SlideShare a Scribd company logo
1 of 97
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV:Nguyễn Thị Chinh Lớp:CQ48/11.1i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCTC Báo cáo tài chính
Bq Bình quân
CP Cổ phần
DN Doanh nghiệp
DTT Doanh thu thuần
DPS Cổ tức/cổ phiếu
EPS Lãi/cổ phiếu
GVHB Giá vốn hàng bán
H Hàng
HTK Hàng tồn kho
LNST Lợi nhuận sau thuế
LNKTTT Lợi nhuận kế toán trước thuế
NLĐ Người lao động
NVL Nguyên vật liệu
ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn kinh
doanh
ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở
hữu
T Tiền
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
VNĐ Việt Nam Đồng
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV:Nguyễn Thị Chinh Lớp:CQ48/11.1ii
DANH MỤC BẢNG
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV:Nguyễn Thị Chinh Lớp:CQ48/11.1iii
DANH MỤC HINH VÀ SƠ ĐỒ
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV:Nguyễn Thị Chinh Lớp:CQ48/11.1iv
MỤC LỤC
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.11
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một hoạt động nào của
doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn. Tuỳ vào đặc điểm từng ngành nghề
kinh doanh cụ thể mà cơ cấu vốn có sự khác biệt ở một mức độ nào đó. Để
tồn tại và phát triển lâu dài, các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới việc tạo
lập, sử dụng và quản lý vốn sao cho hiệu quả nhất cũng như chi phí sử dụng
vốn là thấp nhất nhưng vẫn đạt được kết quả kinh doanh ở mức cao.
Vốn lưu động (VLĐ) là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, việc
tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng,
phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường
hiện nay. Doanh nghiệp sử dụng VLĐ có hiệu quả, điều này đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp tổ chức tốt quá trình mua sắm dự trữ vật tư, sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm, phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển từ loại
này thành loại khác, từ hình thái này sang hình thái khác, rút ngắn vòng quay
vốn. Do đó, việc chủ động xây dựng, huy động, sử dụng VLĐ là biện pháp
cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản trị VLĐ ở doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại Công ty CP In Hà Nội vừa qua, cùng với
việc nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã quyết định chọn đề
tài: "Cácgiảiphápchủ yếu nhằm tăngcường quảntrị vốn lưu động tại công
ty cổ phần In Hà Nội” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Để có cái nhìn khái quát chung về VLĐ và quản trị VLĐ của doanh
nghiệp. Đánh giá được thực trạng quản trị VLĐ tại côngty CP In Hà Nội. Từ đó
đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản trị VLĐ tại công ty CP In Hà Nội.
3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.12
- Phạm vi nghiên cứu là các nội dung quản trị vốn lưu động tại Công ty
CP In Hà Nội qua các năm 2012, 2013.
4. Về phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương
pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, logic…
5. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung đề tài luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu
động của doanh nghiệp
- Chương 2: Thực trạng về tình hình quản trị vốn lưu động tại công
ty Cổ phần In Hà Nội
- Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tằng cường quản trị vốn
lưu động của công ty Cổ phần In Hà Nội
Do điều kiện thời gian thực tập cũng như trình độ kiến thức còn nhiều
hạn chế nên đề tài nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân
thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Tiến sĩ Bùi Văn Vần cũng như sự
giúp đỡ của các anh chị tại CTCP In Hà Nội trong thời gian thực tập vừa qua.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.13
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành họat động sản xuất kinh
doanh, các doanh nghiệp cần có sự kết hợp của cả ba yếu tố: Sức lao động, tư
liệu lao động và đối tượng lao động.
Đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh,
luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch một
lần vào toàn bộ giá trị sản phẩm, được thu hồi toàn bộ khi kết thúc một chu kỳ
kinh doanh. Xét về mặt hình thái hiện vật gọi là các tài sản lưu động (TSLĐ),
xét về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động ( VLĐ) của doanh nghiệp.
TSLĐ gồm hai bộ phận: TSLĐ sản xuất, TSLĐ lưu thông.
- TSLĐ sản xuất gồm: Vật tư dự trữ để đảm bảo quá trình sản xuất
được tiến hành liên tục như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên
liệu,…và những vật tư đang trong quá trình cần hoàn thiện như: sản phẩm dở
dang, bán thành phẩm.
- TSLĐ lưu thông: Là những TSLĐ nằm trong quá trình lưu thông của
doanh nghiệp như sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong
thanh toán, chi phí trả trước,…
Trong quá trình sản xuất, TSLĐ nằm trong quá trình lưu thông luôn vận
động, thay thế chuyển hóa lẫn nhau làm cho quá trình sản xuất kinh doanh
đựợc diễn ra liên tục, thường xuyên.
Tùy từng điều kiện sản xuất, lĩnh vực kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp
đòi hỏi phải có lượng TLSĐ nhất định để quá trình kinh doanh đựơc diễn ra
liên tục, thường xuyên. Hình thành nên số TSLĐ này, các doanh nghiệp phải
ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó, số vốn này được
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.14
gọi là VLĐ của doanh nghiệp. VLĐ của doanh nghiệp thường xuyên vận
động, chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau:
Đối với doanh nghiệp sản xuất: sự vân động của VLĐ trải qua 3 giai đoạn:
T – H – SX – H’ – T’
+ Giai đọan mua sắm dự trữ vật tư : ở giai đọan này, VLĐ từ hình thái
vốn bằng tiền chuyển sang hình thái vật tư dự trữ.
+ Giai đọan sản xuất: VLĐ từ hình thái vật tư dự trữ chuyển sang hình
thái sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. Kết thúc quá trình sản xuất chuyển
sang hình thành vốn thành phẩm.
+ Giai đọan tiêu thụ: VLĐ từ hình thái sản phẩm hàng hóa chuyển sang
hình thái vốn bằng tiền.
Đối với doanh nghỉệp thương mại: sự vận động của vốn lưu động
qua 2 giai đọan:
T – H – T’
+ Giai đoạn mua: vốn hình thành tiền tệ chuyển sang hình thái vốn
hàng hóa dự trữ.
+ Giai đoạn bán: VLĐ từ hình thái hàng hóa dự trữ chuyển sang vốn
bằng tiền.
Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, VLĐ chuyển hết giá
trị ngay trong một lần và được hòan lại toàn bộ khi doanh nghiệp thực hiện
xong việc tiêu thụ và xác định có doanh thu. Do đó, VLĐ hòan thành một
vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Như vậy từ những phân tích trên, ta có khái niệm về VLĐ: “ VLĐ của
doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu
tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD
của doanh nghiệp”.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.15
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bị chi
phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên VLĐ của doanh nghiệp có
những đặc điểm sau:
- Trong quá trình chu chuyển thay đổi hình thái biểu hiện.
- Chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi
chu kỳ kinh doanh.
- Vốn lưu độnghoàn thành 1 vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Vốn lưu động vận động theo một vòng tuần hoàn, từ hình thái này sang
hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầuvới một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở quan trọng đánh giá hiệu
quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.1.2. Phân loại VLĐ
Dựa theo tiêu thức khác nhau có thể chia VLĐ thành các loại khác
nhau. Thông thường có một số cách phân loại chủ yếu sau đây:
1.1.2.1. Dựa vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động
Theo tiêu thức này VLĐ trong doanh nghiệp có thể được chia thành hai lọai:
* Vốn bằng vật tư, hàng hóa:
Bao gồm vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành
phẩm, thành phẩm…
* Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu…
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ dự
trữ tồn kho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư
trong doanh nghiệp
1.1.2.2. Dựa vào vai trò của vốn lưu động
Theo cách phân loại này thì vốn lưu động được chia làm 3 loại:
* VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất:
- Vốn nguyên nhiên vật liệu
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.16
- Vốn phụ tùng thay thế
- Vốn công cụ dụng vụ nhỏ dự trữ sản xuất
* VLĐ trong khâu sản xuất:
- Vốn bán thành phẩm, sản phẩm dở dang
- Vốn chi phí trả trước.
* VLĐ trong khâu lưu thông:
- Vốn thành phẩm
- Vốn bằng tiền
- Vốn trong thanh toán.
-Vốn đầu tư ngắn hạn
Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại vốn lưu động trong
quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý,
đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3. Nguồn hình thành VLĐ của doanh nghiệp
Căn cứ theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn thì nguồn VLĐ
được chia thành: Nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời.
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là tổng thể các nguồn vốn có
tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thành
nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết.
Để đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành thường
xuyên, liên tục thì ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường xuyên
phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như
các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,
thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng.
Nguồn VLĐ thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp
trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.17
bảo vững chắc hơn. Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời
điểm được xác định như sau:
Nguồn VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn
= Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
Trong đó:
Nguồn vốn dài hạn = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
= Tổng tài sản - Nợ ngắn hạn
- Nguồn VLĐ tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một
năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm
thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn, các khoản
phải trả người bán, các khoản phải trả phải nộp khác…
Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét, huy động các nguồn
phù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tổ
chức nguồn vốn. Mặt khác, đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch quản lý và sử
dụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhất với chi phí nhỏ nhất.
1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm
Quản trị vốn lưu động là quá trình hoạch định, tổ chức, thực hiện, điều
chỉnh, kiểm soát tình hình tạo lập và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
để đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra thường xuyên và liên tục.
1.2.1.2. Mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Quản lý sử dụng hợp lý tài sản lưu động cũng như vốn lưu động có ảnh
hưởng rất lớn tới việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp, quản
trị vốn lưu động có hai mục tiêu cơ bản như sau:
-Thứ nhất, quản trị VLĐ nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời NCVLĐ cho
hoạt động của doanh nghiệp: điều này có nghĩa là các doanh nghiệp cần phải
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.18
xác định được kế hoạch, mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn cũng như dài
hạn để có biện pháp huy động vốn cụ thể, cần đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn
cho sản xuất. Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn cho ngắn hạn, bao nhiêu vốn
cho dài hạn thì phải đáp ứng bấy nhiêu.
-Thứ hai, tổ chức huy động vốn đầy đủ, sử dụng tiết kiệm hiệu quả VLĐ
và phải tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp: huy động đầy đủ không có nghĩa
là bằng mọi mà phải có kế hoạch sử dụng tiết kiệm, không ngừng nâng cao
hiệu quả, tránh lãng phí. Việc tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ sẽ giúp
cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận
doanh nghiệp. Việc lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn
thích hợp sẽ đảm bảo cơ cấu vốn tối ưu có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt
được chi phí sử dụng vốn, góp phần tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
VCSH của doanh nghiệp.
1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động
1.2.2.1. Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động hợp lý.
1.2.2.1.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường
xuyên liên tục. Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một
lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng nhu cầu cần thiết ngắn hạn của
doanh nghiệp. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của
doanh nghiệp.
Như vậy, nhu cầuVLĐ thườngxuyêncầnthiếtlà sốvốn lưu động tối thiểu
cần thiếtphảicóđểđảm bảochohoạt độngsảnxuấtkinhdoanh được tiến hành
bình thường,liên tục.Dướimứcnày, sảnxuấtkinh doanh của doanh nghiệp sẽ
gặp khókhăn,thậmchíbịtrìtrệ, giánđoạn.Nhưngnếutrên mứccần thiết thì lại
gây nên tình trạng vốn bị ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.19
Chính vì vậy trong quản trị VLĐ , các doanh nghiệp cần chú trọng xác
định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô và
điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Với quan niệm nhu cầu VLĐ
là số vốn tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên nhu cầu vốn lưu động được
xác định theo công thức:
Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà
cung cấp
Để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho doanh
nghiệp có thể sử dụng các phương pháp khác nhau. Tùy theo đặc điểm kinh
doanh và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ mà có thể lựa
chọn phương án thích hợp. Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu: Phương pháp
trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên,
cần thiết của doanh nghiệp:
Nội dung cơ bản của phương pháp này là căn cứ theo yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến việc lượng vốn lưu động mà doanh nghiệp phải ứng ra để xác
định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết.
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết theo
phương pháp này có thể thực hiện trình tự như sau:
- Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp
cho khách hàng.
- Xác định các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp.
- Tổng hợp xác định nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp.
- Công thức tổng quát cho phương pháp này:
Vnc =  
n
j
k
i 11
(Mij  Nij) (1.4)
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.110
Trong đó:
Vnc: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của xí nghiệp trong
năm kế hoạch
M: Mức tiêu dùng bình quân hàng ngày của loại vốn lưu động được
tính toán.
N: số ngày luân chuyển của loại vốn được tính toán.
i : khâu trong quá trình kinh doanh.
j : loại vốn sử dụng từng khâu.
Ưu điểm của phương pháp này là xác định được nhu cầu cụ thể của
từng loại vốn trong từng khâu kinh doanh. Từ đó, tạo điều kiện tốt cho việc
quản lý, sử dụng vốn theo từng khâu sử dụng.
Tuy nhiên, việc tính toán theo phương pháp này khá phức tạp, khối
lượng tính toán nhiều, mất nhiều thời gian.
Phương pháp giántiếp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của
doanh nghiệp:
Phương pháp này dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng vốn lưu
động của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và
tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu
vốn lưu động theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu vốn
lưu động của doanh nghiệp năm kế hoạch.
Các phương pháp gián tiếp cụ thể như sau:
- Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu vốn lưu động
so với năm báo cáo: Thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu
vốn lưu động năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và
tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.111
Công thức tính toán như sau:
Trong đó:
VKH: Vốn lưu động năm kế hoạch
MKH: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
MBC: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo
t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Vốn lưu động bình quân năm báo cáo được tính theo phương pháp bình
quân số học số vốn lưu động bình quân trong các quý của năm báo cáo. Mức
luân chuyển vốn lưu động phản ánh tổng mức luân chuyển vốn và được tính
bằng doanh thu thuần của năm kế hoạch và năm báo cáo. Tỷ lệ rút ngắn kỳ
luân chuyển (%) phản ánh việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động của
năm kế hoạch so với năm báo cáo và được xác định theo công thức:
Trong đó:
t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển
Kkh: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch
Kbc: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo
- Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân
chuyển vốn năm kế hoạch: Theo phương pháp này, nhu cầu vốn lưu động
được xác định căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn lưu động dự tính của
năm kế hoạch.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.112
Công thức tính như sau:
Trong đó:
Mkh: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần)
Lkh: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch
- Phươngphápdựavàotỷ lệ phầntrăm trên doanhthu: Nộidung phương
pháp này dựa vào sựbiến độngtheo tỷ lệ trên doanhthu của các yếu tố cấu thành
vốn lưu động của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu vốn
Ưu điểm của phương pháp gián tiếp là việc tính toán tương đối đơn
giản, giúp doanh nghiệp ước tính được nhanh chóng nhu cầu vốn lưu động
năm kế hoạch xác định nguồn tài trợ phù hợp.
Nhận xét: Như vậy để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục. Doanh nghiệp cần đảm bảo
có một lượng vốn lưu động thường xuyên đáp ứng cho các hoạt động thông
