SlideShare a Scribd company logo
1 of 133
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------------
KHỔNG THỊ KIM LIÊN
NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH HUYỆN BÌNH LIÊU VÀ
THỊ XÃ CẨM PHẢ CỦA TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
THÁI NGUYÊN – 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------------
KHỔNG THỊ KIM LIÊN
NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH HUYỆN BÌNH LIÊU VÀ
THỊ XÃ CẨM PHẢ CỦA TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ QUANG NĂNG
THÁI NGUYÊN – 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
MỤC LỤC
Mục lục ..........................................................................................................i
Mở đầu.......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu và xử lý tài liệu................................................... 4
5. Những đóng góp của luận văn .................................................................... 6
6. Bố cục luận văn.......................................................................................... 7
Chƣơng 1: Những cơ sở lý thuyết liên quan đến địa danh và địa danh học.......8
1.1. Khái quát sơ lược về lịch sử nghiên cứu địa danh.................................... 8
1.1.1. Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới.............................................. 8
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam .............................................. 9
1.1.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Quảng Ninh ........................................ 10
1.2. Khái niệm về địa danh và địa danh học ................................................. 11
1.3. Phân loại địa danh ................................................................................. 13
1.4. Các phương pháp và phương diện nghiên cứu ....................................... 15
1.5. Những nét cơ bản về địa danh Quảng Ninh và địa danh B. Liêu, C. Phả .........16
1.5.1. Giới thiệu chung về địa danh Quảng Ninh.......................................... 16
1.5.1.1. Về địa lý.......................................................................................... 16
1.5.1.2. Về lịch sử ........................................................................................ 18
1.5.1.3. Về văn hoá....................................................................................... 19
1.5.1.4. Về dân cư ........................................................................................ 20
1.5.1.5. Về ngôn ngữ .................................................................................... 22
1.5.2. Vài nét về lịch sử, địa lý của các địa bàn nghiên cứu.......................... 23
1.5.2.1. Thị xã Cẩm Phả ............................................................................... 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
1.5.2.2. Huyện Bình Liêu ............................................................................. 25
1.6. Tiểu kết ................................................................................................. 27
Chƣơng 2: Đặc điểm cấu tạo của địa danh huyện Bình Liêu và thị xã
Cẩm Phả ..................................................................................................... 29
2.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh....................................................... 29
2.1.1. Khái niệm về phức thể địa danh.......................................................... 29
2.1.2. Kết quả điều tra địa danh huyện Bình Liêu và Cẩm Phả ..................... 30
2.1.3. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả ............ 32
2.2. Thành tố chung...................................................................................... 34
2.2.1. Khái niệm........................................................................................... 34
2.2.2. Cấu tạo của thành tố chung trong địa danh Bình Liêu và Cẩm Phả ..... 35
2.2.3. Sự chuyển hoá của thành tố chung...................................................... 36
2.2.3.1. Sự chuyển hoá thành tố chung ở địa danh Bình Liêu ....................... 36
2.2.3.2. Sự chuyển hoá thành tố chung ở địa danh Cẩm Phả......................... 37
2.3. Thành tố riêng (tên riêng)...................................................................... 38
2.3.1. Đặc điểm chung.................................................................................. 38
2.3.2. Cấu trúc thành tố riêng trong địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả......... 39
2.3.2.1. Số lượng yếu tố trong thành tố riêng của Bình Liêu......................... 39
2.3.2.2. Số lượng yếu tố trong thành tố riêng của Cẩm Phả .......................... 40
2.4. Đặc điểm cấu tạo của địa danh Bình Liêu và Cẩm Phả .......................... 41
2.4.1. Nhận xét khái quát về các kiểu cấu tạo địa danh................................. 42
2.4.2. Đặc điểm cấu tạo của địa danh Bình Liêu........................................... 43
2.4.2.1. Đặc điểm cấu tạo ............................................................................. 43
2.4.2.2. Đặc điểm nguồn gốc ........................................................................ 48
2.4.3. Đặc điểm cấu tạo của địa danh Cẩm Phả ............................................ 49
2.4.3.1. Đặc điểm cấu tạo ............................................................................. 49
2.4.3.2. Đặc điểm nguồn gốc ........................................................................ 53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
2.5. Các phương thức định danh trong địa danh của Bình Liêu và Cẩm Phả.............54
2.5.1. Khái quát chung.................................................................................. 54
2.5.2. Khái niệm phương thức địa danh........................................................ 56
2.5.3. Các phương thức định danh trong địa danh Bình Liêu và Cẩm Phả .... 57
2.5.3.1. Các phương thức định danh trong địa danh Bình Liêu ..................... 58
2.5.3.2. Các phương thức định danh trong địa danh Cẩm Phả....................... 64
2.6. Tiểu kết ................................................................................................. 70
Chƣơng 3: So sánh địa danh Bình Liêu và địa danh Cẩm Phả ............... 73
3.1. Khái quát chung .................................................................................... 73
3.2. So sánh đặc điểm cấu tạo....................................................................... 74
3.2.1. Về số lượng địa danh.......................................................................... 74
3.2.2. Về đặc điểm cấu tạo địa danh ............................................................. 75
3.2.2.1. Về thành tố chung và thành tố riêng ................................................ 75
3.2.2.2. Về cấu tạo đơn và cấu tạo phức ....................................................... 77
3.2.3. Về nguồn gốc địa danh ....................................................................... 81
3.3. So sánh về phương thức định danh ........................................................ 83
3.3.1. Phương thức cấu tạo mới.................................................................... 84
3.3.2. Phương thức chuyển hoá .................................................................... 85
3.3.3. Phương thức vay mượn....................................................................... 87
3.4. So sánh về văn hoá - ngôn ngữ trong địa danh Quảng Ninh................... 88
3.4.1. Khái niệm văn hoá.............................................................................. 88
3.4.2. Ngôn ngữ trong quan hệ với văn hoá.................................................. 89
3.4.3. Khái quát về văn hoá Bình Liêu và Cẩm Phả...................................... 90
3.4.4. Các thành tố địa danh và đặc trưng văn hoá........................................ 91
3.4.4.1. Thành tố chung, tổng loại ................................................................ 91
3.4.4.2. Thành tố riêng, biệt loại................................................................... 93
3.5. So sánh địa danh và các loại hình văn hoá ở Bình Liêu và Cẩm Phả...... 96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
3.5.1. Địa danh và văn hoá vật thể ở Bình Liêu và Cẩm Phả ........................ 96
3.5.2. Địa danh và văn hoá phi vật thể ở Bình Liêu và Cẩm Phả .................. 97
3.5.3. Địa danh và sự đa dạng văn hoá ở Bình Liêu và Cẩm Phả .................. 98
3.6. Một số địa danh gắn với lịch sử, văn hoá............................................. 104
3.6.1. Địa danh đền Cửa Ông ..................................................................... 104
3.6.2. Địa danh đình Lục Nà....................................................................... 106
3.6.3. Địa danh phường Cửa Ông ............................................................... 108
3.7. Tiểu kết ............................................................................................... 110
Kết luận..................................................................................................... 112
Bài báo của tác giả đã đƣợc công bố có liên quan đến luận văn............ 116
Tƣ liệu tham khảo .................................................................................... 117
Phụ lục ...................................................................................................... 121
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS. TS Hà
Quang Năng, người thầy đã tận tâm, hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Trong quá trình làm luận văn, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy giáo dạy Cao học Ngôn ngữ khoá 15 đặc biệt là TS. Hoàng Cao
Cương, PGS. TS Nguyễn Văn Phúc, cùng Ban giám hiệu trường THPT Lê
Quý Đôn và các quý cơ quan, ban ngành của huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm
Phả. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, Ban giám hiệu nhà trường và các
quý cơ quan.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn,
khoa Sau Đại học, các cô giáo ở thư viện trường đã giúp tôi tư liệu và kiến
thức để tôi hoàn thành luận văn.
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, đồng nghiệp và
các bạn học đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học và làm
luận văn.
Quảng Ninh, ngày 25 tháng 9 năm 2009
Tác giả
Khổng Thị Kim Liên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Địa danh là một trong những mảng đề tài còn nhiều mới mẻ nên
chưa thực sự được đào sâu nghiên cứu ở nhiều phương diện,vì thế chúng thu
hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Bởi vì khi đi tìm hiểu về
địa danh của một vùng đất nào đó không chỉ cho chúng ta hiểu một cách cụ
thể về vùng đất, con người, nền văn hoá nơi ấy... mà còn cho chúng ta hiểu
thêm về vấn đề ngôn ngữ qua cách sử dụng từ vựng để gọi tên các sự vật, hiện
tượng và cơ chế định danh của sự vật, hiện tượng ấy.
1.2. Địa danh là những đơn vị được cấu tạo từ chất liệu ngôn ngữ giống
như từ nhưng lại có ưu thế hơn từ về nội dung ngữ nghĩa, sắc thái biểu đạt,
biểu cảm và sự tồn tại lâu bền của chúng trong lòng cộng đồng dân cư kể cả
khi chúng bị thay đổi, biến mất bởi hầu hết các địa danh khi xuất hiện đều có
nguồn gốc, lý do. Chính vì thế địa danh là một kho ''dữ liệu'' vô cùng phong
phú cần được khai thác.
1.3. Bất cứ địa danh nào cũng đều mang bóng dáng về vùng đất và con
người nơi đó. Chính vì thế mỗi địa danh đều luôn có sự liên quan chặt chẽ đến
lịch sử, văn hoá, địa lý, dân cư...của vùng đất ấy. Ngoài ra, địa danh còn ghi
dấu ấn đậm nét về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán, tín ngưỡng của cư
dân ở một vùng đất. Do đó, nghiên cứu địa danh cũng là một cách bổ trợ thêm
kiến thức về ngôn ngữ, văn hoá, lịch sử.
1.4. Địa danh có những nguyên tắc riêng trong cấu tạo, trong phương
thức gọi tên, có thể một vùng đất có nhiều tên gọi khác nhau, trải qua nhiều
giai đoạn khác nhau. Nghiên cứu địa danh sẽ góp phần tìm hiểu lịch sử phát
triển của một vùng đất, làm sáng rõ sự ảnh hưởng và tác động của những nhân
tố bên ngoài vào cách đặt tên: đặc điểm văn hoá, sự thiên di, tiếp xúc, hoà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
trộn giữa các dân tộc về tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán... Mặt khác,
địa danh tự nhiên và địa danh nhân văn (nhất là địa danh hành chính) thường
là sản phẩm của một chế độ nhất định. Chúng được đặt tên theo những quan
điểm, chính sách, ý tưởng của chính quyền hoặc dân chúng thời đó. Nếu một
vùng đất có nhiều dân tộc sinh sống thì nơi đó sẽ có sự phong phú về ngôn
ngữ. Sự phong phú này sẽ được dân tộc đó thể hiện rõ trong các địa danh nơi
họ sinh sống. Ngoài ra, mỗi địa danh được hình thành trong một hoàn cảnh
văn hoá, lịch sử nhất định và những địa danh này chắc chắn sẽ còn lưu giữ
mãi về sau.Tất cả những điều trên cho thấy địa danh có thể trở thành ''linh hồn
bất tử'' đối với mỗi con người.
1.5. Quảng Ninh là một trong những khu kinh tế phát triển của đất nước
bởi nó nằm trong tam giác kinh tế mạnh (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).
Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn là khu du lịch nổi tiếng với rất nhiều danh lam
thắng cảnh đẹp đặc biệt có vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản
thiên nhiên thế giới. Ngoài ra, Quảng Ninh còn là mảnh đất lịch sử với dòng
sông Bạch Đằng ghi dấu lịch sử, với đệ tứ chiến khu Đông Triều... Không
những thế, Quảng Ninh còn có sự đa dạng về địa hình: không chỉ có biển với
hàng nghìn hòn, đảo, vịnh, bến... mà có cả vùng núi đá, vùng đồi núi và đồng
bằng. Quảng Ninh còn là mảnh đất cư trú của nhiều dân tộc thiểu số như: Tày,
Dao, Sán Chỉ, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan... Những điều kiện đó đã tạo nên sự đa
dạng, phức tạp về nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo và phương thức định danh ở
các điạ danh nơi đây.
1.6. Một điều khác biệt mà không phải địa phương nào cũng có đó là ở
Quảng Ninh có sự phân vùng, sự khác biệt rõ rệt giữa hai vùng Miền Đông và
Miền Tây về địa hình, dân tộc, kinh tế, văn hoá, ngôn ngữ, phong tục tập
quán...Nếu như thị xã Cẩm Phả là vùng đồng bằng thì huyện Bình Liêu là
vùng miền núi. Nếu như huyện Bình Liêu chỉ có sông, suối mà không có biển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
thì thị xã Cẩm Phả lại có bờ biển chạy dọc theo thị xã với nhiều hòn, đảo lớn
nhỏ. Huyện Bình Liêu là miền núi cao nên dân tộc thiểu số (đặc biệt là dân
tộc Tày) chiếm đa số trong dân cư, chi phối trực tiếp đến đời sống, văn hoá,
kinh tế và địa danh của địa phương này. Ngược lại, thị xã Cẩm Phả dân tộc
Kinh chiếm số lượng lớn và có ảnh hưởng trực tiếp về nhiều mặt ở mảnh đất
này. Vì thế, kinh tế, văn hoá, đời sống sinh hoạt của người dân thị xã Cẩm
Phả cao hơn, khác biệt hơn rất nhiều so với huyện Bình Liêu. Do đó, luận văn
này chúng tôi đã chọn huyện Bình Liêu (đại diện cho vùng Miền Đông) và thị
xã Cẩm Phả (đại diện cho vùng Miền Tây ) thuộc tỉnh Quảng Ninh làm đối
tượng để khảo sát, nghiên cứu, so sánh trong luận văn của mình.Từ đó, chỉ ra
sự khác biệt sâu sắc trong cách đặt tên, cơ chế định danh, đặc điểm cấu tạo địa
danh và sự tri nhận về lịch sử, văn hoá, con người, sự vật, hiện tượng, văn hoá
giữa hai vùng miền này.
2. môc ®Ých nghiªn cøu
Luận văn này là sự thể nghiệm lần đầu trong nghiên cứu địa danh ở
Quảng Ninh. Dựa trên kết quả khảo sát các đặc điểm về cấu tạo, phương thức
định danh, ý nghĩa, nguồn gốc, văn hoá...để so sánh sự khác biệt của hai địa
phương Bình Liêu và Cẩm Phả. Qua đó, khẳng định thêm giá trị, vị trí, vai trò
và mối quan hệ hữu cơ giữa địa danh học với từ vựng học, ngữ âm học; giữa
địa danh học với địa lý học, lịch sử học, văn hoá học...Từ kết quả này sẽ phần
nào giúp cho các nhà khoa học có thêm cơ sở khi nghiên cứu về từ vựng,
ngôn ngữ, văn hoá...của tiếng Việt nói chung và ở Quảng Ninh nói riêng.
3. ®èi t-îng vµ ph¹m vi nghiªn cøu
3.1. Luận văn này lấy đối tượng nghiên cứu là địa danh (địa danh tự
nhiên và địa danh nhân văn) ở khu vực huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả,
khảo sát những đặc điểm chính của địa danh về cấu tạo, phương thức định
danh, nguồn gốc và sự khác biệt giữa hai địa danh trên.Trong khả năng của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
mình, chúng tôi cố gắng khái quát một cách đầy đủ và trung thực nhất về các
khía cạnh của địa danh ở hai khu vực Bình Liêu và Cẩm Phả. Kết quả
nghiên cứu địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả sẽ góp phần vào việc hệ
thống hoá các phương pháp nghiên cứu địa danh ở Quảng Ninh nói riêng
và Việt Nam nói chung.
3.2. Thông qua kết quả thông kê, khảo sát địa danh của hai khu vực
Bình Liêu và Cẩm Phả, tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm địa danh Bình Liêu và
Cẩm Phả về các phương diện: cấu tạo, nguồn gốc, phương thức định danh,
văn hoá, lịch sử...Tập trung nghiên cứu sâu một số địa danh nổi tiếng của
Bình Liêu và Cẩm Phả để làm sáng rõ những đặc điểm ngữ nghĩa và đặc
trưng ngôn ngữ -văn hoá, lịch sử được thể hiện trong địa danh. Bên cạnh đó,
trong chừng mực nhất định, chúng tôi có so sánh về sự đồng nhất và khác biệt
trong các đặc điểm cấu tạo, cách định danh về những đặc điểm văn hoá, lịch
sử...thể hiện ở các địa danh, làm cơ sở cho việc xác định mối quan hệ giữa
văn hoá tộc người với cách định danh qua các địa danh.
4. ph-¬ng ph¸p nghiªn cøu vµ t- liÖu NGHIÊN CỨU
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để có được tư liệu một cách đầy đủ và trung thực về địa danh ở Bình
Liêu và Cẩm Phả, chúng tôi đã sưu tầm và tập hợp các tên gọi của đối tượng
được phân bố rộng trong địa danh hành chính, địa danh thiên nhiên, địa danh
nhân văn và một số địa danh khác.
a. Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: điều
tra điền dã, thống kê định lượng, so sánh - đối chiếu, so sánh - lịch sử, văn
hoá, phân tích - tổng hợp...Trong đó, phương pháp được sử dụng chủ yếu là
phân tích - tổng hợp số liệu và tư liệu để lý giải các vấn đề liên quan, từ đó
đưa ra các phân tích, nhận định, đánh giá và kết luận theo các mục đích
nghiên cứu đã đề ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
b. Trong quá trình phân tích giá trị nội dung, ngữ nghĩa; giá trị biểu đạt,
biểu cảm ở các địa danh thì ngoài phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học
luận văn còn sử dụng thêm các phương pháp khác như: phương pháp ngữ âm
học- so sánh lịch sử ; phương pháp địa lý- ngôn ngữ học (phương ngữ học)
để xác định vùng phân bố của các thành tố chung; phương pháp nghiên cứu
của từ vựng học (phần ý nghĩa và cấu tạo từ) được vận dụng trong lý giải các
phương thức định danh và phương pháp ngôn ngữ học xã hội để tìm hiểu
nguồn gốc, xuất xứ của các địa danh đặc biệt là một số địa danh nổi tiếng.
c. Tiến trình nghiên cứu của luận văn sẽ đi từ những vấn đề cơ bản của
lý thuyết địa danh như: khái niệm địa danh và địa danh học, thống kê, phân
loại địa danh, tìm hiểu miêu tả các đặc điểm về mặt cấu tạo, nguồn gốc, các
phương thức định danh và ý nghĩa về mặt ngôn ngữ, văn hoá, lịch sử của các
địa danh nghiên cứu, từ đó rút ra nhận xét hay kết luận. Có thể đi theo hướng
từ qui nạp đến diễn dịch hoặc ngược lại hay đi từ quá khứ đến hiện tại hoặc
từ hiện tại trở ngược về quá khứ sẽ được vận dụng linh hoạt tuỳ theo từng
mục đích nghiên cứu.
4.2. Tƣ liệu nghiên cứu
a. Để có được những kết quả nghiên cứu một cách đầy đủ và chính xác
về địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả, chúng tôi đã tiến hành tập hợp các cứ
liệu từ những nguồn sau: tư liệu điều tra điền dã ở huyện Bình Liêu và thị xã
Cẩm Phả, đây là tư liệu chủ yếu và quan trọng nhất; tư liệu viết (sách, báo,
các công trình nghiên cứu về dân tộc, văn hoá, lịch sử, địa lý, tôn giáo, phonh
tục tập quán và các số liệu thống kê của một số cơ quan nhà nước như sở Văn
hóa thông tin, sở Địa chính, UBND huyện và tỉnh...vv.
b. Sau khi khảo sát, thu thập tư liệu, chúng tôi tiến hành xử lý, sắp xếp,
thống kê, phân loại địa danh như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
- Loại hình địa danh tự nhiên (ví dụ: đồi, núi, đảo, hòn... thuộc sơn
danh; sông, hồ, suối, vịnh... thuộc thuỷ danh).
- Loại hình địa danh hành chính (ví dụ: huyện, thị xã, thôn, bản, khu phố...).
- Loại hình địa danh nhân văn (ví dụ: đường phố, cầu, đập, mỏ...;
đình, chùa, đền...).
Sự phân loại địa danh theo đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc, sự
thay đổi tên gọi địa danh này là cơ sở so sánh về sự đồng nhất và khác biệt về
địa danh giữa hai huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả để phục vụ cho các mục
đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
5. nh÷ng ®ãng gãp cña luËn v¨n
5.1. Cung cấp một bức tranh toàn diện, có hệ thống về các địa danh ở
huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh. Đây là hai địa
phương mang những nét đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ, văn hoá của vùng
miền Đông và miền Tây của tỉnh.
5.2. Nghiên cứu địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả là công trình đầu
tiên khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích, so sánh một cách đầy đủ, toàn
diện và hệ thống về các phương diện: cấu tạo, nguồn gốc, phương thức định
danh, ngôn ngữ ,văn hoá, lịch sử và ý nghĩa các địa danh ở huyện Bình Liêu
và thị xã Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh. Luận văn này đã đi sâu nghiên cứu
sự gắn kết giữa địa danh với ngôn ngữ văn hoá.Từ đó, làm sáng rõ hơn bản
chất của từ qua những đặc trưng ngôn ngữ, văn hoá của địa danh.Với sự đóng
góp nhỏ này, chúng tôi hy vọng sẽ phần nào giúp thêm cho các nhà ngôn ngữ
học khi đi nghiên cứu về từ vựng tiếng Việt.
5.3. Thông qua việc tìm hiểu cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc biến đổi và sự
khác biệt trong cách định danh giữa hai vùng miền Đông và miền Tây, bước
đầu tìm hiểu, lý giải sự ảnh hưởng của địa lý, lịch sử, dân tộc, phong tục tập
quán và ngôn ngữ đối với địa danh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
5.4. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung thêm tư liệu
cho ngành nghiên cứu lịch sử, văn hoá, du lịch của Quảng Ninh nói riêng
cũng như việc nghiên cứu địa danh Việt Nam nói chung. Đồng thời kết quả
nghiên cứu này sẽ góp phần giúp Quảng Ninh phát triển văn hoá, du lịch cũng
như việc sử dụng làm tư liệu tham khảo bổ ích trong việc giảng dạy văn hoá,
dân tộc, lịch sử và giáo dục việc giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống về bản
sắc văn hoá dân tộc trong nhà trường, trong huyện, thị xã và trong tỉnh.
6. bè côc luËn v¨n
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến địa danh và địa danh học.
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo địa danh huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả.
Chương 3: So sánh địa danh huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
CHƢƠNG 1
NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỊA DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC
1.1. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH
1.1.1. Vấn đề nghiên cứu địa danh được phát triển từ rất lâu trên thế
giới. Sự phát triển này không phải chỉ được nhắc nhiều ở các nước phương
Tây mà ngay ở phương Đông, đặc biệt Trung Quốc, một nước liền kề với
chúng ta, địa danh cũng được quan tâm từ rất sớm như: đầu đời Đông Hán
(32- 92 sau công nguyên), Ban Cố đã ghi chép được hơn 4.000 loại địa danh,
trong đó một số địa danh đã giải thích được tên gọi, nguồn gốc và ý nghĩa,
trong Thuỷ Kinh Chú sớ của Lịch Đạo Nguyên đời Bắc Nguỵ (380- 535) đã
chép hơn 2 vạn địa danh, số được giải thích ngữ nguyên là trên 2300 [15].
Theo tài liệu của Trung Quốc, ở các nước phương Tây, bộ môn địa
danh học được chính thức nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX. Năm 1872, J.J.Eghi
(Thuỵ Sĩ) viết Địa danh học và năm 1903, J.W.Nagl (người Áo) cũng cho ra
đời tác phẩm Địa danh học. Những tác phẩm này bước đầu mới chỉ chú trọng
vào việc khảo chứng nguồn gốc địa danh.
Đến thế kỷ XX, việc nghiên cứu địa danh được quan tâm, chú trọng và
phát triển một cách sâu rộng. Các nhà nghiên cứu về địa danh không chỉ thuần
tuý đi tìm hiểu nguồn gốc địa danh mà còn đi tìm hiểu sự gắn kết giữa địa
danh với lịch sử, địa lý, ngôn ngữ...
Đầu tiên phải kể đến cuốn Átlát ngôn ngữ Pháp của J.Gllie'non, ông đã
nghiên cứu địa danh theo hướng phát triển địa lý học. Tiếp theo là cuốn
Nguồn gốc và sự phát triển địa danh của A.Dauzat (người Pháp) viết vào năm
1926 đã đề xuất phương pháp văn hoá địa lý học để nghiên cứu các lớp niên
đại của địa danh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
Đặc biệt vào năm 1960, các nhà địa danh học ở Liên Xô đã cho ra đời
hàng loạt các công trình nghiên cứu về địa danh. Chẳng hạn như:
E.M.Murrzaev với cuốn Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học
(1964) và A.V.Superanxkaia với cuốn Địa danh là gì (1984) đã cùng quan
tâm đến vấn đề khuynh hướng chung. Tác giả Iu.A.Kapenco (1964) lại đi
nghiên cứu địa danh về mặt đồng đại và N.V.Podonxkaia trong phân tích, lý
giải địa danh mang những thông tin gì cũng đã góp thêm những ý kiến cho sự
nghiên cứu địa danh đi sâu vào bản chất bên trong của đối tượng.
Những công trình nghiên cứu địa danh thế giới ở các quốc gia khác
nhau đã góp phần minh chứng sự phong phú, đa dạng cũng như những vấn đề
nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Chẳng hạn, Ch.Rostainy (1965) với Lesnoms de Lieux đã nêu ra hai
nguyên tắc nghiên cứu địa danh là phải tìm ra các hình thức cổ của các từ cấu
tạo địa danh và muốn biết từ nguyên của địa danh thì phải dựa trên kiến thức
ngữ âm học địa phương. Đây là một chuyên khảo bổ sung thêm cho vấn đề
mà A.I.Popov đã nghiên cứu trước đó [15], [25], [27].
1.1.2. Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu địa danh cũng được quan tâm từ
rất sớm. Theo các tài liệu Tiền Hán thư, Dư địa chí, Hậu Hán thư, Tấn thư thì
