SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ
LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC
“THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI
ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
P H Á T T R I Ể N N Ă N G L Ự C T Ự
L À M M Ô H Ì N H
Ths Nguyễn Thanh Tú
eBook Collection
Hỗ trợ trực tuyến
Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
Tài liệu chuẩn tham khảo
Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group
vectorstock.com/10212084
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
T
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC
“THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC
ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT”- ĐỊA LÍ 10 THPT
BỘ SÁCH CÁNH DIỀU
MÔN: ĐỊA LÍ
Năm học: 2022- 2023
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
T
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ANH SƠN 1
………
*** ………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC
“THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC
ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT”- ĐỊA LÍ 10 THPT
BỘ SÁCH CÁNH DIỀU
MÔN: ĐỊA LÍ
Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Dung
Bùi Thị Thúy Nhung
Tổ: Xã hội - TDQP
Năm học: 2022 – 2023
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài.............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.......................................................................2
4. Giả thuyết khoa học...............................................................................................2
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu..........................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài.................................................................3
8. Đóng góp mới của đề tài........................................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG.............................................................................................. 5
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...............................................5
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................................5
2. Cơ sở lí luận...........................................................................................................6
3. Cơ sở thực tiễn của đề tài....................................................................................10
II. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN
ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” PHẦN THẠCH QUYỂN – ĐỊA LÍ 10 THPT,
BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.........................................................................................14
1. Thiết kế quy trình dạy học chủ đề bằng phương pháp mô hình
hóa...........................................................................................................................14
2. Liệt kê các nội dung có thể áp dụng phương pháp tổ chức cho học sinh tự làm
mô hình trong chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình
bề mặt Trái Đất” phần Thạch Quyển - Địa lí 10 THPT, sách Cánh Diều...............15
3. Thiết kế hoạt động dạy học sử dụng phương pháp tổ chức học sinh tự làm mô
hình khi dạy học chủ đề “ Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa
hình bề mặt Trái Đất”.- Địa lí 10 THPT, sách Cánh Diều......................................15
4. Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá HS trong chủ
đề.............................................................................................................................30
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................................34
1. Mục đích và nhiệm vụ.........................................................................................34
2. Tổ chức thực nghiệm...........................................................................................35
3. Kết quả thực nghiệm và đánh giá........................................................................36
4. Một số hình ảnh và video về tổ chức thực nghiệm..............................................40
IV. ÁP DỤNG SKKN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC...........................................42
V. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA GIẢI PHÁP
ĐỀ XUẤT................................................................................................................43
1. Mục đích khảo sát................................................................................................43
2. Đối tượng khảo sát...............................................................................................43
3. Nội dung và phương pháp khảo sát.....................................................................43
4. Kết quả khảo sát..................................................................................................43
VI. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................45
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................47
1. Kết luận...............................................................................................................47
2. Kiến nghị.............................................................................................................48
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
DANH MỤC VIẾT TẮT
TT Thông tin đầy đủ Chữ viết tắt
1. Giáo dục đào tạo GDĐT
2. Phương pháp dạy học PPDH
3. Hoạt động HĐ
4. Dạy học DH
5. Năng lực NL
6. Kiểm tra đánh giá KTĐG
7. Phiếu học tập PHT
8. Giáo viên GV
9. Học sinh HS
10. Trung học phổ thông THPT
11. Thực nghiệm TN
12. Đối chứng ĐC
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
1
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do lựa chọn đề tài
Bước sang thế kỉ XXI với những thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học kĩ
thuật mà sức lao động của con người đã được giải phóng, năng suất lao động ngày
càng được nâng cao, kinh tế ngày càng phát triển theo hướng hiện đại. Điều đó đòi
hỏi ngành giáo dục phải không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Chính vì vậy, xu thế chung của các nước trên thế giới hiện nay đang chuyển từ
giáo dục chú trọng nội dung sang giáo dục chú trọng phát triển năng lực người học
để hướng tới đào tạo nguồn lạo động vừa có phẩm chất, năng lực, tay nghề vững
vàng vừa có những kĩ năng sống cần thiết.
Đối với Việt Nam, giáo dục và đào tạo luôn được xem là quốc sách hàng đầu .
Hòa chung với xu hướng giáo dục của thế giới, giáo dục của Việt Nam đang có
những bước chuyển mình để đổi mới, thoát khỏi lối giáo dục truyền thống và đáp
ứng với những yêu cầu của thời đại mới. Điều đó đã được khẳng đỉnh tại nghị
quyết số 29 NQ/TW, Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo với mục tiêu cụ thể “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng
kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi
nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở
để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Văn
kiện khẳng định phải chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lí
luận gắn với thực tiễn. Như vậy định hướng cơ bản của việc đổi mới là chuyển từ
truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực phẩm chất, phát huy tính chủ động và
sáng tạo của người học. Năm học 2022- 2023 này, nền giáo dục nước nhà đang
thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, tổ chức các hoạt động dạy học
thực sự gắn với phát triển năng lực và phẩm chất người học chứ không chỉ là mang
tính chất định hướng như trước đây.
Tuy nhiên, từ thực tế công tác dạy học ở các trường trung học phổ thông nói
chung và dạy học môn Địa lí nói riêng chúng tôi nhận thấy nhiều giáo viên đang
dạy học theo phương pháp truyền thống, mặc dù có thay đổi nhưng chưa đáng kể.
Giáo viên chưa thường xuyên nghiên cứu để sử dụng các kĩ thuật, phương pháp
dạy học mới, chưa đa dạng các hình thức dạy học nên chưa tạo ra sự hứng thú,
chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Đặc biệt các em còn gặp
nhiều lúng túng khi ứng phó với các tình huống xảy ra trong cuộc sống.
Là các giáo viên công tác giảng dạy nhiều năm ở một trường miền núi của tỉnh
Nghệ An chúng tôi nhận thấy đổi mới là cần thiết và cấp bách. Chúng tôi đã tìm
tòi, mạnh dạn áp dụng nhiều hình thức, nhiều kĩ thuật, phương pháp dạy học để
phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Trong đó, tổ chức cho học sinh tự làm
mô hình là một phương pháp rất hiệu quả trong dạy học bộ môn Địa lí.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
2
Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển năng lực học sinh thông qua
hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức “Thạch quyển. Nội lực và
tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” – Địa lí 10 THPT, bộ sách
Cánh Diều” với mong muốn được chia sẻ một số kinh nghiệm sử dụng mô hình tự
làm trong đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí.
2. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về mặt lí luận và thực tiễn, đề xuất một số kinh
nghiệm thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh có sử dụng mô hình
khi tìm hiểu các chủ đề trong phần Thạch quyển - Địa lí 10, sách Cánh Diều nhằm
đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Địa lí tại
các trường THPT.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Học sinh lớp 10,
- Chương trình Địa lí 10, bộ sách Cánh Diều.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng của học sinh khi học tập bộ môn Địa lí và phương pháp tổ chức hoạt
động tự làm mô hình trong các hoạt động học tập chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và
tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”- Địa lí 10 THPT, bộ sách
Cánh Diều.
4. Giả thuyết khoa học
- Nếu tổ chức hoạt động tự làm mô hình một cách có cơ sở khoa học, có tính khả
thi thì sẽ tạo được hứng thú, kích thích tính chủ động, tích cực học tập của học sinh
và phát triển nhiều phẩm chất và năng lực người học khi tìm hiểu về kiến thức
“Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”- Địa
lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp sử dụng mô hình, các hình thức tổ chức
và quy trình vận dụng phương pháp sử dụng mô hình trong dạy học Địa lí trường
THPT.
- Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về thực trạng vận dụng phương pháp sử dụng mô
hình nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong môn Địa lí ở các trường
THPT trên địa bàn Tây Nghệ An; Từ đó đề xuất một số giải pháp thực hiện.
- Phân tích cấu trúc nội dung chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội
lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều, đề xuất
những nội dung có thể vận dụng phương pháp sử dụng mô hình.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
3
- Thiết kế các hoạt động học tập theo phương pháp hướng dẫn tự làm mô hình
trong chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt
Trái Đất”- Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều.
- Thực nghiệm sư phạm trong dạy học chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động
của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”- Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều,
để kiểm chứng giả thuyết hiệu quả của đề tài và khả năng áp dụng dạy học môn
Địa lí ở trường THPT.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu các dạng hoạt động học tập tổ chức hoạt động tự làm mô
hình để bồi dưỡng và phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh qua chủ đề “Thạch
quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” - Địa lí 10
THPT, bộ sách cánh Diều.
- Không gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu cho học sinh khối 10
tại các trường THPT trong huyện Anh Sơn và một số huyện Tây Nghệ An.
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Nghiên cứu các tài liệu lý luận dạy học Địa lí, các trang web có nội dung liên
quan, các tạp chí giáo dục, tài liệu …sau đó tiến hành phân tích, so sánh, chọn lọc
nội dung làm cơ sở lý luận cho các vấn đề nghiên cứu.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
6.2.1. Nhóm phương pháp điều tra, phỏng vấn.
- Tổ chức điều tra tình hình dạy học môn Địa lí của một số giáo viên và học
sinh ở các trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi Tây Nghệ An.
6.2.2. Phương pháp thống kê
- Thống kê theo kết quả điều tra giáo viên, học sinh trước khi áp dụng đề tài.
- Thống kê theo kết quả điểm số, chỉ tiêu năng lực của học sinh, sản phẩm của
học sinh (mô hình) sau khi áp dụng đề tài và xử lí bằng các công thức tính toán
trên phần mềm Excel máy tính.
6.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm kế hoạch bài
dạy theo ý tưởng của đề tài ở nhiều lớp học, trường học.
7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài
- Tổ chức học tập Địa lí bằng cách sử dụng các mô hình tự làm khi tìm hiểu chủ
đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”
Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều là một phương pháp dạy học hiệu quả để phát
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
4
triển phẩm chất và năng lực người học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Địa
lí.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Về lí luận:
+ Làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp tổ chức
hoạt động tự làm mô hình, đổi mới và đa dạng phong phú thêm phương pháp dạy
học Địa lí của giáo viên ở trường THPT, góp phần phát huy năng lực sáng tạo cho
học sinh.
- Về thực tiễn:
+ Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng của việc vận dụng phương pháp tổ
chức hoạt động tự làm mô hình trong dạy học Địa lí ở trường THPT.
+ Đề xuất được quy trình thiết kế các hoạt động dạy học khi sử dụng mô hình; Thử
nghiệm thành công quy trình thiết kế các hoạt động dạy học khi sử dụng mô hình.
+ Rút ra được một số kinh nghiệm dạy học phát triển năng lực cho học sinh.
+ Thông qua nội dung đề tài đóng góp thêm tài liệu tham khảo với các bạn đồng
hành giảng dạy bộ môn Địa lí nói chung về đổi mới PPDH nhằm phát huy năng lực
sáng tạo cho học sinh hiện nay.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
5
PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Tình hình nghiên cứu phương pháp dạy học bằng mô hình trên thế
giới
Ý tưởng về mô hình hóa trong dạy học được đề xuất bởi Aristodes C.Barreto
từ rất sớm. Phương pháp mô hình hóa ra đời dựa trên những thành tựu về khoa học
tâm lý, khoa học giáo dục, toán học, logic học và dựa trên kĩ thuật hiện đại.
Bồi dưỡng cho học sinh năng lực phát hiện, đặt và giải quyết vấn đề là mục
tiêu của phương pháp mô hình nói riêng và phương pháp dạy học tích cực nói
chung.
Trên thế giới, phương pháp dạy học tích cực có mầm mống từ cuối thế kỉ
XIX, đầu thế kỉ XX, đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong những năm 50, 60 trong
giáo dục Liên Xô (cũ) và các nước XHCN. Nhưng những tư tưởng trong giai đoạn
này vẫn được xem như triết lý chứ chưa tạo ra sức mạnh về công nghệ trong dạy
học. Sự chuyển hóa từ phương pháp khoa học sang phương pháp dạy học thông
qua xử lý sư phạm nhằm phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề
mới thực sự tạo sự đổi mới trong giáo dục. Phương pháp mô hình hóa cũng ngày
càng phát triển và giữ vị trí quan trọng trong dạy học.
Phương pháp mô hình là phương pháp có trình độ cao về tính khái quát cho
nên việc vận dụng đòi hỏi học sinh và giáo viên phải có vốn hiểu biết nhất định
liên quan. Khi bàn về những khó khăn khi áp dụng mô hình hóa. V.G-
Razumovxki đã nhận định “Ở giai đoạn xây dựng mô hình, vì việc tìm ra những
đối tượng trừu tượng thích hợp có thể thay thế cho sự vật, quá trình, hiện tượng
nghiên cứu là rất khó, nên thông thường thì học sinh không tự làm được việc đó,
tính tự lực của họ trong giai đoạn này bị hạn chế”.
Kaiser Messmer nêu hai hướng khai thác mô hình. Thứ nhất, sử dụng mô
hình để hiểu và giải quyết các vấn đề thực tiễn như một phương tiện để dạy học ở
trường phổ thông. Thứ hai, mô hình được dùng để phục vụ mục đích nghiên cứu
khoa học.
Vào những năm 2000, nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu, khai thác mô
hình theo hướng thứ nhất. Barbosa đưa ra kết luận, mô hình hóa đóng vào vai trò
quan trọng trong dạy học là môi trường để học sinh tìm hiểu, khám phá kiến thức.
1.2. Tình hình nghiên cứu phương pháp dạy học bằng mô hình ở Việt
Nam.
Ở Việt Nam, phương pháp dạy học bằng mô hình vẫn còn khá mới mẻ đối
với giáo viên. Chưa có nhiều công trình nghiên cứu về việc vận dụng phương
pháp này trong dạy học ở trường phổ thông.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
6
Đối với môn Địa lí, mô hình được sử dụng trong dạy học theo khuynh
hướng sử dụng mô hình làm phương tiện dạy học trực quan. Một số công trình
nghiên cứu về việc sử dụng mô hình trong dạy học sinh nhưng chưa định hướng
vận dụng và chưa xây dựng quy trình vận dụng phương pháp này trong dạy học địa
lí. Một số tác giả có đề cập đến tính chất, chức năng của mô hình có sẵn. Tuy
nhiên, hầu hết các tác giả chưa xây dựng được quy trình thiết kế các hoạt động dạy
học khi sử dụng mô hình của một chủ đề cụ thể; các tiêu chí đánh giá khoa học
theo định hướng phát triển các năng lực cho học sinh, đặc biệt dạy học dựa trên mô
hình học sinh tự làm, và thông qua hoạt động tự làm mô hình của học sinh để phát
triển năng lực là rất hiếm. Như vậy, có thể thấy rằng, phương pháp này vẫn chưa
được sử dụng thường xuyên và hiệu quả ở các trường học nói chung và các trường
THPT nói riêng.
2. Cơ sở lí luận
2.1. Khái niệm mô hình
Khái niệm mô hình đựợc sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ thông thường
hàng ngày và trong khoa học với những ý nghĩa khác nhau. Trong giờ học, học
sinh thường gặp mô hình về động cơ đốt trong, mô hình trái đất…đó là những vật
cùng hình dạng nhưng đựợc thu nhỏ lại mô phỏng cấu tạo, hoạt động của vật cần
nghiên cứu. Hay trong nghiên cứu khoa học mô hình phân tử, mô hình nguyên
tử…lại mô tả những vật thể mà ta chỉ biết được những tính chất của chúng chứ
không quan sát được. Nói chung, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về mô hình.
Mô hình theo Wikipedia là “là một đại diện của một hệ thống, được tạo
thành từ các thành phần của các khái niệm được sử dụng để giúp mọi người biết
hiểu hoặc mô phỏng một chủ đề mà mô hình đó đại diện”
Trong Địa lí, người ta đưa ra định nghĩa mô hình vật chất là phương tiện dạy
học hình khối phản ánh tính chất, cấu tạo cơ bản của vật. Giá trị sư phạm của của
mô hình ở chỗ nó có khả năng truyền đạt thông tin về sự phân bố và tác động qua
lại giữa các bộ phận trong mô hình. Bên cạnh đó còn có mô hình tượng trưng hay
mô hình tưởng tượng như sơ đồ bảng biểu, đồ thị.
2.2. Các loại mô hình sử dụng trong dạy học Địa lí
2.2.1. Mô hình vật chất
- Là loại mô hình dạy học dạng hình khối phản ánh cấu tạo, tính chất cơ bản
của vật. Loại mô hình này có ưu điểm là có khả năng truyền đạt thông tin về sự
phân bố và tác động qua lại giữa các bộ phận trong mô hình.
- Loại mô hình này chỉ sử dụng ở giai đoạn thấp của quá trình nhận thức khi
hình thành các biểu tượng hay thu thập kiến thức có tính chất kinh nghiệm. Những
kiến thức học sinh lĩnh hội được từ loại mô hình này thường là những tính chất bên
ngoài của hiện tượng, đối tượng thực.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
7
2.2.2. Mô hình ký tưởng (mô hình lý thuyết)
Là những mô hình trừu tượng mà trên đó người ta chỉ áp dụng các thao tác
tư duy lý thuyết, các phần tử của mô hình và đối tượng thật có bản chất địa lí hoàn
toàn khác nhau nhưng chúng hoạt động theo những quy luật giống nhau.
2.3. Vai trò của phương pháp mô hình hóa trong dạy học Địa lí
Trong dạy học nói chung và dạy học bộ môn Địa lí nói riêng, để nâng cao
chất lượng dạy học, chúng ta có thể sử dụng kết hợp nhiều hình thức tổ chức, nhiều
phương pháp dạy học khác nhau. Trong đó, phương pháp dạy học bằng mô hình
học sinh tự làm giúp phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh:
* Phẩm chất: Theo định hướng mới, chương trình giáo dục phổ thông hình
thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái,
chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Trong đó, khi sử dụng phương pháp mô hình hóa, cụ thể là sử dụng mô hình
học sinh tự làm có thể giúp học sinh:
Yêu nước: Thông qua tìm hiểu về thế giới sống, bồi đắp thêm tình yêu thiên
nhiên, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ môi trường.
Nhân ái: Thông qua hoạt động làm việc nhóm, học sinh học cách cảm thông,
chia sẻ, tôn trọng sự khác biệt, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
Chăm chỉ: Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, yêu cầu HS phải tìm tòi,
nghiên cứu tài liệu, tìm giải pháp; từ đó có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu
của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập;
Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết
quả tốt trong học tập.
Trung thực: Học sinh học được tính trung thực trong quá trình làm việc và
báo cáo kết quả, qua sự đánh giá khách quan của giáo viên và các học sinh khác.
Trách nhiệm: Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, học sinh
thể hiện sự trách nhiệm đối với bản thân, với công việc và chịu trách nhiệm với tập
thể (nhóm, lớp).
* Năng lực: Khi sử dụng phương pháp mô hình hóa trong dạy học Địa lí
giúp hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực chung và các năng lực đặc
thù bao gồm:
Năng lực tự chủ và tự học: Để hoàn thành nhiệm vụ học tập theo phương
pháp này, HS cần tự lực xây dựng kế hoạch nhóm, kế hoạch cá nhân, tích cực tìm
tòi; làm chủ cảm xúc khi làm việc chung, khi trình bày sản phẩm trước tập thể…
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trong quá trình hoạt động nhóm, học sinh
rèn luyện khả năng giao tiếp, thống nhất ý kiến, biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với
các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng của nhóm;
Biết theo dõi, đánh giá được khả năng hoàn thành công việc của từng thành viên
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
8
trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt
động hợp tác…
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Để tự làm được mô hình theo yêu
cầu của giáo viên, HS cần xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp
từ các thành viên trong nhóm; mạnh dạn đưa ra các ý tưởng đôt phá; Biết đặt nhiều
câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều; không thành kiến
khi xem xét, đánh giá vấn đề; biết quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết
phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề.
Phát triển các năng lực địa lí, bao gồm các thành phần năng lực: nhận biết
được các đặc điểm của các đối tượng tự nhiên; So sánh những điểm giống và khác
nhau giữa các đối tượng; Phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
- Mô hình trong dạy học thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá
trình Địa lí xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận trực
tiếp được. Chúng giúp cho học sinh phát huy các giác quan và thao tác tư duy để
nhận biết được mối quan hệ giữa các mặt của đối tượng, từ đó giải thích được các
hiện tượng, quá trình, quy luật địa lí.
- Mô hình hóa giúp học sinh phát triển các năng lực nhận thức, đặc biệt là
khả năng quan sát, tư duy (phân tích các hiện tượng, xây dựng giả thuyết, rút ra
những kết luận có độ tin cậy) qua việc xây dựng và thao tác trên mô hình. Thông
qua nghiên cứu sự kiện khởi đầu, tìm ra các đặc điểm của đối tượng, học sinh phải
có kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa những đặc điểm đó thành những dấu hiệu bản
chất để xây dựng mô hình.
- Mô hình giúp cụ thể hóa những đối tượng, trừu tượng thành những hệ
thống đơn giản hơn, gần gũi hơn, tạo điều kiện cho học sinh nghiên cứu được các
đặc điểm, tính chất của đối tượng một cách dễ dàng giúp kích thích hứng thú học
tập, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học.
2.4. Cơ sở khoa học của dạy học môn Địa lí khi sử dụng mô hình để phát
triển năng lực cho học sinh
2.4.1. Khả năng vận dụng tổ chức dạy học Địa lí thông qua hoạt động
tự làm mô hình ở trường trung học phổ thông
Địa lí là môn học thực nghiệm kết hợp lý thuyết và vận dụng thực tiễn. Môn
Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế - xã hội) vừa thuộc lĩnh
vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học sinh có được những hiểu biết cơ
bản về khoa học Địa lí, các ngành nghề có liên quan đến Địa lí, khả năng ứng dụng
kiến thức địa lí trong đời sống; đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ
năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở
vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan. Trong đó, các
kiến thức về Địa lí tự nhiên khá phức tạp, trừu tượng; mặt khác điều kiện cơ sở vật
chất, kĩ thuật của các nhà trường chưa có đủ các phương tiện trực quan, chưa đáp
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
9
ứng đủ so với nhu cầu dạy học của giáo viên và học sinh. Để giải quyết vấn đề này,
giáo viên có thể khai thác khả năng sáng tạo của học sinh để xây dựng các mô hình
mô phỏng cấu trúc, quá trình Địa lí; từ đó tổ chức hoạt động dạy học phù hợp
nhằm đảm bảo mục tiêu dạy học.
Học sinh THPT có tư duy sáng tạo phong phú, có tính độc lập cao, có thể sử
dụng thành thạo các công cụ (các phần mềm, internet...) và biết tìm kiếm tài liệu để
thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác, ở độ tuổi này, các em có tính hiếu kì, và đam mê
tìm tòi khám phá và thể hiện mình. Đặc điểm này là điều kiện rất thuận lợi để áp
dụng hình thức tổ chức sử dụng mô hình tự làm vào giảng dạy Địa lí ở trường
THPT nhằm phát triển các năng lực cho học sinh.
2.4.2. Cơ sở của việc vận dụng tổ chức dạy học phát triển năng lực