qua việc xác định được nhu cầu vốn lưu động giúp cho doanh nghiệp cân đối
được các khoản phải thu, các khoản phải trả, từ đó căn cứ vào đặc điểm và
tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà lựa chọn mức tồn kho cho phù hợp.
1.2.2.1.2. Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động là việc phân bổ nguồn vốn lưu
động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời của một doanh nghiệp,
đây là một công việc hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp. Tổ chức tốt
việc đảm bảo nguồn vốn lưu động, nguồn vốn lưu động phù hợp với hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty giúp các doanh nghiệp có thể thực hiện
sản xuất kinh doanh một cách liên tục, kịp thời không bị gián đoạn do thiếu
vốn. Nếu doanh nghiệp tổ chức nguồn vốn lưu động một cách sơ sài, không
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.113
phù hợp sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút, lúc thì
thừa vốn không biết đầu tư vào đâu, lúc lại thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động
sản xuất.
Vì sự quan trọng của việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động cho
nên các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều đến công tác này tránh tình trạng
thiếu vốn kéo dài đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2.2. Phân bổ vốn lưu động
Phân bổ vốn lưu động là việc phân chia các thành phần vốn trong vốn
lưu động theo tỷ trọng sao cho phù hợp với ngành nghề và điều kiện sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác nhau có các cách
phân bổ khác nhau để phù hợp với ngành nghề, điều kiện và tổ chức hoạt
động kinh doanh của công ty. Vốn lưu động bao gồm tiền và các khoản tương
đương tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, các khoản phải thu và
tài sản ngắn hạn khác. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có tỷ trọng các khoản
này khác nhau, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vận tải thì không có hàng tồn
kho, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất bánh kẹo,… thì lại có rất nhiều
hàng tồn kho. Chính vì thế cần phải nghiên cứu về tỷ trọng các loại vốn lưu
động xem có phù hợp với công ty không để có biện pháp khắc phục và hoàn
thiện hơn hệ thống vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.2.2.3. Quản trị vốn tồn kho dự trữ
Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ đưa vào sản
xuất hoặc bán ra sau này. Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ của
doanh nghiệp được chia thành ba loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm. Mỗi loại tồn kho dự trữ
trên có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và ổn
định.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.114
Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng
tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất
quan trọng, không phải vì nó chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số VLĐ của
doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng
vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ
luân chuyển vốn lưu động.
Nội dung chủ yếu của quản lý về hàng tồn kho là xác định mức tồn kho tối ưu
(còn gọi là lượng đặt hàng kinh tế) cho doanh nghiệp.
Công thức xác định:
QE = √
2 𝑥 (𝐶𝑑 𝑥 𝑄𝑛)
𝐶1
Trong đó: QE: Lượng đặt hàng kinh tế (hay lượng đặt hàng tối ưu)
C1: Chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho.
Cd: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng.
Qn: Tổng số lượng vật tư, hàng hóa cần cung ứng theo hợp đồng
trong kỳ (năm).
Trên cơ sở xác định được lượng đặt hàng kinh tế, người quản lý có thể xác
định số lần thực hiện hợp đồng tối ưu trong kỳ (Lc) theo QE.
Lc =
𝑄𝑛
𝑄𝑒
Gọi Nc là số ngày cung cấp cách nhau (độ dài thời gian dự trữ tối ưu của một
chu kỳ hàng tồn kho) là khoảng thời gian giữa hai lần đặt hàng kế nhau, ta có:
Nc =
360
𝐿𝑐
=
360 𝑥 𝑄𝑒
𝑄𝑛
Gọi QDT là mức dự trữ an toàn
Q =
𝑄𝑒
2
+ QDT
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.115
1.2.2.5. Quản trị vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là
một bộ phậncấuthành nên tài sảnlưu độngcủa doanhnghiệp. Đây là loại tài sản
có tínhchất thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉ
sinh lời khi được đầutưsử dụngvào mục đíchnhất định. Hơn nữa với đặc điểm
là tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị thất thoát, gian
lận, lợi dụng.
Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải
đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời
cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh
nghiệp. Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi doanh nghiệp có thể đầu tư vào các
chứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi ngân hàng để thu lợi nhuận. Ngược
lại khi cần tiền mặt doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán chứng
khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng.
Trongcác doanhnghiệp, nhu cầulưu trữ vốn bằng tiền thường có 3 lý do
chính: Nhằm đáp ứng các nhu cầu giao dịch, thanh toán hằng ngày như trả tiền
mua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toáncổ tức hay nộp thuế… của doanh
nghiệp; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh
nhằm mục tiêu tốiđa hóalợi nhuận; từ nhu cầudựphònghoặc khắc phục những
rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ
yếu sau:
- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng
các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ:
Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh
nghiệp. Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.116
tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý. Ngoài phương
pháp trên, có thể vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu trong quản trị vốn
tồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp.
Để quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu thì thường dựa vào sự đánh đổi giữa
chi phí giữ tiền mặt và chi phí giao dịch do giữ ít tiền mặt. Cần phải tính toán
kĩ càng để đưa ra quyết định hợp lý.
- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt:
Doanh nghiệp cần quản lý chặtchẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị
mất mát, lợi dụng. Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải
qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ. Phân định rõ ràng trách nhiệm trong
quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ. Việc xuất, nhập quỹ tiền mặt
hằng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợp pháp hợp lệ. Phải
thực hiện đối chiếu kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hằng ngày. Theo dõi,
quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quá trình thanh toán
(tiền đang chuyển) phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ngân hàng.
- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hằng năm:
Có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có
hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi (đầu tư tài chính ngắn hạn). Thực
hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong
từng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp
khi đáo hạn.
1.2.2.6. Quản trị các khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu
hàng hóa hoặc dịch vụ. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanh
nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế quản trị các khoản
phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp.
Quản trị các khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.117
rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Do đó doanh nghiệp cần đặc biệt coi
trọng các biện pháp quản trị khoản phải thu từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ.
Nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng (nới
lỏng) bán chịu, còn nếu khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro doanh nghiệp phải
thu hẹp (thắt chặt) việc bán chịu hàng hóa, dịch vụ.
Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện
các biện pháp sau đây:
- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng:
Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêu
chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp có
thể chấp nhận bánchịu. Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà doanh
nghiệp áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp.
- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu:
Để tránh các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi doanh
nghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu. Nội
dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh
toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán.
- Áp dụng các biện pháp quảnlý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ: Tùy
theo điều kiện cụ thể có thể áp dụng các biện pháp phù hợp như:
+ Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp.
+ Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có
chính sách thu hồi nợ thích hợp.
+ Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước
dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.118
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh
nghiệp
1.2.3.1. Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
 Công tác xác định nhu cầu vốn lưu động
Doanh nghiệp có thể xác định nhu cầu vốn lưu động theo hai phương
pháp trực tiếp và gián tiếp như đã đề cập ở phần trên. Mỗi doanh nghiệp, tùy
vào đặc thù sản xuất kinh doanh và tình hình biến động của các nhân tố ảnh
hưởng mà có thể chọn những phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
khác nhau.
Để đánh giá được công tác xác định nhu cầu vốn lưu động đã hợp lý
chưa, ta cần xác định mức chênh lệch giữa nhu cầu vốn lưu động dự báo và
nhu cầu vốn lưu động thực tế theo cả chênh lệch tuyệt đối và tương đối.
Chênh lệch tuyệt đối = NCVLĐ thực tế - NCVLĐ dự báo
Chênh lệch tương đối =
NCVLĐ thực tế - NCVLĐ dựbáo
x 100%
NCVLĐ dự báo
Nếu chênh lệch nhỏ có thể kết luận phương pháp xác định nhu cầu vốn
lưu động là hợp lý, ngược lại nếu số chênh lệch quá lớn, chứng tỏ phương
pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty đang áp dụng có vấn đề, việc
dự báo nhu cầu không đạt hiệu quả cao, cần điều chỉnh cho phù hợp với đặc
điểm hoạt động của doanh nghiệp.
 Cơ cấu nguồn vốn lưu động và NWC
Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động được thể hiện qua hai
chỉ tiêu, đó là nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) và nguồn vốn lưu
động tạm thời.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.119
 Nguồn vốn lưu động thường xuyên
NWC = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn
= Tài sản ngắn hạn - Nợ phảitrả ngắn hạn
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá phương thức tài trợ vốn lưu động của
doanh nghiệp. Trong thực tế, có thể xảy ra 3 trường hợp sau:
- Trường hợp1: Khi nguồn vốndài hạn lớn hơn giá trị tài sản dàihạn (hay
tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn); điều này đồng nghĩa với việc
nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị dương (NWC >0). Điều này cho
thấy doanhnghiệp dãdùng một phầncủa nguồn vốndài hạn để tài trợ cho tài sản
ngắn hạn, tài sản dài hạn được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn.
- Trường hợp 2: Nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn thì
nguồn vốn lưu động thường xuyên sẽ có giá trị âm (NWC <0), đồng nghĩa với
doanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn. Điều này
làm cho doanh nghiệp giảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn do đầu tư vào
tài sản dài hạn nên chưa thu hồi được vốn.
- Trường hợp 3: Nếu tài sản ngắn hạn bằng nợ phải trả ngắn hạn, hay
nguồn vốn thường xuyên bằng giá trị tài sản dài hạn thì nguồn vốn lưu động
thường xuyên có giá trị bằng không (NWC =0). Điều này cho thấy, doanh
nghiệp dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, nguồn vốn ngắn
hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn.
 Nguồn vốn lưu động tạm thời
Nguồn vốn lưu động tạm thời = Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn lưu động tạm thời cho biết doanh nghiệp có dùng nguồn
vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn không hay còn dùng nguồn vốn
ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn nữa để có nhiều biện pháp khắc phục,
xử lý.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.120
1.2.3.2. Phân bổ vốn lưu động
Phân bổ vốn lưu động được thể hiện qua chỉ tiêu kết cấu vốn lưu động.
Kết cấu của VLĐ là tỉ trọng của từng thành phần vốn hoặc từng loại vốn trong
tổng số VLĐ của DN.
Tỷ trọng từng loại vốn lưu động =
Giá trị từng loại vốn lưu động
x 100%
Giá trị tổng vốn lưu động
Công thức này cho biết mỗi thành phần trong tổng vốn lưu động chiếm
tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn lưu động để xem xét xem tỷ lệ này
có phù hợp với doanh nghiệp hay không.
Trong cùng một ngành kinh doanh các DN có sự khác nhau về kết cấu
VLĐ, thậm chí trong cùng một DN giữa hai kỳ khác nhau cũng khác nhau, do
có các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ.
1.2.3.3. Tình hình quản lý vốn bằng tiền
Tình hình quản lý vốn bằng tiền được thể hiện qua các chỉ tiêu phản
ánh khả năng thanh toán và hệ số tạo tiền của doanh nghiệp.
 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải
các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn của DN.
 Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh
=
Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong một thời
gian ngắn, không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hoá.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.121
 Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng
thanh toán tức thời
=
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho phép đánhgiá sáthơn khả năng thanh toán củadoanh
nghiệp.
 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng
thanh toán lãi vay
=
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Lãi vay phảitrả trong kỳ
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp
và phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đốivới các chủ nợ.
 Hệ số tạo tiền của doanh nghiệp
Hệ số tạo tiền của
doanh nghiệp
=
Dòng tiền vào từ hoạtđộng kinh doanh
Doanh thu bán hàng
Chỉ tiêu này thường được xem xét trong thời gian hàng quý, hàng 6
tháng hoặc hàng năm giúp nhà quản trị đánh giá khả năng tạo tiền từ hoạt
động kinh doanh so với doanh thu đạt được.
1.2.3.4. Tình hình quảnlý vốn tồn kho dự trữ
Để quản lý vốn tồn kho dự trữ, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu số
vòng quay hàng tồn kho và số ngày luân chuyển hàng tồn kho. Cụ thể như
sau:
 Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng
tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số lần mà hàng tồn kho luân chuyển bình quân
trong kỳ. Số vòng quay càng cao chứng tỏ việc kinh doanh càng tốt vì chỉ cần
đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn thu được doanh thu cao.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.122
 Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho
Số ngày1 vòng quayhàng tồn kho =
360 (90…) ngày
Số vòng quayhàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho biết độ dài ngày cho một lần luân chuyển hàng tồn kho.
Chỉ tiêu này cao chứngtỏ trongkỳ doanh nghiệp có số vòng quay hàng tồn kho
thấp. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào chính sách quản lý hàng tồn kho của doanh
nghiệp.
1.2.3.5. Tình hình quản lý nợ phải thu
Tình hình quản lý nợ phải thu của doanh nghiệp được thể hiện qua hai chỉ
tiêu đó là số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân. Cụ thể như
sau:
 Số vòng quay các khoản phải thu
Vòng quaycác
khoản phảithu
=
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Số dư bình quân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chu chuyển vốn trong thanh toán của
doanh nghiệp. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi
các khoản phải thu nhanh, giảm số vốn bị chiếm dụng.
 Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân =
360 (90…) ngày
Số vòng quaycác khoản phảithu
Chỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh
nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu
tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu
và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp.
1.2.3.6. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thể hiện qua các chỉ
tiêu: số vòng quay vốn lưu động, kỳ luân chuyển vốn lưu động, mức tiết kiệm
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.123
vốn lưu động, hàm lượng vốn lưu động, tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động.
Cụ thể:
 Số lần luân chuyển VLĐ (Vòng quay VLĐ)
Số lần luân chuyển vốn lưu động =
Tổng mức luân chuyển của VLĐ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay của
VLĐ thực hiện được trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
 Kỳ luân chuyển VLĐ:
Kỳ luân chuyển vốn lưu động =
Số ngàytrong kỳ (360… ngày)
Số lần luân chuyển VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bìnhquâncần thiết đểVLĐ thực hiện được
một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của VLĐ trong kỳ.
 Mức tiết kiệm VLĐ
Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được
do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên
doanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số VLĐ để dùng cho các hoạt động khác.
Mức tiết kiệm VLĐ =
Mức luân chuyển vốn
bình quân 1 ngày kỳ KH
×
Số ngày rút ngắn kỳ
luân chuyển VLĐ
 Hàm lượng vốn lưu động
Hàm lượng VLĐ (còn gọi là mức đảm nhiệm VLĐ) là số VLĐ cần có
để đạt một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm. Chỉ tiêu này được tính
như sau:
Hàm lượng vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần
bao nhiêu VLĐ. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.124
 Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ
Tỷ suất lợi nhuận
vốn lưu động
=
Lợi nhuận trước hoặc sau thuế
x 100%
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước hoặc sau thuế.
