SlideShare a Scribd company logo
1 of 85
Download to read offline
www.kinhtehoc.net



                  TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
             KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH
                           




                    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

    PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI
    NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
   TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAO LÃNH
                        TỈNH ĐỒNG THÁP




 Giáo viên hướng dẫn:                   Sinh viên thực hiện:
 TỐNG YÊN ĐAN                           TRẦN MINH THÔNG
                                        MSSV: 4053639
                                        Lớp: Kế toán – Tổng hợp K31




                           Cần Thơ năm 2009




http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



    Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp


                                                   MỤC LỤC
                                                                                                               Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 1
   1.1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu...................................................................... 1
   1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ................................................................... 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
   1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................... 3
   1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
   1.4.1. Không gian ............................................................................................... 4
   1.4.2. Thời gian................................................................................................... 4
   1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 4
1.5. Lược khảo tài liệu ............................................................................................ 4
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận ............................................................................................ 6
   2.1.1. Khái quát về tín dụng ............................................................................... 6
   2.1.2. Vai trò và chức năng của tín dụng ............................................................ 8
   2.1.3. Một số qui định về cho vay tại chi nhánh NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh
tỉnh Đồng Tháp ..................................................................................................... 10
   2.1.4. Các phương thức cho vay ....................................................................... 15
   2.1.5. Rủi ro tín dụng ........................................................................................ 17
   2.1.6. Phân loại nợ và trích lập dự phòng ......................................................... 20
   2.1.7. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ........................... 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 23
   2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 23
   2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 23


GVHD: Tống Yên Đan                                     Trang v                            SVTH: Trần Minh Thông




http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



    Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG THÁP
3.1. Vài nét khái quát về tỉnh Đồng Tháp ............................................................. 25
    3.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................. 25
   3.1.2. Tình hình xã hội...................................................................................... 25
    3.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh
tỉnh Đồng Tháp ..................................................................................................... 26
    3.1.4. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 27
    3.1.5. Vai trò, chức năng nội dung hoạt động của NHN 0&PTNT chi nhánh
huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.......................................................................... 29
3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHN 0&PTNT huyện Cao Lãnh qua 3 năm
(2006-2008) .......................................................................................................... 30
3.3. Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng trong quá trình hoạt động ...... 32
    3.3.1. Thuận lợi................................................................................................. 32
    3.3.2. Khó khăn ................................................................................................ 33
3.4. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm 2009 ........ 33
Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN
CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP
4.1. Phân tích tình hình huy động vốn .................................................................. 35
    4.1.1. Phân tích tình hình huy động vốn tại địa phương .................................. 35
   4.1.2. Phân tích tình hình vốn điều hòa ............................................................ 39
4.2. Phân tích tình hình cho vay ........................................................................... 40
    4.2.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng ............................................... 40
    4.2.2. Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề ........................................ 42
   4.2.3. Doanh số cho vay trung hạn theo ngành nghề........................................ 45
4.3. Phân tích tình hình thu nợ .............................................................................. 48
    4.3.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng ................................................. 49
    4.3.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề .......................................... 51
   4.3.3. Doanh số thu nợ trung hạn theo ngành nghề .......................................... 54

GVHD: Tống Yên Đan                                     Trang vi                            SVTH: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



        Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
4.4. Phân tích tình hình dư nợ ........................................................................................... 56
    4.4.1. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn .................................................................... 58
    4.4.2. Phân tích tình hình dư nợ trung hạn ................................................................... 58
4.5. Phân tích nợ tình hình quá hạn ................................................................................... 59
    4.5.1. Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng...................................................... 59
    4.5.2. Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành nghề ............................................... 61
    4.5.3. Tình hình nợ quá hạn trung hạn theo ngành nghề .............................................. 63
4.6. Nguyên nhân gây ra nợ quá hạn dẫn đến rủi ro tại Ngân hàng ......................65
   4.6.1. Nguyên nhân khách quan ..........................................................................65
    4.6.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng .............................................................65
    4.6.3. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng ..............................................................66
4.7. Phân tích một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHN 0&PTNT
huyện Cao Lãnh ......................................................................................................67
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
5.1. Những dấu hiệu dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng ..............................................70
5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng .......................70
    5.2.1. Về huy động vốn ......................................................................................71
    5.2.2. Về công tác cho vay .................................................................................71
    5.2.3. Về công tác thu nợ ....................................................................................72
    5.2.4. Về kế toán ngân quỹ .................................................................................72
    5.2.5. Về công tác hành chính nhân sự ...............................................................72
    5.2.6. Giải pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng .....................................73
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận ............................................................................................................74
6.2. Kiến nghị ..........................................................................................................75
    6.2.1. Đối với chi nhánh NHNN0&PTNT huyện Cao lãnh ...............................75
    6.2.2. Đối với NHNN0&PTNT tỉnh Đồng Tháp ...............................................76
    6.2.3. Đối với chính quyền địa phương ..............................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO


GVHD: Tống Yên Đan                                      Trang vii                            SVTH: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



     Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp


                                    DANH MỤC BIỂU BẢNG

                                                                                                 Trang
Bảng1: Kết quả hoạt động kinh doanh ..................................................................... 30
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008) ........................................................... .... 36
Bảng 3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008) .................................. .... 40
Bảng 4: Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành nghề của chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008) ........................ .... 42
Bảng 5: Doanh số cho vay trung hạn phân theo ngành nghề của chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008) ............... .... 45
Bảng 6: Doanh số thu nợ theo thời hạn của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008)................................................... .... 49
Bảng 7: Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo ngành nghề của chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008) ........................ .... 51
Bảng 8: Doanh số thu nợ trung hạn phân theo ngành nghề của chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008) ........................ .... 54
Bảng 9: Tình hình dư nợ theo thời hạn của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008)................................................... .... 57
Bảng 10: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008) .............................................. .... 60
Bảng 11: Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành nghề của chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008) ........................ .... 62
Bảng 12: Tình hình nợ quá hạn trụng hạn theo ngành nghề của chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008) ........................ .... 63
Bảng 13: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng .......................................... .... 67




GVHD: Tống Yên Đan                             Trang viii                     SVTH: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp



                                     DANH MỤC HÌNH

                                                                                              Trang
    Hình 1: Quy trình cho vay tại NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh .................. 14
    Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý ......................................................... 27
    Hình 3: Đồ thị kết quả hoạt động kinh doanh ............................................. 30
    Hình 4: Đồ thị nguồn vốn huy động qua 3 năm (2006 – 2008) .................. 36
    Hình 5: Đồ thị doanh số cho vay hạn và trung hạn..................................... 41
    Hình 5a: Đồ thị doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành nghề ........... 43
    Hình 5b: Đồ thị doanh số cho vay trung hạn phân theo ngành nghề .......... 46
    Hình 6: Đồ thị danh số thu nợ trung hạn và dài hạn ................................... 50
    Hình 6a: Đồ thị doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo ngành nghề ............. 52
    Hình 6b: Đồ thị doanh số thu nợ trung hạn phân theo ngành nghề ........... 54
    Hình 7: Đồ thị tình hình dư nợ ngắn hạn và trung hạn ............................... 57
    Hình 8: Đồ thị tình hình nợ quá hạn ngắn hạn và trung hạn ....................... 60
    Hình 8a: Đồ thị tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành nghề .............. 62
    Hình 8b: Đồ thị tình hình nợ quá hạn trung hạn theo ngành nghề.............. 64




GVHD: Tống Yên Đan                          Trang ix                      GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



  Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp



                        DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT



    NHNN: Ngân hàng Nhà nước
    NHN0&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
    TM-DV: Thương mại dịch vụ
    DSCV: Doanh số cho vay
    DSTN: Doanh số thu nợ
    NQH: Nợ quá hạn
    NVHĐ: Nguồn vốn huy động
    CBCNV: Cán bộ công nhân viên
    XKLĐ: Xuất khẩu lao động
    WTO: Tổ chức thương mại thế giới




GVHD: Tống Yên Đan                     Trang x                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



  Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

                                    CHƯƠNG I
                                   GIỚI THIỆU


1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
  1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
      Sau hơn hai mươi năm thực hiện công tác đổi mới toàn diện nền kinh tế nước
ta đã thu được những thành tích nhất định trên nhiều mặt, những thành tựu này về cơ
bản đã đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội tạo tiền đề cho giai
đoạn phát triển mới, đó là đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nâng
cao vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế . Đối với một quốc gia có
hơn 80% dân số là nông dân như Việt Nam, việc phát triển sản xuất nông nghiệp
đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại
hóa nông thôn, tại hội nghị Trung Uơng lần thứ VI đã khẳng định: “Sự phát triển
nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa có vai
trò cực kỳ quan trọng trong cả nước trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và
phát triển kinh tế, xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo
hướng xã hội chủ nghĩa”.
      Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương
mại thế giới WTO, thêm vào đó là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trên thế giới
đã tiến ra trong năm 2008. Để có thể đứng vững được thì một trong những yếu tố có
ý nghĩa quyết định là nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và
của hàng hóa dịch vụ, điều đó đòi hỏi phải nghiên cứu một cách có hệ thống nhiều
lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực đó là Ngân hàng, Ngân hàng còn là một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế và từng bước hội
nhập vào nền kinh tế thế giới. Ngân hàng có vị trí quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn
trong mọi nền kinh tế như: cung cấp vốn kịp thời cho nền kinh tế, đảm bảo cho việc
mở rộng sản xuất, tái sản xuất, trao đổi lưu thông tiền tệ cho cả nền kinh tế…, đặc
biệt đối với quốc gia chưa có thị trường vốn mạnh như Viêt Nam. Trong quá trình
hoạt động và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cao
Lãnh với tên gọi đó đã nói lên được chức năng và nhiệm vụ vừa cơ bản vừa lâu dài,

GVHD: Tống Yên Đan                     Trang 1                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

là phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó cùng với sự quan tâm của các cấp
chính quyền đã xác định được mục tiêu là đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân để
tập trung phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện, hạn chế được
rủi ro ở mức thấp nhất. Tuy nhiên hoạt động cho vay của Ngân hàng tiềm ẩn những
rủi ro khiến cho Ngân hàng có thể không thu hồi đủ tiền gốc và lãi khi đến hạn làm
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng vì đối tượng cho vay
chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiêp và phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh là hộ
sản xuất nông nghiệp chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản …, đời sống c òn gặp nhiều
khó khăn, điều kiện sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Vì thế nhiều hộ
nông dân dễ dàng gặp khó khăn trong sản xuất từ đó dẫn đến mất khả năng thực
hiện nghĩa vụ trả nợ vay cho Ngân hàng, chính những lý do trên em đã chọn đề tài:
“Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiêp và phát triển Nông
thôn chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp”. Qua đó thấy được hiệu quả sử
dụng vốn cũng như chất lượng tín dụng của Ngân Hàng như thế nào? Để nhằm tìm
hiểu và đề xuất một sồ giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nhằm
giảm thiểu thiệt hại và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng.
  1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
     1.1.2.1 Căn cứ khoa học
      Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng phải luôn đối đầu với hàng loạt các
rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái…Trong bốn
loại rủi ro chủ yếu nêu trên thì rủi ro tín dụng chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động của
Ngân hàng. Khi rủi ro xảy ra ở mức độ thấp thì nó chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh và uy tín của Ngân hàng, rủi ro xảy ra ở mức độ cao thì nguy cơ phá sản của
Ngân hàng là rất lớn. Gia nhập WTO đặt ra những thách thức đối với các Ngân hàng
thương mại của Việt nam, để có thể đứng vững được thì một trong những yếu tố
quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của hệ thống Ngân hàng là chất lượng
và hiệu quả tín dụng. Nghiệp vụ tín dụng bao giờ cũng là nghiệp vụ quan trọng để
sinh lời của các Ngân hàng thương mại, nó có ý nghĩa sống còn đối với toàn hệ
thống Ngân hàng và là nguồn tạo ra sức sống mãnh liệt cung cấp vốn cho cả nền
kinh tế. Cho nên trong quá trình thực hiện đề tài này em đã vận dụng nhiều kiến

GVHD: Tống Yên Đan                      Trang 2                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



  Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

thức đã học từ các môn như: tài chính tiền tệ, tiền tệ Ngân hàng, nghiệp vụ Ngân
hàng, phân tích hoạt động kinh doanh, quản trị tài chính và một số môn chuyên
ngành kinh tế khác, tham khảo môt số sách báo, tạp chí kinh tế để giúp cho việc
nghiên cứu đề tài này được tốt hơn.
     1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn
        Qua việc nghiên cứu đề tài này, Ngân hàng sẽ thấy được những mặt còn hạn
chế trong công tác cho vay và thu hồi nợ trong các năm qua như thế nào, còn tồn tại
những yếu điểm gì. Từ đó đưa ra các giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời góp phần đáp ứng nhu cầu
vốn ngày càng cao của xã hội.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
  1.2.1. Mục tiêu chung
        Thông qua tình hình hoạt động thực tế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn huyện Cao Lãnh đề tài phân tích thực trạng hoạt động tín dụng qua
3 năm 2006-2008 và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Từ đó
đề xuất những giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh
doanh nâng cao hiệu quả cho Ngân hàng.
  1.2.2. Mục tiêu cụ thể
        - Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại NHN0&PTNT huyện Cao
Lãnh qua 3 năm 2006-2008.
        - Phân tích những nguyên nhân gây ra nợ quá hạn làm phát sinh rủi ro tín
dụng.
        - Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng.
        - Đưa ra những kiến nghị góp phần xây dựng những chiến lược trong hoạt
động tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro và nâng cao năng lực cạnh tranh đem lại lợi
nhuận ngày càng cao cho Ngân hàng.




GVHD: Tống Yên Đan                     Trang 3                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



  Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
       - Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có đạt hiệu quả hay không?
       - Khả năng huy động vốn trong 3 năm của Ngân hàng tăng hay giảm như thế
nào?
       - Công tác thu hồi nợ có đạt chỉ tiêu đưa ra hay không?
       - Nợ quá hạn của Ngân hàng tăng giảm như thế nào?
       - Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng năm sau có giảm so với năm trước hay không?
       - Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
như thế nào?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
  1.4.1. Không gian
       Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.
  1.4.2. Thời gian
       Thời gian thực hiện đề tài này từ ngày 02/02/2009 đến ngày 24/04/2009.
       Số liệu dùng phân tích trong đề tài này được thu thập trong 3 năm 2006, 2007
và 2008.
  1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
       Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là tình hình hoạt động tín dụng
tại NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh trong 3 năm kể từ việc cho vay đến công tác thu
hồi nợ. Qua đó tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng từ đó đưa ra các giải pháp để hạn chế rủi ro đến mức có thể
chấp nhận được.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
       Để thực hiên đề tại này ngoài viêc thu thập số liệu ở NHN0&PTNT huyện
Cao Lãnh còn tham khảo một số tài liệu cùng với một số luận văn của các anh chị
trước đây như:
       + Báo cáo thống kê cho vay theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế của ngân
hàng trong 3 năm vừa qua do Phòng tín dụng lập vào cuối mỗi quý.



GVHD: Tống Yên Đan                     Trang 4                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



  Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

         + Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm vừa qua của Ngân
hàng.
         + Các phương án kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm cũng do Phòng kế
hoạch kinh doanh lập vào đầu mỗi năm. Các phương án này trình bày tổng kết mọi
hoạt động trong năm vừa qua của ngân hàng và phương hướng hoạt động, giải pháp
thực hiện trong năm mới.
        + Giáo trình “ Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại” của Thạc sĩ Thái Văn Đại
trường Đại Học Cần Thơ. Trong đó chủ yếu tham khảo chương 3 nới về vấn đề liên
quan đến hoạt động tín dụng như: Khái niệm về tín dụng, đảm bảo tín dụng. Bài
giảng “Tiền tệ Ngân hàng” của Thạc sĩ Thái Văn Đại và Thạc sĩ Bùi Văn Trịnh.
Trong đó chủ yếu tham khảo chương 6 nới về sự ra đời của tín dụng, bản chất tín
dụng, chức năng tín dụng.

