SlideShare a Scribd company logo
1 of 34
Download to read offline
1
PHẦN MỘT. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
Trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn
thì sáng”. Câu nói đó đã thể hiện rõ môi trường có vai trò quyết định rất lớn đến tính
cách và sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân. Trẻ em là những tờ giấy trắng,các
em phải được viết vẽ và tô bởi những gì đẹp đẽ nhất, vì vậy đối với trẻ em môi
trường học tập có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và hình
thành nhân cách của trẻ. Gần đây, Đảng và Nhà nước, Bộ giáo dục cũng rất quan
tâm đến vấn đề này khi ra sức khuyến khích xây dựng các lớp học hạnh phúc, trường
học hạnh phúc.Vì vậy hiện nay bước chân vào tất cả các trường học đến đâu chúng
ta cũng rất dễ để bắt gặp những câu khẩu hiệu “ mỗi ngày đến trường là một ngày
vui-xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc, thầy cô, học sinh phụ huynh
hạnh phúc- trường học thân thiện học sinh tích cực, thầy mẫu mực- trò chăm ngoan;,
trường khang trang- lớp thân thiện…”. Đó là những mục tiêu cao cả, ý nghĩa mà
nền giáo dục nước nhà đang hướng tới để làm thay đổi nhận thức về một nền giáo
dục phù hợp với xu hướng kinh tế thị trường và sự tiến bộ vượt bậc nhanh chóng
của khoa học công nghệ cũng như đáp ứng được những thay đổi về nhận thức tình
cảm của con người thời đại mới. Hiểu được khái niệm thế nào là trường học hạnh
phúc, chúng ta sẽ nhận ra được tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của nền
giáo dục nước nhà và xây dựng nền tảng xã hội tương lai. Trong đó trẻ em được xem
là những “chủ nhân tương lai” các em sẽ là những người quyết định sự giàu có, hưng
thịnh, của đất nước và đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu.
Xây dựng một trường học hạnh phúc sẽ giúp các em học sinh có một môi trường
học tập và rèn luyện tốt nhất. Tạo cho các em tâm thế cảm thấy vui vẻ và hứng thú
với việc đến trường hằng ngày, hứng thú với những tiết học,lời giảng bài của thầy
cô. Khi các em học sinh được học tập và rèn luyện với một niềm đam mê và hứng
thú sẽ kích thích tư duy giúp học tập đạt kết quả cao.Các em có thêm động lực, sự
chủ động và tích cực, và không ngừng sáng tạo ra những giá trị mới, tiếp thu bài
học một cách nhanh chóng, không áp lực.Bên cạnh đó, khi học sinh hào hứng với
việc học, các em hăng say phát biểu xây dựng bài, hiểu bài và sẵn sàng cùng hợp
tác sẽ giúp thầy cô có thêm động lực giảng dạy và sáng tạo những phương pháp
dạy học mới lạ để các em hứng thú với môn học hơn nữa.
Công tác xây dựng trường học hạnh phúc không chỉ là mối quan tâm của nhiều
nhà quản lý giáo dục, đội ngũ nhà giáo mà còn là mong muốn của nhiều học sinh,
phụ huynh và toàn xã hội. Vì thế có thể nói, công tác xây dựng trường học hạnh
phúc là việc làm rất cần thiết của các nhà trường hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn
của nền giáo dục và định hướng phát triển lâu dài của nhà trường, bên cạnh việc
nâng cao chất lượng chuyên môn thì việc tạo ra môi trường học tập tích cực, thân
thiện tiến đến mục tiêu “Trường học hạnh phúc- Thầy cô hạnh phúc- Học sinh
2
hạnh phúc” không chỉ là đích đến mà còn là khát vọng của toàn xã hội đã và đang
hướng tới. Tuy nhiên một thực tế hiện nay đang diễn ra đó là :
Giáo dục đang trở thành một miếng bánh phomai để anh hùng bàn phím gặm
nhấm. Giáo dục thường xuyên là chủ đề nóng hổi để báo chí truyền thông săn đón
tin tức hàng ngày. Nhiều thầy cô giáo lỡ chọn nghề mà bước theo chứ chưa phải
yêu nghề mà cống hiến.Thầy cô đang phải chịu rất nhiều áp lực từ gia đình, phụ
huynh, nhà trường, học sinh và xã hội.Trong lớp học mối quan hệ giữa giáo viên
và học sinh, giáo viên và phụ huynh luôn căng thẳng. Bầu không khí lớp học luôn
nặng nề, chưa phải là một môi trường thân thiện để học sinh phát triển.Tinh thần
đoàn kết của các em học sinh chưa có, mâu thuẫn xảy ra......
Trên thực trạng đó, đối chiếu với 3 tiêu chí cốt lõi của trường học hạnh phúc,
lớp học hạnh phúc đó là “yêu thương, an toàn, tôn trọng” tôi nhận thấy trường học
lớp học mới chỉ hạnh phúc dừng lại ở các khẩu hiệu.Tôi luôn trăn trở làm sao để
mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, đến trường học sinh sẽ được yêu
thương chứ không phải được chiều chuộng, được thổi hồn nhân cách chứ không
phải để nhồi nhét kiến thức. Nơi đạo đức luôn được nuôi dưỡng, trí tuệ sẽ được
trau dồi và sức mạnh nghị lực được rèn luyện hàng ngày. Cũng nơi đây, các thầy
cô giáo đều có thể gắn kết với nhau như những người đồng đội, thầy cô đến trường
với niềm vui khi được cống hiến vì sự trưởng thành của thế hệ mai sau. Làm thế
nào để mô hình trường học hạnh phúc không dừng lại ở khẩu hiệu, phong trào
nhất thời. Chính vì vậy, trong những năm tham gia công tác chủ nhiệm, tôi luôn
khát khao và đặt ra mục tiêu: Xây dựng lớp học hạnh phúc.Vì vậy tôi chọn đề tài
“Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc”.
2. Tính mới của đề tài
Sáng kiến kinh nghiệm đã đề cập đến nhiều biện pháp mang tính toàn diện, có ví
dụ cụ thể về các biện pháp việc xây dựng lớp học hạnh phúc, phạm vi áp dụng
rộng rãi đối với tất cả các trường Tiểu học trên địa bàn; có thể áp dụng được trong
nhiều năm học.
Các biện pháp vừa mang tính cụ thể, chi tiết nhưng cũng vừa mang tính khái quát
cao. Nhờ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này mà việc xây dựng lớp học hạnh phúc
được lan tỏa rộng rãi với các lớp khác trong đơn vị công tác, giúp giáo viên và học
sinh cảm thấy hạnh phúc khi đến trường. Phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc
được giáo viên, học sinh và phụ huynh cùng hưởng ứng nhiều hơn.
PHẦN HAI: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Bối cảnh ra đời của mô hình trường học hạnh phúc
3
Vào những năm đầu thập niên thứ 2 thế kỷ mới, Liên hợp Quốc kêu gọi các
quốc gia cần coi hạnh phúc là mục tiêu cơ bản của con người, là thước đo chính
xác cho tiến bộ xã hội và các mục tiêu chính sách công của các nước trên toàn cầu.
Minh chứng là vào năm 2013, Liên hợp Quốc đã quyết định lấy ngày 20-3 hàng
năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Giáo dục thế giới, đã lập tức đưa ra ngay câu hỏi:
hạnh phúc cá nhân của học sinh sao không thể lấy nó làm thước đo thành tích và
chất lượng các nhà trường? Giáo dục cần hướng người học tới các giá trị tinh thần,
tới lòng tốt và biết ơn, tới tính kiên trì và tinh thần cộng đồng. Các quốc gia cần
định vị lại trường học, thay vì chỉ chú trọng dạy học theo tư duy logic, giải quyết
vấn đề là cần phát triển các giá trị của cảm xúc hạnh phúc, nâng cao năng lực hợp
tác trong quá trình học tập và làm việc.
Dự án Mô hình Trường học Hạnh phúc như một sáng kiến toàn cầu với tầm
nhìn xa hơn về các lĩnh vực học tập truyền thống, đặc biệt xem xét mối quan hệ
tương tác giữa Hạnh phúc và Chất lượng giáo dục. Dự án tiếp cận theo hướng xây
dựng con người có thái độ sống tích cực để có hạnh phúc và được coi là chìa khóa
mở cánh cửa đi đến lâu đài trường học Hạnh phúc.
Đồng thời theo quy luật tâm lý học, trong các chỉ số đánh giá năng lực của con
người có 4 chỉ số quan trọng đó là CQ, AQ, IQ, EQ, tất cả 4 chỉ số này sẽ tạo thành
hệ sinh thái của năng lực. Khi đánh giá năng lực con người chúng ta không thể
thiếu chỉ số đánh giá cảm xúc EQ, nhằm đánh giá tinh thần, tâm hồn của con
người, đây cũng chính là bản chất của mô hình trường học hạnh phúc.
Mô hình Dự án “Trường học Hạnh phúc” được khởi xướng và dẫn dắt bởi Tổ
chức UNESCO từ năm 2014, bước đầu ở quy mô thử nghiệm trong phạm vi Châu
Á Thái Bình Dương, và được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới kể từ năm 2022.
Mục tiêu của Dự án là nhằm tôn vinh niềm hạnh phúc của Học sinh và Giáo viên
tại các trường học thông qua việc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, học hỏi
về cảm xúc xã hội, và phát triển toàn diện .Từ cảm hứng của báo cáo, TS Kim
Gwang Jo, Giám đốc UNESCO khu vực tại Bangkok (Thái Lan) đã nghiên cứu và
xây dựng Dự án Mô hình THHP nhằm kêu gọi thay đổi cơ bản hệ thống giáo dục
các quốc gia, theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
1.2. Khái niệm trường học hạnh phúc
Trường học hạnh phúc là mô hình trường học được thiết kế và xây dựng theo
một quan điểm mới mẻ và tiến bộ, chú trọng vào giáo dục sự phát triển toàn diện
của con người. Trường học hạnh phúc có thể được hiểu như sau:
“ Trường học hạnh phúc là môi trường giáo dục mà ở đó mọi người đều được
sống hạnh phúc trong đó hạnh phúc của người học được coi là mục tiêu cao nhất.
Hay có thể hiểu, trường học hạnh phúc là ngôi trường mà giáo viên cảm thấy hạnh
phúc, yêu nghề, học sinh thì được phát triển toàn diện, trở thành chính mình, trong
một môi trường học tập an toàn, thân thiện và nhiều tình yêu thương”.
4
Theo Giáo sư Hà Vĩnh Thọ (Nguyên Giám đốc Trung tâm Tổng hạnh phúc
Quốc gia Bhutan) đã từng nói:“Có thể hiểu, trường học hạnh phúc, là nơi không có
bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những
hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, tính mạng nhà giáo và học sinh. Trường
học hạnh phúc là nơi để thầy cô và các em học sinh có cơ hội gần gũi, giao tiếp với
nhau thông qua sự sẻ chia, thấu cảm và yêu thương; cũng là mái nhà chung, ở đó
mỗi ngày đến trường là một niềm hạnh phúc. Đôi khi hạnh phúc cũng chỉ là những
việc làm hữu ích thầm lặng, những niềm vui nho nhỏ, những nụ cười, những ánh
mắt thân thương.”
1.3. Khái niệm lớp học hạnh phúc
Lớp học hạnh phúc là môi trường giáo dục lý tưởng ở không gian hẹp hơn. Đó
là nơi thầy cô, học sinh cũng như phụ huynh đều cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc trong
quá trình dạy và học và phối hợp cùng nhau để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ
giáo dục. Là nơi tình yêu thương giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với
nhau được trân trọng và bồi đắp hàng ngày. Là môi trường giáo dục mà bên cạnh
việc truyền thụ kiến thức giáo viên còn chú trọng giáo dục cảm xúc cho các em.
Một môi trường mà cả giáo viên và học sinh luôn đảm bảo an toàn về thể chất và
tinh thần, có cơ hội phát triển toàn diện, có hành vi và tâm hồn đẹp, thúc đẩy xây
dựng trường học hạnh phúc.
Lớp học hạnh phúc là không gian học tập mà cả giáo viên và học sinh đều
muốn đến, đó như là ngôi nhà chung. Ở đó học sinh không phải nhồi nhét kiến
thức theo hình thức áp đặt mà được học những gì ý nghĩa với học sinh, học sinh
được kích thích hứng thú để tự khám phá,tìm tòi. Bên cạnh đó ngoài chương trình
kiến thức cơ bản của sách giáo khoa, học sinh còn được chú trọng phát triển văn
hóa, thể dục, thể thao, năng khiếu và thẩm mĩ.
Tóm lại, lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng
như duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một
môi trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia
vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp mỗi cá nhân thiết lập được tình cảm lành mạnh,
góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.
1.4. Các tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc
Dự án Trường học hạnh phúc lần đầu tiên tổ chức bởi UNESCO Bangkok năm
2014 đã thực hiện các cuộc khảo sát và hội thảo với các trường học, bao gồm các
khách thể là học sinh, giáo viên, phụ huynh và hiệu trưởng, nhằm xác định các yếu
tố tạo nên một trường học hạnh phúc. Việt Nam cũng tham gia vào quá trình này.
Báo cáo nghiên cứu đã đưa ra một khung hướng dẫn gồm 22 tiêu chí cho một
trường học hạnh phúc, nằm trong 3 yếu tố chính, hay còn gọi là 3 chữ P: People
(Con người), Process (Hệ thống) và Place (Môi trường).
5
Chữ P đầu tiên là People (Con người)
Để có một trường học hạnh phúc thì cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân
văn và những chuẩn mực hành xử tích cực giữa người với người. Cụ thể là giữa
giáo viên với học sinh, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với ban giám
hiệu nhà trường, giữa giáo viên với phụ huynh.
Chữ P thứ hai là Process (Hệ thống)
Các quy trình, chính sách, hoạt động… được thiết kế để vận hành ngôi trường
ấy có hợp lý hay không. Thật khó để học trò hạnh phúc khi mà ngày ngày các em
phải đối mặt với khối lượng bài vở khổng lồ, thời gian chơi đùa gần như chẳng có.
Cũng như thật khó để giáo viên kiến tạo lớp học hạnh phúc cho học trò của mình
với một chương trình quá tải, áp lực thành tích đè nặng trên vai, các công cụ hỗ trợ
thì ít ỏi mà đồng lương thì bèo bọt.
Chữ P thứ ba là Place (Môi trường)
Những không gian vật chất lẫn không gian văn hóa giúp cho trường học là một
môi trường an toàn, thân thiện với học sinh. Trong đó sẽ không có nhà vệ sinh bẩn,
bạo lực học đường, không có cảnh giáo viên ép buộc học sinh làm những việc vi
phạm đạo đức nhà giáo……
Trên cơ sở đó,UNESCO đã xây dựng 22 tiêu chí để xây dựng trường học hạnh
phúc, lớp học hạnh phúc. Từ 22 tiêu chí được UNESCO đưa ra, xây dựng trường
học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc phải dựa vào 3 tiêu chí cốt lõi đó chính là : YÊU
THƯƠNG- AN TOÀN – TÔN TRỌNG.
Về tiêu chí thứ nhất: Yêu thương
Nội hàm của tiêu chí này có thể được hiểu như sau:
- Thứ nhất là sự quan tâm. Trong môi trường tập thể nếu thiếu đi sự quan tâm mỗi
cá nhân sẽ cảm thấy vô cùng lạc lõng, vì vậy trường học là nơi phải có sự quân
tâm, đó là thầy cô đồng nghiệp quan tâm lẫn nhau, học sinh quan tâm bạn bè mình
hay phụ huynh quan tâm con cái.
- Thứ hai là chia sẻ. Chia sẻ là cùng hưởng cùng chịu san sẻ lẫn nhau, đồng cảm và
chia sẻ là biểu hiện của tình người là ý thức vì người khác.
- Thứ ba là sự tin tưởng lẫn nhau. Hạnh phúc là phải có sự tin tưởng lẫn nhau, thầy
cô tin tưởng nhau , học sinh tin tưởng bạn mình mới không có hoài nghi đố kị và
mâu thuẫn. Chúng ta có niềm tin thì sẽ có sức mạnh và chấp cánh ước mơ.
- Thứ tư là sự hỗ trợ. Hỗ trợ là giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn trước mắt bằng vật
chất và tinh thần. Cũng có thể hiểu hỗ trợ trong môi trường giáo dục cũng có thể là
cùng nhau giúp đỡ tương trợ để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Thứ năm là sự bao dung. Trong cuộc sống không ai là có thể hoàn hảo, chúng ta
sẽ có những lúc mắc sai lầm nhưng oán trách, hờn giận sẽ khiến cho các mối quan
hệ trở nên căng thẳng hơn. Trong môi trường giáo dục cũng vậy rất cần sự bao
dung, đó là thầy cô bỏ qua lỗi lầm tạo cơ hội cho các em sửa sai, bạn bè thông cảm
6
cho nhau thì chúng ta mới hướng tới sự hoàn thiện ở tương lai tốt đẹp hơn. Sai để
sửa chứ không thể sai để loại trừ.
Về tiêu chí thứ 2: An toàn
- An toàn là một trong những tiêu chí cốt lõi của xây dựng trường học, lớp học
hạnh phúc. Bởi lẽ cuộc sống con người ta luôn cần sự an toàn. Đó là an toàn về thể
chất và tinh thần. Môi trường giáo dục an toàn là không có bạo lực học đường,
không có sự xúc phạm về danh dự nhân phẩm, không có hành vi làm tổn thương
người khác.
Về tiêu chí thứ 3: Tôn trọng
Trường học, lớp học là môi trường được tạo thành từ nhiều người, chủ thể học
