SlideShare a Scribd company logo
1 of 95
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 1 Lớp CQ47/11.12
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và vận hành theo cơ chế
thị trường, mở cửa, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Đối với các doanh nghiệp
Việt Nam, một mặt nó đem lại những cơ hội mới trong việc mở rộng và tiếp cận thị
trường nhưng mặt khác nó là những thách thức không nhỏ trong quá trình cạnh
tranh để thích nghi với những thay đổi của nền kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới từ cuối năm 2008 và những bài học của nó là những kinh nghiệm
quý giá đối với các nhà quản lý, quản trị doanh nghiệp đặc biệt là vấn đề làm sao
tạo lập, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của mình hiệu quả để hoạt động doanh
nghiệp được diễn ra liên tục và tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện kinh tế thị
trường luôn biến động như hiện nay.
Vốn lưu động là một bộ phận của vốn kinh doanh nói chung nên cũng không
nằm ngoài yêu cầu đó. Vốn lưu động có khả năng quyết định tới quy mô kinh doanh
của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ tác động trực tiếp tới quá trình
tái sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh từng kỳ của
doanh nghiệp.
Nhận thức rõ vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh và
qua thực tế tìm hiểu tại Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc, em đã chọn
và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công
ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc”.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa lí thuyết về vốn lưu động của doanh nghiệp trong hoạt động sản
xuất kinh doanh và nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp.w
Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động của công ty trong
năm 2012, so sánh với các năm trước, so với kết quả của ngành. Dựa trên cơ sở đó
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 2 Lớp CQ47/11.12
để đưa ra những giải pháp tài chính hữu hiệu cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng
VLĐ trong những năm tới của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vốn lưu động và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và
hoạt động khác trong năm 2012 và các năm trước của Công ty cổ phần thức ăn chăn
nuôi Thiên Lộc. Kết quả thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản
xuất thức ăn chăn nuôi.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm:
- Phương pháp so sánh truyền thống:
+So sánh bằng số liệu tuyệt đối: để thấy được sự biến động về khối
lượng, quy mô của các hạng mục qua các thời kỳ.
+So sánh bằng số liệu tương đối: để thấy được tốc độ phát triển về mặt
quy mô qua các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau.
- Phương pháp sử dụng các hệ số tài chính:
Hệ số tài chính được tính bằng cách đem so sánh trực tiếp một chỉ tiêu này với
một chỉ tiêu khác để thấy mức độ ảnh hưởng, vai trò của các yếu tố, chỉ tiêu này đối
với chỉ tiêu, yếu tố khác.
- Phương pháp đồ thị, biểu đồ:
Bằng hình ảnh, tính chất của đồ thị, biểu đồ ta thấy được sự biến động, cơ cấu,
vai trò của các khoản mục và từ đó phân tích mối quan hệ, mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố tới các chỉ tiêu phân tích.
4. Nội dung chính của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài luận văn được chia thành 3
chương:
Chương 1: Lí luận chung về vốn lưu động và việc nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 3 Lớp CQ47/11.12
Chương 2: Thực trạng tình hình quản lí, sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử
dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công
ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do còn hạn chế về kiến thức và thời gian
nghiên cứu nên bài luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất
mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy cô và các anh chị trong phòng
Kế toán cùng các phòng ban khác của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc
để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – TS. Vũ Văn Ninh và các anh chị trong
phòng Kế toán cùng các phòng ban khác của Công ty đã giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện đề tài này.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 4 Lớp CQ47/11.12
CHƯƠNG 1
LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp
Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố định,
doanh nghiệp cần phải có các tài sản lưu động để đảm bảo cho quá trình sản xuất
kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục. Để hình thành nên các tài sản
lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định. Số vốn này được
gọi là vốn lưu động (VLĐ) của doanh nghiệp.
Vậy: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành các tài
sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực
hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong
một lần và được thu hồi ngay toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết
thúc một chu kỳ kinh doanh.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởi các
đặc điểm của tài sản lưu động nên VLĐ của doanh nghiệp có các đặc điểm sau:
- Trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện: Hình thái vốn
bằng tiền, hình thái vốn nguyên vật liệu, hình thái vốn thành phẩm.
- Chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi
chu kỳ kinh doanh.
- VLĐ hoàn thành một vòng luân chuyển sau một chu kỳ kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 5 Lớp CQ47/11.12
1.1.2. Phân loại vốn lưu động
Để quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả, cần tiến hành phân loại VLĐ theo
các tiêu thức khác nhau. Một số cách phân loại chủ yếu sau:
1.1.2.1. Căn cứ theo hình thái biểu hiện và khả năng hoán tệ của vốn có thể
chia VLĐ thành: Vốn bằng tiền và vốn về hàng tồn kho.
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
+ Vốn bằng tiền gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng và tiền đang
chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng
chuyển đổi thành các tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh
doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cần thiết nhất định.
+ Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện ở
số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung
ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra, với một số trường hợp mua
sắm vật tư khan hiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho
người cung cấp, từ đó hình thành khoản tạm ứng.
- Vốn về hàng tồn kho: là khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng
hiện vật cụ thể như nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm,…
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hàng hóa gồm: vốn về vật tư dự
trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Xem xét một cách chi tiết hơn thì vốn
về hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm: vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu
phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, cốn công cụ dụng cụ,
vốn sản phẩm đang chế, vốn về chi phí trả trước, vốn thành phẩm.
+ Đối với doanh nghiệp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giá trị
các loại hàng hóa dự trữ.
Tác dụng của cách phân loại này giúp doanh nghiệp có cơ sở để tính toán và
kiểm tra kết cấu tối ưu của vốn lưu động, dự thảo những quyết định tối ưu về mức
tận dụng số vốn lưu động đã bỏ ra, từ đó tìm biện pháp phát huy chức năng các
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 6 Lớp CQ47/11.12
thành phần của vốn lưu động bằng cách xác định mức dự trữ hợp lý và nhu cầu vốn
lưu động. Mặt khác nó cũng là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá khả năng thanh toán
của mình.
1.1.2.2. Căn cứ theo từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh
doanh, mỗi loại dựa theo công dụng lại được chia thành nhiều khoản vốn
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm:
+ Vốn nguyên vật liệu chính: là giá trị của các loại vật tư dự trữ cho sản xuất,
khi tham gia vào sản xuất nó hợp thành thực thể sản phẩm.
+ Vốn vật liệu phụ: là giá trị những loại vật tư dự trữ cho sản xuất được dử
dụng làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục cụ cho công
tác quản lý.
+ Vốn nhiên liệu: là giá trị những loại nhiên liệu dữ trữ dùng cho sản xuất
như xăng, dần, than, …
+ Vốn phụ tùng thay thế: gồm giá trị những phụ tùng dự trữ thay thế mỗi khi
chữa tài sản cố định.
+ Vốn vật liệu đóng gói: gồm giá trị những loại vật liệu bao bì dùng để đóng
gói trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+ Vốn công cụ lao động nhỏ: là giá trị những tư liệu lao động có giá trị thấp,
thời gian sử dụng ngắn, không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất bao gồm:
+ Vốn sản phẩm đang chế tạo: là giá trị sản phẩm dở dang trong quá trình sản
xuất hoặc đang nằm trên các địa điểm làm việc đợi chế biến tiếp.
+ Vốn bán thành phẩm tự chế: là gá trị những sản phẩm dở dang những khác
với sản phẩm đang chết tạo ở chỗ nó đã hoàn thành một hay nhiều giai đoạn chế
biến nhất định.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 7 Lớp CQ47/11.12
+ Vốn về phí tổn đợi phân bổ: là những phí tổn chi ra trong kỳ nhưng có tác
dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, vì thế chưa tính hết vào giá thành trong kỳ mà còn
phân bổ cho các kỳ sau.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm:
+ Vốn thành phẩm: là biểu hiện bằng tiền của số sản phẩm nhập kho và
chuẩn bị cho tiêu thụ.
+ Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư
ngắn hạn, các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, …
+ Vốn trong thanh toán: là các khoản phải thu, tạm ứng phát sinh trong quá
trình mua bán vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ.
Qua cách phân loại này cho thấy vai trò trong sự phân bổ của vốn lưu động
trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh
cơ cấu vốn lưu động cho phù hợp với từng khâu nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
Mỗi một doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh phải xem xét tổ
chức tốt nguồn vốn lưu động nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn lưu động
của mình là điều rất cần thiết.
Để làm tốt vấn đề này, doanh nghiệp cần dựa vào những căn cứ nhất định để
phân chia nguồn vốn lưu động từ những nguồn huy động khác nhau nhằm thấy rõ
được tính chất, mức độ ổn định của từng nguồn. Từ đó giúp doanh nghiệp khai thác
và tổ chức tốt nguồn vốn lưu động.
* Xét theo nguồn hình thành, VLĐ được hình thành từ các nguồn sau:
- Nguồn vốn điều lệ: là số vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc số vốn điều
lệ của doanh nghiệp không thấp hơn vốn pháp định mà Nhà nước quy định cho mỗi
loại hình doanh nghiệp. Một phần nguồn vốn này được hình thành nên TSLĐ cần
thiết.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 8 Lớp CQ47/11.12
- Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá
trình sản xuất kinh doanh từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư.
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Nguồn vốn liên kết là những nguồn đóng
theo tỷ lệ của các chủ đầu tư để cùng thực hiện một phi vụ kinh doanh do mình thực
hiện và cùng chia lợi nhuận. Việc góp vốn liên kết có thể được hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau tùy theo từng loại hình của doanh nghiệp: có thể là liên kết giữa
nguồn vốn của Nhà nước do doanh nghiệp Nhà nước quản lý với nguồn vốn tự có
của các tổ chức và cá nhân trong hay ngoài nước không thuộc lĩnh vực Nhà nước,
giữa nguồn vốn của Nhà nước do doanh nghiệp này quản lý với nguồn vốn của Nhà
nước do doanh nghiệp khác quản lý… Hình thức góp vốn này thích hợp với các phi
vụ kinh doanh có quy mô lơn hay một mình doanh nghiệp không thể có đủ vốn thực
hiện được tổ chức kinh doanh và quản lý vốn.
- Nguồn tín dụng: là các khoản vốn mà doanh nghiệp có thể vay dài hạn của
các ngân hành thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm hoặc các tổ chức tài
chính trung gian khác, cũng có thể bằng các hình thức phát hành trái phiếu để huy
động vốn cho đầu tư phát triển kinh doanh.
* Căn cứ vào thời gian huy động, VLĐ có thể được huy động từ hai
nguồn:
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tổ chức ổn
định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thanh nên các TSLĐ
thường xuyên cần thiết.
Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ – Nợ ngắn hạn
Như vậy, nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp là nguồn vốn
ổn định, có tính chất vững chắc. Nguồn vốn này cho phép doanh nghiệp luôn chủ
động trong việc cung cấp đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định và liên
tục.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 9 Lớp CQ47/11.12
- Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1
năm). Nguồn vốn này thường để đáp ứng cho nhu cầu có tính chất tạm thời, bất
thường phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. nguồn vốn này bao
gồm: các khoản vay ngắn hạn, các khoản phải trả cho người bán, các khoản phải
nộp cho Nhà nước …
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường hình thức huy động vốn là rất đa dạng,
phong phú. Tùy từng đặc điểm riêng của mỗi doanh nghiệp mà có những phương
thức huy động vốn cho phù hợp.
1.1.4. Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn
lưu động của doanh nghiệp
1.1.4.1. Cách xác định nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu VLĐ phát sinh trong chu kỳ sản xuất kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp, nó thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để
hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và các khoản cho khách hàng nợ sau
khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có
tính chất chu kỳ như: tiền lương phải trả, tiền thuế phải nộp….
Nhu cầu VLĐ có thể được xác định theo công thức sau:
Nhu cầu Mức dự trữ Khoản phải Khoản NPT nhà cung cấp
vốn lưu = hàng tồn + thu từ - và các khoản NPT khác
động kho khách hàng có tính chất chu kỳ
Số vốn lưu động doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra tùy thuộc vào nhu cầu
vốn lưu động trong từng thời kỳ kinh doanh là lớn hay nhỏ. Trong công tác quản
lý vốn lưu động, vấn đề quan trọng là phải xác định được nhu cầu vốn lưu động
cần thiết tương ứng với một quy mô và điều kiện kinh doanh nhất định. Nhu cầu
vốn lưu động thường xuyên cần thiết tối thiểu là số vốn tính ra phải đủ để đảm bảo
cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục đồng thời phải thực
hiện chế độ tiết kiệm một cách hợp lý.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 10 Lớp CQ47/11.12
Trong điều kiện hiện nay, mọi nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất
kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải tự tài trợ, mọi nguồn tài trợ đều phải tính
đến chi phí sử dụng vốn. Do đó, việc xác định đúng đắn và hợp lý nhu cầu vốn lưu
động thường xuyên càng có ý nghĩa quan trọng bởi vì:
- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên được xác định đúng đắn và hợp lý là
cơ sở để tổ chức tốt các nguồn tài trợ.
- Đáp ứng kịp thời đầy đủ vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp tiến hành bình thường và liên tục.
- Việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động vừa là cơ sở giúp cho hoạt
động sản xuất kinh doanh được diễn ra thuận lợi vừa là căn cứ để kiểm tra tình
hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu vốn lưu động
Vốn lưu động là một nhân tố động – không cố định mà thường xuyên biến
đổi do tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Do đó, muốn xác định đúng đắn nhu
cầu vốn lưu động nhà quản lý doanh nghiệp cần thiết phải chú ý đến các nhân tố
ảnh hưởng tới nhu cầu vốn lưu động, trong đó cần chú ý một số yếu tố chủ yếu
sau:
Thứ nhất, những yếu tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh
như: Chu kỳ, quy mô, tính thời vụ của công việc kinh doanh, tiến bộ khoa học kỹ
thuật …. Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến số vốn lưu động mà doanh
nghiệp phải ứng ra và thời gian ứng vốn.
Thứ hai, những yếu tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: như khoảng
cách giữa các doanh nghiệp với các nhà cung cấp vật tư hàng hóa, sự biến động về
giá cả của các loại vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trường bán hàng, điều
kiện và phương tiện vận tải …
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 11 Lớp CQ47/11.12
Thứ ba, chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ
chức thanh toán: Các chính sách tiêu thụ, tín dụng của doanh nghiệp ảnh hưởng
trực tiếp đến kỳ hạn thanh toán, quy mô các khoản phải thu. Việc tổ chức tiêu thụ,
thực hiện các thủ tục thanh toán, tổ chức thanh toán thu tiền bán hàng có ảnh
hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Ngoài các nhân tố kể trên, nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp còn chịu
ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác như: Trình độ quản lý của nhà quản trị,
năng lực của cán bộ công nhân viên… Đối với nhà quản lý doanh nghiệp, việc
nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố trên là thực sự cần thiết.
1.1.4.3. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần
thiết của doanh nghiệp
1.1.4.3.1. Phương pháp trực tiếp
Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng VLĐ của công ty phải
ứng ra để xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên. Việc xác định nhu cầu VLĐ theo
phương pháp này có thể thực hiện theo trình tự bốn bước sau:
(1) Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty, bao gồm:
- Nhu cầu vốn dự trữ NVL hoặc hàng hóa: Dn = Nd x Fn
Trong đó:
Dn : Nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính năm kế toán.
Nd : Số ngày dự trữ cần thiết về nguyên vật liệu chính.
Fn : Chi phí nguyên vật liệu bình quân mỗi ngày trong kỳ kế hoạch.
- Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang: Ds = Pn x Ck
Trong đó:
Ds : Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang
Pn : Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 12 Lớp CQ47/11.12
Ck : Chu kỳ sản xuất sản phẩm
- Nhu cầu về chi phí trả trước: Vp = Pd + Ps - Pp
Trong đó:
Vp : Nhu cầu vốn chi phí trả trước trong kỳ kế hoạch.
Pd : Số dư chi phí trả trước ở đầu kỳ kế hoạch.
Ps : Chi phí trả trước dự kiến phát sinh trong kỳ.
Pp : Chi phí trả trước dự kiến phân bổ vào giá thành sản phẩm trong kỳ.
- Nhu cầu vốn thành phẩm: Dtp = Zn x Ntp
Trong đó :
Dtp : Nhu cầu vốn dự trữ thành phẩm kỳ kế hoạch.
Zn : Giá vốn hàng bán bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch.
Ntp : Số ngày dự trữ thành phẩm
Trên cơ sở xác định nhu cầu VLĐ để dự trữ về nguyên vật liệu chính, vật tư
khác, sản phẩm dở dang, chi phí trả trước và thành phẩm, tổng hợp lại sẽ xác định
được tổng mức dự trữ HTK của công ty.
(2) Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp cho
khách hàng.
Dự kiến khoản phải thu: Npt = Kpt x Sd
Trong đó:
Npt : Nợ phải thu dự kiến kỳ kế hoạch.
Kpt : Thời hạn trung bình cho khách hàng nợ (kỳ thu tiền bình quân).
Sd : Doanh thu bán hàng bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch.
(3) Xác định các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp.
Dự kiến khoản phải trả:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 13 Lớp CQ47/11.12
Nợ phải Phải trả Giá trị nguyên vật liệu hoặc hàng
trả nhà = tiền trung x hóa mua vào bình quân một ngày
cung cấp bình trong kỳ kế hoạch (loại mua chịu)
