SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-------------------
NGUYỄN THỊ MIỀN
Lớp: CQ48/11.10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH
DOANH TẠI CÔNG TY VNT LOGISTICS
Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp
Mã số: 11
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THẠC SĨ MAI KHÁNH VÂN
HÀ NỘI – 2014
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn
vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 2
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan……………………………………………………………………...1
Mục lục…………………………………………………………………………….2
Danh mục các chữ viết tắt…………………………………………………………4
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….5
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ
QUẢN TRỊVỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP……………………..8
1.1. Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp…………….….8
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh …….…………………………8
1.1.2. Thành phần của vốn kinh doanh …………………...…………………..…10
1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh………………………………………....16
1.2. Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp………………………………….20
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh…………………………..23
1.2.2. Nội dung quản trị vốn kinh doanh…………………………………………24
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh
nghiệp…………………………………………………………………………….37
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh
nghiệp…………………………………………………………………………….40
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY
VNT LOGISTICS TRONG THỜIGIAN QUA…………………………………45
2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh
của Công ty VNT logistics……………………………………………………….45
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty VNT logistics…...…………….45
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 3
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty VNT logistics……………...50
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty VNT logistics…………………..52
2.2. Thực trạng quản quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics trong thời
gian qua…………………………………………………………………………..57
2.2.1. Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của Công ty VNT
logistics…………………………………………………………………………...57
2.2.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics…………...63
2.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản trị vốn kinh doanh của Công ty VNT
logistics…………………………………………………………………………...80
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ
VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY VNT LOGISTICS………………………86
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty VNT logistics trong thời gian
tới…………………………………………………………………………………86
3.1.1. Bối cảnh kinh tế -xã hội .………………………………………………….86
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty VNT logistics…………...88
3.2. Yêu cầu và nguyên tắc quán triệt khi xây dựng giaỉ pháp…………………..88
3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh ở Công ty
VNT logistics…………………………………………………………………….88
3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp …………………………………………101
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. DTT : Doanh thu thuần
2. LNTT : Lợi nhuân trước thuế
3. LNST : Lợi nhuận sau thuế
4. NVDH : Nguồn vốn dài hạn
5. NVNH : Nguồn vốn ngắn hạn
6. TSCĐ : Tài sản cố định
7. TSDH : Tài sản dài hạn
8. TSNH : Tài sản ngắn hạn
9. VCĐ : Vốn cố định
10. VCSH : Vốn chủ sở hữu
11. VLĐ : Vốn lưu động
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bất cứ một doanh nghiệp nào
cũng cần phải có vốn. Vốn kinh doanh được coi là yếu tố quan trọng nhất đối với
các doanh nghiệp hiện nay.
Hiện nay, khi nền kinh tế là nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp ngày càng gay gắt thì các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản
trị vốn kinh doanh là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, bởi có sử dụng vốn
hiệu quả thì doanh nghiệp mới tạo ra được lợi nhuận, tích lũy nó để phát triển
nguồn vốn của mình, tạo ra sự cạnh tranh với các đối thủ bằng tiềm lực tài chính.
Vậy làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quả đó là một nội dung quản trị tài chính
quan trọng
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, cùng với những lý luận đã
được học và thực tế thực tập tại Công ty VNT logistics, em đã mạnh dạn lựa chọn
đề tài: “ Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại
Công ty VNT logistics”.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến vốn kinh doanh, từ đó
đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, thông qua các chỉ tiêu đánh giá thực
trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics.
- Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đề tài này tại Công ty VNT logistics nhằm những mục
đích sau:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 6
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích
khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Tìm hiểu thực trạng quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét và
đánh giá hiệu suất, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong năm
2013 trên cơ sở so sánh với năm 2012. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường quản trị vốn kinh doanh tại đơn vị trong thời gian tới.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu về vốn kinh doanh và giải pháp nhằng tăng
cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty VNT logistics tại địa chỉ Số 2
Bích Câu, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội.
- Về thời gian: Từ 15/01/2014 đến 02/05/2014
- Về nguồn số liệu: Các số liệu được lấy từ Báo cáo tài chính năm 2012 và
2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp: phương pháp thống kê,
phân tích tổng hợp, so sánh, phân tích; phương pháp dữ liệu; phương pháp xử lý
số liệu; đánh giá dựa trên các tài liệu thu thập được... kết hợp với suy luận biện
chứng để làm sáng tỏ vấn đề đang nghiên cứu.
5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Kết cấu của đề tài ngoài lời mở đầu và phần kết luận gồm 3 chương với nội
dung như sau:
Chương 1: Lý luận chung về vốn kinh doanh và quản trị vốn kinh doanh
của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản trị vốn kinh doanh của Công ty VNT logistics
trong thời gian qua
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 7
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh
tại Công ty VNT logistics
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do thời gian thực tập, điều kiện nghiên
cứu, trình độ kiến thức và nhận thức còn hạn chế nên luận văn không thể tránh
khỏi có những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, Ban lãnh
đạo Công ty VNT logistics và các bạn để em có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu
một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 8
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh
Một doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được thì đều phải
có các yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đó thì các doanh
nghiệp phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định, phù hợp với quy mô và điều kiện
kinh doanh của doanh nghiệp. Số vốn tiền tệ này ứng trước để thực hiện những
khoản đầu tư mua sắm, hình thành tài sản cần thiết ban đầu như: xây dựng nhà
xưởng, mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu,... được gọi là VKD của doanh nghiệp.
VKD là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp
đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi
nhuận, nên được coi là tiền đề cho mọi quá trình đầu từ sản xuất kinh doanh của
một doanh nghiệp, nó là tiềm lực về tài chính của một doanh nghiệp.
VKD của doanh nghiệp không ngừng vận động và chuyển hóa từ hình thái
biểu hiện. Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu sang hình thái vốn vật tư, hàng hóa và
cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ. Quá trình này được diễn ra liên tục,
thường xuyên lặp lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh, tạo thành quá trình tuần hoàn,
chu chuyển VKD của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự chu chuyển này diễn ra nhanh
hay chậm lại chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành
kinh doanh, bởi trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 9
Từ những phân tích trên có thể rút ra: “VKD của doanh nghiệp là toàn bộ số
tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.
VKD không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp
mà nó còn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạt
động và phát triển của doanh nghiệp. Để công tác quản trị VKD đạt hiệu quả thì
trước tiên phải hiểu rõ về VKD và các đặc trưng cơ bản của VKD.
1.1.1.2. Đặc trưng của vốn kinh doanh
Vốn được xem là một hàng hóa đặc biệt: khác với hàng hóa thông thường,
hàng hóa vốn được bán sẽ không bị mất quyền sở hữu mà chỉ bán quyền sử dụng,
người mua được quyền sử dụng vốn trong thời gian nhất định và phải trả cho
người sở hữu một khoản tiền được gọi là lãi. Như vậy, lãi suất là giá phải trả cho
việc được quyền sử dụng vốn trong một thời kỳ nhất định. Việc mua bán diễn ra
trên thị trường tài chính, giá mua bán vốn cũng tuân theo quan hệ cung – cầu trên
thị trường. Và giá cả của quyền sử dụng VKD chính là chi phí cơ hội trong việc sử
dụng VKD trên thị trường tài chính.
Vốn luôn vận động và gắn liền với một chủ sở hữu nhất định: không có vốn
vô chủ vì nó sẽ dẫn đến chi tiêu lãng phí và kém hiệu quả. Tùy từng loại hình
doanhnghiệp mà ngườisở hữuvốn có đồngthờilà ngườisửdụngvốnhay không. Tuy
nhiên, trong trường hợp nào thì vốn cũng gắn với một chủ sở hữu nhất định và có chi
phí sử dụng vốn khác nhau. Việc quyết định xử vốn như thế nào liên quan tới lợi ích sát
sườn của mỗi doanh nghiệp. Ý thức được điềunày, đồngvốnmớiđược khaithác và sử
dụng một cách có hiệu quả nhất, tránh tình trạng thất thoát vốn.
Vốn có giá trị về mặt thời gian (do tác động của các yếu tố khả năng sinh
lời và rủi ro): một đồng vốn ngày hôm nay có giá trị cao hơn một đồng vốn trong
tương lai, bởi vì có thể đầu tư tiền của ngày hôm nay để thu được những khoản
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 10
thu nhập trong tương lai. Tỷ lệ lãi suất là sự đo lường thời giá của tiền tệ, nó phản
ánh chi phí cơ hội mà người sử dụng vốn phải bỏ ra để thu lợi nhuận. Điều này có
ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chính xác hiệu quả của đầu tư.
Vốn luôn vận động vì mục tiêu sinh lời: nếu coi hình thái khởi đầu của vốn
là tiền thì sau một quá trình vận động vốn có thể biến đổi qua các hình thái vật
chất khác nhau, nhưng kết thúc chu kỳ vận động vốn lại trở lại trạng thái ban đầu
là tiền. Theo quy luật, để doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì lượng tiền này phải
lớn hơn lượng tiền mà doanh nghiệp bỏ ra ban đầu, có nghĩa là doanh nghiệp phải
có lợi nhuận.
Các đặc trưng của vốn cho thấy, vốn là nguồn lực có hạn, cần phải sử dụng
tiết kiệm và có hiệu quả. Đây là vấn đề có tính chất nguyên lý, là cơ sở cho việc
hoạch định chính sách quản trị VKD của doanh nghiệp có hiệu quả.
1.1.2. Thành phần của vốn kinh doanh
Theo đặc điểm luân chuyển vốn, VKD của doanh nghiệp được chia thành
VCĐ và VLĐ.
1.1.2.1. Vốn cố định của doanh nghiệp
VCĐ của doanh nghiệp là số vốn đầu tư để xây dựng hoặc mua sắm các
TSCĐ sử dụng trong kinh doanh. Để tìm hiểu về VCĐ của doanh nghiệp ta sẽ đi
tìm hiểu về TSCĐ.
1.1.2.1.1. Tài sản cố định
TSCĐ của doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn, có
thời gian sử dụng dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và
phải thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn của TSCĐ:
- Tiêu chuẩn về thời gian: Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
- Tiêu chuẩn về giá trị: Phải có giá trị lớn, mức giá trị cụ thể do Chính phủ
quy định phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 11
Quy định về giá trị TSCĐ ở Việt Nam có rất nhiều lần thay đổi nhưng hiện
tại quy định là phải đủ 3 điều kiện:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
đó.
- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên.
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ
30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Phân loại TSCĐ
Theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế thì TSCĐ được chia làm 2
loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
- TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể do doanh
nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thuộc loại này, căn cứ vào
công dụng kinh tế có thể phân chia thành các nhóm: Nhà cửa, vật kiến trúc; máy
móc, thiết bị; phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý;
vườn cây lâu năm.
- TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng
xác định được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động sản
xuất kinh doanh, cung cấp các dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp
với tiêu chuẩn TSCĐ vô hình. Thông thường TSCĐ vô hình gồm các loại sau:
Quyền sử dụng đất có thời hạn; nhãn hiệu hàng hóa; quyền phát hành; phần mềm
máy vi tính; bản quyền sáng chế...
Phương pháp phân loại này giúp cho người quản lý doanh nghiệp thấy
được cơ cấu đầu tư vào TSCĐ theo hình thái biểu hiện, là căn cứ để quyết định
đầu tư dài hạn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp và có biện pháp quản lý
thích hợp với mỗi loại TSCĐ.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 12
* Cơ chế quản lý và sử dụng TSCĐ:
- Nguyên tắc ghi nhận nguyên giá TSCĐ hữu hình: TSCĐ hữu hình được
xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà
doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình đến thời điểm đưa tài sản đó vào
trạng thái sử dụng.
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ vô hình: TSCĐ vô hình được xác định giá trị
ban đầu theo nguyên giá. Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra
để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sử dụng
theo dự tính.
* Quy chế quản lý và sử dụng TSCĐ của công ty:
- Việc mua sắm TSCĐ thực hiện theo điều lệ của công ty VNT logistics.
- Việc thanh lý nhượng bán TSCĐ thực hiện theo điều lệ của công ty VNT
logistics. Việc thực hiện nhượng bán tài sản được thực hiện thông qua tổ chức bán
đấu giá hoặc do công ty tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục
quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Trường hợp giá trị tài sản nhượng
bán nhỏ thì giám đốc quyết định lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc chào
giá cạnh tranh nhưng không thấp hơn giá thị trường.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao theo phương pháp đường thẳng
1.1.2.1.2. Vốn cố định và các đặc điểm chu chuyển vốn cố định
Là một bộ phận của VKD, VCĐ là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh
nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy quy mô VCĐ của doanh nghiệp lớn hay
nhỏ sẽ quyết định đến quy mô, tính đồng bộ của TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến
trình độ trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ sản xuất, năng lực sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, đồng thời số vốn này cần phải được thu hồi đầy đủ nhằm
đảm bảo quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 13
Đặc điểm luân chuyển của VCĐ luôn bị chi phối bởi các đặc điểm kinh tế -
kỹ thuật của TSCĐ trong doanh nghiệp. Do TSCĐ của doanh nghiệp được sử
dụng trong nhiều năm, tuy hình thái vật chất và đặc tính ban đầu không thay đổi
nhưng giá trị của nó lại bị hao mòn và được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị
tài sản phẩm sản xuất ra nên VCĐ cũng có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều này xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ là được sử dụng lâu dài, trong nhiều
năm mới cần thay thế, đổi mới.
Hai là, trong quá trình sản xuất kinh doanh VCĐ được luân chuyển dần
từng phần vào giá trị sản phẩm. Phần giá trị luân chuyển này của VCĐ được phản
ánh dưới hình thức chi phí khấu hao TSCĐ, tương ứng với phần giá trị hao mòn
TSCĐ của doanh nghiệp.
Ba là, sau nhiều chu kỳ kinh doanh VCĐ mới hoàn thành một vòng luân
chuyển. Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, phần VCĐ đã luân chuyển tích lũy lại sẽ tăng
dần lên, còn phần VCĐ đầu tư ban đầu vào TSCĐ của doanh nghiệp lại giảm dần
xuống theo mức độ an toàn. Cho đến khi TSCĐ của doanh nghiệp hết thời hạn sử
dụng, giá trị của nó được thu hồi hết dưới hình thức khấu hao tính vào giá trị sản
phẩm thì VCĐ cũng hoàn thành một vòng luân chuyển.
Những đặc điểm trên đây không chỉ chi phối đến nội dung biện pháp quản
trị VCĐ mà còn đòi hỏi việc này phải luôn gắn liền với việc quản lý, sử dụng
TSCĐ của doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp, VCĐ là một bộ phận quan trọng và chiếm tỷ
trọng tương đối lớn trong toàn bộ VKD. Quy mô của VCĐ và trình độ quản lý sử
dụng nó là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật của
sản xuất kinh doanh. Do ở một vị trí then chốt và đặc điểm luân chuyển của nó lại
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 14
tuân theo tính quy luật riêng, nên việc quản lý VCĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp.
1.1.2.2. Vốn lưu động của doanh nghiệp
Để tiến hành sảnxuất kinh doanh, ngoàiTSCĐ cácdoanhnghiệp còn cần có
các TSLĐ.Căncứvào phạm vi sửdụng TSLĐ của doanh nghiệp thường được chia
thành 2 bộ phận là TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.
TSNH sản xuất: bao gồm các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên
liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các loại sản phẩm
dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất.
TSNH lưu thông: bao gồm các loại tài sản đang nằm trong quá trình lưu thông như
thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền.
Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận
động, chuyển hóa, thay thế chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh
doanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục.
Để hình thành các TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất
định để mua sắm các tài sản đó, số vốn này được gọi là VLĐ của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói: VLĐ là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để
đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do VLĐ là biểu hiện
bằng tiền của TSLĐ nên đặc điểm vận động của TSLĐ quyết định đến đặc điểm
luân chuyển của VLĐ. VLĐ của doanh nghiệp có các đặc điểm sau:
- VLĐ trong quá trình luân chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện: Từ
hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, tiếp đến
trở thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và cuối cùng lại trở về
hình thái vốn bằng tiền.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 15
- VLĐ được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa,
dịch vự sản xuất và được bù đắp lại khi doanh nghiệp thu được tiền bán sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ.
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
Như vậy, tại một thời điểm nhất định VLĐ của doanh nghiệp được phân bổ
ở khắp các giai đoạn của quá trình kinh doanh và tồn tại dưới nhiều hình thái khác
nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua. Do đó, muốn quá trình tái sản xuất được
liên tục doanh nghiệp phải có đủ VLĐ đầu tư vào các hình thái khác nhau đó đảm
bảo cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Điều này
khiến cho sự chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được
thuận lợi.
