SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1193 ngày 22.9.2016
Ảnh:THAnHsƠn
- Xây dựng Đề án phát triển
du lịch thành ngành kinh tế
mũi nhọn
(Tr.2)
- Đẩy mạnh hoạt động
E-marketing để quảng bá
du lịch Việt Nam
(Tr.7)
trong số này
Nâng cao chất lượng
dịch vụ tại các cơ sở
lưu trú du lịch Việt Nam
Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế
hoạch “Nâng cao chất lượng dịch vụ
trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt
Nam” với thời gian thực hiện từ quý III
năm 2016 đến tháng 12 năm 2017. Kế
hoạch “Nâng cao chất lượng dịch vụ
trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt
Nam” nhằm hướng đến mục tiêu cao
nhất là nâng cao nhận thức của cơ quan
quản lý nhà nước, chủ đầu tư và những
người quản lý, điều hành cơ sở lưu trú về
sựcầnthiếtphảiduytrìvàkiểmsoátchất
lượng dịch vụ, phát triển bền vững, tạo
sựhưởngứngtíchcựccủatoànngànhDu
lịch trong việc tăng cường quản lý chất
lượng dịch vụ lưu trú du lịch. Bên cạnh
đó, tạo bước chuyển biến căn bản trong
việcnângcaotínhchuyênnghiệpvàchất
lượng dịch vụ, vệ sinh môi trường trong
hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở vật
chất đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu
chuẩn, quy chuẩn; giáo dục nâng cao ý
thức ứng xử văn minh, thái độ lễ phép,
thân thiện phục vụ khách đối với tất cả
nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch.
(Xem tiếp trang 4)
Tối 17.9, tại sân vận động thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), Bộ VHTTDL phối hợp
với UBND tỉnhYên Bái tổ chức Lễ khai mạc Tuần Văn hóa và Du lịch Mường Lò
và Liên hoan diễn xướng văn hóa dân gian dân tộc Thái vùng Tây Bắc năm 2016.
Tại Lễ khai mạc đã diễn ra Liên hoan diễn xướng văn hóa dân gian dân tộc Thái
vùng Tây Bắc, được coi là điểm nhấn năm nay, với hơn 1.000 diễn viên chuyên và
không chuyên, trình diễn các tích, trò trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, các loại
hình dân ca, dân vũ, các trò diễn dân gian tiêu biểu của các dân tộc vùng miền;
màn đại xòe dân tộc Thái gồm 6 điệu xòe cổ. Đây là lần đầu tiên, Liên hoan diễn
xướng được tổ chức nhân kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập thị xã Nghĩa Lộ, thu hút
sự tham gia của 7 đoàn nghệ thuật quần chúng đến từ các tỉnh: Lào Cai, Điện Biên,
Sơn La, Lai Châu, Nghệ An và Yên Bái. Љ (Xem tiếp trang 3)
Hơn1.200nghệnhân,nghệsĩvàquầnchúngcùngthamgiachươngtrìnhLễhộiđườngphố
KhaimạcTuầnVănhóavàDulịch
MườngLònăm2016
Xâydựngđạođức,lốisốngconngườiViệtNam
tronggiaiđoạnhiệnnay
Sáng 16.9, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức họp Ban soạn thảo đề án
“Đẩy mạnh công tác xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay”. Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc
Thiện nhấn mạnh, việc xây dựng đề án “Đẩy mạnh công tác xây dựng đạo đức,
lối sống con ngườiViệt Nam trong giai đoạn hiện nay” là bước triển khai Nghị
quyết 33-NQ/TW “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” của Đảng. Đề án này sẽ được
triển khai sâu rộng trong toàn xã hội nhằm góp phần ngăn chặn, đẩy lùi
(Xem tiếp trang 2)
Quản lý nhà nước
2 số 1193 l 22.9.2016
Chiều 14.9, Phó Thủ tướng Vương
Đình Huệ và Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam đã làm việc, cho ý kiến về việc xây
dựng Đề án phát triển du lịch thành
ngành kinh tế mũi nhọn, để Ban cán sự
Đảng Bộ VHTTDL trình Bộ Chính trị
thảo luận trong thời gian tới.
So với dự thảo đã từng được lãnh đạo
Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương
góp ý cách đây hai tháng, dự thảo Đề án
lần này đã tiếp thu các ý kiến của Bộ,
ngành, địa phương, thể hiện được một
bước việc xây dựng du lịch trở thành
ngành kinh tế tổng hợp, liên ngành, liên
vùng, có dấu ấn văn hóa sâu sắc. Tuy
nhiên, góp ý vào dự thảo, đại diện các
Bộ, ngành cho rằng Đề án cần tiếp tục
khẳng định rõ quan điểm du lịch là mũi
nhọn nhưng không phải tỉnh/thành nào
cũng coi du lịch là mũi nhọn mà chỉ tập
trung ở các tỉnh/thành, vùng có lợi thế về
du lịch; phân định các công việc về phát
triển du lịch mà Nhà nước làm hay xã
hội, tư nhân làm; xây dựng, phát triển
ngành du lịch phải gắn kết chặt chẽ với
hội nhập kinh tế quốc tế…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho
rằng, ngoài việc Đề án phải làm bật được
nội dung “mũi nhọn” thì các cấp, ngành,
trong việc thực hiện nhiệm vụ của ngành
mình, cấp mình cũng phải xác định đây
là ngành kinh tế mũi nhọn để ban hành
các cơ chế, chính sách đủ mạnh, tạo
động lực phát triển.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu
cầu khi Đề án được hoàn thiện và thực
hiện thì phải giải quyết được các bất cập
hiện nay nhằm tạo thuận lợi hơn trong
việc cấp thị thực (visa), tiến tới cấp visa
điện tử và hạ phí cấp visa; đáp ứng được
nhu cầu chính đáng của các nhà đầu tư
vào ngành du lịch (đất đai, thuế, giá điện,
giá nước…); nâng mức phí du lịch để
đáp ứng nhu cầu bảo tồn, phát triển các
giá trị văn hóa-du lịch; xóa bỏ được
những nỗi sợ của khách du lịch khi tới
Việt Nam như cướp giật, trộm cắp, kẹt
xe, tai nạn giao thông, thái độ phục vụ
và sự trân trọng du khách, nhà vệ sinh
mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường...
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ
cũng cho rằng Đề án chưa thể hiện rõ
được các nguồn lực về thể chế, chính
sách, tài chính, các giá trị văn hóa tinh
thần để phát triển du lịch thành ngành
kinh tế mũi nhọn.
Thực tiễn hiện nay, phí, giá dịch vụ
du lịch vẫn rất thấp, cào bằng, không đáp
ứng được nhu cầu bảo tồn, nâng cao giá
trị của di tích văn hóa, danh lam thắng
cảnh cũng như sự phát triển của ngành
du lịch. Đơn giá điện phục vụ cho du lịch
thì cao hơn đơn giá điện phục vụ sản
xuất. Chưa có ưu đãi thuế đất đối với các
công trình lưu trú trong các khu vực hạn
chế xây dựng (như cố đô Huế) hay các
công trình lưu trú có sử dụng nhiều diện
tích trồng nhiều cây xanh, sinh thái…
Để hoàn thiện Đề án trước khi trình
ra Ban cán sự Đảng Chính phủ cho ý
kiến, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ
đề nghị cơ quan soạn thảo nhận thức rõ
sự yếu kém của ngành du lịch Việt Nam
chủ yếu là do các nguyên nhân chủ quan.
Cụ thể là chưa có thể chế tốt về quản lý
và phát triển du lịch theo sự vận động
của các quy luật kinh tế thị trường.
Làm rõ được thể chế, chính sách cho
ngành du lịch phát triển được Phó Thủ
tướng Vương Đình Huệ coi là điểm đột
phá mà Đề án phải đạt được.
Về giải pháp thực hiện, Phó Thủ
tướng Vương Đình Huệ cũng như Phó
Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định
phải nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy
phát triển du lịch là tiên quyết. Để thực
hiện Đề án này, Phó Thủ tướng Vương
Đình Huệ yêu cầu Bộ VHTTDL tiến
hành nghiên cứu thực hiện tái cơ cấu
ngành du lịch trong giai đoạn 2016-
2020, tầm nhìn tới năm 2030 dựa trên 3
trọng điểm: Hạ tầng; xác định loại hình
du lịch và sản phẩm du lịch; hoàn thiện
thể chế chính sách phát triển du lịch
trong đó có các chính sách thu hút
nguồn lực nhà nước và xã hội, bổ sung
các chính sách cụ thể về thuế, đất đai,
giá phí dịch vụ du lịch, có lộ trình
chuyển từ phí sang giá dịch vụ du lịch
tương ứng với quá trình đổi mới đơn vị
sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh
vực văn hóa, du lịch.
Cơ quan soạn thảo phải thể hiện rõ
chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp
đầu tư vào du lịch theo tinh thần Nghị
quyết số 35/NQ-CPcủa Chính phủ về hỗ
trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn
2016-2020; có kế hoạch phát triển nguồn
lực du lịch cả về số lượng, chất lượng và
cơ cấu nguồn lao động.
Bộ VHTTDLcần xác định kế hoạch
phát triển ngành du lịch dài hơi hơn thay
vì chỉ tính toán tới năm 2020 và nhấn
mạnh việc Bộ Chính trị sẽ thảo luận và
xem xét thông qua Đề án là cơ hội “có
một không hai” để thúc đẩy ngành du
lịch có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để
phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn.
CttĐtCp
XâydựngĐềánpháttriểndulịchthànhngànhkinhtếmũinhọn
sự xuống cấp về đạo đức xã hội. Bộ
trưởng yêu cầu cần nghiên cứu, làm rõ
kháiniệmvềđạođức,lốisống,đồngthời
đánh giá đúng thực trạng đạo đức xã hội
hiệnnay.Bộtrưởngđịnhhướng,việcxây
dựng đề án nên theo hướng cụ thể, đơn
giản và chuẩn mực, không chung chung,
giáođiều.Theođó,nênđưaracácbộtiêu
chíđạođức,lốisốngnhưtiêuchíđạođức
công sở, đạo đức trong nhà trường (học
sinh, giáo viên), trong gia đình, trong
tham gia giao thông… Bộ trưởng cũng
chỉđạo,cánbộ,nhânviênngànhvănhóa,
thể thao, du lịch phải ý thức việc giữ gìn
đạođức,ứngxửnơicôngcộng,bắtnguồn
từ những hành động nhỏ như không hút
thuốc, không xả rác nơi công cộng…
t.Hợp
Xâydựngđạođức,lốisốngconngườiViệtNam... (Tiếp theo trang 1)
Quản lý nhà nước
3số 1193 l 22.9.2016
Cũng trong Lễ khai mạc Tuần
Văn hóa và Du lịch Mường Lò,
được sự ủy quyền của Chủ tịch
nước, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà
- Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND
tỉnh Yên Bái đã trao tặng Huân
chương Lao động Hạng Nhất cho thị
xã Nghĩa Lộ và Huân chương Lao
động hạng Nhì cho đồng chí Lò Thị
Huân - Bí thư Thị ủy Nghĩa Lộ. Đại
diện lãnh đạo Bộ VHTTDL đã trao
chứng nhận danh hiệu Di sản Văn
hóa phi vật thể cấp quốc gia cho
Trình diễn nghệ thuật văn hóa dân
gian Hạn Khuống, dân tộc Thái,
Mường Lò - Nghĩa Lộ.
Tuần Văn hóa và Du lịch Mường
Lò năm 2016 diễn ra từ ngày 15.9
đến hết ngày 20.9.2016, với chuỗi
các sự kiện: Trình diễn các môn thể
thao truyền thống như tó mắc lẹ, đi
cà kheo, tung còn; tổ chức thi các
món ăn truyền thống (tối 16.9); Hội
thi thuyết minh viên du lịch giỏi năm
2016 - khu vực Nghĩa Lộ; Triển lãm
ảnh nghệ thuật về quê hương Yên
Bái... Đáng chú ý, chiều 17.9, khoảng
700 diễn viên chuyên và không
chuyên, đồng bào dân tộc Thái đã
biểu diễn các làn điệu dân vũ trên
đường phố với chủ đề “Lung linh sắc
màu Tây Bắc”.
Tuần Văn hóa và Du lịch Mường
Lò là hoạt động quan trọng nằm
trong chuỗi các hoạt động phát triển
du lịch khu vực phía Tây tỉnh Yên
Bái. Qua đó góp phần củng cố khối
đại đoàn kết các dân tộc, tăng cường
giao lưu văn hóa, trao đổi kinh
nghiệm bảo tồn, phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống gắn với phát
triển du lịch, tạo điểm nhấn để thu
hút du khách.
* Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa
và Du lịch Mường Lò, tối 18.9,
UBND tỉnh Yên Bái tổ chức khai
mạc Tuần văn hóa Danh thắng quốc
gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải
2016. Tại lễ khai mạc, 300 nghệ sĩ
không chuyên là đồng bào dân tộc
Mông trong huyện Mù Cang Chải đã
biểu diễn khèn Mông mang đậm bản
sắc văn hóa của đồng bào các
dân tộc.
Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa,
nhiều hoạt động đặc sắc được tổ chức
như: Festival dù lượn “Bay trên mùa
vàng”; các hoạt động thể thao truyền
thống của dân tộc Mông; Hội chọi dê
Mù Cang Chải năm 2016; Phiên chợ
vùng cao…
Theo Ban Tổ chức, Tuần văn hóa
thuộc chuỗi các hoạt động văn hóa,
du lịch ở miền Tây của tỉnh Yên Bái,
nhằm phát triển du lịch, thương mại,
dịch vụ gắn với Danh thắng quốc gia
ruộng bậc thang và Di tích lịch sử
quốc gia nơi thành lập Đội du kích
Khau Phạ, Cùng với đó nâng cao ý
thức bảo tồn, phát huy giá trị di tích
lịch sử gắn với phát triển du lịch;
quảng bá, giới thiệu về quê hương,
con người, tiềm năng thế mạnh, bản
sắc văn hóa các dân tộc huyện Mù
Cang Chải đến du khách trong, ngoài
nước. Tuần Văn hóa Du lịch khám
phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc
thang Mù Cang Chải năm 2016 đã
bắt đầu, khởi đầu cho chuỗi sự kiện
này đó là khai mạc Festival dù
lượn “Bay trên mùa vàng” tại đèo
Khau Phạ.
Từ năm 2012 đến nay, huyện Mù
Cang Chải phối hợp với Câu lạc bộ
dù lượn Vietwings Hà Nội, Câu lạc
bộ Hàng không phía Bắc tổ chức
nhẩy dù lượn tại đèo Khau Phạ.
Tham dự Festival lần này có gần 100
phi công dù lượn đến từ 7 Câu lạc bộ
trong nước và quốc tế tham gia bay
biểu diễn, hướng dẫn du khách tham
gia hoạt động dù bay để thỏa sức đam
mê môn thể thao mạo hiểm, khám
phá vẻ đẹp của ruộng bậc thang bay
trên không trung.
Để tổ chức tốt các điều kiện cho
việc bay dù lượn, huyện Mù Cang
Chải đã đầu tư xây dựng các hang
mục: chòi xem cho khách, điểm tập
kết cho phi công và những địa điểm
dừng đỗ xe, địa điểm phục vụ ẩm
thực của người Mông. Đây là điểm
nhấn trong các hoạt động của tuần
văn hóa Du lịch khám phá ruộng bậc
thang Mù Cang Chải, thông qua đó
tôn vinh vẻ đẹp của danh thắng quốc
gia ruộng bậc thang, khuyến khích
giữ gìn, phát huy giá trị của vẻ đẹp tự
nhiên, quá trình lao động của người
dân trong nhiều thế kỷ qua.
Trong khuôn khổ Festival dù lượn
lần này, các phi công sẽ tổ chức trình
diễn bay dù lượn, hướng dẫn du
khách tham gia hoạt động dù bay.
Ban Tổ chức trao giải thi hạ cánh
chính xác và thi trang phục ấn tượng
cho phi công dù lượn. Vì vậy, gần
100 phi công sẽ thực hiện nghiêm túc
các điều kiện bay an toàn, hạ cánh
chính xác và biểu diễn bay đẹp mắt
để phục vụ du khách tới thăm quan.
Ngày 19.9, Ban tổ chức sẽ tiến hành
trao giải dù lượn.
Đèo Khau Phạ là một trong tứ đại
đỉnh đèo của miền Bắc nước ta, được
đánh giá là một trong những đèo dài
nhất, cao trên 1.200m so với mực
nước biển, điểm bay cất cánh cách
điểm hạ cánh chênh cao khoảng
600m. Với điều kiện tự nhiên về địa
hình, của gió từ thung lũng thổi
ngược và mầu sắc của mùa lúa chín
vàng đã trở thành điểm hấp dẫn của
môn thể thao dù lượn.
Tại Lễ khai mạc, lãnh đạo UBND
tỉnh Yên Bái, cùng lãnh đạo Sở
VHTTDL tỉnh Yên Bái đã trao giấy
chứng nhận bay tại điểm đèo Khau
Phạ cho các phi công tham dự
Festival lần này.
Hồ tHanH
KhaimạcTuầnVănhóavàDulịchMườngLò… (Tiếp theo trang 1)
4 số 1193 l 22.9.2016
Quản lý nhà nước
Ngoài ra, tăng cường hiệu lực, hiệu
quả công tác quản lý nhà nước đối với
cơ sở lưu trú du lịch; Thực hiện cải cách
hành chính, nâng cao ý thức công vụ;
thực hiện việc thẩm định và công nhận
hạng cơ sở lưu trú du lịch đúng tiêu
chuẩn, đúng quy trình, đảm bảo khách
quan, công bằng, kiên quyết xử lý những
cán bộ có hành vi vi phạm, tiêu cực, gây
khó khăn hoặc bao che cho đơn vị không
thực hiện đúng quy định.
Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ cụ thể
đối với từng cơ quan, đơn vị. Theo đó,
đối với cơ quan quản lý, tổ chức tuyên
truyền, quán triệt chủ trương, mục tiêu,
biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, các quy
định, tiêu chuẩn đối với hoạt động lưu
trú du lịch, yêu cầu các khách sạn cam
kết thực hiện và duy trì chất lượng dịch
vụ theo hạng sao đã được công nhận.
Bên cạnh đó, tổ chức các đoàn kiểm
tra, giám sát chất lượng dịch vụ lưu trú
du lịch theo hệ thống tiêu chuẩn, quy
chuẩn ngành. Đối với cơ sở lưu trú du
lịch có một số hạn chế: yêu cầu chấn
chỉnh, đầu tư nâng cấp chất lượng trong
thời hạn 03 tháng, nếu không thực hiện
thì thu hồi quyết định công nhận hạng.
Đối với cơ sở lưu trú du lịch không duy
trì chất lượng cơ sở vật chất, không đảm
bảo vệ sinh, nhân lực không đáp ứng tiêu
chuẩn, nhân viên ứng xử thiếu văn minh
thì thu hồi quyết định công nhận hạng.
Ngoài ra, hỗ trợ tổ chức các chương
trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ quản trị khách sạn, kỹ năng nghề cho
cán bộ quản lý và nhân viên cơ sở lưu
trú du lịch; Phối hợp với các bộ, ngành
liên quan kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân
lực của Hội đồng cấp chứng chỉ nghề du
lịch Việt Nam. Đặc biệt, kế hoạch nêu
yêu cầu xây dựng và triển khai thực hiện
Bộ quy tắc ứng xử trong hệ thống cơ sở
lưu trú du lịch. Tiếp tục bổ sung, hoàn
thiện hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn
về lưu trú du lịch đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế; sớm hoàn thiện bộ tiêu
chuẩn nghề quốc gia trong du lịch.
Tổ chức các hoạt động tôn vinh,
khen thưởng các tập thể, cá nhân có sáng
kiến cải tiến chất lượng, cung cấp dịch
vụ lưu trú du lịch chất lượng tốt, được
khách du lịch đánh giá cao.Tổ chức vinh
danh và trao giải thưởng du lịch Việt
Nam cho doanh nghiệp có chất lượng
dịch vụ du lịch hàng đầu, phối hợp Ban
Thư kýASEAN trao giải thưởng du lịch
ASEAN hàng năm.
Các cơ sở lưu trú du lịch trong toàn
quốc cần nhận thức rõ yêu cầu, trách
nhiệm tuân thủ các quy định về quản lý
chất lượng, thực hiện đúng tiêu chuẩn
phân loại cơ sở lưu trú du lịch; tham gia
và hưởng ứng chiến dịch nâng cao chất
lượng cơ sở lưu trú du lịch. Kiểm tra, rà
soát toàn bộ cơ sở vật chất trang thiết bị;
nâng cấp, thay thế kịp thời trang thiết bị
xuống cấp, hư hỏng; đảm bảo các cơ sở
lưu trú du lịch, nhất là các khách sạn
được xếp hạng từ 3 đến 5 sao phải đảm
bảo chất lượng về cơ sở vật chất. Rà soát,
đánh giá lại toàn bộ đội ngũ cán bộ, nhân
viên đang làm việc trong cơ sở lưu trú;
tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề
và nâng cao thái độ ứng xử văn minh cho
nhân viên; thay thế, điều chuyển những
nhân viên hạn chế về chuyên môn sang
bộ phận khác phù hợp.Tổ chức phổ biến
và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn
minh trong hệ thống cơ sở lưu trú du
lịch. Kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh
môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm;
đảm bảo tất cả các khu vực trong cơ sở
lưu trú luôn sạch sẽ, thực phẩm chế biến
phục vụ khách an toàn.
H.p
Chiều 14.9, tại Hà Nội đã diễn ra hội
đàm giữa Thứ trưởng Bộ VHTTDL
Vương Duy Biên và Ngài Rudy
Demotte, Bộ trưởng Thủ hiến Chính
phủ Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp
(Wallonie-Bruxelles).
Đánh giá cao công việc mà các
chuyên gia, kỹ thuật của nhóm
Wallonie-Bruxelles giúp đỡ Hãng phim
Tài liệu và Khoa học Trung ương trong
những năm qua, Thứ trưởng Vương
Duy Biên cho rằng, điện ảnh là thế
mạnh của Bỉ nhưng nhiều lĩnh vực khác,
những người bạn Bỉ cũng dành sự hỗ trợ
lớn cho phía Việt Nam như đào tạo, sân
khấu, nghệ thuật biểu diễn… Thứ
trưởng mong rằng, trong thời gian tới,
sự hợp tác giữa hai bên tiếp tục được
tăng cường và những dự án hai bên đã
cam kết, ký kết sẽ được thúc đẩy hoàn
thiện trong giai đoạn 2016-2018. Ngoài
ra, Thứ trưởng cũng mong muốn hai
bên mở rộng các lĩnh vực hợp tác đặc
biệt là ở các lĩnh vực: văn hóa, thể thao
và du lịch mà hai bên có nhiều tiềm
năng chưa khai thác.
Bộ trưởng, Thủ hiến Chính phủ
cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp -
Ngài Rudy Demotte đã cảm ơn sự đón
tiếp trọng thị của phíaViệt Nam đã dành
cho đoàn. Ngài Bộ trưởng cũng điểm lại
một số hoạt động hợp tác giữa hai bên
và nhấn mạnh vào việc cách đây 3 năm,
phía Bỉ đã hỗ trợ chuyên gia, kỹ thuật
cho hãng phim nhằm giữ gìn, khôi phục
kho tư liệu quý báu của Việt Nam.
Tại hội đàm, ngài Bộ trưởng chia sẻ,
những công việc hai bên đã làm được
rất quý báu nhưng những bước đi tiếp
theo cũng cần chú ý bởi sau khi gìn giữ
được những thước phim quý thì việc cần
làm là quảng bá rộng rãi tại Việt Nam
và quốc tế, đặc biệt là những thước phim
về thời kỳ chiến tranh của Việt Nam.