học sinh thông qua hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức “ Thạch
quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” - Địa
lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều
Chương trình Địa lí 10, sách Cánh Diều nghiên cứu một cách tổng hợp các
thành phần cấu thành nên vỏ địa lí của Trái Đất cũng như các bộ phận lãnh thổ
khác nhau của Trái Đất. Trong đó chủ đề “ Thạch quyển. Nội lực và tác động của
nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”, chủ yếu nghiên cứu các thành phần, bộ phận
cấu tạo nên thạch quyển, các vận động của lớp vỏ Trái Đất thông qua các hiện
tượng uốn nếp và đứt gãy, hoạt động của núi lửa cũng như sự phân bố các vành đai
động đất, núi lửa trên Trái Đất…Chủ đề này rất thuận lợi và phù hợp để áp dụng
phương pháp tổ chức học sinh tự làm mô hình để tìm hiểu kiến thức, đồng thời
thông qua đó giúp học sinh phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù Địa
lí.
Học sinh lớp 10 là những học sinh đầu cấp THPT, các em đã có sự phát triển
nhất định về khả năng học tập, tìm tòi, sáng tạo; cùng với các kiến thức nền tảng từ
các môn khoa học khác, các em hoàn toàn có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ
học tập mà giáo viên giao phó.
3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
3.1. Thực trạng dạy học phát triển năng lực và dạy học bằng mô hình ở
các trường trung học phổ thông trên địa bàn của các trường trên địa bàn miền
Tây Nghệ An
Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thực trạng tổ chức dạy học để phát triển
năng lực, phẩm chất người học theo tinh thần chỉ đạo của của Bộ GD&ĐT cho
chương trình GDPT 2018 nói chung và phương pháp dạy học mô hình nói riêng
trong giảng dạy môn Địa lí tại các trường THPT Anh Sơn I,II,III và các trường
THPT trên địa bàn các huyện miền Tây Nghệ An.
Hoạt động điều tra được tiến hành bằng cách xây dựng phiếu điều tra theo
biểu mẫu trên Google Forms để thực hiện khảo sát đối với 50 giáo viên dạy Địa lí.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
10
https://docs.google.com/forms/d/1NCVlRkuqGGGjNnkhcd1BVh98KiGzKS
cE-iw2JtgixzU/edit (đường link khảo sát)
Kết quả cụ thể như sau:
TT Nội dung trao đổi
Kết quả
Số
lượng
Tỷ lệ
1
Thầy (cô) thấy việc áp dụng PPDH và KTĐG để phát triển phẩm chất và
năng lực học sinh hiện nay như thế nào?
a. Không cần thiết 0 0%
b. Cần thiết 16 32%
c. Rất cần thiết 34 68%
2
Thầy (cô) có những hiểu biết như thế nào về các PPDH và KTĐG để phát
triển phẩm chất và năng lực học sinh ở trường THPT?
a. Mới học các môđun BDTX nhưng chưa hiểu 14 28%
b. Đã học các môđun BDTX nhưng chưa hiểu rõ,
chưa biết áp dụng
31 62%
c. Đã hiểu rõ về PPDH và KTĐG để phát triển
phẩm chất và năng lực học sinh và áp dụng thường
xuyên
5 10%
3
Việc tổ chức vận dụng dạy học và KTĐG để phát triển phẩm chất và năng
lực học sinh ở đơn vị công tác của thầy (cô) như thế nào?
a. Đã được triển khai nhưng chưa thường xuyên và
chưa hiệu quả
26 52%
b. Tổ chức thường xuyên nhưng chưa hiệu quả 24 48%
c. Tổ chức thường xuyên và hiệu quả 0 0%
4
Thầy (cô) đã từng áp dụng dạy học bằng mô hình trong trường THPT
chưa?
a. Tôi chưa từng áp dụng 30 60%
b. Đã từng sử dụng mô hình có sẵn của thiết bị dạy
học có sẵn
19 38%
c. Đã từng sử dụng mô hình do HS tự làm 1 2%
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
11
TT Nội dung trao đổi
Kết quả
Số
lượng
Tỷ lệ
5
Thầy (cô) nhận xét về hứng thú học tập của học sinh khi học chủ đề “
Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái
Đất” Địa lí 10 như thế nào?
a. Không thích học 20 40%
b. Bình thường 27 54%
c. Hứng thú, tích cực 3 6%
6
Nếu việc dạy học vận dụng hoạt động học sinh tự làm mô hình được áp
dụng vào môn Địa lí thì có hiệu quả không?
a. Không hiệu quả 2 4%
b. Ít hiệu quả 5 10
c. Hiệu quả 13 26%
d. Rất hiệu quả 30 60%
Qua kết quả điều tra, có thể nhận thấy:
- Hầu hết các giáo viên đều cho rằng việc vận dụng các PPDH và KTĐG để
phát triển phẩm chất và năng lực học sinh là điều rất cần thiết để nâng cao chất
lượng giáo dục.
- Nhiều giáo viên vẫn đang còn gặp những khó khăn về các PPDH và KTĐG
để phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, mặc dù đã được tìm hiểu thông qua
các modul BDTX, các chương trình tập huấn và một số thầy cô vẫn còn lúng túng
trong khi chương trình GDPT mới đã bắt đầu được triển khai trong năm học này ở
bậc THPT.
- Việc vận dụng dạy học và KTĐG phát triển phẩm chất và năng lực học
sinh ở các trường THPT chưa được áp dụng thường xuyên và hiệu quả. Một số
giáo viên đã tích cực vận dụng tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn, nhiều giáo viên
chưa thành công khi xây dựng kế hoạch bài học và áp dụng các phương pháp dạy
học và KTĐG theo định hướng mới. Điều này, theo tìm hiểu thì nguyên nhân chủ
yếu là do nhiều giáo viên mới tiếp cận thông qua các chương trình bồi dưỡng theo
modul trong thời gian ngắn nên chưa kịp thấm nhuần, một số do sức ỳ lớn, đã quen
với PPDH truyền thống nên ngại đổi mới…
- Kết quả điều tra về thực trạng sử dụng mô hình trong dạy học Địa lí cho
thấy, hầu hết các giáo viên lên lớp chủ yếu sử dụng học liệu là tranh ảnh SGK,
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
12
tranh khổ lớn, hình ảnh và một số mô hình có sẵn trong phòng thiết bị dạy học, rất
ít giáo viên sử dụng phương pháp hướng dẫn học sinh tự làm mô hình để tìm hiểu
kiến thức đồng thời phát triển các năng lực và phẩm chất cho học sinh.
- Các giáo viên hầu hết cho rằng chủ đề “ Thạch quyển. Nội lực và tác động
của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” là một chủ đề hấp dẫn nhưng khá trừu
tượng; Nhiều học sinh chưa có hứng thú học tập ở phần kiến thức này do nhiều
giáo viên chưa tìm ra phương pháp và cách thức tổ chức dạy học phù hợp. Vì vậy,
hầu hết các giáo viên đồng ý rằng nếu vận dụng PPDH sử dụng mô hình học sinh
tự làm thành công thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
3.2. Hứng thú học tập của học sinh đối với phương pháp mô hình hóa
trong dạy học Địa lí ở các Trường THPT trên địa bàn các huyện miền Tây Nghệ
An
Trước khi tiến hành triển khai giải pháp của đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu
thực trạng về hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn Địa lí và phương pháp
dạy học bằng mô hình trong Địa lí ở các trường THPT Anh Sơn I,II,III thông qua
điều tra bằng phiếu thăm dò với học sinh.
Hoạt động điều tra được tiến hành bằng cách xây dựng phiếu điều tra theo
biểu mẫu trên Google Forms và phỏng vấn trực tiếp.
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSf517dZXIx8ogwTYWq7rfkiC
w5HUUzF3DyMyPI76hv2UeUL6Q/viewform (Link phiếu điều tra)
Thời gian điều tra: đầu năm học 2022 – 2023
Phiếu điểu tra được gửi tới 200 học sinh và thu được kết quả cụ thể như sau:
TT Nội dung trao đổi
Kết quả
Số lượng Tỷ lệ
1 Em có thích học môn Địa lí không?
a. Không thích. 88/200 44%
b. Bình thường. 72/200 36%
c. Rất thích. 40/200 20%
(Nếu chọn a,b trả lời tiếp câu 2; nếu chọn c trả lời câu 3)
2 Tại sao em không thích môn Địa lí?
a. Vì môn Địa lí khó, trừu tượng. 53/160 33.1%
b. Vì giờ học kém thú vị. 61/160 38.1%
c. Lí thuyết nhiều, khó vận dụng vào thực tiễn. 46/160 28.8%
3 Tại sao em thích học môn Địa lí?
a. Vì em có nguyện vọng học các ngành học sử dụng
kết quả học và thi môn Địa lí để xét tuyển.
30/40 75%
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
13
TT Nội dung trao đổi
Kết quả
Số lượng Tỷ lệ
b. Vì môn Địa có nhiều vấn đề hấp dẫn. 6/40 15%
c. Vì môn Địa gần gũi với thực tiễn cuộc sống. 4/40 10%
4
Em đã từng được học các tiết học có sử dụng mô hình ở trường THPT
chưa?
a. Chưa bao giờ. 106/200 53%
b. Đã từng. 94/200 47%
c. Rất nhiều 0/200 0%
5
Trong môn Địa lí, em đã từng được học các tiết học sử dụng mô hình học
sinh tự làm chưa?
a. Chưa từng được học 132/200 66%
b. Đã từng sử dụng mô hình có sẵn trong phòng
TBTN
68/200 34%
c. Đã được học 0/200 0%
6
Em có thích học các giờ học trong đó GV tổ chức các hoạt động dạy học
tích cực không?
a. Rất thích 160/200 80%
b. Bình thường 32/200 16%
c. Không thích 8/200 4%
7.
Em có mong muốn gì khi học tập môn Địa lí?
………………………………………………………………
Qua kết quả điều tra có thể nhận thấy:
- Thực tế chưa có nhiều học sinh yêu thích môn Địa lí; chỉ có một số ít em
cảm thấy yêu thích môn học này và chọn môn Địa lí trong tổ hợp môn xét tuyển
trong các kì thi tuyển sinh vào các trường ĐH, Cao đẳng.
- Hầu hết các em cho rằng môn Địa có nhiều kiến thức khó, trừu tượng. Đặc
biệt là các kiến thức về các vấn đề của địa lí tự nhiên như tìm hiểu về cấu trúc của
Trái Đất, tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất, sự hình thành bề mặt
địa hình nơi có đồng bằng, nơi có núi cao, nơi thì thung lũng. Các hiện tượng về
động đất , núi lửa, sóng thần, sự va chạm của các mảng kiến tạo…. Nhiều em thấy
khó khăn trong vấn đề phát triển các năng lực nhận thức và tìm hiểu thế giới cũng
như vận dụng các kiến thức được học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Theo điều tra, một số học sinh đã trải nghiệm phương pháp dạy học bằng
mô hình ở một số môn học, nhưng chưa từng tự làm mô hình để tìm hiểu kiến thức
trong môn Địa lí. Các em cho rằng sử dụng phương tiện trực quan thì nhiệm vụ
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
14
học tập trở nên thú vị hơn rất nhiều. Các em rất hứng thú với các phương pháp dạy
học mới vì mong muốn được tham gia nhiều hoạt động trong quá trình học thay vì
tiếp thu kiến thức một chiều từ giáo viên.
- Hầu hết học sinh mong muốn được tham gia khám phá tìm tòi, tham gia
nhiều hoạt động trong học tập môn Địa lí, mong muốn tiết học được diễn ra thú vị
hứng khởi.
Như vậy, thông qua điều tra thực trạng dạy và học ở địa phương cho thấy
tầm quan trọng của đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, trong đó
đưa các PPDH mới và vận dụng vào thực tiễn công tác là việc làm cần thiết để
nâng cao chất lượng. Đồng thời cho thấy phương pháp tổ chức học sinh tự làm mô
hình là phù hợp để phát triển năng lực người học thông qua các hoạt động tổ chức
học tập được giáo viên xây dựng một cách khoa học, bài bản.
II. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI DẠY
HỌC CHỦ ĐỀ “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI
LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” PHẦN THẠCH QUYỂN - ĐỊA
LÍ 10 THPT, BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.
1. Thiết kế quy trình dạy học chủ đề bằng phương pháp mô hình hóa
Chúng tôi tiến hành thiết kế quy trình tổ chức dạy học chủ đề bằng phương
pháp sử dụng mô hình học sinh tự làm trong môn Địa lí theo các bước cơ bản sau:
1. Xác định các
phương pháp, kĩ thuật
tổ chức hoạt động
2. Xác định phương
tiện hoạt động
3. Xác định các bước
thực hiện
Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề
Bước 1: Lựa chọn chủ đề dạy học
Bước 3: Xác định các vấn đề cần giải quyết
trong chủ đề
Bước 5: Thiết kế hoạt động học tập
Bước 6: Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ
kiểm tra, đánh giá HS trong chủ đề
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
15
2. Liệt kê các nội dung có thể áp dụng phương pháp tổ chức cho học sinh tự
làm mô hình trong chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến
địa hình bề mặt Trái Đất” phần Thạch Quyển - Địa lí 10 THPT, sách Cánh
Diều.
- Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi lựa chọn chủ đề: “Thạch quyển.
Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”. Nội dung chủ đề
theo kế hoạch dạy học bộ môn được dạy trong 3 tiết.
- Mạch nội dung của chủ đề: “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực
đến địa hình bề mặt Trái Đất” bao gồm:
+ Tiết 1: Thạch quyển (1. Khái niệm về Thạch quyển. 2. Phân biệt Thạch
quyển với vỏ Trái Đất. 3. Khái niệm và nguyên nhân của nội lực).
+ Tiết 2: Tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
(1. Hiện tượng uốn nếp. 2. Hiện tượng đứt gãy. 3. Hoạt động núi lửa).
+ Tiết 3: Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất.
Như vậy, các nội dung về đặc điểm, nguyên nhân và kết quả của các tác
động nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất đều phù hợp để áp dụng phương pháp sử
dụng mô hình để tổ chức dạy học.
Mặt khác, mục tiêu của chủ đề học tập này hướng tới trình bày được khái
niệm của thạch quyển, phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất; trình bày được
khái niệm nguyên nhân của nội lực và tác động của nội lực đến sự hình thành địa
hình bề mặt Trái Đất; phân tích được sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh về tác động của nội
lực đến địa hình bề mặt Trái Đất; nhận xét và giải thích được sự phân bố các vành
đai động đất,vành đai núi lửa trên Trái Đất. Có thể nhận thấy, yêu cầu cần đạt của
chủ đề khá khó và trừu tượng. Thế nhưng, thông qua việc tổ chức tự làm mô hình,
học sinh dễ dàng đạt được các mục tiêu của bài học một cách tự nhiên. Không
những thế, học sinh còn sử dụng các mô hình tự làm như phương tiện trực quan để
trình bày, phân tích các nội dung bài học cho các bạn khác trong lớp cùng hiểu rõ.
Vì vậy, việc tổ chức cho học sinh tự làm mô hình không chỉ giúp các em học sinh
chủ động để hình thành kiến thức mới mà còn tạo ra hứng thú, kích thích học sinh
hăng say học tập, phát triển nhiều năng lực cho học sinh.
3. Thiết kế hoạt động dạy học sử dụng phương pháp tổ chức học sinh tự làm
mô hình khi dạy học chủ đề “ Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực
đến địa hình bề mặt Trái Đất”- Địa lí 10 THPT ,sách Cánh Diều.
CHỦ ĐỀ: THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC
ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm Thạch quyển. Phân biệt được Thạch quyển với
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
16
vỏ Trái Đất.
- Trình bày được khái niệm Thạch quyển. Phân biệt được Thạch quyển với
vỏ Trái Đất.
- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân của nội lực và tác động cuả nội
lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- Phân tích được sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh về tác động của nội lực đến địa
hình bề mặt Trái Đất.
- Nhận xét và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất, các vành đai
núi lửa trên Trái Đất.
- Quan sát mô hình để trình bày được đặc điểm, vị trí của Thạch quyển. Lập
bảng so sánh về hiện tượng uốn nếp và hiện tượng đứt gãy ở bề mặt Trái Đất.
Trình bày và nêu mối quan hệ về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên
Trái Đất.
- Vận dụng kiến thức để giải thích về mối quan hệ giữa động đất, núi lửa và
sinh ra các dãy núi trẻ trên thế giới.
- Tìm kiếm các thông tin và nguồn số liệu tin cậy về các khu vực chịu tác
động của nội lực và các dạng địa hình bề mặt Trái Đất do tác động của nội lực tạo
thành.
2. Năng lực:
Năng lực Cụ thể
Mã
hóa
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Nhận thức địa lí
- Trình bày được khái niệm Thạch quyển, Nội lực. (1)
- Chỉ ra đặc điểm khác nhau giữa Thạch quyển và vỏ
Trái Đất.
(2)
- Trình bày được nguyên nhân và kết quả của các tác
động nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
(3)
- Phân tích được mối quan hệ giữa sự hình thành các
vành đai động đất, núi lửa và hình thành các dãy núi
trẻ.
(4)
- Quan sát mô hình, lập được bảng so sánh giữa hiện
tượng uốn nếp và hiện tượng đứt gãy đến sự hình
thành địa hình bề mặt Trái Đất.
(5)
Tìm hiểu thế
giới sống
- Thực hành: Làm mô hình Thạch quyển, hiện tượng
uốn nếp, hiện tượng đứt gãy, sự hình thành và phân
(6)
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
17
Năng lực Cụ thể
Mã
hóa
bố các vành đai động đất, núi lửa trên thế giới.
Vận dụng kiến
thức giải quyết
các vấn đề thực
tiễn
- Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế và
ứng dụng thực tiễn trong việc đưa ra các biện pháp
bảo vệ, tôn trọng môi trường tự nhiên.
(7)
NĂNG LỰC CHUNG
Tự chủ và tự
học
- HS tự lực nghiên cứu tài liệu, xây dựng kế hoạch
nhóm, kế hoạch cá nhân, tích cực tìm tòi; làm chủ
cảm xúc khi làm việc chung, khi trình bày sản phẩm
trước tập thể…
(8)
Giao tiếp và
hợp tác
- HS trao đổi thống nhất được với nhau trong khi làm
việc nhóm
- Có khả năng trình bày được sản phẩm, đặt câu hỏi
và phản biện
(9)
Giải quyết vấn
đề và sáng tạo
- HS xác định và đề xuất được ý tưởng để hoàn thành
nhiệm vụ được giao
- Đề xuất các biện pháp bảo vệ lớp vỏ Trái Đất và
qua đó giáo dục học sinh biết tôn trọng môi trường tự
nhiên của Trái Đất.
(10)
3. Phẩm chất
Yêu nước
Có ý thức bảo vệ tự nhiên và môi trường; biết sử
dụng các vật liệu tái chế để làm mô hình học tập
(11)
Chăm chỉ
Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo
dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
(12)
Trung thực
Trung thực trong báo cáo kết quả và đánh giá
việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên
nhóm
(13)
Trách nhiệm
Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được
phân công
(14)
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
18
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học chi tiết.
- Phiếu học tập, phiếu đánh giá (xem mục thiết kế bộ công cụ đánh giá)
- Máy chiếu, máy vi tính, kết nối.
- Bộ câu hỏi trên Powerpoit theo game show “Rung chuông vàng”
2. Học sinh:
- Làm mô hình Thạch quyển, hiện tượng uốn nếp, hiện tượng đứt gãy do vận
động kiến tạo, các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất.
- Video, bản thuyết trình về sản phẩm của nhóm.
- Bảng con, bút màu/ phấn
- Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị theo thống nhất của các nhóm
III. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC CHỦ
ĐẠO:
- Hình thức dạy học:
+ Dạy học dự án.
+ Dạy học tương tác trực tiếp trên lớp.
- Phương pháp dạy học: Theo quy trình dạy học bằng mô hình, kết hợp với
dạy học giải quyết vấn đề, tự học với tài liệu hướng dẫn của giáo viên.
- Tổ chức triển lãm “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa
hình bề mặt Trái Đất”
- Kỹ thuật thuyết trình, phản biện; kĩ thuật tổ chức trò chơi.
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
Tiết 1 (Tại lớp)
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ HỌC TẬP
- Xác định nhiệm vụ học tập của chủ đề
- Phân công nhiệm vụ cho các nhóm, các thành viên của mỗi
nhóm
- Công bố tiêu chí đánh giá và các yêu cầu chuyên môn.
- Định hướng học tập và thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MÔ HÌNH
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu các kiến thức nền
Hoạt động tại nhà Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN, ĐỀ
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
19
(1 tuần) XUẤT GIẢI PHÁP VÀ THIẾT KẾ MÔ HÌNH (tiếp)
- Các nhóm họp trực tiếp, qua zoom, trao đổi qua zalo,
messenger… để lên ý tưởng
- Phân công nhiệm vụ, chuẩn bị nguyên liệu
- Tiến hành làm mô hình, quay video quá trình thực hiện
- Trong quá trình thực hiện có hỗ trợ, tư vấn chuyên môn của
giáo viên
Tiết 2,3 (Tại lớp)
Hoạt động 3: TỔ CHỨC TRIỂN LÃM MÔ HÌNH,
THẢO LUẬN
- Dưới sự tổ chức của GV, các nhóm HS tiến hành trưng bày
sản phẩm, trình chiếu video. Thuyết trình kiến thức về cấu
tạo Thạch quyển. Hiện tượng uốn nếp, hiện tượng đứt gãy.
Các vành đai động đất, núi lửa trên bề mặt Trái Đất.
- Các nhóm đặt câu hỏi phản biện, nhận xét
- Hoàn thành các nhiệm vụ học tập do GV thiết kế → Chốt
kiến thức nền
Hoạt động 4. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
- Hoàn thành các nhiệm vụ học tập do GV thiết kế
- Tổ chức gameshow “Rung chuông vàng”
- Nhận xét, đánh giá chung
Yêu cầu sau khi
học chủ đề
- Hệ thống hóa kiến thức của chủ đề bằng sơ đồ tư duy
- Hoàn thiện lại mô hình theo góp ý
- Làm bài kiểm tra trắc nghiệm sau chủ đề trên hệ thống giao
bài tập online (Azota)
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ HỌC TẬP (15 phút)
1. Mục tiêu:
Học xong hoạt động này, HS sẽ:
- Xác định được nhiệm vụ của mình cần phải làm gì? Cần phải làm như thế
nào?
- Xác định rõ các tiêu chí cần đạt của sản phẩm nhóm và của cả chủ đề (đánh
giá cá nhân) từ đó có kế hoạch để đạt được yêu cầu/tiêu chí đã được đưa ra.
- Đạt các mục tiêu (8), (9), (10), (12), (14)
2. Nội dung:
- Xác định nhiệm vụ học tập của chủ đề
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
20
- Phân công nhiệm vụ cho các nhóm, các thành viên của mỗi nhóm
- Công bố tiêu chí đánh giá và các yêu cầu chuyên môn.
- Định hướng học tập và thực hiện nhiệm vụ
3. Dự kiến sản phẩm:
- Bảng phân công nhiệm vụ (sơ bộ) của các nhóm học sinh
4. Tổ chức thực hiện:
- GV chuyển giao nhiệm vụ: Thiết kế và làm một trong các mô hình:
+ Thạch quyển
+ Hiện tượng uốn nếp
+ Hiện tượng đứt gãy
+ Các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- Các nhóm HS tiến hành bốc thăm để nhận nhiệm vụ
- Công bố tiêu chí đánh giá và định hướng học tập
- GV chiếu slide trên bảng, có kèm theo giải thích (Kèm theo phát cho mỗi
nhóm một tờ hoặc gửi lên nhóm Messenger/zalo/teams của lớp) 2 nội dung:
1) Hướng dẫn HS cách làm.
2) Tiêu chí đánh giá sản phẩm và quá trình học tập của cá nhân.
Hướng dẫn HS cách làm:
+ Bước 1: Các em cần cùng nhau tìm hiểu kiến thức nền (theo hướng dẫn,
gợi ý trong phiếu học tập do GV cung cấp):
+ Bước 2: Thảo luận nhóm để thống nhất:
Lựa chọn nguyên liệu để làm mô hình Thạch quyển và các tác động của nội
lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
Thiết kế mô hình Thạch quyển và các tác động của nội lực đến địa hình bề
mặt Trái Đất (Bản vẽ hoặc mô tả bằng chữ): Dự định làm như thế nào, các thành
phần cấu tạo kích thước, hình dạng và chất liệu, màu sắc… như thế nào cho phù
hợp với kiến thức Địa lí về đặc điểm của Thạch quyển, các hiện tượng uốn nếp,
đứt gãy do vận động kiến tạo và các vành đai động đất, núi lửa trên bề mặt Trái
Đất.
+ Bước 3: Tiến hành trải nghiệm: Làm mô hình Thạch quyển, các hiện
tượng uốn nếp, đứt gãy do vận động kiến tạo và các vành đai động đất, núi lửa
trên bề mặt Trái Đất (tại nhà) và quay lại video để giới thiệu.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
21
+ Bước 4: Trưng bày sản phẩm là mô hình Thạch quyển, các hiện tượng
uốn nếp, đứt gãy do vận động kiến tạo và các vành đai động đất, núi lửa trên bề
mặt Trái Đất kèm thuyết trình và trả lời chất vấn của nhóm bạn hoặc của GV.
(thời gian 8 phút/1 nhóm) (thuyết trình 3 phút; nhận xét và phản biện 5 phút).
+ Bước 5: Điều chỉnh thiết kế/mô hình (nếu cần thiết)
Tiêu chí đánh giá sản phẩm nhóm (60 điểm) + điểm cá nhân:
STT Tiêu chí
Điểm tối
đa
Ghi chú
1
Mô hình mô tả được đầy đủ các thành phần
cấu tạo của Thạch quyển; Hiện tượng uốn nếp.
Hiện tượng đứt gãy; Các vành đai động đất,
núi lửa trên Trái Đất mà nhóm được phân
công.
20 điểm Đánh giá
điểm theo
nhóm
(mọi
thành
viên
trong một
nhóm có
điểm
phần này
là giống
nhau)
2
Hình dạng, màu sắc, vị trí, kích thước (tỉ lệ
kích thước) của các mô hình Thạch quyển;
Hiện tượng uốn nếp; Hiện tượng đứt gãy; Các
vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất hợp
lý.
10 điểm
3
Trên mô hình có ghi chú thành phần cấu tạo,
vị trí của các lớp đá thạch quyển, hình dạng
của các lớp đá của hiện tượng uốn nếp, đứt
gãy và vị trí của các vành đai động đất, núi lửa
trên Trái Đất.
10 điểm
4 Đảm bảo tính thẩm mỹ 5 điểm
5 Đảm bảo độ bền, chắc chắn 5 điểm
6 Giá thành hạ (từ nguyên liệu tận dụng) 10 điểm
7 Tích cực, chủ động trong làm việc nhóm 25 điểm
Đánh giá
điểm cá
nhân
8
Thuyết trình mô hình (đúng kiến thức nền đã
tìm hiểu), lưu loát, rõ ràng
10 điểm
9
Phản biện hợp lý (vận dụng được kiến thức
nền trong bài để trả lời chất vấn).
5 điểm/1
câu hỏi.
10
Đặt câu hỏi chất vấn hợp lý (đội bạn phải vận
dụng kiến thức nền trong bài để giải thích)
5 điểm/ 1
lần trả lời
câu hỏi.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
22
- Chú ý:
+ Điểm cuối cùng quy về thang điểm 10, 100 điểm chủ đề tương đương với
10 điểm trong hồ sơ học tập.
+ Những HS nào vượt quá 100 điểm (do tiêu các tiêu chí từ 1 đến 7 đạt điểm
tối đa: 85 điểm; ngoài ra tham gia thuyết trình và trả lời nhiều câu hỏi phản biện
hoặc đặt được nhiều câu hỏi chất vấn nhóm khác, …) sẽ được nhận một phần
thưởng đặc biệt từ giáo viên.
* Các nhóm HS thảo luận, phân công nhiệm vụ:
- Chọn nhóm trưởng, nhóm phó, thư kí…
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và thời gian hoàn thành theo
bảng phân công nhiệm vụ
TT Tên thành viên Chức vụ Nhiệm vụ
Thời gian
hoàn
thành
1
2
* GV theo dõi, tư vấn hoạt động phân công nhiệm vụ của các nhóm
Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP THIẾT KẾ MÔ HÌNH (30 phút tại lớp và tự học ở nhà)
1. Mục tiêu:
- Thực hiện mục tiêu (1), (2), (3), (4), (5), (6), (8), (9), (10), (12), (14).
2. Nội dung:
- Nghiên cứu các kiến thức về thành phần cấu tạo, vị trí của các lớp đá ở
thạch quyển, vị trí và hình dạng của các lớp đá vỏ Trái Đất thông qua hiện tượng
uốn nếp và đứt gãy. Xác định được vị trí của các vành đai động đất và núi lửa trên
bề mặt Trái Đất, từ đó nêu lên mối quan hệ giữa nội lực thông qua các vận động
kiến tạo đã làm bề mặt Trái Đất bị thay đổi và mối quan hệ giữa động đất, núi lửa
và sinh ra các dãy núi trẻ hiện nay.
- Từ đặc điểm của đối tượng, đề xuất ý tưởng xây dựng mô hình
- Làm việc nhóm, thống nhất ý tưởng
- Tiến hành thực hiện nhiệm vụ
3. Dự kiến sản phẩm:
- Đáp án phiếu học tập
- Bản ý tưởng thiết kế mô hình
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
23
- Mô hình cấu trúc thạch quyển, hiện tượng uốn nếp, hiện tượng đứt gãy.
Mô hình các vành đai động đất và núi lửa trên Trái Đất.
- Video mô tả hoạt động và thuyết trình về sản phẩm
4. Tổ chức thực hiện:
* Nghiên cứu kiến thức nền (Tại lớp và về nhà):
- Chuyển giao định hướng nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS nghiên cứu tài
liệu, hoàn thành các phiếu học tập sau:
PHT số 1. Tìm hiểu đặc điểm thạch quyển
TT Bộ phận Sơ lược đặc điểm Vị trí
1 Vỏ đại dương
2 Vỏ lục địa
3 Lớp man-ti
PHT số 2. Tìm hiểu hiện tượng uốn nếp, đứt gãy do vận động kiến tạo
TT Đặc điểm Nguyên nhân Ghi
chú
1 Hiện tượng uốn nếp
2 Hiện tượng đứt gãy
PHT số 3. Tìm hiểu sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên Trái
Đất