Phân loại VLĐ
Thông thường có các cách phân loại sau:
* Theo hình thái biểu hiện của VLĐ:
- Vốn vật tư, hàng hóa gồm: vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang,
bán thành phẩm, thành phẩm.
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
+ Vốn bằng tiền : Tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng, tiền đang chuyển...
+ Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, số tiền
mà doanh nghiệp ứng trước cho nhà cung cấp...
Việc phânloại VLĐ theo cáchnày tạo nên điều kiện thuận lợi cho việc xem xét
đánhgiá mức độ dựtrữtồnkho, khả năng thanh toán, tínhthanhkhoản củacác tài sản
đầutư trongdoanhnghiệp. Mặt khác, thôngquacáchphânloạinày có thể tìm ra biện
pháp phát huy chức năng các thành phần vốn và biết được kết cấu VLĐ để định
hướng hợp lý, có hiệu quả.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 16
* Theo vai trò của VLĐ:
- VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay
thế, công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất.
- VLĐ trong khâu sản xuất: vốn bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, vốn chiphí trả
trước.
- VLĐ trongkhâulưu thông:vốnthànhphẩm, vốntrongthanhtoán, vốn đầu tư
ngắn hạn, vốn bằng tiền.
Cáchphânloạinày cho thấyvaitrò củatừng loại VLĐ trong quá trình sản xuất
kinh doanh, từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cân đối về
năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình sản xuất của
doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần quản lý tốt VLĐ, nhưng để quản lý tốt VLĐ
cần phải phân loại VLĐ. Từ những đặc điểm của VLĐ đã được xem xét ở trên đòi
hỏi việc quản lý và tổ chức sử dụng VLĐ cần chú trọng giải quyết một số vấn đề
sau:
+ Xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết tối thiểu cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo đủ VLĐ cho quá trình sản xuất.
+ Tổ chức khai thác nguồn vốn tài trợ VLĐ, đảm bảo đầy đủ kịp thời vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời phải có giải pháp
thích ứng nhằm quản lý và tổ chức sử dụng VLĐ có hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ
luân chuyển vốn, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiệt kiệm chi phí sử dụng vốn.
1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh
VKD của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, ứng
với mỗi nguồn thường có những ưu và nhược điểm nhất định. Để tổ chức và lựa
chọn hình thức huy động vốn một cách thích hợp, đồng thời quản trị VKD được
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 17
hiệu quả thì các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải nhìn nhận nguồn vốn
theo các tiêu thức khác nhau.
1.1.3.1. Dựa vào quan hệ sở hữu vốn
Tài sản
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
* Vốnchủsở hữu: là phầnvốnthuộc quyềnsở hữucủachủdoanhnghiệp, bao gồmsố
vốnchủsở hữu bỏ ravà phầnvốnbổ sungtừkết quả hoạt động kinh doanh. Vốn chủ
sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định như sau:
Vốn chủ sở hữu = Tổng giá trị tài sản – Nợ phải trả
Nguồn VCSH là một nguồn vốn quan trọng và có tính ổn định cao, thể hiện
quyềntự chủvề tài chínhcủa doanhnghiệp. Tỷtrọngcủanguồnvốnnàytrong cơ cấu
nguồnvốncànglớn, sựđộclập về tàichínhcủa doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
* Nợ phải trả của doanh nghiệp: là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh
nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay,
các khoản phải trả cho người bán, trả cho Nhà nước, cho người lao động trong
doanh nghiệp… Nợ phải trả có đặc điểm là có thời gian đáo hạn, có tiền lãi cố định
và chủ nợ không có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp.
Đểđảmbảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một
doanhnghiệp phảiphốihợp cảhai nguồn:VCSHvànợ phảitrả. Sựkết hợp hai nguồn
này phụthuộc vào đặc điểm ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động, tùy thuộc vào
quyếtđịnh củangườiquảnlý trêncơ sở xem xét tìnhhìnhkinh doanh và tài chính của
doanhnghiệp. Cáchphânloạinày giúp cho nhà quảnlý xác định mức độ an toàntrong
côngtác huyđộngvốnđểđảmbảo hoạtđộng sản xuất kinh doanh bình thường và an
toàn về mặt tài chính.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 18
1.1.3.2. Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn
Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn
Tài sản cố định
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
*Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm)
doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường bao gồm vay ngắn
hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác.
*Nguồn vốn thường xuyên
Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định
mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này
thường được sử dụng để mua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận TSLĐ
thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể được xác
định bằng công thức:
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Hoặc:
Nguồn vốn thường xuyên=Giá trị tổng tài sản của DN–Nợ ngắn hạn
Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp còn có thể
xác định nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp.
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 19
Nguồn VLĐ thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để
hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp (có thể là một phần hay toàn bộ TSLĐ thường xuyên tùy
thuộc vào chiến lược tài chính của doanh nghiệp.
Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể xác
định theo công thức:
Nguồn vốn lưu
động thường xuyên
=
Tổng nguồn vốn thường
xuyên của doanh nghiệp
-
Tài sản
dài hạn
Hoặc:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
Có thể xem xét nguồn vốn thường xuyên qua sơ đồ sau:
Tài sản ngắn
hạn
Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn lưu
động thường xuyên
Nợ trung và dài hạn
Tài sản dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn
phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho sản xuất kinh doanh, đồng
thời xác định nhu cầu vốn để có chính sách tổ chức và sử dụng vốn một cách hợp
lý.
1.1.3.3. Dựa vào phạm vi huy động vốn
Nguồn vốn
thường
xuyên của
doanh
nghiệp
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 20
* Nguồn vốn bên trong:
Là nguồn vốn có thể huy động được từ đầu tư từ chính hoạt động của bản
thân doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của
doanh nghiệp, bao gồm: Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư; khoản khấu hao TSCĐ;
tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ.
* Nguồn vốn bên ngoài:
Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ các nguồn bên ngoài để
tăng thêm nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đây là nguồn hết sức quan trọng giúp tăng thêm VKD cho doanh nghiệp, bao
gồm: vay người thân, vay Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác,
gọi góp vốn liên doanh liên kết, tín dụng thương mại nhà cung cấp, thuê tài sản,
huy động bằng phát hành chứng khoán (nếu được pháp luật cho phép).
Với cách phân loại này giúp doanh nghiệp có sự lựa chọn khi huy động vốn
sao cho cơ cấu vốn tối ưu hay cơ cấu vốn có chi phí thấp nhất và mang lại hiệu quả
cao nhất. Nguồn vốn bên trong là rất quan trọng nhưng thường không đáp ứng đủ
nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp cần phải tìm kiếm
nguồn vốn từ bên ngoài. Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong các
ngành nghề khác nhau mà có các cách kếthợp các nguồn tài trợ khác nhau. Từ đó đề
ra các giải pháp chủđộngtrong việc khai thác các nguồn vốn khác nhau để đáp ứng
cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách thường
xuyên, liên tục.
1.2. Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 21
* Khái niệm về quản trị VKD
Vốn là yếu tố quan trọng quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Bởi vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển phải quan
tâm đến vấn đề tạo lập vốn, quản lý đồng vốn sao cho có hiệu quả, nhằm mang lại
lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc quản lý
tài chính, tín dụng và chấp hành đúng pháp luật nhà nước. Sự phát triển kinh tế
kinh doanh với quy mô ngày càng lớn của các doanh nghiệp đòi hỏi phải có
một lượng vốn ngày càng nhiều. Mặt khác ngày nay sự tiến bộ của khoa học công
nghệ với tốc độ cao và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều kiện
của nền kinh tế mở với xu thế quốc tế hoá ngày càng mở rộng, sự cạnh tranh trên
thị trường ngày càng khốc liệt thì nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp cho sự
đầu tư phát triển ngày càng lớn. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải huy động cao độ
nguồn vốn bên trong - bên ngoài và phải sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả
cao nhất. Chính vì thế quản lý vốn là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ
thống quản lý kinh tế tài chính quản lý và điều hành kiểm soát các hoạt động về
tình hình sử dụng nguồn vốn và phát triển biết phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý
tránh tình trạng dư thừa, lãng phí, thất thu về nguồn vốn làm ảnh hưởng
đến sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ đó, có thể rút ra: Quản trị vốn kinh doanh trong doanh nghiệp là quá
trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm tra việc sử dụng nguồn VKD của DN
từ đó góp phần phân bổ VKD một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng cho
quá trình SXKD trong DN.
* Mục tiêu quản trị VKD
 Đảm bảo huy động đủ vốn kinh doanh với chi phí tối thiểu đáp ứng cho quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 22
 Phân bổ vốn kinh doanh một cách hợp lý đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh
doanh diễn ra thường xuyên, liên tục.
 Điều hành kiểm soát các hoạt động về tình hình sử dụng nguồn vốn và phát
triển biết phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý tránh tình trạng dư thừa, lãng
phí, thất thu về nguồn vốn làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.2.2. Nội dung quản trị vốn kinh doanh
1.2.2.1. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 23
Thời gian
Lựa chọn các phương án tài trợ cho vốn lưu động
♦ Mô hình tài trợ thứ nhất: toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được
đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo
bằng nguồn vốn tạm thời
Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ nhất:
Hình 1.1- Mô hình tài trợ thứ nhất
Lợi ích của mô hình này:
+ Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an
toàn cao
+ Giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn
Hạn chế của mô hình này:
+ Chưa tạo được sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn vì “vốn nào
nguồn đó”, tuy tính chắc chắn được đảm bảo song kém linh hoạt (trong thực tế, có
khi gặp khó khăn trong tiêu thụ, doanh nghiệp phải tạm thời giảm bớt quy mô
kinh doanh nhưng vẫn phải duy trì một lượng vốn lưu động thường xuyên khá
lớn)
Giá trị
TSLĐ thường xuyên
TSLĐ tạm thời
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường xuyênTSCĐ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 24
Thời gian
♦ Mô hình tài trợ thứ hai: toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một
phần của TSLĐ tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần
TSLĐ tạm thời còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời.
Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ hai:
Hình 1.2- Mô hình tài trợ thứ hai
Lợi ích của mô hình này:
- Đây là mô hình tài trợ có mức độ an toàn cao nhất, rủi ro trong thanh toán
khi áp dụng mô hình này là thấp nhất
Hạn chế của mô hình này:
- Do sử dụng nguồn vốn thường xuyên tài trợ cho hầu hết TSLĐ nên chi phí
sử dụng vốn cao, đôi khi cả trong những lúc không có nhu cầu thực sự
- Tính linh hoạt trong việc đầu tư vốn thấp nhất trong các mô hình tài trợ
♦ Mô hình tài trợ thứ ba: toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên
được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn lại một phần TSLĐ thường
xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Giá trị
TSLĐ thường xuyên
TSLĐ tạm thời
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường xuyên
TSCĐ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 25
Thời gian
Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ ba như sau:
Hình 1.3- Mô hình tài trợ thứ ba
Lợi ích của mô hình này:
- Chi phí sử dụng vốn được hạ thấp do sử dụng nhiều nguồn vốn ngắn hạn
- Tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn cao nhất trong các mô hình tài trợ
Hạn chế của mô hình này:
- Do sử dụng nhiều nguồn vốn tạm thời nên khả năng gặp rủi ro trong thanh
toán cao nhất trong các mô hình tài trợ.
* Xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp
Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số VLĐ tối thiểu cần thiết phải có
để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành
bình thường, liên tục. Dưới mức này sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khó
khăn, thậm chí bị đình trệ, gián đoạn. Nhưng nếu trên mức cần thiết lại gây nên tình
trạng vốn ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả.
Công thức xác định:
Nhu cầuVLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp
Việc xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp là một vấn đề
phức tạp. Tùytheo đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trong
Giá trị
TSLĐ thường xuyên
TSLĐ tạm thời
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường xuyênTSCĐ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 26
từng thờikỳ mà có thểlựa chọnáp dụngcác phươngphápkhác nhau để xác định nhu
cầu VLĐ. Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu: Phương pháp trực tiếp và phương
pháp gián tiếp.
a. Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu VLĐTX của doanh nghiệp
Nội dung phương pháp: xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàng tồn kho,
các khoản phải thu, các khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu
cầu VLĐ của doanh nghiệp.
b. Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu VLĐTX của DN
Nộidungphươngpháp:dựavào phântích tình hình thực tế sử dụng VLĐ của
doanhnghiệp năm báo cáo,sựthayđổivề quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển
VLĐ năm kế hoạch, hoặcsự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh thu thực hiện năm
báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ năm kế hoạch. Cụ thể gồm:
Phươngpháp điềuchỉnhtheotỷlệ phầntrămnhu cầuVLĐ so vớinăm báo cáo:
VLĐ năm
kế hoạch
==
VLĐ bình quân
năm báo cáo
x
Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo
x (1+t%)
Trong đó: t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Phươngpháp dựavào tổngmức luânchuyểnvốnvà tốc độ luânchuyển năm kế
hoạch:
VLĐ năm
kế hoạch
=
Tổngmức luân chuyển vốn năm kế hoạch (Doanh thu thuần)
Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch
- Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu:
Nhu cầu VLĐ
tăng thêm
= Doanh thu tăng thêm x
Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ
so với doanh thu
1.2.2.1.1. Quản trị vốn tồn kho dự trữ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 27
Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản
xuất hoặc bán ra sau này và đước chia thành 3 loại sau: Tồn kho nguyên vật liệu,
tồn kho sản phẩm dở dáng, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm. Mỗi loại tồn
kho dự trữ có vai trò khác nhau, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và ổn định.
Việc hình thành lượng tồn kho dự trữ đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền
nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất quan
trọng, nó giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm
luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra bình
thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ.
Từng loại tồn kho dự trữ lại chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khác nhau. Đối
với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu thưởng chịu ảnh hưởng bởi quy mô sản xuất,
khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của thị trường, giá cả vật tư hàng hóa, khoảng
cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp. Đối với các loại sản phẩm dở
dang, bán thành phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ
sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tôt chức sản xuất của doanh nghiệp.
Còn đối với mức tồn kho thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng là số lượng sản
phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức
mua của thị trường,… Nhận thức rõ các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp cho doanh
nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp nhằm duy trì lượng tồn kho dự trữ hợp lý
nhất.
* Nội dung quản trị hàng tồn kho
Hàng tồn kho được coi là một trong những tài sản quan trọng nhất đối với
nhiều công ty, có nơi chiếm đến 40% tổng chi phí đầu tư.
Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần quản lý chúng sao cho tiết kiệm,
hiệu quả. Chi phí tồn kho dự trữ thường được chia thành 2 loại:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 28
Chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho thường bao gồm các chi phí như
bảo quản hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí tổn thất do hàng hóa bị hư hỏng,
biến chất, giảm giá và các chi phí cơ hội do vốn bị lưu giữ ở hàng tồn kho.
Chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng bao gồm chi phí giao dịch, ký kết
hợp đồng, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa theo hợp đồng giao
hàng.
Các chi phí này có liên quan, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu doanh nghiệp
dự trữ nhiều vật tư hàng hóa thì chi phí lưu trữ, bảo quản hàng hóa sẽ tăng lên,
ngược lại chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng sẽ giảm đi tương đối do giảm
số lần cung ứng. Vì thế trong quản lý hàng tồn kho cần phải xem xét sự đánh đổi
giữa lợi ích và chi phí của việc duy trì lượng hàng tồn kho cao hay thấp, thực hiện
tối thiểu hóa tổng chi phí hàng tồn kho dự trữ bằng việc xác định mức đặt hàng
kinh tế, hiệu quả nhất.
1.2.2.1.2. Quản trị vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một
bộ phận cấu thành TSNH của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản có tính thanh
khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Tuy
nhiên vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư
sử dụng vào một mục đích nhất định. Hơn nữa, với đặc điểm có tính thanh khoản
cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị thất thoát, gian lận, lợi dụng.
Trong doanh nghiệp, nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường do 3 lý do
chính: Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả tiền
mua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế… của doanh
nghiệp; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh
nhằm tối đa hóa lợi nhuận; từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ
có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 29
* Nội dung quản trị vốn bằng tiền:
- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các
nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ: Quyết định tồn quỹ tiền
mặt mục tiêu của doanh nghiệp được dựa trên cơ sở xem xét sự đánh đổi giữa chi
phí cơ hội của việc giữ quá nhiều tiền mặt với chi phí giao dịch do giữ quá ít tiền
mặt. Trong đó chi phí cơ hội là khoản chi phí doanh nghiệp mất đi do giữ tiền
mặt, khiến cho tiền mặt không được sử dụng để đầu tư vào các mục đích sinh lời.
Còn chi phí giao dịch là các khoản chi phí liên quan đến việc chuyển đổi các tài
sản đầu tư có tính thanh khoản thấp hơn thành tiền mặt để sẵn sàng chi tiêu.