Phía bạn cũng sẵn sàng hợp tác với Việt
Nam để quảng bá, đồng thời có thể phát
triển nhiều dự án, sáng kiến giữa hai bên
để ủng hộ cho sự đa dạng văn hóa. Kết
thúc hội đàm, Thứ trưởng Vương Duy
Biên hy vọng sự hợp tác giữa hai bên
ngày càng tốt đẹp. Đ.anH
HợptácvềđiệnảnhViệtNam-CộngđồngngườiBỉnóitiếngPháp
Nângcaochấtlượngdịchvụ… (Tiếp theo trang 1)
5số 1193 l 22.9.2016
Quản lý nhà nước
Thông tin từ Tổng cục Du lịch ngày
16.9 cho biết: Bộ phận dự báo, phân tích
và tư vấn rủi ro Economist Intelligence
Unit (EIU) trực thuộc tập đoàn The
Economist(Anh)đãnhậnđịnhViệtNam
đang triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ
nhất từ trước tới nay nhằm thúc đẩy
ngành du lịch, đưa ngành này trở thành
mộttrụcộtngàycàngquantrọngcủanền
kinh tế.
Tuy vậy, EIU cũng nhấn mạnh rằng
Việt Nam sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề
nếu muốn trở thành một đối thủ cạnh
tranh thực sự với nước láng giềng Thái
Lan trong lĩnh vực du lịch.
EUI cũng nêu rõ: Số lượng khách
quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng
trong những năm gần đây. Việt Nam có
nhiều điểm đến hấp dẫn, từ những thành
phố mang đậm dấu ấn lịch sử như Hà
Nội, Huế... đến thị trường sôi động
Thành phố Hồ Chí Minh, từ vùng núi Sa
Pa đến những bãi biển đẹp ở Nha Trang,
Đà Nẵng... Sáng kiến miễn thị thực du
lịch cho công dân Anh, Đức, Pháp, Tây
Ban Nha và Italia cũng góp phần tăng số
lượng du khách nước ngoài. Sáng kiến
này sẽ được triển khai đến giữa năm
2017. Chính phủ sẽ triển khai hệ thống
cấp thị thực điện tử từ năm 2017 nhằm
hỗ trợ ngành du lịch phát triển.
Ngành du lịch Việt Nam đặt ra mục
tiêu đạt doanh thu 30 tỷ USD vào năm
2020, đóng góp 10-12% GDP. EUI cho
rằng: Ngành du lịch Việt Nam có nhiều
tiềm năng để hoàn thành mục tiêu này.
Trong 8 tháng đầu năm 2016, Việt Nam
đã thu hút 6,5 triệu lượt khách quốc tế,
tăng 25% so với cùng kỳ năm 2015. Số
lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng
được kỳ vọng tăng lên 15 triệu lượt vào
năm 2020, tạo thêm 3,5 triệu việc làm…
Tuy nhiên, phân tích của EUI cũng
chỉ rõ: Việt Nam sẽ phải vượt qua nhiều
khó khăn, thách thức để đạt được các
mục tiêu nêu trên và trở thành một nước
phát triển mạnh về du lịch ở khu vực
cũng như toàn cầu.
Ở một số tỉnh/thành, hệ thống cơ sở
hạ tầng hiện chưa thể đáp ứng được số
lượng du khách quốc tế ngày càng tăng.
Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng chưa
tính toán sát nhu cầu của ngành du lịch
trongtươnglai.Bêncạnhđó,sựphốihợp
giữa các địa phương vẫn còn nhiều bất
cập, khiến nỗ lực quảng bá du lịch còn
gặp khó khăn. Theo EIU, doanh thu của
ngànhdulịchsẽtăngmạnhnếudukhách
quốc tế quay lại Việt Nam nhiều lần và
chi tiêu nhiều hơn.
TổngcụcDulịchcũngchobiết:Theo
bìnhchọncủatrangCondéNastTraveler
mớiđây,ViệtNamlàmộttrongnhóm20
quốc gia được yêu thích nhất dựa trên
những đánh giá về ẩm thực, danh lam
thắng cảnh và chi phí hợp lý khi cho đi
du lịch.
EIU là một doanh nghiệp độc lập
thuộcTập đoàn Economist, chuyên cung
cấp các dịch vụ dự báo, cố vấn thông qua
nghiên cứu và phân tích…
tHế Hùng
EUI đánh giá cao chính sách phát triển du lịch nước ta
Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận
2016 sẽ diễn ra từ 29.9 đến
01.10.2016 (đúng dịp diễn ra Lễ hội
Katê thường niên của đồng bào
Chăm theo đạo Bàlamôn) nhằm
quảng bá về hình ảnh, quê hương và
con người Ninh Thuận đến với du
khách trong và ngoài nước, qua đó
giới thiệu các sản phẩm đặc thù,
riêng biệt sẵn có của Ninh Thuận góp
phần thúc đẩy phát triển du lịch
của tỉnh.
Thông qua Lễ hội, Ninh Thuận
khẳng định và tôn vinh những giá trị
kinh tế mà cây nho mang lại cho địa
phương, làm rõ sự khác biệt mang
tính đặc trưng của nho Ninh Thuận;
tạo cơ hội giao thương giữa người
trồng nho, người sản xuất, chế biến
sản phẩm từ nho và người tiêu dùng.
Thông qua Lễ hội, Ninh Thuận có dịp
nêu bật sự khát vọng, vượt khó vươn
lên tạo dựng cuộc sống của người
dân vùng khô hạn gắn với việc quảng
bá nét văn hóa đặc sắc lâu đời của
đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tại
Lễ hội Katê...
Theo Ban tổ chức, tại Lễ hội Nho
và Vang Ninh Thuận lần này, ngoài
Lễ khai mạc và bế mạc, nhiều hoạt
động chính có liên quan cũng diễn
ra như: Hội chợ triển lãm Nho và
Vang kết hợp Ẩm thực Ninh Thuận
(diễn ra tại Đường bê tông chữ U
xung quanh Tượng đài - Quảng
trường 16.4). Dự kiến sẽ có từ 30-40
gian hàng trưng bày, giới thiệu và
bán các sản phẩm Nho, Vang cùng
các sản phẩm từ nho, hàng thủ công
mỹ nghệ, các sản phẩm tiêu biểu của
tỉnh; cạnh đó cũng sẽ có khoảng 90-
100 gian hàng thương mại, ẩm thực
của các doanh nghiệp trong và
ngoài tỉnh.
Trong khi đó, Lễ hội Katê của
đồng bào Chăm Ninh Thuận sẽ diễn
ra tại tại huyện Ninh Phước, Khu
Tháp Pô Klong Garai, Tháp Pô
Rômê, Đền Pô Inư Nưgar. Đây là một
lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho
tàng văn hóa của cộng đồng người
Chăm. Lễ hội không chỉ là dịp để
những người tham dự được chiêm
ngưỡng các đền tháp cổ kính mà còn
được thưởng thức một nền nghệ thuật
ca múa nhạc dân gian với phong cách
độc đáo. Lễ hội Katê là minh chứng
về sự phong phú, đa dạng trong kho
tàng văn hoá của đại gia đình các dân
tộc Việt Nam. t.Hợp
Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận 2016
6 số 1193 l 22.9.2016
Quản lý nhà nước
Luật Du lịch ra đời năm 2005 đã
đánh dấu một bước quan trọng trong
công tác xây dựng pháp luật về du lịch
ở nước ta. Tuy nhiên, đến thời điểm này,
Luật cần được cập nhật, sửa đổi cho phù
hợp với tình hình mới, đặc biệt là với
định hướng phát triển ngành du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo
Tổng cục Du lịch, Luật Du lịch được
sửa đổi theo hướng mở, tích cực hội
nhập quốc tế, đảm bảo quyền lợi tối đa
của du khách.
CầnthiếtphảisửaLuật
Tổng cục Du lịch đánh giá: Sau 10
năm thực hiện, Luật Du lịch đã đáp ứng
được yêu cầu thực tiễn, tăng cường hiệu
lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về du lịch, đảm bảo quyền của người
dân được hưởng thụ các giá trị văn hóa,
vui chơi, giải trí lành mạnh, an toàn và
góp phần phát triển kinh tế. Riêng năm
2015, tổng thu từ khách du lịch đạt
337.000 tỷ đồng, đóng góp khoảng 6%
GDP quốc gia. Nhiều tỉnh/thành đã xác
định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn,
đóng góp quan trọng vào ngân sách của
địa phương. Luật Du lịch đã tạo điều
kiện thuận lợi cho ngành du lịch Việt
Nam phát triển và hội nhập với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện Luật Du
lịch vẫn còn một số khó khăn, vướng
mắc do thực tế nảy sinh. Đến nay, một
số quy định không còn phù hợp với thực
tiễn và quá trình hội nhập quốc tế, cần
được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp với thực tiễn.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du
lịch Hà Văn Siêu khẳng định: Sau khi
Hiến pháp 2013 được ban hành, hàng
loạt Luật cần được tiến hành rà soát,
điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình
mới. Phát triển du lịch từ năm 2005 đến
nay đã có nhiều điểm mới, hội nhập
quốc tế mạnh mẽ, do đó cần sửa đổi để
phù hợp với Hiến pháp 2013.
Theo đó, dự thảo Luật Du lịch sửa
đổi có nhiều điểm mới, nội dung thay
đổi toàn diện, căn bản, đáp ứng yêu cầu
hội nhập khu vực và thế giới, đặc biệt là
khi tham gia WTO, TPP, hội nhập
ASEAN. Bên cạnh đó, Luật Doanh
nghiệp mới được xây dựng trên tinh
thần tạo điều kiện đầu tư thông thoáng,
mở cửa, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh
giữa các thành phần kinh tế. Luật Du
lịch sửa đổi cũng phải phù hợp với xu
hướng này.
Dự thảo Luật Du lịch sửa đổi gồm
9 chương, 74 điều, được bố cục hợp lý
hơn so với Luật hiện hành. Đặc biệt,
Luật sửa đổi, bổ sung đối tượng áp
dụng là tổ chức, công dân Việt Nam
hoạt động du lịch ở nước ngoài. Sở dĩ
có điều này là vì ngày càng có nhiều
người Việt Nam có nhu cầu đi du lịch
nước ngoài. Hoạt động du lịch của tổ
chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài
cần được điều chỉnh bởi Luật Du lịch
sửa đổi để đảm bảo quyền lợi của
khách du lịch; bảo vệ, giữ gìn hình ảnh,
bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Dự thảo Luật Du lịch sửa đổi cũng
loại bỏ sự phân biệt khách du lịch quốc
tế và khách du lịch nội địa. Khách du
lịch đến Việt Nam và ra nước ngoài đều
được đối xử bình đẳng, được bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp. Dự thảo Luật
Du lịch sửa đổi cũng cởi mở, tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh
du lịch, đưa du lịch quốc tế, nội địa về
cùng một mặt bằng chung để thống
nhất quản lý công bằng... Vấn đề lưu
trú và đưa khách Việt Nam ra nước
ngoài cũng được quy định theo hướng
chịu sự điều tiết của thị trường, đánh
giá từ khách hàng tiến tới phát triển bền
vững. Các cơ quan quản lý nhà nước
về du lịch sẽ tăng cường khâu hậu
kiểm, giám sát để đánh giá công bằng
chất lượng các dịch vụ.
Dự thảo Luật Du lịch sửa đổi cũng
nêu rõ trách nhiệm của các bộ, ngành
liên quan đến du lịch để thể hiện tính
liên ngành, liên vùng trong quản lý nhà
nước, quảng bá xúc tiến, xây dựng văn
phòng đại diện, xúc tiến du lịch ở nước
ngoài...
Tháchthứckhôngnhỏcho
doanhnghiệpViệt
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du
lịch Hà Văn Siêu cho rằng: Dự thảo
Luật Du lịch sửa đổi góp phần tạo ra
khung pháp lý cởi mở hơn, thông
thoáng hơn, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch,
người dân đi du lịch. Khi người dân đi
du lịch ngày càng thuận tiện thì kinh
doanh du lịch có thị trường rộng mở,
thúc đẩy phát triển du lịch. Tuy nhiên,
những điều khoản thông thoáng cũng
khiến doanh nghiệp du lịch Việt Nam
gặp không ít thách thức.
Trong dự thảo Luật Du lịch sửa đổi
có đề cập đến việc cho phép công ty,
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
được phép tham gia du lịch outbound,
tức là đưa khách Việt Nam đi du lịch
nước ngoài; từ trước đến nay vẫn chỉ
có doanh nghiệp Việt Nam đưa khách
Việt Nam đi ra nước ngoài. Về vấn đề
này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục
Du lịch Hà Văn Siêu cho rằng: Quy
định mới này trong dự thảo lần thứ 5
Luật Du lịch Việt Nam sửa đổi, sẽ tạo
ra thách thức không nhỏ cho các doanh
nghiệp trong nước. Nhưng quy định
này cũng đồng thời tạo ra môi trường
cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền
lợi khách hàng là người Việt Nam. Khi
cho phép các doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài vào hoạt động ở nước ta thì
du khách Việt Nam có nhiều quyền lựa
chọn đơn vị cung cấp dịch vụ, có cơ
hội thụ hưởng các dịch vụ ngang bằng
với chất lượng thế giới từ các nhà cung
cấp dịch vụ uy tín quốc tế chứ không
hạn chế như hiện nay.
Tuy nhiên, phía các doanh nghiệp
du lịch trong nước chưa hoàn toàn
đồng tình với quy định này trong dự
thảo Luật Du lịch sửa đổi vì hiện nay
SửaLuậtDulịchtheohướngmở,hộinhậpquốctế
7số 1193 l 22.9.2016
Quản lý nhà nước
Tổng cục Du lịch có kế hoạch tập
trung đẩy mạnh hoạt động E-marketing
(tiếp thị trực tuyến) nhằm quảng bá,
giới thiệu du lịch Việt Nam tới thị
trường khách quốc tế. Do đó, Tổng cục
Du lịch đang mời các đơn vị tham gia
đề xuất ý tưởng và giải pháp ứng dụng
E-marketing trong công tác quảng bá
du lịch Việt Nam tới các thị trường
quốc tế để triển khai trong Chương trình
Xúc tiến du lịch quốc gia năm 2016.
Tổng cục Du lịch yêu cầu các đề
xuất về ý tưởng và giải pháp ứng dụng
E-marketing phải dựa trên nền tảng
công nghệ thông tin hiện đại, hướng tới
các thị trường quốc tế mục tiêu. Kinh
phí dự kiến triển khai cho ý tưởng, giải
pháp này trong năm 2016 là 1 tỷ đồng.
Tổng cục Du lịch nhận các đề xuất từ
phía các tổ chức, cá nhân tham gia
trước ngày 20.9.
Theo đánh giá củaTổng cục Du lịch:
Việc tăng cường ứng dụng E-marketing
trong hoạt động xúc tiến du lịch là yếu
tố rất quan trọng để tăng năng lực cạnh
tranh. Tổng cục Du lịch luôn tạo điều
kiện hỗ trợ các doanh nghiệp và phối
hợp với các tổ chức quốc tế để đẩy
mạnh ứng dụng E-marketing trong hoạt
động xúc tiến du lịch, góp phần thúc đẩy
phát triển của toàn ngành.
Việt Nam hiện được đánh giá là
điểm đến an toàn nhất trong khu vực và
là đất nước có nhiều tiềm năng về du
lịch. E-marketing trong xúc tiến du lịch
đang là vấn đề quan tâm của các doanh
nghiệp. E-marketing trong xúc tiến du
lịch hiện nay đã trở thành một yêu cầu
và là phương pháp quảng cáo du lịch
ngày càng hữu hiệu trong đầu tư và cải
tạo những thị trường du lịch, đặc biệt là
những thị trường giàu tiềm năng, có sức
phát triển như Việt Nam.
Ông Vũ Quốc Trí - Giám đốc Dự án
EU-ESRT (Dự án Chương trình Phát
triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm
với Môi trường và Xã hội do Liên minh
Châu Âu tài trợ) cũng cho rằng: Tại
Việt Nam, hoạt động xúc tiến quảng bá
du lịch được triển khai một cách tương
đối độc lập giữa cơ quan quản lý nhà
nước về du lịch và các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch. Điều này thường
dẫn tới sự thiếu thống nhất về thương
hiệu quốc gia và định hướng sản phẩm
và dịch vụ du lịch… Do đó việc quảng
bá, xúc tiến chưa đạt được hiệu quả tốt.
Việc thiết lập và vận hành mô hình
hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước
về du lịch và các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch có thể khắc phục được
các yếu kém trên, đặc biệt trong hoạt
động ứng dụng E-marketing để xúc tiến
quảng bá du lịch trên phạm vi cả nước
hoặc tại các tỉnh/vùng. Hợp tác công -
tư có thể quy tụ được cả nguồn lực về
tài chính cũng như nguồn nhân lực. Mô
hình về hợp tác công - tư để ứng dụng
kỹ thuật E-marketing trong xúc tiến
quảng bá du lịch được triển khai giữa
Tổng cục Du lịch và Hội đồng Tư vấn
du lịch đang mở ra một cơ hội mới, rất
tích cực cho du lịch Việt Nam.
Ông Vũ Quốc Trí cũng khẳng định:
Trong xu hướng du lịch hiện đại, E-
marketing được xem là một công cụ
hữu hiệu để xúc tiến quảng bá du lịch.
Những khảo sát của tổ chức “Google
travel study” hàng năm cho thấy tỷ lệ
sử dụng internet của khách du lịch ngày
càng tăng. Do đó, những lợi ích mà E-
marketing mang lại đối với ngành du
lịch là không thể phủ nhận…
Yến nHi
lực lượng doanh nghiệp trong nước
chưa thể đủ mạnh để cạnh tranh với
các công ty nước ngoài. Do đó, các
doanh nghiệp mong muốn các đơn vị
quản lý nhà nước, đơn vị làm luật lưu
ý vấn đề này.
Ông Lưu Đức Kế - Giám đốc công
ty lữ hành Hanoitourist cho hay: Việc
cho phép người nước ngoài đưa khách
Việt Nam ra nước ngoài cần phải được
xem xét kỹ lưỡng trước khi Luật Du lịch
sửa đổi được ban hành. Hiện giờ, người
Việt Nam du lịch nước ngoài ngày càng
đông. Việc đưa người Việt Nam du lịch
nước ngoài, từ trước đến nay đều do các
đơn vị lữ hành quốc tế của Việt Nam
đảm nhiệm, gửi khách tới các thị trường
đối tác, khi đi đều có hướng dẫn viên
Việt Nam đi theo, đảm bảo giúp đỡ tốt
nhất cho khách hàng thích nghi, hiểu cơ
bản về văn hóa nước đó và giải quyết
các vấn đề phát sinh.Về cơ bản, các đơn
vị lữ hành trong nước vẫn đáp ứng tốt
các nhu cầu của khách Việt Nam du lịch
nước ngoài.
Ông Lưu Đức Kế khẳng định:
Không chỉ có Hanoitourits mà các
doanh nghiệp lữ hành lớn khác như
Saigontourist, Vietravel… khi được
tham vấn ý kiến cũng đồng tình cho
rằng: Vẫn biết hội nhập quốc tế là cần
thiết, nhưng cũng chưa nên “mở toang”
cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài đưa khách Việt Nam đi du lịch
nước ngoài vào thời điểm hiện nay.
Việc này cần có lộ trình cụ thể để đảm
bảo doanh nghiệp trong nước đủ sức
cạnh tranh.
Ông Nguyễn Hồng Đài - Giám đốc
Công ty APT Travel cho hay: Vấn đề
cho các công ty 100% vốn nước ngoài
có thể kinh doanh tất cả các lĩnh vực du
lịch ở nước ta, xét về kinh tế thị trường
là hợp lý. Nhưng xét về điều kiện hội
nhập, chúng ta có thể lùi lại thời điểm,
thực hiện theo lộ trình cụ thể. Với điều
kiện cụ thể của các doanh nghiệp du lịch
lữ hành tại Việt Nam chủ yếu là vừa và
nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ, các doanh
nghiệp trong nước sẽ khó có thể tồn tại.
tHế Hùng
ĐẩymạnhhoạtđộngE-marketingđểquảngbádulịchViệtNam
8 số 1193 l 22.9.2016
Sự kiện vấn đề
Thành phố Đà Nẵng phấn đấu trong
những năm tới tập trung phát triển du
lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng biển
cao cấp trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, mang tầm cỡ quốc gia và quốc
tế. Thành phố đầu tư phát triển du lịch
có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao chất
lượng và tính chuyên nghiệp; xây dựng
thương hiệu du lịch Đà Nẵng là Thiên
đường nghỉ dưỡng, điểm đến an toàn
và thân thiện.
Đà Nẵng cũng xây dựng các sản
phẩm du lịch khác biệt, độc đáo, có sức
cạnh tranh cao; phát triển du lịch gắn
với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và
phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ môi
trường, bảo đảm quốc phòng-an ninh;
gắn kết sản phẩm và chất lượng du lịch
với từng thị trường và phát huy liên kết
vùng với Quảng Nam, Thừa Thiên
Huế, vùng Nam Trung Bộ và cả nước.
Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2020
đón 8.850.000 du khách, trong đó có
2.450.000 khách quốc tế và 6.400.000
khách nội địa. Đến năm 2020, Đà Nẵng
phấn đấu tổng thu du lịch đạt 31.500 tỷ
đồng. Dự kiến đến năm 2020, thành
phố có trên 23.000 phòng khách sạn,
tăng gần 5.000 phòng so với năm 2015,
trong đó số phòng khách sạn 3-5 sao sẽ
tăng 4.000 phòng, nâng tổng số phòng
khách sạn từ 3-5 sao lên trên 13.000
phòng; khuyến khích phát triển loại
hình homestay để đáp ứng nhu cầu du
khách trong các đợt cao điểm. Đà Nẵng
cũng xây dựng nguồn nhân lực ngành
du lịch đáp ứng tiêu chuẩn về nghề du
lịch trong khốiASEAN; đội ngũ cán bộ
quản lý Nhà nước, các cơ sở kinh
doanh du lịch được chuẩn hóa, nâng
cao chất lượng nghiệp vụ, tính chuyên
nghiệp và trình độ ngoại ngữ.
Theo ông Trần Chí Cường - Phó
Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà
Nẵng, thành phố tập trung hoàn thiện
cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển
ngành du lịch; xây dựng và đưa vào
hoạt động Quỹ hỗ trợ Phát triển du lịch
Đà Nẵng để huy động thêm nguồn lực
đầu tư cho công tác xúc tiến, quảng bá
du lịch; nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung
cơ chế chính sách nhằm khuyến khích,
thu hút đầu tư vào các khu du lịch bán
đảo Sơn Trà, Công viên Văn hóa lịch
sử Ngũ Hành Sơn, điểm du lịch đỉnh
đèo Hải Vân và một số loại hình du lịch
đường thủy...
Thành phố khuyến khích các đơn
vị, địa phương tăng cường nâng cao
hiệu quả du lịch thông qua đánh giá,
xếp hạng, bình chọn và tôn vinh đối với
các doanh nghiệp và địa danh; xây
dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền
và doanh nghiệp tổ chức các hoạt động
văn hóa - nghệ thuật để phục vụ du
khách; quy hoạch và kêu gọi, vận động
đầu tư các cụm dịch vụ giải trí, ẩm thực
và mua sắm tập trung, hình thành các
khu vui chơi giải trí về đêm.
Đà Nẵng cũng tiếp tục triển khai
hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát
triển sản xuất hàng lưu niệm trên địa
bàn thành phố; hoàn thiện đồng bộ kết
cấu hạ tầng, đẩy nhanh việc triển khai
các dự án về du lịch, đẩy mạnh hợp tác,
liên kết phát triển du lịch; tăng cường
công tác quản lý nhà nước đối với du
lịch, đảm bảo môi trường du lịch lành
mạnh, an toàn, thân thiện; xử lý
nghiêm các đơn vị kinh doanh du lịch,
người nước ngoài hoạt động du lịch trái
phép; tiếp tục xử lý dứt điểm tình trạng
chèo kéo, đeo bám khách du lịch, bán
hàng rong, xin ăn biến tướng, trá hình.
