SlideShare a Scribd company logo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM NGỌC HÙNG
THỊ XÃ TUYÊN QUANG TỪ 1991 ĐẾN 2008
LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ
Thái Nguyên 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜ I CẢ M ƠN
Tác giả chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ, trườ ng Đạ i họ c
Sư phạ m Hà Nội , ngườ i đã hướ ng dẫ n tá c giả hoà n thà nh luậ n văn nà y . Xin
đượ c cá m ơn Trườ ng Đạ i họ c Sư phạ m - Đạ i họ c Thá i Nguyên , nơi tá c giả
hoàn thành Chương trình Cao học dưới sự giảng dạy nhiệt tình của các thày ,
cô giáo. Xin chân thà nh cả m ơn Sở Giá o dụ c và Đà o tạ o Tuyên Quang,
trườ ng THPT Tân Trào - Thành phố Tuyên Quang đã tạ o mọ i điề u kiệ n để tá c
giả hoàn thành chương trình học tập . Và cuối cùng , xin cả m ơn gia đình và
bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi , độ ng viên , giúp đỡ tác giả trong suốt
thờ i gian họ c tậ p, nghiên cứ u và hoà n thà nh luậ n văn nà y .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài...................................7
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu...................................................8
5.Đóng góp của luận văn...................................................................................9
6. Bố cục của luận văn.......................................................................................9
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1991.
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên..............................................................10
1.1.1. Vị trí địa lí...................................................................................10
1.1.2. Điều kiện tự nhiên.......................................................................11
1.1.3. Đặc điểm khí hậu........................................................................11
1.1.4. Tài nguyên...................................................................................12
1.2. Dân cư và truyền thống đấu tranh cách mạng..........................................14
1.2.1. Dân cư.........................................................................................14
1.2.2. Truyền thống đấu tranh cách mạng.............................................14
1.3. Tình hình chính trị, đặc điểm kinh tế - xã hội trước năm 1991................21
1.31. Tình hình chính trị........................................................................21
1.3.2. Đặc điểm kinh tế.........................................................................22
1.3.3. Đặc điểm xã hội..........................................................................25
Chương 2. THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN 1991 – 2000
2.1. Tình hình thị xã Tuyên Quang sau khi tá ch tỉnh (năm 1991)...................29
2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng.........32
2.2.1. Kinh tế.........................................................................................32
2.2.2. Xã hội..........................................................................................43
2.2.3. Củng cố an ninh - quốc phòng - trật tự an toàn xã hội................47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 3. THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HOÁ 2001 – 2008
3.1. Tình hình chính trị ...................................................................................52
3.2. Chuyển biến về kinh tế.............................................................................53
3.2.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.............................54
3.2.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (Đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá)....................................................................................................57
3.2.3. Thương mại - dịch vụ - du lịch...................................................66
3.2.4. Nông, lâm nghiệp và thủy sản.....................................................71
3.2.5. Tài chính - ngân hàng..................................................................83
3.2.6. Cơ sở hạ tầng - Xây dựng cơ bản và quy hoạch đô thị...............85
3.2.7. Hoạt động khoa học - công nghệ ...............................................89
3.2.8. Môi trường..................................................................................90
3.3. Chuyển biến về xã hội .............................................................................95
3.3.1. Kết cấu dân cư và tốc độ tăng dân số - Lao động, việc làm.............95
3.3.2. Giáo dục - đào tạo - văn hóa - thể thao.........................................99
3.3.3. Thực hiện chính sách xã hội......................................................108
3.3.4. Công tác Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng ................................112
3.3.5. Quốc phòng - an ninh - trật tự an toàn xã hội...........................115
3.3.6. Các tôn giáo, tín ngưỡng ..........................................................120
KẾT LUẬN..................................................................................................122
Tài liệu tham khảo.......................................................................................126
Phụ lục
PHẦN PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thành nhà Mạc xưa Một góc chợ Tam Cờ trước năm
1945
Thị xã Tuyên quang nhìn toàn cảnh
PHẦN PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Biểu tượng Thành phố Tuyên Quang 2010
Đây là mẫu biểu tượng mang nét đặc trưng của
Thành phố Tuyên Quang nằm bên dòng sông Lô,
đang trên đà hội nhập và phát triển.
PHẦN PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổ chức Lễ Phật Đản tại chùa An Vinh thị xã Tuyên Quang
PHẦN PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lễ hội đền Hạ
Đường Bình Thuận, phường Minh Xuân
(thị xã Tuyên Quang).
Đường tránh thị xã Tuyên Quang
Cánh đồng Phường Ỷ La (nhìn từ quốc lộ 2)
PHẦN PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các hàng rau, hoa, quả tại chợ Tam Cờ Nghề tiểu thủ công nghiệp như: mây giang
đan, làm chổi chít, chế biến lâm sản...
Khu vực lò cao thuộc dự án sản xuất phôi thép
do C.ty liên doanh khoáng nghiệp Hằng Nguyên
làm chủ đầu tư đang trong giai đoạn lắp đặt
thiết bị và hoàn thiện các hạng mục xây dựng.
Nhà máy Xi măng Tân Quang công suất 910.000
tấn/năm đang được khẩn trương xây dựng tại
xã Tràng Đà, thị xã Tuyên Quang
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang là trung tâm vùng đất lịch sử,
“Thủ đô Khu giải phóng”, “thủ đô kháng chiến”, nơi đã từng chứng kiến và
mãi khắc ghi sâu đậm hình ảnh của chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những sự kiện
trọng đại của dân tộc trong cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược. Truyền thống đoàn kết, truyền thống lịch sử, cách mạng,
văn hoá đã và đang là những động lực to lớn để nhân dân các dân tộc trong
tỉnh giành những thắng lợi to lớn trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước,
trong xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước cũng như trong công cuộc đổi
mới hiện nay.
Tổng kết lại chặng đường đổi mới, nhằm đánh giá và cổ vũ nhân dân
các dân tộc trong thị xã cũng như toàn tỉnh, củng cố niềm tin vào Đảng, phát
huy truyền thống cách mạng, truyền thống đoàn kết, không ngừng vươn lên
hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới. Trong giai đoạn hiện nay,
việc cấp thiết của mỗi dân tộc hay từng địa phương cụ thể, vấn đề lịch sử đặt
ra ở hiện tại cũng như cho tương lai đó là sự phát triển bền vững. Theo Hội
đồng thế giới về môi trường và phát triển World Commission and
Environment and Development (WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát
triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế
hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”. Như vậy, chúng ta tổng kết
những gì đã đạt được và hạn chế trong thời gian qua, để hoạch định một bước
đi đúng đắn, hướng tới sự phát triển bền vững, theo đường lối đổi mới của đất
nước, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử là một việc làm cần thiết.
Đối với nước ta, các tỉnh miền núi phía Bắc có điểm xuất phát thấp,
kinh tế chậm phát triển và đây vẫn là những vùng nghèo nhất cả nước. Tuy
nhiên trải qua một quá trình, có sự đóng góp của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sát sao của các cấp chính quyền và những nỗ lực cố gắng vươn lên của đồng
bào các dân tộc nên bộ mặt kinh tế - xã hội miền núi đã thay đổi.
Thị xã Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang là vùng đất có truyền thống
lịch sử lâu đời, với vị trí là phên dậu của đất nước trong thời kì phong kiến.
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc,
thị xã Tuyên Quang đã hoàn thành sứ mệnh của mình trong nhiệm vụ kháng
chiến và làm căn cứ, hậu phương vững chắc của cả nước.
Từ năm 1991, sau quyết định tách tỉnh Hà Tuyên thành tỉnh Tuyên
Quang và tỉnh Hà Giang, thị xã Tuyên Quang với vai trò là trung tâm phát
triển của một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, song đã nhanh chóng bắt tay
vào xây dựng dựa trên phương hướng nhiệm vụ đề ra của Đảng, Nhà nước và
chính quyền địa phương. Từ một nền kinh tế thuần nông, thị xã đã tập trung
mọi tiềm lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Nhờ đó, kinh tế thị xã
nhiều năm có tốc độ tăng trưởng cao, chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng tỷ
trọng thương mại - dịch vụ; cơ sở vật chất đô thị phát triển theo hướng văn minh,
hiện đại; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ; quốc phòng an ninh được giữ vững;
đời sống nhân dân được cải thiện từng bước. Với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên
về mọi mặt, thị xã đã đạt được các tiêu chí theo quy định là đô thị loại III,
đánh dấu tiến trình phát triển đi lên, có ý nghĩa lịch sử, là tiền đề quan trọng
để xây dựng thị xã trở thành thành phố thuộc tỉnh (2010). Đó là điều kiện
thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong, ngoài tỉnh ở các lĩnh vực mà thị xã
có tiềm năng và lợi thế như: Phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản;
khai thác chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; thương mại, du
lịch;
Ngày 10/9/2009, thị xã Tuyên Quang đã công bố Quyết định của Bộ Xây
dựng công nhận thị xã Tuyên Quang đạt tiêu chí là đô thị loại III. Đây là xu
thế tất yếu, tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ngày
21-8-2009, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Kết luận số 65-KL/TU đồng ý chủ
trương lập Đề án đầu tư xây dựng để thị xã Tuyên Quang trở thành thành phố
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vào năm 2010. Xây dựng thị xã Tuyên Quang - thành phố tương lai "sạch,
xanh, sáng, đẹp". Việc tiếp tục xây dựng và phát triển thị xã Tuyên Quang từ
đô thị loại III, trở thành thành phố thuộc tỉnh là nhờ vào kết quả của cả một
chặng đường xây dựng và phát triển từ khi đổi mới đến nay.
Như vậy, quá trình đô thị hóa là bước phát triển tất yếu của xã hội hiện
đại, nước ta tuy có đi sau thế giới một chút nhưng chắc chắn không thể nằm
ngoài quy luật này. Trong giai đoạn mới của lịch sử, thị xã Tuyên Quang đã
tự nhìn nhận lại một cách cụ thể về sự phát triển của mình trong quá trình xây
dựng phát triển bền vững. Cụ thể trong Quyết định số 26 /2007/QĐ-UBND,
ngày 17/8/2007 ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của
Chính phủ và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá
XIV thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển
nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới, đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan hành chính nhà nước từ
tỉnh đến cơ sở nhằm tận dụng tốt các cơ hội, vượt qua thách thức, để Tuyên
Quang phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, giữ vững an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Thị xã Tuyên Quang (thành phố
Tuyên Quang trong tương lai) là của cả tỉnh Tuyên Quang. Nhân dân Tuyên
Quang lại chung sức, chung lòng xây dựng thị xã Tuyên Quang sớm trở thành
thành phố vào năm 2010..
Giai đoạn 1991 đến 2008, thị xã Tuyên Quang đóng vai trò là trung tâm
của một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn. Trong bối cảnh chung của cả tỉnh,
thị xã đã từng bước xây dựng cơ sở vật chất, con người để thoát khỏi khủng
hoảng và tiến tới trở thành một đô thị phát triển. Có thể nói giai đoạn này là
tiền đề để thị xã bước sang một trang sử mới, đó là được công nhận đô thị loại
III từ ngày 10/9/2009, và xây dựng để thị xã Tuyên Quang trở thành thành phố
vào năm 2010.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Dựa trên các nguồn tư liệu, luận văn này khái quát lại tình hình “Thị xã
Tuyên Quang từ 1991 đến 2008”, qua đó khẳng định những thành quả đã đạt
được và hạn chế còn tồn tại; đồng thời khẳng định thêm sự đúng đắn trong
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối
phát triển cho mô hình địa phương miền núi phía Bắc.
Đề tài cũng làm rõ thêm về truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của thị
xã Tuyên Quang trong quá khứ và hiện tại.
Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Dạy và
học lịch sử địa phương không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất và con
người nơi mình sinh ra và lớn lên, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền
thống, trách nhiệm công dân mà còn là cách giúp học sinh nhận thức sâu sắc
thêm lịch sử dân tộc. Đáp ứng yêu cầu giảng dạy phần lịch sử địa phương
trong phân phối chương trình bộ môn lịch sử ở trường phổ thông, luận văn có
thể cung cấp nguồn tư liệu cho việc biên soạn và giảng dạy phần lịch sử địa
phương, góp phần giáo dục thế hệ trẻ biết tôn trọng và phát huy truyền thống
lịch sử quê hương.
Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài:
“Thị xã Tuyên Quang từ 1991 đến 2008”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Đề tài về lịch sử địa phương trong những giai đoạn đổi mới đất nước đã
được nghiên cứu và công bố nhiều cả ở tầm vĩ mô và vi mô, trước hết là tại
các văn kiện Đảng và Nhà nước và các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng
bộ địa phương.
Vai trò của kinh tế địa phương thể hiện trong các văn kiện Đảng và Nhà
nước đó là các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), VII
(1991), VIII (1996), IX (2001), X (2006).
Các cuốn sách "Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời
đại" của Trường Chinh, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987; "Đổi mới sâu
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực" của đồng chí Nguyễn Văn Linh, Nhà xuất
bản Sự thật, Hà Nội, 1987; "Sự nghiệp đổi mới và chủ nghĩa xã hội" của Tổng
Bí thư Đỗ Mười, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1992… đã nêu lên những yêu
cầu, định hướng đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta.
Tác phẩm "Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên
xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh" của Lê Duẩn, Nhà xuất bản Sự thật,
Hà Nội, 1968 đã nói rõ vị trí, vai trò của kinh tế địa phương đối với sự phát
triển kinh tế đất nước thời đổi mới.
Việt Nam những chặng đường lịch sử 1954 - 1975; 1975 - 2005. NXB
Giáo dục, Hà Nội 2005.
Việt Nam 1954 - 2005 (21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước và 30
năm xây dựng bảo vệ Tổ quốc). NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005.
Trần Xuân Minh, Lịch sử Việt Nam 1945 - 2000, Nhà xuất bản Giáo
dục - 2006
Các công trình nghiên cứu về các vấn đề kinh tế - xã hội thời kỳ đổi
mới như tác phẩm "Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến nay - những vấn đề lý
luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội, 1998; "Đổi mới kinh tế - xã hội thành tựu, vấn đề và giải
pháp" của Phạm Xuân Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
.... Các tài liệu nói trên đã đặt ra những yêu cầu, định hướng cho quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Đối với thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, vấn đề “Thị xã Tuyên
Quang từ 1991 đến 2008” được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu
của các cơ quan, cá nhân, các báo cáo của các cơ quan Đảng, chính quyền địa
phương, trong đó có:
- Lịch sử truyền thống xây dựng và phát triển của thị xã Tuyên Quang
được giới thiệu trong cuốn "Lịch sử Đảng bộ thị xã Tuyên Quang". Cuốn sách
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đã nêu lên một cách khá đầy đủ, tổng quát về công cuộc xây dựng, phát triển
kinh tế - xã hội thị xã dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm đổi mới.
- Cuốn "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang". Cuốn sách đã nêu lên
một cách tổng quát về công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
- UBND thị xã Tuyên Quang: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội thị xã Tuyên Quang đến năm 2020, Báo cáo tổng hợp, Tuyên Quang,
tháng 8-2007.
- Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng
hằng năm của UBND thị xã Tuyên Quang.
- Trong báo cáo của các phòng, ban như phòng Giáo dục và Đào tạo,
phòng Công nghiệp, phòng Thương mại và Dịch vụ, phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên & Môi trường… có đề cập đến
chuyên ngành do phòng ban phụ trách nên không toàn diện, không có tính
tổng quát.
- Hệ thống niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang,
phòng thống kê thị xã Tuyên Quang thống kê những số liệu trong quá trình
xây dựng và phát triển thị xã Tuyên Quang nhưng còn đơn lẻ, chưa có hệ
thống, chưa phản ánh được toàn cảnh tình hình thị xã Tuyên Quang giai đoạn
1991 đến 2008.
Tất cả các công trình nghiên cứu và tài liệu đã đề cập đến tình hình thị
xã Tuyên Quang, nhưng ở đây chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách cụ thể, đầy đủ, hệ thống về thị xã Tuyên Quang từ năm 1991 đến năm
2008. Với việc thực hiện đề tài: “Thị xã Tuyên Quang từ 1991 đến 2008”,
chúng tôi đánh giá cao các công trình nghiên cứu đi trước và đã xem xét, lựa
chọn sử dụng, vừa mang tính kế thừa, đồng thời phát triển để hoàn thành luận
văn của mình.
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Do khoảng cách thời gian lịch sử mà đề tài này đề cập còn quá ngắn,
tình hình kinh tế - xã hội còn đang tiếp diễn, việc nhận xét đánh giá thật
không dễ dàng khi tầm nhìn lịch sử còn chưa đủ rõ; giữa lịch sử và thời sự
khó phân biệt nhau về ranh giới, do đó sẽ gặp khó khăn lớn về phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành - đó là phương pháp lịch sử. Với ý nghĩa nhất định
về khoa học cũng như về thực tiễn như đã trình bày ở trên, tôi mạnh dạn
nghiên cứu đề tài này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình hình Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 trên các mặt kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian: Đề tài giới hạn trong thị xã Tuyên Quang, tỉnh
Tuyên Quang
- Giới hạn về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thị xã Tuyên Quang
từ năm 1991, sau quyết định tách tỉnh Hà Tuyên thành tỉnh Hà Giang và tỉnh
Tuyên Quang, cho đến năm 2008, năm được công nhận trở thành đô thị loại
III.
3.3. Nhiệm vụ đề tài
Nghiên cứu, làm rõ công cuộc xây dựng và phát triển thị xã Tuyên
Quang từ năm 1991, sau quyết định tách tỉnh Hà Tuyên thành tỉnh Hà Giang
và tỉnh Tuyên Quang, cho đến năm 2008, những thành tựu và hạn chế cần
khắc phục. Nhìn nhận những bước đi trong sự phát triển bền vững của thị xã.
Rút ra những bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế, môi trường và
giải quyết các vấn đề của xã hội trong thời kỳ đổi mới ở địa phương, đề xuất
các giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công cuộc phát triển bền vững ở thị xã
