SlideShare a Scribd company logo
1 of 122
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-------------
VŨ XUÂN TÙNG
CQ50/11.15
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
MÃ SỐ: 11
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S BÙI HÀ LINH
HÀ NỘI – 2016
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.15i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trên luận văn là trung thực xuất pháttừ tình hình thực tế của
đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Vũ Xuân Tùng
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.15ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN I
MỤC LỤC II
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT V
DANH MỤC CÁC BẢNG VI
DANH MỤC CÁC HÌNH VII
LỜI MỞ ĐẦU VIII
CHƯƠNG 1: 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP . 1
1.1. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG
TRONG DOANH NGHIỆP. 1
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động 1
1.1.2. Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp 3
1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 4
1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 8
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động trong doanh
nghiệp 8
1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 10
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của
doanh nghiệp.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh
nghiệp. 28
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG TRONG THỜI GIAN QUA 34
2.1. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh
của công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong 34
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.15iii
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển công ty cổ phần Nhựa Thiếu
Niên Tiền Phong 34
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 35
2.1.3. Khái quát tình hình tài chính của công ty 43
2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa Thiếu
Niên Tiền Phong 49
2.2.1. Thực trạng xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty 49
2.2.2. Thực trạng tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động của công ty 49
2.2.3. Thực trạng phân bổ vốn lưu động của công ty 54
2.2.4. Thực trạng quản trị vốn bằng tiền của công ty 57
2.2.5. Thực trạng quản trị vốn tồn kho dự trữ của công ty 65
2.2.6. Thực trạng về quản trị nợ phải thu 71
2.2.7. Thực trạng về hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động 79
2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của công ty 82
2.3.1. Những kết quả đạt được 82
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 83
CHƯƠNG 3: 86
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN
LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN
PHONG 86
3.1. Mục tiêu và địnhhướng phát triển của công ty Cổ phần Nhựa Thiếu
Niên Tiền Phong trong thời gian tới 86
3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội 86
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty 87
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở
công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong 88
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.15iv
3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động bằng phương pháp tỷ lệ phần
trăm trên doanh thu 89
3.2.2. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền 90
3.2.3. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu 91
3.2.4. Giảm chi phí hàng tồn kho 98
3.2.5. Giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay từ ngân hàng 99
3.2.6. Quản lý tốt chi phí, xây dựng giá thành sản phẩm hợp lý 101
3.2.7. Tìm kiếm mở rộng thị trường, tổ chức tốt việc cung ứng sản
phẩm và tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ 102
3.2.8. Nâng cao năng lực, trình độ, tay nghề của cánbộ, công nhân và
lao động cuả công ty 104
3.2.9. Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra 105
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp 105
3.3.1. Điều kiện từ phía Nhà nước 105
3.3.2. Điều kiện từ phía công ty 106
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.15v
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1. DTT Doanh thu thuần
2. HTK Hàng tồn kho
3. LNST Lợi nhuận sau thuế
4. LNTT Lợi nhuận trước thuế
5. NPT Nợ phải trả
6. NVDH Nguồn vốn dài hạn
7. NVNH Nguồn vốn ngắn hạn
8. ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
9. ROE Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sử hữu
10.SXKD Sản xuất kinh doanh
11.TSCĐ Tài sản cố định
12.TSDH Tài sản dài hạn
13.TSNH Tài sản ngắn hạn
14.VCĐ Vốn cố định
15.VCSH Vốn chủ sở hữu
16.VLĐ Vốn lưu động
17.VKD Vốn kinh doanh
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.15vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu ....................................... 43
Bảng 2.2.Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn năm 2015 ....................... 46
Bảng 2.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của công ty qua các năm ........... 50
Bảng 2.4. Sự biến động vốn lưu động của công ty năm 2015 ...................... 55
Bảng 2.5. Sự biến động vốn bằng tiền của công ty qua các năm.................. 59
Bảng 2.6. Lưu chuyển tiền tệ của công ty qua các năm............................... 62
Bảng 2.7. Hệsố khả năngthanhtoáncủacông ty năm 2015 ............................. 63
Bảng 2.8. Sự biến động của hàng tồn kho năm 2015................................... 67
Bảng 2.9. Bảng cơ cấu và tình hình biến động hàng tồn kho năm 2015........ 68
Bảng 2.10. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty năm 2015 ........... 70
Bảng 2.11. Kết cấu và sự biến động các khoản phải thu của công ty năm 2015
................................................................................................................ 74
Bảng 2.12. Hiệu quả quản trị các khoản phải thu ........................................ 76
Bảng 2.13. Tình hình công nợ của công ty năm 2015 ................................. 78
Bảng 2.14. Hiệu suất hoạt động và hiệu quả sử dụng vlđ của công ty năm
2014-2015................................................................................................ 79
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.15vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH 2.1: Lợi nhuận sau thuế từ năm 2011-2015 ...................................... 45
HÌNH 2.2. Tỷ trọng tài sản năm 2015........................................................ 47
HÌNH 2.3. Cơ cấu nguồn hình thành vốn lưu động qua các năm ................. 51
HÌNH 2.4. Mô hình tài trợ nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2015 .... 53
HÌNH 2.5. Kết cấu vốn lưu động của công ty năm 2015 ............................. 55
HÌNH 2.6. Kết cấu vốn bằng tiền của công ty qua các năm......................... 59
HÌNH 2.7. Tình hình diễn biến các dòng tiền thuần của công ty.................. 62
HÌNH 2.8. Biểu đồ sự biến động hàng tồn kho của công ty qua các năm ..... 67
HÌNH 2.9. Sự biến động các khoản phải thu của công ty qua các năm......... 73
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.15viii
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một hoạt động nào của
doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn. Tuỳ vào đặc điểm từng ngành nghề
kinh doanh cụ thể mà cơ cấu vốn có sự khác biệt ở một mức độ nào đó. Để
tồn tại và phát triển lâu dài, các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới việc tạo
lập, sử dụng và quản lý vốn sao cho hiệu quả nhất cũng như chi phí sử dụng
vốn là thấp nhất nhưng vẫn đạt được kết quả kinh doanh ở mức cao.
Vốn lưu động (VLĐ) là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, việc
tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng,
phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường
hiện nay. Doanh nghiệp sử dụng VLĐ có hiệu quả, điều này đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp tổ chức tốt quá trình mua sắm dự trữ vật tư, sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm, phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển từ loại
này thành loại khác, từ hình thái này sang hình thái khác, rút ngắn vòng quay
vốn. Do đó, việc chủ động xây dựng, huy động, sử dụng VLĐ là biện pháp
cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong
vừa qua, cùng với việc nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã
quyết định chọn đề tài: " Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị
vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong” cho luận
văn tốt nghiệp của mình.
2.Mục đích nghiên cứu:
Nâng cao chất lượng sử dụng vốn lưu động là một vấn đề quan trọng
đối với một doanh nghiệp sản xuất. Có sử dụng vốn lưu động hiệu quả mới
giúp doanh nghiệp phát triển tốt được. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên
em đã chọn đề tài này thông qua thời gian thực tế thực tập tại công ty và vận
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.15ix
dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu về vốn lưu động và công tác quản trị
vốn lưu động tại công ty từ đó đánh giá được thực trạng quản trị vốn lưu động
và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty.
3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần
Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong .
- Phạm vi nghiên cứu là các nội dung quản trị vốn lưu động tại Công ty
Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong qua các năm từ 2011-2015.
4. Về phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp so
sánh, thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu thế biến
động của các chỉ tiêu và các phương pháp khác: phân tích nhân tố, số chênh
lệch...
5. Kết cấu luận văn:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung đề tài luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của
doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng về tình hình quản trị vốn lưu động tại công ty cổ
phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong trong thời gian qua.
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tằng cường quản trị vốn lưu
động của công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong.
Do điều kiện thời gian thực tập cũng như trình độ kiến thức còn nhiều
hạn chế nên đề tài nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân
thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sĩ Bùi Hà Linh cũng như sự
giúp đỡ của các anh chị tại CTCP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong trong thời
gian thực tập vừa qua
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.151
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP .
1.1. Vốnlưu động và nguồnhìnhthànhvốnlưuđộng trong doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành họat động sản xuất kinh
doanh, các doanh nghiệp cần có sự kết hợp của cả ba yếu tố: Sức lao động, tư
liệu lao động và đối tượng lao động.
Đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh,
luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch một
lần vào toàn bộ giá trị sản phẩm, được thu hồi toàn bộ khi kết thúc một chu kỳ
kinh doanh. Xét về mặt hình thái hiện vật gọi là các tài sản lưu động (TSLĐ),
xét về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động ( VLĐ) của doanh nghiệp.
TSLĐ gồm hai bộ phận: TSLĐ sản xuất, TSLĐ lưu thông.
- TSLĐ sảnxuất gồm: Vật tư dự trữ để đảm bảo quá trình sản xuất được
tiến hành liên tục như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,…và
những vật tư đang trong quá trình cần hoàn thiện như: sản phẩm dở dang, bán
thành phẩm.
- TSLĐ lưu thông: Là những TSLĐ nằm trong quá trình lưu thông của
doanh nghiệp như sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong
thanh toán, chi phí trả trước,…
Trong quá trình sản xuất, TSLĐ nằm trong quá trình lưu thông luôn
vận động, thay thế chuyển hóa lẫn nhau làm cho quá trình sản xuất kinh
doanh đựợc diễn ra liên tục, thường xuyên.
Tùy từng điều kiện sản xuất, lĩnh vực kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp
đòi hỏi phải có lượng TLSĐ nhất định để quá trình kinh doanh đựơc diễn ra
liên tục, thường xuyên. Hình thành nên số TSLĐ này, các doanh nghiệp phải
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.152
ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó, số vốn này được
gọi là VLĐ của doanh nghiệp. VLĐ của doanh nghiệp thường xuyên vận
động, chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau:
Đối với doanh nghiệp sản xuất: sựvân động của VLĐ trải qua 3 giai đoạn:
T – H – SX – H’ – T’
+ Giai đọan mua sắm dự trữ vật tư : ở giai đọan này, VLĐ từ hình thái
vốn bằng tiền chuyển sang hình thái vật tư dự trữ.
+ Giai đọan sản xuất: VLĐ từ hình thái vật tư dự trữ chuyển sang hình
thái sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. Kết thúc quá trình sản xuất chuyển
sang hình thành vốn thành phẩm.
+ Giai đọan tiêu thụ: VLĐ từ hình thái sản phẩm hàng hóa chuyển sang
hình thái vốn bằng tiền.
Đối với doanh nghỉệp thương mại: sự vận động của vốn lưu động qua
2 giai đọan:
T – H – T’
+ Giai đọan mua: vốn hình thành tiền tệ chuyển sang hình thái vốn
hàng hóa dự trữ.
+ Giai đọan bán: VLĐ từ hình thái hàng hóa dự trữ chuyển sang vốn
bằng tiền.
Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, VLĐ chuyển hết giá
trị ngay trong một lần và được hòan lại toàn bộ khi doanh nghiệp thực hiện
xong việc tiêu thụ và xác định có doanh thu. Do đó, VLĐ hòan thành một
vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Như vậy từ những phân tích trên, ta có khái niệm về VLĐ: “ VLĐ của
doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu
tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD
của doanh nghiệp”.
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.153
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bị chi
phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên VLĐ của doanh nghiệp có
những đặc điểm sau:
- Trong quá trình chu chuyển thay đổi hình thái biểu hiện.
- Chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi
chu kỳ kinh doanh.
- Vốn lưu động hoàn thành 1 vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh
doanh.
Vốn lưu động vận động theo một vòng tuần hoàn, từ hình thái này sang
hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với một giá trị lớn hơn giá trị ban
đầu.
Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở quan trọng đánh giá hiệu
quả sử sung vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.1.2. Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp
Dựa theo tiêu thức khác nhau có thể chia VLĐ thành các loại khác nhau.
Thông thường có một số cách phân loại chủ yếu sau đây:
1.1.2.1. Dựa vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động
Theo tiêu thức này VLĐ trong doanh nghiệp có thể được chia thành hai
lọai:
 Vốn bằng vật tư, hàng hóa
Bao gồm vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành
phẩm, thành phẩm..
 Vốn bằng tiền và các khoản phải thu
Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu…
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ dự trữ tồn
kho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanh
nghiệp.
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.154
1.1.2.2. Dựa vào vai trò của vốn lưu động
Theo cách phân loại này thì vốn lưu động được chia làm 3 loại:
 VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất:
- Vốn nguyên nhiên vật liệu
- Vốn phụ tùng thay thế
- Vốn công cụ dụng vụ nhỏ dự trữ sản xuất
 VLĐ trong khâu sản xuất:
- Vốn bán thành phẩm, sản phẩm dở dang
- Vốn chi phí trả trước.
 VLĐ trong khâu lưu thông:
- Vốn thành phẩm
- Vốn bằng tiền
- Vốn trong thanh toán.
-Vốn đầu tư ngắn hạn
Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại vốn lưu động trong
quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý,
đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.3.1. Phân loại nguồn vốn lưu động
Căn cứ theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn thì nguồn VLĐ
được chia thành: Nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là tổng thể các nguồn vốn có tính chất
ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thành nên các
TSLĐ thường xuyên cần thiết.
Để đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành thường
xuyên, liên tục thì ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường xuyên
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.155
phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như
các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,
thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng.
Nguồn VLĐ thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp
trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm
bảo vững chắc hơn. Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời
điểm được xác định như sau:
Nguồn VLĐ
thường xuyên
=
Tổng nguồn vốn thường
xuyên của doanh nghiệp
- Tài sản dài hạn
Trong đó:
Tổng nguồn vốn thường
xuyên của doanh nghiệp
= Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
= Tổng tài sản - Nợ ngắn hạn
Hoặc có thể xác định bằng công thức:
Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
Nguồn VLĐ tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một
năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm
thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn, các khoản
phải trả người bán, các khoản phải trả phải nộp khác…
Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét, huy động các
nguồn phù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
và tổ chức nguồn vốn. Mặt khác, đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch quản lý và
sử dụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhất với chi phí nhỏ nhất.
1.1.3.2. Các mô hình tài trợ vốn lưu động
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.156
Mô hình tài trợ thứ nhất: toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được
đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm
bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Hình vẽ biểu hiện mô hình tài trợ thứ nhất như sau:
TSLĐ tạm thời
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
TSLĐ thường xuyên thường
xuyên
TSCĐ
Ưu điểm :
Giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an
toàn cao hơn.
Giảm bớt chi phí trong việc sử dụng vốn.
Nhược điểm:
Chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn, thường vốn
nào, nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn song kém linh hoạt hơn.
Trong thực tế, có khi doanh thu biến động, khi gặp khó khăn về tiêu
thụ, doanh nghiệp phải tạm thời giảm bớt quy mô kinh doanh, nhưng vẫn phải
duy trì một lượng vốn thường xuyên khá lớn.
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.157
Mô hình tài trợ thứ hai: toàn bộ TSCĐ,TSLĐ thường xuyên và một
phần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và
một phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ hai như sau:
TSLĐ tạm thời
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường xuyên
TSLĐ thường xuyên
TSCĐ
Ưu điểm:
Khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao
Nhược điểm:
Chi phí sử dụng vốn cao.
Về mặt thực tế, có những doanh nghiệp gặp thời vụ, dự trữ vật tư và
hàng tồn kho để bán tăng lên, lúc này đã sử dụng nguồn vốn vay dài hạn để
tài trợ cho phần tăng độtbiến này. Trong trường hợp này cũng phải được chấp
nhận đưa đến việc sử dụng vốn linh hoạt hơn nhưng chi phí sử dụng vốn cao
hơn.
Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường
xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.158
thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm
thời.
Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ hai như sau:
TSLĐ tạm thời
Nguồn vốn
tạm thời
TSLĐ thường xuyên
Nguồn vốn
thường xuyên
TSCĐ
Ưu điểm:
Chi phí sử dụng thấp và việc sử dụng vốn linh hoạt hơn.
