SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------
MÙNG THỊ HÀ
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÔNG TÁC THU
GOM, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ
TRẤN BẰNG LŨNG – HUYỆN CHỢ ĐỒN –
TỈNH BẮC KẠN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Liên thông đại học
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2016 – 2019
Thái Nguyên, năm 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------
MÙNG THỊ HÀ
Tên đề tài:
“ ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÔNG TÁC THU
GOM, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI
THỊ TRẤN BẰNG LŨNG – HUYỆN CHỢ ĐỒN – TỈNH BẮC KẠN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Liên thông đại học
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Lớp : K48LT– KHMT
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2016 – 2019
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Huệ
Thái Nguyên – 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được báo cáo thực tập tốt nghiệp này trước hết em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo khoa Môi Trường, trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong thời gian thực
hiện đề tài.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn Thị
Huệ, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện
báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các cán bộ. Em xin chân thành
cảm ơn tới cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn, người dân trong thị trấn
Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, đã tạo điều kiện giúp đỡ để em có
điều kiện được thực tập và nâng cao sự hiểu biết.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, người thân của em đã động viên góp
ý, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành báo cáo thực tập tốt
nghiệp.
Dù rất cố gắng xong do điều kiện thời gian và trình độ chuyên môn còn
hạn chế nên báo cáo của em không thể tránh khỏi những khuyết điểm thiếu
sót. Kính mong nhận được những ý kiến góp ý, phê bình và bổ sung của các
thầy cô giáo và bạn bè để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Sinh viên
Mùng Thị Hà
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần của CTRSH................................................................... 7
Bảng 2.2: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước.......................14
Bảng 2.3: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước
trên thế giới .....................................................................................................17
Bảng 2.4: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007....19
Bảng 3.1: Số lượng đối tượng được phỏng vấn..............................................27
Bảng 4.1: Dân số thị trấn Bằng Lũng..............................................................32
Bảng 4.2: Một số tiêu chí kinh tế của thị trấn Bằng Lũng..............................33
Bảng 4.3: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại CTRSH chia theo
nhóm tuổi (N = 50)..........................................................................................38
Bảng 4.4: Số hộ dân phân loại CTRSH hàng ngày trước khi xử lý................40
Bảng 4.5: Số hộ biết cách phân loại CTRSH..................................................41
Bảng 4.6: Ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc xử lý CTRSH ........43
Bảng 4.7: Cách thức xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình.................45
Bảng 4.8: Chính quyền địa phương xử lý rác sau khi thu gom bằng cách.....46
Bảng 4.9: Nguyên nhân bỏ rác và đổ rác thải không đúng quy định..............48
Bảng 4.10: Kết quả điều tra nhận thức của người dân về các hình thức thu
gom, phân loại và xử lý CTRSH.....................................................................49
Bảng 4.11: Mức độ quan tâm của người dân về công tác quản lý CTRSH....50
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn........................................... 6
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện dân số của thị trấn Bằng Lũng.............................32
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hộ nghèo ......................................................33
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện mức độ phân loại rác thải SH
của người dân trước khi xử lý.........................................................................40
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện số hộ biết cách phân loại CTRSH .......................41
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện ý kiến người dân về tầm quan trọng
của việc xử lý CTRSH ....................................................................................44
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện cách xử lý RTSH của các hộ gia đình .................45
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện cách chính quyền địa phương xử lý rác
sau khi thu gom ...............................................................................................46
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện nguyên nhân bỏ rác và đổ rác
không đúng quy định.......................................................................................48
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
BVMT : Bảo vệ môi trường
CT : Chỉ thị
CTR : Chất thải rắn
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
ĐMC : Đánh giá môi trường chiến lược
DS : Dân số
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
NĐ : Nghị định
NĐ – CP : Nghị định chính phủ
QĐ : Quyết định
SH : Sinh hoạt
TDTT : Thể dục thể thao
TL : Tỉnh lộ
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TT : Thông tư
UBND : Ủy ban nhân dân
URENCO : Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi
trường đô thị.
VSMT : Vệ sinh môi trường
v
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài..................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
Phần 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Tổng quan về chất thải rắn (CTR) .......................................................... 4
2.1.2. Khái niệm chất thải rắn (CTR)................................................................ 5
2.1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn ................................................................. 5
2.1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ......................................................... 6
2.1.5. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe
cộng đồng.......................................................................................................... 8
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài...........................................................................11
2.3. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và ở Việt Nam ......13
2.3.1. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới .....................13
2.3.2. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam ....................17
2.3.3. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bằng Lũng –
huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn ......................................................................21
2.4. Nhận thức của người dân về rác thải sinh hoạt……................................24
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.........................................................................................................................25
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................25
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................25
vi
3.3 Nội dung nghiên cứu.................................................................................25
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của thị trấn Bằng Lũng – huyện
Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn.................................................................................25
3.3.2. Thực trạng công tác thu gom, phân loại và xử lý CTRSH tại thị trấn
Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn................................................25
3.3.3. Đánh giá nhận thức của người dân tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ
Đồn – tỉnh Bắc Kạn về công tác thu gom, phân loại và xử lý CTRSH ..........25
3.3.4. Một số tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
CTRSH tại Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn.............................25
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................25
3.4.1. Phương pháp kế thừa, thu thập số liệu thứ cấp.....................................26
3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn ..........................................................26
3.4.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia ..........................................27
3.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu...............................................27
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................28
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn,
tỉnh Bắc Kạn.....................................................................................................28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................28
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................32
4.2. Thực trạng việc thu gom, phân loại và xử lý CTRSH của người dân và
chính quyền tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn..........37
4.2.1. Thực trạng việc thu gom, phân loại CTRSH của người dân thị trấn
Bằng Lũng.......................................................................................................37
4.2.2. Thực trạng việc xử lý CTRSH tại thị trấn Bằng Lũng..........................42
4.3. Những nhận thức của người dân tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn
– tỉnh Bắc Kạn trong việc thu gom, phân loại và xử lý CTRSH ....................47
vii
4.4. Một số tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
rác thải sinh hoạt tại Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn...............51
4.4.1. Một số tồn tại trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bằng
Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn..........................................................51
4.4.2. Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý
CTRSH tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn.................52
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................56
5.1. Kết luận ....................................................................................................56
5.2. Đề nghị.....................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................58
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta đã đạt
được những thành tựu đáng kể, các đô thị, các ngành sản xuất, kinh doanh
dịch vụ của các nhà máy, các khu công nghiệp được mở rộng và phát triển
nhanh chóng. Một mặt đóng góp tích cực cho sự phát triển đất nước, mặt
khác tạo ra một lượng lớn chất thải bao gồm rác thải sinh hoạt, rác công
nghiệp, rác y tế… Các chất thải nói trên nếu không được quản lý đúng đắn sẽ
gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người. Ở Việt Nam,
trong một vài năm gần đây tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên
trầm trọng và phổ biến dẫn đến suy thoái môi trường đất, nước, không khí,
đặc biệt là tại các đô thị lớn chất thải rắn ngày càng gia tăng. Việc quản lý
chất thải rắn của các Bộ, các nghành, các địa phương hiện nay chưa đáp ứng
được các đòi hỏi của tình hình thực tế. Vì vậy, nguy cơ ô nhiễm do rác đang
là một vấn đề cấp bách đối với hầu hết các địa phương trong cả nước.
Chợ Đồn là một huyện miền núi có tốc độ đô thị hóa tương đối
nhanh, Huyện có 1 thị trấn và 21 xã, các khu chợ, nhà hàng, các ngành sản
xuất kinh doanh dịch vụ đua nhau phát triển, lượng chất thải cũng từ đó
mà tăng lên rất nhanh.
Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước
huyện Chợ Đồn cũng đang phát triển mạnh mẽ, sự phát triển đó tạo nhiều
công ăn việc làm, đời sống người dân được nâng cao. Nhưng bên cạnh mặt
tích cực đó chất lượng môi trường đang ngày một suy giảm, các biện pháp
quản lý chất thải chưa được quan tâm đúng mức, nguồn kinh phí đầu tư cho
2
công tác thu gom và xử lý rác thải chưa cao, chưa có cán bộ môi trường giám
sát thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt…
Xuất phát từ những vấn đề trên được sự đồng ý của ban giám hiệu, các thầy
cô giáo bộ môn trong khoa Môi Trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo ThS. Nguyễn Thị Huệ – giảng
viên khoa Môi trường, em tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá nhận thức của
người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại
thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của thị trấn Bằng
Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và
xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh
Bắc Kạn.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH
tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Thông qua những khía cạnh nghiên cứu việc thực hiện đề tài nhằm thu
thập những thông tin định tính và định lượng nhận thức của người dân về
công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đóng góp một
phần nào đó cho hệ thống lí luận và phương pháp luận về nhận thức trong
công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của người dân đối
với môi trường.
- Thông qua việc xử lý và phân tích dựa trên số liệu thu thập được cho
thấy thực trạng việc thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của
người dân hiện nay. Từ đó phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt
3
tiêu cực của người dân trong việc thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn
sinh hoạt. Cho thấy được ý thức cộng đồng của người dân hiện nay qua việc
hiểu biết và hành vi của người dân về công tác thu gom, xử lý và phân loại
chất thải rắn sinh hoạt nói chung.
- Thông qua các số liệu đã thu thập được giúp cho người dân nói chung
và các cơ quan nhà nước nói riêng có những chỉnh đốn kịp thời phù hợp hoàn
cảnh đất nước hiện nay.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đề tài mang tính chất thăm dò nhận thức của người dân về vấn đề ô
nhiễm môi trường thông qua việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hàng
ngày và qua công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
- Đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu
vấn đề này sâu hơn và cho các sinh viên khoá sau.
- Qua đề tài em cũng đề ra những biện pháp giúp địa phương tham khảo
trong việc quản lý và hướng dẫn người dân trong việc thu gom, phân loại và
xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Qua đó cũng đề xuất một số khuyến nghị để địa phương tạo điều kiện
và cung cấp một số kiến thức về môi trường giúp cho người dân nâng cao
nhận thức, có trách nhiệm với môi trường qua những hành động cụ thể.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Tổng quan về chất thải rắn (CTR)
Theo điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 nghị định về
quản lý chất thải và phế liệu [9]:
+ Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được
thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
+ Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát
sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
+ Phân định chất thải là quá trình phân biệt một vật chất là chất thải hay
không phải là chất thải, chất thải nguy hại hay chất thải thông thường và xác
định chất thải đó thuộc một loại hoặc một nhóm chất thải nhất định với mục
đích để phân loại và quản lý trên thực tế.
+ Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân
định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy
trình quản lý khác nhau.
+ Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát
sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết)
tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm
trung chuyển.
+ Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
(khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy,
chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
+ Đồng xử lý chất thải là việc kết hợp một quá trình sản xuất sẵn có để
tái chế, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải trong đó chất thải được sử dụng
làm nguyên vật liệu, nhiên liệu thay thế hoặc được xử lý.
Có rất nhiều cách phân loại chất thải khác nhau. Việc phân loại chất thải
hiện nay chưa có những quy định chung thống nhất, tuy nhiên bằng những
5
nhìn nhận thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứu quản lý
đối với chất thải, có thể chia ra các cách phân loại sau đây:
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh:
+ Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là chất thải hay rác thải sinh
hoạt được phát sinh từ các hộ gia đình.
+ Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại: Là những
chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ.
- Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: Chất thải rắn, chất thải lỏng,
chất thải khí.
- Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: Theo cách này người ta chia
chất thải dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải
dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy, bìa…
- Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật: Chất
thải độc hại, chất thải đặc biệt. Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định
nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng kiểm soát và quản lý chất thải có
hiệu quả.
2.1.2. Khái niệm chất thải rắn (CTR)
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được
thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh
trong sinh hoạt thường ngày của con người. [9].
2.1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Các nguồn phát sinh CTR chủ yếu từ các hoạt động:
- Công nghiệp
- Nông nghiệp
- Dịch vụ và thương mại
- Cơ quan, trường học
- Bệnh viện
6
- Hoạt động xử lý rác thải
- Nơi vui chơi giải trí
- Khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp
- Nhà dân, khu dân cư
- Dịch vụ, thương mại, xe, nhà gas
- Giao thông, xây dựng
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
2.1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn rất khác nhau tùy thuộc vào
từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố
khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện
kinh tế và nhiều yếu tố khác. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các
rác thải có khả năng tái chế, tái sinh. Vì vậy mà việc nghiên cứu thành phần
Chất thải rắn
Cơ quan, trường
học
Nhà dân, khu dân
cư
Nơi vui chơi,
giải trí
Dịch vụ, thương
mại, xe, nhà ga
Bệnh viện, cơ
sở y tế
Giao thông, xây
dựng
Nông nghiệp,
hoạt động xử lý
rác thải
Khu công
nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp
7
chất thải rắn sinh hoạt là điều hết sức cần thiết. Từ đó ta có cơ sở để tận dụng
những thành phần có thể tái chế, tái sinh để phát triển kinh tế.
Mỗi nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như:
Khu dân cư và thương mại có thành phần chất thải đặc trưng là chất thải thực
phẩm, giấy, carton, nhựa vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm… chất thải từ dịch
vụ như rửa đường và hẻm phố chứa bụi, rác, xác động vật, xe máy hỏng…
chất thải thực phẩm như can sữa, nhựa hỗn hợp…
Bảng 2.1: Thành phần của CTRSH
Thành phần Nguồn gốc Ví dụ
1. Cácchấtcháyđược
a. Giấy Các vật liệu làm từ giấy và bột Các túi giấy, mành bìa,
giấy vệ sinh
b. Hàng dệt Các nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon…
c. Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn, thực
phẩm
Cọng rau, vỏ quả, thân
cây, lõi ngô
d. Cỏ, gỗ, củi, rơm,
dạ…
Các sản phẩm và vật liệu được
chế tạo từ tre, gỗ, rơm…
Đồ dùng bằng gỗ như
bàn, ghế, đồ chơi,…
e. Chất dẻo Các sản phẩm và vật liệu được
chế tạo từ chất dẻo
Phim cuộn, túi chất dẻo,
chai, lọ. Chất dẻo, đầu
vòi, dây điện…
f. Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ da và cao su
Bóng, giày, ví da, áo
da…
2.Cácchấtkhôngcháy
a. Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ sắt mà dễ bị nam
châm hút
Vỏ hộp, hàng dào sắt,
dao, kéo,…
b. Các kim loại phi sắt Các vật liệu không bị nam châm
hút
Vỏ nhôm, giấy bao gói,
đồ đựng…
c. Thủy tinh Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ thủy tinh
Chai lọ, đồ đựng bằng
thủy tinh, bóng đèn…
d. Đá và sành sứ Bất cứ vật liệu nào không cháy
ngoài kim loại và thủy tinh
Đá xây nhà, gạch ốp,
gốm…
3. Các chất hỗn hợp Tất cả các vật liệu khác không
phân loại trong bảng này. Loại
này có thể phân chia thành 2
phần: Kích thước lớn hơn 5mm
và loại nhỏ hơn 5mm
Đá cuội, cát, đất, tóc
(Nguồn: Bộ môn sức khỏe môi trường, 2006 [2]).
8
2.1.5. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe
cộng đồng
2.1.5.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng
Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến sức
khỏe của con người và môi trường là các chất hữu cơ bền. Những hợp chất
này vô cùng bền vững, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh
học trong nông sản phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của động
vật gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là
ung thư. Đặc biệt, các chất hữu cơ trên được tận dụng nhiều trong trong đời
sống hàng ngày của con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện
trong gia đình, các thiết bị ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh
quang, dầu chịu nhiệt, dầu chế biến, chất làm mát trong truyền nhiệt… Theo
đánh giá của các chuyên gia, các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến sức
khoẻ cộng đồng nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư khu vực làng nghề,
gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm môi
trường do chất thải rắn cũng đã đến mức báo động.
Hiện kết quả phân tích mẫu đất, nước, không khí đều tìm thấy sự tồn tại
của các hợp chất hữu cơ trên. Cho đến nay, tác hại nghiêm trọng của chúng đã
thể hiện rõ qua những hình ảnh các em bé bị dị dạng, bệnh nhân bị bệnh tim
mạch, rối loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da...
Do chất thải rắn gây ra và đặc biệt là những căn bệnh ung thư ngày càng
gia tăng mà việc chuẩn đoán cũng như xác định phương pháp điều trị rất khó
khăn. Điều đáng lo ngại là hầu hết các chất thải rắn nguy hại đều rất khó phân
hủy. Nếu nhiệt độ lò đốt không đạt từ 8000
C trở lên thì các chất này không
phân hủy hết. Ngoài ra, sau khi đốt, chất thải cần được làm lạnh nhanh, nếu
không các chất lại tiếp tục liên kết với nhau tạo ra chất hữu cơ bền, thậm chí
9
còn sinh ra khí dioxin cực độc thoát vào môi trường (Hội bảo vệ thiên nhiên
và Môi trường Việt Nam, 2004) [8].
2.1.5.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất
- Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than,
khai kháng, hóa chất… các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ
gây ô nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất.
+ Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình
xử lý nước.
+ Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh
ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột… đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây
sau đó sang người và động vật…
- Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất
hữu cơ khó phân huỷ làm thay đổi pH của đất.
- Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn,
nấm mốc... những loài này di động mang vi trùng gây bệnh truyền nhiễm
cộng đồng.
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng
độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh
dưỡng... làm cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất. Tóm lại rác
thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm đất (Hoàng Đức Liên, Tống Ngọc
Tuấn, 2003) [10].
2.1.5.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước
- Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân,
nước làm lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nước ngầm.
10
- Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các
mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt.
Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu
cơ, các muối vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần [8].
2.1.5.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí
- Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2,
NH3,... gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác
chứa CH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ...
- Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi
trùng, các chất độc lẫn trong rác [8].
2.1.5.5. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu
gom, vận chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện
tượng này là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác
bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm
nguồn nước và ngập úng khi mưa [8].
2.1.5.6. Đống rác là nơi sinh sống và cư trú của nhiều loài côn trùng gây bệnh
Việt Nam đang đối mặt nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây
dịch nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm cả đất, nước và không khí.
Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng
nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp
chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động.
Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch
tả, thương hàn,… do loại chất thải rắn gây ra.
Hậu quả của tình trạng rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ở các gốc cây, đầu
đường, góc hẻm, các dòng sông, lòng hồ hoặc rác thải lộ thiên mà không được
11
xử lý, đây sẽ là nơi nuôi dưỡng ruồi nhặng, chuột,… là nguyên nhân lây
truyền mầm bệnh, gây mất mỹ quan môi trường xung quanh. Rác thải hữu cơ
phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2, NH3,... gây ô nhiễm
môi trường không khí. Nước thải ra từ các bãi rác ngấm xuống đất, nước mặt
và đặc biệt là nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các bãi chôn lấp
rác còn là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn... Còn
đối với loại hình công việc tiếp xúc trực tiếp với các loại chất thải rắn, bùn
cặn (kim loại nặng, hữu cơ tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật, chứa vi sinh vật
gây hại...) sẽ gây nguy hại cho da hoặc qua đường hô hấp gây các bệnh về
đường hô hấp. Một số chất còn thấm qua mô mỡ đi vào cơ thể gây tổn
thương, rối loạn chức năng, suy nhược cơ thể, gây ung thư [8].
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc hội Việt Nam, kỳ họp
XIII ban hành ngày 03 tháng 06 năm 2014 và có hiệu lực thi hành ngày 01
tháng 01 năm 2015.
- Nghị định số 115/2016/ NĐ- CP của Chính phủ ngày 18/11/2016 nghị
định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đánh giá môi
trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cam kết bảo
vệ môi trường (CKBVMT) ban hành ngày 18/04/2011 và có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2011.
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ tài nguyên
và môi trường về việc quy định chi tiết số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-
CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
12
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ quy
định về quản lý chất thải và phế liệu (CTR).
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng về
việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày
09/04/2007 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải rắn (CTR).
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ quy
định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (CTR).
- Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/05/2008 của Bộ tài chính hướng
dẫn thực hiện nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ
quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (CTR).
- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu
đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT).
- Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ tài chính
hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho
quản lý CTR.
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng chính
phủ ban hành trương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Nghị định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tướng chính phủ
phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng thể CTR đến năm 2025 và tầm
nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/05/2011 của Thủ tướng chính phủ
phê duyệt chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 do Thủ
tướng chính phủ ban hành.
13
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/06/2005 của Thủ tướng chính phủ
về việc đẩy mạnh công tác quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp.
- Nghị quyết số 16/2014/NQ-HĐND ngày 22 tháng 7 năm 2014 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về quy định mức thu, tỷ lệ trích để lại cho cơ
quan thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn. (Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn khóa VIII, kỳ họp thứ 8) [9].
- Nghị quyết số 18/2013/NQ-HĐND ngày 29 tháng 7 năm 2013 về việc
quy định mức thu và tỷ lệ trích để lại các loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn (Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn khóa VIII, kỳ họp thứ 6) [8].
2.3. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới
Theo Nguyễn Thị Anh Hoa (2006) [6], mức đô thị hóa cao thì lượng chất
thải tăng lên theo đầu người, ví dụ cụ thể một số nước hiện nay như sau:
Canada là 1,7kg/người/ngày, Australia là 1,6 kg/người/ngày, Thụy Sỹ là 1,3
kg/người/ngày, Trung Quốc là 1,3 kg/người/ngày. Với sự gia tăng của rác thì
việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải là điều mà mọi quốc gia cần quan tâm.
Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách xử lý rác thải như: Công nghệ sinh học,
công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin. Đô thị hóa và phát triển kinh tế
thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng
lên tính theo đầu người. Dân thành thị ở các nước phát triển phát sinh chất
thải nhiều hơn ở các nước đang phát triển gấp 6 lần, cụ thể ở các nước phát
triển là 2,8 kg/người/ngày, ở các nước đang phát triển là 0,5 kg/người/ngày.
Chi phí quản lý cho rác thải ở các nước đang phát triển có thể lên đến 50%
ngân sách hàng năm. Cơ sở hạ tầng tiêu hủy an toàn rác thải thường rất thiếu
thốn. Khoảng 30 - 60% rác thải đô thị không được cung cấp dịch vụ thu gom.
Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải
mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn
14
minh, dân cư ở mỗi khu vực. Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướng
chung của thế giới là mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng
nhiều. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB, 2004), tại các thành phố
lớn như New York tỷ lệ phát sinh chất thải rắn là 1,8kg/người/ngày,
Singapore, Hồng Kông là 0,8 - 10 kg/người/ngày.
Bảng 2.2: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước
Tên nước Dân số đô thị hiện
nay (% tổng số)
LPSCTRĐT hiện
nay
(kg/người/ngày)
Nước thu nhập thấp 15,92 0,40
Nepal 13,70 0,50
Bangladesh 18,30 0,49
Việt Nam 20,80 0,55
Ấn Độ 26,80 0,46
Nước thu nhập trung bình 40,80 0,79
Indonesia 35,40 0,76
Philipines 54,00 0,52
Thái Lan 20,00 1,10
Malaysia 53,70 0,81
Nước có thu nhập cao 86,3 1,39
Hàn Quốc 81,30 1,59
Singapore 100,00 1,10
Nhật Bản 77,60 1,47
(Nguồn: Bộ môn sức khỏe môi trường, 2006 [2]).
- Trên thế giới, các nước phát triển đã có những mô hình phân loại và thu
gom rác thải rất hiệu quả:
15
California: Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác
khác nhau. Kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác
được thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng. Nếu có
những phát sinh khác nhau như: Khối lượng rác tăng hay các xe chở rác phải
phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92
USD/tháng. Phí thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác, kích thước
rác, theo cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát sinh. Tất cả
chất thải rắn được chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD/tấn. Để giảm giá
thành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu
gom và chuyên chở rác.
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại
riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: Rác hữu cơ,
rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà
máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: Giấy, vải,
thủy tinh, kim loại,... đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác
được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và được chảy trong một dòng nước có thổi
khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để. Sau
quá trình xử lý đó, rác chỉ còn như một hạt cát mịn và nước thải giảm ô
nhiễm. Các cặn rác không còn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát
vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa.
Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu
tấn. Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Hầu như thành phần
các loại rác thải trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao
nhất không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất
thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp
điệu phát triển và tập quán của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại
đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ. Trong thành
16
phần các loại sinh hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại cũng khá
cao là 7,7%. Như vậy rác thải sinh hoạt các loại ở Mỹ có thể phân loại và xử lý
chiếm tỉ lệ khá cao (các loại khó hoặc không phân giải được như kim loại, thủy
tinh, gốm, sứ chiếm khoảng 20%) (Lê Văn Nhương, 2001) [12].
Pháp: Ở nước này quy định phải đựng các vật liệu, nguyên liệu hay
nguồn năng lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại
các vật liệu thành phần. Theo đó đã có các quyết định cấm các cách xử lý hỗn
hợp mà phải xử lý theo phương pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các
nhà chế tạo và nhập khẩu không sử dụng các vật liệu tận dụng để bảo vệ môi
trường hoặc giảm bớt sự thiếu hụt một vật liệu nào đó Tuy nhiên cần phải
tham khảo và thương lượng để có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn
khi áp dụng các yêu cầu này.
Singapore: Đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế
giới. Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm
tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu gom
và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được, được đưa về các
nhà máy tái chế còn các loại chất thải khác được đưa về nhà máy khác để thiêu
hủy. Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý các rác
thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên
thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này đều được
cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa
học công nghệ và môi trường. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của
Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ
dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp
tại nhà phải trả phí 17 đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân
cư chỉ phải trả phí 7 đôla Singapore/tháng (Lê Huỳnh Mai và cs, 2009) [11].
17
- Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau để xử lý rác thải. Tỷ lệ rác
thải được xử lý theo phương pháp khác nhau của một số nước trên thế giới
được giới thiệu ở bảng sau:
Bảng 2.3: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số
nước trên thế giới
(ĐVT:%)
STT Nước Tái chế
Chế biến phân vi
sinh
Chôn lấp Đốt
1 Canada 10 2 80 8
2 Đan Mạch 19 4 29 48
3 Phần Lan 15 0 83 2
4 Pháp 3 1 54 42
5 Đức 16 2 46 36
6 Ý 3 3 74 20
7 Thụy Điển 16 34 47 3
8 Thụy Sĩ 22 2 17 59
9 Mỹ 15 2 67 16
(Nguồn: Đỗ Thị Lan và cs, 2007 [7]).
2.3.2. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam
Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công nhiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với
mức sống được nâng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lượng phế thải
phát sinh ngày càng lớn.
Chính do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khả năng đầu tư có hạn, việc
quản lý chưa chặt chẽ cho nên việc quản lý tại các khu đô thị, các nơi tập
chung dân cư với số lượng lớn, các khu công nghiệp, mức độ ô nhiễm do chất
thải rắn gây ra thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Hầu hết các
18
bãi rác trong các đô thị từ trước đến nay không theo quy hoạch tổng thể, nhiều
thành phố, thị xã, thị trấn chưa có quy hoạch bãi chôn lấp chất thải. Việc thiết
kế và xử lý chất thải hiện tại ở các đô thị đã có bãi chôn lấp lại chưa thích
hợp, chỉ là những nơi đổ rác không được chèn lót kỹ, không được che đậy, do
vậy đang tạo ra sự ô nhiễm nặng nề tới môi trường đất, nước, không khí…
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay ở tất cả các thành phố, thị xã, đã thành lập các công ty môi
trường đô thị có chức năng thu gom và quản lý rác thải. Nhưng hiệu quả của
công việc thu gom, quản lý rác thải còn kém, chỉ đạt từ 30-70% do khối lượng
rác phát sinh hàng ngày còn rất lớn. Trừ lượng rác thải đã quản lý số còn lại
người ta đổ bừa bãi xuống các sông, hồ, ngòi, ao, khu đất trống làm ô nhiễm
môi trường nước và không khí [8].
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành
nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên,
bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức
ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không
bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp
ngày càng nhiều với thành phần phức tạp.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có
xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%.
Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển
mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh
Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá
(12,7%),... các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng
đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng lượng phát sinh
CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm
văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu
19
tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và
kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y
tế. Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị
phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày
(2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả
các đô thị (Bảng 1.4)
Bảng 2.4: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007
STT Loại đô thị
Lượng CTRSH bình
quân/người
(kg/người/ngày)
Lượng CTRSH phát sinh
Tấn/ngày Tấn/năm
1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000
2 Loại 1 0,96 1.885 688.025
3 Loại 2 0,72 3.433 1.253.025
4 Loại 3 0,73 3.783 1.364.370
5 Loại 4 0,65 626 228.490
Tổng 6.453.930
(Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2008 [4]).
Tình hình quản lý rác thải tại một số tỉnh như sau:
Tại Hà Nội: Theo tính toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành
viên Môi trường Đô thị (URENCO), mỗi ngày Hà Nội thải ra khoảng 3.000
tấn rác thải sinh hoạt, tức một năm có trên dưới một triệu tấn. Hiện nay, ngoài
URENCO còn có nhiều đơn vị khác cùng tham gia thu gom rác như Công ty
cổ phần Thăng Long, Công ty cổ phần Tây Đô, Công ty cổ phần Xanh, Hợp
tác xã Thành Công... nhưng tất cả vẫn không thể thu gom nổi vì lượng rác thải
sinh hoạt đang ngày một tăng nhanh. Chính vì vậy mà tỉ lệ thu gom rác thải
sinh hoạt ở các quận nội thành hiện đạt khoảng 95%, còn các tuyến ngoại
20
thành mới chỉ khoảng 60%. Hiện nay, Hà Nội vẫn còn 66% số xã chưa có nơi
chôn lấp hoặc xử lý rác thải. Khu vực ngoại thành có 361/435 xã, thị trấn đã
thành lập tổ thu gom rác: Trong đó có 148 xã đã tổ chức chuyển rác đi xử lý,
chôn lấp tại bãi rác tập trung của thành phố (đạt tỉ lệ 34%).
Tại Cần Thơ: Ước tính toàn thành phố thải ra khoảng 650 tấn chất thải
rắn sinh hoạt mỗi ngày, nhưng tỷ lệ thu gom đạt thấp (khoảng 63% vào năm
2008, đến năm 2009 tỷ lệ này nâng lên không đáng kể), lượng rác còn lại
được người dân thải vào các ao, sông, rạch... năng lực quản lý chất thải rắn
sinh hoạt tại địa bàn các quận nội thành nhìn chung khá tốt, nhưng đối với các
quận, huyện ngoại thành (Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh...) việc quản lý chất
thải rắn sinh hoạt hiệu quả chưa cao.
Tại TP. Hồ Chí Minh: Là một đô thị lớn nên mức độ phát sinh chất thải
rắn đô thị hàng năm tại TP.Hồ Chí Minh rất cao. Theo số liệu của Sở Tài
nguyên - Môi trường, mỗi ngày trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh đổ ra khoảng
5.800 - 6.200 tấn rác thải sinh hoạt, 500 - 700 tấn chất thải rắn công nghiệp,
150 - 200 tấn chất thải nguy hại, 9 - 12 tấn chất thải rắn y tế. Nguồn chất thải
rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu phát sinh từ các nguồn: Hộ gia
đình, trường học, chợ, nhà hàng, khách sạn (Hoàng Thị Kim Chi, 2009) [4].
Tại Đồng Nai: Hiện nay toàn tỉnh có 4/7 khu xử lý rác thải sinh hoạt
đang trong quá trình triển khai thực hiện đưa vào sử dụng và 03 khu xử lý tập
trung liên huyện, liên đô thị đang trong giai đoạn lập dự án đầu tư. Theo Sở
Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở Đồng
Nai mới chỉ đạt 71%, còn 29% rác thải sinh hoạt đang thải ra môi trường chưa
được xử lý. Trong đó, tổng khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa
bàn toàn tỉnh khoảng 1.167 tấn/ngày, bao gồm 1.080 tấn chất thải sinh hoạt
ngoài khu công nghiệp và 87 tấn rác trong khu công nghiệp. Tình trạng xử lý
21
rác thải sinh hoạt gặp nhiều khó khăn do chưa có nhiều bãi chứa rác, không có
các điểm trung chuyển rác.
Tại Hưng Yên: Theo thống kê của ngành môi trường tỉnh Hưng Yên,
trung bình mỗi ngày một người dân có 0,5 kg rác thải sinh hoạt, với dân số
hiện nay của tỉnh khoảng 1,2 triệu người thì mỗi ngày toàn tỉnh có tới 600 tấn
rác. Tính đến năm 2009, toàn tỉnh đã quy hoạch được 627 bãi rác thải sinh
hoạt quy mô thôn, xã. Tuy nhiên, theo thống kê chưa đầy đủ của ngành thì
mới chỉ thu gom, xử lý được gần 70% lượng rác thải. Như vậy, mỗi ngày vẫn
còn hàng trăm tấn rác thải sinh hoạt bị xả trực tiếp ra môi trường.
2.3.3. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bằng Lũng –
huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn
Là một thị trấn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp
khai khoáng, du lịch sinh thái, có tiềm lực phát triển toàn diện các nghành
công – nông – lâm – ngư nghiệp làm tăng thu ngân sách địa phương, đời
sống, kinh tế, xã hội, thể hiện qua việc đẩy mạnh đô thị hóa, đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng đô thị… Song hành cùng sự phát triển nói chung, chất thải rắn
phát sinh từ các hoạt động của đô thị, dịch vụ đang đặt ra những vấn đề cấp
bách cần sự phối hợp giải quyết của các cấp các ngành, từ các cơ sở sản xuất,
kinh doanh cho tới mỗi người dân.
Theo ban quản lý chợ thị trấn Bằng Lũng cho biết hiện nay trên địa bàn
thị trấn Bằng Lũng việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt cơ bản được thực hiện
theo các bước thu gom, vận chuyển và chôn lấp, đốt tại bãi rác tập trung tại
đỉnh Lũng Váng (thị trấn Bằng Lũng ). Xử lý rác bằng biện pháp chôn lấp, đốt
cụ thể: Đào hố, đầm chặt đáy trước khi đổ thải, định kỳ hàng tuần rắc bột vôi
và phủ đất, sau 06 tháng đổ rác phải xử lý triệt để. Bãi xử lý rác thải tại đỉnh
Lũng Váng có tổng diện tích khoảng 0,15ha, được đưa vào sử dụng từ tháng 8
năm 2010, hàng ngày tiếp nhận và xử lý bình quân 3,5 tấn rác thải [1]. Trên
22
địa bàn thị trấn có 95 xe đẩy tay 3 bánh thu gom rác bắt đầu sử dụng từ năm
2011 có trọng tải 3,5 tấn và 1 xe ô tô chuyên dụng dùng để chở rác của địa
bàn thị trấn có trọng tải 1m3
[1].
Vào cuối năm 2017 được Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn đầu
tư một lò đốt rác thải sinh hoạt LOSIHO với công suất 350kg/h, đơn vị đã
mua các dụng cụ như: 02 xe rùa, 03 xẻng, 03 cái cào, 03 cái día, quần áo bảo
hộ chưa có vì nguồn kinh phí không đủ hoạt động để phục vụ công việc phân
loại, đốt rác.
Với các phương tiện, dụng cụ đã được mua sắm công nhân có nhiệm vụ
đi thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, từ các cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp, công ty, bệnh viện, trường học… chuyển về tập kết, sau
đó xe ô tô ép vận chuyển vào bãi rác tập trung quy định để xử lý đốt.
Hằng ngày công nhân cào rác ra phơi, phân loại rác trước khi đưa vào lò
đốt, không đốt rác khi độ ẩm quá cao, không cho rác quá nhiều vào của lò,
phải duy trì nhiệt độ cao trong buồng đốt thứ cấp. Tuy nhiên đối với lò đốt chỉ
đốt được những rác thải dễ cháy như (giấy, các cành cây mục khô…) còn lại
các loại rác như (túi bóng nilon, nhựa, trai lọ thủy tinh…) khó cháy thì được
chôn lấp hoặc phân loại ra để bán hoặc tái chế.
Chôn lấp rác thải tập chung là biện pháp xử lý đơn giản, tiết kiệm, tuy
nhiên do đặc thù của tỉnh miền núi nên bãi rác thải chủ yếu được lựa chọn
theo địa hình thung lũng hoặc khe núi, không được xử lý nền đáy, do đó toàn
bộ nước rỉ rác bị ngấm xuống đất gây ra những tác hại rất to lớn, lâu dài và đã
được nói đến rất nhiều như tốn diện tích đất sử dụng làm bãi chôn lấp, ô
nhiễm môi trường không khí, nguồn nước, lãng phí nhiều thành phần trong
rác thải có thể tái sử dụng được, rác thải không được xử lý triệt để còn gián
tiếp ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như văn hóa, phát triển dịch vụ…
23
Hầu hết bãi rác mới chỉ để lộ thiên hoặc xử lý sơ bộ. Bên cạnh những
khó khăn, tồn tại, cũng phải kể đến công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật
về bảo vệ môi trường chưa được thường xuyên, ý thức của người dân chưa
được nâng lên. Bãi rác chưa được quy hoạch, song việc xử lý mới chỉ mang
tính tạm thời, chưa theo tiêu chuẩn bãi chôn, đốt rác thải.
Trước thực trạng hiện nay, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chợ
Đồn, ban quản lý chợ thị trấn Bằng Lũng cùng các cơ quan chức năng thực
hiện đánh giá tình hình hoạt động vận chuyển, thu gom và xử lý chất thải trên
địa bàn. Khảo sát, quy hoạch và xây dựng mới bãi rác trên địa bàn, đảm bảo
bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh. Trước mắt, cần có biện pháp phòng ngừa,
khắc phục và xử lý nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao tại bãi rác thải. Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, vận động người dân nâng cao ý thức và
trách nhiệm việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại địa phương.
Các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về môi trường trong hoạt
động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sẽ phải xử lý theo nghị định của
chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
UBND các cấp cần có những chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân có đủ năng lực tham gia vào các hoạt động thu gom,
vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn.
2.4. Nhận thức của người dân về rác thải sinh hoạt
Điều tra việc nhận thức và quan niệm của người dân trong việc bảo vệ
môi trường là một việc phức tạp, là một vấn đề khó đo lường, vì vậy rất khó
đưa ra thước đo chính xác. Do đó, nghiên cứu sẽ đánh giá một cách tương đối
nhận thức của người dân dựa vào các tiêu trí như: tuyên ruyền cho mọi người
dân xung quanh về rác thải sinh hoạt, sự hợp tác của người dân đối với công
tác thu gom, phân loại và xử lý CTRSH, sự quan tâm đến các vấn đề qua các
24
phương tiện truyền thông đại chúng, mức độ tham gia các hoạt động môi
trường của thôn, tổ.
Bên cạnh việc quản lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình có vai trò
quản lý môi trường sinh hoạt của địa phương cũng rất quan trọng. Để nâng
cao nhận thức của người dân về vấn đề rác thải sinh hoạt nói riêng và bảo vệ
môi trường nói chung cần phải có nhiều buổi tuyên truyền, trao đổi giúp mọi
người hiểu hơn về tầm quan trọng của việc quản lý tốt rác thải sinh hoạt ở
hiện tại và tương lai.
25
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại
và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh
Bắc Kạn.
- Phạm vi nghiên cứu:
Thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc
Kạn.
- Thời gian tiến hành: Đề tài nghiên cứu từ tháng 01/2019 đến tháng
04/2019.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của thị trấn Bằng Lũng – huyện
Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn
3.3.2. Thực trạng công tác thu gom, phân loại và xử lý CTRSH tại thị trấn
Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn
3.3.3. Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và
xử lý CTRSH tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn
3.3.4. Một số tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản
lý CTRSH tại Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn
3.4. Phương pháp nghiên cứu
26
3.4.1. Phương pháp kế thừa, thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp như: Các số liệu về điều kiện tự
nhiện, kinh tế xã hội của thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc
Kạn. Các số liệu thứ cấp thu thập từ Ủy ban nhân dân, phòng Tài nguyên &
Môi trường thị trấn Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn. Hiện trạng
chất thải rắn sinh hoạt, công tác thu gom vận chuyển được thu thập từ các
nguồn đáng tin cậy: Cán bộ môi trường của thị trấn.
3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Điều tra, khảo sát thực tế để lấy được tình hình chung về công tác quản lý
rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn.
- Phỏng vấn bằng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của người dân về tình
hình thu gom, xử lý và phân loại rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn.
- Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau:
+ Nhận thức của người dân về các hình thức thu gom, phân loại và xử lý
rác thải.
+ Ý kiến của người dân về vấn đề môi trường.
+ Mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý rác thải sinh hoạt.
+ Việc theo dõi các thông tin về vệ sinh môi trường của người dân…
+ Thái độ làm việc của công nhân thu gom rác thải.
- Tiến hành phỏng vấn:
+ Phạm vi phỏng vấn: Phỏng vấn một số hộ gia đình, cá nhân sinh sống
tại các tổ và một số cá nhân buôn bán trong chợ tại thị trấn Bằng Lũng –
huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn.
+ Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra tiến
hành phỏng vấn điều tra 50 hộ gia đình, cá nhân theo tiêu trí ngẫu nhiên đồng
thời có sự cân đối về trình độ học vấn, thu thập, lứa tuổi, đa dạng về nghề nghiệp.
27
+ Đối tượng được phỏng vấn: Các hộ gia đình, cá nhân sống tại khu vực
thị trấn Bằng Lũng, những công nhân trực tiếp tham gia thu gom rác thải,
những cán bộ am hiểu về lĩnh vực môi trường và một số cá nhân buôn bán tại
chợ thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn.
Bảng 3.1: Số lượng đối tượng được phỏng vấn
STT Đối tượng được phỏng vấn Số lượng (Phiếu)
1 Công nhân 12
2 Cán bộ quản lý 6
3 Hộ buôn bán, kinh doanh 20
4 Lao động tự do 7
5 Cán bộ về hưu 5
Tổng 50
3.4.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung của đề tài, bên cạnh
việc tham khảo ý kiến của cô giáo hướng dẫn, các thầy cô trong nhà trường,
em đã tham khảo ý kiến của các cán bộ trực tiếp quản lý về mảng rác thải sinh
hoạt tại thị trấn. Mặt khác, đối tượng và phạm vi nghiên vứu của đề tài khá
rộng. Do đó đây là phương pháp được đánh giá ưu việt, phù hợp và đưa ra kết
quả cần thiết cho đề tài.
3.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu
Tổng hợp tất cả các số liệu, tài liệu thu thập được từ các phương pháp
trên và phân tích.
Xử lý các số liệu bằng phần mềm excel và word.
28
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Bằng Lũng nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự
nhiên 2496,39 ha, cách trung tâm kinh tế – xã hội tỉnh lỵ Bắc Kạn khoảng
45km. Thị trấn Bằng Lũng là trung tâm văn hóa, kinh tế chính trị xã hội của
huyện Chợ Đồn, có vị trí tiếp giáp với các xã:
- Phía Bắc giáp xã Ngọc Phái.
- Phía Nam giáp xã Bằng Lãng.
- Phía Đông Nam giáp xã Đại Sảo.
- Phía Đông Bắc giáp xã Phương Viên.
- Phía Tây giáp xã Yên Thượng.
So với các xã trong huyện, thị trấn Bằng Lũng có một vị trí đặc biệt quan
trọng về nhiều mặt, là đầu mối giao lưu và trao đổi hàng hóa với các xã trong
huyện. Nơi đây có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, có đường tỉnh lộ 257 và
đường 254 chạy qua thị trấn với chiều dài khoảng 4 km tạo điều kiện thuận lợi
cho thị trấn trong giao lưu thương mại, phát triển kinh tế xã hội, du lịch… [13]
4.1.1.2. Khí hậu, thủy văn
Thị trấn Bằng Lũng thuộc miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, có độ cao
giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây với hai dạng địa hình phổ biến:
Phía Tây Bắc của thị trấn là những dãy núi xen lẫn đồi gò, phía Tây và Tây
Nam là các đồi bát úp nằm xen giữa là các khu dân cư và những cánh đồng có
diện tích nhỏ.
29
- Đặc điểm khí hậu:
Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Kạn, thị trấn Bằng
Lũng mang đặc điểm chung của khí hậu vùng miền núi phía Bắc hàng năm
chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau.
+ Nhiệt độ trung bình năm 20,70
C.
+ Nhiệt độ tối cao 34,50
C.
+ Nhiệt độ tối thấp 10
C (tháng 12/1958).
+ Độ ẩm không khí trung bình 80 - 85%.
+ Lượng mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 70% lượng mưa cả năm.
Ngoài các yếu tố khí hậu trên, hàng năm thị trấn Bằng Lũng còn chịu
ảnh hưởng của khô hạn kéo dài, về mùa đông và hiện tượng mưa to về mùa hạ
gây ra lũ cục bộ cản trở đến việc sản xuất và đi lại của nhân dân.
- Đặc điểm thuỷ văn:
Trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng có 17,57 ha đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng, có 9,37 ha đất mặt nước nuôi trồng thủy sản. Lượng nước tăng
giảm theo mùa, mùa khô đôi khi hạn hán gây khó khăn cho việc sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân, mùa mưa nước lên to gây ngập úng và đôi khi còn sảy
ra hiện tượng lũ quét. Ngoài lượng mưa hàng năm, các suối đóng vai trò quan
trọng trong việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt đời sống của
nhân dân trong thị trấn [13].
4.1.1.3. Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên của thị trấn theo số liệu thống
kê đất đai năm 2018 (số liệu phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Chợ
Đồn,) là 2496,39 ha (tính đến ngày 31/12/2018) trong đó: Đất nông nghiệp là
2048,03 ha, đất phi nông nghiệp là 229,93 ha và đất chưa sử dụng là 182,93 ha.
Đất đai thị trấn Bằng Lũng chia thành 2 loại chính [13]:
30
+ Đất đồi núi chiếm trên 70% tổng diện tích tự nhiên. Đất được hình
thành trên phiến thạch và đá mẹ có màu vàng đỏ, tầng đất mỏng, thành phần
cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dưỡng và có độ dốc khá. Loại đất
này thích hợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp.
+ Đất ruộng: Chủ yếu là do tích tụ phù sa của các sông suối, đất có tầng
dày, màu xám đen, hàm lượng mùn, đạm ở mức khá, hàm lượng lân, kali ở
mức trung bình đến mức khá, loại đất này phù hợp cho các loại cây lương
thực và các loại cây màu.
- Tài nguyên nước [13]:
Nước mặt: Toàn thị trấn Bằng Lũng có 17,57 ha đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng, phía Tây có sông Phó Đáy, phía Đông có suối Nậm Cảng
và có nhiều khe suối nhỏ khác chảy qua, có 9,37 ha đất nuôi trồng thủy sản.
Đây là nguồn nước mặt tự nhiên quý giá phục vụ cho một phần nhu cầu sản
xuất và sinh hoạt của nhân dân, nhưng chưa được khai thác một cách triệt để
và có hiệu quả để đưa vào sản xuất và sinh hoạt.
Nước ngầm: Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về
nguồn nước mặt trên địa bàn thị trấn. Theo khảo sát sơ bộ thì nguồn nước
ngầm ở độ sâu trung bình từ 20 – 30 m, đây là nguồn nước tương đối sạch cung
cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong thị trấn.
- Tài nguyên rừng:
Theo số liệu thống kê đến năm 2010 thì diện tích rừng của thị trấn Bằng
Lũng là 1.169,48 ha. Trong đó đất rừng sản xuất có diện tích 1008,53 ha, đất
rừng phòng hộ có diện tích 160,95 ha.
Tình trạng phá rừng làm rẫy, khai thác gỗ và chuyển đổi sang đất trồng
cây công nghiệp đã làm suy giảm diện tích rừng, đất dễ bị xói mòn, rửa trôi,
khả năng giữ nước giảm, tình hình thiên tai lũ lụt, hạn hán càng trở nên
nghiêm trọng. Hiện nay thị trấn đang rà soát khu vực, tập trung chỉ đạo, lãnh
31
đạo nhân dân chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng trồng rừng tăng độ che
phủ, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
- Tài nguyên khoáng sản [13]:
Trên địa bàn thị trấn hiện nay có những mỏ đã được thăm dò và có trữ
lượng lớn như mỏ Bằng Lũng khoảng 5032 nghìn tấn. Bên cạnh đó Bằng
Lũng cũng có nhiều khoáng sản khác, nhưng trữ lượng không đáng kể… Tuy
nhiên, xét về nhiều khía cạnh thị trấn cũng có những lợi thế nhất định để có
thể phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp vật liệu xây
dựng, từng bước tích luỹ và xây dựng các ngành công nghiệp khác sau này.
- Tài nguyên du lịch, nhân văn [13]:
Thị trấn Bằng Lũng có nhiều dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, với các
ngôn ngữ khác nhau, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng.
Nhân dân trên địa bàn có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính
cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn, gian khổ về kinh tế, sự khắc nghiệt của
thiên nhiên để từng bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh
thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội, từng bước đưa đi lên trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng huyện giàu, đẹp, văn minh.
Kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông xưa, ngày nay Đảng bộ và
nhân dân thị trấn Bằng Lũng đang ra sức phấn đấu vươn lên tầm cao mới,
khai thác nhiều tiềm năng và thế mạnh của thị trấn thực hiện thắng lợi mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
- Thực trạng môi trường [13]: Công tác vệ sinh môi trường thường
xuyên được quan tâm chỉ đạo, Đảng ủy đã có nghị quyết chuyên đề về lãnh
đạo công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn, chính quyền tập trung chỉ đạo
Ban quản lý chợ Bằng Lũng hoạt động thu gom và vận chuyển rác khá thường
xuyên, tuy nhiên chỉ hoạt động một thời gian nhất định tuần nên việc thu gom,
vận chuyển rác không được liên tục dẫn đến tồn đọng rác thải trong khu dân
32
cư và trục chính đường nội thị, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe
của nhân dân. Nguyên nhân là quy định của tỉnh về mức phí vệ sinh môi
trường quá thấp, cùng với nhân dân còn thiếu ý thức, trách nhiệm không đóng
góp phí môi trường, vứt rác thải bừa bãi.
Rác thải y tế tại bệnh viện và các trạm y tế chưa có hệ thống xử lý triệt
để, sẽ là nguồn phát sinh ô nhiễm và dịch bệnh.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Dân số
Bảng 4.1: Dân số thị trấn Bằng Lũng
Dân số Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Thị trấn Bằng Lũng 6.795 6.911 6.980
(Nguồn: Trung tâm DS và kế hoạch hóa gia đình huyện Chợ Đồn, 2019), [14]
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện dân số của thị trấn Bằng Lũng
Qua bảng 4.1và hình 4.1: Cho thấy dân số thị trấn Bằng Lũng trong 3
năm có sự thay đổi tăng về số lượng nhưng không lớn, nhìn vào bảng ta thấy
từ năm 2016 đến năm 2017 dân số thị trấn Bằng Lũng tăng 116 người/năm từ
33
6795 lên 6911 người. Từ năm 2017 đến năm 2018 tăng 69 người cụ thể là từ
6911 lên 6980 người.
Bảng 4.2: Một số tiêu chí kinh tế của thị trấn Bằng Lũng
Tiếu chí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng
Thu nhập bình quân
hàng tháng của một
nhân khẩu (vnđ/tháng)
23.120 24.850 26.920 74.890
Tỷ lệ hộ nghèo (%) 19,75 18,91 16,48 55,14
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Chợ Đồn, 2019) [5]
19,75
18,91
16,48
14
15
16
17
18
19
20
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tỷ lệ: %
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hộ nghèo
Qua bảng 4.2: Cho ta thấy thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thị
trấn Bằng Lũng có diễn biến tăng lên cụ thể là từ năm 2016 đến năm 2017
tăng 1.730 nghìn đồng/người/tháng. Từ năm 2017 đến năm 2018 tăng từ
24.850 đồng lên 26.920 đồng/người cụ thể là tăng 2.070đ/người/tháng.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần đều qua các năm cụ thể qua biểu đồ 4.2 cho ta
thấy là năm 2016 đến năm 2017 giảm từ 19,75% giảm xuống còn 18,91%
giảm 0,84%. Còn từ năm 2017 sang đến năm 2018 giảm 2,43% từ 18,91%
giảm xuống còn 16.48%.
34
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua phong trào làm đường giao thông từng bước phát
triển, một số tuyến đường giao thông được chính quyền và nhân dân đầu tư
sửa chữa hàng năm, các tuyến đường giao thông liên thôn và các tuyến đường
ra đồng, lên đồi đang bắt đầu được đầu tư sửa chữa. Tuy nhiên còn một số
tuyến đường chưa được mở rộng, chưa trải nhựa hoặc bê tông hóa. Trong thời
gian tới với chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm, hệ thống giao thông
của thị trấn sẽ từng bước được đầu tư mở rộng và bê tông hoá.
- Tỉnh lộ 254 chạy qua trung tâm thị trấn có chiều dài 1,5 km theo hướng
Bắc Nam theo hướng quy hoạch phê duyệt từ năm 2004 lộ giới 22,5m. Hiện
tại, lộ giới khác nhau có đoạn dài 19,5m, có đoạn 22,5m.
- Tuyến tỉnh lộ 257 (Quốc lộ 3C): Có chiều dài khoảng 2,5km qua trung
tâm thị trấn, theo hướng Đông Tây theo quy hoạch năm 2004 lộ giới là 19,5m.
Hiện tại lộ giới có nhiều đoạn khác nhau có đoạn 18m, đoạn 20m.
- Theo phân cấp cấp các loại đường trong đô thị, thì hệ thống giao thông
chưa được hình thành rõ. Các tuyến đường giao thông đối ngoại (TL257,
TL254) qua thị trấn hiện nay trực tiếp làm nhiệm vụ lưu thông chính trong đô
thị nên chưa đảm bảo mối liên hệ thuận lợi, an toàn đối với các khu chức năng
trong đô thị.
- Một số tuyến đường đô thị chính, có lộ giới 16,5m – 19,50m là bê tông,
đường cấp phối và nền tự nhiên chất lượng kém, đi lại chưa thuận tiện.
- Các trục đường liên hệ giữa trục chính, nhóm nhà ở có lộ giới 5-10m [16].
4.1.2.3. Văn hóa, thông tin - thể dục, thể thao - y tế - giáo dục
- Văn hóa, thông tin – thể dục, thể thao:
+ Công tác văn hoá xã hội và thể thao diễn ra sôi nổi, đẩy mạnh các hoạt
động văn hóa, văn nghệ, vui chơi - giải trí nhằm khơi dậy và phát huy những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc thông qua các hội thi, hội diễn, các ngày lễ
tết cổ truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú tạo không khí vui tươi
lành mạnh thu được nhiều kết quả, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền
35
đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong nhân dân.
Công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở được triển khai mạnh mẽ, số gia
đình văn hoá liên tục tăng qua các năm.
+ Hoạt động thể dục thể thao diễn ra sôi động, phong trào toàn dân tham
gia luyện tập thể dục thể thao được triển khai mạnh mẽ. Cơ sở vật chất phục
vụ cho các hoạt động TDTT đã từng bước được đầu tư, cơ bản đáp ứng được
nhu cầu phát triển của phong trào TDTT.
+ Lĩnh vực phát thanh, truyền hình, báo chí ngày càng hoàn thiện đã
thực hịên tốt vai trò chuyển tải các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng
và Nhà nước đến với nhân dân [13].
- Y tế:
Thị trấn Bằng Lũng có một trạm y tế, một trung tâm y tế huyện đóng trên
địa bàn thị trấn. Nhìn chung công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được
đảm bảo, công tác tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình thu được
những kết quả đáng khích lệ, vận động nhân dân thực hiện tốt các chương trình
như: Tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, thực hiện
tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, các chương trình về y tế quốc gia
đảm bảo thường xuyên trực và khám chữa bệnh cho nhân dân kịp thời không
ngừng đẩy mạnh khám chữa bệnh, triển khai thực hiện tốt các chương trình
quốc gia, chương trình truyền thông lồng ghép, vệ sinh an toàn thực phẩm,
trong những năm qua không có dịch bệnh lớn nào xảy ra trên địa bàn [13].
- Giáo dục:
Được sự quan tâm của nhà nước, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục,
do vậy cơ sở vật chất của các trường trong xã đã được quan tâm đầu tư. Trong
những năm gần đây chất lượng dạy và học đã được nâng cao, đội ngũ giáo
viên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ.
Năm học 2010 – 2011 công tác giáo dục, giảng dạy luôn được quan tâm, tham
gia thực hiện đầy đủ theo kế hoạch chuyên môn.
36
Thị trấn có đủ các cấp học: Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung
học phổ thông, hàng năm 100% số trẻ em trong độ tuổi được đến trường, chất
lượng đào tạo ở mức khá tốt, tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng đạt 99%. Tuy nhiên
cơ sở vật chất còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu dạy, học của giáo viên và
học sinh trong thời kỳ đổi mới [13].
4.1.2.4. Một số thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên và môi trường đối với thị trấn Bằng Lũng
- Thuận lợi:
+ Vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với các
địa phương trong huyện.
+ Về điều kiện tự nhiên thị trấn Bằng Lũng có nhiều thuận lợi về cảnh
quan và đất đai để phát triển đô thị ổn định bền vững lâu dài. Trên bình diện
huyện Chợ Đồn có nguồn tài nguyên tương đối đa dạng, phong phú: Chì,
kẽm, sắt, mangan… sẽ là vùng có tiềm năng khai khoáng nhất Việt Nam. Như
vậy, Bằng Lũng có điều kiện để hội tụ nhân, vật lực làm động lực phát triển
kinh tế - xã hội huyện Chợ Đồn nói chung và đô thị Bằng Lũng nói riêng.
+ Nhân dân đoàn kết, cần cù, chịu khó.
+ Trình độ dân trí khá thuận lợi cho việc chuyển giao các tiến bộ khoa
học, kỹ thuật.
+ Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được nhiều tiến bộ, đời sống nhân
dân từng bước được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được
đảm bảo.
+ Hệ thống giao thông và một số công trình hạ tầng khác tuy chất lượng
chưa cao nhưng đã tương đối liên hoàn là điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế vùng miền.
+ Ngoài các yếu tố nội lực, sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo là
yếu tố quan trọng góp phần tích cực vào những thành công trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn.
37
- Khó khăn:
+ Địa hình phức tạp và chia cắt, khó khăn trong việc đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng.
+ Có tiềm năng về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công
nghiệp chế biến nông sản và lâm sản, công nghiệp cơ khí dịch vụ du lịch,vv…
nhưng chưa được khai thác có hiệu quả.
+ Mặt đường tỉnh lộ 254 và 257 chạy qua địa bàn thị trấn nói riêng và toàn
tuyến nói chung rất hẹp, gây nhiều khó khăn cho việc đi lại của nhân dân.
+ Đất kém màu mỡ do hiện tượng xói mòn và rửa trôi còn diễn ra.
+ Quỹ đất đai là có hạn.
+ Chưa có kế hoạch khai thác triệt để quỹ đất chưa sử dụng để đưa vào
sản xuất.
+ Tập trung khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên sẽ có nguy cơ làm
cho môi trường bị suy thoái, độ che phủ của rừng bị suy giảm. Sự mâu thuẫn
giữa nhu cầu tăng trưởng và phát triển bền vững đang là vấn đề đặt ra đối với
thị trấn Bằng Lũng [13].
4.2. Thực trạng công tác thu gom, phân loại và xử lý CTRSH của người dân
và chính quyền tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn
4.2.1. Thực trạng công tác thu gom, phân loại CTRSH của người dân thị
trấn Bằng Lũng
Với một tỉnh đang trong quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa, dân cư
ngày càng đông, việc phân loại chất thải sinh hoạt trong các hộ gia đình ở tỉnh
Bắc Kạn nói chung và thị trấn Bằng Lũng nói riêng hiện nay là hết sức cần thiết.
Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn mang lại lợi ích rất lớn giúp
cho việc thu gom dễ hơn, tái sử dụng và tái chế lại những loại rác có thể sử
dụng được. Phân loại rác tại nguồn sẽ tiết kiệm được ngân sách trong việc thu
gom, xử lý, giảm diện tích bãi rác đồng thời giảm ô nhiễm môi trường không
khí, môi trường đất và ô nhiễm nước ngầm, việc làm phân bón hữu cơ sẽ hiệu
quả hơn, tiết kiệm nguồn tài nguyên, chi phí khai thác nhiên liệu. Ngoài ra
38
việc phân loại rác tại nguồn giúp cho việc quản lý rác tốt hơn, hạn chế sự ô
nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường sống.
Kết quả khảo sát về thực trạng phân loại chất thải rắn sinh hoạt của
người dân cho thấy, đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhưng mức độ
quan tâm trong cộng đồng có khác nhau theo tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp
và trình độ học vấn...
Bảng 4.3: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại CTRSH chia theo
nhóm tuổi (N = 50)
Nhóm
tuổi
Đánh giá việc phân loại rác thải sinh
hoạt
Tổng
Rất
quan
trọng
Quan
trọng
Không
quan
trọng
Khó
trả lời
Nhóm tuổi
từ (20-30)
N 4 5 9
Tỷ lệ (%) 44,4 55,6 100
Nhóm tuổi
từ (31-40)
N 7 4 2 13
Tỷ lệ (%) 53,8 30,8 15,4 100
Nhóm tuổi
từ (41-50)
N 9 6 15
Tỷ lệ (%) 60 40 100
Nhóm tuổi
từ (51-60)
N 4 3 1 8
Tỷ lệ (%) 50,0 37,5 12,5 100
Trên 60
N 2 2 1 5
Tỷ lệ (%) 40,0 40,0 20,0 100
Tổng
N 26 20 1 3 50
Tỷ lệ (%) 52 40 2 6 100
(Nguồn: Kết quả điều tra thực địa, 2019)
Kết quả nghiên cứu mức độ quan trọng về vấn đề phân loại rác thải được
trình bày trong bảng 4.3: Có đến 52% ( 26/50 phiếu) người trả lời rằng việc
phân loại rác là rất quan trọng và 40% (20/50 phiếu) người trả lời là quan
trọng. Trong khi đó chỉ có 2% (1/50 phiếu) số người cho rằng là không quan
trọng và 6% (3/50 phiếu) cho là khó trả lời. 1 số hộ cho là không quan trọng
và khó trả lời có thể là do họ chưa biết được tầm quan trọng của việc phân
loại của chất thải rắn đối với môi trường. Nhưng qua bảng kết quả điều tra
39
cho ta thấy đa số mọi người đều cho rằng việc phân loại CTRSH là rất quan
trong, điều này có thể nhận định rằng người dân trong thị trấn có kiến thức và
đã hiểu biết được tầm quan trọng của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
Nhìn chung sự đánh giá về mức độ quan trọng của việc phân loại rác
sinh hoạt trong gia đình có sự thay đổi theo tuổi tác. Bảng số liệu trên cho
thấy trong 15 người thuộc nhóm tuổi (41 – 50), 13 người thuộc nhóm tuổi (31
– 40) và 9 người thuộc nhóm tuổi (20 – 30) được hỏi có tới 37 người chiếm
trên 70% cho rằng việc phân loại là quan trọng và rất quan trọng, như vậy có
thể nói đa số nhóm ngưởi tuổi trung niên đều đánh giá việc phân loại là quan
trọng và rất quan trọng. Theo nhận định của em, có thể đây là nhóm tuổi mà
công việc của họ đã ổn định hoặc có thể tuổi trẻ với tinh thần cầu tiến, năng
động và nhạy cảm đối với những vấn đề đang xảy ra xung quanh họ, quan tâm
đến những vấn đề xảy ra cho môi trường trong tương lai.
Trong khi đó người cao tuổi (trên 60) có 5 (10%) người tham gia trả lời
cho rằng việc phân loại là quan trọng và rất quan trọng mặc dù ít năng động, ít
tiếp xúc với những thay đổi trong xã hội hơn nhóm trẻ nhưng qua đánh giá
tầm quan trọng của việc phân loại của người dân trong nhóm tuổi này cho
thấy vấn đề phân loại rác sinh hoạt không chỉ có người trẻ quan tâm mà người
cao tuổi cũng rất quan tâm.
Qua quá trình khảo sát tại địa bàn thị trấn, kết quả cho thấy, việc phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình ở thị trấn Bằng Lũng hiện nay chưa
được thực hiện triệt để thể hiện qua bảng số liệu từ kết quả khảo sát như sau:
40
Bảng 4.4: Mức độ phân loại rác thải SH của người dân trước khi xử lý
STT Số hộ phân loại rác thải sinh hoạt Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Luôn luôn 8 16
2 Thường xuyên 9 18
3 Thỉnh thoảng 12 24
4 Không bao giờ 21 42
Tổng 50 100
(Nguồn: Kết quả điều tra thực địa, 2019)
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện mức độ phân loại rác thải SH của người dân
trước khi xử lý
Qua bảng 4.4 và hình 4.3 trên cho thấy trong tổng số 100% hộ gia đình
được hỏi thì có 16% (8/50 phiếu) hộ trả lời luôn luôn phân loại rác trước khi
được thu gom và xử lý. Trong đó có đến 42% (21/50 phiếu) hộ trả lời cho biết
là họ không bao giờ phân loại rác thải sinh hoạt hằng ngày. Điều này chứng tỏ
rằng: Có một số hộ dân trong thị trấn luôn luôn phân loại rác thải sinh hoạt
hằng ngày còn đa số thì chưa phân loại. Qua đó cho thấy việc phân loại chất
41
thải rắn sinh hoạt của người dân tại địa bàn thị trấn là chưa đồng bộ, vẫn còn
mang tính tự phát và chưa triệt để.
Để làm rõ điều này tôi có phỏng vấn sâu người dân sống tại thị trấn thì
thu được câu trả lời là đa số không phân loại rác tại nguồn.
Như vậy có thể nhận định rằng việc phân loại chất thải sinh hoạt ở các
hộ gia đình tại thị trấn Bằng Lũng chưa được xem trọng. Vấn đề phân loại rác
chưa được người dân quan tâm thực hiện.
Khi điều tra về số hộ biết cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt thì nhận
được kết quả như sau:
Bảng 4.5: Số hộ biết cách phân loại CTRSH
STT Số hộ biết cách phân loại rác Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Biết 30 60
2 Không biết 20 40
Tổng 50 100
(Nguồn: Kết quả điều tra thực địa, 2019)
60%
40%
Tỷ lệ (%)
Biết phân loại
Không biết phân loại
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện số hộ biết cách phân loại CTRSH
42
Qua bảng 4.4 và hình 4.4 trên cho ta thấy có đến 60% (30/50 phiếu) hộ
tham gia trả lời biết cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Chứng tỏ, các hộ
dân trong khu vực đều biết cách phân loại rác sinh hoạt, có kiến thức khá tốt
trong việc phân loại rác. Tuy nhiên việc thực hiện phân loại rác lại không chỉ
phụ thuộc vào kiến thức mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Và một
thực trạng không thể xem nhẹ là ở xóm có đến 40% (20/50 phiếu) hộ tham gia
trả lời cho biết rằng họ không biết cách phân loại rác.
Qua bảng 4.4 và bảng 4.5 ta có thể thấy ở bảng 4.5 có đến 60% số hộ
biết cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt, còn ở bảng 4.4 thì có 42% số hộ
không phân loại chất thải rắn sinh hoạt hằng ngày trước khi xử lý. Ta có thể
thấy ở đây đa số là các hộ biết cách phân loại nhưng họ lại không phân loại ra
trước khi xử lý. Có thể họ cho rằng việc phân loại CTRSH là không cần thiết
hoặc làm mất thời gian nên nhiều hộ họ có biết cách phân loại nhưng họ lại
không phân loại ra trước khi xử lý.
Điều này phản ánh tình trạng một số hộ dân trong thị trấn không quan
tâm nhiều đến việc phân loại rác sinh hoạt của gia đình mình. Cần nâng cao
nhận thức của người dân, quan tâm hướng dẫn cho người dân phân loại chất
thải rắn sinh hoạt tại gia đình trước khi xử lý và có những biện pháp nhằm
thay đổi hành vi của họ một khi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc
phân loại rác.
4.2.2. Thực trạng việc xử lý CTRSH tại thị trấn Bằng Lũng
Xử lý chất thải rắn trong sinh hoạt hàng ngày là việc được nhiều người
quan tâm hiện nay. Xử lý chất thải tốt sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường và làm
giảm phát sinh các mầm bệnh, tiết kiệm tài nguyên. Nhưng cho đến nay vẫn
chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu nên nguy cơ gây ô nhiễm ngày càng cao.
Thu gom và xử lý chất thải rắn đã thực sự là nỗi bức xúc của con người.
43
Quy trình xử lý rác ở thị trấn Bằng Lũng hiện tại có thể được tóm tắt như
sau: Một số được thu gom mang đi chôn, đốt và một số thì được mang đi tái chế.
Hiện nay chất thải sinh hoạt của người dân chủ yếu được xử lý bằng
phương pháp chôn, đốt lại tại bãi chôn lấp, chỉ một phần nhỏ được xử lý bằng
phương pháp ủ sinh.
Việc xử lý rác sinh hoạt đối với người dân ở tỉnh Bắc Kạn nói chung và
thị trấn Bằng Lũng nói riêng đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết.
Quá trình xử lý rác thải sinh hoạt của người dân bao gồm các giai đoạn:
Phân loại, thu gom và xử lý. Do đó người dân thường trực tiếp tham gia vào
công việc phân loại và thu gom rác thải của gia đình còn công việc xử lý rác
sau khi phân loại và thu gom là nhiệm vụ của hính quyền và cơ quan có trách
nhiệm. Có thể có một số hộ sẽ tự chôn hoặc đốt rác trong các khu đất trống
hoặc sau vườn của gia đình họ nhưng không phải hộ dân nào trong thị trấn
cũng có thể làm được như vậy và cách xử lý bằng cách chôn, đốt của một số
hộ dân đó thì chưa thể đảm bảo vệ sinh môi trường và không gây ô nhiễm,
ảnh hưởng đến sức khỏe của người xung quanh. Vì vậy, vấn đề xử lý như
chôn, đốt, tái chế, làm phân bón chủ yếu là công việc của nhà nước người dân
không thể thực hiện được.
Theo kết quả điều tra ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc xử lý
rác thải cho thấy:
Bảng 4.6: Ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc xử lý CTRSH
STT Mức độ N Tỷ lệ (%)
1 Rất quan trọng 28 56
2 Quan trọng 12 24
3 Không quan trọng 10 20
Tổng 50 100
(Nguồn: Kết quả điều tra thực địa, 2019)
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn

More Related Content

What's hot

Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đ
Luận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đLuận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đ
Luận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ  Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOTLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải Phòng
Đề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải PhòngĐề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải Phòng
Đề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải Phòng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAYLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệpLuận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải PhòngĐề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên QuangĐề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven ...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven ...Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven ...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
nataliej4
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Bảo Lộc, HAY
Luận văn: Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Bảo Lộc, HAYLuận văn: Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Bảo Lộc, HAY
Luận văn: Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Bảo Lộc, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAYĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
 
Luận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đ
Luận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đLuận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đ
Luận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đ
 
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ  Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOTLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
 
Đề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải Phòng
Đề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải PhòngĐề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải Phòng
Đề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải Phòng
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAYLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
 
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệpLuận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
 
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải PhòngĐề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên QuangĐề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
 
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven ...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven ...Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven ...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven ...
 
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
 
Luận văn: Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Bảo Lộc, HAY
Luận văn: Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Bảo Lộc, HAYLuận văn: Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Bảo Lộc, HAY
Luận văn: Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Bảo Lộc, HAY
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAYĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
 

Similar to đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn

đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Danh gia-thuc-trang-va-de-xuat-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-tai-xa-tu-nhan-h...
Danh gia-thuc-trang-va-de-xuat-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-tai-xa-tu-nhan-h...Danh gia-thuc-trang-va-de-xuat-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-tai-xa-tu-nhan-h...
Danh gia-thuc-trang-va-de-xuat-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-tai-xa-tu-nhan-h...
Thanh Phong
 
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
luanvantrust
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái NguyênLuận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
luanvantrust
 
Luận văn: Ý kiến của người dân về ô nhiễm môi trường tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Ý kiến của người dân về ô nhiễm môi trường tỉnh Tiền GiangLuận văn: Ý kiến của người dân về ô nhiễm môi trường tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Ý kiến của người dân về ô nhiễm môi trường tỉnh Tiền Giang
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
luanvantrust
 
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chínhỨng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND TP Rạch Giá, HAY
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND TP Rạch Giá, HAYLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND TP Rạch Giá, HAY
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND TP Rạch Giá, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch GiáLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Tạo việc làm cho người lao động nông thôn Tỉnh Thái Nguyên
Luận văn: Tạo việc làm cho người lao động nông thôn Tỉnh Thái NguyênLuận văn: Tạo việc làm cho người lao động nông thôn Tỉnh Thái Nguyên
Luận văn: Tạo việc làm cho người lao động nông thôn Tỉnh Thái Nguyên
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương KinhĐề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn (20)

đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
 
Danh gia-thuc-trang-va-de-xuat-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-tai-xa-tu-nhan-h...
Danh gia-thuc-trang-va-de-xuat-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-tai-xa-tu-nhan-h...Danh gia-thuc-trang-va-de-xuat-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-tai-xa-tu-nhan-h...
Danh gia-thuc-trang-va-de-xuat-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-tai-xa-tu-nhan-h...
 
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
 
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạ...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái NguyênLuận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
 
Luận văn: Ý kiến của người dân về ô nhiễm môi trường tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Ý kiến của người dân về ô nhiễm môi trường tỉnh Tiền GiangLuận văn: Ý kiến của người dân về ô nhiễm môi trường tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Ý kiến của người dân về ô nhiễm môi trường tỉnh Tiền Giang
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
 
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chínhỨng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
 
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND TP Rạch Giá, HAY
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND TP Rạch Giá, HAYLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND TP Rạch Giá, HAY
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND TP Rạch Giá, HAY
 
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch GiáLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...
 
Luận văn: Tạo việc làm cho người lao động nông thôn Tỉnh Thái Nguyên
Luận văn: Tạo việc làm cho người lao động nông thôn Tỉnh Thái NguyênLuận văn: Tạo việc làm cho người lao động nông thôn Tỉnh Thái Nguyên
Luận văn: Tạo việc làm cho người lao động nông thôn Tỉnh Thái Nguyên
 
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương KinhĐề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
 

Recently uploaded

LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 

Recently uploaded (18)

LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 

đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn bằng lũng – huyện chợ đồn – tỉnh bắc kạn