(4) Tổng hợp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.
Trên cơ sở tính toán nhu cầu vốn dự trữ HTK, dự kiến khoản phải thu và
khoản phải trả, có thể xác định được nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết năm kế
hoạch của doanh nghiệp:
Nhu cầu Mức dự trữ Khoản phải Khoản phải trả nhà cungcấp
vốn lưu = hàng tồn + thu từ - và các khoản nợ phải trả
động kho khách hàng khác có tính chất chu kỳ
Nhu cầu VLĐ xác định theo phương pháp này tương đối phù hợp với các
doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Tuy vậy, nó có hạn chế về việc tính toán
tương đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều và mất nhiều thời gian.
1.1.4.3.2. Phương pháp gián tiếp
Phương pháp này dựa vào thống kê, kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn. Ở
đây có thể chia làm hai trường hợp:
Trường hợp 1: Căn cứ vào kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp cùng
loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp mình.
Nội dung của phương pháp này là dựa vào hệ số vốn lưu động tính theo
doanh thu từ thực tế hoạt động của các doanh nghiệp cùng loại trong ngành, căn
cứ là quy mô kinh doanh dự kiến theo doanh thu của doanh nghiệp mình để dự
tính nhu cầu vốn lưu động.
Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế.
Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu vốn lưu động đối với các doanh nghiệp
mới thành lập, quy mô nhỏ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 14 Lớp CQ47/11.12
Trường hợp 2: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp ở kỳ trước để xác định nhu cầu vốn lưu đọng cho các kỳ tiếp theo.
Phương pháp này dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành nhu cầu
vốn lưu động gồm: hàng tồn kho, nợ phải thu từ khách hàng, nợ phải trả nhà cung
cấp với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ chuẩn nhu cầu vốn lưu
động tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ này để xác định nhu cầu vốn lưu động
cho các kỳ tiếp theo.
Phương pháp này thực hiện theo trình tự sau:
+ Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động trong
năm báo cáo. Khi xác định số dư bình quân phải phân tích tình hình để loại trừ số
liệu không hợp lý.
+ Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo
trên cơ sở đó, xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần.
+ Xác định nhu cầu vốn lưu động cho kỳ kế hoạch.
Ưu điểm của phương pháp này là việc tính toán tương đối đơn giản, giúp
doanh nghiệp ước tính được nhanh chóng nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch để
xác định nguồn tài trợ thích hợp. Tuy nhiên, độ chính xác của phương pháp này
không cao.
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU
ĐỘNG
1.2.1. Ý nghĩa của việc quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp.
Là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, vấn đề tổ chức quản lý sử dụng
vốn lưu động có hiệu quả sẽ quyết định đến tăng trưởng và phát triển của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả thì càng có thể sản
xuất được nhiều sản phẩm, có nghĩa là càng tổ chức tốt quá trình mua sắm, sản xuất
và tiêu thụ, phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển để vốn đó chuyển
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 15 Lớp CQ47/11.12
biến nhanh từ hình thái này sang hình thái khác thì tổng số vốn lưu động sử dụng
tương đối ít hơn mà hiệu quả cao hơn.
Trong các doanh nghiệp, sự vận động của vốn lưu động phản ánh sự vận động
của vật tư hàng hóa. Số vốn lưu động nhiều hay ít phản ánh số lượng vật tư hàng
hóa dự trữ ở các khâu nhiều hay ít. Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm
phản ánh số lượng vật tư hàng hóa sử dụng tiết kiệm hay lãng phí, thời gian nằm
trên các giai đoạn luân chuyển có hợp lý hay không, từ đó có thể kiểm tra một cách
toàn diện dối với các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để có biện
pháp quản lý vốn lưu động tốt hơn. Quản lý vốn lưu động là một bộ phận trọng yếu
của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Quản lý vốn lưu động không những
đảm bảo sử dụng vốn lưu động hợp lý, tiết kiệm mà còn có ý nghĩa quan trọng trong
việc giảm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí bảo quản, đồng thời
thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và thanh toán công nợ một cách kịp thời. Do đặc điểm
của vốn lưu động là luân chuyển nhanh nên nó góp phần quan trọng đảm bảo sản
xuất một khối lượng sản phẩm lớn. Vì vậy, kết quả họa động của doanh nghiệp tốt
hay xấu, phần lớn là do chất lượng công tác quản lý vốn lưu động quyết định.
1.2.2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
các doanh nghiệp.
Vốn là tiền để của sản xuất kinh doanh song việc sử dụng vốn như thế nào cho có
hiệu quả mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh
nghiệp. Với ý nghĩa đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói
chung và vốn lưu động nói riêng là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý tài
chính doanh nghiệp. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
doanh nghiệp xuất phát từ các lý do chủ yếu sau:
- Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Với bất kỳ một doanh
nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Lợi
nhuận là chỉ tiêu chất lượng nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh và là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất mở rộng đặc biệt trong điều kiện
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 16 Lớp CQ47/11.12
hạch toán kinh doanh, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không thì điều
quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không? Tạo ra nhiều hay
ít? Vì thế lợi nhuận được coi là một đòn bẩy quan trọng, đồng thời là một chỉ tiêu
cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận tác động trực tiếp lên
tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài
chính. Việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều quan trong đảm bảo cho tình
hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc. Chính vì vậy, sản xuất như thế
nào để có lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng nhiều là mục tiêu phấn đấu của tất cả
các doanh nghiệp. Để đạt được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường
công tác tổ chức và quản lý sản xuất, trong đó có việc tổ chức quản lý và sử dụng
vốn sản xuất nói chung và vốn lưu động nói riêng. Có như vậy mới mang lại lợi
nhuận cao, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển.
- Xuất phát từ vai trò vị trí của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Vốn lưu động là bộ phận không thể thiếu được đối với mọi hoạt động sản
xuất. Trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động là bộ phận
chiếm tỷ trọng khá lớn, nhất là đối với doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp
thương mại. Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ làm cho hiệu
quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung tăng lên. Đây cũng chính là mục
tiêu cần đạt tới của việc sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Hơn nữa, vốn là điểm xuất phát của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Như
đã nêu, vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau
như nguồn vốn vay, hiệu quả kinh tế đạt được nhìn chung còn thấp, trình độ quản lý
còn non kém, quá trình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn thì việc bổ sung
vốn lưu động từ lợi nhuận để lại là rất hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động
tăng thêm, các doanh nghiệp tất yếu phải sử dụng nguồn vốn bên ngoài và phải chi
trả chi phí sử dụng vốn, từ đó ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm,
ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. mà mục tiêu của mọi doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường là hướng tới lợi nhuận tối đã. Do đó việc sử dụng vốn
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 17 Lớp CQ47/11.12
hợp lý tiết kiệm, có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm tới mức thấp
nhất chi phí sử dụng vốn, tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: hiệu
quả sử dụng vốn lưu động là chỉ tiêu chất lượng phản ánh tổng hợp những cố gắng,
những biện pháp hữu hiệu về kỹ thuật, về tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý doanh
nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển. Chất lượng sản xuất cao sẽ thu được
nhiều lãi, hoàn vốn nhanh.
Trong quá trình sản xuất của mình, các doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động để
đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được bình thường liên tục.
Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả thì càng có thể sản xuất và tiêu
thụ được nhiều sản phẩm. Lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng
hợp lý, có hiệu quả hơn từng đồng vốn lưu động nhằm làm cho số vốn lưu động được
thu hồi sau mỗi chu kỳ sản xuất, có thể mua sắm được nhiều vật tư, sản xuất ra nhiều
sản phẩm hơn và tiêu thụ được nhiều hơn, từ đó thu được nhiều lợi nhuận. Việc tăng
tốc độ luân chuyển vốn cho phép rút ngắn thời gian chu chuyển của vốn, qua đó vốn
được thu hồi nhanh hơn, có thể giảm bớt số vốn lưu động cần thiết mà vẫn hoàn
thành được khối lượng sản phẩm hàng hóa bằng hoặc lớn hơn trước. nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm giá chi phí sản
xuất, chi phí lưu thông và hạ giá thành sản phẩm. Do vậy mà việc nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn lưu động ngày càng trở nên thiết thực và cấp bách.
1.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp.
Hiệu quả là một khái niệm luôn được đề cập đến trong kinh tế thị trường. Các
doanh nghiệp luôn hướng tới hiệu quả kinh tế, Chính phủ nỗ lực đạt hiệu quả kinh tế -
xã hội. Theo nghĩa chung nhất, hiệu quả là một khái niệm phản ánh trình độ sử dụng
các yếu tố cần thiết để tham gia vào một hoạt động nào đó với những mục đích nhất
định do con người tạo ra. Như vậy, có thể hiểu: Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm
trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng các nguồn vật lực của công ty để đạt kết quả
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 18 Lớp CQ47/11.12
cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Hiệu quả
sử dụng vốn lưu động là mối quan hệ giữa kết quả đạt được trong quá trình khai
thác, sử dụng vốn lưu động vào sản xuất với số vốn lưu động đã sử dụng để đạt
được kết quả đó.
Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Muốn
vậy các doanh nghiệp phải khai thác triệt để mọi nguồn lực sẵn có tức là việc nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn, trong đó có vốn lưu động là yêu cầu bắt buộc đối với các
doanh nghiệp. Để đạt được điều đó cần có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn bảo đảm phản ánh và đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ, sử dụng một số chỉ tiêu sau:
1.2.3.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng 2 chỉ tiêu:
- Số vòng quay vốn lưu động: chỉ tiêu này cho biết trong một thời kỳ nhất
định, vốn lưu động luân chuyển được bao nhiêu lần.
Công thức xác định:
bqVLĐ
M
L  , trong đó:
L: Số vòng quay vốn lưu động
M: Tổng mức luân chuyển trong kỳ
VLĐbq: Số vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động: chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để
hoàn thành 1 vòng luân chuyển của vốn lưu động.
Công thức xác định: K =
L
N
, trong đó:
K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động
L: Số vòng quay của vốn lưu động
N: Số ngày luân chuyển trong kỳ
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 19 Lớp CQ47/11.12
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức
các mặt mua sắm dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lý hay
không. Vòng quay vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn,
chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng hiệu quả và ngược lại.
1.2.3.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động
Mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên
doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng
thêm hoặc không đáng kể quy mô vốn lưu động.
Công thức xác định: )(
360
21
1
KK
M
Vtk  , trong đó:
Vtk: Mức tiết kiệm VLĐ.
M1: Tổng mức luân chuyển kỳ kế hoạch.
K1, K2: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và năm báo cáo
1.2.3.3. Hàm lượng vốn lưu động
Hàm lượng vốn lưu động là số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng
doanh thu. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và
ngược lại.
Công thức xác định:
1.2.3.4. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế). Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử
dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại. Chỉ tiêu này cao là điều mong muốn của
bất kỳ doanh nghiệp nào.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 20 Lớp CQ47/11.12
Công thức xác định:
1.2.3.5. Một số chỉ tiêu khác
Ngoài các chỉ tiêu trên, để đánh giá hiệu quả sử sụng vốn lưu động người ta
còn sử dụng các chỉ tiêu khác như:
Chỉ tiêu này phản ánh số lần mà hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ. Số vòng
quay càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá là tốt vì chỉ cần đầu tư cho hàng
tồn kho thấp mà vẫn đạt được doanh thu cao.
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của
doanh nghiệp. Số vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là
nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 21 Lớp CQ47/11.12
1.3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều
nhân tố từ môi trường bên ngoài và môi trường nội tại của doanh nghiệp, có thể chia
các nhân tố thành hai nhóm chính:
1.3.1.1. Các nhân tố khách quan
- Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Khi Nhà nước có sự thay đổi chính sách
về hệ thống pháp luật, thuế, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế,… làm ảnh hưởng
tới điều kiện hoạt động kinh doanh khách quan của doanh nghiệp và tác động tới
hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Lạm phát: Do ảnh hưởng của nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiền
bị giảm sút, dẫn đến việc tăng giá các loại vật tư, nguyên nhiên liệu, hàng hoá,…
Nếu doanh nghiệp không điều chính kịp thời cơ cấu, giá trị của các loại tài sản thì sẽ
làm cho vốn lưu động bị hao hụt dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ.
- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật: Nếu doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đẩy mạnh
tiêu thụ hàng hóa. Từ đó làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, làm cho vốn
lưu động sử dụng có hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không kịp thời ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ làm cho sản phẩm của mình kém sức
cạnh tranh, hàng hóa vật tư bị ứ đọng, dẫn đến tốc độ quay vòng vốn chậm, hiệu
quả sử dụng vốn lưu động giảm.
- Rủi ro: Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có nhiều thành
phần tham gia, cùng cạnh tranh gay gắt. Những sản phẩm của doanh nghiệp không
có vị thế trên thị trường thì dễ gặp rủi ro về khả năng tiêu thụ. Mặt khác doanh
nghiệp còn có thể gặp phải những rủi ro thiên tai như: hoả hoạn, lũ lụt, động đất,
dịch tễ,… không lường trước được, có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 22 Lớp CQ47/11.12
1.3.1.2. Các nhân tố chủ quan
Có nhiều nhân tố chủ quan do chính bản thân doanh nghiệp gây ra làm ảnh
hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động như là:
- Việc xác định nhu cầu vốn lưu động: Xác định nhu cầu vốn lưu động chưa
chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Mỗi doanh
nghiệp hoạt động trong từng ngành nghề kinh doanh khác nhau thì sẽ có cơ cấu
phân bổ vốn hợp lý khác nhau. Vấn đề này đòi hỏi chuyên môn, tầm nhìn của nhà
quản lý phải kịp thời và đúng đắn.
- Các chính sách bán hàng và thanh toán: Nếu doanh nghiệp mở rộng chính
sách bán chịu để đẩy mạnh tiêu thụ sẽ làm vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng
nhiều hơn. Doanh nghiệp phải ứng thêm vốn làm tăng nhu cầu vốn lưu động, tăng
chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ, tăng rủi ro tài chính. Song sự phát triển của tín
dụng thương mại là tất yếu của nền kinh tế thị trường, bởi vậy doanh nghiệp cần xác
định chính sách tín dụng thương mại hợp lý nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn
lưu động trong doanh nghiệp được tối ưu.
- Lựa chọn phương án đầu tư: là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng vốn lưu động. Nếu dự án được lựa chọn là khả thi, phù hợp với điều kiện của
thị trường và khả năng của doanh nghiệp thì sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ
nhanh, từ đó làm tăng vòng quay vốn lưu động. Ngược lại, sử dụng vốn lưu động
không đạt được hiệu quả là do doanh nghiệp lựa chọn phương án đầu tư chưa hợp lý
và không đáp ứng với nhu cầu thị trường.
- Trình độ quản lý: Vốn lưu động của doanh nghiệp trong cùng một lúc được
phân bổ trên các giai đoạn, từ khi mua sắm vật tư dự trữ, đến giai đoạn sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, nếu công tác quản lý không chặt chẽ dẫn thất thoát vốn
lưu động và sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động.Trình độ quản lý là
vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp việt còn rất yếu và kém về kinh nghiệm. Do đó
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 23 Lớp CQ47/11.12
cần phải không ngừng trau dồi kiến thực, học tập thêm kinh nghiệm để tự hoàn
thiện hơn trong mỗi doanh nghiệp.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn
lưu động của doanh nghiệp, ngoài còn có những nguyên nhân khác tùy thuộc vào điều
kiện kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp. Nắm bắt được các nhân tố này sẽ
giúp doanh nghiệp kịp thời đưa ra giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tối đa ảnh
hưởng tiêu cực của chúng tới hoạt động của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hơn nữa
hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.3.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động trong các doanh nghiệp hiện nay.
Xuất phát từ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã trình bày ở
trên thì phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là không ngừng tăng
doanh thu bán hàng và tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hợp lý. Theo những xu hướng đó
có thể chỉ ra một số biện pháp cơ bản sau:
1.3.2.1. Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động và lựa chọn hình thức
huy động hợp lý
Doanh nghiệp cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước,
những biến động chủ yếu của VLĐ, mức chênh lệch giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực
hiện về nhu cầu vốn lưu động.
Dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định, xây dựng kế hoạch huy động vốn
một cách hợp lý: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu,
so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để tài trợ để lựa chọn kênh huy
động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn
làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể
xảy ra. Khi lập kế hoạch vốn lưu động phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh
đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các
chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán về tình hình hoạt
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 24 Lớp CQ47/11.12