     + Luận văn tôt nghiệp: “ Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre chi nhánh Mỏ Cày”.
Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kim Chi, trong đó tham khảo:

          Phân tích tình hình huy động vốn
          Phân tích tình hình sử dụng vốn
          Phân tích nợ quá hạn




GVHD: Tống Yên Đan                     Trang 5                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

                                     CHƯƠNG 2
      PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
  2.1.1. Khát quát về tín dụng
     2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng
       Tín dụng là mối quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay
hiện vật, trong đó người đi vay phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho người
cho vay sau một thời gian nhất định.
     2.1.1.2 Sự ra đời của tín dụng
       Tín dụng ra đời dựa trên hai cơ sở:
     - Có sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa: Chúng ta biết quá trình sản
xuất hàng hóa diễn ra: T – H – SX – H’ – T’. Trong quá trình sản xuất này khâu có
thể gián đoạn là khâu tiêu thụ H’, vì hàng hóa sản xuất ra không phải lúc nào cũng
tiêu thụ hết cùng một lúc. Và nếu như vậy thì người sản xuất sẽ thiếu vốn để tái sản
xuất và quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn. Chính vì điều này, nhu cầu vay vốn để
cho quá trình sản xuất được liên tục.
     - Có nhu cầu vay vốn để bù đắp thiếu hụt tạm thời: Đối với những người lao
động thủ công, người sản xuất nhỏ hoặc nông dân nghèo thường có thu nhập thấp
hoặc thu nhập theo mùa vụ. Họ có tích lũy ít hoặc khong có tích lũy, nên khi có xảy
ra những biến cố bất thường trong cuộc sống thì phải cần đến vốn tiền tệ khẩn cấp
và bắt buộc họ phải đi vay. Trong hoàn cảnh này thì họ phải vay khẩn cấp và thường
phải chịu mức lãi suất cao và chúng ta thường gọi là tín dụng nặng lãi.
     2.1.1.3 Quá trình phát triển quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường
       Sản xuất hàng hóa là nguyên nhân ra đời của tín dụng vì vậy ở bất cứ xã hội
nào có sản xuất hàng hóa thì có sự hoạt dộng của tín dụng.
       * Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của tín dụng:
       Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, các doanh nghiệp muốn tiến hành sản
xuất kinh doanh phải có một số vốn nhất định.


GVHD: Tống Yên Đan                      Trang 6                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

         Do đặc điểm vận động của vốn là tuần hoàn theo công thức T – H – T và do
tính chất thời vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, mà mỗi doanh nghiệp có lúc thiếu
vốn có lúc thì thừa vốn; tuy nhiên đối với xí nghiệp không thời vụ việc thừa thiếu
vốn tiền tệ với thời gian ngắn hơn và qui mô nhỏ hơn so với xí nghiệp thời vụ. Đứng
trên góc độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thì tại một thời điểm nhất định sẽ có hiện
tượng:
         - Một nhóm các xí nghiệp có vốn tạm thời chưa sử dụng.
         - Một nhóm các xí nghiệp khác lại có nhu cầu vốn cần bổ sung tạm thời.
         Sở dĩ có hiện tượng như vậy là vì chu kỳ sản xuất và tính chất thời vụ ở mỗi
doanh nghiệp, ở mỗi ngành kinh tế không giống nhau. Trong lúc đó quá trình tái sản
xuất là một quá trình liên tục trên cơ sở phân công và hợp tác trong toàn bộ hệ thống
kinh tế, vì vậy khi mà doanh nghiệp này thừa vốn thì tất cả các doanh nghiệp khác
thiếu vốn. Đây là hiện tượng khách quan, đòi hỏi phải có tín dụng làm cầu nối giữa
nơi thừa và nơi thiếu.
          Tóm lại: Trong nền kinh tế hiện đại, đặc điểm tuần hoàn vốn và yêu cầu
của quá trình tiết kiệm và đầu tư đòi hỏi phải có tín dụng.
         * Tín dụng ngày càng mở rộng và phát triển một cách đa dạng:
         Trong nền kinh tế thị trường tín dụng ngày càng phát triển. Chủ thể tham gia
các quan hệ tín dụng rất phong phú. Quan hệ tín dụng được mở rộng về đối tượng và
quy mô, thể hiện trên các mặt sau:
             Các tổ chức Ngân hàng và các tổ chức tín dụng phát triển mạnh và
rộng rãi khắp nơi.
             Phần lớn các doanh nghiệp điều sử dụng vốn tín dụng với khối lượng
ngày càng lớn.
             Thu nhâp cá nhân ngày càng tăng, nên ngày càng có nhiều người tham
gia vào các quan hệ tín dụng.
         Ngoài viêc mở rộng các quan hệ tín dụng, hình thức tín dụng ngày càng phát
triển đa dạng như tín dụng thương mại, tín dụng Ngân hàng, tín dụng nhà nước và
các loại tín dụng khác.



GVHD: Tống Yên Đan                      Trang 7                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



  Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

  2.1.2. Vai trò và chức năng của tín dụng
     2.1.2.1 Vai trò của tín dụng
      Tín dụng Ngân hàng là một kênh vốn quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
      Trước những chuyển biến trong điều kiện kinh tế thị trường tín dụng Ngân
hàng là công cụ đòn bẩy thúc đẩy mạnh mẻ phát triển kinh tế hàng hóa hình thành và
góp phần giữ vững ổn định kinh tế thị trường.
      * Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục, góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh dịch vụ cho hộ nông dân:
      Vai trò quan trọng nhất của tín dụng Ngân hàng là cung ứng vốn một cách
kịp thời cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các thành phần kinh tế trong xã
hội, từ đó làm cho các chủ thể kinh tế này phải đẩy mạnh tốc độ sản xuất cũng như
tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
      Trong vai trò trung gian này Ngân hàng thương mại thật sự là người bạn đồng
hành của nông dân, vì hệ thống Ngân hàng hiện nay mở rộng mạng lưới khắp nơi,
các hình thức tín dụng đa dạng không những thỏa mản nhu cầu về vốn mà còn làm
cho sự tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các tiện ích trở nên dễ dàng, tiết kiệm được
chi phí giao dịch, quỷ thời gian, giảm bớt chi phí nguồn vốn cho nông dân. Một mặt
tập trung vốn đầu tư các dự án trung và dài hạn nhằm cơ giới hoá, hiện đại hóa trong
nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất sản lượng sản phẩm nông
nghiệp.
      Về hiệu quả kinh tế là vấn đề quan trọng đối với hộ sản xuất và là mục tiêu
chính của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Vì vậy tín
dụng cho nông dân sản xuất phải đáp ứng nhu cầu kịp thời về vốn đặt biệt chú trọng
tạo điều kiện cho nông dân thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất mới
với hình thức chuyên môn hóa theo vùng quy hoạch sản xuất hàng hóa có giá trị
kinh tế cao cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời tạo cơ sở vật
chất kỹ thuật công nghệ hiện đại có khả năng chống lại thiên tai, dịch bệnh đưa sản
xuất nông nghiệp từng bước thoát khỏi sự ảnh hưởng của thiên nhiên.



GVHD: Tống Yên Đan                     Trang 8                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

    * Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và những
ngành kinh tế mũi nhọn:
    Đối với một quốc gia có hơn 80% dân số là nông dân như Việt Nam, việc phát
triển sản xuất nông nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nông nghiệp là ngành
sản xuất đáp ứng nhu cầu cần thiết cho xã hội trong quá trình công nghiệp hóa - hiện
đại hóa và là ngành chịu tác động nhiều nhất. Vì vậy, trong giai đoạn tới nhà nước
phải tập trung đầu tư vào phát triển nông nghiệp để giải quyết những nhu cầu tối
thiểu của xã hội, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác. Cần tập trung tín
dụng tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, sẽ tạo cơ sở cho việc lôi cuốn các
ngành kinh tế khác như xuất khẩu, khai thác dầu khí .v.v. cùng phát triển.
    * Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất:
    Hoạt động của Ngân hàng là tập trung vốn tiền nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng,
vốn này nằm ở khắp nơi, trong tay cá nhân, các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước,
các đơn vị kinh tế. Tuy nhiên, quá trình đầu tư tín dụng không phải rải điều cho mọi
cho mọi chu thể mà việc đầu tư được thực hiện một cách tập trung chủ yếu là các xí
nghiệp lớn, khả năng tài chính mạnh, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và kinh
doanh có hiêu quả đảm bảo trả nợ vay đúng hẹn trong hợp đồng đã thỏa thuận vừa
đảm bảo tránh rủi ro, vừa thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
    * Tạo điều kiện phát triển hợp tác kinh tế với các đối tác nước ngoài:
    Trong điều kiện ngày nay, phát triển của một nước luôn gắn liền với thị trường
thế giới, kinh tế “đóng” đã nhường bước cho kinh tế “mở”. Vì vậy, tín dụng Ngân
hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với
nhau. Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín dụng
đóng vai trò quan trong trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa, đồng thời nhờ
nguồn tín dụng bên ngoài để công nghiệp hóa - hiên đại hóa nền kinh tế.
     2.1.2.2 Chức năng của tín dụng
    Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ
   Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này mà vốn tiền tệ
trong xã hội được điều tiết từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để sử dụng nhằm để đáp
ứng nhu cầu sản xuất lưu thông hàng hóa, cũng như tiêu dùng của toàn xã hội.

GVHD: Tống Yên Đan                      Trang 9                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

        * Phân phối tín dụng được thể hiện qua 2 cách:
          + Phân phối trực tiếp: Là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời
chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó cho kinh doanh và tiêu dùng.
Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại và
việc phát hành trái phiếu của các công ty.
          + Phân phối gián tiếp: Là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ
chức trung gian, như Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính.
    Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội:
   Thông qua tín dụng Ngân hàng Trung Ương của mỗi quốc gia dựa vào kênh tín
dụng để đưa tiền vào lưu thông và rút tiền ra khỏi lưu thông chủ yếu bằng bút tệ.
Khi nghiệp vụ thực hiện bằng chuyển khoản hay bằng kỳ phiếu tiền tệ, tín dụng góp
phần tiết kiệm giấy bạc Ngân hàng, thay thế tiền mặt trong quan hệ mua bán.
    Chức năng phản ánh và kiểm soát đồng tiền đối với mọi hoạt động kinh tế:
   Thông qua việc vay vốn, các Ngân hàng kiểm soát được khả năng tài chính tình
hinh hoạt động của các doanh nghiệp từ việc thông qua tài khoản mở tại Ngân hàng,
qua đó giúp các xí nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả nhất. Đồng thời giúp nhà nước
xác định được nhu cầu vay vốn và phát triển của nền kinh tế.
  2.1.3. Một số qui định về cho vay tại NHN0&PTNT chi nhánh huyện Cao
Lãnh tỉnh Đồng Tháp
        2.1.3.1 Nguyên tắc cho vay
  - Khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT huyện Cao Lãnh phải đảm bảo các
nguyên tắc sau:
        + Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
        + Phải trả lãi và nợ gốc tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín
dụng.
     2.1.3.2 Điều kiện cho vay
        NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay
khách hàng có đủ các điều kiện sau:
  - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân
sự theo qui định của pháp luật.

GVHD: Tống Yên Đan                     Trang 10                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

   - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
   - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
   - Có dự án phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh dịch vụ khả thi, có hiệu quả
hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi.
   - Thực hiện các qui định về bảo đảm tiền vay theo qui định của Chính phủ, N gân
hàng Nhà Nước Việt Nam và hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam.
      2.1.3.3 Thể loại cho vay
       Ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay xem xét quyết định cho khách hàng vay
theo các thể loại ngắn han, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển:
     Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
     Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng
đến 60 tháng.
     Cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng
trở lên.
      2.1.3.4 Thời hạn cho vay
       Ngân hàng Nông nghiệp nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về thời hạn
cho vay căn cứ vào:
       - Chu kỳ sản xuất, kinh doanh.
       - Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư.
       - Khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay của NHN0& PTNT
huyện Cao Lãnh.
       Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá
thời hạn hoạt động theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động còn lại tại
Việt Nam, đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn
đước phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.
      2.1.3.5 Mức cho vay
       - Hộ vay vốn được cho vay phần thiếu hụt vốn so với tổng nhu cầu vốn hợp
lý cần thiết của dự án sau khi trừ đi vốn tự có.
       Mức vay vốn = Tổng nhu cầu vốn của dự án - vốn tự có

GVHD: Tống Yên Đan                     Trang 11                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

          - NHN0 nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của
khách hàng, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay (nếu khoản vay áp dụng bảo đảm bằng
tài sản), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của NHN 0 huyện
Cao Lãnh.
          - Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc
từng lần cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Mức
vốn tự có tham gia của khách hàng vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, đời sống, cụ thể như sau:
           Đối với cho vay ngắn hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10%
trong tổng nhu cầu vốn.
           Đối với cho vay trung và dài hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu
15% trong tổng nhu cầu vốn.
          - Trường hợp khách hàng có tín nhiệm (được xếp loại A theo tiêu thức phân
loại khách hàng của NHN0 huyện Cao Lãnh); khách hàng là hộ gia đình sản xuất
nông, lâm, ngư, vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản; nếu vốn tự có thấp hơn
quy định trên, giao cho giám đốc NHN0 nơi cho vay quyết định.
          - Đối với khách hàng được NHN0 nơi cho vay lựa chọn áp dụng cho vay có
bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, mức vốn tự có tham gia theo quy định
của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
     2.1.3.6 Đối tượng cho vay
          Đối tượng cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
huyện Cao Lãnh bao gồm:
             + Chi phí cho trồng trọt và chăn nuôi: Phân bón, thuốc trừ sâu, công làm
đất, hạt giống, con giống, thức ăn gia súc, dịch vụ thú y.
             + Vật tư, chi phí sản xuất các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như:
nguyên vật liệu, công cụ lao động nhỏ, tiền thuê nhân công, chi phí sửa chữa máy
móc,...
             + Vật tư, hàng hoá đối với các hộ sản xuất kinh doanh, thương nghiệp,
dịch vụ.



GVHD: Tống Yên Đan                     Trang 12                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

          + Các nhu cầu vốn cho chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp, thuỷ sản.
          + Các nhu cầu phục vụ đời sống như: xây dựng, sửa chữa, mua mới nhà ở,
mua sắm phương tiện đi lại, phương tiện học tập,...
          + Đầu tư cho các chương trình, dự án nhằm phát triển nông thôn như: cải
tạo vườn tạp, cho vay kéo điện, cho vay làm nhà ở nông thôn.
     2.1.3.7 Lãi suất cho vay
       Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số
vốn vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tính cho năm,
quý, tháng.
       Lãi suất cho vay = Lãi suất đi vay + Chi phí hợp lý + Bù đắp rủi ro +Thuế
phải nộp + Tích luỹ
       - Các tổ chức tín dụng cho vay bằng nguồn vốn tài trợ của Nhà nước để phát
triển kinh tế Nông nghiệp và Nông thôn được hưởng tỷ lệ phí theo quy định. Mức lãi
suất cho vay bằng nguồn vốn này do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam công bố, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ.
       - Đối với khách hàng thuộc diện cho vay ưu đãi (Khách hàng vay vốn thuộc
vùng núi cao, hải đảo, vùng dân tộc ít người) được giảm 30% mức lãi suất cùng loại.
       Trường hợp khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn, khách hàng vay phải chịu
lãi suất phạt quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay cùng loại.




