động được hình thành từ 2 nguồn:
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là nguồn có tính chất ổn định nhằm
hình thành nên tài sản lưu động thường xuyên cần thiết, bao gồm các khoản
dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang , thành phẩm nằm trong biên độ
dao động của chu kỳ kinh doanh. Đặc điểm của nguồn vốn này là thời gian sử
dụng vốn kéo dài.
= -
Trong đó:
= +
= -
- Nguồn vốn lưu động tạm thời: Là nguồn có tính chất ngắn hạn dưới 1
năm, chủ yếu là để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động
Nguồn vốn lưu
động thường
xuyên
Tổng nguồn vốn
thường xuyên của
DN
Giá trị còn lại
của TSCĐ và các
tài sản dài hạn
khác
Tổng nguồn vốn thường
xuyên của DN
Nợ dài hạnVốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn thường
xuyên của DN
Tàisản lưu động
Nợ dài hạn
Nợ ngắn hạn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.097
phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này bao gồm các
khoản vay ngắn hạn của ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ
ngắn hạn khác.
Tác dụng của cách phân loại này: giúp cho nhà quản trị xem xét, huy
động các nguồn vốn phù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng và tổ chức nguồn vốn. Mặt khác, đây cũng là cơ sở để lập
các kế hoạch quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhất mà chi phí
nhỏ nhất.
1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ quản trị được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và có thể
nói là chưa có một định nghĩa nào được tất cả mọi người chấp nhận hoàn
toàn. Mary Parker Follett cho rằng “quản trị là nghệ thuật đạtđược mục đích
thông qua người khác”. Định nghĩa này nói lên rằng những nhà quản trị đạt
được các mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người
khác thực hiện chứ không phải hoàn thành công việc bằng chính mình.
Koontz và O’Donnell định nghĩa: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động
nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản
trị ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và
duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các
nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định.”
Một định nghĩa giải thíchtương đốirõ nét về quản trị được James Stoner
và Stephen Robbins trình bày như sau: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ
chức, lãnh đạovà kiểm soát những hoạtđộng của cácthànhviên trong tổ chức
và sử dụngtấtcả các nguồn lựckhác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã
đề ra”. Từ tiến trình trong định nghĩa này nói lên rằng các công việc hoạch
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.098
định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soátphải được thực hiện theo một trình tự nhất
định. Khái niệm trên cũng chỉ ra rằng tất cả những nhà quản trị phải thực hiện
các hoạt động quản trị nhằm đạt được mục tiêu mong đợi. Những hoạt động
này hay còn được gọi là các chức năng quản trị bao gồm:
(1) Hoạch định: Nghĩa là nhà quản trị cần phải xác định trước những
mục tiêu và quyết định những cách tốt nhất để đạt được mục tiêu;
(2) Tổ chức: Đây là công việc liên quan đến sự phân bổ và sắp xếp
nguồn lực con người và những nguồn lực khác của tổ chức. Mức độ hiệu quả
của tổ chức phụ thuộc vào sự phối hợp các nguồn lực để đạt được mục tiêu;
(3) Lãnh đạo: Thuật ngữ này mô tả sự tác động của nhà quản trị đối với
các thuộc cấp cũng như sự giao việc cho những người khác làm. Bằng việc
thiết lập môi trường làm việc tốt, nhà quản trị có thể giúp các thuộc cấp làm
việc hiệu quả hơn;
(4) Kiểm soát: Nghĩa là nhà quản trị cố gắng để đảm bảo rằng tổ chức
đang đi đúng mục tiêu đã đề ra. Nếu những hoạt động trong thực tiễn đang có
sự lệch lạc thì những nhà quản trị sẽ đưa ra những điều chỉnh cần thiết.
Định nghĩa của Stoner và Robbins cũng chỉ ra rằng nhà quản trị sử
dụng tất cả những nguồn lực của tổ chức bao gồm nguồn lực tài chính, vật
chất và thông tin cũng như nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu. Trong
những nguồn lực trên, nguồn lực con người là quan trọng nhất và cũng khó
khăn nhất để quản lý. Yếu tố con người có thể nói là có ảnh hưởng quyết định
đối với việc đạt được mục tiêu của tổ chức hay không. Tuy nhiên, những
nguồn lực khác cũng không kém phần quan trọng. Ví dụ như một nhà quản trị
muốn tăng doanh số bán thì không chỉ cần có chính sách thúc đẩy, khích lệ
thích hợp đối với nhân viên bán hàng mà còn phải tăng chi tiêu cho các
chương trình quảng cáo, khuyến mãi.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.099
Một định nghĩa khác nêu lên rằng “Quản trị là sự tác động có hướng
đích của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những kết quả
cao nhất với mục tiêu đã định trước”. Khái niệm này chỉ ra rằng một hệ thống
quản trị bao gồm hai phân hệ: (1) Chủ thể quản trị hay phân hệ quản trị và (2)
Đối tượng quản trị hay phân hệ bị quản trị.
Từ đó suy ra có thể hiểu đơn giản “Quản trị vốn lưu động là quá trình
hoạch định, tổchức, kiểm soátvà điều chỉnhquá trình tạo lập và sử dụng vốn
lưu động của doanh nghiệp nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp”
1.2.1.2 Mục tiêu
Quản trị vốn lưu động là một phần của công việc quản trị tài chính của
doanh nghiệp. Do vậy, mục tiêu của quá trình này như mục tiêu của quản trị
tài chính doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Để thực hiện được mục tiêu này doanh nghiệp cần so sánh lợi ích đạt
được trong các mối quan hệ giữa: Lợi nhuận , rủi ro và cả yếu tố giá trị thời
gian của tiền….
Tối đa hóa lợi nhuận đó có lẽ luôn là một mục tiêu mà các doan nghiệp
cho rằng cần phải đạt được. Để đạt được điều này các nhà quản lý thường
tăng giá bán hoặc tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, mục tiêu này lại bỏ qua và
chưa xem xét đến các yếu tố phức tạp khác như thời gian, sự rủi ro, sự tăng
trưởng trong tương lai… Trong đó, thời gian và rủi ro trong tương lai là hai
vấn đề lớn mà nhà quản trị doanh nghiệp luôn phải xem xét để đưa ra các
quyết định quản trị của mình.
`Tối đa hóa lợi nhuận có thể là một tiêu chuẩn để ra quyết định khi xem
xét lợi nhuận được tạo ra tại một thời điểm, nhưng lại không thể áp dụng để
xem xét lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời kỳ, tức là không giải
quyết vấn đề thời gian sinh lời của dự án.Ví dụ, có hai dự án đầu tư cùng đem
lại tổng lợi nhuận trong suốt đời hoạt động là như nhau, nhưng nếu như dự án
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0910
có số đầu tư có số lợi nhuận phát sinh lớn trong các năm đầu sẽ tốt hơn so với
dự án có lợi nhuận lớn phát sinh các năm về sau. Vậy thời điểm phát sinh
dòng tiền là một yếu tố cần phải được tính đến trong các quyết định quản trị.
Vấn đề rủi ro trong các quyết định cũng cần được xem xét. Ví dụ, khi
hai phương án đều mang lại lợi nhuận như nhau, nhưng mức độ rủi ro khác
nhau thì phương án có mức độ rủi ro thấp hơn sẽ được lựa chọn. Thậm chí,
khi mà phương án có mức độ lợi nhuận cao hơn nhưng rủi ro cao thì vẫn có
thể không được lựa chọn.
Như vậy, Nhà quản trị cần đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận kết hợp
với việc xử lý yếu tố thời gian và rủi ro trong các môi trường kinh doanh đầy
sự biến động.
1.2.2 Nội dung Quản trị vốn lưu động
a) Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là thể hiện số vốn tiền tệ cần
thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng
tồn kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của
nhà cung và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ (tiền lương phải
trả, tiền thuế phải nộp…), có thể xác định theo công thức sau:
= = + + - - -
Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu: Phương pháp trực tiếp và phương
pháp gián tiếp.
+ Phương pháp trực tiếp
Nội dung cơ bản của phương pháp này là: Xác định trực tiếp nhu cầu vốn
của hàng tồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà cung cấp rồi tổng
hợp lại thành tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Nhu cầu
Vốn lưu
động
Vốn
hàng
tồn kho
Nợ
phải
thu
Nợ phải trả
nhà cung
cấp
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0911
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp này có thể thực
hiện theo trình tự sau:
- Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho
Bao gồm: Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất
Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu sản xuất
Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu lưu thông
- Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu
- Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp
Cộng nhu cầu vốn trong các khâu dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông
( vốn hàng tồn kho ) với khoản chênh lệch giữa các khoản phải thu, phải trả
nhà cung cấp sẽ có tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Nhu cầu vốn lưu động xác định theo phương pháp này phản ánh rõ nhu
cầu vốn lưu động cho từng loại vật tư hàng hóa nên tương đối sát và phù hợp
với các doanh nghiệp hiện nay. Tuy vậy, nó có hạn chế: việc tính toán tương
đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều và mất thời gian.
+ Phương pháp gián tiếp
Phương pháp này dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐ của
doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về qui mô kinh doanh và tốc độ luân
chuyển VLĐ năm kế hoạch hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh thu
thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm kế
hoạch.
 Cụ thể:
+ Phương pháp điều chỉnh teo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo
cáo: Thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo
cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển
VLĐ năm kế hoạch.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0912
Công thức tính toán:
Trong đó: : Vốn lưu động năm kế hoạch
: Vốn lưu động bình quân năm báo cáo
Mức luân chuyển vốn lưu động bìnhquân năm kế hoạch
Mức luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo
t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch
+ Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân
chuyển vốn năm kế hoạch: Theo phương pháp này,nhu cầu vốn lưu động
được xác định căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn lưu động( hay doanh thu
thuần) và tốc độ luân chuyển vốn lưu động dự tính của năm kế hoạch. Công
thức tính như sau:
Trong đó:
: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch ( doanh thu thuần )
: Số vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch
+ Phương pháp dựa vào tỷ lệ phầm trăm trên doanh thu:
Nội dung phương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh
thu của các yếu tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định
nhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kế hoạch.
Căn cứ vào tính chất cũng như thời gian sử dụng vốn lưu động, người
ta chia nhu cầu vốn lưu động thành hai loại:
- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết: Là mức vốn cần thiết
tối thiểu đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến
hành bình thường, liên tục tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0913
- Nhu cầu vốn lưu động tạm thời: Trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp có thể có những trường hợp phát sinh nhu cầu
vốn có tính chất tạm thời là khi giá cả vật tư, hàng hoá gia tăng mà doanh
nghiệp không dự kiến trước được nên doanh nghiệp phải huy động thêm vốn
để dự trữ hoặc đột xuất doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng mới hoặc
doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá có tính chất thời vụ…
b)Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản dài hạn,
phần cònlại và nguồn vốnngắn hạn được đầutưđể hình thành tài sản ngắn hạn.
Đây là Khi đó, chênhlệch giữa nguồn vốnvới tài sảndài hạn được gọi là nguồn
vốn lưu động thường xuyên (NWC). Mức độ an toàn hay rủi ro tài chính của
doanh nghiệp phụ thuộc vào độ lớn của nguồn vốn lưu động thường xuyên.
Cách xác định NWC:
NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
Hoặc: NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
Có 3 Trường hợp có thể xảy ra:
TH1: NWC >0 .
Khi tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn. Nghĩa là nguồn vốn
lưu động thường xuyên có giá trị dương. Khi đó, sẽ có một sự ổn định trong
hoạt động của doanh nghiệp vì có một bộ phận nguồn vốn lưu động thường
xuyên tài trợ cho Tài sản lưu động để sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
TH2: NWC < 0 .
Nếu tài sản lưu động nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn thì nguồn vốn lưu
động thường xuyên có giá trị âm. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho doanh
nghiệp khi hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hoặc xây dựng. Trong
trường hợp đặc biệt khi nguồn vốn động thường xuyên < 0 ( nghĩa là doanh
nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn) là dấu hiệu sử
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0914
dụng vốn sai, cán cân thanh toán chắc chắn đã mất thăng bằng, hệ số thanh
toán nợ ngắn hạn < 1. Tuy nhiên, đối với ngành thương mại thì cách tài trợ
này vẫn có thể xảy ra vì ngành này có tốc độ quay vòng vốn nhanh.
TH3: NWC = 0
Nếu tài sản lưu động bằng nợ phải trả ngắn hạn, hay nguồn vốn thường
xuyên bằng giá trị TSCĐ thì nguồn vốn lưu động thường xuyên sẽ có giá trị
bằng không. Cách tài trợ này cho thấy, chỉ có những TSCĐ được tài trợ bằng
nguồn vốn dài hạn, còn tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn
hạn.Trường hợp này cũng không tạo được tính ổn định trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt với những ngành có tốc độ quay
vòng vốn chậm.
c)Phân bổ vốn lưu động
Phân bổ vốn lưu động là chia nguồn vốn lưu đồng thành nhiều bộ phận
khác nhau, Mỗi bộ phận đóng vai trò riêng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Trong một thời điểm hoặc thời kỳ,Nhà quản trị tùy theo
tình hình thực tế mà phân bổ nguồn vốn lưu động sao cho hợp lý nhất. Sau
khi phân bổ hình thành tỷ trọng của từng bộ phận vốn hay từng khoản vốn
chiếm trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất
định là kết cấu vốn lưu động.
Kết cấu vốn lưu động trong các doanh nghiệp khác nhau là không giống
nhau. Việc phân tích vốn lưu động của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp hiểu
rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử
dụng. Từ đó xác định rõ các trọng điểm trong công tác quản lý vốn lưu động,
đồng thời đưa ra các biện pháp quản lý có hiệu quả phù hợp với điều kiện của
doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0915
Các khoản mục cần phân bổ vốn lưu động :
1) Tiền và các khoản tương đương tiền
2) Đầu tư tài chính ngắn hạn
3) Các khoản phải thu ngắn hạn
4) Hàng tồn kho
5) Tài sản ngắn hạn khác
…
d)Quản trị vốn tồn kho dự trữ
Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản
xuất hoặc bán ra sau này. Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ được
chia thành 3 loại. Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, bán
thành phẩm, thành phẩm. Mỗi loại tồn kho dự trữ trên có vai trò khác nhau
trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và ổn định.
Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng
tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất
quan trọng, không phải vì nó thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số VLĐ của
doanh nghiệp mà quan trọng hơn là nó giúp doanh nghiệp tránh được tình
trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, châm luân chuyển , đảm bảo cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh
tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Qui mô vốn tồn kho dựtrữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dự
trữ của doanh nghiệp. Tuy nhiên , từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân tố
ảnh hưởng khác nhau. Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu thường chịu ảnh
hưởng yếu tố quy mô sản xuất, khả năng sẵn sang cung ứng vật tư của thị
trường, giá cả vật tu hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến
doanh nghiệp. Đốivới các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm thường chịu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0916
ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản
phẩm, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Riêng đối với mức tồn kho
thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng thường là số lượng thành phẩm tiêu thụ, sự
phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức mua của thị
trường… Nhận thức rõ rang các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp cho doanh nghiệp
có biện pháp quản lý phù hợp nhằm duy trì lượng tồn kho dự trữ hợp lý nhất.
Mô hình quản lý hàng tồn kho
Chi phí tồn kho dự trữ thường chia làm 2 loại là chi phí lưu giữ, bảo
quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng. Các chi phí
này có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Nếu doanh nghiệp dự trữ nhiều vật tư ,
hàng hóa thì chi phí lưu giữ, bảo quản hàng hóa sẽ tăng lên,ngược lại chi phí
thực hiện các hợp đồng cung ứng sẽ giảm đi tương đối do giảm được số lần
cung ứng.
Mô hình EOQ được mô tả như sau:
Chi phí
Tổng chi phí
Chi phí lưu trữ
Chi phí đặt hàng
Số lượng đặt hàng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0917
Theo mô hình này giả định số lượng đặt hàng mỗi lần là đều đặn và
bằng nhau, được biểu diễn như sau:
Mức dự trữ hàng tồn kho
Q
Thời gian
Gọi: C: Tổng chi phí
: Tổng chi phí lưu trữ tồn kho
: Tổng chi phí đặt hàng
: Chi phí lưu giữ bảo quản đơn vị hàng tồn kho
: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng
: Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng mỗi năm
