SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
Luận văn tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của doanh nghiệp.
Tác giả luận văn
ĐẶNG XUÂN QUỲNH
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.102
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của để tài
Vốn là một phạm trù kinh tế hàng hóa, là một trong những yếu tố quan
trọng quyết định đến sản xuất và lưu thông hàng hóa. Chính vì vậy các doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường muốn tiến hành sản xuất kinh doanh phải
có yếu tố tiền đề là vốn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh
phải luôn luôn vận động qua nhiều hình thái. với những đặc điểm khác nhau.
Khi kết thúc hoạt động sản xuất kinh doanh vốn kinh doanh phải sinh sôi nảy
nở vì điều này liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
Cùng với sự phát triển kinh tế các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh
doanh ngày càng lớn, đòi hỏi phải có một số lượng vốn ngày càng nhiều.
Trong điều kiện nền kinh tế mở của với xu thế quốc tế hàng hóa mở rộng, sự
cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt thì nhu cầu vốn dài hạn của
doanh nghiệp cho sự đầu tư phát triển ngày càng lớn. Đòi hỏi doanh nghiệp
phải huy động tối đa những nguồn lực bên trong củng như bên ngoài, nhưng
điều quan trong là sử dụng những nguồn lực này ra sao để chúng mang lại lợi
ích kinh tế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, muốn tăng trưởng và phát triển bền
vững không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn dồi dào huy động được mà cơ bản
phụ thuộc vào việc quản lý và sử dụng vốn như thế nào. Chính vì thế quản lý
và sử dụng vốn hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống quản lý kinh
tế tài chính của doanh nghiệp hiện nay.
Xuất phát từ tình hình thực tế, tầm quan trọng, ý nghĩa thực tiễn của
việc tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH xây dựng Hoàng
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.103
Kỳ. Được sự hướng dẫn của TS. Mai Khánh Vân em đã nghiên cứu và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: "Các giả pháp chủ yếu nhằm tăng cường
quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ".
2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của Công ty, từ đó có các biện pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phù hợp với mục đích nói trên, luận văn tập trung nghiên cứu việc tổ
chức, quản lý và các giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh của
Công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp: Phương pháp
thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá dựa trên số liệu tổng
hợp.. kết hợp với suy luận để làm sáng tỏ đề tài.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.104
Nội dung luận văn gồm 3 chương
Chương 1. Lý luận chung về vốn kinhdoanhvà hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của các doanh nghiệp.
Chương 2. Thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ.
Chương 3. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh
doanh tại công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ.
Qua thời gian học tập, nghiên cứu tại học viện và thực tập tại công ty
TNHH xây dựng Hoàng Kỳ, dưới sự hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình của TS.
Mai Khánh Vân và sự giúp đỡ nhiệt tình của ban tài chính kế toán công ty
TNHH xây dựng Hoàng Kỳ em đã hoàn thành bài luận văn cuối khóa này.
Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu phân tích nhưng do hạn chế về trình độ nhận thức
nên không thể tránh khỏi những sai sót trong bài luận văn của em. Em mong
nhận được những ý kiến đóng góp để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Đặng Xuân Quỳnh
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.105
Chương 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ
VỐN KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm, đặc trưng và các bộ phận cấu thành vốn kinh doanh.
1.1.1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường để tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, các doanh nghiệp cần có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao động, đối
tương lao động, tư liệu lao động. Để có được các yếu tố này đòi hỏi doanh
nghiệp phải ứng ra một lượng vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện
kinh doanh.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển
hóa từ hình thái ban đầu là tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùng trở về
hình thái ban đầu là tiền. Sự vận động của vốn kinh doanh như vây gọi là sự
tuần hoàn của vốn. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp diễn ra liên tục không ngừng. Do đó, sự tuần hoàn của vốn kinh doanh
cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất tạo thành sự chu chuyển vốn
kinh doanh. Sự chu chuyển vốn kinh doanh chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc
điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh.
Từ những phân tích trên có thể rút ra: Vốn kinh doanh của doanh
nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động,
sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Vốn kinh doanh không chỉ là điều kiện tiền quyết dối với sự ra đời của
doanh nghiệp mà nó còn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định
trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Để tổ chức, quản lý,
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.106
sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả thì trước tiên phải hiểu rõ vốn kinh doanh
và các đặc trưng của vốn kinh doanh.
1.1.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh.
Để quản lý sử dụng vốn kinh doanh một cách hợp lý và hiệu quả đòi
hỏi nhà quản lý cẩn thận nhận thức đúng đắn và đầy đủ các đặc trưng vốn
kinh doanh.
-Vốn kinh doanh thể hiện bắng lượng giá trị thực của tài sản được sử
dụng để sản suất ra một lượng giá trị thực sản phẩm khác. Tức là vốn được
thể hiện bằng giá trị của những tài sản như nhà xưởng, máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu… Do đó không thể có vốn mà không có tài sản và ngược lại.
-Vốn được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát
huy tác dụng. Nghĩa là muốn tiến hành bất kì hoạt động sản xuất kinh doanh
nào cũng đều phải có một lượng vốn kinh doanh nhất định. Trong quá trình
sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp không chỉ khai thác tiềm năng về vốn
có sẵn mà còn phải tìm cách huy động thêm các nguồn vốn từ bên ngoài, giúp
doanh nghiệp có cơ hội tăng tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, đồng thờ cũng
giúp doanh nghiệp phân tản rủi ro kinh doanh.
-Khi đủ về lượng, vốn kinh doanh luôn phải vận động để sinh lời. Vốn
được biểu hiện bằng tiền nhưng chỉ là dạng tiềm năng về vốn. Để trở thành
vốn thì tiền phải vận động sinh lời. Trong quá trinh hoạt động, vốn có thể liên
tục thay đồi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối của vòng
tuần hoàn đều là tiền, lượng tiền thu về phải lớn hơn lượng tiền ban đầu bỏ ra.
Đó là nguyên tắc của việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
-Vốn kinh doanh có giá trị về mặt thời gian. Trong điều kiện nền kinh
tế có sự biến động như hiện nay thi do ảnh hướng các nhân tố như: chi phí cơ
hội đồng tiền, giá cả lạm phát… đã làm cho cùng một đồng tiền ở các thời
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.107
điểm khác nhau có giá trị khác nhau. Do vậy khi tính toán giá trị đồng vốn thì
phải đưa về cùng một thời điểm để so sánh.
-Vốn gắn liền với chủ sở hữu và phải được quản l chặt chẽ. Tùy từng
loại hình doanh nghiệp mà người sở hữu vốn có đồng thời là người sử dụng
vốn hay không. Tuy nhiên, trong trường hợp nào thì vốn cũng gắn liền với
chủ sở hữu nhất định và có chi phí sử dụng vốn khác nhau. Việc sử dụng vốn
như thế nào liên quan đến lợi ích sát sườn của mỗi doanh nghiệp. Ý thức được
điều này, đồng vốn mới được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả nhất,
tránh tình trạng thất thoát lãng phi vốn.
1.1.2.Các bộ phận cấu thành vốn kinh doanh
căn cứ vai trò đặc điểm chu chuyển giá trị của vốn khi tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì vốn kinh doanh chia làm hai
bộ phận là vốn cố định và vốn lưu động.
1.1.2.1. Vốn cố định của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường để hình thành xây dựng hay mua sắm các
tài sản cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh thì các doanh nghiệp cần
phải có vốn đầu tư ứng trước. Số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành tái
sản cố định được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Để tìm hiểu về vốn cố
định ta sẽ đi tìm hiểu về tài sản cố định của doanh nghiệp.
a.Tài sản cố định( TSCĐ)
Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian
sử dụng lâu dài cho các hoạt động của doanh nghiệp, và phải thỏa mãn tất cả
các tiêu chuẩn của tài sản cố định:
- tiêu chuẩn thời gian: Thời gian sử dụng trên 1 năm.
- Tiêu chuẩn giá trị: Có giá trị lớn, mức giá trị cụ thể do chính phủ
quy định phù hợp với tình hình thực tế của từng thời kỳ.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.108
Theo quy định hiện hành TSCĐ phải thỏa mãn 3 điều kiện:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử
dụng tài sản đó.
- Thời gian năm giữ tài sản trên 1 năm.
- Có giá trị từ 30,000,000 trở lên.
*phân loại tài sản cố định
Theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế thì TSCĐ được chia làm hai
loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
 Tài sản cố đinh hữu hình: Là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ
thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thuộc loại này, căn cứ vào nội dung kinh tế có thể phân chia thành
các nhóm: Nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện
vận tải, thiết bị truyền dẫn, dụng cụ quản lý, vườn cây lâu năm.
 Tài sản cố định vô hình: Là những TSCĐ không có hình thái vật
chất cụ thể nhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và
sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp các dịch
vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn TSCĐ
vô hình. Thông thường TSCĐ vô hình gồm các loại sau: Quyền sử
dụng đất có thời hạn; nhãn hiệu hàng hóa; quyền phát hành; phần
mềm máy vi tính; bản quyền bằng sáng chế.
Phương pháp phân loại này giúp người quản lý doanh nghiệp thấy được cơ
cấu đầu tư vào TSCĐ theo hình thái biểu hiện, là căn cứ quyết định đầu tư dài
hạn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư phù hợp và có biện pháp quản lý thích hợp
với mỗi loại TSCĐ.
b. Vốn cố định và các đặc điểm chu chuyển vốn cố định.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.109
Trong nền kinh tế thị trường, để có được các TSCĐ cần thiết cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đầu tư ứng trước một lượng
vốn tiền tệ nhất định, số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành TSCĐ được
gọi là vốn cố định( VCĐ) của doanh nghiệp.
Vậy VCĐ của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về
TSCĐ.
Vốn cố định là vốn đầu tư ứng trước để mua sắm xây dựng các TSCĐ,
do vậy quy mô VCĐ doanh nghiệp lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến quy mô và
tính đồng bộ của TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật
và công nghệ sản xuất, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng
thới số vốn này cần phải được thu hồi đầy đủ nhằm đảm bảo quy trình sản
xuất của doanh nghiệp.
Những đặc điểm chu chuyển vốn cố định trong quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp:
- Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, VCĐ
chu chuyển giá trị dần dần từng phần từng phần và được thu hồi giá trị từng
phần sau mỗi kỳ kinh doanh.
- VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất mới hoàn thành một vòng
chu chuyển. Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ
bị hao mòn, giá trị TSCĐ chuyển dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm.
Theo đó VCĐ cũng được chia làm 2 phần: Một phần sẽ gia nhập vào chi phí
sản xuất( dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần hao mòn của
TSCĐ. Phần còn lại của VCĐ được cố định trong TSCĐ. Trong các chu kỳ
sản xuất tiếp theo nếu như phần vốn luân chuyển được dần dần tăng lên thi
phần vốn cố định lại sẽ dần dần giảm đi tương ứng với mức giảm dần giá trị
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1010
sử dụng TSCĐ. Kết thúc sự biến thiên nghịch chiều đó cũng là lúc TSCĐ hết
thời gian sử dụng và VCĐ đã hoàn thành một vòng chu chuyển.
-VCĐ chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản suất được TSCĐ
về mặt giá trị, tức là khi thu hồi đủ tiển khấu hao TSCĐ.
VCĐ là một bộ phận của vốn kinh doanh. Khi tăng thêm VCĐ trong
các doanh nghiệp nói riêng và trong ngành nói riêng có tác động rất lớn đến
việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Do
giữ vị trí then chốt và đặc điểm vận động của VCĐ tuân theo tính quy luật
riêng nên việc quản lý nên việc quản lý VCĐ được coi là trọng điểm của công
tác quản lý tài chính doanh nghiệp.
1.1.2.2. Vốn lưu động (VLĐ)
VLĐ của doanh nghiệp là bộ phận hình thành nên tài sản ngắn hạn(
TSNH) của doanh nghiệp. TSNH trong doanh nghiệp gổm 2 bộ phận là :
TSNH sản xuất và TSNH lưu thông.
-TSNH sản xuất: Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảo
cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu
phụ, nhiên liệu... và một bộ phận là những sản phẩm dở dang trong quá trình
sản xuất như: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm...
-TSNH lưu thông: Là những TSNH nằm trong quá trình lưu thông của
doanh nghiệp như : Thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn
trong thanh toán...
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSNH sản xuất và TSNH lưu
thông luôn thay thế chỗ cho nhau vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho
quá trình sản xuất được tiến hành thuận lợi và liên tục. Để đảm bảo cho quá
trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi
doanh nghiệp phải có một lượng tài sản nhất định. Do đó để hình thành nên
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1011
lượng TSNH đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một số lượng tiền tệ nhất định
để đẩu tư vào các tài sản đó. Số vốn này được gọi là VLĐ của doanh nghiệp.
Như vậy, VLĐ là một bộ phận VKD trong doanh ngiệp, và là số vốn
ứng trước ra để hình thành nên TSNH của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho
quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra một các thường xuyên và liên tục.
Trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh do vốn lưu động là biểu
hiện bằng tiền của TSNH nên đặc điểm vận động của TSNH quyết đinh đến
đặc điểm luân chuyển của VLĐ. VLĐ của doanh nghiệp có những đặc điểm
sau:
- VLĐ trong quá trình luân chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.
- VLĐ chuyển hóa toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại
toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Như vậy, tại một thời điểm nhất định VLĐ của doanh nghiệp phân bố ở
khắp các giai đoạn của quá trình kinh doanh và tồn tại ở các hình thái khác
nhau trong các giai doạn mà vốn đi qua. Do đó, muốn quá trình tái sản xuât
được liên tục doanh nghiệp phải có đủ vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau
đó đảm bảo các hình thái đó có được mức tốn tại hợp lý và đồng bộ với nhau.
Điều này khiến cho sự chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luân
chuyển được thuận lợi.
Phân loại vốn lưu động:
Để quản lý vốn lưu động thật tốt cần phải phân loại vốn lưu động.
Thông thường có một số cách phân loại sau đây:
 Dựa vào hình thái biểu hiện có thể chia vốn lưu động thành:
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
+ Vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1012
+ Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách
hàng, số tiền mà doanh nghiệp ứng trước cho nha cung cấp.
- Vốn về hàng tồn kho gồm: Vốn nguyên liệu, vật liệu chính, vốn
nguyên vật liệu phụ, vốn nhiên liệu phụ tùng thay thê, vốn công cụ dụng cụ,
thành phẩm.
Việc phân loại VLĐ theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem
xét đánh giá mức độ tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Mặt khác, qua cách phân loại này có thể tìm ra biện pháp phát huy chức năng
của các thành phần vốn và biết được kết cấu vốn lưu động để định hướng hợp
lý, có hiệu quả.
*Dựa vào vai trò VLĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh có thể
chia VLĐ thành:
-VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất gồm: Vốn nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ nhỏ, phụ tùng thay thế...
- VLĐ trong khâu sản xuất : Vốn sản phẩm đang chế tạo, chi phí trả
trước.
- VLĐ trong khâu lưu thông: Vốn thành phẩm, bằng tiền, trong thanh
toán.
Phương pháp này cho biết được kết cấu VLĐ theo vai trò . Từ đó, giúp
cho việc đánh giá tình hình phân bổ sử dụng VLĐ trong các khâu của quá
trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần đối với quá trình
kinh doanh. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp tổ chức quản lý phù hợp nhằm tạo
ra một kết cấu VLĐ hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển VLĐ.
1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh
Vốn trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau,
ứng với mỗi nguồn thường có những ưu nhược điểm nhất định. Để có thể lựa
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1013
chọn hình thức huy động vốn phù hợp, đồng thời tổ chức huy động VKD
được hiệu quả thì các nhà quản trị tài chinh doanh nghiệp phải nhìn nhận
nguồn vốn theo các tiêu thức khác nhau.
1.1.3.1 Dựa vào quan hệ sở hữu vốn:
-Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh
nghiệp, bao gồm phần vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần vốn bổ sung từ kết quả
hoạt động kinh doanh. Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể xác định như
sau:
Vốn chủ sở hữu = Tổng giá trị tài sản – Nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu là một nguồn vốn quan trọng và có tình ổn định
cao, thể hiện quyền tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ trọng của nguồn
vốn này trong cơ cấu nguồn vốn càng lớn thì sự độc lập về tài chính của
doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
-Nợ phải trả của doanh nghiệp: Là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ
của doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế
khác như: Nợ vay, các khoản phải cho người bán, trả cho nhà nước, cho
người lao động trong doanh nghiệp... Nợ phải trả có đặc điểm là có thời gian
đáo hạn, có tiền lãi cố định và chủ nợ không có quyền tham gia quản lý doanh
nghiệp.
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh doanh nghiệp đạt hiệu quả cao
thông thường doanh nghiệp phải phối hợp cả hai phần: Vốn chủ sở hữu và nợ
phải trả. Sự phối hợp hai ngôn này phụ thuộc đặc điểm mà ngành mà doanh
nghiệp hoạt động, tùy thuộc quyết định của người quản lý trên cơ sở xem xét
tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Cách phân loại này giúp
cho nhà quản lý xác định được mức độ an toàn trong công tác huy động vốn
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1014
để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và an toàn về mặt tài
chính.
1.1.3.2 Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn.
-Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn
định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn này thường được sử dụng để mua sắm, hình thành TSCĐ và một
bộ phận TSNH thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Nguồn vốn thường xuyên= Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
= Tổng tài sản – Nợ ngắn hạn
-Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn( dưới 1
năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu tạm thời có tính
chất phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn
thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản
nợ ngắn hạn khác.
Việc phân loại này giúp cho nhà quản lý xem xét huy động các nguồn
vốn phù hợp với thời gian sử dụng các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh
doanh.
1.1.3.3 Dựa vào phạm vi huy động vốn