Tuyên Quang.
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành luận văn, chúng tôi dựa vào các tư liệu sau:
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các chỉ thị nghị quyết,
báo cáo tổng kết của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, thị uỷ, UBND thị xã Tuyên
Quang trong thời gian từ năm 1991 đến năm 2009, các số liệu, hệ thống bảng
biểu của trung tâm lưu trữ, Cục thống kê Tuyên Quang, phòng lữu trữ thị xã
Tuyên Quang, các sở, ban ngành liên quan.
Các sách, báo, bài viết, các công trình nghiên cứu về tình các địa
phương trong giai đoạn đổi mới, các bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo
tỉnh, thị xã về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Tuyên Quang.
Đó là những nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng tôi dựng lại bức tranh
lịch sử về quá trình phát triển của thị xã Tuyên Quang từ năm 1991 đến năm
2008 một cách trung thực, khách quan nhất.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các tài liệu thu thập được qua các đợt
điều tra điền dã tại địa phương.
Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, thị xã Tuyên Quang nằm bên
dòng sông Lô, hàng năm đều bị ngập lụt, nên nhiều tư liệu về tình hình thị xã
Tuyên Quang từ năm 1991 đến nay bị thất lạc, rách nát. Các tư liệu chủ yếu là
các số liệu tổng kết hàng năm nên còn rời rạc, thiếu tính tổng hợp, khái quát.
Đó là những khó khăn trong việc sử dụng tư liệu để nghiên cứu, hoàn thành
luận văn. Chúng tôi đã cố gắng sưu tầm, khai thác tư liệu từ nhiều nguồn,
phân tích, so sánh đối chiếu để có được những tư liệu đáng tin cậy, khách
quan nhất.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử là chủ
yếu nhằm khôi phục lại bức tranh về Thị xã Tuyên Quang từ năm 1991 đến
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2008. Kết hợp với phương pháp lôgíc để đánh giá, nhận xét, rút ra đặc điểm,
bài học kinh nghiệm của quá trình đổi mới ở thị xã Tuyên Quang.
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp điều tra điền dã, thống kê, so
sánh, đối chiếu phân tích, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ nội dung của để tài .
5. Đóng góp của luận văn.
Luận văn trình bày hệ thống, chân thực về thị xã Tuyên Quang từ năm
1991 đến năm 2008.
Từ kết quả nghiên cứu, luận văn nêu lên đặc điểm, thành tựu, ưu điểm
cũng như những hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của thị xã Tuyên Quang trong thời kỳ đổi mới. Từ đó rút ra nhận xét, đánh
giá, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy mọi tiềm năng, sức
mạnh và khắc phục các vấn đề bất cập, tiến tới sự phát triển bền vững.
Luận văn có thể làm tư liệu giáo dục truyền thống lịch sử địa phương,
góp phần làm làm rõ tính đúng đắn của đường lối đổi mới do Đảng khởi
xướng và lãnh đạo.
6. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được chia thành 3
chương.
Chương 1: Khái quát về thị xã Tuyên Quang trước năm 1991
Chương 2: Thị xã Tuyên Quang trong giai đoạn 1991 - 2000
Chương 3: Thị xã Tuyên Quang trong quá trình đô thị hoá 2001 - 2008
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1991
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên.
1.1.1. Vị trí địa lí.
Thị xã Tuyên Quang là trung tâm tỉnh lỵ Tuyên Quang. Là tỉnh miền
núi nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 160 km về phía
Bắc, Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Giang và Cao Bằng, phía Nam giáp
tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái
Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.
Thị xã Tuyên Quang có tọa độ địa lý từ 210
52’ đến 210
43’ vĩ Bắc và
1050
10’ đến 1020
20’ kinh Đông, ở vào vùng thấp của tỉnh. Thời điểm 2008,
về địa giới hành chính: phía bắc tiếp giáp các xã Tân Long, Thắng Quân, Phú
Thịnh; phía nam tiếp giáp các xã Nhữ Khê, Đội Bình, thị trấn Tân Bình thị xã
Yên Sơn và xã Vĩnh Lợi, Cấp Tiến thị xã Sơn Dương, phía tây tiếp giáp bốn
xã Kim Phú, Trung Môn, Hoàng Khai và Nhữ Hán thị xã Yên Sơn; diện tích
tự nhiên là 11.917,45 ha bằng 2,03% tổng diện tích cả tỉnh (tổng diện tích tự
nhiên của tỉnh Tuyên Quang là 587.038,5) , trong đó đất nông nghiệp 35,66%;
đất lâm nghiệp 32,37%; thổ cư và đất chuyên dụng 21,47%; diện tích núi đá,
sông ngòi và mặt nước 10,50%. [67, tr.10]
Về hành chính: thị xã Tuyên Quang gồm 7 phường và 6 xã, tổng diên tích
đất tự nhiên 119,18 km2
; trong đó diện tích nội thị 30,72 km2
, diện tích ngoại thị
88,46 km2
. [100, tr.2]
Thị xã Tuyên Quang là đầu mối giao thông thủy, bộ quan trọng. Đường
thủy có sông Lô, tàu lớn xuôi tới Việt Trì, Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông
Hồng. Mùa mưa, tàu nhỏ có thể ngược sông Lô lên đến Hàm Yên, ngược
sông Gâm lên đến Chiêm Hóa. Đường bộ có Quốc lộ 2 nối Tuyên Quang với
Hà Nội qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc về phía nam, với Hà Giang về phía bắc.
Quốc lộ 37 nối Tuyên Quang với Yên Bái và các tỉnh Tây Bắc với Thái
Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng và các tỉnh Đông Bắc.[96, tr.10]
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mặc dù thị xã Tuyên Quang nằm sâu trong nội địa, cách xa cảng, cửa
khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, không có đường hàng không
nhưng do có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy hoàn chỉnh, dày đặc
nên việc thông thương, giao dịch, trao đổi hàng hóa của thị xã với bên ngoài
khá thuận lợi.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên (Địa hình địa mạo)
Địa hình Tuyên Quang tương đối phức tạp và bị chia cắt nhiều bởi hệ
thống sông suối. Thị xã Tuyên Quang nằm trong kiểu địa hình thung lũng:
phân bố dọc theo dòng sông Lô, tạo thành những bãi bồi không liên tục, thuận
lợi cho việc trồng cây nông nghiệp và hoa màu. Kiểu địa hình này thường bị
ngập nước vào mùa mưa lũ. Sự chênh lệch độ cao địa hình giữa các vùng
trong tỉnh khá lớn.Thị xã Tuyên Quang nằm trong khoảng 10% diện tích của
tiểu vùng địa hình đồi thấp và thung lũng: có diện tích không lớn, gồm phần
diện tích thuộc các huyện Yên Sơn, Sơn Dương và thị xã Tuyên Quang. Tiểu
vùng này có các dải đồng bằng tương đối rộng, phân bố dọc thung lũng các
sông, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. [67, tr.13]
Nằm hai bên bờ sông Lô, địa hình thị xã thấp dần theo hướng bắc -
nam. Tả ngạn là dãy núi Tràng Đà - Nông Tiến với một số núi đất và núi đá
xen nhau, có đỉnh núi Dùm cao 400m, ven sông có những cánh đồng hẹp.
Hữu ngạn đất đai tương đối bằng phẳng, có một vài ngọn núi đất thấp như núi
Thổ Sơn, núi Cố. Hai bên tả ngạn, hữu ngạn được nối bởi cầu Nông Tiến, cầu
An Hòa và cầu Tân Hà.
Nhìn chung, địa hình địa mạo thị xã Tuyên Quang khá phức tạp, nội thị
là khu đất khá bằng phẳng, xen lẫn gò đồi thấp, ao hồ, ruộng trũng, cao độ
trung bình cốt 26,5m, có lợi thế hơn cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
và phân bố dân cư so với các khu vực khác trong tỉnh.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khí hậu Tuyên Quang vừa mang tính đa dạng của chế độ hoàn lưu gió
mùa nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc á - Trung Hoa, vừa
mang tính khí hậu vùng núi cao có địa hình bị phân cắt mạnh. Trong năm, ở
khắp nơi trong tỉnh đều có thể thấy sự thay phiên nhau tác động của các khối
không khí.
Khí hậu của thị xã là khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ
rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau. Trung bình hằng năm nhiệt độ là 23,00
C, độ ẩm là 84%, lượng mưa là
1.600mm.[67, tr.16]
Thị xã Tuyên Quang nằm ở hạ lưu sông Lô, ngoài sông Lô, thị xã còn
có ngòi Là, ngòi Cơi, ngòi Chả và ngòi Thục; về mùa mưa các sông, ngòi
thường có lũ lụt, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Hiện
tại đã có thuỷ điện Na Hang đầu nguồn sông Gâm và nhiều công trình thuỷ lợi
khác đang được Nhà nước đầu tư xây dựng, qua đó hạn chế được nước ngập
úng cho thị xã vào mùa mưa.
1.1.4. Tài nguyên
Tài nguyên nước: nước mặt của thị xã vào loại trung bình của lãnh thổ
phía Bắc Việt Nam, tiềm năng nước mặt dồi dào, gấp 10 lần yêu cầu nước sản
xuất nông nghiệp và sinh hoạt và nguồn nước mặt là nguồn nước chính cung
cấp cho thị xã trong tương lai. Khu vực thị xã có mạng lưới sông ngòi phân
bố khá đồng đều. Con sông chính là sông Lô và nhiều sông ngòi nhỏ cùng ao
hồ, tạo thành mạng lưới thuỷ văn khá dày. Đây là nguồn nước mặt cung cấp
nước chủ yếu cho thị xã hiện nay. Tuy nhiên vào mùa mưa, lũ cao nước sông
có hàm lượng cặn lơ lửng, độ đục, độ màu vượt quá giới hạn cho phép gây trở
ngại cho việc sử dụng nước sông làm nguồn nước cấp sinh hoạt. Thị xã còn
có lượng nước ngầm dồi dào, có ở khắp lãnh thổ và chất lượng tốt đủ tiêu
chuẩn dùng trong sinh hoạt. Mực nước ngầm không sâu và tương đối ổn định,
thuận lợi cho khai thác, kể cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt đời sống
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhân dân. Chất lượng nước ngầm trong khu vực nhìn chung là tốt, nước trong,
theo nghiên cứu thì nước không nhiễm cặn, không nhiễm các hợp chất nitơ và
kim loại nặng. Tuy vậy, nước ngầm phân bố không đồng đều theo cấu thành
địa chất. [67, tr.29]
Về tài nguyên khoáng sản: hiện nay thị xã không còn rừng tự nhiên, chỉ
có rừng trồng. Lòng đất thị xã có than và quặng kẽm, song trữ lượng đã bị
khai thác cạn kiệt. Ngoài ra, thị xã Tuyên Quang còn có trữ lượng khá lớn đá
vôi và cát, sỏi, đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng ở địa phương.
Tài nguyên du lịch: Thị xã có cảnh quan thiên nhiên kì thú, nhiều di
tích lịch sử - văn hóa, có tiềm năng phát triển du lịch như: dãy núi Tràng Đà
(Nông Tiến), thác Cổng Trời, động Tiên và nhiều hang động khác. Cùng đó là
hệ thống các đền, chùa như: đền Ỷ La, đền Thượng, đền Cảnh Xanh, đền
Cấm, chùa An Vinh, chùa Trùng Quang, chùa Linh Thông, chùa Hương
Nghiêm có kiến trúc, cảnh quan đẹp, hằng năm thu hút nhiều du khách đến
thăm quan vãn cảnh. Trên địa bàn còn có một số di tích lịch sử như Thành
nhà Mạc được xây dựng từ thế kỉ XVI; đền Hạ xây dựng từ thế kỉ XVIII là
hai di tích lịch sử - văn hóa xếp hạng cấp quốc gia.
Nhờ có những di tích lịch sử cách mạng như: thành nhà Bầu, thành nhà
Mạc, Hòa Mục, Bình Ca, Đá Bàn, Kim Bình, Km7, cầu Cả, đèo Chắn, Hòn
lau… và đặc biệt là khu di tích lịch sử Tân Trào... nên từ lâu thị xã Tuyên
Quang được nhân dân trong cả nước coi đây là một trung tâm của các tuyến
tham quan, du lịch các di tích lịch sử cách mạng, các di tích lịch sử văn hóa
của quốc gia tại tỉnh Tuyên Quang
Tài nguyên nhân văn
Tính đến năm 2008, dân số thị xã Tuyên Quang là 92.413 người, trong
đó dân số nội thị 70.453 người, với 35.503 người trong độ tuổi lao động,
chiếm 64,96% so với tổng dân số nội thị, trong đó lao động nông nghiệp là
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6.236 người, lao động phi nông nghiệp (nội thị) 29.267 người, chiếm 82,44%
so với tổng số lao động nội thị, tỉ lệ tăng tự nhiên năm 2008 là 9,23%. [22],
[100, tr.41]
Cộng đồng các dân tộc khu vực thị xã cũng như tỉnh Tuyên Quang với
những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hoá
phong phú, đa dạng với nhiều nét độc đáo, với truyền thống cách mạng và yêu
nước lâu đời, luôn một lòng sắc son theo Đảng, đoàn kết một lòng xây dựng
quê hương đất nước ngày một vững mạnh giàu đẹp.
1.2. Dân cư và truyền thống đấu tranh cách mạng.
1.2.1. Dân cư
Trên địa bàn thị xã Tuyên Quang hiện có 18 dân tộc anh em sinh sống,
trong đó dân tộc Kinh chiếm 48,21%, các dân tộc ít người chiếm 51,79% (Tày
chiếm 25,45%, Dao chiếm 11,38%, Sán Chay chiếm 8%, Mông chiếm 2,2%,
Nùng chiếm 1,9%, Sán Dìu chiếm 1,6%...) [67, tr.51]. Mỗi dân tộc đều có phong
tục tập quán và văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá.
Về tiếng nói, được xếp vào 4 nhóm chính là: Nhóm ngôn ngữ Việt -
Mường (có dân tộc Kinh); nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (có các dân tộc Tày,
Cao Lan, Nùng); nhóm ngôn ngữ Mông - Dao (có các dân tộc Mông, Dao, Pà
Thẻn, Tống); nhóm ngôn ngữ Hán (có các dân tộc Sán Dìu, Hoa). Các phong
tục tập quán mang nét chung, liên quan đến chu kỳ một đời người như: Phong
tục sinh đẻ, nuôi con, cưới xin, làm nhà, tang lễ và trong lao động sản xuất,
sinh hoạt; trong đó, có những phong tục đẹp như: Hát Quan làng trong lễ
cưới, hát Then của dân tộc Tày; hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu; hát Páo
dung và cấp sắc của dân tộc Dao; hát Sình ca của dân tộc Cao Lan.
1.2.2. Truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng.
Thời Hùng Vương, tỉnh Tuyên Quang nằm trong địa vực của nhà nước
Văn Lang và thuộc địa bàn Bộ Vũ Định. Trải qua các thời kì Đinh, Lê, Lý,
Trần, hậu Lê… tỉnh Tuyên Quang thuộc châu Tuyên Quang, Thừa Tuyên
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Quang, Trấn Minh Quang. Đời nhà Nguyễn được gọi là tỉnh Tuyên Quang.
Nửa cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, tháng 4 -1900, toàn
quyền Đông Dương ra nghị định chia Tuyên Quang thành hai tỉnh: Tuyên
Quang và Hà Giang. Tỉnh Tuyên Quang bao gồm 6 châu: Yên Sơn, Sơn
Dương, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và Yên Bình (tháng 7 – 1956 thị xã
Yên Bình được sáp nhập về tỉnh Yên Bái).
Dưới thời phong kiến và Pháp thuộc, nền kinh tế của thị xã Tuyên
Quang chủ yếu là nông nghiệp. Cư dân thị xã phần nhiều sinh sống bằng nghề
trồng trọt và chăn nuôi; kỹ thuật canh tác lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên
nhiên. Ngoài chăn nuôi và trồng trọt, cư dân thị xã còn làm nhiều nghề thủ
công như: khai thác, chế biến nông - lâm sản và nghề dệt vải từ sợi bông.
Trải qua các thời kỳ, địa dư hành chính của thị xã Tuyên Quang có
nhiều biến động. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, thị xã Tuyên Quang
chưa là một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, các đơn vị hành chính cơ sở
thuộc địa bàn thị xã Tuyên Quang ngay khi đó đều thuộc châu Yên Sơn. Sau
cách mạng Tháng Tám 1945, tháng 5 - 1946, ủy ban hành chính thị xã Tuyên
Quang được thành lập, thị xã Tuyên Quang trở thành một đơn vị hành chính
trực thuộc tỉnh Tuyên Quang. Địa giới hành chính của thị xã chỉ bao gồm hai
khu phố Xuân Hòa và Tam Cờ nằm trên hữu ngạn sông Lô với diện tích
khoảng 1km2
. Tháng 5 - 1948, căn cứ vào điều kiện cụ thể của thị xã Tuyên
Quang, Chính phủ đã ra quyết định tạm thời giải thể ủy ban kháng chiến hành
chính thị xã Tuyên Quang. Ngày 15 - 2 - 1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra
Nghị định số 460 tái lập thị xã Tuyên Quang, theo đó, địa giới hành chính của
thị xã Tuyên Quang bao gồm thị xã Tuyên Quang (cũ) và hai thôn Minh Tân,
Cầu Lườn thuộc xã Ỷ La ( thị xã Yên Sơn). Đến tháng 10 - 1969, Chính phủ
quyết định sáp nhập bốn xã Ỷ La, Hưng Thành, Nông Tiến, Tràng Đà thuộc
thị xã Yên Sơn về thị xã Tuyên Quang. Trước tháng 9 - 2008, thị xã Tuyên
Quang có bảy đơn vị hành chính gồm ba phường: Tân Quang, Minh Xuân,
Phan Thiết và bốn xã Ỷ La, Hưng Thành, Nông Tiến, Tràng Đà. Ngày 3 - 9 -
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2008, Chính phủ đã ban hành nghị định 99/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh
địa giới thị xã Yên Sơn để mở rộng thị xã Tuyên Quang và thành lập một số
phường thuộc thị xã Tuyên Quang. Chính vì thế mà hiện nay thị xã Tuyên
Quang có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Tân quang,
Minh Xuân, Phan Thiết, Ỷ La, Tân Hà, Hưng Thành, Nông Tiến và các xã:
Tràng Đà, An Tường, Lưỡng Vượng, An Khang, Thái Long, Đội Cấn với 294
xóm, tổ nhân dân. Với dân số là 90.793 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm
đa số và có hầu hết các dân tộc ít người khác trong tỉnh cùng đoàn kết sinh
sống.
Trong quá trình lịch sử, thị xã Tuyên Quang luôn là một địa bàn có vị
trí chiến lược quan trọng, là thủ phủ của một vùng “An biên” che chắn cho
kinh đô Thăng Long về phía bắc. Tấm bia đá trên núi Thổ sơn còn ghi:
“An biên viễn hải ưu kinh bạc
Tuyên Thành vạn cổ án Thăng Long”.
Dịch nghĩa:
Vùng an biên xa biển có nhiều vàng bạc
Thành Tuyên Quang đời đời che chắn Thăng Long.
Là một bộ phận của dân tộc Việt Nam, qua các thời kì lịch sử, nhân dân
các dân tộc thị xã Tuyên Quang đã kết tinh những truyền thống quý báu: yêu
nước, đoàn kết, yêu lao động, kiên cường trong đấu tranh và giữ gìn độc lập
dân tộc… Những truyền thống quý báu đó được các thế hệ củng cố, phát huy
và tỏa sáng trong lao động, sản xuất cũng như trong đấu tranh chống giặc
ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Từ giữa thế kỷ XIX (năm 1858), thực dân Pháp tiến hành cuộc xâm
lược Việt Nam, triều đình phong kiến nhà Nguyễn bạc nhược, từng bước đầu
hàng quân xâm lược. Mặc dù vậy, nhân dân thị xã Tuyên Quang vẫn cùng với
nhân dân cả nước tiến hành cuộc chiến đấu chống lại ách thống trị của thực
dân Pháp.
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngày 31 - 5 - 1884 thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm Tuyên Quang,
nhân dân thị xã Tuyên Quang đã triệt để thực hiện “Vườn không nhà trống”
để chống giặc.
Với ưu thế hơn hẳn về kỹ thuật và lực lượng quân sự, quân Pháp đã
đánh chiếm được tỉnh lị Tuyên Quang. Nhưng quân xâm lược không thể yên
thân, đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Cao Lan…, suốt một vùng quanh thị xã
đã tập hợp lực lượng cùng với đạo quân của Lưu Vĩnh Phúc tiến đánh kịch
liệt, buộc chúng phải tập trung quân về đóng trong thành Tuyên Quang (thành
nhà Mạc).
Trong nhiều tháng vây thành, đánh địch (từ tháng 8 - 1884 đến tháng 4
- 1885) với những trận chiến đấu quyết liệt, quân dân ta đã tiêu diệt được 200
tên, bằng 1/3 lực lượng quân địch đóng trong thành. Hầu hết các sĩ quan và
một nửa binh lính địch bị thương vong, buộc quân địch phải cầu cứu xin viện
binh từ Hà Nội lên giải vây. [2, tr.15]
Khi thực dân Pháp xác lập được ách thống trị tại Tuyên Quang, nhân
dân Tuyên Quang vẫn tích cực ủng hộ và tham gia các phong trào yêu nước
đang diễn ra sôi nổi trên toàn quốc. Trong những năm 1925 - 1927, tầng lớp
trí thức và học sinh thị xã đã hưởng ứng phong trào để tang nhà yêu nước
Phan Chu Trinh (1872 - 1926) và phản đối bản ánh tử hình của thực dân Pháp
đối với nhà yêu nước Phan Bội Châu (1867 - 1940). Trong hai năm 1928 -
1929, nhiều đảng viên Quốc Dân Đảng đã đã đến Tuyên Quang hoạt động
trong sự ủng hộ, che chở của nhân dân thị xã.
Các phong trào yêu nước, chống thực dân phong kiến của nhân dân thị
xã Tuyên Quang trong thời kì này, tuy chưa có tổ chức rõ nét và chưa giành
được thắng lợi, song đó cũng là nhân tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho
sự bắt rễ, phát triển của phong trào cách mạng ở thị xã Tuyên Quang dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ khi có Đảng lãnh đạo, cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh,
nhân dân các dân tộc thị xã Tuyên Quang sớm được giác ngộ đã hăng hái
tham gia phong trào cách mạng, đoàn kết đứng lên khởi nghĩa giành chính
quyền. Trong cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp xâm lược, là
cửa ngõ phía tây của An toàn khu, nhân dân các dân tộc thị xã Tuyên Quang
đã thực hiện triệt để “Tiêu thổ kháng chiến”, bền bỉ, mưu trí, dũng cảm chiến
đấu, lập nhiều chiến công, góp phần cùng quân dân trong toàn tỉnh hoàn thành
xuất sắc sứ mệnh bảo vệ An toàn khu, bảo vệ các cơ quan đầu não kháng
chiến và cung cấp nhân lực, vật lực cho kháng chiến thắng lợi.
Trước thực trạng phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân phát
triển, ngày 20-3-1940 Chi bộ Mỏ than được thành lập tại đền Mỏ Than, với 7
đảng viên đầu tiên, đây là Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Tuyên
Quang. Đồng chí Vũ Mùi được chỉ định làm Bí thư. Sự kiện này đã đáp ứng
bước phát triển tiếp theo cho cách mạng địa phương.
