SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
KINH LƯƠNG, 
MỘT VÙNG ĐẤT DI SẢN CỦA 
VIỆT NAM
MỤC LỤC 
Lời giới thiệu..............................................................................................................2 
Kinh Lương – Vùng đất di sản của Hải Phòng ..........................................................5 
Kinh Lương, the land of legacy .................................................................................14 
Nhân Dân - Nơi đầu tiên thờ những vị thần giữ Biển Đông ......................................21 
BVPL - Về vùng đất địa linh anh hùng kết thế ..........................................................28 
BVPL - Giáo sư sử học Lê Văn Lan: nên khơi lại giá trị truyền thống .....................29 
Dân trí – Chuyện khắc trên văn bia đình Làng Kinh Lương .....................................30 
"Đánh thức" cây bồ đề ngàn tuổi ...............................................................................32 
Hình ảnh .....................................................................................................................33 
Văn bia .......................................................................................................................38
LỜI GIỚI THIỆU 
Trong thời gian gần đây, một loạt các bài báo đã được phát hành về vùng đất 
chính linh, anh hùng kế thế Kinh Lương, xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng Hải Phòng. Bài 
“Về vùng đất địa linh, anh hùng kế thế” và bài phỏng vấn giáo sư sử học Lê Văn Lan 
“Nên khơi thông lại các giá trị văn hóa truyền thống” trên báo Bảo vệ Pháp luật ngày 
25/4 và 9/5/2014, “Chuyện khắc trên văn bìa Đình làng Kinh Lương” Dân Trí ngày 
02/05, Bài “Đánh thức cây Bồ đề ngàn tuổi” trên báo Hải Phòng ngày 18/04 và bài viết 
“Nơi đầu tiên thờ những vị thần giữ Biển Đông” trên Nhân Dân ngày 08/05/2014 đã cho 
thấy đây là vùng đất có nhiều giá trị về mặt văn hóa lịch sử của Hải Phòng và của Việt 
Nam. 
Qua các bài báo, qua văn bia về Chùa Đót Sơn, Thần tích Thần thần sắc của Đình 
Đền Khai Quốc Kinh Lương, Đống Duy, và qua các câu sấm ký như lời nhắn nhủ đối với 
hậu thế của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhiều giá trị văn hóa lịch sử đã được gợi 
mở, là lời giải đáp cho nhiều thắc mắc vốn đã tồn tại từ rất lâu. Kinh Lương là lời giải 
đáp về Cậu Lâu, Đò Mè, một thành phố thương cảng cửa sông của Đại Việt nơi lưu dấu 
tích về Chử Đồng Tử và Tiên Dung, về chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai trong lịch sử 
dân tộc Việt vào thời kỳ Đinh Tiên Hoàng Đế ngay sau khi nước nhà tuyên bố độc lập 
khỏi Trung Quốc, về những câu sấm ký từ 500 năm trước của Trạng trình Nguyễn Bỉnh 
Khiêm về một vùng đất sinh trạng, một trục thần đạo hướng Nam và giữ Biển Đông và về 
mộ của cụ Trạng Trình mà đến nay thế hệ hậu thế vẫn chưa tìm ra và về thời điểm Phật 
giáo chính thức du nhập vào Việt Nam và Trung Quốc vói Trung tâm Phật giáo Câu Lậu 
tại Chùa Chuyết Sơn với một cây bồ đề gốc Ấn Độ trên nghìn năm tuổi và sự phát triển 
của Phật giáo Việt Nam. 
Toàn bộ những gì về vùng đất Kinh Lương đã phá sạch và xóa sạch trong cuộc 
kháng chiến chống Pháp và sau khi hòa bình lập lại để không còn ai biết gì về vùng đất 
này nữa. Thời gian gần đây, khi công tác xây dựng lại Đình Đền Khai Quốc và Chùa Đót 
Sơn đang được tiến hành, theo lời Sấm ký của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về Kinh 
Lương Chùa Đót, chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng mới đi tìm lại các thần 
tích, thần sắc và văn bia. May mắn thay, do đây là vùng đất quan trọng của Việt Nam, 
những thần tích và toàn bộ những sắc phong của các vị vua nhà Nguyễn cho đình đền 
Khai Quốc đều được gìn giữ nguyên vẹn tại Viện Hán Nôm. Các văn bia của Chùa Đót 
Sơn cũng được dập cẩn thận và lưu tại Viện Viễn đông Bác Cổ của Pháp. 
Tổng Kinh Lương có tên là Cảnh Thanh vào thời kỳ nhà Ngô Đinh Tiền Lê (thế 
kỷ thứ IX-X) một thương cảng cửa sông thuộc huyện Bình Hà, phủ Nam Sách, lộ Hải 
Dương. Kinh Lương, qua văn bia Chùa Chuyết Sơn Hoàng Đồ củng cố Đót Sơn tự di đà 
Phật Bi, tấm bia cổ nhất của Tiên Lãng, còn có trước thế kỷ thứ V-VI nên Kinh Lương là 
Thương cảng cửa sông Câu Lậu và Đò Mè như các sử gia Phương tây vẫn mô tả. Đến thế 
kỷ XVIII-XIX, khi biển lùi xa, nhiều vùng đất đã xuất hiện, cùng với chính sách bế quan 
tỏa cảng của nhà Nguyễn, vai trò của thương cảng cửa sông mất đi và dần biến mật. 
Theo Thần tích Thần sắc về Đình Đền Khai Quốc Kinh Lương và Đống Duy, 
ngay sau khi vua Đinh Bộ Lĩnh xưng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đánh dấu một thời 
kỳ độc lập tự chủ, đạo thủy quân xâm lược Ma Na đã sang đánh nước ta. Vua Đinh Bộ 
Lĩnh, cùng với các vị tướng vùng đất Cảnh Thanh với sự giúp đỡ của Thần Thiên Quan 
Bình Lãng và Bạt hải Đại vương, từ Trang Cảnh Thanh vượt sông qua An Định, đã làm 
lên Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai trong lịch sử. Sau chiến thắng, các vị tướng của 
vua Đinh cùng toàn bộ đạo hùng binh của mình đã hóa thần tại Cảnh Thanh để vua Đinh 
dành 300 quan tiền xây dựng Đình Đền Khai Quốc và chuẩn cho muôn đời được thờ 
phụng. “Công cao hộ Quốc vạn niên trường/Đức đại an dân thiên cổ thịnh” là hai câu đối
mà vua Đinh đã dành kính tặng Ngũ vị đẳng thần tại Kinh Lương, những vị thần giữ biển 
đông của đất nước. Lịch sử được viết lại sau khi hòa bình lập lại và khi những gì về Kinh 
Lương đã không còn nữa nên Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai dưới thời vua Đinh đã 
không còn được biết đến. 
Tổng Kinh Thanh (tên trước đó của Kinh Lương) là vùng đất có liên quan mật 
thiết với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Kinh Thanh còn có làng An Tử Hạ nơi quê 
nhà của Thượng Thư Nhữ Văn Lan (1443-1523) của triều Lê Thánh Tông, ông ngoại của 
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Từ 500 năm trước, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 
dự đoán được những biến cố sẽ diễn ra đối với vùng đất này khi biết cả Đình, Đền Khai 
Quốc, Chùa Đót Sơn sẽ đều bị phá, sự linh thiêng không còn ai biết đến và chỉ còn sót lại 
cái am nhỏ của Chùa Đót Sơn. Thuật ngữ Tiên Lãng chưa hề xuất hiện trong thời kỳ của 
ông nhưng cũng đã được biết đến. Lời sấm ký “Bao giờ Tiên Lãng xẻ đôi, Sông Hàn Nối 
lại thì tôi lại về” và “Kinh Lương Chùa Đót/Còn sót một ngôi/Huyệt tại Thiên Lôi/Anh 
hùng kế thế” cho thấy Trạng trình đã gắn việc tìm lại mộ mình vào việc khơi lại vùng đất 
địa linh nhân kiệt này. Trung điểm của ba ngôi sao trong lời sấm ký của Trạng Trình, một 
nơi quan trọng nhất của cả một vùng đất, chính là Đình Vận nhưng cũng đã bị phá tan 
tành. 
Từ văn bia của Chùa Đót Sơn và theo dư địa chí Hải Phòng, Chùa Chuyết Sơn 
(Đót Sơn) được xây dựng vào thế kỷ thứ V-VI, thời kỳ nước ta chịu sự đô hộ của nhà 
Lương (Trung Quốc), thời kỳ Phật giáo mới được Chính quyền đô hộ cho phép du nhập 
và khuyến khích phát triển khi bản thân Lương Vũ Đế là người theo đạo Phật. Từ hòn 
đảo ngoài khơi Đồ Sơn vượt qua Sông, một trung tâm Phật giáo Câu Lậu đã được hình 
thành bởi các nhà buôn và nhà sư Ấn Độ. Sự ra đời của Chùa Chuyết Sơn đã kích thích 
sự ra đời của hàng chục ngôi chùa khác trong vùng với kho chứa Kinh đặt tại Chùa Thiên 
Tộ. Trung tâm Phật giáo Câu Lậu và Trung tâm Phật giáo Luy Lâu đánh dấu sự du nhập 
chính thức của Phật giáo vào Giao Chỉ để từ đó đi lên Bành Thành Trung Quốc. Sự ra đời 
của Chùa Chuyết Sơn tại vùng thương cảng cửa sông cũng là lời lý giải về đường đi của 
Phật giáo. Đó chính là lý do tại sao, đến nay, Chùa Đót Sơn có cây bồ đề gốc Ấn Độ trên 
1500 tuổi. 
Đây là vùng đất nhận được quan tâm đặc biệt của tất cả các triều đại phong kiến 
Việt Nam. Nhiều nhiều sắc phong của các triều đại đã được ban cho vùng đất này. Đạo 
sắc cuối cùng được vua Khải Định ban vào ngày 25 tháng 7 năm 1924 khi vua Khải Định 
tròn 40 tuổi. Kinh Lương được Chính quyền Thực dân Pháp dành sự quan tâm rất lớn nên 
toàn bộ những thần tích thần sắc, văn bia về Đình, Đền và Chùa đã được dập rất cẩn thận 
và được lưu tại Viện Viễn Đông Bác Cổ. Nhiều nhà sử học và khoa học Việt Nam trong 
đó có cố Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng đã cố công tìm kiếm vùng đất thương cảng cổ 
của Việt Nam và trục thần đạo đất nước. Do mất đi toàn bộ những giá trị di sản văn hóa 
và lịch sử nên Kinh Lương chưa bao giờ được biết đến. Cùng trên dòng sông Thái Bình, 
Kinh Lương có trước thì nhận định về Đò Mè tại vùng Nông Trường Quý Cao, Đa Chợ, 
Xã Khởi Nghĩa cũng cần phải được xem xét lại. 
Giáo sư sử học Lê Văn Lan khẳng định “nếu đặt Kinh Lương – Chùa Đót – Đền 
Đống Duy vào một môi trường lịch sử - xã hội thì thấy đấy là nền của một vùng văn hóa 
hướng ra biển, tiếp nhận ảnh hưởng của biển. Có nền đó thì mới có các cuộc vân du của 
các thích du như các nhà sư Ấn Độ, Chử Đồng Tử, Mạc Đăng Dung…Nhờ đó mà chúng 
ta mới được hưởng những di sản văn hóa vô giá là Đình, Đền, Chùa và các đường viền 
bao quanh nó. Văn hóa – xã hội trên nền ấy làm cầu nối từ bấy cho đến giờ”. GS. Hoàng 
Chương, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc 
Việt Nam nhận định: Căn cứ vào những thông tin ban đầu thì Đình Khai quốc Kinh 
Lương và Đền Khai Quốc Đống Duy xứng đáng là di sản văn hóa của nhân dân, của dân 
tộc. Ai đã tàn phá đình đền là có tội với nhân dân với đất nước. Đã là di sản thì phải bảo
vệ, sắp tới chúng tôi sẵn sàng cùng với chính quyền, nhân dân địa phương và các nhà 
khoa học trong và ngoài nước tổ chức hội thảo khoa học đánh giá lại chính xác giá trị 
lịch sử, văn hóa để có những bước đi phù hợp tiếp theo. 
Việc khôi phục lại vùng đất này là một việc cần phải làm, đúng theo ý nguyện của 
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm qua lời Sấm Ký. Khi khơi lại toàn bộ những giá trị lịch 
sử và tâm linh của vùng đất Tổng Kinh Lương xưa (gồm Kinh Lương, Phú Xuân, Kiến 
Thiết), kết nối với xã Lý Học, Vĩnh Bảo, sẽ tạo ra một Trục Thần Đạo, giúp đất Việt giữ 
được Biển Đông, mở mang bờ cõi đến tận mũi Cà Mau như ngày nay đúng như lời tiên 
tri mà Trạng Trình đã dành cho Chúa Nguyễn Hoàng với “Hoành Sơn Nhất Đái/Vạn đại 
dung thân”.
KINH LƯƠNG – VÙNG ĐẤT CỦA DI SẢN 
Trong thời gian gần đây, một loạt các bài báo đã được phát hành về vùng đất 
chính linh, anh hùng kế thế Kinh Lương, xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng Hải Phòng. Bài 
“Về vùng đất địa linh, anh hùng kế thế” và bài phỏng vấn giáo sư sử học Lê Văn Lan 
“Nên khơi thông lại các giá trị văn hóa truyền thống” trên báo Bảo vệ Pháp luật ngày 
25/4 và 9/5/2014, “Chuyện khắc trên văn bìa Đình làng Kinh Lương” Dân Trí ngày 02/05 
và bài viết “Nơi đầu tiên thờ những vị thần giữ Biển Đông” trên Nhân Dân ngày 
08/05/2014 đã cho thấy đây là vùng đất có nhiều giá trị về mặt văn hóa lịch sử của Hải 
Phòng và của Việt Nam. Khi nghiên cứu thêm về vùng đất này, nhiều giá trị lịch sử khác 
đã được gợi mở, có thể là lời giải đáp cho nhiều thắc mắc vốn đã tồn tại từ rất lâu về một 
thành phố thương cảng cửa sông của Đại Việt và về lịch sử Phật giáo Việt Nam. 
Kinh Lương, Thương cảng cửa Sông Câu Lậu cổ và Đò Mè 
Câu Lậu là thuật ngữ do nhà Hán đặt sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa của Hai Bà 
Trưng. Sách Tiền Hán thư (Địa lý chí) chép quận Giao Chỉ thời Hán gồm 10 huyện: Liên 
Thụ, An Định, Câu Lậu, Mi Linh, Khúc Dương, Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên, 
Chu Diên. Nhiều tác giả cho rằng Câu Lậu gồm các phần đất thuộc huyện Vĩnh Bảo, Tiên 
Lãng, An Lão, Kiến An và Kiến Thuỵ ngày nay. 
Trong Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bảng ghi rằng “Câu Lậu giáp sông, …đối 
với huyện An Định chảy vào sông Uất”.1 Thủy kinh chú quyển 37 tờ 6b4-6, “Bến đò 
Quan tắc xuất phát từ đó, song nó từ phía đông huyện đi qua huyện An Định và Trường 
Giang của Bắc Đái. Trong sông, có nơi vua Việt vương đúc thuyền đồng. Khi nước triều 
rút, người ta còn thấy dấu vết. Sông lại chảy về phía đông, cách sông có thành Nê Lê, 
người ta bảo là do Vua A-dục dựng”. Theo Giao Châu ký của Lưu Hân Kỳ (viết trong 
những năm 360-420)”thành Nê Lê ở phía Đông Nam huyện An Định, cách sông bảy 
dặm, tháp và giảng đường do vua A-dục dựng vẫn còn. Những người đốn hái củi gọi là 
kim tượng”. Truyền thuyết về Chử Đồng Tử cũng có đề cập tới việc Chử Đồng Tử kinh 
doanh tại vùng đất thương cảng cửa sông và gặp được Quang Phật2 
Căn cứ vào dữ liệu lịch sử trên, có thể khẳng định, huyện Câu Lậu là vùng đất đối 
diện với huyện An Định, nơi có thành Nê Lê, địa danh đã được xác định chính xác là Đồ 
Sơn của Hải Phòng. Trong Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài 1688, của William 
Dampier, khi mô tả về hệ thống đường thủy từ biển vào thương cảng Đò Mè lên Phố 
Hiến và Kẻ Chợ, có nhấn mạnh “Mốc đánh dấu con sông này là một trái núi to, cao và 
rất dài ở trong đất liền, mà người ta gọi là Núi Voi… với mốc hải tiêu như thế và căn cứ 
vào chiều sâu của nước như trên, ban có thể buông neo để chờ hoa tiêu đến.”3 Do đó, có 
thể khẳng định, đến tận thế kỷ XVII, biển nằm rất sâu trong đất liền và thậm chí Núi Voi, 
một địa danh ở Huyện An Lão được coi như một mốc hải tiêu, thì An Lão, Kiến An và 
phần lớn Kiến Thụy chưa thể xuất hiện. 
Như vậy có thể khẳng định, vùng đất đối diện với thành Nê Lê, Đồ Sơn thuộc 
huyện An Định thời điểm đó là một vùng đất thương cảng cửa khẩu, nơi đón nhận và 
thông quan cho các tàu buôn nước ngoài từ biển trước khi lên các khu vực khác của Giao 
Chỉ bằng đường sông. Huyện Câu Lậu bấy giờ chỉ bao gồm các một phần đất thuộc 
huyện Tiên Lãng ngày nay và vùng Tứ Kỳ Hải Dương. Khoảng cách bảy dặm từ vùng đất 
1 Đồng Hồng Hoàn và Trịnh Minh Hiên, Thành Nê Lê – Đồ Sơn thời kỳ Asoka, Viện Nghiên cứu Phát triển TP Hồ Chí 
Minh, Trang 12 
2 http://khoaichau.hungyen.gov.vn/Pages/gioi-thieu-chung-93/di-tich-lich-su-126/truyen-tinh-chu-dong-tu-tien-dung- 
134/Su-tich-Chu-Dong-Tu-Tie-81c3187f2b339462.aspx 
3 William Dampier, Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài 1688, trang 35,
này đến Đồ Sơn như nêu trong Giao Châu Ký của Lưu Hân Kỳ cũng bằng khoảng cách 
như mô tả của William Dampier trong Hành trình và Khám phá. Con sông mà các sử gia 
nhắc đến để đi lên Phố Hiến hay Kẻ Chợ như mô tả bởi các nhà buôn Phương Tây chính 
là dòng sông Thái Bình. Do đó bến đò Quan Tắc trước đó, Câu Lậu phải là một và là 
vùng đất cao nhất và cổ nhất của Tiên Lãng bây giờ, giáp với Sông Thái Bình. 
Bản đồ Đàng Ngoài thế kỷ XVII, trích từ bản đồ của Samuel Baron, Churchill, A collection of voyages and 
travel, Vol 6, London, 1974 
Để xác định được vùng đất cổ nhất của Tiên Lãng, trước hết cần phải căn cứ vào 
văn bia, thần tích thần sắc và khảo cứu thực tế. Tiên Lãng là vùng đất bồi ven sông Thái 
Bình được tách ra thành một huyện vào thế kỷ XV sau khi biển lùi xa và nhiều vùng đất 
đã xuất hiện. Thời Lý, Trần vùng đất này và Thanh Hà (thuộc Hải Dương) ngày nay có 
tên là Xứ Bàng La . Thế kỷ XIV đổi thành huyện Bình Hà thuộc châu Nam Sách. Vào 
năm Quang Thuận thứ nhất (1460) Lê Thánh Tông đã tách thành hai huyện Tân Minh và 
Bình Hà (nay là Thanh Hà) thuộc Phủ Nam Sách. Năm 1600 do kiêng húy Vua Lê Kính 
Tông (1588 – 1619) là Duy Tân nên Tân Minh đổi thành Tiên Minh thuộc trấn Hải 
Dương. Năm 1884 do phạm húy Vua Hàm Nghi (1871-1943) là Nguyễn Phúc Minh (Ưng 
Lịch) nên đổi thành Tiên Lãng, với từ Lãng lấy từ từ “Bình Lãng”, tên một vị thần được 
thờ tại Đền khai quốc, nghĩa là bình biển. Năm 1893 tách khỏi Phủ Nam Sách tỉnh Hải 
Dương nhập vào tỉnh Hải Phòng. Tỉnh này từ ngày 05/8/1902 đổi thành Phủ Liễn đến 
17/02/1906 đổi ra tỉnh Kiến An. Từ sau 27/10/1962 Kiến An hợp nhất với Hải Phòng và 
từ đó Tiên Lãng là huyện ngoại thành của Hải Phòng. 
Trong Cuốn Văn Bia Tiên Lãng do PGS.TS Đỗ Thị Hảo, Chủ tịch Hội Văn nghệ 
Dân gian Hà Nội cùng các cộng sự đã tiến hành sưu tầm, biên dịch, chú giải vào năm 
2008, vùng đất Kinh Lương chỉ còn lại một tấm bia duy nhất nhưng có niên đại sớm nhất 
được dựng ở chùa Đốt Sơn (Chùa Đót) với tên Hoàng Đồ Củng cố Đót Sơn Tự Di Đà 
Phật Bi. Từ văn bia của Chùa Đót Sơn, có thể khẳng định Kinh Lương có trước giai đoạn 
năm 502-543 khi Đót Sơn được xây dựng. Kinh Lương là vùng đất cao nhất, có sớm nhất 
của vùng đất bồi Tiên Lãng, bên bờ Sông Thái Bình và như vậy, Quan Tắc, Câu Lậu và
Đò Mè phải nằm trong vùng đất Kinh Lương. Thuật ngữ Quan Tắc và Câu Lậu được đổi 
thành Cảnh Thanh 4 vào thời kỳ nhà Đinh sau khi nước nhà giành được độc lập, chấm dứt 
gần ngàn năm đô hộ của các triều đại Phong kiến Phương Bắc. Cảnh Thanh sau được đổi 
là Kinh Thanh và Kinh Lương vào thời kỳ nhà Nguyễn. Sau khi hòa bình lặp lại năm 
1954, Kinh Lương đã được đổi thành xã Cấp Tiến gồm các thôn Kinh Lương, Quan Bồ, 
Phú Xuân, Thái Lai, Hào Nhuế, Lai Phương Hạ, Phương Lai. 
Toàn bộ những gì về vùng đất Kinh Lương đã phá sạch và xóa sạch trong cuộc 
kháng chiến chống Pháp và sau khi hòa bình lập lại để không còn ai biết gì về vùng đất 
này nữa. Thời gian gần đây, khi công tác xây dựng lại Đình Đền Khai Quốc và Chùa Đót 
Sơn đang được tiến hành, theo lời Sấm ký của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về Kinh 
Lương Chùa Đót, chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng mới đi tìm lại các thần 
tích, thần sắc và văn bia. May mắn thay, do đây là vùng đất quan trọng của Việt Nam, 
những thần tích và toàn bộ những sắc phong của các vị vua nhà Nguyễn cho đình đền 
Khai Quốc đều được gìn giữ nguyên vẹn tại Viện Hán Nôm. Các văn bia của Chùa Đót 
Sơn cũng được dập cẩn thận và lưu tại Viện Viễn đông Bác Cổ của Pháp. 
Những tấm bia và đạo sắc còn được lưu về vùng đất Kinh Lương có các bia gồm 
bia về Đền Khai quốc Kinh Lương như Tân Tạo hậu Thần bi, số 9566-9567 - có tóm tắt 
bia trong Văn khác Hán Nôm Việt Nam, Hà Nội, KHXH, 1993, tr. 166), 13 đạo sắc 
phong trong đó có 2 đạo sắc phong trong đời vua Tự Đức, một đạo trong đời vua Đồng 
Khánh, 3 đạo trong đời vua Thành Thái, 1 đạo trong đời vua Duy Tân, 6 đạo trong đời 
vua Khải Định. Đạo sắc cuối cùng được ban cho các vị thần đang được thờ phụng tại 
vùng đất Kinh Lương được vua Khải Định ban vào ngày 25 tháng 7 năm 1924 trong dịp 
đại lễ mừng Vua Khải Định tròn 40 tuổi. Toàn bộ các thần tích và thần sắc về vùng đất 
này vẫn được lưu giữ tại Viện Thông tin Khoa học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Văn 
bia về Chùa Đót Sơn (Chuyết Sơn tên gốc) như Hoàng Đồ củng cố Đót Sơn Tự di Đà 
Phật Bi (9571-9572) - có tóm tắt bia trong Văn khác Hán Nôm Việt Nam, Hà Nội, 
KHXH, 1993, tr. 457-458, Tân tạo Bồ Đề La Hán Bi ký (số 9575-9576), Tạo thạch 
Phật Bi (số 9569-9570), Tân Tạo Thiên đài trụ (số 9562-9563-9564-9565), Tín Thí 
(9568), Tân tạo xế giao hậu phòng hành lang bi (số 9473-9574). 
Văn bia và Đạo sắc về Đền Khai Quốc Kinh Lương cho biết Kinh Lương là nơi 
thờ những vị thần giữ Biển Đông - Thần biển, Thần bình biển và ba Nhãn Thần biển, 
những người đã có công giúp vua Đinh Bộ Lĩnh phá tan đạo thủy quân xâm lược ngay 
sau khi vua Đinh Bộ Lĩnh xưng đế đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Sau khi giặc giã, các vị 
thần đã hóa và Vua Đinh Bộ Lĩnh đã phong thần để nhân dân muôn đời thờ phụng. 
“Công cao hộ Quốc vạn niên trường/Đức đại an dân thiên cổ thịnh” là hai câu đối mà vua 
Đinh đã dành kính tặng Ngũ vị đẳng thần tại Kinh Lương, những vị thần giữ biển đông 
của đất nước. Lịch sử được viết lại sau khi hòa bình lập lại và khi những gì về Kinh 
Lương đã không còn nữa nên Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai dưới thời vua Đinh đã 
không còn được biết đến. 
Kinh Lương còn có làng An Tử Hạ nơi quê nhà của Thượng Thư Nhữ Văn Lan 