-Nguồn vốn bên trong: Là nguồn mà doanh nghiệp có thể huy động
được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra. Nguồn
vốn bên trong giúp doanh nghiệp phát huy được tính tự chủ trong việc sử
dụng vốn đồng thời thể hiện khả năng tự tài trợ của mình, bao gồm: Lợi
nhuận để lại để tái đầu tư, khoản khấu hao TSCĐ, tiền nhượng bán tài sản, vật
tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1015
-Nguồn vốn bên ngoài: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy
động từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Đây là nguồn tài chính hêt sức quan trọng giúp tăng
thêm nguồn VKD cho doanh nghiệp.
Với cách phân loại này giúp doanh nghiệp có sự lựa chọn khi huy động
vốn sao cho cơ cấu vốn tối ưu hay cơ cấu vốn chi phí thấp nhất và mang lại
hiệu quả cao nhất.
1.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản tri vốn kinh doanh.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, VKD không chỉ là điều kiện tiên
quyết cho sự ra đời của doanh nghiệp mà còn được coi là một hàng hóa đặc
biệt. VKD là biểu hiện bằng tiền của các tài sản nhất định mà doanh nghiệp
huy động, sử dụng vào kinh doanh. Do tác động của các yếu tố khả năng sinh
lời và rủi ro nên vốn kinh doanh của doanh nghiệp luôn có giá trị theo thời
gian. Một đồng vốn kinh doanh hiện tại sẽ có giá trị kinh tế khác với một
dồng vốn kinh doanh trong tương lai và ngược lại. Để thu được lợi ích kinh tế
trong tương lai doanh nghiệp cần sử dụng nguồn vốn này sao cho hiệu quả và
tiết kiệm nhất.
- Quản trị vốn kinh doanh: Là việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh
một cách hiệu quả và tiết kiêm nhất. Việc đạt được kết quả kinh doanh tốt
nhất với một chi phi thấp nhất luôn là điều mà mọi nha quản trị đều mong
muốn đạt được.
1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1016
1.2.2.1 Quản trị vốn lưu động
* Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường
xuyên, liên tục. Trong qua trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một
lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ,
bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách
hàng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến
hành bình thường, liên tục. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên,
cần thiết của doanh nghiệp.
Nhu vậy, nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là só vốn lưu động tối
thiểu cần thiết phỉa có để đảm bảo cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Dưới mức này doanh
nghiệp sẽ gặp khó khăn, thậm chí bị đình trệ, gián đoạn. Nhưng trên mức cần
thiết lại gây nên tình trạng vốn bị ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu
quả.
Nhu cầu VLĐ= Vốn hàng tồn kho+ Nợ phải thu- Nợ phải trả nhà cung cấp
Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
như: Qui mô nghề kinh doanh của doanh nghiệp, đặc điểm, tính chất của
ngành nghề kinh doanh ( chu kỳ sản xuất, tính chất thời vụ), sự biến động của
giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường...
Để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp có thể sử dụng 2 phương pháp
trực tiếp hoặc gián tiếp.
-Phương pháp trực tiếp: Là xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàng tồn
kho, các khoản phải thu, khoản phải trả cho nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành
tổng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1017
-Phương pháp gián tiếp: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng VLĐ của
doanh nghiệp năm báo cáo, có sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ
luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc có sự biến đổi nhu câu VLĐ theo
doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
năm kế hoạch.
*Quản trị vốn tồn kho dự trữ.
- Khái niệm: Là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản
xuất hoặc bán ra sau này. Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ của
doanh nghiệp được chia làm 3 loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm. Mỗi loại tồn kho dự trữ
trên có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện cho quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và ổn đinh.
Quy mô vồn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho
dự trữ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân
tố ảnh hưởng khác nhau. Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu thường chịu
ảnh hưởng bởi yếu tố quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của
thị trường, giá cả vật tư hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng
đến doanh nghiệp. Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm
thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian
chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Riêng với mức
tồn kho thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng thường là số lượng sản phẩm tiêu
thụ, sự phối hợp nhip nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức mua thị
trường...
*Quản trị vốn bằng tiền.
Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải
đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1018
cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh
nghiệp. Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi hay gửi vào ngân hàng để thu lợi
nhuận. Ngược lại khi cần tiền mặt doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng,
bán chứng khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng.
Trong doanh nghiệp, nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường do 3 lý do
chính: Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả
tiền mua hàng, trả tiền lươn, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế... của
doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh
doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận; từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi
ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ
yếu sau:
- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng
các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ. Có nhiều
phương pháp trong xác đinh mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp.
Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng tiền mặt
bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý. Ngoài phương pháp
trên, có thể vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu trong quản trị vốn tồn kho
dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp.
Quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp được dựa trên
cơ sở xem xét sự đánh dổi giữa chi phí cơ hội của việc giữ quá nhiều tiền mặt
với chi phí giao dịch do giữ quá ít tiền mặt. Trong đó chi phí cơ hội là khoản
chi phí doanh nghiệp mất đi do giữ tiền mặt, khiến cho tiền mặt không được
sử dụng để đầu tư vào các mục đích sinh lời khác. Còn chi phí giao dịch là
các khoản chi phí liên quan đến việc chuyển đổi các tài sản đầu tư có tính
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1019
thanh khoản thấp hơn thành tiền mặt để sẵn sàng chi tiêu. Lượng tiền mặt của
một doanh nghiệp thường không ổn định do dòng tiền vào và ra phát sinh
hàng ngày. Nếu doanh nghiệp giữ nhiều tiền mặt thì chi phí giao dịch sẽ nhỏ
nhưng ngược lại chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt sẽ lớn. Tổng chi phí lưu
giữ tiền mặt chính là tổng chi phí cơ hội và chi phí giao dịch, tổng chi phí này
phải giữ ở mức nhỏ nhất.
- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: Doanh nghiệp cần quản
lý chặt chẽ các khoản phải thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng.
Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi đều phải qua quỹ, không được thu
chi ngoài quỹ. Phân định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giũa
kế toán và thủ quỹ. Việc xuất, nhập quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ
thực hiện trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp. Phải thực hiện đối chiếu
kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày. Theo dõi chặt chẽ các khoản
tiền tạm ứng, tiền đang trong quá trình thanh toán, phát sinh do thời gian chờ
đợi thanh toán ở ngân hàng.
- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có
biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả
nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi. Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả
các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng
yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn.
*Quản trị các khoản phải thu:
Khoản phải thu: Là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu
hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có
khoản nợ phải thu nhưng với qui mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải
thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không
kiểm soát nỗi sẽ ảnh xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1020
nghiệp. Vì thế quản trị khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản
trị tài chính của doanh nghiệp.
Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận
và rủi to trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu không bán chịu hàng hóa
doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó cũng mất đi cơ hội
tiêu thụ sản phẩm. Song nếu bán chịu quá nhiều sẽ đẫn đến làm tăng chi phí
quản trị khoản phải thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro
không thu hồi được nợ.
Để quản trị các khoản phải thu, các doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các
biện pháp sau đây:
-Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng: Xác
định đúng đắn cá tiêu chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách
hàng để doanh nghiệp có thể chấp nhận bán chịu. Tùy theo mức độ đáp ứng
các tiêu chuẩn này mà doanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng
hay thắt chặt cho phù hợp.
-Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu: Việc đánh giá uy
tín tài chính của khách hàng mua chịu thường phải thực hiện qua các bước:
Thu thập thông tin về khách hàng; đánh giá uy tín khách hàng theo thông tin
thu thập được; lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí
từ chối bán chiu.
-Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ:
+Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp.
+Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có
chính sách thu hồi nợ thích hợp.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1021
+Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích
trích trước dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập các quỹ dự phòng
tài chính.
1.2.2.2 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp.
* Hao mòn TSCĐ
Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân khác nhau TSCĐ luôn
bị hao mòn dưới 2 hình thức la hao mòn hưu hình và hao mòn vô hình.
-Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn về mặt vật chất, về giá trị sử dụng
và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Về mặt vật chất, đó là sự thay
đổi hình thức hay trạng thái vật lý bn đầu của các chi tiết, bộ phận TSCĐ do
các tác động của quá trình sử dụng hay môi trường tự nhiên. Về giá trị sử
dụng, đó là sự giảm sút về công dụng hay các tính năng kỹ thuật của TSCĐ
trong quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa. Muốn
khôi phục lại giá trị sử dụng, phải tiến hành thay thế, sửa chữa. Về giá trị đó
là sự giảm dần từng phần giá trị hao mòn của nó vào giá trị sản phẩm.
Nguyên nhân của hao mòn hữu hình la do các yếu tố liên quan đến quá
trình sử dụng TSCĐ như thời gian và cường độ sử dụng TSCĐ; việc chấp
hành các quy trình, quy phạm kỹ thuật trong sử dụng và bảo dưỡng, sửa chữa
TSCĐ. Ngoài ra, còn do các yếu tố môi trường tự nhiên và các yếu tố liên
quan đến chất lượng nguyên vật liệu, trình độ kỹ thuật công nghệ chế tạo
TSCĐ.
-Hao mòn vô hình: Là sự giảm sút thuần túy về giá trị của TSCĐ, biểu
hiện ở sự giảm sút giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa
học kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Do tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công
nghệ sản xuất làm cho TSCĐ cũ bị mất giá so với TSCĐ mới. Hao mòn vô
hình cũng xảy ra khi sản phẩm bị chấm dứt chu kỳ sống của nó trên thị trường
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1022
nên những TSCĐ dùng để chế tạo các sản đó cũng không còn được tiêp tục sử
dụng.
*Khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu
hồi TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu
ích của TSCĐ.
Mục đích của khấu hao la nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồi
số vốn cố định đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng
TSCĐ. Về mặt kinh tế, khấu hao TSCĐ được coi là một khoản chi phí sản
xuất kinh doanh và được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Tuy nhiên,
khác với các loại chi phí khác, khấu hao là khoản chi phí được phân bổ nhằm
thu hồi vốn đầu tư ứng trước để hình thành TSCĐ, vì thế không tạo nên dòng
tiền mặt chi ra trong kỳ. Số tiền khấu hao thu hồi được tích lũy lại hình thành
nên quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp. Quỹ khấu hao này được dùng để
tái sản xuất giản đơn hoặc mở các TSCĐ của doanh nghiệp khi hết thời hạn
sử dụng. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có quyền chủ động sử
dụng số tiền khấu hao một cách linh hoạt, hiệu quả nhưng phải đảm bảo hoàn
trả đúng hạn. Số tiền khấu hao này khi doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư để tái
sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ của doanh nghiệp.
Về nguyên tắc, việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ hao
mòn của TSCĐ và thu hồi đầy đủ số vốn cố đinh đầu tư ban đầu vào TSCĐ.
* Quản lý và sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ
Thông thường các doanh nghiệp sử dụng toàn bộ quỹ khấu hao của
TSCĐ để tái đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ. Tuy nhiên khi chưa có nhu cầu
tái tạo lại TSCĐ, doanh nghiệp có thể tùy ý sử dụng linh hoạt số khấu hao lũy
kế để phục vụ cho yêu cầu hoạt động kinh doanh của mình.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1023
*Các phương pháp khấu hao TSCĐ
-Phương pháp khấu hao đường thẳng: Đây là phương pháp khấu hao
đơn giản nhất, được sử dụng một cách phổ biến để tính khấu hao các loại
TSCĐ trong doanh nghiêp.Theo phương pháp này, mức khấu hao và tỷ lệ
khấu hao hàng năm được tính bình quân trong suốt thời gian sử dụng hưu ích
của TSCĐ.
Công thức:
NGKH
MKH =
T
MKH 1
TKH = x 100% = x 100%
NGKH T
Trong đó:
MKH: Mức khấu hao hàng năm
TKH: Tỷ lệ khấu hao hàng năm
NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao
T: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ( năm)
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng có ưu điểm là tính toán đơn
giản; chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành sản phẩm ổn đinh nên
không gây đột biến về giá thành; cho phép doanh nghiệp dự kiến trước được
thời hạn thu hồi đủ vốn đầu tư vào các loại TSCĐ. Tuy nhiên phương pháp
này không thật phủ hợp với các loại TSCĐ hoạt động có tình chất thời vụ,
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1024
không đều đặn giữa các thời kỳ trong năm; do số vốn được thu hồi bình quân
nên số vốn thu hồi chậm sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.
-Phương pháp khấu hao nhanh: Thực chất của phương pháp khấu hao
nhanh la đẩy nhanh việc thu hồi vốn trong những năm đầu sử dụng TSCĐ.
Khấu hao nhanh có thể thực hiện theo 2 phương pháp là khấu hao theo số dư
giảm dần và khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng.
+Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: theo phương pháp này
mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của
TSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh. Công thức tính toán
như sau:
MKHt = GCt x TKHđ
Trong đó:
MKHt: Mức khấu hao năm t
GCt: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ t
TKHđ: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ
t: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ( t = 1 n)
Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao bình
quân nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh. Theo kinh nghiệm thực tế ở
các nước, hệ số điều chỉnh thường xác định là 1.5 nếu TSCĐ có thời hạn sử
dụng từ 4 năm trở xuống; là 2.0 nếu TSCĐ có thời hạn sủ dụng từ trên 4 đến 6
năm; là 2.5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm.
+ Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng: Theo
phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằng nguyên giá
TSCĐ cần tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao của từng năm. Công thức
tính như sau:
MKHt = NGKH x TKHt
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1025
Trong đó:
MKHt: Mức khấu hao năm t
NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao
TKHt: Tỷ lệ khấu hao của năm thư t cần tính khấu hao
Tỷlệ khấu hao của năm cần tính khấu hao có thể tính theo 2 cách:
- Cách 1: Lấy số năm sử dụng còn lại của TSCĐ cho đến hết thời hạn
sử dụng chia cho tổng số thứ tự năm sử dụng.
- Cách 2: Áp dụng công thức sau:
2(T-t+1)
TKHt =
T(T+1)
Trong đó:
TKHt: Tỷ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao
T: Thời hạn sử dụng TSCĐ (năm)
t: Thời điểm cần tính khấu hao
Phương pháp khấu hao nhanh có ưu điểm cơ bản là giúp cho doanh
nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô
hình, tạo lá chắn thuế từ khấu hao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên khấu hao
nhanh cũng làm cho chi phí kinh doanh trong những năm đấu tăng cao, làm
giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính, nhất
là các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty
trên thị trường. Việc tính toán khấu hao cũng phức tạp hơn do phải tín lại
hàng năm và trong một mức độ nhất định làm cho chi phí khấu hao không
hoàn toàn phù họp với mức độ hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1026
+Phương pháp khấu hao theo sản lượng: Theo phương pháp này mức
khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy sản lượng dự kiến sản xuất
hàng năm nhân với mức trích khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm hoặc
khối lượng công việc hoàn thành.
Công thức tính như sau:
MKHt = QSPt x MKHsp
Trong đó:
MKHt: Mức khấu hao TSCĐ ở năm t
QSPt: Số lượng sản phẩm trong năm t
MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩm
Mức khấu hoa đơn vị sản phẩm được tính bằng cách lấy nguyên
giá TSCĐ phải tính khấu hao chia cho số lượng sản phẩm sản xuất theo công
suất thiết kế trong suốt thời gian hoạt động hữu ích của TSCĐ. Trường hợp
tính khấu hao theo sản lượng từng tháng thì lấy số lượng sản phẩm sản xuất
trong tháng nhân với mức khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm.
Phương pháp này thích hợp với những TSCĐ hoạt động có tính chất
thời vụ trong năm và có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm. Do
khấu hao được tính theo khối lượng sản phẩm hoặc công việc thực tế thực
hiện nên phản ánh hợp lý hơn mức độ hao mòn TSCĐ vào giá trị sản phẩm.
Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi việc thống kê khối lượng sản phẩm, công
việc do TSCĐ thực hiện trong kỳ phải được rõ ràng đầy đủ.
1.2.2.3 Lựa chọn các phương án tài trợ vốn
♦ Mô hình tài trợ thứ nhất: toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên
được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được
đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1027
Thời gian
Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ nhất:
Hình 1.1- Mô hình tài trợ thứ nhất
Lợi ích của mô hình này:
+ Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ
an toàn cao
+ Giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn
Hạn chế của mô hình này:
+ Chưa tạo được sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn vì “vốn
nào nguồn đó”, tuy tính chắc chắn được đảm bảo song kém linh hoạt (trong
thực tế, có khi gặp khó khăn trong tiêu thụ, doanh nghiệp phải tạm thời giảm
bớt quy mô kinh doanh nhưng vẫn phải duy trì một lượng vốn lưu động
thường xuyên khá lớn)
♦ Mô hình tài trợ thứ hai: toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và
một phần của TSLĐ tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên, và
một phần TSLĐ tạm thời còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời.
