SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 1 Líp CQ46/11.05
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2011, với bối cảnh trì trệ trong phát triển nền kinh tế và lạm phát
toàn cầu, sự suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn cầu đặc biệt ở các nước có nền
kinh tế phát triển và kéo theo đó là sự ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế
của các nước đang phát triển. Thậm chí, sự suy thoái này có thể kéo dài trong
những năm tiếp theo. Điều này dẫn đến, giảm tốc độ tăng trưởng diễn ra ở
nhiều nước và thậm chí tăng trưởng chỉ đạt ở mức tối thiểu.
Trong điều kiện đó, Việt Nam không thể không bị ảnh hưởng. Những
tác động của sự suy thoái kinh tế là chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi. Trong
thời điểm này, các doanh nghiệp Việt nam phải đưa ra cho mình những chính
sách tài chính hợp lí để đối phó với sự suy thoái này. Một số doanh nghiệp đã
có những sự đổi mới để tồn tại và phát triển song hiệu quả sản xuất kinh
doanh vẫn chưa được cao. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải tính toán thật
cẩn thận và hiệu quả của mỗi đồng vốn bỏ ra, đảm bảo hiệu quả khi sử dụng.
Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa là một công ty cổ phần hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, quy mô của công ty không lớn, trình độ
quản lý còn hạn chế nên công ty cũng không tránh khỏi phải đối đầu với
những vấn đề trong quản lí và sử dụng vốn của mình. Vốn trong doanh nghiệp
thường phải chia thành hai phần là: Vốn cố định và vốn lưu động, trong đó
vốn lưu động được ví như dòng máu luôn vận động tuần hoàn để nuôi sống
doanh nghiệp. Do đó, việc tìm ra giải pháp để công ty quản lí và sử dụng vốn
lưu động hợp lí và có hiệu quả là một ý nghĩa quan trọng để duy trì hoạt động
của doanh nghiệp.
Nhằm góp phần hoàn thiện những lí luận về vốn lưu động và cách quản
lí để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, sau một thời gian tìm hiểu thực
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 2 Líp CQ46/11.05
tế tại công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa, em đã quyết định đi sâu và nghiên
cứu để hoàn thành đề tài luận văn: “ Vốn lưu động và một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần
Viglacera Xuân Hòa ”.
Nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương I: những vấn đề lí luận chung về vốn lưu động và hiệu quả
sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng việc tổ chức quản lí, sử dụng vốn lưu động
của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa.
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian thực tập có hạn và trình
độ về lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên luận văn của em khó tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp và giúp đỡ từ các thầy
cô trong khoa Tài Chính Doanh Nghiệp cùng toàn thể các cô chú, anh chị
trong công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa để luận văn của em có thể hoàn
thiện hơn nữa.
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Lỗ Trung Kiên
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 3 Líp CQ46/11.05
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP:
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm luân chuyển vốn lưu động trong doanh
nghiệp:
Trong nền kinh tế thị trường “ Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có
tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh ”. Tức là tổ chức thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đíchsinh lời.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố định, doanh
nghiệp cần phải có các tài sản lưu động. Tài sản lưu động chính là biểu hiện ở
hình thái hiện vật của vốn lưu động. Vì vậy mà đặc điểm của vốn lưu động
luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Tài sản lưu
động trong các doanh nghiệp thường được chia thành hai loại: Tài sản lưu
động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông:
Tài sản lưu động sản xuất: Gồm một bộ phận là các vật tư dự trữ để
đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên liệu chính, vật liệu
phụ, nguyên liệu.v.v…và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá
trình sản xuất như: Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,v.v…
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 4 Líp CQ46/11.05
Tài sản lưu động lưu thông: Là những tài sản lưu động nằm trong quá
trình lưu thông của doanh nghiệp như: Thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ,
vốn bằng tiền, tiền trong thanh toán, v.v…
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài
sản lưu động lưu thông luôn thay thế chỗ cho nhau, vận động không ngừng
nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi.
Để đăm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường
xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động nhất
định. Do đó, để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra
một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này được gọi là
vốn lưu động của doanh nghiệp.
Khác với tài sản cố định. Tài sản lưu động luôn thay đổi hình thái biểu
hiện để tạo ra sản phẩm. Vì vây, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một
lần vào giá thành của sản phẩm tiêu thụ. Như vậy, vốn lưu động của doanh
nghiệp sẽ không ngừng vận động qua cả chu kỳ kinh doanh. Tính chất tuần
hoàn này được thể hiện trong ba giai đoạn: Mua sắm dự trữ vật tư, sản xuất và
tiêu thụ.
Sơ đồ tuần hoàn chu chuyển vốn lưu động:
T----------------------H-----------sx-----------H’---------------------T’
 Giai đoạn 1( T -- H): Doanh nghiệp dùng tiền mua hàng hóa, nguyên vật liệu
…nhằm dự trữ phục vụ sản xuất kinh doanh. Lúc này, vốn lưu động chuyển
từ hình thái tiện tệ sang hình thái vật tư, hàng hóa.
 Giai đoạn 2 (H-- sx -- H’): Các vật tư dự trữ ( hàng hóa nguyên vật liệu,…)
trải qua quá trình bảo quản, sơ chế, đưa vào dây chuyền công nghệ sản xuất.
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 5 Líp CQ46/11.05
Trong quá trình này, vốn chuyển từ hình thái hàng hóa vật tư dự trữ sang hình
thái sản phẩm dở dang, bán thành phẩm rồi sang thành phẩm.
 Giai đoạn 3 (H’ -- T’): Doanh nghiệp tiến hành công tác tiêu thụ sản phẩm và
thu tiền về. Giai đoạn này vốn được chuyển từ hình thái thành phẩm sang
hình thái tiền tệ, tức là trở về hình thái ban đầu nhưng với lượng tiền tệ lớn
hơn lượng vốn tiền tệ ban đầu.
Sự vận động của vốn lưu động từ hình thái ban đầu là vốn bằng tiền
chuyển qua các hình thái khác nhau của các giai đoạn trong quá trình sản xuất
kinh doanh cuối cùng lại trở về hình thái ban đầu của nó gọi là sự tuần hoàn
của vốn lưu động. “ Do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn
ra một cách thường xuyên liên tục nên lượng vốn lưu động cũng tuần hoàn
không ngừng, được lặp đi lặp lại có tính chu kì và được gọi là sự chu chuyển
của vồn lưu động”.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bới
các đặc điểm của tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiệp có các
đặc điểm cơ bản sau:
o Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổihình thái biểu hiện.
o Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn
bộ sau mỗi chu trình kinh doanh.
o Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
Từ những phân tích trên ta có thể rút ra: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số
vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên được thực hiện thường
xuyên, liên tục. Vốn lưu động chuyển hóa toàn bộ giá trị ngay trong một lần
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 6 Líp CQ46/11.05
và được thu lại toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một
vòng luân chuyển, khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.
1.1.2.phânloạivốn lưu động của doanh nghiệp:
Việc tổ chức, quản lí vốn lưu động trong doanh nghiệp là một vấn đề
rất được lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm bởi vì, nếu phân bổ vốn hợp lí trong
các giai đoạn luân chuyển thì tổng số vốn lưu động có thể ít hơn nhưng lại
mang lại hiệu quả cao hơn. Muốn vậy, cần phải tiến hành phân loại vốn lưu
động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Sau đây là một số cách
phân loại chủ yếu được áp dụng:
1.1.2.1. Dựa vào hình thái biểu hiện của vốn
Ta có thể chia vốn lưu động thành: Vốn bằng tiền và vốn về hàng tồn
kho.
1.1.2.1.1. Vốn bằng tiền và các khoản phảithu:
 Vốn bằng tiền gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân Hàng và tiền đang
chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ
dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt
động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có một lượng tiền nhất định.
 Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện ở
số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán
hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức cung trước trả sau. Ngoài ra, với một
số trường hợp mua sắm một số vật tư khan hiếm, doanh nghiệp còn có thể
phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản
tạm ứng.
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 7 Líp CQ46/11.05
1.1.2.1.2. Vốn về hàng tồn kho:
Trong doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hàng hóa gồm: Vốn vật tư dự
trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Các loại này được gọi chung là
vốn về hàng tốn kho. Xem xét chi tiết hơn cho thấy, vốn về hàng tồn kho của
doanh nghiệp gồm:
 Vốn nguyên vật liệu chính: Là giá trị các loại nguyên vật liệu chính dự trữ
cho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất, chúng hợp thành thực thể của sản
phẩm.
 Vốn vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật liệu phụ dự trữ cho sản xuất, giúp cho
việc hình thành sản phẩm, nhưng không hợp thành thực thể chính của sản
phẩm, chỉ làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài của sản phẩm
hoặc tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi.
 Vốn nhiên liệu: Là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.
 Vốn phụ tùng thay thế: Là giá trị các loại vật tư dùng để thay thế, sửa chữa
các tài sản cố định.
 Vốn vật đóng gói: Là giá trị các loại vật liệu bao bì dùng để đóng gói sản
phẩm trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
 Vốn công cụ dụng cụ: Là giá trị các công cụ dụng cụ không đủ tiêu chuẩn tài
sản cố định dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Vốn sản phẩm đang chế: Là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất kinh
doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất ( giá trị
sản phẩm dở dang, bán thành phẩm).
 Vốn về chi phí trả trước: Là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có
tác dụng trong nhiều chu trính sản xuất kinh doanh nên chưa thể tínhváo giá
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 8 Líp CQ46/11.05
thành sản phẩm trong kỳ này, mà được tính dần vào giá thành sản phẩm các
kỳ tiếp theo như chí phí cái tiến kỹ thuật, chi phí nghiên cứu thí nghiệm…
 Vốn thành phẩm: Là giá trị các sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt tiêu
chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho.
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tốn kho dự
trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
1.1.2.2. Dựa vào vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuấtkinh
doanh.
Theo cách phân loại này thì vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia
thành các loại chủ yếu sau:
+ Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Đây là bộ phận vốn lưu
động cần thiết nhằm thiết lập các loại dự trữ về vật tư hàng hóa đảm bảo cho
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành thường xuyên liên
tục. Bao gồm: giá trị các loại nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn
nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn công cụ dụng cụ nhỏ.
+ Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất: Là vốn lưu động được
chiếm dụng từ khi đưa vật tư vào sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm hoàn
chỉnh. Bao gồm: vốn của sản phẩm đang chế tạo, vốn về chi phí trả trước, vốn
sản phẩm dở dang, vốn bán thành phẩm.
+ Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Là vốn lưu động chiếm dụng kể
từ khi thành phẩm nhập kho cho tới khi tiêu thụ được sản phẩm và thu được
tiền về, gồm các khoản: Vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn trong thanh
toán, các khoản đầu tư vôn ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn…
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 9 Líp CQ46/11.05
Cách phân loại này cho thấy rõ vai trò của từng thành phần vốn đối với
quá trình kinh doanh, và sự phân bổ của vốn lưu động trong các khâu của quá
trình luân chuyển vốn. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tổ chức quản lí
thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu vốn lưu động hợp lí, tăng được tốc độ luân
chuyển vốn lưu động.
Trên đây là 2 cách phân loại vốn lưu động chủ yếu hiện nay. Mỗi cách
phân loại đều đáp ứng nhứng yêu cấu nhất định của công tác quản lí.
1.1.3. Nhu cầuvốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầuvốn
lưu động của doanh nghiệp.
1.1.3.1. Nhu cầu vốn lưu động:
Qua quan sát và nghiên cứu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, ta
thấy nhu cầu tài chính của doanh nghiệp thường xuyên biến dổi không ngừng
trong từng tháng, quý, năm. Chính vì vậy, các nhà quản trị tài chính doanh
nghiệp luôn phải thu thập và phân tích những thông tin liên quan đến thay đổi
về các dòng tiền và dự trữ trong doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định tài
chính phù hợp. Một trong những chỉ tiêu tài chính mà doanh nghiệp cần
nghiên cứu là vốn lưu động.
Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là thể hiện số vốn tiền tệ cần
thiết mà doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ
hàng tồn kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi sử dụng khoản tín dụng của
nhà cung cấp và khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ( tiền lương phải
trả, nợ phải trả khác có tính chu kỳ).
Công thức tính nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp:
Nhu
cầu
=
Mức dự
trữ
+
Khoản
phải thu từ
-
Khoản phải trả nhà cung
cấp và các khoản phải trả
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 10 Líp CQ46/11.05
VLĐ hàng
tồn kho
khách
hàng
khác có tính chu kỳ
Căn cứ vào tính chất cũng như thời gian sử dụng vốn lưu động người ta
chia nhu cầu vốn lưu động thành hai loại:
 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết: Là số vốn tính ra phải đủ để
bảo đảm cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục, nghĩa là
với mỗi quy mô kinh doanh, với mỗi điều kiện mua sắm dự trữ hàng hóa, vật
tư và lượng sản phẩm đã được xác định, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có
thường xuyên một lượng vốn lưu động nhất định.
 Nhu cầu vốn lưu động tạm thời: Là nhu cầu vốn lưu động ứng vào tăng thêm
trong quá trình sản xuất kinh doanh để đáp ứng tăng thêm về dự trữ vật tư,
hàng hóa do sự gia tăng có tính thời vụ,do nhận thêm đơn hàng, do biến động
giá cả…
Trong điều kiện hiện nay, mọi nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động kinh
doanh, doanh nghiệp đều phải tự tài trợ. Do đó, việc xác đinh rõ nhu cầu vốn
lưu động không những tránh được tình trạng ứ đọng vốn mà còn đáp ứng
được nhu cầu của sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, việc xác định nhu cầu
vốn lưu động cũng là một căn cứ quan trọng cho việc xác định nguồn tài trợ
vốn lưu động cho doanh nghiệp.
+ Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động quá cao sẽ không
khuyến khích doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động gây nên tình trạng ứ đọng vật tư, vốn chậm luân
chuyển gia tăng các chi phí không cần thiết dẫn đến giá thành sản phẩm tăng,
giảm lợi nhuận.
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 11 Líp CQ46/11.05
+ Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động quá thấp sẽ gây nhiều
khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể gây
gián đoạn sản xuất, thanh toán chậm, nợ nần, khó có thể đáp ứng các nhu cầu
vốn phát sinh đột biến.
1.1.3.2. Cácnhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu vốn lưu động của doanh
nghiệp:
Nhu cầu vốn lưu động trong doanh nghiệp là một đại lượng không cố
định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, cần chú ý một số yếu tố chủ
yếu sau:
 Những yếu tố về đặc điểm, tính chất ngành nghề kinh doanh như: Chu kỳ
kinh doanh, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ trong công việc kinh doanh,
những thay đổi về kỹ thuật, công nghệ sản xuất, v.v… Các yếu tố này có ảnh
hưởng trực tiếp đến số vốn lưu động mà doanh nghiệp phải ứng ra và thời
gian ứng vốn
 Những yếu tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm:
o Khoảng cách giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp vật tư, hàng hóa.
o Sự biến động về giá cả của các loại vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp sử
dụng trong hoạt động kinh doanh.
o Khoảng cách giữa doanh nghiệp và thị trường bán hàng.
o Điều kiện và phương tiện vận chuyển,v.v…
Chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ
chức thanh toán: Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng của doanh
nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến thanh toán quy mô các khoản phải thu. Việc
tổ chức tiêu thụ và thực hiện các thủ tục thanh toán và tổ chức thu tiền bán
hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 12 Líp CQ46/11.05
1.1.4. Nguồnhình thành vốn lưu động của doanh nghiệp:
1.1.4.1.Phân loại nguồn vốn lưu động
- Theo quan hệ sở hữu vốn.
Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp thì VLĐ được chia
làm 2 loại đó là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
+ VCSH là số vốn huy động được thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phôi và
định đoạt. Tuỳ theo loại hình sở hữu doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có những nội dung cụ thể như: Nguồn vốn từ
ngân sách cấp hay có nguồn gốc từ ngân sách cho các Công ty nhà nước; Vốn
do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra; Vốn góp cổ phần trong các Công ty cổ
phần; Vốn bổ sung từ lợi nhuận để lại nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp v.v…
+ Các khoản nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh
nghiệp có trách nhiệm phải trả cho các tác nhân kinh tế khác. Nó bao gồm các
khoản:
o Nguồn vốn tín dụng: là số vốn vay của các ngân hàng thương mại, các
tổ chức tín dụng hoặc qua phát hành trái phiếu.
o Nguồn vốn chiếm dụng: phản ánh số vốn mà doanh nghiệp chiếm
dụng một cách hợp pháp của các chủ thể khác. Trong nền kinh tế thị trường
phát sinh các quan hệ thanh toán như: phải trả người bán, phải nộp ngân sách,
phải trả công nhân viên v.v…
- Căn cứtheo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn.
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 13 Líp CQ46/11.05
Theo tiêu thức này nguồn VLĐ được chia thành: Nguồn VLĐ thường
xuyên và nguồn VLĐ tạm thời.
+ Nguồn VLĐ thường xuyên: Là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn
định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thành nên các TSLĐ
thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể
được xác định theo công thức sau:
Nguồn VLĐ
thường xuyên
=
Tổng nguồn vốn thường
xuyên của doanh nghiệp
-
Giá trị tài sản
dài hạn
Hoặc có thể tính bằng công thức sau:
Nguồn VLĐ
thường xuyên
= Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
+ Nguồn VLĐ tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một
năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm
thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn, các khoản
phải trả người bán, các khoản phải trả phải nộp khác…
1.1.4.2. Cácmôhình tài trợ vốn lưu động.
Mô hình tài trợ thứ nhất:
Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn
thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm
thời.
- Lợi íchcủa áp dụng mô hình này:
+ Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ
an toàn cao hơn.
+ Giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn.