TT Các vành đai động đất Các vành đai núi lửa
1
2
3
HS: Các em làm việc cá nhân, thảo luận trao đổi với các bạn trong nhóm để hoàn
thiện PHT
GV: Hướng dẫn HS xem lướt tổng thể cách làm từng nội dung, có nội dung
nào chưa hiểu hoặc gặp khó khăn thì trao đổi ngay với giáo viên.
HS: - Nghiên cứu tổng thể về cách làm từng nội dung.
- Trao đổi những nội dung còn vướng mắc.
GV: Giải đáp thắc mắc, hướng dẫn HS cách tìm hiểu,
Ví dụ: Đối với Thạch quyển: GV hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
24
+ Thạch quyển là gì?
+ Thạch quyển bao gồm các bộ phận nào của Trái Đất?
+ Vị trí các lớp đá của Thạch quyển?
+ Phân biệt Thạch quyển và vỏ Trái Đất?
GV hỗ trợ các nhóm, các em còn gặp khó khăn, lúng túng; yêu cầu HS hoàn
thiện, ghi chép vào vở làm căn cứ đánh giá hoạt động tự học của các em.
* Đề xuất ý tưởng, thống nhất bản vẽ thiết kế mô hình (Về nhà)
Các nhóm HS: lập nhóm zalo để tiện trao đổi công việc
- Lập phòng họp trực tuyến, trao đổi ý tưởng thiết kế mô hình, trao đổi các
kiến thức liên quan đến nhiệm vụ của nhóm
- Phân công nhiệm vụ: chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu; tiến hành làm; phụ
trách quay video, chụp ảnh; đại diện trình bày; chuẩn bị câu hỏi và trả lời phản
biện…
- Lên bản vẽ thiết kế, trao đổi với giáo viên
Giáo viên:
- Quan sát, nắm bắt hoạt động của các nhóm; tư vấn, hỗ trợ khi học sinh gặp
khó khăn.
- Đánh giá bản ý tưởng thiết kế, phản hồi góp ý để HS điều chỉnh kịp phù
hợp
* Tiến hành thiết kế mô hình:
- Dựa trên bản thiết kế được chỉnh sửa; các nhóm HS tiến hành làm các mô
hình; quay video, chuẩn bị các câu hỏi và từ đó khắc sâu kiến thức
Hoạt động 3: TỔ CHỨC TRIỂN LÃM MÔ HÌNH, THẢO LUẬN (1 tiết
tại lớp)
1. Mục tiêu:
- Thực hiện mục tiêu chủ yếu (1), (2), (3), (4), (5), (7), (8), (9), (12), (13),
(14).
2. Nội dung
- Trưng bày sản phẩm là các mô hình Thạch quyển, hiện tượng uốn nếp,
hiện tượng đứt gãy, các vành đai động đất, vành đai núi lửa trên Trái Đất.
- Trình chiếu video và thuyết trình kiến thức về đặc điểm, vị trí của các lớp
bộ phận trong Thạch quyển, hiện tượng uốn nếp, hiện tượng đứt gãy, các vành đai
động đất, vành đai núi lửa tương ứng với nhiệm vụ của nhóm.
- Các nhóm đặt câu hỏi phản biện, nhận xét, hoàn thiện.
- Chốt kiến thức nền; đánh giá hoạt động của các nhóm.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
25
3. Dự kiến sản phẩm:
- Đại diện các nhóm sẽ thuyết trình được sản phẩm của nhóm mình, tuy
nhiên có thể có nhóm trình bày to, rõ ràng, chính xác về mặt khoa học; cũng có thể
có nhóm các em sẽ còn rụt rè nên nói nhỏ hoặc có thể lúng túng (GV động viên, cổ
vũ, khích lệ để các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn).
- Các nhóm sẽ nhận xét được và các em sẽ trả lời chất vấn, nếu HS thuyết
trình trả lời chất vấn gặp khó khăn thì các bạn trong nhóm có thể hỗ trợ bạn.
- Các nhóm hoàn thành đánh giá được hoạt động của nhóm bạn theo phiếu
đánh giá do GV chuẩn bị. (Mẫu phiếu đánh giá chéo được trình bày ở mục “Thiết
kế bộ công cụ kiểm tra đánh giá” của đề tài)
4. Tổ chức thực hiện
* GV đưa ra quy định về buổi triển lãm mô hình: (3 phút)
- Các nhóm đặt sản phầm mô hình lên 4 bàn học trên cùng
- Các nhóm cử đại diện lên thuyết trình
Thời gian: Thuyết trình không quá 3 phút
Hình thức: Thuyết trình kết hợp trình chiếu video.
- GV phát phiếu đánh giá chéo cho các nhóm và yêu cầu HS các nhóm khác
nhận xét:
+ Thực hiện theo kỹ thuật 311 (3 điều học được từ nhóm bạn; 1 điều còn
thắc mắc; 1 điều góp ý cho nhóm bạn).
+ Nhóm 2 nhận xét nhóm 1; nhóm 3 nhận xét nhóm 2; nhóm 4 nhận xét
nhóm 3; nhóm 1 nhận xét nhóm 4;
+ Ngoài ra mỗi nhóm có thể thêm đại diện của nhóm khác nhận xét (tối thiểu
có 1 nhóm nhận xét; tối đa có 2 nhóm nhận xét vì thời gian có hạn; nên ngoài
nhóm quy định nhận xét ở trên; nhóm nào giơ tay trước được quyền nhận xét bổ
sung; những nhóm có nhận xét bổ sung được cộng điểm theo tiêu chí; nhóm theo
quy định cần nhận xét mà không đưa ra ý kiến nhận xét đúng yêu cầu thì sẽ bị trừ
điểm nhận xét trong tiêu chí.
+ Thời gian nhận xét và trả lời thắc mắc ở mỗi nhóm: 5 phút.
=> 4 nhóm x 8 phút ở mỗi nhóm = 32 phút.
* Lần lượt các nhóm lên báo cáo, thuyết trình sản phẩm theo gợi ý (15
phút)
- Mô hình Thạch quyển (vỏ đại dương, vỏ lục địa, phần trên lớp man-ti):
- Các bộ phận có trong vỏ Trái Đất: Gồm các bộ phận/lớp đá nào? Chỉ trên
mô hình.
- Điểm sáng tạo của mô hình (điểm mạnh mô hình của nhóm).
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
26
* Nhận xét, chất vấn và trả lời chất vấn (2 điều thắc mắc) (20 phút)
Sau mỗi phần thuyết trình thì các nhóm khác thực hiện nhận xét và chất vấn
? Tại sao có hiện tượng đá bị uốn nếp, đá bị đứt gãy trên bề mặt Trái Đất?…
? Vị trí của các bộ phận của Thạch quyển…. (ví dụ Thạch quyển là gì? Nội
lực là gì? Nguyên nhân nào sinh ra nội lực…)
? Hiện tượng uốn nếp, hiện tượng đứt gãy thường xảy ra ở các lớp đá có tính
chất như thế nào?
? Tác động của hoạt động núi lửa đến sự hình thành bề mặt Trái Đất?
* Nhận xét, đánh giá chung hoạt động triển lãm: (2 phút)
- GV yêu cầu các nhóm HS nạp các phiếu đánh giá chéo.
- GV nhận xét, đánh giá ưu nhược điểm hoạt động của các nhóm
* Chốt kiến thức nền: (5 phút)
- Các nhóm HS nạp đáp án phiếu học tập 1, 2 (đã triển khai ở hoạt động 2);
GV yêu cầu các nhóm trao đổi chéo
- GV trình chiếu đáp án PHT để HS đối chiếu so sánh và chấm điểm bạn.
- GV công bố kết quả, đánh giá nhận xét chung
- Yêu cầu HS về ôn tập để chuẩn bị cho tiết sau.
Hoạt động 4. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG (1 tiết tại lớp)
1. Mục tiêu:
- Thực hiện mục tiêu: (2), (4), (5), (7), (8), (12), (13).
2. Nội dung:
- Tổ chức gameshow nhằm luyện tập lại chủ đề.
- Đưa ra các tình huống thực tiễn để HS vận dụng kiến thức trong chủ đề để
giải quyết.
- Đánh giá tổng kết cuối chủ đề.
3. Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh tham gia tích cực, hứng khởi.
- Hầu hết HS trả lời tốt ở các câu hỏi mức nhận biết thông hiểu; một số trả
lời tốt các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao.
- HS giải quyết được các tình huống thực tiễn.
4. Tổ chức hoạt động:
* Tổ chức trò chơi: “RUNG CHUÔNG VÀNG” (40 phút)
- GV công bố luật chơi:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
27
- GV chiếu trên máy chiếu 20 câu hỏi lần lượt: Câu hỏi nhận biết -> Thông
hiểu → Vận dụng và vận dụng cao. Trong đó các câu hỏi vận dụng cao có đưa ra
các tình huống để học sinh giải quyết vấn đề thực tiễn.
+ Thời gian suy nghĩ/ 1 câu hỏi là 30 giây.
+ Các HS tham gia trả lời câu hỏi bằng cách ghi đáp án vào bảng con.
+ Nếu trả lời đúng được 0.5 điểm/ 1 câu hỏi; nếu trả lời sai sẽ bị loại khỏi
đấu trường.
+ Những HS nào trụ lại cuối cùng là những HS chiến thắng, được nhận một
phần thưởng nhỏ từ giáo viên.
Lưu ý:
- Nếu trước câu 15 mà tất cả HS đều bị loại thì sẽ có một câu hỏi cứu trợ; ai
trả lời được câu hỏi này thì được tiếp tục tham gia trò chơi
- Trong quá trình trả lời câu hỏi GV có thể phát vấn nhanh 1 HS trả lời
đúng giải thích tại sao lại chọn đáp án đó.
- Tổ chức trò chơi:
+ GV đóng vai trò là người dẫn chương trình và lần lượt trình chiếu các slide
câu hỏi
+ Các HS tham gia với tư cách là người chơi
- Công bố kết quả, khen thưởng:
+ Căn cứ kết quả thu được Hs báo cáo số điểm mình đạt được tương ứng với
số câu trả lời đúng.
+ GV nhận xét, trao quà cho các HS thắng cuộc.
BỘ CÂU HỎI TRONG GAMESHOW
Câu 1. Thạch quyển gồm?
A. Vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Man-ti.
B. Phần trên cùng của lớp Man-ti và đá trầm tích.
C. Đá badan và phần ở trên cùng của lớp Man-ti.
D. Phần trên cùng của lớp Man-ti và đá biến chất.
Đáp án: A. Vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Man-ti.
Câu 2. Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua?
A. Uốn nếp. B. Tạo lực.
C. Vận động kiến tạo. D. Quá trình phong hóa.
Đáp án: C. Vận động kiến tạo.
Câu 3. Tại những khu vực cấu tạo bằng loại đá cứng, vận động kiến tạo làm cho
lớp đất đá bị ?
A. Biển tiến. B. Uốn nếp.
C. Đứt gãy. D. Địa lũy.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
28
Đáp án: C. Đứt gãy.
Câu 4. Trên biển, đại dương hoạt động núi lửa?
A. Tạo thành ngọn núi, dãy núi lửa. B. Tạo nên các đảo, quần đảo trên biển.
C. Tạo nên thung lũng, hồ núi lửa. D. Tạo thành bề mặt địa hình rộng lớn.
Đáp án: B. Tạo nên các đảo, quần đảo trên biển.
Câu 5. Kết quả của hiện tượng uốn nếp là xuất hiện?
A. Núi lửa, động đất. B. Hẻm vực, thung lũng.
C. Địa hình lượn sóng. D. Địa hào, địa lũy.
Đáp án: C. Địa hình lượn sóng.
Câu 6. Vận động nội lực theo phương nằm ngang không làm?
A. Thành núi uốn nếp. B. Những nơi địa luỹ.
C. Những nơi địa hào. D. Lục địa nâng lên.
Đáp án: D. Lục địa nâng lên.
Câu 7. Hiện tượng đứt gãy được sinh ra là do các lớp đá?
A. Mềm bị nén ép.
B. Nâng lên và hạ xuống.
C. Cứng dịch chuyển ngược nhau theo phương ngang.
D. Có độ dẻo cao và di chuyển cùng chiều.
Đáp án: C. Cứng dịch chuyển ngược nhau theo phương ngang.
Câu 8. Núi lửa được sinh ra khi?
A. Hai mảng kiến tạo tách xa nhau. B. Xảy ra động đất có cường độ cao.
C. Sự phân huỷ các chất phóng xạ. D. Có vận động nâng lên, hạ xuống.
Đáp án: A. Hai mảng kiến tạo tách xa nhau.
Câu 9. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực không phải là do?
A. Sự phân huỷ các chất phóng xạ. B. Sự dịch chuyển các dòng vật chất.
C. Các phản ứng hoá học khác nhau. D. Bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.
Đáp án: D. Bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.
Câu 10. Biểu hiện nào sau đây không phải là do tác động của nội lực?
A. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống.
B. Các lớp đất đá bị uốn nếp hoặc đứt gãy.
C. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.
D. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa.
Đáp án: C. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Câu 11: Nhật Bản thường xuyên xảy ra động đất là do nằm ở vị trí
A. Vùng thường xuyên xảy ra các cơn bão.
B. Vùng tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo.
C. Khu vực trung tâm của thiên tai lớn trên thế giới.
D. Vùng ven biển có các dãy núi lửa ngầm thường xuyên hoạt động
Đáp án: B. Vùng tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo
Câu 12. Địa hào, địa lũy là kết quả của?
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
29
A. Sự bồi đắp phù sa. B. Hiện tượng uốn nếp.
C. Hiện tượng đứt gãy. D. Hiện tượng biển tiến, biển thoái.
Đáp án: C. Hiện tượng đứt gãy.
Câu 13. Các cao nguyên ba dan ở Tây Nguyên nước ta là kết quả của?
A. Hiện tượng uốn nếp. B. Hoạt động núi lửa.
C. Hiện tượng đứt gãy. D. Hiện tượng biển tiến, biển thoái.
Đáp án: B. Hoạt động núi lửa.
Câu 14. Vận động tạo núi là vận động ?
A. Nâng lên, hạ xuống. B. Uốn nếp, đứt gãy.
C. Vận động kiến tạo. D. Biển tiến, biển thoái.
Đáp án: B. Uốn nếp, đứt gãy.
Câu 15. Miền núi uốn nếp là kết quả tác động của hiện tượng uốn nếp với cường
độ?
A. Yếu dưới tác động của nội lực. B. Mạnh dưới tác động của nội lực.
C. Yếu dưới tác động của ngoại lực. D. Mạnh dưới tác động của ngoại lực.
Đáp án: B. Mạnh dưới tác động của nội lực.
Câu 16. Thung lũng sông Hồng ở nước ta được hình thành do kết quả của hiện
tượng?
A. Đứt gãy. B. Hạ xuống.
C. Uốn nếp. D. Nâng lên.
Đáp án: A. Đứt gãy.
Câu 17. Quá trình hình
thành hệ thống núi Hi-
ma-lay-a là hệ quả của
dạng tiếp xúc nào sau đây
của hai mảng kiến tạo?
A. Tách giãn.
B. Hội tụ (va chạm).
C. Hội tụ (hút chìm).
D. Chuyển dạng (trượt
qua nhau).
Đáp án: B. Hội tụ (va
chạm).
Câu 18. Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường không có các?
A. Vành đai núi lửa. B. Vành đai động đất.
C. Vùng núi trẻ. D. Vùng núi già.
Đáp án: D. Vùng núi già.
Câu 19. Các hồ lớn nằm ở giữa lục địa Trung Phi như Victoria, Tanzania là kết
quả của hiện tượng?
A. Biến tiến. B. Biển thoái.
C. Uốn nếp. D. Đứt gãy.
Đáp án: D. Đứt gãy.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
30
Câu 20. Núi lửa được sinh ra khi?
A. Hai mảng kiến tạo tách xa nhau. B. Xảy ra động đất có cường độ cao.
C. Sự phân huỷ các chất phóng xạ. D. Có vận động nâng lên, hạ xuống.
Đáp án: A. Hai mảng kiến tạo tách xa nhau.
Câu hỏi phụ (Cứu trợ): Nối các thông tin ở cột A và B sao cho phù hợp
A B
a. Uốn nếp
b. Đứt gãy
1. Tại những khu vực cấu tạo bởi đá cứng;
2. Tại những khu vực cấu tạo bởi các loại đá mềm;
3. Làm cho vỏ Trái Đất bị uốn nếp;
4. Làm cho các lớp đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành
các vết nứt;
5. Có bộ phận được nâng lên (tạo thành dãy núi, khối núi) và
có bộ phận hạ thấp (tạo thành thung lũng);
6. Hình có hệ thống núi Hi-ma-lay-a, An-đét, Cooc –đi-e,...
Đáp án: a- 2,3,6; b- 1,4,5
* Tổng kết sau khi học chủ đề
- GV khuyến khích học sinh bày tỏ cảm nhận sau khi học chủ đề.
- Nêu các nguyện vọng.
- Công bố kết quả đánh giá chung cho các cá nhân và nhóm học sinh thông
qua các kênh đánh giá.
- Nhận xét, đánh giá chung.
4. Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá HS trong chủ đề
4.1. Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm và cá nhân
Bộ tiêu chí đánh giá chung được GV cung cấp cho HS nhằm giúp các em
định hướng nhiệm vụ học tập.
STT Tiêu chí
Điểm
tối đa
Ghi chú
1 Mô hình mô tả được đầy đủ các thành phần
cấu trúc của Thạch quyển, hiện tượng uốn
nếp, hiện tượng đứt gãy, vị trí phân bố các
vành đai động đất, núi lửa mà nhóm được
phân công.
20 điểm
Đánh giá
điểm theo
nhóm
(mọi thành
viên trong
một nhóm
có điểm
phần này
2 Hình dạng, vị trí, kích thước (tỉ lệ kích thước)
của các thành phần, vị trí các lớp đá của
Thạch quyển, hiện tượng uốn nếp, đứt gãy của
10 điểm
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
31
STT Tiêu chí
Điểm
tối đa
Ghi chú
bề mặt Trái Đất hợp lý. là giống
nhau)
3 Trên mô hình có ghi chú vị trí, đặc điểm các
lớp đá của Thạch quyển, hiện tượng uốn nếp,
đứt gãy, vị trí phân bố các vành đai động đất,
núi lửa.
10 điểm
4 Đảm bảo tính thẩm mỹ 5 điểm
5 Đảm bảo bền, chắc chắn 5 điểm
6 Giá thành hạ (từ nguyên liệu tận dụng) 10 điểm
7 Tích cực, chủ động trong làm việc nhóm 25 điểm
Đánh giá
điểm cá
nhân
8 Thuyết trình mô hình (đúng kiến thức nền đã
tìm hiểu), lưu loát, rõ ràng
10 điểm
9 Phản biện hợp lý (vận dụng được kiến thức
nền trong bài để trả lời chất vấn).
5 điểm/1
câu hỏi.
10
Đặt câu hỏi chất vấn hợp lý (đội bạn phải vận
dụng kiến thức nền trong bài để giải thích)
5 điểm/
1 lần trả
lời câu
hỏi.
- Chú ý:
+ Điểm cuối cùng quy về thành điểm 10, 100 điểm chủ đề tương đương với
10 điểm trong hồ sơ học tập.
+ Những HS nào vượt quá 100 điểm (do tiêu các tiêu chí từ 1 đến 7 đạt
điểm tối đa: 85 điểm; ngoài ra tham gia thuyết trình và trả lời nhiều câu hỏi phản
biện hoặc đặt được nhiều câu hỏi chất vấn nhóm khác, …) sẽ được nhận một phần
thưởng đặc biệt từ giáo viên.
4.2. Phiếu đánh giá chéo
Phiếu đánh giá chéo được phát cho các nhóm khi tổ chức hoạt động 3 để GV
thu thập thông tin đánh giá từ học sinh
PHIẾU CHẤM ĐIỂM
(Nhóm….;Tên thành viên trong nhóm:……………………..)
ST
T
Tiêu chí
Điểm
tối đa
Điểm các nhóm
Nhóm
1
Nhóm
2
Nhóm
3
Nhóm
4
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
32
ST
T
Tiêu chí
Điểm
tối đa
Điểm các nhóm
Nhóm
1
Nhóm
2
Nhóm
3
Nhóm
4
1
Mô hình mô tả được đầy
đủ các thành phần cấu
tạo, vị trí các lớp đá, đặc
điểm các lớp đá, vị trí
các vành đai động đất,
núi lửa mà nhóm lựa
chọn.
20
điểm
2
Hình dạng, vị trí, kích
thước (tỉ lệ kích thước)
của các thành phần, vị trí
các lớp đá của Thạch
quyển, hiện tượng uốn
nếp, đứt gãy của bề mặt
Trái Đất hợp lý.
10
điểm
3
Trên mô hình có ghi chú
vị trí, đặc điểm các lớp
đá của Thạch quyển,
hiện tượng uốn nếp, đứt
gãy, vị trí phân bố các
vành đai động đất, núi
lửa.
10
điểm
4 Đảm bảo tính thẩm mỹ 5 điểm
5 Đảm bảo bền, chắc chắn 5 điểm
6
Giá thành hạ (từ nguyên
liệu tận dụng)
10
điểm
7
Tích cực, chủ động trong
làm việc nhóm (Nếu các
em quan sát được)
25
điểm
8
Thuyết trình mô hình
(đúng kiến thức nền đã
tìm hiểu), lưu loát, rõ
ràng
10
điểm
9
Phản biện hợp lý (vận
dụng được kiến thức nền
trong bài để trả lời chất
vấn).
5
điểm/1
câu
hỏi.
10
Đặt câu hỏi chất vấn hợp
lý (đội bạn phải vận
5
điểm/
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
33
ST
T
Tiêu chí
Điểm
tối đa
Điểm các nhóm
Nhóm
1
Nhóm
2
Nhóm
3
Nhóm
4
dụng kiến thức nền trong
bài để giải thích)
1 lần
trả lời
câu
hỏi.
Tiêu chí 7, 8, 9, 10: chấm điểm cá nhân.
Tiêu chí 7: Các em có thể chấm hoặc không; nếu quan sát được các em có
thể ghi tên 1 đến 3 bạn điển hình tích cực nhất trong nhóm đó.
Tiêu chí 8: Các em ghi tên bạn thuyết trình và điểm bên dưới (trong cùng
một ô).
Tiêu chí 9: 2 dòng tương ứng với hai câu trả lời (tối đa có 2 câu hỏi thắc
mắc), mỗi dòng các em ghi tên 01 bạn trả lời và điểm đạt được khi bạn đó trả lời
câu hỏi thắc mắc.
Tiêu chí 10: 2 dòng tương ứng với hai câu hỏi thắc mắc, mỗi dòng các em
ghi tên 01 bạn hỏi và điểm đạt được khi bạn đó đặt câu hỏi thắc mắc.
4.3. Rubric đánh giá mô hình của các nhóm của học sinh
Bảng kiểm (Rubric) được GV sử dụng để đánh giá mức độ đạt được của sản
phẩm học tập của các nhóm
Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chuẩn bị
nguyên/ vật liệu
Chuẩn bị
nguyên vật liệu
nhưng còn
thiếu.
Chuẩn bị nguyên
vật liệu đủ
nhưng để lộn
xộn.
Chuẩn bị nguyên
vật liệu đầy đủ,
sắp xếp theo trật
tự dễ tìm
Vật liệu giá rẻ,
dễ tìm
Vật liệu giá
đắt, khó tìm
Vật liệu khó tìm
Vật liệu giá rẻ, dễ
mua, dễ tìm
Bản thiết kế mô
hình
Bản thiết kế
mô hình rối,
khó nhìn
Bản thiết kế mô
hình dễ nhìn.
Bản thiết kế mô
hình dễ nhìn, sắc
nét.
Sản phẩm mô
hình
Mô hình thiết
kế chưa đẹp,
chưa logic.
Mô hình thiết kế
logic
Mô hình thiết kế
logic, đẹp, sáng
tạo.
Thuyết trình cho
mô hình
Thuyết trình
dài dòng, khó
hiểu.
Thuyết trình rõ
ràng.
Thuyết trình súc
tích nhưng logic,
hấp dẫn.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
34
4.4. Phiếu đánh giá hoạt động nhóm
Phiếu đánh giá hoạt động nhóm được giáo viên sử dụng để đánh giá chung
năng lực hợp tác và làm việc nhóm của học sinh
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
TT Tiêu chí
Mức đánh giá
5 (rất
tốt)
4 (khá) 1 (trung bình) 0 (yếu)
1
Kế hoạch rõ ràng, phân
công hợp lí
2 Chuẩn bị đầy đủ, chu đáo
3 Tính hợp tác cao
4
Hoàn thành nhiệm vụ
đúng thời gian quy định
5
Đảm bảo an toàn, vệ sinh
trong quá trình thực hiện
Tổng điểm
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Mục đích và nhiệm vụ
1.1. Mục đích
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học
của đề tài đã nêu ra: Nếu sử dụng phương pháp tổ chức HS tự làm mô hình trong
dạy học chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt
Trái Đất” Địa lí 10 -THPT thì sẽ góp phần phát triển phẩm chất và năng lực học
sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy học.
1.2. Nhiệm vụ
Thông qua phương pháp chọn các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có trình
độ tương đương để tiến hành thực nghiệm; Đánh giá tính khả thi, hiệu quả của
phương pháp sử dụng mô hình tự làm để dạy học chủ đê “Thạch quyển. Nội lực và
tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”; thu thập các thông tin qua bộ
công cụ đánh giá, xử lí số liệu các kết quả thực nghiệm bằng xác suất thống kê để
phân tích định tính và định lượng một cách khách quan, khoa học nhằm đánh giá
hiệu quả, chính xác mức độ hứng thú và mức độ phát triển phẩm chất và năng lực
của HS.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
35
2. Tổ chức thực nghiệm
2.1. Chuẩn bị thực nghiệm
- Thiết kế chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa
hình bề mặt Trái Đất” sử dụng phương pháp hướng dẫn HS tự làm mô hình.
- Gặp gỡ với GV dạy thực nghiệm để trao đổi các ý tưởng, thống nhất mục
đích, nội dung, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá HS khi tiến hành thực
nghiệm, lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, xác định thời gian tiến hành
thực nghiệm để ghi nhận kết quả.
Cụ thể:
+ Trao đổi, thống nhất với GV về chủ đề dạy học, về cơ sở lí luận của
phương pháp đề xuất và cách thức hướng dẫn HS học tập theo phương pháp này.
+ Hướng dẫn GV cách sử dụng bảng kiểm quan sát, hướng dẫn HS tự đánh
giá và thống kê theo bảng điểm, bảng kiểm quan sát sau giờ học.
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học và dụng cụ cần thiết nhằm
đảm bảo cho tiến trình dạy học đạt hiệu quả.
+ Cách thức đánh giá mức độ hứng thú, năng lực chung và năng lực đặc thù
của HS
2.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
Tiến hành chọn 4 cặp lớp dạy thể nghiệm và dạy đối chứng ở Trường THPT
Anh Sơn 1 và THPT Anh Sơn 3.
TT
Trường THPT Anh Sơn 1 Trường THPT Anh Sơn 3
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
1 10C1 10C2 10C1 10C2
2 10C6 10C3 10C3 10C4
Trong đó:
Các cặp lớp được chọn làm đối chứng và thực nghiệm có số lượng, trình độ
tương đương nhau
+ Lớp thực nghiệm: Dạy học chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của
nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” sử dụng phương pháp tổ chức HS tự làm mô
hình theo kế hoạch được thiết kế ở mục II.3.
+ Lớp đối chứng: Dạy học chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của
nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” theo phương pháp khác.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
36
2.3. Xử lí kết quả
Kết quả đánh giá sau khi học chủ đề ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
được tổng hợp và xử lí bằng công cụ toán học trên phần mềm excel nhằm đánh giá
chính xác, khách quan mức độ hiệu quả của biện pháp dạy học được thử nghiệm.
3. Kết quả thực nghiệm và đánh giá
* Đánh giá mức độ hứng thú trong quá trình học tập
Thông qua phiếu điều tra (Phụ lục), chúng tôi thu được kết quả khảo sát mức
độ hứng thú sau khi học chủ đề đối với các lớp thực nghiệm và đối chứng (gồm
339 học sinh, trong đó 168 HS thực nghiệm và 165 HS đối chứng) được thể hiện
qua bảng 1 và biểu đồ 1:
Bảng 1: Kết quả điều tra hứng thú học tập của HS sau khi học chủ đề
Đối tượng SL
Rất hứng thú Hứng thú Bình thường
Không hứng
thú
SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)
Thực
nghiệm
168 42 25 48 28.6 58 34.5 20 11.9
Đối chứng 165 18 10.9 31 18.8 84 50.9 32 19,4
Biểu đồ 1: So sánh mức độ hứng thú của HS lớp thực nghiệm với lớp đối chứng
Kết quả trên cho thấy:
0
10
20
30
40
50
60
Rất hứng
thú
Hứng thú Bình thường Không hứng
thú
25
28.6
34.5
11.9
10.9
18.8
50.9
19.4
Thực nghiệm
Đối chứng
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
37
- Học sinh được học chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực
đến địa hình bề mặt Trái Đất” thiết kế theo phương pháp sử dụng mô hình tự làm
yêu thích hơn hẳn so với tổ chức dạy học thiết kế theo các phương pháp khác, thể
hiện ở tỉ lệ rất hứng thú và hứng thú ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng (với
mức độ rất hứng thú cao hơn 14.10%, với mức độ hứng thú cao hơn 9.8%); đồng
thời tỉ lệ học sinh không hứng thú ở lớp thực nghiệm giảm 7.5% so với lớp đối
chứng.
- Qua quan sát hoạt động học tập trên lớp cũng ghi nhận: Ở lớp thực
nghiệm: HS tham gia tích cực hoạt động học, không khí học tập sôi nổi, học sinh
lĩnh hội kiến thức bài học chắc chắn, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng
tạo. Trong khi tại các lớp đối chứng: Không khí học tập trầm lắng hơn, học sinh
kém tích cực hơn.
Điều đó chứng tỏ việc thiết kế và sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động
học sinh tự làm mô hình trong dạy học chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động
của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” tạo hứng thú cho học sinh, là tiền đề để
học sinh dễ tiếp thu kiến thức, yêu thích bộ môn, từ đó tạo động lực cho các em
say mê tìm hiểu các lĩnh vực khoa học nói chung và Địa lí nói riêng.
* Đánh giá hiệu quả hình thành năng lực chung cho HS qua quá trình
dạy học
Kết quả đánh giá định lượng thông qua phiếu điều tra và thang đo năng lực
chung (Phụ lục) ở 333 HS gồm 168 học sinh của nhóm thực nghiệm và 165 học
sinh của nhóm đối chứng sau khi học xong chủ đề được mô thể hiện trong bảng 2
Bảng 2: Kết quả đánh giá mức độ phát triển các năng lực chung
Tiêu chí Mức độ
Kết quả
Thực nghiệm Đối chứng
SL TL (%) SL TL (%)
1. Tự chủ và tự học
1 41 24,4 66 40,0
2 43 25,6 39 23,6
3 84 50,0 60 36,4
2. Giao tiếp và hợp tác
1 62 36,9 89 53,9
2 60 35,7 50 30,3
3 46 27,4 26 15,8
3. Giải quyết vấn đề và sáng tạo
1 48 28,6 75 45,5
2 64 38,1 50 30,3
3 56 33,3 40 24,2
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
38
Bảng 2 cho thấy:
- Trong mỗi tiêu chí đo các năng lực ở 3 mức độ, ở mức độ 3 (mức độ cao
nhất khi đánh giá) học sinh lớp thực nghiệm thể hiện tốt hơn lớp đối chứng;
+ Đối với năng lực tự chủ và tự học khả năng hình thành mức độ 3 lớp thực
nghiệm cao hơn 13,6% so với lớp đối chứng;
+ Đối với năng lực giao tiếp và hợp tác lớp thực nghiệm cao lớp đối chứng
là 11,6%;
+ Với tiêu chí năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo tỉ lệ này là 9.1%.
Những kết quả này, chứng tỏ được phần nào tính hiệu quả của việc hình
thành và phát triển năng lực chung cho học sinh thông qua việc sử dụng phương
pháp tổ chức hoạt động học sinh tự làm mô hình trong dạy học chủ đề “Thạch
quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”- Địa lí 10
THPT, bộ sách Cánh Diều.
* Hình thành năng lực đặc thù (năng lực bộ môn) cho học sinh qua quá
trình dạy học.
Với năng lực này chúng tôi sử dụng công cụ đánh giá là bài kiểm tra trắc
nghiệm được xây dựng theo 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng
cao (Phụ lục 1) để so sánh mức độ lĩnh hội kiến thức của HS. Kết quả được thể
hiện trong bảng 3 và biểu đồ 2.
Bảng 3: Kết quả điểm số bài kiểm tra cuối chủ đề
Lớp
THỰC NGHIỆM
10C1, 10C6, 10C1, 10C3
ĐỐI CHỨNG
10C2, 10C3, 10C2, 10C4
Điểm Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ %
Giỏi (> 8) 36 21,4 26 15,8
Khá ( <7 đến < 8) 75 44,6 54 32,7
Trung bình (<5 đến < 7) 53 31,6 77 46,7
Yếu (< 5) 4 2,4 8 4,8
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.pdf
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.pdf

