SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-------------------
TRẦN THỊ THU
BIÊN SOẠN VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP LỊCH SỬ
Ở LỚP 8 TRUNG HỌC CƠ SỞ
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hữu Chí
HÀ NỘI - 2012
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BT : Bài tập
CMTS : Cách mạng tư sản
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
PPDH : Phương pháp dạy học
SGK : Sách giáo khoa
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TNKQ : Trắc nghiệm khách quan
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................... 01
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 61
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................ 72
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 127
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ............................................................ 138
5. Cở sở phương pháp luận......................................................................... 138
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 149
7. Giả thuyết khoa học.............................................................................. 1510
8. Đóng góp của luận văn......................................................................... 1510
9. Cấu trúc của luận văn ........................................................................... 1510
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN
ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 1611
1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................... 1611
1.1.1. Cơ sở của việc biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử....................... 1611
1.1.2 Một số vấn đề lý luận về bài tập trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông........................................................................................................ 2318
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử ....... 4035
1.2. Cơ sở thực tiễn để biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử trong dạy học lịch
sử ở trường trung học cơ sở...................................................................... 4540
1.2.1. Đối với giáo viên............................................................................ 4540
1.2.2. Đối với học sinh ............................................................................. 4843
Chƣơng 2: BIÊN SOẠN VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP LỊCH SỬ Ở LỚP 8
................................................................................................................. 5247
2.1. Các yêu cầu của việc biên soạn bài tập trong dạy học lịch sử ............ 5247
2.1.1. Bài tập lịch sử phải gắn với nội dung, chương trình, sách giáo khoa
................................................................................................................. 5247
4
2.1.2. Bài tập đảm bảo tính vừa sức đồng thời phát huy được trí thông minh
sáng tạo của học sinh................................................................................ 5247
2.1.3. Đảm bảo tính hệ thống trong việc xác định nội dung để biên soạn bài
tập lịch sử................................................................................................. 5348
2.1.4. Đảm bảo tính đa dạng, toàn diện trong biên soạn bài tập lịch sử..... 5449
2.1.5. Bài tập lịch sử cần chính xác về nội dung và chuẩn mực về hình thức
................................................................................................................. 5550
2.2 Quy trình biên soạn bài tập lịch sử ..................................................... 5550
2.3. Biên soạn bài tập trong dạy học lịch sử ở lớp 8 trung học cơ sở (ví dụ
Phần lịch sử thế giới)................................................................................ 5752
2.3.1. Cấu trúc và nội dung cơ bản của chương trình lịch sử thế giới lớp 8
................................................................................................................. 5752
2.3.2. Biên soạn bài tập lịch sử trong dạy học phần lịch sử thế giới lớp 8. 6055
2.4. Sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử Lớp 8 phần lịch sử thế giới..... 9287
2.4.1. Sử dụng bài tập trên lớp.................................................................. 9287
2.4.2 Hướng dẫn làm bài tập lịch sử ở nhà ............................................... 9893
2.5 Thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 9994
2.5.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................... 9994
2.5.2. Đối tượng và địa bàn thực hiện..................................................... 10095
2.5.3. Nội dung thực nghiệm .................................................................. 10095
2.5.4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm............................................. 10095
2.5.5. Kết quả thực nghiệm..................................................................... 10196
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................... 10499
1. Kết luận.............................................................................................. 10499
2. Khuyến nghị..................................................................................... 105100
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 108103
PHỤ LỤC
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, chúng ta đang sống trong thế kỉ 21- thế kỉ của khoa học công
nghệ, kho tàng kiến thức nhân loại tăng theo cấp số nhân. Để theo kịp sự phát
triển của thời đại, hòa nhập với nền kinh tế thế giới, đòi hỏi sự nghiệp giáo
dục của Việt Nam phải đổi mới mạnh mẽ toàn diện và đồng bộ, nhằm đào tạo
ra những con người mới có trình độ văn hóa cao, có năng lực tư duy, năng lực
sáng tạo và có kĩ năng thực hành giỏi. Ở Việt Nam vấn đề này đang rất được
coi trọng. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã khẳng định: “ Giáo dục và
đào tạo là quốc sách hàng đầu ”, do đó “ phải đổi mới phương pháp dạy học
ở tất cả các cấp học, bậc học, khuyến khích tự học, áp dụng những phương
pháp giáo dục hiện đại để bỗi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực tự giải quyết vấn đề ”. Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành trung
ương Đảng lần thứ hai khóa VIII tháng 12 năm 1996 đã khẳng định vai trò
của môn Lịch sử cùng các môn học khác thuộc khoa học xã hội trong việc
hình thành nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ.
Các công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục của nước ta đã cho
thấy chất lượng học tập của học sinh nước ta đã có một số chuyển biến trong
những năm qua. Song đối chiếu với nhu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước vẫn còn thấp, còn nhiều
yếu kém, bất cập. Đa số học sinh vẫn còn thiên về cách học tích lũy tri thức
trong sách giáo khoa, coi trọng ghi nhớ sự kiện, công thức, quy trình, quen
làm theo mẫu đã cho, học theo lối học thuộc lòng.
Trên thực tế hiện nay vai trò của bộ môn Lịch sử chưa được quan niệm
đúng nên làm giảm sút chất lượng giáo dục của bộ môn, học sinh có ít hoặc
không hứng thú học tập với môn Lịch sử. Để phát huy ưu thế của bộ môn,
khắc phục những thiếu sót, cần đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử cho
8
2.1. Tài liệu nước ngoài
Trong các tài liệu về Tâm lý học, Lý luận dạy học đại cương, Lý luận
dạy học các bộ môn của các tác giả trong và ngoài nước ở những mức khác
nhau đều đề cập đến vấn đề bài tập,trước hết liên quan đến năng lực nhận
thức của học sinh đặc biệt là tính tích cực.
Ở các nước phương Tây, việc phát huy tính tích cực học tập của học
sinh được rất chú trọng. Dạy học giải quyết vấn đề là một phương pháp hiện
nay đang được sử dụng trong quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông.
Trong quyển “ Những cơ sở dạy học nêu vấn đề” của tác giả V.Ôkôn; “Dạy
học nêu vấn đề” của I.Ia Lence và của những tác giả khác đều cho rằng trong
dạy học hiện đại coi học sinh là trung tâm của quá trình dạy học, giáo viên sẽ
là người hướng dẫn, điều khiển học sinh. Vì vậy để nâng cao các năng lực học
tập cho học sinh đặc biệt là tính độc lập, tích cực, sáng tạo các tác giả đều
nhấn mạnh việc thiết lập hệ thống câu hỏi và bài tập nêu vấn đề, đây chính là
phương tiện để giáo viên tạo ra ở học sinh các tình huống có vấn đề.
Tác giả N.V Savin trong cuốn “ Giáo dục học” (tập 1) và “Lý luận dạy
học” của Babanxky đã khẳng định việc ra bài tập về nhà có ảnh hưởng tích
cực đến qua trình giáo dục học sinh, việc ra bài tập và hướng dẫn học sinh
làm bài tập sẽ tạo ra hứng thú, kích thích học sinh tích cực học tập. Tác giả
còn nhấn mạnh điều quan trọng là phải xây dựng được các bài tập về nhà.
Với tác giả I.F.Khalamốp trong cuốn “ Phát huy tính tích cực học tập
của học sinh như thế nào” đã nhất trí với ý kiến của Rubinxtên, mỗi con
người đều tự khám phá thế giới cho mình bằng cách này hay cách khác. “
Khi nói rằng con người với tư cách một cá thể không khám phá mà chỉ lĩnh
hội những kiến thức do nhân loại đã giành được, thì dĩ nhiên điều đó có nghĩa
là anh ta không khám phá những kiến thức đó cho nhân loại thôi, nhưng dẫu
sao anh ta cũng phải khám phá cho bản thân mình,dù chỉ là “khám phá lại”.
Con người chỉ thực sự nắm vững cái mà chính bản thân mình giành được
9
bằng lao động của mình”. Sự khám phá này không phải việc học thuộc lòng
mà phải thông qua sử dụng các loại bài tập. Như vậy, trước những bài tập dẫn
đến tri thức mới đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, nỗ lực tư duy thực sự, phải
sáng tạo, tập trung quan sát, chú ý… Điều kiện quyết định để phát huy tính
độc lập, tư duy là việc nắm tri thức mới bằng con đường giả quyết các vấn đề.
Tiến sĩ N.G.Đairi trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?”
đã chú ý đến hoạt động tự lập của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức, ông
đã khẳng định rằng: bài tập là một trong những biện pháp quan trọng nhất để
hình thành tư duy độc lập và có tính tích cực tự giác trong học tập của học
sinh đồng thời ông cũng khẳng định: “ Bài tập mở ra khả năng rộng lớn nhất
trong lĩnh vực phát triển học sinh và vạch ra bản chất của hiện tượng. Vì mỗi
bài tập có những tính chất đặc biệt tác động logic và tác động tâm lý đối với
học sinh, có ảnh hưởng đặc biệt đối với việc lĩnh hội kiến thức và phát triển
năng lực ở các em” [13,tr.85]. Theo ông: “ Bài tập hợp lý nếu nó buộc học
sinh phải xem xét lại những sự kiện đã học, đặt trong mối quan hệ khác, đòi
hỏi phải phát hiện thêm ở khía cạnh khác của vấn đề hoặc làm cho kiến thức
đã biết thêm sâu sắc, đòi hỏi học sinh phải kết hợp tài liệu sách giáo khoa với
phần trình bày của giáo viên, phải lập ra các sơ đồ công việc này học sinh làm
ở nhà tiện hơn làm ở trên lớp…Cần phải kiểm tra các bài tập nêu vấn đề cho
học sinh về nhà làm, trường hợp bất đắc dĩ cũng phải kiểm tra số lớn các bài
tập đó” [13,tr.104] Ông còn đưa ra một loạt các yêu cầu đối với bài tập nêu
vấn đề như mức độ khó vừa phải, tính vừa sức của bài tập đối với học sinh,
việc chọn đúng thời gian ra bài tập.
2.2. Tài liệu trong nước
Ở Việt Nam, những năm gần đây một số công trình nghiên cứu lý luận
dạy học cũng đề cập đến vấn đề bài tập trong dạy học các bộ môn như cuốn: “
Lý luận dạy học đại cương của Nguyễn Ngọc Quang”, “ Giáo dục học” do
Trần Thị Tuyết Oanh chủ biên, “ Giáo dục học” của Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ
10
Hoạt, “Giáo dục học” của Phạm Viết Vượng, “Tâm lý học dạy học” của Hồ
Ngọc Đại….Các tác giả đều khẳng định vai trò của bài tập đối với việc hình
thành, củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng học tập, giáo dục nhân cách cho
học sinh. Giáo sư Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt nhấn mạnh con đường nhận
thức của học sinh và cho rằng bài tập là điểm tựa trong nhận thức của học
sinh, từ đó sẽ phát triển óc tư duy, sáng tạo, độc lập của học sinh. Tác giả
cũng nhấn mạnh hình thức tự học ở nhà vì nó giúp học sinh “ Mở rộng, đào
sâu, hệ thống hóa, khái quát hóa những kiến thức đã học trên lớp và làm cho
vốn hiểu biết đuợc hoàn thiện, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng tri thức
của mình vào các tình huống”. Đồng thời học sinh có thể : “Tự bồi dưỡng tinh
thần, trách nhiệm, tính tự giác độc lập, tính kỷ luật, tính tổ chức,tính kế hoạch
trong học tập. [38,tr.294]. Hay tác giả Phạm Viết Vượng nhấn mạnh việc tự
học có vai trò cực kỳ quan trọng, thực tế cho thấy chất lượng học tập được
quyết định bởi ý thức và phương pháp tự học của từng học sinh. Học sinh học
tập ở nhà tốt sẽ giúp cho các giờ học tiếp theo được thuận lợi và cứ như thế
chất lượng học tập toàn khóa sẽ được đảm bảo [57,tr. 221].
Trong cuốn “ Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” của tác
giả Thái Duy Tuyên đã khẳng định: “Bài tập là một yếu tố rất quan trọng của
quá trình dạy học. Trong thực tế một bài giảng, một giờ lên lớp có hiệu quả,
có thỏa mãn nhu cầu nâng cao tính tích cực, sáng tạo của học sinh không đều
phụ thuộc rất lớn vào hệ thống bài tập có lý thú, có biên soạn tốt không” [55,
tr.223]. Tác giả trình bày chi tiết vai trò vị trí của bài tập,trong quá trình dạy
học, phân loại bài tập, sử dụng hệ thống bài tập….
Trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” tập II, của giáo sư
Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị đã chỉ rõ sự cần thiết phải thực hiện bài tập
trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông mà còn trình bày một số hình thức
biện pháp khi sử dụng bài tập lịch sử. Trong giáo trình “Phương pháp dạy học
lịch sử” GS Nguyễn Thị Côi cũng khẳng định: “Có thể đưa ra nhiều dạng bài
11
tập lịch sử phát triển nhận thưc độc lập cho học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả
bài tập lịch sử [30,tr. 180]. Cuốn “ Các con đường biện pháp nâng cao hiệu
quả dạy học ở trường phổ thông” GS Nguyễn Thị Côi khẳng định : Bài tập có
tác dụng khơi dậy tư duy, trí tuệ của học sinh ở vùng phát triển gần nhất, tác
giả phân biệt câu hỏi và bài tập, các dạng bài bập…
Giáo sư Phan Ngọc Liên và PGS Trịnh Đình Tùng trong cuốn “ Phát
huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS” đều
khẳng định về lý luận, thực tiễn tầm quan trọng đặc biệt của môn Lịch sử
trong việc giáo dục thế hệ trẻ vì vậy việc học tập lịch sử không chỉ dừng lại ở
học mà đòi hỏi có trình độ tư duy để tìm hiểu lịch sử. Bài tập là một trong
những phương tiện để phát triển tư duy một cách có hiệu quả. Cùng đề cập
đến dạy học lịch sử ở trường THCS tác giả Hoàng Thanh Hải đã thiết kế một
số loại bài tập mang tính chất khái quát một số nội dung, chương trình lớp
sáu, lớp bảy, lớp tám.
Ngoài ra trong một số tập chí chuyên ngành: Tạp chí giáo dục, Nghiên
cứu Lịch sử….vấn đề bài tập được đề cập chủ yếu tới ưu thế câu hỏi, bài tập
và sử dụng chúng trong quá trình dạy học. Ví dụ “ Xây dựng hệ thống câu
hỏi, bài tập trong dạy học lịch sử ở trung học cơ sở” ( Nguyễn Văn Đằng, Tạp
chí Dạy và học ngày nay, số 7-2004), “ Bài tập lịch sử trong việc tích cực hóa
hoạt động nhận thức của học sinh (Trần Quốc Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu giáo
dục, số 2-1998)…Đặc biệt là “ Hướng dẫn học sinh làm bài tập lịch sử”,của
tác giả Nguyễn Thị Côi – Phạm Thị Kim Anh trong tạp chí nghiên cứu giáo
dục số 6 – 1994 đã khẳng định: Bài tập lịch sử có vai trò quan trọng đối với
việc học tập của học sinh, nó không chỉ giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu và
hoàn thiện những kiens thưc cơ bản của bài mà còn nâng cao hiểu biết của các
em, rèn luyện kỹ năng cần thiết….Tác giả còn nêu lên các dạng bài tập và
những ví dụ cụ thể, dễ hiểu.
12
Trong những năm gần đây một số luận án, luận văn đã đề cập đến vấn
đề này trong đó phải kể đến luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Trần Quốc
Tuấn bảo vệ năm 2002 (PGS Trịnh Đình Tùng và Phan Ngọc Liên hướng
dẫn), Luận văn “ Bài tập lịch sử trong dạy học lịch sử lớp 8 trung học cơ sở
của Linh Thị Vinh, “ Thiết kế và sử dụng bài tập về nhà trong dạy học lịch sử
ở trường THPT” của Trần Thị Phương Lan, “ Sử dụng bài tập trong dạy học
lịch sử lớp 11 ở trường trường THPT chuyên” của Nguyễn Thị Hồng Thanh.
Các công trình trên đều đề cập và chú ý đến vấn đề quan trọng như: Phân loại
câu hỏi, các phương pháp sử dụng câu hỏi và bài tập trong các khâu của quá
trình dạy học, yêu cầu của việc thiết kế bài tập, xây dựng nội dung bài tập
thuộc chương trình THCS và THPT.
Qua tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có thể rút
ra một số kết luận sau: Hầu hết các công trình nghiên cứu đều nhấn mạnh
khẳng định vai trò của bài tập nói chung và bài tập lịch sử nói riêng trong qúa
trình dạy học phổ thông. Các dạng bài tập khác nhau có ý nghĩa góp phần
hình thành cho học sinh khả năng nhận thức bản chất sự kiện, hiện tượng lịch
sử, hình thành khái niệm rút ra các quy luật lịch sử, phát triển giáo dục toàn
diện cho học sinh.
Các công trình nghiên cứu trên đã đặt cơ sở lý luận cho việc giải quyết
đề tài. Trong luận văn này chúng tôi đã tiếp thu những lý luận cơ bản, vận
dụng cụ thể vào dạy học Lịch sử thế giới lớp 8 nhằm nâng cao hơn nữa chất
lượng dạy học môn Lịch sử.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là qúa trình biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 trung học cơ sở.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu vấn đề chung về bài tập trong môn Lịch sử, biên
soạn hệ thống bài tập lịch sử trong nội dung phần lịch sử thế giới lớp 8, đề
xuất các biện pháp sư phạm để sử dụng các bài tập đó.
13
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
4.1. Mục đích
- Xây dựng căn cứ khoa học khẳng định vai trò của bài tập trong DHLS.
- Biên soạn hệ thống bài tập và cách sử dụng bài tập hiệu quả góp phần nâng
cao chất lượng DHLS
4.2. Nhiệm vụ
Để đạt mục đích trên đề tài nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu về mặt lý thuyết về bài tập trong dạy học lịch sử khái
niệm, vai trò, ý nghĩa, nguyên tắc, các quy trình biên soạn và biện pháp sử
dụng bài tập lịch sử trong dạy học lịch sử.
- Tiến hành điều tra thực tế giáo viên và học sinh ở trường THCS
Cầu Giấy để nắm rõ quan niệm và sự thực hiện đối với vấn đề bài tập trong
dạy học lịch sử . Từ đó khẳng định có thể sử dụng tốt bài tập trong dạy học
lịch sử, đồng thời nêu những đề xuất cần thiết để đưa công trình nghiên cứu
vào thực tiễn.
- Nghiên cứu chương trình lịch sử thế giới lớp 8 và các nguồn tài
liệu liên quan để biên soạn hệ thống bài tập phù hợp với đặc điểm, trình độ
của học sinh trung học cơ sở, phù hợp với tình hình dạy và học, sử dụng các
bài tập lịch sử trên lớp và về nhà.
- Tiến hành thực nghiệm, so sánh kết quả thu được ở các trường
trung học cơ sở để rút ra những tác dụng của bài tập trong dạy học lịch sử,
nhằm khẳng định hơn nữa tính đúng đắn và tầm quan trọng của nó.
5. Cở sở phƣơng pháp luận
Là lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
nhận thức, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, quan điểm, đường lối của
Đảng cộng sản Việt Nam, của nhà nước ta về giáo dục phổ thông nói chung,
bộ môn Lịch sử nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
14
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước về lí luận dạy học có liên