Q: Mức đặt hàng mỗi lần
: Mức đặt hàng kinh tế
 Mức đặt hàng kinh tế ( tối ưu ):
Số lần cung ứng mỗi năm:
Số ngày cung ứng cách nhau giữa 2 lần cung ứng:
e) Quản trị vốn bằng tiền
Quản trị vốn bằng tiền có yêu cầu cơ bản là vừa đảm bảo sự an tàn
tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng
kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt cho doanh nghiệp. Như vậy khi
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0918
có tiền mặt nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn,
cho vay hay gửi vào ngân hàng để thu lợi nhuận. Ngược lại khi cần tiền mặt,
doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng,bán chứng khoán hoặc đi vay ngắn
hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng.
Các lý do chính mà doanh nghiệp lưu giữ tiền mặt là: Nhằm đáp ứng
các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả tiền mua hàng, trả tiền
lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế… của doanh nghiệp; Giúp
doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh nhằm tối đa
hóa lợi nhuận; Từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể
xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nội dung chủ yếu:
+ Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng
các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ.
Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh
nghiệp. Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dung
tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý. Ngoài phương
pháp trên, có thể vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu ( mô hình Baumol )
trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu
của doanh nghiệp.
Quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp được dựa trên
cơ sở xem xét sự đánh đổi giữa chi phí cơ hội của việc giữ quá nhiều tiền mặt
với chi phí giao dịch do giữ quá nhiều tiền mặt. Trong đó chi phí cơ hội là
khoản chi phí doanh nghiệp mất đi do giữ tiền mặt, khiến cho tiền mặt không
được sử dụng để đầu tư vào các mục đích sinh lời khác. Còn chi phí giao dịch
là các khoản chi phí liên quan đến việc chuyển đổi các tài sản đầu tư có tính
thanh khoản thấp hơn thành tiền mặt để sẵn sang chi tiêu. Lượng tiền mặt của
doan nghiệp thường không ổn định do dòng tiền ra và vào phát sinh hàng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0919
ngày. Tổng chi phí lưu giữ tiền mặt chính là tổng chi phí cơ hội và chi phí
giao dịch, tổng chi phí này phải giữ ở mức nhỏ nhất. Như vậy khi xác định
mức tồn quỹ tiền mặt,chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt có vai trò như chi
phí lưu giữ hàng tồn kho, còn chi phí giao dịch khi chuyển đổi các tài sản đầu
tư có tính thanh khoản thấp hơn ( ví dụ như chứng khoán ) thành tiền mặt có
vai trò như chi phí đặt hàng.
+ Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt
Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh
bị mất mát lợi dụng. Thực hiện nguyên tắc mọ khoản thu chi tiền mặt đều
phải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ. Phân định rõ rang trách nhiệm
trong quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ. Việc xuất nhập quỹ tiền
mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp
pháp. Phải thực hiện đối chiếu kiểm tra quỹ tiền mặt với sổ quỹ hằng ngày.
Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quá trình
thanh toán, phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng.
+ Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm
Có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có
hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời rãnh rỗi ( đầu tư tài chính ngắn hạn ). Thực
hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập xuất ngân quỹ trong
từng thời kỹ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp
khi đáo hạn.
f) Quản trị các khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mau chịu hàng
hóa và dịch vụ. trong kinh doanhhầu hết các doanhnghiệp đều có khoảnnợ phải
thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức
số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không thể kiểm soát nổi sẽ
ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0920
Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận
và rủi ro trong bán chịu hàng hóa,dịch vụ. Nếu không bán chịu hàng hóa, dịch
vụ doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó cũng mất đi cơ hội
thu lợi nhuận. Song nếu bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới làm tăng
chi phí quản trị khoản phải thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi
ro không thu hồi được nợ. Do đó doanh nghiệp cần phải đặc biệt coi trọng các
biện pháp quản trị nợ phải thu từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu khả năng
sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng bán chịu, còn nếu khả
năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp phải thu hẹp việc bán chịu hàng
hóa, dịch vụ.
Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng các biện
pháp sau đây:
+ Xác định chính sách bán chịu hợp lý với từng khách hàng:
Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêu
chuẩn hay giới hạn về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp có thể chấp
nhận bán chịu. Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà doanh nghiệp
áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp.
Ngoài tiêu chuẩn bán chịu doanh nghiệp cũng cần xác định đúng đắn
các điều khoản bán chịu hàng hóa, dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn
bán và tỷ lệ chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thời
hạn bán chịu theo hợp đồng. Về nguyên tắc doanh nghiệp chỉ có thể nới lỏng
thời hạn bán chịu khi lợi nhuận tăng them nhờ doanh thu tiêu thụ lớn hơn chi
phí tăng thêm cho quản trị các khoản phải thu. Tương tụ, trường hợp áp dụng
chính sách bán hàng có chiết khấu thì chi phí tiết kiệm được trong quản lý các
khoản phải thu phải lớn hơn phần lợi nhuận doanh nghiệp dành trả cho khách
hàng do giảm giá hàng bán chịu.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0921
+ Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu
Để tránh các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi doanh
nghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu. Nội
dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh
toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán.
Việc đánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường phải
thực hiện qua các bước: Thu thập thông tin về khách hàng ( ví dụ báo cáo tài
chính, kết quả xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng; các thông tin liên quan
khác…); đánh giá uy tín khách hàng từ các thông tin thu thập được; lựa chọn
quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu.
+ Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ:
Tùy theo điều kiện cụ thể có thể áp dụng các biện pháp phù hợp như:
Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp: Có bộ phận kế toán theo dõi
khách hàng nợ; kiểm soát chặt chẽ nợ phải thu đối với từng khách hàng; xác
định hệ số nợ phải thu trên doanh thu hàng bán tối đa cho phép phù hợp với
từng khách hàng mua chịu.
Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có
chính sách thu hồi nợ thích hợp: Thực hiện các biện pháp thích hợp để thu hồi
nợ đến hạn , nợ quá hạn như gia hạn nợ, thỏa ước xử lý nợ, bán lại nợ, yêu
cầu sự can thiệp của Tòa án kinh tế nếu khách hàng nợ chây ỳ hoặc mất khả
năng thanh toán nợ.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu hư trích trước dự
phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
 Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
a) Mức chênh lệch giữa thực tế VLĐ và Nhu cầu VLĐ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0922
Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ
trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế
hoạch và thực hiện về nhu cầu vốn lưu động ở các kỳ trước.
Dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định, huy động kế hoạch huy
động vốn: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu,
so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để tài trợ để lựa chọn kênh
huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc
thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế
rủi ro có thể xảy ra.
Khi lập kế hoạch vốn lưu động phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh
doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích,
tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán
về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và
những dự kiến về sự biến động của thị trường.
 Phân bổ vốn lưu động.
 Kết cấu theo vai trò Vốn lưu động:
Tỷ lệ VLĐ dự trữ sản xuất / Vốn lưu động
Tỷ lệ VLĐ sản xuất / Vốn lưu động
Tỷ lệ VLĐ lưu thông / Vốn lưu động
 Kết cấu theo hình thái và tính thanh khoản
Tỷ lệ Vốn bằng tiền / Vốn lưu động
Tỷ lệ Nợ phải thu / Vốn lưu động
Tỷ lệ Hàng tồn kho / Vốn lưu động
 Tình hình quản lý vốn bằng tiền
Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0923
Hệ số tạo tiền từ HĐKD =
Dòng tiền vào từ hoạtđộng kinh doanh
Doah thu bán hàng
Số vòng quaycủa vốn bằng tiền
Số vòng quayvốn bằng tiền =
Tổng số tiền thu về trong kỳ (IF)
Số dư tiền bình quân (St)
Trong đó:
Số dư tiền bình quân =
Dư tiền đầu kì + Dư tiền cuối kì
2
(Số dư tiền đầu kì và cuốikì lấy trên bảng cân đối kế toán: Tiền và
tương đương tiền)
Hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Phản ánh khả năng của DN trongviệc trả nơ ngay mà không dựa vào việc
bán các loại vật tư hàng hoá.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Hệ số này càng cao thì khả
năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt. Nó được xác định như sau:
Hệ số khả năng
thanh toán hiện
thời =
Tổng tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số
thanh toán
nhanh =
Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0924
Hế số khả năng thanh toán tức thời: Phản ánh khả năng thanh toán
ngay các khoản nợ bằng tiền và chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi
thành tiền.
 Tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ
1) Cơ cấu hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho
Là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng
trong một kỳ và được xác định bằng công thức sau:
Từ vòng quay hàng tồn kho ta cũng tính được số ngày trung bình thực
hiện một vòng quay hàng tồn kho:
Số vố hàng hóa tiết kiệm hoặc lãng phí do tốc độ luân chuyển hàng tồn
kho thay đổi theo công thức:
Số vốn hàng = Giá trị HTK luân chuyển x Số ngày rút ngắn kỳ
hóa tiết kiệm bình quân 1 ngày kỳ phân tích hạn tồn kho bình quân
 Tình hình quản lý nợ phải thu
Các chỉ tiêu liên quan :
Hệ số khả năng
thanh toán tức thời =
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Tổng nợ ngắn hạn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0925
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Cho
biết có bao nhiêu phần trong tổng tài sản bị chiếm dụng.
Hệ số này phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của doanh
nghiệp trong kỳ. Nó cho biết khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu
càng lớn thì thời hạn thu hồi nợ càng ngắn và ngược lại.
Chỉ tiêu này phản ánh kỳ thu nợ bịchiếm dụng bìnhquân là bao nhiêu ngày.
 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động người ta thường
sử sụng các chỉ tiêu sau đây:
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
phản ánh mức độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm và thường được
phản ánh qua các chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn
lưu động.
Số lần luân chuyển VLĐ ( số vòng quay VLĐ ):
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ
nhất định, thường là một năm. Để đơn giản,tổng mức luân chuyển VLĐ
thường được xác định bằng doanh thu thuần trong kỳ. Số VLĐ bình quân
được xác định theo phương pháp bình quân số học.
Kỳ luân chuyển VLĐ:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0926
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay VLĐ cần bao nhiêu
ngày. Kỳ luân chuyển VLĐ càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và
ngược lại.
+ Mức tiết kiệm VLĐ:
Mức tiết kiệm = Mức luân chyển vốn x Số ngày rút
ngắn kỳ
VLĐ Bình quân 1 ngày kỳ kế hoạch luân chuyển VLĐ
Mức tiết kiệm VLĐ phản ánh số VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ
luân chuyển VLĐ. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp có
thể rút ra khỏi một số VLĐ để dung cho các hoạt động khác.
+ Hàm lượng VLĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần thì cần
bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hàm lượng vốn lưu động càng thấp thì vốn lưu
động sử dụng càng hiệu quả và ngược lại.
+ Tỷ suất lợi nhuận VLĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bình quân tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước ( sau ) thuế ở trong kỳ. Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá
hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.
1.2.4.Cácnhântố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Để có thể quản lý tốt VLĐ của mình, công ty cần phải nắm bắt được
các nhân tố chủ quan và khách quan cùng sự ảnh hưởng của chúng để đề ra
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0927
các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cũng như nâng
cao công tác quản trị VLĐ tại doanh nghiệp.
1.2.4.1 Nhân tố khách quan
 Yếu tố sản xuất và tiêu thụ
Tính thời vụ của việc SX và tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp đến việc lưu
chuyển hàng hóa. Có những loại hàng hóa sản xuất quanh năm nhưng chỉ tiêu
thụ trong một kỳ, lại có những hàng hóa SX theo thời vụ nhưng tiêu thụ
quanh năm. Điều này khiến các DN cần dự trữ một lượng hàng hóa cho SX và
tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhưng việc dự trữ này lại khiến
hàng hóa bị ứ đọng và làm giảm tốc độ chu chuyển vốn.
Sự phân bổ giữa nơi sản xuất và tiêu thụ cũng có ảnh hưởng đến tốc độ
chu chuyển của vốn. Nếu nơi sản xuất và nơi tiêu thụ thuận tiện thì sẽ thuận
lợi trong việc lưu thông, nên đồng vốn cũng được quay vòng nhanh hơn.
 Nhu cầu tiêu dùng và giá cả hàng hóa
Nhu cầu tiêu dùng ảnh hưởng đến quy mô và chủng loại hàng hóa của
doanh nghiệp. Nếu nhu cầu tiêu thụ lớn, DN có nhiều cơ hội để mở rộng sản
xuất, gia tăng lợi nhuận. Ngược lại, nhu cầu tiêu thụ giảm xuống sẽ khiến
doanh nghiệp gặp khó khăn, và hiệu quả sử dụng vốn cũng giảm xuống,
doanh nghiệp cần tích cực hơn trong công tác quản trị vốn lưu động để tránh
thất thoát cho doanh nghiệp.
Giá cả hàng hóa cũng ảnh hưởng đến sản lượng bán ra của doanh
nghiệp, qua đó ảnh hưởng đến doanh thu và hiệu quả sử dụng vốn.
 Rủi ro
Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường, doanh
nghiệp có thể gặp nhiều rủi ro như xu hướng phát triển của nền kinh tế, sự
cạnh tranh của thị trường, hay thậm chí là điều kiện tự nhiên… Những yếu tố
này ảnh hưởng đến mọi mặt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0928
hiệu quả sử dụng vốn. Doanh nghiệp cần đưa ra những biện pháp để phòng
ngừa rủi ro, giảm bớt ảnh hưởng của rủi ro, đưa ra biện pháp quản lý vốn lưu
động hiệu quả hơn.
1.2.3.2 Nhân tố chủ quan
 Xác định nhu cầu VLĐ
Việc xác định nhu cầu VLĐ chính xác chính là một trong những nhiệm
vụ quan trọng của công tác quản trị vốn lưu động , xác định thừa sẽ dẫn đến
lãng phí vốn, còn xác định thiếu lại làm gián đoạn quá trình sản xuất, từ đó
làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
 Lựa chọn phương án đầu tư
Mỗi phương án đầu tư đều có mức độ hiệu quả khác nhau. Quản trị vốn
lưu động là cần phải chọn lựa được phương án đầu tư tốt nhất để đầu tư. Lựa
chọn phương án đúng đắn, có thể gia tăng sản xuất, gia tăng doanh thu và lợi
nhuận, từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại nếu sai lầm trong việc
lựa chọn phương án đầu tư sẽ làm lãng phí vốn, giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
 Trình độ tổ chức và sử dụng VLĐ
Đây là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ.
Quản lý vốn tốt, sử dụng VLĐ hợp lý, đúng lúc và đúng mục đích sẽ đảm bảo
tiết kiệm được chi phí và chính là điều kiện để tăng hiệu quả sử dụng VLĐ
 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Là kho tàng, máy móc, thiết bị, nhà xưởng …có một cơ sở vật chất kỹ
thuật hiện đại thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng lao động, sản
phẩm. Đây là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong một DN với yêu cầu luôn
được cải tiến, hiện đại hoá nếu muốn kinh doanh tốt và đạt lợi nhuận cao.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0929
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNGQUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG
TY XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động
kinh doanh của Công ty Xây dựng số 4 Thăng Long
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Công ty
2.1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần Xây dựng Số 4 Thăng
Long
Công ty Cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long là doanh nghiệp hạng 1 –
hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long (Bộ Giao
thông vận tải) được thành lập ngày 20/09/2000 với ngành nghề hoạt động
chính là xây dựng dân dụng.
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long
Tên giao dịch: Thang Long No4 Construction Joint stock company
Tên viết tắt: Thang Long No4 Const J.stock.co
Trụ sở giao dịch chính: đường Phạm Văn Đồng, xã Xuân Đỉnh, huyện
Từ Liêm, Hà Nội.
Loại hình Công ty: Công ty cổ phần.
Công ty được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103000198 ngày 19/12/2000 và đăng ký
thay đổi lần thứ 7 ngày 20/08/2010 số 0100104281.