Lượng tiền mặt của một doanh nghiệp thường không ổn định do dòng tiền vào cà
ra phát sinh hàng ngày. Nếu doanh nghiệp giữ nhiều tiền mặt thì chi phí giao dịch
sẽ nhỏ nhưng ngược lại chi phí cơ hội sẽ lớn. Tổng chi phí lưu giữ tiền mặt chính
là tổng chi phí cơ hội và chi phí giao dịch, tổng chi phí này phải giữ ở mức nhỏ
nhất. Như vậy, việc xác định mức tồn quỹ tiền mặt, chi phí cơ hội có vai trò như
chi phí lưu giữ hàng tồn kho, cònchi phí giao dịch có vai trò như chi phí đặt hàng.
- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: Doanh nghiệp cần quản lý,
theo dõi chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng.Thực
hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi đều phải qua quỹ, không được thu chi ngoài
quỹ; đồng thời luôn tiến hành kiểm tra, đối chiếu quỹ hàng ngày.
- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có biện
pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền
mặt tạm thời nhàn rỗi (đầu tư tài chính ngắn hạn). Thực hiện dự báo và quản lý có
hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp
ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 30
1.2.2.1.3. Quản trị các khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng
hóa hoặc dịch vụ. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức là số vốn của doanh nghiệp
bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế quản trị các khoản phải thu là nội dung
quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp.
Quản trị các khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận
và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ: Nếu không bán chịu, doanh nghiệp sẽ
mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó cũng mất đi cơ hội thu lợi nhuận. Song nếu
bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới làm tăng chi phí quản trị khoản phải thu,
làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồi được nợ. Bởi vậy,
doanh nghiệp cần đặc biệt coi trọng các biện pháp quản trị khoản phải thu từ bán
chịu hàng hóa, dịch vụ: Khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể
mở rộng (nới lỏng) bán chịu và ngược lại.
Nội dung quản trị các khoản phải thu:
- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng: Trước tiên
là xác định đúng đắn các tiêu chuẩn và giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách
hàng để doanh nghiệp có thể chấp nhận bán chịu. Tùy theo mức độ đáp ứng các
tiêu chuẩn này mà doanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt
chặt cho phù hợp. Về nguyên tắc, doanh nghiệp chỉ có thể nới lỏng thời hạn bán
chịu khi lợi nhuận tăng thêm nhờ tăng doanh thu tiêu thụ lớn hơn chi phí tăng
thêm cho quản trị các khoản phải thu của doanh nghiệp. Tương tự trường hợp áp
dụng chính sách bán hàng có chiết khấu thì chi phí tiết kiệm được trong quản lý
các khoản phải thu phải lớn hơn phần lợi nhuận doanh nghiệp trả cho khách hàng
do giảm giá hàng bán chịu.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 31
- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu: đánh giá khả năng tài
chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến
hạn theo các bước sau: Thu thập thông tin về khách hàng; đánh giá uy tín khách
hàng theo các thông tin thu nhận được; lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt
bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu.
- Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ, gồm:
+ Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp.
+ Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính
sách thu hồi nợ phù hợp.
+ Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu: tríchtrước dự phòng
nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính.
1.2.2.2. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
 Sự cần thiết phải tăng cường quản trị VCĐ
VCĐ là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng và vốn kinh
doanh nói chung. Quy mô và trình độ quản trị VCĐ là nhân tố ảnh hưởng đến quy
mô, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của DN. Do đó ảnh hưởng đến quá
trình SXKD của DN. Quản trị VCĐ là công tác trọng điểm trong quản trị tài chính
của DN.
Việc sử dụng VCĐ thường diễn ra trong một khoảng thời gian dài, thu hồi
vốn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý làm thế nào để
VCĐ khi tham gia vào quá trình SXKD tạo ra được nhiều sản phẩm với chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường, thu hồi được vốn sớm, tạo ra lợi nhuận
cho DN.
Ngày nay, khi nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hôi nhập và mở cửa.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ càng đòi hỏi bức bách hơn bao giờ hết. Bởi
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 32
vì đối thủ cạnh tranh không chỉ là các DN trong nước mà còn cả các DN nước
ngoài.
 Nội dung quản trị VCĐ
 Hao mòn TSCĐ:
Trong quá trình sử dụng, do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau nên
TSCĐ bị hao mòn dần. Có hai loại: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
 Hao mòn hữu hình của TSCĐ: Là sự hao mòn về mặt vật chất, về giá trị sử dụng
và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng.
Nguyên nhân của sự hao mòn trước hết là do các yếu tố liên quan đến quá
trình sử dụng TSCĐ gây ra, việc hao mòn của TSCĐ tỷ lệ thuận với thời gian sử
dụng liên tục và cường độ sử dụng chúng; do tác động của các yếu tố tự nhiên như
thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm,… Ngoài ra chất lượng nguyên vật liệu, trình độ chế tạo
cũng ảnh hưởng đến quá trình hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng.
 Hao mòn vô hình của TSCĐ: Là sự giảm sút thuần túy về giá trị của TSCĐ, biểu
hiện ở sự giảm sút giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ KH-KT và
công nghệ sản xuất.
Nguyên nhân của hao mòn vô hình là do sự phát triển không ngừng của tiến
bộ KH-KT và công nghệ sản xuất. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và
công nghệ, các máy móc thiết bị không ngừng được cải tiến các tính năng, công
dụng và hiệu suất cao hơn.Vì thế các máy móc trước đó trở nên lỗi thời, lạc hậu và
bị mất giá. Tình trạng giảm giá này chính là hao mòn vô hình của TSCĐ.
Hao mòn TSCĐ dù dưới hình thức nào cũng là sự tổn thất giá trị TSCĐ của
DN. Vì thế, trong quá trình sử dụng DN phải chú trọng các biện pháp nhằm hạn
chế, giảm thiểu tối đa những tổn thất của hao mòn như: thực hiện chế độ bảo
dưỡng, sửa chữa thường xuyên, định kỳ TSCĐ. Đồng thời, khi TSCĐ cũ không
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 33
còn giá trị kinh tế thì phải mạnh dạn thay thế đổi mới để nâng cao hiệu quả sử
dụng TSCĐ và VCĐ trong DN.
 Khấu hao TSCĐ:
Để thu hồi lại giá trị hao mòn nhằm tái sản xuất TSCĐ, giá trị hao mòn
được tính vào giá thành sản phẩm bằng việc tính khấu hao. Khấu hao TSCĐ là
một yếu tố chi phí hay khoản mục giá thành. Thực hiện khấu hao TSCĐ một cách
hợp lý có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình SXKD của DN.
Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi
của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích
của TSCĐ.
Khấu hao TSCĐ hợp lý là biện pháp quan trọng để bảo toàn VCĐ, giúp cho
DN có thể thu hồi đầy đủ VCĐ khi TSCĐ hết giá trị sử dụng. Khấu hao hợp lý
TSCĐ giúp cho DN có một khoản vốn để kịp thời đổi mới máy móc, thiết bị và
công nghệ. Việc xác định mức khấu hao hợp lý là cơ sở để DN xác định đúng giá
thành sản xuất và đánh giá kết quả SXKD của DN.
Về nguyên tắc, khấu hao TSCĐ là phương thức thu hồi VCĐ của DN. Nếu
DN tổ chức, quản lý tốt thì tiền khấu hao không chỉ có tác dụng tái sản xuất giản
đơn mà còn có thể thực hiện tái sản xuất mở rộng TSCĐ.
 Các phương pháp khấu hao TSCĐ:
 Phương pháp khấu hao đường thẳng: Là phương pháp khấu hao bình
quân theo thời gian sử dụng. Theo phương pháp này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu
hao hàng năm được tính bình quân trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của
TSCĐ. Công thức xác định như sau:
MKH =
NGKH
T
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 34
Trong đó:
MKH: Mức khấu hao hàng năm
TKH: Tỷ lệ khấu hao hàng năm
NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao
T: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (năm)
+ Ưu điểm: Việc tính toán đơn giản, dễ tính, tổng mức khấu hao của TSCĐ
được phân bổ đều đặn vào các năm sử dụng nên không gây ra sự biến động quá
mức khi tính vào giá thành sản xuất hàng năm, cho phép DN dự kiến trước được
thời hạn thu hỗi đủ vốn đâu tư vào các loại TSCĐ.
+ Nhược điểm: Phương pháp này không thực sự phù hợp với các loại TSCĐ
hoạt động có tính chất thời vụ, không đều đặn giữa các thời kỳ trong năm; do vốn
được thu hồi bình quân nên số vốn thu hồi chậm sẽ ảnh hưởng bất lợi của hao
mòn vô hình.
 Phương pháp khấu hao nhanh: Thực chất là việc đấy nhanh thu hồi vốn
trong những năm đầu sử dụng TSCĐ. Khấu hao nhanh có thể thực hiện theo 2
phương pháp là khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo tổng số năm sử
dụng.
+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: Theo phương pháp này mức
khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ phải
tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh. Công thức tính toán như sau:
MKHt = GCt x TKHđ
Trong đó:
MKHt: Mức khấu hao năm t
TKH =
MKH
X 100% =
1
X100%
NGKH T
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 35
GCt: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ t
TKHđ: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ
t: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ (t=1 n)
Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao bình quân
nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh. Theo kinh nghiệm thực tế ở các nước,
hệ số điều chỉnh thường được xác định là 1,5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 4
năm trở xuống; là 2 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ trên 4 năm đến dưới 6 năm;
2,5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm.
+ Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng: Theo phương
pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằng nguyên giá TSCĐ cần tích
khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao của từng năm. Công thức tính như sau:
MKHt = NGKH x TKHt
Trong đó:
MKHt: Mức khấu hao năm t
NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao
TKHt: Tỷ lệ khấu hao của năm thứ t cần tính khấu hao
Tỷ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao có thể xác định theo 2 cách:
- Cách 1: Lây số năm sử dụng còn lại của TSCĐ cho đến khi hết thời hạn
sử dụng chia cho tổng số thứ tự năm sử dụng.
- Cách 2: Áp dụng công thức:
Trong đó:
TKHt: Tỷ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao
T: Thời hạn sử dụng TSCĐ (năm)
TKHt =
2(T – t + 1)
T(T+1)
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 36
t: Thời điểm (năm t) cần tính khấu hao
+ Ưu điểm: Trong những năm đầu một lượng tương đối lớn vốn đầu tư
được thu hồi, TSCĐ được đổi mới nhanh, chống được hao mòn vô hình, số khấu
hao lũy kế đến năm cuối cùng sẽ đảm bảo bù đắp giá trị ban đầu của TSCĐ. Tạo
lá chắn thuế khấu hao cho DN
+ Nhược điểm: Tính toán khó khăn, phức tạp đối với những TSCĐ có thời
gian sử dụng lâu dài. Ngoài ra, khấu hao nhanh còn làm tăng chi phí SXKD trong
những năm đầu, làm giảm lợi nhuận của DN, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khả năng
sinh lời, giá cổ phiếu của DN.
 Phương pháp khấu hao theo sản lượng: Theo phương pháp này mức khấu
hao hàng năm được xác định bằng cách lấy sản lượng dự kiến sản xuất hàng năm
nhân với mức trích khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công
việc hoàn thành. Công thức tính như sau:
MKHt = QSPt x MKHsp
Trong đó:
MKHt: Mức khấu hao TSCĐ ở năm t
QSPt: Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm t
MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩm
Mức khấu hao đơn vị sản phẩm được tính bằng cách lấy nguyên giá TSCĐ
phải tính khấu hao chi cho số lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế
trong suốt thời gian hoạt động hữu ích của TSCĐ.
+ Ưu điểm: Thích hợp cho những TSCĐ hoạt động có tính chất thời vụ, có
liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm. Do đó việc khấu hao theo số lượng
sản phẩm hoặc công việc thực tế thực hiện phản ánh hợp lý hơn mức độ hao mòn
TSCĐ vào giá trị sản phẩm.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 37
+ Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi việc thống kê khối lượng sản
phẩm, công việc do TSCĐ thực hiện trong kỳ phải được rõ ràng, đầy đủ.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh
nghiệp
1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động
* Tốc độ luân chuyển VLĐ: phản ánh mức độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm,
thông qua 2 chỉ tiêu sau:
- Số lần luân chuyển VLĐ (số vòng quay VLĐ): phản ánh số vòng quay
VLĐ trong một thời gian nhất định, thường là một năm.
Số lần luân chuyển VLĐ =
Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ
Số VLĐ bình quân
- Kỳ luân chuyển VLĐ: phản ánh để thực hiện một vòng quay VLĐ cần
bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và
ngược lại.
Kỳ luân chuyển VLĐ =
Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Số lần luân chuyển VLĐ
*Mức tiết kiệm VLĐ: phản ánh số VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ luân
chuyển VLĐ. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp có thể rút khỏi
một số VLĐ để dùng cho hoạt động khác.
Mức tiết
kiệm VLĐ
=
Mức luân chuyển vốn
bình quân 1 ngày kỳ kế hoạch
X
Số ngày rút ngắn kỳ
luân chuyển VLĐ
*Hàm lượng VLĐ: phản ánh để thực hiện một đồng DTT cần bao nhiêu đồng
VLĐ. Hàm lượng VLĐ càng thấp thì VLĐ sử dụng càng hiệu quả và ngược lại.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 38
Hàm lượng VLĐ =
VLĐ bình quân
DTT trong kỳ
*Tỷ suất lợi nhuận VLĐ:
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =
Lợi nhuận trước (sau) thuế
VLĐ bình quân
x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bình quân tạo ra được bao nhiều
đồng lợi nhuận trước (sau) thuế ở trong kỳ. Và là thước đo đánh giá hiệu quả sử
dụng VLĐ của doanh nghiệp.
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định
* Hiệu suất sử dụng TSCĐ: phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra
được bao nhiêu đồng DTT.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
DTT
Nguyên giá TSCĐ bình quân
*Hiệu suất sử dụng VCĐ: phản ánh một đồng VCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được
bao nhiêu đồng DTT.
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
DTT
VCĐ bình quân
* Hệ số hao mòn TSCĐ: phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ, qua đó gián tiếp phản
ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số VCĐ còn phải tiếp tục thu hồi tại thời điểm
đánh giá. Hệ số càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã gần hết thời hạn sử dụng, VCĐ
cũng sắp thu hồi hết.
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Số khấu hao lũy kế của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 39
*Hàm lượng VCĐ: là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ, phản ánh
để thực hiện được một đồng DTT thì doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng
VCĐ.
Hàm lượng VCĐ =
VCĐ bình quân
DTT trong kỳ
*Tỷ suất lợi nhuận VCĐ:
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ =
Lợi nhuận trước (sau) thuế
VCĐ bình quân
x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra
được bao nhiêu lợi nhuận trước (sau) thuế. Và là thước đo đánh giá hiệu quả sử
dụng VCĐ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động.
1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
*Vòng quay toàn bộ vốn (vòng quay tài sản):
Vòng quay toàn bộ vốn =
DTT trong kỳ
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, VKD của doanh nghiệp luân chuyển được
bao nhiêu vòng. Nếu chỉ tiêu này cao cho thấy doanh nghiệp đang phát huy công
suất hiệu quả và có khả năng cần phải đầu tư mới nếu muốn mở rộng công suất.
Còn nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ vốn được sử dụng chưa hiệu quả, là dấu hiệu
cho thấy doanh nghiệp có những tài sản bị ứ đọng hoặc hiệu suất hoạt động thấp.
* Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên VKD (BEF): phản ánh khả năng
sinh lời của một đồng VKD mà không tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc VKD và
thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trước
thuế và lãi vay trên VKD
=
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 40
*Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD: thể hiện mỗi đồng VKD có khả năng
sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay.
Tỷ suất LNTT trên VKD =
LNTT trong kỳ
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
*Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD (ROA): phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng
trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNST.
Tỷ suất LNST trên VKD =
LNST
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
*Tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE): đo lường mức LNST thu được trên mỗi đồng
VCSH trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ
quản trị tài chính doanh nghiệp gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình
độ quản trị tài sản và trình độ quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận VCSH =
LNST
VCSH bình quân sử dụng trong kỳ
* Hệ số khả năng tạo tiền của doanh nghiệp: Nhằm đánh giá khả năng tạo tiền và
mức độ đóng góp của từng hoạt động trong việc tạo tiền trong kỳ giúp các chủ
thêr quản lý đánh giá được quy mô, cơ cấu dòng tiền và trình độ tạo ra tiền của
doanh nghiệp
Chỉ tiêu phân tích: gồm 3 nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu, trình độ
tạo tiền của doanh nghiệp:
+ Phân tích quy mô tạo tiền của từng hoạt động và của cả doanh nghiệp
trong từng kỳ thông qua các chỉ tiêu dòng tiền thu vào trong kỳ trên báo cáo lưu
chuyển tiền tệ.
