SlideShare a Scribd company logo
1 of 14
Download to read offline
Phần I
MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI
Qua các năm thực hiện và kiểm tra thực tế cho thấy việc thực hiện thiết lập hồ
sơ quản lý hoạt động của giáo viên ở Khoa chưa đạt yêu cầu. Một số Khoa và một bộ
phận không nhỏ cán bộ, viên chức chưa hiểu đúng hoặc chưa quan tâm đúng mức đến
công tác lập hồ sơ công việc, xem đây là nhiệm vụ của người làm công tác văn thư-lưu trữ
tại Khoa, vì vậy việc lập hồ sơ công việc chưa thực sự trở thành thói quen khi thực hiện
nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công nhân viên chức.
Hiện nay, công tác quản lý quá trình hoạt động dạy và học của giáo viên ở các
Khoa vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng quản lý, thống kê, báo cáo quá
trình hoạt động, giảng dạy của giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu về minh chứng cho
thẩm định chất lượng hoặc chuẩn hóa ISO về các mặt như: đánh giá xếp loại chuyên
môn, thanh tra toàn diện GV, đánh giá xếp loại viên chức, xếp loại thi đua hàng năm,
chuẩn kiến thức của GV,…
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên đầu tiên phải kể đến đó là khó khăn về
phía nhân viên làm công tác văn thư vẫn còn khá “yếu”. Các quy định về trách nhiệm
trong lập hồ sơ công việc, lưu trữ, báo cáo hiện hành của Khoa chưa được cụ thể hoá
trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư, lưu trữ của mỗi Khoa.
Mặt khác, công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các quy định về công
tác văn thư, lưu trữ tại các Khoa chưa đồng bộ; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của
một bộ phận nhân viên làm công tác văn thư, lưu trữ vẫn chưa theo kịp yêu cầu công
việc đề ra. Cán bộ, viên chức làm việc liên quan đến công văn, giấy tờ chưa được bồi
dưỡng kiến thức về lập hồ sơ công việc, phong cách làm việc thiếu khoa học, nhận
thức chưa đầy đủ về trách nhiệm lập hồ sơ công việc.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trên cơ sở cập nhật, lưu trữ đánh giá, xếp loại hoạt động chuyên môn, thanh tra
toàn diện, xếp loại thi đua, xếp loại viên chức của từng GV hàng năm, tôi đã ứng dụng
Mail Merge truy xuất dữ liệu của từng GV. Từ đó, có cơ sở theo dõi hoạt động chuyên
môn của GV, để có hồ sơ minh chứng, phục vụ cho kiểm định chất lượng dạy nghề
của Khoa.
Bản thân được phân công là trưởng khoa Đại cương, với nhiệm vụ theo dõi hoạt
động giảng dạy của GV. Qua nhiều năm, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn,
chúng tôi muốn hệ thống hoá lại quá trình hoạt động của GV, nâng cao công tác quản
lý ở Khoa nên đã nghiên cứu đề tài “Truy xuất dữ liệu hồ sơ quản lý hoạt động
giáo viên bằng công cụ Mail Merge trong Microsoft Word, nhằm nâng cao công
tác quản lý của Khoa thuộc trường Cao đẳng nghề An Giang”.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐỀ TÀI
- Phạm vi nghiên cứu đề tài là truy xuất dữ liệu hồ sơ hoạt động của giáo viên
bằng Mail merge trong Microsoft Word.
- Đối tượng của đề tài là hồ sơ hoạt động cá nhân của giáo viên trong khoa.
1
IV. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI.
Truy xuất dữ liệu bằng công cụ Mail merge với mục đích là:
- Quản lý hồ sơ hoạt động của giáo viên là cơ sở, tiền đề giúp lãnh đạo Khoa và
nhân viên văn phòng phụ trách công tác văn thư, lưu trữ làm tốt các khâu như xác định
giá trị tài liệu, phân loại, tổng hợp, thống kê tài liệu…làm cơ sở cho sự phát triển các mặt
hoạt động của Khoa.
- Phối hợp các nhiệm vụ, quản lý, bảo quản tài liệu, hồ sơ trong hoạt động của Khoa.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý hồ sơ giáo viên. Nâng cao
nhận thức, trách nhiệm về quản lý khai thác hồ sơ của Khoa.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng phần mềm quản lý hồ sơ; qua đó nắm bắt được một
cách đầy đủ, chính xác và nhanh nhất về lý lịch, chất lượng hoạt động của giáo viên;
cung cấp những thông tin làm căn cứ để các cấp quản lý theo dõi và có kế hoạch thực
hiện đối với hoạt động của từng giáo viên.
- Giữ gìn được các dữ liệu, hoặc không bỏ sót những tài liệu có liên quan đến
hoạt động quản lý, chuyên môn, góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu trước mắt và
lâu dài của Khoa mình.
- Phân loại, sắp xếp, văn bản, tài liệu đã lựa chọn, những văn bản, tài liệu có giá
trị để chuẩn bị cho công tác kiểm định chất lượng, chuẩn hóa ISO của Khoa, cơ quan.
V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ ĐỀ TÀI.
- Rà soát việc quản lý giáo viên gắn với việc quản lý, khai thác hồ sơ theo quy
định, đảm bảo tính thống nhất, chính xác thông tin của tài liệu, hồ sơ.
- Nắm được thực trạng về số lượng, lý lịch GV, xếp loại hàng năm của GV,
theo dõi các hoạt động, chất lượng GV và truy xuất dữ liệu hồ sơ GV theo quy định bằng
chức năng Mail Merge, sẵn có trong Word.
- Xây dựng và quản lý hồ sơ GV và đánh giá kết quả việc nghiên cứu, sử dụng
hồ sơ phục vụ cho công tác quản lý đội ngũ GV. Cụ thể là:
+ Quản lý thông tin hồ sơ lý lịch.
+ Quản lý quá trình công tác, bậc lương, bằng cấp, trình độ chuyên môn, tin
học, ngoại ngữ, lý luận chính trị.
+ Quản lý danh hiệu thi đua, xếp loại công chức, thành tích đạt được, thanh tra
toàn diện.
+ Thống kê báo cáo in hồ sơ giáo viên. Kết xuất các số liệu thành báo cáo thống kê.
Tất cả các nội dung trên được tiến hành đồng thời trên hồ sơ giấy và cập nhật
dữ liệu vào máy tính. Truy xuất bằng công cụ Mail Merge trong Microsoft Word theo
biểu mẫu đã nghiên cứu.
Phần II
2
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Mô tả về Mail Merge:
Trộn thư (Mail Merge) là một trong những chức năng có sẵn hữu dụng của
Word. Mail merge thường được dùng để lắp ghép nội dung từ hai tập tin văn bản và
danh sách để tạo ra tập tin thứ ba.
Sử dụng được công cụ trộn thư trên word sẽ giúp bạn tiết kiệm hàng
trăm giờ làm việc thay vì làm thủ công như trước đây với các văn bản như: in lý lịch
từng GV, đảng viên, báo cáo quá trình các hoạt động của từng giáo viên, thư mời, giấy
khen, …
Sử dụng mail merge dựa trên cơ sở lập hồ sơ hoạt động của GV hàng năm.
2. Vị trí của việc lập hồ sơ.
Lập hồ sơ là khâu quan trọng cuối cùng của công tác văn thư, là bản lề của công
tác lưu trữ, trong đó những hồ sơ phản ánh trung thực, đầy đủ của hoạt động Khoa, tạo
căn cứ chính xác để giải quyết nhanh chóng, đúng đắn và có hiệu quả công việc của
Khoa, cơ quan và mỗi cán bộ viên chức.
Lập hồ sơ là mắt xích gắn liền công tác văn thư với công tác lưu trữ và có ảnh
hưởng trực tiếp đến công tác hoạt động của Khoa.
3. Tầm quan trọng của việc lập hồ sơ.
Hồ sơ, tài liệu là một loại tài sản có giá trị như các loại tài sản khác của Khoa,
có tác động trực tiếp phục vụ cho hoạt động quản lý và giáo dục của nhà trường. Việc
nhận thức đúng vấn đề này sẽ tạo cơ sở quản lý và bảo vệ hồ sơ tài liệu một cách phù
hợp, khoa học.
Để tiến hành các hoạt động chuyên môn của Khoa trong nhà trường, phải có
các hồ sơ tài liệu làm căn cứ, làm cơ sở cho việc theo dõi, sửa chữa, chỉ đạo hoạt động
giảng dạy, học tập, bồi dưỡng của giáo viên sao cho đúng với kế hoạch, mục đích đã đề ra.
Hồ sơ, tài liệu có tác dụng lớn trong việc nghiên cứu tình hình, tổng kết kinh
nghiệm, chương trình kế hoạch hoạt động một cách đầy đủ và sinh động. Qua đó góp
phần xây dựng và phát triển các hoạt động của Khoa chuyên môn trong nhà trường
ngày càng hoàn chỉnh, năng động và hiệu quả hơn.
Hồ sơ, tài liệu có tác dụng tích cực trong việc quản lý các mặt hoạt động cụ thể
của Khoa như: công tác thống kê, kiểm tra toàn diện giáo viên, hoạt động thi đua, xếp
loại viên chức hàng năm...
Giúp lãnh đạo Khoa thống nhất chỉ đạo các mặt về hoạt động giáo dục, bồi
dưỡng, phát triển nhân sự... nhằm làm cho hoạt động của Khoa được thuận lợi, đúng
mục đích. Giúp lãnh đạo nắm được thành phần, số lượng hồ sơ tài liệu hiện có của nhà
trường, của Khoa và thực trạng bảo quản, lưu trữ để có cách chỉ đạo hợp lý.
3
Hồ sơ, tài liệu ở Khoa là bằng chứng xác minh, đối chiếu trong những trường
hợp cần thiết như trong kiểm định chất lượng, duy trì chuẩn ISO của Khoa.
4. Yêu cầu của việc lập hồ sơ.
Đề hồ sơ lập ra có chất lượng, đáp ứng tốt các yêu cầu về nghiên cứu sử dụng
và lưu trữ tài liệu, khi lập hồ sơ cần chú ý đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
a) Phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của Khoa.
Chức năng, nhiệm vụ của Khoa trên từng mặt công tác, từng vấn đề, sự việc cụ
thể. Phản ánh các hoạt động về công tác đào tạo, về hoạt động giảng dạy, về nghiên
cứu khoa học của Khoa thuộc trường.
Nhằm tránh được tình trạng cùng một văn bản nhưng được cập nhật, lập hồ sơ ở
nhiều nơi, nhiều chỗ bộ phận có chức năng nhiệm vụ hoạt động khác nhau.
b) Đảm bảo mối liên hệ khách quan giữa các văn bản.
Nhìn chung mọi sự việc, vấn đề do Khoa giải quyết đều phải trải qua một quá
trình hoặc ngắn, hoặc dài. Văn bản hình thành trong quá trình giải quyết công việc có
mối liên quan chặt chẽ với nhau, đó là khách quan chứ không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của người quản lý, nhân viên văn phòng Khoa.
Hồ sơ lập ra có đảm bảo mối liên hệ khách quan của văn bản thì mới phản ánh
các vấn đề, sự việc được trọn vẹn, giữ được mối liên hệ bên trong của chúng. Do đó
giúp cán bộ lãnh đạo nghiên cứu, sử dụng tài liệu được dễ dàng và hoàn chỉnh. Thực
hiện yêu cầu này, đòi hỏi cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng Khoa phải biết phân
loại hồ sơ cho phù hợp, không xé lẻ những văn bản có liên quan về một sự việc, vấn đề.
c) Chọn lọc các văn bản, hồ sơ có giá trị lưu trữ, cập nhật.
Trong thực tế hoạt động của Khoa, văn bản phản ánh về một vấn đề, sự việc
thường hình thành khá nhiều. Các loại văn bản có giá trị khác nhau, yêu cầu nghiên
cứu, sử dụng không giống nhau nên thời hạn bảo quản chúng cũng sẽ khác nhau.
Nếu đảm bảo được yêu cầu này, sẽ làm tăng thêm chất lượng văn bản được bảo
quản, phục vụ nghiên cứu được tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lưu trữ, cập
nhật, nhân viên văn phòng sẽ khỏi mất nhiều thời gian để tra tìm, nghiên cứu được
nhanh chóng và thuận tiện. Do đó yêu cầu đặt ra đối với lập hồ sơ là phải đầy đủ và
chính xác.
d) Việc lập hồ sơ phải thuận lợi cho việc sử dụng.
Khi lập hồ sơ có nhiều cách lập nhưng đòi hỏi nhân viên văn phòng, cán bộ
lãnh đạo Khoa theo dõi, nghiên cứu, giải quyết những vấn đề, công việc nên phải lập
hồ sơ sao cho tiện việc tra tìm và sử dụng.
Thiết lập nội dung hồ sơ dựa trên cơ sở yêu cầu của các điều, tiêu chí trong
Quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm 2008 của Bộ LĐTBXH