Giá trị
TSLĐ thường xuyên
TSLĐ tạm thời
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường xuyên
TSCĐ
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1028
Thời gian
Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ hai:
Hình 1.2- Mô hình tài trợ thứ hai
Lợi ích của mô hình này:
- Đây là mô hình tài trợ có mức độ an toàn cao nhất, rủi ro trong thanh toán
khi áp dụng mô hình này là thấp nhất
Hạn chế của mô hình này:
- Do sử dụng nguồn vốn thường xuyên tài trợ cho hầu hết TSLĐ nên
chi phí sử dụng vốn cao, đôi khi cả trong những lúc không có nhu cầu thực sự
- Tính linh hoạt trong việc đầu tư vốn thấp nhất trong các mô hình tài
trợ
♦ Mô hình tài trợ thứ ba: toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường
xuyên được đảm bảobằng nguồn vốn thường xuyên, còn lại một phần TSLĐ
thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm
thời.
Giá trị
TSLĐ thường xuyên
TSLĐ tạm thời
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường xuyên
TSCĐ
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1029
Thời gian
Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ ba như sau:
Hình 1.3- Mô hình tài trợ thứ ba
Lợi ích của mô hình này:
- Chi phí sử dụng vốn được hạ thấp do sử dụng nhiều nguồn vốn ngắn
hạn
- Tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn cao nhất trong các mô hình tài
trợ
Hạn chế của mô hình này:
- Do sử dụng nhiều nguồn vốn tạm thời nên khả năng gặp rủi ro trong
thanh toán cao nhất trong các mô hình tài trợ.
1.2.3Cácchỉtiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của công ty.
1.2.3.1 Về quản trị vốn lưu động
* Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
phản ánh mức độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm và thường được
phản ánh qua các chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn
lưu động.
-Sông lần luân chuyển vốn lưu động ( số vòng quay VLĐ):
Giá trị
TSLĐ thường xuyên
TSLĐ tạm thời
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường xuyên
TSCĐ
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1030
Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ
số lần luân chuyển VLĐ=
Số VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay VLĐ trong một thời kỳ nhất đinh,
thường là một năm. Để đơn giản, tổng mức luân chuyển VLĐ thường được
xác định bằng doanh thu thuần trong kỳ. Số VLĐ bình quân được xác định
theo phương pháp bình quân số học.
-Kỳ luân chuyển VLĐ:
Số ngày trong kỳ ( 360 ngày)
Kỳ luân chuyển VLĐ=
Số lần luân chuyển VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay vốn lưu động cần
bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển
càng nhanh và ngược lại.
* Mức tiết kiệm vốn lưu động:
Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được
do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên
doanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số VLĐ để dùng cho các hoạt động khác.
Mức tiết kiệm VLĐ= Mức luân chuyển vốn x Số ngày rút ngắn
bình quân 1 ngày kỳ kỳ luân chuyển
KH VLĐ
*Hàm lượng vốn lưu động:
Vốn lưu động bình quân
Hàm lượng vốn lưu động=
Doanh thu thuần trong kỳ
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1031
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần bao
nhiêu đồng vốn lưu động. Hàm lượng vốn lưu động càng thấp thì vốn lưu
động sử dụng càng hiệu quả và ngược lại.
*Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:
Lợi nhuận trước (sau) thuế
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận trước ( sau) thuế ở trong kỳ. Chỉ tiêu này là thước
đo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiêp.
*Số vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh tốc độ chu chuyển của vốn vật
tư hàng hóa trong kỳ, cho biết trong kỳ bình quân một đồng vốn tồn kho
quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ
thuộc rất lớn vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho=
Số hàng tồn kho bình quân trong kỳ
* Vòng quay các khoản phải thu: Phản ánh tốc độ luân chuyển các
khoản phải thu hay thời gian chuyển đổi các khoản thu thành tiền, cho biết
trong kỳ bình quân các khoản phải thu của doanh nghiệp quay được bao nhiêu
vòng, phụ thuộc vào chính sách bán chịu và công tác tổ chức thanh toán, thu
hồi nợ của doanh nghiệp.
Doanh thu thuân
Vòng quay các khoản phải thu=
số dư bq các khoản phải thu
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1032
*Kỳ thu tiền trung bình: Phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của
doanh nghiệp từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng.
Số dư bình quân các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình=
Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ
*khả năng thanh toán:
Tổng TS ngắn hạn
+Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn=
Nợ ngắn hạn
Tổng TS ngắn hạn – hàng tồn kho
+Khả năng thanh toán nhanh=
Nợ ngắn hạn
Tiền + tương đương tiền
+Khả năng thanh toán tức thời=
Nợ ngắn hạn
1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định
+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được
bao nhiêu đồng doanh thu thuân. Nguyên giá TSCĐ bình quân được tính theo
phương pháp bình quân giữa nguyên giá TSCĐ cuối và đầu kỳ. Công thức
tính như sau:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ bình quân
+ Hiệu suất sử dung VCĐ:
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1033
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu thuần. Vốn cố đinh sử dụng trong kỳ là phần giá trị còn
lại của nguyên giá TSCĐ. Công thức tính như sau:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng VCĐ=
Vốn cố định bình quân
+ Hệ sô hao mòn TSCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, qua đó cũng gián
tiếp phản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số vốn cố định còn lại phải tiếp
tục thu hồi ở tại thời điểm đánh giá. Hệ số này càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã
gần hết thời hạn sử dụng, vốn cố định cũng sắp thu hồi hết.
Số khấu hao lũy kế của TSCĐ
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ
+Hàm lượng VCĐ:
Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định,
nó phản ánh để thực hiện được một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần
bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định. Hàm lượng vốn cố định càng thấp thì hiệu
suất sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại. Công thức tính như sau:
Vốn cố định bình quân
Hàm lượng vốn cố định=
Doanh thu thuần
+ Tỷ suất lợi nhuận VCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh, một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong
kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế. Chỉ tiêu này là
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1034
thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt
động. Công thức tính như sau:
Lợi nhuận trước (sau) thuế
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = x 100%
Vốn cố định bình quân
1.2.3.3Cácchỉtiêuđánhgiá hiệusuất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
- Vòng quay toàn bộ vốn: Phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một
thời kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được khả
năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thể hiện qua doanh thu thuần sinh ra
từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư.
Doanh thu thuần trong kỳ
Vòng quay toàn bộ vốn=
Tài sản bình quân hay VKD bình quân
- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản ( ROAE (: Phản ánh khả năng sinh
lời của một đồng vốn kinh doanh, không tính đến ảnh hương của thuế thu
nhập doanh nghiệp và nguồn vốn kinh doanh.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
ROAE=
Vốn bình quân
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh: Phản ánh mỗi đồng
VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước
thuế.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1035
-Tỷ suât lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh ( ROA): Phản ánh mỗi
đồng vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế.
Lợi nhuận sau thuế
ROA=
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
-Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ( ROE): Phản ánh một đồng vốn chủ
sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
cho chủ sở hữu.
Lợi nhuận sau thuế
ROE=
Vốn chủ sở hữu bình quân
-Thu nhập một cổ phần ( EPS): Phản ánh mỗi cổ phần thường trong
năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận sau thuế- cổ tức cổ đông ưu đãi
EPS=
Tổng số cổ phần thường đang lưu hành
-Hiệu suất sử dụng vốn cố đinh: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định
trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Vốn cố đinh sử dụng
trong kỳ là phần giá trị còn lại của nguyên giá TSCĐ. Công thức tính như sau:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng vốn cố định=
Vốn cố định bình quân
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1036
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh
1.2.4.1. Các nhân tố khách quan.
- Cơ chế quản lý và chính sách vĩ mô của nhà nước: Chính sách của
nhà nước rất quan trong đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như
chính sách thuế, ưu đãi đầu tư, chính sách đầu tư, chế độ khấu hao TSCĐ...
Đến chính sách cho vay, bảo hộ và khuyến khích nhập khẩu một số loại công
nghệ nhất định có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng rất lớn đến chính sách quản lý, quản trị
của doanh nghiệp.
- Đặc thù ngành kinh doanh: Đây là nhân tố có ý nghĩa quan trọng
trong khi xem xét quản lý và sử dụng vốn. Ngành nghề kinh doanh của doanh
nghiệp ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn cũng như vòng
quay vốn. Vì vậy tùy từng ngành nghề khác nhau sẽ có những cách quản lý
đặc thù.
-Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường: Tình trạng kinh
doanh của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng lớn đến quản trị vốn của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp cần căn cứ vào tình trạng doanh nghiệp để đưa ra chính
sách quản lý cho phù hợp và hiệu quả.
- Lạm phát trong nền kinh tế: Lạm phát của doanh nghiệp ảnh hưởng
rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua giá cả đầu
vào và đầu ra. Khi doanh nghiệp sử dụng vốn không hợp lý dễ dẫn đến tình
trạng kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ.
-Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường ảnh hưởng rất lớn đến tình hình
tài chính của doanh nghiệp. Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến cớ hội đầu tư,
chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1037
- Tiến bộ khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ có thể sẽ là cơ hội
khi doanh nghiệp chấp nhận đầu tư mạo hiểm tiếp cận kịp thời với tiến bộ
khoa học.Tuy nhiên tiến bộ khoa hoc nhanh sẽ làm gia tăng hao mòn vô hình
của tài sản làm mất vốn của doanh nghiệp.
1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan
-Trình độ tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức quản lý: Bộ máy quản lý gọn
nhẹ, ăn khớp hoạt động một cách nhịp nhàng sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng
vốn một cách hiệu quả, ngược lại trình độ quản lý yếu kém hoặc bị buông
lỏng sẽ không quản lý được vốn. Trong công tác này phải chú trọng đến việc
tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh như: xác định nhu cầu vốn, bố trí cơ cấu
vốn sử dụng vốn hợp lý đúng mục đích, tổ chức công tác thu hồi nợ tránh lãng
phí.
-Chu kỳ sản xuất kinh doanh: Chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp ngắn thì việc quay vong vốn sẽ nhanh hơn, doanh nghiệp thu hồi vốn
để đáp ứng nhu cầu vốn cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. Ngược lại chu kỳ sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp keo dài thì vốn của doanh nghiệp sẽ bị ứ
đọng, thời gian thu hồi vốn chậm sẽ gây kho khăn trong việc thanh toán các
khoản nợ đến hạn.
-Chi phí sử dụng vốn: Để hình thành hoạt động san xuất kinh doanh
doanh nghiệp phải huy dộng vốn từ các nguồn khác nhau và phải bỏ chi phí
sử dụng vốn nhất định. Chi phí này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp từ đó ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu. Như vậy khi sử
dụng vốn cũng cần xem xét đến chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho việc
huy động này từ đó có biện pháp quản lý và sử dụng vốn hợp lý.
* Kết luận: Vốn kinh doanh là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp, để
doanh nghiệp hoạt động tạo ra lọi nhuận cần phải sử dụng nguồn lực này một
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1038
cách tiết kiệm và hiệu quả. Để hiểu rõ về thực trạng quản lý và sử dụng vốn
kinh doanh trong doanh nghiệp như thế nào ta sẽ đi sâu phân tích thực trạng
sử dụng vốn kinh doanh được thể hiện ở chương 2.
Chương2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KINH DOANH CÔNG TY
TNHH XÂY DỰNG HOÀNG KỲ
2.1 Khái quát tình hình phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh
công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ.
2.1.1 Quá trình hình thành phát triển.
Tên công ty: Công ty TNHH xây dựng Hoàng
Giám đốc: Hà Văn Kỳ
Trụ sở công ty: Tổ 7, Phường Thắng Lợi, Sông Công, Thái nguyên.
Mã số thuế: 4600387677
*quá trình hình thành và phát triển:
a. sự ra đời
Công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ thành lập vào năm 6/3/2007 lấy
tên là Hoàng Kỳ và hoạt động từ đó đến nay. Đây là công ty tư nhân
do doanh nhân Hà Văn Kỳ thành lập. lĩnh vực hoạt động của công ty:
XD công trình dân dụng, giao thông thủy lợi công nghiệp, mua bán,
xuất nhập khẩu thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, máy xây dựng, vật
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1039
liệu xây dựng; trong đó lĩnh vực chủ yếu của công ty là xây dựng
công trình kỹ thuật dân dụng.
b. quy mô vốn điều lệ: quy mô vốn điều lệ của doanh nghiệp là
26.134.000.000 VND.
2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
a. chức năng ngành nghề kinh doanh chủ yếu
Công ty TNH Hoàn Kỳ là một đơn vị tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên
với phong cách phục vụ khach hàng, nghiên cứu khai thác một cách
triệt để các tiềm lực sẵn có, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách
hiệu quả và tiết kiệm.
Công ty hoạt động trên các lĩnh vực:
- Xây dựng công trình giao thông.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng dân cư đô thị.
- Xây dựng các công trinh thủy lợi, công nghiệp dân dụng, thi
công các loại nền móng công trình.
- kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu xây dựng, các thiết
bị điện, điện tử điện lạnh, máy xây dựng.
- tư vấn giám sát xây dựng công trình giao thông.
Hiện nay công ty đang tập trung vào lĩnh vực xây dựng dân dụng là
ngành nghề chủ yếu. và trong những năm vừa qua công ty đã hoàn
thành và bàn giao được nhiều hạng mục công trinh cả trong và ngoài
tỉnh: xây dựng bệnh viện ở huyện Phú Bình- Thái Nguyên, xây dựng
trường học ở Hương Sơn Thái Nguyên, công trình đường giao thông
ở Cao Bằng…
b.Tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1040
Cấp độ quản ly bao gồm:
- Giám đốc: Hà Văn kỳ la người đại diện theo pháp luật của công ty,
đảm nhiêm công việc quản lys mọi hoạt đông hàng ngày của công ty,
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.
- Phòng tài chính kế toán: tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tài chính
kế toán theo quy định của Nhà nước và yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công
ty Cổ phần; khai thác, huy động đáp ứng kịp thời và sử dụng vốn kinh doanh
có hiệu quả nhất; cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp
luật.
- Phòng kỹ thuật thi công: quản lý công tác kỹ thuật, chất lượng, triển khai áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào thực tế sản xuất; đôn đốc,
theo dõi và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch.
- Phòng kế hoạch đầu tư : là một phòng chuyên môn của Công ty thực hiện
chức năng quản lý Công ty về lĩnh vực kinh tế, kế hoạch, bao gồm: xây dựng
kế hoạch, theo dõi triển khai kế hoạch, tổng hợp báo cáo kế hoạch theo định
kỳ; tham mưu cho Ban lãnh đạo Công ty về cơ chế, quy chế quản lý kinh tế,
GIÁM ĐỐC
Phòng tài
chính- kế
toán
Phòng kỹ
thuật thi công
Phòng kế
hoạch đầu tư
Phòng tổ chức
hành chính
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1041
kế hoạch, định mức sản phẩm, dự án, đầu tư, hợp đồng kinh tế, đào tạo cán bộ
trong công tác quản lý kinh tế.
- Phòng tổ chức hành chính: tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tổ chức
cán bộ, tổ chức lao động tiền lương, tiền thưởng, các chế độ chính sách, thanh
tra pháp chế, an toàn lao động, thi đua khen thưởng, kỷ luật; tham mưu và tổ
chức thực hiện về lĩnh vực quản trị hành chính và các vấn đề khác liên quan
đến người lao động.
c. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
d. Đặc diểm quy trình sản xuất kinh doanh
* Quy trình kỹ thuật sản xuất:
Cũng như các Công ty xây lắp khác, do đặc điểm của ngành xây dựng cơ
bản là sản phẩm của xây dựng mang tính đơn chiếc, kết cấu khác nhau, thời
gian thi công dài... nên quy trình sản xuất kinh doanh có đặc điểm riêng. Đây
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng
hợp
Kế toán
vật tư,
tài sản
cố định
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
vốn
bằng
tiền
Kế toán
thanh
toán
lương
và
BHXH
Thủ
quỹ
Nhân viên ở đội
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1042
là công ty hoạt động chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng cơ bản, khi trúng thầu
công ty sẽ giao cho các đội trực thuộc công ty.
Quy trình sản xuất của công ty
* Thị trường các yếu tố đầu vào :
Chủ yếu các yếu tố đầu vào được cung cấp từ các nhà cung cấp trong
nước là bạn hàng lâu năm của doanh nghiệp như Ximăng Bỉm Sơn, Ximăng
Tổ chức hồ
sơ dự thầu
Thông
báo trúng
thầu
Giao thầu
Thông báo
nhận thầu
Thành lập ban
chỉ huy công
trường
Lập phương án tổ
chức thi công
Bảo vệ phương
án và biện pháp
thi công
Tiến hành tổ chức thi công
theo thiết kế được duyệt
Tổ chức nghiệm thu khối
lượng, chất lượng công trình
Lập bảng nghiệm thu
thanh toán công trình
Công trình hoàn thành, làm
quyết toán bàn giao công trình
cho chủ thầu
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1043
Hoàng Thạch, Thép Thái Nguyên, thép Vinakansai…Doanh nghiệp không có
hoạt động xuất nhập khẩu vật tư.
Thị trường các yếu tố đầu ra :
Doanh nghiệp tìm kiếm được thị trường thông qua việc đấu thầu các
công trình xây lắp trong phạm vi miền Bắc, trong đó chủ yếu là tỉnh Thái
Nguyên.
2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty
2.1.3.1Nhữngthuậnlợivà khó khăntrongquá trìnhhoạtđộng của công ty.
- Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt là thị trường bất
động sản đóng băng trong suốt 2 năm gần đây khiến cho các doanh nghiệp
ngành xây dựng nói chung,bản thân doanh công ty nói riêng phải trải qua một
năm 2012 đầy khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường dầu ra, tìm kiếm
nguồn vốn cho các dự án, và đặc biệt là số lượng các dự án xây dựng bị giảm
mạnh.
- Sự khó khăn chung của nền kinh tế dẫn đến nhiều doanh nghiệp trong
ngành xây dựng phải ngừng hoạt động trong đó có những doanh nghiệp là
đối tác, bạn hàng của công ty, do vậy mà nhiều khoản nợ của doanh nghiệp
không có khả năng thu hồi gây thiệt hại lớn cho công ty. Đồng thời, trong
những năm gần đây Nhà nước nới lỏng cơ chế, chính sách trong việc thành
lập công ty nói chung và công ty xây dựng nói riêng mà nhiều công ty xây
dựng mới được thành lập làm cho doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều đối
thủ cạnh tranh hơn trên thị trường.
- Đặc biệt, từ đầu năm 2012 các ngân hàng bắt đầu thiết chặt việc cho vay
vốn, cho vay tiền thi công, đặc biệt trong vấn đề cho vay tiền bảo lãnh các
doanh nghiệp xây dựng làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận
nguồn vốn.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1044
- Về máy móc thiết bị: đây là doanh nghiệp xây lắp nên máy móc thường
được sử dụng cho nhiếu dự án trong nhiều năm, khi không có sự hỏng hóc
nghiêm trọng thi vẫn được sử dụng trong nhiều năm ít có sự thay đổi. Do vậy
làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Về vấn đề lao động: thực tế tại doanh nghiệp lương trả cho người lao động
rất thấp,nhiều người lao động có năng lực và trình độ cao đã chuyển sang làm
cho các doanh nghiệp nước ngoài với mức lương hấp dẫn hơn, dẫn tới tình
trạng chảy máu chất xám ngay trong nước.
b. Thuận lợi
Bên cạnh những khó khăn và hạn chế trên thì doanh nghiệp cũng có những
thuận lợi nhất định :
- Lượng lao động dồi dào ở địa phương là điều kiện doanh nghiệp không phải
lo lắng đến việc thiếu lao đông để thực hiện các dự án.
- Sau nhiều năm hoạt động đội ngũ nhân viên của công ty đã tích lũy được
nhiều kinh nghiệm về ngành xây dựng, có thể ứng phó một cách những tác
động bất lợi từ bên ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được sự ưu đãi về
vay vốn từ ngân hàng tỉnh Thái Nguyên.
2.1.3.2 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty trong thời gian qua
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1045
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2013
Năm
2012
Chênh lệch
Tuyệt
đối Tỷ lệ %
Hệ số khả năng thanh toán
1. Hệ số khả năng thanh toán lần 1,2 1,22 -0,02 -1,64
2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh lần 0,61 0,7 -0,09 -12,86
3. Hệ số khả năng thanh toán tức thời lần 0,05 0,04 0,01 25,00
4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay lần
Hệ số cơ cấu tài sản nguồn vốn
1. Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn lần 0,983 0,982 0,001 0,10
2. Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn lần 0,017 0,018 -0,001 -5,56
3. Hệ số nợ lần 0,81 0,805 0,005 0,62
4. Hệ số vốn chủ sở hữu lần 0,19 0,195 -0,005 -2,56
Hệ số hiệu suất hoạt động
1. Số vòng quay hàng tồn kho vòng 3,11 4,13 -1,03 -24,87
2. Kỳ thu tiền trung bình ngày 134,46 251,38 -116,92 -46,51
3. Số vòng quay vốn lưu động lần 1,4 0,94 0,47 49,93
4. Hiệu suất sử dụng vốn cố định lần 77,91 70,01 7,90 11,28
5. Vòng quay vốn kinh doanh lần 1,38 0,92 0,46 49,24
Hệ số sinh lời
1. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản % 3,82 0,42 3,4 809,52
2. Tỷ suất LNST trên doanh thu % 2,69 0,34 2,35 690,06
3. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD % 3,82 0,42 3,4 809,52
4. Tỷ suất LNST trên VKD % 3,71 0,31 3,39 1079,10
5. Tỷ suất LNST trên VCSH % 20,3 2,40 17,9 745,83
( Nguồn tổng hợp BCTC 2012-2013 công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ)
-Hệ số khả năng thanh toán: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời và hệ
số khả năng thanh toán nhanh năm 2013 giảm so với năm 2012, nhưng hệ số
khả năng thanh toán tức thời lại tăng lên. Hệ số khả chỉ co hệ số khả năng
thanh toán hiện thời là >1 và đang giảm, cho thấy khả năng thanh toán của
công ty đang xấu đi trong thời gian qua.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1046
-Hệ số cơ cấu tài sản nguồn vốn: Năm 2013 quy mô vốn kinh doanh
của công ty giảm so với năm 2012 do sự giảm sút cả về tài sản ngắn hạn và tài
sản dài hạn. Tuy vậy, tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn không có sự thay
đổi nhiều vẫn chiếm tỷ trọng khá cao ở mức trên 98%. Về cơ cấu nguồn vốn,
công ty đang duy trì hệ số nợ ở mức khá cao và có sự giảm nhẹ ở năm 2013
hiện đang ở con số 0,81 trên tổng nguồn vốn. Nợ phải trả của công ty 100% là
các khoản nợ ngắn hạn, trong đó chủ yếu là khoản người mua trả tiền trước
(Chiếm tơi 56,99% vào năm 2013). Điều này cho thấy mức độ tự chủ về tài
chính của công ty chưa thực sự tốt, tình hình tài chính chưa thật sự an toàn.
-Hệ số hiệu suất hoạt động: Các hệ số vòng quay hàng tồn kho, vòng
quay vốn lưu động, vòng quay vốn kinh doanh đều tăng so với năm trước và
đang ở mức khá tốt, công tác quản lý vốn lưu động và vốn kinh doanh đang
được cải thiện. Kỳ thu tiền trung bình giảm 46,51% so với năm trước. Công
tác quản lý và sử dụng vốn của công ty khá hiệu quả.
-Hệ số sinh lời: Tất cả các hệ số sinh lời của công ty đều tăng so với
năm trước. Đây là tin hiệu tốt cho thấy công ty đang hoạt động có hiệu quả.
Nhìn chung tình hình tài chính của công ty năm 2013 khá tốt và đã
được cải thiện khá nhiều so với năm 2012 và đang có chiều hướng tốt lên, thể
hiện công ty đang hoạt động có hiệu quả, các hệ số sinh lời cũng như hệ số
hiệu suất khá cao công ty nên tiếp tục duy trì và phát triển các công tác quản
trị vốn hiện tại.
2.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH xây dựng
Hoàng Kỳ trong thời gian qua.
2.2.1 Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh
Tình hình biến động vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh được thể
hiện qua bảng sau:
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 2.2: Cơ cấu và sự biến động vốn và NVKD năm 2013
ĐVT: VNĐ
(nguồn tổng hợp BCTC công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ)
Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm Chênh lệch
Số tiền
tỷ trọng
(%) Số tiền
tỷ trọng
(%) Số tiền
tỷ lệ
(%)
tỷ trọng
(%)
I. Tổng tài sản 24.766.109.965 100,00 26.134.934.937 100,00 -1.368.824.972 -5,24 0,00
1.Tài sản ngắn hạn 24.335.554.996 98,26 25.664.181.780 98,20 -1.328.626.784 -5,18 0,06
- tiền và tương đương tiền 920.753.146 3,78 876.492.256 3,42 44.260.890 5,05 0,37
- các khoan phải thu ngắn hạn 12.426.554.135 51,06 13.800.227.508 53,77 -1.373.673.373 -9,95 -2,71
- hàng tồn kho 11.885.256.664 48,84 10.986.742.016 42,81 898.514.648 8,18 6,03
- tài sản ngắn hạn khác 720.000 0,00 720.000 0,00 0 0,00 0,00
2. Tài sản dài hạn 430.554.969 1,74 470.753.157 1,80 -40.198.188 -8,54 -0,06
II. Tổng nguồn vốn 24.766.109.965 100,00 26.134.934.937 100,00 -1.368.824.972 -5,24 0,00
1. Nợ phải trả 20.363.454.224 82,22 21.054.089.135 80,56 -690.634.911 -3,28 1,66
- nợ ngắn hạn 20.363.454.224 100,00 21.054.089.135 100,00 -690.634.911 -3,28 0,00
- nợ dài hạn
2. Vốn chủ sở hữu 4.277.727.745 17,78 5.083.545.802 19,44 -805.818.057 -15,85 -1,66
Luận văn tốt nghiệp
Qua bảng trên ta thấy TS và NVKD năm 2013 có sự biến động. Cụ thể:
-Về phần vốn: Tổng TS cuối năm 2013 đạt 24,766,109,965 đồng giảm
1.368.824.972 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 5,24% so với đầu năm. Trong
đó chủ yếu là do giảm TSNH. Cơ cấu phân bổ vốn cũng thay đổi, tỷ trọng
TSNH cuối năm 2013 đạt 98,26% giảm 5,18% so với thời điểm cuối năm, tỷ
trọng TSDH cuối năm 2013 đạt 1,74% giảm 8,54% so với đầu năm. Điều này
cho thấy doanh nghiệp đang có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất kinh
doanh.
Phân tích chi tiết:
* Về phần vốn:
- TSNH:
+ Hàng tồn kho: Đạt 11.885.256.664 đồng chiếm 48,84% và tăng
8,18% và về tỷ trọng tăng 6,03%. Hàng tồn kho tăng lên là do doanh nghiệp
chủ động tích trữ nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất tránh được sự biến
động giá cả của nguyên vật liệu trên thị trường.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn : giảm 1.373.673.373 đồng ( 9,95%), về
tỷ trọng giảm 2,71% chứng tỏ cơ cấu vốn ngắn hạn dành cho các đối tượng
khác chiếm dụng của doanh nghiệp giảm xuống.
+ Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối năm 2013 tăng
44,260,890 đồng ( tăng 5,05%), về tỷ trọng tăng 0,37%. Nguyên nhân là do
doanh nghiệp vừa thu được khoản tiền từ khách hàng , việc thúc đẩy nhanh
việc thu các khoản tiền từ khách hàng giúp khả năng thanh toán nhanh của
doanh nghiệp được cải thiện.
-TS dài hạn: Tài sản dài hạn đạt 430.554.969 đồng vào thời điểm cuối
năm 2013 giảm 40.198.188 đồng so với đầu năm tương ứng giảm với tỷ lệ
8,54%, về tỷ trọng giảm 0.06%. Tỷ trọng TS dài hạn không có sự thay đổi
nhiều do đặc điểm của ngành nghề xây dựng dân dụng.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1049
*Tình hình biên động và cơ cấu nguồn vốn công ty
Tương ứng với sự giảm giá trị VKD nguồn VKD năm 2013 so với năm
2012 đã giảm 1.368.824.792 đồng tương ứng giảm 5,24%. Nguyên nhân là
do nợ phả trả năm 2013 giảm 690.634.911đồng tương ứng giảm 3,28%, đồng
thời vốn chủ sở hữu giảm 805 triệu đông với tỷ lệ giảm 15,85%. Sự biến động
này làm cho tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm so với năm
trươc làm cho khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp giảm.
Để có cái nhìn cụ thể hơn ta cần xem xét kỹ hơn về nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu.
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 2.3: Cơ cấu nợ phải trả năm 2013
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
Cuối năm Đầu năm Chênh lệch
Số tiền
tỷ trọng
(%) Số tiền
tỷ trọng
(%) Số tiền
tỷ lệ
(%)
NỢ PHẢI TRẢ 20.363.454.224 82,19 21.054.089.135 80,56 -690.634.911 -3,28
I. Nợ ngắn hạn 20.363.454.224 100,00 21.054.089.135 100,00 -690.634.911 -3,28
1. Vay ngắn hạn 5.553.226.493 27,27 4.900.000.000 23,27 653.226.493 13,33
2. Phải trả người bán 3.114.258.886 15,29 2.861.414.426 13,59 252.844.460 8,84
3. Người mua trả tiền trước 11.055.572.148 54,29 12.631.855.203 60,00 -1.576.283.055 -12,48
4.Thuế và các khoản phải nộp 550.146.996 2,70 568.859.963 2,70 -18.712.967 -3,29
5. Phải trả người lao động 0 0,00 0 0,00 0 0,00
6. Chi phí phải trả 76.024.336 0,37 79.850.000 0,38 -3.825.664 -4,79
7. Các khoản phải trả ngắn hạn 14.225.365 0,07 12.559.543 0,06 1.665.822 13,26
(Nguồn tổng hợp BCTC 2012-2013 công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ)
Luận văn tốt nghiệp
-Vay ngắn hạn của công ty năm 2013 tăng so với năm 2012
653.226.493 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 13,33%, cho thấy công ty đang phải
chịu sức ép về chi phí lãi vay tăng dần.
-Phải trả người bán năm 2013 tăng so với năm 2012 là 252.844.460
đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 8.84% có thể giúp doanh nghiệp chiếm dụng
vốn với chi phí thấp, không cần tài sản đảm bảo.
-Người mua trả tiền trước giảm 1.576.283.055 đồng tương ứng giảm
với tỷ lệ 12,48%. Tuy nhiên khoản mục này vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong
cơ cấu nợ của công ty (54,29% trong năm 2013). Điều này thể hiện uy tín của
công ty trong mắt khách hàng vẫn rất cao.
-Chi phí phải trả cuối năm giảm 3 tỷ do công ty đã thực hiện các biện
pháp quản lý tiết kiệm trong hoạt động của doanh nghiệp.
Trong 2 năm công ty không có các khoản phải trả người lao động, cho
thấy công ty vẫn đang chú trọng đến đời sống của cán bộ công nhân viên để
tạo lòng tin của họ nhằm giúp họ đoàn kết giúp công ty vượt qua được thời kỳ
khó khăn này.
*Nguồn vốn chủ sở hữu
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu năm 2013
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
Cuối năm Đầu năm Chênh lệch
Số tiền
tỷ trọng
(%) Số tiền
tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%)
NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 4.340.191.743 17,27 5.083.545.802 19,45 -743.354.059 -14,62
I. Vốn chủ sở hữu 4.277.727.745 98,56 5.031.390.399 98,97 -753.662.654 -14,98
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.193.100.000 51,27 2.193.100.000 43,59 0 0
2. Thặng dư vốn cổ phần
3. Vốn khác thuộc chủ sở hữu
4. Cổ phiếu quỹ
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 131.416.254 3,07 131.557.552 2,61 -141.298 -0,11
7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1.953.211.491 45,66 2.709.432.847 53,85 -756.221.356 -27,91
II. Quỹ khen thưởng phúc lợi 62.463.998 1,44 49.455.403 0,97 13.008.595 26,30
( Nguồn tổng hợp BCTC 2012-2013 công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ)
Luận văn tốt nghiệp
-Nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm giảm 743.354.059 đồng so với đàu năm
tương ứng giảm 14,62%. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng tự chủ của doanh
nghiệp đang giảm đi. Nguyên nhân chủ yếu là do lơi nhuận sau thuế chưa
phân phối giảm 756.221.356 đồng.
Như vậy qua phân tích sự biến động tài sản nguồn vốn ta thấy:
-Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cuối năm so với đầu
năm đã giảm đi, công ty vẫn trú trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn.
- Cách thức huy động vốn: chủ yếu vay từ bên ngoài.
- Hệ số nợ của công ty: cả 2 năm 2012 và 2013 đều lớn xấp xỉ 80%.
Tuy nhiên công ty lại không sử dụng đòn bẩy tài chính và các khoản nợ phải
trả đều là các khoản đi chiếm dụng. Trong một vài năm gần đây, với sự khó
khăn của nền kinh tế đặc biệt thị trường bất động sản rơi vào tình trạng khủng
hoảng khiến công ty phải đưa ra những quyết định mang tính sống còn. Là
một công ty nhỏ trong linh vực xây dựng dưới sự tác động của nền kinh tế thị
trường đang rất khó khăn đã tác động rất lớn đến hoạt động công ty. Tuy lợi
nhuận hàng năm đều ở mức dương tuy nhiên công ty vẫn phải áp dụng các
biện pháp thu hẹp quy mô kinh doanh nhằm hạn chế những tác động của thị
trường.
2.2.2. Lựa chọn phương án tài trợ vốn
Như đã phân tích, VKD được coi là một trong những yếu tố đầu
vào không thể thiếu đối với một doanh nghiệp, dù doanh nghiệp đó hoạt động
trong lĩnh vực nào: sản xuất, thương mại hay dịch vụ. VKD là tiền đề, là điều
kiện tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp trong
nền kinh tế quốc dân. Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến
hành một cách thường xuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh
doanh nhất định và thường xuyên phải có một mô hình tài trợ VKD nhất định.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1054
Đối với công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ nói riêng, qua những phân
tích dựa trên cơ cấu nguồn vốn cũng như cơ cấu vốn trong thời gian qua mà
cụ thể là năm 2013 thì có thể dễ dàng nhận thấy:
- - Trong cơ cấu vốn: Tỷ trọng TSLĐ bao giờ cũng cao hơn TSCĐ tỷ
trọng tài sản lưu động tại thời điểm cuối năm 2013 đạt 98,26 %, giảm tỷ trọng
5,28 % so với thời điểm đầu năm, tỷ trọng TSCĐ tại thời điểm cuối năm là
1,74 %, giảm tỷ trọng 8,54 % so với cùng kỳ năm trước). Cơ cấu vốn phân bổ
theo hướng ưu tiên đầu tư vào tài sản lưu động, tuy nhiên có thể thấy cơ cấu
vốn của công ty chưa được cân đối cả giữa VLĐ và VCĐ, với chênh lệch tỷ
trọng lớn, được coi là chưa phù hợp với đặc điểm ngành nghề lĩnh vực kinh
doanh của công ty.
- Xét về cơ cấu nguồn vốn, mức độ sử dụng nợ của công ty ở mức thấp.
Hệ số vốn chủ rất thấp ở mức 0,19 ở thời điểm cuối năm, vốn chủ sở hữu
chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu phân bổ nguồn vốn và có xu hướng giảm về
thời điểm cuối năm, cụ thể tại thời điểm cuối năm 2013 thì tỷ trọng vốn chủ
sở hữu là 17,27%.
Mặt khác ta có:
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Nguồn vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn
Đối với tình hình cụ thể tại công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ thì :
Nợ phải trả là nợ ngắn hạn chiếm 100% trong cơ cấu nợ của công ty.
Nguồn vốn thường xuyên = VCSH + NDH = 4.340.191.743 VNĐ
Nguồn vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn = 20.363.454.224 VNĐ
Trong khi đó :
TSLĐ thường xuyên = 24.335.554.996 VNĐ
TSCĐ = 1.767.133.811 VNĐ
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1055
TSLĐ thường xuyên = TSNH – tiền và tương đương tiền = 23.414.801.850
VNĐ
TSCĐ = 378.951.026 VNĐ
Tài sản lưu động tạm thời = 972.357.089
Nguồn vốn thường xuyên < TSCĐ + TSLĐ thường xuyên có nghĩa là toàn bộ
TSCĐ và một phần tài sản lưu động thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn
vốn thường xuyên, phần còn lại của tài sản lưu động thường xuyên và toàn bộ
tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Mô hình tài trợ vốn
Đánh giá mô hình tài trợ vốn của công ty:
Việc sử dụng mô hình tài trợ giúp công ty trong việc hạ thấp chi phí sử
dụng vốn do sử dụng nhiều nguồn vốn tín dụng ngắn hạn; do đó việc sử dụng
vốn trở nên linh hoạt hơn. Một phần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn
thường xuyên, mà đối với công ty thì chủ yếu là các khoản nợ, tập chung vào
vay nợ ngắn hạn, giúp công ty tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. Một phần tín
dụng ngắn hạn được xem như là dài hạn thường xuyên, do đó mô hình này
Giá trị
TSLĐ thường xuyên
TSLĐ tạm thời
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường xuyên
TSLĐ thường xuyên
TSCĐ
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1056
được công ty cũng như nhiều doanh nghiệp khác trên thực tế sử dụng, nó cần
thiết cho những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và trung bình, mới tham gia vào
thị trường hoặc chiếm thị phần còn nhỏ.
Tuy nhiên, khi sử dụng mô hình này, công ty cần có sự năng động trong
việc tổ chức nguồn vốn, nhất là khi mức độ sử dụng vốn chủ hiện tại rất cao
thấp, trong khi mức độ sử dụng nợ lại quá cao. Dự trữ tiền mặt chiếm tỷ trọng
còn nhỏ trong khi tốc độ gia tăng lãi vay cao gây áp lực thanh toán nợ
2.2.3Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Hoàng Kỳ
2.2.31 Về quản trị vốn lưu động
VLĐ là một bộ phận quan trọng của VKD. Quy mô và cơ cấu VLĐ ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất của DN, đến sự liên tục hay gián đoạn
trong sản xuất của DN qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của
công ty. Vì vậy, việc sử dụng VLĐ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của Công ty. Để đánh giá tình hình sử dụng
VLĐ của Công ty ta đi nghiên cứu cơ cấu và sự biến động của VLĐ của Công
ty trong năm 2013 ta có bảng sau:
Luận văn tốt nghiệp
Bảng2.5:Cơ cấu và sự biến động vốn lưu động năm 2013
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
Cuối năm Đầu năm Chênh lệch
Số tiền
tỷ trọng
(%) Số tiền
tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ
trọng
VỐN LƯU ĐỘNG 24.335.554.996 100,00 25.664.181.780 100,00 -1.328.626.784 -5,18%
I. Tiền và tương đương tiền 920.753.146 3,78 876.492.256 3,42 44.260.890 5,05%
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư tài chính ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 12.426.554.135 51,06 13.800.227.508 53,77 -1.373.673.373 -9,95%
1. Phải thu khách hàng 6.550.850 0,05 7.914.641 0,06 -1.363.791 17,23%
2. Trả trước cho người bán 12.420.003.285 99,95 13.792.312.867 99,94 -1.372.309.582 -9,95%
3. Phải thu ngắn hạn khác
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
IV. Hàng tồn kho 10.987.527.715 45,15 10.986.742.016 42,81 785.699 0,01%
1. Hàng tồn kho 10.987.527.715 100,00 10.986.742.016 100,00 785.699 0,01%
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác 720.000 0,00 720.000 0,00 0 0,00%
1. Thuế GTGT được khấu trừ
2. Thuế và các khoản phải thu nhà nước
3. Tài sản ngắn hạn khác
( Nguồn tổng hợp BCTC 2012-2013 công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ)
Luận văn tốt nghiệp
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình biến động VLĐ của công ty như sau:
Tại thời điểm cuối năm 2013 VLĐ của công ty 24.335.554.996 đồng giảm
1.328.626.784 đồng so với đầu năm tương ứng với tỷ lệ giảm 5,18%. VLĐ
của doanh nghiệp bao gồm vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản phải thu ngắn hạn (51,6% ở
thời điểm cuối năm), tiếp đến là hàng tồn kho ( 45,5% ở thời điểm cuối năm).
Sở dĩ VLĐ ở thời điểm cuối năm giảm so với đầu năm là do sự giảm đột ngột
của các khoản phải thu ngắn hạn mặc dù có sự gia tăng của vốn bằng tiền và
hàng tồn kho nhưng không bù đắp được sự sụt giảm của các khoản phải thu
ngắn hạn.
Để đánh giá một cách cụ thể và chính xác hơn, ta phân tích cơ cấu VLĐ theo
từng khoản mục cấu thành VLĐ:
*Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán.
Vốn bằng tiền là một bộ phận cấu thành VLĐ của công ty. Tiền là tài sản
linh động, dễ dàng chuyển hóa thành các tài sản khác, giúp các DN có thể tận
dụng cơ hội kinh doanh khi có thể. Ngược lại tiền cũng là đối tượng dễ tham ô,
lạm dụng tiền để mưu lợi cho cá nhân. Do đó DN phải quản lý chặt chẽ vốn
bằng tiền. Vốn bằng tiền của một DN còn phản ánh khả năng thanh toán của
DN tại thời điểm đó. Do đó ứng với một quy mô nhất định đòi hỏi thường
xuyên phải có một quymô vốn bằng tiền tương ứng để đảm bảo khả năng thanh
toán cũng như đảm bảo tình hình tài chínhcủa côngty ở trạng thái bình thường.
Ta thấy vốn bằng tiền của Công ty bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân
hàng và không có các khoản tương đương tiền. Qua bảng 2.5 ta thấy vốn bằng
tiền tăng cả vể số tương đối và tuyệt đối. cụ thể vốn bằng tiền cuối năm là
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanhTieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanhSMS291155
 
