SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1085 ngày 24/7/2014
- BộtrưởngHoàngTuấnAnh
làmviệctạicáctỉnhBìnhPhước,
BìnhDương,
(Tr.3)
- TriểnkhaiChươngtrình
hànhđộngquốcgiavềphòng,
chốngBLGĐđếnnăm2020
(Tr.4)
- BộVHTTDLtậptrungthựchiện
nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng
cuối năm
(Tr.5)
- Bổ nhiệm Đại sứ Du lịch
Việt Nam tại Châu Âu
(Tr.9)
troNg số Này
Ảnh:ĐỖTHANHMAI
Công bố Di tích lịch sử
quốc gia Bia chủ quyền
quần đảo Trường Sa
và Địa điểm lưu niệm
tàu C235
Ngày 17/7, tại thành phố Nha
Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ
chức lễ đón nhận và công bố Di tích
lịch sử quốc gia Bia chủ quyền quần
đảo Trường Sa tại đảo Song Tử Tây,
xã Song Tử Tây; đảo Nam Yết, xã
Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa
và Địa điểm lưu niệm tàu C235
(Đường Hồ Chí Minh trên biển) tại xã
Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa. Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh dự lễ và trao
Bằng di tích lịch sử quốc gia cho lãnh
đạo các địa phương có di tích được
công nhận đợt này.
(Xem tiếp trang 2)
Trong bối cảnh du lịch nước nhà đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách
thức, lượng khách quốc tế, nhất là khách Trung Quốc sụt giảm do tình hình căng
thẳng ở Biển Đông, việc Tổng cục Du lịch triển khai chương trình kích cầu du lịch
nội địa với thông điệp “Người Việt Nam du lịch Việt Nam” được coi là kịp thời và
một hướng đi đúng để duy trì đà tăng trưởng. Tổng cục Du lịch kêu gọi người Việt
Nam du lịch Việt Nam, trước hết là vì tình quê hương đất nước, tình yêu biển đảo
Tổ quốc, nhân lên niềm tự hào dân tộc. (Xem tiếp trang 18)
Bảo vệ cấp thiết di tích lịch sử
tại các tỉnh biên giới phía Bắc
Tại Công văn số 2312/BVHTTDL-DSVH ngày 15/7/2014 về việc bảo vệ
các di tích, di vật liên quan đến chủ quyền biên giới, biển đảo quốc gia, Bộ
VHTTDL đề nghị UBND các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang,
Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương
kiểm kê, lập danh mục các hiện vật, đồ thờ trong các di tích trên địa bàn liên
quan đến chủ quyền biên giới, biển đảo quốc gia và xây dựng, triển khai kế
hoạch bảo vệ an toàn tuyệt đối, không để mất mát, hư hỏng di tích, hiện vật
trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, triển khai lập hồ sơ trình các cấp có thẩm
quyền xem xét, xếp hạng khẩn cấp đối với các di tích liên quan đến chủ quyền
biên giới, biển đảo quốc gia; kiểm tra, đánh giá tình trạng của các di tích liên
quan đến chủ quyền để có kế hoạch tu bổ, chống xuống cấp... DSVH
“Người Việt Nam du lịch Việt Nam” là thông điệp mà Tổng cục Du lịch đang triển khai
Du lịch nội địa là động lực
quan trọng duy trì tăng trưởng
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 2220/QĐ-BVHTTDL ngày
14/7/2014, thành lập Ban Chỉ đạo
xây dựng Chiến lược phát triển văn
hóa đối ngoại đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 và Chiến lược
phát triển các ngành công nghiệp
văn hóa Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh làm
Trưởng Ban, Thứ trưởng Hồ Anh
Tuấn làm Phó Trưởng Ban Thường
trực và 11 Thành viên.
- Ngày 14/7/2014 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 2221/QĐ-
BVHTTDL, thành lập Ban Soạn
thảo xây dựng Chiến lược phát triển
văn hóa đối ngoại đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 do Thứ
trưởng Hồ Anh Tuấn làm Trưởng
Ban, ông Phan Đình Tân - Chánh
Văn phòng Bộ làm Phó Trưởng Ban
Thường trực, 18 Thành viên và 02
Thư ký Ban Soạn thảo.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 2230/QĐ-BVHTTDL ngày
15/7/2014, cho phép Viện Văn hóa
nghệ thuật quốc gia Việt Nam đón
hai chuyên gia Pháp là TS.Anne
Valerie Marie Louise Pierre
Shweyer - nhà nghiên cứu thuộc
Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á
(Trung tâm nghiên cứu khoa học
quốc gia Pháp) và bà Helene Marie
Isabelle David - nhà khảo cổ học, vẽ
tranh minh họa và thiết kế đồ họa,
Đại học Paris I-Sorbone vào làm
việc với Viện về việc “tạo lập một
hệ thống thông tin địa lý-địa chất
khảo cổ học về di sản văn hóa
Champa ở vùng Thừa Thiên Huế và
Quảng Trị”. Thời gian từ ngày 26/7-
16/9/2014.
- Ngày 15/7/2014 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 2234/QĐ-
BVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạo
“Cuộc thi Tài năng trẻ diễn viên sân
khấu Tuồng chuyên nghiệp toàn
quốc-2014” tại thành phố Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định do Thứ trưởng
Vương Duy Biên làm Trưởng Ban,
ông Nguyên Đăng Chương - Cục
trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
làm Phó Trưởng Ban Thường trực,
ông Mai Thanh Thắng - Phó Chủ
tịch UBND tỉnh Bình Định làm Phó
Trưởng Ban và 01 Ủy viên.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 2240/QĐ-BVHTTDL ngày
15/7/2014, giao Bảo tàng Hồ Chí
Minh cung cấp nội dung Triển lãm
“Di sản văn hóa Thủ đô Hà Nội” để
trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Cách
mạng Quảng Đông Trung Quốc.
Bảo tàng Hồ Chí Minh thực hiện
việc sử dụng 2 ngôn ngữ Việt Nam
và Trung Quốc trong việc giới thiệu
Triển lãm này. Thời gian tổ chức từ
tháng 8 đến hết tháng 9 năm 2014.
- Tại Quyết định số 2249/QĐ-
BVHTTDL ngày 16/7/2014, Bộ
VHTTDL giao Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh Bộ VHTTDL tổ chức lớp Tập
huấn cán bộ Đoàn năm 2014.
tHtt
quản lý nhà nước
2 số 1085 l 24.7.2014
VăN BảN mới
Bia chủ quyền quần đảo Trường
Sa được chính quyền Việt Nam Cộng
hòa xây dựng từ năm 1956. Trên bia
chủ quyền ghi rõ: “Quần đảo Trường
Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy. Phái
bộ quân sự thị sát nghiên cứu đến
viếng quần đảo này ngày 22 tháng 8
năm 1956 dưới sự hướng dẫn của
Hải quân Việt Nam”.
Di tích Địa điểm lưu niệm tàu
C235 tại xã Ninh Vân, thị xã Ninh
Hòa gắn liền với sự kiện năm 1968.
Năm 1968, tại vùng biển Hòn Hèo,
xã Ninh Vân, tàu C235 do Trung úy
Nguyễn Phan Vinh làm thuyền
trưởng tổ chức vận chuyển vũ khí chi
viện cho chiến trường miền Nam.
Khi bị địch phát hiện, các chiến sĩ
trên tàu C235 đã chiến đấu kiên
cường, anh dũng để bảo toàn cho
tuyến vận tải trên biển.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng
Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh nhấn
mạnh: “Đường Hồ Chí Minh trên
biển” có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với việc chi viện sức người, sức
của từ hậu phương cho tiền tuyến để
đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược,
giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước. Tham gia vào con đường lịch
sử này, sự chiến đấu và hi sinh của
cán bộ, chiến sĩ tàu C235 đã trở
thành huyền thoại, thể hiện lý tưởng
cách mạng cao đẹp của Hải quân
nhân dân Việt Nam sẵn sàng chấp
nhận hiểm nguy, hi sinh cho cách
mạng. Tấm gương “quyết tử cho Tổ
quốc quyết sinh” của các anh mãi
mãi sáng soi cho thế hệ trẻ Việt Nam
trong công cuộc bảo vệ đất nước
ngày nay.
Hai Bia chủ quyền được xây
dựng trên đảo Song Tử Tây và đảo
Nam Yết năm 1956 thực sự là những
bằng chứng lịch sử quan trọng, khắc
ghi cụ thể quyền quản lý liên tục và
toàn diện của Việt Nam đối với quần
đảo Trường Sa.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
khẳng định: Việc công nhận Bia chủ
quyền quần đảo Trường Sa và Địa
điểm lưu niệm tàu C235 là di tích
lịch sử quốc gia có ý nghĩa quan
trọng trên nhiều phương diện. Công
Công bố Di tích lịch sử... (Tiếp theo trang 1)
quản lý nhà nước
3số 1085 l 24.7.2014
Trong 2 ngày 10-11/7, Đoàn công
tác của Bộ VHTTDL do Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh dẫn đầu đã có buổi
làm việc với lãnh đạo các tỉnh tỉnh
Bình Phước và Bình Dương. Báo cáo
tại buổi làm việc, Giám đốc Sở
VHTTDL tỉnh Bình Phước cho biết,
trong thời gian qua, công tác văn hóa,
thể thao và du lịch trên địa bàn Tỉnh đã
đạt được nhiều kết quả tích cực.
Hệ thống thiết chế văn hóa từ cấp
tỉnh đến cơ sở được hoàn thiện. Hàng
năm có 100% gia đình đăng ký “Gia
đình văn hóa”, có từ 95% trở lên hộ gia
đình được học tập ý nghĩa, mục đích,
nội dung cuộc vận động, 85% hộ gia
đình đạt chuẩn gia đình văn hóa, 50%
khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư
văn hóa. Hàng năm có 100% cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp đăng ký và 98%
cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt
chuẩn văn hóa; 100% cán bộ, công
nhân viên chức đăng ký nếp sống văn
minh cá nhân và 98% được công nhận.
Về thể dục thể thao, số người tham
gia luyện tập thể dục, thể thao thường
xuyên đạt 24,8% (đạt 90,5% so với chỉ
tiêu đến giai đoạn 2015). Số gia đình
luyện tập thể dục thể thao đạt 14,2%
(đạt 94,6% so với chỉ tiêu đến giai đoạn
2015). Số trường học đảm bảo chương
trình giáo dục thể chất đạt 100% và số
trường học đảm bảo chương trình giáo
dục thể chất ngoại khóa đạt 66% so với
chỉ tiêu đến giai đoạn 2015.
Về du lịch, hệ thống các khu, điểm
du lịch, các đơn vị kinh doanh cũng
đang dần được hình thành và phân bổ
đều khắp ở các huyện, thị trên địa bàn
tỉnh. Hệ thống cơ cở vật chất đang dần
lớn mạnh cả về quy mô, chất lượng và
đa dạng về loại hình kinh doanh.
Ghi nhận và đánh giá cao những kết
quả mà tỉnh Bình Phước đã đạt được
trong thời gian qua, Bộ trưởng Hoàng
TuấnAnh đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Bình Phước cần nhanh chóng xây dựng
kế hoạch triển khai Nghị quyết số 33-
NQ/TW của Hội nghị lần thứ 9 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
về xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước, xem đây là
nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới;
Tổ chức nâng cao chất lượng phong
trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa, đi vào thực chất, để các
gia đình văn hóa thực sự là hạt nhân
xây dựng đời sống văn hóa trong cộng
đồng. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đề
nghị tỉnh có phương án bảo tồn các di
sản văn hóa phi vật thể như: Dân ca,
dân vũ, chữ viết, trang phục, văn hóa
của đồng bào các dân tộc thiểu số. Bộ
sẽ thành lập đoàn kiểm tra hiện trạng
Khu di tích lịch sử núi Bà Rá, nhanh
chóng tách khu dân cư vùng đệm ra
khỏi khu di tích để người dân yên tâm
sản xuất. Việc xây dựng cơ sở vật chất
văn hóa phải chú trọng chất lượng,
đừng làm lấy thành tích. Ngoài xây
dựng nhà xưởng, nhà ở cho công nhân,
nhà đầu tư phải xây các khu vui chơi,
thể thao trong khu công nghiệp.
Tại UBND tỉnh Bình Dương, Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh và đoàn công
tác Bộ VHTTDL đã có buổi làm việc
với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về công
tác văn hóa, thể thao và du lịch 6 tháng
đầu năm 2014. Theo báo cáo tại buổi
làm việc, trong 6 tháng đầu năm 2014,
thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ
VHTTDL, Tỉnh ủy và UBND tỉnh,
công tác VHTTDLtrên địa bàn Tỉnh đã
đạt được nhiều kết quả khả quan.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND
tỉnh Bình Dương đã kiến nghị Bộ
VHTTDL cho phép trích một phần
ngân sách nộp về Trung ương cho địa
phương để tái đầu tư hoạt động văn hoá
phục vụ cho nhân dân, nhất là công
nhân tại các khu công nghiệp. Đồng
thời, điều chỉnh các chính sách cho cán
bộ, vận động viên, tuyên truyền viên,
diễn viên... Ban hành văn bản quy định,
hướng dẫn cụ thể để tạo điều kiện cho
các địa phương thuận lợi trong việc xử
lý vi phạm trong lĩnh vực VHTTDL
cũng như quản lý ngành.
Đánh giá cao những kết quả mà
ngành VHTTDL tỉnh Bình Dương đã
đạt được trong thời gian qua, Bộ
trưởng Hoàng TuấnAnh đề nghị, trong
thời gian tới, tỉnh Bình Dương cần chú
trọng xây dựng chiến lược, cơ chế
chính sách để phát triển các hoạt động
VHTTDL, thực hiện chế độ ưu đãi cho
các đối tượng, vận động viên. Trong
đó, chú trọng xây dựng các thiết chế
văn hoá, thể thao cho đối tượng người
lao động tại các khu công nghiệp; đẩy
mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực
VHTTDL, tạo nhiều địa điểm vui chơi,
giải trí cho người dân, xây dựng hình
thức tuyên truyền đa dạng, phong phú
trong các ngày lễ lớn...
tổng Hợp
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc tại
các tỉnh Bình Phước, Bình Dương
nhận Địa điểm lưu niệm tàu C235 là
sự đánh giá cao của Đảng, Nhà nước
đối với những đóng góp của cán bộ,
chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt
Nam. Đối với Bia chủ quyền quần
đảo Trường Sa, đây là sự trân trọng
sự thật và quyết tâm bảo vệ chủ
quyền biển đảo của Tổ quốc; qua đó
góp phần khơi dậy niềm tự hào, tinh
thần yêu nước của người dân Việt
Nam trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước.
Nhân dịp này, tỉnh Khánh Hòa tổ
chức triển lãm ảnh về các di tích trên.
Yến nHi
4 số 1085 l 24.7.2014
quản lý nhà nước
Sáng 16/7/2014,Tổng cục Du lịch tổ
chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng
đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng
tâm 6 tháng cuối năm 2014. Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh đã tới dự và phát biểu
chỉ đạo.
Trong 6 tháng đầu năm, bên cạnh
một số điều kiện thuận lợi để kích cầu
phát triển, ngành Du lịch đã và đang phải
đối mặt với nhiều khó khăn thách thức,
nhất là từ việc Trung Quốc hạ đặt trái
phép giàn khoan HD-981 trong vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt
Nam từ đầu tháng 5, gây căng thẳng trên
Biển Đông. Tuy nhiên với sự nỗ lực của
toàn Ngành, Du lịch Việt Nam đã đạt
được những kết quả tích cực.
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt
Namtrong6thángđầunăm2014đạttrên
4,2 triệu lượt, tăng 21,11% so với cùng
kỳ năm 2013, trong đó đa số các thị
trường khách tăng so với cùng kỳ năm
trước; khách du lịch nội địa đạt 23,4 triệu
lượt,tăng6,9%;tổngthutừkháchdulịch
đạt 125 nghìn tỷ đồng, tăng 22,5%.
Các nhiệm vụ trọng tâm được triển
khai nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo
chất lượng và tiến độ kế hoạch đã đề ra.
Cùng với đó, thực hiện tốt các nhiệm vụ
chuyên môn thường xuyên trên các lĩnh
vực quản lý hoạt động lữ hành, quản lý
cơ sở lưu trú, xúc tiến quảng bá và thông
tin du lịch, hợp tác quốc tế, công tác quy
hoạch và nghiên cứu khoa học...
Nhiều sự kiện quan trọng đã được tổ
chức ở các địa phương, tạo dấu ấn tốt
đẹp trong lòng khách du lịch trong và
ngoài nước. Các hoạt động đầu tư, phát
triển du lịch, liên kết hợp tác giữa các
địa phương tiếp tục được chú trọng.
Nhiều địa danh và đơn vị đã đạt danh
hiệu quốc tế, được bình chọn, xếp hạng
trên nhiều tạp chí và website danh tiếng
trên thế giới.
Tại Hội nghị, sau khi nghe ý kiến
đóng góp của đại diện lãnh đạo các Cục,
Vụ, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL, Tổng
cục Du lịch, Bộ trưởng HoàngTuấnAnh
đánh giá cao những kết quả mà ngành
Du lịch đã đạt được trong thời gian vừa
qua. Bộ trưởng chỉ đạo trong thời gian
tới ngành Du lịch cần tiếp tục chủ động
nghiên cứu, đề xuất, triển khai các giải
pháp mở rộng thị trường nguồn, chú
trọng tăng cường công tác xúc tiến
quảng bá trong đó phát huy vai trò của
các địa phương, doanh nghiệp; thiết lập
quy trình xây dựng quy hoạch du lịch
cho các địa phương để bảo đảm tính
thống nhất và chất lượng quy hoạch; chú
ý định hướng xây dựng sản phẩm đặc
thù cho một số vùng du lịch; phát huy
vai trò của hệ thống di sản trong phát
triển du lịch; kiện toàn và nâng cao chất
lượng nhân lực du lịch; đề xuất cụ thể
những cơ chế, chính sách cần thiết trong
lĩnh vực đất đai, thuế, visa... để hỗ trợ
phát triển du lịch.
titC
Tổng cục Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết
công tác 6 tháng đầu năm 2014
Ngày 14/7, Bộ VHTTDL đã có
Hướng dẫn số 2301/HD-BVHTTDL
gửi UBND và Sở VHTTDL các
tỉnh/thành hướng dẫn triển khai Chương
trình hành động quốc gia về phòng,
chống bạo lực gia đình đến năm 2020.
Theo đó, thực hiện Quyết định số
215/QĐ-TTg ngày 06/02/2014 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chương trình hành động quốc
gia phòng, chống bạo lực gia đình đến
năm 2020 (gọi chung là Chương trình
215/QĐ-TTg), Bộ VHTTDL hướng
dẫn UBND các tỉnh/thành xây dựng
Kế hoạch và tổ chức thực hiện
Chương trình 215/QĐ-TTg của địa
phương như sau:
Kế hoạch do UBND cấp tỉnh ban
hành phải bám sát vào nội dung của
Chương trình 215/QĐ-TTg và đặc thù
kinh tế-xã hội của địa phương. Để đảm
bảo các hoạt động, Kế hoạch ban hành
cần có phần khái toán kinh phí để thực
hiện cho từng hoạt động cụ thể.
Với những tỉnh/thành đang triển
khai Kế hoạch hành động của
tỉnh/thành đến năm 2015 vẫn tiếp tục
triển khai theo Kế hoạch này. Mặt
khác, cần rà soát những nội dung, chỉ
tiêu trong kế hoạch đang triển khai của
địa phương để bổ sung những hoạt
động chưa có hoặc có chỉ tiêu thấp hơn
chỉ tiêu trong Chương trình 215/QĐ-
TTg. Với những tỉnh/thành đã ban
hành kế hoạch hành động phòng,
chống bạo lực gia đình theo Chương
trình 215/QĐ-TTg trước khi có hướng
dẫn này, nếu kế hoạch ban hành chưa
bám sát vào chỉ tiêu và nhiệm vụ chủ
yếu được giao cho UBND cấp tỉnh tại
Chương trình 215/QĐ-TTg thì cần bổ
sung những chỉ tiêu, hoạt động còn
thiếu hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu
của Chương trình 215/QĐ-TTg.
UBND cấp tỉnh trực tiếp gửi báo
cáo kết quả thực hiện Chương trình
215/QĐ-TTg về Bộ VHTTDL trước
ngày 25/12 hằng năm để Bộ tổng hợp
báo cáo Thủ tướng Chính phủ (Bộ
VHTTDLchỉ nhận báo cáo của UBND
cấp tỉnh ký).
UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo,
chủ trì việc sơ kết kết quả thực hiện
Chương trình 215/QĐ-TTg tại địa
phương vào cuối năm 2015 và tổng kết
Chương trình 215/QĐ-TTg vào cuối
năm 2020.
Mục tiêu của Chương trình 2015
phải được lồng ghép vào Kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội của địa
phương giai đoạn 2016-2020. UBND
cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, lồng ghép mục
tiêu, chỉ tiêu, hoạt động của Chương
Triển khai Chương trình hành động quốc gia về phòng,
chống bạo lực gia đình đến năm 2020
5số 1085 l 24.7.2014
quản lý nhà nước
Ngày15/7,BộVHTTDLđãbanhành
Thông báo số 2304/TB-BVHTTDL
thông báo kết luận của Bộ trưởng Hoàng
Tuấn Anh tại Hội nghị Sơ kết công tác
VHTTDL 6 tháng đầu năm 2014. Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh yêu cầu thủ
trưởngcácTổngcục,Cục,Vụ,đơnvịtrực
thuộc Bộ, Giám đốc Sở VHTTDL các
tỉnh/thành tập trung chỉ đạo, tổ chức thực
hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị
quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014
của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
và dự toán ngân sách nhà nước năm
2014 trong các lĩnh vực hoạt động
Ngành.Triệt để tiết kiệm chi cho bộ máy
quản lý hành chính, sự nghiệp công, cắt
giảm tối đa việc tổ chức các hội nghị, hội
thảo, tập huấn, các đoàn công tác, số
lượng người tham gia các đoàn công tác
trong nước và đi nước ngoài.
Chủ động xây dựng và triển khai
hiệu quả kế hoạch ứng phó trước
những diễn biến phức tạp do tác động
của việc Trung Quốc hạ đặt trái phép
giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
Việt Nam.
Chỉ đạo triển khai, hoàn thành kế
hoạch công tác năm 2014, tập trung vào
công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất
lượng và bảo đảm tiến độ xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật, văn bản, đề án
trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
năm 2014; hướng dẫn thực thi pháp luật,
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; giảm
tối đa việc các cơ quan tham mưu, quản
lý nhà nước trực tiếp tổ chức các liên
hoan, hội diễn, cuộc thi, các hoạt động,
sự kiện nghiệp vụ, chuyên môn chưa
thực sự cấp bách.
Hoàn thành việc sắp xếp, cổ phần
hoá các doanh nghiệp nhà nước thuộc
Bộ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ. Tổng hợp, rà soát đội ngũ cán bộ,
người lao động tại đơn vị, bao gồm cả
việc sử dụng lao động theo hợp đồng,
báo cáo lãnh đạo Bộ trước ngày
30/7/2014.
Về văn hóa, gia đình: Tổ chức tuyên
truyền, quán triệt, triển khai thực hiện
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày
09/6/2014 tại Hội nghị lần thứ 9 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
về xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước.
Hoàn thành việc tham mưu, trình
Chính phủ ban hành Chương trình hành
động của Chính phủ; xây dựng, ban
hành Chương trình hành động của Bộ
VHTTDL thực hiện Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 về
xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước.
Hoàn thiện các văn bản, đề án triển