Nhược điểm: Khả năng gặp rủ ro thanh khoản cao hơn.
Trong thực tế, mô hình này được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì phần
tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, đối với các doanh
nghiệp mới rất cần thiết.
1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm:
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.159
Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp có thể được định nghĩa là quản trị
về tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho nhằm đảm bảo quá trình tái sản
xuất diễn ra thường xuyên và liên tục.
1.2.1.2. Mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.
Quản lý, sử dụng hợp lý tài sản lưu động cũng như vốn lưu động có ảnh
hưởng rất lớn đối với việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hậu quả của nhiều yếu tố
chứ không phải chỉ do quản trị vốn lưu động tồi. Nhưng cũng cần thấy rằng
sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định và kiểm soát tài sản lưu
động là các khoản nợ ngắn hạn hầu như là nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối
cùng của họ. Việc quản lý tốt vốn lưu động phần nào thể hiện sự kinh doanh
hiệu quả của doanh nghiệp. Ngoài ra có thể nhận thấy vốn lưu động thay đổi
theo nhịp độ sản xuất của từng chu kỳ kinh doanh, chính vì vậy vốn lưu động
được coi là một chi báo về khả năng thanh toán tại một thời điểm cũng như
khả năng thanh toán trong tương lai, hơn thế nữa vốn lưu động cũng là cầu
nối giữa cân bằng tài chính trong dài hạn và ngắn hạn của doanh nghiệp, vì
vậy quản trị vốn lưu động hiệu quả đóng một vai trò quan trọng trong chiến
lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.Vậy mục tiêu của quản trị vốn lưu
động là:
Nhằm tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Đảm bảo đủ lượng tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn.
Đảm bảo hoạt động sản xuất kih doanh diễn ra binh thường. Tiền chính
là nhựa sống của doanh nghiệp, nếu dòng tiền bị ảnh hưởng thì khả năng duy
trì hoạt động, tái đầu tư và đáp ứng các yêu cầu về vốn bị đẩy vào tình trạng
xấu. Dự báo trước tình hình nguồn tiền trong tương lai là yếu tố tối quan trọng
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1510
để ra quyết định trong sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy quản trị vốn lưu
động là một mảng rất quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp.
1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường
xuyên liên tục. Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một
lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng nhu cầu cần thiết ngắn hạn của
doanh nghiệp. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của
doanh nghiệp.
Như vậy, nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối
thiểu cầnthiếtphảicóđểđảmbảochohoạtđộngsảnxuất kinh doanh được tiến
hànhbìnhthường,liên tục.Dướimứcnày, sảnxuấtkinhdoanhcủadoanhnghiệp
sẽ gặp khókhăn,thậmchíbịchìtrệ, giánđoạn.Nhưngnếutrên mứccần thiết thì
lại gây nên tình trạng vốn bị ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả.
Chính vì vậy trong quản trị VLĐ , các doanh nghiệp cần chú trọng xác
định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô và
điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Với quan niệm nhu cầu VLĐ
là số vốn tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên nhu cầu vốn lưu động được
xác định theo công thức:
Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phảithu – Nợ phải trả nhà cung cấp
Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
như: quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; đặc điểm, tích chất của ngành
nghề kinh doanh; sự biến động của giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường;
trình độ tổ chức,quản lý sử dụng VLĐ của doanh nghiệp; trình độ kỹ thuật –
công nghệ sản xuất; các chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ… Việc xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1511
doanh nghiệp xác định đúng nhu cầu VLĐ và có biện pháp quản lý, sử dụng
VLĐ một cách tiết kiệm và có hiệu quả hơn.
Để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp có thể sử dụng hai phương
pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp.
Nội dung cơ bản của phương pháp này: Căn cứ vào các yêu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến lượng vốn lưu động của doanh nghiệp phải ứng ra để xác
định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.
Trình tự của phương pháp:
Bước 1: Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước hết phải xác định nhu cầu vốn dự trữ của từng loại nguyên vật
liệu. Sau đó tổng hợp lại để tính mức dự trữ nguyên vật liệu hoặc hàng hóa.
Cụ thể là:
- Xác định nhu cầu vốn lưu động dự trữ hàng tồn kho cần thiết (nguyên
vật liệu chính và các loại vật tư khác).
- Xác định nhu cầu vốn sản phẩm dở dang.
- Xác định nhu cầu vốn về chi phí trả trước.
- Xác định nhu cầu vốn thành phẩm.
Bước 2: Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung
cấp cho khách hàng. (Dự kiến khoản phải thu)
Có thể dự kiến nợ phải thu trung bình từ khách hàng theo công thức:
Npt= Kpt x Sd
Trong đó: Npt: Nợ phải thu dự kiến kỳ kế hoạch.
Kpt: Thời hạn trung bình cho khách hàng nợ (kỳ hạn thu tiền
trung bình)
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1512
Sd: Doanh thu bình quân một ngày trong kì kế hoạch.
Bước 3: Xác định các khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản nợ
phải trả khác có tính chất chu kỳ.
Có thể dự kiến khoản nợ phải trả nhà cung cấp theo công thức sau:
Nợ phải trả
nhà cung cấp
=
Kỳ trả nợ
trung
bình
X
Giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa mua
vào bình quân một ngày trong kỳ kế
hoạch(loại mua chịu)
(Dự kiến các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ: hoàn toàn tương tự)
Bước 4: Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn về hàng tồn kho, dự kiến các khoản phải
thu và khoản phải trả. Có thể xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh
nghiệp thường xuyên cần thiết năm kế hoạch của doanh nghiệp.
Ưu, nhược điểm của phương pháp trực tiếp.
- Ưu điểm:
Xác định được nhu cầu cụ thể của từng loại vốn trong từng khâu kinh
doanh. Do đó tạo điều kiện tốt cho việc quản ý, sử dụng vốn theo từng loại
trong từng khâu sử dụng. Phương pháp này được đánh giá là khá phù hợp với
các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.
- Nhược điểm:
Việc tính toán tương đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều và mất khá
nhiều thời gian, nhất là đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều loại vật tư
trong sản xuất và có các chính sách tín dụng khách hàng, tín dụng nhà cung
cấp thường xuyên thay đổi.
Phương pháp giántiếp xác định nhu cầuvốn lưu động thường
xuyên của doanh nghiệp.
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1513
Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu
vốn. Có thể chia ra làm 2 trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất:
Dựa vào kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp cùng loại trong ngành để
xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp mình.
Nội dung chủ yếu:
Việc xác định nhu cầu vốn theo cách này là dựa vào hệ số vốn lưu
động tính theo doanh thu được rút từ thực tế hoạt động của các doanh nghiệp
cùng loại trong ngành. Trên cơ sở đó xem xét quy mô kinh doanh dự kiến
theo doanh thu của doanh nghiệp mình để tính nhu cầu vốn lưu động cần
thiết.
Ưu, nhược điểm:
Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bị
hạn chế. Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu vốn lưu động khi thành lập
doanh nghiệp với quy mô nhỏ.
Trường hợp thứ hai:
Dựa vào tình hình sử dụng vốn lưu động ở thời kỳ vừa qua của doanh
nghiệp để xác định nhu cầu chuẩn về vốn lưu động cho các thời kỳ tiếp theo.
Nội dung chủ yếu: Dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành
nhu cầu vốn lưu động gồm: Hàng tồn kho, nợ phải thu từ khách hàng và nợ
phải trả nhà cung cấp ( số nợ phải trả phát sinh có tính chất tự động và có tính
chất chu kỳ) với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ chuẩn nhu
cầu vốn lưu động tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ này để xác định nhu
cầu vốn lưu động cho các kỳ tiếp theo.
Trình tự phương pháp:
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1514
Bước 1: Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn
lưu động trong năm báo cáo. Khi đã xác định số dư bình quân các khoản phải
phân tích tình hình để loại trừ số liệu không hợp lý.
Bước 2: Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong
năm báo cáo. Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh
thu thuần.
Bước 3: Xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch.
Ưu, nhược điểm:
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp này tương đối
đơn giản, giúp doanh nghiệp ước tính được nhanh chóng nhu cầu vốn lưu
động năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp. Tuy nhiên mức độ
chính xác bị hạn chế. Thích hợp với các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn
định, hoặc hoạt động trong các thị trường ít có biến động
Trường hợp thứ 3:
Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu
Nội dung của phương pháp: là dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên
doanh thu của các yếu tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để
xác định nhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kế hoạch.
Trình tự phượng pháp:
Phương pháp này được tiến hành theo bốn bước sau đây:
Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối
kế toán kỳ thực hiện.
Bước 2: Lựa chọn các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn vốn chiếm
dụng trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt
chẽ với doanh thu và và tính tỷ lệ phần trăm các khoản mục đó so với doanh
thu thực hiện trong kỳ.
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1515
Bước 3: Sử dụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên doanh thu để
ước tính nhu cầu vốn tăng thêm của năm kế hoạch.
Bước 4: Dự báo nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn tăng thêm của doanh nghiệp.
1.2.2.2. Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động là việc phân bổ nguồn vốn lưu
động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời của một doanh nghiệp,
đây là một công việc hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp. Tổ chức tốt
việc đảm bảo nguồn vốn lưu động, nguồn vốn lưu động phù hợp với hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty giúp các doanh nghiệp có thể thực hiện
sản xuất kinh doanh một cách liên tục, kịp thời không bị gián đoạn do thiếu
vốn. Nếu doanh nghiệp tổ chức nguồn vốn lưu động một cách sơ sài, không
phù hợp sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút, lúc thì
thừa vốn không biết đầu tư vào đâu, lúc lại thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động
sản xuất.
Vì sự quan trọng của việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động cho
nên các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều đến công tác này tránh tình trạng
thiếu vốn kéo dài đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2.3. Phân bổ vốn lưu động
Phân bổ vốn lưu động là việc phân chia các thành phần vốn trong vốn
lưu động theo tỷ trọng sao cho phù hợp với ngành nghề và điều kiện sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác nhau có các cách
phân bổ khác nhau để phù hợp với ngành nghề, điều kiện và tổ chức hoạt
động kinh doanh của công ty. Vốn lưu động bao gồm tiền và các khoản tương
đương tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, các khoản phải thu và
tài sản ngắn hạn khác. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có tỷ trọng các khoản
này khác nhau, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vận tải thì không có hàng tồn
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1516
kho, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất bánh kẹo,… thì lại có rất nhiều hàn
tồn kho. Chính vì thế cần phải nghiên cứu về tỷ trọng các loại vốn lưu động
xem có phù hợp với công ty không để có biện pháp khắc phục và hoàn thiện
hơn hệ thống vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.2.2.4. Quản trị vốn tồn kho dự trữ
Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ đưa vào sản
xuất hoặc bán ra sau này. Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ của
doanh nghiệp được chia thành ba loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm. Mỗi loại tồn kho dự trữ
trên có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và ổn
định.
Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền
nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất
quan trọng, không phải vì nó chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số VLĐ của
doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng
vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ
luân chuyển vốn lưu động.
Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dự
trữ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân tố
ảnh hưởng khác nhau. Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu thường chịu ảnh
hưởng bởi yếu tố quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của thị
trường, giá cả vật tư hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến
doanh nghiệp. Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm thường
chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo
sản phẩm, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Riêng đối với mức tồn
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1517
kho thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng thường là số lượng sản phẩm tiêu
thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức mua của
thị trường… Nhận thức rõ các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp có
biện pháp quản lý phù hợp nhằm duy trì lượng tồn kho dự trữ hợp lý nhất.
+ Mô hình quản lý hàng tồn kho.
Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần phải quản lý sao cho tiết
kiệm, hiệu quả. Chi phí tồn kho dự trữ thường được chia làm hai loại là chi
phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung
ứng.
Chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho thường bao gồm các chi phí như
bảo quản hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí tổn thất hàn hóa bị hư hỏng,
biến chất, giảm giá và các chi phí cơ hội do vốn bị lưu giữ ở hàng tồn kho.
Còn chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng bao gồm chi phí giao dịch, ký
kết hợp đồng, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa theo hợp đồng
giao hàng. Các chi phí có liên quan, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu doanh
nghiệp dự trữ nhiều vật tư, hàng hóa thì chi phí lưu giữ, bảo quản hàng hóa sẽ
tăng lên, ngược lại chi phí thực hiện các hợp đồng cung úng sẽ giảm tương
đối do giảm được số lần cung ứng. Vì thế trong quản lý hàng tồn kho cần phải
xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc duy trì lượng hàng tồn
kho cao hay thấp, thực hiện tối thiểu hóa chi phí hàng tồn kho dự trữ bằng
việc xác định mức đặt hàng kinh tế hiệu quả nhất.
Mô hình quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu tổng chi phí tồn
kho dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu. Nội dung cơ bản của
mô hình này là xác định mức đặt hàng kinh tế (EOQ) để với mức đặt hàng
này thì tổng chi phí tồn kho dự trữ là nhỏ nhất.
Mô hình EOQ được mô tả theo đồ thị sau:
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1518
Chi phí
Tổng chi phí
Chi phí lưu trữ
Chi phí đặt hàng
Số lượng đặt
hàng
QE
Theo mô hình này, người ta thường giả định số lượng hàng đặt mỗi lần là đều
đặn và bằng nhau, được biểu diễn như sau:
Q
Q/2
Tđh1 Tđh2 Tđh3
1.2.2.5. Quản trị vốn bằng tiền
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1519
Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là
một bộ phận cấu thành nên tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là loại tài
sản có tính chất thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán
nhanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh
lời, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư sử dụng vào mục đích nhất định. Hơn nữa
với đặc điểm là tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị
thất thoát, gian lận, lợi dụng.
Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải
đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời
cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh
nghiệp. Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi doanh nghiệp có thể đầu tư vào các
chứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi ngân hàng để thu lợi nhuận. Ngược
lại khi cần tiền mặt doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán chứng
khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sư dụng.
Trong các doanh nghiệp, nhu cầu lưu trữ vốn bằng tiền thường có 3 lý
do chính: Nhằm đáp úng các chu cầu giao dịch, thanh toán hằng ngày như trả
tiền mua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế… của
doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh
doanh nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận; từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc
phục những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ
yếu sau:
- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các
nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ.
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1520
Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh
nghiệp. Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng
tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý. Ngoài phương
pháp trên, có thể vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu trong quản trị vốn
tồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp.
Để quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu thì thường dựa vào sự đánh đổi giữa
chi phí giữ tiền mặt và chi phí giao dịch do giữ ít tiền mặt. Cần phải tính toán
kĩ càng để đưa ra quyết định hợp lý.
- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt:
Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh
bị mất mát, lợi dụng. Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều
phải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ. Phân định rõ ràng trách
nhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ. Việc xuất,
nhập quỹ tiền mặt hằng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ
hợp pháp hợp lệ. Phải thực hiện đối chiếu kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ
quỹ hằng ngày. Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền
đang trong quá trình thanh toán (tiền đang chuyển) phát sinh do thời gian
chờ đợi thanh toán ngân hàng.
- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hằng năm
Có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có
hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi (đầu tư tài chính ngắn hạn).
Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân
quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của
doanh nghiệp khi đáo hạn.
1.2.2.6. Quản trị các khoản phảithu
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1521
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu
hàng hóa hoặc dịch vụ. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanh
nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế quản trị các khoản
phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp.
Quản trị các khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và
rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Do đó doanh nghiệp cần đặc biệt coi
trọng các biện pháp quản trị khoản phải thu từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ.
Nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng (nới
lỏng) bán chịu, còn nếu khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro doanh nghiệp phải
thu hẹp (thắt chặt) việc bán chịu hàng hóa, dịch vụ.
Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện
các biện pháp sau đây:
- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng:
Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêu
chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp có
thể chấp nhận bán chịu. Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà
doanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù
hợp.
- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu.
Để tránh các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi doanh
nghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu. Nội
dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh
toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán.
- Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ.
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1522
Tùy theo điều kiện cụ thể có thể áp dụng các biện pháp phù hợp như:
+Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp.
+Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có
chính sách thu hồi nợ thích hợp.
+Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự
phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính.