động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến
động của thị trường.
1.3.2.2. Quản lí tốt VLĐ
- Quản lí tốt vốn bằng tiền bằng việc xác định mức tồn quỹ hợp lý và sự đoán,
quản lý các nguồn nhập xuất ngân quỹ. Động lực dự trữ tiền mặt cho các hoạt động
là để doanh nghiệp có thể mua sắm hàng hóa, vật liệu và thanh toán các chi phí cần
thiết cho hoạt động bình thường của doanh nghiệp. ngoài ra sự quản trị lành mạnh
vốn lưu động đòi hỏi duy trì một mức dự trữ tiền mặt khá rộng rãi còn ví các lý do
đặc biệt sau:
+ Doanh nghiệp phải có dữ trữ tiền mặt vừa đủ để hưởng chiết khâu mua
hàng đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.
+ Vì tỷ số về khả năng thanh toán là tỷ số căn bản trong lĩnh vực tín
dụng, doanh nghiệp phải có các tỷ số trên gần với tiêu chuẩn trung bình của các
doanh nghiệp cùng ngành, có uy tín cao, doanh nghiệp có thể mua hàng với thời hạn
chịu khá lâu và vay dễ dàng các ngân hàng.
+ Có tiền mặt rộng rãi, doanh nghiệp có thể lợi dụng ngay các cơ hội tốt
về kinh doanh, cuối cùng, doanh nghiệp phải có vốn lưu động đủ để ứng phó với
các trường hợp bất ngờ xảy ra.
- Quản lí tốt HTK, giảm thiểu chi phí lưu kho:
Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi
tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về.
Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho
doanh nghiệp.
Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ
sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa
tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 25 Lớp CQ47/11.12
Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán
và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước
sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của
doanh nghiệp.
- Quản lí tốt các khoản phải thu: Tăng cường công tác quản lý các khoản phải
thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng.
Với những khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ, doanh nghiệp tiếp tục thực
hiện chính sách mua đứt bán đoạn, không để nợ hoặc chỉ cung cấp chiết khấu ở mức
thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên.
Với những khách hàng lớn, trước khi ký hợp đồng, doanh nghiệp cần phân
loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải
quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toan và hình thức phạt khi vi
phạm hợp đồng.
Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu
theo tuổi. Như vậy, doanh nghiệp sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến
hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ doanh nghiệp
cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời
gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.
Doanh nghiệp nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và
hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời hạn
thanh toán.
Nếu khách hàng thanh toán chậm thì doanh nghiệp cần xem xét cụ thể để đưa
ra các chính sách phù hợp như thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ
sẵn có và chỉ nhờ có quan chức năng can thiệp nếu áp dụng các biện pháp trên
không mạng lại kết quả.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 26 Lớp CQ47/11.12
Khi mua hàng hoặc thanh toán trước, thanh toán đủ phải yêu cầu người lập các
hợp đồng bảo hiểm tài sản mua nhằm tránh thất thoát, hỏng hóc hàng hóa dựa trên
nguyên tắc “giao đủ, trả đủ” hay các chế tài áp dụng trong ký kết hợp đồng.
Doanh nghiệp cần phải chủ động phòng ngừa bằng việc mua bảo hiểm, lập
quỹ dự phòng tài chính khi xảy ra rủi ro.
1.2.3.3. Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ
Thực hiện phương châm khách hàng là thượng đế, áp dụng chính sách ưu tiên
về giá cả, điều kiện thanh toán và phương tiện vận chuyển với những đơn vị mua
hàng nhiều, thường xuyên hay có khoảng cách vận chuyển xa.
Tăng cường quan hệ hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh công tác
tiếp thị, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng đồng thời thiết lập
hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối tiêu thụ trên diện rộng.
Doanh nghiệp nên có một phòng Marketing phục vụ cho việc nghiên cứu thị
trường. Đây là nhu cầu cấp bách của doanh nghiệp để xây dựng được chính sách giá
cả, chính sách quảng bá chào hàng của doanh nghiệp trên thị trường. Đây là cơ sở
cho doanh nghiệp đưa ra mức giá cạnh tranh, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ và
thu được lợi nhuận cao hơn cũng như tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trong cơ chế kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
1.3.2.4. Tăng cường và phát huy vai trò của tài chính trong việc quản lý và
sử dụng vốn
Thực hiện biện pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường phát huy
chức năng giám đốc tài chính, tăng cường công tác kiểm tra tài chính đối với việc
sử dụng tiền vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng ở tất cả các khâu từ dự trữ,
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
1.2.3.5. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý tài chính
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 27 Lớp CQ47/11.12
Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế không phải tất cả các biện pháp
đều phù hợp và áp dụng một cách có hiệu quả tốt. Nó còn phụ thuộc vào điều kiện
cụ thể của doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang
hoạt động. Do vậy, doanh nghiệp cần xem xét nghiên cứu kỹ để lựa chọn các biện
pháp cho phù hợp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 28 Lớp CQ47/11.12
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN CHĂN NUÔI THIÊN LỘC
2.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN CHĂN
NUÔI THIÊN LỘC
2.1.1. Giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
2.1.1.1. Sơ lược về Công ty
- Tên công ty: Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc.
- Tên giao dịch: Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc.
- Tên quốc tế: Thien Loc Animals Feed Stock Company.
- Địa chỉ: KCN Hạ Vàng – Thiên Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh.
- Điện thoại: (84-39) 3634637.
- Fax: (84-39) 3635133.
- Email: thienloc@mitraco.com.vn
- Website: www.mitraco.com.vn
- Các cổ đông của công ty bao gồm:
- Lĩnh vực kinh doanh: Thức ăn gia súc.
- Vốn điều lệ: 30 tỷ VNĐ.
Cổ đông Vốn góp Tỉ lệ
1. Tổng Công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh 18.191.000.000 61%
2. Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh
nghiệp (DATC)
7.800.000.000 26%
3. Công ty mía đường Sơn La 3.000.000.000 10%
4. Các cổ đông khác 1.009.000.000 3%
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 29 Lớp CQ47/11.12
- Vốn kinh doanh: 58,426 tỷ VNĐ (tính đến ngày 31/12/2012).
- Chế độ kế toán áp dụng tại công ty:
+ Kỳ kế toán năm: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm Dương lịch.
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam (VNĐ).
+ Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung trên máy tính
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc, tiền thân là Công ty chế biến
thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi Thiên Lộc, một đơn vị hạch toán báo sổ của Tổng
công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, được thành lập vào tháng 04/2005 và
đưa vào sản xuất kinh doanh ngày 01/09/2006, với nhiệm vụ chính là chế biến thức
ăn chăn nuôi, gia cầm và chăn nuôi lợn siêu nạc. Công ty ra đời theo dự án: “Xây
dựng mô hình trình diễn ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tổ hợp sản xuất giống.
Chăn nuôi chế biến thức ăn chăn nuôi, gia cầm đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo ra
lợn siêu nạc phù hợp với điều kiện sinh thái Hà Tĩnh”.
Năm 2007, theo đề án phát triển, Tổng Công ty cùng Hội đồng quản trị có
quyết định tách công ty chế biến thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi thành 2 công ty:
Công ty chế biến thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc và Công ty chăn nuôi Mitraco.
Thực hiện lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước của Thủ tướng
Chính phủ, UBND tỉnh Hà Tĩnh có quyết định số 2276-UB, ngày 26/07/2007 về
việc thành lập Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc với số vốn điều lệ là
30 tỷ đồng. Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số
2803000742 ngày 28/10/2009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cấp.
Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc là công ty đầu tiên và duy nhất
trong tỉnh Hà Tĩnh sản xuất thức ăn chăn nuôi có chất lượng cao, phục vụ chiến
lược phát triển trên địa bàn và khu vực. Sự ra đời của Công ty đã góp phần vào sự
phát triển kinh tế nông thôn theo nghị quyết TW7 về tam nông. Ngoài ra Công ty
còn cung cấp sản phẩm có chất lượng cao phục vụ chăn nuôi hai trại nội bộ. Với ưu
thế nổi trội về công nghệ, điều khiển động cơ điện (MMC) và điều khiển phối liệu
sử dụng máy điều khiển lập trình (PLC) giúp phối liệu tin cậy chính xác, có chuyên
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 30 Lớp CQ47/11.12
gia tư vấn dinh dưỡng về chế biến thức ăn chăn nuôi hàng đầu của Pháp, đội ngũ
cán bộ, công nhân viên giàu tâm huyết, ham học hỏi, vì vậy trong thời gian qua
Công ty đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, được người chăn nuôi tin dùng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Cơ cấu tổ chức quản lí của Công ty được thiết lập theo mô hình trực tuyến,
Giám đốc là người đứng đầu có quyết định cao nhất, dưới là các phòng ban với
chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
Sơ đồ tổ chức của công ty:
Bộ máy quản lí của Công ty bao gồm:
- Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông quyết định các chiến lược,
phương án, các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư, tiến hành thảo luận thông
qua bổ sung sửa đổi Điều lệ của Công ty; bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban
Kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Ban Kiểm soát Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
Tổ chức hành chính
Phòng
Kế toán
Phòng
Quản đốc
Phòng
Kế hoạch kinh doanh
Phòng
Kĩ thuật
Phòng
Kiểm soát chất lượng
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 31 Lớp CQ47/11.12
- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị đại diện cho toàn thể cổ đông, thay
mặt cổ đông giám sát hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước cổ đông về
mọi quyền lợi của cổ đông.
- Ban Kiểm soát: Ban Kiểm soát kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp trong hoạt
động quản lí của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành của Giám đốc và các
BCTC.
- Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu Công ty, trực tiếp chỉ đạo các phòng
ban, điều hành hoạt động kinh doanh theo chiến lược của Hội đồng quản trị vạch ra.
- Phó Giám đốc: Phó Giám đốc tham mưu cho Giám đốc điều hành hoạt động
của Công ty, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban thực hiện tốt các công việc được giao.
- Phòng Kế toán: Giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán
thống kê thông tin kinh tế và hạch toán trong Công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Quản lí hành chính, quản lí lao động, quản lí tổ
chức tiền lương, chế độ chính sách thi đua khen thưởng. Tham mưu cho Giám đốc
trong việc ra quyết định nhân sự.
- Phòng kế hoạch kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, chịu trách nhiệm về
công tác bán hàng, thông tin chính xác về tình hình hàng hóa của công ty, thực hiện
và theo dõi hợp đồng kinh tế, đưa ra những kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, dài hạn.
- Phòng quản đốc: Quản lí và phân công lao động sao cho hợp lí, đánh giá
xếp loại lao động, đôn đóc, kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất.
- Phòng kĩ thuật: Chịu trách nhiệm vận hành, quản lí, sửa chữa máy móc thiết
bị toàn công ty, lập kế hoạch bảo trì, thay thế máy móc.
- Phòng kiểm soát chất lượng: Chịu trách nhiệm về chất lượng nguyên vật
liệu nhập vào, chất lượng sản phẩm.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 32 Lớp CQ47/11.12
- Kinh doanh mặt hàng nông sản, dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ, gia
công sản phẩm thức ăn chăn nuôi, kinh doanh, chăn nuôi gia súc, gia cầm, xuất
nhập khẩu nông sản, thức ăn chăn nuôi, hàng bách hóa tổng hợp.
2.1.3.1. Quy trình công nghệ
Công ty hiện đang sử dụng công nghệ điều khiển động cơ điện (MMC) và điều
khiển phối liệu sử dụng máy điều khiển lập trình (PLC) được nhập khẩu từ Trung
Quốc và được các chuyên gia Trung Quốc sang lắp đặt. Quy trình công nghệ được
hướng dẫn bởi các kỹ sư Pháp.
Quy trình công nghệ:
2.1.3.3. Thị trường yếu tố đầu ra, thị trường yếu tố đầu vào
- Thị trường yếu tố đầu vào: 30% Nguồn nguyên liệu được mua từ bà con
nông dân trong tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh trong khu vực như Nghệ An, Thanh Hóa,
Quảng Bình,… còn lại được nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Ấn Độ, …
- Thị trường yếu tố đầu ra: Thị trường trong nước, nhất là các tỉnh từ Thanh
Hóa đến Đà Nẵng. Hiện tại, sản phẩm của Công ty chiếm 80% thị trường tỉnh Hà
Tĩnh.
Kho nguyên liệu Kho vi lượng
Cấp nguyên
liệu dạng hạt
Cấp nguyên
liệu dạng bột
Máy nghiền
Cân điện tử Máy trộn
Máy ép viên
Máy bẻ viên
Làm nguội
Máy đóng
bao
Cân vi lượng
Kho thành
phẩm
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 33 Lớp CQ47/11.12
2.1.3.4. Lực lượng lao động
Công ty hiện có tổng cộng 72 cán bộ công nhân viên, trong đó:
- Bộ phận gián tiếp: 20 người, bộ phận trực tiếp: 52 người (Bộ phận bán hàng:
15 người, bộ phận nhà máy: 37 người).
- Lao động nam: 56 người, lao động nữ: 18 người.
- Trình độ học vấn đào tạo: Đại học: 19 người, Cao đẳng: 03 người, Trung
cấp: 21 người, Công nhân kĩ thuật: 14 người, Lao động phổ thông: 15 người.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN THỨC CHĂN NUÔI THIÊN LỘC THỜI GIAN QUA
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn
2.2.1.1. Thuận lợi
- Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc là công ty đầu tiên và duy nhất
trong tỉnh Hà Tĩnh sản xuất thức ăn chăn nuôi có chất lượng cao phục vụ chiến lược
phát triển trên địa bàn khu vực nên Công ty nhận được rất nhiều chính sách ưu đãi
của Ủy ban nhân dân Tỉnh, Sở Kế Hoạnh & Đầu tư Tỉnh về chủ trương và nguồn
vốn để đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh.
- Công ty nằm ngay trên trục đường quốc lộ 1A nối liền Bắc – Nam, con
đường huyết mạch trong giao thương với các tỉnh khác. Đặc biệt cơ sở sản xuất và
kinh doanh cùng nằm trong khuôn viên 4.5 ha nên rất thuận lợi trong việc sản xuất
kinh doanh cũng như quản lý, xử lý những tình huống khó khăn xảy ra trong khâu
sản xuất.
- Công ty chủ động về việc cung cấp sản phẩm nên có thị trường tiêu thụ khá
lớn và ổn định. Thị trường tiêu thụ của công ty trải dài từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng,
đặc biệt là vị thế độc quyền trong địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Sản phẩm của công ty
chiếm 80% thị trường tỉnh Hà Tĩnh. Hơn nữa, Công ty đã xây dựng được mô hình
“từ trang trại đến bàn ăn”, một phần lớn sản lượng của Công ty cung cấp cho các
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 34 Lớp CQ47/11.12
công ty thành viên khác trong Tổng công ty MITRACO như Công ty cổ phần chăn
nuôi MITRACO, Công ty cổ phần nông lâm Hà Tĩnh, …
- Thị trường đầu vào của công ty khá ổn định vì một phần là các nguyên liệu
có sẵn trong địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, phần lớn từ các đối tác là những nhà cung cấp
lớn và đáng tin cậy.
- Quy trình công nghệ được hướng dẫn bởi các kỹ sư Pháp với trang thiết bị
máy móc hiện đại. Công ty hiện đang sử dụng công nghệ điều khiển động cơ điện
(MMC) và điều khiển phối liệu sử dụng máy điều khiển lập trình (PLC) được nhập
khẩu từ Trung Quốc và được các chuyên gia Trung Quốc sang lắp đặt.
- Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty rất gọn nhẹ, linh hoạt trong việc đưa ra
quyết định. Các cán bộ của Công ty đều là những người có trình độ chuyên môn
cao, có bề dày kinh nghiệm. Công ty có đội ngũ công nhân lành nghề và đặc biệt
cần cù siêng năng chịu khó ham học hỏi nên dễ chủ động thích nghi với những thay
đổi trong quy trình công nghệ sản xuất mới tiên tiến hơn.
- Nhà máy thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc có công suất lớn, sản phẩm đa dạng,
chất lượng ổn định, có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng ở
nhiều phân khúc.
2.2.1.2. Khó khăn
- Hiện tại, Công ty đang thiếu vốn để đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất
nhằm tạo ra những sản phẩm tiên tiến và có chất lượng hơn để nâng cao khả năng
cạnh tranh.
- Thị trường tiêu thụ của Công ty có xu hướng giảm. Hiện nay, cả nước có
khoảng hơn 230 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có 58 nhà máy thuộc
các công ty có vốn đầu tư nước ngoài với 60% tổng sản lượng cả nước. Ngày càng
có nhiều nhà máy sản thức ăn chăn nuôi của các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) đi vào sản xuất. Những cái tên quen thuộc như CP Việt Nam, New Hope,
Cargrill,… đều đang có chiến lược mở thêm nhà máy. Nguồn cung tăng mạnh với
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 35 Lớp CQ47/11.12
sức cạnh tranh lớn trong khi cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi lại ngày càng giảm làm
mất cân đối cung cầu dẫn đến cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn.
Thị trường tiêu thụ của Công ty phần lớn là các tỉnh miền Trung, tuy nhiên
đây lại là khu vực hay phải gánh chịu thiên tai ảnh hưởng không nhỏ đến ngành
chăn nuôi. Điều này gián tiếp ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng tiêu thụ của Công ty.
- Năm 2012, Việt Nam phải chi trên 3 tỷ USD, để nhập trên 8 triệu tấn nguyên
liệu về sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong đó, có 3,3 triệu tấn khô đậu tương, 2,4
triệu tấn lúa mỳ, 1,6 triệu tấn ngô, hơn 426.000 tấn bột thịt xương,... Nhiều NVL
tăng giá khiến giá vốn tăng theo trong khi Công ty không thể tăng giá bán do có
những sự chi phối nhất định và cạnh tranh.
- Lãi suất vay vốn vẫn ở mức cao. Lãi suất cho vay năm 2011 khoảng 18-
24%/năm, năm 2012 có giảm nhưng vẫn ở mức cao 15%/năm. Sang năm 2013 cũng
có thể tiếp cận mức 10%/năm, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành
chỉ phải vay vốn với mức lãi suất khoảng 3-5%/năm, thậm chí còn thấp hơn, còn
chưa kể họ được hỗ trợ vốn từ công ty mẹ. Mặc dù Chính sách tiền tệ của các Ngân
hàng đã được nới lỏng nhưng việc thu xếp vốn vẫn gặp khó khăn do trình tự, thủ tục
và điều kiện giải ngân rất phức tạp.
2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh một số năm vừa qua.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong hai năm gần đây được thể
hiện thông qua Bảng 01: Bảng kết quả kinh doanh năm 2011 và năm 2012.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 36 Lớp CQ47/11.12
Bảng 01: Bảng kết quả kinh doanh năm 2011 và năm 2012 (ĐVT: nghìn đồng)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch
Số tiền
Tỉ lệ
(%)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
136.386.030 121.539.466 14.846.564 12,22
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 356.146 767.041 -410.895 -53,57
3. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
136.029.884 120.772.425 15.257.459 12,63
4. Giá vốn hàng bán 133.346.617 113.658.053 19.688.564 17,32
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