(1443-1523) của triều Lê Thánh Tông, ông ngoại của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 
và có gắn với Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Lời Sấm Ký “Bao giờ Tiên Lãng xẻ 
đôi/Sông Hàn nối lại thì tôi lại về” và “Kinh Lương Chùa Đót/Còn sót một ngôi/ Huyệt 
tại Thiên Lôi/Anh hùng kết thế” là lời nhắn nhủ lại hậu thế về vùng đất sinh Trạng và về 
vùng đất Kinh Lương. Thuật ngữ Tiên Lãng chưa hề xuất hiện trong thời kỳ của ông 
nhưng ông đã biết về thuật ngữ này. Ông cũng dự đoán được những biến cố sẽ diễn ra đối 
với vùng đất này khi biết cả Đình, Đền Khai Quốc, Chùa Đót Sơn sẽ đều bị phá, sự linh 
4 http://dantri.com.vn/van-hoa/chuyen-khac-tren-van-bia-dinh-lang-kinh-luong-869753.htm
thiêng không còn ai biết đến và chỉ còn sót lại cái am nhỏ của Chùa Đót Sơn. Mất các di 
trị di sản của Kinh Lương khiến các học giả không thể lý giải được về sự du nhập của 
Phật giáo vào Việt Nam, không tìm được đô thị cổ Đò Mè, tạo ra sự đứt gãy về văn hóa 
và lịch sử của Hải Phòng và của dân tộc. Ông cũng chỉ cho hậu thế biết huyệt đạo quan 
trọng nằm tại cánh đồng Thiên Lôi, tại Làng Phú Xuân, Cấp Tiến. 
Ngày 25 tháng 6 năm 2007 Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đã tổ chức 
khảo sát dọc tuyến hạ lưu sông Đàng Ngoài, bắt đầu từ làng Bến (thôn Cung Chúc, xã 
Trung Lập, Vĩnh Bảo) và kết thúc tại thị xã Đồ Sơn. Đoàn gồm có: PGS.TS Nguyễn 
Quang Ngọc, PGS.TS Trương Quang Hải, NCS Trần Thanh Hà, CN Đỗ Kiên, Vũ Đường 
Luân, Tống Văn Lợi (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển); PGS.TS Vũ Văn Phái, 
PGS.TS Đặng Văn Bào, SV Nguyễn Quang Anh (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên); 
nhà Khảo cổ học Nguyễn Chiều, TS Hoàng Anh Tuấn, Ths Nguyễn Ngọc Phúc (Trường 
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), PGS.TS Trần Đức Thạnh, TS Đinh Văn Huy 
(Viện Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường), ông Ngô Đăng Lợi (Chủ tịch Hội Sử học 
Hải Phòng), ông Nguyễn Ngọc Thao (Giám đốc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân 
văn Hải Phòng), ông Nguyễn Văn Thẩm (phòng Văn hoá Thông tin huyện Tiên Lãng). 
Các thành viên đoàn khảo sát bên cạnh thu thập, thẩm định thông tin, tư liệu, trao đổi về 
những vấn đề còn vướng mắc, đã tương đối thống nhất với nhau trong xác định các dòng 
sông cổ, cửa biển cổ và vị trí của Domea nằm tại Xã Khởi Nghĩa và ngôi chùa cổ được 
xác định là Chùa Phúc Linh.5 
Tiên Minh trong Đồng Khánh dư địa chí 
1886-1888 
Kinh Lương, Cấp Tiến Ngày nay 
Nhìn vào bản đồ của Công ty Đông Ấn và từ Bản đồ của Huyện Tiên Lãng hiện 
tại, vùng Kinh Lương nằm phía dưới của Nông Trường Quý Cao và Xã Khởi Nghĩa nơi 
có Bến Tháp, Bến Ốc và Đa Chợ và cùng nằm trên bờ của Sông Thái Bình. Kinh Lương, 
Chùa Đót và Dòng Sông Tuyết Giang đã hiện diện ở đó từ thế VI thì đô thị cổ Đò Mè 
không thể ở Xã khởi Nghĩa mà phải nằm ở vùng đất Kinh Lương. Ngôi chùa ở vùng 
thương cảng không phải ngôi chùa thông thường bởi nó liên quan trực tiếp đến sự truyền 
bá Phật Giáo vào Việt Nam. Từ Bản đồ Công ty Đông Ấn, đô thị cổ Đò Mè phải nằm ở 
dưới Cánh Đồng Mè bây giờ, phía Tây Nam của Chùa Đót, Phía Tây Bắc của Đền Khai 
Quốc Đống Duy. Giếng nước ngọt là giếng thần trong làng Kinh Lương, là Nhãn Thần 
của Hỏa Thần Đống Duy như theo Thần tích thần sách về Tổng Kinh Lương. 
5 Nguyễn Quang Ngọc, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, 2007, Domea (Đô-mê-a) trong hệ thống thương mại đàng ngoài 
thế kỷ XVII-XVIII
Sở dĩ, các nhà sử học và các nhà khoa học không thể xác định được về Domea là 
do thiếu toàn bộ thông tin về Kinh Lương. Theo các cụ trong làng kể lại, khu vực giếng 
nước ngọt, nhãn thần của Ngài Hỏa Thần Đống Duy vốn là nơi quan thuế. Ở đó, dưới 
lòng đất vẫn còn một con tàu cổ. Trong quá trình làm nhà, nhiều gia đình đã đào được 
nhiều mảnh sứ và nhiều đồ cổ nhưng do không biết về giá trị nên họ đều chôn đi. Vào 
những năm 1980, trong quá trình đào đất, dân làng đã đào được một con tàu cổ tại làng 
Phú Xuân, trong đó tìm thấy rất nhiều chum, bát vv. Những gì còn nguyên vẹn được chia 
cho người dân và những gì bị vỡ thì chất thành đống, thành một cái gò gọi là “Gò Mả 
Lố”. 
Hạ lưu sông Đàng Ngoài thế kỷ XVII. Bản đồ của công ty 
Đông Ấn Hà Lan 
Hạ lưu sông Đàng Ngoài thế kỷ XVII. Bản đồ của công ty 
Đông Ấn Anh 
Để xác định được Đò Mè, cần phải đối chiếu ba bản đồ gồm bản đồ của Công ty 
Đông Ấn, bản đồ trong Đồng Khánh Dư địa chí và bản đồ Tiên Lãng ngày nay. Hướng từ 
biển vào chính là hướng từ Tử Đôi và Dương Áo trong Đồng Khánh Dư địa chí. 
Chùa Chuyết Sơn – Trung tâm Phật giáo Câu Lậu 
Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, ngoài Đồ Sơn được xác định là nơi khởi thủy 
của Phật giáo, có hai trung tâm Phật giáo gồm trung tâm Phật giáo Luy Lâu và trung tâm 
Phật giáo Câu Lậu. Trung tâm Phật giáo Luy Lâu được mọi người biết đến với Chùa Dâu 
tại Thuận Thành Bắc Ninh nhưng trung tâm Phật giáo Câu Lậu vẫn chưa xác định được 
vị trí. Nhiều nhà sử học và nghiên cứu Phật giáo trong khi mô tả về sự phát triển của Phật 
giáo Việt Nam đã nhắc đến trung tâm Phật giáo Câu Lậu với “trên Luy Lâu, dưới Câu 
Lậu” nhưng dường như không có nhà nghiên cứu Việt Nam nào thực sự để tâm tới trung 
tâm Phật giáo này. Việc bỏ qua vai trò của trung tâm Phật giáo Câu Lậu đã tạo ra rất 
nhiều tranh cãi trong giới học giả về đường đi của Phật giáo vào Việt Nam. Nhiều học giả 
cho rằng Phật giáo được truyền bá sang Việt Nam trực tiếp từ Ấn Độ sau đó sang Trung 
Quốc nhưng cũng không ít học giả cho rằng Phật giáo được truyền bá từ Trung Quốc 
sang Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, quan điểm cho rằng Phật giáo được truyền bá vào 
Giao Châu trước khi sang Trung Quốc với thành Nê Lê và tháp cổ Asoka ở Đồ Sơn là nơi 
bắt đầu là quan điểm thắng thế. 
Dư Địa chí Hải Phòng do Hội đồng Lịch sử Thành Phố Hải Phòng biên soạn năm 
1990, đoạn về vùng đất Tiên Lãng có viết "Nền văn hóa Tiên Lãng phát triển sớm. Đạo 
Phật du nhập vào mảnh đất này từ thế kỷ V, VI. Khoảng thời gian ấy, Tiên Lãng đã xuất 
hiện một trung tâm Phật giáo ở Chùa Đót (Cấp Tiến) với kiến trúc quy mô, bảo tháp và 
tượng Phật đồ sộ. Chùa Đót đã hoạt động liên tục suốt các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc ...
kích thích sự ra đời của hàng chục ngôi chùa khác ở trong vùng, trong đó có hẳn một kho 
chứa kinh đặt ở Chùa Thiên Tộ (Phác Xuyên - Bạch Đằng)"6. 
Chùa Chuyết Sơn, Non Đông, Đốt Sơn hay Đót Sơn, tên gọi của chùa qua các 
thời kỳ lịch sử. Không ai biết về số phận của toàn bộ kho kinh Phật của Chùa Đót nằm tại 
thư viện Chùa Thiên Tộ (Phác Xuyên, Bạch Đằng). Số kinh Phật này có lẽ đã bị đốt sau 
khi hòa bình lặp lại hoặc vẫn còn lẩn khuất đâu đó. Theo bà con trong vùng, thỉnh thoảng, 
trong quá trình làm nhà hay đào đất, họ thường phát hiện những hiện vật nhưng do không 
hiểu biết nên lại chôn lại. Nhưng có một chứng tích duy nhất còn sót lại của Chùa đó là 
cây Bồ đề. Đức Pháp Vương Jambey Dorjee, trưởng đoàn Phật giáo Ấn Độ sang thăm 
Việt Nam để tổ chức đại lễ Phật giáo từ ngày 05-16 tháng 3 năm 2014, đã khẳng định từ 
cấu trúc lá Bồ đề và trường lực do cây mang lại có thể khẳng định đây là cây Bồ đề gốc 
Ấn Độ. Ông Vũ Quang Diệm, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ cũng có khẳng định 
tương tự bởi ông cũng là người có nhiều lần được chiêm bái và nghiên cứu sâu về cây Bồ 
đề gốc Phật giáo tại Bodh Gaya, Bang Bihar, Ấn Độ. Một câu hỏi được đặt ra ai đã mang 
cây Bồ đề gốc Ấn Độ sang trồng tại Việt Nam? Vai trò của chùa Đót trong lịch sử Phật 
giáo Việt Nam là gì khi chùa được xây trong giai đoạn 503-543, cùng với giai đoạn ra đời 
của Trung tâm Phật giáo tại Luy Lâu? Di sản của chùa Đót ở đâu hay vẫn nằm dưới lòng 
đất? Trước khi bị phá vào năm 1949, liệu các vị sư cao tăng của chùa còn giữ lại những 
di sản quý không? Một thông tin đáng chú ý là sự kiện Hòa thượng Thích Thanh Lạc tự 
thiêu ở Sử Đồng Kệ khi ngài đạt được sự đắc đạo vào năm 1947, hai năm sau khi chùa bị 
phá. 
Đức Pháp Vương Jambey Dorjee dưới gốc cây Bồ đề 
Theo sách Thiền Uyển tập anh, trong câu Quốc sư Thông Biện dẫn lời sư Đàm 
Thiên (542-607) (trình vua Trung Hoa Tùy Cao Tổ) để trả lời hoàng thái hậu Ỷ Lan: 
"Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì 
Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn hai mươi ngôi, độ Tăng hơn 500 
6 Địa Chí Hải Phòng, Hội đồng Lịch sử Thành Phố Hải Phòng, Trang 223
người, dịch kinh 15 quyển, vì nó có trước vậy. Vào lúc ấy, thì đã có Khâu ni danh, Ma Ha 
Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó. Nay lại có Pháp Hiển 
thượng sĩ, đắc pháp với Tì-ni-đa-lưu-chi, truyền tông phái của tam tố, là người trong 
làng Bồ-Tát, đang ở chùa Chúng Thiện dạy dỗ học trò. Trong lớp học đó không dưới 300 
người, cùng với Trung Quốc không khác. Bệ hạ là cha lành của thiên hạ, muốn bố thí 
một cách bình đẳng, thì chỉ riêng khiến sứ đưa Xá lợi đến, vì nơi ấy đã có người, không 
cần đến dạy dỗ." 
Dưới thời A-dục vương trị vì tại Ấn Độ (từ năm 273 đến 232 trước CN), nhờ sự 
ủng hộ của nhà vua nên đạo Phật đã được truyền đi nhiều xứ sở bên ngoài Ấn Độ. Các 
thương nhân người Ấn theo đường biển đã đến Giao Chỉ buôn bán và mang theo đạo 
Phật mới mẻ đến xứ này. Sau đó đến lượt các tăng sĩ người Ấn tới đây truyền đạo, góp 
phần lập ra trung tâm đạo Phật tại Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc 
Ninh, Việt Nam), một trong những trung tâm lớn nhất của đạo Phật tại phương Đông đầu 
Công nguyên cùng với hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành (nay thuộc Trung 
Quốc)7 
Như vậy, có thể khẳng định Chùa Đót được xây dựng trước cuộc khởi nghĩa của 
Lý Nam Đế với sự ra đời của nước Vạn Xuân và được coi là ngôi Chùa tối cổ của Việt 
Nam. Hoàng Đồ Củng cố Đót Sơn Tự Di Đà Phật Bi thể hiện Chùa Đót Sơn là ngôi 
chùa quan trọng trong Phật giáo của Việt Nam và được Triều đại nhà Lê, đặc biệt vua Lê 
Thánh Tông, dùng quốc khố để phục dựng lại. Chùa Đót Sơn đầu tiên có tên gọi là 
Chuyết Sơn8, tiếng Phạn/Hindi có phát âm tương tự Jaisan - có nghĩa nơi tràn ngập ánh 
hào quang của Đức Phật hay sự đắc đạo như nhiều vị sư cao tăng cổ Việt Nam đã sử 
dụng trong đó có vị sư Chuyết Chuyết, người tu ở Chùa Bút Tháp và hóa ở Chùa Phật 
Tích. Chuyết Sơn cũng có thể là Chryse (đảo vàng) như các nhà thám hiểm Hy Lạp cổ 
xưa thường đặt cho những mảnh đất vàng khi họ đặt chân đến9. 
Khi phân tích về thời điểm chính thức của sự du nhập của Phật giáo vào Việt 
Nam, cần phải có cái nhìn tổng quát về bối cảnh lich sử toàn bộ khu vực vào thời điểm 
bấy giờ và điều kiện tự nhiên và xã hội của đất nước ta thời kỳ bấy giờ. Sự ra đời của 
Chùa Chuyết Sơn vào giai đoạn năm 502-543 và việc hình thành Trung tâm Phật giáo 
Luy Lâu cùng thời gian này đánh dấu một bước ngoặt trong sự du nhập của Phật giáo vào 
Việt Nam và Trung Quốc. 
Thứ nhất, vào thời kỳ này, Giao Chỉ vẫn thuộc sự đô hộ của nhà Lương, Trung 
Quốc (502-557). Sau khi Lương Vũ Đế Tiêu Diễn giết chết người anh Tiêu Bảo Dung để 
tiếm quyền vào năm 502, ông ta đã vấp phải rất nhiều thách thức liên quan đến sự hợp 
pháp trong ngôi vị và sự đồng thuận của các quan lại trong triều, những người đang chịu 
ảnh hưởng rất lớn của tư tưởng nho giáo và Lão giáo. Trong “Sự từ bi của Đức Phật và 
việc sử dụng Phật giáo cho mục đích chính trị của Hoàng Đế Vũ đời nhà Lương (502- 
549)”, Tom De Rauw đã viết “Phật giáo đã được Lương Vũ Đế sử dụng rất thành công 
trong việc quy phục được sự ủng hộ của giới quan lại và các hầu tước phong kiến… và 
cải tổ được hệ thống chính trị, văn hóa và tôn giáo, điều mà nhiều vị hoàng đế trước đó 
không làm được”10. Chính vì lẽ đó, khác với giai đoạn trước khi đạo Phật được coi là 
ngoại đạo và Nho Giáo và Lão Giáo là hai tư tưởng thống soái, Đạo Phật đã có chỗ đứng 
7 http://www.thuvienhoasen.org/u-lspgvn1.htm 
8 Viện Viễn đông Bác Cổ Pháp, Thư mục Thác bản Văn khác Hán Nôm Hoàng Đồ củng cố Đót Sơn Tự di Đà Phật Bi 
(9571-9572) 
9 http://en.wikipedia.org/wiki/Chryse 
10 Tom De Rauw, Ghent University, Beyond Buddhist apology: the political use of Buddhism by emperor Wu of the 
Liang Dynasty (r. 502-549)
trong xã hội Giao Chỉ cũng như Trung Quốc và được khuyến khích phát triển. Nó cũng lý 
giải tại sao khu vực Dâu - Luy Lâu mới trở thành Trung tâm Phật giáo và trở thành điểm 
tiếp nối đi sang Bành Thành, Trung Quốc của các nhà sư Ấn Độ. 
Thứ hai, trong bối cảnh khu vực, nền văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ. Ts 
Ngô Văn Doanh, khi viết về lịch sử Vương Quốc Chăm Pa, nhận định “từ nước láng 
giềng Phù Nam ở phía tây và nam, Lâm Ấp (349-756) - Vương Quốc Chăm Pa nhanh 
chóng hấp thu nền văn minh Ấn Độ. Đây chính là giai đoạn mà người Chăm đã bắt đầu 
có các văn bản mô tả trên đá bằng chữ Phạn và bằng chữ Chăm, và họ đã có bộ chữ cái 
hoàn chỉnh để ghi lại tiếng nói của người Chăm. Nhiều ngôi đền thờ thần Shiva, vị thần 
của các Thần trong Hindu giáo đã được xây dựng”11. Cùng với ảnh hưởng mạnh mẽ tại 
Lâm Ấp, văn hóa Ấn Độ cũng bắt đầu có ảnh hưởng mạnh tới vùng Giao Chỉ thông qua 
các hoạt động giao lưu thương mại và văn hóa, đặc biệt là Phật giáo. Con đường tơ lụa 
trên biển được định hình rõ bắt nguồn từ vùng Tây Bengal Ấn Độ, qua eo biển Malacca 
đến Vương Quốc Chăm Pa, Giao Chỉ và Quảng Châu vv. Giao Chỉ là địa điểm mà các 
nhà buôn thường và những nhà truyền giáo Ấn Độ thường ghé qua. 
Việt Nam Phật giáo sử luận của tác giả Nguyễn Lang viết “Các vị tăng sĩ này tới 
viếng Việt Nam bằng đường biển, theo các thuyền buôn người Ấn. Nhưng trước khi các vị 
tăng sĩ Ấn Ðộ tới Việt Nam, các thương gia Ấn Ðộ cũng đã tới Việt Nam rồi và cũng đã 
mang theo sinh hoạt Phật Giáo tới xứ ta. Hồi bấy giờ (đầu kỷ nguyên) Ấn Ðộ đã có liên 
hệ thưong mại trực tiếp với Trung Ðông và gián tiếp với các nước vùng Ðịa Trung Hải, 
Ðế quốc La Mã tiêu thụ rất nhiều vàng, lụa, hương liệu, trầm, quế, tiêu, ngà voi, châu 
báu... Ðể có đủ hàng cung cấp cho thị trường ấy, các thương gia Ấn Ðộ đã dong thuyền 
đi mãi vè Viễn Ðông. Những thương thuyền này theo gió mùa Tây nam đi về Ðông Nam 
Á, tời bờ biển Mã Lai, Phù Nam và Giao Chỉ. Thương gia Ấn Ðộ phải ở lại đây cho đến 
năm tới, chờ cho gió mà Ðông bắc để trở về Ấn Ðộ. Trong thời gian này, họ lại sống với 
dân bản xứ à đã ảnh hưởng tới dân bản xứ bằng lối sống văn minh của họ. Vì sự có mặt 
của những thương gia Ấn Ðộ mà dân ta hồi đó đã biết đến ít nhiều về kỹ thuật canh tác, y 
thuật và tôn giáo Ấn Ðộ. Ta có thể nói rằng chính những thương gia Ấn Ðộ đã trước tiên 
đem Phật giáo vào nước ta”. 
Thứ ba, từ bán đảo Đồ Sơn, một dải đất chạy theo hướng Đông Bắc, tương đối 
biệt lập do Biển vẫn nằm rất sâu trong đất liền, việc truyền đạo chỉ mang tính chất hạn 
chế. Khi có sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền nhà Lương, Phật giáo bấy giờ mới công 
khai hoạt động với việc hình thành chùa Chuyết Sơn tại vùng Thương Cảng cửa sông, 
cách Thành Nê Lê, Đồ Sơn rất gần. Hoạt động truyền bá đạo Phật và hoạt động dịch thuật 
nhiều văn kinh từ tiếng Phạn sang tiếng bản địa. Giai đoạn năm 503-543 mới chính thức 
là thời điểm chính thức với quy mô lớn hơn với việc hình thành hai trung tâm Phật giáo, 
Chùa Chuyết Sơn, trung tâm Phật Giáo Câu Lậu ở thương cảng và Luy Lâu ở trung tâm 
của Chính quyền đô hộ. Nên Chùa Đót Sơn có hẳn một kho kinh đặt ở Chùa Thiên Tộ - 
Bạch Đằng. 
Thứ tư, là một quốc gia có chủ quyền, Chùa Chuyết Sơn, một ngôi chùa của các 
nhà sư Ấn Độ có thể được đánh giá là một Hội Quán Ấn Độ với nhiệm vụ giúp các tàu 
buôn Ấn Độ và các nhà truyền giáo Ấn Độ thông quan trước khi vào đất liền và giúp 
nhiều vị sư của Việt Nam lên các tàu buôn Ấn Độ để sang Ấn Độ thỉnh kinh. Việc này có 
thể lý giải tại sao có những giai đoạn, hàng trăm sư Ấn Độ có thể mặt tại Trung tâm Phật 
giáo Dâu Luy Lâu trước khi sang Trung Quốc truyền đạo. Đây cũng là sự lý giải hợp lý 
cho việc, trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ thế kỷ thứ V đến XI, rất nhiều nhà sư Việt 
Nam đã sang học Phật tại Ấn Độ. 
11 Ngô Vǎn Doanh, Champa, tr.38-39;
Vào thế kỷ thứ 10 dưới thời của Đinh Tiên Hoàng Đế, thời kỳ của quốc gia độc 
lập nhưng cũng là thời kỳ suy tàn của Phật giáo Ấn Độ, Chùa không còn sự hiện diện của 
các nhà sư Ấn Độ và được đổi tên thành là chùa Non Đông. Chùa nằm trên địa bàn Cảnh 
Thanh sau là Tổng Kinh Thanh, Huyện Bình Hà, Phủ Nam Sách, Hải Dương. Chùa gắn 
liền với Đức tổ Huyền Quang, Thánh tổ Non Đông và là kinh đô của Pháp Môn Tịnh Độ 
Thiền tông. 
Theo các cụ cao niên trong làng, Chùa Đót Sơn có quy mô lớn và được coi là kỳ 
quan của Phật giáo Việt Nam. Khuôn viên của Chùa rộng 8 mẫu trong đó có hai mẫu 
vườn, một mẫu ao và năm mẫu ruộng. Ngôi Chùa chính nằm ở Hướng Đông với 100 gian 
và hoành phi câu đối có ghi dòng chữ Non Đông Tự. Xung quanh chùa chính có hành 
lang rộng 3 mét. Đằng sau, phía tây có 100 pho tượng La Hán bằng đá. Hai dãy nhà 
ngang, một quay hướng Bắc và một quay hướng Nam theo kiều răng bừa, phía sau nhà 
chính mỗi dãy 50 gian. Xung quanh hay dãy nhà ngang đều có hành lang rộng 3 mét. 
Chùa có một quả chuông nặng năm tấn. 
Giáo sư sử học Lê Văn Lan trong cuộc phỏng vấn Phóng viên của Báo Bảo vệ 
Pháp luật về vùng đất Kinh Lương, Xã Cấp Tiến khẳng định “nếu đặt Kinh Lương - Chùa 
Đót Sơn – Đền Đống Duy vào một môi trường lịch sử xã hội thì thấy đấy là nền của một 
vùng văn hóa hướng ra biển, tiếp nhận ảnh hưởng của biển. Có nền đó thì mới có các 
cuộc vân du của các thích du như các nhà sư Ấn Độ, Chử Đồng Tử, Mạc Đăng Dung. 
Nhờ đó mà chúng ta mới được hưởng những di sản văn hóa vô giá trị là đình, đền, chùa 
và các đường viền bao quanh nó. Văn hóa – xã hội trên nền ấy làm cầu nối từ bấy giờ đến 
bây giờ”12 
Việc khôi phục lại vùng đất này là một việc cần phải làm, đúng theo ý nguyện của 
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm qua lời Sấm Ký. Khi khơi lại toàn bộ những giá trị lịch 
sử và tâm linh của vùng đất Tổng Kinh Lương xưa, kết nối với xã Kiến Thiết, Lý Học, 
Vĩnh Bảo, sẽ tạo ra một Trục Thần Đạo, giúp đất Việt giữ được Biển Đông, mở mang bờ 
cõi đến tận mũi Cà Mau như ngày nay đúng như lời tiên tri mà Trạng Trình đã dành cho 
Chúa Nguyễn Hoàng với “Hoành Sơn Nhất Đái/Vạn đại dung thân”. 
12 Giáo sư Sử học Lê Văn Lan “Nên khơi thông các giá trị văn hóa truyền thống” Bảo vệ Pháp luật, số 37, Thứ sáu 
09.05.2014
KINH LUONG, THE LAND OF LEGACIES 
Recently, series of articles have been published on various newspapers about the 
sacred land of Kinh Luong, Cap Tien, Tien Lang, Hai Phong. These articles included 
“Going to the sacred land with generation of heroes” on April 25, 2014, “Prof Le Van 
Lan: it is advisable to restore the traditional cultural values” on May 9, 2014 on Bao Ve 
Phap Luat (Law Guardian Newspaper), “Story on the stone stela of Kinh Luong Temple” 
on Dan Tri Newspaper on May 2, 2014, “Where Gods who safeguard the East Sea are 
worshipped” on Nhan Dan Newspaper on May 8, 2014 and “Awakening the thousand 
year Bodhi Tree” on Hai Phong Newspaper on April 18, 2014. These articles have proved 
that Kinh Luong with Dot Son Pagoda and Kinh Luong Temple is the land with full 
cultural legacies which relates to the establishment of Buddhism in Vietnam and gives 
the answer about the lost ancient River Port of Vietnam which many historians could not 
find. 
Kinh Luong is now a village of Cap Tien Commune, Hai Phong city. Based on 
old documents which were recently found out, Kinh Luong used to be the name of the 
whole region and was changed to Cap Tien (Progressive) after 1954. Kinh Luong was 
famous with Dot Son Pagoda, the oldest pagoda in Vietnam and Kinh Luong temple 
complex, worshipping five Gods who protect the East Sea of Vietnam. During the war 