ban hành Quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
4
Chúng tôi xin nêu một số điều, tiêu chuẩn của quy định trên có liên quan đến việc
nghiên cứu đề tài như sau:
- Điều 7. Tiêu chí 2: Tổ chức và quản lý.
+ Tiêu chuẩn 3. Công tác quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
của trường.
+ Tiêu chuẩn 5. Trường thực hiện và cải tiến thường xuyên công tác kiểm tra.
- Điều 9. Tiêu chí 4: Giáo viên và cán bộ quản lý.
+ Tiêu chuẩn 2. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ được đào tạo, chuẩn về
năng lực nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu giảng dạy của trường.
+ Tiêu chuẩn 4. Có kế hoạch và thực hiện thường xuyên việc bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. (Quyết định số 1415/QĐ-CĐN
về việc ban hành Quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức trường Cao đẳng
nghề An Giang, ngày 29 tháng 8 năm 2012).
Thực hiện đề tài trên cơ sở nhà trường hoạt động theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008, quy trình kiểm soát hồ sơ, ban hành ngày 31 tháng 3 năm 2010 (mục 1).
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Tình hình nhân sự của khoa Đại cương.
Trong những năm gần đây, trước yêu cầu đổi mới, đội ngũ GV khoa Đại cương
trường Cao đẳng nghề An Giang đã có nhiều thay đổi (về số lượng và trình độ).
* Số lượng GV theo tổ chuyên môn:
+ Khoa: 03 (gồm: 01 Trưởng Khoa, 01 Phó trưởng Khoa; 01 Nhân viên văn
phòng Khoa).
+ Tổ bộ môn: Gồm 4 tổ (tổ Khoa học cơ bản; tổ GDQP-GDTC; tổ Ngoại ngữ;
tổ Chính trị- Pháp luật).
Năm học 2011-2012 2012-2013 2013-2014
Tổ Khoa học cơ bản 14 14 13
Tổ Ngoại ngữ 13 11 09
Tổ GDQP-GDTC 09 09 07
Tổ Chính trị-Pháp luật 15 15 15
Văn phòng Khoa 03 03 03
Cộng 54 52 47
* Trình độ đào tạo của đội ngũ GV :
Năm học Tổng số Sau Đại
học
Đại học Cao đẳng Khác
2010-2011 54 16 (8ths) 37 0 01(Quân đội)
2011-2012 54 17(9ths) 36 0 01(Quân đội)
2012-2013 52 18(13ths) 33 0 01(Quân đội)
2013-2014 47 19(13ths) 28 0 0
5
2. Thuận lợi
Để có được một bộ hồ sơ chuyên môn của từng GV trong Khoa gọi là “đầy đủ”
theo quy định, điều này có lẽ không khó, vì nhà trường đã có hường dẫn về số lượng,
thậm chí biểu mẫu từng loại hồ sơ ngay từ đầu năm học.
Ban lãnh đạo nhà trường đã có sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát về hoạt động
quản lý hồ sơ chuyên môn từng Khoa trong nhà trường, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
để các Khoa chuyên môn nâng cao công tác thiết lập, quản lý hồ sơ chuyên môn ở
Khoa nhằm nâng cao chất lượng trong công tác quản lý hoạt động Dạy-Học của giáo viên.
Xây dựng được đội ngũ giáo viên ngày càng tăng về chất lượng, đáp ứng kịp
thời qui mô phát triển về đào tạo các ngành nghề của trường.
Giáo viên đảm bảo đủ trình độ chuẩn và có nhiều điện kiện thuận lợi để tham
gia các lớp đào tạo trên chuẩn.
3. Khó khăn.
- Việc nghiên cứu, khai thác sử dụng hồ sơ theo dõi hoạt động của giáo viên
chưa thể hiện trong công tác quản lý, theo dõi hồ sơ.
- Chưa có phiếu theo dõi, khai thác hoạt động các năm của GV.
- Chế độ báo cáo công tác quản lý hồ sơ cán bộ, viên chức trong quá trình thực
hiện chưa cụ thể về nội dung.
- Việc quản lý hồ sơ, tài liệu còn riêng lẻ, chưa có sự kết nối nên khi tổng hợp
một hoạt động thì phải mất nhiều thời gian, rất khó khăn trong việc theo dõi, đôn đốc
hoạt động của GV, nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đào tạo.
Hiện nay không phải Khoa nào cũng làm tốt công tác quản lý hồ sơ; cũng chưa
có sự chỉ đạo cụ thể, từ đó dẫn đến sự lúng túng nhất định về công tác thiết lập hệ
thống hồ sơ hoạt động của giáo viên trong Khoa qua các năm học.
4. Phân tích nguyên nhân.
Nguyên nhân của vấn đề, có thể do chủ quan từ các cán bộ quản lý ở Khoa, chỉ
đạo chưa kịp thời, chưa cụ thể trong việc thiết lập từng loại hồ sơ; nhận thức chưa đầy
đủ về tầm quan trọng trong công tác thiết lập hồ sơ, lưu trữ dữ.
Công tác kiểm tra của Khoa chưa sâu sát, chưa có hiệu quả, từ đó tư vấn chưa
kịp thời dẫn đến “không có tác dụng”.
Về biểu mẫu hồ sơ quản lý, chưa tiến hành hoặc tiến hành không đồng bộ hoặc
không được theo dõi thường xuyên.
Theo dõi đánh giá xếp loại hoạt động chuyên môn của giáo viên chưa chặt chẽ
dẫn tới vấn đề thúc đẩy ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của GV còn chưa tốt.
Nguyên nhân nữa phải kể đến đó là các quy định về trách nhiệm trong lập hồ sơ
của Khoa chưa được cụ thể hoá trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác lưu trữ
của mỗi Khoa. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện các quy định về công tác lưu trữ
tại các Khoa chưa đồng bộ, quyết liệt.
Mặt khác, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên văn phòng làm công
tác văn thư, lưu trữ vẫn chưa theo kịp yêu cầu công việc đề ra; chưa được bồi dưỡng
6
kiến thức về lập hồ sơ công việc, phong cách làm việc thiếu khoa học, nhận thức chưa
đầy đủ về trách nhiệm lập hồ sơ công việc.
5. Rút kinh nghiệm từ những thuận lợi và khó khăn trên.
Trong thời gian tới, để đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thiết lập hồ sơ
quản lý ở mỗi Khoa cần phải thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:
- Cụ thể hoá trách nhiệm thiết lập hồ sơ quản lý của Khoa trong Quy chế công
tác văn thư, lưu trữ của từng Khoa; và xem đây là một trong những tiêu chuẩn xét
khen thưởng và đánh giá công chức hàng năm.
- Thủ trưởng các Khoa cần quan tâm, chỉ đạo quyết liệt nhân viên văn phòng
thực hiện tốt công tác thiết lập hồ sơ và coi đây là một trong những tiêu chí đánh giá
mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên văn phòng hàng năm.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên,
công nhân viên về ý nghĩa của công tác lưu trữ dữ liệu, hồ sơ; cũng như tinh thần trách
nhiệm đối với công tác lập hồ sơ quản lý và hồ sơ tài liệu vào lưu trữ hiện hành của Khoa.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ lập hồ sơ cho cán bộ quản lý Khoa,
nhân viên văn phòng Khoa.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỒ SƠ
CHUYÊN MÔN GV CỦA Khoa.
1. Cách sử dụng Mail Merge để truy xuất hồ sơ.
Trước hết tạo 1 file excel hoặc word chứa dữ liệu nguồn (Data source), là
những nội dung cần chèn. Sau đó lập văn bản chính (Main Document), là phiếu theo
dõi hoạt động của GV trong word.
Trong cửa sổ word, chọn menu Tools Letters and Mailings Mail Merge
Select document type chọn Next: Srarting document (ở dưới cùng) cửa sổ sẽ chuyển
sang Step 2 of 6, chọn tiếp Next: Select recipients cửa sổ sẽ chuyển sang Step 3 of 6.
Chọn Browse Cửa sổ Mail Merge hiện lên bên phải màn hình word Cửa sổ Select
Data Source hiện ra. Từ cửa sổ này chọn đường dẫn đến file word hoặc excel cần
dùng, chọn Open , sau đó cửa sổ Select Table mở ra, chọn sheet cần dùng trong file
excel hoặc file word đã mở, sau đó chọn OK. Cửa sổ Mail Merge Recipients hiện ra,
trong cửa sổ này đánh dấu chọn những dòng cần chọn để chèn vào word, sau đó chọn OK.
Trở về cửa sổ Mail Mergr ở Step 3 of 6, chọn Next: Write your letter đến Step 4
of 6. Ở trong văn bản word đạt con trỏ tại vị trí cần chèn dữ liệu lấy từ văn bản dữ liệu
nguồn. Sau đó, tại Step 4 of 6 trong cửa sổ Mail Merge chọn More items hộp thoại
Insert Merge Field hiện ra, từ hộp thoại này chọn từng cột tương ứng với từng vị trí
trong word để chèn vào, chèn xong 1 cột chọn Close để đóng cửa sổ lại, sau đó chọn
tiếp More items để chèn tiếp lần lượt đến hết những cột cần chèn thì thôi.
Sau đó ở Step 4 of 6 chọn Next: Preview you letter để đến Step 5 of 6 , sau đó
chọn tiếp Next: Complete the merge để đến Step 6 of 6. Tại Step 6 of 6 chọn Edit
individual letter, cửa sổ Merge to New Document hiện ra, chọn All để chọn tất cả
(hoặc tuỳ chọn khác) sau đó chọn OK.
7
Như vậy là đã xong, ta sẽ có tất cả một loạt những bản word theo thứ tự từ 1
đến hết trong danh sách ở từ văn bản dữ liệu nguồn.
Muốn cho văn bản đúng mẫu và đẹp mắt thì soạn mẫu bên word cho đúng và
đẹp. Khi trộn văn bản không ảnh hưởng gì đến hình thức đã soạn sẵn.
Trộn, in Mail merge, cho phép tạo hàng loạt các trang văn bản có phần nội
dung giống nhau từ một văn bản chính (Main document) kết hợp với các nội dung chi
tiết khác nhau từ một văn bản dữ liệu khác (Data source). Main Document Data
source.
* Lưu ý trong các bước chỉnh sửa truy xuất dữ liệu bằng công cụ MAIL
MERGE trong WORD.
- Bước 1. mở nội dung tập tin Main chính trên WORD và tập tin danh sách cơ
sở dữ liệu để trộn trên WORD (hay EXCEL).
- Bước 2. Mở Document WORD: “Phiếu theo dõi chuyên môn GV”, kích hoạt
thanh công cụ Mail Merge.
- Bước 3. Nhấp nút công cụ Open data Source (nút thứ hai từ trái qua) trên
thanh Mail Merge để đưa vào tập tin danh sách “theo dõi danh sách GV Khoa Đại
cương”, WORD ( hay EXCEL) cơ sở dữ liệu đã chuẩn bị ở bước 1, (xem hình).
- Bước 4. Khi đưa vào tập tin WORD (hay EXCEL) sẽ xuất hiện hộp
thoại Select Table yêu cầu bạn xác định lại lần nữa thật chính xác tập tin chứa cơ sở
dữ liệu chính thức.
- Bước 5.Trở lại giao diện trộn thư của WORD bạn nhấp chọn vào các vị trí cần
điền nội dung trên tập tin “Phiếu theo dõi chuyên môn GV”, nhấp nút Insert Merge
Fields (nút thứ sáu từ trái qua) trên thanh Mail Merge lần lượt chèn vào các cột tương
ứng cho đúng vị trí.
- Bước 6. Nhấp nút công cụ Merge to new document (nút thứ tư tính từ phải
qua) trên thanh công cụ Mail Merge để xuất kết quả trộn thư
- Bước 7. Truy xuất, nhấp váo công cụ View Merged Data, lần lượt truy xuất
thông tin của từng giáo viên, nhấp vào nút Previous Record hoặc next Record (lui, tới)
để xem thông tin giáo viên nào muốn truy xuất.
2. Tổ chức thu thập thông tin, quản lý hồ sơ tài liệu trong Khoa.
Lãnh đạo Khoa cần chỉ đạo việc tổ chức quản lý hồ sơ tài liệu trong Khoa của
mình, ra các quy định về chế độ lập, lưu và khai thác hồ sơ tài liệu. Đồng thời tiến
hành kiểm tra, đánh giá hoạt động này nhằm chấn chỉnh lề lối làm việc của nhân viên,
nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm trong quản lý hồ sơ tài liệu, không những
bảo vệ hồ sơ tài liệu không bị thất lạc, mất mát mà còn phát huy được tác dụng tích
8
cực của hồ sơ, tài liệu trong các mặt hoạt động của Khoa. Chính vì vậy việc tổ chức
thu thập thông tin, quản lý hồ sơ tài liệu cần phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Thống nhất quản lý hồ sơ, tài liệu của Khoa, đây là nguyên tắc cơ bản, vì
muốn hoạt động của Khoa theo đúng mục tiêu kế hoạch thì việc chỉ đạo các mặt hoạt
động phải thống nhất toàn bộ hồ sơ tài liệu để phục vụ hoạt động giáo dục, nghiên cứu
và quản lý nhanh chóng, hiệu quả.