tập đến từ nhiều gia đình, có hoàn cảnh và suy nghĩ, phong tục, văn hóa sinh hoạt
khác nhau. Mỗi cá nhân trong môi trường ấy là một mảnh ghép tạo nên bức tranh
nhiều màu sắc đa dạng cho lớp học. Chính vì vậy lớp học hạnh phúc là tất cả mỗi
người trong môi trường ấy đều được tôn trọng và biết tôn trọng lẫn nhau. Tôn
trọng sự khác biệt, không áp đặt, đem giá trị của một vài cá nhân áp đặt chung cho
tất cả tập thể.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng của việc xây dựng trường học hạnh phúc tại đơn vị công tác
Trong hai năm thực hiện theo chỉ đạo của sở giáo dục Nghệ An về xây dựng
trường học hạnh phúc, đầu năm tôi khi nhận lớp chủ nhiệm tôi nhận thấy :
1.1. Thuận lợi
- Mặc dù trường Tiểu học nơi tôi công tác là một ngôi trường thuộc địa bàn ngoại ô
thành phố Vinh nhưng trường có cơ sở vật chất đạt trường chuẩn quốc gia mức độ
2 nên cơ sở vật chất, dãy phòng học nơi lớp 5H học rất khang trang sạch đẹp và
đầy đủ thiết bị dạy học như ti vi, mạng internet....
- Trường có bếp ăn bán trú rộng rãi, sạch sẽ, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm.
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao, ngay từ đầu năm học đã xây
dựng kế hoạch giáo dục cụ thể, tổ chức các buổi tập huấn về chuyên đề xây dựng
trường học hạnh phúc…
- Liên Đội là một tổ chức mạnh, luôn tổ chức được nhiều hoạt động ngoại khóa,
các câu lạc bộ cho đội viên và sao nhi đồng.
- Được sự quan tâm của các tổ chức đoàn thể như Uỷ ban nhân dân xã, hội cha mẹ
học sinh, công đoàn nhà trường….. về việc đảm bảo cơ sở vật chất, khuyến học cho
học sinh.
7
- Trường có đội ngũ giáo viên đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chuẩn mực đạo
đức nhà giáo.
- Bản thân tôi- giáo viên chủ nhiệm là một giáo viên trẻ, yêu nghề, năng động sáng
tạo ,đủ trình độ chuyên môn và chuẩn mực đạo đức nhà giáo. Luôn yêu trẻ và khát
khao cống hiến cho nghề.
- Đa số học sinh trong lớp thuộc địa bàn xã nên đi học khá gần.
- Hầu hết học sinh có ý thức kỷ luật cao, ngoan, lẽ phép với thầy cô, biết vâng lời
cha mẹ. Tích cực tham gia hoạt động phong trào do Đội, trường, lớp tổ chức.
- Một số phụ huynh trẻ, quan tâm đến việc học của con.
- Có sự phối hợp chặt chẽ, nhiệt tình giữa một số phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm.
Tuy nhiên bên cạnh đó tôi vẫn nhận thấy còn tồn tại một số khó khăn như sau:
1.2. Khó khăn
- Trường chưa đáp ứng đủ phòng học, phải học luân phiên nên ít nhiều ảnh hưởng
đến các hoạt động dạy học và hoạt động tập thể của lớp.
- Học sinh chưa đủ điều kiện học tập.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm việc học của con em mình.
- Mâu thuẫn giữa các học sinh xảy ra hằng ngày nên gây gỗ đánh nhau, xích mích,
mất tình cảm, lớp học chưa đoàn kết.
- Học sinh chưa thực sự hứng thú khi đến trường nên việc học tập và rèn luyện đạt
kết quả chưa cao.
- Học sinh chưa làm chủ được cảm xúc của bản thân, tâm sinh lí có nhiều thay đổi.
- Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh còn chưa thân thiện, cởi mở.
- Giáo viên còn chịu nhiều áp lực khi đến trường
- Mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường còn căng thẳng, chưa tìm được tiếng nói
chung.
2. Nguyên nhân của thực trạng
2.1 Về cơ sở vật chất
- Trong những năm học gần đây do số lượng dân từ các vùng khác đổ về đông nên
số lượng học sinh tăng nhanh vì vậy trường không thể đáp ứng kịp thời cơ sở vật
chất như phòng học….. để thực hiện học 2 buổi / ngày mà phải thực hiện học luân
8
phiên. Chính vì dạy học luân phiên nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc tổ chức các
hoạt động giáo dục.
2.2. Giáo viên
- Thực hiện theo đổi mới chương trình sách giáo khoa, chương trình giáo dục phổ
thông 2018 đã khiến giáo viên vừa phải làm quen chương trình mới, vừa tập huấn
vừa dạy học nên còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng trong quá trình dạy học.
- Chế độ lương thưởng cho giáo viên còn thấp nên nhiều khi áp lực về vật chất khiến
giáo viên chưa thực sự đam mê và cống hiến cho nghề giáo.
- Áp lực về thành tích, chất lượng giáo dục, áp lực từ những đòi hỏi, nguyện vọng
của phụ huynh học sinh khiến giáo viên mệt mỏi.
- Sự bùng nổ của mạng internet, xã hội tiếp cận thông tin theo hướng phiến diện
ngành giáo dục chịu nhiều tổn thương sâu sắc trong đó đối tượng giáo viên là đối
tượng chịu trực tiếp sự chỉ trích và trở thành nạn nhân của mọi mâu thuẫn, căng
thẳng dẫn đến nhiều giáo viên không chịu được áp lực mà phải bỏ nghề.
2.3. Học sinh
- Đa số học sinh trong lớp có thành phần gia đình xuất thân từ nông nghiệp nên chưa
có điều kiện học tập đầy đủ.
- Giai đoạn lứa tuổi Tiểu học các em còn nhỏ chưa nhận thức được rõ vai trò của
việc học, tiếp cận tri thức nên hầu hết các em đến trường còn theo kế hoạch vạch sẵn
của bố mẹ , đến trường mang theo cả những áp lực và sợ hãi chính vì vậy chưa hứng
thú với việc học tập ở trường.
- Trong 2 năm học vừa qua, đại dịch covid 19 đã ảnh hưởng rất lớn đến việc học,
nhiều em bị hổng kiến thức vì học online nên gây khó khăn áp lực cho giáo viên
trong quá trình dạy học. Thậm chí các em mất hẳn phương hướng học tập không biết
nên bắt đầu lại từ đâu. Hơn nữa việc bó buộc môi trường trong giai đoạn giãn cách
xã hội các em không được đến trường tham gia các hoạt động giáo dục ở môi trường
trường học ít nhiều đã ảnh hưởng đến tâm lí của các em.
- Lực học trong lớp các em chênh lệch nhau quá nhiều, một số em hiện tại viết chưa
thành câu, đọc chưa tròn chữ, chưa biết tính toán.... dẫn đến các em tự ti, không dám
thể hiện bản thân mình.
9
- Lớp 5 là giai đoạn bắt đầu bước vào tuổi dậy thì tâm sinh lí có nhiều thay đổi, các
em bắt đầu thích bạn này, ghét bạn kia, đố kị, ganh tị nhau, không biết tiết chế cảm
xúc nên hay xảy ra mâu thuẫn.
- Giáo viên và học sinh chưa có nhiều thời gian tâm sự trò chuyện cùng nhau, nhiều
em còn nhút nhát không dám nói chuyện cùng cô giáo nên mối quan hệ giữa giáo
viên và học sinh trở nên có khoảng cách.
Trên cơ sở thực trạng đó tôi tiến hành làm khảo sát học sinh lớp 5H tôi chủ nhiệm
vào đầu năm học và nhận được kết quả như sau:
Kết quả khảo sát học sinh lớp 5H vào đầu năm học trên tổng số 39 học sinh.
Thứ
tự
Câu hỏi khảo sát Mức độ, lý do
1 Em có thích được đến
trường đi học không
Rất thích Thích Không thích
12 31% 17 43% 10 26%
2
Em đến trường đi học vì
lí do nào
Trường học
thú vị
Đi theo các
bạn
Bố mẹ bắt đi
học
15 38% 13 34% 11 28%
3
Em thấy không gian
phòng học lớp mình đã
đẹp, hiện đại và đầy đủ và
an toàn chưa
Rất hiện đại Đầy đủ Chưa đầy đủ
7 18% 26 67% 6 15%
4
Ở lớp các tiết học em có
thấy vui vẻ, học tập tích
cực không ?
Rất vui vẻ Vui vẻ
Thật nhàm
chán
9 23% 11 28% 19 49%
5
Lúc đến trường em có còn
ngại ngùng khi trò chuyện
chia sẻ với giáo viên chủ
nhiệm không ?
Sẵn sàng
chia sẻ
Đôi khi
Rất sợ,
không dám
chia sẻ
3 8% 8 21% 28 71%
10
6
Ở trường em có nhiều bạn
bè tham gia vui chơi với
nhau không
Rất nhiều
bạn
Vừa phải
Không có
bạn
11 28% 21 54% 7 18%
7
Bố mẹ có gây áp lực khi
em không học tốt hoặc bị
điểm kém.
Bố mẹ động
viên
Bố mẹ không
quan tâm
Bố mẹ rất áp
lực
14 36% 13 34% 12 30%
Qua quan sát hằng ngày và kết quả bảng khảo sát tôi thấy:
- Tỉ lệ học sinh thích đến trường, đến trường với mong muốn khám phá, học hỏi,
trải nghiệm còn ít, mà chủ yếu các em đi học theo quy luật tất yếu, theo sự áp đặt
của bố mẹ.Tỉ lệ học sinh không thích đến trường còn cao.
- Tỉ lệ học sinh cảm thấy việc học nhàm chán còn chiếm 49 %, tỉ lệ này còn quá
cao.
- Lúc đến trường các em còn rất ngại trò chuyện chia sẻ cùng giáo viên.
- Các em đến trường đi học còn chịu nhiều áp lực từ bố mẹ, rất ít em được bố mẹ
động viên quan tâm. Việc thiếu sự động viên và quan tâm của bố mẹ khiến các em
cảm giác bị bỏ rơi trong quá trình học tập.
2.4. Phụ huynh
- Học sinh trong lớp đa số con gia đình bố mẹ làm công nhân, kinh tế gia đình còn
khó khăn, chưa đầu tư cho hoạt động giáo dục và học tập của con nhiều. Phụ
huynh còn phải lo cơm áo gạo tiền chưa có thời gian đồng hành cùng con.
- Nhiều bố mẹ lại quá tin tưởng và hi vọng vào con cái quá nhiều, chạy đua theo
trào lưu xã hội ép con phải trở nên hoàn hảo theo cách của bố mẹ mà không biết
được rõ năng lực của con mình gây ra áp lực cho con, dễ nảy sinh mâu thuẫn
không thể chia sẻ.
- Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, phụ huynh đều tiếp cận những thông
tin trái chiều nhưng chưa có sự chọn lọc nên chưa có sự thấu hiểu và chia sẻ với giáo
viên.
Tôi đã tiến hành làm khảo ở phụ huynh
Kết quả khảo sát phụ huynh lớp 5H vào đầu năm học trên tổng số 39 phụ huynh.
11
Thứ
tự
Câu hỏi khảo sát Mức độ, lý do
1 Bố mẹ đã hài lòng về
con của mình chưa
Rất hài lòng Hài lòng Chưa hài lòng
9 23% 11 28% 19 49%
2
Bố mẹ có hài lòng về
trường học về phương
pháp giáo dục của giáo
viên chủ nhiệm
Rất hài lòng Hài lòng Chưa hài lòng
15 38% 11 28% 13 34%
3 Mức độ hiểu con
Hiểu 100 % Từ 70-80% Dưới 50 %
3 8% 17 43% 19 49%
4
Bố mẹ đã dành ít nhất 1
tiếng mỗi ngày để chia
sẻ việc học cùng con
Thường
xuyên
Thỉnh thoảng Rất ít khi
13 34% 8 21% 18 45%
5
Bố mẹ đã đến trường
tham gia hoạt động
ngoại khoá cùng con
chưa
Thường
xuyên
Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
9 23% 14 36% 16 41%
6
Bố mẹ suy nghĩ thế nào
về cuộc họp phụ huynh
hàng kỳ.
Rất bổ ích Vừa phải Khá nặng nề
7 18% 11 28% 21 54%
Qua kết quả bảng khảo sát tôi thấy :
- Tỉ lệ bố mẹ chưa cảm thấy hài lòng về con mình rất cao, chiếm 49%. Nhiều bố
mẹ chưa hiểu con mình. Rất ít bố mẹ sắp xếp được thời gian để đến trường đồng
12
hành và tham gia các hoạt động cùng con. Bố mẹ còn chưa bày cho con học, chia
sẻ việc học với con.
- Hơn một nửa số phụ huynh còn cảm thấy cuộc họp phụ huynh hàng kỳ rất căng
thẳng và nặng nề. Hầu như chủ thể giáo dục, khách thể giáo dục chưa tìm được
tiếng nói chung.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, năm học 2022 - 2023, tôi luôn trăn trở và
tìm nhiều biện pháp để xây dựng lớp học hạnh phúc, thầy cô, học sinh, phụ huynh
hạnh phúc, trường học hạnh phúc và hướng tới cả xã hội hạnh phúc mới. Để thực
hiện được điều đó tôi xin đề xuất các biện pháp sau:
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC
Biện pháp 1. Giáo viên phải là người hạnh phúc và biết cách lan tỏa hạnh phúc tới
học sinh.
Có thể nói, người giáo viên chủ nhiệm có sức lan tỏa đặc biệt tới tất cả các học
sinh trong lớp, giáo viên chủ nhiệm được coi là người mẹ thứ 2 trong lòng học trò.
Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải thật sự hạnh phúc và biết cách lan tỏa hạnh phúc
tới mọi người.
- Giáo viên chủ nhiệm cần tự tìm kiếm hạnh phúc từ những điều bình dị, có
đam mê nhiệt huyết với nghề.
“Dưới ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Từ
xưa đến nay nghề giáo viên luôn luôn là nghề được toàn xã hội tôn vinh và coi
trọng. Được làm một giáo viên chúng ta thật luôn vinh dự và tự hào, chính vì điều
đó mà chúng ta luôn cảm thấy hạnh phúc với nghề và tâm thế mỗi ngày đến trường
luôn là một ngày vui. Tuy nhiên thực tế hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế
thị trường, sự xâm nhập của anh hùng bàn phím mạng xã hội đã đưa nghề giáo đi
theo nhiều chiều hướng gây nên những áp lực nặng nề cho giáo viên. Mỗi ngày
chúng ta lại bắt gặp những thông tin giáo viên viết đơn thư xin ra khỏi ngành, giáo
viên vì áp lực quá xin nghỉ việc, giáo viên bị học sinh phụ huynh đe dọa.... những
hạnh phúc bấy lâu nay với nghề bỗng chốc thay vào những khó khăn áp lực.Thế
nhưng chúng ta đã đam mê cống hiến cho nghề thì không nên nản chí mà cần tìm
kiếm hạnh phúc với nghề của mình ở những phương diện khác. Để tìm kiếm hạnh
phúc với nghề tôi thường làm như sau:
13
Ví dụ 1: Xem các chương trình để tìm kiếm hạnh phúc với nghề như chương trình “
Thầy cô chúng ta đã thay đổi” để lắng nghe những chia sẻ, lưu lại những câu nói bổ
ích để làm kim chỉ nam cho mình.
(Những câu nói hay giáo viên chia sẻ ở diễn đàn để chúng ta tìm kiếm hạnh phúc)
- Tự tìm kiếm hạnh phúc và lan tỏa hạnh phúc cùng đồng nghiệp nơi mình
công tác.
Ví dụ 2: Tham gia giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao với đồng nghiệp và với
trường bạn.
- Giáo viên cần lan tỏa hạnh phúc tới học sinh
Yêu thương trong trường học đó là sự quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và bao dung,
đó là sự hạnh phúc khi giáo viên luôn quan tâm học sinh không thờ ơ vô cảm, ân cần
dạy dỗ những bài học hay, chắp cánh cho các em tiếp cận tri thức mới. Cấp học Tiểu
học kế hoạch dạy học hiện nay các em đi học 2 buổi / ngày, thời gian các em ở
trường tương đối nhiều vì thế người giáo viên chủ nhiệm phải là người làm tiếp
nhiệm vụ của bố mẹ các em là yêu thương, quan tâm chia sẻ với các em. Là người
đồng hành, trò chuyện làm cho các em cảm thấy trường học là nhà, thầy cô là bố mẹ,
bạn bè là anh chị em. Vì vậy, một người giáo viên chủ nhiệm hạnh phúc sẽ có rất
nhiều cách để lan toả hạnh phúc tới học sinh,mỗi thầy cô giáo trao đi yêu thương và
14
lan tỏa hạnh phúc bằng những hành động cụ thể, quan tâm từng hoàn cảnh học sinh,
nắm bắt tâm sinh lí của từng em, năng lực của từng em để có những việc làm cụ thể
và phương pháp giáo dục hiệu quả, phù hợp nhất. Đối với tôi, cụ thể tôi thường làm
như sau :
Ví dụ 3:
- Mỗi sáng đến trường đến sớm, đứng ở cửa lớp và có biển hướng dẫn các cách
chào hỏi, học sinh lựa chọn cách chào hỏi mình mong muốn và cùng thực hiện với
cô giáo.
- Xóa bỏ hàng rào ngăn cách và truyền đạt sự đồng cảm với học trò bằng cách
nói với học trò về những suy nghĩ của mình về việc làm của học trò với cái nhìn
cùng lứa tuổi. Kể những câu chuyện của bản thân đã từng trải qua, đã từng làm
(giống như học trò) để từ đó đưa ra cách nhìn khi cùng lứa tuổi và cách nhìn của một
người từng trải.
- Luôn quan tâm chia sẻ, tâm sự với các em nhất là những em thiệt thòi về tình
cảm gia đình.
Ví dụ 4: Lớp tôi chủ nhiệm có em Hoàng Văn Quân và em Nguyễn Đình Bá là
học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ, trong quá trình dạy học cũng như tổ chức các hoạt
động tôi sẽ chú ý hơn tới các em, luôn bên cạnh tâm sự cùng các em. Mỗi tháng tôi
sẽ gửi tới các em 1 món quà và gửi những lời chia sẻ động viên qua bức thư .
Trích nội dung thư gửi học sinh
Gửi em- cậu học trò dũng cảm
của cô !
Thế là cô trò mình đã gắn bó
với nhau được hơn 1 tháng rồi em
nhỉ? Cô thật vui khi được là giáo viên
chủ nhiệm của em. Cô chia sẻ với
những nỗi buồn em đã và đang phải
trải qua. Cô hi vọng rằng mình sẽ là
một người thân em tin tưởng để có thể
chia sẻ bớt những nỗi buồn của em.
Đình Bá ơi, trong cuộc sống có những điều không may mắn đến với em nhưng
xung quanh em còn có thầy cô, bè bạn, em không hề cô đơn đâu nhé. Các bạn trong
lớp rất vui khi có em là bạn, các bạn tự hào vì em rất giỏi môn bóng đá đấy,trong
lòng các bạn em là một cầu thủ giỏi, em hãy viết tiếp ước mơ của mình trong sự cố
vũ của các bạn. Cô và các bạn tin tưởng ở em, tin em sẽ làm được.
15
Cô vẫn luôn dõi theo em và mong em sẽ luôn nỗ lực cố gắng nhiều hơn nữa.
Luôn là người cháu ngoan, hiếu thảo của ông bà, là cậu con trai mạnh mẽ của bố
