SlideShare a Scribd company logo
1 of 105
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.021
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh mỗi doanh nghiệp đều cần
một lượng vốn nhất định mà chúng ta gọi là vốn kinh doanh. Việc tổ chức
quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hay không sẽ quyết định đến
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Từ khi nước ta chuyển đổi mô hình kinh tế từ tập trung, kế hoạch hóa
sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì cách thức
quản lý nguồn vốn kinh doanh trong doanh nghiệp đã có những chuyển biến
rất sâu sắc. Nếu như trong mô hình cũ, mọi kế hoạch sản xuất, kinh doanh đều
được Nhà nước lên kế hoạch từ trước và doanh nghiệp chỉ thực hiện kế hoạch
đó thì trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải chủ động và tự chịu
trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Vượt lên tất cả,
sức mạnh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường được thể hiện bằng
tiềm lực tài chính mà nguồn vốn kinh doanh là một biểu hiện rễ nhận biết
nhất. Vì thế doanh nghiệp phải luôn đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của
mình và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để có thế tăng lợi nhuận
và nâng cao giá trị doanh nghiệp.
Nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các
doanh nghiệp phải cố gắng một cách không ngừng ở mọi mặt của hoạt động
sản xuất, kinh doanh đặc biệt là sử dụng vốn kinh doanh sao cho có hiệu quả
để tăng lợi nhuận và mục tiêu cao nhất là nâng cao giá trị doanh nghiệp.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, em đã chọn đề tài
“Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh của
Công ty Cổ phần xăng dầu dầu khí Thái Bình” làm đề tài nghiên cứu.. Đối
tượng và mục đích nghiên cứu
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.022
2. Đối tượng nghiên cứu: Vốn kinh doanh
Mục tiêu nghiên cứu: Tăng cường quản trị Vốn kinh doanh tại Công
ty Cổ phần Cơ khí xây dựng 121 – Cienco 1.
Mục đích nghiên cứu: Nhìn nhận và đánh giá tình hình sử dụng Vốn
kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng 121 – Cienco 1; đưa ra các
giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị để khắc phục những hạn
chế trong công tác quản trị Vốn kinh doanh, góp phần tăng cường quản trị
Vốn kinh doanh tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói chung
và tại Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng 121 – Cienco 1 nói riêng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tại Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng
121 – Cienco 1 qua các năm, đặc biệt trong giai đoạn 2011 - 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp định lượng
o Phương pháp tổng hợp số liệu: Thông qua Báo cáo tài chính
của Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng 121 – Cienco 1, tổng hợp số liệu để
tính toán các chỉ tiêu tài chính phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá.
o Phương pháp so sánh
 So sánh số tuyệt đối, so sánh số tương đối nhằm chỉ ra sự
biến động tăng – giảm của các khoản mục, các chỉ tiêu tài chính kỳ này so với
kỳ trước của công ty để thấy rõ xu hướng thay đổi của Vốn kinh doanh và đưa
ra đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp.
 So sánh với số liệu hoạt động của công ty qua các năm,
giữa số liệu thực tế với số kế hoạch để thấy được tình hình và kết quả của
hoạt động kinh doanh theo thời gian của công ty.
 So sánh với các doanh nghiệp trong cùng ngành để có cái
nhìn tổng quát nhằm đánh giá tình hình quản trị Vốn kinh doanh, từ đó đưa ra
đánh giá chính xác hơn hoạt động của công ty.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.023
 So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng từng chỉ tiêu
so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được biến đổi
cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các năm.
o Phương pháp phân tích tỷ lệ: Ta có thể sử dụng nhóm tỷ lệ về
khả năng thanh toán, khả năng sinh lời của Vốn kinh doanh để phân tích tình
hình quản trị Vốn kinh doanh.
 Phương pháp định tính
o Phương pháp luận: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử để nhìn nhận sự việc theo sự vận động và phát triển của
nó.
o Phương pháp phân tích định tính
Khi phân tích tình hình quản trị Vốn kinh doanh cần có sự kết hợp giữa
các chỉ số tài chính với đặc thù của ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các yếu tố khác của thị trường, của
nền kinh tế vĩ mô để có nhận xét đúng đắn hơn.
5. Kết cấu của Luận văn tốt nghiệp
*Kết cấu luận văn
Nội dung bài luận văn của em gồm 3 phần chính :
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh và quản trị
vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần
xăng dầu dầu khí Thái Bình trong thời gian qua
Chương III: Cácgiảiphápchủyếunhằmtăngcường quản trịvốn kinh doanh
tạiCông ty cổ phần xăng dầu dầu khí Thái Bình
Do thời gian nghiên cứu không nhiều, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn
nhiều hạnchếdo vậybàiluậnvăncủaemcònnhiềuthiếusótrấtmongnhậnđược sựgiúp
đỡ,đónggópýkiến củacácthầycôđểgiúp bàiluậnvăn củaemhoànthiện và đầyđủhơn.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.024
Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tìnhhướngdẫncủa TS. NguyễnThịHàcùng
các thầy cô trong khoa Tàichính doanh nghiệp và các cán bộ trong Công ty cổ phần
xăng dầu dầu khí Thái Bình đãgiúp đỡ emtrongsuốtquátrìnhthực tập.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014.
Sinh Viên
Nguyễn Văn Dương
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.025
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ
QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
1.1. Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải
có các yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đó các doanh
nghiệp phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định, phù hợp với quy mô và điều
kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư mua
sắm, hình thành tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
 Khái niệm: Như vậy, có thể nói vốn kinh doanh của doanh
nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình
thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nói cách khác, đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản
mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm mục đích thu lợi nhuận.
 Đặc trưng: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh
của doanh nghiệp không ngừng vận động, chuyển đổi hình thái biểu hiện. Từ
hình thái vốn tiền tệ ban đầu sang hình thái vốn vật tư, hàng hóa và cuối cùng
trở về hình thái vốn tiền tệ. Quá trình này được diễn ra liên tục thường xuyên
lặp lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu
chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra
nhanh hay chậm lại phụ thuộc rất lớn vào các đặc điểm kinh tế kỹ thuật của
từng ngành kinh doanh, vào trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của từng
doanh nghiệp.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.026
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh không chỉ là
điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của doanh nghiệp mà còn được coi là một
loại hàng hóa đặc biệt. Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các tài sản
nhất định (cả tài sản hữu hình và vô hình) mà doanh nghiệp huy động, sử
dụng vào kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp luôn vận động và gắn với một chủ
sở hữu nhất định. Các doanh nghiệp không thể mua bán quyền sở hữu vốn mà
chỉ có thể mua bán quyền sử dụng vốn kinh doanh trên thị trường tài chính.
Giá cả của quyền sử dụng vốn kinh doanh chính là chi phí cơ hội trong việc
sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, do tác động của các
yếu tố khả năng sinh lời và rủi ro nên vốn kinh doanh của doanh nghiệp luôn
có giá trị theo thời gian. Một đồng vốn kinh doanh hiện tại sẽ có giá trị kinh tế
khác một đồng vốn kinh doanh trong tương lai và ngược lại.
Nhận thức đúng đắn những đặc điểm trên đây của vốn kinh doanh là
những vấn đề rất cơ bản để các doanh nghiệp huy động quản lý sử dụng vốn
kinh doanh của mình một cách tiết kiệm có hiệu quả.
1.1.2. Thành phần của vốn kinh doanh
 Phân loại theo kết quả của hoạt động đầu tư:
Theo tiêu thức này vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành
vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động, tài sản cố định và tài sản tài chính
của doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động là số vốn đầu tư để hình
thành các tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, bao gồm các loại vốn bằng tiền, vốn vật tư hàng hóa, các khoản
phải thu, các loại tài sản lưu động khác của doanh nghiệp.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.027
Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản cố định là số vốn đầu tư để hình
thành các tài sản cố định hữu hình và vô hình như nhà xưởng, máy móc, trang
thiết bị, bằng sáng chế thương hiệu…
Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản tài chính là số vốn doanh nghiệp đầu
tư vào tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính
phủ, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ quỹ đầu tư và các giấy tờ có giá khác.
 Phân loại theo đặc điểm luân chuyển của vốn:
Theo đặc điểm luân chuyển của vốn kinh doanh, vốn kinh doanh của
doanh nghiệp được chia thành vốn cố định và vốn lưu động.
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước dùng để
mua sắm, hình thành các tài sản lưu động dùng trong sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp như nguyên vật liệu dự trữ sản xuất, sản phẩm dở dang, bán
thành phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các khoản vốn bằng tiền, vốn trong
thanh toán. Đặc điểm cơ bản của vốn lưu động là thời gian luân chuyển
nhanh, hình thái biểu hiện của vốn lưu động luôn thay đổi, giá trị của nó được
chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Cách phân loại này cho thấy đặc điểm luân chuyển của từng loại vốn
kinh doanh, từ đó giúp cho doanh nghiệp có biện pháp tổ chức quản lý, phân
bổ sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp sao cho phù hợp. Nói chung,
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vốn kinh doanh luân chuyển
càng nhanh càng có hiệu quả. Điều đó không chỉ giúp cho doanh nghiệp
nhanh chóng thu hồi được vốn, hạn chế các rủi ro có thể gặp trong kinh
doanh, mà còn khắc phục được khó khăn về vốn, bảo toàn và phát triển được
vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh:
 Dựa vào quan hệ sở hữu vốn:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.028
Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hưu của chủ doanh nghiệp,
bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vốn
chủ sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức sau:
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản - Nợ phải trả
Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có
trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, các
khoản phải trả cho người bán, cho nhà nước, cho người lao động trong doanh
nghiệp…
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường
một doanh nhiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải
trả. Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà
doanh nghiệp hoạt động, tùy thuộc vào quyết định của người quản lý trên cở
sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
 Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn
Căn cứ vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra
làm hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời,
Nguồn vốn tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm)
doanh nghiệp có thể sử dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời
phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn tạm thời
thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản
nợ ngắn hạn khác.
Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn
định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn
này thường được sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ
phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể
xác định bằng công thức:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.029
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn. Hoặc
Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản dài hạn – Nợ ngắn hạn.
Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp còn có
thể xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.
Nguồn vốnlưu độngthườngxuyên:là nguồn vốn ổn định có tính chất dài
hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong
hoạtđộngkinh doanhcủa doanh nghiệp (có thể là một phần hay toàn bộ tài sản
lưu động thường xuyên tùy thuộc vào chiến lược tài chính của doanh nghiệp).
 Dựa vào phạm vi huy động vốn:
Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp có thể
chia thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.
Nguồn vốn bên trong: Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn có thể huy
động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra.
Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.
Nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận giữ lại để
tái đầu tư. Đây là nguồn tăng thêm tài sản và nguồn vốn của công ty.
Nguồn vốn bên ngoài: Việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài doanh
nghiệp để tăng thêm nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh là vấn đề hết
sức quan trọng đối với một doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh
tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều hình thức và phương pháp mới cho hép
doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngày
Nguồn vốn bên ngoài bao hàm một số nguồn vốn chủ yếu sau:
+Vay người thân (đối với doanh nghiệp tư nhân)
+Vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác
+Gọi góp vốn liên doanh liên kết
+Tín dụng thương mại của nhà cung cấp
+Thuê tài sản
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0210
+Huy động vốn bằng phát hành chứng khoán (đối với một số loại hình
doanh nghiệp được pháp luật cho phép)
1.2. Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh
Quản trị vốn kinh doanh là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ chức
thực hiện các quyết định tài chính ngắn hạn và dài hạn liên quan tới việc sử
dụng vốn kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh
nghiệp.
Mục tiêu của quản trị vốn kinh doanh: là việc quản lý và sử dụng vốn
kinh doanh hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả. Từ đó tạo tiền đề để thực hiện mục
tiêu cao nhất của quản trị tài chính nói chung là tối đa hóa giá trị của doanh
nghiệp.
1.2.2. Nội dung quản trị vốn kinh doanh:
Từ những yêu cầu thực tế nêu trên, việc quản trị vốn kinh doanh là điều
rất cần thiết trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp nói chung. Chính
vì vậy ta sẽ đi xem xét nội dung quản trị vốn kinh doanh gồm có bốn nhiệm
vụ:
 Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên trong quản trị vốn kinh doanh là
lên kế hoạch xác định nhu cầu vốn kinh doanh cần thiết nhằm đáp ứng yêu
cầu đủ vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Nhiệm vụ thứ hai là lựa chọn nguồn vốn huy động
 Nhiệm vụ thứ ba là tổ chức, đảm bảo sử dụng vốn trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp
 Nhiệm vụ thứ tư là giám sát và kiểm tra tình hình sử dụng vốn
kinh doanh của doanh nghiệp, được thực hiện trên các góc độ về quản trị vốn
cố định và vốn lưu động.
A. Lập kế hoạch, xác định nhu cầu vốn kinh doanh
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0211
Các doanh nghiệp cần lập kế hoạch sử dụng vốn kinh doanh với mục
đích là nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn nếu để lượng dự trữ quá lớn, gây
lãng phí nguồn lực. Mặt khác việc lập kế hoạch về vốn cũng giảm thiểu các
tác động tiêu cực do thiếu vốn đem lại, tránh tình trạng bị động trong sản xuất
và kinh doanh. Trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu rơi vào trạng
thái thứ hai vì thiếu vốn là căn bệnh trầm khan của các doanh nghiệp trong
nước. Và việc lập kế hoạch ở dạng ngắn hạn hay dài hạn cũng hết sức cần
thiết để doanh nghiệp chủ động đối phó với nhiều tình huống xảy ra trong quá
trình hoạt động của mình.
Thực tế lập kế hoạch về vốn kinh doanh có nội dung chủ yếu là: xác lập
số vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định là
một năm, một quý hoặc nếu cần thiết là hàng tháng, xác định khả năng huy
động vốn, cân đối giữ nhu cầu và thực tế doanh nghiệp có thể huy động, tiến
hàng hoạt động phân bổ vốn cho các hoạt động kinh doanh của cả doanh
nghiệp và có kế hoạch sử dụng vốn kinh doanh.
Vốn kinh doanh được phân loại làm vốn lưu động và vốn cố định nên
việc xác định nhu cầu vốn kinh doanh được thông qua việc xác đinh nhu cầu
vốn lưu động và nhu cầu vốn cố định. Doanh nghiệp thường sử dụng hai
phương pháp thông thường để ước lượng số vốn cần thiết trong hoạt động
kinh doanh của mình. Phương pháp thứ nhất là ước lượng nhu cầu vốn trực
tiếp thông qua bảng dự kiến các khoản mục trong tương lai dựa vào phương
pháp dự báo hồi quy mở rộng. Phương pháp thứ hai là ước lượng số vốn cần
thiết căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của ngành.
B. Lựa chọn nguồn vốn huy động:
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và là tiền đề cân thiết
cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của một doanh
nghiệp. Để biến những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực,
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0212
doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhằm hình thành lên các tài sản cần
thiết cho hoạt động của doanh nghiệp để đạt ra mục tiêu đề ra. Do vậy đòi hỏi
doanh nghiệp phải lựa chọn nguồn vốn huy động có hiệu quả. Với nhiều các
giải pháp huy động được các doanh nghiệp áp dụng, ta có thể phân chia thành
hai loại: nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.
 Nguồn vốn ngắn hạn:
 Nợ phải trả có tính chất chu kỳ
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường phát
sinh các khoản nghĩa vụ tài chính nhưng chưa đến kỳ phải thanh toán ngay đã
tạo ra nguồn tài trợ mà doanh nghiệp có thể sử dụng nhưng không phải trả
tiền cho việc sử dụng nguồn tài trợ đó, như: Tiền lương hay tiền công trả cho
người lao động, nhưng chưa đến kỳ trả. Các khoản thuế, BHXH phải nộp
nhưng chưa đến kỳ nộp.
 Nợ phải trả người cung cấp
Việc mua chịu giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng vật tư, hàng
hóa, dịch vụ sẽ hình thành nên khoản nợ phải trả nhà cung cấp. Đây được xem
là một hình thức tín dụng và gọi là tín dụng thương mại. Hình thức này chiếm
vị trí quan trọng trong nguồn tài trợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp, nhất là
doanh nghiệp mới hình thành hoặc vốn hoạt động còn bị hạn chế. Được nhận
vật tư, tài sản, dịch vụ để hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chưa phải
thanh toán trả tiền ngày, điều đó rất có lợi cho doanh nghiệp.
Việc sử dụng tín dụng thương mại của doanh nghiệp cũng phải tính đến
chi phí của khoản tín dụng đó, cho nên trong nhiều trường hợp, việc doanh
nghiệp có nên sử dụng tín dụng thương mại hay thực hiện việc trả sớm tiền
hàng để được hưởng chiết khấu thanh toán hay không thì cần xác định chi phí
của các khoản tín dụng thương mại đó. Ta có thể tính chi phí của tín dụng
thương mại theo công thức sau:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0213
Chi phí sử
dụng tín dụng
thương mại
=
Tỷ lệ chiết khấu (%)
x
360
1 -