2.683.267 7.114.372 -4.431.105 -62,28
6. Doanh thu hoạt động tài chính 6.839 10.792 -3.953 -36,63
7. Chi phí tài chính 1.671.616 1.498.376 173.240 11,56
- Trong đó: Chi phí lãi vay 1.671.510 1.492.239 179.271 12,01
8. Chi phí bán hàng 3.092.594 2.805.939 286.655 10,22
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.697.265 2.227.585 469.680 21,08
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
(4.771.370) 593.264 -5.364.634 -904,26
11. Thu nhập khác 1.132.482 317.240 815.242 256,98
12. Chi phí khác 3.500 42.147 -38.647 -91,70
13. Lợi nhuận khác 1.128.982 275.093 853.889 310,40
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
(3.642.388) 868.357 -4.510.745 -519,46
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 41.359 -41.359 -100,00
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - -
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
(3.642.388) 826.998 -4.469.386 -540,43
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012)
Từ Bảng 01, ta nhận thấy quy mô vốn kinh doanh năm 2012 của Công ty đã thu
hẹp so với năm 2011:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Mặc dù vốn kinh doanh bị thu hẹp
nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 so với năm 2011 tăng
14,85 tỷ đồng, tăng 12,22%. Đây được coi là một thành công lớn của Công ty khi
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 37 Lớp CQ47/11.12
tình hình thị trường tiêu thụ biến động và có sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ
cạnh tranh, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
- Lợi nhuận sau thuế: Năm 2011, Công ty đạt lợi nhuận sau thuế gần 827 triệu
đồng. Tuy nhiên, năm 2012, mức lợi nhận sau thuế lại nhỏ hơn 0, -3,64 tỷ đồng,
giảm 4,47 tỷ đồng, giảm hơn 540%. Điều này có thể được giải thích do các nguyên
nhân sau:
Thứ nhất, tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhỏ hơn
tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Giá vốn năm 2012 so với năm 2011 tăng 19,69 tỷ
đồng, tăng 17,32% trong khi doanh thu chỉ tăng 12,22%. Điều này là do giá cả NVL
đầu vào tăng cao trong khi Công ty không thể tăng giá bán vì sự cạnh tranh của các
doanh nghiệp khác và nhiều yếu tố khách quan khác.
Thứ hai, doanh thu hoạt động tài chính giảm 36,63% trong khi chi phí tài
chính tăng 11,56%, đặc biệt chi phí lãi vay tăng 12,01% do lãi vay đến thời hạn
thanh toán và lãi suất ở mức cao. Mặt khác, chi phí bán hàng tăng 10,22% và chi
phí quản lí doanh nghiệp cũng tăng 21,08%.
Mặc dù các khoản giảm trừ doanh thu giảm mạnh 53,57% làm cho doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên phần nào; thu nhập khác cũng tăng rất mạnh,
gần 257% nhưng không thể bù đắp được sự tăng lên của giá vốn và các khoản chi
phí, lợi nhuận của Công ty năm 2012 sụt giảm nghiêm trọng so với năm 2011 là
điều không thể tránh khỏi.
2.2.3. Tình hình về tài sản và nguồn vốn
2.2.3.1. Tình hình về tài sản
Để phân tích sự biến động về tài sản của Công ty qua các năm 2010, 2011, và
2012 ta sử dụng Bảng 02 và Bảng 03.
- Về cơ cấu tài sản:
Từ hai bảng cho thấy, tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài
sản của Công ty. Cuối năm 2010, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản là
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 38 Lớp CQ47/11.12
58,79%, đến cuối năm 2011 là 69,88% và cuối năm 2012 là 69,73%. Dễ thấy tỷ
trọng tài sản ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2011, 2012 ở mức cao (gần 70%).
Theo đó, tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng mạnh vào cuối năm 2011 (trên 10%) và đến
cuối năm 2012 thì có giảm nhẹ. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài
sản, nguyên nhân được đánh giá là do đặc thù của ngành sản xuất thức chăn nuôi
với nhu cầu sử dụng tài sản ngắn hạn cao. Ta sẽ đi xem xét cơ cấu của từng loại tài
sản để hiểu rõ hơn.
Trong tài sản ngắn hạn, Hàng tồn kho (HTK) luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, và
có sự biến động phức tạp qua các năm: 58,79% vào cuối năm 2010; 69,88% vào
cuối năm 2011 và 58,26% vào cuối năm 2012. Hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là
nguyên vật liệu (NVL) với tỷ trọng luôn lớn hơn 80%, còn lại là thành phẩm, Công
cụ dụng cụ và chi phí sản xuất dở dang với tỷ trọng nhỏ. Điều này cũng được giải
thích bởi đặc thù của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Sự biến động thất thường
của HTK trong năm 2012, nguyên nhân chủ yếu là do Công ty đã hạn chế thu mua
NVL vì giá tăng cao và thị trường tiêu thụ khó khăn hơn.
Tiếp đến là các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng trên 20% vào
cuối các năm. Trong đó, phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 95%) và
chỉ biến động nhẹ cho thấy chính sách tín dụng thương mại dành cho khách hàng
của Công ty không có sự thay đổi, không thu hút thêm được các nhà đầu tư. Tiếp đó
là các khoản trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng
nhỏ. Điều đáng lưu ý ở đây là các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi cuối
năm 2010 Công ty không trích, cuối năm 2011 và 2012 nhỏ hơn 0, đây được coi là
khuyết điểm của Công ty khi các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn như
vậy. Công ty cần phải có biện pháp đề phòng kịp thời.
Tỷ trọng của Tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng tăng qua các
năm: 2,89% vào cuối năm 2010; 3,02% vào cuối năm 2011 và 15,50% vào cuối
năm 2012. Tỷ trọng của Tiền và các khoản tương đương tiền có sự tăng lên đột biến
ở cuối năm 2012 là do trong năm Công ty đã hạn chế thu mua NVL và thanh lý một
số tài sản. Trong bối cảnh nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao như hiện nay, Công ty
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 39 Lớp CQ47/11.12
không nên giữ quá nhiều tiền mặt như vậy. Công ty nên tìm hướng đầu tư thích hợp,
hiệu quả, tránh để ứ đọng tiền mặt.
Trong cơ cấu tài sản dài hạn, tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng
nhẹ qua các năm. Cuối năm 2010 chiếm 95,92%; cuối năm 2011 chiếm 97,38% và
cuối năm 2012 là 98,47. Trong tài sản cố định chỉ bao gồm tài sản cố định hữu hình.
Nhìn chung, cơ cấu tài sản của Công ty có sự khác biệt giữa tài sản ngắn hạn
và tài sản dài hạn, nguyên nhân là do đặc thù kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất
thức ăn chăn nuôi. Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn tăng mạnh vào cuối năm 2011,
giảm nhẹ và cuối năm 2012, biến động trong khoảng từ 55%-70%. So sánh với các
Công ty khác cùng ngành như Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Thắng là
80%, Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam là 77,22% … thì Công ty cổ
phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc có tỷ trọng tài sản ngắn hạn còn thấp.
Biểu đồ 01: Cơ cấu tài sản đầu và cuối năm 2012 (ĐVT: tỷ đồng)
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2012)
- Về sự biến động:
Qua các năm, tổng giá trị tài sản của Công ty có sự tăng mạnh cuối năm 2011
(tăng 12,29 tỷ đồng) so với cuối năm 2010 và lại giảm vào năm 2012, cuối năm
2012 giảm 5,63 tỷ đồng ứng với 9,64% so với cuối năm 2011. Điều này chủ yếu là
do gia tăng tài sản ngắn hạn, cuối năm 2011 tăng 13,70 tỷ đồng so với cuối năm
2010 nhưng cuối năm 2012 lại giảm 4,02 tỷ đồng so với cuối năm 2011. Nguyên
nhân là do Công ty gia tăng thu mua NVL trong năm 2011 và lại hạn chế thu mua
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 40 Lớp CQ47/11.12
trong năm 2012. Dù kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó
khăn nhưng qua ba năm, giá trị tổng tài sản của Công ty vẫn tăng lên. Sự gia tăng
của tài sản ngắn hạn chủ yếu là do tăng Hàng tồn kho với số lượng lớn và đặc biệt là
tiền mặt trong năm 2012. Hàng tồn kho tăng trong năm 2011 và giảm trong năm
2012 được đánh giá là hợp lí bởi công ty đã tăng được sản lượng tiêu thụ trong năm
2011 và năm 2012, giá NVL tăng cao, Công ty đã hạn chế thu mua. Tuy nhiên, tiền
và các khoản tương đương tiền lại có xu hướng tăng, điều này được đánh giá là
không hợp lí khi tình hình kinh tế khó khăn, tỷ lệ lạm phát cao, Công ty không nên
giữ quá nhiều tiền mặt để tránh sự sụt giảm giá đồng tiền. Các khoản phát thu ngắn
hạn nhìn chung ít biến động, giảm nhẹ qua các năm, Công ty chưa có thay đổi trong
việc quản lý các khoản vốn bị chiếm dụng.
Tài sản dài hạn có xu hướng giảm dần qua các năm với mức giảm lần lượt là
7,45% cuối năm 2011 so với cuối năm 2010 và 9,19% cuối năm 2012 so với cuối
năm 2011. Sự sụt giảm này chủ yếu do hao mòn tài sản cố định hữu hình, một phần
nhỏ là do chi phí trả trước dài hạn cũng giảm dần qua các năm. Nhìn chung, tài sản
của Công ty qua ba năm thay đổi khá nhiều cả về sự biến động và cơ cấu, không chỉ
tổng tài sản mà cơ cấu của từng thành phần trong tổng tài sản.
Biểu đồ 02: Tăng trưởng tài sản qua các năm 2010,2011, 2012 (ĐVT: tỷ đồng)
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 41 Lớp CQ47/11.12
Bảng 02: Cơ cấu và sự biến động tài sản năm 2011 (ĐVT: nghìn đồng)
Chỉ tiêu
31/12/2011 31/12/2010 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
(% )
Số tiền
Tỷ trọng
(% )
Số tiền Tỷ lệ (% )
Tỷ trọng
(% )
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 40.828.862 69,88 27.124.848 58,79 13.704.014 50,52 11,09
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.234.579 3,02 783.754 2,89 450.825 57,52 0,13
1. Tiền 1.234.579 100,00 783.754 100,00 450.825 57,52 0,00
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 9.366.848 22,94 9.795.862 36,11 -429.014 -4,38 -13,17
1. Phải thu khách hàng 8.964.454 95,70 9.321.188 95,15 -356.734 -3,83 0,55
2. Trả trước cho người bán 419.956 4,48 43.256 0,44 376.700 870,87 4,04
5. Các khoản phải thu khác 28.841 0,31 431.418 4,40 -402.577 -93,31 -4,10
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (46.402) -0,50 - -46.402
IV. Hàng tồn kho 28.417.427 69,63 15.805.072 58,27 12.612.355 79.80 11,33
1. Hàng tồn kho 28.417.427 100,00 15.805.072 100,00 12.612.355 79.80 0,00
V. Tài sản ngắn hạn khác 1.801.008 4,41 740.160 2,73 1.060.849 143,33 1,68
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 118.870 6,60 - 118.870
2. Thuế GTGT được khấu trừ 556.974 30,93 25.992 3,51 530.982 2.042,85 27,41
3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 4.410 0,24 - 4.410
5. Tài sản ngắn hạn khác 1.120.755 62,23 714.167 96,49 406.587 56,93 -34,26
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 17.597.239 30,12 19.013.675 41,21 -1.416.435 -7,45 -11,09
II. Tài sản cố định 17.136.169 97,38 18.237.048 95,92 -1.100.880 -6,04 1,46
1. Tài sản cố định hữu hình 17.136.169 100,00 18.237.048 100,00 -1.100.880 -6,04 0,00
- Nguyên giá 21.021.850 122,68 20.383.812 111,77 638.038 3,13 10,90
- Giá trị hao mòn lũy kế (3.885.682) -22,68 (2.146.764) -11,77 -1.738.918 81,00 -10,90
V. Tài sản dài hạn khác 461.071 2,62 776.626 4,08 -315.555 -40,63 -1,46
1. Chi phí trả trước dài hạn 461.071 100,00 776.626 100,00 -315.555 -40,63 0,00
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 58.426.102 100,00 46.138.523 100,00 12.287.579 36,63 0,00
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011)
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 42 Lớp CQ47/11.12
Bảng 03: Cơ cấu và sự biến động tài sản năm 2012 (ĐVT: nghìn đồng)
Chỉ tiêu
31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
(% )
Số tiền
Tỷ trọng
(% )
Số tiền Tỷ lệ (% )
Tỷ trọng
(% )
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 36.813.637 69,73 40.828.862 69,88 -4.015.226 -9,83 -0,15
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 5.705.459 15,50 1.234.579 3,02 4.470.880 362,14 12,47
1. Tiền 5.705.459 100,00 1.234.579 100,00 4.470.880 362,14 0,00
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 8.898.214 24,17 9.366.848 22,94 -468.634 -5,00 1,23
1. Phải thu khách hàng 9.042.294 101,62 8.964.454 95,70 77.840 0,87 5,92
2. Trả trước cho người bán 93.391 1,03 419.956 4,48 -326.565 -77,76 -3,45
5. Các khoản phải thu khác 11.702 0,13 28.841 0,31 -17.139 -59,43 -0,18
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (249.173) -2,80 (46.402) -0,50 -202.771 436,99 -2,30
IV. Hàng tồn kho 21.446.866 58,26 28.417.427 69,60 -6.970.561 -24,53 -11,34
1. Hàng tồn kho 21.446.866 100,00 28.417.427 100,00 -6.970.561 -24,53 0,00
V. Tài sản ngắn hạn khác 763.098 2,07 1.801.008 4,41 -1.037.911 -57,63 -2,34
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 179.358 23,50 118.870 6,60 60.488 50,89 16,90
2. Thuế GTGT được khấu trừ 556.974 30,93 -556.974 -100,00 -30,93
3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 40.305 5,28 4.410 0,24 35.895 813,97 5,04
5. Tài sản ngắn hạn khác 543.435 71,21 1.120.755 62,23 -577.320 -51,51 8,99
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 15.980.897 30,27 17.597.239 30,12 -1.616.342 -9,19 0,15
II. Tài sản cố định 15.736.372 98,47 17.136.169 97,38 -1.399.796 -8,17 1,09
1. Tài sản cố định hữu hình 15.736.372 100,00 17.136.169 100,00 -1.399.796 -8,17 0,00
- Nguyên giá 21.399.440 135,99 21.021.850 122,68 377.590 1,80 13,31
- Giá trị hao mòn lũy kế (5.663.068) -35,99 (3.885.682) -22,68 -1.777.386 45,74 -13,31
V. Tài sản dài hạn khác 244.525 1,53 461.071 2,62 -216.545 -46,97 -1,09
1. Chi phí trả trước dài hạn 244.525 100,00 461.071 100,00 -216.645 -46,97 0,00
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 52.794.534 100,00 58.426.102 100,00 -5.631.568 -9,64 0,00
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2012)
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 43 Lớp CQ47/11.12
2.2.3.2. Tình hình về nguồn vốn
Để phân tích sự biến động về nguồn vốn của Công ty qua các năm 2010, 2011
và 2012, ta sử dụng Bảng 04 và Bảng 05
- Về cơ cấu nguồn vốn:
Từ hai bảng số liệu cho thấy, trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả luôn chiếm
tỷ trọng nhỏ hơn vốn chủ sở hữu và có xu hướng tăng dần qua các năm. Cuối năm
2010, tỷ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là 36,13%; cuối năm 2011 là
48,15% và cuối năm 2012 là 49,52%. Những khoản nợ phải trả chủ yếu là do nợ
vay của Công ty tại Ngân hàng Vietcombank. Tỷ trọng nợ thấp hơn tỷ trọng vốn
chủ sở hữu cho thấy mức độ độc lập về tài chính của Công ty là rất tốt và an toàn.
Công ty vay nợ chủ yếu là nợ ngắn hạn, tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ luôn
cao, cuối năm 2010 là 69,16% và có xu hướng tăng, cuối năm 2011 và cuối năm
2012 lên đến gần 90%. Nguyên nhân là do giá NVL đầu vào tăng cao và có một số
hợp đồng mới được kí kết, Công ty tăng sản lượng tiêu thụ, có nhu cầu tài trợ nhiều
hơn. Trong nợ ngắn hạn, chiếm tỷ trọng cao nhất là phải trả người bán và vay và nợ
ngắn hạn. Cuối năm 2010, tỷ trọng phải trả người bán 41,31%; cuối năm 2011 là
61,41% và cuối năm 2012 giảm còn 47,18%. Tỷ trọng này cao, nguyên nhân là do
Công ty đang chiếm dụng vốn của nhà cung cấp ở mức cao, nhằm lợi dụng ưu điểm
của nguồn vốn đi chiếm dụng là chịu chi phí thấp so với vay ngân hàng hay tổ chức
tín dụng, tuy nhiên cần chú ý không để khoản này quá cao cũng như thanh toán kịp
thời gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Công ty, đặc biệt là quá trình sản xuất
kinh doanh. Vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn sau phải trả người bán, có xu
hướng giảm ở cuối năm 2011 và tăng vào cuối năm 2012. Cụ thể, cuối năm 2010, tỷ
trọng vay và nợ ngắn hạn chiếm 41,30%; cuối năm 2011 giảm xuống 35,81% và
cuối năm 2012 lại tăng lên 47,02%. Tiếp theo là các Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước có xu hướng tăng qua các năm, Công ty cần chú trọng đến nghĩa vụ đối
với Nhà nước. Tỷ trọng phải trả người lao động có xu hướng tăng dần, Công ty cần
chú ý thanh toán kịp thời tiền lương cho công nhân, tránh chiếm dụng quá lâu sẽ
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 44 Lớp CQ47/11.12
ảnh hưởng đến thái độ, tinh thần làm việc của họ. Các khoản người mua trả tiền
trước, chi phí phải trả, … chiếm tỷ trọng nhỏ và thay đổi không đáng kể.
Trong cơ cấu nợ dài hạn chủ yếu là vay và nợ dài hạn, tuy nhiên tỷ trọng vay
và nợ dài hạn có xu hướng giảm dần qua các năm. Cuối năm 2010, tỷ trọng vay và
nợ ngắn hạn là 99,77%; cuối năm 2011 là 99,63% và cuối năm 2012 là 99,56%.
Công ty đã thanh toán được dần các khoản vay và nợ dài hạn, và hiện tại Công ty
chưa có dự án đầu tư trong tương lai. Còn lại là khoản dự phòng trợ cấp việc làm
chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Về vốn chủ sở hữu của Công ty ta thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu của Công ty
giảm dần qua các năm. Cuối năm 2010, tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 63,87%; sau đó
giảm mạnh, cuối năm 2011 là 51,85% và cuối năm 2012 còn 50,48%. Trong vốn
chủ sở hữu, vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao nhất và không đổi qua
các năm. Còn lại là lợi nhuận chưa phân phối chiếm tỷ trọng nhỏ. Riêng năm 2012,
lợi nhuận sau thuế của Công ty âm hơn 3 tỷ đồng nên tỷ trọng lợi nhuận chưa phân
phối âm khá lớn làm sụt giảm vốn chủ sở hữu 12,57%. Công ty chưa chú trọng vào
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, Công ty cần phải tìm ra hướng đi thích hợp
trong thời điểm khó khăn hiện nay.
Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của Công ty theo hướng gia tăng sử dụng nợ,
và đòn bẩy tài chính nhưng còn ở mức nhỏ. Điều này giúp tiết kiệm chi phí sử dụng
vốn, khuếch đại tỷ suất sinh lời, tuy nhiên kèm theo đó là rủi ro. So sánh tỉ lệ vay nợ
so với một số Công ty cùng ngành: Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Thắng
là 52%, Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam là 62%, … tỷ lệ vay nợ của
Công ty còn ở mức thấp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 45 Lớp CQ47/11.12
Biểu đồ 03: Cơ cấu nguồn vốn đầu và cuối năm 2012 (ĐVT: tỷ đồng)
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2012)
- Về sự biến động nguồn vốn:
Tồng nguồn vốn có sự gia tăng qua các năm. Cuối năm 2011 tăng 12,29 tỷ
đồng so với cuối năm 2010, cuối năm 2012 lại giảm 5,83 tỷ đồng so với cuối năm
2011. Trong đó, chủ yếu là do nợ phải trả tăng 11,46 tỷ đồng cuối năm 2011 so với
cuối năm 2010, và giảm 1,99 tỷ đồng cuối năm 2012 so với cuối năm 2011. Vốn
chủ sở hữu giảm 3,62 tỷ đồng là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự sụt giảm tổng
nguồn vốn cuối năm 2012 so với cuối năm 2011. Trong nợ ngắn hạn ta xét tới phải
trả người bán và vay và nợ ngắn hạn. Trong năm 2011, hai khoản này ở thời điểm
cuối năm tăng mạnh so với thời điểm đầu năm: phải trả người bán tăng 10,35 tỷ
đồng; vay và nợ ngắn hạn tăng 4,19 tỷ đồng. Năm 2012, nợ ngắn hạn tăng là do
Công ty tăng cường vay ngắn hạn, cuối năm 2012 vay và nợ ngắn hạn tăng đến 2,1
tỷ đồng so với đầu năm. Nguyên nhân là do giá NVL tăng cao, Công ty tăng cường
vay nợ để mua đủ NVL phục vụ nhu cầu sản xuất. Trong năm 2012, nợ ngắn hạn
chỉ tăng nhẹ so với năm 2011 nguyên nhân chính là do khoản phải trả người bán
giảm 4,26 tỷ đồng. Giá NVL tăng cao, Công ty buộc phải hạn chế thu mua. Thuế và
các khoản phải nộp Nhà nước có xu hướng tăng qua ba năm và tăng mạnh trong
năm 2012. Công ty cần phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước kịp thời.
Phải trả người lao động cũng tăng qua các năm và tăng mạnh cuối năm 2012 so với
cuối năm 2011 (hơn 440 triệu đồng). Công ty đang tăng chiếm dụng vốn từ người
lao động, cần phải thanh toán kịp thời. Người mua trả tiền trước và chi phí phải trả
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ

More Related Content

What's hot

Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anKhoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anphuonglien1392
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfLuanvan84
 
Bai khoa luan hoan chinh nhat
Bai khoa luan hoan chinh nhatBai khoa luan hoan chinh nhat
Bai khoa luan hoan chinh nhatShenlong Huynh
 
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfLuanvan84
 

What's hot (20)

Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
 
QT047.doc
QT047.docQT047.doc
QT047.doc
 
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đNâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đTăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
 
Khoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anKhoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-an
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
 
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.docnoi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
 
Chuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAO
Chuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAOChuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAO
Chuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Quản trị vốn luân chuyển tại Công ty Sông Đà, HAY
Luận văn: Quản trị vốn luân chuyển tại Công ty Sông Đà, HAYLuận văn: Quản trị vốn luân chuyển tại Công ty Sông Đà, HAY
Luận văn: Quản trị vốn luân chuyển tại Công ty Sông Đà, HAY
 
Kt 110
Kt 110Kt 110
Kt 110
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdf
 
Quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi các doanh nghiệp
Quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi các doanh nghiệpQuản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi các doanh nghiệp
Quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi các doanh nghiệp
 
Bai khoa luan hoan chinh nhat
Bai khoa luan hoan chinh nhatBai khoa luan hoan chinh nhat
Bai khoa luan hoan chinh nhat
 
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdf
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdf
 

Similar to Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ

Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Trung Tran...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Trung Tran...Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Trung Tran...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Trung Tran...sividocz
 
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ (20)

Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNamTăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
 
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựngLuận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấyĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao VàngĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
 
QT103.doc
QT103.docQT103.doc
QT103.doc
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
 
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu độngVốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà NộiĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
 
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Trung Tran...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Trung Tran...Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Trung Tran...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Trung Tran...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại Công ty Liên doanh Hioda...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại Công ty Liên doanh Hioda...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại Công ty Liên doanh Hioda...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại Công ty Liên doanh Hioda...
 
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logisticsĐề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
 
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
 
18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
18055 s5088zj cv8_20140808035406_6567118055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 

Recently uploaded (20)

Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 

Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 1 Lớp CQ47/11.12 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và vận hành theo cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, một mặt nó đem lại những cơ hội mới trong việc mở rộng và tiếp cận thị trường nhưng mặt khác nó là những thách thức không nhỏ trong quá trình cạnh tranh để thích nghi với những thay đổi của nền kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ cuối năm 2008 và những bài học của nó là những kinh nghiệm quý giá đối với các nhà quản lý, quản trị doanh nghiệp đặc biệt là vấn đề làm sao tạo lập, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của mình hiệu quả để hoạt động doanh nghiệp được diễn ra liên tục và tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện kinh tế thị trường luôn biến động như hiện nay. Vốn lưu động là một bộ phận của vốn kinh doanh nói chung nên cũng không nằm ngoài yêu cầu đó. Vốn lưu động có khả năng quyết định tới quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ tác động trực tiếp tới quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh từng kỳ của doanh nghiệp. Nhận thức rõ vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh và qua thực tế tìm hiểu tại Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc, em đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc”. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa lí thuyết về vốn lưu động của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.w Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm 2012, so sánh với các năm trước, so với kết quả của ngành. Dựa trên cơ sở đó
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 2 Lớp CQ47/11.12 để đưa ra những giải pháp tài chính hữu hiệu cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong những năm tới của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Vốn lưu động và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác trong năm 2012 và các năm trước của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc. Kết quả thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm: - Phương pháp so sánh truyền thống: +So sánh bằng số liệu tuyệt đối: để thấy được sự biến động về khối lượng, quy mô của các hạng mục qua các thời kỳ. +So sánh bằng số liệu tương đối: để thấy được tốc độ phát triển về mặt quy mô qua các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau. - Phương pháp sử dụng các hệ số tài chính: Hệ số tài chính được tính bằng cách đem so sánh trực tiếp một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác để thấy mức độ ảnh hưởng, vai trò của các yếu tố, chỉ tiêu này đối với chỉ tiêu, yếu tố khác. - Phương pháp đồ thị, biểu đồ: Bằng hình ảnh, tính chất của đồ thị, biểu đồ ta thấy được sự biến động, cơ cấu, vai trò của các khoản mục và từ đó phân tích mối quan hệ, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới các chỉ tiêu phân tích. 4. Nội dung chính của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Lí luận chung về vốn lưu động và việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 3 Lớp CQ47/11.12 Chương 2: Thực trạng tình hình quản lí, sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do còn hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu nên bài luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy cô và các anh chị trong phòng Kế toán cùng các phòng ban khác của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – TS. Vũ Văn Ninh và các anh chị trong phòng Kế toán cùng các phòng ban khác của Công ty đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này.
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 4 Lớp CQ47/11.12 CHƯƠNG 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố định, doanh nghiệp cần phải có các tài sản lưu động để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục. Để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định. Số vốn này được gọi là vốn lưu động (VLĐ) của doanh nghiệp. Vậy: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi ngay toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh. Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên VLĐ của doanh nghiệp có các đặc điểm sau: - Trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện: Hình thái vốn bằng tiền, hình thái vốn nguyên vật liệu, hình thái vốn thành phẩm. - Chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh. - VLĐ hoàn thành một vòng luân chuyển sau một chu kỳ kinh doanh.
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 5 Lớp CQ47/11.12 1.1.2. Phân loại vốn lưu động Để quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả, cần tiến hành phân loại VLĐ theo các tiêu thức khác nhau. Một số cách phân loại chủ yếu sau: 1.1.2.1. Căn cứ theo hình thái biểu hiện và khả năng hoán tệ của vốn có thể chia VLĐ thành: Vốn bằng tiền và vốn về hàng tồn kho. - Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: + Vốn bằng tiền gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng và tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi thành các tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cần thiết nhất định. + Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra, với một số trường hợp mua sắm vật tư khan hiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung cấp, từ đó hình thành khoản tạm ứng. - Vốn về hàng tồn kho: là khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm,… + Đối với doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hàng hóa gồm: vốn về vật tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Xem xét một cách chi tiết hơn thì vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm: vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, cốn công cụ dụng cụ, vốn sản phẩm đang chế, vốn về chi phí trả trước, vốn thành phẩm. + Đối với doanh nghiệp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giá trị các loại hàng hóa dự trữ. Tác dụng của cách phân loại này giúp doanh nghiệp có cơ sở để tính toán và kiểm tra kết cấu tối ưu của vốn lưu động, dự thảo những quyết định tối ưu về mức tận dụng số vốn lưu động đã bỏ ra, từ đó tìm biện pháp phát huy chức năng các
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 6 Lớp CQ47/11.12 thành phần của vốn lưu động bằng cách xác định mức dự trữ hợp lý và nhu cầu vốn lưu động. Mặt khác nó cũng là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá khả năng thanh toán của mình. 1.1.2.2. Căn cứ theo từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi loại dựa theo công dụng lại được chia thành nhiều khoản vốn - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm: + Vốn nguyên vật liệu chính: là giá trị của các loại vật tư dự trữ cho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất nó hợp thành thực thể sản phẩm. + Vốn vật liệu phụ: là giá trị những loại vật tư dự trữ cho sản xuất được dử dụng làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục cụ cho công tác quản lý. + Vốn nhiên liệu: là giá trị những loại nhiên liệu dữ trữ dùng cho sản xuất như xăng, dần, than, … + Vốn phụ tùng thay thế: gồm giá trị những phụ tùng dự trữ thay thế mỗi khi chữa tài sản cố định. + Vốn vật liệu đóng gói: gồm giá trị những loại vật liệu bao bì dùng để đóng gói trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. + Vốn công cụ lao động nhỏ: là giá trị những tư liệu lao động có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn, không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định. - Vốn lưu động trong khâu sản xuất bao gồm: + Vốn sản phẩm đang chế tạo: là giá trị sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất hoặc đang nằm trên các địa điểm làm việc đợi chế biến tiếp. + Vốn bán thành phẩm tự chế: là gá trị những sản phẩm dở dang những khác với sản phẩm đang chết tạo ở chỗ nó đã hoàn thành một hay nhiều giai đoạn chế biến nhất định.
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 7 Lớp CQ47/11.12 + Vốn về phí tổn đợi phân bổ: là những phí tổn chi ra trong kỳ nhưng có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, vì thế chưa tính hết vào giá thành trong kỳ mà còn phân bổ cho các kỳ sau. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm: + Vốn thành phẩm: là biểu hiện bằng tiền của số sản phẩm nhập kho và chuẩn bị cho tiêu thụ. + Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, … + Vốn trong thanh toán: là các khoản phải thu, tạm ứng phát sinh trong quá trình mua bán vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ. Qua cách phân loại này cho thấy vai trò trong sự phân bổ của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động cho phù hợp với từng khâu nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. 1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp Mỗi một doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh phải xem xét tổ chức tốt nguồn vốn lưu động nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn lưu động của mình là điều rất cần thiết. Để làm tốt vấn đề này, doanh nghiệp cần dựa vào những căn cứ nhất định để phân chia nguồn vốn lưu động từ những nguồn huy động khác nhau nhằm thấy rõ được tính chất, mức độ ổn định của từng nguồn. Từ đó giúp doanh nghiệp khai thác và tổ chức tốt nguồn vốn lưu động. * Xét theo nguồn hình thành, VLĐ được hình thành từ các nguồn sau: - Nguồn vốn điều lệ: là số vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc số vốn điều lệ của doanh nghiệp không thấp hơn vốn pháp định mà Nhà nước quy định cho mỗi loại hình doanh nghiệp. Một phần nguồn vốn này được hình thành nên TSLĐ cần thiết.
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 8 Lớp CQ47/11.12 - Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư. - Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Nguồn vốn liên kết là những nguồn đóng theo tỷ lệ của các chủ đầu tư để cùng thực hiện một phi vụ kinh doanh do mình thực hiện và cùng chia lợi nhuận. Việc góp vốn liên kết có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau tùy theo từng loại hình của doanh nghiệp: có thể là liên kết giữa nguồn vốn của Nhà nước do doanh nghiệp Nhà nước quản lý với nguồn vốn tự có của các tổ chức và cá nhân trong hay ngoài nước không thuộc lĩnh vực Nhà nước, giữa nguồn vốn của Nhà nước do doanh nghiệp này quản lý với nguồn vốn của Nhà nước do doanh nghiệp khác quản lý… Hình thức góp vốn này thích hợp với các phi vụ kinh doanh có quy mô lơn hay một mình doanh nghiệp không thể có đủ vốn thực hiện được tổ chức kinh doanh và quản lý vốn. - Nguồn tín dụng: là các khoản vốn mà doanh nghiệp có thể vay dài hạn của các ngân hành thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm hoặc các tổ chức tài chính trung gian khác, cũng có thể bằng các hình thức phát hành trái phiếu để huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh doanh. * Căn cứ vào thời gian huy động, VLĐ có thể được huy động từ hai nguồn: - Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tổ chức ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thanh nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết. Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ – Nợ ngắn hạn Như vậy, nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp là nguồn vốn ổn định, có tính chất vững chắc. Nguồn vốn này cho phép doanh nghiệp luôn chủ động trong việc cung cấp đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định và liên tục.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 9 Lớp CQ47/11.12 - Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm). Nguồn vốn này thường để đáp ứng cho nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. nguồn vốn này bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, các khoản phải trả cho người bán, các khoản phải nộp cho Nhà nước … Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường hình thức huy động vốn là rất đa dạng, phong phú. Tùy từng đặc điểm riêng của mỗi doanh nghiệp mà có những phương thức huy động vốn cho phù hợp. 1.1.4. Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.4.1. Cách xác định nhu cầu vốn lưu động Nhu cầu VLĐ phát sinh trong chu kỳ sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, nó thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và các khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ như: tiền lương phải trả, tiền thuế phải nộp…. Nhu cầu VLĐ có thể được xác định theo công thức sau: Nhu cầu Mức dự trữ Khoản phải Khoản NPT nhà cung cấp vốn lưu = hàng tồn + thu từ - và các khoản NPT khác động kho khách hàng có tính chất chu kỳ Số vốn lưu động doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra tùy thuộc vào nhu cầu vốn lưu động trong từng thời kỳ kinh doanh là lớn hay nhỏ. Trong công tác quản lý vốn lưu động, vấn đề quan trọng là phải xác định được nhu cầu vốn lưu động cần thiết tương ứng với một quy mô và điều kiện kinh doanh nhất định. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tối thiểu là số vốn tính ra phải đủ để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục đồng thời phải thực hiện chế độ tiết kiệm một cách hợp lý.
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 10 Lớp CQ47/11.12 Trong điều kiện hiện nay, mọi nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải tự tài trợ, mọi nguồn tài trợ đều phải tính đến chi phí sử dụng vốn. Do đó, việc xác định đúng đắn và hợp lý nhu cầu vốn lưu động thường xuyên càng có ý nghĩa quan trọng bởi vì: - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên được xác định đúng đắn và hợp lý là cơ sở để tổ chức tốt các nguồn tài trợ. - Đáp ứng kịp thời đầy đủ vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành bình thường và liên tục. - Việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động vừa là cơ sở giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra thuận lợi vừa là căn cứ để kiểm tra tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu vốn lưu động Vốn lưu động là một nhân tố động – không cố định mà thường xuyên biến đổi do tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Do đó, muốn xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động nhà quản lý doanh nghiệp cần thiết phải chú ý đến các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu vốn lưu động, trong đó cần chú ý một số yếu tố chủ yếu sau: Thứ nhất, những yếu tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh như: Chu kỳ, quy mô, tính thời vụ của công việc kinh doanh, tiến bộ khoa học kỹ thuật …. Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến số vốn lưu động mà doanh nghiệp phải ứng ra và thời gian ứng vốn. Thứ hai, những yếu tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: như khoảng cách giữa các doanh nghiệp với các nhà cung cấp vật tư hàng hóa, sự biến động về giá cả của các loại vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trường bán hàng, điều kiện và phương tiện vận tải …
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 11 Lớp CQ47/11.12 Thứ ba, chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ chức thanh toán: Các chính sách tiêu thụ, tín dụng của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ hạn thanh toán, quy mô các khoản phải thu. Việc tổ chức tiêu thụ, thực hiện các thủ tục thanh toán, tổ chức thanh toán thu tiền bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Ngoài các nhân tố kể trên, nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác như: Trình độ quản lý của nhà quản trị, năng lực của cán bộ công nhân viên… Đối với nhà quản lý doanh nghiệp, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố trên là thực sự cần thiết. 1.1.4.3. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp 1.1.4.3.1. Phương pháp trực tiếp Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng VLĐ của công ty phải ứng ra để xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên. Việc xác định nhu cầu VLĐ theo phương pháp này có thể thực hiện theo trình tự bốn bước sau: (1) Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, bao gồm: - Nhu cầu vốn dự trữ NVL hoặc hàng hóa: Dn = Nd x Fn Trong đó: Dn : Nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính năm kế toán. Nd : Số ngày dự trữ cần thiết về nguyên vật liệu chính. Fn : Chi phí nguyên vật liệu bình quân mỗi ngày trong kỳ kế hoạch. - Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang: Ds = Pn x Ck Trong đó: Ds : Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang Pn : Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 12 Lớp CQ47/11.12 Ck : Chu kỳ sản xuất sản phẩm - Nhu cầu về chi phí trả trước: Vp = Pd + Ps - Pp Trong đó: Vp : Nhu cầu vốn chi phí trả trước trong kỳ kế hoạch. Pd : Số dư chi phí trả trước ở đầu kỳ kế hoạch. Ps : Chi phí trả trước dự kiến phát sinh trong kỳ. Pp : Chi phí trả trước dự kiến phân bổ vào giá thành sản phẩm trong kỳ. - Nhu cầu vốn thành phẩm: Dtp = Zn x Ntp Trong đó : Dtp : Nhu cầu vốn dự trữ thành phẩm kỳ kế hoạch. Zn : Giá vốn hàng bán bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch. Ntp : Số ngày dự trữ thành phẩm Trên cơ sở xác định nhu cầu VLĐ để dự trữ về nguyên vật liệu chính, vật tư khác, sản phẩm dở dang, chi phí trả trước và thành phẩm, tổng hợp lại sẽ xác định được tổng mức dự trữ HTK của công ty. (2) Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng. Dự kiến khoản phải thu: Npt = Kpt x Sd Trong đó: Npt : Nợ phải thu dự kiến kỳ kế hoạch. Kpt : Thời hạn trung bình cho khách hàng nợ (kỳ thu tiền bình quân). Sd : Doanh thu bán hàng bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch. (3) Xác định các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp. Dự kiến khoản phải trả:
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 13 Lớp CQ47/11.12 Nợ phải Phải trả Giá trị nguyên vật liệu hoặc hàng trả nhà = tiền trung x hóa mua vào bình quân một ngày cung cấp bình trong kỳ kế hoạch (loại mua chịu) (4) Tổng hợp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp. Trên cơ sở tính toán nhu cầu vốn dự trữ HTK, dự kiến khoản phải thu và khoản phải trả, có thể xác định được nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết năm kế hoạch của doanh nghiệp: Nhu cầu Mức dự trữ Khoản phải Khoản phải trả nhà cungcấp vốn lưu = hàng tồn + thu từ - và các khoản nợ phải trả động kho khách hàng khác có tính chất chu kỳ Nhu cầu VLĐ xác định theo phương pháp này tương đối phù hợp với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Tuy vậy, nó có hạn chế về việc tính toán tương đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều và mất nhiều thời gian. 1.1.4.3.2. Phương pháp gián tiếp Phương pháp này dựa vào thống kê, kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn. Ở đây có thể chia làm hai trường hợp: Trường hợp 1: Căn cứ vào kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp mình. Nội dung của phương pháp này là dựa vào hệ số vốn lưu động tính theo doanh thu từ thực tế hoạt động của các doanh nghiệp cùng loại trong ngành, căn cứ là quy mô kinh doanh dự kiến theo doanh thu của doanh nghiệp mình để dự tính nhu cầu vốn lưu động. Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế. Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu vốn lưu động đối với các doanh nghiệp mới thành lập, quy mô nhỏ.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 14 Lớp CQ47/11.12 Trường hợp 2: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp ở kỳ trước để xác định nhu cầu vốn lưu đọng cho các kỳ tiếp theo. Phương pháp này dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành nhu cầu vốn lưu động gồm: hàng tồn kho, nợ phải thu từ khách hàng, nợ phải trả nhà cung cấp với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ chuẩn nhu cầu vốn lưu động tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ này để xác định nhu cầu vốn lưu động cho các kỳ tiếp theo. Phương pháp này thực hiện theo trình tự sau: + Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động trong năm báo cáo. Khi xác định số dư bình quân phải phân tích tình hình để loại trừ số liệu không hợp lý. + Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo trên cơ sở đó, xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần. + Xác định nhu cầu vốn lưu động cho kỳ kế hoạch. Ưu điểm của phương pháp này là việc tính toán tương đối đơn giản, giúp doanh nghiệp ước tính được nhanh chóng nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ thích hợp. Tuy nhiên, độ chính xác của phương pháp này không cao. 1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 1.2.1. Ý nghĩa của việc quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp. Là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, vấn đề tổ chức quản lý sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ quyết định đến tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả thì càng có thể sản xuất được nhiều sản phẩm, có nghĩa là càng tổ chức tốt quá trình mua sắm, sản xuất và tiêu thụ, phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển để vốn đó chuyển
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 15 Lớp CQ47/11.12 biến nhanh từ hình thái này sang hình thái khác thì tổng số vốn lưu động sử dụng tương đối ít hơn mà hiệu quả cao hơn. Trong các doanh nghiệp, sự vận động của vốn lưu động phản ánh sự vận động của vật tư hàng hóa. Số vốn lưu động nhiều hay ít phản ánh số lượng vật tư hàng hóa dự trữ ở các khâu nhiều hay ít. Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số lượng vật tư hàng hóa sử dụng tiết kiệm hay lãng phí, thời gian nằm trên các giai đoạn luân chuyển có hợp lý hay không, từ đó có thể kiểm tra một cách toàn diện dối với các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để có biện pháp quản lý vốn lưu động tốt hơn. Quản lý vốn lưu động là một bộ phận trọng yếu của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Quản lý vốn lưu động không những đảm bảo sử dụng vốn lưu động hợp lý, tiết kiệm mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí bảo quản, đồng thời thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và thanh toán công nợ một cách kịp thời. Do đặc điểm của vốn lưu động là luân chuyển nhanh nên nó góp phần quan trọng đảm bảo sản xuất một khối lượng sản phẩm lớn. Vì vậy, kết quả họa động của doanh nghiệp tốt hay xấu, phần lớn là do chất lượng công tác quản lý vốn lưu động quyết định. 1.2.2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp. Vốn là tiền để của sản xuất kinh doanh song việc sử dụng vốn như thế nào cho có hiệu quả mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xuất phát từ các lý do chủ yếu sau: - Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất mở rộng đặc biệt trong điều kiện
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 16 Lớp CQ47/11.12 hạch toán kinh doanh, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không thì điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không? Tạo ra nhiều hay ít? Vì thế lợi nhuận được coi là một đòn bẩy quan trọng, đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận tác động trực tiếp lên tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính. Việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều quan trong đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc. Chính vì vậy, sản xuất như thế nào để có lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng nhiều là mục tiêu phấn đấu của tất cả các doanh nghiệp. Để đạt được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường công tác tổ chức và quản lý sản xuất, trong đó có việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn sản xuất nói chung và vốn lưu động nói riêng. Có như vậy mới mang lại lợi nhuận cao, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển. - Xuất phát từ vai trò vị trí của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động là bộ phận không thể thiếu được đối với mọi hoạt động sản xuất. Trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động là bộ phận chiếm tỷ trọng khá lớn, nhất là đối với doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp thương mại. Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung tăng lên. Đây cũng chính là mục tiêu cần đạt tới của việc sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, vốn là điểm xuất phát của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Như đã nêu, vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn vốn vay, hiệu quả kinh tế đạt được nhìn chung còn thấp, trình độ quản lý còn non kém, quá trình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn thì việc bổ sung vốn lưu động từ lợi nhuận để lại là rất hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tăng thêm, các doanh nghiệp tất yếu phải sử dụng nguồn vốn bên ngoài và phải chi trả chi phí sử dụng vốn, từ đó ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. mà mục tiêu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là hướng tới lợi nhuận tối đã. Do đó việc sử dụng vốn