khai Chỉ thị số 31-CT/TW ngày
25/12/2013 của Bộ Chính trị; Quyết định
số 1063/QĐ-TTg ngày 02/7/2014 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế
hoạch tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn
trong hai năm 2014-2015, với tinh thần
tiết kiệm, hiệu quả.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ
thuật, thông tin, triển lãm, tuyên truyền
lưu động về thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ của Ngành gắn với tuyên
truyền nâng cao nhận thức về chủ quyền
biển đảo, đặc biệt đối với vùng cao, vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số.
Về thể dục thể thao: Chỉ đạo các địa
phương hoàn thành việc tổ chức Đại hội
TDTT các cấp; tổ chức thành công Đại
hội TDTT toàn quốc lần thứ VII - năm
2014.
Tham dự, đạt thành tích tốt tại Đại
hội thể thao Châu Á lần thứ 17 (ASIAD
17) năm 2014 tại Hàn Quốc, Đại hội
Olympic trẻ lần thứ 2 tại Nam Kinh -
Trung Quốc, Đại hội Thể thao bãi biển
Châu Á lần thứ 4 tại Thái Lan, Đại hội
Thể thao Người khuyết tật Châu Á tại
Hàn Quốc...
Tích cực chuẩn bị công tác tổ chức
Đại hộiThể thao bãi biển Châu Á lần thứ
5 tại Việt Nam năm 2016.
Về du lịch: Tiếp tục thực hiện Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn 2030; Chương trình
hành động quốc gia về du lịch giai đoạn
2013-2020; Chương trình xúc tiến du
lịch quốc gia giai đoạn 2013-2020...
Chỉ đạo, tổ chức tốt các hoạt động
trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia
2014 - “Đại ngàn Tây Nguyên”; hoàn
thành công tác chuẩn bị tổ chức Năm Du
lịch quốc gia 2015 - Thanh Hóa.
H.p
trình 215/QĐ-TTg với các chiến lược,
chương trình liên quan do địa phương
xây dựng, thực hiện nhằm đảm bảo sự
gắn kết và thống nhất giữa các chỉ tiêu
cần đạt được của địa phương.
Hàng năm, Bộ VHTTDL thực hiện
khen thưởng và phê bình đối với tập
thể và cá nhân trong triển khai Chương
trình 215/QĐ-TTg theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền
khen thưởng và phê bình.
Đối với Ngành VHTTDL, việc
triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo
lực gia đình nói chung và Chương trình
215/QĐ-TTg nói riêng sẽ được Bộ
VHTTDL đưa vào tiêu chí bình xét thi
đua, khen thưởng toàn ngành từ năm
2014. H.Q
Bộ VHTTDL tập trung thực hiện
nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm
6 số 1085 l 24.7.2014
quản lý nhà nước
Ngày 17/7/2014, Ban Chỉ đạo
Trung ương Phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
(TDĐKXDĐSVH) đã ban hành Công
văn số 2343/BCĐ-VPTTBCĐ gửi Ban
Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH
các tỉnh/thành về việc Báo cáo tiến độ
thành lập Ban Chỉ đạo, Văn phòng
Thường trực Ban Chỉ đạo Phong trào
TDĐKXDĐSVH.
Theo báo cáo của các địa phương,
hiện nay, việc kiện toàn bộ máy tổ chức
của Ban Chỉ đạo Phong trào
TDĐKXDĐSVH các tỉnh/thành chưa
đồng đều. Nhiều tỉnh/thành đã thành lập
xong Ban Chỉ đạo các cấp vàVăn phòng
Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp
huyện. Bên cạnh đó, một số tỉnh/thành
mới thành lập Ban Chỉ đạo ở một cấp;
có tỉnh/thành đã thành lập xong Ban Chỉ
đạo các cấp nhưng chưa thành lập Văn
phòng Thường trực Ban Chỉ đạo.
Để đẩy nhanh việc kiện toàn bộ máy
tổ chức của Ban Chỉ đạo Phong trào
TDĐKXDĐSVH các tỉnh/thành, trong
đó có việc thành lập Văn phòng
Thường trực Ban Chỉ đạo Phong trào
TDĐKXDĐSVH cấp tỉnh, huyện. Ban
Chỉ đạo Trung ương Phong trào
TDĐKXDĐSVH đề nghị các tỉnh/thành
báo cáo tiến độ thành lập Ban Chỉ đạo
vàVăn phòngThường trực Ban Chỉ đạo
Phong trào TDĐKXDĐSVH, trong đó
nêu những khó khăn, vướng mắc (nếu
có) và kiến nghị, đề xuất trong quá trình
triển khai thực hiện.
Công văn đề nghị Báo cáo của Ban
Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH
cáctỉnh/thànhgửivềVănphòngThường
trực Ban Chỉ đạoTrung ương Phong trào
TDĐKXDĐSVH theo địa chỉ số 51 Ngô
Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội trước ngày
30/7/2014 để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ
đạo xem xét, quyết định.
H.Q
Kiện toàn bộ máy Ban Chỉ đạo Phong trào“Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa”
Ngày 17/7, tại tỉnh Ninh Thuận, Phó
Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm
việc với các tỉnh miền Trung và Tây
Nguyên bàn về biện pháp phát triển
du lịch.
Khu vực Duyên hải miền Trung và
Tây Nguyên có nhiều thế mạnh về du
lịch như địa lý, con người và sản phẩm
du lịch, nhất là sản phẩm du lịch truyền
thống. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện
nay, phần lớn các tỉnh ở đây vẫn chưa
thật sự phát huy hết tiềm năng vốn có.
Bên cạnh đó, sự phối hợp liên tỉnh, liên
vùng trong khu vực miền Trung, Tây
Nguyên đã bắt đầu được chú ý nhưng
còn lúng túng trong nội dung, chưa rõ
ràng trong phân công, phân nhiệm và
giải pháp để phát triển du lịch. Nhiều đại
biểu đến từ các tỉnh/thành đã chỉ ra
những thế mạnh cũng như hạn chế trong
phát triển du lịch của từng địa phương
nói riêng và của cả vùng nói chung; đồng
thời đã đưa ra các đề xuất để việc liên kết
vùng đạt hiệu quả.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, tiềm
năng du lịch của Việt Nam rất lớn,
nhưng hiện nay thực tế chưa phát huy hết
so với nhu cầu phát triển. Ngoài những
nguyên nhân khách quan như suy thoái
kinh tế, chưa đầu tư được hạ tầng cơ sở,
nhân lực còn yếu thì nguyên nhân chủ
quan vẫn là việc chúng ta chưa thật sự
coi đầu tư vào du lịch là trọng điểm,
thậm chí có nhiều nơi tự mình làm khó
mình khi phát triển không theo lộ trình,
phát triển “nóng”, chạy theo nhu cầu và
lợi nhuận trước mắt. Về vấn đề liên kết
du lịch vùng, Phó Thủ tướng cho rằng,
du lịch là ngành kinh tế đặc thù, ngoài
yếu tố con người ra thì địa lý, khí hậu là
cái quan trọng nhất. Tuy nhiên, nếu
muốn phát huy tối đa nguồn lực, lợi thế
của địa phương mình về cơ bản buộc
phải liên kết với các tỉnh, vùng khác để
phát triển, tạo ra những sản phẩm của
liên vùng đa dạng, hấp dẫn, có vậy mới
thu hút du khách được... tHtt
Liên kết phát du lịch miền Trung-Tây Nguyên
Sở VHTTDL Hà Nội đã chính thức
yêu cầu UBND huyện Thanh Oai tạm
dừng thi công tu bổ di tích Chùa Sổ, xã
Tân Ước huyện Thanh Oai do có nhiều
sai sót.
Sở VHTTDL Hà Nội đề nghị
UBND huyện Thanh Oai dỡ bỏ hạng
mục lầu lục giác không có trong nội
dung dự án. Dự án công trình tu bổ tôn
tạo Chùa Sổ phải tạm dừng thi công
cho đến khi chủ đầu tư đảm bảo những
nội dung đã quy định trong việc thực
hiện thi công tu bổ di tích như: dựng
nhà bao che, thực hiện việc đánh dấu
ký hiệu các cấu kiện, thành phần kiến
trúc của di tích khi hạ giải, được Sở
VHTTDL Hà Nội chấp thuận. Đồng
thời, huyện phải báo cáo toàn bộ quá
trình lập, triển khai thực hiện dự án,
việc lựa chọn đơn vị thi công, đơn vị
tư vấn giám sát và đề xuất biện pháp
khắc phục những thiếu sót trong quá
trình triển khai dự án gửi về VHTTDL
Hà Nội.
Qua sự việc xảy ra tại Chùa Sổ, Sở
VHTTDL Hà Nội cũng đề nghị UBND
huyện Thanh Oai chỉ đạo các cơ quan
chức năng, UBND các xã rà soát, kiểm
tra các di tích đang tu bổ, tôn tạo trên địa
bàn để kịp thời hướng dẫn, phát hiện,
ngăn chặn các vi phạm trong công tác tu
bổ di tích.
Di tích Chùa Sổ đã được xếp hạng
Di tích cấp quốc gia từ năm 1986.Trong
quá trình tu bổ tôn tạo di tích, Ban Quản
lý dự án và đơn vị thi công chưa tuân thủ
Hà Nội: Tạm dừng thi công tu bổ Chùa Sổ
7số 1085 l 24.7.2014
quản lý nhà nước
Ngày 16/7, Bộ VHTTDL đă có Tờ
trình số 166/TTr-BVHTTDL trình Thủ
tướng Chính phủ ban hành Nghị định
quyđịnhvềnhuậnbút,thùlaođốivớitác
phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân
khấu và các loại h́nh nghệ thuật khác.
Trongnhữngnămqua,nhànướcViệt
Nam đă 4 lần ban hành chế độ nhuận bút
phù hợp với từng giai đoạn, góp phần
khuyến khích các hoạt động sáng tạo ra
các giá trị văn học, nghệ thuật và khoa
học, phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa,
xă hội và nhu cầu hưởng thụ của công
chúng.Tuy nhiên, các văn bản này, trong
đó có Nghị định số 61/2002/NĐ-CP
được ban hành trước khi Bộ Luật Dân sự
2005 và Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có hiệu
lực, vì vậy trong quá trình triển khai thực
hiệnđăbộclộnhiềuhạnchế.Nguồnkinh
phí phân bổ cho việc chi trả nhuận bút c̣n
hạn hẹp và một số quy định về khung,
mức nhuận bút c̣n chưa hợp lư, thiếu
hoặc chưa cập nhật về một số chức danh
sáng tạo, loại hình và quy mô tác phẩm.
Việc phải có quy định mới về nhuận bút
để thay thế quy định tại Nghị định số
61/2002/NĐ-CP cho phù hợp với các
chính sách khác là rất cần thiết.
Dự thảo Nghị định mới chia thành 5
chương, gồm 14 điều, có sửa đổi, bổ
sung các quy định về phạm vi điều
chỉnh, đối tượng áp dụng, đối tượng
hưởng và mức nhuận bút, thù lao so với
Nghị định số 61/2002/NĐ-CP cho phù
hợp với quy định của bộ Luật Dân sự,
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở
hữu trí tuệ năm 2009 và phù hợp với
thực tiễn.
DựthảoNghịđịnhcóbổsungmộtsố
chức danh sáng tạo, thay đổi tên gọi của
một số chức danh cho phù hợp với thực
tế; chỉnh sửa, bổ sung và cụ thể hóa một
số thể loại và quy mô tác phẩm, đặc biệt
trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trên
cơ sở vẫn đảm bảo về cơ bản tương quan
giữa các thể loại, chức danh sáng tạo,
thangbậcnhuậnbútđãđượcquyđịnhtại
Nghị định số 61/2002/NĐ-CPvà trên cơ
sở thực tiễn.
H.p
TrìnhThủtướngChínhphủNghịđịnhquyđịnhvềnhuậnbút,thùlaođốivớitác
phẩmđiệnảnh,mỹthuật,nhiếpảnh,sânkhấuvàcácloạihìnhnghệthuậtkhác
Ngày 11/7/2014, Ban Chỉ đạo Dân
số, AIDS và Các vấn đề xã hội (Bộ
VHTTDL) ban hành Kế hoạch số
2271/KH-BCĐDS về tổ chức các hoạt
động thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia về Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình năm 2014.
Mục đích của việc ban hành Kế
hoạch nhằm truyền thông quảng bá chủ
trương, đường lối chính sách của Đảng
và Nhà nước; kết luận của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về chính sách Dân số
- Kế hoạch hóa gia đình và một số giải
pháp cấp bách; chủ đề và thông điệp
ngày Dân số thế giới 11/7/2014; gắn
công tác tuyên truyền dân số với xây
dựng đời sống văn hóa với xóa đói
giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc
sống để phát triển bền vững.
Đồng thời, tiếp cận và tác động trực
tiếp đến các đối tượng là người dân,
người ở độ tuổi sinh đẻ về hệ lụy của
việc sinh đẻ không có kế hoạch; việc
nạo phá thai và sinh con ở tuổi vị thành
niên. Tổ chức giao lưu trao đổi giữa
nghệ sĩ với người dân, giữa nghệ sĩ với
địa phương, tổ chức phát tờ rơi, tặng
bao cao su...
Theo Kế hoạch, nội dung các hoạt
động bao gồm: Biểu diễn, tuyên truyền
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại các
điểm công cộng (dàn dựng một chương
trình biểu diễn nghệ thuật về phòng
chống HIV/AIDS trong đó bao gồm các
tiểu phẩm, ca, múa, nhạc, tấu, hài) với
thành phần tham gia biểu diễn là học
sinh, sinh viên các Trường văn hóa,
nghệ thuật, diễn viên chuyên nghiệp ở
một số đơn vị nghệ thuật, diễn viên
không chuyên ở phường, quận, nhà văn
hóa nơi tổ chức biểu diễn; thời lượng
chương trình là 120 phút với 04 buổi
biểu diễn tại 04 điểm công cộng trên địa
bàn Hà Nội vào tháng 7/2014. Hội thảo
công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình cho cán bộ Ngành VHTTDLnhằm
tuyên truyền chủ trương, đường lối
chính sách của Đảng, Nhà nước về Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình, Pháp lệnh
Dân số 2012, gắn công tác tuyên truyền
dân số với Phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa”; thành
phần tham gia Hội thảo là cán bộ thuộc
Ngành VHTTDL các tỉnh/thành; Hội
thảo dự kiến diễn ra trong tháng 7 hoặc
tháng 8 tại thành phố Hải Phòng.
H.Q
ThựchiệnChươngtrìnhmụctiêuquốcgia
vềDânsố-Kếhoạchhóagiađìnhnăm2014
các quy định của Bộ VHTTDL về bảo
quản, tu bổ, phục hồi di tích. Cụ thể, tại
công trường thi công không có mái che
bảo vệ công trình trong khi hạ giải cấu
kiện, thành phần kiến trúc; hạng mục
Tam bảo đã hạ giải hết phần mái. Ngoài
ra, toàn bộ hệ kết cấu gỗ chưa được đánh
dấu ký hiệu theo thành phần trên bản vẽ
kiến trúc vào các cấu kiện trước khi hạ
giải. Một mặt, chủ đầu tư còn dựng một
lầu lục giác tại vườn cây sát hạng mục
chính của chùa không có trong nội dung
thỏa thuận của Cục Di sản văn hóa; hai
pho tượng Khuyến Thiện và Trừng Ác
được bảo quản tại chỗ bằng khung thép
bọc tôn. Sau khi nhận được thông tin,
Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội
đã xuống kiểm tra hiện trạng, lập biên
bản yêu cầu tạm dừng thi công, báo cáo
toàn bộ sự việc trên.
Yến nHi
8 số 1085 l 24.7.2014
Sự kiện vấn đề
Từ 14-18/7/2014, Dự án Chương
trình phát triển năng lực với môi trường
và xã hội (do Liên minh Châu Âu tài
trợ, gọi tắt là Dự án EU) đã tổ chức
khóa tập huấn về Phát triển sản phẩm
và thực hành tốt về marketing du lịch
tại thành phố Vũng Tàu. Khóa tập huấn
được xây dựng nhằm giúp các cán bộ
quản lý nhà nước về du lịch ở Trung
ương và Sở VHTTDL các tỉnh phía
Nam có thể bổ sung kiến thức và kỹ
năng thực hành cơ bản về thị trường,
quy trình phát triển sản phẩm du lịch
và lập kế hoạch marketing, từ đó có thể
thực hiện và vận dụng vào công tác
quản lý của mình.
Được xây dựng dựa trên những nỗ
lực của Dự án EU trong việc thúc đẩy
du lịch có trách nhiệm, khóa tập huấn
kéo dài 5 ngày với các bài giảng và bài
tập thực hành chuyên sâu dưới sự
hướng dẫn của giảng viên Kevin
Moriarty đến từ Ireland. Tham gia tập
huấn, 35 học viên đã giải quyết các vấn
đề khác nhau về du lịch thông qua một
loạt các ví dụ thực tế và bài tập thực
hành mà họ có thể áp dụng cho chính
địa phương của mình. Mỗi học viên
được yêu cầu suy nghĩ về địa phương
mình và cách phát triển khu vực đó
bằng cách hướng tới mục tiêu tốt hơn
với du khách trong và ngoài nước.
Phần bài giảng liên quan tới các
điển hình tốt nhất về marketing du lịch
trình bày cho học viên quá trình xây
dựng các kế hoạch hành động
marketing, đồng thời đánh giá phương
thức giúp các quốc gia như Úc, New
Zealand và Canada thành công trong
việc thu hút các thị trường mới. Chủ đề
cuối cùng của khóa tập huấn là nghiên
cứu các xu hướng trong ngành du lịch
và mong muốn của du khách đối với kì
nghỉ của họ.
Thông qua khóa tập huấn này, Dự
án EU hy vọng sẽ hỗ trợ sự phát triển
của du lịch có trách nhiệm và bền vững
ở Việt Nam, đồng thời chia sẻ những
lợi ích của ngành du lịch ngay tại địa
phương. Các thực hành marketing du
lịch tốt và việc đổi mới sản phẩm sẽ
giúp đảm bảo lợi ích lâu dài của ngành
Du lịch Việt Nam trong tương lai.
Đ.n
Phát triển sản phẩm và thực hành về marketing du lịch
Ngày 16/7, Hiệp hội Du lịch TP. Hồ
Chí Minh (HTA) và Hãng Hàng không
quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines
(VNA) đã ký kết chương trình hợp tác
kích cầu du lịch nội địa 2014-2015.
Chương trình được triển khai từ nay
đến tháng 3/2015.
Năm nay, nhóm kích cầu du lịch tại
TP. Hồ Chí Minh gồm có 12 công ty du
lịch: Saigontourist, Vietravel, Du lịch
Việt, Fiditour, Du lịch Hòa Bình, Thế
hệ Trẻ, Lien Bang Travelink, Du lịch
Festival, Du lịch Thanh niên, TST
tourist, Du lịch Trần Việt, Du lịch
Thanh niên xung phong.
Ông Nguyễn Thế Vinh - Trưởng
nhóm kích cầu du lịch nội địa TP. Hồ
Chí Minh cho biết, chi phí vé máy bay
chiếm khoảng 45-50% giá tour, do đó
với mức giá vé máy bay giảm như trên
của VNA, kết hợp với giá dịch vụ nhà
hàng, khách sạn trong nước được đàm
phán giảm xuống, giá tour trọn gói sẽ
giảm đáng kể. Giá tour trọn gói năm
nay sẽ giảm nhiều hơn năm trước và dự
tính có thể giảm từ 30-40%.
Được triển khai từ 2009, chương
trình kích cầu du lịch nội địa có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong việc phát
triển nguồn khách du lịch nội địa trong
điều kiện kinh tế khó khăn. Năm 2013,
đã có 34.200 khách mua tour kích cầu
nội địa tại nhóm kích cầu TP. Hồ Chí
Minh và trong 6 tháng đầu năm 2014,
có trên 30.000 khách sử dụng các tour
kích cầu và chương trình vé giá rẻ của
các hãng hàng không Việt Nam (chủ
yếu đi các tuyến từ TP. Hồ Chí Minh đi
Nha Trang, Đà Lạt, Côn Đảo, Phú
Quốc, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội).
tổng Hợp
Hợp tác kích cầu du lịch nội địa
Tối 17/7, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh
Lâm Đồng, Tuần phim chào mừng
Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây
Nguyên-Đà Lạt trên phạm vi cả nước
chính thức Khai mạc. Tuần phim do
Cục Điện ảnh phối hợp với các đơn vị
liên quan tổ chức. Tại lễ khai mạc, đại
diện Cục Điện ảnh giới thiệu đến
người xem những bộ phim được trình
chiếu gồm: “Gió rừng sương”, “Gió
thiên đường” (Hãng phim Giải
phóng); “Chuyện của Nhã” (Hãng
phim Tài liệu và Khoa học Trung
ương), “Hoàng Sa trong lòng Tổ
quốc”, “Vì sự bình yên của biển”
(Điện ảnh Quân đội nhân dân).
Ngoài các buổi chiếu phim, công
chúng còn có dịp giao lưu với các nhà
làm phim, các tác giả, đạo diễn, nghệ
sĩ, diễn viên tham gia các bộ phim trình
chiếu tại Tuần phim. Cũng trong khuôn
khổ Tuần phim, tỉnh Lâm Đồng tổ chức
3 đội chiếu phim lưu động phục vụ
người dân các huyện vùng sâu, vùng xa
trong tỉnh. Đồng thời, tại khu vực Tây
Nguyên và một số địa bàn miền núi,
vùng sâu, vùng xa trong cả nước cũng
sẽ tổ chức chiếu phim phục vụ bà con
địa phương trong dịp này.
Huệ OanH
TuầnphimchàomừngNămDulịchquốcgia2014TâyNguyên-ĐàLạt
9số 1085 l 24.7.2014
Sự kiện vấn đề
Ngày 17/7, Trung tâm Văn Miếu
Trấn Biên (Đồng Nai) tổ chức khai
mạc Triển lãm giới thiệu 100 bản đồ
cổ, các thư tịch, tư liệu cũ của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước
khẳng định chủ quyền hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt
Nam.
Ông Trần Đăng Ninh - Giám đốc
Trung tâm Văn Miếu Trấn Biên cho
biết, triển lãm nhằm giới thiệu đến
người dân những bằng chứng lịch sử
khẳng định chủ quyền đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sau thời gian triển lãm phục vụ
người dân đến tham quan, nghiên cứu
tại Trung tâm Văn Miếu Trấn Biên,
Ban Tổ chức sẽ triển khai đưa các
bản đồ, thư tịch, tư liệu cổ này đến
các khu công nghiệp nhằm phục vụ
công tác tham quan, tìm hiểu của
công nhân, lao động trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai.
Trong số 100 bản đồ, thư tịch, tư
liệu cũ, có những bản đồ và tư liệu
quý như: “Hoàng triều trực tỉnh địa
dư toàn đồ” vẽ vào thời nhà Thanh
năm 1904. Tấm bản đồ ghi rõ điểm
cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc
lúc đó chỉ đến đảo Hải Nam. Hay
bản đồ “An Nam đại quốc toàn đồ”
do Lean Louis Taberd vẽ vào năm
1838 vẽ quần đảo Paracel Cát Vàng
(tức quần đảo Hoàng Sa) thuộc lãnh
thổ Việt Nam. Bản đồ vẽ xứ Quảng
Ngãi trong Toàn tập “Thiên Nam tứ
chí lộ đồ thư” do Đỗ Bá, tự Công
Đạo, soạn thời Chính Hoà (1680-
1705) triều Lê. Chú thích trên bản đồ
có ghi địa danh bãi Cát Vàng bằng
chữ Nôm, ở ngoài khơi phủ Quảng
Ngãi. Các bản đồ Đông Ấn, do
Seutter thực hiện năm 1720; bản đồ
nước Xiêm và quần đảo Mã Lai, do
The Times Atlat - Printing House
Square xuất bản tại London (Anh)
năm 1896 đều khẳng định quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ
quyền Việt Nam. Tấm bản đồ Sinae
Propriae do nhà bản đồ học người
Pháp Jean Baptiste Bourguignon
thực hiện năm 1735 và do một nhà
xuất bản Đức ấn hành. Bản đồ thể
hiện đảo Hải Nam là tận cùng phía
Nam Trung Hoa. Trong một thư tịch
tịch cũ nhà vua truyền cho Bộ Công
rằng: “Vùng biển Quảng Ngãi liền
một dải với Hoàng Sa, trông xa hẳn
trời nước một màu, không thể biết
nông-sâu. Thuyền buôn từ xa tới
thường vì đó mà mắc nạn. Nay nên
sắp sẵn tàu thuyền để đến năm tới sai
đi, nhằm xây miếu dựng bia nơi ấy,
lại trồng nhiều cây gỗ, sau này lớn
lên xanh tốt cho dễ nhận biết, khỏi
lầm đường mắc cạn. Đó cũng là làm
lợi cho muôn đời sau vậy”. Hay bản
“Sự vụ lệnh” của Quân lực Việt Nam
Cộng hòa cấp cho Chuẩn úy Nguyễn
Văn Đức, đơn vị Trung đội Hoàng
Sa, thuộc tiểu khu Quảng Nam.
HuY LOng
Trưng bày bản đồ, tư liệu khẳng định chủ quyền
đối với Hoàng Sa và Trường Sa
Ông Bobby Chinn, quốc tịch New
Zealand đã chính thức trở thành Đại
sứ Du lịch Việt Nam tại Châu Âu
nhiệm kỳ từ tháng 7/2014 đến tháng
7/2017. Thay mặt lãnh đạo Bộ
VHTTDL, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn
đã trao Quyết định bổ nhiệm cho ông
Bobby Chinn.
Đây là một trong những nỗ lực của
ngành du lịch Việt Nam nhằm triển
khai một số giải pháp cấp bách về
thông tin, xúc tiến du lịch tại một số
thị trường trọng điểm để thu hút khách
du lịch theo Kế hoạch của Ban Chỉ