1.2.3. Cácchỉ tiêu đánhgiátìnhhìnhquảntrịvốnlưuđộngcủadoanhnghiệp.
+ Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động.
Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động được thể hiện qua hai chỉ
tiêu, đó là nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) và nguồn vốn lưu động
tạm thời.
 Nguồn vốn lưu động thường xuyên
NWC = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trảngắn hạn
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá phương thức tài trợ vốn lưu động của
doanh nghiệp. Trong thực tế, có thể xảy ra 3 trường hợp sau:
-Trườnghợp1: Khinguồn vốn dài hạn lớn hơn giá trị tài sản dài hạn (hay
tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn); điều này đồng nghĩa với việc
nguồnvốnlưu độngthườngxuyêncó giá trịdương(NWC >0). Điềunày cho thấy
doanhnghiệp dãdùngmộtphầncủanguồnvốndàihạn đểtài trợ cho tài sản ngắn
hạn, tài sản dài hạn được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn.
-Trường hợp 2: Nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn thì
nguồn vốn lưu thông thường xuyên sẽ có giá trị âm (NWC <0), đồng nghĩa
với doanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn. Điều
này làm cho doanh nghiệp giảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn do đầu tư
vào tài sản dài hạn nên chưa thu hồi được vốn.
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1523
-Trường hợp 3: Nếu tài sản ngắn hạn bằng nợ phải trả ngắn hạn, hay
nguồn vốn thường xuyên bằng giá trị tài sản dài hạn thì nguồn vốn lưu động
thường xuyên có giá trị bằng không (NWC =0). Điều này cho thấy, doanh
nghiệp dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, nguồn vốn ngắn
hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn.
 Nguồn vốn lưu động tạm thời:
Nguồn vốn lưu động tạm thời = Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn lưu động tạm thời cho biết doanh nghiệp có dùng nguồn
vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn không hay còn dùng nguồn vốn
ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn nũa để có nhiều biện pháp khắc phục,
xử lý.
+ Phân bổ vốn lưu động.
Phân bổ vốn lưu động được thể hiện qua chỉ tiêu kết cấu vốn lưu động.
Kết cấu của VLĐ là tỉ trọng của từng thành phần vốn hoặc từng loại vốn trong
tổng số VLĐ của DN.
Từ cách phân loại trên DN có thể xác định kết cấu VLĐ của mình theo
những tiêu thức khác nhau. Việc phân tích kết cấu VLĐ của DN theo các tiêu
thức phân loại khác nhau sẽ giúp DN hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng của số
VLĐ mà mình đang quản lí và sử dụng. Từđó xác định đúng các trọng điểm và
các biện pháp quản lý VLĐ hiệu quả hơn, phù hợp hơn với điều kiện cụ thể của
DN.
Tỷ trọng từng loại
vốn lưu động =
Giá trị từng loại vốn lưu động
x
100
Giá trị tổng vốn lưu động
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1524
Công thức này cho biết mỗi thành phần trong tổng vốn lưu động chiếm
tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn lưu động để xem xét xem tỷ lệ này
có phù hợp với doanh nghiệp hay không.
Trong cùng một ngành kinh doanh các DN có sự khác nhau về kết cấu
VLĐ, thậm chí trong cùng một DN giữa hai kỳ khác nhau cũng khác nhau, do
có các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ.
+Tình hình quản lý vốn bằng tiền.
Tình hình quản lý vốn bằng tiền được thể hiện qua các chỉ tiêu liên
quan đến khả năng thanh toán và hệ số tạo tiền của doanh nghiệp.
 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải
các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn của DN.
 Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh
toán nhanh
=
Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong một thời
gian ngắn, không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hoá.
 Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Hệ số khả năng thanh
toán tức thời
=
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho phép đánhgiá sáthơn khả năng thanh toán củadoanh
nghiệp.
 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1525
Hệ số khả năng thanh
toán lãi vay
=
Lãi vay phải trả + lợi nhuận trước thuế
Lãi vay phải trả
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp
và phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ.
 Hệ số tạo tiền của doanh nghiệp:
Hệ số tạo tiền của
doanh nghiệp
=
Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh
Doanh thu bán hàng
Chỉ tiêu này thường được xem xét trong thời gian hàng quý, hàng 6
tháng hoặc hàng năm giúp nhà quản trị đánh giá khả năng tạo tiền từ hoạt
động kinh doanh so với doanh thu đạt được.
+Tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ.
Để quản lý vốn tồn kho dự trữ, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu số
vòng quay hàng tồn kho và số ngày luân chuyển hàng tồn kho. Cụ thể như
sau:
 Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng
tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số lần mà hàng tồn kho luân chuyển bình quân
trong kỳ. Số vòng quay càng cao chứng tỏ việc kinh doanh càng tốt vì chỉ cần
đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn thu được doanh thu cao.
 Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho:
Số ngày 1 vòng quay
hàng tồn kho
=
360 ngày
Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho biết độ dài ngày cho một lần luân chuyển hàng tồn kho.
Chỉ tiêu nhày cao chứngtỏ trongkỳdoanh nghiệp có số vòng quay hàng tồn kho
thấp. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào chính sách quản lý hàng tồn kho của doanh
nghiệp.
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1526
+Tình hình quản lý nợ phải thu.
Tình hình quản lý nợ phải thu của doanh nghiệp được thể hiện qua hai chỉ
tiêu đó là số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân. Cụ thể như
sau:
 Số vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các
khoản phải thu
==
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ
Số dư bìnhquân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chu chuyển vốn trong thanh toán của
doanh nghiệp. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi
các khoản phải thu nhanh, giảm số vốn bị chiếm dụng.
 Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình
quân
=
360 ngày
Số vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh
nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu
tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu
và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp.
+ Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thể hiện qua các chỉ
tiêu: số vòng quay vốn lưu động, kỳ luân chuyển vốn lưu động, mức tiết kiệm
vốn lưu động, hàm lượng vốn lưu động, tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động.
Cụ thể:
 Số lần luân chuyển VLĐ (Vòng quay VLĐ)
Số lần luân chuyển vốn
lưu động =
Tổng mức luân chuyển của VLĐ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1527
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay của
VLĐ thực hiện được trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
 Kỳ luân chuyển VLĐ:
Kỳ luân chuyển vốn lưu
động
=
360 ngày
Số lần luân chuyển VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện
được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của VLĐ trong
kỳ.
 Mức tiết kiệm VLĐ:
M1 M1
VTK =
L1 L0
Trong đó:
VTK: Số VLĐ có thể tiết kiệm do ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển VLĐ
kỳ so sánh với kỳ gốc.
M1: Tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ so sánh.
L1; L0: Số lần luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc.
Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển
VLĐ ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo).
 Hàm lượng vốn lưu động:
Hàm lượng VLĐ (còn gọi là mức đảm nhiệm VLĐ) là số VLĐ cần có
để đạt một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm. Chỉ tiêu này được tính
như sau:
Hàm lượng vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1528
Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần
bao nhiêu VLĐ. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.
 Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ
Tỷ suất lợi nhuận
vốn lưu động
=
Lợi nhuận trước hoặc sau thuế
x 100%
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước hoặc sau thuế.
1.2.4. Cácnhântốảnhhưởngđếnquảntrị vốn lưu động của doanh nghiệp.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ của doanh nghiệp vân động
liên tục từ hình thái này sang hình thái khác, tại mỗi thời điểm nó tồn tại dưới
nhiều hình thức khác nhau. Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của
mình để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sản xuất
kinh doanh của mình. Xét một cách tổng quát, có một số nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp như sau:
a.Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan là những nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu
quả sử dụng vốn của doanh nghiệp gồm có:
* Cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Việc xác định cơ cấu vốn của doanh nghiệp càng hợp lý bao nhiêu thì
hiệu quả sử dụng vốn.
* Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
Việc xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp thiếu chính xác dẫn đến
thừa hoặc thiếu vốn đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Nếu thiếu vốn sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh, làm xuất hiện tình trạng công nhân viên không phải làm việc mà vẫn
được hưởng lương theo quy định, còn nếu thừa vốn sẽ gây lãng phí, làm tăng
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1529
chi phí kinh doanh. Như vậy, thừa hoặc thiếu vốn đều làm giảm hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Việc sử dụng vốn
Do việc sử dụng lãng phí, nhất là VLĐ trong quá trình sản xuất kinh
doanh như: mua sắm vật tư không đúng chất lượng kỹ thuật, bị hao hụt nhiều
trong quá trình mua sắm cũng như trong quá trình sản xuất, không tận dụng
được các phế phẩm, phế liệu loại ra. Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng VLĐ trong doanh nghiệp
* Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm thích hợp
Hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp trước hết được quyết định
bởi khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, các doanh nghiệp phải
luôn quan tâm đến việc sản xuất sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu, tiêu thụ ở
đâu và với mức giá nào để còn có phương án huy động các nguồn lực hợp lý,
nhằm đạt được mức lợi nhuận tối đa. Các phương án được lựa chọn phải dựa
trên cơ sở tiếp cận thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường. Có như vậy,
sản phẩm sản xuất ra mới có khả năng tiêu thụ nhanh, sức cạnh tranh lớn, hiệu
quảkinh tế cao và đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
*Trình độ các nhà quản lý của doanh nghiệp
Cán bộ quản lý doanh nghiệp luôn phải được nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn và tư cách đạo đức nghề nghiệp. Phải kiểm tra các số liệu kế toán
một cách thận trọng trước khi ra quyết định cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất kinh doanh mọi nguồn thu, chi của
doanh nghiệp phải rõ ràng, tiết kiệm, đúng lúc, đúng chỗ…có như vậy mới
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
* Mối quan hệ của doanh nghiệp
Mối quan hệ của doanh nghiệp thể hiện hai phương diện, đó là mối
quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa doanh nghiệp với nhà
cung cấp. Mối quan hệ của doanh nghiệp rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1530
nhịp độ sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm … qua đó ảnh hưởng đến lợi
nhuận của doanh nghiệp và nhà cung cấp tốt thì nguyên vật liệu phục vụ cho
quá trình sản xuất được cung ứng kịp thời làm giảm được những chi phí
không cần thiết.
* Trình độ nguồn nhân lực
Trình độ và kinh nghiệm của người lao động có ảnh hưởng trưc tiếp đến
quá trình SXKD cũng như năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và khả
năng tiết kiệm hay lãng phí VLĐ. Hơn thế nữa, trình độ quản lý của DN cũng
là một yếu tố sống còn tác động mạnh mẽ đến việc quản trị VLĐ của DN. Các
nhà quản lý chính là những người đưa ra các quyết định, chính sách và các
chiến lược cho DN. VLĐ của DN cùng một lúc được phân bổ trên khắp các
giai đoạn của quá trình SXKD, vì vậy nếu công tác quản lý kém cũng đồng
nghĩa với việc dẫn đến tình trạng lãng phí, sử dụngdụng không hiệu quả VLĐ.
* Đặc điểm ngành nghề sản xuất, kinh doanh
Mỗi ngành nghề SXKD đều mang những đặc thù riêng dẫn đến nhu cầu
về VLĐ cũng như quá trình SXKD khác nhau. Có những ngành nghề sản xuất
mang tính chất thời vụ nên DN cần căn cứ vào đặc điểm SXKD và tình hình
thực tế để từ đó có những biện pháp quản trị VLĐ tốt hơn.
* Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Trên thị trường, mỗi một ngành nghề kinh doanh đều có rất nhiều doanh
nghiệp cạnh tranh. Do vậy, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường ảnh hưởng lớn đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu
doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, nhu cầu về vốn lưu động của công
ty cao do đó quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp cần quan tâm chú ý
nhiều hơn.
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1531
b.Các nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan là những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của
doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể khắc phục một cách hoàn toàn mà phải
thích ứng và phòng ngừa hợp lý.
* Cơ chế và các chính sách của nhà nước
Trongnền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, các doanh nghiệp được tự
do lựa chọnngành nghề kinh doanhtheo quy định củapháp luật và chịu sự quản
lý vĩ mô của Nhà nước. Nhà nước tạo môi trường hành lang pháp lý thuận lợi
cho các doanhnghiệp hoạt động theo định hướng của Đảng và Nhà nước đã đề
ra. Một số chínhsáchnhưchínhsáchtríchlập dự phòngtạo điều kiện cho doanh
nghiệp có nguồnbùđắp rủi ro, các văn bản về nghĩa vụ nộp thuế và chính sách
hoàn thuế với doanhnghiệp sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh
nghiệp.
* Ảnh hưởng của lạm phát:
Trong nền kinh tế thị trường, do tác động của lạm phát, sức mua của
đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các đồng tiền bị giảm sút dẫn
đến sự tăng giá của các loại hàng hóa, vật tư…từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.
* Sựcạnhtranhcủacácdoanhnghiệpvàxu hướngpháttriểncủa ngành
Kinh doanh theo cơ chế thị trường, luôn tồn tại nhiều thành phần kinh
tế tham gia, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh quyết liệt để tồn tại, thị
trường tiêu thụ không ổn định, sức mua của thị trường lại có hạn, rủi ro ngày
càng tăng và luôn rình rập doanh nghiệp dễ dẫn đến những rủi ro bất thường
trong kinh doanh. Điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1532
* Ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô
Lạm phát gây ra hậu quả mất giá đồng tiền làm cho vốn của DN mất dần
theo tốc độ trượt giá của tiền tệ, cũng như sự gia tăng về giá của các loại hàng
hóa, vật tư đầu vào gây khó khăn và ảnh hưởng xấu đến quản trị VLĐ tại DN.
* Nhân tố khách hàng
Nhân tố khách hàng của doanhnghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình
quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Khách hàng là nguồn sống của doanh
nghiệp, nhu cầucủa kháchhàng là điều mà tất cảcác doanhnghiệp cần tìm hiểu,
doanhnghiệp phải đitheo yêu cầu của khách hàng làm thay đổi nhu cầu nguyên
vật liệu của doanh nghiệp. Ví dụ như khách hàng luôn yêu cầu giá rẻ, doanh
nghiệp cần nghiên cứu làm giảm giá thành sản phẩm như tìm nguồn nguyên vật
liệu giá rẻ,… Chính vì thế, nó ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh
nghiệp.
* Trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật
Trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp cao hay thấp
làm cho doanh nghiệp tốn nhiều hay ít chi phí hơn để tạo ra sản phẩm của
mình, do đó làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nếu giá thành rẻ, phù
hợp với điều kiện của người tiêu dùng thì doanh số bán hàng của doanh
nghiệp tăng lên, doanh nghiệp cần nhiều nguyên vật liệu hơn để tiến hành sản
xuất kinh doanh đem sản phẩm ra tiêu thụ. Do đó, trình độ công nghệ, khoa
học kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.
* Ảnh hưởng từ nhà cung cấp
Doanh nghiệp để sản xuất ra sản phẩm của mình thì cần có nguyên
vật liệu, mà nguyên vật liệu từ đâu mà có? Nó là từ những nhà cung cấp cho
doanh nghiệp. Các chính sách tín dụng của nhà cung cấp ảnh hưởng tới lượng
tiền mà các khoản nợ cuuar doanh nghiệp, giá nguyên vật liệu ảnh hưởng đến
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1533
hàng tồn kho của doanh nghiệp. Do vậy, nhà cung cấp của doanh nghiệp cũng
tác động đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.
* Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên, thiên tai lũ lụt ảnh hưởng đến chất lượng hàng tồn
kho của doanh nghiệp ví dụ như ẩm mốc,… thiên tai lũ lụt làm nhu cầu về sản
phẩm của doanh nghiệp của người tiêu dùng thay đổi, làm thay đổ vốn lưu
động của doanh nghiệp. Thiên tai lũ lụt làm điều kiện kinh tế của người dân
khó khăn hơn làm cho doanh nghiệp không bán được nhiều sản phẩm, hàng
tồn kho tồn lại quá nhiều, lâu sẽ hết hạn sử dụng. Do vậy, điều kiện tự nhiên
của khu vực cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quản trị vốn lưu động của công ty.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng VLĐ. Để hạn chế những thiệt hại do những nguyên nhân trên gây ra, từ
đó nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xem xét,
nghiên cứu một cách thận trọng từng nguyên nhân để đưa ra các giải pháp kịp
thời và cụ thể.