1.2.4. Cácnhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ của doanh nghiệp vận động
liên tục từ hình thái này sang hình thái khác, tại mỗi thời điểm nó tồn tại dưới
nhiều hình thức khác nhau. Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của
mình để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sản xuất
kinh doanh của mình. Xét một cách tổng quát, có một số nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp như sau:
1.2.4.1. Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan là những nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu
quả sử dụng vốn của doanh nghiệp gồm có:
* Cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Việc xác định cơ cấu vốn của doanh nghiệp càng hợp lý bao nhiêu thì
hiệu quả sử dụng vốn càng tốt bấy nhiêu.
* Việc sử dụng vốn
Do việc sử dụng lãng phí, nhất là VLĐ trong quá trình sản xuất kinh
doanh như: mua sắm vật tư không đúng chất lượng kỹ thuật, bị hao hụt nhiều
trong quá trình mua sắm cũng như trong quá trình sản xuất, không tận dụng
được các phế phẩm, phế liệu loại ra. Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng VLĐ trong doanh nghiệp.
* Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm thích hợp
Hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp trước hết được quyết định
bởi khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, các doanh nghiệp phải
luôn quan tâm đến việc sản xuất sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu, tiêu thụ ở
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.125
đâu và với mức giá nào để còn có phương án huy động các nguồn lực hợp lý,
nhằm đạt được mức lợi nhuận tối đa. Các phương án được lựa chọn phải dựa
trên cơ sở tiếp cận thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường. Có như vậy,
sản phẩm sản xuất ra mới có khả năng tiêu thụ nhanh, sức cạnh tranh lớn, hiệu
quảkinh tế cao và đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
*Trình độ các nhà quản lý của doanh nghiệp
Cán bộ quản lý doanh nghiệp luôn phải được nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn và tư cách đạo đức nghề nghiệp. Phải kiểm tra các số liệu kế toán
một cách thận trọng trước khi ra quyết định cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất kinh doanh mọi nguồn thu, chi của
doanh nghiệp phải rõ ràng, tiết kiệm, đúng lúc, đúng chỗ…có như vậy mới
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
* Trình độ nguồn nhân lực
Trình độ và kinh nghiệm của người lao động có ảnh hưởng trưc tiếp
đến quá trình SXKD cũng như năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và
khả năng tiết kiệm hay lãng phí VLĐ. Hơn thế nữa, trình độ quản lý của DN
cũng là một yếu tố sống còn tác động mạnh mẽ đến việc quản trị VLĐ của
DN. Các nhà quản lý chính là những người đưa ra các quyết định, chính sách
và các chiến lược cho DN. VLĐ của DN cùng một lúc được phân bổ trên
khắp các giai đoạn của quá trình SXKD, vì vậy nếu công tác quản lý kém
cũng đồng nghĩa với việc dẫn đến tình trạng lãng phí, sử dụng không hiệu quả
VLĐ.
* Đặc điểm ngành nghề sản xuất, kinh doanh
Mỗi ngành nghề SXKD đều mang những đặc thù riêng dẫn đến nhu cầu
về VLĐ cũng như quá trình SXKD khác nhau. Có những ngành nghề sản xuất
mang tính chất thời vụ nên DN cần căn cứ vào đặc điểm SXKD và tình hình
thực tế để từ đó có những biện pháp quản trị VLĐ tốt hơn.
* Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.126
Trên thị trường, mỗi một ngành nghề kinh doanh đều có rất nhiều
doanh nghiệp cạnh tranh. Do vậy, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên
thị trường ảnh hưởng lớn đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu
doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, nhu cầu về vốn lưu động của công
ty cao do đó quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp cần quan tâm chú ý
nhiều hơn.
1.2.4.2. Các nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan là những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của
doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể khắc phục một cách hoàn toàn mà phải
thích ứng và phòng ngừa hợp lý.
* Cơ chế và các chính sách của nhà nước
Trongnền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, các doanh nghiệp được tự
do lựa chọnngành nghề kinh doanhtheo quy định củapháp luật và chịu sự quản
lý vĩ mô của Nhà nước. Nhà nước tạo môi trường hành lang pháp lý thuận lợi
cho các doanhnghiệp hoạt động theo định hướng của Đảng và Nhà nước đã đề
ra. Một số chínhsáchnhưchínhsáchtríchlập dự phòngtạo điều kiện cho doanh
nghiệp có nguồnbùđắp rủi ro, các văn bản về nghĩa vụ nộp thuế và chính sách
hoàn thuế với doanhnghiệp sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh
nghiệp.
* Ảnh hưởng của lạm phát
Trong nền kinh tế thị trường, do tác động của lạm phát, sức mua của
đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các đồng tiền bị giảm sút dẫn
đến sự tăng giá của các loại hàng hóa, vật tư…từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.
* Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp và xu hướng phát triển của ngành
Kinh doanh theo cơ chế thị trường, luôn tồn tại nhiều thành phần kinh
tế tham gia, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh quyết liệt để tồn tại, thị
trường tiêu thụ không ổn định, sức mua của thị trường lại có hạn, rủi ro ngày
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.127
càng tăng và luôn rình rập doanh nghiệp dễ dẫn đến những rủi ro bất thường
trong kinh doanh. Điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
* Nhân tố khách hàng
Nhân tố khách hàng của doanhnghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình
quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Khách hàng là nguồn sống của doanh
nghiệp, nhu cầucủa kháchhàng là điều mà tất cảcác doanhnghiệp cần tìm hiểu,
doanhnghiệp phải đitheo yêu cầu của khách hàng làm thay đổi nhu cầu nguyên
vật liệu của doanh nghiệp. Ví dụ như khách hàng luôn yêu cầu giá rẻ, doanh
nghiệp cần nghiên cứu làm giảm giá thành sản phẩm như tìm nguồn nguyên vật
liệu giá rẻ.
* Trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật
Trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp cao hay thấp
làm cho doanh nghiệp tốn nhiều hay ít chi phí hơn để tạo ra sản phẩm của
mình, do đó làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nếu giá thành rẻ, phù
hợp với điều kiện của người tiêu dùng thì doanh số bán hàng của doanh
nghiệp tăng lên, doanh nghiệp cần nhiều nguyên vật liệu hơn để tiến hành sản
xuất kinh doanh đem sản phẩm ra tiêu thụ. Do đó, trình độ công nghệ, khoa
học kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.
* Ảnh hưởng từ nhà cung cấp
Doanh nghiệp để sản xuất ra sản phẩm của mình thì cần có nguyên vật
liệu, mà nguyên vật liệu từ đâu mà có? Nó là từ những nhà cung cấp cho
doanh nghiệp. Các chính sách tín dụng của nhà cung cấp ảnh hưởng tới lượng
tiền mà các khoản nợ của doanh nghiệp, giá nguyên vật liệu ảnh hưởng đến
hàng tồn kho của doanh nghiệp.
* Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên, thiên tai lũ lụt ảnh hưởng đến chất lượng hàng tồn
kho của doanh nghiệp ví dụ như ẩm mốc,… thiên tai lũ lụt làm nhu cầu về sản
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.128
phẩm của doanh nghiệp của người tiêu dùng thay đổi, làm thay đổ vốn lưu
động của doanh nghiệp. Thiên tai lũ lụt làm điều kiện kinh tế của người dân
khó khăn hơn làm cho doanh nghiệp không bán được nhiều sản phẩm, hàng
tồn kho tồn lại quá nhiều, lâu sẽ hết hạn sử dụng.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng VLĐ. Để hạn chế những thiệt hại do những nguyên nhân trên gây ra, từ
đó nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xem xét,
nghiên cứu một cách thận trọng từng nguyên nhân để đưa ra các giải pháp kịp
thời và cụ thể.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.129
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀ NỘI
2.1. Khái quátquá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh
doanh của Công ty CP In Hà Nội
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty cổ phần In Hà Nội
2.1.1.1. Tên, địa chỉ công ty
Công ty Cổ Phần In Hà Nội là Công ty cổ phần được thành lập theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 010181842 ngày 15 tháng 10 năm 2001,
cac Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi từ lần 1 đến lần 11. Theo
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 11 mã số doanh nghiệp là
010181842.
 Công ty có tên gọi quốc tế là: HANOI PRINTING JOINT STOCK
COMPANY
 Điện thoại: (04) 33504667 - 3943.7063 - 3943.7064
 Fax: (04)3 943 7062
 Email: hoadon@inhanoi.vn hoặc hanoiprinting@vnn.vn.
 Diện tích: trên 5.000m2
 Trụ sở giao dịchLô 6B - CN5 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà
Nội.
 Vốn điều lệ: 50.000.000.000 VND, trong đó:
Bà Nguyễn Thị Dung 10.000.000.000 (chiếm 20%)
Bà Phạm Thị Thắm 10.000.000.000 (chiếm 20%)
Bà Nguyễn Thị Oanh 12.000.000.000 (chiếm 24%)
Ông Phạm Huy Minh 18.000.000.000 (chiếm 36%)
Tổng 50.000.000.000
 Mệnh giá cổ phần: 10.000 VND
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.130
 Ngành nghề, nhóm mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu: Sản xuất
thương mại, in ấn
 Chế độ kế toán đang áp dụng: Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban
hành tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài Chính, Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ
Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên
quan.
 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam
 Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12 dương
lịch hàng năm
 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): theo phương pháp khấu
trừ
+ Dịch vụ đào tạo: Không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
+ Các loại thuế khác: theo quy định hiện hành
 Phương pháp tính giá hàng tồn kho
+ Hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp sổ đối chiếu luân
chuyển
+ Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
 Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp đường thẳng
 Nguyên tắc đổi ra đồng tiền khác: theo tỷ giá giao dịch trên thị trường liên
ngân hàng do Ngânhàng Nhà nước côngbốtạithời điểm phát sinh nghiệp vụ.
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần In Hà Nội
Công ty cổ phần in Hà Nội là công ty kinh doanh trong lĩnh vực in và các dịch
vụ liên quan đến in theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103000569. đăng ký lần đầu ngày 15/10/2001, trụ sở chính tại 151A, phố
Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, với số
vốn điều lệ 1.500.000.000 đồng
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.131
Công ty cổ phần in Hà Nội thành lập năm 2001, dựa trên các thành viên
sáng lập tâm huyết với việc kinh doanh và sản xuất in và các dịch vụ liên
quan đến in. Công ty cổ phần in Hà Nội chuyên cung cấp các sản phẩm sách,
báo, tạp trí, hộp, tờ rơi, tờ gấp, hóa đơn....Ngày 3/12/2002 cục xuất bản cấp
giấy phép hoạt động ngành in số 16/2002/GP-IN-TN cho phép thành lập
xưởng in tại số 151A, phố Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hai
Bà Trưng, Hà Nội. Ngày 25/1/2006, công ty cổ phần in Hà Nội thay đổigiấy
phép kinh doanh lần thứ 3 tăng số vốn điều lệ lên 5.500.000.000 đồng
Ngày 8/1/2007 công ty xây dựng và mở rộng nhà xưởng, đặt trụ sở chính tại
CN3, khu công nghiệp Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà
Nội. Ngày 11/1/2007, công ty cổ phần in Hà Nội được Sở văn hóa thông tin
cấp giấy phép hoạt động ngày in số 01/2007/GP-IN-VHTT, cho phép được in
xuất bản phẩm. Ngày 6/11/2006, công ty tiếp tục mở rộng ngành nghề kinh
doanh, tăng vốn điều lệ lên 10.500.000.000 đồng và thay đổi giấy phép kinh
doanh lần thứ 6. Ngày 22/12/2008, Cổ phần của Công ty được chính thức giao
dịch trên TTGDCKHà Nội với mã HNI, số lượng cổ phiếu là 105.000 cổ
phiếu, mệnh giá 100.000 đồng. Trong năm 2009, Công ty tiếp tục đầu tư thêm
máy in và các thiết bị hoàn thiện nên sản lượng trang in tăng lên 7 tỷ trang in /
năm.
Ngày 8/1/2010, TTGDCKHà Nội đã có quyết định số 251/TTGDHN- QĐ
chấp thuận cho cổ phiếu của Công ty Cổ phần In Hà Nội được chính thức
niêm yết bổ sung tại TTGDCK Hà Nội kể từ ngày 8/1/2010, số lượng cổ
phiếu niêm yết bổ sung là 75.000 cổ phiếu, mệnh giá 100.000 đồng/cổ phiếu.
Tháng 01/2010, hoàn thiện và đưa vào sản xuất Nhà máy In tại Lô 6B - CN5
Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội với diện tích nhà xưởng
gần 8.000 m2, được xây dựng trên diện tíchđất 5.000 m2, cùng với dây
chuyền thiết bị máy in, máy gấp, máy keo, máy khâu, máy bắt sách, máy dao
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.132
1 mặt, máy dao 3 mặt, máy phơi, máy in bản kẽm nhiệt, máy hiện bản v.v...
hiện đại được nhập trực tiếp từ Đức, Nhật Bản đạt công suất trên 1,5 tỉ trang
in (17x24 cm)/tháng, tương đương 60 tấn giấy/ngày.
Ngày 22/04/2010, thay đổi Giấy phép đăng ký kinh doanh lần thứ 9 tăng vốn
điều lệ lên 50.000.000.000 đồng tương ứng với số cổ phiếu đã đăng ký muua
500.000, mệnh giá cổ phần 100.000 đồng.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần In Hà Nội
2.1.2.1.Chức năng, ngành nghề kinh doanh
a) Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty Cổ phần In Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách
pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình
và được pháp luật bảo vệ. Công ty có chức năng và nhiệm vụ như sau:
+ Được chủ động giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp
đồng sản xuất kinh doanh. Tổng giám đốc đại diện cho mọi quyền lợi và
nghĩa vụ sản xuất của công ty trước pháp luật và cơ quan quản lý của Nhà
nước để mở rộng sản xuất của công ty theo quy chế và pháp luật hiện hành.
+ Tham gia các hoạt động triển lãm, quảng cáo các sản phẩm, các hội
thảo chuyên đề ở trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, mở rộng các cửa hàng đại lý ở mỗi nơi để bán hàng
và giới thiệu sản phẩm của công ty.
+ Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ tài chính có
tư cách pháp nhân kinh tế, có tài khoản ngân hàng, có riêng dấu…
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Cty Cổ Phần In Hà Nội.
2.1.2.1 Quy trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần in Hà Nội chủ yếu là cung
cấp sách, báo, tạp chí, hộp theo đơn đặt hàng. Cũng giống như các công ty
khác, Công ty cổ phần In Hà Nội tự tìm kiếm khách hàng thông qua website
và đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty. Thông qua website của công ty,
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.133
khách hàng xem mẫu hàng hóa và gọi điện đến công ty để đặt hàng hoặc cần
tư vấn thêm. Đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty sẽ gửi báo giá và xác
nhận đặt hàng của khách hàng Căn cứ trên đơn đặt hàng, phòng kế hoạch sản
xuất sẽ lập lệnh sản xuất gửi cho tổ chế bản cùng với tài liệu cần in để tổ chế
bản chế bản kẽm, lệnh sản xuất và giấy lô cũng được gửi cho tổ cắt rọc để cắt
rọc thành giấy theo khổ in. Lệnh sản xuất, bản kẽm và giấy theo khổ in sẽ
được chuyển cho phân xưởng in để in ra sản phẩm tờ in. Sản phẩm tờ in sau
khi được tổ KCS kiểm tra chất lượng, nếu đảm bảo chất lượng sẽ được
chuyển cho phân xưởng hoàn thiện để tạo thành thành phẩm và được chuyển
cho khách hàng hoặc được nhập kho.
Có thể khái quát sơ đồ quá trình SXKD của Công ty như sau:
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ quá trình SXKD của Công ty
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.134
tài liệu cần in Lênh sản xuất
giấy
Lệnh sản xuất
Bản kẽm
Tờ in
Thành phẩm giao trực tiếp cho khách hàng
Nhập kho thành phẩm
Xuất kho giao cho khách hàng
Quy trình sản xuất của Công ty Cổ phần In Hà Nội được thể hiện qua
sơ đồ sau:
Phòng kế
hoạch sản
xuất
Tổ chế bản
Phòng cắt, rọc
giấy
Phân xưởng In
Offset
Tổ KCS
Phân xưởng
hoàn thiện
Bộ phận kho
hàng
Khách
hàng
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.135
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm tại Công ty Cổ phần In Hà Nội
Kế hoạch sản xuất: Cán bộ phòng kế hoạch sản xuất vật tư kiểm tra
tổng quát số lượng bản thảo, số lượng bản can, bản phim, hình ảnh, phụ bản
so với bản thảo gốc để phát hiện kịp thời những thiếu sót về số lượng, chất
lượng. Nếu có sai sót phải kịp thời báo cho khách hàng điều chỉnh, bổ sung.
Cuối cùng, khi đã thấy đảm bảo chất lượng thì ghi các thông số cần thiết trên
phiếu sản xuất để đưa qua giai đoạn công nghệ tiếp theo.
Chế bản, bình bản, phơi bản:
- Chế bản: Trước hết cho tài liệu mẫu vào sắp chữ vi tính. Sau đó đọc
kỹ các thông số của bản thảo, bìa và các yếu tố kỹ thuật ghi trên phiếu sản
xuất để sửa lại bản can, bản film, phân loại màu film và tách các màu trong
cùng một khuôn.
- Bình bản: Đọc kỹ các thông số đưa ra trên phiếu sản xuất như khuôn
khổ, đầu, gáy, bụng trang sách. Sau đó, kiểm tra chất lượng bản can, film để
phù hợp cho việc tiến hành kẻ maket và dàn khuôn trong quá trình in.
Kế hoạch sản xuất
Chế bản, bình bản,
phơi bản
Cắt rọc giấy theo
yêu cầu sản
phẩm
Máy dao trắng
KCS tờ in
In OFFSET
Hoàn thiện sách
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.136
- Phơi bản: Nhận bản bình đã hoàn chỉnh sau đó tiến hành phơi bản.
Sau khi đã hiện bản, ta phải kiểm tra các phần tử in, độ nét và chà mực để
kiểm tra các phần tử in trên bản. Tiếp theo ta tiến hành phân loại theo khuôn,
có kẹp các bản cùng loại vào và ghi nhãn.
Cắt rọc giấy: Kiểm tra số lượng, chất lượng giấy. Sau đó xếp bằng
ngay ngắn trên bục, để căng cách băng ở mỗi ram giấy (không để so le) độ
cao tối đa 1.4m.
In offset: Lắp bản in thử bằng giấy sắp rồi mới cho giấy trắng vào in.
KCS tờ in: Đây là công đoạn kiểm tra chất lượng các tờ in (bìa và ruột
sách) căn cứ theo mẫu đã được ký duyệt, ngoài ra kết hợp với tờ mẫu gốc
hoặc maket.
- Đối với bìa sách: Loại bỏ tờ in không đảm bảo màu sắc, không khớp
màu hay thiếu màu
- Đối với ruột sách: Kiểm tra để không bị lọt tờ trắng mặt, in thiếu màu,
nhạt mực, tờ in bị gấp góc, mất chữ hay bị nhăn giấy.