- Xác định toàn bộ hồ sơ tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Khoa
là tài sản chung của Khoa, vì vậy mọi thành viên cần tuân thủ các quy định về tổ chức,
quản lý hồ sơ tài liệu.
- Việc quản lý hồ sơ, tài liệu phải do nhân viên văn phòng chuyên trách đảm
nhiệm và được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Khoa. Bộ phận này giúp lãnh
đạo quản lý toàn bộ hồ sơ. Tài liệu trong Khoa, khi có sự thay đổi nhân sự thì việc bàn
giao hồ sơ tài liệu phải được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.
- Phải xây dựng được quy định cụ thể về các mặt nghiệp vụ quản lý hồ sơ, tài
liệu như: chế độ lập và phân loại hồ sơ, chế độ bảo quản và phục vụ khai thác, chế độ
đánh giá, báo cáo hồ sơ tài liệu lưu trữ,...
- Thường xuyên hay định kỳ tổ chức các cuộc họp chuyên đề để kiếm tra tình
hình tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu trong Khoa, từ đó góp phần thiết thực vào hoạt
động của Khoa.
3. Công tác chỉ đạo cập nhật dữ liệu thông tin theo yêu cầu và sử dụng hiệu quả
các loại hồ sơ.
Từ kinh nghiệm cho thấy nhân viên văn phòng, đội ngũ giáo viên hiện nay chưa
có thói quen đi tìm hiểu thông tin, hay nghiên cứu những vấn đề thuộc về chuyên đề
để áp dụng vào công việc, thậm chí tổ chuyên môn, Khoa, nhưng khi hỏi đến thì trả lời
“quên” hay do “nhiều việc” chưa thống kê, hoặc nhớ lơ mơ lưu trữ ở chỗ nào, thậm chí
báo cáo không chính xác… Chính vì thế khi triển khai thực hiện các văn bản, yêu cầu
của các cấp lãnh đạo, không dừng lại việc báo cáo các nội dung liên quan từ công văn
số… mà phải cụ thể hóa các nội dung vào thực tế Khoa, đưa ra những yêu cầu thực
hiện, thể hiện rõ nội dung, thậm chí phải yêu cầu từng tổ thảo luận, thống nhất lại các
nội dung cho phù hợp với đặc điểm của tổ, Ví dụ: vấn đề nhà trường đã chỉ đạo cụ thể
các đề mục kiểm định chất lượng, thống nhất các nội dung nhưng trong thực tế để thể
hiện minh chứng thì các Khoa còn lúng túng về lưu trữ thông tin, văn bản, các loại báo
cáo, nhất là công tác kiểm tra đánh giá, xếp loại giáo viên. Đây cũng là cách để các
Khoa, tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện triệt để, đúng tinh thần theo sự chỉ đạo.
Việc phải thiết lập các loại hồ sơ, không chỉ đơn thuần là để cho đủ, mà cốt lõi
là hiệu quả mang lại từ những nội dung được thể hiện qua hồ sơ chuyên môn. Vì thế
việc quy định những nội dung và biện pháp thực hiện các nội dung đó ra sao để đạt
hiệu quả ở từng công việc thể hiện qua hồ sơ đây cũng là vấn đề quan trọng, nó vừa
không mất nhiều thời gian cho lãnh đạo Khoa, tổ trưởng chuyên môn ngồi thiết lập,
đăng kí mà còn có hiệu quả thật sự khi làm công tác minh chứng chất lượng, theo dõi
hoạt động của từng giáo viên để có cơ sở quy hoạch đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng
đội ngũ, xem xét quá trình hoạt động của GV.
9
Việc thiết lập hồ sơ bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đây là hồ sơ được quy định
của trường từ những năm qua, tuy nhiên để thật sự phát huy hiệu quả vấn đề này thì
cần phải xem lại một cách nghiêm túc.
Với chúng tôi, ngay từ đầu năm học để lập kế hoạch hoạt động năm học của
Khoa, trong đó có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, đã chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn
theo dõi hồ sơ lưu trữ chuyên môn của từng giáo viên để làm cơ sở cho lập kế hoạch
hoạt động như: đăng ký thi đua, thanh tra toàn diện giáo viên, quy hoạch học tập nâng
cao của GV, công tác bồi dưỡng GV theo chuyên đề,…
Trong từng năm học, đến từng thời điểm Khoa đã lưu trữ được những lần đánh
giá xếp loại thanh tra toàn diện GV, đạt Giáo viên dạy giỏi cấp Khoa, cấp trường,…để
xem xét, đối chiếu sự chuyển biến và chắc chắn sẽ có một kết quả nhất định trong một
năm học. Từ đó góp ý, tư vấn về giảng dạy, học tập của GV, đồng thời đánh giá, theo
dõi sự chuyển biến cụ thể trong công việc.
Tóm lại, việc quy định thiết lập hồ sơ theo dõi hoạt động chuyên môn của giáo
viên cần cụ thể về nội dung để làm cơ sở cho công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại GV
trong năm học. Có kế hoạch và thực hiện thường xuyên việc bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
4 Thiết lập, kết nối dữ liệu hồ sơ quản lý hoạt động của GV ở Khoa.
a) Tổ chức thực hiện:
- Thông báo cho nhân viên văn phòng thứ tự các công việc.
- Giải thích các yêu cầu.
- Làm mẫu cho nhân viên một lần.
- Tiến hành lập danh mục hồ sơ giấy và hồ sơ máy tính.
- Sắp xếp lại hệ thống hồ sơ.
b) Theo dõi, cập nhật văn bản, dữ liệu đưa vào hồ sơ:
Đây là khâu quan trọng nhất trong việc lập hồ sơ vì chất lượng của hồ sơ. Để hồ
sơ có chất lượng và có giá trị cao thì người có trách nhiệm lập hồ sơ phải thu thập đầy
đủ, chính xác văn bản dữ liệu hình thành trong hoạt động của Khoa có liên quan đến
hồ sơ cần lập.
Thực hiện kế hoạch kiểm định chất lượng của Khoa về việc rà soát thông tin, cơ
sở dữ liệu hồ sơ giáo viên, hồ sơ chuyên môn của giáo viên. Sau khi tiến hành rà soát
chúng ta cần rút ra dữ liệu nào cần phải lưu trữ để có cơ sở báo cáo, minh chứng cho
hoạt động quản lý nhân sự, quản lý hoạt động chuyên môn của GV thuộc Khoa quản lý:
- Cập nhật các hồ sơ phát sinh vào danh sách.
- Kiểm tra danh mục hồ sơ định kỳ của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Nên lập một danh mục tất cả các loại hồ sơ giấy và máy tính của mỗi giáo
viên, yêu cầu nhân viên văn phòng cập nhật hồ sơ vào danh mục.
- Sắp xếp hồ sơ theo trình tự thời gian.
c) Quản lý hồ sơ:
- Cách quản lý hồ sơ thông thường là lập theo các cấp thư mục khác nhau,
nhằm để quản lý các thông tin đầu vào. Đây là phần chứa đựng các thông tin nhưng
chưa xử lý.
10
- Hãy ra một quy định hướng dẫn cho nhân viên văn phòng cập nhật, quản lý
dữ liệu thống nhất theo yêu cầu. Quy định thời gian kiểm tra dữ liệu, sao lưu lại dữ
liệu định kỳ.
- Sắp xếp hồ sơ theo số và theo thời gian.
d) Thiết lập nội dung, biểu mẫu:
- Thiết kế và sử dụng các biểu mẫu thống nhất theo sự chỉ đạo chung.
- Về thiết lập hồ sơ, đã xây dựng biểu mẫu hồ sơ hoạt động chuyên môn đối với
giáo viên đảm bảo theo quy định.
- Thời gian theo dõi, từ năm 2007 (thành lập trường Cao đẳng nghề) đến nay.
- Về thành phần hồ sơ, trong hồ sơ thể hiện lý lịch, các văn bằng, chứng chỉ đạt
được, các hoạt động chuyên môn, thanh tra toàn diện, xếp loại thi đua, xếp loại chuyên
môn, xếp loại công chức, các danh hiệu đã đạt được.
- Mỗi hoạt động có thể lưu trữ báo cáo riêng theo từng mặt hoạt động, một vấn
đề lưu ý ở đây là thứ tự danh sách giáo viên, để khỏi mất thời gian cho sao lưu qua
bảng tổng hợp (data Source/ theo dõi danh sách GV Khoa Đại cương) dùng để kết
nối với mục Menu Tools/Letters and Mailings/Mail merge; đồng thời truy xuất nhanh
dữ liệu cho từng giáo viên. Theo mẫu sau:
PHIẾU THEO DÕI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN
Họ tên giáo viên: Tổ :
Ngày, tháng, năm sinh:
Chức vụ:
Trình độ chuyên môn:
Trình độ sư phạm:
Trình độ tin học:
Trình độ ngoại ngữ:
Trình độ chính trị:
Ngày vào Đảng:
Ngày vào ngành:
Ngày vào biên chế:
Mã Ngạch:
Bậc lương: Hệ số: Vượt khung:
Ngày hưởng lương:
Số sổ Bảo hiểm:
T
T
Thanh tra toàn diện
Năm
học
Thi đua GVG/
XL
Chuyên
môn
XL
Công
chức
Ghi
chú
Thời gian
Xếp
loại
Danh
hiệu
Bằng
khen
11
5. Việc ứng dụng, cải tiến, điều chỉnh dữ liệu hồ sơ quản lý tại Khoa.
Khoa đã quan tâm chỉ đạo thực hiện triển khai công tác quản lý hồ sơ theo quy
định, thực hiện việc cập nhật và quản lý hồ sơ ”điện tử” song song với hồ sơ giấy của
giáo viên, đã lập cơ bản và đáp ứng được yêu cầu, cập nhật đầy đủ các thông tin bắt
buộc. Nhân viên văn phòng được giao phụ trách đã quan tâm, thường xuyên cập nhật
thông tin kịp thời theo quy định.
Về khai thác sử dụng, Khoa đã thực hiện được các quy trình nghiệp vụ, tổng
hợp, kết xuất thông tin, lập các bảng biểu thống kê, báo cáo; các chức năng tra cứu,
tìm kiếm thông tin về giáo viên,... của những năm trước như sau:
PHIẾU THEO DÕI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỦA CÁ NHÂN
Họ tên GV: Nguyễn Văn A Môn dạy: Chính Trị
Ngày, tháng, năm sinh: 12/05/1958 Nơi sinh:
Địa chỉ hiện nay: Mỹ Xuyên, LX, AG.
Trình độ văn hoá:Tốt nghiệp THPT/BTTH
Trình độ sư phạm: Đại học - sư phạm
•Hệ đào tạo: Tại chức
•Môn đào tạo:Chính trị
•Ngày vào ngành: 01/11/1977
•Ngày vào trường: 01/8/2002
•Ngày vào biên chế: 01/5/1979
Số
thứ
tự
Ngày
tháng
năm
Nội dung được
thanh (kiểm) tra
Đánh giá xếp loại Khen
thưởng,
kỷ luật
Ghi chú
Toàn
diện
Chuyên
đề
Trườn
g
Khoa Tổ
Việc khai thác, sử dụng các thông tin của hồ sơ quản lý đã bước đầu phát huy
được hiệu quả, tăng tính thuận tiện cho quản lý, tra cứu thông tin, hiện đại hóa công
tác quản lý hồ sơ so với cách thức quản lý truyền thống trước đây.
Tuy nhiên do công tác quản lý hồ sơ chưa tập trung, chưa được chuyên môn
hoá nên kết quả việc nghiên cứu, sử dụng hồ sơ phục vụ cho công tác quản lý đội ngũ
cán bộ, giáo viên của các tổ nói riêng, của Khoa nói chung là chưa cao.
Khoa định kỳ cập nhật thông tin, nghiên cứu và có đề xuất những giải pháp đối
với công tác quản lý hồ sơ của Khoa, có kế hoạch, định hưóng cho hoạt động của
Khoa, tổ chuyên môn và của từng giáo viên.
Tuy nhiên chất lượng thông tin trong hồ sơ chưa đảm bảo, chưa phản ánh đầy
đủ thông tin về giáo viên.
Năm học 2012-2013, chúng tôi tiến hành cải tiến, thực hiện chỉnh sửa biểu mẫu,
có nghiên cứu, cập nhật dữ liệu của giáo viên được thể hiện đầy đủ hơn về lý lịch, các
loại trình độ đạt được, kể cả bậc lương, ngày vào ngành, các hoạt động chuyên môn,
những danh hiệu thi đua đạt được, xếp loại công chức cuối năm và đã thực hiện theo
mẫu hiện tại (phần phụ lục).
12
Tải bản FULL (25 trang): https://bit.ly/3cPmzEf
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Qua những năm áp dụng một số biện pháp quản lý nêu trên, chúng tôi nhận
thấy đã có cái nhìn tổng quát về đội ngũ GV, trên cơ sở đó có kế hoạch hoạt động cụ
thể, sâu sát tới từng đối tượng, đã góp phần chuyển biến tích cực về chất lượng hoạt
động giảng dạy của giáo viên.
Có dữ liệu tổng hợp những hoạt động của giáo viên qua các năm làm cơ sở truy
xuất dữ liệu, qua đó nắm bắt được đầy đủ, chính xác về lý lịch, chất lượng hoạt động
của giáo viên; cung cấp những thông tin làm căn cứ để quản lý theo dõi và có kế hoạch
thực hiện đối với hoạt động của từng giáo viên.
Khoa Đại cương đã lập được thư mục tổng hợp dữ liệu hồ sơ hoạt động của GV
qua các năm (từ năm 2008 đến nay) như sau:
1. Tổng hợp kết quả thi đua của GV.
13
Tải bản FULL (25 trang): https://bit.ly/3cPmzEf
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
2. Tổng hợp đánh giá xếp loại công chức.
14
4083195