trong thời kỳ Bắc thuộc có đề cập đến địa danh ở Việt Nam. Các tài liệu này
đều do người Hán viết để phục vụ trực tiếp cho cuộc xâm lược nước ta của
chúng. Sau thời kỳ Bắc thuộc, đặc biệt từ thế kỷ XV trở đi, việc nghiên cứu
địa danh mới được các nhà nghiên cứu Việt Nam thực hiện. Trong thời gian
này, địa danh mới chỉ được các tác giả thu thập, tìm hiểu về nguồn gốc và ý
nghĩa. Đó là một số cuốn sách sau: Dư địa chí của nguyễn Trãi (1435), Lịch
triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821), Phương Đình dư địa chí
của Nguyễn Văn Siêu (1900), Ô Châu cận lục của Dương Văn An (1977)...
[2], [15], [25]. Đặc biệt phải nhắc đến Lê Quí Đôn, vì ông là một nhà nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
cứu rất tâm huyết với vấn đề địa danh của Việt Nam. Điều này được khẳng
dịnh rõ trong hai công trình Phủ biên tạp lục và Kiến văn tiểu lục của ông.
Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam thực sự có bước tiến đáng kể
từ năm 1960 trở đi. Với công trình Mối quan hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông
Nam Á qua một vài tên sông của Hoàng Thị Châu (1964) được xem như công
trình đầu tiên đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu địa danh dưới góc nhìn
ngôn ngữ học.
Tiếp theo là Lê Trung Hoa với Địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh
(1991) đã đưa những vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho sự phân tích và chỉ ra các
đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa, ... về địa danh của thành phố Hồ Chí
Minh. Đến năm 1996, Nguyễn Kiên Trường với luận án PTS Những đặc điểm
chính về địa danh Hải Phòng đã bổ sung thêm những vấn đề lý thuyết mà Lê
Trung Hoa đã đưa ra trước đó. Ngoài ra, luận án của ông còn mang nhiều nét
mới đó là đã có sự so sánh giữa địa danh Hải Phòng với địa danh của các
vùng khác về đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc ... Kế đến là các nghiên
cứu của Nguyễn Văn Âu [3], Lê Hồng Chương [13], Phạm Xuân Đạm [15],
Từ Thu Mai [27], Hoàng Hải Đường [18], Hà Thị Hồng [25]...lần lượt ra đời.
Những công trình nghiên cứu này đều có những đóng góp to lớn về vấn đề địa
danh học dưới góc nhìn ngôn ngữ học.
Để tạo được chỗ đứng vững cho ngành địa danh học như những
ngành nghiên cứu khác và cũng là để tạo thêm tư liệu tham khảo bổ ích
cho những nhà nghiên cứu liên quan đến địa danh, ngoài những công
trình nghiên cứu đã nêu ở trên còn phải kể đến một số công trình ra đời
dưới dạng từ điển địa danh, dư địa chí của một số địa phương, địa danh
lịch sử văn hoá, sổ tay địa danh...
1.1.3. Địa danh Quảng Ninh là đề tài nghiên cứu còn nhiều mới mẻ,
hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu địa danh Quảng Ninh dưới góc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
độ ngôn ngữ học mà chỉ có hai công trình tiêu biểu trong đó một công trình
mang tính thống kê Địa danh Quảng Ninh (1996), một công trình mang tính
tổng hợp Địa chí Quảng Ninh (2002) và một số sách viết về lịch sử đảng
bộ của các huyện, thị xã, thành phố. Vì thế, chúng tôi hy vọng luận văn
này sẽ đóng góp thêm một phần nhỏ những gì còn thiếu về địa danh của
Quảng Ninh.
1.2. KHÁI NIỆM VỀ ĐỊA DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC
Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới cũng có những điểm riêng biệt về
địa lý, lịch sử của nước mình. Mỗi nước có hệ thống tên gọi riêng về tên
người, địa lý...Đặc biệt là địa lý thì hoàn toàn khác biệt (tên gọi địa lý hay còn
gọi là địa danh), bởi mỗi nước, mỗi vùng có những cách đặt tên mang tính đặc
trưng. Vì vậy, địa danh rất phong phú và đa dạng.
Địa danh Toponima hay Toponoma được dịch là "tên gọi vị trí" là thuật
ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp.Tuy nhiên, lý giải một cách đầy đủ và
chính xác khái niệm địa danh là gì không hề đơn giản. Nếu hiểu theo lối chiết
tự thì "địa danh" là tên đất. Cách hiểu này mang tính bó hẹp phạm vi của địa
danh. Bởi địa danh không chỉ là tên gọi của các đối tượng địa lý gắn với từng
vùng đất cụ thể mà còn có thể là tên gọi đối tượng địa lý cư trú sinh sống (địa
danh hành chính), hay các công trình do con người xây dựng (địa danh nhân
văn), hoặc đối tượng địa hình thiên nhiên (địa danh thiên nhiên).
Địa danh nói riêng và từ nói chung đều nằm trong kho từ vựng của một
ngôn ngữ.Vì thế, nó được sử dụng và chịu sự tác động của các quy tắc ngôn
ngữ về các mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa.
Hiện nay trong giới nghiên cứu địa danh vẫn chưa có sự thống nhất
nhau về khái niệm địa danh. Địa danh được giải thích một cách dễ hiểu và
ngắn gọn nhất trong hai cuốn từ điển: Từ điển Hán Việt, Đào Duy Anh giải
thích "Địa danh là tên gọi các miền đất", còn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
Phê chủ biên lại coi "Địa danh là tên đất, tên địa phương ". Gần với cách hiểu
này, Nguyễn Văn Âu cũng quan niệm địa danh là "tên gọi các địa phương hay
tên gọi địa lý ". Định nghĩa một cách đầy đủ hơn, bao quát hơn sau khi trình
bày hàng loạt các vấn đề liên quan đến địa danh, A.V.Supêranskaia trong
cuốn Địa danh là gì đã viết như sau: "Địa danh học - đó là một chuyên ngành
của ngành ngôn ngữ học, nghiên cứu về lịch sử hình thành, thay đổi và chức
năng của các tên gọi địa lí. Thành tố lịch sử trong địa danh học là bắt buộc"
[35, tr. 3].
Còn nhiều cách định nghĩa khác có thể lý giải rõ ràng hơn về địa danh.
Ở đây có thể chia làm hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất nghiêng về nghiên
cứu địa danh gắn với địa lý - văn hoá. Nguyễn Văn Âu đại diện cho quan
điểm này cho rằng: "Địa danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng mạc... hay
là tên các địa phương, các dân tộc " [3, tr. 15]. Quan điểm thứ hai nghiêng về
nghiên cứu địa danh theo góc độ ngôn ngữ học. Đại diện cho quan điểm này
là Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường, Từ Thu Mai, Phạm Xuân Đạm.
Lê Trung Hoa quan niệm: "Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định
được dùng làm tên riêng của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng,
các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ" [22, tr. 15].
Nguyễn Kiên Trường cũng khẳng định: "Địa danh là tên riêng của các
đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất "
[41, tr. 16].
Từ Thu Mai cho rằng: "Địa danh là những từ ngữ chỉ tên riêng của các
đối tượng địa lý có vị trí xác định trên bề mặt trái đất " [27, tr. 21].
Phạm Xuân Đạm đưa ra định nghĩa về địa danh và địa danh học như
sau: "Địa danh là lớp từ ngữ đặc biệt được định ra để đánh dấu vị trí, xác
lập tên gọi các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn. Địa danh học là
một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu hệ thống địa danh về các mặt:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
nguồn gốc, cấu trúc, ý nghĩa, sự chuyển hoá, biến đổi, các phương thức
định danh [15, tr. 12].
Như vậy, trừ định nghĩa của Nguyễn Văn Âu, các định nghĩa còn lại
đều nêu rất cụ thể về những vấn đề liên quan đến địa danh. Tuy nhiên mỗi
định nghĩa vẫn có nét riêng.
Định nghĩa địa danh của Phạm Xuân Đạm vừa mang tính kế thừa
những người đi trước vừa có tính tiến bộ khi nhấn mạnh hơn vào chức năng
và đối tượng của địa danh. Lê Trung Hoa mặc dù đã gắn địa danh với ngôn
ngữ nhưng thiên về tính lý thuyết và việc chỉ ra phạm vi của định nghĩa, cách
phân loại các địa danh. Còn Nguyễn Kiên Trường, trong định nghĩa của mình
đã nêu giới hạn phạm vi của địa danh "...có vị trí xác định trên bề mặt trái đất
" [41]. Cũng giống như Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường chia địa danh
thành từng loại nhỏ. Ngoài ra, ông còn tiến hành phân loại theo nguồn gốc,
chức năng của địa danh. Từ Thu Mai khẳng định, khi phân tích định nghĩa địa
danh cần chú ý đến những vấn đề nội tại trong bản thân định nghĩa [25].
Trong 4 định nghĩa nằm trong quan điểm thứ hai, theo chúng tôi, định
nghĩa của Phạm Xuân Đạm là chuẩn xác hơn cả bởi định nghĩa này nhấn
mạnh đủ các đối tượng và đặc điểm chức năng của địa danh. Chính vì thế,
chúng tôi hiểu địa danh theo quan niệm của Phạm Xuân Đạm và trong quá
trình nghiên cứu địa danh Quảng Ninh, chúng tôi cũng đi theo hướng này.
Qua tất cả những điều đã trình bày ở trên, chúng tôi hiểu địa danh như
sau: Địa danh là từ hoặc cụm từ chuyên dùng vào việc đặt tên các đối tượng
địa lý tự nhiên và nhân văn. Mỗi địa danh có thời gian tồn tại khác nhau và
địa danh thường gần gũi với con người, thực vật, động vật...
1.3. PHÂN LOẠI ĐỊA DANH
Qua tất cả các tài liệu tham khảo, chúng tôi nhận thấy một điều: hiện
nay chưa có sự thống nhất trong cách phân loại địa danh giữa các nhà nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
cứu. Điều này không chỉ xảy ra với các nhà nghiên cứu địa danh trên thế giới
mà còn xảy ra với các nhà nghiên cứu địa danh ở Việt Nam.
Ở Nga, các nhà địa danh học G. P. Smolicnaja và M. V. Gorbanevskij
chia địa danh làm 4 loại: Phương danh (tên các địa phương); Sơn danh ( tên
núi, đồi, gò...); Thuỷ danh (tên các dòng chảy, ao, đầm, vịnh, vũng...); Phố
danh (tên các đối tượng trong thành phố ). Còn A.V.Supêranskaia lại chia địa
danh thành 7 loại: Phương danh, thuỷ danh, sơn danh, phố danh, viên danh
(tên các quảng trường ), lộ danh, đạo danh ( tên các đường giao thông trên
đất, dưới đất, trên nước, trên không) [35].
Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Âu chia địa danh thành 2 loại: Địa danh tự
nhiên và địa danh kinh tế - xã hội với 7 kiểu: Thuỷ danh, lâm danh, sơn danh,
làng xã, huyện thị, tỉnh, thành phố, quốc gia và 12 dạng: Sông ngòi, hồ đầm,
đồi núi, hải đảo, rừng rú, truông- trảng, làng - xã, huyện - quận, thị trấn, tỉnh,
thành phố, quốc gia...[3, tr. 38]. C¸ch phân loại này của tác giả dễ thống kê,
phân loại nhưng hơi tỉ mỉ, chi tiết, tính khái quát chưa cao.
Lê Trung Hoa phân loại địa danh dựa theo hai tiêu chí: Tự nhiên và
không tự nhiên. Trong địa danh không tự nhiên (địa danh nhân tạo) tác giả lại
chia thành ba loại nhỏ: Địa danh chỉ các công trình xây dựng; Địa danh chỉ
các đơn vị hành chính; Địa danh chỉ các vùng. Cách chia này khá hợp lý và
khoa học bởi một phần do tác giả đã căn cứ vào nguồn gốc để phân loại địa
danh [22].
Trên cơ sở vận dụng cách phân loại địa danh của Lê Trung Hoa, trong
luận án của mình, Nguyễn Kiên Trường đã mở rộng thêm một tiêu chí phân
loại khác đó là: Phân loại địa danh theo đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn;
Phân loại địa danh theo chức năng giao tiếp; phân loại địa danh theo nguồn
gốc ngữ nguyên [41].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
Chúng tôi cũng vận dụng cách phân loại địa danh của Lê Trung Hoa và
Nguyễn Kiên Trường vào trong cách phân loại điạ danh của mình. Điều này
được thể hiện rõ ở chương 2 và 3 của luận văn.
1.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG DIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH
Từ khi địa danh được quan tâm và đưa vào nghiên cứu, các nhà địa
danh học đã xây dựng nên phương pháp nghiên cứu địa danh. A.V.
Supêranskaia cho rằng: cần phải nghiên cứu địa danh bằng phương pháp tổng
hợp, lấy phương pháp ngôn ngữ học là chính, vận dụng các phương pháp bổ
trợ của lịch sử học, địa lí học, khảo cổ học, nhân chủng và dân tộc học...[35].
Đúng vậy, khi nghiên cứu địa danh đòi hỏi chúng ta phải có sự kết hợp
giữa các phương pháp. Phương pháp ngôn ngữ học giúp chúng ta xác định
chính xác hơn mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa của địa danh và có sự so sánh
giữa các vùng. Phương pháp nghiên cứu địa lý giúp xác định đối tượng và vị
trí của các đối tượng địa lý... Phương pháp nghiên cứu lịch sử giúp xác định
tính đồng đại và lịch đại của địa danh. Đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
lịch sử của địa danh cũng như vùng đất đó qua một số sự kiện lịch sử: di dân,
di cư, chiến tranh, văn hoá, ngôn ngữ, kinh tế.
Có thể khẳng định, địa danh được phát triển dựa trên 3 ngành khoa học
cơ bản : ngôn ngữ học, lịch sử, địa lí; bên cạnh đó, địa danh còn tham khảo
thêm các tài liệu của ngành văn hoá, khảo cổ, du lịch... Vì thế, không ai đi
nghiên cứu địa danh chỉ bằng một phương pháp [41].
Theo cách hiểu thông thường, địa danh bao gồm các đối tượng địa lí tự
nhiên và nhân văn được xác định có vị trí nằm trên bề mặt trái đất hoặc ở
ngoài trái đất. Như vậy, phạm vi của địa danh rất rộng và đương nhiên đối
tượng nghiên cứu của địa danh cũng phải rộng. Nhắc đến địa danh là nhắc đến
hàng loạt các tên gọi: tên đất, tên dân tộc, tên các đơn vị hành chính, tên các
tổ chức chính trị - xã hội, tên các doanh nghiệp, tên các loài thực vật, động
vật, tên các núi, đồi, sông, suối...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
Trong cuốn Địa danh là gì A.V.Supêranskaia cũng có nêu tên gọi của
một số đối tượng sau: tên gọi của các đối tượng địa lí; tên gọi các công trình
do con người xây dựng; tên gọi của những điểm dân cư; tên gọi các công trình
nội đô [35, tr. 33- 54].
Bộ môn khoa học nghiên cứu về tên gọi được gọi là danh học. Địa danh
học cũng là một bộ môn trong danh học và là một bộ môn ngôn ngữ học
chuyên nghiên cứu về nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa, sự thay đổi tên gọi,
phân bố địa danh.
Như vậy, khi nghiên cứu về địa danh cần phải thực hiện các bước sau:
- Thông kê, phân loại địa danh.
- Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo.
- Tìm hiểu các phương thức định danh của địa danh (quá trình tạo ra
địa danh).
- Tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của địa danh.
- Tìm hiểu ngữ nghĩa của địa danh.
- Tìm hiểu về sự nảy sinh và tiêu biến cũng như sự phân bố của địa
danh qua mọi không gian và thời gian.
- So sánh, đối chiếu để tìm ra sự đồng nhất và khác biệt giữa các địa
danh của các tộc người, các tỉnh, thành và các quốc gia.
- Chuẩn hoá các địa danh.
Trong quá trình thực hiện, các nhà địa danh học có thể chia nhỏ vấn đề
ra nữa để tiện cho việc nghiên cứu.
1.5. NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ ĐỊA DANH QUẢNG NINH VÀ ĐỊA DANH
BÌNH LIÊU , CẨM PHẢ
1.5.1. Giới thiệu chung về địa danh Quảng Ninh
1.5.1.1. Về địa lí
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam. Có một câu
thơ rất hay khái quát về chiều dài đất nước "Từ mũi Cà Mau đến địa đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
Móng Cái". Quảng Ninh vừa có phần đất liền vừa có vùng hải đảo với hàng
nghìn hòn đảo lớn nhỏ trên biển. Phía bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa, với tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang. Phía tây và tây nam giáp
tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Phía đông giáp với vịnh Bắc Bộ.
Địa giới Quảng Ninh trải rộng từ 1060
26' đến 1080
33' kinh độ đông và
từ 200
40' đến 220
40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi dài nhất là 195
km2
, bề dọc từ bắc xuống nam, nơi dài nhất là 102 km2
.
Quảng Ninh có diện tích tự nhiên là 5.900 km2
, gồm 2 thành phố (Hạ
Long, Móng Cái), 2 thị xã (Cẩm Phả, Uông Bí) và 10 huyện (Đông Triều,
Yên Hưng, Hoành Bồ, Vân Đồn, Cô Tô, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm
Hà, Hải Hà), 130 xã, 43 phường, 11 thị trấn.
Địa hình Quảng Ninh là địa hình miền núi thuộc vùng Đông Bắc nhưng
có đủ các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng, ven biển và hệ thống đảo và thềm
lục địa. Đây vừa là khó khăn nhưng cũng là thuận lợi cho tỉnh Quảng Ninh
phát triển kinh tế, du lịch, thương mại. Đồi và núi thấp là bộ phận quan trọng
chiếm 80% diện tích, đồng bằng 18%, còn lại là diện tích đồi núi đá vôi, hải
đảo. Trong các vùng đồi và núi thấp thì nơi thấp nhất là 300m, nơi cao nhất là
1330m. Đồng bằng chiếm diện tích nhỏ, được bồi đắp bởi phù sa các sông,
suối trong tỉnh và sông Thái Bình. Nối tiếp phần đồng bằng là các bãi sú
vẹt có diện tích khá rộng. Biển và bờ biển là dạng địa hình đặc trưng của
tỉnh. Trên biển có vịnh Hạ Long - thắng cảnh đẹp nổi tiếng và có 2077 hòn
đảo lớn nhỏ.
Quảng Ninh là tỉnh biên giới ở vùng Đông Bắc, lại nằm trong cánh
cung Đông Triều nên khí hậu Quảng Ninh vừa có những đặc điểm chung của
khí hậu miền Bắc vừa mang nét riêng của tỉnh, đó là nhiệt độ mùa đông
thường thấp hơn các tỉnh khác do chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa
đông bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
Ngoài biển ra, Quảng Ninh còn có hệ thống sông lớn nhỏ và 72 hồ, đập
đã tạo nên sự đa dạng cho địa hình của tỉnh.
Quảng Ninh có rất nhiều khoáng sản đặc biệt là than có trữ lượng bằng
90% trữ lượng cả nước. Hệ thống giao thông bộ, thuỷ rất phát triển. Đường
biển thuận tiện cho giao thông trong nước và quốc tế với các cảng lớn như
Cửa Ông, Cái Lân. Điều này đã tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, du
lịch và sự giao lưu văn hoá, ngôn ngữ [13], [30].
1.5.1.2. Về lịch sử
Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, thời Hùng Vương (2.622 năm),
vùng Quảng Ninh thuộc bộ Ninh Hải, nước Văn Lang.
Trong thời kì Bắc thuộc - thời nhà Hán, Quảng Ninh thuộc quận Giao
Chỉ, đến thời Tiền Lý và nhà Triệu, vùng Quảng Ninh thuộc quận Hải Ninh
của nước Vạn Xuân.
Từ thế kỷ X trở đi, nhất là từ thời Ngô, Đinh - Tiền Lê, các triều đại đã
quan tâm đến hệ thống hành chính một cách có bài bản. Đời nhà Đinh chia
nước thành 10 đạo. Đến đời nhà Tiền Lê đổi đạo làm lộ, phủ, châu. Vùng
Quảng Ninh thuộc lộ Triều Dương, vùng Đông Triều thuộc lộ Nam Sách
Giang. Từ đời nhà Lý đến đời nhà nhà Hồ lộ Triều Dương lần lượt được đổi
thành châu Vĩnh An, lộ Hải Đông, lộ An Bang, lộ phủ Tân An, châu Tĩnh An.
Đến đời nhà Lê, vào năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), Lê Thái Tổ
chia nước thành 5 đạo, Quảng Ninh thuộc Đông đạo. Đến năm Quang Thuận
thứ 7 (1466) Lê Thánh Tông đã thay đổi lại, chia nước ta thành 12 đạo thừa
tuyên và một phủ Trung Đô, Quảng Ninh thuộc đạo thừa tuyên An Bang. Đến
thời Hậu Lê, trấn An Bang đổi thành trấn An Quảng, rồi lại thành Yên Quảng.
Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đã đổi trấn Yên Quảng thành trấn Quảng
Yên. Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831), đổi trấn Quảng Yên thành tỉnh
Quảng Yên.Tiếp theo đến năm 1906 (Thành Thái năm thứ 18), phủ toàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
quyền Pháp ra nghị định tách phủ Móng Cái của tỉnh Quảng Yên, thành lập
tỉnh mới là tỉnh Hải Ninh.
Ngày 19- 7-1946, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 269 NV- NĐ lập thêm
Khu đặc biệt Hòn Gai tại tỉnh Quảng Yên. Đến tháng 3- 1947, Bộ Nội vụ ra
nghị quyết sáp nhập Khu đặc biệt Hòn Gai vào tỉnh Quảng Yên thành liên
tỉnh Quảng Hồng. Ngày 30- 10- 1963, Quốc hội nước VNDCCH Khoá II Kỳ
họp thứ 7 quyết định: Hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành một
tỉnh mới là tỉnh Quảng Ninh ngày nay [6 ], [8], [30], [44].
1.5.1.3. Về văn hoá
Văn hoá thời tiền sử của Quảng Ninh được biết đến sớm nhất là ở các
địa điểm thuộc Văn hoá Soi Nhụ. Nền văn hoá này tồn tại song song với các
Văn hoá Hoà Bình và Bắc Sơn.
Văn hoá Soi Nhụ được gọi theo tên của địa điểm khảo cổ học Soi Nhụ.
Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học Việt Nam, ở hang Soi Nhụ xưa kia
đã tồn tại một cộng đồng cư dân tiền sử lớn. Họ sống trong các hang động đá
vôi và đã sáng tạo ra nền văn hoá Soi Nhụ ( sau này phát triển thành Văn hoá
Hạ Long).
Kết quả khai quật được của Viện Khảo cổ học tại hang Soi Nhụ vào
năm 1967 đã tìm thấy rất nhiều di vật gồm có: 19 đồ đá có hai nạo đá ghè đẽo,
3 rìu đá, 2 hòn cuội, 2 mảnh bàn mài, 1 chày đá và một số đồ gốm, đồ xương.
Qua các di chỉ đã khai quật ở Quảng Ninh, các nhà khảo cổ tìm thấy
mối liên hệ giữa văn hoá Soi Nhụ với văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn, Hà Giang
và văn hoá Phùng Nguyên. Điều này chính tỏ các cư dân Quảng Ninh xưa đã
có những mối giao lưu kinh tế và văn hoá chặt chẽ với các cộng đồng người
tại đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
Quảng Ninh là tỉnh có đặc điểm địa hình phong phú đa dạng, có nhiều
thuận lợi cho phát triển kinh tế nên "đất lành chim đậu". Vì thế, có rất nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
dân tộc di cư đến sinh sống ở mảnh đất này như: Cao Lan, Hoa, Tày, Sắn
Chỉ...Điều này đã tạo cho Quảng Ninh một sự đa dạng về nền văn hoá cũng
như sự đặc sắc về bản sắc các dân tộc [30].
1.5.1.4. Về dân cư
Quảng Ninh là vùng đất cổ giàu tài nguyên thiên nhiên, vừa có rừng
vừa có biển, lại ở vào vị trí thuận lợi cho việc giao lưu Bắc - Nam, nên từ lâu
đã có người cư trú. Họ sống ở đây từ thời văn hoá Soi Nhụ và được coi là cư
dân bản địa - một bộ phận của người Việt cổ. Sau này, các dân tộc khác đã di
cư đến sinh sống cùng với dân bản địa. Đầu thế kỷ XX, Quảng Ninh mới có 6
dân tộc: Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay, Hoa. Đến nay có thêm dân tộc
Nùng, Mường, Thái, Thổ, Khơ Me.
Dân số Quảng Ninh tính đến năm 2008 là 1.215.307 người, trong đó
dân tộc Kinh chiếm 89,20%, dân tộc Dao chiếm 4,47%, dân tộc Tày: 2,86%,
Sán Dìu: 1,81%, Sán Chay: 1,12%, Hoa: 0,42%, còn lại là các dân tộc khác.
Người Kinh sống phân bố hầu khắp các địa bàn trong tỉnh, trong đó tập
trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, thị trấn và các vùng đồng bằng ven
biển, dù có chuyển cư đến miền núi thì họ vẫn sống chủ yếu ở dọc quốc lộ,
ven sông hoặc ở trong hay ngoại vi các thị trấn. Ví dụ, thành phố Hạ Long
(98,7%), thị xã Cẩm Phả (95,2%), thị xã Uông Bí (96,5%), trong khi ở Bình
Liêu chỉ có 4,18%. Người Việt (Kinh) bản địa có mặt đầu tiên ở vùng đất
này. Họ sống chủ yếu bằng đánh bắt hải sản, trồng trọt, chăn nuôi và khai thác
lâm sản. Sau này, nhiều nhóm người Việt từ đồng bằng Bắc Bộ và ven biển
miền Bắc Trung Bộ đã di chuyển đến đây.
Người Dao sống đông nhất ở Ba Chẽ chiếm 38,03%; Tiên Yên: 20,5%,
Bình Liêu: 25,02%, Hoành Bồ: 16,03%, Hải Hà: 12,01%, các nơi khác chưa
tới 5%. Người Dao sống chủ yếu ở vùng cao. Tuy nhiên, hiện nay người Dao
đang ngày càng có xu hướng mở rộng địa bàn cư trú.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
Người Tày có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Họ di cư
đến đây là do xứ sở bị xâm chiếm. Vì thế, người Tày sống tập trung nhiều ở
các vùng giáp biên. Người Tày sống đan xen cùng với người Việt và Hán nên
trong quá trình tiếp xúc, họ mất dần các đặc điểm tộc người của mình, kể cả
tiếng nói. Người Tày sống đông nhất ở Bình Liêu chiếm 48,59%; Tiên Yên:
18,98%; Ba Chẽ: 12,05%, các nơi còn lại chưa tới 10%. Người Tày sống chủ
yếu ở vùng thấp.
Người Sán Dìu từ Trung Quốc di cư vào Việt Nam, nơi đầu tiên họ đặt
chân đến là Quảng Ninh. Họ có mặt ở nhiều địa bàn trong tỉnh, đông nhất ở
huyện Vân Đồn chiếm 30,94%; Hoành Bồ chiếm 5,50%, các nơi khác từ
0,49% - 4,23%.
Người Sán Chay có mặt đầu tiên ở Quảng Ninh, có nguồn gốc từ hai
tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây - Trung Quốc. So với các dân tộc khác trong
tỉnh, họ đến muộn hơn. Họ sống nhiều ở các vùng cao thuộc huyện Ba Chẽ
(17,13%), huyện Bình Liêu (13,38%), huyện Tiên Yên (8,04%).
Người Hoa có số dân ít nhất khoảng 3.560 người. Sau "Sự kiện người
Hoa" năm 1978 và chiến tranh biên giới năm 1979, phần lớn người Hoa ở đây
đã chuyển đi nơi khác, hoặc ra nước ngoài. Họ cư trú rải rác trong tất cả các
huyện thị như Cẩm Phả, Đông Triều, Uông Bí, Vân Đồn, Hoành Bồ...
Cư dân Quảng Ninh ngày nay, người bản địa chiếm số lượng không
nhiều, phần lớn đến từ các nơi khác nhau trong nước. Các dân tộc thiểu số ở
Quảng Ninh hầu hết có nguồn gốc từ phương Bắc. Họ đến đây bằng nhiều con
đường, từ nhiều địa phương, với các mốc thời gian khác nhau, nhưng đều
nhằm mục đích tìm kế sinh nhai và chốn nương thân. Người từ các địa
phương khác trong nước đến sinh cơ lập nghiệp ở Quảng Ninh vào những thời
điểm và vì những nguyên nhân khác nhau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
+ Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với việc khai thác một loạt
các mỏ than ở khu vực này, thực dân Pháp đã chiêu mộ hàng ngàn người dân
từ các tỉnh vào làm phu mỏ. Sau này, nhà nước chú trọng vào việc đầu tư, mở
rộng, khai thác than một cách qui mô nên nhu cầu về nhân lực rất cao. Vì vậy,
các mỏ tiếp tục tuyển thêm lao động từ khắp các địa phương trong cả nước.
Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho dân số ở Quảng Ninh
tăng lên rõ rệt.
+ Quảng Ninh còn là nơi biên viễn, địa hình hiểm trở, rừng
nhiều, đảo lắm, giao thông đi lại khó khăn nên nơi đây từng được dùng vào
việc giam cầm, lưu đầy những người có tội. Mặt khác, địa bàn này còn thuận
lợi cho việc ẩn náu của một số đối tượng khác.
+ Một nguyên nhân nữa là do đất đai của vùng này rất rộng lớn
lại có nhiều hòn đảo và đường bờ biển dài nên có nhiều người ở nơi khác tìm
đến khai khẩn đất đai để trồng trọt, chăn nuôi và làm nghề chài lưới đánh bắt
hải sản.
+ Những người đến Quảng Ninh còn do sự điều động của nhà
nước, đó là các cán bộ, bộ đội, công nhân viên chức và những người đi xây
dựng các vùng kinh tế mới.
Dù là cư dân bản địa hay từ các nơi khác chuyển đến, là dân tộc Kinh
hay dân tộc thiểu số, trải qua một quá trình cộng cư, họ đã đoàn kết, gắn bó và
cùng chia sẻ những thuận lợi và khó khăn để xây dựng Quảng Ninh ngày càng
giàu đẹp bởi họ coi đây là quê hương thứ hai của mình [6], [8], [30].
1.5.1.5. Về ngôn ngữ
Quảng Ninh là tỉnh đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Các dân tộc trên có nhóm
ngôn ngữ khác nhau. Đó là:
- Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường có dân tộc Kinh.
- Nhóm ngôn ngữ Mông - Dao có dân tộc Dao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
- Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái có dân tộc Tày.
- Nhóm ngôn ngữ Hán có dân tộc Hoa, Sán Dìu, Sán Chay (Sán
Chỉ, Cao Lan).
Trong đó, cư dân nói tiếng Việt chiếm đa số, tiếng các dân tộc khác
chiếm tỉ lệ tương ứng với số dân từng vùng.
Tiếng Việt về cơ bản là thống nhất nhưng không hoàn toàn đồng nhất,
mỗi địa phương lại có cách phát âm ít nhiều khác nhau (phương ngữ). Ở các
vùng miền Đông của tỉnh thường phát âm nặng hơn, nói hơi nhanh, các âm