with the French (1945-1954), on finding that former General Secretary Do Muoi, who 
was then Political Commissar of Left River Command, stayed in Dot Son Pagoda and 
instructed military campaigns, the French mobilized warships, tanks and troops 
conducted massive attacks in Kinh Luong. Pagoda got destroyed in 1949 and Kinh Luong 
temple complex got destroyed in 1953. Huge bronze Buddhist statues were used to make 
ammunitions and stone stela used for the resistant war. The sad episode was that after 
peace resumed, lands of pagoda and temple got given to peasans or used for other 
purposes, all the legacies got full eliminated so that nobody knows about its importance. 
The Spread of Buddhism to Vietnam 
The spread of Buddhism to Vietnam and subsequently to China, East Asian 
countries and other parts of the world is considered the heyday of India’s global 
ideological power and the miracle of the Indian Buddism Diplomacy. In this course, 
Vietnam, the then Jiao Zhi or Jiao Zhou, under the Chinese domination, was on the Silk 
Road and identified as the key zone for the start of Buddhism. However, the role of Jiao 
Zhi or Jiao Zhou for the spread of Buddhism was not acknowledged due to various 
reasons including the reason of Vietnam’s government opinion that Buddhism came to 
Vietnam from Pengcheng China. 
It is commonly known that Buddhism is the religion nurturing the patriotism of 
the Vietnamese. Buddhism is the companion of the nation, going with the ups and downs 
of the history of Vietnam. Ever since, Emperor Dinh Bo Linh alias Dinh Tien Hoang 
(924-979) declared independence from China, naming Vietnam as Dai Co Viet, 
Buddhism was adopted as the national religion with Patriarch Huyen Quang the 
Counsellor Minister of the dynasty. Buddhism was also the national religion during 
subsequent dynasties i.e. Pre-Le (980-1009), Ly (1009–1225), Tran (1226–1400), Le 
(1428-1789). During Tran Dynasty, the Zen School of Buddhism (Truc Lam) was 
invented with Emperor Tran Nhan Tong acknowledged Vietnamese Buddha along with 
Parchiarch Phap Loa and Huyen Quang. 
Many scholars have written about the history of Buddhism in Vietnam. Those 
scholars include Dr. Le Manh That, Nguyen Lang, Nguyen Bang etc. Before that, the 
French also had a great role in writing about Vietnamese Buddhism including the works
by Mr. Tran Van Giap titled “X Le Bouddhisme en Annan, des origine au XIIIe siecle – 
The Buddhism in Annam, from Origin to XIII century published in Bulletin de l’Ecode 
Francaise d’Extrême-Orient. These works proved that Buddhism came to Vietnam first 
with Ne Le Citadel now known as Cave Pagoda in Do Son of Hai Phong being the place 
where Indian Buddhist Monks and Merchants stayed. This place has been proved to be an 
island off-coast of Vietnam at that time. However, these works can not prove when 
Buddhism had its full establishment and how Buddhism traveled from the sea to the 
Buddhism Centre of Luy Lau (Dau Pagoda and Phat Tich Pagoda). All scholars agreed 
that there used to be a Buddhism Centre of Cau Lau near the Sea with “above is Luy Lau, 
down is Cau Lau” but could not find where Cau Lau was located. 
According to the Book titled “The Pachiarch of Buddhism” the oldest Book on 
Buddhism still preserved, there was one story that the Chinese Monk on the report to the 
Sui Emperor (Sui Dynasty during 542-607) that “In Jiao Zhou, with easy access to India, 
when Buddhism arrived, it is not there in Jiang Dong, there have been 20 pagodas in Luy 
Lau13 with 100 Buddhist Monks who translated 15 Buddhist Books so Buddhism had to 
be there first. When Buddhism came, famous Indian translators namely Kandinya, 
Mahajivaka, Sogdiane, Mou Tsu were there. Now they have Pachiarch Phap Hien and 
Vinidaruci, considered as Bodhisattvas, who are teaching lots of monks. In that class, 
there are no less than 300 people. Emperor, as the kind father of the country, with equal 
treatment, just ask them to submit the Buddha Remains…Under King Asoka’s reign (273- 
232 BC), with the support of the king, Buddhism got disseminated to many countries 
outside India. Indian merchants came to Jiao Zhi by sea to trade and brought along with 
them the new school of thought of Buddhism. Later on, Indian monks came here to 
disseminate religion, contributing to the establishment of Buddhist Centre in Luy Lau, 
one of the biggest Buddhism centre in the Oriental region along with Luòyáng and Peng 
Cheng”14 
Kinh Luong, the Cau Lau and Domea ancient River Port 
In order to have the clear answer to the questions of when Buddhism got full 
establishment in Vietnam and where Cau Lau Buddhism Centre was located, it is 
important to identify the exact location of Cau Lau River Port. 
Cau Lau is one of the districts named by Han Dynasty after defeating the 
revolutionary of the Two Sisters (Hai Ba Trung). In Han Geology Book, Jiaozhi under 
Han domination had 10 districts of Liên Thụ, An Định, Câu Lậu, My Linh, Khúc Dương, 
Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên, Chu Diên. In the book History of Vietnam (Sử học 
Bị khảo) writen by Dang Xuan Bang (1828-1910), a Mandarin under Nguyen Dynasty, 
“Cau Lau was opposite An Dinh district and located by the river which joins with Uat 
River”. An Dinh has been proved to be district covering Do Son of Hai Phong so Cau 
Lau district was confirmed by scholars to be the area covering the districts of Vinh Bao, 
Tien Lang, An Lao, Kien An and Kien Thuy of Hai Phong now. The Centre of Cau Lau 
was located on the mouth of a river that led to Long Bien and had to be the highest land 
of the whole area. 
13 Luy Lau was the capital of Jiao Zhi 
14 http://www.thuvienhoasen.org/u-lspgvn1.htm
Map of the North, XVII, Maps of Samuel Baron, Churchill, A collection of voyages and 
travel, Vol 6, London, 1974 
While describing Domea (Do Me), a River Port of Dai Viet, William Dampier 
(1652-1715), a British explorer, in his works A Collection Of Voyages 1688, wrote “That 
part of the Kingdom (Tonquin), that borders on the sea is very very low land: neither is 
there any Hill to be seen but the Elephant Mountain and a Ridge of a much less Heighth 
continued from then to the Mouth of the River of Domea”15. It can be concluded that by 
1688, the sea level was so high that the Elephant Mountan was used as Maritime Post. 
Therefore, district of An Lao, Kien An and major parts of Kien Thuy, Tien Lang and 
Vinh Bao were not there. So Cau Lau comprised some part of Tien Lang and Tu Ky 
District of Hai Duong. 
The River that led to Hean (Pho Hien, Hung Yen now) and Cacho (Ke Cho – 
Thang Long) was the river of Thai Binh. On June 25, 2007, under the project organized 
by the Vietnam Study and Development Science to find the ancient town of Domea, a 
delegation, comprising Assc Prof Nguyen Quang Ngoc, Assc Prof Truong Quang Hai, 
Research Tran Thanh Ha, Do Kien, Vu Duong Luan, Tong Van Loi, Assc Prof Vu Van 
Phai, Assc Prof. Dang Van Bao, Student Nguyen Quang Anh, Archeologist Nguyen 
Chieu, Dr. Hoang Anh Tuan, MA Nguyen Ngoc Phuc (USSH), Assc Prof Tran Duc 
Thanh, Dr. Dinh Van Huy (Institute of Natural Resource and Environment), Mr. Ngo 
Dang Loi (Chairman of Hai Phong History Council), Mr. Nguyen Ngo Thao, Director of 
Social Science and Humanity Centre of Hai Phong, Mr. Nguyen Van Tham, Official of 
Information and Culture of Tien Lang District, conducted a field visit along Thai Binh 
River, starting from Ben Village (Cung Chuc, Trung Lap Commune of Vinh Bao) and 
ending in Do Son. After the visit, the members of the delegation arrived at a conclusion 
15 William Dampier, Voyage and Discovery, Volume II, The Situation of the Kingdom of Tonquin, 
Chapter II, Page 19
that Domea is located at Khoi Nghia commune and ancient pagoda identified as Phuc 
Linh Pagoda.16 
Domea in the map of East Indian company 
Kinh Lương, Cấp Tiến at present 
The conclusion made by the delegation was only based on maps and field visits, 
not on any historical evidences and stone stelas. From the map of East Indian Company 
and map of Tien Lang now, Kinh Luong is down below Da Cho, Ben Thap and Ben Oc 
of Khoi Nghia commune and on the bank of Thai Binh River, so Kinh Luong has to be in 
existence first and Domea can not be in Khoi Nghia Commune. The pagoda in Domea 
can not be an ordinary pagoda but a Buddhist centre, having relations with the 
establishment of Buddism in Vietnam. Domea has to be somewhere in area of Me paddy 
field, which is in the West of the Dot Son Pagoda and North of Kinh Luong National 
Guardian Temple. The fresh water well has to be of the well of Hoa Than Dong Duy Dai 
Vuong (the Dong Duy God of Fire) as mentioned in the stone stela of Kinh Luong 
Temple 
Tiên Lãng, the alluvial land by the River of Thai Binh was separated to be one 
district in XV century. Under Ly and Tran dynasty, this area had the name of Bang La 
belonging to Thanh Ha District of Hai Duong Province. In XIV century, it belonged to 
Binh Ha District of Nam Sach Province. In 1460, under the reign of King Le Thanh 
Tong, the district was separated to make Tan Minh and Binh Ha under Nam Sach. In 
1600, the word “Tan” changed to Tien due to having the same name with King Le Kinh 
Tong (1588-1619) to become Tien Minh. In 1884, due to having the same name with 
King Ham Nghi (Nguyen Phuc Minh), the word “Minh” changed to “Lang” with the 
word “Lang” taking from the word “Binh Lang”, name of one of the God of Kinh Luong 
National Guardian Temple, meaning “pacifying sea”. In 1893, Tien Lang got separated 
from Nam Sach to join with Hai Phong province. 
The reason for the lost of Domea was attributable to the fact that during the 
Nguyen Dynasty (1782-1945), trading activities with the West or foreigner were 
forbidden. The River port no longer maintained its role. When tide receded, new land 
came, Domea or Kinh Luong fell deep in the main land. The inability to find Domea was 
also due to the lost of all the legacies, stone stela, and old douments about Kinh Luong 
after the war. Domea was actually found out by French historians in the early of 20th 
century when they identified Kinh Luong as the prime location and carefully copied all 
the stone stelas and noted down all the old documents. After getting defeated in Dien 
16 Nguyễn Quang Ngọc, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, 2007, Domea (Đô-mê-a) trong hệ thống thương mại đàng ngoài 
thế kỷ XVII-XVIII
Bien Phu, they brought these documents back to France. Recently, under the bilateral 
cooperation between two Governments of Vietnam and Franch, the French Institute of 
Extreme Orient was established and documents about Kinh Luong were found in all at 
Catalogue of Vietnamese Inscription and Institute of Han Nom. According to old locals, 
the area near the well used to be the custom area. In 1980, during the excavation, an old 
ship was found where there were lots of vase, bowls etc. Whatever were still in tact were 
distributed among people and the rest got piled up to make a big pile which was called by 
the local as Go Ma Lo. 
Map of Northern River XVII. Dutch East Indian Company 
Tiên Minh in the Map of Đồng Khánh Reign 
1886-1888 
In the Book Stelas of Tien Lang presented by Assc Prof Dr. Đỗ Thị Hảo, 
Chairman of Hanoi Folklore and Art Association in 2008, the oldest stela of Tien Lang 
was the Stela of Dot Son Pagoda name Royal Stela for Reconstruction of Dot Son Pagoda 
made during King Le Thanh Tong in 1491, saying that the Pagoda of Dot Son previous 
names Non Dong and Chuyet Son was constructed in the year 503 under the Liang 
Dynasty. The oldest land of Tien Lang used to be the King Luong, now Cap Tien ward of 
Tien Lang District, Hai Phong. Based on other stelas of Dot Son Pagoda and King Luong 
temple, the National Guardian Temple, worshipping five Gods to protect the East Sea of 
Vietnam, Kinh Luong used to have the name of Kinh Thanh, Canh Thanh and Cau Lau. It 
was found out that any dynasties and Kings of Vietnam, when they came to power, they 
immediately honoured the pagoda and all the Gods who were worshiped in Kinh Luong, 
who guard the East Sea of Vietnam. The last honour was made by King Khai Dinh of 
Nguyen Dynasty on July 25, 1924 when the King celebrated his birthday at 40. 
Chuyet Son Pagoda – the Cau Lau Buddhism Centre of Vietnam 
According to Hai Phong’s Book of Geology, prepared by Hai Phong Council of 
History in 1990 based on various documents inherited from the French, in the portion 
about Tien Lang, it says “Tien Lang witnessed an early development of its culture. 
Buddhism entered this district from V-VI century. During that period, a Buddhist Centre 
was established at Dot Pagoda (Cap Tien) with large scale, big stupa and huge Buddha 
statues. The Dot Pagoda was in existence through all the dynasties of Ly, Tran, Le, Mac 
… encouraging the birth of tens of pagodas in the whole region. It has its own library, 
containing Buddhist Books at Thien To Pagoda in “Phac Xuyen – Bach Dang"17. 
Chuyết Sơn, Non Đông, Đốt Sơn or Đót Sơn, are the names of the Pagoda in 
different period of history. Nobody knows about the fate of all the Buddhist Books which 
17 Địa Chí Hải Phòng, Hội đồng Lịch sử Thành Phố Hải Phòng, Trang 223
was kept at Thien To Pagoda. They might got burnt after peace resumed in 1954 or might 
be kept somewhere. According to local people, from times to times, when people 
excavate the land to build house, many things were found but were not known so they 
buried them again. The only thing left was the Bodhi Tree, which was acknowledged by 
former Ambassador of Vietnam to India, Mr. Vu Quang Diem and Ven Jambey Dorjee, 
who visited Vietnam to organize the Buddhist Festival of India in Vietnam during March 
05-16, 2014, as the Bodhi tree of Indian origin with strong power. Who brought this 
Bodhi tree to Vietnam? What is the role of Chuyet Son Pagoda in the history of 
Vietnam’s Buddhism when it was built in 503 much before the revolutionary of Ly Nam 
De who built Tran Quoc Pagoda which is now claimed to be the oldest pagoda in 
Vietnam? Where were all the legacies which related to India at Dot Son Pagoda or are 
they still kept somewhere? Before the pagoda got burnt and all copper statues got melted 
to make ammunition in 1949, could any of the monk manage to preserve anything? 
Before it was destroyed, the pagoda had 100 rooms and a hospital. One interesting detail, 
as told by old local people, was that Most Ven Thich Thanh Lac, the abbot of the Pagoda, 
burnt himself after getting enlightment in 1947, two years after the pagoda got burnt. 
All what belonged to Kinh Luong was completely destroyed and eliminated 
during the war against the French and course of revolutionalization so that nobody can 
know about its legacies. Recently, when the job of restoration of the National Guardian 
Temple of Kinh Luong and Dot Son Pagoda started, following the message/prediction by 
prestigious Nguyen Binh Khiem (1491–1585) in XVI century about Kinh Luong and Dot 
Son, local authority and people searched and found out photos of many stone stelas and 
old documents which was preserved at Institute of Han Nom and French Institute of 
Extreme Orient (École française d'Extrême-Orient - EFEO), giving lots of explanation 
about the spread of Buddhism from ancient River Port of Cau Lau. 
As cited above, Royal Stela for Reconstruction of Dot Son Pagoda, the Pagoda of 
Dot Son, used to have the names Chuyet Son and Non Dong (Pagoda in the East), was 
constructed in the year 503 under the Liang Dynasty, marking the ripe condition for full 
establishment of Buddhism in Vietnam and subsequently China. Chuyet Son, which has 
no meaning in Vietnamese, can be the term Chryse (Golden land) 18 or can be a Sankrit 
term which means Pagoda of enligntened Bodhisattvas. Vietnamese Buddhist history also 
witnessed several well-known enlightened monks naming themselve Chuyet including 
Monk Chuyet Chuyet who were worshipped at Phat Tich Pagoda. 
18 http://en.wikipedia.org/wiki/Chryse
Ven Jambey Dorjee under the Bodhi Tree 
Firstly, it has to be stated that Buddhism got its firm establishment in Jiao Zhi 
(Jiao Zhou) only during the Liang dynasty (502-549). In Beyond Buddhist Apology, the 
Political use of Buddhism by Emperor Wu of the Liang Dynasty (r. 502-549), Tom De 
Rauw wrote “When Xiao Yan ascended the throne of the Liang (502-557) Dynasty as 
Emperor Wu (r.502-549), he was faced with some huge challenges which included the 
problem of legitimacy (as an usurper) when he had seized power from one of his 
kinsmen, Xiao Baorong (488-502), in revenge for the murder of his older brother, the 
devolution of the empire for centuries after the disintegration of the Han and the support 
of elites of literati families who was dependent on the existing Confucian political 
system… Through the use of Buddhism, he could make reforms in the political, cultural 
and religious realm which tied different modes of thought together which no other 
precedessor could do”. Therefore, different from the previous period when Daoism and 
Confucism were the two overwhelming ideologies, Buddhism had its standing in the 
society of Jiaozhi and China and was encouraged to develop. The Indian station at Ne Le 
citadel (Do Son now) was shifted to the River Port of Cau Lau for further dissemination 
to Luy Lau, (the Capital), Peng Cheng and Luoyang. 
Secondly, India civilization had had a strong influence in the South already with 
the presence of the Cham Kingdom. Dr. Ngô Văn Doanh, an expert on Cham Kingdom, 
wrote “from the neighbouring countries of Phnom (Funan) in West and South and Lam 
Ap Kingdom (existed during 349-756) which covers the area of Quang Binh to Quang 
Nam, the Cham Kingdom absorbed Indian civilization quickly. This was the period when 
the Cham used Sakrit to form their own writing and built lot of Temples worshipping God 
Shiva and Vishnu…”19. Indian civilization also exerted influence in Jiaozhi through trade 
and cultural interaction including Buddhism. The maritime Silk Road was established, 
starting from West Bengal through Malacca strait to Champa Kingdom, Jiaozhi and 
Guangxi. 
19 Ngô Vǎn Doanh, Champa, tr.38-39;
Map of Kindom of Champa and the Silk Road from West to East during 7-10th Century 
Thirdly, from Do Son Island and ancient An Dinh district that ran on Northeast 
direction, the dissemination of Buddhism was very restricted. When there was support 
from the Chinese authority under Liang emperor, with support of Indian Government and 
Merchants, the Chuyet Son Pagoda was built on the ancient River Port, about 7 miles 
offcoast of Do Son. Buddhist books got translated from Sankrit to local language. It can 
be confirm that the period of 502-543 was period of the full establishment of Buddhism 
in Jiaozhi, with the existence of Cau Lau Buddhism centre at the Port and Luy Lau 
Buddhism Centre in the Capital. 
Fourthly, as a sovereign state, Chuyet Son, a pagoda of Indian monks and 
merchants can be consider an Indian club, having the function of helping Indian merchant 
ships, clearing immigration procedures for entering Jiaozhi. Going along the river on 
merchant ships from Cau Lau to Long Bien and Luy Lau was the best explanation, not on 
foot from Do Son to the Northeast as explained by many Vietnamese Buddhist 
Researchers. That was the reason why in some points of time, 500 Indian monks gathered 