đạo Nhà nước về du lịch. Đồng thời
góp phần khẳng định Việt Nam vẫn
luôn là điểm đến an toàn, thân thiện
và hấp dẫn trong mắt của bạn bè và du
khách quốc tế, luôn sẵn sàng chào đón
tất cả các du khách, bạn bè từ khắp thế
giới đến với Việt Nam.
Ông Bobby Chinn là đầu bếp, người
dẫn chương trình truyền hình kênh “Du
lịch và Đời sống” của hệ thống kênh
truyền hình “Khám phá” (Discovery)
của Mỹ. Ông cũng là người dẫn chương
trình trên nhiều kênh truyền hình thế
giới, trong đó có chương trình “Bobby
Chinn - Nấu ăn Châu Á”. Ông đã viết
nhiều sách về ẩm thực Châu Á, đặc biệt
ông đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động
giới thiệu ẩm thực Việt Nam, quảng bá
du lịch Việt Nam đến với bạn bè quốc
tế. Sau khi nhận trách nhiệm Đại sứ Du
lịch Việt Nam, ông Bobby Chinn cho
biết ông sẽ tiếp tục giới thiệu ẩm thực,
văn hóa, du lịch Việt Nam với khách du
lịch quốc tế...
Đoàn công tác của Bộ VHTTDL
do Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn dẫn đầu
đã tham dự “Tuần lễ kinh tế sáng tạo”
tại Vương quốcAnh. Trong khuôn khổ
hoạt động này, đoàn đã thảo luận về cơ
hội và thách thức đối với nền kinh tế
sáng tạo tại Việt Nam và những liên
kết với Vương quốc Anh; gặp gỡ đại
diện các cơ quan về bản quyền, sở hữu
trí tuệ tại một số trường đại học, thư
viện của Anh... nhằm tham khảo kinh
nghiệm thực tế để xây dựng Chiến
lược phát triển công nghiệp văn hóa
Việt Nam giai đoạn đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030...
tHế Hùng
Bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Châu Âu
10 số 1085 l 24.7.2014
Sự kiện vấn đề
Trong 2 ngày 15-16/7/2014, tại
thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Lễ hội
Giao lưu văn hóa - ẩm thực Việt Nam
và Nhật Bản. Cùng với các doanh
nghiệp du lịch và đoàn nghệ thuật Việt
Nam, tham dự lễ hội còn có đại diện
chính quyền các thành phố Nhật Bản
có mối quan hệ với Đà Nẵng (Sakai,
Otawara, Yokohama, Kawasaki,
Nagasaki, Fukuoka, Mitsuke…); các
đoàn nghệ thuật Nhật Bản (trống, thư
pháp, thả diều…); Hiệp hội các Doanh
nghiệp Nhật Bản tại Đà Nẵng và du
khách Nhật.
Trong khuôn khổ Lễ hội, các đoàn
nghệ thuật của Việt Nam và Nhật Bản
đã mang đến lễ hội những tiết mục
nghệ thuật sôi nổi và độc đáo như: múa
Bon Odori và múa sạp; trình diễn trang
phục truyền thống hai nước (áo dài,
kimono và yukata); biểu diễn võ thuật,
thư pháp Việt Nam và Nhật Bản…
Đến với lễ hội, du khách còn được
tham quan các gian hàng nghệ thuật,
văn hóa Nhật Bản như: trà đạo, ẩm
thực, thư pháp, nghệ thuật cắm hoa
Ikebana, nghệ thuật trồng cây bonsai,
trang phục truyền thống Kimono,
truyện tranh, hoạt hình (manga -
anime); các gian hàng ẩm thực Nhật
Bản-Việt Nam với nhiều hoạt động
biểu diễn nghệ thuật nấu ăn, ẩm thực,
trang trí món ăn và trưng bày, phục vụ
các món ăn truyền thống hai nước…
Ngoài ra, tại lễ hội còn có các gian
hàng cung cấp thông tin về những hoạt
động đầu tư, tuyển dụng của các doanh
nghiệp Nhật Bản, thông tin về du học,
du lịch Nhật Bản cho sinh viên, học
sinh và người dân trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
titC
Giao lưu văn hóa - ẩm thực Việt Nam và Nhật Bản
Ngày 16/7, tại khu du lịch Núi
Cấm, xãAn Hảo, huyện Tịnh Biên, Ủy
ban nhân dân tỉnhAn Giang đã công bố
quyết định công nhận khu du lịch Núi
Cấm là khu du lịch địa phương.
Cách thành phố Long Xuyên -
trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội tỉnh
An Giang trên 70km, khu du lịch Núi
Cấm nằm trong vùng Thất Sơn, Bảy
Núi hùng vĩ, huyền bí. Đây là điểm du
lịch tâm linh tín ngưỡng đặc trưng của
tỉnh An Giang, hàng năm thu hút hơn
3 triệu lượt du khách trong và ngoài
nước đến tham quan, hành hương.
Khu du lịch Núi Cấm nằm ở độ cao
trên 700m so mặt nước biển. Ở đây còn
lưu giữ nét thiên nhiên hoang sơ huyền
bí. Khu du lịch đã được quy hoạch, đầu
tư nhiều công trình để phục vụ và phát
triển du lịch. Tại khu du lịch này có
đường giao thông từ chân núi đến đỉnh
núi; có tượng Phật Di Lặc cao trên
36m, được công nhận đạt kỷ lục tượng
Phật cao nhất trên đỉnh núi ở Châu Á
và nhiều công trình như chùa Vạn
Linh, chùa Phật lớn. Ngoài ra, dự án
cáp treo dài 3.461m với vốn đầu tư 300
tỷ đồng đang được thực hiện. Đây là
một trong 13 dịch vụ cáp treo hiện đại
nhất cả nước, theo kế hoạch sẽ được
đưa vào sử dụng vào cuối năm 2014.
An Giang là tỉnh có tiềm năng và
lợi thế rất lớn về du lịch, trong đó Núi
Cấm là khu du lịch được tỉnh xác định
là nơi có giá trị lịch sử, văn hóa, tín
ngưỡng tâm linh. Từ cửa ngõ ra vào
tỉnh An Giang là thành phố Long
Xuyên, du khách có thể theo tuyến
Quốc lộ 91 đến khu du lịch Núi Sam
viếng Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
(thành phố Châu Đốc), sau đó về rừng
tràm Trà Sư, đến khu du lịch Núi Cấm
(huyện Tịnh Biên), đến khu di tích Nhà
mồ Ba Chúc (huyện Tri Tôn) và tiếp
tục theo tuyến tỉnh lộ 941 về Long
Xuyên hoặc từ Tri Tôn tiếp tục sang Hà
Tiên (tỉnh Kiên Giang).
MinH HạnH
Chương trình trưng bày chuyên đề
“Buổi đầu của nền văn hóa cổ ở Việt
Nam - Bình minh trên sông Hồng” với
trọng tâm là văn hóa Đông Sơn đang
được giới thiệu tới công chúng Hàn
Quốc tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Với gần 400 hiện vật thuộc thời đại
kim khí ở Việt Nam, Chương trình
trưng bày tập trung vào ba chủ đề: “Các
nền văn hóa tiền Đông Sơn”, “Sông
Hồng và văn hóa Đông Sơn” và “Các
nền văn hóa thời đại kim khí ở miền
Trung và miền Nam Việt Nam”. Trong
đó, giới thiệu nền văn hóa Đông Sơn là
nội dung trọng tâm của sự kiện.
Chương trình sẽ giới thiệu đầy đủ các
nội hàm của văn hóa Đông Sơn như:
loại hình di tích, di vật, đời sống vật
chất, đời sống tinh thần của cư dân
Đông Sơn, các ngành kinh tế chủ đạo
(như nông nghiệp trồng lúa nước, luyện
kim đúc đồng) cũng như sự hình thành
nhà nước đầu tiên - nhà nước Văn
Lang... Đại diện Bảo tàng Lịch sử quốc
gia Việt Nam cho biết: Văn hóa Đông
Sơn nổi trội hơn cả ở bộ hiện vật bằng
đồng, mặc dù đồ sắt cũng đã xuất hiện
trong nền văn hóa này. Kỹ thuật luyện
kim, đúc đồng của người Đông Sơn đã
đạt tới trình độ cao đáng kinh ngạc mà
những chiếc trống đồng, thạp đồng với
kích thước lớn, hoa văn hoàn hảo, sắc
nét đến từng chi tiết… là những minh
chứng tiêu biểu nhất.
Chương trình kéo dài từ ngày 11/7-
10/9. Sau đó sẽ tiếp tục được chuyển
đến tổ chức tại Bảo tàng quốc gia Naju
ở Tây Nam Hàn Quốc.
Dung Hòa
An Giang: Núi Cấm được công nhận là khu du lịch địa phương
Giới thiệu văn hóa Đông Sơn đến công chúng Hàn Quốc
11số 1085 l 24.7.2014
Sự kiện vấn đề
Diễn ra từ ngày 17-19/72014, Lễ hội
là một trong những hoạt động hưởng
ứng Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây
Nguyên - Đà Lạt, quy tụ khoảng 100
gian hàng giới thiệu nho và các sản
phẩm từ nho của các công ty sản xuất
rượu nho trong nước, các công ty sản
xuất rượu nho nước ngoài (Pháp, Chile,
Argentina, Australia, Hungari, Rumani
và Đức), các hộ nông dân trồng nho tại
Ninh Thuận và các tỉnh lân cận.
Lễ hội Nho và Rượu Vang quốc tế
tại Ninh Thuận 2014 là dịp tôn vinh giá
trị cây nho, loại cây trồng đặc sản của
Ninh Thuận, tạo cơ hội giao thương
giữa nông dân trồng nho và các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh và các sản
phẩm được chế biến từ nho; là thông
điệp gửi đến bạn bè trong và ngoài nước
về tiềm năng của quê hương Ninh
Thuận, đó là những cây trồng, vật nuôi,
cảnh đẹp do thiên nhiên mang lại; là dịp
để người trồng nho Ninh Thuận vận
động các địa phương, đơn vị, doanh
nghiệp đang kinh doanh nho và vang
ủng hộ, hưởng ứng, tích cực tham gia
cùng tổ chức Lễ hội, tạo tiền đề phát
triển một thương hiệu Việt.
Trong khuôn khổ Lễ hội diễn ra
nhiều hoạt động phong phú như: Triển
lãm ảnh nghệ thuật “Ninh Thuận - Một
vùng đất quyến rũ”; Hội chợ thương
mại - du lịch quốc tế Ninh Thuận 2014;
Hội thi cừu đẹp, đua thuyền thúng; Hội
thảo “Định hướng phát triển cây nho và
vang Ninh Thuận”; Hội thảo “Phát triển
du lịch duyên hải miền Trung gắn với
đại ngàn Tây Nguyên”.
Hải an
UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban
hành Quy định quản lý hoạt động vận tải
hành khách du lịch đường thủy trên địa
bàn thành phố. Theo đó, thành phố quy
định rõ các quy tắc làm cơ sở để hình
thành và phát triển hệ thống phương tiện
vận tải du lịch đường thủy trên địa bàn
thànhphố.Cụthể,quyđịnhtrênquyđịnh
rõ các yếu tố như: Điều kiện về cảng, bến
khách du lịch đường thủy, khu vực neo
đậu;Đăngkư,đăngkiểm,vàđiềukiệnan
toàn, kỹ thuật phương tiện vận tải hành
kháchdulịchđườngthủy;Quyềnvàtrách
nhiệm của chủ cảng, bến khách du lịch,
khu vực neo đậu, của chủ phương tiện và
người khai thác phương tiện, của thuyền
viên và người lái phương tiện, của nhân
viên phục vụ trên phương tiện…
Trong quy định này, thành phố cũng
xác định nguyên tắc quản lư chung
trong hoạt động du lịch đường thủy là
khuyến khích các nhà đầu tư tham gia
khai thác các cơ sở hạ tầng du lịch
đường thủy, điểm du lịch văn hóa, lịch
sử nhằm phục vụ phát triển du lịch
đường thủy.Tuy nhiên, phát triển du lịch
đường thủy phải đảm bảo an toàn, trật
tự, vệ sinh và văn minh.
Để thực hiện quy định trên, Sở
VHTTDLlàcơquanthườngtrực,tổchức
giámsátviệcthựchiệnQuyđịnhnày;chủ
trì,phốihợpvớiSởGiaothôngvậntảivà
cáccơquancóliênquantổchứctậphuấn
nghiệp vụ du lịch cho các thuyền viên,
người lái phương tiện; chịu trách nhiệm
trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng,
tiêu chuẩn dịch vụ phục vụ khách.
Ngoài ra, Sở VHTTDL sẽ phối hợp
với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan
có liên quan kiểm tra, xử lý các vi phạm
quy định về đảm bảo an toàn cho khách
dulịchcủacácphươngtiệnvàtổchức,cá
nhân kinh doanh vận tải khách du lịch
bằng phương tiện thủy…
H.p
TP.HồChíminh:BanhànhQuyđịnhquảnlýhoạtđộngvậntải
hànhkháchdulịchđườngthủy
Sáng14/7,tạiĐàNẵng,Liênhiệpcác
Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tổ
chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng
đầu năm 2014.
Theo đánh giá tại Hội nghị, trong 6
tháng đầu năm 2014, hoạt động sáng tác,
biểu diễn, triển lãm… Văn học Nghệ
thuật của các Hội Văn học Nghệ thuật từ
Trung ương đến địa phương được duy trì
ổnđịnh,phảnánhsinhđộnghiệnthựcđời
sống, gắn liền với các vấn đề thời sự của
đất nước. Báo cáo của Liên hiệp các Hội
Văn học Nghệ thuật Việt Nam cho biết,
từ đầu năm đến nay, các Hội VHNT
chuyên ngành Trung ương đã phối hợp
chặt chẽ với BanTuyên giáoTrung ương
tổ chức phát động sáng tác các tác phẩm
VHNTtheo chủ đề “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đợt
2. Kỷ niệm “60 năm chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ”, Liên hiệp các Hội
VHNTViệt Nam cùng với Hội Nhà văn
Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Đoàn
Ca múa Quân đội tổ chức chương trình
“Hành hương nghệ thuật về Điện Biên
Phủ” với sự tham gia của hơn 150 văn
nghệ sĩ và hàng nghìn quần chúng tham
gia. Đáng chú ý, Hội Mỹ thuậtViệt Nam
đã tổ chức 2 cuộc triển lãm lớn: Triển
lãm tranh cổ động “Bảo vệ biển đảo của
Tổ quốc” và triển lãm “Đến với Trường
Sa” với sự tham gia của 92 tác giả trong
cả nước…
Sáu tháng cuối năm, Liên hiệp đã đề
ra những nội dung hoạt động cụ thể: đẩy
mạnh sáng tác, lý luận phê bình, quảng
bá tác phẩm văn học nghệ thuật; động
viên văn nghệ sĩ tích cực tham gia cuộc
vận động sáng tác Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai
đoạn 2013-2015; tổ chức tốt Hội thảo lý
luận phê bình văn học nghệ thuật về đề
tài “Văn học nghệ thuật với vấn đề đạo
đức xã hội” tổ chức vào tháng 8/2014 tại
Đồ Sơn, Hải Phòng... M.H
Lễ hội Nho và Rượu Vang quốc tế tại Ninh Thuận 2014
Đẩy mạnh quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật
Sự kiện vấn đề
12 số 1085 l 24.7.2014
Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền
Việt Nam lần thứ V - Bình Định
2014 sẽ diễn ra từ ngày 01-04/8 tại
thành phố Quy Nhơn và các huyện,
thị xã: Tây Sơn, Tuy Phước, An
Nhơn tỉnh Bình Định. Đến thời
điểm này, đã có 55 đoàn võ thuật
quốc tế và 30 đoàn võ thuật trong
nước đăng ký tham dự Liên hoan.
Liên hoan quốc tế võ cổ truyền
Việt Nam là một hoạt động thiết
thực nhằm tôn vinh các giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc. Đồng
thời, giới thiệu với bạn bè quốc tế
về quê hương, đất nước Việt Nam,
nhất là quê hương Bình Định, miền
đất có truyền thống thượng võ, quê
hương của người anh hùng dân tộc
Quang Trung-Nguyễn Huệ. Liên
hoan cũng là cơ hội để các đoàn võ
thuật trong nước và quốc tế gặp gỡ,
giao lưu, trao đổi; bảo tồn, phát
triển võ cổ truyền trong nước và
quốc tế.
Đối tượng tham gia Liên hoan
quốc tế lần này là các đoàn, các câu
lạc bộ võ thuật quốc tế và trong
ngước, các võ sư, võ sinh thuộc các
võ đường, CLB võ thuật tiêu biểu...
Liên hoan lần này gồm nhiều hoạt
động phong phú, hấp dẫn, trong đó
có 6 hoạt động chính: Lễ dâng
hương - dâng hoa tại Bảo tàng
Quang Trung và Đàn tế Trời Đất;
khai mạc Liên hoan; Cuộc thi bình
chọn Người đẹp quốc tế Võ cổ
truyền Việt Nam; Giải vô địch Võ cổ
truyền toàn quốc lần thứ V năm
2014; Lễ hội đường phố; bế mạc
Liên hoan và chung kết cuộc thi
bình chọn Người đẹp quốc tế Võ cổ
truyền Việt Nam. Bên cạnh đó còn
diễn ra nhiều chương trình văn hóa
nghệ thuật, du lịch khác như: giao
lưu các võ đường; hội đánh Bài Chòi
cổ dân gian; thi tài năng trẻ diễn
viên sân khấu Tuồng chuyên nghiệp
toàn quốc 2014; Liên hoan ảnh nghệ
thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên; chương trình biểu diễn của
Đoàn võ thuật Nhật Bản; Liên hoan
ẩm thực miền đất võ...
Võ cổ truyền Việt Nam hình
thành và phát triển song hành cùng
lịch sử hàng nghìn năm dựng nước
và giữ nước của dân tộc, là sự kết
kinh những tinh hoa từ kinh nghiệm
chiến đấu bảo vệ, xây dựng đất nước
của cha ông. Bình Định là một trong
những cái nôi của võ cổ truyền Việt
Nam và được mệnh danh là miền đất
võ. Qua 4 kỳ tổ chức thành công,
Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt
Nam tại Bình Định đang dần khẳng
định được thương hiệu.
K.HOàn
55 đoàn đăng ký dự Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam
Tối 18/7, Giải thưởng phim
ngắn thường niên “Búp Sen Vàng
2014” với chủ đề “Nơi sóng bắt
đầu” chính thức ra mắt tại Hà Nội.
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên -
Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát
triển tài năng điện ảnh (TPD) - đơn
vị tổ chức giải, cho biết: Buổi ra
mắt giải thưởng phim ngắn “Búp
Sen Vàng 2014” là cơ hội để các
nhà làm phim, công chúng, báo chí,
các tổ chức văn hóa, doanh nghiệp
quan tâm tiếp cận các thông tin
chính thức và chi tiết về quá trình
tổ chức Lễ trao giải “Búp Sen Vàng
2014” diễn ra vào ngày 03/8 tới.
Từ hơn 90 phim tài liệu và 10
phim truyện (được sản xuất trong 1
năm qua) tham dự giải, Trung tâm
Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh
đã lựa chọn được 10 phim tài liệu
và 5 phim truyện xuất sắc vào vòng
2. Ban Tổ chức cho biết: Sẽ có 2
giải Búp Sen Vàng được trao cho
phim tài liệu xuất sắc nhất (1 do
Ban Giám khảo bình chọn và 1 do
khán giả bình chọn); 2 giải Búp
Sen Vàng cho phim truyện xuất sắc
nhất (1 do Ban Giám khảo bình
chọn và 1 do khán giả bình chọn).
Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài
năng điện ảnh cũng sẽ trao 1 giải
Đặc biệt cho phim của học sinh cấp
II. Ban Giám khảo sẽ xem, lựa
chọn 3 phim tài liệu và 3 phim
truyện ngắn xuất sắc nhất để trình
chiếu vào hôm trao giải.
Giải thưởng phim ngắn thường
niên “Búp Sen Vàng 2014” do
Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng
điện ảnh tổ chức với sự bảo trợ của
Hội Điện ảnh Việt Nam. Tiếp nối
những thành công của 4 mùa giải
trước, “Búp Sen Vàng 2014” được
tổ chức nhằm tôn vinh các tác phẩm
(phim truyện và phim tài liệu ngắn)
cũng như các nhà làm phim trẻ xuất
sắc nhất trong một năm qua của dự
án “Chúng ta làm phim”. Đây là
năm thứ 5 giải thưởng Búp Sen
Vàng được tổ chức. Nhân dịp này,
Ban tổ chức “Búp Sen Vàng 2014”
ra mắt mô hình “Con tàu vượt
sóng” của các nhà làm phim trẻ. Mô
hình có kích thước 2,5mx3m với
cánh buồm in dấu vân tay của các
nhà làm phim thể hiện quyết tâm
vượt qua mọi thử thách để theo đuổi
đam mê điện ảnh của các bạn trẻ.
H.Yến
Ra mắt giải thưởng phim ngắn“Búp Sen Vàng 2014”
Sự kiện vấn đề
13số 1085 l 24.7.2014
Tại Hội thảo chuyên đề về sản
phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình năm 2014 diễn ra chiều 19/7, đại
diện các hãng lữ hành đến từ Hà Nội,
Hải Phòng, Nam Định đã cam kết cùng
chung tay, góp sức đưa du lịch Ninh
Bình phát triển bền vững.
Chúc mừng tỉnh Ninh Bình có
Quần thể danh thắng Tràng An được
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên hợp quốc (UNESCO)
công nhận là Di sản Thế giới tại kỳ
họp lần thứ 38 của Ủy ban Di sản Thế
giới thuộc UNESCO tổ chức tại
Doha (Qatar) mới đây, ông Phạm
Mạnh Cương - Phó Tổng Thư ký
Hiệp hội Lữ hành Việt Nam nhấn
mạnh, đây là di sản hỗn hợp đầu tiên
của Việt Nam được công nhận cả về
tiêu chí văn hóa và thiên nhiên. Giá
trị nổi bật toàn cầu của Quần thể
danh thắng Tràng An được Ủy ban Di
sản Thế giới công nhận dựa trên ba
trụ cột chính là Văn hóa; Vẻ đẹp
thẩm mỹ; Địa chất-Địa mạo.
Theo Phó Giám đốc Sở VHTTDL
tỉnh Ninh Bình - Dương Thị Thanh, sự
phát triển của Du lịch Việt Nam trong
những năm qua cho thấy, xây dựng
thương hiệu, điểm đến là một yêu cầu
quan trọng trong quá trình phát triển du
lịch. Mỗi địa phương căn cứ vào tiềm
năng, điều kiện cụ thể của mình để tạo
ra những sản phẩm du lịch đặc trưng
phục vụ du khách. Việc sở hữu Quần
thể danh thắng Tràng An, trong đó có
khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du
lịch Tam Cốc-Bích Động, khu di tích
lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư và rừng
nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư thực sự
là “cú hích” để du lịch Ninh Bình phát
triển, đóng góp hiệu quả vào sự phát
triển kinh tế-xã hội địa phương.
Để thực hiện mục tiêu này, Ninh
Bình tích cực triển khai nhiều sản
phẩm du lịch, hình thành một số điểm
đến mới như: đền Đức Thánh Nguyễn
(thờ thiền sư Nguyễn Minh Không),
Bích họa mái đá cửa chùa, đầm Vân
Long, khu du lịch sinh thái động Thiên
Hà, vườn chim Thung Nham, đền Trần,
thung đền Trần, khảo sát nơi khai quật
di chỉ người Việt cổ. Tỉnh coi việc tổ
chức, tiếp đón các đoàn khách Famtrip
với hình thức du lịch tìm hiểu, làm
quen, tiếp thị là dịp thuận lợi để chào
bán các sản phẩm du lịch mang đậm
bản sắc văn hóa địa phương. Qua
chuyến Famtrip, các hãng lữ hành sẽ
đánh giá được khả năng, năng lực của
phía đối tác như mức độ hấp dẫn của
tài nguyên du lịch, năng lực của đội
ngũ hướng dẫn viên, chất lượng các
dịch vụ lưu trú, ăn uống và điều kiện
về cơ sở hạ tầng khác, qua đó tối ưu
hóa việc xây dựng, tổ chức các chương
trình du lịch. Đây cũng là dịp để các
nhà báo tham gia vào công tác tuyên
truyền quảng bá, thu hút du khách.
Ông Vũ Văn Nam - Giám đốc
Công ty du lịch Hải Phòng cho rằng,
trong những năm gần đây, du lịch Ninh
Bình được đánh giá là có sự phát triển
vượt bậc so với các tỉnh trong khu vực
Đồng bằng sông Hồng và được Tổng
cục Du lịch chọn để đầu tư trở thành
trọng điểm du lịch quốc gia. Vì vậy,
tỉnh nên chú trọng việc quảng bá hình
ảnh, vẻ đẹp, sự hấp dẫn của cảnh quan
Ninh Bình, nhất là việc phát hành bản
đồ du lịch, các loại sách hướng dẫn du
lịch, các trang web du lịch bằng nhiều
thứ tiếng khác nhau để du khách, đặc
biệt là du khách nước ngoài dễ dàng
biết đến Việt Nam nói chung và Ninh
Bình nói riêng. Muốn du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, Ninh Bình cần
có ngay kế hoạch quản lý để cân bằng
giữa việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy
môi trường di sản với việc khai thác du
lịch một cách bền vững.
Bà Vũ Lan Phương - đại diện Công
ty du lịch Việt Nam-Hà Nội đề xuất, Sở
VHTTDL tỉnh Ninh Bình cần có kế
hoạch tăng cường các cơ sở lưu trú,
xây dựng và nâng cấp các điểm vui
chơi giải trí mang nét đặc trưng của địa
phương để giữ chân du khách. Khi
khách đến tham quan các địa điểm
trong Quần thể danh thắng Tràng An,
địa phương phải quản lý được hành
động, cách cư xử của du khách đối với
di sản. Muốn làm được điều này, các
cấp chính quyền phải tăng cường giáo
dục người dân trong việc tôn trọng di
sản, tôn trọng văn hóa, tôn trọng con
người...
Vũ MinH
Chung tay đưa du lịch Ninh Bình phát triển bền vững
Trong khuôn khổ lễ hội Nho và
Rượu Vang quốc tế tại Ninh Thuận