thường ríu vào nhau nên khó nghe. Về thanh điệu, khi phát âm họ thường
chuyển thanh ngã (~) sang thanh sắc (/), hoặc thanh hỏi (?). Hiện tượng này xảy
ra nhiều nhất là khu vực Trà Cổ , Mũi Ngọc (Móng Cái), Cái Chiên (Hà Cối).
Người Tày trong khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp có pha trộn thêm
tiếng Kinh và thường không sử dụng được nguyên âm đôi, khi phát âm thanh
ngã (~) thường chuyển sang thanh sắc (/) hoặc thanh nặng (.).
Dân tộc Dao, Sán Dìu, Sán Chay trong ngôn ngữ của họ có sử dụng cả
tiếng Ngái, Quan Hoả, Pạc Và của thổ ngữ Trung Quốc để giao tiếp [30],
[42], [43].
1.5.2. Vài nét về lịch sử, địa lý của các địa bàn nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, vùng đất Quảng Ninh được tạo nên bởi nhiều
phương diện: con người, lịch sử, địa lý và văn hoá. Tuy nhiên, mỗi khu vực
của Quảng Ninh lại có những đặc điểm riêng biệt về các phương diện trên. Do
đó, để hiểu đầy đủ về tỉnh này, phải đi nghiên cứu một cách tổng thể. Tuy
nhiên, do sự hạn chế về nhiều mặt, chúng tôi chỉ có điều kiện khảo sát, nghiên
cứu địa danh ở thị xã Cẩm Phả và huyện Bình Liêu. Việc chọn hai địa danh
này cũng có lý do riêng. Điều này chúng tôi đã trình bày ở phần mở đầu của
luận văn. Dưới đây, chúng tôi xin trình bày những nét cơ bản nhất về lịch sử,
địa lý của hai địa danh đã nêu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
1.5.2.1. Thị xã Cẩm Phả
Thị xã Cẩm Phả là đơn vị hành chính cấp huyện, có vị trí địa lý, chính
trị - kinh tế, an ninh quốc phòng quan trọng của tỉnh Quảng Ninh, cái nôi của
giai cấp công nhân Việt Nam.
Về vị trí địa lý, Cẩm Phả có toạ độ từ 200
58'10" - 210
12' vĩ độ bắc, 1070
10' - 1070
23'50" kinh độ đông.
Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 486 km2
, phía đông giáp huyện Vân
Đồn, phía tây giáp thành phố Hạ Long, phía nam giáp vịnh Bái Tử Long, phía
bắc giáp huyện Ba Chẽ. Đơn vị hành chính thuộc thị xã quản lý gồm 13
phường: Mông Dương, Cửa Ông, Cẩm Thịnh, Cẩm Phú, Cẩm Sơn, Cẩm
Đông, Cẩm Tây, Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Trung, Cẩm Thuỷ, Cẩm
Thạch, Quang Hanh và 3 xã: Cộng Hoà, Cẩm Hải, Dương Huy.
Địa hình Cẩm Phả khá phức tạp: phía Bắc là dãy núi thấp và đồi chạy
theo hướng Đông - Tây (thuộc vòng cung Đông Triều) chiếm 71,69% diện
tích thị xã; phía Nam là biển và vịnh Bái Tử Long với nhiều đảo đá, đảo đất
che chắn.
Thị xã Cẩm Phả có tiềm năng kinh tế đa dạng và phong phú. Ngoài
than đá là nguồn tài nguyên chủ yếu, thị xã còn có một số khoáng sản khác.
Bên cạnh đó, thiên nhiên ưu đãi cho Cẩm Phả nguồn nước khoáng lớn, có giá
trị giải khát và chữa bệnh.
Bờ biển Cẩm Phả dài 73 km với nhiều cảng lớn nhỏ. Vùng biển ở đây
dồi dào hải sản, mỗi năm cung cấp gần 1000 tấn thực phẩm.
Về dân cư, Cẩm Phả có số dân 164.494 người (2008), gồm các dân tộc:
Kinh, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa, Cao Lan...Trong đó dân tộc Kinh chiếm
94,94%, còn lại là các dân tộc khác. Người Cẩm Phả phần lớn là công nhân
ngành than, có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
Đầu thế kỷ XIX trở về trước, Cẩm Phả là một xã thuộc tổng Hà Môn,
châu Tiên Yên. Giữa thế Kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Năm
1884, Cẩm Phả chính thức nằm dưới sự cai quản của Pháp. Đầu thế kỷ XX,
Cẩm Phả là một tổng thuộc huyện Hoành Bồ gồm 8 xã và phố. Năm 1936,
Pháp lập châu Hà Tu (trong đó có tổng Cẩm Phả ). Châu Hà Tu tách khỏi
huyện Hoành Bồ trực thuộc tỉnh Quảng Yên. Năm 1940, bỏ châu Hà Tu lập
châu Cẩm Phả. Châu Cẩm Phả gồm phần phía đông huyện Hoành Bồ. Sau
cách mạng tháng tám, Cẩm Phả, Cửa Ông là hai thị xã thuộc Đặc khu Hòn
Gai. Năm 1946, Cửa Ông lại được sáp nhập vào tỉnh Quảng Yên và Đặc khu
Hòn Gai thành liên tỉnh Quảng Hồng. Năm 1954, khu Hồng - Quảng được
thành lập gồm Đặc khu Hồng Gai và tỉnh Quảng Yên. Cửa Ông tách khỏi
Cẩm Phả trở thành đơn vị hành chính độc lập. Thị xã Cẩm Phả và thị xã Cửa
Ông đều trực thuộc khu Hồng Quảng. Ngày 12- 11- 1956, thị xã Cửa Ông lại
được sáp nhập vào thị xã Cẩm Phả. Thị xã Cẩm Phả chính thức được thành
lập, trực thuộc khu Hồng Quảng. Năm 1979, Cửa Ông trở thành thị trấn, một
số xã sáp nhập vào thị xã. Từ đó vị trí hành chính của thị xã được giữ nguyên
cho đến nay.
Cẩm Phả còn là nơi có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp với một số hang động,
vịnh, đảo nổi tiếng như: động Hanh Hanh, đảo Vũng Đục, đảo Nêm, đảo Khỉ,
vịnh Bái Tử Long. Ngoài ra, còn có đền Cửa Ông ( thờ Trần Quốc Tảng ) với
một số lễ hội đặc sắc được công nhận di tích quốc gia [4 ], [13], [30].
1.5.2.2. Huyện Bình Liêu
Bình Liêu ngày nay, dưới thời phong kiến thuộc châu Tiên Yên,
phủ Hải Ninh, tỉnh Quảng Yên. Năm 1906, phủ toàn quyền Pháp tách 3
châu: Móng Cái, Hà Cối, Tiên Yên khỏi tỉnh Quảng Yên, thành lập tỉnh
mới Hải Ninh. Năm 1919, lập châu Bình Liêu gồm hai tổng: Bình Liêu
và Kiến Duyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền cách mạng
Bình Liêu được thành lập, châu Bình Liêu được đổi thành huyện Bình Liêu.
Về địa giới hành chính, huyện Bình Liêu gồm một thị trấn Bình Liêu và 7
xã: Đồng Văn, Hoành Mô, Đồng Tâm, Lục Hồn, Tình Húc, Húc Động, Vô Ngại.
Bình Liêu là huyện miền núi rẻo cao ở cực bắc của tỉnh, có toạ độ từ
210
27' đến 210
39' vĩ độ bắc và từ 1070
17' đến 1070
36' kinh độ đông, cách
thành phố Hạ Long 130 km2
, với diện tích tự nhiên 441,2 km2
; phía Đông
giáp huyện Quảng Hà; phía Tây giáp huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn; phía
Nam giáp huyện Tiên Yên; phía Bắc giáp huyện Phòng Thành tỉnh Quảng
Tây - Trung Quốc, với 48,6 km2
đường biên giới. Bên cạnh đó, Bình Liêu còn
có địa hình núi non trùng điệp với nhiều núi cao như núi Cao Xiêm cao
1.333m, núi Cao Ba Lanh cao 1.100m. .
Ở vị trí xa biển, có nhiều núi cao, ít sông suối, Bình Liêu chịu ảnh
hưởng của khí hậu lục địa. Mùa đông lạnh và rét kéo dài tới 6 tháng.
Về dân cư, Bình Liêu có số dân là 27.927 người (31- 12- 2008), gồm 5
dân tộc chính: Tày (51,58%), Sán Chỉ (16,32%), Dao (27,3%), Kinh (4,18%),
Hoa (0,6%), các dân tộc khác sau này mới di cư đến nên chiếm tỷ lệ thấp
(0,02%).
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương, kinh tế Bình
Liêu hôm nay đã có nhiều khởi sắc, tiến bộ. Bình Liêu có cửa khẩu Quốc gia
Hoành Mô, hàng năm đem lại nguồn thu đáng kể cho huyện và tỉnh. Người
dân nơi đây cần cù, chịu thương chịu khó. Lãnh đạo huyện và xã đã cố gắng
tìm nhiều hướng đi để cải thiện cuộc sống người dân như: phát triển thương
mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, cải tạo đường giao thông, thay thế vật nuôi
cây trồng, phát triển cây công nghiệp... Tuy nhiên cuộc sống của người dân
nơi đây (đặc biệt dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa ) còn gặp nhiều khó khăn
[13], [30], [42], [43].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
1.6. TIỂU KẾT
Qua phần lý thuyết ở chương 1, chúng tôi đã trình bày những quan
điểm của mình về một số vấn đề liên quan đến khái niệm địa danh và địa
danh học. Đây sẽ là cơ sở chính để chúng tôi dựa vào đó phát triển luận
văn của mình.
1.6.1. Địa danh học là một ngành của ngôn ngữ học có nhiệm vụ
nghiên cứu sự ra đời, đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh, nguồn gốc,
sự gắn kết giữa văn hoá với ngôn ngữ ...của các địa danh.
Địa danh thực sự trở thành ngành khoa học từ cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX. Lúc đầu phát triển mạnh ở các nước châu Âu, sau lan sang các nước
khác. Ở Việt Nam, địa danh được quan tâm và phát triển thực sự vào cuối thế
kỷ XX. Mặc dù đi sau các nước khác rất nhiều nhưng ngành địa danh học của
Việt Nam cũng gặt hái được những thành công nhất định.
1.6.2. Ngành địa danh học phát triển không chỉ dựa vào chính bản thân
nó mà còn phải dựa vào một số ngành khác như: sử học, địa lý học, khảo cổ
học, văn hoá học, dân tộc học...Khi nghiên cứu địa danh phải chú trọng
phương pháp ngôn ngữ. Đó là phương pháp: ngữ âm lịch sử, địa lý - ngôn
ngữ, từ vựng học và ngữ pháp học.
1.6.3. Quảng Ninh là tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc của đất nước. Địa
hình của địa bàn này có nhiều điểm khác biệt so với các tỉnh lân cận. Chính vì
thế, việc cư trú và sinh hoạt văn hoá của người dân ở các địa phương trong
tỉnh cũng khác nhau: người miền biển khác người miền núi; người miền Đông
khác người miền Tây. Sự khác biệt này không chỉ ảnh hưởng đến ngôn ngữ,
văn hoá, phong tục tập quán của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền mà còn ảnh
hưởng rất nhiều đến việc định danh của các địa danh. Nếu như các địa danh
của Cẩm Phả chủ yếu được cấu tạo bởi các yếu tố Hán Việt và thuần Việt thì
các địa danh của Bình Liêu lại chủ yếu được cấu tạo bởi các yếu tố dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
1.6.4. Khi nghiên cứu địa danh của một tỉnh phải nghiên cứu chúng
ở tất cả các địa bàn trong tỉnh và tất cả các loại địa danh như đã nêu ở
định nghĩa thì mới có những đánh giá chuẩn xác, khoa học về địa danh.
Tuy nhiên, do có những hạn chế nhất định, luận văn chỉ giới hạn thống kê,
khảo sát, nghiên cứu địa danh của một huyện và một thị xã của Quảng
Ninh. Mặc dù vậy, sự chọn lựa này cũng phần nào cho chúng tôi những
kết quả nghiên cứu, so sánh, khái quát và đánh giá về các mặt: ngôn ngữ,
lịch sử, văn hoá... của hai địa danh nghiên cứu nói riêng cũng như vùng
miền Đông và miền Tây nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH HUYỆN BÌNH LIÊU
VÀ THỊ XÃ CẨM PHẢ
2.1. MÔ HÌNH CẤU TRÚC PHỨC THỂ ĐỊA DANH
2.1.1. Khái niệm về phức thể địa danh.
Như chúng ta đã biết, trong mỗi địa danh đều gồm hai bộ phận, chúng
được phân biệt rõ ở hình thức chính tả: Bộ phận được viết hoa và bộ phận
được viết thường. Bộ phận được viết hoa là tên riêng dùng để gọi tên một địa
danh cụ thể. Bộ phận viết thường là danh từ chung, thường đứng trước tên
riêng. Ví dụ: thị trấn Bình Liêu, xã Húc Động, núi Dê, đảo Khỉ.
Như vậy, mỗi địa danh là một phức thể gồm có hai thành tố: thành tố
chung (A) và thành tố riêng (B). Thành tố chung là những từ chỉ loại, còn
thành tố riêng mang tính chất khu biệt đối tượng địa lý này với đối tượng địa
lý khác. Địa danh chính là thành tố riêng (tên riêng) của đối tượng địa lý. Các
thành tố A mặc dù không phải là địa danh, không tham gia vào việc xác định
cấu tạo địa danh nhưng nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc xác
định chính xác thành tố B. Bởi trong một số trường hợp, việc xác định
chính xác chỉ thành tố B mới là địa danh hay cả thành tố A và B là địa
danh không đơn giản (ví dụ: bản Ngày hay Bản Ngày, đèo Bụt hay Đèo
Bụt) hoặc nếu chỉ cho thành tố B mới là địa danh thì trong nhiều trường
hợp không thể giải nghĩa được B nếu không dựa vào thành tố A (ví dụ:
đình Lục Nà, bản Lục Nà...).
Vậy phức thể địa danh là gì
Nguyễn Kiên Trường đã đưa ra quan điểm của mình như sau: " Như
chúng ta đã biết, địa danh mang trong mình hai thông tin: a, đối tượng được
gọi tên thuộc loại hình địa lý nào (đồi, sông, phố, làng...) thể hiện qua ý nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
của danh từ chung; b, có nghĩa nào đó (phản ánh điều gì đó) thể hiện qua tên
riêng (ví dụ làng Kênh Hữu vì ở bên phải dòng sông)" [41, tr. 53].
Hoàng Tất Thắng cho rằng: " Tên chung là tên gọi, thường gắn với một
lớp đối tượng cùng loại, còn tên riêng là tên gọi cho một đối tượng cá biệt,
đơn nhất và xác định" [36, tr. 32].
Trong hai thành tố trên, mỗi thành tố có vai trò và chức năng riêng.
Thành tố A giúp chúng ta nhận biết loại hình của đối tượng địa lý, thành tố B
giúp chúng ta khu biệt đối tượng. Đọc thông tin từ thành tố A thì ai cũng có
thể hiểu được, nhưng thông tin từ thành tố B thì không phải ai cũng có thể
hiểu được. Chẳng hạn, đập Nậm Đeng, miếu Ba Cô, đảo Thẻ Vàng, đèo
Bụt...Các thành tố: đập, miếu, đảo, đèo đều có nghĩa cụ thể và ai cũng hiểu
nhưng hiểu được nghĩa của Nậm Đeng, Ba Cô, Thẻ Vàng, Bụt... là điều
không dễ dàng.
Từ những điều đã trình bày, chúng tôi nêu ra cách hiểu đơn giản nhất
về phức thể địa danh như sau: Phức thể địa danh là cụm từ gồm hai thành tố
(thành tố A và thành tố B), trong đó mỗi thành tố có vị trí, vai trò và chức
năng xác định.
2.1.2. Kết quả điều tra địa danh huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả
Dựa vào kết quả điều tra điền dã khi đi thực tế, dựa vào tư liệu do hai
địa phương Bình Liêu và Cẩm Phả cung cấp, chúng tôi đã thống kê được 591
địa danh.
Địa danh là một hệ thống bao gồm nhiều kiểu loại khác nhau. Một số
tác giả đi trước thường chia hệ thống địa danh thành hai loại: địa danh chỉ các
đối tượng địa lý tự nhiên và địa danh chỉ các đối tượng địa lý nhân văn. Từ
hai loại lớn này, các tác giả lại chia thành nhiều tiểu loại nhỏ. Mỗi cách chia
có những ưu điểm riêng. Trong số các tác giả, theo chúng tôi cách chia của
Phạm Xuân Đạm là phù hợp hơn cả. Phạm Xuân Đạm chia địa danh làm hai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
loại: địa danh chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên và địa danh chỉ các đối tượng
địa lý không phải tự nhiên (nhân văn). Trong loại địa danh chỉ các đối tượng
địa lý tự nhiên, ông lại chia ra hai kiểu loại: địa danh chỉ các sự vật, đối tượng
lõm xuống dưới bề mặt hay còn gọi là thuỷ danh (sông, hồ, lạch, khe, suối...)
và địa danh chỉ các sự vật, đối tượng nổi trên bề mặt hay còn gọi là sơn danh
(đảo, núi, hang, hòn...). Loại địa danh chỉ các đối tượng địa lý không tự nhiên
được chia làm ba kiểu: địa danh chỉ các đơn vị dân cư hay còn gọi địa danh
hành chính (thị xã, phường, khu phố, thị trấn, xã, bản...), địa danh chỉ các đối
tượng địa lý gắn với sản xuất, đời sống vật chất (đường, cầu, đập...) và địa
danh chỉ các đối tượng địa lý gắn với đời sống văn hoá tinh thần (đình, chùa,
miếu, đền, nghĩa trang, nghĩa địa...). Dựa vào cách phân chia trên, cộng với
đặc thù của địa phương và khả năng của bản thân, chúng tôi đã chia địa danh
thành 3 loại lớn (địa danh tự nhiên, địa danh hành chính và địa danh nhân
văn), 4 kiểu loại nhỏ (sơn danh, thuỷ danh, địa danh gắn với đời sống vật
chất, địa danh gắn với đời sống tinh thần) và 29 dạng (núi, đèo, sông suối,
đảo, thị xã, huyện, thị trấn, phường, xã, cầu, ngầm, đập, đình, chùa, đền...).
Cách chia này cũng chỉ ở dạng tương đối.
Bảng 2.1. Phân loại và kết quả số liệu địa danh ở huyện Bình Liêu và thị
xã Cẩm Phả
TT Tên
địa phƣơng
Địa danh tự nhiên Địa danh phi tự nhiên
Tổng sốSơn danh Thuỷ danh
Địa
danh hành
chính
Địa danh nhân văn
Địa danh
gắn với đời
sống vật
chất
Địa danh
gắn với đời
sống tinh
thần
1
Huyện
Bình Liêu
29 19 110 21 3 182
2
Thị xã
Cẩm Phả
127 9 193 67 13 409
Tổng số 156 28 303 88 16 591
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
Nhìn vào kết quả thống kê, chúng ta có thể nhận thấy rõ sự chênh lệch
về số lượng địa danh ở từng loại giữa hai địa phương. Tại sao lại có sự khác
biệt này, chúng tôi sẽ lý giải cụ thể ở chương 3.
2.1.3. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả
Cũng như địa danh ở các địa phương khác, địa danh huyện Bình Liêu
và thị xã Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh cũng gồm hai thành tố chung và
riêng. Quan hệ giữa thành tố chung (A) và thành tố riêng (B) trong địa danh là
quan hệ giữa cái được hạn định và cái hạn định. Thành tố A là cái được hạn
định, nghĩa là A biểu thị một loạt đối tượng có cùng thuộc tính, còn thành tố
B là cái hạn định, được dùng để chỉ những đối tượng cụ thể, được xác định
trong lớp đối tượng mà thành tố A đã chỉ ra.Ví dụ: trong bản Pắc Cương thì
bản là cái được hạn định còn Pắc Cương là cái hạn định.
Trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt do ba tác giả biên soạn
(Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiện, Hoàng Trọng Phiến) đã đưa ra khái niệm về
âm tiết như sau: "Đơn vị ngắn nhất là âm tiết". Đoàn Thiện Thuật lại cho rằng
" Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất". Còn cuốn Ngữ pháp tiếng Việt do
UBKHXHVN biên soạn lại viết "Âm tiết tức là tiếng, trong tiếng Việt bao
gồm ba bộ phận: âm đầu, vần và thanh" [47]. Từ những khái niệm về âm tiết
đã nêu, Từ Thu Mai coi "một âm tiết có nghĩa được xem là một yếu tố trong
phức thể địa danh" [27, tr. 78]. Chúng tôi cũng quan niệm mỗi âm tiết có
nghĩa là một yếu tố.
Dựa vào kết quả điều tra, chúng tôi đã thống kê số lượng yếu tố trong
thành tố chung và thành tố riêng như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
Bảng 2.2. Kết quả thống kê thành tố chung của huyện Bình Liêu
và thị xã Cẩm Phả
TT Yếu tố Số lƣợng Tỉ lệ % Ví dụ
1 Một yếu tố 415 70,22 bản Sú Cáu
2 Hai yếu tố 171 28,95 khu phố Cao Sơn
3 Ba yếu tố 2 0,33 nhà thờ đạo Cửa Ông
4 Bốn yếu tố 3 0,50 nghĩa trang nhân dân Miền Tây
Trong các địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả, chúng tôi không tìm thấy
địa danh nào có thành tố chung nhiều hơn 4 yếu tố.
Bảng 2.3. Kết quả thống kê thành tố riêng của huyện Bình Liêu
và thị xã Cẩm Phả
TT Số yếu tố Số lƣợng Tỉ lệ % Ví dụ
1 Một yếu tố 79 13,36 bản Mới
2 Hai yếu tố 417 70,55 khu phố Lao Động
3 Ba yếu tố 93 15,76 vịnh Bái Tử Long
4 Bốn yếu tố 2 0,33 mỏ than Tây Nam Đá Mài
Ở hai địa phương huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả, chúng tôi không
thấy có thành tố riêng trên 4 yếu tố.
Từ kết quả thống kê được về các yếu tố trong thành tố chung và thành
tố riêng của hai địa phương Bình Liêu và Cẩm Phả, chúng tôi xin đưa ra mô
hình cấu trúc phức thể địa danh Quảng Ninh như sau:
Bảng 2.4. Mô hình tổng quát:
Mô hình Thành tố chung Tên riêng
Yếu tố
Yếu tố
1
Yếu tố
2
Yếu tố
3
Yếu tố
4
Yếu tố
1
Yếu tố
2
Yếu tố
3
Yếu tố
4
Ví dụ
minh hoạ
Mỏ than Tây Nam Đá Mài
Nghĩa trang nhân dân Miền Tây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
2.2. THÀNH TỐ CHUNG
2.2.1. Khái niệm
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên đã đưa ra định nghĩa về danh
từ chung như sau: "Danh từ chung dùng để gọi cùng một loại tên như nhau
những sự vật thuộc cùng một loại" [32].
A. V. Superanskaia cho rằng: "Danh từ chung là những tên gọi chung
liên kết các đối tượng địa lí với mọi vật khác của thế giới hiện thực. Chúng
được diễn đạt bằng các danh từ chung vốn được dùng để gọi tên và để xếp
loại các đối tượng cùng kiểu, có cùng đặc điểm nhất định" [35].
Còn Phạm Xuân Đạm cũng đưa ra quan điểm gần giống với hai cách
định nghĩa trên "Thành tố chung có chức năng gọi tên và chỉ một lớp sự vật,
đối tượng cùng thuộc tính. Thành tố chung vừa mang ý nghĩa về mặt hình
thức - tạo nên chỉnh thể của phức thể địa danh lại vừa mang ý nghĩa về nội
dung - xác định loại hình của đối tượng được gọi tên" [15].
Ví dụ: đảo Rều, hòn Gà Chọi, đập Co Nhan, bản Cáu, vũng Đục, thôn
Loòng Vài, núi Khau Phi, thác Khe Vằn, phường Cẩm Thành...
Nhìn vào ví dụ có thể thấy, có mặt ở hai thành tố trong những địa danh
này là những đơn vị từ vựng thuộc vốn từ phổ thông (đảo, núi, phường, xã...)
nhưng cũng có nhiều từ thuộc tiếng địa phương (rều, vũng, hòn...). Địa danh ở
đâu cũng có hiện tượng này. Lê Trung Hoa trong "Tìm hiểu ý nghĩa và nguồn
gốc một số thành tố chung trong địa danh Nam Bộ" đã viết: "Các địa danh
Nam Bộ có một đặc điểm nổi rõ rất dễ nhận thấy, đó là xuất hiện của hàng
loạt thành tố chung như gò: gò Công, gò Vấp, gò Quao..., cái: cái Răng, cái
Mơn, cái Sắn..." [3].
Như vậy, trong phức thể địa danh, thành tố chung là những danh từ
chung (từ, cụm từ) được dùng để biểu thị loại hình của một lớp đối tượng địa
lý có cùng một thuộc tính. Về vị trí, thành tố chung bao giờ cũng đứng trước
địa danh (tên riêng) để phản ánh loại hình đối tượng được gọi tên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
2.2.2. Cấu tạo của thành tố chung trong địa danh huyện Bình Liêu
và thị xã Cẩm Phả
Đối với địa danh tự nhiên, thành tố chung gồm hai nhóm: Nhóm thành tố
chung chỉ sự vật nhô lên trên mặt đất như: đồi, núi, đảo, hòn...và nhóm thành tố
chung chỉ sự vật lõm xuống dưới mặt đất như: sông, hồ, suối, đầm, vịnh...
Còn trong địa danh hành chính, thành tố chung được chia như sau:
- Nhóm thành tố chung chỉ địa danh cư trú theo cách đặt tên của chính
quyền: thị xã, huyện, thị trấn, phường, khu phố.
- Nhóm thành tố chung chỉ địa danh cư trú theo cách đặt tên của tổ
chức làng xã: thôn, bản.
Địa danh nhân văn gồm một nhóm thành tố chung chỉ các công trình
xây dựng nhưng chia thành hai tiểu nhóm: Tiểu nhóm chỉ các công trình xây
dựng thiên về sản xuất vật chất (đường, cầu, đập, mỏ, cảng...); và tiểu nhóm
chỉ các công trình xây dựng thiên về văn hoá tinh thần (đình, chùa, miếu,
nghĩa trang...).
Dựa vào kết quả thống kê có thể thấy, cấu tạo của thành tố chung trong
các loại địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả rất đơn giản. Loại ít nhất là một âm
tiết, loại nhiều nhất là bốn âm tiết. Kết quả tổng hợp số lượng các thành tố
chung được thể hiện trong bảng 2.5a và 2.5b.
Bảng 2.5a: Kết quả thống kê cấu tạo các thành tố chung của Bình Liêu
Số âm tiết Số lƣợng Tỉ lệ % Ví dụ
Một âm tiết 179 98,35 Bản Sú Cáu
Hai âm tiết 2 1,09 Thị trấn Bình Liêu
Bốn âm tiết 1 0,56 Nghĩa trang liệt sỹ Bình Liêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
36
Bảng 2.5b: Kết quả thống kê cấu tạo các thành tố chung của Cẩm Phả
Số âm tiết Số lƣợng Tỉ lệ % Ví dụ
Một âm tiết 236 62,09 Thôn Khe Sím
Hai âm tiết 169 36,93 Khu phố Cao Sơn
Ba âm tiết 2 0,49 Nhà thờ đạo Cửa Ông
Bốn âm tiết 2 0,49 Nghĩa trang nhân dân Miền Tây
Thành tố chung càng ngắn (chỉ một âm tiết) thì tần số xuất hiện càng
cao, số lượng âm tiết trong thành tố chung càng lớn thì tần số xuất hiện càng ít.
2.2.3. Sự chuyển hoá của thành tố chung
Ngoài việc thực hiện chức năng đi kèm để phân biệt loại hình cho địa
danh, thành tố chung còn có khả năng chuyển hoá thành thành tố riêng hoặc
một bộ phận của thành tố riêng. Thông thường thành tố chung có cấu tạo đơn
âm tiết dễ chuyển hoá thành địa danh hơn là các thành tố có cấu tạo phức.
2.2.3.1. Sự chuyển hoá của thành tố chung ở địa danh Bình Liêu
Trong tổng số 182 địa danh của Bình Liêu, có 88 trường hợp thành tố
chung chuyển hoá thành các yếu tố trong tên riêng, chiếm 48,35%. Sự chuyển
hoá này được thể hiện trong bảng 2.6a.
Bảng 2.6a: Kết quả thống kê sự chuyển hoá thành tố chung (A) thành các
yếu tố trong tên riêng (B)
Vị trí Yếu tố 1 Yếu tố 2
Số lƣợng 82 6
Tỉ lệ % 93,18% 6,82%
Việc chuyển hoá này có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
a. Thành tố chung chuyển hoá thành tên riêng: bản Làng.
b. Yếu tố 1 trong tên gọi mới: bản Nà Phạ (ruộng trời), bản Nà Luông
(ruộng to), đập Nậm Đeng (nước đỏ), núi Khau Phi (núi ma) ...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
37
c. Yếu tố 2 trong tên riêng: bản Nà Khau (ruộng núi), bản Nà Làng
(ruộng làng), xã Húc Động, đình Lục Nà...
Trong 88 trường hợp thành tố chung chuyển hoá thành các yếu tố trong
tên riêng thì chỉ có 20 trường hợp thuộc địa danh tự nhiên (chiếm 22,72%).
Ví dụ: sông Khe Tiền, suối Bản Làng, suối Nà Đang...
Còn lại thuộc địa danh hành chính do các thành tố chung của địa danh
chỉ loại hình tự nhiên chuyển hoá thành. Hầu hết các thành tố chung là danh
từ chỉ loại hình đối tượng địa lý, các danh từ này có tần số xuất hiện cao
nhưng đã chuyển hoá thành tên riêng hoặc là một bộ phận của tên riêng.
2.2.3.2. Sự chuyển hoá của thành tố chung ở địa danh Cẩm Phả
Trong tổng số 409 địa danh của thị xã Cẩm Phả, có 67 trường hợp
thành tố chung chuyển hoá thành các yếu tố trong tên riêng, chiếm tỉ lệ
15,58%. Sự phân bố của các yếu tố chung khi chuyển hoá thành các yếu tố
trong địa danh ở bảng 2.6b.
Bảng 2.6b: Kết quả thống kê sự chuyển hoá thành tố chung (A)
thành các yếu tố trong tên riêng (B)
Vị trí Yếu tố 1 Yếu tố 2
Số lƣợng 40 27
Tỷ lệ % 59,70% 40,30%
Việc chuyển hoá này có thể xảy ra các trường hợp sau:
a. Thành tố chung chuyển hoá thành tên riêng: hòn Hang, hòn Cát, hòn
Am, thôn Lạch Cát, khu phố Lán Ga.
b. Nằm ở vị trí 1 trong tên gọi mới: khu phố Đập Nước, thôn Đồng Cói,
thôn Khe Cả, thôn Cầu Trắng, thôn Đá Bạc, núi Khe Cốc, núi Đèo Bụt, cầu
Dốc Thông, đập Khe Ngoại, hòn Đá Đỏ...
c. Nằm ở vị trí 2 trong tên riêng: khu phố Hai Giếng, phường Cẩm Sơn,
khu phố Cao Sơn, khu phố Bắc Sơn, thôn Tha Cát...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
38
Dựa vào kết quả thống kê có thể nhận thấy, số lượng các thành tố
chung của địa danh chỉ loại hình tự nhiên được chuyển hoá thành các yếu tố
trong tên riêng của địa danh hành chính không nhiều hơn bao nhiêu so với tên
riêng của địa danh tự nhiên (41địa danh hành chính/33 địa danh tự nhiên).
Địa danh Quảng Ninh có điểm giống các địa danh của Bắc Kạn, Hải
Phòng, Nghệ An... ở thành tố chung. Thành tố chung trong các địa danh của
Quảng Ninh chủ yếu là danh từ chỉ loại hình đối tượng địa lý, các danh từ này
có tần số xuất hiện cao và thường chuyển hoá thành các yếu tố trong tên riêng
của địa danh hành chính nhiều hơn.
2.3. THÀNH TỐ RIÊNG ( TÊN RIÊNG)
2.3.1. Đặc điểm chung
Thành tố riêng là thành tố thứ hai trong phức thể địa danh, có chức
năng cá thể hoá và khu biệt từng đối tượng địa lý. Về vị trí, thành tố riêng
luôn luôn và bao giờ cũng đứng sau thành tố chung, làm nhiệm vụ hạn định
cho đơn vị này. Về cấu tạo, thành tố riêng là những danh từ hoặc những cụm
danh từ. Về chức năng, thành tố riêng có chức năng gọi tên cho từng đối
tượng địa lý, dùng để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác trong cùng
một loại hình và giữa các loại địa hình địa danh với nhau.
Địa danh là một bộ phận trong từ vựng nên cũng có những đặc điểm
giống với từ về cấu trúc và các quan hệ ngữ pháp nhưng có một chút khác biệt
đó là địa danh vừa biểu thị những đặc trưng mang tính chung của tiếng Việt
vừa mang đậm nét văn hoá, phương ngữ của vùng địa phương đó. Ví dụ:
trong các địa danh được cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt như: (xã) Đồng
Văn, Đồng Thanh, (khu) Bình An, Bình Dân, Cao Sơn, Thuỷ Sơn...không có gì
khác các địa phương khác vì chúng cũng được kết hợp theo đúng qui tắc của
tiếng Hán, nhưng các địa danh được cấu tạo bằng các yếu tố thuần Việt như:
Sam Quang, Cẳm Hắc, Khe Cả, Rều Đất, Ma Chạt, Nà Làng, Khau
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh

More Related Content

What's hot

What's hot (15)

Luận văn: Quản lý nhân lực hành chính xã phường tại TP Thái Nguyên
Luận văn: Quản lý nhân lực hành chính xã phường tại TP Thái NguyênLuận văn: Quản lý nhân lực hành chính xã phường tại TP Thái Nguyên
Luận văn: Quản lý nhân lực hành chính xã phường tại TP Thái Nguyên
 
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
 
Luận văn: Đào tạo nhân lực cán bộ cấp huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh
Luận văn: Đào tạo nhân lực cán bộ cấp huyện Lộc Hà, Hà TĩnhLuận văn: Đào tạo nhân lực cán bộ cấp huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh
Luận văn: Đào tạo nhân lực cán bộ cấp huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh
 
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại giai đoạn 2001 2015
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại giai đoạn 2001   2015đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại giai đoạn 2001   2015
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại giai đoạn 2001 2015
 
Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đ
Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đĐề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đ
Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đ
 
LA36.001_Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa g...
LA36.001_Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa g...LA36.001_Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa g...
LA36.001_Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa g...
 
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ trong các cơ quan hành chính
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ trong các cơ quan hành chínhChất lượng nguồn nhân lực cán bộ trong các cơ quan hành chính
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ trong các cơ quan hành chính
 
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOTLuận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
 
Luận văn: Ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp của Việt Nam
Luận văn: Ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp của Việt NamLuận văn: Ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp của Việt Nam
Luận văn: Ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp của Việt Nam
 
Luận văn: Thù lao tài chính tại Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - ...
Luận văn: Thù lao tài chính tại Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - ...Luận văn: Thù lao tài chính tại Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - ...
Luận văn: Thù lao tài chính tại Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - ...
 