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 17 Lớp CQ47/11.12 hợp lý tiết kiệm, có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm tới mức thấp nhất chi phí sử dụng vốn, tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: hiệu quả sử dụng vốn lưu động là chỉ tiêu chất lượng phản ánh tổng hợp những cố gắng, những biện pháp hữu hiệu về kỹ thuật, về tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển. Chất lượng sản xuất cao sẽ thu được nhiều lãi, hoàn vốn nhanh. Trong quá trình sản xuất của mình, các doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động để đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được bình thường liên tục. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý, có hiệu quả hơn từng đồng vốn lưu động nhằm làm cho số vốn lưu động được thu hồi sau mỗi chu kỳ sản xuất, có thể mua sắm được nhiều vật tư, sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn và tiêu thụ được nhiều hơn, từ đó thu được nhiều lợi nhuận. Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn cho phép rút ngắn thời gian chu chuyển của vốn, qua đó vốn được thu hồi nhanh hơn, có thể giảm bớt số vốn lưu động cần thiết mà vẫn hoàn thành được khối lượng sản phẩm hàng hóa bằng hoặc lớn hơn trước. nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm giá chi phí sản xuất, chi phí lưu thông và hạ giá thành sản phẩm. Do vậy mà việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày càng trở nên thiết thực và cấp bách. 1.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Hiệu quả là một khái niệm luôn được đề cập đến trong kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp luôn hướng tới hiệu quả kinh tế, Chính phủ nỗ lực đạt hiệu quả kinh tế - xã hội. Theo nghĩa chung nhất, hiệu quả là một khái niệm phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết để tham gia vào một hoạt động nào đó với những mục đích nhất định do con người tạo ra. Như vậy, có thể hiểu: Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng các nguồn vật lực của công ty để đạt kết quả
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 18 Lớp CQ47/11.12 cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là mối quan hệ giữa kết quả đạt được trong quá trình khai thác, sử dụng vốn lưu động vào sản xuất với số vốn lưu động đã sử dụng để đạt được kết quả đó. Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Muốn vậy các doanh nghiệp phải khai thác triệt để mọi nguồn lực sẵn có tức là việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trong đó có vốn lưu động là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Để đạt được điều đó cần có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bảo đảm phản ánh và đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ, sử dụng một số chỉ tiêu sau: 1.2.3.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng 2 chỉ tiêu: - Số vòng quay vốn lưu động: chỉ tiêu này cho biết trong một thời kỳ nhất định, vốn lưu động luân chuyển được bao nhiêu lần. Công thức xác định: bqVLĐ M L  , trong đó: L: Số vòng quay vốn lưu động M: Tổng mức luân chuyển trong kỳ VLĐbq: Số vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ - Kỳ luân chuyển vốn lưu động: chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để hoàn thành 1 vòng luân chuyển của vốn lưu động. Công thức xác định: K = L N , trong đó: K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động L: Số vòng quay của vốn lưu động N: Số ngày luân chuyển trong kỳ
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 19 Lớp CQ47/11.12 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt mua sắm dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lý hay không. Vòng quay vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn, chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng hiệu quả và ngược lại. 1.2.3.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động Mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc không đáng kể quy mô vốn lưu động. Công thức xác định: )( 360 21 1 KK M Vtk  , trong đó: Vtk: Mức tiết kiệm VLĐ. M1: Tổng mức luân chuyển kỳ kế hoạch. K1, K2: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và năm báo cáo 1.2.3.3. Hàm lượng vốn lưu động Hàm lượng vốn lưu động là số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. Công thức xác định: 1.2.3.4. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế). Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại. Chỉ tiêu này cao là điều mong muốn của bất kỳ doanh nghiệp nào.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 20 Lớp CQ47/11.12 Công thức xác định: 1.2.3.5. Một số chỉ tiêu khác Ngoài các chỉ tiêu trên, để đánh giá hiệu quả sử sụng vốn lưu động người ta còn sử dụng các chỉ tiêu khác như: Chỉ tiêu này phản ánh số lần mà hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá là tốt vì chỉ cần đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt được doanh thu cao. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Số vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn.
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 21 Lớp CQ47/11.12 1.3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố từ môi trường bên ngoài và môi trường nội tại của doanh nghiệp, có thể chia các nhân tố thành hai nhóm chính: 1.3.1.1. Các nhân tố khách quan - Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Khi Nhà nước có sự thay đổi chính sách về hệ thống pháp luật, thuế, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế,… làm ảnh hưởng tới điều kiện hoạt động kinh doanh khách quan của doanh nghiệp và tác động tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Lạm phát: Do ảnh hưởng của nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút, dẫn đến việc tăng giá các loại vật tư, nguyên nhiên liệu, hàng hoá,… Nếu doanh nghiệp không điều chính kịp thời cơ cấu, giá trị của các loại tài sản thì sẽ làm cho vốn lưu động bị hao hụt dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ. - Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật: Nếu doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa. Từ đó làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, làm cho vốn lưu động sử dụng có hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không kịp thời ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ làm cho sản phẩm của mình kém sức cạnh tranh, hàng hóa vật tư bị ứ đọng, dẫn đến tốc độ quay vòng vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm. - Rủi ro: Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần tham gia, cùng cạnh tranh gay gắt. Những sản phẩm của doanh nghiệp không có vị thế trên thị trường thì dễ gặp rủi ro về khả năng tiêu thụ. Mặt khác doanh nghiệp còn có thể gặp phải những rủi ro thiên tai như: hoả hoạn, lũ lụt, động đất, dịch tễ,… không lường trước được, có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 22 Lớp CQ47/11.12 1.3.1.2. Các nhân tố chủ quan Có nhiều nhân tố chủ quan do chính bản thân doanh nghiệp gây ra làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động như là: - Việc xác định nhu cầu vốn lưu động: Xác định nhu cầu vốn lưu động chưa chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong từng ngành nghề kinh doanh khác nhau thì sẽ có cơ cấu phân bổ vốn hợp lý khác nhau. Vấn đề này đòi hỏi chuyên môn, tầm nhìn của nhà quản lý phải kịp thời và đúng đắn. - Các chính sách bán hàng và thanh toán: Nếu doanh nghiệp mở rộng chính sách bán chịu để đẩy mạnh tiêu thụ sẽ làm vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều hơn. Doanh nghiệp phải ứng thêm vốn làm tăng nhu cầu vốn lưu động, tăng chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ, tăng rủi ro tài chính. Song sự phát triển của tín dụng thương mại là tất yếu của nền kinh tế thị trường, bởi vậy doanh nghiệp cần xác định chính sách tín dụng thương mại hợp lý nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp được tối ưu. - Lựa chọn phương án đầu tư: là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu dự án được lựa chọn là khả thi, phù hợp với điều kiện của thị trường và khả năng của doanh nghiệp thì sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh, từ đó làm tăng vòng quay vốn lưu động. Ngược lại, sử dụng vốn lưu động không đạt được hiệu quả là do doanh nghiệp lựa chọn phương án đầu tư chưa hợp lý và không đáp ứng với nhu cầu thị trường. - Trình độ quản lý: Vốn lưu động của doanh nghiệp trong cùng một lúc được phân bổ trên các giai đoạn, từ khi mua sắm vật tư dự trữ, đến giai đoạn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, nếu công tác quản lý không chặt chẽ dẫn thất thoát vốn lưu động và sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động.Trình độ quản lý là vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp việt còn rất yếu và kém về kinh nghiệm. Do đó
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 23 Lớp CQ47/11.12 cần phải không ngừng trau dồi kiến thực, học tập thêm kinh nghiệm để tự hoàn thiện hơn trong mỗi doanh nghiệp. Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, ngoài còn có những nguyên nhân khác tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp. Nắm bắt được các nhân tố này sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời đưa ra giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của chúng tới hoạt động của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.3.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp hiện nay. Xuất phát từ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã trình bày ở trên thì phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là không ngừng tăng doanh thu bán hàng và tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hợp lý. Theo những xu hướng đó có thể chỉ ra một số biện pháp cơ bản sau: 1.3.2.1. Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động và lựa chọn hình thức huy động hợp lý Doanh nghiệp cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu của VLĐ, mức chênh lệch giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện về nhu cầu vốn lưu động. Dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định, xây dựng kế hoạch huy động vốn một cách hợp lý: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Khi lập kế hoạch vốn lưu động phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán về tình hình hoạt
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 24 Lớp CQ47/11.12 động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường. 1.3.2.2. Quản lí tốt VLĐ - Quản lí tốt vốn bằng tiền bằng việc xác định mức tồn quỹ hợp lý và sự đoán, quản lý các nguồn nhập xuất ngân quỹ. Động lực dự trữ tiền mặt cho các hoạt động là để doanh nghiệp có thể mua sắm hàng hóa, vật liệu và thanh toán các chi phí cần thiết cho hoạt động bình thường của doanh nghiệp. ngoài ra sự quản trị lành mạnh vốn lưu động đòi hỏi duy trì một mức dự trữ tiền mặt khá rộng rãi còn ví các lý do đặc biệt sau: + Doanh nghiệp phải có dữ trữ tiền mặt vừa đủ để hưởng chiết khâu mua hàng đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. + Vì tỷ số về khả năng thanh toán là tỷ số căn bản trong lĩnh vực tín dụng, doanh nghiệp phải có các tỷ số trên gần với tiêu chuẩn trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành, có uy tín cao, doanh nghiệp có thể mua hàng với thời hạn chịu khá lâu và vay dễ dàng các ngân hàng. + Có tiền mặt rộng rãi, doanh nghiệp có thể lợi dụng ngay các cơ hội tốt về kinh doanh, cuối cùng, doanh nghiệp phải có vốn lưu động đủ để ứng phó với các trường hợp bất ngờ xảy ra. - Quản lí tốt HTK, giảm thiểu chi phí lưu kho: Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho doanh nghiệp. Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 25 Lớp CQ47/11.12 Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của doanh nghiệp. - Quản lí tốt các khoản phải thu: Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng. Với những khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện chính sách mua đứt bán đoạn, không để nợ hoặc chỉ cung cấp chiết khấu ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên. Với những khách hàng lớn, trước khi ký hợp đồng, doanh nghiệp cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toan và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng. Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Như vậy, doanh nghiệp sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ doanh nghiệp cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi. Doanh nghiệp nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán. Nếu khách hàng thanh toán chậm thì doanh nghiệp cần xem xét cụ thể để đưa ra các chính sách phù hợp như thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có và chỉ nhờ có quan chức năng can thiệp nếu áp dụng các biện pháp trên không mạng lại kết quả.
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 26 Lớp CQ47/11.12 Khi mua hàng hoặc thanh toán trước, thanh toán đủ phải yêu cầu người lập các hợp đồng bảo hiểm tài sản mua nhằm tránh thất thoát, hỏng hóc hàng hóa dựa trên nguyên tắc “giao đủ, trả đủ” hay các chế tài áp dụng trong ký kết hợp đồng. Doanh nghiệp cần phải chủ động phòng ngừa bằng việc mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng tài chính khi xảy ra rủi ro. 1.2.3.3. Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ Thực hiện phương châm khách hàng là thượng đế, áp dụng chính sách ưu tiên về giá cả, điều kiện thanh toán và phương tiện vận chuyển với những đơn vị mua hàng nhiều, thường xuyên hay có khoảng cách vận chuyển xa. Tăng cường quan hệ hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng đồng thời thiết lập hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối tiêu thụ trên diện rộng. Doanh nghiệp nên có một phòng Marketing phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường. Đây là nhu cầu cấp bách của doanh nghiệp để xây dựng được chính sách giá cả, chính sách quảng bá chào hàng của doanh nghiệp trên thị trường. Đây là cơ sở cho doanh nghiệp đưa ra mức giá cạnh tranh, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ và thu được lợi nhuận cao hơn cũng như tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong cơ chế kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. 1.3.2.4. Tăng cường và phát huy vai trò của tài chính trong việc quản lý và sử dụng vốn Thực hiện biện pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường phát huy chức năng giám đốc tài chính, tăng cường công tác kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng tiền vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng ở tất cả các khâu từ dự trữ, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. 1.2.3.5. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý tài chính
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 27 Lớp CQ47/11.12 Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế không phải tất cả các biện pháp đều phù hợp và áp dụng một cách có hiệu quả tốt. Nó còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động. Do vậy, doanh nghiệp cần xem xét nghiên cứu kỹ để lựa chọn các biện pháp cho phù hợp.
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 28 Lớp CQ47/11.12 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN CHĂN NUÔI THIÊN LỘC 2.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN CHĂN NUÔI THIÊN LỘC 2.1.1. Giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 2.1.1.1. Sơ lược về Công ty - Tên công ty: Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc. - Tên giao dịch: Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc. - Tên quốc tế: Thien Loc Animals Feed Stock Company. - Địa chỉ: KCN Hạ Vàng – Thiên Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh. - Điện thoại: (84-39) 3634637. - Fax: (84-39) 3635133. - Email: thienloc@mitraco.com.vn - Website: www.mitraco.com.vn - Các cổ đông của công ty bao gồm: - Lĩnh vực kinh doanh: Thức ăn gia súc. - Vốn điều lệ: 30 tỷ VNĐ. Cổ đông Vốn góp Tỉ lệ 1. Tổng Công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh 18.191.000.000 61% 2. Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) 7.800.000.000 26% 3. Công ty mía đường Sơn La 3.000.000.000 10% 4. Các cổ đông khác 1.009.000.000 3%
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 29 Lớp CQ47/11.12 - Vốn kinh doanh: 58,426 tỷ VNĐ (tính đến ngày 31/12/2012). - Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: + Kỳ kế toán năm: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm Dương lịch. + Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam (VNĐ). + Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung trên máy tính 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc, tiền thân là Công ty chế biến thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi Thiên Lộc, một đơn vị hạch toán báo sổ của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, được thành lập vào tháng 04/2005 và đưa vào sản xuất kinh doanh ngày 01/09/2006, với nhiệm vụ chính là chế biến thức ăn chăn nuôi, gia cầm và chăn nuôi lợn siêu nạc. Công ty ra đời theo dự án: “Xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tổ hợp sản xuất giống. Chăn nuôi chế biến thức ăn chăn nuôi, gia cầm đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo ra lợn siêu nạc phù hợp với điều kiện sinh thái Hà Tĩnh”. Năm 2007, theo đề án phát triển, Tổng Công ty cùng Hội đồng quản trị có quyết định tách công ty chế biến thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi thành 2 công ty: Công ty chế biến thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc và Công ty chăn nuôi Mitraco. Thực hiện lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Hà Tĩnh có quyết định số 2276-UB, ngày 26/07/2007 về việc thành lập Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc với số vốn điều lệ là 30 tỷ đồng. Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 2803000742 ngày 28/10/2009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cấp. Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc là công ty đầu tiên và duy nhất trong tỉnh Hà Tĩnh sản xuất thức ăn chăn nuôi có chất lượng cao, phục vụ chiến lược phát triển trên địa bàn và khu vực. Sự ra đời của Công ty đã góp phần vào sự phát triển kinh tế nông thôn theo nghị quyết TW7 về tam nông. Ngoài ra Công ty còn cung cấp sản phẩm có chất lượng cao phục vụ chăn nuôi hai trại nội bộ. Với ưu thế nổi trội về công nghệ, điều khiển động cơ điện (MMC) và điều khiển phối liệu sử dụng máy điều khiển lập trình (PLC) giúp phối liệu tin cậy chính xác, có chuyên
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 30 Lớp CQ47/11.12 gia tư vấn dinh dưỡng về chế biến thức ăn chăn nuôi hàng đầu của Pháp, đội ngũ cán bộ, công nhân viên giàu tâm huyết, ham học hỏi, vì vậy trong thời gian qua Công ty đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, được người chăn nuôi tin dùng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cơ cấu tổ chức quản lí của Công ty được thiết lập theo mô hình trực tuyến, Giám đốc là người đứng đầu có quyết định cao nhất, dưới là các phòng ban với chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Sơ đồ tổ chức của công ty: Bộ máy quản lí của Công ty bao gồm: - Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông quyết định các chiến lược, phương án, các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư, tiến hành thảo luận thông qua bổ sung sửa đổi Điều lệ của Công ty; bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Ban Kiểm soát Hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kế toán Phòng Quản đốc Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng Kĩ thuật Phòng Kiểm soát chất lượng
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 31 Lớp CQ47/11.12 - Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị đại diện cho toàn thể cổ đông, thay mặt cổ đông giám sát hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước cổ đông về mọi quyền lợi của cổ đông. - Ban Kiểm soát: Ban Kiểm soát kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp trong hoạt động quản lí của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành của Giám đốc và các BCTC. - Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu Công ty, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, điều hành hoạt động kinh doanh theo chiến lược của Hội đồng quản trị vạch ra. - Phó Giám đốc: Phó Giám đốc tham mưu cho Giám đốc điều hành hoạt động của Công ty, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban thực hiện tốt các công việc được giao. - Phòng Kế toán: Giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê thông tin kinh tế và hạch toán trong Công ty. - Phòng tổ chức hành chính: Quản lí hành chính, quản lí lao động, quản lí tổ chức tiền lương, chế độ chính sách thi đua khen thưởng. Tham mưu cho Giám đốc trong việc ra quyết định nhân sự. - Phòng kế hoạch kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, chịu trách nhiệm về công tác bán hàng, thông tin chính xác về tình hình hàng hóa của công ty, thực hiện và theo dõi hợp đồng kinh tế, đưa ra những kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, dài hạn. - Phòng quản đốc: Quản lí và phân công lao động sao cho hợp lí, đánh giá xếp loại lao động, đôn đóc, kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất. - Phòng kĩ thuật: Chịu trách nhiệm vận hành, quản lí, sửa chữa máy móc thiết bị toàn công ty, lập kế hoạch bảo trì, thay thế máy móc. - Phòng kiểm soát chất lượng: Chịu trách nhiệm về chất lượng nguyên vật liệu nhập vào, chất lượng sản phẩm. 2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh - Sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 32 Lớp CQ47/11.12 - Kinh doanh mặt hàng nông sản, dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi, kinh doanh, chăn nuôi gia súc, gia cầm, xuất nhập khẩu nông sản, thức ăn chăn nuôi, hàng bách hóa tổng hợp. 2.1.3.1. Quy trình công nghệ Công ty hiện đang sử dụng công nghệ điều khiển động cơ điện (MMC) và điều khiển phối liệu sử dụng máy điều khiển lập trình (PLC) được nhập khẩu từ Trung Quốc và được các chuyên gia Trung Quốc sang lắp đặt. Quy trình công nghệ được hướng dẫn bởi các kỹ sư Pháp. Quy trình công nghệ: 2.1.3.3. Thị trường yếu tố đầu ra, thị trường yếu tố đầu vào - Thị trường yếu tố đầu vào: 30% Nguồn nguyên liệu được mua từ bà con nông dân trong tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh trong khu vực như Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình,… còn lại được nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Ấn Độ, … - Thị trường yếu tố đầu ra: Thị trường trong nước, nhất là các tỉnh từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng. Hiện tại, sản phẩm của Công ty chiếm 80% thị trường tỉnh Hà Tĩnh. Kho nguyên liệu Kho vi lượng Cấp nguyên liệu dạng hạt Cấp nguyên liệu dạng bột Máy nghiền Cân điện tử Máy trộn Máy ép viên Máy bẻ viên Làm nguội Máy đóng bao Cân vi lượng Kho thành phẩm
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 33 Lớp CQ47/11.12 2.1.3.4. Lực lượng lao động Công ty hiện có tổng cộng 72 cán bộ công nhân viên, trong đó: - Bộ phận gián tiếp: 20 người, bộ phận trực tiếp: 52 người (Bộ phận bán hàng: 15 người, bộ phận nhà máy: 37 người). - Lao động nam: 56 người, lao động nữ: 18 người. - Trình độ học vấn đào tạo: Đại học: 19 người, Cao đẳng: 03 người, Trung cấp: 21 người, Công nhân kĩ thuật: 14 người, Lao động phổ thông: 15 người. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC CHĂN NUÔI THIÊN LỘC THỜI GIAN QUA 2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn 2.2.1.1. Thuận lợi - Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc là công ty đầu tiên và duy nhất trong tỉnh Hà Tĩnh sản xuất thức ăn chăn nuôi có chất lượng cao phục vụ chiến lược phát triển trên địa bàn khu vực nên Công ty nhận được rất nhiều chính sách ưu đãi của Ủy ban nhân dân Tỉnh, Sở Kế Hoạnh & Đầu tư Tỉnh về chủ trương và nguồn vốn để đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh. - Công ty nằm ngay trên trục đường quốc lộ 1A nối liền Bắc – Nam, con đường huyết mạch trong giao thương với các tỉnh khác. Đặc biệt cơ sở sản xuất và kinh doanh cùng nằm trong khuôn viên 4.5 ha nên rất thuận lợi trong việc sản xuất kinh doanh cũng như quản lý, xử lý những tình huống khó khăn xảy ra trong khâu sản xuất. - Công ty chủ động về việc cung cấp sản phẩm nên có thị trường tiêu thụ khá lớn và ổn định. Thị trường tiêu thụ của công ty trải dài từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng, đặc biệt là vị thế độc quyền trong địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Sản phẩm của công ty chiếm 80% thị trường tỉnh Hà Tĩnh. Hơn nữa, Công ty đã xây dựng được mô hình “từ trang trại đến bàn ăn”, một phần lớn sản lượng của Công ty cung cấp cho các
