SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1139 ngày 13.8.2015
Tăng cường bảo hộ quyền
tác giả và quyền liên quan
(Tr.4)
- Chuẩn bị cho Năm Du lịch
quốc gia 2016
(Tr.3)
- Chương trình kích cầu
du lịch nội địa đang phát
huy hiệu quả
(Tr.12)
- Đồng bào dân tộc hiến kế
bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa truyền thống
(Tr.20)
Wushu Việt Nam xếp thứ 3 toàn đoàn
Giải vô địch Wushu trẻ Châu Á 2015
Thông tin từ Tổng cục Thể dục thể thao, ngày 10.8, đoàn Wushu Việt Nam
đã trở về nước sau khi đạt thành tích khá ấn tượng tại Giải vô địch Wushu trẻ
Châu Á lần thứ 8 năm 2015 được tổ chức tạiTrung Quốc.Với thành tích 8HCV,
7HCB và 3HCĐ, đoànWushuViệt Nam đã giành vị trí thứ 3 toàn đoàn tại Giải
đấu này. Giải đấu năm nay chứng kiến màn trình diễn ấn tượng của các vận
động viên Wushu Hà Nội khi các võ sĩ Thủ đô mang về tới 6 trong số 8 tấm
HCV cho đoàn Wushu Việt Nam. (Xem tiếp trang 14)
Tổchứcbắnpháohoa làmộttrongnhữnghoạtđộngKỷniệm70nămNgàyCáchmạngThángTám
vàQuốckhánhnướcCHXHCNViệtNam.
HoạtđộngKỷniệm70năm
NgàyCáchmạngThángTám
vàQuốckhánhnướcCHXHCNViệtNam
Ảnh:C.T.V
trong số này
Đại hội Đảng bộ
Bộ VHTTDL nhiệm kỳ
2015-2020
Ngày 04.8, Đại hội Đảng bộ Bộ
VHTTDL nhiệm kỳ 2015-2020 đã
diễn ra tại Hà Nội. Đồng chí Hoàng
Tuấn Anh - Uỷ viên BCH Trung
ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL
dự và chỉ đạo Đại hội. Phát biểu khai
mạc Đại hội, đồng chí Lê Khánh Hải
- Bí thư Đảng uỷ, Thứ trưởng Bộ
VHTTDL khẳng định, Đại hội Đại
biểu Đảng bộ lần này là Đại hội của
sự tiếp nối, kế thừa những thành quả
đạt được của nhiệm kỳ qua. Kết quả
của Đại hội có ý nghĩa hết sức quan
trọng, tạo tiền đề thuận lợi cho việc
lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị
ở nhiệm kỳ 2015-2020…
(Xem tiếp trang 6)
Ban Tổ chức cấp quốc gia kỷ niệm các ngày lễ lớn 2014-2015 vừa tổ chức họp
báo giới thiệu các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và
Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam. Theo Ban Tổ chức, Lễ kỷ niệm gồm các
hoạt động: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ
tại Đài Liệt sỹ thành phố Hà Nội vào 7 giờ 00 ngày 01.9 và Chương trình Mít tinh,
diễu binh, diễu hành được tổ chức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình và một số
tuyến phố của Thủ đô vào 7 giờ 00, ngày 02.9. (Xem tiếp trang 7)
quản lý nhà nước
2 số 1139 l 13.8.2015
Kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh
Liệt sĩ, 70 năm Cách mạng Tháng Tám
thành công và Quốc khánh nước
CHXHCNViệt Nam, ngày 07.8, UBND
tỉnh Nghệ An đã tổ chức lễ khánh thành
Khu di tích lịch sử Truông Bồn để tri ân
các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập
tự do của Tổ quốc.
Chủ tịch nước - Trương Tấn Sang,
Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Sinh Hùng,
Phó Thủ tướng - Nguyễn Xuân Phúc,
Phó Chủ tịch Quốc hội - Uông Chu Lưu
cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nước đã tham dự buổi lễ.
Trong cuộc kháng chiến chống đế
quốc Mỹ, địa danh Truông Bồn (Đô
Lương,NghệAn)làmộttrọngđiểmgiao
thông quan trọng, nơi kết nối các tuyến
đường huyết mạch từ hậu phương lớn
Miền Bắc chi viện sức người, sức của
cho tiền tuyến lớn Miền Nam. Với vị trí
chiến lược, Truông Bồn cũng trở thành
trọng điểm đánh phá ác liệt, hủy diệt của
địch.Bấtchấpbomđạnhủydiệt,quânvà
dân ta vẫn ngày đêm bám trụ, chiến đấu
kiên cường với ý chí “Tim có thể ngừng
đập, nhưng đường không thể tắc, sống
kiên cường bám cầu, bám đường, chết
kiên cường, dũng cảm”, “Tất cả vì miền
Namruộtthịt”...Hơn1.200cánbộ,chiến
sĩ bộ đội, thanh niên xung phong, công
nhân ngành giao thông vận tải, dân quân
tự vệ đã anh dũng hy sinh ở trọng điểm
Truông Bồn; trong đó có chiến công và
sựhysinhoanhliệtcủa13chiếnsỹ“Tiểu
đội thép” thuộc Đại đội thanh niên xung
phong 317 ngày 30.10.1968, khi chỉ còn
ít giờ nữa Mỹ sẽ ngừng ném bom Miền
Bắc.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước -
Trương Tấn Sang nhấn mạnh: nhắc đến
địa danh Truông Bồn làm sống lại trong
mỗi chúng ta những ký ức không thể nào
quên về một thời đạn bom khốc liệt của
những năm tháng rực lửa trong cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu
nước oanh liệt của nhân dân ta.
Các cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung
phong đã hiến dâng cả tuổi trẻ và cuộc
sốngcủamìnhđểgiữconđườngchiviện
cho chiến trường không bao giờ tắc, góp
phần làm nên chiến thắng của quân và
dân ta trên các chiến trường, vào thắng
lợi của sự nghiệp giải phóng Miền Nam,
thống nhất Tổ quốc. Sự hy sinh của các
anh, các chị đã làm nên một Truông Bồn
bấttử,mộthuyềnthoạivềýchíbấtkhuất,
kiên cường, chủ nghĩa anh hùng cách
mạng của quân và dân ta trong cuộc
kháng chiến vĩ đại trong thế kỷ XX.
Chủ tịch nước nêu rõ, giờ đây, chiến
tranh đã lùi xa, cuộc sống đã hồi sinh
trên chiến trường ác liệt năm xưa, nhưng
những tấm gương nghĩa liệt, sự hy sinh
cao cả của các anh hùng, liệt sĩ mãi mãi
được khắc ghi không bao giờ phai mờ
trong tâm khảm mỗi người Việt Nam,
trong lịch sử dân tộc Việt Nam, mãi mãi
là niềm tự hào, nguồn cổ vũ động viên
to lớn cho các thế hệ người Việt Nam
hôm nay và mai sau trong công cuộc xây
dựng đất nước và bảo vệ độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc.
Chủ tịch nước khẳng định, khánh
thành Khu di tích lịch sử quốc gia
Truông Bồn, chúng ta thể hiện đạo lý
“Uống nước nhớ nguồn”, bày tỏ lòng
biết ơn, tri ân sâu sắc các anh hùng liệt
sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ
quốc; đồng thời để lưu giữ, bảo tồn một
địa danh lịch sử cho các thế hệ mai sau,
để Truông Bồn mãi mãi là địa chỉ đỏ
giáo dục truyền thống yêu nước, bất
khuất kiên cường của các thế hệ cha anh
cho các thế hệ cháu, con, để dân tộc, đất
nước ta mãi mãi trường tồn, phát triển
rực rỡ.
Chủ tịch nước mong rằng, Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân NghệAn bằng
tấtcảtráchnhiệmvàtấmlòngbiếtơnvới
các thế hệ cha anh cũng như trách nhiệm
đối với thế hệ mai sau sẽ làm tốt việc
quản lý, giữ gìn và phát huy giá trị của
KhuditíchlịchsửTruôngBồn,gópphần
giáo dục truyền thống cách mạng của
Đảng và của dân tộc, hun đúc lòng yêu
nước cho thế hệ trẻ tiếp bước thế hệ cha
anh, chung sức đồng lòng trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương,
đất nước.
Sau lễ khai mạc, đông đảo đại biểu,
ngườidânNghệAnđãxemchươngtrình
nghệ thuật “Truông Bồn - Tráng ca bất
tử”táihiệnlịchsửhàohùngcủamộtthời
hoa lửa với sự tham gia của các nghệ sĩ,
diễn viên, nhân chứng lịch sử.
tHế Hùng
Khánh thành Khu di tích lịch sử Truông Bồn
Ngày 04.8, Bộ VHTTDL ban hành
Công văn số 3152/BVHTTDL-DSVH
gửi SởVHTTHà Nội cho ý kiến về việc
thẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích
đình Phú Thứ, quận Nam Từ Liêm, TP.
Hà Nội.
Theo đó, Bộ VHTTDL thoả thuận
Dự án tu bổ, tôn tạo di tích gồm các
nội dung: tu bổ Đại đình, bình phong;
xây dựng nhà khách, cổng, hành lang,
nhà vệ sinh; tôn tạo sân vườn và hạ
tầng kỹ thuật.
Bộ VHTTDL lưu ý một số vấn đề
như: Việc nâng cốt Đại đình và sân đình
cần có ý kiến đồng thuận của nhân dân
và chính quyền địa phương; Điều chỉnh
giảm chiều cao của các trụ; Cần tu bổ
nguyên trạng bình phong (không xây
mới); Nghiên cứu, tính toán độ sâu và
tiết diện móng các hạng mục, đảm bảo
khả năng chịu lực và tiết kiệm kinh phí.
Hồ sơ cần bổ sung bản vẽ thiết kế khu
vực tôn cao nền đình, thiết kế nhà vệ
sinh và căn cứ pháp lý: Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Di sản văn
hoá (2009), Nghị định số 98/2010/NĐ-
CP; lược bỏ Nghị định số
92/2002/NĐ-CP, Quy chế số
05/2003/QĐ-BVHTT.
H.Quân
Thẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Phú Thứ
quản lý nhà nước
3số 1139 l 13.8.2015
Bộ VHTTDL vừa có Thông báo
kết luận số 3091/TB-BVHTTDL tại
phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo,
Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia
2016. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh -
Trưởng Ban Chỉ đạo kết luận:
Việc tổ chức các hoạt động Năm
Du lịch quốc gia 2016 phải đảm bảo
được triển khai quy mô tầm quốc gia,
tạo được điểm nhấn hấp dẫn du khách,
trong đó cần chú trọng đẩy mạnh xây
dựng sản phẩm mới và triển khai các
tour, tuyến du lịch, làm nổi bật các sản
phẩm du lịch, mà Đảo Phú Quốc là
trọng tâm, mở rộng phạm vi liên kết
tới tất cả các tỉnh/thành trong nước.
Về tên gọi, chủ đề Năm Du lịch
quốc gia 2016: Thống nhất tên gọi
“Năm Du lịch quốc gia 2016 - Đồng
bằng sông Cửu Long - Kiên Giang”
với chủ đề “Khám phá Đất Phương
Nam”.
Về Chương trình tổ chức Năm Du
lịch quốc gia 2016: Giao Tổng cục Du
lịch phối hợp với tỉnh Kiên Giang và
các cơ quan, đơn vị liên quan hoàn
thiện Chương trình tổ chức Năm Du
lịch quốc gia 2016, sớm trình Bộ
trưởng - Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét,
phê duyệt.
Trong thời gian tới, các Tổng cục,
Cục, Vụ, đơn vị của Bộ VHTTDL,
tỉnh Kiên Giang và các tỉnh/thành liên
quan cần tập trung đẩy mạnh triển khai
các nội dung công tác:
Đối với các hoạt động do Bộ
VHTTDL chủ trì: Các Tổng cục, Cục,
Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ tiếp tục phối
hợp với tỉnh Kiên Giang rà soát, tích
cực triển khai các phần việc cụ thể, chi
tiết thuộc trách nhiệm của Bộ và đơn
vị mình để tham gia tổ chức Năm Du
lịch quốc gia 2016. Các đơn vị thuộc
Bộ chủ động sử dụng nguồn ngân sách
chi thường xuyên, chi sự nghiệp tổ
chức các hoạt động trong Chương
trình Năm Du lịch quốc gia 2016.
Tổng cục Du lịch bổ sung thêm các
hoạt động tham gia Năm Du lịch quốc
gia 2016: tổ chức các lớp tập huấn
nghiệp vụ du lịch; tổ chức Hội nghị Du
lịch Đường sông, Đường biển. Tổng
cục Thể dục thể thao bổ sung thêm
Chương trình X-Games (trong đó có
bóng đá, bóng chuyền bãi biển).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển
lãm phối hợp với tỉnh Kiên Giang và
các tỉnh/thành đồng bằng sông Cửu
Long: Hoàn thiện xây dựng logo,
slogan Năm Du lịch quốc gia 2016
(8.2015) để kịp chuẩn bị công bố, họp
báo, quảng bá. Tổ chức Trại sáng tác
nhiếp ảnh, điêu khắc, mỹ thuật khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long chào
mừng Năm Du lịch quốc gia 2016.
Nhất trí với đề xuất của Cục Văn hóa
cơ sở tổ chức thêm hoạt động “Lễ hội
bánh dân gian Nam Bộ 2016”. Trong
sự kiện “Liên hoan đàn hát, dân ca 3
miền Bắc-Trung-Nam” đã có nội dung
“Đờn ca tài tử”, Cục Văn hóa cơ sở
chủ động xây dựng, triển khai kế
hoạch tổ chức.
Cục Hợp tác quốc tế triển khai một
số hoạt động quốc tế: Thông qua hoạt
động “Những ngày Văn hóa Việt Nam
tại Nhật Bản, Hàn Quốc” quảng bá du
lịch Đồng bằng sông Cửu Long. Mời
Bộ trưởng, Chủ nhiệm cơ quan Du lịch
quốc gia, Đại sứ, đại diện ngoại giao
đoàn các nước ASEAN (đặc biệt Lào,
Campuchia, Myanmar, Thailand) tham
dự Lễ Khai mạc.
Về công tác xúc tiến, tuyên truyền,
quảng bá Năm Du lịch quốc gia 2016:
Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá,
xúc tiến Năm Du lịch quốc gia 2016
phải chủ động triển khai, đúng lộ trình,
kế hoạch. Trước mắt, đề nghị tỉnh Kiên
Giang và các tỉnh/thành liên quan
chuẩn bị các tài liệu, hình ảnh, ấn
phẩm để tham gia quảng bá, giới thiệu
Năm Du lịch quốc gia 2016 tại các sự
kiện, Hội chợ Du lịch trong và ngoài
nước, cũng như tại các hội chợ, triển
lãm, hội nghị, hội thảo chuyên đề về
văn hóa nghệ thuật, thể thao, du lịch
dịch vụ… trong thời gian tới.
Tổ chức họp báo giới thiệu Năm
Du lịch quốc gia 2016 tại Hà Nội, Đà
Nẵng do Văn phòng Bộ chủ trì, phối
hợp các cơ quan liên quan thực hiện;
tại TP. Hồ Chí Minh do Cục Công tác
phía Nam chủ trì, phối hợp các cơ
quan liên quan thực hiện.
Các cơ quan, đơn vị chủ động cung
cấp thông tin cho các cơ quan báo chí,
truyền thông nhằm đẩy mạnh công tác
tuyên truyền cho Năm Du lịch quốc
gia 2016, góp phần tạo sự chuyển biến
nhận thức về du lịch trong các tầng lớp
nhân dân, thu hút khách du lịch.
Về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo,
Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia
2016: Giao Tổng cục Du lịch phối hợp
với tỉnh Kiên Giang tham mưu, đề
xuất kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban Tổ
chức Năm Du lịch quốc gia 2016: mời
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục
A85 Bộ Công an tham gia. Các cơ
quan, đơn vị, địa phương phối hợp
chặt chẽ với các đơn vị đầu mối: Tổng
cục Du lịch - Cơ quan Thường trực
Ban Chỉ đạo Năm Du lịch quốc gia
2016, Sở VHTTDL tỉnh Kiên Giang -
Cơ quan Thường trực Ban Tổ chức
Năm Du lịch quốc gia 2016. Giao Ban
Tổ chức thành lập bổ sung Tiểu ban Y
tế và Môi trường. Các Tiểu ban chuyên
môn thuộc Ban Tổ chức Năm Du lịch
quốc gia 2016 tích cực triển khai các
công tác liên quan trong quá trình
chuẩn bị Năm Du lịch quốc gia 2016.
Về việc tổ chức phiên họp lần thứ
hai Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Năm
Du lịch quốc gia 2016: Tổ chức tại Phú
Quốc, tỉnh Kiên Giang, dự kiến vào
tháng 11.2015 để rà soát, đánh giá
công tác chuẩn bị tổ chức Lễ Công bố
Năm Du lịch quốc gia 2016.
H.PHượng
Chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2016
4 số 1139 l 13.8.2015
quản lý nhà nước
- Tại Quyết định số 2579/QĐ-
BVHTTDL ngày 03.8.2015, Bộ
VHTTDL thành lập Ban Tổ chức
Triển lãm Thành tựu kinh tế-xã hội
năm 2015 do Bộ trưởng Hoàng Tuấn
Anh làm Trưởng Ban Tổ chức, Thứ
trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm Phó
Trưởng ban Thường trực, ông
Nguyễn Thế Phương - Thứ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn
Thế Kỷ - Phó Trưởng ban Tuyên
giáo Trung ương làm Phó Trưởng
Ban, 05 Thành viên Thường trực và
55 Thành viên.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 2586/QĐ-BVHTTDL ngày
04.8.2015, cho phép Học viện Âm
nhạc quốc gia Việt Nam đón đoàn
nghệ thuật Hoa Kỳ (04 người) sang
tham gia Hội thảo khoa học và biểu
diễn Chương trình Liên hoan Âm
nhạc Việt-Mỹ 2015. Thời gian tổ
chức từ ngày 15-22.8.2015, tại Học
viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.
- Ngày 05.8.2015 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 2608/QĐ-
BVHTTDL, thành lập Ban Tổ chức
Liên hoan nghệ thuật Hát Then, Đàn
Tính các dân tộc Tày-Nùng-Thái lần
thứ V năm 2015 tại tỉnh Tuyên
Quang. Ông Nguyễn Hải Anh - Phó
Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang
làm Trưởng Ban, 02 Phó Trưởng Ban
và 27 Ủy viên và 02 Thành viên Tổ
Thư ký. Ban Tổ chức có nhiệm vụ
“Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế
hoạch tổ chức liên hoan nghệ thuật
sau khi được Ban Chỉ đạo thống nhất;
Trưởng Ban Tổ chức có nhiệm vụ tổ
chức, điều hành chung các hoạt động
của Ban Chỉ đạo và phân công nhiệm
vụ cho các thành viên và có trách
nhiệm thực hiện nhiệm vụ được phân
công, phối hợp hoàn thành tốt kế
hoạch liên hoan”.
- Tại Quyết định số 2622/QĐ-
BVHTTDL ngày 06.8.2015, Bộ
VHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo
Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ
XIX do Thứ trưởng Vương Duy Biên
làmTrưởng Ban, bà Ngô Phương Lan
- Cục trưởng Cục Điện ảnh làm Phó
Trưởng Ban Thường trực, ông
Nguyễn Thế Kỷ - Phó Trưởng Ban
Tuyên giáo Trung ương và ông Hứa
Ngọc Thuận - Phó Chủ tịch UBND
TP. Hồ Chí Minh làm Phó Trưởng
Ban và 03 Ủy viên.
- Ngày 06.8.2015 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 2625/QĐ-
BVHTTDL, thành lập Ban Tổ chức
Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền
thống ngành Văn hóa và Đại hội Thi
đua yêu nước Bộ VHTTDL lần thứ
II-2015 do Thứ trưởng Lê Khánh Hải
làm Trưởng Ban, ông Phan Đình Tân
- Chánh Văn phòng Bộ làm Phó
Trưởng Ban Thường trực, ông Phùng
Huy Cẩn - Vụ trưởng Vụ Thi đua,
Khen thưởng làm PhóTrưởng Ban và
09 Ủy viên.
tHtt
VăN BảN mới
Trong hai ngày 05 và 06.8, tạiTP. Hồ
Chí Minh, Cơ quan Văn hóa Nhật Bản,
Cục Bản quyền tác giả phối hợp với Tổ
chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tổ
chức hội thảo về quyền tác giả, quyền
liên quan và các vấn đề cấp bách.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi
nhiều chủ đề về: tăng cường bảo hộ
quyền tác giả và quyền liên quan tại
Việt Nam; sự tăng trưởng và phát triển
của hệ thống pháp luật quốc tế về quyền
tác giả và quyền liên quan; tạo cân bằng
giữa bảo hộ quyền tác giả và lợi ích
công cộng; tầm quan trọng của việc
phát triển hệ thống bản quyền quốc gia
cân bằng…
Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Ngọc
Hoan - Phó Cục trưởng Cục Bản quyền
tác giả cho biết: Tại Việt Nam, môi
trường số đang phát triển rất nhanh
chóng. Đây là cơ hội phát sinh các hình
thức khai thác và sử dụng bất hợp pháp
mới. Vì vậy, việc bảo hộ bản quyền tác
giả và các quyền liên quan đang là một
thách thức rất lớn. Dù chưa có thống kê
cụ thể nhưng tỷ lệ vi phạm bản quyền
tác giả trên internet tại Việt Nam cao
hơn rất nhiều so với các nước khác, đặc
biệt trong lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh.
Việt Nam hiện vẫn chưa có những biện
pháp xử phạt chặt chẽ do chưa tham gia
vào các Hiệp ước Internet của WIPO và
còn bị động trong việc xử lý các vi
phạm. Để hạn chế những vi phạm về
quyền tác giả và các quyền liên quan,
cần thiết nâng cao nhận thức của xã hội
và chủ quyền tác giả. Bản thân tác giả
phải chủ động khiếu nại, tố cáo vi
phạm. Thời gian tới, Cục Bản quyền tác
giả tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp
luật về sở hữu trí tuệ, các quyền liên
quan để phù hợp với tình hình thực tế.
Theo bà Yui Ema - đại diện Phòng
phát triển bản quyền WIPO, việc tham
gia vào các điều ước quốc tế sẽ giúp các
tác phẩm có bản quyền được khai thác
sử dụng xuyên biên giới, đồng thời bảo
hộ bản quyền ngoài phạm vi quốc gia
gốc theo một hệ thống nhất thể hóa.