mẹ, cậu học trò chăm chỉ của cô em nhé.
Cô gửi tới em thật nhiều tình yêu thương và hi vọng ! Cảm ơn em vì đã là học
trò của cô, là một mảnh ghép tạo nên hạnh phúc trong cuộc đời sự nghiệp trồng
người của cô.
Cô giáo của em
Trần Thị Thùy
(Dành thời gian tâm sự với em Bá, tổ chức sinh nhật cho em Quân)
Biện pháp 2. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá để có tiết học hạnh
phúc
Tiết học hạnh phúc là khi giáo viên “cuốn” học sinh vào kiến thức, bài giảng của
mình. Như vậy, các em sẽ thấy được niềm vui, thích học và không có áp lực trong
từng tiết học.
Để học sinh tích cực trong giờ học, nhất định giáo viên phải biến kiến thức trừu
tượng thành đơn giản nhất. Giáo viên phải là người nắm rõ được mức độ năng lực
nhận thức để đưa ra câu hỏi phù hợp với từng em. Khi trả lời được câu hỏi của giáo
viên cũng là lúc học sinh cảm thấy tự tin, phấn khởi học tập nhất. Sẽ không thể có
tiết học hiệu quả, giờ học hạnh phúc dành cho học sinh nếu thầy cô không vững
vàng kiến thức và đặc biệt sự khéo léo, linh hoạt trong nghiệp vụ sư phạm. Trong
từng tiết học, giáo viên cần động viên, khích lệ kịp thời; trân trọng ý kiến của học
trò…Một giờ học hạnh phúc là khi học sinh được chủ động tiếp cận kiến thức
không có sự áp đặt từ giáo viên. Điều đó cũng giúp quá trình nắm bắt kiến thức
nhanh và hiệu quả, đặc biệt tạo ra không khí tiết học vui vẻ, nhẹ nhàng, hào hứng.
16
Đối với học sinh Tiểu học, giờ học hay, vui nhộn, sinh động, phương pháp
học mới lạ sẽ tăng tính hứng thú, giảm bớt sự nhàm chán, các em sẽ tiếp thu bài
một cách tích cực hơn.Vì vậy tôi luôn chú trọng đổi mới phương pháp dạy học để
tăng tính mới lạ cho bài giảng cũng như chú trọng cho học sinh được hoạt động
tích cực.
Ví dụ 4
Hiện nay lớp học có thiết bị công nghệ hiện đại như ti vi, đó là phương tiện
hỗ trợ hoạt động dạy học cực kỳ hiệu quả nên đối với các bài học tôi luôn thiết kế
powerpoint độc đáo khiến học sinh thích thú hào hứng học
(Slide môn Khoa học bài Dùng thuốc an toàn)
17
(Slide môn Toán phù hợp thực tiễn lễ Noel)
- Trong quá trình dạy đổi mới phương pháp dạy học chú trọng vào phát triển
năng lực học sinh, tăng hoạt động trải nghiệm, học sinh được thực hành nhiều hơn,
giảm lý thuyết suông, lối dạy truyền thụ. Nếu lớp học truyền thống là dạy học theo
khuôn mẫu, các em học theo chỉ dẫn của sách giáo khoa và học những gì được
trình bày trong sách giáo khoa thì lớp học hạnh phúc lại được phát triển theo một
mô hình khác. Đó là một phương pháp dạy học lấy học sinh và cảm xúc của học
sinh làm trung tâm, học sinh học không phải theo kiểu nhồi nhét mà các em được
kích thích hứng thú phát triển theo sự yêu thích say mê và sáng tạo.Các kiến thức
chương trình được thiết kế để tăng tính trải nghiệm thực hành nhiều hơn lý thuyết
suông. Không gian lớp học cũng không còn gò bó chỉ trong lớp mà còn kết hợp
thay đổi không gian ngoài lớp học để các em cảm nhận về thế giới xung quanh.
Ví dụ 5
- Dạy môn Khoa học tôi thiết kế theo chuyên đề dạy học dự án
18
(Lớp học là sân khấu hóa để học sinh vừa học vừa trải nghiệm và thể hiện tài
năng của bản thân)
- Dạy Tập làm văn tả cảnh vốn sống của học sinh ít nên tôi thay đổi không gian
lớp học, cho học sinh trải nghiệm và ghi chép những điều mình quan sát được vào
sổ tay.
(Thay đổi không gian lớp học giúp học sinh học tập tích cực hơn)
Đồng thời, giáo viên cũng cần phải đổi mới phương pháp đánh giá học sinh, chú
trọng đánh giá vì sự tiến bộ của các em, hạn chế dùng một quy chuẩn chung cho cả
lớp vì mỗi em có một khả năng riêng. Người giáo viên không nên quá kỳ vọng vào
học sinh, điều quan trọng nhất là phải xác định chính xác khả năng của từng học
sinh để từ đó đặt ra mục tiêu phù hợp.Giáo viên chấp nhận sự khác biệt về hoàn
cảnh, sức khỏe, tâm lý, trí tuệ của học sinh.
Để tiết học hạnh phúc tôi luôn quan tâm đối xử bình đẳng với những học sinh
khó khăn trong học tập, học sinh yếu thế để các em cũng tìm kiếm được niềm vui
của việc học.
Ví dụ 6
19
Trong giờ học Toán, em Nguyễn Tuyết Nhi chưa tiếp thu được bài mới, em
hổng kiến thức cũ vì vậy tôi sẽ ra bài tập riêng cho em làm, giờ ra chơi thường kèm
riêng 1 cô 1 trò. Dùng lời nhận xét nhẹ nhàng mang tính động viên khích lệ khi chấm
bài, chú trọng vào cái em đã làm được hơn là soi vào cái em chưa làm được.
(Lời nhận xét mang tính động viên khích lệ)
Trong quá trình đánh giá sử dụng phương pháp đánh giá đa chiều, nhiều
nguồn thông tin để tránh cái nhìn phiến diện, đồng thời cũng tạo sự khách quan.
Đó là lấy đánh giá của giáo viên làm cốt lõi và kết hợp tự đánh giá của học sinh và
sự phối hợp đánh giá của phụ huynh. Việc làm này thể hiện sự dân chủ, đồng thời
học sinh cũng có tinh thần trách nhiệm với việc học của mình hơn, rèn đức tính
trung thực thật thà. Bên cạnh đó cũng tăng mối quan hệ phối hợp cùng giáo dục
giữa gia đình và nhà trường, bố mẹ cũng kịp thời nắm bắt được thông tin của con
và có trách nhiệm trong việc giáo dục con cái.
Ví dụ 7 : Cuối mỗi tháng tôi sẽ tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra tổng hợp
kiến thức, kết hợp sử dụng kết quả của sổ theo dõi hằng ngày. Ngày cuối tháng sẽ
phát cho các em phiếu tự đánh giá việc học tập và rèn luyện của bản thân, và gửi
bố mẹ các em google form biểu mẫu đánh giá của bố mẹ về việc học, rèn luyện ở
nhà của các em. Sau đó tôi sẽ tiến hành tổng hợp và đưa ra những phương án học
tập rèn luyện phù hợp và kịp thời nhất cho các em.
20
(Hình ảnh phiếu đánh giá của học sinh và google form của phụ huynh )
Bên cạnh đó ,đôi lúc trong giảng dạy chúng ta quá nặng nề, cứ nghĩ kỷ luật là
hình thức tốt nhất để rèn luyện học sinh nhưng chúng ta quên mất các em đang ở độ
tuổi chưa đủ lớn để áp dụng kỷ luật. Ở giai đoạn lớp 5 tâm sinh lý của các em có
nhiều thay đổi, các em biết xấu hổ khi cô phê bình hay đánh mắng. Vì vậy chúng ta
cứ kỷ luật, đánh, mắng sẽ làm tổn thương sâu sắc tới các em. Nhiều em khi bị cô
giáo phạt sẽ khiến các em tự ti, sống khép mình, ngại giao tiếp chia sẻ với cô thậm
chí các em còn cáu giận với cô giáo và từ đó khiến các em chán ghét môn học và
việc học tập của mình. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người đưa ra những biện
pháp kích thích hứng thú học tập để các em tự ý thức tạo động cơ học tập cho mình,
việc học cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn và bầu không khí cũng bớt căng thẳng. Thay
vì quát mắng chúng ta sẽ khen và tuyên dương các em nhiều hơn, khen bạn này sẽ
là tấm gương để các bạn khác noi theo và phấn đấu. Một lời khen có giá trị và phát
huy tác dụng là khi chúng ta khen đúng lúc, chúng chỗ và đúng người.
Ví dụ 8
Đầu năm, tôi sẽ gửi tặng mỗi em một quyển sổ thi đua, mỗi lần các em giơ tay
phát biểu xây dựng bài, tham gia hoạt động phong trào của lớp sẽ được thưởng 1
sao. Cuối mỗi tuần tiết sinh hoạt lớp học sinh sẽ tự tổng hợp sao của mình để cô giáo
khen thưởng. Vì lớp sẽ có những em có năng lực tốt và những em yếu thế hơn nên
để các em cùng có cơ hội được khen tôi sẽ dành 5 thư khen các em xuất sắc và 5 thư
khen dành cho các em có nhiều tiến bộ. Cuối tháng sẽ tổng hợp và có thêm cho các
em 1 phần quà.
21
(Học sinh hào hứng với phong trào thi đua và khen thưởng )
Biện pháp 3. Thiết kế, trang trí không gian lớp học an toàn, hạnh phúc
Không gian lớp học có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng lớp học hạnh
phúc. Đây là yếu tố tiên quyết đầu tiên để giáo viên và học sinh cảm thấy hạnh phúc.
Bước chân vào một không gian lớp sạch sẽ, cơ sở vật chất khang trang, đủ ánh sáng,
thoáng mát. Đầy đủ thiết bị như ti vi, điều hoà, quạt mát... và những hình ảnh trang
trí góc học tập, bảng nội quy, bố trí khoa học đẹp mắt góp phần tạo cho các em nhận
thức về cái đẹp và có ý thức giữ gìn trường lớp của mình xanh – sạch – đẹp. Nó có
tác dụng giúp các em học tốt và thêm yêu trường- yêu lớp của mình hơn, các em có
thêm niềm vui đến trường:“ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Chính vì vậy tôi
luôn chú trọng về trang trí không gian lớp đảm bảo tiêu chí đẹp, gọn gàng không
rườm rà, loè loẹt và đảm bảo an toàn. Lớp học trang trí không gian xanh sẽ giúp giáo
viên và học sinh thư giãn sau giờ học.
Ví dụ 9
- Chọn màu sắc rèm cửa là màu xanh để dịu mắt
- Bàn ghế và bảng biểu trong lớp phối hợp với phụ huynh 1 tháng kiểm tra ốc
vít 1 lần để đảm bảo an toàn.
- Các thiết biệt điện có vỏ bảo vệ và thường xuyên kiểm tra độ an toàn
- Các nội quy trong lớp màu sắc đẹp mắt, nội dung hạn chế các từ nặng nề như
“không, hãy....”
22
Ở độ tuổi là học sinh lớp 5 các em
đã biết tự ý thức trang trí cho lớp học
của mình. Vì vậy tôi luôn để cho các em
lên ý tưởng và cùng phối hợp với nhau
để trang trí lớp học. Thông qua đó giáo
dục cho các em biết yêu lao động, những
góc lớp nhỏ xinh là thành quả lao động
sáng tạo từ chính đôi bàn tay của mình
sẽ khiến các em yêu trường yêu lớp hơn
và các em sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc
khi được học trong môi trường đó.
(Hình ảnh học sinh chăm sóc cây hoa
để trang trí lớp)
Biện pháp 4. Tạo niềm tin, sự tôn trọng và ghi nhận học trò, tạo cơ hội để các
em thể hiện năng lực của bản thân.
Đôi lúc trong cuộc sống chúng ta cứ mặc định học sinh là trẻ con nên thường sợ
các em làm sai và vì thế chúng ta không tin tưởng các em. Nhưng thực tế khi được
tin tưởng của thầy cô các em sẽ nỗ lực hết mình, một câu nói “cô tin em làm được”
bỗng chốc những rào cản khó khăn trôi qua, các em sẵn sàng nhận nhiệm vụ với sự
hào hứng, phấn khởi, đó chính là hạnh phúc tạo nên thành công. Sự tin tưởng của
thầy cô chính là chìa khóa để gắn kết mối quan hệ giáo viên và học sinh, giúp các
em cảm thấy phải luôn nỗ lực cố gắng để không làm thầy cô thất vọng. Khi có sự tin
tưởng của thầy cô các em sẽ có một điểm tựa để dũng cảm để đối mặt với các thử
thách học tập. Lúc này các em sẽ không sợ hãi, nghi ngờ khả năng của bản thân mình
nữa.
Ví dụ 10
- Trong quá trình dạy học, khi ra bài tập cho học sinh làm, sau khi giáo viên ra đề
các em luôn bảo đề quá khó cháu không thể làm được,…. Những lúc này tôi luôn
hướng dẫn gợi mở và động viên các em, cô nghĩ đề này các em chưa suy nghĩ, cô
23
nghĩ nếu các em cố gắng hơn một tí nữa các em sẽ làm được, thậm chí các em còn
làm được những bài khó hơn nữa. Nghe lời động viên của cô hầu hết các em đều đặt
bút xuống và cố gắng để tìm phương pháp giải bài tập.Các em học tập có hứng thú
hơn, có động lực đó là để chứng minh năng lực của bản thân với cô giáo nên kết quả
học tập cũng cao hơn.
- Tuy nhiên, trong một lớp học có những em đôi lúc làm sai, chúng ta đừng quá
vội vàng trách phạt và không dám mạo hiểm trao cơ hội và sự tin tưởng cho các
em. Với trẻ độ tuổi Tiểu học các em phải sai và được sai, mỗi lần sai là một cơ
hội để các em nhận ra yếu điểm và lỗi của mình để khắc phục. Chính vì vậy,
người giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng đó là thầy cô phải bao dung và có
niềm tin vào các em để các em có động lực vượt qua khó khăn của bản thân mình.
Đối với những trường hợp này tôi sẽ tin tưởng các em theo hình thức gia hạn thời
gian, cho các em thêm thời gian như cô tin hôm nay em chưa làm được nhưng
chắc chắn em suy nghĩ đến thứ sáu em sẽ tìm ra cách giải.
Bên cạnh đó, tiêu chí cốt lõi của xây dựng lớp học hạnh phúc đó chính là sự tôn
trọng. Mọi thành viên trong lớp đều được tôn trọng, đảm bảo an toàn, không phân
biệt đối xử và kì thị; mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch của lớp đều được đưa ra
bàn bạc, thảo luận, lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực; thầy cô phân công
nhiệm vụ cho học sinh một cách công bằng, hợp lí, phù hợp với điều kiện và khả
năng của bản thân. Đôi lúc giáo viên sợ các em không trả lời được mà không gọi,
không lắng nghe ý kiến phát biểu của những học sinh mức độ tiếp thu còn hạn chế,
nhưng đối với lớp học hạnh phúc là tất cả học sinh đều phải được bày tỏ quan điểm
ý kiến của mình, giáo viên phải tôn trọng ý kiến của các em nếu sai thì hướng dẫn
các em sửa, không được gạt bỏ, phê bình. Tạo cơ hội cho các em nói ra cảm xúc của
mình. Vì qua đó sẽ giúp các em tự tin, hòa đồng với bạn bè hơn. Qua đó rèn cho các
em ý thức chung từ việc tự ý thức về bản thân, nhận thức của bản thân. Tôn trọng
cảm xúc đây cũng là một việc làm quan trọng trong xây dựng lớp học hạnh phúc.
Bởi vì các em cũng như người lớn, các em cần được bày tỏ ý kiến, cần được tôn
trọng và cần được lắng nghe.
Ví dụ 11 : Trong lớp học để các em được
bày tỏ ý kiến quan điểm của mình trong
phong trào học tập và xây dựng lớp thì tôi
luôn có hộp thư “Điều em muốn nói” các
em sẽ viết và gửi vào đó những suy nghĩ,
ý kiến của bản thân mình. Giáo viên sẽ đọc
vào cuối mỗi tuần. Đó cũng là một cách để
lắng nghe và tôn trọng học sinh.
Hộp thư Điều em muốn nói
24
Tôn trọng còn được thể hiện ở việc giáo viên chấp nhận những bản sắc văn hóa,
tín ngưỡng riêng của các em và gia đình.
Ví dụ 12: Trường tôi dạy là vùng có
học sinh công giáo. Đối với học sinh
công giáo ngoài việc học chính khóa
ở trường các em còn có những buổi
học giáo lí ở nhà thờ. Trong năm học
các em sẽ có một vài ngày lễ quan
trọng như lễ Giáng sinh, lễ trọng…
những ngày này các em sẽ xin phép
nghỉ học, tôi sẽ tạo điều kiện để các
em tham gia tín ngưỡng của gia đình
Thiệp chúc mừng Giáng sinh
có phương án bù phần kiến thức đó như tranh thủ dặn các em ngày mai đến lớp sớm
hơn cô sẽ hướng dẫn lại bài tập để vào buổi học chính các em theo kịp tiến độ của
lớp. Đồng thời vào dịp lễ Giáng sinh tôi sẽ gửi những món quà và lời chúc tới các
em và gia đình để chia sẻ niềm vui.
Ngoài việc giáo viên tôn trọng học sinh chúng ta còn cần phải giáo dục các em
tôn trọng lẫn nhau, vì nếu tôn trọng nhau các em sẽ biết lắng nghe và chia sẻ để xây
dựng một lớp học đoàn kết. Hướng dẫn các em biết tôn trọng ý kiến của bạn đó chính
là sự im lặng để lắng nghe bạn nói, sự chia sẻ phản hồi với những ý kiến bạn đưa ra.
Tôn trọng cách ăn mặc của bạn, tôn trọng gia đình bạn dù nghèo khó hay giàu sang,
không được miệt thị , khinh thường.
Cuối cùng khi có niềm tin và sự tôn trọng giáo viên cần phải ghi nhận những nỗ lực
cố gắng của học trò, ghi nhận thành quả của các em dù là những thành tích hay sự
tiến bộ ít nhất thậm chí đó chỉ là một sự cố gắng chưa có kết quả. Chính vì thế tôi
luôn tạo cơ hội cho các em tự phát huy hết khả năng của bản thân mình, tin tưởng
các em và ghi nhận những kết quả mà các em đã cố gắng.
Ví dụ 13
Tổ chức đại hội chi đội giáo viên chỉ hướng dẫn, học sinh tự điều hành, các
em tự bình bầu ban cán sự lớp, giáo viên không can thiệp vào kết quả bầu cử.
( Học sinh tự điều hành đại hội chi đội, được tự bầu ban can sự lớp)
25
Biện pháp 5. Tạo ra những bữa ăn giấc ngủ bán trú hạnh phúc.
Công tác bán trú góp phần hỗ trợ cho các bậc phụ huynh về mặt chăm lo, quản
lý con em sau giờ học chính khóa. Thực hiện vai trò chăm lo sức khỏe, tâm lý, phát
triển toàn diện cho học sinh, tạo nên sự giáo dục đồng bộ trong nhà trường. Thời
gian học sinh ở trường được sống trong môi trường khép kín từ ăn, ngủ đến nghỉ
