SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1030 ngày 27/6/2013
- Kỷ niệm Ngày Gia đình
Việt Nam và Ngày hội Gia đình
Việt Nam năm 2013
(Tr.3)
- Khai mạc Đại hội Thể thao
học sinh Đông Nam Á
lần thứ V- Hà Nội 2013
(Tr.6)
- Việt Nam vô địch
Giải bóng đá nữ U14 Châu Á -
khu vực Đông Nam Á
(Tr.12)
- Quảng bá văn hóa Việt Nam
tại London
(Tr.19)
troNG Số Này
Rúthồsơđềcử
"VườnquốcgiaCátTiên"
làDisảnThiênnhiên
Thếgiới
Văn phòng Chính phủ vừa có văn
bản thông báo ý kiến của Thủ tướng
đồng ý việc rút hồ sơ đề cử “Vườn
quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai” đề
nghị Tổ chức Khoa học, Giáo dục và
Văn hóa của Liên Hợp Quốc
(UNESCO) công nhận là Di sản thiên
nhiên thế giới. Thủ tướng giao Bộ
VHTTDL phối hợp Ủy ban Quốc gia
UNESCO Việt Nam tiếp tục chỉnh sửa,
bổ sung số liệu và hoàn thiện hồ sơ để
đề nghị UNESCO xét công nhận Vườn
quốc gia Cát Tiên là Di sản thiên nhiên
thế giới vào thời điểm phù hợp.
(Xem tiếp trang 10)
Siếtchặtcôngtácquảnlýbảnquyềnphầnmềm
Nằm trong chiến dịch đẩy mạnh thanh, kiểm tra việc tuân thủ quyền sở
hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm năm 2013 trên toàn quốc, vừa qua,
Thanh tra Bộ VHTTDL phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm
Công nghệ cao, Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm (Bộ Công an)
đã tiến hành kiểm tra việc tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực bản
quyền phần mềm máy tính tại 12 doanh nghiệp, trong đó có 2 công ty bán
máy tính là Công ty TNHH Máy tính Hà Nội và Công ty TNHH Mua sắm
Đệ Nhất Phan Khang (TP. Hồ Chí Minh).
(Xem tiếp trang 14)
Chương trình khai mạc Lễ hội Di sản Quảng Nam lần thứ V- 2013 diễn ra
tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tối 22/6. Phát biểu tại Lễ khai mạc,
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Di sản văn hoá là thành quả
của quá trình sáng tạo của nhân loại. Trong lịch sử, các di sản văn hoá không
chỉ là những tài sản vô giá của quốc gia, của dân tộc mà còn là tài sản chung
của thế giới. Việc bảo vệ và phát huy các giá trị của di sản văn hoá là một
trong những hoạt động gắn liền với việc bảo tồn bản sắc, tạo dựng sự phát
triển bền vững.
(Xem tiếp trang 2)
Ảnh:VGP/LÊSƠN
Lễ khai mạc Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V - 2013 tại thành phố Hội An
Lễ hội Di sản Quảng Nam
lần thứ V-2013
quản lý nhà nước
2 Số 1030 l 27.6.2013
Các quốc gia, các dân tộc đều coi
việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn
hoá là trách nhiệm to lớn, nghĩa vụ cao
cả của mình. Nằm ở miền Trung của
đất nước, Quảng Nam là vùng đất có
bề dày truyền thống văn hoá, là nơi hội
tụ các di sản văn hoá và di sản thiên
nhiên của thế giới. Quảng Nam là tỉnh
duy nhất trong cả nước có tới 3 di sản
được UNESCO công nhận là di sản
thế giới gồm: Đô thị cổ Hội An, Khu
đền tháp Mỹ Sơn, Khu dự trữ sinh
quyển thế giới Cù Lao Chàm. Cùng
với chính phủ và nhân dân cả nước,
tỉnh Quảng Nam đã và đang tích cực
thực hiện những trách nhiệm lớn lao
trong việc bảo tồn di sản văn hoá, di
sản thiên nhiên của các thế hệ cha ông
để lại và tự nhiên ban tặng. Thành
công của 4 Festival Di sản Quảng Nam
được tổ chức trong thời gian qua, đặc
biệt là Festival 2007 với chủ đề “Hội
ngộ di sản Đông Dương” là minh
chứng sinh động, để từ đó đồng thời
gợi mở cho việc tổ chức Festival Di
sản Quảng Nam lần thứ V có quy mô,
tầm vóc rộng lớn hơn, thu hút sự tham
gia cộng đồng ASEAN và đông đảo
bạn bè quốc tế.
Chương trình khai mạc Lễ hội Di
sản Quảng Nam lần thứ V-2013 do
nhạc sĩ Quang Vinh chỉ đạo nghệ thuật
và tổng đạo diễn; các nghệ sĩ của Nhà
hát ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hát
Trưng Vương-thành phố Đà Nẵng, Nhà
hát ca múa nhạc Sao Biển (Phú Yên),
Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật
Đà Nẵng, Trung tâm văn hoá tỉnh
Quảng Nam biểu diễn.
Phần I chương trình với chủ đề
“Đất mặn tình quê”, mở màn là hoạt
cảnh “Địa phúc linh” thể hiện những
điệu múa miêu tả làng nghề gốm của
tỉnh Quảng Nam. Người xem được
thưởng thức tiết mục “Cầu an nguyệt
hạ” kết hợp những âm thanh không
gian được phát triển từ dân ca Bài chòi
Hội An, cùng với nghệ thuật sắp đặt
phức hợp.
Phần II của chương trình có chủ đề
“Ngày hội quê tôi” khắc hoạ đậm nét
cuộc sống, lao động cần cù của người
dân xứ Quảng; những tiết mục như “Cô
gái làng Dâu”, “Chiều Mỹ Sơn”; “Cho
ngày mai ra khơi”… thể hiện bản sắc
của mảnh đất được coi là miền di sản
của Việt Nam.
15 đoàn hợp xướng với sự góp mặt
của gần 700 diễn viên đến từ 7 quốc gia
và vùng lãnh thổ đã tạo màu sắc đặc
biệt phong phú cho Carnaval. Giao
thoa giữa các nền văn hóa, thể hiện tinh
hoa của từng dân tộc trong một lễ hội
đường phố là điều mà Ban Tổ chức
Festival di sản lần này muốn thực hiện
trong Carnaval.
Bằng trang phục bắt mắt và những
âm điệu sôi nổi, mỗi đoàn hợp xướng
vừa đi vừa biểu diễn nghệ thuật tự
chọn; tiếp theo, trong dòng diễu hành,
là 8 đoàn nghệ thuật ASEAN.
Tại Festival Di sản Quảng Nam lần
thứ V- 2013, tổ chức Kỷ lục Châu Á đã
chính thức công nhận và xác lập Mỳ
Quảng là 1 trong 12 món ăn Việt Nam
đạt tiêu chí "Giá trị ẩm thực Châu Á"
và Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận
món Bê thui Cầu Mống xác lập kỷ lục
món ngon Việt Nam. Đây chính là
niềm tự hào của người Quảng Nam.
tHtt
LễhộiDisản... (Tiếp theo trang 1)
Chiều 18/6, tại Hà Nội, Bộ
VHTTDL tổ chức gặp mặt phóng
viên báo chí nhân Kỷ niệm 88 năm
Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Khánh Hải đã tới dự.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thứ
trưởng Lê Khánh Hải nhiệt liệt chúc
mừng phóng viên các cơ quan thông
tấn báo chí nhân Kỷ niệm 88 năm
Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
Thứ trưởng khẳng định, báo chí luôn
là lực lượng đồng hành quan trọng
trong các hoạt động văn hoá, gia
đình, thể thao và du lịch, góp phần
tuyên truyền sâu rộng, tạo sự lan toả
trong xã hội. Thông qua các kênh
thông tin của các cơ quan báo chí,
nhiều chủ trương chính sách trong
lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể thao
và du lịch đã được truyền tải đến với
công chúng; nhiều tấm gương sáng,
điển hình tiên tiến được giới thiệu tới
độc giả cả nước, góp phần tạo dự
chuyển biến nhất định.
Bên cạnh đó, nhiều vấn đề, nội
dung báo chí phản ánh cũng được các
cơ quan chức năng của Bộ VHTTDL
nghiên cứu, tham mưu với lãnh đạo
Bộ để có hướng xử lý kịp thời, qua
đó nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước trong lĩnh vực văn hoá, gia
đình, thể thao và du lịch.
Thứ trưởng Lê Khánh Hải bày tỏ
mong muốn, trong thời gian tới, Bộ
VHTTDL tiếp tục nhận được sự phối
hợp chặt chẽ của các cơ quan thông
tấn báo chí trong việc tuyên truyền
các chủ trương, chính sách, hoạt
động văn hoá, gia đình, thể thao và
du lịch đến đông đảo độc giả trong
nước và quốc tế, góp phần to lớn vào
công cuộc xây dựng đất nước.
tHtt
Bộ VHTTDL gặp mặt Kỷ niệm 88 năm
Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
quản lý nhà nước
3Số 1030 l 27.6.2013
Đại biểu, chuyên gia của 17 nước
trên thế giới đã tham dự Hội thảo khoa
học quốc tế “10 năm thực hiện Công
ước bảo vệ Di sản văn hoá phi vật thể
UNESCO-Bài học kinh nghiệm và
định hướng tương lai”, do Bộ
VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh
Quảng Nam, Ủy ban Quốc gia
UNESCO Việt Nam tổ chức ngày 23/6,
tại TP Hội An (Quảng Nam).
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng
Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh: Văn hóa phi
vật thể là một bộ phận vô cùng quan
trọng trong kho tàng di sản văn hóa của
mỗi dân tộc, là động lực chính của đa
dạng văn hóa và sự đảm bảo cho phát
triển bền vững. Quá trình toàn cầu hóa
hiện nay cùng với những thay đổi lớn
trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã
hội đang đưa tới những mối đe dọa cho
việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Chặng đường 10 năm qua, đủ độ dài để
chúng ta lắng đọng, lan toả những tác
động của Công ước bảo vệ Di sản văn
hoá phi vật thể của UNESCO tới đời
sống nhân loại. Có thể nhận thấy Công
ước đã góp phần bảo vệ di sản văn hoá
phi vật thể; đảm bảo sự tôn trọng đối
với di sản văn hoá phi vật thể của các
cộng đồng; nâng cao nhận thức ở cấp
địa phương, quốc gia và quốc tế về tầm
quan trọng của di sản văn hoá phi vật
thể; tạo ra sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế.
Chúng tôi mong muốn bên cạnh những
kinh nghiệm về chính sách, chiến lược
quốc gia và những hành động cụ thể
thực thi Công ước bảo vệ Di sản văn
hoá phi vật thể của UNESCO, các
chuyên gia và các đại biểu có những đề
xuất, giải pháp cụ thể, sáng tạo, thích
ứng với sự biến đổi toàn cầu hoá tới
việc bảo vệ và phát huy vai trò di sản
văn hoá phi vật thể mang tầm quốc tế.
Đại biểu đến từ Hàn Quốc, GS.TS
Yim Dawnhee (Đại học Dongguk)
phát biểu: Phù hợp với Công ước bảo
vệ Di sản văn hoá phi vật thể của
UNESCO, Hàn Quốc đang bắt đầu
kiểm kê trên quy mô rộng những di
sản văn hoá phi vật thể, bởi vì phần lớn
di sản văn hoá phi vật thể được đăng
ký trong quá khứ bao gồm những tài
sản văn hoá đang có nguy cơ bị mất đi.
Bên cạnh những danh sách này, chính
quyền bắt đầu lập danh mục đầy đủ
các di sản văn hoá phi vật thể, bao gồm
cả những tài sản văn hoá chưa có nguy
cơ bị biến mất.
Hội thảo này là dịp để những người
làm công tác nghiên cứu di sản, văn
hóa của thế giới nhìn lại chặng đường
10 năm thực hiện Công ước và tiếp tục
phát huy những mặt đã làm được, đồng
thời khắc phục những bất cập trong
chặng đường sắp tới.
tHtt
Hộithảo10nămthựchiệnCôngướcbảovệ
DisảnvănhoáphivậtthểUNESCO
Sáng 18/6, Bộ VHTTDL tổ chức
Họp báo về việc tổ chức Lễ kỷ niệm
Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2013
và Ngày hội Gia đình Việt Nam năm
2013. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái và
bà Trần Thị Hương - Phó Chủ tịch
Hội LHPN Việt Nam cùng chủ trì
buổi họp báo.
Lễ kỷ niệm Ngày Gia đình Việt
Nam với chủ đề “Thiêng liêng tổ ấm
gia đình” diễn ra lúc 9h00, ngày
28/6/2013, tại Nhà hát Lớn Hà nội và
được truyền hình trực tiếp trên VTV 1;
Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2013
với chủ đề “Kết nối yêu thương” diễn
ra từ ngày 23/6 đến 28/6, tại Trung tâm
Triển lãm VHNTViệt Nam, số 02, Hoa
Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tại Hà Nội, Ngày hội gia đình
Việt Nam 2013 tại Khu trưng bày
triển lãm sẽ tập trung làm nổi bật chủ
đề “Kết nối yêu thương gia đình Việt”
với các nội dung trưng bày: sự quan
tâm của Đảng, Nhà nước, các hoạt
động phối hợp giữa các Bộ, ban
ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội về
công tác gia đình cùng những hình
ảnh về Lễ phát động Năm Gia đình
Việt Nam 2013; Giới thiệu nét đẹp gia
đình Việt Nam, các hoạt động gia
đình gắn với phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”,
các mô hình câu lạc bộ “Xây dựng gia
đình hạnh phúc”, “Người cha tốt của
con”, hoạt động và những kết quả đạt
được trong phong trào “Dòng họ
khuyến học, gia đình hiếu học”…;
Triển lãm tranh thiếu nhi “Kết nối
yêu thương - nâng cao tầm vóc Việt”
và cuộc thi viết dành cho học sinh, sinh
viên với chủ đề “Người bố tuyệt vời”;
Triển lãm tranh cổ động về đề tài gia
đình; Các hoạt động của Ngôi nhà bình
yên. Tại triển lãm còn trưng bày các
sản phẩm, dịch vụ tốt nhất được người
tiêu dùng bình chọn…
Các hoạt động giao lưu, tọa đàm,
hội thảo với nội dung phong phú, tập
trung xoay quanh chủ đề gia đình:
Giao lưu khách mời “Hạnh phúc gia
đình"; Mít tinh, giao lưu “Gia đình trẻ
với công tác phòng chống tệ nạn xã
hội”; Tọa đàm “Xây dựng gia đình trẻ
no ấm, hạnh phúc, tiến bộ”; Nói
chuyện chuyên đề “Vai trò của gia
đình trong việc giáo dục con trẻ”;
Chương trình “Kết nối yêu thương -
Thắp sáng tương lai gia đình Việt”;
Hội thảo “Gia đình từ góc nhìn Ngôi
nhà Bình yên”…
tHtt
Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam
và Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2013
quản lý nhà nước
4 Số 1030 l 27.6.2013
Là chủ đề của Hội thảo diễn ra vào
ngày 22/6, tại TP. Hội An, do Bộ
VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Nam
tổ chức. 20 tham luận của các chuyên
gia trong lĩnh vực này đã đánh giá
đúng thực trạng của việc phát triển du
lịch và bảo vệ di sản văn hoá của tỉnh
Quảng Nam và một số địa phương
trong cả nước.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Quý Phương,
Vụ trưởng Vụ Lữ hành Tổng cục Du
lịch, tại các địa phương có di sản văn
hoá thế giới, lượng khách du lịch tăng
trưởng rõ rệt qua các năm. Từ thực tiễn
công tác quản lý di sản tại Quảng Nam
cho thấy thành công của công tác bảo
tồn là thành quả chung của sự hợp tác
chặt chẽ giữa chính quyền các cấp,
cộng đồng dân cư và các tổ chức quốc
tế, các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ. Ở đó, công tác phát huy giá trị di
sản luôn song hành, tạo nguồn lực cho
việc bảo tồn.
Khi Hội An được UNESCO ghi tên
vào danh mục Di sản văn hoá thế giới
vào tháng 12-1999, khách du lịch tăng
ngày một nhiều, nhân dân tự hào và cảm
thấy lợi ích do du lịch mang lại và tích
cực tham gia vào các hoạt động quản lý
di sản tại địa phương. Những hoạt động
bảo vệ di sản và phát triển du lịch theo
hướng bền vững tại thành phố Hội An
đã mang lại lợi nhuận cho người dân
nhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh các
vấn đề tiêu cực, đó là tình trạng thương
mại hoá trong phố cổ Hội An có xu
hướng tăng, ảnh hưởng đến cảnh quan
di tích; áp lực của du lịch làm thay đổi
sinh hoạt văn hoá truyền thống của
người dân địa phương.
Theo Phó Giám đốc Sở VHTTDL
Hà Nội Mai Tiến Dũng, việc phát huy
giá trị di sản văn hoá trong phát triển du
lịch của Thủ đô chưa tương xứng với
tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội. Ngoài
các điểm đến và các hoạt động văn hoá
được giới thiệu và biết đến vẫn còn
nhiều các địa điểm, di tích bị “bỏ sót”
hoặc chưa khai thác hết giá trị phục vụ
cho du lịch. Những bộ môn nghệ thuật
truyền thống như: Ca trù, Chèo, hát
Xẩm… và ngay cả Di sản thế giới
Hoàng thành Thăng Long, thành Cổ
Loa cũng chưa được tổ chức, quảng bá
và giới thiệu rộng rãi đến du khách trong
và ngoài nước.
Theo bà Lê ThịAn Hoà - Trung tâm
bảo tồn di tích Cố đô Huế, cần phải đưa
các di sản văn hoá vào phát triển du lịch
nhưng vẫn phải bảo đảm được rằng, du
lịch sẽ không ảnh hưởng, xâm hại tới di
sản. Do đó, bên cạnh việc đẩy mạnh
tuyên truyền nâng cao nhận thức của
nhà quản lý, cộng đồng và người làm du
lịch thì rất cần chủ trương định hướng
phát triển những hoạt động du lịch...
Để phát triển thương hiệu du lịch
văn hoá bền vững thì cần đến những giải
pháp mang tính gắn kết chặt chẽ. Các
giá trị của di sản không thể cất giữ trong
bảo tàng mà cần được giới thiệu để công
chúng chiêm ngưỡng, thưởng thức và
thông qua du lịch để khuếch trương, bảo
tồn di sản văn hoá.
tHtt
“Phát huy các giá trị di sản văn hoá đối với phát triển du lịch -
kinh nghiệm từ Hội An”
Ngày 23/6, chương trình nghệ
thuật độc đáo “Hội tụ nghệ thuật
ASEAN - Hàn Quốc đã diễn ra tại
công viên Vườn Tượng (TP Hội An,
Quảng Nam). Đây là sự kiện nằm
trong chuỗi hoạt động Festival Di
sản Quảng Nam lần thứ V-2013.
18 tiết mục hát múa truyền thống
của 9 đoàn nghệ thuật đến từ các
nước trong khu vực ASEAN gồm
Thái Lan, Indonesia, Philippin,
Malaysia, Singapore, Campuchia,
Lào, Myanmar và Hàn Quốc. Các
tiết mục hát múa truyền thống của
các nước đã mang đến cho Festival
Di sản Quảng Nam một không gian
văn hóa đa sắc màu, thể hiện đậm
nét văn hóa độc đáo từng quốc gia.
Các tiết mục thể hiện tình yêu quê
hương đất nước, sự đoàn kết giữa
các quốc gia, dân tộc, tình yêu
thương giữa con người với con
người,…
Đặc biệt, tại buổi trình diễn, công
chúng, du khách được thưởng thức
tiết mục liên khúc dân ca “Arirang”
của đất nước Hàn Quốc, điệu múa
truyền thống “Mengadap Rebab”
của Malaysia được UNESCO công
nhận là Di sản văn hóa phi vật thể
của nhân loại; điệu múa độc đáo
Manora Dance của Thái Lan - một
