SlideShare a Scribd company logo
1 of 130
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
Nguyễn Văn Hải
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ HỌC VÀ TÍNH
TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ PHÁT ĐIỆN TỪ NĂNG LƯỢNG
SÓNG BIỂN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT CƠ KHÍ VÀ CƠ KỸ THUẬT
Hà Nội – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
Nguyễn Văn Hải
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ HỌC VÀ TÍNH
TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ PHÁT ĐIỆN TỪ NĂNG LƯỢNG
SÓNG BIỂN
Chuyên ngành: Cơ kỹ thuật
Mã số: 9 52 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT CƠ KHÍ VÀ CƠ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TSKH. Nguyễn Đông Anh
Hà Nội – 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Hải
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến GS.TSKH. Nguyễn
Đông Anh, người thầy đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực
hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy và đào
tạo trong quá trình học nghiên cứu sinh. Tôi xin cảm ơn Viện Cơ học, Học viện
Khoa học và Công nghệ đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam đã hỗ trợ kinh phí thông qua đề tài khoa học công nghệ VAST 01.10/16-17 để
có được các kết quả nghiên cứu của luận án.
Xin cảm ơn các đồng nghiệp ThS. Lê Chí Công, ThS. Nguyễn Như Hiếu,
cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận án này.
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan …………………………………………………………………. i
Lời cảm ơn …………………………………………………………………… ii
Mục lục ………………………………………………………………………. iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ………………………………………. vi
Danh mục các bảng …………………………………………………………… viii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị ………………………………………………… ix
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
THIẾT BỊ PHÁT ĐIỆN TỪ NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN VÀ KHẢ NĂNG
ỨNG DỤNG THIẾT BỊ TẠI VIỆT NAM ...………………………………….
4
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về thiết bị phát điện từ năng lượng
sóng biển trên thế giới ………………………………………………………...
4
1.1.1. Các thiết bị phát điện lắp đặt trên bờ ………………………………….. 5
1.1.2. Các thiết bị phát điện hoạt động ngoài biển …………………………… 6
1.1.3. Nhận xét và đánh giá …………………………………………………... 11
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về thiết bị phát điện từ năng lượng
sóng biển tại Việt Nam ………………………………………………………
13
1.3. Nghiên cứu khả năng ứng dụng thiết bị phát điện từ năng lượng sóng
biển tại Việt Nam và định hướng nghiên cứu của luận án …………………….
17
1.3.1. Vị trí địa lý và tiềm năng năng lượng sóng biển Việt Nam ……………. 17
1.3.2. Phân tích nhu cầu thực tế và định hướng nghiên cứu của luận án ……... 22
Kết luận chương 1 ……………………………………………………….......... 25
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ HỌC VÀ TỐI ƯU HÓA THIẾT
BỊ PHÁT ĐIỆN TỪ NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN ………………………….
27
2.1. Xây dựng mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển ………….. 27
iv
2.1.1. Phân tích xây dựng mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển 27
2.1.2. Thiết lập phương trình chuyển động …………………………………… 29
2.2. Khảo sát dao động của hệ trong trường hợp phi tuyến ………………….. 31
2.2.1. Phương pháp trung bình hóa …………………………………………… 32
2.2.2. Khảo sát dao động của hệ trong trường hợp cộng hưởng ……………… 34
2.3. Tối ưu hóa mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển …………. 41
2.3.1. Tính toán tối ưu hóa mô hình thiết bị theo điều kiện sóng biển Việt
Nam ……………………………………………………………………………
41
2.3.2. Khảo sát công suất cơ hệ theo kích thước phao ………………………... 49
2.4. Xây dựng chương trình mô phỏng số và khảo sát sự hoạt động của thiết
bị chuyển đổi từ năng lượng sóng biển sang năng lượng cơ học ……………..
52
2.4.1. Xây dựng chương trình mô phỏng số ……………………….................. 52
2.4.2. Tính toán mô phỏng số sự hoạt động của thiết bị chuyển đổi từ năng
lượng sóng biển sang năng lượng cơ học ……………………………………..
54
2.4.3. Khảo sát tính phi tuyến và chuyển động của mô hình theo biên độ sóng
biển …..………………………………………………………………………..
61
Kết luận chương 2 ……………………………………………………….......... 63
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THIẾT BỊ ………….. 65
3.1. Cấu trúc tổng thể của thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển ……….. 65
3.2. Tính toán thiết kế các bộ phận cơ học …………………………………… 67
3.2.1. Phân tích cấu trúc cơ hệ trong thiết bị …………………………………. 67
3.2.2. Tính toán thiết kế các cơ cấu bộ phận trong thiết bị …………………… 68
3.2.3. Tính toán thiết kế vỏ thiết bị …………………………………………… 71
3.3. Tính toán thiết kế phần điện ……………………………………………... 74
3.3.1. Tính toán thiết kế tối ưu bộ chuyển đổi DC-AC ……………………….. 75
3.3.2. Mạch bảo vệ ……………………………………………………………. 82
3.4. Chế tạo thiết bị …………………………………………………………… 83
3.4.1. Chế tạo các cơ cấu bộ phận của thiết bị ………………………………... 83
v
3.4.2. Lắp ghép hiệu chỉnh thiết bị …………………………………………… 85
3.4.3. Kiểm tra sự hoạt động của thiết bị tại phòng thí nghiệm ......................... 86
Kết luận chương 3 …………………………………………………………….. 87
CHƯƠNG 4. THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT THIẾT BỊ
HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ TẠI BIỂN …………………………………………
88
4.1. Thử nghiệm thiết bị hoạt động thực tế tại biển …………………………... 88
4.1.1. Lắp ghép thiết bị và chuẩn bị thử nghiệm ……………………………... 88
4.1.2. Thử nghiệm thiết bị hoạt động thực tế tại biển ………………………… 89
4.2. Phân tích chất lượng điện áp của thiết bị phát ra ………………………… 95
4.3. Phân tích hiệu suất của thiết bị hoạt động thực tế tại biển ……………….. 97
Kết luận chương 4 …………………………………………………………….. 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 100
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ……………………………….. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .…………………………………………………… 103
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………. 109
Phụ lục A: Các số liệu về sóng biển ………………………………………….. 109
Phụ lục B: Các bản vẽ thiết kế ………………………………………………... 115
Phụ lục C: Thông số mô hình của mô tơ phát điện …………………………… 129
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A Biên độ sóng biển (m)
 Tần số góc sóng biển ( rad/s)
 Mật độ khối lượng nước biển ( kg/m3
)
T Chu kỳ sóng biển (s)
L Bước sóng (m)
z0 Độ sâu nước biển (m)
z Chuyển động của phao theo phương thẳng đứng (m)
zs Chuyển động của sóng biển (m)
γ Hệ số cản (Ns/m)
γf Hệ số cản nhớt (Ns/m)
γem Hệ số cản điện (Ns/m)
t, τ Thời gian (s)
Pgm Công suất cơ hệ của thiết bị (W)
kL hệ số đàn hồi tuyến tính của lò xo (N/m)
kN hệ số phi tuyến của lò xo ( N/m3
)
m Khối lượng của mô hình thiết bị (kg)
Sb Diện tích mặt đáy phao ( m2
)
g Gia tốc trọng trường ( m/s2
)
Scanh, Snap, Sday, Sđai Diện tích các mặt cạnh, nắp, đáy và vành đai ( m2
)
D Mật độ khối lượng ( kg/m3
)
W Chiều rộng (m)
Rp Bán kính (m)
Tr, Tk Chiều cao (m)
l, Lr, Lp Chiều dài (m)
Փ Đường kính (m)
h1, h2, h3 Chiều cao (m)
Pe Công suất điện của thiết bị phát ra khi thử nghiệm (W)
UDC Điện áp một chiều (VDC)
UAC Điện áp xoay chiều (VAC)
vii
IDC Cường độ dòng điện một chiều (A)
IAC Cường độ dòng điện xoay chiều (A)
f Tần số (Hz)
R Điện trở ( Ω)
C, Cf Điện dung tụ điện (F)
Lf Độ tự cảm (H)
J Mật độ dòng điện ( A/m2
)
B Cảm ứng từ (T)
s Thiết diện dây ( m2
)
d Đường kính dây (m)
η Hiệu suất chuyển đổi của thiết bị
ηm Hiệu suất phần cơ hệ của quá trình truyền năng lượng từ
phao nhận được đến mô tơ phát điện
ηe Hiệu suất phần điện của thiết bị
ηdc-ac Hiệu suất bộ chuyển đổi DC-AC
ηg Hiệu suất của mô tơ phát điện và bộ chuyển đổi ổn định
điện áp 12 VDC
DC-AC Chuyển đổi từ điện áp một chiều sang điện áp xoay chiều
DC-DC Chuyển đổi điện áp một chiều
VDC Điện áp một chiều
VAC Điện áp xoay chiều
IGBT Insulated Gate Bipolar Transistor
PIC Programmable Intelligent Computer
IC Integrated circuit
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Công suất cơ hệ Pgm theo bán kính phao tại các chu kỳ sóng biển 50
Bảng 3.1. Các thông số chính trong mô hình ………………………………… 69
Bảng 4.1. Các kết quả thử nghiệm nhận được về công suất điện của thiết bị
phát ra tại biển ……………………………………………………………….
93
Bảng 4.2. Giá trị công suất điện phát ra trung bình theo tải thử …………….. 94
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1. Mô hình thiết bị phát điện Hyperbaric, Brazil ……………………... 5
Hình 1.2. Mô hình thiết bị phát điện Oyster ………………………………….. 6
Hình 1.3. Thiết bị phát điện dạng rắn biển …………………………………… 7
Hình 1.4. Thiết bị phát điện dạng phao nổi …………………………………... 7
Hình 1.5. Cấu trúc mô hình thiết bị sử dụng bộ tăng tốc chuyển động quay … 8
Hình 1.6. Cấu trúc mô hình thiết bị thả nổi trên mặt biển ……………………. 8
Hình 1.7. Các thiết bị phát điện gắn cố định ở đáy biển ……………………… 9
Hình 1.8. Mô hình thiết bị phát điện chuyển động tịnh tiến lên xuống theo
phương thẳng đứng ………………………………………………………...….
10
Hình 1.9. Sơ đồ đo kiểm tra thiết bị hoạt động tại biển của L. Ulvgard ……… 11
Hình 1.10. Thiết bị phát điện kiểu rắn biển, Viện Nghiên cứu Cơ khí ……….. 13
Hình 1.11. Cấu trúc hệ thiết bị phát điện cố định trên mặt biển ……………… 14
Hình 1.12. Thiết bị phát điện dạng phao nổi, Đại học Quốc gia Hà Nội ……... 14
Hình 1.13. Thiết bị phát điện cố định trên mặt biển, Viện Khoa học Năng
lượng .…… ……………………………………………………………………
15
Hình 1.14. Cấu trúc hệ thiết bị phát điện trực tiếp gắn cố định ở đáy biển …... 16
Hình 1.15. Sơ đồ các điểm khảo sát và tính thông lượng năng lượng sóng ….. 19
Hình 1.16. Độ cao sóng trung bình mùa gió mùa đông bắc tại Biển Đông …... 21
Hình 1.17. Thông lượng năng lượng sóng theo tháng của các vùng …………. 21
Hình 1.18. Thông lượng năng lượng sóng trung bình trong năm ven biển Việt
Nam ……..………………………………………………………………….....
22
Hình 1.19. Mô hình thiết bị phát điện từ sóng biển ........................................... 24
Hình 2.1. Cấu trúc mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển ……... 29
Hình 2.2. Đồ thị đường cong cộng hưởng biên độ theo tần số Ω2
, với A=0,5 m 39
Hình 2.3. Đồ thị đường cong cộng hưởng biên độ theo tần số Ω2
, với A=0,8 m 39
x
Hình 2.4. Đồ thị công suất cơ hệ theo hệ số cản ……………………………… 46
Hình 2.5. Mô tơ phát điện và bộ chuyển đổi ổn định điện áp 12 VDC ………. 47
Hình 2.6. Đồ thị đặc trưng về điện áp và cường độ dòng điện của mô tơ phát
điện theo tốc độ chuyển động quay …………………………………………...
48
Hình 2.7. Các đường đặc trưng công suất cơ hệ theo tần số góc ……………... 49
Hình 2.8. Đồ thị công suất cơ hệ theo bán kính phao ………………………… 51
Hình 2.9. Sơ đồ khối của chương trình ……….................................................. 53
Hình 2.10. Đồ thị công suất cơ hệ theo tần số góc ……………..…………….. 54
Hình 2.11. Chuyển động của phao và sóng biển theo thời gian với sóng bậc
nhất …………………………………………………………………………...
55
Hình 2.12. Đồ thị đặc trưng công suất theo tần số với sóng bậc nhất ………... 56
Hình 2.13. Quỹ đạo pha của phao với sóng bậc nhất ………………………… 56
Hình 2.14. Chuyển động của phao và sóng biển theo thời gian với sóng bậc
hai Stockes ……………………………………………………………………
58
Hình 2.15. Đồ thị đặc trưng công suất theo tần số với sóng bậc hai Stockes … 58
Hình 2.16. Quỹ đạo pha của phao với sóng bậc hai Stockes …………………. 59
Hình 2.17. Chuyển động của sóng biển theo hàm sóng bậc nhất và bậc hai …. 60
Hình 2.18. Đồ thị đặc trưng công suất theo biên độ sóng biển ………………. 60
Hình 2.19. Đồ thị công suất cơ hệ của thiết bị nhận được theo biên độ sóng
tại các chu kỳ sóng biển ……………………………………………………….
61
Hình 2.20. Đồ thị đặc trưng công suất cơ hệ nhận được theo biên độ sóng
biển .…………………………………………………………………………...
62
Hình 2.21. Chuyển động của phao theo biên độ sóng biển …………………... 63
Hình 3.1. Sơ đồ khối thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển ………..…… 66
Hình 3.2. Cấu trúc tổng thể phần cơ hệ của thiết bị ……..…………………… 67
Hình 3.3. Cấu trúc lõi thiết bị phát điện ……………………………………… 68
Hình 3.4. Tốc độ chuyển động quay của mô tơ theo biên độ sóng biển ……… 69
Hình 3.5. Tổng thể vỏ phần thiết bị phát điện ………………………………... 71
xi
Hình 3.6. Cấu trúc phao thiết bị ......................................................................... 73
Hình 3.7. Sơ đồ khối phần điện trong thiết bị ………………………………… 74
Hình 3.8. Sơ đồ nguyên lý bộ chuyển đổi DC-AC và bảo vệ ………………… 75
Hình 3.9. Sơ đồ nguyên lý mạch tạo dao động IC TL494C ………………….. 76
Hình 3.10. Sơ đồ nguyên lý mạch tạo dao động sine tần số 50 Hz ………….. 77
Hình 3.11. Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại DC-DC ……………………….. 80
Hình 3.12. Sơ đồ nguyên lý mạch công suất điện áp 220 VAC ……………… 81
Hình 3.13. Sơ đồ nguyên lý mạch bảo vệ …………………………………….. 83
Hình 3.14. Chế tạo vỏ thiết bị và phao tại xưởng …………………………….. 84
Hình 3.15: Chế tạo trục piston, thanh răng và các khớp nối ………………….. 84
Hình 3.16. Board mạch chuyển đổi DC-AC và bảo vệ ………...…………….. 85
Hình 3.17. Lõi thiết bị phát điện ........................................................................ 85
Hình 3.18. Lắp ghép toàn bộ thiết bị ................................................................. 86
Hình 3.19. Đo kiểm tra điện áp thiết bị phát ra tại phòng thí nghiệm bằng
thiết bị đo Picoscope USB Oscilloscope 2204A ghép nối máy tính của Anh
sản xuất ………………………………………………………………………..
87
Hình 4.1. Vận chuyển thiết bị trên tàu HQ 1788 và tác nghiệp thử nghiệm …. 88
Hình 4.2. Thiết bị đo DASIM ghép nối máy tính để đo và phân tích dữ liệu về
sóng biển khi thử nghiệm thiết bị tại biển trên tàu HQ 1788 ………………….
89
Hình 4.3. Dạng sóng đo thực nghiệm tại biển từ sensor Futek ……………….. 90
Hình 4.4. Đo dữ liệu, phân tích điện áp và kiểm tra công suất điện phát ra
bằng thiết bị đo Picoscope USB Oscilloscope 2204A ghép nối máy tính …….
92
Hình 4.5. Đồ thị đặc trưng điện áp và cường độ dòng điện theo tải thử ……… 94
Hình 4.6. Đồ thị dạng sóng điện áp do thiết bị chế tạo phát ra ……………….. 95
Hình 4.7. Dạng sóng điện áp 220 VAC tần số 50 Hz của các thiết bị sẵn có
trên thị trường ………………………………………………………………..
96
Hình 4.8. Cấu trúc sơ đồ khối hiệu suất hoạt động của thiết bị ……………… 97
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Theo tính toán của các nhà khoa học, với tốc độ sử dụng năng lượng như
hiện nay, nhiên liệu hóa thạch sẽ cạn kiệt trong vòng 50 năm tới. Việc tìm kiếm
nguồn năng lượng thay thế đang là nhu cầu thiết yếu. Đối với Việt Nam, định
hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2050
đã ghi rõ: “Phấn đấu tăng tỷ lệ nguồn năng lượng mới và tái tạo chiếm khoảng 5%
tổng năng lượng vào năm 2020 và khoảng 11% vào năm 2050”. Về kinh tế, đến
năm 2020 kinh tế biển sẽ chiếm trên 50% GDP. Do đó nhu cầu cần thiết về nguồn
năng lượng để cung cấp cho nền kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng là rất
quan trọng, đặc biệt điện năng phục vụ an ninh quốc phòng trên biển (nguồn điện sử
dụng trên các nhà dàn DKI, các ngọn đèn hải đăng v.v.) là nhiệm vụ cấp bách, trong
khi điện lưới quốc gia chưa thể vươn tới. Do vậy, việc nghiên cứu, chế tạo thiết bị
phát điện từ nguồn năng lượng sóng biển là lựa chọn tốt, góp phần trong việc giải
quyết bài toán thiếu hụt về nguồn năng lượng điện sử dụng ngoài biển.
Ngoài ra, Việt Nam với lợi thế là một quốc gia có bờ biển trải dài trên 3260
km, cùng với hơn 3000 đảo, quần đảo lớn nhỏ và trên 1 triệu km2
mặt biển cho thấy
nguồn năng lượng từ biển là rất lớn. Nhằm khai thác nguồn năng lượng to lớn từ
sóng biển, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu của luận án về xây dựng mô hình thiết
bị để chuyển đổi từ năng lượng sóng biển sang điện năng. Với mục tiêu đưa ra một
mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, thiết bị hoạt động hiệu quả và
phù hợp với điều kiện thực tế biển Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Xây dựng được mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, thiết bị
hoạt động hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế biển Việt Nam.
- Xác định tối ưu hệ số cản của mô tơ phát điện, các thông số mô hình để
công suất điện thiết bị phát ra đạt lớn nhất.
- Thiết kế, chế tạo được một mẫu thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển.
Nguồn điện của thiết bị phát ra ở 2 mức điện áp 12 VDC, 220 VAC tần số 50 Hz
2
thực sine theo tiêu chuẩn điện lưới quốc gia Việt Nam. Thiết bị có khả năng ứng
dụng trong việc làm phao báo dẫn đường biển hay làm nguồn cấp điện cho các đèn
hải đăng ngoài biển.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp giải tích, kết hợp phương pháp mô phỏng
số và thực nghiệm, cụ thể được mô tả như sau:
- Sử dụng phương pháp giải tích xác định tối ưu hệ số cản của mô tơ phát
điện, hệ số đàn hồi của lò xo và kích thước phao của thiết bị theo mức công suất
phát điện nhỏ nhất thiết bị cần đạt được.
- Trong tính toán mô phỏng số sử dụng phương pháp Runge-Kutta bậc 4 giải
số phương trình chuyển động phi tuyến của mô hình, phương pháp Simpson tính
tích phân số. Xác định mức công suất cơ hệ của thiết bị nhận được từ năng lượng
sóng biển, phân tích đánh giá sự phi tuyến của mô hình, quỹ đạo chuyển động và
biên độ dao động của mô hình theo các điều kiện sóng biển.
- Tính toán thiết kế và chế tạo thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, thử
nghiệm thiết bị hoạt động thực tế tại biển để kiểm chứng kết quả lý thuyết và phân
tích hiệu suất hoạt động của thiết bị.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đưa ra được một phương pháp nghiên cứu với cách tiếp cận từ việc khảo
sát các điều kiện thực tế của sóng biển để thực hiện xây dựng mô hình cơ học, tính
toán thiết kế, chế tạo và thử nghiệm thiết bị hoạt động thực tế tại biển.
- Chế tạo được một mẫu thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, thiết bị
hoạt động hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế biển Việt Nam.
- Thiết bị có khả năng sử dụng trong việc làm phao báo dẫn đường biển hay
làm nguồn cấp điện cho các đèn hải đăng.
5. Cấu trúc của luận án
Cấu trúc của luận án gồm: phần mở đầu, bốn chương nội dung, phần kết luận
và kiến nghị, phần danh mục công trình của tác giả, tài liệu tham khảo và phụ lục.
3
Chương 1: “Tổng quan các công trình nghiên cứu về thiết bị phát điện từ
năng lượng sóng biển và khả năng ứng dụng thiết bị tại Việt Nam”. Trong chương
này trình bày nghiên cứu tổng quan về các mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng
sóng biển trên thế giới và Việt Nam, phân tích ưu nhược điểm của các mô hình thiết
bị. Nghiên cứu khả năng ứng dụng của thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển tại
Việt Nam, phân tích nhu cầu thực tế và định hướng nghiên cứu của luận án, nhằm
xây dựng được một mô hình thiết bị hoạt động hiệu quả và phù hợp với điều kiện
thực tế biển Việt Nam.
Chương 2: “Xây dựng mô hình cơ học và tối ưu hóa thiết bị phát điện từ
năng lượng sóng biển”. Trong chương này thực hiện xây dựng mô hình thiết bị phát
điện từ năng lượng sóng biển, thiết lập phương trình chuyển động. Khảo sát dao
động phi tuyến của hệ, xác định vùng hoạt động ổn định và mất ổn định của mô
hình. Xác định tối ưu hệ số cản của mô tơ phát điện theo các thông số mô hình, mức
công suất cơ hệ thiết bị nhận được từ năng lượng sóng biển. Viết chương trình tính
toán mô phỏng số sự hoạt động của thiết bị, tính toán mô phỏng số và khảo sát sự
hoạt động của thiết bị.
Chương 3: “Tính toán thiết kế và chế tạo thiết bị”. Trong chương này thực
hiện các tính toán thiết kế về toàn bộ thiết bị, bao gồm các tính toán thiết kế phần cơ
và các tính toán thiết kế phần điện. Thiết bị chế tạo đảm bảo nhỏ gọn và thuận lợi
trong sử dụng. Nguồn điện của thiết bị phát ra được ổn định tại 2 mức điện áp 12
VDC, 220 VAC tần số 50 Hz thực sine theo tiêu chuẩn điện lưới quốc gia Việt
Nam. Chế tạo, lắp ghép và hiệu chỉnh toàn bộ thiết bị.
Chương 4: “Thử nghiệm và đánh giá hiệu suất thiết bị hoạt động thực tế tại
biển”. Trong chương này thực hiện thử nghiệm thiết bị hoạt động thực tế tại biển,
đo thử tải công suất điện của thiết bị phát ra và các thông số sóng biển thực tế khi
thử nghiệm. Phân tích chất lượng điện áp của thiết bị phát ra và đánh giá hiệu suất
hoạt động của thiết bị.
Phần kết luận và kiến nghị trình bày các kết quả đã đạt được, những đóng
góp mới của luận án và một số nhiệm vụ cần tiếp tục thực hiện trong tương lai.
Danh sách các công trình đã công bố có liên quan đến nội dung luận án được
trình bày trong phần danh mục công trình của tác giả.
Các tài liệu trích dẫn trong luận án được trình bày trong phần tài liệu tham
khảo.
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ THIẾT BỊ PHÁT ĐIỆN TỪ NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN
VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THIẾT BỊ TẠI VIỆT NAM
Chương 1 nghiên cứu tổng quan về các mô hình thiết bị phát điện từ năng
lượng sóng biển trên thế giới và Việt Nam; Phân tích ưu nhược điểm của các mô
hình thiết bị đang được nghiên cứu chế tạo ở trong nước và trên thế giới; Thu thập,
phân tích các số liệu thực tế về điều kiện biển Việt Nam và nhu cầu sử dụng thiết bị
phát điện từ năng lượng sóng biển trong thực tế, làm cơ sở để xác định phạm vi và
định hướng nghiên cứu của luận án. Mục tiêu xây dựng được một mô hình thiết bị
phát điện từ năng lượng sóng biển, hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế biển
Việt Nam, khả năng gia công chế tạo trong nước, cũng như đáp ứng nhu cầu cần
thiết của xã hội.
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về thiết bị phát điện từ năng lượng
sóng biển trên thế giới
Trên thế giới, việc nghiêu cứu, chế tạo các thiết bị phát điện từ nguồn năng
lượng sóng biển đang được quan tâm và phát triển mạnh. Đặc biệt ở các vùng đảo
xa ngoài biển, các thiết bị phát điện từ nguồn năng lượng sóng biển đã đáp ứng
được một phần trong nhu cầu sử dụng điện năng. Các mô hình thiết bị được nghiên
cứu, chế tạo theo nhiều phương pháp và cách thức hoạt động khác nhau, với các
thiết bị phát điện lắp đặt trên bờ, hay thiết bị phát điện hoạt động ngoài biển theo
phương pháp thả nổi trên mặt biển hoặc gắn cố định ở đáy biển. Hiện nay, các mô
hình thiết bị này đã, đang được khai thác sử dụng tại một số nước như: Anh, Bồ
Đào Nha, Canada, Đan Mạch, Hàn Quốc, Mỹ, Na Uy, Nhật Bản, Pháp, Tây Ban
Nha, Thụy Điển v.v. Ví dụ ở Tây Ban Nha, họ định hướng phát triển mạnh nguồn
năng lượng tái tạo và đề ra đến năm 2020 đảm bảo 42,3% năng lượng điện tiêu thụ
được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó phát triển điện năng từ
nguồn năng lượng sóng biển là mũi nhọn. Tại Anh, các chuyên gia ước tính trong
tương lai việc phát triển điện sóng biển sẽ đáp ứng được 25% nhu cầu năng lượng
điện sử dụng. Tại Mỹ đã có các tính toán về kế hoạch phát triển nguồn năng lượng
5
điện sóng biển dọc theo các bờ biển với ước tính có thể sản xuất khoảng 2100
TWh/năm [1-19].
1.1.1. Các thiết bị phát điện lắp đặt trên bờ
Các mô hình thiết bị phát điện lắp đặt trên bờ được xây dựng ở những vùng
biển nước sâu gần bờ, địa hình hiểm trở và độ cao sóng biển lớn. Các mô hình được
xây dựng với phần thiết bị phát điện được lắp đặt cố định ở trên bờ và bộ phận thu
năng lượng sóng ở dưới biển. Tiêu biểu là các mô hình thiết bị phát điện sau:
- Mô hình thiết bị phát điện Hyperbaric được lắp đặt trên bờ và sử dụng các
cánh tay thủy lực kết nối với phao thả nổi trên mặt biển. Dưới tác dụng của sóng
biển, phao chuyển động lên xuống theo phương thẳng đứng, hệ thống thủy lực hoạt
động đẩy dầu nạp vào bình được tích áp. Dầu từ bình tích áp được điều chỉnh cấp ra
với dòng năng lượng dầu có áp suất cao và lưu lượng ổn định được truyền dẫn đẩy
quay các mô tơ phát điện lắp đặt trên bờ và phát ra điện năng. Công suất phát điện
của thiết bị đạt khoảng 50 kW [1].
Hình 1.1. Mô hình thiết bị phát điện Hyperbaric, Brazil [1]
- Ngoài ra, một mô hình thiết bị phát điện khác được chế tạo với kiểu dáng
hình con hàu (Oyster), thiết bị được thiết kế gồm một hệ thống các thùng chứa nước
và phao hứng sóng với bơm thuỷ lực. Khi sóng biển tác dụng đổ vào các thùng
chứa, đồng thời tạo lực kích hoạt bơm thuỷ lực thực hiện đẩy nước từ thùng chứa
qua một hệ thống đường ống dẫn nước áp suất cao theo một chiều lên bờ đẩy quay
mô tơ phát điện. Hệ thống có ưu điểm là phần phát điện đặt trên bờ dễ vận hành,
6
thuận lợi trong bảo dưỡng và sửa chữa, nhược điểm là tổn hao năng lượng cao do
dẫn nước theo đường ống chạy dài từ dưới biển lên bờ [1-5].
Hình 1.2. Mô hình thiết bị phát điện Oyster [4]
1.1.2. Các thiết bị phát điện hoạt động ngoài biển
Hiện nay các mô hình thiết bị phát điện hoạt động ngoài biển đang được
nghiên cứu chế tạo theo nhiều phương pháp, cách thức khác nhau và được phân
thành hai loại chính: thiết bị phát điện thả nổi trên mặt biển và thiết bị phát điện gắn
cố định ở đáy biển.
* Thiết bị phát điện thả nổi trên mặt biển: loại mô hình thiết bị này đang
được nghiên cứu chế tạo ở nhiều nước trên thế giới, tiêu biểu như: thiết bị phát điện
dạng rắn biển (Pelamis), thiết bị phát điện dạng phao nổi (Buoy). Chúng được chế
tạo để sử dụng trong các hoạt động ngoài khơi xa và ở vùng nước sâu, với công suất
phát điện từ vài chục đến vài trăm kW [1,4-8]:
- Thiết bị phát điện dạng rắn biển: được thiết kế chế tạo gồm bốn boong phao
thả nổi trên mặt biển, thiết bị có dạng ống hình trụ nửa chìm nửa nổi trên mặt biển
và được kết nối với nhau bằng các khớp thủy lực. Thiết bị có chiều dài khoảng
140÷150 m, đường kính ống 3÷3,5 m, sử dụng ba mô tơ phát điện với tổng công
suất phát điện vào khoảng 750 MW. Dưới tác dụng của sóng biển, hệ thống phao
chuyển động uốn theo sóng và truyền chuyển động kích bơm thủy lực hoạt động để
đẩy quay các mô tơ phát điện được lắp đặt bên trong các boong phao. Hiện nay,
dạng mô hình thiết bị này đã, đang được chế tạo và khai thác sử dụng tại các nước:
Anh, Bồ Đào Nha, Na Uy v.v. [1,3-5].
7
Hình 1.3. Thiết bị phát điện dạng rắn biển [4]
- Thiết bị phát điện dạng phao nổi: được thiết kế chế tạo dạng trụ đứng và
hoạt động tịnh tiến lên xuống theo phương thẳng đứng. Thiết bị gồm hai phần, phần
tĩnh đứng yên lơ lửng trong môi trường biển chứa các cuộn dây của máy phát, phần
chuyển động chứa các nam châm máy phát được gắn cố định trong thân phao và thả
nổi trên mặt biển. Khi sóng biển tác dụng, các nam châm máy phát chuyển động lên
xuống theo phương thẳng đứng với cảm ứng từ biến thiên trên các cuộn dây. Trên
các cuộn dây ở phần tĩnh sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng và phát ra điện năng.
Công suất phát điện định mức của thiết bị được chế tạo vào khoảng 10÷40 kW [1,3-
8].
Hình 1.4. Thiết bị phát điện dạng phao nổi [1]
- Ngoài ra một mô hình thiết bị phát điện khác được thiết kế như hình 1.5, hệ
thiết bị được lắp đặt ở trên mặt biển sử dụng mô tơ phát điện loại chuyển động quay
tròn (loại mô tơ phát phát điện công nghiệp truyền thống). Cấu trúc của thiết bị gồm
phao chuyển động lên xuống theo phương thẳng đứng dưới tác dụng của sóng biển,
thông qua dây cáp kéo hệ trục thiết bị chuyển động quay tròn được sử dụng bởi cơ
cấu ròng rọc [2], hay cơ cấu chuyển động sử dụng bánh cóc tạo chuyển động quay
một chiều (ratchet) kết nối đồng trục với một ròng rọc chính được gắn trên hệ trục
thiết bị và hai ròng rọc phụ nhận lực từ phao truyền đến [8,9]. Bộ phận tăng tốc
8
chuyển động (với tỷ lệ chuyển đổi 1:20 [2]) chuyển đổi các chuyển động quay chậm
nhận được từ phao do sóng biển tác dụng sang chuyển động quay nhanh tại đầu
ghép nối với mô tơ phát điện, kéo mô tơ phát điện hoạt động và phát ra điện năng
[2,8-11].
Hình 1.5. Cấu trúc mô hình thiết bị sử dụng bộ tăng tốc chuyển động quay [2]
Một mô hình nghiên cứu của Carlos Velez và các cộng sự tại Đại học Florida
- Mỹ [12], đã tính toán thiết kế và tối ưu các cơ cấu cơ hệ để chuyển đổi từ chuyển
động tịnh tiến lên xuống sang chuyển động quay tròn. Mô hình được thiết kế với
việc sử dụng mô tơ phát điện được chế tạo từ nam châm vĩnh cửu chuyển động
quay tròn. Toàn bộ hệ thiết bị được đặt trong phao đóng kín và thả nổi trên mặt
biển, dây cáp kéo thiết bị chuyển động được gắn cố định xuống đáy biển (xem hình
1.6). Dưới tác dụng của sóng biển, phao thiết bị chuyển động lên xuống theo
phương thẳng đứng được truyền dẫn kéo mô tơ phát điện hoạt động và phát ra điện
năng. Thiết bị được thiết kế chế tạo với công suất phát điện khoảng 5 kW.
Hình 1.6. Cấu trúc mô hình thiết bị thả nổi trên mặt biển [12]
9
* Thiết bị phát điện gắn cố định ở đáy biển: các mô hình thiết bị phát điện
này chủ yếu gồm hai loại thiết bị phát điện phao nổi và thiết bị phát điện phao chìm.
Các mô hình thiết bị này hoạt động phù hợp ở các vùng nước nông, gần bờ với công
suất phát điện mức vừa và nhỏ. Thiết bị được chế tạo hoạt động theo phương thẳng
đứng, phần phát điện gắn cố định ở đáy biển, phần phao nhận năng lượng sóng biển
được thả nổi trên mặt biển hay chìm lơ lửng trong nước biển. Dưới tác động của
sóng biển, phao truyền năng lượng nhận được từ sóng biển đến mô tơ phát điện qua
dây cáp và một hệ thống cơ cấu phù hợp. Công suất phát điện của thiết bị thường từ
vài trăm oát cho đến cỡ 10 kW, các mô tơ phát điện được nghiên cứu chế tạo dạng
chuyển động tịnh tiến lên xuống theo phương thẳng đứng [4,8,13-21]. Trong đó,
tiêu biểu là các công trình nghiên cứu tại Đại học Uppsala – Thụy Điển như: tính
toán mô phỏng số sự tương tác giữa phần thiết bị phát điện gắn ở đáy biển và phao
thiết bị thả nổi trên mặt biển, với công suất phát điện định mức 10 kW của Mikael
Eriksson [13]. Trong nghiên cứu của Cecilia Bostrom tính toán thiết kế hệ thiết bị
chuyển đổi từ năng lượng sóng biển sang điện năng, tác giả thực hiện tính toán mô
hình thiết bị sử dụng mô tơ phát điện ba pha chuyển động tịnh tiến lên xuống theo
phương thẳng đứng, xây dựng các mạch lọc để ổn định điện áp đầu ra với công suất
phát điện lên đến 20 kW, đồng thời đưa ra phương pháp tích hợp các thiết bị phát
điện riêng lẻ thành một hệ thống phát điện ổn định để truyền tải điện năng đến nơi
tiêu thụ [14].
a. Thiết bị phát điện dạng phao chìm [4] b. Thiết bị phát điện dạng phao nổi [13]
Hình 1.7. Các thiết bị phát điện gắn cố định ở đáy biển
10
Trong các nghiên cứu của Marco Tranpanese [18]; nghiên cứu của V.
Franzitta, A. Messineo và M. Tranpanese [19]. Các tác giả đã đưa ra mô hình thiết
bị sử dụng loại mô tơ phát điện chuyển động tịnh tiến lên xuống theo phương thẳng
đứng, với sóng biển tác dụng lên mô hình được xét là sóng tuyến tính. Trong nghiên
cứu đã thực hiện các tính toán về sự tương tác giữa cảm ứng từ và cường độ dòng
điện trong mô tơ phát điện, xác định mức công suất điện phát ra theo các thông số
thiết kế của mô tơ và đưa ra giải pháp tích hợp các thiết bị phát điện riêng lẻ thành
một hệ thống thiết bị phát điện ổn định.
Hình 1.8. Mô hình thiết bị phát điện chuyển động tịnh tiến lên xuống theo phương
thẳng đứng [19]
Nghiên cứu của Yue Hong thực hiện xây dựng mô hình, tính toán thiết kế
thiết bị phát điện loại chuyển động tịnh tiến lên xuống theo phương thẳng đứng. Tác
giả tính toán mô phỏng số mức công suất cơ hệ của thiết bị hấp thụ được từ năng
lượng sóng biển theo hệ số cản của mô tơ phát điện ở các số liệu sóng biển thực tế
(cụ thể sử dụng các số liệu về biên độ và chu kỳ sóng biển tại 12 vùng biển của
Thụy Điển). Từ hệ số cản tối ưu của mô tơ phát điện nhận được, tác giả thực hiện