in Luy Lau before going to China for spread of Buddhism. It also provided explanation 
that in Vietnamese Buddhism history, many Vietnamese monks travelled to India to learn 
Buddhism. 
Indian monks, actually Indian Buddhist Diplomats, never come back India. After 
completing the jobs, they returned to Chuyet Son pagoda and got enlighment under the 
Bodhi Tree. 
Professor Historian Le Van Lan, in an interview with journalist of Bao ve Phap 
Luat Newspaper about Kinh Luong, affirmed that “if we place Kinh Luong – Dot Son 
Pagoda – Dong Duy Temple (Kinh Luong Guardian Temple) in a context of socio-history, 
we can find that it is a sea oriented culture, absorbing the influence from outside. 
With that influencce, we can see the expedition of Indian monks, Chu Dong Tu, Mac 
Dang Dung. Thanks to that, we can enjoy invaluable cultural legacies including temples,
pagodas and all the effects. The shape of present socio culture was based on such 
legacies.”20 
Restoring the legacies of Kinh Luong is a must-do job, exactly as the message left 
over to the current generation by Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm in XVI century. At 
the moment, the pagoda and temples are being re-constructed. The Bodhi tree was 
approved by the Ministry of Culture, Sport and Tourism as the Tree of Heritage with 
more than 1500 years old and of Indian origin. Once all the historical and spiritual values 
including the pagoda and temples got restored, it will form again the Exis of God, helping 
the nation of Viet develop and protect the East Sea. 
20 Giáo sư Sử học Lê Văn Lan “Nên khơi thông các giá trị văn hóa truyền thống” Bảo vệ Pháp luật, số 37, Thứ sáu 
09.05.2014
Nơi đầu tiên thờ những vị thần giữ biển Đông 
Thứ năm, 08/05/2014 - 03:58 PM 
http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/di-san/item/23142502-noi-dau-tien-tho-nhung-vi-than- 
giu-bien-dong.html 
Đót Sơn, ngôi chùa bị lãng quên. 
NDĐT - Vùng đất được coi là “chính linh” của Tiên Lãng, huyệt đạo của Hải Phòng, 
nơi quê nhà của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, có ngôi chùa cổ nhất Việt Nam 
và nơi thờ Ngũ vị đẳng Thần gìn giữ biển Đông ít người biết đến. Đó chính là vùng 
đất mà xưa kia được gọi là Trang Cảnh Thanh, nay là Kinh Lương, Cấp Tiến. 
Kinh Lương, trước là Kinh Thanh, Cảnh Thanh, huyện Bình Hà, phủ Nam Sách, Hải 
Dương. Đây là nơi có đình Khai quốc Kinh Lương, đền Khai quốc Đống Duy và chùa 
Đót Sơn, trung tâm Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ thứ V đến trước năm 1945. 
Trong cuốn Văn Bia Tiên Lãng do PGS.TS Đỗ Thị Hảo, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân 
gian Hà Nội cùng các cộng sự sưu tầm, biên dịch, chú giải vào năm 2008, vùng đất Kinh 
Lương chỉ còn lại một tấm bia duy nhất nhưng có niên đại sớm nhất được dựng ở chùa 
Đót Sơn (chùa Đót) với tên Hoàng Đồ Củng cố Đót Sơn Tự Di Đà Phật Bi và toàn bộ 
tám văn bia khác đã bị thất lạc. 
Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu và khảo cứu tại Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, Viện Cao 
học thực hành và Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trong cuốn Thư mục Thác bản Văn khắc 
Hán Nôm Việt Nam, vùng đất Kinh Lương có các bia gồm bia về Đình Khai quốc Kinh 
Lương như Tân Tạo hậu Thần bi, về chùa Đót Sơn (Chuyết Sơn) như Hoàng Đồ củng 
cố Đót Sơn Tự di Đà Phật Bi, Tân tạo Bồ Đề La Hán Bi ký, Tạo thạch Phật Bi, Tân 
Tạo Thiên đài trụ, Tín Thí, Tân tạo xế giai hậu phòng hành lang bi.
Vốn là vùng đất chính linh của Tiên Lãng và huyệt đạo của vùng, Kinh Lương được nhắc 
đến trong nhiều thần tích và thần sắc của các triều đại phong kiến và trong các văn tịch 
liên quan đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đã có rất nhiều sắc phong của các triều 
đại tại đây. Đến thời kỳ nhà Nguyễn, 13 đạo sắc phong đã được ban cho Ngũ vị Đẳng 
thần. Toàn bộ các thần tích và thần sắc về vùng đất này vẫn được lưu giữ tại Viện Thông 
tin Khoa học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. 
Cũng giống Thánh Gióng, những vị thần được thờ tại Kinh Lương là những bậc hộ quốc 
công thần và được ân điển cho muôn đời thờ phụng. 
Trong miếu có năm bài vị thờ Ngũ vị Đẳng thần gồm Bạt Hải Hữu vi Vô danh Thần 
vị; Bình Lãng Hữu vi Vô danh thần vị; Mạnh tướng húy danh Phương Thần vị; Đống Duy 
húy danh Tụy Thần vị và Thần kỳ Cửa Chùa húy danh Tề Thần vị, ghi bằng chữ Nôm. 
Bạt hải Đại vương tôn thần, vị thần "hữu vi, vô danh" tức có nhiều công giúp nước 
nhưng không biết đến danh tính, là một vị thần liên quan trực tiếp đến biển. Ngài Thiên 
Quan Bình lãng Đại Vương, cũng là vị Hữu vi Vô danh, là vị thần giúp nhân dân bình 
được sóng gió. Ba vị Mạnh Tướng Đăng Kinh Đại Vương, Hỏa thần Đống Duy Đại 
Vương, Thần Kỳ Cửa Chùa Đại Vương, là những vị Nhãn Thần, được coi như những con 
mắt dõi theo và bảo vệ dân. Do đó có thể nói Ngũ vị Đẳng thần này liên quan trực tiếp tới 
Biển Đông của Việt Nam. Ân chuẩn thờ phụng các Ngài còn mãi cho đến khi đình, đền, 
chùa bị tàn phá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sự tàn phá và quên lãng 
một di sản quan trọng của đất nước là một điều rất đáng tiếc. 
Theo Văn tịch về Thần Tích và Thần Sắc về làng Kinh Lương được lưu giữ tại Viện 
KHXH Việt Nam, đây là nơi thờ Ngũ vị Đẳng Thần gồm Mạnh Tướng Đăng Kinh Đại 
Vương (Nhãn thần), Hỏa thần Đống Duy Đại Vương (Nhãn thần), Thiên Quan Bình Lãng 
Đại Vương (Thiên thần), Thần Kỳ Cửa Chùa Đại Vương (Nhãn thần) và Bạt Hải Đại 
Vương Tôn Thần (Thiên thần). Những vị này đã giúp Vua Đinh Bộ Lĩnh sau khi xưng đế 
phá tan đạo thủy quân xâm lược Ma Na và hóa thần ngay sau khi giặc giã. Vua Đinh Bộ 
Lĩnh đã phong thần để nhân dân muôn đời thờ cúng.
Theo Địa chí Hải Phòng (1990), đoạn về vùng đất Tiên Lãng có viết "Nền văn hóa Tiên 
Lãng phát triển sớm. Đạo Phật du nhập vào mảnh đất này từ thế kỷ V, VI. Khoảng thời 
gian ấy, Tiên Lãng đã xuất hiện một trung tâm Phật giáo ở Chùa Đót (Cấp Tiến) với kiến 
trúc quy mô, bảo tháp và tượng Phật đồ sộ. Chùa Đót đã hoạt động liên tục suốt các triều 
đại Lý, Trần, Lê, Mạc ... kích thích sự ra đời của hàng chục ngôi chùa khác ở Tiên Lãng, 
trong đó có hẳn một kho chứa kinh đặt ở Chùa Thiên Tộ (Phác Xuyên - Bạch Đằng)". 
Chùa Đót Sơn, nơi cùng với Chùa Hang ở Đồ Sơn, lưu lại dấu tích của nhiều nhà sư Ấn 
Độ trong buổi đầu Phật giáo được truyền bá sang Việt Nam. 
Tấm bia dựng tại chùa Đót Sơn Hoàng Đồ Củng cố Đót Sơn Tự Di Đà Phật Bi, dựng 
năm 1491, cho biết “chùa có từ đời nhà Lương (505-543), trải qua các đời Lý Trần, con 
vị Quản lão ở bản xã cùng vị sư trụ trì đứng ra sửa chùa quy mô to lớn”. Như vậy, có thể 
khẳng định chùa Đót được xây dựng trước cuộc khởi nghĩa của Lý Nam Đế với sự ra đời 
của nước Vạn Xuân và được coi là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Việt Nam. 
Chùa Đót Sơn đầu tiên có tên gọi là Chuyết Sơn (Tiếng Phạn (Hindi) Juisan - có nghĩa 
nơi tràn ngập không khí kỷ niệm của Phật giáo). Chùa, sau đó, được đổi tên thành là chùa 
Non Đông vào thế kỷ thứ 10 và Đót Sơn vào năm 1941. Đây là ngôi chùa gắn liền với 
Đức tổ Huyền Quang, Thánh tổ Non Đông và là kinh đô của Pháp Môn Tịnh Độ Thiền 
tông. Chùa hiện vẫn còn cây bồ đề được các nhà sư Ấn Độ mang sang khi truyền đạo vào 
thế kỷ thứ 6 và được coi là cây bồ đề gốc Phật giáo của Việt Nam. Năm 1491, trong lần 
vãn cảnh chùa sau khi chùa được phục dựng lại, Vua Lê Thánh Tông đã có bài thơ viết 
tại đây, được lưu lại trong văn bia của chùa. Chùa cũng đổi tên thành chùa Đót Sơn từ 
thời điểm này. 
Chùa Đót Sơn có quy mô lớn, rộng tám mẫu và được coi là kỳ quan của Phật giáo Việt 
Nam. Ngôi chùa chính nằm ở hướng đông với 100 gian và hoành phi câu đối có ghi dòng 
chữ Non Đông Tự. Xung quanh chùa chính có hành lang rộng 3m. Đằng sau, phía tây có 
100 pho tượng La Hán bằng đá. Chùa có một quả chuông nặng năm tấn.
Nơi an nghỉ của các vị thánh tổ trong chùa. 
Trước Cách mạng Tháng Tám, vùng đất Kinh Lương vẫn nổi tiếng với đình Kinh Lương, 
đền Đống Dõi (Duy) và chùa Đót Sơn với ba giếng thần. Đến năm 1947, Thượng tọa 
Thích Thanh Lạc trụ trì chùa tròn 100 tuổi, thầy đã tự thiêu ở Sự Đồng Kệ. Trước khi hỏa 
táng, Thầy đã nói "Ta hỏa táng để Phật pháp được trường tồn". 
Trong kháng chiến chống Pháp, giai đoạn 1945-1954, chùa Đót Sơn cũng như đình Kinh 
Lương là những căn cứ cách mạng quan trọng. Theo một số cán bộ lão thành cách mạng, 
nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã từng ở tại chùa để chỉ đạo kháng chiến khi ông là Chính 
ủy Quân khu Tả ngạn. Kinh Lương đã trở thành nơi chiến địa ác liệt nhất. Và trong thời 
gian này, trước sự ác liệt của cuộc chiến tranh, chùa Đót Sơn, đình Kinh Lương và đền 
Đống Duy đã bị phá hủy. Hòa thượng Thích Thanh Dũng cũng hy sinh trong trận càn của 
Pháp năm 1953. 
Đót Sơn ngày nay đã trở thành Nghĩa trang Liệt sĩ. Toàn bộ các tượng Phật và tượng thần 
bằng đá đều bị thất lạc. Theo bà con trong vùng, sau khi hòa bình lập lại, các cột đá ở tam 
quan cũng như nhiều văn bia đã được sử dụng để xây Cống Nẻ. Đất của chùa, đình và 
đền đã bị giao cho nhiều hộ gia đình. Ngôi chùa chỉ còn lại là một am rất nhỏ, vốn là 
chiếc bếp xưa của chùa và một cây bồ đề trên nghìn năm tuổi. 
Đúng 60 năm kể từ khi đình và đền Khai Quốc và chùa Đót Sơn bị phá, hậu thế mới tiến 
hành phục dựng lại (đình, đền và chùa bị phá hoàn toàn vào cuối năm 1953 và đầu 1954). 
PHẠM THẮNG
Thứ Sáu, 02/05/2014 
Chuyện khắc trên văn bia Đình làng Kinh Lương 
(Dân trí) - Ngọc Phả ba vị Đại Vương là Bậc Khai quốc có công lao lớn được phong 
Thần tước Triều Đinh họ Việt Thường. Và văn bia Đình làng Kinh Lương đã kể lại 
thân thế, công lao của ba vị Đại Vương: 
Một văn bia tại đình làng Kinh Lương được lưu trong sách cổ 
Thời bấy giờ, người đời truyền lại rằng, ở trang Vĩnh Đồng, phủ Khoái Châu, đạo Sơn 
Nam có một nhà danh gia vọng tộc họ Trương, húy Lợi, vợ là người ở trong trang tên là 
Nguyễn Thị Nguyên nhưng đã lấy nhau được ba năm rồi mà vẫn chưa thấy nảy mầm thai 
nghén. Bởi vậy, trải thêm được ba bốn năm sau, hai người đã bỏ đi và tìm đến địa giới 
trang Cảnh Thanh (sau đổi là Kinh Thanh rồi Kinh Lương), huyện Bình Hà, phủ Nam 
Sách, lộ Hải Dương xin định cư khi thấy nơi đây dân tục thuần hậu. 
Trải được khoảng một hai năm, gia sản ngày thêm khá giả và dần được xếp vào hạng Hào 
trưởng trong làng. Vào một hôm giữa lúc đêm khuya, người vợ mộng thấy mình bỗng 
được bay lên trời và bẻ được bốn đóa hoa quế ôm vào trong lòng rồi chợt tỉnh giấc. 3 
tháng sau, bà thấy trong mình chuyển dạ rồi có thai, đến kỳ mãn nguyệt thì đẻ ra một bọc 
sinh ra được ba người con trai (tức giờ Tuất, ngày 16 tháng giêng năm Ất Mùi), diện mạo 
khôi kỳ, thân dung dài rộng, long nhan cằm hổ, mặt cứng như sắt, toàn thân sắc đỏ, đều là 
khác hẳn người thường, đặt tên cho người thứ nhất là Phương, người thứ hai là Tụy và 
người thứ ba là Tề. 
Ngày tháng thấm thoắt trôi mau, những người con đã lên 14 tuổi. Cha mẹ bèn tìm thầy 
cho nhập học, nhưng các người con lại đều không chịu học mà chỉ chuyên võ nghệ và 
giỏi binh thư. Tài nghệ của những người này giỏi đến mức các bằng hữu không ai là 
không kính phục. 
Các ông chợt nghe thấy giặc Ma Na kháo với nhau rằng, nhà Đinh đã đến lúc suy đồi, thế 
vận đã hết, nên chuẩn bị binh mã để tiến đến xâm chiếm. Nhà vua lại vội vã cho truyền
hịch khắp thiên hạ muôn phương để tìm người anh tài võ sĩ cùng về giúp nước, sau khi 
bình giặc xong sẽ ban quan tước để hiển công danh mãi ở đời sau. 
Các ông nghe được hịch, bèn cùng bảo nhau đến tòa Vọng Quang làm lễ bái yết rồi đến 
triều đình bệ kiến. Đức Vua thấy các ông có long nha hổ tướng khác hẳn người thường 
nên đã bái ông thứ nhất làm Quyền chưởng trung hoa tể, ông thứ hai làm Quyền chưởng 
sơn đầu các châu làm tước, ông thứ ba làm Quyền chưởng thống lĩnh 15 đầu sông làm 
tước. 
Các ông ai nấy thụ phong xong xuôi, nhà vua bèn lập tức cử binh thẳng tiến đến đồn sở 
quân giặc (tức đồn lập ở sông Bạch Đằng). Giáp công một trân được thua chưa phân thì 
nhà vua lại thoái binh về đến địa giới Bản Trang (tức trang Cảnh Thanh) rồi cho lập đồn 
trú binh lại một ngày. Giữa đêm hôm ấy, nhà vua mộng thấy có một vị quan nhân áo mũ 
chỉnh tề viết hai chữ “Bình Lãng” (tức Bình được sóng gió) để trước mặt nhà vua, vua lấy 
làm lạ thì người ấy tâu rằng “Ta vốn ở thiên đình, vâng mệnh giáng xuống báo cho nhà 
vua biết là sẽ âm phù giúp nước để mong được quốc lộc hương hỏa đến vô cùng vậy”. 
Nhà vua chợt tỉnh giấc, biết đây là thần báo mộng nên sáng sớm hôm sau vua sai các ông 
chia làm hai đạo thay nhà vua thánh giá thân chinh cử binh thẳng tiến đến đồn sở của 
giặc. Vậy là thủy bộ song hành đại chiến một trận, quân giặc đại bại, thuyền lớn thuyền 
nhỏ của giặc phần bị lửa thiêu, phần bị chìm đắm vô số và đất nước lại trở lại yên bình, 
giặc không còn một bóng. Sau đó các ông trở về cung sở (tức trang Cảnh Thanh). Nhà 
vua nghe tin thắng trận, bèn cho mở đại yến tiệc ăn mừng khao quân sỹ, thưởng gia 
phong, sau đó lại truyền nhân dân bản trang dựng cung đền để làm đền thờ chính phụng 
tự vị Thiên Quan báo mộng. 
Việc yến tiệc xong xuôi và kỳ hạn cũng đã đến ngày hết, các ông bèn tiến binh trở về 
triều nhậm sự. Hôm ấy, khi các ông bắt đầu xuất binh ở địa giới bản trang thì tự nhiên 
trời đất tối đen, gió mưa nổi lên ầm ầm, sấm vang chớp giật, rồi các ông cùng hóa (tức 
ngày mồng 7 tháng 11). Chỉ trong chốc lát, trời đất lại trở lại trong sáng, gió mưa dứt hẳn, 
nhân dân chạy đến chỗ ấy thì đã thấy kiến xông thành ngôi mộ lớn. Nhân dân lấy làm kỳ 
sự bèn biểu tấu lên nhà vua. Nhà vua thương xót công thần có công lớn với quốc triều 
bèn lệnh cho đình thần dâng đưa sắc chỉ về cho nhân dân, sau đó lạ truyền cho tu sửa lập 
đền miếu ở đúng nơi các ông hóa để hương hỏa phụng thờ, lại ban cho nhân dân 300 
quan tiền công quỹ để lấy đó làm hương hỏa rồi bao phong mỹ tự để muôn thuở huyết 
thực mãi mãi trường tồn cùng hưởng phúc lành với đất nước. 
Nguồn tài liệu tham khảo: 
Hàn lâm viện Đông các đại học sĩ, thần Nguyễn Bính phụng soạn năm Hồng 
Phúc nguyên niên (1572). 
Quản giám bách thần Tri điện hùng lãnh thiếu khanh Nguyễn Hiền tuân y chính 
bản của triều trước phụng sao lại năm Vĩnh Hưu 6 (1740). 
Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, Viện Cao Học Thực Hành và Viện Nghiên cứu 
Hán Nôm, trong cuốn Thư mục Thác bản Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Đình 
Khai quốc Kinh Lương có tấm bia Tân Tạo hậu Thần bi, số 9566-9567 - có tóm 
tắt bia trong Văn khác Hán Nôm Việt Nam, Hà Nội, KHXH, 1993, tr. 166). 
Văn tịch về Thần Tích và Thần Sắc về Làng Kinh Lương, Tổng Kinh Lương, 
Huyên Tiên Lãng, Kiến An, số TT-TS FQ 4018 X3, lưu giữ tại Viện KHXH Việt 
Nam thuộc Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam. 
http://dantri.com.vn/van-hoa/chuyen-khac-tren-van-bia-dinh-lang-kinh-luong-869753.htm
Xã hội 
"Đánh thức" cây bồ đề ngàn tuổi 
Cập nhật lúc10:44, Thứ Sáu, 18/04/2014 (GMT+7) 
Trải qua thời gian cùng nhiều biến cố của lịch sử, ngôi chùa Đót, xã Cấp Tiến 
(huyện Tiên Lãng) đang được phục dựng, nhưng cây bồ đề cổ thụ vẫn sừng sững 
đứng đó, bốn mùa tươi tốt. Đến mùa quả chín, chim chóc đàn đàn lũ lũ kéo về, vừa 
nhẩn nha ăn quả, vừa nghe những tán lá cây xào xạc, rủ rỉ kể chuyện ngàn xưa… 
Chùa cổ, cây thiêng 
Vào đầu Xuân, thông thường là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, thế nhưng, dưới gốc 
cây bồ đề cạnh chùa Đót ở thôn Kinh Lương, xã Cấp Tiến lại la liệt những lá vàng. Cụ 
Bùi Hồng Tăng, 81 tuổi, người đảm nhiệm việc chăm sóc cây bồ đề, cho biết: Khoảng 
tháng 3, tháng 4 âm lịch hằng năm, lá cây bồ đề úa vàng rồi rụng dần, sau đó ra lộc non. 
Mà cây có từ bao giờ, chẳng ai trong làng biết cả. Chỉ biết, cây được trồng cạnh cổng 
Tam quan ngôi chùa Đót cổ. Nhiều người phỏng đoán, tuổi của cây có lẽ cũng cả ngàn 
năm. 
Cụ Bùi Hồng Tăng bên cây bồ đề cổ thụ. 
Theo cuốn sách Văn bia Tiên Lãng, chỉ còn sót lại tấm bia cổ duy nhất được dựng ở 
chùa Đót vào năm 1491 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Nội dung tấm bia ghi, chùa được 
xây dựng trong giai đoạn từ năm 505 đến năm 543, có tên là chùa Non Đông, sau được 
đổi thành chùa Đót Sơn. Qua nhiều lần sửa chữa, xây mới, chùa Đót có quy mô lớn và trở
thành một kỳ quan Phật giáo nổi tiếng khắp cả nước. Khuôn viên của chùa rộng 8 mẫu, 
trong đó có 2 mẫu vườn, 1 mẫu ao và 5 mẫu ruộng. Chùa chính có 100 gian, hành lang 
rộng 3 mét, sau chùa có 100 pho tượng La Hán bằng đá. Phía sau chùa chính là 2 dãy nhà 
ngang, mỗi dãy có 50 gian. Quả chuông treo tại chùa nặng khoảng 5 tấn. Chùa Đót bề 
thế, hoành tráng khi xưa, sau bị hư hỏng. Năm 2010, ngôi chùa được dựng lên từ một 
phần nền chùa cũ, nay còn dở dang. 
Tương truyền, hơn 1.000 năm trước, đoàn các nhà sư từ Ấn Độ sang 
Việt Nam truyền giáo bằng đường biển, ghé qua chùa Hang (quận Đồ Sơn) và chùa Đót. 
Tại nơi dừng chân này, họ trồng 2 cây bồ đề nhỏ mà khi đi mang theo. Nhiều người tin 
rằng, cây bồ đề cổ thụ hiện nay ở thôn Kinh Lương có thể chính là cây bồ đề linh thiêng 
khi xưa hoặc hậu duệ của nó. Người làng mặc nhiên coi cây như một phần của ngôi chùa 
cổ. 
“Đánh thức” cây cổ thụ bị quên lãng 
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cây bồ đề cổ thụ nơi đây trở 
thành nơi tập trung của đám trẻ chăn trâu trong làng, đến mùa quả chín thì trèo lên hái 
quả. Quả bồ đề rất giống về màu sắc, hình dáng nhưng to gấp đôi quả si. Khi chín, vỏ quả 
có màu đỏ sẫm, ăn rất ngọt. Phần gốc cây được bao bọc bởi tầng tầng, lớp lớp rễ. Rễ cây 
rủ xuống, rồi quấn quýt gốc cây diễn ra khá kỳ lạ. Lúc đầu, tơ rễ có màu đỏ au, từ xa nhìn 
lại, gốc cây như nàng công chúa mặc tấm áo lụa đỏ mới. Sau đó, rễ dần dần ngả màu 
xám, ngày một bám chặt vào thân. 
Cụ Tăng chỉ phần đuôi dài, nhọn của lá cây 
Hàng chục năm trước, người làng tận dụng gốc cây và bóng mát làm nơi buộc 
trâu. Những tưởng, cây bồ đề cứ thế mà “ngủ quên” trong tâm thức của người làng như 
cả ngàn năm qua. Thế nhưng, trong dịp Lễ giỗ tổ Non Đông tại chùa Đót đầu năm 2013, 
nhiều khách thập phương tỏ ra ngạc nhiên, trầm trồ thán phục khi thấy cây bồ đề cổ thụ. 
Một người con của quê hương đề xuất với chính quyền địa phương và một số cơ quan 
chức năng mời các nhà khoa học nghiên cứu. Qua đo đạc, khảo sát, gốc cây có chu vi 5 
mét (đo cách mặt đất 1 mét), có 9 nhánh lớn, tán vươn ra dài nhất cách gốc hơn 10 mét, 
phần cao nhất trên 26 mét. Theo lời kể của cụ Tăng, đầu năm 2014, có đoàn các nhà sư từ
Ấn Độ sang Việt Nam và ghé thăm chùa Đót. Khi thấy cây bồ đề, họ rất ngạc nhiên. Sau 
khi xem xét, những nhà sư này khẳng định, cây có nguồn gốc từ Ấn Độ bởi đặc điểm dễ 
nhận biết nhất là phía đuôi lá hình trái tim có thêm một đoạn dài, hẹp, mỏng và nhọn. 
Ông Nguyễn Văn Viễn, Phó chủ tịch UBND xã Cấp Tiến, cho biết: Chính quyền 
địa phương đang phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành giám định tuổi của cây 
bồ đề, hoàn thiện hồ sơ đề nghị Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường công nhận là cây di 
sản. Trong thời gian tới, nếu cây bồ đề được vinh danh cây di sản, sẽ là niềm tự hào lớn 
của người dân trong xã, trong huyện. Không những thế, du khách khi đến Tiên Lãng, sẽ 
có thêm một điểm dừng chân thú vị, vừa ngắm “cụ” bồ đề ngàn tuổi, vừa chiêm nghiệm 
chuyện xưa. 
Thái Phan 
http://www.baohaiphong.com.vn/channel/4905/201404/danh-thuc-cay-bo-de-ngan-tuoi- 
2322507/
Chùa Đót Sơn còn sót lại một ngôi 
Chùa mới đang được phục dựng lại
Nơi an nghỉ của các vị thánh tổ 
Ngôi mộ đất của Liệt sỹ Hòa Thượng Thích Thanh Dũng
Đình Kinh Lương, đang được phục dựng lại 
Hỏa Thần Đống Duy Thần nhãn, nơi thông thiên địa 
(Khi bị lấp đã tạo ra hiện tượng sét đánh liên tục tại cánh đồng Thiên Lôi)