Cũng theo ông Trần Chí Cường,
giải pháp phát triển du lịch của thành
phố Đà Nẵng là: Tập trung phát triển
du lịch vào chiều sâu, hình thành các
sản phẩm du lịch mới, có sức cạnh
tranh cao. Thành phố ưu tiên phát triển
theo 3 nhóm sản phẩm chính như nhóm
sản phẩm du lịch biển, nghỉ dưỡng cao
cấp; nhóm sản phẩm du lịch mua sắm,
hội nghị hội thảo (MICE); nhóm sản
phẩm du lịch văn hoá, lịch sử, sinh thái,
làng quê, làng nghề; đa dạng hóa sản
phẩm du lịch bổ trợ như du lịch tâm
linh, du lịch văn hóa - ẩm thực, chữa
bệnh - làm đẹp, du lịch thể thao giải trí
biển...; nâng cao chất lượng dịch vụ
theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo
môi trường du lịch an ninh, an toàn,
sạch đẹp, thân thiện và mang tính bền
vững; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ nhân lực du lịch.
Đà Nẵng phát triển đồng thời thị
trường khách du lịch nội địa và thị
trường khách du lịch quốc tế; làm tốt
công tác nghiên cứu, xúc tiến thị
trường để xác định đối tượng khách
chủ lực của Đà Nẵng, từ đó có hướng
đầu tư, khai thác thích hợp; đẩy mạnh
phát triển các thị trường Đông Bắc Á;
duy trì và phát triển thị trường khách
truyền thống khu vực Đông Nam Á,
Tây Âu, Bắc Mỹ hướng đến mở rộng
thị trường khách các nước khu vực,
Trung Đông, Ấn Độ, Nga và Đông
Âu; tiếp tục phát triển thị trường
khách nội địa...
Đà Nẵng cũng kiến nghị Thủ tướng
Chính phủ cho thực hiện chủ trương
cho xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi
đột phá thí điểm áp dụng cho Cụm du
lịch trọng điểm miền Trung (Huế - Đà
Nẵng - Quảng Nam) theo hướng đột
phá thí điểm như một số địa phương
trong nước: Phú Quốc, Quảng Ninh,
Lâm Đồng đang áp dụng nhằm tạo
bước phát triển đột phá; áp dụng giá ưu
đãi, giảm lệ phí phục vụ hành khách tại
sân bay Đà Nẵng để khuyến khích các
hãng hàng không mở đường bay quốc
tế trực tiếp. Thành phố khuyến khích
các hãng hàng không quốc tế mở
đường bay mới và duy trì các đường
bay quốc tế đến sân bay quốc tế Đà
Nẵng để thu hút khách từ các thị trường
trọng điểm thông qua các đường bay
đến các tỉnh miền Trung.
t.Lâm
Đà Nẵng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
9số 1193 l 22.9.2016
Sự kiện vấn đề
Xây dựng những chuẩn mực ứng xử
làm nền tảng cho chương trình phát triển
người Hà Nội thanh lịch, văn minh được
thành phố Hà Nội đặt ra từ lâu. Sau
nhiều năm dày công nghiên cứu, bộ quy
tắc ứng xử tại địa điểm công cộng đã
hoàn thành, hiện thành phố đang tiếp tục
xây dựng bộ quy tắc ứng xử tại khu vực
các cơ quan, đơn vị. Khi đưa vào triển
khai thực tế, người dân Thủ đô sẽ có
những bộ khung để điều chỉnh lời nói,
thái độ, hành vi ứng xử, góp phần xây
dựng và phát triển văn hóa, con người
Hà Nội.
Địnhhướngphongcáchứngxử
củangườiHàNội
Dù là Thủ đô nghìn năm văn hiến,
phong cách ứng xử của người dân mang
đậm dấu ấn riêng, song những nét đẹp
trong lối sống, giao tiếp của người dân
Hà Nội có phần bị ảnh hưởng bởi sự
thay đổi của cuộc sống hiện nay. Việc
xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong cộng
đồng của thành phố Hà Nội được đông
đảo các cơ quan, đoàn thể cũng như
chính người dân thành phố ủng hộ. Bởi
trước hết, bộ quy tắc góp phần hình
thành những chuẩn mực, giá trị đạo đức,
làm cơ sở định hướng, lời nói, thái độ,
hành vi ứng xử của cá nhân, tổ chức,
hướng đến một thành phố thanh lịch,
văn minh.
Ông Nguyễn Khắc Lợi - Phó Giám
đốc SởVăn hóa vàThể thao Hà Nội cho
biết: Bộ quy tắc mang tính chất thông
điệp chung, làm căn cứ tuyên truyền,
hướng dẫn, động viên, giáo dục mọi
người sinh hoạt, ứng xử theo chuẩn mực
của xã hội. Chuẩn mực đó được lấy từ
thực tế cuộc sống, chắt lọc lại và sắp xếp
theo trình tự nhất định.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
(đơn vị thường trực) đã hướng đến
những nơi tập trung đông người như
khu dân cư, bệnh viện, cơ quan, đơn vị,
nơi tổ chức sản xuất kinh doanh, nơi vui
chơi giải trí, các hoạt động lễ hội… để
xây dựng bộ quy tắc ứng xử. Đây là
những nơi mà người dân có nhiều thời
gian để sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng.
Hiện tại, bộ quy tắc ứng xử tại các
địa điểm công cộng đã xây dựng xong,
UBND thành phố Hà Nội sẽ ban hành
trong thời gian tới. Bộ quy tắc này có
những quy tắc ứng xử chung và quy tắc
ứng xử cụ thể cho từng địa điểm như:
Tại vỉa hè, lòng đường; tại vườn hoa,
quảng trường, tượng đài, công viên; khu
vực tín ngưỡng, tôn giáo; bảo tàng, thư
viện, nhà văn hóa; trung tâm thương
mại, siêu thị, chợ; nhà ga, bến tàu,
thuyền, bến ô tô; khu vui chơi, giải trí.
Khu vực thứ hai được Sở Văn hóa
và Thể thao Hà Nội tập trung xây dựng
bộ quy tắc ứng xử là các cơ quan, đơn
vị. Mặc dù rất nhiều nơi đã có những nội
quy, quy tắc làm việc, lao động và học
tập song chưa quan tâm nhiều đến quy
tắc ứng xử.Ví dụ, tại các đơn vị sản xuất
cũng chỉ có các quy định để đảm bảo
quy trình sản xuất, nội quy lao động, còn
việc ứng xử giữa người lao động với
nhau, người lao động với người quản lý
chưa được đề cập tới. Một khu vực quan
trọng khác là khu dân cư. Tuy nhiên,
khu vực này có thuận lợi là từ trước đến
nay đã có những hương ước, quy ước,
những chỉ tiêu phấn đấu xây dựng gia
đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa, do
vậy có những nếp sống văn minh nhất
định. Nhưng việc chuẩn hóa theo bộ quy
tắc ứng xử vẫn được Sở Văn hóa và Thể
thao Hà Nội nghiên cứu, xây dựng.
Linhhoạttrongtriểnkhai
Bộ quy tắc ứng xử không có chế tài
xử lý nên cách triển khai được Sở Văn
hóa và Thể thao Hà Nội nghiên cứu kỹ
lưỡng. Phương thức triển khai của bộ
quy tắc là tuyên truyền, giáo dục một
cách có hệ thống và áp dụng trên tất cả
các lĩnh vực để mọi người cùng hiểu,
cùng thực hiện. Trước mắt, cơ quan văn
hóa sẽ triển khai thí điểm tại 1-2 địa
điểm ở mỗi khu vực, đảm bảo các nơi
thí điểm phải có tính điển hình và sẽ tổ
chức rút kinh nghiệm. Trên cơ sở đó,
các địa phương nhân rộng để bộ quy tắc
có thể “ngấm” được vào cuộc sống.
Dựa trên bộ khung mà Sở Văn hóa
và Thể thao Hà Nội xây dựng, các khu
vực, cơ quan, đơn vị sẽ tự xây dựng
cho mình những tiêu chuẩn riêng để
phù hợp với đặc thù của từng nơi. Các
đơn vị quản lý phải thực hiện đăng ký,
sau đó tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ,
nhân viên (đối với cơ quan, đơn vị)
hoặc hướng dẫn người dân (đối với các
điểm công cộng) cùng thực hiện. Chính
người quản lý đơn vị phải chịu trách
nhiệm về những nội dung đã đăng ký
với cơ quan chức năng.
Ông Đỗ Xuân Thủy - Tổng Giám
đốc Công ty cổ phần Đồng Xuân
khẳng định: “Trong một xã hội hiện đại
cần phải có quy tắc ứng xử làm chuẩn
mực để mọi người hướng tới. Đối với
chợ Đồng Xuân, nơi có số lượng người
kinh doanh lớn nên rất cần có những
quy tắc ứng xử cho phù hợp với văn
minh thương mại. Chúng tôi mong
muốn sớm có bộ quy tắc ứng xử, khi
đó chúng tôi sẽ tiếp nhận, tích cực
tuyên truyền đến người kinh doanh”.
Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà
Nội, bộ quy tắc ứng xử không thể thay
thế cho quy chế, quy tắc, nội quy của
những nơi công cộng, của các cơ quan,
đơn vị, mà là định hướng cho mọi
người thực hiện theo đúng quy chế, nội
quy. Hay nói cách khác, bộ quy chế
chính là lời khuyên dành cho mọi
người về cách ứng xử văn minh. Dự
kiến cuối năm 2016, bộ quy tắc ứng xử
tại địa điểm công cộng sẽ được thành
phố ban hành và đến năm 2017, Sở
Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ hoàn
thành bộ quy tắc ứng xử tại các cơ quan,
đơn vị.
Yến nHi
Xây dựng chuẩn mực ứng xử của người Hà Nội
10 số 1193 l 22.9.2016
Sự kiện vấn đề
Ngày 15.9, tỉnh Vĩnh Long tổng kết
15 năm thực hiện phong trào “Toàn dân
đoànkếtxâydựngđờisốngvănhóa”giai
đoạn 2000-2015 và đề ra nhiều mục tiêu,
giải pháp chính thực hiện trong giai đoạn
2016-2020.
Tỉnh Vĩnh Long phấn đấu đến năm
2020 có từ 80-85% hộ gia đình đạt tiêu
chuẩnvănhóa,trongđócótừ60-65%hộ
đạt từ 3 năm liên tục trở lên; 90% cơ
quan,đơnvị,doanhnghiệpđạtchuẩnvăn
hóa; 33% tỷ lệ dân số tham gia luyện tập
thểdụcthểthaothườngxuyênvà28%số
hộ gia đình thể thao. Bên cạnh đó, tỉnh
tiếp tục nâng cao chất lượng các ấp,
khóm, khu dân cư đã đạt chuẩn văn hóa;
phấn đấu mỗi huyện, thị xã, thành phố
được công nhận mới từ một đến hai xã
đạtchuẩnvănhóanôngthônmới,đốivới
phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô
thị trong giai đoạn 2016-2020.
Để thực hiện những mục tiêu trên,
UBND tỉnh Vĩnh Long yêu cầu các cấp,
các ngành gắn phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”,
xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp
bách,vừalâudàivàphảiđượccụthểhóa
trong chương trình công tác và kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội hàng năm. Các
cấp,cácngànhtiếptụccủngcố,kiệntoàn
Ban chỉ đạo, Ban vận động các cấp, nhất
làởcấpxã,đảmbảotừngthànhviênnắm
vững các nội dung tiêu chuẩn; tăng
cường công tác tuyên truyền, giáo dục
nội dung, ý nghĩa phong trào bằng nhiều
hình thức phong phú, thiết thực, giúp
người dân hiểu rõ và tích cực tham gia.
Qua 15 năm triển khai thực hiện,
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đờisốngvănhóa”trênđịabàntỉnhkhông
ngừng nâng cao về chất lượng và phát
triểnvềsốlượng.Đếnnay,VĩnhLongđã
cógần244.000hộđạtchuẩngiađìnhvăn
hóa, chiếm 93,77%; hơn 76% ấp, khóm,
khu dân cư đạt chuẩn văn hóa; gần 32%
xãđạtchuẩnvănhóanôngthônmới;hơn
25% xã đạt chuẩn nông thôn mới và trên
97% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt
chuẩn văn hóa.
Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở
trên địa bàn tỉnh từng bước được đầu
tư, xây dựng. Đến nay, toàn tỉnh có 5
trung tâm văn hóa-thể thao cấp
huyện; 43 trung tâm văn hóa, thể thao
cấp xã, 25 nhà văn hóa-khu thể thao
ấp; 1.470 sân bãi, câu lạc bộ thể thao,
đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí,
nâng cao mức hưởng thụ đời sống
tinh thần cho nhân dân.
HuY Long
Vĩnh Long: Nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa
Ngày 18.9, Trường Đại học Thể dục
thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ
chức kỷ niệm 40 năm thành lập và đón
nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất
(lần hai).
Trường Đại học Thể dục thể thao
Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập
ngày 28.01.1976 với tên gọi Trường
Cán bộ Thể dục thể thao miền Nam,
nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo thể thao
cho khu vực phía Nam. Trải qua 40
năm phát triển với nhiều tên gọi khác
nhau, nhà trường đã góp phần quan
trọng trong sự nghiệp thể dục thể thao
của nước nhà, cũng như khẳng định vị
thế đào tạo thể dục thể thao hàng đầu
của khu vực phía Nam.
GS.TS Lê Quý Phượng - Hiệu
trưởngTrường Đại họcThể dục thể thao
Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, nhà
trường được giao nhiệm vụ đào tạo cán
bộ thể dục thể thao thành tích cao, tham
gia nghiên cứu khoa học, đào tạo vận
động viên thành tích cao.Trong suốt quá
trình đó, thành tích quan trọng, nổi bật
nhất là đào tạo nguồn nhân lực cho
ngành thể thao nước nhà với 39 khóa
học đại học chính quy (hơn 10.000 sinh
viên) và 74 khóa đại học tại chức (hơn
5.000 sinh viên). Những cử nhân, thạc
sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp tại trường đã về nhận
công tác ở mọi miền đất nước, góp phần
quan trọng vào sự phát triển thể dục thể
thao khu vực phía Nam và cả nước.
Hiện tại trường có 318 cán bộ, trong
đó có 1 Giáo sư, 5 Phó Giáo sư, 33 Tiến
sĩ, 167 Thạc sĩ và 87 Cử nhân. Tỷ lệ
giảng viên có trình độ sau đại học chiếm
81%. Đội ngũ cán bộ nhà trường đang
ngày càng lớn mạnh và đáp ứng được
yêu cầu phát triển của trường thời điểm
hiện tại và trong tương lai. Những kinh
nghiệm trong 40 năm qua sẽ là tiền đề
để nhà trường hướng đến sự phát triển
toàn diện trong xu thế hội nhập quốc tế
với mục tiêu phần đấu trở thành “Trường
đại học thể dục thể thao mạnh, có uy tín
cao trong nước, khu vực và thế giới”.
Nhân dịp này, Trường Đại học Thể
dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
đã vinh dự được đón nhận Huân
chương Lao động Hạng Nhất (lần hai).
Đây là phần thưởng cao quý, ghi nhận
những thành tích, đóng góp của nhà
trường đối với sự nghiệp thể dục thể
thao của nước nhà.
Dịp này, Trường Đại học Thể dục
thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đã
khánh thành Tượng đài Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Tượng đài cao 2,5m, làm
bằng đá Granite, đặt trong khuôn viên
nhà trường.
HuY Hiệp
Khẳng định vị thế về đào tạo nguồn nhân lực ngành thể thao
khu vực phía Nam
11số 1193 l 22.9.2016
Sự kiện vấn đề
Không dừng lại ở mục tiêu là khu
vực du lịch trọng điểm quốc gia, Sa Pa
(Lào Cai) đang phấn đấu trở thành khu
vực du lịch trọng điểm quốc tế với
những ưu đãi từ thiên nhiên, con người
và bản sắc văn hóa đặc trưng cùng các
dự án lớn đã và đang được triển khai
trên địa bàn. Thông tin trên được ông
Nguyễn Hữu Thể - Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Lào Cai cho biết tại cuộc
họp báo giới thiệu các hoạt động, sự
kiện chính trị, văn hóa, du lịch trên địa
bàn tỉnh Lào Cai trong năm 2016-2017
do Bộ VHTTDL, Ban Chỉ đạo Tây
Bắc cùng UBND tỉnh Lào Cai phối
hợp tổ chức.
Ông Hà Mạnh Thắng - Giám đốc
Sở VHTTDL tỉnh Lào Cai khẳng định:
Với mục tiêu đón 3 triệu lượt khách
trong năm du lịch 2017, Lào Cai đảm
bảo chuẩn bị tốt 600 cơ sở lưu trú trên
địa bàn. Riêng tại Sa Pa, bên cạnh các
nhà ở bình dân cùng các cơ sở lưu trú
tại nhà dân (homestay), địa phương
đang tập trung xây dựng các cơ sở lưu
trú từ 3 sao trở lên. Thời gian tới, với
việc hoàn thành đường cao tốc Lào Cai
- Sa Pa, du khách chỉ mất khoảng 15
phút di chuyển từ thị trấn Sa Pa về
thành phố Lào Cai nên lượng khách lưu
trú sẽ đổ dồn về thành phố Lào Cai và
giảm tải cho Sa Pa một cách hiệu quả.
Năm 2016, Lào Cai đã đầu tư xây
dựng các sản phẩm du lịch mới mang
tính đặc trưng của tỉnh để đưa vào khai
thác phục vụ du khách trong năm 2017.
Tỉnh đã nâng cấp một số điểm du lịch
cộng đồng đạt chuẩn phục vụ khách du
lịch trong chuỗi sản phẩm “du lịch
cộng đồng Tây Bắc”, đầu tư xây dựng
sản phẩm du lịch gắn với các di sản văn
hóa ruộng bậc thang Lào Cai trong
chương trình “hành trình khám phá
cung đường di sản văn hóa ruộng bậc
thang - Tây Bắc” chung của khu vực;
khai thác các chợ phiên vùng cao phục
vụ khách du lịch theo chương trình du
lịch “chợ phiên vùng cao” của khu vực;
khai thác sản phẩm du lịch tâm linh
theo chuỗi “Chương trình du lịch tâm
linh dọc sông Hồng” của khu vực; đầu
tư xây dựng sản phẩm du lịch chuyên
đề về hoa trong chương trình du lịch
“sắc hoa Tây Bắc” chung của khu vực;
đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch trong
chương trình du lịch “Chinh phục đỉnh
cao” của khu vực.
Tỉnh Lào Cai cũng đăng cai tổ chức
các sự kiện “Ngày hội văn hóa thể thao
và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc
lần thứ XIII năm 2016”, “Lễ khai mạc
và công bố Năm Du lịch quốc gia 2017
- Lào Cai - Tây Bắc” với quy mô cấp
quốc gia, Liên hoan phim truyền hình
toàn quốc lần thứ 36.
V.toàn
Sa Pa phấn đấu trở thành khu vực du lịch trọng điểm quốc tế
Ngày 16.9, UBND tỉnh Bình
Dương tổ chức tổng kết, tuyên dương
khen thưởng những điển hình trong
15 năm thực hiện phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” giai đoạn 2000-2015. Hơn 400
đại biểu là đại diện các sở, ban,
ngành, UBND các huyện, thị, thành
phố, cán bộ khu phố, ấp, gia đình, chủ
nhà trọ tiêu biểu đã dự hội nghị.
Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị
Minh Nghĩa - Phó Giám đốc Sở
VHTTDL tỉnh Bình Dương cho biết:
Trong 15 năm qua, phong trào đã
xuất hiện nhiều gương người tốt,
việc tốt, các điển hình tiên tiến góp
phần tích cực vào việc hình thành
nhân cách con người Việt Nam. Qua
15 năm thực hiện phong trào, tỷ lệ hộ
đạt gia đình văn hóa so với tổng số
gia đình đăng ký tăng 12,88% so với
năm 2000; tỷ lệ khu phố, ấp đạt văn
hóa tăng 26,47%; toàn tỉnh có 57 khu
phố, ấp đạt danh hiệu văn hóa 10
năm liên tục trở lên. Từ năm 2011
đến năm 2015, số khu nhà trọ đạt
danh hiệu nhà trọ văn hóa tăng
25,17% so với số khu nhà trọ đăng
ký. Ngoài ra, cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư” cũng đã khơi dậy
tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau phát
triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo,
làm giàu hợp pháp, chung sức xây
dựng nông thôn mới, đô thị văn
minh, góp phần thực hiện thắng lợi
các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh của địa phương.
Ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ
tịch UBND tỉnh Bình Dương đề nghị
các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn
thể và Ban chỉ đạo các cấp đổi mới và
nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền, vận động thực hiện phong
trào; phối hợp chặt chẽ, kết hợp sáng
tạo và nhuần nhuyễn các yêu cầu,
nhiệm vụ của phong trào với cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư”; tăng
cường, chủ động và công khai minh
bạch công tác xã hội hóa trong thực
hiện phong trào; phát huy hiệu quả
thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở.
Dịp này, UBND tỉnh Bình Dương
tặng Bằng khen cho 156 cá nhân, tập
thể, hộ gia đình. Ủy ban MTTQ Việt
Nam tỉnh Bình Dương tặng Bằng
khen cho 70 khu phố, ấp và 20 khu
nhà trọ.
ĐứC Kiên
Hiệu quả phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở Bình Dương
12 số 1193 l 22.9.2016
Sự kiện vấn đề
Ngày 14/9 tại Nghệ An, Dự án
“Chương trình phát triển năng lực du
lịch có trách nhiệm với môi trường và xã
hội” (Dự án EU-ESRT do Liên minh
Châu Âu tài trợ) đã bàn giao các kết quả
hỗ trợ kỹ thuật của dự án cho 4 tỉnh Bắc
miền Trung gồm: Thanh Hóa, NghệAn,
Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Từ tháng 02.2016, Dự án EU-ESRT
đã hỗ trợ phát triển du lịch có trách
nhiệm tại khu vực 4 tỉnh Bắc miềnTrung
bằng 5 nhóm hoạt động: Tăng cường
quản lý điểm đến; Chiến lược và Kế
hoạch hành động quản lý điểm đến; Ưu
tiên, phân cụm và kết nối sản phẩm; Bản
đồ du lịch, Bộ Quy tắc ứng xử du lịch có
trách nhiệm và hỗ trợ nguồn nhân lực.
Bà NguyễnThịThu Hằng - Ban Hợp
tác và Phát triển của Phái đoàn Liên
minh Châu Âu tại Việt Nam đánh giá
khu vực 4 tỉnh Bắc miền Trung đã thành
công trong việc thu hút khách du lịch nội
địa cùng một số dự án đầu tư du lịch lớn;
cách tiếp cận hợp tác mang tính khu vực
sẽ khuyến khích khách du lịch kéo dài
thời gian lưu trú và quay trở lại. Bà Hằng
cho rằng, để làm được việc này, điểm
đến phải có một cơ chế hợp tác thực sự
và chặt chẽ giữa các doanh nghiệp du
lịch và khu vực nhà nước. Với sự hỗ trợ
của Dự án EU-ESRT, cơ chế hợp tác này
đã được cải thiện, tạo ra được những kết
quả và sự tiến bộ đáng kể cho khu vực,
hy vọng các tỉnh sẽ tiếp tục duy trì bền
vững các kết quả của dự án.