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776lananhfriendly
 

What's hot (19)

403 ny8z agk_ynr_20140308090340_65671
403 ny8z agk_ynr_20140308090340_65671403 ny8z agk_ynr_20140308090340_65671
403 ny8z agk_ynr_20140308090340_65671
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao VàngĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
 
Đề tài: Tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty Xây lắp
Đề tài: Tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty Xây lắpĐề tài: Tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty Xây lắp
Đề tài: Tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty Xây lắp
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
 
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
 
Tieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanhTieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanh
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
 
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
 
QT103.doc
QT103.docQT103.doc
QT103.doc
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đTăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
 
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đĐề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Dầu khí
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Dầu khíĐề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Dầu khí
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Dầu khí
 
Đề tài: Nâng cao hoạt động tài chính tại công ty xuất nhập khẩu
Đề tài: Nâng cao hoạt động tài chính tại công ty xuất nhập khẩuĐề tài: Nâng cao hoạt động tài chính tại công ty xuất nhập khẩu
Đề tài: Nâng cao hoạt động tài chính tại công ty xuất nhập khẩu
 
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
 

Similar to Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạtPhân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện iPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện ihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...NOT
 
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Trung Tran...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Trung Tran...Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Trung Tran...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Trung Tran...sividocz
 

Similar to Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (18)

Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấyĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạtPhân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
 
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đĐề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAY
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAYTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAY
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Dũng Tân, HAY
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNamTăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...
 
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOTThực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
 