More Related Content

Similar to Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn

Địa điểm du lịch ở Quan Lạn
Địa điểm du lịch ở Quan LạnĐịa điểm du lịch ở Quan Lạn
Địa điểm du lịch ở Quan Lạn
Everest Travel
 
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdfChùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Bò Cạp Vàng
 
bctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdfbctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdf
Luanvan84
 
Lăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdf
Lăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdfLăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdf
Lăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdf
Bò Cạp Vàng
 
Bài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nộiBài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nội
phamtruongtimeline
 
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nướcTuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
phamtruongtimeline
 
Du lịch nhân văn trung quốc
Du lịch nhân văn trung quốcDu lịch nhân văn trung quốc
Du lịch nhân văn trung quốc
Ruby Phạm
 

Similar to Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn (20)

Địa điểm du lịch ở Quan Lạn
Địa điểm du lịch ở Quan LạnĐịa điểm du lịch ở Quan Lạn
Địa điểm du lịch ở Quan Lạn
 
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdfChùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
 
bctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdfbctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdf
 
Lăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdf
Lăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdfLăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdf
Lăng Ông Bà Chiểu - Kến trúc in dấu Sài Gòn xưa 200 tuổi.pdf
 
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docxTiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
 
15+ di tích lịch sử Quảng Bình nổi tiếng, linh thiêng cho du khách
15+ di tích lịch sử Quảng Bình nổi tiếng, linh thiêng cho du khách15+ di tích lịch sử Quảng Bình nổi tiếng, linh thiêng cho du khách
15+ di tích lịch sử Quảng Bình nổi tiếng, linh thiêng cho du khách
 
Vhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vươngVhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vương
 
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
 
Lang tam hue
Lang tam hueLang tam hue
Lang tam hue
 
Lang tam hue
Lang tam hueLang tam hue
Lang tam hue
 
Phat giao Viet Nam
Phat giao Viet NamPhat giao Viet Nam
Phat giao Viet Nam
 
Bài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nộiBài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nội
 
Kinh nghiệm du lịch Đền Cuông Nghệ An từ A-Z
Kinh nghiệm du lịch Đền Cuông Nghệ An từ A-ZKinh nghiệm du lịch Đền Cuông Nghệ An từ A-Z
Kinh nghiệm du lịch Đền Cuông Nghệ An từ A-Z
 
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...
 