ngơi, vui chơi. Góp phần tăng cường tính tập thể, tính đoàn kết bạn bè, tình cảm
thầy trò.
Học sinh Tiểu học là độ tuổi trong giai đoạn phát triển nhất là đối với học sinh
lớp 5, các em đang bắt đầu tuổi dậy thì nên việc ăn uống nghỉ ngơi hợp lí có vai trò
vô cùng quan trọng. Đây là lứa tuổi mà cơ thể và tâm lý bắt đầu chuyển qua một
giai đoạn mới rất quan trọng cho việc phát triển thể chất và tinh thần. Buổi trưa ở
lại trường bữa ăn trưa chính là bữa ăn chính trong ngày của các em, cung cấp năng
lượng cho một ngày dài học tập, ông bà xưa cũng từng nói bữa ăn vui vẻ hạnh
phúc còn cung cấp năng lượng gấp đôi bởi lúc cảm xúc của các em thoải mái hệ
tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn vì vậy giáo viên phải biết cách để giữ tâm trạng vui
vẻ cho các em mỗi giờ ăn trưa. Giáo viên chủ nhiệm phải theo dõi quá trình ăn
uống của học sinh, kịp thời phát hiện những tình huống xảy ra. Nắm rõ sở thích,
những món ăn yêu thích và dị ứng, có sổ nhật ký ghi chép và theo dõi hàng ngày.
Hướng dẫn các em và cùng các em lao động để giữ không gian lớp luôn sạch sẽ
đảm bảo vệ sinh để môi trường ăn ngủ của các em luôn đảm bảo. Giáo viên cũng
phải là người phân chia thời gian biểu buổi trưa để các hoạt động của các em vào
buổi trưa luôn cân đối. Việc thực hiện bán trú tại trường phần lớn phụ thuộc vào sự
quan tâm và tình yêu thương của giáo viên chủ nhiệm đối với học sinh của mình.
Chính vì vậy để làm tốt công tác bán trú giáo viên không phải chỉ cần chuyên môn
giỏi mà cần phải có một trái tim yêu thương và tinh thần trách nhiệm. Để làm tốt
công tác chăm sóc bán trú tôi luôn đặt ra mục tiêu tạo ra cho các em những bữa ăn
ngon miệng và giấc ngủ thoái mái nhất, để làm tốt điều này tôi thường làm như
sau:
Ví dụ 14
- Đầu năm học xây dựng nội quy bán trú,
phổ biến cho học sinh để các em vào nề nếp hạn
chế phải nhắc hàng ngày.
- Tạo niềm vui lao động cho các em bằng
cách hướng dẫn các em làm việc vừa sức với
mình để tự phục vụ bữa ăn.
- Chia cơm chú ý nâng niu bữa ăn, bày trí
đẹp mắt để học sinh ăn ngon miệng. Trước giờ
ngủ sẽ mở phim hoạt hình, chuyện cổ tích hoặc
cho học sinh đọc truyện 20 phút trước khi ngủ.
26
( Bữa ăn ngon miệng và cùng đọc sách trước khi ngủ )
Biện pháp 6. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với nhà trường và phụ huynh
để tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm tăng tính đoàn kết yêu thương
giữa các thành viên trong lớp học.
Hoạt động ngoại khóa là một trong những mảng quan trọng trong kế hoạch và
chương trình giáo dục của nhà trường để hướng tới học sinh phát triển toàn diện.
Hoạt động ngoại khóa làm tăng hiệu quả giáo dục giúp học sinh đỡ căng thẳng
trong các giờ học chính khóa. Hầu hết học sinh Tiểu học các em đều rất hứng thú
khi được tham gia các hoạt động ngoại khóa bởi theo chương trình mới học 2 buổi/
ngày lịch học dày đặc khiến cho các em cảm thấy việc học trở nên căng thẳng. Nếu
để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thể chất và sức khỏe, tinh thần của các
em. Chính vì vậy hoạt động ngoại khóa sẽ giúp các em giải tỏa được tâm trạng lấy
lại được hứng thú học tập. Ở đó các em sẽ được trải nghiệm nhiều hơn, có cơ hội
để thể hiện năng khiếu và những tài năng của bản thân. Các em còn được tham gia
trải nghiệm rèn kỹ năng sống và mở rộng các kiến thức xã hội. Ngoại khóa còn là
cơ hội để các em làm việc tập thể, cùng đồng sức đồng lòng nên thường sau hoạt
động các thành viên trong lớp sẽ thêm gắn bó và đoàn kết. Sau mỗi chương trình
hoạt động ngoại khóa chúng ta không thể phủ nhận mặt tích cực mà hoạt động
mang lại đó chính là tinh thần của các em được cải thiện theo hướng tích cực. Hoạt
động ngoại khóa cũng chính là cơ hội để giáo viên và học sinh cởi bỏ được tấm áo
nặng nề, căng thẳng của những giờ học. Bởi khi tổ chức hoạt động ngoại khóa giáo
viên không còn áp lực bài vở, kiến thức cho học sinh chính.
Muốn hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả cao giáo viên cần xây dựng các kế
hoạch cụ thể, có sự chuẩn bị chu đáo. Thông thường hoạt động ngoại khóa không
ràng buộc hoạt động học tập nên giáo viên sẽ không kiểm soát học sinh quá nhiều.
Vì thế thầy cô sẽ không bao quát được học sinh của mình điều đó cũng ảnh hưởng
đến chất lượng của hoạt động. Vì thế giáo viên cũng phải thoát vai người cô thay
vào đó là người bạn sẵn sàng chơi cùng các em, trải nghiệm cuàng các em để thấu
hiểu các em hơn.
27
Ví dụ 15
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm hành hương về địa chỉ đỏ
- Trải nghiệm một ngày làm chiến sĩ
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp chào mừng ngày 20/ 10 tặng hoa cho các bạn nữ,
viết thư gửi mẹ hiền.
- Tổ chức sinh nhật cho học sinh theo tháng
28
Biện pháp 7. Xây dựng mối quan hệ giáo dục đa chiều, phối hợp giữa gia đình,
nhà trường và xã hội.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, giáo dục là hoạt động cần có sự phối hợp
chung tay của các cá nhân và tổ chức, nhà trường không thể đứng biệt lập, tự thân
vận động. Mối quan hệ giữa gia đình, xã hội và nhà trường phải luôn đảm bảo có
sự đồng thuận trong quá trình giáo dục, chăm sóc và nuôi dạy các em trưởng thành.
Vì vậy giáo dục một đứa trẻ không thể là trách nhiệm riêng của một cá nhân giáo
viên hay của tổ chức nhà trường. Nhà trường phải huy động được nguồn lực, vốn
của xã hội để xây dựng đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học diễn ra, giáo
dục dạy học cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Gia đình phải trao đổi với giáo
viên về việc học của con em mình,đưa đón và đóng nộp đầy đủ các khoản theo quy
định của nhà nước. Còn xã hội chịu trách nhiệm tạo ra một môi trường học tập an
toàn, lành mạnh cho trẻ
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường phát triển một cách nhanh
chóng, những giá trị vật chất bỗng chốc trở thành yếu tố nặng nề trong suy nghĩ của
mọi người. Bên cạnh đó sự bùng nổ của mạng internet, những thông tin về giáo dục
lại trở thành một chủ đề luôn nóng hổi để báo chí, anh hùng bàn phím đưa tin.Những
thông tin không chính thống, không có sự kiểm duyệt kết hợp với quy luật theo trào
lưu chung khiến cho các thông tin ngày càng sai lệch gây ra những hiểu lầm và bức
xúc không đáng có trong dư luận xã hội.Chính vì vậy,nghề giáo không còn là nghề
cao quý, lao động để tạo ra sản phẩm đặc biệt nữa mà nó cũng như là một nghề để
phát triển kinh tế theo quy luật thị trường. Điều đó khiến cho những lần giáo viên và
phụ huynh căng thẳng trong các cuộc họp phụ huynh, giáo viên ra sức giải thích,
phụ huynh kiên trì bảo vệ ý kiến của mình. Mâu thuẫn từ những người làm hoạt động
giáo dục và người phối hợp cùng giáo dục đã đến đỉnh điểm thì làm sao có thể mang
lại hạnh phúc cho người được giáo dục. Thay vì cố gắng đi giải thích và thanh minh
thầy cô hãy cố gắng làm thật nhiều những điều ý nghĩa để phụ huynh tự ghi nhận và
công nhận sự cống hiến của thầy cô. Chúng ta hãy bắt đầu từ những cuộc họp phụ
huynh, cố gắng sáng tạo nhiều hoạt động diễn đàn chia sẻ và thấu hiểu thay cho lối
suy nghĩ cũ lệch lạc họp phụ huynh chỉ quan tâm nạp bao nhiêu tiền, khoản nào
không phải nạp, hay là phê bình học sinh yếu kém trước tập thể . Để làm được điều
này tôi đã xây dựng một số hoạt động cụ thể như:
- Chiếu video những hoạt động của học sinh trong suốt thời gian vừa qua.
- Thực hiện cho học sinh viết những điều muốn nói để gửi tới phụ huynh và
phụ huynh sẽ viết lại những điều nhắn gửi tới con mình.
29
( Học sinh háo hức viết những điều muốn nói gửi bố mẹ )
- Phụ huynh cùng làm khảo sát để kiểm tra mức độ hiểu con.
Phụ huynh chia sẻ những thông tin về con mình cho giáo viên.
Bên cạnh đó trong quá trình dạy học chúng ta cần vận động phối hợp phụ huynh
cùng tham gia các hoạt động cùng giáo viên và học sinh. Hãy ghi lại thật nhiều những
khoảnh khắc phụ huynh đồng hành cùng với cô trò thay vì chỉ lưu lại khoảnh khắc
mỗi trò và cô. Chúng ta hãy gửi những lời cảm ơn sâu sắc, chân thành và ý nghĩa
vào nhóm lớp sau mỗi hoạt động của phụ huynh.
30
( Những khoảnh khắc phụ huynh cùng tham gia hoạt động với học sinh)
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua kinh nghiệm nhiều năm chủ nhiệm cùng với sự quản lí chỉ đạo của nhà
trường, tôi nhận thấy việc áp dụng “ Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc”
ở lớp tôi chủ nhiệm – lớp 5H trường Tiểu học Hưng Đông từ đầu năm học 2022-
2023 đến thời điểm hiện tại tôi tiến hành làm khảo sát và thu được một số kết quả
cụ thể như sau .
Kết quả khảo sát học sinh lớp 5H vào sau khi áp dụng biện pháp 6 tháng trên tổng
số 39 học sinh.
Thứ
tự
Câu hỏi khảo sát Mức độ, lý do
1 Em có thích được đến
trường đi học không
Rất thích Thích Không thích
20 51 % 19 49 % 0 0 %
2
Em đến trường đi học vì lí
do nào
Trường học
thú vị
Đi theo các
bạn
Bố mẹ bắt đi
học
30
77 %
7 18 % 2 5 %
3
Em thấy không gian
phòng học lớp mình đã
đẹp, hiện đại và đầy đủ
chưa
Rất hiện đại Đầy đủ Chưa đầy đủ
12 31 % 25 64 % 2 5%
4
Ở lớp các tiết học em có
thấy vui vẻ, học tập tích
cực không ?
Rất vui vẻ Vui vẻ
Thật nhàm
chán
25 64 % 13 33 % 1 3 %
31
5
Lúc đến trường em có còn
ngại ngùng khi trò chuyện
chia sẻ với giáo viên chủ
nhiệm không ?
Sẵn sàng
chia sẻ
Đôi khi
Rất sợ,
không dám
chia sẻ
15 38% 20 52 % 4 10 %
6
Ở trường em có nhiều bạn
bè tham gia vui chơi với
nhau không
Rất nhiều
bạn
Vừa phải
Không có
bạn
20 52 % 17 43 % 2 5 %
7
Bố mẹ có gây áp lực khi
em không học tốt hoặc bị
điểm kém.
Bố mẹ động
viên
Bố mẹ không
quan tâm
Bố mẹ rất áp
lực
32 82 % 3 8 % 4 10%
Kết quả khảo sát phụ huynh lớp 5H sau khi áp dụng biện pháp trên tổng số 39
phụ huynh.
Thứ
tự
Câu hỏi khảo sát Mức độ, lý do
1 Bố mẹ đã hài lòng về
con của mình chưa
Rất hài lòng Hài lòng Chưa hài lòng
15 38% 20 52 % 4 10 %
2
Bố mẹ có hài lòng về
trường học về phương
pháp giáo dục của giáo
viên chủ nhiệm
Rất hài lòng Hài lòng Chưa hài lòng
25 64 % 12 31% 2 5%
3 Mức độ hiểu con
Hiểu 100 % Từ 70-80% Dưới 50 %
12 31% 23 59 % 4 10 %
4
Bố mẹ đã dành ít nhất 1
tiếng mỗi ngày để chia
sẻ việc học cùng con
Thường
xuyên
Thỉnh thoảng Rất ít khi
20 51 % 12 31% 7 18 %
5
Bố mẹ đã đến trường
tham gia hoạt động
Thường
xuyên
Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
32
ngoại khoá cùng con
chưa
17
43%
16 41% 6 16 %
6
Bố mẹ suy nghĩ thế nào
về cuộc họp phụ huynh
hàng kỳ.
Rất bổ ích Vừa phải Khá nặng nề
25 64 % 11 28% 3 8 %
Qua bảng khảo sát cho thấy tỉ lệ học sinh thích đến trường, cảm thấy trường học
thú vị, thích chia sẻ với giáo viên, có thật nhiều bạn bè, tỉ lệ phụ huynh hiểu con, đến
trường đồng hành cùng con đã tăng lên rất nhiều.
- Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh phát triển theo chiều hướng tích cực,
các em gần gũi và chia sẻ cùng cô giáo. Luôn lắng nghe và thực hiện theo sự chỉ dẫn
của cô.
- Tình cảm gắn bó và tinh thần đoàn kết của các thành viên trong lớp học tăng
lên. Các em biết quan tâm giúp đỡ, biết chia sẻ buồn vui và cùng giúp nhau học tập.
- Lớp luôn tham gia đầy đủ các phong trào hoạt động như quyên góp ủng hộ
Kỳ Sơn, góp sách xây dựng thư viện.
- Kết quả học tập có nhiều tiến bộ, có nhiều học sinh chủ động, tích cực hơn.
- Đa số phụ huynh đến lớp đều hài lòng. Họ cảm thấy yên tâm và tin tưởng nhà
trường và giáo viên hơn.
33
PHẦN BA: KẾT LUẬN
1. Kết luận
- Việc thực hiện “ xây dựng lớp học hạnh phúc” không chỉ là hưởng ứng cuộc
vận động của ngành mà còn là tâm huyết của bản thân tôi. Tất cả chúng ta ai cũng
đều mong muốn mình được làm việc trong một môi trường hạnh phúc để toàn tâm
toàn ý cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Bản thân tôi cũng sẽ nỗ lực hết mình để
cùng xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc và phối hợp lan tỏa mọi
người cùng thực hiện bởi tôi luôn nhận thức rõ “muốn đi nhanh hãy đi một mình còn
muốn đi xa hãy đi cùng nhau”.
- Phong trào “ Xây dựng lớp học hạnh phúc ” là một việc làm lâu dài đòi hỏi
sự kiên trì, tinh thần khắc phục khó khăn và sự vận dụng linh hoạt các biện pháp để
huy động tốt các lực lượng xã hội.
- “Trường học hạnh phúc- Thầy cô hạnh phúc- Học sinh hạnh phúc” không chỉ là
đích đến mà còn là khát vọng của toàn xã hội đã và đang hướng tới. Để mô hình
trường học hạnh phúc không dừng lại ở khẩu hiệu, phong trào nhất thời, cần nâng
cao nhận thức của toàn thể đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh,
phụ huynh và toàn xã hội trong việc kiến tạo môi trường học tập, giáo dục lành
mạnh, nhân văn và tiến bộ.
Tôi cũng hy vọng các biện pháp và đề tài này của tôi được nhân rộng hơn tới các
lớp, khối trong trường và có thể lan tỏa đến toàn ngành giáo dục để các em học sinh
thực sự hạnh phúc, thực sự: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
2. Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy rằng:
Để thực hiện được tốt và có hiệu quả các biện pháp để xây dựng lớp học hạnh
phúc thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các biện pháp trên. Đồng thời
khi thực hiện các biện pháp phải dựa vào điều kiện thực tế và mức độ năng lực của
học sinh lớp mình. Khi thực hiện vận dụng các biện pháp cần lấy đối tượng học sinh
làm trung tâm, khuyến khích động viên các em thực hiện, không ép buộc. Quá trình
thực hiện cần thời gian, không quá nóng vội rút ngắn. Cần phải có sự phối hợp chặt
chẽ của giáo viên – phụ huynh – học sinh.
3. Đề xuất
3.1 Đối với cấp quản lí
- Thường xuyên tham mưu chỉ đạo, là tổ tư vấn nhiệt tình, cảm thông và chia sẻ với
giáo viên trong quá trình dạy học để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
- Đảm bảo đủ cơ sở vật chất, tạo môi trường dạy và học đầy đủ nhất cho giáo viên
và học sinh.
- Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tập huấn, bàn tròn, thảo luận để chỉ đạo giáo viên
xây dựng lớp học hạnh phúc một cách đại trà để hướng tới trường học hạnh phúc.
34
3.2 Đối với giáo viên
- Phải yêu nghề và cống hiến, luôn tràn đầy đam mê nhiệt huyết, năng động sáng
tạo.
- Thường xuyên học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, học từ nhiều kênh thông
tin khác nhau như đồng nghiệp, sách báo, mạng internet…….
- Biết kiềm chế và làm chủ cảm xúc của bản thân. Tự tạo ra hạnh phúc cho chính
mình mới có thể lan tỏa hạnh phúc tới người khác.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi đã trải nghiệm và đúc rút
trong quá trình giảng dạy. Bước đầu đã có những chuyển biến và hiệu quả thiết thực.
Hi vọng những kinh nghiệm này sẽ góp phần nhỏ bé vào hiệu quả công tác chủ
nhiệm lớp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng sáng kiến “Một số biện pháp xây
dựng lớp học hạnh phúc” không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi kính mong
được sự chỉ dẫn, góp ý chân thành của các đồng nghiệp, của Ban giám khảo để sáng
kiến của tôi được hoàn thiện hơn!
Tôi xin cam đoan nội dung sáng kiến do bản thân tích luỹ kinh nghiệm trong
nhiều năm giảng dạy, được sử dụng lần đầu, không sao chép.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP Vinh, tháng 03 năm 2023
Giáo viên
Trần Thị Thùy