Ngoài khu vực các tỉnh Bắc miền
Trung, Dự án EU-ESRTcũng hỗ trợ một
số khu vực khác, gồm 8 tỉnhTây Bắc mở
rộng, 3 tỉnh duyên hải miền Trung và 3
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Theo
mô hình Tổ chức Quản lý điểm đến mà
dự án triển khai, các bên liên quan trong
khu vực nhà nước và tư nhân được kết
nối, tham gia để thiết lập đối thoại công
- tư ở cấp độ điểm đến và tăng cường
khả năng cạnh tranh của du lịch.
Với nội dung Tăng cường quản lý
điểm đến tại khu vực 4 tỉnh Bắc miền
Trung, Dự án EU-ESRT đã hỗ trợ để
hình thành mô hình Tổ chức quản lý
điểm đến, tạo điều kiện tăng cường đối
thoại công - tư trong khu vực; đề xuất để
phát huy hiệu quả của Tổ chức quản lý
điểm đến và đối thoại công - tư, các địa
phương cần duy trì Ban Chỉ đạo điều
phối Vùng, tăng cường vai trò lãnh đạo
của Tổng cục Du lịch, hình thành Quỹ
phát triển du lịch chung đồng thời phát
huy vai trò của các hiệp hội du lịch với
sự tham gia ngày càng chặt chẽ của các
doanh nghiệp du lịch. Bên cạnh đó, Dự
án EU-ESRT đã huy động các chuyên
gia quốc tế và trong nước hỗ trợ các địa
phương xây dựng chiến lược và kế
hoạch hành động quản lý điểm đến
thông qua phương pháp quy trình đánh
giá nhanh. Chiến lược này nhằm các
mục tiêu như: Áp dụng một cơ chế quản
trị tốt, thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch
có tính cạnh tranh và các thị trường bền
vững, sử dụng du lịch để phát triển kinh
tế-xã hội, xây dựng nhận thức và hiểu
biết về du lịch bền vững, xây dựng một
lực lượng lao động du lịch có kỹ năng
cùng những điều kiện làm việc phù hợp,
bảo vệ và quảng bá các di sản thiên
nhiên và văn hóa một cách thận trọng.
Dự án EU-ESRT đã hỗ trợ các Tổ
công tác tăng cường các sản phẩm du
lịch cấp điểm đến bằng việc xây dựng
một kế hoạch phân cụm và kết nối các
sản phẩm, bao gồm cả xây dựng năng
lực của các đối tác liên quan thông qua
đối thoại công - tư. Theo đó, ba cơ hội
chính phát triển sản phẩm chung phải kể
đến là tăng cường tuyến du lịch biển,
tuyến du lịch mạo hiểm theo đường mòn
Hồ Chí Minh và xây dựng, tiếp thị các
sự kiện tham quan mạo hiểm, các sự
kiện du lịch chung.
Một kết quả rất quan trọng khác của
dự án là tăng cường phát triển nguồn
nhân lực du lịch cho khu vực thông qua
các chương trình xây dựng năng lực cho
rất nhiều đối tượng, từ các cán bộ quản
lý nhà nước, doanh nghiệp du lịch, cộng
đồng địa phương tới các cơ sở đào tạo
nghề du lịch...
H.L
Sáng 15.9, tại TP Hải Phòng đã
diễn Festival nhiếp ảnh trẻ toàn quốc.
Festival nhiếp ảnh trẻ là cuộc thi
nhiếp ảnh trên mạng dành cho giới
trẻ từ 14 đến 35 tuổi lần đầu tiên
được Bộ VHTTDL tổ chức nhằm
phát huy khả năng sáng tạo để tạo ra
những tác phẩm hay, ý nghĩa, có giá
trị cao cả về nội dung và hình thức.
Với chủ đề “Thế hệ trẻ Việt Nam
- Đất nước và phát triển”, sau hơn 3
tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận
được 3.054 ảnh của 527 tác giả từ 58
tỉnh/thành trong nước và ngoài nước
tham dự. Hội đồng nghệ thuật đã
chọn được 206 ảnh để triển lãm,
trong đó có 21 giải thưởng, gồm: 1
giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 15
giải khuyến khích. Qua lăng kính của
các nhiếp ảnh trẻ, các tác phẩm được
lựa chọn để triển lãm và trao giải
thưởng tại Festival nhiếp ảnh trẻ đã
phần nào bám sát chủ đề, thể hiện
sinh động những vấn đề của cuộc
sống đương đại, vẻ đẹp con người,
văn hóa, phong cảnh, đất nước, công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mỗi tác phẩm là một thông điệp,
một món quà đầy ý nghĩa của tác giả
muốn truyền tải, gửi gắm tới người
Festival nhiếp ảnh trẻ quảng bá hình ảnh đất nước,
con người Việt Nam
Pháttriểnnănglựcdulịchcótráchnhiệmvớimôitrườngvàxãhội
13số 1193 l 22.9.2016
Sự kiện vấn đề
Ngày 18.9, Giải vô địch Karatedo
quốc gia lần thứ XXVI năm 2016 do
Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với
Sở VHTTDL Cần Thơ tổ chức đã chính
thức khép lại sau 6 ngày tranh tài sôi nổi
tại Nhà thi đấu đa năng thành phố Cần
Thơ. Kết thúc giải, đoàn vận động viên
chủ nhà Cần Thơ xuất sắc giành ngôi vị
nhất toàn đoàn với 4 Huy chương Vàng,
7 Huy chương Bạc và 4 Huy chương
Đồng. Đoàn Quân đội xếp thứ nhì trên
bảng xếp hạng với 3 Huy chương Vàng,
4 Huy chương Bạc và 1 Huy chương
Đồng. Đoàn vận động viên Thanh Hóa
xếp hạng ba với 3 Huy chương Vàng, 2
Huy chương Bạc và 1 Huy chương
Đồng. Cả 4 Huy chươngVàng đoàn Cần
Thơ giành được ở các nội dung như:
Kata đồng đội nữ do công của bộ 3 võ sĩ
Đỗ Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hằng, Lê
Thị Khánh Ly; nội dung Kumite cá nhân
nam hạng cân 78kg do công của võ sĩ Đỗ
Thanh Nhân; nội dung Kumite cá nhân
nữ hạng cân 44kg do công của võ sĩ
Nguyễn Thị Tuyết Ngân và nội dung
Kumite cá nhân nữ hạng cân 59kg do
công của võ sĩ Bùi Thị Ngọc Hân.
Ông Vũ Sơn Hà - Trưởng Bộ môn
Karatedo Việt Nam cho biết, những
(Xem tiếp trang 14)
Sau 7 ngày tranh tài quyết liệt với
nội dung thi đấu cuối cùng 25m súng
ngắn ổ quay nam, chiều 16.9, Giải vô
địch bắn súng toàn quốc năm 2015 đã
chính thức khép lại tại Trung tâm huấn
luyện Thể thao quốc gia Hà Nội.
Không nằm ngoài dự đoán của giới
chuyên môn, đoàn Quân đội với lực
lượng vận động viên đồng đều, được
đầu tư bài bản, cộng thêm sự động
viên, cổ vũ nhiệt tình từ xạ thủ Hoàng
Xuân Vinh (vận động viên vừa giành
Huy chương Vàng lịch sử cho Thể thao
Việt Nam tại đấu trường Olympic Rio
2016) đã thi đấu xuất sắc và dẫn đầu
bảng tổng sắp huy chương với 15 Huy
chương Vàng, 8 Huy chương Bạc, 11
Huy chương Đồng. Đứng thứ hai là
đoàn Hà Nội với 13 Huy chương Vàng,
14 Huy chương Bạc, 6 Huy chương
Đồng. Vị trí thứ 3 thuộc về đoàn Hải
Dương với 8 Huy chương Vàng, 9 Huy
chương Bạc và 6 Huy chương Đồng.
Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển
bắn súng Việt Nam Nguyễn Thị Nhung
cho biết: Giải đấu năm nay không có
sự khác biệt nhiều so với các năm gần
đây. Đoàn Quân đội luôn dẫn đầu với
các nội dung sở trường như: 10m súng
trường hơi nữ, 25m súng ngắn bắn
nhanh nam, 10m súng trường hơi nam,
50m súng ngắn bắn chậm nam... cho
thấy sự đầu tư khá bài bản và đúng
trọng tâm của đơn vị Quân đội.
Cũng theo Huấn luyện viên trưởng
Nguyễn Thị Nhung, Giải đấu là dịp để
Ban tổ chức kiểm tra, đánh giá chất
lượng đào tạo của các huấn luyện viên
cũng như chất lượng thi đấu của các
vận động viên. Qua giải đấu này tuyển
chọn các vận động viên có thành tích
xuất sắc để bổ sung cho Đội tuyển Bắn
súng quốc gia đi thi đấu tại các giải đấu
lớn trong khu vực, châu lục và các giải
quốc tế khác. Đặc biệt, từ kết quả thi
đấu này, Ban tổ chức Giải sẽ tiếp tục
xem xét và tuyển chọn những vận động
viên trẻ có tiềm năng để tiếp tục đào
tạo, làm nòng cốt cho lực lượng kế cận
những năm tiếp theo.
Giải vô địch bắn súng toàn quốc
năm nay quy tụ 215 vận động viên
tranh tài đến từ 13 đơn vị, gồm: Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng
Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng
Nam, Đắk Lắk, Đồng Nai, Quân đội và
Bộ Công an. Các xạ thủ nam tranh tài
ở 14 nội dung, còn các xạ thủ nữ tranh
tài ở 10 nội dung. nam anH
Quân đội nhất toàn đoàn Giải vô địch bắn súng toàn quốc 2016
xem chiêm ngưỡng và trải nghiệm.
Tác phẩm đoạt giải nhất “Sắc màu
thời đại mới” của tác giả Vương
Thùy Giang thể hiện góc nhìn đa
chiều về cuộc sống hiện đại. Tác
phẩm “Giao lưu văn hóa” (tác giả
Trịnh Thu Nguyệt), “Du lịch miền
quê” (tác giả Mai Thành Chương) là
sự trải nghiệm đầy thú vị của du
khách nước ngoài đến khám phá và
tìm hiểu phong cảnh và truyền thống
văn hóa của làng quê Việt Nam. Tác
phẩm “Dải ngân hà ở Gành Đá Đĩa”
(tác giả Huỳnh Lê Viễn Duy) lại đưa
người xem đến với vẻ đẹp hoang sơ
đầy huyền bí của Gành Đá Đĩa - một
tuyệt tác thiên nhiên của tỉnh Phú
Yên. Với tác phẩm “Trường Sa lung
linh giữa trùng khơi” của tác giả Lê
Quang Trung, “Sẵn sàng chiến đấu”
(tác giả Vương Mạnh Cường) ngoài
vẻ đẹp lung linh của Trường Sa, còn
là sự khẳng định chủ quyền và quyết
tâm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của
Tổ quốc.
Festival nhiếp ảnh trẻ thực sự là
một sân chơi lành mạnh, có sức cuốn
hút, phù hợp với sở thích và nhu cầu
sáng tác của giới trẻ; là dịp để giới trẻ
yêu thích nhiếp ảnh trong cả nước
cùng giao lưu và trao đổi học tập. Từ
đó giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất
nước, con người Việt Nam tới du
khách trong và ngoài nước đến khám
phá và trải nghiệm.
L.KHánH
CầnThơnhấttoànđoànGiảivôđịchKaratedoquốcgianăm2016
14 số 1193 l 22.9.2016
Sự kiện vấn đề
Giải vô địch Cầu lông cá nhân toàn
quốc 2016 diễn ra từ ngày 19-24.9 tại
thành phố Thái Bình. Giải có sự tham
gia của 116 vận động viên đến từ 20
đơn vị tỉnh/thành, ngành trên toàn
quốc, gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cần Thơ,
Đà Nẵng, Đồng Nai, Điện Biên, Hải
Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Lâm
Đồng, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sơn
La, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Bộ Công
an, Quân đội và chủ nhà Thái Bình.
Các tay vợt tham gia tranh tài ở 5
nội dung gồm: Đơn nam, đơn nữ, đôi
nam, đôi nữ và đôi nam nữ. Theo điều
lệ, các nội dung đơn nam và đơn nữ sẽ
thi đấu loại trực tiếp một lần thua đến
vòng 1/8. Tiếp đến, các tay vợt sẽ thi
đấu theo thể thức vòng tròn một lượt
tính điểm để xác định thứ hạng cao
nhất. Đối với nội dung đôi nam, đôi nữ,
đôi nam nữ sẽ áp dụng thể thức thi đấu
loại trực tiếp một lần thua. Mỗi vận
động viên thi đấu tối đa 2 nội dung.
Tổng Thư ký Liên đoàn Cầu lông
Việt Nam - Lê Thanh Sang cho biết:
Đây là giải đấu quy tụ các tay vợt xuất
sắc nhất trong làng cầu lông Việt Nam
thi đấu tranh tài để giành thứ hạng trên
bảng xếp hạng trong nước. Chính vì vậy,
giải sẽ diễn ra gay cấn và hấp dẫn đến
từng trận đấu. Ngoài ra, các vận động
viên thi đấu giành thứ hạng cao sẽ nhận
được tiền thưởng tương đối lớn như
Huy chương Vàng được thưởng 1.100
USD ở nội dung đơn nam, 800 USD ở
nội dung đơn nữ, 600 USD cho mỗi nội
dung đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ…
Giải đấu lần này là dịp để Ban tổ
chức đánh giá chất lượng thi đấu của
các vận động viên cũng như công tác
đào tạo chuyên môn tại các tỉnh/thành,
ngành. Những vận động viên có thành
tích xuất sắc trong giải đấu lần này sẽ
tiếp tục được bồi dưỡng, đào tạo nhằm
bổ sung vào đội tuyển quốc gia để đi thi
đấu tại các giải đấu lớn trong khu vực,
châu lục và các giải đấu quốc tế khác.
Giải vô địch Cầu lông cá nhân toàn
quốc 2016 do Tổng cục Thể dục thể
thao, Liên đoàn Cầu lông Việt Nam, Sở
VHTTDL tỉnh Thái Bình và Công ty
Sunrise phối hợp tổ chức.
Vũ minH
Giải vô địch Cầu lông cá nhân toàn quốc 2016
Tối 12.9, tại Nhà thi đấu đa năng
thành phố Cần Thơ, giải vô địch
Karatedo quốc gia lần thứ XXVI năm
2016 do Tổng cục Thể dục thể thao
phối hợp với Sở VHTTDL Cần Thơ tổ
chức đã chính thức khai mạc.
Năm nay, giải thu hút sự tham gia
tranh tài của 250 vận động viên đến từ
28 đơn vị, tỉnh/thành, ngành gồm: An
Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Ninh,
Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận,
Bộ Công an, Đắk Lắk, Đồng Nai,
Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Hải Dương,
Lạng Sơn, Ninh Bình, Nghệ An,
Quảng Nam, Quân đội, Cần Thơ, Đồng
Nai, Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ
Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Thái Bình,
Thái Nguyên, Thanh Hóa, Trà Vinh,
Vĩnh Phúc. Theo đó, các vận động viên
tham gia tranh tài ở 24 bộ huy chương.
Các vận động viên thi đấu ở 2 nội
dung: Kumite (thi đấu đối kháng) cá
nhân nam, cá nhân nữ, đồng đội nam,
đồng đội nữ và nội dung Kata (quyền
biểu diễn) cá nhân nam, cá nhân nữ,
đồng đội nam, đồng đội nữ.
Theo Tổng cục Thể dục thể thao,
đây là giải đấu thường niên không chỉ
góp phần thúc đẩy phát triển bộ môn
Karatedo ở các tỉnh/thành, ngành, mà
còn là dịp để các vận động viên giao
lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thi
đấu. Qua giải đấu, Ban tổ chức sẽ
tuyển chọn những vận động viên xuất
sắc bổ sung cho đội tuyển để tham gia
các giải quốc gia và thế giới trong
thời gian tới. Ngay sau lễ khai mạc đã
diễn ra nhiều trận đấu ở các nội dung
thi vòng bảng của các nội dung đối
kháng, biểu diễn quyền ở bảng nam
và nữ.
nam anH
Khai mạc giải vô địch Karatedo quốc gia năm 2016
vận động viên đoạt thành tích cao, thi
đấu xuất sắc tại giải lần này sẽ được bổ
sung vào danh sách đội tuyển quốc gia
để tham gia tập huấn và chuẩn bị thi
đấu tại các giải khu vực và châu lục
như: SEA Games 28 và ASIAD 2017
trong thời gian tới. Giải vô địch
Karatedo quốc gia lần thứ năm 2016
thu hút sự tham gia tranh tài của 250
vận động viên đến từ 28 đơn vị
tỉnh/thành, ngành gồm: An Giang, Bà
Rịa-Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình
Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Bộ
Công an, Đăk Lắk, Đồng Nai, Đồng
Tháp, Hà Tĩnh, Hải Dương, Lạng Sơn,
Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Nam,
Quân đội, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà
Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh,
Thừa Thiên Huế, Thái Bình, Thái
Nguyên, Thanh Hóa, Trà Vinh và Vĩnh
Phúc. Các vận động viên thi đấu ở hai
nội dung: Kumite (thi đấu đối kháng)
cá nhân nam, cá nhân nữ, đồng đội
nam, đồng đội nữ và nội dung Kata
(quyền biểu diễn) cá nhân nam, cá
nhân nữ, đồng đội nam, đồng đội nữ.
a.tùng
CầnThơnhấttoànđoànGiảivôđịch... ( Tiếp theo trang 13)
15số 1193 l 22.9.2016
Giữ Gìn Giá trị văn hóa truyền thốnG
Tối 12.9, tại thành phố Bạc Liêu,
UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức khai mạc
Lễ hội “Dạ cổ hoài lang” Bạc Liêu năm
2016. Đây là hoạt động hưởng ứng Năm
Du lịch quốc gia 2016 Phú Quốc - Đồng
bằng sông Cửu Long.
Lễ hội “Dạ cổ hoài lang” năm 2016,
diễn ra ngày 12-15.9 với các hoạt động
chính: Lễ dâng hương tại Khu lưu niệm
nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và
nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Khai mạc lễ hội
“Dạ cổ hoài lang”, Lễ giỗ tổ sân khấu cải
lương, Bế mạc lễ hội “Dạ cổ hoài lang”.
Ngoài ra, còn có một số hoạt động vui
chơi, giải trí như: Hội chợ công nghiệp-
thương mại tỉnh Bạc Liêu; Hội thi ẩm
thực; Liên hoan Đờn ca tài tử 3 tỉnh Bạc
Liêu - SócTrăng - Cà Mau mở rộng;Thi
đối đáp bản “Dạ cổ hoài lang”, vọng cổ,
ca cổ, hò, vè, thơ ca; Chương trình công
diễn trao giải thưởng Liên hoan Đờn ca
tài tử…
Lễ hội năm nay được tổ chức vào dịp
kỷ niệm 97 năm - Ngày ra đời bản Dạ cổ
hoài lang nhằm tôn vinh giá trị diệu kỳ
của bản Dạ cổ hoài lang; là tấm lòng của
người Bạc Liêu, của giới nghệ nhân,
nghệ sĩ cổ nhạc tri ân các bậc tiền nhân,
trong đó có cố nhạc sĩ CaoVăn Lầu - cha
đẻ của bản Dạ cổ hoài lang, người đặt
nền móng cho quá trình ra đời, phát triển
bản vọng cổ Bạc Liêu và sân khấu cải
lương Nam Bộ, một loại hình nghệ thuật
độc đáo sống mãi với thời gian và không
gian.
Năm 1997, UBND tỉnh Bạc Liêu
quyết định xếp hạng Khu lưu niệm nhạc
sĩ CaoVăn Lầu là di tích lịch sử cấp tỉnh
và lấy ngày 15.8 (Âm lịch) hàng năm để
kỷ niệm ngày ra đời bản “Dạ cổ hoài
lang”. Đến năm 2008, UBND tỉnh Bạc
Liêu quyết định tổ chức Lễ hội “Dạ cổ
hoài lang” là lễ hội cấp tỉnh và 2 năm
được tổ chức một lần vào dịp kỷ niệm
bản “Dạ cổ hoài lang” ra đời.
ÔngVương Phương Nam - Phó Chủ
tịch UBND tỉnh,Trưởng Ban tổ chức Lễ
hội “Dạ cổ hoài lang” năm 2016 cho
biết, Bạc Liêu tự hào là nơi sản sinh ra
bản Dạ cổ hoài lang và cũng là một trong
những cái nôi của Đờn ca tài tử Nam Bộ,
một loại hình nghệ thuật được UNESCO
vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể
đại diện nhân loại…
Từng câu hò, điệu lý, từng cung bậc
trữ tình của đờn ca tài tử đã thấm đậm
vào đất và người Bạc Liêu, kết thành tình
yêu nghệ thuật…Từ tình yêu nghệ thuật
đó đã tạo nên biết bao thế hệ nghệ sĩ,
nghệ nhân vang bóng một thời, tiêu biểu
như các nghệ sĩ, nghệ nhân Sáu Lầu, Ba
Chột, Hai Thơm, Bảy Cao, Năm Nghĩa,
Cô baVàm Lẽo, CôTư Sạng, Bảo Quốc,
Thanh Nguyệt, Ánh Hồng, Trọng
Nguyễn… đóng góp nhiều tác phẩm có
giá trị làm rực rỡ thêm cho vườn hoa
nghệ thuật âm nhạc cổ truyềnViệt Nam,
góp phần phát triển nền âm nhạc của dân
tộc. Thông qua lễ hội, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Bạc Liêu kêu gọi các anh chị
em trí thức, giới văn nghệ sĩ, nghệ nhân
và những mộ điệu nghệ thuật Đờn ca tài
tử phát huy truyền thống nghệ thuật, tiếp
tục thi đua lao động sáng tạo để tạo ra
nhiều tác phẩm có giá trị, làm cho quê
hương Bạc Liêu mãi mãi xứng danh là
quê hương của bản Dạ cổ hoài lang.
ĐứC Kiên
Ngày 17.9, trước đền Kiếp Bạc
thuộc khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc
(thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) đã
diễn ra Lễ hội quân trên sông Lục Đầu.
Lễ hội quân là một trong những điểm
nhấn của Lễ hội mùa thu Côn Sơn-
Kiếp Bạc hàng năm.
Tham gia Lễ hội quân năm nay có
khoảng 50 thuyền của ngư dân xã
Kênh Giang (thị xã Chí Linh) cùng 350
người dân xã Hưng Đạo và 300 võ sinh
môn phái Nhất Nam. Trên sông Lục
Đầu, hai đoàn thuyền diễu hành trên
sông theo 3 chủ đề: Hào khí Đông A,
Hùng khí Lục Đầu và Ca khúc khải
hoàn. Đoàn thuyền thứ nhất tập kết ở
khu vực Cồn Kiếm, đoàn thuyền thứ
hai tập kết tại bến sông trước đền Bắc
Đẩu. Sau khi có lệnh hội quân, hai
đoàn thuyền từ hai phía tiến về khu vực
trung tâm trước lễ đài. Đi đầu là các
thuyền chủ “Nhạc độc chung linh” và
Âm dương hợp đức, tiếp sau là 5
thuyền mang biển hiệu “Thanh Long”,
“Bạch Hổ” và sau cùng là đoàn thuyền
mang câu đối: “Vạn Kiếp hữu sơn giai
kiếm khí-Lục Đầu vô thủy bất thu
thanh”. Trên bờ, đội cờ, đội võ reo hò
theo nhịp trống. Kết thúc diễn trình
giao nhau này, hai đoàn thuyền đổi vị
trí cho nhau để trở về điểm xuất phát.
Trong lúc dưới sông các đoàn
thuyền băng băng lướt sóng thì trên bờ,
đội võ Nhất Nam, đội cờ, trống, đội
múa rồng, múa lân, múa gậy, đội múa
võ trình diễn khiến cho cảnh sắc Kiếp
Bạc, Lục Đầu Giang thêm hùng tráng.
Sau 3 diễn trình giao nhau, thuyền của
hai đoàn cùng dàn hàng tập kết trước
lễ đài, kết thúc Lễ hội quân.