Hoàn thiện sách: Quá trình hoàn thiện sách gồm
- Gấp tay sách: Các tay sách được ép bó trên máy, có lót ván ở hai đầu
mỗi bó với số lượng quy định là 500 tờ/bó đối với giấy định lượng >= 58g/m2
và 700 tờ/bó đối với giấy định lượng < 58g/m2.
- Bắt tay sách: Bắt sách thành cuốn.
- Soạn số: Đánh số thứ tự trang sách.
- Khâu chỉ, khâu thép (đóng lồng).
- Vào bìa, láng bóng bìa.
- Xén ba mặt.
- Kiểm tra, đếm bó gói hoặc đóng hộp.
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến
chức năng. Với mô hình này, các hệ thống chức năng không có quyền ra lệnh
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.137
cho cấp dưới mà chỉ giúp lãnh đạo ra quyết định trong phạm vi chuyên môn
của mình. Đây là cơ cấu tương đối phù hợp với Công ty, đặc biệt trong cơ chế
thị trường ngày nay, nó mang lại sự dân chủ, bình đẳng trong quan hệ giữa
cấp trên và cấp dưới, nâng cao hiệu quả trong việc ra quyết định, đồng thời
tăng tính trách nhiệm của từng cán bộ quản lý từ đó tạo nên môi trường làm
việc năng động, hiệu quả
Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần In Hà Nội như sau:
Đại hội đồng Cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyền lực cao nhất quyết định các công việc của Công ty.
Hội đồng Quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh
Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ, quyền lợi của Công ty. Hội đồng quản trị có 04 thành viên, do
Đại hội đồng cổ đông bầu và miễn nhiệm.
Ban Kiểm soát
Ban Kiểm soát có 03 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi
miễn. Ban Kiểm soát là người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty.
Ban Giám đốc
Giám đốc điều hành do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, có nhiệm
kỳ 5 năm. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao
dịch kinh doanh, là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty. Giám
đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị Công ty về việc thực
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.138
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần In Hà Nội
Ban Kiểmsoát Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phân
xưởng
hoàn
thiện sách
Phân
xưởng
in
Offset
Phòng
kế
toán
Tổ
Cắt
rọc
Phó giám đốc thị
trường
Phòng
Kế
hoạch
sản
xuất
Phòng
Dịch vụ
Thị
trưòng
Phó giám đốc kỹ
thuật
Phòng
Tổ chức
hành
chính
Đại hội đồng cổ đông
Phó giám đốc sản
xuất
Đội
bảo
vệ
Tổ
bếp
ăn
Tổ
cơ
điện
Tổ
chế
bản
Tổ
KCS
Tổ sản
xuất vở
và
TBGD
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.139
hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giúp việc cho giám đốc có các
Phó Giám đốc bao gồm Phó Giám đốc kỹ thuật, Phó Giám đốc thị trường,
Phó giám đốc sản xuất. Phó Giám đốc được uỷ quyền thay mặt Giám đốc điều
hành Công ty khi Giám đốc vắng mặt, được uỷ quyền ký các hợp đồng kinh tế
theo quy định của Công ty, trực tiếp quản lý các phòng ban, phân xưởng, tổ
công tác theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Phòng Tổ chức hành chính bao gồm 7 cán bộ công nhân viên. Chức
năng, nhiệm vụ chủ yếu của phòng Tổ chức hành chính là xây dựng kế hoạch
và biên chế lao động hàng năm của Công ty, xác định số lượng lao động tăng,
giảm trong từng thời kỳ, xây dựng qui chế đào tạo tuyển dụng, hợp đồng lao
động, chế độ bảo hộ lao động, tổ chức bồi dưỡng thi nâng bậc hàng năm….,
tổ chức xây dựng và quản lý định mức lao động, đơn giá tiền lương, tổng hợp
báo cáo tình hình thực hiện công tác lao động tiền lương của Công ty, tham
mưu cho Giám đốc trong việc thành lập và giải thể các phòng ban, phân
xưởng, tổ sản xuất, xây dựng định biên lao động, bổ nhiệm, miễn nhiệm các
chức vụ quản lý, lãnh đạo.
Phòng Kế toán
Phòng Kế toán bao gồm 6 cán bộ công nhân viên, có trách nhiệm tham
mưu cho giám đốc trong lĩnh vực hoạt động tài chính, chịu trách nhiệm về tài
chính kế toán, tính toán, ghi chép, phản ánh và phân tích chính xác toàn diện,
liên tục các hoạt động kinh tế của Công ty, tham gia vào việc lập kế hoạch tài
chính hàng năm, phân tích, tổng hợp các hoạt động kinh doanh, lập báo cáo
định kỳ.
Phòng Dịch vụ thị trường
Phòng Dịch vụ thị trường gồm 7 người, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện
sản xuất mua bán thiết bị giáo dục, cắt rọc giấy sản xuất kinh doanh, giấy Vở
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.140
học sinh và văn phòng phẩm, đại lý sách giáo khoa, sách tham khảo, các ấn
phẩm văn hoá và khai thác thêm các hợp đồng in khác.
Phòng Kế hoạch sản xuất
Phòng Kế hoạch sản xuất gồm 9 người có nhiệm vụ lập kế hoach sản
xuất, kế hạch vật tư trong năm. Chuyên dự toán chi phí vật tư, cung ứng bảo
quản, cấp phát vật tư, phân bổ kế hoạch sản xuất, trực tiếp theo dõi sản xuất,
đảm bảo số lượng, chất lượng cũng như tiến độ sản xuất; tiếp nhận, cấp phát
vật tư do khách hàng gửi đến để gia công; cung ứng các loại nguyên vật liệu
khác phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phân xưởng hoàn thiện sách
Phân xưởng hoàn thiện sách bao gồm 85 người. Nhiệm vụ của Phân
xưởng bao gồm tham gia xây dựng kế hoạch định kỳ hàng năm, tổ chức thực
hiện lệnh sản xuất của giám đốc, quản lý điều phối lao động, quản lý máy
móc thiết bị trong phân xưởng, nguyên vật liệu đã tiêu hao, chuẩn bị đầy đủ
các loại vật tư, thực hiện các qui cách kỷ thuật về gia công và hoàn thiện đảm
bảo xuất xưởng, lập và gửi các báo cáo thống kê sản lượng, Phối hợp tham gia
tổ chức thi nâng bậc hàng năm.
Phân xưởng in offset
Phân xưởng in offset bao gồm 43 người, có nhiệm vụ của phân xưởng
bao gồm : Tham gia xây dựng kế hoạch định kỳ hàng năm, tổ chức thực hiện
lệnh sản xuất của giám đốc và Phòng Kế hoạch sản xuất; Thực hiện công tác
in, chuẩn bị vật tư, quản lý điều phối lao động, quản lý máy móc thiết bị đảm
bảo về kĩ thuật và chất lượng trong quá trình in; lập và gửi các báo cáo thống
kê sản lượng; phối hợp tham gia tổ chức thi nâng bậc hàng năm.
Với cơ cấu tổ chức như trên, hiệu quả tác nghiệp được nâng cao do
nhiệm vụ có tính lặp đi lặp lại hàng ngày, các phòng ban chức năng cũng như
các phân xưởng phát huy được đầy đủ hơn những ưu thế của chuyên môn hoá,
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.141
đơn giản hoá việc đào tạo, tạo điều kiện cho việc kiểm tra chặt chẽ của cấp
quản lý cao nhất cũng như việc tham mưu của các phòng ban chức năng giúp
giám đốc đưa ra các quyết định đúng đắn, đồng thời đảm bảo quyền chỉ huy
của cấp quản trị cao nhất.Tuy nhiên cơ cấu này cũng mang lại những khó
khăn nhất định cho doanh nghiệp như: thường dẫn đến mâu thuẫn giữa các
đơn vị chức năng khi đề ra các chỉ tiêu và chiến lược, thiếu sự phối hợp giữa
các phòng ban chức năng.
2.1.4. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty cổ phần in Hà Nội
2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh một số năm gần đây của Công ty
Qua những đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức
bộ máy quản lý, tổ chức kế toán như trên, để đánh giá được khái quát kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty, ta đi xem xét các chỉ tiêu chính phản ánh
kết quả kinh doanh của công ty những năm gần đây.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV:Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.142
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả kinh doanh trong những năm2012,2013
TT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2013 Năm 2012
Chênh lệch
Số tuyệt đối tỷ lệ (%)
1 Vốn kinh doanh bình quân Triệu đồng 81,786,560,770 65,582,923,280 16,203,637,490 24.71
2 Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 50,304,639,294 50,987,546,807 (682,907,513) -1.34
3 Doanh thu bán hàng Triệu đồng 67,813,903,807 27,341,919,186 40,471,984,621 148.02
4
Doanh thu thuần
Triệu đồng 67,813,903,807 27,341,919,186
40,471,984,621 148.02
5
Lợi nhuận trước thuế và
lãi vay
Triệu đồng
213,070,695 163,786,666
49,284,029 30.09
6
Thuế thu nhập doanh
nghiệp
Triệu đồng
44,700,989 50,000,000
(5,299,011) -10.60
7 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 168,369,706 113,786,666 54,583,040 47.97
8
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên VKD (ROA)
% 0.21 0.17 0.04 24.53
9
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên VCSH (ROE)
% 0.33 0.22 0.11 50
10 Nộp ngân sách nhà nước Triệu đồng 14,936,977 12,650,140 2.271.837 18
11
Thu nhập bình quân 1
người/tháng
Triệu đồng 3,47 4,12 0,65 18,73%
12 Số công nhân người 185 149 36 24.16
(Nguồn: báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013)
Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
SV:Nguyễn Thị Chinh
Lớp: CQ48/11.1
43
Qua bảng trên ta thấy, vốn kinh doanh bình quân mà công ty đã sử dụng năm 2013
tăng lên 16,203,637,490 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là
24.71%. Điều này cho thấy quy mô kinh doanh của công ty đã được mở rộng, phát
triển. Theo tình hình kinh tế hiện nay trên thị trường, tốc độ tăng của vốn kinh
doanh của công ty là hợp lý. Nguyên nhân là do công ty có nhu cầu mở rộng sản
xuất kinh doanh trong năm 2013.Tuy nhiên, lượng vốn chủ sở hữu trong năm 2013
không những không tăng mà còn giảm đi so với năm 2012. Điều này cho thấy việc
mở rộng quy mô không phải được tài trợ bởi nguồn vốn của các cổ đông mà là bởi
nguồn vốn bên ngoài.
Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của
côngty tăng từ 27,341,919,186 đồng lên 67,813,903,807đồng, tức là tăng
40,471,984,621 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 148.02%. Điều này cho thấy tình
hình kinh doanh của côngty rất khả quan mặc dùnền kinh tế năm 2013 đang trì trệ,
khủng hoảng. Một trong số những nguyên nhân dẫn đến doanhthu của doanh nghiệp
tăng mạnh là công ty đã áp dụng các chínhsáchhợp lý thu hút lượng lớn khách
hàng, ngoài ra côngty cũng tìm được một số khách hàng mới, thu hút khách hàng
của đốithủ cạnh tranh,… Bên cạnh đó, côngty cũng tiết kiệm được chi phí trong
khâu sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.144
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2013 là
213,070,695 đồng, giảm đi 5,299,011đồng so với năm 2012 cho thấy trong
năm 2013 lợi nhuận trước thuế của công ty giảm đi khá nhiều so với năm
2012. Mặc dù doanh thu trong năm 2013 tăng lên hơn 148% so với năm 2012
nhưng khoản lợi nhuân trước thuế chỉ tăng 30.09%. Điều này cho thấy công
tác quản lý chi phí của công ty rất kém hiệu quả
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh của công ty năm
2012 là 0.17 %, năm 2013 là 0,21%, tăng 0,04% tương ứng với tỷ lên tăng là
24.53%; chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2013 là
0.33% so với năm 2012 tăng lên 0.11% tương ứng với tỷ lệ tăng là 50%. Các
chỉ tiêu này tăng cho thấy công ty đang sử dụng vốn kinh doanh và vốn chủ
sở hữu theo chiều hướng tốt, có lợi cho công ty.
Với số công nhân viên năm 2013 là 185 người, tăng lên 36 người cho
thấy năm 2013 quy mô của công ty đã tăng lên, có nhiều hợp đồng và cần
thêm nhiều lao động. Thu nhập bình quân mỗi công nhân năm 2013 là 4,12
triệu đồng, tăng lên so với năm 2012 là 0,65 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng là
18,73%. Mức tăng này khá cao chứng tỏ công ty cũng quan tâm đến đời sống
của công nhân viên, tăng thu nhập cho họ để họ trang trải theo sự mất giá của
đồng tiền và có thể dùng hết sức lực của mình cống hiến cho công ty. Và điều
này cũng nói lên rằng, công ty kinh doanh năm 2013 có bước tiến triển lớn.
Qua những phân tích sơ bộ nêu trên ta thấy được tình hình kinh doanh
của công ty trong những năm qua chưa được khả quan. Tuy nhiên, để có đánh
giá chính xác và cụ thể hơn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nói
chung và tình hình quản trị vốn lưu động nói riêng thì chúng ta cần đi sâu vào
phân tích nhiều khía cạnh của vấn đề hơn.
2.1.3.2. Tình hình quản trị tài chính chủ yếu của Công ty trong thời gian
qua.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.145
Tình hình đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp
luôn tăng cường đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, minh chứng đó là
doanh thu của doanh nghiệp tăng lên qua các năm đặc biệt từ 2010 đến 2011,
tình hình đầu tư tăng vượt bậc.
Tình hình vay nợ và chính sách vay nợ của công ty: Trong các năm qua,
công ty chủ yếu vay nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, khoản
người mua trả tiền trước chiếm tỷ trọng cao cho thấy công ty đã chiếm dụng
được vốn của đối tác. Đặc điểm quy trình sản xuất của doanh nghiệp là ngắn,
vì vậy doanh nghiệp sử dụng chích sách vay ngắn hạn là hợp lý.
Tình hình vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chủ yếu
hình thành từ vốn thực góp của các cổ đông. Ngoài ra còn có lợi nhuận chưa
phân phối.
Chính sách sử dụng vốn và tình hình thực hện chính sách sử dụng vốn
của công ty: Hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng 51.512% trong
tài sản ngắn hạn cho thấy doanh nghiệp sử dụng chính sách dự trữ hàng tồn
kho rất nhiều, do vậy, trong năm, số lần lấy hàng (nguyên vật liệu) cao và
hàng hóa thành phẩm được xuất ra tương đối đều đặn vì đặc điểm ngành
nghề của công ty là in nên phải theo thiết kế và yêu cầu của đối tác, không
thể sản xuất hàng loạt. Phải thu của khách hàng là 37.471% trong các
khoản phải thu cho thấy doanh nghiệp có sử dụng chính sách bán chịu để
thu hút khách hàng. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao tài sản
cố định theo đường thẳng.
Tình hình phân phối lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt
được dùng để chia cổ tức cho các cổ đông và sử dụng để đầu tư vào sản
xuất kinh doanh.
Các biện pháp tài chính mà công ty đang thực hiện để quản trị doanh
nghiệp:
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.146
+ Tăng cường, nâng cao hiệu quả sử dụng các chính sách của doanh
nghiệp như chính sách dự trữ vốn tồn kho, vốn bằng tiền, các khoản nợ phải
thu, nợ phải trả và các chính sách phân phối lợi nhuận.
+ Không ngừng mở rộng quy mô doanh nghiệp phù hợp với tình hình
kinh tế, luôn có những biện pháp phòng ngừa khi có rủi ro xảy ra.
+ Cải thiện, sử dụng hợp lý các khoản vay nợ của công ty.
2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần In Hà Nội.
2.2.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty cổ
phần In Hà Nội
Côngty Cổ phần In Hà Nội với đặc thù là doanh nghiệp vừa sản xuất vừa
kinh doanh nên nguồn VLĐ chiếm tỷ trọng lớn.
Vốn lưu động của công ty bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền,
các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho.
Việc quản lý vốn lưu động của công ty theo nguyên tắc quản lý vốn
bằng tiền, quản lý hàng tồn kho và quản lý nợ phải thu.
Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty được thể
hiện qua bảng sau:
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.147
Bảng 2.2: Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty
Cổ phần In Hà Nội
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012
So sánh
Số tiền Tỷ trọng (%)
A.Vốn lưu động 68,841,989,686 42,010,348,466 26,831,641,220 63.87
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
4,258,134,780 1,374,003,694 2,884,131,086 209.91
III. Nợ phải thu ngắn hạn 25,795,447,014 25,464,246,185 331,200,829 1.3
IV. Hàng tồn kho 35,461,890,590 12,857,119,890 22,604,770,700 175.82
V.Tài sản ngắn hạn khác 3,326,517,302 2,314,978,697 1,011,538,605 43.7
B.Nguồn vốn lưu động
I. Nguồn vốn lưu động thường
xuyên
24,670,232,673 26,629,930,527 -1,959,697,854 -7.36
1Tài sản ngắn hạn 68,841,989,686 42,010,348,466 26,831,641,220
2. Nợ ngắn hạn 44,171,757,013 15,380,417,939 28,791,339,074
II. Nguồn vốn lưu động tạm
thời
44,171,757,013 15,380,417,939 28,791,339,074 187.19
( Nguồn:Bảng cân đối kế toán năm 2012 – 2013
Nhậnxét:Nhìnvào bảngphântích2.2ta thấy, VLĐ của công ty cuối năm
2013 là 68,841,989,686đồngtăngso với cuối năm 2012 là 26,831,641,220 đồng
tương đương với tăng 63.87% (VLĐ của công ty cuối năm 2012 là
42,010,348,466đồng) cho thấy quy mô vốn lưu động của công ty có xu hướng
tăng lên.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.148
Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2013 là 4,258,134,780
đồng tăng so với cuối năm 2012 là 2,884,131,086 đồng tương đương với tăng
209.91% (cuối năm 2012 là 1,374,003,694 đồng). Điều này cho thấy trong
năm 2013, công ty đã có ý thức dự trữ một lượng lớn hơn tiền mặt để đáp ứng
nhu cầu chi tiêu và những phát sinh đột xuất hàng ngày.
Các khoản phải thu cuối năm 2013 là 25,795,447,014 đồng tăng so
với cuối năm 2012 là 331,200,829 đồng tương đương với tăng 1.30%. Sự
chênh lệch này là không lớn, nhưng nó cũng thể hiện sự thay đổi trong chính
sách bán hàng của công ty. Có thể thấy nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ
khó khăn. Vì thế công ty đã thực hiện nới lỏng chính sách bán chịu để thu hút
khách hàng, từ đó sẽ làm tăng doanh thu bán hàng cho công ty. Vì vậy các
khoản phải thu của công ty có tăng nhưng nếu chưa đến hạn phải thu hồi thì
được coi là hợp lý.
Hàng tồn kho của công ty cuối năm 2013 là 35,461,890,590 đồng tăng
22,604,770,700 đồng so với cuối năm 2012 tương đương tăng 175.82%. Với
đặc thù trong nghành in thì lượng hàng tồn kho của công ty như vậy là tương
đối hợp lý. Nguyên nhân là do công ty tăng lượng dự trữ nguyên vật liệu và
công cụ dụng cụ để tránh sự biến động của giá cả trên thị trường hiện nay.
Việc dự trữ hàng tồn kho của công ty để đảm bảo quá trình kinh doanh
diễn ra liên tục. Tuy nhiên nếu mức dữ trữ quá lớn vượt quá nhu cầu cần thiết,
dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, đặc biệt là đối với tình hình hiện nay: nguồn
vốn khó tiếp cận, lãi suất vay vốn cao,… là điều đáng lo ngại. Vì vậy,nếu
không có chính sách quản trị tốt hàng tồn kho, công ty sẽ mất đi một khoàn
chi phí lớn với lượng hàng này.
Nguồn VLĐ thường xuyên: Ta thấy, nguồn VLĐ thường xuyên tại hai
thời điểm cuối năm 2013 là 24,670,232,673 đồng giảm so với thời điểm cuối
năm 2012 là 1,959,697,854 đồng tương đương với tăng 7.36% (VLĐ thường
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ

More Related Content

What's hot

Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnRoyal Scent
 
Nguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệp
Nguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệpNguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệp
Nguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệpquynhlehvtc
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakRoyal Scent
 
Phân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mụcPhân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mụcHong Minh
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập công tác kế toán vốn bằng tiềnBáo cáo thực tập công tác kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập công tác kế toán vốn bằng tiềnHọc kế toán thực tế
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJETNguyen Nguyen
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupSương Tuyết
 

What's hot (20)

Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đKiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
 
Nguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệp
Nguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệpNguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệp
Nguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệp
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Thành Phát, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Thành Phát, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Thành Phát, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Thành Phát, 9đ
 
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu độngVốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
 
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty mayĐề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
 
Giải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đ
Giải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đGiải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đ
Giải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đ
 
Hoạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần Viglacera
Hoạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần ViglaceraHoạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần Viglacera
Hoạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần Viglacera
 
Phân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mụcPhân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mục
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAYĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập công tác kế toán vốn bằng tiềnBáo cáo thực tập công tác kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập công tác kế toán vốn bằng tiền
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
 
Luận án: Phân tích tài chính trong các công ty chứng khoán, HAY
Luận án: Phân tích tài chính trong các công ty chứng khoán, HAYLuận án: Phân tích tài chính trong các công ty chứng khoán, HAY
Luận án: Phân tích tài chính trong các công ty chứng khoán, HAY
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH tư vấn thiết kế, 9đ
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH tư vấn thiết kế, 9đĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH tư vấn thiết kế, 9đ
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH tư vấn thiết kế, 9đ
 

Similar to Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ

Quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần nhựa bình minh
Quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần nhựa bình minhQuản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần nhựa bình minh
Quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần nhựa bình minhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chuyên đề tốt nghiệp HVTC
Chuyên đề tốt nghiệp HVTCChuyên đề tốt nghiệp HVTC
Chuyên đề tốt nghiệp HVTCTruonganh1908
 
tài liệu báo cáo thực tập
tài liệu báo cáo thực tậptài liệu báo cáo thực tập
tài liệu báo cáo thực tậpDigiword Ha Noi
 
Bao cao thuc tap123456
Bao cao thuc tap123456Bao cao thuc tap123456
Bao cao thuc tap123456Võ Trâm
 

Similar to Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ (20)

QT047.doc
QT047.docQT047.doc
QT047.doc
 
Quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần nhựa bình minh
Quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần nhựa bình minhQuản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần nhựa bình minh
Quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần nhựa bình minh
 
Sử dụng vốn lưu động của Công ty xuất nhập khẩu Khoáng Sản, 9đ
Sử dụng vốn lưu động của Công ty xuất nhập khẩu Khoáng Sản, 9đSử dụng vốn lưu động của Công ty xuất nhập khẩu Khoáng Sản, 9đ
Sử dụng vốn lưu động của Công ty xuất nhập khẩu Khoáng Sản, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấyĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
 
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đĐề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao VàngĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
 
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đNâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
 
Chuyên đề tốt nghiệp HVTC
Chuyên đề tốt nghiệp HVTCChuyên đề tốt nghiệp HVTC
Chuyên đề tốt nghiệp HVTC
 
Đề tài: Kế toán bán hàng và xác định kết quả tại công ty Cao Su
Đề tài: Kế toán bán hàng và xác định kết quả tại công ty Cao SuĐề tài: Kế toán bán hàng và xác định kết quả tại công ty Cao Su
Đề tài: Kế toán bán hàng và xác định kết quả tại công ty Cao Su
 
tài liệu báo cáo thực tập
tài liệu báo cáo thực tậptài liệu báo cáo thực tập
tài liệu báo cáo thực tập
 
Kế toán hàng hóa tại Công ty kinh doanh sản phẩm công nghệ, 9đ
Kế toán hàng hóa tại Công ty kinh doanh sản phẩm công nghệ, 9đKế toán hàng hóa tại Công ty kinh doanh sản phẩm công nghệ, 9đ
Kế toán hàng hóa tại Công ty kinh doanh sản phẩm công nghệ, 9đ
 
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty thương Mại CPN Việt Nam, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty thương Mại CPN Việt Nam, 9đĐề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty thương Mại CPN Việt Nam, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty thương Mại CPN Việt Nam, 9đ
 
Bao cao thuc tap123456
Bao cao thuc tap123456Bao cao thuc tap123456
Bao cao thuc tap123456
 
Đề tài: Hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá ở công ty chế biến than
Đề tài: Hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá ở công ty chế biến thanĐề tài: Hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá ở công ty chế biến than
Đề tài: Hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá ở công ty chế biến than
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại công ty Thanh Biên, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại công ty Thanh Biên, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại công ty Thanh Biên, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại công ty Thanh Biên, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 

Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty In Hà Nội, 9đ

  • 1. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV:Nguyễn Thị Chinh Lớp:CQ48/11.1i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCTC Báo cáo tài chính Bq Bình quân CP Cổ phần DN Doanh nghiệp DTT Doanh thu thuần DPS Cổ tức/cổ phiếu EPS Lãi/cổ phiếu GVHB Giá vốn hàng bán H Hàng HTK Hàng tồn kho LNST Lợi nhuận sau thuế LNKTTT Lợi nhuận kế toán trước thuế NLĐ Người lao động NVL Nguyên vật liệu ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn kinh doanh ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu T Tiền TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động VNĐ Việt Nam Đồng
  • 2. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV:Nguyễn Thị Chinh Lớp:CQ48/11.1ii DANH MỤC BẢNG
  • 3. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV:Nguyễn Thị Chinh Lớp:CQ48/11.1iii DANH MỤC HINH VÀ SƠ ĐỒ
  • 4. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV:Nguyễn Thị Chinh Lớp:CQ48/11.1iv MỤC LỤC
  • 5. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.11 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một hoạt động nào của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn. Tuỳ vào đặc điểm từng ngành nghề kinh doanh cụ thể mà cơ cấu vốn có sự khác biệt ở một mức độ nào đó. Để tồn tại và phát triển lâu dài, các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới việc tạo lập, sử dụng và quản lý vốn sao cho hiệu quả nhất cũng như chi phí sử dụng vốn là thấp nhất nhưng vẫn đạt được kết quả kinh doanh ở mức cao. Vốn lưu động (VLĐ) là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, việc tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Doanh nghiệp sử dụng VLĐ có hiệu quả, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức tốt quá trình mua sắm dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển từ loại này thành loại khác, từ hình thái này sang hình thái khác, rút ngắn vòng quay vốn. Do đó, việc chủ động xây dựng, huy động, sử dụng VLĐ là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản trị VLĐ ở doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Công ty CP In Hà Nội vừa qua, cùng với việc nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã quyết định chọn đề tài: "Cácgiảiphápchủ yếu nhằm tăngcường quảntrị vốn lưu động tại công ty cổ phần In Hà Nội” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Để có cái nhìn khái quát chung về VLĐ và quản trị VLĐ của doanh nghiệp. Đánh giá được thực trạng quản trị VLĐ tại côngty CP In Hà Nội. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản trị VLĐ tại công ty CP In Hà Nội. 3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.
  • 6. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.12 - Phạm vi nghiên cứu là các nội dung quản trị vốn lưu động tại Công ty CP In Hà Nội qua các năm 2012, 2013. 4. Về phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, logic… 5. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung đề tài luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp - Chương 2: Thực trạng về tình hình quản trị vốn lưu động tại công ty Cổ phần In Hà Nội - Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tằng cường quản trị vốn lưu động của công ty Cổ phần In Hà Nội Do điều kiện thời gian thực tập cũng như trình độ kiến thức còn nhiều hạn chế nên đề tài nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Tiến sĩ Bùi Văn Vần cũng như sự giúp đỡ của các anh chị tại CTCP In Hà Nội trong thời gian thực tập vừa qua.
  • 7. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.13 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành họat động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có sự kết hợp của cả ba yếu tố: Sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch một lần vào toàn bộ giá trị sản phẩm, được thu hồi toàn bộ khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh. Xét về mặt hình thái hiện vật gọi là các tài sản lưu động (TSLĐ), xét về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động ( VLĐ) của doanh nghiệp. TSLĐ gồm hai bộ phận: TSLĐ sản xuất, TSLĐ lưu thông. - TSLĐ sản xuất gồm: Vật tư dự trữ để đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành liên tục như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,…và những vật tư đang trong quá trình cần hoàn thiện như: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. - TSLĐ lưu thông: Là những TSLĐ nằm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, chi phí trả trước,… Trong quá trình sản xuất, TSLĐ nằm trong quá trình lưu thông luôn vận động, thay thế chuyển hóa lẫn nhau làm cho quá trình sản xuất kinh doanh đựợc diễn ra liên tục, thường xuyên. Tùy từng điều kiện sản xuất, lĩnh vực kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp đòi hỏi phải có lượng TLSĐ nhất định để quá trình kinh doanh đựơc diễn ra liên tục, thường xuyên. Hình thành nên số TSLĐ này, các doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó, số vốn này được
  • 8. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.14 gọi là VLĐ của doanh nghiệp. VLĐ của doanh nghiệp thường xuyên vận động, chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau: Đối với doanh nghiệp sản xuất: sự vân động của VLĐ trải qua 3 giai đoạn: T – H – SX – H’ – T’ + Giai đọan mua sắm dự trữ vật tư : ở giai đọan này, VLĐ từ hình thái vốn bằng tiền chuyển sang hình thái vật tư dự trữ. + Giai đọan sản xuất: VLĐ từ hình thái vật tư dự trữ chuyển sang hình thái sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. Kết thúc quá trình sản xuất chuyển sang hình thành vốn thành phẩm. + Giai đọan tiêu thụ: VLĐ từ hình thái sản phẩm hàng hóa chuyển sang hình thái vốn bằng tiền. Đối với doanh nghỉệp thương mại: sự vận động của vốn lưu động qua 2 giai đọan: T – H – T’ + Giai đoạn mua: vốn hình thành tiền tệ chuyển sang hình thái vốn hàng hóa dự trữ. + Giai đoạn bán: VLĐ từ hình thái hàng hóa dự trữ chuyển sang vốn bằng tiền. Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, VLĐ chuyển hết giá trị ngay trong một lần và được hòan lại toàn bộ khi doanh nghiệp thực hiện xong việc tiêu thụ và xác định có doanh thu. Do đó, VLĐ hòan thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Như vậy từ những phân tích trên, ta có khái niệm về VLĐ: “ VLĐ của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp”.
  • 9. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.15 Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bị chi phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên VLĐ của doanh nghiệp có những đặc điểm sau: - Trong quá trình chu chuyển thay đổi hình thái biểu hiện. - Chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh. - Vốn lưu độnghoàn thành 1 vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Vốn lưu động vận động theo một vòng tuần hoàn, từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầuvới một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.1.2. Phân loại VLĐ Dựa theo tiêu thức khác nhau có thể chia VLĐ thành các loại khác nhau. Thông thường có một số cách phân loại chủ yếu sau đây: 1.1.2.1. Dựa vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động Theo tiêu thức này VLĐ trong doanh nghiệp có thể được chia thành hai lọai: * Vốn bằng vật tư, hàng hóa: Bao gồm vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm… * Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu… Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ dự trữ tồn kho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanh nghiệp 1.1.2.2. Dựa vào vai trò của vốn lưu động Theo cách phân loại này thì vốn lưu động được chia làm 3 loại: * VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: - Vốn nguyên nhiên vật liệu
  • 10. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.16 - Vốn phụ tùng thay thế - Vốn công cụ dụng vụ nhỏ dự trữ sản xuất * VLĐ trong khâu sản xuất: - Vốn bán thành phẩm, sản phẩm dở dang - Vốn chi phí trả trước. * VLĐ trong khâu lưu thông: - Vốn thành phẩm - Vốn bằng tiền - Vốn trong thanh toán. -Vốn đầu tư ngắn hạn Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3. Nguồn hình thành VLĐ của doanh nghiệp Căn cứ theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn thì nguồn VLĐ được chia thành: Nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời. - Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết. Để đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục thì ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường xuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng. Nguồn VLĐ thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm
  • 11. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.17 bảo vững chắc hơn. Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm được xác định như sau: Nguồn VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Trong đó: Nguồn vốn dài hạn = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn = Tổng tài sản - Nợ ngắn hạn - Nguồn VLĐ tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn, các khoản phải trả người bán, các khoản phải trả phải nộp khác… Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét, huy động các nguồn phù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tổ chức nguồn vốn. Mặt khác, đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhất với chi phí nhỏ nhất. 1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm Quản trị vốn lưu động là quá trình hoạch định, tổ chức, thực hiện, điều chỉnh, kiểm soát tình hình tạo lập và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp để đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra thường xuyên và liên tục. 1.2.1.2. Mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp Quản lý sử dụng hợp lý tài sản lưu động cũng như vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn tới việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp, quản trị vốn lưu động có hai mục tiêu cơ bản như sau: -Thứ nhất, quản trị VLĐ nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời NCVLĐ cho hoạt động của doanh nghiệp: điều này có nghĩa là các doanh nghiệp cần phải
  • 12. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.18 xác định được kế hoạch, mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn cũng như dài hạn để có biện pháp huy động vốn cụ thể, cần đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho sản xuất. Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn cho ngắn hạn, bao nhiêu vốn cho dài hạn thì phải đáp ứng bấy nhiêu. -Thứ hai, tổ chức huy động vốn đầy đủ, sử dụng tiết kiệm hiệu quả VLĐ và phải tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp: huy động đầy đủ không có nghĩa là bằng mọi mà phải có kế hoạch sử dụng tiết kiệm, không ngừng nâng cao hiệu quả, tránh lãng phí. Việc tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ sẽ giúp cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp. Việc lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp sẽ đảm bảo cơ cấu vốn tối ưu có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt được chi phí sử dụng vốn, góp phần tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận VCSH của doanh nghiệp. 1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động 1.2.2.1. Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động hợp lý. 1.2.2.1.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên liên tục. Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng nhu cầu cần thiết ngắn hạn của doanh nghiệp. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp. Như vậy, nhu cầuVLĐ thườngxuyêncầnthiếtlà sốvốn lưu động tối thiểu cần thiếtphảicóđểđảm bảochohoạt độngsảnxuấtkinhdoanh được tiến hành bình thường,liên tục.Dướimứcnày, sảnxuấtkinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp khókhăn,thậmchíbịtrìtrệ, giánđoạn.Nhưngnếutrên mứccần thiết thì lại gây nên tình trạng vốn bị ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả.
  • 13. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.19 Chính vì vậy trong quản trị VLĐ , các doanh nghiệp cần chú trọng xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Với quan niệm nhu cầu VLĐ là số vốn tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên nhu cầu vốn lưu động được xác định theo công thức: Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp Để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp khác nhau. Tùy theo đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ mà có thể lựa chọn phương án thích hợp. Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp: Nội dung cơ bản của phương pháp này là căn cứ theo yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc lượng vốn lưu động mà doanh nghiệp phải ứng ra để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết theo phương pháp này có thể thực hiện trình tự như sau: - Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng. - Xác định các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp. - Tổng hợp xác định nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp. - Công thức tổng quát cho phương pháp này: Vnc =   n j k i 11 (Mij  Nij) (1.4)
  • 14. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.110 Trong đó: Vnc: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của xí nghiệp trong năm kế hoạch M: Mức tiêu dùng bình quân hàng ngày của loại vốn lưu động được tính toán. N: số ngày luân chuyển của loại vốn được tính toán. i : khâu trong quá trình kinh doanh. j : loại vốn sử dụng từng khâu. Ưu điểm của phương pháp này là xác định được nhu cầu cụ thể của từng loại vốn trong từng khâu kinh doanh. Từ đó, tạo điều kiện tốt cho việc quản lý, sử dụng vốn theo từng khâu sử dụng. Tuy nhiên, việc tính toán theo phương pháp này khá phức tạp, khối lượng tính toán nhiều, mất nhiều thời gian. Phương pháp giántiếp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp: Phương pháp này dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu vốn lưu động theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp năm kế hoạch. Các phương pháp gián tiếp cụ thể như sau: - Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu vốn lưu động so với năm báo cáo: Thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu vốn lưu động năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch.
  • 15. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.111 Công thức tính toán như sau: Trong đó: VKH: Vốn lưu động năm kế hoạch MKH: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch MBC: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch Vốn lưu động bình quân năm báo cáo được tính theo phương pháp bình quân số học số vốn lưu động bình quân trong các quý của năm báo cáo. Mức luân chuyển vốn lưu động phản ánh tổng mức luân chuyển vốn và được tính bằng doanh thu thuần của năm kế hoạch và năm báo cáo. Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển (%) phản ánh việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động của năm kế hoạch so với năm báo cáo và được xác định theo công thức: Trong đó: t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển Kkh: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch Kbc: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo - Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch: Theo phương pháp này, nhu cầu vốn lưu động được xác định căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn lưu động dự tính của năm kế hoạch.
  • 16. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.112 Công thức tính như sau: Trong đó: Mkh: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần) Lkh: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch - Phươngphápdựavàotỷ lệ phầntrăm trên doanhthu: Nộidung phương pháp này dựa vào sựbiến độngtheo tỷ lệ trên doanhthu của các yếu tố cấu thành vốn lưu động của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu vốn Ưu điểm của phương pháp gián tiếp là việc tính toán tương đối đơn giản, giúp doanh nghiệp ước tính được nhanh chóng nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch xác định nguồn tài trợ phù hợp. Nhận xét: Như vậy để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục. Doanh nghiệp cần đảm bảo có một lượng vốn lưu động thường xuyên đáp ứng cho các hoạt động thông qua việc xác định được nhu cầu vốn lưu động giúp cho doanh nghiệp cân đối được các khoản phải thu, các khoản phải trả, từ đó căn cứ vào đặc điểm và tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà lựa chọn mức tồn kho cho phù hợp. 1.2.2.1.2. Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động là việc phân bổ nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời của một doanh nghiệp, đây là một công việc hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp. Tổ chức tốt việc đảm bảo nguồn vốn lưu động, nguồn vốn lưu động phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giúp các doanh nghiệp có thể thực hiện sản xuất kinh doanh một cách liên tục, kịp thời không bị gián đoạn do thiếu vốn. Nếu doanh nghiệp tổ chức nguồn vốn lưu động một cách sơ sài, không
  • 17. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.113 phù hợp sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút, lúc thì thừa vốn không biết đầu tư vào đâu, lúc lại thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động sản xuất. Vì sự quan trọng của việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động cho nên các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều đến công tác này tránh tình trạng thiếu vốn kéo dài đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Phân bổ vốn lưu động Phân bổ vốn lưu động là việc phân chia các thành phần vốn trong vốn lưu động theo tỷ trọng sao cho phù hợp với ngành nghề và điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác nhau có các cách phân bổ khác nhau để phù hợp với ngành nghề, điều kiện và tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty. Vốn lưu động bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, các khoản phải thu và tài sản ngắn hạn khác. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có tỷ trọng các khoản này khác nhau, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vận tải thì không có hàng tồn kho, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất bánh kẹo,… thì lại có rất nhiều hàng tồn kho. Chính vì thế cần phải nghiên cứu về tỷ trọng các loại vốn lưu động xem có phù hợp với công ty không để có biện pháp khắc phục và hoàn thiện hơn hệ thống vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.2.2.3. Quản trị vốn tồn kho dự trữ Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này. Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia thành ba loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm. Mỗi loại tồn kho dự trữ trên có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và ổn định.
  • 18. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.114 Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất quan trọng, không phải vì nó chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số VLĐ của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Nội dung chủ yếu của quản lý về hàng tồn kho là xác định mức tồn kho tối ưu (còn gọi là lượng đặt hàng kinh tế) cho doanh nghiệp. Công thức xác định: QE = √ 2 𝑥 (𝐶𝑑 𝑥 𝑄𝑛) 𝐶1 Trong đó: QE: Lượng đặt hàng kinh tế (hay lượng đặt hàng tối ưu) C1: Chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho. Cd: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng. Qn: Tổng số lượng vật tư, hàng hóa cần cung ứng theo hợp đồng trong kỳ (năm). Trên cơ sở xác định được lượng đặt hàng kinh tế, người quản lý có thể xác định số lần thực hiện hợp đồng tối ưu trong kỳ (Lc) theo QE. Lc = 𝑄𝑛 𝑄𝑒 Gọi Nc là số ngày cung cấp cách nhau (độ dài thời gian dự trữ tối ưu của một chu kỳ hàng tồn kho) là khoảng thời gian giữa hai lần đặt hàng kế nhau, ta có: Nc = 360 𝐿𝑐 = 360 𝑥 𝑄𝑒 𝑄𝑛 Gọi QDT là mức dự trữ an toàn Q = 𝑄𝑒 2 + QDT
  • 19. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.115 1.2.2.5. Quản trị vốn bằng tiền Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ phậncấuthành nên tài sảnlưu độngcủa doanhnghiệp. Đây là loại tài sản có tínhchất thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉ sinh lời khi được đầutưsử dụngvào mục đíchnhất định. Hơn nữa với đặc điểm là tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị thất thoát, gian lận, lợi dụng. Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi doanh nghiệp có thể đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi ngân hàng để thu lợi nhuận. Ngược lại khi cần tiền mặt doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán chứng khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng. Trongcác doanhnghiệp, nhu cầulưu trữ vốn bằng tiền thường có 3 lý do chính: Nhằm đáp ứng các nhu cầu giao dịch, thanh toán hằng ngày như trả tiền mua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toáncổ tức hay nộp thuế… của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh nhằm mục tiêu tốiđa hóalợi nhuận; từ nhu cầudựphònghoặc khắc phục những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau: - Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ: Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp. Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng
  • 20. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.116 tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý. Ngoài phương pháp trên, có thể vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp. Để quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu thì thường dựa vào sự đánh đổi giữa chi phí giữ tiền mặt và chi phí giao dịch do giữ ít tiền mặt. Cần phải tính toán kĩ càng để đưa ra quyết định hợp lý. - Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: Doanh nghiệp cần quản lý chặtchẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng. Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ. Phân định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ. Việc xuất, nhập quỹ tiền mặt hằng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợp pháp hợp lệ. Phải thực hiện đối chiếu kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hằng ngày. Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quá trình thanh toán (tiền đang chuyển) phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ngân hàng. - Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hằng năm: Có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi (đầu tư tài chính ngắn hạn). Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn. 1.2.2.6. Quản trị các khoản phải thu Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế quản trị các khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp. Quản trị các khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và