+ Xác định cơ cấu dòng tiền thông qua tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng
hoạt động trong tổng số dòng tiền thu vào của doanh nghiệp
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 41
Tỷ trọng dòng tiền thu
vào của từng hoạt động
=
Tổng tiền thu vào của
Từng hoạt động
Tổng số tiền thu vào của
Doanh nghiệp
x 100%
+ Trình độ tạo tiền của doanh nghiệp thông qua hệ số tạo tiền. Khi cần thiết
ta có thể xem xét trình độ tạo tiền của từng hoạt động thông qua chỉ tiêu hệ số tạo
tiền của từng hoạt động theo công thức:
Hci =
IFi (dòng tiền thu về của từng hoạt động)
OFi (dòng tiền chi ra của từng hoạt động)
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan
Là nhóm nhân tố có tính chất quyết định tới công tác quản trị VKD của
doanh nghiệp, bao gồm:
- Cơ cấu nguồn vốn: là thành phần và tỷ trọng của các loại vốn trong tổng
vốn VKD của doanh nghiệp tại một thời điểm. Một cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với
đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển của
nền kinh tế sẽ là tiền đề để nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn của doanh
nghiệp và ngược lại.
- Phương thức tài trợ vốn: Nhân tố này liên quan trực tiếp đến chi phí sử
dụng vốn của doanh nghiệp. Một cơ cấu tài trợ tối ưu luôn là mục tiêu hàng đầu
mà các nhà quản trị tài chính theo đuổi nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi
phí sử dụng vốn, giảm thiểu rủi ro tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn.
- Việc lựa chọn phương án đầu tư, phương án kinh doanh: những phương án
có tỷ suất sinh lời cao luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn và ngược lại, do vậy mà các
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 42
nhà tài chính cần phải cân nhắc để lựa chọn được phương án đầu tư sao cho phát
huy được hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời có thể giảm thiểu rủi ro cho doanh
nghiệp.
- Các chính sách của doanh nghiệp:
+ Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng sẽ ảnh hưởng đến kỳ hạn
thanh toán (bao gồm kỳ hạn thanh toán với người bán và người mua). Kỳ hạn
thanh toán chi phối đến nợ phải thu và nợ phải trả. Việc tổ chức xuất giao hàng,
thực hiện các thủ tục thanh toán thu tiền bán hàng ảnh hưởng không nhỏ đến nhu
cầu vốn của doanh nghiệp.
+ Chính sách về đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất: trong thời đại
khoa học công nghệ phát triển như vũ bão như hiện nay, nếu doanh nghiệp chậm
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chậm đổi mới nâng cao trình độ trang thiết bị
kỹ thuật thì doanh nghiệp đó sẽ bị thụt lùi và có thể rơi vào tình trạng phá sản.
- Tính chất của sản phẩm và chu kỳ sản xuất kinh doanh: Với mỗi loại sản
phẩm thì tính chất và chu kỳ sản xuất sản phẩm đó là khác nhau, có loại sản phẩm
thì chu kỳ sản xuất dài, nhưng có những loại thì chu kỳ sản xuất lại ngắn. Do đó,
vấn đề đặt ra cho các nhà tài chính doanh nghiệp là làm sao vừa có đủ vốn để sản
xuất, vừa phát huy được hiệu quả của số vốn đó.
- Trình độ của cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp: Sự ảnh hưởng
của nhân tố này cũng rất lớn, thể hiện ở sự vận dụng, khai thác, sử dụng máy móc
thiết bị. Nếu như trình độ của cán bộ công nhân viên cao thì hiệu quả làm việc sẽ
tăng lên, góp phần tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều lợi nhuận, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn và ngược lại.
- Trình độ tổ chức quản lý: đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý sử dụng vốn,
sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới việc sử dụng vốn hiệu quả. Việc tổ chức quản lý khoa
học, hợp lý sẽ làm tiền để phát huy hiệu quả sử dụng vốn, và ngược lại sẽ gây thất
thoát, sử dụng vốn lãng phí, không bảo toàn được vốn.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 43
1.2.4.2. Nhóm nhân tố khách quan
- Nhân tố thuộc về Nhà nước: Khi Nhà nước thay đổi cơ chế quản lý của
các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng tới hiệu quả tổ chức sử dụng vốn. Vì thế,
các doanh nghiệp phải luôn nhạy bén trước các thông tin kinh tế, chủ động điều
chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình nhằm phù hợp với chính sách quản lý
của Nhà nước.
- Nhân tố thuộc về nền kinh tế thị trường: Mỗi một doanh nghiệp đều hoạt
động trong một môi trường kinh doanh nhất định, nhưng đều chịu ảnh hưởng của
các tác nhân thuộc về nền kinh tế như: lạm phát, khủng hoảng, sự biến động của
cung cầu, giá cả, lãi suất ngân hàng… và các tác nhân này đều gây ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do vậy, việc
nghiên cứu thị trường là rất quan trọng, giúp cho các doanh nghiệp có thể ứng phó
kịp thời trước những biến động của nền kinh tế.
- Nhân tố thuộc về tự nhiên: Là sự ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt, động
đất, hỏa hoạn… Sự tác động của các nhân tố này thường mang tính chất bất ngờ
và gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như
tới công tác bảo toàn và phát triển vốn.
- Nhóm nhân tố thuộc về kỹ thuật: Trong thời đại ngày nay, khi mà khoa
học kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão thì việc ứng dụng những thành quả
của khoa học kỹ thuật sẽ là cơ hội tốt cho những doanh nghiệp dám chấp nhận
mạo hiểm, tiếp cận kịp thời với tiến bộ khoa học kỹ thuật; ngược lại sẽ là nguy cơ
đối với các doanh nghiệp không tiếp cận kịp thời với những tiến bộ đó và sẽ bị
thụt lùi lại phía sau.
Ngoài ra, với những doanh nghiệp có đặc điểm hàng hóa khác nhau và đối
tượng khách hàng khác nhau thì chính sách tín dụng thương mại cũng sẽ áp dụng
khác nhau, dẫn đến tỷ trọng các khoản phải thu khác nhau.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 44
Nếu những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng có giá trị lớn, là
nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp khác và khách hàng lại là những
công ty bán buôn, công ty phân phối…thì doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận tình
trạng nợp phải thu lớn. Và ngược lại, nếu hàng hóa có giá trị thấp, là hàng hóa tiêu
dùng cuối cùng, khách hàng chỉ đơn thuần là những người bán lẻ thì doanh nghiệp
sẽ có nợ phải trả thấp hơn.
Những thay đổi mang tính khách quan nhưng có tác động ngày càng mạnh
mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp, những tác động đó cũng có thể mang lại
những thuận lợi cũng như những khó khăn, do vậy doanh nghiệp cần có những dự
đoán, xây dựng phương án dự phòng để giảm thiểu những rủi ro và tận dụng được
những cơ hội mới từ những thay đổi có lợi mang đến cho doanh nghiệp.
Trên đây là những lý luận chung nhất về vốn kinh doanh và chỉ tiêu để đánh
giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh chính là
chìa khóa là một phương tiện giúp các doanh nghiệp hiện thực hóa các ý tưởng,
chiến lược kinh doanh nhằm đáp ứng mục tieeu cuối cùng của mình. Đây là cơ sở
chứng tỏ công tác quản trị vốn kinh doanh có tầm quan trọng ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mục đích của quản trị VKD là đảm bảo
nhu cầu tối đa về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi các nguồn
vốn của công ty lại có hạn. Do đó, kết hợp với thực trạng hoạt động của mỗi
doanh nghiệp, ban lãnh đạo lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường
quản trị VKD và thường xuyên đổi mới, bổ sung các giải pháp mới để nâng cao
hơn nữa chất lượng VKD và khắc phục những mặt còn hạn chế trong quá trình
hoạt động
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 45
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY VNT
LOGISTICS TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh
doanh của Công ty VNT logistics
2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty VNT logistics
- Địa chỉ trụ sở: Số 2 Bích Câu, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội
- Webside: http://vntlogistics.com/
- Vốn điều lệ: 54.720.000.000 VNĐ
- Tên giao dịch: VNT logistics
- Mã chứng khoán: VNT
Người đại diện pháp luật: Ông Nguyễn Xuân Giang – Chủ tịch HĐQT kiêm
Tổng giám đốc.
Vinatrans Hà Nội trước đó là chi nhánh của Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Vận Tải Ngoại Thương Tp.Hồ Chí Minh, được thành lập vào tháng 06/1996.
Năm 2003, chi nhánh vinatrans Hà Nội tiến hành cổ phần hóa theo quyết
định 1685/2002/QĐ/BTM ngày 30/12/2002 của Bộ thương mại và chuyển thành
“Công ty cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương” tên tiếng anh là “The Foreign
Trade Fowarding And Transportation Joint Stock Company”. Tên giao dịch là
Vinatrans Hà Nội theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103002086 do
Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 07/04/2003, lần thay
đổi gần đây nhất là vào ngày 29/04/2011.
Năm 2005: Công ty tiến hành tăng vốn điều lệ từ 12 tỷ lên 24 tỷ thông qua
trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100%.
Năm 2006: Công ty được nhận huân chương lao động hạng 3.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 46
Năm 2007: Vốn điều lệ của công ty được nâng từ 24 tỷ lên 54,72 tỷ thông
qua hình thức phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 70 %, phát hành cho cổ đông
hiện hữu với tỷ lệ 2:1, phát hành cho cán bộ công nhân viên có đóng góp với công
ty và phát hành cho các đối tác chiến lược của công ty.
Ngày 14/08/2009: Cổ phiếu của công ty chính thức được niêm yết trên sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán VNT, khối lượng niêm yết là
5.472.000 cổ phiếu.
Tháng 4/2011: Công ty thay đổi thương hiệu nhận diện mới từ
VINATRANS HA NOI sang VNT LOGISTICS.
Đến thời điểm 2/2014, công ty có đầu tư vào một công ty con là công ty
TNHH giao nhận vận tải Hà Thành – Hanotrans.
 Quá trình phát triển
VNT Logistics tiền thân là chi nhánh công ty giao nhận kho vận ngoại
thương – Vinatrans thành lập tháng 6 năm 1996 và cổ phần hóa vào tháng 4 năm
2003. Với thời gian gần 20 năm hoạt động và phát triển tại khu vực phía Bắc, đến
nay VNT Logistics đã trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận
vận chuyển của Việt Nam. Hoạt động trong môi trường ngày càng cạnh tranh gay
gắt, với lợi thế xuất phát từ một đơn vị kinh doanh của công ty giao nhận kho vận
ngoại thương TP.Hồ Chí Minh, một công ty lớn trong lĩnh vực giao nhận vận tải,
được thừa hưởng những thuận lợi về cơ sở ban đầu như: tổ chức, nhân sự và cơ sở
vật chất cũng như kinh nghiệm nghiệp vụ và mạng lưới khách hàng, VNT
Logistics đã định hướng và tiếp tục kiên trì định hướng phát triển đa dạng dịch vụ,
xây dựng và phát triển hệ thống đại lý mới trên toàn cầu với nhiều biện pháp cụ
thể và đồng bộ nên đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu của những năm vừa qua.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 47
Bảng 1.1 - Những thành tích công ty đạt được
Năm Thành tích đạt được
2004 - Bằng khen của Bộ Thương Mại
- Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Thương Mại
- Đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”
2005 - Đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”
2006 - Huân chương lao động hạng 3
2007 - Bằng khen của Bộ Thương Mại
(Nguồn:Báo cáo thường niên của VNT Logistics)
Sau gần 10 năm hoạt động với định hướng chiến lược phát triển đúng đắn của
ban lãnh đạo cùng sự đóng góp vủa đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty từng
bước khẳng định vị thế và năng lực của mình.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 48
Bảng 1.2 - Quá trình tăng vốn điều lệ của công ty
Năm Vốn điều lệ
(tỷ đồng)
Mức tăng
vốn điều lệ
(tỷ đồng)
Hình thức tăng vốn
2003 12 - -
2004 12 - -
2005 24 12 Trả cổ tức bằng cổ phiếu với
tỷ lệ 100%
2006 24 - -
2007 54,72 30,72 Phát hành cổ phiếu thưởng
với tỷ lệ 70%
Phát hành cho cổ đông hiện
hữu với tỷ lệ 2:1
Phát hành cho CBCNV có
đóng góp đến sự phát triển
của công ty
Phát hành cho đối tác chiến
lược của công ty.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 49
Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển VNT Logistics đã tăng vốn điều
lệ lên 65.000.000.000 đồng, và là một trong những đơn vị giao nhận vận tải hàng
đầu của cả nước, ngày một khẳng định uy tín với khách hàng trong nước và quốc
tế. Bên cạnh những sản phẩm mà công ty đang cung cấp, công ty còn mở rộng
hoạt động sang các loại hình kinh doanh mới như cung cấp dịch vụ đường sắt với
Trung Quốc, giao nhận phân phối, đại lý hàng quá cảnh đi nước thứ 3..công ty đầu
tư và phát triển hệ thống kho bãi ..tại khu vực cảng Hải Phòng, Cái Lân…Do đó,
tài sản của công ty không ngừng tăng lên mạnh mẽ trong những năm qua.
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty VNT logistics
2.1.2.1 Chức năng, lĩnh vực kinh doanh của công ty
 Chức năng:
Là một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực giao nhận vận tải
ngoại thương, công ty đang ngày một khẳng định uy tín và đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng trong nước và quốc tế với các chức năng vận chuyển giao nhận
vận tải, kinh doanh, tư vấn, môi giới cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước
hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận chuyển và giao nhận hàng hóa.
 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
- Kinh doanh các dịch vụ giao nhận vận tải hàng xuất nhập khẩu, bốc
xếp, giao nhận, vận chuyển hàng siêu trường, hàng quá khổ, quá tải
theo đa phương thức;
- Đại lý giao nhận cho các hãng giao nhận và vận tải nước ngoài;
- Môi giới thuê và cho thuê tàu cho các chủ hàng và chủ tàu trong và
ngoài nước thuê;
- Kinh doanh vận tải hàng hóa nội địa và quá cảnh;
- Kinh doanh cho thuê văn phòng làm việc, kho bãi theo quy định đúng
pháp luật;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và nhận ủy thác xuất nhập khẩu;
- Tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo, trưng bày, giới thiệu sản
phầm hàng hóa;
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 50
- Môi giới hàng hải, Đại lý tàu biển
2.1.2.2 Quy trình kinh doanh, quy trình cung cấp dịch vụ.
- Là một đơn vị chủ yếu chỉ kinh doanh chứ không sản xuất, công ty
vinatrans Hà Nội cung cấp các sản phẩm dịch vụ như:
+ Hàng nguyên Container: Dựa trên những hợp đồng dài hạn với những
hãng tàu khác nhau như: RCL, Rickmer…
+ Hàng lẻ: Những lô hàng không đủ xếp đủ 1 container, công ty sẽ có
những chuyến gom hàng từ các cảng chính của Việt Nam đi nước ngoài và
ngược lại.
+ Dịch vụ cửa đến cửa (Door to door): Là một dịch vụ hoàn hảo từ cửa đến
cửa một cách an toàn và nhanh chóng với các thiết bị hiện đại.
- Dịch vụ giao nhận vận tải đường không: Giao nhận các mặt hàng đa dạng
(giày, dép, hoa quả, may mặc…), vận chuyển kết hợp đường biển và đường
hàng không, dịch vụ chuyển phát nhanh, đại lý bán cước cho nhiều hãng
hàng không trên thế giới tại Việt Nam.
- Dịch vụ tổ chức triển lãm: Công ty hỗ trợ khách hàng tổ chức triển lãm
trong phạm vi ở Việt Nam, đảm bảo đầy đủ các quy định pháp luật.
- Dịch vụ kho bãi: Với các mạng lưới kho bãi trên các khu vực cảng lớn trên
cả nước cũng như tại các sân bay, vinatrans Hà Nội sẵn sàng đáp ứng mọi
yêu cầu của khách hàng liên quan đến kho bãi. Hàng hóa được đảm bảo cất
giữ với chất lượng đạt tiêu chuẩn yêu cầu.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 51
2.1.2.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý
kinh doanh.