Những chiếc thuyền oai phong lướt
sóng với khí thế dũng mãnh, những
màn múa võ, múa gậy khỏe khoắn của
những võ sinh đã khơi gợi cảm xúc tự
hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc, về
những chiến công chói lọi trong ba
cuộc kháng chiến chống quân Nguyên
gắn liền với các bến sông.
Theo Ban Quản lý khu di tích Côn
Sơn-Kiếp Bạc, năm 2006, thực hiện Đề
án nâng cấp lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc,
Lễ hội quân được phục dựng với quy
mô lớn. Từ đó đến nay, hội quân đã trở
thành một nội dung quan trọng, hấp dẫn
được nhân dân địa phương cũng như du
khách đi hội chờ đón tại lễ hội mùa thu.
m.minH
Tưng bừng Lễ hội quân trên sông Lục Đầu
Lễhội“Dạcổhoàilang”BạcLiêunăm2016
16 số 1193 l 22.9.2016
Giữ Gìn Giá trị văn hóa truyền thốnG
Địa đạo Nhơn Trạch thuộc xã Long
Thọ, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai
được quân và dân ta đào trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ. Đây là căn cứ
hoạt động của Huyện ủy Nhơn Trạch
với hệ thống đường địa đạo, giao thông
hào, ô ụ chiến đấu và nơi làm việc làm
bằng lán trại trên mặt đất. Từ địa đạo
này, quân và dân Nhơn Trạch đã anh
dũng chống trả, bẻ gãy nhiều cuộc càn
quét của địch; đồng thời tổ chức tấn
công, lập nên những chiến công hiển
hách. Giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa,
của di tích đã được nhiều người biết
đến, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Theo các nhân chứng và tài liệu lịch
sử, ngày 19.5.1963, kỷ niệm 73 năm
ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân
và dân ta bắt đầu đào địa đạo Nhơn
Trạch, đây là một bước chuyển từ kiến
trúc hầm bí mật sang kiến trúc địa đạo
kiên cố. Lực lượng đào địa đạo có
khoảng 20 người thay phiên nhau đào
cả ngày lẫn đêm với dụng cụ là cuốc,
xẻng. Đến cuối năm 1964, lực lượng
của ta đã đào được 1,5km đường địa đạo
khép kín, liên hoàn trong lòng đất, nối
từ căn cứ Huyện ủy Nhơn Trạch về các
xã Phú Hội, Phước An. Địa đạo được
thiết kế lỗ thông hơi và nhiều ngách để
tạo thành phòng chức năng cho các đơn
vị, trên nóc có cấu trúc hình vòm. Nhiều
đoạn địa đạo có đường gấp khúc, chiều
dài mỗi đoạn khoảng 100m. Phía trên
địa đạo là căn cứ Huyện ủy Nhơn Trạch
được bố trí như một tam giác đều với ba
mặt là giao thông hào sâu 2m, rộng
1,2m; cả ba mặt giao thông hào được
xây dựng 7 ụ chiến đấu. Bên ngoài hệ
thống giao thông hào được bố trí hai
hàng chông sắt lớn nhỏ và tầm vông vạt
nhọn xen kẽ. Từ năm 1972, địa đạo
Nhơn Trạch trở thành nơi bám trụ dài
ngày của 500 cán bộ, chiến sĩ Đoàn 10
rừng Sác. Đây cũng là nơi xuất phát
đánh địch khiến địch bị tổn thất nặng nề.
Ông Nguyễn Tấn Xuân - Giám đốc
Ban Quản lý di tích danh thắng huyện
Nhơn Trạch cho biết, nhằm thu hút du
khách đến tham quan, ngay trong
khuôn viên địa đạo, tỉnh Đồng Nai đã
xây dựng nhà truyền thống để trưng
bày, lưu giữ hơn 300 hiện vật khác
nhau của các chiến sĩ đã từng sống,
chiến đấu và hi sinh tại Nhơn Trạch.
Không gian nhà truyền thống bao gồm:
Những mô hình tái dựng lại công cuộc
đào địa đạo ngày trước, hệ thống hóa
phần lớn các cột mốc cũng như những
sự kiện quan trọng về cuộc kháng chiến
chống Mỹ của quân và dân Nhơn
Trạch; lịch sử hình thành và những
cuộc chống càn Mỹ - Ngụy của Tiểu
đoàn Anh hùng 240, các tư liệu lịch sử
về Đoàn 10 rừng Sác.
Liền kề di tích địa đạo còn có
Tượng đài chiến sĩ rừng Sác, tượng đài
này làm bằng đá, được xây dựng trên
một vùng rộng lớn. Dù mang giá trị
lịch sử to lớn nhưng hiện mỗi năm di
tích địa đạo Nhơn Trạch chỉ thu hút vài
nghìn người đến tham quan, tìm hiểu.
Nguyên nhân là do địa đạo chưa được
nhiều người biết đến, trong khu di tích
thiếu các loại hình dịch vụ.
Ông Nguyễn Tấn Xuân cho biết:
Để phát huy giá trị của di tích, thời gian
tới, Ban Quản lý di tích danh thắng
huyện Nhơn Trạch sẽ đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá
địa đạo Nhơn Trạch; tăng cường công
tác sưu tầm hiện vật của những người
đã từng sống, chiến đấu nơi đây và phát
triển một số loại hình dịch vụ.
Địa đạo Nhơn Trạch đã được Bộ
VHTTDL xếp hạng di tích cấp quốc
gia năm 2001. Để nơi đây thành điểm
đến thu hút du khách, bên cạnh công
tác tuyên truyền, các cấp chính quyền
tỉnh Đồng Nai cũng cần xây dựng,
hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, sửa
chữa lại các hạng mục trong di tích.
nguYễn CúC
Bảo tồn và phát huy giá trị địa đạo Nhơn Trạch
Ngày 14.9, tại Thư viện tỉnh Quảng
Bình, Sở VHTTDL Quảng Bình và
Liên hiệp Thư viện các tỉnh Bắc miền
Trung đã phối hợp tổ chức khai mạc
trưng bày, triển lãm tư liệu về “Biển
đảo Việt Nam”.
Triển lãm trưng bày 250 bức ảnh và
hơn 500 tư liệu về sách liên quan đến
chủ quyền biển đảo của Việt Nam, về
hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Bên cạnh đó, triển lãm cũng đã trưng
bày nhiều hình ảnh về đời sống sinh
hoạt của các chiến sĩ và nhân dân
Hoàng Sa, Trường Sa; hình ảnh của các
hãng thông tấn và các cơ quan báo chí
trong nước và quốc tế đi thực tế trên
vùng, đảo biển Việt Nam; hình ảnh các
tàu kiểm ngư Việt Nam đang thực thi
nhiệm vụ trên vùng biển của Tổ quốc.
Đặc biệt, triển lãm có nhiều bức ảnh
được thể hiện qua các nguồn tư liệu
thực địa và thư tịch ở trong và ngoài
nước, các bản đồ cổ, những tư liệu lịch
sử chứng minh giá trị pháp lý khẳng
định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa là của Việt Nam.
Triển lãm tư liệu về “Biển đảo Việt
Nam” là một hoạt động tuyên truyền
đầy ý nghĩa và thiết thực nhằm thể hiện
lòng biết ơn của thế hệ hôm nay đối với
các anh hùng liệt sỹ đã hi sinh để bảo vệ
chủ quyền biển đảo. Qua đó, góp phần
nâng cao nhận thức về vị trí của biển,
đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Đồng
thời, khơi dậy niềm tự hào đối với
truyền thống anh hùng cách mạng, tăng
thêm ý chí, phát huy sức mạnh của toàn
dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thách
thức chung sức bảo vệ vững chắc chủ
quyền của thiêng liêng của Tổ quốc.
m.HạnH
Trưng bày, triển lãm tư liệu về“Biển đảo Việt Nam”
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
tuan-tin-991
tuan-tin-991tuan-tin-991
tuan-tin-991
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn

Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnPham Long
 
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.docLuận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.docsividocz
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...sividocz
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)longvanhien
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn (20)

Cơ sở lý luận và tổng quan về xã Hồng Vân.docx
Cơ sở lý luận và tổng quan về xã Hồng Vân.docxCơ sở lý luận và tổng quan về xã Hồng Vân.docx
Cơ sở lý luận và tổng quan về xã Hồng Vân.docx
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
 
TẢI MIỄN PHÍ - Tiểu luận về phát triển du lịch.doc
TẢI MIỄN PHÍ - Tiểu luận về phát triển du lịch.docTẢI MIỄN PHÍ - Tiểu luận về phát triển du lịch.doc
TẢI MIỄN PHÍ - Tiểu luận về phát triển du lịch.doc
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
 
Bài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAY
Bài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAYBài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAY
Bài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAY
 
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.docLuận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.doc
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Các giải pháp phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.doc
Các giải pháp phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.docCác giải pháp phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.doc
Các giải pháp phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.doc
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
 

More from Pham Long

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênPham Long
 

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn

  • 1. Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1193 ngày 22.9.2016 Ảnh:THAnHsƠn - Xây dựng Đề án phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn (Tr.2) - Đẩy mạnh hoạt động E-marketing để quảng bá du lịch Việt Nam (Tr.7) trong số này Nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch “Nâng cao chất lượng dịch vụ trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam” với thời gian thực hiện từ quý III năm 2016 đến tháng 12 năm 2017. Kế hoạch “Nâng cao chất lượng dịch vụ trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam” nhằm hướng đến mục tiêu cao nhất là nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư và những người quản lý, điều hành cơ sở lưu trú về sựcầnthiếtphảiduytrìvàkiểmsoátchất lượng dịch vụ, phát triển bền vững, tạo sựhưởngứngtíchcựccủatoànngànhDu lịch trong việc tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch. Bên cạnh đó, tạo bước chuyển biến căn bản trong việcnângcaotínhchuyênnghiệpvàchất lượng dịch vụ, vệ sinh môi trường trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn; giáo dục nâng cao ý thức ứng xử văn minh, thái độ lễ phép, thân thiện phục vụ khách đối với tất cả nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch. (Xem tiếp trang 4) Tối 17.9, tại sân vận động thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnhYên Bái tổ chức Lễ khai mạc Tuần Văn hóa và Du lịch Mường Lò và Liên hoan diễn xướng văn hóa dân gian dân tộc Thái vùng Tây Bắc năm 2016. Tại Lễ khai mạc đã diễn ra Liên hoan diễn xướng văn hóa dân gian dân tộc Thái vùng Tây Bắc, được coi là điểm nhấn năm nay, với hơn 1.000 diễn viên chuyên và không chuyên, trình diễn các tích, trò trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, các loại hình dân ca, dân vũ, các trò diễn dân gian tiêu biểu của các dân tộc vùng miền; màn đại xòe dân tộc Thái gồm 6 điệu xòe cổ. Đây là lần đầu tiên, Liên hoan diễn xướng được tổ chức nhân kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập thị xã Nghĩa Lộ, thu hút sự tham gia của 7 đoàn nghệ thuật quần chúng đến từ các tỉnh: Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Nghệ An và Yên Bái. Љ (Xem tiếp trang 3) Hơn1.200nghệnhân,nghệsĩvàquầnchúngcùngthamgiachươngtrìnhLễhộiđườngphố KhaimạcTuầnVănhóavàDulịch MườngLònăm2016 Xâydựngđạođức,lốisốngconngườiViệtNam tronggiaiđoạnhiệnnay Sáng 16.9, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức họp Ban soạn thảo đề án “Đẩy mạnh công tác xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh, việc xây dựng đề án “Đẩy mạnh công tác xây dựng đạo đức, lối sống con ngườiViệt Nam trong giai đoạn hiện nay” là bước triển khai Nghị quyết 33-NQ/TW “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” của Đảng. Đề án này sẽ được triển khai sâu rộng trong toàn xã hội nhằm góp phần ngăn chặn, đẩy lùi (Xem tiếp trang 2)
  • 2. Quản lý nhà nước 2 số 1193 l 22.9.2016 Chiều 14.9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc, cho ý kiến về việc xây dựng Đề án phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, để Ban cán sự Đảng Bộ VHTTDL trình Bộ Chính trị thảo luận trong thời gian tới. So với dự thảo đã từng được lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương góp ý cách đây hai tháng, dự thảo Đề án lần này đã tiếp thu các ý kiến của Bộ, ngành, địa phương, thể hiện được một bước việc xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế tổng hợp, liên ngành, liên vùng, có dấu ấn văn hóa sâu sắc. Tuy nhiên, góp ý vào dự thảo, đại diện các Bộ, ngành cho rằng Đề án cần tiếp tục khẳng định rõ quan điểm du lịch là mũi nhọn nhưng không phải tỉnh/thành nào cũng coi du lịch là mũi nhọn mà chỉ tập trung ở các tỉnh/thành, vùng có lợi thế về du lịch; phân định các công việc về phát triển du lịch mà Nhà nước làm hay xã hội, tư nhân làm; xây dựng, phát triển ngành du lịch phải gắn kết chặt chẽ với hội nhập kinh tế quốc tế… Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, ngoài việc Đề án phải làm bật được nội dung “mũi nhọn” thì các cấp, ngành, trong việc thực hiện nhiệm vụ của ngành mình, cấp mình cũng phải xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn để ban hành các cơ chế, chính sách đủ mạnh, tạo động lực phát triển. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu khi Đề án được hoàn thiện và thực hiện thì phải giải quyết được các bất cập hiện nay nhằm tạo thuận lợi hơn trong việc cấp thị thực (visa), tiến tới cấp visa điện tử và hạ phí cấp visa; đáp ứng được nhu cầu chính đáng của các nhà đầu tư vào ngành du lịch (đất đai, thuế, giá điện, giá nước…); nâng mức phí du lịch để đáp ứng nhu cầu bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa-du lịch; xóa bỏ được những nỗi sợ của khách du lịch khi tới Việt Nam như cướp giật, trộm cắp, kẹt xe, tai nạn giao thông, thái độ phục vụ và sự trân trọng du khách, nhà vệ sinh mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường... Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng cho rằng Đề án chưa thể hiện rõ được các nguồn lực về thể chế, chính sách, tài chính, các giá trị văn hóa tinh thần để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thực tiễn hiện nay, phí, giá dịch vụ du lịch vẫn rất thấp, cào bằng, không đáp ứng được nhu cầu bảo tồn, nâng cao giá trị của di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh cũng như sự phát triển của ngành du lịch. Đơn giá điện phục vụ cho du lịch thì cao hơn đơn giá điện phục vụ sản xuất. Chưa có ưu đãi thuế đất đối với các công trình lưu trú trong các khu vực hạn chế xây dựng (như cố đô Huế) hay các công trình lưu trú có sử dụng nhiều diện tích trồng nhiều cây xanh, sinh thái… Để hoàn thiện Đề án trước khi trình ra Ban cán sự Đảng Chính phủ cho ý kiến, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị cơ quan soạn thảo nhận thức rõ sự yếu kém của ngành du lịch Việt Nam chủ yếu là do các nguyên nhân chủ quan. Cụ thể là chưa có thể chế tốt về quản lý và phát triển du lịch theo sự vận động của các quy luật kinh tế thị trường. Làm rõ được thể chế, chính sách cho ngành du lịch phát triển được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ coi là điểm đột phá mà Đề án phải đạt được. Về giải pháp thực hiện, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định phải nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy phát triển du lịch là tiên quyết. Để thực hiện Đề án này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ VHTTDL tiến hành nghiên cứu thực hiện tái cơ cấu ngành du lịch trong giai đoạn 2016- 2020, tầm nhìn tới năm 2030 dựa trên 3 trọng điểm: Hạ tầng; xác định loại hình du lịch và sản phẩm du lịch; hoàn thiện thể chế chính sách phát triển du lịch trong đó có các chính sách thu hút nguồn lực nhà nước và xã hội, bổ sung các chính sách cụ thể về thuế, đất đai, giá phí dịch vụ du lịch, có lộ trình chuyển từ phí sang giá dịch vụ du lịch tương ứng với quá trình đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, du lịch. Cơ quan soạn thảo phải thể hiện rõ chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào du lịch theo tinh thần Nghị quyết số 35/NQ-CPcủa Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020; có kế hoạch phát triển nguồn lực du lịch cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn lao động. Bộ VHTTDLcần xác định kế hoạch phát triển ngành du lịch dài hơi hơn thay vì chỉ tính toán tới năm 2020 và nhấn mạnh việc Bộ Chính trị sẽ thảo luận và xem xét thông qua Đề án là cơ hội “có một không hai” để thúc đẩy ngành du lịch có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. CttĐtCp XâydựngĐềánpháttriểndulịchthànhngànhkinhtếmũinhọn sự xuống cấp về đạo đức xã hội. Bộ trưởng yêu cầu cần nghiên cứu, làm rõ kháiniệmvềđạođức,lốisống,đồngthời đánh giá đúng thực trạng đạo đức xã hội hiệnnay.Bộtrưởngđịnhhướng,việcxây dựng đề án nên theo hướng cụ thể, đơn giản và chuẩn mực, không chung chung, giáođiều.Theođó,nênđưaracácbộtiêu chíđạođức,lốisốngnhưtiêuchíđạođức công sở, đạo đức trong nhà trường (học sinh, giáo viên), trong gia đình, trong tham gia giao thông… Bộ trưởng cũng chỉđạo,cánbộ,nhânviênngànhvănhóa, thể thao, du lịch phải ý thức việc giữ gìn đạođức,ứngxửnơicôngcộng,bắtnguồn từ những hành động nhỏ như không hút thuốc, không xả rác nơi công cộng… t.Hợp Xâydựngđạođức,lốisốngconngườiViệtNam... (Tiếp theo trang 1)
  • 3. Quản lý nhà nước 3số 1193 l 22.9.2016 Cũng trong Lễ khai mạc Tuần Văn hóa và Du lịch Mường Lò, được sự ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất cho thị xã Nghĩa Lộ và Huân chương Lao động hạng Nhì cho đồng chí Lò Thị Huân - Bí thư Thị ủy Nghĩa Lộ. Đại diện lãnh đạo Bộ VHTTDL đã trao chứng nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho Trình diễn nghệ thuật văn hóa dân gian Hạn Khuống, dân tộc Thái, Mường Lò - Nghĩa Lộ. Tuần Văn hóa và Du lịch Mường Lò năm 2016 diễn ra từ ngày 15.9 đến hết ngày 20.9.2016, với chuỗi các sự kiện: Trình diễn các môn thể thao truyền thống như tó mắc lẹ, đi cà kheo, tung còn; tổ chức thi các món ăn truyền thống (tối 16.9); Hội thi thuyết minh viên du lịch giỏi năm 2016 - khu vực Nghĩa Lộ; Triển lãm ảnh nghệ thuật về quê hương Yên Bái... Đáng chú ý, chiều 17.9, khoảng 700 diễn viên chuyên và không chuyên, đồng bào dân tộc Thái đã biểu diễn các làn điệu dân vũ trên đường phố với chủ đề “Lung linh sắc màu Tây Bắc”. Tuần Văn hóa và Du lịch Mường Lò là hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động phát triển du lịch khu vực phía Tây tỉnh Yên Bái. Qua đó góp phần củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, tăng cường giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, tạo điểm nhấn để thu hút du khách. * Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa và Du lịch Mường Lò, tối 18.9, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức khai mạc Tuần văn hóa Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải 2016. Tại lễ khai mạc, 300 nghệ sĩ không chuyên là đồng bào dân tộc Mông trong huyện Mù Cang Chải đã biểu diễn khèn Mông mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc. Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa, nhiều hoạt động đặc sắc được tổ chức như: Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng”; các hoạt động thể thao truyền thống của dân tộc Mông; Hội chọi dê Mù Cang Chải năm 2016; Phiên chợ vùng cao… Theo Ban Tổ chức, Tuần văn hóa thuộc chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch ở miền Tây của tỉnh Yên Bái, nhằm phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ gắn với Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang và Di tích lịch sử quốc gia nơi thành lập Đội du kích Khau Phạ, Cùng với đó nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch; quảng bá, giới thiệu về quê hương, con người, tiềm năng thế mạnh, bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Mù Cang Chải đến du khách trong, ngoài nước. Tuần Văn hóa Du lịch khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2016 đã bắt đầu, khởi đầu cho chuỗi sự kiện này đó là khai mạc Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng” tại đèo Khau Phạ. Từ năm 2012 đến nay, huyện Mù Cang Chải phối hợp với Câu lạc bộ dù lượn Vietwings Hà Nội, Câu lạc bộ Hàng không phía Bắc tổ chức nhẩy dù lượn tại đèo Khau Phạ. Tham dự Festival lần này có gần 100 phi công dù lượn đến từ 7 Câu lạc bộ trong nước và quốc tế tham gia bay biểu diễn, hướng dẫn du khách tham gia hoạt động dù bay để thỏa sức đam mê môn thể thao mạo hiểm, khám phá vẻ đẹp của ruộng bậc thang bay trên không trung. Để tổ chức tốt các điều kiện cho việc bay dù lượn, huyện Mù Cang Chải đã đầu tư xây dựng các hang mục: chòi xem cho khách, điểm tập kết cho phi công và những địa điểm dừng đỗ xe, địa điểm phục vụ ẩm thực của người Mông. Đây là điểm nhấn trong các hoạt động của tuần văn hóa Du lịch khám phá ruộng bậc thang Mù Cang Chải, thông qua đó tôn vinh vẻ đẹp của danh thắng quốc gia ruộng bậc thang, khuyến khích giữ gìn, phát huy giá trị của vẻ đẹp tự nhiên, quá trình lao động của người dân trong nhiều thế kỷ qua. Trong khuôn khổ Festival dù lượn lần này, các phi công sẽ tổ chức trình diễn bay dù lượn, hướng dẫn du khách tham gia hoạt động dù bay. Ban Tổ chức trao giải thi hạ cánh chính xác và thi trang phục ấn tượng cho phi công dù lượn. Vì vậy, gần 100 phi công sẽ thực hiện nghiêm túc các điều kiện bay an toàn, hạ cánh chính xác và biểu diễn bay đẹp mắt để phục vụ du khách tới thăm quan. Ngày 19.9, Ban tổ chức sẽ tiến hành trao giải dù lượn. Đèo Khau Phạ là một trong tứ đại đỉnh đèo của miền Bắc nước ta, được đánh giá là một trong những đèo dài nhất, cao trên 1.200m so với mực nước biển, điểm bay cất cánh cách điểm hạ cánh chênh cao khoảng 600m. Với điều kiện tự nhiên về địa hình, của gió từ thung lũng thổi ngược và mầu sắc của mùa lúa chín vàng đã trở thành điểm hấp dẫn của môn thể thao dù lượn. Tại Lễ khai mạc, lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái, cùng lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Yên Bái đã trao giấy chứng nhận bay tại điểm đèo Khau Phạ cho các phi công tham dự Festival lần này. Hồ tHanH KhaimạcTuầnVănhóavàDulịchMườngLò… (Tiếp theo trang 1)