Chất lượng công chức quản lý, lãnh đạo cấp phòng tại Hà Giang
Chất lượng công chức quản lý, lãnh đạo cấp phòng tại Hà GiangChất lượng công chức quản lý, lãnh đạo cấp phòng tại Hà Giang
Chất lượng công chức quản lý, lãnh đạo cấp phòng tại Hà Giang
 
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội
 
Đề tài: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại khu vực miền núi phía Bắc
Đề tài: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại khu vực miền núi phía BắcĐề tài: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại khu vực miền núi phía Bắc
Đề tài: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại khu vực miền núi phía Bắc
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã HộiLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội trên địa bàn Tỉn...
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội trên địa bàn Tỉn...Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội trên địa bàn Tỉn...
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội trên địa bàn Tỉn...
 

Viewers also liked

Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...
Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...
Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s31 023_biện pháp quản lý dạy học nhằm nâng cao kết quả học thực hành nghề...
Th s31 023_biện pháp quản lý dạy học nhằm nâng cao kết quả học thực hành nghề...Th s31 023_biện pháp quản lý dạy học nhằm nâng cao kết quả học thực hành nghề...
Th s31 023_biện pháp quản lý dạy học nhằm nâng cao kết quả học thực hành nghề...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
La40.004 nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộn...
La40.004 nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộn...La40.004 nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộn...
La40.004 nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần ...
Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần ...Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần ...
Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Viewers also liked (8)

Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...
Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...
Th s31 077_dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bấ...
 
Th s31 023_biện pháp quản lý dạy học nhằm nâng cao kết quả học thực hành nghề...
Th s31 023_biện pháp quản lý dạy học nhằm nâng cao kết quả học thực hành nghề...Th s31 023_biện pháp quản lý dạy học nhằm nâng cao kết quả học thực hành nghề...
Th s31 023_biện pháp quản lý dạy học nhằm nâng cao kết quả học thực hành nghề...
 
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...
 
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
 
La40.004 nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộn...
La40.004 nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộn...La40.004 nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộn...
La40.004 nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộn...
 
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
La02.054 tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty...
 
Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần ...
Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần ...Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần ...
Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần ...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ NHẢY SIZE GIÁC SƠ ĐỒ TRÊN MÁY TÍNH - PHẠM THỊ HỒN...
BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ NHẢY SIZE  GIÁC SƠ ĐỒ TRÊN MÁY TÍNH - PHẠM THỊ HỒN...BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ NHẢY SIZE  GIÁC SƠ ĐỒ TRÊN MÁY TÍNH - PHẠM THỊ HỒN...
BÀI GIẢNG MÔN HỌC THIẾT KẾ NHẢY SIZE GIÁC SƠ ĐỒ TRÊN MÁY TÍNH - PHẠM THỊ HỒN...
 

Similar to Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh

luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdfluan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh (20)

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chấp Nhận Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng Đi...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chấp Nhận Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng Đi...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chấp Nhận Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng Đi...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chấp Nhận Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng Đi...
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAYLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
 
Luận Văn Thạc Sỹ Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Luận Văn Thạc Sỹ Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật.docxLuận Văn Thạc Sỹ Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Luận Văn Thạc Sỹ Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
 
Bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đ
Bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đBài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đ
Bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đ
 
Luận Văn Mô Hình Định Giá Tài Sản Năm Nhân Tố Fama-French Và Thực Nghiệm Ở Vi...
Luận Văn Mô Hình Định Giá Tài Sản Năm Nhân Tố Fama-French Và Thực Nghiệm Ở Vi...Luận Văn Mô Hình Định Giá Tài Sản Năm Nhân Tố Fama-French Và Thực Nghiệm Ở Vi...
Luận Văn Mô Hình Định Giá Tài Sản Năm Nhân Tố Fama-French Và Thực Nghiệm Ở Vi...
 
Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...
Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...
Luận án: Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quố...
 
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
 
Ứng dụng mô hình ARIMA, ARCH và GARCH để dự báo chỉ số VNIndex trong ngắn hạn...
Ứng dụng mô hình ARIMA, ARCH và GARCH để dự báo chỉ số VNIndex trong ngắn hạn...Ứng dụng mô hình ARIMA, ARCH và GARCH để dự báo chỉ số VNIndex trong ngắn hạn...
Ứng dụng mô hình ARIMA, ARCH và GARCH để dự báo chỉ số VNIndex trong ngắn hạn...
 
Đề tài chất lượng phân tích tài chính công ty TNHH, ĐIỂM 8,
Đề tài chất lượng phân tích tài chính công ty TNHH, ĐIỂM 8,Đề tài chất lượng phân tích tài chính công ty TNHH, ĐIỂM 8,
Đề tài chất lượng phân tích tài chính công ty TNHH, ĐIỂM 8,
 
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tưNâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại cá...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại cá...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại cá...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại cá...
 
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG TRÀ KHÚC ĐOẠN TỪ HẠ LƯU ĐẬP THẠCH ...
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG TRÀ KHÚC ĐOẠN TỪ HẠ LƯU ĐẬP THẠCH ...NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG TRÀ KHÚC ĐOẠN TỪ HẠ LƯU ĐẬP THẠCH ...
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG TRÀ KHÚC ĐOẠN TỪ HẠ LƯU ĐẬP THẠCH ...
 
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdfluan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
 
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
 
Luận văn: Đặc điểm và giá trị kiến trúc của That Luông Viêng Chăn
Luận văn: Đặc điểm và giá trị kiến trúc của That Luông Viêng ChănLuận văn: Đặc điểm và giá trị kiến trúc của That Luông Viêng Chăn
Luận văn: Đặc điểm và giá trị kiến trúc của That Luông Viêng Chăn
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 
Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ
Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ
Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 

Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quảng ninh

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------------------- KHỔNG THỊ KIM LIÊN NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH HUYỆN BÌNH LIÊU VÀ THỊ XÃ CẨM PHẢ CỦA TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ THÁI NGUYÊN – 2009
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------------------- KHỔNG THỊ KIM LIÊN NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH HUYỆN BÌNH LIÊU VÀ THỊ XÃ CẨM PHẢ CỦA TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: NGÔN NGỮ Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ QUANG NĂNG THÁI NGUYÊN – 2009
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Mục lục ..........................................................................................................i Mở đầu.......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu và xử lý tài liệu................................................... 4 5. Những đóng góp của luận văn .................................................................... 6 6. Bố cục luận văn.......................................................................................... 7 Chƣơng 1: Những cơ sở lý thuyết liên quan đến địa danh và địa danh học.......8 1.1. Khái quát sơ lược về lịch sử nghiên cứu địa danh.................................... 8 1.1.1. Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới.............................................. 8 1.1.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam .............................................. 9 1.1.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Quảng Ninh ........................................ 10 1.2. Khái niệm về địa danh và địa danh học ................................................. 11 1.3. Phân loại địa danh ................................................................................. 13 1.4. Các phương pháp và phương diện nghiên cứu ....................................... 15 1.5. Những nét cơ bản về địa danh Quảng Ninh và địa danh B. Liêu, C. Phả .........16 1.5.1. Giới thiệu chung về địa danh Quảng Ninh.......................................... 16 1.5.1.1. Về địa lý.......................................................................................... 16 1.5.1.2. Về lịch sử ........................................................................................ 18 1.5.1.3. Về văn hoá....................................................................................... 19 1.5.1.4. Về dân cư ........................................................................................ 20 1.5.1.5. Về ngôn ngữ .................................................................................... 22 1.5.2. Vài nét về lịch sử, địa lý của các địa bàn nghiên cứu.......................... 23 1.5.2.1. Thị xã Cẩm Phả ............................................................................... 24
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii 1.5.2.2. Huyện Bình Liêu ............................................................................. 25 1.6. Tiểu kết ................................................................................................. 27 Chƣơng 2: Đặc điểm cấu tạo của địa danh huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả ..................................................................................................... 29 2.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh....................................................... 29 2.1.1. Khái niệm về phức thể địa danh.......................................................... 29 2.1.2. Kết quả điều tra địa danh huyện Bình Liêu và Cẩm Phả ..................... 30 2.1.3. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả ............ 32 2.2. Thành tố chung...................................................................................... 34 2.2.1. Khái niệm........................................................................................... 34 2.2.2. Cấu tạo của thành tố chung trong địa danh Bình Liêu và Cẩm Phả ..... 35 2.2.3. Sự chuyển hoá của thành tố chung...................................................... 36 2.2.3.1. Sự chuyển hoá thành tố chung ở địa danh Bình Liêu ....................... 36 2.2.3.2. Sự chuyển hoá thành tố chung ở địa danh Cẩm Phả......................... 37 2.3. Thành tố riêng (tên riêng)...................................................................... 38 2.3.1. Đặc điểm chung.................................................................................. 38 2.3.2. Cấu trúc thành tố riêng trong địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả......... 39 2.3.2.1. Số lượng yếu tố trong thành tố riêng của Bình Liêu......................... 39 2.3.2.2. Số lượng yếu tố trong thành tố riêng của Cẩm Phả .......................... 40 2.4. Đặc điểm cấu tạo của địa danh Bình Liêu và Cẩm Phả .......................... 41 2.4.1. Nhận xét khái quát về các kiểu cấu tạo địa danh................................. 42 2.4.2. Đặc điểm cấu tạo của địa danh Bình Liêu........................................... 43 2.4.2.1. Đặc điểm cấu tạo ............................................................................. 43 2.4.2.2. Đặc điểm nguồn gốc ........................................................................ 48 2.4.3. Đặc điểm cấu tạo của địa danh Cẩm Phả ............................................ 49 2.4.3.1. Đặc điểm cấu tạo ............................................................................. 49 2.4.3.2. Đặc điểm nguồn gốc ........................................................................ 53
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii 2.5. Các phương thức định danh trong địa danh của Bình Liêu và Cẩm Phả.............54 2.5.1. Khái quát chung.................................................................................. 54 2.5.2. Khái niệm phương thức địa danh........................................................ 56 2.5.3. Các phương thức định danh trong địa danh Bình Liêu và Cẩm Phả .... 57 2.5.3.1. Các phương thức định danh trong địa danh Bình Liêu ..................... 58 2.5.3.2. Các phương thức định danh trong địa danh Cẩm Phả....................... 64 2.6. Tiểu kết ................................................................................................. 70 Chƣơng 3: So sánh địa danh Bình Liêu và địa danh Cẩm Phả ............... 73 3.1. Khái quát chung .................................................................................... 73 3.2. So sánh đặc điểm cấu tạo....................................................................... 74 3.2.1. Về số lượng địa danh.......................................................................... 74 3.2.2. Về đặc điểm cấu tạo địa danh ............................................................. 75 3.2.2.1. Về thành tố chung và thành tố riêng ................................................ 75 3.2.2.2. Về cấu tạo đơn và cấu tạo phức ....................................................... 77 3.2.3. Về nguồn gốc địa danh ....................................................................... 81 3.3. So sánh về phương thức định danh ........................................................ 83 3.3.1. Phương thức cấu tạo mới.................................................................... 84 3.3.2. Phương thức chuyển hoá .................................................................... 85 3.3.3. Phương thức vay mượn....................................................................... 87 3.4. So sánh về văn hoá - ngôn ngữ trong địa danh Quảng Ninh................... 88 3.4.1. Khái niệm văn hoá.............................................................................. 88 3.4.2. Ngôn ngữ trong quan hệ với văn hoá.................................................. 89 3.4.3. Khái quát về văn hoá Bình Liêu và Cẩm Phả...................................... 90 3.4.4. Các thành tố địa danh và đặc trưng văn hoá........................................ 91 3.4.4.1. Thành tố chung, tổng loại ................................................................ 91 3.4.4.2. Thành tố riêng, biệt loại................................................................... 93 3.5. So sánh địa danh và các loại hình văn hoá ở Bình Liêu và Cẩm Phả...... 96
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 3.5.1. Địa danh và văn hoá vật thể ở Bình Liêu và Cẩm Phả ........................ 96 3.5.2. Địa danh và văn hoá phi vật thể ở Bình Liêu và Cẩm Phả .................. 97 3.5.3. Địa danh và sự đa dạng văn hoá ở Bình Liêu và Cẩm Phả .................. 98 3.6. Một số địa danh gắn với lịch sử, văn hoá............................................. 104 3.6.1. Địa danh đền Cửa Ông ..................................................................... 104 3.6.2. Địa danh đình Lục Nà....................................................................... 106 3.6.3. Địa danh phường Cửa Ông ............................................................... 108 3.7. Tiểu kết ............................................................................................... 110 Kết luận..................................................................................................... 112 Bài báo của tác giả đã đƣợc công bố có liên quan đến luận văn............ 116 Tƣ liệu tham khảo .................................................................................... 117 Phụ lục ...................................................................................................... 121
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS. TS Hà Quang Năng, người thầy đã tận tâm, hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình làm luận văn, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo dạy Cao học Ngôn ngữ khoá 15 đặc biệt là TS. Hoàng Cao Cương, PGS. TS Nguyễn Văn Phúc, cùng Ban giám hiệu trường THPT Lê Quý Đôn và các quý cơ quan, ban ngành của huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, Ban giám hiệu nhà trường và các quý cơ quan. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học, các cô giáo ở thư viện trường đã giúp tôi tư liệu và kiến thức để tôi hoàn thành luận văn. Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, đồng nghiệp và các bạn học đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học và làm luận văn. Quảng Ninh, ngày 25 tháng 9 năm 2009 Tác giả Khổng Thị Kim Liên
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Địa danh là một trong những mảng đề tài còn nhiều mới mẻ nên chưa thực sự được đào sâu nghiên cứu ở nhiều phương diện,vì thế chúng thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Bởi vì khi đi tìm hiểu về địa danh của một vùng đất nào đó không chỉ cho chúng ta hiểu một cách cụ thể về vùng đất, con người, nền văn hoá nơi ấy... mà còn cho chúng ta hiểu thêm về vấn đề ngôn ngữ qua cách sử dụng từ vựng để gọi tên các sự vật, hiện tượng và cơ chế định danh của sự vật, hiện tượng ấy. 1.2. Địa danh là những đơn vị được cấu tạo từ chất liệu ngôn ngữ giống như từ nhưng lại có ưu thế hơn từ về nội dung ngữ nghĩa, sắc thái biểu đạt, biểu cảm và sự tồn tại lâu bền của chúng trong lòng cộng đồng dân cư kể cả khi chúng bị thay đổi, biến mất bởi hầu hết các địa danh khi xuất hiện đều có nguồn gốc, lý do. Chính vì thế địa danh là một kho ''dữ liệu'' vô cùng phong phú cần được khai thác. 1.3. Bất cứ địa danh nào cũng đều mang bóng dáng về vùng đất và con người nơi đó. Chính vì thế mỗi địa danh đều luôn có sự liên quan chặt chẽ đến lịch sử, văn hoá, địa lý, dân cư...của vùng đất ấy. Ngoài ra, địa danh còn ghi dấu ấn đậm nét về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán, tín ngưỡng của cư dân ở một vùng đất. Do đó, nghiên cứu địa danh cũng là một cách bổ trợ thêm kiến thức về ngôn ngữ, văn hoá, lịch sử. 1.4. Địa danh có những nguyên tắc riêng trong cấu tạo, trong phương thức gọi tên, có thể một vùng đất có nhiều tên gọi khác nhau, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Nghiên cứu địa danh sẽ góp phần tìm hiểu lịch sử phát triển của một vùng đất, làm sáng rõ sự ảnh hưởng và tác động của những nhân tố bên ngoài vào cách đặt tên: đặc điểm văn hoá, sự thiên di, tiếp xúc, hoà
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 trộn giữa các dân tộc về tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán... Mặt khác, địa danh tự nhiên và địa danh nhân văn (nhất là địa danh hành chính) thường là sản phẩm của một chế độ nhất định. Chúng được đặt tên theo những quan điểm, chính sách, ý tưởng của chính quyền hoặc dân chúng thời đó. Nếu một vùng đất có nhiều dân tộc sinh sống thì nơi đó sẽ có sự phong phú về ngôn ngữ. Sự phong phú này sẽ được dân tộc đó thể hiện rõ trong các địa danh nơi họ sinh sống. Ngoài ra, mỗi địa danh được hình thành trong một hoàn cảnh văn hoá, lịch sử nhất định và những địa danh này chắc chắn sẽ còn lưu giữ mãi về sau.Tất cả những điều trên cho thấy địa danh có thể trở thành ''linh hồn bất tử'' đối với mỗi con người. 1.5. Quảng Ninh là một trong những khu kinh tế phát triển của đất nước bởi nó nằm trong tam giác kinh tế mạnh (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn là khu du lịch nổi tiếng với rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp đặc biệt có vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Ngoài ra, Quảng Ninh còn là mảnh đất lịch sử với dòng sông Bạch Đằng ghi dấu lịch sử, với đệ tứ chiến khu Đông Triều... Không những thế, Quảng Ninh còn có sự đa dạng về địa hình: không chỉ có biển với hàng nghìn hòn, đảo, vịnh, bến... mà có cả vùng núi đá, vùng đồi núi và đồng bằng. Quảng Ninh còn là mảnh đất cư trú của nhiều dân tộc thiểu số như: Tày, Dao, Sán Chỉ, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan... Những điều kiện đó đã tạo nên sự đa dạng, phức tạp về nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo và phương thức định danh ở các điạ danh nơi đây. 1.6. Một điều khác biệt mà không phải địa phương nào cũng có đó là ở Quảng Ninh có sự phân vùng, sự khác biệt rõ rệt giữa hai vùng Miền Đông và Miền Tây về địa hình, dân tộc, kinh tế, văn hoá, ngôn ngữ, phong tục tập quán...Nếu như thị xã Cẩm Phả là vùng đồng bằng thì huyện Bình Liêu là vùng miền núi. Nếu như huyện Bình Liêu chỉ có sông, suối mà không có biển
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 thì thị xã Cẩm Phả lại có bờ biển chạy dọc theo thị xã với nhiều hòn, đảo lớn nhỏ. Huyện Bình Liêu là miền núi cao nên dân tộc thiểu số (đặc biệt là dân tộc Tày) chiếm đa số trong dân cư, chi phối trực tiếp đến đời sống, văn hoá, kinh tế và địa danh của địa phương này. Ngược lại, thị xã Cẩm Phả dân tộc Kinh chiếm số lượng lớn và có ảnh hưởng trực tiếp về nhiều mặt ở mảnh đất này. Vì thế, kinh tế, văn hoá, đời sống sinh hoạt của người dân thị xã Cẩm Phả cao hơn, khác biệt hơn rất nhiều so với huyện Bình Liêu. Do đó, luận văn này chúng tôi đã chọn huyện Bình Liêu (đại diện cho vùng Miền Đông) và thị xã Cẩm Phả (đại diện cho vùng Miền Tây ) thuộc tỉnh Quảng Ninh làm đối tượng để khảo sát, nghiên cứu, so sánh trong luận văn của mình.Từ đó, chỉ ra sự khác biệt sâu sắc trong cách đặt tên, cơ chế định danh, đặc điểm cấu tạo địa danh và sự tri nhận về lịch sử, văn hoá, con người, sự vật, hiện tượng, văn hoá giữa hai vùng miền này. 2. môc ®Ých nghiªn cøu Luận văn này là sự thể nghiệm lần đầu trong nghiên cứu địa danh ở Quảng Ninh. Dựa trên kết quả khảo sát các đặc điểm về cấu tạo, phương thức định danh, ý nghĩa, nguồn gốc, văn hoá...để so sánh sự khác biệt của hai địa phương Bình Liêu và Cẩm Phả. Qua đó, khẳng định thêm giá trị, vị trí, vai trò và mối quan hệ hữu cơ giữa địa danh học với từ vựng học, ngữ âm học; giữa địa danh học với địa lý học, lịch sử học, văn hoá học...Từ kết quả này sẽ phần nào giúp cho các nhà khoa học có thêm cơ sở khi nghiên cứu về từ vựng, ngôn ngữ, văn hoá...của tiếng Việt nói chung và ở Quảng Ninh nói riêng. 3. ®èi t-îng vµ ph¹m vi nghiªn cøu 3.1. Luận văn này lấy đối tượng nghiên cứu là địa danh (địa danh tự nhiên và địa danh nhân văn) ở khu vực huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả, khảo sát những đặc điểm chính của địa danh về cấu tạo, phương thức định danh, nguồn gốc và sự khác biệt giữa hai địa danh trên.Trong khả năng của
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 mình, chúng tôi cố gắng khái quát một cách đầy đủ và trung thực nhất về các khía cạnh của địa danh ở hai khu vực Bình Liêu và Cẩm Phả. Kết quả nghiên cứu địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả sẽ góp phần vào việc hệ thống hoá các phương pháp nghiên cứu địa danh ở Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung. 3.2. Thông qua kết quả thông kê, khảo sát địa danh của hai khu vực Bình Liêu và Cẩm Phả, tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm địa danh Bình Liêu và Cẩm Phả về các phương diện: cấu tạo, nguồn gốc, phương thức định danh, văn hoá, lịch sử...Tập trung nghiên cứu sâu một số địa danh nổi tiếng của Bình Liêu và Cẩm Phả để làm sáng rõ những đặc điểm ngữ nghĩa và đặc trưng ngôn ngữ -văn hoá, lịch sử được thể hiện trong địa danh. Bên cạnh đó, trong chừng mực nhất định, chúng tôi có so sánh về sự đồng nhất và khác biệt trong các đặc điểm cấu tạo, cách định danh về những đặc điểm văn hoá, lịch sử...thể hiện ở các địa danh, làm cơ sở cho việc xác định mối quan hệ giữa văn hoá tộc người với cách định danh qua các địa danh. 4. ph-¬ng ph¸p nghiªn cøu vµ t- liÖu NGHIÊN CỨU 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu Để có được tư liệu một cách đầy đủ và trung thực về địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả, chúng tôi đã sưu tầm và tập hợp các tên gọi của đối tượng được phân bố rộng trong địa danh hành chính, địa danh thiên nhiên, địa danh nhân văn và một số địa danh khác. a. Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: điều tra điền dã, thống kê định lượng, so sánh - đối chiếu, so sánh - lịch sử, văn hoá, phân tích - tổng hợp...Trong đó, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phân tích - tổng hợp số liệu và tư liệu để lý giải các vấn đề liên quan, từ đó đưa ra các phân tích, nhận định, đánh giá và kết luận theo các mục đích nghiên cứu đã đề ra.
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 b. Trong quá trình phân tích giá trị nội dung, ngữ nghĩa; giá trị biểu đạt, biểu cảm ở các địa danh thì ngoài phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học luận văn còn sử dụng thêm các phương pháp khác như: phương pháp ngữ âm học- so sánh lịch sử ; phương pháp địa lý- ngôn ngữ học (phương ngữ học) để xác định vùng phân bố của các thành tố chung; phương pháp nghiên cứu của từ vựng học (phần ý nghĩa và cấu tạo từ) được vận dụng trong lý giải các phương thức định danh và phương pháp ngôn ngữ học xã hội để tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ của các địa danh đặc biệt là một số địa danh nổi tiếng. c. Tiến trình nghiên cứu của luận văn sẽ đi từ những vấn đề cơ bản của lý thuyết địa danh như: khái niệm địa danh và địa danh học, thống kê, phân loại địa danh, tìm hiểu miêu tả các đặc điểm về mặt cấu tạo, nguồn gốc, các phương thức định danh và ý nghĩa về mặt ngôn ngữ, văn hoá, lịch sử của các địa danh nghiên cứu, từ đó rút ra nhận xét hay kết luận. Có thể đi theo hướng từ qui nạp đến diễn dịch hoặc ngược lại hay đi từ quá khứ đến hiện tại hoặc từ hiện tại trở ngược về quá khứ sẽ được vận dụng linh hoạt tuỳ theo từng mục đích nghiên cứu. 4.2. Tƣ liệu nghiên cứu a. Để có được những kết quả nghiên cứu một cách đầy đủ và chính xác về địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả, chúng tôi đã tiến hành tập hợp các cứ liệu từ những nguồn sau: tư liệu điều tra điền dã ở huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả, đây là tư liệu chủ yếu và quan trọng nhất; tư liệu viết (sách, báo, các công trình nghiên cứu về dân tộc, văn hoá, lịch sử, địa lý, tôn giáo, phonh tục tập quán và các số liệu thống kê của một số cơ quan nhà nước như sở Văn hóa thông tin, sở Địa chính, UBND huyện và tỉnh...vv. b. Sau khi khảo sát, thu thập tư liệu, chúng tôi tiến hành xử lý, sắp xếp, thống kê, phân loại địa danh như sau:
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 - Loại hình địa danh tự nhiên (ví dụ: đồi, núi, đảo, hòn... thuộc sơn danh; sông, hồ, suối, vịnh... thuộc thuỷ danh). - Loại hình địa danh hành chính (ví dụ: huyện, thị xã, thôn, bản, khu phố...). - Loại hình địa danh nhân văn (ví dụ: đường phố, cầu, đập, mỏ...; đình, chùa, đền...). Sự phân loại địa danh theo đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc, sự thay đổi tên gọi địa danh này là cơ sở so sánh về sự đồng nhất và khác biệt về địa danh giữa hai huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả để phục vụ cho các mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 5. nh÷ng ®ãng gãp cña luËn v¨n 5.1. Cung cấp một bức tranh toàn diện, có hệ thống về các địa danh ở huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh. Đây là hai địa phương mang những nét đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ, văn hoá của vùng miền Đông và miền Tây của tỉnh. 5.2. Nghiên cứu địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả là công trình đầu tiên khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích, so sánh một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống về các phương diện: cấu tạo, nguồn gốc, phương thức định danh, ngôn ngữ ,văn hoá, lịch sử và ý nghĩa các địa danh ở huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh. Luận văn này đã đi sâu nghiên cứu sự gắn kết giữa địa danh với ngôn ngữ văn hoá.Từ đó, làm sáng rõ hơn bản chất của từ qua những đặc trưng ngôn ngữ, văn hoá của địa danh.Với sự đóng góp nhỏ này, chúng tôi hy vọng sẽ phần nào giúp thêm cho các nhà ngôn ngữ học khi đi nghiên cứu về từ vựng tiếng Việt. 5.3. Thông qua việc tìm hiểu cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc biến đổi và sự khác biệt trong cách định danh giữa hai vùng miền Đông và miền Tây, bước đầu tìm hiểu, lý giải sự ảnh hưởng của địa lý, lịch sử, dân tộc, phong tục tập quán và ngôn ngữ đối với địa danh.
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 5.4. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung thêm tư liệu cho ngành nghiên cứu lịch sử, văn hoá, du lịch của Quảng Ninh nói riêng cũng như việc nghiên cứu địa danh Việt Nam nói chung. Đồng thời kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần giúp Quảng Ninh phát triển văn hoá, du lịch cũng như việc sử dụng làm tư liệu tham khảo bổ ích trong việc giảng dạy văn hoá, dân tộc, lịch sử và giáo dục việc giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống về bản sắc văn hoá dân tộc trong nhà trường, trong huyện, thị xã và trong tỉnh. 6. bè côc luËn v¨n Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến địa danh và địa danh học. Chương 2: Đặc điểm cấu tạo địa danh huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả. Chương 3: So sánh địa danh huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả.
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 CHƢƠNG 1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC 1.1. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH 1.1.1. Vấn đề nghiên cứu địa danh được phát triển từ rất lâu trên thế giới. Sự phát triển này không phải chỉ được nhắc nhiều ở các nước phương Tây mà ngay ở phương Đông, đặc biệt Trung Quốc, một nước liền kề với chúng ta, địa danh cũng được quan tâm từ rất sớm như: đầu đời Đông Hán (32- 92 sau công nguyên), Ban Cố đã ghi chép được hơn 4.000 loại địa danh, trong đó một số địa danh đã giải thích được tên gọi, nguồn gốc và ý nghĩa, trong Thuỷ Kinh Chú sớ của Lịch Đạo Nguyên đời Bắc Nguỵ (380- 535) đã chép hơn 2 vạn địa danh, số được giải thích ngữ nguyên là trên 2300 [15]. Theo tài liệu của Trung Quốc, ở các nước phương Tây, bộ môn địa danh học được chính thức nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX. Năm 1872, J.J.Eghi (Thuỵ Sĩ) viết Địa danh học và năm 1903, J.W.Nagl (người Áo) cũng cho ra đời tác phẩm Địa danh học. Những tác phẩm này bước đầu mới chỉ chú trọng vào việc khảo chứng nguồn gốc địa danh. Đến thế kỷ XX, việc nghiên cứu địa danh được quan tâm, chú trọng và phát triển một cách sâu rộng. Các nhà nghiên cứu về địa danh không chỉ thuần tuý đi tìm hiểu nguồn gốc địa danh mà còn đi tìm hiểu sự gắn kết giữa địa danh với lịch sử, địa lý, ngôn ngữ... Đầu tiên phải kể đến cuốn Átlát ngôn ngữ Pháp của J.Gllie'non, ông đã nghiên cứu địa danh theo hướng phát triển địa lý học. Tiếp theo là cuốn Nguồn gốc và sự phát triển địa danh của A.Dauzat (người Pháp) viết vào năm 1926 đã đề xuất phương pháp văn hoá địa lý học để nghiên cứu các lớp niên đại của địa danh.
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Đặc biệt vào năm 1960, các nhà địa danh học ở Liên Xô đã cho ra đời hàng loạt các công trình nghiên cứu về địa danh. Chẳng hạn như: E.M.Murrzaev với cuốn Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học (1964) và A.V.Superanxkaia với cuốn Địa danh là gì (1984) đã cùng quan tâm đến vấn đề khuynh hướng chung. Tác giả Iu.A.Kapenco (1964) lại đi nghiên cứu địa danh về mặt đồng đại và N.V.Podonxkaia trong phân tích, lý giải địa danh mang những thông tin gì cũng đã góp thêm những ý kiến cho sự nghiên cứu địa danh đi sâu vào bản chất bên trong của đối tượng. Những công trình nghiên cứu địa danh thế giới ở các quốc gia khác nhau đã góp phần minh chứng sự phong phú, đa dạng cũng như những vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, Ch.Rostainy (1965) với Lesnoms de Lieux đã nêu ra hai nguyên tắc nghiên cứu địa danh là phải tìm ra các hình thức cổ của các từ cấu tạo địa danh và muốn biết từ nguyên của địa danh thì phải dựa trên kiến thức ngữ âm học địa phương. Đây là một chuyên khảo bổ sung thêm cho vấn đề mà A.I.Popov đã nghiên cứu trước đó [15], [25], [27]. 1.1.2. Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu địa danh cũng được quan tâm từ rất sớm. Theo các tài liệu Tiền Hán thư, Dư địa chí, Hậu Hán thư, Tấn thư thì trong thời kỳ Bắc thuộc có đề cập đến địa danh ở Việt Nam. Các tài liệu này đều do người Hán viết để phục vụ trực tiếp cho cuộc xâm lược nước ta của chúng. Sau thời kỳ Bắc thuộc, đặc biệt từ thế kỷ XV trở đi, việc nghiên cứu địa danh mới được các nhà nghiên cứu Việt Nam thực hiện. Trong thời gian này, địa danh mới chỉ được các tác giả thu thập, tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa. Đó là một số cuốn sách sau: Dư địa chí của nguyễn Trãi (1435), Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821), Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Văn Siêu (1900), Ô Châu cận lục của Dương Văn An (1977)... [2], [15], [25]. Đặc biệt phải nhắc đến Lê Quí Đôn, vì ông là một nhà nghiên