2014, chiều 19/7, Hội thi Đua thuyền
thúng tại hồ Điều Hòa, thành phố Phan
Rang-Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận)
đã chính thức diễn ra.
16 đội gồm 32 vận động viên đến
từ các địa phương ven biển trong tỉnh
được chia làm 4 bảng thi đấu. Mỗi
bảng thi đấu chèo thúng 2 lượt (lượt đi,
lượt về), với chiều dài đường đua gần
1.000m, sau đó chọn đội nhất của mỗi
bảng vào thi chung kết. Dù đường đua
dài, trời mưa và gió lớn nhưng với sự
động viên, cổ vũ nhiệt tình của đông
đảo du khách trong và ngoài nước đến
xem, các vận động viên đã luôn chắc
tay chèo, nỗ lực thi đấu, thể hiện sức
mạnh của ngư dân vùng biển để đi đến
đích cuối cùng. Kết thúc Hội thi, Ban
Tổ chức đã trao giải Nhất và giải Nhì
cho hai đội của thôn Mỹ Tân 1, giải Ba
cho đội thôn Mỹ Tân 2, xã Thành Hải.
K.HOàn
Hội thi Đua thuyền thúng của ngư dân Ninh Thuận
14 số 1085 l 24.7.2014
Sự kiện vấn đề
Ngày 17/7, tại tỉnh Đồng Tháp đã
khai mạc Giải Petanque (bi sắt) vô địch
trẻ, thiếu niên toàn quốc năm 2014, do
tỉnh Đồng Tháp đăng cai tổ chức.
Tham gia giải có 171 vận động viên
đến từ 11 tỉnh/thành, ngành, gồm: Hà
Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An, Bà
Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Long, Trà Vinh,
Cần Thơ, Quân khu 9, Sóc Trăng, Bạc
Liêu và Đồng Tháp.
Giải thi đấu được chia thành 2
nhóm tuổi: nhóm từ 11- 16 tuổi thi đấu
6 nội dung (đơn nam, đơn nữ, đôi nam,
đôi nữ, kỹ thuật nam, kỹ thuật nữ);
nhóm từ 17-20 tuổi, thi đấu 8 nội dung
(đơn nam, đôi nam, bộ ba nam, đơn nữ,
đôi nữ, bộ ba nữ, kỹ thuật nam, kỹ
thuật nữ).
Đây là giải thể thao nằm trong hệ
thống thi đấu quốc gia, nhằm đánh giá
chất lượng đào tạo vận động viên trẻ
của các tỉnh/thành, ngành trong cả
nước, đồng thời tạo cơ hội cho các vận
động viên tham gia thi đấu tích lũy
kinh nghiệm ở những nội dung mới.
Đồng thời khuyến khích các địa
phương, ngành phát triển phong trào và
xây dựng lực lượng bi sắt, qua đó,
chuẩn bị các điều kiện chuyên môn để
các vận động viên tham dự các giải
Petanque quốc tế trong năm 2014.
Ngày thi đấu đầu tiên, nhất bảng A
đơn Nam thuộc về Huỳnh An Bình
(Trà Vinh), nhất bảng B Lâm Thái
Nguyên (Sóc Trăng), nhất bảng C Trần
Tấn Lộc (thành phố Hồ Chí Minh).
Đơn Nữ nhất bảng A thuộc về Cao
Thanh Lan Anh (Đồng Tháp), nhất
bảng B thuộc về Trần Thị Yến Nhi
(Sóc Trăng), nhất bảng C thuộc về
Nguyễn Huỳnh Thủy Tiên (Trà Vinh).
t.LâM
Tối 17/7, tại Nhà thi đấu thể dục thể
thao tỉnh Đắk Lắk, Liên Đoàn Bóng rổ
Việt Nam phối hợp với Sở VHTTDL
tỉnh Đắk Lắk tổ chức Giải vô địch
Bóng rổ trẻ toàn quốc năm 2014, Cúp
PRUDENTIAL.
Tham dự giải đấu năm nay có 300
vận động viên thuộc 21 đội bóng đến
từ 9 tỉnh/thành, ngành trong toàn quốc
gồm: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Đắk Lắk, Bình Thuận, Song Hải Yến
thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng,
Phòng không Không quân, Hậu Giang
và Phú Nhuận thành thố Hồ Chí Minh.
Các vận động viên thi đấu ở 2 nội
dung U19 và U22 nam, nữ. Ở nội dung
Nam các đội sẽ chia làm 2 bảng đấu
tính điểm chọn ra hai đội nhất, nhì ở
mỗi bảng. Ở nội dung nữ các đội sẽ thi
đấu vòng tròn 1 lượt chọn 3 đội thi đấu
dành ngôi vô địch. Theo Ban Tổ chức,
các đội đã có sự chuẩn bị kỹ từ trước
nên chất lượng chuyên môn của giải
đấu năm nay được đánh giá rất cao.
Hứa hẹn sẽ có nhiều trận đấu hấp dẫn.
Đây là giải đấu thường niên nhằm
tạo điều kiện cho các vận động viên trẻ
ở các địa phương có cơ hội được giao
lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nâng
cao trình độ chuyên môn. Qua đó phát
hiện các vận động viên xuất sắc để bổ
sung lực lượng cho đội tuyển quốc gia
chuẩn bị cho các giải thi đấu trong
nước và quốc tế.
Trận tranh tài của đội chủ nhà Đắk
Lắk với đội Bình Thuận đã diễn ra
ngay sau lễ khai mạc.
Giải diễn ra đến hết ngày 28/7.
nguYễn CúC
Khai mạc Giải vô địch Bóng rổ trẻ toàn quốc năm 2014
Giải Bi sắt vô địch trẻ, thiếu niên toàn quốc năm 2014
Tỉnh Điện Biên đã long trọng tổ
chức Lễ trao, tiếp nhận các phiên bản
kỷ vật di sản: Trống đồng, Súng thần
công, Kiếm lệnh đúc mới bằng phương
pháp thủ công truyền thống do tỉnh
Thanh Hóa trao tặng. Lãnh đạo UBND
tỉnh Điện Biên đã giao Sở VHTTDL
tỉnh tiếp nhận các hiện vật trên, bảo
quản, gìn giữ và trưng bày tại vị trí
trang trọng trong Bảo tàng Chiến thắng
lịch sử Điện Biên Phủ.
Các phiên bản kỷ vật di sản được
trao tặng cho tỉnh Điện Biên lần này,
gồm các hiện vật: Trống đồng Ngọc
Lũ, đường kính 70cm tượng trưng cho
70 năm thành lập Quân đội nhân dân
Việt Nam, thân trống cao 60cm tượng
trưng cho 60 năm Chiến thắng Điện
Biên Phủ, trên thân trống khắc họa 5
hình ảnh tiêu biểu cho cuộc đời và hoạt
động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp;
Súng thần công đúc bằng đồng dài
60cm tượng trưng cho 60 năm Chiến
thắng Điện Biên Phủ; Kiếm lệnh dài
65cm được đúc bằng đồng mạ vàng,
tượng trưng cho 65 năm Đại tướng giữ
ngôi Tướng lệnh. Đây là những hiện
vật có giá trị và ý nghĩa thiêng liêng,
mỗi con số, hoa văn đều mang thông
điệp thể hiện tình cảm, tâm huyết,
nghĩa cử cao đẹp của nhân dân Thanh
Hóa đối với Điện Biên Phủ, sự tri ân
đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và
các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trên
mảnh đất lịch sử.
Tại buổi lễ, UBND tỉnh Điện Biên
cũng đã trao tặng Bằng khen cho Liên
chi hội Di sản văn hóa Việt Nam Lam
Kinh Thanh Hóa, ông Hồ Quang Sơn,
Nghệ nhân Nguyễn Minh Tuấn và
người tài trợ Chu Thị Hiền đã có nhiều
thành tích trong công tác vận động,
tuyên truyền và thực hiện chương trình
đúc hiện vật trao tặng nhân dân các dân
tộc tỉnh Điện Biên đưa vào khu tưởng
niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và
các Anh hùng liệt sĩ tỉnh Điện Biên.
trần nguYện
Điện Biên tiếp nhận phiên bản Trống đồng, Súng thần công,
Kiếm lệnh của tỉnh Thanh Hóa tặng
15số 1085 l 24.7.2014
Sự kiện vấn đề
Sáng 14/7, tại Trung tâm đào tạo và
huấn luyện thể thao tỉnh Hải Dương đã
diễn ra lễ khai mạc Giải vô địch Bắn
cung trẻ toàn quốc lần thứ IX, năm
2014.
Tham dự giải lần này có hơn 100
vận động viên thuộc 15 đoàn đến từ các
tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Hải
Dương, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng
Ninh, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Thừa
Thiên Huế, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Vĩnh
Long, Cần Thơ, Trà Vinh và thành phố
Hồ Chí Minh. Trong đó, đoàn Hà Nội
có đông vận động viên nhất với 23 vận
động viên; hai tỉnh Đồng Tháp và Cần
Thơ mỗi đoàn chỉ có 1 vận động viên.
Các vận động viên tranh tài giành
38 bộ huy chương. Theo Ban Tổ chức,
điểm mới của giải trẻ năm nay là lần
đầu tiên đưa nội dung cự ly 18m vào
thi đấu loại trực tiếp giải cá nhân. Các
nội dung thi đấu dành cho nam cung 3
dây và cung 1 dây gồm: toàn năng, cự
ly 18m, 30m, 50m, 70m, 90m, đấu loại
cá nhân, đấu loại đồng đội và đôi nam
nữ. Các nội dung thi đấu dành cho nữ
cung 3 dây và cung 1 dây gồm: toàn
năng, cự ly 18m, 30m, 50m, 60m, 70m,
đấu loại cá nhân, đấu loại đồng đội và
đôi nam nữ.
Theo điều lệ giải, các vận động viên
thi đấu nội dung cá nhân chỉ được đăng
ký 1 nội dung cung 1 dây hoặc cung 3
dây. Ở nội dung đồng đội, mỗi đội chỉ
có 4 vận động viên trong đó 3 vận động
viên chính, 1 vận động viên dự bị và
trong từng nội dung, mỗi đơn vị chỉ
được tham gia đăng ký 1 đồng đội. Các
vận động viên không quá 21 tuổi. Luật
thi đấu áp dụng Luật Bắn cung của
Liên đoàn Bắn cung thế giới (FITA).
Giải vô địch Bắn cung trẻ toàn quốc
được tổ chức hàng năm nhằm động
viên và thúc đẩy phong trào tập luyện
và thi đấu môn bắn cung các tỉnh/thành
và ngành trong toàn quốc. Thông qua
giải để tuyển chọn các vận động viên
xuất sắc vào đội dự tuyển trẻ quốc gia
để tham gia thi đấu giải khu vực và
quốc tế.
naM anH
Giải vô địch Bắn cung trẻ toàn quốc lần thứ iX
Ngày 17/7, giải Lặn vô địch trẻ quốc
gia năm 2014 đã chính thức khởi tranh
tại Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ
Đình (Hà Nội). Ngay sau lễ khai mạc,
các vận động viên bước vào thi đấu ở các
nội dung: lặn tốc độ, lặn khí tài, lặn chân
vịt đôi, lặn vòi hơi chân vịt và lặn tiếp
sức với các cự ly 50m, 100m, 200m,
400m, 800m, 1500m, 4x100m, 4x200m.
Giải đấu năm nay thu hút 150 vận
động viên đến từ 19 đoàn tham dự, gồm:
Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hà
Nam, Nam Định, Quảng Ninh, PhúThọ,
Cao Bằng, Thái Bình, Thanh Hóa,
Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Tây
Ninh, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ,
TP. Hồ Chí Minh.
Những đoàn có thành tích thi đấu tốt
tại các giải đấu lớn luôn có số vận động
viên tham dự đông đảo là Hà Nội với 30
vận động viên, TP. Hồ Chí Minh với 16
vận động viên, Đà Nẵng và LongAn với
11 vận động viên...
Theo Hiệp hội Thể thao dưới nước
Việt Nam, giải Lặn vô địch trẻ quốc gia
2014 là dịp để Ban Tổ chức đánh giá lại
chất lượng thi đấu của các vận động viên
cũng như công tác đào tạo chuyên môn
của các huấn luyện viên. Đồng thời phát
hiện và tuyển chọn các vận động viên
năng khiếu vào đội dự tuyển trẻ quốc
gia, tham dự các giải trẻ khu vực, châu
lục và thế giới. a.tùng
Sau 4 ngày tranh tài từ 16-19/7, tại
nhà thi đấu đa năng thành phố Lào Cai
(tỉnh Lào Cai), Giải vô địch Wushu trẻ
toàn quốc 2014 đã khép lại. Tham dự
Giải vô địch Wushu trẻ toàn quốc năm
nay có 27 đoàn đến từ các tỉnh/thành,
ngành trong nước, với gần 400 vận
động viên, tranh tài ở 2 nội dung: Tán
thủ (thi đấu đối kháng) và Tao lu (thi
đấu biểu diễn). Ở nội dung Tán thủ
diễn ra 184 trận đấu, tranh 36 bộ huy
chương; nội dung Tao Lu tranh 52 bộ
huy chương. Cả 2 nội dung đều được
chia thành các nhóm tuổi: Sinh năm
1996-1997, 1998-1999 và 2000-2001.
Ban Tổ chức đã trao 312 huy
chương các loại, trong đó có 90 Huy
chương Vàng, 90 Huy chương Bạc và
132 Huy chương Đồng. Đoàn Hà Nội
giành giải Nhất toàn đoàn với 34 Huy
chương Vàng, 20 Huy chương Bạc và
9 Huy chương Đồng. Giải Nhì thuộc về
Đoàn TP. Hồ Chí Minh với 9 Huy
chương Vàng, 9 Huy chương Bạc và
10 Huy chương Đồng. Đoàn Thái
Nguyên đứng thứ Ba với 8 Huy
chương Vàng, 8 Huy chương Bạc và
13 Huy chương Đồng; đoàn chủ nhà
Lào Cai tham dự giải với 16 vận động
viên, giành 2 Huy chương Vàng, 4 Huy
chương Bạc và 4 Huy chương Đồng,
xếp ở vị trí thứ 9 toàn đoàn.
Giải vô địch Wushu trẻ toàn quốc là
một trong những giải đấu đấu quan
trọng, được tổ chức thường niên, nằm
trong hệ thống các giải thi đấu thể thao
thành tích cao toàn quốc. Đây là cơ hội
để các huấn luyện viên, vận động viên,
những người làm công tác thể thao ở các
tỉnh, thành phố trong nước gặp gỡ, giao
lưu, thi đấu, học hỏi kinh nghiệm, nâng
cao trình độ. Qua giải đấu, Ban Tổ chức
tìm ra những vận động viên xuất sắc, bổ
sung cho đội tuyển Wushu quốc gia.
X.MinH
Đoàn Hà Nội dẫn đầu Giải vô địch Wushu trẻ toàn quốc 2014
Khởi tranh giải Lặn vô địch trẻ quốc gia 2014
16 số 1085 l 24.7.2014
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
Ngày 19/7, Hội bảo vệ thiên
nhiên và môi trường Việt Nam phối
hợp với huyện Lý Sơn (Quảng
Ngãi) tổ chức lễ công nhận và gắn
biển “Cây di sản Việt Nam” cho 2
cây đa sộp cổ thụ hơn 200 năm tuổi
trên huyện đảo này. Như vậy, đến
nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có
3 cây cổ thụ được công nhận là Cây
di sản Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt
Nam - Nguyễn Thiện Nhân nhấn
mạnh, Đảo Lý Sơn vốn có truyền
thống văn hóa lâu đời, trên đảo
ngoài hệ thống đền, chùa, miếu,
mạo còn có hàng chục cây đa sộp có
niên đại vài trăm năm tuổi. Đây là
những cây cổ thụ được người dân
trồng và chăm sóc, tuy trải qua
nhiều thế kỷ, đối mặt với thời tiết
khắc nghiệt nơi biển đảo nhưng vẫn
xanh tốt và phát triển đến ngày hôm
nay. Điều này cho thấy ý thức giữ
gìn, kế thừa trong việc bảo tồn
những giá trị văn hóa truyền thống,
bảo vệ môi trường. Đó còn là biểu
tượng thiêng liêng của làng quê
Việt, chứa đựng tình cảm thân
thương và được người dân đặt niềm
tin, tâm linh sâu sắc về những giá trị
lịch sử văn hóa truyền thống của
người dân đảo Lý Sơn. Chủ tịch Ủy
ban Trung ương MTTQ Việt Nam -
Nguyễn Thiện Nhân mong muốn
huyện Lý Sơn và 2 xã An Hải, An
Vĩnh tiếp tục chăm sóc các cây di
sản Việt Nam nói riêng; chăm sóc,
bảo vệ rừng ngày càng tốt tươi, phát
triển, góp phần bảo vệ môi trường
sống...
Chủ tịch Quỹ trái tim vàng Việt
Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Hội
bảo vệ thiên nhiên và môi trường
Việt Nam - Nguyễn Ngọc Khôi đã
công bố Quyết định, trao bằng công
nhận và gắn biển “Cây di sản Việt
Nam” cho 2 cây đa cổ thụ hơn 200
năm tuổi trên đảo Lý Sơn. Trong đó
một cây tại Dinh Đụn, thôn Đông,
xã An Hải và một cây tại Dinh Tam
Hòa, thôn Tây, xã An Vĩnh. Hai cây
đa này là cây thứ 610 và 611 Cây di
sản Việt Nam được Hội bảo vệ thiên
nhiên và môi trường Việt Nam công
nhận trên cả nước.
Trước đó, ngày 05/4/2013, tại
Nhà thờ Lê Hiệp Tự, xã Hành
Phước, huyện Nghĩa Hành, Quảng
Ngãi, UBND xã Hành Phước cùng
gia tộc họ Lê tổ chức lễ đón bằng
công nhận cây thị hơn 200 năm tuổi
là Cây di sản Việt Nam. Đây là Cây
di sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh
Quảng Ngãi.
Đăng LâM
Gắn biển“Cây di sản Việt Nam”cho 2 cây đa cổ thụ ở Lý Sơn
Ngày 18/7, Bảo tàng tỉnh Bến
Tre phối hợp với Khoa Lịch sử,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn (Đại học quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh) tổ chức báo cáo
kết quả khai quật ngôi mộ nằm ở
khu phố 2, thị trấn Chợ Lách, huyện
Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Quần thể mộ hợp chất ở khu phố
2, thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ
Lách, Bến Tre được tiến hành khai
quật từ ngày 26/4-07/5, là di tích mộ
cổ đầu tiên được khai quật khoa học
trên đất Bến Tre. Kiến trúc nổi toàn
bộ quần thể hiện rõ bao gồm 2 ngôi
mộ: mộ lớn song tán và mộ nhỏ đơn
tán nằm hướng vuông góc vào thân
bên trái của mộ lớn. Ngôi mộ lớn
kiến thiết dành cho song táng với
kiểu thiết kế theo kiến trúc nhà dân
truyền thống chữ “nhị” gồm 3 gian
nối liền nhau: nhà bia, nhà mồ, cột
địa tầng. Ngôi mộ nhỏ được thiết kế
giống dạng miếu thờ. Mộ có cửa
hướng chính Tây, phần trước có bia
mộ quay vào ngôi mộ lớn.
Những di tích mộ vừa được khai
quật và phát hiện trên địa bàn huyện
Chợ Lách chứa đựng các di tồn vật
liệu và kiến trúc mang dấu ấn chung
của dạng mộ hợp chất quý tộc Việt
Nam thời Trung và Cận đại (từ cấu
trúc Nhà Bia gắn Nhà mồ kiểu nhà
Việt truyền thống, cặp trụ cổng hình
búp sen hay “đuốc thiêng”, lối trang
trí cửa giả, cột giải, ngói ống, rãnh
thoát nước…). Vì vậy, có thể đoán
định mộ chủ quần thể lăng hợp chất
Chợ Lách là quý tộc Nguyễn quyền
uy thời bấy giờ. Niên đại thành tạo
của di tích mộ hợp chất song táng và
đơn táng Chợ Lách khoảng cuối thế
kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Ngoài
ra, có những đặc điểm riêng của Bến
Tre lần đầu tiên được biết ở Việt
Nam như: lần đầu tiên thấy dạng mộ
song táng và đơn táng chôn trong
huyệt đất và tạo các nền móng bằng
gạch đá ong Biên Hòa và gạch đinh,
cùng lối gắn đắp miểng sành sứ trên
mui luyện, tô vẽ nhà mồ kiểu trang
trí võ ca của đình đền và sử dụng
màu đen - nâu đỏ. Cũng lần đầu
thấy việc sử dụng xơ dừa làm “vật
chèn” khi khâm liệm và chôn theo
các viên bi đồng, trái dừa nước, tàn
tích vỏ bần cổ thụ và cọng cây
ráng…
Đây là những phát hiện mới,
những tư liệu khoa học sáng giá loại
hình di sản mộ hợp chất phục vụ
trưng bày ở Bảo tàng Bến Tre.
Yến nHi
Khai quật di tích mộ cổ đầu tiên ở Bến Tre
17số 1085 l 24.7.2014
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
Đoàn khảo sát của Bảo tàng
Tuyên Quang vừa phát hiện một di
tích chùa thời Trần có niên đại
khoảng thế kỷ XIII-XIV, với nhiều
hiện vật quý ở Gò Chùa, thôn 17, xã
Phú Lâm, huyện Yên Sơn (Tuyên
Quang). Đây là ngôi chùa thứ 5 có
niên đại từ thời nhà Trần được phát
hiện ở Tuyên Quang, góp phần quan
trọng vào việc tìm hiểu lịch sử cũng
như những giá trị văn hóa của văn
minh Đại Việt thời nhà Trần ở vùng
núi phía Bắc nước ta.
Trong các hiện vật tìm thấy còn
có hiện vật đầu rồng bằng đất nung,
tương đối nguyên vẹn với những họa
tiết mắt, mồm, râu đặc trưng của
rồng thời Trần, đây là hiện vật quý
hiếm lần đầu tiên tìm thấy ở Tuyên
Quang. Một điểm nổi bật nữa là
những viên gạch bảo tháp có trang trí
hoa chanh, hoa cúc dây cách điệu ở
các góc và một số lượng lớn gốm
Hoa Lâu cũng được phát hiện.
Chiếm số lượng nhiều nhất trong số
những di vật được tìm thấy là những
viên gạch vuông 35cm x 35cm x
5,2cm, chuyên dùng để lát sân. Phần
lớn số gạch này đều để trơn, không
hoa văn, thường có màu đỏ hoặc đỏ
tím, độ nung cao, khá cứng. Một số
có trang trí hoa văn họa tiết hình hoa
cúc, hoặc hoa cúc dây cách điệu với
cánh to uốn lượn mềm mại ở các
góc. Tất cả những di vật trên đều
mang những nét đặc trưng của vật
liệu kiến trúc thời Trần.
Ông Lý Mạnh Thắng - Phó Giám
đốc Bảo tàng Tuyên Quang cho biết:
Do khu vực phát hiện di tích nằm
trên một quả đồi có diện tích khoảng
3ha đã được người dân san ủi trồng
chè nên những hiện vật như gạch,
ngói, chân tảng đá không còn nằm
nguyên vị trí ban đầu, phần lớn đã bị
vỡ nát. Tuy nhiên, căn cứ vào quy
mô, phạm vi phân bố các lớp bờ kè
đá cũng như số lượng lớn hiện vật có
thể thấy đây là một ngôi chùa có quy
mô khá lớn. Dựa vào các đặc trưng
họa tiết điêu khắc trang trí trên vật
liệu kiến trúc tìm thấy, có thể đoán
định ngôi chùa này được xây dựng
vào thời Trần (thế kỷ XIII-XIV).
Trước đó ở Tuyên Quang cũng đã
phát hiện được 4 ngôi chùa có niên
đại từ thời Trần gồm: Chùa Phúc
Lâm thuộc xã Thượng Lâm, huyện
Lâm Bình; chùa Nhữ Hán, huyện
Yên Sơn; chùa Cao Đá, xã Sơn Nam
và chùa Lang Đạo, xã Tú Thịnh
(huyện Sơn Dương).
ĐOàn LâM
Bản sắc văn hóa truyền thống của
người H’rê ở huyện Ba Tơ, tỉnh
Quảng Ngãi, rất đa dạng và phong
phú nhưng đang có xu hướng bị mai
một.
Ông Phạm Văn Sự là một trong
số ít người dân tộc H’rê ở huyện Ba
Tơ biết cách chế tạo và sử dụng các
loại nhạc cụ của dân tộc mình. Đã
gần 80 tuổi nhưng ông vẫn miệt mài
truyền dạy cho con cháu cách sử
dụng các loại nhạc cụ truyền thống
với mong muốn giá trị văn hóa của
dân tộc tiếp tục được giữ gìn và phát
huy. Ông Sự chia sẻ: Bản sắc văn
hóa của dân tộc chính là những làn
điệu dân ca như Ta lêu, Ca choi và
các nhạc cụ Vơ Roát, Túc Chinh.
Mình muốn truyền lại cho con cháu
để sau này những nhạc cụ, bài hát
của người H’rê không bị mất đi.
Nhưng việc này cũng khó lắm vì các
bạn trẻ không mấy thích thú với
những thể loại âm nhạc, nhạc cụ
truyền thống.
Trải qua thời gian, các hình thức
sinh hoạt văn hóa, lễ hội, nhạc cụ
truyền thống của dân tộc H’rê đã bị
thất lạc và mai một. Số nghệ nhân
người H’rê biết trình diễn và am hiểu
sâu sắc về nhạc cụ, về các làn điệu
dân ca cũng vắng dần. Trong khi đó,
một số thanh niên trẻ lại quay lưng
lại với văn hóa truyền thống. Ông
Đinh Văn Ước, thị trấn Ba Tơ cho
biết: Tôi thấy lớp trẻ ngày nay biểu
diễn nhạc trên sân khấu nghe thì
tưng bừng, nhưng để đi vào lòng
người, đọng lại trong kí ức khán giả
thì rất ít. Trong khi đó ngày càng ít
người biết chơi các loại nhạc cụ
dân tộc.
Để bảo tồn, phát huy văn hóa
truyền thống của dân tộc H’rê, chính
quyền địa phương, mà trọng tâm là
ngành văn hóa huyện Ba Tơ đã tổ
chức các hội thi, hội diễn hay những
đợt kiểm tra. Tuy nhiên, những việc
đó cũng chỉ được thực hiện rất ít. Bà
Đinh Thị Y Ban Quý - Trưởng phòng
Văn hóa và Thể thao huyện Ba Tơ
cho biết: Chúng tôi đã mở đợt kiểm
kê, kiểm tra và xếp loại các loại hình
văn hóa hiện có, qua đó chúng tôi
xây dựng phương hướng, kế hoạch
để bảo tồn, bảo vệ và phát huy bản
sắc văn hóa của người H’rê.
Việc bảo tồn, phát huy và phát
triển bản sắc văn hóa truyền thống
tốt đẹp của người H’rê ở Quảng Ngãi
có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm góp
phần xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc. Tuy nhiên, để các giá trị
văn hóa này được lưu truyền, đòi hỏi
phải có các giải pháp đồng bộ với sự
tham gia của cả hệ thống chính trị,
nhất là cộng đồng người H'rê.
ĐứC MinH
Bảo tồn văn hóa truyền thống của người H’rê
Phát hiện di tích chùa thời Trần thế kỷ Xiii-XiV
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Pham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchToàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnPham Long
 