thiết kế chế tạo mô tơ và thiết bị phát điện để sử dụng tại từng vùng biển cụ thể,
11
nhằm thu được mức công suất điện phát ra đạt lớn nhất [22]. Công trình nghiên cứu
của Liselotte Ulvgard [23], nghiên cứu xây dựng mô hình thiết bị đo kiểm tra đánh
giá trong thử nghiệm thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển hoạt động thực tế
tại biển, áp dụng cho mô hình thiết bị phát điện sử dụng loại mô tơ phát điện chuyển
động tịnh tiến lên xuống theo phương thẳng đứng. Tác giả đưa ra phương pháp thực
hiện, thiết kế chế tạo hệ thống đo với các thông số đo kiểm tra về công suất trên cơ
sở đo điện áp và cường độ dòng điện của thiết bị phát ra, đo biến dạng vỏ thiết bị và
độ lớn lực thiết bị nhận được tại đầu trục piston từ phao truyền đến.
Hình 1.9. Sơ đồ đo kiểm tra thiết bị hoạt động tại biển của L. Ulvgard [23]
1.1.3. Nhận xét và đánh giá
Từ các nghiên cứu và phân tích ở trên cho thấy, các mô hình thiết bị phát
điện được nghiên cứu và chế tạo theo nhiều cách thức khác nhau như thiết bị phát
điện đặt trên bờ, thiết bị phát điện gắn cố định ở đáy biển hay thiết bị phát điện thả
nổi trên mặt biển. Mỗi mô hình thiết bị chế tạo đều có các ưu nhược điểm khác
nhau, tùy theo khả năng chế tạo của từng đơn vị và mục đích sử dụng thiết bị trong
thực tế.
- Các mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển lắp đặt trên bờ được
xây dựng với các mô tơ phát điện công nghiệp truyền thống. Ưu điểm: toàn bộ phần
phát điện của thiết bị được lắp đặt trên bờ sẽ thuận lợi trong bảo dưỡng, sửa chữa và
truyền tải điện năng đến nơi tiêu thụ. Nhược điểm: các mô hình phát điện này được
xây dựng cố định không có khả năng di động trong sử dụng, hiệu suất chuyển đổi
12
năng lượng thấp do phần phát điện được lắp đặt trên bờ cách xa bộ phận thu nhận
năng lượng hoạt động ở dưới biển.
- Các thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển hoạt động ngoài biển thường
ở dạng đóng kín (phát điện trực tiếp), được nghiên cứu phát triển theo nhiều cách
thức khác nhau, với công suất phát điện từ nhỏ đến vài trăm kW. Thiết bị phù hợp
trong các nhu cầu sử dụng điện tại địa phương trong ngắn hạn hay ổn định lâu dài,
cơ động trong khai thác sử dụng, thuận tiện trong việc bảo dưỡng và sửa chữa.
+ Thiết bị phát điện gắn cố định ở đáy biển được chế tạo chủ yếu hoạt động
tại các vùng nước nông gần bờ với công suất phát điện ở mức vừa và nhỏ, nhằm đáp
ứng nhu cầu sử dụng điện lâu dài tại địa phương. Phần phát điện của thiết bị được
tính toán thiết kế gắn cố định ở đáy biển khi hoạt động. Phao thiết bị được thả nổi
trên mặt biển, truyền năng lượng nhận được từ sóng biển đến mô tơ phát điện thông
qua dây cáp. Ưu điểm của thiết bị là phần phát điện gắn cố định ở đáy biển sẽ không
gây ảnh hưởng đến tàu thuyền đi lại trên mặt biển, đặc biệt trong những ngày biển
bão thiết bị phát điện vẫn có khả năng hoạt động và tránh được tác động của bão
biển. Nhược điểm là phần phát điện gắn cố định ở đáy biển nên rất khó khăn trong
việc sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ. Thiết bị sử dụng loại mô tơ phát điện hoạt
động tịnh tiến lên xuống theo phương thẳng đứng hiện chưa được chế tạo thông
dụng trong công nghiệp, cũng như chưa được thương mại sẵn trên thị trường.
+ Thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển dạng thả nổi trên mặt biển được
chế tạo để đáp ứng nhu cầu về năng lượng điện trong các hoạt động ngoài khơi xa, ở
các vùng nước sâu với công suất phát điện ở mức vừa và lớn. Thiết bị được chế tạo
sử dụng với mô tơ phát điện loại công nghiệp hiệu suất cao và sẵn có trên thị
trường. Ưu điểm: các thiết bị phát điện hoạt động nổi trên mặt biển dễ lắp đặt và cơ
động trong khai thác sử dụng, thiết bị rất hữu ích trong các nhiệm vụ cấp điện có
tính chất ngắn hạn ở ngoài biển. Nhược điểm: do thiết bị hoạt động nổi trên mặt
biển, nên trong những ngày biển động hay bão biển việc khai thác thiết bị hoạt động
sẽ khó khăn. Ngoài ra thiết bị cũng gây ảnh hưởng đến các phương tiện di chuyển
trên mặt biển, cũng như khó khăn trong việc bảo dưỡng thiết bị do hoạt động ở
ngoài khơi xa.
13
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về thiết bị phát điện từ năng lượng
sóng biển tại Việt Nam
Tại Việt Nam, một số đơn vị đã, đang tiến hành nghiên cứu chế tạo thiết bị
phát điện từ năng lượng sóng biển như: Viện Nghiên cứu Cơ khí, trường Đại học
Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Khoa học Năng lượng thuộc
Viện Hàn lâm KHCNVN. Các mô hình thiết bị đang được nghiên cứu đều theo
hướng hoạt động nổi trên mặt biển với các dạng thiết bị cụ thể sau [24-28]:
- Viện Nghiên cứu Cơ khí thực hiện thiết kế chế tạo thiết bị phát điện từ
năng lượng sóng biển trong khuôn khổ đề tài KC.05-17/06-10, thiết bị hoạt động
theo mô hình thả nổi trên mặt biển dạng rắn biển với công suất thiết kế từ 5÷10 kW
[24]. Thiết bị được chế tạo gồm năm boong phao, trong đó ba boong phao thu nhận
năng lượng và hai boong phao chuyển đổi năng lượng được lắp đặt các mô tơ phát
điện loại công nghiệp. Các boong phao được liên kết với nhau bằng khớp bản lề để
thu nhận năng lượng, dưới tác dụng của sóng biển hệ thống thuỷ lực sẽ cung cấp
dòng lưu lượng dầu ổn định với áp suất cao đẩy quay các mô tơ phát điện. Thiết bị
đã hoạt động thử nghiệm tại biển Hòn Dấu - Hải Phòng và cung cấp điện năng cho
bộ đội biên phòng đóng trên đảo sử dụng.
Hình 1.10. Thiết bị phát điện kiểu rắn biển, Viện Nghiên cứu Cơ khí
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Viện Nghiên cứu Cơ khí đã thực
hiện nghiên cứu tính toán động lực học hệ thống phát điện bằng năng lượng sóng.
Các tác giả tính toán thiết kế mô hình đặt trên một trụ đứng và gắn cố định trên bề
mặt sóng, phao được thả nổi chuyển động lên xuống theo sóng biển. Năng lượng
sóng biển từ phao nhận được thông qua hệ thống thủy lực truyền dẫn đẩy quay mô
tơ phát điện và phát ra điện năng, công suất phát điện của mô hình được tính toán ở
mức dưới 0,5 kW [25].
14
Hình 1.11. Cấu trúc hệ thiết bị phát điện cố định trên mặt biển
- Đại học Quốc gia Hà Nội đã thực hiện chế tạo thiết bị phát điện từ năng
lượng sóng biển dạng phao nổi, thiết bị được thiết kế chế tạo hoạt động thả nổi trên
mặt biển theo phương thẳng đứng. Trong mô hình, các tác giả đã tính toán chế tạo
mô tơ phát điện dạng chuyển động tịnh tiến lên xuống và phát điện trực tiếp, với
nam châm của mô tơ phát được gắn xung quanh trục chuyển động nằm ở giữa, các
cuộn dây cảm ứng được lắp đặt xung quanh trục nam châm để phát ra điện năng.
Thiết bị đã được tiến hành thử nghiệm ở biển, với công suất điện từ thiết bị phát ra
đã nhận được còn hạn chế, thiết bị là sản phẩm thuộc đề tài mã số QG.14.1 [26,27].
a. Mô hình thiết bị chế tạo b. Thử nghiệm thiết bị
Hình 1.12. Thiết bị phát điện dạng phao nổi, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Viện Khoa học Năng lượng, thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN đã thực hiện
đề tài mã số VAST07.04/14-15, trong đề tài đã chế tạo được một mô hình thiết bị
phát điện bằng năng lượng sóng biển hoạt động nổi trên mặt biển sử dụng mô tơ
phát điện dạng máy phát thủy điện loại trục đứng. Thiết bị hoạt động trên bề mặt
sóng biển và gắn cố định trên mặt biển. Thiết bị được chế tạo gồm hai khoang chứa
15
trên dưới, khoang ở trên nhận nước biển đổ vào trong nửa chu kỳ sóng tiến từ bụng
sóng đến đỉnh sóng và đồng thời khoang dưới xả nước đẩy quay mô tơ phát điện
trong nửa chu kỳ kế tiếp khi sóng biến đổi từ đỉnh sóng xuống bụng sóng. Trong mô
hình thiết bị, các tác giả sử dụng loại mô tơ phát điện có công suất định mức 60 W,
với công suất điện phát ra khi thử nghiệm ở biển đã nhận được 50,92 W. Cách thức
thử nghiệm: các tác giả sử dụng cần cẩu cảng buộc cáp thả treo thiết bị giữ ở mức lơ
lửng trên bề mặt nước biển để khảo sát thử nghiệm sự hoạt động của thiết bị [28].
a. Máy phát điện b. Hạ thiết bị xuống mặt biển c. Thiết bị hoạt động
Hình 1.13. Thiết bị phát điện cố định trên mặt biển, Viện Khoa học Năng lượng
Từ các mô hình nghiên cứu trên cho thấy, các mô hình thiết bị của các đơn vị
đã, đang được nghiên cứu và chế tạo đều hoạt động nổi trên mặt biển. Ưu điểm
chính của các mô hình là thuận lợi trong lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị,
cũng như trong khai thác sử dụng. Nhược điểm là các thiết bị đều hoạt động nổi trên
mặt biển, trong khi trung bình mỗi năm Việt Nam thường hứng chịu khoảng 10 cơn
bão, đây là mối gây nguy hại trực tiếp và là thách thức trong việc khai thác sử dụng
loại mô hình thiết bị phát điện nổi trên mặt biển hoạt động lâu dài ở biển.
Tại Viện Cơ học – Viện Hàn lâm KHCNVN, trong những năm gần đây đã có
những quan tâm và thực hiện các nghiên cứu nhằm khai thác năng lượng từ các
nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là nguồn năng lượng biển với các công bố về
tiềm năng năng lượng sóng ở vùng biển Việt Nam [29]; Khảo sát đặc tính năng
lượng của thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng dạng phao nổi, tiến tới đề xuất các
cơ cấu để thiết kế, tính toán và chế tạo các thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng biển
phù hợp với điều kiện chế tạo và thực tế sử dụng [30]. Ngoài ra từ năm 2013 [31],
trong công tác chuyên môn, tác giả đã thực hiện nghiên cứu tính toán mô phỏng số
16
về mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển. Mô hình được tính toán
nhằm chế tạo thiết bị với mô tơ phát điện chuyển động tịnh tiến lên xuống theo
phương thẳng đứng, phát điện trực tiếp và gắn cố định ở đáy biển.
Hình 1.14. Cấu trúc hệ thiết bị phát điện trực tiếp gắn cố định ở đáy biển [31]
Trong nghiên cứu này, tác giả tính toán thiết kế mô tơ phát điện gồm nam
châm vĩnh cửu được gắn xung quanh trục và cố định ở đáy biển, các cuộn dây cảm
ứng để phát ra điện năng được ghép đặt xung quanh trục nam châm và kết nối với
phao thả nổi trên mặt biển. Khi sóng biển tác dụng, các cuộn dây sẽ chuyển động
lên xuống theo phương thẳng đứng trong môi trường cảm ứng từ do nam châm tạo
ra và phát ra điện năng. Ở đây tác giả gặp khó khăn về kỹ thuật chế tạo mô tơ phát
điện chuyển động tịnh tiến lên xuống theo phương thẳng đứng, cũng như khả năng
gia công chế tạo loại mô tơ phát điện này ở trong nước, đặc biệt yêu cầu đối với mô
hình thiết bị cần phát điện tốt với chuyển động của mô tơ là rất chậm (do sóng biển
chuyển động rất chậm với chu kỳ chủ yếu trong khoảng từ 2÷8 giây). Trong khi trên
thế giới hiện nay, loại mô tơ phát điện chuyển động tịnh tiến vẫn chưa được chế tạo
ở quy mô công nghiệp, cũng như chưa được thương mại sẵn trên thị trường. Để
thiết bị hoạt động được hiệu quả, loại mô tơ phát điện này cần được chế tạo từ vật
liệu nam châm đất hiếm có cảm ứng từ lớn. Trong khi các nam châm đất hiếm hiện
nay thường có kích thước nhỏ, dẫn đến cần tính toán phối ghép nam châm để đạt
17
được giá trị cảm ứng từ là lớn nhất, đồng thời cần tính toán thiết kế chế tạo các
khuôn đúc lõi riêng cho mô tơ và thực hiện đúc lõi mô tơ phát điện với độ chính xác
cao.
Mặt khác từ các nhiệm vụ nghiên cứu chuyên môn, tại Viện Cơ học tác giả
đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện Hàn lâm KHCNVN với trách
nhiệm là chủ nhiệm đề tài, cụ thể đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mẫu hệ
thống phát điện bằng năng lượng tái sinh đa năng, mã số đề tài VAST 02.04/11-12”
[32]. Trong đề tài đã tính toán thiết kế và chế tạo được một hệ thống phát điện bằng
năng lượng tái sinh từ ba nguồn năng lượng đầu vào là năng lượng mặt trời, năng
lượng gió và năng lượng sóng biển. Trong đó phần nguồn vào từ năng lượng sóng
biển của hệ thống phát điện đã được tính toán thiết kế, chế tạo chờ sẵn để ghép nối
tích hợp với thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển sẽ được nghiên cứu chế tạo
trong luận án.
1.3. Nghiên cứu khả năng ứng dụng thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển
tại Việt Nam và định hướng nghiên cứu của luận án
1.3.1. Vị trí địa lý và tiềm năng năng lượng sóng biển Việt Nam
Vị trí địa lý:
Do đặc thù địa lý là quốc gia ven biển với nhiều đảo và vùng biển rộng lớn,
nhu cầu về điện năng nhằm cung cấp cho dân cư sinh sống trên các đảo ngoài khơi,
cũng như nhu cầu về các phao báo hiệu chỉ dẫn đường biển và nguồn điện cung cấp
cho các đèn hải đăng ngoài biển là rất lớn. Hơn nữa, nhu cầu về điện năng để cung
cấp cho nền kinh tế biển, điện năng phục vụ an ninh quốc phòng trong bảo vệ chủ
quyền biển đảo của tổ quốc (đặc biệt nguồn điện để sử dụng trên các nhà dàn DKI
ngoài Biển Đông v.v.) là nhiệm vụ cấp bách, trong khi điện lưới quốc gia chưa thể
vươn tới.
Tiềm năng năng lượng sóng biển Việt Nam:
Các nghiên cứu về tiềm năng năng lượng sóng ở nước ta mới chỉ bắt đầu
được quan tâm trong những năm gần đây. Các kết quả nghiên cứu dựa trên các số
liệu đo đạc khảo sát biển và các dữ liệu đo tại các trạm hải văn, cũng như các
18
nghiên cứu tính toán mô phỏng đã cho thấy bức tranh tổng quát về phân bố nguồn
năng lượng sóng biển ở nước ta vào cỡ trung bình trên thế giới [34,35]. Ở đây, các
nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tính dòng năng lượng theo phổ sóng của
Đaviđan. Việc chọn công thức phổ này không những là một phương pháp đánh giá
hiện thực do dựa trên cơ sở trường sóng thực tế đa dạng theo chu kỳ sóng, mà còn
phù hợp với phương pháp tính dòng năng lượng sóng cho vùng ngoài khơi Biển
Đông. Với việc sử dụng cùng một phổ sóng có thể dễ dàng kiểm tra các kết quả tính
toán và so sánh các kết quả nhận được với nhau. Số liệu đưa vào tính toán là các kết
quả tính toán chế độ trường sóng ven bờ phục vụ xây dựng công trình biển thuộc đề
tài cấp Nhà nước KHCN-06-10 “Cơ sở khoa học và các đặc trưng kỹ thuật đới bờ
phục vụ xây dựng công trình biển ven bờ” bao gồm phân bố độ cao và chu kỳ sóng
biển. Trên cơ sở của phương pháp tính này, thông lượng năng lượng sóng tại 83
điểm quan trắc được thiết lập và phân chia thành 6 vùng khảo sát dọc theo chiều dài
bờ biển nước ta đã được thực hiện [35]. Các kết quả tính toán là dòng năng lượng
sóng cho mỗi mét chiều dài của bờ biển vuông góc với hướng truyền sóng, giá trị
năng lượng sóng biển được tính theo kW/m cho từng tháng trong năm và trung bình
của năm tại 83 điểm khảo sát được đưa ra trong hình 1.15 (các số liệu chi tiết về
năng lượng sóng tại 83 điểm quan trắc được đưa ra tại phụ lục A) [35].
Từ các số liệu nhận được cho thấy về tiềm năng năng lượng sóng dọc dải ven
biển Việt Nam, cùng với các đặc trưng năng lượng sóng tại 83 điểm khảo sát của 6
vùng như sau:
- Vùng 1 từ trạm số 1 đến trạm số 11, vùng phía bắc vịnh Bắc Bộ từ Móng
Cái đến Thanh Hóa: tại vùng này năng lượng sóng chiếm ưu thế vào các tháng 6, 7
và 8 với giá trị từ 16 kW/m trở lên. Vào mùa gió đông bắc ở các trạm phía bắc của
vùng, năng lượng sóng không mạnh. Tại các trạm phía nam của vùng này (từ trạm 7
đến trạm 11), năng lượng sóng khá đều, quanh năm đạt từ 15 kW/m trở lên. Dòng
năng lượng sóng trung bình năm của vùng này đạt khoảng 15 kW/m.
- Vùng 2 từ trạm số 12 đến trạm số 21, vùng phía nam vịnh Bắc Bộ từ Thanh
Hóa đến Quảng Bình có đặc điểm là dòng năng lượng sóng trong gió mùa đông bắc
chiếm ưu thế. Tại vùng này, trong khoảng từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm
19
sau dòng năng lượng sóng đạt 30 kW/m trở lên. Trong gió mùa tây nam, vào các
tháng mùa hè, năng lượng sóng tại khu vực này nhỏ hơn 20 kW/m. Dòng năng
lượng sóng trung bình năm của vùng này đạt khoảng 25 kW/m.
Hình 1.15. Sơ đồ các điểm khảo sát và tính thông lượng năng lượng sóng [35]
20
- Vùng 3 từ trạm 22 đến trạm 37, vùng bắc miền Trung từ Quảng Bình đến
Quảng Nam là vùng có năng lượng sóng khá nhỏ so với các vùng lân cận do trường
sóng trong gió mùa đông bắc bị đảo Hải Nam che chắn. Còn trong gió mùa tây nam,
ở đây gió thường thổi từ bờ ra khơi. Vào các tháng trong mùa đông, dòng năng
lượng sóng tại vùng này cũng khá mạnh. Dòng năng lượng sóng trung bình năm của
vùng này đạt khoảng 10 kW/m.
- Vùng 4 từ trạm 38 đến trạm 54, vùng nam miền Trung từ Quảng Ngãi đến
Ninh Thuận là vùng có dòng năng lượng sóng lớn nhất trên dải ven biển nước ta, vì
là vùng tiếp xúc trực tiếp với biển thoáng và có đà sóng gần như không bị giới hạn
trong cả hai mùa gió thịnh hành. Trong gió mùa đông bắc, năng lượng sóng tại vùng
này đạt từ 30 kW/m trở lên. Đặc biệt tại các trạm từ 43 đến 54 trong tháng 12, dòng
năng lượng sóng xấp xỉ 100 kW/m. Dòng năng lượng sóng trung bình năm của
vùng này đạt khoảng 30 kW/m.
- Vùng 5 từ trạm 55 đến trạm 71, vùng ven bờ đồng bằng Nam Bộ từ Bình
Thuận đến mũi Cà Mau là vùng có dòng năng lượng sóng không lớn vì ở đây tác
động của trường sóng trong gió mùa đông bắc đã bị hạn chế. Dòng năng lượng sóng
trung bình năm của vùng này đạt khoảng 18 kW/m.
- Vùng 6 từ trạm 72 đến trạm 83, vùng ven bờ biển phía tây nam từ Cà Mau
đến Kiên Giang: tại vùng này dòng năng lượng sóng là yếu nhất trên toàn dải ven
biển nước ta. Có trạm không có dòng năng lượng trung bình tháng, có nghĩa là
trong cả tháng sóng lặng. Tại các trạm phía ngoài biển thoáng như trạm trên phía
tây của đảo Phú Quốc (trạm 72) và các trạm dọc bờ từ Rạch Giá xuống phía nam
(trạm 77 - 83) năng lượng sóng trong mùa gió tây nam đạt khoảng 15 kW/m, lớn
nhất vào tháng 8. Dòng năng lượng sóng trung bình năm của vùng này đạt khoảng
5÷6 kW/m.
Hình 1.16 đưa ra bức tranh tổng quát về độ cao sóng biển trung bình mùa gió
mùa đông bắc tại Biển Đông nhận được từ các kết quả quan trắc và khảo sát, trong
đó độ cao sóng là khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa đỉnh và bụng sóng kế
tiếp [34]. Giá trị thông lượng năng lượng sóng tại các vùng theo tháng được đưa ra
trên hình 1.17 và trung bình năm thể hiện trên hình 1.18 [34,35].
21
Hình 1.16. Độ cao sóng trung bình mùa gió mùa đông bắc tại Biển Đông [34]
Hình 1.17. Thông lượng năng lượng sóng theo tháng của các vùng [35]
22
Hình 1.18. Thông lượng năng lượng sóng trung bình trong năm ven biển Việt Nam [35]
Từ các số liệu về phân bố thông lượng năng lượng sóng, độ cao sóng và chu
kỳ sóng biển đã nhận được cho thấy: độ cao sóng biển trung bình ở ven bờ từ
0,5÷1,2 m với chu kỳ sóng 2÷8 giây, ở ngoài khơi độ cao sóng từ 1,2÷2 m với chu
kỳ sóng 6÷8 giây, đặc biệt khi biển động độ cao sóng biển ven bờ đạt từ 3,5÷5 m,
ngoài khơi đạt từ 6÷9 m [34-37]. Do vậy, đây là nguồn năng lượng dồi dào, rất phù
hợp cho các thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển có công suất phát điện ở mức
vừa và nhỏ khai thác hoạt động. Từ các số liệu về sóng biển thực tế đã nhận được,
các số liệu này sẽ được sử dụng làm cơ sở trong các tính toán, xây dựng mô hình
thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, để thiết bị hoạt động phù hợp theo điều
kiện thực tế của sóng biển.
1.3.2. Phân tích nhu cầu thực tế và định hướng nghiên cứu của luận án
Nhu cầu thực tế:
Việt Nam có bờ biển dài trên 3260 km, cùng hơn 3000 hòn đảo và trên 1
triệu km2
mặt biển cho thấy việc truyền tải điện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện
năng ở ngoài biển, hải đảo là rất khó và không thể thực hiện được. Với định hướng
phát triển kinh tế của Chính phủ đến năm 2020 kinh tế biển sẽ chiếm trên 50%
GDP. Dẫn đến yêu cầu về năng lượng điện đối với kinh tế biển nói chung, điện
năng sử dụng trên các nhà dàn DKI hay các đảo ngoài khơi, cũng như điện năng
đảm bảo an ninh quốc phòng biển đảo là vô cùng quan trọng.
23
Định hướng nghiên cứu của luận án:
Qua các nghiên cứu, phân tích đánh giá về các mô hình thiết bị phát điện từ
năng lượng sóng biển trên thế giới, cũng như tại Việt Nam đã, đang nghiên cứu và
chế tạo. Cùng với sự biến đổi khí hậu và điều kiện thời tiết ngày càng bất thường,
các thống kê cho thấy Việt Nam trung bình hàng năm phải hứng chịu khoảng 10
cơn bão và thậm chí sóng thần có thể xảy ra. Từ các phân tích đã cho thấy loại mô
hình thiết bị phát điện gắn cố định ở đáy biển là phù hợp. Hiện nay, các mô hình
thiết bị đã có đều được nghiên cứu chế tạo với mô tơ phát điện chuyển động tịnh
tiến lên xuống theo phương thẳng đứng, các phương trình chuyển động được thiết
lập ở bài toán tuyến tính và sự phi tuyến của lò xo trong mô hình đều chưa được xét
đến. Việc nghiên cứu tối ưu mới chỉ được xét ở tối ưu hệ số cản của mô tơ phát điện
để sử dụng trong tính toán chế tạo mô tơ phát điện chuyển động tịnh tiến [22].
Trong đó, các tính toán tối ưu về kích thước phao và hệ số đàn hồi của lò xo cũng
chưa được đề cập. Ngoài ra, tác giả nhận thấy loại mô tơ phát điện công nghiệp
chuyển động quay tròn cũng chưa được đưa vào sử dụng trong các tính toán thiết kế
và chế tạo thiết bị phát điện gắn cố định ở đáy biển.
Với mục tiêu, nghiên cứu chế tạo được một thiết bị phát điện từ năng lượng
sóng biển, hoạt động hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế biển Việt Nam. Cấu
trúc của thiết bị được nghiên cứu tính toán và thiết kế gồm hai phần, phần phát điện
của thiết bị được gắn cố định ở đáy biển và phao thiết bị thả nổi trên mặt biển,
chúng được kết nối bởi dây cáp và hoạt động theo phương thẳng đứng. Mô hình
thiết bị phát điện được xác định với công suất phát điện ở mức vừa và nhỏ, phù hợp
với đặc trưng của sóng biển Việt Nam (như biên độ và chu kỳ sóng biển) và mục
đích sử dụng. Nguồn điện của thiết bị phát ra ở 2 mức điện áp 12 VDC, 220 VAC
tần số 50 Hz thực sine theo tiêu chuẩn điện lưới quốc gia Việt Nam. Nguyên lý hoạt
động của thiết bị là khi sóng biển tác động lên phao, năng lượng sóng biển từ phao
truyền đến phần thiết bị phát điện gắn cố định ở đáy biển bởi dây cáp được định
hướng chuyển động lên xuống theo phương thẳng đứng. Hình 1.19 đưa ra mô hình
thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển gắn cố định ở đáy biển, thiết bị hoạt động
theo phương thẳng đứng và được định hướng nghiên cứu trong luận án.
24
Hình 1.19. Mô hình thiết bị phát điện từ sóng biển
Ưu điểm là phần phát điện của thiết bị được gắn ở đáy biển, nên thiết bị vẫn
hoạt động được trong những ngày biển có bão. Trong mô hình được tính toán đưa
vào sử dụng loại mô tơ phát điện công nghiệp chuyển động quay tròn, hiệu suất cao
và sẵn có trên thị trường. Sử dụng các cơ cấu thanh răng ghép bánh răng để chuyển
đổi các chuyển động lên xuống theo phương thẳng đứng sang chuyển động quay
tròn, khớp cá được sử dụng để bánh răng quay theo một chiều cố định. Với cách
tiếp cận này, hiện tại tác giả chưa thấy chúng được thực hiện hay công bố trên các
công trình ở trong nước và quốc tế.
Từ những lý do trên, luận án cần thực hiện các nội dung nghiên cứu sau:
- Xây dựng mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, phù hợp theo
các điều kiện thực tế biển Việt Nam.
- Thiết lập phương trình chuyển động phi tuyến của mô hình được xét với
ảnh hưởng phi tuyến của lò xo. Xác định đường đặc trưng biên độ - tần số của mô
hình trong trường hợp cộng hưởng, chỉ ra vùng hoạt động ổn định và mất ổn định.
Tính toán tối ưu hệ số cản của mô tơ phát điện để lựa chọn loại mô tơ phát điện phù
hợp sử dụng trong thiết bị, xác định tối ưu kích thước phao thiết bị và hệ số đàn hồi
của lò xo để công suất điện thiết bị phát ra đạt lớn nhất. Viết chương trình tính toán
25
mô phỏng số sự hoạt động của thiết bị được xét với ảnh hưởng phi tuyến của lò xo,
tính toán mô phỏng số và khảo sát sự hoạt động của thiết bị theo các điều kiện sóng
biển.
- Tính toán thiết kế các cơ cấu bộ phận cơ học của thiết bị. Tính toán thiết kế
phần phát điện của thiết bị, nguồn điện của thiết bị phát ra được ổn định tại 2 mức
điện áp 12 VDC, 220 VAC tần số 50 Hz thực sine theo tiêu chuẩn điện lưới quốc
gia Việt Nam.
- Chế tạo và lắp ghép toàn bộ thiết bị, thử nghiệm thiết bị hoạt động thực tế
tại biển.
- Đo khảo sát công suất điện do thiết bị phát ra và các thông số sóng biển
thực tế khi thử nghiệm. Phân tích chất lượng điện áp, đánh giá hiệu suất hoạt động
của thiết bị trên cơ sở so sánh giữa công suất tính toán lý thuyết và công suất điện
của thiết bị phát ra khi thử nghiệm thực tế ở biển.
Kết quả chính của luận án nhằm xây dựng được một thiết bị phát điện từ
năng lượng sóng biển, hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế biển Việt Nam,
cũng như khả năng gia công chế tạo thiết bị trong nước. Thiết bị được chế tạo với
phần phát điện gắn cố định ở đáy biển và hoạt động theo phương thẳng đứng, phao
thiết bị được thả nổi trên mặt biển. Thiết bị sau khi hoàn thiện có khả năng sử dụng
trong việc làm phao báo dẫn đường biển hay làm nguồn cấp điện cho các đèn hải
đăng, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện năng thực tế ngoài biển đảo.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã trình bày tổng quan về các mô hình thiết bị phát điện từ năng
lượng sóng biển trên thế giới, đặc biệt các mô hình thiết bị gắn cố định ở đáy biển
và hoạt động theo phương thẳng đứng. Đã chỉ ra các đơn vị trong nước đã, đang tiến
hành nghiên cứu chế tạo về thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển với các phân
tích chi tiết cho từng loại mô hình thiết bị. Đã thu thập và phân tích về đặc trưng
năng lượng sóng biển Việt Nam, với các số liệu về thông lượng năng lượng sóng,
độ cao sóng và chu kỳ sóng biển trung bình từng tháng trong năm dọc theo bờ biển
trải dài trên 3260 km. Trong đó độ cao sóng biển trung bình ở ven bờ từ 0,5÷1,2 m
26
với chu kỳ sóng 2÷8 giây, ở ngoài khơi độ cao sóng trung bình từ 1,2÷2 m với chu
kỳ sóng 6÷8 giây, đặc biệt khi biển động độ cao sóng ở ven bờ từ 3,5÷5 m, ngoài
khơi đạt từ 6÷9 m.
Đã chỉ ra nhu cầu và khả năng ứng dụng của mô hình thiết bị tại Việt Nam.
Đã đưa ra cấu trúc mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển và định
hướng nội dung nghiên cứu của luận án, để thiết bị sau khi chế tạo sẽ hoạt động
hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế biển Việt Nam. Các tính toán về xây dựng
mô hình, thiết lập phương trình chuyển động và xác định tối ưu các thông số của
thiết bị sẽ được trình bày ở chương tiếp theo của luận án.
27
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ HỌC VÀ TỐI ƯU HÓA THIẾT BỊ
PHÁT ĐIỆN TỪ NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN
Chương 2 trình bày các nghiên cứu về xây dựng mô hình cơ học, thiết lập
phương trình chuyển động phi tuyến của mô hình dưới tác dụng sóng biển; Xác
định đường đặc trưng biên độ - tần số của mô hình trong trường hợp cộng hưởng;
Tính toán tối ưu hóa các thông số trong mô hình; Xây dựng chương trình mô phỏng
số, khảo sát sự hoạt động của thiết bị theo các điều kiện thực tế của sóng biển như
biên độ và chu kỳ của sóng biển. Mục đích của luận án là xây dựng được một thiết
bị phát điện từ năng lượng sóng biển, có khả năng sử dụng làm phao báo dẫn đường
biển hay làm nguồn cấp điện cho các đèn hải đăng. Mô hình thiết bị đảm bảo nhỏ
gọn, hiệu quả và phù hợp với khả năng gia công chế tạo ở trong nước.
2.1. Xây dựng mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển
2.1.1. Phân tích xây dựng mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển
Từ các kết quả phân tích về ưu nhược điểm của các mô hình thiết bị phát điện
từ năng lượng sóng biển hoạt động theo phương thẳng đứng, với mục tiêu chế tạo
được một thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển hoạt động hiệu quả và phù hợp
theo các điều kiện sóng biển thực tế Việt Nam. Mô hình thiết bị được nghiên cứu
xây dựng hoạt động theo phương thẳng đứng, phần phát điện của thiết bị được gắn
cố định ở đáy biển kết nối với phao thả nổi trên mặt biển bởi dây cáp. Ngoài ra, từ
các số liệu khảo sát và quan trắc về biển cho thấy mô hình thiết bị chuyển động dưới
tác dụng của sóng biển là rất chậm. Trên cơ sở về khả năng gia công chế tạo thiết bị
ở trong nước, mô hình thiết bị được tính toán sử dụng với mô tơ phát điện công
nghiệp loại chuyển động quay tròn hiệu suất cao. Từ đặc trưng hoạt động của mô tơ
phát điện thường làm việc hiệu quả ở tốc độ chuyển động quay lớn, để điện năng
thiết bị phát ra đạt lớn nhất trong mô hình thiết bị cần tính toán tăng tốc chuyển
động quay, từ các chuyển động quay chậm ban đầu nhận được của sóng biển sang
chuyển động quay nhanh tại mô tơ phát điện với hiệu suất chuyển đổi đạt lớn nhất.
Hình 2.1 đưa ra sơ đồ cấu trúc mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển,
trong đó hình 2.1a là sơ đồ nguyên lý mô tả quá trình truyền năng lượng của phao đã
28
hấp thụ được từ sóng biển đến mô tơ phát điện qua dây cáp và một hệ thống các cơ
cấu truyền động trong mô hình thiết bị. Các bộ phận chính trong mô hình thiết bị
gồm: phao dạng trụ tròn; dây cáp; cơ cấu ghép nối thanh răng – piston; bộ tăng tốc
chuyển động quay một đầu ghép nối với thanh răng và đầu còn lại ghép nối với mô
tơ phát điện; mô tơ phát điện xoay chiều ba pha; các khối board mạch ổn định điện
áp 12 VDC từ điện áp xoay chiều ba pha của mô tơ phát ra và bộ chuyển đổi DC-AC
chuyển đổi điện áp từ 12 VDC sang điện áp 220 VAC tần số 50 Hz thực sine; lò xo
chuyển động một đầu được ghép nối với thanh răng, đầu còn lại gắn xuống chân đế
thiết bị, chức năng của lò xo được thiết kế để kéo trục thanh răng - piston chuyển
động đi xuống và mô tơ phát điện hoạt động khi sóng biến đổi từ đỉnh sóng xuống
bụng sóng. Từ sơ đồ nguyên lý của thiết bị được xây dựng, mô hình cơ học của thiết
bị phát điện từ năng lượng sóng biển được quy về một vật khối lượng m chuyển
động lên xuống theo phương thẳng đứng dưới tác dụng của sóng biển được đưa ra ở
hình 2.1b.
a. Sơ đồ nguyên lý của thiết bị [33]
29
b. Mô hình cơ học của thiết bị [33,42,43]
Hình 2.1. Cấu trúc mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển
2.1.2. Thiết lập phương trình chuyển động
Trong một số nghiên cứu, các tác giả thường xây dựng phương trình chuyển
động của mô hình được xét ở dạng hàm tuyến tính [18,19,31,39-41], thành phần lực
cản của mô tơ phát điện được xác định dạng
dt
dz
 với γ là hệ số cản và
dt
dz
là vận tốc
chuyển động theo phương thẳng đứng. Trong luận án, phương trình chuyển động
của mô hình thiết bị được thiết lập quy về một vật là phao dạng trụ tròn được ghép
nối gắn chặt với trục thanh răng - piston chuyển động lên xuống theo phương thẳng
đứng z, gốc tọa độ được lấy ở đáy biển với hướng dương là hướng từ dưới lên.
Trong nghiên cứu của luận án, thành phần lực sóng biển tác dụng lên phao được
giới hạn chỉ xét ở lực đẩy Acsimet và bỏ qua khối lượng nước kèm tác động lên mô
hình. Do vậy, phương trình chuyển động được xây dựng trên cơ sở phương trình cân
bằng các lực tác dụng lên mô hình, theo định luật Niutơn II được viết dưới dạng:
,
lxcpq
FFFF  (2.1)
trong đó: Fq là lực quán tính, Fp là lực đẩy Acsimet và trọng lực của phao, Fc
là lực cản và Flx là lực đàn hồi của lò xo. Các thành phần lực này được xác định như
sau:
- Lực quán tính:
z(t)
γk
m
zS(t)
30
,2
2
dt
zd
mF
q
 (2.2)
với m là khối lượng phao và thanh răng – piston (giá trị khối lượng này được
tác giả tính toán đồng thời trên cơ sở lựa chọn vật liệu chế tạo thiết bị và được trình
bày ở chương 3 của luận án), z là dao động của phao và thanh răng - piston theo
phương thẳng đứng (là khoảng cách từ đáy biển đến đáy phao).
- Lực đẩy Acsimet và trọng lực của phao:
,)( mgzzgSF sbp
  (2.3)
trong đó ρ là khối lượng riêng nước biển, g là gia tốc trọng trường, thiết diện
phao Sb = πa2
với a là bán kính phao, zs là khoảng cách từ đáy biển đến bề mặt sóng
biển.
- Lực cản:
,
)(
0
dt
zzd
F
c