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 34 Lớp CQ47/11.12 công ty thành viên khác trong Tổng công ty MITRACO như Công ty cổ phần chăn nuôi MITRACO, Công ty cổ phần nông lâm Hà Tĩnh, … - Thị trường đầu vào của công ty khá ổn định vì một phần là các nguyên liệu có sẵn trong địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, phần lớn từ các đối tác là những nhà cung cấp lớn và đáng tin cậy. - Quy trình công nghệ được hướng dẫn bởi các kỹ sư Pháp với trang thiết bị máy móc hiện đại. Công ty hiện đang sử dụng công nghệ điều khiển động cơ điện (MMC) và điều khiển phối liệu sử dụng máy điều khiển lập trình (PLC) được nhập khẩu từ Trung Quốc và được các chuyên gia Trung Quốc sang lắp đặt. - Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty rất gọn nhẹ, linh hoạt trong việc đưa ra quyết định. Các cán bộ của Công ty đều là những người có trình độ chuyên môn cao, có bề dày kinh nghiệm. Công ty có đội ngũ công nhân lành nghề và đặc biệt cần cù siêng năng chịu khó ham học hỏi nên dễ chủ động thích nghi với những thay đổi trong quy trình công nghệ sản xuất mới tiên tiến hơn. - Nhà máy thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc có công suất lớn, sản phẩm đa dạng, chất lượng ổn định, có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng ở nhiều phân khúc. 2.2.1.2. Khó khăn - Hiện tại, Công ty đang thiếu vốn để đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm tiên tiến và có chất lượng hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh. - Thị trường tiêu thụ của Công ty có xu hướng giảm. Hiện nay, cả nước có khoảng hơn 230 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có 58 nhà máy thuộc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài với 60% tổng sản lượng cả nước. Ngày càng có nhiều nhà máy sản thức ăn chăn nuôi của các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đi vào sản xuất. Những cái tên quen thuộc như CP Việt Nam, New Hope, Cargrill,… đều đang có chiến lược mở thêm nhà máy. Nguồn cung tăng mạnh với
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 35 Lớp CQ47/11.12 sức cạnh tranh lớn trong khi cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi lại ngày càng giảm làm mất cân đối cung cầu dẫn đến cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn. Thị trường tiêu thụ của Công ty phần lớn là các tỉnh miền Trung, tuy nhiên đây lại là khu vực hay phải gánh chịu thiên tai ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi. Điều này gián tiếp ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng tiêu thụ của Công ty. - Năm 2012, Việt Nam phải chi trên 3 tỷ USD, để nhập trên 8 triệu tấn nguyên liệu về sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong đó, có 3,3 triệu tấn khô đậu tương, 2,4 triệu tấn lúa mỳ, 1,6 triệu tấn ngô, hơn 426.000 tấn bột thịt xương,... Nhiều NVL tăng giá khiến giá vốn tăng theo trong khi Công ty không thể tăng giá bán do có những sự chi phối nhất định và cạnh tranh. - Lãi suất vay vốn vẫn ở mức cao. Lãi suất cho vay năm 2011 khoảng 18- 24%/năm, năm 2012 có giảm nhưng vẫn ở mức cao 15%/năm. Sang năm 2013 cũng có thể tiếp cận mức 10%/năm, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành chỉ phải vay vốn với mức lãi suất khoảng 3-5%/năm, thậm chí còn thấp hơn, còn chưa kể họ được hỗ trợ vốn từ công ty mẹ. Mặc dù Chính sách tiền tệ của các Ngân hàng đã được nới lỏng nhưng việc thu xếp vốn vẫn gặp khó khăn do trình tự, thủ tục và điều kiện giải ngân rất phức tạp. 2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh một số năm vừa qua. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong hai năm gần đây được thể hiện thông qua Bảng 01: Bảng kết quả kinh doanh năm 2011 và năm 2012.
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 36 Lớp CQ47/11.12 Bảng 01: Bảng kết quả kinh doanh năm 2011 và năm 2012 (ĐVT: nghìn đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch Số tiền Tỉ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 136.386.030 121.539.466 14.846.564 12,22 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 356.146 767.041 -410.895 -53,57 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 136.029.884 120.772.425 15.257.459 12,63 4. Giá vốn hàng bán 133.346.617 113.658.053 19.688.564 17,32 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.683.267 7.114.372 -4.431.105 -62,28 6. Doanh thu hoạt động tài chính 6.839 10.792 -3.953 -36,63 7. Chi phí tài chính 1.671.616 1.498.376 173.240 11,56 - Trong đó: Chi phí lãi vay 1.671.510 1.492.239 179.271 12,01 8. Chi phí bán hàng 3.092.594 2.805.939 286.655 10,22 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.697.265 2.227.585 469.680 21,08 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (4.771.370) 593.264 -5.364.634 -904,26 11. Thu nhập khác 1.132.482 317.240 815.242 256,98 12. Chi phí khác 3.500 42.147 -38.647 -91,70 13. Lợi nhuận khác 1.128.982 275.093 853.889 310,40 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (3.642.388) 868.357 -4.510.745 -519,46 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 41.359 -41.359 -100,00 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (3.642.388) 826.998 -4.469.386 -540,43 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012) Từ Bảng 01, ta nhận thấy quy mô vốn kinh doanh năm 2012 của Công ty đã thu hẹp so với năm 2011: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Mặc dù vốn kinh doanh bị thu hẹp nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 so với năm 2011 tăng 14,85 tỷ đồng, tăng 12,22%. Đây được coi là một thành công lớn của Công ty khi
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 37 Lớp CQ47/11.12 tình hình thị trường tiêu thụ biến động và có sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). - Lợi nhuận sau thuế: Năm 2011, Công ty đạt lợi nhuận sau thuế gần 827 triệu đồng. Tuy nhiên, năm 2012, mức lợi nhận sau thuế lại nhỏ hơn 0, -3,64 tỷ đồng, giảm 4,47 tỷ đồng, giảm hơn 540%. Điều này có thể được giải thích do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhỏ hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Giá vốn năm 2012 so với năm 2011 tăng 19,69 tỷ đồng, tăng 17,32% trong khi doanh thu chỉ tăng 12,22%. Điều này là do giá cả NVL đầu vào tăng cao trong khi Công ty không thể tăng giá bán vì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác và nhiều yếu tố khách quan khác. Thứ hai, doanh thu hoạt động tài chính giảm 36,63% trong khi chi phí tài chính tăng 11,56%, đặc biệt chi phí lãi vay tăng 12,01% do lãi vay đến thời hạn thanh toán và lãi suất ở mức cao. Mặt khác, chi phí bán hàng tăng 10,22% và chi phí quản lí doanh nghiệp cũng tăng 21,08%. Mặc dù các khoản giảm trừ doanh thu giảm mạnh 53,57% làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên phần nào; thu nhập khác cũng tăng rất mạnh, gần 257% nhưng không thể bù đắp được sự tăng lên của giá vốn và các khoản chi phí, lợi nhuận của Công ty năm 2012 sụt giảm nghiêm trọng so với năm 2011 là điều không thể tránh khỏi. 2.2.3. Tình hình về tài sản và nguồn vốn 2.2.3.1. Tình hình về tài sản Để phân tích sự biến động về tài sản của Công ty qua các năm 2010, 2011, và 2012 ta sử dụng Bảng 02 và Bảng 03. - Về cơ cấu tài sản: Từ hai bảng cho thấy, tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của Công ty. Cuối năm 2010, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản là
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 38 Lớp CQ47/11.12 58,79%, đến cuối năm 2011 là 69,88% và cuối năm 2012 là 69,73%. Dễ thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2011, 2012 ở mức cao (gần 70%). Theo đó, tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng mạnh vào cuối năm 2011 (trên 10%) và đến cuối năm 2012 thì có giảm nhẹ. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, nguyên nhân được đánh giá là do đặc thù của ngành sản xuất thức chăn nuôi với nhu cầu sử dụng tài sản ngắn hạn cao. Ta sẽ đi xem xét cơ cấu của từng loại tài sản để hiểu rõ hơn. Trong tài sản ngắn hạn, Hàng tồn kho (HTK) luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, và có sự biến động phức tạp qua các năm: 58,79% vào cuối năm 2010; 69,88% vào cuối năm 2011 và 58,26% vào cuối năm 2012. Hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là nguyên vật liệu (NVL) với tỷ trọng luôn lớn hơn 80%, còn lại là thành phẩm, Công cụ dụng cụ và chi phí sản xuất dở dang với tỷ trọng nhỏ. Điều này cũng được giải thích bởi đặc thù của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Sự biến động thất thường của HTK trong năm 2012, nguyên nhân chủ yếu là do Công ty đã hạn chế thu mua NVL vì giá tăng cao và thị trường tiêu thụ khó khăn hơn. Tiếp đến là các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng trên 20% vào cuối các năm. Trong đó, phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 95%) và chỉ biến động nhẹ cho thấy chính sách tín dụng thương mại dành cho khách hàng của Công ty không có sự thay đổi, không thu hút thêm được các nhà đầu tư. Tiếp đó là các khoản trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều đáng lưu ý ở đây là các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi cuối năm 2010 Công ty không trích, cuối năm 2011 và 2012 nhỏ hơn 0, đây được coi là khuyết điểm của Công ty khi các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn như vậy. Công ty cần phải có biện pháp đề phòng kịp thời. Tỷ trọng của Tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng tăng qua các năm: 2,89% vào cuối năm 2010; 3,02% vào cuối năm 2011 và 15,50% vào cuối năm 2012. Tỷ trọng của Tiền và các khoản tương đương tiền có sự tăng lên đột biến ở cuối năm 2012 là do trong năm Công ty đã hạn chế thu mua NVL và thanh lý một số tài sản. Trong bối cảnh nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao như hiện nay, Công ty
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 39 Lớp CQ47/11.12 không nên giữ quá nhiều tiền mặt như vậy. Công ty nên tìm hướng đầu tư thích hợp, hiệu quả, tránh để ứ đọng tiền mặt. Trong cơ cấu tài sản dài hạn, tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng nhẹ qua các năm. Cuối năm 2010 chiếm 95,92%; cuối năm 2011 chiếm 97,38% và cuối năm 2012 là 98,47. Trong tài sản cố định chỉ bao gồm tài sản cố định hữu hình. Nhìn chung, cơ cấu tài sản của Công ty có sự khác biệt giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, nguyên nhân là do đặc thù kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn tăng mạnh vào cuối năm 2011, giảm nhẹ và cuối năm 2012, biến động trong khoảng từ 55%-70%. So sánh với các Công ty khác cùng ngành như Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Thắng là 80%, Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam là 77,22% … thì Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc có tỷ trọng tài sản ngắn hạn còn thấp. Biểu đồ 01: Cơ cấu tài sản đầu và cuối năm 2012 (ĐVT: tỷ đồng) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2012) - Về sự biến động: Qua các năm, tổng giá trị tài sản của Công ty có sự tăng mạnh cuối năm 2011 (tăng 12,29 tỷ đồng) so với cuối năm 2010 và lại giảm vào năm 2012, cuối năm 2012 giảm 5,63 tỷ đồng ứng với 9,64% so với cuối năm 2011. Điều này chủ yếu là do gia tăng tài sản ngắn hạn, cuối năm 2011 tăng 13,70 tỷ đồng so với cuối năm 2010 nhưng cuối năm 2012 lại giảm 4,02 tỷ đồng so với cuối năm 2011. Nguyên nhân là do Công ty gia tăng thu mua NVL trong năm 2011 và lại hạn chế thu mua
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 40 Lớp CQ47/11.12 trong năm 2012. Dù kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn nhưng qua ba năm, giá trị tổng tài sản của Công ty vẫn tăng lên. Sự gia tăng của tài sản ngắn hạn chủ yếu là do tăng Hàng tồn kho với số lượng lớn và đặc biệt là tiền mặt trong năm 2012. Hàng tồn kho tăng trong năm 2011 và giảm trong năm 2012 được đánh giá là hợp lí bởi công ty đã tăng được sản lượng tiêu thụ trong năm 2011 và năm 2012, giá NVL tăng cao, Công ty đã hạn chế thu mua. Tuy nhiên, tiền và các khoản tương đương tiền lại có xu hướng tăng, điều này được đánh giá là không hợp lí khi tình hình kinh tế khó khăn, tỷ lệ lạm phát cao, Công ty không nên giữ quá nhiều tiền mặt để tránh sự sụt giảm giá đồng tiền. Các khoản phát thu ngắn hạn nhìn chung ít biến động, giảm nhẹ qua các năm, Công ty chưa có thay đổi trong việc quản lý các khoản vốn bị chiếm dụng. Tài sản dài hạn có xu hướng giảm dần qua các năm với mức giảm lần lượt là 7,45% cuối năm 2011 so với cuối năm 2010 và 9,19% cuối năm 2012 so với cuối năm 2011. Sự sụt giảm này chủ yếu do hao mòn tài sản cố định hữu hình, một phần nhỏ là do chi phí trả trước dài hạn cũng giảm dần qua các năm. Nhìn chung, tài sản của Công ty qua ba năm thay đổi khá nhiều cả về sự biến động và cơ cấu, không chỉ tổng tài sản mà cơ cấu của từng thành phần trong tổng tài sản. Biểu đồ 02: Tăng trưởng tài sản qua các năm 2010,2011, 2012 (ĐVT: tỷ đồng) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 41 Lớp CQ47/11.12 Bảng 02: Cơ cấu và sự biến động tài sản năm 2011 (ĐVT: nghìn đồng) Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2010 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (% ) Số tiền Tỷ trọng (% ) Số tiền Tỷ lệ (% ) Tỷ trọng (% ) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 40.828.862 69,88 27.124.848 58,79 13.704.014 50,52 11,09 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.234.579 3,02 783.754 2,89 450.825 57,52 0,13 1. Tiền 1.234.579 100,00 783.754 100,00 450.825 57,52 0,00 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 9.366.848 22,94 9.795.862 36,11 -429.014 -4,38 -13,17 1. Phải thu khách hàng 8.964.454 95,70 9.321.188 95,15 -356.734 -3,83 0,55 2. Trả trước cho người bán 419.956 4,48 43.256 0,44 376.700 870,87 4,04 5. Các khoản phải thu khác 28.841 0,31 431.418 4,40 -402.577 -93,31 -4,10 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (46.402) -0,50 - -46.402 IV. Hàng tồn kho 28.417.427 69,63 15.805.072 58,27 12.612.355 79.80 11,33 1. Hàng tồn kho 28.417.427 100,00 15.805.072 100,00 12.612.355 79.80 0,00 V. Tài sản ngắn hạn khác 1.801.008 4,41 740.160 2,73 1.060.849 143,33 1,68 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 118.870 6,60 - 118.870 2. Thuế GTGT được khấu trừ 556.974 30,93 25.992 3,51 530.982 2.042,85 27,41 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 4.410 0,24 - 4.410 5. Tài sản ngắn hạn khác 1.120.755 62,23 714.167 96,49 406.587 56,93 -34,26 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 17.597.239 30,12 19.013.675 41,21 -1.416.435 -7,45 -11,09 II. Tài sản cố định 17.136.169 97,38 18.237.048 95,92 -1.100.880 -6,04 1,46 1. Tài sản cố định hữu hình 17.136.169 100,00 18.237.048 100,00 -1.100.880 -6,04 0,00 - Nguyên giá 21.021.850 122,68 20.383.812 111,77 638.038 3,13 10,90 - Giá trị hao mòn lũy kế (3.885.682) -22,68 (2.146.764) -11,77 -1.738.918 81,00 -10,90 V. Tài sản dài hạn khác 461.071 2,62 776.626 4,08 -315.555 -40,63 -1,46 1. Chi phí trả trước dài hạn 461.071 100,00 776.626 100,00 -315.555 -40,63 0,00 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 58.426.102 100,00 46.138.523 100,00 12.287.579 36,63 0,00 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011)
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 42 Lớp CQ47/11.12 Bảng 03: Cơ cấu và sự biến động tài sản năm 2012 (ĐVT: nghìn đồng) Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (% ) Số tiền Tỷ trọng (% ) Số tiền Tỷ lệ (% ) Tỷ trọng (% ) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 36.813.637 69,73 40.828.862 69,88 -4.015.226 -9,83 -0,15 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 5.705.459 15,50 1.234.579 3,02 4.470.880 362,14 12,47 1. Tiền 5.705.459 100,00 1.234.579 100,00 4.470.880 362,14 0,00 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 8.898.214 24,17 9.366.848 22,94 -468.634 -5,00 1,23 1. Phải thu khách hàng 9.042.294 101,62 8.964.454 95,70 77.840 0,87 5,92 2. Trả trước cho người bán 93.391 1,03 419.956 4,48 -326.565 -77,76 -3,45 5. Các khoản phải thu khác 11.702 0,13 28.841 0,31 -17.139 -59,43 -0,18 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (249.173) -2,80 (46.402) -0,50 -202.771 436,99 -2,30 IV. Hàng tồn kho 21.446.866 58,26 28.417.427 69,60 -6.970.561 -24,53 -11,34 1. Hàng tồn kho 21.446.866 100,00 28.417.427 100,00 -6.970.561 -24,53 0,00 V. Tài sản ngắn hạn khác 763.098 2,07 1.801.008 4,41 -1.037.911 -57,63 -2,34 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 179.358 23,50 118.870 6,60 60.488 50,89 16,90 2. Thuế GTGT được khấu trừ 556.974 30,93 -556.974 -100,00 -30,93 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 40.305 5,28 4.410 0,24 35.895 813,97 5,04 5. Tài sản ngắn hạn khác 543.435 71,21 1.120.755 62,23 -577.320 -51,51 8,99 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 15.980.897 30,27 17.597.239 30,12 -1.616.342 -9,19 0,15 II. Tài sản cố định 15.736.372 98,47 17.136.169 97,38 -1.399.796 -8,17 1,09 1. Tài sản cố định hữu hình 15.736.372 100,00 17.136.169 100,00 -1.399.796 -8,17 0,00 - Nguyên giá 21.399.440 135,99 21.021.850 122,68 377.590 1,80 13,31 - Giá trị hao mòn lũy kế (5.663.068) -35,99 (3.885.682) -22,68 -1.777.386 45,74 -13,31 V. Tài sản dài hạn khác 244.525 1,53 461.071 2,62 -216.545 -46,97 -1,09 1. Chi phí trả trước dài hạn 244.525 100,00 461.071 100,00 -216.645 -46,97 0,00 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 52.794.534 100,00 58.426.102 100,00 -5.631.568 -9,64 0,00 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2012)
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 43 Lớp CQ47/11.12 2.2.3.2. Tình hình về nguồn vốn Để phân tích sự biến động về nguồn vốn của Công ty qua các năm 2010, 2011 và 2012, ta sử dụng Bảng 04 và Bảng 05 - Về cơ cấu nguồn vốn: Từ hai bảng số liệu cho thấy, trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn vốn chủ sở hữu và có xu hướng tăng dần qua các năm. Cuối năm 2010, tỷ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là 36,13%; cuối năm 2011 là 48,15% và cuối năm 2012 là 49,52%. Những khoản nợ phải trả chủ yếu là do nợ vay của Công ty tại Ngân hàng Vietcombank. Tỷ trọng nợ thấp hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu cho thấy mức độ độc lập về tài chính của Công ty là rất tốt và an toàn. Công ty vay nợ chủ yếu là nợ ngắn hạn, tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ luôn cao, cuối năm 2010 là 69,16% và có xu hướng tăng, cuối năm 2011 và cuối năm 2012 lên đến gần 90%. Nguyên nhân là do giá NVL đầu vào tăng cao và có một số hợp đồng mới được kí kết, Công ty tăng sản lượng tiêu thụ, có nhu cầu tài trợ nhiều hơn. Trong nợ ngắn hạn, chiếm tỷ trọng cao nhất là phải trả người bán và vay và nợ ngắn hạn. Cuối năm 2010, tỷ trọng phải trả người bán 41,31%; cuối năm 2011 là 61,41% và cuối năm 2012 giảm còn 47,18%. Tỷ trọng này cao, nguyên nhân là do Công ty đang chiếm dụng vốn của nhà cung cấp ở mức cao, nhằm lợi dụng ưu điểm của nguồn vốn đi chiếm dụng là chịu chi phí thấp so với vay ngân hàng hay tổ chức tín dụng, tuy nhiên cần chú ý không để khoản này quá cao cũng như thanh toán kịp thời gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Công ty, đặc biệt là quá trình sản xuất kinh doanh. Vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn sau phải trả người bán, có xu hướng giảm ở cuối năm 2011 và tăng vào cuối năm 2012. Cụ thể, cuối năm 2010, tỷ trọng vay và nợ ngắn hạn chiếm 41,30%; cuối năm 2011 giảm xuống 35,81% và cuối năm 2012 lại tăng lên 47,02%. Tiếp theo là các Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước có xu hướng tăng qua các năm, Công ty cần chú trọng đến nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tỷ trọng phải trả người lao động có xu hướng tăng dần, Công ty cần chú ý thanh toán kịp thời tiền lương cho công nhân, tránh chiếm dụng quá lâu sẽ
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 44 Lớp CQ47/11.12 ảnh hưởng đến thái độ, tinh thần làm việc của họ. Các khoản người mua trả tiền trước, chi phí phải trả, … chiếm tỷ trọng nhỏ và thay đổi không đáng kể. Trong cơ cấu nợ dài hạn chủ yếu là vay và nợ dài hạn, tuy nhiên tỷ trọng vay và nợ dài hạn có xu hướng giảm dần qua các năm. Cuối năm 2010, tỷ trọng vay và nợ ngắn hạn là 99,77%; cuối năm 2011 là 99,63% và cuối năm 2012 là 99,56%. Công ty đã thanh toán được dần các khoản vay và nợ dài hạn, và hiện tại Công ty chưa có dự án đầu tư trong tương lai. Còn lại là khoản dự phòng trợ cấp việc làm chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Về vốn chủ sở hữu của Công ty ta thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu của Công ty giảm dần qua các năm. Cuối năm 2010, tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 63,87%; sau đó giảm mạnh, cuối năm 2011 là 51,85% và cuối năm 2012 còn 50,48%. Trong vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao nhất và không đổi qua các năm. Còn lại là lợi nhuận chưa phân phối chiếm tỷ trọng nhỏ. Riêng năm 2012, lợi nhuận sau thuế của Công ty âm hơn 3 tỷ đồng nên tỷ trọng lợi nhuận chưa phân phối âm khá lớn làm sụt giảm vốn chủ sở hữu 12,57%. Công ty chưa chú trọng vào mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, Công ty cần phải tìm ra hướng đi thích hợp trong thời điểm khó khăn hiện nay. Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của Công ty theo hướng gia tăng sử dụng nợ, và đòn bẩy tài chính nhưng còn ở mức nhỏ. Điều này giúp tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, khuếch đại tỷ suất sinh lời, tuy nhiên kèm theo đó là rủi ro. So sánh tỉ lệ vay nợ so với một số Công ty cùng ngành: Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Thắng là 52%, Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam là 62%, … tỷ lệ vay nợ của Công ty còn ở mức thấp.
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Sv thực hiện: Nguyễn Tuấn Đạt 45 Lớp CQ47/11.12 Biểu đồ 03: Cơ cấu nguồn vốn đầu và cuối năm 2012 (ĐVT: tỷ đồng) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2012) - Về sự biến động nguồn vốn: Tồng nguồn vốn có sự gia tăng qua các năm. Cuối năm 2011 tăng 12,29 tỷ đồng so với cuối năm 2010, cuối năm 2012 lại giảm 5,83 tỷ đồng so với cuối năm 2011. Trong đó, chủ yếu là do nợ phải trả tăng 11,46 tỷ đồng cuối năm 2011 so với cuối năm 2010, và giảm 1,99 tỷ đồng cuối năm 2012 so với cuối năm 2011. Vốn chủ sở hữu giảm 3,62 tỷ đồng là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự sụt giảm tổng nguồn vốn cuối năm 2012 so với cuối năm 2011. Trong nợ ngắn hạn ta xét tới phải trả người bán và vay và nợ ngắn hạn. Trong năm 2011, hai khoản này ở thời điểm cuối năm tăng mạnh so với thời điểm đầu năm: phải trả người bán tăng 10,35 tỷ đồng; vay và nợ ngắn hạn tăng 4,19 tỷ đồng. Năm 2012, nợ ngắn hạn tăng là do Công ty tăng cường vay ngắn hạn, cuối năm 2012 vay và nợ ngắn hạn tăng đến 2,1 tỷ đồng so với đầu năm. Nguyên nhân là do giá NVL tăng cao, Công ty tăng cường vay nợ để mua đủ NVL phục vụ nhu cầu sản xuất. Trong năm 2012, nợ ngắn hạn chỉ tăng nhẹ so với năm 2011 nguyên nhân chính là do khoản phải trả người bán giảm 4,26 tỷ đồng. Giá NVL tăng cao, Công ty buộc phải hạn chế thu mua. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước có xu hướng tăng qua ba năm và tăng mạnh trong năm 2012. Công ty cần phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước kịp thời. Phải trả người lao động cũng tăng qua các năm và tăng mạnh cuối năm 2012 so với cuối năm 2011 (hơn 440 triệu đồng). Công ty đang tăng chiếm dụng vốn từ người lao động, cần phải thanh toán kịp thời. Người mua trả tiền trước và chi phí phải trả