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1534
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh
của công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên
Tiền Phong
Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (gọi tắt là “công ty”)
được Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 30/12/2004.
- Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN
PHONG
- Tên tiếng Anh: TIEN PHONG PLASTIC JOINT-STOCK COMPANY
- Địa chỉ: Số 222 đường Mạc Đăng Doanh, phường Hưng Đạo, quận
Dương Kinh, thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
- Mã số doanh nghiệp: 0201155814
- Mã số thuế: 0201155814
- Điện thoại: 031.3813979
- Fax: 031.3813989
- Email: contact@nhuatienphong.vn
- Website: www.nhuatienphong.vn
- Đại diện: Ông Nguyễn Quốc Trường, chức vụ: Tổng Giám Đốc
- Vốn điều lệ: 563.592.900.000 VND
- Vốn đầu tư của chủ sở hưu: 1.465.909.945.328 VND
- Số cổ phần đã đăng ký mua: 61.973.095
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1535
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh
Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong hiện nay chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực cụ thể như sau:
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhựa dân dụng và các sản phẩm
nhựa phục vụ các ngành xây dựng, công nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận
tải;
- Xây dựng khu chung cư, hạ tầng cơ sở, xây nhà cao cấp, văn phòng cho
thuê, xây dựng trung tâm thương mại, chợ kinh doanh;
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác;
- Kho bãi, vận tải đường bộ và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải;
- Kinh doanh bất động sản và quyền sử dụng đất.
2.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý công ty
Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong được xây dựng theo mô
hình công ty cổ phần vốn góp của nhiều cổ đông. Bộ máy của công ty được tổ
chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Các phòng ban liên kết với nhau theo
quan hệ dọc và ngang, có các quyền hạn và trách nhiệm xác định, có chức
năng tham mưu cho giám đốc trong quản lý và điều hành công ty. Giữa ban
lãnh đạo và các phòng ban trong công ty có mối quan hệ chức năng, hỗ trợ lẫn
nhau.
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1536
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:
(Nguồn:Website của công ty)
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1537
 Hội đồng quản trị (HĐQT): (gồm 6 người)
- Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền thay mặt công ty quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.
- Chủ tịch HĐQT theo dõi quá trình thực hiện các quyết định của HĐQT
và các hoạt động của công ty; lập chương trình kế hoạch hoạt động và tổ chức
việc thông qua quyết định của HĐQT.
Ban điều hành (gồm 6 người)
- Xây dựng phương hướng, kế hoạch, phương án kinh doanh và các chủ
trương lớn của công ty theo định hướng của HĐQT.
- Phối hợp với HĐQT xây dựng các quy định, quy chế của công ty.
- Tổ chức, bố trí bộ máy điều hành, sử dụng lao động hợp lý cho từng
phòng ban.
- Xem xét các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với CBCNV.
- Đề xuất các phương án mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh lên
Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát (gồm 3 người)
- Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của
công ty.
- Kiểm tra bất thường.
- Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần
- Là ban kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng
thành viên, Chủ tịch, Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty trong tổ chức thực
hiện quyền sở hữu, quản lý điều hành công việc kinh doanh; thẩm định báo
cáo tài chính, tình hình thực hiện kinh doanh; kiến nghị chủ sở hữu công ty
các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành...
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1538
Tổng giám đốc:
- Là người đứng đầu Công ty, có trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ
quan chức năng, trước nhà đầu tư, trước toàn thể cán bộ công nhân viên trong
Công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty.
Phó tổng giám đốc:
- Là người giúp tổng Giám Đốc điều hành công ty, chịu trách nhiệm
trước Tổng Giám Đốc, trước pháp luật về những công việc được phân công.
Các phòng ban:
Phòng tài chính-kế toán:
- Tổ chức việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp toàn bộ thông tin về
hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng kinh phí ở công ty nhằm phục vụ cho
công tác quản lý kinh tế tài chính ở công ty sao cho hiệu quả;
- Theo dõitìnhhìnhthực hiệncác biến động các loại tài sản, hàng tồn kho,
tình hình tài chính, công nợ, phải thu phải trả của công ty.
- Báo cáo các kết quả kinh doanh và một số báo cáo tài chính khác với
ban Giám đốc và cơ quan thuế...
Phòng hành chính quản trị:
- Soạn thảo các văn bản liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng;
- Lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân đang công tác tại doanh
nghiệp theo quy định;
- Quản lý công tác hành chính quản lý trong toàn đơn vị: bảo dưỡng hệ
thống điện, nước, thiết bị nhà cửa, bảo đảm sự vận hành hệ thống máy móc
một cách thường xuyên, đáp ứng yêu cầu hoạt động của công ty;
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc dao.
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1539
Phòng kỹ thuật sản xuất:
- Công tác quản lý và giám sát kỹ thuật, chất lượng sản phẩm tại các
phân xưởng;
- Quản lý bộ phận vận tải và hoạt động chuyên chở, cung ứng sản phẩm;
- Quản lý đội ngũ công nhân thời vụ và an toàn lao động tại các phân
xưởng;
- Xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình cung cấp sản phẩm;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Điều Hành giao.
Phòng thị trường:
- Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách
hàng.
- Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu.
- Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng.
- Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu.
- Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị
trường mong muốn (thực hiện trước khi sản xuất sản phẩm, xây dựng nhà
hàng,….).
- Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hòa,
suy thoái, và đôi khi là hồi sinh.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing như 4P: sản
phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị; 4 C: Nhu cầu, mong muốn, tiện lợi và
thông tin. Đây là kỹ năng tổng hợp của toàn bộ quá trình trên nhằm kết hợp
4P và 4C.
Phòng nghiên cứu thiết kế:
- Nghiên cứu và thiết kế mẫu mã các loại sản phẩm cho công ty.
2.1.2.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quy trình kỹ thuật sản xuất:
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1540
- Khá phức tạp với nhiều công đoạn.
- Quy trình đạt chuẩn chất lượng quốc tế.
Cơ sở vật chất của công ty:
- Với ba nhà máy sản xuất ở Hải Phòng, Bình Dương (Việt Nam) và
Vientiane (Lào), năng lực sản xuất của Nhựa Tiền Phong hàng năm lên tới 75
ngàn tấn sản phẩm các loại. Hiện nay, tại phía Bắc Việt Nam công ty đang
xây dựng nhà xưởng và chuyển đổi dần địa điểm sản xuất từ số 2 An Đà, TP.
Hải Phòng sang phường Hưng Đạo quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng trên
một diện tích sản xuất mới rộng 13,6 ha, gấp hơn 4 lần diện tích sản xuất cũ.
Việc chuyển đổi địa điểm sản xuất của Nhựa Tiền Phong nhằm đáp ứng cho
chiến lược phát triển cao về quy mô và sản lượng sản xuất, tăng sức cạnh
tranh trên thị trường sản phẩm tại Việt Nam và các nước trong khu vực.
- Nhựa Tiền Phong phía nam đã chính thức xây dựng xong nhà máy tại
tỉnh Bình Dương, Việt Nam, sản phẩm đã được thị trường phía Nam đánh giá
cao. Hiện nay, Nhựa Tiền Phong Nam đang xây dựng một hệ thống phân phối
đổi mới và hiện đại, mang lại những tiện ích cao nhất cho người tiêu dùng.
Cùng với việc nâng cao uy tín, hình ảnh của Nhựa Tiền Phong tại miền Nam,
Nhựa Tiền Phong Nam đã xây dựng một chiến lược và kế hoạch sản xuất, tiêu
thụ, chuẩn bị sẵn sàng về thiết bị sản suất để nâng cao gấp nhiều lần công suất
hiện tại theo chiến lược của Công ty về chiếm lĩnh thị phần tại miền Nam Việt
Nam.
- Công ty Liên doanh Nhựa Tiền Phong – SMP tại Cộng hòa dân chủ
Nhân dân Lào được đầu tư với chiến lược cung cấp sản phẩm cho hầu hết các
dự án cấp thoát nước của nước bạn Lào mà chủ yếu là các dự án do World
Bank và ADB tài trợ. Hiện nay, Nhựa Tiền Phong – SMP đã đi vào sản xuất
ổn định và cung cấp cho nhiều dự án lớn. Cho đến nay, Nhựa Tiền Phong –
SMP cũng là mà máy sản xuất ống nhựa lớn nhất của CHDCND Lào.
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1541
Tình hình cung cấp vật tư
- Thị trường nguyên liệu, vật liệu: Là một trong số các công ty hoạt động
trong ngành nhựa nên thị trường đầu vào khá đa dạng và phong phú. Điển
hình là với các loại vật liệu như hạt nhựa, do thị trường trong nước chỉ cung
ứng được 10% nhu cầu của các doanh nghiệp nhựa nên hầu như phải nhập
khẩu nước ngoài.
Thị trường cung cấp sản phẩm.
- Thị trường tiêu thụ khá lớn bao gồm cả trong nước và ngoài nước.
Nhựa Tiền Phong chủ yếu cung cấp các sản phẩm cho thị trường đã được
công ty định vị và phân khúc, đó là các loại ống u.PVC, phụ tùng HDPE, ống
PP-R, phụ tùng PP-R và một số sản phẩm khác như màng luồn dây điện,
máng hứng nước mưa…
Lực lượng lao động
- Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, chuyên nghiệp,
nhiệt tình với công việc là một trong những yếu tố góp phần đưa Nhựa Tiền
Phong ngày càng phát triển và tạo dựng được uy tín trong lĩnh vực dịch vụ
thương mại vận tải, vật liệu xây dựng…
- Hầu hết công nhân, lao động phổ thông được công ty tuyển dụng tại các
địa phương gần địa bàn hoạt động, do đó không xảy ra tình trạng “chảy máu
công nhân”.
2.1.2.4. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng, ngành công
nghiệp nhựa, công ty có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
a) Thuận lợi:
Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền phong là 1 doanh nghiệp lâu
năm với sự linh hoạt và mạnh dạn trong kinh doanh, công ty đã đạt được
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1542
những thành công nhất định và tạo dựng được uy tín trong các lĩnh vực kinh
doanh của mình.
- Bộ máy quản trị và lãnh đạo của công ty giàu kinh nghiệm và có nhiều
mối quan hệ trong ngành đã giúp đem lại cho công ty những hợp đồng cung
cấp ống nhựa cho nhiều công trình xây dựng lớn.
- Công ty đa dạng hóa loại hình kinh doanh, do đó đáp ứng được những
yêu cầu về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
- Nước ta là một quốc gia đang phát triển với mục tiêu công nghiệp hóa-
hiện đại hóa, do đó nhu cầu xây dựng cao, ngành nhựa là ngành luôn tiềm
năng, khai thác được trong thời gian dài.
- Lực lượng lao động phổ thông giá rẻ rất phong phú tại địa bàn hoạt
động của công ty, hầu hết đều đạt trình độ trung cấp trở lên và có kinh nghiệm
trong sản xuất các sản phẩm nhưa ống nhựa.
b)Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi thì công ty cũng gặp phải một số khó khăn. Đó
vừa là khó khăn chung của toàn ngành, cũng là khó khăn riêng của đơn vị.
- Hiện nay các công ty cùng loại hình kinh doanh với công ty Nhựa
Thiếu Niên Tiền Phong được thành lập rất nhiều, kéo theo sự cạnh tranh gay
gắt trong việc tiêu thụ sản phẩm. Điều này khiến công ty phải đối mặt với
những khó khăn nhất định. Giá các mặt hàng nguyên vật liệu đầu vào có
nhiều biến động phức tạp, lại phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu có
giá thành rẻ hơn,đặc biệt là từ Trung Quốc.
- Trong những năm gần đây, bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn có
nhiều diễn biến phức tạp, phục hồi chậm hơn dự báo; nền kinh tế trong nước
vẫn đang trong giai đoạn khó khăn; thị trường BĐS vẫn còn trầm lắng; SXKD
của các DN vẫn trong tình trạng khó khăn; xử lý hàng tồn kho và nợ xấu còn
là 1 vấn đề nan giải. Lạm phát cao, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, thị trường
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1543
chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản trầm lắng, lãi suất cao…cũng
đã tạo nên những chướng ngại vật mà công ty cần tìm cách vượt qua.
- Tàisản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty nên chi
phí khấu hao lớn, thời gian khấu hao dài. Điều này tạo áp lực lớn cho công ty.
2.1.3. Khái quát tình hình tài chính của công ty
2.1.3.1. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty
Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả
tổ chức sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng của mỗi doanh nghiệp. Dựa
vào báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015, tính toán và lập Bảng 2.1 thống kê
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2014 và năm 2015. Sau khi
tính toán sự biến động các chỉ tiêu, nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp có nhiều chuyển biến đáng kể.
BẢNG 2.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2015 2014 Chênh lệch
Số tiền Tỉ lệ
I, Tổng doanh thu 3.506.964 2.905.382 601.582 20,71%
1, Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
3.281.085 2.784.198 496.887 17,85%
2, Doanh thu từ hoạt động tài chính 210.632 119.758 90.874 75,88%
3, Thu nhập khác 15.247 1.426 13.821 969,05%
II,Giá vốn hàng bán 2.273.414 2.020.417 252.997 12,52%
III, Tổng chi phí khác 821.210 512.062 309.148 60,37%
1, Chi phí tài chính 50.151 28.935 21.216 73,32%
2, Chi phí bán hàng 619.991 381.215 238.776 62,64%
3, Chi phí quản lý DN 140.648 97.515 43.133 44,23%
4, Chi phí khác 10.420 4.397 6.023 137,00%
IV, Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 412.340 362.904 49.436 13,62%
V, Lợi nhuận sau thuế 366.612 306.355 60.257 19,67%
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015)
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1544
 Về doanh thu:
Như đã trình bày ở đầu chương 2, hoạt động kinh doanh chính của công
ty là sản xuất và phân phối các loại nhựa công nghiệp và dân dụng vì thế tổng
doanh thu của công ty được hình thành chủ yếu từ doanh thu thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ. Trong năm vừa qua, doanh nghiệp đã mở rộng quy mô
kinh doanh cho nên tình hình tiêu thụ sản phẩm tăng lên rõ rệt. Tổng doanh
thu năm 2015 tăng so với năm 2014 là hơn 601 tỷ đồng, tương ứng tăng
20,71%. Sự tăng lên này chủ yếu là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ tăng hơn 496 tỷ đồng, tương ứng tăng 17,85%. Sự tăng lên về doanh thu
thuần của doanh nghiệp là một dấu hiệu tích cực cho thấy sự trưởng thành về
quy mô kinh doanh của doanh nghiệp năm sau so với năm trước.
 Về giá vốn và chi phí:
Bên cạnh sự tăng lên của doanh thu, giá vốn và tổng chi phí (bao gồm
chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí QLDN) cũng tăng lên đáng kể.
Nguyên nhân chính là do trong năm vừa qua doanh nghiệp phải đối mặt với
sự đi lên của giá hàng hóa đầu vào nhập kho, tăng tiền lương cho cán bộ công
nhân viên trong doanh nghiệp, chi phí quảng cáo tiếp thị sản phẩm tăng
cao,… Đồng thời, cũng do trong năm công ty đã vay ngắn hạn với số lượng
lớn để trang trải các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh,
làm tăng chi phí tài chính. Đây là vấn đề đáng quan tâm của công ty. Nếu với
tình trạng phải trả chi phí lãi vay kéo dài như vậy thì sẽ ảnh hưởng tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
 Về lợi nhuận:
Tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán
và tổng chi phí gộp lại nên cả 2 năm 2014 và 2015 đều có lợi nhuận kế toán
trước thuế dương, từ đó dẫn đến lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
dương. Mặc dù trong nền kinh tế đang rất khó khăn như hiện nay nhưng
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1545
doanh nghiệp vẫn kinh doanh có lãi cho thấy khả năng quản lý của doanh
nghiệp là rất tốt, đặc biệt là trong khâu quản lý hiệu quả sử dụng chi phí. Hình
2.1 cho ta thấy rõ hơn về lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp từ năm 2011
đến năm 2015.