trích đoạn múa từ truyện Hoàng tử
Suthon và Kinnari Manohra…
Theo Ban Tổ chức, đây là hoạt
động rất có ý nghĩa, là cơ hội để các
diễn viên, nghệ sỹ đến từ các nước
ASEAN và khu vực có cơ hội giao
lưu, trao đổi về văn hóa, góp phần
cho thành công của Festival Di sản
Quảng Nam lần thứ V. Hoạt động
này cũng hưởng ứng kỷ niệm 10
năm thực hiện Công ước Quốc tế về
bảo vệ Di sản phi vật thể của
UNESCO và hướng tới xây dựng
cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm
2015.
Ngay sau chương trình biểu diễn
nghệ thuật, các đoàn nghệ thuật của
các nước ASEAN và Hàn Quốc đã
tham gia trình diễn đường phố “Giao
hòa nghệ thuật ASEAN, Hàn Quốc”
trên đường phố Hội An.
Hải PHong
Chương trình Hội tụ Nghệ thuật ASEAN - Hàn Quốc
quản lý nhà nước
5Số 1030 l 27.6.2013
- Ngày 14/6/2013 BộVHTTDLcó
Quyết định số 2178/QĐ-BVHTTDL
giao vụ Văn hóa dân tộc chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan chuẩn
bị nội dung và các điều kiện tổ chức
Hội thảo “Giải pháp để bảo tồn, phát
huy trang phục truyền thống các dân
tộc thiểu số trong giai đoạn hiện
nay”, tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội
vào quý IV/2013.
- Bộ VHTTDL có Quyết định số
2197/QĐ-BVHTTDLngày 17/6/2013
giao Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du
lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp
với Đại sứ quán Việt Nam tại Anh,
Hội Văn hóa-Nghệ thuật Việt Nam
tại Anh tổ chức trưng bày, giới thiệu
trang phục truyền thống các dân tộc
Việt Nam, kết hợp quảng bá, giới
thiệu về văn hóa và du lịch Việt Nam
trong khuôn khổ chương trình Lễ hội
Việt Nam mở rộng tại London (Anh),
từ ngày 20-25/6/2013.
- Ngày 17/6/2013 BộVHTTDLcó
Quyết định số 2209/QĐ-BVHTTDL
giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ
trì, phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt
Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam,
Cục Hợp tác quốc tế, Sở VHTTDL
tỉnh Quảng Trị và các đơn vị có liên
quan tổ chức “Liên hoan nghệ thuật:
Campuchia, Lào, Mi-an-ma và Việt
Nam” tại thành phố Đông Hà, tỉnh
Quảng Trị vào trung tuần tháng
8/2013.
- Tại Quyết định số 2200/QĐ-
BVHTTDL ngày 17/6/2013, Bộ
VHTTDL cho phép Trung tâm Bảo
tồn Di tích Cố đô Huế khai quật di
tích Miếu Long Thuyền, phường Phú
Nhuận, thành phố Huế, tỉnh Thừa
Thiên Huế, từ ngày 17/6-17/7/2013,
diện tích 40m2, gồm 06 hố. Những
hiện vật thu thu thập được trong quá
trình khai quật Trung tâm Bảo tồn Di
tích Cố đô Huế có trách nhiệm giữ
gìn, bảo quản tránh để hiện vật hư
hỏng, thất lạc.
- Bộ VHTTDL có Quyết định số
2232/QĐ-BVHTTDLngày 17/6/2013
cho phép Sở VHTTDL tỉnh Bình
Định khai quật tại du tích tháp Lai
Nghi, thôn 1, xã Bình Nghi, huyện
Tây Sơn, tỉnh Bình Định, từ ngày
20/6-20/9/2013, diện tích 300m2.
Những hiện vật trong quá trình khai
quật Bảo tàng tỉnh Bình Định có
trách nhiệm giữ gìn bảo quản; khi
bàn giao phải có biên bản giao
nhận, tránh để hiện vật hư hỏng
thất lạc.
- Ngày 19/6/2013 BộVHTTDLcó
Quyết định số 2237/QĐ-BVHTTDL
cho phép Nhà hát Tuổi trẻ phối hợp
với Trung tâm Giao lưu Văn hóa
Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức
chương trình hòa nhạc Jazz của Ban
nhạc UNITASIAnhân kỷ niệm thiết
lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-
Nhật Bản. Thời gian ngày 12/7/2013
tại Nhà hát Tuổi trẻ, Hà Nội và ngày
14/7/2013 tại Nhà hát Bến Thành, TP
Hồ Chí Minh.
- Tại Quyết định số 2239/QĐ-
BVHTTDL ngày 19/6/2013, Bộ
VHTTDL giao Trung tâm Triển lãm
Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam phối
hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại
Áchentina và Chilê tổ chức Triển lãm
ảnh và thủ công mỹ nghệ Việt Nam
tại Áchentina và Chilê nhân kỷ niệm
40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
vào tháng 9/2013.
tHtt
VăN BảN mới
Tỉnh Tuyên Quang hiện có 111/141
nhà văn hóa xã, phường thị trấn, 80%
thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa.
Hệ thống nhà văn hóa đã góp phần
nâng cao đời sống văn hóa tinh thần
cho người dân các dân tộc trên địa bàn
tỉnh. Nhiều nhà văn hóa được người
dân đóng góp tiền, ngày công, vật liệu
để sửa chữa, xây mới, mua sắm trang
thiết bị và hoạt động nền nếp, chất
lượng hoạt động ngày càng được
nâng cao.
Xã An Khang, thành phố Tuyên
Quang có hơn 1.000 hộ dân với 12
thôn, bản, thành phần dân số chủ yếu là
dân tộc Kinh, Tày và Cao Lan. Toàn xã
có 11/12 thôn có nhà văn hóa, trong đó
có 4 nhà văn hóa được xây mới. Năm
2012, xã được đầu tư xây mới một nhà
văn hóa khang trang. Công trình có diện
tích hơn 360m2, đạt quy chuẩn Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nhà văn
hóa xã đang trong thời gian hoàn thiện
để đưa vào sử dụng.
Vài năm trước đây, nhà văn hóa của
thôn Phúc Lộc B, xã An Khang được
cải tạo từ nhà kho của hợp tác xã nên
xuống cấp không đảm bảo an toàn cho
việc sinh hoạt của người dân. Được
Nhà nước đầu tư cùng với sự đóng góp
của người dân, thôn Phúc Lộc B đã xây
dựng được nhà văn hóa mới với diện
tích 120 m2 đủ cho 100 chỗ ngồi. Ông
Định Quốc Trọng - Trưởng thôn Phúc
Lộc B, xã An Khang, thành phố Tuyên
Quang cho biết: Thực hiện chương
trình xây dựng nông thôn mới của xã,
thôn được đầu tư 150 triệu đồng, người
dân cũng đã tự nguyện đóng hơn 70
triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa.
Trước đây, khi chưa có nhà văn hóa,
mỗi khi họp thôn, hoặc tổ chức sinh
hoạt chung của thôn xóm là phải mượn
nhà dân để hội họp, gây phiền cho chủ
(Xem tiếp trang 11)
Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả hoạt
động của các nhà văn hóa khu dân cư
quản lý nhà nước
6 Số 1030 l 27.6.2013
Tối 21/6, tại thành phố Tam Kỳ
(Quảng Nam), Bộ VHTTDL phối hợp
với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức
Liên hoan nghệ thuật quần chúng các
dân tộc Việt Nam năm 2013. Đây là
hoạt động văn hóa sôi nổi và thiết thực
trong khuôn khổ Festival - Hành trình
Di sản Quảng Nam lần thứ V năm
2013 và kỷ niệm 10 năm thực hiện
Công ước bảo vệ Di sản văn hóa phi
vật thể của UNESCO. Tham dự Liên
hoan nghệ thuật quần chúng các dân
tộc Việt Nam năm 2013 có sự góp mặt
của 15 đoàn nghệ thuật quần chúng
tiêu biểu đến từ các tỉnh, thành trong
cả nước gồm: Hà Nội, Phú Thọ, Bắc
Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên,
Hưng Yên, Thanh Hóa, Gia Lai, Kon
Tum, Kiên Giang, Ninh Thuận, An
Giang, Quảng Ngãi, thành phố Hồ Chí
Minh và đoàn chủ nhà Quảng Nam.
Liên hoan nghệ thuật quần chúng các
dân tộc Việt Nam nhằm mục đích tôn
vinh và phát huy các giá trị văn hóa
phi vật thể của cộng đồng các dân tộc
anh em, là dịp để giới thiệu đến đông
đảo công chúng các loại hình nghệ
thuật đặc trưng, mang bản sắc văn hóa
tiêu biểu của các dân tộc, các vùng
miền trong cả nước. Đây còn là dịp để
các nghệ sĩ giao lưu, học hỏi lẫn nhau
nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn
hóa của nhân dân địa phương và du
khách.
Sau đêm khai mạc, các đoàn nghệ
thuật sẽ tổ chức công diễn phục vụ
công chúng tại tất cả các địa phương
trong tỉnh Quảng Nam.
Huy Long
Tối 23/6, tại Cung thi đấu điền
kinh Hà Nội, Lễ khai mạc Đại hội
Thể thao học sinh Đông Nam Á lần
thứ V – 2013 đã được tổ chức trọng
thể. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị
Doan; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông
Chu Lưu; lãnh đạo Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, UBND thành phố Hà Nội; lãnh
đạo nhiều bộ, ban, ngành, đoàn thể
Trung ương và Hà Nội; tổ chức quốc
tế tại Việt Nam; các đoàn thể thao các
nước thành viên Hội đồng Thể thao
Đông Nam Á cùng hơn 3000 đại diện
nhân dân Thủ đô Hà Nội, đã đến dự.
Đại hội Thể thao Học sinh Đông
Nam Á lần thứ V- Hà Nội 2013 là sân
chơi thể thao lành mạnh để học sinh
các nước trong khu vực giao lưu, hội
nhập; là cơ hội để Việt Nam tăng
cường tình đoàn kết, hợp tác, hữu
nghị với các nước trong khu vực; giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc, tinh thần thượng võ, thể hiện
lòng mến khách. Thông qua hoạt
động thể thao để quảng bá hình ảnh
đất nước, con người Việt Nam nói
chung, người Hà Nội nói riêng với
bạn bè quốc tế.
Đại hội Thể thao học sinh Đông
Nam Á (ASEAN School Games) là
hoạt động thể thao được tổ chức
thường niên, bắt đầu từ năm 2009,
dành cho học sinh các nước trong khối
ASEAN và được điều hành bởi Hội
đồng Thể thao Học sinh Đông Nam Á
(ASSC) - một tổ chức phi chính phủ
được thành lập bởi các nước trong khu
vực ASEAN nhằm thúc đẩy thể thao
giũa các nước thành viên.
Đại hội Thể thao học sinh Đông
Nam Á lần thứ V – 2013 diễn ra từ
ngày 23 – 30/6. Tham dự Đại hội có
8 đoàn trong Hội đồng thành viên là
Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái
Lan, Brunei, Philippines, Lào và Việt
Nam. Đoàn Thể thao học sinh Lào là
đại biểu khách mời.
Có khoảng 1.500 người đến Đại
hội từ các đoàn thể thao, quan chức
Hội đồng thành viên, chuyên gia kỹ
thuật, trọng tài, phóng viên. Tại Đại
hội này, các vận động viên học sinh
sẽ tham gia tranh tài ở 9 môn: cầu
mây, cầu lông, Pencak Silat, bóng
chuyền, bóng rổ, bóng bàn, điền
kinh, bơi và thể dục. Đoàn Thể thao
học sinh Việt Nam tham dự Đại hội
với 248 vận động viên, tranh tài ở tất
cả 9 môn.
Biểu tượng (Logo) của Đại hội
Thể thao học sinh Đông Nam Á lần
thứ V được thiết kế theo bố cục hình
tròn với tâm là cây đuốc đang cháy,
thể hiện tinh thần thể thao mạnh mẽ.
Thân đuốc được cách điệu bằng 3
cánh cung đỏ, vàng, xanh- đại diện
cho mầu Quốc kỳ các các nước tham
dự. Ba cánh cung căng đều nhau ẩn
chứa nội lực tiềm tàng; đồng thời,
cũng là nụ cười thân thiện, thể hiện
lòng hiếu khách của nước chủ nhà
Việt Nam. Cây đuốc còn là hình con
người giang rộng vòng tay hân hoan
chào đón Đại hội. Bao quanh logo là
8 cánh cung đại diện cho 8 quốc gia
tham dự. Những cánh cung được nối
kế tiếp nhau liên tục với ý nghĩa thể
hiện sự hòa hợp, đoàn kết của các
quốc gia trong ASEAN.
Linh vật của Đại hội lần này là chú
gà con - một loài gia cầm gần gũi với
các quốc gia khu vực Đông Nam Á.
Gà thể hiện cho sức khỏe, sự nhanh
nhẹn, trẻ trung, khéo léo. Ở nhiều
nước trong khu vực, gà là biểu trương
cho sự dẫn đầu, dẫn đầu mới. Linh vật
được cách điệu đơn giản về kết cấu và
mầu sắc, hình ảnh dễ thương, phù hợp
với lứa tuổi học sinh.
Đức Kiên
Khai mạc Đại hội Thể thao học sinh
Đông Nam Á lần thứ V- Hà Nội 2013
Liên hoan nghệ thuật quần chúng các dân tộc Việt Nam
7Số 1030 l 27.6.2013
quản lý nhà nước
Ngày 18/6, Bộ VHTTDL đã có văn
bản thông báo kết luận của Thứ trưởng
HuỳnhVĩnhÁitạibuổilàmviệcvớilãnh
đạo UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế về Kế
hoạch tổ chức Festival Huế lần thứ 8 -
năm 2014.
Theo đó, Bộ VHTTDL ủng hộ Thừa
Thiên-HuếtrongviệctổchứcFestivalHuế
lần thứ 8 - năm 2014, Bộ sẽ chỉ đạo các
đơn vị trực thuộc hỗ trợ Thừa Thiên-Huế
tổ chức thành công Festival.
Thứ trưởng đề nghị Ủy ban nhân dân
tỉnh Thừa Thiên-Huế dự thảo nội dung
chương trình các hoạt động Festival Huế
2014 gửi Bộ VHTTDL; tập trung tăng
cường công tác truyền thông quảng bá
Festival Huế 2014 trước, trong và sau sự
kiện, tạo sức lan tỏa rộng rãi.
Về một số kiến nghị của Tỉnh: Bộ
VHTTDL đồng ý với đề xuất của Tỉnh
xem xét đưa Chương trình Festival Huế
2014 là một trong những trọng tâm chỉ
đạo của Bộ trong Kế hoạch công tác năm
2014. Đồng ý và kiến nghị Thủ tướng
Chính phủ cho Thừa Thiên-Huế đăng cai
tổ chức Hội nghị Bộ trưởng văn hóa các
nước ASEAN năm 2014 vào thời gian
diễn ra Festival Huế.
Giao các đơn vị: Cục Nghệ thuật biểu
diễn: chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật thuộc
Bộ tham gia Festival Huế 2014; đề xuất
để Bộ có văn bản đề nghị các tỉnh, thành
phố liên quan hưởng ứng phối hợp, tham
gia Festival Huế 2014 theo đề xuất và
chương trình của Ban Tổ chức Festival
Huế 2014. Tổ chức Liên hoan Múa quốc
tế theo Đề án đã được Bộ trưởng phê
duyệtvàocuốitháng3/2014tạithànhphố
Huế. Cục Hợp tác quốc tế phối hợp với
Vụ Kế hoạch, Tài chính xây dựng kế
hoạch, dự trù kinh phí hỗ trợ vé máy bay
quốc tế cho đoàn nghệ thuật Cu Ba 12
người sang tham gia Festival Huế 2014;
công tác thông tin, quảng bá cho Festival
Huế2014tạinướcngoài.Nghiêncứuđưa
một số hoạt động văn hóa có sự tham gia
củacác đoàn nghệ thuật quốc tế, các hoạt
động triển lãm vào Chương trình
Festival Huế 2014. Tổng cục Du lịch
phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Thừa
Thiên-Huế xây dựng các tour, tuyến,
điểm du lịch trong khu vực; tăng cường
quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa, tiềm
năng du lịch của tỉnh Thừa Thiên-Huế;
một số hoạt động lễ hội có tiềm năng
thúc đẩy du lịch tại Festival Huế 2014.
tHtt
Kết luận của Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái
tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế
Ngày 18/6, Bộ VHTTDL đã có văn
bản thông báo kết luận của Thứ trưởng
Lê Khánh Hải tại buổi làm việc với lãnh
đạo tỉnh An Giang về tình hình hoạt
động văn hóa, gia đình, thể thao và du
lịch trên địa bàn tỉnh thời gian qua và nội
dung Đề án đăng cai Đại hộiThể dục thể
thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018.
Theo đó, Thứ trưởng ghi nhận và
đánh giá cao sự quan tâm của Tỉnh đối
với sự nghiệp phát triển văn hóa, gia
đình, thể thao và du lịch của địa phương
trong những năm qua, đặc biệt là việc ưu
tiên đầu tư phát triển các thiết chế văn
hóa, thể thao nâng cao sức khỏe, đời
sống tinh thần của nhân dân. Bên cạnh
những kết quả đạt được, Tỉnh cần quan
tâm hơn nữa đến việc đầu tư xây dựng
các công trình văn hóa, thể thao trọng
điểm có chất lượng, phát triển đời sống
văn hóa vùng đồng bào dân tộc; bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân
tộc trên địa bàn tỉnh.
Về một số kiến nghị cụ thể củaTỉnh:
Thứ trưởng thống nhất chủ trương đăng
cai Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc
lần thứ VIII năm 2018 của tỉnh An
Giang gắn với việc kỷ niệm 130 năm
Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng và
các ngày lễ lớn của đất nước.
Về đầu tư cơ sở vật chất phục vụ Đại
hội,Thứ trưởng đề nghịTỉnh rà soát, xác
định các môn thể thao dự kiến tổ chức để
ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình
trọngđiểmchuẩnbịchocôngtáctổchức
Đại hội, đặc biệt lưu ý việc quy hoạch,
xây dựng các cơ sở lưu trú phục vụ các
đối tượng tham dự Đại hội. Về nguồn
vốn hỗ trợ của Trung ương để tổ chức
Đại hội, đề nghịTỉnh rà soát, xác định lại
tổng mức kinh phí đề nghị Trung ương
hỗtrợtheohướngtiếtkiệm,đẩymạnhxã
hội hóa nhằm tăng thêm nguồn lực đầu
tư một số công trình phục vụ đại hội.
Về việc chọn An Giang là trọng
điểm để đầu tư phát triển du lịch khu
vực đồng bằng sông Cửu Long, đề
nghị Tỉnh căn cứ trên cơ sở các nội
dung của Quy hoạch rà soát, điều
chỉnh hoặc xây dựng mới phù hợp,
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và thông
tin để hỗ trợ các nhà đầu tư và kêu gọi
đầu tư khai thác các khu, điểm du lịch
đã được xác định trong quy hoạch, lưu
ý phát triển các sản phẩm du lịch văn
hóa đặc trưng của địa phương, có sự
gắn kết điểm du lịch của các tỉnh trong
khu vực.
Về việc lập hồ sơ di sản văn hóa Óc
Eo-Ba Thê trình UNESCO: Bộ đã giao
Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam
xây dựng kế hoạch thực hiện, đề nghị
Sở VHTTDL phối hợp với Viện để
xác định rõ các nhiệm vụ xây dựng Đề
án, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
tHtt
Kết luận của Thứ trưởng Lê Khánh Hải
tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang
8 Số 1030 l 27.6.2013
quản lý nhà nước
Ngày 18/6, Bộ VHTTDL đã có văn
bản thông báo ý kiến kết luận của Thứ
trưởng Hồ Anh Tuấn tại buổi làm việc
với lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu. Theo thông báo, Bộ VHTTDL
tỉnh đề nghị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
quan tâm:
Về văn hoá: Đề nghị Tỉnh sớm có
quy hoạch tổng thể, kế hoạch, lộ trình
phù hợp và ưu tiên dành nguồn lực đầu
tư cho hệ thống thiết chế văn hoá, thể
thao từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là các
thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh. Lựa