Hiện Việt Nam chưa tham gia các
điều ước quốc tế về quyền tác giả,
quyền liên quan như Hiệp ước WCT về
quyền tác giả, Hiệp ước WPPT về biểu
diễn và bản ghi âm, Hiệp ước Bắc Kinh
về biểu diễn nghe nhìn, Hiệp ước
Marrakes về tạo điều kiện cho người
mù, người khiếm thị và người khuyết
tật thị giác khác tiếp cận tác phẩm đã
công bố…
trần nguyện
Tăng cường bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan
5số 1139 l 13.8.2015
quản lý nhà nước
Chiều ngày 05.8 tại Hà Nội, Bộ
trưởng Hoàng TuấnAnh đã có buổi tiếp
thân mật bà SaraValdés Bolano - Đại sứ
Mexico tại Việt Nam.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh
giá cao mối quan hệ hợp tác giữa Việt
Nam và Mexico trong lĩnh vực văn hóa,
thể thao và du lịch trong thời gian qua.
Nổi bật là việc xây dựng và đặt tượng
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Công viên
Việt Nam ở Thủ đô Mexico năm 2008
và tại thành phố Acapulco năm 2010.
Từ năm 2010 đến nay, phía Mexico đã
phối hợp với Bộ VHTTDL Việt Nam
giới thiệu tới công chúng Việt Nam nền
văn hóa đậm chất Mỹ Latinh qua các
triển lãm ảnh, các bộ phim và các
chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc
sắc của Mexico. Năm 2015, nhân dịp
hai nước kỷ niệm 40 năm Thiết lập
Quan hệ ngoại giao, Bộ VHTTDL tiếp
tục tổ chức các hoạt động giới thiệu văn
hóa nghệ thuật Mexico tại Việt Nam và
đặc biệt là việc tổ chức “Những ngày
văn hóa Việt Nam tại Mexico” để giới
thiệu đến các bạn chương trình biểu diễn
đặc sắc, mang đậm bản sắc dân tộc của
đoàn nghệ thuật quốc gia và triển lãm
“Sắc màu Việt Nam”.
Trong lĩnh vực du lịch: Mexico là
nước có diện tích rộng thứ 14, dân số
đông thứ 11 trên thế giới và là nước có
nền kinh tế phát triển tại Mỹ Latinh. Du
lịch Mexico là ngành kinh tế có mức
tăng trưởng mạnh. Tuy Tổng cục Du
lịch (Bộ VHTTDL) và Bộ Du lịch
Mexico đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác
du lịch ngày 17.11.2006 tại Hà Nội,
nhưng thời gian qua, quan hệ hợp tác du
lịch giữa hai nước còn hạn chế do xa
cách về địa lý, thiếu thông tin nên lượng
khách du lịch thuần tuý từ Mexico đến
Việt Nam còn ít, chủ yếu vì các mục
đích khác. Mexico cũng chưa có dự án
đầu tư du lịch nào vào Việt Nam và
ngược lại.
Bộ trưởng đề nghị, hai bên cần đẩy
mạnh triển khai các dự án hợp tác trong
lĩnh vực giáo dục đào tạo, điện ảnh, di
sản văn hóa, mỹ thuật nhiếp ảnh triển
lãm. Bên cạnh đó, Bộ VHTTDL Việt
Nam mời phía Mexico tham dự các
Festival nghệ thuật quốc tế như Festival
Huế, Liên hoan Xiếc, Liên hoan Múa
rối quốc tế và Liên hoan phim quốc tế
HANIF tại Hà Nội được tổ chức định kỳ
tại Việt Nam 2 năm 1 lần.
Bộ trưởng đề nghị Mexico hỗ trợ
cấp học bổng đào tạo tiếngTây Ban Nha
tại Mexico hàng năm cho 15-25 cán bộ
ngành du lịch (đặc biệt đội ngũ hướng
dẫn viên) với các trình độ khác nhau; hỗ
trợ xúc tiến quảng bá, nâng cao năng lực
quản lý các di sản thế giới ở Việt Nam;
tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm về
quản lý các khách sạn và khu nghỉ
dưỡng cho các chủ cơ sở lưu trú du lịch
Việt Nam tại Mexico; đào tạo món ăn
Mexico cho các đầu bếp trong khách
sạn Việt Nam…
Nhất trí với những đề xuất hợp tác
trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du
lịch mà Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
đưa ra, Đại sứ Sara Valdés Bolano cho
biết, Mexico sẵn sàng hỗ trợ, đẩy
mạnh hơn nữa hợp tác giữa hai bên,
đồng thời đánh giá cao chuyến công
tác của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
đến Mexico nhân kỷ niệm 40 năm
Ngày Thiết lập Quan hệ ngoại giao
giữa hai nước. Đại sứ chúc chuyến đi
của Bộ trưởng thành công, đạt nhiều
kết quả tốt đẹp, góp phần tăng cường,
củng cố hợp tác về VHTTDL giữa Việt
Nam-Mexico ngày càng phát triển
trong xu thế hội nhập.
M.ước
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp Đại sứ mexico tại Việt Nam
Bộ VHTTDL đã có Công văn số
3057/BVHTTDL-HTQT gửi Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội về việc
tổ chức “Liên hoan Văn hóa Nga tại
Việt Nam năm 2015 - FeelRussia”.
Theo đó, “Liên hoan Văn hóa Nga
tại Việt Nam năm 2015 -
FeelRussia” sẽ được tổ chức từ 24-
27/9 tại Cung Văn hóa Lao động
Hữu nghị Việt-Xô. Trong khuôn khổ
Liên hoan Văn hóa Nga tại Việt
Nam sẽ có chuyến thăm và làm việc
tại Việt Nam của đoàn Lãnh đạo Bộ
Văn hóa Liên bang Nga; các chương
trình biểu diễn nghệ thuật, chương
trình giao lưu, gặp gỡ một số nghệ
sỹ; các triển lãm…
Bộ VHTTDL giao Cục Hợp tác
quốc tế chịu trách nhiệm điều phối
chung các hoạt động, đón đoàn đại biểu
chính thức Bộ Văn hóa Liên bang Nga.
Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật
(Cục Nghệ thuật biểu diễn) đón đoàn
nghệ sỹ Liên bang Nga và cùng phía
Nga tổ chức các chương trình biểu diễn
nghệ thuật, các chương trình giao lưu
của các nghệ sỹ. Trung tâm Triển lãm
Văn hóa nghệ thuật Việt Nam đón đoàn
triển lãm và cùng phía Nga tổ chức các
chương trình triển lãm trong khuôn khổ
sự kiện trên.
Liên hoan là một trong những hoạt
động văn hóa nghệ thuật được tổ chức
nhân kỷ niệm 65 năm Quan hệ ngoại
giao Việt Nam-Liên bang Nga và kỷ
niệm các ngày lễ lớn của hai nước. Bộ
VHTTDL đề nghị UBND TP Hà Nội
có ý kiến chỉ đạo Cung Văn hóa Lao
động Hữu nghị Việt-Xô xem xét, bố
trí dành địa điểm cho phía Liên bang
Nga thuê với mức giá ưu đãi để tổ
chức các sự kiện của Liên bang Nga từ
24 đến 27.9.2015.
Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ
thuật (Cục Nghệ thuật biểu diễn) và
Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ
thuật Việt Nam trao đổi với Cung Văn
hóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô về
việc chọn địa điểm tổ chức các hoạt
động của Liên bang Nga.
H.PHượng
Liên hoan Văn hóa Nga tại Việt Nam năm 2015
6 số 1139 l 13.8.2015
quản lý nhà nước
Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày
Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh
nước CHXHCN Việt Nam, Bộ
VHTTDLphối hợp với Ban Tuyên giáo
Trung ương, Đài Tiếng nói Việt Nam,
Báo Nhân Dân và các đơn vị liên quan
tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc
biệt với chủ đề “Giai điệu Mùa Thu”.
Chương trình nghệ thuật ca ngợi sự
lãnh đạo sáng suốt của Đảng quang
vinh, ca ngợi Bác Hồ, lãnh tụ vĩ đại của
dân tộc Việt Nam, ca ngợi tình yêu quê
hương, đất nước của con người Việt
Nam, với truyền thống đấu tranh bất
khuất, kiên cường trong đấu tranh Cách
mạng, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Chương trình được tổ chức vào hồi 20h
ngày 26.8.2015 tại Sân Vận động quốc
gia Mỹ Đình với sự hiện diện của lãnh
đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương,
Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ Việt
Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Trung
ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh, Báo Nhân Dân, Đài Tiếng
nói Việt Nam, Hội Nhạc sỹ Việt Nam,
đại diện một số Bộ, Ngành Trung ương,
các cơ quan thông tấn, báo chí và đông
đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn
Thủ đô. tHu Hằng
Với ý nghĩa đó, đồng chí Lê Khánh
Hải đề nghị các đại biểu phát huy dân
chủ, tập trung trí tuệ, tiếp tục thảo luận
và đóng góp thêm ý kiến để xây dựng
hoàn chỉnh dự thảo văn kiện của Đảng
bộ Bộ; tập trung trí tuệ phân tích, xác
định đúng đắn những nhiệm vụ, chỉ tiêu
phấn đấu trong 5 năm tới; tìm ra những
giải pháp có tính khả thi, góp phần xây
dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh
và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại
hội Đảng các cấp đề ra; Bám sát tiêu
chuẩn, sáng suốt lựa chọn những đồng
chí tiêu biểu, đủ tiêu chuẩn về phẩm
chất và năng lực để giới thiệu bầu vào
Ban chấp hành Đảng bộ Bộ nhiệm kỳ
2015-2020…
Báo cáo chính trị trình bày tại Đại
hội nêu rõ: 5 năm qua, toàn đảng bộ đã
phấn đấu đạt được những kết quả quan
trọng, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế
hoạch hàng năm trên tất cả các lĩnh vực
văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình.
Công tác xây dựng Đảng trong toàn
Đảng bộ từng bước có chuyển biến tích
cực, đi dần vào nề nếp; năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu, chất lượng đội ngũ
cán bộ, đảng viên từng bước được nâng
lên; tinh thần đoàn kết và đổi mới được
đề cao; mối quan hệ công tác giữa Đảng
uỷ với Ban cán sự Đảng, giữa cấp uỷ
với thủ trưởng cơ quan đơn vị được xác
định rõ hơn; công tác chính trị tư tưởng
chất lượng sinh hoạt chi bộ, công tác
kiểm tra, giám sát; công tác dân vận,
lãnh đạo đoàn thể quần chúng đều đạt
vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết Đại
hội Đại biểu Đảng bộ nhiệm kỳ 2010-
2015 đã đề ra. Nghị quyết Trung ương
4 về “Một số vấn đề cấp bách trong xây
dựng Đảng hiện nay” được triển khai
thực hiện nghiêm túc, năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu, chất lượng đội ngũ
cán bộ, đảng viên từng bước được nâng
cao, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ
chính trị của cơ quan, đơn vị.
Nhiệm kỳ tới, Đảng bộ Bộ
VHTTDL tập trung lãnh đạo thực hiện
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị
và công tác xây dựng Đảng; thực hiện
có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết,
quyết định, kết luận về văn hóa, thể
thao, du lịch và gia đình; có giải pháp
cụ thể, phù hợp xây dựng con người
Việt Nam phát triển toàn diện, trọng
tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước,
lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống,
nhân cách, thể lực, tri thức, đạo đức, kỹ
năng sống, đáp ứng yêu cầu phát triển
đất nước; Tiếp tục triển khai thực hiện
Chiến lược phát triển thể dục, thể thao
Việt Nam đến năm 2020. Trong lĩnh
vực du lịch, Đảng bộ xác định chỉ tiêu
đến năm 2020 phấn đấu thu hút 13-14
triệu lượt khách quốc tế và 53-54 triệu
lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du
lịch đạt 20-21 tỷ đô la Mỹ, đóng góp
6,5-7% GDP.
Với tinh thần dân chủ, nghiêm túc,
Đại hội đã thông qua Báo cáo kết quả
thực hiện Nghị quyết Đai hội Đảng bộ
nhiệm kỳ 2010-2015 và phương hướng,
nhiệm vụ công tác nhiệm kỳ 2015-
2020. Đại hội đã bầu Ban chấp hành
Đảng uỷ Bộ VHTTDL nhiệm kỳ 2015-
2020 gồm 37 đồng chí; Bầu Đoàn đại
biểu đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ
Khối các cơ quan Trung ương lần thứ
XII nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 9 đồng
chí (trong đó có 8 đại biểu chính thức
và 1 đại biểu dự khuyết).
Phát biểu tại Đại hội, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh chào mừng và chúc
mừng Đại hội Đại biểu Đảng uỷ Bộ
nhiệm kỳ 2015-2020, đồng thời nhấn
mạnh, Nghị quyết mà Đại hội thông
qua hôm nay, đặc biệt là 7 chỉ tiêu trong
phương hướng nhiệm kỳ tới cần được
các Đảng bộ, chi bộ cơ sở thảo luận, ra
nghị quyết cụ thể hoá giải pháp thực
hiện các chỉ tiêu này, nói phải đi đôi với
làm, thiết thực học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bộ
trưởng cũng đề nghị cần tiếp tục thực
hiện tốt những bài học kinh nghiệm;
thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở,
lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của
đảng viên; phải là đoàn kết thực sự, yêu
thương nhau thực sự chứ không phải là
“bằng mặt không bằng lòng” nhằm
triển khai tốt nhiệm vụ chính trị của cơ
quan, đơn vị. t.HợP
ĐạihộiĐảngbộBộVHTTDL… (Tiếp theo trang 1)
Tổ chức Chương trình nghệ thuật“Giai điệu mùa Thu”
7số 1139 l 13.8.2015
quản lý nhà nước
Liên hoan phim Đức 2015 sẽ diễn
ra từ ngày 06-20.9 tại 4 tỉnh/thành: Hà
Nội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và TP.
Hồ Chí Minh.
LiênhoanphimĐứclầnthứ6tạiViệt
Nam sẽ trình chiếu các bộ phim mới nhất
và thành công nhất của Đức để phục vụ
khán giả Việt Nam. Với các bộ phim thể
loại chính kịch, kinh dị, phim hài, kịch
tính, khán giả sẽ được thưởng thức một
Liên hoan phim đa dạng dành cho mọi
lứa tuổi.
8 bộ phim được trình chiếu gồm:
Thung lũng bí ẩn; Bí mật đằng sau
webcam; Jack; Chạy đi, cậu bé, chạy đi!;
Ngàyđịnhmệnh;Chịemnhàmacàrồng;
Hacker siêu đẳng và Giữa hai làn đạn.
Bên cạnh đó, Liên hoan phim sẽ
chào đón một vị khách đặc biệt, đạo
diễn, biên kịch và diễn viên trẻ Tali
Barde, anh sẽ giới thiệu tới các khán
giả trẻ bộ phim “Bí mật đằng sau
webcam” của mình tại Hà Nội, TP. Hồ
Chí Minh và trả lời các câu hỏi xung
quanh bộ phim.
Tại Hà Nội, các bộ phim sẽ được
trình chiếu từ 06-13.9; tại TP. Hồ Chí
Minh từ 12-18.9; Đà Nẵng từ 11-20.9;
Huế từ 10-15.9/2015.
Đ.ngọc
Liên hoan phim Đức 2015
Ngày 10.8, tại tỉnh Bạc Liêu, Liên
hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh
Bạc Liêu phối hợp với Hội Mỹ thuật
Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm
mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long
lần thứ 20, năm 2015. Triển lãm trưng
bày 233 tác phẩm mỹ thuật được sáng
tạo từ nhiều chất liệu như: sơn dầu, bột
màu, in độc bản, lụa, khắc gỗ… của
209 tác giả thuộc các tỉnh/thành khu
vực đồng bằng sông Cửu Long.
Tại triển lãm, Hội đồng giám khảo
đã công bố 8 tác phẩm mỹ thuật đoạt
giải thưởng, gồm: Giải A thuộc về tác
phẩm “Sự đối lập của cuộc sống” của
tác giả Võ Thanh Lạc (Đồng Tháp); tác
phẩm “Giao lưu Đờn ca tài tử” của tác
giả Phùng Quốc Hưng (Bạc Liêu) đoạt
giải B, 1 tác phẩm đoạt giải C và 5 tác
phẩm đoạt giải Khuyến khích.
Nhiều tác phẩm trưng bày tại triển
lãm mỹ thuật đồng bằng sông Cửu
Long lần này đã gây được sự chú ý của
đông đảo người xem, đó là các tác
phẩm: Quà của biển (chất liệu gỗ) của
tác giả Lê Xuân Cang ở tỉnh Kiên
Giang; tác phẩm Đất trở mình (chất liệu
sơn dầu) của tác giả Lê Thanh Tùng,
tỉnh Long An; tác phẩm Năng lượng
xanh (khắc gỗ) của Nguyễn Hải, tỉnh
Bạc Liêu; Góc biển (khắc gỗ) của tác
giả Chu Đình Hải, thành phố Cần Thơ;
Dãi nắng (lụa) của tác giả Lý Phước
Như ở tỉnh Cà Mau.
Đại diện Hội Văn học nghệ thuật
tỉnh Bạc Liêu cho biết: Trong xu thế
phát triển chung của văn học nghệ
thuật khu vực đồng bằng sông Cửu
Long, những năm gần đây, các hoạt
động ở lĩnh vực mỹ thuật tại tỉnh Bạc
Liêu đã có sự khởi sắc rõ nét. Các hoạt
động mỹ thuật đã tiếp cận với các hoạt
động sáng tác của Hội Mỹ thuật Việt
Nam, Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh,
có sự phối hợp, gắn bó mật thiết với
các sự kiện văn học nghệ thuật trong
khu vực. Liên hiệp các Hội Văn học
nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để các họa sỹ sáng
tác những tác phẩm mỹ thuật có chất
lượng.
Triển lãm mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 20
Bên cạnh đó, nhiều hoạt động văn
hóa, nghệ thuật diễn ra trong dịp kỷ
niệm như: Tiệc chiêu đãi trọng thể, Hội
thảo khoa học cấp quốc gia, Kỷ niệm
70 năm Quốc dân Đại hội Tân Trào,
Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào
mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng
Tháng Tám và Quốc khánh nước
CHXHCN Việt Nam, Triển lãm thành
tựu kinh tế-xã hội, Cầu truyền hình về
chủ đề Cách mạng Tháng Tám và
Quốc khánh nước CHXHCN Việt
Nam… Các hoạt động gặp mặt tọa
đàm, tôn vinh cán bộ lão thành cách
mạng, Anh hùng lực lượng vũ trang,
Anh hùng lao động, Mẹ Việt NamAnh
hùng; gặp mặt, tri ân các cựu chiến
binh, cựu thanh niên xung phong tham
gia kháng chiến chống xâm lược, bảo
vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
gặp mặt nhân chứng lịch sử, thăm di
tích cách mạng, nói chuyện truyền
thống… tổ chức các Chương trình
“Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ
nguồn”; biểu dương, nhân rộng các
nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương
“người tốt, việc tốt”… được tổ chức
rộng khắp các tỉnh/thành.
Việc tổ chức kỷ niệm 70 năm Cách
mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước
CHXHCN Việt Nam nhằm khẳng định
vị trí, tầm vóc vĩ đại, giá trị lịch sử to lớn
của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời
của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa
trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ
nước của dân tộc; khẳng định vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đối với
sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng
và bảo vệTổ quốc; củng cố niềm tin của
nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
H.PHượng
HoạtđộngKỷniệm70năm… (Tiếp theo trang 1)
8 số 1139 l 13.8.2015
quản lý nhà nước
Chiều 06.8, tại TP. Cần Thơ, Ban
Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã họp với các
Bộ, ngành Trung ương và các
tỉnh/thành khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long tổng kết Tuần lễ du lịch xanh
Đồng bằng sông Cửu Long năm 2015,
diễn ra từ ngày 27.6 đến ngày 03.7 tại
TP. Cần Thơ.
Tuần lễ du lịch xanh Đồng bằng
sông Cửu Long năm 2015 đã được tổ
chức thành công, tất cả 12 sự kiện chính
diễn ra trong Tuần lễ đều đạt các mục
tiêu, kế hoạch, yêu cầu đề ra, đảm bảo
an toàn, hiệu quả, thiết thực và tiết
kiệm. Thành công nổi bật của Tuần lễ
là Hội nghị xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực
du lịch xanh Đồng bằng sông Cửu
Long đã có 3 dự án tại các tỉnh Vĩnh
Long, Cà Mau và TP. Cần Thơ được
trao giấy chứng nhận đầu tư với tổng
nguồn vốn là trên 745 tỷ đồng và 62
triệu USD. Lễ khai mạc và bế mạc đã
phản ánh đậm nét những hình ảnh đặc
trưng về đất, nước, văn hóa, lịch sử, con
người của vùng đất Đồng bằng sông
Cửu Long. Các hoạt động của Tuần lễ
đã giúp cho công tác quảng bá, giới
thiệu các dự án, tiềm năng du lịch cũng
như các hoạt động du lịch của vùng có
những bước phát triển khởi sắc.
Để tiếp tục khai thác, phát triển
tiềm năng du lịch xanh cho vùng Đồng
bằng sông Cửu Long trong thời gian
tới, ông Nguyễn Phong Quang - Phó
Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo
Tây Nam Bộ đề nghị các Bộ, ngành,
địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác
tuyên truyền quảng bá thông qua các
hình ảnh, tư liệu của Tuần lễ; tăng
cường xúc tiến đầu tư các dự án trong
lĩnh vực du lịch; phối hợp liên kết để
phát triển du lịch cho vùng giữa các bộ
ngành với các địa phương và giữa các
địa phương trong khu vực với nhau.
Ngành hàng không cần mở thêm các
tuyến bay từ Cần Thơ, Phú Quốc đến
các nước trong khu vực và ngược lại
để thu hút khách du lịch. Ban Chỉ đạo
Tây Nam Bộ sẽ tiếp tục làm việc với
Chính phủ xin kinh phí đầu tư cơ sở hạ
tầng trong vùng ngày càng tốt hơn để
thu hút đầu tư, nhất là trong lĩnh vực
du lịch.
Cũng tại cuộc họp tổng kết, Ban Chỉ
đạo Tây Nam Bộ đã trao Bằng khen
cho 22 tập thể và 35 cá nhân đã có
những đóng góp tích cực cho Tuần lễ
du lịch xanh Đồng bằng sông Cửu
Long năm 2015.
Huy Long
Cùng với việc đẩy mạnh công tác
xúc tiến quảng bá du lịch bằng nhiều
hình thức, tỉnh Quảng Nam đã triển
khai các biện pháp kích cầu du lịch:
giảm giá phòng, giảm giá ẩm thực, tăng
cường các sản phẩm du lịch mới, nâng
cao chất lượng dịch vụ phục vụ du
khách... Nhờ đó, ngành du lịch tỉnh
Quảng Nam đã dần lấy lại đà tăng
trưởng một cách ấn tượng và bền vững.