Vốn điều lệ: 6.807.300.000 VND (Vốn Nhà nước: 2.629.500.000 VND)
Số cổ phiếu thường đang lưu hành: 68.073 CP
Mệnh giá 1 cổ phiếu: 100.000 VND
Điện thoại: (84-4) 38389945, 38387841, 38387060
Tài khoản tại ngân hàng: Ngân hàng Vietinbank Cầu Giấy.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0930
2.1.1.2. Quá trình thành lập và pháttriển của Công ty Cổ phần Xâydựng số 4
Thăng Long
Công ty Cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long tiền thân là “Công ty vật
liệu và xây dựng” thành lập ngày 17/10/1973 theo quyết định số 2347/QĐ –
TC. Đến ngày 21/07/1976, đổi tên thành “Công ty vật tư” với nhiệm vụ tiếp
nhận, bảo quản và quản lý cấp phát toàn bộ vật tư phục vụ cho việc xây dựng
cầu Thăng Long.
Từ năm 1985, cầu Thăng Long hoàn thành và được đưa vào sử dụng,
Công ty chuyển sang thu hồi vật tư, thiết bị toàn bộ công trường cầu Thăng
Long và có nhiệm vụ mới là quản lý, cấp phát và tiếp nhận dầm cầu Đuống,
cầu Việt Trì, phục vụ công trình cầu Bến Thủy và sản xuất vật liệu xây dựng.
Để phù hợp với hình thức hoạt động, Công ty đổi tên là “Xí nghiệp cung ứng
vật tư thiết bị Thăng Long”.
Năm 1995, theo quyết định số 3376QĐ/TCCB – LĐ ngày 03/07/1995
của Bộ Giao thông vận tải, Công ty được đổi tên thành “Công ty xây dựng
công trình Thăng Long”, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 110000
cấp ngày 27/02/1995 tại Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội.
Đến ngày 20/09/2000, Công ty đã chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà
nước sang Công ty cổ phần theo quyết định số: 2750/2000/QĐ-BGTVT của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải với tên gọi mới “Công ty Cổ phần Xây dựng
số 4 Thăng Long”. Công ty được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước trên cơ sở tự nguyện cùng góp vốn của các cổ đông được tổ chức
và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam khóa X kỳ họp thứ V thông qua ngày 10/02/1999.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0931
2.1.2. Đặc điểmhoạt động kinh doanh của Công ty xây dựng số 4 Thăng Long
2.1.2.1. Nhiệm vụ của Công ty
Với vai trò là mộtđơn vị liên kết tiêu biểu của Tổng Công ty Xây dựng
Thăng Long, hàng năm Công typhải căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ, các
chỉ tiêu kế hoạch của Tổng Công ty, của Bộ Giao thông vận tải đồng thời căn
cứ vào nhu cầu thị trường để chủ động đề ra kế hoạch SXKD và triển khai
thực hiện kế hoạch có hiệu quả.
Trên cơ sở các đặc điểm kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư, Công ty tổ chức
nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp, công trình giao
thông, công trình nông nghiệp…đồng thời tổ chức quản lý chặt chẽ và sử
dụng có hiệu quả tiền vốn, vật tư trang thiết bị, lực lượng lao động... để đạt
hiệu quả SXKD tốt nhất.
2.1.2.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu
Công ty Cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long là một trong số những
đơn vị liên kết tiêu biểu của Tổng Công ty xây dựng Thăng Long, đóng góp
lớn vào sự nghiệp xây dựng Tổng Công ty xây dựng Thăng Long trở thành
một tập đoàn kinh tế mạnh. Công ty hoạt động dựa trên các ngành nghề kinh
doanh chủ yếu sau:
- Xây dựng công trình giao thông, phá đá nổ mìn trên cạn, dưới nước;
- Xây dựng công trình thủy lợi, công nghiệp, dân dụng, thi công các
loại nền móng công trình;
- Gia công lắp đặt kết cấu thép, cấu kiện bê tông đúc sẵn;
- Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cụm dân cư đô thị, hệ thống điện
lưới 35KVA, hệ thống nước sinh hoạt;
- Sửa chữa thiết bị thi công;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, khu đô thị và khu công nghiệp;
- Dịch vụ cho thuê kho bãi, nhà xưởng, kinh doanh nhà;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0932
Hiện nay, ngành đóng vai trò mũi nhọn trong hoạt động của Công ty
chính là xây dựng các công trình giao thông, các công trình thủy lợi, công
trình công nghiệp và sản xuất vật liệu xây dựng (các loại cấu kiện bê tông đúc
sẵn). Trong đó, các sản phẩm công trình xây dựng đều có quy mô lớn, kết cấu
phức tạp và đòi hỏi thời gian thi công xây lắp lâu dài.
2.1.2. 3 Đặc điểm hoạt động của Công ty
2.1.2.3.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty
 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty
Công ty Cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long có bộ máy quản lý tuân
thủ theo đúng quy định của pháp luật về công ty Cổ phần, bao gồm:
- Hội đồngquản trị (HĐQT):là cơ quan quản lý Công ty, thay mặt Công
ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty.
- Chủ tịch HĐQT theo dõi việc thực hiện các quyết định của HĐQT và
các hoạt động của Công ty; lập chương trình kế hoạch hoạt động và tổ chức...
- Giám đốc điều hành quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động
hàng ngày của Công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT.
- Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra, kiểm soát các hoạt
động sản xuất, kinh doanh và tài chính của Công ty.
- Các Phó giám đốc (PGĐ) điều hành kỹ thuật, PGĐ vật tư, thiết bị,
PGĐ nội chính… phụ trách về mặt kỹ thuật sản xuất và xây dựng, phụ trách
đời sống vật chất cho cán bộ CNV, theo dõi các phòng vật tư, kế hoạch, kỹ
thuật, thiết bị, phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức các bộ và lao động...
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0933
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Ban kiểm soát
Chủ tịch hội đồng quản trị
Tổng giám đốc công ty
PTGĐ
kỹ thuật
cô
ng nghệ
PTGĐ kinh
tế
PTGĐ vật tư
thiết bị
PTGĐ nội
chính phụ
trách NC
Phòng
kỹ
thuật –
thi
công
Phòng
kinh tế-
kế hoạch
Phòng
tài
chính
- kế
toán
Phòng
kinh
doanh
Phòng
thiết
bị,vật tư
công
nghiệp
Phòng
tổ
chức
hành
chính
XN
cầu 2
Đội
đường
1
XN
đường
2,3
Đội công
trình 1
Đội
điện
máy
XN bê
tông
1,2,3.4,
5,6
Hội đồng quản trị
Đội
cầu 1
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0934
 Hoạt động và chức năng của các phòng ban trong công ty
-Phòng tổ chức hành chính: đảm bảo công tác quản lý lao động, theo
dõi thi đua, công tác văn thư, tiếp khách, bảo vệ tài sản...
-Phòng tài chính - kế toán: có nhiệm vụ hạch toán tài vụ cũng như quá
trình SXKD của công ty. Tổ chức thực hiện việc ghi chép, xử lý, cung cấp số
liệu về tìnhhình kinh tế, tài chính, phânphốivà giám sátvốn, giám sát và hướng
dẫn nghiệp vụ đối với những người làm công tác kế toán trong Công ty.
-Phòng kinh tế kế hoạch dự án: xây dựng kế hoạch sản xuất, giá thành
kế hoạch của sản phẩm, ký kết hợp đồng sản xuất, quyết toán sản lượng,tham
gia đề xuất với giám đốc các quy chế quản lý kinh tế áp dụng nội bộ.
- Phòng kỹ thuật thi công, và phòng thiết bị, vật tư công nghiệp: phụ
trách vấn đề xây dựng và quản lý các quy trình trong sản xuất, nghiên cứu
ứng dụng công nghệ mới đưa vào sản xuất, tổ chức hướng dẫn nhằm nâng cao
tay nghề cho công nhân, tăng khả năng nhiệm vụ cho các kỹ thuật viên…
- Phòng kinh doanh: phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trước,
trong và sau khi sản xuất, thiết lập mối quan hệ với các cấp, lập toàn bộ hồ sơ
dự toán công trình, kiểm tra bản vẽ thiết kế, tổng hợp khối lượng công trình,
bám sát kế hoạch, tiến độ thi công và tham mưu nghiệm thu…
 Tổ chức kế toán tại công ty
Công ty tổ chức bộ máy kế toán tập trung, bao gồm các bộ phận sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0935
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Trong đó:
- Kế toán trưởng: tổ chức điều hành bộ máy kế toán, là người chịu trách
nhiệm chung về thông tin do phòng Tài chính- Kế toán cung cấp, thực hiện
các khoản đóng góp của Công ty với ngân sách Nhà nước...
- Kế toán tổng hợp: Là người tổng hợp số liệu kế toán lập báo cáo, tổng
hợp các thông tin kế toán do các phần hành kế toán khác cung cấp.
- Kế toán vật tư, TSCĐ: Theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư, tình hình
tăng giảm TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, lập kế hoạch sửa chữa và
dự toán chi phí sửa chữa…
- Kế toán thanh toán: Thực hiện thanh toán khối lượng công trình, hạng
mục công trình và theo dõi các khoản công nợ…
- Kế toánvốnbằngtiền: Thực hiệnphần liên quan đến các nghiệp vụ ngân
hàng, vay vốn tín dụng, lập kế hoạch vay vốn và lập các phiếu thu, phiếu chi…
- Kế toánlương và các khoản trích theo lương: Thanh toán số lương phải
trả theo quy định, tính số tiền BHXH, KPCĐ…, lập bảng thanh toán lương...
Kế toán trưởng
Kế
toán
tổng
hợp
Kế
toán
vật tư,
tài sản
cố
định
Kế
toán
thanh
toán
Kế
toán
vốn
bằng
tiền
Kế toán
thanh
toán
lương và
BHXH
Thủ
quỹ
Nhân viên ở đội
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0936
- Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi tại Công ty căn cứ vào các chứng từ thu,
chi đã được phê duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu, chi vào cuối ngày,
lập báo cáo quỹ, cuối tháng lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt.
- Nhân viên thống kê đội: Theo dõi các hoạt động phát sinh ở đội do
mình phụ trách, thu thập chứng từ gửi lên phòng kế toán của Công ty.
Nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán
- Phân tích thông tin số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp,
phục vụ cho nhu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của đơn vị.
- Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung
công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Kiểm tra, giám sát các khoản phải thu, chi tài chính , các nghĩa vụ thu,
nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành
tài sản, phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm luật về tài chính kế toán.
- Tổ chức thực hiện hạch toán kế toán phải thực hiện đúng theo pháp
lệnh kế toán và thống kê của nhà nước ban hành, công tác kế toán, thống kê
phù hợp với tổ chức sản xuất – kinh doanh của Công ty.
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và
sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở
Công ty.
- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài
sản, vật tư, tiền vốn, các định mức tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu...
- Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình, hạng mục, sản
phẩm, dịch vụ kịp thời, đầy đủ, chính xác.
- Lập và gửi các báo cáo tài chính trong kỳ theo chế độ quy định.
- Thu hồi công nợ và lo vay vốn cho sản xuất kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về tính chính xác,
đúng đắn của số liệu tài chính của Công ty…
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0937
 Tổ chức nhân sự và lao động trong công ty
Hiện nay, tổng số cán bộ CNV của Công ty gồm 333 người. Trong đó:
- Trình độ đại học : 108 người
- Trình độ cao đẳng : 42 người
- Công nhân kỹ thuật tay nghề bình quân bậc 4: 138 người
Còn lại là lao động phổ thông.
2.1.3.2. Quy trình SXKD
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ khái quát quy trình SXKD
Cũng như các doanhnghiệp cùng ngành khác, quy trình SXKD của Công
ty Cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long có những đặc trưng riêng, chịu ảnh
hưởng bởi đặc điểm chung của ngành xây dựng cơ bản là sản phẩm của xây
dựngmang tính đơn chiếc, kết cấu khác nhau, thời gian thi công dài. Mặt khác,
Côngty là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Thăng Long
nên đốivới một số côngtrình đặc biệt, Công ty được Tổng Công ty giao thầu,
Thông báo
trúng thầu
Tổ chức hồ
sơ dự thầu
Giao thầu
Thông báo
nhận thầu
Thành lập ban chỉ
huy công trường
Lập phương án
tổ chức thi công
Bảo vệ phương án và
biện pháp thi công
Tiến hành tổ chức thi công
theo thiết kế được duyệt
Tổ chức nghiệm thu khối lượng,
chất lượng công trình
Lập bảng nghiệm thu
thanh toán công trình
Công trình hoàn thành, làm quyết toán
bàn giao công trình cho chủ thầu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0938
cònlại các công trình khác Công ty phải tự tham gia đấu thầu. Nếu trúng thầu,
Công ty giao cho các xí nghiệp hoặc các đội trực thuộc Công ty.
2.1.3.3. Đặc điểm cơ sở vật chất, kỹ thuật của Công ty
Trong những năm gần đây, Công tychủ trương trang bị những máy
móc, thiết bị hiện đại hơn nhằm sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, phục vụ
những công trình xây dựng lớn. Hiện nay, Công ty có một hệ thống nhà
xưởng, máy móc thiết bị phục vụ cho SXKD và công tác của cán bộ công
nhân viên tương đối đa dạng, bao gồm:
- Hơn 30 nhà xưởng, nhà điều hành, kho vật tư…
- Hệ thống 64 máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất như: Lu 3 bánh
Watanabe, Đầm Misaka, Máy phát điện, Máy trộn bê tông tự động XBT2,
Ván khuôn khối K0, Hệ thống cẩu trục ray xưởng BT4…
- Phương tiện vận tải như: Ô tô Kamaz, Ô tô Crown…
- Dụng cụ quản lý: Máy kinh vĩ Theo, Máy vi tính Fentum, Máy
photocopy Ricoh…
2.1.3.4. Tình hình thị trường và đối thủ cạnh tranh
 Thị trường các yếu tố đầu vào của Công ty
Ngành nghề hoạt động kinh doanh chính của Công tylà xây dựng, xây
lắp và sản xuất cọc bê tông, do đó các yếu tố đầu vào chủ yếu là các nguyên
vật liệu xây dựng cơ bản như xi măng, cát, thép… Trên thị trường, nguồn
cung cấp vật tư cho Công ty là tương đối dồi dào, tuy nhiên Công ty chỉ lựa
chọn một số nhà cung cấp uy tín, sản phẩm có chất lượng và là đã bạn hàng
lâu năm. Các nhà cung cấp vật tư truyền thống của Công ty là:
- Xi măng: Công ty xi măng Bỉm Sơn, Xi măng Hoàng Thạch...
- Đá, cát: Công ty vật liệu xây dựng bê tông Chèm…
- Thép:Côngtygang thép Tháinguyên, Thép Vinakansai, Thép Việt Úc...
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0939
 Thị trường đầu ra và vị thế cạnh tranh của Công ty
+ Đối với hoạt động xây lắp: Công ty tìm kiếm thị trường thông qua
việc dự thầu các công trình xây lắp trong phạm vi cả nước tuy nhiên thị
trường chủ yếu hướng đến trong lĩnh vực này là các tỉnh khu vực miền Bắc.
Khả năng trúng thầu các công trình của Công ty là khá cao do đáp ứng được
các yêu cầu về kỹ thuật, máy thi công và nhân lực, đảm bảo chất lượng và
hoàn thành đúng tiến độ dự án.
+ Đối với hoạt động sản xuất cấu kiện bêtông đúc sẵn, cọc bêtông: thị
trường đầu ra của doanh nghiệp là các doanh nghiệp xây lắp khác, các công
trình xây dựng, các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu trong phạm vi cả nước,
tập trung khu vực phía Bắc. Sẩn phẩm Công ty luôn đảm bảo chất lượng và
tính cạnh tranh về giá thành.
2.1.4. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty
2.1.4.1. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu trong hoạt động SXKD của
Công ty
 Những thuận lợi chủ yếu
Trải qua 40 năm hình thành và phát triển (1973-2013), Công ty cổ phần số 4
Thăng Long đã và đang tạo ra được một thương hiệu uy tín và có chỗ đứng
trong ngành công nghiệp xây dựng. Các sản phẩn của Công ty luôn được thị
trường đánh giá cao cả về chất lượng và mẫu mã bởi tính đổi mới và không
ngừng nâng cao chất lượng. Do đó, Công ty luôn được các bạn hàng, các chủ
nợ hay các đối tác khác tôn trọng, đánh giá cao.
Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn giữ được mối quan hệ mật
thiết với các nhà cung cấp uy tín như:Công ty gang thép Thái nguyên, Công
ty Thép Vinakansai, Công ty ximăng Bỉm Sơn… Trong điều kiện kinh tế gặp
nhiều khó khăn như hiện nay, việc quan hệ tốt giúp Công ty có thể tận dụng
được những sự hỗ trợ cần thiết như sự nới lỏng thanh toán, sự ổn định giá
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0940
nguyên vật liệu đầu vào hay như được cung ứng nguyên vật liệu kịp thời đảm
bảo cho quá trình SXKD được liên tục, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm
Công ty.
Với tư cách là một đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Thăng,
Công ty đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, ưu đãi từ phía Tổng Công ty và cả Nhà
nước như hỗ trợ đấu thầu, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về
vốn…Trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, việc được Chính Phủ hỗ trợ vốn
giải quyết các công trình xây dựng cơ bản dở dang đã tạo cho Công ty những
điều kiện cần thiết để thoát khỏi tình trạng khó khăn.
Ngoài ra, việc giải quyết nợ xấu thông qua nghiệp vụ mua bán nợ của
Ngân hàng cho các tổ chức kinh tế khác giúp Công ty có thêm cơ hội được
thỏa thuận về các điều khoản hoãn, giảm bớt nợ từ đó giải quyết được các vấn
đề khó khăn tài chính.
 Những khó khăn chủ yếu
Những năm gần đây, dưới tác động của cuộc đại khủng hoảng kinh tế
năm 2008 và tiếp theo đó là sự đóng băng của thị trường bất động sản, nền
kinh tế nước ta gặp phải rất nhiều khó khăn: lạm phát tăng cao, tăng trưởng
kinh tế suy giảm... đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nói chung và lĩnh
vực xây dựng, xây lắp nói riêng.
Đối với thị trường các yếu tố đầu vào: Hầu hết các nguyên liệu đầu vào
như dầu, gas, sắt thép, máy móc... đều tăng giá không những làm giá thành sản
xuất của Công ty tăng cao mà còn làm chậm tiến độ thực hiện các công trình.
Đối với thị trường các yếu tố đầu ra: lượng cung trên thị trường nhiều
trong khi lượng cầu ít khiến Công ty gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Mặt
khác, việc Chính Phủ cắt giảm đầu tư công, chủ yếu để hoàn thành các dự án
còn dở dang, hạn chế đầu tư mới khiến cho hoạt động sản xuất của Công ty bị
thu hẹp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0941
Đối với thị trường vốn: Mặc dù đã được Chính phủ điều chỉnh, lãi suất
cho vay của các ngân hàng đã thấp hơn song khả năng tiếp cận vốn của Công
ty vẫn rất hạn chế do bị thắt chặt vay thi công và vay bảo lãnh.Ngoài ra, việc
cắt giảm các dòng vốn đầu tư từ Chính phủ cũng tạo áp lực vốn cho Công ty.
Đối với thị trường lao động: Khó khăn xuất phát từ hoạt động SXKD
khiến chế độ đãi ngộ của Công ty gặp nhiều hạn chế dẫn đến cháy máu chất