chọn thứ tự các công trình ưu tiên, có cơ
chế, giải pháp phù hợp để tăng cường xã
hội hoá đầu tư các thiết chế văn hoá, thể
thao trên địa bàn. Đặc biệt quan tâm
dành quỹ đất và đầu tư xây dựng các
thiết chế văn hóa và mô hình văn hóa
cho công nhân các khu công nghiệp.
Về Thể thao: Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, nâng cao nhận thức của
người dân về ý nghĩa, vị trí và vai trò
của công tác thể dục thể thao; quan tâm
đẩy mạnh phát triển phong trào thể dục
thể thao quần chúng, đặc biệt chỉ đạo
các huyện, xã, phường và ngành liên
quan tổ chức tốt Đại hội Thể dục thể
thao các cấp, tiến tới Đại hội thể dục thể
thao Tỉnh; tiếp tục đẩy mạnh triển khai
cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân
thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Tích cực tuyển chọn, đào tạo VĐV
tham dự Đại hội TDTT toàn quốc lần
thứ VII/2014. Tập trung tuyển chọn đào
tạo, phát hiện tài năng thể thao, các môn
thể thao trọng điểm, các môn có thế
mạnh của Tỉnh; có cơ chế, chính sách,
chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với huấn
luyện viên, vận động viên đạt thành tích
đặc biệt xuất sắc tại các giải thi đấu quốc
tế. Đầu tư, quy hoạch cơ sở vật chất
phục vụ thể dục thể thao: diện tích đất
giành cho hoạt động TDTT; xây dựng
Trung tâm Huấn luyện đào tạo vận động
viên của tỉnh, sân vận động, bể bơi của
Tỉnh đạt chuẩn quốc gia.
Về Du lịch: Sớm chỉ đạo lập Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Bà Rịa-
VũngTàu đến năm 2020, tầm nhìn 2030
theo Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịchViệt Nam đã đượcThủ tướng Chính
phủ phê duyệt. Tập trung quy hoạch
phát triển du lịch 2 khu du lịch quốc gia
đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào
danh mục là Khu du lịch Long Hải-
Phước Hải; Khu du lịch Côn Đảo, đặc
biệt Khu du lịch Côn đảo.
Tập trung hướng khai thác các sản
phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch nghỉ
dưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, du
lịch thể thao, du lịch mua sắm; du lịch
MICE: du lịch văn hóa, lễ hội, giải trí.
Nghiên cứu làm mới sản phẩm du lịch
đã có và nghiên cứu xây dựng các sản
phẩm du lịch mới, mang đặc trưng riêng
có của Bà Rịa-Vũng Tàu. Chủ động xây
dựng Đề án tăng cường thu hút thị
trường khách Nga phối hợp, tham gia
với Bộ trong các chương trình hoạt động
quảng bá, xúc tiến thị trường Nga…
tHtt
Kết luận của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn
tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Sáng 18/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng
Đặng Thị Bích Liên đã làm việc với
đoàn công tác tỉnh Phú Yên do đồng
chí Trần Quang Nhất, Phó Chủ tịch
UBND Tỉnh làm trưởng đoàn về
công tác trùng tu di tích và đầu tư cơ
sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh.
Báo cáo tại buổi làm việc, đồng
chí Hồ Văn Tiến, Giám đốc Sở
VHTTDL tỉnh Phú Yên cho biết,
thực hiện Công văn số
2244/BVHTTDL-KHTC của Bộ
VHTTDL về hướng dẫn xây dựng kế
hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa,
thể thao và du lịch, dự toán ngân sách
năm 2013 và kế hoạch đầu tư ngân
sách 03 năm 2013-2015, tỉnh Phú
Yên đã triển khai và thực hiện hiệu
quả các nội dung thuộc Chương trình
mục tiêu quốc gia về Văn hóa năm
2013 như: Xây dựng và đưa vào sử
dụng hiệu quả một số công trình di
tích trọng điểm (căn cứ của tỉnh Phú
yên trong kháng chiến chống Mỹ, Di
tích địa điểm diễn ra cuộc đồng khởi
Hòa Thịnh, Di tích thắng cảnh Mũi
Điện-Bãi Môn, Di tích danh lam
thắng cảnh Vịnh Xuân Đài, Di tích
lịch sử Gò Thị Thùng và Di tích lịch
sử Thảm sát Ngân Sơn-Chí Thạnh)…
Các dự án văn hóa phi vật thể, hỗ trợ
trang thiết bị cho các nhà văn hóa xã,
thôn, các điểm vui chơi cho trẻ em và
thiết bị cho đội thông tin lưu động
cũng được tỉnh triển khai theo đúng
tiến độ.
Đánh giá cao những kết quả mà
tỉnh Phú Yên đã đạt được trong lĩnh
vực văn hóa và du lịch thời gian qua,
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên nhấn
mạnh, từ năm 2010 đến nay, Tỉnh đã
thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ do
Chính phủ và Bộ VHTTDL giao, đặc
biệt là việc tổ chức thành công Năm
Du lịch quốc gia duyên hải Nam
Trung bộ - Phú Yên 2011, qua đó góp
phần nâng cao hình ảnh của địa
phương. Thứ trưởng đề nghị trong
thời gian tới Tỉnh cần tiếp tục
phát huy.
Đối với các đề xuất kiến nghị của
Tỉnh, Thứ trưởng yêu cầu Tỉnh rà
soát lại nội dung các dự án sắp triển
khai, trong đó lựa chọn và tập trung
Ưu tiên đầu tư nâng cấp các di tích trọng điểm ở Phú Yên
9Số 1030 l 27.6.2013
Sự kiện vấn đề
đầu tư vào một số dự án trọng điểm
mang tính kích cầu để xử lý một cách
dứt điểm, tránh lãng phí. Trên cơ sở
kiểm kê, đánh giá các cơ sở hạ tầng
du lịch, các di tích, các khu thể thao
trên địa bàn, Tỉnh cần hoàn tất thủ tục
và bàn giao trách nhiệm cho các đơn
vị quản lý để sớm đưa vào sử dụng
nhằm phát huy có hiệu quả.
Với các nội dung đề xuất trong
năm 2014. Bộ ghi nhận và tiếp thu
các ý kiến, đồng thời giao các đơn vị
thuộc Bộ căn cứ vào chức năng,
nhiệm vụ hỗ trợ và quan tâm đến Phú
Yên, vì đây là một tỉnh khó khăn
nhưng giàu tiềm năng về văn hóa, thể
thao và du lịch.
H.Quân
Hội thảo “Xây dựng mạng lưới
phòng chống bạo lực gia đình” đã diễn
ra ngày 19/6, tại Hà Nội do Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng
Quĩ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ
chức. Hội thảo có sự tham gia của
nhiều Bộ, ban, ngành, tổ chức đoàn thể
chính trị - xã hội, cơ quan nghiên cứu;
Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Tổ chức
phi chính phủ trong và ngoài nước.
Thông tin từ Vụ Gia đình (Bộ
VHTTDL) cho biết, hiện nay, trên
phạm vi cả nước, có nhiều chương
trình, dự án, đề án can thiệp phòng,
chống bạo lực gia đình do các cơ quan
của Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các
tổ chức chính trị xã hội, tổ chức phi
chính phủ trong và ngoài nước đang
được triển khai. Hiệu quả hoạt động từ
các chương trình, dự án trên đã góp
phần tích cực trong các kết quả thực
hiện phòng, chống bạo lực gia đình.
Tuy nhiên, hoạt động của các cơ quan,
tổ chức trong nước và quốc tế,... vẫn
thiếu sự kết nối, phối hợp chặt chẽ để
có thể nâng cao hiệu quả thực hiện
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Thực hiện vai trò chủ trì, phối hợp
trong phòng chống bạo lực gia đình,
Bộ VHTTDL đã đề xuất: một Cơ chế
điều phối quốc gia phòng, chống bạo
lực gia đình; một Gói can thiệp tối
thiểu tại cộng đồng; một Khung theo
dõi và đánh giá thực hiện Chương trình
hành động quốc gia phòng, chống bạo
lực gia đình. Tất cả nằm trong một kế
hoạch chung giữa Chính phủ Việt Nam
và Liên hợp quốc, giai đoạn 2012 –
2016. Cam kết này được cụ thể hóa
trong dự án “Xây dựng ứng phó quốc
gia đối với bạo lực gia đình giai đoạn
2012 – 2016”. Dự án do Bộ VHTTDL
thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của
UNFDA. Dự án hướng đến một ứng
phó quốc gia toàn diện đối với bạo lực
gia đình, tránh chồng chéo, trùng lắp
trong các hành động can thiệp; đồng
thời, phát huy được tác động cộng
hưởng của các bên liên quan...
Các ý kiến tham luận bày tỏ sự đồng
thuận về đánh giá có sự chồng chéo
hiện nay giữa các đề án, chương trình
về phòng, chống bạo lực gia đình trên
cùng một địa phương; chưa có sự phối
hợp, chia sẻ thông tin, trao đổi kiến thức
và bài học kinh nghiệm… nên hiệu quả
đạt được chưa cao. Các ý kiến cũng cho
thấy sự cần thiết phải xây dựng một
mạng lưới phòng, chống bạo lực gia
đình trong quá trình xây dựng một cơ
chế điều phối quốc gia phòng, chống
bạo lực gia đình tại Việt Nam.
trần nguyện
Xây dựng mạng lưới phòng chống bạo lực gia đình
Bộ VHTTDL đã có công văn số
2233/BVHTTDL – DSVH ngày 19/6
thoả thuận nhiệm vụ và dự toán quy
hoạch mở rộng Khu lưu niệm Chủ tịch
Tôn Đức Thắng tại Mỹ Hoà, thành
phố Long Xuyên. Bộ VHTTDL có ý
kiến như sau: Di tích Khu lưu niệm
Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã được xếp
hạng Di tích quốc gia đặc biệt, căn cứ
quy định tại Nghị định số
70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của
Chính phủ Quy định chi tiết về thẩm
quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt
quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ,
phục hồi di tích lịch sử-văn hoá, danh
lam thắng cảnh và Thông tư số 18/TT-
BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ
VHTTDL Quy định chi tiết một số
quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi
di tích. Việc tiến hành lập quy hoạch
phải thực hiện các bước theo quy
định: Khoản 1, Điều 7, Nghị định 70,
quy định về trình tự lập, thẩm định,
phê duyệt quy hoạch di tích; Điểm a,
mục 1, Điều 12, nghị định 70 quy định
về thẩm quyền, thủ tục lập, thẩm định,
phê duyệt chủ trương, nhiệm vụ quy
hoạch di tích và quy hoạch di tích
“Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ
trương, nhiệm vụ quy hoạch tổng thể
di tích, đồ án quy hoạch tổng thể di
tích quốc gia đặc biệt và đồ án quy
hoạch tổng thể di tích quốc gia có quy
mô đầu tư lớn”.
Bộ VHTTDL đề nghị Sở
VHTTDL tỉnh An Giang báo cáo
UBND tỉnh có Tờ trình xin phép Thủ
tướng chính phủ về chủ trương lập
quy hoạch mở rộng di tích, đồng thời
cũng gửi cho Bộ VHTTDL để thẩm
định báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi có phê duyệt của Thủ tướng
Chính phủ về chủ trương, UBND tỉnh
An Giang chỉ đạo cơ quan chuyên
môn phối hợp với các đơn vị tiến hành
các bước heo quy định của pháp luật
hiện hành về di sản văn hoá.
H.P
An Giang: Quy hoạch Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Sự kiện vấn đề
10 Số 1030 l 27.6.2013
Trước đó, ngày 16/5/2013, UBND
tỉnh Đồng Nai đã có Văn bản số
3718/UBND-CNN đề nghị rút lại hồ sơ
đề cử Vườn quốc gia Cát Tiên đề nghị
UNESCO công nhận là Di sản thiên
nhiên thế giới để lập lại hồ sơ. Theo
văn bản này, từ ngày 17/9 đến ngày
24/9/2012, đoàn chuyên gia của Hiệp
hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới
(IUCN) - Cơ quan tư vấn của
UNESCO đã đến Vườn quốc gia Cát
Tiên thẩm định tại thực địa. Sau khi đi
khảo sát tại hiện trường, các chuyên gia
IUCN đã đánh giá cao giá trị nổi bật
toàn cầu về tài nguyên đa dạng sinh
học của Vườn quốc gia Cát Tiên.
Tuy nhiên, về nội dung hồ sơ có
một số điểm cần phải bổ sung, giải
trình làm rõ và mở rộng ranh giới khu
di sản, số liệu giám sát các loài động,
thực vật quý hiếm, kế hoạch quản lý di
sản. Xét đề nghị của UBND tỉnh Đồng
Nai và sau khi tham khảo ý kiến của
Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, Bộ
VHTTDL cơ bản đồng ý với đề xuất
của UBND tỉnh Đồng Nai.
H.P
Rúthồsơđềcử... (Tiếp theo trang 1)
UBND thành phố Hội An vừa phối
hợp với UNESCO tổ chức lễ khai
trương Trung tâm Thông tin Du khách
Hội An. Đây là kết quả của sự hợp tác
giữa UNESCO với Asiana Airlines,
ILO, Chương trình phát triển năng lực
du lịch có trách nhiệm với môi trường
và xã hội do EU tài trợ.
Phát biểu tại lễ khai trương, bà Irina
Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO
cho biết: Việc nâng cấp Trung tâm Du
khách có thể coi là mô hình chuyên
nghiệp, năng động và toàn diện để phát
triển ngành du lịch, từ đó tiếp tục nhân
rộng mô hình này.
Cũng trong ngày 23/6, tỉnh Quảng
Nam đã tổ chức khai trương 2 địa
điểm du lịch mới: trải nghiệm con
đường Hồ Chí Minh huyền thoại;
khánh thành làng du lịch cộng đồng
tại làng Bhơhôồng và Đhrôồng huyện
Đông Giang
Với những điểm tham quan mới này,
Quảng Nam hy vọng tạo cơ hội cho du
khách tìm hiểu, khám phá về lịch sử,
con người vùng sâu, vùng xa. Sau thành
công dự án làng du lịch cộng đồng tại
Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam tiếp tục triển
khai loại hình dự án này tại làng
Bhơhôồng và Đhrôồng ở huyện Đông
Giang, qua đó thúc đẩy phát triển du lịch
định hướng giảm nghèo tại Việt Nam.
n.tHAnH
Khai trương Trung tâm Thông tin Du khách Hội An
Bế mạc Giải bóng chuyền trẻ
toàn quốc năm 2013
Sau 18 ngày thi đấu, Giải bóng chuyền trẻ toàn quốc năm
2013 đã bế mạc vào tối 22/6 tại nhà thi đấu đa năng, tỉnh
Hậu Giang.
Kết quả, về giải nam, đội bóng chuyền tỉnh LongAn xếp
hạng Nhất, đội Ninh Bình đoạt giải Nhì, đội Quân khu 9
đoạt giải Ba. Về giải nữ, vị trí Nhất, Nhì, Ba lần lượt thuộc
về các đội VTV Bình Điền Long An, Thông tin -
Lienvietpostbank, Vĩnh Long. Bên cạnh đó, đội bóng
chuyền nam Sanna Khánh Hòa và đội bóng chuyền nữ
Phòng không - Không quân đoạt giải phong cách với giải
thưởng 5 triệu đồng. Ban Tổ chức cũng đã trao các giải vận
động viên triển vọng nhất, chuyền hai xuất sắc nhất và tổ
trọng tài xuất sắc nhất, mỗi giải trị giá 1 triệu đồng.
Ban Tổ chức giải cho biết, giải năm nay có số lượng đội
và vận động viên tham gia đông với gần 350 vận động viên,
chứng tỏ các địa phương đã chú trọng đầu tư xây dựng lực
lượng vận động viên trẻ, đây là điều kiện thuận lợi để bóng
chuyền Việt Nam có nhiều sự lựa chọn về vận động viên
trong tương lai và xây dựng đội tuyển bóng chuyền quốc gia
ngày càng mạnh. Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã mời
chuyên gia từ Trung Quốc sang theo dõi hoạt động thi đấu
của vậ động viên các đội. Qua giải đấu đã xuất hiện nhiều
VĐV triển vọng, số VĐV nam cao trên 1,9m và nữ trên 1,8m
rất nhiều, thể hiện sự phát triển về thể chất của vận động viên.
A.tùng
Chào mừng Festival- Hành trình Di
sản Quảng Nam lần thứV, chiều 22/6, tại
bãi biển Hạ Thanh, thành phố Tam Kỳ
(Quảng Nam), Liên đoàn bóng đá Việt
Nam phối hợp với SởVăn hóa,Thể thao
và Du lịch Quảng Nam khai mạc giải
bóng đá bãi biển toàn quốc năm 2013.
Tham dự giải có 6 đội bóng đại
diện cho các địa phương, đơn vị phát
triển mạnh bộ môn bóng đá bãi biển
gồm: Bình Định, Kim Toàn- Đà Nẵng,
Tân Hoàng Long- Khánh Hòa, Phú
Vang- Thừa Thiên Huế, Vietcombank
Quảng Nam và Tam Kỳ Quảng Nam.
Các đội tham gia thi đấu theo thể thức
vòng tròn một lượt tính điểm, xếp hạng
Nhất, Nhì, Ba. Giải sẽ kết thúc vào
ngày 25/5, đội vô địch ngoài cup, bảng
danh vị còn được thưởng 30 triệu đồng.
Ngay sau lễ khai mạc đã diễn ra trận
đấu sôi nổi và hấp dẫn giữa hai đội Bình
Định và Tam Kỳ Quảng Nam, thu hút
đông đảo khán giả đến xem và cổ vũ.
n.AnH
Giải bóng đá bãi biển toàn quốc năm 2013
Sự kiện vấn đề
11Số 1030 l 27.6.2013
Với chủ đề “Bay cao tiếng hát
ước mơ”, Liên hoan đội nghệ thuật
măng non các tỉnh phía Bắc năm
2013 diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 24
đến 26/7 tại Cung thiếu nhi Hà Nội.
Liên hoan là ngày hội lớn của thiếu
nhi với sự góp mặt của 32 Cung, Nhà
thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh
thiếu nhi. Đây là dịp biểu dương, cổ
vũ tài năng của thiếu nhi, từ đó
khuyến khích các em học tập và rèn
luyện, phát triển toàn diện về đức, trí,
thể, mỹ; đồng thời, cũng là cơ hội để
các đơn vị được giao lưu, học hỏi,
trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu các
tác phẩm dành cho thiếu nhi góp
phần làm phong phú hơn đời sống âm
nhạc và văn hóa tinh thần của các em.
Liên hoan bao gồm nhiều nội
dung phong phú như dâng hoa tại
tượng đài vua Lý Thái Tổ, viếng
Lăng Bác, thăm quan Bảo tàng Hồ
Chí Minh, biểu diễn 3 buổi tại Cung
thiếu nhi Hà Nội và đặc biệt các
đoàn sẽ có 1 đêm tham gia biểu diễn
lưu động tại 3 - 5 điểm trên địa bàn
thành phố.
Nội dung của Liên hoan sẽ tập
trung vào 3 thể loại ca, múa, nhạc,
biểu diễn xuyên suốt tối thiểu 15
phút, tối đa không quá 30 phút với
chủ đề ca ngợi tình yêu đối với quê
hương, đất nước, nhà trường, thầy cô
và bạn bè, thể hiện ước mơ, tình
cảm, trách nhiệm của thiếu nhi đối
với bản thân, gia đình và cộng đồng.
Về cơ cấu giải thưởng, có 6 giải
tập thể và gần 40 bộ huy chương
(vàng, bạc) của Bộ VHTTDL dành
cho các tiết mục biểu diễn xuất sắc
tại Liên hoan.
Đ.n
Liên hoan đội nghệ thuật măng non
Ngày 22/6, tại thành phố Hồ Chí
Minh, Công ty cổ phần Truyền
thông và Tổ chức sự kiện EEC (ủy
quyền của Liên đoàn Bóng đá Việt
Nam - VFF) và Công ty trách nhiệm
hữu hạn Nhà máy đóng tàu biển
Hyundai Vinashin, đã ký kết hợp
đồng tài trợ và công bố nhà tài trợ