  (2.4)
với γ là hệ số cản và z0 là khoảng cách từ đáy biển đến đáy phao khi mặt biển
tĩnh.
- Lực tác dụng của lò xo, được xây dựng gồm các thành phần lực tuyến tính
và phi tuyến.
,)()( 3
00 zzkzzkF NLlx
 (2.5)
với kL là hệ số đàn hồi tuyến tính của lò xo và kN là hệ số phi tuyến của lò xo.
Thay các biểu thức (2.2) - (2.5) vào biểu thức (2.1), trong đó z0 là hằng số
nên đại lượng
dt
dz
dt
zzd

 )( 0 , do vậy phương trình chuyển động của mô hình viết
được như sau:
.)()()( 3
002
2
zzkzzk
dt
dz
mgzzgS
dt
zd
m NLsb   (2.6)
Trong phương trình (2.6) hệ số cản γ được xác định: γ = γf + γem, với γf là hệ
số cản nhớt của nước biển, γem là hệ số cản điện của mô tơ phát điện để chuyển đổi
từ năng lượng cơ sang năng lượng điện. Theo các tài liệu đã công bố về độ cản nhớt
31
của nước biển [44,45], tác giả nhận thấy hệ số cản nhớt γf của nước biển sẽ là rất
nhỏ so với hệ số cản điện γem của mô tơ phát điện nên được bỏ qua. Việc bỏ qua hệ
số cản nhớt của nước biển cũng tương đồng theo các nghiên cứu ở các công trình
[15,18,19,22], trong tính toán các tác giả đều không đề cập đến hệ số cản nhớt của
nước biển và chỉ xét đến hệ số cản điện. Do vậy, phương trình (2.6) được viết lại có
dạng:
.)()()( 3
002
2
zzkzzk
dt
dz
mgzzgS
dt
zd
m NLemsb   (2.7)
Công suất trung bình cơ hệ Pgm của thiết bị nhận được từ năng lượng sóng
biển tại thanh răng - piston được xác định từ công thức [15,20,38-41]:



 0
,)(
1 2
dttzP
emgm  (2.8)
với τ là khoảng thời gian được xét.
Trong phương trình chuyển động (2.7), thành phần lực  3
0zzkN  được xét
đến do tính phi tuyến của lò xo. Trong mục tiếp theo 2.2, tác giả khảo sát phương
trình chuyển động phi tuyến (2.7) để đánh giá sự ổn định của mô hình, khi thiết bị
hoạt động tại các vùng biển có độ cao sóng ở mức vừa và lớn, với giả thiết ở sóng
biển có độ cao từ 1 m trở lên. Trong mục 2.3, xét thiết bị hoạt động ở sóng biển có
độ cao từ 1 m trở xuống, với giả thiết sự phi tuyến của lò xo trong mô hình là không
đánh kể. Do vậy, tác giả khảo sát bài toán tuyến tính (xét phương trình (2.7) với kN
= 0) để xác định hệ số cản tối ưu của mô tơ phát điện, hệ số đàn hồi của lò xo và
kích thước phao thiết bị. Trong mục 2.4 thực hiện xây dựng chương trình tính toán
mô phỏng số, khảo sát sự hoạt động của thiết bị theo các điều kiện thực tế của sóng
biển được xét với ảnh hưởng phi tuyến của lò xo.
2.2. Khảo sát dao động của hệ trong trường hợp phi tuyến
Nhằm đánh giá sự ổn định của mô hình, khi thiết bị hoạt động ở các vùng
biển có biên độ và tần số sóng biển khác nhau. Trong luận án chỉ giới hạn xét trong
trường hợp hệ phi tuyến yếu, phương trình chuyển động phi tuyến (2.7) được giải
theo phương pháp trung bình hóa của cơ học phi tuyến để xác định nghiệm dừng.
32
Kết quả đưa ra các đồ thị về đường đặc trưng biên độ - tần số của mô hình trong
trường hợp cộng hưởng, chỉ ra vùng hoạt động ổn định và mất ổn định, là cơ sở để
lựa chọn vùng thiết bị hoạt động và tính toán các thông số mô hình của thiết bị.
2.2.1. Phương pháp trung bình hóa
Vào những năm thứ hai mươi của thế kỷ 20 Van der Pol đã sáng tạo ra
phương pháp trung bình hóa và dùng nó để nghiên cứu dao động của các máy phát
sử dụng đèn điện tử, phương pháp này được tiếp tục phát triển trong các công trình
nghiên cứu của nhiều tác giả khác. Áp dụng phương pháp trung bình hóa cho phép
ta nghiên cứu không những chỉ trạng thái yên định của chuyển động mà còn cả quá
trình chuyển tiếp đến trạng thái đó, cũng như nghiên cứu dao động của các hệ phi
tuyến yếu rất thuận lợi. Khi sử dụng phương pháp này việc khảo sát sự ổn định của
các nghiệm tuần hoàn cũng rất đơn giản vì nó dẫn về xét sự ổn định của các trạng
thái cân bằng [46].
Để áp dụng phương pháp trung bình hóa cần đưa các phương trình vi phân
của chuyển động về dạng chuẩn tắc, với dao động của hệ được mô tả bởi phương
trình:
),,,,()(2
 xxtFtfxx   (2.9)
trong đó ε là tham số bé dương hoặc bằng không. Khi ε = 0 phương trình
(2.9) suy biến thành:
.0)(2
 tfxx  (2.10)
Nghiệm tổng quát của phương trình (2.9) phụ thuộc vào hai hằng số tùy ý và
được viết dưới dạng:
,)cos( *
xtEx   (2.11)
với x*
là nghiệm riêng của phương trình (2.10).
Và đạo hàm bậc nhất của x theo thời gian t có dạng:
,)sin( *
xtEx    (2.12)
với điều kiện ràng buộc [47]:
33
.0)sin()cos(   tEtE  (2.13)
Tính đạo hàm (2.12) theo t ta được:
.)cos()cos()sin( *2
xtEtEtEx    (2.14)
Thay các biểu thức (2.11) và (2.14) vào phương trình (2.9), với chú ý x*
thỏa
mãn phương trình (2.10) ta được:
).,)sin(,)cos(,(
)cos()sin(
**


xtExtEtF
tEtE




(2.15)
Giải hệ phương trình (2.13) và (2.15) đối với  EE, ta được:
).cos(),)sin(,)cos(,(
),sin(),)sin(,)cos(,(
**
**









txtExtEtFE
txtExtEtFE


(2.16)
Hệ phương trình (2.16) có đặc điểm là đạo hàm của hàm chưa biết tỷ lệ với
tham số bé ε, được gọi là những phương trình vi phân dưới dạng chuẩn tắc và là
dạng riêng của hệ phương trình tổng quát như sau:
).,,,(
),,,,(
2122
2111


zztfz
zztfz




(2.17)
Giải sử rằng vế phải của hệ (2.17) có thể khai triển thành chuỗi theo lũy thừa
của tham số bé ε:
...),,(),,(
...,),,(),,(
212
2
2122
211
2
2111


zztzztz
zztzztz




(2.18)
Các hàm Փi(t,z1,z2) , Ψi(t,z1,z2) được giả thiết là những hàm tuần hoàn theo
thời gian t với chu kỳ 2π và có thể khai triển thành chuỗi Fourier.
Thực hiện biến đổi, hệ phương trình (2.18) được viết dưới dạng:
34








1
2
2102
1
2
2101
...)sincos(),(
,...)sincos(),(
n
nn
n
nn
ntdntbzzbz
ntcntazzaz




(2.19)
Ý cơ bản của phương pháp trung bình hóa như sau, vì ε là tham số bé nên các
số hạng chứa sinnt, cosnt cũng như số hạng có bậc cao hơn một đối với ε ở vế phải
của phương trình (2.19) sẽ không làm thay đổi một cách có hệ thống các hàm z1, z2
và trong xấp xỉ thứ nhất ta sẽ bỏ qua các số hạng ấy, hệ phương trình (2.19) được
viết lại dưới dạng phương trình trung bình hóa như sau:
).,(
),,(
,,
2102
2101
2211



b
a
zz




 (2.20)
Rõ ràng hệ phương trình (2.20) đơn giản rất nhiều so với hệ phương trình
(2.17), vế phải của chúng không còn chứa thời gian t nữa. Bogoliubov đã chứng
minh và cho thấy nếu hai nghiệm của phương trình (2.17) và (2.20) có giá trị đầu
như nhau thì chúng sẽ xấp xỉ bằng nhau trong khoảng thời gian khá dài. Hệ phương
trình (2.20) nói chung không thể tích phân được dưới dạng kín. Tuy nhiên có thể
tìm được nghiệm dừng của nó với các hằng số ξ1, ξ2 thỏa mãn hệ phương trình đại
số:
.0),(
,0),(
210
210




b
a
(2.21)
Từ hệ phương trình (2.21) ta có thể xác định được biên độ dao động dừng cơ
bản ξ1, ξ2 của hệ được khảo sát.
2.2.2. Khảo sát dao động của hệ trong trường hợp cộng hưởng
Trong mục này, giả thiết rằng phương trình (2.7) mô tả dao động của hệ thỏa
mãn là phương trình dao động phi tuyến yếu, để áp dụng phương pháp trung bình
hóa khảo sát sự ổn định của mô hình khi hoạt động trong các vùng biển có biên độ
sóng biển ở mức vừa và lớn. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra các đồ thị đặc trưng biên độ -
tần số trong vùng tần số cộng hưởng [46-49].
35
Từ phương trình chuyển động (2.7), để thực hiện tính toán ta thực hiện đổi
biến z – z0 = x, ta có:
.,
2
2
2
2
dt
zd
dt
xd
dt
dz
dt
dx

Phương trình chuyển động (2.7) của hệ được viết lại dưới dạng:
.)( 3
02
2
xkxk
dt
dx
mgxzzgS
dt
xd
m NLemsb   (2.22)
Xét hàm sóng có dạng: .)cos( 0ztAzs 
Thực hiện biến đổi ta được:
.)cos(3
2
2
gt
m
AgS
x
m
k
dt
dx
m
x
m
kgS
dt
xd bNemLb




(2.23)
Đặt: .;;;2
m
AgS
B
m
c
m
k
m
kgS
bemNLb



 


Phương trình (2.23) được viết lại có dạng:
.)cos(32
2
2
gtBx
dt
dx
cx
dt
xd
  (2.24)
Trong trường hợp gần cộng hưởng ,22
  thực hiện biến đổi ta được:
),,,(2
2
2
txxfx
dt
xd
  (2.25)
với ký hiệu: .)cos(),,( 3
gtBxx
dt
dx
ctxxf  
Thực hiện biến đổi phương trình vi phân (2.25) về dạng chuẩn Lagrange-
Bogoliubov, sử dụng phép biến đổi [46,47]:
.)cos(
0
xtax   (2.26)
Tính đạo hàm biểu thức (2.26) theo t ta được:
36
),sin()sin()cos(   tatata
dt
dx

với phương trình ràng buộc [47]:
.0)sin()cos(   tata  (2.27)
Do vậy, ta có:
).sin(  ta
dt
dx
(2.28)
Đạo hàm (2.28) theo t ta được:
).cos()cos()sin( 2
2
2
  tatata
dt
xd
 (2.29)
Thay (2.26), (2.28) và (2.29) vào (2.25) ta được:
).),sin(,)cos(()cos()sin(
00
2
ttaxtafxtata   
(2.30)
Từ (2.27) và (2.30) ta có hệ phương trình xác định a và a như sau:
.2)),sin(,)cos(()cos()sin(
,0)sin()cos(
00
xttaxtaftata
tata






Thực hiện tính toán, ta có:
.
)cos()sin(
)sin()cos(






tt
tt
).sin(
0
2
0
0
2
0
)),sin(,)cos((
)cos()),sin(,)cos((
)sin(0








 



txttaxtaf
txttaxtaf
t
a
).cos(
0
2
0
0
2
0
)),sin(,)cos((
)),sin(,)cos(()sin(
0)cos(









 



txttaxtaf
xttaxtaft
t
a
37
Ta có:


 a
a , .


 
 a
a 
Thực hiện tính toán, ta có hệ phương trình:
 
  ).cos(0
2
0
0
2
0
)),sin(,)cos((
1
),sin()),sin(,)cos((
1








txttaxtafa
txttaxtafa


(2.31)
Để xác định nghiệm của hệ phương trình (2.31), ta thực hiện phép đổi biến:
. t
Suy ra: .t
Thực hiện biến đổi, ta được:
.cos
sinsin
coscos)cos(cossin1
,sin
sinsin
coscos)cos(cossin1
0
2
3
00
0
2
3
00


































gxB
Bxaxaca
dt
d
a
gxB
Bxaxaca
dt
da
(2.32)
Ta đặt:
.sinsincoscos
)cos(cossin),,(
0
2
3
00
gxBB
xaxacaaF




Áp dụng phương pháp trung bình hóa của cơ học phi tuyến, hệ phương trình
(2.32) được viết dưới dạng:















2
0
2
0
.cos),,(
2
11
,sin),,(
2
11
daF
dt
d
a
daF
dt
da
Thực hiện tính toán ta được:
38
 
.cos3
4
3
2
1
,sin
2
1
2
0
3















Bxaaa
dt
d
a
Bca
dt
da
(2.33)
Cho 0,0  a ta được các công thức xác định nghiệm dừng:
.3
4
3
cos
,sin
0
2
0
2
00
00
axaB
caB










(2.34)
Chia hai vế hệ phương trình (2.34) vế với vế và biến đổi ta được:
.
3
4
3
tan
2
0
2
0
22
0
xa
c




 (2.35)
Bình phương hai vế hệ phương trình (2.34), rồi cộng vế với vế ta được:
.3
4
3
)(
2
2
0
2
0
2
0
2
0
2






 xaacaB  (2.36)
Chuyển vế ta được:
.03
4
3 2
2
2
0
2
0
222
0 




 








Bxaca  (2.37)
Thực hiện biến đổi ta được:
.3
4
3
2
2
0
2
0
22
2
0
2






 xac
a
B
 (2.38)
Lấy căn bậc hai hai vế phương trình (2.38) và biến đổi ta được:
.3
4
3 22
2
0
2
2
0
2
0
22
 c
a
B
xa  (2.39)
Phương trình (2.39) là hàm biên độ - tần số. Hình 2.2 đưa ra các đồ thị biểu
diễn hàm biên độ a0 theo tần số Ω2
với các hệ số được lấy như sau: m = 25 kg; a =
39
0.35 m; g = 9,81 m/s2
; x0 = 0,4 m; kL = 1900 N/m và kN = 700 N/m3
, ở các trường
hợp hệ số cản γem khác nhau tại sóng biển có biên độ 0,5 m.
Hình 2.2. Đồ thị đường cong cộng hưởng biên độ theo tần số Ω2
, với A = 0,5 m
Hình 2.3 đưa ra các đồ thị biểu diễn hàm biên độ a0 theo tần số Ω2
với các
thông số mô hình: m = 35 kg; a = 0.45 m; g = 9,81 m/s2
; x0 = 0,2 m; kL = 2200 N/m
và kN = 2000 N/m3
, với các hệ số cản γem thay đổi tại sóng biển có biên độ 0,8 m.
Hình 2.3. Đồ thị đường cong cộng hưởng biên độ theo tần số Ω2
, với A = 0,8 m
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY
Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY

More Related Content

What's hot

Nguyễn Đình Thông - Thiết kế bộ điều khiển vận tốc và vị trí cho quadcopter s...
Nguyễn Đình Thông - Thiết kế bộ điều khiển vận tốc và vị trí cho quadcopter s...Nguyễn Đình Thông - Thiết kế bộ điều khiển vận tốc và vị trí cho quadcopter s...
Nguyễn Đình Thông - Thiết kế bộ điều khiển vận tốc và vị trí cho quadcopter s...Thong Nguyen Dinh
 
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Máy bay không người lái bám đối tượng.pdf
Máy bay không người lái bám đối tượng.pdfMáy bay không người lái bám đối tượng.pdf
Máy bay không người lái bám đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Ứng dụng phần mềm ETAP trong công nghệ lưới điện thông minh.pdf
Ứng dụng phần mềm ETAP trong công nghệ lưới điện thông minh.pdfỨng dụng phần mềm ETAP trong công nghệ lưới điện thông minh.pdf
Ứng dụng phần mềm ETAP trong công nghệ lưới điện thông minh.pdfMan_Ebook
 
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​Man_Ebook
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN XA CÁC THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN XA CÁC THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN XA CÁC THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN XA CÁC THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT ...nataliej4
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 4 bậc tự do phân loại sản phẩm trên băng t...
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 4 bậc tự do phân loại sản phẩm trên băng t...Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 4 bậc tự do phân loại sản phẩm trên băng t...
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 4 bậc tự do phân loại sản phẩm trên băng t...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200
Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200
Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200Daren Harvey
 
Tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trời
Tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trờiTìm điểm công suất cực đại của pin mặt trời
Tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trờijackjohn45
 

What's hot (20)

Nguyễn Đình Thông - Thiết kế bộ điều khiển vận tốc và vị trí cho quadcopter s...
Nguyễn Đình Thông - Thiết kế bộ điều khiển vận tốc và vị trí cho quadcopter s...Nguyễn Đình Thông - Thiết kế bộ điều khiển vận tốc và vị trí cho quadcopter s...
Nguyễn Đình Thông - Thiết kế bộ điều khiển vận tốc và vị trí cho quadcopter s...
 
Đề tài: Điều khiển cửa tự động sử dụng hệ vi điều khiển, HAY, 9đ
Đề tài: Điều khiển cửa tự động sử dụng hệ vi điều khiển, HAY, 9đĐề tài: Điều khiển cửa tự động sử dụng hệ vi điều khiển, HAY, 9đ
Đề tài: Điều khiển cửa tự động sử dụng hệ vi điều khiển, HAY, 9đ
 
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...
 
Đề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAY
Đề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAYĐề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAY
Đề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAY
 
Máy bay không người lái bám đối tượng.pdf
Máy bay không người lái bám đối tượng.pdfMáy bay không người lái bám đối tượng.pdf
Máy bay không người lái bám đối tượng.pdf
 
Luận văn: Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển PID mờ, HOT
Luận văn: Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển PID mờ, HOTLuận văn: Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển PID mờ, HOT
Luận văn: Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển PID mờ, HOT
 
Tổng Hợp 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện, 9 Điểm, Từ Các Trường Đại Học
Tổng Hợp 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện, 9 Điểm, Từ Các Trường Đại HọcTổng Hợp 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện, 9 Điểm, Từ Các Trường Đại Học
Tổng Hợp 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện, 9 Điểm, Từ Các Trường Đại Học
 
Bài toán thiết kế luật điều khiển cho rô bốt di động kiểu bánh xe, HAY
Bài toán thiết kế luật điều khiển cho rô bốt di động kiểu bánh xe, HAYBài toán thiết kế luật điều khiển cho rô bốt di động kiểu bánh xe, HAY
Bài toán thiết kế luật điều khiển cho rô bốt di động kiểu bánh xe, HAY
 
Ứng dụng phần mềm ETAP trong công nghệ lưới điện thông minh.pdf
Ứng dụng phần mềm ETAP trong công nghệ lưới điện thông minh.pdfỨng dụng phần mềm ETAP trong công nghệ lưới điện thông minh.pdf
Ứng dụng phần mềm ETAP trong công nghệ lưới điện thông minh.pdf
 
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắcĐề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển các thiết bị trong phòng học
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển các thiết bị trong phòng họcĐề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển các thiết bị trong phòng học
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển các thiết bị trong phòng học
 
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​
 
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đĐề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN XA CÁC THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN XA CÁC THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN XA CÁC THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN XA CÁC THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT ...
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 4 bậc tự do phân loại sản phẩm trên băng t...
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 4 bậc tự do phân loại sản phẩm trên băng t...Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 4 bậc tự do phân loại sản phẩm trên băng t...
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 4 bậc tự do phân loại sản phẩm trên băng t...
 