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- MÙNG THỊ HÀ Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÔNG TÁC THU GOM, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN BẰNG LŨNG – HUYỆN CHỢ ĐỒN – TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông đại học Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2016 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- MÙNG THỊ HÀ Tên đề tài: “ ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÔNG TÁC THU GOM, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN BẰNG LŨNG – HUYỆN CHỢ ĐỒN – TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông đại học Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K48LT– KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2016 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Huệ Thái Nguyên – 2019
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được báo cáo thực tập tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo khoa Môi Trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong thời gian thực hiện đề tài. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn Thị Huệ, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các cán bộ. Em xin chân thành cảm ơn tới cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn, người dân trong thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, đã tạo điều kiện giúp đỡ để em có điều kiện được thực tập và nâng cao sự hiểu biết. Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, người thân của em đã động viên góp ý, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp. Dù rất cố gắng xong do điều kiện thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên báo cáo của em không thể tránh khỏi những khuyết điểm thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến góp ý, phê bình và bổ sung của các thầy cô giáo và bạn bè để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Mùng Thị Hà
  • 4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thành phần của CTRSH................................................................... 7 Bảng 2.2: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước.......................14 Bảng 2.3: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước trên thế giới .....................................................................................................17 Bảng 2.4: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007....19 Bảng 3.1: Số lượng đối tượng được phỏng vấn..............................................27 Bảng 4.1: Dân số thị trấn Bằng Lũng..............................................................32 Bảng 4.2: Một số tiêu chí kinh tế của thị trấn Bằng Lũng..............................33 Bảng 4.3: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại CTRSH chia theo nhóm tuổi (N = 50)..........................................................................................38 Bảng 4.4: Số hộ dân phân loại CTRSH hàng ngày trước khi xử lý................40 Bảng 4.5: Số hộ biết cách phân loại CTRSH..................................................41 Bảng 4.6: Ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc xử lý CTRSH ........43 Bảng 4.7: Cách thức xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình.................45 Bảng 4.8: Chính quyền địa phương xử lý rác sau khi thu gom bằng cách.....46 Bảng 4.9: Nguyên nhân bỏ rác và đổ rác thải không đúng quy định..............48 Bảng 4.10: Kết quả điều tra nhận thức của người dân về các hình thức thu gom, phân loại và xử lý CTRSH.....................................................................49 Bảng 4.11: Mức độ quan tâm của người dân về công tác quản lý CTRSH....50
  • 5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn........................................... 6 Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện dân số của thị trấn Bằng Lũng.............................32 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hộ nghèo ......................................................33 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện mức độ phân loại rác thải SH của người dân trước khi xử lý.........................................................................40 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện số hộ biết cách phân loại CTRSH .......................41 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc xử lý CTRSH ....................................................................................44 Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện cách xử lý RTSH của các hộ gia đình .................45 Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện cách chính quyền địa phương xử lý rác sau khi thu gom ...............................................................................................46 Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện nguyên nhân bỏ rác và đổ rác không đúng quy định.......................................................................................48
  • 6. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường BVMT : Bảo vệ môi trường CT : Chỉ thị CTR : Chất thải rắn CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt ĐMC : Đánh giá môi trường chiến lược DS : Dân số ĐTM : Đánh giá tác động môi trường NĐ : Nghị định NĐ – CP : Nghị định chính phủ QĐ : Quyết định SH : Sinh hoạt TDTT : Thể dục thể thao TL : Tỉnh lộ TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TT : Thông tư UBND : Ủy ban nhân dân URENCO : Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị. VSMT : Vệ sinh môi trường
  • 7. v MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu của đề tài..................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 Phần 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 2.1.1. Tổng quan về chất thải rắn (CTR) .......................................................... 4 2.1.2. Khái niệm chất thải rắn (CTR)................................................................ 5 2.1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn ................................................................. 5 2.1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ......................................................... 6 2.1.5. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.......................................................................................................... 8 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài...........................................................................11 2.3. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và ở Việt Nam ......13 2.3.1. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới .....................13 2.3.2. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam ....................17 2.3.3. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn ......................................................................21 2.4. Nhận thức của người dân về rác thải sinh hoạt……................................24 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................................................25 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................25 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................25
  • 8. vi 3.3 Nội dung nghiên cứu.................................................................................25 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn.................................................................................25 3.3.2. Thực trạng công tác thu gom, phân loại và xử lý CTRSH tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn................................................25 3.3.3. Đánh giá nhận thức của người dân tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn về công tác thu gom, phân loại và xử lý CTRSH ..........25 3.3.4. Một số tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH tại Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn.............................25 3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................25 3.4.1. Phương pháp kế thừa, thu thập số liệu thứ cấp.....................................26 3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn ..........................................................26 3.4.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia ..........................................27 3.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu...............................................27 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................28 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.....................................................................................................28 4.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................28 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................32 4.2. Thực trạng việc thu gom, phân loại và xử lý CTRSH của người dân và chính quyền tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn..........37 4.2.1. Thực trạng việc thu gom, phân loại CTRSH của người dân thị trấn Bằng Lũng.......................................................................................................37 4.2.2. Thực trạng việc xử lý CTRSH tại thị trấn Bằng Lũng..........................42 4.3. Những nhận thức của người dân tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn trong việc thu gom, phân loại và xử lý CTRSH ....................47
  • 9. vii 4.4. Một số tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn...............51 4.4.1. Một số tồn tại trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn..........................................................51 4.4.2. Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý CTRSH tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn.................52 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................56 5.1. Kết luận ....................................................................................................56 5.2. Đề nghị.....................................................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................58
  • 10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, các đô thị, các ngành sản xuất, kinh doanh dịch vụ của các nhà máy, các khu công nghiệp được mở rộng và phát triển nhanh chóng. Một mặt đóng góp tích cực cho sự phát triển đất nước, mặt khác tạo ra một lượng lớn chất thải bao gồm rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, rác y tế… Các chất thải nói trên nếu không được quản lý đúng đắn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người. Ở Việt Nam, trong một vài năm gần đây tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng và phổ biến dẫn đến suy thoái môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn chất thải rắn ngày càng gia tăng. Việc quản lý chất thải rắn của các Bộ, các nghành, các địa phương hiện nay chưa đáp ứng được các đòi hỏi của tình hình thực tế. Vì vậy, nguy cơ ô nhiễm do rác đang là một vấn đề cấp bách đối với hầu hết các địa phương trong cả nước. Chợ Đồn là một huyện miền núi có tốc độ đô thị hóa tương đối nhanh, Huyện có 1 thị trấn và 21 xã, các khu chợ, nhà hàng, các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ đua nhau phát triển, lượng chất thải cũng từ đó mà tăng lên rất nhanh. Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước huyện Chợ Đồn cũng đang phát triển mạnh mẽ, sự phát triển đó tạo nhiều công ăn việc làm, đời sống người dân được nâng cao. Nhưng bên cạnh mặt tích cực đó chất lượng môi trường đang ngày một suy giảm, các biện pháp quản lý chất thải chưa được quan tâm đúng mức, nguồn kinh phí đầu tư cho
  • 11. 2 công tác thu gom và xử lý rác thải chưa cao, chưa có cán bộ môi trường giám sát thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt… Xuất phát từ những vấn đề trên được sự đồng ý của ban giám hiệu, các thầy cô giáo bộ môn trong khoa Môi Trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo ThS. Nguyễn Thị Huệ – giảng viên khoa Môi trường, em tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn. - Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Thông qua những khía cạnh nghiên cứu việc thực hiện đề tài nhằm thu thập những thông tin định tính và định lượng nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đóng góp một phần nào đó cho hệ thống lí luận và phương pháp luận về nhận thức trong công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của người dân đối với môi trường. - Thông qua việc xử lý và phân tích dựa trên số liệu thu thập được cho thấy thực trạng việc thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của người dân hiện nay. Từ đó phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt
  • 12. 3 tiêu cực của người dân trong việc thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Cho thấy được ý thức cộng đồng của người dân hiện nay qua việc hiểu biết và hành vi của người dân về công tác thu gom, xử lý và phân loại chất thải rắn sinh hoạt nói chung. - Thông qua các số liệu đã thu thập được giúp cho người dân nói chung và các cơ quan nhà nước nói riêng có những chỉnh đốn kịp thời phù hợp hoàn cảnh đất nước hiện nay. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Đề tài mang tính chất thăm dò nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường thông qua việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày và qua công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt. - Đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu vấn đề này sâu hơn và cho các sinh viên khoá sau. - Qua đề tài em cũng đề ra những biện pháp giúp địa phương tham khảo trong việc quản lý và hướng dẫn người dân trong việc thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. - Qua đó cũng đề xuất một số khuyến nghị để địa phương tạo điều kiện và cung cấp một số kiến thức về môi trường giúp cho người dân nâng cao nhận thức, có trách nhiệm với môi trường qua những hành động cụ thể.
  • 13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Tổng quan về chất thải rắn (CTR) Theo điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 nghị định về quản lý chất thải và phế liệu [9]: + Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. + Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. + Phân định chất thải là quá trình phân biệt một vật chất là chất thải hay không phải là chất thải, chất thải nguy hại hay chất thải thông thường và xác định chất thải đó thuộc một loại hoặc một nhóm chất thải nhất định với mục đích để phân loại và quản lý trên thực tế. + Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau. + Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển. + Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải. + Đồng xử lý chất thải là việc kết hợp một quá trình sản xuất sẵn có để tái chế, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải trong đó chất thải được sử dụng làm nguyên vật liệu, nhiên liệu thay thế hoặc được xử lý. Có rất nhiều cách phân loại chất thải khác nhau. Việc phân loại chất thải hiện nay chưa có những quy định chung thống nhất, tuy nhiên bằng những
  • 14. 5 nhìn nhận thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứu quản lý đối với chất thải, có thể chia ra các cách phân loại sau đây: - Phân loại theo nguồn gốc phát sinh: + Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là chất thải hay rác thải sinh hoạt được phát sinh từ các hộ gia đình. + Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại: Là những chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. - Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí. - Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: Theo cách này người ta chia chất thải dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy, bìa… - Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật: Chất thải độc hại, chất thải đặc biệt. Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả. 2.1.2. Khái niệm chất thải rắn (CTR) Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. [9]. 2.1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn Các nguồn phát sinh CTR chủ yếu từ các hoạt động: - Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ và thương mại - Cơ quan, trường học - Bệnh viện
  • 15. 6 - Hoạt động xử lý rác thải - Nơi vui chơi giải trí - Khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp - Nhà dân, khu dân cư - Dịch vụ, thương mại, xe, nhà gas - Giao thông, xây dựng Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 2.1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các rác thải có khả năng tái chế, tái sinh. Vì vậy mà việc nghiên cứu thành phần Chất thải rắn Cơ quan, trường học Nhà dân, khu dân cư Nơi vui chơi, giải trí Dịch vụ, thương mại, xe, nhà ga Bệnh viện, cơ sở y tế Giao thông, xây dựng Nông nghiệp, hoạt động xử lý rác thải Khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp
  • 16. 7 chất thải rắn sinh hoạt là điều hết sức cần thiết. Từ đó ta có cơ sở để tận dụng những thành phần có thể tái chế, tái sinh để phát triển kinh tế. Mỗi nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như: Khu dân cư và thương mại có thành phần chất thải đặc trưng là chất thải thực phẩm, giấy, carton, nhựa vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm… chất thải từ dịch vụ như rửa đường và hẻm phố chứa bụi, rác, xác động vật, xe máy hỏng… chất thải thực phẩm như can sữa, nhựa hỗn hợp… Bảng 2.1: Thành phần của CTRSH Thành phần Nguồn gốc Ví dụ 1. Cácchấtcháyđược a. Giấy Các vật liệu làm từ giấy và bột Các túi giấy, mành bìa, giấy vệ sinh b. Hàng dệt Các nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon… c. Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn, thực phẩm Cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô d. Cỏ, gỗ, củi, rơm, dạ… Các sản phẩm và vật liệu được chế tạo từ tre, gỗ, rơm… Đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế, đồ chơi,… e. Chất dẻo Các sản phẩm và vật liệu được chế tạo từ chất dẻo Phim cuộn, túi chất dẻo, chai, lọ. Chất dẻo, đầu vòi, dây điện… f. Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su Bóng, giày, ví da, áo da… 2.Cácchấtkhôngcháy a. Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút Vỏ hộp, hàng dào sắt, dao, kéo,… b. Các kim loại phi sắt Các vật liệu không bị nam châm hút Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ đựng… c. Thủy tinh Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ thủy tinh Chai lọ, đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn… d. Đá và sành sứ Bất cứ vật liệu nào không cháy ngoài kim loại và thủy tinh Đá xây nhà, gạch ốp, gốm… 3. Các chất hỗn hợp Tất cả các vật liệu khác không phân loại trong bảng này. Loại này có thể phân chia thành 2 phần: Kích thước lớn hơn 5mm và loại nhỏ hơn 5mm Đá cuội, cát, đất, tóc (Nguồn: Bộ môn sức khỏe môi trường, 2006 [2]).
  • 17. 8 2.1.5. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng 2.1.5.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường là các chất hữu cơ bền. Những hợp chất này vô cùng bền vững, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của động vật gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là ung thư. Đặc biệt, các chất hữu cơ trên được tận dụng nhiều trong trong đời sống hàng ngày của con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện trong gia đình, các thiết bị ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu chế biến, chất làm mát trong truyền nhiệt… Theo đánh giá của các chuyên gia, các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm môi trường do chất thải rắn cũng đã đến mức báo động. Hiện kết quả phân tích mẫu đất, nước, không khí đều tìm thấy sự tồn tại của các hợp chất hữu cơ trên. Cho đến nay, tác hại nghiêm trọng của chúng đã thể hiện rõ qua những hình ảnh các em bé bị dị dạng, bệnh nhân bị bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da... Do chất thải rắn gây ra và đặc biệt là những căn bệnh ung thư ngày càng gia tăng mà việc chuẩn đoán cũng như xác định phương pháp điều trị rất khó khăn. Điều đáng lo ngại là hầu hết các chất thải rắn nguy hại đều rất khó phân hủy. Nếu nhiệt độ lò đốt không đạt từ 8000 C trở lên thì các chất này không phân hủy hết. Ngoài ra, sau khi đốt, chất thải cần được làm lạnh nhanh, nếu không các chất lại tiếp tục liên kết với nhau tạo ra chất hữu cơ bền, thậm chí
  • 18. 9 còn sinh ra khí dioxin cực độc thoát vào môi trường (Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, 2004) [8]. 2.1.5.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất - Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau: + Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than, khai kháng, hóa chất… các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây ô nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất. + Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình xử lý nước. + Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột… đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây sau đó sang người và động vật… - Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó phân huỷ làm thay đổi pH của đất. - Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn, nấm mốc... những loài này di động mang vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cộng đồng. - Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng... làm cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất. Tóm lại rác thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm đất (Hoàng Đức Liên, Tống Ngọc Tuấn, 2003) [10]. 2.1.5.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước - Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước làm lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nước ngầm.
  • 19. 10 - Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt. Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các muối vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần [8]. 2.1.5.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí - Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2, NH3,... gây ô nhiễm môi trường không khí. - Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác chứa CH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ... - Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi trùng, các chất độc lẫn trong rác [8]. 2.1.5.5. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa [8]. 2.1.5.6. Đống rác là nơi sinh sống và cư trú của nhiều loài côn trùng gây bệnh Việt Nam đang đối mặt nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây dịch nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm cả đất, nước và không khí. Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động. Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,… do loại chất thải rắn gây ra. Hậu quả của tình trạng rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ở các gốc cây, đầu đường, góc hẻm, các dòng sông, lòng hồ hoặc rác thải lộ thiên mà không được