(Nguồn:Báocáo kết quả kinh doanh các năm từ 2011-2015)
Hình 2.1: Lợi nhuận sau thuế từ năm 2011-2015 (đơn vị: triệu đồng)
268,971
291,285 289,579
325,046
366,157
-
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
350,000
400,000
2011 2012 2013 2014 2015
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1546
2.1.3.2. Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của công ty
Dựa vào Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2015, phân tích tình hình biến động tài sản nguồn vốn của
công ty năm 2015 thông qua bảng sau:
BẢNG 2.2.TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN, NGUỒN VỐN NĂM 2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch
Số tiền TT Số tiền TT Số tiền Tỉ lệ TT
Tổng cộng tài sản 3.176.455 100% 2.531.144 100% 645.311 25,49% 0,00%
A.Tài sản ngắn hạn 1.820.817 57,32% 1.444.377 57,06% 376.440 26,06% 0,26%
B. Tài sản dài hạn 1.355.638 42,68% 1.086.767 42,94% 268.871 24,74% -0,26%
Tổng cộng nguồn vốn 4.671.132 100% 3.634.269 100% 1.036.863 28,53% 0,00%
A.Nợ phải trả 1.494.677 47,05% 1.103.125 43,58% 391.552 35,49% 3,47%
I. Nợ ngắn hạn 1.416.166 94,75% 1.079.788 97,88% 336.378 31,15% -3,14%
II. Nợ dài hạn 78.511 5,25% 23.337 2,12% 55.174 236,42% 3,14%
B. Vốn chủ sở hữu 1.681.778 52,95% 1.428.019 56,42% 253.759 17,77% -3,47%
(Nguồn:Bảng cân đối kế toán năm 2015)
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1547
So với cuối năm 2014, tổng tài sản của công ty cuối năm 2015 tăng lên
hơn 645 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 25,49%, con số này chứng tỏ sự tăng
trưởng tốt về quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay khi Việt Nam
đang trong quá trình tham gia hội nhập quốc tế thì việc tăng khả năng cạnh
tranh là vô cùng quan trọng. Và để tăng khả năng canh tranh thì việc mở rộng
quy mô là tất yếu.
 Về cơ cấu tài sản: Trong cơ cấu tài sản thì tài sản ngắn hạn và tài sản
dài hạn của doanh nghiệp đã có sự thay đổi cả về quy mô và tỷ trọng.
+ Về quy mô: TSNH cuối năm 2015 so với đầu năm 2014 tăng hơn 376
tỷ đồng, tương ứng 26,06%. Sự biến động tăng này là do kế hoạch dự trữ sản
xuất trong kỳ và chính sách bán hàng của công ty trong năm 2015. TSDH
cuối năm 2015 so với đầu năm 2015 tăng hơn 268 tỷ đồng, tương ứng tăng
24,74%. TSDH tăng do công ty đang đầu tư xây dựng nhà xưởng và mua sắm
mới máy móc thiết bị.
+ Về tỷ trọng:
Hình 2.1. Tỷ trọng tài sản năm 2015
Ta thấy trong cơ cấu tài sản, TSNH bao giờ cũng chiếm một tỷ trọng lớn
hơn hẳn và có xu hướng tăng so với TSDH. Công ty hoạt động trong lĩnh vực
Cuối năm Đầu năm
57.32% 57.06%
42.68% 42.94%
TỶ TRỌNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY NHỰA
THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
A.Tài sản ngắn hạn B. Tài sản dài hạn
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ

More Related Content

What's hot

Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo hùng anh
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo hùng anhPhân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo hùng anh
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo hùng anhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
 
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thépĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
 
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựngLuận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tảiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty thương mại vận tải
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty thương mại vận tảiĐề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty thương mại vận tải
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty thương mại vận tải
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh Hưng
Quản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh HưngQuản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh Hưng
Quản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh Hưng
 
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
 
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
 
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8 Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo hùng anh
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo hùng anhPhân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo hùng anh
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo hùng anh
 

Similar to Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ

Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...NOT
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ (20)

Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thủy lợi, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài   hiệu quả sử dụng vốn công ty thủy lợi, HAY, ĐIỂM 8Đề tài   hiệu quả sử dụng vốn công ty thủy lợi, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thủy lợi, HAY, ĐIỂM 8
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logisticsĐề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
 
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủyĐề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đLuận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Thái Hà, HAY
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Thái Hà, HAYĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Thái Hà, HAY
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Thái Hà, HAY
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAY
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAYTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAY
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAY
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Đề tài: Quản trị vốn cố định tại công ty TNHH May Lan Lan, HAY
Đề tài: Quản trị vốn cố định tại công ty TNHH May Lan Lan, HAYĐề tài: Quản trị vốn cố định tại công ty TNHH May Lan Lan, HAY
Đề tài: Quản trị vốn cố định tại công ty TNHH May Lan Lan, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ

  • 1. BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ------------- VŨ XUÂN TÙNG CQ50/11.15 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP MÃ SỐ: 11 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S BÙI HÀ LINH HÀ NỘI – 2016
  • 2. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.15i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trên luận văn là trung thực xuất pháttừ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Vũ Xuân Tùng
  • 3. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.15ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN I MỤC LỤC II DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT V DANH MỤC CÁC BẢNG VI DANH MỤC CÁC HÌNH VII LỜI MỞ ĐẦU VIII CHƯƠNG 1: 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP . 1 1.1. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP. 1 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động 1 1.1.2. Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp 3 1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 4 1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 8 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp 8 1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 10 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. 28 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG TRONG THỜI GIAN QUA 34 2.1. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong 34
  • 4. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.15iii 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong 34 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 35 2.1.3. Khái quát tình hình tài chính của công ty 43 2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong 49 2.2.1. Thực trạng xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty 49 2.2.2. Thực trạng tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động của công ty 49 2.2.3. Thực trạng phân bổ vốn lưu động của công ty 54 2.2.4. Thực trạng quản trị vốn bằng tiền của công ty 57 2.2.5. Thực trạng quản trị vốn tồn kho dự trữ của công ty 65 2.2.6. Thực trạng về quản trị nợ phải thu 71 2.2.7. Thực trạng về hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động 79 2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của công ty 82 2.3.1. Những kết quả đạt được 82 2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 83 CHƯƠNG 3: 86 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG 86 3.1. Mục tiêu và địnhhướng phát triển của công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong trong thời gian tới 86 3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội 86 3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty 87 3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong 88
  • 5. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.15iv 3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động bằng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu 89 3.2.2. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền 90 3.2.3. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu 91 3.2.4. Giảm chi phí hàng tồn kho 98 3.2.5. Giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay từ ngân hàng 99 3.2.6. Quản lý tốt chi phí, xây dựng giá thành sản phẩm hợp lý 101 3.2.7. Tìm kiếm mở rộng thị trường, tổ chức tốt việc cung ứng sản phẩm và tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ 102 3.2.8. Nâng cao năng lực, trình độ, tay nghề của cánbộ, công nhân và lao động cuả công ty 104 3.2.9. Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra 105 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp 105 3.3.1. Điều kiện từ phía Nhà nước 105 3.3.2. Điều kiện từ phía công ty 106 KẾT LUẬN 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
  • 6. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.15v DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1. DTT Doanh thu thuần 2. HTK Hàng tồn kho 3. LNST Lợi nhuận sau thuế 4. LNTT Lợi nhuận trước thuế 5. NPT Nợ phải trả 6. NVDH Nguồn vốn dài hạn 7. NVNH Nguồn vốn ngắn hạn 8. ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh 9. ROE Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sử hữu 10.SXKD Sản xuất kinh doanh 11.TSCĐ Tài sản cố định 12.TSDH Tài sản dài hạn 13.TSNH Tài sản ngắn hạn 14.VCĐ Vốn cố định 15.VCSH Vốn chủ sở hữu 16.VLĐ Vốn lưu động 17.VKD Vốn kinh doanh
  • 7. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.15vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu ....................................... 43 Bảng 2.2.Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn năm 2015 ....................... 46 Bảng 2.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của công ty qua các năm ........... 50 Bảng 2.4. Sự biến động vốn lưu động của công ty năm 2015 ...................... 55 Bảng 2.5. Sự biến động vốn bằng tiền của công ty qua các năm.................. 59 Bảng 2.6. Lưu chuyển tiền tệ của công ty qua các năm............................... 62 Bảng 2.7. Hệsố khả năngthanhtoáncủacông ty năm 2015 ............................. 63 Bảng 2.8. Sự biến động của hàng tồn kho năm 2015................................... 67 Bảng 2.9. Bảng cơ cấu và tình hình biến động hàng tồn kho năm 2015........ 68 Bảng 2.10. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty năm 2015 ........... 70 Bảng 2.11. Kết cấu và sự biến động các khoản phải thu của công ty năm 2015 ................................................................................................................ 74 Bảng 2.12. Hiệu quả quản trị các khoản phải thu ........................................ 76 Bảng 2.13. Tình hình công nợ của công ty năm 2015 ................................. 78 Bảng 2.14. Hiệu suất hoạt động và hiệu quả sử dụng vlđ của công ty năm 2014-2015................................................................................................ 79
  • 8. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.15vii DANH MỤC CÁC HÌNH HÌNH 2.1: Lợi nhuận sau thuế từ năm 2011-2015 ...................................... 45 HÌNH 2.2. Tỷ trọng tài sản năm 2015........................................................ 47 HÌNH 2.3. Cơ cấu nguồn hình thành vốn lưu động qua các năm ................. 51 HÌNH 2.4. Mô hình tài trợ nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2015 .... 53 HÌNH 2.5. Kết cấu vốn lưu động của công ty năm 2015 ............................. 55 HÌNH 2.6. Kết cấu vốn bằng tiền của công ty qua các năm......................... 59 HÌNH 2.7. Tình hình diễn biến các dòng tiền thuần của công ty.................. 62 HÌNH 2.8. Biểu đồ sự biến động hàng tồn kho của công ty qua các năm ..... 67 HÌNH 2.9. Sự biến động các khoản phải thu của công ty qua các năm......... 73
  • 9. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.15viii LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một hoạt động nào của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn. Tuỳ vào đặc điểm từng ngành nghề kinh doanh cụ thể mà cơ cấu vốn có sự khác biệt ở một mức độ nào đó. Để tồn tại và phát triển lâu dài, các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới việc tạo lập, sử dụng và quản lý vốn sao cho hiệu quả nhất cũng như chi phí sử dụng vốn là thấp nhất nhưng vẫn đạt được kết quả kinh doanh ở mức cao. Vốn lưu động (VLĐ) là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, việc tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Doanh nghiệp sử dụng VLĐ có hiệu quả, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức tốt quá trình mua sắm dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển từ loại này thành loại khác, từ hình thái này sang hình thái khác, rút ngắn vòng quay vốn. Do đó, việc chủ động xây dựng, huy động, sử dụng VLĐ là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong vừa qua, cùng với việc nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã quyết định chọn đề tài: " Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2.Mục đích nghiên cứu: Nâng cao chất lượng sử dụng vốn lưu động là một vấn đề quan trọng đối với một doanh nghiệp sản xuất. Có sử dụng vốn lưu động hiệu quả mới giúp doanh nghiệp phát triển tốt được. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài này thông qua thời gian thực tế thực tập tại công ty và vận
  • 10. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.15ix dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu về vốn lưu động và công tác quản trị vốn lưu động tại công ty từ đó đánh giá được thực trạng quản trị vốn lưu động và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty. 3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong . - Phạm vi nghiên cứu là các nội dung quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong qua các năm từ 2011-2015. 4. Về phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu thế biến động của các chỉ tiêu và các phương pháp khác: phân tích nhân tố, số chênh lệch... 5. Kết cấu luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung đề tài luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng về tình hình quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong trong thời gian qua. Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tằng cường quản trị vốn lưu động của công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong. Do điều kiện thời gian thực tập cũng như trình độ kiến thức còn nhiều hạn chế nên đề tài nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sĩ Bùi Hà Linh cũng như sự giúp đỡ của các anh chị tại CTCP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong trong thời gian thực tập vừa qua
  • 11. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.151 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP . 1.1. Vốnlưu động và nguồnhìnhthànhvốnlưuđộng trong doanh nghiệp. 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành họat động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có sự kết hợp của cả ba yếu tố: Sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch một lần vào toàn bộ giá trị sản phẩm, được thu hồi toàn bộ khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh. Xét về mặt hình thái hiện vật gọi là các tài sản lưu động (TSLĐ), xét về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động ( VLĐ) của doanh nghiệp. TSLĐ gồm hai bộ phận: TSLĐ sản xuất, TSLĐ lưu thông. - TSLĐ sảnxuất gồm: Vật tư dự trữ để đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành liên tục như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,…và những vật tư đang trong quá trình cần hoàn thiện như: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. - TSLĐ lưu thông: Là những TSLĐ nằm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, chi phí trả trước,… Trong quá trình sản xuất, TSLĐ nằm trong quá trình lưu thông luôn vận động, thay thế chuyển hóa lẫn nhau làm cho quá trình sản xuất kinh doanh đựợc diễn ra liên tục, thường xuyên. Tùy từng điều kiện sản xuất, lĩnh vực kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp đòi hỏi phải có lượng TLSĐ nhất định để quá trình kinh doanh đựơc diễn ra liên tục, thường xuyên. Hình thành nên số TSLĐ này, các doanh nghiệp phải
  • 12. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.152 ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó, số vốn này được gọi là VLĐ của doanh nghiệp. VLĐ của doanh nghiệp thường xuyên vận động, chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau: Đối với doanh nghiệp sản xuất: sựvân động của VLĐ trải qua 3 giai đoạn: T – H – SX – H’ – T’ + Giai đọan mua sắm dự trữ vật tư : ở giai đọan này, VLĐ từ hình thái vốn bằng tiền chuyển sang hình thái vật tư dự trữ. + Giai đọan sản xuất: VLĐ từ hình thái vật tư dự trữ chuyển sang hình thái sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. Kết thúc quá trình sản xuất chuyển sang hình thành vốn thành phẩm. + Giai đọan tiêu thụ: VLĐ từ hình thái sản phẩm hàng hóa chuyển sang hình thái vốn bằng tiền. Đối với doanh nghỉệp thương mại: sự vận động của vốn lưu động qua 2 giai đọan: T – H – T’ + Giai đọan mua: vốn hình thành tiền tệ chuyển sang hình thái vốn hàng hóa dự trữ. + Giai đọan bán: VLĐ từ hình thái hàng hóa dự trữ chuyển sang vốn bằng tiền. Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, VLĐ chuyển hết giá trị ngay trong một lần và được hòan lại toàn bộ khi doanh nghiệp thực hiện xong việc tiêu thụ và xác định có doanh thu. Do đó, VLĐ hòan thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Như vậy từ những phân tích trên, ta có khái niệm về VLĐ: “ VLĐ của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp”.
  • 13. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.153 Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bị chi phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên VLĐ của doanh nghiệp có những đặc điểm sau: - Trong quá trình chu chuyển thay đổi hình thái biểu hiện. - Chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh. - Vốn lưu động hoàn thành 1 vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Vốn lưu động vận động theo một vòng tuần hoàn, từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở quan trọng đánh giá hiệu quả sử sung vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.1.2. Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp Dựa theo tiêu thức khác nhau có thể chia VLĐ thành các loại khác nhau. Thông thường có một số cách phân loại chủ yếu sau đây: 1.1.2.1. Dựa vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động Theo tiêu thức này VLĐ trong doanh nghiệp có thể được chia thành hai lọai:  Vốn bằng vật tư, hàng hóa Bao gồm vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm..  Vốn bằng tiền và các khoản phải thu Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu… Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ dự trữ tồn kho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanh nghiệp.