xám, thiếu lực lượng lao động có chất lượng.
Ngoài ra, việc hiện nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp cùng
tham gia lĩnh vực xây dựng cơ bản khiến cho mức độ cạnh tranh cao.Điều này
khiến cho Công ty phải không ngững đổi mới và cải tiến để có thể tồn tại và
phát triển được.
2.1.4.2.Tìnhhìnhtàichínhchủyếu củaCôngtytrong nhữngnămgầnđây
Kết quảhoạt độngkinh doanhlà chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả
tổ chức sửdụng vốnnói chung và vốn lưu độngnóiriêng của mỗi doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0942
Ta xem xét qua bảng sau :
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 89.740.270.507 96.198.089.601 130.299.457.750
Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 89.740.270.507 96.198.089.601 130.299.457.750
Giá vốn hàng bán 80862110022 84.235.977.491 124.376.579.294
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.878.160.485 11.962.112.110 5.922.878.456
Doanh thu hoạt động tài chính 117.844.871 279.359.698 517.118.452
Chi phí tài chính 1.278.590.322 2.431.360.953 2.801.843.068
trong đó: chi phí lãi vay 1.278.590.322 2.431.360.953 2.801.843.068
Chi phí bán hàng 0 0
Chi phí quản lý doanh nghiệp 8.214.716.661 10.060.719.863 10.150.108.535
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (497.301.627) (250.609.008) (6.511.954.695)
Thu nhập khác 1.338.533.636 394.694.061 7.625.214.771
Chi phí khác 539.585.587 0 248.380.517
Lợi nhuận khác 798.948.049 394.694.061 7.376.834.254
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 301.646.422
144.085.053 864.879.559
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 75.411.605 25.214.885 151.353.922
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 0 0
Lợi nhuận sau thuế thu nhâp doanh nghiệp 226.234.817 118.870.168 713.525.637
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1.746 10.482
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0943
Qua bảng trên ta thấy: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
những năm gần đây có giảm sút. Cụ thể doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ năm 2011 là : 130.299.457.750 đồng, sang năm 2012 đã giảm
mạnh xuống còn 96.198.089.601, và đến năm 2013 đã tiếp tục giảm còn
89.740.270.507 đồng. . Kết quả hoạt động kinhdoanh của công ty đã giảm
mạnh trong ba năm liên tiếp, nguyên nhân là do sự khủng hoảng và khó
khăn của nền kinh tế nói chung, và sự khó khăn của ngành xây dựng nói
riêng. Điều này là tất yếu trong điều kiện lãi suất cao và ngành xây dựng
gặp nhiều khó khăn như hiện nay
Cùng với sự sụt giảm doanh thu, giá vốn hàng bán của công ty cũng
giảm, năm 2012 giá vốn hàng bán là 84.235.977.491 đồng đến năm 2013 giá
vốn hàng bán giảm còn 80.862.110.022 đồng. Nguyên nhân vẫn là do sự khó
khăn của nền kinh tế, và sự quản lý của công ty vẫn chưa đạt hiệu quả. Doanh
nghiệp đã giảm chi phí quản lý doanh nghiệp để góp phần giảm chi phí, và
hạn chế lãng phí trong quá trình quản lý, tuy nhiên đây có thể là con dao hai
lưỡi, vì thực tế doanh nghiệp đang hoạt động kém hiệu quả, và phần lớn lý do
cũng là công tác quản lý trong doanh nghiệp. Các chi phí vẫn ở mức cao nên
vẫn làm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm. Công ty cần rà soát,
quản lý chặt chẽ và cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết để cải thiện
tình hình kinh doanh của mình.
Doanh thu hoạt động tài chính do thu lãi tiền gửi năm 2013 giảm so
với năm 2012 từ 279.359.698 đồng còn 117.844.871 vì mặt bằng lãi suất giảm
xuống, tuy nhiên do chiếm tỉ trọng thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến kết
quả kinh doanh.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2013 là 497.301.627
đồng công ty đã bớt lỗ so với năm 2012, nguyên nhân chính là do sự giảm giá
vốn hàng bán.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0944
Trong năm 2013, công ty có hoàn nhập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc
làm, tạo nên một khoản thu nhập khác là 1.338.533.636 nên lợi nhuận kế
toán trước thuế vẫn dương, dù ở mức rất thấp. Công ty cần xem xét việc duy
trì các quỹ của mình để đảm bảo chủ động với những rủi ro xảy ra.
Tóm lại: Qua bảng số liệu 1, có thể thấy trong năm 2013, công ty vẫn
còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh, tuy nhiên, tình hình
kinh doanh chính đã cải thiện hơn so với năm 2012. Công ty cần xem xét lại
các khoản chi phí của mình, cắt giảm các chi phí không cần thiết để cải thiện
tình hình kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh.
Chúng ta xem xét cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty trong năm
2013 qua
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0945
Bảng 2.2:Cơ cấu nguồn vốn tài sản của Công ty Cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long năm 2013
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
trọng (%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%)
TÀI SẢN 133.099.633.122 100 137.206.509.801 100,00 (4.106.876.679) (2,99) 0,00
A. Tài sản
ngắn hạn 122.372.191.618 91,94
125.009.542.158 91,11
(2.637.350.540) (2,11) 0,83
B. Tài sản dài
hạn 10.727.441.504 8,06
12.196.967.643 8,89
(1.469.526.139) (12,05) (0,83)
NGUỒN
VỐN 133.099.633.122 100
137.206.509.801 100,00
(4.106.876.679) (2,99) 0,00
A. Nợ phải
trả 124.618.450.919 93,63
128.832.692.247 93,90
(4.214.241.328) (3,27) (0,27)
B. Vốn chủ
sở hữu 10.727.441.504 8,06
8.373.817.554 6,10
2.353.623.950 28,11 1,96
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0946
Qua bảng 2.2, ta thấy cuối năm 2013, quy mô nguồn vốn của công ty là
133.099.633.122 đ, giảm 2,99% so với đầu năm, trong đó cả nợ phải trả của
công ty giảm xuống và vốn chủ sở hữu tăng nhẹ, theo đó tài sản ngắn hạn và
tài sản dài hạn cũng đều giảm theo. Nguyên nhân là do công ty đã giảm vay
nợ xuống và giảm khoản lợi nhuận chưa phân phối. Cùng với tình hình khó
khăn của nền kinh tế thì đây là một xu hướng dễ hiểu.
Tuy nhiên, có thể nhận tháy công ty có hệ số nợ rất cao (93,63% vào
cuối năm 2013), cao hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành, đây cũng
là điều công ty cần lưu ý trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, vì vay nợ quá
cao sẽ làm tăng chi phí lãi vay, bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp khi mà
doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả.
Tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn của công ty là rất thấp (8,06% và
cuối năm 2013), trong năm 2013, công ty không có sự đổi mới, cải tiến máy
móc thiết bị sản xuất, điều này cũng cần xem xét vì để tăng khả năng cạnh
tranh, hoạt động kinh doanh hiệu quả, rất cần sự đầu tư đổi mới máy móc
thiết bị.
Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh
lời của doanh nghiệp qua bảng 2.3:Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh
lời của công ty Cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0947
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty Cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long
STT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính Năm 2013 Năm 2012
1 Vốn kinh doanh bình quân VND 135.153.071.462 138.160.394.983
2 Vốn chủ sở hữu bình quân VND 8.481.182.203 8.671.145.289
3 Doanh thu thuần VND
89.740.270.507
96.198.089.601
4 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay VND 301.646.422 2.575.446.006
5 Lợi nhuận trước thuế VND
301.646.422
144.085.053
6 Lợi nhuận sau thuế VND
226.234.817
118.870.168
7 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu % 0,25 0,12
8 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAe) %
0,22
1,86
9 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) %
0,17
0,09
10 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) %
2,67
1,37
11 Thu nhập một cổ phần thường VND 1.746
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0948
Các hệ số sinh lời đều giảm mạnh so với năm 2013 và đều ở mức rất
thấp. Nguyên nhân như đã nói ở trên, sự khó khăn của nền kinh tế đã làm cho
doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm mạnh, cùng với công tác quản lý chi phí
không hiệu quả đã làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp rất thấp. Đặc biệt, có
thể nhận thấy tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản chỉ đạt 0,22 %, nhỏ hơn lãi
suất vay vốn của công ty, như vậy công ty đã sử dụng vốn vay không hiệu
quả, và đòn bẩy tài chính đã có tác động tiêu cực, bào mòn lợi nhuận của
doanh nghiệp, với hệ số nợ quá cao, công ty đang gặp rủi ro rất lớn. Công ty
cần quản lý chặt chẽ đồng vốn của mình, sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.
2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây dựng số 4 Thăng
Long trong thời gian qua
2.2.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty
Để có cái nhìn khách quan về cơ cấu nguồn vốn và VLĐ của công ty,
chúng ta sẽ xem xét bảng 2.4:Cơcấu chi tiết vốn và nguồn vốn kinh doanh
của công ty năm 2013
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0949
Bảng 2.4:Cơ cấuchitiếtvốnvà nguồnvốnkinhdoanhcủacôngtynăm2013
Đơn vị tính: VND
TÀI SẢN
31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tỷ
trọng
(%)
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 122.372.191.618 91,94 125.009.542.158 91,11 (2.637.350.540) (2,11) 0,83
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền 1.319.077.287 1,08
4.374.748.057 3,50
(3.055.670.770) (69,85) (2,42)
1. Tiền 1.319.077.287 100,00 2.973.196.557 67,96 (1.654.119.270) (55,63) 32,04
2. Các khoản tương đương
tiền 0 0,00
1.401.551.500 32,04
(1.401.551.500) (100,00) (32,04)
II. Các khoảnđầu tư tài
chính ngắn hạn 0 0,00
0 0,00
0,00
III. Các khoảnphải thu
ngắn hạn 56.303.911.533 46,01
54.955.925.516 43,96
1.347.986.017 2,45 2,05
1. Phải thu khách hàng 51.196.505.620 90,93 49.755.747.186 90,54 1.440.758.434 2,90 0,39
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0950
2. Trả trước cho người bán 2.233.921.934 3,97 2.173.447.286 3,95 60.474.648 2,78 0,01
3. Phải thu nội bộ ngắn
hạn 2.675.629.161 4,75
2.781.893.755 5,06
(106.264.594) (3,82) (0,31)
5. Các khoản phải thu
khác 197.854.818 0,35
244.837.289 0,45
(46.982.471) (19,19) (0,09)
IV. Hàng tồn kho 50.014.840.318 40,87 48.426.554.789 38,74 1.588.285.529 3,28 2,13
1. Hàng tồn kho 50.014.840.318 100,00 48.426.554.789 100,00 1.588.285.529 3,28 0,00
V. Tàisản ngắn hạn
khác
14.734.362.480
12,04
17.252.313.796 13,80
(2.517.951.316) (14,59) (1,76)
1. Chi phí trả trước ngắn
hạn
160.538.339
1,09
391.282.852 2,27
(230.744.513) (58,97) (1,18)
5. Tài sản ngắn hạn khác 14.573.824.141 98,91 16.861.030.944 97,73 (2.287.206.803) (13,57) 1,18
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 10.727.441.504 8,06 12.196.967.643 8,89 (1.469.526.139) (12,05) (0,83)
I. Các khoảnphải thu
dài hạn 0,00
0,00
0 0,00
II. Tài sảncố định 8.303.291.538 77,40 10.390.286.786 85,19 (2.086.995.248) (20,09) (7,79)
1. Tài sản cố định hữu 8.303.291.538 100,00 10.336.082.987 99,48 (2.032.791.449) (19,67) 0,52
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0951
hình
- Nguyên giá 32.569.564.214 392,25 35.234.993.010 - (2.665.428.796) (7,56) 51,36
- Giá trị hao mòn lũy kế (24.266.272.676) (292,25) (24.898.910.023) - 632.637.347 (2,54) (51,36)
4. Chi phí xây dựng cơ bản
dở dang 0,00
54.203.799 0,52
(54.203.799) (100,00) (0,52)
III. Bất động sản đầu tư 0 0,00 0 0,00 0 0,00
IV. Các khoảnđầu tư
tài chính dài hạn 0 0,00
0 0,00
0 0,00
V. Tàisản dài hạn khác 2.424.149.966 22,60 1.806.680.857 14,81 617.469.109 34,18 7,79
1. Chi phí trả trước dài
hạn 2.424.149.966 100,00
1.806.680.857 100,00
617.469.109 34,18 0,00
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 133.099.633.122 100,00 137.206.509.801 100,00 (4.106.876.679) (2,99) 0,00
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0952
Bảng 2.4: Cơ cấu chi tiết vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2013 (tiếp)
Đơn vị tính: VND
NGUỒN VỐN
31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tỷ
trọng
(%)
A. NỢ PHẢI TRẢ 124.618.450.919 93,63 128.832.692.247 93,90 (4.214.241.328) (0,03) (0,27)
I. Nợ ngắn hạn 116.121.552.624 93,18 119.632.691.720 92,86 (3.511.139.096) (0,03) 0,32
1. Vay và nợ ngắn hạn 6.817.541.631 5,87 12.934.547.638 10,81 (6.117.006.007) (0,47) (4,94)
2. Phải trả người bán 24.830.379.137 21,38 24.682.921.705 20,63 147.457.432 0,01 0,75
3. Người mua trả tiền
trước
8.381.927.585 7,22 11.123.668.047 9,30 (2.741.740.462) (0,25) (2,08)
4. Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước
15.612.281.215 13,44 12.879.766.773 10,77 2.732.514.442 0,21 2,68
5. Phải trả người lao
động
492.855.650 0,42 452.918.930 0,38 39.936.720 0,09 0,05
7. Phải trả nội bộ ngắn 7.514.472.357 6,47 2.028.106.640 1,70 5.486.365.717 2,71 4,78
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0953
hạn
9. Các khoản phải trả,
phải nộp ngắn hạn
khác
52.472.042.299 45,19 55.522.419.905 46,41 -3.050.377.606 (0,05) (1,22)
11. Quỹ khen thưởng,
phúc lợi
52.750 0,000045 8.342.082 0,01 (8.289.332) (0,99) (0,01)
II. Nợ dài hạn 8.496.898.295 6,82 9.200.000.527 7,14 (703.102.232) (0,08 ) (0,32)
3. Phải trả dài hạn
khác
88.000.000 1,04 106.000.000 1,15 (18.000.000) (0,17) (0,12)
6. Dự phòng trợ cấp
mất việc làm
0 0,00 0 0,00 0 0,00
8. Doanh thu chưa
thực hiện
8.408.898.295 98,96 9.094.000.527 98,85 (685.102.232) (0,08) 0,12
B. NGUỒN VỐN
CHỦ SỞ HỮU
8.481.182.203 6,37 8.373.817.554 6,10 107.364.649 0,01 0,27
I. Vốn chủ sở hữu 8.481.182.203 100,00 8.373.817.554 100,00 107.364.649 0,01 0,00
1. Vốn đầu tư của chủ 6.807.300.000 80,26 6.807.300.000 81,29 0 0,00 (1,03)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0954
sở hữu
2. Thặng dư vốn cổ
phần
156.771.020 1,85 156.771.020 1,87 0 0,00 (0,02)
7. Quỹ đầu tư phát
triển
1.145.029.278 13,50 1.145.029.278 13,67 0 0,00 (0,17)
8. Quỹ dự phòng tài
chính
145.847.088 1,72 145.847.088 1,74 0 0,00 (0,02)
10. Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối
226.234.817 2,67 118.870.168 1,42 107.364.649 0,90 1,25
II. Nguồnkinh phí và
quỹ khác
0 0,00 0 0,00 0 0,00
TỔNG CỘNG
NGUỒN VỐN
133.099.633.122 100,00 137.206.509.801 100,00 (4.106.876.679) (0,03) 0,00
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long lập ngày31/12/2013
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0955
 Về cơ cấu tài sản:
Tài sản của công ty cuối năm 2013 đạt 133.099.633.122 đ, trong đó tài sản
ngắn hạn là 122.372.191.618 đ (chiếm 91,94% trong tổng tài sản), còn tài sản
dài hạn là 10.727.441.504 đ (chiếm 8,06%). So sánh với thời điểm đầu năm, tổng
tài sản đã giảm 4.106.876.679 (Tương ứng với 2,99%), tài sản ngắn hạn giảm
2.637.350.540 (tương ứng với 02,11%), tài sản dài hạn giảm1.469.526.139 đ
(tương ứng với 12,05%). Điều này cho thấy công ty đã có sự thu hẹp quy mô vốn
kinh doanh của mình, đồng thời cơ cấu tài sản biến động theo chiều hướng tăng
tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự biến động này, ta
sẽ đi xem xét cụ thể hơn.
Tài sản ngắn hạn của công ty cuối năm 2013 là 122.372.191.618đ chiếm tỉ
trọng 91,94% và giảm so với đầu năm, nguyên nhân chủ yếu là do các khoản chi
phí trả trước ngắn hạn giảm 230.744.513 đ (58,97%) và các khoản tạm ứng thi
công công trình, tạm ứng công nhân viên giảm mạnh, làm tài sản ngắn hạn khác
giảm 2.517.951.316đ (14,59% so với đầu năm). Bên cạnh đó, hàng tồn kho lại
tăng nhẹ, đạt 50.014.840.318 vào cuối năm, tăng 1.588.285.529 đ so với đầu
năm . Tuy nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn khó khắn, nhưng công ty dần
đang khắc phục tình hình và bắt đầu mở rộng dần dần quy mô sản xuất, đó chính
là lý do làm tăng nhẹ hàng tồn kho vào cuối năm 2013. Ngoài ra, các khoản tiền
và tương đương tiền giảm 3.055.670.770 đ so với đầu năm, còn các khoản phải
thu tăng 1.347.986.017 đ (2,45% so với đầu năm), trong đó chủ yếu là sự tăng
lên của các khoản phải thu khách hàng, có thể thấy công ty đang gặp khó khăn
trong việc thu hồi vốn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0956
Tài sản dài hạn của công ty giảm 1.469.526.139 đ (tương ứng với 12,05%)
so với đầu năm. Nguyên nhân là do tăng khấu hao lũy kế của tài sản cố định hữu
hình. Cuối năm 2013, tài sản cố định hữu hình chiếm 100% trong tài sản dài hạn.
Công ty không đầu tư mới tài sản cố định. Công ty không có tài sản cố định vô
hình và bất động sản đầu tư.
 Về cơ cấu nguồn vốn:
Nguồn vốn của công ty cũng như tài sản, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong
đó, nợ phải trả giảm 4.214.241.328đ, còn vốn chủ sở hữu tăng nhẹ
107.364.649đ.
Nợ phải trả của công ty cuối năm 2013 đạt 124.618.450.919 đ, chiếm tỉ
trọng 93,63% trong tổng nguồn vốn. So sánh với đầu năm 2013, nợ phải trả đã
giảm 4.214.241.328đ, tương ứng với tỷ lệ 0,03 %. Trong đó nợ ngắn hạn giảm
3.511.139.096đ (0,03% so với đầu năm) và nợ dài hạn giảm 703.102.232đ
(0,08% so với đầu năm).
Trong nợ ngắn hạn của công ty, những biến động chính bao gồm việc
công ty đã giảm vay nợ ngắn hạn, giảm các khoản phải trả người bán, người mua
trả tiền trước và phải trả nội bộ. Trong đó, vay nợ ngắn hạn giảm 6.117.006.007đ
(0,47%), phải trả người bán tăng 147.457.432 (0,01%) và người mua trả tiền
trước giảm 2.741.740.462 đ (0,25%) so với đầu năm. Như vậy, công ty đang
giảm vay nợ và giảm các khoản chiếm dụng từ khách hàng và nhà cung cấp,
nguyên nhân là do sự thu hẹp của sản xuất kinh doanh. Sự tăng lên của các
khoản phải nộp nhà nước là khá lớn, tăng 2.732.514.442 đ(0,21%), nguyên nhân
là do chính sách tăng thuế đất của Nhà nước. Nợ dài hạn của công ty giảm xuống
chủ yếu là do sự sụt giảm của khoản doanh thu chưa thực hiện. Dễ thấy, đây là
biểu hiện của tình hình sản xuất khó khăn.
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng

More Related Content

What's hot

Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩahttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh viện công nghệ giấy và xenluylo
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh viện công nghệ giấy và xenluyloPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh viện công nghệ giấy và xenluylo
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh viện công nghệ giấy và xenluylohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tảiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
 
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOTThực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
 
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOTĐề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
 
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu HuệQuản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thépĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
 
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDOĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh viện công nghệ giấy và xenluylo
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh viện công nghệ giấy và xenluyloPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh viện công nghệ giấy và xenluylo
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh viện công nghệ giấy và xenluylo
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOTLuận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty xây dựng, 9đ
Đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty xây dựng, 9đĐề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty xây dựng, 9đ
Đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty xây dựng, 9đ
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh Hưng
Quản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh HưngQuản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh Hưng
Quản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh Hưng
 

Similar to Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng

Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anKhoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anphuonglien1392
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng (20)

Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
 
Sử dụng vốn lưu động của Công ty xuất nhập khẩu Khoáng Sản, 9đ
Sử dụng vốn lưu động của Công ty xuất nhập khẩu Khoáng Sản, 9đSử dụng vốn lưu động của Công ty xuất nhập khẩu Khoáng Sản, 9đ
Sử dụng vốn lưu động của Công ty xuất nhập khẩu Khoáng Sản, 9đ
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNamTăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...
 