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu độngVốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn và phân tích hiệu quả sử dụng...
Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn và phân tích hiệu quả sử dụng...Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn và phân tích hiệu quả sử dụng...
Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn và phân tích hiệu quả sử dụng...
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện iPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOTĐề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Trung Tran...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Trung Tran...Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Trung Tran...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Trung Tran...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Luận văn tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của doanh nghiệp. Tác giả luận văn ĐẶNG XUÂN QUỲNH
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.102 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của để tài Vốn là một phạm trù kinh tế hàng hóa, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sản xuất và lưu thông hàng hóa. Chính vì vậy các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường muốn tiến hành sản xuất kinh doanh phải có yếu tố tiền đề là vốn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh phải luôn luôn vận động qua nhiều hình thái. với những đặc điểm khác nhau. Khi kết thúc hoạt động sản xuất kinh doanh vốn kinh doanh phải sinh sôi nảy nở vì điều này liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển kinh tế các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh ngày càng lớn, đòi hỏi phải có một số lượng vốn ngày càng nhiều. Trong điều kiện nền kinh tế mở của với xu thế quốc tế hàng hóa mở rộng, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt thì nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp cho sự đầu tư phát triển ngày càng lớn. Đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động tối đa những nguồn lực bên trong củng như bên ngoài, nhưng điều quan trong là sử dụng những nguồn lực này ra sao để chúng mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, muốn tăng trưởng và phát triển bền vững không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn dồi dào huy động được mà cơ bản phụ thuộc vào việc quản lý và sử dụng vốn như thế nào. Chính vì thế quản lý và sử dụng vốn hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp hiện nay. Xuất phát từ tình hình thực tế, tầm quan trọng, ý nghĩa thực tiễn của việc tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH xây dựng Hoàng
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.103 Kỳ. Được sự hướng dẫn của TS. Mai Khánh Vân em đã nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: "Các giả pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ". 2. Mục đích nghiên cứu Phát hiện các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty, từ đó có các biện pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phù hợp với mục đích nói trên, luận văn tập trung nghiên cứu việc tổ chức, quản lý và các giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá dựa trên số liệu tổng hợp.. kết hợp với suy luận để làm sáng tỏ đề tài.
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.104 Nội dung luận văn gồm 3 chương Chương 1. Lý luận chung về vốn kinhdoanhvà hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp. Chương 2. Thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ. Chương 3. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ. Qua thời gian học tập, nghiên cứu tại học viện và thực tập tại công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ, dưới sự hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình của TS. Mai Khánh Vân và sự giúp đỡ nhiệt tình của ban tài chính kế toán công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ em đã hoàn thành bài luận văn cuối khóa này. Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu phân tích nhưng do hạn chế về trình độ nhận thức nên không thể tránh khỏi những sai sót trong bài luận văn của em. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Đặng Xuân Quỳnh
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.105 Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.1 Khái niệm, đặc trưng và các bộ phận cấu thành vốn kinh doanh. 1.1.1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao động, đối tương lao động, tư liệu lao động. Để có được các yếu tố này đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một lượng vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển hóa từ hình thái ban đầu là tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùng trở về hình thái ban đầu là tiền. Sự vận động của vốn kinh doanh như vây gọi là sự tuần hoàn của vốn. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục không ngừng. Do đó, sự tuần hoàn của vốn kinh doanh cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất tạo thành sự chu chuyển vốn kinh doanh. Sự chu chuyển vốn kinh doanh chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh. Từ những phân tích trên có thể rút ra: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Vốn kinh doanh không chỉ là điều kiện tiền quyết dối với sự ra đời của doanh nghiệp mà nó còn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Để tổ chức, quản lý,
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.106 sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả thì trước tiên phải hiểu rõ vốn kinh doanh và các đặc trưng của vốn kinh doanh. 1.1.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh. Để quản lý sử dụng vốn kinh doanh một cách hợp lý và hiệu quả đòi hỏi nhà quản lý cẩn thận nhận thức đúng đắn và đầy đủ các đặc trưng vốn kinh doanh. -Vốn kinh doanh thể hiện bắng lượng giá trị thực của tài sản được sử dụng để sản suất ra một lượng giá trị thực sản phẩm khác. Tức là vốn được thể hiện bằng giá trị của những tài sản như nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu… Do đó không thể có vốn mà không có tài sản và ngược lại. -Vốn được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng. Nghĩa là muốn tiến hành bất kì hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải có một lượng vốn kinh doanh nhất định. Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp không chỉ khai thác tiềm năng về vốn có sẵn mà còn phải tìm cách huy động thêm các nguồn vốn từ bên ngoài, giúp doanh nghiệp có cơ hội tăng tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, đồng thờ cũng giúp doanh nghiệp phân tản rủi ro kinh doanh. -Khi đủ về lượng, vốn kinh doanh luôn phải vận động để sinh lời. Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng chỉ là dạng tiềm năng về vốn. Để trở thành vốn thì tiền phải vận động sinh lời. Trong quá trinh hoạt động, vốn có thể liên tục thay đồi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối của vòng tuần hoàn đều là tiền, lượng tiền thu về phải lớn hơn lượng tiền ban đầu bỏ ra. Đó là nguyên tắc của việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. -Vốn kinh doanh có giá trị về mặt thời gian. Trong điều kiện nền kinh tế có sự biến động như hiện nay thi do ảnh hướng các nhân tố như: chi phí cơ hội đồng tiền, giá cả lạm phát… đã làm cho cùng một đồng tiền ở các thời
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.107 điểm khác nhau có giá trị khác nhau. Do vậy khi tính toán giá trị đồng vốn thì phải đưa về cùng một thời điểm để so sánh. -Vốn gắn liền với chủ sở hữu và phải được quản l chặt chẽ. Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà người sở hữu vốn có đồng thời là người sử dụng vốn hay không. Tuy nhiên, trong trường hợp nào thì vốn cũng gắn liền với chủ sở hữu nhất định và có chi phí sử dụng vốn khác nhau. Việc sử dụng vốn như thế nào liên quan đến lợi ích sát sườn của mỗi doanh nghiệp. Ý thức được điều này, đồng vốn mới được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả nhất, tránh tình trạng thất thoát lãng phi vốn. 1.1.2.Các bộ phận cấu thành vốn kinh doanh căn cứ vai trò đặc điểm chu chuyển giá trị của vốn khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì vốn kinh doanh chia làm hai bộ phận là vốn cố định và vốn lưu động. 1.1.2.1. Vốn cố định của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường để hình thành xây dựng hay mua sắm các tài sản cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh thì các doanh nghiệp cần phải có vốn đầu tư ứng trước. Số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành tái sản cố định được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Để tìm hiểu về vốn cố định ta sẽ đi tìm hiểu về tài sản cố định của doanh nghiệp. a.Tài sản cố định( TSCĐ) Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài cho các hoạt động của doanh nghiệp, và phải thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn của tài sản cố định: - tiêu chuẩn thời gian: Thời gian sử dụng trên 1 năm. - Tiêu chuẩn giá trị: Có giá trị lớn, mức giá trị cụ thể do chính phủ quy định phù hợp với tình hình thực tế của từng thời kỳ.
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.108 Theo quy định hiện hành TSCĐ phải thỏa mãn 3 điều kiện: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Thời gian năm giữ tài sản trên 1 năm. - Có giá trị từ 30,000,000 trở lên. *phân loại tài sản cố định Theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế thì TSCĐ được chia làm hai loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.  Tài sản cố đinh hữu hình: Là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thuộc loại này, căn cứ vào nội dung kinh tế có thể phân chia thành các nhóm: Nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, dụng cụ quản lý, vườn cây lâu năm.  Tài sản cố định vô hình: Là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp các dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn TSCĐ vô hình. Thông thường TSCĐ vô hình gồm các loại sau: Quyền sử dụng đất có thời hạn; nhãn hiệu hàng hóa; quyền phát hành; phần mềm máy vi tính; bản quyền bằng sáng chế. Phương pháp phân loại này giúp người quản lý doanh nghiệp thấy được cơ cấu đầu tư vào TSCĐ theo hình thái biểu hiện, là căn cứ quyết định đầu tư dài hạn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư phù hợp và có biện pháp quản lý thích hợp với mỗi loại TSCĐ. b. Vốn cố định và các đặc điểm chu chuyển vốn cố định.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.109 Trong nền kinh tế thị trường, để có được các TSCĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đầu tư ứng trước một lượng vốn tiền tệ nhất định, số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành TSCĐ được gọi là vốn cố định( VCĐ) của doanh nghiệp. Vậy VCĐ của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ. Vốn cố định là vốn đầu tư ứng trước để mua sắm xây dựng các TSCĐ, do vậy quy mô VCĐ doanh nghiệp lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến quy mô và tính đồng bộ của TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ sản xuất, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thới số vốn này cần phải được thu hồi đầy đủ nhằm đảm bảo quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Những đặc điểm chu chuyển vốn cố định trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp: - Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, VCĐ chu chuyển giá trị dần dần từng phần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi kỳ kinh doanh. - VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất mới hoàn thành một vòng chu chuyển. Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn, giá trị TSCĐ chuyển dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm. Theo đó VCĐ cũng được chia làm 2 phần: Một phần sẽ gia nhập vào chi phí sản xuất( dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần hao mòn của TSCĐ. Phần còn lại của VCĐ được cố định trong TSCĐ. Trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo nếu như phần vốn luân chuyển được dần dần tăng lên thi phần vốn cố định lại sẽ dần dần giảm đi tương ứng với mức giảm dần giá trị
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1010 sử dụng TSCĐ. Kết thúc sự biến thiên nghịch chiều đó cũng là lúc TSCĐ hết thời gian sử dụng và VCĐ đã hoàn thành một vòng chu chuyển. -VCĐ chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản suất được TSCĐ về mặt giá trị, tức là khi thu hồi đủ tiển khấu hao TSCĐ. VCĐ là một bộ phận của vốn kinh doanh. Khi tăng thêm VCĐ trong các doanh nghiệp nói riêng và trong ngành nói riêng có tác động rất lớn đến việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Do giữ vị trí then chốt và đặc điểm vận động của VCĐ tuân theo tính quy luật riêng nên việc quản lý nên việc quản lý VCĐ được coi là trọng điểm của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. 1.1.2.2. Vốn lưu động (VLĐ) VLĐ của doanh nghiệp là bộ phận hình thành nên tài sản ngắn hạn( TSNH) của doanh nghiệp. TSNH trong doanh nghiệp gổm 2 bộ phận là : TSNH sản xuất và TSNH lưu thông. -TSNH sản xuất: Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... và một bộ phận là những sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất như: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm... -TSNH lưu thông: Là những TSNH nằm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như : Thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán... Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSNH sản xuất và TSNH lưu thông luôn thay thế chỗ cho nhau vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành thuận lợi và liên tục. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản nhất định. Do đó để hình thành nên
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1011 lượng TSNH đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một số lượng tiền tệ nhất định để đẩu tư vào các tài sản đó. Số vốn này được gọi là VLĐ của doanh nghiệp. Như vậy, VLĐ là một bộ phận VKD trong doanh ngiệp, và là số vốn ứng trước ra để hình thành nên TSNH của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra một các thường xuyên và liên tục. Trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh do vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSNH nên đặc điểm vận động của TSNH quyết đinh đến đặc điểm luân chuyển của VLĐ. VLĐ của doanh nghiệp có những đặc điểm sau: - VLĐ trong quá trình luân chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện. - VLĐ chuyển hóa toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh. - VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Như vậy, tại một thời điểm nhất định VLĐ của doanh nghiệp phân bố ở khắp các giai đoạn của quá trình kinh doanh và tồn tại ở các hình thái khác nhau trong các giai doạn mà vốn đi qua. Do đó, muốn quá trình tái sản xuât được liên tục doanh nghiệp phải có đủ vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau đó đảm bảo các hình thái đó có được mức tốn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Điều này khiến cho sự chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi. Phân loại vốn lưu động: Để quản lý vốn lưu động thật tốt cần phải phân loại vốn lưu động. Thông thường có một số cách phân loại sau đây:  Dựa vào hình thái biểu hiện có thể chia vốn lưu động thành: - Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: + Vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1012 + Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, số tiền mà doanh nghiệp ứng trước cho nha cung cấp. - Vốn về hàng tồn kho gồm: Vốn nguyên liệu, vật liệu chính, vốn nguyên vật liệu phụ, vốn nhiên liệu phụ tùng thay thê, vốn công cụ dụng cụ, thành phẩm. Việc phân loại VLĐ theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét đánh giá mức độ tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mặt khác, qua cách phân loại này có thể tìm ra biện pháp phát huy chức năng của các thành phần vốn và biết được kết cấu vốn lưu động để định hướng hợp lý, có hiệu quả. *Dựa vào vai trò VLĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh có thể chia VLĐ thành: -VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất gồm: Vốn nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ nhỏ, phụ tùng thay thế... - VLĐ trong khâu sản xuất : Vốn sản phẩm đang chế tạo, chi phí trả trước. - VLĐ trong khâu lưu thông: Vốn thành phẩm, bằng tiền, trong thanh toán. Phương pháp này cho biết được kết cấu VLĐ theo vai trò . Từ đó, giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ sử dụng VLĐ trong các khâu của quá trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần đối với quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp tổ chức quản lý phù hợp nhằm tạo ra một kết cấu VLĐ hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển VLĐ. 1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh Vốn trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, ứng với mỗi nguồn thường có những ưu nhược điểm nhất định. Để có thể lựa
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1013 chọn hình thức huy động vốn phù hợp, đồng thời tổ chức huy động VKD được hiệu quả thì các nhà quản trị tài chinh doanh nghiệp phải nhìn nhận nguồn vốn theo các tiêu thức khác nhau. 1.1.3.1 Dựa vào quan hệ sở hữu vốn: -Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm phần vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần vốn bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh. Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể xác định như sau: Vốn chủ sở hữu = Tổng giá trị tài sản – Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu là một nguồn vốn quan trọng và có tình ổn định cao, thể hiện quyền tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ trọng của nguồn vốn này trong cơ cấu nguồn vốn càng lớn thì sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. -Nợ phải trả của doanh nghiệp: Là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ của doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, các khoản phải cho người bán, trả cho nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp... Nợ phải trả có đặc điểm là có thời gian đáo hạn, có tiền lãi cố định và chủ nợ không có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh doanh nghiệp đạt hiệu quả cao thông thường doanh nghiệp phải phối hợp cả hai phần: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự phối hợp hai ngôn này phụ thuộc đặc điểm mà ngành mà doanh nghiệp hoạt động, tùy thuộc quyết định của người quản lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý xác định được mức độ an toàn trong công tác huy động vốn
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1014 để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và an toàn về mặt tài chính. 1.1.3.2 Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn. -Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này thường được sử dụng để mua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận TSNH thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường xuyên= Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn = Tổng tài sản – Nợ ngắn hạn -Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn( dưới 1 năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu tạm thời có tính chất phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác. Việc phân loại này giúp cho nhà quản lý xem xét huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh. 1.1.3.3 Dựa vào phạm vi huy động vốn -Nguồn vốn bên trong: Là nguồn mà doanh nghiệp có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong giúp doanh nghiệp phát huy được tính tự chủ trong việc sử dụng vốn đồng thời thể hiện khả năng tự tài trợ của mình, bao gồm: Lợi nhuận để lại để tái đầu tư, khoản khấu hao TSCĐ, tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ.
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1015 -Nguồn vốn bên ngoài: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nguồn tài chính hêt sức quan trọng giúp tăng thêm nguồn VKD cho doanh nghiệp. Với cách phân loại này giúp doanh nghiệp có sự lựa chọn khi huy động vốn sao cho cơ cấu vốn tối ưu hay cơ cấu vốn chi phí thấp nhất và mang lại hiệu quả cao nhất. 1.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản tri vốn kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế thị trường, VKD không chỉ là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của doanh nghiệp mà còn được coi là một hàng hóa đặc biệt. VKD là biểu hiện bằng tiền của các tài sản nhất định mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào kinh doanh. Do tác động của các yếu tố khả năng sinh lời và rủi ro nên vốn kinh doanh của doanh nghiệp luôn có giá trị theo thời gian. Một đồng vốn kinh doanh hiện tại sẽ có giá trị kinh tế khác với một dồng vốn kinh doanh trong tương lai và ngược lại. Để thu được lợi ích kinh tế trong tương lai doanh nghiệp cần sử dụng nguồn vốn này sao cho hiệu quả và tiết kiệm nhất. - Quản trị vốn kinh doanh: Là việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả và tiết kiêm nhất. Việc đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất với một chi phi thấp nhất luôn là điều mà mọi nha quản trị đều mong muốn đạt được. 1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1016 1.2.2.1 Quản trị vốn lưu động * Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục. Trong qua trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp. Nhu vậy, nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là só vốn lưu động tối thiểu cần thiết phỉa có để đảm bảo cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Dưới mức này doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, thậm chí bị đình trệ, gián đoạn. Nhưng trên mức cần thiết lại gây nên tình trạng vốn bị ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả. Nhu cầu VLĐ= Vốn hàng tồn kho+ Nợ phải thu- Nợ phải trả nhà cung cấp Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: Qui mô nghề kinh doanh của doanh nghiệp, đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh ( chu kỳ sản xuất, tính chất thời vụ), sự biến động của giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường... Để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp có thể sử dụng 2 phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. -Phương pháp trực tiếp: Là xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàng tồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả cho nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1017 -Phương pháp gián tiếp: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo, có sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc có sự biến đổi nhu câu VLĐ theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch. *Quản trị vốn tồn kho dự trữ. - Khái niệm: Là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này. Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia làm 3 loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm. Mỗi loại tồn kho dự trữ trên có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và ổn đinh. Quy mô vồn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của thị trường, giá cả vật tư hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp. Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Riêng với mức tồn kho thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng thường là số lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhip nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức mua thị trường... *Quản trị vốn bằng tiền. Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1018 cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi hay gửi vào ngân hàng để thu lợi nhuận. Ngược lại khi cần tiền mặt doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán chứng khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng. Trong doanh nghiệp, nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường do 3 lý do chính: Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả tiền mua hàng, trả tiền lươn, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế... của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận; từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau: - Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ. Có nhiều phương pháp trong xác đinh mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp. Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý. Ngoài phương pháp trên, có thể vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp. Quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp được dựa trên cơ sở xem xét sự đánh dổi giữa chi phí cơ hội của việc giữ quá nhiều tiền mặt với chi phí giao dịch do giữ quá ít tiền mặt. Trong đó chi phí cơ hội là khoản chi phí doanh nghiệp mất đi do giữ tiền mặt, khiến cho tiền mặt không được sử dụng để đầu tư vào các mục đích sinh lời khác. Còn chi phí giao dịch là các khoản chi phí liên quan đến việc chuyển đổi các tài sản đầu tư có tính