More Related Content

What's hot

Luận án tiến sĩ toán học tính hyperbolic của không gian phức và nhóm các cr t...
Luận án tiến sĩ toán học tính hyperbolic của không gian phức và nhóm các cr t...Luận án tiến sĩ toán học tính hyperbolic của không gian phức và nhóm các cr t...
Luận án tiến sĩ toán học tính hyperbolic của không gian phức và nhóm các cr t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện tại Trường Cao đẳng Côn...
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện tại Trường Cao đẳng Côn...Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện tại Trường Cao đẳng Côn...
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện tại Trường Cao đẳng Côn...
Man_Ebook
 
Đồ Án Lý Thuyết Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Nhóm 4
Đồ Án Lý Thuyết Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Nhóm 4Đồ Án Lý Thuyết Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Nhóm 4
Đồ Án Lý Thuyết Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Nhóm 4
Ngọc Nga
 

What's hot (20)

Luận án tiến sĩ toán học tính hyperbolic của không gian phức và nhóm các cr t...
Luận án tiến sĩ toán học tính hyperbolic của không gian phức và nhóm các cr t...Luận án tiến sĩ toán học tính hyperbolic của không gian phức và nhóm các cr t...
Luận án tiến sĩ toán học tính hyperbolic của không gian phức và nhóm các cr t...
 