chính cho Giải Bóng đá lứa tuổi 15
quốc gia năm 2013. Đây là năm thứ
ba liên tiếp Hyundai Vinashin tài trợ
chính cho Giải. Tham gia vòng loại
năm nay có 21 đội, chia làm 4 bảng,
thi đấu vòng tròn để chọn 7 đội xuất
sắc nhất cùng với chủ nhà PVF
(Quỹ đầu tư phát triển tài năng bóng
đá Việt Nam) thi đấu vòng chung
kết từ ngày 24/6 - 2/7 tại TP Hồ
Chí Minh.
Cũng trong ngày 22/6, Ban Tổ
chức giải đã tiến hành bốc thăm
chia bảng cho vòng chung kết. Theo
đó, bảng A gồm chủ nhà PVF, Đắk
Lắk, Viettel, An Giang; bảng B gồm
các đội Sơn Tây, Hà Nội, TP. HCM,
Đồng Tháp. Các trận đấu sẽ diễn ra
trên các sân vận động Thống Nhất,
Phú Nhuận, quận 8.
Cơ cấu giải thưởng năm nay
gồm một giải Nhất trị giá 50 triệu
đồng; một giải Nhì 30 triệu đồng;
hai giải Ba, mỗi giải 25 triệu đồng;
một giải Phong cách 10 triệu đồng;
ngoài ra còn có các giải cầu thủ xuất
sắc nhất, cầu thủ ghi nhiều bàn
thắng nhất, thủ môn xuất sắc nhất,
tổ trọng tài xuất sắc nhất, mỗi giải
5 triệu đồng. Thông qua giải, VFF
sẽ chọn ra các cầu thủ xuất sắc cho
đội tuyển U16 quốc gia, tham dự
các giải quốc tế.
t.LâM
Bốc thăm chia bảng Giải Bóng đá lứa tuổi 15 quốc gia
nhà và không đủ chỗ cho sinh hoạt
đông người. Khi nhà văn hóa được
xây dựng đã đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt văn hóa của người dân trong
thôn. Trung bình mỗi tháng người
dân thôn Phúc Lộc 2 sinh hoạt tại
nhà văn hóa 5 lần. Ngoài ra, các hoạt
động tập luyện văn nghệ, thể thao,
đọc sách báo, hoà giải cũng thường
xuyên được tổ chức. Việc đóng góp
xây dựng nhà văn hóa cũng góp phần
nâng cao tinh thần đoàn kết của
người dân trong thôn, tình làng nghĩa
xóm ngày càng thêm bền chặt.
Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch tỉnh Tuyên Quang, hiện toàn
tỉnh có 1.669 nhà văn hóa thôn, bản,
tổ dân phố, trong đó có 43 nhà văn
hóa thôn đạt quy chuẩn Bộ VHTTDL
gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn
mới. Nhiều nhà văn hóa đã được
quần chúng nhân dân ủng hộ ngày
công, vật liệu đóng góp mua sắm
trang thiết bị tăng âm, loa đài,
phông, cờ, bàn ghế. Hoạt động của
các nhà văn hóa xã, phường, thị trấn,
thôn, bản, tổ nhân dân có chuyển
biến tích cực, chất lượng hoạt động
ngày càng được nâng cao. Các hoạt
động của nhà văn hóa cơ sở đã góp
phần tích cực trong công tác xây
dựng đời sống văn hóa lành mạnh,
đẩy lùi các tệ nạn xã hội, thúc đẩy
phát triển kinh tế ở nông thôn; bảo
tồn, phát huy các giá trị di sản văn
hóa truyền thống của các dân tộc,
đồng thời nâng cao mức hưởng thụ
văn hóa tinh thần cho nhân dân.
MạnH Huân
TuyênQuangnângcao... (Tiếp theo trang 5)
Sự kiện vấn đề
12 Số 1030 l 27.6.2013
Việt Nam vô địch
Giải Bóng đá nữ
U14 Châu Á - khu
vực Đông Nam Á
Giải Bóng đá nữ U14 Châu Á - khu
vực Đông Nam Á năm 2013 diễn ra từ
ngày 18/6 đến 23/6 với sự tham dự của
6 đội gồm Campuchia, Philippin, Thái
Lan, Myanmar, Malaysia và chủ nhà
Việt Nam. Đội tuyển Việt Nam đã xuất
sắc giành chức vô địch Giải Bóng đá
nữ U14 Châu Á - khu vực Đông Nam
Á năm 2013 sau khi đánh bại
Campuchia 7 - 0 trong trận đấu cuối
vào tối 23/6 trên sân vận động Thống
Nhất (TP. Hồ Chí Minh).
Với việc giành được 12 điểm sau 4
trận thắng, 1 trận thua, Đội tuyển Việt
Nam lên ngôi vô địch của giải đấu.
Cầu thủ Nguyễn Thị Quỳnh (số 13)
của Việt Nam giành luôn hai danh hiệu
cá nhân là cầu thủ xuất sắc nhất và vua
phá lưới (9 bàn). Đây là kết thúc ngọt
ngào dành cho đội tuyển U14 nữ Việt
Nam khi mà chỉ trong 6 ngày mà họ
phải thi đấu đến 5 trận. Điều đó cũng
cho thấy các cô gái của Việt Nam đã
chuẩn bị một cách rất kỹ càng về thể
lực cũng như tinh thần. Họ đã tiếp
bước thành công thành tích của các
đàn chị, khẳng định ngôi vị số một ở
môn bóng đá nữ khu vực Đông Nam
Á. Trong khi đó, dù cùng có 12 điểm
như Việt Nam, nhưng do thua về đối
đầu, các cầu thủ nữ Thái Lan đành
chấp nhận vị trí thứ hai. Hạng ba là đội
Myanmar (10 điểm), giải phong cách
thuộc về Philippin.
A.tùng
* Sau 4 ngày tranh tài sôi nổi tại thành phố Thủ Dầu
Một (tỉnh Bình Dương), Giải vô địch Cờ vua trẻ Đông
Nam bộ 2013 đã kết thúc ngày 20/6 với ngôi vô địch
thuộc về đoàn chủ nhà Bình Dương. Với lực lượng mạnh
và đồng đều, Bình Dương đã đoạt 10 Huy chương vàng,
8 Huy chương bạc và 7 Huy chương đồng. Xếp tiếp theo
là Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai. Theo đánh giá của
các chuyên gia, chất lượng giải năm nay được nâng cao,
khi có sự tham gia của nhiều kiện tướng quốc gia, trong
đó có kiện tướng Đỗ Hoàng Minh Thơ, người vừa giành
5 Huy chương vàng, 1 Huy chương bạc tại Giải Cờ vua
trẻ Đông Nam Á mới đây. Tại Giải vô địch trẻ miền Đông
Nam Bộ, kỳ thủ này đã thi đấu xuất sắc, mang về cho
Bình Dương 1 Huy chương vàng ở nội dung cờ chớp và
1 Huy chương bạc ở nội dung cờ tiêu chuẩn.
* Liên đoàn Taekwondo thế giới (WTF) đã chính thức
trao quyền đăng cai giải vô địch quyền Taekwondo thế
giới năm 2015 cho TP Hồ Chí Minh (Việt Nam). Đây là
kết quả của việc TP.HCM vừa tổ chức thành công giải vô
địch Taekwondo các nước nói tiếng Pháp năm 2013, cũng
như căn cứ vào những kinh nghiệm trước đó của Việt
Nam trong tổ chức các giải đấu quan trọng của WTF. Một
cơ sở khác để WTF lựa chọn TP.HCM là một điểm đến
trong năm 2015, là việc đội tuyển quyền Taekwondo Việt
Nam đã có sự tiến bộ rất nhanh trong thời gian gần đây.
Trong khi đó, Nga sẽ là quốc gia tổ chức giải vô địch đối
kháng Taekwondo thế giới năm 2015.
Nhân chuyến tham dự giải vô địch Taekwondo các
nước nói tiếng Pháp vừa kết thúc, Chủ tịch WTF
Chungwon Choue hứa sẽ hỗ trợ Việt Nam và TP HCM
về chuyên gia, tổ chức các đợt tập huấn, để Taekwondo
Việt Nam có thể chinh phục giấc mơ vàng trong kỳ
Olympic 2016.
L.KHánH - Q.VinH
Tối 22/6, tại nhà thi đấu Bến Tre,
đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Bóng
chuyền nam, nữ các đội mạnh khu vực
phía Nam tranh Cúp Sanatech - Bến
Tre năm 2013. Giải nhằm tạo điều kiện
cho các đội bóng chuyền nam, nữ
thuộc các tỉnh, thành khu vực phía
Nam thi đấu cọ xát, rà soát lại lực
lượng chuẩn bị cho vòng II giải Vô
địch quốc gia PV Oil vào tháng 10 và
vòng bán kết giải hạng A toàn quốc
2013 vào tháng 11 tới. Tham dự giải
có 7 đội nam, gồm: Bến Tre, Sanest
Khánh Hòa, Quân đoàn 4, Long An,
Xổ số kiến thiết Vĩnh Long, Vật liệu
xây dựng Bình Dương và Maseco
thành phố Hồ Chí Minh; đây là những
đội đang thi đấu giải Vô địch quốc gia
PV Oil 2013 và vòng bán kết hạng A
toàn quốc năm 2013. Năm đội nữ là:
Quảng Ninh, Quận Tân Bình (TP Hồ
Chí Minh ), Cao su Phú Riềng – Bình
Phước, Bia Sài Gòn Thái Bình Dương
và Truyền hình Vĩnh Long, đang thi
đấu giải Vô địch quốc gia PV OIl
2013. Có 2 VĐV người nước ngoài là
Huang Chao (Trung Quốc) trong thành
phần đội nam Quân đoàn 4 và Jutarat
Montripila (Thái Lan), thi đấu cho đội
nữ Bia Sài Gòn Thái Bình Dương. Các
đội thi đấu theo thể thức vòng tròn một
lượt xếp hạng.
Vũ MinH
KhởitranhGiảiBóngchuyềncácđộimạnhkhuvựcphíaNam
TiN THể THAO
Sự kiện vấn đề
13Số 1030 l 27.6.2013
Bộ VHTTTDL vừa có Quyết định
số 2200/QĐ-BVHTTDL cho phép
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
khai quật tại di tích Miếu Long Thuyền,
phường Phú Nhuận, thành phố Huế,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thời gian khai quật từ ngày 17/6
đến ngày 17/7/2013, với diện tích 40m2
(gồm 6 hố). Chủ trì khai quật là ông
Trịnh Nam Hải, Trưởng phòng Nghiên
cứu Khoa học, Trung tâm Bảo tồn Di
tích Cố đô Huế. Theo Quyết định, trong
thời gian khai quật, cơ quan được cấp
giấy phép có trách nhiệm tuyên truyền
cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn
hóa ở địa phương. Những hiện vật thu
thập được trong quá trình khai quật
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh
để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc.
Sau khi kết thúc đợt khai quật, chậm
nhất 03 tháng Trung tâm Bảo tồn Di
tích Cố đô Huế phải có báo cáo sơ bộ
và sau 01 năm phải có báo cáo khoa học
gửi về Cục Di sản văn hóa (Bộ
VHTTDL).
H.P
ThừaThiênHuế:KhaiquậtkhảocổtạiditíchmiếuLongThuyền
Ngày 19/6 Bộ VHTTDL đã có Văn
bản số 2235/BVHTTDL-DSVH gửi
UBND tỉnh Cao Bằng về việc lập hồ sơ
xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Khu
di tích rừng Trần Hưng Đạo, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Theo đó, sau khi xem xét đề nghị
của UBND tỉnh Cao Bằng (tại Công văn
số 862/UBND-VX ngày 16/4/2013) về
việc xem xét cho tỉnh Cao Bằng lập hồ
sơ 02 di tích: Khu di tích lịch sử rừng
Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình;
Khu di tích lịch sử chiến thắng Đông
Khê, huyện Thạch An trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét xếp hạng di tích
quốc gia đặc biệt, Bộ VHTTDLđề nghị
UBND tỉnh Cao Bằng chỉ đạo các cơ
quan chức năng khẩn trương lập hồ sơ
Khu di tích lịch sử rừngTrần Hưng Đạo,
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao bằng theo
hướng dẫn tại Thông tư số 09/2011/TT-
BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ
VHTTDL quy định về nội dung hồ sơ
khoa học để xếp hạng di tích lịch sử -
văn hoá và danh lam thắng cảnh để Bộ
VHTTDL có cơ sở xin ý kiểm thẩm
định của Hội đồng Di sản văn hoá quốc
gia vào tháng 7/2013. Đối với Khu di
tích lịch sử chiến thắng Đông Khê,
huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, Bộ
VHTTDL sẽ nghiên cứu, xem xét thoả
thuận việc lập hồ sơ di tích quốc gia đặc
biệt vào các đợt sau. Đ.n
Lậphồsơxếphạngditíchquốcgiađặcbiệt
KhuditíchrừngTrầnHưngĐạo
Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên
- Huế phối hợp với Thư viện Khoa học
Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh vừa
tổ chức Triển lãm "Tài liệu Hán Nôm,
bản gốc và bản số hóa, phục chế"; thu
hút đông đảo các nhà nghiên cứu, nhân
dân và khách du lịch đến xem.Triển lãm
đã giới thiệu hơn 100 bản sắc, chế gốc
và phục chế; hơn 200 văn bản là các loại
giấy khen, văn bằng chứng nhận, gia
phả họ tộc... trong số 105.000 trang tư
liệu Hán - Nôm; bao gồm văn bản pháp
luật, hành chính, đất đai, giáo dục, văn
học, gia phả... in trên giấy, đồng, lụa...
do Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên -
Huế và Thư viện Khoa học Tổng hợp
thành phố Hồ Chí Minh sưu tầm, nghiên
cứu, phục chế và số hóa trong vòng năm
năm qua tại Thừa Thiên - Huế.
Trong thời gian triển lãm, người
xem có dịp tiếp cận được bản gốc hoặc
bản sao các loại văn bản Hán - Nôm đã
được nghiên cứu, chọn lọc trong quá
trình sưu tầm, số hóa. Trong đó, bao
gồm các loại hình như: sắc phong các
loại, chiếu chỉ, sách thuốc quý hiếm của
Ngự y; sách học của giám sinh trường
Quốc Tử Giám, bài thi Hương và các
loại văn bản, khế ước mua bán đất đai...
được sao chụp trực tiếp từ các văn bản
gốc lưu trữ tại các dòng họ, các làng có
niên đại từ thời Cảnh Hưng, CảnhThịnh
đời Lê, thời Tây Sơn và thời Nguyễn.
Tại triển lãm, Ban tổ chức còn trao
tặng ấn phẩm lưu niệm và đĩa CD-ROM
tư liệu Hán Nôm điện tử cho các dòng
họ và cá nhân đã tích cực tham gia cung
cấp, sưu tầm tư liệu phục vụ công tác số
hóa. Tiêu biểu trong số đó là sắc phong
thành hoàng làng Lương Quán thuộc
phường Thủy Biều, thành phố Huế.
Đình làng Lương Quán trước đây có hai
bảo vật đó là chiếc lư hương tạm xác
định có niên đại từ thời Lê-Mạc và hòm
bộ của làng gồm 9 sắc phong và một số
văn bản có giá trị khác. Hơn 10 năm
trước, 9 sắc phong trong hòm bộ của
làng đã bị thất lạc. Đầu tháng 3/2012,
Thư viện Khoa họcTổng hợp thành phố
Hồ Chí Minh đã phát hiện một bản gốc
sắc phong của vị thành hoàng làng
Lương Quán tại một tư gia ở thành phố,
qua xác minh nguồn gốc và sưu tầm
cuối cùng thư viện đã tặng lại bản gốc
sắc phong cho làng Lương Quán...
Đây là hoạt động có ý nghĩa nhằm
giới thiệu đến công chúng những tài liệu
quý hiếm đã được các thư viện sưu tầm,
xử lý biên mục, lưu trữ, số hóa nhằm
phục vụ tra cứu của bạn đọc và các nhà
nghiên cứu...
H.HiệP
Bảo tồn tài liệu Hán Nôm
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
14 Số 1030 l 27.6.2013
N
ằm trong chiến dịch đẩy
mạnh thanh, kiểm tra việc
tuân thủ quyền sở hữu trí
tuệ trong lĩnh vực phần mềm năm
2013 trên toàn quốc, vừa qua,
Thanh tra Bộ VHTTDL phối hợp
với Cục Cảnh sát Phòng chống tội
phạm Công nghệ cao (C50), Tổng
cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm,
Bộ Công an, đã tiến hành kiểm tra
đột xuất việc tuân thủ quyền sở hữu
trí tuệ trong lĩnh vực bản quyền
phần mềm máy tính tại 12 doanh
nghiệp, trong đó có 2 công ty bán
máy tính là Công ty TNHH Máy
tính Hà Nội (129 - 131 Lê Thanh
Nghị, Hà Nội) và Công ty TNHH
Mua sắm Đệ Nhất Phan Khang
(431A Hoàng Văn Thụ, quận Tân
Bình, TP Hồ Chí Minh).
Trong đợt thanh tra này đoàn đã
kiểm tra 669 máy tính, 45 CPU và
phát hiện 910 phần mềm vi phạm
các loại. Các phần mềm vi phạm
chủ yếu được tìm thấy là các phần
mềm văn phòng phổ biến của
Microsoft như Office 2007,
Window XP, Office Enterprise,
Window 7; phần mềm Từ điển Lạc
Việt (MTD 2002, 2005); các phần
mềm chuyên dụng cho thiết kế, đồ
họa của Autodesk như AutoCAD;
các phần mềm của Adobe như
Acrobat, Photoshop; các phần mềm
của Symantec như Antivirus và
nhiều phần mềm khác. Theo ước
tính của các chủ sở hữu thì số lượng
phần mềm vi phạm có giá trị lên tới
gần 7 tỷ đồng. Cụ thể, Công ty
TNHH Máy tính Hà Nội, Đoàn
Thanh tra đã kiểm tra 16 máy tính
đang hoạt động; 45 CPU và tìm thấy
60 phần mềm văn phòng chủ yếu
của Microsoft (Window 7,
Microsoft Office) được doanh
nghiệp này cài bất hợp pháp trong
các CPU để bán cho khách hàng.
Tương tự, tại Công ty TNHH Mua
sắm Đệ Nhất Phan Khang, Thanh
tra liên ngành đã tìm thấy 86 phần
mềm văn phòng của Microsoft như
Window XP, Office (2003, 2007),
Window 7 không có bản quyền
được cài đặt trong 49 máy tính.
Trước đó, hàng loạt các cuộc thanh
tra đã được Thanh tra Bộ VHTTDL,
C50 và Lực lượng Công an kinh tế
địa phương tiến hành tại 10 doanh
nghiệp nằm trong các khu công
nghiệp lớn trên toàn quốc từ Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,
Bình Dương và Long An. Theo
thông tin từ lực lượng thanh tra liên
ngành cho biết: Trong số 10 doanh
nghiệp được kiểm tra, có 2 doanh
nghiệp tuân thủ nghiêm túc, còn lại
8 doanh nghiệp vi phạm với số
lượng phần mềm bất hợp pháp khác
nhau. "Trong số các doanh nghiệp
được thanh tra trong đợt này, có
những doanh nghiệp có quy mô sản
xuất lớn với số lượng công nhân rất
đông, sản phẩm của các doanh
nghiệp này được xuất khẩu sang
nhiều thị trường quốc tế. Điều đáng
nói là các doanh nghiệp này đều
nắm rõ Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT)
nhưng vẫn cố tình vi phạm để tăng
lợi nhuận phi pháp cho doanh
nghiệp mình", đại diện đoàn thanh
tra cho biết.
Trên thực tế, Quyền tác giả trong
lĩnh vực phần mềm máy tính đã
được quy định nghiêm khắc trong
luật pháp Việt Nam. Theo đó, hành
vi sử dụng phần mềm bất hợp pháp
của các doanh nghiệp có thể đối mặt
với tội hình sự và các hình thức xử
phạt của pháp luật. Ngoài ra, người
sở hữu tác quyền cũng được quyền
sử dụng các biện pháp khác để xử lý
việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
của mình, như tiến hành khiếu tố tại
tòa án có thẩm quyền theo Điều
198.1d, Luật SHTT, hoặc yêu cầu
tòa án buộc người vi phạm phải
ngừng hành động vi phạm, chính
thức xin lỗi và có biện pháp khắc
phục, yêu cầu người vi phạm bồi
thường thiệt hại, kể cả thiệt hại vật
chất, cũng như trả án phí theo các
Điều 202, 204, 205, Luật SHTT.
"Đảm bảo tính nghiêm khắc của
luật, từ năm 2012, Chương trình
Hợp tác bảo vệ quyền tác giả máy
tính gồm Cục Bản quyền tác giả;
Thanh tra Bộ VHTTDL và Liên
minh phần mềm doanh nghiệp BSA
cũng đã có một số hoạt động như
gặp gỡ với hàng trăm doanh nghiệp
nước ngoài đang kinh doanh tại Việt
Nam để cập nhật những điều luật
mới nhất liên quan đến bản quyền
phần mềm của Việt Nam, cũng như
trao Giấy ghi nhận đã thực hiện
Luật SHTT về nghĩa vụ sử dụng
quyền tác giả đối với chương trình
máy tính cho các doanh nghiệp tuân
thủ nghiêm túc. Ngoài ra, các nhà
sản xuất phần mềm cũng đưa ra
những chương trình tư vấn để các
doanh nghiệp đầu cuối có thể sử