Đề tài: Thiết kế mạch điều khiển máy bơm nước tự động, HAY
Đề tài: Thiết kế mạch điều khiển máy bơm nước tự động, HAYĐề tài: Thiết kế mạch điều khiển máy bơm nước tự động, HAY
Đề tài: Thiết kế mạch điều khiển máy bơm nước tự động, HAY
 
Hệ thống điều khiển máy phát điện nối với lưới sử dụng DFIG
Hệ thống điều khiển máy phát điện nối với lưới sử dụng DFIGHệ thống điều khiển máy phát điện nối với lưới sử dụng DFIG
Hệ thống điều khiển máy phát điện nối với lưới sử dụng DFIG
 
Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200
Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200
Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200
 
Đề tài: Công nghệ Hybrid của ô tô và ứng dụng cho xe máy, 9đ
Đề tài: Công nghệ Hybrid của ô tô và ứng dụng cho xe máy, 9đĐề tài: Công nghệ Hybrid của ô tô và ứng dụng cho xe máy, 9đ
Đề tài: Công nghệ Hybrid của ô tô và ứng dụng cho xe máy, 9đ
 
Tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trời
Tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trờiTìm điểm công suất cực đại của pin mặt trời
Tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trời
 

Similar to Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY

Tính toán cung cấp điện cho khu đô thị Cửu Long.pdf
Tính toán cung cấp điện cho khu đô thị Cửu Long.pdfTính toán cung cấp điện cho khu đô thị Cửu Long.pdf
Tính toán cung cấp điện cho khu đô thị Cửu Long.pdfMan_Ebook
 
Luận văn thạc sĩ hóa học.
Luận văn thạc sĩ hóa học.Luận văn thạc sĩ hóa học.
Luận văn thạc sĩ hóa học.ssuser499fca
 
Luận Văn Năng Lượng Mặt Trời, Đi Sâu Tìm Hiểu Cấu Trúc Các Bộ Điều Khiển Cho ...
Luận Văn Năng Lượng Mặt Trời, Đi Sâu Tìm Hiểu Cấu Trúc Các Bộ Điều Khiển Cho ...Luận Văn Năng Lượng Mặt Trời, Đi Sâu Tìm Hiểu Cấu Trúc Các Bộ Điều Khiển Cho ...
Luận Văn Năng Lượng Mặt Trời, Đi Sâu Tìm Hiểu Cấu Trúc Các Bộ Điều Khiển Cho ...sividocz
 
Luận văn thạc sĩ vật lí chất rắn.
Luận văn thạc sĩ vật lí chất rắn.Luận văn thạc sĩ vật lí chất rắn.
Luận văn thạc sĩ vật lí chất rắn.ssuser499fca
 
Luận án: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát ảnh hưởng của một số thông số công ng...
Luận án: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát ảnh hưởng của một số thông số công ng...Luận án: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát ảnh hưởng của một số thông số công ng...
Luận án: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát ảnh hưởng của một số thông số công ng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...Man_Ebook
 
Nghiên cứu thiết kế máy thử uốn thủy lực tải trọng 63t, dùng cho các phòng th...
Nghiên cứu thiết kế máy thử uốn thủy lực tải trọng 63t, dùng cho các phòng th...Nghiên cứu thiết kế máy thử uốn thủy lực tải trọng 63t, dùng cho các phòng th...
Nghiên cứu thiết kế máy thử uốn thủy lực tải trọng 63t, dùng cho các phòng th...Man_Ebook
 
Nghiên cứu nâng cao độ chính xác hệ thống dẫn đường quán tính có đế ứng dụng ...
Nghiên cứu nâng cao độ chính xác hệ thống dẫn đường quán tính có đế ứng dụng ...Nghiên cứu nâng cao độ chính xác hệ thống dẫn đường quán tính có đế ứng dụng ...
Nghiên cứu nâng cao độ chính xác hệ thống dẫn đường quán tính có đế ứng dụng ...Man_Ebook
 
Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxy
Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxyChế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxy
Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxyDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY (20)

luan van thac si nang luong mat troi, cau truc dieu khien luoi pv
luan van thac si nang luong mat troi, cau truc dieu khien luoi pvluan van thac si nang luong mat troi, cau truc dieu khien luoi pv
luan van thac si nang luong mat troi, cau truc dieu khien luoi pv
 
Tính toán cung cấp điện cho khu đô thị Cửu Long.pdf
Tính toán cung cấp điện cho khu đô thị Cửu Long.pdfTính toán cung cấp điện cho khu đô thị Cửu Long.pdf
Tính toán cung cấp điện cho khu đô thị Cửu Long.pdf
 
Luận văn thạc sĩ hóa học.
Luận văn thạc sĩ hóa học.Luận văn thạc sĩ hóa học.
Luận văn thạc sĩ hóa học.
 
Luận Văn Năng Lượng Mặt Trời, Đi Sâu Tìm Hiểu Cấu Trúc Các Bộ Điều Khiển Cho ...
Luận Văn Năng Lượng Mặt Trời, Đi Sâu Tìm Hiểu Cấu Trúc Các Bộ Điều Khiển Cho ...Luận Văn Năng Lượng Mặt Trời, Đi Sâu Tìm Hiểu Cấu Trúc Các Bộ Điều Khiển Cho ...
Luận Văn Năng Lượng Mặt Trời, Đi Sâu Tìm Hiểu Cấu Trúc Các Bộ Điều Khiển Cho ...
 
Đề tài: Tương tác của siêu vật liệu metamaterials với trường điện từ
Đề tài: Tương tác của siêu vật liệu metamaterials với trường điện từĐề tài: Tương tác của siêu vật liệu metamaterials với trường điện từ
Đề tài: Tương tác của siêu vật liệu metamaterials với trường điện từ
 
Luận án: Phát triển công nghệ yếm khí cao tải tuần hoàn nội- IC, HAY
Luận án: Phát triển công nghệ yếm khí cao tải tuần hoàn nội- IC, HAYLuận án: Phát triển công nghệ yếm khí cao tải tuần hoàn nội- IC, HAY
Luận án: Phát triển công nghệ yếm khí cao tải tuần hoàn nội- IC, HAY
 
Luận văn thạc sĩ vật lí chất rắn.
Luận văn thạc sĩ vật lí chất rắn.Luận văn thạc sĩ vật lí chất rắn.
Luận văn thạc sĩ vật lí chất rắn.
 
Luận án: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát ảnh hưởng của một số thông số công ng...
Luận án: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát ảnh hưởng của một số thông số công ng...Luận án: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát ảnh hưởng của một số thông số công ng...
Luận án: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát ảnh hưởng của một số thông số công ng...
 
Luận án: Ảnh hưởng của thông số công nghệ lên pin nhiên liệu
Luận án: Ảnh hưởng của thông số công nghệ lên pin nhiên liệuLuận án: Ảnh hưởng của thông số công nghệ lên pin nhiên liệu
Luận án: Ảnh hưởng của thông số công nghệ lên pin nhiên liệu
 
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
 
Luận văn: Công nghệ chế tạo ống nano cacbon định hướng, HOT
Luận văn: Công nghệ chế tạo ống nano cacbon định hướng, HOTLuận văn: Công nghệ chế tạo ống nano cacbon định hướng, HOT
Luận văn: Công nghệ chế tạo ống nano cacbon định hướng, HOT
 
Công nghệ chế tạo, đặc trưng tính chất của ống nano cacbon, HAY
Công nghệ chế tạo, đặc trưng tính chất của ống nano cacbon, HAYCông nghệ chế tạo, đặc trưng tính chất của ống nano cacbon, HAY
Công nghệ chế tạo, đặc trưng tính chất của ống nano cacbon, HAY
 
File goc 771349
File goc 771349File goc 771349
File goc 771349
 
Nghiên cứu thiết kế máy thử uốn thủy lực tải trọng 63t, dùng cho các phòng th...
Nghiên cứu thiết kế máy thử uốn thủy lực tải trọng 63t, dùng cho các phòng th...Nghiên cứu thiết kế máy thử uốn thủy lực tải trọng 63t, dùng cho các phòng th...
Nghiên cứu thiết kế máy thử uốn thủy lực tải trọng 63t, dùng cho các phòng th...
 
Hiệu ứng giao thoa điện tử với việc tách thông tin cấu trúc phân tử oxy
Hiệu ứng giao thoa điện tử với việc tách thông tin cấu trúc phân tử oxyHiệu ứng giao thoa điện tử với việc tách thông tin cấu trúc phân tử oxy
Hiệu ứng giao thoa điện tử với việc tách thông tin cấu trúc phân tử oxy
 
download
downloaddownload
download
 
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đLuận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
 
Nghiên cứu nâng cao độ chính xác hệ thống dẫn đường quán tính có đế ứng dụng ...
Nghiên cứu nâng cao độ chính xác hệ thống dẫn đường quán tính có đế ứng dụng ...Nghiên cứu nâng cao độ chính xác hệ thống dẫn đường quán tính có đế ứng dụng ...
Nghiên cứu nâng cao độ chính xác hệ thống dẫn đường quán tính có đế ứng dụng ...
 
Đặc trưng thủy lực ở đập tràng thực dụng có tường ngực biên cong
Đặc trưng thủy lực ở đập tràng thực dụng có tường ngực biên congĐặc trưng thủy lực ở đập tràng thực dụng có tường ngực biên cong
Đặc trưng thủy lực ở đập tràng thực dụng có tường ngực biên cong
 
Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxy
Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxyChế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxy
Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxy
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 