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1019 thanh khoản thấp hơn thành tiền mặt để sẵn sàng chi tiêu. Lượng tiền mặt của một doanh nghiệp thường không ổn định do dòng tiền vào và ra phát sinh hàng ngày. Nếu doanh nghiệp giữ nhiều tiền mặt thì chi phí giao dịch sẽ nhỏ nhưng ngược lại chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt sẽ lớn. Tổng chi phí lưu giữ tiền mặt chính là tổng chi phí cơ hội và chi phí giao dịch, tổng chi phí này phải giữ ở mức nhỏ nhất. - Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản phải thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng. Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi đều phải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ. Phân định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giũa kế toán và thủ quỹ. Việc xuất, nhập quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp. Phải thực hiện đối chiếu kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày. Theo dõi chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quá trình thanh toán, phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng. - Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi. Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn. *Quản trị các khoản phải thu: Khoản phải thu: Là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản nợ phải thu nhưng với qui mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nỗi sẽ ảnh xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1020 nghiệp. Vì thế quản trị khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp. Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi to trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu không bán chịu hàng hóa doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó cũng mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm. Song nếu bán chịu quá nhiều sẽ đẫn đến làm tăng chi phí quản trị khoản phải thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồi được nợ. Để quản trị các khoản phải thu, các doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau đây: -Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng: Xác định đúng đắn cá tiêu chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp có thể chấp nhận bán chịu. Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà doanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp. -Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu: Việc đánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường phải thực hiện qua các bước: Thu thập thông tin về khách hàng; đánh giá uy tín khách hàng theo thông tin thu thập được; lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chiu. -Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ: +Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp. +Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp.
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1021 +Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trích trước dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập các quỹ dự phòng tài chính. 1.2.2.2 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp. * Hao mòn TSCĐ Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân khác nhau TSCĐ luôn bị hao mòn dưới 2 hình thức la hao mòn hưu hình và hao mòn vô hình. -Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn về mặt vật chất, về giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Về mặt vật chất, đó là sự thay đổi hình thức hay trạng thái vật lý bn đầu của các chi tiết, bộ phận TSCĐ do các tác động của quá trình sử dụng hay môi trường tự nhiên. Về giá trị sử dụng, đó là sự giảm sút về công dụng hay các tính năng kỹ thuật của TSCĐ trong quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa. Muốn khôi phục lại giá trị sử dụng, phải tiến hành thay thế, sửa chữa. Về giá trị đó là sự giảm dần từng phần giá trị hao mòn của nó vào giá trị sản phẩm. Nguyên nhân của hao mòn hữu hình la do các yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng TSCĐ như thời gian và cường độ sử dụng TSCĐ; việc chấp hành các quy trình, quy phạm kỹ thuật trong sử dụng và bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ. Ngoài ra, còn do các yếu tố môi trường tự nhiên và các yếu tố liên quan đến chất lượng nguyên vật liệu, trình độ kỹ thuật công nghệ chế tạo TSCĐ. -Hao mòn vô hình: Là sự giảm sút thuần túy về giá trị của TSCĐ, biểu hiện ở sự giảm sút giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Do tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ sản xuất làm cho TSCĐ cũ bị mất giá so với TSCĐ mới. Hao mòn vô hình cũng xảy ra khi sản phẩm bị chấm dứt chu kỳ sống của nó trên thị trường
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1022 nên những TSCĐ dùng để chế tạo các sản đó cũng không còn được tiêp tục sử dụng. *Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Mục đích của khấu hao la nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồi số vốn cố định đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ. Về mặt kinh tế, khấu hao TSCĐ được coi là một khoản chi phí sản xuất kinh doanh và được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Tuy nhiên, khác với các loại chi phí khác, khấu hao là khoản chi phí được phân bổ nhằm thu hồi vốn đầu tư ứng trước để hình thành TSCĐ, vì thế không tạo nên dòng tiền mặt chi ra trong kỳ. Số tiền khấu hao thu hồi được tích lũy lại hình thành nên quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp. Quỹ khấu hao này được dùng để tái sản xuất giản đơn hoặc mở các TSCĐ của doanh nghiệp khi hết thời hạn sử dụng. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng số tiền khấu hao một cách linh hoạt, hiệu quả nhưng phải đảm bảo hoàn trả đúng hạn. Số tiền khấu hao này khi doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ và thu hồi đầy đủ số vốn cố đinh đầu tư ban đầu vào TSCĐ. * Quản lý và sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ Thông thường các doanh nghiệp sử dụng toàn bộ quỹ khấu hao của TSCĐ để tái đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ. Tuy nhiên khi chưa có nhu cầu tái tạo lại TSCĐ, doanh nghiệp có thể tùy ý sử dụng linh hoạt số khấu hao lũy kế để phục vụ cho yêu cầu hoạt động kinh doanh của mình.
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1023 *Các phương pháp khấu hao TSCĐ -Phương pháp khấu hao đường thẳng: Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng một cách phổ biến để tính khấu hao các loại TSCĐ trong doanh nghiêp.Theo phương pháp này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được tính bình quân trong suốt thời gian sử dụng hưu ích của TSCĐ. Công thức: NGKH MKH = T MKH 1 TKH = x 100% = x 100% NGKH T Trong đó: MKH: Mức khấu hao hàng năm TKH: Tỷ lệ khấu hao hàng năm NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao T: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ( năm) Phương pháp khấu hao theo đường thẳng có ưu điểm là tính toán đơn giản; chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành sản phẩm ổn đinh nên không gây đột biến về giá thành; cho phép doanh nghiệp dự kiến trước được thời hạn thu hồi đủ vốn đầu tư vào các loại TSCĐ. Tuy nhiên phương pháp này không thật phủ hợp với các loại TSCĐ hoạt động có tình chất thời vụ,
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1024 không đều đặn giữa các thời kỳ trong năm; do số vốn được thu hồi bình quân nên số vốn thu hồi chậm sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình. -Phương pháp khấu hao nhanh: Thực chất của phương pháp khấu hao nhanh la đẩy nhanh việc thu hồi vốn trong những năm đầu sử dụng TSCĐ. Khấu hao nhanh có thể thực hiện theo 2 phương pháp là khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng. +Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh. Công thức tính toán như sau: MKHt = GCt x TKHđ Trong đó: MKHt: Mức khấu hao năm t GCt: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ t TKHđ: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ t: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ( t = 1 n) Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao bình quân nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh. Theo kinh nghiệm thực tế ở các nước, hệ số điều chỉnh thường xác định là 1.5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 4 năm trở xuống; là 2.0 nếu TSCĐ có thời hạn sủ dụng từ trên 4 đến 6 năm; là 2.5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm. + Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng: Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằng nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao của từng năm. Công thức tính như sau: MKHt = NGKH x TKHt
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1025 Trong đó: MKHt: Mức khấu hao năm t NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao TKHt: Tỷ lệ khấu hao của năm thư t cần tính khấu hao Tỷlệ khấu hao của năm cần tính khấu hao có thể tính theo 2 cách: - Cách 1: Lấy số năm sử dụng còn lại của TSCĐ cho đến hết thời hạn sử dụng chia cho tổng số thứ tự năm sử dụng. - Cách 2: Áp dụng công thức sau: 2(T-t+1) TKHt = T(T+1) Trong đó: TKHt: Tỷ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao T: Thời hạn sử dụng TSCĐ (năm) t: Thời điểm cần tính khấu hao Phương pháp khấu hao nhanh có ưu điểm cơ bản là giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình, tạo lá chắn thuế từ khấu hao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên khấu hao nhanh cũng làm cho chi phí kinh doanh trong những năm đấu tăng cao, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính, nhất là các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường. Việc tính toán khấu hao cũng phức tạp hơn do phải tín lại hàng năm và trong một mức độ nhất định làm cho chi phí khấu hao không hoàn toàn phù họp với mức độ hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng.
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1026 +Phương pháp khấu hao theo sản lượng: Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy sản lượng dự kiến sản xuất hàng năm nhân với mức trích khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành. Công thức tính như sau: MKHt = QSPt x MKHsp Trong đó: MKHt: Mức khấu hao TSCĐ ở năm t QSPt: Số lượng sản phẩm trong năm t MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩm Mức khấu hoa đơn vị sản phẩm được tính bằng cách lấy nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao chia cho số lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế trong suốt thời gian hoạt động hữu ích của TSCĐ. Trường hợp tính khấu hao theo sản lượng từng tháng thì lấy số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng nhân với mức khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm. Phương pháp này thích hợp với những TSCĐ hoạt động có tính chất thời vụ trong năm và có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm. Do khấu hao được tính theo khối lượng sản phẩm hoặc công việc thực tế thực hiện nên phản ánh hợp lý hơn mức độ hao mòn TSCĐ vào giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi việc thống kê khối lượng sản phẩm, công việc do TSCĐ thực hiện trong kỳ phải được rõ ràng đầy đủ. 1.2.2.3 Lựa chọn các phương án tài trợ vốn ♦ Mô hình tài trợ thứ nhất: toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1027 Thời gian Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ nhất: Hình 1.1- Mô hình tài trợ thứ nhất Lợi ích của mô hình này: + Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao + Giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn Hạn chế của mô hình này: + Chưa tạo được sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn vì “vốn nào nguồn đó”, tuy tính chắc chắn được đảm bảo song kém linh hoạt (trong thực tế, có khi gặp khó khăn trong tiêu thụ, doanh nghiệp phải tạm thời giảm bớt quy mô kinh doanh nhưng vẫn phải duy trì một lượng vốn lưu động thường xuyên khá lớn) ♦ Mô hình tài trợ thứ hai: toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐ tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời. Giá trị TSLĐ thường xuyên TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên TSCĐ
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1028 Thời gian Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ hai: Hình 1.2- Mô hình tài trợ thứ hai Lợi ích của mô hình này: - Đây là mô hình tài trợ có mức độ an toàn cao nhất, rủi ro trong thanh toán khi áp dụng mô hình này là thấp nhất Hạn chế của mô hình này: - Do sử dụng nguồn vốn thường xuyên tài trợ cho hầu hết TSLĐ nên chi phí sử dụng vốn cao, đôi khi cả trong những lúc không có nhu cầu thực sự - Tính linh hoạt trong việc đầu tư vốn thấp nhất trong các mô hình tài trợ ♦ Mô hình tài trợ thứ ba: toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảobằng nguồn vốn thường xuyên, còn lại một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Giá trị TSLĐ thường xuyên TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên TSCĐ
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1029 Thời gian Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ ba như sau: Hình 1.3- Mô hình tài trợ thứ ba Lợi ích của mô hình này: - Chi phí sử dụng vốn được hạ thấp do sử dụng nhiều nguồn vốn ngắn hạn - Tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn cao nhất trong các mô hình tài trợ Hạn chế của mô hình này: - Do sử dụng nhiều nguồn vốn tạm thời nên khả năng gặp rủi ro trong thanh toán cao nhất trong các mô hình tài trợ. 1.2.3Cácchỉtiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của công ty. 1.2.3.1 Về quản trị vốn lưu động * Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động phản ánh mức độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm và thường được phản ánh qua các chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động. -Sông lần luân chuyển vốn lưu động ( số vòng quay VLĐ): Giá trị TSLĐ thường xuyên TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên TSCĐ
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1030 Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ số lần luân chuyển VLĐ= Số VLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay VLĐ trong một thời kỳ nhất đinh, thường là một năm. Để đơn giản, tổng mức luân chuyển VLĐ thường được xác định bằng doanh thu thuần trong kỳ. Số VLĐ bình quân được xác định theo phương pháp bình quân số học. -Kỳ luân chuyển VLĐ: Số ngày trong kỳ ( 360 ngày) Kỳ luân chuyển VLĐ= Số lần luân chuyển VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay vốn lưu động cần bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh và ngược lại. * Mức tiết kiệm vốn lưu động: Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số VLĐ để dùng cho các hoạt động khác. Mức tiết kiệm VLĐ= Mức luân chuyển vốn x Số ngày rút ngắn bình quân 1 ngày kỳ kỳ luân chuyển KH VLĐ *Hàm lượng vốn lưu động: Vốn lưu động bình quân Hàm lượng vốn lưu động= Doanh thu thuần trong kỳ
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1031 Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hàm lượng vốn lưu động càng thấp thì vốn lưu động sử dụng càng hiệu quả và ngược lại. *Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: Lợi nhuận trước (sau) thuế Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước ( sau) thuế ở trong kỳ. Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiêp. *Số vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh tốc độ chu chuyển của vốn vật tư hàng hóa trong kỳ, cho biết trong kỳ bình quân một đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho= Số hàng tồn kho bình quân trong kỳ * Vòng quay các khoản phải thu: Phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu hay thời gian chuyển đổi các khoản thu thành tiền, cho biết trong kỳ bình quân các khoản phải thu của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng, phụ thuộc vào chính sách bán chịu và công tác tổ chức thanh toán, thu hồi nợ của doanh nghiệp. Doanh thu thuân Vòng quay các khoản phải thu= số dư bq các khoản phải thu
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1032 *Kỳ thu tiền trung bình: Phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Số dư bình quân các khoản phải thu Kỳ thu tiền trung bình= Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ *khả năng thanh toán: Tổng TS ngắn hạn +Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn= Nợ ngắn hạn Tổng TS ngắn hạn – hàng tồn kho +Khả năng thanh toán nhanh= Nợ ngắn hạn Tiền + tương đương tiền +Khả năng thanh toán tức thời= Nợ ngắn hạn 1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định + Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuân. Nguyên giá TSCĐ bình quân được tính theo phương pháp bình quân giữa nguyên giá TSCĐ cuối và đầu kỳ. Công thức tính như sau: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ bình quân + Hiệu suất sử dung VCĐ:
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1033 Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Vốn cố đinh sử dụng trong kỳ là phần giá trị còn lại của nguyên giá TSCĐ. Công thức tính như sau: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng VCĐ= Vốn cố định bình quân + Hệ sô hao mòn TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, qua đó cũng gián tiếp phản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số vốn cố định còn lại phải tiếp tục thu hồi ở tại thời điểm đánh giá. Hệ số này càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã gần hết thời hạn sử dụng, vốn cố định cũng sắp thu hồi hết. Số khấu hao lũy kế của TSCĐ Hệ số hao mòn TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ +Hàm lượng VCĐ: Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, nó phản ánh để thực hiện được một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định. Hàm lượng vốn cố định càng thấp thì hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại. Công thức tính như sau: Vốn cố định bình quân Hàm lượng vốn cố định= Doanh thu thuần + Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh, một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế. Chỉ tiêu này là
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1034 thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động. Công thức tính như sau: Lợi nhuận trước (sau) thuế Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = x 100% Vốn cố định bình quân 1.2.3.3Cácchỉtiêuđánhgiá hiệusuất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh - Vòng quay toàn bộ vốn: Phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thể hiện qua doanh thu thuần sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư. Doanh thu thuần trong kỳ Vòng quay toàn bộ vốn= Tài sản bình quân hay VKD bình quân - Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản ( ROAE (: Phản ánh khả năng sinh lời của một đồng vốn kinh doanh, không tính đến ảnh hương của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn vốn kinh doanh. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay ROAE= Vốn bình quân - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh: Phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1035 -Tỷ suât lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh ( ROA): Phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế ROA= VKD bình quân sử dụng trong kỳ -Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ( ROE): Phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. Lợi nhuận sau thuế ROE= Vốn chủ sở hữu bình quân -Thu nhập một cổ phần ( EPS): Phản ánh mỗi cổ phần thường trong năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế- cổ tức cổ đông ưu đãi EPS= Tổng số cổ phần thường đang lưu hành -Hiệu suất sử dụng vốn cố đinh: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Vốn cố đinh sử dụng trong kỳ là phần giá trị còn lại của nguyên giá TSCĐ. Công thức tính như sau: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định= Vốn cố định bình quân
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1036 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh 1.2.4.1. Các nhân tố khách quan. - Cơ chế quản lý và chính sách vĩ mô của nhà nước: Chính sách của nhà nước rất quan trong đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như chính sách thuế, ưu đãi đầu tư, chính sách đầu tư, chế độ khấu hao TSCĐ... Đến chính sách cho vay, bảo hộ và khuyến khích nhập khẩu một số loại công nghệ nhất định có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng rất lớn đến chính sách quản lý, quản trị của doanh nghiệp. - Đặc thù ngành kinh doanh: Đây là nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong khi xem xét quản lý và sử dụng vốn. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn cũng như vòng quay vốn. Vì vậy tùy từng ngành nghề khác nhau sẽ có những cách quản lý đặc thù. -Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường: Tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng lớn đến quản trị vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần căn cứ vào tình trạng doanh nghiệp để đưa ra chính sách quản lý cho phù hợp và hiệu quả. - Lạm phát trong nền kinh tế: Lạm phát của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua giá cả đầu vào và đầu ra. Khi doanh nghiệp sử dụng vốn không hợp lý dễ dẫn đến tình trạng kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ. -Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến cớ hội đầu tư, chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1037 - Tiến bộ khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ có thể sẽ là cơ hội khi doanh nghiệp chấp nhận đầu tư mạo hiểm tiếp cận kịp thời với tiến bộ khoa học.Tuy nhiên tiến bộ khoa hoc nhanh sẽ làm gia tăng hao mòn vô hình của tài sản làm mất vốn của doanh nghiệp. 1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan -Trình độ tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức quản lý: Bộ máy quản lý gọn nhẹ, ăn khớp hoạt động một cách nhịp nhàng sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng vốn một cách hiệu quả, ngược lại trình độ quản lý yếu kém hoặc bị buông lỏng sẽ không quản lý được vốn. Trong công tác này phải chú trọng đến việc tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh như: xác định nhu cầu vốn, bố trí cơ cấu vốn sử dụng vốn hợp lý đúng mục đích, tổ chức công tác thu hồi nợ tránh lãng phí. -Chu kỳ sản xuất kinh doanh: Chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngắn thì việc quay vong vốn sẽ nhanh hơn, doanh nghiệp thu hồi vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. Ngược lại chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp keo dài thì vốn của doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng, thời gian thu hồi vốn chậm sẽ gây kho khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. -Chi phí sử dụng vốn: Để hình thành hoạt động san xuất kinh doanh doanh nghiệp phải huy dộng vốn từ các nguồn khác nhau và phải bỏ chi phí sử dụng vốn nhất định. Chi phí này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu. Như vậy khi sử dụng vốn cũng cần xem xét đến chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho việc huy động này từ đó có biện pháp quản lý và sử dụng vốn hợp lý. * Kết luận: Vốn kinh doanh là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp, để doanh nghiệp hoạt động tạo ra lọi nhuận cần phải sử dụng nguồn lực này một
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1038 cách tiết kiệm và hiệu quả. Để hiểu rõ về thực trạng quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp như thế nào ta sẽ đi sâu phân tích thực trạng sử dụng vốn kinh doanh được thể hiện ở chương 2. Chương2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KINH DOANH CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HOÀNG KỲ 2.1 Khái quát tình hình phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ. 2.1.1 Quá trình hình thành phát triển. Tên công ty: Công ty TNHH xây dựng Hoàng Giám đốc: Hà Văn Kỳ Trụ sở công ty: Tổ 7, Phường Thắng Lợi, Sông Công, Thái nguyên. Mã số thuế: 4600387677 *quá trình hình thành và phát triển: a. sự ra đời Công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ thành lập vào năm 6/3/2007 lấy tên là Hoàng Kỳ và hoạt động từ đó đến nay. Đây là công ty tư nhân do doanh nhân Hà Văn Kỳ thành lập. lĩnh vực hoạt động của công ty: XD công trình dân dụng, giao thông thủy lợi công nghiệp, mua bán, xuất nhập khẩu thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, máy xây dựng, vật