GVHD: Tống Yên Đan                     Trang 13                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



  Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

   2.1.3.8 Quy trình cho vay hộ sản xuất
             Để vừa đảm bảo tính pháp lý, vừa an toàn vốn, khi xét duyệt cho vay
   vốn Ngân hàng Nông nghiệp huyện Cao Lãnh thực hiện quy trình như sau:
                                            8
             Hộ sản xuất                                       Thủ quỹ


               1           2                                          7
                                                 6              Kế toán
           Cán bộ tín dụng

                    3

             TP. Tín dụng                   5

                    4
               Giám đốc


          Hình 1: Quy trình cho vay tại NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh
       Giải thích sơ đồ trên:
          (1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến ngân hàng gặp Cán bộ tín dụng
phụ trách địa bàn trình bày dự án sản xuất kinh doanh của mình và các giấy tờ có
liên quan như: chứng minh thư, sổ hộ khẩu và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu,
quyền sử dụng tài sản của mình.
          (2) Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn xem xét tính khả thi của dự án và
các giấy tờ có liên quan. Sau khi thẩm tra thấy dự án có tính khả thi và các giấy tờ
đều hợp lệ theo quy định thì bán hồ sơ và hướng dẫn khách hàng ghi nội dung vào
bộ hồ sơ vay vốn. Sau khi khách hàng đã hoàn tất những nội dung cần thiết của bộ
hồ sơ vay vốn, Cán bộ tín dụng xem xét, thẩm định, nếu đồng ý cho vay thì hoàn
chỉnh hồ sơ, ký tên vào hồ sơ và chuyển cho Trưởng Phòng tín dụng. Trong trường
hợp xét thấy khách hàng không đủ điều kiện vay vốn thì phải trả lời cho khách hàng
bằng văn bản nêu rõ lý do không cho vay.
          (3) Trưởng Phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm
tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ do Cán bộ tín dụng trình lên, tiến hành xem xét,



GVHD: Tống Yên Đan                    Trang 14                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

tái thẩm định (nếu cần thiết), ghi ý kiến và tiến hành phê duyệt nếu hồ sơ đủ điều
kiện.
           (4)   Hồ sơ được trình lãnh đạo phê duyệt trên cơ sở thẩm dịnh của Cán
bộ tín dụng, ý kiến của Trưởng Phòng tín dụng và khả năng nguồn vốn của ngân
hàng.
           (5) Sau đó, hồ sơ được chuyển cho Cán bộ tín dụng phụ trách.
           (6) Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ được duyệt cho Phòng kế toán.
           (7) Phòng kế toán khi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra lại tính pháp
lý và sự đầy đủ của hồ sơ theo quy định, nếu đảm bảo thì mở sổ lưu cho vay, lưu giữ
hồ sơ theo chế độ. Làm thủ tục giải ngân, sau đó hồ sơ được chuyển sang thủ quỹ.
           (8) Thủ quỹ căn cứ hồ sơ chi tiền do kế toán chuyển qua, tiến hành giải
ngân cho khách hàng.
        Để đảm bảo vay vốn đúng mục đích, sau khi phát tiền vay cho khách hàng,
ngân hàng cử Cán bộ tín dụng đi kiểm tra sử dụng vốn vay để bám sát việc sử dụng
vốn có đúng mục đích mà khách hàng đã cam kết hay không.
        Trong quá trình cho vay, ngân hàng thường xuyên kiểm tra theo định kỳ hoặc
đột xuất để đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả.
  2.1.4. Các phương thức cho vay
        Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vay của khách hàng và khả năng
kiểm tra, giám sát của Ngân hàng, NHN0 nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng vay
về việc lựa chọn các phương thức cho vay sau đây:
         Cho vay từng lần:
        Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng
thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng. Cho vay từng lần thích
hợp với các đơn vị kinh doanh theo từng thương vụ hay theo thời vụ. Tuy nhiên, mỗi
lần vay thì khách hàng và Ngân hàng phải ký kết hợp đồng tín dụng. Chính vì vậy,
hình thức cho vay này đươc gọi là cho vay từng lần.
         Cho vay theo hạn mức tín dụng:
        Theo phương thức cho vay này thì khách hàng và Ngân hàng sẽ xác định thỏa
thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời gian nhất định hoặc theo chu kỳ sản

GVHD: Tống Yên Đan                     Trang 15                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



  Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

xuất kinh doanh. Thực chất đây là phương thức cho vay luân chuyển cũ nhưng quy
chế cho vay cụ thể của Ngân hàng đã biến nó thành một phương thức mới.
       Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng :
      Đây là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng nhưng Ngân hàng cam
kết dành cho khách hàng số hạn mức đã định, không vì tình hình thiếu vốn để từ
chối cho vay. Vì Ngân hàng phải bớt các món vay của khách hàng khác để giữ cam
kết về hạn mức tín dụng nên khách hàng phải trả một mức phí cho việc duy trì hạn
mức dự phòng. Đó là số chênh lệch giữa hạn mức tín dụng và số thực vay.
       Cho vay theo dự án:
      Đây là phương thức cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng phải thẩm định dự
án trước khi cho vay. Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn Ngân hàng vận dụng bổ
sung phương án cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục
vụ đời sống.
       Cho vay trả góp:
      Khi vay vốn thì Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn
vay phải trả cộng với vốn gốc được chia ra đẻ trả theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn
cho vay.
       Cho vay theo hạn mức thấu chi:
      Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận băng bằng văn bản chấp
thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng
phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt
động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
       Cho vay hợp vốn:
      Một nhóm tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án
vay vốn của khách hàng. Trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp,
phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy
định của quy chế cho vay và quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.




GVHD: Tống Yên Đan                    Trang 16                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



  Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

  2.1.5. Rủi ro tín dụng
     2.1.5.1 Rủi ro tín dụng là gì?
     - Đây là rủi ro đề cập trước tiên đối với Ngân hàng, nhất là đối với NHN0 thì
nguồn thu chủ yếu từ việc thu lãi cho vay thường chiếm từ 70%-90%.
     - Rủi ro tín dụng là rủi ro bị tổn thất tài sản khi bên vay là những khách hàng
hay các Ngân hàng không có khả năng thanh toán khoản vay theo đúng các điều
khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký với Ngân hàng.
     - Rủi ro tín dụng được đo bằng nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ khoanh nhưng đây
là những khoản có thể định lượng được.
     - Nợ quá hạn: là khoản nợ đến thời hạn trả bên vay không trả được nợ theo
đúng cam kết với Ngân hàng, thực chất có nhiều lý do làm biến dạng nợ quá hạn
như: đảo nợ, dãn nợ, thời gian cho vay không hợp lý.
 + Nợ khó đòi: là 1 bộ phận của nợ quá hạn.
 + Nợ khoanh: là khoản nợ của khách hàng không trả được do thiên tai, bão lụt, bất
khả kháng và một số nguyên nhân khách quan được chính phủ và NHNN được qui
định khoanh nợ. Nợ khoanh nhiều dẫn đến lợi nhuận của Ngân hàng bị giảm sút.
     2.1.5.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng
       Rủi ro tín dụng phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu ở 4
nhóm chính:
       - Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn: là do khách hàng không trả được
tiền vay bởi những yếu tố sau:
         + Do tính chất công việc, ngành nghề của từng khách hàng có độ rủi ro cao.
        + Do năng lực chuyên môn và uy tín của khách hàng thấp.
        + Do hiệu quả hoạt động tài chính của khách hàng thấp.
        + Do sử dụng vốn vay sai mục đích
         + Do những lý do khách quan như: tai hoạ ngoài ý muốn, khách hàng bị
lừa, biến động của thị trường theo hướng bất lợi…
         + Sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước.
         + Do cố tình gian lận từ phía khách hàng.
       Đây là nhóm nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp đồi hỏi ngân hàng phải xem
xét, phân tích và tìm giải pháp hạn chế ở mức thấp nhất.


GVHD: Tống Yên Đan                    Trang 17                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

      - Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
        + Do ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đặt mong ước về lợi nhuận cao hơn
các khoản cho vay lành mạnh.
        + Do quá trình thẩm định cho vay không kỹ, không nắm bắt được xu hướng
của thị trường về sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng xin vay có được thị trường chấp
nhận không.
          + Ngân hàng vi phạm các nguyên tắc cho vay: cho vay vượt tỷ lệ an toàn,
thiếu tài sản thế chấp và cầm cố,…
         + Phân tích, đánh giá khách hàng sai, quyết định cho vay thiếu thông tin xác
thực.
        + Cán bộ ngân hàng vi phạm đạo đức kinh doanh, có trình độ chuyên môn
còn hạn chế.
      - Những nguyên nhân khách quan:
        Ngoài những nguyên nhân trên, môt trường kinh doanh, hoàn cảnh kinh tế-xã
hội cũng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.
        * Từ tình hình kinh tế trong nước:
         + Trong giai đoạn kinh tế suy thoái thường xuất hiện những doanh nghiệp
làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, không hoàn trả được nợ vay cho ngân hàng. Ở Việt
Nam thực tế từ năm 1990 trở về trước, các doanh nghiệp quốc doanh kinh doanh
thua lỗ, phá sản làm nợ xấu của ngân hàng ở mức rất cao.
         + Nền kinh tế lạm phát cao và ngày càng gia tăng cũng ảnh hưởng đến rủi
ro tín dụng.
         + Nếp sống và làm việc theo pháp luật của khách hàng chưa cao cũng gây
ảnh hưởng dến hoạt động của ngân hàng.
        * Từ tình hình thế giới:
        Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia đều tham gia vào nền kinh tế chung
của thế giới. Vì vậy với xu hướng toàn cầu hoá, hoạt động kinh tế các nước đều có
tác động lẫn nhau. Khi có những biến cố về tình hình kinh tế, chính trị, quân sự xảy
ra ở bất kỳ một nước nào cũng có thể tác động mạnh đến các nước khác trên toàn thế
giới. Ví dụ chiến tranh giữa Mỹ và Irắc đã làm cho giá xăng dầu ở các nước tăng
cao, điều này cũng ảnh hhưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.


GVHD: Tống Yên Đan                     Trang 18                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

       - Những nguyên nhân liên quan đến đảm bảo tín dụng:
       Đảm bảo đối nhân: người bảo lãnh không có khả năng thay thế người vay trả
nợ cho ngân hàng.
       Đảm bảo đối vật:
           + Việc đánh giá tài sản thế chấp và cầm cố không chính xác.
           + Tài sản thế chấp và cầm cố không tiêu thụ được.
           + Tài sản thế chấp và cầm cố bị hhư hỏng hoặc bị cấm lưu thông.
           + Tài sản thế chấp và cầm cố không thực hiện đúng theo quy định của pháp
luật nên không thể phát mãi.
     2.1.5.3 Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây nên
     * Đối với bản thân ngân hàng
   - Rủi ro tín dụng xảy ra làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tài chính của đơn vị,
vì khi có phát sinh nợ quá hạn thì buộc phải trích lập quỷ dự phòng rủi ro.
   - Rủi ro xảy ra ở mức độ thấp thì nó chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của
ngân hàng, uy tín của ngân hàng, rủi ro xảy ra ở mức độ cao thì dẫn đến nguy cơ bị
phá sản.
   - Rủi ro xảy ra làm giảm lòng tin của khách hàng đến gửi tiền và khách hàng vay
vốn dẫn đến nguồn vốn bị hạn chế hoạt động Ngân hàng bị giảm sút.
   - Rủi ro xảy ra đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như thiếu tiền chi trả
cho khách hàng, vì phần lớn là nguồn vốn huy động, mà khi Ngân hàng không thu
hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của Ngân hàng giảm
súc ảnh hưởng đến công tác huy động vốn về quy mô lẫn lòng tin của khách hàng
dành cho Ngân hàng.
   - Hậu quả của rủi ro tín dụng mà Ngân hàng phải gánh chịu khi không thu được
nợ, vòng quay tín dụng không thực hiện được, Ngân hàng không có khả năng đảm
bảo vốn lưu động làm hạn chế vai trò và chức năng tín dụng.
     * Đối với khách hàng
   - Khi rủi ro tín dụng xảy ra, hộ nông dân sẽ thiếu đi nguồn vốn đầu tư, làm cho
quá trình sản suất không liên tục dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao, mức sống



GVHD: Tống Yên Đan                     Trang 19                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

thấp và không ổn định. Người dân sẽ mất đi sự hổ trợ về các chính sách lãi suất và
sự hổ trợ về kỹ thuật,… cũng như ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn.
      * Đối với nền kinh tế
       Hoạt động của Ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh
tế, đến tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa, lớn, và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư. Vì
vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài Ngân hàng, kéo theo một loạt
các doanh nghiệp nhỏ, vừa, lớn bị ảnh hưởng nhẹ thì doanh nghiệp thiếu vốn, nặng
thì làm cho qui trình sản xuất bị ngưng trệ, kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp
bị đảo lộn lúc đó giá cả trên thị trường biến động liên tục khi đó tạo cho dân chúng
một tâm lý sợ hải. Lúc đó dân chúng sẽ đưa nhau đến ngân hàng rút tiền trước thời
hạn. Điều đó cũng có thể đưa đến phá sản đồng loạt các ngân hàng, kinh tế đất nước
bị suy yếu.
  2.1.6. Phân loại nợ và trích lập dự phòng
      2.1.6.1 Phân lọai nợ
       Nợ quá hạn là dạng nợ mà Ngân hàng luôn phấn đấu ở mức thấp nhất. Nợ
quá hạn càng thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng càng hiệu quả. Việc
phân loại nợ quá hạn căn cứ theo Quyết định 636/HĐQT-XLRR do chủ do Chủ tịch
Hội đồng quản trị NHN 0&PTNT Viêt Nam ban hành. Theo quyết định này thì NHN0
nơi cho vay thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm.
       a) Nhóm 1 ( Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
      Các khoản nợ trong hạn và NHN 0 &PTNT nơi cho vay đánh giá là có khả
năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
      Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và N HN 0 &PTNT nơi cho vay đánh giá
là có khả năng thu hồi cả gốc, lãi đúng thời hạn còn lại.
       b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
      Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
      Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (nếu khách hàng là doanh
nghiêp, tổ chức thì NHN 0 &PTNT nơi cho vay phải có hồ sơ đánh giá khách hàng
về khả năng trả nợ đầy đủ nợ và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).



GVHD: Tống Yên Đan                     Trang 20                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

       c) Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn ) bao gồm:
      Các khoản nợ từ 90 ngày đến 180 ngày.
      Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh
kỳ hạn trả nợ lần đầu được phân loại vào nhóm 2.
      Các khoản nợ phảii thực hiện nghĩa vụ theo cam kết dưới 30 ngày.
       d) nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
      Các khoản nợ quá hạn từ 181 này đến 360 ngày.
      Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá dưới 90 ngày theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
      Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
      Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 30 – 90 ngày.
       e) Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
      Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
      Các khoản nợ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo
thời hạn trả nợ cơ cấu lại lần đầu.
      Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
      Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá
hạn hoặc đã quá hạn.
      Các khoản nợ thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 91 ngày trở lên.
      Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
      2.1.6.2. Trích lập dự phòng
       Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau:
       R = max {0, (A - C)} x r
Trong đó:     R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
              A: giá trị của khoản nợ
              C: giá trị của tài sản bảo đảm
              r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
   Ghi chú: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (C) lớn hơn hoặc bằng số dư nợ
gốc của khoản nợ (A) thì không phải trích lập dự phòng cụ thể.