Mặt trái của kỳ quan vhn
Mặt trái của kỳ quan vhnMặt trái của kỳ quan vhn
Mặt trái của kỳ quan vhn
 
Luận văn tốt nghiệp: Trung tâm phật học Luy Lâu, HOT
Luận văn tốt nghiệp: Trung tâm phật học Luy Lâu, HOTLuận văn tốt nghiệp: Trung tâm phật học Luy Lâu, HOT
Luận văn tốt nghiệp: Trung tâm phật học Luy Lâu, HOT
 
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nướcTuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
 
Du lịch nhân văn trung quốc
Du lịch nhân văn trung quốcDu lịch nhân văn trung quốc
Du lịch nhân văn trung quốc
 
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
 
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
 

More from Pham Long

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 

Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn

  • 1. KINH LƯƠNG, MỘT VÙNG ĐẤT DI SẢN CỦA VIỆT NAM
  • 2. MỤC LỤC Lời giới thiệu..............................................................................................................2 Kinh Lương – Vùng đất di sản của Hải Phòng ..........................................................5 Kinh Lương, the land of legacy .................................................................................14 Nhân Dân - Nơi đầu tiên thờ những vị thần giữ Biển Đông ......................................21 BVPL - Về vùng đất địa linh anh hùng kết thế ..........................................................28 BVPL - Giáo sư sử học Lê Văn Lan: nên khơi lại giá trị truyền thống .....................29 Dân trí – Chuyện khắc trên văn bia đình Làng Kinh Lương .....................................30 "Đánh thức" cây bồ đề ngàn tuổi ...............................................................................32 Hình ảnh .....................................................................................................................33 Văn bia .......................................................................................................................38
  • 3. LỜI GIỚI THIỆU Trong thời gian gần đây, một loạt các bài báo đã được phát hành về vùng đất chính linh, anh hùng kế thế Kinh Lương, xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng Hải Phòng. Bài “Về vùng đất địa linh, anh hùng kế thế” và bài phỏng vấn giáo sư sử học Lê Văn Lan “Nên khơi thông lại các giá trị văn hóa truyền thống” trên báo Bảo vệ Pháp luật ngày 25/4 và 9/5/2014, “Chuyện khắc trên văn bìa Đình làng Kinh Lương” Dân Trí ngày 02/05, Bài “Đánh thức cây Bồ đề ngàn tuổi” trên báo Hải Phòng ngày 18/04 và bài viết “Nơi đầu tiên thờ những vị thần giữ Biển Đông” trên Nhân Dân ngày 08/05/2014 đã cho thấy đây là vùng đất có nhiều giá trị về mặt văn hóa lịch sử của Hải Phòng và của Việt Nam. Qua các bài báo, qua văn bia về Chùa Đót Sơn, Thần tích Thần thần sắc của Đình Đền Khai Quốc Kinh Lương, Đống Duy, và qua các câu sấm ký như lời nhắn nhủ đối với hậu thế của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhiều giá trị văn hóa lịch sử đã được gợi mở, là lời giải đáp cho nhiều thắc mắc vốn đã tồn tại từ rất lâu. Kinh Lương là lời giải đáp về Cậu Lâu, Đò Mè, một thành phố thương cảng cửa sông của Đại Việt nơi lưu dấu tích về Chử Đồng Tử và Tiên Dung, về chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai trong lịch sử dân tộc Việt vào thời kỳ Đinh Tiên Hoàng Đế ngay sau khi nước nhà tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc, về những câu sấm ký từ 500 năm trước của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về một vùng đất sinh trạng, một trục thần đạo hướng Nam và giữ Biển Đông và về mộ của cụ Trạng Trình mà đến nay thế hệ hậu thế vẫn chưa tìm ra và về thời điểm Phật giáo chính thức du nhập vào Việt Nam và Trung Quốc vói Trung tâm Phật giáo Câu Lậu tại Chùa Chuyết Sơn với một cây bồ đề gốc Ấn Độ trên nghìn năm tuổi và sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Toàn bộ những gì về vùng đất Kinh Lương đã phá sạch và xóa sạch trong cuộc kháng chiến chống Pháp và sau khi hòa bình lập lại để không còn ai biết gì về vùng đất này nữa. Thời gian gần đây, khi công tác xây dựng lại Đình Đền Khai Quốc và Chùa Đót Sơn đang được tiến hành, theo lời Sấm ký của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về Kinh Lương Chùa Đót, chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng mới đi tìm lại các thần tích, thần sắc và văn bia. May mắn thay, do đây là vùng đất quan trọng của Việt Nam, những thần tích và toàn bộ những sắc phong của các vị vua nhà Nguyễn cho đình đền Khai Quốc đều được gìn giữ nguyên vẹn tại Viện Hán Nôm. Các văn bia của Chùa Đót Sơn cũng được dập cẩn thận và lưu tại Viện Viễn đông Bác Cổ của Pháp. Tổng Kinh Lương có tên là Cảnh Thanh vào thời kỳ nhà Ngô Đinh Tiền Lê (thế kỷ thứ IX-X) một thương cảng cửa sông thuộc huyện Bình Hà, phủ Nam Sách, lộ Hải Dương. Kinh Lương, qua văn bia Chùa Chuyết Sơn Hoàng Đồ củng cố Đót Sơn tự di đà Phật Bi, tấm bia cổ nhất của Tiên Lãng, còn có trước thế kỷ thứ V-VI nên Kinh Lương là Thương cảng cửa sông Câu Lậu và Đò Mè như các sử gia Phương tây vẫn mô tả. Đến thế kỷ XVIII-XIX, khi biển lùi xa, nhiều vùng đất đã xuất hiện, cùng với chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn, vai trò của thương cảng cửa sông mất đi và dần biến mật. Theo Thần tích Thần sắc về Đình Đền Khai Quốc Kinh Lương và Đống Duy, ngay sau khi vua Đinh Bộ Lĩnh xưng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đánh dấu một thời kỳ độc lập tự chủ, đạo thủy quân xâm lược Ma Na đã sang đánh nước ta. Vua Đinh Bộ Lĩnh, cùng với các vị tướng vùng đất Cảnh Thanh với sự giúp đỡ của Thần Thiên Quan Bình Lãng và Bạt hải Đại vương, từ Trang Cảnh Thanh vượt sông qua An Định, đã làm lên Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai trong lịch sử. Sau chiến thắng, các vị tướng của vua Đinh cùng toàn bộ đạo hùng binh của mình đã hóa thần tại Cảnh Thanh để vua Đinh dành 300 quan tiền xây dựng Đình Đền Khai Quốc và chuẩn cho muôn đời được thờ phụng. “Công cao hộ Quốc vạn niên trường/Đức đại an dân thiên cổ thịnh” là hai câu đối
  • 4. mà vua Đinh đã dành kính tặng Ngũ vị đẳng thần tại Kinh Lương, những vị thần giữ biển đông của đất nước. Lịch sử được viết lại sau khi hòa bình lập lại và khi những gì về Kinh Lương đã không còn nữa nên Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai dưới thời vua Đinh đã không còn được biết đến. Tổng Kinh Thanh (tên trước đó của Kinh Lương) là vùng đất có liên quan mật thiết với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Kinh Thanh còn có làng An Tử Hạ nơi quê nhà của Thượng Thư Nhữ Văn Lan (1443-1523) của triều Lê Thánh Tông, ông ngoại của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Từ 500 năm trước, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm dự đoán được những biến cố sẽ diễn ra đối với vùng đất này khi biết cả Đình, Đền Khai Quốc, Chùa Đót Sơn sẽ đều bị phá, sự linh thiêng không còn ai biết đến và chỉ còn sót lại cái am nhỏ của Chùa Đót Sơn. Thuật ngữ Tiên Lãng chưa hề xuất hiện trong thời kỳ của ông nhưng cũng đã được biết đến. Lời sấm ký “Bao giờ Tiên Lãng xẻ đôi, Sông Hàn Nối lại thì tôi lại về” và “Kinh Lương Chùa Đót/Còn sót một ngôi/Huyệt tại Thiên Lôi/Anh hùng kế thế” cho thấy Trạng trình đã gắn việc tìm lại mộ mình vào việc khơi lại vùng đất địa linh nhân kiệt này. Trung điểm của ba ngôi sao trong lời sấm ký của Trạng Trình, một nơi quan trọng nhất của cả một vùng đất, chính là Đình Vận nhưng cũng đã bị phá tan tành. Từ văn bia của Chùa Đót Sơn và theo dư địa chí Hải Phòng, Chùa Chuyết Sơn (Đót Sơn) được xây dựng vào thế kỷ thứ V-VI, thời kỳ nước ta chịu sự đô hộ của nhà Lương (Trung Quốc), thời kỳ Phật giáo mới được Chính quyền đô hộ cho phép du nhập và khuyến khích phát triển khi bản thân Lương Vũ Đế là người theo đạo Phật. Từ hòn đảo ngoài khơi Đồ Sơn vượt qua Sông, một trung tâm Phật giáo Câu Lậu đã được hình thành bởi các nhà buôn và nhà sư Ấn Độ. Sự ra đời của Chùa Chuyết Sơn đã kích thích sự ra đời của hàng chục ngôi chùa khác trong vùng với kho chứa Kinh đặt tại Chùa Thiên Tộ. Trung tâm Phật giáo Câu Lậu và Trung tâm Phật giáo Luy Lâu đánh dấu sự du nhập chính thức của Phật giáo vào Giao Chỉ để từ đó đi lên Bành Thành Trung Quốc. Sự ra đời của Chùa Chuyết Sơn tại vùng thương cảng cửa sông cũng là lời lý giải về đường đi của Phật giáo. Đó chính là lý do tại sao, đến nay, Chùa Đót Sơn có cây bồ đề gốc Ấn Độ trên 1500 tuổi. Đây là vùng đất nhận được quan tâm đặc biệt của tất cả các triều đại phong kiến Việt Nam. Nhiều nhiều sắc phong của các triều đại đã được ban cho vùng đất này. Đạo sắc cuối cùng được vua Khải Định ban vào ngày 25 tháng 7 năm 1924 khi vua Khải Định tròn 40 tuổi. Kinh Lương được Chính quyền Thực dân Pháp dành sự quan tâm rất lớn nên toàn bộ những thần tích thần sắc, văn bia về Đình, Đền và Chùa đã được dập rất cẩn thận và được lưu tại Viện Viễn Đông Bác Cổ. Nhiều nhà sử học và khoa học Việt Nam trong đó có cố Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng đã cố công tìm kiếm vùng đất thương cảng cổ của Việt Nam và trục thần đạo đất nước. Do mất đi toàn bộ những giá trị di sản văn hóa và lịch sử nên Kinh Lương chưa bao giờ được biết đến. Cùng trên dòng sông Thái Bình, Kinh Lương có trước thì nhận định về Đò Mè tại vùng Nông Trường Quý Cao, Đa Chợ, Xã Khởi Nghĩa cũng cần phải được xem xét lại. Giáo sư sử học Lê Văn Lan khẳng định “nếu đặt Kinh Lương – Chùa Đót – Đền Đống Duy vào một môi trường lịch sử - xã hội thì thấy đấy là nền của một vùng văn hóa hướng ra biển, tiếp nhận ảnh hưởng của biển. Có nền đó thì mới có các cuộc vân du của các thích du như các nhà sư Ấn Độ, Chử Đồng Tử, Mạc Đăng Dung…Nhờ đó mà chúng ta mới được hưởng những di sản văn hóa vô giá là Đình, Đền, Chùa và các đường viền bao quanh nó. Văn hóa – xã hội trên nền ấy làm cầu nối từ bấy cho đến giờ”. GS. Hoàng Chương, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc Việt Nam nhận định: Căn cứ vào những thông tin ban đầu thì Đình Khai quốc Kinh Lương và Đền Khai Quốc Đống Duy xứng đáng là di sản văn hóa của nhân dân, của dân tộc. Ai đã tàn phá đình đền là có tội với nhân dân với đất nước. Đã là di sản thì phải bảo
  • 5. vệ, sắp tới chúng tôi sẵn sàng cùng với chính quyền, nhân dân địa phương và các nhà khoa học trong và ngoài nước tổ chức hội thảo khoa học đánh giá lại chính xác giá trị lịch sử, văn hóa để có những bước đi phù hợp tiếp theo. Việc khôi phục lại vùng đất này là một việc cần phải làm, đúng theo ý nguyện của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm qua lời Sấm Ký. Khi khơi lại toàn bộ những giá trị lịch sử và tâm linh của vùng đất Tổng Kinh Lương xưa (gồm Kinh Lương, Phú Xuân, Kiến Thiết), kết nối với xã Lý Học, Vĩnh Bảo, sẽ tạo ra một Trục Thần Đạo, giúp đất Việt giữ được Biển Đông, mở mang bờ cõi đến tận mũi Cà Mau như ngày nay đúng như lời tiên tri mà Trạng Trình đã dành cho Chúa Nguyễn Hoàng với “Hoành Sơn Nhất Đái/Vạn đại dung thân”.
  • 6. KINH LƯƠNG – VÙNG ĐẤT CỦA DI SẢN Trong thời gian gần đây, một loạt các bài báo đã được phát hành về vùng đất chính linh, anh hùng kế thế Kinh Lương, xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng Hải Phòng. Bài “Về vùng đất địa linh, anh hùng kế thế” và bài phỏng vấn giáo sư sử học Lê Văn Lan “Nên khơi thông lại các giá trị văn hóa truyền thống” trên báo Bảo vệ Pháp luật ngày 25/4 và 9/5/2014, “Chuyện khắc trên văn bìa Đình làng Kinh Lương” Dân Trí ngày 02/05 và bài viết “Nơi đầu tiên thờ những vị thần giữ Biển Đông” trên Nhân Dân ngày 08/05/2014 đã cho thấy đây là vùng đất có nhiều giá trị về mặt văn hóa lịch sử của Hải Phòng và của Việt Nam. Khi nghiên cứu thêm về vùng đất này, nhiều giá trị lịch sử khác đã được gợi mở, có thể là lời giải đáp cho nhiều thắc mắc vốn đã tồn tại từ rất lâu về một thành phố thương cảng cửa sông của Đại Việt và về lịch sử Phật giáo Việt Nam. Kinh Lương, Thương cảng cửa Sông Câu Lậu cổ và Đò Mè Câu Lậu là thuật ngữ do nhà Hán đặt sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Sách Tiền Hán thư (Địa lý chí) chép quận Giao Chỉ thời Hán gồm 10 huyện: Liên Thụ, An Định, Câu Lậu, Mi Linh, Khúc Dương, Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên, Chu Diên. Nhiều tác giả cho rằng Câu Lậu gồm các phần đất thuộc huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Kiến An và Kiến Thuỵ ngày nay. Trong Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bảng ghi rằng “Câu Lậu giáp sông, …đối với huyện An Định chảy vào sông Uất”.1 Thủy kinh chú quyển 37 tờ 6b4-6, “Bến đò Quan tắc xuất phát từ đó, song nó từ phía đông huyện đi qua huyện An Định và Trường Giang của Bắc Đái. Trong sông, có nơi vua Việt vương đúc thuyền đồng. Khi nước triều rút, người ta còn thấy dấu vết. Sông lại chảy về phía đông, cách sông có thành Nê Lê, người ta bảo là do Vua A-dục dựng”. Theo Giao Châu ký của Lưu Hân Kỳ (viết trong những năm 360-420)”thành Nê Lê ở phía Đông Nam huyện An Định, cách sông bảy dặm, tháp và giảng đường do vua A-dục dựng vẫn còn. Những người đốn hái củi gọi là kim tượng”. Truyền thuyết về Chử Đồng Tử cũng có đề cập tới việc Chử Đồng Tử kinh doanh tại vùng đất thương cảng cửa sông và gặp được Quang Phật2 Căn cứ vào dữ liệu lịch sử trên, có thể khẳng định, huyện Câu Lậu là vùng đất đối diện với huyện An Định, nơi có thành Nê Lê, địa danh đã được xác định chính xác là Đồ Sơn của Hải Phòng. Trong Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài 1688, của William Dampier, khi mô tả về hệ thống đường thủy từ biển vào thương cảng Đò Mè lên Phố Hiến và Kẻ Chợ, có nhấn mạnh “Mốc đánh dấu con sông này là một trái núi to, cao và rất dài ở trong đất liền, mà người ta gọi là Núi Voi… với mốc hải tiêu như thế và căn cứ vào chiều sâu của nước như trên, ban có thể buông neo để chờ hoa tiêu đến.”3 Do đó, có thể khẳng định, đến tận thế kỷ XVII, biển nằm rất sâu trong đất liền và thậm chí Núi Voi, một địa danh ở Huyện An Lão được coi như một mốc hải tiêu, thì An Lão, Kiến An và phần lớn Kiến Thụy chưa thể xuất hiện. Như vậy có thể khẳng định, vùng đất đối diện với thành Nê Lê, Đồ Sơn thuộc huyện An Định thời điểm đó là một vùng đất thương cảng cửa khẩu, nơi đón nhận và thông quan cho các tàu buôn nước ngoài từ biển trước khi lên các khu vực khác của Giao Chỉ bằng đường sông. Huyện Câu Lậu bấy giờ chỉ bao gồm các một phần đất thuộc huyện Tiên Lãng ngày nay và vùng Tứ Kỳ Hải Dương. Khoảng cách bảy dặm từ vùng đất 1 Đồng Hồng Hoàn và Trịnh Minh Hiên, Thành Nê Lê – Đồ Sơn thời kỳ Asoka, Viện Nghiên cứu Phát triển TP Hồ Chí Minh, Trang 12 2 http://khoaichau.hungyen.gov.vn/Pages/gioi-thieu-chung-93/di-tich-lich-su-126/truyen-tinh-chu-dong-tu-tien-dung- 134/Su-tich-Chu-Dong-Tu-Tie-81c3187f2b339462.aspx 3 William Dampier, Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài 1688, trang 35,
  • 7. này đến Đồ Sơn như nêu trong Giao Châu Ký của Lưu Hân Kỳ cũng bằng khoảng cách như mô tả của William Dampier trong Hành trình và Khám phá. Con sông mà các sử gia nhắc đến để đi lên Phố Hiến hay Kẻ Chợ như mô tả bởi các nhà buôn Phương Tây chính là dòng sông Thái Bình. Do đó bến đò Quan Tắc trước đó, Câu Lậu phải là một và là vùng đất cao nhất và cổ nhất của Tiên Lãng bây giờ, giáp với Sông Thái Bình. Bản đồ Đàng Ngoài thế kỷ XVII, trích từ bản đồ của Samuel Baron, Churchill, A collection of voyages and travel, Vol 6, London, 1974 Để xác định được vùng đất cổ nhất của Tiên Lãng, trước hết cần phải căn cứ vào văn bia, thần tích thần sắc và khảo cứu thực tế. Tiên Lãng là vùng đất bồi ven sông Thái Bình được tách ra thành một huyện vào thế kỷ XV sau khi biển lùi xa và nhiều vùng đất đã xuất hiện. Thời Lý, Trần vùng đất này và Thanh Hà (thuộc Hải Dương) ngày nay có tên là Xứ Bàng La . Thế kỷ XIV đổi thành huyện Bình Hà thuộc châu Nam Sách. Vào năm Quang Thuận thứ nhất (1460) Lê Thánh Tông đã tách thành hai huyện Tân Minh và Bình Hà (nay là Thanh Hà) thuộc Phủ Nam Sách. Năm 1600 do kiêng húy Vua Lê Kính Tông (1588 – 1619) là Duy Tân nên Tân Minh đổi thành Tiên Minh thuộc trấn Hải Dương. Năm 1884 do phạm húy Vua Hàm Nghi (1871-1943) là Nguyễn Phúc Minh (Ưng Lịch) nên đổi thành Tiên Lãng, với từ Lãng lấy từ từ “Bình Lãng”, tên một vị thần được thờ tại Đền khai quốc, nghĩa là bình biển. Năm 1893 tách khỏi Phủ Nam Sách tỉnh Hải Dương nhập vào tỉnh Hải Phòng. Tỉnh này từ ngày 05/8/1902 đổi thành Phủ Liễn đến 17/02/1906 đổi ra tỉnh Kiến An. Từ sau 27/10/1962 Kiến An hợp nhất với Hải Phòng và từ đó Tiên Lãng là huyện ngoại thành của Hải Phòng. Trong Cuốn Văn Bia Tiên Lãng do PGS.TS Đỗ Thị Hảo, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội cùng các cộng sự đã tiến hành sưu tầm, biên dịch, chú giải vào năm 2008, vùng đất Kinh Lương chỉ còn lại một tấm bia duy nhất nhưng có niên đại sớm nhất được dựng ở chùa Đốt Sơn (Chùa Đót) với tên Hoàng Đồ Củng cố Đót Sơn Tự Di Đà Phật Bi. Từ văn bia của Chùa Đót Sơn, có thể khẳng định Kinh Lương có trước giai đoạn năm 502-543 khi Đót Sơn được xây dựng. Kinh Lương là vùng đất cao nhất, có sớm nhất của vùng đất bồi Tiên Lãng, bên bờ Sông Thái Bình và như vậy, Quan Tắc, Câu Lậu và
  • 8. Đò Mè phải nằm trong vùng đất Kinh Lương. Thuật ngữ Quan Tắc và Câu Lậu được đổi thành Cảnh Thanh 4 vào thời kỳ nhà Đinh sau khi nước nhà giành được độc lập, chấm dứt gần ngàn năm đô hộ của các triều đại Phong kiến Phương Bắc. Cảnh Thanh sau được đổi là Kinh Thanh và Kinh Lương vào thời kỳ nhà Nguyễn. Sau khi hòa bình lặp lại năm 1954, Kinh Lương đã được đổi thành xã Cấp Tiến gồm các thôn Kinh Lương, Quan Bồ, Phú Xuân, Thái Lai, Hào Nhuế, Lai Phương Hạ, Phương Lai. Toàn bộ những gì về vùng đất Kinh Lương đã phá sạch và xóa sạch trong cuộc kháng chiến chống Pháp và sau khi hòa bình lập lại để không còn ai biết gì về vùng đất này nữa. Thời gian gần đây, khi công tác xây dựng lại Đình Đền Khai Quốc và Chùa Đót Sơn đang được tiến hành, theo lời Sấm ký của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về Kinh Lương Chùa Đót, chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng mới đi tìm lại các thần tích, thần sắc và văn bia. May mắn thay, do đây là vùng đất quan trọng của Việt Nam, những thần tích và toàn bộ những sắc phong của các vị vua nhà Nguyễn cho đình đền Khai Quốc đều được gìn giữ nguyên vẹn tại Viện Hán Nôm. Các văn bia của Chùa Đót Sơn cũng được dập cẩn thận và lưu tại Viện Viễn đông Bác Cổ của Pháp. Những tấm bia và đạo sắc còn được lưu về vùng đất Kinh Lương có các bia gồm bia về Đền Khai quốc Kinh Lương như Tân Tạo hậu Thần bi, số 9566-9567 - có tóm tắt bia trong Văn khác Hán Nôm Việt Nam, Hà Nội, KHXH, 1993, tr. 166), 13 đạo sắc phong trong đó có 2 đạo sắc phong trong đời vua Tự Đức, một đạo trong đời vua Đồng Khánh, 3 đạo trong đời vua Thành Thái, 1 đạo trong đời vua Duy Tân, 6 đạo trong đời vua Khải Định. Đạo sắc cuối cùng được ban cho các vị thần đang được thờ phụng tại vùng đất Kinh Lương được vua Khải Định ban vào ngày 25 tháng 7 năm 1924 trong dịp đại lễ mừng Vua Khải Định tròn 40 tuổi. Toàn bộ các thần tích và thần sắc về vùng đất này vẫn được lưu giữ tại Viện Thông tin Khoa học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Văn bia về Chùa Đót Sơn (Chuyết Sơn tên gốc) như Hoàng Đồ củng cố Đót Sơn Tự di Đà Phật Bi (9571-9572) - có tóm tắt bia trong Văn khác Hán Nôm Việt Nam, Hà Nội, KHXH, 1993, tr. 457-458, Tân tạo Bồ Đề La Hán Bi ký (số 9575-9576), Tạo thạch Phật Bi (số 9569-9570), Tân Tạo Thiên đài trụ (số 9562-9563-9564-9565), Tín Thí (9568), Tân tạo xế giao hậu phòng hành lang bi (số 9473-9574). Văn bia và Đạo sắc về Đền Khai Quốc Kinh Lương cho biết Kinh Lương là nơi thờ những vị thần giữ Biển Đông - Thần biển, Thần bình biển và ba Nhãn Thần biển, những người đã có công giúp vua Đinh Bộ Lĩnh phá tan đạo thủy quân xâm lược ngay sau khi vua Đinh Bộ Lĩnh xưng đế đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Sau khi giặc giã, các vị thần đã hóa và Vua Đinh Bộ Lĩnh đã phong thần để nhân dân muôn đời thờ phụng. “Công cao hộ Quốc vạn niên trường/Đức đại an dân thiên cổ thịnh” là hai câu đối mà vua Đinh đã dành kính tặng Ngũ vị đẳng thần tại Kinh Lương, những vị thần giữ biển đông của đất nước. Lịch sử được viết lại sau khi hòa bình lập lại và khi những gì về Kinh Lương đã không còn nữa nên Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai dưới thời vua Đinh đã không còn được biết đến. Kinh Lương còn có làng An Tử Hạ nơi quê nhà của Thượng Thư Nhữ Văn Lan (1443-1523) của triều Lê Thánh Tông, ông ngoại của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và có gắn với Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Lời Sấm Ký “Bao giờ Tiên Lãng xẻ đôi/Sông Hàn nối lại thì tôi lại về” và “Kinh Lương Chùa Đót/Còn sót một ngôi/ Huyệt tại Thiên Lôi/Anh hùng kết thế” là lời nhắn nhủ lại hậu thế về vùng đất sinh Trạng và về vùng đất Kinh Lương. Thuật ngữ Tiên Lãng chưa hề xuất hiện trong thời kỳ của ông nhưng ông đã biết về thuật ngữ này. Ông cũng dự đoán được những biến cố sẽ diễn ra đối với vùng đất này khi biết cả Đình, Đền Khai Quốc, Chùa Đót Sơn sẽ đều bị phá, sự linh 4 http://dantri.com.vn/van-hoa/chuyen-khac-tren-van-bia-dinh-lang-kinh-luong-869753.htm
  • 9. thiêng không còn ai biết đến và chỉ còn sót lại cái am nhỏ của Chùa Đót Sơn. Mất các di trị di sản của Kinh Lương khiến các học giả không thể lý giải được về sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, không tìm được đô thị cổ Đò Mè, tạo ra sự đứt gãy về văn hóa và lịch sử của Hải Phòng và của dân tộc. Ông cũng chỉ cho hậu thế biết huyệt đạo quan trọng nằm tại cánh đồng Thiên Lôi, tại Làng Phú Xuân, Cấp Tiến. Ngày 25 tháng 6 năm 2007 Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đã tổ chức khảo sát dọc tuyến hạ lưu sông Đàng Ngoài, bắt đầu từ làng Bến (thôn Cung Chúc, xã Trung Lập, Vĩnh Bảo) và kết thúc tại thị xã Đồ Sơn. Đoàn gồm có: PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc, PGS.TS Trương Quang Hải, NCS Trần Thanh Hà, CN Đỗ Kiên, Vũ Đường Luân, Tống Văn Lợi (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển); PGS.TS Vũ Văn Phái, PGS.TS Đặng Văn Bào, SV Nguyễn Quang Anh (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên); nhà Khảo cổ học Nguyễn Chiều, TS Hoàng Anh Tuấn, Ths Nguyễn Ngọc Phúc (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), PGS.TS Trần Đức Thạnh, TS Đinh Văn Huy (Viện Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường), ông Ngô Đăng Lợi (Chủ tịch Hội Sử học Hải Phòng), ông Nguyễn Ngọc Thao (Giám đốc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Hải Phòng), ông Nguyễn Văn Thẩm (phòng Văn hoá Thông tin huyện Tiên Lãng). Các thành viên đoàn khảo sát bên cạnh thu thập, thẩm định thông tin, tư liệu, trao đổi về những vấn đề còn vướng mắc, đã tương đối thống nhất với nhau trong xác định các dòng sông cổ, cửa biển cổ và vị trí của Domea nằm tại Xã Khởi Nghĩa và ngôi chùa cổ được xác định là Chùa Phúc Linh.5 Tiên Minh trong Đồng Khánh dư địa chí 1886-1888 Kinh Lương, Cấp Tiến Ngày nay Nhìn vào bản đồ của Công ty Đông Ấn và từ Bản đồ của Huyện Tiên Lãng hiện tại, vùng Kinh Lương nằm phía dưới của Nông Trường Quý Cao và Xã Khởi Nghĩa nơi có Bến Tháp, Bến Ốc và Đa Chợ và cùng nằm trên bờ của Sông Thái Bình. Kinh Lương, Chùa Đót và Dòng Sông Tuyết Giang đã hiện diện ở đó từ thế VI thì đô thị cổ Đò Mè không thể ở Xã khởi Nghĩa mà phải nằm ở vùng đất Kinh Lương. Ngôi chùa ở vùng thương cảng không phải ngôi chùa thông thường bởi nó liên quan trực tiếp đến sự truyền bá Phật Giáo vào Việt Nam. Từ Bản đồ Công ty Đông Ấn, đô thị cổ Đò Mè phải nằm ở dưới Cánh Đồng Mè bây giờ, phía Tây Nam của Chùa Đót, Phía Tây Bắc của Đền Khai Quốc Đống Duy. Giếng nước ngọt là giếng thần trong làng Kinh Lương, là Nhãn Thần của Hỏa Thần Đống Duy như theo Thần tích thần sách về Tổng Kinh Lương. 5 Nguyễn Quang Ngọc, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, 2007, Domea (Đô-mê-a) trong hệ thống thương mại đàng ngoài thế kỷ XVII-XVIII
  • 10. Sở dĩ, các nhà sử học và các nhà khoa học không thể xác định được về Domea là do thiếu toàn bộ thông tin về Kinh Lương. Theo các cụ trong làng kể lại, khu vực giếng nước ngọt, nhãn thần của Ngài Hỏa Thần Đống Duy vốn là nơi quan thuế. Ở đó, dưới lòng đất vẫn còn một con tàu cổ. Trong quá trình làm nhà, nhiều gia đình đã đào được nhiều mảnh sứ và nhiều đồ cổ nhưng do không biết về giá trị nên họ đều chôn đi. Vào những năm 1980, trong quá trình đào đất, dân làng đã đào được một con tàu cổ tại làng Phú Xuân, trong đó tìm thấy rất nhiều chum, bát vv. Những gì còn nguyên vẹn được chia cho người dân và những gì bị vỡ thì chất thành đống, thành một cái gò gọi là “Gò Mả Lố”. Hạ lưu sông Đàng Ngoài thế kỷ XVII. Bản đồ của công ty Đông Ấn Hà Lan Hạ lưu sông Đàng Ngoài thế kỷ XVII. Bản đồ của công ty Đông Ấn Anh Để xác định được Đò Mè, cần phải đối chiếu ba bản đồ gồm bản đồ của Công ty Đông Ấn, bản đồ trong Đồng Khánh Dư địa chí và bản đồ Tiên Lãng ngày nay. Hướng từ biển vào chính là hướng từ Tử Đôi và Dương Áo trong Đồng Khánh Dư địa chí. Chùa Chuyết Sơn – Trung tâm Phật giáo Câu Lậu Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, ngoài Đồ Sơn được xác định là nơi khởi thủy của Phật giáo, có hai trung tâm Phật giáo gồm trung tâm Phật giáo Luy Lâu và trung tâm Phật giáo Câu Lậu. Trung tâm Phật giáo Luy Lâu được mọi người biết đến với Chùa Dâu tại Thuận Thành Bắc Ninh nhưng trung tâm Phật giáo Câu Lậu vẫn chưa xác định được vị trí. Nhiều nhà sử học và nghiên cứu Phật giáo trong khi mô tả về sự phát triển của Phật giáo Việt Nam đã nhắc đến trung tâm Phật giáo Câu Lậu với “trên Luy Lâu, dưới Câu Lậu” nhưng dường như không có nhà nghiên cứu Việt Nam nào thực sự để tâm tới trung tâm Phật giáo này. Việc bỏ qua vai trò của trung tâm Phật giáo Câu Lậu đã tạo ra rất nhiều tranh cãi trong giới học giả về đường đi của Phật giáo vào Việt Nam. Nhiều học giả cho rằng Phật giáo được truyền bá sang Việt Nam trực tiếp từ Ấn Độ sau đó sang Trung Quốc nhưng cũng không ít học giả cho rằng Phật giáo được truyền bá từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, quan điểm cho rằng Phật giáo được truyền bá vào Giao Châu trước khi sang Trung Quốc với thành Nê Lê và tháp cổ Asoka ở Đồ Sơn là nơi bắt đầu là quan điểm thắng thế. Dư Địa chí Hải Phòng do Hội đồng Lịch sử Thành Phố Hải Phòng biên soạn năm 1990, đoạn về vùng đất Tiên Lãng có viết "Nền văn hóa Tiên Lãng phát triển sớm. Đạo Phật du nhập vào mảnh đất này từ thế kỷ V, VI. Khoảng thời gian ấy, Tiên Lãng đã xuất hiện một trung tâm Phật giáo ở Chùa Đót (Cấp Tiến) với kiến trúc quy mô, bảo tháp và tượng Phật đồ sộ. Chùa Đót đã hoạt động liên tục suốt các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc ...