 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty
Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty VNT logistics
(Nguồn:Phòng nhânsự)
BAN GIÁM ĐỐC
GIAO NHẬN
ĐƯỜNG BIỂN
ĐGIAO NHẬN HÀNG
KHÔNG
ĐẠI LÝ TÀU BIỂN
LOGISTICS
DỊCH VỤ HỖ TRỢ
TÀI CHÍNH KẾ
TOÁN
HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ
QUẢN TRỊ THÔNG
TIN
QUẢN TRỊ CHẤT
LƯỢNG
CÔNG TY
TNHH
GIAO
NHẬN
VẬN TẢI
HÀ
THÀNH
Chi nhánh
HẢI PHÒNG
Chi nhánh
QUẢNG
NINH
Chi nhánh
TP HỒ CHÍ
MINH
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 52
2.1.3 Tình hình tài chính của công ty VNT logistics trong thời gian qua
2.1.3.2 Khái quát tình hình tài chính của công ty
Bảng 2.1. Biến động tổng quan về tài sảnvà nguồn vốn năm 2013
(nguồn:bảng cân đối kế toán 2013)
Về tổng quan năm 2013 tổng tài sản và nguồn vốn tăng so với năm 2012.
Cụ thể tổng tài sản năm 2013 là 275.490.844.827 đồng tăng 10.643.571.851 đồng
tương ứng tăng 4,02% so với năm 2012. Năm 2013 tỷ trọng TSNH giảm 2,65% so
với năm 2012 đồng thời tỷ trọng TSDN tăng 2,65%. Năm 2013 cũng có sự chuyển
dịch về cơ cấu nguồn vốn so với năm 2012, tỷ trọng nợ phải trả giảm 2,75% đồng
thời tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng 2,75%.
Số tiền(đồng) Tỷ trọng Số tiền(đồng) Tỷ trọng số tiền (đồng)
Tỷ lệ
(%)
Tỷ trọng (%)
Tài sản
ngắn hạn
216,237,463,698 78.49 214,833,966,864 81.14 1,403,496,834 0.65 -2.65
Tài sản
dài hạn
59,235,381,129 21.51 49,963,306,112 18.86 9,272,075,017 18.56 2.65
Tổng tài
sản
275,490,844,827 100.00 264,847,272,976 100.00 10,643,571,851 4.02
Nợ phải
trả
164,024,081,282 59.54 164,967,798,168 62.29 -943,716,886 -0.57 -2.75
Vốn chủ
sở hữu
111,466,763,545 40.46 99,879,474,808 37.71 11,587,288,737 11.60 2.75
Tổng
nguồn
vốn
275,490,844,827 100.00 264,847,272,976 100.00 10,643,571,851 4.02
chênh lệchBảng cân
đối kế
toán
31/12/2013 31/12/2012
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 53
Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng TSNH và TSDH qua các năm
(nguồn:Bảng cân đối kế toán 2012, 2013)
Tổng tài sản năm 2013 là 275.490.844.827 đồng tăng 10.643.571.851 đồng
tương ứng tăng 4,02% so với năm 2012. Tài sản ngắn hạn năm 2013 đạt
216.237.463.698 đồng tăng 0,65% so với năm 2012, tuy nhiên tỷ trọng TSNH
năm 2013 là 78,49% trong tổng tài sản, giảm 2,65% so với năm 2012. TSDH tăng
do doanh nghiệp đầu tư xây dựng kho bãi cơ bản đã hoàn thành và mua máy móc
thiết bị mới, Cơ cấu tài sản đang chuyển dịch từ đầu tư TSNH sang TSDH trong 3
năm gần đây nhưng mức độ chuyển dịch còn chậm, tỷ trọng TSNH vẫn còn rất
lớn trong tổng tài sản.
Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng Nợ Phải Trả và VCSH qua các năm
(nguồn:bảng cân đối kế toán 2012,2013)
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
90.00%
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
TSNH
TSDH
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
NPT
VCSH
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics

More Related Content

What's hot

Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...
Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...
Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...Trần Trung
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty...Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp, HOT ...
Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp,  HOT ...Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp,  HOT ...
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp, HOT ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập tại công ty vận tải
Báo cáo thực tập tại công ty vận tảiBáo cáo thực tập tại công ty vận tải
Báo cáo thực tập tại công ty vận tảiDương Hà
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...
Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...
Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...
 
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng quản lý hàng tồn kho công ty Pharusa, ĐIỂM CAO, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty...Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty...
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
 
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp, HOT ...
Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp,  HOT ...Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp,  HOT ...
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp, HOT ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựngLuận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
 
Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sảnBáo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cảng Tân Cảng
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cảng Tân CảngPhân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cảng Tân Cảng
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cảng Tân Cảng
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tảiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
 
Báo cáo thực tập tại công ty vận tải
Báo cáo thực tập tại công ty vận tảiBáo cáo thực tập tại công ty vận tải
Báo cáo thực tập tại công ty vận tải
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
 
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
 
Đề tài thực tập công ty thương mại dịch vụ vận tải rất hay, bổ ích
Đề tài  thực tập công ty thương mại dịch vụ vận tải rất hay, bổ íchĐề tài  thực tập công ty thương mại dịch vụ vận tải rất hay, bổ ích
Đề tài thực tập công ty thương mại dịch vụ vận tải rất hay, bổ ích
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 

Similar to Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics

Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics (20)

Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNamTăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
 
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư thương mại
Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư thương mạiĐề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư thương mại
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư thương mại
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấyĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAYĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Thái Hà, HAY
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Thái Hà, HAYĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Thái Hà, HAY
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Thái Hà, HAY
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty xây dựng thương mại SIC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty xây dựng thương mại SICĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty xây dựng thương mại SIC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty xây dựng thương mại SIC
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đTăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAY
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAYTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAY
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAY
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty hàng hải, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty hàng hải, HAYĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty hàng hải, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty hàng hải, HAY
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đĐề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics

  • 1. BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ------------------- NGUYỄN THỊ MIỀN Lớp: CQ48/11.10 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY VNT LOGISTICS Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp Mã số: 11 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THẠC SĨ MAI KHÁNH VÂN HÀ NỘI – 2014
  • 2. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền
  • 3. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 2 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan……………………………………………………………………...1 Mục lục…………………………………………………………………………….2 Danh mục các chữ viết tắt…………………………………………………………4 Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….5 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊVỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP……………………..8 1.1. Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp…………….….8 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh …….…………………………8 1.1.2. Thành phần của vốn kinh doanh …………………...…………………..…10 1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh………………………………………....16 1.2. Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp………………………………….20 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh…………………………..23 1.2.2. Nội dung quản trị vốn kinh doanh…………………………………………24 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp…………………………………………………………………………….37 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp…………………………………………………………………………….40 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY VNT LOGISTICS TRONG THỜIGIAN QUA…………………………………45 2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty VNT logistics……………………………………………………….45 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty VNT logistics…...…………….45
  • 4. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 3 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty VNT logistics……………...50 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty VNT logistics…………………..52 2.2. Thực trạng quản quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics trong thời gian qua…………………………………………………………………………..57 2.2.1. Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của Công ty VNT logistics…………………………………………………………………………...57 2.2.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics…………...63 2.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản trị vốn kinh doanh của Công ty VNT logistics…………………………………………………………………………...80 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY VNT LOGISTICS………………………86 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty VNT logistics trong thời gian tới…………………………………………………………………………………86 3.1.1. Bối cảnh kinh tế -xã hội .………………………………………………….86 3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty VNT logistics…………...88 3.2. Yêu cầu và nguyên tắc quán triệt khi xây dựng giaỉ pháp…………………..88 3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh ở Công ty VNT logistics…………………………………………………………………….88 3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp …………………………………………101 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 5. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. DTT : Doanh thu thuần 2. LNTT : Lợi nhuân trước thuế 3. LNST : Lợi nhuận sau thuế 4. NVDH : Nguồn vốn dài hạn 5. NVNH : Nguồn vốn ngắn hạn 6. TSCĐ : Tài sản cố định 7. TSDH : Tài sản dài hạn 8. TSNH : Tài sản ngắn hạn 9. VCĐ : Vốn cố định 10. VCSH : Vốn chủ sở hữu 11. VLĐ : Vốn lưu động DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH
  • 6. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có vốn. Vốn kinh doanh được coi là yếu tố quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay. Hiện nay, khi nền kinh tế là nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt thì các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, bởi có sử dụng vốn hiệu quả thì doanh nghiệp mới tạo ra được lợi nhuận, tích lũy nó để phát triển nguồn vốn của mình, tạo ra sự cạnh tranh với các đối thủ bằng tiềm lực tài chính. Vậy làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quả đó là một nội dung quản trị tài chính quan trọng Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, cùng với những lý luận đã được học và thực tế thực tập tại Công ty VNT logistics, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics”. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến vốn kinh doanh, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, thông qua các chỉ tiêu đánh giá thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics. - Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đề tài này tại Công ty VNT logistics nhằm những mục đích sau:
  • 7. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 6 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tìm hiểu thực trạng quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét và đánh giá hiệu suất, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2013 trên cơ sở so sánh với năm 2012. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại đơn vị trong thời gian tới. 3. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu về vốn kinh doanh và giải pháp nhằng tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty VNT logistics tại địa chỉ Số 2 Bích Câu, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội. - Về thời gian: Từ 15/01/2014 đến 02/05/2014 - Về nguồn số liệu: Các số liệu được lấy từ Báo cáo tài chính năm 2012 và 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp: phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, phân tích; phương pháp dữ liệu; phương pháp xử lý số liệu; đánh giá dựa trên các tài liệu thu thập được... kết hợp với suy luận biện chứng để làm sáng tỏ vấn đề đang nghiên cứu. 5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp Kết cấu của đề tài ngoài lời mở đầu và phần kết luận gồm 3 chương với nội dung như sau: Chương 1: Lý luận chung về vốn kinh doanh và quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng quản trị vốn kinh doanh của Công ty VNT logistics trong thời gian qua
  • 8. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 7 Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do thời gian thực tập, điều kiện nghiên cứu, trình độ kiến thức và nhận thức còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi có những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, Ban lãnh đạo Công ty VNT logistics và các bạn để em có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 9. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 8 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh 1.1.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh Một doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được thì đều phải có các yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đó thì các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Số vốn tiền tệ này ứng trước để thực hiện những khoản đầu tư mua sắm, hình thành tài sản cần thiết ban đầu như: xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu,... được gọi là VKD của doanh nghiệp. VKD là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận, nên được coi là tiền đề cho mọi quá trình đầu từ sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, nó là tiềm lực về tài chính của một doanh nghiệp. VKD của doanh nghiệp không ngừng vận động và chuyển hóa từ hình thái biểu hiện. Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu sang hình thái vốn vật tư, hàng hóa và cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ. Quá trình này được diễn ra liên tục, thường xuyên lặp lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh, tạo thành quá trình tuần hoàn, chu chuyển VKD của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự chu chuyển này diễn ra nhanh hay chậm lại chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh, bởi trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 10. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 9 Từ những phân tích trên có thể rút ra: “VKD của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”. VKD không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp mà nó còn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Để công tác quản trị VKD đạt hiệu quả thì trước tiên phải hiểu rõ về VKD và các đặc trưng cơ bản của VKD. 1.1.1.2. Đặc trưng của vốn kinh doanh Vốn được xem là một hàng hóa đặc biệt: khác với hàng hóa thông thường, hàng hóa vốn được bán sẽ không bị mất quyền sở hữu mà chỉ bán quyền sử dụng, người mua được quyền sử dụng vốn trong thời gian nhất định và phải trả cho người sở hữu một khoản tiền được gọi là lãi. Như vậy, lãi suất là giá phải trả cho việc được quyền sử dụng vốn trong một thời kỳ nhất định. Việc mua bán diễn ra trên thị trường tài chính, giá mua bán vốn cũng tuân theo quan hệ cung – cầu trên thị trường. Và giá cả của quyền sử dụng VKD chính là chi phí cơ hội trong việc sử dụng VKD trên thị trường tài chính. Vốn luôn vận động và gắn liền với một chủ sở hữu nhất định: không có vốn vô chủ vì nó sẽ dẫn đến chi tiêu lãng phí và kém hiệu quả. Tùy từng loại hình doanhnghiệp mà ngườisở hữuvốn có đồngthờilà ngườisửdụngvốnhay không. Tuy nhiên, trong trường hợp nào thì vốn cũng gắn với một chủ sở hữu nhất định và có chi phí sử dụng vốn khác nhau. Việc quyết định xử vốn như thế nào liên quan tới lợi ích sát sườn của mỗi doanh nghiệp. Ý thức được điềunày, đồngvốnmớiđược khaithác và sử dụng một cách có hiệu quả nhất, tránh tình trạng thất thoát vốn. Vốn có giá trị về mặt thời gian (do tác động của các yếu tố khả năng sinh lời và rủi ro): một đồng vốn ngày hôm nay có giá trị cao hơn một đồng vốn trong tương lai, bởi vì có thể đầu tư tiền của ngày hôm nay để thu được những khoản
  • 11. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 10 thu nhập trong tương lai. Tỷ lệ lãi suất là sự đo lường thời giá của tiền tệ, nó phản ánh chi phí cơ hội mà người sử dụng vốn phải bỏ ra để thu lợi nhuận. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chính xác hiệu quả của đầu tư. Vốn luôn vận động vì mục tiêu sinh lời: nếu coi hình thái khởi đầu của vốn là tiền thì sau một quá trình vận động vốn có thể biến đổi qua các hình thái vật chất khác nhau, nhưng kết thúc chu kỳ vận động vốn lại trở lại trạng thái ban đầu là tiền. Theo quy luật, để doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì lượng tiền này phải lớn hơn lượng tiền mà doanh nghiệp bỏ ra ban đầu, có nghĩa là doanh nghiệp phải có lợi nhuận. Các đặc trưng của vốn cho thấy, vốn là nguồn lực có hạn, cần phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. Đây là vấn đề có tính chất nguyên lý, là cơ sở cho việc hoạch định chính sách quản trị VKD của doanh nghiệp có hiệu quả. 1.1.2. Thành phần của vốn kinh doanh Theo đặc điểm luân chuyển vốn, VKD của doanh nghiệp được chia thành VCĐ và VLĐ. 1.1.2.1. Vốn cố định của doanh nghiệp VCĐ của doanh nghiệp là số vốn đầu tư để xây dựng hoặc mua sắm các TSCĐ sử dụng trong kinh doanh. Để tìm hiểu về VCĐ của doanh nghiệp ta sẽ đi tìm hiểu về TSCĐ. 1.1.2.1.1. Tài sản cố định TSCĐ của doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phải thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn của TSCĐ: - Tiêu chuẩn về thời gian: Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. - Tiêu chuẩn về giá trị: Phải có giá trị lớn, mức giá trị cụ thể do Chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ.
  • 12. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 11 Quy định về giá trị TSCĐ ở Việt Nam có rất nhiều lần thay đổi nhưng hiện tại quy định là phải đủ 3 điều kiện: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên. - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên. Phân loại TSCĐ Theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế thì TSCĐ được chia làm 2 loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. - TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thuộc loại này, căn cứ vào công dụng kinh tế có thể phân chia thành các nhóm: Nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý; vườn cây lâu năm. - TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp các dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn TSCĐ vô hình. Thông thường TSCĐ vô hình gồm các loại sau: Quyền sử dụng đất có thời hạn; nhãn hiệu hàng hóa; quyền phát hành; phần mềm máy vi tính; bản quyền sáng chế... Phương pháp phân loại này giúp cho người quản lý doanh nghiệp thấy được cơ cấu đầu tư vào TSCĐ theo hình thái biểu hiện, là căn cứ để quyết định đầu tư dài hạn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp và có biện pháp quản lý thích hợp với mỗi loại TSCĐ.
  • 13. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 12 * Cơ chế quản lý và sử dụng TSCĐ: - Nguyên tắc ghi nhận nguyên giá TSCĐ hữu hình: TSCĐ hữu hình được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sử dụng. - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ vô hình: TSCĐ vô hình được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sử dụng theo dự tính. * Quy chế quản lý và sử dụng TSCĐ của công ty: - Việc mua sắm TSCĐ thực hiện theo điều lệ của công ty VNT logistics. - Việc thanh lý nhượng bán TSCĐ thực hiện theo điều lệ của công ty VNT logistics. Việc thực hiện nhượng bán tài sản được thực hiện thông qua tổ chức bán đấu giá hoặc do công ty tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Trường hợp giá trị tài sản nhượng bán nhỏ thì giám đốc quyết định lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc chào giá cạnh tranh nhưng không thấp hơn giá thị trường. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao theo phương pháp đường thẳng 1.1.2.1.2. Vốn cố định và các đặc điểm chu chuyển vốn cố định Là một bộ phận của VKD, VCĐ là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy quy mô VCĐ của doanh nghiệp lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến quy mô, tính đồng bộ của TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ sản xuất, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời số vốn này cần phải được thu hồi đầy đủ nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp.