Tỷ lệ chiết khấu
thanh toán (%)
Số ngày
mua chịu
-
Thời gian
hưởng chiết
khấu
Cần so sánh với lãi suất vay ngân hàng để xem chi phí của khoản tín
dụng thương mại cao hay thấp. Tín dụng thương mại có thể tách ra làm hai
loại: Tín dụng thương mại miễn phí (khoản mua chịu trong thời kỳ chiết
khấu) và tín dụng thương mại chịu phí tổn (khoản mua chịu vượt quá tín dụng
miễn phí). Doanh nghiệp cần cân nhắc trong việc lựa chọn loại tín dụng nào
trên cơ sở so sánh lợi ích và chi phí của từng loại tín dụng.
 Tín dụng ngân hàng:
Đây là nguồn vốn ngắn hạn rất quan trọng và ngày càng trở nên phổ
biến đối với doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của doanh
nghiệp gia tăng trong hoạt động kinh doanh. Các tổ chức tín dụng có thể cho
cac doanh nghiệp vay ngắn hạn với thời gian tối đa 12 tháng. Thời hạn cho
vay cụ thể của từng doanh nghiệp được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất
kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Lãi suất cho vay là lãi suất
thỏa thuận theo cơ chế thị trường và phù hợp với các quy định của ngân hàng
nhà nước và quy định của Luật về các tổ chức tín dụng về lãi suất cho vay khi
ký kết hợp đồng tín dụng.
 Nguồn vốn dài hạn
 Nguồn vốn bên trong:
Nguồn vốn từ bên trong của doanh nghiệp chính là lợi nhuận giữ lại tái
đầu tư. Hàng năm các doanh nghiệp có thể sử dụng một phần lợi nhuận sau
thuế để bổ sung tăng vốn, tự đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng của doanh
nghiệp. Nguồn này nhiều hay ít phụ thuộc vào: kết quả kinh doanh của doanh
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0214
nghiệp, chính sách trả cổ tức của doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh và cơ
hội đầu tư của doanh nghiệp.
 Cổ phiếu thường: (chỉ áp dụng cho công ty cổ phần)
Cổ phiếu thường là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty và
cho phép người sở hữu nó được hưởng các quyền lợi thông thường trong công
ty cổ phần. Các hình thức phát hành cổ phiếu thường huy động vốn gồm chào
bán riêng lẻ và chào bán ra công chúng. Trong đó cần chú ý đến quyền ưu tiên
mua cổ phiếu mới của cổ đông
 Cổ phiếu ưu đãi: (chỉ áp dụng với công ty cổ phần)
Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ
phần, đồng thời nó cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng
một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ đông thường.
 Vay dài hạn
Vay dài hạn trong hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp gồm có:
vay dài hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tín dụng khác.
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp thông thường. Phát hành trái phiếu chuyển
đổi và trái phiếu có quyền mua cổ phiếu.
 Thuê tài chính
Thuê tài sản có 2 phương thức là: Thuê vận hành và thuê tài chính
Thuê vận hành là hợp đồng thuê ngắn hạn tài sản được thỏa thuận giữa
bên đi thuê và bên cho thuê. Theo đó người đi thuê được sử dụng tài sản của
người cho thuê và phải trả tiền thuê theo thỏa thuận.
Thuê tài chính là một phương thức tín dụng trưng và dài hạn, theo đó
người cho thuê cam kết mua tài sản theo yêu cầu của người thuê và nắm giữ
quyền sở hữu đối với tài sản thuê. Người thuê sử dụng tài sản và thành toán
tiền thuê trong suốt thời hạn đã được thoả thuận và không thể huỷ ngang hợp
đồng trước thời hạn.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0215
C. Mô hình tài trợ VKD:
Có 3 mô hình tài trợ vốn kinh doanh dựa trên nguồn vốn lưu động thường
xuyên NWC tương ứng với 3 trường hợp NWC > 0, NWC <0, NWC = 0.
Mô hình tài trợ thứ nhất:
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn lưu động
thường xuyên (NWC) >
0
Nguồn vốn thường
xuyên
+ Nợ dài hạn
+ Nguồn vốn chủ sở hữu
Tài sản dài hạn
Thể hiện sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì
có một bộ phận nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho TSLĐ để sử
dụng cho hoạt động kinh doanh.
Mô hình tài trợ thứ hai:
Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Nguồn vốn lưu động
thường xuyên (NWC) <
0
Nguồn vốn thường
xuyên
+ Nợ dài hạn
+ Nguồn vốn chủ sở hữu
Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho doanh nghiệp khi hoạt động trong lĩnh
vực công nghiệp hay xây dựng. Trường hợp đặc biệt khi NWC < 0 là dấu hiệu
của việc sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán mất cân bằng hệ số thanh toán
ngắn hạn < 1. Tuy nhiên, đối với ngành thương mại thì cách tài trợ này vẫn có
thể xảy ra vì ngành này có tốc độ quay vòng vốn nhanh.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0216
Mô hình tài trợ thứ ba:
Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Tài sản dài hạn Nguồn vốn thường xuyên
NWC = 0
Trường hợp này cũng tạo tính an toàn cao nhưng ít khi xảy ra
trong thực tế.
D. Quản trị vốn cố định:
 Vốn cố định và tài sản cố định của doanh nghiệp
Vốn cố định của doanh nghiệp là số vốn đầu tư để xây dựng hoặc mua
sắm các tài sản cố định sử dụng trong kinh doanh. Là số vốn tiền tệ ứng trước
để xây dựng, mua sắm tài sản cố định nên quy mô của vốn cố định nhiều hay
ít sẽ quyết định quy mô, năng lực và trình độ kỹ thuật của tài sản cố định.
Ngược lại, các đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của tài sản cố định lại chi phối
đặc điểm luân chuyển của vốn cố định. Trong đó có những đặc điểm cơ bản
của vốn cố định là: tốc độ luân chuyển chậm, giá trị được chuyển dịch dần
từng phần vào giá trị sản phẩm trong mỗi chu kỳ kinh doanh, sau nhiều năm
mới hoàn thành một vòng tuần hoàn chu chuyển.
Hoạt động lựa chọn đầu tư tài sản cố định
Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được
kế hoạch hóa, nhằm đặt được mục tiêu đã định trong một thời hạn nhất định,
thông qua việc sử dụng các nguồn lực nhất định.
Có 6 phương pháp để đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án
- Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư
- Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư (PP)
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0217
- Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)
- Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)
- Phương pháp chỉ số sinh lời (PI)
- Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư có chiết khấu (DPP)
 Khấu hao tài sản cố định:
Hao mòn tài sản cố định: Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên
nhân khác nhau tài sản cố định luôn bị hao mòn dưới hai hình thức là hao
mòn hữu hình và hao mòn vô hình
Khấu hao tài sản cố định là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị
phải thu hồi của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt
thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định.
Mục đích của khấu hao là nhằm bù đắp các hao mòn và thu hối số vốn
cố định đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng tài sản cố
định.
Về nguyên tắc, việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ hao
mòn của tài sản cố định và thu hồi đầy đủ số vốn cố định đầu tư ban đầu vào
tài sản cố định.
 Phương pháp khấu hao đường thẳng:
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương
pháp khấu hao đường thẳng như sau:
Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định
theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao trung bình
hàng năm của tài sản cố định
=
Nguyên giá của tài sản cố định
Thời gian trích khấu hao
 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
Xác định mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trong các
năm đầu theo công thức sau = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao
nhanh
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0218
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) xác định theo công thức sau:
= Tỷ lệ khấu hao TSCĐtheo phươngphápđườngthẳngxHệ số điềuchỉnh
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định
như sau:
= 1/Thời gian trích khấu hao x 100
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố
định quy định tại bảng dưới đây:
Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm ( t = 4 năm) 1,5
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t = 6 năm) 2,0
Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp
số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân
giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ
năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia
cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.
 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ được xác định:
= Số lượng sản phẩm trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân 1
đơn vị sản phẩm
Trong đó:
Mức trích khấu hao bình quân
tính cho một đơn vị sản phẩm
=
Nguyên giá của tài sản cố định
Sản lượng theo công suất thiết kế
Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay
đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0219
 Phân cấp quản lý tài sản cố định
Đối với các thành phần kinh tế Nhà nước, do có sự phân biệt quyền sở
hữu vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp và quyền quản lý kinh
doanh, do đó cần phải có sự phân cấp quản lý để tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh.
Theo quy chế hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước được quyền:
Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên
tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Nếu sử dụng vốn, quỹ khác với mục
đíchsử dụng đã quy định cho các loại vốn, quỹ đó thì phải theo nguyên tắc có
hoàn trả.
Thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển vốn
kinh doanh có hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuê
hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng cao
hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập song phải theo dõi, thu hồi tài sản cho thuê
khi hết hạn. Các tài sản cho thuê hoạt động doanh nghiệp vẫn phải trích khấu
hao theo chế độ quy định.
Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng
của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng
theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về
kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Được quyền thanh lý những tài sản cố định đã
lạc hậu mà không thể nhượng bán được hoặc đã hư hỏng không có khả năng
phục hồi.
Riêng đối với các tài sản cố định quan trọng muốn thanh lý phải được
phép của cơ quan ra quyết định thành lập doanh nghiệp.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0220
Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất hoặc
tiền thuê đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật
hiện hành.
Đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, do không có
sự phân biệt quyền sở hữu tài sản và quyền quản lý kinh doanh của doanh
nghiệp , vì thế các doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc quản lý,
sử dụng có hiệu quả vốn cố định của mình theo các Quy chế luật pháp quy
định.
 Quản trị vốn lưu động
 Xác định nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động
thường xuyên cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường liên tục. Dưới mức này
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khó khăn thậm chí bị đình trệ gián
đoạn. Nhưng nếu trên mức cần thiết lại gây nên tình trạng vốn bị ứ đọng, sử
dụng vốn lãng phí kém hiệu quả.
Chính vì vậy trong quản trị vốn lưu động, các doanh nghiệp cần chú
trọng xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết, phù
hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Với quan
niệm nhu cầu vốn lưu động là số vốn tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên
nhu cầu vốn lưu động được xác định theo công thức:
Nhu cầu VLĐ =Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà
cung cấp
Trong đó nhu cầu vốn tồn kho là số vốn tối thiểu cần thiết dùng để dự
trữ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm của
doanh nghiệp.
Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố như: Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; đặc điểm; tính chất của
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0221
ngành nghề kinh doanh (chu kỳ sản xuất, tính chất thời vụ); sự biến động của
giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường; trình độ tổ chức, quản lý sử dụng vốn
lưu động của doanh nghiệp; trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất; các chính
sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ... Việc xác
định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng
nhu cầu vốn lưu động và có biện pháp quản lý, sử dụng vốn lưu động một
cách có hiệu quả.
 Các mô hình tài trợ VLĐ
Tùy theo từng doanh nghiệp khác nhau và từng giai đoạn khác nhau mà
các hình thức phối hợp các nguồn tài trợ để đáp ứng cho nhu cầu VLĐ là khác
nhau. Có các mô hình:
Mô hình tài trợ thứ nhất:
- Nội dung: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ
thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn
thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được tài
trợ bằng nguồn vốn tạm thời.
- Ưu điểm: mô hình này giúp doanh nghiệp
hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an
toàn tài chính cao hơn, giảm chi phí sử dụng vốn
cho doanh nghiệp.
- Hạn chế: việc sử dụng vốn nào tài trợ
cho tài sản ấy tuy đảm bảo được tính chắc chắn
nhưng chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức
và sử dụng vốn.
TSLĐ tạm thời
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0222
Mô hình tài trợ thứ hai:
- Nội dung: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và
một phần TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn
vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời còn
lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
- Ưu điểm: Khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức
cao.
- Hạn chế: Chi phí sử dụng vốn cao vì phải sử dụng
nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn.
Mô hình tài trợ thứ ba:
- Nội dung: Toàn bộ TSCĐ và một phần
TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn
thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và
toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn
vốn tạm thời.
- Ưu điểm: Mô hình này sử dụng vốn linh
hoạt, chi phí sử dụng vốn thấp hơn vì có thể sử dụng
nhiều hơn vốn tín dụng ngắn hạn.
- Hạn chế: Khả năng gặp rủi ro thanh toán và
rủi ro tài chính cao hơn.
 Quản trị vốn tồn kho dự trữ
Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản
xuất hoặc bán ra sau này. Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực
tiếp bởi mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, từng loại tồn kho
dự trữ lại có các nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Đối với tồn kho dự trữ nguyên
vật liệu thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố quy mô sản xuất, khả năng sẵn
TSLĐ tạm thời
TSLĐ tạm thời
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0223
sàng cung ứng vât tư của thị trường, giá cả vật tư hàng hóa, khoảng cách vận
chuyển từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp. Đối với các loại sản phẩm dở
dang, bán thành phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công
nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức sản xuất của
doanh nghiệp. Riêng đối với mức tồn kho thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng
thường là số lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản
xuất và khâu tiêu thụ, sức mua của thị trường... Nhận thức rõ các nhân tố ảnh
hưởng sẽ giúp cho doanh nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp nhằm duy trì
lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý nhất.
 Quản trị vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là
một bộ phận cấu thành nên tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là loại tài
sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh
của doanh nghiệp. Tuy nhiên vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó
chỉ sinh lời khi được đầu tư vào mục đính nhất định. Hơn nữa với đặc điểm là
tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị thất thoát, gian
lận, lợi dụng.
Trong doanh nghiệp, nhu cầu lưu dữ vốn bằng tiền thường do 3 lý do
chính: Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả
tiền mua hàng, trả lương, tiền cống, thanh toán cổ tức hay nộp thuế... của
doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư dinh lời hoặc
kinh doanh làm tối đa hóa lợi nhuận; từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các
rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm các nội dụng chủ
yếu:
+Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặ hợp lý, tối thiểu để đáp ứng
các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0224
+Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: Doanh nghiệp cần quản
lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát lợi dụng. Phải thực
hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày. Theo dõi,
quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền trong quá trình thanh toán, phát
sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng.
+Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có
biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả
nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi. Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả
các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng
yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn.
 Quản trị các khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu
hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có
khoản nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải
thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không
kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Vì thế quản trị nợ phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị
tài chính của doanh nghiệp.
Để quản trị các khoản phải thu, các doanh nghiệp cần chú trọng các
biện pháp sau đây:
+Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng
+Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu
+Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ: Sử
dung kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp. Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi
nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp. Thực hiện các
biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng nợ phải thu
khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0225
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của
doanh nghiệp.
 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định:
 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân
 Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân
 Hệ số hao mòn tài sản cố định:
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Số khấu hao lũy kế của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
 Hàm lượng vốn cố định:
Hàm lượng vốn cố định =
Vốn cố định bình quân
Doanh thu thuần
 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động:
 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
Số lần luân chuyển VLĐ =
Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ
Số VLĐ bình quân
Kỳ luân chuyển vốn lưu động:
Kỳ luân chuyển VLĐ =
Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Số lần luân chuyển VLĐ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0226
 Mức tiết kiệm vốn lưu động:
Mức tiết kiệm VLĐ =
Mức luân chuyển
vốn bình quân 1
ngày kỳ KH
x
Số ngày rút ngắn
kỳ luân chuyển
VLĐ
 Hàm lượng vốn lưu động:
Hàm lượng vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần trong kỳ
 Nhóm hệ số khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán
hiện thời
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán
nhanh
=
Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh
toán tức thời
=
Tiền + các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
 Số vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Số ngày một vòng quay
hàng tồn kho =
360
Số vòng quay hàng tồn kho
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0227
 Số vòng quay nợ phải thu:
Số vòng quay nợ phải thu =
Doanh thu bán hàng
Số nợ phải thu bình quân trong kỳ
Kỳ thu tiền trung bình (ngày) =
360
Vòng quay nợ phải thu
 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả vốn kinh doanh
 Vòng quay tài sản
Vòng quay tài sản =
Doanh thu thuần trong kỳ
Tổng tài sản hay VKD bình quân sử dụng trong kỳ
 Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)
ROS =
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)
BEP =
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tổng tài sản (hay VKD bình quân)
 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản (hay VKD bình quân)
 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0228
 Thu nhập một cổ phần thường (EPS)
EPS =
Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi
Tổng số cổ phần thường đang lưu hành
 Cổ tức một cổ phần thường (DPS)
DPS =
Lợi nhuận sau thuế dành trả cổ tức cho cổ đông thường
Tổng số cổ phần thường đang lưu hành
1.2.4. Sự cần thiết của việc tăng cường quản trị vốn kinh doanh
 Mục tiêu cũng như ý tưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh là
hướng tới hiệu quả kinh tế trên cơ sở khai thác và sử dụng một cách triệt để
mọi nguồn lực sẵn có. Chính vì thế, các nguồn lực kinh tế trên cơ sở khai thác
và sử dụng, đặc biệt là nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có
tác động mạnh mẽ tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Khai thác sử
dụng các tiềm lực về vốn sẽ đem lại hiệu quả thực sự cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là
nhu cầu thường xuyên bắt buộc của bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế
thị trường. Đánh giá đúng hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấy được chất lượng của
việc sản xuất kinh doanh nói chung và việc sử dụng vốn nói riêng.
 Mục đích của sử dụng vốn trong kinh doanh là nhằm bảo đảm
nhu cầu tối đa về vốn cho việc phát triển kinh doanh hàng hoá trên cơ sở
nguồn vốn có hạn được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm đem lại hiệu quả
kinh tế cao nhất.
 Để đạt được mục đíchtrên yêu cầu cơ bản của việc sửdụng vốn là:
 Bảo đảm sử dụng vốn đúng phương hướng, đúng mục đích và
đúng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
 Chấp hành đúng các quy định và chế độ quản lí lưu thông tiền tệ
của nhà nước.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0229
 Hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời số vốn hiện có và tình hình
sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của
doanh nghiệp
 Các nhân tố chủ quan.
Đây là những nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp bao gồm:
 Cơ cấu vốn: bố chí cơ cấu vốn càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu
quả sử dụng vốn càng được nâng cao. Bố trí cơ cấu vốn không phù hợp làm
mất cân đối giữa tài sản lưu động và tài sản cố định dẫn đến tình trạng thừa
hoặc thiếu một loại tài sản nào đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
 Việc huy động vốn cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
vốn. Huy động vốn là để sử dụng vốn, do vậy nhu cầu sử dụng vốn đến đâu,
doanh nghiệp huy động vốn đến đó để không xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu
vốn. Việc huy động vốn hợp lý sẽ đảm bảo cho việc sử dụng vốn có hiệu quả
cao hơn. Mặt khác sử dụng vốn còn chịu ảnh hưởng của tỷ lệ lãi suất huy
động và thời gian huy động vốn. Lựa chọn và tìm được nguồn tài trợ thích
hợp là nhân tố trực tiếp quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
doanh nghiệp.
 Chi phí kinh doanh: là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
sử dụng vốn. Chí phí tăng làm giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng theo dẫn đến sức
tiêu thụ giảm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy, các doanh nghiệp luôn
phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng
hoá trên thị trường, quá trình tiêu thụ diễn ra nhanh hơn, tăng vòng quay của
vốn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
 Lựa chọn phương án kinh doanh thích hợp: trong nền kinh tế
thị trường, quy mô và tích chất sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0230
do thị trường quyết định. Khả năng nhận biết, dự đoán thị trường và nắm bắt
thời cơ là những nhân tố quyết định đến thành công hay thất bại trong kinh
doanh. Vì vậy, việc lựa chọn đúng phương án kinh doanh có ảnh hưởng lớn
đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
 Các mối quan hệ của doanh nghiệp: những mối quan hệ này
thể hiện trên hai phương diện là quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và
giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Điều này rất quan trọng bởi nó ảnh
hưởng tới nhịp độ sản xuất kinh doanh, khả năng phân phối sản phẩm, lượng
hàng hoá tiêu thụ và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh
nghiệp. Để tạo được mối quan hệ này doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể
trong việc củng cố các bạn hàng truyền thống và tìm kiếm thêm bạn hàng
mới. Các biện pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng như: mở rộng mạng lưới
giao dịch, tìm nguồn hàng, tiến hành các chính sách tín dụng khách hàng, đổi
mới quy trình thanh toán sao cho thuận tiện, tăng cường công tác xúc tiến,
quảng cáo, khuyến mại...
 Trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp:
đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Một bộ máy quản lý tốt có trình độ quản lý cao sẽ giúp cho hoạt động
của doanh nghiệp đạt kết quả cao và ngược lại. Do đó doanh nghiệp phải nâng
cao trình độ quản lý đặc biệt là đối với cán bộ quản lý tài chính về chuyên
môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm để đảm bảo an toàn về tài chính trong
quá trình hoạt động kinh doanh.
 Các nhân tố khách quan.
 Cơ chế quản lý và các chính sách của nhà nước: từ khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp được tự do lựa chọn
ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và khả năng của
mình. Nhà nước tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho doanh
nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh theo những ngành nghề mà doanh
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0231
nghiệp đã lựa chọn và hướng các hoạt động đó theo chính sách quản lý kinh tế
vĩ mô. Vì vậy, chỉ một thay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý và chính sách của
nhà nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp như: việc quy
định trích khấu hao, tỷ lệ trích lập các quỹ, các văn bản chính sách về thuế
xuất nhập khẩu... Nói chung, sự thay đổi cơ chế và chính sách của nhà nước
sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh
nghiệp. Song nếu doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi và
thích nghi thì sẽ đứng vững trên thị trường và có điều kiện để phát triển và mở
rộng kinh doanh, phát huy khả năng sáng tạo trong quản lý điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh.
 Sự tác động của thị trường: tuỳ theo loại thị trường mà doanh
nghiệp tham gia sẽ có những tác động riêng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp. Nếu thị trường mà doanh nghiệp tham gia là thị
trường tự do cạnh tranh, sản phẩm của doanh nghiệp đã có uy tín với người
tiêu dùng thì đó sẽ là tác nhân tích cực thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị
trường và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Còn đối với thị trường không ổn
định thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng không ổn định do kết quả kinh
doanh thất thường nên vốn không được bổ sung kịp thời.
Hiện nay ở nước ta thị trường tài chính chưa phát triển hoàn chỉnh, các
chính sách công cụ nợ trung và dài hạn còn hạn chế, giá của vốn chưa thực sự
biến động theo giá thị trường mà chủ yếu là giá áp đặt. Đây là điều hết sức
khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn cho sản xuất kinh
doanh cũng như thực hiện chính sách đầu tư trong trường hợp có vốn nhàn
rỗi. Điều này cho thấy, để đạt được mục đích sử dụng vốn có hiệu quả là hoàn
toàn không dễ dàng. Đây là yếu tố mà doanh nghiệp không có khả năng tự
khắc phục song lại có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động kinh
doanh, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0232
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ THÁI BÌNH
2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt
động kinh doanh của Công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty CP Xăng dầu Dầu khí Thái Bình – PV Oil Thái Bình là đơn vị
thành viên của Tổng Công ty Dầu Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam
Têntiếng việt: CÔNG TYCỔ PHẦNXĂNG DẦUDẦU KHÍ THÁIBÌNH
Tên tiếng Anh: PETROVIETNAM OIL THAI BINH JOINT STOCK
COMPANY
Tên giao dịch: PV OIL THÁI BÌNH
Tên viết tắt: PV OIL THÁI BÌNH
Địa chỉ: Số 545 Đường Trần Lãm, phường Trần Lãm, thành phố
Thái Bình
Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Thái Bình(XDDK) là một doanh
nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên của công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí
(PTSC), thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam ( PETROVIETNAM), được
thành lập theo quyết định số 63/QĐ-DVKT của Tổng công ty dầu khí Việt
Nam.
Vào những năm 80, trong quá trình tìm kiếm và thăm dò dầu khí tại
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, các nhà thăm dò dầu khí Liên Xô cũ và Việt
Nam đã phát hiện ra một nguồn nước khoáng ở độ sâu 450m tại giếng khoan
82A thuộc địa phận xã Tây Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Sau khi
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0233
tiến hành công tác mở vỉa, nguồn nước khoáng sâu 450m đã phun lên cao
cách mặt đất 3,5m và tự chảy liên tục suốt ngày đêm, năm này qua năm khác
có lưu lượng dồi dào và ổn định. Lưu lượng phép khai thác 100m3 /ngày.
Năm1987, nguồn nước khoáng Tiền Hải chính thức được sản xuất cùng
với sự ra đời của Công ty nước khoáng Tiền Hải thuộc Công ty Dầu Khí I-
Tổng cục Dầu Khí Việt Nam (Tổng Công ty Dầu Khí Việt Nam).
Tháng 3/2007, Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam đã quyết định sát nhập
Công ty Dầu Khí I vào Công ty dich vụ kỹ thuật Dầu Khí thuộc Tổng Công ty
Dầu khí Việt Nam và chính thức ra đời Công ty TNHH MTV Dịch vụ Kỹ
thuật Dầu khí Thái Bình-PTSC Thái Bình trực thuộc Tổng Công ty Dịch vụ
Kỹ thuật Dầu khí-PTSC. Với số lao động của toàn Công ty là 170 lao động,
ngành nghề kinh doanh chủ yếu lúc đó là Kinh doanh các sản phẩm đồ uống
do Nhà máy Nước khoáng Tiền Hải của Công ty sản xuất và kinh doanh bán
lẻ Xăng dầu với hệ thống 05 cửa hàng bán lẻ.
Tháng 6/2009 do xu hướng chuyên môn hóa cho các Tổng Công ty của
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, PTSC Thái Bình được sát nhập về
Tổng Công ty Dầu Việt Nam- PV Oil với tên Công ty TNHH MTV Dịch vụ
Xăng dầu Dầu khí Thái Bình- PV Oil Thái Bình. Với việc trở thành Công ty
thành viên của PV Oil đã mở ra một giai đoạn mới cho chiến lược phát triển
kinh doanh của PV Oil Thái Bình.
Thực hiện chủ trương của Nhà nước, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam về việc chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, Tổng Công ty Dầu Việt Nam
đã thực hiện việc chuyển đổi mô hình từ Công ty TNHH MTV Dịch vụ Xăng
dầu Dầu khí Thái Bình theo hướng thành lập Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu
khí Thái Bình trên cơ sở kế thừa và phát triển mọi hoạt động kinh doanh của
Công ty TNHH MTV Dịch vụ Xăng dầu Dầu khí Thái Bình trước đây. Công
ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình được cấp giấy chứng nhận đăng ký
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0234
kinh doanh và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 30/11/2010, cổ đông sáng
lập bao gồm:
-Tổng Công ty Dầu Việt Nam – Công ty TNHH 1 Thành viên (PV OIL)
- Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Ocean Bank)
- Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Việt Tiến
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty:
Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh sản phẩm dầu khí và kinh doanh
sản phẩm đồ uống. Trong đó nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất kinh
doanh, sản phẩm chính của Công ty là nước khoáng Tiền Hải.
Tổ chức bộ máy quản lý công ty theo mô hình trực tuyến tham mưu.
Trong Công ty bộ máy quản lý có ban kiểm soát, ban giám đốc và các phòng
ban chức năng.
Ban kiểm soát gồm có:
+ Đại hội đồng cổ đông
+ Hội đồng quản trị
Ban giám đốc gồm có :
+ 01 Giám đốc
+ 01 Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
+ 01 Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
Các bộ phận chức năng gồm có :
+ Phòng Tài chính kế toán
+ Phòng Tổ chức hành chính
+ Phòng Kế hoạch tiêu thụ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0235
+ Phòng Kỹ thuật hoá + KCS
+ Phòng bảo vệ
+ Phòng Vật tư.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0237
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0238
- Giám đốc Công ty là người có thẩm quyền cao nhất, chịu trách nhiệm
về kết quả hoạt động hđsxkd tròn nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ hiện
hành. Giám đốc điều hành sxkd theo chế độ 1thủ tưởng có quyền quyết định
cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty theo nguyên tắc tinh giảm gọn
nhẹ đảm bảo hoạt động sxkd có hiệu quả .
Giúp việc cho giám đốc là 2 Phó giám đốc :
- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Phó giám đỗc kỹ thuật có nhiệm vụ
theo dõi và tính toán các định mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao nguyên vật
liệu, sử dụng lao động sao cho hợp lý và các khoản chi phí Công ty phải bỏ ra
trong quá trình sản xuất. Từ đó làm căn cứ để Giám đốc chỉ đạo việc dự trữ
NVL, CCDC và sử dụng lao động hợp lý
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Thực hiện kế hoạch thu mua
NVL cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giúp Giám đốc trong việc
tìm hiểu và khai thác thị trường, tìm thị tường đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ đôn đốc việc kiểm tra các chi phí
đã phát sinh trong quá trình sản xuất, tính đúng, tính đủ để phục vụ cho việc
hạch toán kế toán được đảm bảo chính xác.
- Phòng tổ chức hành chính: Làm nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo ,
định ra đường lối, sắp xếp, phân phối lại lao động một cách hợp lý, xây dựng
kế hoạch quản lý công nhân, tiếp khách, duyệt bảng chấm công sau đó chuyển
sang phòng tài vụ làm căn cứ để tính và trả lương .
- Phòng kế hoạch tiêu thụ: Làm nhiệm vụ tiếp cận thị trường, thu thập số liệu,
xây dựng phương án kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, tìm khách hàng ký kết hợp đồng
tiêu thụ... cùng vớicác phòngchức năng thực hiện các hợp đồngđãký kết.
- Phòng kỹ thuật hoá + KCS: Xây dựng việc quản lý, theo dõi các quy
trình quy phạm kỹ thuật trong quá trình sx đảm bảo chất lượng SP. Kiểm tra
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0239
chất lượng sản phẩm và cả chất lượng của NVL xuất từ kho cho phân xưởng
sản xuất.
- Phòng vật tư: làm nhiệm vụ nắm vững số NVL, CCDC, trang thiết bị
máy móc trong Công ty.
Quy trình kĩ thuật sản xuất và trình độ trang thiết bị và công nghệ:
Công ty cổ phần XDDK Thái Bình hiện nay là doanh nghiệp sản xuất
nước giải khát, đối tượng sản xuất là nước khoáng được pha chế ra nhiều loại
khác nhau như nước khoáng có ga, nước khoáng không ga... Do đó, cơ cấu
chi phí sản xuất và định mức của mỗi loại chi phí cấu thành sản lượng sản
phẩm của từng mặt hàng có sự khác nhau.
Các sản phẩm chính của Công ty: có 7 loại sản phẩm chủ yếu là
- Nước khoáng chai PET 0,5l không gas
- Nước khoáng chai PET 0,5l có gas .
- Nước khoáng chai PET 0,33l.
- Nước khoáng chai PET1,5l.
- Nước khoáng bình 5 Gallon.
- Nước khoáng chai thuỷ tinh 0,33l.
- NGK chai thuỷ tinh 0,33l.
Quy trình công nghệ sản xuất nước khoáng ở Công ty cổ phần XDDK
Thái Bình là một quy trình sản xuất liên tục và khép kín, với nguyên liệu
chính là nước lấy từ lòng đất, đường tinh luyện và các loại hương liệu khác.
- Công việc chế biến: Nước lấy từ dưới lòng đất với độ sâu 450m được
đưa vào qua hệ thống xử lý nước (thiết bị) xử lý Ozôn và qua hệ thống làm
lạnh.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0240
- Nạp CO2 Sau khi qua hệ thống xử lý và hệ thống làm lạnh thì nước
được nạp CO2.
- Máy chiết đóng nắp: Khi nạp khí CO2 thì nước được đưa qua máy
chiết và đóng nắp rồi qua máy dán nhãn .
- Kiểm tra và bắn hạn sử dụng: Khi qua máy chiết và đóng chai thì
nước được đưa qua thiết bị kiểm tra chất lượng và sau đó máy sẽ bắn hạn sử
dụng lên nắp chai.
- Đóng gói: Khi sản phẩm đã đạt chất lượng, nước được đưa vào đóng
thùng và nhập kho. Thời hạn sử dụng nước ngọt là 6 tháng, nước có ga là hơn
6 tháng và nước không ga là một năm.
Nhìn chung, công nghệ sản xuất NKTH hoạt động khá tốt và trên thực
tế Công ty cổ phần XDDK Thái Bình đã cho ra hàng loạt mẫu mã sản phẩm
khác nhau như: Chai nhựa 0,5l; chai nhựa 1,5l; chai thuỷ tinh 0,33l. Gần đây,
Công ty còn sản xuất loại bình Gallon với dung tích chứa 19,5l /bình dành
cho những gia đơn vị đặt mua nước thường xuyên tại Công ty. Vì vậy, NKTH
là loại nước giải khát rất quen thuộc đối với người tiêu dùng hiện nay.
Thị trường tiêu thụ nước khoáng Tiền Hải hiện nay rộng khắp hầu hết
các tỉnh phía Bắc, các tỉnh phía Nam chủ yếu là Vũng Tàu, Sài Gòn và một số
tỉnh miền Trung.
Nước khoáng Tiền Hải là nước khoáng duy nhất được khai thác ở độ
sâu 450 m so với mặt nước biển, trên dây chuyền hiện đại theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 và HACCP CODE-2003, được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn
QCVN 6-2:2010/BYT.
Với hơn 20 năm có mặt trên thị trường cùng bề dày thành tích, thương
hiệu Nước khoáng Tiền Hải đã khẳng định được vị thế của một thương hiệu
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0241
nước uống hàng đầu Việt Nam. Năm nay, lần đầu tiên nước khoáng Tiền Hải
được vinh danh trong Top 200 Sao Vàng đất Việt năm 2013.
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty
 Nguồn vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0242
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2012-2013)
Bảng 2.1: Nguồn vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động năm 2012-2013
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 31/12/2011
So sánh trong năm 2013
Chênh lệch Tỷ lệ (%)
I. Nguồn vốn lưu động thường xuyên
hay vốn lưu động thuần (NWC)
9,438,741,657 5,296,402,197 4,159,773,892 4,142,339,460 78.21
1. Tài sản ngắn hạn 10,324,907,115 9,574,600,311 8,058,018,235 750,306,804 7.84
2. Nợ ngắn hạn 886,165,458 4,278,198,114 3,898,244,343 (3,392,032,656) -79.29
II. Nhu cầu vốn lưu động 5,941,487,589 2,939,045,494 2,040,619,948 3,002,442,095 102.16
1. Hàng tồn kho 2,827,430,705 3,973,675,985 2,383,637,027 (1,146,245,280) -28.85
2. Các khoản phải thu ngắn hạn 4,000,222,342 3,243,567,623 3,555,227,264 756,654,719 23.33
3. Các khoản phải trả ngắn hạn 886,165,458 4,278,198,114 3,898,244,343 (3,392,032,656) -79.29
a. Nợ ngắn hạn 886,165,458 4,278,198,114 3,898,244,343 (3,392,032,656) -79.29
b. Vay và nợ ngắn hạn - - - - -
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0243
Nguồn vốn lưu động thường xuyên hay vốn lưu động thuần (NWC)