Trong cách mạng Tháng Tám năm 1945, cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền ở Tuyên Quang diễn ra từ ngày 17 - 8 đến ngày 21 - 8 - 1945, nhân dân
Tuyên Quang đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Tháng 5 - 1946, thị xã
Tuyên Quang được chính thức thành lập và trở thành một đơn vị hành chính
độc lập cấp thị xã.[2, tr.52]
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với sự lớn mạnh của phong trào
cách mạng trong cả nước, các đơn vị vũ trang và bán vũ trang đã lần lượt ra
đời. Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất về tổ chức,
chỉ đạo, xây dựng, huấn luyện, hoạt động và phát triển của lực lượng vũ trang
nhân dân; Nghị quyết kỳ họp thứ hai Quốc hội (khoá I) và sắc lệnh số 230/SL
của Chủ tịch nước về việc thành lập các Ban chỉ huy tỉnh đội, huyện đội, xã
đội dân quân. Thực hiện quyết định của Bộ Quốc phòng ngày 17/4/1947 tỉnh
đội Tuyên Quang được thành lập. Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ Tuyên
Quang là “tích cực xây dựng lực lượng”, chỉ trong vòng 2 tháng lực lượng vũ
trang tỉnh đã phát triển nhanh chóng với trên 12 nghìn dân quân, 4 nghìn du
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kích; Mỗi huyện, thị xã có từ 1 đến 2 Đại đội, mỗi xã có từ 1 tiểu đội đến 1
trung đội dân quân du kích. [71, tr.3]
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Tuyên Quang
được chọn làm An toàn khu, nơi Trung ương Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và
nhiều cơ quan Trung ương ở, làm việc, lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến giải
phóng dân tộc, lực lượng vũ trang đã cùng với nhân dân các dân tộc Tuyên
Quang đoàn kết một lòng, chủ động, sáng tạo, dũng cảm tham gia chiến đấu
đánh địch trên địa bàn và bảo vệ An toàn khu căn cứ địa cách mạng. Chiến
dịch Thu đông năm 1947, lực lượng vũ trang thị xã Tuyên Quang đã phối hợp
với bộ đội chủ lực tham gia đánh 48 trận, tiêu diệt 1.289 tên và làm bị thương
240 tên; bắn chìm, bắn cháy 10 ca nô, tàu chiến, phá hủy 01 máy bay, thu
nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự của địch, trong đó có những trận đánh tiêu
biểu như: Trận Bình Ca (12/10/1947) - trận “ mở đầu” cho những chiến công
rực rỡ khác trên sông Lô; Trận địa lôi Km 7 (22/10/1947) trở thành nỗi kinh
hoàng của quân Pháp, đó là một trong những trận đánh điển hình về tinh thần
mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, dùng vũ khí địch đánh địch của lực lượng vũ
trang tỉnh; Trận Cầu Cả - Đèo Gà (Từ ngày 04 đến 08/11/1947), trận đánh thể
hiện ý trí quyết tâm tiêu diệt địch của quân và dân ta; Trận khe Lau
(10/11/1947) - là trận đánh với sự phối hợp tác chiến chặt chẽ giữa quân và
dân Tuyên Quang với bộ đội chủ lực, trận đánh được mệnh danh là “bể lửa
thiêu đốt quân giặc”. Các trận đánh đã làm cho kẻ địch hoang mang, lo sợ.
Nhưng với sự hiếu chiến, ngoan cố, đến tháng 5 năm 1949, thực dân Pháp
mở chiến dịch Sông Lô lần thứ 2, chỉ trong vòng một tuần quân và dân Tuyên
Quang đã đánh 25 trận, quân ta đã tiêu diệt - làm bị thương và bắt sống hàng
trăm tên địch, bảo vệ vững chắc các cơ sở kháng chiến của ta. [2, tr.70]
Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến dịch lịch
sử Điện Biên Phủ, thị xã cùng cả tỉnh Tuyên Quang đã huy động 56.196 lượt
người tham gia dân công, 721 xe đạp thồ phục vụ chiến đấu, đã sửa chữa gần
200 km đường giao thông, đắc biệt các tuyến đường qua phà Bình Ca, phà
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hiên luôn bảo đảm thông suốt, góp phần chi viện kịp thời cho chiến trường...
Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thị xã Tuyên Quang đóng góp
cùng cả tỉnh với trên 10.000 người tham gia bộ đội, thanh niên xung phong và
dân công hỏa tuyến, đóng góp 6.519.000 ngày công phục vụ các chiến dịch . [71,
tr.3]
Hoà bình lập lại, miền Bắc bước vào xây dựng CNXH, nhiệm vụ của
lực lượng vũ trang thị xã lúc này là bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền trấn áp
bọn phản cách mạng, bảo vệ trị an ở địa phương. Tỉnh đội đã chỉ đạo thị xã
thành lập một trung đội dân quân cơ động làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
Ngày 05/8/1964, đế quốc Mỹ dùng máy bay đánh phá miền Bắc. Để ứng phó
với âm mưu của địch, lực lượng vũ trang thị xã Tuyên Quang đã nhanh chóng
xây dựng, phát triển lực lượng, đến năm 1965 tỉnh đã thành lập 1 tiểu đoàn
pháo cao xạ 37 ly, 1 tiểu đoàn bộ binh và 1 đại đội bộ binh tăng cường; 100%
xã, phường, cơ quan, xí nghiệp có lực lượng dân quân tự vệ với quân số
24.112 chiến sĩ, đồng thời các tiểu đoàn Bình ca 3, Bình ca 4, Bình ca 5 lần
lượt được thành lập lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cùng với đồng bào và chiến sỹ cả nước, gần 4,2
vạn thanh niên là con em nhân dân các dân tộc thị xã Tuyên Quang và cả tỉnh
đã hăng hái lên đường chiến đấu ở các chiến trường. Huy động được 33.840
lượt dân quân tự vệ với trên 627.200 ngày công phục vụ chiến đấu, góp phần
cùng nhân dân cả nước đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế
quốc Mỹ, đồng thời làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với miền Nam.
Từ năm 1964 đến năm 1972, quân và dân Tuyên Quang đã phối hợp với các
đơn vị chủ lực tổ chức chiến đấu 207 trận, bắn rơi 21 máy bay Mỹ, trong đó
bắn rơi tại chỗ 2 máy bay. [71, tr.3]
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, thị xã
Tuyên Quang là hậu phương vững chắc của các huyện biên giới. Cùng thời
gian, lực lượng vũ trang thị xã đã phát triển cả về số lượng và chất lượng,
trong gần 8 năm (từ năm 1979 đến năm 1986), thị xã đã thành lập 1 tiểu đoàn
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bộ binh độc lập, và cùng với cả tỉnh đã huy động được trên 30.000 lượt dân
quân tự vệ với gần 1,5 triệu ngày công để xây dựng tuyến phòng thủ biên
giới, đồng thời mỗi năm có hàng trăm thanh niên nhập ngũ trực tiếp cầm súng
tham gia chiến đấu.[2, tr.271] Trong cuộc chiến tranh này, nhiều người con
ưu tú của thị xã Tuyên Quang đã anh dũng hy sinh trên các chiến hào biên
giới, góp phần bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc.
Từ ngày tái thành lập tỉnh (Tháng 10/1991) đến nay, phát huy truyền
thống quê hương cách mạng. Nhân dân thị xã Tuyên Quang luôn nêu cao tinh
thần cảnh giác, lực lượng vũ trang luôn sẵn sàng chiến đấu cao, huấn luyện
giỏi, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Quán triệt và thực hiện các
nghị quyết, chỉ thị của trên, cơ quan quân sự các cấp đã kịp thời tham mưu
cho cấp uỷ, chính quyền về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc
phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, không ngừng nâng cao
tiềm lực quốc phòng an ninh trong khu vực phòng thủ. Để thực sự vững mạnh
trên mọi phương diện, lực lượng vũ trang thị xã được xây dựng toàn diện phù
hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
1.3. Tình hình chính trị, đặc điểm kinh tế - xã hội ở thị xã Tuyên Quang
trước năm 1991.
1.3.1. Tình hình chính trị
Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng là mốc mở đầu sự nghiệp đổi
mới toàn diện đất nước, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội VI,
những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế đã tác động xấu đến tình hình
chính trị, kinh tế và xã hội nước ta. Nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã
nỗ lực khắc phục khó khăn, kiên trì tìm tòi, khai phá con đường đổi mới chưa
có một khuôn mẫu cho trước, từng bước đưa đường lối Đại hội VI đi vào thực
tế cuộc sống.
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Năm 1986, mở đầu kế hoạch 5 năm 1986 - 1990, tình hình chung của
cả tỉnh Hà Tuyên hết sức khó khăn. Ngày 13-1-1986, Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh Hà Tuyên ra Nghị quyết Về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế xã
hội năm 1986 của tỉnh. Sau khi đánh giá tình hình phát triển sản xuất, ổn định
đời sống nhân dân, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, Tỉnh ủy đã đề ra
phương hướng nhiệm vụ cho chặng đường mới là: Tiến hành đẩy mạnh sản
xuất, xây dựng củng cố thế trận biên giới toàn diện, vững chắc; thực hiện tốt
gắn kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng an - ninh với kinh tế, đảm
bảo hậu cần tại chỗ, chủ động sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.
Trong 5 năm 1986 - 1990, với 2 kỳ Đại hội; Đại hội đại biểu Đảng bộ
thị xã Tuyên Quang lần thứ XII (Nhiệm kỳ 1986 - 1989) và XIII (Nhiệm kỳ
1989 - 1991), trên cơ sở nhìn nhận, đánh giá những ưu nhược điểm của thị xã,
nhất là trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm, công tác quản
lý thị chính, nhà đất, những ách tắc trong phân phối lưu thông… chính quyền
thị xã đã xác định mục tiêu và biện pháp để đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công
nghiệp, công nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể
và gia đình) để sản xuất ngày càng nhiều hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu,
đồng thời ra sức phát triển nông thôn, lâm nghiệp toàn diện, trước hết là sản
xuất lương thực, thực phẩm, mặt khác phải đẩy mạnh việc tổ chức và quản lý
tốt công tác dịch vụ để tạo thành một cơ cấu kinh tế thống nhất: tiểu, thủ công
nghiệp - công nghiệp - nông lâm nghiệp và dịch vụ. Xây dựng các tổ chức
đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng trong sạch, vững mạnh. Tăng
cường công tác an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, từng bước chăm lo
đời sống vật chất, văn hoá cho nhân dân, trước hết là ăn, ở, chữa bệnh, học
tập, học tập và việc làm cho người lao động. Sau 5 năm thực hiện đổi mới,
các chủ trương, chính sách đổi mới bắt đầu mang lại kết quả rõ rệt. Tình hình
chính trị, an ninh quốc phòng được bảo đảm. [2, tr.289]
1.3.2. Đặc điểm kinh tế
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thị xã Tuyên Quang là trung tâm tỉnh lị từ trước tới nay, từ xa xưa
nghề chính của đa số dân số vẫn là sản xuất nông nghiệp trồng lúa, hoa màu,
rau quả, chăn nuôi, đánh bắt cá, chế biến nông - lâm - khoáng sản..., trong đó
chủ yếu là trồng lúa trên những cánh đồng, các chân ruộng ven đồi, ven suối,
các cánh đồng hai bên sông Lô và trồng lúa nương.
Chợ Tam cờ của thị xã nằm cạnh cổng thành phía Tây thành nhà Mạc,
được hình thành từ lâu đời, đây là trung tâm trao đổi buôn bán hàng hoá của
thị xã, nhân dân trong tỉnh và với các tỉnh lân cận khác. Hàng hoá trao đổi rất
đa dạng, phong phú, song chủ yếu vẫn là sản phẩm nông - lâm nghiệp và thủ
công nghiệp bản địa.
Trong nông nghiệp, sau năm 1975, Xuất phát từ thực tế sản xuất nông
nghiệp của thị xã chỉ chiếm 17% diện tích đất, việc mở rộng diện tích đất
canh tác hạn chế, đất có khả năng khai hoang phục hóa không đáng kể.
Nhưng đối với thị xã Tuyên Quang, sản xuất nông nghiệp vẫn là một trong
nhưng ngành kinh tế hàng đầu đóng vai trò cơ sở cho các ngành kinh tế chung
của thị xã. Tiểu thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng, được đẩy mạnh phát
triển, nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong tỉnh.
Từ năm 1986 đến 1991, kinh tế thị xã Tuyên Quang vẫn chủ yếu là phát
triển các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Cùng với cả
tỉnh, thị xã Tuyên Quang bước vào giai đoạn chuyển từ cơ chế hành chính
quan liêu, bao cấp sang cơ chế quản lý tự hạch toán kinh doanh. Cũng như các
địa phương khác trong cả nước, đây là giai đoạn khó khăn nhất của nhân dân
thị xã, sự chuyển đổi về “quan điểm” trong phát triển kinh tế và thiên tai liên
tục xảy ra, dẫn đến tình trạng đời sống của người dân thiếu lương thực và han
hiếm hàng hoá tiêu dùng. Nhưng với sự cố gắng của Đảng bộ, chính quyền
nhân dân thị xã, đặc biệt là một số giải pháp đúng đắn trong giải quyết lương
thực được đưa ra kịp thời, như vận động nhân dân tích cực khai hoang, phục
hoá, cải tạo bãi bồi để sản xuất lương thực tại chỗ; đồng thời mở mang lưu
thông hàng hoá, phát triển một số ngành nghề dịch vụ... vì thế đến năm 1989,
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giá trị tổng sản lượng công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đạt 1,2 tỷ đồng, năm
1990 đạt 1,84 tỷ đồng, trong đó kinh tế tư nhân và gia đình chiếm chiếm 61%
giá trị tổng sản lượng.[19, tr.3]
Để bảo đảm an ninh lương thực, thị xã đã đầu tư theo hướng chiều sâu
trong sản xuất. Năm 1987, sản lượng lương thực đạt 3200 tấn; năng suất bình
quân 6,3 tấn/ha. Năm 1988, Ban Thường vụ thị ủy ra Nghị quyết số 15-
NQ/TU thực hiện nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị khoán sản phẩm đến hộ,
khoán đơn giá và thanh toán gọn. Đến vụ mùa năm 1988 đã thực hiện ở tất cả
các hợp tác xã trong toàn thị xã. Khoán 10 đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
phát triển. So với năm 1987, Năm 1988 diện tích gieo trồng cây lương thực
của thị xã tăng 167 ha; năng suất lúa đạt 7 tấn/ha, tăng 1,1 tấn/ha; sản lượng
lương thực đạt 3.800 tấn, tăng 14%.[2, tr.300]
Trong quá trình sản xuất, quyền làm chủ của người lao động được phát
huy, đã thực hiện phân phối bằng hiện vật và giá trị. Người lao động phấn
khởi, chủ động mua sắm vật tư, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.
Tháo gỡ vướng mắc về giá, xã viên nhận khoán được bán sản phẩm và được
mua vật tư của Nhà nước theo giá kinh doanh. Trạm vật tư nông nghiệp tổng
hợp, trạm thủy sản được thành lập để chủ động cung ứng vật tư nông nghiệp
cho các hợp tác xã. Qua đó, sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển dịch
theo hướng sản xuất hàng hóa, nông dân cũng khai thác hiệu quả hơn về tiềm
năng đất đai, nhờ vậy đời sống của người dân đã nhanh chóng ổn định.
Cùng với sự phát triển của sản xuất, lĩnh vực lưu thông phân phối cũng
từng bước khởi sắc, công tác nắm hàng, nắm tiền được tăng cường, thực hiện
chủ trương xóa tình trạng “ngăn sông cấm chợ” chia cắt thị trường, đã tạo
điều kiện giao thương hàng hóa giữa các địa phương, thu hút được nguồn
lương thực thực phẩm. Ngành thương nghiệp tổ chức thu mua, bảo đảm nắm
mặt hàng định lượng cho cán bộ, công nhân, lực lượng vũ trang; trên thực tế
thị xã phải lo cung cấp hàng thiết yếu cho 5 vạn người. Tiến hành mở rộng hệ
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thống chợ, thương mại quốc doanh, tập thể, tư nhân bước đầu được sắp xếp
lại. Thu ngân sách trên địa bàn thị xã lần đầu tiên đạt trên 1 tỷ đồng.
Trong xây dựng cơ bản, thị xã tập trung xây dựng hệ thống cấp, điện
nước, đường giao thông và các công trình thủy lợi. Đẩy mạnh xây dựng nông
thôn mới, mở rộng đường liên thôn, liên xã.
Như vậy, trong giai đoạn từ năm 1979 đến năm 1991, thị xã Tuyên
Quang có nền kinh tế đa dạng, với nhiều ngành nghề, trong đó nông - lâm
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vẫn là chủ yếu. Đặc biệt trong giai đoạn này, do
tình hình biên giới phía Bắc không ổn định, dẫn đến những khó khăn không
nhỏ về kinh tế, chính trị, cùng với đó là thiên tai lũ lụt liên tục xảy ra, đời
sống người dân cũng vì thế mà gặp không ít khó khăn. Song, cũng chính giai
đoạn này, Đảng bộ, chính quyền nhân dân thị xã Tuyên Quang một lần nữa
khẳng định được truyền thống đoàn kết, không lui bước trước mọi gian khó,
thông minh, sáng tạo trong vận dụng đường lối chính sách của Đảng trong
phát triển kinh tế cũng như trong sự nghiệp bảo về Tổ quốc. Vì thế Đảng bộ
đã từng bước lãnh đạo nhân dân phục hồi kinh tế, ổn định được đời sống cho
nhân dân
1.3.3. Đặc điểm xã hội.
Dân số trên địa bàn thị xã tính đến năm 1991, với diện tích tự nhiên
40,90 km2
, dân số trung bình 50.680 người, trong đó dân số trung bình thuộc
khu vực thành thị 25.325 người, số người trong độ tuổi lao động 27.571
người. Có 18 dân tộc anh em như Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Mông, Sán Dìu,
Pà Thẻn… Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp và chống Đế Quốc Mỹ,
thị xã Tuyên Quang là hậu phương vững chắc. Sau hòa bình thống nhất đất
nước (1975), thị xã Tuyên Quang trở thành vùng kinh tế mới, nhiều bộ đội từ
chiến trường miền Nam và cán bộ, nhân dân từ các tỉnh miền xuôi, miền
ngược về định cư, xây dựng thị xã Tuyên Quang..., vì thế đã tạo ra sự giao lưu
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
văn hoá giữa các dân tộc, các vùng miền trong cộng đồng các dân tộc thị xã
Tuyên Quang. [9, tr.31-35]
Về tôn giáo tín ngưỡng: thị xã có hai tôn giáo chính là: Thiên chúa giáo
và Phật giáo, cùng đó là tục thờ cúng tổ tiên. Trước năm 1991, đạo Phật vẫn
chưa được tổ chức và phát triển mạnh, hệ thống đền chùa đa dạng phong phú
nhưng chưa được quan tâm tôn tạo. Theo truyền thống người dân vẫn thờ
Phật kết hợp với thờ tổ tiên. Dần dần do điều kiện kinh tế văn hoá phát triển,
đời sống tín ngưỡng, tâm linh lại được chú trọng. Còn Đạo Thiên chúa được
du nhập từ thời Pháp thuộc vẫn được duy trì và phát triển ở trong các họ đạo
trong một bộ phận dân cư. Ngoài ra, do đặc thù có nhiều dân tộc cùng cộng
sinh trên địa bàn, mỗi dân tộc lại thể hiện nếp sống văn hoá tâm linh khác
nhau theo bản sắc của mình .
Giáo dục và đào tạo có một số tiến bộ. Những kết quả ban đầu được thể
hiện ở việc từng bước đa dạng hoá loại hình giáo dục, đào tạo, tăng cường
liên kết nhà trường với xã hội. Sự nghiệp giáo dục tiếp tục được phát triển, thị
xã mở thêm lớp 10 hệ B, thu hút được 240 học sinh. Năm 1988 - 1989 có
10.733 học sinh các cấp, xây mới 13 phòng học. Công tác giáo dục đã có
bước chuyển biến trong nâng cao chất lượng dậy và học. Đội ngũ thầy cô giáo
được chuẩn hóa. Đến năm 1990, thị xã là đơn vị đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn
quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ. Sau nhiều cố gắng
của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, đến năm 1990, thị xã đã có đủ phòng
học, không còn tình trạng học sinh phải học ca ba. [2, tr.304]
Thực hiện chủ trương thầy thuốc và thuốc gần dân, ngành y tế sắp xếp
lại lực lượng y tế và phương thức phục vụ, tăng cường y tế cơ sở; làm tốt
công tác phòng dịch, khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân
dân. Vận động nhân dân thực hiện 6 chương trình y tế quốc gia. Tiêm chủng
mở rộng phòng 6 loại bệnh ở trẻ em đạt 90%. Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch,
tỷ lệ tăng dân số duy trì ở mức dưới 1,5%. Chất lượng hoạt động của các trạm
y tế cơ sở được nâng cao, làm tốt công tác phòng bệnh, khám chữa bệnh.
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Công tác văn - hóa thông tin có nhiều hoạt động phục vụ nhiệm vụ
chính trị, phối hợp tổ chức tốt các ngày lễ lớn; hệ thống phát thanh mở rộng
đến các xã ngoại thị; đa dạng dịch vụ văn hóa; hoạt động văn hoá, văn nghệ
phong phú hơn về nội dung, đa dạng hơn về hình thức và thể loại; ngăn chặn
và xử lý kịp thời văn hóa phẩm có nội dung xấu. .
Giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề bức thiết, được đảng
bộ thị xã quan tâm thực hiện. Hướng giải quyết việc làm là tập trung phát
triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển sản xuất thủ công nghiệp, mở rộng
dịch vụ; khuyến khích phát triển kinh tế gia đình. Từ 1987 đến 1989, đã giải
quyết việc làm cho 1.166 người [2, tr.305]. Tuy còn nhiều khó khăn về kinh
tế, thị xã vẫn thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với gia đình người có
công với nước.
Tình hình an ninh được đảm bảo, tiến hành đồng bộ các biện pháp chỉ
đạo và tấn công tội phạm hình sự, tăng cường quản lý hành chính, quản lý hộ
tịch, hộ khẩu, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, tiếp
tục thực hiện cuộc vận động xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững
mạnh. Đã thành lập trung đội an ninh quốc phòng, tập trung chỉ đạo truy quét,
triệt phá các ổ nhóm buôn bán, sử dụng ma túy, lưu manh, cờ bạc, mại dâm.
Tổ chức cai nghiện ma túy, ngăn chặn có hiệu quả các vụ tổ chức vượt biên
trái phép, hoạt động mê tín dị đoan, loan truyền tài liệu trái phép.