More Related Content

What's hot

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI LỚP 11C...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI LỚP 11C...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI LỚP 11C...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI LỚP 11C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóngNghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Khóa luận tốt nghiệp ảnh hưởng của các điều kiện trích ly lên quá trình thu n...
Khóa luận tốt nghiệp ảnh hưởng của các điều kiện trích ly lên quá trình thu n...Khóa luận tốt nghiệp ảnh hưởng của các điều kiện trích ly lên quá trình thu n...
Khóa luận tốt nghiệp ảnh hưởng của các điều kiện trích ly lên quá trình thu n...jackjohn45
 
phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua facebook tại công ty truyền thông...
phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua facebook tại công ty truyền thông...phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua facebook tại công ty truyền thông...
phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua facebook tại công ty truyền thông...anh hieu
 
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG ...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG ...TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG ...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG ...nataliej4
 
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. họ thầ...
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. họ thầ...Khảo sát thành phần hóa học cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. họ thầ...
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. họ thầ...NOT
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amon...
Luận văn: Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amon...Luận văn: Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amon...
Luận văn: Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amon...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC S...
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC S...SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC S...
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC S...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI LỚP 11C...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI LỚP 11C...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI LỚP 11C...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI LỚP 11C...
 
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đĐề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
 
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóngNghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
 
Luận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đ
Luận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đLuận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đ
Luận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đ
 
Khóa luận tốt nghiệp ảnh hưởng của các điều kiện trích ly lên quá trình thu n...
Khóa luận tốt nghiệp ảnh hưởng của các điều kiện trích ly lên quá trình thu n...Khóa luận tốt nghiệp ảnh hưởng của các điều kiện trích ly lên quá trình thu n...
Khóa luận tốt nghiệp ảnh hưởng của các điều kiện trích ly lên quá trình thu n...
 
phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua facebook tại công ty truyền thông...
phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua facebook tại công ty truyền thông...phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua facebook tại công ty truyền thông...
phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua facebook tại công ty truyền thông...
 
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG ...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG ...TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG ...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG ...
 
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. họ thầ...
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. họ thầ...Khảo sát thành phần hóa học cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. họ thầ...
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. họ thầ...
 
Luận văn: Sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn
Luận văn: Sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễnLuận văn: Sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn
Luận văn: Sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...
 
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai mônLuận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
 
Luận văn: Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amon...
Luận văn: Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amon...Luận văn: Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amon...
Luận văn: Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amon...
 
Báo cáo thực tập tại công ty bảo hiểm BIDV, hay
Báo cáo thực tập tại công ty bảo hiểm BIDV, hayBáo cáo thực tập tại công ty bảo hiểm BIDV, hay
Báo cáo thực tập tại công ty bảo hiểm BIDV, hay
 
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC S...
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC S...SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC S...
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC S...
 
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAYLuận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
 
Đề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đ
Đề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đĐề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đ
Đề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đ
 

Similar to SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docx

SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...
SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...
SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...HanaTiti
 
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfSáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfHanaTiti
 
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhĐổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thương
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thươngNội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thương
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thươngBanmaischool
 
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNG
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNGBMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNG
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNGBanmaischool
 
10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon Loc
10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon Loc10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon Loc
10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon LocBest4Team
 
Môi trường giáo dục thân thiện phương pháp tổ chức quản lý lớp học
Môi trường giáo dục thân thiện phương pháp tổ chức quản lý lớp họcMôi trường giáo dục thân thiện phương pháp tổ chức quản lý lớp học
Môi trường giáo dục thân thiện phương pháp tổ chức quản lý lớp họcnataliej4
 
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Đinh Song
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS nataliej4
 
Tap san 17.11.2020 export-spreads
Tap san 17.11.2020   export-spreadsTap san 17.11.2020   export-spreads
Tap san 17.11.2020 export-spreadsGoogle
 
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng ĐạoNâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạohieu anh
 
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013Pham Anh
 
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...nataliej4
 
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...NuioKila
 
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024forthebadday
 
Tập san TOPICA tháng 11/2013
Tập san TOPICA tháng 11/2013Tập san TOPICA tháng 11/2013
Tập san TOPICA tháng 11/2013Cao Cong Minh
 
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTrần Đức Anh
 
TẠP CHÍ "ARCHIMEDES SCHOOL: 10 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN”
TẠP CHÍ "ARCHIMEDES SCHOOL: 10 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN”TẠP CHÍ "ARCHIMEDES SCHOOL: 10 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN”
TẠP CHÍ "ARCHIMEDES SCHOOL: 10 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN”HnhTinhSch
 

Similar to SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docx (20)

SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...
SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...
SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...
 
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfSáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
 
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhĐổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
 
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thương
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thươngNội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thương
Nội san Ban Mai số 14 (tháng 9/2016): Chia sẻ & Yêu thương
 
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNG
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNGBMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNG
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNG
 
10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon Loc
10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon Loc10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon Loc
10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon Loc
 
Môi trường giáo dục thân thiện phương pháp tổ chức quản lý lớp học
Môi trường giáo dục thân thiện phương pháp tổ chức quản lý lớp họcMôi trường giáo dục thân thiện phương pháp tổ chức quản lý lớp học
Môi trường giáo dục thân thiện phương pháp tổ chức quản lý lớp học
 
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
 
So 5
So 5So 5
So 5
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
 
Tap san 17.11.2020 export-spreads
Tap san 17.11.2020   export-spreadsTap san 17.11.2020   export-spreads
Tap san 17.11.2020 export-spreads
 
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng ĐạoNâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAY
 
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
 
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
 
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
 
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
 
Tập san TOPICA tháng 11/2013
Tập san TOPICA tháng 11/2013Tập san TOPICA tháng 11/2013
Tập san TOPICA tháng 11/2013
 
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
 
TẠP CHÍ "ARCHIMEDES SCHOOL: 10 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN”
TẠP CHÍ "ARCHIMEDES SCHOOL: 10 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN”TẠP CHÍ "ARCHIMEDES SCHOOL: 10 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN”
TẠP CHÍ "ARCHIMEDES SCHOOL: 10 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN”
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docx