tăng qua các năm, đến cuối năm 2013 đạt 9,438,741,657 VNĐ tăng
4,142,339,460 VNĐ (78.21%) so với vốn lưu động thuần tại thời điểm cuối
năm 2012 đây là mức tăng rất cao trong năm 2013, chứng tỏ doanh nghiệp đã
huy động một lượng lớn nguồn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn, chính
sách tài trợ của doanh nghiệp đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính và được
điều chỉnh theo xu hướng đem lại sự ổn định an toàn trong ngắn hạn nhưng
các nhà quản trị cần phải cân nhắc về tính hiệu quả trong sử dụng nguồn tài
trợ.
Các nhân tố ảnh hưởng tới vốn lưu động thuần: do sự tăng lên của tài
sản ngắn hạn cuối năm 2013 so với cuối năm 2012 đã tăng 750,306,804 VNĐ
(7.84%). Nhưng biến động lớn nhất phải kể tới sự thay đổi của nợ ngắn hạn
trong năm 2013 khi nợ ngắn hạn cuối năm 2013 giảm 3,392,032,656 VNĐ
tương ứng giảm 79.29%. Như vậy nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp là khá
dồi dào, doanh nghiệp đang dùng để đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Cũng phải
nói thêm rằng nguồn vốn dài hạn ở đây chủ yếu là vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn
chỉ chiếm một phần nhỏ và nguồn vốn dài hạn tài trợ cho hầu hết tài sản ngắn
hạn. Mặt khác, nợ dài hạn của doanh nghiệp là phải trả dài hạn khác có chi
phí sử dụng vốn thấp hơn vay dài hạn qua đó thấy được chi phí sử dụng vốn
trong dài hạn sẽ ít có sự biến động và ở mức thấp nếu doanh nghiệp vẫn duy
trì chính sách tài trợ như hiện tại.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết đều tăng dần qua từng
năm đặc biệt cuối năm 2013 nhu cầu vốn lưu động là 5,941,487,598 VNĐ
tăng 3,002,442,095 VNĐ so với cuối năm 2012 tương ứng tăng 102.16%.
Nguyên nhân có sự biến động mạnh như trên là do hàng tồn kho giảm
1,146,245,280 VNĐ (28.85%). Mặc dù vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng từ
các đối tác tăng 756,654,719 VNĐ (23.33%) nhưng nguồn vốn chiếm dụng
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0244
được từ khách hàng giảm mạnh 3,392,032,656 VNĐ (79.29%) làm cho khả
năng tự cân đối bên trong giữa nhu cầu tài trợ tạm thời và nguồn vốn chiếm
dụng giảm đi rất nhiều. Nhưng việc nguồn vốn dài hạn dồi dào đặc biệt là vốn
chủ sở hữu cung với sự giảm mạnh của hàng tồn kho và nợ ngắn hạn thì việc
tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động vẫn chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.
 Diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0245
Bảng 2.2: Phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền năm 2013
ĐVT: VNĐ
Sử dụng tiền Số tiền
Tỷ trọng
(%) Diễn biến nguồn tiền Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tăng tiền và tương đương
tiền
1,048,915,887
13.95 Tăng phải trả người bán 1,448,134,941 19.25
Tăng phải thu khách hàng 950,746,750 12.64
Tăng thuế và các khoản phải nộp nhà
nước
109,361,296 1.45
Tăng các khoản phải thu
khác 155,051,278 2.06 Tăng phải trả nội bộ 316,034,154 4.20
Tăng tài sản ngắn hạn khác 90,981,478 1.21 Tăng phải trả dài hạn khác 212,310,000 2.82
Tăng tài sản dài hạn khác 10,000,000 0.13 Giảm trả trước cho người bán 98,716,822 1.31
Giảm người mua trả tiền
trước
4,000,000 0.05
Tăng dự phòng phải thu ngắn hạn khó
đòi
250,426,487 3.33
Giảm chi phí phải trả 70,643,850 0.94 Giảm hàng tồn kho 1,146,245,280 15.24
Giảm các khoản phải trả,
phải nộp ngắn hạn khác
5,190,919,197 69.02 Giảm phải thu dài hạn của khách hàng 80,985,149 1.08
Tăng dự phòng phải thu dài hạn khó 984,067,592 13.08
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0246
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2013)
đòi
Tăng khấu hao TSCĐ 2,204,728,938 29.31
Giảm chi phí trả trước dài hạn 670,247,783 8.91
Tổng sử dụng tiền 7,521,258,440 100.00 Tổng diễn biến nguồn tiền 7,521,258,442 100.00
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0247
Về sử dụng tiền: qua bảng trên ta thấy quy mô sử dụng tiền của công ty
trong năm 2013 đã tăng 7,521,258,440 VNĐ so với đầu năm . Trong đó, chủ
yếu là tăng tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng 13.95%, tăng phải thu
khách hàng chiếm tỷ trọng 12.64% và giảm các khoản phải trả phải nộp ngắn
hạn chiếm 69.02%. Tuy có sự tăng lên của phải thu khách hàng nhưng lại
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sử dụng tiền, chiếm phần lớn là giảm các khoản
phải trả phải nộp khác và tăng tiền và tương đương tiền. Như vậy có thể thấy
được doanh nghiệp chưa muốn mở rộng quy mô sản xuất, chính sách tài chính
công ty muốn duy trì ở mức an toàn cao nhất. Nhưng với tiềm năng phát triển
của ngành đồ uống, dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực của Việt Nam 2014
cùng với việc lạm phát ở mức thấp, lãi suất thị trường giảm thì đây được đánh
giá là chưa hợp lý, chưa tận dụng được thời cơ để vươn lên phát triển.
Về nguồn tiền: Một phần chủ yếu từ tăng khấu hao TSCĐ chiếm tỷ
trọng 29.31% đây là điều cần thiết để dự tính đầu tư TSCĐ trong tương lai,
tăng phải trả người bán chiếm tỷ trọng 19.25%, giảm hàng tồn kho chiếm tỷ
trọng 15.24% được đánh giá là hợp lý vì cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
an toàn, tăng khoản phải trả người bán là khi đó doanh nghiệp chiếm dụng
được một khoản, nhưng cũng cần xem xét yếu tố chi phí sử dụng vốn. Yếu tố
đầu vào của sản xuất được dự báo ít có sự biến động mạnh nên doanh nghiệp
không cần thiết phải tăng cường tích trữ nguyên vật liệu, nên duy trì ở mức ổn
định hợp lý với nhu cầu sản xuất nhằm giảm chi phí liên quan đến hàng tồn
kho.
 Kết luận: chính sách tài trợ của doanh nghiệp biến động theo
hướng an toàn ổn định với việc giảm khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, mặt trái
của nó se làm giảm quy mô vốn kinh doanh. Trong bối cảnh thị trường đầy
tiềm năng nhưng đang canh tranh khốc liệt, gần đây nhất là thương vụ mua
5,144,460 cổ phiếu của Công ty cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo với tổng số
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0248
tiền gần 438,4 tỷ đồng, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của Masan Consumer tại
Vĩnh Hảo lên mức 63,5%. Rõ ràng các đối thủ cạnh tranh trong ngành đang
có những bước đi nhất định trong việc mở rộng quy mô kinh doanh nhằm
từng bước thống lĩnh thị trường vì vậy doanh nghiệp cần phải chủ động nẵm
giữ thị trường mình đang có, đầu tư mở rộng quy mô, thay thế TSCĐ bằng
các thiết bị hiện đại nhằm cắt giảm chi phí sản xuất duy trì mức sản xuất ổn
định.
2.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xăng
dầu dầu khí Thái Bình.
2.2.1. Tìnhhìnhvốnkinhdoanhvànguồnvốn kinh doanh của công ty
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0249
Bảng 2.3: Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2013 - 2012
Đơn vị tính: VNĐ
TÀI SẢN 31/12/2013 31/12/2012 31/12/2011
So sánh năm 2013 So sánh năm 2012
Chênh lệch
tỷ lệ
(%)
Chênh lệch
Tỷ lệ
(%)
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 10,324,907,115 9,574,600,311 8,058,018,235 750,306,804 7.84 1,516,582,076 18.82
I. Tiền và các khoản tương đương
tiền
3,215,263,050 2,166,347,163 2,119,153,944 1,048,915,887 48.42 47,193,219 2.23
1.Tiền 3,215,263,050 2,166,347,163 2,119,153,944 1,048,915,887 48.42 47,193,219 2.23
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 4,000,222,342 3,243,567,623 3,555,227,264 756,654,719 23.33 (311,659,641) -8.77
1. Phải thu khách hàng 4,054,039,017 3,103,292,267 3,298,916,008 950,746,750 30.64 (195,623,741) -5.93
2. Trả trước cho người bán 4,844 98,721,666 80,550,751 (98,716,822) -100.00 18,170,915 22.56
3. Các khoản phải thu khác 196,604,968 41,553,690 175,760,505 155,051,278 373.13 (134,206,815) -76.36
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó
đòi (*)
(250,426,487) (250,426,487)
IV. Hàng tồn kho 2,827,430,705 3,973,675,985 2,383,637,027 (1,146,245,280) -28.85 1,590,038,958 66.71
1. Hàng tồn kho 2,827,430,705 3,973,675,985 2,383,637,027 (1,146,245,280) -28.85 1,590,038,958 66.71
V. Tài sản ngắn hạn khác 281,991,018 191,009,540 90,981,478 47.63 191,009,540
1. Tài sản ngắn hạn khác 281,991,018 191,009,540 90,981,478 47.63 191,009,540
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 11,913,771,458 15,843,800,920 17,245,409,223 (3,930,029,462) -24.80 (1,401,608,303) -8.13
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0250
I- Các khoản phải thu dài hạn 1,065,052,741 453,595,000 (1,065,052,741) -100.00 611,457,741 134.80
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 984,067,592 1,065,052,741 (80,985,149) -7.60 1,065,052,741
2. Phải thu dài hạn khác 453,595,000 (453,595,000) -100.00
3. Dự phòng phải thu dài hạn khó
đòi (*)
(984,067,592) (984,067,592)
II. Tài sản cố định 11,450,176,458 13,654,905,396 16,508,238,209 (2,204,728,938) -16.15 (2,853,332,813) -17.28
1. Tài sản cố định hữu hình 11,450,176,458 13,654,905,396 16,224,662,195 (2,204,728,938) -16.15 (2,569,756,799) -15.84
- Nguyên giá 43,378,692,199 43,378,692,199 43,243,858,438 0 0.00 134,833,761 0.31
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (31,928,515,741) (29,723,786,803) (27,019,196,243) (2,204,728,938) 7.42 (2,704,590,560) 10.01
V. Tài sản dài hạn khác 463,595,000 1,123,842,783 283,576,014 (660,247,783) -58.75 840,266,769 296.31
1. Chi phí trả trước dài hạn 670,247,783 283,576,014 (670,247,783) -100.00 386,671,769 136.36
2. Tài sản dài hạn khác 463,595,000 453,595,000 10,000,000 2.20 453,595,000
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 22,238,678,573 25,418,401,231 25,303,427,458 (3,179,722,658) -12.51 114,973,773 0.45
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ 2,238,678,573 5,418,401,229 5,019,851,444 (3,179,722,656) -58.68 398,549,785 7.94
I. Nợ ngắn hạn 886,165,458 4,278,198,114 3,898,244,343 (3,392,032,656) -79.29 379,953,771 9.75
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán 5,069,974,628 3,621,839,687 4,195,774,242 1,448,134,941 39.98 (573,934,555) -13.68
3. Người mua trả tiền trước 4,000,000 (4,000,000) -100.00 4,000,000
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước
174,714,769 65,353,473 55,546,436 109,361,296 167.34 9,807,037 17.66
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0251
5. Chi phí phải trả 70,643,850 (70,643,850) -100.00 70,643,850
6. Phải trả nội bộ (4,787,089,121) (5,103,123,275) (938,641,612) 316,034,154 -6.19 (4,164,481,663) 443.67
7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn
hạn khác
428,565,182 5,619,484,379 585,565,277 (5,190,919,197) -92.37 5,033,919,102 859.67
II. Nợ dài hạn 1,352,513,115 1,140,203,115 1,121,607,101 212,310,000 18.62 18,596,014 1.66
1. Phải trả dài hạn khác 1,352,513,115 1,140,203,115 1,121,607,101 212,310,000 18.62 18,596,014 1.66
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 20,000,000,000 20,000,000,000 20,000,000,000
I. Vốn chủ sở hữu 20,000,000,000 20,000,000,000 20,000,000,000
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 20,000,000,000 20,000,000,000 20,000,000,000
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 22,238,678,573 25,418,401,229 25,019,851,444 (3,179,722,656) -12.51 398,549,785 1.59
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2012-2013)
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0252
Qua bảng ta thấy được năm 2012 và năm 2013 có sự biến động lớn về
quy mô. Cuối năm 2012 so với đầu năm vốn kinh doanh tăng 398,549,785
VNĐ tương đương mức tăng 1.59%. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động
quy mô vốn kinh doanh này là do:
Vốn lưu động: cuối năm 2012 so với đầu năm tăng 1,516,582,075 VNĐ
tương ứng với tỷ lệ tăng 18.82% dẫn đến sự thay đổi về tỷ trọng của vốn lưu
động trong tổng vốn kinh doanh từ 32.21% đầu năm lên 37.67% vào cuối năm
2012.
Vốn cố định: cuối năm 2012 so với đầu năm giảm 1,118,032,290 VNĐ
tương ứng với tỷ lệ giảm 6.59% làm vốn kinh doanh giảm đi 1,118,032,290
VNĐ. Làm thay đổi về tỷ trọng vốn cố định 67.79% xuống còn 62.33%.
Do lượng giảm của số vốn cố định nhỏ hơn lượng tăng của số vốn lưu
động làm tổng vốn kinh doanh biến động không lớn tăng 398,549,785 VNĐ
tương ứng với tỷ lệ 1.59%.
Trong khi đó đến năm 2013 vốn kinh doanh bất ngờ giảm
3,179,722,658 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 12.51%. Trong đó, vốn lưu
động tăng 750,306,804 VNĐ tương ứng tỷ lệ tăng 7.84%, lảm tỷ trọng vốn cố
định tăng lên 46.43% còn vốn cố định giảm mạnh 3,930,029,462 ứng với tỷ lệ
giảm 24.8% dẫn đến sự thay đổi tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn kinh
doanh khi giảm xuống còn 53.57%.
Vốn lưu động: ta có thể thấy vốn hàng tồn kho là biến động mạnh nhất,
đầu năm 2012 so với cuối năm hàng tồn kho tăng thêm 1,590,038,957 VNĐ
tương đương mức tăng 66.71%, điều này làm cho tỷ trọng vốn hàng tồn kho
trong tổng số vốn lưu động tăng từ 29.58% lên 41.50%, nhưng đến cuối năm
2013 lại có sự thay đổi lớn khi vốn hàng tồn kho so với đầu năm 2013 đã gảm
1,146,245,280 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 28.85% làm tỷ trọng trong tổng
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0253
số vốn lưu động của hàng tồn kho giảm xuống còn 27.38%. Sự biến động
mạnh như vậy trong 2 năm 2012-2013 có thể là do 2 nguyên nhân sau:
Thứ 1, trong năm 2012 doanh nghiệp chủ động dự trữ nguyên vật liệu
phục vụ cho sản xuất và nhu cầu của thị trường về sản phẩm của doanh
nghiệp có thể là do dự báo tăng trưởng ngành của công ty sang các năm tiếp
theo là tiềm năng. Cùng với sự tăng giá nguyên vật liệu chính trong năm 2012
kèm theo đó là sự tăng điên , xăng dầu… nhưng không quá cao qua việc CPI
của cả năm 2012 là 9.21%, do đó việc dự trữ nguyên vật liệu mức tăng cao từ
931,126,467 VNĐ lên đến 1,512,672,933 VNĐ năm vừa qua là không hợp lý
do phải trang trải nhiều chi phí tồn kho dự trữ hơn trong khi sản lượng sẽ khó
thay đổi vì doanh nghiệp chưa có ý định đầu tư thay thế, mở rộng tài sản cố
định. Nắm bắt được điều này cùng với dự báo giá đầu vào sẽ ít có sự biến
động mạnh cho nên năm 2013 doanh nghiệp đã có sự thay đổi hợp lý khi
giảm nguyên vật liệu xuống còn 951,035,207 VNĐ vửa duy trì sản xuất kinh
doanh ổn định vừa giảm được chi phí tồn kho dự trữ.
Thứ 2, dự trữ thành phẩm hàng hóa năm 2012 tăng lên điều này khiến
doanh nghiệp cần xem xét lại công tác tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên với tiềm
năm đầy triển vọng của thị trường tiêu thụ nước khoáng thì mức dự trữ đó
chưa đáng lo, bằng chứng là năm 2013 mức tồn kho hàng hóa thành phẩm vẫn
duy trì ở mức ổn định biến động nhỏ.
Tiền và tương đương tiền cuối năm 2012 so với đầu năm tăng
47,193,219 VNĐ (2.23%) nhưng tỷ trọng vốn bằng tiền trong tổng vốn lưu
động lại giảm từ 26.30% đầu năm lên 22.63% cuối năm, với một doanh
nghiệp mà hệ số nợ tương đối thấp tập trung vào vốn chủ sở hữu như PV OIL
Thái Bình thì khả năng thanh toán nhanh thấp do dự trữ tiền mặt ít là một vấn
đề không đáng ngại. Nhưng đến cuối năm 2013 bất ngờ vốn bằng tiền tăng
1,048,915,887 VNĐ (48.42%) làm cho tỷ trọng vốn bằng tiền trong tổng số
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0254
vốn lưu động đến cuối năm tăng lên mức khá cao 31.14% điều này thể hiện sự
bất hợp lý trong công tác quản trị vốn bẳng tiền, tuy an toàn rất cao về mặt tài
chính nhưng sẽ làm tăng chi phí vốn bằng tiền vì tiền có giá trị theo thời gian.
Doanh nghiệp lên xem xét lại công tác quản trị vốn bằng tiền của mình.
Các khoàn phải thu cuối năm 2012 so với đầu năm giảm nhẹ
311,659,641 VNĐ (8.77%) nhưng tỷ trọng khoản phải thu trong tổng số vốn
lưu động lại có sự biến động lớn khi giảm từ 44.12% đầu năm xuống còn
33.88% cuối năm, điều này cho thấy công tác thu hồi nợ được tiến hành khá
tốt. Đến cuối năm 2013, các khoản phải thu tăng trở lại mức
756,654,719VNĐ (23.33%) làm tỷ trọng thay đổi lên tới 38.74%. Chứng tỏ
doanh nghiệp đang muốn tăng cường chính sách tín dụng thương mại thúc
tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh thị trường tiềm năng tính cạnh tranh cao như
hiện nay.
Vốn cố định: phần tài sản cố định qua các năm luôn chiếm tỷ trọng cao
nhất trong tổng vốn cố định tuy có sự biến động lớn về tỷ trọng qua các năm
95.65% đầu năm 2012, 86.18% cuối năm 2012, 96.11% cuối năm 2013 nhưng
phần lớn là do sự thay đổi của các loại vốn cố định khác và giá trị hao mòn
lũy kế tăng theo từng năm của tài sản cố định, nói cách khác trong những năm
qua doanh nghiệp không hề đầu tư mới thay thế tài sản cố định. Doanh nghiệp
nên xem xét và đánh giá với tình hình thị trường tiềm năng phát triển như vậy
có nên đầu tư mới trang thiết bị sản xuất hiện đại nhằm tăng sản lượng mà tiết
kiệm chi phí hay không.
Các khoản phải thu dài hạn đầu năm 2012 so với cuối năm tăng
611,457,741 VNĐ (134.8%) như vậy công tác thu hồi nợ kém cần phải xem
xét kỹ lưỡng. Đến cuối năm 2013 nợ phải thu dài hạn bằng 0 VNĐ, tuy nhiên
ta có thể thấy phải thu dài hạn của khách hàng cuối năm 2013 là 984,067,592
VNĐ là phần không có khả năng thu hồi nên doanh nghiệp phải trích lập dự
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0255
phòng phải thu dài hạn khó đòi. Rõ ràng công tác quản trị phải thu dài hạn cần
xem xét lại.
2.2.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại công ty
 Về quản trị vốn lưu động
 Công tác dự báo nhu cầu vốn lưu động của công ty
Trong những năm vừa qua doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu
động = Nợ phải thu + Hàng tồn kho – Nợ phải trả nhà cung cấp. Và dự báo
nhu cầu vốn lưu động bằng phương pháp gián tiếp phần trăm theo doanh thu.
Phương pháp này được tiến hành qua bốn bước sau đây:
Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục báo cáo bảng cân đối
kế toán kỳ thực hiện.
Bước 2: lựa chọn các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn vốn chiếm
dụng trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt
chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần trăm của các khoản mục đó so với doanh
thu thực hiện trong kỳ.
Bước 3: Sử dụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên doanh thu để
ước tính nhu cầu vốn lưu động tăng thêm cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh
thu dự kiến năm kế hoạch.
Bước 4: Dự báo nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm của
công ty và thực hiện điều chỉnh kế hoạch tài chính nhằm đạt được mục tiêu
của công ty
Để xem xét tính hiệu quả của phương pháp ta sẽ dựa vào số liệu năm
2012 dự báo xem xét nhu cầu vốn lưu động năm 2013 của doanh nghiệp rồi
so sánh với thực tế năm 2013 để từ đó đưa ra kết luận.
Năm 2012, doanh nghiệp đã thực hiện dự báo nhu cầu vốn lưu động
cho năm 2013 theo trình tự các bước như sau:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0256
Số dư bình quân của tài
sản ngắn hạn năm 2012
=
9,574,600,310 + 8,058,018,235
= 8,816,309,273
2
Doanh thu năm 2013 là 105,965,872,788 VNĐ. Tỷ lệ % theo doanh thu của:
Khoản mục TSNH = 8,816,309,273/105,965,872,788 x 100% = 8.32 (%)
Vốn chiếm dụng = 4,088,221,229/105,965,872,788 x 100% = 3.86 (%)
Nhu cầu vốn lưu động tăng thêm
= (106,000,000,000 – 69,648,559,763) x (8.32% - 3.86%)
= 1,619,752,161 (VNĐ)
Như vậy theo dự báo năm 2013 nhu cầu vốn lưu động tăng
1,619,752,161 VNĐ. Trên thực tế:
Nhu cầu vốn lưu động năm 2012
Nhu cầu vốn lưu
động năm 2012
=
3,243,567,623 + 3,555,227,264
+
3,973,675,984 + 2,383,637,027
2 2
Như vậy, theo dự báo nhu cầu vốn lưu động năm 2013 là:
2,489,832,721 + 1,619,752,161 = 4,109,584,882 (VNĐ)
Nhu cầu vốn lưu động năm 2013
Số dư bình quân của
khoản vốn chiếm dụng
năm 2012
=
4,278,198,114 + 3,898,244,343
= 4,088,221,229
2
4278198114.00 + 3898244343.00
= 2,489,832,721
2.00
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ

More Related Content

What's hot

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfLuanvan84
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cơ khí hóa chất, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cơ khí hóa chất, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cơ khí hóa chất, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cơ khí hóa chất, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngDương Hà
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfLuanvan84
 
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

What's hot (19)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAYĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựng
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựngNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựng
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựng
 
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.docnoi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdf
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Thái Hà, HAY
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Thái Hà, HAYĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Thái Hà, HAY
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Thái Hà, HAY
 
QT103.doc
QT103.docQT103.doc
QT103.doc
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdf
 
Giải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đ
Giải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đGiải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đ
Giải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAY
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAYTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAY
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAY
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà NộiĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
 
Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cơ khí hóa chất, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cơ khí hóa chất, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cơ khí hóa chất, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cơ khí hóa chất, 9đ - Gửi miễn p...
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdf
 
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
 
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
 

Similar to Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ

Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...NOT
 
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện iPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện ihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tailieu.vncty.com giai phap nang cao hieu qua su dung von
Tailieu.vncty.com   giai phap nang cao hieu qua su dung vonTailieu.vncty.com   giai phap nang cao hieu qua su dung von
Tailieu.vncty.com giai phap nang cao hieu qua su dung vonTrần Đức Anh
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakRoyal Scent
 

Similar to Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ (20)

Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấyĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNamTăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
 
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
 
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đĐề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
 
18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
18055 s5088zj cv8_20140808035406_6567118055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Sông Đà 12
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Sông Đà 12Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Sông Đà 12
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Sông Đà 12
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện iPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
 
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đĐề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
 
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệpKhoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
 
Tailieu.vncty.com giai phap nang cao hieu qua su dung von
Tailieu.vncty.com   giai phap nang cao hieu qua su dung vonTailieu.vncty.com   giai phap nang cao hieu qua su dung von
Tailieu.vncty.com giai phap nang cao hieu qua su dung von
 
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép ViệtNâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOTĐề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
 
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOTThực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
 
Đề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệt
Đề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệtĐề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệt
Đề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệt
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ

  • 1. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.021 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh mỗi doanh nghiệp đều cần một lượng vốn nhất định mà chúng ta gọi là vốn kinh doanh. Việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hay không sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Từ khi nước ta chuyển đổi mô hình kinh tế từ tập trung, kế hoạch hóa sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì cách thức quản lý nguồn vốn kinh doanh trong doanh nghiệp đã có những chuyển biến rất sâu sắc. Nếu như trong mô hình cũ, mọi kế hoạch sản xuất, kinh doanh đều được Nhà nước lên kế hoạch từ trước và doanh nghiệp chỉ thực hiện kế hoạch đó thì trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải chủ động và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Vượt lên tất cả, sức mạnh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường được thể hiện bằng tiềm lực tài chính mà nguồn vốn kinh doanh là một biểu hiện rễ nhận biết nhất. Vì thế doanh nghiệp phải luôn đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của mình và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để có thế tăng lợi nhuận và nâng cao giá trị doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải cố gắng một cách không ngừng ở mọi mặt của hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc biệt là sử dụng vốn kinh doanh sao cho có hiệu quả để tăng lợi nhuận và mục tiêu cao nhất là nâng cao giá trị doanh nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, em đã chọn đề tài “Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần xăng dầu dầu khí Thái Bình” làm đề tài nghiên cứu.. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
  • 2. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.022 2. Đối tượng nghiên cứu: Vốn kinh doanh Mục tiêu nghiên cứu: Tăng cường quản trị Vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng 121 – Cienco 1. Mục đích nghiên cứu: Nhìn nhận và đánh giá tình hình sử dụng Vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng 121 – Cienco 1; đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị để khắc phục những hạn chế trong công tác quản trị Vốn kinh doanh, góp phần tăng cường quản trị Vốn kinh doanh tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói chung và tại Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng 121 – Cienco 1 nói riêng. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tại Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng 121 – Cienco 1 qua các năm, đặc biệt trong giai đoạn 2011 - 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp định lượng o Phương pháp tổng hợp số liệu: Thông qua Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng 121 – Cienco 1, tổng hợp số liệu để tính toán các chỉ tiêu tài chính phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá. o Phương pháp so sánh  So sánh số tuyệt đối, so sánh số tương đối nhằm chỉ ra sự biến động tăng – giảm của các khoản mục, các chỉ tiêu tài chính kỳ này so với kỳ trước của công ty để thấy rõ xu hướng thay đổi của Vốn kinh doanh và đưa ra đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp.  So sánh với số liệu hoạt động của công ty qua các năm, giữa số liệu thực tế với số kế hoạch để thấy được tình hình và kết quả của hoạt động kinh doanh theo thời gian của công ty.  So sánh với các doanh nghiệp trong cùng ngành để có cái nhìn tổng quát nhằm đánh giá tình hình quản trị Vốn kinh doanh, từ đó đưa ra đánh giá chính xác hơn hoạt động của công ty.
  • 3. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.023  So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được biến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các năm. o Phương pháp phân tích tỷ lệ: Ta có thể sử dụng nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, khả năng sinh lời của Vốn kinh doanh để phân tích tình hình quản trị Vốn kinh doanh.  Phương pháp định tính o Phương pháp luận: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhìn nhận sự việc theo sự vận động và phát triển của nó. o Phương pháp phân tích định tính Khi phân tích tình hình quản trị Vốn kinh doanh cần có sự kết hợp giữa các chỉ số tài chính với đặc thù của ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các yếu tố khác của thị trường, của nền kinh tế vĩ mô để có nhận xét đúng đắn hơn. 5. Kết cấu của Luận văn tốt nghiệp *Kết cấu luận văn Nội dung bài luận văn của em gồm 3 phần chính : Chương I: Những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh và quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp Chương II: Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Thái Bình trong thời gian qua Chương III: Cácgiảiphápchủyếunhằmtăngcường quản trịvốn kinh doanh tạiCông ty cổ phần xăng dầu dầu khí Thái Bình Do thời gian nghiên cứu không nhiều, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạnchếdo vậybàiluậnvăncủaemcònnhiềuthiếusótrấtmongnhậnđược sựgiúp đỡ,đónggópýkiến củacácthầycôđểgiúp bàiluậnvăn củaemhoànthiện và đầyđủhơn.
  • 4. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.024 Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tìnhhướngdẫncủa TS. NguyễnThịHàcùng các thầy cô trong khoa Tàichính doanh nghiệp và các cán bộ trong Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Thái Bình đãgiúp đỡ emtrongsuốtquátrìnhthực tập. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014. Sinh Viên Nguyễn Văn Dương
  • 5. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.025 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 1.1. Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải có các yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đó các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư mua sắm, hình thành tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp.  Khái niệm: Như vậy, có thể nói vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận.  Đặc trưng: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh của doanh nghiệp không ngừng vận động, chuyển đổi hình thái biểu hiện. Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu sang hình thái vốn vật tư, hàng hóa và cuối cùng trở về hình thái vốn tiền tệ. Quá trình này được diễn ra liên tục thường xuyên lặp lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra nhanh hay chậm lại phụ thuộc rất lớn vào các đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành kinh doanh, vào trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
  • 6. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.026 Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh không chỉ là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của doanh nghiệp mà còn được coi là một loại hàng hóa đặc biệt. Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các tài sản nhất định (cả tài sản hữu hình và vô hình) mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào kinh doanh Vốn kinh doanh của doanh nghiệp luôn vận động và gắn với một chủ sở hữu nhất định. Các doanh nghiệp không thể mua bán quyền sở hữu vốn mà chỉ có thể mua bán quyền sử dụng vốn kinh doanh trên thị trường tài chính. Giá cả của quyền sử dụng vốn kinh doanh chính là chi phí cơ hội trong việc sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, do tác động của các yếu tố khả năng sinh lời và rủi ro nên vốn kinh doanh của doanh nghiệp luôn có giá trị theo thời gian. Một đồng vốn kinh doanh hiện tại sẽ có giá trị kinh tế khác một đồng vốn kinh doanh trong tương lai và ngược lại. Nhận thức đúng đắn những đặc điểm trên đây của vốn kinh doanh là những vấn đề rất cơ bản để các doanh nghiệp huy động quản lý sử dụng vốn kinh doanh của mình một cách tiết kiệm có hiệu quả. 1.1.2. Thành phần của vốn kinh doanh  Phân loại theo kết quả của hoạt động đầu tư: Theo tiêu thức này vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động, tài sản cố định và tài sản tài chính của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động là số vốn đầu tư để hình thành các tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các loại vốn bằng tiền, vốn vật tư hàng hóa, các khoản phải thu, các loại tài sản lưu động khác của doanh nghiệp.
  • 7. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.027 Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản cố định là số vốn đầu tư để hình thành các tài sản cố định hữu hình và vô hình như nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, bằng sáng chế thương hiệu… Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản tài chính là số vốn doanh nghiệp đầu tư vào tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ quỹ đầu tư và các giấy tờ có giá khác.  Phân loại theo đặc điểm luân chuyển của vốn: Theo đặc điểm luân chuyển của vốn kinh doanh, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành vốn cố định và vốn lưu động. Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước dùng để mua sắm, hình thành các tài sản lưu động dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nguyên vật liệu dự trữ sản xuất, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các khoản vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán. Đặc điểm cơ bản của vốn lưu động là thời gian luân chuyển nhanh, hình thái biểu hiện của vốn lưu động luôn thay đổi, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Cách phân loại này cho thấy đặc điểm luân chuyển của từng loại vốn kinh doanh, từ đó giúp cho doanh nghiệp có biện pháp tổ chức quản lý, phân bổ sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp sao cho phù hợp. Nói chung, trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vốn kinh doanh luân chuyển càng nhanh càng có hiệu quả. Điều đó không chỉ giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi được vốn, hạn chế các rủi ro có thể gặp trong kinh doanh, mà còn khắc phục được khó khăn về vốn, bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh:  Dựa vào quan hệ sở hữu vốn:
  • 8. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.028 Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hưu của chủ doanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức sau: Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản - Nợ phải trả Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, các khoản phải trả cho người bán, cho nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp… Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanh nhiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, tùy thuộc vào quyết định của người quản lý trên cở sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.  Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn Căn cứ vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra làm hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời, Nguồn vốn tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) doanh nghiệp có thể sử dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn tạm thời thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác. Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thường được sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể xác định bằng công thức:
  • 9. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.029 Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn. Hoặc Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản dài hạn – Nợ ngắn hạn. Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp còn có thể xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Nguồn vốnlưu độngthườngxuyên:là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạtđộngkinh doanhcủa doanh nghiệp (có thể là một phần hay toàn bộ tài sản lưu động thường xuyên tùy thuộc vào chiến lược tài chính của doanh nghiệp).  Dựa vào phạm vi huy động vốn: Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp có thể chia thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài. Nguồn vốn bên trong: Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. Nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Đây là nguồn tăng thêm tài sản và nguồn vốn của công ty. Nguồn vốn bên ngoài: Việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp để tăng thêm nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều hình thức và phương pháp mới cho hép doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngày Nguồn vốn bên ngoài bao hàm một số nguồn vốn chủ yếu sau: +Vay người thân (đối với doanh nghiệp tư nhân) +Vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác +Gọi góp vốn liên doanh liên kết +Tín dụng thương mại của nhà cung cấp +Thuê tài sản
  • 10. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0210 +Huy động vốn bằng phát hành chứng khoán (đối với một số loại hình doanh nghiệp được pháp luật cho phép) 1.2. Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh Quản trị vốn kinh doanh là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính ngắn hạn và dài hạn liên quan tới việc sử dụng vốn kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Mục tiêu của quản trị vốn kinh doanh: là việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả. Từ đó tạo tiền đề để thực hiện mục tiêu cao nhất của quản trị tài chính nói chung là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. 1.2.2. Nội dung quản trị vốn kinh doanh: Từ những yêu cầu thực tế nêu trên, việc quản trị vốn kinh doanh là điều rất cần thiết trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp nói chung. Chính vì vậy ta sẽ đi xem xét nội dung quản trị vốn kinh doanh gồm có bốn nhiệm vụ:  Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên trong quản trị vốn kinh doanh là lên kế hoạch xác định nhu cầu vốn kinh doanh cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu đủ vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.  Nhiệm vụ thứ hai là lựa chọn nguồn vốn huy động  Nhiệm vụ thứ ba là tổ chức, đảm bảo sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp  Nhiệm vụ thứ tư là giám sát và kiểm tra tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, được thực hiện trên các góc độ về quản trị vốn cố định và vốn lưu động. A. Lập kế hoạch, xác định nhu cầu vốn kinh doanh
  • 11. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0211 Các doanh nghiệp cần lập kế hoạch sử dụng vốn kinh doanh với mục đích là nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn nếu để lượng dự trữ quá lớn, gây lãng phí nguồn lực. Mặt khác việc lập kế hoạch về vốn cũng giảm thiểu các tác động tiêu cực do thiếu vốn đem lại, tránh tình trạng bị động trong sản xuất và kinh doanh. Trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu rơi vào trạng thái thứ hai vì thiếu vốn là căn bệnh trầm khan của các doanh nghiệp trong nước. Và việc lập kế hoạch ở dạng ngắn hạn hay dài hạn cũng hết sức cần thiết để doanh nghiệp chủ động đối phó với nhiều tình huống xảy ra trong quá trình hoạt động của mình. Thực tế lập kế hoạch về vốn kinh doanh có nội dung chủ yếu là: xác lập số vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định là một năm, một quý hoặc nếu cần thiết là hàng tháng, xác định khả năng huy động vốn, cân đối giữ nhu cầu và thực tế doanh nghiệp có thể huy động, tiến hàng hoạt động phân bổ vốn cho các hoạt động kinh doanh của cả doanh nghiệp và có kế hoạch sử dụng vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh được phân loại làm vốn lưu động và vốn cố định nên việc xác định nhu cầu vốn kinh doanh được thông qua việc xác đinh nhu cầu vốn lưu động và nhu cầu vốn cố định. Doanh nghiệp thường sử dụng hai phương pháp thông thường để ước lượng số vốn cần thiết trong hoạt động kinh doanh của mình. Phương pháp thứ nhất là ước lượng nhu cầu vốn trực tiếp thông qua bảng dự kiến các khoản mục trong tương lai dựa vào phương pháp dự báo hồi quy mở rộng. Phương pháp thứ hai là ước lượng số vốn cần thiết căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của ngành. B. Lựa chọn nguồn vốn huy động: Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và là tiền đề cân thiết cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để biến những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực,
  • 12. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0212 doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhằm hình thành lên các tài sản cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp để đạt ra mục tiêu đề ra. Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn nguồn vốn huy động có hiệu quả. Với nhiều các giải pháp huy động được các doanh nghiệp áp dụng, ta có thể phân chia thành hai loại: nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.  Nguồn vốn ngắn hạn:  Nợ phải trả có tính chất chu kỳ Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường phát sinh các khoản nghĩa vụ tài chính nhưng chưa đến kỳ phải thanh toán ngay đã tạo ra nguồn tài trợ mà doanh nghiệp có thể sử dụng nhưng không phải trả tiền cho việc sử dụng nguồn tài trợ đó, như: Tiền lương hay tiền công trả cho người lao động, nhưng chưa đến kỳ trả. Các khoản thuế, BHXH phải nộp nhưng chưa đến kỳ nộp.  Nợ phải trả người cung cấp Việc mua chịu giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng vật tư, hàng hóa, dịch vụ sẽ hình thành nên khoản nợ phải trả nhà cung cấp. Đây được xem là một hình thức tín dụng và gọi là tín dụng thương mại. Hình thức này chiếm vị trí quan trọng trong nguồn tài trợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp mới hình thành hoặc vốn hoạt động còn bị hạn chế. Được nhận vật tư, tài sản, dịch vụ để hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chưa phải thanh toán trả tiền ngày, điều đó rất có lợi cho doanh nghiệp. Việc sử dụng tín dụng thương mại của doanh nghiệp cũng phải tính đến chi phí của khoản tín dụng đó, cho nên trong nhiều trường hợp, việc doanh nghiệp có nên sử dụng tín dụng thương mại hay thực hiện việc trả sớm tiền hàng để được hưởng chiết khấu thanh toán hay không thì cần xác định chi phí của các khoản tín dụng thương mại đó. Ta có thể tính chi phí của tín dụng thương mại theo công thức sau:
  • 13. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0213 Chi phí sử dụng tín dụng thương mại = Tỷ lệ chiết khấu (%) x 360 1 - Tỷ lệ chiết khấu thanh toán (%) Số ngày mua chịu - Thời gian hưởng chiết khấu Cần so sánh với lãi suất vay ngân hàng để xem chi phí của khoản tín dụng thương mại cao hay thấp. Tín dụng thương mại có thể tách ra làm hai loại: Tín dụng thương mại miễn phí (khoản mua chịu trong thời kỳ chiết khấu) và tín dụng thương mại chịu phí tổn (khoản mua chịu vượt quá tín dụng miễn phí). Doanh nghiệp cần cân nhắc trong việc lựa chọn loại tín dụng nào trên cơ sở so sánh lợi ích và chi phí của từng loại tín dụng.  Tín dụng ngân hàng: Đây là nguồn vốn ngắn hạn rất quan trọng và ngày càng trở nên phổ biến đối với doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp gia tăng trong hoạt động kinh doanh. Các tổ chức tín dụng có thể cho cac doanh nghiệp vay ngắn hạn với thời gian tối đa 12 tháng. Thời hạn cho vay cụ thể của từng doanh nghiệp được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Lãi suất cho vay là lãi suất thỏa thuận theo cơ chế thị trường và phù hợp với các quy định của ngân hàng nhà nước và quy định của Luật về các tổ chức tín dụng về lãi suất cho vay khi ký kết hợp đồng tín dụng.  Nguồn vốn dài hạn  Nguồn vốn bên trong: Nguồn vốn từ bên trong của doanh nghiệp chính là lợi nhuận giữ lại tái đầu tư. Hàng năm các doanh nghiệp có thể sử dụng một phần lợi nhuận sau thuế để bổ sung tăng vốn, tự đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng của doanh nghiệp. Nguồn này nhiều hay ít phụ thuộc vào: kết quả kinh doanh của doanh
  • 14. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0214 nghiệp, chính sách trả cổ tức của doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh và cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.  Cổ phiếu thường: (chỉ áp dụng cho công ty cổ phần) Cổ phiếu thường là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty và cho phép người sở hữu nó được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ty cổ phần. Các hình thức phát hành cổ phiếu thường huy động vốn gồm chào bán riêng lẻ và chào bán ra công chúng. Trong đó cần chú ý đến quyền ưu tiên mua cổ phiếu mới của cổ đông  Cổ phiếu ưu đãi: (chỉ áp dụng với công ty cổ phần) Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần, đồng thời nó cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ đông thường.  Vay dài hạn Vay dài hạn trong hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp gồm có: vay dài hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tín dụng khác. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp thông thường. Phát hành trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu có quyền mua cổ phiếu.  Thuê tài chính Thuê tài sản có 2 phương thức là: Thuê vận hành và thuê tài chính Thuê vận hành là hợp đồng thuê ngắn hạn tài sản được thỏa thuận giữa bên đi thuê và bên cho thuê. Theo đó người đi thuê được sử dụng tài sản của người cho thuê và phải trả tiền thuê theo thỏa thuận. Thuê tài chính là một phương thức tín dụng trưng và dài hạn, theo đó người cho thuê cam kết mua tài sản theo yêu cầu của người thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản thuê. Người thuê sử dụng tài sản và thành toán tiền thuê trong suốt thời hạn đã được thoả thuận và không thể huỷ ngang hợp đồng trước thời hạn.
  • 15. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0215 C. Mô hình tài trợ VKD: Có 3 mô hình tài trợ vốn kinh doanh dựa trên nguồn vốn lưu động thường xuyên NWC tương ứng với 3 trường hợp NWC > 0, NWC <0, NWC = 0. Mô hình tài trợ thứ nhất: Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) > 0 Nguồn vốn thường xuyên + Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu Tài sản dài hạn Thể hiện sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì có một bộ phận nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho TSLĐ để sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Mô hình tài trợ thứ hai: Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tài sản dài hạn Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) < 0 Nguồn vốn thường xuyên + Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho doanh nghiệp khi hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hay xây dựng. Trường hợp đặc biệt khi NWC < 0 là dấu hiệu của việc sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán mất cân bằng hệ số thanh toán ngắn hạn < 1. Tuy nhiên, đối với ngành thương mại thì cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra vì ngành này có tốc độ quay vòng vốn nhanh.
  • 16. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0216 Mô hình tài trợ thứ ba: Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tài sản dài hạn Nguồn vốn thường xuyên NWC = 0 Trường hợp này cũng tạo tính an toàn cao nhưng ít khi xảy ra trong thực tế. D. Quản trị vốn cố định:  Vốn cố định và tài sản cố định của doanh nghiệp Vốn cố định của doanh nghiệp là số vốn đầu tư để xây dựng hoặc mua sắm các tài sản cố định sử dụng trong kinh doanh. Là số vốn tiền tệ ứng trước để xây dựng, mua sắm tài sản cố định nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô, năng lực và trình độ kỹ thuật của tài sản cố định. Ngược lại, các đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của tài sản cố định lại chi phối đặc điểm luân chuyển của vốn cố định. Trong đó có những đặc điểm cơ bản của vốn cố định là: tốc độ luân chuyển chậm, giá trị được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong mỗi chu kỳ kinh doanh, sau nhiều năm mới hoàn thành một vòng tuần hoàn chu chuyển. Hoạt động lựa chọn đầu tư tài sản cố định Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hóa, nhằm đặt được mục tiêu đã định trong một thời hạn nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực nhất định. Có 6 phương pháp để đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án - Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư - Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư (PP)