Để thực hiện chiến tranh nhân dân, thị xã Tuyên Quang thực hiện xây
dựng nền quốc phòng toàn dân, tiến hành củng cố tổ chức dân quân tự vệ, lực
lượng động viên, chủ động xây dựng phương án, kế hoạch phòng thủ thị xã,
xây dựng kế hoạch chống gây rối, bạo loạn, thực hiện tốt công tác huấn luyện
quân sự. Toàn thị có 82 đơn vị dân quân, tự vệ được củng cố và ổn định tổ
chức, biên chế, bố trí đủ cán bộ, trang bị đủ vũ khí. Tỷ lệ dân quân, tự vệ
chiếm 7,77% dân số. Đã tổ chức đại đội dân quân tự vệ lên tuyến một phục vụ
chiến đấu và trực tiếp chiến đấu, vận động nhân dân góp tiền, lương thực tặng
chiến sĩ biên giới. [2, tr.306]
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Như vậy, thời kỳ trước năm 1991, thị xã Tuyên Quang vẫn là trung tâm
của cả tỉnh Hà Tuyên, trung tâm đầu mối cho quá trình phát triển kinh tế, văn
hóa, an ninh quốc phòng cho cả một khu vực hành chính rộng lớn.
Trước năm 1991, thị xã Tuyên Quang đã đạt được thành tích bước đầu
trong công cuộc đổi mới, nhân dân các dân tộc thị xã đã phát huy truyền
thống đoàn kết, ra sức khắc phục khó khăn, giữ vững ổn định chính trị, giải
quyết thành công các vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách; từng bước đổi mới
cách nghĩ, cách làm tạo chuyển biến tích cực về kinh tế ở địa phương. Các
hoạt động kinh tế của thị xã bước đầu chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu,
bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường; năng lực sản xuất từng bước được giải phóng và phát huy hiệu quả.
Nét nổi bật trong sản xuất nông - lâm nghiệp của thị xã là phát triển
theo hướng thâm canh, tăng vụ, từng bước phá thế độc canh, phấn đấu tự cân
đối lương thực trên địa bàn. Sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, phát
triển kinh tế gia đình đa dạng, năng động hơn. Đời sống nhân dân được cải
thiện một bước. Quốc phòng an ninh được củng cố, tăng cường.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa nhiều, chưa vững chắc và mới
là chuyển biến bước đầu, Thị xã và cả tỉnh Hà Tuyên vẫn chưa thoát khỏi
khủng hoảng kinh tế - xã hội. Công cuộc đổi mới còn những mặt hạn chế,
nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết. Nền kinh tế của
địa phương vẫn chưa tạo ra bước ngoặt, chưa đủ điều kiện để ổn định, đời
sống của một số cán bộ, nhân dân còn khó khăn, nhất là vùng nông thôn ven
thị xã. Những mất cân đối về ngân sách, xuất nhập khẩu, lao động việc làm,
thị trường, vốn đầu tư còn thiếu thốn, khó khăn; nền sản xuất còn yếu kém,
văn hóa xã hội có mặt còn xuống cấp, an ninh trật tự còn diễn biến phức tạp.
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 2. THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN 1991 – 2000
2.1. Tình hình thị xã Tuyên Quang sau khi tách tỉnh (năm 1991)
Những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, phong trào cách mạng thế giới lâm vào thoái
trào, nhiều đảng cộng sản không còn nắm được chính quyền. Chủ nghĩa đế
quốc cấu kết với các thế lực thù địch tập trung mũi nhọn tiến công hòng xóa
bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và các nước XHCN, trong đó có Việt Nam. Trước
tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn vững vàng kiên định con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến trình đổi mới.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng họp từ ngày 24 đến
ngày 27- 6 - 1991 tại Hà Nội. Với chủ đề Đại hội của trí tuệ - đổi mới- dân
chủ - kỷ cương - đoàn kết, Đại hội đánh giá 5 năm thực hiện đường lối đổi
mới của Đại hội VI, đề ra mục tiêu tổng quát 5 năm (1991 - 1995) là “vượt
qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn
định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi
tình trạng khủng hoảng hiện nay” ( Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991,tr.60.)
Căn cứ vào tình hình thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong
giai đoạn mới, ngày 12-8-1991, Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 9 quyết nghị
chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.
Thực hiện nghị quyết của Quốc hội khoá VIII, công tác chia tách tỉnh
được thực hiện khẩn trương. Trong một thời gian ngắn, các ngành các đơn vị
trong tỉnh đã thực hiện xong việc chia tách. Cuối tháng 9-1991, việc chia tỉnh
Hà Tuyên thành hai tỉnh đã cơ bản hoàn thành. Từ ngày 1-10-1991, hai tỉnh
Tuyên Quang và Hà Giang chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành
chính mới, thị xã Tuyên Quang trở lại là trung tâm kinh tế chính trị xã hội của
tỉnh Tuyên Quang.
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thị xã Tuyên Quang có thuận lợi cơ bản là vùng đất giàu truyền thống
cách mạng, đoàn kết; tình hình chính trị - xã hội - ổn định. Thị xã có lực
lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất. Tiềm năng đất đai
trong phát triển nông - lâm nghiệp còn nhiều. Giao thông đường bộ, đường
sông khá thuận lợi. Thị xã có nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh đẹp, là tiềm
năng cho các ngành du lịch phát triển. Tiềm năng về công nghiệp, nhất là
công nghiệp chế biến nông, lâm và khoáng sản khá phong phú.
Bên cạnh những thuận lợi và thế mạnh cơ bản, thị xã Tuyên Quang vẫn
là trung tâm của một tỉnh nghèo, không ít khó khăn: kinh tế phát triển chậm,
trình độ sản xuất còn thấp kém và mang nặng tính tự cung tự cấp. Thế mạnh
về cây công nghiệp, chăn nuôi chưa được khai thác tốt. Công nghiệp chưa
phát triển; thu nhập bình quân đầu người còn thấp xa so với mức bình quân
của cả nước. Lưu thông chưa phục vụ tốt yêu cầu thúc đẩy sản xuất hàng hoá;
kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và
đời sống nhân dân. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Quá trình
chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường còn
lúng túng.
Sau năm năm thực hiện đổi mới, cho đến năm 1991, thị xã Tuyên
Quang đã có những thay đổi trên các lĩnh vực chủ yếu. Nền kinh tế có chuyển
biến tiến bộ, đời sống nhân dân có mặt được cải thiện. Tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội tuy còn nhiều phức tạp nhưng đã giữ vững
được ổn định. Nhân dân trong thị xã và toàn tỉnh luôn phát huy quyền dân chủ
xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực đời sống xã hội, phát huy tinh thần tự chủ,
tự lực, tự cường, giữ vững khối đoàn kết cộng đồng các dân tộc. Tuy nhiên
thị xã vẫn chưa đạt được những chuyển biến tích cực trong việc đưa nền kinh
tế từ tự túc, tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa; chậm đưa khoa học công nghệ
tiến bộ vào sản xuất; đời sống của đồng bào các dân tộc còn thấp kém; kỷ
cương xã hội bị buông lỏng, tiêu cực và tệ nạn xã hội còn nhiều, công bằng xã
hội chưa được đảm bảo.
32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Giai đoạn từ 1991 đến 2000, Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã với
đường lối được đề ra từ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Tuyên Quang lần thứ
XIV (nhiệm kỳ 1991 - 1995); lần thứ XV (nhiệm kỳ 1996 - 2000) nhân dân
thị xã kiên trì đường lối đổi mới, ra sức thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII
của Đảng: "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội", "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000", vượt
qua khó khăn, trở ngại, từng bước vươn lên dành được nhiều thành tựu trên
mọi lĩnh vực.
Trên tinh thần: “Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục khó
khăn, thử thách để ổn định và đẩy mạnh phát triển sản xuất, phát huy thế
mạnh kinh tế đồi rừng, tài nguyên khoáng sản, lao động tại chỗ. Xây dựng cơ
cấu kinh tế nông - lâm - công nghiệp chế biến - dịch vụ; kết hợp các đơn vị
kinh tế ngành với kinh tế lãnh thổ thống nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh,
giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Làm chuyển biến
một bước quan trong nền kinh tế từ tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hóa, nâng
cao đời sống nhân dân, thu hẹp diện hộ gia đình nghèo”. [34, tr.45]
Cho đến năm 1996 trở đi, nền kinh tế đã có bước tăng trưởng khá; các
vấn đề văn hóa - xã hội được quan tâm giải quyết có hiệu quả; tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố và giữ vững. Đời sống nhân
dân các dân tộc trong thị xã ổn định và cải thiện một bước. Niềm tin của nhân
dân với Đảng, Nhà nước không ngừng được nâng lên. Những thành tựu trong
thời gian từ 1992 đến 1996 là to lớn và quan trọng, đã làm biến đổi sâu sắc bộ
mặt kinh tế - xã hội và đời sống các tầng lớp nhân dân từng bước được cải
thiện; tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp đổi mới của tỉnh” [32, tr.78]
Đến năm 2000, kinh tế thị xã đã tăng trưởng đều, kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần được phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện
một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với cơ cấu kinh tế công nghiệp -
dịch vụ - nông lâm nghiệp. Tốc độ xây dựng và kiến thiết đô thị được đẩy
mạnh, giải quyết việc làm cho người lao động. Quốc phòng an ninh được giữ
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vững. Vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của chính quyền các cấp
được tăng cường. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
ngày càng có hiệu quả. Nhân dân phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng. Đây cũng là cơ sở cho việc từng bước xây dựng thị xã Tuyên Quang
trở thành thành phố vào năm 2010. Những thành tựu và đóng góp trong công
cuộc bảo vệ quê hương, đất nước của thị xã Tuyên Quang đã được ghi nhận
bằng việc Đảng, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân cho thị xã Tuyên Quang, ngày 28 - 4 - 2000. [2, tr.349] (Thị
xã Tuyên Quang được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân vì đã có thành tích xuất sắc trong kháng chiến chống Pháp, theo
quyết định số 160/KT-CTN, ngày 28-4-2000 của Chủ tịch nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.)
2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng
Thành tựu về mọi mặt (kinh tế - văn hoá - xã hội) luôn là một chuẩn
mực để đánh giá sự phát triển của một quốc gia hay dân tộc. Bất kể một đất
nước nào, một dân tộc nào, dù theo chế độ chính trị xã hội nào cũng đều tập
trung đầu tư xây dựng kinh tế - xã hội là việc căn bản, lấy đó làm nền tảng để
phát huy sức mạnh của mình về mọi mặt. Lựa chọn một bước đi phù hợp để
phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội là nhiệm vụ lịch sử của dân
tộc, của từng địa phương. Tình hình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế từ sau khi Đảng tiến hành đổi mới (1986), kinh tế thị xã Tuyên Quang
có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt từ sau ngày chia tách tỉnh Hà Tuyên (1991)
thành tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, kinh tế của thị xã Tuyên Quang đã
có nhiều khởi sắc rõ rệt.
2.2.1. Kinh tế.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
Với chủ trương đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khuyến khích
các hình thức dạy nghề, học nghề ở các thành phần kinh tế, khuyến khích phát
34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
triển sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp gia đình, liên gia đình, tổ sản xuất.
Phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế. Soát xét lại phương án sản
xuất, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc giải thể những cơ sở yếu kém, thua lỗ
kéo dài.
Từ 1992 đến 1996, tiểu thủ công nghiệp tư nhân, gia đình, liên gia đình
phát triển mạnh, nhất là trong các ngành may, mộc, vật liệu xây dựng. Thị xã
đã cấp phép kinh doanh cho trên 1.300 hộ. Toàn thị xã có 19 hợp tác xã, 529
hộ, liên hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, giá trị tổng sản lượng năm 1995 đạt
4,4 tỷ đồng tăng 1,5 tỷ so với năm 1992; giá trị tổng sản lượng tăng bình quân
12,6%/năm [11, tr.37-56]. Các doanh nghiệp nhà nước có nhiều cố gắng trong
sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm được thị trường chấp nhận, đảm
bảo đời sống cho người lao động và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước
như xí nghiệp Xi măng, Công ty xây lắp và kinh doanh nhà ở, Xí nghiệp sản
xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng…
Năm 1994, 31 doanh nghiệp trên địa bàn thị xã đã nộp ngân sách 6,9 tỷ
đồng, đạt 107,2% kế hoạch [9, tr.42]. Đã giải thể các hợp tác xã làm ăn thua
lỗ kéo dài, tồn tại hình thức như hợp tác xã Đông Xuân, Hợp Phong, Tuyên
Thành, Thống Nhất; chỉ đạo các hợp tác xã còn lại xây dựng phương án sản
xuất mới.
Từ năm 1996 đến năm 2000, trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
phần lớn doanh nghiệp nhà nước ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm và tăng
thu nhập cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước như: Xí
nghiệp Xi măng, Công ty Vật tư tổng hợp, Công ty xây dựng thủy lợi, Công
ty công trình giao thông, Công ty khảo sát thiết kế, Công ty tư vấn xây dựng
và giám sát kỹ thuật. Cổ phần hoá Xí nghiệp Chế biến lâm sản, Công ty ôtô,
Xí nghiệp giấy, Công ty Thuỷ sản. Các công ty đã cổ phần bảo đảm việc làm,
thu nhập ổn định. Giải thể công ty chè vàng, xử lý sai phạm tại công ty Du
lịch. Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm tăng 11,3%. Năm 2000, xi măng
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đạt 100.000 tấn; đường kính trắng đạt 7.500 tấn; quặng kẽm đạt 3.000 tấn, bọt
kẽm đạt 480 tấn. [20, tr.3]
Các hợp tác xã thủ công nghiệp duy trì sản xuất, tạo việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động, hoàn thành kế hoạch hàng năm. Đến năm 2000,
hoạt động thủ công nghiệp tuy còn nhiều khó khăn song giá trị sản xuất thủ
công nghiệp ngày càng tăng, mức tăng bình quân hàng năm đạt 12,6%. Kinh
tế hộ gia đình năm 2000 toàn thị xã có 3198 hộ sản xuất thủ công nghiệp, so
với năm 1996 là 620 hộ, tăng 515%. Trong đó số hộ nông nghiệp sản xuất thủ
công nghiệp là 1445 hộ, chiếm 45% tổng số hộ. Số lao động sản xuất thủ công
nghiệp là 4325 lao động, so với năm 1996 là 1347 lao động, tăng 315%. Một
số ngành nghề phát triển khá như: cơ khí, sửa chữa, chế biến lương thực -
thực phẩm, chế biến lâm sản, may mặc… Riêng cơ khí, sửa chữa năm 2000
có 156 hộ so với năm 1996 có 38 hộ, tăng 410%, số lao động là 208 lao động,
tăng 250%. Thị xã đã thành lập hợp tác xã may xuất khẩu Thống Nhất, đầu tư
hơn 800 triệu lắp đặt dây truyền may công nghiệp. Tổ chức dạy nghề thêu ren
xuất khẩu. Lập mới Hợp tác xã Vật liệu xây dựng Minh Xuân, Sửa chữa cơ
khí Nông Tiến, Xây dựng tổng hợp Tràng Đà và nhiều hợp tác xã vận tải. Các
hợp tác xã Quyết Thắng, Quyết Tiến, Hợp Nhất đầu tư 400 triệu đồng mở
rộng sản xuất. Sáp nhập các hợp tác xã vận tải thành 3 hợp tác xã có trên 100
xe ôtô. Doanh nghiệp tư nhân phát triển khá; năm 2000 có 2.400 hộ kinh
doanh dịch vụ. [11, tr.55]
Về kinh tế tập thể đã được chuyển sang cơ chế quản lý mới. Một số hợp
tác xã có chuyển biến tích cực giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, năm 2000
ước đạt 8 tỷ đồng so với năm 1996 là 5,974 tỷ đồng, tăng 143%. Tổng vốn
của hợp tác xã từ trước khi chuyển đổi chỉ có 1,322 tỷ đồng đến nay đạt 3,577
tỷ đồng tăng 270%, trong đó góp vốn của xã viên là 947 triệu đồng. Tổng vốn
đầu tư công nghệ, mở rộng sản xuất và thực hiện các dự án là 1,973 tỷ
đồng.[11, tr.69]
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Về doanh nghiệp tư nhân thời kỳ này đã có bước phát triển khá cả về số
lượng và quy mô hoạt động, đến năm 2000 toàn thị xã có trên 20 doanh
nghiệp [14, tr.70], so với năm 1996 chưa có doanh nghiệp nào, năm 1997 có 8
doanh nghiệp vàng bạc…
Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất tiểu
thủ công nghiệp còn bộc lộ nhiều yếu kém. Kinh tế tập thể còn tồn tại với quy
mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, công nghệ sản xuất thô sơ, lạc
hậu, ngành nghề tập trung chủ yếu là thủ công đơn giản. Sản phẩm chưa vươn
được ra thị trường bên ngoài tỉnh. Đội ngũ quản lý hợp tác xã trình độ năng
lực còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Sản
xuất thủ công nghiệp hộ gia đình chậm đổi mới cả về mẫu mã, chất lượng.
Sản phẩm chưa có đầu ra ổn định. Phát triển nghề mới, sản phẩm mới gặp
nhiều khó khăn. Chưa có những nhân tố làm thúc đẩy sản xuất phát triển
trong các ngành nghề thủ công nghiệp. Thông tin kinh tế quảng cáo còn nhiều
hạn chế. Chưa có nghề truyền thống, chưa có nghề xuất khẩu.
Cơ sở hạ tầng, đường giao thông, cấp nước và công trình kiến trúc đô
thị của thị xã có bước phát triển. Thị xã đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cải tạo,
sửa chữa và xây dựng mới các tuyến đường dây tải điện, trạm biến áp và hệ
thống điện chiếu sáng công cộng, tạo ra phong trào làm đường giao thông, hè
phố với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Hoàn thành việc rải
nhựa các tuyến đường nội thị với tổng chiều dài 21,3 km, tổng vốn đầu tư
8.700 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 2.500 triệu đồng. Mở rộng,
nâng cấp 97,7 km đường nông thôn với vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng, trong đó 1,3
tỷ đồng do nhân dân đóng góp. Mở 10 km đường vào làng Dùm, Cổng Trời.
Phong trào bê tông hoá giao thông nông thôn phát triển mạnh trong từng xóm,
tổ nhân dân, huy động được nguồn lực từ nhân dân, góp phần quan trọng làm
đô thị sạch đẹp; đã khởi công 35 tuyến đường với tổng chiều dài 5.520m.
Hoàn thành quy hoạch chi tiết 19 khu dân cư, quy hoạch xây dựng bãi rác
Nông Tiến, kè bờ sông Lô, nghĩa trang km 8; đầu tư xây dựng chợ Tam Cờ.
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Triển khai thực hiện quy định của tỉnh về mua bán nhà ở, chuyển quyền sử
dụng đất. Công tác kiểm tra quản lý quy hoạch, quản lý đất đai và xây dựng
đã có nhiều cố gắng. Hiện đại hoá mạng thông tin liên lạc, bưu chính viễn
thông, đến năm 2000 bình quân có 50 máy điện thoại trên 1.000 dân.
[20, tr.21]
Nông nghiệp - lâm nghiệp
Do đặc điểm thị xã Tuyên Quang là trung tâm của một tỉnh miền núi,
kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu, ngay sau năm tách tỉnh 1991 chính quyền
thị xã đã quan tâm chú trọng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thực hiện
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với từng xã, phường. Đẩy
mạnh sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, coi trọng xây dựng nông thôn
mới cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, cơ sở hạ tầng.
Về sản xuất nông - lâm nghiệp, đã chú trọng việc thâm canh tăng vụ,
đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, do vậy, sản xuất nông lâm nghiệp có những chuyển biến tích
cực. Năm 1994, tổng sản lượng lương thực quy thóc của thị xã là 4.768 tấn,
đạt 106% chỉ tiêu đại hội XIV đề ra. Giá trị một ha diện tích đất gieo trồng
năm 1994 đạt trên 10,2 triệu đồng; năm 1995 đạt trên 12 triệu đồng. Hệ số sử
dụng đất năm 1994 là 2,16 lần; năm 1995 là 2,2 lần. Cùng thời gian này, thị
xã đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp;
đồng thời cơ bản xây dựng xong một số công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu
nội đồng, hơn 100 ha đất lúa 2 vụ được xây dựng mương tiêu úng. [2, tr.317]
Tuyên Quang có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lại có nhiều loại đất thích
hợp với nhiều loại cây công nghiệp, trong đó có những sản phẩm có giá trị.
Việc phát triển cây công nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng hợp lí tài
nguyên, sử dụng lao động nông thôn, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
và nguồn hàng cho xuất khẩu. Trong thực hiện cải tạo vườn tạp và phát triển
cây công nghiệp, có 40% số hộ đã đầu tư vốn, giống cây trồng, thâm canh cây
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên  (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)