  • 14. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 13 Đặc điểm luân chuyển của VCĐ luôn bị chi phối bởi các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ trong doanh nghiệp. Do TSCĐ của doanh nghiệp được sử dụng trong nhiều năm, tuy hình thái vật chất và đặc tính ban đầu không thay đổi nhưng giá trị của nó lại bị hao mòn và được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị tài sản phẩm sản xuất ra nên VCĐ cũng có những đặc điểm cơ bản sau: Một là, VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ là được sử dụng lâu dài, trong nhiều năm mới cần thay thế, đổi mới. Hai là, trong quá trình sản xuất kinh doanh VCĐ được luân chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm. Phần giá trị luân chuyển này của VCĐ được phản ánh dưới hình thức chi phí khấu hao TSCĐ, tương ứng với phần giá trị hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp. Ba là, sau nhiều chu kỳ kinh doanh VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, phần VCĐ đã luân chuyển tích lũy lại sẽ tăng dần lên, còn phần VCĐ đầu tư ban đầu vào TSCĐ của doanh nghiệp lại giảm dần xuống theo mức độ an toàn. Cho đến khi TSCĐ của doanh nghiệp hết thời hạn sử dụng, giá trị của nó được thu hồi hết dưới hình thức khấu hao tính vào giá trị sản phẩm thì VCĐ cũng hoàn thành một vòng luân chuyển. Những đặc điểm trên đây không chỉ chi phối đến nội dung biện pháp quản trị VCĐ mà còn đòi hỏi việc này phải luôn gắn liền với việc quản lý, sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp, VCĐ là một bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong toàn bộ VKD. Quy mô của VCĐ và trình độ quản lý sử dụng nó là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật của sản xuất kinh doanh. Do ở một vị trí then chốt và đặc điểm luân chuyển của nó lại
  • 15. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 14 tuân theo tính quy luật riêng, nên việc quản lý VCĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Vốn lưu động của doanh nghiệp Để tiến hành sảnxuất kinh doanh, ngoàiTSCĐ cácdoanhnghiệp còn cần có các TSLĐ.Căncứvào phạm vi sửdụng TSLĐ của doanh nghiệp thường được chia thành 2 bộ phận là TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. TSNH sản xuất: bao gồm các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất. TSNH lưu thông: bao gồm các loại tài sản đang nằm trong quá trình lưu thông như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền. Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động, chuyển hóa, thay thế chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục. Để hình thành các TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định để mua sắm các tài sản đó, số vốn này được gọi là VLĐ của doanh nghiệp. Như vậy, có thể nói: VLĐ là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do VLĐ là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ nên đặc điểm vận động của TSLĐ quyết định đến đặc điểm luân chuyển của VLĐ. VLĐ của doanh nghiệp có các đặc điểm sau: - VLĐ trong quá trình luân chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện: Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, tiếp đến trở thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và cuối cùng lại trở về hình thái vốn bằng tiền.
  • 16. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 15 - VLĐ được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vự sản xuất và được bù đắp lại khi doanh nghiệp thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. - VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. Như vậy, tại một thời điểm nhất định VLĐ của doanh nghiệp được phân bổ ở khắp các giai đoạn của quá trình kinh doanh và tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua. Do đó, muốn quá trình tái sản xuất được liên tục doanh nghiệp phải có đủ VLĐ đầu tư vào các hình thái khác nhau đó đảm bảo cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Điều này khiến cho sự chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi. Phân loại VLĐ Thông thường có các cách phân loại sau: * Theo hình thái biểu hiện của VLĐ: - Vốn vật tư, hàng hóa gồm: vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm. - Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: + Vốn bằng tiền : Tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng, tiền đang chuyển... + Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, số tiền mà doanh nghiệp ứng trước cho nhà cung cấp... Việc phânloại VLĐ theo cáchnày tạo nên điều kiện thuận lợi cho việc xem xét đánhgiá mức độ dựtrữtồnkho, khả năng thanh toán, tínhthanhkhoản củacác tài sản đầutư trongdoanhnghiệp. Mặt khác, thôngquacáchphânloạinày có thể tìm ra biện pháp phát huy chức năng các thành phần vốn và biết được kết cấu VLĐ để định hướng hợp lý, có hiệu quả.
  • 17. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 16 * Theo vai trò của VLĐ: - VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất. - VLĐ trong khâu sản xuất: vốn bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, vốn chiphí trả trước. - VLĐ trongkhâulưu thông:vốnthànhphẩm, vốntrongthanhtoán, vốn đầu tư ngắn hạn, vốn bằng tiền. Cáchphânloạinày cho thấyvaitrò củatừng loại VLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình sản xuất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần quản lý tốt VLĐ, nhưng để quản lý tốt VLĐ cần phải phân loại VLĐ. Từ những đặc điểm của VLĐ đã được xem xét ở trên đòi hỏi việc quản lý và tổ chức sử dụng VLĐ cần chú trọng giải quyết một số vấn đề sau: + Xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo đủ VLĐ cho quá trình sản xuất. + Tổ chức khai thác nguồn vốn tài trợ VLĐ, đảm bảo đầy đủ kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời phải có giải pháp thích ứng nhằm quản lý và tổ chức sử dụng VLĐ có hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiệt kiệm chi phí sử dụng vốn. 1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh VKD của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, ứng với mỗi nguồn thường có những ưu và nhược điểm nhất định. Để tổ chức và lựa chọn hình thức huy động vốn một cách thích hợp, đồng thời quản trị VKD được
  • 18. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 17 hiệu quả thì các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải nhìn nhận nguồn vốn theo các tiêu thức khác nhau. 1.1.3.1. Dựa vào quan hệ sở hữu vốn Tài sản Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu * Vốnchủsở hữu: là phầnvốnthuộc quyềnsở hữucủachủdoanhnghiệp, bao gồmsố vốnchủsở hữu bỏ ravà phầnvốnbổ sungtừkết quả hoạt động kinh doanh. Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định như sau: Vốn chủ sở hữu = Tổng giá trị tài sản – Nợ phải trả Nguồn VCSH là một nguồn vốn quan trọng và có tính ổn định cao, thể hiện quyềntự chủvề tài chínhcủa doanhnghiệp. Tỷtrọngcủanguồnvốnnàytrong cơ cấu nguồnvốncànglớn, sựđộclập về tàichínhcủa doanh nghiệp càng cao và ngược lại. * Nợ phải trả của doanh nghiệp: là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, các khoản phải trả cho người bán, trả cho Nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp… Nợ phải trả có đặc điểm là có thời gian đáo hạn, có tiền lãi cố định và chủ nợ không có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp. Đểđảmbảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanhnghiệp phảiphốihợp cảhai nguồn:VCSHvànợ phảitrả. Sựkết hợp hai nguồn này phụthuộc vào đặc điểm ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động, tùy thuộc vào quyếtđịnh củangườiquảnlý trêncơ sở xem xét tìnhhìnhkinh doanh và tài chính của doanhnghiệp. Cáchphânloạinày giúp cho nhà quảnlý xác định mức độ an toàntrong côngtác huyđộngvốnđểđảmbảo hoạtđộng sản xuất kinh doanh bình thường và an toàn về mặt tài chính.
  • 19. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 18 1.1.3.2. Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Tài sản cố định Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu *Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác. *Nguồn vốn thường xuyên Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thường được sử dụng để mua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức: Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Hoặc: Nguồn vốn thường xuyên=Giá trị tổng tài sản của DN–Nợ ngắn hạn Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp còn có thể xác định nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp. Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên
  • 20. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 19 Nguồn VLĐ thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (có thể là một phần hay toàn bộ TSLĐ thường xuyên tùy thuộc vào chiến lược tài chính của doanh nghiệp. Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể xác định theo công thức: Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tổng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp - Tài sản dài hạn Hoặc: Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Có thể xem xét nguồn vốn thường xuyên qua sơ đồ sau: Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Nguồn vốn lưu động thường xuyên Nợ trung và dài hạn Tài sản dài hạn Vốn chủ sở hữu Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho sản xuất kinh doanh, đồng thời xác định nhu cầu vốn để có chính sách tổ chức và sử dụng vốn một cách hợp lý. 1.1.3.3. Dựa vào phạm vi huy động vốn Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp
  • 21. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 20 * Nguồn vốn bên trong: Là nguồn vốn có thể huy động được từ đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp, bao gồm: Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư; khoản khấu hao TSCĐ; tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ. * Nguồn vốn bên ngoài: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ các nguồn bên ngoài để tăng thêm nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nguồn hết sức quan trọng giúp tăng thêm VKD cho doanh nghiệp, bao gồm: vay người thân, vay Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác, gọi góp vốn liên doanh liên kết, tín dụng thương mại nhà cung cấp, thuê tài sản, huy động bằng phát hành chứng khoán (nếu được pháp luật cho phép). Với cách phân loại này giúp doanh nghiệp có sự lựa chọn khi huy động vốn sao cho cơ cấu vốn tối ưu hay cơ cấu vốn có chi phí thấp nhất và mang lại hiệu quả cao nhất. Nguồn vốn bên trong là rất quan trọng nhưng thường không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp cần phải tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài. Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành nghề khác nhau mà có các cách kếthợp các nguồn tài trợ khác nhau. Từ đó đề ra các giải pháp chủđộngtrong việc khai thác các nguồn vốn khác nhau để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục. 1.2. Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh
  • 22. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 21 * Khái niệm về quản trị VKD Vốn là yếu tố quan trọng quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển phải quan tâm đến vấn đề tạo lập vốn, quản lý đồng vốn sao cho có hiệu quả, nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc quản lý tài chính, tín dụng và chấp hành đúng pháp luật nhà nước. Sự phát triển kinh tế kinh doanh với quy mô ngày càng lớn của các doanh nghiệp đòi hỏi phải có một lượng vốn ngày càng nhiều. Mặt khác ngày nay sự tiến bộ của khoa học công nghệ với tốc độ cao và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều kiện của nền kinh tế mở với xu thế quốc tế hoá ngày càng mở rộng, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt thì nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp cho sự đầu tư phát triển ngày càng lớn. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải huy động cao độ nguồn vốn bên trong - bên ngoài và phải sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả cao nhất. Chính vì thế quản lý vốn là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính quản lý và điều hành kiểm soát các hoạt động về tình hình sử dụng nguồn vốn và phát triển biết phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý tránh tình trạng dư thừa, lãng phí, thất thu về nguồn vốn làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, có thể rút ra: Quản trị vốn kinh doanh trong doanh nghiệp là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm tra việc sử dụng nguồn VKD của DN từ đó góp phần phân bổ VKD một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng cho quá trình SXKD trong DN. * Mục tiêu quản trị VKD  Đảm bảo huy động đủ vốn kinh doanh với chi phí tối thiểu đáp ứng cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
  • 23. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 22  Phân bổ vốn kinh doanh một cách hợp lý đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục.  Điều hành kiểm soát các hoạt động về tình hình sử dụng nguồn vốn và phát triển biết phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý tránh tình trạng dư thừa, lãng phí, thất thu về nguồn vốn làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2. Nội dung quản trị vốn kinh doanh 1.2.2.1. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
  • 24. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 23 Thời gian Lựa chọn các phương án tài trợ cho vốn lưu động ♦ Mô hình tài trợ thứ nhất: toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ nhất: Hình 1.1- Mô hình tài trợ thứ nhất Lợi ích của mô hình này: + Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao + Giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn Hạn chế của mô hình này: + Chưa tạo được sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn vì “vốn nào nguồn đó”, tuy tính chắc chắn được đảm bảo song kém linh hoạt (trong thực tế, có khi gặp khó khăn trong tiêu thụ, doanh nghiệp phải tạm thời giảm bớt quy mô kinh doanh nhưng vẫn phải duy trì một lượng vốn lưu động thường xuyên khá lớn) Giá trị TSLĐ thường xuyên TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyênTSCĐ
  • 25. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 24 Thời gian ♦ Mô hình tài trợ thứ hai: toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐ tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời. Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ hai: Hình 1.2- Mô hình tài trợ thứ hai Lợi ích của mô hình này: - Đây là mô hình tài trợ có mức độ an toàn cao nhất, rủi ro trong thanh toán khi áp dụng mô hình này là thấp nhất Hạn chế của mô hình này: - Do sử dụng nguồn vốn thường xuyên tài trợ cho hầu hết TSLĐ nên chi phí sử dụng vốn cao, đôi khi cả trong những lúc không có nhu cầu thực sự - Tính linh hoạt trong việc đầu tư vốn thấp nhất trong các mô hình tài trợ ♦ Mô hình tài trợ thứ ba: toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn lại một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Giá trị TSLĐ thường xuyên TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên TSCĐ
  • 26. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 25 Thời gian Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ ba như sau: Hình 1.3- Mô hình tài trợ thứ ba Lợi ích của mô hình này: - Chi phí sử dụng vốn được hạ thấp do sử dụng nhiều nguồn vốn ngắn hạn - Tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn cao nhất trong các mô hình tài trợ Hạn chế của mô hình này: - Do sử dụng nhiều nguồn vốn tạm thời nên khả năng gặp rủi ro trong thanh toán cao nhất trong các mô hình tài trợ. * Xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số VLĐ tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Dưới mức này sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khó khăn, thậm chí bị đình trệ, gián đoạn. Nhưng nếu trên mức cần thiết lại gây nên tình trạng vốn ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả. Công thức xác định: Nhu cầuVLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp Việc xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp. Tùytheo đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trong Giá trị TSLĐ thường xuyên TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyênTSCĐ
  • 27. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 26 từng thờikỳ mà có thểlựa chọnáp dụngcác phươngphápkhác nhau để xác định nhu cầu VLĐ. Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. a. Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu VLĐTX của doanh nghiệp Nội dung phương pháp: xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp. b. Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu VLĐTX của DN Nộidungphươngpháp:dựavào phântích tình hình thực tế sử dụng VLĐ của doanhnghiệp năm báo cáo,sựthayđổivề quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặcsự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ năm kế hoạch. Cụ thể gồm: Phươngpháp điềuchỉnhtheotỷlệ phầntrămnhu cầuVLĐ so vớinăm báo cáo: VLĐ năm kế hoạch == VLĐ bình quân năm báo cáo x Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo x (1+t%) Trong đó: t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch Phươngpháp dựavào tổngmức luânchuyểnvốnvà tốc độ luânchuyển năm kế hoạch: VLĐ năm kế hoạch = Tổngmức luân chuyển vốn năm kế hoạch (Doanh thu thuần) Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch - Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: Nhu cầu VLĐ tăng thêm = Doanh thu tăng thêm x Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với doanh thu 1.2.2.1.1. Quản trị vốn tồn kho dự trữ
  • 28. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 27 Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này và đước chia thành 3 loại sau: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dáng, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm. Mỗi loại tồn kho dự trữ có vai trò khác nhau, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và ổn định. Việc hình thành lượng tồn kho dự trữ đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất quan trọng, nó giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ. Từng loại tồn kho dự trữ lại chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khác nhau. Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu thưởng chịu ảnh hưởng bởi quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của thị trường, giá cả vật tư hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp. Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tôt chức sản xuất của doanh nghiệp. Còn đối với mức tồn kho thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng là số lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức mua của thị trường,… Nhận thức rõ các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp cho doanh nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp nhằm duy trì lượng tồn kho dự trữ hợp lý nhất. * Nội dung quản trị hàng tồn kho Hàng tồn kho được coi là một trong những tài sản quan trọng nhất đối với nhiều công ty, có nơi chiếm đến 40% tổng chi phí đầu tư. Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần quản lý chúng sao cho tiết kiệm, hiệu quả. Chi phí tồn kho dự trữ thường được chia thành 2 loại:
  • 29. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 28 Chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho thường bao gồm các chi phí như bảo quản hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí tổn thất do hàng hóa bị hư hỏng, biến chất, giảm giá và các chi phí cơ hội do vốn bị lưu giữ ở hàng tồn kho. Chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng bao gồm chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa theo hợp đồng giao hàng. Các chi phí này có liên quan, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu doanh nghiệp dự trữ nhiều vật tư hàng hóa thì chi phí lưu trữ, bảo quản hàng hóa sẽ tăng lên, ngược lại chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng sẽ giảm đi tương đối do giảm số lần cung ứng. Vì thế trong quản lý hàng tồn kho cần phải xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc duy trì lượng hàng tồn kho cao hay thấp, thực hiện tối thiểu hóa tổng chi phí hàng tồn kho dự trữ bằng việc xác định mức đặt hàng kinh tế, hiệu quả nhất. 1.2.2.1.2. Quản trị vốn bằng tiền Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ phận cấu thành TSNH của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư sử dụng vào một mục đích nhất định. Hơn nữa, với đặc điểm có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị thất thoát, gian lận, lợi dụng. Trong doanh nghiệp, nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường do 3 lý do chính: Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả tiền mua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế… của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận; từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 30. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 29 * Nội dung quản trị vốn bằng tiền: - Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ: Quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp được dựa trên cơ sở xem xét sự đánh đổi giữa chi phí cơ hội của việc giữ quá nhiều tiền mặt với chi phí giao dịch do giữ quá ít tiền mặt. Trong đó chi phí cơ hội là khoản chi phí doanh nghiệp mất đi do giữ tiền mặt, khiến cho tiền mặt không được sử dụng để đầu tư vào các mục đích sinh lời. Còn chi phí giao dịch là các khoản chi phí liên quan đến việc chuyển đổi các tài sản đầu tư có tính thanh khoản thấp hơn thành tiền mặt để sẵn sàng chi tiêu. Lượng tiền mặt của một doanh nghiệp thường không ổn định do dòng tiền vào cà ra phát sinh hàng ngày. Nếu doanh nghiệp giữ nhiều tiền mặt thì chi phí giao dịch sẽ nhỏ nhưng ngược lại chi phí cơ hội sẽ lớn. Tổng chi phí lưu giữ tiền mặt chính là tổng chi phí cơ hội và chi phí giao dịch, tổng chi phí này phải giữ ở mức nhỏ nhất. Như vậy, việc xác định mức tồn quỹ tiền mặt, chi phí cơ hội có vai trò như chi phí lưu giữ hàng tồn kho, cònchi phí giao dịch có vai trò như chi phí đặt hàng. - Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: Doanh nghiệp cần quản lý, theo dõi chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng.Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi đều phải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ; đồng thời luôn tiến hành kiểm tra, đối chiếu quỹ hàng ngày. - Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi (đầu tư tài chính ngắn hạn). Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn.