Báo cáo tiểu luận xây dựng, chứng minh và tìm luận cứ giả thuyết nghiên cứu...
Báo cáo tiểu luận   xây dựng, chứng minh và tìm luận cứ giả thuyết nghiên cứu...Báo cáo tiểu luận   xây dựng, chứng minh và tìm luận cứ giả thuyết nghiên cứu...
Báo cáo tiểu luận xây dựng, chứng minh và tìm luận cứ giả thuyết nghiên cứu...
 
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAYLuận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
 
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀO VIỆC DẠY HỌC ...
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀO VIỆC DẠY HỌC ...VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀO VIỆC DẠY HỌC ...
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀO VIỆC DẠY HỌC ...
 
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 TIẾNG ANH 8 I-LEARN SMART WORLD NĂM HỌC 2023 - 2024 (CÓ...
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 TIẾNG ANH 8 I-LEARN SMART WORLD NĂM HỌC 2023 - 2024 (CÓ...ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 TIẾNG ANH 8 I-LEARN SMART WORLD NĂM HỌC 2023 - 2024 (CÓ...
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 TIẾNG ANH 8 I-LEARN SMART WORLD NĂM HỌC 2023 - 2024 (CÓ...
 
Luận văn: Dạy học theo trạm chương Chất khí, vật lý 10, 9đ
Luận văn: Dạy học theo trạm chương Chất khí, vật lý 10, 9đLuận văn: Dạy học theo trạm chương Chất khí, vật lý 10, 9đ
Luận văn: Dạy học theo trạm chương Chất khí, vật lý 10, 9đ
 
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
 
Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm LPG dùng làm nhiên liệu xe ô tô du...
Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm LPG dùng làm nhiên liệu xe ô tô du...Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm LPG dùng làm nhiên liệu xe ô tô du...
Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm LPG dùng làm nhiên liệu xe ô tô du...
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đLuận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
 
slide đồ án cs1.pptx
slide đồ án cs1.pptxslide đồ án cs1.pptx
slide đồ án cs1.pptx
 
Tổ chức hoạt động giáo dục STEM “Hệ thống điều khiển tự động” với công cụ Coa...
Tổ chức hoạt động giáo dục STEM “Hệ thống điều khiển tự động” với công cụ Coa...Tổ chức hoạt động giáo dục STEM “Hệ thống điều khiển tự động” với công cụ Coa...
Tổ chức hoạt động giáo dục STEM “Hệ thống điều khiển tự động” với công cụ Coa...
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI TRƯỜNG ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI TRƯỜNG ...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI TRƯỜNG ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI TRƯỜNG ...
 
SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docx
SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docxSÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docx
SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docx
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
 
Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...
Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...
Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...
 
VINASTAS - các đối tượng hữu quan và đạo đức tổ chức trong vụ "Nước mắm Asen"
VINASTAS - các đối tượng hữu quan và đạo đức tổ chức trong vụ "Nước mắm Asen"VINASTAS - các đối tượng hữu quan và đạo đức tổ chức trong vụ "Nước mắm Asen"
VINASTAS - các đối tượng hữu quan và đạo đức tổ chức trong vụ "Nước mắm Asen"
 
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện tại Trường Cao đẳng Côn...
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện tại Trường Cao đẳng Côn...Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện tại Trường Cao đẳng Côn...
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện tại Trường Cao đẳng Côn...
 
Đồ Án Lý Thuyết Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Nhóm 4
Đồ Án Lý Thuyết Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Nhóm 4Đồ Án Lý Thuyết Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Nhóm 4
Đồ Án Lý Thuyết Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Nhóm 4
 
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC TIẾT THỰC HÀNH LỊCH SỬ 10 - CH...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC TIẾT THỰC HÀNH LỊCH SỬ 10 - CH...SÁNG KIẾN MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC TIẾT THỰC HÀNH LỊCH SỬ 10 - CH...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC TIẾT THỰC HÀNH LỊCH SỬ 10 - CH...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Rạp Phim Của Khách Hàng
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Rạp Phim Của Khách HàngCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Rạp Phim Của Khách Hàng
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Rạp Phim Của Khách Hàng
 

Similar to SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.pdf

Similar to SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.pdf (20)

SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
 
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
 
SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...
SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...
SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...
 
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdfBiên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...
 
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
 
Đề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOT
Đề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOTĐề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOT
Đề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOT
 
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TOÁN HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY H...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TOÁN HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY H...MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TOÁN HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY H...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TOÁN HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY H...
 
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
 
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOTĐề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...
 
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên trong dạy học Vật lí
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên trong dạy học Vật líBồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên trong dạy học Vật lí
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên trong dạy học Vật lí
 
Vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình Trun...
Vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình Trun...Vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình Trun...
Vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình Trun...
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection

More from Nguyen Thanh Tu Collection (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...
CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...
CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...
TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...
TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...
 