dụng phần mềm hiệu quả và tiết
kiệm. Mặc dù vậy, một số các doanh
nghiệp nước ngoài có tiềm lực tài
chính mạnh như Công ty TNHH RK
Resources có trụ sở tại huyện Bến
Cát, tỉnh Bình Dương và Công ty
TNHH Diamond Việt Nam có trụ sở
tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 1,
tỉnh Bình Dương, vẫn cố tình vi
phạm, đi ngược lại với chủ trương
của Chính phủ Việt Nam là tạo ra
một môi trường kinh doanh lành
mạnh cho tất cả các doanh nghiệp",
đại diện Cục Bản quyền tác giả
cho biết.
tHế Hùng
Siết chặt công tác quản lý bản quyền phần mềm
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
15Số 1030 l 27.6.2013
S
au 15 năm thực hiện Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 5 ngày
16/7/1998 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa VIII về "Xây
dựng và phát triển nền văn hóaViệt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", Yên
Khánh là địa phương đi đầu của tỉnh
NinhBìnhtrongviệcđưaNghịquyếtvào
cuộc sống, đặc biệt là phong trào "Toàn
dânđoànkếtxâydựngđờisốngvănhóa"
trong cộng đồng dân cư. Tất cả các xã,
thị trấn trên địa bàn đã hoàn thành việc
xuấtbảncuốnkỷyếuvềlịchsửĐảngbộ;
xây dựng hương ước, quy ước, thực hiện
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang và lễ hội.
Nếu như năm 1998, huyện Yên
Khánh chỉ có 38,4% gia đình đạt tiêu
chuẩn văn hóa thì đến cuối năm 2012 đã
nâng lên gần 89% số hộ. Hơn 80% thôn,
xóm, phố có nhà văn hóa. 17/19 xã đạt
chuẩn quốc gia về y tế. 100% số hộ gia
đình có thiết bị nghe nhìn. 93% số hộ gia
đình được dùng nước sạch hợp vệ sinh,
góp phần xây dựng nông thôn mới.
Hưởng ứng phong trào thi đua "Toàn
dânchungsứcxâydựngnôngthônmới",
huyện chú trọng việc phát huy tính tiên
phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ,
đảngviên,cáctổchứchộiquầnchúngvà
tầng lớp người cao tuổi, có uy tín trong
thôn xóm, dòng họ, để khơi dậy nguồn
nội lực trong cộng đồng trên tinh thần
"dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
và dân thụ hưởng". Gần 2 năm qua, nhân
dân trong huyện đã hiến 130.000 m2 đất,
đóng góp trên 30 tỷ đồng cùng với kinh
phí hỗ trợ của Nhà nước làm 83km
đườnggiaothôngnôngthônkhangtrang,
sạch đẹp, tạo tiền đề cho kinh tế địa
phương phát triển.
Với phương châm "Phát triển kinh tế
để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần
cho người dân", đưa hoạt động hướng về
cơ sở, sinh hoạt văn hóa cộng đồng đã
diễn ra sôi nổi tại tất cả khu dân cư các
thôn, xóm, phố, bằng nhiều hình thức đa
dạng, phong phú. Huyện đã thành lập 69
câu lạc bộ văn nghệ không chuyên, tập
trung ở 7 xã là Khánh Tiên, Khánh
Trung, Khánh Cư, Khánh An, Khánh
Lợi, Khánh Cường và Khánh Mậu. Hệ
thống nhà văn hóa thực sự phát huy hiệu
quả,vừalànơihộihọpmangtínhchuyên
đề, vừa là nơi vui chơi, giải trí không thể
thiếu của các tầng lớp nhân dân. Bình
quân hàng năm có từ 25% - 30% dân số
tham gia các hoạt động văn nghệ quần
chúng,70%dânsốđượchưởngthụnghệ
thuật.Cáccôngtrìnhphúclợicôngcộng,
di tích lịch sử được giữ gìn, bảo vệ, sử
dụng đúng mục đích, góp phần giáo dục
truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Theo thống kê của Phòng Văn hóa,
ThôngtinhuyệnYênKhánh,địaphương
hiện có 39 câu lạc bộ chèo truyền thống
thường xuyên hoạt động. Mỗi khi Tết
đến, xuân về, những người nông dân tạm
rời xa với công việc đồng áng để khoác
lên mình những tà áo tứ thân "mớ ba mớ
bảy". Trong tiếng trống chiêng, tiếng
phách rộn ràng, họ dường như "lột xác"
đểtrởthànhnhữngnghệsĩchèothựcthụ.
Tuychỉlàđộivănnghệkhôngchuyên
nhưng câu lạc bộ chèo xóm 9 hoạt động
khá thường xuyên, đều đặn. Sau những
buổi đi làm đồng về, khi có đợt biểu diễn
mới là câu lạc bộ lại tập trung tại nhà bác
Trí để luyện tập, thu hút đông đảo người
dân trong vùng đến theo dõi, cổ vũ cho
các diễn viên. Nhiều con em quê hương
cònủnghộkinhphíhàngchụctriệuđồng
đểcâulạcbộmuasắmtrangphục,đạocụ
biểu diễn, nên đã động viên, khích lệ các
thành viên tham gia và gắn bó lâu dài với
bộ môn nghệ thuật đặc sắc này.
Chi hội trưởng Chi hội văn học nghệ
thuật huyện Yên Khánh Đỗ Trọng Am
cho biết, tỉnh Ninh Bình từ lâu được biết
đến như là đất tổ của sân khấu chèo.
NgườisánglậplàbàPhạmThịTrân,một
vũ ca tài ba trong hoàng cung của vua
ĐinhTiên Hoàng ở Cố đô Hoa Lư thế kỷ
thứ 10. Thời gian tới, bên cạnh việc phát
huy giá trị của loại hình chèo truyền
thống, Chi hội sẽ tăng cường tổ chức
nhữngchuyếnđithựctế,giúpnghệsĩmở
rộngtầmhiểubiếtđểchorađờinhiềutác
phẩm có giá trị, mang đậm hơi thở cuộc
sống,gópphầngiữgìnvàpháthuythuần
phong mỹ tục, bản sắc văn hóa của địa
phương, xây dựng đời sống tinh thần
lành mạnh, qua đó gắn kết hơn nữa mối
đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
MạnH Huân
Yên Khánh đi đầu phong trào "Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"
Tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ
Chí Minh, tạp chí VietNam Heritage và
Hội Di sản văn hóa thành phố vừa chính
thức phát động cuộc thi ảnh Di sản Việt
Nam - VietNam Heritage Photo Awards
2013. Đây là một trong những hoạt động
nhằmhướngđếnkỷniệmlầnthứIXngày
Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2013).
Cuộc thi nhằm tìm kiếm những câu
chuyện bằng hình ảnh mang chủ đề về di
sản trên đất nước Việt Nam như: thiên
nhiên, văn hóa vật thể (kiến trúc, điêu
khắc, hội họa, thủ công mỹ nghệ, làng
nghề…),vănhóaphivậtthể(âmnhạc,ca
múa,lễhội,tròchơidângian,tínngưỡng,
tôn giáo…). Đối tượng tham dự là những
công dân trong và ngoài nước từ 18 tuổi
trởlên.Cáctácphẩmhợplệgửivềbantổ
chức là những ảnh đơn hoặc ảnh bộ,
khôngquaxửlýkỹthuậtlàmthayđổinội
dungvàbảnchấtsựviệcvàchưađoạtgiải
từ thứ hạng III trở lên ở các cuộc thi nào.
Mỗiảnhkèmtheochúthíchthờigian,địa
điểm, nhân vật. Thời hạn chót nhận ảnh
dự thi vào ngày 15/9/2013.
Lễ tổng kết và trao giải thưởng dự
kiến tổ chức ngày 21/11/2013. Các tác
phẩm xuất sắc nhất sẽ được trưng bày
triển lãm tại trên 10 tỉnh, thành như: Hà
Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh
Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận), TP. Hồ
Chí Minh.
V.toàn
Phát động cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam
thônG tin trao đổi
16 Số 1030 l 27.6.2013
PV: Để triển khai chương trình
kích cầu có hiệu quả cần sự tham
gia của các doanh nghiệp du lịch.
Theo ông, ngành du lịch và địa
phương có giải pháp nào để sự
hợp tác này được chặt chẽ?
Ông Nguyễn Mạnh Cường: Ngay
từ đầu năm, lường trước những khó
khăn được dự báo từ cuối năm trước
nên nhiều địa phương đã lên kế
hoạch tổ chức kích cầu du lịch. Và
thực tế những tháng đầu năm cho
thấy những khó khăn đã tác động
đến tình hình du lịch thế giới cũng
như du lịch Việt Nam với lượng
khách quốc tế giảm 5% so với cùng
kỳ năm trước. Chúng ta cần những
chính sách đồng bộ từ trung ương
đến các địa phương. Trong Chiến
lược phát triển du lịch đến năm
2020, tầm nhìn 2030, Thủ tướng
Chính phủ đã yêu cầu cần phải làm
rõ chức năng hoạt động của cơ quan
nhà nước quản lý du lịch và đơn vị
làm xúc tiến du lịch quốc gia; đồng
thời phải nâng cao vai trò trách
nhiệm của địa phương trong việc tạo
đà và phát huy hoạt động du lịch.
Theo đó, các cơ quan quản lý nhà
nước về du lịch phải chủ động tham
mưu cho các cấp các ngành từ trung
ương đến địa phương để sớm chỉ
đạo và xử lý những vấn đề bức xúc
xảy ra để đảm bảo cho phát triển của
doanh nghiệp cũng như các hàng
dịch vụ. Còn cơ quan xúc tiến du
lịch quốc gia hoạt động theo mô
hình phù hợp với quy luật của từng
thị trường khách.
Để thực hiện kích cầu du lịch
tốt, ngành du lịch phải tạo sự đồng
thuận và tham gia của các doanh
nghiệp du lịch. Trên thực tế, các
doanh nghiệp du lịch để duy trì thị
trường khách đã và đang vào cuộc
để tự điều chỉnh hoạt động kinh
doanh phù hợp với nhu cầu của du
khách. Tại hội chợ VITM 2013, sự
liên kết chặt chẽ giữa hàng không và
các hãng lữ hành đã tạo thuận lợi
cho các đơn vị đưa ra các gói sản
phẩm kích cầu đều được bán hết và
không đáp ứng đủ nhu cầu của
người dân. Điều đó cho thấy nếu
chúng ta biết tổ chức và khai thác
các tiềm năng, biết khắc phục khó
khăn trong điều kiện hiện nay thì
vẫn có thể phát triển du lịch và tạo
điều kiện cho phát triển kinh tế.
Ở góc độ doanh nghiệp và địa
phương đã hình thành những liên
minh kích cầu nhưng vẫn mang tính
đơn lẻ. Cách đây gần năm, các
doanh nghiệp Hà Nội cũng đã hình
thành liên minh kích cầu mặc dù ra
đời sau TP Hồ Chí Minh. Liên minh
kích cầu đó có những hợp tác với
các hãng hàng không để có chương
trình giảm giá cụ thể.
PV: Vậy cơ quan chức năng có
giải pháp như thế nào để giá các
tour du lịch trong nước có thể cạnh
tranh được so với các nước khác?
Ông Nguyễn Mạnh Cường: Thực
tế có một số tour đi nước ngoài rẻ
hơn tour đi trong nước. Đơn cử như
tại Thái Lan, họ giảm giá tour khá
thấp vì họ bù lại bằng số hàng hóa
mà khách mua để bù đắp. Điều này
liên quan đến chính sách điều hành
của Chính phủ Thái Lan mang tính
tổng quát với mục tiêu đầu tư một
phần để đưa khách đến, để họ sử
dụng dịch vụ ngay tại đất nước
nhằm tạo công ăn việc làm và phát
triển ngành dịch vụ. Đó là một
hướng đi rất có lợi. Tới đây các cơ
quan của Chính phủ, các bộ ngành
của Việt Nam phải suy nghĩ nên học
tập theo hướng này để phát triển
dịch vụ, thu nhiều ngoại tệ và tạo
công ăn việc làm tại những vùng
phát triển du lịch. Để Chương trình
kích cầu 2013 hiệu quả, Tổng cục
Du lịch đã kiến nghị Chính phủ có
chính sách ưu đãi với doanh nghiệp
du lịch như giảm thuế; vay vốn ưu
đãi; các địa phương có chính sách cụ
thể về giảm giá vé tham quan. Tổng
thể các chương trình sẽ giúp giảm
giá để tạo thành giá thành cạnh tranh
so với các nước trong khu vực. Việc
này cần sự vào cuộc của cộng đồng
doanh nghiệp du lịch, dịch vụ địa
phương thông qua hiệp hội du lịch.
Một trong những nội dung của
chương trình kích cầu là nâng cao
chất lượng dịch vụ.
PV: Trong thời gian vừa qua
xuất hiện nhiều hiện tượng chặt
chém khách. Vậy theo ông, để
Chương trình kích cầu đạt hiệu
quả, ngành du lịch cần giải quyết
vấn đề này như thế nào?
Ông Nguyễn Mạnh Cường:
Trong chương trình kích cầu, ngoài
việc tuyên truyền, tạo sự liên kết
giữa các đơn vị làm dịch vụ thì một
nội dung quan trọng là nâng cao chất
lượng dịch vụ. Tình trạng bắt chẹt
khách du lịch gần đây rộ lên trên
phương tiện thông tin đại chúng.
Hiện tượng này xảy ra rất nhiều
năm, ở rất nhiều địa phương đặc biệt
là khu vực sân bay. Tuy nhiên công
tác chấn chỉnh diễn ra không tích
cực và không triệt để nên vẫn còn
Liên kết kích cầu du lịch
tổng cục Du lịch đang phối hợp với các địa phương triển khai
chươngtrìnhkíchcầudulịch2013nhằmtạosựliênkếtgiữacácđơn
vị dịch vụ tại từng vùng với sự giảm giá, các hoạt động khuyến mãi
vào từng thời điểm. nhân dịp này, ông nguyễn Mạnh cường, Phó
tổng cục trưởng tổng cục Du lịch đã trao đổi với tuần tin Văn hóa
thể thao và Du lịch về một số nội dung của chương trình.
17Số 1030 l 27.6.2013
thônG tin trao đổi
Chưa bao giờ, các giải bóng đá
phong trào lại diễn ra sôi động như thời
điểm hiện nay. Khắp các tỉnh, thành
trong cả nước, đâu đâu cũng có thể bắt
gặp bóng lăn trên các mặt sân cỏ nhân
tạo, thu hút nhiều tầng lớp người dân
tham gia. Đây thực sự là một tín hiệu
vui cho bóng đá Việt Nam, bởi bóng đá
phong trào chính là một nền tảng quan
trọng cho sự phát triển bền vững của
bóng đá chuyên nghiệp.
Trong chiến lược phát triển bóng đá
Việt Nam tới năm 2020, ngành thể dục
thể thao đã đặt chỉ tiêu gia tăng số
lượng các CLB bóng đá phong trào như
sau: Năm 2015 đạt 4.500 CLB, năm
2020 đạt 7.500 CLB. Cứ nhìn vào việc
hàng nghìn CLB đăng ký tham dự các
giải đấu phong trào kể từ đầu năm tới
giờ, có thể thấy rằng định hướng phát
triển đó không phải là điều gì mơ hồ.
Chỉ trong một thời gian ngắn, từ những
giải đấu nhỏ lẻ, có quy mô theo ngành
hoặc đơn vị, bóng đá phong trào đã
chứng kiến sự ra đời của hàng loạt giải
đấu cấp toàn quốc, được tổ chức ngày
càng bài bản và có tính chuyên nghiệp
cao, điển hình là Hà Nội Premier
League - Season 1 (HPL - S1).
Nếu như làm bóng đá chuyên
nghiệp, mỗi năm phải đầu tư ít nhất
khoảng 40 tỷ đồng để nuôi một đội
bóng, thì với bóng đá phong trào, chỉ
cần vài trăm triệu đồng là đã có thể tổ
chức được một giải cỡ nhỏ, nhưng sức
hút đối với khán giả có khi còn hơn cả
chuyên nghiệp. Chính vì lý do này, số
lượng các giải đấu đang ngày một tăng
và nhiều nhà tài trợ đang phải cạnh
tranh quyết liệt với nhau để có thể đứng
tên tổ chức một giải bóng đá phong
trào. Trái lại, các nhà tài trợ đang
“chán” V-League và hạng Nhất. Cầu
thủ Xuân Tú là một ví dụ cho thấy, sự
chuyên nghiệp hóa của các giải phong
trào đang giúp phát hiện những tài năng
cho bóng đá đỉnh cao. Đang khoác áo
FC Cường Quốc đá tại HPL - S1, Xuân
Tú bỗng chốc nhảy lên khoác áo Thanh
Hóa thi đấu ở V-League. Cho dù vẫn
cần phải cải thiện về thể lực và học hỏi
thêm kinh nghiệm thi đấu, như nhận xét
của HLV Mai Đức Chung (Thanh Hóa),
nhưng Xuân Tú lại có cái chất “quái”
mà chỉ sân bóng “phủi” mới có thể sản
sinh ra được. Trong lúc chờ đợi thêm
những Xuân Tú khác xuất hiện ở V-
League hay hạng Nhất, một điều nữa
được ghi nhận là không ít cầu thủ hoặc
cựu cầu thủ chuyên nghiệp cũng đang
lựa chọn gia nhập các CLB phong trào.
Ví dụ, sân chơi HPL-S1 hiện quy tụ rất
nhiều gương mặt nổi tiếng, như tiền vệ
Phạm Thành Lương (FC Hanel), cựu
tuyển thủ Đặng Phương Nam (FC
Cường Quốc), cựu tuyển thủ Tuấn
Thành (FC Thăng Long), trợ lý HLV
đội tuyển Futsal Việt Nam, Ngọc Anh
(HLV Trà Dilmah), cựu đội trưởng đội
tuyển Futsal Việt Nam, Tuấn Tú (HLV
Top Group)… Sân chơi phong trào hấp
dẫn hẳn lên nhờ sự góp mặt của những
ngôi sao như vậy. Đổi lại, bóng đá
phong trào cũng đang mở ra một lối
thoát cho những cầu thủ chuyên nghiệp
hết thời và cả những cầu thủ chuyên
nghiệp đang trong giai đoạn tìm kiếm
việc làm. Làm một phép tính đơn giản:
HPL - S1 hiện có 12 đội tham dự, mỗi
đội khoảng 20 người, tổng cộng là
khoảng 240 người. Con số này sẽ tăng
lên mức 400 người vào mùa giải tới, khi
quy mô của giải được mở rộng thành 2
hạng đấu. Các lớp đào tạo trẻ của Hà
Nội T&T (V-League) và CLB Hà Nội
(hạng Nhất) hiện cũng chỉ có từng ấy
học viên, mà sau đó, số lượng cầu thủ
phát triển được sự nghiệp chuyên
nghiệp là không nhiều. Trong bối cảnh
kinh tế khó khăn hiện nay, khi các cầu
thủ chuyên nghiệp cũng đang phải chạy
đôn, chạy đáo để tìm việc, thì những
giải đấu như HPL, Larue Cup hay Cúp
Bia Sài Gòn ít nhất đã cho họ một sự
lựa chọn không tồi.
yến nHi
Bóng đá phong trào phát triển mạnh
tiếp diễn. Gần đây khi thông tin trên
phương tiện truyền thông và được sự
vào cuộc của các chính quyền địa
phương nên sự việc giải quyết kịp
thời. Trên thực tế, Tổng cục Du lịch
không có nhiều quyền để xử lý vấn
đề đó nhưng Tổng cục Du lịch lại là
đơn vị tiếp xúc với khách nên cũng
phải có trách nhiệm, kết hợp với cơ
quan chức năng để giải quyết và
từng bước hạn chế và giải quyết dứt
điểm tình trạng này.
Một trong giải pháp mà chúng
tôi đề xuất bổ sung vào Luật Du lịch
sửa đổi việc thành lập lực lượng
cảnh sát du lịch tại các điểm du lịch.
Đối với Việt Nam, chúng ta chưa có
lực lượng cảnh sát du lịch. Hiện chỉ
có thành phố Hồ Chí Minh có lực
lượng thanh niên xung phong với
nhiệm vụ hỗ trợ cho du khách tại
một số điểm du lịch trong thành phố
nhưng không có chức năng xử lý
những vụ việc liên quan đến tình
trạng chặt chém, chụp giật… với du
khách. Chính vì vậy, trong Luật Du
lịch sửa đổi tới đây, chúng tôi dành
chương về khách du lịch, quyền của
khách du lịch và bảo vệ khách và là
cơ sở để xây dựng lực lượng cảnh
sát du lịch. Thực tế không chỉ Việt
Nam, mà ở nhiều nước cũng có
những vấn đề về tình trạng “chặt
chém”, chụp giật nên khi xảy ra sự
việc mang tính nổi cộm như trên thì
các ngành và địa phương cần phải
vào cuộc để giải quyết. Tổng cục Du
lịch yêu cầu các sở địa phương tham
mưu chính quyền vào cuộc và có
đầu mối xử lý những sự việc liên
quan đến tình trạng “chặt chém”.
tHế Hùng (thực hiện)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)longvanhien
 