Trong khi lượng khách quốc tế đến
Việt Nam nói chung và đến Quảng
Nam nói riêng mới có dấu hiệu hồi
phục, lượng khách nội địa tăng khá cao
trong những tháng hè năm 2015 đã
giúp duy trì tốc độ tăng trưởng của
nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch
lữ hành, nhất là các các doanh nghiệp
kinh doanh khách sạn dưới 3 sao, cơ sở
lưu trú hạng trung của tỉnh Quảng
Nam. Trong năm 2015, các điểm du
lịch Quảng Nam đã đón gần 1,9 triệu
lượt khách, trong đó trên 1,2 triệu lượt
khách nội địa.
Kết quả khảo sát của ngành du lịch
tỉnh Quảng Nam đối với các cơ sở lưu
trú trên địa bàn TP. Hội An đều khẳng
định, mùa hè năm 2015, lượng khách
nội địa tăng khá cao, đạt mức tăng
trưởng bình quân từ 60%-70% so với
các tháng trước đó trong năm.
ÔngVõVănVân - Chủ tịch Hiệp hội
Du lịch Quảng Nam khẳng định: việc gia
tăng khách nội địa đến phố cổ Hội An,
Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, Khu dự
trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, du
lịch làng nghề truyền thống... không
những giúp ngành du lịch Quảng Nam
khởi sắc mà còn góp phần thúc đẩy
ngành du lịch các tỉnh trong khu vực
từng bước lấy lại đà tăng trưởng,..
nguyễn cúc
Quảng Nam duy trì tốc độ tăng trưởng du lịch
Quảng bá cho du lịch cho Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 07.8, tại Hà Nội, Cục
Tuyên huấn và Điện ảnh Quân đội
nhân dân phối hợp tổ chức gặp mặt
báo chí giới thiệu bộ phim truyện
“Người trở về”. Bộ phim truyện
“Người trở về” do Điện ảnh Quân
đội nhân dân sản xuất, Thiếu tá
Nguyễn Thu Dung và Đại úy Đặng
Thái Huyền chuyển thể từ truyện
ngắn “Người về bến sông Châu” của
nhà văn Sương Nguyệt Minh, đạo
diễn Đặng Thái Huyền, quay phim
Trịnh Quang Tùng.
Bộ phim mang đến người xem
thông điệp, chiến tranh đi qua không
chỉ để lại những vết thương trên thân
thể người lính mà còn gây ra những
khổ đau cho họ khi trở về với cuộc
sống đời thường. Những người lính
trở về với tấm lòng bao dung, rộng
lượng, luôn biết hy sinh vì hạnh
Ra mắt bộ phim truyện“Người trở về”
9số 1139 l 13.8.2015
quản lý nhà nước
Sau 13 buổi biểu diễn sôi nổi, sáng
tạo trên sân khấu Nhà hát Lam Sơn và
khu du lịch bãi biển Sầm Sơn, tỉnh
Thanh Hóa với các tiết mục như độc
tấu, hòa tấu nhạc cụ, sân khấu ca kịch
truyền thống, hát dân ca… Liên hoan
âm nhạc truyền thống các nước
ASEAN 2015 đã kết thúc vào tối 06.8.
Phát biểu tại buổi bế mạc, Thứ
trưởng Bộ VHTTDL - Vương Duy
Biên khẳng định: Các nghệ sỹ của Việt
Nam và các nước bạn đã thể hiện sinh
động và lan tỏa những sáng tạo, nét đặc
trưng, các giá trị tiêu biểu âm nhạc của
mỗi dân tộc. Qua đó tạo sự hiểu biết
sâu sắc hơn về đời sống văn hóa tinh
thần, phong tục tập quán và sự tinh tế
trong âm nhạc của các nước ASEAN.
Các buổi biểu diễn cũng đã đem đến
cho khán giả yêu nghệ thuật nhiều cảm
xúc, cái nhìn đa sắc màu và những ấn
tượng nghệ thuật sâu đậm. Đây cũng là
cơ hội quảng bá giá trị, tiềm năng di
sản văn hóa các dân tộc với du khách
quốc tế và góp phần thúc đẩy sự phát
triển của du lịch Việt Nam cũng như du
lịch ASEAN. Liên hoan âm nhạc lần
này cũng là cầu nối để nhân dân các
nước trong khu vực thêm hiểu biết, gắn
bó và đoàn kết, góp phần đưa cộng
đồng ASEAN ngày càng phát triển
thịnh vượng.
Liên hoan âm nhạc truyền thống
các nước ASEAN 2015 gồm 9 nước
trong khu vực Đông Nam Á tham gia
như: Lào, Campuchia, Thái Lan,
Singapore, Philippines, Myanmar,
Indonesia, Việt Nam và Hàn Quốc.
Thông qua liên hoan đã tạo cơ hội gặp
gỡ, giao lưu trao đổi, học hỏi kinh
nghiệm của các nghệ sỹ trong nước và
khu vực. Đồng thời đây cũng là sự kiện
hướng tới kỷ niệm 20 năm Việt Nam
gia nhập ASEAN, 48 năm Thành lập
khốiASEAN và hình thành Cộng đồng
ASEAN vào cuối năm 2015.
Đức Kiên
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ
chức triển khai kế hoạch quản lý Quần
thể di tích Cố đô Huế giai đoạn 2015-
2020, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, kế hoạch quản lý Quần
thể di tích Cố đô Huế giai đoạn 2015-
2020, định hướng đến năm 2030 có
các nội dung chủ yếu, bao gồm: xác
lập cơ sở pháp lý và các điều khoản
luật pháp chủ yếu áp dụng trong việc
quản lý, bảo vệ Quần thể Di tích Cố
đô Huế nhằm bảo tồn, tôn tạo và
chuyển giao nguyên vẹn giá trị nổi bật
toàn cầu của Quần thể di tích Cố đô
Huế cho các thế hệ tương lai theo tinh
thần Công ước Di sản Thế giới; phân
tích và đánh giá các yếu tố tác động,
có khả năng làm ảnh hưởng tới việc
bảo vệ trong dài hạn tính toàn vẹn,
tính xác thực, cùng các thuộc tính
quan trọng tạo nên giá trị nổi bật toàn
cầu của Quần thể Di tích Cố đô Huế.
Trên cơ sở đó, tỉnh đưa ra các mục
tiêu, chính sách với định hướng dài
hạn từ nay tới năm 2030 nhằm quản
lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản,
phù hợp với đặc thù của Quần thể Di
tích Cố đô Huế; xây dựng các chương
trình, kế hoạch đầu tư, thứ tự ưu tiên
phù hợp với khả năng, đáp ứng yêu
cầu về huy động vốn, đảm bảo các
mục tiêu và tiến độ đề ra.
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô
Huế tiếp tục phối hợp với các sở,
ngành liên quan và các địa phương có
di tích tập trung 5 nhóm giải pháp
chính là bảo tồn, tu bổ và phục hồi di
tích; bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa phi vật thể; bảo tồn các giá trị
văn hóa, môi trường cảnh quan đô thị
và cảnh quan thiên nhiên gắn liền với
di tích; khoanh vùng bảo vệ, đền bù
giải phóng mặt bằng, tái định cư và
đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao
năng lực của Trung tâm Bảo tồn Di
tích Cố đô Huế. Trước mắt, Trung tâm
Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tập trung
xây dựng hoàn thiện quy chế phối hợp
quản lý các di tích với UBND thành
phố Huế, các thị xã và các huyện Phú
Vang, Phú Lộc và các cơ quan liên
quan; quy chế xây dựng tại các
phường nội thành; thống kê, di dời các
hộ dân trong vùng quản lý di tích; ứng
dụng công nghệ thông tin (GIS) trong
quản lý các di tích; điều chỉnh khoanh
vùng bảo vệ các di tích; bảo tồn, tu bổ
các công trình chuyển tiếp thuộc Quần
thể Di tích Cố đô Huế từ 2008-2015
và giai đoạn 2016-2020, nhằm bảo tồn
và phát huy giá trị hệ thống di tích Cố
đô Huế.
Quốc Việt
Triển khai kế hoạch quản lý Quần thể di tích Cố đô Huế
giai đoạn 2015-2020
Bế mạc Liên hoan âm nhạc truyền thống ASEAN 2015
phúc của người khác. Dù trong hoàn
cảnh khó khăn họ vẫn phấn đấu vượt
qua để sống tốt, sống vì mọi người.
Bộ phim “Người trở về” tiếp tục
khẳng định những phẩm chất cao
quý của Bộ đội Cụ Hồ trong cuộc
sống đời thường.
Bộ phim sẽ ra mắt trong dịp kỷ
niệm 70 năm Ngày Cách mạng
Tháng Tám và Quốc khánh nước
CHXHCN Việt Nam.
t.LâM
10 số 1139 l 13.8.2015
Sự kiện vấn đề
Những đặc trưng riêng về điều kiện
tự nhiên và những giá trị bản sắc văn
hóa các dân tộc bản địa có thể tạo nên
cho vùng Tây Nguyên những sản phẩm
du lịch đặc thù, hấp dẫn du khách. Tuy
nhiên, Tây Nguyên vẫn được xem là
“vùng trũng” trong phát triển kinh tế du
lịch so với các vùng khác trong cả
nước. Tại hội thảo “Liên kết phát triển
du lịch vùng Tây Nguyên” do Ban Chỉ
đạo Tây Nguyên và Ban Kinh tế Trung
ương phối hợp tổ chức đã có nhiều giải
pháp được đưa ra để thúc đẩy phát triển
kinh tế du lịch vùng Tây Nguyên. Các
chuyên gia, nhà quản lý và doanh
nghiệp đều thống nhất việc tăng cường
liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp,
liên kết nội vùng và liên vùng được
xem là xu thế tất yếu để thúc đẩy ngành
du lịch ở đây phát triển nhanh và bền
vững.
Với những giá trị đặc sắc về tài
nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn,
Tây Nguyên có đầy đủ những thế mạnh
riêng để phát triển du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa... Tốc độ
tăng trưởng khách du lịch quốc tế và
nội địa đến Tây Nguyên trong những
năm gần đây, bình quân đạt trên 10%,
tốc độ tăng trưởng bình quân tổng thu
du lịch xấp xỉ 30%. Riêng năm 2014,
toàn vùng đón trên 400.000 lượt khách
quốc tế và 2,5 triệu lượt khách nội địa
với tổng thu du lịch đạt xấp xỉ 5.000 tỷ
đồng, chiếm khoảng 5,3% GDP, tạo
việc làm cho trên 60.000 lao động,
trong đó 20.000 lao động trực tiếp. Với
kết quả này, các chuyên gia, nhà quản
lý và doanh nghiệp đánh giá du lịch
vùng Tây Nguyên vẫn chưa phát triển
tương xứng với tiềm năng. Sự đóng
góp của du lịch trong cơ cấu kinh tế của
các tỉnh trong vùng vẫn chưa nhiều (trừ
tỉnh Lâm Đồng).
Theo các chuyên gia, nhà quản lý,
tiềm năng về tài nguyên du lịch của
Tây Nguyên vô cùng độc đáo và đặc
sắc, đa dạng nhưng chưa được khai
thác bài bản và hiệu quả; tài nguyên du
lịch đang bị suy thoái nhanh. Nguyên
nhân là do đầu tư thấp, chưa tới tầm;
do quản lý điểm đến thiếu tầm nhìn;
xúc tiến, quảng bá chưa tiếp cận được
thị trường mục tiêu... Vì vậy, sản phẩm
du lịch vẫn còn đơn điệu, mới tập trung
nhiều ở đô thị du lịch Đà Lạt và một số
điểm du lịch quen biết như Bản Đôn,
Hồ Lắk, Măng Đen, Madagui, Tuyền
Lâm… “Hiện nhiều tài nguyên du lịch
đang có nguy cơ suy thoái và mất đi
sức hấp dẫn, đáng lo ngại như hiện
tượng cắt khúc làm thủy điện trên sông
Sêrêpốk; hiện tượng phá rừng; hủy diệt
đàn voi; một số thác không còn nước;
thay đổi mất kiểm soát đối với văn hóa
bản địa...”, Tiến sĩ Hà Văn Siêu - Phó
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch
phân tích. Mặt khác, việc liên kết để
khai thác mọi tiềm năng, lợi thế sẵn có
phát triển du lịch giữa các tỉnh trong
vùng cũng như với các vùng khác trong
cả nước chưa mang lại kết quả như
mong muốn. Hoạt động liên kết hầu
như mới dừng lại ở hợp tác giữa các cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch của
các địa phương, thiếu vắng vai trò của
các doanh nghiệp du lịch và Hiệp hội
du lịch. Hoạt động liên kết chưa dựa
trên một chiến lược phát triển du lịch
tổng thể của khu vực nên chưa xác định
cụ thể sản phẩm nào, dịch vụ nào cần
tập trung phát triển chung cho toàn khu
vực dẫn đến tình trạng mỗi tỉnh phát
triển sản phẩm một cách dàn trải. Hoạt
động liên kết “ngoại” vùng, giữa Tây
Nguyên với vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ, Đông Nam Bộ, đặc biệt là
TP. Hồ Chí Minh… mới chỉ dừng lại ở
từng tỉnh đơn lẻ.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó
Giám đốc Sở VHTTDL Lâm Đồng
thừa nhận: “Việc hợp tác phát triển du
lịch trong vùng Tây Nguyên và các tỉnh
tuy đã ký kết văn bản hợp tác du lịch
với nhau, nhưng việc liên kết mới chỉ
dừng lại ở nguyên tắc chứ chưa phát
huy được trong thực tế. Hoạt động du
lịch thiếu tính quy hoạch, theo kiểu
“mạnh ai nấy làm”, thiếu sự liên kết
vùng nên việc đầu tư cho du lịch còn
dàn trải, thiếu điểm nhấn và thiếu sản
phẩm du lịch mang tính đột phá. Mặt
khác, các tỉnh và các doanh nghiệp du
lịch trên địa bàn thiếu kết nối trong việc
xây dựng các tour, tuyến du lịch; công
tác xúc tiến, quảng bá tiềm năng, thế
mạnh phát triển du lịch của các địa
phương còn chung chung, chưa tập
trung vào sản phẩm du lịch đặc thù
chung của vùng, chưa làm nổi bật hình
ảnh du lịch của vùng”…
Có thể thấy, việc hợp tác liên kết
phát triển du lịch nội vùng hoặc liên
vùng chưa có người cầm trịch khó có
thể thành công. Vì vậy, liên kết để khai
thác và phát triển du lịch vùng là yêu
cầu cấp thiết của các tỉnh Tây Nguyên
trong bối cảnh hiện nay.
Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết
định số 2162/QĐ-TTg ngày
11.11.2013. Theo đó, mục tiêu đến năm
2020 thu hút khoảng 800 nghìn lượt
khách quốc tế, 3,9 triệu lượt khách du
lịch nội địa với tổng thu du lịch trên 11
nghìn tỷ đồng; đến năm 2030 thu hút
khoảng 1,8 triệu lượt khách quốc tế, 6,8
triệu lượt khách du lịch nội địa với tổng
thu du lịch đạt trên 26 nghìn tỷ đồng.
Để đạt được các mục tiêu trên thực sự
là thách thức không nhỏ với du lịch
Tây Nguyên, bởi từ nay đến năm 2020
không còn xa, trong khi đó phát triển
du lịch vùng Tây Nguyên vẫn chưa có
được sự bứt phá mạnh mẽ... Tiến sĩ
Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện
nghiên cứu phát triển Du lịch cho rằng,
thực tế hoạt động liên kết phát triển du
lịch ở nhiều vùng, địa phương trong
Phát triển bền vững du lịch vùng Tây Nguyên
11số 1139 l 13.8.2015
Sự kiện vấn đề
những năm qua cho thấy, tầm quan
trọng của việc có được đề án liên kết
phát triển du lịch chung cho vùng Tây
Nguyên. Đây là cơ sở để triển khai các
nội dung liên kết và hợp tác. Đề án cần
được xây dựng trên cơ sở Chiến lược,
quy hoạch phát triển du lịch quốc gia;
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030. Đề án cần chỉ ra
được (hoặc có kế hoạch nghiên cứu)
những sản phẩm du lịch nào, những
hoạt động xúc tiến quảng bá nào cần
hợp tác đầu tư phát triển; xác định đâu
là thương hiệu và các sản phẩm du lịch
mang bản sắc của vùng.
Trong khuôn khổ liên kết, hợp tác
du lịch giữa vùng Tây Nguyên với các
vùng phụ cận cũng cần quan tâm đến
“Con đường di sản miền Trung”. Đây
là tuyến du lịch hết sức đặc sắc, được
nối hầu hết các di sản thế giới của Việt
Nam trên một tuyến du lịch thống
nhất. Đặc biệt hơn nữa, Tây Nguyên
có di sản thế giới “Cồng Chiêng Tây
Nguyên”, do vậy trong mối liên kết và
hợp tác này, “Con đường di sản miền
Trung” sẽ được kết nối với “Cồng
Chiêng Tây Nguyên”, “Con đường
Xanh Tây Nguyên” để tạo thành một
tuyến du lịch văn hóa đặc sắc nhất
Việt Nam, có sức hấp dẫn lớn đối với
khách du lịch trong và ngoài nước.
Với tiềm năng sẵn có, việc liên kết
giữa các địa phương trong vùng có
nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, liên kết ở
đây không đơn giản chỉ là kết nối các
điểm đến mà phải tạo ra sự liên kết toàn
diện, ở nhiều cấp độ hình thức và nội
dung, cụ thể là liên kết trong đào tạo và
cung ứng nguồn nhân lực; quy hoạch,
đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch; xây
dựng điểm, tuyến du lịch và thương
hiệu điểm đến; xây dựng các sản phẩm;
điều tiết và cung ứng các dịch vụ, sản
phẩm du lịch; tổ chức quản lý du lịch
và xây dựng hành lang pháp lý cho du
lịch phát triển...
Để việc liên kết, hợp tác đạt hiệu
quả cao, các chuyên gia cũng cho rằng
sự cần thiết phải thành lập Ban Điều
phối liên kết phát triển du lịch vùng để
chỉ đạo công tác quản lý, tổ chức, liên
kết hợp tác trong phát triển du lịch toàn
vùng, là vấn đề đang được các địa
phương trong vùng và các doanh
nghiệp du lịch rất quan tâm để tạo bước
đột phá trong hoạt động liên kết phát
triển du lịch vùng, thúc đẩy quá trình
liên kết, hợp tác, đem lại hiệu quả thực
sự cho phát triển du lịch vùng Tây
Nguyên.
t.t.n
Ngày 08.8, tại Hà Nội đã chính thức
diễn ra Đại hội thành lập Liên đoàn thế
giới Võ cổ truyền Việt Nam - nhiệm kỳ
I (2015-2020). Đây là sự kiện đáp ứng
nguyện vọng của các tổ chức quốc tế về
môn Võ cổ truyền Việt Nam với mong
muốn Liên đoàn này trở thành một tổ
chức chính quy, hợp pháp, là ngôi nhà
chung cho cộng đồng quốc tế yêu thích
môn Võ thuật truyền thống này.
Đến dự Đại hội có đại diện lãnh đạo
Tổng cục Thể dục thể thao, Ủy ban
Olympic Việt Nam cùng đại diện các
quốc gia của 5 châu lục có phong trào
Võ cổ truyền Việt Nam các môn phái
Võ cổ truyền Việt Nam, đại diện các Ủy
ban Olympic của một số quốc gia trên
thế giới.
Phát biểu tại Đại hội, ông Hoàng
Vĩnh Giang - Phó Chủ tịch Ủy ban
Olympic Châu Á, Phó Chủ tịch Thường
trực Ủy ban Olympic Việt Nam, Chủ
tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt
Nam nêu rõ: Võ cổ truyền Việt Nam là
di sản văn hóa truyền thống của dân tộc
Việt Nam, ra đời, tồn tại và phát triển
song hành cùng cuộc đấu tranh dựng
nước và giữ nước. Võ cổ truyền Việt
Nam không chỉ đơn thuần là những bài
võ nhằm rèn luyện kĩ năng, thể chất của
con người, nâng cao khả năng tự vệ,
hướng tới sự hòa hợp về thể chất và tinh
thần mà thông qua việc tập luyện Võ cổ
truyền Việt Nam khơi dậy lòng yêu
nước, tự hào dân tộc, tinh thần thượng
võ và tính nhân văn của người Việt
Nam.
Liên đoàn thế giới Võ cổ truyền Việt
Nam được thành lập sẽ là dấu mốc quan
trọng trong việc hình thành một tổ chức
điều hành Võ cổ truyền Việt Nam để
chuẩn hóa về hệ thống công nhận đẳng
cấp, luật thi đấu, các kỹ thuật chuyên
môn và chiến lược phát triển rộng khắp
trên toàn thế giới môn thể thao này.
Đại hội đã thảo luận, thông qua
Điều lệ, chương trình hành động nhiệm
kỳ lần thứ I - giai đoạn 2015-2020 và
bầu Ban chấp hành gồm 56 người. Phó
Chủ tịch Ủy ban Olympic Châu Á, Phó
Chủ tịch Thường trực Ủy ban Olympic
Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật
cổ truyền Việt Nam - Hoàng Vĩnh
Giang được bầu làm Chủ tịch Liên
đoàn thế giới Võ cổ truyền Việt Nam
nhiệm kỳ I (2015-2020). Đại hội cũng
bầu 7 Phó Chủ tịch và 16 Ủy viên
thường vụ.
Liên đoàn thế giới Võ cổ truyền Việt
Nam được gọi tắt là WFVV với mục
đích nhằm hình thành một tổ chức điều
hành Võ cổ truyền Việt Nam để chuẩn
hóa và phát triển rộng khắp trên toàn
thế giới môn thể thao này. WFVV với
tinh thần võ đạo, văn hóa võ thuật thông
qua các giải thi đấu, giảng dạy, huấn
luyện đào tạo cùng những hoạt động
khác, nhằm bảo lưu, truyền bá và
nghiên cứu phát triển những tinh hoa
của Võ cổ truyền Việt Nam ra khắp thế
giới.