Luận án: Thiết kế thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Nguyễn Văn Hải NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ HỌC VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ PHÁT ĐIỆN TỪ NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT CƠ KHÍ VÀ CƠ KỸ THUẬT Hà Nội – 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Nguyễn Văn Hải NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ HỌC VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ PHÁT ĐIỆN TỪ NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN Chuyên ngành: Cơ kỹ thuật Mã số: 9 52 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT CƠ KHÍ VÀ CƠ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TSKH. Nguyễn Đông Anh Hà Nội – 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Nguyễn Văn Hải
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến GS.TSKH. Nguyễn Đông Anh, người thầy đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy và đào tạo trong quá trình học nghiên cứu sinh. Tôi xin cảm ơn Viện Cơ học, Học viện Khoa học và Công nghệ đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí thông qua đề tài khoa học công nghệ VAST 01.10/16-17 để có được các kết quả nghiên cứu của luận án. Xin cảm ơn các đồng nghiệp ThS. Lê Chí Công, ThS. Nguyễn Như Hiếu, cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận án này.
  • 5. iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan …………………………………………………………………. i Lời cảm ơn …………………………………………………………………… ii Mục lục ………………………………………………………………………. iii Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ………………………………………. vi Danh mục các bảng …………………………………………………………… viii Danh mục các hình vẽ, đồ thị ………………………………………………… ix MỞ ĐẦU …………………………………………………………………….. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THIẾT BỊ PHÁT ĐIỆN TỪ NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THIẾT BỊ TẠI VIỆT NAM ...…………………………………. 4 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển trên thế giới ………………………………………………………... 4 1.1.1. Các thiết bị phát điện lắp đặt trên bờ ………………………………….. 5 1.1.2. Các thiết bị phát điện hoạt động ngoài biển …………………………… 6 1.1.3. Nhận xét và đánh giá …………………………………………………... 11 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển tại Việt Nam ……………………………………………………… 13 1.3. Nghiên cứu khả năng ứng dụng thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển tại Việt Nam và định hướng nghiên cứu của luận án ……………………. 17 1.3.1. Vị trí địa lý và tiềm năng năng lượng sóng biển Việt Nam ……………. 17 1.3.2. Phân tích nhu cầu thực tế và định hướng nghiên cứu của luận án ……... 22 Kết luận chương 1 ……………………………………………………….......... 25 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ HỌC VÀ TỐI ƯU HÓA THIẾT BỊ PHÁT ĐIỆN TỪ NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN …………………………. 27 2.1. Xây dựng mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển ………….. 27
  • 6. iv 2.1.1. Phân tích xây dựng mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển 27 2.1.2. Thiết lập phương trình chuyển động …………………………………… 29 2.2. Khảo sát dao động của hệ trong trường hợp phi tuyến ………………….. 31 2.2.1. Phương pháp trung bình hóa …………………………………………… 32 2.2.2. Khảo sát dao động của hệ trong trường hợp cộng hưởng ……………… 34 2.3. Tối ưu hóa mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển …………. 41 2.3.1. Tính toán tối ưu hóa mô hình thiết bị theo điều kiện sóng biển Việt Nam …………………………………………………………………………… 41 2.3.2. Khảo sát công suất cơ hệ theo kích thước phao ………………………... 49 2.4. Xây dựng chương trình mô phỏng số và khảo sát sự hoạt động của thiết bị chuyển đổi từ năng lượng sóng biển sang năng lượng cơ học …………….. 52 2.4.1. Xây dựng chương trình mô phỏng số ……………………….................. 52 2.4.2. Tính toán mô phỏng số sự hoạt động của thiết bị chuyển đổi từ năng lượng sóng biển sang năng lượng cơ học …………………………………….. 54 2.4.3. Khảo sát tính phi tuyến và chuyển động của mô hình theo biên độ sóng biển …..……………………………………………………………………….. 61 Kết luận chương 2 ……………………………………………………….......... 63 CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THIẾT BỊ ………….. 65 3.1. Cấu trúc tổng thể của thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển ……….. 65 3.2. Tính toán thiết kế các bộ phận cơ học …………………………………… 67 3.2.1. Phân tích cấu trúc cơ hệ trong thiết bị …………………………………. 67 3.2.2. Tính toán thiết kế các cơ cấu bộ phận trong thiết bị …………………… 68 3.2.3. Tính toán thiết kế vỏ thiết bị …………………………………………… 71 3.3. Tính toán thiết kế phần điện ……………………………………………... 74 3.3.1. Tính toán thiết kế tối ưu bộ chuyển đổi DC-AC ……………………….. 75 3.3.2. Mạch bảo vệ ……………………………………………………………. 82 3.4. Chế tạo thiết bị …………………………………………………………… 83 3.4.1. Chế tạo các cơ cấu bộ phận của thiết bị ………………………………... 83
  • 7. v 3.4.2. Lắp ghép hiệu chỉnh thiết bị …………………………………………… 85 3.4.3. Kiểm tra sự hoạt động của thiết bị tại phòng thí nghiệm ......................... 86 Kết luận chương 3 …………………………………………………………….. 87 CHƯƠNG 4. THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT THIẾT BỊ HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ TẠI BIỂN ………………………………………… 88 4.1. Thử nghiệm thiết bị hoạt động thực tế tại biển …………………………... 88 4.1.1. Lắp ghép thiết bị và chuẩn bị thử nghiệm ……………………………... 88 4.1.2. Thử nghiệm thiết bị hoạt động thực tế tại biển ………………………… 89 4.2. Phân tích chất lượng điện áp của thiết bị phát ra ………………………… 95 4.3. Phân tích hiệu suất của thiết bị hoạt động thực tế tại biển ……………….. 97 Kết luận chương 4 …………………………………………………………….. 99 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 100 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ……………………………….. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .…………………………………………………… 103 PHỤ LỤC ……………………………………………………………………. 109 Phụ lục A: Các số liệu về sóng biển ………………………………………….. 109 Phụ lục B: Các bản vẽ thiết kế ………………………………………………... 115 Phụ lục C: Thông số mô hình của mô tơ phát điện …………………………… 129
  • 8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT A Biên độ sóng biển (m)  Tần số góc sóng biển ( rad/s)  Mật độ khối lượng nước biển ( kg/m3 ) T Chu kỳ sóng biển (s) L Bước sóng (m) z0 Độ sâu nước biển (m) z Chuyển động của phao theo phương thẳng đứng (m) zs Chuyển động của sóng biển (m) γ Hệ số cản (Ns/m) γf Hệ số cản nhớt (Ns/m) γem Hệ số cản điện (Ns/m) t, τ Thời gian (s) Pgm Công suất cơ hệ của thiết bị (W) kL hệ số đàn hồi tuyến tính của lò xo (N/m) kN hệ số phi tuyến của lò xo ( N/m3 ) m Khối lượng của mô hình thiết bị (kg) Sb Diện tích mặt đáy phao ( m2 ) g Gia tốc trọng trường ( m/s2 ) Scanh, Snap, Sday, Sđai Diện tích các mặt cạnh, nắp, đáy và vành đai ( m2 ) D Mật độ khối lượng ( kg/m3 ) W Chiều rộng (m) Rp Bán kính (m) Tr, Tk Chiều cao (m) l, Lr, Lp Chiều dài (m) Փ Đường kính (m) h1, h2, h3 Chiều cao (m) Pe Công suất điện của thiết bị phát ra khi thử nghiệm (W) UDC Điện áp một chiều (VDC) UAC Điện áp xoay chiều (VAC)
  • 9. vii IDC Cường độ dòng điện một chiều (A) IAC Cường độ dòng điện xoay chiều (A) f Tần số (Hz) R Điện trở ( Ω) C, Cf Điện dung tụ điện (F) Lf Độ tự cảm (H) J Mật độ dòng điện ( A/m2 ) B Cảm ứng từ (T) s Thiết diện dây ( m2 ) d Đường kính dây (m) η Hiệu suất chuyển đổi của thiết bị ηm Hiệu suất phần cơ hệ của quá trình truyền năng lượng từ phao nhận được đến mô tơ phát điện ηe Hiệu suất phần điện của thiết bị ηdc-ac Hiệu suất bộ chuyển đổi DC-AC ηg Hiệu suất của mô tơ phát điện và bộ chuyển đổi ổn định điện áp 12 VDC DC-AC Chuyển đổi từ điện áp một chiều sang điện áp xoay chiều DC-DC Chuyển đổi điện áp một chiều VDC Điện áp một chiều VAC Điện áp xoay chiều IGBT Insulated Gate Bipolar Transistor PIC Programmable Intelligent Computer IC Integrated circuit
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Công suất cơ hệ Pgm theo bán kính phao tại các chu kỳ sóng biển 50 Bảng 3.1. Các thông số chính trong mô hình ………………………………… 69 Bảng 4.1. Các kết quả thử nghiệm nhận được về công suất điện của thiết bị phát ra tại biển ………………………………………………………………. 93 Bảng 4.2. Giá trị công suất điện phát ra trung bình theo tải thử …………….. 94
  • 11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1. Mô hình thiết bị phát điện Hyperbaric, Brazil ……………………... 5 Hình 1.2. Mô hình thiết bị phát điện Oyster ………………………………….. 6 Hình 1.3. Thiết bị phát điện dạng rắn biển …………………………………… 7 Hình 1.4. Thiết bị phát điện dạng phao nổi …………………………………... 7 Hình 1.5. Cấu trúc mô hình thiết bị sử dụng bộ tăng tốc chuyển động quay … 8 Hình 1.6. Cấu trúc mô hình thiết bị thả nổi trên mặt biển ……………………. 8 Hình 1.7. Các thiết bị phát điện gắn cố định ở đáy biển ……………………… 9 Hình 1.8. Mô hình thiết bị phát điện chuyển động tịnh tiến lên xuống theo phương thẳng đứng ………………………………………………………...…. 10 Hình 1.9. Sơ đồ đo kiểm tra thiết bị hoạt động tại biển của L. Ulvgard ……… 11 Hình 1.10. Thiết bị phát điện kiểu rắn biển, Viện Nghiên cứu Cơ khí ……….. 13 Hình 1.11. Cấu trúc hệ thiết bị phát điện cố định trên mặt biển ……………… 14 Hình 1.12. Thiết bị phát điện dạng phao nổi, Đại học Quốc gia Hà Nội ……... 14 Hình 1.13. Thiết bị phát điện cố định trên mặt biển, Viện Khoa học Năng lượng .…… …………………………………………………………………… 15 Hình 1.14. Cấu trúc hệ thiết bị phát điện trực tiếp gắn cố định ở đáy biển …... 16 Hình 1.15. Sơ đồ các điểm khảo sát và tính thông lượng năng lượng sóng ….. 19 Hình 1.16. Độ cao sóng trung bình mùa gió mùa đông bắc tại Biển Đông …... 21 Hình 1.17. Thông lượng năng lượng sóng theo tháng của các vùng …………. 21 Hình 1.18. Thông lượng năng lượng sóng trung bình trong năm ven biển Việt Nam ……..…………………………………………………………………..... 22 Hình 1.19. Mô hình thiết bị phát điện từ sóng biển ........................................... 24 Hình 2.1. Cấu trúc mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển ……... 29 Hình 2.2. Đồ thị đường cong cộng hưởng biên độ theo tần số Ω2 , với A=0,5 m 39 Hình 2.3. Đồ thị đường cong cộng hưởng biên độ theo tần số Ω2 , với A=0,8 m 39
  • 12. x Hình 2.4. Đồ thị công suất cơ hệ theo hệ số cản ……………………………… 46 Hình 2.5. Mô tơ phát điện và bộ chuyển đổi ổn định điện áp 12 VDC ………. 47 Hình 2.6. Đồ thị đặc trưng về điện áp và cường độ dòng điện của mô tơ phát điện theo tốc độ chuyển động quay …………………………………………... 48 Hình 2.7. Các đường đặc trưng công suất cơ hệ theo tần số góc ……………... 49 Hình 2.8. Đồ thị công suất cơ hệ theo bán kính phao ………………………… 51 Hình 2.9. Sơ đồ khối của chương trình ……….................................................. 53 Hình 2.10. Đồ thị công suất cơ hệ theo tần số góc ……………..…………….. 54 Hình 2.11. Chuyển động của phao và sóng biển theo thời gian với sóng bậc nhất …………………………………………………………………………... 55 Hình 2.12. Đồ thị đặc trưng công suất theo tần số với sóng bậc nhất ………... 56 Hình 2.13. Quỹ đạo pha của phao với sóng bậc nhất ………………………… 56 Hình 2.14. Chuyển động của phao và sóng biển theo thời gian với sóng bậc hai Stockes …………………………………………………………………… 58 Hình 2.15. Đồ thị đặc trưng công suất theo tần số với sóng bậc hai Stockes … 58 Hình 2.16. Quỹ đạo pha của phao với sóng bậc hai Stockes …………………. 59 Hình 2.17. Chuyển động của sóng biển theo hàm sóng bậc nhất và bậc hai …. 60 Hình 2.18. Đồ thị đặc trưng công suất theo biên độ sóng biển ………………. 60 Hình 2.19. Đồ thị công suất cơ hệ của thiết bị nhận được theo biên độ sóng tại các chu kỳ sóng biển ………………………………………………………. 61 Hình 2.20. Đồ thị đặc trưng công suất cơ hệ nhận được theo biên độ sóng biển .…………………………………………………………………………... 62 Hình 2.21. Chuyển động của phao theo biên độ sóng biển …………………... 63 Hình 3.1. Sơ đồ khối thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển ………..…… 66 Hình 3.2. Cấu trúc tổng thể phần cơ hệ của thiết bị ……..…………………… 67 Hình 3.3. Cấu trúc lõi thiết bị phát điện ……………………………………… 68 Hình 3.4. Tốc độ chuyển động quay của mô tơ theo biên độ sóng biển ……… 69 Hình 3.5. Tổng thể vỏ phần thiết bị phát điện ………………………………... 71
  • 13. xi Hình 3.6. Cấu trúc phao thiết bị ......................................................................... 73 Hình 3.7. Sơ đồ khối phần điện trong thiết bị ………………………………… 74 Hình 3.8. Sơ đồ nguyên lý bộ chuyển đổi DC-AC và bảo vệ ………………… 75 Hình 3.9. Sơ đồ nguyên lý mạch tạo dao động IC TL494C ………………….. 76 Hình 3.10. Sơ đồ nguyên lý mạch tạo dao động sine tần số 50 Hz ………….. 77 Hình 3.11. Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại DC-DC ……………………….. 80 Hình 3.12. Sơ đồ nguyên lý mạch công suất điện áp 220 VAC ……………… 81 Hình 3.13. Sơ đồ nguyên lý mạch bảo vệ …………………………………….. 83 Hình 3.14. Chế tạo vỏ thiết bị và phao tại xưởng …………………………….. 84 Hình 3.15: Chế tạo trục piston, thanh răng và các khớp nối ………………….. 84 Hình 3.16. Board mạch chuyển đổi DC-AC và bảo vệ ………...…………….. 85 Hình 3.17. Lõi thiết bị phát điện ........................................................................ 85 Hình 3.18. Lắp ghép toàn bộ thiết bị ................................................................. 86 Hình 3.19. Đo kiểm tra điện áp thiết bị phát ra tại phòng thí nghiệm bằng thiết bị đo Picoscope USB Oscilloscope 2204A ghép nối máy tính của Anh sản xuất ……………………………………………………………………….. 87 Hình 4.1. Vận chuyển thiết bị trên tàu HQ 1788 và tác nghiệp thử nghiệm …. 88 Hình 4.2. Thiết bị đo DASIM ghép nối máy tính để đo và phân tích dữ liệu về sóng biển khi thử nghiệm thiết bị tại biển trên tàu HQ 1788 …………………. 89 Hình 4.3. Dạng sóng đo thực nghiệm tại biển từ sensor Futek ……………….. 90 Hình 4.4. Đo dữ liệu, phân tích điện áp và kiểm tra công suất điện phát ra bằng thiết bị đo Picoscope USB Oscilloscope 2204A ghép nối máy tính ……. 92 Hình 4.5. Đồ thị đặc trưng điện áp và cường độ dòng điện theo tải thử ……… 94 Hình 4.6. Đồ thị dạng sóng điện áp do thiết bị chế tạo phát ra ……………….. 95 Hình 4.7. Dạng sóng điện áp 220 VAC tần số 50 Hz của các thiết bị sẵn có trên thị trường ……………………………………………………………….. 96 Hình 4.8. Cấu trúc sơ đồ khối hiệu suất hoạt động của thiết bị ……………… 97
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Theo tính toán của các nhà khoa học, với tốc độ sử dụng năng lượng như hiện nay, nhiên liệu hóa thạch sẽ cạn kiệt trong vòng 50 năm tới. Việc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế đang là nhu cầu thiết yếu. Đối với Việt Nam, định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2050 đã ghi rõ: “Phấn đấu tăng tỷ lệ nguồn năng lượng mới và tái tạo chiếm khoảng 5% tổng năng lượng vào năm 2020 và khoảng 11% vào năm 2050”. Về kinh tế, đến năm 2020 kinh tế biển sẽ chiếm trên 50% GDP. Do đó nhu cầu cần thiết về nguồn năng lượng để cung cấp cho nền kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng là rất quan trọng, đặc biệt điện năng phục vụ an ninh quốc phòng trên biển (nguồn điện sử dụng trên các nhà dàn DKI, các ngọn đèn hải đăng v.v.) là nhiệm vụ cấp bách, trong khi điện lưới quốc gia chưa thể vươn tới. Do vậy, việc nghiên cứu, chế tạo thiết bị phát điện từ nguồn năng lượng sóng biển là lựa chọn tốt, góp phần trong việc giải quyết bài toán thiếu hụt về nguồn năng lượng điện sử dụng ngoài biển. Ngoài ra, Việt Nam với lợi thế là một quốc gia có bờ biển trải dài trên 3260 km, cùng với hơn 3000 đảo, quần đảo lớn nhỏ và trên 1 triệu km2 mặt biển cho thấy nguồn năng lượng từ biển là rất lớn. Nhằm khai thác nguồn năng lượng to lớn từ sóng biển, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu của luận án về xây dựng mô hình thiết bị để chuyển đổi từ năng lượng sóng biển sang điện năng. Với mục tiêu đưa ra một mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, thiết bị hoạt động hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế biển Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án - Xây dựng được mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, thiết bị hoạt động hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế biển Việt Nam. - Xác định tối ưu hệ số cản của mô tơ phát điện, các thông số mô hình để công suất điện thiết bị phát ra đạt lớn nhất. - Thiết kế, chế tạo được một mẫu thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển. Nguồn điện của thiết bị phát ra ở 2 mức điện áp 12 VDC, 220 VAC tần số 50 Hz
  • 15. 2 thực sine theo tiêu chuẩn điện lưới quốc gia Việt Nam. Thiết bị có khả năng ứng dụng trong việc làm phao báo dẫn đường biển hay làm nguồn cấp điện cho các đèn hải đăng ngoài biển. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp giải tích, kết hợp phương pháp mô phỏng số và thực nghiệm, cụ thể được mô tả như sau: - Sử dụng phương pháp giải tích xác định tối ưu hệ số cản của mô tơ phát điện, hệ số đàn hồi của lò xo và kích thước phao của thiết bị theo mức công suất phát điện nhỏ nhất thiết bị cần đạt được. - Trong tính toán mô phỏng số sử dụng phương pháp Runge-Kutta bậc 4 giải số phương trình chuyển động phi tuyến của mô hình, phương pháp Simpson tính tích phân số. Xác định mức công suất cơ hệ của thiết bị nhận được từ năng lượng sóng biển, phân tích đánh giá sự phi tuyến của mô hình, quỹ đạo chuyển động và biên độ dao động của mô hình theo các điều kiện sóng biển. - Tính toán thiết kế và chế tạo thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, thử nghiệm thiết bị hoạt động thực tế tại biển để kiểm chứng kết quả lý thuyết và phân tích hiệu suất hoạt động của thiết bị. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Đưa ra được một phương pháp nghiên cứu với cách tiếp cận từ việc khảo sát các điều kiện thực tế của sóng biển để thực hiện xây dựng mô hình cơ học, tính toán thiết kế, chế tạo và thử nghiệm thiết bị hoạt động thực tế tại biển. - Chế tạo được một mẫu thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, thiết bị hoạt động hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế biển Việt Nam. - Thiết bị có khả năng sử dụng trong việc làm phao báo dẫn đường biển hay làm nguồn cấp điện cho các đèn hải đăng. 5. Cấu trúc của luận án Cấu trúc của luận án gồm: phần mở đầu, bốn chương nội dung, phần kết luận và kiến nghị, phần danh mục công trình của tác giả, tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 16. 3 Chương 1: “Tổng quan các công trình nghiên cứu về thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển và khả năng ứng dụng thiết bị tại Việt Nam”. Trong chương này trình bày nghiên cứu tổng quan về các mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển trên thế giới và Việt Nam, phân tích ưu nhược điểm của các mô hình thiết bị. Nghiên cứu khả năng ứng dụng của thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển tại Việt Nam, phân tích nhu cầu thực tế và định hướng nghiên cứu của luận án, nhằm xây dựng được một mô hình thiết bị hoạt động hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế biển Việt Nam. Chương 2: “Xây dựng mô hình cơ học và tối ưu hóa thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển”. Trong chương này thực hiện xây dựng mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, thiết lập phương trình chuyển động. Khảo sát dao động phi tuyến của hệ, xác định vùng hoạt động ổn định và mất ổn định của mô hình. Xác định tối ưu hệ số cản của mô tơ phát điện theo các thông số mô hình, mức công suất cơ hệ thiết bị nhận được từ năng lượng sóng biển. Viết chương trình tính toán mô phỏng số sự hoạt động của thiết bị, tính toán mô phỏng số và khảo sát sự hoạt động của thiết bị. Chương 3: “Tính toán thiết kế và chế tạo thiết bị”. Trong chương này thực hiện các tính toán thiết kế về toàn bộ thiết bị, bao gồm các tính toán thiết kế phần cơ và các tính toán thiết kế phần điện. Thiết bị chế tạo đảm bảo nhỏ gọn và thuận lợi trong sử dụng. Nguồn điện của thiết bị phát ra được ổn định tại 2 mức điện áp 12 VDC, 220 VAC tần số 50 Hz thực sine theo tiêu chuẩn điện lưới quốc gia Việt Nam. Chế tạo, lắp ghép và hiệu chỉnh toàn bộ thiết bị. Chương 4: “Thử nghiệm và đánh giá hiệu suất thiết bị hoạt động thực tế tại biển”. Trong chương này thực hiện thử nghiệm thiết bị hoạt động thực tế tại biển, đo thử tải công suất điện của thiết bị phát ra và các thông số sóng biển thực tế khi thử nghiệm. Phân tích chất lượng điện áp của thiết bị phát ra và đánh giá hiệu suất hoạt động của thiết bị. Phần kết luận và kiến nghị trình bày các kết quả đã đạt được, những đóng góp mới của luận án và một số nhiệm vụ cần tiếp tục thực hiện trong tương lai. Danh sách các công trình đã công bố có liên quan đến nội dung luận án được trình bày trong phần danh mục công trình của tác giả. Các tài liệu trích dẫn trong luận án được trình bày trong phần tài liệu tham khảo.
  • 17. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THIẾT BỊ PHÁT ĐIỆN TỪ NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THIẾT BỊ TẠI VIỆT NAM Chương 1 nghiên cứu tổng quan về các mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển trên thế giới và Việt Nam; Phân tích ưu nhược điểm của các mô hình thiết bị đang được nghiên cứu chế tạo ở trong nước và trên thế giới; Thu thập, phân tích các số liệu thực tế về điều kiện biển Việt Nam và nhu cầu sử dụng thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển trong thực tế, làm cơ sở để xác định phạm vi và định hướng nghiên cứu của luận án. Mục tiêu xây dựng được một mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế biển Việt Nam, khả năng gia công chế tạo trong nước, cũng như đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội. 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển trên thế giới Trên thế giới, việc nghiêu cứu, chế tạo các thiết bị phát điện từ nguồn năng lượng sóng biển đang được quan tâm và phát triển mạnh. Đặc biệt ở các vùng đảo xa ngoài biển, các thiết bị phát điện từ nguồn năng lượng sóng biển đã đáp ứng được một phần trong nhu cầu sử dụng điện năng. Các mô hình thiết bị được nghiên cứu, chế tạo theo nhiều phương pháp và cách thức hoạt động khác nhau, với các thiết bị phát điện lắp đặt trên bờ, hay thiết bị phát điện hoạt động ngoài biển theo phương pháp thả nổi trên mặt biển hoặc gắn cố định ở đáy biển. Hiện nay, các mô hình thiết bị này đã, đang được khai thác sử dụng tại một số nước như: Anh, Bồ Đào Nha, Canada, Đan Mạch, Hàn Quốc, Mỹ, Na Uy, Nhật Bản, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển v.v. Ví dụ ở Tây Ban Nha, họ định hướng phát triển mạnh nguồn năng lượng tái tạo và đề ra đến năm 2020 đảm bảo 42,3% năng lượng điện tiêu thụ được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó phát triển điện năng từ nguồn năng lượng sóng biển là mũi nhọn. Tại Anh, các chuyên gia ước tính trong tương lai việc phát triển điện sóng biển sẽ đáp ứng được 25% nhu cầu năng lượng điện sử dụng. Tại Mỹ đã có các tính toán về kế hoạch phát triển nguồn năng lượng
  • 18. 5 điện sóng biển dọc theo các bờ biển với ước tính có thể sản xuất khoảng 2100 TWh/năm [1-19]. 1.1.1. Các thiết bị phát điện lắp đặt trên bờ Các mô hình thiết bị phát điện lắp đặt trên bờ được xây dựng ở những vùng biển nước sâu gần bờ, địa hình hiểm trở và độ cao sóng biển lớn. Các mô hình được xây dựng với phần thiết bị phát điện được lắp đặt cố định ở trên bờ và bộ phận thu năng lượng sóng ở dưới biển. Tiêu biểu là các mô hình thiết bị phát điện sau: - Mô hình thiết bị phát điện Hyperbaric được lắp đặt trên bờ và sử dụng các cánh tay thủy lực kết nối với phao thả nổi trên mặt biển. Dưới tác dụng của sóng biển, phao chuyển động lên xuống theo phương thẳng đứng, hệ thống thủy lực hoạt động đẩy dầu nạp vào bình được tích áp. Dầu từ bình tích áp được điều chỉnh cấp ra với dòng năng lượng dầu có áp suất cao và lưu lượng ổn định được truyền dẫn đẩy quay các mô tơ phát điện lắp đặt trên bờ và phát ra điện năng. Công suất phát điện của thiết bị đạt khoảng 50 kW [1]. Hình 1.1. Mô hình thiết bị phát điện Hyperbaric, Brazil [1] - Ngoài ra, một mô hình thiết bị phát điện khác được chế tạo với kiểu dáng hình con hàu (Oyster), thiết bị được thiết kế gồm một hệ thống các thùng chứa nước và phao hứng sóng với bơm thuỷ lực. Khi sóng biển tác dụng đổ vào các thùng chứa, đồng thời tạo lực kích hoạt bơm thuỷ lực thực hiện đẩy nước từ thùng chứa qua một hệ thống đường ống dẫn nước áp suất cao theo một chiều lên bờ đẩy quay mô tơ phát điện. Hệ thống có ưu điểm là phần phát điện đặt trên bờ dễ vận hành,