  • 4. 4 số 1193 l 22.9.2016 Quản lý nhà nước Ngoài ra, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch; Thực hiện cải cách hành chính, nâng cao ý thức công vụ; thực hiện việc thẩm định và công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đúng tiêu chuẩn, đúng quy trình, đảm bảo khách quan, công bằng, kiên quyết xử lý những cán bộ có hành vi vi phạm, tiêu cực, gây khó khăn hoặc bao che cho đơn vị không thực hiện đúng quy định. Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị. Theo đó, đối với cơ quan quản lý, tổ chức tuyên truyền, quán triệt chủ trương, mục tiêu, biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, các quy định, tiêu chuẩn đối với hoạt động lưu trú du lịch, yêu cầu các khách sạn cam kết thực hiện và duy trì chất lượng dịch vụ theo hạng sao đã được công nhận. Bên cạnh đó, tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch theo hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành. Đối với cơ sở lưu trú du lịch có một số hạn chế: yêu cầu chấn chỉnh, đầu tư nâng cấp chất lượng trong thời hạn 03 tháng, nếu không thực hiện thì thu hồi quyết định công nhận hạng. Đối với cơ sở lưu trú du lịch không duy trì chất lượng cơ sở vật chất, không đảm bảo vệ sinh, nhân lực không đáp ứng tiêu chuẩn, nhân viên ứng xử thiếu văn minh thì thu hồi quyết định công nhận hạng. Ngoài ra, hỗ trợ tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản trị khách sạn, kỹ năng nghề cho cán bộ quản lý và nhân viên cơ sở lưu trú du lịch; Phối hợp với các bộ, ngành liên quan kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân lực của Hội đồng cấp chứng chỉ nghề du lịch Việt Nam. Đặc biệt, kế hoạch nêu yêu cầu xây dựng và triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn về lưu trú du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; sớm hoàn thiện bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia trong du lịch. Tổ chức các hoạt động tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có sáng kiến cải tiến chất lượng, cung cấp dịch vụ lưu trú du lịch chất lượng tốt, được khách du lịch đánh giá cao.Tổ chức vinh danh và trao giải thưởng du lịch Việt Nam cho doanh nghiệp có chất lượng dịch vụ du lịch hàng đầu, phối hợp Ban Thư kýASEAN trao giải thưởng du lịch ASEAN hàng năm. Các cơ sở lưu trú du lịch trong toàn quốc cần nhận thức rõ yêu cầu, trách nhiệm tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng, thực hiện đúng tiêu chuẩn phân loại cơ sở lưu trú du lịch; tham gia và hưởng ứng chiến dịch nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú du lịch. Kiểm tra, rà soát toàn bộ cơ sở vật chất trang thiết bị; nâng cấp, thay thế kịp thời trang thiết bị xuống cấp, hư hỏng; đảm bảo các cơ sở lưu trú du lịch, nhất là các khách sạn được xếp hạng từ 3 đến 5 sao phải đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất. Rà soát, đánh giá lại toàn bộ đội ngũ cán bộ, nhân viên đang làm việc trong cơ sở lưu trú; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề và nâng cao thái độ ứng xử văn minh cho nhân viên; thay thế, điều chuyển những nhân viên hạn chế về chuyên môn sang bộ phận khác phù hợp.Tổ chức phổ biến và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn minh trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch. Kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; đảm bảo tất cả các khu vực trong cơ sở lưu trú luôn sạch sẽ, thực phẩm chế biến phục vụ khách an toàn. H.p Chiều 14.9, tại Hà Nội đã diễn ra hội đàm giữa Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên và Ngài Rudy Demotte, Bộ trưởng Thủ hiến Chính phủ Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp (Wallonie-Bruxelles). Đánh giá cao công việc mà các chuyên gia, kỹ thuật của nhóm Wallonie-Bruxelles giúp đỡ Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương trong những năm qua, Thứ trưởng Vương Duy Biên cho rằng, điện ảnh là thế mạnh của Bỉ nhưng nhiều lĩnh vực khác, những người bạn Bỉ cũng dành sự hỗ trợ lớn cho phía Việt Nam như đào tạo, sân khấu, nghệ thuật biểu diễn… Thứ trưởng mong rằng, trong thời gian tới, sự hợp tác giữa hai bên tiếp tục được tăng cường và những dự án hai bên đã cam kết, ký kết sẽ được thúc đẩy hoàn thiện trong giai đoạn 2016-2018. Ngoài ra, Thứ trưởng cũng mong muốn hai bên mở rộng các lĩnh vực hợp tác đặc biệt là ở các lĩnh vực: văn hóa, thể thao và du lịch mà hai bên có nhiều tiềm năng chưa khai thác. Bộ trưởng, Thủ hiến Chính phủ cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp - Ngài Rudy Demotte đã cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của phíaViệt Nam đã dành cho đoàn. Ngài Bộ trưởng cũng điểm lại một số hoạt động hợp tác giữa hai bên và nhấn mạnh vào việc cách đây 3 năm, phía Bỉ đã hỗ trợ chuyên gia, kỹ thuật cho hãng phim nhằm giữ gìn, khôi phục kho tư liệu quý báu của Việt Nam. Tại hội đàm, ngài Bộ trưởng chia sẻ, những công việc hai bên đã làm được rất quý báu nhưng những bước đi tiếp theo cũng cần chú ý bởi sau khi gìn giữ được những thước phim quý thì việc cần làm là quảng bá rộng rãi tại Việt Nam và quốc tế, đặc biệt là những thước phim về thời kỳ chiến tranh của Việt Nam. Phía bạn cũng sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để quảng bá, đồng thời có thể phát triển nhiều dự án, sáng kiến giữa hai bên để ủng hộ cho sự đa dạng văn hóa. Kết thúc hội đàm, Thứ trưởng Vương Duy Biên hy vọng sự hợp tác giữa hai bên ngày càng tốt đẹp. Đ.anH HợptácvềđiệnảnhViệtNam-CộngđồngngườiBỉnóitiếngPháp Nângcaochấtlượngdịchvụ… (Tiếp theo trang 1)
  • 5. 5số 1193 l 22.9.2016 Quản lý nhà nước Thông tin từ Tổng cục Du lịch ngày 16.9 cho biết: Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro Economist Intelligence Unit (EIU) trực thuộc tập đoàn The Economist(Anh)đãnhậnđịnhViệtNam đang triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ nhất từ trước tới nay nhằm thúc đẩy ngành du lịch, đưa ngành này trở thành mộttrụcộtngàycàngquantrọngcủanền kinh tế. Tuy vậy, EIU cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề nếu muốn trở thành một đối thủ cạnh tranh thực sự với nước láng giềng Thái Lan trong lĩnh vực du lịch. EUI cũng nêu rõ: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng trong những năm gần đây. Việt Nam có nhiều điểm đến hấp dẫn, từ những thành phố mang đậm dấu ấn lịch sử như Hà Nội, Huế... đến thị trường sôi động Thành phố Hồ Chí Minh, từ vùng núi Sa Pa đến những bãi biển đẹp ở Nha Trang, Đà Nẵng... Sáng kiến miễn thị thực du lịch cho công dân Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Italia cũng góp phần tăng số lượng du khách nước ngoài. Sáng kiến này sẽ được triển khai đến giữa năm 2017. Chính phủ sẽ triển khai hệ thống cấp thị thực điện tử từ năm 2017 nhằm hỗ trợ ngành du lịch phát triển. Ngành du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu đạt doanh thu 30 tỷ USD vào năm 2020, đóng góp 10-12% GDP. EUI cho rằng: Ngành du lịch Việt Nam có nhiều tiềm năng để hoàn thành mục tiêu này. Trong 8 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã thu hút 6,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2015. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng được kỳ vọng tăng lên 15 triệu lượt vào năm 2020, tạo thêm 3,5 triệu việc làm… Tuy nhiên, phân tích của EUI cũng chỉ rõ: Việt Nam sẽ phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để đạt được các mục tiêu nêu trên và trở thành một nước phát triển mạnh về du lịch ở khu vực cũng như toàn cầu. Ở một số tỉnh/thành, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện chưa thể đáp ứng được số lượng du khách quốc tế ngày càng tăng. Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng chưa tính toán sát nhu cầu của ngành du lịch trongtươnglai.Bêncạnhđó,sựphốihợp giữa các địa phương vẫn còn nhiều bất cập, khiến nỗ lực quảng bá du lịch còn gặp khó khăn. Theo EIU, doanh thu của ngànhdulịchsẽtăngmạnhnếudukhách quốc tế quay lại Việt Nam nhiều lần và chi tiêu nhiều hơn. TổngcụcDulịchcũngchobiết:Theo bìnhchọncủatrangCondéNastTraveler mớiđây,ViệtNamlàmộttrongnhóm20 quốc gia được yêu thích nhất dựa trên những đánh giá về ẩm thực, danh lam thắng cảnh và chi phí hợp lý khi cho đi du lịch. EIU là một doanh nghiệp độc lập thuộcTập đoàn Economist, chuyên cung cấp các dịch vụ dự báo, cố vấn thông qua nghiên cứu và phân tích… tHế Hùng EUI đánh giá cao chính sách phát triển du lịch nước ta Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận 2016 sẽ diễn ra từ 29.9 đến 01.10.2016 (đúng dịp diễn ra Lễ hội Katê thường niên của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn) nhằm quảng bá về hình ảnh, quê hương và con người Ninh Thuận đến với du khách trong và ngoài nước, qua đó giới thiệu các sản phẩm đặc thù, riêng biệt sẵn có của Ninh Thuận góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh. Thông qua Lễ hội, Ninh Thuận khẳng định và tôn vinh những giá trị kinh tế mà cây nho mang lại cho địa phương, làm rõ sự khác biệt mang tính đặc trưng của nho Ninh Thuận; tạo cơ hội giao thương giữa người trồng nho, người sản xuất, chế biến sản phẩm từ nho và người tiêu dùng. Thông qua Lễ hội, Ninh Thuận có dịp nêu bật sự khát vọng, vượt khó vươn lên tạo dựng cuộc sống của người dân vùng khô hạn gắn với việc quảng bá nét văn hóa đặc sắc lâu đời của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tại Lễ hội Katê... Theo Ban tổ chức, tại Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận lần này, ngoài Lễ khai mạc và bế mạc, nhiều hoạt động chính có liên quan cũng diễn ra như: Hội chợ triển lãm Nho và Vang kết hợp Ẩm thực Ninh Thuận (diễn ra tại Đường bê tông chữ U xung quanh Tượng đài - Quảng trường 16.4). Dự kiến sẽ có từ 30-40 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm Nho, Vang cùng các sản phẩm từ nho, hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh; cạnh đó cũng sẽ có khoảng 90- 100 gian hàng thương mại, ẩm thực của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Trong khi đó, Lễ hội Katê của đồng bào Chăm Ninh Thuận sẽ diễn ra tại tại huyện Ninh Phước, Khu Tháp Pô Klong Garai, Tháp Pô Rômê, Đền Pô Inư Nưgar. Đây là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hóa của cộng đồng người Chăm. Lễ hội không chỉ là dịp để những người tham dự được chiêm ngưỡng các đền tháp cổ kính mà còn được thưởng thức một nền nghệ thuật ca múa nhạc dân gian với phong cách độc đáo. Lễ hội Katê là minh chứng về sự phong phú, đa dạng trong kho tàng văn hoá của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. t.Hợp Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận 2016
  • 6. 6 số 1193 l 22.9.2016 Quản lý nhà nước Luật Du lịch ra đời năm 2005 đã đánh dấu một bước quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật về du lịch ở nước ta. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Luật cần được cập nhật, sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới, đặc biệt là với định hướng phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo Tổng cục Du lịch, Luật Du lịch được sửa đổi theo hướng mở, tích cực hội nhập quốc tế, đảm bảo quyền lợi tối đa của du khách. CầnthiếtphảisửaLuật Tổng cục Du lịch đánh giá: Sau 10 năm thực hiện, Luật Du lịch đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch, đảm bảo quyền của người dân được hưởng thụ các giá trị văn hóa, vui chơi, giải trí lành mạnh, an toàn và góp phần phát triển kinh tế. Riêng năm 2015, tổng thu từ khách du lịch đạt 337.000 tỷ đồng, đóng góp khoảng 6% GDP quốc gia. Nhiều tỉnh/thành đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng vào ngân sách của địa phương. Luật Du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật Du lịch vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc do thực tế nảy sinh. Đến nay, một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn và quá trình hội nhập quốc tế, cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu khẳng định: Sau khi Hiến pháp 2013 được ban hành, hàng loạt Luật cần được tiến hành rà soát, điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình mới. Phát triển du lịch từ năm 2005 đến nay đã có nhiều điểm mới, hội nhập quốc tế mạnh mẽ, do đó cần sửa đổi để phù hợp với Hiến pháp 2013. Theo đó, dự thảo Luật Du lịch sửa đổi có nhiều điểm mới, nội dung thay đổi toàn diện, căn bản, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới, đặc biệt là khi tham gia WTO, TPP, hội nhập ASEAN. Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp mới được xây dựng trên tinh thần tạo điều kiện đầu tư thông thoáng, mở cửa, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Luật Du lịch sửa đổi cũng phải phù hợp với xu hướng này. Dự thảo Luật Du lịch sửa đổi gồm 9 chương, 74 điều, được bố cục hợp lý hơn so với Luật hiện hành. Đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung đối tượng áp dụng là tổ chức, công dân Việt Nam hoạt động du lịch ở nước ngoài. Sở dĩ có điều này là vì ngày càng có nhiều người Việt Nam có nhu cầu đi du lịch nước ngoài. Hoạt động du lịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài cần được điều chỉnh bởi Luật Du lịch sửa đổi để đảm bảo quyền lợi của khách du lịch; bảo vệ, giữ gìn hình ảnh, bản sắc của dân tộc Việt Nam. Dự thảo Luật Du lịch sửa đổi cũng loại bỏ sự phân biệt khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. Khách du lịch đến Việt Nam và ra nước ngoài đều được đối xử bình đẳng, được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. Dự thảo Luật Du lịch sửa đổi cũng cởi mở, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đưa du lịch quốc tế, nội địa về cùng một mặt bằng chung để thống nhất quản lý công bằng... Vấn đề lưu trú và đưa khách Việt Nam ra nước ngoài cũng được quy định theo hướng chịu sự điều tiết của thị trường, đánh giá từ khách hàng tiến tới phát triển bền vững. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch sẽ tăng cường khâu hậu kiểm, giám sát để đánh giá công bằng chất lượng các dịch vụ. Dự thảo Luật Du lịch sửa đổi cũng nêu rõ trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan đến du lịch để thể hiện tính liên ngành, liên vùng trong quản lý nhà nước, quảng bá xúc tiến, xây dựng văn phòng đại diện, xúc tiến du lịch ở nước ngoài... Tháchthứckhôngnhỏcho doanhnghiệpViệt Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu cho rằng: Dự thảo Luật Du lịch sửa đổi góp phần tạo ra khung pháp lý cởi mở hơn, thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, người dân đi du lịch. Khi người dân đi du lịch ngày càng thuận tiện thì kinh doanh du lịch có thị trường rộng mở, thúc đẩy phát triển du lịch. Tuy nhiên, những điều khoản thông thoáng cũng khiến doanh nghiệp du lịch Việt Nam gặp không ít thách thức. Trong dự thảo Luật Du lịch sửa đổi có đề cập đến việc cho phép công ty, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được phép tham gia du lịch outbound, tức là đưa khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài; từ trước đến nay vẫn chỉ có doanh nghiệp Việt Nam đưa khách Việt Nam đi ra nước ngoài. Về vấn đề này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu cho rằng: Quy định mới này trong dự thảo lần thứ 5 Luật Du lịch Việt Nam sửa đổi, sẽ tạo ra thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước. Nhưng quy định này cũng đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi khách hàng là người Việt Nam. Khi cho phép các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vào hoạt động ở nước ta thì du khách Việt Nam có nhiều quyền lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ, có cơ hội thụ hưởng các dịch vụ ngang bằng với chất lượng thế giới từ các nhà cung cấp dịch vụ uy tín quốc tế chứ không hạn chế như hiện nay. Tuy nhiên, phía các doanh nghiệp du lịch trong nước chưa hoàn toàn đồng tình với quy định này trong dự thảo Luật Du lịch sửa đổi vì hiện nay SửaLuậtDulịchtheohướngmở,hộinhậpquốctế
  • 7. 7số 1193 l 22.9.2016 Quản lý nhà nước Tổng cục Du lịch có kế hoạch tập trung đẩy mạnh hoạt động E-marketing (tiếp thị trực tuyến) nhằm quảng bá, giới thiệu du lịch Việt Nam tới thị trường khách quốc tế. Do đó, Tổng cục Du lịch đang mời các đơn vị tham gia đề xuất ý tưởng và giải pháp ứng dụng E-marketing trong công tác quảng bá du lịch Việt Nam tới các thị trường quốc tế để triển khai trong Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia năm 2016. Tổng cục Du lịch yêu cầu các đề xuất về ý tưởng và giải pháp ứng dụng E-marketing phải dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, hướng tới các thị trường quốc tế mục tiêu. Kinh phí dự kiến triển khai cho ý tưởng, giải pháp này trong năm 2016 là 1 tỷ đồng. Tổng cục Du lịch nhận các đề xuất từ phía các tổ chức, cá nhân tham gia trước ngày 20.9. Theo đánh giá củaTổng cục Du lịch: Việc tăng cường ứng dụng E-marketing trong hoạt động xúc tiến du lịch là yếu tố rất quan trọng để tăng năng lực cạnh tranh. Tổng cục Du lịch luôn tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp và phối hợp với các tổ chức quốc tế để đẩy mạnh ứng dụng E-marketing trong hoạt động xúc tiến du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển của toàn ngành. Việt Nam hiện được đánh giá là điểm đến an toàn nhất trong khu vực và là đất nước có nhiều tiềm năng về du lịch. E-marketing trong xúc tiến du lịch đang là vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp. E-marketing trong xúc tiến du lịch hiện nay đã trở thành một yêu cầu và là phương pháp quảng cáo du lịch ngày càng hữu hiệu trong đầu tư và cải tạo những thị trường du lịch, đặc biệt là những thị trường giàu tiềm năng, có sức phát triển như Việt Nam. Ông Vũ Quốc Trí - Giám đốc Dự án EU-ESRT (Dự án Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ) cũng cho rằng: Tại Việt Nam, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch được triển khai một cách tương đối độc lập giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Điều này thường dẫn tới sự thiếu thống nhất về thương hiệu quốc gia và định hướng sản phẩm và dịch vụ du lịch… Do đó việc quảng bá, xúc tiến chưa đạt được hiệu quả tốt. Việc thiết lập và vận hành mô hình hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể khắc phục được các yếu kém trên, đặc biệt trong hoạt động ứng dụng E-marketing để xúc tiến quảng bá du lịch trên phạm vi cả nước hoặc tại các tỉnh/vùng. Hợp tác công - tư có thể quy tụ được cả nguồn lực về tài chính cũng như nguồn nhân lực. Mô hình về hợp tác công - tư để ứng dụng kỹ thuật E-marketing trong xúc tiến quảng bá du lịch được triển khai giữa Tổng cục Du lịch và Hội đồng Tư vấn du lịch đang mở ra một cơ hội mới, rất tích cực cho du lịch Việt Nam. Ông Vũ Quốc Trí cũng khẳng định: Trong xu hướng du lịch hiện đại, E- marketing được xem là một công cụ hữu hiệu để xúc tiến quảng bá du lịch. Những khảo sát của tổ chức “Google travel study” hàng năm cho thấy tỷ lệ sử dụng internet của khách du lịch ngày càng tăng. Do đó, những lợi ích mà E- marketing mang lại đối với ngành du lịch là không thể phủ nhận… Yến nHi lực lượng doanh nghiệp trong nước chưa thể đủ mạnh để cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp mong muốn các đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị làm luật lưu ý vấn đề này. Ông Lưu Đức Kế - Giám đốc công ty lữ hành Hanoitourist cho hay: Việc cho phép người nước ngoài đưa khách Việt Nam ra nước ngoài cần phải được xem xét kỹ lưỡng trước khi Luật Du lịch sửa đổi được ban hành. Hiện giờ, người Việt Nam du lịch nước ngoài ngày càng đông. Việc đưa người Việt Nam du lịch nước ngoài, từ trước đến nay đều do các đơn vị lữ hành quốc tế của Việt Nam đảm nhiệm, gửi khách tới các thị trường đối tác, khi đi đều có hướng dẫn viên Việt Nam đi theo, đảm bảo giúp đỡ tốt nhất cho khách hàng thích nghi, hiểu cơ bản về văn hóa nước đó và giải quyết các vấn đề phát sinh.Về cơ bản, các đơn vị lữ hành trong nước vẫn đáp ứng tốt các nhu cầu của khách Việt Nam du lịch nước ngoài. Ông Lưu Đức Kế khẳng định: Không chỉ có Hanoitourits mà các doanh nghiệp lữ hành lớn khác như Saigontourist, Vietravel… khi được tham vấn ý kiến cũng đồng tình cho rằng: Vẫn biết hội nhập quốc tế là cần thiết, nhưng cũng chưa nên “mở toang” cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đưa khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài vào thời điểm hiện nay. Việc này cần có lộ trình cụ thể để đảm bảo doanh nghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh. Ông Nguyễn Hồng Đài - Giám đốc Công ty APT Travel cho hay: Vấn đề cho các công ty 100% vốn nước ngoài có thể kinh doanh tất cả các lĩnh vực du lịch ở nước ta, xét về kinh tế thị trường là hợp lý. Nhưng xét về điều kiện hội nhập, chúng ta có thể lùi lại thời điểm, thực hiện theo lộ trình cụ thể. Với điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp du lịch lữ hành tại Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ, các doanh nghiệp trong nước sẽ khó có thể tồn tại. tHế Hùng ĐẩymạnhhoạtđộngE-marketingđểquảngbádulịchViệtNam