  • 14. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.154 1.1.2.2. Dựa vào vai trò của vốn lưu động Theo cách phân loại này thì vốn lưu động được chia làm 3 loại:  VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: - Vốn nguyên nhiên vật liệu - Vốn phụ tùng thay thế - Vốn công cụ dụng vụ nhỏ dự trữ sản xuất  VLĐ trong khâu sản xuất: - Vốn bán thành phẩm, sản phẩm dở dang - Vốn chi phí trả trước.  VLĐ trong khâu lưu thông: - Vốn thành phẩm - Vốn bằng tiền - Vốn trong thanh toán. -Vốn đầu tư ngắn hạn Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.3.1. Phân loại nguồn vốn lưu động Căn cứ theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn thì nguồn VLĐ được chia thành: Nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời. Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết. Để đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục thì ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường xuyên
  • 15. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.155 phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng. Nguồn VLĐ thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn. Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm được xác định như sau: Nguồn VLĐ thường xuyên = Tổng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp - Tài sản dài hạn Trong đó: Tổng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn = Tổng tài sản - Nợ ngắn hạn Hoặc có thể xác định bằng công thức: Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Nguồn VLĐ tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn, các khoản phải trả người bán, các khoản phải trả phải nộp khác… Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét, huy động các nguồn phù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tổ chức nguồn vốn. Mặt khác, đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhất với chi phí nhỏ nhất. 1.1.3.2. Các mô hình tài trợ vốn lưu động
  • 16. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.156 Mô hình tài trợ thứ nhất: toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Hình vẽ biểu hiện mô hình tài trợ thứ nhất như sau: TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn TSLĐ thường xuyên thường xuyên TSCĐ Ưu điểm : Giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn. Giảm bớt chi phí trong việc sử dụng vốn. Nhược điểm: Chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào, nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn song kém linh hoạt hơn. Trong thực tế, có khi doanh thu biến động, khi gặp khó khăn về tiêu thụ, doanh nghiệp phải tạm thời giảm bớt quy mô kinh doanh, nhưng vẫn phải duy trì một lượng vốn thường xuyên khá lớn.
  • 17. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.157 Mô hình tài trợ thứ hai: toàn bộ TSCĐ,TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ hai như sau: TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên TSLĐ thường xuyên TSCĐ Ưu điểm: Khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao Nhược điểm: Chi phí sử dụng vốn cao. Về mặt thực tế, có những doanh nghiệp gặp thời vụ, dự trữ vật tư và hàng tồn kho để bán tăng lên, lúc này đã sử dụng nguồn vốn vay dài hạn để tài trợ cho phần tăng độtbiến này. Trong trường hợp này cũng phải được chấp nhận đưa đến việc sử dụng vốn linh hoạt hơn nhưng chi phí sử dụng vốn cao hơn. Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ
  • 18. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.158 thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ hai như sau: TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời TSLĐ thường xuyên Nguồn vốn thường xuyên TSCĐ Ưu điểm: Chi phí sử dụng thấp và việc sử dụng vốn linh hoạt hơn. Nhược điểm: Khả năng gặp rủ ro thanh khoản cao hơn. Trong thực tế, mô hình này được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì phần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, đối với các doanh nghiệp mới rất cần thiết. 1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm:
  • 19. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.159 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp có thể được định nghĩa là quản trị về tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra thường xuyên và liên tục. 1.2.1.2. Mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Quản lý, sử dụng hợp lý tài sản lưu động cũng như vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp. Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hậu quả của nhiều yếu tố chứ không phải chỉ do quản trị vốn lưu động tồi. Nhưng cũng cần thấy rằng sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định và kiểm soát tài sản lưu động là các khoản nợ ngắn hạn hầu như là nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùng của họ. Việc quản lý tốt vốn lưu động phần nào thể hiện sự kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp. Ngoài ra có thể nhận thấy vốn lưu động thay đổi theo nhịp độ sản xuất của từng chu kỳ kinh doanh, chính vì vậy vốn lưu động được coi là một chi báo về khả năng thanh toán tại một thời điểm cũng như khả năng thanh toán trong tương lai, hơn thế nữa vốn lưu động cũng là cầu nối giữa cân bằng tài chính trong dài hạn và ngắn hạn của doanh nghiệp, vì vậy quản trị vốn lưu động hiệu quả đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.Vậy mục tiêu của quản trị vốn lưu động là: Nhằm tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đảm bảo đủ lượng tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Đảm bảo hoạt động sản xuất kih doanh diễn ra binh thường. Tiền chính là nhựa sống của doanh nghiệp, nếu dòng tiền bị ảnh hưởng thì khả năng duy trì hoạt động, tái đầu tư và đáp ứng các yêu cầu về vốn bị đẩy vào tình trạng xấu. Dự báo trước tình hình nguồn tiền trong tương lai là yếu tố tối quan trọng
  • 20. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1510 để ra quyết định trong sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy quản trị vốn lưu động là một mảng rất quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp. 1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên liên tục. Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng nhu cầu cần thiết ngắn hạn của doanh nghiệp. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp. Như vậy, nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu cầnthiếtphảicóđểđảmbảochohoạtđộngsảnxuất kinh doanh được tiến hànhbìnhthường,liên tục.Dướimứcnày, sảnxuấtkinhdoanhcủadoanhnghiệp sẽ gặp khókhăn,thậmchíbịchìtrệ, giánđoạn.Nhưngnếutrên mứccần thiết thì lại gây nên tình trạng vốn bị ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả. Chính vì vậy trong quản trị VLĐ , các doanh nghiệp cần chú trọng xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Với quan niệm nhu cầu VLĐ là số vốn tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên nhu cầu vốn lưu động được xác định theo công thức: Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phảithu – Nợ phải trả nhà cung cấp Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; đặc điểm, tích chất của ngành nghề kinh doanh; sự biến động của giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường; trình độ tổ chức,quản lý sử dụng VLĐ của doanh nghiệp; trình độ kỹ thuật – công nghệ sản xuất; các chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ… Việc xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp
  • 21. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1511 doanh nghiệp xác định đúng nhu cầu VLĐ và có biện pháp quản lý, sử dụng VLĐ một cách tiết kiệm và có hiệu quả hơn. Để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp có thể sử dụng hai phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Phương pháp trực tiếp. Nội dung cơ bản của phương pháp này: Căn cứ vào các yêu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn lưu động của doanh nghiệp phải ứng ra để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Trình tự của phương pháp: Bước 1: Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trước hết phải xác định nhu cầu vốn dự trữ của từng loại nguyên vật liệu. Sau đó tổng hợp lại để tính mức dự trữ nguyên vật liệu hoặc hàng hóa. Cụ thể là: - Xác định nhu cầu vốn lưu động dự trữ hàng tồn kho cần thiết (nguyên vật liệu chính và các loại vật tư khác). - Xác định nhu cầu vốn sản phẩm dở dang. - Xác định nhu cầu vốn về chi phí trả trước. - Xác định nhu cầu vốn thành phẩm. Bước 2: Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng. (Dự kiến khoản phải thu) Có thể dự kiến nợ phải thu trung bình từ khách hàng theo công thức: Npt= Kpt x Sd Trong đó: Npt: Nợ phải thu dự kiến kỳ kế hoạch. Kpt: Thời hạn trung bình cho khách hàng nợ (kỳ hạn thu tiền trung bình)
  • 22. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1512 Sd: Doanh thu bình quân một ngày trong kì kế hoạch. Bước 3: Xác định các khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ. Có thể dự kiến khoản nợ phải trả nhà cung cấp theo công thức sau: Nợ phải trả nhà cung cấp = Kỳ trả nợ trung bình X Giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa mua vào bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch(loại mua chịu) (Dự kiến các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ: hoàn toàn tương tự) Bước 4: Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn về hàng tồn kho, dự kiến các khoản phải thu và khoản phải trả. Có thể xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên cần thiết năm kế hoạch của doanh nghiệp. Ưu, nhược điểm của phương pháp trực tiếp. - Ưu điểm: Xác định được nhu cầu cụ thể của từng loại vốn trong từng khâu kinh doanh. Do đó tạo điều kiện tốt cho việc quản ý, sử dụng vốn theo từng loại trong từng khâu sử dụng. Phương pháp này được đánh giá là khá phù hợp với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. - Nhược điểm: Việc tính toán tương đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều và mất khá nhiều thời gian, nhất là đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều loại vật tư trong sản xuất và có các chính sách tín dụng khách hàng, tín dụng nhà cung cấp thường xuyên thay đổi. Phương pháp giántiếp xác định nhu cầuvốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.
  • 23. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1513 Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn. Có thể chia ra làm 2 trường hợp như sau: Trường hợp thứ nhất: Dựa vào kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp mình. Nội dung chủ yếu: Việc xác định nhu cầu vốn theo cách này là dựa vào hệ số vốn lưu động tính theo doanh thu được rút từ thực tế hoạt động của các doanh nghiệp cùng loại trong ngành. Trên cơ sở đó xem xét quy mô kinh doanh dự kiến theo doanh thu của doanh nghiệp mình để tính nhu cầu vốn lưu động cần thiết. Ưu, nhược điểm: Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế. Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu vốn lưu động khi thành lập doanh nghiệp với quy mô nhỏ. Trường hợp thứ hai: Dựa vào tình hình sử dụng vốn lưu động ở thời kỳ vừa qua của doanh nghiệp để xác định nhu cầu chuẩn về vốn lưu động cho các thời kỳ tiếp theo. Nội dung chủ yếu: Dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành nhu cầu vốn lưu động gồm: Hàng tồn kho, nợ phải thu từ khách hàng và nợ phải trả nhà cung cấp ( số nợ phải trả phát sinh có tính chất tự động và có tính chất chu kỳ) với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ chuẩn nhu cầu vốn lưu động tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ này để xác định nhu cầu vốn lưu động cho các kỳ tiếp theo. Trình tự phương pháp:
  • 24. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1514 Bước 1: Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động trong năm báo cáo. Khi đã xác định số dư bình quân các khoản phải phân tích tình hình để loại trừ số liệu không hợp lý. Bước 2: Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo. Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần. Bước 3: Xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch. Ưu, nhược điểm: Việc xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp này tương đối đơn giản, giúp doanh nghiệp ước tính được nhanh chóng nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp. Tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế. Thích hợp với các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định, hoặc hoạt động trong các thị trường ít có biến động Trường hợp thứ 3: Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu Nội dung của phương pháp: là dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kế hoạch. Trình tự phượng pháp: Phương pháp này được tiến hành theo bốn bước sau đây: Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán kỳ thực hiện. Bước 2: Lựa chọn các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn vốn chiếm dụng trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và và tính tỷ lệ phần trăm các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ.
  • 25. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1515 Bước 3: Sử dụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên doanh thu để ước tính nhu cầu vốn tăng thêm của năm kế hoạch. Bước 4: Dự báo nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn tăng thêm của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động là việc phân bổ nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời của một doanh nghiệp, đây là một công việc hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp. Tổ chức tốt việc đảm bảo nguồn vốn lưu động, nguồn vốn lưu động phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giúp các doanh nghiệp có thể thực hiện sản xuất kinh doanh một cách liên tục, kịp thời không bị gián đoạn do thiếu vốn. Nếu doanh nghiệp tổ chức nguồn vốn lưu động một cách sơ sài, không phù hợp sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút, lúc thì thừa vốn không biết đầu tư vào đâu, lúc lại thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động sản xuất. Vì sự quan trọng của việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động cho nên các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều đến công tác này tránh tình trạng thiếu vốn kéo dài đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2.3. Phân bổ vốn lưu động Phân bổ vốn lưu động là việc phân chia các thành phần vốn trong vốn lưu động theo tỷ trọng sao cho phù hợp với ngành nghề và điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác nhau có các cách phân bổ khác nhau để phù hợp với ngành nghề, điều kiện và tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty. Vốn lưu động bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, các khoản phải thu và tài sản ngắn hạn khác. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có tỷ trọng các khoản này khác nhau, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vận tải thì không có hàng tồn
  • 26. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1516 kho, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất bánh kẹo,… thì lại có rất nhiều hàn tồn kho. Chính vì thế cần phải nghiên cứu về tỷ trọng các loại vốn lưu động xem có phù hợp với công ty không để có biện pháp khắc phục và hoàn thiện hơn hệ thống vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.2.2.4. Quản trị vốn tồn kho dự trữ Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này. Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia thành ba loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm. Mỗi loại tồn kho dự trữ trên có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và ổn định. Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất quan trọng, không phải vì nó chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số VLĐ của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của thị trường, giá cả vật tư hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp. Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Riêng đối với mức tồn
  • 27. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1517 kho thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng thường là số lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức mua của thị trường… Nhận thức rõ các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp nhằm duy trì lượng tồn kho dự trữ hợp lý nhất. + Mô hình quản lý hàng tồn kho. Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần phải quản lý sao cho tiết kiệm, hiệu quả. Chi phí tồn kho dự trữ thường được chia làm hai loại là chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng. Chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho thường bao gồm các chi phí như bảo quản hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí tổn thất hàn hóa bị hư hỏng, biến chất, giảm giá và các chi phí cơ hội do vốn bị lưu giữ ở hàng tồn kho. Còn chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng bao gồm chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa theo hợp đồng giao hàng. Các chi phí có liên quan, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu doanh nghiệp dự trữ nhiều vật tư, hàng hóa thì chi phí lưu giữ, bảo quản hàng hóa sẽ tăng lên, ngược lại chi phí thực hiện các hợp đồng cung úng sẽ giảm tương đối do giảm được số lần cung ứng. Vì thế trong quản lý hàng tồn kho cần phải xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc duy trì lượng hàng tồn kho cao hay thấp, thực hiện tối thiểu hóa chi phí hàng tồn kho dự trữ bằng việc xác định mức đặt hàng kinh tế hiệu quả nhất. Mô hình quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu tổng chi phí tồn kho dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu. Nội dung cơ bản của mô hình này là xác định mức đặt hàng kinh tế (EOQ) để với mức đặt hàng này thì tổng chi phí tồn kho dự trữ là nhỏ nhất. Mô hình EOQ được mô tả theo đồ thị sau:
  • 28. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1518 Chi phí Tổng chi phí Chi phí lưu trữ Chi phí đặt hàng Số lượng đặt hàng QE Theo mô hình này, người ta thường giả định số lượng hàng đặt mỗi lần là đều đặn và bằng nhau, được biểu diễn như sau: Q Q/2 Tđh1 Tđh2 Tđh3 1.2.2.5. Quản trị vốn bằng tiền
  • 29. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1519 Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ phận cấu thành nên tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản có tính chất thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư sử dụng vào mục đích nhất định. Hơn nữa với đặc điểm là tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị thất thoát, gian lận, lợi dụng. Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi doanh nghiệp có thể đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi ngân hàng để thu lợi nhuận. Ngược lại khi cần tiền mặt doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán chứng khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sư dụng. Trong các doanh nghiệp, nhu cầu lưu trữ vốn bằng tiền thường có 3 lý do chính: Nhằm đáp úng các chu cầu giao dịch, thanh toán hằng ngày như trả tiền mua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế… của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận; từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau: - Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ.
  • 30. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1520 Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp. Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý. Ngoài phương pháp trên, có thể vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp. Để quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu thì thường dựa vào sự đánh đổi giữa chi phí giữ tiền mặt và chi phí giao dịch do giữ ít tiền mặt. Cần phải tính toán kĩ càng để đưa ra quyết định hợp lý. - Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng. Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ. Phân định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ. Việc xuất, nhập quỹ tiền mặt hằng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợp pháp hợp lệ. Phải thực hiện đối chiếu kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hằng ngày. Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quá trình thanh toán (tiền đang chuyển) phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ngân hàng. - Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hằng năm Có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi (đầu tư tài chính ngắn hạn). Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn. 1.2.2.6. Quản trị các khoản phảithu
  • 31. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1521 Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế quản trị các khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp. Quản trị các khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Do đó doanh nghiệp cần đặc biệt coi trọng các biện pháp quản trị khoản phải thu từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng (nới lỏng) bán chịu, còn nếu khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro doanh nghiệp phải thu hẹp (thắt chặt) việc bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau đây: - Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng: Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp có thể chấp nhận bán chịu. Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà doanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp. - Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu. Để tránh các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi doanh nghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu. Nội dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. - Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ.