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchToàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
 

Viewers also liked

Catalogo resiclart 2014
Catalogo resiclart 2014Catalogo resiclart 2014
Catalogo resiclart 2014Psy Saul
 
Ваш ребёнок идёт в школу
Ваш ребёнок идёт в школуВаш ребёнок идёт в школу
Ваш ребёнок идёт в школуfyyffhrflmtdyf
 
Основной набор методик психолога
Основной набор методик психологаОсновной набор методик психолога
Основной набор методик психологаКонстантин Князев
 
Telecomunicaciones
TelecomunicacionesTelecomunicaciones
Telecomunicacionesdiegosz1997
 
Social amenities & etiquette
Social amenities & etiquetteSocial amenities & etiquette
Social amenities & etiquetteAileen Verde
 
Day cap dien Dusonc - Dusonc Cable Catalogue
Day cap dien Dusonc - Dusonc Cable Catalogue Day cap dien Dusonc - Dusonc Cable Catalogue
Day cap dien Dusonc - Dusonc Cable Catalogue Lê Tú
 
新会社案内プロモーション
新会社案内プロモーション新会社案内プロモーション
新会社案内プロモーションjmoajapan
 
Sudden cardiac arrest/Death
Sudden cardiac arrest/DeathSudden cardiac arrest/Death
Sudden cardiac arrest/DeathShahab Abdi
 
組織經營管理_HEALTHCARE ORGANIZATION MANAGEMENT3
組織經營管理_HEALTHCARE ORGANIZATION MANAGEMENT3組織經營管理_HEALTHCARE ORGANIZATION MANAGEMENT3
組織經營管理_HEALTHCARE ORGANIZATION MANAGEMENT3Wayne Wei
 
Прокачка вормикс без смс рубины
Прокачка вормикс без смс рубиныПрокачка вормикс без смс рубины
Прокачка вормикс без смс рубиныkirleer3
 
Tatiana cordero hernandez 1003
Tatiana cordero hernandez 1003Tatiana cordero hernandez 1003
Tatiana cordero hernandez 1003Tatiana Cordero
 
Смотреть баги для вормикса
Смотреть баги для вормиксаСмотреть баги для вормикса
Смотреть баги для вормиксаkirleer3
 
Rubrica word
Rubrica wordRubrica word
Rubrica wordinem cali
 

Viewers also liked (20)

Pudor natural
Pudor naturalPudor natural
Pudor natural
 
Sociocultural expo
Sociocultural expoSociocultural expo
Sociocultural expo
 
Catalogo resiclart 2014
Catalogo resiclart 2014Catalogo resiclart 2014
Catalogo resiclart 2014
 
Zor - Dyn - 12
Zor - Dyn - 12Zor - Dyn - 12
Zor - Dyn - 12
 
Mi presentacion
Mi presentacionMi presentacion
Mi presentacion
 
Ваш ребёнок идёт в школу
Ваш ребёнок идёт в школуВаш ребёнок идёт в школу
Ваш ребёнок идёт в школу
 
Основной набор методик психолога
Основной набор методик психологаОсновной набор методик психолога
Основной набор методик психолога
 
Telecomunicaciones
TelecomunicacionesTelecomunicaciones
Telecomunicaciones
 
PUDOR NATURAL
PUDOR NATURALPUDOR NATURAL
PUDOR NATURAL
 
Social amenities & etiquette
Social amenities & etiquetteSocial amenities & etiquette
Social amenities & etiquette
 
Day cap dien Dusonc - Dusonc Cable Catalogue
Day cap dien Dusonc - Dusonc Cable Catalogue Day cap dien Dusonc - Dusonc Cable Catalogue
Day cap dien Dusonc - Dusonc Cable Catalogue
 
新会社案内プロモーション
新会社案内プロモーション新会社案内プロモーション
新会社案内プロモーション
 
Phyto_Drip_Brochure
Phyto_Drip_BrochurePhyto_Drip_Brochure
Phyto_Drip_Brochure
 
Sudden cardiac arrest/Death
Sudden cardiac arrest/DeathSudden cardiac arrest/Death
Sudden cardiac arrest/Death
 
Plan de estudios 1993
Plan de estudios 1993Plan de estudios 1993
Plan de estudios 1993
 
組織經營管理_HEALTHCARE ORGANIZATION MANAGEMENT3
組織經營管理_HEALTHCARE ORGANIZATION MANAGEMENT3組織經營管理_HEALTHCARE ORGANIZATION MANAGEMENT3
組織經營管理_HEALTHCARE ORGANIZATION MANAGEMENT3
 
Прокачка вормикс без смс рубины
Прокачка вормикс без смс рубиныПрокачка вормикс без смс рубины
Прокачка вормикс без смс рубины
 
Tatiana cordero hernandez 1003
Tatiana cordero hernandez 1003Tatiana cordero hernandez 1003
Tatiana cordero hernandez 1003
 
Смотреть баги для вормикса
Смотреть баги для вормиксаСмотреть баги для вормикса
Смотреть баги для вормикса
 
Rubrica word
Rubrica wordRubrica word
Rubrica word
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnPham Long
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn (13)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 