  • 19. 6 thuận lợi trong bảo dưỡng và sửa chữa, nhược điểm là tổn hao năng lượng cao do dẫn nước theo đường ống chạy dài từ dưới biển lên bờ [1-5]. Hình 1.2. Mô hình thiết bị phát điện Oyster [4] 1.1.2. Các thiết bị phát điện hoạt động ngoài biển Hiện nay các mô hình thiết bị phát điện hoạt động ngoài biển đang được nghiên cứu chế tạo theo nhiều phương pháp, cách thức khác nhau và được phân thành hai loại chính: thiết bị phát điện thả nổi trên mặt biển và thiết bị phát điện gắn cố định ở đáy biển. * Thiết bị phát điện thả nổi trên mặt biển: loại mô hình thiết bị này đang được nghiên cứu chế tạo ở nhiều nước trên thế giới, tiêu biểu như: thiết bị phát điện dạng rắn biển (Pelamis), thiết bị phát điện dạng phao nổi (Buoy). Chúng được chế tạo để sử dụng trong các hoạt động ngoài khơi xa và ở vùng nước sâu, với công suất phát điện từ vài chục đến vài trăm kW [1,4-8]: - Thiết bị phát điện dạng rắn biển: được thiết kế chế tạo gồm bốn boong phao thả nổi trên mặt biển, thiết bị có dạng ống hình trụ nửa chìm nửa nổi trên mặt biển và được kết nối với nhau bằng các khớp thủy lực. Thiết bị có chiều dài khoảng 140÷150 m, đường kính ống 3÷3,5 m, sử dụng ba mô tơ phát điện với tổng công suất phát điện vào khoảng 750 MW. Dưới tác dụng của sóng biển, hệ thống phao chuyển động uốn theo sóng và truyền chuyển động kích bơm thủy lực hoạt động để đẩy quay các mô tơ phát điện được lắp đặt bên trong các boong phao. Hiện nay, dạng mô hình thiết bị này đã, đang được chế tạo và khai thác sử dụng tại các nước: Anh, Bồ Đào Nha, Na Uy v.v. [1,3-5].
  • 20. 7 Hình 1.3. Thiết bị phát điện dạng rắn biển [4] - Thiết bị phát điện dạng phao nổi: được thiết kế chế tạo dạng trụ đứng và hoạt động tịnh tiến lên xuống theo phương thẳng đứng. Thiết bị gồm hai phần, phần tĩnh đứng yên lơ lửng trong môi trường biển chứa các cuộn dây của máy phát, phần chuyển động chứa các nam châm máy phát được gắn cố định trong thân phao và thả nổi trên mặt biển. Khi sóng biển tác dụng, các nam châm máy phát chuyển động lên xuống theo phương thẳng đứng với cảm ứng từ biến thiên trên các cuộn dây. Trên các cuộn dây ở phần tĩnh sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng và phát ra điện năng. Công suất phát điện định mức của thiết bị được chế tạo vào khoảng 10÷40 kW [1,3- 8]. Hình 1.4. Thiết bị phát điện dạng phao nổi [1] - Ngoài ra một mô hình thiết bị phát điện khác được thiết kế như hình 1.5, hệ thiết bị được lắp đặt ở trên mặt biển sử dụng mô tơ phát điện loại chuyển động quay tròn (loại mô tơ phát phát điện công nghiệp truyền thống). Cấu trúc của thiết bị gồm phao chuyển động lên xuống theo phương thẳng đứng dưới tác dụng của sóng biển, thông qua dây cáp kéo hệ trục thiết bị chuyển động quay tròn được sử dụng bởi cơ cấu ròng rọc [2], hay cơ cấu chuyển động sử dụng bánh cóc tạo chuyển động quay một chiều (ratchet) kết nối đồng trục với một ròng rọc chính được gắn trên hệ trục thiết bị và hai ròng rọc phụ nhận lực từ phao truyền đến [8,9]. Bộ phận tăng tốc
  • 21. 8 chuyển động (với tỷ lệ chuyển đổi 1:20 [2]) chuyển đổi các chuyển động quay chậm nhận được từ phao do sóng biển tác dụng sang chuyển động quay nhanh tại đầu ghép nối với mô tơ phát điện, kéo mô tơ phát điện hoạt động và phát ra điện năng [2,8-11]. Hình 1.5. Cấu trúc mô hình thiết bị sử dụng bộ tăng tốc chuyển động quay [2] Một mô hình nghiên cứu của Carlos Velez và các cộng sự tại Đại học Florida - Mỹ [12], đã tính toán thiết kế và tối ưu các cơ cấu cơ hệ để chuyển đổi từ chuyển động tịnh tiến lên xuống sang chuyển động quay tròn. Mô hình được thiết kế với việc sử dụng mô tơ phát điện được chế tạo từ nam châm vĩnh cửu chuyển động quay tròn. Toàn bộ hệ thiết bị được đặt trong phao đóng kín và thả nổi trên mặt biển, dây cáp kéo thiết bị chuyển động được gắn cố định xuống đáy biển (xem hình 1.6). Dưới tác dụng của sóng biển, phao thiết bị chuyển động lên xuống theo phương thẳng đứng được truyền dẫn kéo mô tơ phát điện hoạt động và phát ra điện năng. Thiết bị được thiết kế chế tạo với công suất phát điện khoảng 5 kW. Hình 1.6. Cấu trúc mô hình thiết bị thả nổi trên mặt biển [12]
  • 22. 9 * Thiết bị phát điện gắn cố định ở đáy biển: các mô hình thiết bị phát điện này chủ yếu gồm hai loại thiết bị phát điện phao nổi và thiết bị phát điện phao chìm. Các mô hình thiết bị này hoạt động phù hợp ở các vùng nước nông, gần bờ với công suất phát điện mức vừa và nhỏ. Thiết bị được chế tạo hoạt động theo phương thẳng đứng, phần phát điện gắn cố định ở đáy biển, phần phao nhận năng lượng sóng biển được thả nổi trên mặt biển hay chìm lơ lửng trong nước biển. Dưới tác động của sóng biển, phao truyền năng lượng nhận được từ sóng biển đến mô tơ phát điện qua dây cáp và một hệ thống cơ cấu phù hợp. Công suất phát điện của thiết bị thường từ vài trăm oát cho đến cỡ 10 kW, các mô tơ phát điện được nghiên cứu chế tạo dạng chuyển động tịnh tiến lên xuống theo phương thẳng đứng [4,8,13-21]. Trong đó, tiêu biểu là các công trình nghiên cứu tại Đại học Uppsala – Thụy Điển như: tính toán mô phỏng số sự tương tác giữa phần thiết bị phát điện gắn ở đáy biển và phao thiết bị thả nổi trên mặt biển, với công suất phát điện định mức 10 kW của Mikael Eriksson [13]. Trong nghiên cứu của Cecilia Bostrom tính toán thiết kế hệ thiết bị chuyển đổi từ năng lượng sóng biển sang điện năng, tác giả thực hiện tính toán mô hình thiết bị sử dụng mô tơ phát điện ba pha chuyển động tịnh tiến lên xuống theo phương thẳng đứng, xây dựng các mạch lọc để ổn định điện áp đầu ra với công suất phát điện lên đến 20 kW, đồng thời đưa ra phương pháp tích hợp các thiết bị phát điện riêng lẻ thành một hệ thống phát điện ổn định để truyền tải điện năng đến nơi tiêu thụ [14]. a. Thiết bị phát điện dạng phao chìm [4] b. Thiết bị phát điện dạng phao nổi [13] Hình 1.7. Các thiết bị phát điện gắn cố định ở đáy biển
  • 23. 10 Trong các nghiên cứu của Marco Tranpanese [18]; nghiên cứu của V. Franzitta, A. Messineo và M. Tranpanese [19]. Các tác giả đã đưa ra mô hình thiết bị sử dụng loại mô tơ phát điện chuyển động tịnh tiến lên xuống theo phương thẳng đứng, với sóng biển tác dụng lên mô hình được xét là sóng tuyến tính. Trong nghiên cứu đã thực hiện các tính toán về sự tương tác giữa cảm ứng từ và cường độ dòng điện trong mô tơ phát điện, xác định mức công suất điện phát ra theo các thông số thiết kế của mô tơ và đưa ra giải pháp tích hợp các thiết bị phát điện riêng lẻ thành một hệ thống thiết bị phát điện ổn định. Hình 1.8. Mô hình thiết bị phát điện chuyển động tịnh tiến lên xuống theo phương thẳng đứng [19] Nghiên cứu của Yue Hong thực hiện xây dựng mô hình, tính toán thiết kế thiết bị phát điện loại chuyển động tịnh tiến lên xuống theo phương thẳng đứng. Tác giả tính toán mô phỏng số mức công suất cơ hệ của thiết bị hấp thụ được từ năng lượng sóng biển theo hệ số cản của mô tơ phát điện ở các số liệu sóng biển thực tế (cụ thể sử dụng các số liệu về biên độ và chu kỳ sóng biển tại 12 vùng biển của Thụy Điển). Từ hệ số cản tối ưu của mô tơ phát điện nhận được, tác giả thực hiện thiết kế chế tạo mô tơ và thiết bị phát điện để sử dụng tại từng vùng biển cụ thể,
  • 24. 11 nhằm thu được mức công suất điện phát ra đạt lớn nhất [22]. Công trình nghiên cứu của Liselotte Ulvgard [23], nghiên cứu xây dựng mô hình thiết bị đo kiểm tra đánh giá trong thử nghiệm thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển hoạt động thực tế tại biển, áp dụng cho mô hình thiết bị phát điện sử dụng loại mô tơ phát điện chuyển động tịnh tiến lên xuống theo phương thẳng đứng. Tác giả đưa ra phương pháp thực hiện, thiết kế chế tạo hệ thống đo với các thông số đo kiểm tra về công suất trên cơ sở đo điện áp và cường độ dòng điện của thiết bị phát ra, đo biến dạng vỏ thiết bị và độ lớn lực thiết bị nhận được tại đầu trục piston từ phao truyền đến. Hình 1.9. Sơ đồ đo kiểm tra thiết bị hoạt động tại biển của L. Ulvgard [23] 1.1.3. Nhận xét và đánh giá Từ các nghiên cứu và phân tích ở trên cho thấy, các mô hình thiết bị phát điện được nghiên cứu và chế tạo theo nhiều cách thức khác nhau như thiết bị phát điện đặt trên bờ, thiết bị phát điện gắn cố định ở đáy biển hay thiết bị phát điện thả nổi trên mặt biển. Mỗi mô hình thiết bị chế tạo đều có các ưu nhược điểm khác nhau, tùy theo khả năng chế tạo của từng đơn vị và mục đích sử dụng thiết bị trong thực tế. - Các mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển lắp đặt trên bờ được xây dựng với các mô tơ phát điện công nghiệp truyền thống. Ưu điểm: toàn bộ phần phát điện của thiết bị được lắp đặt trên bờ sẽ thuận lợi trong bảo dưỡng, sửa chữa và truyền tải điện năng đến nơi tiêu thụ. Nhược điểm: các mô hình phát điện này được xây dựng cố định không có khả năng di động trong sử dụng, hiệu suất chuyển đổi
  • 25. 12 năng lượng thấp do phần phát điện được lắp đặt trên bờ cách xa bộ phận thu nhận năng lượng hoạt động ở dưới biển. - Các thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển hoạt động ngoài biển thường ở dạng đóng kín (phát điện trực tiếp), được nghiên cứu phát triển theo nhiều cách thức khác nhau, với công suất phát điện từ nhỏ đến vài trăm kW. Thiết bị phù hợp trong các nhu cầu sử dụng điện tại địa phương trong ngắn hạn hay ổn định lâu dài, cơ động trong khai thác sử dụng, thuận tiện trong việc bảo dưỡng và sửa chữa. + Thiết bị phát điện gắn cố định ở đáy biển được chế tạo chủ yếu hoạt động tại các vùng nước nông gần bờ với công suất phát điện ở mức vừa và nhỏ, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện lâu dài tại địa phương. Phần phát điện của thiết bị được tính toán thiết kế gắn cố định ở đáy biển khi hoạt động. Phao thiết bị được thả nổi trên mặt biển, truyền năng lượng nhận được từ sóng biển đến mô tơ phát điện thông qua dây cáp. Ưu điểm của thiết bị là phần phát điện gắn cố định ở đáy biển sẽ không gây ảnh hưởng đến tàu thuyền đi lại trên mặt biển, đặc biệt trong những ngày biển bão thiết bị phát điện vẫn có khả năng hoạt động và tránh được tác động của bão biển. Nhược điểm là phần phát điện gắn cố định ở đáy biển nên rất khó khăn trong việc sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ. Thiết bị sử dụng loại mô tơ phát điện hoạt động tịnh tiến lên xuống theo phương thẳng đứng hiện chưa được chế tạo thông dụng trong công nghiệp, cũng như chưa được thương mại sẵn trên thị trường. + Thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển dạng thả nổi trên mặt biển được chế tạo để đáp ứng nhu cầu về năng lượng điện trong các hoạt động ngoài khơi xa, ở các vùng nước sâu với công suất phát điện ở mức vừa và lớn. Thiết bị được chế tạo sử dụng với mô tơ phát điện loại công nghiệp hiệu suất cao và sẵn có trên thị trường. Ưu điểm: các thiết bị phát điện hoạt động nổi trên mặt biển dễ lắp đặt và cơ động trong khai thác sử dụng, thiết bị rất hữu ích trong các nhiệm vụ cấp điện có tính chất ngắn hạn ở ngoài biển. Nhược điểm: do thiết bị hoạt động nổi trên mặt biển, nên trong những ngày biển động hay bão biển việc khai thác thiết bị hoạt động sẽ khó khăn. Ngoài ra thiết bị cũng gây ảnh hưởng đến các phương tiện di chuyển trên mặt biển, cũng như khó khăn trong việc bảo dưỡng thiết bị do hoạt động ở ngoài khơi xa.
  • 26. 13 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển tại Việt Nam Tại Việt Nam, một số đơn vị đã, đang tiến hành nghiên cứu chế tạo thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển như: Viện Nghiên cứu Cơ khí, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Khoa học Năng lượng thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN. Các mô hình thiết bị đang được nghiên cứu đều theo hướng hoạt động nổi trên mặt biển với các dạng thiết bị cụ thể sau [24-28]: - Viện Nghiên cứu Cơ khí thực hiện thiết kế chế tạo thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển trong khuôn khổ đề tài KC.05-17/06-10, thiết bị hoạt động theo mô hình thả nổi trên mặt biển dạng rắn biển với công suất thiết kế từ 5÷10 kW [24]. Thiết bị được chế tạo gồm năm boong phao, trong đó ba boong phao thu nhận năng lượng và hai boong phao chuyển đổi năng lượng được lắp đặt các mô tơ phát điện loại công nghiệp. Các boong phao được liên kết với nhau bằng khớp bản lề để thu nhận năng lượng, dưới tác dụng của sóng biển hệ thống thuỷ lực sẽ cung cấp dòng lưu lượng dầu ổn định với áp suất cao đẩy quay các mô tơ phát điện. Thiết bị đã hoạt động thử nghiệm tại biển Hòn Dấu - Hải Phòng và cung cấp điện năng cho bộ đội biên phòng đóng trên đảo sử dụng. Hình 1.10. Thiết bị phát điện kiểu rắn biển, Viện Nghiên cứu Cơ khí - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Viện Nghiên cứu Cơ khí đã thực hiện nghiên cứu tính toán động lực học hệ thống phát điện bằng năng lượng sóng. Các tác giả tính toán thiết kế mô hình đặt trên một trụ đứng và gắn cố định trên bề mặt sóng, phao được thả nổi chuyển động lên xuống theo sóng biển. Năng lượng sóng biển từ phao nhận được thông qua hệ thống thủy lực truyền dẫn đẩy quay mô tơ phát điện và phát ra điện năng, công suất phát điện của mô hình được tính toán ở mức dưới 0,5 kW [25].
  • 27. 14 Hình 1.11. Cấu trúc hệ thiết bị phát điện cố định trên mặt biển - Đại học Quốc gia Hà Nội đã thực hiện chế tạo thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển dạng phao nổi, thiết bị được thiết kế chế tạo hoạt động thả nổi trên mặt biển theo phương thẳng đứng. Trong mô hình, các tác giả đã tính toán chế tạo mô tơ phát điện dạng chuyển động tịnh tiến lên xuống và phát điện trực tiếp, với nam châm của mô tơ phát được gắn xung quanh trục chuyển động nằm ở giữa, các cuộn dây cảm ứng được lắp đặt xung quanh trục nam châm để phát ra điện năng. Thiết bị đã được tiến hành thử nghiệm ở biển, với công suất điện từ thiết bị phát ra đã nhận được còn hạn chế, thiết bị là sản phẩm thuộc đề tài mã số QG.14.1 [26,27]. a. Mô hình thiết bị chế tạo b. Thử nghiệm thiết bị Hình 1.12. Thiết bị phát điện dạng phao nổi, Đại học Quốc gia Hà Nội - Viện Khoa học Năng lượng, thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN đã thực hiện đề tài mã số VAST07.04/14-15, trong đề tài đã chế tạo được một mô hình thiết bị phát điện bằng năng lượng sóng biển hoạt động nổi trên mặt biển sử dụng mô tơ phát điện dạng máy phát thủy điện loại trục đứng. Thiết bị hoạt động trên bề mặt sóng biển và gắn cố định trên mặt biển. Thiết bị được chế tạo gồm hai khoang chứa
  • 28. 15 trên dưới, khoang ở trên nhận nước biển đổ vào trong nửa chu kỳ sóng tiến từ bụng sóng đến đỉnh sóng và đồng thời khoang dưới xả nước đẩy quay mô tơ phát điện trong nửa chu kỳ kế tiếp khi sóng biến đổi từ đỉnh sóng xuống bụng sóng. Trong mô hình thiết bị, các tác giả sử dụng loại mô tơ phát điện có công suất định mức 60 W, với công suất điện phát ra khi thử nghiệm ở biển đã nhận được 50,92 W. Cách thức thử nghiệm: các tác giả sử dụng cần cẩu cảng buộc cáp thả treo thiết bị giữ ở mức lơ lửng trên bề mặt nước biển để khảo sát thử nghiệm sự hoạt động của thiết bị [28]. a. Máy phát điện b. Hạ thiết bị xuống mặt biển c. Thiết bị hoạt động Hình 1.13. Thiết bị phát điện cố định trên mặt biển, Viện Khoa học Năng lượng Từ các mô hình nghiên cứu trên cho thấy, các mô hình thiết bị của các đơn vị đã, đang được nghiên cứu và chế tạo đều hoạt động nổi trên mặt biển. Ưu điểm chính của các mô hình là thuận lợi trong lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị, cũng như trong khai thác sử dụng. Nhược điểm là các thiết bị đều hoạt động nổi trên mặt biển, trong khi trung bình mỗi năm Việt Nam thường hứng chịu khoảng 10 cơn bão, đây là mối gây nguy hại trực tiếp và là thách thức trong việc khai thác sử dụng loại mô hình thiết bị phát điện nổi trên mặt biển hoạt động lâu dài ở biển. Tại Viện Cơ học – Viện Hàn lâm KHCNVN, trong những năm gần đây đã có những quan tâm và thực hiện các nghiên cứu nhằm khai thác năng lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là nguồn năng lượng biển với các công bố về tiềm năng năng lượng sóng ở vùng biển Việt Nam [29]; Khảo sát đặc tính năng lượng của thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng dạng phao nổi, tiến tới đề xuất các cơ cấu để thiết kế, tính toán và chế tạo các thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng biển phù hợp với điều kiện chế tạo và thực tế sử dụng [30]. Ngoài ra từ năm 2013 [31], trong công tác chuyên môn, tác giả đã thực hiện nghiên cứu tính toán mô phỏng số
  • 29. 16 về mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển. Mô hình được tính toán nhằm chế tạo thiết bị với mô tơ phát điện chuyển động tịnh tiến lên xuống theo phương thẳng đứng, phát điện trực tiếp và gắn cố định ở đáy biển. Hình 1.14. Cấu trúc hệ thiết bị phát điện trực tiếp gắn cố định ở đáy biển [31] Trong nghiên cứu này, tác giả tính toán thiết kế mô tơ phát điện gồm nam châm vĩnh cửu được gắn xung quanh trục và cố định ở đáy biển, các cuộn dây cảm ứng để phát ra điện năng được ghép đặt xung quanh trục nam châm và kết nối với phao thả nổi trên mặt biển. Khi sóng biển tác dụng, các cuộn dây sẽ chuyển động lên xuống theo phương thẳng đứng trong môi trường cảm ứng từ do nam châm tạo ra và phát ra điện năng. Ở đây tác giả gặp khó khăn về kỹ thuật chế tạo mô tơ phát điện chuyển động tịnh tiến lên xuống theo phương thẳng đứng, cũng như khả năng gia công chế tạo loại mô tơ phát điện này ở trong nước, đặc biệt yêu cầu đối với mô hình thiết bị cần phát điện tốt với chuyển động của mô tơ là rất chậm (do sóng biển chuyển động rất chậm với chu kỳ chủ yếu trong khoảng từ 2÷8 giây). Trong khi trên thế giới hiện nay, loại mô tơ phát điện chuyển động tịnh tiến vẫn chưa được chế tạo ở quy mô công nghiệp, cũng như chưa được thương mại sẵn trên thị trường. Để thiết bị hoạt động được hiệu quả, loại mô tơ phát điện này cần được chế tạo từ vật liệu nam châm đất hiếm có cảm ứng từ lớn. Trong khi các nam châm đất hiếm hiện nay thường có kích thước nhỏ, dẫn đến cần tính toán phối ghép nam châm để đạt
  • 30. 17 được giá trị cảm ứng từ là lớn nhất, đồng thời cần tính toán thiết kế chế tạo các khuôn đúc lõi riêng cho mô tơ và thực hiện đúc lõi mô tơ phát điện với độ chính xác cao. Mặt khác từ các nhiệm vụ nghiên cứu chuyên môn, tại Viện Cơ học tác giả đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện Hàn lâm KHCNVN với trách nhiệm là chủ nhiệm đề tài, cụ thể đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mẫu hệ thống phát điện bằng năng lượng tái sinh đa năng, mã số đề tài VAST 02.04/11-12” [32]. Trong đề tài đã tính toán thiết kế và chế tạo được một hệ thống phát điện bằng năng lượng tái sinh từ ba nguồn năng lượng đầu vào là năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng sóng biển. Trong đó phần nguồn vào từ năng lượng sóng biển của hệ thống phát điện đã được tính toán thiết kế, chế tạo chờ sẵn để ghép nối tích hợp với thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển sẽ được nghiên cứu chế tạo trong luận án. 1.3. Nghiên cứu khả năng ứng dụng thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển tại Việt Nam và định hướng nghiên cứu của luận án 1.3.1. Vị trí địa lý và tiềm năng năng lượng sóng biển Việt Nam Vị trí địa lý: Do đặc thù địa lý là quốc gia ven biển với nhiều đảo và vùng biển rộng lớn, nhu cầu về điện năng nhằm cung cấp cho dân cư sinh sống trên các đảo ngoài khơi, cũng như nhu cầu về các phao báo hiệu chỉ dẫn đường biển và nguồn điện cung cấp cho các đèn hải đăng ngoài biển là rất lớn. Hơn nữa, nhu cầu về điện năng để cung cấp cho nền kinh tế biển, điện năng phục vụ an ninh quốc phòng trong bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc (đặc biệt nguồn điện để sử dụng trên các nhà dàn DKI ngoài Biển Đông v.v.) là nhiệm vụ cấp bách, trong khi điện lưới quốc gia chưa thể vươn tới. Tiềm năng năng lượng sóng biển Việt Nam: Các nghiên cứu về tiềm năng năng lượng sóng ở nước ta mới chỉ bắt đầu được quan tâm trong những năm gần đây. Các kết quả nghiên cứu dựa trên các số liệu đo đạc khảo sát biển và các dữ liệu đo tại các trạm hải văn, cũng như các
  • 31. 18 nghiên cứu tính toán mô phỏng đã cho thấy bức tranh tổng quát về phân bố nguồn năng lượng sóng biển ở nước ta vào cỡ trung bình trên thế giới [34,35]. Ở đây, các nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tính dòng năng lượng theo phổ sóng của Đaviđan. Việc chọn công thức phổ này không những là một phương pháp đánh giá hiện thực do dựa trên cơ sở trường sóng thực tế đa dạng theo chu kỳ sóng, mà còn phù hợp với phương pháp tính dòng năng lượng sóng cho vùng ngoài khơi Biển Đông. Với việc sử dụng cùng một phổ sóng có thể dễ dàng kiểm tra các kết quả tính toán và so sánh các kết quả nhận được với nhau. Số liệu đưa vào tính toán là các kết quả tính toán chế độ trường sóng ven bờ phục vụ xây dựng công trình biển thuộc đề tài cấp Nhà nước KHCN-06-10 “Cơ sở khoa học và các đặc trưng kỹ thuật đới bờ phục vụ xây dựng công trình biển ven bờ” bao gồm phân bố độ cao và chu kỳ sóng biển. Trên cơ sở của phương pháp tính này, thông lượng năng lượng sóng tại 83 điểm quan trắc được thiết lập và phân chia thành 6 vùng khảo sát dọc theo chiều dài bờ biển nước ta đã được thực hiện [35]. Các kết quả tính toán là dòng năng lượng sóng cho mỗi mét chiều dài của bờ biển vuông góc với hướng truyền sóng, giá trị năng lượng sóng biển được tính theo kW/m cho từng tháng trong năm và trung bình của năm tại 83 điểm khảo sát được đưa ra trong hình 1.15 (các số liệu chi tiết về năng lượng sóng tại 83 điểm quan trắc được đưa ra tại phụ lục A) [35]. Từ các số liệu nhận được cho thấy về tiềm năng năng lượng sóng dọc dải ven biển Việt Nam, cùng với các đặc trưng năng lượng sóng tại 83 điểm khảo sát của 6 vùng như sau: - Vùng 1 từ trạm số 1 đến trạm số 11, vùng phía bắc vịnh Bắc Bộ từ Móng Cái đến Thanh Hóa: tại vùng này năng lượng sóng chiếm ưu thế vào các tháng 6, 7 và 8 với giá trị từ 16 kW/m trở lên. Vào mùa gió đông bắc ở các trạm phía bắc của vùng, năng lượng sóng không mạnh. Tại các trạm phía nam của vùng này (từ trạm 7 đến trạm 11), năng lượng sóng khá đều, quanh năm đạt từ 15 kW/m trở lên. Dòng năng lượng sóng trung bình năm của vùng này đạt khoảng 15 kW/m. - Vùng 2 từ trạm số 12 đến trạm số 21, vùng phía nam vịnh Bắc Bộ từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có đặc điểm là dòng năng lượng sóng trong gió mùa đông bắc chiếm ưu thế. Tại vùng này, trong khoảng từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm
  • 32. 19 sau dòng năng lượng sóng đạt 30 kW/m trở lên. Trong gió mùa tây nam, vào các tháng mùa hè, năng lượng sóng tại khu vực này nhỏ hơn 20 kW/m. Dòng năng lượng sóng trung bình năm của vùng này đạt khoảng 25 kW/m. Hình 1.15. Sơ đồ các điểm khảo sát và tính thông lượng năng lượng sóng [35]
  • 33. 20 - Vùng 3 từ trạm 22 đến trạm 37, vùng bắc miền Trung từ Quảng Bình đến Quảng Nam là vùng có năng lượng sóng khá nhỏ so với các vùng lân cận do trường sóng trong gió mùa đông bắc bị đảo Hải Nam che chắn. Còn trong gió mùa tây nam, ở đây gió thường thổi từ bờ ra khơi. Vào các tháng trong mùa đông, dòng năng lượng sóng tại vùng này cũng khá mạnh. Dòng năng lượng sóng trung bình năm của vùng này đạt khoảng 10 kW/m. - Vùng 4 từ trạm 38 đến trạm 54, vùng nam miền Trung từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận là vùng có dòng năng lượng sóng lớn nhất trên dải ven biển nước ta, vì là vùng tiếp xúc trực tiếp với biển thoáng và có đà sóng gần như không bị giới hạn trong cả hai mùa gió thịnh hành. Trong gió mùa đông bắc, năng lượng sóng tại vùng này đạt từ 30 kW/m trở lên. Đặc biệt tại các trạm từ 43 đến 54 trong tháng 12, dòng năng lượng sóng xấp xỉ 100 kW/m. Dòng năng lượng sóng trung bình năm của vùng này đạt khoảng 30 kW/m. - Vùng 5 từ trạm 55 đến trạm 71, vùng ven bờ đồng bằng Nam Bộ từ Bình Thuận đến mũi Cà Mau là vùng có dòng năng lượng sóng không lớn vì ở đây tác động của trường sóng trong gió mùa đông bắc đã bị hạn chế. Dòng năng lượng sóng trung bình năm của vùng này đạt khoảng 18 kW/m. - Vùng 6 từ trạm 72 đến trạm 83, vùng ven bờ biển phía tây nam từ Cà Mau đến Kiên Giang: tại vùng này dòng năng lượng sóng là yếu nhất trên toàn dải ven biển nước ta. Có trạm không có dòng năng lượng trung bình tháng, có nghĩa là trong cả tháng sóng lặng. Tại các trạm phía ngoài biển thoáng như trạm trên phía tây của đảo Phú Quốc (trạm 72) và các trạm dọc bờ từ Rạch Giá xuống phía nam (trạm 77 - 83) năng lượng sóng trong mùa gió tây nam đạt khoảng 15 kW/m, lớn nhất vào tháng 8. Dòng năng lượng sóng trung bình năm của vùng này đạt khoảng 5÷6 kW/m. Hình 1.16 đưa ra bức tranh tổng quát về độ cao sóng biển trung bình mùa gió mùa đông bắc tại Biển Đông nhận được từ các kết quả quan trắc và khảo sát, trong đó độ cao sóng là khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa đỉnh và bụng sóng kế tiếp [34]. Giá trị thông lượng năng lượng sóng tại các vùng theo tháng được đưa ra trên hình 1.17 và trung bình năm thể hiện trên hình 1.18 [34,35].