QT047.doc
QT047.docQT047.doc
QT047.doc
 
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu độngVốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAY
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAYTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAY
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
 
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đNâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấyĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
 
Khoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anKhoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-an
 
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đĐề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Giải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đ
Giải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đGiải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đ
Giải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (19)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.09i MỤC LỤC
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.09ii DANH MỤC BẢNG BIỂU
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.09iii DANH MỤC SƠ ĐỒ
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.09iv
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.091 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Để tiến hành sản xuất kinh doanh các yếu tố cơ bản mà doanh nghiệp cần phải có để tiến hành sản xuất kinh doanh là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Mà để có được các yếu tố đó thì doanh nghiệp luôn cần phải bỏ ra một số vốn nhất định. Nên vốn là một trong những yếu tố cần thiết và quan trọng nhất để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh. Do nền kinh tế luôn phát triển, việc nhìn nhận về vốn và các cách quản trị vốn cũng yêu cầu phù hợp với trình độ của nền kinh tế. Do vậy việc nghiên cứu về các loại vốn và các cách quản trị vốn sao cho hiệu quả là một đề tài không mới tuy nhiên không bao giờ cũ và là cần thiết để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được hiệu quả. Theo đặc điểm luân chuyển của vốn thì có thể chia vốn kinh doanh ra thành Vốn cố định và Vốn lưu động. Mỗi loại vốn đều có vị trí quan trọng khác nhau trong doanh nghiệp. 2. Ý nghĩa của đề tài Đề tài này đưa ra nội dung tổng thể về vốn lưu động và các giải pháp để tăng cường quản trị nguồn vốn đó tại một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Với những biện pháp đã nêu có thể được ứng dụng vào thực tế tại công ty TNHH kỹ thuật quản lý bay nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. 3. Mục đích nghiên cứu Qua việc nghiên cứu đề tài này,em muốn đưa những kiến thức đã học từ nhà trường nói chung và các kiến thức về vốn lưu động nói riêng ứng dụng và thực tế sản xuất kinh doanh. Qua đó củng cố và nâng cao những kiến thức đó để có thể tạo tiền đề cho quá trình làm việc sau này. Và mong muốn đóng góp ý kiến để giúp ích cho công tác quản trị vốn tại doanh nghiệp thực tập.
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.092 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên phạm vi là hoạt động của công ty TNHH kỹ thuật quản lý bay qua 3 năm 2011, 2012,2013. Do vậy số liệu sử dụng là số liệu về tình hình tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm này như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính… Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vốn lưu động và công tác quản trị vốn lưu động tại công ty trong 3 năm 2013, 2012, 2011. 5. Nội dung khái quát của luận văn Dựa theo tình hình thực tế doanh nghiệp thực tập và các kiến thức đã học trong phạm vi luận văn này em quyết định chọn đề tài nghiên cứu là : “Cácgiải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng số 4 Thăng Long” Kết cấu luận văn gồm 3 chương:  Chương I : Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động.  Chương II : Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty xây dựng số 4 Thăng Long  Chương III : Cácgiải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty xây dựng số 4 Thăng Long
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.093 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG 1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm vốn lưu động Để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có tài sản cố định và tài sản lưu động. Căn cứ vào phạm vi sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp thường được chia làm hai bộ phận: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động kinh doanh. Tài sản lưu động sản xuất bao gồm: Nguyên vật liệu chính,nguyên vật liêuh phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các loại sản phẩm dở dang,bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất… Tài sản lưu động lưu thông bao gồm: Thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền… Do đó, để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này được coi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy, Vốn lưu động của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Như vậy, có thể hiểu vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của các tài sản lưu động của doanh nghiệp. 1.1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động Vốn lưu động có 3 đặc điểm là: 1. Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.094 Đối với doanh nghiệp sản xuất, vốn lưu động từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển sang hình thái vật tư dự trữ, sản phâm dở dang, thành phẩm hàng hoá, khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở về hình thái ban đầu là tiền. Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của vốn lưu động nhanh hơn từ hình thái vốn bằng tiền chuyển sang hình thái hàng hoá và cuối cùng chuyển về hình thái tiền. 2. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh 3. Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. Tính tuần hoàn này được thể hiện qua 3 giai đoạn: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông (đối với doanh nghiệp sản xuất) và qua 2 giai đoạn: mua và bán (đối với doanh nghiệp thương mại). Sự vận động của vốn lưu động qua các giai đoạn được mô tả qua sơ đồ sau: T – H – SX - H’ - T’ ( Đối với doanh nghiệp sản xuất ) + Giai đoạn dự trữ sản xuất (T-H): Đây là giai đoạn khởi đầu vòng tuần hoàn, ban đầu là hình thái tiền tệ được dùng để mua sắm các đối tượng lao động để dự trữ sản xuất. + Giai đoạn sản xuất (H-SX-H’): Giai đoạn này doanh nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm, từ vốn vật tư dự trữ trải qua quá trình sản xuất trở thành sản phẩm dở dang rồi bán thành phẩm. Kết thúc quá trình sản xuất thì chuyển sang vốn thành phẩm. + Giai đoạn lưu thông (H’-T’): Doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu tiền về. Ở giai đoạn này vốn lưu động từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sang hình thái vốn tiền tệ. T – H – T’ ( Đối với doanh nghiệp thương mại )
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.095 + Giai đoạn mua (T-H): Từ vốn bằng tiền chuyển sang hình thái vốn hàng hoá dự trữ. + Giai đoạn bán (H-T’): Từ vốn hàng hoá dự trữ chuyển sang vốn bằng tiền. Do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, không ngừng nên vốn lưu động của doanh nghiệp cũng tuần hoàn liên tục, lặp đi lặp lại có tính chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động. 1.1.2 Phân loại vốn lưu động Để quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải phân loại vốn lưu động theo các tiêu thức khác nhau. Thông thường có một số cách phân loại chủ yếu sau: 1.1.2.1. Dựa theo hình thái biểu hiện Theo cách phân loại này, vốn lưu động có thể được chia làm 2 loại: + Vốn vật tư, hàng hóa : Vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm + Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu… Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ dự trữ hàng tồn kho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanh nghiệp. 1.1.2.2 Phân loại theo vai trò của vốn lưu động Theo tiêu thức này có thể chia vốn lưu động thành: + Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm: Vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật liệu đóng gói, vốn công cụ dụng cụ nhỏ. + Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất bao gồm: vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn về chi phí trả trước
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.096 + Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm: Vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán (Khoản phải thu, các khoản tạm ứng), các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn… Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp  Theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn Vốn lưu động được hình thành từ 2 nguồn: - Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là nguồn có tính chất ổn định nhằm hình thành nên tài sản lưu động thường xuyên cần thiết, bao gồm các khoản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang , thành phẩm nằm trong biên độ dao động của chu kỳ kinh doanh. Đặc điểm của nguồn vốn này là thời gian sử dụng vốn kéo dài. = - Trong đó: = + = - - Nguồn vốn lưu động tạm thời: Là nguồn có tính chất ngắn hạn dưới 1 năm, chủ yếu là để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động Nguồn vốn lưu động thường xuyên Tổng nguồn vốn thường xuyên của DN Giá trị còn lại của TSCĐ và các tài sản dài hạn khác Tổng nguồn vốn thường xuyên của DN Nợ dài hạnVốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn thường xuyên của DN Tàisản lưu động Nợ dài hạn Nợ ngắn hạn
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.097 phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác. Tác dụng của cách phân loại này: giúp cho nhà quản trị xem xét, huy động các nguồn vốn phù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tổ chức nguồn vốn. Mặt khác, đây cũng là cơ sở để lập các kế hoạch quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhất mà chi phí nhỏ nhất. 1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.1.1 Khái niệm Thuật ngữ quản trị được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và có thể nói là chưa có một định nghĩa nào được tất cả mọi người chấp nhận hoàn toàn. Mary Parker Follett cho rằng “quản trị là nghệ thuật đạtđược mục đích thông qua người khác”. Định nghĩa này nói lên rằng những nhà quản trị đạt được các mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ không phải hoàn thành công việc bằng chính mình. Koontz và O’Donnell định nghĩa: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định.” Một định nghĩa giải thíchtương đốirõ nét về quản trị được James Stoner và Stephen Robbins trình bày như sau: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạovà kiểm soát những hoạtđộng của cácthànhviên trong tổ chức và sử dụngtấtcả các nguồn lựckhác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”. Từ tiến trình trong định nghĩa này nói lên rằng các công việc hoạch
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.098 định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soátphải được thực hiện theo một trình tự nhất định. Khái niệm trên cũng chỉ ra rằng tất cả những nhà quản trị phải thực hiện các hoạt động quản trị nhằm đạt được mục tiêu mong đợi. Những hoạt động này hay còn được gọi là các chức năng quản trị bao gồm: (1) Hoạch định: Nghĩa là nhà quản trị cần phải xác định trước những mục tiêu và quyết định những cách tốt nhất để đạt được mục tiêu; (2) Tổ chức: Đây là công việc liên quan đến sự phân bổ và sắp xếp nguồn lực con người và những nguồn lực khác của tổ chức. Mức độ hiệu quả của tổ chức phụ thuộc vào sự phối hợp các nguồn lực để đạt được mục tiêu; (3) Lãnh đạo: Thuật ngữ này mô tả sự tác động của nhà quản trị đối với các thuộc cấp cũng như sự giao việc cho những người khác làm. Bằng việc thiết lập môi trường làm việc tốt, nhà quản trị có thể giúp các thuộc cấp làm việc hiệu quả hơn; (4) Kiểm soát: Nghĩa là nhà quản trị cố gắng để đảm bảo rằng tổ chức đang đi đúng mục tiêu đã đề ra. Nếu những hoạt động trong thực tiễn đang có sự lệch lạc thì những nhà quản trị sẽ đưa ra những điều chỉnh cần thiết. Định nghĩa của Stoner và Robbins cũng chỉ ra rằng nhà quản trị sử dụng tất cả những nguồn lực của tổ chức bao gồm nguồn lực tài chính, vật chất và thông tin cũng như nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu. Trong những nguồn lực trên, nguồn lực con người là quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất để quản lý. Yếu tố con người có thể nói là có ảnh hưởng quyết định đối với việc đạt được mục tiêu của tổ chức hay không. Tuy nhiên, những nguồn lực khác cũng không kém phần quan trọng. Ví dụ như một nhà quản trị muốn tăng doanh số bán thì không chỉ cần có chính sách thúc đẩy, khích lệ thích hợp đối với nhân viên bán hàng mà còn phải tăng chi tiêu cho các chương trình quảng cáo, khuyến mãi.
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.099 Một định nghĩa khác nêu lên rằng “Quản trị là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước”. Khái niệm này chỉ ra rằng một hệ thống quản trị bao gồm hai phân hệ: (1) Chủ thể quản trị hay phân hệ quản trị và (2) Đối tượng quản trị hay phân hệ bị quản trị. Từ đó suy ra có thể hiểu đơn giản “Quản trị vốn lưu động là quá trình hoạch định, tổchức, kiểm soátvà điều chỉnhquá trình tạo lập và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp” 1.2.1.2 Mục tiêu Quản trị vốn lưu động là một phần của công việc quản trị tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, mục tiêu của quá trình này như mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này doanh nghiệp cần so sánh lợi ích đạt được trong các mối quan hệ giữa: Lợi nhuận , rủi ro và cả yếu tố giá trị thời gian của tiền…. Tối đa hóa lợi nhuận đó có lẽ luôn là một mục tiêu mà các doan nghiệp cho rằng cần phải đạt được. Để đạt được điều này các nhà quản lý thường tăng giá bán hoặc tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, mục tiêu này lại bỏ qua và chưa xem xét đến các yếu tố phức tạp khác như thời gian, sự rủi ro, sự tăng trưởng trong tương lai… Trong đó, thời gian và rủi ro trong tương lai là hai vấn đề lớn mà nhà quản trị doanh nghiệp luôn phải xem xét để đưa ra các quyết định quản trị của mình. `Tối đa hóa lợi nhuận có thể là một tiêu chuẩn để ra quyết định khi xem xét lợi nhuận được tạo ra tại một thời điểm, nhưng lại không thể áp dụng để xem xét lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời kỳ, tức là không giải quyết vấn đề thời gian sinh lời của dự án.Ví dụ, có hai dự án đầu tư cùng đem lại tổng lợi nhuận trong suốt đời hoạt động là như nhau, nhưng nếu như dự án
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0910 có số đầu tư có số lợi nhuận phát sinh lớn trong các năm đầu sẽ tốt hơn so với dự án có lợi nhuận lớn phát sinh các năm về sau. Vậy thời điểm phát sinh dòng tiền là một yếu tố cần phải được tính đến trong các quyết định quản trị. Vấn đề rủi ro trong các quyết định cũng cần được xem xét. Ví dụ, khi hai phương án đều mang lại lợi nhuận như nhau, nhưng mức độ rủi ro khác nhau thì phương án có mức độ rủi ro thấp hơn sẽ được lựa chọn. Thậm chí, khi mà phương án có mức độ lợi nhuận cao hơn nhưng rủi ro cao thì vẫn có thể không được lựa chọn. Như vậy, Nhà quản trị cần đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận kết hợp với việc xử lý yếu tố thời gian và rủi ro trong các môi trường kinh doanh đầy sự biến động. 1.2.2 Nội dung Quản trị vốn lưu động a) Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ (tiền lương phải trả, tiền thuế phải nộp…), có thể xác định theo công thức sau: = = + + - - - Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. + Phương pháp trực tiếp Nội dung cơ bản của phương pháp này là: Xác định trực tiếp nhu cầu vốn của hàng tồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà cung cấp rồi tổng hợp lại thành tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp Nhu cầu Vốn lưu động Vốn hàng tồn kho Nợ phải thu Nợ phải trả nhà cung cấp
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0911 Việc xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp này có thể thực hiện theo trình tự sau: - Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho Bao gồm: Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu sản xuất Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu lưu thông - Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu - Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp Cộng nhu cầu vốn trong các khâu dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông ( vốn hàng tồn kho ) với khoản chênh lệch giữa các khoản phải thu, phải trả nhà cung cấp sẽ có tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn lưu động xác định theo phương pháp này phản ánh rõ nhu cầu vốn lưu động cho từng loại vật tư hàng hóa nên tương đối sát và phù hợp với các doanh nghiệp hiện nay. Tuy vậy, nó có hạn chế: việc tính toán tương đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều và mất thời gian. + Phương pháp gián tiếp Phương pháp này dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về qui mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch.  Cụ thể: + Phương pháp điều chỉnh teo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo: Thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0912 Công thức tính toán: Trong đó: : Vốn lưu động năm kế hoạch : Vốn lưu động bình quân năm báo cáo Mức luân chuyển vốn lưu động bìnhquân năm kế hoạch Mức luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch + Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch: Theo phương pháp này,nhu cầu vốn lưu động được xác định căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn lưu động( hay doanh thu thuần) và tốc độ luân chuyển vốn lưu động dự tính của năm kế hoạch. Công thức tính như sau: Trong đó: : Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch ( doanh thu thuần ) : Số vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch + Phương pháp dựa vào tỷ lệ phầm trăm trên doanh thu: Nội dung phương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kế hoạch. Căn cứ vào tính chất cũng như thời gian sử dụng vốn lưu động, người ta chia nhu cầu vốn lưu động thành hai loại: - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết: Là mức vốn cần thiết tối thiểu đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành bình thường, liên tục tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định.
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0913 - Nhu cầu vốn lưu động tạm thời: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể có những trường hợp phát sinh nhu cầu vốn có tính chất tạm thời là khi giá cả vật tư, hàng hoá gia tăng mà doanh nghiệp không dự kiến trước được nên doanh nghiệp phải huy động thêm vốn để dự trữ hoặc đột xuất doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng mới hoặc doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá có tính chất thời vụ… b)Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản dài hạn, phần cònlại và nguồn vốnngắn hạn được đầutưđể hình thành tài sản ngắn hạn. Đây là Khi đó, chênhlệch giữa nguồn vốnvới tài sảndài hạn được gọi là nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC). Mức độ an toàn hay rủi ro tài chính của doanh nghiệp phụ thuộc vào độ lớn của nguồn vốn lưu động thường xuyên. Cách xác định NWC: NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn Hoặc: NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn Có 3 Trường hợp có thể xảy ra: TH1: NWC >0 . Khi tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn. Nghĩa là nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị dương. Khi đó, sẽ có một sự ổn định trong hoạt động của doanh nghiệp vì có một bộ phận nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho Tài sản lưu động để sử dụng cho hoạt động kinh doanh. TH2: NWC < 0 . Nếu tài sản lưu động nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn thì nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị âm. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho doanh nghiệp khi hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hoặc xây dựng. Trong trường hợp đặc biệt khi nguồn vốn động thường xuyên < 0 ( nghĩa là doanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn) là dấu hiệu sử
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0914 dụng vốn sai, cán cân thanh toán chắc chắn đã mất thăng bằng, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn < 1. Tuy nhiên, đối với ngành thương mại thì cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra vì ngành này có tốc độ quay vòng vốn nhanh. TH3: NWC = 0 Nếu tài sản lưu động bằng nợ phải trả ngắn hạn, hay nguồn vốn thường xuyên bằng giá trị TSCĐ thì nguồn vốn lưu động thường xuyên sẽ có giá trị bằng không. Cách tài trợ này cho thấy, chỉ có những TSCĐ được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, còn tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn.Trường hợp này cũng không tạo được tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt với những ngành có tốc độ quay vòng vốn chậm. c)Phân bổ vốn lưu động Phân bổ vốn lưu động là chia nguồn vốn lưu đồng thành nhiều bộ phận khác nhau, Mỗi bộ phận đóng vai trò riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong một thời điểm hoặc thời kỳ,Nhà quản trị tùy theo tình hình thực tế mà phân bổ nguồn vốn lưu động sao cho hợp lý nhất. Sau khi phân bổ hình thành tỷ trọng của từng bộ phận vốn hay từng khoản vốn chiếm trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định là kết cấu vốn lưu động. Kết cấu vốn lưu động trong các doanh nghiệp khác nhau là không giống nhau. Việc phân tích vốn lưu động của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định rõ các trọng điểm trong công tác quản lý vốn lưu động, đồng thời đưa ra các biện pháp quản lý có hiệu quả phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0915 Các khoản mục cần phân bổ vốn lưu động : 1) Tiền và các khoản tương đương tiền 2) Đầu tư tài chính ngắn hạn 3) Các khoản phải thu ngắn hạn 4) Hàng tồn kho 5) Tài sản ngắn hạn khác … d)Quản trị vốn tồn kho dự trữ Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này. Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ được chia thành 3 loại. Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm. Mỗi loại tồn kho dự trữ trên có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và ổn định. Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất quan trọng, không phải vì nó thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số VLĐ của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là nó giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, châm luân chuyển , đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Qui mô vốn tồn kho dựtrữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp. Tuy nhiên , từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu thường chịu ảnh hưởng yếu tố quy mô sản xuất, khả năng sẵn sang cung ứng vật tư của thị trường, giá cả vật tu hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp. Đốivới các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm thường chịu
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0916 ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Riêng đối với mức tồn kho thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng thường là số lượng thành phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức mua của thị trường… Nhận thức rõ rang các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp cho doanh nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp nhằm duy trì lượng tồn kho dự trữ hợp lý nhất. Mô hình quản lý hàng tồn kho Chi phí tồn kho dự trữ thường chia làm 2 loại là chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng. Các chi phí này có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Nếu doanh nghiệp dự trữ nhiều vật tư , hàng hóa thì chi phí lưu giữ, bảo quản hàng hóa sẽ tăng lên,ngược lại chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng sẽ giảm đi tương đối do giảm được số lần cung ứng. Mô hình EOQ được mô tả như sau: Chi phí Tổng chi phí Chi phí lưu trữ Chi phí đặt hàng Số lượng đặt hàng
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0917 Theo mô hình này giả định số lượng đặt hàng mỗi lần là đều đặn và bằng nhau, được biểu diễn như sau: Mức dự trữ hàng tồn kho Q Thời gian Gọi: C: Tổng chi phí : Tổng chi phí lưu trữ tồn kho : Tổng chi phí đặt hàng : Chi phí lưu giữ bảo quản đơn vị hàng tồn kho : Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng : Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng mỗi năm Q: Mức đặt hàng mỗi lần : Mức đặt hàng kinh tế  Mức đặt hàng kinh tế ( tối ưu ): Số lần cung ứng mỗi năm: Số ngày cung ứng cách nhau giữa 2 lần cung ứng: e) Quản trị vốn bằng tiền Quản trị vốn bằng tiền có yêu cầu cơ bản là vừa đảm bảo sự an tàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt cho doanh nghiệp. Như vậy khi