Vũ MinH
Thành lập Liên đoàn thế giới Võ cổ truyền Việt Nam
12 số 1139 l 13.8.2015
Sự kiện vấn đề
Theo thống kê của 10 đơn vị tham
gia nhóm khuyến mại kích cầu du lịch
nội địa “Người Việt Nam du lịch Việt
Nam” ở phía Nam, từ đầu năm đến
nay, cả nhóm đã khai thác được
68.392 khách mua tour trọn gói và sử
dụng vé máy bay của 4 hãng là
VietNam Airlines, Vietjet Air, Jestar
và Vasco theo chương trình kích cầu
và giá rẻ đến các tuyến điểm Phú
Quốc, Côn Đảo, Đà Lạt, Nha Trang,
Quy Nhơn, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội và
Hải Phòng. Con số trên cho thấy kinh
tế trong nước đang dần phục hồi, đồng
thời việc Tổng cục Du lịch phát động
chương trình kích cầu du lịch nội địa
“Người Việt Nam du lịch Việt Nam”
đã phát huy hiệu quả. Số lượng này đã
tăng 34.075 khách, tương đương 99%
so với cùng kỳ năm 2014 là 34.317
khách. Năm nay, Hiệp hội Du lịch TP.
Hồ Chí Minh và Tổng cục Du lịch đã
triển khai chương trình kích cầu sớm
nên các công ty lữ hành thành viên
nhóm đã đề ra nhiều hình thức quảng
cáo chương trình kích cầu và có
những kế hoạch tốt nhằm đón đầu,
khai thác vé máy bay kích cầu được
hiệu quả. Do áp lực cạnh tranh trong
thị trường du lịch ngay cả nội bộ
nhóm khuyến mãi cũng khiến những
thành viên phải tính toán, áp dụng giá
tốt nhất để cạnh tranh với nhau. Điều
này khiến giá tour càng lúc càng rẻ,
thu hút được số lượng lớn khách du
lịch mua tour.
Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, chỉ
tính riêng tháng 7.2015, khách quốc tế
đến thành phố ước đạt 326.281 lượt
khách, tăng 3% so với cùng kỳ. Doanh
thu từ du lịch trong tháng 7 ước đạt
7.518 tỷ đồng, tăng 5%. Tính chung 7
tháng năm 2015, lượng khách quốc tế
đến thành phố ước đạt hơn 2,49 triệu
lượt khách, tăng 4%. Tổng doanh thu
du lịch trong tháng 7 đầu năm ước đạt
hơn 53.317 tỷ đồng, tăng 4,4% so với
cùng kỳ.
Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
thu hút khách du lịch, trong những
tháng cuối năm, ngành du lịch thành
phố nhằm tiếp tục nâng cao hình ảnh
“TP. Hồ Chí Minh - Điểm đến thân
thiện, hấp dẫn, an toàn”, ngành du lịch
sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng sản
phẩm và dịch vụ du lịch trên địa bàn
thành phố, đặc biệt là du lịch đường
thủy nội đô, phát triển hệ thống dịch
vụ đạt chuẩn phục vụ du lịch; đẩy
mạnh chương trình “Thành phố Hồ
Chí Minh - 100 điều thú vị” và
chương trình nghệ thuật phục vụ du
khách. Bên cạnh đó, ngành cũng tập
trung kích cầu du lịch nội địa gắn với
thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ
trên cơ sở phối hợp đồng bộ các Sở,
ngành, Hiệp hội Du lịch và với các địa
phương trong cả nước.
Huy Long
Chương trình kích cầu du lịch nội địa đang phát huy hiệu quả
Ngày 08.8, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm
250 năm Ngày Sinh đại thi hào Nguyễn
Du (1765-2015), Viện Hàn lâm KHXH
Việt Nam phối hợp UBND tỉnh HàTĩnh
tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Đại
thi hào dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế
giới Nguyễn Du - Di sản và các giá trị
xuyên thời đại”. Hội thảo thu hút đại
diện nhiều Ban, Bộ, ngành, địa phương,
đại diện các tổ chức quốc tế và hơn 100
nhà khoa học trong nước và nước ngoài
tới dự.
Phát biểu tại hội thảo, Ủy viên Bộ
Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Đinh Thế Huynh cho rằng việc tổ chức
kỷ niệm 250 năm Ngày Sinh đại thi hào
Nguyễn Du trên phạm vi toàn quốc
chính là những hành động cụ thể, thiết
thực nhằm bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước. Di sản văn
hóa của Nguyễn Du là sản phẩm kết tinh
trí tuệ, tâm hồn, vẻ đẹp văn hóa dân tộc
Việt Nam qua tài năng trác tuyệt của
ông và cùng với thời gian, di sản ấy đã
trở thành một phần tinh hoa văn hóa
nhân loại.
Đặc biệt làTruyện Kiều của Nguyễn
Du đã không ngừng lan tỏa và được
khám phá trên nhiều phương diện khác
nhau. Nhiều nguyên thủ quốc gia khi
đến Việt Nam đã mượn hình thức lẩy
Kiều như một sự thể hiện coi trọng văn
hóa, coi văn hóa là cầu nối để xây đắp
hòa hiếu, hướng tới tương lai.
Đồng chí Đinh Thế Huynh mong
muốn các nhà khoa học tập trung khám
phá, làm sáng tỏ hơn những giá trị to lớn
trong di sản văn hóa của Nguyễn Du.
Theo Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Xuân
Thắng - Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH
Việt Nam, ngoài việc khẳng định, tôn
vinh tài năng và những đóng góp to lớn
của đại thi hào Nguyễn Du đối với nền
văn học, văn hóaViệt Nam và nhân loại,
Hội thảo là nơi gặp gỡ của các nhà Kiều
học và Nguyễn Du học, nơi thể hiện
những tiếng nói đồng cảm, đồng lòng,
đồng vọng về những giá trị tinh thần mà
Nguyễn Du trao gửi lại hậu thế. Hội
thảo còn là dịp mở rộng giao lưu, quảng
bá các giá trị tinh hoa của văn học cổ
điển Việt Nam, văn hóa Việt Nam với
bạn bè quốc tế.
Hơn 100 tham luận của các học giả
ở trong và ngoài nước như Pháp, Nhật
Bản, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc…
gửi tới hội thảo đã tập trung làm rõ hơn
từ phát hiện văn bản, đến diễn dịch văn
bản, bao gồm cả dịch thuật, lí giải và
đọc mới những cách diễn dịch trước đây
cũng như tập trung vào việc tìm kiếm tư
liệu, tiếp cận các tập thơ chữ Hán và kiệt
tác Truyện Kiều của Nguyễn Du.
t.HợP
Hội thảo khoa học quốc tế về Đại thi hào Nguyễn Du
13số 1139 l 13.8.2015
Sự kiện vấn đề
Thông tin từ Liên đoàn Cầu lông
Việt Nam ngày 06.8 cho biết: Hai tay
vợt Nguyễn Tiến Minh và Vũ Thị
Trang của Việt Nam sẽ tham dự giải
Cầu lông vô địch thế giới, diễn ra từ
ngày 10-16.8 tại Indonesia. Đây là giải
đấu có ý nghĩa quyết định đến cơ hội
tham dự Olympic 2016 của các tay vợt
hàng đầu trong làng cầu lông thế giới.
Để được tham dự giải đấu này, các tay
vợt phải có thứ hạng tốt và được Liên
đoàn Cầu lông thế giới chỉ định.
Với vị trí 34 trên bảng xếp hạng
nam và vị trí 40 của nữ, Nguyễn Tiến
Minh và Vũ Thị Trang đều đủ tiêu
chuẩn tham dự Giải Cầu lông vô địch
thế giới năm 2015. Theo kết quả bốc
thăm, ở nội dung nam có 64 tay vợt thi
đấu loại trực tiếp, Nguyễn Tiến Minh
sẽ phải thi đấu với tay vợt hạng 33 thế
giới Lee Dong Keun (Hàn Quốc) ở trận
đầu tiên. Đây là thách thức lớn đối với
Tiến Minh, bởi trong lần gặp duy nhất
vào năm 2014, Lee Dong Keun đã
thắng Tiến Minh với tỷ số 2-1.
Trong khi đó, tay vợt nữ Vũ Thị
Trang không được xếp hạt giống tại
giải lần này và sẽ gặp khó khăn khi
phải đối đầu với các tay vợt hơn hẳn
mình về đẳng cấp. Cụ thể, Trang sẽ thi
đấu với Wang Yihan (Trung Quốc), hạt
giống số 6 của giải và hạng 6 thế giới.
Tay vợt này cũng vừa thắng Vũ Thị
Trang tại giải Singapore Open vào
tháng 4 vừa qua.
Cũng theo Liên đoàn Cầu lông Việt
Nam, môn Cầu lông ở Olympic 2016
sẽ có tổng cộng 172 vận động viên
tham dự 5 nội dung. Trong đó, mỗi nội
dung đơn nam hoặc đơn nữ sẽ có 38
suất tham dự, nên những tay vợt nằm
trong nhóm 50 thế giới như Tiến Minh
và Vũ Thị Trang đều có cơ hội giành vé
chính thức tham dự Olympic năm 2016.
L.KHánH
Việt Nam tham dự giải Cầu lông vô địch thế giới 2015
Trong 2 ngày 07-08.8, Trung tâm
Con người và Thiên nhiên
(PanNature) đã tổ chức hội thảo tập
huấn xây dựng chiến lược truyền
thông-huy động báo chí trong Dự án
liên minh Hạ Long-Cát Bà. Đây là
“Sáng kiến Liên minh Hạ Long-Cát
Bà: Thúc đẩy sự tham gia của các tổ
chức địa phương và cộng đồng”, do
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
- USAID tài trợ. Trung tâm Nghiên
cứu Bảo tồn Sinh vật biển và Phát
triển Cộng đồng (MCD) thực hiện
Dự án này trong 3 năm (2014-2017).
Mục tiêu chương trình hội thảo tập
huấn là cung cấp kiến thức, kỹ năng
cơ bản vềhuy động báo chí và quan
hệ công chúng trong truyền thông
dự án cộng đồng-xã hội, phối kết
hợp các công cụ phù hợp trong một
chiến dịch truyền thông; thực hành
xây dựng chiến lược truyền thông-
huy động báo chí trong Dự án Liên
minh Hạ Long-Cát Bà.
Vịnh Hạ Long là một trong
những địa danh thu hút khách du
lịch quốc tế chính của Việt Nam và
là di sản thiên nhiên thế giới được
UNESCO công nhận. Đây cũng là
nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế
quan trọng như du lịch, nuôi trồng
và đánh bắt thủy sản, cảng biển, khai
thác mỏ, công nghiệp xi măng, vận
tải thủy… Các hoạt động kinh tế ở
cường độ cao đã gây nhiều áp lực
đối với Vịnh Hạ Long, làm suy giảm
chất lượng và cảnh quan môi trường
và khiến cho sinh kế của cộng đồng
dân cư phụ thuộc vào Vịnh Hạ Long
dễ bị tổn thương hơn. Theo khuyến
cáo của Ủy ban UNESCO về bảo vệ
di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ
Long, cơ chế quản lý tổng hợp Vịnh
Hạ Long cần được thúc đẩy, trong
đó sự tham gia cộng đồng và địa
phương cần được cải thiện. Dự án
do MCD và các cộng sự thiết kế
nhằm tạo cơ hội để các tổ chức địa
phương và cộng đồng dân cư tham
gia các sáng kiến thúc đẩy sự hợp
tác giữa các bên, phát huy vai trò
của người dân, doanh nghiệp và các
cơ quan, tổ chức trong cũng như
ngoài nhà nước cấp địa phương
trong các hoạt động bảo tồn và sử
dụng bền vững các giá trị của Vịnh
Hạ Long.
Dự án là góp phần vào mục tiêu
chung là tăng cường bảo tồn cảnh
quan và môi trường, quản lý khai
thác và sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên, hướng tới phát triển
bền vững Vịnh Hạ Long. Dự án này
nhằm thúc đẩy hình thành và thực
hành phương thức hợp tác hiệu quả
giữa các bên liên quan gồm các đơn
vị nhà nước, các doanh nghiệp, các
tổ chức cộng đồng và phi chính phủ
trong công tác quản lý và khai thác
bền vững Vịnh Hạ Long. Theo đó
thúc đẩy các điều kiện thuận lợi cho
các đơn vị ở địa phương trong và
ngoài nhà nước và đại diên cộng
đồng, có liên quan mật thiết đến
quản lý và khai thác Vịnh Hạ Long
phát huy tinh thần hợp tác tích cực
và có năng lực duy trì tính bền
vững của cơ chế hợp tác đó. Nâng
cao nhận thức xã hội và sự quan
tâm, nhìn nhận của công chúng và
các cơ quan quản lý nhà nước về
vai trò và sự hợp tác của các bên
liên quan, đặc biệt là từ các tổ chức
ngoài nhà nước và cộng đồng trong
việc bảo vệ và phát triển bền vững
Vịnh Hạ Long.
Hải PHong
Quản lý bền vững di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long
14 số 1139 l 13.8.2015
Sự kiện vấn đề
Nhằm góp phần quảng bá và tạo
dựng hình ảnh đẹp trong lòng du khách
mỗi khi đến Đà Nẵng và khẳng định
thương hiệu du lịch Đà Nẵng, Sở
VHTTDL TP. Đà Nẵng đã xây dựng,
hoàn thiện và chính thức ban hành Bộ
Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch
trên địa bàn thành phố (Bộ Quy tắc) kể
từ ngày 04.8.2015. Bộ Quy tắc gồm
các chuẩn mực ứng xử trong hoạt động
du lịch áp dụng cho từng nhóm đối
tượng khác nhau, góp phần xây dựng
con người Đà Nẵng văn minh, thanh
lịch… nhằm hình thành nét văn hóa
ứng xử xứng tầm với “thành phố đáng
sống”. Bộ Quy tắc áp dụng cho ba đối
tượng, gồm: Các tổ chức, cá nhân hoạt
động trong lĩnh vực du lịch và các
ngành liên quan đến du lịch; người dân
Đà Nẵng; khách du lịch trong nước và
quốc tế đến tham quan, lưu trú tại thành
phố Đà Nẵng.
Bên cạnh những quy tắc chung
như tôn trọng truyền thống văn hóa,
phong tục tập quán của địa phương, có
thái độ ứng xử văn minh lịch sự, có ý
thức bảo vệ môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội, tuân thủ những quy
định, bảng chỉ dẫn và bảng cấm tại
từng điểm tham quan… Bộ Quy tắc
còn có những quy định riêng về ứng
xử phải đúng mực, tôn trọng du
khách, có thái độ niềm nở khi phục vụ
khách, luôn sẵn sàng với các câu nói
“xin chào, xin lỗi, xin mời, cảm ơn,
xin chào và hẹn gặp lại quý khách”, tư
vấn nhiệt tình, trung thực và sẵn sàng
giúp đỡ du khách; không đeo bám,
chèo kéo làm phiền khách du lịch…
Về trang phục phải lịch sự, gọn
gàng, sạch sẽ phù hợp với công việc;
niêm yết giá công khai, rõ ràng và bán
đúng giá niêm yết, không cung cấp
những sản phẩm, dịch vụ không rõ
nguồn gốc xuất xứ và không đảm bảo
chất lượng…
Người dân thành phố có thái độ
mến khách, nhiệt tình giúp đỡ du
khách, tôn trọng giúp đỡ và ưu tiên
người lớn tuổi, người tàn tật, trẻ em,
phụ nữ; xếp hàng nghiêm túc khi sử
dụng dịch vụ và tham gia các hoạt
động nơi công cộng, không nói lời thô
tục thiếu văn hóa; không viết, vẽ, khắc
lên tường, tượng, bia đá, cây xanh; tích
cực hưởng ứng các phong trào bảo vệ
môi trường, không vứt rác bừa bãi…
Bên cạnh đó, du khách khi đến
tham quan, du lịch tại thành phố Đà
Nẵng cũng có những quy tắc ứng xử
riêng. Đó là, tôn trọng truyền thống
văn hóa, phong tục tập quán của
người dân địa phương, có ý thức giữ
gìn an ninh trật tự, bảo vệ tài sản
công cộng; sử dụng có kiểm soát bia,
rượu và các đồ uống có cồn, không
gây ồn ào, mất trật tự hoặc nói
chuyện quá lớn làm ảnh hưởng đến
người xung quanh; không hái hoa, bẻ
cành, chọc ghẹo thú nuôi tại các khu,
điểm du lịch và nơi công cộng, tiết
kiệm điện, nước, bảo quản các đồ
dùng khi sử dụng các dịch vụ…
Nhằm tạo môi trường du lịch Đà
Nẵng ngày một đẹp hơn trong mắt du
khách, UBND TP. Đà Nẵng cũng vừa
ban hành kế hoạch thí điểm xử phạt vi
phạm về xả rác tại các bãi biển du lịch.
Theo đó, sẽ tiến hành thí điểm việc xử
phạt vi phạm hành chính đối với hành
vi xả rác tại các bãi biển du lịch của
Đà Nẵng từ ngày 15.7-30.9.2015, tại
các bãi biển trên địa bàn quận Sơn Trà
và Ngũ Hành Sơn (từ khu vực dự án
Temple đến hết khu vực bãi tắm Sao
Biển). Các mức phạt được áp dụng
như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền
từ 50.000-100.000 đồng đối với hành
vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc
lá không đúng nơi quy định; phạt tiền
từ 100.000-200.000 đồng đối với hành
vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt
không đúng nơi quy định; phạt tiền từ
200.000-300.000 đồng đối với hành vi
vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện)
không đúng nơi quy định.
Theo Sở VHTTDL Đà Nẵng,
tổng lượt khách du lịch đến tham
quan Đà Nẵng trong 7 tháng đầu
năm 2015 đạt gần 2,9 triệu lượt, tăng
22,6%, trong đó khách quốc tế đạt
gần 700.000 lượt, tăng gần 36%;
khách nội địa đạt gần 2,2 triệu lượt,
tăng gần 19% so với cùng kỳ năm
trước. Tổng doanh thu từ hoạt động
du lịch đạt 7.820 tỷ đồng, tăng
30,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
V.Sơn
Đà Nẵng ban hành Bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch
Thành tích này một lần nữa
khẳng định vị thế của Wushu Hà
Nội trong làng Wushu Việt Nam,
tạo nên nền tảng vững chắc cho lực
lượng kế thừa sau này của Đội
tuyển Wushu quốc gia.
Tại giải năm nay, đoàn xếp thứ
hai trên Bảng tổng sắp huy chương
là Hong Kong (Trung Quốc) cũng
được 8HCV và chỉ hơn đoàn Việt
Nam đúng 1HCB. Đứng đầu bảng
tổng sắp là đoàn chủ nhà Trung
Quốc.
Tại Đại hội Thể thao Châu Á
2014 (ASIAD 2014), Wushu là môn
duy nhất mang lại 1HCV cho đoàn
thể thao Việt Nam, giúp đoàn Việt
Nam tránh khỏi cảnh trắng tay tại Đại
hội thể thao lớn nhất châu lục này.
Giải Wushu trẻ Châu Á 2015 đã
diễn ra từ 06-09.8 với sự tham dự
của 396 vận động viên đến từ 24
quốc gia, vùng, lãnh thổ.
yến nHi
WushuViệtNamxếpthứ3toànđoàn… (Tiếp theo trang 1)
15số 1139 l 13.8.2015
Sự kiện vấn đề
Tối 07.8 tại TP. Hồ Chí Minh, Giải
vô địchTaekwondo các Câu lạc bộ quốc
tế (ICTO) lần thứ 13 - năm 2015 đã
chính thức khai mạc. Đây là lần thứ 3
Việt Nam đăng cai tổ chức. Giải thu hút
518 vận động viên của 45 câu lạc bộ
thuộc 11 quốc gia và vùng lãnh thổ tham
gia tranh tài như: Việt Nam, Hàn Quốc,
Campuchia, Đài Loan - Trung Quốc,
Indonesia, Jordan, Malaysia,Thái Lan…
Malaysia là đoàn có nhiều câu lạc bộ
nhất với 17 đội; trong khi chủ nhà Việt
Nam có 13 đội, chủ yếu là các câu lạc bộ
thuộc các tỉnh/thành có phong trào phát
triển Taekwondo mạnh của cả nước.
Các vận động viên tranh tài ở hai nội
dung thi đấu quyền (25 bộ huy chương)
và thi đấu đối kháng (52 bộ huy
chương) ở các lứa tuổi U12, U14, U17,
U20, Vô địch cùng với 4 hạng cân
Olympic. Theo Liên đoàn Taekwondo
Việt Nam, nét mới của giải năm nay là
lần đầu tiên nón điện tử được đưa vào
sử dụng trong thi đấu tạiViệt Nam ở các
hạng cân Vô địch. Cùng với áo giáp
điện tử, nón điện tử sẽ giúp các trọng tài
tính điểm được chính xác, công minh
hơn, đồng thời cũng giúp các vận động
viên hoàn thiện các kỹ thuật, nâng cao
trình độ và tiếp cận với thể thức thi đấu
mới của quốc tế.
Trong ngày thi đấu đầu tiên, các vận
động viên đã tranh tài sôi nổi tại các nội
dung thi đấu quyền với những bài biểu
diễn khá sinh động.
Vũ MinH
Sáng 09.8, tại Cung điền kinh trong
nhà Mỹ Đình (Hà Nội) diễn ra lễ khai
mạc Đại hội quốc tế Võ cổ truyền Việt
Nam - Cup Thăng Long lần thứ I năm
2015. Đại hội do Ủy ban Olympic Việt
Nam, Sở VHTTDL Hà Nội phối hợp
cùng Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam
tổ chức.
Đại hội lần này quy tụ 30 đoàn trong
và ngoài nước tham dự (29 đoàn quốc tế
và 1 đoàn chủ nhà Việt Nam). Riêng
đoàn chủ nhà Việt Nam đóng góp lực
lượng võ sĩ hùng hậu đến từ 13 đơn vị
tỉnh/thành, ngành gồm: An Giang, Bắc
Ninh, Bình Dương, Bình Định, Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Công an nhân dân, Đồng
Nai, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng,
Hưng Yên, Khánh Hòa, Lai Châu.
Trong 3 ngày diễn ra Đại hội, các vận
động viên sẽ tham dự 5 nội dung thi đấu
gồm: Biểu diễn các bài tự do (Bài quyền,
biểu diễn binh khí, bài đối luyện cá nhân
và tập thể); Biểu diễn Nội công Công
phu, Công phá; Biểu diễn Võ dưỡng
sinh; Biểu diễn các bài quyền quy định
(Lão Hổ Thượng Sơn, Lão Mai, Ngọc
Trản Quyền, Độc Lư Thương, Bát Quái
Côn, Siêu Sung Thiên, Tứ Linh Đao,
Huỳnh Long Độc Kiếm);Thi đấu đài đối
kháng ở 19 hạng cân trong đó có 10 hạng
cân Nam và 9 hạng cân Nữ.