Tuantin 1003 out
Tuantin 1003 outTuantin 1003 out
Tuantin 1003 outlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1022 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1022 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1022 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1022 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vnlongvanhien
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt namBài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt namDung Le
 
Cong dong cac dan toc Viet nam
Cong dong cac dan toc Viet namCong dong cac dan toc Viet nam
Cong dong cac dan toc Viet namPham Tong
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vnPham Long
 
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013Tăng Kiên
 
đIều kiện tiềm năng phát triển du lịch
đIều kiện tiềm năng phát triển du lịchđIều kiện tiềm năng phát triển du lịch
đIều kiện tiềm năng phát triển du lịchVăn Thành Bùi
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vnPham Long
 

What's hot (19)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
 
Tuantin 1003 out
Tuantin 1003 outTuantin 1003 out
Tuantin 1003 out
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1022 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1022 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1022 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1022 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt namBài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam
 
Cong dong cac dan toc Viet nam
Cong dong cac dan toc Viet namCong dong cac dan toc Viet nam
Cong dong cac dan toc Viet nam
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vn
 
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
 
đIều kiện tiềm năng phát triển du lịch
đIều kiện tiềm năng phát triển du lịchđIều kiện tiềm năng phát triển du lịch
đIều kiện tiềm năng phát triển du lịch
 
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
 

Viewers also liked

Effective Use of TX21st Tracking Reports
Effective Use of TX21st Tracking ReportsEffective Use of TX21st Tracking Reports
Effective Use of TX21st Tracking ReportsTexas ACE
 
就職活動開始時期を遅らせるべきか[1]
就職活動開始時期を遅らせるべきか[1]就職活動開始時期を遅らせるべきか[1]
就職活動開始時期を遅らせるべきか[1]Kohei Yasuda
 
Daily mcx newsletter 02 aug 2013
Daily mcx newsletter 02 aug 2013Daily mcx newsletter 02 aug 2013
Daily mcx newsletter 02 aug 2013Richa Sharma
 
就職活動開始時期を遅らせるべきか コピー (2)
就職活動開始時期を遅らせるべきか   コピー (2)就職活動開始時期を遅らせるべきか   コピー (2)
就職活動開始時期を遅らせるべきか コピー (2)Kohei Yasuda
 
Praveen Kumar Resume
Praveen Kumar ResumePraveen Kumar Resume
Praveen Kumar ResumePRAVEEN KUMAR
 
building and construction cert 1
building and construction cert 1building and construction cert 1
building and construction cert 1Tom Edgson
 
PeaZy - Demo Day presentation
PeaZy - Demo Day presentationPeaZy - Demo Day presentation
PeaZy - Demo Day presentationNir Liron
 
Researching student work
Researching student workResearching student work
Researching student workIndie Lines
 
디자인벤처스 03
디자인벤처스 03디자인벤처스 03
디자인벤처스 03heung7179
 

Viewers also liked (16)

20150223SPSP_Poster_Final
20150223SPSP_Poster_Final20150223SPSP_Poster_Final
20150223SPSP_Poster_Final
 
Effective Use of TX21st Tracking Reports
Effective Use of TX21st Tracking ReportsEffective Use of TX21st Tracking Reports
Effective Use of TX21st Tracking Reports
 
就職活動開始時期を遅らせるべきか[1]
就職活動開始時期を遅らせるべきか[1]就職活動開始時期を遅らせるべきか[1]
就職活動開始時期を遅らせるべきか[1]
 
Daily mcx newsletter 02 aug 2013
Daily mcx newsletter 02 aug 2013Daily mcx newsletter 02 aug 2013
Daily mcx newsletter 02 aug 2013
 
Google Analytics 101
 Google Analytics 101  Google Analytics 101
Google Analytics 101
 
Infotech oiland gas brochure 13
Infotech oiland gas brochure 13Infotech oiland gas brochure 13
Infotech oiland gas brochure 13
 
就職活動開始時期を遅らせるべきか コピー (2)
就職活動開始時期を遅らせるべきか   コピー (2)就職活動開始時期を遅らせるべきか   コピー (2)
就職活動開始時期を遅らせるべきか コピー (2)
 
Praveen Kumar Resume
Praveen Kumar ResumePraveen Kumar Resume
Praveen Kumar Resume
 
GLNET
GLNET GLNET
GLNET
 
building and construction cert 1
building and construction cert 1building and construction cert 1
building and construction cert 1
 
PROTONY 2008
PROTONY 2008PROTONY 2008
PROTONY 2008
 
PeaZy - Demo Day presentation
PeaZy - Demo Day presentationPeaZy - Demo Day presentation
PeaZy - Demo Day presentation
 
Patent WO2016092320A1
Patent WO2016092320A1Patent WO2016092320A1
Patent WO2016092320A1
 
Researching student work
Researching student workResearching student work
Researching student work
 
Kiev MRI sales
Kiev MRI salesKiev MRI sales
Kiev MRI sales
 
디자인벤처스 03
디자인벤처스 03디자인벤처스 03
디자인벤처스 03
 

Similar to Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnPham Long
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Cậu Ấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnPham Long
 

Similar to Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn) (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
 

More from longvanhien

Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựclongvanhien
 

More from longvanhien (20)

Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
 

Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)