GVHD: Tống Yên Đan                      Trang 21                GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

        Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể:
       Nhóm 1: 0%
       Nhóm 2: 5%
       Nhóm 3: 20%
       Nhóm 4: 50%
       Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì
được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.
  2.1.7. Một số chỉ tiệu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
       2.1.7.1 Chỉ tiêu tổng dư nợ/nguồn vốn huy động (%, lần)
   Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho
ban lãnh đạo Ngân hàng so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với một nguồn
vốn huy động.
       2.1.7.2 Tỷ lệ nợ quá hạn
      - Tỷ lệ này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này
càng cao dẫn đến rủi ro của ngân hàng càng lớn, nó ảnh hưởng đến khả năng tái đầu
tư của Ngân hàng trong việc tái tạo nguồn vốn cho va y phát triển kinh tế địa phương
và ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
                           Tổng số nợ quá hạn * 100%
 Tỷ lệ nợ quá hạn =
                               Tổng nợ bình quân
       2.1.7.3 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
       - Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn
tín dụng của Ngân hàng, thời hạn thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm thì
chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng được vận dụng một cách hửu hiệu.
        - Vòng quay vốn tín dụng càng lớn, càng nhanh chứng tỏ hoạt động của Ngân
hàng tốt.
                                      Doanh số thu nợ
   Vòng quay vốn tín dụng =
                                      Dư nợ bình quân



GVHD: Tống Yên Đan                     Trang 22                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

   Trong đó:

                                    Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm
       Dư nợ bình quân =
                                                     2
     2.1.7.4 Hệ số thu nợ (%)
                                   Doanh số thu nợ
          Hệ số thu nợ    =
                                   Doanh số cho vay
       Chỉ số này cho biết một đồng vốn kinh doanh Ngân hàng sẽ thu được bao
nhiêu động vốn trong một thời kỳ kinh doanh nhất định. Hệ số thu nợ càng cao thì
đánh giá càng tốt.
     2.1.7.5 Tỷ suất lợi nhuận.
       Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa lợi nhuận và số vốn đầu tư
của Ngân hàng. Tỷ suất lợi nhuận sẽ chỉ cho Ngân hàng biết đầu tư vào đâu thì có
hiệu quả. Lĩnh vực nào có tỷ suất lợi nhuận càng cao thì càng hiệu quả.
                                    Lợi nhuận
       Tỷ suất lợi nhuận =
                                   Dư nợ bình quân


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
       Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu được lưu trữ của Ngân hàng
trong 3 năm vừa qua do phòng kế toán cung cấp sau đó được phân tích, tổng hợp lại
trên cơ sở chọn lọc lại sao cho dữ liệu phù hợp với nội dung nghiên cứu. Cùng với
đó là việc tiếp cận thực tế với hoạt động tín dụng của Ngân hàng, tiếp xúc trao đổi
với cán bộ tín dụng.
  2.2.2. Phương pháp phân tích số liêu
       Sau khi được thu thập, số liệu sơ cấp sẽ được xử lý trên phần mềm Excel. Kết
quả được phân tích dựa trên phương pháp pháp so sánh, mô tả bằng đồ thị, thống kê
mô tả và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng.


GVHD: Tống Yên Đan                     Trang 23                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

       2.2.2.1 Phương pháp tỷ trọng
     Phương pháp này dùng để nghiên cứu kết cấu những chỉ tiêu phân tích của
ngân hàng.
       2.2.2.2 Phương pháp so sánh
     - So sánh bằng số tuyệt đối: được biểu hiện bằng các con số cụ thể thể hiện
mức độ hoàn thành kế hoạch hay chỉ tiêu đề ra.
     - So sánh bằng các số tương đối: được biểu hiện bằng tỷ lệ %, phản ánh kết
quả tăng giảm của các chỉ tiêu phân tích.




GVHD: Tống Yên Đan                     Trang 24                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



  Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

                                    CHƯƠNG 3
   GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁP TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP


3.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP
  3.1.1. Vị trí địa lý
      Đồng Tháp là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Đông giáp
tỉnh Tiền Giang, Nam giáp tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Bắc giáp tỉnh Long An, Tây
giáp tỉnh An Giang và Prây-Veng (Campuchia). Là một tỉnh đồng bằng, đất đai phì
nhiêu do sự bồi bắp phù sa của sông Tiền và sông Hậu. Địa hình hơi thấp, thấp nhất
là vùng Đồng Tháp Mười do vậy thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa. Mùa lũ
nước sông dâng cao đem phù sa bồi đắp cho đồng ruộng và tạo nguồn thủy sản
phong phú tạo thu nhập thêm và cải thiện đời sống cho người dân nhưng bên cạnh
đó cũng đem lại nhiều hậu quả cho người dân sống trong khu vực đó.
      Như vậy điều kiện tự nhiên, địa hình thuận lợi, thời tiết, khí hậu, đất đai phù
hợp cho sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
  3.1.2. Tình hình xã hội
      Đồng Tháp là tỉnh duy nhất trong cả nước có hai đô thị loại ba là: Thị xã Sa
Đéc, thành phố Cao Lãnh. Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, có nền
nông nghiệp phát triển, là vựa lúa lớn thứ ba của Việt Nam, là tỉnh có chỉ số tăng
trưởng GDP và chỉ số về cạnh tranh kinh tế đứng thứ hai ở Đồng bằng sông Cửu
Long, chỉ sau thành phố Cần Thơ. Đồng Tháp có 9 huyện, 1 thành phố trực thuộc
tỉnh, 1 thị xã, dân số theo thống kê là 1.650 ngàn người, mật độ dân số bình quân là
510 người/km2. Trong đó vùng nông thôn chiếm 1.410 ngàn người chiếm 85% dân
số, thành thị là 240 ngàn người chiếm 15% dân số. Dân cư phân bố không điều tập
chung chủ yếu ở thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, thị trấn, cù lao. Huyện có mật
độ dân số thấp nhất là Tân Hồng 268 người/km2, cao nhất là Sa Đéc 1.711
người/km2.




GVHD: Tống Yên Đan                    Trang 25                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

       Vào đầu năm 2007 cả tỉnh Đồng Tháp hân hoan chào đón sự kiện lớn, thị xã
Cao Lãnh được nâng cấp lên thành Thành phố, từ đó sẽ mang nhiều hứa hẹn cho
người dân, cải thiện đời sống, thu nhập cho người dân ngày càng tăng. Với nguồn
lao động dồi dào, đất đai rộng lớn, nhiều di tích lịch sử, là một thị trường đầy tiềm
năng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
  3.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh
tỉnh Đồng Tháp
       Huyện Cao Lãnh có địa giới hành chính gồm 17 xã, 1 thị trấn được hình
thành từ năm 1984, do sự chia tách một phần địa giới của thị xã Cao Lãnh và một
phần của huyện Tháp Mười - tỉnh Đồng Tháp. Cũng thời điểm này Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh ra đời luôn gắn chặt với sự chuyển
đổi cơ chế chung cũng như cơ chế hoạt động của ngành Ngân hàng. Cho đến năm
1988 chuyển sang kinh doanh mang tên Ngân hàng Nông nghiệp huyện Cao Lãnh
và ngày 11/07/1996 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Huyện Cao Lãnh đã trải qua các thời kỳ.
       - Thời kỳ trước năm 1988 Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông
Thôn huyện Cao Lãnh là chi nhánh của Ngân hàng Nhà Nước tỉnh Đồng Tháp hoạt
động mang cơ chế bao cấp.
       - Thời kỳ 1988 đến 1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hàng Nghị Định 53/HĐBT
ngày 26/03/1988 đã tách hệ thống ngân hàng một cấp thành Ngân hàng hai cấp là
Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng chuyên doanh. Vì vậy, Ngân hàng Nhà Nước
Huyện Cao Lãnh được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp vào năm 1988.
       - Thời kỳ 1990 đến nay, sau khi nhà nước ban hành pháp lệnh Ngân hàng,
hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính, (ngày 24/05/1990) và hàng loạt Nghị định,
quyết định của chính phủ được ban hành, trong đó có quyết định công nhận Ngân
hàng Nông nghiệp là doanh nghiệp nhà nước dạng đặt biệt. Năm 1990 Ngân hàng
Nông nghiệp chính thức thành lập và năm 1996 được đổi tên thành chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh, là chi nhánh thành viên
của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp.



GVHD: Tống Yên Đan                     Trang 26                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



  Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

      • Hiện nay chi nhánh hoạt động gồm có:
      - Một hội sở chính nằm dọc quốc lộ 30, Thị Trấn Mỹ Thọ nằm ở bờ nam
Sông Tiền giáp với huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang. Một phòng Giao Dịch liên xã đặt
tại trung tâm chợ Thống Linh xã Phương Trà phục vụ 6 xã vùng sâu.
      Từ khi thành lập đến nay “chữ tín” được xem là hàng đầu của mọi hoạt động,
thị trường hoạt động được xác định là nông nghiệp và nông thôn, khách hàng chủ
yếu là hộ nông dân, mục tiêu cung ứng vốn kịp thời, đúng và đủ nhằm tạo điều kiện
cho hộ vay thực hiện dự án có hiệu quả, sinh lợi góp phần phát triển kinh tế địa
phương.
  3.1.4. Cơ cấu tổ chức
      Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh là một đơn
vị hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
tỉnh Đồng Tháp, được ủy quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
tiền tệ theo quy định của pháp luật. Đến nay đơn vị có 34 cán bộ viên chức trong có
có 30 biên chế và 04 hợp đồng.


                                    GIÁM ĐỐC



                                   P. GIÁM ĐỐC




  Phòng Giao      Phòng Tín       Phòng Kế Toán       Phòng Tổ Chức        Ktra, ktoán
     Dịch           Dụng            Ngân Quỷ           Hành Chính            nội bộ


                           Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý


 * Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận trong ngân hàng:
      a) Ban giám đốc:
          Trực tiếp điều hành toàn bộ các hoạt động của ngân hàng, tổ chức thực
hiện tốt các quy định, chế độ của ngân hàng cấp trên và chỉ đạo của Uỷ ban nhân

GVHD: Tống Yên Đan                    Trang 27                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

dân các cấp. Chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn tỉnh Đồng Tháp về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.
            - Ban Giám đốc có 2 người, gồm:
       + Giám đốc: chỉ đạo chung và trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch, tổ chức
cán bộ.
       + Phó Giám đốc: giúp việc cho Giám đốc theo phân công uỷ quyền.
       b) Phòng giao dịch:
       Đặt tại chợ Thống Linh xã Phương Trà, phòng giao dịch trực thuộc Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh, quản lý cho vay ở khu
vực 6 xã vùng sâu và chịu sự chỉ đạo của Giám đốc Ngân hàng huyện.
       c) Phòng tín dụng:
       - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng
và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng.
       - Thẩm định, đề xuất cho vay và hoàn thiện bộ hồ sơ cho vay các dự án tín
dụng theo phân cấp uỷ quyền.
       - Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề
xuất hướng khắc phục.
       d) Phòng kế toán ngân quỹ:
           Đây là phòng ban chiếm vị trí trung tâm trong đơn vị, gồm 1 trưởng phòng,
1 phó phòng và các kế toán viên. Các công việc chủ yếu của phòng ban này là:
            - Tổ chức theo dõi hạch toán kế toán, hạch toán thống kê các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh theo quy định của chế độ tài chính hiện hành của hệ thống Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đảm bảo phản ánh chính xác,
kịp thời, đầy đủ mọi tình hình và sự biến động của tài sản có, tài sản nợ do đơn vị
quản lý.
            - Tổng hợp, xử lý, cung cấp, lưu trữ thông tin tại chi nhánh.
            - Phân tích hoạt động tài chính và tham mưu cho Ban lãnh đạo trong công
tác quản lý tài chính, vốn, tài sản.
            - Thực hiện các ngiệp vụ tin học và triển khai các chương trình ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh.

GVHD: Tống Yên Đan                     Trang 28                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

           - Các nghiệp vụ kho quỹ về thu, chi, vận chuyển tiền.
           - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
       e) Phòng Tổ chức Hành chính:
       Thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên, bố trí công việc
phù hợp với năng lực và nhu cầu công việc, bảo vệ trật tự an toàn tài sản cơ quan,
quản lý toàn bộ văn thư theo quy định, giải quyết các vấn đề về lương, khen thưởng,
hưu trí , thôi việc.
   3.1.5. Vai trò, chức năng nội dung hoạt động của NHN0&PTNT chi nhánh
huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
       - Đối với một huyện có hơn 80% dân số là nông dân việc phát triển sản xuất
nông nghiệp chiếm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Để thực hiện mục tiêu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Mọi hoạt động vừa cơ bản, lâu
dài, vừa cần thiết trước mắt của quá trình này điều cần đến vốn và tín dụng để đưa
nông nghiệp, nông thôn phát triển mạnh mẽ nhất định phải có chính sách hổ trợ sự
đầu tư thích đáng của nhà nước, của các ngành, trong đó không thể xem nhẹ vai trò
của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
       - Nhằm thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới kinh tế, tạo điều kiện cho
ngân hàng cung ứng vốn được đầy đủ, kịp thời nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức xúc
về vốn cho phát triển kinh tế địa phương.
       Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn với tên gọi đó tự thân nó đã
nói lên chức năng, nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa lâu dài là phục vụ nông nghiệp, nông
thôn và nông dân. Với thực trạng hoạt động qua gần 15 năm kể từ khi thành lập
khách hàng của của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Cao
Lãnh chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp chiếm số dư nợ trên 90%/tổng dự nợ, điều
đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải được trang bị kiến thức đầy đủ, thông thạo các tác
nghiệp cụ thể trong quá trình thẩm định, giải ngân, kiểm tra, xử lý thu hồi nợ. Nói
cách khác cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp phải nắm chắc và thực hiện đúng quy
trình cho vay theo cơ chế quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam.

GVHD: Tống Yên Đan                     Trang 29                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHN 0&PTNT HUYỆN
CAO LÃNH QUA 3 NĂM (2006-2008)
                     Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
                                                        ĐVT: Triệu đồng

                              Năm       Năm        Năm          So sánh           So sánh
      Chỉ tiêu                                                 2007/2006        2008/2007
                              2006      2007       2008
                                                            Số tiền     %     Số tiền    %
- Vốn huy động                33.346    43.700     49.550    10.354   31,05     5.850     13,39
- Vốn điều hoà               128.448   190.794    220.071    62.346   48,54    29.277     15,34
- Doanh số cho vay           219.849   242.041    282.778    22.192   10,09    40.737     16,83
- Doanh số thu nợ             76.342    98.568    114.698    22.226 29,11      16.130   16,36
- Số dư nợ                   103.351   194.360    260.253    91.009 88,06      45.893   33,90
- Nợ quá hạn                     819       796        632      (23) (2,81)      (164) (20,60)
- Thu nhập                    16.743    19.695     25.889     2.952 17,63       6.194   31,45
- Chi phí                     13.193    14.976     20.266     1.783 13,51       5.290   35,32
- Lợi nhuận                    3.550     4.719      5.623     1.169 32,93         904   19,16
                                       (Nguồn: Phòng kế toán)


       ĐVT: Triệu đồng

                    30,000
                    25,000
                    20,000                                                    Thu nhập
          Số tiền




                    15,000                                                    Chi phí
                    10,000                                                    Lợi nhuận
                     5,000
                        0
                               Năm 2006        Năm 2007     Năm 2008

                        Hình 3: Đồ thị kết quả hoạt động kinh doanh


       Qua bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2006 đến năm 2008 thu nhập tăng liên
tiếp qua 3 năm, năm sau cao hơn năm trước. Đạt được kết quả đó là nhờ sự cố gắng
của tập thể cán bộ trong công tác thu hồi nợ, thường xuyên đôn đốc khách hàng
đóng lãi kịp thời khi đến hạn, tăng cường thu nợ đã xử lý rủi ro. Kết quả đạt được là
thu nhập năm 2006 là 16.743 triệu đồng, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2.952
GVHD: Tống Yên Đan                          Trang 30                  GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



   Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

triệu đồng với tốc độ là 17,63%. Sang năm 2008 thu nhập đạt được là 25.889 triệu
đồng tiếp tục tăng 6.194 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ là 31,45%. Đạt được
kết quả đó là do Ngân hàng thực hiện chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện, phù hợp với điều kiện thu nhập và khả năng tài
chính của người vay, tạo môi trường kinh doanh ổn định. Cùng với các dịch vụ
Ngân hàng ngày càng được mở rộng và đa dạng hóa đảm bảo chất lượng giữ vững
khách hàng truyền thống. Ngoài ra, Ngân hàng còn chú trọng mở rộng trong việc
khai thác các nguồn thu từ phí dịch vụ thanh toán, phí bảo lãnh, chi trả kiều hối, mua
bán và thu đổi ngoại tệ.
       Bên cạnh việc tăng thu nhập thì chi phí cũng tăng theo qua các năm theo tỷ lệ
thuận. Chi phí của Ngân hàng bao gồm: trả lãi tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết
kiệm, chi lương và chi trả lãi vay Ngân hàng cấp trên có thể nói đây là khoản chi
chủ yếu nhất của Ngân hàng. Năm 2006 tổng chi của Ngân hàng là 13.193 triệu
đồng, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1.783 tăng với tốc độ 13,51%. Sang năm
2008 tổng chi của Ngân hàng 20.266 triệu đồng tiếp tục tăng 5.290 triệu đồng so với
năm 2007 với tốc độ 35,32%. Trong tổng chi phí tăng chủ yếu là do chi trả vốn điều
hòa từ Ngân hàng cấp trên, trả lãi vốn huy động tăng, tốn thêm chi phí phải trả cho
việc dư nợ tăng, chi dự phòng rủi ro do nợ quá hạn tăng.
       Nhìn chung thu nhập tăng và chi phí đều tăng qua các năm nhưng sự tăng lên
của chi phí chậm hơn so với sự tăng lên của thu nhập. Căn cứ vào bảng số liệu ta
thấy từ năm 2006 đến năm 2008 lợi nhuận tăng liên tiếp qua 3. Năm 2006 lợi nhuận
đạt được là 3.550 triệu đồng, năm 2007 tăng 1.169 triệu đồng so với năm 2006 với
tốc độ là 32,93%. Đến năm 2008 lợi nhuận tiếp tục tăng 904 triệu đồng so với năm
2007 với tốc độ là 19,16%.
       Qua đó, cho thấy Ngân hàng ngày càng mở rộng qui mô hoạt động, xây dựng
chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo được môi trường kinh doanh ổn định, chiếm
được thị phần. Đạt được kết quả đó chính nhờ vào sự nổ lực của tập thể Cán Bộ
công nhân viên chi nhánh đã bám sát một số chỉ tiêu về đánh giá hiệu quả đồng vốn
kinh doanh, tích cực trong công tác thu hồi nợ quá hạn, ra sức thu hồi các khoản lãi