Võ thuật cổ truyền Việt Nam là di
sản văn hóa của dân tộc, là nghệ thuật
chiến đấu mà ông cha ta đã đúc
kết qua các cuộc kháng chiến thần
thánh của dân tộc trong suốt chiều dài
lịch sử chống giặc ngoại xâm…
Ngày nay,Võ cổ truyền đã được phổ
cập rộng rãi và trở thành một loại hình
thể thao giúp con người rèn luyện sức
khỏe, kỹ năng tự vệ và đặc biệt là rèn
luyện tính thần tự lực tự cường, vượt khó
vươn lên với tinh thần thắng không kiêu,
bại không nản...
naM anH
Khai mạc Đại hội quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam
Ngày 09.8, tàu Voyager of the Seas
thuộc hãng tàu Royal Caribbean (Mỹ)
đưa hơn 4.000 khách quốc tế và gần
1.800 thủy thủ làm việc trên tàu, cập
cảng Chân Mây để tham quan Huế,
Đà Nẵng, Hội An. Voyager of the
Seas là tàu du lịch lớn nhất từ trước
đến nay cập cảng Chân Mây. Tàu có
chiều dài 311m, rộng 48m, có 15 tầng
với 1.306 phòng.
Chân Mây nằm ở vị trí trung tâm
của Việt Nam, giữa hai đô thị lớn nhất
miền Trung là Huế - Đà Nẵng. Đây còn
là cảng chính giữa con đường biển kết
nối Singapore, Philippines và Hong
Kong. Cảng Chân Mây là cảng biển
tổng hợp đầu mối loại 1 của Việt Nam;
là 1 trong 46 cảng biển được Hiệp hội
Du thuyền Châu Á lựa chọn xây dựng
điểm dừng chân cho các du thuyền ở
khu vực Đông Nam Á.
Để đón tàu Voyager of the Seas cập
bến, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư
310 tỷ đồng nâng cấp bằng cách kéo
dài bến số 1, nạo vét mở rộng khu nước
trước bến, mở rộng vũng quay tàu, xây
thêm trụ neo, bổ sung hệ thống đệm va
tàu... để tiếp nhận các tàu du lịch biển
tải trọng lớn có sức chở tới 5.500
khách, dài 362m.
Cảng Chân Mây có bến tàu với
chiều dài 420m, độ sâu trước bến
12,5m, đủ khả năng đón tàu du lịch
quốc tế cỡ lớn, hội đủ điều kiện và tiềm
năng để phát triển trở thành cảng công
nghiệp du lịch tàu biển của Việt Nam.
Theo kế hoạch, ngày 21.9 tới, cảng
Chân Mây sẽ tiếp tục đón thêm tàu
Quantum of the Seas với chiều dài
347m, 18 tầng, 2.090 phòng và có sức
chứa lên tới gần 5.000 khách cùng hơn
1.500 thuyền viên cập cảng tham quan
hệ thống di tích Cố đô Huế...
Quốc Việt
Thừa Thiên Huế: Hơn 4.000 khách quốc tế cập cảng Chân mây
Khai mạc Giải vô địch Taekwondo các CLB quốc tế lần thứ 13
16 số 1139 l 13.8.2015
Sự kiện vấn đề
Viện Bảo tồn Di tích (Bộ
VHTTDL), Sở VHTTDL Quảng Nam
và Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ
Sơn đã nghiệm thu, bàn giao Dự án
trùng tu tôn tạo tháp E7 trong quần thể
Di sản văn hóa thế giới tại Mỹ Sơn.
Dự án bắt đầu triển khai đầu năm
2011, với nguồn vốn đầu tư hơn 9 tỷ
đồng. Sau 5 năm triển khai trùng tu,
tôn tạo và chống xuống cấp cho di tích,
các chuyên gia của Viện Bảo tồn Di
tích đã sử dụng nhiều loại chất liệu
khác nhau để gia cố, gia cường, định
vị, phục hồi nhiều chi tiết kiến trúc của
tháp E7 một cách tỉ mỉ, hài hòa, gần
với nguyên bản và phù hợp với không
gian kiến trúc Di sản văn hóa thế giới
Mỹ Sơn.
Trong quá trình trùng tu tháp E7,
các chuyên gia đã thực hiện nhiều cuộc
khai quật khu vực xung quanh tháp,
lòng tháp và một số đoạn tường bao
quanh tháp. Các cuộc khai quật đã tìm
thấy gần 200 hiện vật, gồm: Phần trang
trí đầu viên ngói Chăm Pa, một số
mảnh vỡ của các vật dụng được làm
bằng đất nung và nhiều viên ngói mũi
lá còn nguyên vẹn. Những hiện vật này
được bàn giao cho Ban Quản lý Di tích
và Du lịch Mỹ Sơn quản lý, bảo vệ,
trưng bày phục vụ khách tham quan du
lịch và nghiên cứu.
Ngoài việc hoàn thành dự án trùng
tu tôn tạo tháp E7, các chuyên gia Ấn
Độ đã phối hợp với các cơ quan chức
năng Việt Nam tiến hành nhiều đợt
khảo sát để thu thập thông tin dữ liệu,
trên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp
trùng tu tối ưu đối với quần thể các Di
tích trong khu A của Di sản văn hóa
thế giới Mỹ Sơn.
Ban Quản lý Di tích và Du lịch -
Mỹ Sơn cũng đã phối hợp với các cơ
quan chuyên môn tiến hành duy tu bảo
dưỡng tường bao các khu vực tháp,
bậc cấp, lối đi trong quần thể kiến trúc;
tổ chức tuyên truyền, kí kết với các địa
phương trong vùng phụ cận để bảo vệ
tốt vùng đệm di sản.
Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng
hoàn thành đề án đổi mới chất lượng
văn nghệ dân gian Chăm và đưa vào
phục vụ du khách; nâng cao chất lượng
các sản phẩm du lịch, dịch vụ, xây
dựng nhà chờ, bến bãi, cổng soát vé
điện tử, mua sắm xe điện, hoàn thiện
các hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu...
Thời gian tới, Ban quản lý sẽ cấm
tất cả các phương tiện chạy bằng động
cơ máy nổ gây ô nhiễm môi trường và
tác động tiêu cực đến vùng lõi của quần
thể Di sản văn hóa thế giới - Mỹ Sơn.
MạnH cường
Khai quật nhiều hiện vật tại tháp E7 mỹ Sơn
* Ngày 06.8, tại cụm sân Trung
tâm Văn hóa Hồ Nước Ngọt (TP.
Sóc Trăng), Tổng cục Thể dục thể
thao, Liên đoàn Bắn súng Việt Nam
phối hợp với Sở VHTTDL Sóc
Trăng tổ chức lễ khai mạc Giải vô
địch Bắn cung trẻ toàn quốc năm
2015. Giải thu hút 116 cung thủ của
19 đoàn đến từ các tỉnh/thành trong
cả nước. Các cung thủ lần lượt tranh
tài giành 28 bộ huy chương ở các nội
dung cá nhân nam, nữ cung 1 dây và
cung 3 dây với các cự ly 90m, 70m,
60m, 50m, 30m… Theo Ban tổ
chức, giải đấu là dịp để giới chuyên
môn đánh giá công tác đào tạo
chuyên môn bắn cung trẻ của các địa
phương. Qua đó, nhằm tuyển chọn
lực lượng vận động viên bổ sung vào
đội tuyển bắn cung quốc gia để tham
gia các giải đấu lớn trong khu vực và
quốc tế.
* Tối 05.8, tại Trung tâm VHTT
thanh thiếu nhi tỉnh Tuyên Quang,
Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp
với Sở VHTTDL lịch tỉnh Tuyên
Quang tổ chức khai mạc Giải vô
địch trẻ vật cổ điển, vật tự do toàn
quốc 2015. Tham dự giải có 167 vận
động viên đến từ 18 đơn vị
tỉnh/thành trong cả nước và hai
ngành Công an, Quân đội. Các vận
động viên tham gia thi đấu ở nhóm
tuổi từ 18 đến 20 tuổi, tranh tài ở 8
hạng cân; vận động viên nam thi đấu
từ các hạng cân 48kg đến 120kg, các
vận động viên nữ thi đấu các hạng
cân từ 42kg đến 72kg.
* Tối 05.8, tại Đồng Nai, Giải thể
thao người khuyết tật toàn quốc năm
2015 đã chính thức khai mạc. Giải
do Tổng cục Thể dục thể thao, Hiệp
hội Paralympic Việt Nam phối hợp
cùng Sở VHTTDL tỉnh Đồng Nai tổ
chức. Giải năm nay quy tụ 31 đoàn
trong cả nước với 822 vận động
viên, tranh 680 bộ huy chương ở các
bộ môn gồm: điền kinh, bơi lội,
bóng bàn, cử tạ, cầu lông, cờ vua,
boccia và 2 môn thi biểu diễn bóng
lăn - goalball, bóng đá cho người
khiếm thị. Tham gia giải lần này,
đoàn TP. Hồ Chí Minh có số vận
động viên tham dự đông nhất với
trên 340 người.
Giải thể thao người khuyết tật
toàn quốc được tổ chức mỗi năm
một lần, đã tạo sân chơi bổ ích,
khuyến khích và động viên những
người khuyết tật tham gia tập luyện
thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe.
Thông qua chơi thể thao, những
người khuyết tật có cơ hội khẳng
định ý chí, nghị lực vươn lên, hòa
nhập cộng đồng.
naM anH-Đức Kiên
TiN THể THAo
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
 

Viewers also liked

Van hien so6 14
Van hien so6 14Van hien so6 14
Van hien so6 14
Pham Long
 

Viewers also liked (15)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
 
Van hien so6 14
Van hien so6 14Van hien so6 14
Van hien so6 14
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
 
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnKinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn (17)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
 

More from Pham Long

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn

  • 1. Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1139 ngày 13.8.2015 Tăng cường bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan (Tr.4) - Chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2016 (Tr.3) - Chương trình kích cầu du lịch nội địa đang phát huy hiệu quả (Tr.12) - Đồng bào dân tộc hiến kế bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống (Tr.20) Wushu Việt Nam xếp thứ 3 toàn đoàn Giải vô địch Wushu trẻ Châu Á 2015 Thông tin từ Tổng cục Thể dục thể thao, ngày 10.8, đoàn Wushu Việt Nam đã trở về nước sau khi đạt thành tích khá ấn tượng tại Giải vô địch Wushu trẻ Châu Á lần thứ 8 năm 2015 được tổ chức tạiTrung Quốc.Với thành tích 8HCV, 7HCB và 3HCĐ, đoànWushuViệt Nam đã giành vị trí thứ 3 toàn đoàn tại Giải đấu này. Giải đấu năm nay chứng kiến màn trình diễn ấn tượng của các vận động viên Wushu Hà Nội khi các võ sĩ Thủ đô mang về tới 6 trong số 8 tấm HCV cho đoàn Wushu Việt Nam. (Xem tiếp trang 14) Tổchứcbắnpháohoa làmộttrongnhữnghoạtđộngKỷniệm70nămNgàyCáchmạngThángTám vàQuốckhánhnướcCHXHCNViệtNam. HoạtđộngKỷniệm70năm NgàyCáchmạngThángTám vàQuốckhánhnướcCHXHCNViệtNam Ảnh:C.T.V trong số này Đại hội Đảng bộ Bộ VHTTDL nhiệm kỳ 2015-2020 Ngày 04.8, Đại hội Đảng bộ Bộ VHTTDL nhiệm kỳ 2015-2020 đã diễn ra tại Hà Nội. Đồng chí Hoàng Tuấn Anh - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL dự và chỉ đạo Đại hội. Phát biểu khai mạc Đại hội, đồng chí Lê Khánh Hải - Bí thư Đảng uỷ, Thứ trưởng Bộ VHTTDL khẳng định, Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần này là Đại hội của sự tiếp nối, kế thừa những thành quả đạt được của nhiệm kỳ qua. Kết quả của Đại hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề thuận lợi cho việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở nhiệm kỳ 2015-2020… (Xem tiếp trang 6) Ban Tổ chức cấp quốc gia kỷ niệm các ngày lễ lớn 2014-2015 vừa tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam. Theo Ban Tổ chức, Lễ kỷ niệm gồm các hoạt động: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ tại Đài Liệt sỹ thành phố Hà Nội vào 7 giờ 00 ngày 01.9 và Chương trình Mít tinh, diễu binh, diễu hành được tổ chức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình và một số tuyến phố của Thủ đô vào 7 giờ 00, ngày 02.9. (Xem tiếp trang 7)
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1139 l 13.8.2015 Kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ, 70 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước CHXHCNViệt Nam, ngày 07.8, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức lễ khánh thành Khu di tích lịch sử Truông Bồn để tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Chủ tịch nước - Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng - Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch Quốc hội - Uông Chu Lưu cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tham dự buổi lễ. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, địa danh Truông Bồn (Đô Lương,NghệAn)làmộttrọngđiểmgiao thông quan trọng, nơi kết nối các tuyến đường huyết mạch từ hậu phương lớn Miền Bắc chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn Miền Nam. Với vị trí chiến lược, Truông Bồn cũng trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt, hủy diệt của địch.Bấtchấpbomđạnhủydiệt,quânvà dân ta vẫn ngày đêm bám trụ, chiến đấu kiên cường với ý chí “Tim có thể ngừng đập, nhưng đường không thể tắc, sống kiên cường bám cầu, bám đường, chết kiên cường, dũng cảm”, “Tất cả vì miền Namruộtthịt”...Hơn1.200cánbộ,chiến sĩ bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân ngành giao thông vận tải, dân quân tự vệ đã anh dũng hy sinh ở trọng điểm Truông Bồn; trong đó có chiến công và sựhysinhoanhliệtcủa13chiếnsỹ“Tiểu đội thép” thuộc Đại đội thanh niên xung phong 317 ngày 30.10.1968, khi chỉ còn ít giờ nữa Mỹ sẽ ngừng ném bom Miền Bắc. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước - Trương Tấn Sang nhấn mạnh: nhắc đến địa danh Truông Bồn làm sống lại trong mỗi chúng ta những ký ức không thể nào quên về một thời đạn bom khốc liệt của những năm tháng rực lửa trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước oanh liệt của nhân dân ta. Các cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong đã hiến dâng cả tuổi trẻ và cuộc sốngcủamìnhđểgiữconđườngchiviện cho chiến trường không bao giờ tắc, góp phần làm nên chiến thắng của quân và dân ta trên các chiến trường, vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Sự hy sinh của các anh, các chị đã làm nên một Truông Bồn bấttử,mộthuyềnthoạivềýchíbấtkhuất, kiên cường, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến vĩ đại trong thế kỷ XX. Chủ tịch nước nêu rõ, giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống đã hồi sinh trên chiến trường ác liệt năm xưa, nhưng những tấm gương nghĩa liệt, sự hy sinh cao cả của các anh hùng, liệt sĩ mãi mãi được khắc ghi không bao giờ phai mờ trong tâm khảm mỗi người Việt Nam, trong lịch sử dân tộc Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, nguồn cổ vũ động viên to lớn cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Chủ tịch nước khẳng định, khánh thành Khu di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn, chúng ta thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, bày tỏ lòng biết ơn, tri ân sâu sắc các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc; đồng thời để lưu giữ, bảo tồn một địa danh lịch sử cho các thế hệ mai sau, để Truông Bồn mãi mãi là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước, bất khuất kiên cường của các thế hệ cha anh cho các thế hệ cháu, con, để dân tộc, đất nước ta mãi mãi trường tồn, phát triển rực rỡ. Chủ tịch nước mong rằng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân NghệAn bằng tấtcảtráchnhiệmvàtấmlòngbiếtơnvới các thế hệ cha anh cũng như trách nhiệm đối với thế hệ mai sau sẽ làm tốt việc quản lý, giữ gìn và phát huy giá trị của KhuditíchlịchsửTruôngBồn,gópphần giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng và của dân tộc, hun đúc lòng yêu nước cho thế hệ trẻ tiếp bước thế hệ cha anh, chung sức đồng lòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Sau lễ khai mạc, đông đảo đại biểu, ngườidânNghệAnđãxemchươngtrình nghệ thuật “Truông Bồn - Tráng ca bất tử”táihiệnlịchsửhàohùngcủamộtthời hoa lửa với sự tham gia của các nghệ sĩ, diễn viên, nhân chứng lịch sử. tHế Hùng Khánh thành Khu di tích lịch sử Truông Bồn Ngày 04.8, Bộ VHTTDL ban hành Công văn số 3152/BVHTTDL-DSVH gửi SởVHTTHà Nội cho ý kiến về việc thẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Phú Thứ, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội. Theo đó, Bộ VHTTDL thoả thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích gồm các nội dung: tu bổ Đại đình, bình phong; xây dựng nhà khách, cổng, hành lang, nhà vệ sinh; tôn tạo sân vườn và hạ tầng kỹ thuật. Bộ VHTTDL lưu ý một số vấn đề như: Việc nâng cốt Đại đình và sân đình cần có ý kiến đồng thuận của nhân dân và chính quyền địa phương; Điều chỉnh giảm chiều cao của các trụ; Cần tu bổ nguyên trạng bình phong (không xây mới); Nghiên cứu, tính toán độ sâu và tiết diện móng các hạng mục, đảm bảo khả năng chịu lực và tiết kiệm kinh phí. Hồ sơ cần bổ sung bản vẽ thiết kế khu vực tôn cao nền đình, thiết kế nhà vệ sinh và căn cứ pháp lý: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá (2009), Nghị định số 98/2010/NĐ- CP; lược bỏ Nghị định số 92/2002/NĐ-CP, Quy chế số 05/2003/QĐ-BVHTT. H.Quân Thẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Phú Thứ
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1139 l 13.8.2015 Bộ VHTTDL vừa có Thông báo kết luận số 3091/TB-BVHTTDL tại phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2016. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh - Trưởng Ban Chỉ đạo kết luận: Việc tổ chức các hoạt động Năm Du lịch quốc gia 2016 phải đảm bảo được triển khai quy mô tầm quốc gia, tạo được điểm nhấn hấp dẫn du khách, trong đó cần chú trọng đẩy mạnh xây dựng sản phẩm mới và triển khai các tour, tuyến du lịch, làm nổi bật các sản phẩm du lịch, mà Đảo Phú Quốc là trọng tâm, mở rộng phạm vi liên kết tới tất cả các tỉnh/thành trong nước. Về tên gọi, chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2016: Thống nhất tên gọi “Năm Du lịch quốc gia 2016 - Đồng bằng sông Cửu Long - Kiên Giang” với chủ đề “Khám phá Đất Phương Nam”. Về Chương trình tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2016: Giao Tổng cục Du lịch phối hợp với tỉnh Kiên Giang và các cơ quan, đơn vị liên quan hoàn thiện Chương trình tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2016, sớm trình Bộ trưởng - Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét, phê duyệt. Trong thời gian tới, các Tổng cục, Cục, Vụ, đơn vị của Bộ VHTTDL, tỉnh Kiên Giang và các tỉnh/thành liên quan cần tập trung đẩy mạnh triển khai các nội dung công tác: Đối với các hoạt động do Bộ VHTTDL chủ trì: Các Tổng cục, Cục, Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ tiếp tục phối hợp với tỉnh Kiên Giang rà soát, tích cực triển khai các phần việc cụ thể, chi tiết thuộc trách nhiệm của Bộ và đơn vị mình để tham gia tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2016. Các đơn vị thuộc Bộ chủ động sử dụng nguồn ngân sách chi thường xuyên, chi sự nghiệp tổ chức các hoạt động trong Chương trình Năm Du lịch quốc gia 2016. Tổng cục Du lịch bổ sung thêm các hoạt động tham gia Năm Du lịch quốc gia 2016: tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch; tổ chức Hội nghị Du lịch Đường sông, Đường biển. Tổng cục Thể dục thể thao bổ sung thêm Chương trình X-Games (trong đó có bóng đá, bóng chuyền bãi biển). Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với tỉnh Kiên Giang và các tỉnh/thành đồng bằng sông Cửu Long: Hoàn thiện xây dựng logo, slogan Năm Du lịch quốc gia 2016 (8.2015) để kịp chuẩn bị công bố, họp báo, quảng bá. Tổ chức Trại sáng tác nhiếp ảnh, điêu khắc, mỹ thuật khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chào mừng Năm Du lịch quốc gia 2016. Nhất trí với đề xuất của Cục Văn hóa cơ sở tổ chức thêm hoạt động “Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2016”. Trong sự kiện “Liên hoan đàn hát, dân ca 3 miền Bắc-Trung-Nam” đã có nội dung “Đờn ca tài tử”, Cục Văn hóa cơ sở chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch tổ chức. Cục Hợp tác quốc tế triển khai một số hoạt động quốc tế: Thông qua hoạt động “Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản, Hàn Quốc” quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long. Mời Bộ trưởng, Chủ nhiệm cơ quan Du lịch quốc gia, Đại sứ, đại diện ngoại giao đoàn các nước ASEAN (đặc biệt Lào, Campuchia, Myanmar, Thailand) tham dự Lễ Khai mạc. Về công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá Năm Du lịch quốc gia 2016: Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến Năm Du lịch quốc gia 2016 phải chủ động triển khai, đúng lộ trình, kế hoạch. Trước mắt, đề nghị tỉnh Kiên Giang và các tỉnh/thành liên quan chuẩn bị các tài liệu, hình ảnh, ấn phẩm để tham gia quảng bá, giới thiệu Năm Du lịch quốc gia 2016 tại các sự kiện, Hội chợ Du lịch trong và ngoài nước, cũng như tại các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo chuyên đề về văn hóa nghệ thuật, thể thao, du lịch dịch vụ… trong thời gian tới. Tổ chức họp báo giới thiệu Năm Du lịch quốc gia 2016 tại Hà Nội, Đà Nẵng do Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện; tại TP. Hồ Chí Minh do Cục Công tác phía Nam chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện. Các cơ quan, đơn vị chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, truyền thông nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho Năm Du lịch quốc gia 2016, góp phần tạo sự chuyển biến nhận thức về du lịch trong các tầng lớp nhân dân, thu hút khách du lịch. Về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2016: Giao Tổng cục Du lịch phối hợp với tỉnh Kiên Giang tham mưu, đề xuất kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2016: mời Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục A85 Bộ Công an tham gia. Các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với các đơn vị đầu mối: Tổng cục Du lịch - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Năm Du lịch quốc gia 2016, Sở VHTTDL tỉnh Kiên Giang - Cơ quan Thường trực Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2016. Giao Ban Tổ chức thành lập bổ sung Tiểu ban Y tế và Môi trường. Các Tiểu ban chuyên môn thuộc Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2016 tích cực triển khai các công tác liên quan trong quá trình chuẩn bị Năm Du lịch quốc gia 2016. Về việc tổ chức phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2016: Tổ chức tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, dự kiến vào tháng 11.2015 để rà soát, đánh giá công tác chuẩn bị tổ chức Lễ Công bố Năm Du lịch quốc gia 2016. H.PHượng Chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2016