quan đến đề tài.
6.2. Phương pháp chuyên gia:
Gặp gỡ trao đổi với những chuyên gia giỏi về lĩnh vực đang nghiên
cứu, lắng nghe sự tư vấn của các chuyên gia để giúp định hướng triển khai đề
tài nghiên cứu.
6.3. Phương pháp điều tra:
Điều tra tập trung vào các vấn đề sau:
- Thực trạng hiểu biết và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực
của giáo viên THCS hiện nay.
- Thực trạng sử dụng các bài tập lịch sử trong dạy học lịch sử ở nhà
trường phổ thông.
- Thái độ học tập đối với bộ môn lịch sử của học sinh THCS.
6.4. Phương pháp thu thập tư liệu:
Sưu tầm, thiết kế, phân loại các bài tập lịch sử.
6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 2 trường THCS của Hà Nội, trong
đó mỗi trường sẽ chọn 2 lớp 8 (1 lớp đối chứng – 1 lớp thực nghiệm).
- Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sĩ số gần bằng nhau, trình độ và
chất lượng học tập ngang nhau.
- Lớp thực nghiệm: Sử dụng giáo án được thiết kế theo phương pháp có
sử dụng bài tập lịch sử đã đề xuất.
- Lớp đối chứng: Giáo án được thiết kế để dạy không sử dụng bài tập
lịch sử
- Các lớp thực nghiệm và đối chứng của mỗi trường được cùng một
giáo viên giảng dạy, đồng đều về thời gian, nội dung kiến thức, bài kiểm tra
đánh giá.
15
6.6. Phương pháp thống kê toán học để phân tích định tính và định lượng
kết quả nghiên cứu.
Sử dụng một số công cụ toán học để xử lý các kết quả điều tra và kết
quả thực nghiệm sư phạm. Các thông số sử dụng để xử lý:
Phần trăm (%), Trung bình cộng
7. Giả thuyết khoa học
Việc biên soạn và sử dụng tốt hệ thống bài tập theo nguyên tắc,
quy trình, hình thức, biện pháp đã đề xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng
dạy học bộ môn, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình
học tập, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, đồng thời hội
nhập cùng với xu thế giáo dục của thế giới.
8. Đóng góp của luận văn
Trình bày các quan niệm đúng đắn, khoa học về vấn đề bài tập trong môn
lịch sử ở trường phổ thông như bản chất khái niệm bài tập lịch sử, vị trí, ý nghĩa
của bài tập lịch sử, những vấn đề lý luận và thực tiễn của bài tập lịch sử.
Đánh giá đúng thực trạng sử dụng bài tập ở trường trung học cơ sở hiện nay.
Xác định yêu cầu có tính nguyên tắc và quy trình xây dựng nội dung
bài tập phục vụ cho việc dạy học lịch sử lớp 8 ở trường trung học cơ sở.
Biên soạn hệ thống bài tập trong dạy học lịch sử dưới nhiều dạng khác
nhau cho phần lịch sử thế giới lớp 8 trường trung học cơ sở.
Xác định yêu cầu sư phạm, đề ra các hình thức, biện pháp sử dụng bài
tập lịch sử trong quá trình dạy học ở trường trung học cơ sở
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn được cấu tạo thành 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 trung học cơ sở
16
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở của việc biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử
1.1.1.1 Đổi mới phương pháp dạy học – xu hướng chung của thế giới
Vấn đề đổi mới, hoàn thiện PPDH trên thế giới đã được đặt ra từ khá
lâu. Hiện nay, do quá trình toàn cầu hóa, đặc biệt là sự phát triển như vũ
bão của các ngành khoa học kĩ thuật, việc đổi mới PPDH là một yêu cầu
cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục của bất kì quốc gia nào. Tại Nhật Bản,
Hội đồng quốc gia cải cách Giáo dục đã đề ra 3 yêu cầu thiết yếu của cải
cách Giáo dục là:
1. Thực hiện việc chuyển sang hệ thống giáo dục suốt đời.
2. Chú trọng hơn nữa vai trò quan trọng của tính cách mỗi con người.
3. Làm cho giáo dục phù hợp hơn với những thay đổi của thời đại.
Mục tiêu cơ bản của chương trình học tập được xác định là nhấn mạnh
những tri thức kĩ năng cơ sở và cơ bản cần cho mọi công dân.
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với
mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở
thành một nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết
định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam đươc phát triển về số lượng và
chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao, phẩm chất và năng lực
được hình thành trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng đủ và chắc chắn. Xã hội
đòi hỏi người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các
tri thức dưới dạng có sẵn, đã lĩnh hội ở nhà trường mà còn phải có năng lực
chiếm lĩnh tri thức mới một cách độc lập; khả năng đánh giá các sự kiện, hiện
tượng mới, các tư tưởng một cách thông minh, sáng suốt trong cuộc sống,
17
trong lao động và trong quan hệ với mọi người. Vì vậy một trong những yêu
cầu cấp bách hiện nay phải có sự đổi mới về giáo dục, trong đó sự đổi mới
căn bản về phương pháp dạy học.
Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành
ngày 14/7/2005 đã nghi rõ ở điều 28.2 “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh”.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX một lần nữa khẳng định “Đổi mới
phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của
người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét,
học vẹt, học chay, đổi mới và hoàn thiện nghiêm minh chế độ thi cử . . .”.
Mới đây là chỉ thị số 40 –CT/TW của Ban Bí Thư Trung ương Đảng
(15/6/2004) về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lí giáo dục. Một trong 7 nhiệm vụ được đề ra là “Đẩy mạnh việc đổi
mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại và
phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tiếp tục điều chỉnh và giảm hợp lý nội dung,
chương trình cho phù hợp với tâm lý, sinh lý của học sinh, nhất là cấp tiểu
học và trung học cơ sở. Đặc biệt là đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp
giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lý thuyết, ít khuyến
khích tư duy sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải
quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người học, đặc biệt
cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Tích cực áp dụng một cách
sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin
vào hoạt động dạy và học. Đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp
dạy và học trong các trường, khoa sư phạm và các trường cán bộ quản lý
18
giáo dục nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ
thông và công tác quản lý nhà nước về giáo dục”.
Các phương pháp nặng về hoạt động thuyết giảng, áp đặt của thầy, coi
nhẹ hoạt động tích cực của trò đã và đang được thay thế bằng phương pháp
giáo dục tích cực, dựa trên quan điểm phát huy tính tích cực của người học,
đề cao vai trò tự học của trò, kết hợp với sự hướng dẫn của thầy trong đó trò
là chủ thể, thầy là tác nhân của quá trình dạy học.
TS Nguyễn Trọng Thọ có so sánh một số đặc điểm trong dạy học mang
tính giảng huấn truyền thống với dạy học kiến tạo.
Bảng 1.1. So sánh dạy học giảng huấn truyền thống với dạy học kiến tạo
Giảng huấn Kiến tạo
Hoạt động trong lớp Hướng về thầy cô
Hạn chế tương tác
Hướng vào người học
Tương tác thầy-trò, trò-trò
Vai trò thầy cô Nêu các sự kiện
Luôn là người am hiểu
Người điều phối
Đôi khi cũng học tập
Vai trò người học Lắng nghe Người cộng sự
Trọng tâm giảng dạy Luôn là người học Đôi khi là các chuyên gia
Nhận thức Sự kiện nghi nhớ Quan hệ
Hỏi và phát hiện
Yêu cầu đạt đến Thu thập các sự kiện Chuyển hóa các sự kiện
Đánh giá Số lượng kiến thức Chất lượng hiểu biết
Công nghệ sử dụng Theo tiêu chuẩn
Trắc nghiệm khách
quan
Củng cố và luyện tập
Theo tiêu chí
Khả năng thu thập và thực hiện
Trao đổi, công tác, truy xuất
thông tin, diễn đạt.
19
Cách tiếp cận theo thuyết kiến tạo trong dạy học đặt yêu cầu chủ động
cao hơn cho người học và tăng cường hoạt động của mỗi học sinh cũng như
của cả tập thể.
Đổi mới các phương pháp dạy học đã thực sự trao quyền chủ động học
tập cho học sinh và cũng làm thay đổi vai trò của người thầy trong giáo dục.
Từ vai trò là nhân tố quan trọng, quyết định trong kiểu dạy tập trung vào thầy
cô, thì nay các thầy cô phải chuyển sang giữ vai trò nhà điều phối theo kiểu
dạy học hướng tập trung vào người học. Kiểu dạy học hướng tập trung vào
học sinh và hoạt động hóa người học có thể được thực hiện một cách tốt hơn
với sự trợ giúp của máy tính và mạng Internet.
Các kết quả nghiên cứu tâm lí về khả năng lưu giữ thông tin của học
sinh của cho thấy bằng cách đọc chỉ đạt 5%, bằng nghe chỉ đạt 10%, bằng
các phương tiện nghe nhìn đạt 20%, bằng thảo luận đạt 50%. Thu nhận bằng
kinh nghiệm thực hành đạt được 75%, khi dạy lại cho người khác có thể đạt
90%. ((Nghiên cứu do National Training Laboratories tiến hành ở Bethel,
bang Maine, Hoa Kỳ).
Trên cơ sở các nghiên cứu, định hướng đổi mới phương pháp dạy học
ngày nay là hướng tới người học, phát huy tính tích cực, chủ động của người
học, hình thành và phát triển ở người học một phong cách học tập khoa học.
Bảng 1.2: So sánh mô hình dạy học thụ động với mô hình
dạy học tích cực
Mô hình dạy học thụ động Mô hình dạy học tích cực
1. Thầy giáo thông báo kiến
thức trò thụ động tiếp thu.
1. Trò tự tìm ra kiến thức dưới sự hướng
dẫn của thầy.
2. Thầy truyền thụ một chiều,
độc thoại.
2. Đối thoại: trò – trò, trò – thầy, hợp tác
với bạn và thầy, do thầy tổ chức.
20
3. Thầy giảng giải, trò ghi nhớ,
học thuộc lòng.
3. Học cách học, cách ứng xử, cách giải
quyết vấn đề, cách sống.
4. Thầy độc quyền đánh giá. 4. Tự đánh giá, tự điều chỉnh, cung cấp liên
hệ ngược cho thầy đánh giá có tác dụng
khuyến khích tự học.
5. Thầy là thầy dạy: dạy chữ,
dạy nghề, dạy người
5. Thầy là thầy học, chuyên gia về việc học,
dạy cách học cho trò tự học chữ, tự học
nghề, tự học nên người.
- Học không chỉ để nắm kiến thức mà cần nắm cả phương pháp giành lấy
kiến thức. Học cách học và cách tự đánh giá.
- Bồi dưỡng năng lực tự học.
- Học lấy việc áp dụng kiến thức và bồi dưỡng thái độ làm trung tâm.
- Học hướng về những mục tiêu và những yêu cầu có thể thực hiện được.
- Học để phát huy bản thân và để tham gia vào sự phát triển xã hội.
- Học có phân hóa với cường độ cao.
- Sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại.
Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong thời kì
hội nhập quốc tế, chúng ta cần nhanh chóng chuyển từ mô hình dạy học thụ
động sang mô hình dạy học tích cực, chuyển từ chủ yếu đạo tạo kiến thức và
kĩ năng sang chủ yếu đào tạo năng lực làm cho từng người chúng ta không
chỉ học khi còn đi học mà còn học cả khi đã đi làm và lúc đã nghỉ hưu – học
tập suốt đời và tạo dựng nên một xã hội học tập.
Xây dựng cơ sở lý thuyết có tính phương pháp luận để tìm hiểu bản
chất phương pháp dạy học và định hướng hoàn thiện phương pháp dạy học,
chú ý phương pháp luận về phương pháp dạy học.
21
- Tăng cường tính tích cực, tìm tòi sáng tạo ở người học, tiềm năng trí tuệ và
nhân cách, thích ứng năng động với thực tiễn luôn đổi mới.
- Tăng cường năng lực vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống, sản
xuất. Chuyển dần trọng tâm của phương pháp dạy học từ tính chất thông báo,
tái hiện đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hóa, cá thể hóa cao độ
tiến lên theo nhịp độ cá nhân.
- Chuyển dần trọng tâm đầu tư công sức vào việc giảng giải kiến thức
sang dạy phương pháp tự học cho học sinh.
* Vận dụng sáng tạo các phương pháp DH bằng các cách sau đây:
- Liên kết nhiều phương pháp dạy học riêng lẻ thành tổ hợp phương
pháp phức hợp.
- Liên kết phương pháp dạy học với các phương tiện kĩ thuật hiện đại
(phương tiện nghe nhìn, máy vi tính, mạng máy tính…) tạo ra các tổ hợp
phương pháp dạy học có sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại dạy học.
- Chuyển hóa phương pháp nghiên cứu khoa học thành phương pháp
dạy học đặc thù của bộ môn.
- Đa dạng hóa các phương pháp dạy học cho phù hợp với các cấp học,
bậc học, các loại hình trường và các môn học.
Như vậy khi đổi mới phương pháp dạy học, ta cần quán triệt tư tưởng
chủ đạo là:
- Sử dụng các yếu tố tích cực đã có ở các phương pháp dạy học nêu và
giải quyết vấn đề, đàm thoại, trực quan…
- Tiếp thu có chọn lọc một số quan điểm, phương pháp dạy học dạy học
tích cực trong khoa học giáo dục hiện đại của một số nước phát triển như dạy
học kiến tạo, hợp tác theo nhóm, dạy học tích cực, dạy học tương tác...
- Lựa chọn các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh đảm
bảo sự phù hợp với mục tiêu bài học, đối tượng học sinh cụ thể, điều kiện của
từng địa phương…
22
- Phối hợp một cách hợp lí một số phương pháp khác nhau để phát huy
cao độ hiệu quả của giờ học theo hướng dạy học tích cực.
Bài tập lịch sử xây dựng gắn với xu hướng đổi mới phương pháp dạy
học : tích cực hóa nhận thức của người học. Bài tập lịch sử xây dựng làm sao
để HS đóng vai trò như một nhà sử học, tiếp cận nguồn sử liệu từ đó nghiên
cứu, nhận thức lịch sử bằng khả năng và hứng thú của mình.
1.1.1.2 Xuất phát từ đặc trưng của việc dạy học lịch sử
Qúa trình dạy học ở trường phổ thông thực chất là qúa trình nhận thức
của học sinh dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên nhằm cung cấp kiến
thức, hình thành thế giới quan khoa học giáo dục phẩm chất đạo đức, chính trị
và phát triển các năng lực của học sinh. Điều này giúp các em hiểu được sự
phát triển quy luật tự nhiên của xã hội, vận dụng sáng tạo vào cuộc sống. Với
tri thức đó các em là lớp người đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa của đất nước. Tuy nhiên do đặc thù của môn học nên quá trình dạy
học lịch sử có một số điểm cần phải chú ý.
Một là, từ khi con người xuất hiện cùng với những hoạt động của mình
họ đã tạo nên lịch sử. Không ai sáng tạo nên lịch sử vì vậy lịch sử là những gì
đã và đang diễn ra, nó tồn tại khách quan, ngoài ý muốn chủ quan của con
người. Dạy học lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về quá
trình phát triển của xã hội loài người từ khi xuất hiện tới nay, lịch sử các quốc
gia và lịch sử dân tộc. Những kiến thức lịch sử là những kiến thức đã được
bàn luận, công chúng thừa nhận vì vậy phù hợp với tâm lý, trình độ nhận thức
của học sinh.
Hai là, lịch sử là cái đã xảy ra, chúng ta không thể tái hiện lại quá khứ
lịch sử trong phòng thí nghiệm như các môn khoa học tự nhiên. Lịch sử chính
là bản thân cuộc sống, kết quả hoạt động của con người, trong qúa trình học
tập học sinh vừa là chủ thể, vừa là khách thể. Nhận thức lịch sử bao giờ cũng
khó khăn và phức tạp so với khoa học khác. Học sinh nắm bắt quá khứ dựa
23
trên cơ sở tri giác sử liệu (nghe giảng, quan sát tranh ảnh, bản đồ, tư liệu,
phim ảnh...) để khôi phục hình ảnh lịch sử từ đó lịch sử sẽ được tái hiện. Mức
độ chính xác sự kiện lịch sử sẽ phụ thuộc vào vai trò của người thầy, độ chân
thực nguồn tư liệu.
Ba là, kiến thức lịch sử không chỉ là các biến cố, hiện tượng lịch sử, các
niên đại, địa danh, nhân vật, lịch sử mà còn bao gồm các quy luật lịch sử,
nguyên lý, bài học kinh nghiệm, phương pháp học tập và vận dụng kiến thức
lịch sử cho nên việc cung cấp kiến thức lịch sử cơ bản để tạo biểu tượng lịch
sử, hình thành khái niệm, nêu quy luật, rút ra bài học là nhiệm vụ trung tâm
của quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
Với những đặc trưng như vậy, chúng ta không thể tiến hành việc dạy
học theo phương thức “thầy đọc trò chép” mà phải đảm bảo tính chính xác,
hình ảnh cụ thể nội dung lịch sử, nhiều hình thức học tập khác nhau làm cho
học sinh nhận thức, tích cực tư duy. Nhận thức lịch sử giống nhận thức nói
chung là quá trình gồm hai bước cảm tính và lý tính. Để nhận thức lịch sử một
cách chính xác, đầy đủ ngoài sự nỗ lực của chính bản thân học sinh cần có tác
động tích cực bên ngoài, điều kiện sư phạm thuận lợi. Trong đó hệ thống bài
tập được sử dụng hợp lý sẽ góp phần đạt được mục tiêu trên và nâng cao chất
lượng quá trình dạy học lịch sử.
1.1.2 Một số vấn đề lý luận về bài tập trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông
1.1.2.1 Quan niệm về bài tập trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Có rất nhiều công trình của các nhà khoa học giáo dục trong và ngoài
nước đề cập đến vấn đề bài tập nói chung và bài tập lịch sử nói riêng qua
nghiên cứu, phân tích chúng tôi nhận thức một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, chúng ta cần làm rõ khái niệm bài tập, theo nghĩa chung nhất
dùng để chỉ một hoạt động nhằm rèn luyện thể chất, tinh thần: bài tập thể dục,
bài tập xướng âm.....Khi dùng trong lĩnh vực giáo dục (dạy học) theo từ điển
24
Tiếng Việt bài tập có nghĩa là: Bài ra cho học sinh làm để vận dụng những
kiến thức đã học ví dụ: Bài tập đại số, ra bài tập, làm bài tập....[59,tr. 42].
Những định nghĩa trên mới chỉ giải thích một cách sơ lược, chưa làm rõ bản
chất của khái niệm bài tập. Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang bài tập là một
hệ thống tập tin xác định bao gồm hai tập hợp gắn bó chặt chẽ với nhau, tác
động qua lại đó là:
- Những điều kiện, tức tập hợp những dữ liệu xuất phát diễn tả
trạng thái ban đầu của bài tập, từ đó tìm ra phép giải; theo ngôn ngữ thông
dụng thì đó là “cái cho”.
- Những yêu cầu là trạng thái mong muốn đạt tới của đối tượng;
đó là cái đích mà chủ thể phải hướng tới để thỏa mãn nhu cầu của mình; theo
ngôn ngữ thông dung thì đấy là “cái phải tìm”.
Còn người giải với tư cách là chủ thể của bài tập, cần có hai thành tố
cách giải hay còn gọi là phép giải và phương tiện giải hay còn gọi là các thao
tác trí tuệ.
Như vậy bài tập và người giải là một hệ thống toàn vẹn, thống nhất,
liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau.
Khái niệm bài tập còn được nhiều tác giả đề câp tới, theo tiến sĩ N.G
Đai-ri bài tập nhận thức còn được gọi là bài tập tư duy, bài tập nêu vấn đề.
Tuy tên gọi khác nhau nhưng theo ông các thuật ngữ này đều chỉ một hiện
tượng sư phạm đồng nhất. Theo ông: “Chúng tôi cho là các thuật ngữ bài tập
nêu vấn đề, hoặc là bài tập logic là thích hợp nhất. Hơn tất cả các thuật ngữ
khác, hai thuật ngữ này nhấn mạnh đến điều chủ yếu tức là học sinh chế biến
lại các tài liệu cảm thụ một cách tự lập chuyển từ nhận thức cảm tính sang
nhận thức logic trong quá trình giải quyết vấn đề”. Theo I.Ia Léc-ne: “ Bài tập
thường được dùng theo nghĩa một nhiệm vụ cần được thực hiện hoặc một
mục đích cần phải đạt tới”. Theo ông bài tập có thể đặt ra theo nhiều cách
khác nhau trong đó có bài tập huấn luyện, rèn luyện. Ở hai loại này, giáo viên
25
chỉ ra phương thức giải quyết bài tập và học sinh dựa vào đấy để tìm câu trả
lời cho bài tập khác.
Theo tiến sĩ Trần Quốc Tuấn trong luận án về “ Bài tập trong dạy học
lịch sử ở trường phổ thông” đã cho rằng: “ Bài tập lịch sử là một khái niệm
chỉ một hệ thống thông tin xác định về tổ chức quá trình dạy học lịch sử ở
trường phổ thông khi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh
trên các lĩnh vực nhận thức ( khoa học, tư tưởng), cảm xúc, tình cảm, kỹ năng,
kỹ xảo [46,tr.38]. Theo ông, bài tập lịch sử có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Bài tập lịch sử được xem là một hệ thống thông tin, quy định nhiệm
vụ học sinh phải thực hiện, hay mục đích học sinh, GV cần hoàn thành trong
quá trình dạy học lịch sử .
+ Bài tập lịch sử được tiến hành ở tất cả các khâu trong quá trình dạy
học: nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập, củng cố, hệ thống hóa, vận dụng kiểm
tra đánh giá kiến thức, cảm xúc, kỹ năng, kỹ xảo.
+ Bài tập lịch sử là phương tiện thúc đẩy nỗ lực tự học của học sinh,