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1039 liệu xây dựng; trong đó lĩnh vực chủ yếu của công ty là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng. b. quy mô vốn điều lệ: quy mô vốn điều lệ của doanh nghiệp là 26.134.000.000 VND. 2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp a. chức năng ngành nghề kinh doanh chủ yếu Công ty TNH Hoàn Kỳ là một đơn vị tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên với phong cách phục vụ khach hàng, nghiên cứu khai thác một cách triệt để các tiềm lực sẵn có, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả và tiết kiệm. Công ty hoạt động trên các lĩnh vực: - Xây dựng công trình giao thông. - Xây dựng cơ sở hạ tầng dân cư đô thị. - Xây dựng các công trinh thủy lợi, công nghiệp dân dụng, thi công các loại nền móng công trình. - kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu xây dựng, các thiết bị điện, điện tử điện lạnh, máy xây dựng. - tư vấn giám sát xây dựng công trình giao thông. Hiện nay công ty đang tập trung vào lĩnh vực xây dựng dân dụng là ngành nghề chủ yếu. và trong những năm vừa qua công ty đã hoàn thành và bàn giao được nhiều hạng mục công trinh cả trong và ngoài tỉnh: xây dựng bệnh viện ở huyện Phú Bình- Thái Nguyên, xây dựng trường học ở Hương Sơn Thái Nguyên, công trình đường giao thông ở Cao Bằng… b.Tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1040 Cấp độ quản ly bao gồm: - Giám đốc: Hà Văn kỳ la người đại diện theo pháp luật của công ty, đảm nhiêm công việc quản lys mọi hoạt đông hàng ngày của công ty, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty. - Phòng tài chính kế toán: tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước và yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần; khai thác, huy động đáp ứng kịp thời và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả nhất; cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. - Phòng kỹ thuật thi công: quản lý công tác kỹ thuật, chất lượng, triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào thực tế sản xuất; đôn đốc, theo dõi và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch. - Phòng kế hoạch đầu tư : là một phòng chuyên môn của Công ty thực hiện chức năng quản lý Công ty về lĩnh vực kinh tế, kế hoạch, bao gồm: xây dựng kế hoạch, theo dõi triển khai kế hoạch, tổng hợp báo cáo kế hoạch theo định kỳ; tham mưu cho Ban lãnh đạo Công ty về cơ chế, quy chế quản lý kinh tế, GIÁM ĐỐC Phòng tài chính- kế toán Phòng kỹ thuật thi công Phòng kế hoạch đầu tư Phòng tổ chức hành chính
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1041 kế hoạch, định mức sản phẩm, dự án, đầu tư, hợp đồng kinh tế, đào tạo cán bộ trong công tác quản lý kinh tế. - Phòng tổ chức hành chính: tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, tổ chức lao động tiền lương, tiền thưởng, các chế độ chính sách, thanh tra pháp chế, an toàn lao động, thi đua khen thưởng, kỷ luật; tham mưu và tổ chức thực hiện về lĩnh vực quản trị hành chính và các vấn đề khác liên quan đến người lao động. c. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty d. Đặc diểm quy trình sản xuất kinh doanh * Quy trình kỹ thuật sản xuất: Cũng như các Công ty xây lắp khác, do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản là sản phẩm của xây dựng mang tính đơn chiếc, kết cấu khác nhau, thời gian thi công dài... nên quy trình sản xuất kinh doanh có đặc điểm riêng. Đây Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư, tài sản cố định Kế toán thanh toán Kế toán vốn bằng tiền Kế toán thanh toán lương và BHXH Thủ quỹ Nhân viên ở đội
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1042 là công ty hoạt động chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng cơ bản, khi trúng thầu công ty sẽ giao cho các đội trực thuộc công ty. Quy trình sản xuất của công ty * Thị trường các yếu tố đầu vào : Chủ yếu các yếu tố đầu vào được cung cấp từ các nhà cung cấp trong nước là bạn hàng lâu năm của doanh nghiệp như Ximăng Bỉm Sơn, Ximăng Tổ chức hồ sơ dự thầu Thông báo trúng thầu Giao thầu Thông báo nhận thầu Thành lập ban chỉ huy công trường Lập phương án tổ chức thi công Bảo vệ phương án và biện pháp thi công Tiến hành tổ chức thi công theo thiết kế được duyệt Tổ chức nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình Lập bảng nghiệm thu thanh toán công trình Công trình hoàn thành, làm quyết toán bàn giao công trình cho chủ thầu
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1043 Hoàng Thạch, Thép Thái Nguyên, thép Vinakansai…Doanh nghiệp không có hoạt động xuất nhập khẩu vật tư. Thị trường các yếu tố đầu ra : Doanh nghiệp tìm kiếm được thị trường thông qua việc đấu thầu các công trình xây lắp trong phạm vi miền Bắc, trong đó chủ yếu là tỉnh Thái Nguyên. 2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty 2.1.3.1Nhữngthuậnlợivà khó khăntrongquá trìnhhoạtđộng của công ty. - Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt là thị trường bất động sản đóng băng trong suốt 2 năm gần đây khiến cho các doanh nghiệp ngành xây dựng nói chung,bản thân doanh công ty nói riêng phải trải qua một năm 2012 đầy khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường dầu ra, tìm kiếm nguồn vốn cho các dự án, và đặc biệt là số lượng các dự án xây dựng bị giảm mạnh. - Sự khó khăn chung của nền kinh tế dẫn đến nhiều doanh nghiệp trong ngành xây dựng phải ngừng hoạt động trong đó có những doanh nghiệp là đối tác, bạn hàng của công ty, do vậy mà nhiều khoản nợ của doanh nghiệp không có khả năng thu hồi gây thiệt hại lớn cho công ty. Đồng thời, trong những năm gần đây Nhà nước nới lỏng cơ chế, chính sách trong việc thành lập công ty nói chung và công ty xây dựng nói riêng mà nhiều công ty xây dựng mới được thành lập làm cho doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh hơn trên thị trường. - Đặc biệt, từ đầu năm 2012 các ngân hàng bắt đầu thiết chặt việc cho vay vốn, cho vay tiền thi công, đặc biệt trong vấn đề cho vay tiền bảo lãnh các doanh nghiệp xây dựng làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1044 - Về máy móc thiết bị: đây là doanh nghiệp xây lắp nên máy móc thường được sử dụng cho nhiếu dự án trong nhiều năm, khi không có sự hỏng hóc nghiêm trọng thi vẫn được sử dụng trong nhiều năm ít có sự thay đổi. Do vậy làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp. - Về vấn đề lao động: thực tế tại doanh nghiệp lương trả cho người lao động rất thấp,nhiều người lao động có năng lực và trình độ cao đã chuyển sang làm cho các doanh nghiệp nước ngoài với mức lương hấp dẫn hơn, dẫn tới tình trạng chảy máu chất xám ngay trong nước. b. Thuận lợi Bên cạnh những khó khăn và hạn chế trên thì doanh nghiệp cũng có những thuận lợi nhất định : - Lượng lao động dồi dào ở địa phương là điều kiện doanh nghiệp không phải lo lắng đến việc thiếu lao đông để thực hiện các dự án. - Sau nhiều năm hoạt động đội ngũ nhân viên của công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về ngành xây dựng, có thể ứng phó một cách những tác động bất lợi từ bên ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được sự ưu đãi về vay vốn từ ngân hàng tỉnh Thái Nguyên. 2.1.3.2 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty trong thời gian qua
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1045 Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ % Hệ số khả năng thanh toán 1. Hệ số khả năng thanh toán lần 1,2 1,22 -0,02 -1,64 2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh lần 0,61 0,7 -0,09 -12,86 3. Hệ số khả năng thanh toán tức thời lần 0,05 0,04 0,01 25,00 4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay lần Hệ số cơ cấu tài sản nguồn vốn 1. Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn lần 0,983 0,982 0,001 0,10 2. Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn lần 0,017 0,018 -0,001 -5,56 3. Hệ số nợ lần 0,81 0,805 0,005 0,62 4. Hệ số vốn chủ sở hữu lần 0,19 0,195 -0,005 -2,56 Hệ số hiệu suất hoạt động 1. Số vòng quay hàng tồn kho vòng 3,11 4,13 -1,03 -24,87 2. Kỳ thu tiền trung bình ngày 134,46 251,38 -116,92 -46,51 3. Số vòng quay vốn lưu động lần 1,4 0,94 0,47 49,93 4. Hiệu suất sử dụng vốn cố định lần 77,91 70,01 7,90 11,28 5. Vòng quay vốn kinh doanh lần 1,38 0,92 0,46 49,24 Hệ số sinh lời 1. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản % 3,82 0,42 3,4 809,52 2. Tỷ suất LNST trên doanh thu % 2,69 0,34 2,35 690,06 3. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD % 3,82 0,42 3,4 809,52 4. Tỷ suất LNST trên VKD % 3,71 0,31 3,39 1079,10 5. Tỷ suất LNST trên VCSH % 20,3 2,40 17,9 745,83 ( Nguồn tổng hợp BCTC 2012-2013 công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ) -Hệ số khả năng thanh toán: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời và hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2013 giảm so với năm 2012, nhưng hệ số khả năng thanh toán tức thời lại tăng lên. Hệ số khả chỉ co hệ số khả năng thanh toán hiện thời là >1 và đang giảm, cho thấy khả năng thanh toán của công ty đang xấu đi trong thời gian qua.
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1046 -Hệ số cơ cấu tài sản nguồn vốn: Năm 2013 quy mô vốn kinh doanh của công ty giảm so với năm 2012 do sự giảm sút cả về tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tuy vậy, tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn không có sự thay đổi nhiều vẫn chiếm tỷ trọng khá cao ở mức trên 98%. Về cơ cấu nguồn vốn, công ty đang duy trì hệ số nợ ở mức khá cao và có sự giảm nhẹ ở năm 2013 hiện đang ở con số 0,81 trên tổng nguồn vốn. Nợ phải trả của công ty 100% là các khoản nợ ngắn hạn, trong đó chủ yếu là khoản người mua trả tiền trước (Chiếm tơi 56,99% vào năm 2013). Điều này cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của công ty chưa thực sự tốt, tình hình tài chính chưa thật sự an toàn. -Hệ số hiệu suất hoạt động: Các hệ số vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động, vòng quay vốn kinh doanh đều tăng so với năm trước và đang ở mức khá tốt, công tác quản lý vốn lưu động và vốn kinh doanh đang được cải thiện. Kỳ thu tiền trung bình giảm 46,51% so với năm trước. Công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty khá hiệu quả. -Hệ số sinh lời: Tất cả các hệ số sinh lời của công ty đều tăng so với năm trước. Đây là tin hiệu tốt cho thấy công ty đang hoạt động có hiệu quả. Nhìn chung tình hình tài chính của công ty năm 2013 khá tốt và đã được cải thiện khá nhiều so với năm 2012 và đang có chiều hướng tốt lên, thể hiện công ty đang hoạt động có hiệu quả, các hệ số sinh lời cũng như hệ số hiệu suất khá cao công ty nên tiếp tục duy trì và phát triển các công tác quản trị vốn hiện tại. 2.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ trong thời gian qua. 2.2.1 Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh Tình hình biến động vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh được thể hiện qua bảng sau:
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Bảng 2.2: Cơ cấu và sự biến động vốn và NVKD năm 2013 ĐVT: VNĐ (nguồn tổng hợp BCTC công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ) Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Số tiền tỷ trọng (%) Số tiền tỷ trọng (%) Số tiền tỷ lệ (%) tỷ trọng (%) I. Tổng tài sản 24.766.109.965 100,00 26.134.934.937 100,00 -1.368.824.972 -5,24 0,00 1.Tài sản ngắn hạn 24.335.554.996 98,26 25.664.181.780 98,20 -1.328.626.784 -5,18 0,06 - tiền và tương đương tiền 920.753.146 3,78 876.492.256 3,42 44.260.890 5,05 0,37 - các khoan phải thu ngắn hạn 12.426.554.135 51,06 13.800.227.508 53,77 -1.373.673.373 -9,95 -2,71 - hàng tồn kho 11.885.256.664 48,84 10.986.742.016 42,81 898.514.648 8,18 6,03 - tài sản ngắn hạn khác 720.000 0,00 720.000 0,00 0 0,00 0,00 2. Tài sản dài hạn 430.554.969 1,74 470.753.157 1,80 -40.198.188 -8,54 -0,06 II. Tổng nguồn vốn 24.766.109.965 100,00 26.134.934.937 100,00 -1.368.824.972 -5,24 0,00 1. Nợ phải trả 20.363.454.224 82,22 21.054.089.135 80,56 -690.634.911 -3,28 1,66 - nợ ngắn hạn 20.363.454.224 100,00 21.054.089.135 100,00 -690.634.911 -3,28 0,00 - nợ dài hạn 2. Vốn chủ sở hữu 4.277.727.745 17,78 5.083.545.802 19,44 -805.818.057 -15,85 -1,66
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Qua bảng trên ta thấy TS và NVKD năm 2013 có sự biến động. Cụ thể: -Về phần vốn: Tổng TS cuối năm 2013 đạt 24,766,109,965 đồng giảm 1.368.824.972 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 5,24% so với đầu năm. Trong đó chủ yếu là do giảm TSNH. Cơ cấu phân bổ vốn cũng thay đổi, tỷ trọng TSNH cuối năm 2013 đạt 98,26% giảm 5,18% so với thời điểm cuối năm, tỷ trọng TSDH cuối năm 2013 đạt 1,74% giảm 8,54% so với đầu năm. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. Phân tích chi tiết: * Về phần vốn: - TSNH: + Hàng tồn kho: Đạt 11.885.256.664 đồng chiếm 48,84% và tăng 8,18% và về tỷ trọng tăng 6,03%. Hàng tồn kho tăng lên là do doanh nghiệp chủ động tích trữ nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất tránh được sự biến động giá cả của nguyên vật liệu trên thị trường. + Các khoản phải thu ngắn hạn : giảm 1.373.673.373 đồng ( 9,95%), về tỷ trọng giảm 2,71% chứng tỏ cơ cấu vốn ngắn hạn dành cho các đối tượng khác chiếm dụng của doanh nghiệp giảm xuống. + Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối năm 2013 tăng 44,260,890 đồng ( tăng 5,05%), về tỷ trọng tăng 0,37%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp vừa thu được khoản tiền từ khách hàng , việc thúc đẩy nhanh việc thu các khoản tiền từ khách hàng giúp khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp được cải thiện. -TS dài hạn: Tài sản dài hạn đạt 430.554.969 đồng vào thời điểm cuối năm 2013 giảm 40.198.188 đồng so với đầu năm tương ứng giảm với tỷ lệ 8,54%, về tỷ trọng giảm 0.06%. Tỷ trọng TS dài hạn không có sự thay đổi nhiều do đặc điểm của ngành nghề xây dựng dân dụng.
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1049 *Tình hình biên động và cơ cấu nguồn vốn công ty Tương ứng với sự giảm giá trị VKD nguồn VKD năm 2013 so với năm 2012 đã giảm 1.368.824.792 đồng tương ứng giảm 5,24%. Nguyên nhân là do nợ phả trả năm 2013 giảm 690.634.911đồng tương ứng giảm 3,28%, đồng thời vốn chủ sở hữu giảm 805 triệu đông với tỷ lệ giảm 15,85%. Sự biến động này làm cho tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm so với năm trươc làm cho khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp giảm. Để có cái nhìn cụ thể hơn ta cần xem xét kỹ hơn về nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Bảng 2.3: Cơ cấu nợ phải trả năm 2013 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Số tiền tỷ trọng (%) Số tiền tỷ trọng (%) Số tiền tỷ lệ (%) NỢ PHẢI TRẢ 20.363.454.224 82,19 21.054.089.135 80,56 -690.634.911 -3,28 I. Nợ ngắn hạn 20.363.454.224 100,00 21.054.089.135 100,00 -690.634.911 -3,28 1. Vay ngắn hạn 5.553.226.493 27,27 4.900.000.000 23,27 653.226.493 13,33 2. Phải trả người bán 3.114.258.886 15,29 2.861.414.426 13,59 252.844.460 8,84 3. Người mua trả tiền trước 11.055.572.148 54,29 12.631.855.203 60,00 -1.576.283.055 -12,48 4.Thuế và các khoản phải nộp 550.146.996 2,70 568.859.963 2,70 -18.712.967 -3,29 5. Phải trả người lao động 0 0,00 0 0,00 0 0,00 6. Chi phí phải trả 76.024.336 0,37 79.850.000 0,38 -3.825.664 -4,79 7. Các khoản phải trả ngắn hạn 14.225.365 0,07 12.559.543 0,06 1.665.822 13,26 (Nguồn tổng hợp BCTC 2012-2013 công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ)
  • 51. Luận văn tốt nghiệp -Vay ngắn hạn của công ty năm 2013 tăng so với năm 2012 653.226.493 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 13,33%, cho thấy công ty đang phải chịu sức ép về chi phí lãi vay tăng dần. -Phải trả người bán năm 2013 tăng so với năm 2012 là 252.844.460 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 8.84% có thể giúp doanh nghiệp chiếm dụng vốn với chi phí thấp, không cần tài sản đảm bảo. -Người mua trả tiền trước giảm 1.576.283.055 đồng tương ứng giảm với tỷ lệ 12,48%. Tuy nhiên khoản mục này vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu nợ của công ty (54,29% trong năm 2013). Điều này thể hiện uy tín của công ty trong mắt khách hàng vẫn rất cao. -Chi phí phải trả cuối năm giảm 3 tỷ do công ty đã thực hiện các biện pháp quản lý tiết kiệm trong hoạt động của doanh nghiệp. Trong 2 năm công ty không có các khoản phải trả người lao động, cho thấy công ty vẫn đang chú trọng đến đời sống của cán bộ công nhân viên để tạo lòng tin của họ nhằm giúp họ đoàn kết giúp công ty vượt qua được thời kỳ khó khăn này. *Nguồn vốn chủ sở hữu
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu năm 2013 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Số tiền tỷ trọng (%) Số tiền tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 4.340.191.743 17,27 5.083.545.802 19,45 -743.354.059 -14,62 I. Vốn chủ sở hữu 4.277.727.745 98,56 5.031.390.399 98,97 -753.662.654 -14,98 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.193.100.000 51,27 2.193.100.000 43,59 0 0 2. Thặng dư vốn cổ phần 3. Vốn khác thuộc chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 131.416.254 3,07 131.557.552 2,61 -141.298 -0,11 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1.953.211.491 45,66 2.709.432.847 53,85 -756.221.356 -27,91 II. Quỹ khen thưởng phúc lợi 62.463.998 1,44 49.455.403 0,97 13.008.595 26,30 ( Nguồn tổng hợp BCTC 2012-2013 công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ)
  • 53. Luận văn tốt nghiệp -Nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm giảm 743.354.059 đồng so với đàu năm tương ứng giảm 14,62%. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng tự chủ của doanh nghiệp đang giảm đi. Nguyên nhân chủ yếu là do lơi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 756.221.356 đồng. Như vậy qua phân tích sự biến động tài sản nguồn vốn ta thấy: -Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cuối năm so với đầu năm đã giảm đi, công ty vẫn trú trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn. - Cách thức huy động vốn: chủ yếu vay từ bên ngoài. - Hệ số nợ của công ty: cả 2 năm 2012 và 2013 đều lớn xấp xỉ 80%. Tuy nhiên công ty lại không sử dụng đòn bẩy tài chính và các khoản nợ phải trả đều là các khoản đi chiếm dụng. Trong một vài năm gần đây, với sự khó khăn của nền kinh tế đặc biệt thị trường bất động sản rơi vào tình trạng khủng hoảng khiến công ty phải đưa ra những quyết định mang tính sống còn. Là một công ty nhỏ trong linh vực xây dựng dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường đang rất khó khăn đã tác động rất lớn đến hoạt động công ty. Tuy lợi nhuận hàng năm đều ở mức dương tuy nhiên công ty vẫn phải áp dụng các biện pháp thu hẹp quy mô kinh doanh nhằm hạn chế những tác động của thị trường. 2.2.2. Lựa chọn phương án tài trợ vốn Như đã phân tích, VKD được coi là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với một doanh nghiệp, dù doanh nghiệp đó hoạt động trong lĩnh vực nào: sản xuất, thương mại hay dịch vụ. VKD là tiền đề, là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định và thường xuyên phải có một mô hình tài trợ VKD nhất định.
  • 54. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1054 Đối với công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ nói riêng, qua những phân tích dựa trên cơ cấu nguồn vốn cũng như cơ cấu vốn trong thời gian qua mà cụ thể là năm 2013 thì có thể dễ dàng nhận thấy: - - Trong cơ cấu vốn: Tỷ trọng TSLĐ bao giờ cũng cao hơn TSCĐ tỷ trọng tài sản lưu động tại thời điểm cuối năm 2013 đạt 98,26 %, giảm tỷ trọng 5,28 % so với thời điểm đầu năm, tỷ trọng TSCĐ tại thời điểm cuối năm là 1,74 %, giảm tỷ trọng 8,54 % so với cùng kỳ năm trước). Cơ cấu vốn phân bổ theo hướng ưu tiên đầu tư vào tài sản lưu động, tuy nhiên có thể thấy cơ cấu vốn của công ty chưa được cân đối cả giữa VLĐ và VCĐ, với chênh lệch tỷ trọng lớn, được coi là chưa phù hợp với đặc điểm ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của công ty. - Xét về cơ cấu nguồn vốn, mức độ sử dụng nợ của công ty ở mức thấp. Hệ số vốn chủ rất thấp ở mức 0,19 ở thời điểm cuối năm, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu phân bổ nguồn vốn và có xu hướng giảm về thời điểm cuối năm, cụ thể tại thời điểm cuối năm 2013 thì tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 17,27%. Mặt khác ta có: Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Nguồn vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn Đối với tình hình cụ thể tại công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ thì : Nợ phải trả là nợ ngắn hạn chiếm 100% trong cơ cấu nợ của công ty. Nguồn vốn thường xuyên = VCSH + NDH = 4.340.191.743 VNĐ Nguồn vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn = 20.363.454.224 VNĐ Trong khi đó : TSLĐ thường xuyên = 24.335.554.996 VNĐ TSCĐ = 1.767.133.811 VNĐ
  • 55. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1055 TSLĐ thường xuyên = TSNH – tiền và tương đương tiền = 23.414.801.850 VNĐ TSCĐ = 378.951.026 VNĐ Tài sản lưu động tạm thời = 972.357.089 Nguồn vốn thường xuyên < TSCĐ + TSLĐ thường xuyên có nghĩa là toàn bộ TSCĐ và một phần tài sản lưu động thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, phần còn lại của tài sản lưu động thường xuyên và toàn bộ tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Mô hình tài trợ vốn Đánh giá mô hình tài trợ vốn của công ty: Việc sử dụng mô hình tài trợ giúp công ty trong việc hạ thấp chi phí sử dụng vốn do sử dụng nhiều nguồn vốn tín dụng ngắn hạn; do đó việc sử dụng vốn trở nên linh hoạt hơn. Một phần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, mà đối với công ty thì chủ yếu là các khoản nợ, tập chung vào vay nợ ngắn hạn, giúp công ty tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. Một phần tín dụng ngắn hạn được xem như là dài hạn thường xuyên, do đó mô hình này Giá trị TSLĐ thường xuyên TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên TSLĐ thường xuyên TSCĐ
  • 56. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đặng xuân quỳnh Lớp : CQ48/11.1056 được công ty cũng như nhiều doanh nghiệp khác trên thực tế sử dụng, nó cần thiết cho những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và trung bình, mới tham gia vào thị trường hoặc chiếm thị phần còn nhỏ. Tuy nhiên, khi sử dụng mô hình này, công ty cần có sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn, nhất là khi mức độ sử dụng vốn chủ hiện tại rất cao thấp, trong khi mức độ sử dụng nợ lại quá cao. Dự trữ tiền mặt chiếm tỷ trọng còn nhỏ trong khi tốc độ gia tăng lãi vay cao gây áp lực thanh toán nợ 2.2.3Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Hoàng Kỳ 2.2.31 Về quản trị vốn lưu động VLĐ là một bộ phận quan trọng của VKD. Quy mô và cơ cấu VLĐ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất của DN, đến sự liên tục hay gián đoạn trong sản xuất của DN qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của công ty. Vì vậy, việc sử dụng VLĐ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của Công ty. Để đánh giá tình hình sử dụng VLĐ của Công ty ta đi nghiên cứu cơ cấu và sự biến động của VLĐ của Công ty trong năm 2013 ta có bảng sau:
  • 57. Luận văn tốt nghiệp Bảng2.5:Cơ cấu và sự biến động vốn lưu động năm 2013 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Số tiền tỷ trọng (%) Số tiền tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng VỐN LƯU ĐỘNG 24.335.554.996 100,00 25.664.181.780 100,00 -1.328.626.784 -5,18% I. Tiền và tương đương tiền 920.753.146 3,78 876.492.256 3,42 44.260.890 5,05% II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn 12.426.554.135 51,06 13.800.227.508 53,77 -1.373.673.373 -9,95% 1. Phải thu khách hàng 6.550.850 0,05 7.914.641 0,06 -1.363.791 17,23% 2. Trả trước cho người bán 12.420.003.285 99,95 13.792.312.867 99,94 -1.372.309.582 -9,95% 3. Phải thu ngắn hạn khác 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi IV. Hàng tồn kho 10.987.527.715 45,15 10.986.742.016 42,81 785.699 0,01% 1. Hàng tồn kho 10.987.527.715 100,00 10.986.742.016 100,00 785.699 0,01% 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác 720.000 0,00 720.000 0,00 0 0,00% 1. Thuế GTGT được khấu trừ 2. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 3. Tài sản ngắn hạn khác ( Nguồn tổng hợp BCTC 2012-2013 công ty TNHH xây dựng Hoàng Kỳ)
  • 58. Luận văn tốt nghiệp Qua bảng số liệu ta thấy tình hình biến động VLĐ của công ty như sau: Tại thời điểm cuối năm 2013 VLĐ của công ty 24.335.554.996 đồng giảm 1.328.626.784 đồng so với đầu năm tương ứng với tỷ lệ giảm 5,18%. VLĐ của doanh nghiệp bao gồm vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản phải thu ngắn hạn (51,6% ở thời điểm cuối năm), tiếp đến là hàng tồn kho ( 45,5% ở thời điểm cuối năm). Sở dĩ VLĐ ở thời điểm cuối năm giảm so với đầu năm là do sự giảm đột ngột của các khoản phải thu ngắn hạn mặc dù có sự gia tăng của vốn bằng tiền và hàng tồn kho nhưng không bù đắp được sự sụt giảm của các khoản phải thu ngắn hạn. Để đánh giá một cách cụ thể và chính xác hơn, ta phân tích cơ cấu VLĐ theo từng khoản mục cấu thành VLĐ: *Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán. Vốn bằng tiền là một bộ phận cấu thành VLĐ của công ty. Tiền là tài sản linh động, dễ dàng chuyển hóa thành các tài sản khác, giúp các DN có thể tận dụng cơ hội kinh doanh khi có thể. Ngược lại tiền cũng là đối tượng dễ tham ô, lạm dụng tiền để mưu lợi cho cá nhân. Do đó DN phải quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền. Vốn bằng tiền của một DN còn phản ánh khả năng thanh toán của DN tại thời điểm đó. Do đó ứng với một quy mô nhất định đòi hỏi thường xuyên phải có một quymô vốn bằng tiền tương ứng để đảm bảo khả năng thanh toán cũng như đảm bảo tình hình tài chínhcủa côngty ở trạng thái bình thường. Ta thấy vốn bằng tiền của Công ty bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng và không có các khoản tương đương tiền. Qua bảng 2.5 ta thấy vốn bằng tiền tăng cả vể số tương đối và tuyệt đối. cụ thể vốn bằng tiền cuối năm là