More Related Content

Similar to Truy xuất dữ liệu hồ sơ quản lý hoạt động giáo viên bằng công cụ Mail Merge trong Microsoft Word, nhằm nâng cao công tác quản lý của Khoa thuộc trường Cao đẳng nghề An Giang

Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011
Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011
Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011
Phuoc Tran Huu
 
V2 30.11.2016 - quy chế hướng dẫn, viết kltn dành cho sinh viên đào tạo đh ...
V2   30.11.2016 - quy chế hướng dẫn, viết kltn dành cho sinh viên đào tạo đh ...V2   30.11.2016 - quy chế hướng dẫn, viết kltn dành cho sinh viên đào tạo đh ...
V2 30.11.2016 - quy chế hướng dẫn, viết kltn dành cho sinh viên đào tạo đh ...
Thanh Tran
 

Similar to Truy xuất dữ liệu hồ sơ quản lý hoạt động giáo viên bằng công cụ Mail Merge trong Microsoft Word, nhằm nâng cao công tác quản lý của Khoa thuộc trường Cao đẳng nghề An Giang (20)

Đề Cương Chi Tiết Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Văn Phòng
Đề Cương Chi Tiết Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Văn PhòngĐề Cương Chi Tiết Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Văn Phòng
Đề Cương Chi Tiết Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Văn Phòng
 
Chương iii. qlvan ban
Chương iii. qlvan banChương iii. qlvan ban
Chương iii. qlvan ban
 
Huong dan viet bao cao thuc tap tot nghiep
Huong dan viet bao cao thuc tap tot nghiepHuong dan viet bao cao thuc tap tot nghiep
Huong dan viet bao cao thuc tap tot nghiep
 
454826673
454826673454826673
454826673
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác Văn thư - Lưu trữ tại văn phòng trường ĐHBK Hà Nội
Đề tài: Hoàn thiện công tác Văn thư - Lưu trữ tại văn phòng trường ĐHBK Hà NộiĐề tài: Hoàn thiện công tác Văn thư - Lưu trữ tại văn phòng trường ĐHBK Hà Nội
Đề tài: Hoàn thiện công tác Văn thư - Lưu trữ tại văn phòng trường ĐHBK Hà Nội
 
[123doc] - nang-cao-nang-luc-to-chuc-quan-ly-cong-tac-van-th-l-u-tru-cua-lanh...
[123doc] - nang-cao-nang-luc-to-chuc-quan-ly-cong-tac-van-th-l-u-tru-cua-lanh...[123doc] - nang-cao-nang-luc-to-chuc-quan-ly-cong-tac-van-th-l-u-tru-cua-lanh...
[123doc] - nang-cao-nang-luc-to-chuc-quan-ly-cong-tac-van-th-l-u-tru-cua-lanh...
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÔNG TÁC VĂN THƢ- LƢU TRỮ CỦA LÃNH ĐẠO VĂN...
NÂNG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÔNG TÁC VĂN THƢ- LƢU TRỮ CỦA LÃNH ĐẠO VĂN...NÂNG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÔNG TÁC VĂN THƢ- LƢU TRỮ CỦA LÃNH ĐẠO VĂN...
NÂNG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÔNG TÁC VĂN THƢ- LƢU TRỮ CỦA LÃNH ĐẠO VĂN...
 