- Hạn chế của việc sử dụng mô hình này:
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 14 Líp CQ46/11.05
Chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào
nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn, song kém linh hoạt hơn.
Mô hình tài trợ thứ hai:
Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần TSLĐ tạm thời được
đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời còn lại
được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Sử dụng mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao, tuy
nhiên, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nên
doanh nghiệp phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn.
Nguồn vốn
tạm thờivốn
tạm thời
Nguồn vốn
nguồn vốn
thường xuyên
TSLĐ thường xuyên
Tiềnề
n
n
TSCĐ
TSLĐ tạm thời
Thời gianHình 1: Mô hìnhtài trợ thứ nhất
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 15 Líp CQ46/11.05
Mô hình tài trợ thứ 3:
Theo mô hình này thì toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên
được bảo đảm bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường
xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Về lợi thế, mô hình này chi phí sử dụng vốn thấp hơn vì sử dụng nhiều hơn
nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt hơn. Việc
sử dụng mô hình này, doanh nghiệp cũng cần sự năng động trong việc tổ chức
nguồn vốn, vì áp dụng mô hình này, khả năng gặp rủi ro sẽ cao hơn. Trên
thưc tế, mô hình này thường được các doanh nghiệp được lựa chọn, vì một
phần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên..
TSLĐ thường xuyên
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường xuyên
Thời gian
TSLĐ thường xuyên
Tiền
TSCĐ
TSLĐ tạm thời
Hình 3: Mô hình tài trợ thứ ba
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường xuyên
Thời gian
TSLĐ thường xuyên
Tiền
TSCĐ
TSLĐ tạm thời
Hình 2: Mô hình tài trợ thứ hai
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 16 Líp CQ46/11.05
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là chỉ tiêu chất lượng phản ánh tổng
hợp những cố gắng, những biện pháp hữu hiệu về kỹ thuật, về tổ chức sản
xuất, tổ chức thúc đẩy sản xuất phát triển.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là đảm bảo với số vốn hiện
có, bằng các biện pháp quản lí và tổng hợp nhằm khai thác triệt để khả năng
vốn có để có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.
Quan niệm về tính hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động được hiểu
trên hai khía cạnh:
Một là: Với số vốn hiện có có thể sản xuất thêm một lượng sản phẩm
với chất lượng tốt, giá thành hạ để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hai là: Đầu tư thêm vốn một cách hợp lí nhằm mở rộng quy mô sản
xuất để tăng doanh thu tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng của lợi nhuận
phải lớn hơn tốc độ tăng của vốn.
Trước đây, trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp quốc doanh được
Nhà nước bao cấp hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi, bao cấp về giá…Sản xuất
kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh, lỗ Nhà nước bù, lãi Nhà nước thu… Do
đó, công tác quản lý kinh doanh sử dụng vốn trong các doanh nghiệp quốc
doanh không được thực hiện đúng mức, vai trò của vốn bị xem nhẹ, vì vậy
hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Hiện nay, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, các
doanh nghiệp không còn được bao cấp về vốn nữa, doanh nghiệp phải tự
trang trải chi phí và đảm bảo kinh doanh có lãi để tồn tại. Thực tế này đòi hỏi
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 17 Líp CQ46/11.05
các nhà quản lí tài chính doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói
riêng.
1.2.2. Các chỉtiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp.
 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Việc sử dụng vốn lưu động biểu hiện ở tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu
động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử
dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cao hay thấp.
+ Số lần luân chuyển vốn lưu động( hay số vòng quay vốn lưu động)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
Trong đó L :số lần luân chuyển vốn lưu động ở trong kỳ( thường là 1 năm)
M: tổng mức luân chuyển vốn lưu động
VLĐ: Số VLĐ bình quân sử dụng ở trong kỳ được xác định
bằng phương pháp bình quân số học.
+ Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn.
Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ
luân chuyển VLĐ ở kỳ này so với kỳ trước.
Công thức:
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 18 Líp CQ46/11.05
Trong đó:
Vtk: số VLĐ tiết kiệm nếu mang giá trị âm, hay phải tăng lên nếu mang
giá trị dương.
M1: Tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ so sánh (kỳ kế hoạch).
L0, L1: Số lần luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc.
K0, K1: Kỳ luân chuyển vốn lưu kỳ so sánh, kỳ gốc.
+ Hàm lượng VLĐ (Mức đảm nhiệm VLĐ).
Là số VLĐ cần có để đạt được một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ
sản phẩm. Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng
cần bao nhiêu VLĐ.
Công thức:
Trong đó:
Sn : Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ.
+ Ngoài ra còn dùng 1 số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của
một số khoản vốn chủ yếu.
- Về hàng tồn kho:
Hệ số vòng quayhàng tồn kho.
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay hàng tồn kho luân chuyển trong kì.
Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì càng hiệu quả.
Hệ số vòng quay
hàng tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
Số dư bình quân hàng tồn kho trong kỳ
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 19 Líp CQ46/11.05
Đối với doanh nghiệp sản xuất thì giá vốn hàng bán tính theo giá thành
sản xuất của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ còn đối với doanh nghiệp
thương mại thì tính theo trị giá vốn của hàng xuất bán.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh số ngày trung bình của
một vòng quay hàng tồn kho. Công thức:
Số ngày một vòng
quay hàng tồn kho
=
Số ngày trong kì
Số vòng quay
hàng tồn kho
- Kỳ thu tiền bình quân
Kì thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các
khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kì thu tiền trung
bình càng nhỏ và ngược lại.
Kỳ thu tiền bình quân =
Số dư bình quân các khoản phải thu x360
Doanh thu bán hàng có thuế
Hệ số này phản ánh khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh
nghiệp nhanh hay chậm, kỳ thu tiền càng ngắn thì khả năng thu hồi vốn trong
thanh toán của doanh nghiệp càng nhanh.
1.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP HIỆN NAY .
1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp :
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn
lưu động luân chuyển liên tục không ngừng từ hình thái này sang hình thái
khác. Tại một thời điểm vốn lưu động tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau,
trong quá trình vận động nó chịu tác động bởi nhiều nhân tố làm ảnh hưởng
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 20 Líp CQ46/11.05
đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, bao gồm nhân tố khách quan và
nhân tố chủ quan.
1.3.1.1. Những nhân tố khách quan:
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của
một số nhân tố khách quan như sau :
Một là : Tác động của nền kinh tế
Hoạt động của các doanh nghiệp đều chịu sự tác động rất lớn của nền
kinh tế. Nếu nền kinh tế phát triển ổn định thì hiệu quả sử dụng vốn cao.
Ngược lại nếu điều kiện tăng trưởng thấp, lãi suất và tỷ giá không ổn định,
thất nghiệp và lạm phát cao, sức mua của đồng tiền giảm sút dẫn đến sự tăng
giá các loại vật tự hàng hóa…gây khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Hai là : Nhân tố rủi ro
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì nhân tố rủi ro bất thường
trong quá trình kinh doanh là rất lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp. Lý do là nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế
cùng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng cạnh tranh và khi thị
trường không ổn định, sức mua của thị trường có hạn sẽ làm gia tăng khả
năng rủi ro của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp phải những rủi
ro do thiên nhiên gây ra như : hỏa hoạn, lũ lụt… mà doanh nghiệp không thể
lường trước được.
Ba là : Môi trường pháp lý
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 21 Líp CQ46/11.05
Một hành lang pháp lý với hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, các chính
sách vĩ mô ( thuế, chính sách đầu tư) cũng tác động mạnh tới hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể như viêc quy định về vốn, thuế doanh thu,
thuế thu nhập của doanh nghiệp, chính sách cho vay… đều có thể làm tăng
hay giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Bốn là : Ảnh hưởng của giả cả sản phẩm tiêu thụ trên thị trường
Cung cầu trên thị trường là một trong những yếu tố quyết định tới giá
cả sản phẩm tiêu thụ. Nếu giá cả tiêu thụ trên thị trường tăng sẽ làm cho chi
phí đầu vào tăng, đồng thời giá thành sản phẩm cũng phải tăng lên, dẫn đến
giá bán của doanh nghiệp tăng, nếu giá bán tăng cao hơn mức thị trường có
thể chấp nhận được thì doanh nghiệp khó tiêu thụ sản phẩm kéo theo là doanh
thu và lợi nhuân giảm. Ngược lại, nếu mức độ tăng giá của doanh nghiệp thấp
hơn so với thị trường thì cầu về sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng, sẽ đẩy
nhanh được quá trình tiêu thụ sản phẩm, từ đó tăng doanh thu, tăng tốc độ
luân chuyển vốn, vốn được thu hồi nhanh để tiếp tục quay vòng.
Như vậy, sự biến đổi của giá cả thị trường có thể làm tăng hoặc giảm
chi phí, có nghĩa doanh nghiệp sẽ tăng hoặc giảm được một lượng vốn trong
đó có vốn lưu động bỏ vào sản suất kinh doanh, từ đó có ảnh hưởng tới doanh
thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Năm là : Do tác động của khoa học kỹ thuật
Trước đây, đối tượng lao động được hình thành chủ yếu từ nguồn gốc
tự nhiên. Hiện nay, cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ đã tác
động trực tiếp tới tất cả các yếu tố đầu vào của sản xuất ( đối tượng lao động,
tư liệu lao động, sức lao động) và đã trở thành một bộ phận của lực lượng sản
xuất.
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 22 Líp CQ46/11.05
Với sự ưu việt của khoa học, đối tượng lao động được hình thành có
nguồn gốc nhân tạo, có chất tính năng tốt và giá cả rẻ. Do vậy nếu doanh
nghiệp không biết nắm bắt kịp thời và ứng dụng trong sản xuất kinh doanh thì
sẽ bị tác động giảm giá vật tư dẫn đến vốn kinh doanh trong đó có vốn lưu
động bị mất giá.
1.3.1.2. Những nhân tố chủ quan:
Ngoài những nhân tố khách quan trên, còn có những nhân tố mang tính
chủ quan ảnh hưởng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Thứ nhất là : Do trình độ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất của doanh
nghiệp
Để có hiệu qua cao thì bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất phải đồng
bộ, ăn khớp. Năng lực quản lý của doanh nghiệp có hiệu quả hay không được
thể hiện trong các khâu: xác định nhu cầu vốn lưu động có chính xác, bố trí sử
dụng vốn có mục đích, có tổ chức côngtác quản lý thu hồi nợ tránh lãng phí.
Doanh nghiệp quản lý vốn không chặt chẽ dẫn đến tình trạng lãng phí
vốn, nhất là vốn lưu động trong quá trình mua sắm, dự trữ. Việc mua các loại
vật tư không phù hợp với quy trình sản xuất, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
và chất lượng quy định, trong quá trình sử dụng lại không tận dụng hết phế
phẩm, phế liệu…cũng tác động khong nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của doanh nghiệp.
Mặt khác, nếu trình độ quản lý doanh nghiệp còn yếu kém, hoạt động
kinh doanh thua lỗ kéo dài sẽ làm vốn bị thâm hụt dần sau mỗi chu kỳ sản
xuất kinh doanh, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm đi, trong đó có vốn lưu
động.
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 23 Líp CQ46/11.05
Thứ hailà: Do việc lựa chọn phương án đầu tư
Khi lựa chọn phương án đầu tư doanh nghiệp phải cân nhắc sao chu
phù hợp với tình hình và đặc điểm của doanh nghiệp mình. Nếu doanh nghiệp
đầu tư sản xuất những sản phẩm, lao vụ, dịch vụ có chât lượng cao, giá thành
hạ và được thị trường chấp nhận thì tất yếu hiệu quả kinh doanh sẽ cao. Còn
ngược lại, chất lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ kém, không phù hợp với yêu
cầu thị trường dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, làm cho hiệu quả sự dụng vốn
thấp.
Trên đây là một số các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp ngày một tăng trưởng và phát
triển, khẳng định vị thế trên thị trường đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp
cần nghiên cứu các nhân tố để từ đó đưa ra các biện pháp cần thiết phát huy
những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả
sử dụng vốn nói chung, và nhất là vốn lưu động nói riêng.
1.3.3. Mộtsố biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của doanhnghiệp:
Xuất phát từ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã
trình bày ở trên thì xu hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động là không ngừng tăng doanh thu và tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hợp
lý. Từ những xu hướng đó có thể chỉ ra một số biện pháp cơ bản sau :
Thứ nhất : Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn lưu động thường
xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc xác định đúng giúp doanh nghiệp đưa ra kế hoạch tổ chức huy
động vốn nhằm hạn chế tình trạng thiếu vốn, gây gián đoạn hoạt động sản
xuất kinh doanh hoặc phải đi vay ngoài kế hoạch với lãi suất cao, làm giảm
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 24 Líp CQ46/11.05
lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời cũng tránh được tình trạng ứ đọng vốn,
thúc đẩy vốn lưu động luân chuyển nhanh nhằm phát huy được hiệu quả kinh
tế cho doanh nghiệp.
Thứ hai: Lựa chọn hình thức huy động vốn lưu động và đầu tư đúng
đắn.
Doanh nghiệp cần tích cực khai thác triệt để nguồn vốn bên trong
doanh nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu vốn lưu động của doanh
nghiệp, đồng thời tính toán lựa chọn huy động các nguồn vốn bên ngoài với
mức độ hợp lý của từng nguồn nhằm giảm mức thấp nhất chi phí sủa dụng
vốn. Khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ thị trường tiêu
thụ, tình hình cung ứng nguyên vật liệu, quy trình công nghệ, áp dụng tổng
hợp nhiều biện pháp để rút ngắn chu kỳ sản xuất.
Thứ ba: Tổ chức quá trình sản xuất và đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản
phẩm.
Doanh nghiệp cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất,
không ngừng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành tiết kiệm được
nguyên vật liệu. Mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường công tác tiếp thị,
marketing, thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tăng khối lượng sản
phẩm tiêu thụ, hạn chế tối đa sản phẩm tồn kho, tăng nhanh vòng quay của
vốn.
Thứ tư: Quản lý chặt chẽ các khoản vốn.
Quản trị tốt vốn bằng tiền: Bằng việc xác định mức tồn quỹ hợp lý, dự
đoán, quản lý các luồng nhập, xuất ngân quỹ.
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 25 Líp CQ46/11.05
Quản trị hàng tồn kho: Để đảm bảo doanh nghiệp không bị gián đoạn
sản xuất, không bị thiếu sản phẩm hàng hóa, nhưng đồng thời phải tối thiểu
các chi phí dự trữ tài khoản tồn kho.
Quản lý tốt công tác thanh toán nợ: Tránh tình trạng bán hàng không
thu được tiền, vốn bị chiếm dụng, gây nên nợ khó dòi làm thất thoát vốn lưu
động.
Thứ năm:các biện phápdựphòngrủido.
Công ty cần có những biện pháp thiết thực trong sử dụng và quản lý
vốn lưu động như mua bảo hiểm hay trích lập quỹ dự phòng rủi ro để có các
biện pháp thiết thực đề phòng rủi ro trong kinh doanh trong thời điểm kinh tế
khó khăn như hiện nay để đảm bảo về mức độ an toàn tín dụng và an toàn tài
chính cho công ty.
Thứ sáu: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ các
bộ quản lý, nhấtlà đội ngũ các bộ quản lý tài chính.
Trước tiên cần nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản
lý nhất là cán bộ tài chính, để họ những nhà lãnh đạo nhà quản lý trong doanh
nghiệp thật sự có trình độ và nhạy bén với những diễn biến phức tạp của thị
trường, đúng đắn trong việc ra các quyết định. Đồng thời có kế hoạch tuyển
dụng và đào tạo nguồn nhân lực ngay từ đầu để chuẩn bị thay thế cho những
cán bộ công nhân không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của công việc. Bên
cạnh đó cần có những chính sách kỷ luật và đãi ngộ hợp lý nhằm khyến khích
và phát huy sức sáng tạo, lòng nhiệt tình, cống hiến trong công việc của từng
cá nhân.
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 26 Líp CQ46/11.05
Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế không phải tất cả các
biện pháp trên áp dụng đều mang lại hiệu quả tốt. Nó còn phụ thuộc vào điều
kiện cụ thể của doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanh mà doanh
nghiệp hoạt động trong đó. Do vậy, doanh nghiệp cần xem xét nghiên cứu kỹ
để lựa chọn biện pháp thích hợp với mình.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN LƯU
ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA
XUÂN HÒA
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
- Tên công ty: Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Tên viết tắt: Viglacera Xuân Hòa
Tên tiếng Anh: Viglacera Xuân Hòa Joint StockCompany
- Địa điểm: Xã Tân Dân – Huyện Sóc Sơn – Hà Nội
- Điện thoại: 84-4-3581-0011
- Fax: 84-4-3581-0011
- Email: viglaceraxuanhoa@yahoo.com
- Website: http://www.xuanhoaceramic.com
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 27 Líp CQ46/11.05
http://www.viglaceraxuanhoa.com.vn
- Vốn điều lệ: 8.000.000.000 VNĐ
2.1.1.1. Lịchsử hình thành.
Tên ban đầu của công ty là nhà máy gạch Xuân Hoà, được hình thành
từ năm 1968 theo quyết định số 86/BXD - TCLĐ ngày 12 tháng 01 năm 1968
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Tháng 3 năm 1993 Công ty có quyết định thành
lập doanh nghiệp Nhà nước - Nhà máy gạch Xuân Hoà trực thuộc liên hiệp
các xí nghiệp thuỷ tinh và Gốm xây dựng - Bộ Xây dựng theo quyết định số
085A/BXD - TCLĐ ngày 24/03/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Trụ sở đặt
tại xã Tân Dân – Huyện Sóc Sơn - TP Hà Nội, đăng ký kinh doanh số 109751
của UBND thành phố Hà Nội.
- Tháng 8 năm 1994, Nhà máy gạch Xuân Hoà đổi tên thành Công ty
gốm xây dựng Xuân Hoà theo Quyết định số 481/BXD -TCLĐ ngày 30 tháng
7 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ xây dựng.
- Ngày 17/12/2004, theo quyết định số 2021/QĐ – BXD “V/v chuyển
Công ty gốm XD Xuân Hoà thành Công ty cổ phần Xuân Hoà thuộc TCT
thuỷ tinh và gốm xây dựng. Công ty bắt đầu chuyển đổi hoạt động thành
Công ty cổ phần Xuân Hoà Viglacera từ ngày 29/09/2005.
Với bề dày lịch sử 40 năm trong ngành sản xuất VLXD bằng đất sét
nung, Công ty gốm Xuân Hoà (nay là Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hoà)
đã và đang ngày một phát triển. Và luôn xứng đáng là những đơn vị tốp đầu
trong ngành vật liệu xây dựng đất sét nung.
- Từ năm 1992 đến năm 1997, dưới sự chỉ đạo của Bộ xây dựng, Tổng
công ty Thủy tinh và gốm xây dựng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 28 Líp CQ46/11.05
ty là: Vừa tập trung tổ chức sản xuất ở các nhà máy có thiết bị mới đầu tư
nhằm phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị, tăng sản xuất, sản xuất đa
dạng sản phẩm có giá trị giảm tiêu hao vật tư, hạ giá thành sản phẩm, tăng
thêm nguồn thu để trả nợ vay vốn đầu tư, không ngừng ổn định, nâng cao đời
sống CBCNV đồng thời tiếp tục mở rộng ra phương hướng mới là hợp tác sản
xuất kinh doanh các loại sản phẩm đáp ứng thị trường rộng lớn.
2.1.1.2. Cácthời kỳ phát triển của Công ty.
- Từ khi đổi tên xí nghiệp gạch Xuân Hoà, thành Nhà máy gạch Xuân
Hoà năm 1978, nhà máy hoạt động trong cơ chế bao cấp, hàng hoá sản xuất
tiêu thụ hàng năm do Bộ xây dựng và Liên hiệp các xí nghiệp gạch ngói sành