More Related Content

What's hot

Th s31 003_rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh bằng phương pháp véctơ tr...
Th s31 003_rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh bằng phương pháp véctơ tr...Th s31 003_rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh bằng phương pháp véctơ tr...
Th s31 003_rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh bằng phương pháp véctơ tr...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van thac si kinh te (4).pdf
luan van thac si kinh te (4).pdfluan van thac si kinh te (4).pdf
luan van thac si kinh te (4).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Th s31 060_biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuy...
Th s31 060_biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuy...Th s31 060_biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuy...
Th s31 060_biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s31 021_thiết kế tiến trình hoạt động dạy học một số kiến thức thuộc chươn...
Th s31 021_thiết kế tiến trình hoạt động dạy học một số kiến thức thuộc chươn...Th s31 021_thiết kế tiến trình hoạt động dạy học một số kiến thức thuộc chươn...
Th s31 021_thiết kế tiến trình hoạt động dạy học một số kiến thức thuộc chươn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (18)

Th s31 003_rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh bằng phương pháp véctơ tr...
Th s31 003_rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh bằng phương pháp véctơ tr...Th s31 003_rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh bằng phương pháp véctơ tr...
Th s31 003_rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh bằng phương pháp véctơ tr...
 
Tailieu.vncty.com nang cao-hieu_qua_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_sinh_h...
Tailieu.vncty.com   nang cao-hieu_qua_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_sinh_h...Tailieu.vncty.com   nang cao-hieu_qua_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_sinh_h...
Tailieu.vncty.com nang cao-hieu_qua_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_sinh_h...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
 
Ảnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi Cốc
Ảnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi CốcẢnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi Cốc
Ảnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi Cốc
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh tron...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh tron...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh tron...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh tron...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPTLuận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
 
luan van thac si kinh te (4).pdf
luan van thac si kinh te (4).pdfluan van thac si kinh te (4).pdf
luan van thac si kinh te (4).pdf
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
 
Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...
Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...
Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...
 
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAYLuận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
 
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
 
Th s31 060_biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuy...
Th s31 060_biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuy...Th s31 060_biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuy...
Th s31 060_biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuy...
 
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAYHoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
 
Th s31 021_thiết kế tiến trình hoạt động dạy học một số kiến thức thuộc chươn...
Th s31 021_thiết kế tiến trình hoạt động dạy học một số kiến thức thuộc chươn...Th s31 021_thiết kế tiến trình hoạt động dạy học một số kiến thức thuộc chươn...
Th s31 021_thiết kế tiến trình hoạt động dạy học một số kiến thức thuộc chươn...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPTLuận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
 

Similar to Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)

luan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdfluan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có ...
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có ...Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có ...
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfluan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix) (20)

Luận văn: Ảnh hưởng của đô thị hoá tới với kinh tế hộ nông dân, HAY
Luận văn: Ảnh hưởng của đô thị hoá tới với kinh tế hộ nông dân, HAYLuận văn: Ảnh hưởng của đô thị hoá tới với kinh tế hộ nông dân, HAY
Luận văn: Ảnh hưởng của đô thị hoá tới với kinh tế hộ nông dân, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
 
luan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdfluan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdf
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
 
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có ...
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có ...Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có ...
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có ...
 
luan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfluan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdf
 
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hoáLuận văn: Giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
 
Luan van thac si kinh te (22)
Luan van thac si kinh te (22)Luan van thac si kinh te (22)
Luan van thac si kinh te (22)
 
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
 
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hoá
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng HoáLuận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hoá
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hoá
 
Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị Hoá
Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị HoáLuận Văn Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị Hoá
Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị Hoá
 
Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất...
 Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất... Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất...
Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất...
 
Luan van thac si kinh te (30)
Luan van thac si kinh te (30)Luan van thac si kinh te (30)
Luan van thac si kinh te (30)
 
38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy
 
Luận Văn Khách Sạn Hòa Bình Tuyên Quang.doc
Luận Văn Khách Sạn Hòa Bình Tuyên Quang.docLuận Văn Khách Sạn Hòa Bình Tuyên Quang.doc
Luận Văn Khách Sạn Hòa Bình Tuyên Quang.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 

Recently uploaded

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 

Recently uploaded (17)

slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 

Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái nguyên (từ thế kỉ xi đến nửa đầu thế kỉ xix)