Cách viết báo cáo thực tập luật kinh tế đại học hutech
 Cách viết báo cáo thực tập luật kinh tế đại học hutech  Cách viết báo cáo thực tập luật kinh tế đại học hutech
Cách viết báo cáo thực tập luật kinh tế đại học hutech
 
KHÓA LUẬN: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ TRONG ...
KHÓA LUẬN: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ TRONG ...KHÓA LUẬN: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ TRONG ...
KHÓA LUẬN: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ TRONG ...
 
Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011
Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011
Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011
 
Đề cương thực tập giữa khoá Khoa QTKD 19.11.2021.doc
Đề cương thực tập giữa khoá Khoa QTKD 19.11.2021.docĐề cương thực tập giữa khoá Khoa QTKD 19.11.2021.doc
Đề cương thực tập giữa khoá Khoa QTKD 19.11.2021.doc
 
Skkn quan ly giao duc
Skkn quan ly giao ducSkkn quan ly giao duc
Skkn quan ly giao duc
 
KHÓA LUẬN: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ TRONG ...
KHÓA LUẬN: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ TRONG ...KHÓA LUẬN: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ TRONG ...
KHÓA LUẬN: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ TRONG ...
 
Viết Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Trường Hutech
Viết Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Trường HutechViết Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Trường Hutech
Viết Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Trường Hutech
 
Cách làm báo cao thực tập ngành luật đại học hutech
Cách làm báo cao thực tập ngành luật đại học hutechCách làm báo cao thực tập ngành luật đại học hutech
Cách làm báo cao thực tập ngành luật đại học hutech
 
Dgthcv
DgthcvDgthcv
Dgthcv
 
Cách làm báo cáo thực tập đại học hutech điểm cao
Cách làm báo cáo thực tập đại học hutech điểm caoCách làm báo cáo thực tập đại học hutech điểm cao
Cách làm báo cáo thực tập đại học hutech điểm cao
 
Báo Cáo Thực Tập và Khóa Luận Tốt Nghiệp Đh Kinh Tế Luật.doc
Báo Cáo Thực Tập và Khóa Luận Tốt Nghiệp Đh Kinh Tế Luật.docBáo Cáo Thực Tập và Khóa Luận Tốt Nghiệp Đh Kinh Tế Luật.doc
Báo Cáo Thực Tập và Khóa Luận Tốt Nghiệp Đh Kinh Tế Luật.doc
 
Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng...
Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng...Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng...
Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng...
 
V2 30.11.2016 - quy chế hướng dẫn, viết kltn dành cho sinh viên đào tạo đh ...
V2   30.11.2016 - quy chế hướng dẫn, viết kltn dành cho sinh viên đào tạo đh ...V2   30.11.2016 - quy chế hướng dẫn, viết kltn dành cho sinh viên đào tạo đh ...
V2 30.11.2016 - quy chế hướng dẫn, viết kltn dành cho sinh viên đào tạo đh ...
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 

Truy xuất dữ liệu hồ sơ quản lý hoạt động giáo viên bằng công cụ Mail Merge trong Microsoft Word, nhằm nâng cao công tác quản lý của Khoa thuộc trường Cao đẳng nghề An Giang