  • 20. 11 xử lý, đây sẽ là nơi nuôi dưỡng ruồi nhặng, chuột,… là nguyên nhân lây truyền mầm bệnh, gây mất mỹ quan môi trường xung quanh. Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2, NH3,... gây ô nhiễm môi trường không khí. Nước thải ra từ các bãi rác ngấm xuống đất, nước mặt và đặc biệt là nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các bãi chôn lấp rác còn là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn... Còn đối với loại hình công việc tiếp xúc trực tiếp với các loại chất thải rắn, bùn cặn (kim loại nặng, hữu cơ tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật, chứa vi sinh vật gây hại...) sẽ gây nguy hại cho da hoặc qua đường hô hấp gây các bệnh về đường hô hấp. Một số chất còn thấm qua mô mỡ đi vào cơ thể gây tổn thương, rối loạn chức năng, suy nhược cơ thể, gây ung thư [8]. 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài - Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Luật bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc hội Việt Nam, kỳ họp XIII ban hành ngày 03 tháng 06 năm 2014 và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2015. - Nghị định số 115/2016/ NĐ- CP của Chính phủ ngày 18/11/2016 nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cam kết bảo vệ môi trường (CKBVMT) ban hành ngày 18/04/2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2011. - Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc quy định chi tiết số điều của nghị định số 29/2011/NĐ- CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
  • 21. 12 - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu (CTR). - Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải rắn (CTR). - Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (CTR). - Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/05/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (CTR). - Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT). - Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý CTR. - Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. - Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng chính phủ ban hành trương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. - Nghị định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng thể CTR đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. - Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/05/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 do Thủ tướng chính phủ ban hành.
  • 22. 13 - Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/06/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc đẩy mạnh công tác quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp. - Nghị quyết số 16/2014/NQ-HĐND ngày 22 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về quy định mức thu, tỷ lệ trích để lại cho cơ quan thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. (Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn khóa VIII, kỳ họp thứ 8) [9]. - Nghị quyết số 18/2013/NQ-HĐND ngày 29 tháng 7 năm 2013 về việc quy định mức thu và tỷ lệ trích để lại các loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn khóa VIII, kỳ họp thứ 6) [8]. 2.3. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và ở Việt Nam 2.3.1. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới Theo Nguyễn Thị Anh Hoa (2006) [6], mức đô thị hóa cao thì lượng chất thải tăng lên theo đầu người, ví dụ cụ thể một số nước hiện nay như sau: Canada là 1,7kg/người/ngày, Australia là 1,6 kg/người/ngày, Thụy Sỹ là 1,3 kg/người/ngày, Trung Quốc là 1,3 kg/người/ngày. Với sự gia tăng của rác thì việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải là điều mà mọi quốc gia cần quan tâm. Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách xử lý rác thải như: Công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin. Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên tính theo đầu người. Dân thành thị ở các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước đang phát triển gấp 6 lần, cụ thể ở các nước phát triển là 2,8 kg/người/ngày, ở các nước đang phát triển là 0,5 kg/người/ngày. Chi phí quản lý cho rác thải ở các nước đang phát triển có thể lên đến 50% ngân sách hàng năm. Cơ sở hạ tầng tiêu hủy an toàn rác thải thường rất thiếu thốn. Khoảng 30 - 60% rác thải đô thị không được cung cấp dịch vụ thu gom. Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn
  • 23. 14 minh, dân cư ở mỗi khu vực. Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướng chung của thế giới là mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB, 2004), tại các thành phố lớn như New York tỷ lệ phát sinh chất thải rắn là 1,8kg/người/ngày, Singapore, Hồng Kông là 0,8 - 10 kg/người/ngày. Bảng 2.2: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước Tên nước Dân số đô thị hiện nay (% tổng số) LPSCTRĐT hiện nay (kg/người/ngày) Nước thu nhập thấp 15,92 0,40 Nepal 13,70 0,50 Bangladesh 18,30 0,49 Việt Nam 20,80 0,55 Ấn Độ 26,80 0,46 Nước thu nhập trung bình 40,80 0,79 Indonesia 35,40 0,76 Philipines 54,00 0,52 Thái Lan 20,00 1,10 Malaysia 53,70 0,81 Nước có thu nhập cao 86,3 1,39 Hàn Quốc 81,30 1,59 Singapore 100,00 1,10 Nhật Bản 77,60 1,47 (Nguồn: Bộ môn sức khỏe môi trường, 2006 [2]). - Trên thế giới, các nước phát triển đã có những mô hình phân loại và thu gom rác thải rất hiệu quả:
  • 24. 15 California: Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác nhau. Kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác được thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng. Nếu có những phát sinh khác nhau như: Khối lượng rác tăng hay các xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92 USD/tháng. Phí thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác, kích thước rác, theo cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát sinh. Tất cả chất thải rắn được chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD/tấn. Để giảm giá thành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác. Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: Rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: Giấy, vải, thủy tinh, kim loại,... đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và được chảy trong một dòng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để. Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn như một hạt cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm. Các cặn rác không còn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa. Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu tấn. Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Hầu như thành phần các loại rác thải trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp điệu phát triển và tập quán của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ. Trong thành
  • 25. 16 phần các loại sinh hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7%. Như vậy rác thải sinh hoạt các loại ở Mỹ có thể phân loại và xử lý chiếm tỉ lệ khá cao (các loại khó hoặc không phân giải được như kim loại, thủy tinh, gốm, sứ chiếm khoảng 20%) (Lê Văn Nhương, 2001) [12]. Pháp: Ở nước này quy định phải đựng các vật liệu, nguyên liệu hay nguồn năng lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại các vật liệu thành phần. Theo đó đã có các quyết định cấm các cách xử lý hỗn hợp mà phải xử lý theo phương pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các nhà chế tạo và nhập khẩu không sử dụng các vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trường hoặc giảm bớt sự thiếu hụt một vật liệu nào đó Tuy nhiên cần phải tham khảo và thương lượng để có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn khi áp dụng các yêu cầu này. Singapore: Đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được, được đưa về các nhà máy tái chế còn các loại chất thải khác được đưa về nhà máy khác để thiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và môi trường. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 7 đôla Singapore/tháng (Lê Huỳnh Mai và cs, 2009) [11].
  • 26. 17 - Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau để xử lý rác thải. Tỷ lệ rác thải được xử lý theo phương pháp khác nhau của một số nước trên thế giới được giới thiệu ở bảng sau: Bảng 2.3: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước trên thế giới (ĐVT:%) STT Nước Tái chế Chế biến phân vi sinh Chôn lấp Đốt 1 Canada 10 2 80 8 2 Đan Mạch 19 4 29 48 3 Phần Lan 15 0 83 2 4 Pháp 3 1 54 42 5 Đức 16 2 46 36 6 Ý 3 3 74 20 7 Thụy Điển 16 34 47 3 8 Thụy Sĩ 22 2 17 59 9 Mỹ 15 2 67 16 (Nguồn: Đỗ Thị Lan và cs, 2007 [7]). 2.3.2. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với mức sống được nâng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lượng phế thải phát sinh ngày càng lớn. Chính do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khả năng đầu tư có hạn, việc quản lý chưa chặt chẽ cho nên việc quản lý tại các khu đô thị, các nơi tập chung dân cư với số lượng lớn, các khu công nghiệp, mức độ ô nhiễm do chất thải rắn gây ra thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Hầu hết các
  • 27. 18 bãi rác trong các đô thị từ trước đến nay không theo quy hoạch tổng thể, nhiều thành phố, thị xã, thị trấn chưa có quy hoạch bãi chôn lấp chất thải. Việc thiết kế và xử lý chất thải hiện tại ở các đô thị đã có bãi chôn lấp lại chưa thích hợp, chỉ là những nơi đổ rác không được chèn lót kỹ, không được che đậy, do vậy đang tạo ra sự ô nhiễm nặng nề tới môi trường đất, nước, không khí… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Hiện nay ở tất cả các thành phố, thị xã, đã thành lập các công ty môi trường đô thị có chức năng thu gom và quản lý rác thải. Nhưng hiệu quả của công việc thu gom, quản lý rác thải còn kém, chỉ đạt từ 30-70% do khối lượng rác phát sinh hàng ngày còn rất lớn. Trừ lượng rác thải đã quản lý số còn lại người ta đổ bừa bãi xuống các sông, hồ, ngòi, ao, khu đất trống làm ô nhiễm môi trường nước và không khí [8]. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp. Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%),... các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu
  • 28. 19 tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị (Bảng 1.4) Bảng 2.4: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007 STT Loại đô thị Lượng CTRSH bình quân/người (kg/người/ngày) Lượng CTRSH phát sinh Tấn/ngày Tấn/năm 1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000 2 Loại 1 0,96 1.885 688.025 3 Loại 2 0,72 3.433 1.253.025 4 Loại 3 0,73 3.783 1.364.370 5 Loại 4 0,65 626 228.490 Tổng 6.453.930 (Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2008 [4]). Tình hình quản lý rác thải tại một số tỉnh như sau: Tại Hà Nội: Theo tính toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường Đô thị (URENCO), mỗi ngày Hà Nội thải ra khoảng 3.000 tấn rác thải sinh hoạt, tức một năm có trên dưới một triệu tấn. Hiện nay, ngoài URENCO còn có nhiều đơn vị khác cùng tham gia thu gom rác như Công ty cổ phần Thăng Long, Công ty cổ phần Tây Đô, Công ty cổ phần Xanh, Hợp tác xã Thành Công... nhưng tất cả vẫn không thể thu gom nổi vì lượng rác thải sinh hoạt đang ngày một tăng nhanh. Chính vì vậy mà tỉ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở các quận nội thành hiện đạt khoảng 95%, còn các tuyến ngoại
  • 29. 20 thành mới chỉ khoảng 60%. Hiện nay, Hà Nội vẫn còn 66% số xã chưa có nơi chôn lấp hoặc xử lý rác thải. Khu vực ngoại thành có 361/435 xã, thị trấn đã thành lập tổ thu gom rác: Trong đó có 148 xã đã tổ chức chuyển rác đi xử lý, chôn lấp tại bãi rác tập trung của thành phố (đạt tỉ lệ 34%). Tại Cần Thơ: Ước tính toàn thành phố thải ra khoảng 650 tấn chất thải rắn sinh hoạt mỗi ngày, nhưng tỷ lệ thu gom đạt thấp (khoảng 63% vào năm 2008, đến năm 2009 tỷ lệ này nâng lên không đáng kể), lượng rác còn lại được người dân thải vào các ao, sông, rạch... năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn các quận nội thành nhìn chung khá tốt, nhưng đối với các quận, huyện ngoại thành (Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh...) việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả chưa cao. Tại TP. Hồ Chí Minh: Là một đô thị lớn nên mức độ phát sinh chất thải rắn đô thị hàng năm tại TP.Hồ Chí Minh rất cao. Theo số liệu của Sở Tài nguyên - Môi trường, mỗi ngày trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh đổ ra khoảng 5.800 - 6.200 tấn rác thải sinh hoạt, 500 - 700 tấn chất thải rắn công nghiệp, 150 - 200 tấn chất thải nguy hại, 9 - 12 tấn chất thải rắn y tế. Nguồn chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu phát sinh từ các nguồn: Hộ gia đình, trường học, chợ, nhà hàng, khách sạn (Hoàng Thị Kim Chi, 2009) [4]. Tại Đồng Nai: Hiện nay toàn tỉnh có 4/7 khu xử lý rác thải sinh hoạt đang trong quá trình triển khai thực hiện đưa vào sử dụng và 03 khu xử lý tập trung liên huyện, liên đô thị đang trong giai đoạn lập dự án đầu tư. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở Đồng Nai mới chỉ đạt 71%, còn 29% rác thải sinh hoạt đang thải ra môi trường chưa được xử lý. Trong đó, tổng khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 1.167 tấn/ngày, bao gồm 1.080 tấn chất thải sinh hoạt ngoài khu công nghiệp và 87 tấn rác trong khu công nghiệp. Tình trạng xử lý
  • 30. 21 rác thải sinh hoạt gặp nhiều khó khăn do chưa có nhiều bãi chứa rác, không có các điểm trung chuyển rác. Tại Hưng Yên: Theo thống kê của ngành môi trường tỉnh Hưng Yên, trung bình mỗi ngày một người dân có 0,5 kg rác thải sinh hoạt, với dân số hiện nay của tỉnh khoảng 1,2 triệu người thì mỗi ngày toàn tỉnh có tới 600 tấn rác. Tính đến năm 2009, toàn tỉnh đã quy hoạch được 627 bãi rác thải sinh hoạt quy mô thôn, xã. Tuy nhiên, theo thống kê chưa đầy đủ của ngành thì mới chỉ thu gom, xử lý được gần 70% lượng rác thải. Như vậy, mỗi ngày vẫn còn hàng trăm tấn rác thải sinh hoạt bị xả trực tiếp ra môi trường. 2.3.3. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn Là một thị trấn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp khai khoáng, du lịch sinh thái, có tiềm lực phát triển toàn diện các nghành công – nông – lâm – ngư nghiệp làm tăng thu ngân sách địa phương, đời sống, kinh tế, xã hội, thể hiện qua việc đẩy mạnh đô thị hóa, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị… Song hành cùng sự phát triển nói chung, chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động của đô thị, dịch vụ đang đặt ra những vấn đề cấp bách cần sự phối hợp giải quyết của các cấp các ngành, từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh cho tới mỗi người dân. Theo ban quản lý chợ thị trấn Bằng Lũng cho biết hiện nay trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt cơ bản được thực hiện theo các bước thu gom, vận chuyển và chôn lấp, đốt tại bãi rác tập trung tại đỉnh Lũng Váng (thị trấn Bằng Lũng ). Xử lý rác bằng biện pháp chôn lấp, đốt cụ thể: Đào hố, đầm chặt đáy trước khi đổ thải, định kỳ hàng tuần rắc bột vôi và phủ đất, sau 06 tháng đổ rác phải xử lý triệt để. Bãi xử lý rác thải tại đỉnh Lũng Váng có tổng diện tích khoảng 0,15ha, được đưa vào sử dụng từ tháng 8 năm 2010, hàng ngày tiếp nhận và xử lý bình quân 3,5 tấn rác thải [1]. Trên
  • 31. 22 địa bàn thị trấn có 95 xe đẩy tay 3 bánh thu gom rác bắt đầu sử dụng từ năm 2011 có trọng tải 3,5 tấn và 1 xe ô tô chuyên dụng dùng để chở rác của địa bàn thị trấn có trọng tải 1m3 [1]. Vào cuối năm 2017 được Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn đầu tư một lò đốt rác thải sinh hoạt LOSIHO với công suất 350kg/h, đơn vị đã mua các dụng cụ như: 02 xe rùa, 03 xẻng, 03 cái cào, 03 cái día, quần áo bảo hộ chưa có vì nguồn kinh phí không đủ hoạt động để phục vụ công việc phân loại, đốt rác. Với các phương tiện, dụng cụ đã được mua sắm công nhân có nhiệm vụ đi thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công ty, bệnh viện, trường học… chuyển về tập kết, sau đó xe ô tô ép vận chuyển vào bãi rác tập trung quy định để xử lý đốt. Hằng ngày công nhân cào rác ra phơi, phân loại rác trước khi đưa vào lò đốt, không đốt rác khi độ ẩm quá cao, không cho rác quá nhiều vào của lò, phải duy trì nhiệt độ cao trong buồng đốt thứ cấp. Tuy nhiên đối với lò đốt chỉ đốt được những rác thải dễ cháy như (giấy, các cành cây mục khô…) còn lại các loại rác như (túi bóng nilon, nhựa, trai lọ thủy tinh…) khó cháy thì được chôn lấp hoặc phân loại ra để bán hoặc tái chế. Chôn lấp rác thải tập chung là biện pháp xử lý đơn giản, tiết kiệm, tuy nhiên do đặc thù của tỉnh miền núi nên bãi rác thải chủ yếu được lựa chọn theo địa hình thung lũng hoặc khe núi, không được xử lý nền đáy, do đó toàn bộ nước rỉ rác bị ngấm xuống đất gây ra những tác hại rất to lớn, lâu dài và đã được nói đến rất nhiều như tốn diện tích đất sử dụng làm bãi chôn lấp, ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước, lãng phí nhiều thành phần trong rác thải có thể tái sử dụng được, rác thải không được xử lý triệt để còn gián tiếp ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như văn hóa, phát triển dịch vụ…
  • 32. 23 Hầu hết bãi rác mới chỉ để lộ thiên hoặc xử lý sơ bộ. Bên cạnh những khó khăn, tồn tại, cũng phải kể đến công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường chưa được thường xuyên, ý thức của người dân chưa được nâng lên. Bãi rác chưa được quy hoạch, song việc xử lý mới chỉ mang tính tạm thời, chưa theo tiêu chuẩn bãi chôn, đốt rác thải. Trước thực trạng hiện nay, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chợ Đồn, ban quản lý chợ thị trấn Bằng Lũng cùng các cơ quan chức năng thực hiện đánh giá tình hình hoạt động vận chuyển, thu gom và xử lý chất thải trên địa bàn. Khảo sát, quy hoạch và xây dựng mới bãi rác trên địa bàn, đảm bảo bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh. Trước mắt, cần có biện pháp phòng ngừa, khắc phục và xử lý nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao tại bãi rác thải. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, vận động người dân nâng cao ý thức và trách nhiệm việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại địa phương. Các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về môi trường trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sẽ phải xử lý theo nghị định của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. UBND các cấp cần có những chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có đủ năng lực tham gia vào các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn. 2.4. Nhận thức của người dân về rác thải sinh hoạt Điều tra việc nhận thức và quan niệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường là một việc phức tạp, là một vấn đề khó đo lường, vì vậy rất khó đưa ra thước đo chính xác. Do đó, nghiên cứu sẽ đánh giá một cách tương đối nhận thức của người dân dựa vào các tiêu trí như: tuyên ruyền cho mọi người dân xung quanh về rác thải sinh hoạt, sự hợp tác của người dân đối với công tác thu gom, phân loại và xử lý CTRSH, sự quan tâm đến các vấn đề qua các
  • 33. 24 phương tiện truyền thông đại chúng, mức độ tham gia các hoạt động môi trường của thôn, tổ. Bên cạnh việc quản lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình có vai trò quản lý môi trường sinh hoạt của địa phương cũng rất quan trọng. Để nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề rác thải sinh hoạt nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung cần phải có nhiều buổi tuyên truyền, trao đổi giúp mọi người hiểu hơn về tầm quan trọng của việc quản lý tốt rác thải sinh hoạt ở hiện tại và tương lai.
  • 34. 25 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn. - Phạm vi nghiên cứu: Thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn. - Thời gian tiến hành: Đề tài nghiên cứu từ tháng 01/2019 đến tháng 04/2019. 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn 3.3.2. Thực trạng công tác thu gom, phân loại và xử lý CTRSH tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn 3.3.3. Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý CTRSH tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn 3.3.4. Một số tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH tại Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn 3.4. Phương pháp nghiên cứu
  • 35. 26 3.4.1. Phương pháp kế thừa, thu thập số liệu thứ cấp Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp như: Các số liệu về điều kiện tự nhiện, kinh tế xã hội của thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn. Các số liệu thứ cấp thu thập từ Ủy ban nhân dân, phòng Tài nguyên & Môi trường thị trấn Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt, công tác thu gom vận chuyển được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy: Cán bộ môi trường của thị trấn. 3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn - Điều tra, khảo sát thực tế để lấy được tình hình chung về công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn. - Phỏng vấn bằng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của người dân về tình hình thu gom, xử lý và phân loại rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn. - Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau: + Nhận thức của người dân về các hình thức thu gom, phân loại và xử lý rác thải. + Ý kiến của người dân về vấn đề môi trường. + Mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý rác thải sinh hoạt. + Việc theo dõi các thông tin về vệ sinh môi trường của người dân… + Thái độ làm việc của công nhân thu gom rác thải. - Tiến hành phỏng vấn: + Phạm vi phỏng vấn: Phỏng vấn một số hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại các tổ và một số cá nhân buôn bán trong chợ tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn. + Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra tiến hành phỏng vấn điều tra 50 hộ gia đình, cá nhân theo tiêu trí ngẫu nhiên đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn, thu thập, lứa tuổi, đa dạng về nghề nghiệp.
  • 36. 27 + Đối tượng được phỏng vấn: Các hộ gia đình, cá nhân sống tại khu vực thị trấn Bằng Lũng, những công nhân trực tiếp tham gia thu gom rác thải, những cán bộ am hiểu về lĩnh vực môi trường và một số cá nhân buôn bán tại chợ thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn. Bảng 3.1: Số lượng đối tượng được phỏng vấn STT Đối tượng được phỏng vấn Số lượng (Phiếu) 1 Công nhân 12 2 Cán bộ quản lý 6 3 Hộ buôn bán, kinh doanh 20 4 Lao động tự do 7 5 Cán bộ về hưu 5 Tổng 50 3.4.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung của đề tài, bên cạnh việc tham khảo ý kiến của cô giáo hướng dẫn, các thầy cô trong nhà trường, em đã tham khảo ý kiến của các cán bộ trực tiếp quản lý về mảng rác thải sinh hoạt tại thị trấn. Mặt khác, đối tượng và phạm vi nghiên vứu của đề tài khá rộng. Do đó đây là phương pháp được đánh giá ưu việt, phù hợp và đưa ra kết quả cần thiết cho đề tài. 3.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu Tổng hợp tất cả các số liệu, tài liệu thu thập được từ các phương pháp trên và phân tích. Xử lý các số liệu bằng phần mềm excel và word.
  • 37. 28 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Thị trấn Bằng Lũng nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên 2496,39 ha, cách trung tâm kinh tế – xã hội tỉnh lỵ Bắc Kạn khoảng 45km. Thị trấn Bằng Lũng là trung tâm văn hóa, kinh tế chính trị xã hội của huyện Chợ Đồn, có vị trí tiếp giáp với các xã: - Phía Bắc giáp xã Ngọc Phái. - Phía Nam giáp xã Bằng Lãng. - Phía Đông Nam giáp xã Đại Sảo. - Phía Đông Bắc giáp xã Phương Viên. - Phía Tây giáp xã Yên Thượng. So với các xã trong huyện, thị trấn Bằng Lũng có một vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt, là đầu mối giao lưu và trao đổi hàng hóa với các xã trong huyện. Nơi đây có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, có đường tỉnh lộ 257 và đường 254 chạy qua thị trấn với chiều dài khoảng 4 km tạo điều kiện thuận lợi cho thị trấn trong giao lưu thương mại, phát triển kinh tế xã hội, du lịch… [13] 4.1.1.2. Khí hậu, thủy văn Thị trấn Bằng Lũng thuộc miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, có độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây với hai dạng địa hình phổ biến: Phía Tây Bắc của thị trấn là những dãy núi xen lẫn đồi gò, phía Tây và Tây Nam là các đồi bát úp nằm xen giữa là các khu dân cư và những cánh đồng có diện tích nhỏ.