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM NGỌC HÙNG THỊ XÃ TUYÊN QUANG TỪ 1991 ĐẾN 2008 LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ Thái Nguyên 2010
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜ I CẢ M ƠN Tác giả chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ, trườ ng Đạ i họ c Sư phạ m Hà Nội , ngườ i đã hướ ng dẫ n tá c giả hoà n thà nh luậ n văn nà y . Xin đượ c cá m ơn Trườ ng Đạ i họ c Sư phạ m - Đạ i họ c Thá i Nguyên , nơi tá c giả hoàn thành Chương trình Cao học dưới sự giảng dạy nhiệt tình của các thày , cô giáo. Xin chân thà nh cả m ơn Sở Giá o dụ c và Đà o tạ o Tuyên Quang, trườ ng THPT Tân Trào - Thành phố Tuyên Quang đã tạ o mọ i điề u kiệ n để tá c giả hoàn thành chương trình học tập . Và cuối cùng , xin cả m ơn gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi , độ ng viên , giúp đỡ tác giả trong suốt thờ i gian họ c tậ p, nghiên cứ u và hoà n thà nh luậ n văn nà y .
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài...................................7 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu...................................................8 5.Đóng góp của luận văn...................................................................................9 6. Bố cục của luận văn.......................................................................................9 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1991. 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên..............................................................10 1.1.1. Vị trí địa lí...................................................................................10 1.1.2. Điều kiện tự nhiên.......................................................................11 1.1.3. Đặc điểm khí hậu........................................................................11 1.1.4. Tài nguyên...................................................................................12 1.2. Dân cư và truyền thống đấu tranh cách mạng..........................................14 1.2.1. Dân cư.........................................................................................14 1.2.2. Truyền thống đấu tranh cách mạng.............................................14 1.3. Tình hình chính trị, đặc điểm kinh tế - xã hội trước năm 1991................21 1.31. Tình hình chính trị........................................................................21 1.3.2. Đặc điểm kinh tế.........................................................................22 1.3.3. Đặc điểm xã hội..........................................................................25 Chương 2. THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN 1991 – 2000 2.1. Tình hình thị xã Tuyên Quang sau khi tá ch tỉnh (năm 1991)...................29 2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng.........32 2.2.1. Kinh tế.........................................................................................32 2.2.2. Xã hội..........................................................................................43 2.2.3. Củng cố an ninh - quốc phòng - trật tự an toàn xã hội................47
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chương 3. THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ 2001 – 2008 3.1. Tình hình chính trị ...................................................................................52 3.2. Chuyển biến về kinh tế.............................................................................53 3.2.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.............................54 3.2.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá)....................................................................................................57 3.2.3. Thương mại - dịch vụ - du lịch...................................................66 3.2.4. Nông, lâm nghiệp và thủy sản.....................................................71 3.2.5. Tài chính - ngân hàng..................................................................83 3.2.6. Cơ sở hạ tầng - Xây dựng cơ bản và quy hoạch đô thị...............85 3.2.7. Hoạt động khoa học - công nghệ ...............................................89 3.2.8. Môi trường..................................................................................90 3.3. Chuyển biến về xã hội .............................................................................95 3.3.1. Kết cấu dân cư và tốc độ tăng dân số - Lao động, việc làm.............95 3.3.2. Giáo dục - đào tạo - văn hóa - thể thao.........................................99 3.3.3. Thực hiện chính sách xã hội......................................................108 3.3.4. Công tác Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng ................................112 3.3.5. Quốc phòng - an ninh - trật tự an toàn xã hội...........................115 3.3.6. Các tôn giáo, tín ngưỡng ..........................................................120 KẾT LUẬN..................................................................................................122 Tài liệu tham khảo.......................................................................................126 Phụ lục
  • 5. PHẦN PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Thành nhà Mạc xưa Một góc chợ Tam Cờ trước năm 1945 Thị xã Tuyên quang nhìn toàn cảnh
  • 6. PHẦN PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Biểu tượng Thành phố Tuyên Quang 2010 Đây là mẫu biểu tượng mang nét đặc trưng của Thành phố Tuyên Quang nằm bên dòng sông Lô, đang trên đà hội nhập và phát triển.
  • 7. PHẦN PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Tổ chức Lễ Phật Đản tại chùa An Vinh thị xã Tuyên Quang
  • 8. PHẦN PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Lễ hội đền Hạ Đường Bình Thuận, phường Minh Xuân (thị xã Tuyên Quang). Đường tránh thị xã Tuyên Quang Cánh đồng Phường Ỷ La (nhìn từ quốc lộ 2)
  • 9. PHẦN PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Các hàng rau, hoa, quả tại chợ Tam Cờ Nghề tiểu thủ công nghiệp như: mây giang đan, làm chổi chít, chế biến lâm sản... Khu vực lò cao thuộc dự án sản xuất phôi thép do C.ty liên doanh khoáng nghiệp Hằng Nguyên làm chủ đầu tư đang trong giai đoạn lắp đặt thiết bị và hoàn thiện các hạng mục xây dựng. Nhà máy Xi măng Tân Quang công suất 910.000 tấn/năm đang được khẩn trương xây dựng tại xã Tràng Đà, thị xã Tuyên Quang
  • 10. 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang là trung tâm vùng đất lịch sử, “Thủ đô Khu giải phóng”, “thủ đô kháng chiến”, nơi đã từng chứng kiến và mãi khắc ghi sâu đậm hình ảnh của chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những sự kiện trọng đại của dân tộc trong cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Truyền thống đoàn kết, truyền thống lịch sử, cách mạng, văn hoá đã và đang là những động lực to lớn để nhân dân các dân tộc trong tỉnh giành những thắng lợi to lớn trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, trong xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay. Tổng kết lại chặng đường đổi mới, nhằm đánh giá và cổ vũ nhân dân các dân tộc trong thị xã cũng như toàn tỉnh, củng cố niềm tin vào Đảng, phát huy truyền thống cách mạng, truyền thống đoàn kết, không ngừng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới. Trong giai đoạn hiện nay, việc cấp thiết của mỗi dân tộc hay từng địa phương cụ thể, vấn đề lịch sử đặt ra ở hiện tại cũng như cho tương lai đó là sự phát triển bền vững. Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển World Commission and Environment and Development (WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”. Như vậy, chúng ta tổng kết những gì đã đạt được và hạn chế trong thời gian qua, để hoạch định một bước đi đúng đắn, hướng tới sự phát triển bền vững, theo đường lối đổi mới của đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử là một việc làm cần thiết. Đối với nước ta, các tỉnh miền núi phía Bắc có điểm xuất phát thấp, kinh tế chậm phát triển và đây vẫn là những vùng nghèo nhất cả nước. Tuy nhiên trải qua một quá trình, có sự đóng góp của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo
  • 11. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn sát sao của các cấp chính quyền và những nỗ lực cố gắng vươn lên của đồng bào các dân tộc nên bộ mặt kinh tế - xã hội miền núi đã thay đổi. Thị xã Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, với vị trí là phên dậu của đất nước trong thời kì phong kiến. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc, thị xã Tuyên Quang đã hoàn thành sứ mệnh của mình trong nhiệm vụ kháng chiến và làm căn cứ, hậu phương vững chắc của cả nước. Từ năm 1991, sau quyết định tách tỉnh Hà Tuyên thành tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, thị xã Tuyên Quang với vai trò là trung tâm phát triển của một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, song đã nhanh chóng bắt tay vào xây dựng dựa trên phương hướng nhiệm vụ đề ra của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Từ một nền kinh tế thuần nông, thị xã đã tập trung mọi tiềm lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Nhờ đó, kinh tế thị xã nhiều năm có tốc độ tăng trưởng cao, chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ; cơ sở vật chất đô thị phát triển theo hướng văn minh, hiện đại; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ; quốc phòng an ninh được giữ vững; đời sống nhân dân được cải thiện từng bước. Với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên về mọi mặt, thị xã đã đạt được các tiêu chí theo quy định là đô thị loại III, đánh dấu tiến trình phát triển đi lên, có ý nghĩa lịch sử, là tiền đề quan trọng để xây dựng thị xã trở thành thành phố thuộc tỉnh (2010). Đó là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong, ngoài tỉnh ở các lĩnh vực mà thị xã có tiềm năng và lợi thế như: Phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản; khai thác chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; thương mại, du lịch; Ngày 10/9/2009, thị xã Tuyên Quang đã công bố Quyết định của Bộ Xây dựng công nhận thị xã Tuyên Quang đạt tiêu chí là đô thị loại III. Đây là xu thế tất yếu, tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ngày 21-8-2009, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Kết luận số 65-KL/TU đồng ý chủ trương lập Đề án đầu tư xây dựng để thị xã Tuyên Quang trở thành thành phố
  • 12. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vào năm 2010. Xây dựng thị xã Tuyên Quang - thành phố tương lai "sạch, xanh, sáng, đẹp". Việc tiếp tục xây dựng và phát triển thị xã Tuyên Quang từ đô thị loại III, trở thành thành phố thuộc tỉnh là nhờ vào kết quả của cả một chặng đường xây dựng và phát triển từ khi đổi mới đến nay. Như vậy, quá trình đô thị hóa là bước phát triển tất yếu của xã hội hiện đại, nước ta tuy có đi sau thế giới một chút nhưng chắc chắn không thể nằm ngoài quy luật này. Trong giai đoạn mới của lịch sử, thị xã Tuyên Quang đã tự nhìn nhận lại một cách cụ thể về sự phát triển của mình trong quá trình xây dựng phát triển bền vững. Cụ thể trong Quyết định số 26 /2007/QĐ-UBND, ngày 17/8/2007 ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIV thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở nhằm tận dụng tốt các cơ hội, vượt qua thách thức, để Tuyên Quang phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Thị xã Tuyên Quang (thành phố Tuyên Quang trong tương lai) là của cả tỉnh Tuyên Quang. Nhân dân Tuyên Quang lại chung sức, chung lòng xây dựng thị xã Tuyên Quang sớm trở thành thành phố vào năm 2010.. Giai đoạn 1991 đến 2008, thị xã Tuyên Quang đóng vai trò là trung tâm của một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn. Trong bối cảnh chung của cả tỉnh, thị xã đã từng bước xây dựng cơ sở vật chất, con người để thoát khỏi khủng hoảng và tiến tới trở thành một đô thị phát triển. Có thể nói giai đoạn này là tiền đề để thị xã bước sang một trang sử mới, đó là được công nhận đô thị loại III từ ngày 10/9/2009, và xây dựng để thị xã Tuyên Quang trở thành thành phố vào năm 2010.
  • 13. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Dựa trên các nguồn tư liệu, luận văn này khái quát lại tình hình “Thị xã Tuyên Quang từ 1991 đến 2008”, qua đó khẳng định những thành quả đã đạt được và hạn chế còn tồn tại; đồng thời khẳng định thêm sự đúng đắn trong chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối phát triển cho mô hình địa phương miền núi phía Bắc. Đề tài cũng làm rõ thêm về truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của thị xã Tuyên Quang trong quá khứ và hiện tại. Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Dạy và học lịch sử địa phương không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất và con người nơi mình sinh ra và lớn lên, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống, trách nhiệm công dân mà còn là cách giúp học sinh nhận thức sâu sắc thêm lịch sử dân tộc. Đáp ứng yêu cầu giảng dạy phần lịch sử địa phương trong phân phối chương trình bộ môn lịch sử ở trường phổ thông, luận văn có thể cung cấp nguồn tư liệu cho việc biên soạn và giảng dạy phần lịch sử địa phương, góp phần giáo dục thế hệ trẻ biết tôn trọng và phát huy truyền thống lịch sử quê hương. Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Thị xã Tuyên Quang từ 1991 đến 2008”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Đề tài về lịch sử địa phương trong những giai đoạn đổi mới đất nước đã được nghiên cứu và công bố nhiều cả ở tầm vĩ mô và vi mô, trước hết là tại các văn kiện Đảng và Nhà nước và các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ địa phương. Vai trò của kinh tế địa phương thể hiện trong các văn kiện Đảng và Nhà nước đó là các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), VII (1991), VIII (1996), IX (2001), X (2006). Các cuốn sách "Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại" của Trường Chinh, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987; "Đổi mới sâu
  • 14. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực" của đồng chí Nguyễn Văn Linh, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987; "Sự nghiệp đổi mới và chủ nghĩa xã hội" của Tổng Bí thư Đỗ Mười, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1992… đã nêu lên những yêu cầu, định hướng đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta. Tác phẩm "Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh" của Lê Duẩn, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1968 đã nói rõ vị trí, vai trò của kinh tế địa phương đối với sự phát triển kinh tế đất nước thời đổi mới. Việt Nam những chặng đường lịch sử 1954 - 1975; 1975 - 2005. NXB Giáo dục, Hà Nội 2005. Việt Nam 1954 - 2005 (21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước và 30 năm xây dựng bảo vệ Tổ quốc). NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005. Trần Xuân Minh, Lịch sử Việt Nam 1945 - 2000, Nhà xuất bản Giáo dục - 2006 Các công trình nghiên cứu về các vấn đề kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới như tác phẩm "Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến nay - những vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998; "Đổi mới kinh tế - xã hội thành tựu, vấn đề và giải pháp" của Phạm Xuân Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. .... Các tài liệu nói trên đã đặt ra những yêu cầu, định hướng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đối với thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, vấn đề “Thị xã Tuyên Quang từ 1991 đến 2008” được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của các cơ quan, cá nhân, các báo cáo của các cơ quan Đảng, chính quyền địa phương, trong đó có: - Lịch sử truyền thống xây dựng và phát triển của thị xã Tuyên Quang được giới thiệu trong cuốn "Lịch sử Đảng bộ thị xã Tuyên Quang". Cuốn sách
  • 15. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn đã nêu lên một cách khá đầy đủ, tổng quát về công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội thị xã dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm đổi mới. - Cuốn "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang". Cuốn sách đã nêu lên một cách tổng quát về công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - UBND thị xã Tuyên Quang: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Tuyên Quang đến năm 2020, Báo cáo tổng hợp, Tuyên Quang, tháng 8-2007. - Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng hằng năm của UBND thị xã Tuyên Quang. - Trong báo cáo của các phòng, ban như phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Công nghiệp, phòng Thương mại và Dịch vụ, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên & Môi trường… có đề cập đến chuyên ngành do phòng ban phụ trách nên không toàn diện, không có tính tổng quát. - Hệ thống niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang, phòng thống kê thị xã Tuyên Quang thống kê những số liệu trong quá trình xây dựng và phát triển thị xã Tuyên Quang nhưng còn đơn lẻ, chưa có hệ thống, chưa phản ánh được toàn cảnh tình hình thị xã Tuyên Quang giai đoạn 1991 đến 2008. Tất cả các công trình nghiên cứu và tài liệu đã đề cập đến tình hình thị xã Tuyên Quang, nhưng ở đây chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ, hệ thống về thị xã Tuyên Quang từ năm 1991 đến năm 2008. Với việc thực hiện đề tài: “Thị xã Tuyên Quang từ 1991 đến 2008”, chúng tôi đánh giá cao các công trình nghiên cứu đi trước và đã xem xét, lựa chọn sử dụng, vừa mang tính kế thừa, đồng thời phát triển để hoàn thành luận văn của mình.
  • 16. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Do khoảng cách thời gian lịch sử mà đề tài này đề cập còn quá ngắn, tình hình kinh tế - xã hội còn đang tiếp diễn, việc nhận xét đánh giá thật không dễ dàng khi tầm nhìn lịch sử còn chưa đủ rõ; giữa lịch sử và thời sự khó phân biệt nhau về ranh giới, do đó sẽ gặp khó khăn lớn về phương pháp nghiên cứu chuyên ngành - đó là phương pháp lịch sử. Với ý nghĩa nhất định về khoa học cũng như về thực tiễn như đã trình bày ở trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài. 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tình hình Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn không gian: Đề tài giới hạn trong thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang - Giới hạn về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thị xã Tuyên Quang từ năm 1991, sau quyết định tách tỉnh Hà Tuyên thành tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang, cho đến năm 2008, năm được công nhận trở thành đô thị loại III. 3.3. Nhiệm vụ đề tài Nghiên cứu, làm rõ công cuộc xây dựng và phát triển thị xã Tuyên Quang từ năm 1991, sau quyết định tách tỉnh Hà Tuyên thành tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang, cho đến năm 2008, những thành tựu và hạn chế cần khắc phục. Nhìn nhận những bước đi trong sự phát triển bền vững của thị xã. Rút ra những bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế, môi trường và giải quyết các vấn đề của xã hội trong thời kỳ đổi mới ở địa phương, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công cuộc phát triển bền vững ở thị xã Tuyên Quang.
  • 17. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. 4.1. Nguồn tư liệu Để hoàn thành luận văn, chúng tôi dựa vào các tư liệu sau: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các chỉ thị nghị quyết, báo cáo tổng kết của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, thị uỷ, UBND thị xã Tuyên Quang trong thời gian từ năm 1991 đến năm 2009, các số liệu, hệ thống bảng biểu của trung tâm lưu trữ, Cục thống kê Tuyên Quang, phòng lữu trữ thị xã Tuyên Quang, các sở, ban ngành liên quan. Các sách, báo, bài viết, các công trình nghiên cứu về tình các địa phương trong giai đoạn đổi mới, các bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, thị xã về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Tuyên Quang. Đó là những nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng tôi dựng lại bức tranh lịch sử về quá trình phát triển của thị xã Tuyên Quang từ năm 1991 đến năm 2008 một cách trung thực, khách quan nhất. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các tài liệu thu thập được qua các đợt điều tra điền dã tại địa phương. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, thị xã Tuyên Quang nằm bên dòng sông Lô, hàng năm đều bị ngập lụt, nên nhiều tư liệu về tình hình thị xã Tuyên Quang từ năm 1991 đến nay bị thất lạc, rách nát. Các tư liệu chủ yếu là các số liệu tổng kết hàng năm nên còn rời rạc, thiếu tính tổng hợp, khái quát. Đó là những khó khăn trong việc sử dụng tư liệu để nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Chúng tôi đã cố gắng sưu tầm, khai thác tư liệu từ nhiều nguồn, phân tích, so sánh đối chiếu để có được những tư liệu đáng tin cậy, khách quan nhất. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu nhằm khôi phục lại bức tranh về Thị xã Tuyên Quang từ năm 1991 đến
  • 18. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2008. Kết hợp với phương pháp lôgíc để đánh giá, nhận xét, rút ra đặc điểm, bài học kinh nghiệm của quá trình đổi mới ở thị xã Tuyên Quang. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp điều tra điền dã, thống kê, so sánh, đối chiếu phân tích, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ nội dung của để tài . 5. Đóng góp của luận văn. Luận văn trình bày hệ thống, chân thực về thị xã Tuyên Quang từ năm 1991 đến năm 2008. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn nêu lên đặc điểm, thành tựu, ưu điểm cũng như những hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Tuyên Quang trong thời kỳ đổi mới. Từ đó rút ra nhận xét, đánh giá, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy mọi tiềm năng, sức mạnh và khắc phục các vấn đề bất cập, tiến tới sự phát triển bền vững. Luận văn có thể làm tư liệu giáo dục truyền thống lịch sử địa phương, góp phần làm làm rõ tính đúng đắn của đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. 6. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được chia thành 3 chương. Chương 1: Khái quát về thị xã Tuyên Quang trước năm 1991 Chương 2: Thị xã Tuyên Quang trong giai đoạn 1991 - 2000 Chương 3: Thị xã Tuyên Quang trong quá trình đô thị hoá 2001 - 2008
  • 19. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1991 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên. 1.1.1. Vị trí địa lí. Thị xã Tuyên Quang là trung tâm tỉnh lỵ Tuyên Quang. Là tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 160 km về phía Bắc, Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Giang và Cao Bằng, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái. Thị xã Tuyên Quang có tọa độ địa lý từ 210 52’ đến 210 43’ vĩ Bắc và 1050 10’ đến 1020 20’ kinh Đông, ở vào vùng thấp của tỉnh. Thời điểm 2008, về địa giới hành chính: phía bắc tiếp giáp các xã Tân Long, Thắng Quân, Phú Thịnh; phía nam tiếp giáp các xã Nhữ Khê, Đội Bình, thị trấn Tân Bình thị xã Yên Sơn và xã Vĩnh Lợi, Cấp Tiến thị xã Sơn Dương, phía tây tiếp giáp bốn xã Kim Phú, Trung Môn, Hoàng Khai và Nhữ Hán thị xã Yên Sơn; diện tích tự nhiên là 11.917,45 ha bằng 2,03% tổng diện tích cả tỉnh (tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Tuyên Quang là 587.038,5) , trong đó đất nông nghiệp 35,66%; đất lâm nghiệp 32,37%; thổ cư và đất chuyên dụng 21,47%; diện tích núi đá, sông ngòi và mặt nước 10,50%. [67, tr.10] Về hành chính: thị xã Tuyên Quang gồm 7 phường và 6 xã, tổng diên tích đất tự nhiên 119,18 km2 ; trong đó diện tích nội thị 30,72 km2 , diện tích ngoại thị 88,46 km2 . [100, tr.2] Thị xã Tuyên Quang là đầu mối giao thông thủy, bộ quan trọng. Đường thủy có sông Lô, tàu lớn xuôi tới Việt Trì, Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Mùa mưa, tàu nhỏ có thể ngược sông Lô lên đến Hàm Yên, ngược sông Gâm lên đến Chiêm Hóa. Đường bộ có Quốc lộ 2 nối Tuyên Quang với Hà Nội qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc về phía nam, với Hà Giang về phía bắc. Quốc lộ 37 nối Tuyên Quang với Yên Bái và các tỉnh Tây Bắc với Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng và các tỉnh Đông Bắc.[96, tr.10]
  • 20. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Mặc dù thị xã Tuyên Quang nằm sâu trong nội địa, cách xa cảng, cửa khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, không có đường hàng không nhưng do có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy hoàn chỉnh, dày đặc nên việc thông thương, giao dịch, trao đổi hàng hóa của thị xã với bên ngoài khá thuận lợi. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên (Địa hình địa mạo) Địa hình Tuyên Quang tương đối phức tạp và bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông suối. Thị xã Tuyên Quang nằm trong kiểu địa hình thung lũng: phân bố dọc theo dòng sông Lô, tạo thành những bãi bồi không liên tục, thuận lợi cho việc trồng cây nông nghiệp và hoa màu. Kiểu địa hình này thường bị ngập nước vào mùa mưa lũ. Sự chênh lệch độ cao địa hình giữa các vùng trong tỉnh khá lớn.Thị xã Tuyên Quang nằm trong khoảng 10% diện tích của tiểu vùng địa hình đồi thấp và thung lũng: có diện tích không lớn, gồm phần diện tích thuộc các huyện Yên Sơn, Sơn Dương và thị xã Tuyên Quang. Tiểu vùng này có các dải đồng bằng tương đối rộng, phân bố dọc thung lũng các sông, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. [67, tr.13] Nằm hai bên bờ sông Lô, địa hình thị xã thấp dần theo hướng bắc - nam. Tả ngạn là dãy núi Tràng Đà - Nông Tiến với một số núi đất và núi đá xen nhau, có đỉnh núi Dùm cao 400m, ven sông có những cánh đồng hẹp. Hữu ngạn đất đai tương đối bằng phẳng, có một vài ngọn núi đất thấp như núi Thổ Sơn, núi Cố. Hai bên tả ngạn, hữu ngạn được nối bởi cầu Nông Tiến, cầu An Hòa và cầu Tân Hà. Nhìn chung, địa hình địa mạo thị xã Tuyên Quang khá phức tạp, nội thị là khu đất khá bằng phẳng, xen lẫn gò đồi thấp, ao hồ, ruộng trũng, cao độ trung bình cốt 26,5m, có lợi thế hơn cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phân bố dân cư so với các khu vực khác trong tỉnh. 1.1.3. Đặc điểm khí hậu