  • 1. Phần I MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI Qua các năm thực hiện và kiểm tra thực tế cho thấy việc thực hiện thiết lập hồ sơ quản lý hoạt động của giáo viên ở Khoa chưa đạt yêu cầu. Một số Khoa và một bộ phận không nhỏ cán bộ, viên chức chưa hiểu đúng hoặc chưa quan tâm đúng mức đến công tác lập hồ sơ công việc, xem đây là nhiệm vụ của người làm công tác văn thư-lưu trữ tại Khoa, vì vậy việc lập hồ sơ công việc chưa thực sự trở thành thói quen khi thực hiện nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công nhân viên chức. Hiện nay, công tác quản lý quá trình hoạt động dạy và học của giáo viên ở các Khoa vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng quản lý, thống kê, báo cáo quá trình hoạt động, giảng dạy của giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu về minh chứng cho thẩm định chất lượng hoặc chuẩn hóa ISO về các mặt như: đánh giá xếp loại chuyên môn, thanh tra toàn diện GV, đánh giá xếp loại viên chức, xếp loại thi đua hàng năm, chuẩn kiến thức của GV,… Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên đầu tiên phải kể đến đó là khó khăn về phía nhân viên làm công tác văn thư vẫn còn khá “yếu”. Các quy định về trách nhiệm trong lập hồ sơ công việc, lưu trữ, báo cáo hiện hành của Khoa chưa được cụ thể hoá trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư, lưu trữ của mỗi Khoa. Mặt khác, công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các quy định về công tác văn thư, lưu trữ tại các Khoa chưa đồng bộ; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận nhân viên làm công tác văn thư, lưu trữ vẫn chưa theo kịp yêu cầu công việc đề ra. Cán bộ, viên chức làm việc liên quan đến công văn, giấy tờ chưa được bồi dưỡng kiến thức về lập hồ sơ công việc, phong cách làm việc thiếu khoa học, nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm lập hồ sơ công việc. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trên cơ sở cập nhật, lưu trữ đánh giá, xếp loại hoạt động chuyên môn, thanh tra toàn diện, xếp loại thi đua, xếp loại viên chức của từng GV hàng năm, tôi đã ứng dụng Mail Merge truy xuất dữ liệu của từng GV. Từ đó, có cơ sở theo dõi hoạt động chuyên môn của GV, để có hồ sơ minh chứng, phục vụ cho kiểm định chất lượng dạy nghề của Khoa. Bản thân được phân công là trưởng khoa Đại cương, với nhiệm vụ theo dõi hoạt động giảng dạy của GV. Qua nhiều năm, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi muốn hệ thống hoá lại quá trình hoạt động của GV, nâng cao công tác quản lý ở Khoa nên đã nghiên cứu đề tài “Truy xuất dữ liệu hồ sơ quản lý hoạt động giáo viên bằng công cụ Mail Merge trong Microsoft Word, nhằm nâng cao công tác quản lý của Khoa thuộc trường Cao đẳng nghề An Giang”. III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐỀ TÀI - Phạm vi nghiên cứu đề tài là truy xuất dữ liệu hồ sơ hoạt động của giáo viên bằng Mail merge trong Microsoft Word. - Đối tượng của đề tài là hồ sơ hoạt động cá nhân của giáo viên trong khoa. 1
  • 2. IV. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI. Truy xuất dữ liệu bằng công cụ Mail merge với mục đích là: - Quản lý hồ sơ hoạt động của giáo viên là cơ sở, tiền đề giúp lãnh đạo Khoa và nhân viên văn phòng phụ trách công tác văn thư, lưu trữ làm tốt các khâu như xác định giá trị tài liệu, phân loại, tổng hợp, thống kê tài liệu…làm cơ sở cho sự phát triển các mặt hoạt động của Khoa. - Phối hợp các nhiệm vụ, quản lý, bảo quản tài liệu, hồ sơ trong hoạt động của Khoa. - Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý hồ sơ giáo viên. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về quản lý khai thác hồ sơ của Khoa. - Đẩy mạnh việc ứng dụng phần mềm quản lý hồ sơ; qua đó nắm bắt được một cách đầy đủ, chính xác và nhanh nhất về lý lịch, chất lượng hoạt động của giáo viên; cung cấp những thông tin làm căn cứ để các cấp quản lý theo dõi và có kế hoạch thực hiện đối với hoạt động của từng giáo viên. - Giữ gìn được các dữ liệu, hoặc không bỏ sót những tài liệu có liên quan đến hoạt động quản lý, chuyên môn, góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu trước mắt và lâu dài của Khoa mình. - Phân loại, sắp xếp, văn bản, tài liệu đã lựa chọn, những văn bản, tài liệu có giá trị để chuẩn bị cho công tác kiểm định chất lượng, chuẩn hóa ISO của Khoa, cơ quan. V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ ĐỀ TÀI. - Rà soát việc quản lý giáo viên gắn với việc quản lý, khai thác hồ sơ theo quy định, đảm bảo tính thống nhất, chính xác thông tin của tài liệu, hồ sơ. - Nắm được thực trạng về số lượng, lý lịch GV, xếp loại hàng năm của GV, theo dõi các hoạt động, chất lượng GV và truy xuất dữ liệu hồ sơ GV theo quy định bằng chức năng Mail Merge, sẵn có trong Word. - Xây dựng và quản lý hồ sơ GV và đánh giá kết quả việc nghiên cứu, sử dụng hồ sơ phục vụ cho công tác quản lý đội ngũ GV. Cụ thể là: + Quản lý thông tin hồ sơ lý lịch. + Quản lý quá trình công tác, bậc lương, bằng cấp, trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị. + Quản lý danh hiệu thi đua, xếp loại công chức, thành tích đạt được, thanh tra toàn diện. + Thống kê báo cáo in hồ sơ giáo viên. Kết xuất các số liệu thành báo cáo thống kê. Tất cả các nội dung trên được tiến hành đồng thời trên hồ sơ giấy và cập nhật dữ liệu vào máy tính. Truy xuất bằng công cụ Mail Merge trong Microsoft Word theo biểu mẫu đã nghiên cứu. Phần II 2
  • 3. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Mô tả về Mail Merge: Trộn thư (Mail Merge) là một trong những chức năng có sẵn hữu dụng của Word. Mail merge thường được dùng để lắp ghép nội dung từ hai tập tin văn bản và danh sách để tạo ra tập tin thứ ba. Sử dụng được công cụ trộn thư trên word sẽ giúp bạn tiết kiệm hàng trăm giờ làm việc thay vì làm thủ công như trước đây với các văn bản như: in lý lịch từng GV, đảng viên, báo cáo quá trình các hoạt động của từng giáo viên, thư mời, giấy khen, … Sử dụng mail merge dựa trên cơ sở lập hồ sơ hoạt động của GV hàng năm. 2. Vị trí của việc lập hồ sơ. Lập hồ sơ là khâu quan trọng cuối cùng của công tác văn thư, là bản lề của công tác lưu trữ, trong đó những hồ sơ phản ánh trung thực, đầy đủ của hoạt động Khoa, tạo căn cứ chính xác để giải quyết nhanh chóng, đúng đắn và có hiệu quả công việc của Khoa, cơ quan và mỗi cán bộ viên chức. Lập hồ sơ là mắt xích gắn liền công tác văn thư với công tác lưu trữ và có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác hoạt động của Khoa. 3. Tầm quan trọng của việc lập hồ sơ. Hồ sơ, tài liệu là một loại tài sản có giá trị như các loại tài sản khác của Khoa, có tác động trực tiếp phục vụ cho hoạt động quản lý và giáo dục của nhà trường. Việc nhận thức đúng vấn đề này sẽ tạo cơ sở quản lý và bảo vệ hồ sơ tài liệu một cách phù hợp, khoa học. Để tiến hành các hoạt động chuyên môn của Khoa trong nhà trường, phải có các hồ sơ tài liệu làm căn cứ, làm cơ sở cho việc theo dõi, sửa chữa, chỉ đạo hoạt động giảng dạy, học tập, bồi dưỡng của giáo viên sao cho đúng với kế hoạch, mục đích đã đề ra. Hồ sơ, tài liệu có tác dụng lớn trong việc nghiên cứu tình hình, tổng kết kinh nghiệm, chương trình kế hoạch hoạt động một cách đầy đủ và sinh động. Qua đó góp phần xây dựng và phát triển các hoạt động của Khoa chuyên môn trong nhà trường ngày càng hoàn chỉnh, năng động và hiệu quả hơn. Hồ sơ, tài liệu có tác dụng tích cực trong việc quản lý các mặt hoạt động cụ thể của Khoa như: công tác thống kê, kiểm tra toàn diện giáo viên, hoạt động thi đua, xếp loại viên chức hàng năm... Giúp lãnh đạo Khoa thống nhất chỉ đạo các mặt về hoạt động giáo dục, bồi dưỡng, phát triển nhân sự... nhằm làm cho hoạt động của Khoa được thuận lợi, đúng mục đích. Giúp lãnh đạo nắm được thành phần, số lượng hồ sơ tài liệu hiện có của nhà trường, của Khoa và thực trạng bảo quản, lưu trữ để có cách chỉ đạo hợp lý. 3
  • 4. Hồ sơ, tài liệu ở Khoa là bằng chứng xác minh, đối chiếu trong những trường hợp cần thiết như trong kiểm định chất lượng, duy trì chuẩn ISO của Khoa. 4. Yêu cầu của việc lập hồ sơ. Đề hồ sơ lập ra có chất lượng, đáp ứng tốt các yêu cầu về nghiên cứu sử dụng và lưu trữ tài liệu, khi lập hồ sơ cần chú ý đảm bảo các yêu cầu dưới đây: a) Phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của Khoa. Chức năng, nhiệm vụ của Khoa trên từng mặt công tác, từng vấn đề, sự việc cụ thể. Phản ánh các hoạt động về công tác đào tạo, về hoạt động giảng dạy, về nghiên cứu khoa học của Khoa thuộc trường. Nhằm tránh được tình trạng cùng một văn bản nhưng được cập nhật, lập hồ sơ ở nhiều nơi, nhiều chỗ bộ phận có chức năng nhiệm vụ hoạt động khác nhau. b) Đảm bảo mối liên hệ khách quan giữa các văn bản. Nhìn chung mọi sự việc, vấn đề do Khoa giải quyết đều phải trải qua một quá trình hoặc ngắn, hoặc dài. Văn bản hình thành trong quá trình giải quyết công việc có mối liên quan chặt chẽ với nhau, đó là khách quan chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người quản lý, nhân viên văn phòng Khoa. Hồ sơ lập ra có đảm bảo mối liên hệ khách quan của văn bản thì mới phản ánh các vấn đề, sự việc được trọn vẹn, giữ được mối liên hệ bên trong của chúng. Do đó giúp cán bộ lãnh đạo nghiên cứu, sử dụng tài liệu được dễ dàng và hoàn chỉnh. Thực hiện yêu cầu này, đòi hỏi cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng Khoa phải biết phân loại hồ sơ cho phù hợp, không xé lẻ những văn bản có liên quan về một sự việc, vấn đề. c) Chọn lọc các văn bản, hồ sơ có giá trị lưu trữ, cập nhật. Trong thực tế hoạt động của Khoa, văn bản phản ánh về một vấn đề, sự việc thường hình thành khá nhiều. Các loại văn bản có giá trị khác nhau, yêu cầu nghiên cứu, sử dụng không giống nhau nên thời hạn bảo quản chúng cũng sẽ khác nhau. Nếu đảm bảo được yêu cầu này, sẽ làm tăng thêm chất lượng văn bản được bảo quản, phục vụ nghiên cứu được tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lưu trữ, cập nhật, nhân viên văn phòng sẽ khỏi mất nhiều thời gian để tra tìm, nghiên cứu được nhanh chóng và thuận tiện. Do đó yêu cầu đặt ra đối với lập hồ sơ là phải đầy đủ và chính xác. d) Việc lập hồ sơ phải thuận lợi cho việc sử dụng. Khi lập hồ sơ có nhiều cách lập nhưng đòi hỏi nhân viên văn phòng, cán bộ lãnh đạo Khoa theo dõi, nghiên cứu, giải quyết những vấn đề, công việc nên phải lập hồ sơ sao cho tiện việc tra tìm và sử dụng. Thiết lập nội dung hồ sơ dựa trên cơ sở yêu cầu của các điều, tiêu chí trong Quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm 2008 của Bộ LĐTBXH ban hành Quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề. 4