  • 21. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.117 rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Do đó doanh nghiệp cần đặc biệt coi trọng các biện pháp quản trị khoản phải thu từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng (nới lỏng) bán chịu, còn nếu khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro doanh nghiệp phải thu hẹp (thắt chặt) việc bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau đây: - Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng: Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp có thể chấp nhận bánchịu. Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà doanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp. - Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu: Để tránh các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi doanh nghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu. Nội dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. - Áp dụng các biện pháp quảnlý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ: Tùy theo điều kiện cụ thể có thể áp dụng các biện pháp phù hợp như: + Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp. + Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp. + Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính.
  • 22. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.118 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.3.1. Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động  Công tác xác định nhu cầu vốn lưu động Doanh nghiệp có thể xác định nhu cầu vốn lưu động theo hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp như đã đề cập ở phần trên. Mỗi doanh nghiệp, tùy vào đặc thù sản xuất kinh doanh và tình hình biến động của các nhân tố ảnh hưởng mà có thể chọn những phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động khác nhau. Để đánh giá được công tác xác định nhu cầu vốn lưu động đã hợp lý chưa, ta cần xác định mức chênh lệch giữa nhu cầu vốn lưu động dự báo và nhu cầu vốn lưu động thực tế theo cả chênh lệch tuyệt đối và tương đối. Chênh lệch tuyệt đối = NCVLĐ thực tế - NCVLĐ dự báo Chênh lệch tương đối = NCVLĐ thực tế - NCVLĐ dựbáo x 100% NCVLĐ dự báo Nếu chênh lệch nhỏ có thể kết luận phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động là hợp lý, ngược lại nếu số chênh lệch quá lớn, chứng tỏ phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty đang áp dụng có vấn đề, việc dự báo nhu cầu không đạt hiệu quả cao, cần điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.  Cơ cấu nguồn vốn lưu động và NWC Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động được thể hiện qua hai chỉ tiêu, đó là nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) và nguồn vốn lưu động tạm thời.
  • 23. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.119  Nguồn vốn lưu động thường xuyên NWC = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn - Nợ phảitrả ngắn hạn Chỉ tiêu này dùng để đánh giá phương thức tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp. Trong thực tế, có thể xảy ra 3 trường hợp sau: - Trường hợp1: Khi nguồn vốndài hạn lớn hơn giá trị tài sản dàihạn (hay tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn); điều này đồng nghĩa với việc nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị dương (NWC >0). Điều này cho thấy doanhnghiệp dãdùng một phầncủa nguồn vốndài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn. - Trường hợp 2: Nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn thì nguồn vốn lưu động thường xuyên sẽ có giá trị âm (NWC <0), đồng nghĩa với doanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn. Điều này làm cho doanh nghiệp giảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn do đầu tư vào tài sản dài hạn nên chưa thu hồi được vốn. - Trường hợp 3: Nếu tài sản ngắn hạn bằng nợ phải trả ngắn hạn, hay nguồn vốn thường xuyên bằng giá trị tài sản dài hạn thì nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị bằng không (NWC =0). Điều này cho thấy, doanh nghiệp dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn.  Nguồn vốn lưu động tạm thời Nguồn vốn lưu động tạm thời = Nợ ngắn hạn Nguồn vốn lưu động tạm thời cho biết doanh nghiệp có dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn không hay còn dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn nữa để có nhiều biện pháp khắc phục, xử lý.
  • 24. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.120 1.2.3.2. Phân bổ vốn lưu động Phân bổ vốn lưu động được thể hiện qua chỉ tiêu kết cấu vốn lưu động. Kết cấu của VLĐ là tỉ trọng của từng thành phần vốn hoặc từng loại vốn trong tổng số VLĐ của DN. Tỷ trọng từng loại vốn lưu động = Giá trị từng loại vốn lưu động x 100% Giá trị tổng vốn lưu động Công thức này cho biết mỗi thành phần trong tổng vốn lưu động chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn lưu động để xem xét xem tỷ lệ này có phù hợp với doanh nghiệp hay không. Trong cùng một ngành kinh doanh các DN có sự khác nhau về kết cấu VLĐ, thậm chí trong cùng một DN giữa hai kỳ khác nhau cũng khác nhau, do có các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ. 1.2.3.3. Tình hình quản lý vốn bằng tiền Tình hình quản lý vốn bằng tiền được thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán và hệ số tạo tiền của doanh nghiệp.  Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN.  Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong một thời gian ngắn, không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hoá.
  • 25. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.121  Hệ số khả năng thanh toán tức thời Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền + Các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Hệ số này cho phép đánhgiá sáthơn khả năng thanh toán củadoanh nghiệp.  Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay phảitrả trong kỳ Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đốivới các chủ nợ.  Hệ số tạo tiền của doanh nghiệp Hệ số tạo tiền của doanh nghiệp = Dòng tiền vào từ hoạtđộng kinh doanh Doanh thu bán hàng Chỉ tiêu này thường được xem xét trong thời gian hàng quý, hàng 6 tháng hoặc hàng năm giúp nhà quản trị đánh giá khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu đạt được. 1.2.3.4. Tình hình quảnlý vốn tồn kho dự trữ Để quản lý vốn tồn kho dự trữ, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho và số ngày luân chuyển hàng tồn kho. Cụ thể như sau:  Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số lần mà hàng tồn kho luân chuyển bình quân trong kỳ. Số vòng quay càng cao chứng tỏ việc kinh doanh càng tốt vì chỉ cần đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn thu được doanh thu cao.
  • 26. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.122  Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho Số ngày1 vòng quayhàng tồn kho = 360 (90…) ngày Số vòng quayhàng tồn kho Chỉ tiêu này cho biết độ dài ngày cho một lần luân chuyển hàng tồn kho. Chỉ tiêu này cao chứngtỏ trongkỳ doanh nghiệp có số vòng quay hàng tồn kho thấp. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào chính sách quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. 1.2.3.5. Tình hình quản lý nợ phải thu Tình hình quản lý nợ phải thu của doanh nghiệp được thể hiện qua hai chỉ tiêu đó là số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân. Cụ thể như sau:  Số vòng quay các khoản phải thu Vòng quaycác khoản phảithu = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Số dư bình quân các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chu chuyển vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, giảm số vốn bị chiếm dụng.  Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = 360 (90…) ngày Số vòng quaycác khoản phảithu Chỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. 1.2.3.6. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thể hiện qua các chỉ tiêu: số vòng quay vốn lưu động, kỳ luân chuyển vốn lưu động, mức tiết kiệm
  • 27. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.123 vốn lưu động, hàm lượng vốn lưu động, tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động. Cụ thể:  Số lần luân chuyển VLĐ (Vòng quay VLĐ) Số lần luân chuyển vốn lưu động = Tổng mức luân chuyển của VLĐ Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay của VLĐ thực hiện được trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).  Kỳ luân chuyển VLĐ: Kỳ luân chuyển vốn lưu động = Số ngàytrong kỳ (360… ngày) Số lần luân chuyển VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bìnhquâncần thiết đểVLĐ thực hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của VLĐ trong kỳ.  Mức tiết kiệm VLĐ Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số VLĐ để dùng cho các hoạt động khác. Mức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển vốn bình quân 1 ngày kỳ KH × Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ  Hàm lượng vốn lưu động Hàm lượng VLĐ (còn gọi là mức đảm nhiệm VLĐ) là số VLĐ cần có để đạt một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm. Chỉ tiêu này được tính như sau: Hàm lượng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong kỳ Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần bao nhiêu VLĐ. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.
  • 28. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.124  Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động = Lợi nhuận trước hoặc sau thuế x 100% Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế. 1.2.4. Cácnhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ của doanh nghiệp vận động liên tục từ hình thái này sang hình thái khác, tại mỗi thời điểm nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của mình để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Xét một cách tổng quát, có một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp như sau: 1.2.4.1. Các nhân tố chủ quan Các nhân tố chủ quan là những nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp gồm có: * Cơ cấu vốn của doanh nghiệp Việc xác định cơ cấu vốn của doanh nghiệp càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng vốn càng tốt bấy nhiêu. * Việc sử dụng vốn Do việc sử dụng lãng phí, nhất là VLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh như: mua sắm vật tư không đúng chất lượng kỹ thuật, bị hao hụt nhiều trong quá trình mua sắm cũng như trong quá trình sản xuất, không tận dụng được các phế phẩm, phế liệu loại ra. Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp. * Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm thích hợp Hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp trước hết được quyết định bởi khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc sản xuất sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu, tiêu thụ ở
  • 29. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.125 đâu và với mức giá nào để còn có phương án huy động các nguồn lực hợp lý, nhằm đạt được mức lợi nhuận tối đa. Các phương án được lựa chọn phải dựa trên cơ sở tiếp cận thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường. Có như vậy, sản phẩm sản xuất ra mới có khả năng tiêu thụ nhanh, sức cạnh tranh lớn, hiệu quảkinh tế cao và đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. *Trình độ các nhà quản lý của doanh nghiệp Cán bộ quản lý doanh nghiệp luôn phải được nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và tư cách đạo đức nghề nghiệp. Phải kiểm tra các số liệu kế toán một cách thận trọng trước khi ra quyết định cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất kinh doanh mọi nguồn thu, chi của doanh nghiệp phải rõ ràng, tiết kiệm, đúng lúc, đúng chỗ…có như vậy mới nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. * Trình độ nguồn nhân lực Trình độ và kinh nghiệm của người lao động có ảnh hưởng trưc tiếp đến quá trình SXKD cũng như năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và khả năng tiết kiệm hay lãng phí VLĐ. Hơn thế nữa, trình độ quản lý của DN cũng là một yếu tố sống còn tác động mạnh mẽ đến việc quản trị VLĐ của DN. Các nhà quản lý chính là những người đưa ra các quyết định, chính sách và các chiến lược cho DN. VLĐ của DN cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn của quá trình SXKD, vì vậy nếu công tác quản lý kém cũng đồng nghĩa với việc dẫn đến tình trạng lãng phí, sử dụng không hiệu quả VLĐ. * Đặc điểm ngành nghề sản xuất, kinh doanh Mỗi ngành nghề SXKD đều mang những đặc thù riêng dẫn đến nhu cầu về VLĐ cũng như quá trình SXKD khác nhau. Có những ngành nghề sản xuất mang tính chất thời vụ nên DN cần căn cứ vào đặc điểm SXKD và tình hình thực tế để từ đó có những biện pháp quản trị VLĐ tốt hơn. * Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
  • 30. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.126 Trên thị trường, mỗi một ngành nghề kinh doanh đều có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh. Do vậy, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường ảnh hưởng lớn đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, nhu cầu về vốn lưu động của công ty cao do đó quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp cần quan tâm chú ý nhiều hơn. 1.2.4.2. Các nhân tố khách quan Nhân tố khách quan là những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể khắc phục một cách hoàn toàn mà phải thích ứng và phòng ngừa hợp lý. * Cơ chế và các chính sách của nhà nước Trongnền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, các doanh nghiệp được tự do lựa chọnngành nghề kinh doanhtheo quy định củapháp luật và chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Nhà nước tạo môi trường hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanhnghiệp hoạt động theo định hướng của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Một số chínhsáchnhưchínhsáchtríchlập dự phòngtạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguồnbùđắp rủi ro, các văn bản về nghĩa vụ nộp thuế và chính sách hoàn thuế với doanhnghiệp sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. * Ảnh hưởng của lạm phát Trong nền kinh tế thị trường, do tác động của lạm phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các loại hàng hóa, vật tư…từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. * Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp và xu hướng phát triển của ngành Kinh doanh theo cơ chế thị trường, luôn tồn tại nhiều thành phần kinh tế tham gia, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh quyết liệt để tồn tại, thị trường tiêu thụ không ổn định, sức mua của thị trường lại có hạn, rủi ro ngày
  • 31. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.127 càng tăng và luôn rình rập doanh nghiệp dễ dẫn đến những rủi ro bất thường trong kinh doanh. Điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. * Nhân tố khách hàng Nhân tố khách hàng của doanhnghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Khách hàng là nguồn sống của doanh nghiệp, nhu cầucủa kháchhàng là điều mà tất cảcác doanhnghiệp cần tìm hiểu, doanhnghiệp phải đitheo yêu cầu của khách hàng làm thay đổi nhu cầu nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Ví dụ như khách hàng luôn yêu cầu giá rẻ, doanh nghiệp cần nghiên cứu làm giảm giá thành sản phẩm như tìm nguồn nguyên vật liệu giá rẻ. * Trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật Trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp cao hay thấp làm cho doanh nghiệp tốn nhiều hay ít chi phí hơn để tạo ra sản phẩm của mình, do đó làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nếu giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện của người tiêu dùng thì doanh số bán hàng của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp cần nhiều nguyên vật liệu hơn để tiến hành sản xuất kinh doanh đem sản phẩm ra tiêu thụ. Do đó, trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. * Ảnh hưởng từ nhà cung cấp Doanh nghiệp để sản xuất ra sản phẩm của mình thì cần có nguyên vật liệu, mà nguyên vật liệu từ đâu mà có? Nó là từ những nhà cung cấp cho doanh nghiệp. Các chính sách tín dụng của nhà cung cấp ảnh hưởng tới lượng tiền mà các khoản nợ của doanh nghiệp, giá nguyên vật liệu ảnh hưởng đến hàng tồn kho của doanh nghiệp. * Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên, thiên tai lũ lụt ảnh hưởng đến chất lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp ví dụ như ẩm mốc,… thiên tai lũ lụt làm nhu cầu về sản
  • 32. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.128 phẩm của doanh nghiệp của người tiêu dùng thay đổi, làm thay đổ vốn lưu động của doanh nghiệp. Thiên tai lũ lụt làm điều kiện kinh tế của người dân khó khăn hơn làm cho doanh nghiệp không bán được nhiều sản phẩm, hàng tồn kho tồn lại quá nhiều, lâu sẽ hết hạn sử dụng. Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ. Để hạn chế những thiệt hại do những nguyên nhân trên gây ra, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xem xét, nghiên cứu một cách thận trọng từng nguyên nhân để đưa ra các giải pháp kịp thời và cụ thể.
  • 33. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.129 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀ NỘI 2.1. Khái quátquá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty CP In Hà Nội 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty cổ phần In Hà Nội 2.1.1.1. Tên, địa chỉ công ty Công ty Cổ Phần In Hà Nội là Công ty cổ phần được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 010181842 ngày 15 tháng 10 năm 2001, cac Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi từ lần 1 đến lần 11. Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 11 mã số doanh nghiệp là 010181842.  Công ty có tên gọi quốc tế là: HANOI PRINTING JOINT STOCK COMPANY  Điện thoại: (04) 33504667 - 3943.7063 - 3943.7064  Fax: (04)3 943 7062  Email: hoadon@inhanoi.vn hoặc hanoiprinting@vnn.vn.  Diện tích: trên 5.000m2  Trụ sở giao dịchLô 6B - CN5 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội.  Vốn điều lệ: 50.000.000.000 VND, trong đó: Bà Nguyễn Thị Dung 10.000.000.000 (chiếm 20%) Bà Phạm Thị Thắm 10.000.000.000 (chiếm 20%) Bà Nguyễn Thị Oanh 12.000.000.000 (chiếm 24%) Ông Phạm Huy Minh 18.000.000.000 (chiếm 36%) Tổng 50.000.000.000  Mệnh giá cổ phần: 10.000 VND
  • 34. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.130  Ngành nghề, nhóm mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu: Sản xuất thương mại, in ấn  Chế độ kế toán đang áp dụng: Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan.  Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam  Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch hàng năm  Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): theo phương pháp khấu trừ + Dịch vụ đào tạo: Không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT + Các loại thuế khác: theo quy định hiện hành  Phương pháp tính giá hàng tồn kho + Hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển + Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.  Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp đường thẳng  Nguyên tắc đổi ra đồng tiền khác: theo tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng do Ngânhàng Nhà nước côngbốtạithời điểm phát sinh nghiệp vụ. 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần In Hà Nội Công ty cổ phần in Hà Nội là công ty kinh doanh trong lĩnh vực in và các dịch vụ liên quan đến in theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000569. đăng ký lần đầu ngày 15/10/2001, trụ sở chính tại 151A, phố Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, với số vốn điều lệ 1.500.000.000 đồng
  • 35. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.131 Công ty cổ phần in Hà Nội thành lập năm 2001, dựa trên các thành viên sáng lập tâm huyết với việc kinh doanh và sản xuất in và các dịch vụ liên quan đến in. Công ty cổ phần in Hà Nội chuyên cung cấp các sản phẩm sách, báo, tạp trí, hộp, tờ rơi, tờ gấp, hóa đơn....Ngày 3/12/2002 cục xuất bản cấp giấy phép hoạt động ngành in số 16/2002/GP-IN-TN cho phép thành lập xưởng in tại số 151A, phố Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngày 25/1/2006, công ty cổ phần in Hà Nội thay đổigiấy phép kinh doanh lần thứ 3 tăng số vốn điều lệ lên 5.500.000.000 đồng Ngày 8/1/2007 công ty xây dựng và mở rộng nhà xưởng, đặt trụ sở chính tại CN3, khu công nghiệp Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngày 11/1/2007, công ty cổ phần in Hà Nội được Sở văn hóa thông tin cấp giấy phép hoạt động ngày in số 01/2007/GP-IN-VHTT, cho phép được in xuất bản phẩm. Ngày 6/11/2006, công ty tiếp tục mở rộng ngành nghề kinh doanh, tăng vốn điều lệ lên 10.500.000.000 đồng và thay đổi giấy phép kinh doanh lần thứ 6. Ngày 22/12/2008, Cổ phần của Công ty được chính thức giao dịch trên TTGDCKHà Nội với mã HNI, số lượng cổ phiếu là 105.000 cổ phiếu, mệnh giá 100.000 đồng. Trong năm 2009, Công ty tiếp tục đầu tư thêm máy in và các thiết bị hoàn thiện nên sản lượng trang in tăng lên 7 tỷ trang in / năm. Ngày 8/1/2010, TTGDCKHà Nội đã có quyết định số 251/TTGDHN- QĐ chấp thuận cho cổ phiếu của Công ty Cổ phần In Hà Nội được chính thức niêm yết bổ sung tại TTGDCK Hà Nội kể từ ngày 8/1/2010, số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung là 75.000 cổ phiếu, mệnh giá 100.000 đồng/cổ phiếu. Tháng 01/2010, hoàn thiện và đưa vào sản xuất Nhà máy In tại Lô 6B - CN5 Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội với diện tích nhà xưởng gần 8.000 m2, được xây dựng trên diện tíchđất 5.000 m2, cùng với dây chuyền thiết bị máy in, máy gấp, máy keo, máy khâu, máy bắt sách, máy dao