GVHD: Tống Yên Đan                     Trang 31                 GVHD: Trần Minh Thông



http://www.kinhtehoc.net
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf

More Related Content

What's hot

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy họcBài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy họcnataliej4
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...
Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...
Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...giomaudich
 

What's hot (17)

Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tại ngân hàng Sacombank – Chi Nhánh Phổ Quang
Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tại ngân hàng Sacombank – Chi Nhánh Phổ QuangNâng cao hiệu quả công tác cho vay tại ngân hàng Sacombank – Chi Nhánh Phổ Quang
Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tại ngân hàng Sacombank – Chi Nhánh Phổ Quang
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân độiLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
 
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAYBáo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn, HAY
Đề tài: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn, HAYĐề tài: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn, HAY
Đề tài: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn, HAY
 
Bài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy họcBài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy học
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
 
Download mẫu báo cáo thực hành nghề nghiệp tài chính ngân hàng
Download mẫu báo cáo thực hành nghề nghiệp tài chính ngân hàngDownload mẫu báo cáo thực hành nghề nghiệp tài chính ngân hàng
Download mẫu báo cáo thực hành nghề nghiệp tài chính ngân hàng
 
Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...
Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...
Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài động lực làm việc của nhân viên, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài động lực làm việc của nhân viên, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài động lực làm việc của nhân viên, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài động lực làm việc của nhân viên, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Đề tài chiến lược kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, ĐIỂM 8
Đề tài chiến lược kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, ĐIỂM 8Đề tài chiến lược kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, ĐIỂM 8
Đề tài chiến lược kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, ĐIỂM 8
 
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
 

Viewers also liked

luan van tot nghiep ke toan (62).pdf
luan van tot nghiep ke toan (62).pdfluan van tot nghiep ke toan (62).pdf
luan van tot nghiep ke toan (62).pdfNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOCNguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (54).pdf
luan van tot nghiep ke toan (54).pdfluan van tot nghiep ke toan (54).pdf
luan van tot nghiep ke toan (54).pdfNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).docNguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (41).pdf
luan van tot nghiep ke toan (41).pdfluan van tot nghiep ke toan (41).pdf
luan van tot nghiep ke toan (41).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với ...
Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với ...Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với ...
Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với ...Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (39).pdf
luan van tot nghiep ke toan (39).pdfluan van tot nghiep ke toan (39).pdf
luan van tot nghiep ke toan (39).pdfNguyễn Công Huy
 

Viewers also liked (9)

luan van tot nghiep ke toan (62).pdf
luan van tot nghiep ke toan (62).pdfluan van tot nghiep ke toan (62).pdf
luan van tot nghiep ke toan (62).pdf
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOC
 
luan van tot nghiep ke toan (54).pdf
luan van tot nghiep ke toan (54).pdfluan van tot nghiep ke toan (54).pdf
luan van tot nghiep ke toan (54).pdf
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
 
luan van tot nghiep ke toan (41).pdf
luan van tot nghiep ke toan (41).pdfluan van tot nghiep ke toan (41).pdf
luan van tot nghiep ke toan (41).pdf
 
Ngô Thị Thúy An.doc
Ngô Thị Thúy An.docNgô Thị Thúy An.doc
Ngô Thị Thúy An.doc
 
Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với ...
Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với ...Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với ...
Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với ...
 
luan van tot nghiep ke toan (39).pdf
luan van tot nghiep ke toan (39).pdfluan van tot nghiep ke toan (39).pdf
luan van tot nghiep ke toan (39).pdf
 
TRUONG THI HUYEN TRANG.doc
TRUONG THI HUYEN TRANG.docTRUONG THI HUYEN TRANG.doc
TRUONG THI HUYEN TRANG.doc
 

Similar to luan van tot nghiep ke toan (48).pdf

Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (6).pdf
luan van tot nghiep ke toan (6).pdfluan van tot nghiep ke toan (6).pdf
luan van tot nghiep ke toan (6).pdfNguyễn Công Huy
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfluan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfNguyễn Công Huy
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...nataliej4
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luan van tot nghiep ke toan (5)
Luan van tot nghiep ke toan (5)Luan van tot nghiep ke toan (5)
Luan van tot nghiep ke toan (5)Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (5).pdf
luan van tot nghiep ke toan (5).pdfluan van tot nghiep ke toan (5).pdf
luan van tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (32)
Luan van tot nghiep ke toan (32)Luan van tot nghiep ke toan (32)
Luan van tot nghiep ke toan (32)Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfNguyễn Công Huy
 
Luận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VN
Luận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VNLuận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VN
Luận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VNViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to luan van tot nghiep ke toan (48).pdf (20)

Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
 
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank
 
luan van tot nghiep ke toan (6).pdf
luan van tot nghiep ke toan (6).pdfluan van tot nghiep ke toan (6).pdf
luan van tot nghiep ke toan (6).pdf
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...
 
Đề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, HAY
Đề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, HAYĐề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, HAY
Đề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, HAY
 
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfluan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng, điểm 8
Đề tài Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng, điểm 8Đề tài Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng, điểm 8
Đề tài Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng, điểm 8
 
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông á
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông áĐề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông á
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông á
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
 
Đề tài: Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ABBank, 9đ
Đề tài: Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ABBank, 9đĐề tài: Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ABBank, 9đ
Đề tài: Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ABBank, 9đ
 
Luan van tot nghiep ke toan (5)
Luan van tot nghiep ke toan (5)Luan van tot nghiep ke toan (5)
Luan van tot nghiep ke toan (5)
 
luan van tot nghiep ke toan (5).pdf
luan van tot nghiep ke toan (5).pdfluan van tot nghiep ke toan (5).pdf
luan van tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
 
Luan van tot nghiep ke toan (32)
Luan van tot nghiep ke toan (32)Luan van tot nghiep ke toan (32)
Luan van tot nghiep ke toan (32)
 
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
 
Luận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VN
Luận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VNLuận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VN
Luận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VN
 
Luận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng MBBank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng MBBank, 9dLuận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng MBBank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng MBBank, 9d
 
Luận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Quân đội, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Quân đội, HAYLuận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Quân đội, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Quân đội, HAY
 