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 cứu rất tâm huyết với vấn đề địa danh của Việt Nam. Điều này được khẳng dịnh rõ trong hai công trình Phủ biên tạp lục và Kiến văn tiểu lục của ông. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam thực sự có bước tiến đáng kể từ năm 1960 trở đi. Với công trình Mối quan hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông của Hoàng Thị Châu (1964) được xem như công trình đầu tiên đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu địa danh dưới góc nhìn ngôn ngữ học. Tiếp theo là Lê Trung Hoa với Địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh (1991) đã đưa những vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho sự phân tích và chỉ ra các đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa, ... về địa danh của thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1996, Nguyễn Kiên Trường với luận án PTS Những đặc điểm chính về địa danh Hải Phòng đã bổ sung thêm những vấn đề lý thuyết mà Lê Trung Hoa đã đưa ra trước đó. Ngoài ra, luận án của ông còn mang nhiều nét mới đó là đã có sự so sánh giữa địa danh Hải Phòng với địa danh của các vùng khác về đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc ... Kế đến là các nghiên cứu của Nguyễn Văn Âu [3], Lê Hồng Chương [13], Phạm Xuân Đạm [15], Từ Thu Mai [27], Hoàng Hải Đường [18], Hà Thị Hồng [25]...lần lượt ra đời. Những công trình nghiên cứu này đều có những đóng góp to lớn về vấn đề địa danh học dưới góc nhìn ngôn ngữ học. Để tạo được chỗ đứng vững cho ngành địa danh học như những ngành nghiên cứu khác và cũng là để tạo thêm tư liệu tham khảo bổ ích cho những nhà nghiên cứu liên quan đến địa danh, ngoài những công trình nghiên cứu đã nêu ở trên còn phải kể đến một số công trình ra đời dưới dạng từ điển địa danh, dư địa chí của một số địa phương, địa danh lịch sử văn hoá, sổ tay địa danh... 1.1.3. Địa danh Quảng Ninh là đề tài nghiên cứu còn nhiều mới mẻ, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu địa danh Quảng Ninh dưới góc
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 độ ngôn ngữ học mà chỉ có hai công trình tiêu biểu trong đó một công trình mang tính thống kê Địa danh Quảng Ninh (1996), một công trình mang tính tổng hợp Địa chí Quảng Ninh (2002) và một số sách viết về lịch sử đảng bộ của các huyện, thị xã, thành phố. Vì thế, chúng tôi hy vọng luận văn này sẽ đóng góp thêm một phần nhỏ những gì còn thiếu về địa danh của Quảng Ninh. 1.2. KHÁI NIỆM VỀ ĐỊA DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới cũng có những điểm riêng biệt về địa lý, lịch sử của nước mình. Mỗi nước có hệ thống tên gọi riêng về tên người, địa lý...Đặc biệt là địa lý thì hoàn toàn khác biệt (tên gọi địa lý hay còn gọi là địa danh), bởi mỗi nước, mỗi vùng có những cách đặt tên mang tính đặc trưng. Vì vậy, địa danh rất phong phú và đa dạng. Địa danh Toponima hay Toponoma được dịch là "tên gọi vị trí" là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp.Tuy nhiên, lý giải một cách đầy đủ và chính xác khái niệm địa danh là gì không hề đơn giản. Nếu hiểu theo lối chiết tự thì "địa danh" là tên đất. Cách hiểu này mang tính bó hẹp phạm vi của địa danh. Bởi địa danh không chỉ là tên gọi của các đối tượng địa lý gắn với từng vùng đất cụ thể mà còn có thể là tên gọi đối tượng địa lý cư trú sinh sống (địa danh hành chính), hay các công trình do con người xây dựng (địa danh nhân văn), hoặc đối tượng địa hình thiên nhiên (địa danh thiên nhiên). Địa danh nói riêng và từ nói chung đều nằm trong kho từ vựng của một ngôn ngữ.Vì thế, nó được sử dụng và chịu sự tác động của các quy tắc ngôn ngữ về các mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa. Hiện nay trong giới nghiên cứu địa danh vẫn chưa có sự thống nhất nhau về khái niệm địa danh. Địa danh được giải thích một cách dễ hiểu và ngắn gọn nhất trong hai cuốn từ điển: Từ điển Hán Việt, Đào Duy Anh giải thích "Địa danh là tên gọi các miền đất", còn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Phê chủ biên lại coi "Địa danh là tên đất, tên địa phương ". Gần với cách hiểu này, Nguyễn Văn Âu cũng quan niệm địa danh là "tên gọi các địa phương hay tên gọi địa lý ". Định nghĩa một cách đầy đủ hơn, bao quát hơn sau khi trình bày hàng loạt các vấn đề liên quan đến địa danh, A.V.Supêranskaia trong cuốn Địa danh là gì đã viết như sau: "Địa danh học - đó là một chuyên ngành của ngành ngôn ngữ học, nghiên cứu về lịch sử hình thành, thay đổi và chức năng của các tên gọi địa lí. Thành tố lịch sử trong địa danh học là bắt buộc" [35, tr. 3]. Còn nhiều cách định nghĩa khác có thể lý giải rõ ràng hơn về địa danh. Ở đây có thể chia làm hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất nghiêng về nghiên cứu địa danh gắn với địa lý - văn hoá. Nguyễn Văn Âu đại diện cho quan điểm này cho rằng: "Địa danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng mạc... hay là tên các địa phương, các dân tộc " [3, tr. 15]. Quan điểm thứ hai nghiêng về nghiên cứu địa danh theo góc độ ngôn ngữ học. Đại diện cho quan điểm này là Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường, Từ Thu Mai, Phạm Xuân Đạm. Lê Trung Hoa quan niệm: "Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định được dùng làm tên riêng của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ" [22, tr. 15]. Nguyễn Kiên Trường cũng khẳng định: "Địa danh là tên riêng của các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất " [41, tr. 16]. Từ Thu Mai cho rằng: "Địa danh là những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối tượng địa lý có vị trí xác định trên bề mặt trái đất " [27, tr. 21]. Phạm Xuân Đạm đưa ra định nghĩa về địa danh và địa danh học như sau: "Địa danh là lớp từ ngữ đặc biệt được định ra để đánh dấu vị trí, xác lập tên gọi các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn. Địa danh học là một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu hệ thống địa danh về các mặt:
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 nguồn gốc, cấu trúc, ý nghĩa, sự chuyển hoá, biến đổi, các phương thức định danh [15, tr. 12]. Như vậy, trừ định nghĩa của Nguyễn Văn Âu, các định nghĩa còn lại đều nêu rất cụ thể về những vấn đề liên quan đến địa danh. Tuy nhiên mỗi định nghĩa vẫn có nét riêng. Định nghĩa địa danh của Phạm Xuân Đạm vừa mang tính kế thừa những người đi trước vừa có tính tiến bộ khi nhấn mạnh hơn vào chức năng và đối tượng của địa danh. Lê Trung Hoa mặc dù đã gắn địa danh với ngôn ngữ nhưng thiên về tính lý thuyết và việc chỉ ra phạm vi của định nghĩa, cách phân loại các địa danh. Còn Nguyễn Kiên Trường, trong định nghĩa của mình đã nêu giới hạn phạm vi của địa danh "...có vị trí xác định trên bề mặt trái đất " [41]. Cũng giống như Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường chia địa danh thành từng loại nhỏ. Ngoài ra, ông còn tiến hành phân loại theo nguồn gốc, chức năng của địa danh. Từ Thu Mai khẳng định, khi phân tích định nghĩa địa danh cần chú ý đến những vấn đề nội tại trong bản thân định nghĩa [25]. Trong 4 định nghĩa nằm trong quan điểm thứ hai, theo chúng tôi, định nghĩa của Phạm Xuân Đạm là chuẩn xác hơn cả bởi định nghĩa này nhấn mạnh đủ các đối tượng và đặc điểm chức năng của địa danh. Chính vì thế, chúng tôi hiểu địa danh theo quan niệm của Phạm Xuân Đạm và trong quá trình nghiên cứu địa danh Quảng Ninh, chúng tôi cũng đi theo hướng này. Qua tất cả những điều đã trình bày ở trên, chúng tôi hiểu địa danh như sau: Địa danh là từ hoặc cụm từ chuyên dùng vào việc đặt tên các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn. Mỗi địa danh có thời gian tồn tại khác nhau và địa danh thường gần gũi với con người, thực vật, động vật... 1.3. PHÂN LOẠI ĐỊA DANH Qua tất cả các tài liệu tham khảo, chúng tôi nhận thấy một điều: hiện nay chưa có sự thống nhất trong cách phân loại địa danh giữa các nhà nghiên
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 cứu. Điều này không chỉ xảy ra với các nhà nghiên cứu địa danh trên thế giới mà còn xảy ra với các nhà nghiên cứu địa danh ở Việt Nam. Ở Nga, các nhà địa danh học G. P. Smolicnaja và M. V. Gorbanevskij chia địa danh làm 4 loại: Phương danh (tên các địa phương); Sơn danh ( tên núi, đồi, gò...); Thuỷ danh (tên các dòng chảy, ao, đầm, vịnh, vũng...); Phố danh (tên các đối tượng trong thành phố ). Còn A.V.Supêranskaia lại chia địa danh thành 7 loại: Phương danh, thuỷ danh, sơn danh, phố danh, viên danh (tên các quảng trường ), lộ danh, đạo danh ( tên các đường giao thông trên đất, dưới đất, trên nước, trên không) [35]. Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Âu chia địa danh thành 2 loại: Địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế - xã hội với 7 kiểu: Thuỷ danh, lâm danh, sơn danh, làng xã, huyện thị, tỉnh, thành phố, quốc gia và 12 dạng: Sông ngòi, hồ đầm, đồi núi, hải đảo, rừng rú, truông- trảng, làng - xã, huyện - quận, thị trấn, tỉnh, thành phố, quốc gia...[3, tr. 38]. C¸ch phân loại này của tác giả dễ thống kê, phân loại nhưng hơi tỉ mỉ, chi tiết, tính khái quát chưa cao. Lê Trung Hoa phân loại địa danh dựa theo hai tiêu chí: Tự nhiên và không tự nhiên. Trong địa danh không tự nhiên (địa danh nhân tạo) tác giả lại chia thành ba loại nhỏ: Địa danh chỉ các công trình xây dựng; Địa danh chỉ các đơn vị hành chính; Địa danh chỉ các vùng. Cách chia này khá hợp lý và khoa học bởi một phần do tác giả đã căn cứ vào nguồn gốc để phân loại địa danh [22]. Trên cơ sở vận dụng cách phân loại địa danh của Lê Trung Hoa, trong luận án của mình, Nguyễn Kiên Trường đã mở rộng thêm một tiêu chí phân loại khác đó là: Phân loại địa danh theo đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn; Phân loại địa danh theo chức năng giao tiếp; phân loại địa danh theo nguồn gốc ngữ nguyên [41].
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 Chúng tôi cũng vận dụng cách phân loại địa danh của Lê Trung Hoa và Nguyễn Kiên Trường vào trong cách phân loại điạ danh của mình. Điều này được thể hiện rõ ở chương 2 và 3 của luận văn. 1.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG DIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH Từ khi địa danh được quan tâm và đưa vào nghiên cứu, các nhà địa danh học đã xây dựng nên phương pháp nghiên cứu địa danh. A.V. Supêranskaia cho rằng: cần phải nghiên cứu địa danh bằng phương pháp tổng hợp, lấy phương pháp ngôn ngữ học là chính, vận dụng các phương pháp bổ trợ của lịch sử học, địa lí học, khảo cổ học, nhân chủng và dân tộc học...[35]. Đúng vậy, khi nghiên cứu địa danh đòi hỏi chúng ta phải có sự kết hợp giữa các phương pháp. Phương pháp ngôn ngữ học giúp chúng ta xác định chính xác hơn mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa của địa danh và có sự so sánh giữa các vùng. Phương pháp nghiên cứu địa lý giúp xác định đối tượng và vị trí của các đối tượng địa lý... Phương pháp nghiên cứu lịch sử giúp xác định tính đồng đại và lịch đại của địa danh. Đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử của địa danh cũng như vùng đất đó qua một số sự kiện lịch sử: di dân, di cư, chiến tranh, văn hoá, ngôn ngữ, kinh tế. Có thể khẳng định, địa danh được phát triển dựa trên 3 ngành khoa học cơ bản : ngôn ngữ học, lịch sử, địa lí; bên cạnh đó, địa danh còn tham khảo thêm các tài liệu của ngành văn hoá, khảo cổ, du lịch... Vì thế, không ai đi nghiên cứu địa danh chỉ bằng một phương pháp [41]. Theo cách hiểu thông thường, địa danh bao gồm các đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn được xác định có vị trí nằm trên bề mặt trái đất hoặc ở ngoài trái đất. Như vậy, phạm vi của địa danh rất rộng và đương nhiên đối tượng nghiên cứu của địa danh cũng phải rộng. Nhắc đến địa danh là nhắc đến hàng loạt các tên gọi: tên đất, tên dân tộc, tên các đơn vị hành chính, tên các tổ chức chính trị - xã hội, tên các doanh nghiệp, tên các loài thực vật, động vật, tên các núi, đồi, sông, suối...
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 Trong cuốn Địa danh là gì A.V.Supêranskaia cũng có nêu tên gọi của một số đối tượng sau: tên gọi của các đối tượng địa lí; tên gọi các công trình do con người xây dựng; tên gọi của những điểm dân cư; tên gọi các công trình nội đô [35, tr. 33- 54]. Bộ môn khoa học nghiên cứu về tên gọi được gọi là danh học. Địa danh học cũng là một bộ môn trong danh học và là một bộ môn ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu về nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa, sự thay đổi tên gọi, phân bố địa danh. Như vậy, khi nghiên cứu về địa danh cần phải thực hiện các bước sau: - Thông kê, phân loại địa danh. - Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo. - Tìm hiểu các phương thức định danh của địa danh (quá trình tạo ra địa danh). - Tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của địa danh. - Tìm hiểu ngữ nghĩa của địa danh. - Tìm hiểu về sự nảy sinh và tiêu biến cũng như sự phân bố của địa danh qua mọi không gian và thời gian. - So sánh, đối chiếu để tìm ra sự đồng nhất và khác biệt giữa các địa danh của các tộc người, các tỉnh, thành và các quốc gia. - Chuẩn hoá các địa danh. Trong quá trình thực hiện, các nhà địa danh học có thể chia nhỏ vấn đề ra nữa để tiện cho việc nghiên cứu. 1.5. NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ ĐỊA DANH QUẢNG NINH VÀ ĐỊA DANH BÌNH LIÊU , CẨM PHẢ 1.5.1. Giới thiệu chung về địa danh Quảng Ninh 1.5.1.1. Về địa lí Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam. Có một câu thơ rất hay khái quát về chiều dài đất nước "Từ mũi Cà Mau đến địa đầu
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 Móng Cái". Quảng Ninh vừa có phần đất liền vừa có vùng hải đảo với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ trên biển. Phía bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, với tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang. Phía tây và tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Phía đông giáp với vịnh Bắc Bộ. Địa giới Quảng Ninh trải rộng từ 1060 26' đến 1080 33' kinh độ đông và từ 200 40' đến 220 40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi dài nhất là 195 km2 , bề dọc từ bắc xuống nam, nơi dài nhất là 102 km2 . Quảng Ninh có diện tích tự nhiên là 5.900 km2 , gồm 2 thành phố (Hạ Long, Móng Cái), 2 thị xã (Cẩm Phả, Uông Bí) và 10 huyện (Đông Triều, Yên Hưng, Hoành Bồ, Vân Đồn, Cô Tô, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà), 130 xã, 43 phường, 11 thị trấn. Địa hình Quảng Ninh là địa hình miền núi thuộc vùng Đông Bắc nhưng có đủ các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng, ven biển và hệ thống đảo và thềm lục địa. Đây vừa là khó khăn nhưng cũng là thuận lợi cho tỉnh Quảng Ninh phát triển kinh tế, du lịch, thương mại. Đồi và núi thấp là bộ phận quan trọng chiếm 80% diện tích, đồng bằng 18%, còn lại là diện tích đồi núi đá vôi, hải đảo. Trong các vùng đồi và núi thấp thì nơi thấp nhất là 300m, nơi cao nhất là 1330m. Đồng bằng chiếm diện tích nhỏ, được bồi đắp bởi phù sa các sông, suối trong tỉnh và sông Thái Bình. Nối tiếp phần đồng bằng là các bãi sú vẹt có diện tích khá rộng. Biển và bờ biển là dạng địa hình đặc trưng của tỉnh. Trên biển có vịnh Hạ Long - thắng cảnh đẹp nổi tiếng và có 2077 hòn đảo lớn nhỏ. Quảng Ninh là tỉnh biên giới ở vùng Đông Bắc, lại nằm trong cánh cung Đông Triều nên khí hậu Quảng Ninh vừa có những đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc vừa mang nét riêng của tỉnh, đó là nhiệt độ mùa đông thường thấp hơn các tỉnh khác do chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa đông bắc.
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 Ngoài biển ra, Quảng Ninh còn có hệ thống sông lớn nhỏ và 72 hồ, đập đã tạo nên sự đa dạng cho địa hình của tỉnh. Quảng Ninh có rất nhiều khoáng sản đặc biệt là than có trữ lượng bằng 90% trữ lượng cả nước. Hệ thống giao thông bộ, thuỷ rất phát triển. Đường biển thuận tiện cho giao thông trong nước và quốc tế với các cảng lớn như Cửa Ông, Cái Lân. Điều này đã tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, du lịch và sự giao lưu văn hoá, ngôn ngữ [13], [30]. 1.5.1.2. Về lịch sử Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, thời Hùng Vương (2.622 năm), vùng Quảng Ninh thuộc bộ Ninh Hải, nước Văn Lang. Trong thời kì Bắc thuộc - thời nhà Hán, Quảng Ninh thuộc quận Giao Chỉ, đến thời Tiền Lý và nhà Triệu, vùng Quảng Ninh thuộc quận Hải Ninh của nước Vạn Xuân. Từ thế kỷ X trở đi, nhất là từ thời Ngô, Đinh - Tiền Lê, các triều đại đã quan tâm đến hệ thống hành chính một cách có bài bản. Đời nhà Đinh chia nước thành 10 đạo. Đến đời nhà Tiền Lê đổi đạo làm lộ, phủ, châu. Vùng Quảng Ninh thuộc lộ Triều Dương, vùng Đông Triều thuộc lộ Nam Sách Giang. Từ đời nhà Lý đến đời nhà nhà Hồ lộ Triều Dương lần lượt được đổi thành châu Vĩnh An, lộ Hải Đông, lộ An Bang, lộ phủ Tân An, châu Tĩnh An. Đến đời nhà Lê, vào năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), Lê Thái Tổ chia nước thành 5 đạo, Quảng Ninh thuộc Đông đạo. Đến năm Quang Thuận thứ 7 (1466) Lê Thánh Tông đã thay đổi lại, chia nước ta thành 12 đạo thừa tuyên và một phủ Trung Đô, Quảng Ninh thuộc đạo thừa tuyên An Bang. Đến thời Hậu Lê, trấn An Bang đổi thành trấn An Quảng, rồi lại thành Yên Quảng. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đã đổi trấn Yên Quảng thành trấn Quảng Yên. Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831), đổi trấn Quảng Yên thành tỉnh Quảng Yên.Tiếp theo đến năm 1906 (Thành Thái năm thứ 18), phủ toàn
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 quyền Pháp ra nghị định tách phủ Móng Cái của tỉnh Quảng Yên, thành lập tỉnh mới là tỉnh Hải Ninh. Ngày 19- 7-1946, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 269 NV- NĐ lập thêm Khu đặc biệt Hòn Gai tại tỉnh Quảng Yên. Đến tháng 3- 1947, Bộ Nội vụ ra nghị quyết sáp nhập Khu đặc biệt Hòn Gai vào tỉnh Quảng Yên thành liên tỉnh Quảng Hồng. Ngày 30- 10- 1963, Quốc hội nước VNDCCH Khoá II Kỳ họp thứ 7 quyết định: Hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành một tỉnh mới là tỉnh Quảng Ninh ngày nay [6 ], [8], [30], [44]. 1.5.1.3. Về văn hoá Văn hoá thời tiền sử của Quảng Ninh được biết đến sớm nhất là ở các địa điểm thuộc Văn hoá Soi Nhụ. Nền văn hoá này tồn tại song song với các Văn hoá Hoà Bình và Bắc Sơn. Văn hoá Soi Nhụ được gọi theo tên của địa điểm khảo cổ học Soi Nhụ. Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học Việt Nam, ở hang Soi Nhụ xưa kia đã tồn tại một cộng đồng cư dân tiền sử lớn. Họ sống trong các hang động đá vôi và đã sáng tạo ra nền văn hoá Soi Nhụ ( sau này phát triển thành Văn hoá Hạ Long). Kết quả khai quật được của Viện Khảo cổ học tại hang Soi Nhụ vào năm 1967 đã tìm thấy rất nhiều di vật gồm có: 19 đồ đá có hai nạo đá ghè đẽo, 3 rìu đá, 2 hòn cuội, 2 mảnh bàn mài, 1 chày đá và một số đồ gốm, đồ xương. Qua các di chỉ đã khai quật ở Quảng Ninh, các nhà khảo cổ tìm thấy mối liên hệ giữa văn hoá Soi Nhụ với văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn, Hà Giang và văn hoá Phùng Nguyên. Điều này chính tỏ các cư dân Quảng Ninh xưa đã có những mối giao lưu kinh tế và văn hoá chặt chẽ với các cộng đồng người tại đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Quảng Ninh là tỉnh có đặc điểm địa hình phong phú đa dạng, có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế nên "đất lành chim đậu". Vì thế, có rất nhiều
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 dân tộc di cư đến sinh sống ở mảnh đất này như: Cao Lan, Hoa, Tày, Sắn Chỉ...Điều này đã tạo cho Quảng Ninh một sự đa dạng về nền văn hoá cũng như sự đặc sắc về bản sắc các dân tộc [30]. 1.5.1.4. Về dân cư Quảng Ninh là vùng đất cổ giàu tài nguyên thiên nhiên, vừa có rừng vừa có biển, lại ở vào vị trí thuận lợi cho việc giao lưu Bắc - Nam, nên từ lâu đã có người cư trú. Họ sống ở đây từ thời văn hoá Soi Nhụ và được coi là cư dân bản địa - một bộ phận của người Việt cổ. Sau này, các dân tộc khác đã di cư đến sinh sống cùng với dân bản địa. Đầu thế kỷ XX, Quảng Ninh mới có 6 dân tộc: Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay, Hoa. Đến nay có thêm dân tộc Nùng, Mường, Thái, Thổ, Khơ Me. Dân số Quảng Ninh tính đến năm 2008 là 1.215.307 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm 89,20%, dân tộc Dao chiếm 4,47%, dân tộc Tày: 2,86%, Sán Dìu: 1,81%, Sán Chay: 1,12%, Hoa: 0,42%, còn lại là các dân tộc khác. Người Kinh sống phân bố hầu khắp các địa bàn trong tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, thị trấn và các vùng đồng bằng ven biển, dù có chuyển cư đến miền núi thì họ vẫn sống chủ yếu ở dọc quốc lộ, ven sông hoặc ở trong hay ngoại vi các thị trấn. Ví dụ, thành phố Hạ Long (98,7%), thị xã Cẩm Phả (95,2%), thị xã Uông Bí (96,5%), trong khi ở Bình Liêu chỉ có 4,18%. Người Việt (Kinh) bản địa có mặt đầu tiên ở vùng đất này. Họ sống chủ yếu bằng đánh bắt hải sản, trồng trọt, chăn nuôi và khai thác lâm sản. Sau này, nhiều nhóm người Việt từ đồng bằng Bắc Bộ và ven biển miền Bắc Trung Bộ đã di chuyển đến đây. Người Dao sống đông nhất ở Ba Chẽ chiếm 38,03%; Tiên Yên: 20,5%, Bình Liêu: 25,02%, Hoành Bồ: 16,03%, Hải Hà: 12,01%, các nơi khác chưa tới 5%. Người Dao sống chủ yếu ở vùng cao. Tuy nhiên, hiện nay người Dao đang ngày càng có xu hướng mở rộng địa bàn cư trú.
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 Người Tày có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Họ di cư đến đây là do xứ sở bị xâm chiếm. Vì thế, người Tày sống tập trung nhiều ở các vùng giáp biên. Người Tày sống đan xen cùng với người Việt và Hán nên trong quá trình tiếp xúc, họ mất dần các đặc điểm tộc người của mình, kể cả tiếng nói. Người Tày sống đông nhất ở Bình Liêu chiếm 48,59%; Tiên Yên: 18,98%; Ba Chẽ: 12,05%, các nơi còn lại chưa tới 10%. Người Tày sống chủ yếu ở vùng thấp. Người Sán Dìu từ Trung Quốc di cư vào Việt Nam, nơi đầu tiên họ đặt chân đến là Quảng Ninh. Họ có mặt ở nhiều địa bàn trong tỉnh, đông nhất ở huyện Vân Đồn chiếm 30,94%; Hoành Bồ chiếm 5,50%, các nơi khác từ 0,49% - 4,23%. Người Sán Chay có mặt đầu tiên ở Quảng Ninh, có nguồn gốc từ hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây - Trung Quốc. So với các dân tộc khác trong tỉnh, họ đến muộn hơn. Họ sống nhiều ở các vùng cao thuộc huyện Ba Chẽ (17,13%), huyện Bình Liêu (13,38%), huyện Tiên Yên (8,04%). Người Hoa có số dân ít nhất khoảng 3.560 người. Sau "Sự kiện người Hoa" năm 1978 và chiến tranh biên giới năm 1979, phần lớn người Hoa ở đây đã chuyển đi nơi khác, hoặc ra nước ngoài. Họ cư trú rải rác trong tất cả các huyện thị như Cẩm Phả, Đông Triều, Uông Bí, Vân Đồn, Hoành Bồ... Cư dân Quảng Ninh ngày nay, người bản địa chiếm số lượng không nhiều, phần lớn đến từ các nơi khác nhau trong nước. Các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh hầu hết có nguồn gốc từ phương Bắc. Họ đến đây bằng nhiều con đường, từ nhiều địa phương, với các mốc thời gian khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích tìm kế sinh nhai và chốn nương thân. Người từ các địa phương khác trong nước đến sinh cơ lập nghiệp ở Quảng Ninh vào những thời điểm và vì những nguyên nhân khác nhau:
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 + Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với việc khai thác một loạt các mỏ than ở khu vực này, thực dân Pháp đã chiêu mộ hàng ngàn người dân từ các tỉnh vào làm phu mỏ. Sau này, nhà nước chú trọng vào việc đầu tư, mở rộng, khai thác than một cách qui mô nên nhu cầu về nhân lực rất cao. Vì vậy, các mỏ tiếp tục tuyển thêm lao động từ khắp các địa phương trong cả nước. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho dân số ở Quảng Ninh tăng lên rõ rệt. + Quảng Ninh còn là nơi biên viễn, địa hình hiểm trở, rừng nhiều, đảo lắm, giao thông đi lại khó khăn nên nơi đây từng được dùng vào việc giam cầm, lưu đầy những người có tội. Mặt khác, địa bàn này còn thuận lợi cho việc ẩn náu của một số đối tượng khác. + Một nguyên nhân nữa là do đất đai của vùng này rất rộng lớn lại có nhiều hòn đảo và đường bờ biển dài nên có nhiều người ở nơi khác tìm đến khai khẩn đất đai để trồng trọt, chăn nuôi và làm nghề chài lưới đánh bắt hải sản. + Những người đến Quảng Ninh còn do sự điều động của nhà nước, đó là các cán bộ, bộ đội, công nhân viên chức và những người đi xây dựng các vùng kinh tế mới. Dù là cư dân bản địa hay từ các nơi khác chuyển đến, là dân tộc Kinh hay dân tộc thiểu số, trải qua một quá trình cộng cư, họ đã đoàn kết, gắn bó và cùng chia sẻ những thuận lợi và khó khăn để xây dựng Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp bởi họ coi đây là quê hương thứ hai của mình [6], [8], [30]. 1.5.1.5. Về ngôn ngữ Quảng Ninh là tỉnh đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Các dân tộc trên có nhóm ngôn ngữ khác nhau. Đó là: - Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường có dân tộc Kinh. - Nhóm ngôn ngữ Mông - Dao có dân tộc Dao.