  • 4. 4 số 1139 l 13.8.2015 quản lý nhà nước - Tại Quyết định số 2579/QĐ- BVHTTDL ngày 03.8.2015, Bộ VHTTDL thành lập Ban Tổ chức Triển lãm Thành tựu kinh tế-xã hội năm 2015 do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm Trưởng Ban Tổ chức, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm Phó Trưởng ban Thường trực, ông Nguyễn Thế Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương làm Phó Trưởng Ban, 05 Thành viên Thường trực và 55 Thành viên. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2586/QĐ-BVHTTDL ngày 04.8.2015, cho phép Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đón đoàn nghệ thuật Hoa Kỳ (04 người) sang tham gia Hội thảo khoa học và biểu diễn Chương trình Liên hoan Âm nhạc Việt-Mỹ 2015. Thời gian tổ chức từ ngày 15-22.8.2015, tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. - Ngày 05.8.2015 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2608/QĐ- BVHTTDL, thành lập Ban Tổ chức Liên hoan nghệ thuật Hát Then, Đàn Tính các dân tộc Tày-Nùng-Thái lần thứ V năm 2015 tại tỉnh Tuyên Quang. Ông Nguyễn Hải Anh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang làm Trưởng Ban, 02 Phó Trưởng Ban và 27 Ủy viên và 02 Thành viên Tổ Thư ký. Ban Tổ chức có nhiệm vụ “Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch tổ chức liên hoan nghệ thuật sau khi được Ban Chỉ đạo thống nhất; Trưởng Ban Tổ chức có nhiệm vụ tổ chức, điều hành chung các hoạt động của Ban Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho các thành viên và có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được phân công, phối hợp hoàn thành tốt kế hoạch liên hoan”. - Tại Quyết định số 2622/QĐ- BVHTTDL ngày 06.8.2015, Bộ VHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XIX do Thứ trưởng Vương Duy Biên làmTrưởng Ban, bà Ngô Phương Lan - Cục trưởng Cục Điện ảnh làm Phó Trưởng Ban Thường trực, ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và ông Hứa Ngọc Thuận - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh làm Phó Trưởng Ban và 03 Ủy viên. - Ngày 06.8.2015 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2625/QĐ- BVHTTDL, thành lập Ban Tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống ngành Văn hóa và Đại hội Thi đua yêu nước Bộ VHTTDL lần thứ II-2015 do Thứ trưởng Lê Khánh Hải làm Trưởng Ban, ông Phan Đình Tân - Chánh Văn phòng Bộ làm Phó Trưởng Ban Thường trực, ông Phùng Huy Cẩn - Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng làm PhóTrưởng Ban và 09 Ủy viên. tHtt VăN BảN mới Trong hai ngày 05 và 06.8, tạiTP. Hồ Chí Minh, Cơ quan Văn hóa Nhật Bản, Cục Bản quyền tác giả phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tổ chức hội thảo về quyền tác giả, quyền liên quan và các vấn đề cấp bách. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi nhiều chủ đề về: tăng cường bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan tại Việt Nam; sự tăng trưởng và phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế về quyền tác giả và quyền liên quan; tạo cân bằng giữa bảo hộ quyền tác giả và lợi ích công cộng; tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống bản quyền quốc gia cân bằng… Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Ngọc Hoan - Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả cho biết: Tại Việt Nam, môi trường số đang phát triển rất nhanh chóng. Đây là cơ hội phát sinh các hình thức khai thác và sử dụng bất hợp pháp mới. Vì vậy, việc bảo hộ bản quyền tác giả và các quyền liên quan đang là một thách thức rất lớn. Dù chưa có thống kê cụ thể nhưng tỷ lệ vi phạm bản quyền tác giả trên internet tại Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước khác, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh. Việt Nam hiện vẫn chưa có những biện pháp xử phạt chặt chẽ do chưa tham gia vào các Hiệp ước Internet của WIPO và còn bị động trong việc xử lý các vi phạm. Để hạn chế những vi phạm về quyền tác giả và các quyền liên quan, cần thiết nâng cao nhận thức của xã hội và chủ quyền tác giả. Bản thân tác giả phải chủ động khiếu nại, tố cáo vi phạm. Thời gian tới, Cục Bản quyền tác giả tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ, các quyền liên quan để phù hợp với tình hình thực tế. Theo bà Yui Ema - đại diện Phòng phát triển bản quyền WIPO, việc tham gia vào các điều ước quốc tế sẽ giúp các tác phẩm có bản quyền được khai thác sử dụng xuyên biên giới, đồng thời bảo hộ bản quyền ngoài phạm vi quốc gia gốc theo một hệ thống nhất thể hóa. Hiện Việt Nam chưa tham gia các điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan như Hiệp ước WCT về quyền tác giả, Hiệp ước WPPT về biểu diễn và bản ghi âm, Hiệp ước Bắc Kinh về biểu diễn nghe nhìn, Hiệp ước Marrakes về tạo điều kiện cho người mù, người khiếm thị và người khuyết tật thị giác khác tiếp cận tác phẩm đã công bố… trần nguyện Tăng cường bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan
  • 5. 5số 1139 l 13.8.2015 quản lý nhà nước Chiều ngày 05.8 tại Hà Nội, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh đã có buổi tiếp thân mật bà SaraValdés Bolano - Đại sứ Mexico tại Việt Nam. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mexico trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch trong thời gian qua. Nổi bật là việc xây dựng và đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Công viên Việt Nam ở Thủ đô Mexico năm 2008 và tại thành phố Acapulco năm 2010. Từ năm 2010 đến nay, phía Mexico đã phối hợp với Bộ VHTTDL Việt Nam giới thiệu tới công chúng Việt Nam nền văn hóa đậm chất Mỹ Latinh qua các triển lãm ảnh, các bộ phim và các chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc của Mexico. Năm 2015, nhân dịp hai nước kỷ niệm 40 năm Thiết lập Quan hệ ngoại giao, Bộ VHTTDL tiếp tục tổ chức các hoạt động giới thiệu văn hóa nghệ thuật Mexico tại Việt Nam và đặc biệt là việc tổ chức “Những ngày văn hóa Việt Nam tại Mexico” để giới thiệu đến các bạn chương trình biểu diễn đặc sắc, mang đậm bản sắc dân tộc của đoàn nghệ thuật quốc gia và triển lãm “Sắc màu Việt Nam”. Trong lĩnh vực du lịch: Mexico là nước có diện tích rộng thứ 14, dân số đông thứ 11 trên thế giới và là nước có nền kinh tế phát triển tại Mỹ Latinh. Du lịch Mexico là ngành kinh tế có mức tăng trưởng mạnh. Tuy Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) và Bộ Du lịch Mexico đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác du lịch ngày 17.11.2006 tại Hà Nội, nhưng thời gian qua, quan hệ hợp tác du lịch giữa hai nước còn hạn chế do xa cách về địa lý, thiếu thông tin nên lượng khách du lịch thuần tuý từ Mexico đến Việt Nam còn ít, chủ yếu vì các mục đích khác. Mexico cũng chưa có dự án đầu tư du lịch nào vào Việt Nam và ngược lại. Bộ trưởng đề nghị, hai bên cần đẩy mạnh triển khai các dự án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, điện ảnh, di sản văn hóa, mỹ thuật nhiếp ảnh triển lãm. Bên cạnh đó, Bộ VHTTDL Việt Nam mời phía Mexico tham dự các Festival nghệ thuật quốc tế như Festival Huế, Liên hoan Xiếc, Liên hoan Múa rối quốc tế và Liên hoan phim quốc tế HANIF tại Hà Nội được tổ chức định kỳ tại Việt Nam 2 năm 1 lần. Bộ trưởng đề nghị Mexico hỗ trợ cấp học bổng đào tạo tiếngTây Ban Nha tại Mexico hàng năm cho 15-25 cán bộ ngành du lịch (đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên) với các trình độ khác nhau; hỗ trợ xúc tiến quảng bá, nâng cao năng lực quản lý các di sản thế giới ở Việt Nam; tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm về quản lý các khách sạn và khu nghỉ dưỡng cho các chủ cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam tại Mexico; đào tạo món ăn Mexico cho các đầu bếp trong khách sạn Việt Nam… Nhất trí với những đề xuất hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch mà Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đưa ra, Đại sứ Sara Valdés Bolano cho biết, Mexico sẵn sàng hỗ trợ, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa hai bên, đồng thời đánh giá cao chuyến công tác của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đến Mexico nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Thiết lập Quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Đại sứ chúc chuyến đi của Bộ trưởng thành công, đạt nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần tăng cường, củng cố hợp tác về VHTTDL giữa Việt Nam-Mexico ngày càng phát triển trong xu thế hội nhập. M.ước Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp Đại sứ mexico tại Việt Nam Bộ VHTTDL đã có Công văn số 3057/BVHTTDL-HTQT gửi Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc tổ chức “Liên hoan Văn hóa Nga tại Việt Nam năm 2015 - FeelRussia”. Theo đó, “Liên hoan Văn hóa Nga tại Việt Nam năm 2015 - FeelRussia” sẽ được tổ chức từ 24- 27/9 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô. Trong khuôn khổ Liên hoan Văn hóa Nga tại Việt Nam sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của đoàn Lãnh đạo Bộ Văn hóa Liên bang Nga; các chương trình biểu diễn nghệ thuật, chương trình giao lưu, gặp gỡ một số nghệ sỹ; các triển lãm… Bộ VHTTDL giao Cục Hợp tác quốc tế chịu trách nhiệm điều phối chung các hoạt động, đón đoàn đại biểu chính thức Bộ Văn hóa Liên bang Nga. Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ thuật biểu diễn) đón đoàn nghệ sỹ Liên bang Nga và cùng phía Nga tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các chương trình giao lưu của các nghệ sỹ. Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam đón đoàn triển lãm và cùng phía Nga tổ chức các chương trình triển lãm trong khuôn khổ sự kiện trên. Liên hoan là một trong những hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Liên bang Nga và kỷ niệm các ngày lễ lớn của hai nước. Bộ VHTTDL đề nghị UBND TP Hà Nội có ý kiến chỉ đạo Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô xem xét, bố trí dành địa điểm cho phía Liên bang Nga thuê với mức giá ưu đãi để tổ chức các sự kiện của Liên bang Nga từ 24 đến 27.9.2015. Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ thuật biểu diễn) và Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam trao đổi với Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô về việc chọn địa điểm tổ chức các hoạt động của Liên bang Nga. H.PHượng Liên hoan Văn hóa Nga tại Việt Nam năm 2015
  • 6. 6 số 1139 l 13.8.2015 quản lý nhà nước Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam, Bộ VHTTDLphối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nhân Dân và các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Giai điệu Mùa Thu”. Chương trình nghệ thuật ca ngợi sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng quang vinh, ca ngợi Bác Hồ, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước của con người Việt Nam, với truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường trong đấu tranh Cách mạng, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Chương trình được tổ chức vào hồi 20h ngày 26.8.2015 tại Sân Vận động quốc gia Mỹ Đình với sự hiện diện của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội Nhạc sỹ Việt Nam, đại diện một số Bộ, Ngành Trung ương, các cơ quan thông tấn, báo chí và đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn Thủ đô. tHu Hằng Với ý nghĩa đó, đồng chí Lê Khánh Hải đề nghị các đại biểu phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, tiếp tục thảo luận và đóng góp thêm ý kiến để xây dựng hoàn chỉnh dự thảo văn kiện của Đảng bộ Bộ; tập trung trí tuệ phân tích, xác định đúng đắn những nhiệm vụ, chỉ tiêu phấn đấu trong 5 năm tới; tìm ra những giải pháp có tính khả thi, góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra; Bám sát tiêu chuẩn, sáng suốt lựa chọn những đồng chí tiêu biểu, đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực để giới thiệu bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ Bộ nhiệm kỳ 2015-2020… Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội nêu rõ: 5 năm qua, toàn đảng bộ đã phấn đấu đạt được những kết quả quan trọng, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch hàng năm trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình. Công tác xây dựng Đảng trong toàn Đảng bộ từng bước có chuyển biến tích cực, đi dần vào nề nếp; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên từng bước được nâng lên; tinh thần đoàn kết và đổi mới được đề cao; mối quan hệ công tác giữa Đảng uỷ với Ban cán sự Đảng, giữa cấp uỷ với thủ trưởng cơ quan đơn vị được xác định rõ hơn; công tác chính trị tư tưởng chất lượng sinh hoạt chi bộ, công tác kiểm tra, giám sát; công tác dân vận, lãnh đạo đoàn thể quần chúng đều đạt vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ nhiệm kỳ 2010- 2015 đã đề ra. Nghị quyết Trung ương 4 về “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay” được triển khai thực hiện nghiêm túc, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên từng bước được nâng cao, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Nhiệm kỳ tới, Đảng bộ Bộ VHTTDL tập trung lãnh đạo thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng; thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, kết luận về văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình; có giải pháp cụ thể, phù hợp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống, nhân cách, thể lực, tri thức, đạo đức, kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; Tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020. Trong lĩnh vực du lịch, Đảng bộ xác định chỉ tiêu đến năm 2020 phấn đấu thu hút 13-14 triệu lượt khách quốc tế và 53-54 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 20-21 tỷ đô la Mỹ, đóng góp 6,5-7% GDP. Với tinh thần dân chủ, nghiêm túc, Đại hội đã thông qua Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đai hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2010-2015 và phương hướng, nhiệm vụ công tác nhiệm kỳ 2015- 2020. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng uỷ Bộ VHTTDL nhiệm kỳ 2015- 2020 gồm 37 đồng chí; Bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương lần thứ XII nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 9 đồng chí (trong đó có 8 đại biểu chính thức và 1 đại biểu dự khuyết). Phát biểu tại Đại hội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chào mừng và chúc mừng Đại hội Đại biểu Đảng uỷ Bộ nhiệm kỳ 2015-2020, đồng thời nhấn mạnh, Nghị quyết mà Đại hội thông qua hôm nay, đặc biệt là 7 chỉ tiêu trong phương hướng nhiệm kỳ tới cần được các Đảng bộ, chi bộ cơ sở thảo luận, ra nghị quyết cụ thể hoá giải pháp thực hiện các chỉ tiêu này, nói phải đi đôi với làm, thiết thực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bộ trưởng cũng đề nghị cần tiếp tục thực hiện tốt những bài học kinh nghiệm; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đảng viên; phải là đoàn kết thực sự, yêu thương nhau thực sự chứ không phải là “bằng mặt không bằng lòng” nhằm triển khai tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. t.HợP ĐạihộiĐảngbộBộVHTTDL… (Tiếp theo trang 1) Tổ chức Chương trình nghệ thuật“Giai điệu mùa Thu”
  • 7. 7số 1139 l 13.8.2015 quản lý nhà nước Liên hoan phim Đức 2015 sẽ diễn ra từ ngày 06-20.9 tại 4 tỉnh/thành: Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. LiênhoanphimĐứclầnthứ6tạiViệt Nam sẽ trình chiếu các bộ phim mới nhất và thành công nhất của Đức để phục vụ khán giả Việt Nam. Với các bộ phim thể loại chính kịch, kinh dị, phim hài, kịch tính, khán giả sẽ được thưởng thức một Liên hoan phim đa dạng dành cho mọi lứa tuổi. 8 bộ phim được trình chiếu gồm: Thung lũng bí ẩn; Bí mật đằng sau webcam; Jack; Chạy đi, cậu bé, chạy đi!; Ngàyđịnhmệnh;Chịemnhàmacàrồng; Hacker siêu đẳng và Giữa hai làn đạn. Bên cạnh đó, Liên hoan phim sẽ chào đón một vị khách đặc biệt, đạo diễn, biên kịch và diễn viên trẻ Tali Barde, anh sẽ giới thiệu tới các khán giả trẻ bộ phim “Bí mật đằng sau webcam” của mình tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi xung quanh bộ phim. Tại Hà Nội, các bộ phim sẽ được trình chiếu từ 06-13.9; tại TP. Hồ Chí Minh từ 12-18.9; Đà Nẵng từ 11-20.9; Huế từ 10-15.9/2015. Đ.ngọc Liên hoan phim Đức 2015 Ngày 10.8, tại tỉnh Bạc Liêu, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 20, năm 2015. Triển lãm trưng bày 233 tác phẩm mỹ thuật được sáng tạo từ nhiều chất liệu như: sơn dầu, bột màu, in độc bản, lụa, khắc gỗ… của 209 tác giả thuộc các tỉnh/thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tại triển lãm, Hội đồng giám khảo đã công bố 8 tác phẩm mỹ thuật đoạt giải thưởng, gồm: Giải A thuộc về tác phẩm “Sự đối lập của cuộc sống” của tác giả Võ Thanh Lạc (Đồng Tháp); tác phẩm “Giao lưu Đờn ca tài tử” của tác giả Phùng Quốc Hưng (Bạc Liêu) đoạt giải B, 1 tác phẩm đoạt giải C và 5 tác phẩm đoạt giải Khuyến khích. Nhiều tác phẩm trưng bày tại triển lãm mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long lần này đã gây được sự chú ý của đông đảo người xem, đó là các tác phẩm: Quà của biển (chất liệu gỗ) của tác giả Lê Xuân Cang ở tỉnh Kiên Giang; tác phẩm Đất trở mình (chất liệu sơn dầu) của tác giả Lê Thanh Tùng, tỉnh Long An; tác phẩm Năng lượng xanh (khắc gỗ) của Nguyễn Hải, tỉnh Bạc Liêu; Góc biển (khắc gỗ) của tác giả Chu Đình Hải, thành phố Cần Thơ; Dãi nắng (lụa) của tác giả Lý Phước Như ở tỉnh Cà Mau. Đại diện Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu cho biết: Trong xu thế phát triển chung của văn học nghệ thuật khu vực đồng bằng sông Cửu Long, những năm gần đây, các hoạt động ở lĩnh vực mỹ thuật tại tỉnh Bạc Liêu đã có sự khởi sắc rõ nét. Các hoạt động mỹ thuật đã tiếp cận với các hoạt động sáng tác của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, có sự phối hợp, gắn bó mật thiết với các sự kiện văn học nghệ thuật trong khu vực. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các họa sỹ sáng tác những tác phẩm mỹ thuật có chất lượng. Triển lãm mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 20 Bên cạnh đó, nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật diễn ra trong dịp kỷ niệm như: Tiệc chiêu đãi trọng thể, Hội thảo khoa học cấp quốc gia, Kỷ niệm 70 năm Quốc dân Đại hội Tân Trào, Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam, Triển lãm thành tựu kinh tế-xã hội, Cầu truyền hình về chủ đề Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam… Các hoạt động gặp mặt tọa đàm, tôn vinh cán bộ lão thành cách mạng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, Mẹ Việt NamAnh hùng; gặp mặt, tri ân các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; gặp mặt nhân chứng lịch sử, thăm di tích cách mạng, nói chuyện truyền thống… tổ chức các Chương trình “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”; biểu dương, nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt”… được tổ chức rộng khắp các tỉnh/thành. Việc tổ chức kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam nhằm khẳng định vị trí, tầm vóc vĩ đại, giá trị lịch sử to lớn của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệTổ quốc; củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. H.PHượng HoạtđộngKỷniệm70năm… (Tiếp theo trang 1)