  • 32. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1522 Tùy theo điều kiện cụ thể có thể áp dụng các biện pháp phù hợp như: +Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp. +Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp. +Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính. 1.2.3. Cácchỉ tiêu đánhgiátìnhhìnhquảntrịvốnlưuđộngcủadoanhnghiệp. + Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động. Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động được thể hiện qua hai chỉ tiêu, đó là nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) và nguồn vốn lưu động tạm thời.  Nguồn vốn lưu động thường xuyên NWC = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trảngắn hạn Chỉ tiêu này dùng để đánh giá phương thức tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp. Trong thực tế, có thể xảy ra 3 trường hợp sau: -Trườnghợp1: Khinguồn vốn dài hạn lớn hơn giá trị tài sản dài hạn (hay tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn); điều này đồng nghĩa với việc nguồnvốnlưu độngthườngxuyêncó giá trịdương(NWC >0). Điềunày cho thấy doanhnghiệp dãdùngmộtphầncủanguồnvốndàihạn đểtài trợ cho tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn. -Trường hợp 2: Nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn thì nguồn vốn lưu thông thường xuyên sẽ có giá trị âm (NWC <0), đồng nghĩa với doanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn. Điều này làm cho doanh nghiệp giảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn do đầu tư vào tài sản dài hạn nên chưa thu hồi được vốn.
  • 33. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1523 -Trường hợp 3: Nếu tài sản ngắn hạn bằng nợ phải trả ngắn hạn, hay nguồn vốn thường xuyên bằng giá trị tài sản dài hạn thì nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị bằng không (NWC =0). Điều này cho thấy, doanh nghiệp dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn.  Nguồn vốn lưu động tạm thời: Nguồn vốn lưu động tạm thời = Nợ ngắn hạn Nguồn vốn lưu động tạm thời cho biết doanh nghiệp có dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn không hay còn dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn nũa để có nhiều biện pháp khắc phục, xử lý. + Phân bổ vốn lưu động. Phân bổ vốn lưu động được thể hiện qua chỉ tiêu kết cấu vốn lưu động. Kết cấu của VLĐ là tỉ trọng của từng thành phần vốn hoặc từng loại vốn trong tổng số VLĐ của DN. Từ cách phân loại trên DN có thể xác định kết cấu VLĐ của mình theo những tiêu thức khác nhau. Việc phân tích kết cấu VLĐ của DN theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp DN hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng của số VLĐ mà mình đang quản lí và sử dụng. Từđó xác định đúng các trọng điểm và các biện pháp quản lý VLĐ hiệu quả hơn, phù hợp hơn với điều kiện cụ thể của DN. Tỷ trọng từng loại vốn lưu động = Giá trị từng loại vốn lưu động x 100 Giá trị tổng vốn lưu động
  • 34. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1524 Công thức này cho biết mỗi thành phần trong tổng vốn lưu động chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn lưu động để xem xét xem tỷ lệ này có phù hợp với doanh nghiệp hay không. Trong cùng một ngành kinh doanh các DN có sự khác nhau về kết cấu VLĐ, thậm chí trong cùng một DN giữa hai kỳ khác nhau cũng khác nhau, do có các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ. +Tình hình quản lý vốn bằng tiền. Tình hình quản lý vốn bằng tiền được thể hiện qua các chỉ tiêu liên quan đến khả năng thanh toán và hệ số tạo tiền của doanh nghiệp.  Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN.  Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong một thời gian ngắn, không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hoá.  Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền + Các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Hệ số này cho phép đánhgiá sáthơn khả năng thanh toán củadoanh nghiệp.  Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:
  • 35. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1525 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay phải trả + lợi nhuận trước thuế Lãi vay phải trả Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ.  Hệ số tạo tiền của doanh nghiệp: Hệ số tạo tiền của doanh nghiệp = Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh Doanh thu bán hàng Chỉ tiêu này thường được xem xét trong thời gian hàng quý, hàng 6 tháng hoặc hàng năm giúp nhà quản trị đánh giá khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu đạt được. +Tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ. Để quản lý vốn tồn kho dự trữ, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho và số ngày luân chuyển hàng tồn kho. Cụ thể như sau:  Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số lần mà hàng tồn kho luân chuyển bình quân trong kỳ. Số vòng quay càng cao chứng tỏ việc kinh doanh càng tốt vì chỉ cần đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn thu được doanh thu cao.  Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho: Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho = 360 ngày Số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu này cho biết độ dài ngày cho một lần luân chuyển hàng tồn kho. Chỉ tiêu nhày cao chứngtỏ trongkỳdoanh nghiệp có số vòng quay hàng tồn kho thấp. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào chính sách quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp.
  • 36. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1526 +Tình hình quản lý nợ phải thu. Tình hình quản lý nợ phải thu của doanh nghiệp được thể hiện qua hai chỉ tiêu đó là số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân. Cụ thể như sau:  Số vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu == Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Số dư bìnhquân các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chu chuyển vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, giảm số vốn bị chiếm dụng.  Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = 360 ngày Số vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. + Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thể hiện qua các chỉ tiêu: số vòng quay vốn lưu động, kỳ luân chuyển vốn lưu động, mức tiết kiệm vốn lưu động, hàm lượng vốn lưu động, tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động. Cụ thể:  Số lần luân chuyển VLĐ (Vòng quay VLĐ) Số lần luân chuyển vốn lưu động = Tổng mức luân chuyển của VLĐ Vốn lưu động bình quân trong kỳ
  • 37. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1527 Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay của VLĐ thực hiện được trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).  Kỳ luân chuyển VLĐ: Kỳ luân chuyển vốn lưu động = 360 ngày Số lần luân chuyển VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của VLĐ trong kỳ.  Mức tiết kiệm VLĐ: M1 M1 VTK = L1 L0 Trong đó: VTK: Số VLĐ có thể tiết kiệm do ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh với kỳ gốc. M1: Tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ so sánh. L1; L0: Số lần luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc. Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo).  Hàm lượng vốn lưu động: Hàm lượng VLĐ (còn gọi là mức đảm nhiệm VLĐ) là số VLĐ cần có để đạt một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm. Chỉ tiêu này được tính như sau: Hàm lượng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong kỳ Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ
  • 38. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1528 Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần bao nhiêu VLĐ. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.  Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động = Lợi nhuận trước hoặc sau thuế x 100% Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế. 1.2.4. Cácnhântốảnhhưởngđếnquảntrị vốn lưu động của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ của doanh nghiệp vân động liên tục từ hình thái này sang hình thái khác, tại mỗi thời điểm nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của mình để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Xét một cách tổng quát, có một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp như sau: a.Các nhân tố chủ quan Các nhân tố chủ quan là những nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp gồm có: * Cơ cấu vốn của doanh nghiệp Việc xác định cơ cấu vốn của doanh nghiệp càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng vốn. * Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp Việc xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp thiếu chính xác dẫn đến thừa hoặc thiếu vốn đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu thiếu vốn sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm xuất hiện tình trạng công nhân viên không phải làm việc mà vẫn được hưởng lương theo quy định, còn nếu thừa vốn sẽ gây lãng phí, làm tăng
  • 39. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1529 chi phí kinh doanh. Như vậy, thừa hoặc thiếu vốn đều làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Việc sử dụng vốn Do việc sử dụng lãng phí, nhất là VLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh như: mua sắm vật tư không đúng chất lượng kỹ thuật, bị hao hụt nhiều trong quá trình mua sắm cũng như trong quá trình sản xuất, không tận dụng được các phế phẩm, phế liệu loại ra. Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp * Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm thích hợp Hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp trước hết được quyết định bởi khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc sản xuất sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu, tiêu thụ ở đâu và với mức giá nào để còn có phương án huy động các nguồn lực hợp lý, nhằm đạt được mức lợi nhuận tối đa. Các phương án được lựa chọn phải dựa trên cơ sở tiếp cận thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường. Có như vậy, sản phẩm sản xuất ra mới có khả năng tiêu thụ nhanh, sức cạnh tranh lớn, hiệu quảkinh tế cao và đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. *Trình độ các nhà quản lý của doanh nghiệp Cán bộ quản lý doanh nghiệp luôn phải được nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và tư cách đạo đức nghề nghiệp. Phải kiểm tra các số liệu kế toán một cách thận trọng trước khi ra quyết định cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất kinh doanh mọi nguồn thu, chi của doanh nghiệp phải rõ ràng, tiết kiệm, đúng lúc, đúng chỗ…có như vậy mới nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. * Mối quan hệ của doanh nghiệp Mối quan hệ của doanh nghiệp thể hiện hai phương diện, đó là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Mối quan hệ của doanh nghiệp rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến
  • 40. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1530 nhịp độ sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm … qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và nhà cung cấp tốt thì nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất được cung ứng kịp thời làm giảm được những chi phí không cần thiết. * Trình độ nguồn nhân lực Trình độ và kinh nghiệm của người lao động có ảnh hưởng trưc tiếp đến quá trình SXKD cũng như năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và khả năng tiết kiệm hay lãng phí VLĐ. Hơn thế nữa, trình độ quản lý của DN cũng là một yếu tố sống còn tác động mạnh mẽ đến việc quản trị VLĐ của DN. Các nhà quản lý chính là những người đưa ra các quyết định, chính sách và các chiến lược cho DN. VLĐ của DN cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn của quá trình SXKD, vì vậy nếu công tác quản lý kém cũng đồng nghĩa với việc dẫn đến tình trạng lãng phí, sử dụngdụng không hiệu quả VLĐ. * Đặc điểm ngành nghề sản xuất, kinh doanh Mỗi ngành nghề SXKD đều mang những đặc thù riêng dẫn đến nhu cầu về VLĐ cũng như quá trình SXKD khác nhau. Có những ngành nghề sản xuất mang tính chất thời vụ nên DN cần căn cứ vào đặc điểm SXKD và tình hình thực tế để từ đó có những biện pháp quản trị VLĐ tốt hơn. * Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Trên thị trường, mỗi một ngành nghề kinh doanh đều có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh. Do vậy, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường ảnh hưởng lớn đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, nhu cầu về vốn lưu động của công ty cao do đó quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp cần quan tâm chú ý nhiều hơn.
  • 41. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1531 b.Các nhân tố khách quan Nhân tố khách quan là những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể khắc phục một cách hoàn toàn mà phải thích ứng và phòng ngừa hợp lý. * Cơ chế và các chính sách của nhà nước Trongnền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, các doanh nghiệp được tự do lựa chọnngành nghề kinh doanhtheo quy định củapháp luật và chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Nhà nước tạo môi trường hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanhnghiệp hoạt động theo định hướng của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Một số chínhsáchnhưchínhsáchtríchlập dự phòngtạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguồnbùđắp rủi ro, các văn bản về nghĩa vụ nộp thuế và chính sách hoàn thuế với doanhnghiệp sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. * Ảnh hưởng của lạm phát: Trong nền kinh tế thị trường, do tác động của lạm phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các loại hàng hóa, vật tư…từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. * Sựcạnhtranhcủacácdoanhnghiệpvàxu hướngpháttriểncủa ngành Kinh doanh theo cơ chế thị trường, luôn tồn tại nhiều thành phần kinh tế tham gia, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh quyết liệt để tồn tại, thị trường tiêu thụ không ổn định, sức mua của thị trường lại có hạn, rủi ro ngày càng tăng và luôn rình rập doanh nghiệp dễ dẫn đến những rủi ro bất thường trong kinh doanh. Điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
  • 42. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1532 * Ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô Lạm phát gây ra hậu quả mất giá đồng tiền làm cho vốn của DN mất dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ, cũng như sự gia tăng về giá của các loại hàng hóa, vật tư đầu vào gây khó khăn và ảnh hưởng xấu đến quản trị VLĐ tại DN. * Nhân tố khách hàng Nhân tố khách hàng của doanhnghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Khách hàng là nguồn sống của doanh nghiệp, nhu cầucủa kháchhàng là điều mà tất cảcác doanhnghiệp cần tìm hiểu, doanhnghiệp phải đitheo yêu cầu của khách hàng làm thay đổi nhu cầu nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Ví dụ như khách hàng luôn yêu cầu giá rẻ, doanh nghiệp cần nghiên cứu làm giảm giá thành sản phẩm như tìm nguồn nguyên vật liệu giá rẻ,… Chính vì thế, nó ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. * Trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật Trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp cao hay thấp làm cho doanh nghiệp tốn nhiều hay ít chi phí hơn để tạo ra sản phẩm của mình, do đó làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nếu giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện của người tiêu dùng thì doanh số bán hàng của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp cần nhiều nguyên vật liệu hơn để tiến hành sản xuất kinh doanh đem sản phẩm ra tiêu thụ. Do đó, trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. * Ảnh hưởng từ nhà cung cấp Doanh nghiệp để sản xuất ra sản phẩm của mình thì cần có nguyên vật liệu, mà nguyên vật liệu từ đâu mà có? Nó là từ những nhà cung cấp cho doanh nghiệp. Các chính sách tín dụng của nhà cung cấp ảnh hưởng tới lượng tiền mà các khoản nợ cuuar doanh nghiệp, giá nguyên vật liệu ảnh hưởng đến
  • 43. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1533 hàng tồn kho của doanh nghiệp. Do vậy, nhà cung cấp của doanh nghiệp cũng tác động đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. * Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên, thiên tai lũ lụt ảnh hưởng đến chất lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp ví dụ như ẩm mốc,… thiên tai lũ lụt làm nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp của người tiêu dùng thay đổi, làm thay đổ vốn lưu động của doanh nghiệp. Thiên tai lũ lụt làm điều kiện kinh tế của người dân khó khăn hơn làm cho doanh nghiệp không bán được nhiều sản phẩm, hàng tồn kho tồn lại quá nhiều, lâu sẽ hết hạn sử dụng. Do vậy, điều kiện tự nhiên của khu vực cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quản trị vốn lưu động của công ty. Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ. Để hạn chế những thiệt hại do những nguyên nhân trên gây ra, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xem xét, nghiên cứu một cách thận trọng từng nguyên nhân để đưa ra các giải pháp kịp thời và cụ thể.
  • 44. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1534 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (gọi tắt là “công ty”) được Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 30/12/2004. - Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG - Tên tiếng Anh: TIEN PHONG PLASTIC JOINT-STOCK COMPANY - Địa chỉ: Số 222 đường Mạc Đăng Doanh, phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng, Việt Nam. - Mã số doanh nghiệp: 0201155814 - Mã số thuế: 0201155814 - Điện thoại: 031.3813979 - Fax: 031.3813989 - Email: contact@nhuatienphong.vn - Website: www.nhuatienphong.vn - Đại diện: Ông Nguyễn Quốc Trường, chức vụ: Tổng Giám Đốc - Vốn điều lệ: 563.592.900.000 VND - Vốn đầu tư của chủ sở hưu: 1.465.909.945.328 VND - Số cổ phần đã đăng ký mua: 61.973.095
  • 45. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1535 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 2.1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong hiện nay chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cụ thể như sau: - Sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhựa dân dụng và các sản phẩm nhựa phục vụ các ngành xây dựng, công nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải; - Xây dựng khu chung cư, hạ tầng cơ sở, xây nhà cao cấp, văn phòng cho thuê, xây dựng trung tâm thương mại, chợ kinh doanh; - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác; - Kho bãi, vận tải đường bộ và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải; - Kinh doanh bất động sản và quyền sử dụng đất. 2.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý công ty Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong được xây dựng theo mô hình công ty cổ phần vốn góp của nhiều cổ đông. Bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Các phòng ban liên kết với nhau theo quan hệ dọc và ngang, có các quyền hạn và trách nhiệm xác định, có chức năng tham mưu cho giám đốc trong quản lý và điều hành công ty. Giữa ban lãnh đạo và các phòng ban trong công ty có mối quan hệ chức năng, hỗ trợ lẫn nhau.