Recently uploaded

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 

SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.pdf

  • 1. SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” ĐỊA LÍ 10 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM P H Á T T R I Ể N N Ă N G L Ự C T Ự L À M M Ô H Ì N H Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group vectorstock.com/10212084
  • 2. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L T SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT”- ĐỊA LÍ 10 THPT BỘ SÁCH CÁNH DIỀU MÔN: ĐỊA LÍ Năm học: 2022- 2023
  • 3. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L T SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ANH SƠN 1 ……… *** ……… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT”- ĐỊA LÍ 10 THPT BỘ SÁCH CÁNH DIỀU MÔN: ĐỊA LÍ Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Dung Bùi Thị Thúy Nhung Tổ: Xã hội - TDQP Năm học: 2022 – 2023
  • 4. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài.............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.......................................................................2 4. Giả thuyết khoa học...............................................................................................2 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu..........................................................................2 6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài.................................................................3 8. Đóng góp mới của đề tài........................................................................................4 PHẦN II. NỘI DUNG.............................................................................................. 5 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...............................................5 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................................5 2. Cơ sở lí luận...........................................................................................................6 3. Cơ sở thực tiễn của đề tài....................................................................................10 II. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” PHẦN THẠCH QUYỂN – ĐỊA LÍ 10 THPT, BỘ SÁCH CÁNH DIỀU.........................................................................................14 1. Thiết kế quy trình dạy học chủ đề bằng phương pháp mô hình hóa...........................................................................................................................14 2. Liệt kê các nội dung có thể áp dụng phương pháp tổ chức cho học sinh tự làm mô hình trong chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” phần Thạch Quyển - Địa lí 10 THPT, sách Cánh Diều...............15 3. Thiết kế hoạt động dạy học sử dụng phương pháp tổ chức học sinh tự làm mô hình khi dạy học chủ đề “ Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”.- Địa lí 10 THPT, sách Cánh Diều......................................15 4. Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá HS trong chủ đề.............................................................................................................................30 III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................................34 1. Mục đích và nhiệm vụ.........................................................................................34 2. Tổ chức thực nghiệm...........................................................................................35 3. Kết quả thực nghiệm và đánh giá........................................................................36 4. Một số hình ảnh và video về tổ chức thực nghiệm..............................................40 IV. ÁP DỤNG SKKN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC...........................................42 V. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT................................................................................................................43 1. Mục đích khảo sát................................................................................................43 2. Đối tượng khảo sát...............................................................................................43 3. Nội dung và phương pháp khảo sát.....................................................................43 4. Kết quả khảo sát..................................................................................................43 VI. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................45 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................47 1. Kết luận...............................................................................................................47 2. Kiến nghị.............................................................................................................48
  • 5. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L DANH MỤC VIẾT TẮT TT Thông tin đầy đủ Chữ viết tắt 1. Giáo dục đào tạo GDĐT 2. Phương pháp dạy học PPDH 3. Hoạt động HĐ 4. Dạy học DH 5. Năng lực NL 6. Kiểm tra đánh giá KTĐG 7. Phiếu học tập PHT 8. Giáo viên GV 9. Học sinh HS 10. Trung học phổ thông THPT 11. Thực nghiệm TN 12. Đối chứng ĐC
  • 6. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do lựa chọn đề tài Bước sang thế kỉ XXI với những thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật mà sức lao động của con người đã được giải phóng, năng suất lao động ngày càng được nâng cao, kinh tế ngày càng phát triển theo hướng hiện đại. Điều đó đòi hỏi ngành giáo dục phải không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Chính vì vậy, xu thế chung của các nước trên thế giới hiện nay đang chuyển từ giáo dục chú trọng nội dung sang giáo dục chú trọng phát triển năng lực người học để hướng tới đào tạo nguồn lạo động vừa có phẩm chất, năng lực, tay nghề vững vàng vừa có những kĩ năng sống cần thiết. Đối với Việt Nam, giáo dục và đào tạo luôn được xem là quốc sách hàng đầu . Hòa chung với xu hướng giáo dục của thế giới, giáo dục của Việt Nam đang có những bước chuyển mình để đổi mới, thoát khỏi lối giáo dục truyền thống và đáp ứng với những yêu cầu của thời đại mới. Điều đó đã được khẳng đỉnh tại nghị quyết số 29 NQ/TW, Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu cụ thể “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Văn kiện khẳng định phải chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn. Như vậy định hướng cơ bản của việc đổi mới là chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực phẩm chất, phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học. Năm học 2022- 2023 này, nền giáo dục nước nhà đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, tổ chức các hoạt động dạy học thực sự gắn với phát triển năng lực và phẩm chất người học chứ không chỉ là mang tính chất định hướng như trước đây. Tuy nhiên, từ thực tế công tác dạy học ở các trường trung học phổ thông nói chung và dạy học môn Địa lí nói riêng chúng tôi nhận thấy nhiều giáo viên đang dạy học theo phương pháp truyền thống, mặc dù có thay đổi nhưng chưa đáng kể. Giáo viên chưa thường xuyên nghiên cứu để sử dụng các kĩ thuật, phương pháp dạy học mới, chưa đa dạng các hình thức dạy học nên chưa tạo ra sự hứng thú, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Đặc biệt các em còn gặp nhiều lúng túng khi ứng phó với các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Là các giáo viên công tác giảng dạy nhiều năm ở một trường miền núi của tỉnh Nghệ An chúng tôi nhận thấy đổi mới là cần thiết và cấp bách. Chúng tôi đã tìm tòi, mạnh dạn áp dụng nhiều hình thức, nhiều kĩ thuật, phương pháp dạy học để phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Trong đó, tổ chức cho học sinh tự làm mô hình là một phương pháp rất hiệu quả trong dạy học bộ môn Địa lí.
  • 7. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 2 Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” – Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều” với mong muốn được chia sẻ một số kinh nghiệm sử dụng mô hình tự làm trong đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí. 2. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về mặt lí luận và thực tiễn, đề xuất một số kinh nghiệm thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh có sử dụng mô hình khi tìm hiểu các chủ đề trong phần Thạch quyển - Địa lí 10, sách Cánh Diều nhằm đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Địa lí tại các trường THPT. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu - Học sinh lớp 10, - Chương trình Địa lí 10, bộ sách Cánh Diều. 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Thực trạng của học sinh khi học tập bộ môn Địa lí và phương pháp tổ chức hoạt động tự làm mô hình trong các hoạt động học tập chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”- Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều. 4. Giả thuyết khoa học - Nếu tổ chức hoạt động tự làm mô hình một cách có cơ sở khoa học, có tính khả thi thì sẽ tạo được hứng thú, kích thích tính chủ động, tích cực học tập của học sinh và phát triển nhiều phẩm chất và năng lực người học khi tìm hiểu về kiến thức “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”- Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp sử dụng mô hình, các hình thức tổ chức và quy trình vận dụng phương pháp sử dụng mô hình trong dạy học Địa lí trường THPT. - Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về thực trạng vận dụng phương pháp sử dụng mô hình nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong môn Địa lí ở các trường THPT trên địa bàn Tây Nghệ An; Từ đó đề xuất một số giải pháp thực hiện. - Phân tích cấu trúc nội dung chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều, đề xuất những nội dung có thể vận dụng phương pháp sử dụng mô hình.
  • 8. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 3 - Thiết kế các hoạt động học tập theo phương pháp hướng dẫn tự làm mô hình trong chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”- Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều. - Thực nghiệm sư phạm trong dạy học chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”- Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều, để kiểm chứng giả thuyết hiệu quả của đề tài và khả năng áp dụng dạy học môn Địa lí ở trường THPT. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Nghiên cứu các dạng hoạt động học tập tổ chức hoạt động tự làm mô hình để bồi dưỡng và phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh qua chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” - Địa lí 10 THPT, bộ sách cánh Diều. - Không gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu cho học sinh khối 10 tại các trường THPT trong huyện Anh Sơn và một số huyện Tây Nghệ An. - Thời gian nghiên cứu: Tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết. - Nghiên cứu các tài liệu lý luận dạy học Địa lí, các trang web có nội dung liên quan, các tạp chí giáo dục, tài liệu …sau đó tiến hành phân tích, so sánh, chọn lọc nội dung làm cơ sở lý luận cho các vấn đề nghiên cứu. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 6.2.1. Nhóm phương pháp điều tra, phỏng vấn. - Tổ chức điều tra tình hình dạy học môn Địa lí của một số giáo viên và học sinh ở các trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi Tây Nghệ An. 6.2.2. Phương pháp thống kê - Thống kê theo kết quả điều tra giáo viên, học sinh trước khi áp dụng đề tài. - Thống kê theo kết quả điểm số, chỉ tiêu năng lực của học sinh, sản phẩm của học sinh (mô hình) sau khi áp dụng đề tài và xử lí bằng các công thức tính toán trên phần mềm Excel máy tính. 6.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm kế hoạch bài dạy theo ý tưởng của đề tài ở nhiều lớp học, trường học. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài - Tổ chức học tập Địa lí bằng cách sử dụng các mô hình tự làm khi tìm hiểu chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều là một phương pháp dạy học hiệu quả để phát
  • 9. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 4 triển phẩm chất và năng lực người học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Địa lí. 8. Đóng góp mới của đề tài - Về lí luận: + Làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động tự làm mô hình, đổi mới và đa dạng phong phú thêm phương pháp dạy học Địa lí của giáo viên ở trường THPT, góp phần phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh. - Về thực tiễn: + Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng của việc vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động tự làm mô hình trong dạy học Địa lí ở trường THPT. + Đề xuất được quy trình thiết kế các hoạt động dạy học khi sử dụng mô hình; Thử nghiệm thành công quy trình thiết kế các hoạt động dạy học khi sử dụng mô hình. + Rút ra được một số kinh nghiệm dạy học phát triển năng lực cho học sinh. + Thông qua nội dung đề tài đóng góp thêm tài liệu tham khảo với các bạn đồng hành giảng dạy bộ môn Địa lí nói chung về đổi mới PPDH nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh hiện nay.
  • 10. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 5 PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1. Tình hình nghiên cứu phương pháp dạy học bằng mô hình trên thế giới Ý tưởng về mô hình hóa trong dạy học được đề xuất bởi Aristodes C.Barreto từ rất sớm. Phương pháp mô hình hóa ra đời dựa trên những thành tựu về khoa học tâm lý, khoa học giáo dục, toán học, logic học và dựa trên kĩ thuật hiện đại. Bồi dưỡng cho học sinh năng lực phát hiện, đặt và giải quyết vấn đề là mục tiêu của phương pháp mô hình nói riêng và phương pháp dạy học tích cực nói chung. Trên thế giới, phương pháp dạy học tích cực có mầm mống từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong những năm 50, 60 trong giáo dục Liên Xô (cũ) và các nước XHCN. Nhưng những tư tưởng trong giai đoạn này vẫn được xem như triết lý chứ chưa tạo ra sức mạnh về công nghệ trong dạy học. Sự chuyển hóa từ phương pháp khoa học sang phương pháp dạy học thông qua xử lý sư phạm nhằm phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề mới thực sự tạo sự đổi mới trong giáo dục. Phương pháp mô hình hóa cũng ngày càng phát triển và giữ vị trí quan trọng trong dạy học. Phương pháp mô hình là phương pháp có trình độ cao về tính khái quát cho nên việc vận dụng đòi hỏi học sinh và giáo viên phải có vốn hiểu biết nhất định liên quan. Khi bàn về những khó khăn khi áp dụng mô hình hóa. V.G- Razumovxki đã nhận định “Ở giai đoạn xây dựng mô hình, vì việc tìm ra những đối tượng trừu tượng thích hợp có thể thay thế cho sự vật, quá trình, hiện tượng nghiên cứu là rất khó, nên thông thường thì học sinh không tự làm được việc đó, tính tự lực của họ trong giai đoạn này bị hạn chế”. Kaiser Messmer nêu hai hướng khai thác mô hình. Thứ nhất, sử dụng mô hình để hiểu và giải quyết các vấn đề thực tiễn như một phương tiện để dạy học ở trường phổ thông. Thứ hai, mô hình được dùng để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Vào những năm 2000, nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu, khai thác mô hình theo hướng thứ nhất. Barbosa đưa ra kết luận, mô hình hóa đóng vào vai trò quan trọng trong dạy học là môi trường để học sinh tìm hiểu, khám phá kiến thức. 1.2. Tình hình nghiên cứu phương pháp dạy học bằng mô hình ở Việt Nam. Ở Việt Nam, phương pháp dạy học bằng mô hình vẫn còn khá mới mẻ đối với giáo viên. Chưa có nhiều công trình nghiên cứu về việc vận dụng phương pháp này trong dạy học ở trường phổ thông.
  • 11. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 6 Đối với môn Địa lí, mô hình được sử dụng trong dạy học theo khuynh hướng sử dụng mô hình làm phương tiện dạy học trực quan. Một số công trình nghiên cứu về việc sử dụng mô hình trong dạy học sinh nhưng chưa định hướng vận dụng và chưa xây dựng quy trình vận dụng phương pháp này trong dạy học địa lí. Một số tác giả có đề cập đến tính chất, chức năng của mô hình có sẵn. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả chưa xây dựng được quy trình thiết kế các hoạt động dạy học khi sử dụng mô hình của một chủ đề cụ thể; các tiêu chí đánh giá khoa học theo định hướng phát triển các năng lực cho học sinh, đặc biệt dạy học dựa trên mô hình học sinh tự làm, và thông qua hoạt động tự làm mô hình của học sinh để phát triển năng lực là rất hiếm. Như vậy, có thể thấy rằng, phương pháp này vẫn chưa được sử dụng thường xuyên và hiệu quả ở các trường học nói chung và các trường THPT nói riêng. 2. Cơ sở lí luận 2.1. Khái niệm mô hình Khái niệm mô hình đựợc sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ thông thường hàng ngày và trong khoa học với những ý nghĩa khác nhau. Trong giờ học, học sinh thường gặp mô hình về động cơ đốt trong, mô hình trái đất…đó là những vật cùng hình dạng nhưng đựợc thu nhỏ lại mô phỏng cấu tạo, hoạt động của vật cần nghiên cứu. Hay trong nghiên cứu khoa học mô hình phân tử, mô hình nguyên tử…lại mô tả những vật thể mà ta chỉ biết được những tính chất của chúng chứ không quan sát được. Nói chung, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về mô hình. Mô hình theo Wikipedia là “là một đại diện của một hệ thống, được tạo thành từ các thành phần của các khái niệm được sử dụng để giúp mọi người biết hiểu hoặc mô phỏng một chủ đề mà mô hình đó đại diện” Trong Địa lí, người ta đưa ra định nghĩa mô hình vật chất là phương tiện dạy học hình khối phản ánh tính chất, cấu tạo cơ bản của vật. Giá trị sư phạm của của mô hình ở chỗ nó có khả năng truyền đạt thông tin về sự phân bố và tác động qua lại giữa các bộ phận trong mô hình. Bên cạnh đó còn có mô hình tượng trưng hay mô hình tưởng tượng như sơ đồ bảng biểu, đồ thị. 2.2. Các loại mô hình sử dụng trong dạy học Địa lí 2.2.1. Mô hình vật chất - Là loại mô hình dạy học dạng hình khối phản ánh cấu tạo, tính chất cơ bản của vật. Loại mô hình này có ưu điểm là có khả năng truyền đạt thông tin về sự phân bố và tác động qua lại giữa các bộ phận trong mô hình. - Loại mô hình này chỉ sử dụng ở giai đoạn thấp của quá trình nhận thức khi hình thành các biểu tượng hay thu thập kiến thức có tính chất kinh nghiệm. Những kiến thức học sinh lĩnh hội được từ loại mô hình này thường là những tính chất bên ngoài của hiện tượng, đối tượng thực.
  • 12. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 7 2.2.2. Mô hình ký tưởng (mô hình lý thuyết) Là những mô hình trừu tượng mà trên đó người ta chỉ áp dụng các thao tác tư duy lý thuyết, các phần tử của mô hình và đối tượng thật có bản chất địa lí hoàn toàn khác nhau nhưng chúng hoạt động theo những quy luật giống nhau. 2.3. Vai trò của phương pháp mô hình hóa trong dạy học Địa lí Trong dạy học nói chung và dạy học bộ môn Địa lí nói riêng, để nâng cao chất lượng dạy học, chúng ta có thể sử dụng kết hợp nhiều hình thức tổ chức, nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Trong đó, phương pháp dạy học bằng mô hình học sinh tự làm giúp phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh: * Phẩm chất: Theo định hướng mới, chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Trong đó, khi sử dụng phương pháp mô hình hóa, cụ thể là sử dụng mô hình học sinh tự làm có thể giúp học sinh: Yêu nước: Thông qua tìm hiểu về thế giới sống, bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ môi trường. Nhân ái: Thông qua hoạt động làm việc nhóm, học sinh học cách cảm thông, chia sẻ, tôn trọng sự khác biệt, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Chăm chỉ: Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, yêu cầu HS phải tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, tìm giải pháp; từ đó có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập; Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. Trung thực: Học sinh học được tính trung thực trong quá trình làm việc và báo cáo kết quả, qua sự đánh giá khách quan của giáo viên và các học sinh khác. Trách nhiệm: Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, học sinh thể hiện sự trách nhiệm đối với bản thân, với công việc và chịu trách nhiệm với tập thể (nhóm, lớp). * Năng lực: Khi sử dụng phương pháp mô hình hóa trong dạy học Địa lí giúp hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực chung và các năng lực đặc thù bao gồm: Năng lực tự chủ và tự học: Để hoàn thành nhiệm vụ học tập theo phương pháp này, HS cần tự lực xây dựng kế hoạch nhóm, kế hoạch cá nhân, tích cực tìm tòi; làm chủ cảm xúc khi làm việc chung, khi trình bày sản phẩm trước tập thể… Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trong quá trình hoạt động nhóm, học sinh rèn luyện khả năng giao tiếp, thống nhất ý kiến, biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng của nhóm; Biết theo dõi, đánh giá được khả năng hoàn thành công việc của từng thành viên
  • 13. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 8 trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác… Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Để tự làm được mô hình theo yêu cầu của giáo viên, HS cần xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các thành viên trong nhóm; mạnh dạn đưa ra các ý tưởng đôt phá; Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề; biết quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề. Phát triển các năng lực địa lí, bao gồm các thành phần năng lực: nhận biết được các đặc điểm của các đối tượng tự nhiên; So sánh những điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng; Phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. - Mô hình trong dạy học thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình Địa lí xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận trực tiếp được. Chúng giúp cho học sinh phát huy các giác quan và thao tác tư duy để nhận biết được mối quan hệ giữa các mặt của đối tượng, từ đó giải thích được các hiện tượng, quá trình, quy luật địa lí. - Mô hình hóa giúp học sinh phát triển các năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích các hiện tượng, xây dựng giả thuyết, rút ra những kết luận có độ tin cậy) qua việc xây dựng và thao tác trên mô hình. Thông qua nghiên cứu sự kiện khởi đầu, tìm ra các đặc điểm của đối tượng, học sinh phải có kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa những đặc điểm đó thành những dấu hiệu bản chất để xây dựng mô hình. - Mô hình giúp cụ thể hóa những đối tượng, trừu tượng thành những hệ thống đơn giản hơn, gần gũi hơn, tạo điều kiện cho học sinh nghiên cứu được các đặc điểm, tính chất của đối tượng một cách dễ dàng giúp kích thích hứng thú học tập, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học. 2.4. Cơ sở khoa học của dạy học môn Địa lí khi sử dụng mô hình để phát triển năng lực cho học sinh 2.4.1. Khả năng vận dụng tổ chức dạy học Địa lí thông qua hoạt động tự làm mô hình ở trường trung học phổ thông Địa lí là môn học thực nghiệm kết hợp lý thuyết và vận dụng thực tiễn. Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế - xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa học Địa lí, các ngành nghề có liên quan đến Địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống; đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan. Trong đó, các kiến thức về Địa lí tự nhiên khá phức tạp, trừu tượng; mặt khác điều kiện cơ sở vật chất, kĩ thuật của các nhà trường chưa có đủ các phương tiện trực quan, chưa đáp
  • 14. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 9 ứng đủ so với nhu cầu dạy học của giáo viên và học sinh. Để giải quyết vấn đề này, giáo viên có thể khai thác khả năng sáng tạo của học sinh để xây dựng các mô hình mô phỏng cấu trúc, quá trình Địa lí; từ đó tổ chức hoạt động dạy học phù hợp nhằm đảm bảo mục tiêu dạy học. Học sinh THPT có tư duy sáng tạo phong phú, có tính độc lập cao, có thể sử dụng thành thạo các công cụ (các phần mềm, internet...) và biết tìm kiếm tài liệu để thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác, ở độ tuổi này, các em có tính hiếu kì, và đam mê tìm tòi khám phá và thể hiện mình. Đặc điểm này là điều kiện rất thuận lợi để áp dụng hình thức tổ chức sử dụng mô hình tự làm vào giảng dạy Địa lí ở trường THPT nhằm phát triển các năng lực cho học sinh. 2.4.2. Cơ sở của việc vận dụng tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức “ Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” - Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều Chương trình Địa lí 10, sách Cánh Diều nghiên cứu một cách tổng hợp các thành phần cấu thành nên vỏ địa lí của Trái Đất cũng như các bộ phận lãnh thổ khác nhau của Trái Đất. Trong đó chủ đề “ Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”, chủ yếu nghiên cứu các thành phần, bộ phận cấu tạo nên thạch quyển, các vận động của lớp vỏ Trái Đất thông qua các hiện tượng uốn nếp và đứt gãy, hoạt động của núi lửa cũng như sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất…Chủ đề này rất thuận lợi và phù hợp để áp dụng phương pháp tổ chức học sinh tự làm mô hình để tìm hiểu kiến thức, đồng thời thông qua đó giúp học sinh phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù Địa lí. Học sinh lớp 10 là những học sinh đầu cấp THPT, các em đã có sự phát triển nhất định về khả năng học tập, tìm tòi, sáng tạo; cùng với các kiến thức nền tảng từ các môn khoa học khác, các em hoàn toàn có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao phó. 3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 3.1. Thực trạng dạy học phát triển năng lực và dạy học bằng mô hình ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn của các trường trên địa bàn miền Tây Nghệ An Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thực trạng tổ chức dạy học để phát triển năng lực, phẩm chất người học theo tinh thần chỉ đạo của của Bộ GD&ĐT cho chương trình GDPT 2018 nói chung và phương pháp dạy học mô hình nói riêng trong giảng dạy môn Địa lí tại các trường THPT Anh Sơn I,II,III và các trường THPT trên địa bàn các huyện miền Tây Nghệ An. Hoạt động điều tra được tiến hành bằng cách xây dựng phiếu điều tra theo biểu mẫu trên Google Forms để thực hiện khảo sát đối với 50 giáo viên dạy Địa lí.