  • 21. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Khí hậu Tuyên Quang vừa mang tính đa dạng của chế độ hoàn lưu gió mùa nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc á - Trung Hoa, vừa mang tính khí hậu vùng núi cao có địa hình bị phân cắt mạnh. Trong năm, ở khắp nơi trong tỉnh đều có thể thấy sự thay phiên nhau tác động của các khối không khí. Khí hậu của thị xã là khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trung bình hằng năm nhiệt độ là 23,00 C, độ ẩm là 84%, lượng mưa là 1.600mm.[67, tr.16] Thị xã Tuyên Quang nằm ở hạ lưu sông Lô, ngoài sông Lô, thị xã còn có ngòi Là, ngòi Cơi, ngòi Chả và ngòi Thục; về mùa mưa các sông, ngòi thường có lũ lụt, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Hiện tại đã có thuỷ điện Na Hang đầu nguồn sông Gâm và nhiều công trình thuỷ lợi khác đang được Nhà nước đầu tư xây dựng, qua đó hạn chế được nước ngập úng cho thị xã vào mùa mưa. 1.1.4. Tài nguyên Tài nguyên nước: nước mặt của thị xã vào loại trung bình của lãnh thổ phía Bắc Việt Nam, tiềm năng nước mặt dồi dào, gấp 10 lần yêu cầu nước sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt và nguồn nước mặt là nguồn nước chính cung cấp cho thị xã trong tương lai. Khu vực thị xã có mạng lưới sông ngòi phân bố khá đồng đều. Con sông chính là sông Lô và nhiều sông ngòi nhỏ cùng ao hồ, tạo thành mạng lưới thuỷ văn khá dày. Đây là nguồn nước mặt cung cấp nước chủ yếu cho thị xã hiện nay. Tuy nhiên vào mùa mưa, lũ cao nước sông có hàm lượng cặn lơ lửng, độ đục, độ màu vượt quá giới hạn cho phép gây trở ngại cho việc sử dụng nước sông làm nguồn nước cấp sinh hoạt. Thị xã còn có lượng nước ngầm dồi dào, có ở khắp lãnh thổ và chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn dùng trong sinh hoạt. Mực nước ngầm không sâu và tương đối ổn định, thuận lợi cho khai thác, kể cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt đời sống
  • 22. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn nhân dân. Chất lượng nước ngầm trong khu vực nhìn chung là tốt, nước trong, theo nghiên cứu thì nước không nhiễm cặn, không nhiễm các hợp chất nitơ và kim loại nặng. Tuy vậy, nước ngầm phân bố không đồng đều theo cấu thành địa chất. [67, tr.29] Về tài nguyên khoáng sản: hiện nay thị xã không còn rừng tự nhiên, chỉ có rừng trồng. Lòng đất thị xã có than và quặng kẽm, song trữ lượng đã bị khai thác cạn kiệt. Ngoài ra, thị xã Tuyên Quang còn có trữ lượng khá lớn đá vôi và cát, sỏi, đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở địa phương. Tài nguyên du lịch: Thị xã có cảnh quan thiên nhiên kì thú, nhiều di tích lịch sử - văn hóa, có tiềm năng phát triển du lịch như: dãy núi Tràng Đà (Nông Tiến), thác Cổng Trời, động Tiên và nhiều hang động khác. Cùng đó là hệ thống các đền, chùa như: đền Ỷ La, đền Thượng, đền Cảnh Xanh, đền Cấm, chùa An Vinh, chùa Trùng Quang, chùa Linh Thông, chùa Hương Nghiêm có kiến trúc, cảnh quan đẹp, hằng năm thu hút nhiều du khách đến thăm quan vãn cảnh. Trên địa bàn còn có một số di tích lịch sử như Thành nhà Mạc được xây dựng từ thế kỉ XVI; đền Hạ xây dựng từ thế kỉ XVIII là hai di tích lịch sử - văn hóa xếp hạng cấp quốc gia. Nhờ có những di tích lịch sử cách mạng như: thành nhà Bầu, thành nhà Mạc, Hòa Mục, Bình Ca, Đá Bàn, Kim Bình, Km7, cầu Cả, đèo Chắn, Hòn lau… và đặc biệt là khu di tích lịch sử Tân Trào... nên từ lâu thị xã Tuyên Quang được nhân dân trong cả nước coi đây là một trung tâm của các tuyến tham quan, du lịch các di tích lịch sử cách mạng, các di tích lịch sử văn hóa của quốc gia tại tỉnh Tuyên Quang Tài nguyên nhân văn Tính đến năm 2008, dân số thị xã Tuyên Quang là 92.413 người, trong đó dân số nội thị 70.453 người, với 35.503 người trong độ tuổi lao động, chiếm 64,96% so với tổng dân số nội thị, trong đó lao động nông nghiệp là
  • 23. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6.236 người, lao động phi nông nghiệp (nội thị) 29.267 người, chiếm 82,44% so với tổng số lao động nội thị, tỉ lệ tăng tự nhiên năm 2008 là 9,23%. [22], [100, tr.41] Cộng đồng các dân tộc khu vực thị xã cũng như tỉnh Tuyên Quang với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hoá phong phú, đa dạng với nhiều nét độc đáo, với truyền thống cách mạng và yêu nước lâu đời, luôn một lòng sắc son theo Đảng, đoàn kết một lòng xây dựng quê hương đất nước ngày một vững mạnh giàu đẹp. 1.2. Dân cư và truyền thống đấu tranh cách mạng. 1.2.1. Dân cư Trên địa bàn thị xã Tuyên Quang hiện có 18 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 48,21%, các dân tộc ít người chiếm 51,79% (Tày chiếm 25,45%, Dao chiếm 11,38%, Sán Chay chiếm 8%, Mông chiếm 2,2%, Nùng chiếm 1,9%, Sán Dìu chiếm 1,6%...) [67, tr.51]. Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán và văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá. Về tiếng nói, được xếp vào 4 nhóm chính là: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (có dân tộc Kinh); nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (có các dân tộc Tày, Cao Lan, Nùng); nhóm ngôn ngữ Mông - Dao (có các dân tộc Mông, Dao, Pà Thẻn, Tống); nhóm ngôn ngữ Hán (có các dân tộc Sán Dìu, Hoa). Các phong tục tập quán mang nét chung, liên quan đến chu kỳ một đời người như: Phong tục sinh đẻ, nuôi con, cưới xin, làm nhà, tang lễ và trong lao động sản xuất, sinh hoạt; trong đó, có những phong tục đẹp như: Hát Quan làng trong lễ cưới, hát Then của dân tộc Tày; hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu; hát Páo dung và cấp sắc của dân tộc Dao; hát Sình ca của dân tộc Cao Lan. 1.2.2. Truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng. Thời Hùng Vương, tỉnh Tuyên Quang nằm trong địa vực của nhà nước Văn Lang và thuộc địa bàn Bộ Vũ Định. Trải qua các thời kì Đinh, Lê, Lý, Trần, hậu Lê… tỉnh Tuyên Quang thuộc châu Tuyên Quang, Thừa Tuyên
  • 24. 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Quang, Trấn Minh Quang. Đời nhà Nguyễn được gọi là tỉnh Tuyên Quang. Nửa cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, tháng 4 -1900, toàn quyền Đông Dương ra nghị định chia Tuyên Quang thành hai tỉnh: Tuyên Quang và Hà Giang. Tỉnh Tuyên Quang bao gồm 6 châu: Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và Yên Bình (tháng 7 – 1956 thị xã Yên Bình được sáp nhập về tỉnh Yên Bái). Dưới thời phong kiến và Pháp thuộc, nền kinh tế của thị xã Tuyên Quang chủ yếu là nông nghiệp. Cư dân thị xã phần nhiều sinh sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi; kỹ thuật canh tác lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Ngoài chăn nuôi và trồng trọt, cư dân thị xã còn làm nhiều nghề thủ công như: khai thác, chế biến nông - lâm sản và nghề dệt vải từ sợi bông. Trải qua các thời kỳ, địa dư hành chính của thị xã Tuyên Quang có nhiều biến động. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, thị xã Tuyên Quang chưa là một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, các đơn vị hành chính cơ sở thuộc địa bàn thị xã Tuyên Quang ngay khi đó đều thuộc châu Yên Sơn. Sau cách mạng Tháng Tám 1945, tháng 5 - 1946, ủy ban hành chính thị xã Tuyên Quang được thành lập, thị xã Tuyên Quang trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Tuyên Quang. Địa giới hành chính của thị xã chỉ bao gồm hai khu phố Xuân Hòa và Tam Cờ nằm trên hữu ngạn sông Lô với diện tích khoảng 1km2 . Tháng 5 - 1948, căn cứ vào điều kiện cụ thể của thị xã Tuyên Quang, Chính phủ đã ra quyết định tạm thời giải thể ủy ban kháng chiến hành chính thị xã Tuyên Quang. Ngày 15 - 2 - 1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị định số 460 tái lập thị xã Tuyên Quang, theo đó, địa giới hành chính của thị xã Tuyên Quang bao gồm thị xã Tuyên Quang (cũ) và hai thôn Minh Tân, Cầu Lườn thuộc xã Ỷ La ( thị xã Yên Sơn). Đến tháng 10 - 1969, Chính phủ quyết định sáp nhập bốn xã Ỷ La, Hưng Thành, Nông Tiến, Tràng Đà thuộc thị xã Yên Sơn về thị xã Tuyên Quang. Trước tháng 9 - 2008, thị xã Tuyên Quang có bảy đơn vị hành chính gồm ba phường: Tân Quang, Minh Xuân, Phan Thiết và bốn xã Ỷ La, Hưng Thành, Nông Tiến, Tràng Đà. Ngày 3 - 9 -
  • 25. 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2008, Chính phủ đã ban hành nghị định 99/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới thị xã Yên Sơn để mở rộng thị xã Tuyên Quang và thành lập một số phường thuộc thị xã Tuyên Quang. Chính vì thế mà hiện nay thị xã Tuyên Quang có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Tân quang, Minh Xuân, Phan Thiết, Ỷ La, Tân Hà, Hưng Thành, Nông Tiến và các xã: Tràng Đà, An Tường, Lưỡng Vượng, An Khang, Thái Long, Đội Cấn với 294 xóm, tổ nhân dân. Với dân số là 90.793 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số và có hầu hết các dân tộc ít người khác trong tỉnh cùng đoàn kết sinh sống. Trong quá trình lịch sử, thị xã Tuyên Quang luôn là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, là thủ phủ của một vùng “An biên” che chắn cho kinh đô Thăng Long về phía bắc. Tấm bia đá trên núi Thổ sơn còn ghi: “An biên viễn hải ưu kinh bạc Tuyên Thành vạn cổ án Thăng Long”. Dịch nghĩa: Vùng an biên xa biển có nhiều vàng bạc Thành Tuyên Quang đời đời che chắn Thăng Long. Là một bộ phận của dân tộc Việt Nam, qua các thời kì lịch sử, nhân dân các dân tộc thị xã Tuyên Quang đã kết tinh những truyền thống quý báu: yêu nước, đoàn kết, yêu lao động, kiên cường trong đấu tranh và giữ gìn độc lập dân tộc… Những truyền thống quý báu đó được các thế hệ củng cố, phát huy và tỏa sáng trong lao động, sản xuất cũng như trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Từ giữa thế kỷ XIX (năm 1858), thực dân Pháp tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam, triều đình phong kiến nhà Nguyễn bạc nhược, từng bước đầu hàng quân xâm lược. Mặc dù vậy, nhân dân thị xã Tuyên Quang vẫn cùng với nhân dân cả nước tiến hành cuộc chiến đấu chống lại ách thống trị của thực dân Pháp.
  • 26. 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ngày 31 - 5 - 1884 thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm Tuyên Quang, nhân dân thị xã Tuyên Quang đã triệt để thực hiện “Vườn không nhà trống” để chống giặc. Với ưu thế hơn hẳn về kỹ thuật và lực lượng quân sự, quân Pháp đã đánh chiếm được tỉnh lị Tuyên Quang. Nhưng quân xâm lược không thể yên thân, đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Cao Lan…, suốt một vùng quanh thị xã đã tập hợp lực lượng cùng với đạo quân của Lưu Vĩnh Phúc tiến đánh kịch liệt, buộc chúng phải tập trung quân về đóng trong thành Tuyên Quang (thành nhà Mạc). Trong nhiều tháng vây thành, đánh địch (từ tháng 8 - 1884 đến tháng 4 - 1885) với những trận chiến đấu quyết liệt, quân dân ta đã tiêu diệt được 200 tên, bằng 1/3 lực lượng quân địch đóng trong thành. Hầu hết các sĩ quan và một nửa binh lính địch bị thương vong, buộc quân địch phải cầu cứu xin viện binh từ Hà Nội lên giải vây. [2, tr.15] Khi thực dân Pháp xác lập được ách thống trị tại Tuyên Quang, nhân dân Tuyên Quang vẫn tích cực ủng hộ và tham gia các phong trào yêu nước đang diễn ra sôi nổi trên toàn quốc. Trong những năm 1925 - 1927, tầng lớp trí thức và học sinh thị xã đã hưởng ứng phong trào để tang nhà yêu nước Phan Chu Trinh (1872 - 1926) và phản đối bản ánh tử hình của thực dân Pháp đối với nhà yêu nước Phan Bội Châu (1867 - 1940). Trong hai năm 1928 - 1929, nhiều đảng viên Quốc Dân Đảng đã đã đến Tuyên Quang hoạt động trong sự ủng hộ, che chở của nhân dân thị xã. Các phong trào yêu nước, chống thực dân phong kiến của nhân dân thị xã Tuyên Quang trong thời kì này, tuy chưa có tổ chức rõ nét và chưa giành được thắng lợi, song đó cũng là nhân tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho sự bắt rễ, phát triển của phong trào cách mạng ở thị xã Tuyên Quang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.
  • 27. 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Từ khi có Đảng lãnh đạo, cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nhân dân các dân tộc thị xã Tuyên Quang sớm được giác ngộ đã hăng hái tham gia phong trào cách mạng, đoàn kết đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Trong cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp xâm lược, là cửa ngõ phía tây của An toàn khu, nhân dân các dân tộc thị xã Tuyên Quang đã thực hiện triệt để “Tiêu thổ kháng chiến”, bền bỉ, mưu trí, dũng cảm chiến đấu, lập nhiều chiến công, góp phần cùng quân dân trong toàn tỉnh hoàn thành xuất sắc sứ mệnh bảo vệ An toàn khu, bảo vệ các cơ quan đầu não kháng chiến và cung cấp nhân lực, vật lực cho kháng chiến thắng lợi. Trước thực trạng phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân phát triển, ngày 20-3-1940 Chi bộ Mỏ than được thành lập tại đền Mỏ Than, với 7 đảng viên đầu tiên, đây là Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Tuyên Quang. Đồng chí Vũ Mùi được chỉ định làm Bí thư. Sự kiện này đã đáp ứng bước phát triển tiếp theo cho cách mạng địa phương. Trong cách mạng Tháng Tám năm 1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang diễn ra từ ngày 17 - 8 đến ngày 21 - 8 - 1945, nhân dân Tuyên Quang đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Tháng 5 - 1946, thị xã Tuyên Quang được chính thức thành lập và trở thành một đơn vị hành chính độc lập cấp thị xã.[2, tr.52] Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với sự lớn mạnh của phong trào cách mạng trong cả nước, các đơn vị vũ trang và bán vũ trang đã lần lượt ra đời. Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất về tổ chức, chỉ đạo, xây dựng, huấn luyện, hoạt động và phát triển của lực lượng vũ trang nhân dân; Nghị quyết kỳ họp thứ hai Quốc hội (khoá I) và sắc lệnh số 230/SL của Chủ tịch nước về việc thành lập các Ban chỉ huy tỉnh đội, huyện đội, xã đội dân quân. Thực hiện quyết định của Bộ Quốc phòng ngày 17/4/1947 tỉnh đội Tuyên Quang được thành lập. Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ Tuyên Quang là “tích cực xây dựng lực lượng”, chỉ trong vòng 2 tháng lực lượng vũ trang tỉnh đã phát triển nhanh chóng với trên 12 nghìn dân quân, 4 nghìn du
  • 28. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn kích; Mỗi huyện, thị xã có từ 1 đến 2 Đại đội, mỗi xã có từ 1 tiểu đội đến 1 trung đội dân quân du kích. [71, tr.3] Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Tuyên Quang được chọn làm An toàn khu, nơi Trung ương Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và nhiều cơ quan Trung ương ở, làm việc, lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến giải phóng dân tộc, lực lượng vũ trang đã cùng với nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đoàn kết một lòng, chủ động, sáng tạo, dũng cảm tham gia chiến đấu đánh địch trên địa bàn và bảo vệ An toàn khu căn cứ địa cách mạng. Chiến dịch Thu đông năm 1947, lực lượng vũ trang thị xã Tuyên Quang đã phối hợp với bộ đội chủ lực tham gia đánh 48 trận, tiêu diệt 1.289 tên và làm bị thương 240 tên; bắn chìm, bắn cháy 10 ca nô, tàu chiến, phá hủy 01 máy bay, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự của địch, trong đó có những trận đánh tiêu biểu như: Trận Bình Ca (12/10/1947) - trận “ mở đầu” cho những chiến công rực rỡ khác trên sông Lô; Trận địa lôi Km 7 (22/10/1947) trở thành nỗi kinh hoàng của quân Pháp, đó là một trong những trận đánh điển hình về tinh thần mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, dùng vũ khí địch đánh địch của lực lượng vũ trang tỉnh; Trận Cầu Cả - Đèo Gà (Từ ngày 04 đến 08/11/1947), trận đánh thể hiện ý trí quyết tâm tiêu diệt địch của quân và dân ta; Trận khe Lau (10/11/1947) - là trận đánh với sự phối hợp tác chiến chặt chẽ giữa quân và dân Tuyên Quang với bộ đội chủ lực, trận đánh được mệnh danh là “bể lửa thiêu đốt quân giặc”. Các trận đánh đã làm cho kẻ địch hoang mang, lo sợ. Nhưng với sự hiếu chiến, ngoan cố, đến tháng 5 năm 1949, thực dân Pháp mở chiến dịch Sông Lô lần thứ 2, chỉ trong vòng một tuần quân và dân Tuyên Quang đã đánh 25 trận, quân ta đã tiêu diệt - làm bị thương và bắt sống hàng trăm tên địch, bảo vệ vững chắc các cơ sở kháng chiến của ta. [2, tr.70] Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, thị xã cùng cả tỉnh Tuyên Quang đã huy động 56.196 lượt người tham gia dân công, 721 xe đạp thồ phục vụ chiến đấu, đã sửa chữa gần 200 km đường giao thông, đắc biệt các tuyến đường qua phà Bình Ca, phà
  • 29. 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hiên luôn bảo đảm thông suốt, góp phần chi viện kịp thời cho chiến trường... Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thị xã Tuyên Quang đóng góp cùng cả tỉnh với trên 10.000 người tham gia bộ đội, thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến, đóng góp 6.519.000 ngày công phục vụ các chiến dịch . [71, tr.3] Hoà bình lập lại, miền Bắc bước vào xây dựng CNXH, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang thị xã lúc này là bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền trấn áp bọn phản cách mạng, bảo vệ trị an ở địa phương. Tỉnh đội đã chỉ đạo thị xã thành lập một trung đội dân quân cơ động làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Ngày 05/8/1964, đế quốc Mỹ dùng máy bay đánh phá miền Bắc. Để ứng phó với âm mưu của địch, lực lượng vũ trang thị xã Tuyên Quang đã nhanh chóng xây dựng, phát triển lực lượng, đến năm 1965 tỉnh đã thành lập 1 tiểu đoàn pháo cao xạ 37 ly, 1 tiểu đoàn bộ binh và 1 đại đội bộ binh tăng cường; 100% xã, phường, cơ quan, xí nghiệp có lực lượng dân quân tự vệ với quân số 24.112 chiến sĩ, đồng thời các tiểu đoàn Bình ca 3, Bình ca 4, Bình ca 5 lần lượt được thành lập lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cùng với đồng bào và chiến sỹ cả nước, gần 4,2 vạn thanh niên là con em nhân dân các dân tộc thị xã Tuyên Quang và cả tỉnh đã hăng hái lên đường chiến đấu ở các chiến trường. Huy động được 33.840 lượt dân quân tự vệ với trên 627.200 ngày công phục vụ chiến đấu, góp phần cùng nhân dân cả nước đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, đồng thời làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với miền Nam. Từ năm 1964 đến năm 1972, quân và dân Tuyên Quang đã phối hợp với các đơn vị chủ lực tổ chức chiến đấu 207 trận, bắn rơi 21 máy bay Mỹ, trong đó bắn rơi tại chỗ 2 máy bay. [71, tr.3] Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, thị xã Tuyên Quang là hậu phương vững chắc của các huyện biên giới. Cùng thời gian, lực lượng vũ trang thị xã đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, trong gần 8 năm (từ năm 1979 đến năm 1986), thị xã đã thành lập 1 tiểu đoàn
  • 30. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn bộ binh độc lập, và cùng với cả tỉnh đã huy động được trên 30.000 lượt dân quân tự vệ với gần 1,5 triệu ngày công để xây dựng tuyến phòng thủ biên giới, đồng thời mỗi năm có hàng trăm thanh niên nhập ngũ trực tiếp cầm súng tham gia chiến đấu.[2, tr.271] Trong cuộc chiến tranh này, nhiều người con ưu tú của thị xã Tuyên Quang đã anh dũng hy sinh trên các chiến hào biên giới, góp phần bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc. Từ ngày tái thành lập tỉnh (Tháng 10/1991) đến nay, phát huy truyền thống quê hương cách mạng. Nhân dân thị xã Tuyên Quang luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, lực lượng vũ trang luôn sẵn sàng chiến đấu cao, huấn luyện giỏi, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Quán triệt và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của trên, cơ quan quân sự các cấp đã kịp thời tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, không ngừng nâng cao tiềm lực quốc phòng an ninh trong khu vực phòng thủ. Để thực sự vững mạnh trên mọi phương diện, lực lượng vũ trang thị xã được xây dựng toàn diện phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. 1.3. Tình hình chính trị, đặc điểm kinh tế - xã hội ở thị xã Tuyên Quang trước năm 1991. 1.3.1. Tình hình chính trị Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng là mốc mở đầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế đã tác động xấu đến tình hình chính trị, kinh tế và xã hội nước ta. Nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nỗ lực khắc phục khó khăn, kiên trì tìm tòi, khai phá con đường đổi mới chưa có một khuôn mẫu cho trước, từng bước đưa đường lối Đại hội VI đi vào thực tế cuộc sống.
  • 31. 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Năm 1986, mở đầu kế hoạch 5 năm 1986 - 1990, tình hình chung của cả tỉnh Hà Tuyên hết sức khó khăn. Ngày 13-1-1986, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên ra Nghị quyết Về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế xã hội năm 1986 của tỉnh. Sau khi đánh giá tình hình phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, Tỉnh ủy đã đề ra phương hướng nhiệm vụ cho chặng đường mới là: Tiến hành đẩy mạnh sản xuất, xây dựng củng cố thế trận biên giới toàn diện, vững chắc; thực hiện tốt gắn kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng an - ninh với kinh tế, đảm bảo hậu cần tại chỗ, chủ động sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Trong 5 năm 1986 - 1990, với 2 kỳ Đại hội; Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Tuyên Quang lần thứ XII (Nhiệm kỳ 1986 - 1989) và XIII (Nhiệm kỳ 1989 - 1991), trên cơ sở nhìn nhận, đánh giá những ưu nhược điểm của thị xã, nhất là trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm, công tác quản lý thị chính, nhà đất, những ách tắc trong phân phối lưu thông… chính quyền thị xã đã xác định mục tiêu và biện pháp để đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể và gia đình) để sản xuất ngày càng nhiều hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, đồng thời ra sức phát triển nông thôn, lâm nghiệp toàn diện, trước hết là sản xuất lương thực, thực phẩm, mặt khác phải đẩy mạnh việc tổ chức và quản lý tốt công tác dịch vụ để tạo thành một cơ cấu kinh tế thống nhất: tiểu, thủ công nghiệp - công nghiệp - nông lâm nghiệp và dịch vụ. Xây dựng các tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng trong sạch, vững mạnh. Tăng cường công tác an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, từng bước chăm lo đời sống vật chất, văn hoá cho nhân dân, trước hết là ăn, ở, chữa bệnh, học tập, học tập và việc làm cho người lao động. Sau 5 năm thực hiện đổi mới, các chủ trương, chính sách đổi mới bắt đầu mang lại kết quả rõ rệt. Tình hình chính trị, an ninh quốc phòng được bảo đảm. [2, tr.289] 1.3.2. Đặc điểm kinh tế
  • 32. 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Thị xã Tuyên Quang là trung tâm tỉnh lị từ trước tới nay, từ xa xưa nghề chính của đa số dân số vẫn là sản xuất nông nghiệp trồng lúa, hoa màu, rau quả, chăn nuôi, đánh bắt cá, chế biến nông - lâm - khoáng sản..., trong đó chủ yếu là trồng lúa trên những cánh đồng, các chân ruộng ven đồi, ven suối, các cánh đồng hai bên sông Lô và trồng lúa nương. Chợ Tam cờ của thị xã nằm cạnh cổng thành phía Tây thành nhà Mạc, được hình thành từ lâu đời, đây là trung tâm trao đổi buôn bán hàng hoá của thị xã, nhân dân trong tỉnh và với các tỉnh lân cận khác. Hàng hoá trao đổi rất đa dạng, phong phú, song chủ yếu vẫn là sản phẩm nông - lâm nghiệp và thủ công nghiệp bản địa. Trong nông nghiệp, sau năm 1975, Xuất phát từ thực tế sản xuất nông nghiệp của thị xã chỉ chiếm 17% diện tích đất, việc mở rộng diện tích đất canh tác hạn chế, đất có khả năng khai hoang phục hóa không đáng kể. Nhưng đối với thị xã Tuyên Quang, sản xuất nông nghiệp vẫn là một trong nhưng ngành kinh tế hàng đầu đóng vai trò cơ sở cho các ngành kinh tế chung của thị xã. Tiểu thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng, được đẩy mạnh phát triển, nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Từ năm 1986 đến 1991, kinh tế thị xã Tuyên Quang vẫn chủ yếu là phát triển các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Cùng với cả tỉnh, thị xã Tuyên Quang bước vào giai đoạn chuyển từ cơ chế hành chính quan liêu, bao cấp sang cơ chế quản lý tự hạch toán kinh doanh. Cũng như các địa phương khác trong cả nước, đây là giai đoạn khó khăn nhất của nhân dân thị xã, sự chuyển đổi về “quan điểm” trong phát triển kinh tế và thiên tai liên tục xảy ra, dẫn đến tình trạng đời sống của người dân thiếu lương thực và han hiếm hàng hoá tiêu dùng. Nhưng với sự cố gắng của Đảng bộ, chính quyền nhân dân thị xã, đặc biệt là một số giải pháp đúng đắn trong giải quyết lương thực được đưa ra kịp thời, như vận động nhân dân tích cực khai hoang, phục hoá, cải tạo bãi bồi để sản xuất lương thực tại chỗ; đồng thời mở mang lưu thông hàng hoá, phát triển một số ngành nghề dịch vụ... vì thế đến năm 1989,