  • 46. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1536 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: (Nguồn:Website của công ty)
  • 47. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1537  Hội đồng quản trị (HĐQT): (gồm 6 người) - Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền thay mặt công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. - Chủ tịch HĐQT theo dõi quá trình thực hiện các quyết định của HĐQT và các hoạt động của công ty; lập chương trình kế hoạch hoạt động và tổ chức việc thông qua quyết định của HĐQT. Ban điều hành (gồm 6 người) - Xây dựng phương hướng, kế hoạch, phương án kinh doanh và các chủ trương lớn của công ty theo định hướng của HĐQT. - Phối hợp với HĐQT xây dựng các quy định, quy chế của công ty. - Tổ chức, bố trí bộ máy điều hành, sử dụng lao động hợp lý cho từng phòng ban. - Xem xét các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với CBCNV. - Đề xuất các phương án mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh lên Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát (gồm 3 người) - Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty. - Kiểm tra bất thường. - Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần - Là ban kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch, Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty trong tổ chức thực hiện quyền sở hữu, quản lý điều hành công việc kinh doanh; thẩm định báo cáo tài chính, tình hình thực hiện kinh doanh; kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành...
  • 48. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1538 Tổng giám đốc: - Là người đứng đầu Công ty, có trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan chức năng, trước nhà đầu tư, trước toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty. Phó tổng giám đốc: - Là người giúp tổng Giám Đốc điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc, trước pháp luật về những công việc được phân công. Các phòng ban: Phòng tài chính-kế toán: - Tổ chức việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp toàn bộ thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng kinh phí ở công ty nhằm phục vụ cho công tác quản lý kinh tế tài chính ở công ty sao cho hiệu quả; - Theo dõitìnhhìnhthực hiệncác biến động các loại tài sản, hàng tồn kho, tình hình tài chính, công nợ, phải thu phải trả của công ty. - Báo cáo các kết quả kinh doanh và một số báo cáo tài chính khác với ban Giám đốc và cơ quan thuế... Phòng hành chính quản trị: - Soạn thảo các văn bản liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng; - Lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân đang công tác tại doanh nghiệp theo quy định; - Quản lý công tác hành chính quản lý trong toàn đơn vị: bảo dưỡng hệ thống điện, nước, thiết bị nhà cửa, bảo đảm sự vận hành hệ thống máy móc một cách thường xuyên, đáp ứng yêu cầu hoạt động của công ty; - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc dao.
  • 49. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1539 Phòng kỹ thuật sản xuất: - Công tác quản lý và giám sát kỹ thuật, chất lượng sản phẩm tại các phân xưởng; - Quản lý bộ phận vận tải và hoạt động chuyên chở, cung ứng sản phẩm; - Quản lý đội ngũ công nhân thời vụ và an toàn lao động tại các phân xưởng; - Xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình cung cấp sản phẩm; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Điều Hành giao. Phòng thị trường: - Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng. - Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu. - Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng. - Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu. - Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn (thực hiện trước khi sản xuất sản phẩm, xây dựng nhà hàng,….). - Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hòa, suy thoái, và đôi khi là hồi sinh. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing như 4P: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị; 4 C: Nhu cầu, mong muốn, tiện lợi và thông tin. Đây là kỹ năng tổng hợp của toàn bộ quá trình trên nhằm kết hợp 4P và 4C. Phòng nghiên cứu thiết kế: - Nghiên cứu và thiết kế mẫu mã các loại sản phẩm cho công ty. 2.1.2.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy trình kỹ thuật sản xuất:
  • 50. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1540 - Khá phức tạp với nhiều công đoạn. - Quy trình đạt chuẩn chất lượng quốc tế. Cơ sở vật chất của công ty: - Với ba nhà máy sản xuất ở Hải Phòng, Bình Dương (Việt Nam) và Vientiane (Lào), năng lực sản xuất của Nhựa Tiền Phong hàng năm lên tới 75 ngàn tấn sản phẩm các loại. Hiện nay, tại phía Bắc Việt Nam công ty đang xây dựng nhà xưởng và chuyển đổi dần địa điểm sản xuất từ số 2 An Đà, TP. Hải Phòng sang phường Hưng Đạo quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng trên một diện tích sản xuất mới rộng 13,6 ha, gấp hơn 4 lần diện tích sản xuất cũ. Việc chuyển đổi địa điểm sản xuất của Nhựa Tiền Phong nhằm đáp ứng cho chiến lược phát triển cao về quy mô và sản lượng sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường sản phẩm tại Việt Nam và các nước trong khu vực. - Nhựa Tiền Phong phía nam đã chính thức xây dựng xong nhà máy tại tỉnh Bình Dương, Việt Nam, sản phẩm đã được thị trường phía Nam đánh giá cao. Hiện nay, Nhựa Tiền Phong Nam đang xây dựng một hệ thống phân phối đổi mới và hiện đại, mang lại những tiện ích cao nhất cho người tiêu dùng. Cùng với việc nâng cao uy tín, hình ảnh của Nhựa Tiền Phong tại miền Nam, Nhựa Tiền Phong Nam đã xây dựng một chiến lược và kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, chuẩn bị sẵn sàng về thiết bị sản suất để nâng cao gấp nhiều lần công suất hiện tại theo chiến lược của Công ty về chiếm lĩnh thị phần tại miền Nam Việt Nam. - Công ty Liên doanh Nhựa Tiền Phong – SMP tại Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào được đầu tư với chiến lược cung cấp sản phẩm cho hầu hết các dự án cấp thoát nước của nước bạn Lào mà chủ yếu là các dự án do World Bank và ADB tài trợ. Hiện nay, Nhựa Tiền Phong – SMP đã đi vào sản xuất ổn định và cung cấp cho nhiều dự án lớn. Cho đến nay, Nhựa Tiền Phong – SMP cũng là mà máy sản xuất ống nhựa lớn nhất của CHDCND Lào.
  • 51. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1541 Tình hình cung cấp vật tư - Thị trường nguyên liệu, vật liệu: Là một trong số các công ty hoạt động trong ngành nhựa nên thị trường đầu vào khá đa dạng và phong phú. Điển hình là với các loại vật liệu như hạt nhựa, do thị trường trong nước chỉ cung ứng được 10% nhu cầu của các doanh nghiệp nhựa nên hầu như phải nhập khẩu nước ngoài. Thị trường cung cấp sản phẩm. - Thị trường tiêu thụ khá lớn bao gồm cả trong nước và ngoài nước. Nhựa Tiền Phong chủ yếu cung cấp các sản phẩm cho thị trường đã được công ty định vị và phân khúc, đó là các loại ống u.PVC, phụ tùng HDPE, ống PP-R, phụ tùng PP-R và một số sản phẩm khác như màng luồn dây điện, máng hứng nước mưa… Lực lượng lao động - Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, chuyên nghiệp, nhiệt tình với công việc là một trong những yếu tố góp phần đưa Nhựa Tiền Phong ngày càng phát triển và tạo dựng được uy tín trong lĩnh vực dịch vụ thương mại vận tải, vật liệu xây dựng… - Hầu hết công nhân, lao động phổ thông được công ty tuyển dụng tại các địa phương gần địa bàn hoạt động, do đó không xảy ra tình trạng “chảy máu công nhân”. 2.1.2.4. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng, ngành công nghiệp nhựa, công ty có một số thuận lợi và khó khăn như sau: a) Thuận lợi: Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền phong là 1 doanh nghiệp lâu năm với sự linh hoạt và mạnh dạn trong kinh doanh, công ty đã đạt được
  • 52. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1542 những thành công nhất định và tạo dựng được uy tín trong các lĩnh vực kinh doanh của mình. - Bộ máy quản trị và lãnh đạo của công ty giàu kinh nghiệm và có nhiều mối quan hệ trong ngành đã giúp đem lại cho công ty những hợp đồng cung cấp ống nhựa cho nhiều công trình xây dựng lớn. - Công ty đa dạng hóa loại hình kinh doanh, do đó đáp ứng được những yêu cầu về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay. - Nước ta là một quốc gia đang phát triển với mục tiêu công nghiệp hóa- hiện đại hóa, do đó nhu cầu xây dựng cao, ngành nhựa là ngành luôn tiềm năng, khai thác được trong thời gian dài. - Lực lượng lao động phổ thông giá rẻ rất phong phú tại địa bàn hoạt động của công ty, hầu hết đều đạt trình độ trung cấp trở lên và có kinh nghiệm trong sản xuất các sản phẩm nhưa ống nhựa. b)Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì công ty cũng gặp phải một số khó khăn. Đó vừa là khó khăn chung của toàn ngành, cũng là khó khăn riêng của đơn vị. - Hiện nay các công ty cùng loại hình kinh doanh với công ty Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong được thành lập rất nhiều, kéo theo sự cạnh tranh gay gắt trong việc tiêu thụ sản phẩm. Điều này khiến công ty phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Giá các mặt hàng nguyên vật liệu đầu vào có nhiều biến động phức tạp, lại phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu có giá thành rẻ hơn,đặc biệt là từ Trung Quốc. - Trong những năm gần đây, bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, phục hồi chậm hơn dự báo; nền kinh tế trong nước vẫn đang trong giai đoạn khó khăn; thị trường BĐS vẫn còn trầm lắng; SXKD của các DN vẫn trong tình trạng khó khăn; xử lý hàng tồn kho và nợ xấu còn là 1 vấn đề nan giải. Lạm phát cao, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, thị trường
  • 53. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1543 chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản trầm lắng, lãi suất cao…cũng đã tạo nên những chướng ngại vật mà công ty cần tìm cách vượt qua. - Tàisản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty nên chi phí khấu hao lớn, thời gian khấu hao dài. Điều này tạo áp lực lớn cho công ty. 2.1.3. Khái quát tình hình tài chính của công ty 2.1.3.1. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng của mỗi doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015, tính toán và lập Bảng 2.1 thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2014 và năm 2015. Sau khi tính toán sự biến động các chỉ tiêu, nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều chuyển biến đáng kể. BẢNG 2.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2014 Chênh lệch Số tiền Tỉ lệ I, Tổng doanh thu 3.506.964 2.905.382 601.582 20,71% 1, Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.281.085 2.784.198 496.887 17,85% 2, Doanh thu từ hoạt động tài chính 210.632 119.758 90.874 75,88% 3, Thu nhập khác 15.247 1.426 13.821 969,05% II,Giá vốn hàng bán 2.273.414 2.020.417 252.997 12,52% III, Tổng chi phí khác 821.210 512.062 309.148 60,37% 1, Chi phí tài chính 50.151 28.935 21.216 73,32% 2, Chi phí bán hàng 619.991 381.215 238.776 62,64% 3, Chi phí quản lý DN 140.648 97.515 43.133 44,23% 4, Chi phí khác 10.420 4.397 6.023 137,00% IV, Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 412.340 362.904 49.436 13,62% V, Lợi nhuận sau thuế 366.612 306.355 60.257 19,67% (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015)
  • 54. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1544  Về doanh thu: Như đã trình bày ở đầu chương 2, hoạt động kinh doanh chính của công ty là sản xuất và phân phối các loại nhựa công nghiệp và dân dụng vì thế tổng doanh thu của công ty được hình thành chủ yếu từ doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trong năm vừa qua, doanh nghiệp đã mở rộng quy mô kinh doanh cho nên tình hình tiêu thụ sản phẩm tăng lên rõ rệt. Tổng doanh thu năm 2015 tăng so với năm 2014 là hơn 601 tỷ đồng, tương ứng tăng 20,71%. Sự tăng lên này chủ yếu là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng hơn 496 tỷ đồng, tương ứng tăng 17,85%. Sự tăng lên về doanh thu thuần của doanh nghiệp là một dấu hiệu tích cực cho thấy sự trưởng thành về quy mô kinh doanh của doanh nghiệp năm sau so với năm trước.  Về giá vốn và chi phí: Bên cạnh sự tăng lên của doanh thu, giá vốn và tổng chi phí (bao gồm chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí QLDN) cũng tăng lên đáng kể. Nguyên nhân chính là do trong năm vừa qua doanh nghiệp phải đối mặt với sự đi lên của giá hàng hóa đầu vào nhập kho, tăng tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, chi phí quảng cáo tiếp thị sản phẩm tăng cao,… Đồng thời, cũng do trong năm công ty đã vay ngắn hạn với số lượng lớn để trang trải các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, làm tăng chi phí tài chính. Đây là vấn đề đáng quan tâm của công ty. Nếu với tình trạng phải trả chi phí lãi vay kéo dài như vậy thì sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.  Về lợi nhuận: Tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán và tổng chi phí gộp lại nên cả 2 năm 2014 và 2015 đều có lợi nhuận kế toán trước thuế dương, từ đó dẫn đến lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp dương. Mặc dù trong nền kinh tế đang rất khó khăn như hiện nay nhưng
  • 55. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1545 doanh nghiệp vẫn kinh doanh có lãi cho thấy khả năng quản lý của doanh nghiệp là rất tốt, đặc biệt là trong khâu quản lý hiệu quả sử dụng chi phí. Hình 2.1 cho ta thấy rõ hơn về lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp từ năm 2011 đến năm 2015. (Nguồn:Báocáo kết quả kinh doanh các năm từ 2011-2015) Hình 2.1: Lợi nhuận sau thuế từ năm 2011-2015 (đơn vị: triệu đồng) 268,971 291,285 289,579 325,046 366,157 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2011 2012 2013 2014 2015
  • 56. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1546 2.1.3.2. Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của công ty Dựa vào Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2015, phân tích tình hình biến động tài sản nguồn vốn của công ty năm 2015 thông qua bảng sau: BẢNG 2.2.TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN, NGUỒN VỐN NĂM 2015 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Số tiền TT Số tiền TT Số tiền Tỉ lệ TT Tổng cộng tài sản 3.176.455 100% 2.531.144 100% 645.311 25,49% 0,00% A.Tài sản ngắn hạn 1.820.817 57,32% 1.444.377 57,06% 376.440 26,06% 0,26% B. Tài sản dài hạn 1.355.638 42,68% 1.086.767 42,94% 268.871 24,74% -0,26% Tổng cộng nguồn vốn 4.671.132 100% 3.634.269 100% 1.036.863 28,53% 0,00% A.Nợ phải trả 1.494.677 47,05% 1.103.125 43,58% 391.552 35,49% 3,47% I. Nợ ngắn hạn 1.416.166 94,75% 1.079.788 97,88% 336.378 31,15% -3,14% II. Nợ dài hạn 78.511 5,25% 23.337 2,12% 55.174 236,42% 3,14% B. Vốn chủ sở hữu 1.681.778 52,95% 1.428.019 56,42% 253.759 17,77% -3,47% (Nguồn:Bảng cân đối kế toán năm 2015)
  • 57. Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Vũ Xuân Tùng Lớp: CQ50/11.1547 So với cuối năm 2014, tổng tài sản của công ty cuối năm 2015 tăng lên hơn 645 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 25,49%, con số này chứng tỏ sự tăng trưởng tốt về quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay khi Việt Nam đang trong quá trình tham gia hội nhập quốc tế thì việc tăng khả năng cạnh tranh là vô cùng quan trọng. Và để tăng khả năng canh tranh thì việc mở rộng quy mô là tất yếu.  Về cơ cấu tài sản: Trong cơ cấu tài sản thì tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của doanh nghiệp đã có sự thay đổi cả về quy mô và tỷ trọng. + Về quy mô: TSNH cuối năm 2015 so với đầu năm 2014 tăng hơn 376 tỷ đồng, tương ứng 26,06%. Sự biến động tăng này là do kế hoạch dự trữ sản xuất trong kỳ và chính sách bán hàng của công ty trong năm 2015. TSDH cuối năm 2015 so với đầu năm 2015 tăng hơn 268 tỷ đồng, tương ứng tăng 24,74%. TSDH tăng do công ty đang đầu tư xây dựng nhà xưởng và mua sắm mới máy móc thiết bị. + Về tỷ trọng: Hình 2.1. Tỷ trọng tài sản năm 2015 Ta thấy trong cơ cấu tài sản, TSNH bao giờ cũng chiếm một tỷ trọng lớn hơn hẳn và có xu hướng tăng so với TSDH. Công ty hoạt động trong lĩnh vực Cuối năm Đầu năm 57.32% 57.06% 42.68% 42.94% TỶ TRỌNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG A.Tài sản ngắn hạn B. Tài sản dài hạn