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0918 có tiền mặt nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi vào ngân hàng để thu lợi nhuận. Ngược lại khi cần tiền mặt, doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng,bán chứng khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng. Các lý do chính mà doanh nghiệp lưu giữ tiền mặt là: Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả tiền mua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế… của doanh nghiệp; Giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận; Từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nội dung chủ yếu: + Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ. Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp. Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dung tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý. Ngoài phương pháp trên, có thể vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu ( mô hình Baumol ) trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp. Quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp được dựa trên cơ sở xem xét sự đánh đổi giữa chi phí cơ hội của việc giữ quá nhiều tiền mặt với chi phí giao dịch do giữ quá nhiều tiền mặt. Trong đó chi phí cơ hội là khoản chi phí doanh nghiệp mất đi do giữ tiền mặt, khiến cho tiền mặt không được sử dụng để đầu tư vào các mục đích sinh lời khác. Còn chi phí giao dịch là các khoản chi phí liên quan đến việc chuyển đổi các tài sản đầu tư có tính thanh khoản thấp hơn thành tiền mặt để sẵn sang chi tiêu. Lượng tiền mặt của doan nghiệp thường không ổn định do dòng tiền ra và vào phát sinh hàng
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0919 ngày. Tổng chi phí lưu giữ tiền mặt chính là tổng chi phí cơ hội và chi phí giao dịch, tổng chi phí này phải giữ ở mức nhỏ nhất. Như vậy khi xác định mức tồn quỹ tiền mặt,chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt có vai trò như chi phí lưu giữ hàng tồn kho, còn chi phí giao dịch khi chuyển đổi các tài sản đầu tư có tính thanh khoản thấp hơn ( ví dụ như chứng khoán ) thành tiền mặt có vai trò như chi phí đặt hàng. + Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát lợi dụng. Thực hiện nguyên tắc mọ khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ. Phân định rõ rang trách nhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ. Việc xuất nhập quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp. Phải thực hiện đối chiếu kiểm tra quỹ tiền mặt với sổ quỹ hằng ngày. Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quá trình thanh toán, phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng. + Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm Có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời rãnh rỗi ( đầu tư tài chính ngắn hạn ). Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập xuất ngân quỹ trong từng thời kỹ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn. f) Quản trị các khoản phải thu Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mau chịu hàng hóa và dịch vụ. trong kinh doanhhầu hết các doanhnghiệp đều có khoảnnợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không thể kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0920 Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa,dịch vụ. Nếu không bán chịu hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó cũng mất đi cơ hội thu lợi nhuận. Song nếu bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới làm tăng chi phí quản trị khoản phải thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồi được nợ. Do đó doanh nghiệp cần phải đặc biệt coi trọng các biện pháp quản trị nợ phải thu từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng bán chịu, còn nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp phải thu hẹp việc bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng các biện pháp sau đây: + Xác định chính sách bán chịu hợp lý với từng khách hàng: Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giới hạn về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp có thể chấp nhận bán chịu. Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà doanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp. Ngoài tiêu chuẩn bán chịu doanh nghiệp cũng cần xác định đúng đắn các điều khoản bán chịu hàng hóa, dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bán và tỷ lệ chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thời hạn bán chịu theo hợp đồng. Về nguyên tắc doanh nghiệp chỉ có thể nới lỏng thời hạn bán chịu khi lợi nhuận tăng them nhờ doanh thu tiêu thụ lớn hơn chi phí tăng thêm cho quản trị các khoản phải thu. Tương tụ, trường hợp áp dụng chính sách bán hàng có chiết khấu thì chi phí tiết kiệm được trong quản lý các khoản phải thu phải lớn hơn phần lợi nhuận doanh nghiệp dành trả cho khách hàng do giảm giá hàng bán chịu.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0921 + Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu Để tránh các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi doanh nghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu. Nội dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. Việc đánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường phải thực hiện qua các bước: Thu thập thông tin về khách hàng ( ví dụ báo cáo tài chính, kết quả xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng; các thông tin liên quan khác…); đánh giá uy tín khách hàng từ các thông tin thu thập được; lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu. + Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ: Tùy theo điều kiện cụ thể có thể áp dụng các biện pháp phù hợp như: Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp: Có bộ phận kế toán theo dõi khách hàng nợ; kiểm soát chặt chẽ nợ phải thu đối với từng khách hàng; xác định hệ số nợ phải thu trên doanh thu hàng bán tối đa cho phép phù hợp với từng khách hàng mua chịu. Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp: Thực hiện các biện pháp thích hợp để thu hồi nợ đến hạn , nợ quá hạn như gia hạn nợ, thỏa ước xử lý nợ, bán lại nợ, yêu cầu sự can thiệp của Tòa án kinh tế nếu khách hàng nợ chây ỳ hoặc mất khả năng thanh toán nợ. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu hư trích trước dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính. 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp  Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động a) Mức chênh lệch giữa thực tế VLĐ và Nhu cầu VLĐ
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0922 Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu vốn lưu động ở các kỳ trước. Dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định, huy động kế hoạch huy động vốn: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Khi lập kế hoạch vốn lưu động phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường.  Phân bổ vốn lưu động.  Kết cấu theo vai trò Vốn lưu động: Tỷ lệ VLĐ dự trữ sản xuất / Vốn lưu động Tỷ lệ VLĐ sản xuất / Vốn lưu động Tỷ lệ VLĐ lưu thông / Vốn lưu động  Kết cấu theo hình thái và tính thanh khoản Tỷ lệ Vốn bằng tiền / Vốn lưu động Tỷ lệ Nợ phải thu / Vốn lưu động Tỷ lệ Hàng tồn kho / Vốn lưu động  Tình hình quản lý vốn bằng tiền Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh:
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0923 Hệ số tạo tiền từ HĐKD = Dòng tiền vào từ hoạtđộng kinh doanh Doah thu bán hàng Số vòng quaycủa vốn bằng tiền Số vòng quayvốn bằng tiền = Tổng số tiền thu về trong kỳ (IF) Số dư tiền bình quân (St) Trong đó: Số dư tiền bình quân = Dư tiền đầu kì + Dư tiền cuối kì 2 (Số dư tiền đầu kì và cuốikì lấy trên bảng cân đối kế toán: Tiền và tương đương tiền) Hệ số khả năng thanh toán nhanh. Phản ánh khả năng của DN trongviệc trả nơ ngay mà không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hoá. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt. Nó được xác định như sau: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tổng tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0924 Hế số khả năng thanh toán tức thời: Phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ bằng tiền và chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền.  Tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ 1) Cơ cấu hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho Là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ và được xác định bằng công thức sau: Từ vòng quay hàng tồn kho ta cũng tính được số ngày trung bình thực hiện một vòng quay hàng tồn kho: Số vố hàng hóa tiết kiệm hoặc lãng phí do tốc độ luân chuyển hàng tồn kho thay đổi theo công thức: Số vốn hàng = Giá trị HTK luân chuyển x Số ngày rút ngắn kỳ hóa tiết kiệm bình quân 1 ngày kỳ phân tích hạn tồn kho bình quân  Tình hình quản lý nợ phải thu Các chỉ tiêu liên quan : Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền + Các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0925 Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Cho biết có bao nhiêu phần trong tổng tài sản bị chiếm dụng. Hệ số này phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của doanh nghiệp trong kỳ. Nó cho biết khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu càng lớn thì thời hạn thu hồi nợ càng ngắn và ngược lại. Chỉ tiêu này phản ánh kỳ thu nợ bịchiếm dụng bìnhquân là bao nhiêu ngày.  Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động người ta thường sử sụng các chỉ tiêu sau đây: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động phản ánh mức độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm và thường được phản ánh qua các chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động. Số lần luân chuyển VLĐ ( số vòng quay VLĐ ): Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Để đơn giản,tổng mức luân chuyển VLĐ thường được xác định bằng doanh thu thuần trong kỳ. Số VLĐ bình quân được xác định theo phương pháp bình quân số học. Kỳ luân chuyển VLĐ:
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0926 Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay VLĐ cần bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển VLĐ càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và ngược lại. + Mức tiết kiệm VLĐ: Mức tiết kiệm = Mức luân chyển vốn x Số ngày rút ngắn kỳ VLĐ Bình quân 1 ngày kỳ kế hoạch luân chuyển VLĐ Mức tiết kiệm VLĐ phản ánh số VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số VLĐ để dung cho các hoạt động khác. + Hàm lượng VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hàm lượng vốn lưu động càng thấp thì vốn lưu động sử dụng càng hiệu quả và ngược lại. + Tỷ suất lợi nhuận VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước ( sau ) thuế ở trong kỳ. Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. 1.2.4.Cácnhântố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp Để có thể quản lý tốt VLĐ của mình, công ty cần phải nắm bắt được các nhân tố chủ quan và khách quan cùng sự ảnh hưởng của chúng để đề ra
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0927 các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cũng như nâng cao công tác quản trị VLĐ tại doanh nghiệp. 1.2.4.1 Nhân tố khách quan  Yếu tố sản xuất và tiêu thụ Tính thời vụ của việc SX và tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp đến việc lưu chuyển hàng hóa. Có những loại hàng hóa sản xuất quanh năm nhưng chỉ tiêu thụ trong một kỳ, lại có những hàng hóa SX theo thời vụ nhưng tiêu thụ quanh năm. Điều này khiến các DN cần dự trữ một lượng hàng hóa cho SX và tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhưng việc dự trữ này lại khiến hàng hóa bị ứ đọng và làm giảm tốc độ chu chuyển vốn. Sự phân bổ giữa nơi sản xuất và tiêu thụ cũng có ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển của vốn. Nếu nơi sản xuất và nơi tiêu thụ thuận tiện thì sẽ thuận lợi trong việc lưu thông, nên đồng vốn cũng được quay vòng nhanh hơn.  Nhu cầu tiêu dùng và giá cả hàng hóa Nhu cầu tiêu dùng ảnh hưởng đến quy mô và chủng loại hàng hóa của doanh nghiệp. Nếu nhu cầu tiêu thụ lớn, DN có nhiều cơ hội để mở rộng sản xuất, gia tăng lợi nhuận. Ngược lại, nhu cầu tiêu thụ giảm xuống sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, và hiệu quả sử dụng vốn cũng giảm xuống, doanh nghiệp cần tích cực hơn trong công tác quản trị vốn lưu động để tránh thất thoát cho doanh nghiệp. Giá cả hàng hóa cũng ảnh hưởng đến sản lượng bán ra của doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng đến doanh thu và hiệu quả sử dụng vốn.  Rủi ro Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có thể gặp nhiều rủi ro như xu hướng phát triển của nền kinh tế, sự cạnh tranh của thị trường, hay thậm chí là điều kiện tự nhiên… Những yếu tố này ảnh hưởng đến mọi mặt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0928 hiệu quả sử dụng vốn. Doanh nghiệp cần đưa ra những biện pháp để phòng ngừa rủi ro, giảm bớt ảnh hưởng của rủi ro, đưa ra biện pháp quản lý vốn lưu động hiệu quả hơn. 1.2.3.2 Nhân tố chủ quan  Xác định nhu cầu VLĐ Việc xác định nhu cầu VLĐ chính xác chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản trị vốn lưu động , xác định thừa sẽ dẫn đến lãng phí vốn, còn xác định thiếu lại làm gián đoạn quá trình sản xuất, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.  Lựa chọn phương án đầu tư Mỗi phương án đầu tư đều có mức độ hiệu quả khác nhau. Quản trị vốn lưu động là cần phải chọn lựa được phương án đầu tư tốt nhất để đầu tư. Lựa chọn phương án đúng đắn, có thể gia tăng sản xuất, gia tăng doanh thu và lợi nhuận, từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại nếu sai lầm trong việc lựa chọn phương án đầu tư sẽ làm lãng phí vốn, giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.  Trình độ tổ chức và sử dụng VLĐ Đây là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ. Quản lý vốn tốt, sử dụng VLĐ hợp lý, đúng lúc và đúng mục đích sẽ đảm bảo tiết kiệm được chi phí và chính là điều kiện để tăng hiệu quả sử dụng VLĐ  Cơ sở vật chất kỹ thuật Là kho tàng, máy móc, thiết bị, nhà xưởng …có một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng lao động, sản phẩm. Đây là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong một DN với yêu cầu luôn được cải tiến, hiện đại hoá nếu muốn kinh doanh tốt và đạt lợi nhuận cao.
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0929 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNGQUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Xây dựng số 4 Thăng Long 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Công ty 2.1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần Xây dựng Số 4 Thăng Long Công ty Cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long là doanh nghiệp hạng 1 – hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long (Bộ Giao thông vận tải) được thành lập ngày 20/09/2000 với ngành nghề hoạt động chính là xây dựng dân dụng. Tên Công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long Tên giao dịch: Thang Long No4 Construction Joint stock company Tên viết tắt: Thang Long No4 Const J.stock.co Trụ sở giao dịch chính: đường Phạm Văn Đồng, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Loại hình Công ty: Công ty cổ phần. Công ty được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103000198 ngày 19/12/2000 và đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 20/08/2010 số 0100104281. Vốn điều lệ: 6.807.300.000 VND (Vốn Nhà nước: 2.629.500.000 VND) Số cổ phiếu thường đang lưu hành: 68.073 CP Mệnh giá 1 cổ phiếu: 100.000 VND Điện thoại: (84-4) 38389945, 38387841, 38387060 Tài khoản tại ngân hàng: Ngân hàng Vietinbank Cầu Giấy.
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0930 2.1.1.2. Quá trình thành lập và pháttriển của Công ty Cổ phần Xâydựng số 4 Thăng Long Công ty Cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long tiền thân là “Công ty vật liệu và xây dựng” thành lập ngày 17/10/1973 theo quyết định số 2347/QĐ – TC. Đến ngày 21/07/1976, đổi tên thành “Công ty vật tư” với nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản và quản lý cấp phát toàn bộ vật tư phục vụ cho việc xây dựng cầu Thăng Long. Từ năm 1985, cầu Thăng Long hoàn thành và được đưa vào sử dụng, Công ty chuyển sang thu hồi vật tư, thiết bị toàn bộ công trường cầu Thăng Long và có nhiệm vụ mới là quản lý, cấp phát và tiếp nhận dầm cầu Đuống, cầu Việt Trì, phục vụ công trình cầu Bến Thủy và sản xuất vật liệu xây dựng. Để phù hợp với hình thức hoạt động, Công ty đổi tên là “Xí nghiệp cung ứng vật tư thiết bị Thăng Long”. Năm 1995, theo quyết định số 3376QĐ/TCCB – LĐ ngày 03/07/1995 của Bộ Giao thông vận tải, Công ty được đổi tên thành “Công ty xây dựng công trình Thăng Long”, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 110000 cấp ngày 27/02/1995 tại Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Đến ngày 20/09/2000, Công ty đã chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần theo quyết định số: 2750/2000/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải với tên gọi mới “Công ty Cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long”. Công ty được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở tự nguyện cùng góp vốn của các cổ đông được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X kỳ họp thứ V thông qua ngày 10/02/1999.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0931 2.1.2. Đặc điểmhoạt động kinh doanh của Công ty xây dựng số 4 Thăng Long 2.1.2.1. Nhiệm vụ của Công ty Với vai trò là mộtđơn vị liên kết tiêu biểu của Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long, hàng năm Công typhải căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ, các chỉ tiêu kế hoạch của Tổng Công ty, của Bộ Giao thông vận tải đồng thời căn cứ vào nhu cầu thị trường để chủ động đề ra kế hoạch SXKD và triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả. Trên cơ sở các đặc điểm kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư, Công ty tổ chức nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp…đồng thời tổ chức quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tiền vốn, vật tư trang thiết bị, lực lượng lao động... để đạt hiệu quả SXKD tốt nhất. 2.1.2.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu Công ty Cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long là một trong số những đơn vị liên kết tiêu biểu của Tổng Công ty xây dựng Thăng Long, đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng Tổng Công ty xây dựng Thăng Long trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh. Công ty hoạt động dựa trên các ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau: - Xây dựng công trình giao thông, phá đá nổ mìn trên cạn, dưới nước; - Xây dựng công trình thủy lợi, công nghiệp, dân dụng, thi công các loại nền móng công trình; - Gia công lắp đặt kết cấu thép, cấu kiện bê tông đúc sẵn; - Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cụm dân cư đô thị, hệ thống điện lưới 35KVA, hệ thống nước sinh hoạt; - Sửa chữa thiết bị thi công; - Xây dựng cơ sở hạ tầng, khu đô thị và khu công nghiệp; - Dịch vụ cho thuê kho bãi, nhà xưởng, kinh doanh nhà;
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0932 Hiện nay, ngành đóng vai trò mũi nhọn trong hoạt động của Công ty chính là xây dựng các công trình giao thông, các công trình thủy lợi, công trình công nghiệp và sản xuất vật liệu xây dựng (các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn). Trong đó, các sản phẩm công trình xây dựng đều có quy mô lớn, kết cấu phức tạp và đòi hỏi thời gian thi công xây lắp lâu dài. 2.1.2. 3 Đặc điểm hoạt động của Công ty 2.1.2.3.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty  Cơ cấu bộ máy quản lý công ty Công ty Cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long có bộ máy quản lý tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về công ty Cổ phần, bao gồm: - Hội đồngquản trị (HĐQT):là cơ quan quản lý Công ty, thay mặt Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty. - Chủ tịch HĐQT theo dõi việc thực hiện các quyết định của HĐQT và các hoạt động của Công ty; lập chương trình kế hoạch hoạt động và tổ chức... - Giám đốc điều hành quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT. - Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tài chính của Công ty. - Các Phó giám đốc (PGĐ) điều hành kỹ thuật, PGĐ vật tư, thiết bị, PGĐ nội chính… phụ trách về mặt kỹ thuật sản xuất và xây dựng, phụ trách đời sống vật chất cho cán bộ CNV, theo dõi các phòng vật tư, kế hoạch, kỹ thuật, thiết bị, phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức các bộ và lao động...
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0933 Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Ban kiểm soát Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng giám đốc công ty PTGĐ kỹ thuật cô ng nghệ PTGĐ kinh tế PTGĐ vật tư thiết bị PTGĐ nội chính phụ trách NC Phòng kỹ thuật – thi công Phòng kinh tế- kế hoạch Phòng tài chính - kế toán Phòng kinh doanh Phòng thiết bị,vật tư công nghiệp Phòng tổ chức hành chính XN cầu 2 Đội đường 1 XN đường 2,3 Đội công trình 1 Đội điện máy XN bê tông 1,2,3.4, 5,6 Hội đồng quản trị Đội cầu 1
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0934  Hoạt động và chức năng của các phòng ban trong công ty -Phòng tổ chức hành chính: đảm bảo công tác quản lý lao động, theo dõi thi đua, công tác văn thư, tiếp khách, bảo vệ tài sản... -Phòng tài chính - kế toán: có nhiệm vụ hạch toán tài vụ cũng như quá trình SXKD của công ty. Tổ chức thực hiện việc ghi chép, xử lý, cung cấp số liệu về tìnhhình kinh tế, tài chính, phânphốivà giám sátvốn, giám sát và hướng dẫn nghiệp vụ đối với những người làm công tác kế toán trong Công ty. -Phòng kinh tế kế hoạch dự án: xây dựng kế hoạch sản xuất, giá thành kế hoạch của sản phẩm, ký kết hợp đồng sản xuất, quyết toán sản lượng,tham gia đề xuất với giám đốc các quy chế quản lý kinh tế áp dụng nội bộ. - Phòng kỹ thuật thi công, và phòng thiết bị, vật tư công nghiệp: phụ trách vấn đề xây dựng và quản lý các quy trình trong sản xuất, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới đưa vào sản xuất, tổ chức hướng dẫn nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân, tăng khả năng nhiệm vụ cho các kỹ thuật viên… - Phòng kinh doanh: phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trước, trong và sau khi sản xuất, thiết lập mối quan hệ với các cấp, lập toàn bộ hồ sơ dự toán công trình, kiểm tra bản vẽ thiết kế, tổng hợp khối lượng công trình, bám sát kế hoạch, tiến độ thi công và tham mưu nghiệm thu…  Tổ chức kế toán tại công ty Công ty tổ chức bộ máy kế toán tập trung, bao gồm các bộ phận sau:
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0935 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Trong đó: - Kế toán trưởng: tổ chức điều hành bộ máy kế toán, là người chịu trách nhiệm chung về thông tin do phòng Tài chính- Kế toán cung cấp, thực hiện các khoản đóng góp của Công ty với ngân sách Nhà nước... - Kế toán tổng hợp: Là người tổng hợp số liệu kế toán lập báo cáo, tổng hợp các thông tin kế toán do các phần hành kế toán khác cung cấp. - Kế toán vật tư, TSCĐ: Theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư, tình hình tăng giảm TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa… - Kế toán thanh toán: Thực hiện thanh toán khối lượng công trình, hạng mục công trình và theo dõi các khoản công nợ… - Kế toánvốnbằngtiền: Thực hiệnphần liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng, vay vốn tín dụng, lập kế hoạch vay vốn và lập các phiếu thu, phiếu chi… - Kế toánlương và các khoản trích theo lương: Thanh toán số lương phải trả theo quy định, tính số tiền BHXH, KPCĐ…, lập bảng thanh toán lương... Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư, tài sản cố định Kế toán thanh toán Kế toán vốn bằng tiền Kế toán thanh toán lương và BHXH Thủ quỹ Nhân viên ở đội
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0936 - Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi tại Công ty căn cứ vào các chứng từ thu, chi đã được phê duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu, chi vào cuối ngày, lập báo cáo quỹ, cuối tháng lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt. - Nhân viên thống kê đội: Theo dõi các hoạt động phát sinh ở đội do mình phụ trách, thu thập chứng từ gửi lên phòng kế toán của Công ty. Nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán - Phân tích thông tin số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp, phục vụ cho nhu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của đơn vị. - Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán. - Kiểm tra, giám sát các khoản phải thu, chi tài chính , các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm luật về tài chính kế toán. - Tổ chức thực hiện hạch toán kế toán phải thực hiện đúng theo pháp lệnh kế toán và thống kê của nhà nước ban hành, công tác kế toán, thống kê phù hợp với tổ chức sản xuất – kinh doanh của Công ty. - Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty. - Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, các định mức tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu... - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình, hạng mục, sản phẩm, dịch vụ kịp thời, đầy đủ, chính xác. - Lập và gửi các báo cáo tài chính trong kỳ theo chế độ quy định. - Thu hồi công nợ và lo vay vốn cho sản xuất kinh doanh. - Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về tính chính xác, đúng đắn của số liệu tài chính của Công ty…