More from Pham Long

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn

  • 1. Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1085 ngày 24/7/2014 - BộtrưởngHoàngTuấnAnh làmviệctạicáctỉnhBìnhPhước, BìnhDương, (Tr.3) - TriểnkhaiChươngtrình hànhđộngquốcgiavềphòng, chốngBLGĐđếnnăm2020 (Tr.4) - BộVHTTDLtậptrungthựchiện nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm (Tr.5) - Bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Châu Âu (Tr.9) troNg số Này Ảnh:ĐỖTHANHMAI Công bố Di tích lịch sử quốc gia Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa và Địa điểm lưu niệm tàu C235 Ngày 17/7, tại thành phố Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ đón nhận và công bố Di tích lịch sử quốc gia Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa tại đảo Song Tử Tây, xã Song Tử Tây; đảo Nam Yết, xã Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa và Địa điểm lưu niệm tàu C235 (Đường Hồ Chí Minh trên biển) tại xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh dự lễ và trao Bằng di tích lịch sử quốc gia cho lãnh đạo các địa phương có di tích được công nhận đợt này. (Xem tiếp trang 2) Trong bối cảnh du lịch nước nhà đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, lượng khách quốc tế, nhất là khách Trung Quốc sụt giảm do tình hình căng thẳng ở Biển Đông, việc Tổng cục Du lịch triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa với thông điệp “Người Việt Nam du lịch Việt Nam” được coi là kịp thời và một hướng đi đúng để duy trì đà tăng trưởng. Tổng cục Du lịch kêu gọi người Việt Nam du lịch Việt Nam, trước hết là vì tình quê hương đất nước, tình yêu biển đảo Tổ quốc, nhân lên niềm tự hào dân tộc. (Xem tiếp trang 18) Bảo vệ cấp thiết di tích lịch sử tại các tỉnh biên giới phía Bắc Tại Công văn số 2312/BVHTTDL-DSVH ngày 15/7/2014 về việc bảo vệ các di tích, di vật liên quan đến chủ quyền biên giới, biển đảo quốc gia, Bộ VHTTDL đề nghị UBND các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương kiểm kê, lập danh mục các hiện vật, đồ thờ trong các di tích trên địa bàn liên quan đến chủ quyền biên giới, biển đảo quốc gia và xây dựng, triển khai kế hoạch bảo vệ an toàn tuyệt đối, không để mất mát, hư hỏng di tích, hiện vật trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, triển khai lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền xem xét, xếp hạng khẩn cấp đối với các di tích liên quan đến chủ quyền biên giới, biển đảo quốc gia; kiểm tra, đánh giá tình trạng của các di tích liên quan đến chủ quyền để có kế hoạch tu bổ, chống xuống cấp... DSVH “Người Việt Nam du lịch Việt Nam” là thông điệp mà Tổng cục Du lịch đang triển khai Du lịch nội địa là động lực quan trọng duy trì tăng trưởng
  • 2. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2220/QĐ-BVHTTDL ngày 14/7/2014, thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược phát triển văn hóa đối ngoại đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm Trưởng Ban, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm Phó Trưởng Ban Thường trực và 11 Thành viên. - Ngày 14/7/2014 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2221/QĐ- BVHTTDL, thành lập Ban Soạn thảo xây dựng Chiến lược phát triển văn hóa đối ngoại đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm Trưởng Ban, ông Phan Đình Tân - Chánh Văn phòng Bộ làm Phó Trưởng Ban Thường trực, 18 Thành viên và 02 Thư ký Ban Soạn thảo. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2230/QĐ-BVHTTDL ngày 15/7/2014, cho phép Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam đón hai chuyên gia Pháp là TS.Anne Valerie Marie Louise Pierre Shweyer - nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp) và bà Helene Marie Isabelle David - nhà khảo cổ học, vẽ tranh minh họa và thiết kế đồ họa, Đại học Paris I-Sorbone vào làm việc với Viện về việc “tạo lập một hệ thống thông tin địa lý-địa chất khảo cổ học về di sản văn hóa Champa ở vùng Thừa Thiên Huế và Quảng Trị”. Thời gian từ ngày 26/7- 16/9/2014. - Ngày 15/7/2014 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2234/QĐ- BVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạo “Cuộc thi Tài năng trẻ diễn viên sân khấu Tuồng chuyên nghiệp toàn quốc-2014” tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định do Thứ trưởng Vương Duy Biên làm Trưởng Ban, ông Nguyên Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn làm Phó Trưởng Ban Thường trực, ông Mai Thanh Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định làm Phó Trưởng Ban và 01 Ủy viên. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2240/QĐ-BVHTTDL ngày 15/7/2014, giao Bảo tàng Hồ Chí Minh cung cấp nội dung Triển lãm “Di sản văn hóa Thủ đô Hà Nội” để trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Quảng Đông Trung Quốc. Bảo tàng Hồ Chí Minh thực hiện việc sử dụng 2 ngôn ngữ Việt Nam và Trung Quốc trong việc giới thiệu Triển lãm này. Thời gian tổ chức từ tháng 8 đến hết tháng 9 năm 2014. - Tại Quyết định số 2249/QĐ- BVHTTDL ngày 16/7/2014, Bộ VHTTDL giao Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ VHTTDL tổ chức lớp Tập huấn cán bộ Đoàn năm 2014. tHtt quản lý nhà nước 2 số 1085 l 24.7.2014 VăN BảN mới Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa được chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng từ năm 1956. Trên bia chủ quyền ghi rõ: “Quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy. Phái bộ quân sự thị sát nghiên cứu đến viếng quần đảo này ngày 22 tháng 8 năm 1956 dưới sự hướng dẫn của Hải quân Việt Nam”. Di tích Địa điểm lưu niệm tàu C235 tại xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa gắn liền với sự kiện năm 1968. Năm 1968, tại vùng biển Hòn Hèo, xã Ninh Vân, tàu C235 do Trung úy Nguyễn Phan Vinh làm thuyền trưởng tổ chức vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam. Khi bị địch phát hiện, các chiến sĩ trên tàu C235 đã chiến đấu kiên cường, anh dũng để bảo toàn cho tuyến vận tải trên biển. Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh: “Đường Hồ Chí Minh trên biển” có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc chi viện sức người, sức của từ hậu phương cho tiền tuyến để đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tham gia vào con đường lịch sử này, sự chiến đấu và hi sinh của cán bộ, chiến sĩ tàu C235 đã trở thành huyền thoại, thể hiện lý tưởng cách mạng cao đẹp của Hải quân nhân dân Việt Nam sẵn sàng chấp nhận hiểm nguy, hi sinh cho cách mạng. Tấm gương “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của các anh mãi mãi sáng soi cho thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc bảo vệ đất nước ngày nay. Hai Bia chủ quyền được xây dựng trên đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết năm 1956 thực sự là những bằng chứng lịch sử quan trọng, khắc ghi cụ thể quyền quản lý liên tục và toàn diện của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định: Việc công nhận Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa và Địa điểm lưu niệm tàu C235 là di tích lịch sử quốc gia có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện. Công Công bố Di tích lịch sử... (Tiếp theo trang 1)
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1085 l 24.7.2014 Trong 2 ngày 10-11/7, Đoàn công tác của Bộ VHTTDL do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh dẫn đầu đã có buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh tỉnh Bình Phước và Bình Dương. Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bình Phước cho biết, trong thời gian qua, công tác văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn Tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hệ thống thiết chế văn hóa từ cấp tỉnh đến cơ sở được hoàn thiện. Hàng năm có 100% gia đình đăng ký “Gia đình văn hóa”, có từ 95% trở lên hộ gia đình được học tập ý nghĩa, mục đích, nội dung cuộc vận động, 85% hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa, 50% khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư văn hóa. Hàng năm có 100% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký và 98% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 100% cán bộ, công nhân viên chức đăng ký nếp sống văn minh cá nhân và 98% được công nhận. Về thể dục thể thao, số người tham gia luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên đạt 24,8% (đạt 90,5% so với chỉ tiêu đến giai đoạn 2015). Số gia đình luyện tập thể dục thể thao đạt 14,2% (đạt 94,6% so với chỉ tiêu đến giai đoạn 2015). Số trường học đảm bảo chương trình giáo dục thể chất đạt 100% và số trường học đảm bảo chương trình giáo dục thể chất ngoại khóa đạt 66% so với chỉ tiêu đến giai đoạn 2015. Về du lịch, hệ thống các khu, điểm du lịch, các đơn vị kinh doanh cũng đang dần được hình thành và phân bổ đều khắp ở các huyện, thị trên địa bàn tỉnh. Hệ thống cơ cở vật chất đang dần lớn mạnh cả về quy mô, chất lượng và đa dạng về loại hình kinh doanh. Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Bình Phước đã đạt được trong thời gian qua, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết số 33- NQ/TW của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới; Tổ chức nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đi vào thực chất, để các gia đình văn hóa thực sự là hạt nhân xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đề nghị tỉnh có phương án bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể như: Dân ca, dân vũ, chữ viết, trang phục, văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Bộ sẽ thành lập đoàn kiểm tra hiện trạng Khu di tích lịch sử núi Bà Rá, nhanh chóng tách khu dân cư vùng đệm ra khỏi khu di tích để người dân yên tâm sản xuất. Việc xây dựng cơ sở vật chất văn hóa phải chú trọng chất lượng, đừng làm lấy thành tích. Ngoài xây dựng nhà xưởng, nhà ở cho công nhân, nhà đầu tư phải xây các khu vui chơi, thể thao trong khu công nghiệp. Tại UBND tỉnh Bình Dương, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh và đoàn công tác Bộ VHTTDL đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về công tác văn hóa, thể thao và du lịch 6 tháng đầu năm 2014. Theo báo cáo tại buổi làm việc, trong 6 tháng đầu năm 2014, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ VHTTDL, Tỉnh ủy và UBND tỉnh, công tác VHTTDLtrên địa bàn Tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương đã kiến nghị Bộ VHTTDL cho phép trích một phần ngân sách nộp về Trung ương cho địa phương để tái đầu tư hoạt động văn hoá phục vụ cho nhân dân, nhất là công nhân tại các khu công nghiệp. Đồng thời, điều chỉnh các chính sách cho cán bộ, vận động viên, tuyên truyền viên, diễn viên... Ban hành văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể để tạo điều kiện cho các địa phương thuận lợi trong việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực VHTTDL cũng như quản lý ngành. Đánh giá cao những kết quả mà ngành VHTTDL tỉnh Bình Dương đã đạt được trong thời gian qua, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh đề nghị, trong thời gian tới, tỉnh Bình Dương cần chú trọng xây dựng chiến lược, cơ chế chính sách để phát triển các hoạt động VHTTDL, thực hiện chế độ ưu đãi cho các đối tượng, vận động viên. Trong đó, chú trọng xây dựng các thiết chế văn hoá, thể thao cho đối tượng người lao động tại các khu công nghiệp; đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực VHTTDL, tạo nhiều địa điểm vui chơi, giải trí cho người dân, xây dựng hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú trong các ngày lễ lớn... tổng Hợp Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc tại các tỉnh Bình Phước, Bình Dương nhận Địa điểm lưu niệm tàu C235 là sự đánh giá cao của Đảng, Nhà nước đối với những đóng góp của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam. Đối với Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa, đây là sự trân trọng sự thật và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; qua đó góp phần khơi dậy niềm tự hào, tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhân dịp này, tỉnh Khánh Hòa tổ chức triển lãm ảnh về các di tích trên. Yến nHi
  • 4. 4 số 1085 l 24.7.2014 quản lý nhà nước Sáng 16/7/2014,Tổng cục Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã tới dự và phát biểu chỉ đạo. Trong 6 tháng đầu năm, bên cạnh một số điều kiện thuận lợi để kích cầu phát triển, ngành Du lịch đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhất là từ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ đầu tháng 5, gây căng thẳng trên Biển Đông. Tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn Ngành, Du lịch Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Namtrong6thángđầunăm2014đạttrên 4,2 triệu lượt, tăng 21,11% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó đa số các thị trường khách tăng so với cùng kỳ năm trước; khách du lịch nội địa đạt 23,4 triệu lượt,tăng6,9%;tổngthutừkháchdulịch đạt 125 nghìn tỷ đồng, tăng 22,5%. Các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo chất lượng và tiến độ kế hoạch đã đề ra. Cùng với đó, thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn thường xuyên trên các lĩnh vực quản lý hoạt động lữ hành, quản lý cơ sở lưu trú, xúc tiến quảng bá và thông tin du lịch, hợp tác quốc tế, công tác quy hoạch và nghiên cứu khoa học... Nhiều sự kiện quan trọng đã được tổ chức ở các địa phương, tạo dấu ấn tốt đẹp trong lòng khách du lịch trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư, phát triển du lịch, liên kết hợp tác giữa các địa phương tiếp tục được chú trọng. Nhiều địa danh và đơn vị đã đạt danh hiệu quốc tế, được bình chọn, xếp hạng trên nhiều tạp chí và website danh tiếng trên thế giới. Tại Hội nghị, sau khi nghe ý kiến đóng góp của đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch, Bộ trưởng HoàngTuấnAnh đánh giá cao những kết quả mà ngành Du lịch đã đạt được trong thời gian vừa qua. Bộ trưởng chỉ đạo trong thời gian tới ngành Du lịch cần tiếp tục chủ động nghiên cứu, đề xuất, triển khai các giải pháp mở rộng thị trường nguồn, chú trọng tăng cường công tác xúc tiến quảng bá trong đó phát huy vai trò của các địa phương, doanh nghiệp; thiết lập quy trình xây dựng quy hoạch du lịch cho các địa phương để bảo đảm tính thống nhất và chất lượng quy hoạch; chú ý định hướng xây dựng sản phẩm đặc thù cho một số vùng du lịch; phát huy vai trò của hệ thống di sản trong phát triển du lịch; kiện toàn và nâng cao chất lượng nhân lực du lịch; đề xuất cụ thể những cơ chế, chính sách cần thiết trong lĩnh vực đất đai, thuế, visa... để hỗ trợ phát triển du lịch. titC Tổng cục Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2014 Ngày 14/7, Bộ VHTTDL đã có Hướng dẫn số 2301/HD-BVHTTDL gửi UBND và Sở VHTTDL các tỉnh/thành hướng dẫn triển khai Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020. Theo đó, thực hiện Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 (gọi chung là Chương trình 215/QĐ-TTg), Bộ VHTTDL hướng dẫn UBND các tỉnh/thành xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình 215/QĐ-TTg của địa phương như sau: Kế hoạch do UBND cấp tỉnh ban hành phải bám sát vào nội dung của Chương trình 215/QĐ-TTg và đặc thù kinh tế-xã hội của địa phương. Để đảm bảo các hoạt động, Kế hoạch ban hành cần có phần khái toán kinh phí để thực hiện cho từng hoạt động cụ thể. Với những tỉnh/thành đang triển khai Kế hoạch hành động của tỉnh/thành đến năm 2015 vẫn tiếp tục triển khai theo Kế hoạch này. Mặt khác, cần rà soát những nội dung, chỉ tiêu trong kế hoạch đang triển khai của địa phương để bổ sung những hoạt động chưa có hoặc có chỉ tiêu thấp hơn chỉ tiêu trong Chương trình 215/QĐ- TTg. Với những tỉnh/thành đã ban hành kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình theo Chương trình 215/QĐ-TTg trước khi có hướng dẫn này, nếu kế hoạch ban hành chưa bám sát vào chỉ tiêu và nhiệm vụ chủ yếu được giao cho UBND cấp tỉnh tại Chương trình 215/QĐ-TTg thì cần bổ sung những chỉ tiêu, hoạt động còn thiếu hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu của Chương trình 215/QĐ-TTg. UBND cấp tỉnh trực tiếp gửi báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 215/QĐ-TTg về Bộ VHTTDL trước ngày 25/12 hằng năm để Bộ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ (Bộ VHTTDLchỉ nhận báo cáo của UBND cấp tỉnh ký). UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, chủ trì việc sơ kết kết quả thực hiện Chương trình 215/QĐ-TTg tại địa phương vào cuối năm 2015 và tổng kết Chương trình 215/QĐ-TTg vào cuối năm 2020. Mục tiêu của Chương trình 2015 phải được lồng ghép vào Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương giai đoạn 2016-2020. UBND cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, lồng ghép mục tiêu, chỉ tiêu, hoạt động của Chương Triển khai Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020
  • 5. 5số 1085 l 24.7.2014 quản lý nhà nước Ngày15/7,BộVHTTDLđãbanhành Thông báo số 2304/TB-BVHTTDL thông báo kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại Hội nghị Sơ kết công tác VHTTDL 6 tháng đầu năm 2014. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh yêu cầu thủ trưởngcácTổngcục,Cục,Vụ,đơnvịtrực thuộc Bộ, Giám đốc Sở VHTTDL các tỉnh/thành tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 trong các lĩnh vực hoạt động Ngành.Triệt để tiết kiệm chi cho bộ máy quản lý hành chính, sự nghiệp công, cắt giảm tối đa việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn, các đoàn công tác, số lượng người tham gia các đoàn công tác trong nước và đi nước ngoài. Chủ động xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch ứng phó trước những diễn biến phức tạp do tác động của việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chỉ đạo triển khai, hoàn thành kế hoạch công tác năm 2014, tập trung vào công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng và bảo đảm tiến độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản, đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2014; hướng dẫn thực thi pháp luật, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; giảm tối đa việc các cơ quan tham mưu, quản lý nhà nước trực tiếp tổ chức các liên hoan, hội diễn, cuộc thi, các hoạt động, sự kiện nghiệp vụ, chuyên môn chưa thực sự cấp bách. Hoàn thành việc sắp xếp, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tổng hợp, rà soát đội ngũ cán bộ, người lao động tại đơn vị, bao gồm cả việc sử dụng lao động theo hợp đồng, báo cáo lãnh đạo Bộ trước ngày 30/7/2014. Về văn hóa, gia đình: Tổ chức tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Hoàn thành việc tham mưu, trình Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ; xây dựng, ban hành Chương trình hành động của Bộ VHTTDL thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Hoàn thiện các văn bản, đề án triển khai Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị; Quyết định số 1063/QĐ-TTg ngày 02/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2014-2015, với tinh thần tiết kiệm, hiệu quả. Tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin, triển lãm, tuyên truyền lưu động về thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Ngành gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo, đặc biệt đối với vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Về thể dục thể thao: Chỉ đạo các địa phương hoàn thành việc tổ chức Đại hội TDTT các cấp; tổ chức thành công Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII - năm 2014. Tham dự, đạt thành tích tốt tại Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 17 (ASIAD 17) năm 2014 tại Hàn Quốc, Đại hội Olympic trẻ lần thứ 2 tại Nam Kinh - Trung Quốc, Đại hội Thể thao bãi biển Châu Á lần thứ 4 tại Thái Lan, Đại hội Thể thao Người khuyết tật Châu Á tại Hàn Quốc... Tích cực chuẩn bị công tác tổ chức Đại hộiThể thao bãi biển Châu Á lần thứ 5 tại Việt Nam năm 2016. Về du lịch: Tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013-2020; Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013-2020... Chỉ đạo, tổ chức tốt các hoạt động trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia 2014 - “Đại ngàn Tây Nguyên”; hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2015 - Thanh Hóa. H.p trình 215/QĐ-TTg với các chiến lược, chương trình liên quan do địa phương xây dựng, thực hiện nhằm đảm bảo sự gắn kết và thống nhất giữa các chỉ tiêu cần đạt được của địa phương. Hàng năm, Bộ VHTTDL thực hiện khen thưởng và phê bình đối với tập thể và cá nhân trong triển khai Chương trình 215/QĐ-TTg theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng và phê bình. Đối với Ngành VHTTDL, việc triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và Chương trình 215/QĐ-TTg nói riêng sẽ được Bộ VHTTDL đưa vào tiêu chí bình xét thi đua, khen thưởng toàn ngành từ năm 2014. H.Q Bộ VHTTDL tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm
  • 6. 6 số 1085 l 24.7.2014 quản lý nhà nước Ngày 17/7/2014, Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) đã ban hành Công văn số 2343/BCĐ-VPTTBCĐ gửi Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH các tỉnh/thành về việc Báo cáo tiến độ thành lập Ban Chỉ đạo, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH. Theo báo cáo của các địa phương, hiện nay, việc kiện toàn bộ máy tổ chức của Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH các tỉnh/thành chưa đồng đều. Nhiều tỉnh/thành đã thành lập xong Ban Chỉ đạo các cấp vàVăn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện. Bên cạnh đó, một số tỉnh/thành mới thành lập Ban Chỉ đạo ở một cấp; có tỉnh/thành đã thành lập xong Ban Chỉ đạo các cấp nhưng chưa thành lập Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo. Để đẩy nhanh việc kiện toàn bộ máy tổ chức của Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH các tỉnh/thành, trong đó có việc thành lập Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH cấp tỉnh, huyện. Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào TDĐKXDĐSVH đề nghị các tỉnh/thành báo cáo tiến độ thành lập Ban Chỉ đạo vàVăn phòngThường trực Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH, trong đó nêu những khó khăn, vướng mắc (nếu có) và kiến nghị, đề xuất trong quá trình triển khai thực hiện. Công văn đề nghị Báo cáo của Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH cáctỉnh/thànhgửivềVănphòngThường trực Ban Chỉ đạoTrung ương Phong trào TDĐKXDĐSVH theo địa chỉ số 51 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội trước ngày 30/7/2014 để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định. H.Q Kiện toàn bộ máy Ban Chỉ đạo Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Ngày 17/7, tại tỉnh Ninh Thuận, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên bàn về biện pháp phát triển du lịch. Khu vực Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên có nhiều thế mạnh về du lịch như địa lý, con người và sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch truyền thống. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, phần lớn các tỉnh ở đây vẫn chưa thật sự phát huy hết tiềm năng vốn có. Bên cạnh đó, sự phối hợp liên tỉnh, liên vùng trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên đã bắt đầu được chú ý nhưng còn lúng túng trong nội dung, chưa rõ ràng trong phân công, phân nhiệm và giải pháp để phát triển du lịch. Nhiều đại biểu đến từ các tỉnh/thành đã chỉ ra những thế mạnh cũng như hạn chế trong phát triển du lịch của từng địa phương nói riêng và của cả vùng nói chung; đồng thời đã đưa ra các đề xuất để việc liên kết vùng đạt hiệu quả. Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, tiềm năng du lịch của Việt Nam rất lớn, nhưng hiện nay thực tế chưa phát huy hết so với nhu cầu phát triển. Ngoài những nguyên nhân khách quan như suy thoái kinh tế, chưa đầu tư được hạ tầng cơ sở, nhân lực còn yếu thì nguyên nhân chủ quan vẫn là việc chúng ta chưa thật sự coi đầu tư vào du lịch là trọng điểm, thậm chí có nhiều nơi tự mình làm khó mình khi phát triển không theo lộ trình, phát triển “nóng”, chạy theo nhu cầu và lợi nhuận trước mắt. Về vấn đề liên kết du lịch vùng, Phó Thủ tướng cho rằng, du lịch là ngành kinh tế đặc thù, ngoài yếu tố con người ra thì địa lý, khí hậu là cái quan trọng nhất. Tuy nhiên, nếu muốn phát huy tối đa nguồn lực, lợi thế của địa phương mình về cơ bản buộc phải liên kết với các tỉnh, vùng khác để phát triển, tạo ra những sản phẩm của liên vùng đa dạng, hấp dẫn, có vậy mới thu hút du khách được... tHtt Liên kết phát du lịch miền Trung-Tây Nguyên Sở VHTTDL Hà Nội đã chính thức yêu cầu UBND huyện Thanh Oai tạm dừng thi công tu bổ di tích Chùa Sổ, xã Tân Ước huyện Thanh Oai do có nhiều sai sót. Sở VHTTDL Hà Nội đề nghị UBND huyện Thanh Oai dỡ bỏ hạng mục lầu lục giác không có trong nội dung dự án. Dự án công trình tu bổ tôn tạo Chùa Sổ phải tạm dừng thi công cho đến khi chủ đầu tư đảm bảo những nội dung đã quy định trong việc thực hiện thi công tu bổ di tích như: dựng nhà bao che, thực hiện việc đánh dấu ký hiệu các cấu kiện, thành phần kiến trúc của di tích khi hạ giải, được Sở VHTTDL Hà Nội chấp thuận. Đồng thời, huyện phải báo cáo toàn bộ quá trình lập, triển khai thực hiện dự án, việc lựa chọn đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát và đề xuất biện pháp khắc phục những thiếu sót trong quá trình triển khai dự án gửi về VHTTDL Hà Nội. Qua sự việc xảy ra tại Chùa Sổ, Sở VHTTDL Hà Nội cũng đề nghị UBND huyện Thanh Oai chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND các xã rà soát, kiểm tra các di tích đang tu bổ, tôn tạo trên địa bàn để kịp thời hướng dẫn, phát hiện, ngăn chặn các vi phạm trong công tác tu bổ di tích. Di tích Chùa Sổ đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 1986.Trong quá trình tu bổ tôn tạo di tích, Ban Quản lý dự án và đơn vị thi công chưa tuân thủ Hà Nội: Tạm dừng thi công tu bổ Chùa Sổ