giúp các em dần tiếp cận với phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
Thứ hai, qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng: bài tập là vấn đề cần
phải giải quyết được trình bày dưới dạng một câu hỏi, như vậy bài tập có thể
là một câu hỏi nhưng không phải bất kỳ câu hỏi nào cũng là bài tập “ không
phải câu hỏi nào cũng xứng đáng là câu hỏi nhận thức [24,tr. 99]. Hai khái
niệm này khác nhau ở chỗ: câu hỏi chỉ nêu yêu cầu mà học sinh cần phải trả
lời. Còn bài tập vừa có dữ liệu (điều kiện), vừa có yêu cầu (hoặc câu hỏi) để
giải quyết bài tập học sinh phải căn cứ vào dữ liệu đã cho để tìm câu trả lời
chính xác. Như vậy nếu câu hỏi mà việc trả lời nó không chỉ là tái hiện kiến
thức, không chỉ đòi hỏi sự nhớ lại đơn thuần mà nhằm hình thành kiến thức
với chất lượng mới bằng các thao tác tư duy phức tạp thì nó trở thành bài tập
nhận thức. Bài tập nhận thức có yêu cầu cao hơn, nội dung có tính chất khái
quát, đòi hỏi phải có nhận thức sâu sắc mới giải quyết được qua đó giúp
26
người học nâng cao trình độ lên một bước. Bài tập thường là những câu hỏi
xoay quanh nguyên nhân, bản chất của sự vật, hiện tượng lịch sử, thường là
mới đối với học sinh chứ không phải là những câu hỏi đơn giản có sẵn trong
sách giáo khoa. Bài tập cần nêu được bản chất thể hiện được mối liên hệ logic
các sự kiện lịch sử và phải được coi như một nguồn nhận thức quan trọng
trong quá trình học tập của học sinh.
Thứ ba, bài tập lịch sử là loại hình quan trọng, chủ yếu hoạt động tự lập
của học sinh trong quá trình khám phá, vận động kiến thức, góp phần làm cho
giai đoạn nhận thức cảm tính và lý tính được phát triển vững chắc. Vậy có thể
tiến hành bài tập lịch sử đối với những lớp nào? Qua nghiên cứu dạy học lịch
sử thực tế chúng ta thấy rằng bài tập lịch sử phù hợp với tất cả đối tượng học
sinh từ tiểu học đến trung học nhưng tính chất mức độ bài tập ở các cấp, các
lớp có khác nhau. Ỏ bậc tiểu học thì bài tập lịch sử chỉ cần các em nhớ được
một số nhân vật, sự kiện tiêu biểu…Đến cấp trung học cơ sở đặc biệt cấp phổ
thông yêu cầu bài tập ngày càng được nâng cao rõ rệt. Ngoài việc phải ghi
nhớ các sự kiện hiện tượng lịch sử đòi hỏi các em phải so sánh, vạch ra bản
chất của chúng. Việc xây dựng bài tập ở mức độ nào (sơ lược hay phức tạp)
đều phải đạt đến kết quả là các em hiểu được khái niệm một cách tích cực, tự
lực, sáng tạo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động trên cơ sử đó
hình thế gới quan, lý tưởng, đạo đức cách mạng cho các em.
Thứ tư, về điều kiện xây dựng bài tập phải xuất phát từ những nguồn tư
liệu xác thực được khoa học thừa nhận. Đặc biệt đối với các môn khoa học xã
hội, thường xuất phát từ sự kiện, hiện tượng mà khái quát thành lý luận, nếu
bài tập giáo viên ra cho học sinh là những vấn đề chưa được khoa học thừa
nhận thì việc giải quyết bài tập với các em sẽ gặp nhiều khó khăn: “ sự chân
thực của những kết luận rút ra ở tư duy phụ thuộc: thứ nhất tính chân thực của
những dữ liệu mà từ đó chúng ta rút ra kết luận logic và thứ hai vào tính chân
thực của bản chất kết luận. Cho dù kết luận của chúng ta đúng đắn về mặt
27
logic nhưng nếu những dữ liệu chúng ta tri giác được từ thế giứi bên ngoài là
sai lầm thì chính ngay kết luận cũng sai lầm” [14,tr.54].
Từ những nghiên cứu và phân tích trên chúng ta thấy bộ môn lịch sử
cũng như nhiều bộ môn học khác ở trường trung học cơ sở có khả năng xây
dựng nhiều bài tập nhằm kích thích tư duy lịch sử của học sinh, trên thực tế
nhiều giáo viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề nghiệp đã thiết kế được
những bài tập lịch sử có tác dụng tốt trong giảng dạy nhưng chưa thành hệ
thống và chỉ mang tính chất các nhân. Vậy bài tập lịch sử có thể tập hợp thành
những dạng nào? Nguyên tắc xây dựng hệ thống là gì? Đó là những vấn đề
chúng tôi sẽ trình bày tiếp ở phần sau.
1.1.2.2. Phân loại bài tập lịch sử
Các tài liệu lý luận dạy học đại cương, dạy học bộ môn ở trường phổ
thông đã phân loại bài tập dựa trên cơ sở của từng môn học. Có nhiều cách
phân loại bài tập nói chung và bài tập lịch sử nói riêng, có người căn cứ vào
đặc trưng của kiến thức lịch sử để phân loại đó là bài tập tìm hiểu nguyên
nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của sự kiện. Ví dụ Cách mạng tư sản Pháp
diễn ra trong hoàn cảnh nào? Diễn biến và ý nghĩa cuộc cách mạng này. Có
người căn cứ vào khả năng nhận thức của học sinh để phân loại bài tập ví dụ :
So sánh đặc điểm của cách mạng tư sản kiểu cũ với cách mạng dân chủ tư sản
kiểu mới. Cách phân loại có thể dựa trên chính bản thân bài tập hay bản thân
người giải, dựa trên chức năng tổ chức quá trình lĩnh hội và vận dụng tri thức,
kỹ năng kỹ xảo của học sinh. Chúng tôi căn cứ vào các dạng kiểm tra, đánh
giá để đưa ra bài tập.
 Nhóm bài tập trắc nghiệm khách quan
Đây là nhóm bài tập cho học sinh lựa chọn phương án đúng trong
nhiều phương án cho trước hoặc đòi hỏi điền thêm hoàn chỉnh thông tin.
Bài tập này được xây dựng chủ yếu dưới hình thức trắc nghiệm. Dạng bài
này yêu cầu học sinh chỉ đơn thuần nhớ lại, trình bày lại sự kiện, niên đại,
28
địa danh, nhân vật lịch sử….mà học sinh đã học. Hiện nay nhiều giáo viên
lựa chọn hình thức này trong các khâu quá trình dạy học. Loại bài tập này
gồm dạng cơ bản sau:
+ Bài tập xác định đúng – sai: Loại câu hỏi này có thể là một câu trần
thuật hoặc câu hỏi trực tiếp được trả lời “đúng” hay “sai”, “có” hay “không”
trước các sự kiện, niên đại, định nghĩa. Thường với loại bài này cho phép
đánh giá mức độ phản ứng nhanh, phán đoán, năng lực vận dụng kiến thức và
các kỹ năng kỹ xảo của học sinh. Nhưng cần chú ý những vấn đề nêu trong
bài tập này cần rõ ràng, dứt khoát, nhận định ngắn ngọn tránh trình trạng đúng
hoặc sai không rõ ràng. Tuy nhiên loại bài tập này thường sử dụng trên lớp
kiểm tra nhanh học sinh hoặc trắc nghiệm lại kiến thức của học sinh. Loại bài
tập này thường ở mức độ dễ nên theo tôi trong các bài kiểm tra không nên sử
dụng loại bài tập này.
Ví dụ: Hãy điền chữ Đ vào trước câu đúng hoặc chữ S vào trước câu sai:
……Cách mạng tư sản Pháp diễn ra vào năm 1789
……Quốc khánh của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là ngày 14-7
……Bảng tuần hoàn hóa học là phát minh của nhà bác học Menledeep
……Chủ nghĩa đế quốc Pháp là đế quốc chuyên cho vay nặng lãi
……Chủ nghĩa đế quốc Đức là đế quốc quân phiệt hiếu chiến
+ Bài tập nhiều lựa chọn: Là loại bài tập được sử dụng rộng rãi nhất.
Đó là việc đặt một câu hỏi, một vấn đề, một câu trần thuật đây là phần gốc,
thường là yếu tố dẫn dắt, đơn giản, có ý nghĩa. Phần lựa chọn là nhiều câu trả
lời, học sinh phải lựa chọn một đáp án đúng.
Ví dụ: Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng
Ví dụ 1: Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nào
A. Nội chiến C. Đấu tranh giải phóng dân tộc
B. Vận động thống nhất đất nước D. Chiến trah bảo vệ đất nước
Đáp án: A
29
Ví dụ 2: Cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng:
A. Dân chủ tư sản C. Xã hội chủ nghĩa
B. Dân chủ tư sản kiểu mới D. Dân tộc, dân chủ nhân dân
Đáp án: C
Loại bài tập này nếu được cấu tạo tốt, các phương án trả lời đa dạng, phong
phú sẽ đưa lại kết quả có độ tin cậy cao về đánh giá nhận thức của học sinh.
Tuy nhiên khi biên soạn loại bài tập này cần chú ý:
- Nội dung ở phần gốc cần đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, tránh chi tiết
phức tạp, vượt quá nhận thức của học sinh. Còn phần lựa chọn tránh nêu vấn
đề quá sức hoặc quá dễ, không đòi hỏi học sinh phải quy nghĩ nhiều.Tránh
tình trạng phần lựa chọn có nhiều hơn một phương án đúng hoặc không có
phương án đúng gây khó khăn cho học sinh khi làm bài.
- Khi soạn bài tập không nên lộ rõ ý chính của câu trả lời học sinh dễ
dàng đoán được ngay. Nên tránh đưa ra phương án trả lời đúng là “ Tất cả các
câu trên đều đúng”, “Tất cả các câu trên đều sai”. Nên đưa ra một phương án
đúng, các phần còn lại nên cấu tạo đa đạng, phong phú gây phương án nhiễu
cho học sinh.
+ Bài tập xác định mối quan hệ giữa các yếu tố của sự kiện, hiện
tƣợng hay quá trình lịch sử: Đối với bài tập này học sinh dựa vào những
kiến thức đã học, bằng kỹ năng, kỹ xảo của mình để tìm mối liên hệ giữa các
sự kiện lịch sử, các nhân vật, không gian lịch sử sao cho phù hợp với nhau.
Ví dụ: Học xong về các cuộc cách mạng tư sản giáo viên có thể đưa ra câu
hỏi sau:
Ví dụ 1: Những sự kiện lịch sử nào có liên quan đến các nhân vật lịch sử sau
đây:
Ô li vơ Crôm – oen và…
Sác lơ 1 và…
30
Ropepie và…
Oa sing tơn và…
Bitxmac và…
Garibanđi và…
Ví dụ 2: Hãy tìm ở cột bên phải những nhân vật lịch sử phù hợp với sự kiện
lịch sử và đánh số tương ứng sau đây:
Sự kiện Nhân vật Đáp án
1.Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ
A. Ô li vơ Crôm –
oen
2.Người tuyên bố sẽ thống nhất nước Đức
bằng “máu và sắt”
B.Sác lơ 1
3.Chỉ huy quân đội của Quốc hội trong
cuộc nội chiến ở Anh
C. Rô be spie
4. Người bị xử tử trong nội chiến Anh vào
ngày 30-1-1649
D. Oa sing tơn
5. Lãnh tụ phái Gia cô banh E. G. Oát
6. Năm 1784 ông phát minh ra máy hơi
nước
G. Bitxmac
F.New tơn
Loại bài tập này gọi là trắc nghiệm chiếu đôi. Cấu tạo gồm có phần chỉ
dẫn trả lời (là những câu xác định bỏ lửng), phần lựa chọn gồm những câu
ngắn, danh từ riêng hay con số. Song khi soạn thảo không nên đặt số câu lựa
chọn, phù hợp ở các cột bằng nhau hoặc phần gốc học phần lựa chọn quá dài,
một ý ở phần gốc ghép được với hai hay nhiều ý ở phần lựa chọn.
Loại câu hỏi này không chỉ yêu cầu học sinh phải nhớ, biết sự kiện một
cách vững chắc mà còn phải suy nghĩ, lựa chọn, lắp ráp như thế nào cho phù
31
hợp với nội dung đề ra. Bài tập kiểm tra loại này vừa cung cấp kiến thức, vừa
kiểm tra kiến thức và trong một thời gian ngắn học sinh có thể hoàn thành
một khối lượng lớn câu hỏi chứ không phải chỉ có một vài vấn đề như ở loại
câu hỏi tự luận. Do đó, khi làm bài, kiến thức của học sinh cũng phải phong
phú hơn.
Thực hiện loại câu hỏi này, học sinh khó có thể sử dụng một cách dễ
dàng các loại tài liệu mang theo nếu không hiểu, không nắm chắc vấn đề được
đặt ra mà còn gây lúng túng, vì mất thì giờ khi sử dụng tài liệu.
Tuy nhiên việc biên soạn loại bài tập trắc nghiệm này đòi hỏi giáo viên
phải mất nhiều thời gian, công sức, phải có trình đọ hiểu biết sâu rộng, chính xác
về các vấn đề được đặt ra, cũng như có nghề nghiệp vụ sư phạm khi ra bài tập.
+ Bài tập xác định mối liên hệ giữa sự kiện lịch sử với nhân vật lịch sử
Ví dụ 1: Hãy chọn các nhân vật lịch sử ở bên phải cho phù hợp với sự kiện
bên trái:
Sự kiện Nhân vật Đáp án
1.Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ
A. Ô li vơ Crôm –
oen
1.
2.Người tuyên bố sẽ thống nhất nước Đức
bằng “máu và sắt”
B.Sác lơ 1 2.
3.Chỉ huy quân đội của Quốc hội trong cuộc
nội chiến ở Anh
C. Rô be spie 3.
4. Người bị xử tử trong nội chiến Anh vào
ngày 30-1-1649
D. Oa sing tơn 4.
5. Lãnh tụ phái Gia cô banh E. G. Oát 5.
6. Năm 1784 ông phát minh ra máy hơi nước G. Bitxmac 6.
F. Hít le
32
Để tăng thêm độ khó của bài tập thuộc loại này, chúng ta có thể đưa
thêm dữ liệu vào bài tập. Ví như “ bài tập xác định mối quan hệ giữa sự kiện,
nhân vật và niên đại lịch sử”. Cụ thể qua ví dụ có 3 cột ghi sự kiện, nhân vật,
địa danh theo thứ tự A,B,C. Hãy sắp xếp các sự kiên, nhân vật, địa danh ấy
theo từng nhóm có liên lạc với nhau.
+ Loại bài tập lựa chọn kết hợp với việc giải thích ngắn gọn mối quan hệ
giữa các nội dung kiến thức đƣợc lựa chọn.
Loại bài bày tương đối khó vì nó vừa có sự kết hợp giữa loại bài tập lựa
chọn và bài tập xác định mối quan hệ, vừa yêu cầu học sinh phải trình bày, lý
giải vấn đề được đặt ra, nó đòi hỏi học sinh phải nhớ chính xác sự kiện, địa
danh, nhân vật… rồi từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giữa các kiến tức
nêu trên. Đây là dạng bài tập vừa mang nội dung nhận biết, vừa mang nội
dung nhận thức. Về loại bài tập này có những dạng sau:
Bài tập gồm nhiều kiến thức cùng loại hay khác loại, được sắp xếp xen
kẽ nhau (sự kiện, nhân vật, niên đại, địa danh) hoặc (sự kiện, nhân vật, tổ
chức, niên đại)…học sinh phải lựa chọn, ghép lại và trình bày.
Ví dụ 2: Hãy điền những mốc thời gian phù hợp với các sự kiện lịch sử trong
bảng sau:
Thời gian Sự kiện
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyề được thông qua
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
Quốc tế cộng sản được thành lập
Công xã Pari
Quốc tế thứ hai được thành lập
Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga
Ví dụ 3: Hãy điền những sự kiện lịch sử phù hợp với các mốc thời gian sau:
33
Thời gian Sự kiện
1640-1688
1789-1794
1848
1868
1871
1911
+ Sự kiện lịch sử với không gian
Ví dụ khi hoàn thành học tập phần lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ
XVI -năm 1917), giáo viên đưa bài tập: Đánh dấu X vào cột thời gian để xác
định các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử được nêu sau thuộc giai đoạn nào.
Cũng thuộc loại bài tập này còn có những bài tập đòi hỏi học sinh sắp
xếp các sự kiện lịch sử theo đúng thứ tự thời gian đã diễn ra, ví dụ: “ Bằng
cách đánh số thứ tự hãy sắp xếp thứ tự các sự kiện lịch sử sau đây theo đúng
thứ tự thời gian” khi dạy học phần lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ
XVI - năm 1917)
STT Sự kiện
Công xã Pari
Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
Quốc tế cộng sản được thành lập
Cách mạng Tân Hợi – Trung Quốc
Quốc tế thứ hai được thành lập
Duy tân Minh Trị - Nhật Bản
Loại bài tập này tuy không đòi hỏi học sinh phải ghi cụ thể thời điểm
xảy ra sự kiện, song nên ghi kèm thì càng tốt. Ngoài ra, còn có loại câu hỏi
34
bài tập yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống. Khi làm việc với một số câu hỏi
hoặc văn bản có chỗ trống, học sinh cần điền các dữ kiện phù hợp.
Ví dụ:
- Cơ quan cao nhất của nhà nước Công xã Pari là……………………
- Chủ nghĩa đế quốc Anh là……………………………………………
- Lãnh đạo cách mạng Tân Hợi là……………………………………..
- Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra từ năm…………………………
- Tháng 3-1921 Đảng Bôn sê vích Nga thực hiện chính sách…………
- Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện vào ngày………
Loại bài tập này đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn hiểu để lý giải một
cách logic nội dung vấn đề được đặt ra. Phần điền vào chỗ trống phải ngắn
gọn, tương ứng với phần nêu ra, song phải đủ ý, rõ ràng.
 Nhóm bài tập tự luận
Đây là loại bài tập rất phong phú, có thể biết được khả năng trình bày,
lập luận, phân tích, đòi hỏi học sinh phải tự tìm tòi, sáng tạo suy nghĩ, tổ chức
và trình bày kết quả của mình. So với bài tập trắc nghiệm khách quan thì loại
bài tự luận khó, phức tạp hơn. Nhưng tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội tự
trình bày ý kiến của mình và giáo viên có thể nhận xét về ý kiến đó. Bài tập tự
luận có ý nghĩa đặc biệt nên khi biên soạn các loại bài tập này cần chú ý một
số điểm cơ bản sau:
- Các bài tập được lựa chọn đúng nội dung cơ bản của việc học tập.
- Các bài tập phải phù hợp với trình độ phát huy tư duy độc lập sáng tạo của
học sinh.
Bài tâp dưới dạng câu hỏi tự luận nhiều hình thức như câu hỏi đặt ra để lý
giải một vấn đề đã được xác định, hoặc bình luận chứng minh câu nói nổi
tiếng của một nhân vật lịch sử bằng những quan điểm, bằng các sự kiện cụ
thể; câu hỏi đòi hỏi học sinh sử dụng bình luận các sử liệu, câu hỏi kèm theo
yêu cầu sử dụng các đồ dùng trực quan… Nhưng chủ yếu là các dạng sau:
35
+ Bài tập đòi hỏi khả năng phân tích của học sinh
Đòi hỏi học sinh khả năng phân tích các sự kiện hiện tượng hay một vấn đề
thành nhiều sự kiện, hiện tượng nhỏ để làm nổi bật chủ đề nào đó.
Ví dụ: Phân tích nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử, tính chất của Cách
mạng Tân Hợi (1911)
+ Bài tập mang tính tổng hợp
Từ các sự kiện, hiện tượng nhỏ học sinh cần khái quát tập hợp theo chủ đề.
Với loại bài tập này có tác dụng rèn luyện cho học sinh có nhìn xuyên suốt về
một vấn đề, một giai đoạn lịch sử, nắm bắt hệ thống lịch sử.
+ Bài tập so sánh: Rút ra điểm giống nhau, khác nhau, của các sự
kiện lịch sử, thời kỳ lịch sử.
Ví dụ: So sánh tính chất cách mạng tư sản kiểu cũ và cách mạng dân chủ tư
sản kiểu mới.
+ Bài tập chứng minh để làm sáng tỏ một vấn đề, một sự kiện
Ví dụ: Mục tiêu của cách mạng Tân Hợi là: “đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục
Trung Hoa, thành lập dân quốc, thực hiện bình đẳng về ruông đất” nhưng vì
sao cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản. Em hãy làm rõ nhận
định trên.
+ Bài tập bình luận một câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử có
tác dụng nâng cao trình độ nhận thức lịch sử của học sinh.
Ví dụ: Bằng các sự kiện lịch sử Cách mạng tháng Mười Nga hãy bình luận tên
cuốn sách của Giôn Rít là “ Mười ngày rung chuyển thế giới’.
+ Bài tập rèn luyện khả năng vận dụng những kiến thức đã học để
hiểu kiến thức mới, trên cơ sở so sánh đối chiếu với các kiến thức đã học.
Loại bài tập dưới dạng tự luận có rất nhiều ưu điểm; phát huy khả năng tư
duy, nâng cao tình độ nhận thức, rèn luện tư duy logic, diễn đạt, đòi hỏi sự
sáng tạo. Tuy nhiên đây là loại bài tập khó, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ
trong quá trình làm bài.
36
 Nhóm bài tập thực hành lịch sử
Với loại bài tập này làm cho học sinh có biểu tượng chân thực, giàu hình
ảnh, biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Bài tập thực hành
giúp học sinh rèn luyện thêm kỹ năng, kỹ xảo thực hành bộ môn. Trong dạy
học lịch sử nhiều giáo viên chỉ sử dụng đồ dùng trực quan trên lớp với số
lượng thời gian ngắn nên nhiều học sinh học thuộc lòng các địa danh xảy ra
các sự kiện lịch sử nhưng không xác định trên bản đồ. Các sự kiện lịch sử rất
nhiều nên để học sinh nhớ ngay trên lớp qua bài giảng của giáo viên là việc
không dễ….Bài tập thực hành lịch sử có thể khắc phục trình trạng dạy và học
lịch sử trên đây. Nhóm bài tập này gồm nhiều dạng sau đây:
+ Bài tập xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan, lƣợc đồ
Bao gồm vẽ, xác định địa danh, ghi ký hiệu có thể kết hợp với trình bày, giải
thích nhận xét. Bài tập này giúp các em hiểu sâu sắc kiến thức, củng cố, ghi
nhớ kiến thức lịch sử, địa điểm diễn ra các sự kiện đó.
Ví dụ: Vẽ lược đồ diễn biến cách mạng Tân Hợi 1911
+ Bài tập vẽ sơ đồ
Nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những mô hình học đơn giản, diễn tả
tổ chức một cơ cấu xã hội, chế độ chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch
sử.
Ví dụ: Vẽ sơ đồ “ bộ máy nhà nước Mỹ theo hiến Pháp 1787”
+ Bài tập làm việc với bản đồ và sơ đồ câm
Giúp học sinh khắc sâu hơn sự kiện, kiến thức đã học, xác định vị trí, địa
điểm xảy ra sự kiện, hình thành và phát triển khả năng tư duy lịch sử cho các
em.
Ví dụ 1: Giáo viên in sẵn bản đồ trống và yêu cầu học sinh điền địa danh, thời
gian vào bản đồ diễn biến Cách mạng Tân hợi Trung Quốc 1911.
Ví dụ 2: Giáo viên in sẵn Sơ đồ trống bộ máy Hội đồng Công xã của Công xã
Pari và yêu cầu học sinh điền tên các ủy ban, cơ quan còn thiếu.
37
+ Bài tập vẽ đƣờng trục thời gian
Nhằm giúp học sinh có cái nhìn tổng thể về tiến trình lịch sử, ý niệm về thời
gian (thời gian, địa điểm), mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử trước và sau
nó. Học sinh dễ dàng ghi nhớ các sự kiện.
Ví dụ 1: Vẽ trục thời gian các sự kiện trong Cách mạng tư sản Anh 1640 –
1688