  • 17. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0217 - Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV) - Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) - Phương pháp chỉ số sinh lời (PI) - Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư có chiết khấu (DPP)  Khấu hao tài sản cố định: Hao mòn tài sản cố định: Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân khác nhau tài sản cố định luôn bị hao mòn dưới hai hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình Khấu hao tài sản cố định là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định. Mục đích của khấu hao là nhằm bù đắp các hao mòn và thu hối số vốn cố định đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng tài sản cố định. Về nguyên tắc, việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ hao mòn của tài sản cố định và thu hồi đầy đủ số vốn cố định đầu tư ban đầu vào tài sản cố định.  Phương pháp khấu hao đường thẳng: Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau: Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định Thời gian trích khấu hao  Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Xác định mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức sau = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh
  • 18. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0218 Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) xác định theo công thức sau: = Tỷ lệ khấu hao TSCĐtheo phươngphápđườngthẳngxHệ số điềuchỉnh Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau: = 1/Thời gian trích khấu hao x 100 Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây: Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm ( t = 4 năm) 1,5 Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t = 6 năm) 2,0 Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5 Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.  Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ được xác định: = Số lượng sản phẩm trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân 1 đơn vị sản phẩm Trong đó: Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của tài sản cố định Sản lượng theo công suất thiết kế Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.
  • 19. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0219  Phân cấp quản lý tài sản cố định Đối với các thành phần kinh tế Nhà nước, do có sự phân biệt quyền sở hữu vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp và quyền quản lý kinh doanh, do đó cần phải có sự phân cấp quản lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. Theo quy chế hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước được quyền: Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Nếu sử dụng vốn, quỹ khác với mục đíchsử dụng đã quy định cho các loại vốn, quỹ đó thì phải theo nguyên tắc có hoàn trả. Thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển vốn kinh doanh có hiệu quả hơn. Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuê hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng cao hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập song phải theo dõi, thu hồi tài sản cho thuê khi hết hạn. Các tài sản cho thuê hoạt động doanh nghiệp vẫn phải trích khấu hao theo chế độ quy định. Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Được quyền thanh lý những tài sản cố định đã lạc hậu mà không thể nhượng bán được hoặc đã hư hỏng không có khả năng phục hồi. Riêng đối với các tài sản cố định quan trọng muốn thanh lý phải được phép của cơ quan ra quyết định thành lập doanh nghiệp.
  • 20. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0220 Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật hiện hành. Đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, do không có sự phân biệt quyền sở hữu tài sản và quyền quản lý kinh doanh của doanh nghiệp , vì thế các doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn cố định của mình theo các Quy chế luật pháp quy định.  Quản trị vốn lưu động  Xác định nhu cầu vốn lưu động Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động thường xuyên cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường liên tục. Dưới mức này sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khó khăn thậm chí bị đình trệ gián đoạn. Nhưng nếu trên mức cần thiết lại gây nên tình trạng vốn bị ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí kém hiệu quả. Chính vì vậy trong quản trị vốn lưu động, các doanh nghiệp cần chú trọng xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Với quan niệm nhu cầu vốn lưu động là số vốn tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên nhu cầu vốn lưu động được xác định theo công thức: Nhu cầu VLĐ =Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp Trong đó nhu cầu vốn tồn kho là số vốn tối thiểu cần thiết dùng để dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; đặc điểm; tính chất của
  • 21. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0221 ngành nghề kinh doanh (chu kỳ sản xuất, tính chất thời vụ); sự biến động của giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường; trình độ tổ chức, quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp; trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất; các chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ... Việc xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng nhu cầu vốn lưu động và có biện pháp quản lý, sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả.  Các mô hình tài trợ VLĐ Tùy theo từng doanh nghiệp khác nhau và từng giai đoạn khác nhau mà các hình thức phối hợp các nguồn tài trợ để đáp ứng cho nhu cầu VLĐ là khác nhau. Có các mô hình: Mô hình tài trợ thứ nhất: - Nội dung: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời. - Ưu điểm: mô hình này giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn tài chính cao hơn, giảm chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. - Hạn chế: việc sử dụng vốn nào tài trợ cho tài sản ấy tuy đảm bảo được tính chắc chắn nhưng chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức và sử dụng vốn. TSLĐ tạm thời
  • 22. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0222 Mô hình tài trợ thứ hai: - Nội dung: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. - Ưu điểm: Khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao. - Hạn chế: Chi phí sử dụng vốn cao vì phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn. Mô hình tài trợ thứ ba: - Nội dung: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. - Ưu điểm: Mô hình này sử dụng vốn linh hoạt, chi phí sử dụng vốn thấp hơn vì có thể sử dụng nhiều hơn vốn tín dụng ngắn hạn. - Hạn chế: Khả năng gặp rủi ro thanh toán và rủi ro tài chính cao hơn.  Quản trị vốn tồn kho dự trữ Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này. Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố quy mô sản xuất, khả năng sẵn TSLĐ tạm thời TSLĐ tạm thời
  • 23. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0223 sàng cung ứng vât tư của thị trường, giá cả vật tư hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp. Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Riêng đối với mức tồn kho thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng thường là số lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức mua của thị trường... Nhận thức rõ các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp cho doanh nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp nhằm duy trì lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý nhất.  Quản trị vốn bằng tiền Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ phận cấu thành nên tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư vào mục đính nhất định. Hơn nữa với đặc điểm là tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị thất thoát, gian lận, lợi dụng. Trong doanh nghiệp, nhu cầu lưu dữ vốn bằng tiền thường do 3 lý do chính: Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả tiền mua hàng, trả lương, tiền cống, thanh toán cổ tức hay nộp thuế... của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư dinh lời hoặc kinh doanh làm tối đa hóa lợi nhuận; từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm các nội dụng chủ yếu: +Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặ hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ.
  • 24. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0224 +Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát lợi dụng. Phải thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày. Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền trong quá trình thanh toán, phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng. +Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi. Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn.  Quản trị các khoản phải thu Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế quản trị nợ phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp. Để quản trị các khoản phải thu, các doanh nghiệp cần chú trọng các biện pháp sau đây: +Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng +Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu +Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ: Sử dung kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp. Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính.
  • 25. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0225 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.  Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định:  Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bình quân  Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân  Hệ số hao mòn tài sản cố định: Hệ số hao mòn TSCĐ = Số khấu hao lũy kế của TSCĐ Nguyên giá TSCĐ  Hàm lượng vốn cố định: Hàm lượng vốn cố định = Vốn cố định bình quân Doanh thu thuần  Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động:  Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Số lần luân chuyển VLĐ = Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ Số VLĐ bình quân Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số lần luân chuyển VLĐ
  • 26. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0226  Mức tiết kiệm vốn lưu động: Mức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển vốn bình quân 1 ngày kỳ KH x Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ  Hàm lượng vốn lưu động: Hàm lượng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần trong kỳ  Nhóm hệ số khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền + các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn  Số vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kỳ Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360 Số vòng quay hàng tồn kho
  • 27. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0227  Số vòng quay nợ phải thu: Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng Số nợ phải thu bình quân trong kỳ Kỳ thu tiền trung bình (ngày) = 360 Vòng quay nợ phải thu  Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả vốn kinh doanh  Vòng quay tài sản Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần trong kỳ Tổng tài sản hay VKD bình quân sử dụng trong kỳ  Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) ROS = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ  Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) BEP = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tổng tài sản (hay VKD bình quân)  Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản (hay VKD bình quân)  Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ
  • 28. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0228  Thu nhập một cổ phần thường (EPS) EPS = Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi Tổng số cổ phần thường đang lưu hành  Cổ tức một cổ phần thường (DPS) DPS = Lợi nhuận sau thuế dành trả cổ tức cho cổ đông thường Tổng số cổ phần thường đang lưu hành 1.2.4. Sự cần thiết của việc tăng cường quản trị vốn kinh doanh  Mục tiêu cũng như ý tưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh là hướng tới hiệu quả kinh tế trên cơ sở khai thác và sử dụng một cách triệt để mọi nguồn lực sẵn có. Chính vì thế, các nguồn lực kinh tế trên cơ sở khai thác và sử dụng, đặc biệt là nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Khai thác sử dụng các tiềm lực về vốn sẽ đem lại hiệu quả thực sự cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là nhu cầu thường xuyên bắt buộc của bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường. Đánh giá đúng hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấy được chất lượng của việc sản xuất kinh doanh nói chung và việc sử dụng vốn nói riêng.  Mục đích của sử dụng vốn trong kinh doanh là nhằm bảo đảm nhu cầu tối đa về vốn cho việc phát triển kinh doanh hàng hoá trên cơ sở nguồn vốn có hạn được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.  Để đạt được mục đíchtrên yêu cầu cơ bản của việc sửdụng vốn là:  Bảo đảm sử dụng vốn đúng phương hướng, đúng mục đích và đúng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.  Chấp hành đúng các quy định và chế độ quản lí lưu thông tiền tệ của nhà nước.
  • 29. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0229  Hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời số vốn hiện có và tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp  Các nhân tố chủ quan. Đây là những nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp bao gồm:  Cơ cấu vốn: bố chí cơ cấu vốn càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng vốn càng được nâng cao. Bố trí cơ cấu vốn không phù hợp làm mất cân đối giữa tài sản lưu động và tài sản cố định dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu một loại tài sản nào đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.  Việc huy động vốn cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Huy động vốn là để sử dụng vốn, do vậy nhu cầu sử dụng vốn đến đâu, doanh nghiệp huy động vốn đến đó để không xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu vốn. Việc huy động vốn hợp lý sẽ đảm bảo cho việc sử dụng vốn có hiệu quả cao hơn. Mặt khác sử dụng vốn còn chịu ảnh hưởng của tỷ lệ lãi suất huy động và thời gian huy động vốn. Lựa chọn và tìm được nguồn tài trợ thích hợp là nhân tố trực tiếp quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.  Chi phí kinh doanh: là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Chí phí tăng làm giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng theo dẫn đến sức tiêu thụ giảm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy, các doanh nghiệp luôn phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, quá trình tiêu thụ diễn ra nhanh hơn, tăng vòng quay của vốn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.  Lựa chọn phương án kinh doanh thích hợp: trong nền kinh tế thị trường, quy mô và tích chất sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là
  • 30. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0230 do thị trường quyết định. Khả năng nhận biết, dự đoán thị trường và nắm bắt thời cơ là những nhân tố quyết định đến thành công hay thất bại trong kinh doanh. Vì vậy, việc lựa chọn đúng phương án kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.  Các mối quan hệ của doanh nghiệp: những mối quan hệ này thể hiện trên hai phương diện là quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Điều này rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất kinh doanh, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng hoá tiêu thụ và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Để tạo được mối quan hệ này doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể trong việc củng cố các bạn hàng truyền thống và tìm kiếm thêm bạn hàng mới. Các biện pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng như: mở rộng mạng lưới giao dịch, tìm nguồn hàng, tiến hành các chính sách tín dụng khách hàng, đổi mới quy trình thanh toán sao cho thuận tiện, tăng cường công tác xúc tiến, quảng cáo, khuyến mại...  Trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp: đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một bộ máy quản lý tốt có trình độ quản lý cao sẽ giúp cho hoạt động của doanh nghiệp đạt kết quả cao và ngược lại. Do đó doanh nghiệp phải nâng cao trình độ quản lý đặc biệt là đối với cán bộ quản lý tài chính về chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm để đảm bảo an toàn về tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh.  Các nhân tố khách quan.  Cơ chế quản lý và các chính sách của nhà nước: từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và khả năng của mình. Nhà nước tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh theo những ngành nghề mà doanh
  • 31. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0231 nghiệp đã lựa chọn và hướng các hoạt động đó theo chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Vì vậy, chỉ một thay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý và chính sách của nhà nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp như: việc quy định trích khấu hao, tỷ lệ trích lập các quỹ, các văn bản chính sách về thuế xuất nhập khẩu... Nói chung, sự thay đổi cơ chế và chính sách của nhà nước sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp. Song nếu doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi và thích nghi thì sẽ đứng vững trên thị trường và có điều kiện để phát triển và mở rộng kinh doanh, phát huy khả năng sáng tạo trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.  Sự tác động của thị trường: tuỳ theo loại thị trường mà doanh nghiệp tham gia sẽ có những tác động riêng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu thị trường mà doanh nghiệp tham gia là thị trường tự do cạnh tranh, sản phẩm của doanh nghiệp đã có uy tín với người tiêu dùng thì đó sẽ là tác nhân tích cực thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Còn đối với thị trường không ổn định thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng không ổn định do kết quả kinh doanh thất thường nên vốn không được bổ sung kịp thời. Hiện nay ở nước ta thị trường tài chính chưa phát triển hoàn chỉnh, các chính sách công cụ nợ trung và dài hạn còn hạn chế, giá của vốn chưa thực sự biến động theo giá thị trường mà chủ yếu là giá áp đặt. Đây là điều hết sức khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện chính sách đầu tư trong trường hợp có vốn nhàn rỗi. Điều này cho thấy, để đạt được mục đích sử dụng vốn có hiệu quả là hoàn toàn không dễ dàng. Đây là yếu tố mà doanh nghiệp không có khả năng tự khắc phục song lại có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động kinh doanh, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
  • 32. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0232 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ THÁI BÌNH 2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty CP Xăng dầu Dầu khí Thái Bình – PV Oil Thái Bình là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Dầu Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Têntiếng việt: CÔNG TYCỔ PHẦNXĂNG DẦUDẦU KHÍ THÁIBÌNH Tên tiếng Anh: PETROVIETNAM OIL THAI BINH JOINT STOCK COMPANY Tên giao dịch: PV OIL THÁI BÌNH Tên viết tắt: PV OIL THÁI BÌNH Địa chỉ: Số 545 Đường Trần Lãm, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Thái Bình(XDDK) là một doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên của công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC), thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam ( PETROVIETNAM), được thành lập theo quyết định số 63/QĐ-DVKT của Tổng công ty dầu khí Việt Nam. Vào những năm 80, trong quá trình tìm kiếm và thăm dò dầu khí tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, các nhà thăm dò dầu khí Liên Xô cũ và Việt Nam đã phát hiện ra một nguồn nước khoáng ở độ sâu 450m tại giếng khoan 82A thuộc địa phận xã Tây Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Sau khi
  • 33. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0233 tiến hành công tác mở vỉa, nguồn nước khoáng sâu 450m đã phun lên cao cách mặt đất 3,5m và tự chảy liên tục suốt ngày đêm, năm này qua năm khác có lưu lượng dồi dào và ổn định. Lưu lượng phép khai thác 100m3 /ngày. Năm1987, nguồn nước khoáng Tiền Hải chính thức được sản xuất cùng với sự ra đời của Công ty nước khoáng Tiền Hải thuộc Công ty Dầu Khí I- Tổng cục Dầu Khí Việt Nam (Tổng Công ty Dầu Khí Việt Nam). Tháng 3/2007, Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam đã quyết định sát nhập Công ty Dầu Khí I vào Công ty dich vụ kỹ thuật Dầu Khí thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và chính thức ra đời Công ty TNHH MTV Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Thái Bình-PTSC Thái Bình trực thuộc Tổng Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí-PTSC. Với số lao động của toàn Công ty là 170 lao động, ngành nghề kinh doanh chủ yếu lúc đó là Kinh doanh các sản phẩm đồ uống do Nhà máy Nước khoáng Tiền Hải của Công ty sản xuất và kinh doanh bán lẻ Xăng dầu với hệ thống 05 cửa hàng bán lẻ. Tháng 6/2009 do xu hướng chuyên môn hóa cho các Tổng Công ty của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, PTSC Thái Bình được sát nhập về Tổng Công ty Dầu Việt Nam- PV Oil với tên Công ty TNHH MTV Dịch vụ Xăng dầu Dầu khí Thái Bình- PV Oil Thái Bình. Với việc trở thành Công ty thành viên của PV Oil đã mở ra một giai đoạn mới cho chiến lược phát triển kinh doanh của PV Oil Thái Bình. Thực hiện chủ trương của Nhà nước, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam về việc chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, Tổng Công ty Dầu Việt Nam đã thực hiện việc chuyển đổi mô hình từ Công ty TNHH MTV Dịch vụ Xăng dầu Dầu khí Thái Bình theo hướng thành lập Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình trên cơ sở kế thừa và phát triển mọi hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Dịch vụ Xăng dầu Dầu khí Thái Bình trước đây. Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình được cấp giấy chứng nhận đăng ký
  • 34. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0234 kinh doanh và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 30/11/2010, cổ đông sáng lập bao gồm: -Tổng Công ty Dầu Việt Nam – Công ty TNHH 1 Thành viên (PV OIL) - Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Ocean Bank) - Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Việt Tiến 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty: Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh sản phẩm dầu khí và kinh doanh sản phẩm đồ uống. Trong đó nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất kinh doanh, sản phẩm chính của Công ty là nước khoáng Tiền Hải. Tổ chức bộ máy quản lý công ty theo mô hình trực tuyến tham mưu. Trong Công ty bộ máy quản lý có ban kiểm soát, ban giám đốc và các phòng ban chức năng. Ban kiểm soát gồm có: + Đại hội đồng cổ đông + Hội đồng quản trị Ban giám đốc gồm có : + 01 Giám đốc + 01 Phó giám đốc phụ trách kinh doanh + 01 Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Các bộ phận chức năng gồm có : + Phòng Tài chính kế toán + Phòng Tổ chức hành chính + Phòng Kế hoạch tiêu thụ
  • 35. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0235 + Phòng Kỹ thuật hoá + KCS + Phòng bảo vệ + Phòng Vật tư.
  • 36. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0237
  • 37. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0238 - Giám đốc Công ty là người có thẩm quyền cao nhất, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động hđsxkd tròn nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ hiện hành. Giám đốc điều hành sxkd theo chế độ 1thủ tưởng có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty theo nguyên tắc tinh giảm gọn nhẹ đảm bảo hoạt động sxkd có hiệu quả . Giúp việc cho giám đốc là 2 Phó giám đốc : - Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Phó giám đỗc kỹ thuật có nhiệm vụ theo dõi và tính toán các định mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao nguyên vật liệu, sử dụng lao động sao cho hợp lý và các khoản chi phí Công ty phải bỏ ra trong quá trình sản xuất. Từ đó làm căn cứ để Giám đốc chỉ đạo việc dự trữ NVL, CCDC và sử dụng lao động hợp lý - Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Thực hiện kế hoạch thu mua NVL cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giúp Giám đốc trong việc tìm hiểu và khai thác thị trường, tìm thị tường đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. - Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ đôn đốc việc kiểm tra các chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất, tính đúng, tính đủ để phục vụ cho việc hạch toán kế toán được đảm bảo chính xác. - Phòng tổ chức hành chính: Làm nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo , định ra đường lối, sắp xếp, phân phối lại lao động một cách hợp lý, xây dựng kế hoạch quản lý công nhân, tiếp khách, duyệt bảng chấm công sau đó chuyển sang phòng tài vụ làm căn cứ để tính và trả lương . - Phòng kế hoạch tiêu thụ: Làm nhiệm vụ tiếp cận thị trường, thu thập số liệu, xây dựng phương án kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, tìm khách hàng ký kết hợp đồng tiêu thụ... cùng vớicác phòngchức năng thực hiện các hợp đồngđãký kết. - Phòng kỹ thuật hoá + KCS: Xây dựng việc quản lý, theo dõi các quy trình quy phạm kỹ thuật trong quá trình sx đảm bảo chất lượng SP. Kiểm tra