  • 11. kích thích sự ra đời của hàng chục ngôi chùa khác ở trong vùng, trong đó có hẳn một kho chứa kinh đặt ở Chùa Thiên Tộ (Phác Xuyên - Bạch Đằng)"6. Chùa Chuyết Sơn, Non Đông, Đốt Sơn hay Đót Sơn, tên gọi của chùa qua các thời kỳ lịch sử. Không ai biết về số phận của toàn bộ kho kinh Phật của Chùa Đót nằm tại thư viện Chùa Thiên Tộ (Phác Xuyên, Bạch Đằng). Số kinh Phật này có lẽ đã bị đốt sau khi hòa bình lặp lại hoặc vẫn còn lẩn khuất đâu đó. Theo bà con trong vùng, thỉnh thoảng, trong quá trình làm nhà hay đào đất, họ thường phát hiện những hiện vật nhưng do không hiểu biết nên lại chôn lại. Nhưng có một chứng tích duy nhất còn sót lại của Chùa đó là cây Bồ đề. Đức Pháp Vương Jambey Dorjee, trưởng đoàn Phật giáo Ấn Độ sang thăm Việt Nam để tổ chức đại lễ Phật giáo từ ngày 05-16 tháng 3 năm 2014, đã khẳng định từ cấu trúc lá Bồ đề và trường lực do cây mang lại có thể khẳng định đây là cây Bồ đề gốc Ấn Độ. Ông Vũ Quang Diệm, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ cũng có khẳng định tương tự bởi ông cũng là người có nhiều lần được chiêm bái và nghiên cứu sâu về cây Bồ đề gốc Phật giáo tại Bodh Gaya, Bang Bihar, Ấn Độ. Một câu hỏi được đặt ra ai đã mang cây Bồ đề gốc Ấn Độ sang trồng tại Việt Nam? Vai trò của chùa Đót trong lịch sử Phật giáo Việt Nam là gì khi chùa được xây trong giai đoạn 503-543, cùng với giai đoạn ra đời của Trung tâm Phật giáo tại Luy Lâu? Di sản của chùa Đót ở đâu hay vẫn nằm dưới lòng đất? Trước khi bị phá vào năm 1949, liệu các vị sư cao tăng của chùa còn giữ lại những di sản quý không? Một thông tin đáng chú ý là sự kiện Hòa thượng Thích Thanh Lạc tự thiêu ở Sử Đồng Kệ khi ngài đạt được sự đắc đạo vào năm 1947, hai năm sau khi chùa bị phá. Đức Pháp Vương Jambey Dorjee dưới gốc cây Bồ đề Theo sách Thiền Uyển tập anh, trong câu Quốc sư Thông Biện dẫn lời sư Đàm Thiên (542-607) (trình vua Trung Hoa Tùy Cao Tổ) để trả lời hoàng thái hậu Ỷ Lan: "Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn hai mươi ngôi, độ Tăng hơn 500 6 Địa Chí Hải Phòng, Hội đồng Lịch sử Thành Phố Hải Phòng, Trang 223
  • 12. người, dịch kinh 15 quyển, vì nó có trước vậy. Vào lúc ấy, thì đã có Khâu ni danh, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó. Nay lại có Pháp Hiển thượng sĩ, đắc pháp với Tì-ni-đa-lưu-chi, truyền tông phái của tam tố, là người trong làng Bồ-Tát, đang ở chùa Chúng Thiện dạy dỗ học trò. Trong lớp học đó không dưới 300 người, cùng với Trung Quốc không khác. Bệ hạ là cha lành của thiên hạ, muốn bố thí một cách bình đẳng, thì chỉ riêng khiến sứ đưa Xá lợi đến, vì nơi ấy đã có người, không cần đến dạy dỗ." Dưới thời A-dục vương trị vì tại Ấn Độ (từ năm 273 đến 232 trước CN), nhờ sự ủng hộ của nhà vua nên đạo Phật đã được truyền đi nhiều xứ sở bên ngoài Ấn Độ. Các thương nhân người Ấn theo đường biển đã đến Giao Chỉ buôn bán và mang theo đạo Phật mới mẻ đến xứ này. Sau đó đến lượt các tăng sĩ người Ấn tới đây truyền đạo, góp phần lập ra trung tâm đạo Phật tại Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam), một trong những trung tâm lớn nhất của đạo Phật tại phương Đông đầu Công nguyên cùng với hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành (nay thuộc Trung Quốc)7 Như vậy, có thể khẳng định Chùa Đót được xây dựng trước cuộc khởi nghĩa của Lý Nam Đế với sự ra đời của nước Vạn Xuân và được coi là ngôi Chùa tối cổ của Việt Nam. Hoàng Đồ Củng cố Đót Sơn Tự Di Đà Phật Bi thể hiện Chùa Đót Sơn là ngôi chùa quan trọng trong Phật giáo của Việt Nam và được Triều đại nhà Lê, đặc biệt vua Lê Thánh Tông, dùng quốc khố để phục dựng lại. Chùa Đót Sơn đầu tiên có tên gọi là Chuyết Sơn8, tiếng Phạn/Hindi có phát âm tương tự Jaisan - có nghĩa nơi tràn ngập ánh hào quang của Đức Phật hay sự đắc đạo như nhiều vị sư cao tăng cổ Việt Nam đã sử dụng trong đó có vị sư Chuyết Chuyết, người tu ở Chùa Bút Tháp và hóa ở Chùa Phật Tích. Chuyết Sơn cũng có thể là Chryse (đảo vàng) như các nhà thám hiểm Hy Lạp cổ xưa thường đặt cho những mảnh đất vàng khi họ đặt chân đến9. Khi phân tích về thời điểm chính thức của sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, cần phải có cái nhìn tổng quát về bối cảnh lich sử toàn bộ khu vực vào thời điểm bấy giờ và điều kiện tự nhiên và xã hội của đất nước ta thời kỳ bấy giờ. Sự ra đời của Chùa Chuyết Sơn vào giai đoạn năm 502-543 và việc hình thành Trung tâm Phật giáo Luy Lâu cùng thời gian này đánh dấu một bước ngoặt trong sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam và Trung Quốc. Thứ nhất, vào thời kỳ này, Giao Chỉ vẫn thuộc sự đô hộ của nhà Lương, Trung Quốc (502-557). Sau khi Lương Vũ Đế Tiêu Diễn giết chết người anh Tiêu Bảo Dung để tiếm quyền vào năm 502, ông ta đã vấp phải rất nhiều thách thức liên quan đến sự hợp pháp trong ngôi vị và sự đồng thuận của các quan lại trong triều, những người đang chịu ảnh hưởng rất lớn của tư tưởng nho giáo và Lão giáo. Trong “Sự từ bi của Đức Phật và việc sử dụng Phật giáo cho mục đích chính trị của Hoàng Đế Vũ đời nhà Lương (502- 549)”, Tom De Rauw đã viết “Phật giáo đã được Lương Vũ Đế sử dụng rất thành công trong việc quy phục được sự ủng hộ của giới quan lại và các hầu tước phong kiến… và cải tổ được hệ thống chính trị, văn hóa và tôn giáo, điều mà nhiều vị hoàng đế trước đó không làm được”10. Chính vì lẽ đó, khác với giai đoạn trước khi đạo Phật được coi là ngoại đạo và Nho Giáo và Lão Giáo là hai tư tưởng thống soái, Đạo Phật đã có chỗ đứng 7 http://www.thuvienhoasen.org/u-lspgvn1.htm 8 Viện Viễn đông Bác Cổ Pháp, Thư mục Thác bản Văn khác Hán Nôm Hoàng Đồ củng cố Đót Sơn Tự di Đà Phật Bi (9571-9572) 9 http://en.wikipedia.org/wiki/Chryse 10 Tom De Rauw, Ghent University, Beyond Buddhist apology: the political use of Buddhism by emperor Wu of the Liang Dynasty (r. 502-549)
  • 13. trong xã hội Giao Chỉ cũng như Trung Quốc và được khuyến khích phát triển. Nó cũng lý giải tại sao khu vực Dâu - Luy Lâu mới trở thành Trung tâm Phật giáo và trở thành điểm tiếp nối đi sang Bành Thành, Trung Quốc của các nhà sư Ấn Độ. Thứ hai, trong bối cảnh khu vực, nền văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ. Ts Ngô Văn Doanh, khi viết về lịch sử Vương Quốc Chăm Pa, nhận định “từ nước láng giềng Phù Nam ở phía tây và nam, Lâm Ấp (349-756) - Vương Quốc Chăm Pa nhanh chóng hấp thu nền văn minh Ấn Độ. Đây chính là giai đoạn mà người Chăm đã bắt đầu có các văn bản mô tả trên đá bằng chữ Phạn và bằng chữ Chăm, và họ đã có bộ chữ cái hoàn chỉnh để ghi lại tiếng nói của người Chăm. Nhiều ngôi đền thờ thần Shiva, vị thần của các Thần trong Hindu giáo đã được xây dựng”11. Cùng với ảnh hưởng mạnh mẽ tại Lâm Ấp, văn hóa Ấn Độ cũng bắt đầu có ảnh hưởng mạnh tới vùng Giao Chỉ thông qua các hoạt động giao lưu thương mại và văn hóa, đặc biệt là Phật giáo. Con đường tơ lụa trên biển được định hình rõ bắt nguồn từ vùng Tây Bengal Ấn Độ, qua eo biển Malacca đến Vương Quốc Chăm Pa, Giao Chỉ và Quảng Châu vv. Giao Chỉ là địa điểm mà các nhà buôn thường và những nhà truyền giáo Ấn Độ thường ghé qua. Việt Nam Phật giáo sử luận của tác giả Nguyễn Lang viết “Các vị tăng sĩ này tới viếng Việt Nam bằng đường biển, theo các thuyền buôn người Ấn. Nhưng trước khi các vị tăng sĩ Ấn Ðộ tới Việt Nam, các thương gia Ấn Ðộ cũng đã tới Việt Nam rồi và cũng đã mang theo sinh hoạt Phật Giáo tới xứ ta. Hồi bấy giờ (đầu kỷ nguyên) Ấn Ðộ đã có liên hệ thưong mại trực tiếp với Trung Ðông và gián tiếp với các nước vùng Ðịa Trung Hải, Ðế quốc La Mã tiêu thụ rất nhiều vàng, lụa, hương liệu, trầm, quế, tiêu, ngà voi, châu báu... Ðể có đủ hàng cung cấp cho thị trường ấy, các thương gia Ấn Ðộ đã dong thuyền đi mãi vè Viễn Ðông. Những thương thuyền này theo gió mùa Tây nam đi về Ðông Nam Á, tời bờ biển Mã Lai, Phù Nam và Giao Chỉ. Thương gia Ấn Ðộ phải ở lại đây cho đến năm tới, chờ cho gió mà Ðông bắc để trở về Ấn Ðộ. Trong thời gian này, họ lại sống với dân bản xứ à đã ảnh hưởng tới dân bản xứ bằng lối sống văn minh của họ. Vì sự có mặt của những thương gia Ấn Ðộ mà dân ta hồi đó đã biết đến ít nhiều về kỹ thuật canh tác, y thuật và tôn giáo Ấn Ðộ. Ta có thể nói rằng chính những thương gia Ấn Ðộ đã trước tiên đem Phật giáo vào nước ta”. Thứ ba, từ bán đảo Đồ Sơn, một dải đất chạy theo hướng Đông Bắc, tương đối biệt lập do Biển vẫn nằm rất sâu trong đất liền, việc truyền đạo chỉ mang tính chất hạn chế. Khi có sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền nhà Lương, Phật giáo bấy giờ mới công khai hoạt động với việc hình thành chùa Chuyết Sơn tại vùng Thương Cảng cửa sông, cách Thành Nê Lê, Đồ Sơn rất gần. Hoạt động truyền bá đạo Phật và hoạt động dịch thuật nhiều văn kinh từ tiếng Phạn sang tiếng bản địa. Giai đoạn năm 503-543 mới chính thức là thời điểm chính thức với quy mô lớn hơn với việc hình thành hai trung tâm Phật giáo, Chùa Chuyết Sơn, trung tâm Phật Giáo Câu Lậu ở thương cảng và Luy Lâu ở trung tâm của Chính quyền đô hộ. Nên Chùa Đót Sơn có hẳn một kho kinh đặt ở Chùa Thiên Tộ - Bạch Đằng. Thứ tư, là một quốc gia có chủ quyền, Chùa Chuyết Sơn, một ngôi chùa của các nhà sư Ấn Độ có thể được đánh giá là một Hội Quán Ấn Độ với nhiệm vụ giúp các tàu buôn Ấn Độ và các nhà truyền giáo Ấn Độ thông quan trước khi vào đất liền và giúp nhiều vị sư của Việt Nam lên các tàu buôn Ấn Độ để sang Ấn Độ thỉnh kinh. Việc này có thể lý giải tại sao có những giai đoạn, hàng trăm sư Ấn Độ có thể mặt tại Trung tâm Phật giáo Dâu Luy Lâu trước khi sang Trung Quốc truyền đạo. Đây cũng là sự lý giải hợp lý cho việc, trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ thế kỷ thứ V đến XI, rất nhiều nhà sư Việt Nam đã sang học Phật tại Ấn Độ. 11 Ngô Vǎn Doanh, Champa, tr.38-39;
  • 14. Vào thế kỷ thứ 10 dưới thời của Đinh Tiên Hoàng Đế, thời kỳ của quốc gia độc lập nhưng cũng là thời kỳ suy tàn của Phật giáo Ấn Độ, Chùa không còn sự hiện diện của các nhà sư Ấn Độ và được đổi tên thành là chùa Non Đông. Chùa nằm trên địa bàn Cảnh Thanh sau là Tổng Kinh Thanh, Huyện Bình Hà, Phủ Nam Sách, Hải Dương. Chùa gắn liền với Đức tổ Huyền Quang, Thánh tổ Non Đông và là kinh đô của Pháp Môn Tịnh Độ Thiền tông. Theo các cụ cao niên trong làng, Chùa Đót Sơn có quy mô lớn và được coi là kỳ quan của Phật giáo Việt Nam. Khuôn viên của Chùa rộng 8 mẫu trong đó có hai mẫu vườn, một mẫu ao và năm mẫu ruộng. Ngôi Chùa chính nằm ở Hướng Đông với 100 gian và hoành phi câu đối có ghi dòng chữ Non Đông Tự. Xung quanh chùa chính có hành lang rộng 3 mét. Đằng sau, phía tây có 100 pho tượng La Hán bằng đá. Hai dãy nhà ngang, một quay hướng Bắc và một quay hướng Nam theo kiều răng bừa, phía sau nhà chính mỗi dãy 50 gian. Xung quanh hay dãy nhà ngang đều có hành lang rộng 3 mét. Chùa có một quả chuông nặng năm tấn. Giáo sư sử học Lê Văn Lan trong cuộc phỏng vấn Phóng viên của Báo Bảo vệ Pháp luật về vùng đất Kinh Lương, Xã Cấp Tiến khẳng định “nếu đặt Kinh Lương - Chùa Đót Sơn – Đền Đống Duy vào một môi trường lịch sử xã hội thì thấy đấy là nền của một vùng văn hóa hướng ra biển, tiếp nhận ảnh hưởng của biển. Có nền đó thì mới có các cuộc vân du của các thích du như các nhà sư Ấn Độ, Chử Đồng Tử, Mạc Đăng Dung. Nhờ đó mà chúng ta mới được hưởng những di sản văn hóa vô giá trị là đình, đền, chùa và các đường viền bao quanh nó. Văn hóa – xã hội trên nền ấy làm cầu nối từ bấy giờ đến bây giờ”12 Việc khôi phục lại vùng đất này là một việc cần phải làm, đúng theo ý nguyện của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm qua lời Sấm Ký. Khi khơi lại toàn bộ những giá trị lịch sử và tâm linh của vùng đất Tổng Kinh Lương xưa, kết nối với xã Kiến Thiết, Lý Học, Vĩnh Bảo, sẽ tạo ra một Trục Thần Đạo, giúp đất Việt giữ được Biển Đông, mở mang bờ cõi đến tận mũi Cà Mau như ngày nay đúng như lời tiên tri mà Trạng Trình đã dành cho Chúa Nguyễn Hoàng với “Hoành Sơn Nhất Đái/Vạn đại dung thân”. 12 Giáo sư Sử học Lê Văn Lan “Nên khơi thông các giá trị văn hóa truyền thống” Bảo vệ Pháp luật, số 37, Thứ sáu 09.05.2014
  • 15. KINH LUONG, THE LAND OF LEGACIES Recently, series of articles have been published on various newspapers about the sacred land of Kinh Luong, Cap Tien, Tien Lang, Hai Phong. These articles included “Going to the sacred land with generation of heroes” on April 25, 2014, “Prof Le Van Lan: it is advisable to restore the traditional cultural values” on May 9, 2014 on Bao Ve Phap Luat (Law Guardian Newspaper), “Story on the stone stela of Kinh Luong Temple” on Dan Tri Newspaper on May 2, 2014, “Where Gods who safeguard the East Sea are worshipped” on Nhan Dan Newspaper on May 8, 2014 and “Awakening the thousand year Bodhi Tree” on Hai Phong Newspaper on April 18, 2014. These articles have proved that Kinh Luong with Dot Son Pagoda and Kinh Luong Temple is the land with full cultural legacies which relates to the establishment of Buddhism in Vietnam and gives the answer about the lost ancient River Port of Vietnam which many historians could not find. Kinh Luong is now a village of Cap Tien Commune, Hai Phong city. Based on old documents which were recently found out, Kinh Luong used to be the name of the whole region and was changed to Cap Tien (Progressive) after 1954. Kinh Luong was famous with Dot Son Pagoda, the oldest pagoda in Vietnam and Kinh Luong temple complex, worshipping five Gods who protect the East Sea of Vietnam. During the war with the French (1945-1954), on finding that former General Secretary Do Muoi, who was then Political Commissar of Left River Command, stayed in Dot Son Pagoda and instructed military campaigns, the French mobilized warships, tanks and troops conducted massive attacks in Kinh Luong. Pagoda got destroyed in 1949 and Kinh Luong temple complex got destroyed in 1953. Huge bronze Buddhist statues were used to make ammunitions and stone stela used for the resistant war. The sad episode was that after peace resumed, lands of pagoda and temple got given to peasans or used for other purposes, all the legacies got full eliminated so that nobody knows about its importance. The Spread of Buddhism to Vietnam The spread of Buddhism to Vietnam and subsequently to China, East Asian countries and other parts of the world is considered the heyday of India’s global ideological power and the miracle of the Indian Buddism Diplomacy. In this course, Vietnam, the then Jiao Zhi or Jiao Zhou, under the Chinese domination, was on the Silk Road and identified as the key zone for the start of Buddhism. However, the role of Jiao Zhi or Jiao Zhou for the spread of Buddhism was not acknowledged due to various reasons including the reason of Vietnam’s government opinion that Buddhism came to Vietnam from Pengcheng China. It is commonly known that Buddhism is the religion nurturing the patriotism of the Vietnamese. Buddhism is the companion of the nation, going with the ups and downs of the history of Vietnam. Ever since, Emperor Dinh Bo Linh alias Dinh Tien Hoang (924-979) declared independence from China, naming Vietnam as Dai Co Viet, Buddhism was adopted as the national religion with Patriarch Huyen Quang the Counsellor Minister of the dynasty. Buddhism was also the national religion during subsequent dynasties i.e. Pre-Le (980-1009), Ly (1009–1225), Tran (1226–1400), Le (1428-1789). During Tran Dynasty, the Zen School of Buddhism (Truc Lam) was invented with Emperor Tran Nhan Tong acknowledged Vietnamese Buddha along with Parchiarch Phap Loa and Huyen Quang. Many scholars have written about the history of Buddhism in Vietnam. Those scholars include Dr. Le Manh That, Nguyen Lang, Nguyen Bang etc. Before that, the French also had a great role in writing about Vietnamese Buddhism including the works
  • 16. by Mr. Tran Van Giap titled “X Le Bouddhisme en Annan, des origine au XIIIe siecle – The Buddhism in Annam, from Origin to XIII century published in Bulletin de l’Ecode Francaise d’Extrême-Orient. These works proved that Buddhism came to Vietnam first with Ne Le Citadel now known as Cave Pagoda in Do Son of Hai Phong being the place where Indian Buddhist Monks and Merchants stayed. This place has been proved to be an island off-coast of Vietnam at that time. However, these works can not prove when Buddhism had its full establishment and how Buddhism traveled from the sea to the Buddhism Centre of Luy Lau (Dau Pagoda and Phat Tich Pagoda). All scholars agreed that there used to be a Buddhism Centre of Cau Lau near the Sea with “above is Luy Lau, down is Cau Lau” but could not find where Cau Lau was located. According to the Book titled “The Pachiarch of Buddhism” the oldest Book on Buddhism still preserved, there was one story that the Chinese Monk on the report to the Sui Emperor (Sui Dynasty during 542-607) that “In Jiao Zhou, with easy access to India, when Buddhism arrived, it is not there in Jiang Dong, there have been 20 pagodas in Luy Lau13 with 100 Buddhist Monks who translated 15 Buddhist Books so Buddhism had to be there first. When Buddhism came, famous Indian translators namely Kandinya, Mahajivaka, Sogdiane, Mou Tsu were there. Now they have Pachiarch Phap Hien and Vinidaruci, considered as Bodhisattvas, who are teaching lots of monks. In that class, there are no less than 300 people. Emperor, as the kind father of the country, with equal treatment, just ask them to submit the Buddha Remains…Under King Asoka’s reign (273- 232 BC), with the support of the king, Buddhism got disseminated to many countries outside India. Indian merchants came to Jiao Zhi by sea to trade and brought along with them the new school of thought of Buddhism. Later on, Indian monks came here to disseminate religion, contributing to the establishment of Buddhist Centre in Luy Lau, one of the biggest Buddhism centre in the Oriental region along with Luòyáng and Peng Cheng”14 Kinh Luong, the Cau Lau and Domea ancient River Port In order to have the clear answer to the questions of when Buddhism got full establishment in Vietnam and where Cau Lau Buddhism Centre was located, it is important to identify the exact location of Cau Lau River Port. Cau Lau is one of the districts named by Han Dynasty after defeating the revolutionary of the Two Sisters (Hai Ba Trung). In Han Geology Book, Jiaozhi under Han domination had 10 districts of Liên Thụ, An Định, Câu Lậu, My Linh, Khúc Dương, Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên, Chu Diên. In the book History of Vietnam (Sử học Bị khảo) writen by Dang Xuan Bang (1828-1910), a Mandarin under Nguyen Dynasty, “Cau Lau was opposite An Dinh district and located by the river which joins with Uat River”. An Dinh has been proved to be district covering Do Son of Hai Phong so Cau Lau district was confirmed by scholars to be the area covering the districts of Vinh Bao, Tien Lang, An Lao, Kien An and Kien Thuy of Hai Phong now. The Centre of Cau Lau was located on the mouth of a river that led to Long Bien and had to be the highest land of the whole area. 13 Luy Lau was the capital of Jiao Zhi 14 http://www.thuvienhoasen.org/u-lspgvn1.htm
  • 17. Map of the North, XVII, Maps of Samuel Baron, Churchill, A collection of voyages and travel, Vol 6, London, 1974 While describing Domea (Do Me), a River Port of Dai Viet, William Dampier (1652-1715), a British explorer, in his works A Collection Of Voyages 1688, wrote “That part of the Kingdom (Tonquin), that borders on the sea is very very low land: neither is there any Hill to be seen but the Elephant Mountain and a Ridge of a much less Heighth continued from then to the Mouth of the River of Domea”15. It can be concluded that by 1688, the sea level was so high that the Elephant Mountan was used as Maritime Post. Therefore, district of An Lao, Kien An and major parts of Kien Thuy, Tien Lang and Vinh Bao were not there. So Cau Lau comprised some part of Tien Lang and Tu Ky District of Hai Duong. The River that led to Hean (Pho Hien, Hung Yen now) and Cacho (Ke Cho – Thang Long) was the river of Thai Binh. On June 25, 2007, under the project organized by the Vietnam Study and Development Science to find the ancient town of Domea, a delegation, comprising Assc Prof Nguyen Quang Ngoc, Assc Prof Truong Quang Hai, Research Tran Thanh Ha, Do Kien, Vu Duong Luan, Tong Van Loi, Assc Prof Vu Van Phai, Assc Prof. Dang Van Bao, Student Nguyen Quang Anh, Archeologist Nguyen Chieu, Dr. Hoang Anh Tuan, MA Nguyen Ngoc Phuc (USSH), Assc Prof Tran Duc Thanh, Dr. Dinh Van Huy (Institute of Natural Resource and Environment), Mr. Ngo Dang Loi (Chairman of Hai Phong History Council), Mr. Nguyen Ngo Thao, Director of Social Science and Humanity Centre of Hai Phong, Mr. Nguyen Van Tham, Official of Information and Culture of Tien Lang District, conducted a field visit along Thai Binh River, starting from Ben Village (Cung Chuc, Trung Lap Commune of Vinh Bao) and ending in Do Son. After the visit, the members of the delegation arrived at a conclusion 15 William Dampier, Voyage and Discovery, Volume II, The Situation of the Kingdom of Tonquin, Chapter II, Page 19
  • 18. that Domea is located at Khoi Nghia commune and ancient pagoda identified as Phuc Linh Pagoda.16 Domea in the map of East Indian company Kinh Lương, Cấp Tiến at present The conclusion made by the delegation was only based on maps and field visits, not on any historical evidences and stone stelas. From the map of East Indian Company and map of Tien Lang now, Kinh Luong is down below Da Cho, Ben Thap and Ben Oc of Khoi Nghia commune and on the bank of Thai Binh River, so Kinh Luong has to be in existence first and Domea can not be in Khoi Nghia Commune. The pagoda in Domea can not be an ordinary pagoda but a Buddhist centre, having relations with the establishment of Buddism in Vietnam. Domea has to be somewhere in area of Me paddy field, which is in the West of the Dot Son Pagoda and North of Kinh Luong National Guardian Temple. The fresh water well has to be of the well of Hoa Than Dong Duy Dai Vuong (the Dong Duy God of Fire) as mentioned in the stone stela of Kinh Luong Temple Tiên Lãng, the alluvial land by the River of Thai Binh was separated to be one district in XV century. Under Ly and Tran dynasty, this area had the name of Bang La belonging to Thanh Ha District of Hai Duong Province. In XIV century, it belonged to Binh Ha District of Nam Sach Province. In 1460, under the reign of King Le Thanh Tong, the district was separated to make Tan Minh and Binh Ha under Nam Sach. In 1600, the word “Tan” changed to Tien due to having the same name with King Le Kinh Tong (1588-1619) to become Tien Minh. In 1884, due to having the same name with King Ham Nghi (Nguyen Phuc Minh), the word “Minh” changed to “Lang” with the word “Lang” taking from the word “Binh Lang”, name of one of the God of Kinh Luong National Guardian Temple, meaning “pacifying sea”. In 1893, Tien Lang got separated from Nam Sach to join with Hai Phong province. The reason for the lost of Domea was attributable to the fact that during the Nguyen Dynasty (1782-1945), trading activities with the West or foreigner were forbidden. The River port no longer maintained its role. When tide receded, new land came, Domea or Kinh Luong fell deep in the main land. The inability to find Domea was also due to the lost of all the legacies, stone stela, and old douments about Kinh Luong after the war. Domea was actually found out by French historians in the early of 20th century when they identified Kinh Luong as the prime location and carefully copied all the stone stelas and noted down all the old documents. After getting defeated in Dien 16 Nguyễn Quang Ngọc, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, 2007, Domea (Đô-mê-a) trong hệ thống thương mại đàng ngoài thế kỷ XVII-XVIII
  • 19. Bien Phu, they brought these documents back to France. Recently, under the bilateral cooperation between two Governments of Vietnam and Franch, the French Institute of Extreme Orient was established and documents about Kinh Luong were found in all at Catalogue of Vietnamese Inscription and Institute of Han Nom. According to old locals, the area near the well used to be the custom area. In 1980, during the excavation, an old ship was found where there were lots of vase, bowls etc. Whatever were still in tact were distributed among people and the rest got piled up to make a big pile which was called by the local as Go Ma Lo. Map of Northern River XVII. Dutch East Indian Company Tiên Minh in the Map of Đồng Khánh Reign 1886-1888 In the Book Stelas of Tien Lang presented by Assc Prof Dr. Đỗ Thị Hảo, Chairman of Hanoi Folklore and Art Association in 2008, the oldest stela of Tien Lang was the Stela of Dot Son Pagoda name Royal Stela for Reconstruction of Dot Son Pagoda made during King Le Thanh Tong in 1491, saying that the Pagoda of Dot Son previous names Non Dong and Chuyet Son was constructed in the year 503 under the Liang Dynasty. The oldest land of Tien Lang used to be the King Luong, now Cap Tien ward of Tien Lang District, Hai Phong. Based on other stelas of Dot Son Pagoda and King Luong temple, the National Guardian Temple, worshipping five Gods to protect the East Sea of Vietnam, Kinh Luong used to have the name of Kinh Thanh, Canh Thanh and Cau Lau. It was found out that any dynasties and Kings of Vietnam, when they came to power, they immediately honoured the pagoda and all the Gods who were worshiped in Kinh Luong, who guard the East Sea of Vietnam. The last honour was made by King Khai Dinh of Nguyen Dynasty on July 25, 1924 when the King celebrated his birthday at 40. Chuyet Son Pagoda – the Cau Lau Buddhism Centre of Vietnam According to Hai Phong’s Book of Geology, prepared by Hai Phong Council of History in 1990 based on various documents inherited from the French, in the portion about Tien Lang, it says “Tien Lang witnessed an early development of its culture. Buddhism entered this district from V-VI century. During that period, a Buddhist Centre was established at Dot Pagoda (Cap Tien) with large scale, big stupa and huge Buddha statues. The Dot Pagoda was in existence through all the dynasties of Ly, Tran, Le, Mac … encouraging the birth of tens of pagodas in the whole region. It has its own library, containing Buddhist Books at Thien To Pagoda in “Phac Xuyen – Bach Dang"17. Chuyết Sơn, Non Đông, Đốt Sơn or Đót Sơn, are the names of the Pagoda in different period of history. Nobody knows about the fate of all the Buddhist Books which 17 Địa Chí Hải Phòng, Hội đồng Lịch sử Thành Phố Hải Phòng, Trang 223