  • 1. 1 PHẦN MỘT. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Câu nói đó đã thể hiện rõ môi trường có vai trò quyết định rất lớn đến tính cách và sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân. Trẻ em là những tờ giấy trắng,các em phải được viết vẽ và tô bởi những gì đẹp đẽ nhất, vì vậy đối với trẻ em môi trường học tập có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách của trẻ. Gần đây, Đảng và Nhà nước, Bộ giáo dục cũng rất quan tâm đến vấn đề này khi ra sức khuyến khích xây dựng các lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc.Vì vậy hiện nay bước chân vào tất cả các trường học đến đâu chúng ta cũng rất dễ để bắt gặp những câu khẩu hiệu “ mỗi ngày đến trường là một ngày vui-xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc, thầy cô, học sinh phụ huynh hạnh phúc- trường học thân thiện học sinh tích cực, thầy mẫu mực- trò chăm ngoan;, trường khang trang- lớp thân thiện…”. Đó là những mục tiêu cao cả, ý nghĩa mà nền giáo dục nước nhà đang hướng tới để làm thay đổi nhận thức về một nền giáo dục phù hợp với xu hướng kinh tế thị trường và sự tiến bộ vượt bậc nhanh chóng của khoa học công nghệ cũng như đáp ứng được những thay đổi về nhận thức tình cảm của con người thời đại mới. Hiểu được khái niệm thế nào là trường học hạnh phúc, chúng ta sẽ nhận ra được tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của nền giáo dục nước nhà và xây dựng nền tảng xã hội tương lai. Trong đó trẻ em được xem là những “chủ nhân tương lai” các em sẽ là những người quyết định sự giàu có, hưng thịnh, của đất nước và đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu. Xây dựng một trường học hạnh phúc sẽ giúp các em học sinh có một môi trường học tập và rèn luyện tốt nhất. Tạo cho các em tâm thế cảm thấy vui vẻ và hứng thú với việc đến trường hằng ngày, hứng thú với những tiết học,lời giảng bài của thầy cô. Khi các em học sinh được học tập và rèn luyện với một niềm đam mê và hứng thú sẽ kích thích tư duy giúp học tập đạt kết quả cao.Các em có thêm động lực, sự chủ động và tích cực, và không ngừng sáng tạo ra những giá trị mới, tiếp thu bài học một cách nhanh chóng, không áp lực.Bên cạnh đó, khi học sinh hào hứng với việc học, các em hăng say phát biểu xây dựng bài, hiểu bài và sẵn sàng cùng hợp tác sẽ giúp thầy cô có thêm động lực giảng dạy và sáng tạo những phương pháp dạy học mới lạ để các em hứng thú với môn học hơn nữa. Công tác xây dựng trường học hạnh phúc không chỉ là mối quan tâm của nhiều nhà quản lý giáo dục, đội ngũ nhà giáo mà còn là mong muốn của nhiều học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Vì thế có thể nói, công tác xây dựng trường học hạnh phúc là việc làm rất cần thiết của các nhà trường hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn của nền giáo dục và định hướng phát triển lâu dài của nhà trường, bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn thì việc tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện tiến đến mục tiêu “Trường học hạnh phúc- Thầy cô hạnh phúc- Học sinh
  • 2. 2 hạnh phúc” không chỉ là đích đến mà còn là khát vọng của toàn xã hội đã và đang hướng tới. Tuy nhiên một thực tế hiện nay đang diễn ra đó là : Giáo dục đang trở thành một miếng bánh phomai để anh hùng bàn phím gặm nhấm. Giáo dục thường xuyên là chủ đề nóng hổi để báo chí truyền thông săn đón tin tức hàng ngày. Nhiều thầy cô giáo lỡ chọn nghề mà bước theo chứ chưa phải yêu nghề mà cống hiến.Thầy cô đang phải chịu rất nhiều áp lực từ gia đình, phụ huynh, nhà trường, học sinh và xã hội.Trong lớp học mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, giáo viên và phụ huynh luôn căng thẳng. Bầu không khí lớp học luôn nặng nề, chưa phải là một môi trường thân thiện để học sinh phát triển.Tinh thần đoàn kết của các em học sinh chưa có, mâu thuẫn xảy ra...... Trên thực trạng đó, đối chiếu với 3 tiêu chí cốt lõi của trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc đó là “yêu thương, an toàn, tôn trọng” tôi nhận thấy trường học lớp học mới chỉ hạnh phúc dừng lại ở các khẩu hiệu.Tôi luôn trăn trở làm sao để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, đến trường học sinh sẽ được yêu thương chứ không phải được chiều chuộng, được thổi hồn nhân cách chứ không phải để nhồi nhét kiến thức. Nơi đạo đức luôn được nuôi dưỡng, trí tuệ sẽ được trau dồi và sức mạnh nghị lực được rèn luyện hàng ngày. Cũng nơi đây, các thầy cô giáo đều có thể gắn kết với nhau như những người đồng đội, thầy cô đến trường với niềm vui khi được cống hiến vì sự trưởng thành của thế hệ mai sau. Làm thế nào để mô hình trường học hạnh phúc không dừng lại ở khẩu hiệu, phong trào nhất thời. Chính vì vậy, trong những năm tham gia công tác chủ nhiệm, tôi luôn khát khao và đặt ra mục tiêu: Xây dựng lớp học hạnh phúc.Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc”. 2. Tính mới của đề tài Sáng kiến kinh nghiệm đã đề cập đến nhiều biện pháp mang tính toàn diện, có ví dụ cụ thể về các biện pháp việc xây dựng lớp học hạnh phúc, phạm vi áp dụng rộng rãi đối với tất cả các trường Tiểu học trên địa bàn; có thể áp dụng được trong nhiều năm học. Các biện pháp vừa mang tính cụ thể, chi tiết nhưng cũng vừa mang tính khái quát cao. Nhờ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này mà việc xây dựng lớp học hạnh phúc được lan tỏa rộng rãi với các lớp khác trong đơn vị công tác, giúp giáo viên và học sinh cảm thấy hạnh phúc khi đến trường. Phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc được giáo viên, học sinh và phụ huynh cùng hưởng ứng nhiều hơn. PHẦN HAI: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Bối cảnh ra đời của mô hình trường học hạnh phúc
  • 3. 3 Vào những năm đầu thập niên thứ 2 thế kỷ mới, Liên hợp Quốc kêu gọi các quốc gia cần coi hạnh phúc là mục tiêu cơ bản của con người, là thước đo chính xác cho tiến bộ xã hội và các mục tiêu chính sách công của các nước trên toàn cầu. Minh chứng là vào năm 2013, Liên hợp Quốc đã quyết định lấy ngày 20-3 hàng năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Giáo dục thế giới, đã lập tức đưa ra ngay câu hỏi: hạnh phúc cá nhân của học sinh sao không thể lấy nó làm thước đo thành tích và chất lượng các nhà trường? Giáo dục cần hướng người học tới các giá trị tinh thần, tới lòng tốt và biết ơn, tới tính kiên trì và tinh thần cộng đồng. Các quốc gia cần định vị lại trường học, thay vì chỉ chú trọng dạy học theo tư duy logic, giải quyết vấn đề là cần phát triển các giá trị của cảm xúc hạnh phúc, nâng cao năng lực hợp tác trong quá trình học tập và làm việc. Dự án Mô hình Trường học Hạnh phúc như một sáng kiến toàn cầu với tầm nhìn xa hơn về các lĩnh vực học tập truyền thống, đặc biệt xem xét mối quan hệ tương tác giữa Hạnh phúc và Chất lượng giáo dục. Dự án tiếp cận theo hướng xây dựng con người có thái độ sống tích cực để có hạnh phúc và được coi là chìa khóa mở cánh cửa đi đến lâu đài trường học Hạnh phúc. Đồng thời theo quy luật tâm lý học, trong các chỉ số đánh giá năng lực của con người có 4 chỉ số quan trọng đó là CQ, AQ, IQ, EQ, tất cả 4 chỉ số này sẽ tạo thành hệ sinh thái của năng lực. Khi đánh giá năng lực con người chúng ta không thể thiếu chỉ số đánh giá cảm xúc EQ, nhằm đánh giá tinh thần, tâm hồn của con người, đây cũng chính là bản chất của mô hình trường học hạnh phúc. Mô hình Dự án “Trường học Hạnh phúc” được khởi xướng và dẫn dắt bởi Tổ chức UNESCO từ năm 2014, bước đầu ở quy mô thử nghiệm trong phạm vi Châu Á Thái Bình Dương, và được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới kể từ năm 2022. Mục tiêu của Dự án là nhằm tôn vinh niềm hạnh phúc của Học sinh và Giáo viên tại các trường học thông qua việc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, học hỏi về cảm xúc xã hội, và phát triển toàn diện .Từ cảm hứng của báo cáo, TS Kim Gwang Jo, Giám đốc UNESCO khu vực tại Bangkok (Thái Lan) đã nghiên cứu và xây dựng Dự án Mô hình THHP nhằm kêu gọi thay đổi cơ bản hệ thống giáo dục các quốc gia, theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 1.2. Khái niệm trường học hạnh phúc Trường học hạnh phúc là mô hình trường học được thiết kế và xây dựng theo một quan điểm mới mẻ và tiến bộ, chú trọng vào giáo dục sự phát triển toàn diện của con người. Trường học hạnh phúc có thể được hiểu như sau: “ Trường học hạnh phúc là môi trường giáo dục mà ở đó mọi người đều được sống hạnh phúc trong đó hạnh phúc của người học được coi là mục tiêu cao nhất. Hay có thể hiểu, trường học hạnh phúc là ngôi trường mà giáo viên cảm thấy hạnh phúc, yêu nghề, học sinh thì được phát triển toàn diện, trở thành chính mình, trong một môi trường học tập an toàn, thân thiện và nhiều tình yêu thương”.
  • 4. 4 Theo Giáo sư Hà Vĩnh Thọ (Nguyên Giám đốc Trung tâm Tổng hạnh phúc Quốc gia Bhutan) đã từng nói:“Có thể hiểu, trường học hạnh phúc, là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, tính mạng nhà giáo và học sinh. Trường học hạnh phúc là nơi để thầy cô và các em học sinh có cơ hội gần gũi, giao tiếp với nhau thông qua sự sẻ chia, thấu cảm và yêu thương; cũng là mái nhà chung, ở đó mỗi ngày đến trường là một niềm hạnh phúc. Đôi khi hạnh phúc cũng chỉ là những việc làm hữu ích thầm lặng, những niềm vui nho nhỏ, những nụ cười, những ánh mắt thân thương.” 1.3. Khái niệm lớp học hạnh phúc Lớp học hạnh phúc là môi trường giáo dục lý tưởng ở không gian hẹp hơn. Đó là nơi thầy cô, học sinh cũng như phụ huynh đều cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc trong quá trình dạy và học và phối hợp cùng nhau để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục. Là nơi tình yêu thương giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau được trân trọng và bồi đắp hàng ngày. Là môi trường giáo dục mà bên cạnh việc truyền thụ kiến thức giáo viên còn chú trọng giáo dục cảm xúc cho các em. Một môi trường mà cả giáo viên và học sinh luôn đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần, có cơ hội phát triển toàn diện, có hành vi và tâm hồn đẹp, thúc đẩy xây dựng trường học hạnh phúc. Lớp học hạnh phúc là không gian học tập mà cả giáo viên và học sinh đều muốn đến, đó như là ngôi nhà chung. Ở đó học sinh không phải nhồi nhét kiến thức theo hình thức áp đặt mà được học những gì ý nghĩa với học sinh, học sinh được kích thích hứng thú để tự khám phá,tìm tòi. Bên cạnh đó ngoài chương trình kiến thức cơ bản của sách giáo khoa, học sinh còn được chú trọng phát triển văn hóa, thể dục, thể thao, năng khiếu và thẩm mĩ. Tóm lại, lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng như duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp mỗi cá nhân thiết lập được tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp. 1.4. Các tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc Dự án Trường học hạnh phúc lần đầu tiên tổ chức bởi UNESCO Bangkok năm 2014 đã thực hiện các cuộc khảo sát và hội thảo với các trường học, bao gồm các khách thể là học sinh, giáo viên, phụ huynh và hiệu trưởng, nhằm xác định các yếu tố tạo nên một trường học hạnh phúc. Việt Nam cũng tham gia vào quá trình này. Báo cáo nghiên cứu đã đưa ra một khung hướng dẫn gồm 22 tiêu chí cho một trường học hạnh phúc, nằm trong 3 yếu tố chính, hay còn gọi là 3 chữ P: People (Con người), Process (Hệ thống) và Place (Môi trường).
  • 5. 5 Chữ P đầu tiên là People (Con người) Để có một trường học hạnh phúc thì cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực giữa người với người. Cụ thể là giữa giáo viên với học sinh, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với ban giám hiệu nhà trường, giữa giáo viên với phụ huynh. Chữ P thứ hai là Process (Hệ thống) Các quy trình, chính sách, hoạt động… được thiết kế để vận hành ngôi trường ấy có hợp lý hay không. Thật khó để học trò hạnh phúc khi mà ngày ngày các em phải đối mặt với khối lượng bài vở khổng lồ, thời gian chơi đùa gần như chẳng có. Cũng như thật khó để giáo viên kiến tạo lớp học hạnh phúc cho học trò của mình với một chương trình quá tải, áp lực thành tích đè nặng trên vai, các công cụ hỗ trợ thì ít ỏi mà đồng lương thì bèo bọt. Chữ P thứ ba là Place (Môi trường) Những không gian vật chất lẫn không gian văn hóa giúp cho trường học là một môi trường an toàn, thân thiện với học sinh. Trong đó sẽ không có nhà vệ sinh bẩn, bạo lực học đường, không có cảnh giáo viên ép buộc học sinh làm những việc vi phạm đạo đức nhà giáo…… Trên cơ sở đó,UNESCO đã xây dựng 22 tiêu chí để xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc. Từ 22 tiêu chí được UNESCO đưa ra, xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc phải dựa vào 3 tiêu chí cốt lõi đó chính là : YÊU THƯƠNG- AN TOÀN – TÔN TRỌNG. Về tiêu chí thứ nhất: Yêu thương Nội hàm của tiêu chí này có thể được hiểu như sau: - Thứ nhất là sự quan tâm. Trong môi trường tập thể nếu thiếu đi sự quan tâm mỗi cá nhân sẽ cảm thấy vô cùng lạc lõng, vì vậy trường học là nơi phải có sự quân tâm, đó là thầy cô đồng nghiệp quan tâm lẫn nhau, học sinh quan tâm bạn bè mình hay phụ huynh quan tâm con cái. - Thứ hai là chia sẻ. Chia sẻ là cùng hưởng cùng chịu san sẻ lẫn nhau, đồng cảm và chia sẻ là biểu hiện của tình người là ý thức vì người khác. - Thứ ba là sự tin tưởng lẫn nhau. Hạnh phúc là phải có sự tin tưởng lẫn nhau, thầy cô tin tưởng nhau , học sinh tin tưởng bạn mình mới không có hoài nghi đố kị và mâu thuẫn. Chúng ta có niềm tin thì sẽ có sức mạnh và chấp cánh ước mơ. - Thứ tư là sự hỗ trợ. Hỗ trợ là giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn trước mắt bằng vật chất và tinh thần. Cũng có thể hiểu hỗ trợ trong môi trường giáo dục cũng có thể là cùng nhau giúp đỡ tương trợ để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Thứ năm là sự bao dung. Trong cuộc sống không ai là có thể hoàn hảo, chúng ta sẽ có những lúc mắc sai lầm nhưng oán trách, hờn giận sẽ khiến cho các mối quan hệ trở nên căng thẳng hơn. Trong môi trường giáo dục cũng vậy rất cần sự bao dung, đó là thầy cô bỏ qua lỗi lầm tạo cơ hội cho các em sửa sai, bạn bè thông cảm
  • 6. 6 cho nhau thì chúng ta mới hướng tới sự hoàn thiện ở tương lai tốt đẹp hơn. Sai để sửa chứ không thể sai để loại trừ. Về tiêu chí thứ 2: An toàn - An toàn là một trong những tiêu chí cốt lõi của xây dựng trường học, lớp học hạnh phúc. Bởi lẽ cuộc sống con người ta luôn cần sự an toàn. Đó là an toàn về thể chất và tinh thần. Môi trường giáo dục an toàn là không có bạo lực học đường, không có sự xúc phạm về danh dự nhân phẩm, không có hành vi làm tổn thương người khác. Về tiêu chí thứ 3: Tôn trọng Trường học, lớp học là môi trường được tạo thành từ nhiều người, chủ thể học tập đến từ nhiều gia đình, có hoàn cảnh và suy nghĩ, phong tục, văn hóa sinh hoạt khác nhau. Mỗi cá nhân trong môi trường ấy là một mảnh ghép tạo nên bức tranh nhiều màu sắc đa dạng cho lớp học. Chính vì vậy lớp học hạnh phúc là tất cả mỗi người trong môi trường ấy đều được tôn trọng và biết tôn trọng lẫn nhau. Tôn trọng sự khác biệt, không áp đặt, đem giá trị của một vài cá nhân áp đặt chung cho tất cả tập thể. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng của việc xây dựng trường học hạnh phúc tại đơn vị công tác Trong hai năm thực hiện theo chỉ đạo của sở giáo dục Nghệ An về xây dựng trường học hạnh phúc, đầu năm tôi khi nhận lớp chủ nhiệm tôi nhận thấy : 1.1. Thuận lợi - Mặc dù trường Tiểu học nơi tôi công tác là một ngôi trường thuộc địa bàn ngoại ô thành phố Vinh nhưng trường có cơ sở vật chất đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2 nên cơ sở vật chất, dãy phòng học nơi lớp 5H học rất khang trang sạch đẹp và đầy đủ thiết bị dạy học như ti vi, mạng internet.... - Trường có bếp ăn bán trú rộng rãi, sạch sẽ, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. - Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao, ngay từ đầu năm học đã xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể, tổ chức các buổi tập huấn về chuyên đề xây dựng trường học hạnh phúc… - Liên Đội là một tổ chức mạnh, luôn tổ chức được nhiều hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ cho đội viên và sao nhi đồng. - Được sự quan tâm của các tổ chức đoàn thể như Uỷ ban nhân dân xã, hội cha mẹ học sinh, công đoàn nhà trường….. về việc đảm bảo cơ sở vật chất, khuyến học cho học sinh.
  • 7. 7 - Trường có đội ngũ giáo viên đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chuẩn mực đạo đức nhà giáo. - Bản thân tôi- giáo viên chủ nhiệm là một giáo viên trẻ, yêu nghề, năng động sáng tạo ,đủ trình độ chuyên môn và chuẩn mực đạo đức nhà giáo. Luôn yêu trẻ và khát khao cống hiến cho nghề. - Đa số học sinh trong lớp thuộc địa bàn xã nên đi học khá gần. - Hầu hết học sinh có ý thức kỷ luật cao, ngoan, lẽ phép với thầy cô, biết vâng lời cha mẹ. Tích cực tham gia hoạt động phong trào do Đội, trường, lớp tổ chức. - Một số phụ huynh trẻ, quan tâm đến việc học của con. - Có sự phối hợp chặt chẽ, nhiệt tình giữa một số phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên bên cạnh đó tôi vẫn nhận thấy còn tồn tại một số khó khăn như sau: 1.2. Khó khăn - Trường chưa đáp ứng đủ phòng học, phải học luân phiên nên ít nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động dạy học và hoạt động tập thể của lớp. - Học sinh chưa đủ điều kiện học tập. - Một số phụ huynh chưa quan tâm việc học của con em mình. - Mâu thuẫn giữa các học sinh xảy ra hằng ngày nên gây gỗ đánh nhau, xích mích, mất tình cảm, lớp học chưa đoàn kết. - Học sinh chưa thực sự hứng thú khi đến trường nên việc học tập và rèn luyện đạt kết quả chưa cao. - Học sinh chưa làm chủ được cảm xúc của bản thân, tâm sinh lí có nhiều thay đổi. - Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh còn chưa thân thiện, cởi mở. - Giáo viên còn chịu nhiều áp lực khi đến trường - Mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường còn căng thẳng, chưa tìm được tiếng nói chung. 2. Nguyên nhân của thực trạng 2.1 Về cơ sở vật chất - Trong những năm học gần đây do số lượng dân từ các vùng khác đổ về đông nên số lượng học sinh tăng nhanh vì vậy trường không thể đáp ứng kịp thời cơ sở vật chất như phòng học….. để thực hiện học 2 buổi / ngày mà phải thực hiện học luân
  • 8. 8 phiên. Chính vì dạy học luân phiên nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục. 2.2. Giáo viên - Thực hiện theo đổi mới chương trình sách giáo khoa, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã khiến giáo viên vừa phải làm quen chương trình mới, vừa tập huấn vừa dạy học nên còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng trong quá trình dạy học. - Chế độ lương thưởng cho giáo viên còn thấp nên nhiều khi áp lực về vật chất khiến giáo viên chưa thực sự đam mê và cống hiến cho nghề giáo. - Áp lực về thành tích, chất lượng giáo dục, áp lực từ những đòi hỏi, nguyện vọng của phụ huynh học sinh khiến giáo viên mệt mỏi. - Sự bùng nổ của mạng internet, xã hội tiếp cận thông tin theo hướng phiến diện ngành giáo dục chịu nhiều tổn thương sâu sắc trong đó đối tượng giáo viên là đối tượng chịu trực tiếp sự chỉ trích và trở thành nạn nhân của mọi mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nhiều giáo viên không chịu được áp lực mà phải bỏ nghề. 2.3. Học sinh - Đa số học sinh trong lớp có thành phần gia đình xuất thân từ nông nghiệp nên chưa có điều kiện học tập đầy đủ. - Giai đoạn lứa tuổi Tiểu học các em còn nhỏ chưa nhận thức được rõ vai trò của việc học, tiếp cận tri thức nên hầu hết các em đến trường còn theo kế hoạch vạch sẵn của bố mẹ , đến trường mang theo cả những áp lực và sợ hãi chính vì vậy chưa hứng thú với việc học tập ở trường. - Trong 2 năm học vừa qua, đại dịch covid 19 đã ảnh hưởng rất lớn đến việc học, nhiều em bị hổng kiến thức vì học online nên gây khó khăn áp lực cho giáo viên trong quá trình dạy học. Thậm chí các em mất hẳn phương hướng học tập không biết nên bắt đầu lại từ đâu. Hơn nữa việc bó buộc môi trường trong giai đoạn giãn cách xã hội các em không được đến trường tham gia các hoạt động giáo dục ở môi trường trường học ít nhiều đã ảnh hưởng đến tâm lí của các em. - Lực học trong lớp các em chênh lệch nhau quá nhiều, một số em hiện tại viết chưa thành câu, đọc chưa tròn chữ, chưa biết tính toán.... dẫn đến các em tự ti, không dám thể hiện bản thân mình.