  • 1. Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1030 ngày 27/6/2013 - Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam và Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2013 (Tr.3) - Khai mạc Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ V- Hà Nội 2013 (Tr.6) - Việt Nam vô địch Giải bóng đá nữ U14 Châu Á - khu vực Đông Nam Á (Tr.12) - Quảng bá văn hóa Việt Nam tại London (Tr.19) troNG Số Này Rúthồsơđềcử "VườnquốcgiaCátTiên" làDisảnThiênnhiên Thếgiới Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng đồng ý việc rút hồ sơ đề cử “Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai” đề nghị Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Thủ tướng giao Bộ VHTTDL phối hợp Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung số liệu và hoàn thiện hồ sơ để đề nghị UNESCO xét công nhận Vườn quốc gia Cát Tiên là Di sản thiên nhiên thế giới vào thời điểm phù hợp. (Xem tiếp trang 10) Siếtchặtcôngtácquảnlýbảnquyềnphầnmềm Nằm trong chiến dịch đẩy mạnh thanh, kiểm tra việc tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm năm 2013 trên toàn quốc, vừa qua, Thanh tra Bộ VHTTDL phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm Công nghệ cao, Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm (Bộ Công an) đã tiến hành kiểm tra việc tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực bản quyền phần mềm máy tính tại 12 doanh nghiệp, trong đó có 2 công ty bán máy tính là Công ty TNHH Máy tính Hà Nội và Công ty TNHH Mua sắm Đệ Nhất Phan Khang (TP. Hồ Chí Minh). (Xem tiếp trang 14) Chương trình khai mạc Lễ hội Di sản Quảng Nam lần thứ V- 2013 diễn ra tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tối 22/6. Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Di sản văn hoá là thành quả của quá trình sáng tạo của nhân loại. Trong lịch sử, các di sản văn hoá không chỉ là những tài sản vô giá của quốc gia, của dân tộc mà còn là tài sản chung của thế giới. Việc bảo vệ và phát huy các giá trị của di sản văn hoá là một trong những hoạt động gắn liền với việc bảo tồn bản sắc, tạo dựng sự phát triển bền vững. (Xem tiếp trang 2) Ảnh:VGP/LÊSƠN Lễ khai mạc Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V - 2013 tại thành phố Hội An Lễ hội Di sản Quảng Nam lần thứ V-2013
  • 2. quản lý nhà nước 2 Số 1030 l 27.6.2013 Các quốc gia, các dân tộc đều coi việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá là trách nhiệm to lớn, nghĩa vụ cao cả của mình. Nằm ở miền Trung của đất nước, Quảng Nam là vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá, là nơi hội tụ các di sản văn hoá và di sản thiên nhiên của thế giới. Quảng Nam là tỉnh duy nhất trong cả nước có tới 3 di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới gồm: Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Cùng với chính phủ và nhân dân cả nước, tỉnh Quảng Nam đã và đang tích cực thực hiện những trách nhiệm lớn lao trong việc bảo tồn di sản văn hoá, di sản thiên nhiên của các thế hệ cha ông để lại và tự nhiên ban tặng. Thành công của 4 Festival Di sản Quảng Nam được tổ chức trong thời gian qua, đặc biệt là Festival 2007 với chủ đề “Hội ngộ di sản Đông Dương” là minh chứng sinh động, để từ đó đồng thời gợi mở cho việc tổ chức Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V có quy mô, tầm vóc rộng lớn hơn, thu hút sự tham gia cộng đồng ASEAN và đông đảo bạn bè quốc tế. Chương trình khai mạc Lễ hội Di sản Quảng Nam lần thứ V-2013 do nhạc sĩ Quang Vinh chỉ đạo nghệ thuật và tổng đạo diễn; các nghệ sĩ của Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hát Trưng Vương-thành phố Đà Nẵng, Nhà hát ca múa nhạc Sao Biển (Phú Yên), Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật Đà Nẵng, Trung tâm văn hoá tỉnh Quảng Nam biểu diễn. Phần I chương trình với chủ đề “Đất mặn tình quê”, mở màn là hoạt cảnh “Địa phúc linh” thể hiện những điệu múa miêu tả làng nghề gốm của tỉnh Quảng Nam. Người xem được thưởng thức tiết mục “Cầu an nguyệt hạ” kết hợp những âm thanh không gian được phát triển từ dân ca Bài chòi Hội An, cùng với nghệ thuật sắp đặt phức hợp. Phần II của chương trình có chủ đề “Ngày hội quê tôi” khắc hoạ đậm nét cuộc sống, lao động cần cù của người dân xứ Quảng; những tiết mục như “Cô gái làng Dâu”, “Chiều Mỹ Sơn”; “Cho ngày mai ra khơi”… thể hiện bản sắc của mảnh đất được coi là miền di sản của Việt Nam. 15 đoàn hợp xướng với sự góp mặt của gần 700 diễn viên đến từ 7 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tạo màu sắc đặc biệt phong phú cho Carnaval. Giao thoa giữa các nền văn hóa, thể hiện tinh hoa của từng dân tộc trong một lễ hội đường phố là điều mà Ban Tổ chức Festival di sản lần này muốn thực hiện trong Carnaval. Bằng trang phục bắt mắt và những âm điệu sôi nổi, mỗi đoàn hợp xướng vừa đi vừa biểu diễn nghệ thuật tự chọn; tiếp theo, trong dòng diễu hành, là 8 đoàn nghệ thuật ASEAN. Tại Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V- 2013, tổ chức Kỷ lục Châu Á đã chính thức công nhận và xác lập Mỳ Quảng là 1 trong 12 món ăn Việt Nam đạt tiêu chí "Giá trị ẩm thực Châu Á" và Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận món Bê thui Cầu Mống xác lập kỷ lục món ngon Việt Nam. Đây chính là niềm tự hào của người Quảng Nam. tHtt LễhộiDisản... (Tiếp theo trang 1) Chiều 18/6, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL tổ chức gặp mặt phóng viên báo chí nhân Kỷ niệm 88 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Thứ trưởng Lê Khánh Hải đã tới dự. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Lê Khánh Hải nhiệt liệt chúc mừng phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí nhân Kỷ niệm 88 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Thứ trưởng khẳng định, báo chí luôn là lực lượng đồng hành quan trọng trong các hoạt động văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch, góp phần tuyên truyền sâu rộng, tạo sự lan toả trong xã hội. Thông qua các kênh thông tin của các cơ quan báo chí, nhiều chủ trương chính sách trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch đã được truyền tải đến với công chúng; nhiều tấm gương sáng, điển hình tiên tiến được giới thiệu tới độc giả cả nước, góp phần tạo dự chuyển biến nhất định. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề, nội dung báo chí phản ánh cũng được các cơ quan chức năng của Bộ VHTTDL nghiên cứu, tham mưu với lãnh đạo Bộ để có hướng xử lý kịp thời, qua đó nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch. Thứ trưởng Lê Khánh Hải bày tỏ mong muốn, trong thời gian tới, Bộ VHTTDL tiếp tục nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan thông tấn báo chí trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách, hoạt động văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch đến đông đảo độc giả trong nước và quốc tế, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước. tHtt Bộ VHTTDL gặp mặt Kỷ niệm 88 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
  • 3. quản lý nhà nước 3Số 1030 l 27.6.2013 Đại biểu, chuyên gia của 17 nước trên thế giới đã tham dự Hội thảo khoa học quốc tế “10 năm thực hiện Công ước bảo vệ Di sản văn hoá phi vật thể UNESCO-Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai”, do Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức ngày 23/6, tại TP Hội An (Quảng Nam). Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh: Văn hóa phi vật thể là một bộ phận vô cùng quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa của mỗi dân tộc, là động lực chính của đa dạng văn hóa và sự đảm bảo cho phát triển bền vững. Quá trình toàn cầu hóa hiện nay cùng với những thay đổi lớn trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội đang đưa tới những mối đe dọa cho việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Chặng đường 10 năm qua, đủ độ dài để chúng ta lắng đọng, lan toả những tác động của Công ước bảo vệ Di sản văn hoá phi vật thể của UNESCO tới đời sống nhân loại. Có thể nhận thấy Công ước đã góp phần bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể; đảm bảo sự tôn trọng đối với di sản văn hoá phi vật thể của các cộng đồng; nâng cao nhận thức ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế về tầm quan trọng của di sản văn hoá phi vật thể; tạo ra sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế. Chúng tôi mong muốn bên cạnh những kinh nghiệm về chính sách, chiến lược quốc gia và những hành động cụ thể thực thi Công ước bảo vệ Di sản văn hoá phi vật thể của UNESCO, các chuyên gia và các đại biểu có những đề xuất, giải pháp cụ thể, sáng tạo, thích ứng với sự biến đổi toàn cầu hoá tới việc bảo vệ và phát huy vai trò di sản văn hoá phi vật thể mang tầm quốc tế. Đại biểu đến từ Hàn Quốc, GS.TS Yim Dawnhee (Đại học Dongguk) phát biểu: Phù hợp với Công ước bảo vệ Di sản văn hoá phi vật thể của UNESCO, Hàn Quốc đang bắt đầu kiểm kê trên quy mô rộng những di sản văn hoá phi vật thể, bởi vì phần lớn di sản văn hoá phi vật thể được đăng ký trong quá khứ bao gồm những tài sản văn hoá đang có nguy cơ bị mất đi. Bên cạnh những danh sách này, chính quyền bắt đầu lập danh mục đầy đủ các di sản văn hoá phi vật thể, bao gồm cả những tài sản văn hoá chưa có nguy cơ bị biến mất. Hội thảo này là dịp để những người làm công tác nghiên cứu di sản, văn hóa của thế giới nhìn lại chặng đường 10 năm thực hiện Công ước và tiếp tục phát huy những mặt đã làm được, đồng thời khắc phục những bất cập trong chặng đường sắp tới. tHtt Hộithảo10nămthựchiệnCôngướcbảovệ DisảnvănhoáphivậtthểUNESCO Sáng 18/6, Bộ VHTTDL tổ chức Họp báo về việc tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2013 và Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2013. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái và bà Trần Thị Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cùng chủ trì buổi họp báo. Lễ kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam với chủ đề “Thiêng liêng tổ ấm gia đình” diễn ra lúc 9h00, ngày 28/6/2013, tại Nhà hát Lớn Hà nội và được truyền hình trực tiếp trên VTV 1; Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2013 với chủ đề “Kết nối yêu thương” diễn ra từ ngày 23/6 đến 28/6, tại Trung tâm Triển lãm VHNTViệt Nam, số 02, Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tại Hà Nội, Ngày hội gia đình Việt Nam 2013 tại Khu trưng bày triển lãm sẽ tập trung làm nổi bật chủ đề “Kết nối yêu thương gia đình Việt” với các nội dung trưng bày: sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các hoạt động phối hợp giữa các Bộ, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội về công tác gia đình cùng những hình ảnh về Lễ phát động Năm Gia đình Việt Nam 2013; Giới thiệu nét đẹp gia đình Việt Nam, các hoạt động gia đình gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các mô hình câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Người cha tốt của con”, hoạt động và những kết quả đạt được trong phong trào “Dòng họ khuyến học, gia đình hiếu học”…; Triển lãm tranh thiếu nhi “Kết nối yêu thương - nâng cao tầm vóc Việt” và cuộc thi viết dành cho học sinh, sinh viên với chủ đề “Người bố tuyệt vời”; Triển lãm tranh cổ động về đề tài gia đình; Các hoạt động của Ngôi nhà bình yên. Tại triển lãm còn trưng bày các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất được người tiêu dùng bình chọn… Các hoạt động giao lưu, tọa đàm, hội thảo với nội dung phong phú, tập trung xoay quanh chủ đề gia đình: Giao lưu khách mời “Hạnh phúc gia đình"; Mít tinh, giao lưu “Gia đình trẻ với công tác phòng chống tệ nạn xã hội”; Tọa đàm “Xây dựng gia đình trẻ no ấm, hạnh phúc, tiến bộ”; Nói chuyện chuyên đề “Vai trò của gia đình trong việc giáo dục con trẻ”; Chương trình “Kết nối yêu thương - Thắp sáng tương lai gia đình Việt”; Hội thảo “Gia đình từ góc nhìn Ngôi nhà Bình yên”… tHtt Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam và Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2013
  • 4. quản lý nhà nước 4 Số 1030 l 27.6.2013 Là chủ đề của Hội thảo diễn ra vào ngày 22/6, tại TP. Hội An, do Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức. 20 tham luận của các chuyên gia trong lĩnh vực này đã đánh giá đúng thực trạng của việc phát triển du lịch và bảo vệ di sản văn hoá của tỉnh Quảng Nam và một số địa phương trong cả nước. Theo Thạc sĩ Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành Tổng cục Du lịch, tại các địa phương có di sản văn hoá thế giới, lượng khách du lịch tăng trưởng rõ rệt qua các năm. Từ thực tiễn công tác quản lý di sản tại Quảng Nam cho thấy thành công của công tác bảo tồn là thành quả chung của sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền các cấp, cộng đồng dân cư và các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Ở đó, công tác phát huy giá trị di sản luôn song hành, tạo nguồn lực cho việc bảo tồn. Khi Hội An được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản văn hoá thế giới vào tháng 12-1999, khách du lịch tăng ngày một nhiều, nhân dân tự hào và cảm thấy lợi ích do du lịch mang lại và tích cực tham gia vào các hoạt động quản lý di sản tại địa phương. Những hoạt động bảo vệ di sản và phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Hội An đã mang lại lợi nhuận cho người dân nhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh các vấn đề tiêu cực, đó là tình trạng thương mại hoá trong phố cổ Hội An có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến cảnh quan di tích; áp lực của du lịch làm thay đổi sinh hoạt văn hoá truyền thống của người dân địa phương. Theo Phó Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội Mai Tiến Dũng, việc phát huy giá trị di sản văn hoá trong phát triển du lịch của Thủ đô chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội. Ngoài các điểm đến và các hoạt động văn hoá được giới thiệu và biết đến vẫn còn nhiều các địa điểm, di tích bị “bỏ sót” hoặc chưa khai thác hết giá trị phục vụ cho du lịch. Những bộ môn nghệ thuật truyền thống như: Ca trù, Chèo, hát Xẩm… và ngay cả Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, thành Cổ Loa cũng chưa được tổ chức, quảng bá và giới thiệu rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước. Theo bà Lê ThịAn Hoà - Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, cần phải đưa các di sản văn hoá vào phát triển du lịch nhưng vẫn phải bảo đảm được rằng, du lịch sẽ không ảnh hưởng, xâm hại tới di sản. Do đó, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhà quản lý, cộng đồng và người làm du lịch thì rất cần chủ trương định hướng phát triển những hoạt động du lịch... Để phát triển thương hiệu du lịch văn hoá bền vững thì cần đến những giải pháp mang tính gắn kết chặt chẽ. Các giá trị của di sản không thể cất giữ trong bảo tàng mà cần được giới thiệu để công chúng chiêm ngưỡng, thưởng thức và thông qua du lịch để khuếch trương, bảo tồn di sản văn hoá. tHtt “Phát huy các giá trị di sản văn hoá đối với phát triển du lịch - kinh nghiệm từ Hội An” Ngày 23/6, chương trình nghệ thuật độc đáo “Hội tụ nghệ thuật ASEAN - Hàn Quốc đã diễn ra tại công viên Vườn Tượng (TP Hội An, Quảng Nam). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V-2013. 18 tiết mục hát múa truyền thống của 9 đoàn nghệ thuật đến từ các nước trong khu vực ASEAN gồm Thái Lan, Indonesia, Philippin, Malaysia, Singapore, Campuchia, Lào, Myanmar và Hàn Quốc. Các tiết mục hát múa truyền thống của các nước đã mang đến cho Festival Di sản Quảng Nam một không gian văn hóa đa sắc màu, thể hiện đậm nét văn hóa độc đáo từng quốc gia. Các tiết mục thể hiện tình yêu quê hương đất nước, sự đoàn kết giữa các quốc gia, dân tộc, tình yêu thương giữa con người với con người,… Đặc biệt, tại buổi trình diễn, công chúng, du khách được thưởng thức tiết mục liên khúc dân ca “Arirang” của đất nước Hàn Quốc, điệu múa truyền thống “Mengadap Rebab” của Malaysia được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; điệu múa độc đáo Manora Dance của Thái Lan - một trích đoạn múa từ truyện Hoàng tử Suthon và Kinnari Manohra… Theo Ban Tổ chức, đây là hoạt động rất có ý nghĩa, là cơ hội để các diễn viên, nghệ sỹ đến từ các nước ASEAN và khu vực có cơ hội giao lưu, trao đổi về văn hóa, góp phần cho thành công của Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V. Hoạt động này cũng hưởng ứng kỷ niệm 10 năm thực hiện Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản phi vật thể của UNESCO và hướng tới xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Ngay sau chương trình biểu diễn nghệ thuật, các đoàn nghệ thuật của các nước ASEAN và Hàn Quốc đã tham gia trình diễn đường phố “Giao hòa nghệ thuật ASEAN, Hàn Quốc” trên đường phố Hội An. Hải PHong Chương trình Hội tụ Nghệ thuật ASEAN - Hàn Quốc
  • 5. quản lý nhà nước 5Số 1030 l 27.6.2013 - Ngày 14/6/2013 BộVHTTDLcó Quyết định số 2178/QĐ-BVHTTDL giao vụ Văn hóa dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung và các điều kiện tổ chức Hội thảo “Giải pháp để bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay”, tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội vào quý IV/2013. - Bộ VHTTDL có Quyết định số 2197/QĐ-BVHTTDLngày 17/6/2013 giao Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Anh, Hội Văn hóa-Nghệ thuật Việt Nam tại Anh tổ chức trưng bày, giới thiệu trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam, kết hợp quảng bá, giới thiệu về văn hóa và du lịch Việt Nam trong khuôn khổ chương trình Lễ hội Việt Nam mở rộng tại London (Anh), từ ngày 20-25/6/2013. - Ngày 17/6/2013 BộVHTTDLcó Quyết định số 2209/QĐ-BVHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Cục Hợp tác quốc tế, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Trị và các đơn vị có liên quan tổ chức “Liên hoan nghệ thuật: Campuchia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam” tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị vào trung tuần tháng 8/2013. - Tại Quyết định số 2200/QĐ- BVHTTDL ngày 17/6/2013, Bộ VHTTDL cho phép Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khai quật di tích Miếu Long Thuyền, phường Phú Nhuận, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, từ ngày 17/6-17/7/2013, diện tích 40m2, gồm 06 hố. Những hiện vật thu thu thập được trong quá trình khai quật Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh để hiện vật hư hỏng, thất lạc. - Bộ VHTTDL có Quyết định số 2232/QĐ-BVHTTDLngày 17/6/2013 cho phép Sở VHTTDL tỉnh Bình Định khai quật tại du tích tháp Lai Nghi, thôn 1, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, từ ngày 20/6-20/9/2013, diện tích 300m2. Những hiện vật trong quá trình khai quật Bảo tàng tỉnh Bình Định có trách nhiệm giữ gìn bảo quản; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận, tránh để hiện vật hư hỏng thất lạc. - Ngày 19/6/2013 BộVHTTDLcó Quyết định số 2237/QĐ-BVHTTDL cho phép Nhà hát Tuổi trẻ phối hợp với Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức chương trình hòa nhạc Jazz của Ban nhạc UNITASIAnhân kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản. Thời gian ngày 12/7/2013 tại Nhà hát Tuổi trẻ, Hà Nội và ngày 14/7/2013 tại Nhà hát Bến Thành, TP Hồ Chí Minh. - Tại Quyết định số 2239/QĐ- BVHTTDL ngày 19/6/2013, Bộ VHTTDL giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Áchentina và Chilê tổ chức Triển lãm ảnh và thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Áchentina và Chilê nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 9/2013. tHtt VăN BảN mới Tỉnh Tuyên Quang hiện có 111/141 nhà văn hóa xã, phường thị trấn, 80% thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa. Hệ thống nhà văn hóa đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Nhiều nhà văn hóa được người dân đóng góp tiền, ngày công, vật liệu để sửa chữa, xây mới, mua sắm trang thiết bị và hoạt động nền nếp, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao. Xã An Khang, thành phố Tuyên Quang có hơn 1.000 hộ dân với 12 thôn, bản, thành phần dân số chủ yếu là dân tộc Kinh, Tày và Cao Lan. Toàn xã có 11/12 thôn có nhà văn hóa, trong đó có 4 nhà văn hóa được xây mới. Năm 2012, xã được đầu tư xây mới một nhà văn hóa khang trang. Công trình có diện tích hơn 360m2, đạt quy chuẩn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nhà văn hóa xã đang trong thời gian hoàn thiện để đưa vào sử dụng. Vài năm trước đây, nhà văn hóa của thôn Phúc Lộc B, xã An Khang được cải tạo từ nhà kho của hợp tác xã nên xuống cấp không đảm bảo an toàn cho việc sinh hoạt của người dân. Được Nhà nước đầu tư cùng với sự đóng góp của người dân, thôn Phúc Lộc B đã xây dựng được nhà văn hóa mới với diện tích 120 m2 đủ cho 100 chỗ ngồi. Ông Định Quốc Trọng - Trưởng thôn Phúc Lộc B, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang cho biết: Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của xã, thôn được đầu tư 150 triệu đồng, người dân cũng đã tự nguyện đóng hơn 70 triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa. Trước đây, khi chưa có nhà văn hóa, mỗi khi họp thôn, hoặc tổ chức sinh hoạt chung của thôn xóm là phải mượn nhà dân để hội họp, gây phiền cho chủ (Xem tiếp trang 11) Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà văn hóa khu dân cư
  • 6. quản lý nhà nước 6 Số 1030 l 27.6.2013 Tối 21/6, tại thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam), Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng các dân tộc Việt Nam năm 2013. Đây là hoạt động văn hóa sôi nổi và thiết thực trong khuôn khổ Festival - Hành trình Di sản Quảng Nam lần thứ V năm 2013 và kỷ niệm 10 năm thực hiện Công ước bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. Tham dự Liên hoan nghệ thuật quần chúng các dân tộc Việt Nam năm 2013 có sự góp mặt của 15 đoàn nghệ thuật quần chúng tiêu biểu đến từ các tỉnh, thành trong cả nước gồm: Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hưng Yên, Thanh Hóa, Gia Lai, Kon Tum, Kiên Giang, Ninh Thuận, An Giang, Quảng Ngãi, thành phố Hồ Chí Minh và đoàn chủ nhà Quảng Nam. Liên hoan nghệ thuật quần chúng các dân tộc Việt Nam nhằm mục đích tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc anh em, là dịp để giới thiệu đến đông đảo công chúng các loại hình nghệ thuật đặc trưng, mang bản sắc văn hóa tiêu biểu của các dân tộc, các vùng miền trong cả nước. Đây còn là dịp để các nghệ sĩ giao lưu, học hỏi lẫn nhau nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân địa phương và du khách. Sau đêm khai mạc, các đoàn nghệ thuật sẽ tổ chức công diễn phục vụ công chúng tại tất cả các địa phương trong tỉnh Quảng Nam. Huy Long Tối 23/6, tại Cung thi đấu điền kinh Hà Nội, Lễ khai mạc Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ V – 2013 đã được tổ chức trọng thể. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội; lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và Hà Nội; tổ chức quốc tế tại Việt Nam; các đoàn thể thao các nước thành viên Hội đồng Thể thao Đông Nam Á cùng hơn 3000 đại diện nhân dân Thủ đô Hà Nội, đã đến dự. Đại hội Thể thao Học sinh Đông Nam Á lần thứ V- Hà Nội 2013 là sân chơi thể thao lành mạnh để học sinh các nước trong khu vực giao lưu, hội nhập; là cơ hội để Việt Nam tăng cường tình đoàn kết, hợp tác, hữu nghị với các nước trong khu vực; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tinh thần thượng võ, thể hiện lòng mến khách. Thông qua hoạt động thể thao để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói chung, người Hà Nội nói riêng với bạn bè quốc tế. Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á (ASEAN School Games) là hoạt động thể thao được tổ chức thường niên, bắt đầu từ năm 2009, dành cho học sinh các nước trong khối ASEAN và được điều hành bởi Hội đồng Thể thao Học sinh Đông Nam Á (ASSC) - một tổ chức phi chính phủ được thành lập bởi các nước trong khu vực ASEAN nhằm thúc đẩy thể thao giũa các nước thành viên. Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ V – 2013 diễn ra từ ngày 23 – 30/6. Tham dự Đại hội có 8 đoàn trong Hội đồng thành viên là Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Philippines, Lào và Việt Nam. Đoàn Thể thao học sinh Lào là đại biểu khách mời. Có khoảng 1.500 người đến Đại hội từ các đoàn thể thao, quan chức Hội đồng thành viên, chuyên gia kỹ thuật, trọng tài, phóng viên. Tại Đại hội này, các vận động viên học sinh sẽ tham gia tranh tài ở 9 môn: cầu mây, cầu lông, Pencak Silat, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, điền kinh, bơi và thể dục. Đoàn Thể thao học sinh Việt Nam tham dự Đại hội với 248 vận động viên, tranh tài ở tất cả 9 môn. Biểu tượng (Logo) của Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ V được thiết kế theo bố cục hình tròn với tâm là cây đuốc đang cháy, thể hiện tinh thần thể thao mạnh mẽ. Thân đuốc được cách điệu bằng 3 cánh cung đỏ, vàng, xanh- đại diện cho mầu Quốc kỳ các các nước tham dự. Ba cánh cung căng đều nhau ẩn chứa nội lực tiềm tàng; đồng thời, cũng là nụ cười thân thiện, thể hiện lòng hiếu khách của nước chủ nhà Việt Nam. Cây đuốc còn là hình con người giang rộng vòng tay hân hoan chào đón Đại hội. Bao quanh logo là 8 cánh cung đại diện cho 8 quốc gia tham dự. Những cánh cung được nối kế tiếp nhau liên tục với ý nghĩa thể hiện sự hòa hợp, đoàn kết của các quốc gia trong ASEAN. Linh vật của Đại hội lần này là chú gà con - một loài gia cầm gần gũi với các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Gà thể hiện cho sức khỏe, sự nhanh nhẹn, trẻ trung, khéo léo. Ở nhiều nước trong khu vực, gà là biểu trương cho sự dẫn đầu, dẫn đầu mới. Linh vật được cách điệu đơn giản về kết cấu và mầu sắc, hình ảnh dễ thương, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Đức Kiên Khai mạc Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ V- Hà Nội 2013 Liên hoan nghệ thuật quần chúng các dân tộc Việt Nam