  • 38. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0239 chất lượng sản phẩm và cả chất lượng của NVL xuất từ kho cho phân xưởng sản xuất. - Phòng vật tư: làm nhiệm vụ nắm vững số NVL, CCDC, trang thiết bị máy móc trong Công ty. Quy trình kĩ thuật sản xuất và trình độ trang thiết bị và công nghệ: Công ty cổ phần XDDK Thái Bình hiện nay là doanh nghiệp sản xuất nước giải khát, đối tượng sản xuất là nước khoáng được pha chế ra nhiều loại khác nhau như nước khoáng có ga, nước khoáng không ga... Do đó, cơ cấu chi phí sản xuất và định mức của mỗi loại chi phí cấu thành sản lượng sản phẩm của từng mặt hàng có sự khác nhau. Các sản phẩm chính của Công ty: có 7 loại sản phẩm chủ yếu là - Nước khoáng chai PET 0,5l không gas - Nước khoáng chai PET 0,5l có gas . - Nước khoáng chai PET 0,33l. - Nước khoáng chai PET1,5l. - Nước khoáng bình 5 Gallon. - Nước khoáng chai thuỷ tinh 0,33l. - NGK chai thuỷ tinh 0,33l. Quy trình công nghệ sản xuất nước khoáng ở Công ty cổ phần XDDK Thái Bình là một quy trình sản xuất liên tục và khép kín, với nguyên liệu chính là nước lấy từ lòng đất, đường tinh luyện và các loại hương liệu khác. - Công việc chế biến: Nước lấy từ dưới lòng đất với độ sâu 450m được đưa vào qua hệ thống xử lý nước (thiết bị) xử lý Ozôn và qua hệ thống làm lạnh.
  • 39. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0240 - Nạp CO2 Sau khi qua hệ thống xử lý và hệ thống làm lạnh thì nước được nạp CO2. - Máy chiết đóng nắp: Khi nạp khí CO2 thì nước được đưa qua máy chiết và đóng nắp rồi qua máy dán nhãn . - Kiểm tra và bắn hạn sử dụng: Khi qua máy chiết và đóng chai thì nước được đưa qua thiết bị kiểm tra chất lượng và sau đó máy sẽ bắn hạn sử dụng lên nắp chai. - Đóng gói: Khi sản phẩm đã đạt chất lượng, nước được đưa vào đóng thùng và nhập kho. Thời hạn sử dụng nước ngọt là 6 tháng, nước có ga là hơn 6 tháng và nước không ga là một năm. Nhìn chung, công nghệ sản xuất NKTH hoạt động khá tốt và trên thực tế Công ty cổ phần XDDK Thái Bình đã cho ra hàng loạt mẫu mã sản phẩm khác nhau như: Chai nhựa 0,5l; chai nhựa 1,5l; chai thuỷ tinh 0,33l. Gần đây, Công ty còn sản xuất loại bình Gallon với dung tích chứa 19,5l /bình dành cho những gia đơn vị đặt mua nước thường xuyên tại Công ty. Vì vậy, NKTH là loại nước giải khát rất quen thuộc đối với người tiêu dùng hiện nay. Thị trường tiêu thụ nước khoáng Tiền Hải hiện nay rộng khắp hầu hết các tỉnh phía Bắc, các tỉnh phía Nam chủ yếu là Vũng Tàu, Sài Gòn và một số tỉnh miền Trung. Nước khoáng Tiền Hải là nước khoáng duy nhất được khai thác ở độ sâu 450 m so với mặt nước biển, trên dây chuyền hiện đại theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và HACCP CODE-2003, được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QCVN 6-2:2010/BYT. Với hơn 20 năm có mặt trên thị trường cùng bề dày thành tích, thương hiệu Nước khoáng Tiền Hải đã khẳng định được vị thế của một thương hiệu
  • 40. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0241 nước uống hàng đầu Việt Nam. Năm nay, lần đầu tiên nước khoáng Tiền Hải được vinh danh trong Top 200 Sao Vàng đất Việt năm 2013. 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty  Nguồn vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động:
  • 41. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0242 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2012-2013) Bảng 2.1: Nguồn vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động năm 2012-2013 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 31/12/2011 So sánh trong năm 2013 Chênh lệch Tỷ lệ (%) I. Nguồn vốn lưu động thường xuyên hay vốn lưu động thuần (NWC) 9,438,741,657 5,296,402,197 4,159,773,892 4,142,339,460 78.21 1. Tài sản ngắn hạn 10,324,907,115 9,574,600,311 8,058,018,235 750,306,804 7.84 2. Nợ ngắn hạn 886,165,458 4,278,198,114 3,898,244,343 (3,392,032,656) -79.29 II. Nhu cầu vốn lưu động 5,941,487,589 2,939,045,494 2,040,619,948 3,002,442,095 102.16 1. Hàng tồn kho 2,827,430,705 3,973,675,985 2,383,637,027 (1,146,245,280) -28.85 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 4,000,222,342 3,243,567,623 3,555,227,264 756,654,719 23.33 3. Các khoản phải trả ngắn hạn 886,165,458 4,278,198,114 3,898,244,343 (3,392,032,656) -79.29 a. Nợ ngắn hạn 886,165,458 4,278,198,114 3,898,244,343 (3,392,032,656) -79.29 b. Vay và nợ ngắn hạn - - - - -
  • 42. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0243 Nguồn vốn lưu động thường xuyên hay vốn lưu động thuần (NWC) tăng qua các năm, đến cuối năm 2013 đạt 9,438,741,657 VNĐ tăng 4,142,339,460 VNĐ (78.21%) so với vốn lưu động thuần tại thời điểm cuối năm 2012 đây là mức tăng rất cao trong năm 2013, chứng tỏ doanh nghiệp đã huy động một lượng lớn nguồn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn, chính sách tài trợ của doanh nghiệp đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính và được điều chỉnh theo xu hướng đem lại sự ổn định an toàn trong ngắn hạn nhưng các nhà quản trị cần phải cân nhắc về tính hiệu quả trong sử dụng nguồn tài trợ. Các nhân tố ảnh hưởng tới vốn lưu động thuần: do sự tăng lên của tài sản ngắn hạn cuối năm 2013 so với cuối năm 2012 đã tăng 750,306,804 VNĐ (7.84%). Nhưng biến động lớn nhất phải kể tới sự thay đổi của nợ ngắn hạn trong năm 2013 khi nợ ngắn hạn cuối năm 2013 giảm 3,392,032,656 VNĐ tương ứng giảm 79.29%. Như vậy nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp là khá dồi dào, doanh nghiệp đang dùng để đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Cũng phải nói thêm rằng nguồn vốn dài hạn ở đây chủ yếu là vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn chỉ chiếm một phần nhỏ và nguồn vốn dài hạn tài trợ cho hầu hết tài sản ngắn hạn. Mặt khác, nợ dài hạn của doanh nghiệp là phải trả dài hạn khác có chi phí sử dụng vốn thấp hơn vay dài hạn qua đó thấy được chi phí sử dụng vốn trong dài hạn sẽ ít có sự biến động và ở mức thấp nếu doanh nghiệp vẫn duy trì chính sách tài trợ như hiện tại. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết đều tăng dần qua từng năm đặc biệt cuối năm 2013 nhu cầu vốn lưu động là 5,941,487,598 VNĐ tăng 3,002,442,095 VNĐ so với cuối năm 2012 tương ứng tăng 102.16%. Nguyên nhân có sự biến động mạnh như trên là do hàng tồn kho giảm 1,146,245,280 VNĐ (28.85%). Mặc dù vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng từ các đối tác tăng 756,654,719 VNĐ (23.33%) nhưng nguồn vốn chiếm dụng
  • 43. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0244 được từ khách hàng giảm mạnh 3,392,032,656 VNĐ (79.29%) làm cho khả năng tự cân đối bên trong giữa nhu cầu tài trợ tạm thời và nguồn vốn chiếm dụng giảm đi rất nhiều. Nhưng việc nguồn vốn dài hạn dồi dào đặc biệt là vốn chủ sở hữu cung với sự giảm mạnh của hàng tồn kho và nợ ngắn hạn thì việc tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động vẫn chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.  Diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền
  • 44. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0245 Bảng 2.2: Phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền năm 2013 ĐVT: VNĐ Sử dụng tiền Số tiền Tỷ trọng (%) Diễn biến nguồn tiền Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng tiền và tương đương tiền 1,048,915,887 13.95 Tăng phải trả người bán 1,448,134,941 19.25 Tăng phải thu khách hàng 950,746,750 12.64 Tăng thuế và các khoản phải nộp nhà nước 109,361,296 1.45 Tăng các khoản phải thu khác 155,051,278 2.06 Tăng phải trả nội bộ 316,034,154 4.20 Tăng tài sản ngắn hạn khác 90,981,478 1.21 Tăng phải trả dài hạn khác 212,310,000 2.82 Tăng tài sản dài hạn khác 10,000,000 0.13 Giảm trả trước cho người bán 98,716,822 1.31 Giảm người mua trả tiền trước 4,000,000 0.05 Tăng dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 250,426,487 3.33 Giảm chi phí phải trả 70,643,850 0.94 Giảm hàng tồn kho 1,146,245,280 15.24 Giảm các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 5,190,919,197 69.02 Giảm phải thu dài hạn của khách hàng 80,985,149 1.08 Tăng dự phòng phải thu dài hạn khó 984,067,592 13.08
  • 45. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0246 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2013) đòi Tăng khấu hao TSCĐ 2,204,728,938 29.31 Giảm chi phí trả trước dài hạn 670,247,783 8.91 Tổng sử dụng tiền 7,521,258,440 100.00 Tổng diễn biến nguồn tiền 7,521,258,442 100.00
  • 46. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0247 Về sử dụng tiền: qua bảng trên ta thấy quy mô sử dụng tiền của công ty trong năm 2013 đã tăng 7,521,258,440 VNĐ so với đầu năm . Trong đó, chủ yếu là tăng tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng 13.95%, tăng phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng 12.64% và giảm các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn chiếm 69.02%. Tuy có sự tăng lên của phải thu khách hàng nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sử dụng tiền, chiếm phần lớn là giảm các khoản phải trả phải nộp khác và tăng tiền và tương đương tiền. Như vậy có thể thấy được doanh nghiệp chưa muốn mở rộng quy mô sản xuất, chính sách tài chính công ty muốn duy trì ở mức an toàn cao nhất. Nhưng với tiềm năng phát triển của ngành đồ uống, dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực của Việt Nam 2014 cùng với việc lạm phát ở mức thấp, lãi suất thị trường giảm thì đây được đánh giá là chưa hợp lý, chưa tận dụng được thời cơ để vươn lên phát triển. Về nguồn tiền: Một phần chủ yếu từ tăng khấu hao TSCĐ chiếm tỷ trọng 29.31% đây là điều cần thiết để dự tính đầu tư TSCĐ trong tương lai, tăng phải trả người bán chiếm tỷ trọng 19.25%, giảm hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 15.24% được đánh giá là hợp lý vì cấu trúc tài chính của doanh nghiệp an toàn, tăng khoản phải trả người bán là khi đó doanh nghiệp chiếm dụng được một khoản, nhưng cũng cần xem xét yếu tố chi phí sử dụng vốn. Yếu tố đầu vào của sản xuất được dự báo ít có sự biến động mạnh nên doanh nghiệp không cần thiết phải tăng cường tích trữ nguyên vật liệu, nên duy trì ở mức ổn định hợp lý với nhu cầu sản xuất nhằm giảm chi phí liên quan đến hàng tồn kho.  Kết luận: chính sách tài trợ của doanh nghiệp biến động theo hướng an toàn ổn định với việc giảm khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, mặt trái của nó se làm giảm quy mô vốn kinh doanh. Trong bối cảnh thị trường đầy tiềm năng nhưng đang canh tranh khốc liệt, gần đây nhất là thương vụ mua 5,144,460 cổ phiếu của Công ty cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo với tổng số
  • 47. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0248 tiền gần 438,4 tỷ đồng, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của Masan Consumer tại Vĩnh Hảo lên mức 63,5%. Rõ ràng các đối thủ cạnh tranh trong ngành đang có những bước đi nhất định trong việc mở rộng quy mô kinh doanh nhằm từng bước thống lĩnh thị trường vì vậy doanh nghiệp cần phải chủ động nẵm giữ thị trường mình đang có, đầu tư mở rộng quy mô, thay thế TSCĐ bằng các thiết bị hiện đại nhằm cắt giảm chi phí sản xuất duy trì mức sản xuất ổn định. 2.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Thái Bình. 2.2.1. Tìnhhìnhvốnkinhdoanhvànguồnvốn kinh doanh của công ty
  • 48. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0249 Bảng 2.3: Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2013 - 2012 Đơn vị tính: VNĐ TÀI SẢN 31/12/2013 31/12/2012 31/12/2011 So sánh năm 2013 So sánh năm 2012 Chênh lệch tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 10,324,907,115 9,574,600,311 8,058,018,235 750,306,804 7.84 1,516,582,076 18.82 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 3,215,263,050 2,166,347,163 2,119,153,944 1,048,915,887 48.42 47,193,219 2.23 1.Tiền 3,215,263,050 2,166,347,163 2,119,153,944 1,048,915,887 48.42 47,193,219 2.23 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 4,000,222,342 3,243,567,623 3,555,227,264 756,654,719 23.33 (311,659,641) -8.77 1. Phải thu khách hàng 4,054,039,017 3,103,292,267 3,298,916,008 950,746,750 30.64 (195,623,741) -5.93 2. Trả trước cho người bán 4,844 98,721,666 80,550,751 (98,716,822) -100.00 18,170,915 22.56 3. Các khoản phải thu khác 196,604,968 41,553,690 175,760,505 155,051,278 373.13 (134,206,815) -76.36 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) (250,426,487) (250,426,487) IV. Hàng tồn kho 2,827,430,705 3,973,675,985 2,383,637,027 (1,146,245,280) -28.85 1,590,038,958 66.71 1. Hàng tồn kho 2,827,430,705 3,973,675,985 2,383,637,027 (1,146,245,280) -28.85 1,590,038,958 66.71 V. Tài sản ngắn hạn khác 281,991,018 191,009,540 90,981,478 47.63 191,009,540 1. Tài sản ngắn hạn khác 281,991,018 191,009,540 90,981,478 47.63 191,009,540 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 11,913,771,458 15,843,800,920 17,245,409,223 (3,930,029,462) -24.80 (1,401,608,303) -8.13
  • 49. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0250 I- Các khoản phải thu dài hạn 1,065,052,741 453,595,000 (1,065,052,741) -100.00 611,457,741 134.80 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 984,067,592 1,065,052,741 (80,985,149) -7.60 1,065,052,741 2. Phải thu dài hạn khác 453,595,000 (453,595,000) -100.00 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) (984,067,592) (984,067,592) II. Tài sản cố định 11,450,176,458 13,654,905,396 16,508,238,209 (2,204,728,938) -16.15 (2,853,332,813) -17.28 1. Tài sản cố định hữu hình 11,450,176,458 13,654,905,396 16,224,662,195 (2,204,728,938) -16.15 (2,569,756,799) -15.84 - Nguyên giá 43,378,692,199 43,378,692,199 43,243,858,438 0 0.00 134,833,761 0.31 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (31,928,515,741) (29,723,786,803) (27,019,196,243) (2,204,728,938) 7.42 (2,704,590,560) 10.01 V. Tài sản dài hạn khác 463,595,000 1,123,842,783 283,576,014 (660,247,783) -58.75 840,266,769 296.31 1. Chi phí trả trước dài hạn 670,247,783 283,576,014 (670,247,783) -100.00 386,671,769 136.36 2. Tài sản dài hạn khác 463,595,000 453,595,000 10,000,000 2.20 453,595,000 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 22,238,678,573 25,418,401,231 25,303,427,458 (3,179,722,658) -12.51 114,973,773 0.45 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 2,238,678,573 5,418,401,229 5,019,851,444 (3,179,722,656) -58.68 398,549,785 7.94 I. Nợ ngắn hạn 886,165,458 4,278,198,114 3,898,244,343 (3,392,032,656) -79.29 379,953,771 9.75 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả người bán 5,069,974,628 3,621,839,687 4,195,774,242 1,448,134,941 39.98 (573,934,555) -13.68 3. Người mua trả tiền trước 4,000,000 (4,000,000) -100.00 4,000,000 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 174,714,769 65,353,473 55,546,436 109,361,296 167.34 9,807,037 17.66
  • 50. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0251 5. Chi phí phải trả 70,643,850 (70,643,850) -100.00 70,643,850 6. Phải trả nội bộ (4,787,089,121) (5,103,123,275) (938,641,612) 316,034,154 -6.19 (4,164,481,663) 443.67 7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 428,565,182 5,619,484,379 585,565,277 (5,190,919,197) -92.37 5,033,919,102 859.67 II. Nợ dài hạn 1,352,513,115 1,140,203,115 1,121,607,101 212,310,000 18.62 18,596,014 1.66 1. Phải trả dài hạn khác 1,352,513,115 1,140,203,115 1,121,607,101 212,310,000 18.62 18,596,014 1.66 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 20,000,000,000 20,000,000,000 20,000,000,000 I. Vốn chủ sở hữu 20,000,000,000 20,000,000,000 20,000,000,000 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 20,000,000,000 20,000,000,000 20,000,000,000 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 22,238,678,573 25,418,401,229 25,019,851,444 (3,179,722,656) -12.51 398,549,785 1.59 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2012-2013)
  • 51. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0252 Qua bảng ta thấy được năm 2012 và năm 2013 có sự biến động lớn về quy mô. Cuối năm 2012 so với đầu năm vốn kinh doanh tăng 398,549,785 VNĐ tương đương mức tăng 1.59%. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động quy mô vốn kinh doanh này là do: Vốn lưu động: cuối năm 2012 so với đầu năm tăng 1,516,582,075 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 18.82% dẫn đến sự thay đổi về tỷ trọng của vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh từ 32.21% đầu năm lên 37.67% vào cuối năm 2012. Vốn cố định: cuối năm 2012 so với đầu năm giảm 1,118,032,290 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 6.59% làm vốn kinh doanh giảm đi 1,118,032,290 VNĐ. Làm thay đổi về tỷ trọng vốn cố định 67.79% xuống còn 62.33%. Do lượng giảm của số vốn cố định nhỏ hơn lượng tăng của số vốn lưu động làm tổng vốn kinh doanh biến động không lớn tăng 398,549,785 VNĐ tương ứng với tỷ lệ 1.59%. Trong khi đó đến năm 2013 vốn kinh doanh bất ngờ giảm 3,179,722,658 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 12.51%. Trong đó, vốn lưu động tăng 750,306,804 VNĐ tương ứng tỷ lệ tăng 7.84%, lảm tỷ trọng vốn cố định tăng lên 46.43% còn vốn cố định giảm mạnh 3,930,029,462 ứng với tỷ lệ giảm 24.8% dẫn đến sự thay đổi tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh khi giảm xuống còn 53.57%. Vốn lưu động: ta có thể thấy vốn hàng tồn kho là biến động mạnh nhất, đầu năm 2012 so với cuối năm hàng tồn kho tăng thêm 1,590,038,957 VNĐ tương đương mức tăng 66.71%, điều này làm cho tỷ trọng vốn hàng tồn kho trong tổng số vốn lưu động tăng từ 29.58% lên 41.50%, nhưng đến cuối năm 2013 lại có sự thay đổi lớn khi vốn hàng tồn kho so với đầu năm 2013 đã gảm 1,146,245,280 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 28.85% làm tỷ trọng trong tổng
  • 52. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0253 số vốn lưu động của hàng tồn kho giảm xuống còn 27.38%. Sự biến động mạnh như vậy trong 2 năm 2012-2013 có thể là do 2 nguyên nhân sau: Thứ 1, trong năm 2012 doanh nghiệp chủ động dự trữ nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và nhu cầu của thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp có thể là do dự báo tăng trưởng ngành của công ty sang các năm tiếp theo là tiềm năng. Cùng với sự tăng giá nguyên vật liệu chính trong năm 2012 kèm theo đó là sự tăng điên , xăng dầu… nhưng không quá cao qua việc CPI của cả năm 2012 là 9.21%, do đó việc dự trữ nguyên vật liệu mức tăng cao từ 931,126,467 VNĐ lên đến 1,512,672,933 VNĐ năm vừa qua là không hợp lý do phải trang trải nhiều chi phí tồn kho dự trữ hơn trong khi sản lượng sẽ khó thay đổi vì doanh nghiệp chưa có ý định đầu tư thay thế, mở rộng tài sản cố định. Nắm bắt được điều này cùng với dự báo giá đầu vào sẽ ít có sự biến động mạnh cho nên năm 2013 doanh nghiệp đã có sự thay đổi hợp lý khi giảm nguyên vật liệu xuống còn 951,035,207 VNĐ vửa duy trì sản xuất kinh doanh ổn định vừa giảm được chi phí tồn kho dự trữ. Thứ 2, dự trữ thành phẩm hàng hóa năm 2012 tăng lên điều này khiến doanh nghiệp cần xem xét lại công tác tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên với tiềm năm đầy triển vọng của thị trường tiêu thụ nước khoáng thì mức dự trữ đó chưa đáng lo, bằng chứng là năm 2013 mức tồn kho hàng hóa thành phẩm vẫn duy trì ở mức ổn định biến động nhỏ. Tiền và tương đương tiền cuối năm 2012 so với đầu năm tăng 47,193,219 VNĐ (2.23%) nhưng tỷ trọng vốn bằng tiền trong tổng vốn lưu động lại giảm từ 26.30% đầu năm lên 22.63% cuối năm, với một doanh nghiệp mà hệ số nợ tương đối thấp tập trung vào vốn chủ sở hữu như PV OIL Thái Bình thì khả năng thanh toán nhanh thấp do dự trữ tiền mặt ít là một vấn đề không đáng ngại. Nhưng đến cuối năm 2013 bất ngờ vốn bằng tiền tăng 1,048,915,887 VNĐ (48.42%) làm cho tỷ trọng vốn bằng tiền trong tổng số
  • 53. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0254 vốn lưu động đến cuối năm tăng lên mức khá cao 31.14% điều này thể hiện sự bất hợp lý trong công tác quản trị vốn bẳng tiền, tuy an toàn rất cao về mặt tài chính nhưng sẽ làm tăng chi phí vốn bằng tiền vì tiền có giá trị theo thời gian. Doanh nghiệp lên xem xét lại công tác quản trị vốn bằng tiền của mình. Các khoàn phải thu cuối năm 2012 so với đầu năm giảm nhẹ 311,659,641 VNĐ (8.77%) nhưng tỷ trọng khoản phải thu trong tổng số vốn lưu động lại có sự biến động lớn khi giảm từ 44.12% đầu năm xuống còn 33.88% cuối năm, điều này cho thấy công tác thu hồi nợ được tiến hành khá tốt. Đến cuối năm 2013, các khoản phải thu tăng trở lại mức 756,654,719VNĐ (23.33%) làm tỷ trọng thay đổi lên tới 38.74%. Chứng tỏ doanh nghiệp đang muốn tăng cường chính sách tín dụng thương mại thúc tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh thị trường tiềm năng tính cạnh tranh cao như hiện nay. Vốn cố định: phần tài sản cố định qua các năm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn cố định tuy có sự biến động lớn về tỷ trọng qua các năm 95.65% đầu năm 2012, 86.18% cuối năm 2012, 96.11% cuối năm 2013 nhưng phần lớn là do sự thay đổi của các loại vốn cố định khác và giá trị hao mòn lũy kế tăng theo từng năm của tài sản cố định, nói cách khác trong những năm qua doanh nghiệp không hề đầu tư mới thay thế tài sản cố định. Doanh nghiệp nên xem xét và đánh giá với tình hình thị trường tiềm năng phát triển như vậy có nên đầu tư mới trang thiết bị sản xuất hiện đại nhằm tăng sản lượng mà tiết kiệm chi phí hay không. Các khoản phải thu dài hạn đầu năm 2012 so với cuối năm tăng 611,457,741 VNĐ (134.8%) như vậy công tác thu hồi nợ kém cần phải xem xét kỹ lưỡng. Đến cuối năm 2013 nợ phải thu dài hạn bằng 0 VNĐ, tuy nhiên ta có thể thấy phải thu dài hạn của khách hàng cuối năm 2013 là 984,067,592 VNĐ là phần không có khả năng thu hồi nên doanh nghiệp phải trích lập dự
  • 54. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0255 phòng phải thu dài hạn khó đòi. Rõ ràng công tác quản trị phải thu dài hạn cần xem xét lại. 2.2.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại công ty  Về quản trị vốn lưu động  Công tác dự báo nhu cầu vốn lưu động của công ty Trong những năm vừa qua doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động = Nợ phải thu + Hàng tồn kho – Nợ phải trả nhà cung cấp. Và dự báo nhu cầu vốn lưu động bằng phương pháp gián tiếp phần trăm theo doanh thu. Phương pháp này được tiến hành qua bốn bước sau đây: Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục báo cáo bảng cân đối kế toán kỳ thực hiện. Bước 2: lựa chọn các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn vốn chiếm dụng trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần trăm của các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ. Bước 3: Sử dụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên doanh thu để ước tính nhu cầu vốn lưu động tăng thêm cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch. Bước 4: Dự báo nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm của công ty và thực hiện điều chỉnh kế hoạch tài chính nhằm đạt được mục tiêu của công ty Để xem xét tính hiệu quả của phương pháp ta sẽ dựa vào số liệu năm 2012 dự báo xem xét nhu cầu vốn lưu động năm 2013 của doanh nghiệp rồi so sánh với thực tế năm 2013 để từ đó đưa ra kết luận. Năm 2012, doanh nghiệp đã thực hiện dự báo nhu cầu vốn lưu động cho năm 2013 theo trình tự các bước như sau:
  • 55. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Văn Dương Lớp: CQ48/11.0256 Số dư bình quân của tài sản ngắn hạn năm 2012 = 9,574,600,310 + 8,058,018,235 = 8,816,309,273 2 Doanh thu năm 2013 là 105,965,872,788 VNĐ. Tỷ lệ % theo doanh thu của: Khoản mục TSNH = 8,816,309,273/105,965,872,788 x 100% = 8.32 (%) Vốn chiếm dụng = 4,088,221,229/105,965,872,788 x 100% = 3.86 (%) Nhu cầu vốn lưu động tăng thêm = (106,000,000,000 – 69,648,559,763) x (8.32% - 3.86%) = 1,619,752,161 (VNĐ) Như vậy theo dự báo năm 2013 nhu cầu vốn lưu động tăng 1,619,752,161 VNĐ. Trên thực tế: Nhu cầu vốn lưu động năm 2012 Nhu cầu vốn lưu động năm 2012 = 3,243,567,623 + 3,555,227,264 + 3,973,675,984 + 2,383,637,027 2 2 Như vậy, theo dự báo nhu cầu vốn lưu động năm 2013 là: 2,489,832,721 + 1,619,752,161 = 4,109,584,882 (VNĐ) Nhu cầu vốn lưu động năm 2013 Số dư bình quân của khoản vốn chiếm dụng năm 2012 = 4,278,198,114 + 3,898,244,343 = 4,088,221,229 2 4278198114.00 + 3898244343.00 = 2,489,832,721 2.00