  • 20. was kept at Thien To Pagoda. They might got burnt after peace resumed in 1954 or might be kept somewhere. According to local people, from times to times, when people excavate the land to build house, many things were found but were not known so they buried them again. The only thing left was the Bodhi Tree, which was acknowledged by former Ambassador of Vietnam to India, Mr. Vu Quang Diem and Ven Jambey Dorjee, who visited Vietnam to organize the Buddhist Festival of India in Vietnam during March 05-16, 2014, as the Bodhi tree of Indian origin with strong power. Who brought this Bodhi tree to Vietnam? What is the role of Chuyet Son Pagoda in the history of Vietnam’s Buddhism when it was built in 503 much before the revolutionary of Ly Nam De who built Tran Quoc Pagoda which is now claimed to be the oldest pagoda in Vietnam? Where were all the legacies which related to India at Dot Son Pagoda or are they still kept somewhere? Before the pagoda got burnt and all copper statues got melted to make ammunition in 1949, could any of the monk manage to preserve anything? Before it was destroyed, the pagoda had 100 rooms and a hospital. One interesting detail, as told by old local people, was that Most Ven Thich Thanh Lac, the abbot of the Pagoda, burnt himself after getting enlightment in 1947, two years after the pagoda got burnt. All what belonged to Kinh Luong was completely destroyed and eliminated during the war against the French and course of revolutionalization so that nobody can know about its legacies. Recently, when the job of restoration of the National Guardian Temple of Kinh Luong and Dot Son Pagoda started, following the message/prediction by prestigious Nguyen Binh Khiem (1491–1585) in XVI century about Kinh Luong and Dot Son, local authority and people searched and found out photos of many stone stelas and old documents which was preserved at Institute of Han Nom and French Institute of Extreme Orient (École française d'Extrême-Orient - EFEO), giving lots of explanation about the spread of Buddhism from ancient River Port of Cau Lau. As cited above, Royal Stela for Reconstruction of Dot Son Pagoda, the Pagoda of Dot Son, used to have the names Chuyet Son and Non Dong (Pagoda in the East), was constructed in the year 503 under the Liang Dynasty, marking the ripe condition for full establishment of Buddhism in Vietnam and subsequently China. Chuyet Son, which has no meaning in Vietnamese, can be the term Chryse (Golden land) 18 or can be a Sankrit term which means Pagoda of enligntened Bodhisattvas. Vietnamese Buddhist history also witnessed several well-known enlightened monks naming themselve Chuyet including Monk Chuyet Chuyet who were worshipped at Phat Tich Pagoda. 18 http://en.wikipedia.org/wiki/Chryse
  • 21. Ven Jambey Dorjee under the Bodhi Tree Firstly, it has to be stated that Buddhism got its firm establishment in Jiao Zhi (Jiao Zhou) only during the Liang dynasty (502-549). In Beyond Buddhist Apology, the Political use of Buddhism by Emperor Wu of the Liang Dynasty (r. 502-549), Tom De Rauw wrote “When Xiao Yan ascended the throne of the Liang (502-557) Dynasty as Emperor Wu (r.502-549), he was faced with some huge challenges which included the problem of legitimacy (as an usurper) when he had seized power from one of his kinsmen, Xiao Baorong (488-502), in revenge for the murder of his older brother, the devolution of the empire for centuries after the disintegration of the Han and the support of elites of literati families who was dependent on the existing Confucian political system… Through the use of Buddhism, he could make reforms in the political, cultural and religious realm which tied different modes of thought together which no other precedessor could do”. Therefore, different from the previous period when Daoism and Confucism were the two overwhelming ideologies, Buddhism had its standing in the society of Jiaozhi and China and was encouraged to develop. The Indian station at Ne Le citadel (Do Son now) was shifted to the River Port of Cau Lau for further dissemination to Luy Lau, (the Capital), Peng Cheng and Luoyang. Secondly, India civilization had had a strong influence in the South already with the presence of the Cham Kingdom. Dr. Ngô Văn Doanh, an expert on Cham Kingdom, wrote “from the neighbouring countries of Phnom (Funan) in West and South and Lam Ap Kingdom (existed during 349-756) which covers the area of Quang Binh to Quang Nam, the Cham Kingdom absorbed Indian civilization quickly. This was the period when the Cham used Sakrit to form their own writing and built lot of Temples worshipping God Shiva and Vishnu…”19. Indian civilization also exerted influence in Jiaozhi through trade and cultural interaction including Buddhism. The maritime Silk Road was established, starting from West Bengal through Malacca strait to Champa Kingdom, Jiaozhi and Guangxi. 19 Ngô Vǎn Doanh, Champa, tr.38-39;
  • 22. Map of Kindom of Champa and the Silk Road from West to East during 7-10th Century Thirdly, from Do Son Island and ancient An Dinh district that ran on Northeast direction, the dissemination of Buddhism was very restricted. When there was support from the Chinese authority under Liang emperor, with support of Indian Government and Merchants, the Chuyet Son Pagoda was built on the ancient River Port, about 7 miles offcoast of Do Son. Buddhist books got translated from Sankrit to local language. It can be confirm that the period of 502-543 was period of the full establishment of Buddhism in Jiaozhi, with the existence of Cau Lau Buddhism centre at the Port and Luy Lau Buddhism Centre in the Capital. Fourthly, as a sovereign state, Chuyet Son, a pagoda of Indian monks and merchants can be consider an Indian club, having the function of helping Indian merchant ships, clearing immigration procedures for entering Jiaozhi. Going along the river on merchant ships from Cau Lau to Long Bien and Luy Lau was the best explanation, not on foot from Do Son to the Northeast as explained by many Vietnamese Buddhist Researchers. That was the reason why in some points of time, 500 Indian monks gathered in Luy Lau before going to China for spread of Buddhism. It also provided explanation that in Vietnamese Buddhism history, many Vietnamese monks travelled to India to learn Buddhism. Indian monks, actually Indian Buddhist Diplomats, never come back India. After completing the jobs, they returned to Chuyet Son pagoda and got enlighment under the Bodhi Tree. Professor Historian Le Van Lan, in an interview with journalist of Bao ve Phap Luat Newspaper about Kinh Luong, affirmed that “if we place Kinh Luong – Dot Son Pagoda – Dong Duy Temple (Kinh Luong Guardian Temple) in a context of socio-history, we can find that it is a sea oriented culture, absorbing the influence from outside. With that influencce, we can see the expedition of Indian monks, Chu Dong Tu, Mac Dang Dung. Thanks to that, we can enjoy invaluable cultural legacies including temples,
  • 23. pagodas and all the effects. The shape of present socio culture was based on such legacies.”20 Restoring the legacies of Kinh Luong is a must-do job, exactly as the message left over to the current generation by Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm in XVI century. At the moment, the pagoda and temples are being re-constructed. The Bodhi tree was approved by the Ministry of Culture, Sport and Tourism as the Tree of Heritage with more than 1500 years old and of Indian origin. Once all the historical and spiritual values including the pagoda and temples got restored, it will form again the Exis of God, helping the nation of Viet develop and protect the East Sea. 20 Giáo sư Sử học Lê Văn Lan “Nên khơi thông các giá trị văn hóa truyền thống” Bảo vệ Pháp luật, số 37, Thứ sáu 09.05.2014
  • 24. Nơi đầu tiên thờ những vị thần giữ biển Đông Thứ năm, 08/05/2014 - 03:58 PM http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/di-san/item/23142502-noi-dau-tien-tho-nhung-vi-than- giu-bien-dong.html Đót Sơn, ngôi chùa bị lãng quên. NDĐT - Vùng đất được coi là “chính linh” của Tiên Lãng, huyệt đạo của Hải Phòng, nơi quê nhà của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, có ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và nơi thờ Ngũ vị đẳng Thần gìn giữ biển Đông ít người biết đến. Đó chính là vùng đất mà xưa kia được gọi là Trang Cảnh Thanh, nay là Kinh Lương, Cấp Tiến. Kinh Lương, trước là Kinh Thanh, Cảnh Thanh, huyện Bình Hà, phủ Nam Sách, Hải Dương. Đây là nơi có đình Khai quốc Kinh Lương, đền Khai quốc Đống Duy và chùa Đót Sơn, trung tâm Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ thứ V đến trước năm 1945. Trong cuốn Văn Bia Tiên Lãng do PGS.TS Đỗ Thị Hảo, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội cùng các cộng sự sưu tầm, biên dịch, chú giải vào năm 2008, vùng đất Kinh Lương chỉ còn lại một tấm bia duy nhất nhưng có niên đại sớm nhất được dựng ở chùa Đót Sơn (chùa Đót) với tên Hoàng Đồ Củng cố Đót Sơn Tự Di Đà Phật Bi và toàn bộ tám văn bia khác đã bị thất lạc. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu và khảo cứu tại Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, Viện Cao học thực hành và Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trong cuốn Thư mục Thác bản Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, vùng đất Kinh Lương có các bia gồm bia về Đình Khai quốc Kinh Lương như Tân Tạo hậu Thần bi, về chùa Đót Sơn (Chuyết Sơn) như Hoàng Đồ củng cố Đót Sơn Tự di Đà Phật Bi, Tân tạo Bồ Đề La Hán Bi ký, Tạo thạch Phật Bi, Tân Tạo Thiên đài trụ, Tín Thí, Tân tạo xế giai hậu phòng hành lang bi.
  • 25. Vốn là vùng đất chính linh của Tiên Lãng và huyệt đạo của vùng, Kinh Lương được nhắc đến trong nhiều thần tích và thần sắc của các triều đại phong kiến và trong các văn tịch liên quan đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đã có rất nhiều sắc phong của các triều đại tại đây. Đến thời kỳ nhà Nguyễn, 13 đạo sắc phong đã được ban cho Ngũ vị Đẳng thần. Toàn bộ các thần tích và thần sắc về vùng đất này vẫn được lưu giữ tại Viện Thông tin Khoa học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Cũng giống Thánh Gióng, những vị thần được thờ tại Kinh Lương là những bậc hộ quốc công thần và được ân điển cho muôn đời thờ phụng. Trong miếu có năm bài vị thờ Ngũ vị Đẳng thần gồm Bạt Hải Hữu vi Vô danh Thần vị; Bình Lãng Hữu vi Vô danh thần vị; Mạnh tướng húy danh Phương Thần vị; Đống Duy húy danh Tụy Thần vị và Thần kỳ Cửa Chùa húy danh Tề Thần vị, ghi bằng chữ Nôm. Bạt hải Đại vương tôn thần, vị thần "hữu vi, vô danh" tức có nhiều công giúp nước nhưng không biết đến danh tính, là một vị thần liên quan trực tiếp đến biển. Ngài Thiên Quan Bình lãng Đại Vương, cũng là vị Hữu vi Vô danh, là vị thần giúp nhân dân bình được sóng gió. Ba vị Mạnh Tướng Đăng Kinh Đại Vương, Hỏa thần Đống Duy Đại Vương, Thần Kỳ Cửa Chùa Đại Vương, là những vị Nhãn Thần, được coi như những con mắt dõi theo và bảo vệ dân. Do đó có thể nói Ngũ vị Đẳng thần này liên quan trực tiếp tới Biển Đông của Việt Nam. Ân chuẩn thờ phụng các Ngài còn mãi cho đến khi đình, đền, chùa bị tàn phá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sự tàn phá và quên lãng một di sản quan trọng của đất nước là một điều rất đáng tiếc. Theo Văn tịch về Thần Tích và Thần Sắc về làng Kinh Lương được lưu giữ tại Viện KHXH Việt Nam, đây là nơi thờ Ngũ vị Đẳng Thần gồm Mạnh Tướng Đăng Kinh Đại Vương (Nhãn thần), Hỏa thần Đống Duy Đại Vương (Nhãn thần), Thiên Quan Bình Lãng Đại Vương (Thiên thần), Thần Kỳ Cửa Chùa Đại Vương (Nhãn thần) và Bạt Hải Đại Vương Tôn Thần (Thiên thần). Những vị này đã giúp Vua Đinh Bộ Lĩnh sau khi xưng đế phá tan đạo thủy quân xâm lược Ma Na và hóa thần ngay sau khi giặc giã. Vua Đinh Bộ Lĩnh đã phong thần để nhân dân muôn đời thờ cúng.
  • 26. Theo Địa chí Hải Phòng (1990), đoạn về vùng đất Tiên Lãng có viết "Nền văn hóa Tiên Lãng phát triển sớm. Đạo Phật du nhập vào mảnh đất này từ thế kỷ V, VI. Khoảng thời gian ấy, Tiên Lãng đã xuất hiện một trung tâm Phật giáo ở Chùa Đót (Cấp Tiến) với kiến trúc quy mô, bảo tháp và tượng Phật đồ sộ. Chùa Đót đã hoạt động liên tục suốt các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc ... kích thích sự ra đời của hàng chục ngôi chùa khác ở Tiên Lãng, trong đó có hẳn một kho chứa kinh đặt ở Chùa Thiên Tộ (Phác Xuyên - Bạch Đằng)". Chùa Đót Sơn, nơi cùng với Chùa Hang ở Đồ Sơn, lưu lại dấu tích của nhiều nhà sư Ấn Độ trong buổi đầu Phật giáo được truyền bá sang Việt Nam. Tấm bia dựng tại chùa Đót Sơn Hoàng Đồ Củng cố Đót Sơn Tự Di Đà Phật Bi, dựng năm 1491, cho biết “chùa có từ đời nhà Lương (505-543), trải qua các đời Lý Trần, con vị Quản lão ở bản xã cùng vị sư trụ trì đứng ra sửa chùa quy mô to lớn”. Như vậy, có thể khẳng định chùa Đót được xây dựng trước cuộc khởi nghĩa của Lý Nam Đế với sự ra đời của nước Vạn Xuân và được coi là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Việt Nam. Chùa Đót Sơn đầu tiên có tên gọi là Chuyết Sơn (Tiếng Phạn (Hindi) Juisan - có nghĩa nơi tràn ngập không khí kỷ niệm của Phật giáo). Chùa, sau đó, được đổi tên thành là chùa Non Đông vào thế kỷ thứ 10 và Đót Sơn vào năm 1941. Đây là ngôi chùa gắn liền với Đức tổ Huyền Quang, Thánh tổ Non Đông và là kinh đô của Pháp Môn Tịnh Độ Thiền tông. Chùa hiện vẫn còn cây bồ đề được các nhà sư Ấn Độ mang sang khi truyền đạo vào thế kỷ thứ 6 và được coi là cây bồ đề gốc Phật giáo của Việt Nam. Năm 1491, trong lần vãn cảnh chùa sau khi chùa được phục dựng lại, Vua Lê Thánh Tông đã có bài thơ viết tại đây, được lưu lại trong văn bia của chùa. Chùa cũng đổi tên thành chùa Đót Sơn từ thời điểm này. Chùa Đót Sơn có quy mô lớn, rộng tám mẫu và được coi là kỳ quan của Phật giáo Việt Nam. Ngôi chùa chính nằm ở hướng đông với 100 gian và hoành phi câu đối có ghi dòng chữ Non Đông Tự. Xung quanh chùa chính có hành lang rộng 3m. Đằng sau, phía tây có 100 pho tượng La Hán bằng đá. Chùa có một quả chuông nặng năm tấn.
  • 27. Nơi an nghỉ của các vị thánh tổ trong chùa. Trước Cách mạng Tháng Tám, vùng đất Kinh Lương vẫn nổi tiếng với đình Kinh Lương, đền Đống Dõi (Duy) và chùa Đót Sơn với ba giếng thần. Đến năm 1947, Thượng tọa Thích Thanh Lạc trụ trì chùa tròn 100 tuổi, thầy đã tự thiêu ở Sự Đồng Kệ. Trước khi hỏa táng, Thầy đã nói "Ta hỏa táng để Phật pháp được trường tồn". Trong kháng chiến chống Pháp, giai đoạn 1945-1954, chùa Đót Sơn cũng như đình Kinh Lương là những căn cứ cách mạng quan trọng. Theo một số cán bộ lão thành cách mạng, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã từng ở tại chùa để chỉ đạo kháng chiến khi ông là Chính ủy Quân khu Tả ngạn. Kinh Lương đã trở thành nơi chiến địa ác liệt nhất. Và trong thời gian này, trước sự ác liệt của cuộc chiến tranh, chùa Đót Sơn, đình Kinh Lương và đền Đống Duy đã bị phá hủy. Hòa thượng Thích Thanh Dũng cũng hy sinh trong trận càn của Pháp năm 1953. Đót Sơn ngày nay đã trở thành Nghĩa trang Liệt sĩ. Toàn bộ các tượng Phật và tượng thần bằng đá đều bị thất lạc. Theo bà con trong vùng, sau khi hòa bình lập lại, các cột đá ở tam quan cũng như nhiều văn bia đã được sử dụng để xây Cống Nẻ. Đất của chùa, đình và đền đã bị giao cho nhiều hộ gia đình. Ngôi chùa chỉ còn lại là một am rất nhỏ, vốn là chiếc bếp xưa của chùa và một cây bồ đề trên nghìn năm tuổi. Đúng 60 năm kể từ khi đình và đền Khai Quốc và chùa Đót Sơn bị phá, hậu thế mới tiến hành phục dựng lại (đình, đền và chùa bị phá hoàn toàn vào cuối năm 1953 và đầu 1954). PHẠM THẮNG
  • 28.
  • 29.
  • 30. Thứ Sáu, 02/05/2014 Chuyện khắc trên văn bia Đình làng Kinh Lương (Dân trí) - Ngọc Phả ba vị Đại Vương là Bậc Khai quốc có công lao lớn được phong Thần tước Triều Đinh họ Việt Thường. Và văn bia Đình làng Kinh Lương đã kể lại thân thế, công lao của ba vị Đại Vương: Một văn bia tại đình làng Kinh Lương được lưu trong sách cổ Thời bấy giờ, người đời truyền lại rằng, ở trang Vĩnh Đồng, phủ Khoái Châu, đạo Sơn Nam có một nhà danh gia vọng tộc họ Trương, húy Lợi, vợ là người ở trong trang tên là Nguyễn Thị Nguyên nhưng đã lấy nhau được ba năm rồi mà vẫn chưa thấy nảy mầm thai nghén. Bởi vậy, trải thêm được ba bốn năm sau, hai người đã bỏ đi và tìm đến địa giới trang Cảnh Thanh (sau đổi là Kinh Thanh rồi Kinh Lương), huyện Bình Hà, phủ Nam Sách, lộ Hải Dương xin định cư khi thấy nơi đây dân tục thuần hậu. Trải được khoảng một hai năm, gia sản ngày thêm khá giả và dần được xếp vào hạng Hào trưởng trong làng. Vào một hôm giữa lúc đêm khuya, người vợ mộng thấy mình bỗng được bay lên trời và bẻ được bốn đóa hoa quế ôm vào trong lòng rồi chợt tỉnh giấc. 3 tháng sau, bà thấy trong mình chuyển dạ rồi có thai, đến kỳ mãn nguyệt thì đẻ ra một bọc sinh ra được ba người con trai (tức giờ Tuất, ngày 16 tháng giêng năm Ất Mùi), diện mạo khôi kỳ, thân dung dài rộng, long nhan cằm hổ, mặt cứng như sắt, toàn thân sắc đỏ, đều là khác hẳn người thường, đặt tên cho người thứ nhất là Phương, người thứ hai là Tụy và người thứ ba là Tề. Ngày tháng thấm thoắt trôi mau, những người con đã lên 14 tuổi. Cha mẹ bèn tìm thầy cho nhập học, nhưng các người con lại đều không chịu học mà chỉ chuyên võ nghệ và giỏi binh thư. Tài nghệ của những người này giỏi đến mức các bằng hữu không ai là không kính phục. Các ông chợt nghe thấy giặc Ma Na kháo với nhau rằng, nhà Đinh đã đến lúc suy đồi, thế vận đã hết, nên chuẩn bị binh mã để tiến đến xâm chiếm. Nhà vua lại vội vã cho truyền
  • 31. hịch khắp thiên hạ muôn phương để tìm người anh tài võ sĩ cùng về giúp nước, sau khi bình giặc xong sẽ ban quan tước để hiển công danh mãi ở đời sau. Các ông nghe được hịch, bèn cùng bảo nhau đến tòa Vọng Quang làm lễ bái yết rồi đến triều đình bệ kiến. Đức Vua thấy các ông có long nha hổ tướng khác hẳn người thường nên đã bái ông thứ nhất làm Quyền chưởng trung hoa tể, ông thứ hai làm Quyền chưởng sơn đầu các châu làm tước, ông thứ ba làm Quyền chưởng thống lĩnh 15 đầu sông làm tước. Các ông ai nấy thụ phong xong xuôi, nhà vua bèn lập tức cử binh thẳng tiến đến đồn sở quân giặc (tức đồn lập ở sông Bạch Đằng). Giáp công một trân được thua chưa phân thì nhà vua lại thoái binh về đến địa giới Bản Trang (tức trang Cảnh Thanh) rồi cho lập đồn trú binh lại một ngày. Giữa đêm hôm ấy, nhà vua mộng thấy có một vị quan nhân áo mũ chỉnh tề viết hai chữ “Bình Lãng” (tức Bình được sóng gió) để trước mặt nhà vua, vua lấy làm lạ thì người ấy tâu rằng “Ta vốn ở thiên đình, vâng mệnh giáng xuống báo cho nhà vua biết là sẽ âm phù giúp nước để mong được quốc lộc hương hỏa đến vô cùng vậy”. Nhà vua chợt tỉnh giấc, biết đây là thần báo mộng nên sáng sớm hôm sau vua sai các ông chia làm hai đạo thay nhà vua thánh giá thân chinh cử binh thẳng tiến đến đồn sở của giặc. Vậy là thủy bộ song hành đại chiến một trận, quân giặc đại bại, thuyền lớn thuyền nhỏ của giặc phần bị lửa thiêu, phần bị chìm đắm vô số và đất nước lại trở lại yên bình, giặc không còn một bóng. Sau đó các ông trở về cung sở (tức trang Cảnh Thanh). Nhà vua nghe tin thắng trận, bèn cho mở đại yến tiệc ăn mừng khao quân sỹ, thưởng gia phong, sau đó lại truyền nhân dân bản trang dựng cung đền để làm đền thờ chính phụng tự vị Thiên Quan báo mộng. Việc yến tiệc xong xuôi và kỳ hạn cũng đã đến ngày hết, các ông bèn tiến binh trở về triều nhậm sự. Hôm ấy, khi các ông bắt đầu xuất binh ở địa giới bản trang thì tự nhiên trời đất tối đen, gió mưa nổi lên ầm ầm, sấm vang chớp giật, rồi các ông cùng hóa (tức ngày mồng 7 tháng 11). Chỉ trong chốc lát, trời đất lại trở lại trong sáng, gió mưa dứt hẳn, nhân dân chạy đến chỗ ấy thì đã thấy kiến xông thành ngôi mộ lớn. Nhân dân lấy làm kỳ sự bèn biểu tấu lên nhà vua. Nhà vua thương xót công thần có công lớn với quốc triều bèn lệnh cho đình thần dâng đưa sắc chỉ về cho nhân dân, sau đó lạ truyền cho tu sửa lập đền miếu ở đúng nơi các ông hóa để hương hỏa phụng thờ, lại ban cho nhân dân 300 quan tiền công quỹ để lấy đó làm hương hỏa rồi bao phong mỹ tự để muôn thuở huyết thực mãi mãi trường tồn cùng hưởng phúc lành với đất nước. Nguồn tài liệu tham khảo: Hàn lâm viện Đông các đại học sĩ, thần Nguyễn Bính phụng soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572). Quản giám bách thần Tri điện hùng lãnh thiếu khanh Nguyễn Hiền tuân y chính bản của triều trước phụng sao lại năm Vĩnh Hưu 6 (1740). Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, Viện Cao Học Thực Hành và Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trong cuốn Thư mục Thác bản Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Đình Khai quốc Kinh Lương có tấm bia Tân Tạo hậu Thần bi, số 9566-9567 - có tóm tắt bia trong Văn khác Hán Nôm Việt Nam, Hà Nội, KHXH, 1993, tr. 166). Văn tịch về Thần Tích và Thần Sắc về Làng Kinh Lương, Tổng Kinh Lương, Huyên Tiên Lãng, Kiến An, số TT-TS FQ 4018 X3, lưu giữ tại Viện KHXH Việt Nam thuộc Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam. http://dantri.com.vn/van-hoa/chuyen-khac-tren-van-bia-dinh-lang-kinh-luong-869753.htm
  • 32. Xã hội "Đánh thức" cây bồ đề ngàn tuổi Cập nhật lúc10:44, Thứ Sáu, 18/04/2014 (GMT+7) Trải qua thời gian cùng nhiều biến cố của lịch sử, ngôi chùa Đót, xã Cấp Tiến (huyện Tiên Lãng) đang được phục dựng, nhưng cây bồ đề cổ thụ vẫn sừng sững đứng đó, bốn mùa tươi tốt. Đến mùa quả chín, chim chóc đàn đàn lũ lũ kéo về, vừa nhẩn nha ăn quả, vừa nghe những tán lá cây xào xạc, rủ rỉ kể chuyện ngàn xưa… Chùa cổ, cây thiêng Vào đầu Xuân, thông thường là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, thế nhưng, dưới gốc cây bồ đề cạnh chùa Đót ở thôn Kinh Lương, xã Cấp Tiến lại la liệt những lá vàng. Cụ Bùi Hồng Tăng, 81 tuổi, người đảm nhiệm việc chăm sóc cây bồ đề, cho biết: Khoảng tháng 3, tháng 4 âm lịch hằng năm, lá cây bồ đề úa vàng rồi rụng dần, sau đó ra lộc non. Mà cây có từ bao giờ, chẳng ai trong làng biết cả. Chỉ biết, cây được trồng cạnh cổng Tam quan ngôi chùa Đót cổ. Nhiều người phỏng đoán, tuổi của cây có lẽ cũng cả ngàn năm. Cụ Bùi Hồng Tăng bên cây bồ đề cổ thụ. Theo cuốn sách Văn bia Tiên Lãng, chỉ còn sót lại tấm bia cổ duy nhất được dựng ở chùa Đót vào năm 1491 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Nội dung tấm bia ghi, chùa được xây dựng trong giai đoạn từ năm 505 đến năm 543, có tên là chùa Non Đông, sau được đổi thành chùa Đót Sơn. Qua nhiều lần sửa chữa, xây mới, chùa Đót có quy mô lớn và trở
  • 33. thành một kỳ quan Phật giáo nổi tiếng khắp cả nước. Khuôn viên của chùa rộng 8 mẫu, trong đó có 2 mẫu vườn, 1 mẫu ao và 5 mẫu ruộng. Chùa chính có 100 gian, hành lang rộng 3 mét, sau chùa có 100 pho tượng La Hán bằng đá. Phía sau chùa chính là 2 dãy nhà ngang, mỗi dãy có 50 gian. Quả chuông treo tại chùa nặng khoảng 5 tấn. Chùa Đót bề thế, hoành tráng khi xưa, sau bị hư hỏng. Năm 2010, ngôi chùa được dựng lên từ một phần nền chùa cũ, nay còn dở dang. Tương truyền, hơn 1.000 năm trước, đoàn các nhà sư từ Ấn Độ sang Việt Nam truyền giáo bằng đường biển, ghé qua chùa Hang (quận Đồ Sơn) và chùa Đót. Tại nơi dừng chân này, họ trồng 2 cây bồ đề nhỏ mà khi đi mang theo. Nhiều người tin rằng, cây bồ đề cổ thụ hiện nay ở thôn Kinh Lương có thể chính là cây bồ đề linh thiêng khi xưa hoặc hậu duệ của nó. Người làng mặc nhiên coi cây như một phần của ngôi chùa cổ. “Đánh thức” cây cổ thụ bị quên lãng Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cây bồ đề cổ thụ nơi đây trở thành nơi tập trung của đám trẻ chăn trâu trong làng, đến mùa quả chín thì trèo lên hái quả. Quả bồ đề rất giống về màu sắc, hình dáng nhưng to gấp đôi quả si. Khi chín, vỏ quả có màu đỏ sẫm, ăn rất ngọt. Phần gốc cây được bao bọc bởi tầng tầng, lớp lớp rễ. Rễ cây rủ xuống, rồi quấn quýt gốc cây diễn ra khá kỳ lạ. Lúc đầu, tơ rễ có màu đỏ au, từ xa nhìn lại, gốc cây như nàng công chúa mặc tấm áo lụa đỏ mới. Sau đó, rễ dần dần ngả màu xám, ngày một bám chặt vào thân. Cụ Tăng chỉ phần đuôi dài, nhọn của lá cây Hàng chục năm trước, người làng tận dụng gốc cây và bóng mát làm nơi buộc trâu. Những tưởng, cây bồ đề cứ thế mà “ngủ quên” trong tâm thức của người làng như cả ngàn năm qua. Thế nhưng, trong dịp Lễ giỗ tổ Non Đông tại chùa Đót đầu năm 2013, nhiều khách thập phương tỏ ra ngạc nhiên, trầm trồ thán phục khi thấy cây bồ đề cổ thụ. Một người con của quê hương đề xuất với chính quyền địa phương và một số cơ quan chức năng mời các nhà khoa học nghiên cứu. Qua đo đạc, khảo sát, gốc cây có chu vi 5 mét (đo cách mặt đất 1 mét), có 9 nhánh lớn, tán vươn ra dài nhất cách gốc hơn 10 mét, phần cao nhất trên 26 mét. Theo lời kể của cụ Tăng, đầu năm 2014, có đoàn các nhà sư từ
  • 34. Ấn Độ sang Việt Nam và ghé thăm chùa Đót. Khi thấy cây bồ đề, họ rất ngạc nhiên. Sau khi xem xét, những nhà sư này khẳng định, cây có nguồn gốc từ Ấn Độ bởi đặc điểm dễ nhận biết nhất là phía đuôi lá hình trái tim có thêm một đoạn dài, hẹp, mỏng và nhọn. Ông Nguyễn Văn Viễn, Phó chủ tịch UBND xã Cấp Tiến, cho biết: Chính quyền địa phương đang phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành giám định tuổi của cây bồ đề, hoàn thiện hồ sơ đề nghị Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường công nhận là cây di sản. Trong thời gian tới, nếu cây bồ đề được vinh danh cây di sản, sẽ là niềm tự hào lớn của người dân trong xã, trong huyện. Không những thế, du khách khi đến Tiên Lãng, sẽ có thêm một điểm dừng chân thú vị, vừa ngắm “cụ” bồ đề ngàn tuổi, vừa chiêm nghiệm chuyện xưa. Thái Phan http://www.baohaiphong.com.vn/channel/4905/201404/danh-thuc-cay-bo-de-ngan-tuoi- 2322507/
  • 35. Chùa Đót Sơn còn sót lại một ngôi Chùa mới đang được phục dựng lại
  • 36. Nơi an nghỉ của các vị thánh tổ Ngôi mộ đất của Liệt sỹ Hòa Thượng Thích Thanh Dũng
  • 37. Đình Kinh Lương, đang được phục dựng lại Hỏa Thần Đống Duy Thần nhãn, nơi thông thiên địa (Khi bị lấp đã tạo ra hiện tượng sét đánh liên tục tại cánh đồng Thiên Lôi)