  • 5. Chúng tôi xin nêu một số điều, tiêu chuẩn của quy định trên có liên quan đến việc nghiên cứu đề tài như sau: - Điều 7. Tiêu chí 2: Tổ chức và quản lý. + Tiêu chuẩn 3. Công tác quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của trường. + Tiêu chuẩn 5. Trường thực hiện và cải tiến thường xuyên công tác kiểm tra. - Điều 9. Tiêu chí 4: Giáo viên và cán bộ quản lý. + Tiêu chuẩn 2. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ được đào tạo, chuẩn về năng lực nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu giảng dạy của trường. + Tiêu chuẩn 4. Có kế hoạch và thực hiện thường xuyên việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. (Quyết định số 1415/QĐ-CĐN về việc ban hành Quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức trường Cao đẳng nghề An Giang, ngày 29 tháng 8 năm 2012). Thực hiện đề tài trên cơ sở nhà trường hoạt động theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, quy trình kiểm soát hồ sơ, ban hành ngày 31 tháng 3 năm 2010 (mục 1). II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Tình hình nhân sự của khoa Đại cương. Trong những năm gần đây, trước yêu cầu đổi mới, đội ngũ GV khoa Đại cương trường Cao đẳng nghề An Giang đã có nhiều thay đổi (về số lượng và trình độ). * Số lượng GV theo tổ chuyên môn: + Khoa: 03 (gồm: 01 Trưởng Khoa, 01 Phó trưởng Khoa; 01 Nhân viên văn phòng Khoa). + Tổ bộ môn: Gồm 4 tổ (tổ Khoa học cơ bản; tổ GDQP-GDTC; tổ Ngoại ngữ; tổ Chính trị- Pháp luật). Năm học 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Tổ Khoa học cơ bản 14 14 13 Tổ Ngoại ngữ 13 11 09 Tổ GDQP-GDTC 09 09 07 Tổ Chính trị-Pháp luật 15 15 15 Văn phòng Khoa 03 03 03 Cộng 54 52 47 * Trình độ đào tạo của đội ngũ GV : Năm học Tổng số Sau Đại học Đại học Cao đẳng Khác 2010-2011 54 16 (8ths) 37 0 01(Quân đội) 2011-2012 54 17(9ths) 36 0 01(Quân đội) 2012-2013 52 18(13ths) 33 0 01(Quân đội) 2013-2014 47 19(13ths) 28 0 0 5
  • 6. 2. Thuận lợi Để có được một bộ hồ sơ chuyên môn của từng GV trong Khoa gọi là “đầy đủ” theo quy định, điều này có lẽ không khó, vì nhà trường đã có hường dẫn về số lượng, thậm chí biểu mẫu từng loại hồ sơ ngay từ đầu năm học. Ban lãnh đạo nhà trường đã có sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát về hoạt động quản lý hồ sơ chuyên môn từng Khoa trong nhà trường, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các Khoa chuyên môn nâng cao công tác thiết lập, quản lý hồ sơ chuyên môn ở Khoa nhằm nâng cao chất lượng trong công tác quản lý hoạt động Dạy-Học của giáo viên. Xây dựng được đội ngũ giáo viên ngày càng tăng về chất lượng, đáp ứng kịp thời qui mô phát triển về đào tạo các ngành nghề của trường. Giáo viên đảm bảo đủ trình độ chuẩn và có nhiều điện kiện thuận lợi để tham gia các lớp đào tạo trên chuẩn. 3. Khó khăn. - Việc nghiên cứu, khai thác sử dụng hồ sơ theo dõi hoạt động của giáo viên chưa thể hiện trong công tác quản lý, theo dõi hồ sơ. - Chưa có phiếu theo dõi, khai thác hoạt động các năm của GV. - Chế độ báo cáo công tác quản lý hồ sơ cán bộ, viên chức trong quá trình thực hiện chưa cụ thể về nội dung. - Việc quản lý hồ sơ, tài liệu còn riêng lẻ, chưa có sự kết nối nên khi tổng hợp một hoạt động thì phải mất nhiều thời gian, rất khó khăn trong việc theo dõi, đôn đốc hoạt động của GV, nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đào tạo. Hiện nay không phải Khoa nào cũng làm tốt công tác quản lý hồ sơ; cũng chưa có sự chỉ đạo cụ thể, từ đó dẫn đến sự lúng túng nhất định về công tác thiết lập hệ thống hồ sơ hoạt động của giáo viên trong Khoa qua các năm học. 4. Phân tích nguyên nhân. Nguyên nhân của vấn đề, có thể do chủ quan từ các cán bộ quản lý ở Khoa, chỉ đạo chưa kịp thời, chưa cụ thể trong việc thiết lập từng loại hồ sơ; nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng trong công tác thiết lập hồ sơ, lưu trữ dữ. Công tác kiểm tra của Khoa chưa sâu sát, chưa có hiệu quả, từ đó tư vấn chưa kịp thời dẫn đến “không có tác dụng”. Về biểu mẫu hồ sơ quản lý, chưa tiến hành hoặc tiến hành không đồng bộ hoặc không được theo dõi thường xuyên. Theo dõi đánh giá xếp loại hoạt động chuyên môn của giáo viên chưa chặt chẽ dẫn tới vấn đề thúc đẩy ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV còn chưa tốt. Nguyên nhân nữa phải kể đến đó là các quy định về trách nhiệm trong lập hồ sơ của Khoa chưa được cụ thể hoá trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác lưu trữ của mỗi Khoa. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện các quy định về công tác lưu trữ tại các Khoa chưa đồng bộ, quyết liệt. Mặt khác, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên văn phòng làm công tác văn thư, lưu trữ vẫn chưa theo kịp yêu cầu công việc đề ra; chưa được bồi dưỡng 6
  • 7. kiến thức về lập hồ sơ công việc, phong cách làm việc thiếu khoa học, nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm lập hồ sơ công việc. 5. Rút kinh nghiệm từ những thuận lợi và khó khăn trên. Trong thời gian tới, để đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thiết lập hồ sơ quản lý ở mỗi Khoa cần phải thực hiện một số nội dung chủ yếu sau: - Cụ thể hoá trách nhiệm thiết lập hồ sơ quản lý của Khoa trong Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của từng Khoa; và xem đây là một trong những tiêu chuẩn xét khen thưởng và đánh giá công chức hàng năm. - Thủ trưởng các Khoa cần quan tâm, chỉ đạo quyết liệt nhân viên văn phòng thực hiện tốt công tác thiết lập hồ sơ và coi đây là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên văn phòng hàng năm. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, công nhân viên về ý nghĩa của công tác lưu trữ dữ liệu, hồ sơ; cũng như tinh thần trách nhiệm đối với công tác lập hồ sơ quản lý và hồ sơ tài liệu vào lưu trữ hiện hành của Khoa. - Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ lập hồ sơ cho cán bộ quản lý Khoa, nhân viên văn phòng Khoa. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỒ SƠ CHUYÊN MÔN GV CỦA Khoa. 1. Cách sử dụng Mail Merge để truy xuất hồ sơ. Trước hết tạo 1 file excel hoặc word chứa dữ liệu nguồn (Data source), là những nội dung cần chèn. Sau đó lập văn bản chính (Main Document), là phiếu theo dõi hoạt động của GV trong word. Trong cửa sổ word, chọn menu Tools Letters and Mailings Mail Merge Select document type chọn Next: Srarting document (ở dưới cùng) cửa sổ sẽ chuyển sang Step 2 of 6, chọn tiếp Next: Select recipients cửa sổ sẽ chuyển sang Step 3 of 6. Chọn Browse Cửa sổ Mail Merge hiện lên bên phải màn hình word Cửa sổ Select Data Source hiện ra. Từ cửa sổ này chọn đường dẫn đến file word hoặc excel cần dùng, chọn Open , sau đó cửa sổ Select Table mở ra, chọn sheet cần dùng trong file excel hoặc file word đã mở, sau đó chọn OK. Cửa sổ Mail Merge Recipients hiện ra, trong cửa sổ này đánh dấu chọn những dòng cần chọn để chèn vào word, sau đó chọn OK. Trở về cửa sổ Mail Mergr ở Step 3 of 6, chọn Next: Write your letter đến Step 4 of 6. Ở trong văn bản word đạt con trỏ tại vị trí cần chèn dữ liệu lấy từ văn bản dữ liệu nguồn. Sau đó, tại Step 4 of 6 trong cửa sổ Mail Merge chọn More items hộp thoại Insert Merge Field hiện ra, từ hộp thoại này chọn từng cột tương ứng với từng vị trí trong word để chèn vào, chèn xong 1 cột chọn Close để đóng cửa sổ lại, sau đó chọn tiếp More items để chèn tiếp lần lượt đến hết những cột cần chèn thì thôi. Sau đó ở Step 4 of 6 chọn Next: Preview you letter để đến Step 5 of 6 , sau đó chọn tiếp Next: Complete the merge để đến Step 6 of 6. Tại Step 6 of 6 chọn Edit individual letter, cửa sổ Merge to New Document hiện ra, chọn All để chọn tất cả (hoặc tuỳ chọn khác) sau đó chọn OK. 7
  • 8. Như vậy là đã xong, ta sẽ có tất cả một loạt những bản word theo thứ tự từ 1 đến hết trong danh sách ở từ văn bản dữ liệu nguồn. Muốn cho văn bản đúng mẫu và đẹp mắt thì soạn mẫu bên word cho đúng và đẹp. Khi trộn văn bản không ảnh hưởng gì đến hình thức đã soạn sẵn. Trộn, in Mail merge, cho phép tạo hàng loạt các trang văn bản có phần nội dung giống nhau từ một văn bản chính (Main document) kết hợp với các nội dung chi tiết khác nhau từ một văn bản dữ liệu khác (Data source). Main Document Data source. * Lưu ý trong các bước chỉnh sửa truy xuất dữ liệu bằng công cụ MAIL MERGE trong WORD. - Bước 1. mở nội dung tập tin Main chính trên WORD và tập tin danh sách cơ sở dữ liệu để trộn trên WORD (hay EXCEL). - Bước 2. Mở Document WORD: “Phiếu theo dõi chuyên môn GV”, kích hoạt thanh công cụ Mail Merge. - Bước 3. Nhấp nút công cụ Open data Source (nút thứ hai từ trái qua) trên thanh Mail Merge để đưa vào tập tin danh sách “theo dõi danh sách GV Khoa Đại cương”, WORD ( hay EXCEL) cơ sở dữ liệu đã chuẩn bị ở bước 1, (xem hình). - Bước 4. Khi đưa vào tập tin WORD (hay EXCEL) sẽ xuất hiện hộp thoại Select Table yêu cầu bạn xác định lại lần nữa thật chính xác tập tin chứa cơ sở dữ liệu chính thức. - Bước 5.Trở lại giao diện trộn thư của WORD bạn nhấp chọn vào các vị trí cần điền nội dung trên tập tin “Phiếu theo dõi chuyên môn GV”, nhấp nút Insert Merge Fields (nút thứ sáu từ trái qua) trên thanh Mail Merge lần lượt chèn vào các cột tương ứng cho đúng vị trí. - Bước 6. Nhấp nút công cụ Merge to new document (nút thứ tư tính từ phải qua) trên thanh công cụ Mail Merge để xuất kết quả trộn thư - Bước 7. Truy xuất, nhấp váo công cụ View Merged Data, lần lượt truy xuất thông tin của từng giáo viên, nhấp vào nút Previous Record hoặc next Record (lui, tới) để xem thông tin giáo viên nào muốn truy xuất. 2. Tổ chức thu thập thông tin, quản lý hồ sơ tài liệu trong Khoa. Lãnh đạo Khoa cần chỉ đạo việc tổ chức quản lý hồ sơ tài liệu trong Khoa của mình, ra các quy định về chế độ lập, lưu và khai thác hồ sơ tài liệu. Đồng thời tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động này nhằm chấn chỉnh lề lối làm việc của nhân viên, nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm trong quản lý hồ sơ tài liệu, không những bảo vệ hồ sơ tài liệu không bị thất lạc, mất mát mà còn phát huy được tác dụng tích 8