sứ xây dựng giao kế hoạch hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ theo chỉ tiêu và
kế hoạch phân phốicủa Bộ và Liên hiệp.
- Thời kỳ 1986 - 1992 Kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế bao cấp sang
cơ chế thị trường. Trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế đất nước, nhà máy
đã đổi mới cơ cấu mặt hàng sản xuất những sản phẩm thị trường cần. Cụ thể,
nhà máy từ sản xuất gạch đặc chuyển sang sản xuất gạch rỗng, tiết kiệm được
nhiều vật tư và từ đó giảm giá thành.
- Thời kỳ 1992 đến nay Công ty liên tục đổi mới và phát triển công
nghệ tiên tiến, hiện đại của Italia về sản xuất vật liệu xây dựng
Năm 1992 đầu tư NMG Xuân Hoà 2 lò Tuynel liên hợp có công suất
50 triệu viên/năm, hệ thống chế biến tạo hình Italia, đầu tư mở rộng hơn
7000m2 sân bê tông và hơn 7000m2 nhà cáng kính.
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 29 Líp CQ46/11.05
Năm 2002 đầu tư NMG Cotto Bình Dương một dây truyền sản xuất có
công suất 1 triệu m2/năm. Đến ngày 14/06/2004 NMG Cotto Bình Dương
được bàn giao cho Công ty gốm XD Hạ Long thuộc Tổng công ty Viglacera
quản lý và điều hành.
- Năm 2004, Công ty tiến hành bàn giao NMG Cotto Bình Dương cho
Công ty Gốm xây dựng Hạ Long theo chủ trương của Tổng công ty Thuỷ tinh
và Gốm xây dựng.
Hiện nay cả 3 đơn vị cổ phần đều phát huy được truyền thống của Công
ty Gốm xây dựng Xuân Hoà, đều là những đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu
quả, đảm bảo cổ tức hàng năm cho cổ đông, thu nhập bình quân
đồng/người/tháng từ mức 1.800.000 – 2.000.000đ.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty.
Ngành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất các loại các loại sản
phẩm gạch phục vụ xây dựng.
Từ năm 2005 đến nay Công ty còn lại NMG Xuân Hoà và thực hiện cổ
phần hoá từ tháng 10/2005, hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình cổ
phần hoá, bước đầu với lợi thế phát huy triệt để tính chủ động sáng tạo và vai
trò làm chủ của người lao động trong doanh nghiệp tình hình sản xuất kinh
doanh của Công ty đang trên đà bình ổn và đi lên.
Các mặt hàng chủ yếu Công ty đang cung cấp cho thị trường là: gạch
R60, Gạch R150, gạch lát nền, gạch lá dừa, ngói lợp 22v/m2, ngói dán, gạch
ốp, gạch thẻ, và một số loại gạch trang trí khác........
2.1.3. Đặc điểm hoạt động của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa.
2.1.3.1. Đặcđiểm vềnhân sự và tổ chức quản lý bộ máycủa công ty:
 Tổ chức nhân sự của công ty:
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 30 Líp CQ46/11.05
Hiện nay Công ty có 534 người trong đó lao động nữ là 214 người
chiếm 40% tổng số cán bộ lao động trong Công ty.
Trình độ Tổng số người Tỷ lệ (%)
Đại học 17 3,18
Cao đẳng - Trung cấp 15 2,81
Công nhân kỹ thuật 414 77,53
Lao động phổ thông 88 16,48
Cộng 534 100
• Chính sách đào tạo
Với mục tiêu phát triển và đảm bảo nguồn nhân lực cho cạnh tranh,
Công ty luôn xây dựng kế hoạch, chính sách nhân lực hợp lý nhằm duy trì và
phát triển nguồn nhân lực hiện tại, song song với viện cải thiện môi trường
làm việc giúp người lao động làm việc hiệu quả hơn. Vì thế Công ty thường
xuyên quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ cho công nhân như
mời giáo viên về giảng dạy tại Công ty cho công nhân lao động mới. Đối với
cán bộ quản lý, Công ty luôn chú trọng nâng cao trình độ về chuyên môn và
lý luận nên đã thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao
kiến thức.
• Chính sách lương, thưởng
Hiện nay Công ty thực hiện trả lương cho cán bộ công nhân viên dưới 2
hình thức
- Lương sản phẩm
- Lương thời gian
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 31 Líp CQ46/11.05
Cả 2 hình thức trả lương trên đều có gắn phần lương theo năng suất dựa
trên kết quả công tác trong tháng của mỗi cá nhân để khuyến khích người lao
động làm việc có hiệu quả, đảm bảo tính trung thực, kỷ luật trong Công ty.
Nhằm thu hút một đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi và có
tư tưởng cầu tiến, Công ty đã và luôn có chính sách đãi ngộ thích hợp nhằm
phát huy khả năng, tính sáng tạo của nhân viên.
 Tổ chức bộ máy quản lý:
Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa hoạt động dựa trên luật doanh
nghiệp, cơ quan có quyền lực cao nhất là Đại hội đồng cổ đông. Đại hội cổ
đông bầu ra các thành viên của Hội đồng quản trị và chủ tịch Hội đồng quản
trị. Do đặc thù riêng, nhà máy không nằm trên cùng một địa bàn, chính vì vậy
cơ cấu quản lí được bố trí hợp lí để đảm bảo phục cho hoạt động sản xuất liên
tục tinh giảm bộ máy gián tiếp một cáchtối đa.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÍ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA
XUÂN HÒA
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 32 Líp CQ46/11.05
2.1.3.2. Đặcđiểm tổchức hoạt động kinhdoanh:
Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty dựa trên cơ sở đặc điểm
tổ chức của Nhà máy trước đây gồm các Nhà máy sản xuất, bộ phận sản xuất
phụ và bộ phận phụ trợ. Cụ thể, Công ty gồm 1 Nhà máy sản xuất, 3 bộ phận
phụ trợ tạo nên đặc thù về tổ chức sản xuất của Công ty như sau:
-Nhà máy gạch Xuân Hòa: Nằm trên địa bàn Minh Trí – huyện Sóc Sơn
– thành phố Hà Nội. Đây là nơi có năng lực sản xuất lớn nhất Công ty trên
50.000 viên gạch QTC/năm. Các sản phẩm chủ yếu của nhà máy là gạch lát
nền: 200x200x15, 300x300x15, 250x250x15, gạch Blốc có độ rỗng lớn
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 33 Líp CQ46/11.05
200x200x90. Ngoài ra, Nhà máy còn sản xuất gạch xây 12 lỗ, gạch 6 lỗ, gạch
nem rỗng….
-Bộ phận đại diện: Là bộ phận phục vụ cho sản xuất có nhiệm vụ sửa
chữa máy móc thiết bị định kỳ, hoặc có sự cố xảy ra, có kế hoạch sửa chữa
lớn hàng năm để sản xuất liên tục không bị gián đoạn.
-Bộ phận vật tư: Cung cấp vật tư cho toàn bộ Công ty để đảm bảo sản
xuất được liên tục, không để tình trạng thiếu vật tư làm sản xuất bị ngưng trệ.
-Bộ phận xây dựng cơ bản: Đảm nhận công tác xây dựng mới nhà
xưởng (nếu đầu tư), sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn nhà xưởng. Ngoài ra còn
nhận các côngtrình ngoài khi được phép của cấp trên.
2.1.3.3. Đặcđiểm quytrình công nghệ sản xuất:
Sản phẩm chính được công ty sản xuất là gạch lát nền: 200x200x15,
300x300x15, 250x250x15, gạch Blốc có độ rỗng lớn 200x200x90. Và sau đây
là các công đoạn hình thành sản phẩm:
Công đoạn khai thác nguyên liệu:
Đất sét là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất. Các loại đất sét sau khi
được khảo sát, thăm dò, và thử công nghệ đạt tiêu chuẩn sản xuất mới được
tiến hành khai thác bằng cách dùng máy ủi, ủi lớp đất màu từ 20 đến 30 cm
sau đó dùng máy xúc, xúc lên ô tô đưa về bãi chứa. Thông thường việc khai
thác được tiến hành theo kiểu cuốn chiếu từ ngoài vào trong khai thác đến đâu
hết đến đó (độ sâu 1,5 – 2,5 mm).
Công đoạn chế biến tạo hình:
Đất sét khai thác về được phơi phong từ 3 đến 6 tháng, sau đó đưa vào
nhà chứa để tiến hành ngâm ủ tối thiểu là 24 giờ, độ ẩm đạt từ 14 – 16%. Các
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 34 Líp CQ46/11.05
lô đất được ngâm ủ đúng yêu cầu kĩ thuật được máy ủi, ủi dần vào máy cấp
liệu thùng. Máy cấp liệu thùng có nhiệm vụ phân phối, dải đều lên băng tải 1,
tại đây được pha than cám nghiền nhỏ, lượng than pha thô 80 - 90% định
lượng tiêu hao sản phẩm. Đất và than được đưa lên máy cán thô cấu trúc ban
đầu của đất. Từ máy cán thô, đất được chuyển qua máy nghiền xa luân qua
băng truyền 2, máy này có nhiệm vụ trà sát nghiền vỡ kết cấu của nguyện
liệu, ở đây đất được pha độ ẩm đạt 20 – 22% và được ép xuống máy cấp liệu
đĩa (máy điều phối đất ). Máy cấp liệu đĩa sẽ điều phối nguyên liệu một cách
đều đặn lên máy cán mịn qua băng tải 3. Máy cán mịn có khe hở 2 – 3 mm có
nhiệm vụ cán mỏng đất, tăng dộ dẻo, độ đồng nhất, sau đó rơi xuống máy
nhào đùn liên hợp có gắn thiết bị hút chân không. Thiết bị hút chân không sẽ
hút hết không khí trong đất, làm tăng độ chắc của nguyên liệu trước khi tạo
hình.
Máy đùn tạo ra các thỏi mộc qua các khuôn tạo hình ở đầu máy. Thỏi
mộc được cắt tự động thành từng viên sản phẩm tùy theo yêu cầu, các sản
phẩm mộc chuyển qua băng tải ngang bốc lên xe cải tiến bánh hơi và được
vận chuyển đi phơi trong nhà kính.
Công đoạn phơi sấy sản phẩm mộc:
Các thao tác phơi gạch mộc phải nhẹ nhàng, tránh biến dạng. Sản
phẩm mộc được phơi 3 – 5 ngày khi độ ẩm còn 14 – 16% sẽ được xếp lên xe
goòng để sấy trong lò tuynel. Lò sấy tuynel được tận dụng khí nén ở máy làm
nguội sản phẩm đưa sang làm tác nhân sấy. Độ ẩm sản phẩm đưa ra khỏi lò
sấy đạt từ 2– 8%.
Công đoạn nung sản phẩm:
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 35 Líp CQ46/11.05
Lò nung được bố trí liên hợp với bộ phận sấy nhằm sử dụng luôn các
xe goòng xếp gạch mộc đã sấy khô ở lò sấy ra. Cứ một goòng vào thì một
goòng ra. Sản phẩm nung chín được làm nguội rỡ bỏ xuống, qua KCS được
phân loại đưa đi tiêu thụ.
2.1.3.4. Đặcđiểm vềcơ sở vậtchất kỹ thuật:
Với tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng, công ty cổ phần Viglacera Xuân
Hòa đã thiết lập một dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại của hãng
SACMI - ITALIA tại Tân Đông Hiệp - Dĩ An - Bình Dương. Công ty cho ra
đời sản phẩm gạch gốm COTTO cao cấp tham gia vào thị trường vật liệu xây
dựng Việt Nam và thế giới, đạt tiêu chuẩn châu Âu. Hiện nay, Công ty đang
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho quy trình sản xuất, hệ thống này
được công nhận bởi tổ chức QUACERT là phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001.
Hiện các sản phẩm gạch lát nền của các đơn vị thành viên Viglacera,
đặc biệt là của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa được nhiều người ưa
chuộng bởi phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, các chỉ tiêu về độ sai
lệch kích thước, độ hút nước, độ cong vênh, độ mài mòn được đảm bảo đạt
tiêu chuẩn chất lượng châu Âu. Theo yêu cầu của khách hàng, Viglacera đưa
ra thị trường những sản phẩm gạch lát có lớp men bảo vệ đặc biệt. Với các
sản phẩm này, khách hàng có thể sử dụng tại các công trình có mật độ người
qua lại nhiều như khách sạn, hành lang, bệnh viện… Gạch có độ cứng, chống
mài mòn cao hơn so với các loại gạch men thông thường trước đây. Ngoài ra,
doanh nghiệp còn đưa vào thị trường một số loại gạch trang trí nôi thất, ngoại
thất có sắc thái độc đáo và ứng dụng riêng cho từng hạng mục công trình.
Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa đang dần chuẩn mực hóa các đặc
tính kỹ thuật cao cấp để thỏa mãn mọi nhu cầu trong trang trí, xây dựng, đạt
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 36 Líp CQ46/11.05
đến sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp hiện đại và cổ kính tạo nên sự hoàn mỹ
cho các công trình kiến trúc.
2.1.3.5. Đặcđiểm thị trường và đối thủ cạnh tranh:
 Đặc điểm thị trường:
Là doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty Viglacera với hoạt động chính
là sản xuất và mua bán các loại gạch lát nền và vật liệu xây dựng khác. Trong
đó, sản phẩm chính của công ty là các loại gạch QTC, gạch NT ( quy
NT2000) và gạch trang trí đóng góp đến 99% doanh thu của công ty, riêng tỷ
trọng của gạch xây đóng góp đến 60 – 80% doanh thu.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty được xác định là thị trường
trung cấp, đối tượng khách hàng là các hộ gia đình có thu nhập khá và các
công trình xây dựng có mức đầu tư trung bình trở lên. Do vậy, công ty đã xây
dựng được hệ thống phân phối với gần 100 tổng đại lý và hơn 1000 cửa hàng
tiêu thụ trên khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Doanh thu từ thị trường miền Bắc
chiếm tỷ trọng trên 80%. Ngoài ra, trị trường xuất khẩu cũng được công ty
quan tâm tiếp tục mở rộng.
Sản phẩm mang thương hiệu Viglacera đã có uy tín từ nhiều năm, là 1
trong 10 thương hiệu dẫn đầu ngành sản xuất gạch xây. Riêng sản phẩm gạch
xây của doanh nghiệp chiếm 10% thị phần trong nước.
Định hướng của công ty là trở thành doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
vật liệu xây dựng có uy tín trong nước và quốc tế. Lấy hiệu quả sản xuất kinh
doanh là mục tiêu chính đảm bảo tăng trưởng ổn định. Đứng trước cơn khủng
khoảng tài chính và tình hình suy thoái của nền kinh tế toàn cầu cùng sự cạnh
tranh mạnh mẽ của các đối thủ đến từ nhiều quốc gia khác nhau, chắc chắn thị
trường gạch sẽ trở lên sôi động và khốc liệt. Đó sẽ là vận hội và thách thức
dành cho ngành sản xuất gạch Việt Nam trong đó có công ty cổ phần
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 37 Líp CQ46/11.05
Viglacera Xuân Hòa. Để tận dụng được hết những cơ hội, vượt qua những
thách thức, công ty cần chủ động có sự thay đổi trong tất cả các mặt hoạt
động.
 Đối thủ cạnh tranh:
Thị trường gạch men xây dựng của nước ta trong những năm gần đây
đã có khá nhiều mặt hàng mới, sôi động với các sản phẩm từ nước ngoài như
Tây Ban Nha, Italya, Mỹ… Do nước ta là một nước phát triển, cần rất nhiều
vật liệu xây dựng để kiến thiết nền kinh tế. Điều này chứng tỏ thị trường gạch
men là mảng đất hứa hẹn nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Thời gian qua
công ty cũng gặp khá nhiều khó khăn do sự thâm nhập thị trường ồ ạt và có
bài bản của các nhà sản xuất nước ngoài và sự lớn mạnh nhanh chóng của
các nhà sản xuất gạch trong nước.
Tuy vậy, với truyền thống thương hiệu, uy tín và sự tin yêu của khách
hàng đã dành cho sản phẩm của công ty nhiều năm qua, cùng với bí quyết
công nghệ hiện đại, hệ thống kênh phân phối hoàn thiện và sự nỗ lực của toàn
thể cán bộ công nhân viên, công ty đã đạt được nhiều thành công đáng tự hào.
2.1.4. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty cổ phần Viglacera Xuân
Hòa
2.1.4.1. Nhữngthuận lợivà khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty
trong thời gian qua
2.1.4.1.1. Thuậnlợi:
Trong hoạt động khinh doanh của mình, công ty cổ phần Viglacera
Xuân hòa đã không ngừng cố gắng đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, tận
dụng triệt để những thuận lợi và khắc phục những khó khăn còn tồn tại, từng
bước khẳng định vị trí của mình trên thương trường.
Những thuận lợi cơ bản mà công ty đạt được gồm:
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 38 Líp CQ46/11.05
Một là: Công ty có bề dày hoạt động trên 30 năm ( 1978-2011)
Đội ngũ quản lý có trình độ, có kinh nghiệm, có khả năng, gắn bó với
công ty. Bên cạnh đó là đội ngũ công nhân có tay nghề, giàu về chuyên môn
và đặc biệt là hiểu rõ về đặc điểm kinh doanh ngành hàng xây dựng. Đây là
nguồn lực khá quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động tổ chức sản xuất kinh
doanh đồng thời là động lực cho những thành quả của công ty trong những
năm qua.
Hai là: Công ty tiến hành cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước.
Sự chuyển đổi này tạo điều kiện cho công ty linh hoạt, chủ động hơn
trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời, công ty mở rộng được phạm vi hut
động vốn hiệu quả. Hơn nữa, công ty lại được hưởng những chính sách ưu đãi
của nhà nước đối với Doanh Nghiệp Nhà Nước mới cổ phần hóa như: không
phải nộp Thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu, thay đổi phương thức
quản lí kinh doanh…
Ba là: Sản phẩm gạch xây dựng là một sản phẩm cần thiết trong ngành
xây dựng, có một thị trường tiêu thụ vững chắc.
Mặt khác, chất lượng sản phẩm gạch của công ty đã được thẩm định và
có sự tin tưởng của đông đảo người tiêu dùng. Công ty đã nhận được các giải
thưởng cao quý của nhà nước và người tiêu dùng bình chọn trong các năm từ
2000 đến 2011.
Bốn là: Có những bạn hàngtin cậy và uy tín trong và ngoàinước.
Là một doanh nghiệp có truyền thống hoạt động trong lĩnh vực cung
cấp vật liệ xây dựng. Công ty đã gây dựng một uy tín không nhỏ, có mối quan
hệ làm ăn lâu dài, có uy tín tín dụng, quan hệ tốt với các ngân hàng. Cụ thể là:
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 39 Líp CQ46/11.05
công ty thường được nhà cung cấp tin tưởng cấp tín dụng thương mại, khách
hàng thanh toántrước tiền hàng hoặc cho vay không lấy lãi để khấu trừ giá trị
các lô hàng, hơn nữa công ty có uy tín tín dụng với các ngân hàng do công ty
không bao giờ có các khoản nợ quá hạn, luôn chấp hành kỷ luật thanh toán.
Vì thế, công ty luôn được ngân hàng ưu đãi trong việc cấp thêm hạn mức tín
dụng, cho vây với lãi suất ưu đãi…
Năm là: Dây chuyền máymóc, thiết bị hiện đại.
Trong nhà máy các dây chuyền máy móc thiết bị được nhập khẩu từ
nước ngoài. Trong đó, hệ thống dây chuyền hiện đại của SACMI- ITALIA
đạt tiêu chuẩn châu Âu, giúp nâng cao năng suất hoạt động của công ty. Hiện
nay công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho quy trình sản xuất,
hệ thống này được công nhận bởi tổ chức QUACERT là phù hợp với tiêu
chuẩn ISO 9001.
2.1.4.1.2. Khókhăn:
Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình hoạt động kinh doanh của
mình thì công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa cũng đang phải đương đầu với
rất nhiều khó khăn. Để đối mặt với những khó khăn đó, điều trước tiên mà
công ty phải làm được đó là: Nhận thức rõ đâu là khó khăn chủ yếu ảnh
hưởng xấu đến mọi mặt hoạt động kinh doanh của công ty.
Thứ nhất là: Công ty mới cổ phần hóa từ năm 2005, bên cạnh những
thuận lợi kể trên thì vấn đề quy mô vốn vay, thời hạn vay và các điều kiện
ràng buộc. Điều này gây khó khăn rất lớn cho công ty trong công tác huy
động vốn để đảm bảo cho công việc sản xuất kinh doanh. Do mới cổ phần thì
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 40 Líp CQ46/11.05
việc tổ chức hoạt động còn chưa đi vào quỹ đạo cho nên doanh nghiệp còn
chưa tạo ra được một định hướng phát triển lâu dài thật sự hợp lý.
Thứ hai là: Sự cạnh tranh về việc kinh doanh sản phẩm gạch xây dựng
ngày càng gay gắt và quyết liệt trên thị trường vật liệu xây dựng. Với bối
cảnh kinh tế hiện nay, giá đầu vào tăng cao tất yếu dẫn đến giá thành sản
phẩm tăng cũng đe dọa không nhỏ đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm. Mà
thực tế thì trên thị trường có khá nhiều sản phẩm của Trung Quốc với giá
thành rẻ, sản phẩm của châu Âu với mẫu mã đẹp, kích thước, màu sắc đa
dạng… Thêm vào đó là môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các
thành phần kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác.
Thứ ba là: Công tác quảng bá của công ty cũng chưa tương xứng với
quy mô của doanh nghiệp, hiện nay sản phẩm gạch men chỉ được giới thiệu
đến người tiêu dùng thông qua các báo địa phương, trung ương hay quanh
khu vực sản xuất của công ty. Do vậy, không có động lực để thúc đẩy phát
triển mở rộng sản xuất, sản phẩm truyền thống là chủ yếu, chưa bám sát thị
trường.
Thứ tư là: Khó khăn về nguồn vốn huy động sản xuất kinh doanh. Vốn
phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ còn thiếu, vốn tiền mặt
thường thiếu, ở mức không an toàn, không đảm bảo được khả năng thanh toán
tức thời cho công ty. Vốn chủ sở hữu quá ít so với quy mô hoạt động của
công ty, khả năng huy động vốn còn hạn chế. Vì vậy, công ty phần lớn có
được vốn lưu động là đi vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, có khi
phải vay với lãi suất khá cao. Diều này làm tăng sự phụ thuộc về tài chính,
giảm tính linh hoạt trong hoạt động huy động vốn, chi phí huy đông vốn cao.
Đây là khoản chi phí khá lớn làm cho lợi nhuận của công ty sụt giảm, hiệu
quả hoạt động của công ty không cao.
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 41 Líp CQ46/11.05
Trên đây là những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của công ty trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Giải pháp để tối đa hóa lơi nhuận và
khắc phục được những khó khăn này là công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa
phải phát huy mọi nguồn lực sẵn có, mà một trong số đó là: Quản lý và sử
dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh trong đó chủ yếu là vốn lưu động.
2.1.4.2. Kếtquả hoạt động kinhdoanhcủa công ty trong thời gian gần đây
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 42 Líp CQ46/11.05
Bảng 1:Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của công ty.
Đơn vị tính: 1000 đồng.
ST
T