  • 34. 21 Hình 1.16. Độ cao sóng trung bình mùa gió mùa đông bắc tại Biển Đông [34] Hình 1.17. Thông lượng năng lượng sóng theo tháng của các vùng [35]
  • 35. 22 Hình 1.18. Thông lượng năng lượng sóng trung bình trong năm ven biển Việt Nam [35] Từ các số liệu về phân bố thông lượng năng lượng sóng, độ cao sóng và chu kỳ sóng biển đã nhận được cho thấy: độ cao sóng biển trung bình ở ven bờ từ 0,5÷1,2 m với chu kỳ sóng 2÷8 giây, ở ngoài khơi độ cao sóng từ 1,2÷2 m với chu kỳ sóng 6÷8 giây, đặc biệt khi biển động độ cao sóng biển ven bờ đạt từ 3,5÷5 m, ngoài khơi đạt từ 6÷9 m [34-37]. Do vậy, đây là nguồn năng lượng dồi dào, rất phù hợp cho các thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển có công suất phát điện ở mức vừa và nhỏ khai thác hoạt động. Từ các số liệu về sóng biển thực tế đã nhận được, các số liệu này sẽ được sử dụng làm cơ sở trong các tính toán, xây dựng mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, để thiết bị hoạt động phù hợp theo điều kiện thực tế của sóng biển. 1.3.2. Phân tích nhu cầu thực tế và định hướng nghiên cứu của luận án Nhu cầu thực tế: Việt Nam có bờ biển dài trên 3260 km, cùng hơn 3000 hòn đảo và trên 1 triệu km2 mặt biển cho thấy việc truyền tải điện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện năng ở ngoài biển, hải đảo là rất khó và không thể thực hiện được. Với định hướng phát triển kinh tế của Chính phủ đến năm 2020 kinh tế biển sẽ chiếm trên 50% GDP. Dẫn đến yêu cầu về năng lượng điện đối với kinh tế biển nói chung, điện năng sử dụng trên các nhà dàn DKI hay các đảo ngoài khơi, cũng như điện năng đảm bảo an ninh quốc phòng biển đảo là vô cùng quan trọng.
  • 36. 23 Định hướng nghiên cứu của luận án: Qua các nghiên cứu, phân tích đánh giá về các mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển trên thế giới, cũng như tại Việt Nam đã, đang nghiên cứu và chế tạo. Cùng với sự biến đổi khí hậu và điều kiện thời tiết ngày càng bất thường, các thống kê cho thấy Việt Nam trung bình hàng năm phải hứng chịu khoảng 10 cơn bão và thậm chí sóng thần có thể xảy ra. Từ các phân tích đã cho thấy loại mô hình thiết bị phát điện gắn cố định ở đáy biển là phù hợp. Hiện nay, các mô hình thiết bị đã có đều được nghiên cứu chế tạo với mô tơ phát điện chuyển động tịnh tiến lên xuống theo phương thẳng đứng, các phương trình chuyển động được thiết lập ở bài toán tuyến tính và sự phi tuyến của lò xo trong mô hình đều chưa được xét đến. Việc nghiên cứu tối ưu mới chỉ được xét ở tối ưu hệ số cản của mô tơ phát điện để sử dụng trong tính toán chế tạo mô tơ phát điện chuyển động tịnh tiến [22]. Trong đó, các tính toán tối ưu về kích thước phao và hệ số đàn hồi của lò xo cũng chưa được đề cập. Ngoài ra, tác giả nhận thấy loại mô tơ phát điện công nghiệp chuyển động quay tròn cũng chưa được đưa vào sử dụng trong các tính toán thiết kế và chế tạo thiết bị phát điện gắn cố định ở đáy biển. Với mục tiêu, nghiên cứu chế tạo được một thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, hoạt động hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế biển Việt Nam. Cấu trúc của thiết bị được nghiên cứu tính toán và thiết kế gồm hai phần, phần phát điện của thiết bị được gắn cố định ở đáy biển và phao thiết bị thả nổi trên mặt biển, chúng được kết nối bởi dây cáp và hoạt động theo phương thẳng đứng. Mô hình thiết bị phát điện được xác định với công suất phát điện ở mức vừa và nhỏ, phù hợp với đặc trưng của sóng biển Việt Nam (như biên độ và chu kỳ sóng biển) và mục đích sử dụng. Nguồn điện của thiết bị phát ra ở 2 mức điện áp 12 VDC, 220 VAC tần số 50 Hz thực sine theo tiêu chuẩn điện lưới quốc gia Việt Nam. Nguyên lý hoạt động của thiết bị là khi sóng biển tác động lên phao, năng lượng sóng biển từ phao truyền đến phần thiết bị phát điện gắn cố định ở đáy biển bởi dây cáp được định hướng chuyển động lên xuống theo phương thẳng đứng. Hình 1.19 đưa ra mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển gắn cố định ở đáy biển, thiết bị hoạt động theo phương thẳng đứng và được định hướng nghiên cứu trong luận án.
  • 37. 24 Hình 1.19. Mô hình thiết bị phát điện từ sóng biển Ưu điểm là phần phát điện của thiết bị được gắn ở đáy biển, nên thiết bị vẫn hoạt động được trong những ngày biển có bão. Trong mô hình được tính toán đưa vào sử dụng loại mô tơ phát điện công nghiệp chuyển động quay tròn, hiệu suất cao và sẵn có trên thị trường. Sử dụng các cơ cấu thanh răng ghép bánh răng để chuyển đổi các chuyển động lên xuống theo phương thẳng đứng sang chuyển động quay tròn, khớp cá được sử dụng để bánh răng quay theo một chiều cố định. Với cách tiếp cận này, hiện tại tác giả chưa thấy chúng được thực hiện hay công bố trên các công trình ở trong nước và quốc tế. Từ những lý do trên, luận án cần thực hiện các nội dung nghiên cứu sau: - Xây dựng mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, phù hợp theo các điều kiện thực tế biển Việt Nam. - Thiết lập phương trình chuyển động phi tuyến của mô hình được xét với ảnh hưởng phi tuyến của lò xo. Xác định đường đặc trưng biên độ - tần số của mô hình trong trường hợp cộng hưởng, chỉ ra vùng hoạt động ổn định và mất ổn định. Tính toán tối ưu hệ số cản của mô tơ phát điện để lựa chọn loại mô tơ phát điện phù hợp sử dụng trong thiết bị, xác định tối ưu kích thước phao thiết bị và hệ số đàn hồi của lò xo để công suất điện thiết bị phát ra đạt lớn nhất. Viết chương trình tính toán
  • 38. 25 mô phỏng số sự hoạt động của thiết bị được xét với ảnh hưởng phi tuyến của lò xo, tính toán mô phỏng số và khảo sát sự hoạt động của thiết bị theo các điều kiện sóng biển. - Tính toán thiết kế các cơ cấu bộ phận cơ học của thiết bị. Tính toán thiết kế phần phát điện của thiết bị, nguồn điện của thiết bị phát ra được ổn định tại 2 mức điện áp 12 VDC, 220 VAC tần số 50 Hz thực sine theo tiêu chuẩn điện lưới quốc gia Việt Nam. - Chế tạo và lắp ghép toàn bộ thiết bị, thử nghiệm thiết bị hoạt động thực tế tại biển. - Đo khảo sát công suất điện do thiết bị phát ra và các thông số sóng biển thực tế khi thử nghiệm. Phân tích chất lượng điện áp, đánh giá hiệu suất hoạt động của thiết bị trên cơ sở so sánh giữa công suất tính toán lý thuyết và công suất điện của thiết bị phát ra khi thử nghiệm thực tế ở biển. Kết quả chính của luận án nhằm xây dựng được một thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế biển Việt Nam, cũng như khả năng gia công chế tạo thiết bị trong nước. Thiết bị được chế tạo với phần phát điện gắn cố định ở đáy biển và hoạt động theo phương thẳng đứng, phao thiết bị được thả nổi trên mặt biển. Thiết bị sau khi hoàn thiện có khả năng sử dụng trong việc làm phao báo dẫn đường biển hay làm nguồn cấp điện cho các đèn hải đăng, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện năng thực tế ngoài biển đảo. Kết luận chương 1 Chương 1 đã trình bày tổng quan về các mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển trên thế giới, đặc biệt các mô hình thiết bị gắn cố định ở đáy biển và hoạt động theo phương thẳng đứng. Đã chỉ ra các đơn vị trong nước đã, đang tiến hành nghiên cứu chế tạo về thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển với các phân tích chi tiết cho từng loại mô hình thiết bị. Đã thu thập và phân tích về đặc trưng năng lượng sóng biển Việt Nam, với các số liệu về thông lượng năng lượng sóng, độ cao sóng và chu kỳ sóng biển trung bình từng tháng trong năm dọc theo bờ biển trải dài trên 3260 km. Trong đó độ cao sóng biển trung bình ở ven bờ từ 0,5÷1,2 m
  • 39. 26 với chu kỳ sóng 2÷8 giây, ở ngoài khơi độ cao sóng trung bình từ 1,2÷2 m với chu kỳ sóng 6÷8 giây, đặc biệt khi biển động độ cao sóng ở ven bờ từ 3,5÷5 m, ngoài khơi đạt từ 6÷9 m. Đã chỉ ra nhu cầu và khả năng ứng dụng của mô hình thiết bị tại Việt Nam. Đã đưa ra cấu trúc mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển và định hướng nội dung nghiên cứu của luận án, để thiết bị sau khi chế tạo sẽ hoạt động hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế biển Việt Nam. Các tính toán về xây dựng mô hình, thiết lập phương trình chuyển động và xác định tối ưu các thông số của thiết bị sẽ được trình bày ở chương tiếp theo của luận án.
  • 40. 27 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ HỌC VÀ TỐI ƯU HÓA THIẾT BỊ PHÁT ĐIỆN TỪ NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN Chương 2 trình bày các nghiên cứu về xây dựng mô hình cơ học, thiết lập phương trình chuyển động phi tuyến của mô hình dưới tác dụng sóng biển; Xác định đường đặc trưng biên độ - tần số của mô hình trong trường hợp cộng hưởng; Tính toán tối ưu hóa các thông số trong mô hình; Xây dựng chương trình mô phỏng số, khảo sát sự hoạt động của thiết bị theo các điều kiện thực tế của sóng biển như biên độ và chu kỳ của sóng biển. Mục đích của luận án là xây dựng được một thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, có khả năng sử dụng làm phao báo dẫn đường biển hay làm nguồn cấp điện cho các đèn hải đăng. Mô hình thiết bị đảm bảo nhỏ gọn, hiệu quả và phù hợp với khả năng gia công chế tạo ở trong nước. 2.1. Xây dựng mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển 2.1.1. Phân tích xây dựng mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển Từ các kết quả phân tích về ưu nhược điểm của các mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển hoạt động theo phương thẳng đứng, với mục tiêu chế tạo được một thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển hoạt động hiệu quả và phù hợp theo các điều kiện sóng biển thực tế Việt Nam. Mô hình thiết bị được nghiên cứu xây dựng hoạt động theo phương thẳng đứng, phần phát điện của thiết bị được gắn cố định ở đáy biển kết nối với phao thả nổi trên mặt biển bởi dây cáp. Ngoài ra, từ các số liệu khảo sát và quan trắc về biển cho thấy mô hình thiết bị chuyển động dưới tác dụng của sóng biển là rất chậm. Trên cơ sở về khả năng gia công chế tạo thiết bị ở trong nước, mô hình thiết bị được tính toán sử dụng với mô tơ phát điện công nghiệp loại chuyển động quay tròn hiệu suất cao. Từ đặc trưng hoạt động của mô tơ phát điện thường làm việc hiệu quả ở tốc độ chuyển động quay lớn, để điện năng thiết bị phát ra đạt lớn nhất trong mô hình thiết bị cần tính toán tăng tốc chuyển động quay, từ các chuyển động quay chậm ban đầu nhận được của sóng biển sang chuyển động quay nhanh tại mô tơ phát điện với hiệu suất chuyển đổi đạt lớn nhất. Hình 2.1 đưa ra sơ đồ cấu trúc mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển, trong đó hình 2.1a là sơ đồ nguyên lý mô tả quá trình truyền năng lượng của phao đã
  • 41. 28 hấp thụ được từ sóng biển đến mô tơ phát điện qua dây cáp và một hệ thống các cơ cấu truyền động trong mô hình thiết bị. Các bộ phận chính trong mô hình thiết bị gồm: phao dạng trụ tròn; dây cáp; cơ cấu ghép nối thanh răng – piston; bộ tăng tốc chuyển động quay một đầu ghép nối với thanh răng và đầu còn lại ghép nối với mô tơ phát điện; mô tơ phát điện xoay chiều ba pha; các khối board mạch ổn định điện áp 12 VDC từ điện áp xoay chiều ba pha của mô tơ phát ra và bộ chuyển đổi DC-AC chuyển đổi điện áp từ 12 VDC sang điện áp 220 VAC tần số 50 Hz thực sine; lò xo chuyển động một đầu được ghép nối với thanh răng, đầu còn lại gắn xuống chân đế thiết bị, chức năng của lò xo được thiết kế để kéo trục thanh răng - piston chuyển động đi xuống và mô tơ phát điện hoạt động khi sóng biến đổi từ đỉnh sóng xuống bụng sóng. Từ sơ đồ nguyên lý của thiết bị được xây dựng, mô hình cơ học của thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển được quy về một vật khối lượng m chuyển động lên xuống theo phương thẳng đứng dưới tác dụng của sóng biển được đưa ra ở hình 2.1b. a. Sơ đồ nguyên lý của thiết bị [33]
  • 42. 29 b. Mô hình cơ học của thiết bị [33,42,43] Hình 2.1. Cấu trúc mô hình thiết bị phát điện từ năng lượng sóng biển 2.1.2. Thiết lập phương trình chuyển động Trong một số nghiên cứu, các tác giả thường xây dựng phương trình chuyển động của mô hình được xét ở dạng hàm tuyến tính [18,19,31,39-41], thành phần lực cản của mô tơ phát điện được xác định dạng dt dz  với γ là hệ số cản và dt dz là vận tốc chuyển động theo phương thẳng đứng. Trong luận án, phương trình chuyển động của mô hình thiết bị được thiết lập quy về một vật là phao dạng trụ tròn được ghép nối gắn chặt với trục thanh răng - piston chuyển động lên xuống theo phương thẳng đứng z, gốc tọa độ được lấy ở đáy biển với hướng dương là hướng từ dưới lên. Trong nghiên cứu của luận án, thành phần lực sóng biển tác dụng lên phao được giới hạn chỉ xét ở lực đẩy Acsimet và bỏ qua khối lượng nước kèm tác động lên mô hình. Do vậy, phương trình chuyển động được xây dựng trên cơ sở phương trình cân bằng các lực tác dụng lên mô hình, theo định luật Niutơn II được viết dưới dạng: , lxcpq FFFF  (2.1) trong đó: Fq là lực quán tính, Fp là lực đẩy Acsimet và trọng lực của phao, Fc là lực cản và Flx là lực đàn hồi của lò xo. Các thành phần lực này được xác định như sau: - Lực quán tính: z(t) γk m zS(t)
  • 43. 30 ,2 2 dt zd mF q  (2.2) với m là khối lượng phao và thanh răng – piston (giá trị khối lượng này được tác giả tính toán đồng thời trên cơ sở lựa chọn vật liệu chế tạo thiết bị và được trình bày ở chương 3 của luận án), z là dao động của phao và thanh răng - piston theo phương thẳng đứng (là khoảng cách từ đáy biển đến đáy phao). - Lực đẩy Acsimet và trọng lực của phao: ,)( mgzzgSF sbp   (2.3) trong đó ρ là khối lượng riêng nước biển, g là gia tốc trọng trường, thiết diện phao Sb = πa2 với a là bán kính phao, zs là khoảng cách từ đáy biển đến bề mặt sóng biển. - Lực cản: , )( 0 dt zzd F c    (2.4) với γ là hệ số cản và z0 là khoảng cách từ đáy biển đến đáy phao khi mặt biển tĩnh. - Lực tác dụng của lò xo, được xây dựng gồm các thành phần lực tuyến tính và phi tuyến. ,)()( 3 00 zzkzzkF NLlx  (2.5) với kL là hệ số đàn hồi tuyến tính của lò xo và kN là hệ số phi tuyến của lò xo. Thay các biểu thức (2.2) - (2.5) vào biểu thức (2.1), trong đó z0 là hằng số nên đại lượng dt dz dt zzd   )( 0 , do vậy phương trình chuyển động của mô hình viết được như sau: .)()()( 3 002 2 zzkzzk dt dz mgzzgS dt zd m NLsb   (2.6) Trong phương trình (2.6) hệ số cản γ được xác định: γ = γf + γem, với γf là hệ số cản nhớt của nước biển, γem là hệ số cản điện của mô tơ phát điện để chuyển đổi từ năng lượng cơ sang năng lượng điện. Theo các tài liệu đã công bố về độ cản nhớt
  • 44. 31 của nước biển [44,45], tác giả nhận thấy hệ số cản nhớt γf của nước biển sẽ là rất nhỏ so với hệ số cản điện γem của mô tơ phát điện nên được bỏ qua. Việc bỏ qua hệ số cản nhớt của nước biển cũng tương đồng theo các nghiên cứu ở các công trình [15,18,19,22], trong tính toán các tác giả đều không đề cập đến hệ số cản nhớt của nước biển và chỉ xét đến hệ số cản điện. Do vậy, phương trình (2.6) được viết lại có dạng: .)()()( 3 002 2 zzkzzk dt dz mgzzgS dt zd m NLemsb   (2.7) Công suất trung bình cơ hệ Pgm của thiết bị nhận được từ năng lượng sóng biển tại thanh răng - piston được xác định từ công thức [15,20,38-41]:     0 ,)( 1 2 dttzP emgm  (2.8) với τ là khoảng thời gian được xét. Trong phương trình chuyển động (2.7), thành phần lực  3 0zzkN  được xét đến do tính phi tuyến của lò xo. Trong mục tiếp theo 2.2, tác giả khảo sát phương trình chuyển động phi tuyến (2.7) để đánh giá sự ổn định của mô hình, khi thiết bị hoạt động tại các vùng biển có độ cao sóng ở mức vừa và lớn, với giả thiết ở sóng biển có độ cao từ 1 m trở lên. Trong mục 2.3, xét thiết bị hoạt động ở sóng biển có độ cao từ 1 m trở xuống, với giả thiết sự phi tuyến của lò xo trong mô hình là không đánh kể. Do vậy, tác giả khảo sát bài toán tuyến tính (xét phương trình (2.7) với kN = 0) để xác định hệ số cản tối ưu của mô tơ phát điện, hệ số đàn hồi của lò xo và kích thước phao thiết bị. Trong mục 2.4 thực hiện xây dựng chương trình tính toán mô phỏng số, khảo sát sự hoạt động của thiết bị theo các điều kiện thực tế của sóng biển được xét với ảnh hưởng phi tuyến của lò xo. 2.2. Khảo sát dao động của hệ trong trường hợp phi tuyến Nhằm đánh giá sự ổn định của mô hình, khi thiết bị hoạt động ở các vùng biển có biên độ và tần số sóng biển khác nhau. Trong luận án chỉ giới hạn xét trong trường hợp hệ phi tuyến yếu, phương trình chuyển động phi tuyến (2.7) được giải theo phương pháp trung bình hóa của cơ học phi tuyến để xác định nghiệm dừng.
  • 45. 32 Kết quả đưa ra các đồ thị về đường đặc trưng biên độ - tần số của mô hình trong trường hợp cộng hưởng, chỉ ra vùng hoạt động ổn định và mất ổn định, là cơ sở để lựa chọn vùng thiết bị hoạt động và tính toán các thông số mô hình của thiết bị. 2.2.1. Phương pháp trung bình hóa Vào những năm thứ hai mươi của thế kỷ 20 Van der Pol đã sáng tạo ra phương pháp trung bình hóa và dùng nó để nghiên cứu dao động của các máy phát sử dụng đèn điện tử, phương pháp này được tiếp tục phát triển trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác. Áp dụng phương pháp trung bình hóa cho phép ta nghiên cứu không những chỉ trạng thái yên định của chuyển động mà còn cả quá trình chuyển tiếp đến trạng thái đó, cũng như nghiên cứu dao động của các hệ phi tuyến yếu rất thuận lợi. Khi sử dụng phương pháp này việc khảo sát sự ổn định của các nghiệm tuần hoàn cũng rất đơn giản vì nó dẫn về xét sự ổn định của các trạng thái cân bằng [46]. Để áp dụng phương pháp trung bình hóa cần đưa các phương trình vi phân của chuyển động về dạng chuẩn tắc, với dao động của hệ được mô tả bởi phương trình: ),,,,()(2  xxtFtfxx   (2.9) trong đó ε là tham số bé dương hoặc bằng không. Khi ε = 0 phương trình (2.9) suy biến thành: .0)(2  tfxx  (2.10) Nghiệm tổng quát của phương trình (2.9) phụ thuộc vào hai hằng số tùy ý và được viết dưới dạng: ,)cos( * xtEx   (2.11) với x* là nghiệm riêng của phương trình (2.10). Và đạo hàm bậc nhất của x theo thời gian t có dạng: ,)sin( * xtEx    (2.12) với điều kiện ràng buộc [47]:
  • 46. 33 .0)sin()cos(   tEtE  (2.13) Tính đạo hàm (2.12) theo t ta được: .)cos()cos()sin( *2 xtEtEtEx    (2.14) Thay các biểu thức (2.11) và (2.14) vào phương trình (2.9), với chú ý x* thỏa mãn phương trình (2.10) ta được: ).,)sin(,)cos(,( )cos()sin( **   xtExtEtF tEtE     (2.15) Giải hệ phương trình (2.13) và (2.15) đối với  EE, ta được: ).cos(),)sin(,)cos(,( ),sin(),)sin(,)cos(,( ** **          txtExtEtFE txtExtEtFE   (2.16) Hệ phương trình (2.16) có đặc điểm là đạo hàm của hàm chưa biết tỷ lệ với tham số bé ε, được gọi là những phương trình vi phân dưới dạng chuẩn tắc và là dạng riêng của hệ phương trình tổng quát như sau: ).,,,( ),,,,( 2122 2111   zztfz zztfz     (2.17) Giải sử rằng vế phải của hệ (2.17) có thể khai triển thành chuỗi theo lũy thừa của tham số bé ε: ...),,(),,( ...,),,(),,( 212 2 2122 211 2 2111   zztzztz zztzztz     (2.18) Các hàm Փi(t,z1,z2) , Ψi(t,z1,z2) được giả thiết là những hàm tuần hoàn theo thời gian t với chu kỳ 2π và có thể khai triển thành chuỗi Fourier. Thực hiện biến đổi, hệ phương trình (2.18) được viết dưới dạng:
  • 47. 34         1 2 2102 1 2 2101 ...)sincos(),( ,...)sincos(),( n nn n nn ntdntbzzbz ntcntazzaz     (2.19) Ý cơ bản của phương pháp trung bình hóa như sau, vì ε là tham số bé nên các số hạng chứa sinnt, cosnt cũng như số hạng có bậc cao hơn một đối với ε ở vế phải của phương trình (2.19) sẽ không làm thay đổi một cách có hệ thống các hàm z1, z2 và trong xấp xỉ thứ nhất ta sẽ bỏ qua các số hạng ấy, hệ phương trình (2.19) được viết lại dưới dạng phương trình trung bình hóa như sau: ).,( ),,( ,, 2102 2101 2211    b a zz      (2.20) Rõ ràng hệ phương trình (2.20) đơn giản rất nhiều so với hệ phương trình (2.17), vế phải của chúng không còn chứa thời gian t nữa. Bogoliubov đã chứng minh và cho thấy nếu hai nghiệm của phương trình (2.17) và (2.20) có giá trị đầu như nhau thì chúng sẽ xấp xỉ bằng nhau trong khoảng thời gian khá dài. Hệ phương trình (2.20) nói chung không thể tích phân được dưới dạng kín. Tuy nhiên có thể tìm được nghiệm dừng của nó với các hằng số ξ1, ξ2 thỏa mãn hệ phương trình đại số: .0),( ,0),( 210 210     b a (2.21) Từ hệ phương trình (2.21) ta có thể xác định được biên độ dao động dừng cơ bản ξ1, ξ2 của hệ được khảo sát. 2.2.2. Khảo sát dao động của hệ trong trường hợp cộng hưởng Trong mục này, giả thiết rằng phương trình (2.7) mô tả dao động của hệ thỏa mãn là phương trình dao động phi tuyến yếu, để áp dụng phương pháp trung bình hóa khảo sát sự ổn định của mô hình khi hoạt động trong các vùng biển có biên độ sóng biển ở mức vừa và lớn. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra các đồ thị đặc trưng biên độ - tần số trong vùng tần số cộng hưởng [46-49].
  • 48. 35 Từ phương trình chuyển động (2.7), để thực hiện tính toán ta thực hiện đổi biến z – z0 = x, ta có: ., 2 2 2 2 dt zd dt xd dt dz dt dx  Phương trình chuyển động (2.7) của hệ được viết lại dưới dạng: .)( 3 02 2 xkxk dt dx mgxzzgS dt xd m NLemsb   (2.22) Xét hàm sóng có dạng: .)cos( 0ztAzs  Thực hiện biến đổi ta được: .)cos(3 2 2 gt m AgS x m k dt dx m x m kgS dt xd bNemLb     (2.23) Đặt: .;;;2 m AgS B m c m k m kgS bemNLb        Phương trình (2.23) được viết lại có dạng: .)cos(32 2 2 gtBx dt dx cx dt xd   (2.24) Trong trường hợp gần cộng hưởng ,22   thực hiện biến đổi ta được: ),,,(2 2 2 txxfx dt xd   (2.25) với ký hiệu: .)cos(),,( 3 gtBxx dt dx ctxxf   Thực hiện biến đổi phương trình vi phân (2.25) về dạng chuẩn Lagrange- Bogoliubov, sử dụng phép biến đổi [46,47]: .)cos( 0 xtax   (2.26) Tính đạo hàm biểu thức (2.26) theo t ta được:
  • 49. 36 ),sin()sin()cos(   tatata dt dx  với phương trình ràng buộc [47]: .0)sin()cos(   tata  (2.27) Do vậy, ta có: ).sin(  ta dt dx (2.28) Đạo hàm (2.28) theo t ta được: ).cos()cos()sin( 2 2 2   tatata dt xd  (2.29) Thay (2.26), (2.28) và (2.29) vào (2.25) ta được: ).),sin(,)cos(()cos()sin( 00 2 ttaxtafxtata    (2.30) Từ (2.27) và (2.30) ta có hệ phương trình xác định a và a như sau: .2)),sin(,)cos(()cos()sin( ,0)sin()cos( 00 xttaxtaftata tata       Thực hiện tính toán, ta có: . )cos()sin( )sin()cos(       tt tt ).sin( 0 2 0 0 2 0 )),sin(,)cos(( )cos()),sin(,)cos(( )sin(0              txttaxtaf txttaxtaf t a ).cos( 0 2 0 0 2 0 )),sin(,)cos(( )),sin(,)cos(()sin( 0)cos(               txttaxtaf xttaxtaft t a
  • 50. 37 Ta có:    a a , .      a a  Thực hiện tính toán, ta có hệ phương trình:     ).cos(0 2 0 0 2 0 )),sin(,)cos(( 1 ),sin()),sin(,)cos(( 1         txttaxtafa txttaxtafa   (2.31) Để xác định nghiệm của hệ phương trình (2.31), ta thực hiện phép đổi biến: . t Suy ra: .t Thực hiện biến đổi, ta được: .cos sinsin coscos)cos(cossin1 ,sin sinsin coscos)cos(cossin1 0 2 3 00 0 2 3 00                                   gxB Bxaxaca dt d a gxB Bxaxaca dt da (2.32) Ta đặt: .sinsincoscos )cos(cossin),,( 0 2 3 00 gxBB xaxacaaF     Áp dụng phương pháp trung bình hóa của cơ học phi tuyến, hệ phương trình (2.32) được viết dưới dạng:                2 0 2 0 .cos),,( 2 11 ,sin),,( 2 11 daF dt d a daF dt da Thực hiện tính toán ta được:
  • 51. 38   .cos3 4 3 2 1 ,sin 2 1 2 0 3                Bxaaa dt d a Bca dt da (2.33) Cho 0,0  a ta được các công thức xác định nghiệm dừng: .3 4 3 cos ,sin 0 2 0 2 00 00 axaB caB           (2.34) Chia hai vế hệ phương trình (2.34) vế với vế và biến đổi ta được: . 3 4 3 tan 2 0 2 0 22 0 xa c      (2.35) Bình phương hai vế hệ phương trình (2.34), rồi cộng vế với vế ta được: .3 4 3 )( 2 2 0 2 0 2 0 2 0 2        xaacaB  (2.36) Chuyển vế ta được: .03 4 3 2 2 2 0 2 0 222 0                Bxaca  (2.37) Thực hiện biến đổi ta được: .3 4 3 2 2 0 2 0 22 2 0 2        xac a B  (2.38) Lấy căn bậc hai hai vế phương trình (2.38) và biến đổi ta được: .3 4 3 22 2 0 2 2 0 2 0 22  c a B xa  (2.39) Phương trình (2.39) là hàm biên độ - tần số. Hình 2.2 đưa ra các đồ thị biểu diễn hàm biên độ a0 theo tần số Ω2 với các hệ số được lấy như sau: m = 25 kg; a =
  • 52. 39 0.35 m; g = 9,81 m/s2 ; x0 = 0,4 m; kL = 1900 N/m và kN = 700 N/m3 , ở các trường hợp hệ số cản γem khác nhau tại sóng biển có biên độ 0,5 m. Hình 2.2. Đồ thị đường cong cộng hưởng biên độ theo tần số Ω2 , với A = 0,5 m Hình 2.3 đưa ra các đồ thị biểu diễn hàm biên độ a0 theo tần số Ω2 với các thông số mô hình: m = 35 kg; a = 0.45 m; g = 9,81 m/s2 ; x0 = 0,2 m; kL = 2200 N/m và kN = 2000 N/m3 , với các hệ số cản γem thay đổi tại sóng biển có biên độ 0,8 m. Hình 2.3. Đồ thị đường cong cộng hưởng biên độ theo tần số Ω2 , với A = 0,8 m