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 - Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái có dân tộc Tày. - Nhóm ngôn ngữ Hán có dân tộc Hoa, Sán Dìu, Sán Chay (Sán Chỉ, Cao Lan). Trong đó, cư dân nói tiếng Việt chiếm đa số, tiếng các dân tộc khác chiếm tỉ lệ tương ứng với số dân từng vùng. Tiếng Việt về cơ bản là thống nhất nhưng không hoàn toàn đồng nhất, mỗi địa phương lại có cách phát âm ít nhiều khác nhau (phương ngữ). Ở các vùng miền Đông của tỉnh thường phát âm nặng hơn, nói hơi nhanh, các âm thường ríu vào nhau nên khó nghe. Về thanh điệu, khi phát âm họ thường chuyển thanh ngã (~) sang thanh sắc (/), hoặc thanh hỏi (?). Hiện tượng này xảy ra nhiều nhất là khu vực Trà Cổ , Mũi Ngọc (Móng Cái), Cái Chiên (Hà Cối). Người Tày trong khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp có pha trộn thêm tiếng Kinh và thường không sử dụng được nguyên âm đôi, khi phát âm thanh ngã (~) thường chuyển sang thanh sắc (/) hoặc thanh nặng (.). Dân tộc Dao, Sán Dìu, Sán Chay trong ngôn ngữ của họ có sử dụng cả tiếng Ngái, Quan Hoả, Pạc Và của thổ ngữ Trung Quốc để giao tiếp [30], [42], [43]. 1.5.2. Vài nét về lịch sử, địa lý của các địa bàn nghiên cứu Như đã trình bày ở trên, vùng đất Quảng Ninh được tạo nên bởi nhiều phương diện: con người, lịch sử, địa lý và văn hoá. Tuy nhiên, mỗi khu vực của Quảng Ninh lại có những đặc điểm riêng biệt về các phương diện trên. Do đó, để hiểu đầy đủ về tỉnh này, phải đi nghiên cứu một cách tổng thể. Tuy nhiên, do sự hạn chế về nhiều mặt, chúng tôi chỉ có điều kiện khảo sát, nghiên cứu địa danh ở thị xã Cẩm Phả và huyện Bình Liêu. Việc chọn hai địa danh này cũng có lý do riêng. Điều này chúng tôi đã trình bày ở phần mở đầu của luận văn. Dưới đây, chúng tôi xin trình bày những nét cơ bản nhất về lịch sử, địa lý của hai địa danh đã nêu.
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 1.5.2.1. Thị xã Cẩm Phả Thị xã Cẩm Phả là đơn vị hành chính cấp huyện, có vị trí địa lý, chính trị - kinh tế, an ninh quốc phòng quan trọng của tỉnh Quảng Ninh, cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam. Về vị trí địa lý, Cẩm Phả có toạ độ từ 200 58'10" - 210 12' vĩ độ bắc, 1070 10' - 1070 23'50" kinh độ đông. Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 486 km2 , phía đông giáp huyện Vân Đồn, phía tây giáp thành phố Hạ Long, phía nam giáp vịnh Bái Tử Long, phía bắc giáp huyện Ba Chẽ. Đơn vị hành chính thuộc thị xã quản lý gồm 13 phường: Mông Dương, Cửa Ông, Cẩm Thịnh, Cẩm Phú, Cẩm Sơn, Cẩm Đông, Cẩm Tây, Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Trung, Cẩm Thuỷ, Cẩm Thạch, Quang Hanh và 3 xã: Cộng Hoà, Cẩm Hải, Dương Huy. Địa hình Cẩm Phả khá phức tạp: phía Bắc là dãy núi thấp và đồi chạy theo hướng Đông - Tây (thuộc vòng cung Đông Triều) chiếm 71,69% diện tích thị xã; phía Nam là biển và vịnh Bái Tử Long với nhiều đảo đá, đảo đất che chắn. Thị xã Cẩm Phả có tiềm năng kinh tế đa dạng và phong phú. Ngoài than đá là nguồn tài nguyên chủ yếu, thị xã còn có một số khoáng sản khác. Bên cạnh đó, thiên nhiên ưu đãi cho Cẩm Phả nguồn nước khoáng lớn, có giá trị giải khát và chữa bệnh. Bờ biển Cẩm Phả dài 73 km với nhiều cảng lớn nhỏ. Vùng biển ở đây dồi dào hải sản, mỗi năm cung cấp gần 1000 tấn thực phẩm. Về dân cư, Cẩm Phả có số dân 164.494 người (2008), gồm các dân tộc: Kinh, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa, Cao Lan...Trong đó dân tộc Kinh chiếm 94,94%, còn lại là các dân tộc khác. Người Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành than, có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ.
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 Đầu thế kỷ XIX trở về trước, Cẩm Phả là một xã thuộc tổng Hà Môn, châu Tiên Yên. Giữa thế Kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Năm 1884, Cẩm Phả chính thức nằm dưới sự cai quản của Pháp. Đầu thế kỷ XX, Cẩm Phả là một tổng thuộc huyện Hoành Bồ gồm 8 xã và phố. Năm 1936, Pháp lập châu Hà Tu (trong đó có tổng Cẩm Phả ). Châu Hà Tu tách khỏi huyện Hoành Bồ trực thuộc tỉnh Quảng Yên. Năm 1940, bỏ châu Hà Tu lập châu Cẩm Phả. Châu Cẩm Phả gồm phần phía đông huyện Hoành Bồ. Sau cách mạng tháng tám, Cẩm Phả, Cửa Ông là hai thị xã thuộc Đặc khu Hòn Gai. Năm 1946, Cửa Ông lại được sáp nhập vào tỉnh Quảng Yên và Đặc khu Hòn Gai thành liên tỉnh Quảng Hồng. Năm 1954, khu Hồng - Quảng được thành lập gồm Đặc khu Hồng Gai và tỉnh Quảng Yên. Cửa Ông tách khỏi Cẩm Phả trở thành đơn vị hành chính độc lập. Thị xã Cẩm Phả và thị xã Cửa Ông đều trực thuộc khu Hồng Quảng. Ngày 12- 11- 1956, thị xã Cửa Ông lại được sáp nhập vào thị xã Cẩm Phả. Thị xã Cẩm Phả chính thức được thành lập, trực thuộc khu Hồng Quảng. Năm 1979, Cửa Ông trở thành thị trấn, một số xã sáp nhập vào thị xã. Từ đó vị trí hành chính của thị xã được giữ nguyên cho đến nay. Cẩm Phả còn là nơi có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp với một số hang động, vịnh, đảo nổi tiếng như: động Hanh Hanh, đảo Vũng Đục, đảo Nêm, đảo Khỉ, vịnh Bái Tử Long. Ngoài ra, còn có đền Cửa Ông ( thờ Trần Quốc Tảng ) với một số lễ hội đặc sắc được công nhận di tích quốc gia [4 ], [13], [30]. 1.5.2.2. Huyện Bình Liêu Bình Liêu ngày nay, dưới thời phong kiến thuộc châu Tiên Yên, phủ Hải Ninh, tỉnh Quảng Yên. Năm 1906, phủ toàn quyền Pháp tách 3 châu: Móng Cái, Hà Cối, Tiên Yên khỏi tỉnh Quảng Yên, thành lập tỉnh mới Hải Ninh. Năm 1919, lập châu Bình Liêu gồm hai tổng: Bình Liêu và Kiến Duyên.
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền cách mạng Bình Liêu được thành lập, châu Bình Liêu được đổi thành huyện Bình Liêu. Về địa giới hành chính, huyện Bình Liêu gồm một thị trấn Bình Liêu và 7 xã: Đồng Văn, Hoành Mô, Đồng Tâm, Lục Hồn, Tình Húc, Húc Động, Vô Ngại. Bình Liêu là huyện miền núi rẻo cao ở cực bắc của tỉnh, có toạ độ từ 210 27' đến 210 39' vĩ độ bắc và từ 1070 17' đến 1070 36' kinh độ đông, cách thành phố Hạ Long 130 km2 , với diện tích tự nhiên 441,2 km2 ; phía Đông giáp huyện Quảng Hà; phía Tây giáp huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp huyện Tiên Yên; phía Bắc giáp huyện Phòng Thành tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, với 48,6 km2 đường biên giới. Bên cạnh đó, Bình Liêu còn có địa hình núi non trùng điệp với nhiều núi cao như núi Cao Xiêm cao 1.333m, núi Cao Ba Lanh cao 1.100m. . Ở vị trí xa biển, có nhiều núi cao, ít sông suối, Bình Liêu chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa. Mùa đông lạnh và rét kéo dài tới 6 tháng. Về dân cư, Bình Liêu có số dân là 27.927 người (31- 12- 2008), gồm 5 dân tộc chính: Tày (51,58%), Sán Chỉ (16,32%), Dao (27,3%), Kinh (4,18%), Hoa (0,6%), các dân tộc khác sau này mới di cư đến nên chiếm tỷ lệ thấp (0,02%). Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương, kinh tế Bình Liêu hôm nay đã có nhiều khởi sắc, tiến bộ. Bình Liêu có cửa khẩu Quốc gia Hoành Mô, hàng năm đem lại nguồn thu đáng kể cho huyện và tỉnh. Người dân nơi đây cần cù, chịu thương chịu khó. Lãnh đạo huyện và xã đã cố gắng tìm nhiều hướng đi để cải thiện cuộc sống người dân như: phát triển thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, cải tạo đường giao thông, thay thế vật nuôi cây trồng, phát triển cây công nghiệp... Tuy nhiên cuộc sống của người dân nơi đây (đặc biệt dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa ) còn gặp nhiều khó khăn [13], [30], [42], [43].
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 1.6. TIỂU KẾT Qua phần lý thuyết ở chương 1, chúng tôi đã trình bày những quan điểm của mình về một số vấn đề liên quan đến khái niệm địa danh và địa danh học. Đây sẽ là cơ sở chính để chúng tôi dựa vào đó phát triển luận văn của mình. 1.6.1. Địa danh học là một ngành của ngôn ngữ học có nhiệm vụ nghiên cứu sự ra đời, đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh, nguồn gốc, sự gắn kết giữa văn hoá với ngôn ngữ ...của các địa danh. Địa danh thực sự trở thành ngành khoa học từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Lúc đầu phát triển mạnh ở các nước châu Âu, sau lan sang các nước khác. Ở Việt Nam, địa danh được quan tâm và phát triển thực sự vào cuối thế kỷ XX. Mặc dù đi sau các nước khác rất nhiều nhưng ngành địa danh học của Việt Nam cũng gặt hái được những thành công nhất định. 1.6.2. Ngành địa danh học phát triển không chỉ dựa vào chính bản thân nó mà còn phải dựa vào một số ngành khác như: sử học, địa lý học, khảo cổ học, văn hoá học, dân tộc học...Khi nghiên cứu địa danh phải chú trọng phương pháp ngôn ngữ. Đó là phương pháp: ngữ âm lịch sử, địa lý - ngôn ngữ, từ vựng học và ngữ pháp học. 1.6.3. Quảng Ninh là tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc của đất nước. Địa hình của địa bàn này có nhiều điểm khác biệt so với các tỉnh lân cận. Chính vì thế, việc cư trú và sinh hoạt văn hoá của người dân ở các địa phương trong tỉnh cũng khác nhau: người miền biển khác người miền núi; người miền Đông khác người miền Tây. Sự khác biệt này không chỉ ảnh hưởng đến ngôn ngữ, văn hoá, phong tục tập quán của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến việc định danh của các địa danh. Nếu như các địa danh của Cẩm Phả chủ yếu được cấu tạo bởi các yếu tố Hán Việt và thuần Việt thì các địa danh của Bình Liêu lại chủ yếu được cấu tạo bởi các yếu tố dân tộc.
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 1.6.4. Khi nghiên cứu địa danh của một tỉnh phải nghiên cứu chúng ở tất cả các địa bàn trong tỉnh và tất cả các loại địa danh như đã nêu ở định nghĩa thì mới có những đánh giá chuẩn xác, khoa học về địa danh. Tuy nhiên, do có những hạn chế nhất định, luận văn chỉ giới hạn thống kê, khảo sát, nghiên cứu địa danh của một huyện và một thị xã của Quảng Ninh. Mặc dù vậy, sự chọn lựa này cũng phần nào cho chúng tôi những kết quả nghiên cứu, so sánh, khái quát và đánh giá về các mặt: ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá... của hai địa danh nghiên cứu nói riêng cũng như vùng miền Đông và miền Tây nói chung.
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH HUYỆN BÌNH LIÊU VÀ THỊ XÃ CẨM PHẢ 2.1. MÔ HÌNH CẤU TRÚC PHỨC THỂ ĐỊA DANH 2.1.1. Khái niệm về phức thể địa danh. Như chúng ta đã biết, trong mỗi địa danh đều gồm hai bộ phận, chúng được phân biệt rõ ở hình thức chính tả: Bộ phận được viết hoa và bộ phận được viết thường. Bộ phận được viết hoa là tên riêng dùng để gọi tên một địa danh cụ thể. Bộ phận viết thường là danh từ chung, thường đứng trước tên riêng. Ví dụ: thị trấn Bình Liêu, xã Húc Động, núi Dê, đảo Khỉ. Như vậy, mỗi địa danh là một phức thể gồm có hai thành tố: thành tố chung (A) và thành tố riêng (B). Thành tố chung là những từ chỉ loại, còn thành tố riêng mang tính chất khu biệt đối tượng địa lý này với đối tượng địa lý khác. Địa danh chính là thành tố riêng (tên riêng) của đối tượng địa lý. Các thành tố A mặc dù không phải là địa danh, không tham gia vào việc xác định cấu tạo địa danh nhưng nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chính xác thành tố B. Bởi trong một số trường hợp, việc xác định chính xác chỉ thành tố B mới là địa danh hay cả thành tố A và B là địa danh không đơn giản (ví dụ: bản Ngày hay Bản Ngày, đèo Bụt hay Đèo Bụt) hoặc nếu chỉ cho thành tố B mới là địa danh thì trong nhiều trường hợp không thể giải nghĩa được B nếu không dựa vào thành tố A (ví dụ: đình Lục Nà, bản Lục Nà...). Vậy phức thể địa danh là gì Nguyễn Kiên Trường đã đưa ra quan điểm của mình như sau: " Như chúng ta đã biết, địa danh mang trong mình hai thông tin: a, đối tượng được gọi tên thuộc loại hình địa lý nào (đồi, sông, phố, làng...) thể hiện qua ý nghĩa
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 của danh từ chung; b, có nghĩa nào đó (phản ánh điều gì đó) thể hiện qua tên riêng (ví dụ làng Kênh Hữu vì ở bên phải dòng sông)" [41, tr. 53]. Hoàng Tất Thắng cho rằng: " Tên chung là tên gọi, thường gắn với một lớp đối tượng cùng loại, còn tên riêng là tên gọi cho một đối tượng cá biệt, đơn nhất và xác định" [36, tr. 32]. Trong hai thành tố trên, mỗi thành tố có vai trò và chức năng riêng. Thành tố A giúp chúng ta nhận biết loại hình của đối tượng địa lý, thành tố B giúp chúng ta khu biệt đối tượng. Đọc thông tin từ thành tố A thì ai cũng có thể hiểu được, nhưng thông tin từ thành tố B thì không phải ai cũng có thể hiểu được. Chẳng hạn, đập Nậm Đeng, miếu Ba Cô, đảo Thẻ Vàng, đèo Bụt...Các thành tố: đập, miếu, đảo, đèo đều có nghĩa cụ thể và ai cũng hiểu nhưng hiểu được nghĩa của Nậm Đeng, Ba Cô, Thẻ Vàng, Bụt... là điều không dễ dàng. Từ những điều đã trình bày, chúng tôi nêu ra cách hiểu đơn giản nhất về phức thể địa danh như sau: Phức thể địa danh là cụm từ gồm hai thành tố (thành tố A và thành tố B), trong đó mỗi thành tố có vị trí, vai trò và chức năng xác định. 2.1.2. Kết quả điều tra địa danh huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả Dựa vào kết quả điều tra điền dã khi đi thực tế, dựa vào tư liệu do hai địa phương Bình Liêu và Cẩm Phả cung cấp, chúng tôi đã thống kê được 591 địa danh. Địa danh là một hệ thống bao gồm nhiều kiểu loại khác nhau. Một số tác giả đi trước thường chia hệ thống địa danh thành hai loại: địa danh chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên và địa danh chỉ các đối tượng địa lý nhân văn. Từ hai loại lớn này, các tác giả lại chia thành nhiều tiểu loại nhỏ. Mỗi cách chia có những ưu điểm riêng. Trong số các tác giả, theo chúng tôi cách chia của Phạm Xuân Đạm là phù hợp hơn cả. Phạm Xuân Đạm chia địa danh làm hai
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 loại: địa danh chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên và địa danh chỉ các đối tượng địa lý không phải tự nhiên (nhân văn). Trong loại địa danh chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên, ông lại chia ra hai kiểu loại: địa danh chỉ các sự vật, đối tượng lõm xuống dưới bề mặt hay còn gọi là thuỷ danh (sông, hồ, lạch, khe, suối...) và địa danh chỉ các sự vật, đối tượng nổi trên bề mặt hay còn gọi là sơn danh (đảo, núi, hang, hòn...). Loại địa danh chỉ các đối tượng địa lý không tự nhiên được chia làm ba kiểu: địa danh chỉ các đơn vị dân cư hay còn gọi địa danh hành chính (thị xã, phường, khu phố, thị trấn, xã, bản...), địa danh chỉ các đối tượng địa lý gắn với sản xuất, đời sống vật chất (đường, cầu, đập...) và địa danh chỉ các đối tượng địa lý gắn với đời sống văn hoá tinh thần (đình, chùa, miếu, đền, nghĩa trang, nghĩa địa...). Dựa vào cách phân chia trên, cộng với đặc thù của địa phương và khả năng của bản thân, chúng tôi đã chia địa danh thành 3 loại lớn (địa danh tự nhiên, địa danh hành chính và địa danh nhân văn), 4 kiểu loại nhỏ (sơn danh, thuỷ danh, địa danh gắn với đời sống vật chất, địa danh gắn với đời sống tinh thần) và 29 dạng (núi, đèo, sông suối, đảo, thị xã, huyện, thị trấn, phường, xã, cầu, ngầm, đập, đình, chùa, đền...). Cách chia này cũng chỉ ở dạng tương đối. Bảng 2.1. Phân loại và kết quả số liệu địa danh ở huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả TT Tên địa phƣơng Địa danh tự nhiên Địa danh phi tự nhiên Tổng sốSơn danh Thuỷ danh Địa danh hành chính Địa danh nhân văn Địa danh gắn với đời sống vật chất Địa danh gắn với đời sống tinh thần 1 Huyện Bình Liêu 29 19 110 21 3 182 2 Thị xã Cẩm Phả 127 9 193 67 13 409 Tổng số 156 28 303 88 16 591
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 Nhìn vào kết quả thống kê, chúng ta có thể nhận thấy rõ sự chênh lệch về số lượng địa danh ở từng loại giữa hai địa phương. Tại sao lại có sự khác biệt này, chúng tôi sẽ lý giải cụ thể ở chương 3. 2.1.3. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả Cũng như địa danh ở các địa phương khác, địa danh huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh cũng gồm hai thành tố chung và riêng. Quan hệ giữa thành tố chung (A) và thành tố riêng (B) trong địa danh là quan hệ giữa cái được hạn định và cái hạn định. Thành tố A là cái được hạn định, nghĩa là A biểu thị một loạt đối tượng có cùng thuộc tính, còn thành tố B là cái hạn định, được dùng để chỉ những đối tượng cụ thể, được xác định trong lớp đối tượng mà thành tố A đã chỉ ra.Ví dụ: trong bản Pắc Cương thì bản là cái được hạn định còn Pắc Cương là cái hạn định. Trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt do ba tác giả biên soạn (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiện, Hoàng Trọng Phiến) đã đưa ra khái niệm về âm tiết như sau: "Đơn vị ngắn nhất là âm tiết". Đoàn Thiện Thuật lại cho rằng " Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất". Còn cuốn Ngữ pháp tiếng Việt do UBKHXHVN biên soạn lại viết "Âm tiết tức là tiếng, trong tiếng Việt bao gồm ba bộ phận: âm đầu, vần và thanh" [47]. Từ những khái niệm về âm tiết đã nêu, Từ Thu Mai coi "một âm tiết có nghĩa được xem là một yếu tố trong phức thể địa danh" [27, tr. 78]. Chúng tôi cũng quan niệm mỗi âm tiết có nghĩa là một yếu tố. Dựa vào kết quả điều tra, chúng tôi đã thống kê số lượng yếu tố trong thành tố chung và thành tố riêng như sau:
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 Bảng 2.2. Kết quả thống kê thành tố chung của huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả TT Yếu tố Số lƣợng Tỉ lệ % Ví dụ 1 Một yếu tố 415 70,22 bản Sú Cáu 2 Hai yếu tố 171 28,95 khu phố Cao Sơn 3 Ba yếu tố 2 0,33 nhà thờ đạo Cửa Ông 4 Bốn yếu tố 3 0,50 nghĩa trang nhân dân Miền Tây Trong các địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả, chúng tôi không tìm thấy địa danh nào có thành tố chung nhiều hơn 4 yếu tố. Bảng 2.3. Kết quả thống kê thành tố riêng của huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả TT Số yếu tố Số lƣợng Tỉ lệ % Ví dụ 1 Một yếu tố 79 13,36 bản Mới 2 Hai yếu tố 417 70,55 khu phố Lao Động 3 Ba yếu tố 93 15,76 vịnh Bái Tử Long 4 Bốn yếu tố 2 0,33 mỏ than Tây Nam Đá Mài Ở hai địa phương huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả, chúng tôi không thấy có thành tố riêng trên 4 yếu tố. Từ kết quả thống kê được về các yếu tố trong thành tố chung và thành tố riêng của hai địa phương Bình Liêu và Cẩm Phả, chúng tôi xin đưa ra mô hình cấu trúc phức thể địa danh Quảng Ninh như sau: Bảng 2.4. Mô hình tổng quát: Mô hình Thành tố chung Tên riêng Yếu tố Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Ví dụ minh hoạ Mỏ than Tây Nam Đá Mài Nghĩa trang nhân dân Miền Tây
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 2.2. THÀNH TỐ CHUNG 2.2.1. Khái niệm Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên đã đưa ra định nghĩa về danh từ chung như sau: "Danh từ chung dùng để gọi cùng một loại tên như nhau những sự vật thuộc cùng một loại" [32]. A. V. Superanskaia cho rằng: "Danh từ chung là những tên gọi chung liên kết các đối tượng địa lí với mọi vật khác của thế giới hiện thực. Chúng được diễn đạt bằng các danh từ chung vốn được dùng để gọi tên và để xếp loại các đối tượng cùng kiểu, có cùng đặc điểm nhất định" [35]. Còn Phạm Xuân Đạm cũng đưa ra quan điểm gần giống với hai cách định nghĩa trên "Thành tố chung có chức năng gọi tên và chỉ một lớp sự vật, đối tượng cùng thuộc tính. Thành tố chung vừa mang ý nghĩa về mặt hình thức - tạo nên chỉnh thể của phức thể địa danh lại vừa mang ý nghĩa về nội dung - xác định loại hình của đối tượng được gọi tên" [15]. Ví dụ: đảo Rều, hòn Gà Chọi, đập Co Nhan, bản Cáu, vũng Đục, thôn Loòng Vài, núi Khau Phi, thác Khe Vằn, phường Cẩm Thành... Nhìn vào ví dụ có thể thấy, có mặt ở hai thành tố trong những địa danh này là những đơn vị từ vựng thuộc vốn từ phổ thông (đảo, núi, phường, xã...) nhưng cũng có nhiều từ thuộc tiếng địa phương (rều, vũng, hòn...). Địa danh ở đâu cũng có hiện tượng này. Lê Trung Hoa trong "Tìm hiểu ý nghĩa và nguồn gốc một số thành tố chung trong địa danh Nam Bộ" đã viết: "Các địa danh Nam Bộ có một đặc điểm nổi rõ rất dễ nhận thấy, đó là xuất hiện của hàng loạt thành tố chung như gò: gò Công, gò Vấp, gò Quao..., cái: cái Răng, cái Mơn, cái Sắn..." [3]. Như vậy, trong phức thể địa danh, thành tố chung là những danh từ chung (từ, cụm từ) được dùng để biểu thị loại hình của một lớp đối tượng địa lý có cùng một thuộc tính. Về vị trí, thành tố chung bao giờ cũng đứng trước địa danh (tên riêng) để phản ánh loại hình đối tượng được gọi tên.
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 2.2.2. Cấu tạo của thành tố chung trong địa danh huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả Đối với địa danh tự nhiên, thành tố chung gồm hai nhóm: Nhóm thành tố chung chỉ sự vật nhô lên trên mặt đất như: đồi, núi, đảo, hòn...và nhóm thành tố chung chỉ sự vật lõm xuống dưới mặt đất như: sông, hồ, suối, đầm, vịnh... Còn trong địa danh hành chính, thành tố chung được chia như sau: - Nhóm thành tố chung chỉ địa danh cư trú theo cách đặt tên của chính quyền: thị xã, huyện, thị trấn, phường, khu phố. - Nhóm thành tố chung chỉ địa danh cư trú theo cách đặt tên của tổ chức làng xã: thôn, bản. Địa danh nhân văn gồm một nhóm thành tố chung chỉ các công trình xây dựng nhưng chia thành hai tiểu nhóm: Tiểu nhóm chỉ các công trình xây dựng thiên về sản xuất vật chất (đường, cầu, đập, mỏ, cảng...); và tiểu nhóm chỉ các công trình xây dựng thiên về văn hoá tinh thần (đình, chùa, miếu, nghĩa trang...). Dựa vào kết quả thống kê có thể thấy, cấu tạo của thành tố chung trong các loại địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả rất đơn giản. Loại ít nhất là một âm tiết, loại nhiều nhất là bốn âm tiết. Kết quả tổng hợp số lượng các thành tố chung được thể hiện trong bảng 2.5a và 2.5b. Bảng 2.5a: Kết quả thống kê cấu tạo các thành tố chung của Bình Liêu Số âm tiết Số lƣợng Tỉ lệ % Ví dụ Một âm tiết 179 98,35 Bản Sú Cáu Hai âm tiết 2 1,09 Thị trấn Bình Liêu Bốn âm tiết 1 0,56 Nghĩa trang liệt sỹ Bình Liêu
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 Bảng 2.5b: Kết quả thống kê cấu tạo các thành tố chung của Cẩm Phả Số âm tiết Số lƣợng Tỉ lệ % Ví dụ Một âm tiết 236 62,09 Thôn Khe Sím Hai âm tiết 169 36,93 Khu phố Cao Sơn Ba âm tiết 2 0,49 Nhà thờ đạo Cửa Ông Bốn âm tiết 2 0,49 Nghĩa trang nhân dân Miền Tây Thành tố chung càng ngắn (chỉ một âm tiết) thì tần số xuất hiện càng cao, số lượng âm tiết trong thành tố chung càng lớn thì tần số xuất hiện càng ít. 2.2.3. Sự chuyển hoá của thành tố chung Ngoài việc thực hiện chức năng đi kèm để phân biệt loại hình cho địa danh, thành tố chung còn có khả năng chuyển hoá thành thành tố riêng hoặc một bộ phận của thành tố riêng. Thông thường thành tố chung có cấu tạo đơn âm tiết dễ chuyển hoá thành địa danh hơn là các thành tố có cấu tạo phức. 2.2.3.1. Sự chuyển hoá của thành tố chung ở địa danh Bình Liêu Trong tổng số 182 địa danh của Bình Liêu, có 88 trường hợp thành tố chung chuyển hoá thành các yếu tố trong tên riêng, chiếm 48,35%. Sự chuyển hoá này được thể hiện trong bảng 2.6a. Bảng 2.6a: Kết quả thống kê sự chuyển hoá thành tố chung (A) thành các yếu tố trong tên riêng (B) Vị trí Yếu tố 1 Yếu tố 2 Số lƣợng 82 6 Tỉ lệ % 93,18% 6,82% Việc chuyển hoá này có thể xảy ra trong các trường hợp sau: a. Thành tố chung chuyển hoá thành tên riêng: bản Làng. b. Yếu tố 1 trong tên gọi mới: bản Nà Phạ (ruộng trời), bản Nà Luông (ruộng to), đập Nậm Đeng (nước đỏ), núi Khau Phi (núi ma) ...
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 c. Yếu tố 2 trong tên riêng: bản Nà Khau (ruộng núi), bản Nà Làng (ruộng làng), xã Húc Động, đình Lục Nà... Trong 88 trường hợp thành tố chung chuyển hoá thành các yếu tố trong tên riêng thì chỉ có 20 trường hợp thuộc địa danh tự nhiên (chiếm 22,72%). Ví dụ: sông Khe Tiền, suối Bản Làng, suối Nà Đang... Còn lại thuộc địa danh hành chính do các thành tố chung của địa danh chỉ loại hình tự nhiên chuyển hoá thành. Hầu hết các thành tố chung là danh từ chỉ loại hình đối tượng địa lý, các danh từ này có tần số xuất hiện cao nhưng đã chuyển hoá thành tên riêng hoặc là một bộ phận của tên riêng. 2.2.3.2. Sự chuyển hoá của thành tố chung ở địa danh Cẩm Phả Trong tổng số 409 địa danh của thị xã Cẩm Phả, có 67 trường hợp thành tố chung chuyển hoá thành các yếu tố trong tên riêng, chiếm tỉ lệ 15,58%. Sự phân bố của các yếu tố chung khi chuyển hoá thành các yếu tố trong địa danh ở bảng 2.6b. Bảng 2.6b: Kết quả thống kê sự chuyển hoá thành tố chung (A) thành các yếu tố trong tên riêng (B) Vị trí Yếu tố 1 Yếu tố 2 Số lƣợng 40 27 Tỷ lệ % 59,70% 40,30% Việc chuyển hoá này có thể xảy ra các trường hợp sau: a. Thành tố chung chuyển hoá thành tên riêng: hòn Hang, hòn Cát, hòn Am, thôn Lạch Cát, khu phố Lán Ga. b. Nằm ở vị trí 1 trong tên gọi mới: khu phố Đập Nước, thôn Đồng Cói, thôn Khe Cả, thôn Cầu Trắng, thôn Đá Bạc, núi Khe Cốc, núi Đèo Bụt, cầu Dốc Thông, đập Khe Ngoại, hòn Đá Đỏ... c. Nằm ở vị trí 2 trong tên riêng: khu phố Hai Giếng, phường Cẩm Sơn, khu phố Cao Sơn, khu phố Bắc Sơn, thôn Tha Cát...
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 Dựa vào kết quả thống kê có thể nhận thấy, số lượng các thành tố chung của địa danh chỉ loại hình tự nhiên được chuyển hoá thành các yếu tố trong tên riêng của địa danh hành chính không nhiều hơn bao nhiêu so với tên riêng của địa danh tự nhiên (41địa danh hành chính/33 địa danh tự nhiên). Địa danh Quảng Ninh có điểm giống các địa danh của Bắc Kạn, Hải Phòng, Nghệ An... ở thành tố chung. Thành tố chung trong các địa danh của Quảng Ninh chủ yếu là danh từ chỉ loại hình đối tượng địa lý, các danh từ này có tần số xuất hiện cao và thường chuyển hoá thành các yếu tố trong tên riêng của địa danh hành chính nhiều hơn. 2.3. THÀNH TỐ RIÊNG ( TÊN RIÊNG) 2.3.1. Đặc điểm chung Thành tố riêng là thành tố thứ hai trong phức thể địa danh, có chức năng cá thể hoá và khu biệt từng đối tượng địa lý. Về vị trí, thành tố riêng luôn luôn và bao giờ cũng đứng sau thành tố chung, làm nhiệm vụ hạn định cho đơn vị này. Về cấu tạo, thành tố riêng là những danh từ hoặc những cụm danh từ. Về chức năng, thành tố riêng có chức năng gọi tên cho từng đối tượng địa lý, dùng để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác trong cùng một loại hình và giữa các loại địa hình địa danh với nhau. Địa danh là một bộ phận trong từ vựng nên cũng có những đặc điểm giống với từ về cấu trúc và các quan hệ ngữ pháp nhưng có một chút khác biệt đó là địa danh vừa biểu thị những đặc trưng mang tính chung của tiếng Việt vừa mang đậm nét văn hoá, phương ngữ của vùng địa phương đó. Ví dụ: trong các địa danh được cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt như: (xã) Đồng Văn, Đồng Thanh, (khu) Bình An, Bình Dân, Cao Sơn, Thuỷ Sơn...không có gì khác các địa phương khác vì chúng cũng được kết hợp theo đúng qui tắc của tiếng Hán, nhưng các địa danh được cấu tạo bằng các yếu tố thuần Việt như: Sam Quang, Cẳm Hắc, Khe Cả, Rều Đất, Ma Chạt, Nà Làng, Khau