  • 31. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 30 1.2.2.1.3. Quản trị các khoản phải thu Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức là số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế quản trị các khoản phải thu là nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp. Quản trị các khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ: Nếu không bán chịu, doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó cũng mất đi cơ hội thu lợi nhuận. Song nếu bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới làm tăng chi phí quản trị khoản phải thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồi được nợ. Bởi vậy, doanh nghiệp cần đặc biệt coi trọng các biện pháp quản trị khoản phải thu từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ: Khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng (nới lỏng) bán chịu và ngược lại. Nội dung quản trị các khoản phải thu: - Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng: Trước tiên là xác định đúng đắn các tiêu chuẩn và giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp có thể chấp nhận bán chịu. Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà doanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp. Về nguyên tắc, doanh nghiệp chỉ có thể nới lỏng thời hạn bán chịu khi lợi nhuận tăng thêm nhờ tăng doanh thu tiêu thụ lớn hơn chi phí tăng thêm cho quản trị các khoản phải thu của doanh nghiệp. Tương tự trường hợp áp dụng chính sách bán hàng có chiết khấu thì chi phí tiết kiệm được trong quản lý các khoản phải thu phải lớn hơn phần lợi nhuận doanh nghiệp trả cho khách hàng do giảm giá hàng bán chịu.
  • 32. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 31 - Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu: đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn theo các bước sau: Thu thập thông tin về khách hàng; đánh giá uy tín khách hàng theo các thông tin thu nhận được; lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu. - Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ, gồm: + Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp. + Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ phù hợp. + Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu: tríchtrước dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính. 1.2.2.2. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp  Sự cần thiết phải tăng cường quản trị VCĐ VCĐ là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Quy mô và trình độ quản trị VCĐ là nhân tố ảnh hưởng đến quy mô, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của DN. Do đó ảnh hưởng đến quá trình SXKD của DN. Quản trị VCĐ là công tác trọng điểm trong quản trị tài chính của DN. Việc sử dụng VCĐ thường diễn ra trong một khoảng thời gian dài, thu hồi vốn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý làm thế nào để VCĐ khi tham gia vào quá trình SXKD tạo ra được nhiều sản phẩm với chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường, thu hồi được vốn sớm, tạo ra lợi nhuận cho DN. Ngày nay, khi nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hôi nhập và mở cửa. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ càng đòi hỏi bức bách hơn bao giờ hết. Bởi
  • 33. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 32 vì đối thủ cạnh tranh không chỉ là các DN trong nước mà còn cả các DN nước ngoài.  Nội dung quản trị VCĐ  Hao mòn TSCĐ: Trong quá trình sử dụng, do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau nên TSCĐ bị hao mòn dần. Có hai loại: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.  Hao mòn hữu hình của TSCĐ: Là sự hao mòn về mặt vật chất, về giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Nguyên nhân của sự hao mòn trước hết là do các yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng TSCĐ gây ra, việc hao mòn của TSCĐ tỷ lệ thuận với thời gian sử dụng liên tục và cường độ sử dụng chúng; do tác động của các yếu tố tự nhiên như thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm,… Ngoài ra chất lượng nguyên vật liệu, trình độ chế tạo cũng ảnh hưởng đến quá trình hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng.  Hao mòn vô hình của TSCĐ: Là sự giảm sút thuần túy về giá trị của TSCĐ, biểu hiện ở sự giảm sút giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ KH-KT và công nghệ sản xuất. Nguyên nhân của hao mòn vô hình là do sự phát triển không ngừng của tiến bộ KH-KT và công nghệ sản xuất. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, các máy móc thiết bị không ngừng được cải tiến các tính năng, công dụng và hiệu suất cao hơn.Vì thế các máy móc trước đó trở nên lỗi thời, lạc hậu và bị mất giá. Tình trạng giảm giá này chính là hao mòn vô hình của TSCĐ. Hao mòn TSCĐ dù dưới hình thức nào cũng là sự tổn thất giá trị TSCĐ của DN. Vì thế, trong quá trình sử dụng DN phải chú trọng các biện pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu tối đa những tổn thất của hao mòn như: thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, định kỳ TSCĐ. Đồng thời, khi TSCĐ cũ không
  • 34. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 33 còn giá trị kinh tế thì phải mạnh dạn thay thế đổi mới để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ trong DN.  Khấu hao TSCĐ: Để thu hồi lại giá trị hao mòn nhằm tái sản xuất TSCĐ, giá trị hao mòn được tính vào giá thành sản phẩm bằng việc tính khấu hao. Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí hay khoản mục giá thành. Thực hiện khấu hao TSCĐ một cách hợp lý có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình SXKD của DN. Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Khấu hao TSCĐ hợp lý là biện pháp quan trọng để bảo toàn VCĐ, giúp cho DN có thể thu hồi đầy đủ VCĐ khi TSCĐ hết giá trị sử dụng. Khấu hao hợp lý TSCĐ giúp cho DN có một khoản vốn để kịp thời đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ. Việc xác định mức khấu hao hợp lý là cơ sở để DN xác định đúng giá thành sản xuất và đánh giá kết quả SXKD của DN. Về nguyên tắc, khấu hao TSCĐ là phương thức thu hồi VCĐ của DN. Nếu DN tổ chức, quản lý tốt thì tiền khấu hao không chỉ có tác dụng tái sản xuất giản đơn mà còn có thể thực hiện tái sản xuất mở rộng TSCĐ.  Các phương pháp khấu hao TSCĐ:  Phương pháp khấu hao đường thẳng: Là phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian sử dụng. Theo phương pháp này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được tính bình quân trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Công thức xác định như sau: MKH = NGKH T
  • 35. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 34 Trong đó: MKH: Mức khấu hao hàng năm TKH: Tỷ lệ khấu hao hàng năm NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao T: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (năm) + Ưu điểm: Việc tính toán đơn giản, dễ tính, tổng mức khấu hao của TSCĐ được phân bổ đều đặn vào các năm sử dụng nên không gây ra sự biến động quá mức khi tính vào giá thành sản xuất hàng năm, cho phép DN dự kiến trước được thời hạn thu hỗi đủ vốn đâu tư vào các loại TSCĐ. + Nhược điểm: Phương pháp này không thực sự phù hợp với các loại TSCĐ hoạt động có tính chất thời vụ, không đều đặn giữa các thời kỳ trong năm; do vốn được thu hồi bình quân nên số vốn thu hồi chậm sẽ ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.  Phương pháp khấu hao nhanh: Thực chất là việc đấy nhanh thu hồi vốn trong những năm đầu sử dụng TSCĐ. Khấu hao nhanh có thể thực hiện theo 2 phương pháp là khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo tổng số năm sử dụng. + Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh. Công thức tính toán như sau: MKHt = GCt x TKHđ Trong đó: MKHt: Mức khấu hao năm t TKH = MKH X 100% = 1 X100% NGKH T
  • 36. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 35 GCt: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ t TKHđ: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ t: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ (t=1 n) Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao bình quân nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh. Theo kinh nghiệm thực tế ở các nước, hệ số điều chỉnh thường được xác định là 1,5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 4 năm trở xuống; là 2 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ trên 4 năm đến dưới 6 năm; 2,5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm. + Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng: Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằng nguyên giá TSCĐ cần tích khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao của từng năm. Công thức tính như sau: MKHt = NGKH x TKHt Trong đó: MKHt: Mức khấu hao năm t NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao TKHt: Tỷ lệ khấu hao của năm thứ t cần tính khấu hao Tỷ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao có thể xác định theo 2 cách: - Cách 1: Lây số năm sử dụng còn lại của TSCĐ cho đến khi hết thời hạn sử dụng chia cho tổng số thứ tự năm sử dụng. - Cách 2: Áp dụng công thức: Trong đó: TKHt: Tỷ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao T: Thời hạn sử dụng TSCĐ (năm) TKHt = 2(T – t + 1) T(T+1)
  • 37. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 36 t: Thời điểm (năm t) cần tính khấu hao + Ưu điểm: Trong những năm đầu một lượng tương đối lớn vốn đầu tư được thu hồi, TSCĐ được đổi mới nhanh, chống được hao mòn vô hình, số khấu hao lũy kế đến năm cuối cùng sẽ đảm bảo bù đắp giá trị ban đầu của TSCĐ. Tạo lá chắn thuế khấu hao cho DN + Nhược điểm: Tính toán khó khăn, phức tạp đối với những TSCĐ có thời gian sử dụng lâu dài. Ngoài ra, khấu hao nhanh còn làm tăng chi phí SXKD trong những năm đầu, làm giảm lợi nhuận của DN, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khả năng sinh lời, giá cổ phiếu của DN.  Phương pháp khấu hao theo sản lượng: Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy sản lượng dự kiến sản xuất hàng năm nhân với mức trích khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành. Công thức tính như sau: MKHt = QSPt x MKHsp Trong đó: MKHt: Mức khấu hao TSCĐ ở năm t QSPt: Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm t MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩm Mức khấu hao đơn vị sản phẩm được tính bằng cách lấy nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao chi cho số lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế trong suốt thời gian hoạt động hữu ích của TSCĐ. + Ưu điểm: Thích hợp cho những TSCĐ hoạt động có tính chất thời vụ, có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm. Do đó việc khấu hao theo số lượng sản phẩm hoặc công việc thực tế thực hiện phản ánh hợp lý hơn mức độ hao mòn TSCĐ vào giá trị sản phẩm.
  • 38. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 37 + Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi việc thống kê khối lượng sản phẩm, công việc do TSCĐ thực hiện trong kỳ phải được rõ ràng, đầy đủ. 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động * Tốc độ luân chuyển VLĐ: phản ánh mức độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm, thông qua 2 chỉ tiêu sau: - Số lần luân chuyển VLĐ (số vòng quay VLĐ): phản ánh số vòng quay VLĐ trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Số lần luân chuyển VLĐ = Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ Số VLĐ bình quân - Kỳ luân chuyển VLĐ: phản ánh để thực hiện một vòng quay VLĐ cần bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và ngược lại. Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số lần luân chuyển VLĐ *Mức tiết kiệm VLĐ: phản ánh số VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp có thể rút khỏi một số VLĐ để dùng cho hoạt động khác. Mức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển vốn bình quân 1 ngày kỳ kế hoạch X Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ *Hàm lượng VLĐ: phản ánh để thực hiện một đồng DTT cần bao nhiêu đồng VLĐ. Hàm lượng VLĐ càng thấp thì VLĐ sử dụng càng hiệu quả và ngược lại.
  • 39. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 38 Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân DTT trong kỳ *Tỷ suất lợi nhuận VLĐ: Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = Lợi nhuận trước (sau) thuế VLĐ bình quân x 100% Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bình quân tạo ra được bao nhiều đồng lợi nhuận trước (sau) thuế ở trong kỳ. Và là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. 1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định * Hiệu suất sử dụng TSCĐ: phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng DTT. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = DTT Nguyên giá TSCĐ bình quân *Hiệu suất sử dụng VCĐ: phản ánh một đồng VCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng DTT. Hiệu suất sử dụng VCĐ = DTT VCĐ bình quân * Hệ số hao mòn TSCĐ: phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ, qua đó gián tiếp phản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số VCĐ còn phải tiếp tục thu hồi tại thời điểm đánh giá. Hệ số càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã gần hết thời hạn sử dụng, VCĐ cũng sắp thu hồi hết. Hệ số hao mòn TSCĐ = Số khấu hao lũy kế của TSCĐ Nguyên giá TSCĐ
  • 40. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 39 *Hàm lượng VCĐ: là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ, phản ánh để thực hiện được một đồng DTT thì doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng VCĐ. Hàm lượng VCĐ = VCĐ bình quân DTT trong kỳ *Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Lợi nhuận trước (sau) thuế VCĐ bình quân x 100% Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận trước (sau) thuế. Và là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động. 1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh *Vòng quay toàn bộ vốn (vòng quay tài sản): Vòng quay toàn bộ vốn = DTT trong kỳ VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, VKD của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng. Nếu chỉ tiêu này cao cho thấy doanh nghiệp đang phát huy công suất hiệu quả và có khả năng cần phải đầu tư mới nếu muốn mở rộng công suất. Còn nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ vốn được sử dụng chưa hiệu quả, là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có những tài sản bị ứ đọng hoặc hiệu suất hoạt động thấp. * Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên VKD (BEF): phản ánh khả năng sinh lời của một đồng VKD mà không tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc VKD và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên VKD = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) VKD bình quân sử dụng trong kỳ
  • 41. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 40 *Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD: thể hiện mỗi đồng VKD có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay. Tỷ suất LNTT trên VKD = LNTT trong kỳ VKD bình quân sử dụng trong kỳ *Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD (ROA): phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNST. Tỷ suất LNST trên VKD = LNST VKD bình quân sử dụng trong kỳ *Tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE): đo lường mức LNST thu được trên mỗi đồng VCSH trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính doanh nghiệp gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản và trình độ quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận VCSH = LNST VCSH bình quân sử dụng trong kỳ * Hệ số khả năng tạo tiền của doanh nghiệp: Nhằm đánh giá khả năng tạo tiền và mức độ đóng góp của từng hoạt động trong việc tạo tiền trong kỳ giúp các chủ thêr quản lý đánh giá được quy mô, cơ cấu dòng tiền và trình độ tạo ra tiền của doanh nghiệp Chỉ tiêu phân tích: gồm 3 nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu, trình độ tạo tiền của doanh nghiệp: + Phân tích quy mô tạo tiền của từng hoạt động và của cả doanh nghiệp trong từng kỳ thông qua các chỉ tiêu dòng tiền thu vào trong kỳ trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. + Xác định cơ cấu dòng tiền thông qua tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động trong tổng số dòng tiền thu vào của doanh nghiệp
  • 42. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 41 Tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động = Tổng tiền thu vào của Từng hoạt động Tổng số tiền thu vào của Doanh nghiệp x 100% + Trình độ tạo tiền của doanh nghiệp thông qua hệ số tạo tiền. Khi cần thiết ta có thể xem xét trình độ tạo tiền của từng hoạt động thông qua chỉ tiêu hệ số tạo tiền của từng hoạt động theo công thức: Hci = IFi (dòng tiền thu về của từng hoạt động) OFi (dòng tiền chi ra của từng hoạt động) 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan Là nhóm nhân tố có tính chất quyết định tới công tác quản trị VKD của doanh nghiệp, bao gồm: - Cơ cấu nguồn vốn: là thành phần và tỷ trọng của các loại vốn trong tổng vốn VKD của doanh nghiệp tại một thời điểm. Một cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế sẽ là tiền đề để nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn của doanh nghiệp và ngược lại. - Phương thức tài trợ vốn: Nhân tố này liên quan trực tiếp đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Một cơ cấu tài trợ tối ưu luôn là mục tiêu hàng đầu mà các nhà quản trị tài chính theo đuổi nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, giảm thiểu rủi ro tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Việc lựa chọn phương án đầu tư, phương án kinh doanh: những phương án có tỷ suất sinh lời cao luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn và ngược lại, do vậy mà các
  • 43. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 42 nhà tài chính cần phải cân nhắc để lựa chọn được phương án đầu tư sao cho phát huy được hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời có thể giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. - Các chính sách của doanh nghiệp: + Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng sẽ ảnh hưởng đến kỳ hạn thanh toán (bao gồm kỳ hạn thanh toán với người bán và người mua). Kỳ hạn thanh toán chi phối đến nợ phải thu và nợ phải trả. Việc tổ chức xuất giao hàng, thực hiện các thủ tục thanh toán thu tiền bán hàng ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu vốn của doanh nghiệp. + Chính sách về đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất: trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão như hiện nay, nếu doanh nghiệp chậm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chậm đổi mới nâng cao trình độ trang thiết bị kỹ thuật thì doanh nghiệp đó sẽ bị thụt lùi và có thể rơi vào tình trạng phá sản. - Tính chất của sản phẩm và chu kỳ sản xuất kinh doanh: Với mỗi loại sản phẩm thì tính chất và chu kỳ sản xuất sản phẩm đó là khác nhau, có loại sản phẩm thì chu kỳ sản xuất dài, nhưng có những loại thì chu kỳ sản xuất lại ngắn. Do đó, vấn đề đặt ra cho các nhà tài chính doanh nghiệp là làm sao vừa có đủ vốn để sản xuất, vừa phát huy được hiệu quả của số vốn đó. - Trình độ của cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp: Sự ảnh hưởng của nhân tố này cũng rất lớn, thể hiện ở sự vận dụng, khai thác, sử dụng máy móc thiết bị. Nếu như trình độ của cán bộ công nhân viên cao thì hiệu quả làm việc sẽ tăng lên, góp phần tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và ngược lại. - Trình độ tổ chức quản lý: đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý sử dụng vốn, sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới việc sử dụng vốn hiệu quả. Việc tổ chức quản lý khoa học, hợp lý sẽ làm tiền để phát huy hiệu quả sử dụng vốn, và ngược lại sẽ gây thất thoát, sử dụng vốn lãng phí, không bảo toàn được vốn.