  • 8. 8 số 1139 l 13.8.2015 quản lý nhà nước Chiều 06.8, tại TP. Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã họp với các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh/thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tổng kết Tuần lễ du lịch xanh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2015, diễn ra từ ngày 27.6 đến ngày 03.7 tại TP. Cần Thơ. Tuần lễ du lịch xanh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2015 đã được tổ chức thành công, tất cả 12 sự kiện chính diễn ra trong Tuần lễ đều đạt các mục tiêu, kế hoạch, yêu cầu đề ra, đảm bảo an toàn, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm. Thành công nổi bật của Tuần lễ là Hội nghị xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch xanh Đồng bằng sông Cửu Long đã có 3 dự án tại các tỉnh Vĩnh Long, Cà Mau và TP. Cần Thơ được trao giấy chứng nhận đầu tư với tổng nguồn vốn là trên 745 tỷ đồng và 62 triệu USD. Lễ khai mạc và bế mạc đã phản ánh đậm nét những hình ảnh đặc trưng về đất, nước, văn hóa, lịch sử, con người của vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long. Các hoạt động của Tuần lễ đã giúp cho công tác quảng bá, giới thiệu các dự án, tiềm năng du lịch cũng như các hoạt động du lịch của vùng có những bước phát triển khởi sắc. Để tiếp tục khai thác, phát triển tiềm năng du lịch xanh cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới, ông Nguyễn Phong Quang - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá thông qua các hình ảnh, tư liệu của Tuần lễ; tăng cường xúc tiến đầu tư các dự án trong lĩnh vực du lịch; phối hợp liên kết để phát triển du lịch cho vùng giữa các bộ ngành với các địa phương và giữa các địa phương trong khu vực với nhau. Ngành hàng không cần mở thêm các tuyến bay từ Cần Thơ, Phú Quốc đến các nước trong khu vực và ngược lại để thu hút khách du lịch. Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ sẽ tiếp tục làm việc với Chính phủ xin kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng trong vùng ngày càng tốt hơn để thu hút đầu tư, nhất là trong lĩnh vực du lịch. Cũng tại cuộc họp tổng kết, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã trao Bằng khen cho 22 tập thể và 35 cá nhân đã có những đóng góp tích cực cho Tuần lễ du lịch xanh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2015. Huy Long Cùng với việc đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức, tỉnh Quảng Nam đã triển khai các biện pháp kích cầu du lịch: giảm giá phòng, giảm giá ẩm thực, tăng cường các sản phẩm du lịch mới, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách... Nhờ đó, ngành du lịch tỉnh Quảng Nam đã dần lấy lại đà tăng trưởng một cách ấn tượng và bền vững. Trong khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và đến Quảng Nam nói riêng mới có dấu hiệu hồi phục, lượng khách nội địa tăng khá cao trong những tháng hè năm 2015 đã giúp duy trì tốc độ tăng trưởng của nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành, nhất là các các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn dưới 3 sao, cơ sở lưu trú hạng trung của tỉnh Quảng Nam. Trong năm 2015, các điểm du lịch Quảng Nam đã đón gần 1,9 triệu lượt khách, trong đó trên 1,2 triệu lượt khách nội địa. Kết quả khảo sát của ngành du lịch tỉnh Quảng Nam đối với các cơ sở lưu trú trên địa bàn TP. Hội An đều khẳng định, mùa hè năm 2015, lượng khách nội địa tăng khá cao, đạt mức tăng trưởng bình quân từ 60%-70% so với các tháng trước đó trong năm. ÔngVõVănVân - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam khẳng định: việc gia tăng khách nội địa đến phố cổ Hội An, Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, du lịch làng nghề truyền thống... không những giúp ngành du lịch Quảng Nam khởi sắc mà còn góp phần thúc đẩy ngành du lịch các tỉnh trong khu vực từng bước lấy lại đà tăng trưởng,.. nguyễn cúc Quảng Nam duy trì tốc độ tăng trưởng du lịch Quảng bá cho du lịch cho Đồng bằng sông Cửu Long Ngày 07.8, tại Hà Nội, Cục Tuyên huấn và Điện ảnh Quân đội nhân dân phối hợp tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu bộ phim truyện “Người trở về”. Bộ phim truyện “Người trở về” do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất, Thiếu tá Nguyễn Thu Dung và Đại úy Đặng Thái Huyền chuyển thể từ truyện ngắn “Người về bến sông Châu” của nhà văn Sương Nguyệt Minh, đạo diễn Đặng Thái Huyền, quay phim Trịnh Quang Tùng. Bộ phim mang đến người xem thông điệp, chiến tranh đi qua không chỉ để lại những vết thương trên thân thể người lính mà còn gây ra những khổ đau cho họ khi trở về với cuộc sống đời thường. Những người lính trở về với tấm lòng bao dung, rộng lượng, luôn biết hy sinh vì hạnh Ra mắt bộ phim truyện“Người trở về”
  • 9. 9số 1139 l 13.8.2015 quản lý nhà nước Sau 13 buổi biểu diễn sôi nổi, sáng tạo trên sân khấu Nhà hát Lam Sơn và khu du lịch bãi biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa với các tiết mục như độc tấu, hòa tấu nhạc cụ, sân khấu ca kịch truyền thống, hát dân ca… Liên hoan âm nhạc truyền thống các nước ASEAN 2015 đã kết thúc vào tối 06.8. Phát biểu tại buổi bế mạc, Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Vương Duy Biên khẳng định: Các nghệ sỹ của Việt Nam và các nước bạn đã thể hiện sinh động và lan tỏa những sáng tạo, nét đặc trưng, các giá trị tiêu biểu âm nhạc của mỗi dân tộc. Qua đó tạo sự hiểu biết sâu sắc hơn về đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập quán và sự tinh tế trong âm nhạc của các nước ASEAN. Các buổi biểu diễn cũng đã đem đến cho khán giả yêu nghệ thuật nhiều cảm xúc, cái nhìn đa sắc màu và những ấn tượng nghệ thuật sâu đậm. Đây cũng là cơ hội quảng bá giá trị, tiềm năng di sản văn hóa các dân tộc với du khách quốc tế và góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam cũng như du lịch ASEAN. Liên hoan âm nhạc lần này cũng là cầu nối để nhân dân các nước trong khu vực thêm hiểu biết, gắn bó và đoàn kết, góp phần đưa cộng đồng ASEAN ngày càng phát triển thịnh vượng. Liên hoan âm nhạc truyền thống các nước ASEAN 2015 gồm 9 nước trong khu vực Đông Nam Á tham gia như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Philippines, Myanmar, Indonesia, Việt Nam và Hàn Quốc. Thông qua liên hoan đã tạo cơ hội gặp gỡ, giao lưu trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các nghệ sỹ trong nước và khu vực. Đồng thời đây cũng là sự kiện hướng tới kỷ niệm 20 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, 48 năm Thành lập khốiASEAN và hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015. Đức Kiên UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển khai kế hoạch quản lý Quần thể di tích Cố đô Huế giai đoạn 2015- 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, kế hoạch quản lý Quần thể di tích Cố đô Huế giai đoạn 2015- 2020, định hướng đến năm 2030 có các nội dung chủ yếu, bao gồm: xác lập cơ sở pháp lý và các điều khoản luật pháp chủ yếu áp dụng trong việc quản lý, bảo vệ Quần thể Di tích Cố đô Huế nhằm bảo tồn, tôn tạo và chuyển giao nguyên vẹn giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể di tích Cố đô Huế cho các thế hệ tương lai theo tinh thần Công ước Di sản Thế giới; phân tích và đánh giá các yếu tố tác động, có khả năng làm ảnh hưởng tới việc bảo vệ trong dài hạn tính toàn vẹn, tính xác thực, cùng các thuộc tính quan trọng tạo nên giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể Di tích Cố đô Huế. Trên cơ sở đó, tỉnh đưa ra các mục tiêu, chính sách với định hướng dài hạn từ nay tới năm 2030 nhằm quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản, phù hợp với đặc thù của Quần thể Di tích Cố đô Huế; xây dựng các chương trình, kế hoạch đầu tư, thứ tự ưu tiên phù hợp với khả năng, đáp ứng yêu cầu về huy động vốn, đảm bảo các mục tiêu và tiến độ đề ra. Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương có di tích tập trung 5 nhóm giải pháp chính là bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; bảo tồn các giá trị văn hóa, môi trường cảnh quan đô thị và cảnh quan thiên nhiên gắn liền với di tích; khoanh vùng bảo vệ, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư và đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao năng lực của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Trước mắt, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tập trung xây dựng hoàn thiện quy chế phối hợp quản lý các di tích với UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện Phú Vang, Phú Lộc và các cơ quan liên quan; quy chế xây dựng tại các phường nội thành; thống kê, di dời các hộ dân trong vùng quản lý di tích; ứng dụng công nghệ thông tin (GIS) trong quản lý các di tích; điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ các di tích; bảo tồn, tu bổ các công trình chuyển tiếp thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế từ 2008-2015 và giai đoạn 2016-2020, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích Cố đô Huế. Quốc Việt Triển khai kế hoạch quản lý Quần thể di tích Cố đô Huế giai đoạn 2015-2020 Bế mạc Liên hoan âm nhạc truyền thống ASEAN 2015 phúc của người khác. Dù trong hoàn cảnh khó khăn họ vẫn phấn đấu vượt qua để sống tốt, sống vì mọi người. Bộ phim “Người trở về” tiếp tục khẳng định những phẩm chất cao quý của Bộ đội Cụ Hồ trong cuộc sống đời thường. Bộ phim sẽ ra mắt trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam. t.LâM
  • 10. 10 số 1139 l 13.8.2015 Sự kiện vấn đề Những đặc trưng riêng về điều kiện tự nhiên và những giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa có thể tạo nên cho vùng Tây Nguyên những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, Tây Nguyên vẫn được xem là “vùng trũng” trong phát triển kinh tế du lịch so với các vùng khác trong cả nước. Tại hội thảo “Liên kết phát triển du lịch vùng Tây Nguyên” do Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Ban Kinh tế Trung ương phối hợp tổ chức đã có nhiều giải pháp được đưa ra để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch vùng Tây Nguyên. Các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp đều thống nhất việc tăng cường liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, liên kết nội vùng và liên vùng được xem là xu thế tất yếu để thúc đẩy ngành du lịch ở đây phát triển nhanh và bền vững. Với những giá trị đặc sắc về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, Tây Nguyên có đầy đủ những thế mạnh riêng để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa... Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Tây Nguyên trong những năm gần đây, bình quân đạt trên 10%, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng thu du lịch xấp xỉ 30%. Riêng năm 2014, toàn vùng đón trên 400.000 lượt khách quốc tế và 2,5 triệu lượt khách nội địa với tổng thu du lịch đạt xấp xỉ 5.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 5,3% GDP, tạo việc làm cho trên 60.000 lao động, trong đó 20.000 lao động trực tiếp. Với kết quả này, các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp đánh giá du lịch vùng Tây Nguyên vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Sự đóng góp của du lịch trong cơ cấu kinh tế của các tỉnh trong vùng vẫn chưa nhiều (trừ tỉnh Lâm Đồng). Theo các chuyên gia, nhà quản lý, tiềm năng về tài nguyên du lịch của Tây Nguyên vô cùng độc đáo và đặc sắc, đa dạng nhưng chưa được khai thác bài bản và hiệu quả; tài nguyên du lịch đang bị suy thoái nhanh. Nguyên nhân là do đầu tư thấp, chưa tới tầm; do quản lý điểm đến thiếu tầm nhìn; xúc tiến, quảng bá chưa tiếp cận được thị trường mục tiêu... Vì vậy, sản phẩm du lịch vẫn còn đơn điệu, mới tập trung nhiều ở đô thị du lịch Đà Lạt và một số điểm du lịch quen biết như Bản Đôn, Hồ Lắk, Măng Đen, Madagui, Tuyền Lâm… “Hiện nhiều tài nguyên du lịch đang có nguy cơ suy thoái và mất đi sức hấp dẫn, đáng lo ngại như hiện tượng cắt khúc làm thủy điện trên sông Sêrêpốk; hiện tượng phá rừng; hủy diệt đàn voi; một số thác không còn nước; thay đổi mất kiểm soát đối với văn hóa bản địa...”, Tiến sĩ Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch phân tích. Mặt khác, việc liên kết để khai thác mọi tiềm năng, lợi thế sẵn có phát triển du lịch giữa các tỉnh trong vùng cũng như với các vùng khác trong cả nước chưa mang lại kết quả như mong muốn. Hoạt động liên kết hầu như mới dừng lại ở hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của các địa phương, thiếu vắng vai trò của các doanh nghiệp du lịch và Hiệp hội du lịch. Hoạt động liên kết chưa dựa trên một chiến lược phát triển du lịch tổng thể của khu vực nên chưa xác định cụ thể sản phẩm nào, dịch vụ nào cần tập trung phát triển chung cho toàn khu vực dẫn đến tình trạng mỗi tỉnh phát triển sản phẩm một cách dàn trải. Hoạt động liên kết “ngoại” vùng, giữa Tây Nguyên với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh… mới chỉ dừng lại ở từng tỉnh đơn lẻ. Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Lâm Đồng thừa nhận: “Việc hợp tác phát triển du lịch trong vùng Tây Nguyên và các tỉnh tuy đã ký kết văn bản hợp tác du lịch với nhau, nhưng việc liên kết mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc chứ chưa phát huy được trong thực tế. Hoạt động du lịch thiếu tính quy hoạch, theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, thiếu sự liên kết vùng nên việc đầu tư cho du lịch còn dàn trải, thiếu điểm nhấn và thiếu sản phẩm du lịch mang tính đột phá. Mặt khác, các tỉnh và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thiếu kết nối trong việc xây dựng các tour, tuyến du lịch; công tác xúc tiến, quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của các địa phương còn chung chung, chưa tập trung vào sản phẩm du lịch đặc thù chung của vùng, chưa làm nổi bật hình ảnh du lịch của vùng”… Có thể thấy, việc hợp tác liên kết phát triển du lịch nội vùng hoặc liên vùng chưa có người cầm trịch khó có thể thành công. Vì vậy, liên kết để khai thác và phát triển du lịch vùng là yêu cầu cấp thiết của các tỉnh Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2162/QĐ-TTg ngày 11.11.2013. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 thu hút khoảng 800 nghìn lượt khách quốc tế, 3,9 triệu lượt khách du lịch nội địa với tổng thu du lịch trên 11 nghìn tỷ đồng; đến năm 2030 thu hút khoảng 1,8 triệu lượt khách quốc tế, 6,8 triệu lượt khách du lịch nội địa với tổng thu du lịch đạt trên 26 nghìn tỷ đồng. Để đạt được các mục tiêu trên thực sự là thách thức không nhỏ với du lịch Tây Nguyên, bởi từ nay đến năm 2020 không còn xa, trong khi đó phát triển du lịch vùng Tây Nguyên vẫn chưa có được sự bứt phá mạnh mẽ... Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Du lịch cho rằng, thực tế hoạt động liên kết phát triển du lịch ở nhiều vùng, địa phương trong Phát triển bền vững du lịch vùng Tây Nguyên
  • 11. 11số 1139 l 13.8.2015 Sự kiện vấn đề những năm qua cho thấy, tầm quan trọng của việc có được đề án liên kết phát triển du lịch chung cho vùng Tây Nguyên. Đây là cơ sở để triển khai các nội dung liên kết và hợp tác. Đề án cần được xây dựng trên cơ sở Chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch quốc gia; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đề án cần chỉ ra được (hoặc có kế hoạch nghiên cứu) những sản phẩm du lịch nào, những hoạt động xúc tiến quảng bá nào cần hợp tác đầu tư phát triển; xác định đâu là thương hiệu và các sản phẩm du lịch mang bản sắc của vùng. Trong khuôn khổ liên kết, hợp tác du lịch giữa vùng Tây Nguyên với các vùng phụ cận cũng cần quan tâm đến “Con đường di sản miền Trung”. Đây là tuyến du lịch hết sức đặc sắc, được nối hầu hết các di sản thế giới của Việt Nam trên một tuyến du lịch thống nhất. Đặc biệt hơn nữa, Tây Nguyên có di sản thế giới “Cồng Chiêng Tây Nguyên”, do vậy trong mối liên kết và hợp tác này, “Con đường di sản miền Trung” sẽ được kết nối với “Cồng Chiêng Tây Nguyên”, “Con đường Xanh Tây Nguyên” để tạo thành một tuyến du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam, có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Với tiềm năng sẵn có, việc liên kết giữa các địa phương trong vùng có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, liên kết ở đây không đơn giản chỉ là kết nối các điểm đến mà phải tạo ra sự liên kết toàn diện, ở nhiều cấp độ hình thức và nội dung, cụ thể là liên kết trong đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực; quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch; xây dựng điểm, tuyến du lịch và thương hiệu điểm đến; xây dựng các sản phẩm; điều tiết và cung ứng các dịch vụ, sản phẩm du lịch; tổ chức quản lý du lịch và xây dựng hành lang pháp lý cho du lịch phát triển... Để việc liên kết, hợp tác đạt hiệu quả cao, các chuyên gia cũng cho rằng sự cần thiết phải thành lập Ban Điều phối liên kết phát triển du lịch vùng để chỉ đạo công tác quản lý, tổ chức, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch toàn vùng, là vấn đề đang được các địa phương trong vùng và các doanh nghiệp du lịch rất quan tâm để tạo bước đột phá trong hoạt động liên kết phát triển du lịch vùng, thúc đẩy quá trình liên kết, hợp tác, đem lại hiệu quả thực sự cho phát triển du lịch vùng Tây Nguyên. t.t.n Ngày 08.8, tại Hà Nội đã chính thức diễn ra Đại hội thành lập Liên đoàn thế giới Võ cổ truyền Việt Nam - nhiệm kỳ I (2015-2020). Đây là sự kiện đáp ứng nguyện vọng của các tổ chức quốc tế về môn Võ cổ truyền Việt Nam với mong muốn Liên đoàn này trở thành một tổ chức chính quy, hợp pháp, là ngôi nhà chung cho cộng đồng quốc tế yêu thích môn Võ thuật truyền thống này. Đến dự Đại hội có đại diện lãnh đạo Tổng cục Thể dục thể thao, Ủy ban Olympic Việt Nam cùng đại diện các quốc gia của 5 châu lục có phong trào Võ cổ truyền Việt Nam các môn phái Võ cổ truyền Việt Nam, đại diện các Ủy ban Olympic của một số quốc gia trên thế giới. Phát biểu tại Đại hội, ông Hoàng Vĩnh Giang - Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Châu Á, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Olympic Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam nêu rõ: Võ cổ truyền Việt Nam là di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, ra đời, tồn tại và phát triển song hành cùng cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Võ cổ truyền Việt Nam không chỉ đơn thuần là những bài võ nhằm rèn luyện kĩ năng, thể chất của con người, nâng cao khả năng tự vệ, hướng tới sự hòa hợp về thể chất và tinh thần mà thông qua việc tập luyện Võ cổ truyền Việt Nam khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tinh thần thượng võ và tính nhân văn của người Việt Nam. Liên đoàn thế giới Võ cổ truyền Việt Nam được thành lập sẽ là dấu mốc quan trọng trong việc hình thành một tổ chức điều hành Võ cổ truyền Việt Nam để chuẩn hóa về hệ thống công nhận đẳng cấp, luật thi đấu, các kỹ thuật chuyên môn và chiến lược phát triển rộng khắp trên toàn thế giới môn thể thao này. Đại hội đã thảo luận, thông qua Điều lệ, chương trình hành động nhiệm kỳ lần thứ I - giai đoạn 2015-2020 và bầu Ban chấp hành gồm 56 người. Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Châu Á, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Olympic Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam - Hoàng Vĩnh Giang được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn thế giới Võ cổ truyền Việt Nam nhiệm kỳ I (2015-2020). Đại hội cũng bầu 7 Phó Chủ tịch và 16 Ủy viên thường vụ. Liên đoàn thế giới Võ cổ truyền Việt Nam được gọi tắt là WFVV với mục đích nhằm hình thành một tổ chức điều hành Võ cổ truyền Việt Nam để chuẩn hóa và phát triển rộng khắp trên toàn thế giới môn thể thao này. WFVV với tinh thần võ đạo, văn hóa võ thuật thông qua các giải thi đấu, giảng dạy, huấn luyện đào tạo cùng những hoạt động khác, nhằm bảo lưu, truyền bá và nghiên cứu phát triển những tinh hoa của Võ cổ truyền Việt Nam ra khắp thế giới. Vũ MinH Thành lập Liên đoàn thế giới Võ cổ truyền Việt Nam
  • 12. 12 số 1139 l 13.8.2015 Sự kiện vấn đề Theo thống kê của 10 đơn vị tham gia nhóm khuyến mại kích cầu du lịch nội địa “Người Việt Nam du lịch Việt Nam” ở phía Nam, từ đầu năm đến nay, cả nhóm đã khai thác được 68.392 khách mua tour trọn gói và sử dụng vé máy bay của 4 hãng là VietNam Airlines, Vietjet Air, Jestar và Vasco theo chương trình kích cầu và giá rẻ đến các tuyến điểm Phú Quốc, Côn Đảo, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội và Hải Phòng. Con số trên cho thấy kinh tế trong nước đang dần phục hồi, đồng thời việc Tổng cục Du lịch phát động chương trình kích cầu du lịch nội địa “Người Việt Nam du lịch Việt Nam” đã phát huy hiệu quả. Số lượng này đã tăng 34.075 khách, tương đương 99% so với cùng kỳ năm 2014 là 34.317 khách. Năm nay, Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh và Tổng cục Du lịch đã triển khai chương trình kích cầu sớm nên các công ty lữ hành thành viên nhóm đã đề ra nhiều hình thức quảng cáo chương trình kích cầu và có những kế hoạch tốt nhằm đón đầu, khai thác vé máy bay kích cầu được hiệu quả. Do áp lực cạnh tranh trong thị trường du lịch ngay cả nội bộ nhóm khuyến mãi cũng khiến những thành viên phải tính toán, áp dụng giá tốt nhất để cạnh tranh với nhau. Điều này khiến giá tour càng lúc càng rẻ, thu hút được số lượng lớn khách du lịch mua tour. Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, chỉ tính riêng tháng 7.2015, khách quốc tế đến thành phố ước đạt 326.281 lượt khách, tăng 3% so với cùng kỳ. Doanh thu từ du lịch trong tháng 7 ước đạt 7.518 tỷ đồng, tăng 5%. Tính chung 7 tháng năm 2015, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt hơn 2,49 triệu lượt khách, tăng 4%. Tổng doanh thu du lịch trong tháng 7 đầu năm ước đạt hơn 53.317 tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ. Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng thu hút khách du lịch, trong những tháng cuối năm, ngành du lịch thành phố nhằm tiếp tục nâng cao hình ảnh “TP. Hồ Chí Minh - Điểm đến thân thiện, hấp dẫn, an toàn”, ngành du lịch sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố, đặc biệt là du lịch đường thủy nội đô, phát triển hệ thống dịch vụ đạt chuẩn phục vụ du lịch; đẩy mạnh chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh - 100 điều thú vị” và chương trình nghệ thuật phục vụ du khách. Bên cạnh đó, ngành cũng tập trung kích cầu du lịch nội địa gắn với thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ trên cơ sở phối hợp đồng bộ các Sở, ngành, Hiệp hội Du lịch và với các địa phương trong cả nước. Huy Long Chương trình kích cầu du lịch nội địa đang phát huy hiệu quả Ngày 08.8, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 250 năm Ngày Sinh đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015), Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam phối hợp UBND tỉnh HàTĩnh tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Đại thi hào dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Du - Di sản và các giá trị xuyên thời đại”. Hội thảo thu hút đại diện nhiều Ban, Bộ, ngành, địa phương, đại diện các tổ chức quốc tế và hơn 100 nhà khoa học trong nước và nước ngoài tới dự. Phát biểu tại hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - Đinh Thế Huynh cho rằng việc tổ chức kỷ niệm 250 năm Ngày Sinh đại thi hào Nguyễn Du trên phạm vi toàn quốc chính là những hành động cụ thể, thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Di sản văn hóa của Nguyễn Du là sản phẩm kết tinh trí tuệ, tâm hồn, vẻ đẹp văn hóa dân tộc Việt Nam qua tài năng trác tuyệt của ông và cùng với thời gian, di sản ấy đã trở thành một phần tinh hoa văn hóa nhân loại. Đặc biệt làTruyện Kiều của Nguyễn Du đã không ngừng lan tỏa và được khám phá trên nhiều phương diện khác nhau. Nhiều nguyên thủ quốc gia khi đến Việt Nam đã mượn hình thức lẩy Kiều như một sự thể hiện coi trọng văn hóa, coi văn hóa là cầu nối để xây đắp hòa hiếu, hướng tới tương lai. Đồng chí Đinh Thế Huynh mong muốn các nhà khoa học tập trung khám phá, làm sáng tỏ hơn những giá trị to lớn trong di sản văn hóa của Nguyễn Du. Theo Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, ngoài việc khẳng định, tôn vinh tài năng và những đóng góp to lớn của đại thi hào Nguyễn Du đối với nền văn học, văn hóaViệt Nam và nhân loại, Hội thảo là nơi gặp gỡ của các nhà Kiều học và Nguyễn Du học, nơi thể hiện những tiếng nói đồng cảm, đồng lòng, đồng vọng về những giá trị tinh thần mà Nguyễn Du trao gửi lại hậu thế. Hội thảo còn là dịp mở rộng giao lưu, quảng bá các giá trị tinh hoa của văn học cổ điển Việt Nam, văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế. Hơn 100 tham luận của các học giả ở trong và ngoài nước như Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc… gửi tới hội thảo đã tập trung làm rõ hơn từ phát hiện văn bản, đến diễn dịch văn bản, bao gồm cả dịch thuật, lí giải và đọc mới những cách diễn dịch trước đây cũng như tập trung vào việc tìm kiếm tư liệu, tiếp cận các tập thơ chữ Hán và kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du. t.HợP Hội thảo khoa học quốc tế về Đại thi hào Nguyễn Du