Ví dụ 2: Vẽ sơ đồ trục thời gian biểu diễn quá trình đi lên của các mạng tư sản
Pháp năm 1789 do quần chúng nhân dân làm động lực cách mạng
+ Bài tập vẽ biểu đồ
Có thể từ những số liệu trong sách giáo khoa hay từ tài liêu tham khảo
đáng tin cậy giáo viên cung cấp cho học sinh đồng thời yêu cầu các em vẽ
biểu đồ hình tròn hay hình trụ, nhưng phải tính chính xác về mặt tỷ lệ so sánh.
Dạng bài tập này có tác dung nhằm cụ thể hóa nội dung lịch sử, so sánh sự
phát triển với sự phát triển một sự kiện lịch sử.
+ Bài tập vẽ đồ thị
Dùng để diễn tả quá trình phát triển, sự vận động của một sự kiện lịch sử
hay so sánh sự phát triển của các sự kiện khác nhau trên cơ sở sử dụng những
số liệu, tài liệu thống kê trong bài học. Đây là loại bài tập có vận dụng kiến
thức toán học vào lịch sử (số liệu thống kê đường biểu diễn trên các trục của
đồ thị) và thường được dùng khi dạy các vấn đề kinh tế - xã hội.
+ Bài tập lập bảng niên biểu
Loại bài tập này nhằm kiểm tra sự nhận thức của học sinh ở trình độ cao
hơn về nhận thức thời gian xảy ra các sự kiện quan trọng. Đánh dấu những
mốc của quá trình phát triển của lịch sử, đồng thời nêu lên mối liên hệ giữa
các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong một thời kỳ. Tùy theo
nội dung cụ thể từng phần, từng bài giáo viên yêu cầu học sinh lập bảng niên
biểu theo chuyên đề, niên biểu tổng hợp hay niên biểu so sánh.
38
Ví dụ 1: Lập bảng niên biểu các chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong
chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Thông qua đó học sinh sẽ chứng
minh và hiểu rõ vai trò của Hồng quân Liên Xô và Đồng minh trong việc tiêu
diệt chủ nghĩa phát xít.
Ví dụ 2: Lập bảng niên biểu các sự kiện quan trọng trong thời kỳ thứ nhất
của lịch sử thế giới cận đại (1640- 1870)
+ Bài tập thực hành sƣu tập hiện vật, tranh ảnh, tài liệu nhất là tài
liệu lịch sử địa phương, thu thập tư liệu, nhân chứng lưu trữ thành các hồ sơ
lịch sử, xây dựng phòng truyền thống, phòng thông tin tuyên truyền lịch sử ở
nhà, hình thành cho học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học. Giáo viên
gợi ý cho học sinh đi sâu tìm hiểu những sự kiện lịch sử diễn ra trên quê
hương mình.
+ Bài tập yêu cầu học sinh làm việc với tài liệu học tập
Loại bài tập này yêu cầu học sinh làm việc với các tài liệu như sách giáo
khoa, các đoạn trích (có thể do giáo viên in, phát cho học sinh; từ các văn kiện;
tài liệu lịch sử; tài liệu trên Internet) hoặc có thể là bài tập học sinh tự tìm hiểu,
rút ra kết luận trên cơ sở quan sát đồ dùng trực quan, từ những tài liệu do giáo
viên đưa ra học sinh phải quan sát, tri giác, suy nghĩ một cách độc lập để tìm ra
câu trả lời.
+ Bài tập hoàn thành các Graph.
Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Graph được xem xét dưới
góc độ là một phương pháp dạy học. Thuật ngữ Graph trong tiếng Anh có
nghĩa là đồ thị, biểu đồ. Lý thuyết Graph (Graph theory) là một trong những
phân môn quan trọng của Toán học. Việc vận dụng lý thuyết Graph vào dạy
học đã tạo ra một phương pháp dạy học mới – phương pháp Graph. Vì thế,
phương pháp Graph chỉ ra cách thiết kế và sử dụng những sơ đồ (hay Graph
định hướng) vào dạy học nhằm tái hiện, tổng kết và khái quát hóa kiến thức.
Khác với tri thức của nhiều bộ môn khoa học khác, tri thức lịch sử có
39
những đặc điểm rất nổi bật, đó là tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể
và tính hệ thống. Vì vậy, việc vận dụng phương pháp Graph có ý nghĩa rất
quan trọng trong dạy học lịch sử. Nó không chỉ giúp học sinh dễ dàng trong
việc ghi nhớ, tái hiện sự kiện lịch sử mà còn thông qua đó còn rèn luyện cho
các em tư duy logic và khái quát.
Quy trình thiết kế Graph.
Về cơ bản, cấu trúc của Graph bao gồm các đỉnh được mô hình hóa
bằng những vòng tròn hoặc hình vuông, hình chữ nhật để thể hiện những kiến
thức cơ bản và cung là những định hướng như mũi tên thẳng, cong hoặc gấp
khúc để thể hiện mối quan hệ logic giữa các đỉnh (diễn tả kiến thức cơ bản).
Các bước thiết kế Graph được tiến hành theo ba bước cơ bản là: xác
định kiến thức cơ bản, tóm tắt theo các hình quy ước và xếp đỉnh, lập cung.
Có thể chia ra nhiều loại Graph theo những tiêu chí khác nhau. Dựa vào
cấu trúc Graph, có thể thiết kế các loại như: Graph đường trục thời gian,
Graph chuỗi, Graph mạng, Graph hình cây…
Lý luận dạy học lịch sử ở trường phổ thông cũng đã khẳng định
phương pháp Graph có vị trí quan trọng trong hệ thống các phương pháp dạy
học. Tuy nhiên, tầm quan trọng và ưu thế của phương pháp Graph chỉ được
khẳng định khi giáo viên, học sinh biết khai thác, sử dụng một cách hợp lý,
hiệu quả trong quá trình dạy học. Về cơ bản, việc vận dụng phương pháp
Graph trong dạy học lịch sử có những ưu điểm sau:
Thứ nhất, trình bày hoặc khái quát hóa nội dung kiến thức lịch sử một
cách rất logic.
Thứ hai, trực quan hóa nội dung các khái niệm, các nội dung kiến thức
mang tính khái quát hoặc trừu tượng.
Thứ ba, sơ đồ hóa kiến thức giúp học sinh ôn tập kiến thức lịch sử một
cách hiệu quả. Học sinh không chỉ nhớ mà còn nhận biết được mối liên hệ
bản chất giữa các sự kiện lịch sử với nhau, từ đó rèn luyện tư duy logic và
40
khái quát cho các em.
Thứ tư, tích cực hóa hoạt động học tập bằng việc lôi cuốn học sinh
tham gia thiết kết và hoàn thiện các sơ đồ kiến thức trong bài học.
Thứ năm, làm cho việc sử dụng sách giáo khoa trở nên hiệu quả hơn.
Để có thể thiết kế được Graph, giáo viên và học sinh đều phải nghiên cứu kỹ
nội dung bài học trong sách giáo khoa.
+ Bài tập hoàn thành và xây dựng các bản đồ tƣ duy.
Bản đồ tư duy (Mind Maps) là một công cụ tổ chức hoạt động và phát
triển năng lực tư duy. Có thể miêu tả như một kỹ thuật hình họa, với sự kết
hợp giữa từ ngữ, hình ảnh đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu
trúc, hoạt động và chức năng của bộ não. Sơ đồ này giúp khai thác tiềm năng
vô hạn của bộ não.
Lợi ích của bản đồ tƣ duy:
Khi thông tin được được gợi ra, lược đồ tư duy giúp tổ chức thông tin
theo một hình thức mà dễ dàng được xuất hiện và ghi nhớ. Được sử dụng để
ghi chú tất cả các loại như sách vở, bài giảng, học tập, hội họp, phỏng vấn và
đàm thoại.
Bản đồ tư duy được sử dụng có hiệu quả khi dạy về diễn biến, tổng
kết một chương, một vấn đề. Dùng những hình ảnh xuyên suốt. Chúng ta
dùng các hình ảnh xuyên suốt Bản đồ tư duy vì chúng giống như hình ảnh
trung tâm, mỗi hình ảnh cũng có giá trị của một ngàn từ. Vì vậy, nếu chúng
ta chỉ có mười hình ảnh trong Bản đồ Tư duy của mình thì nó ngang bằng
với mười nghìn từ của những lời chú thích.
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử
Bài tập có vai trò rất quan trọng trong dạy học lịch sử. Việc biên soạn
và sử dụng bài tập trong giảng dạy là một biện pháp giúp học sinh giúp học
sinh nhận thức độc lập, nắm vững kiến thức một cách tích cực, tự lực sáng
tạo, phát huy các năng lực nhận thức, hành động, tự giác giải quyết vấn đề.
41
Bài tập về nhà giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa kiến thức, đồng thời là
hình thức quan trọng để kiểm tra đánh giá, tự kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh. Việc biên soạn, sử dụng bài tập có ý nghĩa to lớn trong dạy
học lịch sử về các mặt giáo dưỡng, giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh.
Có một câu hỏi được đặt ra: Đâu là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả
học tập của học sinh? Cái gì có thể coi là đầu ra – kết quả cuối cùng của
một nhà trường trong xã hội hiện đại?...Theo quan niệm trước kia chỉ cần
kiểm tra sự thuộc bài của học sinh, theo tài liệu Sổ tay Pisa đánh giá các
năng lực phổ thông của học sinh trong việc ứng dụng các kiến thwucs và kĩ
năng phổ thông cơ bản vào các tình huống, bài tập thực tiễn.Đánh giá khả
năng phân tích, lý giải và truyền đạt một cách có hiệu quả các kiến thức, kỹ
năng đó thông qua cách học sinh xem xét, diễn giải và cách gải quyết vấn
đề. Học sinh không thể học tập tất cả trong nhà trường. Để trở thành người
có thể học tấp suốt đời có hiệu quả, ngoài việc học sinh có những kiến thức
còn cần có cả về động cơ,niềm tin vào bản thân cũng như các chiến lược
học tập. [58,tr- 13]. Bài tập lịch sử là một phương tiện sẽ giúp cho học sinh
hình thành những năng lực đó.
1.1.3.1. Ý nghĩa về mặt cung cấp kiến thức, củng cố, ôn tập kiến thức cho học
sinh
Việc dạy học lịch sử trước tiên cần cung cấp cho học sinh những kiến
thức của môn học. Bài tập là một biện pháp hữu hiệu giúp học sinh nhớ kỹ,
hiểu sâu bản chất của sự kiện và hiện tượng lịch sử. Qua việc làm bài tập các
em được bổ sung kiến thức mới. Do đặc điểm của việc học tập lịch sử: chủ
thể nhận thức không trực tiếp quan sát đối tượng nhận thức nên khi dạy học
lịch sử giáo viên giúp cho học sinh nhớ được các sự kiện, không gian thời
gian, nhân vật lịch sử, khái niệm, quy luật, bài học lịch sử. Vai trò của giáo
viên ngoài việc cung cấp cho học sinh có những kiến thức để khôi phục quá
khứ một cách chân thực thì còn cần đến hệ thống bài tập ngay ở trên lớp.
42
Hiện nay học sinh không biết nhiều về lịch sử dân tộc, vấn đề học sinh
điểm thấp môn lịch sử, chất lượng học tập môn sử chưa cao đang được quan
tâm rất nhiều. Việc nhầm lẫn giữa các sự kiện, các nhân vật, địa danh lịch sử
khá phổ biến. Việc chúng ta biên soạn và sử dụng các loại bài tập trắc nghiệm
tốt sẽ góp phần giải quyết vấn đề trên.
Để nắm vững tri thức trong học tập một cách sâu sắc học sinh cần phải
thực hiện một chu trình vận động trí tuệ trong đó tư duy độc lập giúp học sinh
hình thành được khái niệm lịch sử. Các dạng bài tập yêu cầu học sinh so sánh,
chứng minh nhận định…trên cơ sở những sự kiện có sẵn buộc học sinh phải
tìm tòi đi sâu vào thực chất của vấn đề, từ đó nâng lên mức độ khái quát, hệ
thống hóa.
Thông qua bài tập trên lớp học sinh hứng thú với bài học, hiểu bài, ghi
nhớ bài ngay trên lớp. Còn với bài tập về nhà học sinh buộc phải đọc lại bài,
nhớ lại lời giảng trên lớp, qua đó củng cố, tổng hợp kiến thức, rút ra kết luận
và có câu trả lời đúng nhất hợp lý nhất. Qua sự phân tích như vậy, học sinh sẽ
nắm bắt được bản chất sự kiện từ đó có quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá
vấn đề đúng đắn hơn, nâng cao hiểu biết của học sinh. Đa Ni Lốp khẳng định:
“kiến thức sẽ được nắm vững thực sự nếu học sinh có thể vận dụng một cách
thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết thực hành”.
Để làm được các loại bài tập này đạt kết quả cao học sinh ngoài sách giáo
khoa, bài giảng trên lớp của giáo viên, học sinh còn phải tìm đọc các tài liệu
khác, do vậy học sinh được tiếp cận biết đến nhiều quan điểm, đánh giá, nhận
đinh của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau, từ đó học sinh mở rộng hơn hiểu biết
lịch sử của mình từ đó có những suy nghĩ đánh giá độc lập riêng của bản thân.
1.1.3.2. Ý nghĩa về mặt giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ của học sinh
Nhiệm vụ các môn học ở trường phổ thông ngoài việc cung cấp tri thức
đều góp phần giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Môn lịch sử nằm
trong hệ thống các môn khoa học xã hội, nên nó có ưu thế trong giáo dục tư
43
tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh. Ông Thái Duy Tuyên cho rằng bài tập
là phương tiện tốt để rèn luyện phẩm chất, nhân cách cho học sinh. Thầy cô
giáo sử dụng nhiều biện pháp nhưng bài tập là phương tiện có hiệu quả và
thường dúng nhất. Thế mạnh của bài tập là rèn luyện ý chí, niềm tin vào khoa
học, vào sức mạnh bản thân. Trong lịch sử không chỉ giáo dục cho học sinh
tình cảm yêu, ghét trong đấu tranh giai cấp, sự căm thù và chủ nghĩa anh hùng
cách mạng mà còn là bồi dưỡng cho các em biết yêu quý lao động, yêu cái
đẹp, có óc thẩm mĩ, biết cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Việc bồi
dưỡng tư tưởng tình cảm, đạo đức cho học sinh góp phần tạo nên những con
người có đức, tài phục vụ cho đất nước.
Khi làm các bài tập, học sinh biết vận dụng một cách sáng tạo những
kiến thức lịch sử để giải quyết các vấn đề đặt ra giúp các em tiếp cận với chân
lý. Bản thân nội dung bài tập cũng có tác dụng giáo dục. Ngoài ra cách thức
trả lời câu hỏi có tác dụng giáo dục vì nó đòi hỏi sự kiên trì ở các em. Trong
quá trình làm bài tập học sinh cần có sự trao đổi, hợp tác với bạn bè có ý
nghĩa giáo dục ý thức tập thể, khả năng hợp tác, làm việc nhóm của học sinh.
Bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh các mặt khác nhau của đời sống
xã hội loài người, những bài học kinh nghiệm do đó có tác dụng giáo dục tư
tưởng, tình cảm, đạo đức, hành vi rất lớn đối với học sinh. Nó không chỉ giúp
học sinh củng cố kiến thức, mở rộng kiến thức mà còn giúp các em có thái độ
thẳng thắn và dứt khoát khi nhìn nhận đánh giá các vấn đề, nhân vật, hiện
tượng lịch sử. Hình thành ở các em tình cảm tôn trọng đối với các anh hùng,
nghĩa sĩ bảo vệ công bằng, hy sinh vì dân tộc, tự do…, thái độ phản kháng,
căm thù cái ác, có ý thức bảo vệ thành quả lao động của con người, phân biệt
được cái đúng, cái sai từ đó xác định được trách nhiệm, vai trò vị trí của mình
đối với cuộc sống hiện tại.
Ví dụ: Thông qua tìm hiểu hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914
- 1918) và chiến tranh thế giới thứ nhất (1939 - 1945) học sinh hình thành
44
thái độ căm ghét chiến tranh phi nghĩa, chủ nghĩa đế quốc gây đau thương,
thiệt hại cho nhân loại. Từ đó có ý thức gìn giữ hòa bình, bảo vệ thế giới,
ngăn chặn chiến tranh.
Như vậy bài tập lịch sử có ý nghĩa giáo dục rất lớn, giúp các em tự rèn
luyện, tự tìm tòi suy nghĩ, phát huy tính tự lập, sáng tạo trong qúa trình học
tập. Đó là những phẩm chất cần thiết cho mỗi học sinh sau này khi trưởng
thành và bước vào cuộc sống.
1.1.3.3. Ý nghĩa về mặt rèn luyện kỹ năng cho học sinh
Môn lịch sử cũng như các môn học khác hình thành cho học sinh năng
lực tư duy, năng lực hành động, tạo cho các em tư duy lịch sử và nó được
hình thành trong quá trình học tập lịch sử. Tư duy lịch sử là hoạt động trí tuệ,
tập trung rõ nhất khi học sinh làm bài tập lịch sử vận dụng các kiến thức đã
học một cách thông minh, tích cực, sáng tạo.
Bài tập lịch sử trước hết cần gây hứng thú học tập cho học sinh, muốn
đạt được điều đó bài tập cần kết hợp giữa bài tập tái hiện kiến thức với bài tập
phát hiện, sáng tạo; kết hợp giữa câu hỏi trực tiếp và câu hỏi gián tiếp, kết
hợp ngôn ngữ viết và hình ảnh trực quan; cần chứa đựng những mâu tuẫn,
khó khăn trong nhận thức từ đó buộc học sinh phải nỗ lực trí tuệ, tư duy mới
hoàn thành được các bài tập. Khi giải quyết các bài tập dưới dạng tổng hợp,
phân tích học sinh phải sử dụng các thao tác tư duy; Phân tích, tổng hợp, so
sánh, đối chiếu, liên hệ, quy nạp, diễn dịch…Vận dụng các thao tác trên thì
mới trả lời đúng, đầy đủ bài tập. Thao tác này lặp lại nhiều lần sẽ trở thành kỹ
năng, kỹ xảo của học sinh trong quá trình làm bài tập.
Bài tập lịch sử phát triển khả năng tư duy và ngôn ngữ nói, viết cho
học sinh. “ Khi vạch ra bản chất các hiện tượng, học sinh diễn đạt những câu
trả lời của mình trong những đơn vị tư duy”. Ngôn ngữ lịch sử của học sinh
được phát triển và hoàn thiện khi các em trình bày những câu trả lời, nhất là
các câu thuộc về câu hỏi tự luận của mỗi bài tập yêu cầu các em nhận xét
45
đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch sử đó. Hệ thống bài tập mang tính logic còn
giúp học sinh hiểu được mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với
nhau. Rèn luyện ngôn ngữ thực chất là rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt
suy nghĩ của từng cá nhân vì vậy trong dạy học cần chú ý để phát triển năng
lực này của học sinh.
Bài tập lịch sử góp phần rèn luyện kỹ năng bộ môn cho học sinh, đây là
một nhân tố không thể không tính đến trong quá trình dạy học. Đồng thời
chính là việc rèn luyện kỹ phương pháp học tập thích hợp, kỹ năng giải quyết
vấn đề khi được giáo viên hướng dẫn. Bài tập lịch sử là một biện pháp để thực
hiện các kỹ năng bộ môn, mang lại hiệu quả cao. Thông qua việc kiểm tra
đánh giá bài làm của học sinh, giúp các em hình thành một cách chính xác các
yêu cầu của đề bài, phương pháp làm bài.
Việc sử dụng bài tập lịch sử hiện nay còn chưa thường xuyên, giáo viên
thường chỉ sử dụng trong cuối bài học, cuối chương, cuối học kỳ, khi ôn tập
và chưa rõ vị trí của bài tập trong quá trình dạy học. Với quan niệm như vậy
chưa thật đúng đắn và không phát huy tối đa vai trò của bài tập lịch sử.
Trong dạy học ở trường phổ thông hiện nay cần tăng cường việc sử
dụng bài tập lịch sử trong các khâu, để đáp ứng mục tiêu dạy học, năng cao
chất lượng dạy và học môn lịch sử. Việc đổi mới dạy học theo hướng tích cực
hóa hoạt động nhận thức không thể không tiến hành tốt bài tập.
Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn là cơ sở quan trọng
định hướng cho chúng tôi biên soạn và đưa ra các biện pháp sử dụng các bài
tập lịch sử trong phần sau.
1.2. Cơ sở thực tiễn để biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử trong dạy học
lịch sử ở trƣờng trung học cơ sở
1.2.1. Đối với giáo viên
Chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 123 giáo viên ở trường trung
học cơ sở tại Hà Nội: THCS Cầu Giấy, THPT DL Lô-mô-nô-xốp, THPT
46
Hecmann Germeiner, THCS Trung Hòa ….nội dung điều tra xoay quanh các
vấn đề sau: Nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của bài tập lịch sử;
tình hình sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử ở các trường trung học phổ
thông; Những khó khăn trong việc sử dụng bài tập lịch sử; những kiến nghị
các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử.
Qua sử dụng phiếu điều tra, trao đổi với giáo viên, quan sát dự giờ xử
lý kết quả bằng phương pháp thống kê chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Qua điều tra thăm dò ý kiến đa số giáo viên, đều nhất trí cho rằng sử
dụng bài tập về nhà trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông có tác dụng
nhiều mặt đặc biệt là gây hứng thú học tập, phát triển tư duy độc lập, rèn
luyện kỹ năng thực hành bộ môn cho học sinh. Một số giáo viên nhấn mạnh
rằng dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông cần phải thường xuyên
giao bài tập cho học sinh làm, với nhiều dạng bài tập phong phú đảm bảo tính
vừa sức sẽ giúp học sinh nắm chắc và hiểu sâu hơn bài tập trên lớp.
Như vậy, nhiều giáo viên đã thấy được vai trò quan trọng ý nghĩa của
bài tập trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông phần đã trong số họ là những
giáo viên của thời gian giảng dạy lâu năm, đã từng tham gia dạy đội tuyển học
sinh giỏi các cấp và có tâm huyết với nghề nghiệp. Các giáo viên này đã nhận
thức được tương đối đầy đủ vai trò và ý nghĩa của bài tập lịch sử có nhiều loại
bao gồm bài tập thực hành. Bài tập trắc nghiệm, bài tập dưới dạng câu hỏi
tổng hợp. Trong quá trình giảng dạy họ đã xây dựng được một hệ thống bài
tập liên tục và có hệ thống.
Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận giáo viên nhận thức về vấn đề bài
tập lịch sử chưa sâu sắc, đồng thời họ còn gặp nhiều khó khăn lúng túng trong
việc xây dựng và phương pháp sử dụng bài tập. Qua dự giờ một số giáo viên
chúng tôi thấy rằng hầu hết thời gian ở trên lớp giáo viên dành cho việc
truyền đạt kiến thức mới, đến gần hết giờ giáo viên căn dặn học sinh về nhà
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf

More Related Content

Similar to Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf

Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Trần Đức Anh
 
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học khảo sát hà...
Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học khảo sát hà...Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học khảo sát hà...
Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học khảo sát hà...nataliej4
 
Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...
Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...
Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caoTổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caoTổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây dựng tài liệu và hướng dẫn sử dụng theo mô đun phần Quang hình học – Vật ...
Xây dựng tài liệu và hướng dẫn sử dụng theo mô đun phần Quang hình học – Vật ...Xây dựng tài liệu và hướng dẫn sử dụng theo mô đun phần Quang hình học – Vật ...
Xây dựng tài liệu và hướng dẫn sử dụng theo mô đun phần Quang hình học – Vật ...HanaTiti
 
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...nataliej4
 

Similar to Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf (20)

Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...
 
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học khảo sát hà...
Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học khảo sát hà...Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học khảo sát hà...
Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học khảo sát hà...
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAYLuận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
 
Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...
Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...
Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...
 
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOTĐề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
 
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
 
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinhLuận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
 
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caoTổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
 
Đề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đ
Đề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đĐề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đ
Đề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đ
 
Đề tài tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11, HAY
Đề tài  tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11,  HAYĐề tài  tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11,  HAY
Đề tài tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11, HAY
 
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caoTổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
 
Xây dựng tài liệu và hướng dẫn sử dụng theo mô đun phần Quang hình học – Vật ...
Xây dựng tài liệu và hướng dẫn sử dụng theo mô đun phần Quang hình học – Vật ...Xây dựng tài liệu và hướng dẫn sử dụng theo mô đun phần Quang hình học – Vật ...
Xây dựng tài liệu và hướng dẫn sử dụng theo mô đun phần Quang hình học – Vật ...
 
Đề tài khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
Đề tài   khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8Đề tài   khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
Đề tài khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
 