  • 36. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.132 1 mặt, máy dao 3 mặt, máy phơi, máy in bản kẽm nhiệt, máy hiện bản v.v... hiện đại được nhập trực tiếp từ Đức, Nhật Bản đạt công suất trên 1,5 tỉ trang in (17x24 cm)/tháng, tương đương 60 tấn giấy/ngày. Ngày 22/04/2010, thay đổi Giấy phép đăng ký kinh doanh lần thứ 9 tăng vốn điều lệ lên 50.000.000.000 đồng tương ứng với số cổ phiếu đã đăng ký muua 500.000, mệnh giá cổ phần 100.000 đồng. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần In Hà Nội 2.1.2.1.Chức năng, ngành nghề kinh doanh a) Chức năng, nhiệm vụ của công ty Công ty Cổ phần In Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ. Công ty có chức năng và nhiệm vụ như sau: + Được chủ động giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng sản xuất kinh doanh. Tổng giám đốc đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ sản xuất của công ty trước pháp luật và cơ quan quản lý của Nhà nước để mở rộng sản xuất của công ty theo quy chế và pháp luật hiện hành. + Tham gia các hoạt động triển lãm, quảng cáo các sản phẩm, các hội thảo chuyên đề ở trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mở rộng các cửa hàng đại lý ở mỗi nơi để bán hàng và giới thiệu sản phẩm của công ty. + Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ tài chính có tư cách pháp nhân kinh tế, có tài khoản ngân hàng, có riêng dấu… 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Cty Cổ Phần In Hà Nội. 2.1.2.1 Quy trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần in Hà Nội chủ yếu là cung cấp sách, báo, tạp chí, hộp theo đơn đặt hàng. Cũng giống như các công ty khác, Công ty cổ phần In Hà Nội tự tìm kiếm khách hàng thông qua website và đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty. Thông qua website của công ty,
  • 37. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.133 khách hàng xem mẫu hàng hóa và gọi điện đến công ty để đặt hàng hoặc cần tư vấn thêm. Đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty sẽ gửi báo giá và xác nhận đặt hàng của khách hàng Căn cứ trên đơn đặt hàng, phòng kế hoạch sản xuất sẽ lập lệnh sản xuất gửi cho tổ chế bản cùng với tài liệu cần in để tổ chế bản chế bản kẽm, lệnh sản xuất và giấy lô cũng được gửi cho tổ cắt rọc để cắt rọc thành giấy theo khổ in. Lệnh sản xuất, bản kẽm và giấy theo khổ in sẽ được chuyển cho phân xưởng in để in ra sản phẩm tờ in. Sản phẩm tờ in sau khi được tổ KCS kiểm tra chất lượng, nếu đảm bảo chất lượng sẽ được chuyển cho phân xưởng hoàn thiện để tạo thành thành phẩm và được chuyển cho khách hàng hoặc được nhập kho. Có thể khái quát sơ đồ quá trình SXKD của Công ty như sau: Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ quá trình SXKD của Công ty
  • 38. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.134 tài liệu cần in Lênh sản xuất giấy Lệnh sản xuất Bản kẽm Tờ in Thành phẩm giao trực tiếp cho khách hàng Nhập kho thành phẩm Xuất kho giao cho khách hàng Quy trình sản xuất của Công ty Cổ phần In Hà Nội được thể hiện qua sơ đồ sau: Phòng kế hoạch sản xuất Tổ chế bản Phòng cắt, rọc giấy Phân xưởng In Offset Tổ KCS Phân xưởng hoàn thiện Bộ phận kho hàng Khách hàng
  • 39. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.135 Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm tại Công ty Cổ phần In Hà Nội Kế hoạch sản xuất: Cán bộ phòng kế hoạch sản xuất vật tư kiểm tra tổng quát số lượng bản thảo, số lượng bản can, bản phim, hình ảnh, phụ bản so với bản thảo gốc để phát hiện kịp thời những thiếu sót về số lượng, chất lượng. Nếu có sai sót phải kịp thời báo cho khách hàng điều chỉnh, bổ sung. Cuối cùng, khi đã thấy đảm bảo chất lượng thì ghi các thông số cần thiết trên phiếu sản xuất để đưa qua giai đoạn công nghệ tiếp theo. Chế bản, bình bản, phơi bản: - Chế bản: Trước hết cho tài liệu mẫu vào sắp chữ vi tính. Sau đó đọc kỹ các thông số của bản thảo, bìa và các yếu tố kỹ thuật ghi trên phiếu sản xuất để sửa lại bản can, bản film, phân loại màu film và tách các màu trong cùng một khuôn. - Bình bản: Đọc kỹ các thông số đưa ra trên phiếu sản xuất như khuôn khổ, đầu, gáy, bụng trang sách. Sau đó, kiểm tra chất lượng bản can, film để phù hợp cho việc tiến hành kẻ maket và dàn khuôn trong quá trình in. Kế hoạch sản xuất Chế bản, bình bản, phơi bản Cắt rọc giấy theo yêu cầu sản phẩm Máy dao trắng KCS tờ in In OFFSET Hoàn thiện sách
  • 40. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.136 - Phơi bản: Nhận bản bình đã hoàn chỉnh sau đó tiến hành phơi bản. Sau khi đã hiện bản, ta phải kiểm tra các phần tử in, độ nét và chà mực để kiểm tra các phần tử in trên bản. Tiếp theo ta tiến hành phân loại theo khuôn, có kẹp các bản cùng loại vào và ghi nhãn. Cắt rọc giấy: Kiểm tra số lượng, chất lượng giấy. Sau đó xếp bằng ngay ngắn trên bục, để căng cách băng ở mỗi ram giấy (không để so le) độ cao tối đa 1.4m. In offset: Lắp bản in thử bằng giấy sắp rồi mới cho giấy trắng vào in. KCS tờ in: Đây là công đoạn kiểm tra chất lượng các tờ in (bìa và ruột sách) căn cứ theo mẫu đã được ký duyệt, ngoài ra kết hợp với tờ mẫu gốc hoặc maket. - Đối với bìa sách: Loại bỏ tờ in không đảm bảo màu sắc, không khớp màu hay thiếu màu - Đối với ruột sách: Kiểm tra để không bị lọt tờ trắng mặt, in thiếu màu, nhạt mực, tờ in bị gấp góc, mất chữ hay bị nhăn giấy. Hoàn thiện sách: Quá trình hoàn thiện sách gồm - Gấp tay sách: Các tay sách được ép bó trên máy, có lót ván ở hai đầu mỗi bó với số lượng quy định là 500 tờ/bó đối với giấy định lượng >= 58g/m2 và 700 tờ/bó đối với giấy định lượng < 58g/m2. - Bắt tay sách: Bắt sách thành cuốn. - Soạn số: Đánh số thứ tự trang sách. - Khâu chỉ, khâu thép (đóng lồng). - Vào bìa, láng bóng bìa. - Xén ba mặt. - Kiểm tra, đếm bó gói hoặc đóng hộp. 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Với mô hình này, các hệ thống chức năng không có quyền ra lệnh
  • 41. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.137 cho cấp dưới mà chỉ giúp lãnh đạo ra quyết định trong phạm vi chuyên môn của mình. Đây là cơ cấu tương đối phù hợp với Công ty, đặc biệt trong cơ chế thị trường ngày nay, nó mang lại sự dân chủ, bình đẳng trong quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, nâng cao hiệu quả trong việc ra quyết định, đồng thời tăng tính trách nhiệm của từng cán bộ quản lý từ đó tạo nên môi trường làm việc năng động, hiệu quả Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần In Hà Nội như sau: Đại hội đồng Cổ đông Đại hội đồng cổ đông gồm các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định các công việc của Công ty. Hội đồng Quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, quyền lợi của Công ty. Hội đồng quản trị có 04 thành viên, do Đại hội đồng cổ đông bầu và miễn nhiệm. Ban Kiểm soát Ban Kiểm soát có 03 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn. Ban Kiểm soát là người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty. Ban Giám đốc Giám đốc điều hành do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, có nhiệm kỳ 5 năm. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch kinh doanh, là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị Công ty về việc thực
  • 42. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.138 Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần In Hà Nội Ban Kiểmsoát Hội đồng quản trị Giám đốc Phân xưởng hoàn thiện sách Phân xưởng in Offset Phòng kế toán Tổ Cắt rọc Phó giám đốc thị trường Phòng Kế hoạch sản xuất Phòng Dịch vụ Thị trưòng Phó giám đốc kỹ thuật Phòng Tổ chức hành chính Đại hội đồng cổ đông Phó giám đốc sản xuất Đội bảo vệ Tổ bếp ăn Tổ cơ điện Tổ chế bản Tổ KCS Tổ sản xuất vở và TBGD
  • 43. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.139 hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giúp việc cho giám đốc có các Phó Giám đốc bao gồm Phó Giám đốc kỹ thuật, Phó Giám đốc thị trường, Phó giám đốc sản xuất. Phó Giám đốc được uỷ quyền thay mặt Giám đốc điều hành Công ty khi Giám đốc vắng mặt, được uỷ quyền ký các hợp đồng kinh tế theo quy định của Công ty, trực tiếp quản lý các phòng ban, phân xưởng, tổ công tác theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Phòng Tổ chức hành chính bao gồm 7 cán bộ công nhân viên. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của phòng Tổ chức hành chính là xây dựng kế hoạch và biên chế lao động hàng năm của Công ty, xác định số lượng lao động tăng, giảm trong từng thời kỳ, xây dựng qui chế đào tạo tuyển dụng, hợp đồng lao động, chế độ bảo hộ lao động, tổ chức bồi dưỡng thi nâng bậc hàng năm…., tổ chức xây dựng và quản lý định mức lao động, đơn giá tiền lương, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác lao động tiền lương của Công ty, tham mưu cho Giám đốc trong việc thành lập và giải thể các phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất, xây dựng định biên lao động, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ quản lý, lãnh đạo. Phòng Kế toán Phòng Kế toán bao gồm 6 cán bộ công nhân viên, có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực hoạt động tài chính, chịu trách nhiệm về tài chính kế toán, tính toán, ghi chép, phản ánh và phân tích chính xác toàn diện, liên tục các hoạt động kinh tế của Công ty, tham gia vào việc lập kế hoạch tài chính hàng năm, phân tích, tổng hợp các hoạt động kinh doanh, lập báo cáo định kỳ. Phòng Dịch vụ thị trường Phòng Dịch vụ thị trường gồm 7 người, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện sản xuất mua bán thiết bị giáo dục, cắt rọc giấy sản xuất kinh doanh, giấy Vở
  • 44. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.140 học sinh và văn phòng phẩm, đại lý sách giáo khoa, sách tham khảo, các ấn phẩm văn hoá và khai thác thêm các hợp đồng in khác. Phòng Kế hoạch sản xuất Phòng Kế hoạch sản xuất gồm 9 người có nhiệm vụ lập kế hoach sản xuất, kế hạch vật tư trong năm. Chuyên dự toán chi phí vật tư, cung ứng bảo quản, cấp phát vật tư, phân bổ kế hoạch sản xuất, trực tiếp theo dõi sản xuất, đảm bảo số lượng, chất lượng cũng như tiến độ sản xuất; tiếp nhận, cấp phát vật tư do khách hàng gửi đến để gia công; cung ứng các loại nguyên vật liệu khác phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Phân xưởng hoàn thiện sách Phân xưởng hoàn thiện sách bao gồm 85 người. Nhiệm vụ của Phân xưởng bao gồm tham gia xây dựng kế hoạch định kỳ hàng năm, tổ chức thực hiện lệnh sản xuất của giám đốc, quản lý điều phối lao động, quản lý máy móc thiết bị trong phân xưởng, nguyên vật liệu đã tiêu hao, chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư, thực hiện các qui cách kỷ thuật về gia công và hoàn thiện đảm bảo xuất xưởng, lập và gửi các báo cáo thống kê sản lượng, Phối hợp tham gia tổ chức thi nâng bậc hàng năm. Phân xưởng in offset Phân xưởng in offset bao gồm 43 người, có nhiệm vụ của phân xưởng bao gồm : Tham gia xây dựng kế hoạch định kỳ hàng năm, tổ chức thực hiện lệnh sản xuất của giám đốc và Phòng Kế hoạch sản xuất; Thực hiện công tác in, chuẩn bị vật tư, quản lý điều phối lao động, quản lý máy móc thiết bị đảm bảo về kĩ thuật và chất lượng trong quá trình in; lập và gửi các báo cáo thống kê sản lượng; phối hợp tham gia tổ chức thi nâng bậc hàng năm. Với cơ cấu tổ chức như trên, hiệu quả tác nghiệp được nâng cao do nhiệm vụ có tính lặp đi lặp lại hàng ngày, các phòng ban chức năng cũng như các phân xưởng phát huy được đầy đủ hơn những ưu thế của chuyên môn hoá,
  • 45. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.141 đơn giản hoá việc đào tạo, tạo điều kiện cho việc kiểm tra chặt chẽ của cấp quản lý cao nhất cũng như việc tham mưu của các phòng ban chức năng giúp giám đốc đưa ra các quyết định đúng đắn, đồng thời đảm bảo quyền chỉ huy của cấp quản trị cao nhất.Tuy nhiên cơ cấu này cũng mang lại những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp như: thường dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra các chỉ tiêu và chiến lược, thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng. 2.1.4. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty cổ phần in Hà Nội 2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh một số năm gần đây của Công ty Qua những đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kế toán như trên, để đánh giá được khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta đi xem xét các chỉ tiêu chính phản ánh kết quả kinh doanh của công ty những năm gần đây.
  • 46. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV:Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.142 Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả kinh doanh trong những năm2012,2013 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Số tuyệt đối tỷ lệ (%) 1 Vốn kinh doanh bình quân Triệu đồng 81,786,560,770 65,582,923,280 16,203,637,490 24.71 2 Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 50,304,639,294 50,987,546,807 (682,907,513) -1.34 3 Doanh thu bán hàng Triệu đồng 67,813,903,807 27,341,919,186 40,471,984,621 148.02 4 Doanh thu thuần Triệu đồng 67,813,903,807 27,341,919,186 40,471,984,621 148.02 5 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Triệu đồng 213,070,695 163,786,666 49,284,029 30.09 6 Thuế thu nhập doanh nghiệp Triệu đồng 44,700,989 50,000,000 (5,299,011) -10.60 7 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 168,369,706 113,786,666 54,583,040 47.97 8 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD (ROA) % 0.21 0.17 0.04 24.53 9 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH (ROE) % 0.33 0.22 0.11 50 10 Nộp ngân sách nhà nước Triệu đồng 14,936,977 12,650,140 2.271.837 18 11 Thu nhập bình quân 1 người/tháng Triệu đồng 3,47 4,12 0,65 18,73% 12 Số công nhân người 185 149 36 24.16 (Nguồn: báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013)
  • 47. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV:Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.1 43 Qua bảng trên ta thấy, vốn kinh doanh bình quân mà công ty đã sử dụng năm 2013 tăng lên 16,203,637,490 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 24.71%. Điều này cho thấy quy mô kinh doanh của công ty đã được mở rộng, phát triển. Theo tình hình kinh tế hiện nay trên thị trường, tốc độ tăng của vốn kinh doanh của công ty là hợp lý. Nguyên nhân là do công ty có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh trong năm 2013.Tuy nhiên, lượng vốn chủ sở hữu trong năm 2013 không những không tăng mà còn giảm đi so với năm 2012. Điều này cho thấy việc mở rộng quy mô không phải được tài trợ bởi nguồn vốn của các cổ đông mà là bởi nguồn vốn bên ngoài. Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của côngty tăng từ 27,341,919,186 đồng lên 67,813,903,807đồng, tức là tăng 40,471,984,621 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 148.02%. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của côngty rất khả quan mặc dùnền kinh tế năm 2013 đang trì trệ, khủng hoảng. Một trong số những nguyên nhân dẫn đến doanhthu của doanh nghiệp tăng mạnh là công ty đã áp dụng các chínhsáchhợp lý thu hút lượng lớn khách hàng, ngoài ra côngty cũng tìm được một số khách hàng mới, thu hút khách hàng của đốithủ cạnh tranh,… Bên cạnh đó, côngty cũng tiết kiệm được chi phí trong khâu sản xuất và lưu thông hàng hóa.
  • 48. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.144 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2013 là 213,070,695 đồng, giảm đi 5,299,011đồng so với năm 2012 cho thấy trong năm 2013 lợi nhuận trước thuế của công ty giảm đi khá nhiều so với năm 2012. Mặc dù doanh thu trong năm 2013 tăng lên hơn 148% so với năm 2012 nhưng khoản lợi nhuân trước thuế chỉ tăng 30.09%. Điều này cho thấy công tác quản lý chi phí của công ty rất kém hiệu quả Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh của công ty năm 2012 là 0.17 %, năm 2013 là 0,21%, tăng 0,04% tương ứng với tỷ lên tăng là 24.53%; chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2013 là 0.33% so với năm 2012 tăng lên 0.11% tương ứng với tỷ lệ tăng là 50%. Các chỉ tiêu này tăng cho thấy công ty đang sử dụng vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu theo chiều hướng tốt, có lợi cho công ty. Với số công nhân viên năm 2013 là 185 người, tăng lên 36 người cho thấy năm 2013 quy mô của công ty đã tăng lên, có nhiều hợp đồng và cần thêm nhiều lao động. Thu nhập bình quân mỗi công nhân năm 2013 là 4,12 triệu đồng, tăng lên so với năm 2012 là 0,65 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,73%. Mức tăng này khá cao chứng tỏ công ty cũng quan tâm đến đời sống của công nhân viên, tăng thu nhập cho họ để họ trang trải theo sự mất giá của đồng tiền và có thể dùng hết sức lực của mình cống hiến cho công ty. Và điều này cũng nói lên rằng, công ty kinh doanh năm 2013 có bước tiến triển lớn. Qua những phân tích sơ bộ nêu trên ta thấy được tình hình kinh doanh của công ty trong những năm qua chưa được khả quan. Tuy nhiên, để có đánh giá chính xác và cụ thể hơn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và tình hình quản trị vốn lưu động nói riêng thì chúng ta cần đi sâu vào phân tích nhiều khía cạnh của vấn đề hơn. 2.1.3.2. Tình hình quản trị tài chính chủ yếu của Công ty trong thời gian qua.
  • 49. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.145 Tình hình đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp luôn tăng cường đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, minh chứng đó là doanh thu của doanh nghiệp tăng lên qua các năm đặc biệt từ 2010 đến 2011, tình hình đầu tư tăng vượt bậc. Tình hình vay nợ và chính sách vay nợ của công ty: Trong các năm qua, công ty chủ yếu vay nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, khoản người mua trả tiền trước chiếm tỷ trọng cao cho thấy công ty đã chiếm dụng được vốn của đối tác. Đặc điểm quy trình sản xuất của doanh nghiệp là ngắn, vì vậy doanh nghiệp sử dụng chích sách vay ngắn hạn là hợp lý. Tình hình vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chủ yếu hình thành từ vốn thực góp của các cổ đông. Ngoài ra còn có lợi nhuận chưa phân phối. Chính sách sử dụng vốn và tình hình thực hện chính sách sử dụng vốn của công ty: Hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng 51.512% trong tài sản ngắn hạn cho thấy doanh nghiệp sử dụng chính sách dự trữ hàng tồn kho rất nhiều, do vậy, trong năm, số lần lấy hàng (nguyên vật liệu) cao và hàng hóa thành phẩm được xuất ra tương đối đều đặn vì đặc điểm ngành nghề của công ty là in nên phải theo thiết kế và yêu cầu của đối tác, không thể sản xuất hàng loạt. Phải thu của khách hàng là 37.471% trong các khoản phải thu cho thấy doanh nghiệp có sử dụng chính sách bán chịu để thu hút khách hàng. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng. Tình hình phân phối lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt được dùng để chia cổ tức cho các cổ đông và sử dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Các biện pháp tài chính mà công ty đang thực hiện để quản trị doanh nghiệp:
  • 50. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.146 + Tăng cường, nâng cao hiệu quả sử dụng các chính sách của doanh nghiệp như chính sách dự trữ vốn tồn kho, vốn bằng tiền, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả và các chính sách phân phối lợi nhuận. + Không ngừng mở rộng quy mô doanh nghiệp phù hợp với tình hình kinh tế, luôn có những biện pháp phòng ngừa khi có rủi ro xảy ra. + Cải thiện, sử dụng hợp lý các khoản vay nợ của công ty. 2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần In Hà Nội. 2.2.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty cổ phần In Hà Nội Côngty Cổ phần In Hà Nội với đặc thù là doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh nên nguồn VLĐ chiếm tỷ trọng lớn. Vốn lưu động của công ty bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Việc quản lý vốn lưu động của công ty theo nguyên tắc quản lý vốn bằng tiền, quản lý hàng tồn kho và quản lý nợ phải thu. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
  • 51. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.147 Bảng 2.2: Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty Cổ phần In Hà Nội Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) A.Vốn lưu động 68,841,989,686 42,010,348,466 26,831,641,220 63.87 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 4,258,134,780 1,374,003,694 2,884,131,086 209.91 III. Nợ phải thu ngắn hạn 25,795,447,014 25,464,246,185 331,200,829 1.3 IV. Hàng tồn kho 35,461,890,590 12,857,119,890 22,604,770,700 175.82 V.Tài sản ngắn hạn khác 3,326,517,302 2,314,978,697 1,011,538,605 43.7 B.Nguồn vốn lưu động I. Nguồn vốn lưu động thường xuyên 24,670,232,673 26,629,930,527 -1,959,697,854 -7.36 1Tài sản ngắn hạn 68,841,989,686 42,010,348,466 26,831,641,220 2. Nợ ngắn hạn 44,171,757,013 15,380,417,939 28,791,339,074 II. Nguồn vốn lưu động tạm thời 44,171,757,013 15,380,417,939 28,791,339,074 187.19 ( Nguồn:Bảng cân đối kế toán năm 2012 – 2013 Nhậnxét:Nhìnvào bảngphântích2.2ta thấy, VLĐ của công ty cuối năm 2013 là 68,841,989,686đồngtăngso với cuối năm 2012 là 26,831,641,220 đồng tương đương với tăng 63.87% (VLĐ của công ty cuối năm 2012 là 42,010,348,466đồng) cho thấy quy mô vốn lưu động của công ty có xu hướng tăng lên.
  • 52. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Chinh Lớp: CQ48/11.148 Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2013 là 4,258,134,780 đồng tăng so với cuối năm 2012 là 2,884,131,086 đồng tương đương với tăng 209.91% (cuối năm 2012 là 1,374,003,694 đồng). Điều này cho thấy trong năm 2013, công ty đã có ý thức dự trữ một lượng lớn hơn tiền mặt để đáp ứng nhu cầu chi tiêu và những phát sinh đột xuất hàng ngày. Các khoản phải thu cuối năm 2013 là 25,795,447,014 đồng tăng so với cuối năm 2012 là 331,200,829 đồng tương đương với tăng 1.30%. Sự chênh lệch này là không lớn, nhưng nó cũng thể hiện sự thay đổi trong chính sách bán hàng của công ty. Có thể thấy nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ khó khăn. Vì thế công ty đã thực hiện nới lỏng chính sách bán chịu để thu hút khách hàng, từ đó sẽ làm tăng doanh thu bán hàng cho công ty. Vì vậy các khoản phải thu của công ty có tăng nhưng nếu chưa đến hạn phải thu hồi thì được coi là hợp lý. Hàng tồn kho của công ty cuối năm 2013 là 35,461,890,590 đồng tăng 22,604,770,700 đồng so với cuối năm 2012 tương đương tăng 175.82%. Với đặc thù trong nghành in thì lượng hàng tồn kho của công ty như vậy là tương đối hợp lý. Nguyên nhân là do công ty tăng lượng dự trữ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ để tránh sự biến động của giá cả trên thị trường hiện nay. Việc dự trữ hàng tồn kho của công ty để đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra liên tục. Tuy nhiên nếu mức dữ trữ quá lớn vượt quá nhu cầu cần thiết, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, đặc biệt là đối với tình hình hiện nay: nguồn vốn khó tiếp cận, lãi suất vay vốn cao,… là điều đáng lo ngại. Vì vậy,nếu không có chính sách quản trị tốt hàng tồn kho, công ty sẽ mất đi một khoàn chi phí lớn với lượng hàng này. Nguồn VLĐ thường xuyên: Ta thấy, nguồn VLĐ thường xuyên tại hai thời điểm cuối năm 2013 là 24,670,232,673 đồng giảm so với thời điểm cuối năm 2012 là 1,959,697,854 đồng tương đương với tăng 7.36% (VLĐ thường