  • 13. 13số 1139 l 13.8.2015 Sự kiện vấn đề Thông tin từ Liên đoàn Cầu lông Việt Nam ngày 06.8 cho biết: Hai tay vợt Nguyễn Tiến Minh và Vũ Thị Trang của Việt Nam sẽ tham dự giải Cầu lông vô địch thế giới, diễn ra từ ngày 10-16.8 tại Indonesia. Đây là giải đấu có ý nghĩa quyết định đến cơ hội tham dự Olympic 2016 của các tay vợt hàng đầu trong làng cầu lông thế giới. Để được tham dự giải đấu này, các tay vợt phải có thứ hạng tốt và được Liên đoàn Cầu lông thế giới chỉ định. Với vị trí 34 trên bảng xếp hạng nam và vị trí 40 của nữ, Nguyễn Tiến Minh và Vũ Thị Trang đều đủ tiêu chuẩn tham dự Giải Cầu lông vô địch thế giới năm 2015. Theo kết quả bốc thăm, ở nội dung nam có 64 tay vợt thi đấu loại trực tiếp, Nguyễn Tiến Minh sẽ phải thi đấu với tay vợt hạng 33 thế giới Lee Dong Keun (Hàn Quốc) ở trận đầu tiên. Đây là thách thức lớn đối với Tiến Minh, bởi trong lần gặp duy nhất vào năm 2014, Lee Dong Keun đã thắng Tiến Minh với tỷ số 2-1. Trong khi đó, tay vợt nữ Vũ Thị Trang không được xếp hạt giống tại giải lần này và sẽ gặp khó khăn khi phải đối đầu với các tay vợt hơn hẳn mình về đẳng cấp. Cụ thể, Trang sẽ thi đấu với Wang Yihan (Trung Quốc), hạt giống số 6 của giải và hạng 6 thế giới. Tay vợt này cũng vừa thắng Vũ Thị Trang tại giải Singapore Open vào tháng 4 vừa qua. Cũng theo Liên đoàn Cầu lông Việt Nam, môn Cầu lông ở Olympic 2016 sẽ có tổng cộng 172 vận động viên tham dự 5 nội dung. Trong đó, mỗi nội dung đơn nam hoặc đơn nữ sẽ có 38 suất tham dự, nên những tay vợt nằm trong nhóm 50 thế giới như Tiến Minh và Vũ Thị Trang đều có cơ hội giành vé chính thức tham dự Olympic năm 2016. L.KHánH Việt Nam tham dự giải Cầu lông vô địch thế giới 2015 Trong 2 ngày 07-08.8, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã tổ chức hội thảo tập huấn xây dựng chiến lược truyền thông-huy động báo chí trong Dự án liên minh Hạ Long-Cát Bà. Đây là “Sáng kiến Liên minh Hạ Long-Cát Bà: Thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức địa phương và cộng đồng”, do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID tài trợ. Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) thực hiện Dự án này trong 3 năm (2014-2017). Mục tiêu chương trình hội thảo tập huấn là cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản vềhuy động báo chí và quan hệ công chúng trong truyền thông dự án cộng đồng-xã hội, phối kết hợp các công cụ phù hợp trong một chiến dịch truyền thông; thực hành xây dựng chiến lược truyền thông- huy động báo chí trong Dự án Liên minh Hạ Long-Cát Bà. Vịnh Hạ Long là một trong những địa danh thu hút khách du lịch quốc tế chính của Việt Nam và là di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế quan trọng như du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, cảng biển, khai thác mỏ, công nghiệp xi măng, vận tải thủy… Các hoạt động kinh tế ở cường độ cao đã gây nhiều áp lực đối với Vịnh Hạ Long, làm suy giảm chất lượng và cảnh quan môi trường và khiến cho sinh kế của cộng đồng dân cư phụ thuộc vào Vịnh Hạ Long dễ bị tổn thương hơn. Theo khuyến cáo của Ủy ban UNESCO về bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, cơ chế quản lý tổng hợp Vịnh Hạ Long cần được thúc đẩy, trong đó sự tham gia cộng đồng và địa phương cần được cải thiện. Dự án do MCD và các cộng sự thiết kế nhằm tạo cơ hội để các tổ chức địa phương và cộng đồng dân cư tham gia các sáng kiến thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên, phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức trong cũng như ngoài nhà nước cấp địa phương trong các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững các giá trị của Vịnh Hạ Long. Dự án là góp phần vào mục tiêu chung là tăng cường bảo tồn cảnh quan và môi trường, quản lý khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hướng tới phát triển bền vững Vịnh Hạ Long. Dự án này nhằm thúc đẩy hình thành và thực hành phương thức hợp tác hiệu quả giữa các bên liên quan gồm các đơn vị nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức cộng đồng và phi chính phủ trong công tác quản lý và khai thác bền vững Vịnh Hạ Long. Theo đó thúc đẩy các điều kiện thuận lợi cho các đơn vị ở địa phương trong và ngoài nhà nước và đại diên cộng đồng, có liên quan mật thiết đến quản lý và khai thác Vịnh Hạ Long phát huy tinh thần hợp tác tích cực và có năng lực duy trì tính bền vững của cơ chế hợp tác đó. Nâng cao nhận thức xã hội và sự quan tâm, nhìn nhận của công chúng và các cơ quan quản lý nhà nước về vai trò và sự hợp tác của các bên liên quan, đặc biệt là từ các tổ chức ngoài nhà nước và cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển bền vững Vịnh Hạ Long. Hải PHong Quản lý bền vững di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long
  • 14. 14 số 1139 l 13.8.2015 Sự kiện vấn đề Nhằm góp phần quảng bá và tạo dựng hình ảnh đẹp trong lòng du khách mỗi khi đến Đà Nẵng và khẳng định thương hiệu du lịch Đà Nẵng, Sở VHTTDL TP. Đà Nẵng đã xây dựng, hoàn thiện và chính thức ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố (Bộ Quy tắc) kể từ ngày 04.8.2015. Bộ Quy tắc gồm các chuẩn mực ứng xử trong hoạt động du lịch áp dụng cho từng nhóm đối tượng khác nhau, góp phần xây dựng con người Đà Nẵng văn minh, thanh lịch… nhằm hình thành nét văn hóa ứng xử xứng tầm với “thành phố đáng sống”. Bộ Quy tắc áp dụng cho ba đối tượng, gồm: Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các ngành liên quan đến du lịch; người dân Đà Nẵng; khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, lưu trú tại thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh những quy tắc chung như tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, tuân thủ những quy định, bảng chỉ dẫn và bảng cấm tại từng điểm tham quan… Bộ Quy tắc còn có những quy định riêng về ứng xử phải đúng mực, tôn trọng du khách, có thái độ niềm nở khi phục vụ khách, luôn sẵn sàng với các câu nói “xin chào, xin lỗi, xin mời, cảm ơn, xin chào và hẹn gặp lại quý khách”, tư vấn nhiệt tình, trung thực và sẵn sàng giúp đỡ du khách; không đeo bám, chèo kéo làm phiền khách du lịch… Về trang phục phải lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ phù hợp với công việc; niêm yết giá công khai, rõ ràng và bán đúng giá niêm yết, không cung cấp những sản phẩm, dịch vụ không rõ nguồn gốc xuất xứ và không đảm bảo chất lượng… Người dân thành phố có thái độ mến khách, nhiệt tình giúp đỡ du khách, tôn trọng giúp đỡ và ưu tiên người lớn tuổi, người tàn tật, trẻ em, phụ nữ; xếp hàng nghiêm túc khi sử dụng dịch vụ và tham gia các hoạt động nơi công cộng, không nói lời thô tục thiếu văn hóa; không viết, vẽ, khắc lên tường, tượng, bia đá, cây xanh; tích cực hưởng ứng các phong trào bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi… Bên cạnh đó, du khách khi đến tham quan, du lịch tại thành phố Đà Nẵng cũng có những quy tắc ứng xử riêng. Đó là, tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của người dân địa phương, có ý thức giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tài sản công cộng; sử dụng có kiểm soát bia, rượu và các đồ uống có cồn, không gây ồn ào, mất trật tự hoặc nói chuyện quá lớn làm ảnh hưởng đến người xung quanh; không hái hoa, bẻ cành, chọc ghẹo thú nuôi tại các khu, điểm du lịch và nơi công cộng, tiết kiệm điện, nước, bảo quản các đồ dùng khi sử dụng các dịch vụ… Nhằm tạo môi trường du lịch Đà Nẵng ngày một đẹp hơn trong mắt du khách, UBND TP. Đà Nẵng cũng vừa ban hành kế hoạch thí điểm xử phạt vi phạm về xả rác tại các bãi biển du lịch. Theo đó, sẽ tiến hành thí điểm việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả rác tại các bãi biển du lịch của Đà Nẵng từ ngày 15.7-30.9.2015, tại các bãi biển trên địa bàn quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn (từ khu vực dự án Temple đến hết khu vực bãi tắm Sao Biển). Các mức phạt được áp dụng như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000-100.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định; phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định; phạt tiền từ 200.000-300.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định. Theo Sở VHTTDL Đà Nẵng, tổng lượt khách du lịch đến tham quan Đà Nẵng trong 7 tháng đầu năm 2015 đạt gần 2,9 triệu lượt, tăng 22,6%, trong đó khách quốc tế đạt gần 700.000 lượt, tăng gần 36%; khách nội địa đạt gần 2,2 triệu lượt, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 7.820 tỷ đồng, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm ngoái. V.Sơn Đà Nẵng ban hành Bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch Thành tích này một lần nữa khẳng định vị thế của Wushu Hà Nội trong làng Wushu Việt Nam, tạo nên nền tảng vững chắc cho lực lượng kế thừa sau này của Đội tuyển Wushu quốc gia. Tại giải năm nay, đoàn xếp thứ hai trên Bảng tổng sắp huy chương là Hong Kong (Trung Quốc) cũng được 8HCV và chỉ hơn đoàn Việt Nam đúng 1HCB. Đứng đầu bảng tổng sắp là đoàn chủ nhà Trung Quốc. Tại Đại hội Thể thao Châu Á 2014 (ASIAD 2014), Wushu là môn duy nhất mang lại 1HCV cho đoàn thể thao Việt Nam, giúp đoàn Việt Nam tránh khỏi cảnh trắng tay tại Đại hội thể thao lớn nhất châu lục này. Giải Wushu trẻ Châu Á 2015 đã diễn ra từ 06-09.8 với sự tham dự của 396 vận động viên đến từ 24 quốc gia, vùng, lãnh thổ. yến nHi WushuViệtNamxếpthứ3toànđoàn… (Tiếp theo trang 1)
  • 15. 15số 1139 l 13.8.2015 Sự kiện vấn đề Tối 07.8 tại TP. Hồ Chí Minh, Giải vô địchTaekwondo các Câu lạc bộ quốc tế (ICTO) lần thứ 13 - năm 2015 đã chính thức khai mạc. Đây là lần thứ 3 Việt Nam đăng cai tổ chức. Giải thu hút 518 vận động viên của 45 câu lạc bộ thuộc 11 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia tranh tài như: Việt Nam, Hàn Quốc, Campuchia, Đài Loan - Trung Quốc, Indonesia, Jordan, Malaysia,Thái Lan… Malaysia là đoàn có nhiều câu lạc bộ nhất với 17 đội; trong khi chủ nhà Việt Nam có 13 đội, chủ yếu là các câu lạc bộ thuộc các tỉnh/thành có phong trào phát triển Taekwondo mạnh của cả nước. Các vận động viên tranh tài ở hai nội dung thi đấu quyền (25 bộ huy chương) và thi đấu đối kháng (52 bộ huy chương) ở các lứa tuổi U12, U14, U17, U20, Vô địch cùng với 4 hạng cân Olympic. Theo Liên đoàn Taekwondo Việt Nam, nét mới của giải năm nay là lần đầu tiên nón điện tử được đưa vào sử dụng trong thi đấu tạiViệt Nam ở các hạng cân Vô địch. Cùng với áo giáp điện tử, nón điện tử sẽ giúp các trọng tài tính điểm được chính xác, công minh hơn, đồng thời cũng giúp các vận động viên hoàn thiện các kỹ thuật, nâng cao trình độ và tiếp cận với thể thức thi đấu mới của quốc tế. Trong ngày thi đấu đầu tiên, các vận động viên đã tranh tài sôi nổi tại các nội dung thi đấu quyền với những bài biểu diễn khá sinh động. Vũ MinH Sáng 09.8, tại Cung điền kinh trong nhà Mỹ Đình (Hà Nội) diễn ra lễ khai mạc Đại hội quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam - Cup Thăng Long lần thứ I năm 2015. Đại hội do Ủy ban Olympic Việt Nam, Sở VHTTDL Hà Nội phối hợp cùng Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam tổ chức. Đại hội lần này quy tụ 30 đoàn trong và ngoài nước tham dự (29 đoàn quốc tế và 1 đoàn chủ nhà Việt Nam). Riêng đoàn chủ nhà Việt Nam đóng góp lực lượng võ sĩ hùng hậu đến từ 13 đơn vị tỉnh/thành, ngành gồm: An Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, Bình Định, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công an nhân dân, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Khánh Hòa, Lai Châu. Trong 3 ngày diễn ra Đại hội, các vận động viên sẽ tham dự 5 nội dung thi đấu gồm: Biểu diễn các bài tự do (Bài quyền, biểu diễn binh khí, bài đối luyện cá nhân và tập thể); Biểu diễn Nội công Công phu, Công phá; Biểu diễn Võ dưỡng sinh; Biểu diễn các bài quyền quy định (Lão Hổ Thượng Sơn, Lão Mai, Ngọc Trản Quyền, Độc Lư Thương, Bát Quái Côn, Siêu Sung Thiên, Tứ Linh Đao, Huỳnh Long Độc Kiếm);Thi đấu đài đối kháng ở 19 hạng cân trong đó có 10 hạng cân Nam và 9 hạng cân Nữ. Võ thuật cổ truyền Việt Nam là di sản văn hóa của dân tộc, là nghệ thuật chiến đấu mà ông cha ta đã đúc kết qua các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử chống giặc ngoại xâm… Ngày nay,Võ cổ truyền đã được phổ cập rộng rãi và trở thành một loại hình thể thao giúp con người rèn luyện sức khỏe, kỹ năng tự vệ và đặc biệt là rèn luyện tính thần tự lực tự cường, vượt khó vươn lên với tinh thần thắng không kiêu, bại không nản... naM anH Khai mạc Đại hội quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam Ngày 09.8, tàu Voyager of the Seas thuộc hãng tàu Royal Caribbean (Mỹ) đưa hơn 4.000 khách quốc tế và gần 1.800 thủy thủ làm việc trên tàu, cập cảng Chân Mây để tham quan Huế, Đà Nẵng, Hội An. Voyager of the Seas là tàu du lịch lớn nhất từ trước đến nay cập cảng Chân Mây. Tàu có chiều dài 311m, rộng 48m, có 15 tầng với 1.306 phòng. Chân Mây nằm ở vị trí trung tâm của Việt Nam, giữa hai đô thị lớn nhất miền Trung là Huế - Đà Nẵng. Đây còn là cảng chính giữa con đường biển kết nối Singapore, Philippines và Hong Kong. Cảng Chân Mây là cảng biển tổng hợp đầu mối loại 1 của Việt Nam; là 1 trong 46 cảng biển được Hiệp hội Du thuyền Châu Á lựa chọn xây dựng điểm dừng chân cho các du thuyền ở khu vực Đông Nam Á. Để đón tàu Voyager of the Seas cập bến, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư 310 tỷ đồng nâng cấp bằng cách kéo dài bến số 1, nạo vét mở rộng khu nước trước bến, mở rộng vũng quay tàu, xây thêm trụ neo, bổ sung hệ thống đệm va tàu... để tiếp nhận các tàu du lịch biển tải trọng lớn có sức chở tới 5.500 khách, dài 362m. Cảng Chân Mây có bến tàu với chiều dài 420m, độ sâu trước bến 12,5m, đủ khả năng đón tàu du lịch quốc tế cỡ lớn, hội đủ điều kiện và tiềm năng để phát triển trở thành cảng công nghiệp du lịch tàu biển của Việt Nam. Theo kế hoạch, ngày 21.9 tới, cảng Chân Mây sẽ tiếp tục đón thêm tàu Quantum of the Seas với chiều dài 347m, 18 tầng, 2.090 phòng và có sức chứa lên tới gần 5.000 khách cùng hơn 1.500 thuyền viên cập cảng tham quan hệ thống di tích Cố đô Huế... Quốc Việt Thừa Thiên Huế: Hơn 4.000 khách quốc tế cập cảng Chân mây Khai mạc Giải vô địch Taekwondo các CLB quốc tế lần thứ 13
  • 16. 16 số 1139 l 13.8.2015 Sự kiện vấn đề Viện Bảo tồn Di tích (Bộ VHTTDL), Sở VHTTDL Quảng Nam và Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn đã nghiệm thu, bàn giao Dự án trùng tu tôn tạo tháp E7 trong quần thể Di sản văn hóa thế giới tại Mỹ Sơn. Dự án bắt đầu triển khai đầu năm 2011, với nguồn vốn đầu tư hơn 9 tỷ đồng. Sau 5 năm triển khai trùng tu, tôn tạo và chống xuống cấp cho di tích, các chuyên gia của Viện Bảo tồn Di tích đã sử dụng nhiều loại chất liệu khác nhau để gia cố, gia cường, định vị, phục hồi nhiều chi tiết kiến trúc của tháp E7 một cách tỉ mỉ, hài hòa, gần với nguyên bản và phù hợp với không gian kiến trúc Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Trong quá trình trùng tu tháp E7, các chuyên gia đã thực hiện nhiều cuộc khai quật khu vực xung quanh tháp, lòng tháp và một số đoạn tường bao quanh tháp. Các cuộc khai quật đã tìm thấy gần 200 hiện vật, gồm: Phần trang trí đầu viên ngói Chăm Pa, một số mảnh vỡ của các vật dụng được làm bằng đất nung và nhiều viên ngói mũi lá còn nguyên vẹn. Những hiện vật này được bàn giao cho Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn quản lý, bảo vệ, trưng bày phục vụ khách tham quan du lịch và nghiên cứu. Ngoài việc hoàn thành dự án trùng tu tôn tạo tháp E7, các chuyên gia Ấn Độ đã phối hợp với các cơ quan chức năng Việt Nam tiến hành nhiều đợt khảo sát để thu thập thông tin dữ liệu, trên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp trùng tu tối ưu đối với quần thể các Di tích trong khu A của Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ban Quản lý Di tích và Du lịch - Mỹ Sơn cũng đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiến hành duy tu bảo dưỡng tường bao các khu vực tháp, bậc cấp, lối đi trong quần thể kiến trúc; tổ chức tuyên truyền, kí kết với các địa phương trong vùng phụ cận để bảo vệ tốt vùng đệm di sản. Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng hoàn thành đề án đổi mới chất lượng văn nghệ dân gian Chăm và đưa vào phục vụ du khách; nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, dịch vụ, xây dựng nhà chờ, bến bãi, cổng soát vé điện tử, mua sắm xe điện, hoàn thiện các hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu... Thời gian tới, Ban quản lý sẽ cấm tất cả các phương tiện chạy bằng động cơ máy nổ gây ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực đến vùng lõi của quần thể Di sản văn hóa thế giới - Mỹ Sơn. MạnH cường Khai quật nhiều hiện vật tại tháp E7 mỹ Sơn * Ngày 06.8, tại cụm sân Trung tâm Văn hóa Hồ Nước Ngọt (TP. Sóc Trăng), Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Bắn súng Việt Nam phối hợp với Sở VHTTDL Sóc Trăng tổ chức lễ khai mạc Giải vô địch Bắn cung trẻ toàn quốc năm 2015. Giải thu hút 116 cung thủ của 19 đoàn đến từ các tỉnh/thành trong cả nước. Các cung thủ lần lượt tranh tài giành 28 bộ huy chương ở các nội dung cá nhân nam, nữ cung 1 dây và cung 3 dây với các cự ly 90m, 70m, 60m, 50m, 30m… Theo Ban tổ chức, giải đấu là dịp để giới chuyên môn đánh giá công tác đào tạo chuyên môn bắn cung trẻ của các địa phương. Qua đó, nhằm tuyển chọn lực lượng vận động viên bổ sung vào đội tuyển bắn cung quốc gia để tham gia các giải đấu lớn trong khu vực và quốc tế. * Tối 05.8, tại Trung tâm VHTT thanh thiếu nhi tỉnh Tuyên Quang, Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với Sở VHTTDL lịch tỉnh Tuyên Quang tổ chức khai mạc Giải vô địch trẻ vật cổ điển, vật tự do toàn quốc 2015. Tham dự giải có 167 vận động viên đến từ 18 đơn vị tỉnh/thành trong cả nước và hai ngành Công an, Quân đội. Các vận động viên tham gia thi đấu ở nhóm tuổi từ 18 đến 20 tuổi, tranh tài ở 8 hạng cân; vận động viên nam thi đấu từ các hạng cân 48kg đến 120kg, các vận động viên nữ thi đấu các hạng cân từ 42kg đến 72kg. * Tối 05.8, tại Đồng Nai, Giải thể thao người khuyết tật toàn quốc năm 2015 đã chính thức khai mạc. Giải do Tổng cục Thể dục thể thao, Hiệp hội Paralympic Việt Nam phối hợp cùng Sở VHTTDL tỉnh Đồng Nai tổ chức. Giải năm nay quy tụ 31 đoàn trong cả nước với 822 vận động viên, tranh 680 bộ huy chương ở các bộ môn gồm: điền kinh, bơi lội, bóng bàn, cử tạ, cầu lông, cờ vua, boccia và 2 môn thi biểu diễn bóng lăn - goalball, bóng đá cho người khiếm thị. Tham gia giải lần này, đoàn TP. Hồ Chí Minh có số vận động viên tham dự đông nhất với trên 340 người. Giải thể thao người khuyết tật toàn quốc được tổ chức mỗi năm một lần, đã tạo sân chơi bổ ích, khuyến khích và động viên những người khuyết tật tham gia tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe. Thông qua chơi thể thao, những người khuyết tật có cơ hội khẳng định ý chí, nghị lực vươn lên, hòa nhập cộng đồng. naM anH-Đức Kiên TiN THể THAo