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ------------------- TRẦN THỊ THU BIÊN SOẠN VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP LỊCH SỬ Ở LỚP 8 TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hữu Chí HÀ NỘI - 2012
  • 2. 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BT : Bài tập CMTS : Cách mạng tư sản CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội GV : Giáo viên HS : Học sinh PPDH : Phương pháp dạy học SGK : Sách giáo khoa THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TNKQ : Trắc nghiệm khách quan
  • 3. 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................................... 01 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 61 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................ 72 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 127 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ............................................................ 138 5. Cở sở phương pháp luận......................................................................... 138 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 149 7. Giả thuyết khoa học.............................................................................. 1510 8. Đóng góp của luận văn......................................................................... 1510 9. Cấu trúc của luận văn ........................................................................... 1510 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 1611 1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................... 1611 1.1.1. Cơ sở của việc biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử....................... 1611 1.1.2 Một số vấn đề lý luận về bài tập trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông........................................................................................................ 2318 1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử ....... 4035 1.2. Cơ sở thực tiễn để biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở...................................................................... 4540 1.2.1. Đối với giáo viên............................................................................ 4540 1.2.2. Đối với học sinh ............................................................................. 4843 Chƣơng 2: BIÊN SOẠN VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP LỊCH SỬ Ở LỚP 8 ................................................................................................................. 5247 2.1. Các yêu cầu của việc biên soạn bài tập trong dạy học lịch sử ............ 5247 2.1.1. Bài tập lịch sử phải gắn với nội dung, chương trình, sách giáo khoa ................................................................................................................. 5247
  • 4. 4 2.1.2. Bài tập đảm bảo tính vừa sức đồng thời phát huy được trí thông minh sáng tạo của học sinh................................................................................ 5247 2.1.3. Đảm bảo tính hệ thống trong việc xác định nội dung để biên soạn bài tập lịch sử................................................................................................. 5348 2.1.4. Đảm bảo tính đa dạng, toàn diện trong biên soạn bài tập lịch sử..... 5449 2.1.5. Bài tập lịch sử cần chính xác về nội dung và chuẩn mực về hình thức ................................................................................................................. 5550 2.2 Quy trình biên soạn bài tập lịch sử ..................................................... 5550 2.3. Biên soạn bài tập trong dạy học lịch sử ở lớp 8 trung học cơ sở (ví dụ Phần lịch sử thế giới)................................................................................ 5752 2.3.1. Cấu trúc và nội dung cơ bản của chương trình lịch sử thế giới lớp 8 ................................................................................................................. 5752 2.3.2. Biên soạn bài tập lịch sử trong dạy học phần lịch sử thế giới lớp 8. 6055 2.4. Sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử Lớp 8 phần lịch sử thế giới..... 9287 2.4.1. Sử dụng bài tập trên lớp.................................................................. 9287 2.4.2 Hướng dẫn làm bài tập lịch sử ở nhà ............................................... 9893 2.5 Thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 9994 2.5.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................... 9994 2.5.2. Đối tượng và địa bàn thực hiện..................................................... 10095 2.5.3. Nội dung thực nghiệm .................................................................. 10095 2.5.4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm............................................. 10095 2.5.5. Kết quả thực nghiệm..................................................................... 10196 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................... 10499 1. Kết luận.............................................................................................. 10499 2. Khuyến nghị..................................................................................... 105100 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 108103 PHỤ LỤC
  • 5. 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, chúng ta đang sống trong thế kỉ 21- thế kỉ của khoa học công nghệ, kho tàng kiến thức nhân loại tăng theo cấp số nhân. Để theo kịp sự phát triển của thời đại, hòa nhập với nền kinh tế thế giới, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục của Việt Nam phải đổi mới mạnh mẽ toàn diện và đồng bộ, nhằm đào tạo ra những con người mới có trình độ văn hóa cao, có năng lực tư duy, năng lực sáng tạo và có kĩ năng thực hành giỏi. Ở Việt Nam vấn đề này đang rất được coi trọng. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã khẳng định: “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu ”, do đó “ phải đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, khuyến khích tự học, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bỗi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề ”. Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ hai khóa VIII tháng 12 năm 1996 đã khẳng định vai trò của môn Lịch sử cùng các môn học khác thuộc khoa học xã hội trong việc hình thành nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ. Các công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục của nước ta đã cho thấy chất lượng học tập của học sinh nước ta đã có một số chuyển biến trong những năm qua. Song đối chiếu với nhu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước vẫn còn thấp, còn nhiều yếu kém, bất cập. Đa số học sinh vẫn còn thiên về cách học tích lũy tri thức trong sách giáo khoa, coi trọng ghi nhớ sự kiện, công thức, quy trình, quen làm theo mẫu đã cho, học theo lối học thuộc lòng. Trên thực tế hiện nay vai trò của bộ môn Lịch sử chưa được quan niệm đúng nên làm giảm sút chất lượng giáo dục của bộ môn, học sinh có ít hoặc không hứng thú học tập với môn Lịch sử. Để phát huy ưu thế của bộ môn, khắc phục những thiếu sót, cần đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử cho
  • 6. 8 2.1. Tài liệu nước ngoài Trong các tài liệu về Tâm lý học, Lý luận dạy học đại cương, Lý luận dạy học các bộ môn của các tác giả trong và ngoài nước ở những mức khác nhau đều đề cập đến vấn đề bài tập,trước hết liên quan đến năng lực nhận thức của học sinh đặc biệt là tính tích cực. Ở các nước phương Tây, việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh được rất chú trọng. Dạy học giải quyết vấn đề là một phương pháp hiện nay đang được sử dụng trong quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông. Trong quyển “ Những cơ sở dạy học nêu vấn đề” của tác giả V.Ôkôn; “Dạy học nêu vấn đề” của I.Ia Lence và của những tác giả khác đều cho rằng trong dạy học hiện đại coi học sinh là trung tâm của quá trình dạy học, giáo viên sẽ là người hướng dẫn, điều khiển học sinh. Vì vậy để nâng cao các năng lực học tập cho học sinh đặc biệt là tính độc lập, tích cực, sáng tạo các tác giả đều nhấn mạnh việc thiết lập hệ thống câu hỏi và bài tập nêu vấn đề, đây chính là phương tiện để giáo viên tạo ra ở học sinh các tình huống có vấn đề. Tác giả N.V Savin trong cuốn “ Giáo dục học” (tập 1) và “Lý luận dạy học” của Babanxky đã khẳng định việc ra bài tập về nhà có ảnh hưởng tích cực đến qua trình giáo dục học sinh, việc ra bài tập và hướng dẫn học sinh làm bài tập sẽ tạo ra hứng thú, kích thích học sinh tích cực học tập. Tác giả còn nhấn mạnh điều quan trọng là phải xây dựng được các bài tập về nhà. Với tác giả I.F.Khalamốp trong cuốn “ Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào” đã nhất trí với ý kiến của Rubinxtên, mỗi con người đều tự khám phá thế giới cho mình bằng cách này hay cách khác. “ Khi nói rằng con người với tư cách một cá thể không khám phá mà chỉ lĩnh hội những kiến thức do nhân loại đã giành được, thì dĩ nhiên điều đó có nghĩa là anh ta không khám phá những kiến thức đó cho nhân loại thôi, nhưng dẫu sao anh ta cũng phải khám phá cho bản thân mình,dù chỉ là “khám phá lại”. Con người chỉ thực sự nắm vững cái mà chính bản thân mình giành được
  • 7. 9 bằng lao động của mình”. Sự khám phá này không phải việc học thuộc lòng mà phải thông qua sử dụng các loại bài tập. Như vậy, trước những bài tập dẫn đến tri thức mới đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, nỗ lực tư duy thực sự, phải sáng tạo, tập trung quan sát, chú ý… Điều kiện quyết định để phát huy tính độc lập, tư duy là việc nắm tri thức mới bằng con đường giả quyết các vấn đề. Tiến sĩ N.G.Đairi trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” đã chú ý đến hoạt động tự lập của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức, ông đã khẳng định rằng: bài tập là một trong những biện pháp quan trọng nhất để hình thành tư duy độc lập và có tính tích cực tự giác trong học tập của học sinh đồng thời ông cũng khẳng định: “ Bài tập mở ra khả năng rộng lớn nhất trong lĩnh vực phát triển học sinh và vạch ra bản chất của hiện tượng. Vì mỗi bài tập có những tính chất đặc biệt tác động logic và tác động tâm lý đối với học sinh, có ảnh hưởng đặc biệt đối với việc lĩnh hội kiến thức và phát triển năng lực ở các em” [13,tr.85]. Theo ông: “ Bài tập hợp lý nếu nó buộc học sinh phải xem xét lại những sự kiện đã học, đặt trong mối quan hệ khác, đòi hỏi phải phát hiện thêm ở khía cạnh khác của vấn đề hoặc làm cho kiến thức đã biết thêm sâu sắc, đòi hỏi học sinh phải kết hợp tài liệu sách giáo khoa với phần trình bày của giáo viên, phải lập ra các sơ đồ công việc này học sinh làm ở nhà tiện hơn làm ở trên lớp…Cần phải kiểm tra các bài tập nêu vấn đề cho học sinh về nhà làm, trường hợp bất đắc dĩ cũng phải kiểm tra số lớn các bài tập đó” [13,tr.104] Ông còn đưa ra một loạt các yêu cầu đối với bài tập nêu vấn đề như mức độ khó vừa phải, tính vừa sức của bài tập đối với học sinh, việc chọn đúng thời gian ra bài tập. 2.2. Tài liệu trong nước Ở Việt Nam, những năm gần đây một số công trình nghiên cứu lý luận dạy học cũng đề cập đến vấn đề bài tập trong dạy học các bộ môn như cuốn: “ Lý luận dạy học đại cương của Nguyễn Ngọc Quang”, “ Giáo dục học” do Trần Thị Tuyết Oanh chủ biên, “ Giáo dục học” của Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ
  • 8. 10 Hoạt, “Giáo dục học” của Phạm Viết Vượng, “Tâm lý học dạy học” của Hồ Ngọc Đại….Các tác giả đều khẳng định vai trò của bài tập đối với việc hình thành, củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng học tập, giáo dục nhân cách cho học sinh. Giáo sư Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt nhấn mạnh con đường nhận thức của học sinh và cho rằng bài tập là điểm tựa trong nhận thức của học sinh, từ đó sẽ phát triển óc tư duy, sáng tạo, độc lập của học sinh. Tác giả cũng nhấn mạnh hình thức tự học ở nhà vì nó giúp học sinh “ Mở rộng, đào sâu, hệ thống hóa, khái quát hóa những kiến thức đã học trên lớp và làm cho vốn hiểu biết đuợc hoàn thiện, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng tri thức của mình vào các tình huống”. Đồng thời học sinh có thể : “Tự bồi dưỡng tinh thần, trách nhiệm, tính tự giác độc lập, tính kỷ luật, tính tổ chức,tính kế hoạch trong học tập. [38,tr.294]. Hay tác giả Phạm Viết Vượng nhấn mạnh việc tự học có vai trò cực kỳ quan trọng, thực tế cho thấy chất lượng học tập được quyết định bởi ý thức và phương pháp tự học của từng học sinh. Học sinh học tập ở nhà tốt sẽ giúp cho các giờ học tiếp theo được thuận lợi và cứ như thế chất lượng học tập toàn khóa sẽ được đảm bảo [57,tr. 221]. Trong cuốn “ Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” của tác giả Thái Duy Tuyên đã khẳng định: “Bài tập là một yếu tố rất quan trọng của quá trình dạy học. Trong thực tế một bài giảng, một giờ lên lớp có hiệu quả, có thỏa mãn nhu cầu nâng cao tính tích cực, sáng tạo của học sinh không đều phụ thuộc rất lớn vào hệ thống bài tập có lý thú, có biên soạn tốt không” [55, tr.223]. Tác giả trình bày chi tiết vai trò vị trí của bài tập,trong quá trình dạy học, phân loại bài tập, sử dụng hệ thống bài tập…. Trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” tập II, của giáo sư Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị đã chỉ rõ sự cần thiết phải thực hiện bài tập trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông mà còn trình bày một số hình thức biện pháp khi sử dụng bài tập lịch sử. Trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” GS Nguyễn Thị Côi cũng khẳng định: “Có thể đưa ra nhiều dạng bài
  • 9. 11 tập lịch sử phát triển nhận thưc độc lập cho học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả bài tập lịch sử [30,tr. 180]. Cuốn “ Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học ở trường phổ thông” GS Nguyễn Thị Côi khẳng định : Bài tập có tác dụng khơi dậy tư duy, trí tuệ của học sinh ở vùng phát triển gần nhất, tác giả phân biệt câu hỏi và bài tập, các dạng bài bập… Giáo sư Phan Ngọc Liên và PGS Trịnh Đình Tùng trong cuốn “ Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS” đều khẳng định về lý luận, thực tiễn tầm quan trọng đặc biệt của môn Lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ vì vậy việc học tập lịch sử không chỉ dừng lại ở học mà đòi hỏi có trình độ tư duy để tìm hiểu lịch sử. Bài tập là một trong những phương tiện để phát triển tư duy một cách có hiệu quả. Cùng đề cập đến dạy học lịch sử ở trường THCS tác giả Hoàng Thanh Hải đã thiết kế một số loại bài tập mang tính chất khái quát một số nội dung, chương trình lớp sáu, lớp bảy, lớp tám. Ngoài ra trong một số tập chí chuyên ngành: Tạp chí giáo dục, Nghiên cứu Lịch sử….vấn đề bài tập được đề cập chủ yếu tới ưu thế câu hỏi, bài tập và sử dụng chúng trong quá trình dạy học. Ví dụ “ Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập trong dạy học lịch sử ở trung học cơ sở” ( Nguyễn Văn Đằng, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 7-2004), “ Bài tập lịch sử trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh (Trần Quốc Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 2-1998)…Đặc biệt là “ Hướng dẫn học sinh làm bài tập lịch sử”,của tác giả Nguyễn Thị Côi – Phạm Thị Kim Anh trong tạp chí nghiên cứu giáo dục số 6 – 1994 đã khẳng định: Bài tập lịch sử có vai trò quan trọng đối với việc học tập của học sinh, nó không chỉ giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu và hoàn thiện những kiens thưc cơ bản của bài mà còn nâng cao hiểu biết của các em, rèn luyện kỹ năng cần thiết….Tác giả còn nêu lên các dạng bài tập và những ví dụ cụ thể, dễ hiểu.
  • 10. 12 Trong những năm gần đây một số luận án, luận văn đã đề cập đến vấn đề này trong đó phải kể đến luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Trần Quốc Tuấn bảo vệ năm 2002 (PGS Trịnh Đình Tùng và Phan Ngọc Liên hướng dẫn), Luận văn “ Bài tập lịch sử trong dạy học lịch sử lớp 8 trung học cơ sở của Linh Thị Vinh, “ Thiết kế và sử dụng bài tập về nhà trong dạy học lịch sử ở trường THPT” của Trần Thị Phương Lan, “ Sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử lớp 11 ở trường trường THPT chuyên” của Nguyễn Thị Hồng Thanh. Các công trình trên đều đề cập và chú ý đến vấn đề quan trọng như: Phân loại câu hỏi, các phương pháp sử dụng câu hỏi và bài tập trong các khâu của quá trình dạy học, yêu cầu của việc thiết kế bài tập, xây dựng nội dung bài tập thuộc chương trình THCS và THPT. Qua tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có thể rút ra một số kết luận sau: Hầu hết các công trình nghiên cứu đều nhấn mạnh khẳng định vai trò của bài tập nói chung và bài tập lịch sử nói riêng trong qúa trình dạy học phổ thông. Các dạng bài tập khác nhau có ý nghĩa góp phần hình thành cho học sinh khả năng nhận thức bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử, hình thành khái niệm rút ra các quy luật lịch sử, phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh. Các công trình nghiên cứu trên đã đặt cơ sở lý luận cho việc giải quyết đề tài. Trong luận văn này chúng tôi đã tiếp thu những lý luận cơ bản, vận dụng cụ thể vào dạy học Lịch sử thế giới lớp 8 nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học môn Lịch sử. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Là qúa trình biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 trung học cơ sở. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu vấn đề chung về bài tập trong môn Lịch sử, biên soạn hệ thống bài tập lịch sử trong nội dung phần lịch sử thế giới lớp 8, đề xuất các biện pháp sư phạm để sử dụng các bài tập đó.
  • 11. 13 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 4.1. Mục đích - Xây dựng căn cứ khoa học khẳng định vai trò của bài tập trong DHLS. - Biên soạn hệ thống bài tập và cách sử dụng bài tập hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng DHLS 4.2. Nhiệm vụ Để đạt mục đích trên đề tài nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu về mặt lý thuyết về bài tập trong dạy học lịch sử khái niệm, vai trò, ý nghĩa, nguyên tắc, các quy trình biên soạn và biện pháp sử dụng bài tập lịch sử trong dạy học lịch sử. - Tiến hành điều tra thực tế giáo viên và học sinh ở trường THCS Cầu Giấy để nắm rõ quan niệm và sự thực hiện đối với vấn đề bài tập trong dạy học lịch sử . Từ đó khẳng định có thể sử dụng tốt bài tập trong dạy học lịch sử, đồng thời nêu những đề xuất cần thiết để đưa công trình nghiên cứu vào thực tiễn. - Nghiên cứu chương trình lịch sử thế giới lớp 8 và các nguồn tài liệu liên quan để biên soạn hệ thống bài tập phù hợp với đặc điểm, trình độ của học sinh trung học cơ sở, phù hợp với tình hình dạy và học, sử dụng các bài tập lịch sử trên lớp và về nhà. - Tiến hành thực nghiệm, so sánh kết quả thu được ở các trường trung học cơ sở để rút ra những tác dụng của bài tập trong dạy học lịch sử, nhằm khẳng định hơn nữa tính đúng đắn và tầm quan trọng của nó. 5. Cở sở phƣơng pháp luận Là lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, của nhà nước ta về giáo dục phổ thông nói chung, bộ môn Lịch sử nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
  • 12. 14 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước về lí luận dạy học có liên quan đến đề tài. 6.2. Phương pháp chuyên gia: Gặp gỡ trao đổi với những chuyên gia giỏi về lĩnh vực đang nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn của các chuyên gia để giúp định hướng triển khai đề tài nghiên cứu. 6.3. Phương pháp điều tra: Điều tra tập trung vào các vấn đề sau: - Thực trạng hiểu biết và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực của giáo viên THCS hiện nay. - Thực trạng sử dụng các bài tập lịch sử trong dạy học lịch sử ở nhà trường phổ thông. - Thái độ học tập đối với bộ môn lịch sử của học sinh THCS. 6.4. Phương pháp thu thập tư liệu: Sưu tầm, thiết kế, phân loại các bài tập lịch sử. 6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: - Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 2 trường THCS của Hà Nội, trong đó mỗi trường sẽ chọn 2 lớp 8 (1 lớp đối chứng – 1 lớp thực nghiệm). - Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sĩ số gần bằng nhau, trình độ và chất lượng học tập ngang nhau. - Lớp thực nghiệm: Sử dụng giáo án được thiết kế theo phương pháp có sử dụng bài tập lịch sử đã đề xuất. - Lớp đối chứng: Giáo án được thiết kế để dạy không sử dụng bài tập lịch sử - Các lớp thực nghiệm và đối chứng của mỗi trường được cùng một giáo viên giảng dạy, đồng đều về thời gian, nội dung kiến thức, bài kiểm tra đánh giá.
  • 13. 15 6.6. Phương pháp thống kê toán học để phân tích định tính và định lượng kết quả nghiên cứu. Sử dụng một số công cụ toán học để xử lý các kết quả điều tra và kết quả thực nghiệm sư phạm. Các thông số sử dụng để xử lý: Phần trăm (%), Trung bình cộng 7. Giả thuyết khoa học Việc biên soạn và sử dụng tốt hệ thống bài tập theo nguyên tắc, quy trình, hình thức, biện pháp đã đề xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, đồng thời hội nhập cùng với xu thế giáo dục của thế giới. 8. Đóng góp của luận văn Trình bày các quan niệm đúng đắn, khoa học về vấn đề bài tập trong môn lịch sử ở trường phổ thông như bản chất khái niệm bài tập lịch sử, vị trí, ý nghĩa của bài tập lịch sử, những vấn đề lý luận và thực tiễn của bài tập lịch sử. Đánh giá đúng thực trạng sử dụng bài tập ở trường trung học cơ sở hiện nay. Xác định yêu cầu có tính nguyên tắc và quy trình xây dựng nội dung bài tập phục vụ cho việc dạy học lịch sử lớp 8 ở trường trung học cơ sở. Biên soạn hệ thống bài tập trong dạy học lịch sử dưới nhiều dạng khác nhau cho phần lịch sử thế giới lớp 8 trường trung học cơ sở. Xác định yêu cầu sư phạm, đề ra các hình thức, biện pháp sử dụng bài tập lịch sử trong quá trình dạy học ở trường trung học cơ sở 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được cấu tạo thành 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Chương 2. Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 trung học cơ sở
  • 14. 16 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Cơ sở của việc biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử 1.1.1.1 Đổi mới phương pháp dạy học – xu hướng chung của thế giới Vấn đề đổi mới, hoàn thiện PPDH trên thế giới đã được đặt ra từ khá lâu. Hiện nay, do quá trình toàn cầu hóa, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của các ngành khoa học kĩ thuật, việc đổi mới PPDH là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục của bất kì quốc gia nào. Tại Nhật Bản, Hội đồng quốc gia cải cách Giáo dục đã đề ra 3 yêu cầu thiết yếu của cải cách Giáo dục là: 1. Thực hiện việc chuyển sang hệ thống giáo dục suốt đời. 2. Chú trọng hơn nữa vai trò quan trọng của tính cách mỗi con người. 3. Làm cho giáo dục phù hợp hơn với những thay đổi của thời đại. Mục tiêu cơ bản của chương trình học tập được xác định là nhấn mạnh những tri thức kĩ năng cơ sở và cơ bản cần cho mọi công dân. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành một nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam đươc phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao, phẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng đủ và chắc chắn. Xã hội đòi hỏi người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn, đã lĩnh hội ở nhà trường mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh tri thức mới một cách độc lập; khả năng đánh giá các sự kiện, hiện tượng mới, các tư tưởng một cách thông minh, sáng suốt trong cuộc sống,
  • 15. 17 trong lao động và trong quan hệ với mọi người. Vì vậy một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay phải có sự đổi mới về giáo dục, trong đó sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy học. Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/7/2005 đã nghi rõ ở điều 28.2 “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX một lần nữa khẳng định “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay, đổi mới và hoàn thiện nghiêm minh chế độ thi cử . . .”. Mới đây là chỉ thị số 40 –CT/TW của Ban Bí Thư Trung ương Đảng (15/6/2004) về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. Một trong 7 nhiệm vụ được đề ra là “Đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tiếp tục điều chỉnh và giảm hợp lý nội dung, chương trình cho phù hợp với tâm lý, sinh lý của học sinh, nhất là cấp tiểu học và trung học cơ sở. Đặc biệt là đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lý thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người học, đặc biệt cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học. Đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp dạy và học trong các trường, khoa sư phạm và các trường cán bộ quản lý
  • 16. 18 giáo dục nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông và công tác quản lý nhà nước về giáo dục”. Các phương pháp nặng về hoạt động thuyết giảng, áp đặt của thầy, coi nhẹ hoạt động tích cực của trò đã và đang được thay thế bằng phương pháp giáo dục tích cực, dựa trên quan điểm phát huy tính tích cực của người học, đề cao vai trò tự học của trò, kết hợp với sự hướng dẫn của thầy trong đó trò là chủ thể, thầy là tác nhân của quá trình dạy học. TS Nguyễn Trọng Thọ có so sánh một số đặc điểm trong dạy học mang tính giảng huấn truyền thống với dạy học kiến tạo. Bảng 1.1. So sánh dạy học giảng huấn truyền thống với dạy học kiến tạo Giảng huấn Kiến tạo Hoạt động trong lớp Hướng về thầy cô Hạn chế tương tác Hướng vào người học Tương tác thầy-trò, trò-trò Vai trò thầy cô Nêu các sự kiện Luôn là người am hiểu Người điều phối Đôi khi cũng học tập Vai trò người học Lắng nghe Người cộng sự Trọng tâm giảng dạy Luôn là người học Đôi khi là các chuyên gia Nhận thức Sự kiện nghi nhớ Quan hệ Hỏi và phát hiện Yêu cầu đạt đến Thu thập các sự kiện Chuyển hóa các sự kiện Đánh giá Số lượng kiến thức Chất lượng hiểu biết Công nghệ sử dụng Theo tiêu chuẩn Trắc nghiệm khách quan Củng cố và luyện tập Theo tiêu chí Khả năng thu thập và thực hiện Trao đổi, công tác, truy xuất thông tin, diễn đạt.