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010
Chênh lệch
Số tuyệt đối Tỷ lệ (%)
1 Doanh thu từ HĐKD 74.321.049,5 70.221.897 4.099.152,5 5,83
2 Giá vốn hàng bán 50.924.007 44.906.702 6.017.305 13,40
3 Lợi nhuận gộp từ HĐKD (3=1-2) 23.397.042,5 25.315.195 (1.917.792,5) (3,66)
4 Doanh thu hoạt động tài chính 567.379 848.211,5 (280.832,5) (33,11)
5 Chi phí tài chính 3.904.927,5 2.187.347 1.717.580,5 78,52
Chi phí lãi vay - - -
6 Chi phí quản lý DN 5.112.243 5.142.349 (30.106) (0,58)
7 Lợi nhuận thuần từ HĐKD (7=3+4-5-6) 14.418.981 18.833.710,5 (4.414.729,5) (23,44)
8 Thu nhập khác 187.630 133.211 54.419 40,85
9 Chi phí khác 145.796,5 228.895 (83.098,5) (36,30)
10 Lợi nhuận khác (10=8-9) 41.833,5 -95.684 137.517,5
11 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (11=10+7) 14.460.814,5 18.738.026,5 (4.277.212) (22,82)
12 Chi phí thuế TNDN hiện hành 971.453 1.288.131 (316.678) (24,58)
13
Lợi nhuận sau thuế TNDN
(13=11-12)
13.489.361,5 17.449.895,5 (3.960.534) (22,70)
14 Thu nhập bình quân người/tháng
15 EPS 168,6 218,2 (49,6) (22,73)
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh năm 2010 và 2011)
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 43 Líp CQ46/11.05
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011 là có lãi nhưng
kết quả hoạt động kém hơn năm 2010. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của công ty
năm 2011 là 13.489.361,5 nghìn đồng giảm 3.960.534 nghìn đồng so với năm
2010, tương ứng với tỷ lệ giảm 22,70%. Điều này bắt nguồn từ việc giảm của
lợi nhuận trước thuế năm 2011 so với năm 2010 là 4.277.212 nghìn đồng
tương ứng với tỷ lệ giảm 22,82%. Mặc dù năm 2011, thu nhập khác của công
ty tăng 54.419 nghìn đồng nhưng mức giảm của lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh nhiều hơn là 4.414.729,5 nghìn đồng đã làm cho lợi nhuận trước
thuế giảm cũng như làm cho lợi nhuận sau thuế kém hơn năm 2010.
Năm 2011, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty vẫn
chủ yếu đến từ doanh thu bán sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng
(74.321.049,5 nghìn đồng) và doanh thu cung cấp dịch vụ (567.379 nghìn
đồng), nhưng đều giảm so với năm 2010. Trong khi đó, giá vốn hàng bán có
tỷ trọng trên doanh thu tăng so với năm 2010, đã làm cho lợi nhuận gộp từ
hoạt động kinh doanh giảm 1.917.792,5 nghìn đồng tương ứng 3,66%, chính
mức giảm này đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm. Có thể lý giải điều này
là do hoạt động của công ty năm 2011 hoạt động của chính của công ty bị
giảm sút do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế làm cho sản phẩm gạch ốp lát và
thu từ các hoạt động cung cấp dịch vụ giảm, kéo theo lợi nhuận gộp giảm..
Doanh thu tài chính giảm so với năm 2010 là 280.832,5 nghìn đồng do chi phí
lãi vay và chi phí tài chính khác là tăng 1.717.580,5 nghìn đồng tương ứng
với 78,52% so với năm 2010, điều này đã khiến cho doanh thu tài chính của
công ty giảm đáng kể so với năm 2010.
Thu nhập của người lao động bình quân năm
Thu nhập bình quân một cổ phần (EPS) năm 2011 là 168,6 nghìn
đồng/cổ phần giảm so với năm 2010 là 218,2 nghìn đồng/cổ phần vì thu nhập
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 44 Líp CQ46/11.05
sau thuế của công ty giảm nên thu nhập từ lợi tức cổ phần của công ty cũng
giảm tương ứng.
2.1.4.3. Tìnhhình tài chính chủ yếu gần đây.
Bảng 2:Một số hệ số tài chínhchủ yếu của Công ty 2 năm 2011 và 2010.
Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
31/12/2011 31/12/2010
Chênh lệch
Tuyệt
đối
Tương
đối %
1.Chỉ tiêu về cơ cấu tài sản
Tài sản ngắn hạn % 47,82 50,33 ( 2,51) ( 4,99)
Tài sản dài hạn % 52,18 49,67 2,51 5,05
2.Chỉ tiêu về cơ cấu nguồn
vốn
Hệ số nợ Lần 0,69 0,61 0,08 13,11
Hệ số VCSH Lần 0,31 0,39 ( 0,08) (20,51)
3.Chỉ tiêu về khả năng thanh
toán
Hệ số khả năng thanh toán
hiện thời
Lần 0,92 1,17 ( 0,25) (21,37)
Hệ số khả năng thanh toán
nhanh
Lần 0,47 0,55 ( 0,08) (14,55)
Hệ số khả năng thanh toán tức
thời
Lần 0,08 0,04 0,04 100
Hệ số thanh toán lãi vay Lần - - - -
Năm 2011 Năm 2010
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 45 Líp CQ46/11.05
4. Chỉ tiêuvể hoạt động
Số vòng quay HTK Vòng 3,26 3,38 ( 0,12) ( 3,55)
Kỳ thu tiền trung bình Ngày 60,85 65,83 ( 4,98) ( 7,56)
Số vòng quay VLĐ Vòng 2,42 2,58 ( 0,16) ( 6,20)
Hiệu suất sử dụng VLĐ Vòng 0,35 0,49 ( 0,14) (28,57)
5. Chỉ tiêu về khả năng sinh
lời
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
doanh thu (ROS)
% 0,09 0,14 ( 0,05) (35,71)
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài
sản (ROAe)
% 0,13 0,18 ( 0,05) (27,78)
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
vốn kinh doanh (ROA)
% 0,12 0,16 ( 0,04) (25,00)
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở
hữu (ROE)
%
Về tài sản: Tổng tài sản cuối năm 2011 so với cuối năm 2010 đã tăng
lên 601.827 nghìn đồng. Cả hai thời điểm tài sản ngắn hạn của Công ty đều
chếm chủ yếu lần lượt là 47,82% và 50,33%, điều này là hợp lý với công ty
sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng với đặc điểm về tài sản dài hạn chiếm
tỷ trọng tương đốilớn. .
Về các chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty, ta thấy chỉ có hệ số
khả năng thanh toán nhanh là tăng còn các hệ số thanh toán khác giảm, điều
này cho thấy Công ty cần chú trọng hơn vào khả năng thanh toán của mình
(Công ty không có lãi vay phải trả).
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 46 Líp CQ46/11.05
Các hệ số hoạt động của Công ty năm 2011 so với 2010 như số vòng
quay hàng tồn kho giảm, kỳ thu tiền trung bình giảm, số vòng quay VLĐ
giảm, hiệu suất sử dụng vốn cố định và vòng quay tổng vốn giảm cho thấy
hoạt động của Công ty suy giảm so với năm 2010.
Các chỉ tiêu về hệ số sinh lời của Công ty đều giảm khi so sánh năm
2011 với năm 2010. Điều này cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty kém hơn năm trước.
Kết luận: Trong năm 2011, Công ty còn nhiều nợ phải trả, gây phụ
thuộc và không an toàn tài chính. Chỉ tiêu thanh toán, các hệ số hoạt động và
chỉ số sinh lời của Công ty là kém, giảm so với cuối năm 2010.
2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÍ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU
ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA.
2.2.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động tại công ty cổ
phần Viglacera Xuân Hòa
2.2.1.1. Vốn lưu động của công ty
Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa xác định nhu cầu vốn lưu động
của công ty dựa trên tình hình thực tế sử dụng vốn ở các năm trước đó để xác
định nhu cầu vốn cho năm tiếp theo. Công ty dựa vào mối quan hệ giữa các
yếu tố: hàng tồn kho, nợ phải thu từ khách hàng và nợ phải trả nhà cung cấp
với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ chuẩn nhu cầu vốn lưu
động tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ đó để tính cho năm tiếp theo. Ví dụ
như trong năm 2011 công ty đã sử dụng số liệu từ năm 2010 là số dư bình
quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động. Sau đó công ty đã ước tính
doanh thu năm 2011 dựa trên cơ sở các hợp đồng đã được ký kết với những
điểu chỉnh hợp lý dựa trên sự thay đổi của thị trường đầu vào, đầu ra cũng
như những biến động vĩ mô của nền kinh tế như lạm phát, lãi suất, tỷ giá,
khủng hoảng…
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 47 Líp CQ46/11.05
Cách xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty như trên là hợp lý và
khoa học, bởi vì các nguyên nhân sau đây. Thứ nhất, phù hợp với đặc điểm
hoạt động chính của công ty trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng là sản
phẩm được sử dụng trong các công trình xây dựng và phụ thuộc nhiều vào thị
trường, thêm vào đó, phạm vi cung cấp của công ty là rộng khắp cả nước, do
vậy phải dựa vào tình hình cụ thể của từng vùng, miền mà ước tính nhu cầu
vốn lưu động trên cơ sở số liệu quá khứ thu thập được. Thứ hai, công ty có
lịch sử hoạt động trong lĩnh vực lâu dài nên có nhiều kinh nghiệm trong việc
dự trù nhu cầu của thị trường nên có thể đảm bảo được tính chính xác tương
đối khi áp dụng phương pháp này và giảm bớt tính phức tạp cũng như chi phí
phát sinh không cần thiết khi xác định nhu cầu vốn lưu động bằng các phương
pháp rườm rà, đòi hỏi nhiều thời gian khác.
- Thực tế tình hình sử dụng vốn lưu động ở công ty.
Bảng 3:tình hình sử dụng vốn lưu động ở công ty
Chỉ tiêu
31/12/2011 31/12/2010 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng %
Số tiền
Tỷ lệ
%
TÀI SẢN NGẮN HẠN/ TÀI SẢN 47,82 50,33
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 29.943.981 100 31.211.397 100 (1.267.416) (4,06)
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.568.214 8,58 1.050.336 3,37 1.517.878 144,5
1. Tiền 2.568.214 100 1.050.336 100 1.517.878 144,5
2. Các khoản tương đương tiền - - - - - -
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1.000.000 3,34 - - - -
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 11.555.488 38,59 13.571.276 43,48 (2.015.788) (14,9)
1. Phải thu khách hàng 4.055.244 35,10 3.443.674 25,37 611.570 17,8
2. Trả trước cho người bán 110.950 0,96 368.112 2,71 (257.162) (69,9)
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn - - - - - -
5. Các khoản phải thu khác 9.771.021 84,55 11.941.217 87,99 (2.170.196) (18,2)
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -2.381.727 -20,61 -2.181.727 -16,07 0 0
IV. Hàng tồn kho 14.820.278 49,49 16.398.805 53,15 (1.578.527) (9,6)
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 48 Líp CQ46/11.05
+ Vốn bằng tiền của doanh nghiệp chỉ bao gồm tiền, không có các khoản
tương đương tiền khác. Năm 2011 tiền mặt của doanh nghiệp tăng mạnh
1.517.878 nghìn đồng tương ứng tăng 144,5%, nguyên nhân của sự tăng mạnh
này là do công ty đã giảm bớt phần tiền chi mua sắm tài sản cố định, giảm bớt
thuế thu nhập doanh nghiệp do doanh thu giảm,… Cũng chính vì thế mà tỷ
trọng vốn bằng tiền trong vốn lưu động của doanh nghiệp tăng mạnh lên mức
8,58 %, điều này làm cho khả năng thanh khoản về tài chính của công ty tăng
.+ Khoản phải thu ngắn hạn năm 2011 giảm 2.170.196 nghìn đồng tương ứng
giảm 14,9% điều này xuất phát từ việc trả trước cho người bán, phải thu nội
bộ đều tăng và khoản phải thu khác giảm. Cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn
trong tổng vốn lưu động do đó cũng giảm đáng kể chiếm 38,59%. Điều này
cho thấy công ty trong kỳ đã giảm bớt được nguồn vốn bị chiếm dụng, điều
này một phần xuất phát từ chính sách tín dụng của công ty nhằm tăng khả
năng thanh khoản của công ty bằng các cách cụ thể như: giảm lượng trả trước
Bảng 4 : VLĐ theo khâu kinh doanh của Công ty 2 năm 2011 và 2010
1. Hàng tồn kho 15.120.278 102,02 16.398.805 100,00 (1.278.527) (7,8)
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho -300.000 -2,02 - - - -
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 49 Líp CQ46/11.05
Đơn vị tính: 1000 đồng.
Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2010 Chênh lệch
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 50 Líp CQ46/11.05
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền Tỷ lệ %
Tỷ
trọng
%
1.VLĐ trong khâu
dự trữ sản xuất
8.577.718 59,50 14.881.916 71,06 (6.304.108) (42,36) (11,56)
Nguyên liệu, vật
liệu
8.558.472 99,78 14.875.707 99,96 (6.317.235) (42,46) (0,18)
Công cụ, dụng cụ 19.246 0,22 6.209 0,04 13.037 209,97 0,18
2.VLĐ trong khâu
trực tiếp sản xuất
1.415.291 9,82
1.200.049
5,73 215.242 17,94 4,09
Vốn sản phẩm sản
xuất kinh doanh dở
dang
1.415.291 100
1.200.049
100 215.242 17,94 0
Chi phí trả trước - - - - - - -
3.VLĐ trong khâu
lưu thông
2.568.214 17,81 1.050.336 5,02 1.517.879 144,51 12,79
Tiền mặt 2.035.488 79,26 206.474 19,66 1.829.014 885,83 59,60
Tiền gửi ngân hàng 532.726 20,74 843.861 80,34 (311.135) (36,87) (59,60)
Các khoản tương
đương tiền
- - - - - - -
4.VLĐ trong khâu
thanh toán
4.166.194 12,87 3.811.786 18,19 354.408 9,30 (5,32)
Phải thu khách
hàng
4.055.244 97,34 3.443.674 90,34 611.570 17,76 7,00
Trả trước cho
người bán
110.950 2,66 368.112 9,66 (257.162) (69,86) (7,00)
Phải thu nội bộ - - - - - - -
Phải thu khác - - - - - - -
Cộng 14.417.467 100 20.944.087 100 ( 6.526.620) (31,16) 0
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 51 Líp CQ46/11.05
cho người bán, hạn chế các khoản phải thu khác… do năm 2011 toàn ngành
xây dựng gặp khó khăn kéo theo lĩnh vực sản xuất của công ty gặp nhiều khó
khăn vì vấn đề suy thoái kinh tế và đóng băng trong lĩnh vực kinh tế. Doanh
nghiệp đã có những biện pháp nhằm cân đối lại các nguồn chiếm dụng và bị
chiếm dụng, ngoài ra cũng đã có những lưu tâm tới vấn đề thu nợ nhằm tránh
những tình huống xấu như khó đòi nợ hay không thu được nợ.
 Theo khâu kinh doanh:
+ Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất của công ty bao gồm vốn về
nguyên, vật liệu và công cụ, dụng cụ:
Có thể thấy vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất của công ty cuối
năm 2011 và đầu năm 2011 đã giảm 6.304.108 nghìn đồng, sở dĩ có sự giảm
này là do vốn nguyên liệu, vật liệu giảm mạnh ở mức 6.317.235 nghìn đồng
trong khi vốn về công cụ dụng cụ của công ty tăng nhẹ mức 13.037 nghìn
đồng. Điều này chứng tỏ trong năm công ty đã mua thêm công cụ dụng cụ và
hạn chế nhập thêm nguyên liệu, vật liệu. Sự giảm sút này của công ty trong
khâu dự trữ được đánh giá là tốt bởi vì nó giúp tránh ứ đọng vốn về hàng tồn
kho. Tuy nhiên, công ty không nên giảm mức dự trữ này ở mức quá thấp sẽ
khiến cho thiếu hụt nguồn cung dự trữ khi cần thiết.
+Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất gồm: vốn sản phẩm sản
xuất kinh doanh dở dang, vốn về chi phí trả trước.
Trong khâu trực tiếp sản xuất, vốn lưu động của doanh nghiệp cuối
năm 2011 nhiều hơn cuối năm 2010 là 215.242 nghìn đồng, sự gia tăng này
cho ta thấy doanh nghiệp đã xao nhãng trong việc giám sát sản xuất hoặc do
tác động của thị trường.
+Vốn lưu động trong khâu lưu thông:
Vốn lưu động trong khâu lưu thông mà biểu hiện là tiền và các khoản
tương đương tiền của doanh nghiệp cuối năm 2011 tăng so với năm 2010 là
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 52 Líp CQ46/11.05
1.517.879 nghìn đồng xuất phát từ việc công ty giảm chi tiền mua sắm
nguyên vật liệu, máy móc thiết bị mới, ,… tuy vậy, công ty cần chú trọng
nâng cao hơn nữa mức dự trữ tiền để tăng khả năng thanh khoản và đảm bảo
nâng cao khả năng thanh toán tức thời của mình, nhất là trong thời điểm kinh
tế hiện nay.
+Vốn trong thanh toán gồm: những khoản phải thu và các khoản tạm
ứng trước phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội
bộ.
2.2.1.2. Nguồn vốn lưu động của công ty.
Bảng 5:NguồnVLĐ của Công ty theo thời gian huy động&sửdụng năm 2011.
Đơn vị tính: 1000 Đồng
Chỉ tiêu Số tiền
1.Tài sản lưu động bình quân 30.577.689
2.Tài sản cốđịnh bình quân 30.732 .987
3.Tổng tài sản bình quân 61.310.676
4.Nợ ngắn hạn bình quân 29.677.167
5.Nguồn VLĐ thường xuyên (5)=(1)– (4) 900.522
6.Nguồn VLĐ tạm thời (6) =(4) 29.677.167
7.Nguồn vốn thường xuyên (7)=(3)– (4) 31.633.509
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 53 Líp CQ46/11.05
Sơ đồ: Mô hình nguồn tài trợ của công ty.
Công ty sử dụng mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ
thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ
tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Sử dụng mô hình này giúp
doanh nghiệp vừa đảm bảo giảm thiểu rủi ro trong thanh toán vừa tăng mức
độ an toàn tài chính. Mặt khác, hạn chế được các nguồn vốn vay trung và dài
hạn để đầu tư ngược vào tài sản ngắn hạn nên Công ty giảm bớt được chi phí
sử dụng vốn. Tuy nhiên, mô hình này có khuyết điểm là không linh hoạt, đòi
hỏi công tác tính toán và xây dựng kế hoạch của Công ty phải hợp lý và chính
xác tương đối cao.
Nguồn tài trợ ngắn hạn VLĐ của Công ty (Bảng trang bên):
Nợ ngắn hạn cuối năm 2011 của Công ty tăng thêm so với cuối năm
2010 là 5.753.583 nghìn đồng xuất phát từ việc các khoản: Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước, Phải trả người lao động, Chi phí phải trả, Các khoản phải
trả, phải nộp khác, Phải trả nội bộ, Quỹ khen thưởng, phúc lợi tăng. Các
khoản còn lại đều giảm. Vay và nợ ngắn hạn cuối năm 2011 tăng 3.799.070
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 54 Líp CQ46/11.05
nghìn đồng tương ứng tăng 25,70% so với cuối năm 2010, khoản này vẫn
chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn tài trợ ngắn hạn VLĐ của doanh nghiệp là
57,08%. Điều này cho thấy Công ty vẫn phụ thuộc nguồn huy động tới từ vay
và nợ ngắn hạn. Công ty cần chú ý khi sử dụng công cụ này để đảm bảo thanh
toán được đúng hạn và giữ an toàn cho tình hình tài chính của mình. Khoản
phải trả người bán cuối năm 2011 giảm mạnh so với đầu năm và khoản người
mua trả tiền trước của Công ty cũng giảm cho thấy đã giảm nguồn tạm ứng
của khách hàng và tăng nguồn chiếm dụng của người bán. Việc chiếm dụng
các khoản này làm cho Công ty mất đi nguồn tài trợ VLĐ nhưng cũng giảm
rủi ro tín dụng, có thể làm tăng khả năng thanh toán của Công ty. Công ty cần
đảm bảo phải sử dụng hiệu quả, nhằm trả nợ đúng hạn, giữ uy tín của mình.
Kết luận:Mô hình tài trợ của Công ty đảm bảo an toàn và chi phí thấp
nhưng chưa linh hoạt. Công ty vẫn sử dụng vay ngắn hạn và chiếm dụng của
người bán như là nguồn tài trợ chính cho VLĐ của mình. Tuy nhiên, đã giảm
mức độ phụ thuộc so với năm trước làm giảm được nghĩa vụ thanh toán và
làm tăng hiệu quả sử dụng VLĐ trong khâu huy động vốn ngắn hạn.
Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt
nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 55 Líp CQ46/11.05
Bảng 6 : Nguồn tài trợ ngắn hạn của công ty 2 năm 2011 và 2010.
Chỉ tiêu 31/12/2011
Tỷ trọng
%
31/12/2010
Tỷ trọng
%
Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ%
Tỷ trọng
%
I. Nợ ngắn hạn 157.474.914 95,73 148.928.940 95,36 8.545.974 5,74 0,37
1.Vay và nợ ngắn hạn 44.474.432 28,24 44.987.732 30,21 (513.300) (1,14) (1,97)
2.Phải trả người bán 24.372.393 15,48 33.454.182 22,46 (9.081.789) (27,15) (6,99)
3.Người mua trả tiền trước 53.398.980 33,91 40.674.859 27,31 12.724.121 31,28 6,60
4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 13.519.917 8,59 13.743.166 9,23 (223.249) (1,62) (0,64)
5.Phải trả người lao động 1.367.751 0,87 2.728.970 1,83 (1.361.219) (49,88) (0,96)
6.Chi phí phải trả 2.393.262 1,52 4.219.486 2,83 (1.826.224) (43,28) (1,31)
7.Phải trả nội bộ 14.937.391 9,49 6.316.577 4,24 8.620.813 136,48 5,24
8.Các khoản phải trả, phải nộp khác 2.994.642 1,90 2.800.336 1,88 194.306 6,94 0,02
9.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 16.142 0,01 3.628 0,00 12.514 344,89 0,01
Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt
nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 56 Líp CQ46/11.05
Đơn vị tính: 1000 Đồng
Häc viÖn tµi chÝnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: Lç Trung Kiªn 57 Líp CQ46/11.05
2.2.2. Tình hình quản lí và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần
Viglacera Xuân Hòa.
2.2.2.1. Tìnhhình quản lívốn bằng tiền và khả năng thanh toán.
+ Tiền và các khoản tương đương tiền:
Bảng 8:Tiền& các khoản tương đương tiền của Công ty 2 năm 2011 và 2010.
Đơn vị tính: 1000 Đồng
31/12/2011 31/12/2010 Chênh
lệch
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Tỷ
trọng
%
Tiền và các khoản
tương đương tiền
2.568.214
100
1.050.335
100 1.517.879 144,51 0
Tiền mặt 2.035.488 79,25 206.474 19,66 1.829.014 885,33 59,59
Tiền gửi ngân hàng 532.726 20,75 843.861 80,34 (311.135) (36,87) (59,59)
Các khoản tương
đương tiền
-
-
-
- - - -
Qua bảng trên có thể thấy: vốn bằng tiền của công ty năm 2011 đã tăng
1.517.879 nghìn đồng so với năm 2010 với tỉ lệ tăng khá cao 144,51%. Đây là hệ
quả của việc các khoản tiển mặt tăng đột biến ( tăng 1.829.014 nghìn đồng tương
ứng với tỷ lệ tăng 885,33%) trong khi đó tiền gửi ngân hàng của công ty giảm
không đáng kể (giảm 311.135 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ giảm 36,87%). Điều này
cho ta thấy doanh nghiệp đã rất chú trọng trong việc tăng khả năng thanh toán tức
thời.
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ

More Related Content

What's hot

Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty vận tải Hà Nội
Đề tài  Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty vận tải Hà NộiĐề tài  Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty vận tải Hà Nội
Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty vận tải Hà NộiDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anKhoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anphuonglien1392
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanhTieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanhSMS291155
 

What's hot (19)

Giải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đ
Giải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đGiải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đ
Giải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đ
 
Đề tài: Tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty Xây lắp
Đề tài: Tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty Xây lắpĐề tài: Tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty Xây lắp
Đề tài: Tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty Xây lắp
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao VàngĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Miền Tây - Gửi miễ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựng
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựngNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựng
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Sông Đà 12
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Sông Đà 12Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Sông Đà 12
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Sông Đà 12
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty vận tải Hà Nội
Đề tài  Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty vận tải Hà NộiĐề tài  Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty vận tải Hà Nội
Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty vận tải Hà Nội
 
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đĐề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
 
Khoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anKhoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-an
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà NộiĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
 
QT103.doc
QT103.docQT103.doc
QT103.doc
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đTăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.docnoi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
 
Tieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanhTieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanh
 

Similar to Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ

Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...NOT
 
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phan tich-tinh-hinh-quan-ly-su-dung-von-san-xuat-kinh-doanh-va-nang-cao-hieu-...
Phan tich-tinh-hinh-quan-ly-su-dung-von-san-xuat-kinh-doanh-va-nang-cao-hieu-...Phan tich-tinh-hinh-quan-ly-su-dung-von-san-xuat-kinh-doanh-va-nang-cao-hieu-...
Phan tich-tinh-hinh-quan-ly-su-dung-von-san-xuat-kinh-doanh-va-nang-cao-hieu-...Trang Nhung Đỗ
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ (16)

Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu độngVốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
 
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựngLuận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấyĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNamTăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
 
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
 
Chương 1
Chương 1Chương 1
Chương 1
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thương mại và Đầu tư phát ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thương mại và Đầu tư phát ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thương mại và Đầu tư phát ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thương mại và Đầu tư phát ...
 
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
 
Phan tich-tinh-hinh-quan-ly-su-dung-von-san-xuat-kinh-doanh-va-nang-cao-hieu-...
Phan tich-tinh-hinh-quan-ly-su-dung-von-san-xuat-kinh-doanh-va-nang-cao-hieu-...Phan tich-tinh-hinh-quan-ly-su-dung-von-san-xuat-kinh-doanh-va-nang-cao-hieu-...
Phan tich-tinh-hinh-quan-ly-su-dung-von-san-xuat-kinh-doanh-va-nang-cao-hieu-...
 
Cơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.docx
Cơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.docxCơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.docx
Cơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.docx
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (19)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ

  • 1. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 1 Líp CQ46/11.05 LỜI MỞ ĐẦU Năm 2011, với bối cảnh trì trệ trong phát triển nền kinh tế và lạm phát toàn cầu, sự suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn cầu đặc biệt ở các nước có nền kinh tế phát triển và kéo theo đó là sự ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế của các nước đang phát triển. Thậm chí, sự suy thoái này có thể kéo dài trong những năm tiếp theo. Điều này dẫn đến, giảm tốc độ tăng trưởng diễn ra ở nhiều nước và thậm chí tăng trưởng chỉ đạt ở mức tối thiểu. Trong điều kiện đó, Việt Nam không thể không bị ảnh hưởng. Những tác động của sự suy thoái kinh tế là chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi. Trong thời điểm này, các doanh nghiệp Việt nam phải đưa ra cho mình những chính sách tài chính hợp lí để đối phó với sự suy thoái này. Một số doanh nghiệp đã có những sự đổi mới để tồn tại và phát triển song hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn chưa được cao. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải tính toán thật cẩn thận và hiệu quả của mỗi đồng vốn bỏ ra, đảm bảo hiệu quả khi sử dụng. Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa là một công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, quy mô của công ty không lớn, trình độ quản lý còn hạn chế nên công ty cũng không tránh khỏi phải đối đầu với những vấn đề trong quản lí và sử dụng vốn của mình. Vốn trong doanh nghiệp thường phải chia thành hai phần là: Vốn cố định và vốn lưu động, trong đó vốn lưu động được ví như dòng máu luôn vận động tuần hoàn để nuôi sống doanh nghiệp. Do đó, việc tìm ra giải pháp để công ty quản lí và sử dụng vốn lưu động hợp lí và có hiệu quả là một ý nghĩa quan trọng để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Nhằm góp phần hoàn thiện những lí luận về vốn lưu động và cách quản lí để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, sau một thời gian tìm hiểu thực
  • 2. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 2 Líp CQ46/11.05 tế tại công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa, em đã quyết định đi sâu và nghiên cứu để hoàn thành đề tài luận văn: “ Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa ”. Nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương I: những vấn đề lí luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng việc tổ chức quản lí, sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa. Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian thực tập có hạn và trình độ về lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên luận văn của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp và giúp đỡ từ các thầy cô trong khoa Tài Chính Doanh Nghiệp cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa để luận văn của em có thể hoàn thiện hơn nữa. Hà Nội, tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện Lỗ Trung Kiên
  • 3. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 3 Líp CQ46/11.05 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP: 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm luân chuyển vốn lưu động trong doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trường “ Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh ”. Tức là tổ chức thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đíchsinh lời. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố định, doanh nghiệp cần phải có các tài sản lưu động. Tài sản lưu động chính là biểu hiện ở hình thái hiện vật của vốn lưu động. Vì vậy mà đặc điểm của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Tài sản lưu động trong các doanh nghiệp thường được chia thành hai loại: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông: Tài sản lưu động sản xuất: Gồm một bộ phận là các vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nguyên liệu.v.v…và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như: Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,v.v…
  • 4. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 4 Líp CQ46/11.05 Tài sản lưu động lưu thông: Là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như: Thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, tiền trong thanh toán, v.v… Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn thay thế chỗ cho nhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi. Để đăm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động nhất định. Do đó, để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Khác với tài sản cố định. Tài sản lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm. Vì vây, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá thành của sản phẩm tiêu thụ. Như vậy, vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ không ngừng vận động qua cả chu kỳ kinh doanh. Tính chất tuần hoàn này được thể hiện trong ba giai đoạn: Mua sắm dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ. Sơ đồ tuần hoàn chu chuyển vốn lưu động: T----------------------H-----------sx-----------H’---------------------T’  Giai đoạn 1( T -- H): Doanh nghiệp dùng tiền mua hàng hóa, nguyên vật liệu …nhằm dự trữ phục vụ sản xuất kinh doanh. Lúc này, vốn lưu động chuyển từ hình thái tiện tệ sang hình thái vật tư, hàng hóa.  Giai đoạn 2 (H-- sx -- H’): Các vật tư dự trữ ( hàng hóa nguyên vật liệu,…) trải qua quá trình bảo quản, sơ chế, đưa vào dây chuyền công nghệ sản xuất.
  • 5. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 5 Líp CQ46/11.05 Trong quá trình này, vốn chuyển từ hình thái hàng hóa vật tư dự trữ sang hình thái sản phẩm dở dang, bán thành phẩm rồi sang thành phẩm.  Giai đoạn 3 (H’ -- T’): Doanh nghiệp tiến hành công tác tiêu thụ sản phẩm và thu tiền về. Giai đoạn này vốn được chuyển từ hình thái thành phẩm sang hình thái tiền tệ, tức là trở về hình thái ban đầu nhưng với lượng tiền tệ lớn hơn lượng vốn tiền tệ ban đầu. Sự vận động của vốn lưu động từ hình thái ban đầu là vốn bằng tiền chuyển qua các hình thái khác nhau của các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh cuối cùng lại trở về hình thái ban đầu của nó gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động. “ Do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên liên tục nên lượng vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng, được lặp đi lặp lại có tính chu kì và được gọi là sự chu chuyển của vồn lưu động”. Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bới các đặc điểm của tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiệp có các đặc điểm cơ bản sau: o Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổihình thái biểu hiện. o Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu trình kinh doanh. o Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. Từ những phân tích trên ta có thể rút ra: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động chuyển hóa toàn bộ giá trị ngay trong một lần
  • 6. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 6 Líp CQ46/11.05 và được thu lại toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một vòng luân chuyển, khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh. 1.1.2.phânloạivốn lưu động của doanh nghiệp: Việc tổ chức, quản lí vốn lưu động trong doanh nghiệp là một vấn đề rất được lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm bởi vì, nếu phân bổ vốn hợp lí trong các giai đoạn luân chuyển thì tổng số vốn lưu động có thể ít hơn nhưng lại mang lại hiệu quả cao hơn. Muốn vậy, cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu được áp dụng: 1.1.2.1. Dựa vào hình thái biểu hiện của vốn Ta có thể chia vốn lưu động thành: Vốn bằng tiền và vốn về hàng tồn kho. 1.1.2.1.1. Vốn bằng tiền và các khoản phảithu:  Vốn bằng tiền gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân Hàng và tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có một lượng tiền nhất định.  Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức cung trước trả sau. Ngoài ra, với một số trường hợp mua sắm một số vật tư khan hiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng.
  • 7. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 7 Líp CQ46/11.05 1.1.2.1.2. Vốn về hàng tồn kho: Trong doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hàng hóa gồm: Vốn vật tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Các loại này được gọi chung là vốn về hàng tốn kho. Xem xét chi tiết hơn cho thấy, vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm:  Vốn nguyên vật liệu chính: Là giá trị các loại nguyên vật liệu chính dự trữ cho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất, chúng hợp thành thực thể của sản phẩm.  Vốn vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật liệu phụ dự trữ cho sản xuất, giúp cho việc hình thành sản phẩm, nhưng không hợp thành thực thể chính của sản phẩm, chỉ làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi.  Vốn nhiên liệu: Là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.  Vốn phụ tùng thay thế: Là giá trị các loại vật tư dùng để thay thế, sửa chữa các tài sản cố định.  Vốn vật đóng gói: Là giá trị các loại vật liệu bao bì dùng để đóng gói sản phẩm trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.  Vốn công cụ dụng cụ: Là giá trị các công cụ dụng cụ không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.  Vốn sản phẩm đang chế: Là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất ( giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm).  Vốn về chi phí trả trước: Là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác dụng trong nhiều chu trính sản xuất kinh doanh nên chưa thể tínhváo giá
  • 8. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 8 Líp CQ46/11.05 thành sản phẩm trong kỳ này, mà được tính dần vào giá thành sản phẩm các kỳ tiếp theo như chí phí cái tiến kỹ thuật, chi phí nghiên cứu thí nghiệm…  Vốn thành phẩm: Là giá trị các sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tốn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Dựa vào vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuấtkinh doanh. Theo cách phân loại này thì vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành các loại chủ yếu sau: + Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Đây là bộ phận vốn lưu động cần thiết nhằm thiết lập các loại dự trữ về vật tư hàng hóa đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành thường xuyên liên tục. Bao gồm: giá trị các loại nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn công cụ dụng cụ nhỏ. + Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất: Là vốn lưu động được chiếm dụng từ khi đưa vật tư vào sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm hoàn chỉnh. Bao gồm: vốn của sản phẩm đang chế tạo, vốn về chi phí trả trước, vốn sản phẩm dở dang, vốn bán thành phẩm. + Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Là vốn lưu động chiếm dụng kể từ khi thành phẩm nhập kho cho tới khi tiêu thụ được sản phẩm và thu được tiền về, gồm các khoản: Vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư vôn ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn…
  • 9. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 9 Líp CQ46/11.05 Cách phân loại này cho thấy rõ vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình kinh doanh, và sự phân bổ của vốn lưu động trong các khâu của quá trình luân chuyển vốn. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tổ chức quản lí thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu vốn lưu động hợp lí, tăng được tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Trên đây là 2 cách phân loại vốn lưu động chủ yếu hiện nay. Mỗi cách phân loại đều đáp ứng nhứng yêu cấu nhất định của công tác quản lí. 1.1.3. Nhu cầuvốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầuvốn lưu động của doanh nghiệp. 1.1.3.1. Nhu cầu vốn lưu động: Qua quan sát và nghiên cứu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, ta thấy nhu cầu tài chính của doanh nghiệp thường xuyên biến dổi không ngừng trong từng tháng, quý, năm. Chính vì vậy, các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp luôn phải thu thập và phân tích những thông tin liên quan đến thay đổi về các dòng tiền và dự trữ trong doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định tài chính phù hợp. Một trong những chỉ tiêu tài chính mà doanh nghiệp cần nghiên cứu là vốn lưu động. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết mà doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp và khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ( tiền lương phải trả, nợ phải trả khác có tính chu kỳ). Công thức tính nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp: Nhu cầu = Mức dự trữ + Khoản phải thu từ - Khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản phải trả
  • 10. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 10 Líp CQ46/11.05 VLĐ hàng tồn kho khách hàng khác có tính chu kỳ Căn cứ vào tính chất cũng như thời gian sử dụng vốn lưu động người ta chia nhu cầu vốn lưu động thành hai loại:  Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết: Là số vốn tính ra phải đủ để bảo đảm cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục, nghĩa là với mỗi quy mô kinh doanh, với mỗi điều kiện mua sắm dự trữ hàng hóa, vật tư và lượng sản phẩm đã được xác định, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có thường xuyên một lượng vốn lưu động nhất định.  Nhu cầu vốn lưu động tạm thời: Là nhu cầu vốn lưu động ứng vào tăng thêm trong quá trình sản xuất kinh doanh để đáp ứng tăng thêm về dự trữ vật tư, hàng hóa do sự gia tăng có tính thời vụ,do nhận thêm đơn hàng, do biến động giá cả… Trong điều kiện hiện nay, mọi nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đều phải tự tài trợ. Do đó, việc xác đinh rõ nhu cầu vốn lưu động không những tránh được tình trạng ứ đọng vốn mà còn đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, việc xác định nhu cầu vốn lưu động cũng là một căn cứ quan trọng cho việc xác định nguồn tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp. + Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động quá cao sẽ không khuyến khích doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động gây nên tình trạng ứ đọng vật tư, vốn chậm luân chuyển gia tăng các chi phí không cần thiết dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, giảm lợi nhuận.
  • 11. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 11 Líp CQ46/11.05 + Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể gây gián đoạn sản xuất, thanh toán chậm, nợ nần, khó có thể đáp ứng các nhu cầu vốn phát sinh đột biến. 1.1.3.2. Cácnhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp: Nhu cầu vốn lưu động trong doanh nghiệp là một đại lượng không cố định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, cần chú ý một số yếu tố chủ yếu sau:  Những yếu tố về đặc điểm, tính chất ngành nghề kinh doanh như: Chu kỳ kinh doanh, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ trong công việc kinh doanh, những thay đổi về kỹ thuật, công nghệ sản xuất, v.v… Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến số vốn lưu động mà doanh nghiệp phải ứng ra và thời gian ứng vốn  Những yếu tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: o Khoảng cách giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp vật tư, hàng hóa. o Sự biến động về giá cả của các loại vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh. o Khoảng cách giữa doanh nghiệp và thị trường bán hàng. o Điều kiện và phương tiện vận chuyển,v.v… Chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ chức thanh toán: Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến thanh toán quy mô các khoản phải thu. Việc tổ chức tiêu thụ và thực hiện các thủ tục thanh toán và tổ chức thu tiền bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
  • 12. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 12 Líp CQ46/11.05 1.1.4. Nguồnhình thành vốn lưu động của doanh nghiệp: 1.1.4.1.Phân loại nguồn vốn lưu động - Theo quan hệ sở hữu vốn. Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp thì VLĐ được chia làm 2 loại đó là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. + VCSH là số vốn huy động được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phôi và định đoạt. Tuỳ theo loại hình sở hữu doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có những nội dung cụ thể như: Nguồn vốn từ ngân sách cấp hay có nguồn gốc từ ngân sách cho các Công ty nhà nước; Vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra; Vốn góp cổ phần trong các Công ty cổ phần; Vốn bổ sung từ lợi nhuận để lại nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp v.v… + Các khoản nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả cho các tác nhân kinh tế khác. Nó bao gồm các khoản: o Nguồn vốn tín dụng: là số vốn vay của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng hoặc qua phát hành trái phiếu. o Nguồn vốn chiếm dụng: phản ánh số vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng một cách hợp pháp của các chủ thể khác. Trong nền kinh tế thị trường phát sinh các quan hệ thanh toán như: phải trả người bán, phải nộp ngân sách, phải trả công nhân viên v.v… - Căn cứtheo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn.
  • 13. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 13 Líp CQ46/11.05 Theo tiêu thức này nguồn VLĐ được chia thành: Nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời. + Nguồn VLĐ thường xuyên: Là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể được xác định theo công thức sau: Nguồn VLĐ thường xuyên = Tổng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp - Giá trị tài sản dài hạn Hoặc có thể tính bằng công thức sau: Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn + Nguồn VLĐ tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn, các khoản phải trả người bán, các khoản phải trả phải nộp khác… 1.1.4.2. Cácmôhình tài trợ vốn lưu động. Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. - Lợi íchcủa áp dụng mô hình này: + Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn. + Giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn. - Hạn chế của việc sử dụng mô hình này:
  • 14. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 14 Líp CQ46/11.05 Chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn, song kém linh hoạt hơn. Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Sử dụng mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao, tuy nhiên, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nên doanh nghiệp phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn. Nguồn vốn tạm thờivốn tạm thời Nguồn vốn nguồn vốn thường xuyên TSLĐ thường xuyên Tiềnề n n TSCĐ TSLĐ tạm thời Thời gianHình 1: Mô hìnhtài trợ thứ nhất
  • 15. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 15 Líp CQ46/11.05 Mô hình tài trợ thứ 3: Theo mô hình này thì toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được bảo đảm bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Về lợi thế, mô hình này chi phí sử dụng vốn thấp hơn vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt hơn. Việc sử dụng mô hình này, doanh nghiệp cũng cần sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn, vì áp dụng mô hình này, khả năng gặp rủi ro sẽ cao hơn. Trên thưc tế, mô hình này thường được các doanh nghiệp được lựa chọn, vì một phần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên.. TSLĐ thường xuyên Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên Thời gian TSLĐ thường xuyên Tiền TSCĐ TSLĐ tạm thời Hình 3: Mô hình tài trợ thứ ba Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên Thời gian TSLĐ thường xuyên Tiền TSCĐ TSLĐ tạm thời Hình 2: Mô hình tài trợ thứ hai
  • 16. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 16 Líp CQ46/11.05 1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là chỉ tiêu chất lượng phản ánh tổng hợp những cố gắng, những biện pháp hữu hiệu về kỹ thuật, về tổ chức sản xuất, tổ chức thúc đẩy sản xuất phát triển. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là đảm bảo với số vốn hiện có, bằng các biện pháp quản lí và tổng hợp nhằm khai thác triệt để khả năng vốn có để có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp. Quan niệm về tính hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động được hiểu trên hai khía cạnh: Một là: Với số vốn hiện có có thể sản xuất thêm một lượng sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hạ để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hai là: Đầu tư thêm vốn một cách hợp lí nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh thu tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng của lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng của vốn. Trước đây, trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp quốc doanh được Nhà nước bao cấp hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi, bao cấp về giá…Sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh, lỗ Nhà nước bù, lãi Nhà nước thu… Do đó, công tác quản lý kinh doanh sử dụng vốn trong các doanh nghiệp quốc doanh không được thực hiện đúng mức, vai trò của vốn bị xem nhẹ, vì vậy hiệu quả sử dụng vốn thấp. Hiện nay, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không còn được bao cấp về vốn nữa, doanh nghiệp phải tự trang trải chi phí và đảm bảo kinh doanh có lãi để tồn tại. Thực tế này đòi hỏi
  • 17. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 17 Líp CQ46/11.05 các nhà quản lí tài chính doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng. 1.2.2. Các chỉtiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.  Tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Việc sử dụng vốn lưu động biểu hiện ở tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cao hay thấp. + Số lần luân chuyển vốn lưu động( hay số vòng quay vốn lưu động) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Trong đó L :số lần luân chuyển vốn lưu động ở trong kỳ( thường là 1 năm) M: tổng mức luân chuyển vốn lưu động VLĐ: Số VLĐ bình quân sử dụng ở trong kỳ được xác định bằng phương pháp bình quân số học. + Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn. Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ này so với kỳ trước. Công thức:
  • 18. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 18 Líp CQ46/11.05 Trong đó: Vtk: số VLĐ tiết kiệm nếu mang giá trị âm, hay phải tăng lên nếu mang giá trị dương. M1: Tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ so sánh (kỳ kế hoạch). L0, L1: Số lần luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc. K0, K1: Kỳ luân chuyển vốn lưu kỳ so sánh, kỳ gốc. + Hàm lượng VLĐ (Mức đảm nhiệm VLĐ). Là số VLĐ cần có để đạt được một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm. Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần bao nhiêu VLĐ. Công thức: Trong đó: Sn : Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ. + Ngoài ra còn dùng 1 số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của một số khoản vốn chủ yếu. - Về hàng tồn kho: Hệ số vòng quayhàng tồn kho. Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay hàng tồn kho luân chuyển trong kì. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì càng hiệu quả. Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Số dư bình quân hàng tồn kho trong kỳ
  • 19. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 19 Líp CQ46/11.05 Đối với doanh nghiệp sản xuất thì giá vốn hàng bán tính theo giá thành sản xuất của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ còn đối với doanh nghiệp thương mại thì tính theo trị giá vốn của hàng xuất bán. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Công thức: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = Số ngày trong kì Số vòng quay hàng tồn kho - Kỳ thu tiền bình quân Kì thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kì thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại. Kỳ thu tiền bình quân = Số dư bình quân các khoản phải thu x360 Doanh thu bán hàng có thuế Hệ số này phản ánh khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp nhanh hay chậm, kỳ thu tiền càng ngắn thì khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp càng nhanh. 1.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP HIỆN NAY . 1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp : Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động luân chuyển liên tục không ngừng từ hình thái này sang hình thái khác. Tại một thời điểm vốn lưu động tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, trong quá trình vận động nó chịu tác động bởi nhiều nhân tố làm ảnh hưởng
  • 20. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 20 Líp CQ46/11.05 đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, bao gồm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. 1.3.1.1. Những nhân tố khách quan: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của một số nhân tố khách quan như sau : Một là : Tác động của nền kinh tế Hoạt động của các doanh nghiệp đều chịu sự tác động rất lớn của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế phát triển ổn định thì hiệu quả sử dụng vốn cao. Ngược lại nếu điều kiện tăng trưởng thấp, lãi suất và tỷ giá không ổn định, thất nghiệp và lạm phát cao, sức mua của đồng tiền giảm sút dẫn đến sự tăng giá các loại vật tự hàng hóa…gây khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Hai là : Nhân tố rủi ro Hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì nhân tố rủi ro bất thường trong quá trình kinh doanh là rất lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Lý do là nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng cạnh tranh và khi thị trường không ổn định, sức mua của thị trường có hạn sẽ làm gia tăng khả năng rủi ro của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên nhiên gây ra như : hỏa hoạn, lũ lụt… mà doanh nghiệp không thể lường trước được. Ba là : Môi trường pháp lý