  • 9. 9 - Lớp 5 là giai đoạn bắt đầu bước vào tuổi dậy thì tâm sinh lí có nhiều thay đổi, các em bắt đầu thích bạn này, ghét bạn kia, đố kị, ganh tị nhau, không biết tiết chế cảm xúc nên hay xảy ra mâu thuẫn. - Giáo viên và học sinh chưa có nhiều thời gian tâm sự trò chuyện cùng nhau, nhiều em còn nhút nhát không dám nói chuyện cùng cô giáo nên mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trở nên có khoảng cách. Trên cơ sở thực trạng đó tôi tiến hành làm khảo sát học sinh lớp 5H tôi chủ nhiệm vào đầu năm học và nhận được kết quả như sau: Kết quả khảo sát học sinh lớp 5H vào đầu năm học trên tổng số 39 học sinh. Thứ tự Câu hỏi khảo sát Mức độ, lý do 1 Em có thích được đến trường đi học không Rất thích Thích Không thích 12 31% 17 43% 10 26% 2 Em đến trường đi học vì lí do nào Trường học thú vị Đi theo các bạn Bố mẹ bắt đi học 15 38% 13 34% 11 28% 3 Em thấy không gian phòng học lớp mình đã đẹp, hiện đại và đầy đủ và an toàn chưa Rất hiện đại Đầy đủ Chưa đầy đủ 7 18% 26 67% 6 15% 4 Ở lớp các tiết học em có thấy vui vẻ, học tập tích cực không ? Rất vui vẻ Vui vẻ Thật nhàm chán 9 23% 11 28% 19 49% 5 Lúc đến trường em có còn ngại ngùng khi trò chuyện chia sẻ với giáo viên chủ nhiệm không ? Sẵn sàng chia sẻ Đôi khi Rất sợ, không dám chia sẻ 3 8% 8 21% 28 71%
  • 10. 10 6 Ở trường em có nhiều bạn bè tham gia vui chơi với nhau không Rất nhiều bạn Vừa phải Không có bạn 11 28% 21 54% 7 18% 7 Bố mẹ có gây áp lực khi em không học tốt hoặc bị điểm kém. Bố mẹ động viên Bố mẹ không quan tâm Bố mẹ rất áp lực 14 36% 13 34% 12 30% Qua quan sát hằng ngày và kết quả bảng khảo sát tôi thấy: - Tỉ lệ học sinh thích đến trường, đến trường với mong muốn khám phá, học hỏi, trải nghiệm còn ít, mà chủ yếu các em đi học theo quy luật tất yếu, theo sự áp đặt của bố mẹ.Tỉ lệ học sinh không thích đến trường còn cao. - Tỉ lệ học sinh cảm thấy việc học nhàm chán còn chiếm 49 %, tỉ lệ này còn quá cao. - Lúc đến trường các em còn rất ngại trò chuyện chia sẻ cùng giáo viên. - Các em đến trường đi học còn chịu nhiều áp lực từ bố mẹ, rất ít em được bố mẹ động viên quan tâm. Việc thiếu sự động viên và quan tâm của bố mẹ khiến các em cảm giác bị bỏ rơi trong quá trình học tập. 2.4. Phụ huynh - Học sinh trong lớp đa số con gia đình bố mẹ làm công nhân, kinh tế gia đình còn khó khăn, chưa đầu tư cho hoạt động giáo dục và học tập của con nhiều. Phụ huynh còn phải lo cơm áo gạo tiền chưa có thời gian đồng hành cùng con. - Nhiều bố mẹ lại quá tin tưởng và hi vọng vào con cái quá nhiều, chạy đua theo trào lưu xã hội ép con phải trở nên hoàn hảo theo cách của bố mẹ mà không biết được rõ năng lực của con mình gây ra áp lực cho con, dễ nảy sinh mâu thuẫn không thể chia sẻ. - Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, phụ huynh đều tiếp cận những thông tin trái chiều nhưng chưa có sự chọn lọc nên chưa có sự thấu hiểu và chia sẻ với giáo viên. Tôi đã tiến hành làm khảo ở phụ huynh Kết quả khảo sát phụ huynh lớp 5H vào đầu năm học trên tổng số 39 phụ huynh.
  • 11. 11 Thứ tự Câu hỏi khảo sát Mức độ, lý do 1 Bố mẹ đã hài lòng về con của mình chưa Rất hài lòng Hài lòng Chưa hài lòng 9 23% 11 28% 19 49% 2 Bố mẹ có hài lòng về trường học về phương pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm Rất hài lòng Hài lòng Chưa hài lòng 15 38% 11 28% 13 34% 3 Mức độ hiểu con Hiểu 100 % Từ 70-80% Dưới 50 % 3 8% 17 43% 19 49% 4 Bố mẹ đã dành ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để chia sẻ việc học cùng con Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi 13 34% 8 21% 18 45% 5 Bố mẹ đã đến trường tham gia hoạt động ngoại khoá cùng con chưa Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 9 23% 14 36% 16 41% 6 Bố mẹ suy nghĩ thế nào về cuộc họp phụ huynh hàng kỳ. Rất bổ ích Vừa phải Khá nặng nề 7 18% 11 28% 21 54% Qua kết quả bảng khảo sát tôi thấy : - Tỉ lệ bố mẹ chưa cảm thấy hài lòng về con mình rất cao, chiếm 49%. Nhiều bố mẹ chưa hiểu con mình. Rất ít bố mẹ sắp xếp được thời gian để đến trường đồng
  • 12. 12 hành và tham gia các hoạt động cùng con. Bố mẹ còn chưa bày cho con học, chia sẻ việc học với con. - Hơn một nửa số phụ huynh còn cảm thấy cuộc họp phụ huynh hàng kỳ rất căng thẳng và nặng nề. Hầu như chủ thể giáo dục, khách thể giáo dục chưa tìm được tiếng nói chung. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, năm học 2022 - 2023, tôi luôn trăn trở và tìm nhiều biện pháp để xây dựng lớp học hạnh phúc, thầy cô, học sinh, phụ huynh hạnh phúc, trường học hạnh phúc và hướng tới cả xã hội hạnh phúc mới. Để thực hiện được điều đó tôi xin đề xuất các biện pháp sau: III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC Biện pháp 1. Giáo viên phải là người hạnh phúc và biết cách lan tỏa hạnh phúc tới học sinh. Có thể nói, người giáo viên chủ nhiệm có sức lan tỏa đặc biệt tới tất cả các học sinh trong lớp, giáo viên chủ nhiệm được coi là người mẹ thứ 2 trong lòng học trò. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải thật sự hạnh phúc và biết cách lan tỏa hạnh phúc tới mọi người. - Giáo viên chủ nhiệm cần tự tìm kiếm hạnh phúc từ những điều bình dị, có đam mê nhiệt huyết với nghề. “Dưới ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Từ xưa đến nay nghề giáo viên luôn luôn là nghề được toàn xã hội tôn vinh và coi trọng. Được làm một giáo viên chúng ta thật luôn vinh dự và tự hào, chính vì điều đó mà chúng ta luôn cảm thấy hạnh phúc với nghề và tâm thế mỗi ngày đến trường luôn là một ngày vui. Tuy nhiên thực tế hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự xâm nhập của anh hùng bàn phím mạng xã hội đã đưa nghề giáo đi theo nhiều chiều hướng gây nên những áp lực nặng nề cho giáo viên. Mỗi ngày chúng ta lại bắt gặp những thông tin giáo viên viết đơn thư xin ra khỏi ngành, giáo viên vì áp lực quá xin nghỉ việc, giáo viên bị học sinh phụ huynh đe dọa.... những hạnh phúc bấy lâu nay với nghề bỗng chốc thay vào những khó khăn áp lực.Thế nhưng chúng ta đã đam mê cống hiến cho nghề thì không nên nản chí mà cần tìm kiếm hạnh phúc với nghề của mình ở những phương diện khác. Để tìm kiếm hạnh phúc với nghề tôi thường làm như sau:
  • 13. 13 Ví dụ 1: Xem các chương trình để tìm kiếm hạnh phúc với nghề như chương trình “ Thầy cô chúng ta đã thay đổi” để lắng nghe những chia sẻ, lưu lại những câu nói bổ ích để làm kim chỉ nam cho mình. (Những câu nói hay giáo viên chia sẻ ở diễn đàn để chúng ta tìm kiếm hạnh phúc) - Tự tìm kiếm hạnh phúc và lan tỏa hạnh phúc cùng đồng nghiệp nơi mình công tác. Ví dụ 2: Tham gia giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao với đồng nghiệp và với trường bạn. - Giáo viên cần lan tỏa hạnh phúc tới học sinh Yêu thương trong trường học đó là sự quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và bao dung, đó là sự hạnh phúc khi giáo viên luôn quan tâm học sinh không thờ ơ vô cảm, ân cần dạy dỗ những bài học hay, chắp cánh cho các em tiếp cận tri thức mới. Cấp học Tiểu học kế hoạch dạy học hiện nay các em đi học 2 buổi / ngày, thời gian các em ở trường tương đối nhiều vì thế người giáo viên chủ nhiệm phải là người làm tiếp nhiệm vụ của bố mẹ các em là yêu thương, quan tâm chia sẻ với các em. Là người đồng hành, trò chuyện làm cho các em cảm thấy trường học là nhà, thầy cô là bố mẹ, bạn bè là anh chị em. Vì vậy, một người giáo viên chủ nhiệm hạnh phúc sẽ có rất nhiều cách để lan toả hạnh phúc tới học sinh,mỗi thầy cô giáo trao đi yêu thương và
  • 14. 14 lan tỏa hạnh phúc bằng những hành động cụ thể, quan tâm từng hoàn cảnh học sinh, nắm bắt tâm sinh lí của từng em, năng lực của từng em để có những việc làm cụ thể và phương pháp giáo dục hiệu quả, phù hợp nhất. Đối với tôi, cụ thể tôi thường làm như sau : Ví dụ 3: - Mỗi sáng đến trường đến sớm, đứng ở cửa lớp và có biển hướng dẫn các cách chào hỏi, học sinh lựa chọn cách chào hỏi mình mong muốn và cùng thực hiện với cô giáo. - Xóa bỏ hàng rào ngăn cách và truyền đạt sự đồng cảm với học trò bằng cách nói với học trò về những suy nghĩ của mình về việc làm của học trò với cái nhìn cùng lứa tuổi. Kể những câu chuyện của bản thân đã từng trải qua, đã từng làm (giống như học trò) để từ đó đưa ra cách nhìn khi cùng lứa tuổi và cách nhìn của một người từng trải. - Luôn quan tâm chia sẻ, tâm sự với các em nhất là những em thiệt thòi về tình cảm gia đình. Ví dụ 4: Lớp tôi chủ nhiệm có em Hoàng Văn Quân và em Nguyễn Đình Bá là học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ, trong quá trình dạy học cũng như tổ chức các hoạt động tôi sẽ chú ý hơn tới các em, luôn bên cạnh tâm sự cùng các em. Mỗi tháng tôi sẽ gửi tới các em 1 món quà và gửi những lời chia sẻ động viên qua bức thư . Trích nội dung thư gửi học sinh Gửi em- cậu học trò dũng cảm của cô ! Thế là cô trò mình đã gắn bó với nhau được hơn 1 tháng rồi em nhỉ? Cô thật vui khi được là giáo viên chủ nhiệm của em. Cô chia sẻ với những nỗi buồn em đã và đang phải trải qua. Cô hi vọng rằng mình sẽ là một người thân em tin tưởng để có thể chia sẻ bớt những nỗi buồn của em. Đình Bá ơi, trong cuộc sống có những điều không may mắn đến với em nhưng xung quanh em còn có thầy cô, bè bạn, em không hề cô đơn đâu nhé. Các bạn trong lớp rất vui khi có em là bạn, các bạn tự hào vì em rất giỏi môn bóng đá đấy,trong lòng các bạn em là một cầu thủ giỏi, em hãy viết tiếp ước mơ của mình trong sự cố vũ của các bạn. Cô và các bạn tin tưởng ở em, tin em sẽ làm được.
  • 15. 15 Cô vẫn luôn dõi theo em và mong em sẽ luôn nỗ lực cố gắng nhiều hơn nữa. Luôn là người cháu ngoan, hiếu thảo của ông bà, là cậu con trai mạnh mẽ của bố mẹ, cậu học trò chăm chỉ của cô em nhé. Cô gửi tới em thật nhiều tình yêu thương và hi vọng ! Cảm ơn em vì đã là học trò của cô, là một mảnh ghép tạo nên hạnh phúc trong cuộc đời sự nghiệp trồng người của cô. Cô giáo của em Trần Thị Thùy (Dành thời gian tâm sự với em Bá, tổ chức sinh nhật cho em Quân) Biện pháp 2. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá để có tiết học hạnh phúc Tiết học hạnh phúc là khi giáo viên “cuốn” học sinh vào kiến thức, bài giảng của mình. Như vậy, các em sẽ thấy được niềm vui, thích học và không có áp lực trong từng tiết học. Để học sinh tích cực trong giờ học, nhất định giáo viên phải biến kiến thức trừu tượng thành đơn giản nhất. Giáo viên phải là người nắm rõ được mức độ năng lực nhận thức để đưa ra câu hỏi phù hợp với từng em. Khi trả lời được câu hỏi của giáo viên cũng là lúc học sinh cảm thấy tự tin, phấn khởi học tập nhất. Sẽ không thể có tiết học hiệu quả, giờ học hạnh phúc dành cho học sinh nếu thầy cô không vững vàng kiến thức và đặc biệt sự khéo léo, linh hoạt trong nghiệp vụ sư phạm. Trong từng tiết học, giáo viên cần động viên, khích lệ kịp thời; trân trọng ý kiến của học trò…Một giờ học hạnh phúc là khi học sinh được chủ động tiếp cận kiến thức không có sự áp đặt từ giáo viên. Điều đó cũng giúp quá trình nắm bắt kiến thức nhanh và hiệu quả, đặc biệt tạo ra không khí tiết học vui vẻ, nhẹ nhàng, hào hứng.
  • 16. 16 Đối với học sinh Tiểu học, giờ học hay, vui nhộn, sinh động, phương pháp học mới lạ sẽ tăng tính hứng thú, giảm bớt sự nhàm chán, các em sẽ tiếp thu bài một cách tích cực hơn.Vì vậy tôi luôn chú trọng đổi mới phương pháp dạy học để tăng tính mới lạ cho bài giảng cũng như chú trọng cho học sinh được hoạt động tích cực. Ví dụ 4 Hiện nay lớp học có thiết bị công nghệ hiện đại như ti vi, đó là phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy học cực kỳ hiệu quả nên đối với các bài học tôi luôn thiết kế powerpoint độc đáo khiến học sinh thích thú hào hứng học (Slide môn Khoa học bài Dùng thuốc an toàn)
  • 17. 17 (Slide môn Toán phù hợp thực tiễn lễ Noel) - Trong quá trình dạy đổi mới phương pháp dạy học chú trọng vào phát triển năng lực học sinh, tăng hoạt động trải nghiệm, học sinh được thực hành nhiều hơn, giảm lý thuyết suông, lối dạy truyền thụ. Nếu lớp học truyền thống là dạy học theo khuôn mẫu, các em học theo chỉ dẫn của sách giáo khoa và học những gì được trình bày trong sách giáo khoa thì lớp học hạnh phúc lại được phát triển theo một mô hình khác. Đó là một phương pháp dạy học lấy học sinh và cảm xúc của học sinh làm trung tâm, học sinh học không phải theo kiểu nhồi nhét mà các em được kích thích hứng thú phát triển theo sự yêu thích say mê và sáng tạo.Các kiến thức chương trình được thiết kế để tăng tính trải nghiệm thực hành nhiều hơn lý thuyết suông. Không gian lớp học cũng không còn gò bó chỉ trong lớp mà còn kết hợp thay đổi không gian ngoài lớp học để các em cảm nhận về thế giới xung quanh. Ví dụ 5 - Dạy môn Khoa học tôi thiết kế theo chuyên đề dạy học dự án
  • 18. 18 (Lớp học là sân khấu hóa để học sinh vừa học vừa trải nghiệm và thể hiện tài năng của bản thân) - Dạy Tập làm văn tả cảnh vốn sống của học sinh ít nên tôi thay đổi không gian lớp học, cho học sinh trải nghiệm và ghi chép những điều mình quan sát được vào sổ tay. (Thay đổi không gian lớp học giúp học sinh học tập tích cực hơn) Đồng thời, giáo viên cũng cần phải đổi mới phương pháp đánh giá học sinh, chú trọng đánh giá vì sự tiến bộ của các em, hạn chế dùng một quy chuẩn chung cho cả lớp vì mỗi em có một khả năng riêng. Người giáo viên không nên quá kỳ vọng vào học sinh, điều quan trọng nhất là phải xác định chính xác khả năng của từng học sinh để từ đó đặt ra mục tiêu phù hợp.Giáo viên chấp nhận sự khác biệt về hoàn cảnh, sức khỏe, tâm lý, trí tuệ của học sinh. Để tiết học hạnh phúc tôi luôn quan tâm đối xử bình đẳng với những học sinh khó khăn trong học tập, học sinh yếu thế để các em cũng tìm kiếm được niềm vui của việc học. Ví dụ 6
  • 19. 19 Trong giờ học Toán, em Nguyễn Tuyết Nhi chưa tiếp thu được bài mới, em hổng kiến thức cũ vì vậy tôi sẽ ra bài tập riêng cho em làm, giờ ra chơi thường kèm riêng 1 cô 1 trò. Dùng lời nhận xét nhẹ nhàng mang tính động viên khích lệ khi chấm bài, chú trọng vào cái em đã làm được hơn là soi vào cái em chưa làm được. (Lời nhận xét mang tính động viên khích lệ) Trong quá trình đánh giá sử dụng phương pháp đánh giá đa chiều, nhiều nguồn thông tin để tránh cái nhìn phiến diện, đồng thời cũng tạo sự khách quan. Đó là lấy đánh giá của giáo viên làm cốt lõi và kết hợp tự đánh giá của học sinh và sự phối hợp đánh giá của phụ huynh. Việc làm này thể hiện sự dân chủ, đồng thời học sinh cũng có tinh thần trách nhiệm với việc học của mình hơn, rèn đức tính trung thực thật thà. Bên cạnh đó cũng tăng mối quan hệ phối hợp cùng giáo dục giữa gia đình và nhà trường, bố mẹ cũng kịp thời nắm bắt được thông tin của con và có trách nhiệm trong việc giáo dục con cái. Ví dụ 7 : Cuối mỗi tháng tôi sẽ tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra tổng hợp kiến thức, kết hợp sử dụng kết quả của sổ theo dõi hằng ngày. Ngày cuối tháng sẽ phát cho các em phiếu tự đánh giá việc học tập và rèn luyện của bản thân, và gửi bố mẹ các em google form biểu mẫu đánh giá của bố mẹ về việc học, rèn luyện ở nhà của các em. Sau đó tôi sẽ tiến hành tổng hợp và đưa ra những phương án học tập rèn luyện phù hợp và kịp thời nhất cho các em.
  • 20. 20 (Hình ảnh phiếu đánh giá của học sinh và google form của phụ huynh ) Bên cạnh đó ,đôi lúc trong giảng dạy chúng ta quá nặng nề, cứ nghĩ kỷ luật là hình thức tốt nhất để rèn luyện học sinh nhưng chúng ta quên mất các em đang ở độ tuổi chưa đủ lớn để áp dụng kỷ luật. Ở giai đoạn lớp 5 tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi, các em biết xấu hổ khi cô phê bình hay đánh mắng. Vì vậy chúng ta cứ kỷ luật, đánh, mắng sẽ làm tổn thương sâu sắc tới các em. Nhiều em khi bị cô giáo phạt sẽ khiến các em tự ti, sống khép mình, ngại giao tiếp chia sẻ với cô thậm chí các em còn cáu giận với cô giáo và từ đó khiến các em chán ghét môn học và việc học tập của mình. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người đưa ra những biện pháp kích thích hứng thú học tập để các em tự ý thức tạo động cơ học tập cho mình, việc học cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn và bầu không khí cũng bớt căng thẳng. Thay vì quát mắng chúng ta sẽ khen và tuyên dương các em nhiều hơn, khen bạn này sẽ là tấm gương để các bạn khác noi theo và phấn đấu. Một lời khen có giá trị và phát huy tác dụng là khi chúng ta khen đúng lúc, chúng chỗ và đúng người. Ví dụ 8 Đầu năm, tôi sẽ gửi tặng mỗi em một quyển sổ thi đua, mỗi lần các em giơ tay phát biểu xây dựng bài, tham gia hoạt động phong trào của lớp sẽ được thưởng 1 sao. Cuối mỗi tuần tiết sinh hoạt lớp học sinh sẽ tự tổng hợp sao của mình để cô giáo khen thưởng. Vì lớp sẽ có những em có năng lực tốt và những em yếu thế hơn nên để các em cùng có cơ hội được khen tôi sẽ dành 5 thư khen các em xuất sắc và 5 thư khen dành cho các em có nhiều tiến bộ. Cuối tháng sẽ tổng hợp và có thêm cho các em 1 phần quà.
  • 21. 21 (Học sinh hào hứng với phong trào thi đua và khen thưởng ) Biện pháp 3. Thiết kế, trang trí không gian lớp học an toàn, hạnh phúc Không gian lớp học có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc. Đây là yếu tố tiên quyết đầu tiên để giáo viên và học sinh cảm thấy hạnh phúc. Bước chân vào một không gian lớp sạch sẽ, cơ sở vật chất khang trang, đủ ánh sáng, thoáng mát. Đầy đủ thiết bị như ti vi, điều hoà, quạt mát... và những hình ảnh trang trí góc học tập, bảng nội quy, bố trí khoa học đẹp mắt góp phần tạo cho các em nhận thức về cái đẹp và có ý thức giữ gìn trường lớp của mình xanh – sạch – đẹp. Nó có tác dụng giúp các em học tốt và thêm yêu trường- yêu lớp của mình hơn, các em có thêm niềm vui đến trường:“ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Chính vì vậy tôi luôn chú trọng về trang trí không gian lớp đảm bảo tiêu chí đẹp, gọn gàng không rườm rà, loè loẹt và đảm bảo an toàn. Lớp học trang trí không gian xanh sẽ giúp giáo viên và học sinh thư giãn sau giờ học. Ví dụ 9 - Chọn màu sắc rèm cửa là màu xanh để dịu mắt - Bàn ghế và bảng biểu trong lớp phối hợp với phụ huynh 1 tháng kiểm tra ốc vít 1 lần để đảm bảo an toàn. - Các thiết biệt điện có vỏ bảo vệ và thường xuyên kiểm tra độ an toàn - Các nội quy trong lớp màu sắc đẹp mắt, nội dung hạn chế các từ nặng nề như “không, hãy....”
  • 22. 22 Ở độ tuổi là học sinh lớp 5 các em đã biết tự ý thức trang trí cho lớp học của mình. Vì vậy tôi luôn để cho các em lên ý tưởng và cùng phối hợp với nhau để trang trí lớp học. Thông qua đó giáo dục cho các em biết yêu lao động, những góc lớp nhỏ xinh là thành quả lao động sáng tạo từ chính đôi bàn tay của mình sẽ khiến các em yêu trường yêu lớp hơn và các em sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc khi được học trong môi trường đó. (Hình ảnh học sinh chăm sóc cây hoa để trang trí lớp) Biện pháp 4. Tạo niềm tin, sự tôn trọng và ghi nhận học trò, tạo cơ hội để các em thể hiện năng lực của bản thân. Đôi lúc trong cuộc sống chúng ta cứ mặc định học sinh là trẻ con nên thường sợ các em làm sai và vì thế chúng ta không tin tưởng các em. Nhưng thực tế khi được tin tưởng của thầy cô các em sẽ nỗ lực hết mình, một câu nói “cô tin em làm được” bỗng chốc những rào cản khó khăn trôi qua, các em sẵn sàng nhận nhiệm vụ với sự hào hứng, phấn khởi, đó chính là hạnh phúc tạo nên thành công. Sự tin tưởng của thầy cô chính là chìa khóa để gắn kết mối quan hệ giáo viên và học sinh, giúp các em cảm thấy phải luôn nỗ lực cố gắng để không làm thầy cô thất vọng. Khi có sự tin tưởng của thầy cô các em sẽ có một điểm tựa để dũng cảm để đối mặt với các thử thách học tập. Lúc này các em sẽ không sợ hãi, nghi ngờ khả năng của bản thân mình nữa. Ví dụ 10 - Trong quá trình dạy học, khi ra bài tập cho học sinh làm, sau khi giáo viên ra đề các em luôn bảo đề quá khó cháu không thể làm được,…. Những lúc này tôi luôn hướng dẫn gợi mở và động viên các em, cô nghĩ đề này các em chưa suy nghĩ, cô