  • 8. 8 số 1193 l 22.9.2016 Sự kiện vấn đề Thành phố Đà Nẵng phấn đấu trong những năm tới tập trung phát triển du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Thành phố đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp; xây dựng thương hiệu du lịch Đà Nẵng là Thiên đường nghỉ dưỡng, điểm đến an toàn và thân thiện. Đà Nẵng cũng xây dựng các sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo, có sức cạnh tranh cao; phát triển du lịch gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng-an ninh; gắn kết sản phẩm và chất lượng du lịch với từng thị trường và phát huy liên kết vùng với Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, vùng Nam Trung Bộ và cả nước. Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2020 đón 8.850.000 du khách, trong đó có 2.450.000 khách quốc tế và 6.400.000 khách nội địa. Đến năm 2020, Đà Nẵng phấn đấu tổng thu du lịch đạt 31.500 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2020, thành phố có trên 23.000 phòng khách sạn, tăng gần 5.000 phòng so với năm 2015, trong đó số phòng khách sạn 3-5 sao sẽ tăng 4.000 phòng, nâng tổng số phòng khách sạn từ 3-5 sao lên trên 13.000 phòng; khuyến khích phát triển loại hình homestay để đáp ứng nhu cầu du khách trong các đợt cao điểm. Đà Nẵng cũng xây dựng nguồn nhân lực ngành du lịch đáp ứng tiêu chuẩn về nghề du lịch trong khốiASEAN; đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, các cơ sở kinh doanh du lịch được chuẩn hóa, nâng cao chất lượng nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp và trình độ ngoại ngữ. Theo ông Trần Chí Cường - Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, thành phố tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển ngành du lịch; xây dựng và đưa vào hoạt động Quỹ hỗ trợ Phát triển du lịch Đà Nẵng để huy động thêm nguồn lực đầu tư cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư vào các khu du lịch bán đảo Sơn Trà, Công viên Văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn, điểm du lịch đỉnh đèo Hải Vân và một số loại hình du lịch đường thủy... Thành phố khuyến khích các đơn vị, địa phương tăng cường nâng cao hiệu quả du lịch thông qua đánh giá, xếp hạng, bình chọn và tôn vinh đối với các doanh nghiệp và địa danh; xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền và doanh nghiệp tổ chức các hoạt động văn hóa - nghệ thuật để phục vụ du khách; quy hoạch và kêu gọi, vận động đầu tư các cụm dịch vụ giải trí, ẩm thực và mua sắm tập trung, hình thành các khu vui chơi giải trí về đêm. Đà Nẵng cũng tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng lưu niệm trên địa bàn thành phố; hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh việc triển khai các dự án về du lịch, đẩy mạnh hợp tác, liên kết phát triển du lịch; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với du lịch, đảm bảo môi trường du lịch lành mạnh, an toàn, thân thiện; xử lý nghiêm các đơn vị kinh doanh du lịch, người nước ngoài hoạt động du lịch trái phép; tiếp tục xử lý dứt điểm tình trạng chèo kéo, đeo bám khách du lịch, bán hàng rong, xin ăn biến tướng, trá hình. Cũng theo ông Trần Chí Cường, giải pháp phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng là: Tập trung phát triển du lịch vào chiều sâu, hình thành các sản phẩm du lịch mới, có sức cạnh tranh cao. Thành phố ưu tiên phát triển theo 3 nhóm sản phẩm chính như nhóm sản phẩm du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp; nhóm sản phẩm du lịch mua sắm, hội nghị hội thảo (MICE); nhóm sản phẩm du lịch văn hoá, lịch sử, sinh thái, làng quê, làng nghề; đa dạng hóa sản phẩm du lịch bổ trợ như du lịch tâm linh, du lịch văn hóa - ẩm thực, chữa bệnh - làm đẹp, du lịch thể thao giải trí biển...; nâng cao chất lượng dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo môi trường du lịch an ninh, an toàn, sạch đẹp, thân thiện và mang tính bền vững; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực du lịch. Đà Nẵng phát triển đồng thời thị trường khách du lịch nội địa và thị trường khách du lịch quốc tế; làm tốt công tác nghiên cứu, xúc tiến thị trường để xác định đối tượng khách chủ lực của Đà Nẵng, từ đó có hướng đầu tư, khai thác thích hợp; đẩy mạnh phát triển các thị trường Đông Bắc Á; duy trì và phát triển thị trường khách truyền thống khu vực Đông Nam Á, Tây Âu, Bắc Mỹ hướng đến mở rộng thị trường khách các nước khu vực, Trung Đông, Ấn Độ, Nga và Đông Âu; tiếp tục phát triển thị trường khách nội địa... Đà Nẵng cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho thực hiện chủ trương cho xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đột phá thí điểm áp dụng cho Cụm du lịch trọng điểm miền Trung (Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam) theo hướng đột phá thí điểm như một số địa phương trong nước: Phú Quốc, Quảng Ninh, Lâm Đồng đang áp dụng nhằm tạo bước phát triển đột phá; áp dụng giá ưu đãi, giảm lệ phí phục vụ hành khách tại sân bay Đà Nẵng để khuyến khích các hãng hàng không mở đường bay quốc tế trực tiếp. Thành phố khuyến khích các hãng hàng không quốc tế mở đường bay mới và duy trì các đường bay quốc tế đến sân bay quốc tế Đà Nẵng để thu hút khách từ các thị trường trọng điểm thông qua các đường bay đến các tỉnh miền Trung. t.Lâm Đà Nẵng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
  • 9. 9số 1193 l 22.9.2016 Sự kiện vấn đề Xây dựng những chuẩn mực ứng xử làm nền tảng cho chương trình phát triển người Hà Nội thanh lịch, văn minh được thành phố Hà Nội đặt ra từ lâu. Sau nhiều năm dày công nghiên cứu, bộ quy tắc ứng xử tại địa điểm công cộng đã hoàn thành, hiện thành phố đang tiếp tục xây dựng bộ quy tắc ứng xử tại khu vực các cơ quan, đơn vị. Khi đưa vào triển khai thực tế, người dân Thủ đô sẽ có những bộ khung để điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi ứng xử, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Nội. Địnhhướngphongcáchứngxử củangườiHàNội Dù là Thủ đô nghìn năm văn hiến, phong cách ứng xử của người dân mang đậm dấu ấn riêng, song những nét đẹp trong lối sống, giao tiếp của người dân Hà Nội có phần bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của cuộc sống hiện nay. Việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong cộng đồng của thành phố Hà Nội được đông đảo các cơ quan, đoàn thể cũng như chính người dân thành phố ủng hộ. Bởi trước hết, bộ quy tắc góp phần hình thành những chuẩn mực, giá trị đạo đức, làm cơ sở định hướng, lời nói, thái độ, hành vi ứng xử của cá nhân, tổ chức, hướng đến một thành phố thanh lịch, văn minh. Ông Nguyễn Khắc Lợi - Phó Giám đốc SởVăn hóa vàThể thao Hà Nội cho biết: Bộ quy tắc mang tính chất thông điệp chung, làm căn cứ tuyên truyền, hướng dẫn, động viên, giáo dục mọi người sinh hoạt, ứng xử theo chuẩn mực của xã hội. Chuẩn mực đó được lấy từ thực tế cuộc sống, chắt lọc lại và sắp xếp theo trình tự nhất định. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội (đơn vị thường trực) đã hướng đến những nơi tập trung đông người như khu dân cư, bệnh viện, cơ quan, đơn vị, nơi tổ chức sản xuất kinh doanh, nơi vui chơi giải trí, các hoạt động lễ hội… để xây dựng bộ quy tắc ứng xử. Đây là những nơi mà người dân có nhiều thời gian để sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng. Hiện tại, bộ quy tắc ứng xử tại các địa điểm công cộng đã xây dựng xong, UBND thành phố Hà Nội sẽ ban hành trong thời gian tới. Bộ quy tắc này có những quy tắc ứng xử chung và quy tắc ứng xử cụ thể cho từng địa điểm như: Tại vỉa hè, lòng đường; tại vườn hoa, quảng trường, tượng đài, công viên; khu vực tín ngưỡng, tôn giáo; bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa; trung tâm thương mại, siêu thị, chợ; nhà ga, bến tàu, thuyền, bến ô tô; khu vui chơi, giải trí. Khu vực thứ hai được Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tập trung xây dựng bộ quy tắc ứng xử là các cơ quan, đơn vị. Mặc dù rất nhiều nơi đã có những nội quy, quy tắc làm việc, lao động và học tập song chưa quan tâm nhiều đến quy tắc ứng xử.Ví dụ, tại các đơn vị sản xuất cũng chỉ có các quy định để đảm bảo quy trình sản xuất, nội quy lao động, còn việc ứng xử giữa người lao động với nhau, người lao động với người quản lý chưa được đề cập tới. Một khu vực quan trọng khác là khu dân cư. Tuy nhiên, khu vực này có thuận lợi là từ trước đến nay đã có những hương ước, quy ước, những chỉ tiêu phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa, do vậy có những nếp sống văn minh nhất định. Nhưng việc chuẩn hóa theo bộ quy tắc ứng xử vẫn được Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nghiên cứu, xây dựng. Linhhoạttrongtriểnkhai Bộ quy tắc ứng xử không có chế tài xử lý nên cách triển khai được Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nghiên cứu kỹ lưỡng. Phương thức triển khai của bộ quy tắc là tuyên truyền, giáo dục một cách có hệ thống và áp dụng trên tất cả các lĩnh vực để mọi người cùng hiểu, cùng thực hiện. Trước mắt, cơ quan văn hóa sẽ triển khai thí điểm tại 1-2 địa điểm ở mỗi khu vực, đảm bảo các nơi thí điểm phải có tính điển hình và sẽ tổ chức rút kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, các địa phương nhân rộng để bộ quy tắc có thể “ngấm” được vào cuộc sống. Dựa trên bộ khung mà Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xây dựng, các khu vực, cơ quan, đơn vị sẽ tự xây dựng cho mình những tiêu chuẩn riêng để phù hợp với đặc thù của từng nơi. Các đơn vị quản lý phải thực hiện đăng ký, sau đó tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ, nhân viên (đối với cơ quan, đơn vị) hoặc hướng dẫn người dân (đối với các điểm công cộng) cùng thực hiện. Chính người quản lý đơn vị phải chịu trách nhiệm về những nội dung đã đăng ký với cơ quan chức năng. Ông Đỗ Xuân Thủy - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đồng Xuân khẳng định: “Trong một xã hội hiện đại cần phải có quy tắc ứng xử làm chuẩn mực để mọi người hướng tới. Đối với chợ Đồng Xuân, nơi có số lượng người kinh doanh lớn nên rất cần có những quy tắc ứng xử cho phù hợp với văn minh thương mại. Chúng tôi mong muốn sớm có bộ quy tắc ứng xử, khi đó chúng tôi sẽ tiếp nhận, tích cực tuyên truyền đến người kinh doanh”. Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, bộ quy tắc ứng xử không thể thay thế cho quy chế, quy tắc, nội quy của những nơi công cộng, của các cơ quan, đơn vị, mà là định hướng cho mọi người thực hiện theo đúng quy chế, nội quy. Hay nói cách khác, bộ quy chế chính là lời khuyên dành cho mọi người về cách ứng xử văn minh. Dự kiến cuối năm 2016, bộ quy tắc ứng xử tại địa điểm công cộng sẽ được thành phố ban hành và đến năm 2017, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ hoàn thành bộ quy tắc ứng xử tại các cơ quan, đơn vị. Yến nHi Xây dựng chuẩn mực ứng xử của người Hà Nội
  • 10. 10 số 1193 l 22.9.2016 Sự kiện vấn đề Ngày 15.9, tỉnh Vĩnh Long tổng kết 15 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoànkếtxâydựngđờisốngvănhóa”giai đoạn 2000-2015 và đề ra nhiều mục tiêu, giải pháp chính thực hiện trong giai đoạn 2016-2020. Tỉnh Vĩnh Long phấn đấu đến năm 2020 có từ 80-85% hộ gia đình đạt tiêu chuẩnvănhóa,trongđócótừ60-65%hộ đạt từ 3 năm liên tục trở lên; 90% cơ quan,đơnvị,doanhnghiệpđạtchuẩnvăn hóa; 33% tỷ lệ dân số tham gia luyện tập thểdụcthểthaothườngxuyênvà28%số hộ gia đình thể thao. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng các ấp, khóm, khu dân cư đã đạt chuẩn văn hóa; phấn đấu mỗi huyện, thị xã, thành phố được công nhận mới từ một đến hai xã đạtchuẩnvănhóanôngthônmới,đốivới phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị trong giai đoạn 2016-2020. Để thực hiện những mục tiêu trên, UBND tỉnh Vĩnh Long yêu cầu các cấp, các ngành gắn phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách,vừalâudàivàphảiđượccụthểhóa trong chương trình công tác và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm. Các cấp,cácngànhtiếptụccủngcố,kiệntoàn Ban chỉ đạo, Ban vận động các cấp, nhất làởcấpxã,đảmbảotừngthànhviênnắm vững các nội dung tiêu chuẩn; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nội dung, ý nghĩa phong trào bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực, giúp người dân hiểu rõ và tích cực tham gia. Qua 15 năm triển khai thực hiện, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisốngvănhóa”trênđịabàntỉnhkhông ngừng nâng cao về chất lượng và phát triểnvềsốlượng.Đếnnay,VĩnhLongđã cógần244.000hộđạtchuẩngiađìnhvăn hóa, chiếm 93,77%; hơn 76% ấp, khóm, khu dân cư đạt chuẩn văn hóa; gần 32% xãđạtchuẩnvănhóanôngthônmới;hơn 25% xã đạt chuẩn nông thôn mới và trên 97% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn tỉnh từng bước được đầu tư, xây dựng. Đến nay, toàn tỉnh có 5 trung tâm văn hóa-thể thao cấp huyện; 43 trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, 25 nhà văn hóa-khu thể thao ấp; 1.470 sân bãi, câu lạc bộ thể thao, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, nâng cao mức hưởng thụ đời sống tinh thần cho nhân dân. HuY Long Vĩnh Long: Nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa Ngày 18.9, Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất (lần hai). Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập ngày 28.01.1976 với tên gọi Trường Cán bộ Thể dục thể thao miền Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo thể thao cho khu vực phía Nam. Trải qua 40 năm phát triển với nhiều tên gọi khác nhau, nhà trường đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp thể dục thể thao của nước nhà, cũng như khẳng định vị thế đào tạo thể dục thể thao hàng đầu của khu vực phía Nam. GS.TS Lê Quý Phượng - Hiệu trưởngTrường Đại họcThể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ thể dục thể thao thành tích cao, tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo vận động viên thành tích cao.Trong suốt quá trình đó, thành tích quan trọng, nổi bật nhất là đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thể thao nước nhà với 39 khóa học đại học chính quy (hơn 10.000 sinh viên) và 74 khóa đại học tại chức (hơn 5.000 sinh viên). Những cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp tại trường đã về nhận công tác ở mọi miền đất nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển thể dục thể thao khu vực phía Nam và cả nước. Hiện tại trường có 318 cán bộ, trong đó có 1 Giáo sư, 5 Phó Giáo sư, 33 Tiến sĩ, 167 Thạc sĩ và 87 Cử nhân. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 81%. Đội ngũ cán bộ nhà trường đang ngày càng lớn mạnh và đáp ứng được yêu cầu phát triển của trường thời điểm hiện tại và trong tương lai. Những kinh nghiệm trong 40 năm qua sẽ là tiền đề để nhà trường hướng đến sự phát triển toàn diện trong xu thế hội nhập quốc tế với mục tiêu phần đấu trở thành “Trường đại học thể dục thể thao mạnh, có uy tín cao trong nước, khu vực và thế giới”. Nhân dịp này, Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất (lần hai). Đây là phần thưởng cao quý, ghi nhận những thành tích, đóng góp của nhà trường đối với sự nghiệp thể dục thể thao của nước nhà. Dịp này, Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đã khánh thành Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tượng đài cao 2,5m, làm bằng đá Granite, đặt trong khuôn viên nhà trường. HuY Hiệp Khẳng định vị thế về đào tạo nguồn nhân lực ngành thể thao khu vực phía Nam
  • 11. 11số 1193 l 22.9.2016 Sự kiện vấn đề Không dừng lại ở mục tiêu là khu vực du lịch trọng điểm quốc gia, Sa Pa (Lào Cai) đang phấn đấu trở thành khu vực du lịch trọng điểm quốc tế với những ưu đãi từ thiên nhiên, con người và bản sắc văn hóa đặc trưng cùng các dự án lớn đã và đang được triển khai trên địa bàn. Thông tin trên được ông Nguyễn Hữu Thể - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết tại cuộc họp báo giới thiệu các hoạt động, sự kiện chính trị, văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong năm 2016-2017 do Bộ VHTTDL, Ban Chỉ đạo Tây Bắc cùng UBND tỉnh Lào Cai phối hợp tổ chức. Ông Hà Mạnh Thắng - Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Lào Cai khẳng định: Với mục tiêu đón 3 triệu lượt khách trong năm du lịch 2017, Lào Cai đảm bảo chuẩn bị tốt 600 cơ sở lưu trú trên địa bàn. Riêng tại Sa Pa, bên cạnh các nhà ở bình dân cùng các cơ sở lưu trú tại nhà dân (homestay), địa phương đang tập trung xây dựng các cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên. Thời gian tới, với việc hoàn thành đường cao tốc Lào Cai - Sa Pa, du khách chỉ mất khoảng 15 phút di chuyển từ thị trấn Sa Pa về thành phố Lào Cai nên lượng khách lưu trú sẽ đổ dồn về thành phố Lào Cai và giảm tải cho Sa Pa một cách hiệu quả. Năm 2016, Lào Cai đã đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch mới mang tính đặc trưng của tỉnh để đưa vào khai thác phục vụ du khách trong năm 2017. Tỉnh đã nâng cấp một số điểm du lịch cộng đồng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch trong chuỗi sản phẩm “du lịch cộng đồng Tây Bắc”, đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch gắn với các di sản văn hóa ruộng bậc thang Lào Cai trong chương trình “hành trình khám phá cung đường di sản văn hóa ruộng bậc thang - Tây Bắc” chung của khu vực; khai thác các chợ phiên vùng cao phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch “chợ phiên vùng cao” của khu vực; khai thác sản phẩm du lịch tâm linh theo chuỗi “Chương trình du lịch tâm linh dọc sông Hồng” của khu vực; đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch chuyên đề về hoa trong chương trình du lịch “sắc hoa Tây Bắc” chung của khu vực; đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch trong chương trình du lịch “Chinh phục đỉnh cao” của khu vực. Tỉnh Lào Cai cũng đăng cai tổ chức các sự kiện “Ngày hội văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIII năm 2016”, “Lễ khai mạc và công bố Năm Du lịch quốc gia 2017 - Lào Cai - Tây Bắc” với quy mô cấp quốc gia, Liên hoan phim truyền hình toàn quốc lần thứ 36. V.toàn Sa Pa phấn đấu trở thành khu vực du lịch trọng điểm quốc tế Ngày 16.9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức tổng kết, tuyên dương khen thưởng những điển hình trong 15 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000-2015. Hơn 400 đại biểu là đại diện các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố, cán bộ khu phố, ấp, gia đình, chủ nhà trọ tiêu biểu đã dự hội nghị. Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Minh Nghĩa - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bình Dương cho biết: Trong 15 năm qua, phong trào đã xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến góp phần tích cực vào việc hình thành nhân cách con người Việt Nam. Qua 15 năm thực hiện phong trào, tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hóa so với tổng số gia đình đăng ký tăng 12,88% so với năm 2000; tỷ lệ khu phố, ấp đạt văn hóa tăng 26,47%; toàn tỉnh có 57 khu phố, ấp đạt danh hiệu văn hóa 10 năm liên tục trở lên. Từ năm 2011 đến năm 2015, số khu nhà trọ đạt danh hiệu nhà trọ văn hóa tăng 25,17% so với số khu nhà trọ đăng ký. Ngoài ra, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” cũng đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương. Ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và Ban chỉ đạo các cấp đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động thực hiện phong trào; phối hợp chặt chẽ, kết hợp sáng tạo và nhuần nhuyễn các yêu cầu, nhiệm vụ của phong trào với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; tăng cường, chủ động và công khai minh bạch công tác xã hội hóa trong thực hiện phong trào; phát huy hiệu quả thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở. Dịp này, UBND tỉnh Bình Dương tặng Bằng khen cho 156 cá nhân, tập thể, hộ gia đình. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương tặng Bằng khen cho 70 khu phố, ấp và 20 khu nhà trọ. ĐứC Kiên Hiệu quả phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở Bình Dương
  • 12. 12 số 1193 l 22.9.2016 Sự kiện vấn đề Ngày 14/9 tại Nghệ An, Dự án “Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” (Dự án EU-ESRT do Liên minh Châu Âu tài trợ) đã bàn giao các kết quả hỗ trợ kỹ thuật của dự án cho 4 tỉnh Bắc miền Trung gồm: Thanh Hóa, NghệAn, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Từ tháng 02.2016, Dự án EU-ESRT đã hỗ trợ phát triển du lịch có trách nhiệm tại khu vực 4 tỉnh Bắc miềnTrung bằng 5 nhóm hoạt động: Tăng cường quản lý điểm đến; Chiến lược và Kế hoạch hành động quản lý điểm đến; Ưu tiên, phân cụm và kết nối sản phẩm; Bản đồ du lịch, Bộ Quy tắc ứng xử du lịch có trách nhiệm và hỗ trợ nguồn nhân lực. Bà NguyễnThịThu Hằng - Ban Hợp tác và Phát triển của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam đánh giá khu vực 4 tỉnh Bắc miền Trung đã thành công trong việc thu hút khách du lịch nội địa cùng một số dự án đầu tư du lịch lớn; cách tiếp cận hợp tác mang tính khu vực sẽ khuyến khích khách du lịch kéo dài thời gian lưu trú và quay trở lại. Bà Hằng cho rằng, để làm được việc này, điểm đến phải có một cơ chế hợp tác thực sự và chặt chẽ giữa các doanh nghiệp du lịch và khu vực nhà nước. Với sự hỗ trợ của Dự án EU-ESRT, cơ chế hợp tác này đã được cải thiện, tạo ra được những kết quả và sự tiến bộ đáng kể cho khu vực, hy vọng các tỉnh sẽ tiếp tục duy trì bền vững các kết quả của dự án. Ngoài khu vực các tỉnh Bắc miền Trung, Dự án EU-ESRTcũng hỗ trợ một số khu vực khác, gồm 8 tỉnhTây Bắc mở rộng, 3 tỉnh duyên hải miền Trung và 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Theo mô hình Tổ chức Quản lý điểm đến mà dự án triển khai, các bên liên quan trong khu vực nhà nước và tư nhân được kết nối, tham gia để thiết lập đối thoại công - tư ở cấp độ điểm đến và tăng cường khả năng cạnh tranh của du lịch. Với nội dung Tăng cường quản lý điểm đến tại khu vực 4 tỉnh Bắc miền Trung, Dự án EU-ESRT đã hỗ trợ để hình thành mô hình Tổ chức quản lý điểm đến, tạo điều kiện tăng cường đối thoại công - tư trong khu vực; đề xuất để phát huy hiệu quả của Tổ chức quản lý điểm đến và đối thoại công - tư, các địa phương cần duy trì Ban Chỉ đạo điều phối Vùng, tăng cường vai trò lãnh đạo của Tổng cục Du lịch, hình thành Quỹ phát triển du lịch chung đồng thời phát huy vai trò của các hiệp hội du lịch với sự tham gia ngày càng chặt chẽ của các doanh nghiệp du lịch. Bên cạnh đó, Dự án EU-ESRT đã huy động các chuyên gia quốc tế và trong nước hỗ trợ các địa phương xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động quản lý điểm đến thông qua phương pháp quy trình đánh giá nhanh. Chiến lược này nhằm các mục tiêu như: Áp dụng một cơ chế quản trị tốt, thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch có tính cạnh tranh và các thị trường bền vững, sử dụng du lịch để phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nhận thức và hiểu biết về du lịch bền vững, xây dựng một lực lượng lao động du lịch có kỹ năng cùng những điều kiện làm việc phù hợp, bảo vệ và quảng bá các di sản thiên nhiên và văn hóa một cách thận trọng. Dự án EU-ESRT đã hỗ trợ các Tổ công tác tăng cường các sản phẩm du lịch cấp điểm đến bằng việc xây dựng một kế hoạch phân cụm và kết nối các sản phẩm, bao gồm cả xây dựng năng lực của các đối tác liên quan thông qua đối thoại công - tư. Theo đó, ba cơ hội chính phát triển sản phẩm chung phải kể đến là tăng cường tuyến du lịch biển, tuyến du lịch mạo hiểm theo đường mòn Hồ Chí Minh và xây dựng, tiếp thị các sự kiện tham quan mạo hiểm, các sự kiện du lịch chung. Một kết quả rất quan trọng khác của dự án là tăng cường phát triển nguồn nhân lực du lịch cho khu vực thông qua các chương trình xây dựng năng lực cho rất nhiều đối tượng, từ các cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương tới các cơ sở đào tạo nghề du lịch... H.L Sáng 15.9, tại TP Hải Phòng đã diễn Festival nhiếp ảnh trẻ toàn quốc. Festival nhiếp ảnh trẻ là cuộc thi nhiếp ảnh trên mạng dành cho giới trẻ từ 14 đến 35 tuổi lần đầu tiên được Bộ VHTTDL tổ chức nhằm phát huy khả năng sáng tạo để tạo ra những tác phẩm hay, ý nghĩa, có giá trị cao cả về nội dung và hình thức. Với chủ đề “Thế hệ trẻ Việt Nam - Đất nước và phát triển”, sau hơn 3 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được 3.054 ảnh của 527 tác giả từ 58 tỉnh/thành trong nước và ngoài nước tham dự. Hội đồng nghệ thuật đã chọn được 206 ảnh để triển lãm, trong đó có 21 giải thưởng, gồm: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 15 giải khuyến khích. Qua lăng kính của các nhiếp ảnh trẻ, các tác phẩm được lựa chọn để triển lãm và trao giải thưởng tại Festival nhiếp ảnh trẻ đã phần nào bám sát chủ đề, thể hiện sinh động những vấn đề của cuộc sống đương đại, vẻ đẹp con người, văn hóa, phong cảnh, đất nước, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi tác phẩm là một thông điệp, một món quà đầy ý nghĩa của tác giả muốn truyền tải, gửi gắm tới người Festival nhiếp ảnh trẻ quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam Pháttriểnnănglựcdulịchcótráchnhiệmvớimôitrườngvàxãhội