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0937  Tổ chức nhân sự và lao động trong công ty Hiện nay, tổng số cán bộ CNV của Công ty gồm 333 người. Trong đó: - Trình độ đại học : 108 người - Trình độ cao đẳng : 42 người - Công nhân kỹ thuật tay nghề bình quân bậc 4: 138 người Còn lại là lao động phổ thông. 2.1.3.2. Quy trình SXKD Sơ đồ 2.3: Sơ đồ khái quát quy trình SXKD Cũng như các doanhnghiệp cùng ngành khác, quy trình SXKD của Công ty Cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long có những đặc trưng riêng, chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm chung của ngành xây dựng cơ bản là sản phẩm của xây dựngmang tính đơn chiếc, kết cấu khác nhau, thời gian thi công dài. Mặt khác, Côngty là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Thăng Long nên đốivới một số côngtrình đặc biệt, Công ty được Tổng Công ty giao thầu, Thông báo trúng thầu Tổ chức hồ sơ dự thầu Giao thầu Thông báo nhận thầu Thành lập ban chỉ huy công trường Lập phương án tổ chức thi công Bảo vệ phương án và biện pháp thi công Tiến hành tổ chức thi công theo thiết kế được duyệt Tổ chức nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình Lập bảng nghiệm thu thanh toán công trình Công trình hoàn thành, làm quyết toán bàn giao công trình cho chủ thầu
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0938 cònlại các công trình khác Công ty phải tự tham gia đấu thầu. Nếu trúng thầu, Công ty giao cho các xí nghiệp hoặc các đội trực thuộc Công ty. 2.1.3.3. Đặc điểm cơ sở vật chất, kỹ thuật của Công ty Trong những năm gần đây, Công tychủ trương trang bị những máy móc, thiết bị hiện đại hơn nhằm sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, phục vụ những công trình xây dựng lớn. Hiện nay, Công ty có một hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị phục vụ cho SXKD và công tác của cán bộ công nhân viên tương đối đa dạng, bao gồm: - Hơn 30 nhà xưởng, nhà điều hành, kho vật tư… - Hệ thống 64 máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất như: Lu 3 bánh Watanabe, Đầm Misaka, Máy phát điện, Máy trộn bê tông tự động XBT2, Ván khuôn khối K0, Hệ thống cẩu trục ray xưởng BT4… - Phương tiện vận tải như: Ô tô Kamaz, Ô tô Crown… - Dụng cụ quản lý: Máy kinh vĩ Theo, Máy vi tính Fentum, Máy photocopy Ricoh… 2.1.3.4. Tình hình thị trường và đối thủ cạnh tranh  Thị trường các yếu tố đầu vào của Công ty Ngành nghề hoạt động kinh doanh chính của Công tylà xây dựng, xây lắp và sản xuất cọc bê tông, do đó các yếu tố đầu vào chủ yếu là các nguyên vật liệu xây dựng cơ bản như xi măng, cát, thép… Trên thị trường, nguồn cung cấp vật tư cho Công ty là tương đối dồi dào, tuy nhiên Công ty chỉ lựa chọn một số nhà cung cấp uy tín, sản phẩm có chất lượng và là đã bạn hàng lâu năm. Các nhà cung cấp vật tư truyền thống của Công ty là: - Xi măng: Công ty xi măng Bỉm Sơn, Xi măng Hoàng Thạch... - Đá, cát: Công ty vật liệu xây dựng bê tông Chèm… - Thép:Côngtygang thép Tháinguyên, Thép Vinakansai, Thép Việt Úc...
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0939  Thị trường đầu ra và vị thế cạnh tranh của Công ty + Đối với hoạt động xây lắp: Công ty tìm kiếm thị trường thông qua việc dự thầu các công trình xây lắp trong phạm vi cả nước tuy nhiên thị trường chủ yếu hướng đến trong lĩnh vực này là các tỉnh khu vực miền Bắc. Khả năng trúng thầu các công trình của Công ty là khá cao do đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, máy thi công và nhân lực, đảm bảo chất lượng và hoàn thành đúng tiến độ dự án. + Đối với hoạt động sản xuất cấu kiện bêtông đúc sẵn, cọc bêtông: thị trường đầu ra của doanh nghiệp là các doanh nghiệp xây lắp khác, các công trình xây dựng, các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu trong phạm vi cả nước, tập trung khu vực phía Bắc. Sẩn phẩm Công ty luôn đảm bảo chất lượng và tính cạnh tranh về giá thành. 2.1.4. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty 2.1.4.1. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu trong hoạt động SXKD của Công ty  Những thuận lợi chủ yếu Trải qua 40 năm hình thành và phát triển (1973-2013), Công ty cổ phần số 4 Thăng Long đã và đang tạo ra được một thương hiệu uy tín và có chỗ đứng trong ngành công nghiệp xây dựng. Các sản phẩn của Công ty luôn được thị trường đánh giá cao cả về chất lượng và mẫu mã bởi tính đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng. Do đó, Công ty luôn được các bạn hàng, các chủ nợ hay các đối tác khác tôn trọng, đánh giá cao. Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn giữ được mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp uy tín như:Công ty gang thép Thái nguyên, Công ty Thép Vinakansai, Công ty ximăng Bỉm Sơn… Trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, việc quan hệ tốt giúp Công ty có thể tận dụng được những sự hỗ trợ cần thiết như sự nới lỏng thanh toán, sự ổn định giá
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0940 nguyên vật liệu đầu vào hay như được cung ứng nguyên vật liệu kịp thời đảm bảo cho quá trình SXKD được liên tục, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm Công ty. Với tư cách là một đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Thăng, Công ty đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, ưu đãi từ phía Tổng Công ty và cả Nhà nước như hỗ trợ đấu thầu, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về vốn…Trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, việc được Chính Phủ hỗ trợ vốn giải quyết các công trình xây dựng cơ bản dở dang đã tạo cho Công ty những điều kiện cần thiết để thoát khỏi tình trạng khó khăn. Ngoài ra, việc giải quyết nợ xấu thông qua nghiệp vụ mua bán nợ của Ngân hàng cho các tổ chức kinh tế khác giúp Công ty có thêm cơ hội được thỏa thuận về các điều khoản hoãn, giảm bớt nợ từ đó giải quyết được các vấn đề khó khăn tài chính.  Những khó khăn chủ yếu Những năm gần đây, dưới tác động của cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 2008 và tiếp theo đó là sự đóng băng của thị trường bất động sản, nền kinh tế nước ta gặp phải rất nhiều khó khăn: lạm phát tăng cao, tăng trưởng kinh tế suy giảm... đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nói chung và lĩnh vực xây dựng, xây lắp nói riêng. Đối với thị trường các yếu tố đầu vào: Hầu hết các nguyên liệu đầu vào như dầu, gas, sắt thép, máy móc... đều tăng giá không những làm giá thành sản xuất của Công ty tăng cao mà còn làm chậm tiến độ thực hiện các công trình. Đối với thị trường các yếu tố đầu ra: lượng cung trên thị trường nhiều trong khi lượng cầu ít khiến Công ty gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Mặt khác, việc Chính Phủ cắt giảm đầu tư công, chủ yếu để hoàn thành các dự án còn dở dang, hạn chế đầu tư mới khiến cho hoạt động sản xuất của Công ty bị thu hẹp.
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0941 Đối với thị trường vốn: Mặc dù đã được Chính phủ điều chỉnh, lãi suất cho vay của các ngân hàng đã thấp hơn song khả năng tiếp cận vốn của Công ty vẫn rất hạn chế do bị thắt chặt vay thi công và vay bảo lãnh.Ngoài ra, việc cắt giảm các dòng vốn đầu tư từ Chính phủ cũng tạo áp lực vốn cho Công ty. Đối với thị trường lao động: Khó khăn xuất phát từ hoạt động SXKD khiến chế độ đãi ngộ của Công ty gặp nhiều hạn chế dẫn đến cháy máu chất xám, thiếu lực lượng lao động có chất lượng. Ngoài ra, việc hiện nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp cùng tham gia lĩnh vực xây dựng cơ bản khiến cho mức độ cạnh tranh cao.Điều này khiến cho Công ty phải không ngững đổi mới và cải tiến để có thể tồn tại và phát triển được. 2.1.4.2.Tìnhhìnhtàichínhchủyếu củaCôngtytrong nhữngnămgầnđây Kết quảhoạt độngkinh doanhlà chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả tổ chức sửdụng vốnnói chung và vốn lưu độngnóiriêng của mỗi doanh nghiệp.
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0942 Ta xem xét qua bảng sau : Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 89.740.270.507 96.198.089.601 130.299.457.750 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 89.740.270.507 96.198.089.601 130.299.457.750 Giá vốn hàng bán 80862110022 84.235.977.491 124.376.579.294 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.878.160.485 11.962.112.110 5.922.878.456 Doanh thu hoạt động tài chính 117.844.871 279.359.698 517.118.452 Chi phí tài chính 1.278.590.322 2.431.360.953 2.801.843.068 trong đó: chi phí lãi vay 1.278.590.322 2.431.360.953 2.801.843.068 Chi phí bán hàng 0 0 Chi phí quản lý doanh nghiệp 8.214.716.661 10.060.719.863 10.150.108.535 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (497.301.627) (250.609.008) (6.511.954.695) Thu nhập khác 1.338.533.636 394.694.061 7.625.214.771 Chi phí khác 539.585.587 0 248.380.517 Lợi nhuận khác 798.948.049 394.694.061 7.376.834.254 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 301.646.422 144.085.053 864.879.559 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 75.411.605 25.214.885 151.353.922 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 0 0 Lợi nhuận sau thuế thu nhâp doanh nghiệp 226.234.817 118.870.168 713.525.637 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1.746 10.482
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0943 Qua bảng trên ta thấy: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây có giảm sút. Cụ thể doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 là : 130.299.457.750 đồng, sang năm 2012 đã giảm mạnh xuống còn 96.198.089.601, và đến năm 2013 đã tiếp tục giảm còn 89.740.270.507 đồng. . Kết quả hoạt động kinhdoanh của công ty đã giảm mạnh trong ba năm liên tiếp, nguyên nhân là do sự khủng hoảng và khó khăn của nền kinh tế nói chung, và sự khó khăn của ngành xây dựng nói riêng. Điều này là tất yếu trong điều kiện lãi suất cao và ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn như hiện nay Cùng với sự sụt giảm doanh thu, giá vốn hàng bán của công ty cũng giảm, năm 2012 giá vốn hàng bán là 84.235.977.491 đồng đến năm 2013 giá vốn hàng bán giảm còn 80.862.110.022 đồng. Nguyên nhân vẫn là do sự khó khăn của nền kinh tế, và sự quản lý của công ty vẫn chưa đạt hiệu quả. Doanh nghiệp đã giảm chi phí quản lý doanh nghiệp để góp phần giảm chi phí, và hạn chế lãng phí trong quá trình quản lý, tuy nhiên đây có thể là con dao hai lưỡi, vì thực tế doanh nghiệp đang hoạt động kém hiệu quả, và phần lớn lý do cũng là công tác quản lý trong doanh nghiệp. Các chi phí vẫn ở mức cao nên vẫn làm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm. Công ty cần rà soát, quản lý chặt chẽ và cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết để cải thiện tình hình kinh doanh của mình. Doanh thu hoạt động tài chính do thu lãi tiền gửi năm 2013 giảm so với năm 2012 từ 279.359.698 đồng còn 117.844.871 vì mặt bằng lãi suất giảm xuống, tuy nhiên do chiếm tỉ trọng thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2013 là 497.301.627 đồng công ty đã bớt lỗ so với năm 2012, nguyên nhân chính là do sự giảm giá vốn hàng bán.
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0944 Trong năm 2013, công ty có hoàn nhập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, tạo nên một khoản thu nhập khác là 1.338.533.636 nên lợi nhuận kế toán trước thuế vẫn dương, dù ở mức rất thấp. Công ty cần xem xét việc duy trì các quỹ của mình để đảm bảo chủ động với những rủi ro xảy ra. Tóm lại: Qua bảng số liệu 1, có thể thấy trong năm 2013, công ty vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh, tuy nhiên, tình hình kinh doanh chính đã cải thiện hơn so với năm 2012. Công ty cần xem xét lại các khoản chi phí của mình, cắt giảm các chi phí không cần thiết để cải thiện tình hình kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh. Chúng ta xem xét cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty trong năm 2013 qua
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0945 Bảng 2.2:Cơ cấu nguồn vốn tài sản của Công ty Cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long năm 2013 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) TÀI SẢN 133.099.633.122 100 137.206.509.801 100,00 (4.106.876.679) (2,99) 0,00 A. Tài sản ngắn hạn 122.372.191.618 91,94 125.009.542.158 91,11 (2.637.350.540) (2,11) 0,83 B. Tài sản dài hạn 10.727.441.504 8,06 12.196.967.643 8,89 (1.469.526.139) (12,05) (0,83) NGUỒN VỐN 133.099.633.122 100 137.206.509.801 100,00 (4.106.876.679) (2,99) 0,00 A. Nợ phải trả 124.618.450.919 93,63 128.832.692.247 93,90 (4.214.241.328) (3,27) (0,27) B. Vốn chủ sở hữu 10.727.441.504 8,06 8.373.817.554 6,10 2.353.623.950 28,11 1,96
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0946 Qua bảng 2.2, ta thấy cuối năm 2013, quy mô nguồn vốn của công ty là 133.099.633.122 đ, giảm 2,99% so với đầu năm, trong đó cả nợ phải trả của công ty giảm xuống và vốn chủ sở hữu tăng nhẹ, theo đó tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn cũng đều giảm theo. Nguyên nhân là do công ty đã giảm vay nợ xuống và giảm khoản lợi nhuận chưa phân phối. Cùng với tình hình khó khăn của nền kinh tế thì đây là một xu hướng dễ hiểu. Tuy nhiên, có thể nhận tháy công ty có hệ số nợ rất cao (93,63% vào cuối năm 2013), cao hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành, đây cũng là điều công ty cần lưu ý trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, vì vay nợ quá cao sẽ làm tăng chi phí lãi vay, bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp khi mà doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả. Tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn của công ty là rất thấp (8,06% và cuối năm 2013), trong năm 2013, công ty không có sự đổi mới, cải tiến máy móc thiết bị sản xuất, điều này cũng cần xem xét vì để tăng khả năng cạnh tranh, hoạt động kinh doanh hiệu quả, rất cần sự đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp qua bảng 2.3:Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty Cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long.
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0947 Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty Cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2012 1 Vốn kinh doanh bình quân VND 135.153.071.462 138.160.394.983 2 Vốn chủ sở hữu bình quân VND 8.481.182.203 8.671.145.289 3 Doanh thu thuần VND 89.740.270.507 96.198.089.601 4 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay VND 301.646.422 2.575.446.006 5 Lợi nhuận trước thuế VND 301.646.422 144.085.053 6 Lợi nhuận sau thuế VND 226.234.817 118.870.168 7 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu % 0,25 0,12 8 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAe) % 0,22 1,86 9 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) % 0,17 0,09 10 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) % 2,67 1,37 11 Thu nhập một cổ phần thường VND 1.746
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0948 Các hệ số sinh lời đều giảm mạnh so với năm 2013 và đều ở mức rất thấp. Nguyên nhân như đã nói ở trên, sự khó khăn của nền kinh tế đã làm cho doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm mạnh, cùng với công tác quản lý chi phí không hiệu quả đã làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp rất thấp. Đặc biệt, có thể nhận thấy tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản chỉ đạt 0,22 %, nhỏ hơn lãi suất vay vốn của công ty, như vậy công ty đã sử dụng vốn vay không hiệu quả, và đòn bẩy tài chính đã có tác động tiêu cực, bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp, với hệ số nợ quá cao, công ty đang gặp rủi ro rất lớn. Công ty cần quản lý chặt chẽ đồng vốn của mình, sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. 2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây dựng số 4 Thăng Long trong thời gian qua 2.2.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty Để có cái nhìn khách quan về cơ cấu nguồn vốn và VLĐ của công ty, chúng ta sẽ xem xét bảng 2.4:Cơcấu chi tiết vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2013
  • 53. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0949 Bảng 2.4:Cơ cấuchitiếtvốnvà nguồnvốnkinhdoanhcủacôngtynăm2013 Đơn vị tính: VND TÀI SẢN 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 122.372.191.618 91,94 125.009.542.158 91,11 (2.637.350.540) (2,11) 0,83 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.319.077.287 1,08 4.374.748.057 3,50 (3.055.670.770) (69,85) (2,42) 1. Tiền 1.319.077.287 100,00 2.973.196.557 67,96 (1.654.119.270) (55,63) 32,04 2. Các khoản tương đương tiền 0 0,00 1.401.551.500 32,04 (1.401.551.500) (100,00) (32,04) II. Các khoảnđầu tư tài chính ngắn hạn 0 0,00 0 0,00 0,00 III. Các khoảnphải thu ngắn hạn 56.303.911.533 46,01 54.955.925.516 43,96 1.347.986.017 2,45 2,05 1. Phải thu khách hàng 51.196.505.620 90,93 49.755.747.186 90,54 1.440.758.434 2,90 0,39
  • 54. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0950 2. Trả trước cho người bán 2.233.921.934 3,97 2.173.447.286 3,95 60.474.648 2,78 0,01 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 2.675.629.161 4,75 2.781.893.755 5,06 (106.264.594) (3,82) (0,31) 5. Các khoản phải thu khác 197.854.818 0,35 244.837.289 0,45 (46.982.471) (19,19) (0,09) IV. Hàng tồn kho 50.014.840.318 40,87 48.426.554.789 38,74 1.588.285.529 3,28 2,13 1. Hàng tồn kho 50.014.840.318 100,00 48.426.554.789 100,00 1.588.285.529 3,28 0,00 V. Tàisản ngắn hạn khác 14.734.362.480 12,04 17.252.313.796 13,80 (2.517.951.316) (14,59) (1,76) 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 160.538.339 1,09 391.282.852 2,27 (230.744.513) (58,97) (1,18) 5. Tài sản ngắn hạn khác 14.573.824.141 98,91 16.861.030.944 97,73 (2.287.206.803) (13,57) 1,18 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 10.727.441.504 8,06 12.196.967.643 8,89 (1.469.526.139) (12,05) (0,83) I. Các khoảnphải thu dài hạn 0,00 0,00 0 0,00 II. Tài sảncố định 8.303.291.538 77,40 10.390.286.786 85,19 (2.086.995.248) (20,09) (7,79) 1. Tài sản cố định hữu 8.303.291.538 100,00 10.336.082.987 99,48 (2.032.791.449) (19,67) 0,52
  • 55. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0951 hình - Nguyên giá 32.569.564.214 392,25 35.234.993.010 - (2.665.428.796) (7,56) 51,36 - Giá trị hao mòn lũy kế (24.266.272.676) (292,25) (24.898.910.023) - 632.637.347 (2,54) (51,36) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0,00 54.203.799 0,52 (54.203.799) (100,00) (0,52) III. Bất động sản đầu tư 0 0,00 0 0,00 0 0,00 IV. Các khoảnđầu tư tài chính dài hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 V. Tàisản dài hạn khác 2.424.149.966 22,60 1.806.680.857 14,81 617.469.109 34,18 7,79 1. Chi phí trả trước dài hạn 2.424.149.966 100,00 1.806.680.857 100,00 617.469.109 34,18 0,00 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 133.099.633.122 100,00 137.206.509.801 100,00 (4.106.876.679) (2,99) 0,00
  • 56. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0952 Bảng 2.4: Cơ cấu chi tiết vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2013 (tiếp) Đơn vị tính: VND NGUỒN VỐN 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) A. NỢ PHẢI TRẢ 124.618.450.919 93,63 128.832.692.247 93,90 (4.214.241.328) (0,03) (0,27) I. Nợ ngắn hạn 116.121.552.624 93,18 119.632.691.720 92,86 (3.511.139.096) (0,03) 0,32 1. Vay và nợ ngắn hạn 6.817.541.631 5,87 12.934.547.638 10,81 (6.117.006.007) (0,47) (4,94) 2. Phải trả người bán 24.830.379.137 21,38 24.682.921.705 20,63 147.457.432 0,01 0,75 3. Người mua trả tiền trước 8.381.927.585 7,22 11.123.668.047 9,30 (2.741.740.462) (0,25) (2,08) 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 15.612.281.215 13,44 12.879.766.773 10,77 2.732.514.442 0,21 2,68 5. Phải trả người lao động 492.855.650 0,42 452.918.930 0,38 39.936.720 0,09 0,05 7. Phải trả nội bộ ngắn 7.514.472.357 6,47 2.028.106.640 1,70 5.486.365.717 2,71 4,78
  • 57. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0953 hạn 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 52.472.042.299 45,19 55.522.419.905 46,41 -3.050.377.606 (0,05) (1,22) 11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 52.750 0,000045 8.342.082 0,01 (8.289.332) (0,99) (0,01) II. Nợ dài hạn 8.496.898.295 6,82 9.200.000.527 7,14 (703.102.232) (0,08 ) (0,32) 3. Phải trả dài hạn khác 88.000.000 1,04 106.000.000 1,15 (18.000.000) (0,17) (0,12) 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 0 0,00 0 0,00 0 0,00 8. Doanh thu chưa thực hiện 8.408.898.295 98,96 9.094.000.527 98,85 (685.102.232) (0,08) 0,12 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 8.481.182.203 6,37 8.373.817.554 6,10 107.364.649 0,01 0,27 I. Vốn chủ sở hữu 8.481.182.203 100,00 8.373.817.554 100,00 107.364.649 0,01 0,00 1. Vốn đầu tư của chủ 6.807.300.000 80,26 6.807.300.000 81,29 0 0,00 (1,03)
  • 58. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0954 sở hữu 2. Thặng dư vốn cổ phần 156.771.020 1,85 156.771.020 1,87 0 0,00 (0,02) 7. Quỹ đầu tư phát triển 1.145.029.278 13,50 1.145.029.278 13,67 0 0,00 (0,17) 8. Quỹ dự phòng tài chính 145.847.088 1,72 145.847.088 1,74 0 0,00 (0,02) 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 226.234.817 2,67 118.870.168 1,42 107.364.649 0,90 1,25 II. Nguồnkinh phí và quỹ khác 0 0,00 0 0,00 0 0,00 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 133.099.633.122 100,00 137.206.509.801 100,00 (4.106.876.679) (0,03) 0,00 Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long lập ngày31/12/2013
  • 59. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0955  Về cơ cấu tài sản: Tài sản của công ty cuối năm 2013 đạt 133.099.633.122 đ, trong đó tài sản ngắn hạn là 122.372.191.618 đ (chiếm 91,94% trong tổng tài sản), còn tài sản dài hạn là 10.727.441.504 đ (chiếm 8,06%). So sánh với thời điểm đầu năm, tổng tài sản đã giảm 4.106.876.679 (Tương ứng với 2,99%), tài sản ngắn hạn giảm 2.637.350.540 (tương ứng với 02,11%), tài sản dài hạn giảm1.469.526.139 đ (tương ứng với 12,05%). Điều này cho thấy công ty đã có sự thu hẹp quy mô vốn kinh doanh của mình, đồng thời cơ cấu tài sản biến động theo chiều hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự biến động này, ta sẽ đi xem xét cụ thể hơn. Tài sản ngắn hạn của công ty cuối năm 2013 là 122.372.191.618đ chiếm tỉ trọng 91,94% và giảm so với đầu năm, nguyên nhân chủ yếu là do các khoản chi phí trả trước ngắn hạn giảm 230.744.513 đ (58,97%) và các khoản tạm ứng thi công công trình, tạm ứng công nhân viên giảm mạnh, làm tài sản ngắn hạn khác giảm 2.517.951.316đ (14,59% so với đầu năm). Bên cạnh đó, hàng tồn kho lại tăng nhẹ, đạt 50.014.840.318 vào cuối năm, tăng 1.588.285.529 đ so với đầu năm . Tuy nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn khó khắn, nhưng công ty dần đang khắc phục tình hình và bắt đầu mở rộng dần dần quy mô sản xuất, đó chính là lý do làm tăng nhẹ hàng tồn kho vào cuối năm 2013. Ngoài ra, các khoản tiền và tương đương tiền giảm 3.055.670.770 đ so với đầu năm, còn các khoản phải thu tăng 1.347.986.017 đ (2,45% so với đầu năm), trong đó chủ yếu là sự tăng lên của các khoản phải thu khách hàng, có thể thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn.
  • 60. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Thị Lan Lớp: CQ48/11.0956 Tài sản dài hạn của công ty giảm 1.469.526.139 đ (tương ứng với 12,05%) so với đầu năm. Nguyên nhân là do tăng khấu hao lũy kế của tài sản cố định hữu hình. Cuối năm 2013, tài sản cố định hữu hình chiếm 100% trong tài sản dài hạn. Công ty không đầu tư mới tài sản cố định. Công ty không có tài sản cố định vô hình và bất động sản đầu tư.  Về cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn của công ty cũng như tài sản, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó, nợ phải trả giảm 4.214.241.328đ, còn vốn chủ sở hữu tăng nhẹ 107.364.649đ. Nợ phải trả của công ty cuối năm 2013 đạt 124.618.450.919 đ, chiếm tỉ trọng 93,63% trong tổng nguồn vốn. So sánh với đầu năm 2013, nợ phải trả đã giảm 4.214.241.328đ, tương ứng với tỷ lệ 0,03 %. Trong đó nợ ngắn hạn giảm 3.511.139.096đ (0,03% so với đầu năm) và nợ dài hạn giảm 703.102.232đ (0,08% so với đầu năm). Trong nợ ngắn hạn của công ty, những biến động chính bao gồm việc công ty đã giảm vay nợ ngắn hạn, giảm các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước và phải trả nội bộ. Trong đó, vay nợ ngắn hạn giảm 6.117.006.007đ (0,47%), phải trả người bán tăng 147.457.432 (0,01%) và người mua trả tiền trước giảm 2.741.740.462 đ (0,25%) so với đầu năm. Như vậy, công ty đang giảm vay nợ và giảm các khoản chiếm dụng từ khách hàng và nhà cung cấp, nguyên nhân là do sự thu hẹp của sản xuất kinh doanh. Sự tăng lên của các khoản phải nộp nhà nước là khá lớn, tăng 2.732.514.442 đ(0,21%), nguyên nhân là do chính sách tăng thuế đất của Nhà nước. Nợ dài hạn của công ty giảm xuống chủ yếu là do sự sụt giảm của khoản doanh thu chưa thực hiện. Dễ thấy, đây là biểu hiện của tình hình sản xuất khó khăn.