  • 23. 23 nghĩ nếu các em cố gắng hơn một tí nữa các em sẽ làm được, thậm chí các em còn làm được những bài khó hơn nữa. Nghe lời động viên của cô hầu hết các em đều đặt bút xuống và cố gắng để tìm phương pháp giải bài tập.Các em học tập có hứng thú hơn, có động lực đó là để chứng minh năng lực của bản thân với cô giáo nên kết quả học tập cũng cao hơn. - Tuy nhiên, trong một lớp học có những em đôi lúc làm sai, chúng ta đừng quá vội vàng trách phạt và không dám mạo hiểm trao cơ hội và sự tin tưởng cho các em. Với trẻ độ tuổi Tiểu học các em phải sai và được sai, mỗi lần sai là một cơ hội để các em nhận ra yếu điểm và lỗi của mình để khắc phục. Chính vì vậy, người giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng đó là thầy cô phải bao dung và có niềm tin vào các em để các em có động lực vượt qua khó khăn của bản thân mình. Đối với những trường hợp này tôi sẽ tin tưởng các em theo hình thức gia hạn thời gian, cho các em thêm thời gian như cô tin hôm nay em chưa làm được nhưng chắc chắn em suy nghĩ đến thứ sáu em sẽ tìm ra cách giải. Bên cạnh đó, tiêu chí cốt lõi của xây dựng lớp học hạnh phúc đó chính là sự tôn trọng. Mọi thành viên trong lớp đều được tôn trọng, đảm bảo an toàn, không phân biệt đối xử và kì thị; mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch của lớp đều được đưa ra bàn bạc, thảo luận, lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực; thầy cô phân công nhiệm vụ cho học sinh một cách công bằng, hợp lí, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân. Đôi lúc giáo viên sợ các em không trả lời được mà không gọi, không lắng nghe ý kiến phát biểu của những học sinh mức độ tiếp thu còn hạn chế, nhưng đối với lớp học hạnh phúc là tất cả học sinh đều phải được bày tỏ quan điểm ý kiến của mình, giáo viên phải tôn trọng ý kiến của các em nếu sai thì hướng dẫn các em sửa, không được gạt bỏ, phê bình. Tạo cơ hội cho các em nói ra cảm xúc của mình. Vì qua đó sẽ giúp các em tự tin, hòa đồng với bạn bè hơn. Qua đó rèn cho các em ý thức chung từ việc tự ý thức về bản thân, nhận thức của bản thân. Tôn trọng cảm xúc đây cũng là một việc làm quan trọng trong xây dựng lớp học hạnh phúc. Bởi vì các em cũng như người lớn, các em cần được bày tỏ ý kiến, cần được tôn trọng và cần được lắng nghe. Ví dụ 11 : Trong lớp học để các em được bày tỏ ý kiến quan điểm của mình trong phong trào học tập và xây dựng lớp thì tôi luôn có hộp thư “Điều em muốn nói” các em sẽ viết và gửi vào đó những suy nghĩ, ý kiến của bản thân mình. Giáo viên sẽ đọc vào cuối mỗi tuần. Đó cũng là một cách để lắng nghe và tôn trọng học sinh. Hộp thư Điều em muốn nói
  • 24. 24 Tôn trọng còn được thể hiện ở việc giáo viên chấp nhận những bản sắc văn hóa, tín ngưỡng riêng của các em và gia đình. Ví dụ 12: Trường tôi dạy là vùng có học sinh công giáo. Đối với học sinh công giáo ngoài việc học chính khóa ở trường các em còn có những buổi học giáo lí ở nhà thờ. Trong năm học các em sẽ có một vài ngày lễ quan trọng như lễ Giáng sinh, lễ trọng… những ngày này các em sẽ xin phép nghỉ học, tôi sẽ tạo điều kiện để các em tham gia tín ngưỡng của gia đình Thiệp chúc mừng Giáng sinh có phương án bù phần kiến thức đó như tranh thủ dặn các em ngày mai đến lớp sớm hơn cô sẽ hướng dẫn lại bài tập để vào buổi học chính các em theo kịp tiến độ của lớp. Đồng thời vào dịp lễ Giáng sinh tôi sẽ gửi những món quà và lời chúc tới các em và gia đình để chia sẻ niềm vui. Ngoài việc giáo viên tôn trọng học sinh chúng ta còn cần phải giáo dục các em tôn trọng lẫn nhau, vì nếu tôn trọng nhau các em sẽ biết lắng nghe và chia sẻ để xây dựng một lớp học đoàn kết. Hướng dẫn các em biết tôn trọng ý kiến của bạn đó chính là sự im lặng để lắng nghe bạn nói, sự chia sẻ phản hồi với những ý kiến bạn đưa ra. Tôn trọng cách ăn mặc của bạn, tôn trọng gia đình bạn dù nghèo khó hay giàu sang, không được miệt thị , khinh thường. Cuối cùng khi có niềm tin và sự tôn trọng giáo viên cần phải ghi nhận những nỗ lực cố gắng của học trò, ghi nhận thành quả của các em dù là những thành tích hay sự tiến bộ ít nhất thậm chí đó chỉ là một sự cố gắng chưa có kết quả. Chính vì thế tôi luôn tạo cơ hội cho các em tự phát huy hết khả năng của bản thân mình, tin tưởng các em và ghi nhận những kết quả mà các em đã cố gắng. Ví dụ 13 Tổ chức đại hội chi đội giáo viên chỉ hướng dẫn, học sinh tự điều hành, các em tự bình bầu ban cán sự lớp, giáo viên không can thiệp vào kết quả bầu cử. ( Học sinh tự điều hành đại hội chi đội, được tự bầu ban can sự lớp)
  • 25. 25 Biện pháp 5. Tạo ra những bữa ăn giấc ngủ bán trú hạnh phúc. Công tác bán trú góp phần hỗ trợ cho các bậc phụ huynh về mặt chăm lo, quản lý con em sau giờ học chính khóa. Thực hiện vai trò chăm lo sức khỏe, tâm lý, phát triển toàn diện cho học sinh, tạo nên sự giáo dục đồng bộ trong nhà trường. Thời gian học sinh ở trường được sống trong môi trường khép kín từ ăn, ngủ đến nghỉ ngơi, vui chơi. Góp phần tăng cường tính tập thể, tính đoàn kết bạn bè, tình cảm thầy trò. Học sinh Tiểu học là độ tuổi trong giai đoạn phát triển nhất là đối với học sinh lớp 5, các em đang bắt đầu tuổi dậy thì nên việc ăn uống nghỉ ngơi hợp lí có vai trò vô cùng quan trọng. Đây là lứa tuổi mà cơ thể và tâm lý bắt đầu chuyển qua một giai đoạn mới rất quan trọng cho việc phát triển thể chất và tinh thần. Buổi trưa ở lại trường bữa ăn trưa chính là bữa ăn chính trong ngày của các em, cung cấp năng lượng cho một ngày dài học tập, ông bà xưa cũng từng nói bữa ăn vui vẻ hạnh phúc còn cung cấp năng lượng gấp đôi bởi lúc cảm xúc của các em thoải mái hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn vì vậy giáo viên phải biết cách để giữ tâm trạng vui vẻ cho các em mỗi giờ ăn trưa. Giáo viên chủ nhiệm phải theo dõi quá trình ăn uống của học sinh, kịp thời phát hiện những tình huống xảy ra. Nắm rõ sở thích, những món ăn yêu thích và dị ứng, có sổ nhật ký ghi chép và theo dõi hàng ngày. Hướng dẫn các em và cùng các em lao động để giữ không gian lớp luôn sạch sẽ đảm bảo vệ sinh để môi trường ăn ngủ của các em luôn đảm bảo. Giáo viên cũng phải là người phân chia thời gian biểu buổi trưa để các hoạt động của các em vào buổi trưa luôn cân đối. Việc thực hiện bán trú tại trường phần lớn phụ thuộc vào sự quan tâm và tình yêu thương của giáo viên chủ nhiệm đối với học sinh của mình. Chính vì vậy để làm tốt công tác bán trú giáo viên không phải chỉ cần chuyên môn giỏi mà cần phải có một trái tim yêu thương và tinh thần trách nhiệm. Để làm tốt công tác chăm sóc bán trú tôi luôn đặt ra mục tiêu tạo ra cho các em những bữa ăn ngon miệng và giấc ngủ thoái mái nhất, để làm tốt điều này tôi thường làm như sau: Ví dụ 14 - Đầu năm học xây dựng nội quy bán trú, phổ biến cho học sinh để các em vào nề nếp hạn chế phải nhắc hàng ngày. - Tạo niềm vui lao động cho các em bằng cách hướng dẫn các em làm việc vừa sức với mình để tự phục vụ bữa ăn. - Chia cơm chú ý nâng niu bữa ăn, bày trí đẹp mắt để học sinh ăn ngon miệng. Trước giờ ngủ sẽ mở phim hoạt hình, chuyện cổ tích hoặc cho học sinh đọc truyện 20 phút trước khi ngủ.
  • 26. 26 ( Bữa ăn ngon miệng và cùng đọc sách trước khi ngủ ) Biện pháp 6. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với nhà trường và phụ huynh để tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm tăng tính đoàn kết yêu thương giữa các thành viên trong lớp học. Hoạt động ngoại khóa là một trong những mảng quan trọng trong kế hoạch và chương trình giáo dục của nhà trường để hướng tới học sinh phát triển toàn diện. Hoạt động ngoại khóa làm tăng hiệu quả giáo dục giúp học sinh đỡ căng thẳng trong các giờ học chính khóa. Hầu hết học sinh Tiểu học các em đều rất hứng thú khi được tham gia các hoạt động ngoại khóa bởi theo chương trình mới học 2 buổi/ ngày lịch học dày đặc khiến cho các em cảm thấy việc học trở nên căng thẳng. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thể chất và sức khỏe, tinh thần của các em. Chính vì vậy hoạt động ngoại khóa sẽ giúp các em giải tỏa được tâm trạng lấy lại được hứng thú học tập. Ở đó các em sẽ được trải nghiệm nhiều hơn, có cơ hội để thể hiện năng khiếu và những tài năng của bản thân. Các em còn được tham gia trải nghiệm rèn kỹ năng sống và mở rộng các kiến thức xã hội. Ngoại khóa còn là cơ hội để các em làm việc tập thể, cùng đồng sức đồng lòng nên thường sau hoạt động các thành viên trong lớp sẽ thêm gắn bó và đoàn kết. Sau mỗi chương trình hoạt động ngoại khóa chúng ta không thể phủ nhận mặt tích cực mà hoạt động mang lại đó chính là tinh thần của các em được cải thiện theo hướng tích cực. Hoạt động ngoại khóa cũng chính là cơ hội để giáo viên và học sinh cởi bỏ được tấm áo nặng nề, căng thẳng của những giờ học. Bởi khi tổ chức hoạt động ngoại khóa giáo viên không còn áp lực bài vở, kiến thức cho học sinh chính. Muốn hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả cao giáo viên cần xây dựng các kế hoạch cụ thể, có sự chuẩn bị chu đáo. Thông thường hoạt động ngoại khóa không ràng buộc hoạt động học tập nên giáo viên sẽ không kiểm soát học sinh quá nhiều. Vì thế thầy cô sẽ không bao quát được học sinh của mình điều đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động. Vì thế giáo viên cũng phải thoát vai người cô thay vào đó là người bạn sẵn sàng chơi cùng các em, trải nghiệm cuàng các em để thấu hiểu các em hơn.
  • 27. 27 Ví dụ 15 - Tổ chức hoạt động trải nghiệm hành hương về địa chỉ đỏ - Trải nghiệm một ngày làm chiến sĩ - Hoạt động ngoài giờ lên lớp chào mừng ngày 20/ 10 tặng hoa cho các bạn nữ, viết thư gửi mẹ hiền. - Tổ chức sinh nhật cho học sinh theo tháng
  • 28. 28 Biện pháp 7. Xây dựng mối quan hệ giáo dục đa chiều, phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, giáo dục là hoạt động cần có sự phối hợp chung tay của các cá nhân và tổ chức, nhà trường không thể đứng biệt lập, tự thân vận động. Mối quan hệ giữa gia đình, xã hội và nhà trường phải luôn đảm bảo có sự đồng thuận trong quá trình giáo dục, chăm sóc và nuôi dạy các em trưởng thành. Vì vậy giáo dục một đứa trẻ không thể là trách nhiệm riêng của một cá nhân giáo viên hay của tổ chức nhà trường. Nhà trường phải huy động được nguồn lực, vốn của xã hội để xây dựng đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học diễn ra, giáo dục dạy học cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Gia đình phải trao đổi với giáo viên về việc học của con em mình,đưa đón và đóng nộp đầy đủ các khoản theo quy định của nhà nước. Còn xã hội chịu trách nhiệm tạo ra một môi trường học tập an toàn, lành mạnh cho trẻ Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường phát triển một cách nhanh chóng, những giá trị vật chất bỗng chốc trở thành yếu tố nặng nề trong suy nghĩ của mọi người. Bên cạnh đó sự bùng nổ của mạng internet, những thông tin về giáo dục lại trở thành một chủ đề luôn nóng hổi để báo chí, anh hùng bàn phím đưa tin.Những thông tin không chính thống, không có sự kiểm duyệt kết hợp với quy luật theo trào lưu chung khiến cho các thông tin ngày càng sai lệch gây ra những hiểu lầm và bức xúc không đáng có trong dư luận xã hội.Chính vì vậy,nghề giáo không còn là nghề cao quý, lao động để tạo ra sản phẩm đặc biệt nữa mà nó cũng như là một nghề để phát triển kinh tế theo quy luật thị trường. Điều đó khiến cho những lần giáo viên và phụ huynh căng thẳng trong các cuộc họp phụ huynh, giáo viên ra sức giải thích, phụ huynh kiên trì bảo vệ ý kiến của mình. Mâu thuẫn từ những người làm hoạt động giáo dục và người phối hợp cùng giáo dục đã đến đỉnh điểm thì làm sao có thể mang lại hạnh phúc cho người được giáo dục. Thay vì cố gắng đi giải thích và thanh minh thầy cô hãy cố gắng làm thật nhiều những điều ý nghĩa để phụ huynh tự ghi nhận và công nhận sự cống hiến của thầy cô. Chúng ta hãy bắt đầu từ những cuộc họp phụ huynh, cố gắng sáng tạo nhiều hoạt động diễn đàn chia sẻ và thấu hiểu thay cho lối suy nghĩ cũ lệch lạc họp phụ huynh chỉ quan tâm nạp bao nhiêu tiền, khoản nào không phải nạp, hay là phê bình học sinh yếu kém trước tập thể . Để làm được điều này tôi đã xây dựng một số hoạt động cụ thể như: - Chiếu video những hoạt động của học sinh trong suốt thời gian vừa qua. - Thực hiện cho học sinh viết những điều muốn nói để gửi tới phụ huynh và phụ huynh sẽ viết lại những điều nhắn gửi tới con mình.
  • 29. 29 ( Học sinh háo hức viết những điều muốn nói gửi bố mẹ ) - Phụ huynh cùng làm khảo sát để kiểm tra mức độ hiểu con. Phụ huynh chia sẻ những thông tin về con mình cho giáo viên. Bên cạnh đó trong quá trình dạy học chúng ta cần vận động phối hợp phụ huynh cùng tham gia các hoạt động cùng giáo viên và học sinh. Hãy ghi lại thật nhiều những khoảnh khắc phụ huynh đồng hành cùng với cô trò thay vì chỉ lưu lại khoảnh khắc mỗi trò và cô. Chúng ta hãy gửi những lời cảm ơn sâu sắc, chân thành và ý nghĩa vào nhóm lớp sau mỗi hoạt động của phụ huynh.
  • 30. 30 ( Những khoảnh khắc phụ huynh cùng tham gia hoạt động với học sinh) IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua kinh nghiệm nhiều năm chủ nhiệm cùng với sự quản lí chỉ đạo của nhà trường, tôi nhận thấy việc áp dụng “ Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc” ở lớp tôi chủ nhiệm – lớp 5H trường Tiểu học Hưng Đông từ đầu năm học 2022- 2023 đến thời điểm hiện tại tôi tiến hành làm khảo sát và thu được một số kết quả cụ thể như sau . Kết quả khảo sát học sinh lớp 5H vào sau khi áp dụng biện pháp 6 tháng trên tổng số 39 học sinh. Thứ tự Câu hỏi khảo sát Mức độ, lý do 1 Em có thích được đến trường đi học không Rất thích Thích Không thích 20 51 % 19 49 % 0 0 % 2 Em đến trường đi học vì lí do nào Trường học thú vị Đi theo các bạn Bố mẹ bắt đi học 30 77 % 7 18 % 2 5 % 3 Em thấy không gian phòng học lớp mình đã đẹp, hiện đại và đầy đủ chưa Rất hiện đại Đầy đủ Chưa đầy đủ 12 31 % 25 64 % 2 5% 4 Ở lớp các tiết học em có thấy vui vẻ, học tập tích cực không ? Rất vui vẻ Vui vẻ Thật nhàm chán 25 64 % 13 33 % 1 3 %
  • 31. 31 5 Lúc đến trường em có còn ngại ngùng khi trò chuyện chia sẻ với giáo viên chủ nhiệm không ? Sẵn sàng chia sẻ Đôi khi Rất sợ, không dám chia sẻ 15 38% 20 52 % 4 10 % 6 Ở trường em có nhiều bạn bè tham gia vui chơi với nhau không Rất nhiều bạn Vừa phải Không có bạn 20 52 % 17 43 % 2 5 % 7 Bố mẹ có gây áp lực khi em không học tốt hoặc bị điểm kém. Bố mẹ động viên Bố mẹ không quan tâm Bố mẹ rất áp lực 32 82 % 3 8 % 4 10% Kết quả khảo sát phụ huynh lớp 5H sau khi áp dụng biện pháp trên tổng số 39 phụ huynh. Thứ tự Câu hỏi khảo sát Mức độ, lý do 1 Bố mẹ đã hài lòng về con của mình chưa Rất hài lòng Hài lòng Chưa hài lòng 15 38% 20 52 % 4 10 % 2 Bố mẹ có hài lòng về trường học về phương pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm Rất hài lòng Hài lòng Chưa hài lòng 25 64 % 12 31% 2 5% 3 Mức độ hiểu con Hiểu 100 % Từ 70-80% Dưới 50 % 12 31% 23 59 % 4 10 % 4 Bố mẹ đã dành ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để chia sẻ việc học cùng con Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi 20 51 % 12 31% 7 18 % 5 Bố mẹ đã đến trường tham gia hoạt động Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
  • 32. 32 ngoại khoá cùng con chưa 17 43% 16 41% 6 16 % 6 Bố mẹ suy nghĩ thế nào về cuộc họp phụ huynh hàng kỳ. Rất bổ ích Vừa phải Khá nặng nề 25 64 % 11 28% 3 8 % Qua bảng khảo sát cho thấy tỉ lệ học sinh thích đến trường, cảm thấy trường học thú vị, thích chia sẻ với giáo viên, có thật nhiều bạn bè, tỉ lệ phụ huynh hiểu con, đến trường đồng hành cùng con đã tăng lên rất nhiều. - Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh phát triển theo chiều hướng tích cực, các em gần gũi và chia sẻ cùng cô giáo. Luôn lắng nghe và thực hiện theo sự chỉ dẫn của cô. - Tình cảm gắn bó và tinh thần đoàn kết của các thành viên trong lớp học tăng lên. Các em biết quan tâm giúp đỡ, biết chia sẻ buồn vui và cùng giúp nhau học tập. - Lớp luôn tham gia đầy đủ các phong trào hoạt động như quyên góp ủng hộ Kỳ Sơn, góp sách xây dựng thư viện. - Kết quả học tập có nhiều tiến bộ, có nhiều học sinh chủ động, tích cực hơn. - Đa số phụ huynh đến lớp đều hài lòng. Họ cảm thấy yên tâm và tin tưởng nhà trường và giáo viên hơn.
  • 33. 33 PHẦN BA: KẾT LUẬN 1. Kết luận - Việc thực hiện “ xây dựng lớp học hạnh phúc” không chỉ là hưởng ứng cuộc vận động của ngành mà còn là tâm huyết của bản thân tôi. Tất cả chúng ta ai cũng đều mong muốn mình được làm việc trong một môi trường hạnh phúc để toàn tâm toàn ý cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Bản thân tôi cũng sẽ nỗ lực hết mình để cùng xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc và phối hợp lan tỏa mọi người cùng thực hiện bởi tôi luôn nhận thức rõ “muốn đi nhanh hãy đi một mình còn muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. - Phong trào “ Xây dựng lớp học hạnh phúc ” là một việc làm lâu dài đòi hỏi sự kiên trì, tinh thần khắc phục khó khăn và sự vận dụng linh hoạt các biện pháp để huy động tốt các lực lượng xã hội. - “Trường học hạnh phúc- Thầy cô hạnh phúc- Học sinh hạnh phúc” không chỉ là đích đến mà còn là khát vọng của toàn xã hội đã và đang hướng tới. Để mô hình trường học hạnh phúc không dừng lại ở khẩu hiệu, phong trào nhất thời, cần nâng cao nhận thức của toàn thể đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, phụ huynh và toàn xã hội trong việc kiến tạo môi trường học tập, giáo dục lành mạnh, nhân văn và tiến bộ. Tôi cũng hy vọng các biện pháp và đề tài này của tôi được nhân rộng hơn tới các lớp, khối trong trường và có thể lan tỏa đến toàn ngành giáo dục để các em học sinh thực sự hạnh phúc, thực sự: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 2. Bài học kinh nghiệm Qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy rằng: Để thực hiện được tốt và có hiệu quả các biện pháp để xây dựng lớp học hạnh phúc thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các biện pháp trên. Đồng thời khi thực hiện các biện pháp phải dựa vào điều kiện thực tế và mức độ năng lực của học sinh lớp mình. Khi thực hiện vận dụng các biện pháp cần lấy đối tượng học sinh làm trung tâm, khuyến khích động viên các em thực hiện, không ép buộc. Quá trình thực hiện cần thời gian, không quá nóng vội rút ngắn. Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của giáo viên – phụ huynh – học sinh. 3. Đề xuất 3.1 Đối với cấp quản lí - Thường xuyên tham mưu chỉ đạo, là tổ tư vấn nhiệt tình, cảm thông và chia sẻ với giáo viên trong quá trình dạy học để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục. - Đảm bảo đủ cơ sở vật chất, tạo môi trường dạy và học đầy đủ nhất cho giáo viên và học sinh. - Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tập huấn, bàn tròn, thảo luận để chỉ đạo giáo viên xây dựng lớp học hạnh phúc một cách đại trà để hướng tới trường học hạnh phúc.
  • 34. 34 3.2 Đối với giáo viên - Phải yêu nghề và cống hiến, luôn tràn đầy đam mê nhiệt huyết, năng động sáng tạo. - Thường xuyên học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, học từ nhiều kênh thông tin khác nhau như đồng nghiệp, sách báo, mạng internet……. - Biết kiềm chế và làm chủ cảm xúc của bản thân. Tự tạo ra hạnh phúc cho chính mình mới có thể lan tỏa hạnh phúc tới người khác. Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi đã trải nghiệm và đúc rút trong quá trình giảng dạy. Bước đầu đã có những chuyển biến và hiệu quả thiết thực. Hi vọng những kinh nghiệm này sẽ góp phần nhỏ bé vào hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng sáng kiến “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc” không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý chân thành của các đồng nghiệp, của Ban giám khảo để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn! Tôi xin cam đoan nội dung sáng kiến do bản thân tích luỹ kinh nghiệm trong nhiều năm giảng dạy, được sử dụng lần đầu, không sao chép. Tôi xin chân thành cảm ơn! TP Vinh, tháng 03 năm 2023 Giáo viên Trần Thị Thùy