  • 13. 13số 1193 l 22.9.2016 Sự kiện vấn đề Ngày 18.9, Giải vô địch Karatedo quốc gia lần thứ XXVI năm 2016 do Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với Sở VHTTDL Cần Thơ tổ chức đã chính thức khép lại sau 6 ngày tranh tài sôi nổi tại Nhà thi đấu đa năng thành phố Cần Thơ. Kết thúc giải, đoàn vận động viên chủ nhà Cần Thơ xuất sắc giành ngôi vị nhất toàn đoàn với 4 Huy chương Vàng, 7 Huy chương Bạc và 4 Huy chương Đồng. Đoàn Quân đội xếp thứ nhì trên bảng xếp hạng với 3 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng. Đoàn vận động viên Thanh Hóa xếp hạng ba với 3 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng. Cả 4 Huy chươngVàng đoàn Cần Thơ giành được ở các nội dung như: Kata đồng đội nữ do công của bộ 3 võ sĩ Đỗ Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hằng, Lê Thị Khánh Ly; nội dung Kumite cá nhân nam hạng cân 78kg do công của võ sĩ Đỗ Thanh Nhân; nội dung Kumite cá nhân nữ hạng cân 44kg do công của võ sĩ Nguyễn Thị Tuyết Ngân và nội dung Kumite cá nhân nữ hạng cân 59kg do công của võ sĩ Bùi Thị Ngọc Hân. Ông Vũ Sơn Hà - Trưởng Bộ môn Karatedo Việt Nam cho biết, những (Xem tiếp trang 14) Sau 7 ngày tranh tài quyết liệt với nội dung thi đấu cuối cùng 25m súng ngắn ổ quay nam, chiều 16.9, Giải vô địch bắn súng toàn quốc năm 2015 đã chính thức khép lại tại Trung tâm huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội. Không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn, đoàn Quân đội với lực lượng vận động viên đồng đều, được đầu tư bài bản, cộng thêm sự động viên, cổ vũ nhiệt tình từ xạ thủ Hoàng Xuân Vinh (vận động viên vừa giành Huy chương Vàng lịch sử cho Thể thao Việt Nam tại đấu trường Olympic Rio 2016) đã thi đấu xuất sắc và dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương với 15 Huy chương Vàng, 8 Huy chương Bạc, 11 Huy chương Đồng. Đứng thứ hai là đoàn Hà Nội với 13 Huy chương Vàng, 14 Huy chương Bạc, 6 Huy chương Đồng. Vị trí thứ 3 thuộc về đoàn Hải Dương với 8 Huy chương Vàng, 9 Huy chương Bạc và 6 Huy chương Đồng. Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển bắn súng Việt Nam Nguyễn Thị Nhung cho biết: Giải đấu năm nay không có sự khác biệt nhiều so với các năm gần đây. Đoàn Quân đội luôn dẫn đầu với các nội dung sở trường như: 10m súng trường hơi nữ, 25m súng ngắn bắn nhanh nam, 10m súng trường hơi nam, 50m súng ngắn bắn chậm nam... cho thấy sự đầu tư khá bài bản và đúng trọng tâm của đơn vị Quân đội. Cũng theo Huấn luyện viên trưởng Nguyễn Thị Nhung, Giải đấu là dịp để Ban tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo của các huấn luyện viên cũng như chất lượng thi đấu của các vận động viên. Qua giải đấu này tuyển chọn các vận động viên có thành tích xuất sắc để bổ sung cho Đội tuyển Bắn súng quốc gia đi thi đấu tại các giải đấu lớn trong khu vực, châu lục và các giải quốc tế khác. Đặc biệt, từ kết quả thi đấu này, Ban tổ chức Giải sẽ tiếp tục xem xét và tuyển chọn những vận động viên trẻ có tiềm năng để tiếp tục đào tạo, làm nòng cốt cho lực lượng kế cận những năm tiếp theo. Giải vô địch bắn súng toàn quốc năm nay quy tụ 215 vận động viên tranh tài đến từ 13 đơn vị, gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đồng Nai, Quân đội và Bộ Công an. Các xạ thủ nam tranh tài ở 14 nội dung, còn các xạ thủ nữ tranh tài ở 10 nội dung. nam anH Quân đội nhất toàn đoàn Giải vô địch bắn súng toàn quốc 2016 xem chiêm ngưỡng và trải nghiệm. Tác phẩm đoạt giải nhất “Sắc màu thời đại mới” của tác giả Vương Thùy Giang thể hiện góc nhìn đa chiều về cuộc sống hiện đại. Tác phẩm “Giao lưu văn hóa” (tác giả Trịnh Thu Nguyệt), “Du lịch miền quê” (tác giả Mai Thành Chương) là sự trải nghiệm đầy thú vị của du khách nước ngoài đến khám phá và tìm hiểu phong cảnh và truyền thống văn hóa của làng quê Việt Nam. Tác phẩm “Dải ngân hà ở Gành Đá Đĩa” (tác giả Huỳnh Lê Viễn Duy) lại đưa người xem đến với vẻ đẹp hoang sơ đầy huyền bí của Gành Đá Đĩa - một tuyệt tác thiên nhiên của tỉnh Phú Yên. Với tác phẩm “Trường Sa lung linh giữa trùng khơi” của tác giả Lê Quang Trung, “Sẵn sàng chiến đấu” (tác giả Vương Mạnh Cường) ngoài vẻ đẹp lung linh của Trường Sa, còn là sự khẳng định chủ quyền và quyết tâm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Festival nhiếp ảnh trẻ thực sự là một sân chơi lành mạnh, có sức cuốn hút, phù hợp với sở thích và nhu cầu sáng tác của giới trẻ; là dịp để giới trẻ yêu thích nhiếp ảnh trong cả nước cùng giao lưu và trao đổi học tập. Từ đó giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới du khách trong và ngoài nước đến khám phá và trải nghiệm. L.KHánH CầnThơnhấttoànđoànGiảivôđịchKaratedoquốcgianăm2016
  • 14. 14 số 1193 l 22.9.2016 Sự kiện vấn đề Giải vô địch Cầu lông cá nhân toàn quốc 2016 diễn ra từ ngày 19-24.9 tại thành phố Thái Bình. Giải có sự tham gia của 116 vận động viên đến từ 20 đơn vị tỉnh/thành, ngành trên toàn quốc, gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Nai, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sơn La, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Bộ Công an, Quân đội và chủ nhà Thái Bình. Các tay vợt tham gia tranh tài ở 5 nội dung gồm: Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. Theo điều lệ, các nội dung đơn nam và đơn nữ sẽ thi đấu loại trực tiếp một lần thua đến vòng 1/8. Tiếp đến, các tay vợt sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt tính điểm để xác định thứ hạng cao nhất. Đối với nội dung đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ sẽ áp dụng thể thức thi đấu loại trực tiếp một lần thua. Mỗi vận động viên thi đấu tối đa 2 nội dung. Tổng Thư ký Liên đoàn Cầu lông Việt Nam - Lê Thanh Sang cho biết: Đây là giải đấu quy tụ các tay vợt xuất sắc nhất trong làng cầu lông Việt Nam thi đấu tranh tài để giành thứ hạng trên bảng xếp hạng trong nước. Chính vì vậy, giải sẽ diễn ra gay cấn và hấp dẫn đến từng trận đấu. Ngoài ra, các vận động viên thi đấu giành thứ hạng cao sẽ nhận được tiền thưởng tương đối lớn như Huy chương Vàng được thưởng 1.100 USD ở nội dung đơn nam, 800 USD ở nội dung đơn nữ, 600 USD cho mỗi nội dung đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ… Giải đấu lần này là dịp để Ban tổ chức đánh giá chất lượng thi đấu của các vận động viên cũng như công tác đào tạo chuyên môn tại các tỉnh/thành, ngành. Những vận động viên có thành tích xuất sắc trong giải đấu lần này sẽ tiếp tục được bồi dưỡng, đào tạo nhằm bổ sung vào đội tuyển quốc gia để đi thi đấu tại các giải đấu lớn trong khu vực, châu lục và các giải đấu quốc tế khác. Giải vô địch Cầu lông cá nhân toàn quốc 2016 do Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Cầu lông Việt Nam, Sở VHTTDL tỉnh Thái Bình và Công ty Sunrise phối hợp tổ chức. Vũ minH Giải vô địch Cầu lông cá nhân toàn quốc 2016 Tối 12.9, tại Nhà thi đấu đa năng thành phố Cần Thơ, giải vô địch Karatedo quốc gia lần thứ XXVI năm 2016 do Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với Sở VHTTDL Cần Thơ tổ chức đã chính thức khai mạc. Năm nay, giải thu hút sự tham gia tranh tài của 250 vận động viên đến từ 28 đơn vị, tỉnh/thành, ngành gồm: An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Bộ Công an, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Hải Dương, Lạng Sơn, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Quân đội, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Trà Vinh, Vĩnh Phúc. Theo đó, các vận động viên tham gia tranh tài ở 24 bộ huy chương. Các vận động viên thi đấu ở 2 nội dung: Kumite (thi đấu đối kháng) cá nhân nam, cá nhân nữ, đồng đội nam, đồng đội nữ và nội dung Kata (quyền biểu diễn) cá nhân nam, cá nhân nữ, đồng đội nam, đồng đội nữ. Theo Tổng cục Thể dục thể thao, đây là giải đấu thường niên không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển bộ môn Karatedo ở các tỉnh/thành, ngành, mà còn là dịp để các vận động viên giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thi đấu. Qua giải đấu, Ban tổ chức sẽ tuyển chọn những vận động viên xuất sắc bổ sung cho đội tuyển để tham gia các giải quốc gia và thế giới trong thời gian tới. Ngay sau lễ khai mạc đã diễn ra nhiều trận đấu ở các nội dung thi vòng bảng của các nội dung đối kháng, biểu diễn quyền ở bảng nam và nữ. nam anH Khai mạc giải vô địch Karatedo quốc gia năm 2016 vận động viên đoạt thành tích cao, thi đấu xuất sắc tại giải lần này sẽ được bổ sung vào danh sách đội tuyển quốc gia để tham gia tập huấn và chuẩn bị thi đấu tại các giải khu vực và châu lục như: SEA Games 28 và ASIAD 2017 trong thời gian tới. Giải vô địch Karatedo quốc gia lần thứ năm 2016 thu hút sự tham gia tranh tài của 250 vận động viên đến từ 28 đơn vị tỉnh/thành, ngành gồm: An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Bộ Công an, Đăk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Hải Dương, Lạng Sơn, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Quân đội, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Trà Vinh và Vĩnh Phúc. Các vận động viên thi đấu ở hai nội dung: Kumite (thi đấu đối kháng) cá nhân nam, cá nhân nữ, đồng đội nam, đồng đội nữ và nội dung Kata (quyền biểu diễn) cá nhân nam, cá nhân nữ, đồng đội nam, đồng đội nữ. a.tùng CầnThơnhấttoànđoànGiảivôđịch... ( Tiếp theo trang 13)
  • 15. 15số 1193 l 22.9.2016 Giữ Gìn Giá trị văn hóa truyền thốnG Tối 12.9, tại thành phố Bạc Liêu, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức khai mạc Lễ hội “Dạ cổ hoài lang” Bạc Liêu năm 2016. Đây là hoạt động hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2016 Phú Quốc - Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ hội “Dạ cổ hoài lang” năm 2016, diễn ra ngày 12-15.9 với các hoạt động chính: Lễ dâng hương tại Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Khai mạc lễ hội “Dạ cổ hoài lang”, Lễ giỗ tổ sân khấu cải lương, Bế mạc lễ hội “Dạ cổ hoài lang”. Ngoài ra, còn có một số hoạt động vui chơi, giải trí như: Hội chợ công nghiệp- thương mại tỉnh Bạc Liêu; Hội thi ẩm thực; Liên hoan Đờn ca tài tử 3 tỉnh Bạc Liêu - SócTrăng - Cà Mau mở rộng;Thi đối đáp bản “Dạ cổ hoài lang”, vọng cổ, ca cổ, hò, vè, thơ ca; Chương trình công diễn trao giải thưởng Liên hoan Đờn ca tài tử… Lễ hội năm nay được tổ chức vào dịp kỷ niệm 97 năm - Ngày ra đời bản Dạ cổ hoài lang nhằm tôn vinh giá trị diệu kỳ của bản Dạ cổ hoài lang; là tấm lòng của người Bạc Liêu, của giới nghệ nhân, nghệ sĩ cổ nhạc tri ân các bậc tiền nhân, trong đó có cố nhạc sĩ CaoVăn Lầu - cha đẻ của bản Dạ cổ hoài lang, người đặt nền móng cho quá trình ra đời, phát triển bản vọng cổ Bạc Liêu và sân khấu cải lương Nam Bộ, một loại hình nghệ thuật độc đáo sống mãi với thời gian và không gian. Năm 1997, UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định xếp hạng Khu lưu niệm nhạc sĩ CaoVăn Lầu là di tích lịch sử cấp tỉnh và lấy ngày 15.8 (Âm lịch) hàng năm để kỷ niệm ngày ra đời bản “Dạ cổ hoài lang”. Đến năm 2008, UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định tổ chức Lễ hội “Dạ cổ hoài lang” là lễ hội cấp tỉnh và 2 năm được tổ chức một lần vào dịp kỷ niệm bản “Dạ cổ hoài lang” ra đời. ÔngVương Phương Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh,Trưởng Ban tổ chức Lễ hội “Dạ cổ hoài lang” năm 2016 cho biết, Bạc Liêu tự hào là nơi sản sinh ra bản Dạ cổ hoài lang và cũng là một trong những cái nôi của Đờn ca tài tử Nam Bộ, một loại hình nghệ thuật được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại… Từng câu hò, điệu lý, từng cung bậc trữ tình của đờn ca tài tử đã thấm đậm vào đất và người Bạc Liêu, kết thành tình yêu nghệ thuật…Từ tình yêu nghệ thuật đó đã tạo nên biết bao thế hệ nghệ sĩ, nghệ nhân vang bóng một thời, tiêu biểu như các nghệ sĩ, nghệ nhân Sáu Lầu, Ba Chột, Hai Thơm, Bảy Cao, Năm Nghĩa, Cô baVàm Lẽo, CôTư Sạng, Bảo Quốc, Thanh Nguyệt, Ánh Hồng, Trọng Nguyễn… đóng góp nhiều tác phẩm có giá trị làm rực rỡ thêm cho vườn hoa nghệ thuật âm nhạc cổ truyềnViệt Nam, góp phần phát triển nền âm nhạc của dân tộc. Thông qua lễ hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu kêu gọi các anh chị em trí thức, giới văn nghệ sĩ, nghệ nhân và những mộ điệu nghệ thuật Đờn ca tài tử phát huy truyền thống nghệ thuật, tiếp tục thi đua lao động sáng tạo để tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị, làm cho quê hương Bạc Liêu mãi mãi xứng danh là quê hương của bản Dạ cổ hoài lang. ĐứC Kiên Ngày 17.9, trước đền Kiếp Bạc thuộc khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) đã diễn ra Lễ hội quân trên sông Lục Đầu. Lễ hội quân là một trong những điểm nhấn của Lễ hội mùa thu Côn Sơn- Kiếp Bạc hàng năm. Tham gia Lễ hội quân năm nay có khoảng 50 thuyền của ngư dân xã Kênh Giang (thị xã Chí Linh) cùng 350 người dân xã Hưng Đạo và 300 võ sinh môn phái Nhất Nam. Trên sông Lục Đầu, hai đoàn thuyền diễu hành trên sông theo 3 chủ đề: Hào khí Đông A, Hùng khí Lục Đầu và Ca khúc khải hoàn. Đoàn thuyền thứ nhất tập kết ở khu vực Cồn Kiếm, đoàn thuyền thứ hai tập kết tại bến sông trước đền Bắc Đẩu. Sau khi có lệnh hội quân, hai đoàn thuyền từ hai phía tiến về khu vực trung tâm trước lễ đài. Đi đầu là các thuyền chủ “Nhạc độc chung linh” và Âm dương hợp đức, tiếp sau là 5 thuyền mang biển hiệu “Thanh Long”, “Bạch Hổ” và sau cùng là đoàn thuyền mang câu đối: “Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí-Lục Đầu vô thủy bất thu thanh”. Trên bờ, đội cờ, đội võ reo hò theo nhịp trống. Kết thúc diễn trình giao nhau này, hai đoàn thuyền đổi vị trí cho nhau để trở về điểm xuất phát. Trong lúc dưới sông các đoàn thuyền băng băng lướt sóng thì trên bờ, đội võ Nhất Nam, đội cờ, trống, đội múa rồng, múa lân, múa gậy, đội múa võ trình diễn khiến cho cảnh sắc Kiếp Bạc, Lục Đầu Giang thêm hùng tráng. Sau 3 diễn trình giao nhau, thuyền của hai đoàn cùng dàn hàng tập kết trước lễ đài, kết thúc Lễ hội quân. Những chiếc thuyền oai phong lướt sóng với khí thế dũng mãnh, những màn múa võ, múa gậy khỏe khoắn của những võ sinh đã khơi gợi cảm xúc tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc, về những chiến công chói lọi trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên gắn liền với các bến sông. Theo Ban Quản lý khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc, năm 2006, thực hiện Đề án nâng cấp lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc, Lễ hội quân được phục dựng với quy mô lớn. Từ đó đến nay, hội quân đã trở thành một nội dung quan trọng, hấp dẫn được nhân dân địa phương cũng như du khách đi hội chờ đón tại lễ hội mùa thu. m.minH Tưng bừng Lễ hội quân trên sông Lục Đầu Lễhội“Dạcổhoàilang”BạcLiêunăm2016
  • 16. 16 số 1193 l 22.9.2016 Giữ Gìn Giá trị văn hóa truyền thốnG Địa đạo Nhơn Trạch thuộc xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai được quân và dân ta đào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đây là căn cứ hoạt động của Huyện ủy Nhơn Trạch với hệ thống đường địa đạo, giao thông hào, ô ụ chiến đấu và nơi làm việc làm bằng lán trại trên mặt đất. Từ địa đạo này, quân và dân Nhơn Trạch đã anh dũng chống trả, bẻ gãy nhiều cuộc càn quét của địch; đồng thời tổ chức tấn công, lập nên những chiến công hiển hách. Giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, của di tích đã được nhiều người biết đến, đặc biệt là thế hệ trẻ. Theo các nhân chứng và tài liệu lịch sử, ngày 19.5.1963, kỷ niệm 73 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta bắt đầu đào địa đạo Nhơn Trạch, đây là một bước chuyển từ kiến trúc hầm bí mật sang kiến trúc địa đạo kiên cố. Lực lượng đào địa đạo có khoảng 20 người thay phiên nhau đào cả ngày lẫn đêm với dụng cụ là cuốc, xẻng. Đến cuối năm 1964, lực lượng của ta đã đào được 1,5km đường địa đạo khép kín, liên hoàn trong lòng đất, nối từ căn cứ Huyện ủy Nhơn Trạch về các xã Phú Hội, Phước An. Địa đạo được thiết kế lỗ thông hơi và nhiều ngách để tạo thành phòng chức năng cho các đơn vị, trên nóc có cấu trúc hình vòm. Nhiều đoạn địa đạo có đường gấp khúc, chiều dài mỗi đoạn khoảng 100m. Phía trên địa đạo là căn cứ Huyện ủy Nhơn Trạch được bố trí như một tam giác đều với ba mặt là giao thông hào sâu 2m, rộng 1,2m; cả ba mặt giao thông hào được xây dựng 7 ụ chiến đấu. Bên ngoài hệ thống giao thông hào được bố trí hai hàng chông sắt lớn nhỏ và tầm vông vạt nhọn xen kẽ. Từ năm 1972, địa đạo Nhơn Trạch trở thành nơi bám trụ dài ngày của 500 cán bộ, chiến sĩ Đoàn 10 rừng Sác. Đây cũng là nơi xuất phát đánh địch khiến địch bị tổn thất nặng nề. Ông Nguyễn Tấn Xuân - Giám đốc Ban Quản lý di tích danh thắng huyện Nhơn Trạch cho biết, nhằm thu hút du khách đến tham quan, ngay trong khuôn viên địa đạo, tỉnh Đồng Nai đã xây dựng nhà truyền thống để trưng bày, lưu giữ hơn 300 hiện vật khác nhau của các chiến sĩ đã từng sống, chiến đấu và hi sinh tại Nhơn Trạch. Không gian nhà truyền thống bao gồm: Những mô hình tái dựng lại công cuộc đào địa đạo ngày trước, hệ thống hóa phần lớn các cột mốc cũng như những sự kiện quan trọng về cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân và dân Nhơn Trạch; lịch sử hình thành và những cuộc chống càn Mỹ - Ngụy của Tiểu đoàn Anh hùng 240, các tư liệu lịch sử về Đoàn 10 rừng Sác. Liền kề di tích địa đạo còn có Tượng đài chiến sĩ rừng Sác, tượng đài này làm bằng đá, được xây dựng trên một vùng rộng lớn. Dù mang giá trị lịch sử to lớn nhưng hiện mỗi năm di tích địa đạo Nhơn Trạch chỉ thu hút vài nghìn người đến tham quan, tìm hiểu. Nguyên nhân là do địa đạo chưa được nhiều người biết đến, trong khu di tích thiếu các loại hình dịch vụ. Ông Nguyễn Tấn Xuân cho biết: Để phát huy giá trị của di tích, thời gian tới, Ban Quản lý di tích danh thắng huyện Nhơn Trạch sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá địa đạo Nhơn Trạch; tăng cường công tác sưu tầm hiện vật của những người đã từng sống, chiến đấu nơi đây và phát triển một số loại hình dịch vụ. Địa đạo Nhơn Trạch đã được Bộ VHTTDL xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2001. Để nơi đây thành điểm đến thu hút du khách, bên cạnh công tác tuyên truyền, các cấp chính quyền tỉnh Đồng Nai cũng cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, sửa chữa lại các hạng mục trong di tích. nguYễn CúC Bảo tồn và phát huy giá trị địa đạo Nhơn Trạch Ngày 14.9, tại Thư viện tỉnh Quảng Bình, Sở VHTTDL Quảng Bình và Liên hiệp Thư viện các tỉnh Bắc miền Trung đã phối hợp tổ chức khai mạc trưng bày, triển lãm tư liệu về “Biển đảo Việt Nam”. Triển lãm trưng bày 250 bức ảnh và hơn 500 tư liệu về sách liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam, về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Bên cạnh đó, triển lãm cũng đã trưng bày nhiều hình ảnh về đời sống sinh hoạt của các chiến sĩ và nhân dân Hoàng Sa, Trường Sa; hình ảnh của các hãng thông tấn và các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế đi thực tế trên vùng, đảo biển Việt Nam; hình ảnh các tàu kiểm ngư Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ trên vùng biển của Tổ quốc. Đặc biệt, triển lãm có nhiều bức ảnh được thể hiện qua các nguồn tư liệu thực địa và thư tịch ở trong và ngoài nước, các bản đồ cổ, những tư liệu lịch sử chứng minh giá trị pháp lý khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Triển lãm tư liệu về “Biển đảo Việt Nam” là một hoạt động tuyên truyền đầy ý nghĩa và thiết thực nhằm thể hiện lòng biết ơn của thế hệ hôm nay đối với các anh hùng liệt sỹ đã hi sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức về vị trí của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Đồng thời, khơi dậy niềm tự hào đối với truyền thống anh hùng cách mạng, tăng thêm ý chí, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thách thức chung sức bảo vệ vững chắc chủ quyền của thiêng liêng của Tổ quốc. m.HạnH Trưng bày, triển lãm tư liệu về“Biển đảo Việt Nam”