  • 7. 7số 1085 l 24.7.2014 quản lý nhà nước Ngày 16/7, Bộ VHTTDL đă có Tờ trình số 166/TTr-BVHTTDL trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định quyđịnhvềnhuậnbút,thùlaođốivớitác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại h́nh nghệ thuật khác. Trongnhữngnămqua,nhànướcViệt Nam đă 4 lần ban hành chế độ nhuận bút phù hợp với từng giai đoạn, góp phần khuyến khích các hoạt động sáng tạo ra các giá trị văn học, nghệ thuật và khoa học, phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xă hội và nhu cầu hưởng thụ của công chúng.Tuy nhiên, các văn bản này, trong đó có Nghị định số 61/2002/NĐ-CP được ban hành trước khi Bộ Luật Dân sự 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có hiệu lực, vì vậy trong quá trình triển khai thực hiệnđăbộclộnhiềuhạnchế.Nguồnkinh phí phân bổ cho việc chi trả nhuận bút c̣n hạn hẹp và một số quy định về khung, mức nhuận bút c̣n chưa hợp lư, thiếu hoặc chưa cập nhật về một số chức danh sáng tạo, loại hình và quy mô tác phẩm. Việc phải có quy định mới về nhuận bút để thay thế quy định tại Nghị định số 61/2002/NĐ-CP cho phù hợp với các chính sách khác là rất cần thiết. Dự thảo Nghị định mới chia thành 5 chương, gồm 14 điều, có sửa đổi, bổ sung các quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, đối tượng hưởng và mức nhuận bút, thù lao so với Nghị định số 61/2002/NĐ-CP cho phù hợp với quy định của bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 và phù hợp với thực tiễn. DựthảoNghịđịnhcóbổsungmộtsố chức danh sáng tạo, thay đổi tên gọi của một số chức danh cho phù hợp với thực tế; chỉnh sửa, bổ sung và cụ thể hóa một số thể loại và quy mô tác phẩm, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trên cơ sở vẫn đảm bảo về cơ bản tương quan giữa các thể loại, chức danh sáng tạo, thangbậcnhuậnbútđãđượcquyđịnhtại Nghị định số 61/2002/NĐ-CPvà trên cơ sở thực tiễn. H.p TrìnhThủtướngChínhphủNghịđịnhquyđịnhvềnhuậnbút,thùlaođốivớitác phẩmđiệnảnh,mỹthuật,nhiếpảnh,sânkhấuvàcácloạihìnhnghệthuậtkhác Ngày 11/7/2014, Ban Chỉ đạo Dân số, AIDS và Các vấn đề xã hội (Bộ VHTTDL) ban hành Kế hoạch số 2271/KH-BCĐDS về tổ chức các hoạt động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2014. Mục đích của việc ban hành Kế hoạch nhằm truyền thông quảng bá chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và một số giải pháp cấp bách; chủ đề và thông điệp ngày Dân số thế giới 11/7/2014; gắn công tác tuyên truyền dân số với xây dựng đời sống văn hóa với xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống để phát triển bền vững. Đồng thời, tiếp cận và tác động trực tiếp đến các đối tượng là người dân, người ở độ tuổi sinh đẻ về hệ lụy của việc sinh đẻ không có kế hoạch; việc nạo phá thai và sinh con ở tuổi vị thành niên. Tổ chức giao lưu trao đổi giữa nghệ sĩ với người dân, giữa nghệ sĩ với địa phương, tổ chức phát tờ rơi, tặng bao cao su... Theo Kế hoạch, nội dung các hoạt động bao gồm: Biểu diễn, tuyên truyền Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại các điểm công cộng (dàn dựng một chương trình biểu diễn nghệ thuật về phòng chống HIV/AIDS trong đó bao gồm các tiểu phẩm, ca, múa, nhạc, tấu, hài) với thành phần tham gia biểu diễn là học sinh, sinh viên các Trường văn hóa, nghệ thuật, diễn viên chuyên nghiệp ở một số đơn vị nghệ thuật, diễn viên không chuyên ở phường, quận, nhà văn hóa nơi tổ chức biểu diễn; thời lượng chương trình là 120 phút với 04 buổi biểu diễn tại 04 điểm công cộng trên địa bàn Hà Nội vào tháng 7/2014. Hội thảo công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho cán bộ Ngành VHTTDLnhằm tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Pháp lệnh Dân số 2012, gắn công tác tuyên truyền dân số với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; thành phần tham gia Hội thảo là cán bộ thuộc Ngành VHTTDL các tỉnh/thành; Hội thảo dự kiến diễn ra trong tháng 7 hoặc tháng 8 tại thành phố Hải Phòng. H.Q ThựchiệnChươngtrìnhmụctiêuquốcgia vềDânsố-Kếhoạchhóagiađìnhnăm2014 các quy định của Bộ VHTTDL về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Cụ thể, tại công trường thi công không có mái che bảo vệ công trình trong khi hạ giải cấu kiện, thành phần kiến trúc; hạng mục Tam bảo đã hạ giải hết phần mái. Ngoài ra, toàn bộ hệ kết cấu gỗ chưa được đánh dấu ký hiệu theo thành phần trên bản vẽ kiến trúc vào các cấu kiện trước khi hạ giải. Một mặt, chủ đầu tư còn dựng một lầu lục giác tại vườn cây sát hạng mục chính của chùa không có trong nội dung thỏa thuận của Cục Di sản văn hóa; hai pho tượng Khuyến Thiện và Trừng Ác được bảo quản tại chỗ bằng khung thép bọc tôn. Sau khi nhận được thông tin, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội đã xuống kiểm tra hiện trạng, lập biên bản yêu cầu tạm dừng thi công, báo cáo toàn bộ sự việc trên. Yến nHi
  • 8. 8 số 1085 l 24.7.2014 Sự kiện vấn đề Từ 14-18/7/2014, Dự án Chương trình phát triển năng lực với môi trường và xã hội (do Liên minh Châu Âu tài trợ, gọi tắt là Dự án EU) đã tổ chức khóa tập huấn về Phát triển sản phẩm và thực hành tốt về marketing du lịch tại thành phố Vũng Tàu. Khóa tập huấn được xây dựng nhằm giúp các cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và Sở VHTTDL các tỉnh phía Nam có thể bổ sung kiến thức và kỹ năng thực hành cơ bản về thị trường, quy trình phát triển sản phẩm du lịch và lập kế hoạch marketing, từ đó có thể thực hiện và vận dụng vào công tác quản lý của mình. Được xây dựng dựa trên những nỗ lực của Dự án EU trong việc thúc đẩy du lịch có trách nhiệm, khóa tập huấn kéo dài 5 ngày với các bài giảng và bài tập thực hành chuyên sâu dưới sự hướng dẫn của giảng viên Kevin Moriarty đến từ Ireland. Tham gia tập huấn, 35 học viên đã giải quyết các vấn đề khác nhau về du lịch thông qua một loạt các ví dụ thực tế và bài tập thực hành mà họ có thể áp dụng cho chính địa phương của mình. Mỗi học viên được yêu cầu suy nghĩ về địa phương mình và cách phát triển khu vực đó bằng cách hướng tới mục tiêu tốt hơn với du khách trong và ngoài nước. Phần bài giảng liên quan tới các điển hình tốt nhất về marketing du lịch trình bày cho học viên quá trình xây dựng các kế hoạch hành động marketing, đồng thời đánh giá phương thức giúp các quốc gia như Úc, New Zealand và Canada thành công trong việc thu hút các thị trường mới. Chủ đề cuối cùng của khóa tập huấn là nghiên cứu các xu hướng trong ngành du lịch và mong muốn của du khách đối với kì nghỉ của họ. Thông qua khóa tập huấn này, Dự án EU hy vọng sẽ hỗ trợ sự phát triển của du lịch có trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam, đồng thời chia sẻ những lợi ích của ngành du lịch ngay tại địa phương. Các thực hành marketing du lịch tốt và việc đổi mới sản phẩm sẽ giúp đảm bảo lợi ích lâu dài của ngành Du lịch Việt Nam trong tương lai. Đ.n Phát triển sản phẩm và thực hành về marketing du lịch Ngày 16/7, Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh (HTA) và Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines (VNA) đã ký kết chương trình hợp tác kích cầu du lịch nội địa 2014-2015. Chương trình được triển khai từ nay đến tháng 3/2015. Năm nay, nhóm kích cầu du lịch tại TP. Hồ Chí Minh gồm có 12 công ty du lịch: Saigontourist, Vietravel, Du lịch Việt, Fiditour, Du lịch Hòa Bình, Thế hệ Trẻ, Lien Bang Travelink, Du lịch Festival, Du lịch Thanh niên, TST tourist, Du lịch Trần Việt, Du lịch Thanh niên xung phong. Ông Nguyễn Thế Vinh - Trưởng nhóm kích cầu du lịch nội địa TP. Hồ Chí Minh cho biết, chi phí vé máy bay chiếm khoảng 45-50% giá tour, do đó với mức giá vé máy bay giảm như trên của VNA, kết hợp với giá dịch vụ nhà hàng, khách sạn trong nước được đàm phán giảm xuống, giá tour trọn gói sẽ giảm đáng kể. Giá tour trọn gói năm nay sẽ giảm nhiều hơn năm trước và dự tính có thể giảm từ 30-40%. Được triển khai từ 2009, chương trình kích cầu du lịch nội địa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nguồn khách du lịch nội địa trong điều kiện kinh tế khó khăn. Năm 2013, đã có 34.200 khách mua tour kích cầu nội địa tại nhóm kích cầu TP. Hồ Chí Minh và trong 6 tháng đầu năm 2014, có trên 30.000 khách sử dụng các tour kích cầu và chương trình vé giá rẻ của các hãng hàng không Việt Nam (chủ yếu đi các tuyến từ TP. Hồ Chí Minh đi Nha Trang, Đà Lạt, Côn Đảo, Phú Quốc, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội). tổng Hợp Hợp tác kích cầu du lịch nội địa Tối 17/7, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Tuần phim chào mừng Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên-Đà Lạt trên phạm vi cả nước chính thức Khai mạc. Tuần phim do Cục Điện ảnh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức. Tại lễ khai mạc, đại diện Cục Điện ảnh giới thiệu đến người xem những bộ phim được trình chiếu gồm: “Gió rừng sương”, “Gió thiên đường” (Hãng phim Giải phóng); “Chuyện của Nhã” (Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương), “Hoàng Sa trong lòng Tổ quốc”, “Vì sự bình yên của biển” (Điện ảnh Quân đội nhân dân). Ngoài các buổi chiếu phim, công chúng còn có dịp giao lưu với các nhà làm phim, các tác giả, đạo diễn, nghệ sĩ, diễn viên tham gia các bộ phim trình chiếu tại Tuần phim. Cũng trong khuôn khổ Tuần phim, tỉnh Lâm Đồng tổ chức 3 đội chiếu phim lưu động phục vụ người dân các huyện vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Đồng thời, tại khu vực Tây Nguyên và một số địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa trong cả nước cũng sẽ tổ chức chiếu phim phục vụ bà con địa phương trong dịp này. Huệ OanH TuầnphimchàomừngNămDulịchquốcgia2014TâyNguyên-ĐàLạt
  • 9. 9số 1085 l 24.7.2014 Sự kiện vấn đề Ngày 17/7, Trung tâm Văn Miếu Trấn Biên (Đồng Nai) tổ chức khai mạc Triển lãm giới thiệu 100 bản đồ cổ, các thư tịch, tư liệu cũ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam. Ông Trần Đăng Ninh - Giám đốc Trung tâm Văn Miếu Trấn Biên cho biết, triển lãm nhằm giới thiệu đến người dân những bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau thời gian triển lãm phục vụ người dân đến tham quan, nghiên cứu tại Trung tâm Văn Miếu Trấn Biên, Ban Tổ chức sẽ triển khai đưa các bản đồ, thư tịch, tư liệu cổ này đến các khu công nghiệp nhằm phục vụ công tác tham quan, tìm hiểu của công nhân, lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trong số 100 bản đồ, thư tịch, tư liệu cũ, có những bản đồ và tư liệu quý như: “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” vẽ vào thời nhà Thanh năm 1904. Tấm bản đồ ghi rõ điểm cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc lúc đó chỉ đến đảo Hải Nam. Hay bản đồ “An Nam đại quốc toàn đồ” do Lean Louis Taberd vẽ vào năm 1838 vẽ quần đảo Paracel Cát Vàng (tức quần đảo Hoàng Sa) thuộc lãnh thổ Việt Nam. Bản đồ vẽ xứ Quảng Ngãi trong Toàn tập “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” do Đỗ Bá, tự Công Đạo, soạn thời Chính Hoà (1680- 1705) triều Lê. Chú thích trên bản đồ có ghi địa danh bãi Cát Vàng bằng chữ Nôm, ở ngoài khơi phủ Quảng Ngãi. Các bản đồ Đông Ấn, do Seutter thực hiện năm 1720; bản đồ nước Xiêm và quần đảo Mã Lai, do The Times Atlat - Printing House Square xuất bản tại London (Anh) năm 1896 đều khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Tấm bản đồ Sinae Propriae do nhà bản đồ học người Pháp Jean Baptiste Bourguignon thực hiện năm 1735 và do một nhà xuất bản Đức ấn hành. Bản đồ thể hiện đảo Hải Nam là tận cùng phía Nam Trung Hoa. Trong một thư tịch tịch cũ nhà vua truyền cho Bộ Công rằng: “Vùng biển Quảng Ngãi liền một dải với Hoàng Sa, trông xa hẳn trời nước một màu, không thể biết nông-sâu. Thuyền buôn từ xa tới thường vì đó mà mắc nạn. Nay nên sắp sẵn tàu thuyền để đến năm tới sai đi, nhằm xây miếu dựng bia nơi ấy, lại trồng nhiều cây gỗ, sau này lớn lên xanh tốt cho dễ nhận biết, khỏi lầm đường mắc cạn. Đó cũng là làm lợi cho muôn đời sau vậy”. Hay bản “Sự vụ lệnh” của Quân lực Việt Nam Cộng hòa cấp cho Chuẩn úy Nguyễn Văn Đức, đơn vị Trung đội Hoàng Sa, thuộc tiểu khu Quảng Nam. HuY LOng Trưng bày bản đồ, tư liệu khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa Ông Bobby Chinn, quốc tịch New Zealand đã chính thức trở thành Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Châu Âu nhiệm kỳ từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2017. Thay mặt lãnh đạo Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã trao Quyết định bổ nhiệm cho ông Bobby Chinn. Đây là một trong những nỗ lực của ngành du lịch Việt Nam nhằm triển khai một số giải pháp cấp bách về thông tin, xúc tiến du lịch tại một số thị trường trọng điểm để thu hút khách du lịch theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch. Đồng thời góp phần khẳng định Việt Nam vẫn luôn là điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn trong mắt của bạn bè và du khách quốc tế, luôn sẵn sàng chào đón tất cả các du khách, bạn bè từ khắp thế giới đến với Việt Nam. Ông Bobby Chinn là đầu bếp, người dẫn chương trình truyền hình kênh “Du lịch và Đời sống” của hệ thống kênh truyền hình “Khám phá” (Discovery) của Mỹ. Ông cũng là người dẫn chương trình trên nhiều kênh truyền hình thế giới, trong đó có chương trình “Bobby Chinn - Nấu ăn Châu Á”. Ông đã viết nhiều sách về ẩm thực Châu Á, đặc biệt ông đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động giới thiệu ẩm thực Việt Nam, quảng bá du lịch Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Sau khi nhận trách nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam, ông Bobby Chinn cho biết ông sẽ tiếp tục giới thiệu ẩm thực, văn hóa, du lịch Việt Nam với khách du lịch quốc tế... Đoàn công tác của Bộ VHTTDL do Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn dẫn đầu đã tham dự “Tuần lễ kinh tế sáng tạo” tại Vương quốcAnh. Trong khuôn khổ hoạt động này, đoàn đã thảo luận về cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế sáng tạo tại Việt Nam và những liên kết với Vương quốc Anh; gặp gỡ đại diện các cơ quan về bản quyền, sở hữu trí tuệ tại một số trường đại học, thư viện của Anh... nhằm tham khảo kinh nghiệm thực tế để xây dựng Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030... tHế Hùng Bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Châu Âu
  • 10. 10 số 1085 l 24.7.2014 Sự kiện vấn đề Trong 2 ngày 15-16/7/2014, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Lễ hội Giao lưu văn hóa - ẩm thực Việt Nam và Nhật Bản. Cùng với các doanh nghiệp du lịch và đoàn nghệ thuật Việt Nam, tham dự lễ hội còn có đại diện chính quyền các thành phố Nhật Bản có mối quan hệ với Đà Nẵng (Sakai, Otawara, Yokohama, Kawasaki, Nagasaki, Fukuoka, Mitsuke…); các đoàn nghệ thuật Nhật Bản (trống, thư pháp, thả diều…); Hiệp hội các Doanh nghiệp Nhật Bản tại Đà Nẵng và du khách Nhật. Trong khuôn khổ Lễ hội, các đoàn nghệ thuật của Việt Nam và Nhật Bản đã mang đến lễ hội những tiết mục nghệ thuật sôi nổi và độc đáo như: múa Bon Odori và múa sạp; trình diễn trang phục truyền thống hai nước (áo dài, kimono và yukata); biểu diễn võ thuật, thư pháp Việt Nam và Nhật Bản… Đến với lễ hội, du khách còn được tham quan các gian hàng nghệ thuật, văn hóa Nhật Bản như: trà đạo, ẩm thực, thư pháp, nghệ thuật cắm hoa Ikebana, nghệ thuật trồng cây bonsai, trang phục truyền thống Kimono, truyện tranh, hoạt hình (manga - anime); các gian hàng ẩm thực Nhật Bản-Việt Nam với nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật nấu ăn, ẩm thực, trang trí món ăn và trưng bày, phục vụ các món ăn truyền thống hai nước… Ngoài ra, tại lễ hội còn có các gian hàng cung cấp thông tin về những hoạt động đầu tư, tuyển dụng của các doanh nghiệp Nhật Bản, thông tin về du học, du lịch Nhật Bản cho sinh viên, học sinh và người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. titC Giao lưu văn hóa - ẩm thực Việt Nam và Nhật Bản Ngày 16/7, tại khu du lịch Núi Cấm, xãAn Hảo, huyện Tịnh Biên, Ủy ban nhân dân tỉnhAn Giang đã công bố quyết định công nhận khu du lịch Núi Cấm là khu du lịch địa phương. Cách thành phố Long Xuyên - trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội tỉnh An Giang trên 70km, khu du lịch Núi Cấm nằm trong vùng Thất Sơn, Bảy Núi hùng vĩ, huyền bí. Đây là điểm du lịch tâm linh tín ngưỡng đặc trưng của tỉnh An Giang, hàng năm thu hút hơn 3 triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, hành hương. Khu du lịch Núi Cấm nằm ở độ cao trên 700m so mặt nước biển. Ở đây còn lưu giữ nét thiên nhiên hoang sơ huyền bí. Khu du lịch đã được quy hoạch, đầu tư nhiều công trình để phục vụ và phát triển du lịch. Tại khu du lịch này có đường giao thông từ chân núi đến đỉnh núi; có tượng Phật Di Lặc cao trên 36m, được công nhận đạt kỷ lục tượng Phật cao nhất trên đỉnh núi ở Châu Á và nhiều công trình như chùa Vạn Linh, chùa Phật lớn. Ngoài ra, dự án cáp treo dài 3.461m với vốn đầu tư 300 tỷ đồng đang được thực hiện. Đây là một trong 13 dịch vụ cáp treo hiện đại nhất cả nước, theo kế hoạch sẽ được đưa vào sử dụng vào cuối năm 2014. An Giang là tỉnh có tiềm năng và lợi thế rất lớn về du lịch, trong đó Núi Cấm là khu du lịch được tỉnh xác định là nơi có giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng tâm linh. Từ cửa ngõ ra vào tỉnh An Giang là thành phố Long Xuyên, du khách có thể theo tuyến Quốc lộ 91 đến khu du lịch Núi Sam viếng Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam (thành phố Châu Đốc), sau đó về rừng tràm Trà Sư, đến khu du lịch Núi Cấm (huyện Tịnh Biên), đến khu di tích Nhà mồ Ba Chúc (huyện Tri Tôn) và tiếp tục theo tuyến tỉnh lộ 941 về Long Xuyên hoặc từ Tri Tôn tiếp tục sang Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang). MinH HạnH Chương trình trưng bày chuyên đề “Buổi đầu của nền văn hóa cổ ở Việt Nam - Bình minh trên sông Hồng” với trọng tâm là văn hóa Đông Sơn đang được giới thiệu tới công chúng Hàn Quốc tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Với gần 400 hiện vật thuộc thời đại kim khí ở Việt Nam, Chương trình trưng bày tập trung vào ba chủ đề: “Các nền văn hóa tiền Đông Sơn”, “Sông Hồng và văn hóa Đông Sơn” và “Các nền văn hóa thời đại kim khí ở miền Trung và miền Nam Việt Nam”. Trong đó, giới thiệu nền văn hóa Đông Sơn là nội dung trọng tâm của sự kiện. Chương trình sẽ giới thiệu đầy đủ các nội hàm của văn hóa Đông Sơn như: loại hình di tích, di vật, đời sống vật chất, đời sống tinh thần của cư dân Đông Sơn, các ngành kinh tế chủ đạo (như nông nghiệp trồng lúa nước, luyện kim đúc đồng) cũng như sự hình thành nhà nước đầu tiên - nhà nước Văn Lang... Đại diện Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam cho biết: Văn hóa Đông Sơn nổi trội hơn cả ở bộ hiện vật bằng đồng, mặc dù đồ sắt cũng đã xuất hiện trong nền văn hóa này. Kỹ thuật luyện kim, đúc đồng của người Đông Sơn đã đạt tới trình độ cao đáng kinh ngạc mà những chiếc trống đồng, thạp đồng với kích thước lớn, hoa văn hoàn hảo, sắc nét đến từng chi tiết… là những minh chứng tiêu biểu nhất. Chương trình kéo dài từ ngày 11/7- 10/9. Sau đó sẽ tiếp tục được chuyển đến tổ chức tại Bảo tàng quốc gia Naju ở Tây Nam Hàn Quốc. Dung Hòa An Giang: Núi Cấm được công nhận là khu du lịch địa phương Giới thiệu văn hóa Đông Sơn đến công chúng Hàn Quốc
  • 11. 11số 1085 l 24.7.2014 Sự kiện vấn đề Diễn ra từ ngày 17-19/72014, Lễ hội là một trong những hoạt động hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt, quy tụ khoảng 100 gian hàng giới thiệu nho và các sản phẩm từ nho của các công ty sản xuất rượu nho trong nước, các công ty sản xuất rượu nho nước ngoài (Pháp, Chile, Argentina, Australia, Hungari, Rumani và Đức), các hộ nông dân trồng nho tại Ninh Thuận và các tỉnh lân cận. Lễ hội Nho và Rượu Vang quốc tế tại Ninh Thuận 2014 là dịp tôn vinh giá trị cây nho, loại cây trồng đặc sản của Ninh Thuận, tạo cơ hội giao thương giữa nông dân trồng nho và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các sản phẩm được chế biến từ nho; là thông điệp gửi đến bạn bè trong và ngoài nước về tiềm năng của quê hương Ninh Thuận, đó là những cây trồng, vật nuôi, cảnh đẹp do thiên nhiên mang lại; là dịp để người trồng nho Ninh Thuận vận động các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp đang kinh doanh nho và vang ủng hộ, hưởng ứng, tích cực tham gia cùng tổ chức Lễ hội, tạo tiền đề phát triển một thương hiệu Việt. Trong khuôn khổ Lễ hội diễn ra nhiều hoạt động phong phú như: Triển lãm ảnh nghệ thuật “Ninh Thuận - Một vùng đất quyến rũ”; Hội chợ thương mại - du lịch quốc tế Ninh Thuận 2014; Hội thi cừu đẹp, đua thuyền thúng; Hội thảo “Định hướng phát triển cây nho và vang Ninh Thuận”; Hội thảo “Phát triển du lịch duyên hải miền Trung gắn với đại ngàn Tây Nguyên”. Hải an UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Quy định quản lý hoạt động vận tải hành khách du lịch đường thủy trên địa bàn thành phố. Theo đó, thành phố quy định rõ các quy tắc làm cơ sở để hình thành và phát triển hệ thống phương tiện vận tải du lịch đường thủy trên địa bàn thànhphố.Cụthể,quyđịnhtrênquyđịnh rõ các yếu tố như: Điều kiện về cảng, bến khách du lịch đường thủy, khu vực neo đậu;Đăngkư,đăngkiểm,vàđiềukiệnan toàn, kỹ thuật phương tiện vận tải hành kháchdulịchđườngthủy;Quyềnvàtrách nhiệm của chủ cảng, bến khách du lịch, khu vực neo đậu, của chủ phương tiện và người khai thác phương tiện, của thuyền viên và người lái phương tiện, của nhân viên phục vụ trên phương tiện… Trong quy định này, thành phố cũng xác định nguyên tắc quản lư chung trong hoạt động du lịch đường thủy là khuyến khích các nhà đầu tư tham gia khai thác các cơ sở hạ tầng du lịch đường thủy, điểm du lịch văn hóa, lịch sử nhằm phục vụ phát triển du lịch đường thủy.Tuy nhiên, phát triển du lịch đường thủy phải đảm bảo an toàn, trật tự, vệ sinh và văn minh. Để thực hiện quy định trên, Sở VHTTDLlàcơquanthườngtrực,tổchức giámsátviệcthựchiệnQuyđịnhnày;chủ trì,phốihợpvớiSởGiaothôngvậntảivà cáccơquancóliênquantổchứctậphuấn nghiệp vụ du lịch cho các thuyền viên, người lái phương tiện; chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng, tiêu chuẩn dịch vụ phục vụ khách. Ngoài ra, Sở VHTTDL sẽ phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan kiểm tra, xử lý các vi phạm quy định về đảm bảo an toàn cho khách dulịchcủacácphươngtiệnvàtổchức,cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy… H.p TP.HồChíminh:BanhànhQuyđịnhquảnlýhoạtđộngvậntải hànhkháchdulịchđườngthủy Sáng14/7,tạiĐàNẵng,Liênhiệpcác Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2014. Theo đánh giá tại Hội nghị, trong 6 tháng đầu năm 2014, hoạt động sáng tác, biểu diễn, triển lãm… Văn học Nghệ thuật của các Hội Văn học Nghệ thuật từ Trung ương đến địa phương được duy trì ổnđịnh,phảnánhsinhđộnghiệnthựcđời sống, gắn liền với các vấn đề thời sự của đất nước. Báo cáo của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam cho biết, từ đầu năm đến nay, các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương đã phối hợp chặt chẽ với BanTuyên giáoTrung ương tổ chức phát động sáng tác các tác phẩm VHNTtheo chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đợt 2. Kỷ niệm “60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”, Liên hiệp các Hội VHNTViệt Nam cùng với Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Đoàn Ca múa Quân đội tổ chức chương trình “Hành hương nghệ thuật về Điện Biên Phủ” với sự tham gia của hơn 150 văn nghệ sĩ và hàng nghìn quần chúng tham gia. Đáng chú ý, Hội Mỹ thuậtViệt Nam đã tổ chức 2 cuộc triển lãm lớn: Triển lãm tranh cổ động “Bảo vệ biển đảo của Tổ quốc” và triển lãm “Đến với Trường Sa” với sự tham gia của 92 tác giả trong cả nước… Sáu tháng cuối năm, Liên hiệp đã đề ra những nội dung hoạt động cụ thể: đẩy mạnh sáng tác, lý luận phê bình, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật; động viên văn nghệ sĩ tích cực tham gia cuộc vận động sáng tác Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2015; tổ chức tốt Hội thảo lý luận phê bình văn học nghệ thuật về đề tài “Văn học nghệ thuật với vấn đề đạo đức xã hội” tổ chức vào tháng 8/2014 tại Đồ Sơn, Hải Phòng... M.H Lễ hội Nho và Rượu Vang quốc tế tại Ninh Thuận 2014 Đẩy mạnh quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật
  • 12. Sự kiện vấn đề 12 số 1085 l 24.7.2014 Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ V - Bình Định 2014 sẽ diễn ra từ ngày 01-04/8 tại thành phố Quy Nhơn và các huyện, thị xã: Tây Sơn, Tuy Phước, An Nhơn tỉnh Bình Định. Đến thời điểm này, đã có 55 đoàn võ thuật quốc tế và 30 đoàn võ thuật trong nước đăng ký tham dự Liên hoan. Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam là một hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời, giới thiệu với bạn bè quốc tế về quê hương, đất nước Việt Nam, nhất là quê hương Bình Định, miền đất có truyền thống thượng võ, quê hương của người anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ. Liên hoan cũng là cơ hội để các đoàn võ thuật trong nước và quốc tế gặp gỡ, giao lưu, trao đổi; bảo tồn, phát triển võ cổ truyền trong nước và quốc tế. Đối tượng tham gia Liên hoan quốc tế lần này là các đoàn, các câu lạc bộ võ thuật quốc tế và trong ngước, các võ sư, võ sinh thuộc các võ đường, CLB võ thuật tiêu biểu... Liên hoan lần này gồm nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, trong đó có 6 hoạt động chính: Lễ dâng hương - dâng hoa tại Bảo tàng Quang Trung và Đàn tế Trời Đất; khai mạc Liên hoan; Cuộc thi bình chọn Người đẹp quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam; Giải vô địch Võ cổ truyền toàn quốc lần thứ V năm 2014; Lễ hội đường phố; bế mạc Liên hoan và chung kết cuộc thi bình chọn Người đẹp quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam. Bên cạnh đó còn diễn ra nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật, du lịch khác như: giao lưu các võ đường; hội đánh Bài Chòi cổ dân gian; thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu Tuồng chuyên nghiệp toàn quốc 2014; Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; chương trình biểu diễn của Đoàn võ thuật Nhật Bản; Liên hoan ẩm thực miền đất võ... Võ cổ truyền Việt Nam hình thành và phát triển song hành cùng lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, là sự kết kinh những tinh hoa từ kinh nghiệm chiến đấu bảo vệ, xây dựng đất nước của cha ông. Bình Định là một trong những cái nôi của võ cổ truyền Việt Nam và được mệnh danh là miền đất võ. Qua 4 kỳ tổ chức thành công, Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam tại Bình Định đang dần khẳng định được thương hiệu. K.HOàn 55 đoàn đăng ký dự Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam Tối 18/7, Giải thưởng phim ngắn thường niên “Búp Sen Vàng 2014” với chủ đề “Nơi sóng bắt đầu” chính thức ra mắt tại Hà Nội. Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh (TPD) - đơn vị tổ chức giải, cho biết: Buổi ra mắt giải thưởng phim ngắn “Búp Sen Vàng 2014” là cơ hội để các nhà làm phim, công chúng, báo chí, các tổ chức văn hóa, doanh nghiệp quan tâm tiếp cận các thông tin chính thức và chi tiết về quá trình tổ chức Lễ trao giải “Búp Sen Vàng 2014” diễn ra vào ngày 03/8 tới. Từ hơn 90 phim tài liệu và 10 phim truyện (được sản xuất trong 1 năm qua) tham dự giải, Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh đã lựa chọn được 10 phim tài liệu và 5 phim truyện xuất sắc vào vòng 2. Ban Tổ chức cho biết: Sẽ có 2 giải Búp Sen Vàng được trao cho phim tài liệu xuất sắc nhất (1 do Ban Giám khảo bình chọn và 1 do khán giả bình chọn); 2 giải Búp Sen Vàng cho phim truyện xuất sắc nhất (1 do Ban Giám khảo bình chọn và 1 do khán giả bình chọn). Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh cũng sẽ trao 1 giải Đặc biệt cho phim của học sinh cấp II. Ban Giám khảo sẽ xem, lựa chọn 3 phim tài liệu và 3 phim truyện ngắn xuất sắc nhất để trình chiếu vào hôm trao giải. Giải thưởng phim ngắn thường niên “Búp Sen Vàng 2014” do Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh tổ chức với sự bảo trợ của Hội Điện ảnh Việt Nam. Tiếp nối những thành công của 4 mùa giải trước, “Búp Sen Vàng 2014” được tổ chức nhằm tôn vinh các tác phẩm (phim truyện và phim tài liệu ngắn) cũng như các nhà làm phim trẻ xuất sắc nhất trong một năm qua của dự án “Chúng ta làm phim”. Đây là năm thứ 5 giải thưởng Búp Sen Vàng được tổ chức. Nhân dịp này, Ban tổ chức “Búp Sen Vàng 2014” ra mắt mô hình “Con tàu vượt sóng” của các nhà làm phim trẻ. Mô hình có kích thước 2,5mx3m với cánh buồm in dấu vân tay của các nhà làm phim thể hiện quyết tâm vượt qua mọi thử thách để theo đuổi đam mê điện ảnh của các bạn trẻ. H.Yến Ra mắt giải thưởng phim ngắn“Búp Sen Vàng 2014”
  • 13. Sự kiện vấn đề 13số 1085 l 24.7.2014 Tại Hội thảo chuyên đề về sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2014 diễn ra chiều 19/7, đại diện các hãng lữ hành đến từ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định đã cam kết cùng chung tay, góp sức đưa du lịch Ninh Bình phát triển bền vững. Chúc mừng tỉnh Ninh Bình có Quần thể danh thắng Tràng An được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới tại kỳ họp lần thứ 38 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại Doha (Qatar) mới đây, ông Phạm Mạnh Cương - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Lữ hành Việt Nam nhấn mạnh, đây là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được công nhận cả về tiêu chí văn hóa và thiên nhiên. Giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể danh thắng Tràng An được Ủy ban Di sản Thế giới công nhận dựa trên ba trụ cột chính là Văn hóa; Vẻ đẹp thẩm mỹ; Địa chất-Địa mạo. Theo Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Ninh Bình - Dương Thị Thanh, sự phát triển của Du lịch Việt Nam trong những năm qua cho thấy, xây dựng thương hiệu, điểm đến là một yêu cầu quan trọng trong quá trình phát triển du lịch. Mỗi địa phương căn cứ vào tiềm năng, điều kiện cụ thể của mình để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ du khách. Việc sở hữu Quần thể danh thắng Tràng An, trong đó có khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư và rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư thực sự là “cú hích” để du lịch Ninh Bình phát triển, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Để thực hiện mục tiêu này, Ninh Bình tích cực triển khai nhiều sản phẩm du lịch, hình thành một số điểm đến mới như: đền Đức Thánh Nguyễn (thờ thiền sư Nguyễn Minh Không), Bích họa mái đá cửa chùa, đầm Vân Long, khu du lịch sinh thái động Thiên Hà, vườn chim Thung Nham, đền Trần, thung đền Trần, khảo sát nơi khai quật di chỉ người Việt cổ. Tỉnh coi việc tổ chức, tiếp đón các đoàn khách Famtrip với hình thức du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị là dịp thuận lợi để chào bán các sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Qua chuyến Famtrip, các hãng lữ hành sẽ đánh giá được khả năng, năng lực của phía đối tác như mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch, năng lực của đội ngũ hướng dẫn viên, chất lượng các dịch vụ lưu trú, ăn uống và điều kiện về cơ sở hạ tầng khác, qua đó tối ưu hóa việc xây dựng, tổ chức các chương trình du lịch. Đây cũng là dịp để các nhà báo tham gia vào công tác tuyên truyền quảng bá, thu hút du khách. Ông Vũ Văn Nam - Giám đốc Công ty du lịch Hải Phòng cho rằng, trong những năm gần đây, du lịch Ninh Bình được đánh giá là có sự phát triển vượt bậc so với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Hồng và được Tổng cục Du lịch chọn để đầu tư trở thành trọng điểm du lịch quốc gia. Vì vậy, tỉnh nên chú trọng việc quảng bá hình ảnh, vẻ đẹp, sự hấp dẫn của cảnh quan Ninh Bình, nhất là việc phát hành bản đồ du lịch, các loại sách hướng dẫn du lịch, các trang web du lịch bằng nhiều thứ tiếng khác nhau để du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài dễ dàng biết đến Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng. Muốn du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Ninh Bình cần có ngay kế hoạch quản lý để cân bằng giữa việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy môi trường di sản với việc khai thác du lịch một cách bền vững. Bà Vũ Lan Phương - đại diện Công ty du lịch Việt Nam-Hà Nội đề xuất, Sở VHTTDL tỉnh Ninh Bình cần có kế hoạch tăng cường các cơ sở lưu trú, xây dựng và nâng cấp các điểm vui chơi giải trí mang nét đặc trưng của địa phương để giữ chân du khách. Khi khách đến tham quan các địa điểm trong Quần thể danh thắng Tràng An, địa phương phải quản lý được hành động, cách cư xử của du khách đối với di sản. Muốn làm được điều này, các cấp chính quyền phải tăng cường giáo dục người dân trong việc tôn trọng di sản, tôn trọng văn hóa, tôn trọng con người... Vũ MinH Chung tay đưa du lịch Ninh Bình phát triển bền vững Trong khuôn khổ lễ hội Nho và Rượu Vang quốc tế tại Ninh Thuận 2014, chiều 19/7, Hội thi Đua thuyền thúng tại hồ Điều Hòa, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) đã chính thức diễn ra. 16 đội gồm 32 vận động viên đến từ các địa phương ven biển trong tỉnh được chia làm 4 bảng thi đấu. Mỗi bảng thi đấu chèo thúng 2 lượt (lượt đi, lượt về), với chiều dài đường đua gần 1.000m, sau đó chọn đội nhất của mỗi bảng vào thi chung kết. Dù đường đua dài, trời mưa và gió lớn nhưng với sự động viên, cổ vũ nhiệt tình của đông đảo du khách trong và ngoài nước đến xem, các vận động viên đã luôn chắc tay chèo, nỗ lực thi đấu, thể hiện sức mạnh của ngư dân vùng biển để đi đến đích cuối cùng. Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất và giải Nhì cho hai đội của thôn Mỹ Tân 1, giải Ba cho đội thôn Mỹ Tân 2, xã Thành Hải. K.HOàn Hội thi Đua thuyền thúng của ngư dân Ninh Thuận
  • 14. 14 số 1085 l 24.7.2014 Sự kiện vấn đề Ngày 17/7, tại tỉnh Đồng Tháp đã khai mạc Giải Petanque (bi sắt) vô địch trẻ, thiếu niên toàn quốc năm 2014, do tỉnh Đồng Tháp đăng cai tổ chức. Tham gia giải có 171 vận động viên đến từ 11 tỉnh/thành, ngành, gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Quân khu 9, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Đồng Tháp. Giải thi đấu được chia thành 2 nhóm tuổi: nhóm từ 11- 16 tuổi thi đấu 6 nội dung (đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, kỹ thuật nam, kỹ thuật nữ); nhóm từ 17-20 tuổi, thi đấu 8 nội dung (đơn nam, đôi nam, bộ ba nam, đơn nữ, đôi nữ, bộ ba nữ, kỹ thuật nam, kỹ thuật nữ). Đây là giải thể thao nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia, nhằm đánh giá chất lượng đào tạo vận động viên trẻ của các tỉnh/thành, ngành trong cả nước, đồng thời tạo cơ hội cho các vận động viên tham gia thi đấu tích lũy kinh nghiệm ở những nội dung mới. Đồng thời khuyến khích các địa phương, ngành phát triển phong trào và xây dựng lực lượng bi sắt, qua đó, chuẩn bị các điều kiện chuyên môn để các vận động viên tham dự các giải Petanque quốc tế trong năm 2014. Ngày thi đấu đầu tiên, nhất bảng A đơn Nam thuộc về Huỳnh An Bình (Trà Vinh), nhất bảng B Lâm Thái Nguyên (Sóc Trăng), nhất bảng C Trần Tấn Lộc (thành phố Hồ Chí Minh). Đơn Nữ nhất bảng A thuộc về Cao Thanh Lan Anh (Đồng Tháp), nhất bảng B thuộc về Trần Thị Yến Nhi (Sóc Trăng), nhất bảng C thuộc về Nguyễn Huỳnh Thủy Tiên (Trà Vinh). t.LâM Tối 17/7, tại Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Đắk Lắk, Liên Đoàn Bóng rổ Việt Nam phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Đắk Lắk tổ chức Giải vô địch Bóng rổ trẻ toàn quốc năm 2014, Cúp PRUDENTIAL. Tham dự giải đấu năm nay có 300 vận động viên thuộc 21 đội bóng đến từ 9 tỉnh/thành, ngành trong toàn quốc gồm: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Bình Thuận, Song Hải Yến thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Phòng không Không quân, Hậu Giang và Phú Nhuận thành thố Hồ Chí Minh. Các vận động viên thi đấu ở 2 nội dung U19 và U22 nam, nữ. Ở nội dung Nam các đội sẽ chia làm 2 bảng đấu tính điểm chọn ra hai đội nhất, nhì ở mỗi bảng. Ở nội dung nữ các đội sẽ thi đấu vòng tròn 1 lượt chọn 3 đội thi đấu dành ngôi vô địch. Theo Ban Tổ chức, các đội đã có sự chuẩn bị kỹ từ trước nên chất lượng chuyên môn của giải đấu năm nay được đánh giá rất cao. Hứa hẹn sẽ có nhiều trận đấu hấp dẫn. Đây là giải đấu thường niên nhằm tạo điều kiện cho các vận động viên trẻ ở các địa phương có cơ hội được giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn. Qua đó phát hiện các vận động viên xuất sắc để bổ sung lực lượng cho đội tuyển quốc gia chuẩn bị cho các giải thi đấu trong nước và quốc tế. Trận tranh tài của đội chủ nhà Đắk Lắk với đội Bình Thuận đã diễn ra ngay sau lễ khai mạc. Giải diễn ra đến hết ngày 28/7. nguYễn CúC Khai mạc Giải vô địch Bóng rổ trẻ toàn quốc năm 2014 Giải Bi sắt vô địch trẻ, thiếu niên toàn quốc năm 2014 Tỉnh Điện Biên đã long trọng tổ chức Lễ trao, tiếp nhận các phiên bản kỷ vật di sản: Trống đồng, Súng thần công, Kiếm lệnh đúc mới bằng phương pháp thủ công truyền thống do tỉnh Thanh Hóa trao tặng. Lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên đã giao Sở VHTTDL tỉnh tiếp nhận các hiện vật trên, bảo quản, gìn giữ và trưng bày tại vị trí trang trọng trong Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Các phiên bản kỷ vật di sản được trao tặng cho tỉnh Điện Biên lần này, gồm các hiện vật: Trống đồng Ngọc Lũ, đường kính 70cm tượng trưng cho 70 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, thân trống cao 60cm tượng trưng cho 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, trên thân trống khắc họa 5 hình ảnh tiêu biểu cho cuộc đời và hoạt động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Súng thần công đúc bằng đồng dài 60cm tượng trưng cho 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; Kiếm lệnh dài 65cm được đúc bằng đồng mạ vàng, tượng trưng cho 65 năm Đại tướng giữ ngôi Tướng lệnh. Đây là những hiện vật có giá trị và ý nghĩa thiêng liêng, mỗi con số, hoa văn đều mang thông điệp thể hiện tình cảm, tâm huyết, nghĩa cử cao đẹp của nhân dân Thanh Hóa đối với Điện Biên Phủ, sự tri ân đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trên mảnh đất lịch sử. Tại buổi lễ, UBND tỉnh Điện Biên cũng đã trao tặng Bằng khen cho Liên chi hội Di sản văn hóa Việt Nam Lam Kinh Thanh Hóa, ông Hồ Quang Sơn, Nghệ nhân Nguyễn Minh Tuấn và người tài trợ Chu Thị Hiền đã có nhiều thành tích trong công tác vận động, tuyên truyền và thực hiện chương trình đúc hiện vật trao tặng nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đưa vào khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các Anh hùng liệt sĩ tỉnh Điện Biên. trần nguYện Điện Biên tiếp nhận phiên bản Trống đồng, Súng thần công, Kiếm lệnh của tỉnh Thanh Hóa tặng
  • 15. 15số 1085 l 24.7.2014 Sự kiện vấn đề Sáng 14/7, tại Trung tâm đào tạo và huấn luyện thể thao tỉnh Hải Dương đã diễn ra lễ khai mạc Giải vô địch Bắn cung trẻ toàn quốc lần thứ IX, năm 2014. Tham dự giải lần này có hơn 100 vận động viên thuộc 15 đoàn đến từ các tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, đoàn Hà Nội có đông vận động viên nhất với 23 vận động viên; hai tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ mỗi đoàn chỉ có 1 vận động viên. Các vận động viên tranh tài giành 38 bộ huy chương. Theo Ban Tổ chức, điểm mới của giải trẻ năm nay là lần đầu tiên đưa nội dung cự ly 18m vào thi đấu loại trực tiếp giải cá nhân. Các nội dung thi đấu dành cho nam cung 3 dây và cung 1 dây gồm: toàn năng, cự ly 18m, 30m, 50m, 70m, 90m, đấu loại cá nhân, đấu loại đồng đội và đôi nam nữ. Các nội dung thi đấu dành cho nữ cung 3 dây và cung 1 dây gồm: toàn năng, cự ly 18m, 30m, 50m, 60m, 70m, đấu loại cá nhân, đấu loại đồng đội và đôi nam nữ. Theo điều lệ giải, các vận động viên thi đấu nội dung cá nhân chỉ được đăng ký 1 nội dung cung 1 dây hoặc cung 3 dây. Ở nội dung đồng đội, mỗi đội chỉ có 4 vận động viên trong đó 3 vận động viên chính, 1 vận động viên dự bị và trong từng nội dung, mỗi đơn vị chỉ được tham gia đăng ký 1 đồng đội. Các vận động viên không quá 21 tuổi. Luật thi đấu áp dụng Luật Bắn cung của Liên đoàn Bắn cung thế giới (FITA). Giải vô địch Bắn cung trẻ toàn quốc được tổ chức hàng năm nhằm động viên và thúc đẩy phong trào tập luyện và thi đấu môn bắn cung các tỉnh/thành và ngành trong toàn quốc. Thông qua giải để tuyển chọn các vận động viên xuất sắc vào đội dự tuyển trẻ quốc gia để tham gia thi đấu giải khu vực và quốc tế. naM anH Giải vô địch Bắn cung trẻ toàn quốc lần thứ iX Ngày 17/7, giải Lặn vô địch trẻ quốc gia năm 2014 đã chính thức khởi tranh tại Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội). Ngay sau lễ khai mạc, các vận động viên bước vào thi đấu ở các nội dung: lặn tốc độ, lặn khí tài, lặn chân vịt đôi, lặn vòi hơi chân vịt và lặn tiếp sức với các cự ly 50m, 100m, 200m, 400m, 800m, 1500m, 4x100m, 4x200m. Giải đấu năm nay thu hút 150 vận động viên đến từ 19 đoàn tham dự, gồm: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Quảng Ninh, PhúThọ, Cao Bằng, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh. Những đoàn có thành tích thi đấu tốt tại các giải đấu lớn luôn có số vận động viên tham dự đông đảo là Hà Nội với 30 vận động viên, TP. Hồ Chí Minh với 16 vận động viên, Đà Nẵng và LongAn với 11 vận động viên... Theo Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam, giải Lặn vô địch trẻ quốc gia 2014 là dịp để Ban Tổ chức đánh giá lại chất lượng thi đấu của các vận động viên cũng như công tác đào tạo chuyên môn của các huấn luyện viên. Đồng thời phát hiện và tuyển chọn các vận động viên năng khiếu vào đội dự tuyển trẻ quốc gia, tham dự các giải trẻ khu vực, châu lục và thế giới. a.tùng Sau 4 ngày tranh tài từ 16-19/7, tại nhà thi đấu đa năng thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai), Giải vô địch Wushu trẻ toàn quốc 2014 đã khép lại. Tham dự Giải vô địch Wushu trẻ toàn quốc năm nay có 27 đoàn đến từ các tỉnh/thành, ngành trong nước, với gần 400 vận động viên, tranh tài ở 2 nội dung: Tán thủ (thi đấu đối kháng) và Tao lu (thi đấu biểu diễn). Ở nội dung Tán thủ diễn ra 184 trận đấu, tranh 36 bộ huy chương; nội dung Tao Lu tranh 52 bộ huy chương. Cả 2 nội dung đều được chia thành các nhóm tuổi: Sinh năm 1996-1997, 1998-1999 và 2000-2001. Ban Tổ chức đã trao 312 huy chương các loại, trong đó có 90 Huy chương Vàng, 90 Huy chương Bạc và 132 Huy chương Đồng. Đoàn Hà Nội giành giải Nhất toàn đoàn với 34 Huy chương Vàng, 20 Huy chương Bạc và 9 Huy chương Đồng. Giải Nhì thuộc về Đoàn TP. Hồ Chí Minh với 9 Huy chương Vàng, 9 Huy chương Bạc và 10 Huy chương Đồng. Đoàn Thái Nguyên đứng thứ Ba với 8 Huy chương Vàng, 8 Huy chương Bạc và 13 Huy chương Đồng; đoàn chủ nhà Lào Cai tham dự giải với 16 vận động viên, giành 2 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc và 4 Huy chương Đồng, xếp ở vị trí thứ 9 toàn đoàn. Giải vô địch Wushu trẻ toàn quốc là một trong những giải đấu đấu quan trọng, được tổ chức thường niên, nằm trong hệ thống các giải thi đấu thể thao thành tích cao toàn quốc. Đây là cơ hội để các huấn luyện viên, vận động viên, những người làm công tác thể thao ở các tỉnh, thành phố trong nước gặp gỡ, giao lưu, thi đấu, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ. Qua giải đấu, Ban Tổ chức tìm ra những vận động viên xuất sắc, bổ sung cho đội tuyển Wushu quốc gia. X.MinH Đoàn Hà Nội dẫn đầu Giải vô địch Wushu trẻ toàn quốc 2014 Khởi tranh giải Lặn vô địch trẻ quốc gia 2014
  • 16. 16 số 1085 l 24.7.2014 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Ngày 19/7, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam phối hợp với huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức lễ công nhận và gắn biển “Cây di sản Việt Nam” cho 2 cây đa sộp cổ thụ hơn 200 năm tuổi trên huyện đảo này. Như vậy, đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 3 cây cổ thụ được công nhận là Cây di sản Việt Nam. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam - Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, Đảo Lý Sơn vốn có truyền thống văn hóa lâu đời, trên đảo ngoài hệ thống đền, chùa, miếu, mạo còn có hàng chục cây đa sộp có niên đại vài trăm năm tuổi. Đây là những cây cổ thụ được người dân trồng và chăm sóc, tuy trải qua nhiều thế kỷ, đối mặt với thời tiết khắc nghiệt nơi biển đảo nhưng vẫn xanh tốt và phát triển đến ngày hôm nay. Điều này cho thấy ý thức giữ gìn, kế thừa trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường. Đó còn là biểu tượng thiêng liêng của làng quê Việt, chứa đựng tình cảm thân thương và được người dân đặt niềm tin, tâm linh sâu sắc về những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống của người dân đảo Lý Sơn. Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam - Nguyễn Thiện Nhân mong muốn huyện Lý Sơn và 2 xã An Hải, An Vĩnh tiếp tục chăm sóc các cây di sản Việt Nam nói riêng; chăm sóc, bảo vệ rừng ngày càng tốt tươi, phát triển, góp phần bảo vệ môi trường sống... Chủ tịch Quỹ trái tim vàng Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam - Nguyễn Ngọc Khôi đã công bố Quyết định, trao bằng công nhận và gắn biển “Cây di sản Việt Nam” cho 2 cây đa cổ thụ hơn 200 năm tuổi trên đảo Lý Sơn. Trong đó một cây tại Dinh Đụn, thôn Đông, xã An Hải và một cây tại Dinh Tam Hòa, thôn Tây, xã An Vĩnh. Hai cây đa này là cây thứ 610 và 611 Cây di sản Việt Nam được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận trên cả nước. Trước đó, ngày 05/4/2013, tại Nhà thờ Lê Hiệp Tự, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, UBND xã Hành Phước cùng gia tộc họ Lê tổ chức lễ đón bằng công nhận cây thị hơn 200 năm tuổi là Cây di sản Việt Nam. Đây là Cây di sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi. Đăng LâM Gắn biển“Cây di sản Việt Nam”cho 2 cây đa cổ thụ ở Lý Sơn Ngày 18/7, Bảo tàng tỉnh Bến Tre phối hợp với Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức báo cáo kết quả khai quật ngôi mộ nằm ở khu phố 2, thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Quần thể mộ hợp chất ở khu phố 2, thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách, Bến Tre được tiến hành khai quật từ ngày 26/4-07/5, là di tích mộ cổ đầu tiên được khai quật khoa học trên đất Bến Tre. Kiến trúc nổi toàn bộ quần thể hiện rõ bao gồm 2 ngôi mộ: mộ lớn song tán và mộ nhỏ đơn tán nằm hướng vuông góc vào thân bên trái của mộ lớn. Ngôi mộ lớn kiến thiết dành cho song táng với kiểu thiết kế theo kiến trúc nhà dân truyền thống chữ “nhị” gồm 3 gian nối liền nhau: nhà bia, nhà mồ, cột địa tầng. Ngôi mộ nhỏ được thiết kế giống dạng miếu thờ. Mộ có cửa hướng chính Tây, phần trước có bia mộ quay vào ngôi mộ lớn. Những di tích mộ vừa được khai quật và phát hiện trên địa bàn huyện Chợ Lách chứa đựng các di tồn vật liệu và kiến trúc mang dấu ấn chung của dạng mộ hợp chất quý tộc Việt Nam thời Trung và Cận đại (từ cấu trúc Nhà Bia gắn Nhà mồ kiểu nhà Việt truyền thống, cặp trụ cổng hình búp sen hay “đuốc thiêng”, lối trang trí cửa giả, cột giải, ngói ống, rãnh thoát nước…). Vì vậy, có thể đoán định mộ chủ quần thể lăng hợp chất Chợ Lách là quý tộc Nguyễn quyền uy thời bấy giờ. Niên đại thành tạo của di tích mộ hợp chất song táng và đơn táng Chợ Lách khoảng cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Ngoài ra, có những đặc điểm riêng của Bến Tre lần đầu tiên được biết ở Việt Nam như: lần đầu tiên thấy dạng mộ song táng và đơn táng chôn trong huyệt đất và tạo các nền móng bằng gạch đá ong Biên Hòa và gạch đinh, cùng lối gắn đắp miểng sành sứ trên mui luyện, tô vẽ nhà mồ kiểu trang trí võ ca của đình đền và sử dụng màu đen - nâu đỏ. Cũng lần đầu thấy việc sử dụng xơ dừa làm “vật chèn” khi khâm liệm và chôn theo các viên bi đồng, trái dừa nước, tàn tích vỏ bần cổ thụ và cọng cây ráng… Đây là những phát hiện mới, những tư liệu khoa học sáng giá loại hình di sản mộ hợp chất phục vụ trưng bày ở Bảo tàng Bến Tre. Yến nHi Khai quật di tích mộ cổ đầu tiên ở Bến Tre
  • 17. 17số 1085 l 24.7.2014 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Đoàn khảo sát của Bảo tàng Tuyên Quang vừa phát hiện một di tích chùa thời Trần có niên đại khoảng thế kỷ XIII-XIV, với nhiều hiện vật quý ở Gò Chùa, thôn 17, xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Đây là ngôi chùa thứ 5 có niên đại từ thời nhà Trần được phát hiện ở Tuyên Quang, góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu lịch sử cũng như những giá trị văn hóa của văn minh Đại Việt thời nhà Trần ở vùng núi phía Bắc nước ta. Trong các hiện vật tìm thấy còn có hiện vật đầu rồng bằng đất nung, tương đối nguyên vẹn với những họa tiết mắt, mồm, râu đặc trưng của rồng thời Trần, đây là hiện vật quý hiếm lần đầu tiên tìm thấy ở Tuyên Quang. Một điểm nổi bật nữa là những viên gạch bảo tháp có trang trí hoa chanh, hoa cúc dây cách điệu ở các góc và một số lượng lớn gốm Hoa Lâu cũng được phát hiện. Chiếm số lượng nhiều nhất trong số những di vật được tìm thấy là những viên gạch vuông 35cm x 35cm x 5,2cm, chuyên dùng để lát sân. Phần lớn số gạch này đều để trơn, không hoa văn, thường có màu đỏ hoặc đỏ tím, độ nung cao, khá cứng. Một số có trang trí hoa văn họa tiết hình hoa cúc, hoặc hoa cúc dây cách điệu với cánh to uốn lượn mềm mại ở các góc. Tất cả những di vật trên đều mang những nét đặc trưng của vật liệu kiến trúc thời Trần. Ông Lý Mạnh Thắng - Phó Giám đốc Bảo tàng Tuyên Quang cho biết: Do khu vực phát hiện di tích nằm trên một quả đồi có diện tích khoảng 3ha đã được người dân san ủi trồng chè nên những hiện vật như gạch, ngói, chân tảng đá không còn nằm nguyên vị trí ban đầu, phần lớn đã bị vỡ nát. Tuy nhiên, căn cứ vào quy mô, phạm vi phân bố các lớp bờ kè đá cũng như số lượng lớn hiện vật có thể thấy đây là một ngôi chùa có quy mô khá lớn. Dựa vào các đặc trưng họa tiết điêu khắc trang trí trên vật liệu kiến trúc tìm thấy, có thể đoán định ngôi chùa này được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ XIII-XIV). Trước đó ở Tuyên Quang cũng đã phát hiện được 4 ngôi chùa có niên đại từ thời Trần gồm: Chùa Phúc Lâm thuộc xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình; chùa Nhữ Hán, huyện Yên Sơn; chùa Cao Đá, xã Sơn Nam và chùa Lang Đạo, xã Tú Thịnh (huyện Sơn Dương). ĐOàn LâM Bản sắc văn hóa truyền thống của người H’rê ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, rất đa dạng và phong phú nhưng đang có xu hướng bị mai một. Ông Phạm Văn Sự là một trong số ít người dân tộc H’rê ở huyện Ba Tơ biết cách chế tạo và sử dụng các loại nhạc cụ của dân tộc mình. Đã gần 80 tuổi nhưng ông vẫn miệt mài truyền dạy cho con cháu cách sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống với mong muốn giá trị văn hóa của dân tộc tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Ông Sự chia sẻ: Bản sắc văn hóa của dân tộc chính là những làn điệu dân ca như Ta lêu, Ca choi và các nhạc cụ Vơ Roát, Túc Chinh. Mình muốn truyền lại cho con cháu để sau này những nhạc cụ, bài hát của người H’rê không bị mất đi. Nhưng việc này cũng khó lắm vì các bạn trẻ không mấy thích thú với những thể loại âm nhạc, nhạc cụ truyền thống. Trải qua thời gian, các hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội, nhạc cụ truyền thống của dân tộc H’rê đã bị thất lạc và mai một. Số nghệ nhân người H’rê biết trình diễn và am hiểu sâu sắc về nhạc cụ, về các làn điệu dân ca cũng vắng dần. Trong khi đó, một số thanh niên trẻ lại quay lưng lại với văn hóa truyền thống. Ông Đinh Văn Ước, thị trấn Ba Tơ cho biết: Tôi thấy lớp trẻ ngày nay biểu diễn nhạc trên sân khấu nghe thì tưng bừng, nhưng để đi vào lòng người, đọng lại trong kí ức khán giả thì rất ít. Trong khi đó ngày càng ít người biết chơi các loại nhạc cụ dân tộc. Để bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc H’rê, chính quyền địa phương, mà trọng tâm là ngành văn hóa huyện Ba Tơ đã tổ chức các hội thi, hội diễn hay những đợt kiểm tra. Tuy nhiên, những việc đó cũng chỉ được thực hiện rất ít. Bà Đinh Thị Y Ban Quý - Trưởng phòng Văn hóa và Thể thao huyện Ba Tơ cho biết: Chúng tôi đã mở đợt kiểm kê, kiểm tra và xếp loại các loại hình văn hóa hiện có, qua đó chúng tôi xây dựng phương hướng, kế hoạch để bảo tồn, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của người H’rê. Việc bảo tồn, phát huy và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của người H’rê ở Quảng Ngãi có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, để các giá trị văn hóa này được lưu truyền, đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, nhất là cộng đồng người H'rê. ĐứC MinH Bảo tồn văn hóa truyền thống của người H’rê Phát hiện di tích chùa thời Trần thế kỷ Xiii-XiV