  • 9. cực của hồ sơ, tài liệu trong các mặt hoạt động của Khoa. Chính vì vậy việc tổ chức thu thập thông tin, quản lý hồ sơ tài liệu cần phải thực hiện theo các nguyên tắc sau: - Thống nhất quản lý hồ sơ, tài liệu của Khoa, đây là nguyên tắc cơ bản, vì muốn hoạt động của Khoa theo đúng mục tiêu kế hoạch thì việc chỉ đạo các mặt hoạt động phải thống nhất toàn bộ hồ sơ tài liệu để phục vụ hoạt động giáo dục, nghiên cứu và quản lý nhanh chóng, hiệu quả. - Xác định toàn bộ hồ sơ tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Khoa là tài sản chung của Khoa, vì vậy mọi thành viên cần tuân thủ các quy định về tổ chức, quản lý hồ sơ tài liệu. - Việc quản lý hồ sơ, tài liệu phải do nhân viên văn phòng chuyên trách đảm nhiệm và được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Khoa. Bộ phận này giúp lãnh đạo quản lý toàn bộ hồ sơ. Tài liệu trong Khoa, khi có sự thay đổi nhân sự thì việc bàn giao hồ sơ tài liệu phải được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. - Phải xây dựng được quy định cụ thể về các mặt nghiệp vụ quản lý hồ sơ, tài liệu như: chế độ lập và phân loại hồ sơ, chế độ bảo quản và phục vụ khai thác, chế độ đánh giá, báo cáo hồ sơ tài liệu lưu trữ,... - Thường xuyên hay định kỳ tổ chức các cuộc họp chuyên đề để kiếm tra tình hình tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu trong Khoa, từ đó góp phần thiết thực vào hoạt động của Khoa. 3. Công tác chỉ đạo cập nhật dữ liệu thông tin theo yêu cầu và sử dụng hiệu quả các loại hồ sơ. Từ kinh nghiệm cho thấy nhân viên văn phòng, đội ngũ giáo viên hiện nay chưa có thói quen đi tìm hiểu thông tin, hay nghiên cứu những vấn đề thuộc về chuyên đề để áp dụng vào công việc, thậm chí tổ chuyên môn, Khoa, nhưng khi hỏi đến thì trả lời “quên” hay do “nhiều việc” chưa thống kê, hoặc nhớ lơ mơ lưu trữ ở chỗ nào, thậm chí báo cáo không chính xác… Chính vì thế khi triển khai thực hiện các văn bản, yêu cầu của các cấp lãnh đạo, không dừng lại việc báo cáo các nội dung liên quan từ công văn số… mà phải cụ thể hóa các nội dung vào thực tế Khoa, đưa ra những yêu cầu thực hiện, thể hiện rõ nội dung, thậm chí phải yêu cầu từng tổ thảo luận, thống nhất lại các nội dung cho phù hợp với đặc điểm của tổ, Ví dụ: vấn đề nhà trường đã chỉ đạo cụ thể các đề mục kiểm định chất lượng, thống nhất các nội dung nhưng trong thực tế để thể hiện minh chứng thì các Khoa còn lúng túng về lưu trữ thông tin, văn bản, các loại báo cáo, nhất là công tác kiểm tra đánh giá, xếp loại giáo viên. Đây cũng là cách để các Khoa, tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện triệt để, đúng tinh thần theo sự chỉ đạo. Việc phải thiết lập các loại hồ sơ, không chỉ đơn thuần là để cho đủ, mà cốt lõi là hiệu quả mang lại từ những nội dung được thể hiện qua hồ sơ chuyên môn. Vì thế việc quy định những nội dung và biện pháp thực hiện các nội dung đó ra sao để đạt hiệu quả ở từng công việc thể hiện qua hồ sơ đây cũng là vấn đề quan trọng, nó vừa không mất nhiều thời gian cho lãnh đạo Khoa, tổ trưởng chuyên môn ngồi thiết lập, đăng kí mà còn có hiệu quả thật sự khi làm công tác minh chứng chất lượng, theo dõi hoạt động của từng giáo viên để có cơ sở quy hoạch đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, xem xét quá trình hoạt động của GV. 9
  • 10. Việc thiết lập hồ sơ bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đây là hồ sơ được quy định của trường từ những năm qua, tuy nhiên để thật sự phát huy hiệu quả vấn đề này thì cần phải xem lại một cách nghiêm túc. Với chúng tôi, ngay từ đầu năm học để lập kế hoạch hoạt động năm học của Khoa, trong đó có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, đã chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn theo dõi hồ sơ lưu trữ chuyên môn của từng giáo viên để làm cơ sở cho lập kế hoạch hoạt động như: đăng ký thi đua, thanh tra toàn diện giáo viên, quy hoạch học tập nâng cao của GV, công tác bồi dưỡng GV theo chuyên đề,… Trong từng năm học, đến từng thời điểm Khoa đã lưu trữ được những lần đánh giá xếp loại thanh tra toàn diện GV, đạt Giáo viên dạy giỏi cấp Khoa, cấp trường,…để xem xét, đối chiếu sự chuyển biến và chắc chắn sẽ có một kết quả nhất định trong một năm học. Từ đó góp ý, tư vấn về giảng dạy, học tập của GV, đồng thời đánh giá, theo dõi sự chuyển biến cụ thể trong công việc. Tóm lại, việc quy định thiết lập hồ sơ theo dõi hoạt động chuyên môn của giáo viên cần cụ thể về nội dung để làm cơ sở cho công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại GV trong năm học. Có kế hoạch và thực hiện thường xuyên việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. 4 Thiết lập, kết nối dữ liệu hồ sơ quản lý hoạt động của GV ở Khoa. a) Tổ chức thực hiện: - Thông báo cho nhân viên văn phòng thứ tự các công việc. - Giải thích các yêu cầu. - Làm mẫu cho nhân viên một lần. - Tiến hành lập danh mục hồ sơ giấy và hồ sơ máy tính. - Sắp xếp lại hệ thống hồ sơ. b) Theo dõi, cập nhật văn bản, dữ liệu đưa vào hồ sơ: Đây là khâu quan trọng nhất trong việc lập hồ sơ vì chất lượng của hồ sơ. Để hồ sơ có chất lượng và có giá trị cao thì người có trách nhiệm lập hồ sơ phải thu thập đầy đủ, chính xác văn bản dữ liệu hình thành trong hoạt động của Khoa có liên quan đến hồ sơ cần lập. Thực hiện kế hoạch kiểm định chất lượng của Khoa về việc rà soát thông tin, cơ sở dữ liệu hồ sơ giáo viên, hồ sơ chuyên môn của giáo viên. Sau khi tiến hành rà soát chúng ta cần rút ra dữ liệu nào cần phải lưu trữ để có cơ sở báo cáo, minh chứng cho hoạt động quản lý nhân sự, quản lý hoạt động chuyên môn của GV thuộc Khoa quản lý: - Cập nhật các hồ sơ phát sinh vào danh sách. - Kiểm tra danh mục hồ sơ định kỳ của cán bộ, giáo viên, công nhân viên. - Nên lập một danh mục tất cả các loại hồ sơ giấy và máy tính của mỗi giáo viên, yêu cầu nhân viên văn phòng cập nhật hồ sơ vào danh mục. - Sắp xếp hồ sơ theo trình tự thời gian. c) Quản lý hồ sơ: - Cách quản lý hồ sơ thông thường là lập theo các cấp thư mục khác nhau, nhằm để quản lý các thông tin đầu vào. Đây là phần chứa đựng các thông tin nhưng chưa xử lý. 10
  • 11. - Hãy ra một quy định hướng dẫn cho nhân viên văn phòng cập nhật, quản lý dữ liệu thống nhất theo yêu cầu. Quy định thời gian kiểm tra dữ liệu, sao lưu lại dữ liệu định kỳ. - Sắp xếp hồ sơ theo số và theo thời gian. d) Thiết lập nội dung, biểu mẫu: - Thiết kế và sử dụng các biểu mẫu thống nhất theo sự chỉ đạo chung. - Về thiết lập hồ sơ, đã xây dựng biểu mẫu hồ sơ hoạt động chuyên môn đối với giáo viên đảm bảo theo quy định. - Thời gian theo dõi, từ năm 2007 (thành lập trường Cao đẳng nghề) đến nay. - Về thành phần hồ sơ, trong hồ sơ thể hiện lý lịch, các văn bằng, chứng chỉ đạt được, các hoạt động chuyên môn, thanh tra toàn diện, xếp loại thi đua, xếp loại chuyên môn, xếp loại công chức, các danh hiệu đã đạt được. - Mỗi hoạt động có thể lưu trữ báo cáo riêng theo từng mặt hoạt động, một vấn đề lưu ý ở đây là thứ tự danh sách giáo viên, để khỏi mất thời gian cho sao lưu qua bảng tổng hợp (data Source/ theo dõi danh sách GV Khoa Đại cương) dùng để kết nối với mục Menu Tools/Letters and Mailings/Mail merge; đồng thời truy xuất nhanh dữ liệu cho từng giáo viên. Theo mẫu sau: PHIẾU THEO DÕI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN Họ tên giáo viên: Tổ : Ngày, tháng, năm sinh: Chức vụ: Trình độ chuyên môn: Trình độ sư phạm: Trình độ tin học: Trình độ ngoại ngữ: Trình độ chính trị: Ngày vào Đảng: Ngày vào ngành: Ngày vào biên chế: Mã Ngạch: Bậc lương: Hệ số: Vượt khung: Ngày hưởng lương: Số sổ Bảo hiểm: T T Thanh tra toàn diện Năm học Thi đua GVG/ XL Chuyên môn XL Công chức Ghi chú Thời gian Xếp loại Danh hiệu Bằng khen 11
  • 12. 5. Việc ứng dụng, cải tiến, điều chỉnh dữ liệu hồ sơ quản lý tại Khoa. Khoa đã quan tâm chỉ đạo thực hiện triển khai công tác quản lý hồ sơ theo quy định, thực hiện việc cập nhật và quản lý hồ sơ ”điện tử” song song với hồ sơ giấy của giáo viên, đã lập cơ bản và đáp ứng được yêu cầu, cập nhật đầy đủ các thông tin bắt buộc. Nhân viên văn phòng được giao phụ trách đã quan tâm, thường xuyên cập nhật thông tin kịp thời theo quy định. Về khai thác sử dụng, Khoa đã thực hiện được các quy trình nghiệp vụ, tổng hợp, kết xuất thông tin, lập các bảng biểu thống kê, báo cáo; các chức năng tra cứu, tìm kiếm thông tin về giáo viên,... của những năm trước như sau: PHIẾU THEO DÕI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỦA CÁ NHÂN Họ tên GV: Nguyễn Văn A Môn dạy: Chính Trị Ngày, tháng, năm sinh: 12/05/1958 Nơi sinh: Địa chỉ hiện nay: Mỹ Xuyên, LX, AG. Trình độ văn hoá:Tốt nghiệp THPT/BTTH Trình độ sư phạm: Đại học - sư phạm •Hệ đào tạo: Tại chức •Môn đào tạo:Chính trị •Ngày vào ngành: 01/11/1977 •Ngày vào trường: 01/8/2002 •Ngày vào biên chế: 01/5/1979 Số thứ tự Ngày tháng năm Nội dung được thanh (kiểm) tra Đánh giá xếp loại Khen thưởng, kỷ luật Ghi chú Toàn diện Chuyên đề Trườn g Khoa Tổ Việc khai thác, sử dụng các thông tin của hồ sơ quản lý đã bước đầu phát huy được hiệu quả, tăng tính thuận tiện cho quản lý, tra cứu thông tin, hiện đại hóa công tác quản lý hồ sơ so với cách thức quản lý truyền thống trước đây. Tuy nhiên do công tác quản lý hồ sơ chưa tập trung, chưa được chuyên môn hoá nên kết quả việc nghiên cứu, sử dụng hồ sơ phục vụ cho công tác quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên của các tổ nói riêng, của Khoa nói chung là chưa cao. Khoa định kỳ cập nhật thông tin, nghiên cứu và có đề xuất những giải pháp đối với công tác quản lý hồ sơ của Khoa, có kế hoạch, định hưóng cho hoạt động của Khoa, tổ chuyên môn và của từng giáo viên. Tuy nhiên chất lượng thông tin trong hồ sơ chưa đảm bảo, chưa phản ánh đầy đủ thông tin về giáo viên. Năm học 2012-2013, chúng tôi tiến hành cải tiến, thực hiện chỉnh sửa biểu mẫu, có nghiên cứu, cập nhật dữ liệu của giáo viên được thể hiện đầy đủ hơn về lý lịch, các loại trình độ đạt được, kể cả bậc lương, ngày vào ngành, các hoạt động chuyên môn, những danh hiệu thi đua đạt được, xếp loại công chức cuối năm và đã thực hiện theo mẫu hiện tại (phần phụ lục). 12 Tải bản FULL (25 trang): https://bit.ly/3cPmzEf Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 13. IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Qua những năm áp dụng một số biện pháp quản lý nêu trên, chúng tôi nhận thấy đã có cái nhìn tổng quát về đội ngũ GV, trên cơ sở đó có kế hoạch hoạt động cụ thể, sâu sát tới từng đối tượng, đã góp phần chuyển biến tích cực về chất lượng hoạt động giảng dạy của giáo viên. Có dữ liệu tổng hợp những hoạt động của giáo viên qua các năm làm cơ sở truy xuất dữ liệu, qua đó nắm bắt được đầy đủ, chính xác về lý lịch, chất lượng hoạt động của giáo viên; cung cấp những thông tin làm căn cứ để quản lý theo dõi và có kế hoạch thực hiện đối với hoạt động của từng giáo viên. Khoa Đại cương đã lập được thư mục tổng hợp dữ liệu hồ sơ hoạt động của GV qua các năm (từ năm 2008 đến nay) như sau: 1. Tổng hợp kết quả thi đua của GV. 13 Tải bản FULL (25 trang): https://bit.ly/3cPmzEf Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 14. 2. Tổng hợp đánh giá xếp loại công chức. 14 4083195