  • 44. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 43 1.2.4.2. Nhóm nhân tố khách quan - Nhân tố thuộc về Nhà nước: Khi Nhà nước thay đổi cơ chế quản lý của các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng tới hiệu quả tổ chức sử dụng vốn. Vì thế, các doanh nghiệp phải luôn nhạy bén trước các thông tin kinh tế, chủ động điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình nhằm phù hợp với chính sách quản lý của Nhà nước. - Nhân tố thuộc về nền kinh tế thị trường: Mỗi một doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định, nhưng đều chịu ảnh hưởng của các tác nhân thuộc về nền kinh tế như: lạm phát, khủng hoảng, sự biến động của cung cầu, giá cả, lãi suất ngân hàng… và các tác nhân này đều gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do vậy, việc nghiên cứu thị trường là rất quan trọng, giúp cho các doanh nghiệp có thể ứng phó kịp thời trước những biến động của nền kinh tế. - Nhân tố thuộc về tự nhiên: Là sự ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt, động đất, hỏa hoạn… Sự tác động của các nhân tố này thường mang tính chất bất ngờ và gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như tới công tác bảo toàn và phát triển vốn. - Nhóm nhân tố thuộc về kỹ thuật: Trong thời đại ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão thì việc ứng dụng những thành quả của khoa học kỹ thuật sẽ là cơ hội tốt cho những doanh nghiệp dám chấp nhận mạo hiểm, tiếp cận kịp thời với tiến bộ khoa học kỹ thuật; ngược lại sẽ là nguy cơ đối với các doanh nghiệp không tiếp cận kịp thời với những tiến bộ đó và sẽ bị thụt lùi lại phía sau. Ngoài ra, với những doanh nghiệp có đặc điểm hàng hóa khác nhau và đối tượng khách hàng khác nhau thì chính sách tín dụng thương mại cũng sẽ áp dụng khác nhau, dẫn đến tỷ trọng các khoản phải thu khác nhau.
  • 45. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 44 Nếu những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng có giá trị lớn, là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp khác và khách hàng lại là những công ty bán buôn, công ty phân phối…thì doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận tình trạng nợp phải thu lớn. Và ngược lại, nếu hàng hóa có giá trị thấp, là hàng hóa tiêu dùng cuối cùng, khách hàng chỉ đơn thuần là những người bán lẻ thì doanh nghiệp sẽ có nợ phải trả thấp hơn. Những thay đổi mang tính khách quan nhưng có tác động ngày càng mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp, những tác động đó cũng có thể mang lại những thuận lợi cũng như những khó khăn, do vậy doanh nghiệp cần có những dự đoán, xây dựng phương án dự phòng để giảm thiểu những rủi ro và tận dụng được những cơ hội mới từ những thay đổi có lợi mang đến cho doanh nghiệp. Trên đây là những lý luận chung nhất về vốn kinh doanh và chỉ tiêu để đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh chính là chìa khóa là một phương tiện giúp các doanh nghiệp hiện thực hóa các ý tưởng, chiến lược kinh doanh nhằm đáp ứng mục tieeu cuối cùng của mình. Đây là cơ sở chứng tỏ công tác quản trị vốn kinh doanh có tầm quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mục đích của quản trị VKD là đảm bảo nhu cầu tối đa về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi các nguồn vốn của công ty lại có hạn. Do đó, kết hợp với thực trạng hoạt động của mỗi doanh nghiệp, ban lãnh đạo lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường quản trị VKD và thường xuyên đổi mới, bổ sung các giải pháp mới để nâng cao hơn nữa chất lượng VKD và khắc phục những mặt còn hạn chế trong quá trình hoạt động
  • 46. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 45 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY VNT LOGISTICS TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty VNT logistics 2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty VNT logistics - Địa chỉ trụ sở: Số 2 Bích Câu, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội - Webside: http://vntlogistics.com/ - Vốn điều lệ: 54.720.000.000 VNĐ - Tên giao dịch: VNT logistics - Mã chứng khoán: VNT Người đại diện pháp luật: Ông Nguyễn Xuân Giang – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Vinatrans Hà Nội trước đó là chi nhánh của Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Vận Tải Ngoại Thương Tp.Hồ Chí Minh, được thành lập vào tháng 06/1996. Năm 2003, chi nhánh vinatrans Hà Nội tiến hành cổ phần hóa theo quyết định 1685/2002/QĐ/BTM ngày 30/12/2002 của Bộ thương mại và chuyển thành “Công ty cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương” tên tiếng anh là “The Foreign Trade Fowarding And Transportation Joint Stock Company”. Tên giao dịch là Vinatrans Hà Nội theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103002086 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 07/04/2003, lần thay đổi gần đây nhất là vào ngày 29/04/2011. Năm 2005: Công ty tiến hành tăng vốn điều lệ từ 12 tỷ lên 24 tỷ thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100%. Năm 2006: Công ty được nhận huân chương lao động hạng 3.
  • 47. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 46 Năm 2007: Vốn điều lệ của công ty được nâng từ 24 tỷ lên 54,72 tỷ thông qua hình thức phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 70 %, phát hành cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1, phát hành cho cán bộ công nhân viên có đóng góp với công ty và phát hành cho các đối tác chiến lược của công ty. Ngày 14/08/2009: Cổ phiếu của công ty chính thức được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán VNT, khối lượng niêm yết là 5.472.000 cổ phiếu. Tháng 4/2011: Công ty thay đổi thương hiệu nhận diện mới từ VINATRANS HA NOI sang VNT LOGISTICS. Đến thời điểm 2/2014, công ty có đầu tư vào một công ty con là công ty TNHH giao nhận vận tải Hà Thành – Hanotrans.  Quá trình phát triển VNT Logistics tiền thân là chi nhánh công ty giao nhận kho vận ngoại thương – Vinatrans thành lập tháng 6 năm 1996 và cổ phần hóa vào tháng 4 năm 2003. Với thời gian gần 20 năm hoạt động và phát triển tại khu vực phía Bắc, đến nay VNT Logistics đã trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển của Việt Nam. Hoạt động trong môi trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, với lợi thế xuất phát từ một đơn vị kinh doanh của công ty giao nhận kho vận ngoại thương TP.Hồ Chí Minh, một công ty lớn trong lĩnh vực giao nhận vận tải, được thừa hưởng những thuận lợi về cơ sở ban đầu như: tổ chức, nhân sự và cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm nghiệp vụ và mạng lưới khách hàng, VNT Logistics đã định hướng và tiếp tục kiên trì định hướng phát triển đa dạng dịch vụ, xây dựng và phát triển hệ thống đại lý mới trên toàn cầu với nhiều biện pháp cụ thể và đồng bộ nên đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu của những năm vừa qua.
  • 48. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 47 Bảng 1.1 - Những thành tích công ty đạt được Năm Thành tích đạt được 2004 - Bằng khen của Bộ Thương Mại - Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Thương Mại - Đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” 2005 - Đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” 2006 - Huân chương lao động hạng 3 2007 - Bằng khen của Bộ Thương Mại (Nguồn:Báo cáo thường niên của VNT Logistics) Sau gần 10 năm hoạt động với định hướng chiến lược phát triển đúng đắn của ban lãnh đạo cùng sự đóng góp vủa đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty từng bước khẳng định vị thế và năng lực của mình.
  • 49. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 48 Bảng 1.2 - Quá trình tăng vốn điều lệ của công ty Năm Vốn điều lệ (tỷ đồng) Mức tăng vốn điều lệ (tỷ đồng) Hình thức tăng vốn 2003 12 - - 2004 12 - - 2005 24 12 Trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100% 2006 24 - - 2007 54,72 30,72 Phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 70% Phát hành cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1 Phát hành cho CBCNV có đóng góp đến sự phát triển của công ty Phát hành cho đối tác chiến lược của công ty.
  • 50. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 49 Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển VNT Logistics đã tăng vốn điều lệ lên 65.000.000.000 đồng, và là một trong những đơn vị giao nhận vận tải hàng đầu của cả nước, ngày một khẳng định uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế. Bên cạnh những sản phẩm mà công ty đang cung cấp, công ty còn mở rộng hoạt động sang các loại hình kinh doanh mới như cung cấp dịch vụ đường sắt với Trung Quốc, giao nhận phân phối, đại lý hàng quá cảnh đi nước thứ 3..công ty đầu tư và phát triển hệ thống kho bãi ..tại khu vực cảng Hải Phòng, Cái Lân…Do đó, tài sản của công ty không ngừng tăng lên mạnh mẽ trong những năm qua. 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty VNT logistics 2.1.2.1 Chức năng, lĩnh vực kinh doanh của công ty  Chức năng: Là một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực giao nhận vận tải ngoại thương, công ty đang ngày một khẳng định uy tín và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế với các chức năng vận chuyển giao nhận vận tải, kinh doanh, tư vấn, môi giới cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận chuyển và giao nhận hàng hóa.  Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: - Kinh doanh các dịch vụ giao nhận vận tải hàng xuất nhập khẩu, bốc xếp, giao nhận, vận chuyển hàng siêu trường, hàng quá khổ, quá tải theo đa phương thức; - Đại lý giao nhận cho các hãng giao nhận và vận tải nước ngoài; - Môi giới thuê và cho thuê tàu cho các chủ hàng và chủ tàu trong và ngoài nước thuê; - Kinh doanh vận tải hàng hóa nội địa và quá cảnh; - Kinh doanh cho thuê văn phòng làm việc, kho bãi theo quy định đúng pháp luật; - Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và nhận ủy thác xuất nhập khẩu; - Tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo, trưng bày, giới thiệu sản phầm hàng hóa;
  • 51. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 50 - Môi giới hàng hải, Đại lý tàu biển 2.1.2.2 Quy trình kinh doanh, quy trình cung cấp dịch vụ. - Là một đơn vị chủ yếu chỉ kinh doanh chứ không sản xuất, công ty vinatrans Hà Nội cung cấp các sản phẩm dịch vụ như: + Hàng nguyên Container: Dựa trên những hợp đồng dài hạn với những hãng tàu khác nhau như: RCL, Rickmer… + Hàng lẻ: Những lô hàng không đủ xếp đủ 1 container, công ty sẽ có những chuyến gom hàng từ các cảng chính của Việt Nam đi nước ngoài và ngược lại. + Dịch vụ cửa đến cửa (Door to door): Là một dịch vụ hoàn hảo từ cửa đến cửa một cách an toàn và nhanh chóng với các thiết bị hiện đại. - Dịch vụ giao nhận vận tải đường không: Giao nhận các mặt hàng đa dạng (giày, dép, hoa quả, may mặc…), vận chuyển kết hợp đường biển và đường hàng không, dịch vụ chuyển phát nhanh, đại lý bán cước cho nhiều hãng hàng không trên thế giới tại Việt Nam. - Dịch vụ tổ chức triển lãm: Công ty hỗ trợ khách hàng tổ chức triển lãm trong phạm vi ở Việt Nam, đảm bảo đầy đủ các quy định pháp luật. - Dịch vụ kho bãi: Với các mạng lưới kho bãi trên các khu vực cảng lớn trên cả nước cũng như tại các sân bay, vinatrans Hà Nội sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng liên quan đến kho bãi. Hàng hóa được đảm bảo cất giữ với chất lượng đạt tiêu chuẩn yêu cầu.
  • 52. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 51 2.1.2.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh.  Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty VNT logistics (Nguồn:Phòng nhânsự) BAN GIÁM ĐỐC GIAO NHẬN ĐƯỜNG BIỂN ĐGIAO NHẬN HÀNG KHÔNG ĐẠI LÝ TÀU BIỂN LOGISTICS DỊCH VỤ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ QUẢN TRỊ THÔNG TIN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀ THÀNH Chi nhánh HẢI PHÒNG Chi nhánh QUẢNG NINH Chi nhánh TP HỒ CHÍ MINH
  • 53. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 52 2.1.3 Tình hình tài chính của công ty VNT logistics trong thời gian qua 2.1.3.2 Khái quát tình hình tài chính của công ty Bảng 2.1. Biến động tổng quan về tài sảnvà nguồn vốn năm 2013 (nguồn:bảng cân đối kế toán 2013) Về tổng quan năm 2013 tổng tài sản và nguồn vốn tăng so với năm 2012. Cụ thể tổng tài sản năm 2013 là 275.490.844.827 đồng tăng 10.643.571.851 đồng tương ứng tăng 4,02% so với năm 2012. Năm 2013 tỷ trọng TSNH giảm 2,65% so với năm 2012 đồng thời tỷ trọng TSDN tăng 2,65%. Năm 2013 cũng có sự chuyển dịch về cơ cấu nguồn vốn so với năm 2012, tỷ trọng nợ phải trả giảm 2,75% đồng thời tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng 2,75%. Số tiền(đồng) Tỷ trọng Số tiền(đồng) Tỷ trọng số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Tài sản ngắn hạn 216,237,463,698 78.49 214,833,966,864 81.14 1,403,496,834 0.65 -2.65 Tài sản dài hạn 59,235,381,129 21.51 49,963,306,112 18.86 9,272,075,017 18.56 2.65 Tổng tài sản 275,490,844,827 100.00 264,847,272,976 100.00 10,643,571,851 4.02 Nợ phải trả 164,024,081,282 59.54 164,967,798,168 62.29 -943,716,886 -0.57 -2.75 Vốn chủ sở hữu 111,466,763,545 40.46 99,879,474,808 37.71 11,587,288,737 11.60 2.75 Tổng nguồn vốn 275,490,844,827 100.00 264,847,272,976 100.00 10,643,571,851 4.02 chênh lệchBảng cân đối kế toán 31/12/2013 31/12/2012
  • 54. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Miền – CQ48/11.10 53 Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng TSNH và TSDH qua các năm (nguồn:Bảng cân đối kế toán 2012, 2013) Tổng tài sản năm 2013 là 275.490.844.827 đồng tăng 10.643.571.851 đồng tương ứng tăng 4,02% so với năm 2012. Tài sản ngắn hạn năm 2013 đạt 216.237.463.698 đồng tăng 0,65% so với năm 2012, tuy nhiên tỷ trọng TSNH năm 2013 là 78,49% trong tổng tài sản, giảm 2,65% so với năm 2012. TSDH tăng do doanh nghiệp đầu tư xây dựng kho bãi cơ bản đã hoàn thành và mua máy móc thiết bị mới, Cơ cấu tài sản đang chuyển dịch từ đầu tư TSNH sang TSDH trong 3 năm gần đây nhưng mức độ chuyển dịch còn chậm, tỷ trọng TSNH vẫn còn rất lớn trong tổng tài sản. Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng Nợ Phải Trả và VCSH qua các năm (nguồn:bảng cân đối kế toán 2012,2013) 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TSNH TSDH 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 NPT VCSH