More from Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 

More from Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 

luan van tot nghiep ke toan (48).pdf

  • 1. www.kinhtehoc.net TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TỐNG YÊN ĐAN TRẦN MINH THÔNG MSSV: 4053639 Lớp: Kế toán – Tổng hợp K31 Cần Thơ năm 2009 http://www.kinhtehoc.net
  • 2. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 1 1.1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu...................................................................... 1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ................................................................... 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 4 1.4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 1.4.1. Không gian ............................................................................................... 4 1.4.2. Thời gian................................................................................................... 4 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 4 1.5. Lược khảo tài liệu ............................................................................................ 4 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận ............................................................................................ 6 2.1.1. Khái quát về tín dụng ............................................................................... 6 2.1.2. Vai trò và chức năng của tín dụng ............................................................ 8 2.1.3. Một số qui định về cho vay tại chi nhánh NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp ..................................................................................................... 10 2.1.4. Các phương thức cho vay ....................................................................... 15 2.1.5. Rủi ro tín dụng ........................................................................................ 17 2.1.6. Phân loại nợ và trích lập dự phòng ......................................................... 20 2.1.7. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ........................... 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 23 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 23 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 23 GVHD: Tống Yên Đan Trang v SVTH: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 3. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1. Vài nét khái quát về tỉnh Đồng Tháp ............................................................. 25 3.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................. 25 3.1.2. Tình hình xã hội...................................................................................... 25 3.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp ..................................................................................................... 26 3.1.4. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 27 3.1.5. Vai trò, chức năng nội dung hoạt động của NHN 0&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.......................................................................... 29 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHN 0&PTNT huyện Cao Lãnh qua 3 năm (2006-2008) .......................................................................................................... 30 3.3. Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng trong quá trình hoạt động ...... 32 3.3.1. Thuận lợi................................................................................................. 32 3.3.2. Khó khăn ................................................................................................ 33 3.4. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm 2009 ........ 33 Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP 4.1. Phân tích tình hình huy động vốn .................................................................. 35 4.1.1. Phân tích tình hình huy động vốn tại địa phương .................................. 35 4.1.2. Phân tích tình hình vốn điều hòa ............................................................ 39 4.2. Phân tích tình hình cho vay ........................................................................... 40 4.2.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng ............................................... 40 4.2.2. Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề ........................................ 42 4.2.3. Doanh số cho vay trung hạn theo ngành nghề........................................ 45 4.3. Phân tích tình hình thu nợ .............................................................................. 48 4.3.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng ................................................. 49 4.3.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề .......................................... 51 4.3.3. Doanh số thu nợ trung hạn theo ngành nghề .......................................... 54 GVHD: Tống Yên Đan Trang vi SVTH: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 4. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp 4.4. Phân tích tình hình dư nợ ........................................................................................... 56 4.4.1. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn .................................................................... 58 4.4.2. Phân tích tình hình dư nợ trung hạn ................................................................... 58 4.5. Phân tích nợ tình hình quá hạn ................................................................................... 59 4.5.1. Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng...................................................... 59 4.5.2. Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành nghề ............................................... 61 4.5.3. Tình hình nợ quá hạn trung hạn theo ngành nghề .............................................. 63 4.6. Nguyên nhân gây ra nợ quá hạn dẫn đến rủi ro tại Ngân hàng ......................65 4.6.1. Nguyên nhân khách quan ..........................................................................65 4.6.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng .............................................................65 4.6.3. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng ..............................................................66 4.7. Phân tích một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHN 0&PTNT huyện Cao Lãnh ......................................................................................................67 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 5.1. Những dấu hiệu dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng ..............................................70 5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng .......................70 5.2.1. Về huy động vốn ......................................................................................71 5.2.2. Về công tác cho vay .................................................................................71 5.2.3. Về công tác thu nợ ....................................................................................72 5.2.4. Về kế toán ngân quỹ .................................................................................72 5.2.5. Về công tác hành chính nhân sự ...............................................................72 5.2.6. Giải pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng .....................................73 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận ............................................................................................................74 6.2. Kiến nghị ..........................................................................................................75 6.2.1. Đối với chi nhánh NHNN0&PTNT huyện Cao lãnh ...............................75 6.2.2. Đối với NHNN0&PTNT tỉnh Đồng Tháp ...............................................76 6.2.3. Đối với chính quyền địa phương ..............................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: Tống Yên Đan Trang vii SVTH: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 5. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng1: Kết quả hoạt động kinh doanh ..................................................................... 30 Bảng 2: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008) ........................................................... .... 36 Bảng 3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008) .................................. .... 40 Bảng 4: Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành nghề của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008) ........................ .... 42 Bảng 5: Doanh số cho vay trung hạn phân theo ngành nghề của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008) ............... .... 45 Bảng 6: Doanh số thu nợ theo thời hạn của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008)................................................... .... 49 Bảng 7: Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo ngành nghề của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008) ........................ .... 51 Bảng 8: Doanh số thu nợ trung hạn phân theo ngành nghề của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008) ........................ .... 54 Bảng 9: Tình hình dư nợ theo thời hạn của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008)................................................... .... 57 Bảng 10: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008) .............................................. .... 60 Bảng 11: Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành nghề của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008) ........................ .... 62 Bảng 12: Tình hình nợ quá hạn trụng hạn theo ngành nghề của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 3 năm (2006 – 2008) ........................ .... 63 Bảng 13: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng .......................................... .... 67 GVHD: Tống Yên Đan Trang viii SVTH: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 6. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Quy trình cho vay tại NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh .................. 14 Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý ......................................................... 27 Hình 3: Đồ thị kết quả hoạt động kinh doanh ............................................. 30 Hình 4: Đồ thị nguồn vốn huy động qua 3 năm (2006 – 2008) .................. 36 Hình 5: Đồ thị doanh số cho vay hạn và trung hạn..................................... 41 Hình 5a: Đồ thị doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành nghề ........... 43 Hình 5b: Đồ thị doanh số cho vay trung hạn phân theo ngành nghề .......... 46 Hình 6: Đồ thị danh số thu nợ trung hạn và dài hạn ................................... 50 Hình 6a: Đồ thị doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo ngành nghề ............. 52 Hình 6b: Đồ thị doanh số thu nợ trung hạn phân theo ngành nghề ........... 54 Hình 7: Đồ thị tình hình dư nợ ngắn hạn và trung hạn ............................... 57 Hình 8: Đồ thị tình hình nợ quá hạn ngắn hạn và trung hạn ....................... 60 Hình 8a: Đồ thị tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành nghề .............. 62 Hình 8b: Đồ thị tình hình nợ quá hạn trung hạn theo ngành nghề.............. 64 GVHD: Tống Yên Đan Trang ix GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 7. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHN0&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TM-DV: Thương mại dịch vụ DSCV: Doanh số cho vay DSTN: Doanh số thu nợ NQH: Nợ quá hạn NVHĐ: Nguồn vốn huy động CBCNV: Cán bộ công nhân viên XKLĐ: Xuất khẩu lao động WTO: Tổ chức thương mại thế giới GVHD: Tống Yên Đan Trang x GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 8. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Sau hơn hai mươi năm thực hiện công tác đổi mới toàn diện nền kinh tế nước ta đã thu được những thành tích nhất định trên nhiều mặt, những thành tựu này về cơ bản đã đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới, đó là đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nâng cao vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế . Đối với một quốc gia có hơn 80% dân số là nông dân như Việt Nam, việc phát triển sản xuất nông nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn, tại hội nghị Trung Uơng lần thứ VI đã khẳng định: “Sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa có vai trò cực kỳ quan trọng trong cả nước trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa”. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO, thêm vào đó là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trên thế giới đã tiến ra trong năm 2008. Để có thể đứng vững được thì một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định là nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và của hàng hóa dịch vụ, điều đó đòi hỏi phải nghiên cứu một cách có hệ thống nhiều lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực đó là Ngân hàng, Ngân hàng còn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế và từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Ngân hàng có vị trí quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn trong mọi nền kinh tế như: cung cấp vốn kịp thời cho nền kinh tế, đảm bảo cho việc mở rộng sản xuất, tái sản xuất, trao đổi lưu thông tiền tệ cho cả nền kinh tế…, đặc biệt đối với quốc gia chưa có thị trường vốn mạnh như Viêt Nam. Trong quá trình hoạt động và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh với tên gọi đó đã nói lên được chức năng và nhiệm vụ vừa cơ bản vừa lâu dài, GVHD: Tống Yên Đan Trang 1 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 9. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp là phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền đã xác định được mục tiêu là đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân để tập trung phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện, hạn chế được rủi ro ở mức thấp nhất. Tuy nhiên hoạt động cho vay của Ngân hàng tiềm ẩn những rủi ro khiến cho Ngân hàng có thể không thu hồi đủ tiền gốc và lãi khi đến hạn làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng vì đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiêp và phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh là hộ sản xuất nông nghiệp chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản …, đời sống c òn gặp nhiều khó khăn, điều kiện sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Vì thế nhiều hộ nông dân dễ dàng gặp khó khăn trong sản xuất từ đó dẫn đến mất khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay cho Ngân hàng, chính những lý do trên em đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiêp và phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp”. Qua đó thấy được hiệu quả sử dụng vốn cũng như chất lượng tín dụng của Ngân Hàng như thế nào? Để nhằm tìm hiểu và đề xuất một sồ giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nhằm giảm thiểu thiệt hại và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 1.1.2.1 Căn cứ khoa học Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng phải luôn đối đầu với hàng loạt các rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái…Trong bốn loại rủi ro chủ yếu nêu trên thì rủi ro tín dụng chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động của Ngân hàng. Khi rủi ro xảy ra ở mức độ thấp thì nó chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và uy tín của Ngân hàng, rủi ro xảy ra ở mức độ cao thì nguy cơ phá sản của Ngân hàng là rất lớn. Gia nhập WTO đặt ra những thách thức đối với các Ngân hàng thương mại của Việt nam, để có thể đứng vững được thì một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của hệ thống Ngân hàng là chất lượng và hiệu quả tín dụng. Nghiệp vụ tín dụng bao giờ cũng là nghiệp vụ quan trọng để sinh lời của các Ngân hàng thương mại, nó có ý nghĩa sống còn đối với toàn hệ thống Ngân hàng và là nguồn tạo ra sức sống mãnh liệt cung cấp vốn cho cả nền kinh tế. Cho nên trong quá trình thực hiện đề tài này em đã vận dụng nhiều kiến GVHD: Tống Yên Đan Trang 2 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 10. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp thức đã học từ các môn như: tài chính tiền tệ, tiền tệ Ngân hàng, nghiệp vụ Ngân hàng, phân tích hoạt động kinh doanh, quản trị tài chính và một số môn chuyên ngành kinh tế khác, tham khảo môt số sách báo, tạp chí kinh tế để giúp cho việc nghiên cứu đề tài này được tốt hơn. 1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn Qua việc nghiên cứu đề tài này, Ngân hàng sẽ thấy được những mặt còn hạn chế trong công tác cho vay và thu hồi nợ trong các năm qua như thế nào, còn tồn tại những yếu điểm gì. Từ đó đưa ra các giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời góp phần đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của xã hội. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Thông qua tình hình hoạt động thực tế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh đề tài phân tích thực trạng hoạt động tín dụng qua 3 năm 2006-2008 và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh nâng cao hiệu quả cho Ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh qua 3 năm 2006-2008. - Phân tích những nguyên nhân gây ra nợ quá hạn làm phát sinh rủi ro tín dụng. - Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. - Đưa ra những kiến nghị góp phần xây dựng những chiến lược trong hoạt động tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro và nâng cao năng lực cạnh tranh đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho Ngân hàng. GVHD: Tống Yên Đan Trang 3 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 11. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có đạt hiệu quả hay không? - Khả năng huy động vốn trong 3 năm của Ngân hàng tăng hay giảm như thế nào? - Công tác thu hồi nợ có đạt chỉ tiêu đưa ra hay không? - Nợ quá hạn của Ngân hàng tăng giảm như thế nào? - Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng năm sau có giảm so với năm trước hay không? - Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như thế nào? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp. 1.4.2. Thời gian Thời gian thực hiện đề tài này từ ngày 02/02/2009 đến ngày 24/04/2009. Số liệu dùng phân tích trong đề tài này được thu thập trong 3 năm 2006, 2007 và 2008. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là tình hình hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh trong 3 năm kể từ việc cho vay đến công tác thu hồi nợ. Qua đó tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ đó đưa ra các giải pháp để hạn chế rủi ro đến mức có thể chấp nhận được. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Để thực hiên đề tại này ngoài viêc thu thập số liệu ở NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh còn tham khảo một số tài liệu cùng với một số luận văn của các anh chị trước đây như: + Báo cáo thống kê cho vay theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế của ngân hàng trong 3 năm vừa qua do Phòng tín dụng lập vào cuối mỗi quý. GVHD: Tống Yên Đan Trang 4 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 12. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp + Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm vừa qua của Ngân hàng. + Các phương án kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm cũng do Phòng kế hoạch kinh doanh lập vào đầu mỗi năm. Các phương án này trình bày tổng kết mọi hoạt động trong năm vừa qua của ngân hàng và phương hướng hoạt động, giải pháp thực hiện trong năm mới. + Giáo trình “ Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại” của Thạc sĩ Thái Văn Đại trường Đại Học Cần Thơ. Trong đó chủ yếu tham khảo chương 3 nới về vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng như: Khái niệm về tín dụng, đảm bảo tín dụng. Bài giảng “Tiền tệ Ngân hàng” của Thạc sĩ Thái Văn Đại và Thạc sĩ Bùi Văn Trịnh. Trong đó chủ yếu tham khảo chương 6 nới về sự ra đời của tín dụng, bản chất tín dụng, chức năng tín dụng. + Luận văn tôt nghiệp: “ Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre chi nhánh Mỏ Cày”. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kim Chi, trong đó tham khảo:  Phân tích tình hình huy động vốn  Phân tích tình hình sử dụng vốn  Phân tích nợ quá hạn GVHD: Tống Yên Đan Trang 5 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 13. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khát quát về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng là mối quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho người cho vay sau một thời gian nhất định. 2.1.1.2 Sự ra đời của tín dụng Tín dụng ra đời dựa trên hai cơ sở: - Có sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa: Chúng ta biết quá trình sản xuất hàng hóa diễn ra: T – H – SX – H’ – T’. Trong quá trình sản xuất này khâu có thể gián đoạn là khâu tiêu thụ H’, vì hàng hóa sản xuất ra không phải lúc nào cũng tiêu thụ hết cùng một lúc. Và nếu như vậy thì người sản xuất sẽ thiếu vốn để tái sản xuất và quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn. Chính vì điều này, nhu cầu vay vốn để cho quá trình sản xuất được liên tục. - Có nhu cầu vay vốn để bù đắp thiếu hụt tạm thời: Đối với những người lao động thủ công, người sản xuất nhỏ hoặc nông dân nghèo thường có thu nhập thấp hoặc thu nhập theo mùa vụ. Họ có tích lũy ít hoặc khong có tích lũy, nên khi có xảy ra những biến cố bất thường trong cuộc sống thì phải cần đến vốn tiền tệ khẩn cấp và bắt buộc họ phải đi vay. Trong hoàn cảnh này thì họ phải vay khẩn cấp và thường phải chịu mức lãi suất cao và chúng ta thường gọi là tín dụng nặng lãi. 2.1.1.3 Quá trình phát triển quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường Sản xuất hàng hóa là nguyên nhân ra đời của tín dụng vì vậy ở bất cứ xã hội nào có sản xuất hàng hóa thì có sự hoạt dộng của tín dụng. * Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của tín dụng: Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, các doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh phải có một số vốn nhất định. GVHD: Tống Yên Đan Trang 6 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 14. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp Do đặc điểm vận động của vốn là tuần hoàn theo công thức T – H – T và do tính chất thời vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, mà mỗi doanh nghiệp có lúc thiếu vốn có lúc thì thừa vốn; tuy nhiên đối với xí nghiệp không thời vụ việc thừa thiếu vốn tiền tệ với thời gian ngắn hơn và qui mô nhỏ hơn so với xí nghiệp thời vụ. Đứng trên góc độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thì tại một thời điểm nhất định sẽ có hiện tượng: - Một nhóm các xí nghiệp có vốn tạm thời chưa sử dụng. - Một nhóm các xí nghiệp khác lại có nhu cầu vốn cần bổ sung tạm thời. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là vì chu kỳ sản xuất và tính chất thời vụ ở mỗi doanh nghiệp, ở mỗi ngành kinh tế không giống nhau. Trong lúc đó quá trình tái sản xuất là một quá trình liên tục trên cơ sở phân công và hợp tác trong toàn bộ hệ thống kinh tế, vì vậy khi mà doanh nghiệp này thừa vốn thì tất cả các doanh nghiệp khác thiếu vốn. Đây là hiện tượng khách quan, đòi hỏi phải có tín dụng làm cầu nối giữa nơi thừa và nơi thiếu.  Tóm lại: Trong nền kinh tế hiện đại, đặc điểm tuần hoàn vốn và yêu cầu của quá trình tiết kiệm và đầu tư đòi hỏi phải có tín dụng. * Tín dụng ngày càng mở rộng và phát triển một cách đa dạng: Trong nền kinh tế thị trường tín dụng ngày càng phát triển. Chủ thể tham gia các quan hệ tín dụng rất phong phú. Quan hệ tín dụng được mở rộng về đối tượng và quy mô, thể hiện trên các mặt sau:  Các tổ chức Ngân hàng và các tổ chức tín dụng phát triển mạnh và rộng rãi khắp nơi.  Phần lớn các doanh nghiệp điều sử dụng vốn tín dụng với khối lượng ngày càng lớn.  Thu nhâp cá nhân ngày càng tăng, nên ngày càng có nhiều người tham gia vào các quan hệ tín dụng. Ngoài viêc mở rộng các quan hệ tín dụng, hình thức tín dụng ngày càng phát triển đa dạng như tín dụng thương mại, tín dụng Ngân hàng, tín dụng nhà nước và các loại tín dụng khác. GVHD: Tống Yên Đan Trang 7 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 15. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp 2.1.2. Vai trò và chức năng của tín dụng 2.1.2.1 Vai trò của tín dụng Tín dụng Ngân hàng là một kênh vốn quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Trước những chuyển biến trong điều kiện kinh tế thị trường tín dụng Ngân hàng là công cụ đòn bẩy thúc đẩy mạnh mẻ phát triển kinh tế hàng hóa hình thành và góp phần giữ vững ổn định kinh tế thị trường. * Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh dịch vụ cho hộ nông dân: Vai trò quan trọng nhất của tín dụng Ngân hàng là cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các thành phần kinh tế trong xã hội, từ đó làm cho các chủ thể kinh tế này phải đẩy mạnh tốc độ sản xuất cũng như tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Trong vai trò trung gian này Ngân hàng thương mại thật sự là người bạn đồng hành của nông dân, vì hệ thống Ngân hàng hiện nay mở rộng mạng lưới khắp nơi, các hình thức tín dụng đa dạng không những thỏa mản nhu cầu về vốn mà còn làm cho sự tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các tiện ích trở nên dễ dàng, tiết kiệm được chi phí giao dịch, quỷ thời gian, giảm bớt chi phí nguồn vốn cho nông dân. Một mặt tập trung vốn đầu tư các dự án trung và dài hạn nhằm cơ giới hoá, hiện đại hóa trong nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất sản lượng sản phẩm nông nghiệp. Về hiệu quả kinh tế là vấn đề quan trọng đối với hộ sản xuất và là mục tiêu chính của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Vì vậy tín dụng cho nông dân sản xuất phải đáp ứng nhu cầu kịp thời về vốn đặt biệt chú trọng tạo điều kiện cho nông dân thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất mới với hình thức chuyên môn hóa theo vùng quy hoạch sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời tạo cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ hiện đại có khả năng chống lại thiên tai, dịch bệnh đưa sản xuất nông nghiệp từng bước thoát khỏi sự ảnh hưởng của thiên nhiên. GVHD: Tống Yên Đan Trang 8 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 16. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp * Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và những ngành kinh tế mũi nhọn: Đối với một quốc gia có hơn 80% dân số là nông dân như Việt Nam, việc phát triển sản xuất nông nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu cần thiết cho xã hội trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và là ngành chịu tác động nhiều nhất. Vì vậy, trong giai đoạn tới nhà nước phải tập trung đầu tư vào phát triển nông nghiệp để giải quyết những nhu cầu tối thiểu của xã hội, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác. Cần tập trung tín dụng tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, sẽ tạo cơ sở cho việc lôi cuốn các ngành kinh tế khác như xuất khẩu, khai thác dầu khí .v.v. cùng phát triển. * Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất: Hoạt động của Ngân hàng là tập trung vốn tiền nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng, vốn này nằm ở khắp nơi, trong tay cá nhân, các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các đơn vị kinh tế. Tuy nhiên, quá trình đầu tư tín dụng không phải rải điều cho mọi cho mọi chu thể mà việc đầu tư được thực hiện một cách tập trung chủ yếu là các xí nghiệp lớn, khả năng tài chính mạnh, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và kinh doanh có hiêu quả đảm bảo trả nợ vay đúng hẹn trong hợp đồng đã thỏa thuận vừa đảm bảo tránh rủi ro, vừa thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. * Tạo điều kiện phát triển hợp tác kinh tế với các đối tác nước ngoài: Trong điều kiện ngày nay, phát triển của một nước luôn gắn liền với thị trường thế giới, kinh tế “đóng” đã nhường bước cho kinh tế “mở”. Vì vậy, tín dụng Ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau. Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín dụng đóng vai trò quan trong trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa, đồng thời nhờ nguồn tín dụng bên ngoài để công nghiệp hóa - hiên đại hóa nền kinh tế. 2.1.2.2 Chức năng của tín dụng  Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này mà vốn tiền tệ trong xã hội được điều tiết từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để sử dụng nhằm để đáp ứng nhu cầu sản xuất lưu thông hàng hóa, cũng như tiêu dùng của toàn xã hội. GVHD: Tống Yên Đan Trang 9 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 17. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp * Phân phối tín dụng được thể hiện qua 2 cách: + Phân phối trực tiếp: Là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó cho kinh doanh và tiêu dùng. Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại và việc phát hành trái phiếu của các công ty. + Phân phối gián tiếp: Là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian, như Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính.  Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: Thông qua tín dụng Ngân hàng Trung Ương của mỗi quốc gia dựa vào kênh tín dụng để đưa tiền vào lưu thông và rút tiền ra khỏi lưu thông chủ yếu bằng bút tệ. Khi nghiệp vụ thực hiện bằng chuyển khoản hay bằng kỳ phiếu tiền tệ, tín dụng góp phần tiết kiệm giấy bạc Ngân hàng, thay thế tiền mặt trong quan hệ mua bán.  Chức năng phản ánh và kiểm soát đồng tiền đối với mọi hoạt động kinh tế: Thông qua việc vay vốn, các Ngân hàng kiểm soát được khả năng tài chính tình hinh hoạt động của các doanh nghiệp từ việc thông qua tài khoản mở tại Ngân hàng, qua đó giúp các xí nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả nhất. Đồng thời giúp nhà nước xác định được nhu cầu vay vốn và phát triển của nền kinh tế. 2.1.3. Một số qui định về cho vay tại NHN0&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp 2.1.3.1 Nguyên tắc cho vay - Khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT huyện Cao Lãnh phải đảm bảo các nguyên tắc sau: + Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. + Phải trả lãi và nợ gốc tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. 2.1.3.2 Điều kiện cho vay NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khách hàng có đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật. GVHD: Tống Yên Đan Trang 10 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 18. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi. - Thực hiện các qui định về bảo đảm tiền vay theo qui định của Chính phủ, N gân hàng Nhà Nước Việt Nam và hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam. 2.1.3.3 Thể loại cho vay Ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn han, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển:  Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.  Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.  Cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên. 2.1.3.4 Thời hạn cho vay Ngân hàng Nông nghiệp nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào: - Chu kỳ sản xuất, kinh doanh. - Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư. - Khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay của NHN0& PTNT huyện Cao Lãnh. Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động còn lại tại Việt Nam, đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn đước phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam. 2.1.3.5 Mức cho vay - Hộ vay vốn được cho vay phần thiếu hụt vốn so với tổng nhu cầu vốn hợp lý cần thiết của dự án sau khi trừ đi vốn tự có. Mức vay vốn = Tổng nhu cầu vốn của dự án - vốn tự có GVHD: Tống Yên Đan Trang 11 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 19. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp - NHN0 nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay (nếu khoản vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của NHN 0 huyện Cao Lãnh. - Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc từng lần cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Mức vốn tự có tham gia của khách hàng vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, cụ thể như sau:  Đối với cho vay ngắn hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn.  Đối với cho vay trung và dài hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 15% trong tổng nhu cầu vốn. - Trường hợp khách hàng có tín nhiệm (được xếp loại A theo tiêu thức phân loại khách hàng của NHN0 huyện Cao Lãnh); khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản; nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên, giao cho giám đốc NHN0 nơi cho vay quyết định. - Đối với khách hàng được NHN0 nơi cho vay lựa chọn áp dụng cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, mức vốn tự có tham gia theo quy định của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. 2.1.3.6 Đối tượng cho vay Đối tượng cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh bao gồm: + Chi phí cho trồng trọt và chăn nuôi: Phân bón, thuốc trừ sâu, công làm đất, hạt giống, con giống, thức ăn gia súc, dịch vụ thú y. + Vật tư, chi phí sản xuất các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: nguyên vật liệu, công cụ lao động nhỏ, tiền thuê nhân công, chi phí sửa chữa máy móc,... + Vật tư, hàng hoá đối với các hộ sản xuất kinh doanh, thương nghiệp, dịch vụ. GVHD: Tống Yên Đan Trang 12 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 20. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp + Các nhu cầu vốn cho chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản. + Các nhu cầu phục vụ đời sống như: xây dựng, sửa chữa, mua mới nhà ở, mua sắm phương tiện đi lại, phương tiện học tập,... + Đầu tư cho các chương trình, dự án nhằm phát triển nông thôn như: cải tạo vườn tạp, cho vay kéo điện, cho vay làm nhà ở nông thôn. 2.1.3.7 Lãi suất cho vay Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tính cho năm, quý, tháng. Lãi suất cho vay = Lãi suất đi vay + Chi phí hợp lý + Bù đắp rủi ro +Thuế phải nộp + Tích luỹ - Các tổ chức tín dụng cho vay bằng nguồn vốn tài trợ của Nhà nước để phát triển kinh tế Nông nghiệp và Nông thôn được hưởng tỷ lệ phí theo quy định. Mức lãi suất cho vay bằng nguồn vốn này do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam công bố, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ. - Đối với khách hàng thuộc diện cho vay ưu đãi (Khách hàng vay vốn thuộc vùng núi cao, hải đảo, vùng dân tộc ít người) được giảm 30% mức lãi suất cùng loại. Trường hợp khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn, khách hàng vay phải chịu lãi suất phạt quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay cùng loại. GVHD: Tống Yên Đan Trang 13 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 21. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp 2.1.3.8 Quy trình cho vay hộ sản xuất Để vừa đảm bảo tính pháp lý, vừa an toàn vốn, khi xét duyệt cho vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp huyện Cao Lãnh thực hiện quy trình như sau: 8 Hộ sản xuất Thủ quỹ 1 2 7 6 Kế toán Cán bộ tín dụng 3 TP. Tín dụng 5 4 Giám đốc Hình 1: Quy trình cho vay tại NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh  Giải thích sơ đồ trên: (1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến ngân hàng gặp Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn trình bày dự án sản xuất kinh doanh của mình và các giấy tờ có liên quan như: chứng minh thư, sổ hộ khẩu và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của mình. (2) Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn xem xét tính khả thi của dự án và các giấy tờ có liên quan. Sau khi thẩm tra thấy dự án có tính khả thi và các giấy tờ đều hợp lệ theo quy định thì bán hồ sơ và hướng dẫn khách hàng ghi nội dung vào bộ hồ sơ vay vốn. Sau khi khách hàng đã hoàn tất những nội dung cần thiết của bộ hồ sơ vay vốn, Cán bộ tín dụng xem xét, thẩm định, nếu đồng ý cho vay thì hoàn chỉnh hồ sơ, ký tên vào hồ sơ và chuyển cho Trưởng Phòng tín dụng. Trong trường hợp xét thấy khách hàng không đủ điều kiện vay vốn thì phải trả lời cho khách hàng bằng văn bản nêu rõ lý do không cho vay. (3) Trưởng Phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ do Cán bộ tín dụng trình lên, tiến hành xem xét, GVHD: Tống Yên Đan Trang 14 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 22. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp tái thẩm định (nếu cần thiết), ghi ý kiến và tiến hành phê duyệt nếu hồ sơ đủ điều kiện. (4) Hồ sơ được trình lãnh đạo phê duyệt trên cơ sở thẩm dịnh của Cán bộ tín dụng, ý kiến của Trưởng Phòng tín dụng và khả năng nguồn vốn của ngân hàng. (5) Sau đó, hồ sơ được chuyển cho Cán bộ tín dụng phụ trách. (6) Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ được duyệt cho Phòng kế toán. (7) Phòng kế toán khi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra lại tính pháp lý và sự đầy đủ của hồ sơ theo quy định, nếu đảm bảo thì mở sổ lưu cho vay, lưu giữ hồ sơ theo chế độ. Làm thủ tục giải ngân, sau đó hồ sơ được chuyển sang thủ quỹ. (8) Thủ quỹ căn cứ hồ sơ chi tiền do kế toán chuyển qua, tiến hành giải ngân cho khách hàng. Để đảm bảo vay vốn đúng mục đích, sau khi phát tiền vay cho khách hàng, ngân hàng cử Cán bộ tín dụng đi kiểm tra sử dụng vốn vay để bám sát việc sử dụng vốn có đúng mục đích mà khách hàng đã cam kết hay không. Trong quá trình cho vay, ngân hàng thường xuyên kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất để đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả. 2.1.4. Các phương thức cho vay Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vay của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng, NHN0 nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng vay về việc lựa chọn các phương thức cho vay sau đây:  Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng. Cho vay từng lần thích hợp với các đơn vị kinh doanh theo từng thương vụ hay theo thời vụ. Tuy nhiên, mỗi lần vay thì khách hàng và Ngân hàng phải ký kết hợp đồng tín dụng. Chính vì vậy, hình thức cho vay này đươc gọi là cho vay từng lần.  Cho vay theo hạn mức tín dụng: Theo phương thức cho vay này thì khách hàng và Ngân hàng sẽ xác định thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời gian nhất định hoặc theo chu kỳ sản GVHD: Tống Yên Đan Trang 15 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 23. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp xuất kinh doanh. Thực chất đây là phương thức cho vay luân chuyển cũ nhưng quy chế cho vay cụ thể của Ngân hàng đã biến nó thành một phương thức mới.  Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng : Đây là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng nhưng Ngân hàng cam kết dành cho khách hàng số hạn mức đã định, không vì tình hình thiếu vốn để từ chối cho vay. Vì Ngân hàng phải bớt các món vay của khách hàng khác để giữ cam kết về hạn mức tín dụng nên khách hàng phải trả một mức phí cho việc duy trì hạn mức dự phòng. Đó là số chênh lệch giữa hạn mức tín dụng và số thực vay.  Cho vay theo dự án: Đây là phương thức cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng phải thẩm định dự án trước khi cho vay. Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn Ngân hàng vận dụng bổ sung phương án cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống.  Cho vay trả góp: Khi vay vốn thì Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với vốn gốc được chia ra đẻ trả theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.  Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận băng bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.  Cho vay hợp vốn: Một nhóm tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng. Trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của quy chế cho vay và quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành. GVHD: Tống Yên Đan Trang 16 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 24. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp 2.1.5. Rủi ro tín dụng 2.1.5.1 Rủi ro tín dụng là gì? - Đây là rủi ro đề cập trước tiên đối với Ngân hàng, nhất là đối với NHN0 thì nguồn thu chủ yếu từ việc thu lãi cho vay thường chiếm từ 70%-90%. - Rủi ro tín dụng là rủi ro bị tổn thất tài sản khi bên vay là những khách hàng hay các Ngân hàng không có khả năng thanh toán khoản vay theo đúng các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký với Ngân hàng. - Rủi ro tín dụng được đo bằng nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ khoanh nhưng đây là những khoản có thể định lượng được. - Nợ quá hạn: là khoản nợ đến thời hạn trả bên vay không trả được nợ theo đúng cam kết với Ngân hàng, thực chất có nhiều lý do làm biến dạng nợ quá hạn như: đảo nợ, dãn nợ, thời gian cho vay không hợp lý. + Nợ khó đòi: là 1 bộ phận của nợ quá hạn. + Nợ khoanh: là khoản nợ của khách hàng không trả được do thiên tai, bão lụt, bất khả kháng và một số nguyên nhân khách quan được chính phủ và NHNN được qui định khoanh nợ. Nợ khoanh nhiều dẫn đến lợi nhuận của Ngân hàng bị giảm sút. 2.1.5.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu ở 4 nhóm chính: - Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn: là do khách hàng không trả được tiền vay bởi những yếu tố sau: + Do tính chất công việc, ngành nghề của từng khách hàng có độ rủi ro cao. + Do năng lực chuyên môn và uy tín của khách hàng thấp. + Do hiệu quả hoạt động tài chính của khách hàng thấp. + Do sử dụng vốn vay sai mục đích + Do những lý do khách quan như: tai hoạ ngoài ý muốn, khách hàng bị lừa, biến động của thị trường theo hướng bất lợi… + Sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước. + Do cố tình gian lận từ phía khách hàng. Đây là nhóm nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp đồi hỏi ngân hàng phải xem xét, phân tích và tìm giải pháp hạn chế ở mức thấp nhất. GVHD: Tống Yên Đan Trang 17 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 25. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp - Nguyên nhân từ phía ngân hàng: + Do ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đặt mong ước về lợi nhuận cao hơn các khoản cho vay lành mạnh. + Do quá trình thẩm định cho vay không kỹ, không nắm bắt được xu hướng của thị trường về sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng xin vay có được thị trường chấp nhận không. + Ngân hàng vi phạm các nguyên tắc cho vay: cho vay vượt tỷ lệ an toàn, thiếu tài sản thế chấp và cầm cố,… + Phân tích, đánh giá khách hàng sai, quyết định cho vay thiếu thông tin xác thực. + Cán bộ ngân hàng vi phạm đạo đức kinh doanh, có trình độ chuyên môn còn hạn chế. - Những nguyên nhân khách quan: Ngoài những nguyên nhân trên, môt trường kinh doanh, hoàn cảnh kinh tế-xã hội cũng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. * Từ tình hình kinh tế trong nước: + Trong giai đoạn kinh tế suy thoái thường xuất hiện những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, không hoàn trả được nợ vay cho ngân hàng. Ở Việt Nam thực tế từ năm 1990 trở về trước, các doanh nghiệp quốc doanh kinh doanh thua lỗ, phá sản làm nợ xấu của ngân hàng ở mức rất cao. + Nền kinh tế lạm phát cao và ngày càng gia tăng cũng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. + Nếp sống và làm việc theo pháp luật của khách hàng chưa cao cũng gây ảnh hưởng dến hoạt động của ngân hàng. * Từ tình hình thế giới: Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia đều tham gia vào nền kinh tế chung của thế giới. Vì vậy với xu hướng toàn cầu hoá, hoạt động kinh tế các nước đều có tác động lẫn nhau. Khi có những biến cố về tình hình kinh tế, chính trị, quân sự xảy ra ở bất kỳ một nước nào cũng có thể tác động mạnh đến các nước khác trên toàn thế giới. Ví dụ chiến tranh giữa Mỹ và Irắc đã làm cho giá xăng dầu ở các nước tăng cao, điều này cũng ảnh hhưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. GVHD: Tống Yên Đan Trang 18 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 26. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp - Những nguyên nhân liên quan đến đảm bảo tín dụng: Đảm bảo đối nhân: người bảo lãnh không có khả năng thay thế người vay trả nợ cho ngân hàng. Đảm bảo đối vật: + Việc đánh giá tài sản thế chấp và cầm cố không chính xác. + Tài sản thế chấp và cầm cố không tiêu thụ được. + Tài sản thế chấp và cầm cố bị hhư hỏng hoặc bị cấm lưu thông. + Tài sản thế chấp và cầm cố không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật nên không thể phát mãi. 2.1.5.3 Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây nên * Đối với bản thân ngân hàng - Rủi ro tín dụng xảy ra làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tài chính của đơn vị, vì khi có phát sinh nợ quá hạn thì buộc phải trích lập quỷ dự phòng rủi ro. - Rủi ro xảy ra ở mức độ thấp thì nó chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, uy tín của ngân hàng, rủi ro xảy ra ở mức độ cao thì dẫn đến nguy cơ bị phá sản. - Rủi ro xảy ra làm giảm lòng tin của khách hàng đến gửi tiền và khách hàng vay vốn dẫn đến nguồn vốn bị hạn chế hoạt động Ngân hàng bị giảm sút. - Rủi ro xảy ra đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng, vì phần lớn là nguồn vốn huy động, mà khi Ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của Ngân hàng giảm súc ảnh hưởng đến công tác huy động vốn về quy mô lẫn lòng tin của khách hàng dành cho Ngân hàng. - Hậu quả của rủi ro tín dụng mà Ngân hàng phải gánh chịu khi không thu được nợ, vòng quay tín dụng không thực hiện được, Ngân hàng không có khả năng đảm bảo vốn lưu động làm hạn chế vai trò và chức năng tín dụng. * Đối với khách hàng - Khi rủi ro tín dụng xảy ra, hộ nông dân sẽ thiếu đi nguồn vốn đầu tư, làm cho quá trình sản suất không liên tục dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao, mức sống GVHD: Tống Yên Đan Trang 19 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 27. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp thấp và không ổn định. Người dân sẽ mất đi sự hổ trợ về các chính sách lãi suất và sự hổ trợ về kỹ thuật,… cũng như ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn. * Đối với nền kinh tế Hoạt động của Ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, đến tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa, lớn, và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư. Vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài Ngân hàng, kéo theo một loạt các doanh nghiệp nhỏ, vừa, lớn bị ảnh hưởng nhẹ thì doanh nghiệp thiếu vốn, nặng thì làm cho qui trình sản xuất bị ngưng trệ, kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp bị đảo lộn lúc đó giá cả trên thị trường biến động liên tục khi đó tạo cho dân chúng một tâm lý sợ hải. Lúc đó dân chúng sẽ đưa nhau đến ngân hàng rút tiền trước thời hạn. Điều đó cũng có thể đưa đến phá sản đồng loạt các ngân hàng, kinh tế đất nước bị suy yếu. 2.1.6. Phân loại nợ và trích lập dự phòng 2.1.6.1 Phân lọai nợ Nợ quá hạn là dạng nợ mà Ngân hàng luôn phấn đấu ở mức thấp nhất. Nợ quá hạn càng thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng càng hiệu quả. Việc phân loại nợ quá hạn căn cứ theo Quyết định 636/HĐQT-XLRR do chủ do Chủ tịch Hội đồng quản trị NHN 0&PTNT Viêt Nam ban hành. Theo quyết định này thì NHN0 nơi cho vay thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm. a) Nhóm 1 ( Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:  Các khoản nợ trong hạn và NHN 0 &PTNT nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.  Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và N HN 0 &PTNT nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc, lãi đúng thời hạn còn lại. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:  Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.  Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (nếu khách hàng là doanh nghiêp, tổ chức thì NHN 0 &PTNT nơi cho vay phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu). GVHD: Tống Yên Đan Trang 20 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 28. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp c) Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn ) bao gồm:  Các khoản nợ từ 90 ngày đến 180 ngày.  Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu được phân loại vào nhóm 2.  Các khoản nợ phảii thực hiện nghĩa vụ theo cam kết dưới 30 ngày. d) nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:  Các khoản nợ quá hạn từ 181 này đến 360 ngày.  Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.  Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 30 – 90 ngày. e) Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:  Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.  Các khoản nợ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ cơ cấu lại lần đầu.  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.  Các khoản nợ thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 91 ngày trở lên.  Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. 2.1.6.2. Trích lập dự phòng Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau: R = max {0, (A - C)} x r Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị của khoản nợ C: giá trị của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể  Ghi chú: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (C) lớn hơn hoặc bằng số dư nợ gốc của khoản nợ (A) thì không phải trích lập dự phòng cụ thể. GVHD: Tống Yên Đan Trang 21 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 29. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể:  Nhóm 1: 0%  Nhóm 2: 5%  Nhóm 3: 20%  Nhóm 4: 50%  Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng. 2.1.7. Một số chỉ tiệu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 2.1.7.1 Chỉ tiêu tổng dư nợ/nguồn vốn huy động (%, lần) Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho ban lãnh đạo Ngân hàng so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với một nguồn vốn huy động. 2.1.7.2 Tỷ lệ nợ quá hạn - Tỷ lệ này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao dẫn đến rủi ro của ngân hàng càng lớn, nó ảnh hưởng đến khả năng tái đầu tư của Ngân hàng trong việc tái tạo nguồn vốn cho va y phát triển kinh tế địa phương và ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Tổng số nợ quá hạn * 100% Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng nợ bình quân 2.1.7.3 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng - Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, thời hạn thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm thì chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng được vận dụng một cách hửu hiệu. - Vòng quay vốn tín dụng càng lớn, càng nhanh chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng tốt. Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân GVHD: Tống Yên Đan Trang 22 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 30. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp Trong đó: Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm Dư nợ bình quân = 2 2.1.7.4 Hệ số thu nợ (%) Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh số cho vay Chỉ số này cho biết một đồng vốn kinh doanh Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu động vốn trong một thời kỳ kinh doanh nhất định. Hệ số thu nợ càng cao thì đánh giá càng tốt. 2.1.7.5 Tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa lợi nhuận và số vốn đầu tư của Ngân hàng. Tỷ suất lợi nhuận sẽ chỉ cho Ngân hàng biết đầu tư vào đâu thì có hiệu quả. Lĩnh vực nào có tỷ suất lợi nhuận càng cao thì càng hiệu quả. Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận = Dư nợ bình quân 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu được lưu trữ của Ngân hàng trong 3 năm vừa qua do phòng kế toán cung cấp sau đó được phân tích, tổng hợp lại trên cơ sở chọn lọc lại sao cho dữ liệu phù hợp với nội dung nghiên cứu. Cùng với đó là việc tiếp cận thực tế với hoạt động tín dụng của Ngân hàng, tiếp xúc trao đổi với cán bộ tín dụng. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liêu Sau khi được thu thập, số liệu sơ cấp sẽ được xử lý trên phần mềm Excel. Kết quả được phân tích dựa trên phương pháp pháp so sánh, mô tả bằng đồ thị, thống kê mô tả và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng. GVHD: Tống Yên Đan Trang 23 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 31. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp 2.2.2.1 Phương pháp tỷ trọng Phương pháp này dùng để nghiên cứu kết cấu những chỉ tiêu phân tích của ngân hàng. 2.2.2.2 Phương pháp so sánh - So sánh bằng số tuyệt đối: được biểu hiện bằng các con số cụ thể thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch hay chỉ tiêu đề ra. - So sánh bằng các số tương đối: được biểu hiện bằng tỷ lệ %, phản ánh kết quả tăng giảm của các chỉ tiêu phân tích. GVHD: Tống Yên Đan Trang 24 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 32. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁP TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1.1. Vị trí địa lý Đồng Tháp là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Đông giáp tỉnh Tiền Giang, Nam giáp tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Bắc giáp tỉnh Long An, Tây giáp tỉnh An Giang và Prây-Veng (Campuchia). Là một tỉnh đồng bằng, đất đai phì nhiêu do sự bồi bắp phù sa của sông Tiền và sông Hậu. Địa hình hơi thấp, thấp nhất là vùng Đồng Tháp Mười do vậy thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa. Mùa lũ nước sông dâng cao đem phù sa bồi đắp cho đồng ruộng và tạo nguồn thủy sản phong phú tạo thu nhập thêm và cải thiện đời sống cho người dân nhưng bên cạnh đó cũng đem lại nhiều hậu quả cho người dân sống trong khu vực đó. Như vậy điều kiện tự nhiên, địa hình thuận lợi, thời tiết, khí hậu, đất đai phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. 3.1.2. Tình hình xã hội Đồng Tháp là tỉnh duy nhất trong cả nước có hai đô thị loại ba là: Thị xã Sa Đéc, thành phố Cao Lãnh. Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, có nền nông nghiệp phát triển, là vựa lúa lớn thứ ba của Việt Nam, là tỉnh có chỉ số tăng trưởng GDP và chỉ số về cạnh tranh kinh tế đứng thứ hai ở Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ sau thành phố Cần Thơ. Đồng Tháp có 9 huyện, 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã, dân số theo thống kê là 1.650 ngàn người, mật độ dân số bình quân là 510 người/km2. Trong đó vùng nông thôn chiếm 1.410 ngàn người chiếm 85% dân số, thành thị là 240 ngàn người chiếm 15% dân số. Dân cư phân bố không điều tập chung chủ yếu ở thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, thị trấn, cù lao. Huyện có mật độ dân số thấp nhất là Tân Hồng 268 người/km2, cao nhất là Sa Đéc 1.711 người/km2. GVHD: Tống Yên Đan Trang 25 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 33. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp Vào đầu năm 2007 cả tỉnh Đồng Tháp hân hoan chào đón sự kiện lớn, thị xã Cao Lãnh được nâng cấp lên thành Thành phố, từ đó sẽ mang nhiều hứa hẹn cho người dân, cải thiện đời sống, thu nhập cho người dân ngày càng tăng. Với nguồn lao động dồi dào, đất đai rộng lớn, nhiều di tích lịch sử, là một thị trường đầy tiềm năng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 3.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp Huyện Cao Lãnh có địa giới hành chính gồm 17 xã, 1 thị trấn được hình thành từ năm 1984, do sự chia tách một phần địa giới của thị xã Cao Lãnh và một phần của huyện Tháp Mười - tỉnh Đồng Tháp. Cũng thời điểm này Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh ra đời luôn gắn chặt với sự chuyển đổi cơ chế chung cũng như cơ chế hoạt động của ngành Ngân hàng. Cho đến năm 1988 chuyển sang kinh doanh mang tên Ngân hàng Nông nghiệp huyện Cao Lãnh và ngày 11/07/1996 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Huyện Cao Lãnh đã trải qua các thời kỳ. - Thời kỳ trước năm 1988 Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn huyện Cao Lãnh là chi nhánh của Ngân hàng Nhà Nước tỉnh Đồng Tháp hoạt động mang cơ chế bao cấp. - Thời kỳ 1988 đến 1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hàng Nghị Định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 đã tách hệ thống ngân hàng một cấp thành Ngân hàng hai cấp là Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng chuyên doanh. Vì vậy, Ngân hàng Nhà Nước Huyện Cao Lãnh được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp vào năm 1988. - Thời kỳ 1990 đến nay, sau khi nhà nước ban hành pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính, (ngày 24/05/1990) và hàng loạt Nghị định, quyết định của chính phủ được ban hành, trong đó có quyết định công nhận Ngân hàng Nông nghiệp là doanh nghiệp nhà nước dạng đặt biệt. Năm 1990 Ngân hàng Nông nghiệp chính thức thành lập và năm 1996 được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh, là chi nhánh thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp. GVHD: Tống Yên Đan Trang 26 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 34. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp • Hiện nay chi nhánh hoạt động gồm có: - Một hội sở chính nằm dọc quốc lộ 30, Thị Trấn Mỹ Thọ nằm ở bờ nam Sông Tiền giáp với huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang. Một phòng Giao Dịch liên xã đặt tại trung tâm chợ Thống Linh xã Phương Trà phục vụ 6 xã vùng sâu. Từ khi thành lập đến nay “chữ tín” được xem là hàng đầu của mọi hoạt động, thị trường hoạt động được xác định là nông nghiệp và nông thôn, khách hàng chủ yếu là hộ nông dân, mục tiêu cung ứng vốn kịp thời, đúng và đủ nhằm tạo điều kiện cho hộ vay thực hiện dự án có hiệu quả, sinh lợi góp phần phát triển kinh tế địa phương. 3.1.4. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp, được ủy quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ theo quy định của pháp luật. Đến nay đơn vị có 34 cán bộ viên chức trong có có 30 biên chế và 04 hợp đồng. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC Phòng Giao Phòng Tín Phòng Kế Toán Phòng Tổ Chức Ktra, ktoán Dịch Dụng Ngân Quỷ Hành Chính nội bộ Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý * Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận trong ngân hàng: a) Ban giám đốc: Trực tiếp điều hành toàn bộ các hoạt động của ngân hàng, tổ chức thực hiện tốt các quy định, chế độ của ngân hàng cấp trên và chỉ đạo của Uỷ ban nhân GVHD: Tống Yên Đan Trang 27 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 35. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp dân các cấp. Chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. - Ban Giám đốc có 2 người, gồm: + Giám đốc: chỉ đạo chung và trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch, tổ chức cán bộ. + Phó Giám đốc: giúp việc cho Giám đốc theo phân công uỷ quyền. b) Phòng giao dịch: Đặt tại chợ Thống Linh xã Phương Trà, phòng giao dịch trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh, quản lý cho vay ở khu vực 6 xã vùng sâu và chịu sự chỉ đạo của Giám đốc Ngân hàng huyện. c) Phòng tín dụng: - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng. - Thẩm định, đề xuất cho vay và hoàn thiện bộ hồ sơ cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. - Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. d) Phòng kế toán ngân quỹ: Đây là phòng ban chiếm vị trí trung tâm trong đơn vị, gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và các kế toán viên. Các công việc chủ yếu của phòng ban này là: - Tổ chức theo dõi hạch toán kế toán, hạch toán thống kê các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo quy định của chế độ tài chính hiện hành của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đảm bảo phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ mọi tình hình và sự biến động của tài sản có, tài sản nợ do đơn vị quản lý. - Tổng hợp, xử lý, cung cấp, lưu trữ thông tin tại chi nhánh. - Phân tích hoạt động tài chính và tham mưu cho Ban lãnh đạo trong công tác quản lý tài chính, vốn, tài sản. - Thực hiện các ngiệp vụ tin học và triển khai các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh. GVHD: Tống Yên Đan Trang 28 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 36. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp - Các nghiệp vụ kho quỹ về thu, chi, vận chuyển tiền. - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. e) Phòng Tổ chức Hành chính: Thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên, bố trí công việc phù hợp với năng lực và nhu cầu công việc, bảo vệ trật tự an toàn tài sản cơ quan, quản lý toàn bộ văn thư theo quy định, giải quyết các vấn đề về lương, khen thưởng, hưu trí , thôi việc. 3.1.5. Vai trò, chức năng nội dung hoạt động của NHN0&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp - Đối với một huyện có hơn 80% dân số là nông dân việc phát triển sản xuất nông nghiệp chiếm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Mọi hoạt động vừa cơ bản, lâu dài, vừa cần thiết trước mắt của quá trình này điều cần đến vốn và tín dụng để đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển mạnh mẽ nhất định phải có chính sách hổ trợ sự đầu tư thích đáng của nhà nước, của các ngành, trong đó không thể xem nhẹ vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. - Nhằm thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới kinh tế, tạo điều kiện cho ngân hàng cung ứng vốn được đầy đủ, kịp thời nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức xúc về vốn cho phát triển kinh tế địa phương. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn với tên gọi đó tự thân nó đã nói lên chức năng, nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa lâu dài là phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Với thực trạng hoạt động qua gần 15 năm kể từ khi thành lập khách hàng của của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp chiếm số dư nợ trên 90%/tổng dự nợ, điều đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải được trang bị kiến thức đầy đủ, thông thạo các tác nghiệp cụ thể trong quá trình thẩm định, giải ngân, kiểm tra, xử lý thu hồi nợ. Nói cách khác cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp phải nắm chắc và thực hiện đúng quy trình cho vay theo cơ chế quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. GVHD: Tống Yên Đan Trang 29 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 37. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp 3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHN 0&PTNT HUYỆN CAO LÃNH QUA 3 NĂM (2006-2008) Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT: Triệu đồng Năm Năm Năm So sánh So sánh Chỉ tiêu 2007/2006 2008/2007 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % - Vốn huy động 33.346 43.700 49.550 10.354 31,05 5.850 13,39 - Vốn điều hoà 128.448 190.794 220.071 62.346 48,54 29.277 15,34 - Doanh số cho vay 219.849 242.041 282.778 22.192 10,09 40.737 16,83 - Doanh số thu nợ 76.342 98.568 114.698 22.226 29,11 16.130 16,36 - Số dư nợ 103.351 194.360 260.253 91.009 88,06 45.893 33,90 - Nợ quá hạn 819 796 632 (23) (2,81) (164) (20,60) - Thu nhập 16.743 19.695 25.889 2.952 17,63 6.194 31,45 - Chi phí 13.193 14.976 20.266 1.783 13,51 5.290 35,32 - Lợi nhuận 3.550 4.719 5.623 1.169 32,93 904 19,16 (Nguồn: Phòng kế toán) ĐVT: Triệu đồng 30,000 25,000 20,000 Thu nhập Số tiền 15,000 Chi phí 10,000 Lợi nhuận 5,000 0 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Hình 3: Đồ thị kết quả hoạt động kinh doanh Qua bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2006 đến năm 2008 thu nhập tăng liên tiếp qua 3 năm, năm sau cao hơn năm trước. Đạt được kết quả đó là nhờ sự cố gắng của tập thể cán bộ trong công tác thu hồi nợ, thường xuyên đôn đốc khách hàng đóng lãi kịp thời khi đến hạn, tăng cường thu nợ đã xử lý rủi ro. Kết quả đạt được là thu nhập năm 2006 là 16.743 triệu đồng, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2.952 GVHD: Tống Yên Đan Trang 30 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net
  • 38. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp triệu đồng với tốc độ là 17,63%. Sang năm 2008 thu nhập đạt được là 25.889 triệu đồng tiếp tục tăng 6.194 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ là 31,45%. Đạt được kết quả đó là do Ngân hàng thực hiện chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện, phù hợp với điều kiện thu nhập và khả năng tài chính của người vay, tạo môi trường kinh doanh ổn định. Cùng với các dịch vụ Ngân hàng ngày càng được mở rộng và đa dạng hóa đảm bảo chất lượng giữ vững khách hàng truyền thống. Ngoài ra, Ngân hàng còn chú trọng mở rộng trong việc khai thác các nguồn thu từ phí dịch vụ thanh toán, phí bảo lãnh, chi trả kiều hối, mua bán và thu đổi ngoại tệ. Bên cạnh việc tăng thu nhập thì chi phí cũng tăng theo qua các năm theo tỷ lệ thuận. Chi phí của Ngân hàng bao gồm: trả lãi tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chi lương và chi trả lãi vay Ngân hàng cấp trên có thể nói đây là khoản chi chủ yếu nhất của Ngân hàng. Năm 2006 tổng chi của Ngân hàng là 13.193 triệu đồng, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1.783 tăng với tốc độ 13,51%. Sang năm 2008 tổng chi của Ngân hàng 20.266 triệu đồng tiếp tục tăng 5.290 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ 35,32%. Trong tổng chi phí tăng chủ yếu là do chi trả vốn điều hòa từ Ngân hàng cấp trên, trả lãi vốn huy động tăng, tốn thêm chi phí phải trả cho việc dư nợ tăng, chi dự phòng rủi ro do nợ quá hạn tăng. Nhìn chung thu nhập tăng và chi phí đều tăng qua các năm nhưng sự tăng lên của chi phí chậm hơn so với sự tăng lên của thu nhập. Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy từ năm 2006 đến năm 2008 lợi nhuận tăng liên tiếp qua 3. Năm 2006 lợi nhuận đạt được là 3.550 triệu đồng, năm 2007 tăng 1.169 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ là 32,93%. Đến năm 2008 lợi nhuận tiếp tục tăng 904 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ là 19,16%. Qua đó, cho thấy Ngân hàng ngày càng mở rộng qui mô hoạt động, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo được môi trường kinh doanh ổn định, chiếm được thị phần. Đạt được kết quả đó chính nhờ vào sự nổ lực của tập thể Cán Bộ công nhân viên chi nhánh đã bám sát một số chỉ tiêu về đánh giá hiệu quả đồng vốn kinh doanh, tích cực trong công tác thu hồi nợ quá hạn, ra sức thu hồi các khoản lãi GVHD: Tống Yên Đan Trang 31 GVHD: Trần Minh Thông http://www.kinhtehoc.net