  • 21. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 21 Líp CQ46/11.05 Một hành lang pháp lý với hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, các chính sách vĩ mô ( thuế, chính sách đầu tư) cũng tác động mạnh tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể như viêc quy định về vốn, thuế doanh thu, thuế thu nhập của doanh nghiệp, chính sách cho vay… đều có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bốn là : Ảnh hưởng của giả cả sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Cung cầu trên thị trường là một trong những yếu tố quyết định tới giá cả sản phẩm tiêu thụ. Nếu giá cả tiêu thụ trên thị trường tăng sẽ làm cho chi phí đầu vào tăng, đồng thời giá thành sản phẩm cũng phải tăng lên, dẫn đến giá bán của doanh nghiệp tăng, nếu giá bán tăng cao hơn mức thị trường có thể chấp nhận được thì doanh nghiệp khó tiêu thụ sản phẩm kéo theo là doanh thu và lợi nhuân giảm. Ngược lại, nếu mức độ tăng giá của doanh nghiệp thấp hơn so với thị trường thì cầu về sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng, sẽ đẩy nhanh được quá trình tiêu thụ sản phẩm, từ đó tăng doanh thu, tăng tốc độ luân chuyển vốn, vốn được thu hồi nhanh để tiếp tục quay vòng. Như vậy, sự biến đổi của giá cả thị trường có thể làm tăng hoặc giảm chi phí, có nghĩa doanh nghiệp sẽ tăng hoặc giảm được một lượng vốn trong đó có vốn lưu động bỏ vào sản suất kinh doanh, từ đó có ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Năm là : Do tác động của khoa học kỹ thuật Trước đây, đối tượng lao động được hình thành chủ yếu từ nguồn gốc tự nhiên. Hiện nay, cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ đã tác động trực tiếp tới tất cả các yếu tố đầu vào của sản xuất ( đối tượng lao động, tư liệu lao động, sức lao động) và đã trở thành một bộ phận của lực lượng sản xuất.
  • 22. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 22 Líp CQ46/11.05 Với sự ưu việt của khoa học, đối tượng lao động được hình thành có nguồn gốc nhân tạo, có chất tính năng tốt và giá cả rẻ. Do vậy nếu doanh nghiệp không biết nắm bắt kịp thời và ứng dụng trong sản xuất kinh doanh thì sẽ bị tác động giảm giá vật tư dẫn đến vốn kinh doanh trong đó có vốn lưu động bị mất giá. 1.3.1.2. Những nhân tố chủ quan: Ngoài những nhân tố khách quan trên, còn có những nhân tố mang tính chủ quan ảnh hưởng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Thứ nhất là : Do trình độ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất của doanh nghiệp Để có hiệu qua cao thì bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất phải đồng bộ, ăn khớp. Năng lực quản lý của doanh nghiệp có hiệu quả hay không được thể hiện trong các khâu: xác định nhu cầu vốn lưu động có chính xác, bố trí sử dụng vốn có mục đích, có tổ chức côngtác quản lý thu hồi nợ tránh lãng phí. Doanh nghiệp quản lý vốn không chặt chẽ dẫn đến tình trạng lãng phí vốn, nhất là vốn lưu động trong quá trình mua sắm, dự trữ. Việc mua các loại vật tư không phù hợp với quy trình sản xuất, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng quy định, trong quá trình sử dụng lại không tận dụng hết phế phẩm, phế liệu…cũng tác động khong nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Mặt khác, nếu trình độ quản lý doanh nghiệp còn yếu kém, hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài sẽ làm vốn bị thâm hụt dần sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm đi, trong đó có vốn lưu động.
  • 23. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 23 Líp CQ46/11.05 Thứ hailà: Do việc lựa chọn phương án đầu tư Khi lựa chọn phương án đầu tư doanh nghiệp phải cân nhắc sao chu phù hợp với tình hình và đặc điểm của doanh nghiệp mình. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất những sản phẩm, lao vụ, dịch vụ có chât lượng cao, giá thành hạ và được thị trường chấp nhận thì tất yếu hiệu quả kinh doanh sẽ cao. Còn ngược lại, chất lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ kém, không phù hợp với yêu cầu thị trường dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, làm cho hiệu quả sự dụng vốn thấp. Trên đây là một số các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp ngày một tăng trưởng và phát triển, khẳng định vị thế trên thị trường đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp cần nghiên cứu các nhân tố để từ đó đưa ra các biện pháp cần thiết phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả sử dụng vốn nói chung, và nhất là vốn lưu động nói riêng. 1.3.3. Mộtsố biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanhnghiệp: Xuất phát từ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã trình bày ở trên thì xu hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là không ngừng tăng doanh thu và tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hợp lý. Từ những xu hướng đó có thể chỉ ra một số biện pháp cơ bản sau : Thứ nhất : Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc xác định đúng giúp doanh nghiệp đưa ra kế hoạch tổ chức huy động vốn nhằm hạn chế tình trạng thiếu vốn, gây gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc phải đi vay ngoài kế hoạch với lãi suất cao, làm giảm
  • 24. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 24 Líp CQ46/11.05 lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời cũng tránh được tình trạng ứ đọng vốn, thúc đẩy vốn lưu động luân chuyển nhanh nhằm phát huy được hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Thứ hai: Lựa chọn hình thức huy động vốn lưu động và đầu tư đúng đắn. Doanh nghiệp cần tích cực khai thác triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, đồng thời tính toán lựa chọn huy động các nguồn vốn bên ngoài với mức độ hợp lý của từng nguồn nhằm giảm mức thấp nhất chi phí sủa dụng vốn. Khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ thị trường tiêu thụ, tình hình cung ứng nguyên vật liệu, quy trình công nghệ, áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp để rút ngắn chu kỳ sản xuất. Thứ ba: Tổ chức quá trình sản xuất và đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành tiết kiệm được nguyên vật liệu. Mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường công tác tiếp thị, marketing, thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, hạn chế tối đa sản phẩm tồn kho, tăng nhanh vòng quay của vốn. Thứ tư: Quản lý chặt chẽ các khoản vốn. Quản trị tốt vốn bằng tiền: Bằng việc xác định mức tồn quỹ hợp lý, dự đoán, quản lý các luồng nhập, xuất ngân quỹ.
  • 25. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 25 Líp CQ46/11.05 Quản trị hàng tồn kho: Để đảm bảo doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu sản phẩm hàng hóa, nhưng đồng thời phải tối thiểu các chi phí dự trữ tài khoản tồn kho. Quản lý tốt công tác thanh toán nợ: Tránh tình trạng bán hàng không thu được tiền, vốn bị chiếm dụng, gây nên nợ khó dòi làm thất thoát vốn lưu động. Thứ năm:các biện phápdựphòngrủido. Công ty cần có những biện pháp thiết thực trong sử dụng và quản lý vốn lưu động như mua bảo hiểm hay trích lập quỹ dự phòng rủi ro để có các biện pháp thiết thực đề phòng rủi ro trong kinh doanh trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay để đảm bảo về mức độ an toàn tín dụng và an toàn tài chính cho công ty. Thứ sáu: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ các bộ quản lý, nhấtlà đội ngũ các bộ quản lý tài chính. Trước tiên cần nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhất là cán bộ tài chính, để họ những nhà lãnh đạo nhà quản lý trong doanh nghiệp thật sự có trình độ và nhạy bén với những diễn biến phức tạp của thị trường, đúng đắn trong việc ra các quyết định. Đồng thời có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực ngay từ đầu để chuẩn bị thay thế cho những cán bộ công nhân không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của công việc. Bên cạnh đó cần có những chính sách kỷ luật và đãi ngộ hợp lý nhằm khyến khích và phát huy sức sáng tạo, lòng nhiệt tình, cống hiến trong công việc của từng cá nhân.
  • 26. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 26 Líp CQ46/11.05 Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế không phải tất cả các biện pháp trên áp dụng đều mang lại hiệu quả tốt. Nó còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động trong đó. Do vậy, doanh nghiệp cần xem xét nghiên cứu kỹ để lựa chọn biện pháp thích hợp với mình. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. - Tên công ty: Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa Tên viết tắt: Viglacera Xuân Hòa Tên tiếng Anh: Viglacera Xuân Hòa Joint StockCompany - Địa điểm: Xã Tân Dân – Huyện Sóc Sơn – Hà Nội - Điện thoại: 84-4-3581-0011 - Fax: 84-4-3581-0011 - Email: viglaceraxuanhoa@yahoo.com - Website: http://www.xuanhoaceramic.com
  • 27. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 27 Líp CQ46/11.05 http://www.viglaceraxuanhoa.com.vn - Vốn điều lệ: 8.000.000.000 VNĐ 2.1.1.1. Lịchsử hình thành. Tên ban đầu của công ty là nhà máy gạch Xuân Hoà, được hình thành từ năm 1968 theo quyết định số 86/BXD - TCLĐ ngày 12 tháng 01 năm 1968 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Tháng 3 năm 1993 Công ty có quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước - Nhà máy gạch Xuân Hoà trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp thuỷ tinh và Gốm xây dựng - Bộ Xây dựng theo quyết định số 085A/BXD - TCLĐ ngày 24/03/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Trụ sở đặt tại xã Tân Dân – Huyện Sóc Sơn - TP Hà Nội, đăng ký kinh doanh số 109751 của UBND thành phố Hà Nội. - Tháng 8 năm 1994, Nhà máy gạch Xuân Hoà đổi tên thành Công ty gốm xây dựng Xuân Hoà theo Quyết định số 481/BXD -TCLĐ ngày 30 tháng 7 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. - Ngày 17/12/2004, theo quyết định số 2021/QĐ – BXD “V/v chuyển Công ty gốm XD Xuân Hoà thành Công ty cổ phần Xuân Hoà thuộc TCT thuỷ tinh và gốm xây dựng. Công ty bắt đầu chuyển đổi hoạt động thành Công ty cổ phần Xuân Hoà Viglacera từ ngày 29/09/2005. Với bề dày lịch sử 40 năm trong ngành sản xuất VLXD bằng đất sét nung, Công ty gốm Xuân Hoà (nay là Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hoà) đã và đang ngày một phát triển. Và luôn xứng đáng là những đơn vị tốp đầu trong ngành vật liệu xây dựng đất sét nung. - Từ năm 1992 đến năm 1997, dưới sự chỉ đạo của Bộ xây dựng, Tổng công ty Thủy tinh và gốm xây dựng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công
  • 28. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 28 Líp CQ46/11.05 ty là: Vừa tập trung tổ chức sản xuất ở các nhà máy có thiết bị mới đầu tư nhằm phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị, tăng sản xuất, sản xuất đa dạng sản phẩm có giá trị giảm tiêu hao vật tư, hạ giá thành sản phẩm, tăng thêm nguồn thu để trả nợ vay vốn đầu tư, không ngừng ổn định, nâng cao đời sống CBCNV đồng thời tiếp tục mở rộng ra phương hướng mới là hợp tác sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm đáp ứng thị trường rộng lớn. 2.1.1.2. Cácthời kỳ phát triển của Công ty. - Từ khi đổi tên xí nghiệp gạch Xuân Hoà, thành Nhà máy gạch Xuân Hoà năm 1978, nhà máy hoạt động trong cơ chế bao cấp, hàng hoá sản xuất tiêu thụ hàng năm do Bộ xây dựng và Liên hiệp các xí nghiệp gạch ngói sành sứ xây dựng giao kế hoạch hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ theo chỉ tiêu và kế hoạch phân phốicủa Bộ và Liên hiệp. - Thời kỳ 1986 - 1992 Kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế đất nước, nhà máy đã đổi mới cơ cấu mặt hàng sản xuất những sản phẩm thị trường cần. Cụ thể, nhà máy từ sản xuất gạch đặc chuyển sang sản xuất gạch rỗng, tiết kiệm được nhiều vật tư và từ đó giảm giá thành. - Thời kỳ 1992 đến nay Công ty liên tục đổi mới và phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại của Italia về sản xuất vật liệu xây dựng Năm 1992 đầu tư NMG Xuân Hoà 2 lò Tuynel liên hợp có công suất 50 triệu viên/năm, hệ thống chế biến tạo hình Italia, đầu tư mở rộng hơn 7000m2 sân bê tông và hơn 7000m2 nhà cáng kính.
  • 29. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 29 Líp CQ46/11.05 Năm 2002 đầu tư NMG Cotto Bình Dương một dây truyền sản xuất có công suất 1 triệu m2/năm. Đến ngày 14/06/2004 NMG Cotto Bình Dương được bàn giao cho Công ty gốm XD Hạ Long thuộc Tổng công ty Viglacera quản lý và điều hành. - Năm 2004, Công ty tiến hành bàn giao NMG Cotto Bình Dương cho Công ty Gốm xây dựng Hạ Long theo chủ trương của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng. Hiện nay cả 3 đơn vị cổ phần đều phát huy được truyền thống của Công ty Gốm xây dựng Xuân Hoà, đều là những đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo cổ tức hàng năm cho cổ đông, thu nhập bình quân đồng/người/tháng từ mức 1.800.000 – 2.000.000đ. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty. Ngành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất các loại các loại sản phẩm gạch phục vụ xây dựng. Từ năm 2005 đến nay Công ty còn lại NMG Xuân Hoà và thực hiện cổ phần hoá từ tháng 10/2005, hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình cổ phần hoá, bước đầu với lợi thế phát huy triệt để tính chủ động sáng tạo và vai trò làm chủ của người lao động trong doanh nghiệp tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đang trên đà bình ổn và đi lên. Các mặt hàng chủ yếu Công ty đang cung cấp cho thị trường là: gạch R60, Gạch R150, gạch lát nền, gạch lá dừa, ngói lợp 22v/m2, ngói dán, gạch ốp, gạch thẻ, và một số loại gạch trang trí khác........ 2.1.3. Đặc điểm hoạt động của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa. 2.1.3.1. Đặcđiểm vềnhân sự và tổ chức quản lý bộ máycủa công ty:  Tổ chức nhân sự của công ty:
  • 30. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 30 Líp CQ46/11.05 Hiện nay Công ty có 534 người trong đó lao động nữ là 214 người chiếm 40% tổng số cán bộ lao động trong Công ty. Trình độ Tổng số người Tỷ lệ (%) Đại học 17 3,18 Cao đẳng - Trung cấp 15 2,81 Công nhân kỹ thuật 414 77,53 Lao động phổ thông 88 16,48 Cộng 534 100 • Chính sách đào tạo Với mục tiêu phát triển và đảm bảo nguồn nhân lực cho cạnh tranh, Công ty luôn xây dựng kế hoạch, chính sách nhân lực hợp lý nhằm duy trì và phát triển nguồn nhân lực hiện tại, song song với viện cải thiện môi trường làm việc giúp người lao động làm việc hiệu quả hơn. Vì thế Công ty thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ cho công nhân như mời giáo viên về giảng dạy tại Công ty cho công nhân lao động mới. Đối với cán bộ quản lý, Công ty luôn chú trọng nâng cao trình độ về chuyên môn và lý luận nên đã thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức. • Chính sách lương, thưởng Hiện nay Công ty thực hiện trả lương cho cán bộ công nhân viên dưới 2 hình thức - Lương sản phẩm - Lương thời gian
  • 31. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 31 Líp CQ46/11.05 Cả 2 hình thức trả lương trên đều có gắn phần lương theo năng suất dựa trên kết quả công tác trong tháng của mỗi cá nhân để khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả, đảm bảo tính trung thực, kỷ luật trong Công ty. Nhằm thu hút một đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi và có tư tưởng cầu tiến, Công ty đã và luôn có chính sách đãi ngộ thích hợp nhằm phát huy khả năng, tính sáng tạo của nhân viên.  Tổ chức bộ máy quản lý: Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa hoạt động dựa trên luật doanh nghiệp, cơ quan có quyền lực cao nhất là Đại hội đồng cổ đông. Đại hội cổ đông bầu ra các thành viên của Hội đồng quản trị và chủ tịch Hội đồng quản trị. Do đặc thù riêng, nhà máy không nằm trên cùng một địa bàn, chính vì vậy cơ cấu quản lí được bố trí hợp lí để đảm bảo phục cho hoạt động sản xuất liên tục tinh giảm bộ máy gián tiếp một cáchtối đa. SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÍ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA
  • 32. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 32 Líp CQ46/11.05 2.1.3.2. Đặcđiểm tổchức hoạt động kinhdoanh: Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty dựa trên cơ sở đặc điểm tổ chức của Nhà máy trước đây gồm các Nhà máy sản xuất, bộ phận sản xuất phụ và bộ phận phụ trợ. Cụ thể, Công ty gồm 1 Nhà máy sản xuất, 3 bộ phận phụ trợ tạo nên đặc thù về tổ chức sản xuất của Công ty như sau: -Nhà máy gạch Xuân Hòa: Nằm trên địa bàn Minh Trí – huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội. Đây là nơi có năng lực sản xuất lớn nhất Công ty trên 50.000 viên gạch QTC/năm. Các sản phẩm chủ yếu của nhà máy là gạch lát nền: 200x200x15, 300x300x15, 250x250x15, gạch Blốc có độ rỗng lớn
  • 33. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 33 Líp CQ46/11.05 200x200x90. Ngoài ra, Nhà máy còn sản xuất gạch xây 12 lỗ, gạch 6 lỗ, gạch nem rỗng…. -Bộ phận đại diện: Là bộ phận phục vụ cho sản xuất có nhiệm vụ sửa chữa máy móc thiết bị định kỳ, hoặc có sự cố xảy ra, có kế hoạch sửa chữa lớn hàng năm để sản xuất liên tục không bị gián đoạn. -Bộ phận vật tư: Cung cấp vật tư cho toàn bộ Công ty để đảm bảo sản xuất được liên tục, không để tình trạng thiếu vật tư làm sản xuất bị ngưng trệ. -Bộ phận xây dựng cơ bản: Đảm nhận công tác xây dựng mới nhà xưởng (nếu đầu tư), sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn nhà xưởng. Ngoài ra còn nhận các côngtrình ngoài khi được phép của cấp trên. 2.1.3.3. Đặcđiểm quytrình công nghệ sản xuất: Sản phẩm chính được công ty sản xuất là gạch lát nền: 200x200x15, 300x300x15, 250x250x15, gạch Blốc có độ rỗng lớn 200x200x90. Và sau đây là các công đoạn hình thành sản phẩm: Công đoạn khai thác nguyên liệu: Đất sét là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất. Các loại đất sét sau khi được khảo sát, thăm dò, và thử công nghệ đạt tiêu chuẩn sản xuất mới được tiến hành khai thác bằng cách dùng máy ủi, ủi lớp đất màu từ 20 đến 30 cm sau đó dùng máy xúc, xúc lên ô tô đưa về bãi chứa. Thông thường việc khai thác được tiến hành theo kiểu cuốn chiếu từ ngoài vào trong khai thác đến đâu hết đến đó (độ sâu 1,5 – 2,5 mm). Công đoạn chế biến tạo hình: Đất sét khai thác về được phơi phong từ 3 đến 6 tháng, sau đó đưa vào nhà chứa để tiến hành ngâm ủ tối thiểu là 24 giờ, độ ẩm đạt từ 14 – 16%. Các
  • 34. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 34 Líp CQ46/11.05 lô đất được ngâm ủ đúng yêu cầu kĩ thuật được máy ủi, ủi dần vào máy cấp liệu thùng. Máy cấp liệu thùng có nhiệm vụ phân phối, dải đều lên băng tải 1, tại đây được pha than cám nghiền nhỏ, lượng than pha thô 80 - 90% định lượng tiêu hao sản phẩm. Đất và than được đưa lên máy cán thô cấu trúc ban đầu của đất. Từ máy cán thô, đất được chuyển qua máy nghiền xa luân qua băng truyền 2, máy này có nhiệm vụ trà sát nghiền vỡ kết cấu của nguyện liệu, ở đây đất được pha độ ẩm đạt 20 – 22% và được ép xuống máy cấp liệu đĩa (máy điều phối đất ). Máy cấp liệu đĩa sẽ điều phối nguyên liệu một cách đều đặn lên máy cán mịn qua băng tải 3. Máy cán mịn có khe hở 2 – 3 mm có nhiệm vụ cán mỏng đất, tăng dộ dẻo, độ đồng nhất, sau đó rơi xuống máy nhào đùn liên hợp có gắn thiết bị hút chân không. Thiết bị hút chân không sẽ hút hết không khí trong đất, làm tăng độ chắc của nguyên liệu trước khi tạo hình. Máy đùn tạo ra các thỏi mộc qua các khuôn tạo hình ở đầu máy. Thỏi mộc được cắt tự động thành từng viên sản phẩm tùy theo yêu cầu, các sản phẩm mộc chuyển qua băng tải ngang bốc lên xe cải tiến bánh hơi và được vận chuyển đi phơi trong nhà kính. Công đoạn phơi sấy sản phẩm mộc: Các thao tác phơi gạch mộc phải nhẹ nhàng, tránh biến dạng. Sản phẩm mộc được phơi 3 – 5 ngày khi độ ẩm còn 14 – 16% sẽ được xếp lên xe goòng để sấy trong lò tuynel. Lò sấy tuynel được tận dụng khí nén ở máy làm nguội sản phẩm đưa sang làm tác nhân sấy. Độ ẩm sản phẩm đưa ra khỏi lò sấy đạt từ 2– 8%. Công đoạn nung sản phẩm:
  • 35. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 35 Líp CQ46/11.05 Lò nung được bố trí liên hợp với bộ phận sấy nhằm sử dụng luôn các xe goòng xếp gạch mộc đã sấy khô ở lò sấy ra. Cứ một goòng vào thì một goòng ra. Sản phẩm nung chín được làm nguội rỡ bỏ xuống, qua KCS được phân loại đưa đi tiêu thụ. 2.1.3.4. Đặcđiểm vềcơ sở vậtchất kỹ thuật: Với tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng, công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa đã thiết lập một dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại của hãng SACMI - ITALIA tại Tân Đông Hiệp - Dĩ An - Bình Dương. Công ty cho ra đời sản phẩm gạch gốm COTTO cao cấp tham gia vào thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam và thế giới, đạt tiêu chuẩn châu Âu. Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho quy trình sản xuất, hệ thống này được công nhận bởi tổ chức QUACERT là phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001. Hiện các sản phẩm gạch lát nền của các đơn vị thành viên Viglacera, đặc biệt là của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa được nhiều người ưa chuộng bởi phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, các chỉ tiêu về độ sai lệch kích thước, độ hút nước, độ cong vênh, độ mài mòn được đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng châu Âu. Theo yêu cầu của khách hàng, Viglacera đưa ra thị trường những sản phẩm gạch lát có lớp men bảo vệ đặc biệt. Với các sản phẩm này, khách hàng có thể sử dụng tại các công trình có mật độ người qua lại nhiều như khách sạn, hành lang, bệnh viện… Gạch có độ cứng, chống mài mòn cao hơn so với các loại gạch men thông thường trước đây. Ngoài ra, doanh nghiệp còn đưa vào thị trường một số loại gạch trang trí nôi thất, ngoại thất có sắc thái độc đáo và ứng dụng riêng cho từng hạng mục công trình. Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa đang dần chuẩn mực hóa các đặc tính kỹ thuật cao cấp để thỏa mãn mọi nhu cầu trong trang trí, xây dựng, đạt
  • 36. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 36 Líp CQ46/11.05 đến sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp hiện đại và cổ kính tạo nên sự hoàn mỹ cho các công trình kiến trúc. 2.1.3.5. Đặcđiểm thị trường và đối thủ cạnh tranh:  Đặc điểm thị trường: Là doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty Viglacera với hoạt động chính là sản xuất và mua bán các loại gạch lát nền và vật liệu xây dựng khác. Trong đó, sản phẩm chính của công ty là các loại gạch QTC, gạch NT ( quy NT2000) và gạch trang trí đóng góp đến 99% doanh thu của công ty, riêng tỷ trọng của gạch xây đóng góp đến 60 – 80% doanh thu. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty được xác định là thị trường trung cấp, đối tượng khách hàng là các hộ gia đình có thu nhập khá và các công trình xây dựng có mức đầu tư trung bình trở lên. Do vậy, công ty đã xây dựng được hệ thống phân phối với gần 100 tổng đại lý và hơn 1000 cửa hàng tiêu thụ trên khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Doanh thu từ thị trường miền Bắc chiếm tỷ trọng trên 80%. Ngoài ra, trị trường xuất khẩu cũng được công ty quan tâm tiếp tục mở rộng. Sản phẩm mang thương hiệu Viglacera đã có uy tín từ nhiều năm, là 1 trong 10 thương hiệu dẫn đầu ngành sản xuất gạch xây. Riêng sản phẩm gạch xây của doanh nghiệp chiếm 10% thị phần trong nước. Định hướng của công ty là trở thành doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng có uy tín trong nước và quốc tế. Lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu chính đảm bảo tăng trưởng ổn định. Đứng trước cơn khủng khoảng tài chính và tình hình suy thoái của nền kinh tế toàn cầu cùng sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ đến từ nhiều quốc gia khác nhau, chắc chắn thị trường gạch sẽ trở lên sôi động và khốc liệt. Đó sẽ là vận hội và thách thức dành cho ngành sản xuất gạch Việt Nam trong đó có công ty cổ phần
  • 37. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 37 Líp CQ46/11.05 Viglacera Xuân Hòa. Để tận dụng được hết những cơ hội, vượt qua những thách thức, công ty cần chủ động có sự thay đổi trong tất cả các mặt hoạt động.  Đối thủ cạnh tranh: Thị trường gạch men xây dựng của nước ta trong những năm gần đây đã có khá nhiều mặt hàng mới, sôi động với các sản phẩm từ nước ngoài như Tây Ban Nha, Italya, Mỹ… Do nước ta là một nước phát triển, cần rất nhiều vật liệu xây dựng để kiến thiết nền kinh tế. Điều này chứng tỏ thị trường gạch men là mảng đất hứa hẹn nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Thời gian qua công ty cũng gặp khá nhiều khó khăn do sự thâm nhập thị trường ồ ạt và có bài bản của các nhà sản xuất nước ngoài và sự lớn mạnh nhanh chóng của các nhà sản xuất gạch trong nước. Tuy vậy, với truyền thống thương hiệu, uy tín và sự tin yêu của khách hàng đã dành cho sản phẩm của công ty nhiều năm qua, cùng với bí quyết công nghệ hiện đại, hệ thống kênh phân phối hoàn thiện và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã đạt được nhiều thành công đáng tự hào. 2.1.4. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa 2.1.4.1. Nhữngthuận lợivà khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua 2.1.4.1.1. Thuậnlợi: Trong hoạt động khinh doanh của mình, công ty cổ phần Viglacera Xuân hòa đã không ngừng cố gắng đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, tận dụng triệt để những thuận lợi và khắc phục những khó khăn còn tồn tại, từng bước khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Những thuận lợi cơ bản mà công ty đạt được gồm:
  • 38. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 38 Líp CQ46/11.05 Một là: Công ty có bề dày hoạt động trên 30 năm ( 1978-2011) Đội ngũ quản lý có trình độ, có kinh nghiệm, có khả năng, gắn bó với công ty. Bên cạnh đó là đội ngũ công nhân có tay nghề, giàu về chuyên môn và đặc biệt là hiểu rõ về đặc điểm kinh doanh ngành hàng xây dựng. Đây là nguồn lực khá quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh đồng thời là động lực cho những thành quả của công ty trong những năm qua. Hai là: Công ty tiến hành cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước. Sự chuyển đổi này tạo điều kiện cho công ty linh hoạt, chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời, công ty mở rộng được phạm vi hut động vốn hiệu quả. Hơn nữa, công ty lại được hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước đối với Doanh Nghiệp Nhà Nước mới cổ phần hóa như: không phải nộp Thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu, thay đổi phương thức quản lí kinh doanh… Ba là: Sản phẩm gạch xây dựng là một sản phẩm cần thiết trong ngành xây dựng, có một thị trường tiêu thụ vững chắc. Mặt khác, chất lượng sản phẩm gạch của công ty đã được thẩm định và có sự tin tưởng của đông đảo người tiêu dùng. Công ty đã nhận được các giải thưởng cao quý của nhà nước và người tiêu dùng bình chọn trong các năm từ 2000 đến 2011. Bốn là: Có những bạn hàngtin cậy và uy tín trong và ngoàinước. Là một doanh nghiệp có truyền thống hoạt động trong lĩnh vực cung cấp vật liệ xây dựng. Công ty đã gây dựng một uy tín không nhỏ, có mối quan hệ làm ăn lâu dài, có uy tín tín dụng, quan hệ tốt với các ngân hàng. Cụ thể là:
  • 39. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 39 Líp CQ46/11.05 công ty thường được nhà cung cấp tin tưởng cấp tín dụng thương mại, khách hàng thanh toántrước tiền hàng hoặc cho vay không lấy lãi để khấu trừ giá trị các lô hàng, hơn nữa công ty có uy tín tín dụng với các ngân hàng do công ty không bao giờ có các khoản nợ quá hạn, luôn chấp hành kỷ luật thanh toán. Vì thế, công ty luôn được ngân hàng ưu đãi trong việc cấp thêm hạn mức tín dụng, cho vây với lãi suất ưu đãi… Năm là: Dây chuyền máymóc, thiết bị hiện đại. Trong nhà máy các dây chuyền máy móc thiết bị được nhập khẩu từ nước ngoài. Trong đó, hệ thống dây chuyền hiện đại của SACMI- ITALIA đạt tiêu chuẩn châu Âu, giúp nâng cao năng suất hoạt động của công ty. Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho quy trình sản xuất, hệ thống này được công nhận bởi tổ chức QUACERT là phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001. 2.1.4.1.2. Khókhăn: Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình thì công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa cũng đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn. Để đối mặt với những khó khăn đó, điều trước tiên mà công ty phải làm được đó là: Nhận thức rõ đâu là khó khăn chủ yếu ảnh hưởng xấu đến mọi mặt hoạt động kinh doanh của công ty. Thứ nhất là: Công ty mới cổ phần hóa từ năm 2005, bên cạnh những thuận lợi kể trên thì vấn đề quy mô vốn vay, thời hạn vay và các điều kiện ràng buộc. Điều này gây khó khăn rất lớn cho công ty trong công tác huy động vốn để đảm bảo cho công việc sản xuất kinh doanh. Do mới cổ phần thì
  • 40. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 40 Líp CQ46/11.05 việc tổ chức hoạt động còn chưa đi vào quỹ đạo cho nên doanh nghiệp còn chưa tạo ra được một định hướng phát triển lâu dài thật sự hợp lý. Thứ hai là: Sự cạnh tranh về việc kinh doanh sản phẩm gạch xây dựng ngày càng gay gắt và quyết liệt trên thị trường vật liệu xây dựng. Với bối cảnh kinh tế hiện nay, giá đầu vào tăng cao tất yếu dẫn đến giá thành sản phẩm tăng cũng đe dọa không nhỏ đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm. Mà thực tế thì trên thị trường có khá nhiều sản phẩm của Trung Quốc với giá thành rẻ, sản phẩm của châu Âu với mẫu mã đẹp, kích thước, màu sắc đa dạng… Thêm vào đó là môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành phần kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác. Thứ ba là: Công tác quảng bá của công ty cũng chưa tương xứng với quy mô của doanh nghiệp, hiện nay sản phẩm gạch men chỉ được giới thiệu đến người tiêu dùng thông qua các báo địa phương, trung ương hay quanh khu vực sản xuất của công ty. Do vậy, không có động lực để thúc đẩy phát triển mở rộng sản xuất, sản phẩm truyền thống là chủ yếu, chưa bám sát thị trường. Thứ tư là: Khó khăn về nguồn vốn huy động sản xuất kinh doanh. Vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ còn thiếu, vốn tiền mặt thường thiếu, ở mức không an toàn, không đảm bảo được khả năng thanh toán tức thời cho công ty. Vốn chủ sở hữu quá ít so với quy mô hoạt động của công ty, khả năng huy động vốn còn hạn chế. Vì vậy, công ty phần lớn có được vốn lưu động là đi vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, có khi phải vay với lãi suất khá cao. Diều này làm tăng sự phụ thuộc về tài chính, giảm tính linh hoạt trong hoạt động huy động vốn, chi phí huy đông vốn cao. Đây là khoản chi phí khá lớn làm cho lợi nhuận của công ty sụt giảm, hiệu quả hoạt động của công ty không cao.
  • 41. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 41 Líp CQ46/11.05 Trên đây là những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Giải pháp để tối đa hóa lơi nhuận và khắc phục được những khó khăn này là công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa phải phát huy mọi nguồn lực sẵn có, mà một trong số đó là: Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh trong đó chủ yếu là vốn lưu động. 2.1.4.2. Kếtquả hoạt động kinhdoanhcủa công ty trong thời gian gần đây
  • 42. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 42 Líp CQ46/11.05 Bảng 1:Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của công ty. Đơn vị tính: 1000 đồng. ST T Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu từ HĐKD 74.321.049,5 70.221.897 4.099.152,5 5,83 2 Giá vốn hàng bán 50.924.007 44.906.702 6.017.305 13,40 3 Lợi nhuận gộp từ HĐKD (3=1-2) 23.397.042,5 25.315.195 (1.917.792,5) (3,66) 4 Doanh thu hoạt động tài chính 567.379 848.211,5 (280.832,5) (33,11) 5 Chi phí tài chính 3.904.927,5 2.187.347 1.717.580,5 78,52 Chi phí lãi vay - - - 6 Chi phí quản lý DN 5.112.243 5.142.349 (30.106) (0,58) 7 Lợi nhuận thuần từ HĐKD (7=3+4-5-6) 14.418.981 18.833.710,5 (4.414.729,5) (23,44) 8 Thu nhập khác 187.630 133.211 54.419 40,85 9 Chi phí khác 145.796,5 228.895 (83.098,5) (36,30) 10 Lợi nhuận khác (10=8-9) 41.833,5 -95.684 137.517,5 11 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (11=10+7) 14.460.814,5 18.738.026,5 (4.277.212) (22,82) 12 Chi phí thuế TNDN hiện hành 971.453 1.288.131 (316.678) (24,58) 13 Lợi nhuận sau thuế TNDN (13=11-12) 13.489.361,5 17.449.895,5 (3.960.534) (22,70) 14 Thu nhập bình quân người/tháng 15 EPS 168,6 218,2 (49,6) (22,73) (Nguồn:Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh năm 2010 và 2011)
  • 43. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 43 Líp CQ46/11.05 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011 là có lãi nhưng kết quả hoạt động kém hơn năm 2010. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 là 13.489.361,5 nghìn đồng giảm 3.960.534 nghìn đồng so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ giảm 22,70%. Điều này bắt nguồn từ việc giảm của lợi nhuận trước thuế năm 2011 so với năm 2010 là 4.277.212 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 22,82%. Mặc dù năm 2011, thu nhập khác của công ty tăng 54.419 nghìn đồng nhưng mức giảm của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh nhiều hơn là 4.414.729,5 nghìn đồng đã làm cho lợi nhuận trước thuế giảm cũng như làm cho lợi nhuận sau thuế kém hơn năm 2010. Năm 2011, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty vẫn chủ yếu đến từ doanh thu bán sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng (74.321.049,5 nghìn đồng) và doanh thu cung cấp dịch vụ (567.379 nghìn đồng), nhưng đều giảm so với năm 2010. Trong khi đó, giá vốn hàng bán có tỷ trọng trên doanh thu tăng so với năm 2010, đã làm cho lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh giảm 1.917.792,5 nghìn đồng tương ứng 3,66%, chính mức giảm này đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm. Có thể lý giải điều này là do hoạt động của công ty năm 2011 hoạt động của chính của công ty bị giảm sút do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế làm cho sản phẩm gạch ốp lát và thu từ các hoạt động cung cấp dịch vụ giảm, kéo theo lợi nhuận gộp giảm.. Doanh thu tài chính giảm so với năm 2010 là 280.832,5 nghìn đồng do chi phí lãi vay và chi phí tài chính khác là tăng 1.717.580,5 nghìn đồng tương ứng với 78,52% so với năm 2010, điều này đã khiến cho doanh thu tài chính của công ty giảm đáng kể so với năm 2010. Thu nhập của người lao động bình quân năm Thu nhập bình quân một cổ phần (EPS) năm 2011 là 168,6 nghìn đồng/cổ phần giảm so với năm 2010 là 218,2 nghìn đồng/cổ phần vì thu nhập
  • 44. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 44 Líp CQ46/11.05 sau thuế của công ty giảm nên thu nhập từ lợi tức cổ phần của công ty cũng giảm tương ứng. 2.1.4.3. Tìnhhình tài chính chủ yếu gần đây. Bảng 2:Một số hệ số tài chínhchủ yếu của Công ty 2 năm 2011 và 2010. Chỉ tiêu Đơn vị tính 31/12/2011 31/12/2010 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối % 1.Chỉ tiêu về cơ cấu tài sản Tài sản ngắn hạn % 47,82 50,33 ( 2,51) ( 4,99) Tài sản dài hạn % 52,18 49,67 2,51 5,05 2.Chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn Hệ số nợ Lần 0,69 0,61 0,08 13,11 Hệ số VCSH Lần 0,31 0,39 ( 0,08) (20,51) 3.Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Lần 0,92 1,17 ( 0,25) (21,37) Hệ số khả năng thanh toán nhanh Lần 0,47 0,55 ( 0,08) (14,55) Hệ số khả năng thanh toán tức thời Lần 0,08 0,04 0,04 100 Hệ số thanh toán lãi vay Lần - - - - Năm 2011 Năm 2010
  • 45. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 45 Líp CQ46/11.05 4. Chỉ tiêuvể hoạt động Số vòng quay HTK Vòng 3,26 3,38 ( 0,12) ( 3,55) Kỳ thu tiền trung bình Ngày 60,85 65,83 ( 4,98) ( 7,56) Số vòng quay VLĐ Vòng 2,42 2,58 ( 0,16) ( 6,20) Hiệu suất sử dụng VLĐ Vòng 0,35 0,49 ( 0,14) (28,57) 5. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) % 0,09 0,14 ( 0,05) (35,71) Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAe) % 0,13 0,18 ( 0,05) (27,78) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) % 0,12 0,16 ( 0,04) (25,00) Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) % Về tài sản: Tổng tài sản cuối năm 2011 so với cuối năm 2010 đã tăng lên 601.827 nghìn đồng. Cả hai thời điểm tài sản ngắn hạn của Công ty đều chếm chủ yếu lần lượt là 47,82% và 50,33%, điều này là hợp lý với công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng với đặc điểm về tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng tương đốilớn. . Về các chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty, ta thấy chỉ có hệ số khả năng thanh toán nhanh là tăng còn các hệ số thanh toán khác giảm, điều này cho thấy Công ty cần chú trọng hơn vào khả năng thanh toán của mình (Công ty không có lãi vay phải trả).
  • 46. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 46 Líp CQ46/11.05 Các hệ số hoạt động của Công ty năm 2011 so với 2010 như số vòng quay hàng tồn kho giảm, kỳ thu tiền trung bình giảm, số vòng quay VLĐ giảm, hiệu suất sử dụng vốn cố định và vòng quay tổng vốn giảm cho thấy hoạt động của Công ty suy giảm so với năm 2010. Các chỉ tiêu về hệ số sinh lời của Công ty đều giảm khi so sánh năm 2011 với năm 2010. Điều này cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty kém hơn năm trước. Kết luận: Trong năm 2011, Công ty còn nhiều nợ phải trả, gây phụ thuộc và không an toàn tài chính. Chỉ tiêu thanh toán, các hệ số hoạt động và chỉ số sinh lời của Công ty là kém, giảm so với cuối năm 2010. 2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÍ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA. 2.2.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động tại công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa 2.2.1.1. Vốn lưu động của công ty Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty dựa trên tình hình thực tế sử dụng vốn ở các năm trước đó để xác định nhu cầu vốn cho năm tiếp theo. Công ty dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố: hàng tồn kho, nợ phải thu từ khách hàng và nợ phải trả nhà cung cấp với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ chuẩn nhu cầu vốn lưu động tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ đó để tính cho năm tiếp theo. Ví dụ như trong năm 2011 công ty đã sử dụng số liệu từ năm 2010 là số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động. Sau đó công ty đã ước tính doanh thu năm 2011 dựa trên cơ sở các hợp đồng đã được ký kết với những điểu chỉnh hợp lý dựa trên sự thay đổi của thị trường đầu vào, đầu ra cũng như những biến động vĩ mô của nền kinh tế như lạm phát, lãi suất, tỷ giá, khủng hoảng…
  • 47. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 47 Líp CQ46/11.05 Cách xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty như trên là hợp lý và khoa học, bởi vì các nguyên nhân sau đây. Thứ nhất, phù hợp với đặc điểm hoạt động chính của công ty trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng là sản phẩm được sử dụng trong các công trình xây dựng và phụ thuộc nhiều vào thị trường, thêm vào đó, phạm vi cung cấp của công ty là rộng khắp cả nước, do vậy phải dựa vào tình hình cụ thể của từng vùng, miền mà ước tính nhu cầu vốn lưu động trên cơ sở số liệu quá khứ thu thập được. Thứ hai, công ty có lịch sử hoạt động trong lĩnh vực lâu dài nên có nhiều kinh nghiệm trong việc dự trù nhu cầu của thị trường nên có thể đảm bảo được tính chính xác tương đối khi áp dụng phương pháp này và giảm bớt tính phức tạp cũng như chi phí phát sinh không cần thiết khi xác định nhu cầu vốn lưu động bằng các phương pháp rườm rà, đòi hỏi nhiều thời gian khác. - Thực tế tình hình sử dụng vốn lưu động ở công ty. Bảng 3:tình hình sử dụng vốn lưu động ở công ty Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2010 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % TÀI SẢN NGẮN HẠN/ TÀI SẢN 47,82 50,33 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 29.943.981 100 31.211.397 100 (1.267.416) (4,06) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.568.214 8,58 1.050.336 3,37 1.517.878 144,5 1. Tiền 2.568.214 100 1.050.336 100 1.517.878 144,5 2. Các khoản tương đương tiền - - - - - - II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1.000.000 3,34 - - - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 11.555.488 38,59 13.571.276 43,48 (2.015.788) (14,9) 1. Phải thu khách hàng 4.055.244 35,10 3.443.674 25,37 611.570 17,8 2. Trả trước cho người bán 110.950 0,96 368.112 2,71 (257.162) (69,9) 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn - - - - - - 5. Các khoản phải thu khác 9.771.021 84,55 11.941.217 87,99 (2.170.196) (18,2) 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -2.381.727 -20,61 -2.181.727 -16,07 0 0 IV. Hàng tồn kho 14.820.278 49,49 16.398.805 53,15 (1.578.527) (9,6)
  • 48. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 48 Líp CQ46/11.05 + Vốn bằng tiền của doanh nghiệp chỉ bao gồm tiền, không có các khoản tương đương tiền khác. Năm 2011 tiền mặt của doanh nghiệp tăng mạnh 1.517.878 nghìn đồng tương ứng tăng 144,5%, nguyên nhân của sự tăng mạnh này là do công ty đã giảm bớt phần tiền chi mua sắm tài sản cố định, giảm bớt thuế thu nhập doanh nghiệp do doanh thu giảm,… Cũng chính vì thế mà tỷ trọng vốn bằng tiền trong vốn lưu động của doanh nghiệp tăng mạnh lên mức 8,58 %, điều này làm cho khả năng thanh khoản về tài chính của công ty tăng .+ Khoản phải thu ngắn hạn năm 2011 giảm 2.170.196 nghìn đồng tương ứng giảm 14,9% điều này xuất phát từ việc trả trước cho người bán, phải thu nội bộ đều tăng và khoản phải thu khác giảm. Cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn trong tổng vốn lưu động do đó cũng giảm đáng kể chiếm 38,59%. Điều này cho thấy công ty trong kỳ đã giảm bớt được nguồn vốn bị chiếm dụng, điều này một phần xuất phát từ chính sách tín dụng của công ty nhằm tăng khả năng thanh khoản của công ty bằng các cách cụ thể như: giảm lượng trả trước Bảng 4 : VLĐ theo khâu kinh doanh của Công ty 2 năm 2011 và 2010 1. Hàng tồn kho 15.120.278 102,02 16.398.805 100,00 (1.278.527) (7,8) 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho -300.000 -2,02 - - - -
  • 49. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 49 Líp CQ46/11.05 Đơn vị tính: 1000 đồng. Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2010 Chênh lệch
  • 50. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 50 Líp CQ46/11.05 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Tỷ trọng % 1.VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất 8.577.718 59,50 14.881.916 71,06 (6.304.108) (42,36) (11,56) Nguyên liệu, vật liệu 8.558.472 99,78 14.875.707 99,96 (6.317.235) (42,46) (0,18) Công cụ, dụng cụ 19.246 0,22 6.209 0,04 13.037 209,97 0,18 2.VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất 1.415.291 9,82 1.200.049 5,73 215.242 17,94 4,09 Vốn sản phẩm sản xuất kinh doanh dở dang 1.415.291 100 1.200.049 100 215.242 17,94 0 Chi phí trả trước - - - - - - - 3.VLĐ trong khâu lưu thông 2.568.214 17,81 1.050.336 5,02 1.517.879 144,51 12,79 Tiền mặt 2.035.488 79,26 206.474 19,66 1.829.014 885,83 59,60 Tiền gửi ngân hàng 532.726 20,74 843.861 80,34 (311.135) (36,87) (59,60) Các khoản tương đương tiền - - - - - - - 4.VLĐ trong khâu thanh toán 4.166.194 12,87 3.811.786 18,19 354.408 9,30 (5,32) Phải thu khách hàng 4.055.244 97,34 3.443.674 90,34 611.570 17,76 7,00 Trả trước cho người bán 110.950 2,66 368.112 9,66 (257.162) (69,86) (7,00) Phải thu nội bộ - - - - - - - Phải thu khác - - - - - - - Cộng 14.417.467 100 20.944.087 100 ( 6.526.620) (31,16) 0
  • 51. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 51 Líp CQ46/11.05 cho người bán, hạn chế các khoản phải thu khác… do năm 2011 toàn ngành xây dựng gặp khó khăn kéo theo lĩnh vực sản xuất của công ty gặp nhiều khó khăn vì vấn đề suy thoái kinh tế và đóng băng trong lĩnh vực kinh tế. Doanh nghiệp đã có những biện pháp nhằm cân đối lại các nguồn chiếm dụng và bị chiếm dụng, ngoài ra cũng đã có những lưu tâm tới vấn đề thu nợ nhằm tránh những tình huống xấu như khó đòi nợ hay không thu được nợ.  Theo khâu kinh doanh: + Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất của công ty bao gồm vốn về nguyên, vật liệu và công cụ, dụng cụ: Có thể thấy vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất của công ty cuối năm 2011 và đầu năm 2011 đã giảm 6.304.108 nghìn đồng, sở dĩ có sự giảm này là do vốn nguyên liệu, vật liệu giảm mạnh ở mức 6.317.235 nghìn đồng trong khi vốn về công cụ dụng cụ của công ty tăng nhẹ mức 13.037 nghìn đồng. Điều này chứng tỏ trong năm công ty đã mua thêm công cụ dụng cụ và hạn chế nhập thêm nguyên liệu, vật liệu. Sự giảm sút này của công ty trong khâu dự trữ được đánh giá là tốt bởi vì nó giúp tránh ứ đọng vốn về hàng tồn kho. Tuy nhiên, công ty không nên giảm mức dự trữ này ở mức quá thấp sẽ khiến cho thiếu hụt nguồn cung dự trữ khi cần thiết. +Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất gồm: vốn sản phẩm sản xuất kinh doanh dở dang, vốn về chi phí trả trước. Trong khâu trực tiếp sản xuất, vốn lưu động của doanh nghiệp cuối năm 2011 nhiều hơn cuối năm 2010 là 215.242 nghìn đồng, sự gia tăng này cho ta thấy doanh nghiệp đã xao nhãng trong việc giám sát sản xuất hoặc do tác động của thị trường. +Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Vốn lưu động trong khâu lưu thông mà biểu hiện là tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp cuối năm 2011 tăng so với năm 2010 là
  • 52. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 52 Líp CQ46/11.05 1.517.879 nghìn đồng xuất phát từ việc công ty giảm chi tiền mua sắm nguyên vật liệu, máy móc thiết bị mới, ,… tuy vậy, công ty cần chú trọng nâng cao hơn nữa mức dự trữ tiền để tăng khả năng thanh khoản và đảm bảo nâng cao khả năng thanh toán tức thời của mình, nhất là trong thời điểm kinh tế hiện nay. +Vốn trong thanh toán gồm: những khoản phải thu và các khoản tạm ứng trước phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ. 2.2.1.2. Nguồn vốn lưu động của công ty. Bảng 5:NguồnVLĐ của Công ty theo thời gian huy động&sửdụng năm 2011. Đơn vị tính: 1000 Đồng Chỉ tiêu Số tiền 1.Tài sản lưu động bình quân 30.577.689 2.Tài sản cốđịnh bình quân 30.732 .987 3.Tổng tài sản bình quân 61.310.676 4.Nợ ngắn hạn bình quân 29.677.167 5.Nguồn VLĐ thường xuyên (5)=(1)– (4) 900.522 6.Nguồn VLĐ tạm thời (6) =(4) 29.677.167 7.Nguồn vốn thường xuyên (7)=(3)– (4) 31.633.509
  • 53. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 53 Líp CQ46/11.05 Sơ đồ: Mô hình nguồn tài trợ của công ty. Công ty sử dụng mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Sử dụng mô hình này giúp doanh nghiệp vừa đảm bảo giảm thiểu rủi ro trong thanh toán vừa tăng mức độ an toàn tài chính. Mặt khác, hạn chế được các nguồn vốn vay trung và dài hạn để đầu tư ngược vào tài sản ngắn hạn nên Công ty giảm bớt được chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên, mô hình này có khuyết điểm là không linh hoạt, đòi hỏi công tác tính toán và xây dựng kế hoạch của Công ty phải hợp lý và chính xác tương đối cao. Nguồn tài trợ ngắn hạn VLĐ của Công ty (Bảng trang bên): Nợ ngắn hạn cuối năm 2011 của Công ty tăng thêm so với cuối năm 2010 là 5.753.583 nghìn đồng xuất phát từ việc các khoản: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, Phải trả người lao động, Chi phí phải trả, Các khoản phải trả, phải nộp khác, Phải trả nội bộ, Quỹ khen thưởng, phúc lợi tăng. Các khoản còn lại đều giảm. Vay và nợ ngắn hạn cuối năm 2011 tăng 3.799.070
  • 54. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 54 Líp CQ46/11.05 nghìn đồng tương ứng tăng 25,70% so với cuối năm 2010, khoản này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn tài trợ ngắn hạn VLĐ của doanh nghiệp là 57,08%. Điều này cho thấy Công ty vẫn phụ thuộc nguồn huy động tới từ vay và nợ ngắn hạn. Công ty cần chú ý khi sử dụng công cụ này để đảm bảo thanh toán được đúng hạn và giữ an toàn cho tình hình tài chính của mình. Khoản phải trả người bán cuối năm 2011 giảm mạnh so với đầu năm và khoản người mua trả tiền trước của Công ty cũng giảm cho thấy đã giảm nguồn tạm ứng của khách hàng và tăng nguồn chiếm dụng của người bán. Việc chiếm dụng các khoản này làm cho Công ty mất đi nguồn tài trợ VLĐ nhưng cũng giảm rủi ro tín dụng, có thể làm tăng khả năng thanh toán của Công ty. Công ty cần đảm bảo phải sử dụng hiệu quả, nhằm trả nợ đúng hạn, giữ uy tín của mình. Kết luận:Mô hình tài trợ của Công ty đảm bảo an toàn và chi phí thấp nhưng chưa linh hoạt. Công ty vẫn sử dụng vay ngắn hạn và chiếm dụng của người bán như là nguồn tài trợ chính cho VLĐ của mình. Tuy nhiên, đã giảm mức độ phụ thuộc so với năm trước làm giảm được nghĩa vụ thanh toán và làm tăng hiệu quả sử dụng VLĐ trong khâu huy động vốn ngắn hạn.
  • 55. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 55 Líp CQ46/11.05 Bảng 6 : Nguồn tài trợ ngắn hạn của công ty 2 năm 2011 và 2010. Chỉ tiêu 31/12/2011 Tỷ trọng % 31/12/2010 Tỷ trọng % Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ% Tỷ trọng % I. Nợ ngắn hạn 157.474.914 95,73 148.928.940 95,36 8.545.974 5,74 0,37 1.Vay và nợ ngắn hạn 44.474.432 28,24 44.987.732 30,21 (513.300) (1,14) (1,97) 2.Phải trả người bán 24.372.393 15,48 33.454.182 22,46 (9.081.789) (27,15) (6,99) 3.Người mua trả tiền trước 53.398.980 33,91 40.674.859 27,31 12.724.121 31,28 6,60 4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 13.519.917 8,59 13.743.166 9,23 (223.249) (1,62) (0,64) 5.Phải trả người lao động 1.367.751 0,87 2.728.970 1,83 (1.361.219) (49,88) (0,96) 6.Chi phí phải trả 2.393.262 1,52 4.219.486 2,83 (1.826.224) (43,28) (1,31) 7.Phải trả nội bộ 14.937.391 9,49 6.316.577 4,24 8.620.813 136,48 5,24 8.Các khoản phải trả, phải nộp khác 2.994.642 1,90 2.800.336 1,88 194.306 6,94 0,02 9.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 16.142 0,01 3.628 0,00 12.514 344,89 0,01
  • 56. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 56 Líp CQ46/11.05 Đơn vị tính: 1000 Đồng
  • 57. Häc viÖn tµi chÝnh LuËn v¨n tèt nghiÖp SV: Lç Trung Kiªn 57 Líp CQ46/11.05 2.2.2. Tình hình quản lí và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa. 2.2.2.1. Tìnhhình quản lívốn bằng tiền và khả năng thanh toán. + Tiền và các khoản tương đương tiền: Bảng 8:Tiền& các khoản tương đương tiền của Công ty 2 năm 2011 và 2010. Đơn vị tính: 1000 Đồng 31/12/2011 31/12/2010 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Tỷ trọng % Tiền và các khoản tương đương tiền 2.568.214 100 1.050.335 100 1.517.879 144,51 0 Tiền mặt 2.035.488 79,25 206.474 19,66 1.829.014 885,33 59,59 Tiền gửi ngân hàng 532.726 20,75 843.861 80,34 (311.135) (36,87) (59,59) Các khoản tương đương tiền - - - - - - - Qua bảng trên có thể thấy: vốn bằng tiền của công ty năm 2011 đã tăng 1.517.879 nghìn đồng so với năm 2010 với tỉ lệ tăng khá cao 144,51%. Đây là hệ quả của việc các khoản tiển mặt tăng đột biến ( tăng 1.829.014 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 885,33%) trong khi đó tiền gửi ngân hàng của công ty giảm không đáng kể (giảm 311.135 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ giảm 36,87%). Điều này cho ta thấy doanh nghiệp đã rất chú trọng trong việc tăng khả năng thanh toán tức thời.