  • 15. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 10 https://docs.google.com/forms/d/1NCVlRkuqGGGjNnkhcd1BVh98KiGzKS cE-iw2JtgixzU/edit (đường link khảo sát) Kết quả cụ thể như sau: TT Nội dung trao đổi Kết quả Số lượng Tỷ lệ 1 Thầy (cô) thấy việc áp dụng PPDH và KTĐG để phát triển phẩm chất và năng lực học sinh hiện nay như thế nào? a. Không cần thiết 0 0% b. Cần thiết 16 32% c. Rất cần thiết 34 68% 2 Thầy (cô) có những hiểu biết như thế nào về các PPDH và KTĐG để phát triển phẩm chất và năng lực học sinh ở trường THPT? a. Mới học các môđun BDTX nhưng chưa hiểu 14 28% b. Đã học các môđun BDTX nhưng chưa hiểu rõ, chưa biết áp dụng 31 62% c. Đã hiểu rõ về PPDH và KTĐG để phát triển phẩm chất và năng lực học sinh và áp dụng thường xuyên 5 10% 3 Việc tổ chức vận dụng dạy học và KTĐG để phát triển phẩm chất và năng lực học sinh ở đơn vị công tác của thầy (cô) như thế nào? a. Đã được triển khai nhưng chưa thường xuyên và chưa hiệu quả 26 52% b. Tổ chức thường xuyên nhưng chưa hiệu quả 24 48% c. Tổ chức thường xuyên và hiệu quả 0 0% 4 Thầy (cô) đã từng áp dụng dạy học bằng mô hình trong trường THPT chưa? a. Tôi chưa từng áp dụng 30 60% b. Đã từng sử dụng mô hình có sẵn của thiết bị dạy học có sẵn 19 38% c. Đã từng sử dụng mô hình do HS tự làm 1 2%
  • 16. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 11 TT Nội dung trao đổi Kết quả Số lượng Tỷ lệ 5 Thầy (cô) nhận xét về hứng thú học tập của học sinh khi học chủ đề “ Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” Địa lí 10 như thế nào? a. Không thích học 20 40% b. Bình thường 27 54% c. Hứng thú, tích cực 3 6% 6 Nếu việc dạy học vận dụng hoạt động học sinh tự làm mô hình được áp dụng vào môn Địa lí thì có hiệu quả không? a. Không hiệu quả 2 4% b. Ít hiệu quả 5 10 c. Hiệu quả 13 26% d. Rất hiệu quả 30 60% Qua kết quả điều tra, có thể nhận thấy: - Hầu hết các giáo viên đều cho rằng việc vận dụng các PPDH và KTĐG để phát triển phẩm chất và năng lực học sinh là điều rất cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục. - Nhiều giáo viên vẫn đang còn gặp những khó khăn về các PPDH và KTĐG để phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, mặc dù đã được tìm hiểu thông qua các modul BDTX, các chương trình tập huấn và một số thầy cô vẫn còn lúng túng trong khi chương trình GDPT mới đã bắt đầu được triển khai trong năm học này ở bậc THPT. - Việc vận dụng dạy học và KTĐG phát triển phẩm chất và năng lực học sinh ở các trường THPT chưa được áp dụng thường xuyên và hiệu quả. Một số giáo viên đã tích cực vận dụng tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn, nhiều giáo viên chưa thành công khi xây dựng kế hoạch bài học và áp dụng các phương pháp dạy học và KTĐG theo định hướng mới. Điều này, theo tìm hiểu thì nguyên nhân chủ yếu là do nhiều giáo viên mới tiếp cận thông qua các chương trình bồi dưỡng theo modul trong thời gian ngắn nên chưa kịp thấm nhuần, một số do sức ỳ lớn, đã quen với PPDH truyền thống nên ngại đổi mới… - Kết quả điều tra về thực trạng sử dụng mô hình trong dạy học Địa lí cho thấy, hầu hết các giáo viên lên lớp chủ yếu sử dụng học liệu là tranh ảnh SGK,
  • 17. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 12 tranh khổ lớn, hình ảnh và một số mô hình có sẵn trong phòng thiết bị dạy học, rất ít giáo viên sử dụng phương pháp hướng dẫn học sinh tự làm mô hình để tìm hiểu kiến thức đồng thời phát triển các năng lực và phẩm chất cho học sinh. - Các giáo viên hầu hết cho rằng chủ đề “ Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” là một chủ đề hấp dẫn nhưng khá trừu tượng; Nhiều học sinh chưa có hứng thú học tập ở phần kiến thức này do nhiều giáo viên chưa tìm ra phương pháp và cách thức tổ chức dạy học phù hợp. Vì vậy, hầu hết các giáo viên đồng ý rằng nếu vận dụng PPDH sử dụng mô hình học sinh tự làm thành công thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 3.2. Hứng thú học tập của học sinh đối với phương pháp mô hình hóa trong dạy học Địa lí ở các Trường THPT trên địa bàn các huyện miền Tây Nghệ An Trước khi tiến hành triển khai giải pháp của đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng về hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn Địa lí và phương pháp dạy học bằng mô hình trong Địa lí ở các trường THPT Anh Sơn I,II,III thông qua điều tra bằng phiếu thăm dò với học sinh. Hoạt động điều tra được tiến hành bằng cách xây dựng phiếu điều tra theo biểu mẫu trên Google Forms và phỏng vấn trực tiếp. https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSf517dZXIx8ogwTYWq7rfkiC w5HUUzF3DyMyPI76hv2UeUL6Q/viewform (Link phiếu điều tra) Thời gian điều tra: đầu năm học 2022 – 2023 Phiếu điểu tra được gửi tới 200 học sinh và thu được kết quả cụ thể như sau: TT Nội dung trao đổi Kết quả Số lượng Tỷ lệ 1 Em có thích học môn Địa lí không? a. Không thích. 88/200 44% b. Bình thường. 72/200 36% c. Rất thích. 40/200 20% (Nếu chọn a,b trả lời tiếp câu 2; nếu chọn c trả lời câu 3) 2 Tại sao em không thích môn Địa lí? a. Vì môn Địa lí khó, trừu tượng. 53/160 33.1% b. Vì giờ học kém thú vị. 61/160 38.1% c. Lí thuyết nhiều, khó vận dụng vào thực tiễn. 46/160 28.8% 3 Tại sao em thích học môn Địa lí? a. Vì em có nguyện vọng học các ngành học sử dụng kết quả học và thi môn Địa lí để xét tuyển. 30/40 75%
  • 18. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 13 TT Nội dung trao đổi Kết quả Số lượng Tỷ lệ b. Vì môn Địa có nhiều vấn đề hấp dẫn. 6/40 15% c. Vì môn Địa gần gũi với thực tiễn cuộc sống. 4/40 10% 4 Em đã từng được học các tiết học có sử dụng mô hình ở trường THPT chưa? a. Chưa bao giờ. 106/200 53% b. Đã từng. 94/200 47% c. Rất nhiều 0/200 0% 5 Trong môn Địa lí, em đã từng được học các tiết học sử dụng mô hình học sinh tự làm chưa? a. Chưa từng được học 132/200 66% b. Đã từng sử dụng mô hình có sẵn trong phòng TBTN 68/200 34% c. Đã được học 0/200 0% 6 Em có thích học các giờ học trong đó GV tổ chức các hoạt động dạy học tích cực không? a. Rất thích 160/200 80% b. Bình thường 32/200 16% c. Không thích 8/200 4% 7. Em có mong muốn gì khi học tập môn Địa lí? ……………………………………………………………… Qua kết quả điều tra có thể nhận thấy: - Thực tế chưa có nhiều học sinh yêu thích môn Địa lí; chỉ có một số ít em cảm thấy yêu thích môn học này và chọn môn Địa lí trong tổ hợp môn xét tuyển trong các kì thi tuyển sinh vào các trường ĐH, Cao đẳng. - Hầu hết các em cho rằng môn Địa có nhiều kiến thức khó, trừu tượng. Đặc biệt là các kiến thức về các vấn đề của địa lí tự nhiên như tìm hiểu về cấu trúc của Trái Đất, tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất, sự hình thành bề mặt địa hình nơi có đồng bằng, nơi có núi cao, nơi thì thung lũng. Các hiện tượng về động đất , núi lửa, sóng thần, sự va chạm của các mảng kiến tạo…. Nhiều em thấy khó khăn trong vấn đề phát triển các năng lực nhận thức và tìm hiểu thế giới cũng như vận dụng các kiến thức được học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Theo điều tra, một số học sinh đã trải nghiệm phương pháp dạy học bằng mô hình ở một số môn học, nhưng chưa từng tự làm mô hình để tìm hiểu kiến thức trong môn Địa lí. Các em cho rằng sử dụng phương tiện trực quan thì nhiệm vụ
  • 19. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 14 học tập trở nên thú vị hơn rất nhiều. Các em rất hứng thú với các phương pháp dạy học mới vì mong muốn được tham gia nhiều hoạt động trong quá trình học thay vì tiếp thu kiến thức một chiều từ giáo viên. - Hầu hết học sinh mong muốn được tham gia khám phá tìm tòi, tham gia nhiều hoạt động trong học tập môn Địa lí, mong muốn tiết học được diễn ra thú vị hứng khởi. Như vậy, thông qua điều tra thực trạng dạy và học ở địa phương cho thấy tầm quan trọng của đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, trong đó đưa các PPDH mới và vận dụng vào thực tiễn công tác là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng. Đồng thời cho thấy phương pháp tổ chức học sinh tự làm mô hình là phù hợp để phát triển năng lực người học thông qua các hoạt động tổ chức học tập được giáo viên xây dựng một cách khoa học, bài bản. II. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” PHẦN THẠCH QUYỂN - ĐỊA LÍ 10 THPT, BỘ SÁCH CÁNH DIỀU. 1. Thiết kế quy trình dạy học chủ đề bằng phương pháp mô hình hóa Chúng tôi tiến hành thiết kế quy trình tổ chức dạy học chủ đề bằng phương pháp sử dụng mô hình học sinh tự làm trong môn Địa lí theo các bước cơ bản sau: 1. Xác định các phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động 2. Xác định phương tiện hoạt động 3. Xác định các bước thực hiện Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề Bước 1: Lựa chọn chủ đề dạy học Bước 3: Xác định các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề Bước 5: Thiết kế hoạt động học tập Bước 6: Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá HS trong chủ đề
  • 20. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 15 2. Liệt kê các nội dung có thể áp dụng phương pháp tổ chức cho học sinh tự làm mô hình trong chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” phần Thạch Quyển - Địa lí 10 THPT, sách Cánh Diều. - Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi lựa chọn chủ đề: “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”. Nội dung chủ đề theo kế hoạch dạy học bộ môn được dạy trong 3 tiết. - Mạch nội dung của chủ đề: “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” bao gồm: + Tiết 1: Thạch quyển (1. Khái niệm về Thạch quyển. 2. Phân biệt Thạch quyển với vỏ Trái Đất. 3. Khái niệm và nguyên nhân của nội lực). + Tiết 2: Tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất (1. Hiện tượng uốn nếp. 2. Hiện tượng đứt gãy. 3. Hoạt động núi lửa). + Tiết 3: Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất. Như vậy, các nội dung về đặc điểm, nguyên nhân và kết quả của các tác động nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất đều phù hợp để áp dụng phương pháp sử dụng mô hình để tổ chức dạy học. Mặt khác, mục tiêu của chủ đề học tập này hướng tới trình bày được khái niệm của thạch quyển, phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất; trình bày được khái niệm nguyên nhân của nội lực và tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất; phân tích được sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất; nhận xét và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất,vành đai núi lửa trên Trái Đất. Có thể nhận thấy, yêu cầu cần đạt của chủ đề khá khó và trừu tượng. Thế nhưng, thông qua việc tổ chức tự làm mô hình, học sinh dễ dàng đạt được các mục tiêu của bài học một cách tự nhiên. Không những thế, học sinh còn sử dụng các mô hình tự làm như phương tiện trực quan để trình bày, phân tích các nội dung bài học cho các bạn khác trong lớp cùng hiểu rõ. Vì vậy, việc tổ chức cho học sinh tự làm mô hình không chỉ giúp các em học sinh chủ động để hình thành kiến thức mới mà còn tạo ra hứng thú, kích thích học sinh hăng say học tập, phát triển nhiều năng lực cho học sinh. 3. Thiết kế hoạt động dạy học sử dụng phương pháp tổ chức học sinh tự làm mô hình khi dạy học chủ đề “ Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”- Địa lí 10 THPT ,sách Cánh Diều. CHỦ ĐỀ: THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm Thạch quyển. Phân biệt được Thạch quyển với
  • 21. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 16 vỏ Trái Đất. - Trình bày được khái niệm Thạch quyển. Phân biệt được Thạch quyển với vỏ Trái Đất. - Trình bày được khái niệm, nguyên nhân của nội lực và tác động cuả nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. - Phân tích được sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. - Nhận xét và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất, các vành đai núi lửa trên Trái Đất. - Quan sát mô hình để trình bày được đặc điểm, vị trí của Thạch quyển. Lập bảng so sánh về hiện tượng uốn nếp và hiện tượng đứt gãy ở bề mặt Trái Đất. Trình bày và nêu mối quan hệ về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất. - Vận dụng kiến thức để giải thích về mối quan hệ giữa động đất, núi lửa và sinh ra các dãy núi trẻ trên thế giới. - Tìm kiếm các thông tin và nguồn số liệu tin cậy về các khu vực chịu tác động của nội lực và các dạng địa hình bề mặt Trái Đất do tác động của nội lực tạo thành. 2. Năng lực: Năng lực Cụ thể Mã hóa NĂNG LỰC ĐẶC THÙ Nhận thức địa lí - Trình bày được khái niệm Thạch quyển, Nội lực. (1) - Chỉ ra đặc điểm khác nhau giữa Thạch quyển và vỏ Trái Đất. (2) - Trình bày được nguyên nhân và kết quả của các tác động nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. (3) - Phân tích được mối quan hệ giữa sự hình thành các vành đai động đất, núi lửa và hình thành các dãy núi trẻ. (4) - Quan sát mô hình, lập được bảng so sánh giữa hiện tượng uốn nếp và hiện tượng đứt gãy đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. (5) Tìm hiểu thế giới sống - Thực hành: Làm mô hình Thạch quyển, hiện tượng uốn nếp, hiện tượng đứt gãy, sự hình thành và phân (6)
  • 22. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 17 Năng lực Cụ thể Mã hóa bố các vành đai động đất, núi lửa trên thế giới. Vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn - Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế và ứng dụng thực tiễn trong việc đưa ra các biện pháp bảo vệ, tôn trọng môi trường tự nhiên. (7) NĂNG LỰC CHUNG Tự chủ và tự học - HS tự lực nghiên cứu tài liệu, xây dựng kế hoạch nhóm, kế hoạch cá nhân, tích cực tìm tòi; làm chủ cảm xúc khi làm việc chung, khi trình bày sản phẩm trước tập thể… (8) Giao tiếp và hợp tác - HS trao đổi thống nhất được với nhau trong khi làm việc nhóm - Có khả năng trình bày được sản phẩm, đặt câu hỏi và phản biện (9) Giải quyết vấn đề và sáng tạo - HS xác định và đề xuất được ý tưởng để hoàn thành nhiệm vụ được giao - Đề xuất các biện pháp bảo vệ lớp vỏ Trái Đất và qua đó giáo dục học sinh biết tôn trọng môi trường tự nhiên của Trái Đất. (10) 3. Phẩm chất Yêu nước Có ý thức bảo vệ tự nhiên và môi trường; biết sử dụng các vật liệu tái chế để làm mô hình học tập (11) Chăm chỉ Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công (12) Trung thực Trung thực trong báo cáo kết quả và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên nhóm (13) Trách nhiệm Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công (14)
  • 23. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 18 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Giáo viên: - Kế hoạch bài học chi tiết. - Phiếu học tập, phiếu đánh giá (xem mục thiết kế bộ công cụ đánh giá) - Máy chiếu, máy vi tính, kết nối. - Bộ câu hỏi trên Powerpoit theo game show “Rung chuông vàng” 2. Học sinh: - Làm mô hình Thạch quyển, hiện tượng uốn nếp, hiện tượng đứt gãy do vận động kiến tạo, các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất. - Video, bản thuyết trình về sản phẩm của nhóm. - Bảng con, bút màu/ phấn - Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị theo thống nhất của các nhóm III. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC CHỦ ĐẠO: - Hình thức dạy học: + Dạy học dự án. + Dạy học tương tác trực tiếp trên lớp. - Phương pháp dạy học: Theo quy trình dạy học bằng mô hình, kết hợp với dạy học giải quyết vấn đề, tự học với tài liệu hướng dẫn của giáo viên. - Tổ chức triển lãm “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” - Kỹ thuật thuyết trình, phản biện; kĩ thuật tổ chức trò chơi. IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: Tiết 1 (Tại lớp) Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ HỌC TẬP - Xác định nhiệm vụ học tập của chủ đề - Phân công nhiệm vụ cho các nhóm, các thành viên của mỗi nhóm - Công bố tiêu chí đánh giá và các yêu cầu chuyên môn. - Định hướng học tập và thực hiện nhiệm vụ Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MÔ HÌNH - GV hướng dẫn HS nghiên cứu các kiến thức nền Hoạt động tại nhà Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN, ĐỀ
  • 24. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 19 (1 tuần) XUẤT GIẢI PHÁP VÀ THIẾT KẾ MÔ HÌNH (tiếp) - Các nhóm họp trực tiếp, qua zoom, trao đổi qua zalo, messenger… để lên ý tưởng - Phân công nhiệm vụ, chuẩn bị nguyên liệu - Tiến hành làm mô hình, quay video quá trình thực hiện - Trong quá trình thực hiện có hỗ trợ, tư vấn chuyên môn của giáo viên Tiết 2,3 (Tại lớp) Hoạt động 3: TỔ CHỨC TRIỂN LÃM MÔ HÌNH, THẢO LUẬN - Dưới sự tổ chức của GV, các nhóm HS tiến hành trưng bày sản phẩm, trình chiếu video. Thuyết trình kiến thức về cấu tạo Thạch quyển. Hiện tượng uốn nếp, hiện tượng đứt gãy. Các vành đai động đất, núi lửa trên bề mặt Trái Đất. - Các nhóm đặt câu hỏi phản biện, nhận xét - Hoàn thành các nhiệm vụ học tập do GV thiết kế → Chốt kiến thức nền Hoạt động 4. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG - Hoàn thành các nhiệm vụ học tập do GV thiết kế - Tổ chức gameshow “Rung chuông vàng” - Nhận xét, đánh giá chung Yêu cầu sau khi học chủ đề - Hệ thống hóa kiến thức của chủ đề bằng sơ đồ tư duy - Hoàn thiện lại mô hình theo góp ý - Làm bài kiểm tra trắc nghiệm sau chủ đề trên hệ thống giao bài tập online (Azota) Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ HỌC TẬP (15 phút) 1. Mục tiêu: Học xong hoạt động này, HS sẽ: - Xác định được nhiệm vụ của mình cần phải làm gì? Cần phải làm như thế nào? - Xác định rõ các tiêu chí cần đạt của sản phẩm nhóm và của cả chủ đề (đánh giá cá nhân) từ đó có kế hoạch để đạt được yêu cầu/tiêu chí đã được đưa ra. - Đạt các mục tiêu (8), (9), (10), (12), (14) 2. Nội dung: - Xác định nhiệm vụ học tập của chủ đề
  • 25. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 20 - Phân công nhiệm vụ cho các nhóm, các thành viên của mỗi nhóm - Công bố tiêu chí đánh giá và các yêu cầu chuyên môn. - Định hướng học tập và thực hiện nhiệm vụ 3. Dự kiến sản phẩm: - Bảng phân công nhiệm vụ (sơ bộ) của các nhóm học sinh 4. Tổ chức thực hiện: - GV chuyển giao nhiệm vụ: Thiết kế và làm một trong các mô hình: + Thạch quyển + Hiện tượng uốn nếp + Hiện tượng đứt gãy + Các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất - GV chia lớp thành 4 nhóm - Các nhóm HS tiến hành bốc thăm để nhận nhiệm vụ - Công bố tiêu chí đánh giá và định hướng học tập - GV chiếu slide trên bảng, có kèm theo giải thích (Kèm theo phát cho mỗi nhóm một tờ hoặc gửi lên nhóm Messenger/zalo/teams của lớp) 2 nội dung: 1) Hướng dẫn HS cách làm. 2) Tiêu chí đánh giá sản phẩm và quá trình học tập của cá nhân. Hướng dẫn HS cách làm: + Bước 1: Các em cần cùng nhau tìm hiểu kiến thức nền (theo hướng dẫn, gợi ý trong phiếu học tập do GV cung cấp): + Bước 2: Thảo luận nhóm để thống nhất: Lựa chọn nguyên liệu để làm mô hình Thạch quyển và các tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. Thiết kế mô hình Thạch quyển và các tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (Bản vẽ hoặc mô tả bằng chữ): Dự định làm như thế nào, các thành phần cấu tạo kích thước, hình dạng và chất liệu, màu sắc… như thế nào cho phù hợp với kiến thức Địa lí về đặc điểm của Thạch quyển, các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy do vận động kiến tạo và các vành đai động đất, núi lửa trên bề mặt Trái Đất. + Bước 3: Tiến hành trải nghiệm: Làm mô hình Thạch quyển, các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy do vận động kiến tạo và các vành đai động đất, núi lửa trên bề mặt Trái Đất (tại nhà) và quay lại video để giới thiệu.
  • 26. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 21 + Bước 4: Trưng bày sản phẩm là mô hình Thạch quyển, các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy do vận động kiến tạo và các vành đai động đất, núi lửa trên bề mặt Trái Đất kèm thuyết trình và trả lời chất vấn của nhóm bạn hoặc của GV. (thời gian 8 phút/1 nhóm) (thuyết trình 3 phút; nhận xét và phản biện 5 phút). + Bước 5: Điều chỉnh thiết kế/mô hình (nếu cần thiết) Tiêu chí đánh giá sản phẩm nhóm (60 điểm) + điểm cá nhân: STT Tiêu chí Điểm tối đa Ghi chú 1 Mô hình mô tả được đầy đủ các thành phần cấu tạo của Thạch quyển; Hiện tượng uốn nếp. Hiện tượng đứt gãy; Các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất mà nhóm được phân công. 20 điểm Đánh giá điểm theo nhóm (mọi thành viên trong một nhóm có điểm phần này là giống nhau) 2 Hình dạng, màu sắc, vị trí, kích thước (tỉ lệ kích thước) của các mô hình Thạch quyển; Hiện tượng uốn nếp; Hiện tượng đứt gãy; Các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất hợp lý. 10 điểm 3 Trên mô hình có ghi chú thành phần cấu tạo, vị trí của các lớp đá thạch quyển, hình dạng của các lớp đá của hiện tượng uốn nếp, đứt gãy và vị trí của các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất. 10 điểm 4 Đảm bảo tính thẩm mỹ 5 điểm 5 Đảm bảo độ bền, chắc chắn 5 điểm 6 Giá thành hạ (từ nguyên liệu tận dụng) 10 điểm 7 Tích cực, chủ động trong làm việc nhóm 25 điểm Đánh giá điểm cá nhân 8 Thuyết trình mô hình (đúng kiến thức nền đã tìm hiểu), lưu loát, rõ ràng 10 điểm 9 Phản biện hợp lý (vận dụng được kiến thức nền trong bài để trả lời chất vấn). 5 điểm/1 câu hỏi. 10 Đặt câu hỏi chất vấn hợp lý (đội bạn phải vận dụng kiến thức nền trong bài để giải thích) 5 điểm/ 1 lần trả lời câu hỏi.
  • 27. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 22 - Chú ý: + Điểm cuối cùng quy về thang điểm 10, 100 điểm chủ đề tương đương với 10 điểm trong hồ sơ học tập. + Những HS nào vượt quá 100 điểm (do tiêu các tiêu chí từ 1 đến 7 đạt điểm tối đa: 85 điểm; ngoài ra tham gia thuyết trình và trả lời nhiều câu hỏi phản biện hoặc đặt được nhiều câu hỏi chất vấn nhóm khác, …) sẽ được nhận một phần thưởng đặc biệt từ giáo viên. * Các nhóm HS thảo luận, phân công nhiệm vụ: - Chọn nhóm trưởng, nhóm phó, thư kí… - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và thời gian hoàn thành theo bảng phân công nhiệm vụ TT Tên thành viên Chức vụ Nhiệm vụ Thời gian hoàn thành 1 2 * GV theo dõi, tư vấn hoạt động phân công nhiệm vụ của các nhóm Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MÔ HÌNH (30 phút tại lớp và tự học ở nhà) 1. Mục tiêu: - Thực hiện mục tiêu (1), (2), (3), (4), (5), (6), (8), (9), (10), (12), (14). 2. Nội dung: - Nghiên cứu các kiến thức về thành phần cấu tạo, vị trí của các lớp đá ở thạch quyển, vị trí và hình dạng của các lớp đá vỏ Trái Đất thông qua hiện tượng uốn nếp và đứt gãy. Xác định được vị trí của các vành đai động đất và núi lửa trên bề mặt Trái Đất, từ đó nêu lên mối quan hệ giữa nội lực thông qua các vận động kiến tạo đã làm bề mặt Trái Đất bị thay đổi và mối quan hệ giữa động đất, núi lửa và sinh ra các dãy núi trẻ hiện nay. - Từ đặc điểm của đối tượng, đề xuất ý tưởng xây dựng mô hình - Làm việc nhóm, thống nhất ý tưởng - Tiến hành thực hiện nhiệm vụ 3. Dự kiến sản phẩm: - Đáp án phiếu học tập - Bản ý tưởng thiết kế mô hình
  • 28. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 23 - Mô hình cấu trúc thạch quyển, hiện tượng uốn nếp, hiện tượng đứt gãy. Mô hình các vành đai động đất và núi lửa trên Trái Đất. - Video mô tả hoạt động và thuyết trình về sản phẩm 4. Tổ chức thực hiện: * Nghiên cứu kiến thức nền (Tại lớp và về nhà): - Chuyển giao định hướng nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu, hoàn thành các phiếu học tập sau: PHT số 1. Tìm hiểu đặc điểm thạch quyển TT Bộ phận Sơ lược đặc điểm Vị trí 1 Vỏ đại dương 2 Vỏ lục địa 3 Lớp man-ti PHT số 2. Tìm hiểu hiện tượng uốn nếp, đứt gãy do vận động kiến tạo TT Đặc điểm Nguyên nhân Ghi chú 1 Hiện tượng uốn nếp 2 Hiện tượng đứt gãy PHT số 3. Tìm hiểu sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất TT Các vành đai động đất Các vành đai núi lửa 1 2 3 HS: Các em làm việc cá nhân, thảo luận trao đổi với các bạn trong nhóm để hoàn thiện PHT GV: Hướng dẫn HS xem lướt tổng thể cách làm từng nội dung, có nội dung nào chưa hiểu hoặc gặp khó khăn thì trao đổi ngay với giáo viên. HS: - Nghiên cứu tổng thể về cách làm từng nội dung. - Trao đổi những nội dung còn vướng mắc. GV: Giải đáp thắc mắc, hướng dẫn HS cách tìm hiểu, Ví dụ: Đối với Thạch quyển: GV hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