  • 33. 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn giá trị tổng sản lượng công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đạt 1,2 tỷ đồng, năm 1990 đạt 1,84 tỷ đồng, trong đó kinh tế tư nhân và gia đình chiếm chiếm 61% giá trị tổng sản lượng.[19, tr.3] Để bảo đảm an ninh lương thực, thị xã đã đầu tư theo hướng chiều sâu trong sản xuất. Năm 1987, sản lượng lương thực đạt 3200 tấn; năng suất bình quân 6,3 tấn/ha. Năm 1988, Ban Thường vụ thị ủy ra Nghị quyết số 15- NQ/TU thực hiện nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị khoán sản phẩm đến hộ, khoán đơn giá và thanh toán gọn. Đến vụ mùa năm 1988 đã thực hiện ở tất cả các hợp tác xã trong toàn thị xã. Khoán 10 đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. So với năm 1987, Năm 1988 diện tích gieo trồng cây lương thực của thị xã tăng 167 ha; năng suất lúa đạt 7 tấn/ha, tăng 1,1 tấn/ha; sản lượng lương thực đạt 3.800 tấn, tăng 14%.[2, tr.300] Trong quá trình sản xuất, quyền làm chủ của người lao động được phát huy, đã thực hiện phân phối bằng hiện vật và giá trị. Người lao động phấn khởi, chủ động mua sắm vật tư, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Tháo gỡ vướng mắc về giá, xã viên nhận khoán được bán sản phẩm và được mua vật tư của Nhà nước theo giá kinh doanh. Trạm vật tư nông nghiệp tổng hợp, trạm thủy sản được thành lập để chủ động cung ứng vật tư nông nghiệp cho các hợp tác xã. Qua đó, sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, nông dân cũng khai thác hiệu quả hơn về tiềm năng đất đai, nhờ vậy đời sống của người dân đã nhanh chóng ổn định. Cùng với sự phát triển của sản xuất, lĩnh vực lưu thông phân phối cũng từng bước khởi sắc, công tác nắm hàng, nắm tiền được tăng cường, thực hiện chủ trương xóa tình trạng “ngăn sông cấm chợ” chia cắt thị trường, đã tạo điều kiện giao thương hàng hóa giữa các địa phương, thu hút được nguồn lương thực thực phẩm. Ngành thương nghiệp tổ chức thu mua, bảo đảm nắm mặt hàng định lượng cho cán bộ, công nhân, lực lượng vũ trang; trên thực tế thị xã phải lo cung cấp hàng thiết yếu cho 5 vạn người. Tiến hành mở rộng hệ
  • 34. 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn thống chợ, thương mại quốc doanh, tập thể, tư nhân bước đầu được sắp xếp lại. Thu ngân sách trên địa bàn thị xã lần đầu tiên đạt trên 1 tỷ đồng. Trong xây dựng cơ bản, thị xã tập trung xây dựng hệ thống cấp, điện nước, đường giao thông và các công trình thủy lợi. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, mở rộng đường liên thôn, liên xã. Như vậy, trong giai đoạn từ năm 1979 đến năm 1991, thị xã Tuyên Quang có nền kinh tế đa dạng, với nhiều ngành nghề, trong đó nông - lâm nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vẫn là chủ yếu. Đặc biệt trong giai đoạn này, do tình hình biên giới phía Bắc không ổn định, dẫn đến những khó khăn không nhỏ về kinh tế, chính trị, cùng với đó là thiên tai lũ lụt liên tục xảy ra, đời sống người dân cũng vì thế mà gặp không ít khó khăn. Song, cũng chính giai đoạn này, Đảng bộ, chính quyền nhân dân thị xã Tuyên Quang một lần nữa khẳng định được truyền thống đoàn kết, không lui bước trước mọi gian khó, thông minh, sáng tạo trong vận dụng đường lối chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế cũng như trong sự nghiệp bảo về Tổ quốc. Vì thế Đảng bộ đã từng bước lãnh đạo nhân dân phục hồi kinh tế, ổn định được đời sống cho nhân dân 1.3.3. Đặc điểm xã hội. Dân số trên địa bàn thị xã tính đến năm 1991, với diện tích tự nhiên 40,90 km2 , dân số trung bình 50.680 người, trong đó dân số trung bình thuộc khu vực thành thị 25.325 người, số người trong độ tuổi lao động 27.571 người. Có 18 dân tộc anh em như Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Mông, Sán Dìu, Pà Thẻn… Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp và chống Đế Quốc Mỹ, thị xã Tuyên Quang là hậu phương vững chắc. Sau hòa bình thống nhất đất nước (1975), thị xã Tuyên Quang trở thành vùng kinh tế mới, nhiều bộ đội từ chiến trường miền Nam và cán bộ, nhân dân từ các tỉnh miền xuôi, miền ngược về định cư, xây dựng thị xã Tuyên Quang..., vì thế đã tạo ra sự giao lưu
  • 35. 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn văn hoá giữa các dân tộc, các vùng miền trong cộng đồng các dân tộc thị xã Tuyên Quang. [9, tr.31-35] Về tôn giáo tín ngưỡng: thị xã có hai tôn giáo chính là: Thiên chúa giáo và Phật giáo, cùng đó là tục thờ cúng tổ tiên. Trước năm 1991, đạo Phật vẫn chưa được tổ chức và phát triển mạnh, hệ thống đền chùa đa dạng phong phú nhưng chưa được quan tâm tôn tạo. Theo truyền thống người dân vẫn thờ Phật kết hợp với thờ tổ tiên. Dần dần do điều kiện kinh tế văn hoá phát triển, đời sống tín ngưỡng, tâm linh lại được chú trọng. Còn Đạo Thiên chúa được du nhập từ thời Pháp thuộc vẫn được duy trì và phát triển ở trong các họ đạo trong một bộ phận dân cư. Ngoài ra, do đặc thù có nhiều dân tộc cùng cộng sinh trên địa bàn, mỗi dân tộc lại thể hiện nếp sống văn hoá tâm linh khác nhau theo bản sắc của mình . Giáo dục và đào tạo có một số tiến bộ. Những kết quả ban đầu được thể hiện ở việc từng bước đa dạng hoá loại hình giáo dục, đào tạo, tăng cường liên kết nhà trường với xã hội. Sự nghiệp giáo dục tiếp tục được phát triển, thị xã mở thêm lớp 10 hệ B, thu hút được 240 học sinh. Năm 1988 - 1989 có 10.733 học sinh các cấp, xây mới 13 phòng học. Công tác giáo dục đã có bước chuyển biến trong nâng cao chất lượng dậy và học. Đội ngũ thầy cô giáo được chuẩn hóa. Đến năm 1990, thị xã là đơn vị đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ. Sau nhiều cố gắng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, đến năm 1990, thị xã đã có đủ phòng học, không còn tình trạng học sinh phải học ca ba. [2, tr.304] Thực hiện chủ trương thầy thuốc và thuốc gần dân, ngành y tế sắp xếp lại lực lượng y tế và phương thức phục vụ, tăng cường y tế cơ sở; làm tốt công tác phòng dịch, khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Vận động nhân dân thực hiện 6 chương trình y tế quốc gia. Tiêm chủng mở rộng phòng 6 loại bệnh ở trẻ em đạt 90%. Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, tỷ lệ tăng dân số duy trì ở mức dưới 1,5%. Chất lượng hoạt động của các trạm y tế cơ sở được nâng cao, làm tốt công tác phòng bệnh, khám chữa bệnh.
  • 36. 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Công tác văn - hóa thông tin có nhiều hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị, phối hợp tổ chức tốt các ngày lễ lớn; hệ thống phát thanh mở rộng đến các xã ngoại thị; đa dạng dịch vụ văn hóa; hoạt động văn hoá, văn nghệ phong phú hơn về nội dung, đa dạng hơn về hình thức và thể loại; ngăn chặn và xử lý kịp thời văn hóa phẩm có nội dung xấu. . Giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề bức thiết, được đảng bộ thị xã quan tâm thực hiện. Hướng giải quyết việc làm là tập trung phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển sản xuất thủ công nghiệp, mở rộng dịch vụ; khuyến khích phát triển kinh tế gia đình. Từ 1987 đến 1989, đã giải quyết việc làm cho 1.166 người [2, tr.305]. Tuy còn nhiều khó khăn về kinh tế, thị xã vẫn thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với gia đình người có công với nước. Tình hình an ninh được đảm bảo, tiến hành đồng bộ các biện pháp chỉ đạo và tấn công tội phạm hình sự, tăng cường quản lý hành chính, quản lý hộ tịch, hộ khẩu, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh. Đã thành lập trung đội an ninh quốc phòng, tập trung chỉ đạo truy quét, triệt phá các ổ nhóm buôn bán, sử dụng ma túy, lưu manh, cờ bạc, mại dâm. Tổ chức cai nghiện ma túy, ngăn chặn có hiệu quả các vụ tổ chức vượt biên trái phép, hoạt động mê tín dị đoan, loan truyền tài liệu trái phép. Để thực hiện chiến tranh nhân dân, thị xã Tuyên Quang thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, tiến hành củng cố tổ chức dân quân tự vệ, lực lượng động viên, chủ động xây dựng phương án, kế hoạch phòng thủ thị xã, xây dựng kế hoạch chống gây rối, bạo loạn, thực hiện tốt công tác huấn luyện quân sự. Toàn thị có 82 đơn vị dân quân, tự vệ được củng cố và ổn định tổ chức, biên chế, bố trí đủ cán bộ, trang bị đủ vũ khí. Tỷ lệ dân quân, tự vệ chiếm 7,77% dân số. Đã tổ chức đại đội dân quân tự vệ lên tuyến một phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu, vận động nhân dân góp tiền, lương thực tặng chiến sĩ biên giới. [2, tr.306]
  • 37. 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Như vậy, thời kỳ trước năm 1991, thị xã Tuyên Quang vẫn là trung tâm của cả tỉnh Hà Tuyên, trung tâm đầu mối cho quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng cho cả một khu vực hành chính rộng lớn. Trước năm 1991, thị xã Tuyên Quang đã đạt được thành tích bước đầu trong công cuộc đổi mới, nhân dân các dân tộc thị xã đã phát huy truyền thống đoàn kết, ra sức khắc phục khó khăn, giữ vững ổn định chính trị, giải quyết thành công các vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách; từng bước đổi mới cách nghĩ, cách làm tạo chuyển biến tích cực về kinh tế ở địa phương. Các hoạt động kinh tế của thị xã bước đầu chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường; năng lực sản xuất từng bước được giải phóng và phát huy hiệu quả. Nét nổi bật trong sản xuất nông - lâm nghiệp của thị xã là phát triển theo hướng thâm canh, tăng vụ, từng bước phá thế độc canh, phấn đấu tự cân đối lương thực trên địa bàn. Sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế gia đình đa dạng, năng động hơn. Đời sống nhân dân được cải thiện một bước. Quốc phòng an ninh được củng cố, tăng cường. Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa nhiều, chưa vững chắc và mới là chuyển biến bước đầu, Thị xã và cả tỉnh Hà Tuyên vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Công cuộc đổi mới còn những mặt hạn chế, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết. Nền kinh tế của địa phương vẫn chưa tạo ra bước ngoặt, chưa đủ điều kiện để ổn định, đời sống của một số cán bộ, nhân dân còn khó khăn, nhất là vùng nông thôn ven thị xã. Những mất cân đối về ngân sách, xuất nhập khẩu, lao động việc làm, thị trường, vốn đầu tư còn thiếu thốn, khó khăn; nền sản xuất còn yếu kém, văn hóa xã hội có mặt còn xuống cấp, an ninh trật tự còn diễn biến phức tạp.
  • 38. 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 39. 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chương 2. THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN 1991 – 2000 2.1. Tình hình thị xã Tuyên Quang sau khi tách tỉnh (năm 1991) Những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, phong trào cách mạng thế giới lâm vào thoái trào, nhiều đảng cộng sản không còn nắm được chính quyền. Chủ nghĩa đế quốc cấu kết với các thế lực thù địch tập trung mũi nhọn tiến công hòng xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và các nước XHCN, trong đó có Việt Nam. Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn vững vàng kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến trình đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng họp từ ngày 24 đến ngày 27- 6 - 1991 tại Hà Nội. Với chủ đề Đại hội của trí tuệ - đổi mới- dân chủ - kỷ cương - đoàn kết, Đại hội đánh giá 5 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI, đề ra mục tiêu tổng quát 5 năm (1991 - 1995) là “vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay” ( Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991,tr.60.) Căn cứ vào tình hình thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, ngày 12-8-1991, Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 9 quyết nghị chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Thực hiện nghị quyết của Quốc hội khoá VIII, công tác chia tách tỉnh được thực hiện khẩn trương. Trong một thời gian ngắn, các ngành các đơn vị trong tỉnh đã thực hiện xong việc chia tách. Cuối tháng 9-1991, việc chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh đã cơ bản hoàn thành. Từ ngày 1-10-1991, hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới, thị xã Tuyên Quang trở lại là trung tâm kinh tế chính trị xã hội của tỉnh Tuyên Quang.
  • 40. 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Thị xã Tuyên Quang có thuận lợi cơ bản là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đoàn kết; tình hình chính trị - xã hội - ổn định. Thị xã có lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất. Tiềm năng đất đai trong phát triển nông - lâm nghiệp còn nhiều. Giao thông đường bộ, đường sông khá thuận lợi. Thị xã có nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh đẹp, là tiềm năng cho các ngành du lịch phát triển. Tiềm năng về công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm và khoáng sản khá phong phú. Bên cạnh những thuận lợi và thế mạnh cơ bản, thị xã Tuyên Quang vẫn là trung tâm của một tỉnh nghèo, không ít khó khăn: kinh tế phát triển chậm, trình độ sản xuất còn thấp kém và mang nặng tính tự cung tự cấp. Thế mạnh về cây công nghiệp, chăn nuôi chưa được khai thác tốt. Công nghiệp chưa phát triển; thu nhập bình quân đầu người còn thấp xa so với mức bình quân của cả nước. Lưu thông chưa phục vụ tốt yêu cầu thúc đẩy sản xuất hàng hoá; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường còn lúng túng. Sau năm năm thực hiện đổi mới, cho đến năm 1991, thị xã Tuyên Quang đã có những thay đổi trên các lĩnh vực chủ yếu. Nền kinh tế có chuyển biến tiến bộ, đời sống nhân dân có mặt được cải thiện. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tuy còn nhiều phức tạp nhưng đã giữ vững được ổn định. Nhân dân trong thị xã và toàn tỉnh luôn phát huy quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực đời sống xã hội, phát huy tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường, giữ vững khối đoàn kết cộng đồng các dân tộc. Tuy nhiên thị xã vẫn chưa đạt được những chuyển biến tích cực trong việc đưa nền kinh tế từ tự túc, tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa; chậm đưa khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất; đời sống của đồng bào các dân tộc còn thấp kém; kỷ cương xã hội bị buông lỏng, tiêu cực và tệ nạn xã hội còn nhiều, công bằng xã hội chưa được đảm bảo.
  • 41. 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Giai đoạn từ 1991 đến 2000, Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã với đường lối được đề ra từ Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Tuyên Quang lần thứ XIV (nhiệm kỳ 1991 - 1995); lần thứ XV (nhiệm kỳ 1996 - 2000) nhân dân thị xã kiên trì đường lối đổi mới, ra sức thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII của Đảng: "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội", "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000", vượt qua khó khăn, trở ngại, từng bước vươn lên dành được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực. Trên tinh thần: “Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, thử thách để ổn định và đẩy mạnh phát triển sản xuất, phát huy thế mạnh kinh tế đồi rừng, tài nguyên khoáng sản, lao động tại chỗ. Xây dựng cơ cấu kinh tế nông - lâm - công nghiệp chế biến - dịch vụ; kết hợp các đơn vị kinh tế ngành với kinh tế lãnh thổ thống nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Làm chuyển biến một bước quan trong nền kinh tế từ tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hóa, nâng cao đời sống nhân dân, thu hẹp diện hộ gia đình nghèo”. [34, tr.45] Cho đến năm 1996 trở đi, nền kinh tế đã có bước tăng trưởng khá; các vấn đề văn hóa - xã hội được quan tâm giải quyết có hiệu quả; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố và giữ vững. Đời sống nhân dân các dân tộc trong thị xã ổn định và cải thiện một bước. Niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước không ngừng được nâng lên. Những thành tựu trong thời gian từ 1992 đến 1996 là to lớn và quan trọng, đã làm biến đổi sâu sắc bộ mặt kinh tế - xã hội và đời sống các tầng lớp nhân dân từng bước được cải thiện; tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp đổi mới của tỉnh” [32, tr.78] Đến năm 2000, kinh tế thị xã đã tăng trưởng đều, kinh tế hàng hoá nhiều thành phần được phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp. Tốc độ xây dựng và kiến thiết đô thị được đẩy mạnh, giải quyết việc làm cho người lao động. Quốc phòng an ninh được giữ
  • 42. 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vững. Vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của chính quyền các cấp được tăng cường. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ngày càng có hiệu quả. Nhân dân phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Đây cũng là cơ sở cho việc từng bước xây dựng thị xã Tuyên Quang trở thành thành phố vào năm 2010. Những thành tựu và đóng góp trong công cuộc bảo vệ quê hương, đất nước của thị xã Tuyên Quang đã được ghi nhận bằng việc Đảng, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho thị xã Tuyên Quang, ngày 28 - 4 - 2000. [2, tr.349] (Thị xã Tuyên Quang được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì đã có thành tích xuất sắc trong kháng chiến chống Pháp, theo quyết định số 160/KT-CTN, ngày 28-4-2000 của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.) 2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng Thành tựu về mọi mặt (kinh tế - văn hoá - xã hội) luôn là một chuẩn mực để đánh giá sự phát triển của một quốc gia hay dân tộc. Bất kể một đất nước nào, một dân tộc nào, dù theo chế độ chính trị xã hội nào cũng đều tập trung đầu tư xây dựng kinh tế - xã hội là việc căn bản, lấy đó làm nền tảng để phát huy sức mạnh của mình về mọi mặt. Lựa chọn một bước đi phù hợp để phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội là nhiệm vụ lịch sử của dân tộc, của từng địa phương. Tình hình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sau khi Đảng tiến hành đổi mới (1986), kinh tế thị xã Tuyên Quang có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt từ sau ngày chia tách tỉnh Hà Tuyên (1991) thành tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, kinh tế của thị xã Tuyên Quang đã có nhiều khởi sắc rõ rệt. 2.2.1. Kinh tế. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Với chủ trương đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khuyến khích các hình thức dạy nghề, học nghề ở các thành phần kinh tế, khuyến khích phát
  • 43. 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn triển sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp gia đình, liên gia đình, tổ sản xuất. Phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế. Soát xét lại phương án sản xuất, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc giải thể những cơ sở yếu kém, thua lỗ kéo dài. Từ 1992 đến 1996, tiểu thủ công nghiệp tư nhân, gia đình, liên gia đình phát triển mạnh, nhất là trong các ngành may, mộc, vật liệu xây dựng. Thị xã đã cấp phép kinh doanh cho trên 1.300 hộ. Toàn thị xã có 19 hợp tác xã, 529 hộ, liên hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, giá trị tổng sản lượng năm 1995 đạt 4,4 tỷ đồng tăng 1,5 tỷ so với năm 1992; giá trị tổng sản lượng tăng bình quân 12,6%/năm [11, tr.37-56]. Các doanh nghiệp nhà nước có nhiều cố gắng trong sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm được thị trường chấp nhận, đảm bảo đời sống cho người lao động và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước như xí nghiệp Xi măng, Công ty xây lắp và kinh doanh nhà ở, Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng… Năm 1994, 31 doanh nghiệp trên địa bàn thị xã đã nộp ngân sách 6,9 tỷ đồng, đạt 107,2% kế hoạch [9, tr.42]. Đã giải thể các hợp tác xã làm ăn thua lỗ kéo dài, tồn tại hình thức như hợp tác xã Đông Xuân, Hợp Phong, Tuyên Thành, Thống Nhất; chỉ đạo các hợp tác xã còn lại xây dựng phương án sản xuất mới. Từ năm 1996 đến năm 2000, trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phần lớn doanh nghiệp nhà nước ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước như: Xí nghiệp Xi măng, Công ty Vật tư tổng hợp, Công ty xây dựng thủy lợi, Công ty công trình giao thông, Công ty khảo sát thiết kế, Công ty tư vấn xây dựng và giám sát kỹ thuật. Cổ phần hoá Xí nghiệp Chế biến lâm sản, Công ty ôtô, Xí nghiệp giấy, Công ty Thuỷ sản. Các công ty đã cổ phần bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định. Giải thể công ty chè vàng, xử lý sai phạm tại công ty Du lịch. Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm tăng 11,3%. Năm 2000, xi măng
  • 44. 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn đạt 100.000 tấn; đường kính trắng đạt 7.500 tấn; quặng kẽm đạt 3.000 tấn, bọt kẽm đạt 480 tấn. [20, tr.3] Các hợp tác xã thủ công nghiệp duy trì sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, hoàn thành kế hoạch hàng năm. Đến năm 2000, hoạt động thủ công nghiệp tuy còn nhiều khó khăn song giá trị sản xuất thủ công nghiệp ngày càng tăng, mức tăng bình quân hàng năm đạt 12,6%. Kinh tế hộ gia đình năm 2000 toàn thị xã có 3198 hộ sản xuất thủ công nghiệp, so với năm 1996 là 620 hộ, tăng 515%. Trong đó số hộ nông nghiệp sản xuất thủ công nghiệp là 1445 hộ, chiếm 45% tổng số hộ. Số lao động sản xuất thủ công nghiệp là 4325 lao động, so với năm 1996 là 1347 lao động, tăng 315%. Một số ngành nghề phát triển khá như: cơ khí, sửa chữa, chế biến lương thực - thực phẩm, chế biến lâm sản, may mặc… Riêng cơ khí, sửa chữa năm 2000 có 156 hộ so với năm 1996 có 38 hộ, tăng 410%, số lao động là 208 lao động, tăng 250%. Thị xã đã thành lập hợp tác xã may xuất khẩu Thống Nhất, đầu tư hơn 800 triệu lắp đặt dây truyền may công nghiệp. Tổ chức dạy nghề thêu ren xuất khẩu. Lập mới Hợp tác xã Vật liệu xây dựng Minh Xuân, Sửa chữa cơ khí Nông Tiến, Xây dựng tổng hợp Tràng Đà và nhiều hợp tác xã vận tải. Các hợp tác xã Quyết Thắng, Quyết Tiến, Hợp Nhất đầu tư 400 triệu đồng mở rộng sản xuất. Sáp nhập các hợp tác xã vận tải thành 3 hợp tác xã có trên 100 xe ôtô. Doanh nghiệp tư nhân phát triển khá; năm 2000 có 2.400 hộ kinh doanh dịch vụ. [11, tr.55] Về kinh tế tập thể đã được chuyển sang cơ chế quản lý mới. Một số hợp tác xã có chuyển biến tích cực giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, năm 2000 ước đạt 8 tỷ đồng so với năm 1996 là 5,974 tỷ đồng, tăng 143%. Tổng vốn của hợp tác xã từ trước khi chuyển đổi chỉ có 1,322 tỷ đồng đến nay đạt 3,577 tỷ đồng tăng 270%, trong đó góp vốn của xã viên là 947 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư công nghệ, mở rộng sản xuất và thực hiện các dự án là 1,973 tỷ đồng.[11, tr.69]
  • 45. 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Về doanh nghiệp tư nhân thời kỳ này đã có bước phát triển khá cả về số lượng và quy mô hoạt động, đến năm 2000 toàn thị xã có trên 20 doanh nghiệp [14, tr.70], so với năm 1996 chưa có doanh nghiệp nào, năm 1997 có 8 doanh nghiệp vàng bạc… Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn bộc lộ nhiều yếu kém. Kinh tế tập thể còn tồn tại với quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu, ngành nghề tập trung chủ yếu là thủ công đơn giản. Sản phẩm chưa vươn được ra thị trường bên ngoài tỉnh. Đội ngũ quản lý hợp tác xã trình độ năng lực còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Sản xuất thủ công nghiệp hộ gia đình chậm đổi mới cả về mẫu mã, chất lượng. Sản phẩm chưa có đầu ra ổn định. Phát triển nghề mới, sản phẩm mới gặp nhiều khó khăn. Chưa có những nhân tố làm thúc đẩy sản xuất phát triển trong các ngành nghề thủ công nghiệp. Thông tin kinh tế quảng cáo còn nhiều hạn chế. Chưa có nghề truyền thống, chưa có nghề xuất khẩu. Cơ sở hạ tầng, đường giao thông, cấp nước và công trình kiến trúc đô thị của thị xã có bước phát triển. Thị xã đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cải tạo, sửa chữa và xây dựng mới các tuyến đường dây tải điện, trạm biến áp và hệ thống điện chiếu sáng công cộng, tạo ra phong trào làm đường giao thông, hè phố với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Hoàn thành việc rải nhựa các tuyến đường nội thị với tổng chiều dài 21,3 km, tổng vốn đầu tư 8.700 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 2.500 triệu đồng. Mở rộng, nâng cấp 97,7 km đường nông thôn với vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng, trong đó 1,3 tỷ đồng do nhân dân đóng góp. Mở 10 km đường vào làng Dùm, Cổng Trời. Phong trào bê tông hoá giao thông nông thôn phát triển mạnh trong từng xóm, tổ nhân dân, huy động được nguồn lực từ nhân dân, góp phần quan trọng làm đô thị sạch đẹp; đã khởi công 35 tuyến đường với tổng chiều dài 5.520m. Hoàn thành quy hoạch chi tiết 19 khu dân cư, quy hoạch xây dựng bãi rác Nông Tiến, kè bờ sông Lô, nghĩa trang km 8; đầu tư xây dựng chợ Tam Cờ.
  • 46. 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Triển khai thực hiện quy định của tỉnh về mua bán nhà ở, chuyển quyền sử dụng đất. Công tác kiểm tra quản lý quy hoạch, quản lý đất đai và xây dựng đã có nhiều cố gắng. Hiện đại hoá mạng thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, đến năm 2000 bình quân có 50 máy điện thoại trên 1.000 dân. [20, tr.21] Nông nghiệp - lâm nghiệp Do đặc điểm thị xã Tuyên Quang là trung tâm của một tỉnh miền núi, kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu, ngay sau năm tách tỉnh 1991 chính quyền thị xã đã quan tâm chú trọng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với từng xã, phường. Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, coi trọng xây dựng nông thôn mới cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, cơ sở hạ tầng. Về sản xuất nông - lâm nghiệp, đã chú trọng việc thâm canh tăng vụ, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, do vậy, sản xuất nông lâm nghiệp có những chuyển biến tích cực. Năm 1994, tổng sản lượng lương thực quy thóc của thị xã là 4.768 tấn, đạt 106% chỉ tiêu đại hội XIV đề ra. Giá trị một ha diện tích đất gieo trồng năm 1994 đạt trên 10,2 triệu đồng; năm 1995 đạt trên 12 triệu đồng. Hệ số sử dụng đất năm 1994 là 2,16 lần; năm 1995 là 2,2 lần. Cùng thời gian này, thị xã đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; đồng thời cơ bản xây dựng xong một số công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu nội đồng, hơn 100 ha đất lúa 2 vụ được xây dựng mương tiêu úng. [2, tr.317] Tuyên Quang có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lại có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, trong đó có những sản phẩm có giá trị. Việc phát triển cây công nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên, sử dụng lao động nông thôn, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng cho xuất khẩu. Trong thực hiện cải tạo vườn tạp và phát triển cây công nghiệp, có 40% số hộ đã đầu tư vốn, giống cây trồng, thâm canh cây