  • 17. 19 Cách tiếp cận theo thuyết kiến tạo trong dạy học đặt yêu cầu chủ động cao hơn cho người học và tăng cường hoạt động của mỗi học sinh cũng như của cả tập thể. Đổi mới các phương pháp dạy học đã thực sự trao quyền chủ động học tập cho học sinh và cũng làm thay đổi vai trò của người thầy trong giáo dục. Từ vai trò là nhân tố quan trọng, quyết định trong kiểu dạy tập trung vào thầy cô, thì nay các thầy cô phải chuyển sang giữ vai trò nhà điều phối theo kiểu dạy học hướng tập trung vào người học. Kiểu dạy học hướng tập trung vào học sinh và hoạt động hóa người học có thể được thực hiện một cách tốt hơn với sự trợ giúp của máy tính và mạng Internet. Các kết quả nghiên cứu tâm lí về khả năng lưu giữ thông tin của học sinh của cho thấy bằng cách đọc chỉ đạt 5%, bằng nghe chỉ đạt 10%, bằng các phương tiện nghe nhìn đạt 20%, bằng thảo luận đạt 50%. Thu nhận bằng kinh nghiệm thực hành đạt được 75%, khi dạy lại cho người khác có thể đạt 90%. ((Nghiên cứu do National Training Laboratories tiến hành ở Bethel, bang Maine, Hoa Kỳ). Trên cơ sở các nghiên cứu, định hướng đổi mới phương pháp dạy học ngày nay là hướng tới người học, phát huy tính tích cực, chủ động của người học, hình thành và phát triển ở người học một phong cách học tập khoa học. Bảng 1.2: So sánh mô hình dạy học thụ động với mô hình dạy học tích cực Mô hình dạy học thụ động Mô hình dạy học tích cực 1. Thầy giáo thông báo kiến thức trò thụ động tiếp thu. 1. Trò tự tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy. 2. Thầy truyền thụ một chiều, độc thoại. 2. Đối thoại: trò – trò, trò – thầy, hợp tác với bạn và thầy, do thầy tổ chức.
  • 18. 20 3. Thầy giảng giải, trò ghi nhớ, học thuộc lòng. 3. Học cách học, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, cách sống. 4. Thầy độc quyền đánh giá. 4. Tự đánh giá, tự điều chỉnh, cung cấp liên hệ ngược cho thầy đánh giá có tác dụng khuyến khích tự học. 5. Thầy là thầy dạy: dạy chữ, dạy nghề, dạy người 5. Thầy là thầy học, chuyên gia về việc học, dạy cách học cho trò tự học chữ, tự học nghề, tự học nên người. - Học không chỉ để nắm kiến thức mà cần nắm cả phương pháp giành lấy kiến thức. Học cách học và cách tự đánh giá. - Bồi dưỡng năng lực tự học. - Học lấy việc áp dụng kiến thức và bồi dưỡng thái độ làm trung tâm. - Học hướng về những mục tiêu và những yêu cầu có thể thực hiện được. - Học để phát huy bản thân và để tham gia vào sự phát triển xã hội. - Học có phân hóa với cường độ cao. - Sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong thời kì hội nhập quốc tế, chúng ta cần nhanh chóng chuyển từ mô hình dạy học thụ động sang mô hình dạy học tích cực, chuyển từ chủ yếu đạo tạo kiến thức và kĩ năng sang chủ yếu đào tạo năng lực làm cho từng người chúng ta không chỉ học khi còn đi học mà còn học cả khi đã đi làm và lúc đã nghỉ hưu – học tập suốt đời và tạo dựng nên một xã hội học tập. Xây dựng cơ sở lý thuyết có tính phương pháp luận để tìm hiểu bản chất phương pháp dạy học và định hướng hoàn thiện phương pháp dạy học, chú ý phương pháp luận về phương pháp dạy học.
  • 19. 21 - Tăng cường tính tích cực, tìm tòi sáng tạo ở người học, tiềm năng trí tuệ và nhân cách, thích ứng năng động với thực tiễn luôn đổi mới. - Tăng cường năng lực vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống, sản xuất. Chuyển dần trọng tâm của phương pháp dạy học từ tính chất thông báo, tái hiện đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hóa, cá thể hóa cao độ tiến lên theo nhịp độ cá nhân. - Chuyển dần trọng tâm đầu tư công sức vào việc giảng giải kiến thức sang dạy phương pháp tự học cho học sinh. * Vận dụng sáng tạo các phương pháp DH bằng các cách sau đây: - Liên kết nhiều phương pháp dạy học riêng lẻ thành tổ hợp phương pháp phức hợp. - Liên kết phương pháp dạy học với các phương tiện kĩ thuật hiện đại (phương tiện nghe nhìn, máy vi tính, mạng máy tính…) tạo ra các tổ hợp phương pháp dạy học có sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại dạy học. - Chuyển hóa phương pháp nghiên cứu khoa học thành phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn. - Đa dạng hóa các phương pháp dạy học cho phù hợp với các cấp học, bậc học, các loại hình trường và các môn học. Như vậy khi đổi mới phương pháp dạy học, ta cần quán triệt tư tưởng chủ đạo là: - Sử dụng các yếu tố tích cực đã có ở các phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, trực quan… - Tiếp thu có chọn lọc một số quan điểm, phương pháp dạy học dạy học tích cực trong khoa học giáo dục hiện đại của một số nước phát triển như dạy học kiến tạo, hợp tác theo nhóm, dạy học tích cực, dạy học tương tác... - Lựa chọn các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu bài học, đối tượng học sinh cụ thể, điều kiện của từng địa phương…
  • 20. 22 - Phối hợp một cách hợp lí một số phương pháp khác nhau để phát huy cao độ hiệu quả của giờ học theo hướng dạy học tích cực. Bài tập lịch sử xây dựng gắn với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học : tích cực hóa nhận thức của người học. Bài tập lịch sử xây dựng làm sao để HS đóng vai trò như một nhà sử học, tiếp cận nguồn sử liệu từ đó nghiên cứu, nhận thức lịch sử bằng khả năng và hứng thú của mình. 1.1.1.2 Xuất phát từ đặc trưng của việc dạy học lịch sử Qúa trình dạy học ở trường phổ thông thực chất là qúa trình nhận thức của học sinh dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên nhằm cung cấp kiến thức, hình thành thế giới quan khoa học giáo dục phẩm chất đạo đức, chính trị và phát triển các năng lực của học sinh. Điều này giúp các em hiểu được sự phát triển quy luật tự nhiên của xã hội, vận dụng sáng tạo vào cuộc sống. Với tri thức đó các em là lớp người đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Tuy nhiên do đặc thù của môn học nên quá trình dạy học lịch sử có một số điểm cần phải chú ý. Một là, từ khi con người xuất hiện cùng với những hoạt động của mình họ đã tạo nên lịch sử. Không ai sáng tạo nên lịch sử vì vậy lịch sử là những gì đã và đang diễn ra, nó tồn tại khách quan, ngoài ý muốn chủ quan của con người. Dạy học lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của xã hội loài người từ khi xuất hiện tới nay, lịch sử các quốc gia và lịch sử dân tộc. Những kiến thức lịch sử là những kiến thức đã được bàn luận, công chúng thừa nhận vì vậy phù hợp với tâm lý, trình độ nhận thức của học sinh. Hai là, lịch sử là cái đã xảy ra, chúng ta không thể tái hiện lại quá khứ lịch sử trong phòng thí nghiệm như các môn khoa học tự nhiên. Lịch sử chính là bản thân cuộc sống, kết quả hoạt động của con người, trong qúa trình học tập học sinh vừa là chủ thể, vừa là khách thể. Nhận thức lịch sử bao giờ cũng khó khăn và phức tạp so với khoa học khác. Học sinh nắm bắt quá khứ dựa
  • 21. 23 trên cơ sở tri giác sử liệu (nghe giảng, quan sát tranh ảnh, bản đồ, tư liệu, phim ảnh...) để khôi phục hình ảnh lịch sử từ đó lịch sử sẽ được tái hiện. Mức độ chính xác sự kiện lịch sử sẽ phụ thuộc vào vai trò của người thầy, độ chân thực nguồn tư liệu. Ba là, kiến thức lịch sử không chỉ là các biến cố, hiện tượng lịch sử, các niên đại, địa danh, nhân vật, lịch sử mà còn bao gồm các quy luật lịch sử, nguyên lý, bài học kinh nghiệm, phương pháp học tập và vận dụng kiến thức lịch sử cho nên việc cung cấp kiến thức lịch sử cơ bản để tạo biểu tượng lịch sử, hình thành khái niệm, nêu quy luật, rút ra bài học là nhiệm vụ trung tâm của quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Với những đặc trưng như vậy, chúng ta không thể tiến hành việc dạy học theo phương thức “thầy đọc trò chép” mà phải đảm bảo tính chính xác, hình ảnh cụ thể nội dung lịch sử, nhiều hình thức học tập khác nhau làm cho học sinh nhận thức, tích cực tư duy. Nhận thức lịch sử giống nhận thức nói chung là quá trình gồm hai bước cảm tính và lý tính. Để nhận thức lịch sử một cách chính xác, đầy đủ ngoài sự nỗ lực của chính bản thân học sinh cần có tác động tích cực bên ngoài, điều kiện sư phạm thuận lợi. Trong đó hệ thống bài tập được sử dụng hợp lý sẽ góp phần đạt được mục tiêu trên và nâng cao chất lượng quá trình dạy học lịch sử. 1.1.2 Một số vấn đề lý luận về bài tập trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông 1.1.2.1 Quan niệm về bài tập trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông Có rất nhiều công trình của các nhà khoa học giáo dục trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề bài tập nói chung và bài tập lịch sử nói riêng qua nghiên cứu, phân tích chúng tôi nhận thức một số vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, chúng ta cần làm rõ khái niệm bài tập, theo nghĩa chung nhất dùng để chỉ một hoạt động nhằm rèn luyện thể chất, tinh thần: bài tập thể dục, bài tập xướng âm.....Khi dùng trong lĩnh vực giáo dục (dạy học) theo từ điển
  • 22. 24 Tiếng Việt bài tập có nghĩa là: Bài ra cho học sinh làm để vận dụng những kiến thức đã học ví dụ: Bài tập đại số, ra bài tập, làm bài tập....[59,tr. 42]. Những định nghĩa trên mới chỉ giải thích một cách sơ lược, chưa làm rõ bản chất của khái niệm bài tập. Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang bài tập là một hệ thống tập tin xác định bao gồm hai tập hợp gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại đó là: - Những điều kiện, tức tập hợp những dữ liệu xuất phát diễn tả trạng thái ban đầu của bài tập, từ đó tìm ra phép giải; theo ngôn ngữ thông dụng thì đó là “cái cho”. - Những yêu cầu là trạng thái mong muốn đạt tới của đối tượng; đó là cái đích mà chủ thể phải hướng tới để thỏa mãn nhu cầu của mình; theo ngôn ngữ thông dung thì đấy là “cái phải tìm”. Còn người giải với tư cách là chủ thể của bài tập, cần có hai thành tố cách giải hay còn gọi là phép giải và phương tiện giải hay còn gọi là các thao tác trí tuệ. Như vậy bài tập và người giải là một hệ thống toàn vẹn, thống nhất, liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Khái niệm bài tập còn được nhiều tác giả đề câp tới, theo tiến sĩ N.G Đai-ri bài tập nhận thức còn được gọi là bài tập tư duy, bài tập nêu vấn đề. Tuy tên gọi khác nhau nhưng theo ông các thuật ngữ này đều chỉ một hiện tượng sư phạm đồng nhất. Theo ông: “Chúng tôi cho là các thuật ngữ bài tập nêu vấn đề, hoặc là bài tập logic là thích hợp nhất. Hơn tất cả các thuật ngữ khác, hai thuật ngữ này nhấn mạnh đến điều chủ yếu tức là học sinh chế biến lại các tài liệu cảm thụ một cách tự lập chuyển từ nhận thức cảm tính sang nhận thức logic trong quá trình giải quyết vấn đề”. Theo I.Ia Léc-ne: “ Bài tập thường được dùng theo nghĩa một nhiệm vụ cần được thực hiện hoặc một mục đích cần phải đạt tới”. Theo ông bài tập có thể đặt ra theo nhiều cách khác nhau trong đó có bài tập huấn luyện, rèn luyện. Ở hai loại này, giáo viên
  • 23. 25 chỉ ra phương thức giải quyết bài tập và học sinh dựa vào đấy để tìm câu trả lời cho bài tập khác. Theo tiến sĩ Trần Quốc Tuấn trong luận án về “ Bài tập trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông” đã cho rằng: “ Bài tập lịch sử là một khái niệm chỉ một hệ thống thông tin xác định về tổ chức quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông khi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trên các lĩnh vực nhận thức ( khoa học, tư tưởng), cảm xúc, tình cảm, kỹ năng, kỹ xảo [46,tr.38]. Theo ông, bài tập lịch sử có những đặc điểm cơ bản sau: + Bài tập lịch sử được xem là một hệ thống thông tin, quy định nhiệm vụ học sinh phải thực hiện, hay mục đích học sinh, GV cần hoàn thành trong quá trình dạy học lịch sử . + Bài tập lịch sử được tiến hành ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học: nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập, củng cố, hệ thống hóa, vận dụng kiểm tra đánh giá kiến thức, cảm xúc, kỹ năng, kỹ xảo. + Bài tập lịch sử là phương tiện thúc đẩy nỗ lực tự học của học sinh, giúp các em dần tiếp cận với phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Thứ hai, qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng: bài tập là vấn đề cần phải giải quyết được trình bày dưới dạng một câu hỏi, như vậy bài tập có thể là một câu hỏi nhưng không phải bất kỳ câu hỏi nào cũng là bài tập “ không phải câu hỏi nào cũng xứng đáng là câu hỏi nhận thức [24,tr. 99]. Hai khái niệm này khác nhau ở chỗ: câu hỏi chỉ nêu yêu cầu mà học sinh cần phải trả lời. Còn bài tập vừa có dữ liệu (điều kiện), vừa có yêu cầu (hoặc câu hỏi) để giải quyết bài tập học sinh phải căn cứ vào dữ liệu đã cho để tìm câu trả lời chính xác. Như vậy nếu câu hỏi mà việc trả lời nó không chỉ là tái hiện kiến thức, không chỉ đòi hỏi sự nhớ lại đơn thuần mà nhằm hình thành kiến thức với chất lượng mới bằng các thao tác tư duy phức tạp thì nó trở thành bài tập nhận thức. Bài tập nhận thức có yêu cầu cao hơn, nội dung có tính chất khái quát, đòi hỏi phải có nhận thức sâu sắc mới giải quyết được qua đó giúp
  • 24. 26 người học nâng cao trình độ lên một bước. Bài tập thường là những câu hỏi xoay quanh nguyên nhân, bản chất của sự vật, hiện tượng lịch sử, thường là mới đối với học sinh chứ không phải là những câu hỏi đơn giản có sẵn trong sách giáo khoa. Bài tập cần nêu được bản chất thể hiện được mối liên hệ logic các sự kiện lịch sử và phải được coi như một nguồn nhận thức quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Thứ ba, bài tập lịch sử là loại hình quan trọng, chủ yếu hoạt động tự lập của học sinh trong quá trình khám phá, vận động kiến thức, góp phần làm cho giai đoạn nhận thức cảm tính và lý tính được phát triển vững chắc. Vậy có thể tiến hành bài tập lịch sử đối với những lớp nào? Qua nghiên cứu dạy học lịch sử thực tế chúng ta thấy rằng bài tập lịch sử phù hợp với tất cả đối tượng học sinh từ tiểu học đến trung học nhưng tính chất mức độ bài tập ở các cấp, các lớp có khác nhau. Ỏ bậc tiểu học thì bài tập lịch sử chỉ cần các em nhớ được một số nhân vật, sự kiện tiêu biểu…Đến cấp trung học cơ sở đặc biệt cấp phổ thông yêu cầu bài tập ngày càng được nâng cao rõ rệt. Ngoài việc phải ghi nhớ các sự kiện hiện tượng lịch sử đòi hỏi các em phải so sánh, vạch ra bản chất của chúng. Việc xây dựng bài tập ở mức độ nào (sơ lược hay phức tạp) đều phải đạt đến kết quả là các em hiểu được khái niệm một cách tích cực, tự lực, sáng tạo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động trên cơ sử đó hình thế gới quan, lý tưởng, đạo đức cách mạng cho các em. Thứ tư, về điều kiện xây dựng bài tập phải xuất phát từ những nguồn tư liệu xác thực được khoa học thừa nhận. Đặc biệt đối với các môn khoa học xã hội, thường xuất phát từ sự kiện, hiện tượng mà khái quát thành lý luận, nếu bài tập giáo viên ra cho học sinh là những vấn đề chưa được khoa học thừa nhận thì việc giải quyết bài tập với các em sẽ gặp nhiều khó khăn: “ sự chân thực của những kết luận rút ra ở tư duy phụ thuộc: thứ nhất tính chân thực của những dữ liệu mà từ đó chúng ta rút ra kết luận logic và thứ hai vào tính chân thực của bản chất kết luận. Cho dù kết luận của chúng ta đúng đắn về mặt
  • 25. 27 logic nhưng nếu những dữ liệu chúng ta tri giác được từ thế giứi bên ngoài là sai lầm thì chính ngay kết luận cũng sai lầm” [14,tr.54]. Từ những nghiên cứu và phân tích trên chúng ta thấy bộ môn lịch sử cũng như nhiều bộ môn học khác ở trường trung học cơ sở có khả năng xây dựng nhiều bài tập nhằm kích thích tư duy lịch sử của học sinh, trên thực tế nhiều giáo viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề nghiệp đã thiết kế được những bài tập lịch sử có tác dụng tốt trong giảng dạy nhưng chưa thành hệ thống và chỉ mang tính chất các nhân. Vậy bài tập lịch sử có thể tập hợp thành những dạng nào? Nguyên tắc xây dựng hệ thống là gì? Đó là những vấn đề chúng tôi sẽ trình bày tiếp ở phần sau. 1.1.2.2. Phân loại bài tập lịch sử Các tài liệu lý luận dạy học đại cương, dạy học bộ môn ở trường phổ thông đã phân loại bài tập dựa trên cơ sở của từng môn học. Có nhiều cách phân loại bài tập nói chung và bài tập lịch sử nói riêng, có người căn cứ vào đặc trưng của kiến thức lịch sử để phân loại đó là bài tập tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của sự kiện. Ví dụ Cách mạng tư sản Pháp diễn ra trong hoàn cảnh nào? Diễn biến và ý nghĩa cuộc cách mạng này. Có người căn cứ vào khả năng nhận thức của học sinh để phân loại bài tập ví dụ : So sánh đặc điểm của cách mạng tư sản kiểu cũ với cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Cách phân loại có thể dựa trên chính bản thân bài tập hay bản thân người giải, dựa trên chức năng tổ chức quá trình lĩnh hội và vận dụng tri thức, kỹ năng kỹ xảo của học sinh. Chúng tôi căn cứ vào các dạng kiểm tra, đánh giá để đưa ra bài tập.  Nhóm bài tập trắc nghiệm khách quan Đây là nhóm bài tập cho học sinh lựa chọn phương án đúng trong nhiều phương án cho trước hoặc đòi hỏi điền thêm hoàn chỉnh thông tin. Bài tập này được xây dựng chủ yếu dưới hình thức trắc nghiệm. Dạng bài này yêu cầu học sinh chỉ đơn thuần nhớ lại, trình bày lại sự kiện, niên đại,
  • 26. 28 địa danh, nhân vật lịch sử….mà học sinh đã học. Hiện nay nhiều giáo viên lựa chọn hình thức này trong các khâu quá trình dạy học. Loại bài tập này gồm dạng cơ bản sau: + Bài tập xác định đúng – sai: Loại câu hỏi này có thể là một câu trần thuật hoặc câu hỏi trực tiếp được trả lời “đúng” hay “sai”, “có” hay “không” trước các sự kiện, niên đại, định nghĩa. Thường với loại bài này cho phép đánh giá mức độ phản ứng nhanh, phán đoán, năng lực vận dụng kiến thức và các kỹ năng kỹ xảo của học sinh. Nhưng cần chú ý những vấn đề nêu trong bài tập này cần rõ ràng, dứt khoát, nhận định ngắn ngọn tránh trình trạng đúng hoặc sai không rõ ràng. Tuy nhiên loại bài tập này thường sử dụng trên lớp kiểm tra nhanh học sinh hoặc trắc nghiệm lại kiến thức của học sinh. Loại bài tập này thường ở mức độ dễ nên theo tôi trong các bài kiểm tra không nên sử dụng loại bài tập này. Ví dụ: Hãy điền chữ Đ vào trước câu đúng hoặc chữ S vào trước câu sai: ……Cách mạng tư sản Pháp diễn ra vào năm 1789 ……Quốc khánh của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là ngày 14-7 ……Bảng tuần hoàn hóa học là phát minh của nhà bác học Menledeep ……Chủ nghĩa đế quốc Pháp là đế quốc chuyên cho vay nặng lãi ……Chủ nghĩa đế quốc Đức là đế quốc quân phiệt hiếu chiến + Bài tập nhiều lựa chọn: Là loại bài tập được sử dụng rộng rãi nhất. Đó là việc đặt một câu hỏi, một vấn đề, một câu trần thuật đây là phần gốc, thường là yếu tố dẫn dắt, đơn giản, có ý nghĩa. Phần lựa chọn là nhiều câu trả lời, học sinh phải lựa chọn một đáp án đúng. Ví dụ: Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng Ví dụ 1: Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nào A. Nội chiến C. Đấu tranh giải phóng dân tộc B. Vận động thống nhất đất nước D. Chiến trah bảo vệ đất nước Đáp án: A
  • 27. 29 Ví dụ 2: Cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng: A. Dân chủ tư sản C. Xã hội chủ nghĩa B. Dân chủ tư sản kiểu mới D. Dân tộc, dân chủ nhân dân Đáp án: C Loại bài tập này nếu được cấu tạo tốt, các phương án trả lời đa dạng, phong phú sẽ đưa lại kết quả có độ tin cậy cao về đánh giá nhận thức của học sinh. Tuy nhiên khi biên soạn loại bài tập này cần chú ý: - Nội dung ở phần gốc cần đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, tránh chi tiết phức tạp, vượt quá nhận thức của học sinh. Còn phần lựa chọn tránh nêu vấn đề quá sức hoặc quá dễ, không đòi hỏi học sinh phải quy nghĩ nhiều.Tránh tình trạng phần lựa chọn có nhiều hơn một phương án đúng hoặc không có phương án đúng gây khó khăn cho học sinh khi làm bài. - Khi soạn bài tập không nên lộ rõ ý chính của câu trả lời học sinh dễ dàng đoán được ngay. Nên tránh đưa ra phương án trả lời đúng là “ Tất cả các câu trên đều đúng”, “Tất cả các câu trên đều sai”. Nên đưa ra một phương án đúng, các phần còn lại nên cấu tạo đa đạng, phong phú gây phương án nhiễu cho học sinh. + Bài tập xác định mối quan hệ giữa các yếu tố của sự kiện, hiện tƣợng hay quá trình lịch sử: Đối với bài tập này học sinh dựa vào những kiến thức đã học, bằng kỹ năng, kỹ xảo của mình để tìm mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, các nhân vật, không gian lịch sử sao cho phù hợp với nhau. Ví dụ: Học xong về các cuộc cách mạng tư sản giáo viên có thể đưa ra câu hỏi sau: Ví dụ 1: Những sự kiện lịch sử nào có liên quan đến các nhân vật lịch sử sau đây: Ô li vơ Crôm – oen và… Sác lơ 1 và…
  • 28. 30 Ropepie và… Oa sing tơn và… Bitxmac và… Garibanđi và… Ví dụ 2: Hãy tìm ở cột bên phải những nhân vật lịch sử phù hợp với sự kiện lịch sử và đánh số tương ứng sau đây: Sự kiện Nhân vật Đáp án 1.Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ A. Ô li vơ Crôm – oen 2.Người tuyên bố sẽ thống nhất nước Đức bằng “máu và sắt” B.Sác lơ 1 3.Chỉ huy quân đội của Quốc hội trong cuộc nội chiến ở Anh C. Rô be spie 4. Người bị xử tử trong nội chiến Anh vào ngày 30-1-1649 D. Oa sing tơn 5. Lãnh tụ phái Gia cô banh E. G. Oát 6. Năm 1784 ông phát minh ra máy hơi nước G. Bitxmac F.New tơn Loại bài tập này gọi là trắc nghiệm chiếu đôi. Cấu tạo gồm có phần chỉ dẫn trả lời (là những câu xác định bỏ lửng), phần lựa chọn gồm những câu ngắn, danh từ riêng hay con số. Song khi soạn thảo không nên đặt số câu lựa chọn, phù hợp ở các cột bằng nhau hoặc phần gốc học phần lựa chọn quá dài, một ý ở phần gốc ghép được với hai hay nhiều ý ở phần lựa chọn. Loại câu hỏi này không chỉ yêu cầu học sinh phải nhớ, biết sự kiện một cách vững chắc mà còn phải suy nghĩ, lựa chọn, lắp ráp như thế nào cho phù
  • 29. 31 hợp với nội dung đề ra. Bài tập kiểm tra loại này vừa cung cấp kiến thức, vừa kiểm tra kiến thức và trong một thời gian ngắn học sinh có thể hoàn thành một khối lượng lớn câu hỏi chứ không phải chỉ có một vài vấn đề như ở loại câu hỏi tự luận. Do đó, khi làm bài, kiến thức của học sinh cũng phải phong phú hơn. Thực hiện loại câu hỏi này, học sinh khó có thể sử dụng một cách dễ dàng các loại tài liệu mang theo nếu không hiểu, không nắm chắc vấn đề được đặt ra mà còn gây lúng túng, vì mất thì giờ khi sử dụng tài liệu. Tuy nhiên việc biên soạn loại bài tập trắc nghiệm này đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian, công sức, phải có trình đọ hiểu biết sâu rộng, chính xác về các vấn đề được đặt ra, cũng như có nghề nghiệp vụ sư phạm khi ra bài tập. + Bài tập xác định mối liên hệ giữa sự kiện lịch sử với nhân vật lịch sử Ví dụ 1: Hãy chọn các nhân vật lịch sử ở bên phải cho phù hợp với sự kiện bên trái: Sự kiện Nhân vật Đáp án 1.Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ A. Ô li vơ Crôm – oen 1. 2.Người tuyên bố sẽ thống nhất nước Đức bằng “máu và sắt” B.Sác lơ 1 2. 3.Chỉ huy quân đội của Quốc hội trong cuộc nội chiến ở Anh C. Rô be spie 3. 4. Người bị xử tử trong nội chiến Anh vào ngày 30-1-1649 D. Oa sing tơn 4. 5. Lãnh tụ phái Gia cô banh E. G. Oát 5. 6. Năm 1784 ông phát minh ra máy hơi nước G. Bitxmac 6. F. Hít le
  • 30. 32 Để tăng thêm độ khó của bài tập thuộc loại này, chúng ta có thể đưa thêm dữ liệu vào bài tập. Ví như “ bài tập xác định mối quan hệ giữa sự kiện, nhân vật và niên đại lịch sử”. Cụ thể qua ví dụ có 3 cột ghi sự kiện, nhân vật, địa danh theo thứ tự A,B,C. Hãy sắp xếp các sự kiên, nhân vật, địa danh ấy theo từng nhóm có liên lạc với nhau. + Loại bài tập lựa chọn kết hợp với việc giải thích ngắn gọn mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức đƣợc lựa chọn. Loại bài bày tương đối khó vì nó vừa có sự kết hợp giữa loại bài tập lựa chọn và bài tập xác định mối quan hệ, vừa yêu cầu học sinh phải trình bày, lý giải vấn đề được đặt ra, nó đòi hỏi học sinh phải nhớ chính xác sự kiện, địa danh, nhân vật… rồi từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giữa các kiến tức nêu trên. Đây là dạng bài tập vừa mang nội dung nhận biết, vừa mang nội dung nhận thức. Về loại bài tập này có những dạng sau: Bài tập gồm nhiều kiến thức cùng loại hay khác loại, được sắp xếp xen kẽ nhau (sự kiện, nhân vật, niên đại, địa danh) hoặc (sự kiện, nhân vật, tổ chức, niên đại)…học sinh phải lựa chọn, ghép lại và trình bày. Ví dụ 2: Hãy điền những mốc thời gian phù hợp với các sự kiện lịch sử trong bảng sau: Thời gian Sự kiện Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyề được thông qua Tuyên ngôn của Đảng cộng sản Quốc tế cộng sản được thành lập Công xã Pari Quốc tế thứ hai được thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga Ví dụ 3: Hãy điền những sự kiện lịch sử phù hợp với các mốc thời gian sau:
  • 31. 33 Thời gian Sự kiện 1640-1688 1789-1794 1848 1868 1871 1911 + Sự kiện lịch sử với không gian Ví dụ khi hoàn thành học tập phần lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XVI -năm 1917), giáo viên đưa bài tập: Đánh dấu X vào cột thời gian để xác định các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử được nêu sau thuộc giai đoạn nào. Cũng thuộc loại bài tập này còn có những bài tập đòi hỏi học sinh sắp xếp các sự kiện lịch sử theo đúng thứ tự thời gian đã diễn ra, ví dụ: “ Bằng cách đánh số thứ tự hãy sắp xếp thứ tự các sự kiện lịch sử sau đây theo đúng thứ tự thời gian” khi dạy học phần lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XVI - năm 1917) STT Sự kiện Công xã Pari Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga Tuyên ngôn của Đảng cộng sản Quốc tế cộng sản được thành lập Cách mạng Tân Hợi – Trung Quốc Quốc tế thứ hai được thành lập Duy tân Minh Trị - Nhật Bản Loại bài tập này tuy không đòi hỏi học sinh phải ghi cụ thể thời điểm xảy ra sự kiện, song nên ghi kèm thì càng tốt. Ngoài ra, còn có loại câu hỏi
  • 32. 34 bài tập yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống. Khi làm việc với một số câu hỏi hoặc văn bản có chỗ trống, học sinh cần điền các dữ kiện phù hợp. Ví dụ: - Cơ quan cao nhất của nhà nước Công xã Pari là…………………… - Chủ nghĩa đế quốc Anh là…………………………………………… - Lãnh đạo cách mạng Tân Hợi là…………………………………….. - Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra từ năm………………………… - Tháng 3-1921 Đảng Bôn sê vích Nga thực hiện chính sách………… - Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện vào ngày……… Loại bài tập này đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn hiểu để lý giải một cách logic nội dung vấn đề được đặt ra. Phần điền vào chỗ trống phải ngắn gọn, tương ứng với phần nêu ra, song phải đủ ý, rõ ràng.  Nhóm bài tập tự luận Đây là loại bài tập rất phong phú, có thể biết được khả năng trình bày, lập luận, phân tích, đòi hỏi học sinh phải tự tìm tòi, sáng tạo suy nghĩ, tổ chức và trình bày kết quả của mình. So với bài tập trắc nghiệm khách quan thì loại bài tự luận khó, phức tạp hơn. Nhưng tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội tự trình bày ý kiến của mình và giáo viên có thể nhận xét về ý kiến đó. Bài tập tự luận có ý nghĩa đặc biệt nên khi biên soạn các loại bài tập này cần chú ý một số điểm cơ bản sau: - Các bài tập được lựa chọn đúng nội dung cơ bản của việc học tập. - Các bài tập phải phù hợp với trình độ phát huy tư duy độc lập sáng tạo của học sinh. Bài tâp dưới dạng câu hỏi tự luận nhiều hình thức như câu hỏi đặt ra để lý giải một vấn đề đã được xác định, hoặc bình luận chứng minh câu nói nổi tiếng của một nhân vật lịch sử bằng những quan điểm, bằng các sự kiện cụ thể; câu hỏi đòi hỏi học sinh sử dụng bình luận các sử liệu, câu hỏi kèm theo yêu cầu sử dụng các đồ dùng trực quan… Nhưng chủ yếu là các dạng sau:
  • 33. 35 + Bài tập đòi hỏi khả năng phân tích của học sinh Đòi hỏi học sinh khả năng phân tích các sự kiện hiện tượng hay một vấn đề thành nhiều sự kiện, hiện tượng nhỏ để làm nổi bật chủ đề nào đó. Ví dụ: Phân tích nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử, tính chất của Cách mạng Tân Hợi (1911) + Bài tập mang tính tổng hợp Từ các sự kiện, hiện tượng nhỏ học sinh cần khái quát tập hợp theo chủ đề. Với loại bài tập này có tác dụng rèn luyện cho học sinh có nhìn xuyên suốt về một vấn đề, một giai đoạn lịch sử, nắm bắt hệ thống lịch sử. + Bài tập so sánh: Rút ra điểm giống nhau, khác nhau, của các sự kiện lịch sử, thời kỳ lịch sử. Ví dụ: So sánh tính chất cách mạng tư sản kiểu cũ và cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. + Bài tập chứng minh để làm sáng tỏ một vấn đề, một sự kiện Ví dụ: Mục tiêu của cách mạng Tân Hợi là: “đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc, thực hiện bình đẳng về ruông đất” nhưng vì sao cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản. Em hãy làm rõ nhận định trên. + Bài tập bình luận một câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử có tác dụng nâng cao trình độ nhận thức lịch sử của học sinh. Ví dụ: Bằng các sự kiện lịch sử Cách mạng tháng Mười Nga hãy bình luận tên cuốn sách của Giôn Rít là “ Mười ngày rung chuyển thế giới’. + Bài tập rèn luyện khả năng vận dụng những kiến thức đã học để hiểu kiến thức mới, trên cơ sở so sánh đối chiếu với các kiến thức đã học. Loại bài tập dưới dạng tự luận có rất nhiều ưu điểm; phát huy khả năng tư duy, nâng cao tình độ nhận thức, rèn luện tư duy logic, diễn đạt, đòi hỏi sự sáng tạo. Tuy nhiên đây là loại bài tập khó, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ trong quá trình làm bài.
  • 34. 36  Nhóm bài tập thực hành lịch sử Với loại bài tập này làm cho học sinh có biểu tượng chân thực, giàu hình ảnh, biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Bài tập thực hành giúp học sinh rèn luyện thêm kỹ năng, kỹ xảo thực hành bộ môn. Trong dạy học lịch sử nhiều giáo viên chỉ sử dụng đồ dùng trực quan trên lớp với số lượng thời gian ngắn nên nhiều học sinh học thuộc lòng các địa danh xảy ra các sự kiện lịch sử nhưng không xác định trên bản đồ. Các sự kiện lịch sử rất nhiều nên để học sinh nhớ ngay trên lớp qua bài giảng của giáo viên là việc không dễ….Bài tập thực hành lịch sử có thể khắc phục trình trạng dạy và học lịch sử trên đây. Nhóm bài tập này gồm nhiều dạng sau đây: + Bài tập xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan, lƣợc đồ Bao gồm vẽ, xác định địa danh, ghi ký hiệu có thể kết hợp với trình bày, giải thích nhận xét. Bài tập này giúp các em hiểu sâu sắc kiến thức, củng cố, ghi nhớ kiến thức lịch sử, địa điểm diễn ra các sự kiện đó. Ví dụ: Vẽ lược đồ diễn biến cách mạng Tân Hợi 1911 + Bài tập vẽ sơ đồ Nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những mô hình học đơn giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, chế độ chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử. Ví dụ: Vẽ sơ đồ “ bộ máy nhà nước Mỹ theo hiến Pháp 1787” + Bài tập làm việc với bản đồ và sơ đồ câm Giúp học sinh khắc sâu hơn sự kiện, kiến thức đã học, xác định vị trí, địa điểm xảy ra sự kiện, hình thành và phát triển khả năng tư duy lịch sử cho các em. Ví dụ 1: Giáo viên in sẵn bản đồ trống và yêu cầu học sinh điền địa danh, thời gian vào bản đồ diễn biến Cách mạng Tân hợi Trung Quốc 1911. Ví dụ 2: Giáo viên in sẵn Sơ đồ trống bộ máy Hội đồng Công xã của Công xã Pari và yêu cầu học sinh điền tên các ủy ban, cơ quan còn thiếu.
  • 35. 37 + Bài tập vẽ đƣờng trục thời gian Nhằm giúp học sinh có cái nhìn tổng thể về tiến trình lịch sử, ý niệm về thời gian (thời gian, địa điểm), mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử trước và sau nó. Học sinh dễ dàng ghi nhớ các sự kiện. Ví dụ 1: Vẽ trục thời gian các sự kiện trong Cách mạng tư sản Anh 1640 – 1688 Ví dụ 2: Vẽ sơ đồ trục thời gian biểu diễn quá trình đi lên của các mạng tư sản Pháp năm 1789 do quần chúng nhân dân làm động lực cách mạng + Bài tập vẽ biểu đồ Có thể từ những số liệu trong sách giáo khoa hay từ tài liêu tham khảo đáng tin cậy giáo viên cung cấp cho học sinh đồng thời yêu cầu các em vẽ biểu đồ hình tròn hay hình trụ, nhưng phải tính chính xác về mặt tỷ lệ so sánh. Dạng bài tập này có tác dung nhằm cụ thể hóa nội dung lịch sử, so sánh sự phát triển với sự phát triển một sự kiện lịch sử. + Bài tập vẽ đồ thị Dùng để diễn tả quá trình phát triển, sự vận động của một sự kiện lịch sử hay so sánh sự phát triển của các sự kiện khác nhau trên cơ sở sử dụng những số liệu, tài liệu thống kê trong bài học. Đây là loại bài tập có vận dụng kiến thức toán học vào lịch sử (số liệu thống kê đường biểu diễn trên các trục của đồ thị) và thường được dùng khi dạy các vấn đề kinh tế - xã hội. + Bài tập lập bảng niên biểu Loại bài tập này nhằm kiểm tra sự nhận thức của học sinh ở trình độ cao hơn về nhận thức thời gian xảy ra các sự kiện quan trọng. Đánh dấu những mốc của quá trình phát triển của lịch sử, đồng thời nêu lên mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong một thời kỳ. Tùy theo nội dung cụ thể từng phần, từng bài giáo viên yêu cầu học sinh lập bảng niên biểu theo chuyên đề, niên biểu tổng hợp hay niên biểu so sánh.
  • 36. 38 Ví dụ 1: Lập bảng niên biểu các chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Thông qua đó học sinh sẽ chứng minh và hiểu rõ vai trò của Hồng quân Liên Xô và Đồng minh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Ví dụ 2: Lập bảng niên biểu các sự kiện quan trọng trong thời kỳ thứ nhất của lịch sử thế giới cận đại (1640- 1870) + Bài tập thực hành sƣu tập hiện vật, tranh ảnh, tài liệu nhất là tài liệu lịch sử địa phương, thu thập tư liệu, nhân chứng lưu trữ thành các hồ sơ lịch sử, xây dựng phòng truyền thống, phòng thông tin tuyên truyền lịch sử ở nhà, hình thành cho học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học. Giáo viên gợi ý cho học sinh đi sâu tìm hiểu những sự kiện lịch sử diễn ra trên quê hương mình. + Bài tập yêu cầu học sinh làm việc với tài liệu học tập Loại bài tập này yêu cầu học sinh làm việc với các tài liệu như sách giáo khoa, các đoạn trích (có thể do giáo viên in, phát cho học sinh; từ các văn kiện; tài liệu lịch sử; tài liệu trên Internet) hoặc có thể là bài tập học sinh tự tìm hiểu, rút ra kết luận trên cơ sở quan sát đồ dùng trực quan, từ những tài liệu do giáo viên đưa ra học sinh phải quan sát, tri giác, suy nghĩ một cách độc lập để tìm ra câu trả lời. + Bài tập hoàn thành các Graph. Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Graph được xem xét dưới góc độ là một phương pháp dạy học. Thuật ngữ Graph trong tiếng Anh có nghĩa là đồ thị, biểu đồ. Lý thuyết Graph (Graph theory) là một trong những phân môn quan trọng của Toán học. Việc vận dụng lý thuyết Graph vào dạy học đã tạo ra một phương pháp dạy học mới – phương pháp Graph. Vì thế, phương pháp Graph chỉ ra cách thiết kế và sử dụng những sơ đồ (hay Graph định hướng) vào dạy học nhằm tái hiện, tổng kết và khái quát hóa kiến thức. Khác với tri thức của nhiều bộ môn khoa học khác, tri thức lịch sử có
  • 37. 39 những đặc điểm rất nổi bật, đó là tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể và tính hệ thống. Vì vậy, việc vận dụng phương pháp Graph có ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học lịch sử. Nó không chỉ giúp học sinh dễ dàng trong việc ghi nhớ, tái hiện sự kiện lịch sử mà còn thông qua đó còn rèn luyện cho các em tư duy logic và khái quát. Quy trình thiết kế Graph. Về cơ bản, cấu trúc của Graph bao gồm các đỉnh được mô hình hóa bằng những vòng tròn hoặc hình vuông, hình chữ nhật để thể hiện những kiến thức cơ bản và cung là những định hướng như mũi tên thẳng, cong hoặc gấp khúc để thể hiện mối quan hệ logic giữa các đỉnh (diễn tả kiến thức cơ bản). Các bước thiết kế Graph được tiến hành theo ba bước cơ bản là: xác định kiến thức cơ bản, tóm tắt theo các hình quy ước và xếp đỉnh, lập cung. Có thể chia ra nhiều loại Graph theo những tiêu chí khác nhau. Dựa vào cấu trúc Graph, có thể thiết kế các loại như: Graph đường trục thời gian, Graph chuỗi, Graph mạng, Graph hình cây… Lý luận dạy học lịch sử ở trường phổ thông cũng đã khẳng định phương pháp Graph có vị trí quan trọng trong hệ thống các phương pháp dạy học. Tuy nhiên, tầm quan trọng và ưu thế của phương pháp Graph chỉ được khẳng định khi giáo viên, học sinh biết khai thác, sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả trong quá trình dạy học. Về cơ bản, việc vận dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử có những ưu điểm sau: Thứ nhất, trình bày hoặc khái quát hóa nội dung kiến thức lịch sử một cách rất logic. Thứ hai, trực quan hóa nội dung các khái niệm, các nội dung kiến thức mang tính khái quát hoặc trừu tượng. Thứ ba, sơ đồ hóa kiến thức giúp học sinh ôn tập kiến thức lịch sử một cách hiệu quả. Học sinh không chỉ nhớ mà còn nhận biết được mối liên hệ bản chất giữa các sự kiện lịch sử với nhau, từ đó rèn luyện tư duy logic và
  • 38. 40 khái quát cho các em. Thứ tư, tích cực hóa hoạt động học tập bằng việc lôi cuốn học sinh tham gia thiết kết và hoàn thiện các sơ đồ kiến thức trong bài học. Thứ năm, làm cho việc sử dụng sách giáo khoa trở nên hiệu quả hơn. Để có thể thiết kế được Graph, giáo viên và học sinh đều phải nghiên cứu kỹ nội dung bài học trong sách giáo khoa. + Bài tập hoàn thành và xây dựng các bản đồ tƣ duy. Bản đồ tư duy (Mind Maps) là một công cụ tổ chức hoạt động và phát triển năng lực tư duy. Có thể miêu tả như một kỹ thuật hình họa, với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não. Sơ đồ này giúp khai thác tiềm năng vô hạn của bộ não. Lợi ích của bản đồ tƣ duy: Khi thông tin được được gợi ra, lược đồ tư duy giúp tổ chức thông tin theo một hình thức mà dễ dàng được xuất hiện và ghi nhớ. Được sử dụng để ghi chú tất cả các loại như sách vở, bài giảng, học tập, hội họp, phỏng vấn và đàm thoại. Bản đồ tư duy được sử dụng có hiệu quả khi dạy về diễn biến, tổng kết một chương, một vấn đề. Dùng những hình ảnh xuyên suốt. Chúng ta dùng các hình ảnh xuyên suốt Bản đồ tư duy vì chúng giống như hình ảnh trung tâm, mỗi hình ảnh cũng có giá trị của một ngàn từ. Vì vậy, nếu chúng ta chỉ có mười hình ảnh trong Bản đồ Tư duy của mình thì nó ngang bằng với mười nghìn từ của những lời chú thích. 1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử Bài tập có vai trò rất quan trọng trong dạy học lịch sử. Việc biên soạn và sử dụng bài tập trong giảng dạy là một biện pháp giúp học sinh giúp học sinh nhận thức độc lập, nắm vững kiến thức một cách tích cực, tự lực sáng tạo, phát huy các năng lực nhận thức, hành động, tự giác giải quyết vấn đề.
  • 39. 41 Bài tập về nhà giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa kiến thức, đồng thời là hình thức quan trọng để kiểm tra đánh giá, tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc biên soạn, sử dụng bài tập có ý nghĩa to lớn trong dạy học lịch sử về các mặt giáo dưỡng, giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh. Có một câu hỏi được đặt ra: Đâu là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả học tập của học sinh? Cái gì có thể coi là đầu ra – kết quả cuối cùng của một nhà trường trong xã hội hiện đại?...Theo quan niệm trước kia chỉ cần kiểm tra sự thuộc bài của học sinh, theo tài liệu Sổ tay Pisa đánh giá các năng lực phổ thông của học sinh trong việc ứng dụng các kiến thwucs và kĩ năng phổ thông cơ bản vào các tình huống, bài tập thực tiễn.Đánh giá khả năng phân tích, lý giải và truyền đạt một cách có hiệu quả các kiến thức, kỹ năng đó thông qua cách học sinh xem xét, diễn giải và cách gải quyết vấn đề. Học sinh không thể học tập tất cả trong nhà trường. Để trở thành người có thể học tấp suốt đời có hiệu quả, ngoài việc học sinh có những kiến thức còn cần có cả về động cơ,niềm tin vào bản thân cũng như các chiến lược học tập. [58,tr- 13]. Bài tập lịch sử là một phương tiện sẽ giúp cho học sinh hình thành những năng lực đó. 1.1.3.1. Ý nghĩa về mặt cung cấp kiến thức, củng cố, ôn tập kiến thức cho học sinh Việc dạy học lịch sử trước tiên cần cung cấp cho học sinh những kiến thức của môn học. Bài tập là một biện pháp hữu hiệu giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu bản chất của sự kiện và hiện tượng lịch sử. Qua việc làm bài tập các em được bổ sung kiến thức mới. Do đặc điểm của việc học tập lịch sử: chủ thể nhận thức không trực tiếp quan sát đối tượng nhận thức nên khi dạy học lịch sử giáo viên giúp cho học sinh nhớ được các sự kiện, không gian thời gian, nhân vật lịch sử, khái niệm, quy luật, bài học lịch sử. Vai trò của giáo viên ngoài việc cung cấp cho học sinh có những kiến thức để khôi phục quá khứ một cách chân thực thì còn cần đến hệ thống bài tập ngay ở trên lớp.
  • 40. 42 Hiện nay học sinh không biết nhiều về lịch sử dân tộc, vấn đề học sinh điểm thấp môn lịch sử, chất lượng học tập môn sử chưa cao đang được quan tâm rất nhiều. Việc nhầm lẫn giữa các sự kiện, các nhân vật, địa danh lịch sử khá phổ biến. Việc chúng ta biên soạn và sử dụng các loại bài tập trắc nghiệm tốt sẽ góp phần giải quyết vấn đề trên. Để nắm vững tri thức trong học tập một cách sâu sắc học sinh cần phải thực hiện một chu trình vận động trí tuệ trong đó tư duy độc lập giúp học sinh hình thành được khái niệm lịch sử. Các dạng bài tập yêu cầu học sinh so sánh, chứng minh nhận định…trên cơ sở những sự kiện có sẵn buộc học sinh phải tìm tòi đi sâu vào thực chất của vấn đề, từ đó nâng lên mức độ khái quát, hệ thống hóa. Thông qua bài tập trên lớp học sinh hứng thú với bài học, hiểu bài, ghi nhớ bài ngay trên lớp. Còn với bài tập về nhà học sinh buộc phải đọc lại bài, nhớ lại lời giảng trên lớp, qua đó củng cố, tổng hợp kiến thức, rút ra kết luận và có câu trả lời đúng nhất hợp lý nhất. Qua sự phân tích như vậy, học sinh sẽ nắm bắt được bản chất sự kiện từ đó có quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề đúng đắn hơn, nâng cao hiểu biết của học sinh. Đa Ni Lốp khẳng định: “kiến thức sẽ được nắm vững thực sự nếu học sinh có thể vận dụng một cách thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết thực hành”. Để làm được các loại bài tập này đạt kết quả cao học sinh ngoài sách giáo khoa, bài giảng trên lớp của giáo viên, học sinh còn phải tìm đọc các tài liệu khác, do vậy học sinh được tiếp cận biết đến nhiều quan điểm, đánh giá, nhận đinh của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau, từ đó học sinh mở rộng hơn hiểu biết lịch sử của mình từ đó có những suy nghĩ đánh giá độc lập riêng của bản thân. 1.1.3.2. Ý nghĩa về mặt giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ của học sinh Nhiệm vụ các môn học ở trường phổ thông ngoài việc cung cấp tri thức đều góp phần giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Môn lịch sử nằm trong hệ thống các môn khoa học xã hội, nên nó có ưu thế trong giáo dục tư
  • 41. 43 tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh. Ông Thái Duy Tuyên cho rằng bài tập là phương tiện tốt để rèn luyện phẩm chất, nhân cách cho học sinh. Thầy cô giáo sử dụng nhiều biện pháp nhưng bài tập là phương tiện có hiệu quả và thường dúng nhất. Thế mạnh của bài tập là rèn luyện ý chí, niềm tin vào khoa học, vào sức mạnh bản thân. Trong lịch sử không chỉ giáo dục cho học sinh tình cảm yêu, ghét trong đấu tranh giai cấp, sự căm thù và chủ nghĩa anh hùng cách mạng mà còn là bồi dưỡng cho các em biết yêu quý lao động, yêu cái đẹp, có óc thẩm mĩ, biết cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, đạo đức cho học sinh góp phần tạo nên những con người có đức, tài phục vụ cho đất nước. Khi làm các bài tập, học sinh biết vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức lịch sử để giải quyết các vấn đề đặt ra giúp các em tiếp cận với chân lý. Bản thân nội dung bài tập cũng có tác dụng giáo dục. Ngoài ra cách thức trả lời câu hỏi có tác dụng giáo dục vì nó đòi hỏi sự kiên trì ở các em. Trong quá trình làm bài tập học sinh cần có sự trao đổi, hợp tác với bạn bè có ý nghĩa giáo dục ý thức tập thể, khả năng hợp tác, làm việc nhóm của học sinh. Bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh các mặt khác nhau của đời sống xã hội loài người, những bài học kinh nghiệm do đó có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, hành vi rất lớn đối với học sinh. Nó không chỉ giúp học sinh củng cố kiến thức, mở rộng kiến thức mà còn giúp các em có thái độ thẳng thắn và dứt khoát khi nhìn nhận đánh giá các vấn đề, nhân vật, hiện tượng lịch sử. Hình thành ở các em tình cảm tôn trọng đối với các anh hùng, nghĩa sĩ bảo vệ công bằng, hy sinh vì dân tộc, tự do…, thái độ phản kháng, căm thù cái ác, có ý thức bảo vệ thành quả lao động của con người, phân biệt được cái đúng, cái sai từ đó xác định được trách nhiệm, vai trò vị trí của mình đối với cuộc sống hiện tại. Ví dụ: Thông qua tìm hiểu hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và chiến tranh thế giới thứ nhất (1939 - 1945) học sinh hình thành
  • 42. 44 thái độ căm ghét chiến tranh phi nghĩa, chủ nghĩa đế quốc gây đau thương, thiệt hại cho nhân loại. Từ đó có ý thức gìn giữ hòa bình, bảo vệ thế giới, ngăn chặn chiến tranh. Như vậy bài tập lịch sử có ý nghĩa giáo dục rất lớn, giúp các em tự rèn luyện, tự tìm tòi suy nghĩ, phát huy tính tự lập, sáng tạo trong qúa trình học tập. Đó là những phẩm chất cần thiết cho mỗi học sinh sau này khi trưởng thành và bước vào cuộc sống. 1.1.3.3. Ý nghĩa về mặt rèn luyện kỹ năng cho học sinh Môn lịch sử cũng như các môn học khác hình thành cho học sinh năng lực tư duy, năng lực hành động, tạo cho các em tư duy lịch sử và nó được hình thành trong quá trình học tập lịch sử. Tư duy lịch sử là hoạt động trí tuệ, tập trung rõ nhất khi học sinh làm bài tập lịch sử vận dụng các kiến thức đã học một cách thông minh, tích cực, sáng tạo. Bài tập lịch sử trước hết cần gây hứng thú học tập cho học sinh, muốn đạt được điều đó bài tập cần kết hợp giữa bài tập tái hiện kiến thức với bài tập phát hiện, sáng tạo; kết hợp giữa câu hỏi trực tiếp và câu hỏi gián tiếp, kết hợp ngôn ngữ viết và hình ảnh trực quan; cần chứa đựng những mâu tuẫn, khó khăn trong nhận thức từ đó buộc học sinh phải nỗ lực trí tuệ, tư duy mới hoàn thành được các bài tập. Khi giải quyết các bài tập dưới dạng tổng hợp, phân tích học sinh phải sử dụng các thao tác tư duy; Phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, liên hệ, quy nạp, diễn dịch…Vận dụng các thao tác trên thì mới trả lời đúng, đầy đủ bài tập. Thao tác này lặp lại nhiều lần sẽ trở thành kỹ năng, kỹ xảo của học sinh trong quá trình làm bài tập. Bài tập lịch sử phát triển khả năng tư duy và ngôn ngữ nói, viết cho học sinh. “ Khi vạch ra bản chất các hiện tượng, học sinh diễn đạt những câu trả lời của mình trong những đơn vị tư duy”. Ngôn ngữ lịch sử của học sinh được phát triển và hoàn thiện khi các em trình bày những câu trả lời, nhất là các câu thuộc về câu hỏi tự luận của mỗi bài tập yêu cầu các em nhận xét
  • 43. 45 đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch sử đó. Hệ thống bài tập mang tính logic còn giúp học sinh hiểu được mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau. Rèn luyện ngôn ngữ thực chất là rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt suy nghĩ của từng cá nhân vì vậy trong dạy học cần chú ý để phát triển năng lực này của học sinh. Bài tập lịch sử góp phần rèn luyện kỹ năng bộ môn cho học sinh, đây là một nhân tố không thể không tính đến trong quá trình dạy học. Đồng thời chính là việc rèn luyện kỹ phương pháp học tập thích hợp, kỹ năng giải quyết vấn đề khi được giáo viên hướng dẫn. Bài tập lịch sử là một biện pháp để thực hiện các kỹ năng bộ môn, mang lại hiệu quả cao. Thông qua việc kiểm tra đánh giá bài làm của học sinh, giúp các em hình thành một cách chính xác các yêu cầu của đề bài, phương pháp làm bài. Việc sử dụng bài tập lịch sử hiện nay còn chưa thường xuyên, giáo viên thường chỉ sử dụng trong cuối bài học, cuối chương, cuối học kỳ, khi ôn tập và chưa rõ vị trí của bài tập trong quá trình dạy học. Với quan niệm như vậy chưa thật đúng đắn và không phát huy tối đa vai trò của bài tập lịch sử. Trong dạy học ở trường phổ thông hiện nay cần tăng cường việc sử dụng bài tập lịch sử trong các khâu, để đáp ứng mục tiêu dạy học, năng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử. Việc đổi mới dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức không thể không tiến hành tốt bài tập. Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn là cơ sở quan trọng định hướng cho chúng tôi biên soạn và đưa ra các biện pháp sử dụng các bài tập lịch sử trong phần sau. 1.2. Cơ sở thực tiễn để biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử trong dạy học lịch sử ở trƣờng trung học cơ sở 1.2.1. Đối với giáo viên Chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 123 giáo viên ở trường trung học cơ sở tại Hà Nội: THCS Cầu Giấy, THPT DL Lô-mô-nô-xốp, THPT
  • 44. 46 Hecmann Germeiner, THCS Trung Hòa ….nội dung điều tra xoay quanh các vấn đề sau: Nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của bài tập lịch sử; tình hình sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử ở các trường trung học phổ thông; Những khó khăn trong việc sử dụng bài tập lịch sử; những kiến nghị các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử. Qua sử dụng phiếu điều tra, trao đổi với giáo viên, quan sát dự giờ xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Qua điều tra thăm dò ý kiến đa số giáo viên, đều nhất trí cho rằng sử dụng bài tập về nhà trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông có tác dụng nhiều mặt đặc biệt là gây hứng thú học tập, phát triển tư duy độc lập, rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn cho học sinh. Một số giáo viên nhấn mạnh rằng dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông cần phải thường xuyên giao bài tập cho học sinh làm, với nhiều dạng bài tập phong phú đảm bảo tính vừa sức sẽ giúp học sinh nắm chắc và hiểu sâu hơn bài tập trên lớp. Như vậy, nhiều giáo viên đã thấy được vai trò quan trọng ý nghĩa của bài tập trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông phần đã trong số họ là những giáo viên của thời gian giảng dạy lâu năm, đã từng tham gia dạy đội tuyển học sinh giỏi các cấp và có tâm huyết với nghề nghiệp. Các giáo viên này đã nhận thức được tương đối đầy đủ vai trò và ý nghĩa của bài tập lịch sử có nhiều loại bao gồm bài tập thực hành. Bài tập trắc nghiệm, bài tập dưới dạng câu hỏi tổng hợp. Trong quá trình giảng dạy họ đã xây dựng được một hệ thống bài tập liên tục và có hệ thống. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận giáo viên nhận thức về vấn đề bài tập lịch sử chưa sâu sắc, đồng thời họ còn gặp nhiều khó khăn lúng túng trong việc xây dựng và phương pháp sử dụng bài tập. Qua dự giờ một số giáo viên chúng tôi thấy rằng hầu hết thời gian ở trên lớp giáo viên dành cho việc truyền đạt kiến thức mới, đến gần hết giờ giáo viên căn dặn học sinh về nhà