  • 29. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 24 + Thạch quyển là gì? + Thạch quyển bao gồm các bộ phận nào của Trái Đất? + Vị trí các lớp đá của Thạch quyển? + Phân biệt Thạch quyển và vỏ Trái Đất? GV hỗ trợ các nhóm, các em còn gặp khó khăn, lúng túng; yêu cầu HS hoàn thiện, ghi chép vào vở làm căn cứ đánh giá hoạt động tự học của các em. * Đề xuất ý tưởng, thống nhất bản vẽ thiết kế mô hình (Về nhà) Các nhóm HS: lập nhóm zalo để tiện trao đổi công việc - Lập phòng họp trực tuyến, trao đổi ý tưởng thiết kế mô hình, trao đổi các kiến thức liên quan đến nhiệm vụ của nhóm - Phân công nhiệm vụ: chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu; tiến hành làm; phụ trách quay video, chụp ảnh; đại diện trình bày; chuẩn bị câu hỏi và trả lời phản biện… - Lên bản vẽ thiết kế, trao đổi với giáo viên Giáo viên: - Quan sát, nắm bắt hoạt động của các nhóm; tư vấn, hỗ trợ khi học sinh gặp khó khăn. - Đánh giá bản ý tưởng thiết kế, phản hồi góp ý để HS điều chỉnh kịp phù hợp * Tiến hành thiết kế mô hình: - Dựa trên bản thiết kế được chỉnh sửa; các nhóm HS tiến hành làm các mô hình; quay video, chuẩn bị các câu hỏi và từ đó khắc sâu kiến thức Hoạt động 3: TỔ CHỨC TRIỂN LÃM MÔ HÌNH, THẢO LUẬN (1 tiết tại lớp) 1. Mục tiêu: - Thực hiện mục tiêu chủ yếu (1), (2), (3), (4), (5), (7), (8), (9), (12), (13), (14). 2. Nội dung - Trưng bày sản phẩm là các mô hình Thạch quyển, hiện tượng uốn nếp, hiện tượng đứt gãy, các vành đai động đất, vành đai núi lửa trên Trái Đất. - Trình chiếu video và thuyết trình kiến thức về đặc điểm, vị trí của các lớp bộ phận trong Thạch quyển, hiện tượng uốn nếp, hiện tượng đứt gãy, các vành đai động đất, vành đai núi lửa tương ứng với nhiệm vụ của nhóm. - Các nhóm đặt câu hỏi phản biện, nhận xét, hoàn thiện. - Chốt kiến thức nền; đánh giá hoạt động của các nhóm.
  • 30. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 25 3. Dự kiến sản phẩm: - Đại diện các nhóm sẽ thuyết trình được sản phẩm của nhóm mình, tuy nhiên có thể có nhóm trình bày to, rõ ràng, chính xác về mặt khoa học; cũng có thể có nhóm các em sẽ còn rụt rè nên nói nhỏ hoặc có thể lúng túng (GV động viên, cổ vũ, khích lệ để các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn). - Các nhóm sẽ nhận xét được và các em sẽ trả lời chất vấn, nếu HS thuyết trình trả lời chất vấn gặp khó khăn thì các bạn trong nhóm có thể hỗ trợ bạn. - Các nhóm hoàn thành đánh giá được hoạt động của nhóm bạn theo phiếu đánh giá do GV chuẩn bị. (Mẫu phiếu đánh giá chéo được trình bày ở mục “Thiết kế bộ công cụ kiểm tra đánh giá” của đề tài) 4. Tổ chức thực hiện * GV đưa ra quy định về buổi triển lãm mô hình: (3 phút) - Các nhóm đặt sản phầm mô hình lên 4 bàn học trên cùng - Các nhóm cử đại diện lên thuyết trình Thời gian: Thuyết trình không quá 3 phút Hình thức: Thuyết trình kết hợp trình chiếu video. - GV phát phiếu đánh giá chéo cho các nhóm và yêu cầu HS các nhóm khác nhận xét: + Thực hiện theo kỹ thuật 311 (3 điều học được từ nhóm bạn; 1 điều còn thắc mắc; 1 điều góp ý cho nhóm bạn). + Nhóm 2 nhận xét nhóm 1; nhóm 3 nhận xét nhóm 2; nhóm 4 nhận xét nhóm 3; nhóm 1 nhận xét nhóm 4; + Ngoài ra mỗi nhóm có thể thêm đại diện của nhóm khác nhận xét (tối thiểu có 1 nhóm nhận xét; tối đa có 2 nhóm nhận xét vì thời gian có hạn; nên ngoài nhóm quy định nhận xét ở trên; nhóm nào giơ tay trước được quyền nhận xét bổ sung; những nhóm có nhận xét bổ sung được cộng điểm theo tiêu chí; nhóm theo quy định cần nhận xét mà không đưa ra ý kiến nhận xét đúng yêu cầu thì sẽ bị trừ điểm nhận xét trong tiêu chí. + Thời gian nhận xét và trả lời thắc mắc ở mỗi nhóm: 5 phút. => 4 nhóm x 8 phút ở mỗi nhóm = 32 phút. * Lần lượt các nhóm lên báo cáo, thuyết trình sản phẩm theo gợi ý (15 phút) - Mô hình Thạch quyển (vỏ đại dương, vỏ lục địa, phần trên lớp man-ti): - Các bộ phận có trong vỏ Trái Đất: Gồm các bộ phận/lớp đá nào? Chỉ trên mô hình. - Điểm sáng tạo của mô hình (điểm mạnh mô hình của nhóm).
  • 31. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 26 * Nhận xét, chất vấn và trả lời chất vấn (2 điều thắc mắc) (20 phút) Sau mỗi phần thuyết trình thì các nhóm khác thực hiện nhận xét và chất vấn ? Tại sao có hiện tượng đá bị uốn nếp, đá bị đứt gãy trên bề mặt Trái Đất?… ? Vị trí của các bộ phận của Thạch quyển…. (ví dụ Thạch quyển là gì? Nội lực là gì? Nguyên nhân nào sinh ra nội lực…) ? Hiện tượng uốn nếp, hiện tượng đứt gãy thường xảy ra ở các lớp đá có tính chất như thế nào? ? Tác động của hoạt động núi lửa đến sự hình thành bề mặt Trái Đất? * Nhận xét, đánh giá chung hoạt động triển lãm: (2 phút) - GV yêu cầu các nhóm HS nạp các phiếu đánh giá chéo. - GV nhận xét, đánh giá ưu nhược điểm hoạt động của các nhóm * Chốt kiến thức nền: (5 phút) - Các nhóm HS nạp đáp án phiếu học tập 1, 2 (đã triển khai ở hoạt động 2); GV yêu cầu các nhóm trao đổi chéo - GV trình chiếu đáp án PHT để HS đối chiếu so sánh và chấm điểm bạn. - GV công bố kết quả, đánh giá nhận xét chung - Yêu cầu HS về ôn tập để chuẩn bị cho tiết sau. Hoạt động 4. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG (1 tiết tại lớp) 1. Mục tiêu: - Thực hiện mục tiêu: (2), (4), (5), (7), (8), (12), (13). 2. Nội dung: - Tổ chức gameshow nhằm luyện tập lại chủ đề. - Đưa ra các tình huống thực tiễn để HS vận dụng kiến thức trong chủ đề để giải quyết. - Đánh giá tổng kết cuối chủ đề. 3. Dự kiến sản phẩm: - Học sinh tham gia tích cực, hứng khởi. - Hầu hết HS trả lời tốt ở các câu hỏi mức nhận biết thông hiểu; một số trả lời tốt các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao. - HS giải quyết được các tình huống thực tiễn. 4. Tổ chức hoạt động: * Tổ chức trò chơi: “RUNG CHUÔNG VÀNG” (40 phút) - GV công bố luật chơi:
  • 32. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 27 - GV chiếu trên máy chiếu 20 câu hỏi lần lượt: Câu hỏi nhận biết -> Thông hiểu → Vận dụng và vận dụng cao. Trong đó các câu hỏi vận dụng cao có đưa ra các tình huống để học sinh giải quyết vấn đề thực tiễn. + Thời gian suy nghĩ/ 1 câu hỏi là 30 giây. + Các HS tham gia trả lời câu hỏi bằng cách ghi đáp án vào bảng con. + Nếu trả lời đúng được 0.5 điểm/ 1 câu hỏi; nếu trả lời sai sẽ bị loại khỏi đấu trường. + Những HS nào trụ lại cuối cùng là những HS chiến thắng, được nhận một phần thưởng nhỏ từ giáo viên. Lưu ý: - Nếu trước câu 15 mà tất cả HS đều bị loại thì sẽ có một câu hỏi cứu trợ; ai trả lời được câu hỏi này thì được tiếp tục tham gia trò chơi - Trong quá trình trả lời câu hỏi GV có thể phát vấn nhanh 1 HS trả lời đúng giải thích tại sao lại chọn đáp án đó. - Tổ chức trò chơi: + GV đóng vai trò là người dẫn chương trình và lần lượt trình chiếu các slide câu hỏi + Các HS tham gia với tư cách là người chơi - Công bố kết quả, khen thưởng: + Căn cứ kết quả thu được Hs báo cáo số điểm mình đạt được tương ứng với số câu trả lời đúng. + GV nhận xét, trao quà cho các HS thắng cuộc. BỘ CÂU HỎI TRONG GAMESHOW Câu 1. Thạch quyển gồm? A. Vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Man-ti. B. Phần trên cùng của lớp Man-ti và đá trầm tích. C. Đá badan và phần ở trên cùng của lớp Man-ti. D. Phần trên cùng của lớp Man-ti và đá biến chất. Đáp án: A. Vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Man-ti. Câu 2. Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua? A. Uốn nếp. B. Tạo lực. C. Vận động kiến tạo. D. Quá trình phong hóa. Đáp án: C. Vận động kiến tạo. Câu 3. Tại những khu vực cấu tạo bằng loại đá cứng, vận động kiến tạo làm cho lớp đất đá bị ? A. Biển tiến. B. Uốn nếp. C. Đứt gãy. D. Địa lũy.
  • 33. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 28 Đáp án: C. Đứt gãy. Câu 4. Trên biển, đại dương hoạt động núi lửa? A. Tạo thành ngọn núi, dãy núi lửa. B. Tạo nên các đảo, quần đảo trên biển. C. Tạo nên thung lũng, hồ núi lửa. D. Tạo thành bề mặt địa hình rộng lớn. Đáp án: B. Tạo nên các đảo, quần đảo trên biển. Câu 5. Kết quả của hiện tượng uốn nếp là xuất hiện? A. Núi lửa, động đất. B. Hẻm vực, thung lũng. C. Địa hình lượn sóng. D. Địa hào, địa lũy. Đáp án: C. Địa hình lượn sóng. Câu 6. Vận động nội lực theo phương nằm ngang không làm? A. Thành núi uốn nếp. B. Những nơi địa luỹ. C. Những nơi địa hào. D. Lục địa nâng lên. Đáp án: D. Lục địa nâng lên. Câu 7. Hiện tượng đứt gãy được sinh ra là do các lớp đá? A. Mềm bị nén ép. B. Nâng lên và hạ xuống. C. Cứng dịch chuyển ngược nhau theo phương ngang. D. Có độ dẻo cao và di chuyển cùng chiều. Đáp án: C. Cứng dịch chuyển ngược nhau theo phương ngang. Câu 8. Núi lửa được sinh ra khi? A. Hai mảng kiến tạo tách xa nhau. B. Xảy ra động đất có cường độ cao. C. Sự phân huỷ các chất phóng xạ. D. Có vận động nâng lên, hạ xuống. Đáp án: A. Hai mảng kiến tạo tách xa nhau. Câu 9. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực không phải là do? A. Sự phân huỷ các chất phóng xạ. B. Sự dịch chuyển các dòng vật chất. C. Các phản ứng hoá học khác nhau. D. Bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất. Đáp án: D. Bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất. Câu 10. Biểu hiện nào sau đây không phải là do tác động của nội lực? A. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống. B. Các lớp đất đá bị uốn nếp hoặc đứt gãy. C. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột. D. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa. Đáp án: C. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột. Câu 11: Nhật Bản thường xuyên xảy ra động đất là do nằm ở vị trí A. Vùng thường xuyên xảy ra các cơn bão. B. Vùng tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo. C. Khu vực trung tâm của thiên tai lớn trên thế giới. D. Vùng ven biển có các dãy núi lửa ngầm thường xuyên hoạt động Đáp án: B. Vùng tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo Câu 12. Địa hào, địa lũy là kết quả của?
  • 34. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 29 A. Sự bồi đắp phù sa. B. Hiện tượng uốn nếp. C. Hiện tượng đứt gãy. D. Hiện tượng biển tiến, biển thoái. Đáp án: C. Hiện tượng đứt gãy. Câu 13. Các cao nguyên ba dan ở Tây Nguyên nước ta là kết quả của? A. Hiện tượng uốn nếp. B. Hoạt động núi lửa. C. Hiện tượng đứt gãy. D. Hiện tượng biển tiến, biển thoái. Đáp án: B. Hoạt động núi lửa. Câu 14. Vận động tạo núi là vận động ? A. Nâng lên, hạ xuống. B. Uốn nếp, đứt gãy. C. Vận động kiến tạo. D. Biển tiến, biển thoái. Đáp án: B. Uốn nếp, đứt gãy. Câu 15. Miền núi uốn nếp là kết quả tác động của hiện tượng uốn nếp với cường độ? A. Yếu dưới tác động của nội lực. B. Mạnh dưới tác động của nội lực. C. Yếu dưới tác động của ngoại lực. D. Mạnh dưới tác động của ngoại lực. Đáp án: B. Mạnh dưới tác động của nội lực. Câu 16. Thung lũng sông Hồng ở nước ta được hình thành do kết quả của hiện tượng? A. Đứt gãy. B. Hạ xuống. C. Uốn nếp. D. Nâng lên. Đáp án: A. Đứt gãy. Câu 17. Quá trình hình thành hệ thống núi Hi- ma-lay-a là hệ quả của dạng tiếp xúc nào sau đây của hai mảng kiến tạo? A. Tách giãn. B. Hội tụ (va chạm). C. Hội tụ (hút chìm). D. Chuyển dạng (trượt qua nhau). Đáp án: B. Hội tụ (va chạm). Câu 18. Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường không có các? A. Vành đai núi lửa. B. Vành đai động đất. C. Vùng núi trẻ. D. Vùng núi già. Đáp án: D. Vùng núi già. Câu 19. Các hồ lớn nằm ở giữa lục địa Trung Phi như Victoria, Tanzania là kết quả của hiện tượng? A. Biến tiến. B. Biển thoái. C. Uốn nếp. D. Đứt gãy. Đáp án: D. Đứt gãy.
  • 35. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 30 Câu 20. Núi lửa được sinh ra khi? A. Hai mảng kiến tạo tách xa nhau. B. Xảy ra động đất có cường độ cao. C. Sự phân huỷ các chất phóng xạ. D. Có vận động nâng lên, hạ xuống. Đáp án: A. Hai mảng kiến tạo tách xa nhau. Câu hỏi phụ (Cứu trợ): Nối các thông tin ở cột A và B sao cho phù hợp A B a. Uốn nếp b. Đứt gãy 1. Tại những khu vực cấu tạo bởi đá cứng; 2. Tại những khu vực cấu tạo bởi các loại đá mềm; 3. Làm cho vỏ Trái Đất bị uốn nếp; 4. Làm cho các lớp đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành các vết nứt; 5. Có bộ phận được nâng lên (tạo thành dãy núi, khối núi) và có bộ phận hạ thấp (tạo thành thung lũng); 6. Hình có hệ thống núi Hi-ma-lay-a, An-đét, Cooc –đi-e,... Đáp án: a- 2,3,6; b- 1,4,5 * Tổng kết sau khi học chủ đề - GV khuyến khích học sinh bày tỏ cảm nhận sau khi học chủ đề. - Nêu các nguyện vọng. - Công bố kết quả đánh giá chung cho các cá nhân và nhóm học sinh thông qua các kênh đánh giá. - Nhận xét, đánh giá chung. 4. Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá HS trong chủ đề 4.1. Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm và cá nhân Bộ tiêu chí đánh giá chung được GV cung cấp cho HS nhằm giúp các em định hướng nhiệm vụ học tập. STT Tiêu chí Điểm tối đa Ghi chú 1 Mô hình mô tả được đầy đủ các thành phần cấu trúc của Thạch quyển, hiện tượng uốn nếp, hiện tượng đứt gãy, vị trí phân bố các vành đai động đất, núi lửa mà nhóm được phân công. 20 điểm Đánh giá điểm theo nhóm (mọi thành viên trong một nhóm có điểm phần này 2 Hình dạng, vị trí, kích thước (tỉ lệ kích thước) của các thành phần, vị trí các lớp đá của Thạch quyển, hiện tượng uốn nếp, đứt gãy của 10 điểm
  • 36. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 31 STT Tiêu chí Điểm tối đa Ghi chú bề mặt Trái Đất hợp lý. là giống nhau) 3 Trên mô hình có ghi chú vị trí, đặc điểm các lớp đá của Thạch quyển, hiện tượng uốn nếp, đứt gãy, vị trí phân bố các vành đai động đất, núi lửa. 10 điểm 4 Đảm bảo tính thẩm mỹ 5 điểm 5 Đảm bảo bền, chắc chắn 5 điểm 6 Giá thành hạ (từ nguyên liệu tận dụng) 10 điểm 7 Tích cực, chủ động trong làm việc nhóm 25 điểm Đánh giá điểm cá nhân 8 Thuyết trình mô hình (đúng kiến thức nền đã tìm hiểu), lưu loát, rõ ràng 10 điểm 9 Phản biện hợp lý (vận dụng được kiến thức nền trong bài để trả lời chất vấn). 5 điểm/1 câu hỏi. 10 Đặt câu hỏi chất vấn hợp lý (đội bạn phải vận dụng kiến thức nền trong bài để giải thích) 5 điểm/ 1 lần trả lời câu hỏi. - Chú ý: + Điểm cuối cùng quy về thành điểm 10, 100 điểm chủ đề tương đương với 10 điểm trong hồ sơ học tập. + Những HS nào vượt quá 100 điểm (do tiêu các tiêu chí từ 1 đến 7 đạt điểm tối đa: 85 điểm; ngoài ra tham gia thuyết trình và trả lời nhiều câu hỏi phản biện hoặc đặt được nhiều câu hỏi chất vấn nhóm khác, …) sẽ được nhận một phần thưởng đặc biệt từ giáo viên. 4.2. Phiếu đánh giá chéo Phiếu đánh giá chéo được phát cho các nhóm khi tổ chức hoạt động 3 để GV thu thập thông tin đánh giá từ học sinh PHIẾU CHẤM ĐIỂM (Nhóm….;Tên thành viên trong nhóm:……………………..) ST T Tiêu chí Điểm tối đa Điểm các nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
  • 37. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 32 ST T Tiêu chí Điểm tối đa Điểm các nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 1 Mô hình mô tả được đầy đủ các thành phần cấu tạo, vị trí các lớp đá, đặc điểm các lớp đá, vị trí các vành đai động đất, núi lửa mà nhóm lựa chọn. 20 điểm 2 Hình dạng, vị trí, kích thước (tỉ lệ kích thước) của các thành phần, vị trí các lớp đá của Thạch quyển, hiện tượng uốn nếp, đứt gãy của bề mặt Trái Đất hợp lý. 10 điểm 3 Trên mô hình có ghi chú vị trí, đặc điểm các lớp đá của Thạch quyển, hiện tượng uốn nếp, đứt gãy, vị trí phân bố các vành đai động đất, núi lửa. 10 điểm 4 Đảm bảo tính thẩm mỹ 5 điểm 5 Đảm bảo bền, chắc chắn 5 điểm 6 Giá thành hạ (từ nguyên liệu tận dụng) 10 điểm 7 Tích cực, chủ động trong làm việc nhóm (Nếu các em quan sát được) 25 điểm 8 Thuyết trình mô hình (đúng kiến thức nền đã tìm hiểu), lưu loát, rõ ràng 10 điểm 9 Phản biện hợp lý (vận dụng được kiến thức nền trong bài để trả lời chất vấn). 5 điểm/1 câu hỏi. 10 Đặt câu hỏi chất vấn hợp lý (đội bạn phải vận 5 điểm/
  • 38. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 33 ST T Tiêu chí Điểm tối đa Điểm các nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 dụng kiến thức nền trong bài để giải thích) 1 lần trả lời câu hỏi. Tiêu chí 7, 8, 9, 10: chấm điểm cá nhân. Tiêu chí 7: Các em có thể chấm hoặc không; nếu quan sát được các em có thể ghi tên 1 đến 3 bạn điển hình tích cực nhất trong nhóm đó. Tiêu chí 8: Các em ghi tên bạn thuyết trình và điểm bên dưới (trong cùng một ô). Tiêu chí 9: 2 dòng tương ứng với hai câu trả lời (tối đa có 2 câu hỏi thắc mắc), mỗi dòng các em ghi tên 01 bạn trả lời và điểm đạt được khi bạn đó trả lời câu hỏi thắc mắc. Tiêu chí 10: 2 dòng tương ứng với hai câu hỏi thắc mắc, mỗi dòng các em ghi tên 01 bạn hỏi và điểm đạt được khi bạn đó đặt câu hỏi thắc mắc. 4.3. Rubric đánh giá mô hình của các nhóm của học sinh Bảng kiểm (Rubric) được GV sử dụng để đánh giá mức độ đạt được của sản phẩm học tập của các nhóm Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Chuẩn bị nguyên/ vật liệu Chuẩn bị nguyên vật liệu nhưng còn thiếu. Chuẩn bị nguyên vật liệu đủ nhưng để lộn xộn. Chuẩn bị nguyên vật liệu đầy đủ, sắp xếp theo trật tự dễ tìm Vật liệu giá rẻ, dễ tìm Vật liệu giá đắt, khó tìm Vật liệu khó tìm Vật liệu giá rẻ, dễ mua, dễ tìm Bản thiết kế mô hình Bản thiết kế mô hình rối, khó nhìn Bản thiết kế mô hình dễ nhìn. Bản thiết kế mô hình dễ nhìn, sắc nét. Sản phẩm mô hình Mô hình thiết kế chưa đẹp, chưa logic. Mô hình thiết kế logic Mô hình thiết kế logic, đẹp, sáng tạo. Thuyết trình cho mô hình Thuyết trình dài dòng, khó hiểu. Thuyết trình rõ ràng. Thuyết trình súc tích nhưng logic, hấp dẫn.
  • 39. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 34 4.4. Phiếu đánh giá hoạt động nhóm Phiếu đánh giá hoạt động nhóm được giáo viên sử dụng để đánh giá chung năng lực hợp tác và làm việc nhóm của học sinh PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM TT Tiêu chí Mức đánh giá 5 (rất tốt) 4 (khá) 1 (trung bình) 0 (yếu) 1 Kế hoạch rõ ràng, phân công hợp lí 2 Chuẩn bị đầy đủ, chu đáo 3 Tính hợp tác cao 4 Hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định 5 Đảm bảo an toàn, vệ sinh trong quá trình thực hiện Tổng điểm III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Mục đích và nhiệm vụ 1.1. Mục đích Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài đã nêu ra: Nếu sử dụng phương pháp tổ chức HS tự làm mô hình trong dạy học chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” Địa lí 10 -THPT thì sẽ góp phần phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy học. 1.2. Nhiệm vụ Thông qua phương pháp chọn các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có trình độ tương đương để tiến hành thực nghiệm; Đánh giá tính khả thi, hiệu quả của phương pháp sử dụng mô hình tự làm để dạy học chủ đê “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”; thu thập các thông tin qua bộ công cụ đánh giá, xử lí số liệu các kết quả thực nghiệm bằng xác suất thống kê để phân tích định tính và định lượng một cách khách quan, khoa học nhằm đánh giá hiệu quả, chính xác mức độ hứng thú và mức độ phát triển phẩm chất và năng lực của HS.
  • 40. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 35 2. Tổ chức thực nghiệm 2.1. Chuẩn bị thực nghiệm - Thiết kế chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” sử dụng phương pháp hướng dẫn HS tự làm mô hình. - Gặp gỡ với GV dạy thực nghiệm để trao đổi các ý tưởng, thống nhất mục đích, nội dung, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá HS khi tiến hành thực nghiệm, lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, xác định thời gian tiến hành thực nghiệm để ghi nhận kết quả. Cụ thể: + Trao đổi, thống nhất với GV về chủ đề dạy học, về cơ sở lí luận của phương pháp đề xuất và cách thức hướng dẫn HS học tập theo phương pháp này. + Hướng dẫn GV cách sử dụng bảng kiểm quan sát, hướng dẫn HS tự đánh giá và thống kê theo bảng điểm, bảng kiểm quan sát sau giờ học. + Chuẩn bị cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học và dụng cụ cần thiết nhằm đảm bảo cho tiến trình dạy học đạt hiệu quả. + Cách thức đánh giá mức độ hứng thú, năng lực chung và năng lực đặc thù của HS 2.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm Tiến hành chọn 4 cặp lớp dạy thể nghiệm và dạy đối chứng ở Trường THPT Anh Sơn 1 và THPT Anh Sơn 3. TT Trường THPT Anh Sơn 1 Trường THPT Anh Sơn 3 Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng 1 10C1 10C2 10C1 10C2 2 10C6 10C3 10C3 10C4 Trong đó: Các cặp lớp được chọn làm đối chứng và thực nghiệm có số lượng, trình độ tương đương nhau + Lớp thực nghiệm: Dạy học chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” sử dụng phương pháp tổ chức HS tự làm mô hình theo kế hoạch được thiết kế ở mục II.3. + Lớp đối chứng: Dạy học chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” theo phương pháp khác.
  • 41. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 36 2.3. Xử lí kết quả Kết quả đánh giá sau khi học chủ đề ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được tổng hợp và xử lí bằng công cụ toán học trên phần mềm excel nhằm đánh giá chính xác, khách quan mức độ hiệu quả của biện pháp dạy học được thử nghiệm. 3. Kết quả thực nghiệm và đánh giá * Đánh giá mức độ hứng thú trong quá trình học tập Thông qua phiếu điều tra (Phụ lục), chúng tôi thu được kết quả khảo sát mức độ hứng thú sau khi học chủ đề đối với các lớp thực nghiệm và đối chứng (gồm 339 học sinh, trong đó 168 HS thực nghiệm và 165 HS đối chứng) được thể hiện qua bảng 1 và biểu đồ 1: Bảng 1: Kết quả điều tra hứng thú học tập của HS sau khi học chủ đề Đối tượng SL Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Thực nghiệm 168 42 25 48 28.6 58 34.5 20 11.9 Đối chứng 165 18 10.9 31 18.8 84 50.9 32 19,4 Biểu đồ 1: So sánh mức độ hứng thú của HS lớp thực nghiệm với lớp đối chứng Kết quả trên cho thấy: 0 10 20 30 40 50 60 Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú 25 28.6 34.5 11.9 10.9 18.8 50.9 19.4 Thực nghiệm Đối chứng
  • 42. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 37 - Học sinh được học chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” thiết kế theo phương pháp sử dụng mô hình tự làm yêu thích hơn hẳn so với tổ chức dạy học thiết kế theo các phương pháp khác, thể hiện ở tỉ lệ rất hứng thú và hứng thú ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng (với mức độ rất hứng thú cao hơn 14.10%, với mức độ hứng thú cao hơn 9.8%); đồng thời tỉ lệ học sinh không hứng thú ở lớp thực nghiệm giảm 7.5% so với lớp đối chứng. - Qua quan sát hoạt động học tập trên lớp cũng ghi nhận: Ở lớp thực nghiệm: HS tham gia tích cực hoạt động học, không khí học tập sôi nổi, học sinh lĩnh hội kiến thức bài học chắc chắn, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Trong khi tại các lớp đối chứng: Không khí học tập trầm lắng hơn, học sinh kém tích cực hơn. Điều đó chứng tỏ việc thiết kế và sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động học sinh tự làm mô hình trong dạy học chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” tạo hứng thú cho học sinh, là tiền đề để học sinh dễ tiếp thu kiến thức, yêu thích bộ môn, từ đó tạo động lực cho các em say mê tìm hiểu các lĩnh vực khoa học nói chung và Địa lí nói riêng. * Đánh giá hiệu quả hình thành năng lực chung cho HS qua quá trình dạy học Kết quả đánh giá định lượng thông qua phiếu điều tra và thang đo năng lực chung (Phụ lục) ở 333 HS gồm 168 học sinh của nhóm thực nghiệm và 165 học sinh của nhóm đối chứng sau khi học xong chủ đề được mô thể hiện trong bảng 2 Bảng 2: Kết quả đánh giá mức độ phát triển các năng lực chung Tiêu chí Mức độ Kết quả Thực nghiệm Đối chứng SL TL (%) SL TL (%) 1. Tự chủ và tự học 1 41 24,4 66 40,0 2 43 25,6 39 23,6 3 84 50,0 60 36,4 2. Giao tiếp và hợp tác 1 62 36,9 89 53,9 2 60 35,7 50 30,3 3 46 27,4 26 15,8 3. Giải quyết vấn đề và sáng tạo 1 48 28,6 75 45,5 2 64 38,1 50 30,3 3 56 33,3 40 24,2
  • 43. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 38 Bảng 2 cho thấy: - Trong mỗi tiêu chí đo các năng lực ở 3 mức độ, ở mức độ 3 (mức độ cao nhất khi đánh giá) học sinh lớp thực nghiệm thể hiện tốt hơn lớp đối chứng; + Đối với năng lực tự chủ và tự học khả năng hình thành mức độ 3 lớp thực nghiệm cao hơn 13,6% so với lớp đối chứng; + Đối với năng lực giao tiếp và hợp tác lớp thực nghiệm cao lớp đối chứng là 11,6%; + Với tiêu chí năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo tỉ lệ này là 9.1%. Những kết quả này, chứng tỏ được phần nào tính hiệu quả của việc hình thành và phát triển năng lực chung cho học sinh thông qua việc sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động học sinh tự làm mô hình trong dạy học chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”- Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều. * Hình thành năng lực đặc thù (năng lực bộ môn) cho học sinh qua quá trình dạy học. Với năng lực này chúng tôi sử dụng công cụ đánh giá là bài kiểm tra trắc nghiệm được xây dựng theo 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao (Phụ lục 1) để so sánh mức độ lĩnh hội kiến thức của HS. Kết quả được thể hiện trong bảng 3 và biểu đồ 2. Bảng 3: Kết quả điểm số bài kiểm tra cuối chủ đề Lớp THỰC NGHIỆM 10C1, 10C6, 10C1, 10C3 ĐỐI CHỨNG 10C2, 10C3, 10C2, 10C4 Điểm Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Giỏi (> 8) 36 21,4 26 15,8 Khá ( <7 đến < 8) 75 44,6 54 32,7 Trung bình (<5 đến < 7) 53 31,6 77 46,7 Yếu (< 5) 4 2,4 8 4,8