  • 38. 29 - Đặc điểm khí hậu: Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Kạn, thị trấn Bằng Lũng mang đặc điểm chung của khí hậu vùng miền núi phía Bắc hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. + Nhiệt độ trung bình năm 20,70 C. + Nhiệt độ tối cao 34,50 C. + Nhiệt độ tối thấp 10 C (tháng 12/1958). + Độ ẩm không khí trung bình 80 - 85%. + Lượng mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 70% lượng mưa cả năm. Ngoài các yếu tố khí hậu trên, hàng năm thị trấn Bằng Lũng còn chịu ảnh hưởng của khô hạn kéo dài, về mùa đông và hiện tượng mưa to về mùa hạ gây ra lũ cục bộ cản trở đến việc sản xuất và đi lại của nhân dân. - Đặc điểm thuỷ văn: Trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng có 17,57 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, có 9,37 ha đất mặt nước nuôi trồng thủy sản. Lượng nước tăng giảm theo mùa, mùa khô đôi khi hạn hán gây khó khăn cho việc sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, mùa mưa nước lên to gây ngập úng và đôi khi còn sảy ra hiện tượng lũ quét. Ngoài lượng mưa hàng năm, các suối đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt đời sống của nhân dân trong thị trấn [13]. 4.1.1.3. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên của thị trấn theo số liệu thống kê đất đai năm 2018 (số liệu phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Chợ Đồn,) là 2496,39 ha (tính đến ngày 31/12/2018) trong đó: Đất nông nghiệp là 2048,03 ha, đất phi nông nghiệp là 229,93 ha và đất chưa sử dụng là 182,93 ha. Đất đai thị trấn Bằng Lũng chia thành 2 loại chính [13]:
  • 39. 30 + Đất đồi núi chiếm trên 70% tổng diện tích tự nhiên. Đất được hình thành trên phiến thạch và đá mẹ có màu vàng đỏ, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dưỡng và có độ dốc khá. Loại đất này thích hợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp. + Đất ruộng: Chủ yếu là do tích tụ phù sa của các sông suối, đất có tầng dày, màu xám đen, hàm lượng mùn, đạm ở mức khá, hàm lượng lân, kali ở mức trung bình đến mức khá, loại đất này phù hợp cho các loại cây lương thực và các loại cây màu. - Tài nguyên nước [13]: Nước mặt: Toàn thị trấn Bằng Lũng có 17,57 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, phía Tây có sông Phó Đáy, phía Đông có suối Nậm Cảng và có nhiều khe suối nhỏ khác chảy qua, có 9,37 ha đất nuôi trồng thủy sản. Đây là nguồn nước mặt tự nhiên quý giá phục vụ cho một phần nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, nhưng chưa được khai thác một cách triệt để và có hiệu quả để đưa vào sản xuất và sinh hoạt. Nước ngầm: Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về nguồn nước mặt trên địa bàn thị trấn. Theo khảo sát sơ bộ thì nguồn nước ngầm ở độ sâu trung bình từ 20 – 30 m, đây là nguồn nước tương đối sạch cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong thị trấn. - Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê đến năm 2010 thì diện tích rừng của thị trấn Bằng Lũng là 1.169,48 ha. Trong đó đất rừng sản xuất có diện tích 1008,53 ha, đất rừng phòng hộ có diện tích 160,95 ha. Tình trạng phá rừng làm rẫy, khai thác gỗ và chuyển đổi sang đất trồng cây công nghiệp đã làm suy giảm diện tích rừng, đất dễ bị xói mòn, rửa trôi, khả năng giữ nước giảm, tình hình thiên tai lũ lụt, hạn hán càng trở nên nghiêm trọng. Hiện nay thị trấn đang rà soát khu vực, tập trung chỉ đạo, lãnh
  • 40. 31 đạo nhân dân chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng trồng rừng tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. - Tài nguyên khoáng sản [13]: Trên địa bàn thị trấn hiện nay có những mỏ đã được thăm dò và có trữ lượng lớn như mỏ Bằng Lũng khoảng 5032 nghìn tấn. Bên cạnh đó Bằng Lũng cũng có nhiều khoáng sản khác, nhưng trữ lượng không đáng kể… Tuy nhiên, xét về nhiều khía cạnh thị trấn cũng có những lợi thế nhất định để có thể phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp vật liệu xây dựng, từng bước tích luỹ và xây dựng các ngành công nghiệp khác sau này. - Tài nguyên du lịch, nhân văn [13]: Thị trấn Bằng Lũng có nhiều dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, với các ngôn ngữ khác nhau, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng. Nhân dân trên địa bàn có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn, gian khổ về kinh tế, sự khắc nghiệt của thiên nhiên để từng bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội, từng bước đưa đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng huyện giàu, đẹp, văn minh. Kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông xưa, ngày nay Đảng bộ và nhân dân thị trấn Bằng Lũng đang ra sức phấn đấu vươn lên tầm cao mới, khai thác nhiều tiềm năng và thế mạnh của thị trấn thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. - Thực trạng môi trường [13]: Công tác vệ sinh môi trường thường xuyên được quan tâm chỉ đạo, Đảng ủy đã có nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn, chính quyền tập trung chỉ đạo Ban quản lý chợ Bằng Lũng hoạt động thu gom và vận chuyển rác khá thường xuyên, tuy nhiên chỉ hoạt động một thời gian nhất định tuần nên việc thu gom, vận chuyển rác không được liên tục dẫn đến tồn đọng rác thải trong khu dân
  • 41. 32 cư và trục chính đường nội thị, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe của nhân dân. Nguyên nhân là quy định của tỉnh về mức phí vệ sinh môi trường quá thấp, cùng với nhân dân còn thiếu ý thức, trách nhiệm không đóng góp phí môi trường, vứt rác thải bừa bãi. Rác thải y tế tại bệnh viện và các trạm y tế chưa có hệ thống xử lý triệt để, sẽ là nguồn phát sinh ô nhiễm và dịch bệnh. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Dân số Bảng 4.1: Dân số thị trấn Bằng Lũng Dân số Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Thị trấn Bằng Lũng 6.795 6.911 6.980 (Nguồn: Trung tâm DS và kế hoạch hóa gia đình huyện Chợ Đồn, 2019), [14] Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện dân số của thị trấn Bằng Lũng Qua bảng 4.1và hình 4.1: Cho thấy dân số thị trấn Bằng Lũng trong 3 năm có sự thay đổi tăng về số lượng nhưng không lớn, nhìn vào bảng ta thấy từ năm 2016 đến năm 2017 dân số thị trấn Bằng Lũng tăng 116 người/năm từ
  • 42. 33 6795 lên 6911 người. Từ năm 2017 đến năm 2018 tăng 69 người cụ thể là từ 6911 lên 6980 người. Bảng 4.2: Một số tiêu chí kinh tế của thị trấn Bằng Lũng Tiếu chí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng Thu nhập bình quân hàng tháng của một nhân khẩu (vnđ/tháng) 23.120 24.850 26.920 74.890 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 19,75 18,91 16,48 55,14 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Chợ Đồn, 2019) [5] 19,75 18,91 16,48 14 15 16 17 18 19 20 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỷ lệ: % Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hộ nghèo Qua bảng 4.2: Cho ta thấy thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng có diễn biến tăng lên cụ thể là từ năm 2016 đến năm 2017 tăng 1.730 nghìn đồng/người/tháng. Từ năm 2017 đến năm 2018 tăng từ 24.850 đồng lên 26.920 đồng/người cụ thể là tăng 2.070đ/người/tháng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần đều qua các năm cụ thể qua biểu đồ 4.2 cho ta thấy là năm 2016 đến năm 2017 giảm từ 19,75% giảm xuống còn 18,91% giảm 0,84%. Còn từ năm 2017 sang đến năm 2018 giảm 2,43% từ 18,91% giảm xuống còn 16.48%.
  • 43. 34 4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng Trong những năm qua phong trào làm đường giao thông từng bước phát triển, một số tuyến đường giao thông được chính quyền và nhân dân đầu tư sửa chữa hàng năm, các tuyến đường giao thông liên thôn và các tuyến đường ra đồng, lên đồi đang bắt đầu được đầu tư sửa chữa. Tuy nhiên còn một số tuyến đường chưa được mở rộng, chưa trải nhựa hoặc bê tông hóa. Trong thời gian tới với chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm, hệ thống giao thông của thị trấn sẽ từng bước được đầu tư mở rộng và bê tông hoá. - Tỉnh lộ 254 chạy qua trung tâm thị trấn có chiều dài 1,5 km theo hướng Bắc Nam theo hướng quy hoạch phê duyệt từ năm 2004 lộ giới 22,5m. Hiện tại, lộ giới khác nhau có đoạn dài 19,5m, có đoạn 22,5m. - Tuyến tỉnh lộ 257 (Quốc lộ 3C): Có chiều dài khoảng 2,5km qua trung tâm thị trấn, theo hướng Đông Tây theo quy hoạch năm 2004 lộ giới là 19,5m. Hiện tại lộ giới có nhiều đoạn khác nhau có đoạn 18m, đoạn 20m. - Theo phân cấp cấp các loại đường trong đô thị, thì hệ thống giao thông chưa được hình thành rõ. Các tuyến đường giao thông đối ngoại (TL257, TL254) qua thị trấn hiện nay trực tiếp làm nhiệm vụ lưu thông chính trong đô thị nên chưa đảm bảo mối liên hệ thuận lợi, an toàn đối với các khu chức năng trong đô thị. - Một số tuyến đường đô thị chính, có lộ giới 16,5m – 19,50m là bê tông, đường cấp phối và nền tự nhiên chất lượng kém, đi lại chưa thuận tiện. - Các trục đường liên hệ giữa trục chính, nhóm nhà ở có lộ giới 5-10m [16]. 4.1.2.3. Văn hóa, thông tin - thể dục, thể thao - y tế - giáo dục - Văn hóa, thông tin – thể dục, thể thao: + Công tác văn hoá xã hội và thể thao diễn ra sôi nổi, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi - giải trí nhằm khơi dậy và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc thông qua các hội thi, hội diễn, các ngày lễ tết cổ truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú tạo không khí vui tươi lành mạnh thu được nhiều kết quả, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền
  • 44. 35 đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong nhân dân. Công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở được triển khai mạnh mẽ, số gia đình văn hoá liên tục tăng qua các năm. + Hoạt động thể dục thể thao diễn ra sôi động, phong trào toàn dân tham gia luyện tập thể dục thể thao được triển khai mạnh mẽ. Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động TDTT đã từng bước được đầu tư, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển của phong trào TDTT. + Lĩnh vực phát thanh, truyền hình, báo chí ngày càng hoàn thiện đã thực hịên tốt vai trò chuyển tải các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân [13]. - Y tế: Thị trấn Bằng Lũng có một trạm y tế, một trung tâm y tế huyện đóng trên địa bàn thị trấn. Nhìn chung công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được đảm bảo, công tác tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình thu được những kết quả đáng khích lệ, vận động nhân dân thực hiện tốt các chương trình như: Tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, các chương trình về y tế quốc gia đảm bảo thường xuyên trực và khám chữa bệnh cho nhân dân kịp thời không ngừng đẩy mạnh khám chữa bệnh, triển khai thực hiện tốt các chương trình quốc gia, chương trình truyền thông lồng ghép, vệ sinh an toàn thực phẩm, trong những năm qua không có dịch bệnh lớn nào xảy ra trên địa bàn [13]. - Giáo dục: Được sự quan tâm của nhà nước, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, do vậy cơ sở vật chất của các trường trong xã đã được quan tâm đầu tư. Trong những năm gần đây chất lượng dạy và học đã được nâng cao, đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ. Năm học 2010 – 2011 công tác giáo dục, giảng dạy luôn được quan tâm, tham gia thực hiện đầy đủ theo kế hoạch chuyên môn.
  • 45. 36 Thị trấn có đủ các cấp học: Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, hàng năm 100% số trẻ em trong độ tuổi được đến trường, chất lượng đào tạo ở mức khá tốt, tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng đạt 99%. Tuy nhiên cơ sở vật chất còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu dạy, học của giáo viên và học sinh trong thời kỳ đổi mới [13]. 4.1.2.4. Một số thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường đối với thị trấn Bằng Lũng - Thuận lợi: + Vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với các địa phương trong huyện. + Về điều kiện tự nhiên thị trấn Bằng Lũng có nhiều thuận lợi về cảnh quan và đất đai để phát triển đô thị ổn định bền vững lâu dài. Trên bình diện huyện Chợ Đồn có nguồn tài nguyên tương đối đa dạng, phong phú: Chì, kẽm, sắt, mangan… sẽ là vùng có tiềm năng khai khoáng nhất Việt Nam. Như vậy, Bằng Lũng có điều kiện để hội tụ nhân, vật lực làm động lực phát triển kinh tế - xã hội huyện Chợ Đồn nói chung và đô thị Bằng Lũng nói riêng. + Nhân dân đoàn kết, cần cù, chịu khó. + Trình độ dân trí khá thuận lợi cho việc chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật. + Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. + Hệ thống giao thông và một số công trình hạ tầng khác tuy chất lượng chưa cao nhưng đã tương đối liên hoàn là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng miền. + Ngoài các yếu tố nội lực, sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo là yếu tố quan trọng góp phần tích cực vào những thành công trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn.
  • 46. 37 - Khó khăn: + Địa hình phức tạp và chia cắt, khó khăn trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. + Có tiềm năng về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông sản và lâm sản, công nghiệp cơ khí dịch vụ du lịch,vv… nhưng chưa được khai thác có hiệu quả. + Mặt đường tỉnh lộ 254 và 257 chạy qua địa bàn thị trấn nói riêng và toàn tuyến nói chung rất hẹp, gây nhiều khó khăn cho việc đi lại của nhân dân. + Đất kém màu mỡ do hiện tượng xói mòn và rửa trôi còn diễn ra. + Quỹ đất đai là có hạn. + Chưa có kế hoạch khai thác triệt để quỹ đất chưa sử dụng để đưa vào sản xuất. + Tập trung khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên sẽ có nguy cơ làm cho môi trường bị suy thoái, độ che phủ của rừng bị suy giảm. Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tăng trưởng và phát triển bền vững đang là vấn đề đặt ra đối với thị trấn Bằng Lũng [13]. 4.2. Thực trạng công tác thu gom, phân loại và xử lý CTRSH của người dân và chính quyền tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn 4.2.1. Thực trạng công tác thu gom, phân loại CTRSH của người dân thị trấn Bằng Lũng Với một tỉnh đang trong quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa, dân cư ngày càng đông, việc phân loại chất thải sinh hoạt trong các hộ gia đình ở tỉnh Bắc Kạn nói chung và thị trấn Bằng Lũng nói riêng hiện nay là hết sức cần thiết. Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn mang lại lợi ích rất lớn giúp cho việc thu gom dễ hơn, tái sử dụng và tái chế lại những loại rác có thể sử dụng được. Phân loại rác tại nguồn sẽ tiết kiệm được ngân sách trong việc thu gom, xử lý, giảm diện tích bãi rác đồng thời giảm ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất và ô nhiễm nước ngầm, việc làm phân bón hữu cơ sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm nguồn tài nguyên, chi phí khai thác nhiên liệu. Ngoài ra
  • 47. 38 việc phân loại rác tại nguồn giúp cho việc quản lý rác tốt hơn, hạn chế sự ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường sống. Kết quả khảo sát về thực trạng phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân cho thấy, đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhưng mức độ quan tâm trong cộng đồng có khác nhau theo tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và trình độ học vấn... Bảng 4.3: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại CTRSH chia theo nhóm tuổi (N = 50) Nhóm tuổi Đánh giá việc phân loại rác thải sinh hoạt Tổng Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Khó trả lời Nhóm tuổi từ (20-30) N 4 5 9 Tỷ lệ (%) 44,4 55,6 100 Nhóm tuổi từ (31-40) N 7 4 2 13 Tỷ lệ (%) 53,8 30,8 15,4 100 Nhóm tuổi từ (41-50) N 9 6 15 Tỷ lệ (%) 60 40 100 Nhóm tuổi từ (51-60) N 4 3 1 8 Tỷ lệ (%) 50,0 37,5 12,5 100 Trên 60 N 2 2 1 5 Tỷ lệ (%) 40,0 40,0 20,0 100 Tổng N 26 20 1 3 50 Tỷ lệ (%) 52 40 2 6 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực địa, 2019) Kết quả nghiên cứu mức độ quan trọng về vấn đề phân loại rác thải được trình bày trong bảng 4.3: Có đến 52% ( 26/50 phiếu) người trả lời rằng việc phân loại rác là rất quan trọng và 40% (20/50 phiếu) người trả lời là quan trọng. Trong khi đó chỉ có 2% (1/50 phiếu) số người cho rằng là không quan trọng và 6% (3/50 phiếu) cho là khó trả lời. 1 số hộ cho là không quan trọng và khó trả lời có thể là do họ chưa biết được tầm quan trọng của việc phân loại của chất thải rắn đối với môi trường. Nhưng qua bảng kết quả điều tra
  • 48. 39 cho ta thấy đa số mọi người đều cho rằng việc phân loại CTRSH là rất quan trong, điều này có thể nhận định rằng người dân trong thị trấn có kiến thức và đã hiểu biết được tầm quan trọng của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Nhìn chung sự đánh giá về mức độ quan trọng của việc phân loại rác sinh hoạt trong gia đình có sự thay đổi theo tuổi tác. Bảng số liệu trên cho thấy trong 15 người thuộc nhóm tuổi (41 – 50), 13 người thuộc nhóm tuổi (31 – 40) và 9 người thuộc nhóm tuổi (20 – 30) được hỏi có tới 37 người chiếm trên 70% cho rằng việc phân loại là quan trọng và rất quan trọng, như vậy có thể nói đa số nhóm ngưởi tuổi trung niên đều đánh giá việc phân loại là quan trọng và rất quan trọng. Theo nhận định của em, có thể đây là nhóm tuổi mà công việc của họ đã ổn định hoặc có thể tuổi trẻ với tinh thần cầu tiến, năng động và nhạy cảm đối với những vấn đề đang xảy ra xung quanh họ, quan tâm đến những vấn đề xảy ra cho môi trường trong tương lai. Trong khi đó người cao tuổi (trên 60) có 5 (10%) người tham gia trả lời cho rằng việc phân loại là quan trọng và rất quan trọng mặc dù ít năng động, ít tiếp xúc với những thay đổi trong xã hội hơn nhóm trẻ nhưng qua đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại của người dân trong nhóm tuổi này cho thấy vấn đề phân loại rác sinh hoạt không chỉ có người trẻ quan tâm mà người cao tuổi cũng rất quan tâm. Qua quá trình khảo sát tại địa bàn thị trấn, kết quả cho thấy, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình ở thị trấn Bằng Lũng hiện nay chưa được thực hiện triệt để thể hiện qua bảng số liệu từ kết quả khảo sát như sau:
  • 49. 40 Bảng 4.4: Mức độ phân loại rác thải SH của người dân trước khi xử lý STT Số hộ phân loại rác thải sinh hoạt Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Luôn luôn 8 16 2 Thường xuyên 9 18 3 Thỉnh thoảng 12 24 4 Không bao giờ 21 42 Tổng 50 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực địa, 2019) Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện mức độ phân loại rác thải SH của người dân trước khi xử lý Qua bảng 4.4 và hình 4.3 trên cho thấy trong tổng số 100% hộ gia đình được hỏi thì có 16% (8/50 phiếu) hộ trả lời luôn luôn phân loại rác trước khi được thu gom và xử lý. Trong đó có đến 42% (21/50 phiếu) hộ trả lời cho biết là họ không bao giờ phân loại rác thải sinh hoạt hằng ngày. Điều này chứng tỏ rằng: Có một số hộ dân trong thị trấn luôn luôn phân loại rác thải sinh hoạt hằng ngày còn đa số thì chưa phân loại. Qua đó cho thấy việc phân loại chất
  • 50. 41 thải rắn sinh hoạt của người dân tại địa bàn thị trấn là chưa đồng bộ, vẫn còn mang tính tự phát và chưa triệt để. Để làm rõ điều này tôi có phỏng vấn sâu người dân sống tại thị trấn thì thu được câu trả lời là đa số không phân loại rác tại nguồn. Như vậy có thể nhận định rằng việc phân loại chất thải sinh hoạt ở các hộ gia đình tại thị trấn Bằng Lũng chưa được xem trọng. Vấn đề phân loại rác chưa được người dân quan tâm thực hiện. Khi điều tra về số hộ biết cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt thì nhận được kết quả như sau: Bảng 4.5: Số hộ biết cách phân loại CTRSH STT Số hộ biết cách phân loại rác Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Biết 30 60 2 Không biết 20 40 Tổng 50 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực địa, 2019) 60% 40% Tỷ lệ (%) Biết phân loại Không biết phân loại Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện số hộ biết cách phân loại CTRSH
  • 51. 42 Qua bảng 4.4 và hình 4.4 trên cho ta thấy có đến 60% (30/50 phiếu) hộ tham gia trả lời biết cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Chứng tỏ, các hộ dân trong khu vực đều biết cách phân loại rác sinh hoạt, có kiến thức khá tốt trong việc phân loại rác. Tuy nhiên việc thực hiện phân loại rác lại không chỉ phụ thuộc vào kiến thức mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Và một thực trạng không thể xem nhẹ là ở xóm có đến 40% (20/50 phiếu) hộ tham gia trả lời cho biết rằng họ không biết cách phân loại rác. Qua bảng 4.4 và bảng 4.5 ta có thể thấy ở bảng 4.5 có đến 60% số hộ biết cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt, còn ở bảng 4.4 thì có 42% số hộ không phân loại chất thải rắn sinh hoạt hằng ngày trước khi xử lý. Ta có thể thấy ở đây đa số là các hộ biết cách phân loại nhưng họ lại không phân loại ra trước khi xử lý. Có thể họ cho rằng việc phân loại CTRSH là không cần thiết hoặc làm mất thời gian nên nhiều hộ họ có biết cách phân loại nhưng họ lại không phân loại ra trước khi xử lý. Điều này phản ánh tình trạng một số hộ dân trong thị trấn không quan tâm nhiều đến việc phân loại rác sinh hoạt của gia đình mình. Cần nâng cao nhận thức của người dân, quan tâm hướng dẫn cho người dân phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại gia đình trước khi xử lý và có những biện pháp nhằm thay đổi hành vi của họ một khi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác. 4.2.2. Thực trạng việc xử lý CTRSH tại thị trấn Bằng Lũng Xử lý chất thải rắn trong sinh hoạt hàng ngày là việc được nhiều người quan tâm hiện nay. Xử lý chất thải tốt sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường và làm giảm phát sinh các mầm bệnh, tiết kiệm tài nguyên. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu nên nguy cơ gây ô nhiễm ngày càng cao. Thu gom và xử lý chất thải rắn đã thực sự là nỗi bức xúc của con người.
  • 52. 43 Quy trình xử lý rác ở thị trấn Bằng Lũng hiện tại có thể được tóm tắt như sau: Một số được thu gom mang đi chôn, đốt và một số thì được mang đi tái chế. Hiện nay chất thải sinh hoạt của người dân chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn, đốt lại tại bãi chôn lấp, chỉ một phần nhỏ được xử lý bằng phương pháp ủ sinh. Việc xử lý rác sinh hoạt đối với người dân ở tỉnh Bắc Kạn nói chung và thị trấn Bằng Lũng nói riêng đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết. Quá trình xử lý rác thải sinh hoạt của người dân bao gồm các giai đoạn: Phân loại, thu gom và xử lý. Do đó người dân thường trực tiếp tham gia vào công việc phân loại và thu gom rác thải của gia đình còn công việc xử lý rác sau khi phân loại và thu gom là nhiệm vụ của hính quyền và cơ quan có trách nhiệm. Có thể có một số hộ sẽ tự chôn hoặc đốt rác trong các khu đất trống hoặc sau vườn của gia đình họ nhưng không phải hộ dân nào trong thị trấn cũng có thể làm được như vậy và cách xử lý bằng cách chôn, đốt của một số hộ dân đó thì chưa thể đảm bảo vệ sinh môi trường và không gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người xung quanh. Vì vậy, vấn đề xử lý như chôn, đốt, tái chế, làm phân bón chủ yếu là công việc của nhà nước người dân không thể thực hiện được. Theo kết quả điều tra ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc xử lý rác thải cho thấy: Bảng 4.6: Ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc xử lý CTRSH STT Mức độ N Tỷ lệ (%) 1 Rất quan trọng 28 56 2 Quan trọng 12 24 3 Không quan trọng 10 20 Tổng 50 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực địa, 2019)