  • 7. 7Số 1030 l 27.6.2013 quản lý nhà nước Ngày 18/6, Bộ VHTTDL đã có văn bản thông báo kết luận của Thứ trưởng HuỳnhVĩnhÁitạibuổilàmviệcvớilãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế về Kế hoạch tổ chức Festival Huế lần thứ 8 - năm 2014. Theo đó, Bộ VHTTDL ủng hộ Thừa Thiên-HuếtrongviệctổchứcFestivalHuế lần thứ 8 - năm 2014, Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hỗ trợ Thừa Thiên-Huế tổ chức thành công Festival. Thứ trưởng đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế dự thảo nội dung chương trình các hoạt động Festival Huế 2014 gửi Bộ VHTTDL; tập trung tăng cường công tác truyền thông quảng bá Festival Huế 2014 trước, trong và sau sự kiện, tạo sức lan tỏa rộng rãi. Về một số kiến nghị của Tỉnh: Bộ VHTTDL đồng ý với đề xuất của Tỉnh xem xét đưa Chương trình Festival Huế 2014 là một trong những trọng tâm chỉ đạo của Bộ trong Kế hoạch công tác năm 2014. Đồng ý và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho Thừa Thiên-Huế đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng văn hóa các nước ASEAN năm 2014 vào thời gian diễn ra Festival Huế. Giao các đơn vị: Cục Nghệ thuật biểu diễn: chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ tham gia Festival Huế 2014; đề xuất để Bộ có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố liên quan hưởng ứng phối hợp, tham gia Festival Huế 2014 theo đề xuất và chương trình của Ban Tổ chức Festival Huế 2014. Tổ chức Liên hoan Múa quốc tế theo Đề án đã được Bộ trưởng phê duyệtvàocuốitháng3/2014tạithànhphố Huế. Cục Hợp tác quốc tế phối hợp với Vụ Kế hoạch, Tài chính xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí hỗ trợ vé máy bay quốc tế cho đoàn nghệ thuật Cu Ba 12 người sang tham gia Festival Huế 2014; công tác thông tin, quảng bá cho Festival Huế2014tạinướcngoài.Nghiêncứuđưa một số hoạt động văn hóa có sự tham gia củacác đoàn nghệ thuật quốc tế, các hoạt động triển lãm vào Chương trình Festival Huế 2014. Tổng cục Du lịch phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên-Huế xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch trong khu vực; tăng cường quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa, tiềm năng du lịch của tỉnh Thừa Thiên-Huế; một số hoạt động lễ hội có tiềm năng thúc đẩy du lịch tại Festival Huế 2014. tHtt Kết luận của Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế Ngày 18/6, Bộ VHTTDL đã có văn bản thông báo kết luận của Thứ trưởng Lê Khánh Hải tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang về tình hình hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh thời gian qua và nội dung Đề án đăng cai Đại hộiThể dục thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018. Theo đó, Thứ trưởng ghi nhận và đánh giá cao sự quan tâm của Tỉnh đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch của địa phương trong những năm qua, đặc biệt là việc ưu tiên đầu tư phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao nâng cao sức khỏe, đời sống tinh thần của nhân dân. Bên cạnh những kết quả đạt được, Tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, thể thao trọng điểm có chất lượng, phát triển đời sống văn hóa vùng đồng bào dân tộc; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Về một số kiến nghị cụ thể củaTỉnh: Thứ trưởng thống nhất chủ trương đăng cai Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 của tỉnh An Giang gắn với việc kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng và các ngày lễ lớn của đất nước. Về đầu tư cơ sở vật chất phục vụ Đại hội,Thứ trưởng đề nghịTỉnh rà soát, xác định các môn thể thao dự kiến tổ chức để ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình trọngđiểmchuẩnbịchocôngtáctổchức Đại hội, đặc biệt lưu ý việc quy hoạch, xây dựng các cơ sở lưu trú phục vụ các đối tượng tham dự Đại hội. Về nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương để tổ chức Đại hội, đề nghịTỉnh rà soát, xác định lại tổng mức kinh phí đề nghị Trung ương hỗtrợtheohướngtiếtkiệm,đẩymạnhxã hội hóa nhằm tăng thêm nguồn lực đầu tư một số công trình phục vụ đại hội. Về việc chọn An Giang là trọng điểm để đầu tư phát triển du lịch khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đề nghị Tỉnh căn cứ trên cơ sở các nội dung của Quy hoạch rà soát, điều chỉnh hoặc xây dựng mới phù hợp, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và thông tin để hỗ trợ các nhà đầu tư và kêu gọi đầu tư khai thác các khu, điểm du lịch đã được xác định trong quy hoạch, lưu ý phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của địa phương, có sự gắn kết điểm du lịch của các tỉnh trong khu vực. Về việc lập hồ sơ di sản văn hóa Óc Eo-Ba Thê trình UNESCO: Bộ đã giao Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam xây dựng kế hoạch thực hiện, đề nghị Sở VHTTDL phối hợp với Viện để xác định rõ các nhiệm vụ xây dựng Đề án, báo cáo Lãnh đạo Bộ. tHtt Kết luận của Thứ trưởng Lê Khánh Hải tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang
  • 8. 8 Số 1030 l 27.6.2013 quản lý nhà nước Ngày 18/6, Bộ VHTTDL đã có văn bản thông báo ý kiến kết luận của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Theo thông báo, Bộ VHTTDL tỉnh đề nghị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quan tâm: Về văn hoá: Đề nghị Tỉnh sớm có quy hoạch tổng thể, kế hoạch, lộ trình phù hợp và ưu tiên dành nguồn lực đầu tư cho hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là các thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh. Lựa chọn thứ tự các công trình ưu tiên, có cơ chế, giải pháp phù hợp để tăng cường xã hội hoá đầu tư các thiết chế văn hoá, thể thao trên địa bàn. Đặc biệt quan tâm dành quỹ đất và đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa và mô hình văn hóa cho công nhân các khu công nghiệp. Về Thể thao: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa, vị trí và vai trò của công tác thể dục thể thao; quan tâm đẩy mạnh phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng, đặc biệt chỉ đạo các huyện, xã, phường và ngành liên quan tổ chức tốt Đại hội Thể dục thể thao các cấp, tiến tới Đại hội thể dục thể thao Tỉnh; tiếp tục đẩy mạnh triển khai cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Tích cực tuyển chọn, đào tạo VĐV tham dự Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII/2014. Tập trung tuyển chọn đào tạo, phát hiện tài năng thể thao, các môn thể thao trọng điểm, các môn có thế mạnh của Tỉnh; có cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích đặc biệt xuất sắc tại các giải thi đấu quốc tế. Đầu tư, quy hoạch cơ sở vật chất phục vụ thể dục thể thao: diện tích đất giành cho hoạt động TDTT; xây dựng Trung tâm Huấn luyện đào tạo vận động viên của tỉnh, sân vận động, bể bơi của Tỉnh đạt chuẩn quốc gia. Về Du lịch: Sớm chỉ đạo lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bà Rịa- VũngTàu đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịchViệt Nam đã đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tập trung quy hoạch phát triển du lịch 2 khu du lịch quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục là Khu du lịch Long Hải- Phước Hải; Khu du lịch Côn Đảo, đặc biệt Khu du lịch Côn đảo. Tập trung hướng khai thác các sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch mua sắm; du lịch MICE: du lịch văn hóa, lễ hội, giải trí. Nghiên cứu làm mới sản phẩm du lịch đã có và nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch mới, mang đặc trưng riêng có của Bà Rịa-Vũng Tàu. Chủ động xây dựng Đề án tăng cường thu hút thị trường khách Nga phối hợp, tham gia với Bộ trong các chương trình hoạt động quảng bá, xúc tiến thị trường Nga… tHtt Kết luận của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Sáng 18/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã làm việc với đoàn công tác tỉnh Phú Yên do đồng chí Trần Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh làm trưởng đoàn về công tác trùng tu di tích và đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh. Báo cáo tại buổi làm việc, đồng chí Hồ Văn Tiến, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên cho biết, thực hiện Công văn số 2244/BVHTTDL-KHTC của Bộ VHTTDL về hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch, dự toán ngân sách năm 2013 và kế hoạch đầu tư ngân sách 03 năm 2013-2015, tỉnh Phú Yên đã triển khai và thực hiện hiệu quả các nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hóa năm 2013 như: Xây dựng và đưa vào sử dụng hiệu quả một số công trình di tích trọng điểm (căn cứ của tỉnh Phú yên trong kháng chiến chống Mỹ, Di tích địa điểm diễn ra cuộc đồng khởi Hòa Thịnh, Di tích thắng cảnh Mũi Điện-Bãi Môn, Di tích danh lam thắng cảnh Vịnh Xuân Đài, Di tích lịch sử Gò Thị Thùng và Di tích lịch sử Thảm sát Ngân Sơn-Chí Thạnh)… Các dự án văn hóa phi vật thể, hỗ trợ trang thiết bị cho các nhà văn hóa xã, thôn, các điểm vui chơi cho trẻ em và thiết bị cho đội thông tin lưu động cũng được tỉnh triển khai theo đúng tiến độ. Đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Phú Yên đã đạt được trong lĩnh vực văn hóa và du lịch thời gian qua, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên nhấn mạnh, từ năm 2010 đến nay, Tỉnh đã thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ do Chính phủ và Bộ VHTTDL giao, đặc biệt là việc tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung bộ - Phú Yên 2011, qua đó góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương. Thứ trưởng đề nghị trong thời gian tới Tỉnh cần tiếp tục phát huy. Đối với các đề xuất kiến nghị của Tỉnh, Thứ trưởng yêu cầu Tỉnh rà soát lại nội dung các dự án sắp triển khai, trong đó lựa chọn và tập trung Ưu tiên đầu tư nâng cấp các di tích trọng điểm ở Phú Yên
  • 9. 9Số 1030 l 27.6.2013 Sự kiện vấn đề đầu tư vào một số dự án trọng điểm mang tính kích cầu để xử lý một cách dứt điểm, tránh lãng phí. Trên cơ sở kiểm kê, đánh giá các cơ sở hạ tầng du lịch, các di tích, các khu thể thao trên địa bàn, Tỉnh cần hoàn tất thủ tục và bàn giao trách nhiệm cho các đơn vị quản lý để sớm đưa vào sử dụng nhằm phát huy có hiệu quả. Với các nội dung đề xuất trong năm 2014. Bộ ghi nhận và tiếp thu các ý kiến, đồng thời giao các đơn vị thuộc Bộ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ và quan tâm đến Phú Yên, vì đây là một tỉnh khó khăn nhưng giàu tiềm năng về văn hóa, thể thao và du lịch. H.Quân Hội thảo “Xây dựng mạng lưới phòng chống bạo lực gia đình” đã diễn ra ngày 19/6, tại Hà Nội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Quĩ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức. Hội thảo có sự tham gia của nhiều Bộ, ban, ngành, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan nghiên cứu; Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. Thông tin từ Vụ Gia đình (Bộ VHTTDL) cho biết, hiện nay, trên phạm vi cả nước, có nhiều chương trình, dự án, đề án can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình do các cơ quan của Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước đang được triển khai. Hiệu quả hoạt động từ các chương trình, dự án trên đã góp phần tích cực trong các kết quả thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế,... vẫn thiếu sự kết nối, phối hợp chặt chẽ để có thể nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Thực hiện vai trò chủ trì, phối hợp trong phòng chống bạo lực gia đình, Bộ VHTTDL đã đề xuất: một Cơ chế điều phối quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình; một Gói can thiệp tối thiểu tại cộng đồng; một Khung theo dõi và đánh giá thực hiện Chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình. Tất cả nằm trong một kế hoạch chung giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc, giai đoạn 2012 – 2016. Cam kết này được cụ thể hóa trong dự án “Xây dựng ứng phó quốc gia đối với bạo lực gia đình giai đoạn 2012 – 2016”. Dự án do Bộ VHTTDL thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNFDA. Dự án hướng đến một ứng phó quốc gia toàn diện đối với bạo lực gia đình, tránh chồng chéo, trùng lắp trong các hành động can thiệp; đồng thời, phát huy được tác động cộng hưởng của các bên liên quan... Các ý kiến tham luận bày tỏ sự đồng thuận về đánh giá có sự chồng chéo hiện nay giữa các đề án, chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trên cùng một địa phương; chưa có sự phối hợp, chia sẻ thông tin, trao đổi kiến thức và bài học kinh nghiệm… nên hiệu quả đạt được chưa cao. Các ý kiến cũng cho thấy sự cần thiết phải xây dựng một mạng lưới phòng, chống bạo lực gia đình trong quá trình xây dựng một cơ chế điều phối quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình tại Việt Nam. trần nguyện Xây dựng mạng lưới phòng chống bạo lực gia đình Bộ VHTTDL đã có công văn số 2233/BVHTTDL – DSVH ngày 19/6 thoả thuận nhiệm vụ và dự toán quy hoạch mở rộng Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Mỹ Hoà, thành phố Long Xuyên. Bộ VHTTDL có ý kiến như sau: Di tích Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt, căn cứ quy định tại Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử-văn hoá, danh lam thắng cảnh và Thông tư số 18/TT- BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ VHTTDL Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Việc tiến hành lập quy hoạch phải thực hiện các bước theo quy định: Khoản 1, Điều 7, Nghị định 70, quy định về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch di tích; Điểm a, mục 1, Điều 12, nghị định 70 quy định về thẩm quyền, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương, nhiệm vụ quy hoạch di tích và quy hoạch di tích “Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương, nhiệm vụ quy hoạch tổng thể di tích, đồ án quy hoạch tổng thể di tích quốc gia đặc biệt và đồ án quy hoạch tổng thể di tích quốc gia có quy mô đầu tư lớn”. Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL tỉnh An Giang báo cáo UBND tỉnh có Tờ trình xin phép Thủ tướng chính phủ về chủ trương lập quy hoạch mở rộng di tích, đồng thời cũng gửi cho Bộ VHTTDL để thẩm định báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Sau khi có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, UBND tỉnh An Giang chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các đơn vị tiến hành các bước heo quy định của pháp luật hiện hành về di sản văn hoá. H.P An Giang: Quy hoạch Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng
  • 10. Sự kiện vấn đề 10 Số 1030 l 27.6.2013 Trước đó, ngày 16/5/2013, UBND tỉnh Đồng Nai đã có Văn bản số 3718/UBND-CNN đề nghị rút lại hồ sơ đề cử Vườn quốc gia Cát Tiên đề nghị UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới để lập lại hồ sơ. Theo văn bản này, từ ngày 17/9 đến ngày 24/9/2012, đoàn chuyên gia của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) - Cơ quan tư vấn của UNESCO đã đến Vườn quốc gia Cát Tiên thẩm định tại thực địa. Sau khi đi khảo sát tại hiện trường, các chuyên gia IUCN đã đánh giá cao giá trị nổi bật toàn cầu về tài nguyên đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Cát Tiên. Tuy nhiên, về nội dung hồ sơ có một số điểm cần phải bổ sung, giải trình làm rõ và mở rộng ranh giới khu di sản, số liệu giám sát các loài động, thực vật quý hiếm, kế hoạch quản lý di sản. Xét đề nghị của UBND tỉnh Đồng Nai và sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, Bộ VHTTDL cơ bản đồng ý với đề xuất của UBND tỉnh Đồng Nai. H.P Rúthồsơđềcử... (Tiếp theo trang 1) UBND thành phố Hội An vừa phối hợp với UNESCO tổ chức lễ khai trương Trung tâm Thông tin Du khách Hội An. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa UNESCO với Asiana Airlines, ILO, Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do EU tài trợ. Phát biểu tại lễ khai trương, bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO cho biết: Việc nâng cấp Trung tâm Du khách có thể coi là mô hình chuyên nghiệp, năng động và toàn diện để phát triển ngành du lịch, từ đó tiếp tục nhân rộng mô hình này. Cũng trong ngày 23/6, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức khai trương 2 địa điểm du lịch mới: trải nghiệm con đường Hồ Chí Minh huyền thoại; khánh thành làng du lịch cộng đồng tại làng Bhơhôồng và Đhrôồng huyện Đông Giang Với những điểm tham quan mới này, Quảng Nam hy vọng tạo cơ hội cho du khách tìm hiểu, khám phá về lịch sử, con người vùng sâu, vùng xa. Sau thành công dự án làng du lịch cộng đồng tại Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam tiếp tục triển khai loại hình dự án này tại làng Bhơhôồng và Đhrôồng ở huyện Đông Giang, qua đó thúc đẩy phát triển du lịch định hướng giảm nghèo tại Việt Nam. n.tHAnH Khai trương Trung tâm Thông tin Du khách Hội An Bế mạc Giải bóng chuyền trẻ toàn quốc năm 2013 Sau 18 ngày thi đấu, Giải bóng chuyền trẻ toàn quốc năm 2013 đã bế mạc vào tối 22/6 tại nhà thi đấu đa năng, tỉnh Hậu Giang. Kết quả, về giải nam, đội bóng chuyền tỉnh LongAn xếp hạng Nhất, đội Ninh Bình đoạt giải Nhì, đội Quân khu 9 đoạt giải Ba. Về giải nữ, vị trí Nhất, Nhì, Ba lần lượt thuộc về các đội VTV Bình Điền Long An, Thông tin - Lienvietpostbank, Vĩnh Long. Bên cạnh đó, đội bóng chuyền nam Sanna Khánh Hòa và đội bóng chuyền nữ Phòng không - Không quân đoạt giải phong cách với giải thưởng 5 triệu đồng. Ban Tổ chức cũng đã trao các giải vận động viên triển vọng nhất, chuyền hai xuất sắc nhất và tổ trọng tài xuất sắc nhất, mỗi giải trị giá 1 triệu đồng. Ban Tổ chức giải cho biết, giải năm nay có số lượng đội và vận động viên tham gia đông với gần 350 vận động viên, chứng tỏ các địa phương đã chú trọng đầu tư xây dựng lực lượng vận động viên trẻ, đây là điều kiện thuận lợi để bóng chuyền Việt Nam có nhiều sự lựa chọn về vận động viên trong tương lai và xây dựng đội tuyển bóng chuyền quốc gia ngày càng mạnh. Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã mời chuyên gia từ Trung Quốc sang theo dõi hoạt động thi đấu của vậ động viên các đội. Qua giải đấu đã xuất hiện nhiều VĐV triển vọng, số VĐV nam cao trên 1,9m và nữ trên 1,8m rất nhiều, thể hiện sự phát triển về thể chất của vận động viên. A.tùng Chào mừng Festival- Hành trình Di sản Quảng Nam lần thứV, chiều 22/6, tại bãi biển Hạ Thanh, thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam), Liên đoàn bóng đá Việt Nam phối hợp với SởVăn hóa,Thể thao và Du lịch Quảng Nam khai mạc giải bóng đá bãi biển toàn quốc năm 2013. Tham dự giải có 6 đội bóng đại diện cho các địa phương, đơn vị phát triển mạnh bộ môn bóng đá bãi biển gồm: Bình Định, Kim Toàn- Đà Nẵng, Tân Hoàng Long- Khánh Hòa, Phú Vang- Thừa Thiên Huế, Vietcombank Quảng Nam và Tam Kỳ Quảng Nam. Các đội tham gia thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt tính điểm, xếp hạng Nhất, Nhì, Ba. Giải sẽ kết thúc vào ngày 25/5, đội vô địch ngoài cup, bảng danh vị còn được thưởng 30 triệu đồng. Ngay sau lễ khai mạc đã diễn ra trận đấu sôi nổi và hấp dẫn giữa hai đội Bình Định và Tam Kỳ Quảng Nam, thu hút đông đảo khán giả đến xem và cổ vũ. n.AnH Giải bóng đá bãi biển toàn quốc năm 2013
  • 11. Sự kiện vấn đề 11Số 1030 l 27.6.2013 Với chủ đề “Bay cao tiếng hát ước mơ”, Liên hoan đội nghệ thuật măng non các tỉnh phía Bắc năm 2013 diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 24 đến 26/7 tại Cung thiếu nhi Hà Nội. Liên hoan là ngày hội lớn của thiếu nhi với sự góp mặt của 32 Cung, Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi. Đây là dịp biểu dương, cổ vũ tài năng của thiếu nhi, từ đó khuyến khích các em học tập và rèn luyện, phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; đồng thời, cũng là cơ hội để các đơn vị được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu các tác phẩm dành cho thiếu nhi góp phần làm phong phú hơn đời sống âm nhạc và văn hóa tinh thần của các em. Liên hoan bao gồm nhiều nội dung phong phú như dâng hoa tại tượng đài vua Lý Thái Tổ, viếng Lăng Bác, thăm quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, biểu diễn 3 buổi tại Cung thiếu nhi Hà Nội và đặc biệt các đoàn sẽ có 1 đêm tham gia biểu diễn lưu động tại 3 - 5 điểm trên địa bàn thành phố. Nội dung của Liên hoan sẽ tập trung vào 3 thể loại ca, múa, nhạc, biểu diễn xuyên suốt tối thiểu 15 phút, tối đa không quá 30 phút với chủ đề ca ngợi tình yêu đối với quê hương, đất nước, nhà trường, thầy cô và bạn bè, thể hiện ước mơ, tình cảm, trách nhiệm của thiếu nhi đối với bản thân, gia đình và cộng đồng. Về cơ cấu giải thưởng, có 6 giải tập thể và gần 40 bộ huy chương (vàng, bạc) của Bộ VHTTDL dành cho các tiết mục biểu diễn xuất sắc tại Liên hoan. Đ.n Liên hoan đội nghệ thuật măng non Ngày 22/6, tại thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Truyền thông và Tổ chức sự kiện EEC (ủy quyền của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam - VFF) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà máy đóng tàu biển Hyundai Vinashin, đã ký kết hợp đồng tài trợ và công bố nhà tài trợ chính cho Giải Bóng đá lứa tuổi 15 quốc gia năm 2013. Đây là năm thứ ba liên tiếp Hyundai Vinashin tài trợ chính cho Giải. Tham gia vòng loại năm nay có 21 đội, chia làm 4 bảng, thi đấu vòng tròn để chọn 7 đội xuất sắc nhất cùng với chủ nhà PVF (Quỹ đầu tư phát triển tài năng bóng đá Việt Nam) thi đấu vòng chung kết từ ngày 24/6 - 2/7 tại TP Hồ Chí Minh. Cũng trong ngày 22/6, Ban Tổ chức giải đã tiến hành bốc thăm chia bảng cho vòng chung kết. Theo đó, bảng A gồm chủ nhà PVF, Đắk Lắk, Viettel, An Giang; bảng B gồm các đội Sơn Tây, Hà Nội, TP. HCM, Đồng Tháp. Các trận đấu sẽ diễn ra trên các sân vận động Thống Nhất, Phú Nhuận, quận 8. Cơ cấu giải thưởng năm nay gồm một giải Nhất trị giá 50 triệu đồng; một giải Nhì 30 triệu đồng; hai giải Ba, mỗi giải 25 triệu đồng; một giải Phong cách 10 triệu đồng; ngoài ra còn có các giải cầu thủ xuất sắc nhất, cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất, thủ môn xuất sắc nhất, tổ trọng tài xuất sắc nhất, mỗi giải 5 triệu đồng. Thông qua giải, VFF sẽ chọn ra các cầu thủ xuất sắc cho đội tuyển U16 quốc gia, tham dự các giải quốc tế. t.LâM Bốc thăm chia bảng Giải Bóng đá lứa tuổi 15 quốc gia nhà và không đủ chỗ cho sinh hoạt đông người. Khi nhà văn hóa được xây dựng đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân trong thôn. Trung bình mỗi tháng người dân thôn Phúc Lộc 2 sinh hoạt tại nhà văn hóa 5 lần. Ngoài ra, các hoạt động tập luyện văn nghệ, thể thao, đọc sách báo, hoà giải cũng thường xuyên được tổ chức. Việc đóng góp xây dựng nhà văn hóa cũng góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết của người dân trong thôn, tình làng nghĩa xóm ngày càng thêm bền chặt. Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang, hiện toàn tỉnh có 1.669 nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có 43 nhà văn hóa thôn đạt quy chuẩn Bộ VHTTDL gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Nhiều nhà văn hóa đã được quần chúng nhân dân ủng hộ ngày công, vật liệu đóng góp mua sắm trang thiết bị tăng âm, loa đài, phông, cờ, bàn ghế. Hoạt động của các nhà văn hóa xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ nhân dân có chuyển biến tích cực, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao. Các hoạt động của nhà văn hóa cơ sở đã góp phần tích cực trong công tác xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế ở nông thôn; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc, đồng thời nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân. MạnH Huân TuyênQuangnângcao... (Tiếp theo trang 5)
  • 12. Sự kiện vấn đề 12 Số 1030 l 27.6.2013 Việt Nam vô địch Giải Bóng đá nữ U14 Châu Á - khu vực Đông Nam Á Giải Bóng đá nữ U14 Châu Á - khu vực Đông Nam Á năm 2013 diễn ra từ ngày 18/6 đến 23/6 với sự tham dự của 6 đội gồm Campuchia, Philippin, Thái Lan, Myanmar, Malaysia và chủ nhà Việt Nam. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc giành chức vô địch Giải Bóng đá nữ U14 Châu Á - khu vực Đông Nam Á năm 2013 sau khi đánh bại Campuchia 7 - 0 trong trận đấu cuối vào tối 23/6 trên sân vận động Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh). Với việc giành được 12 điểm sau 4 trận thắng, 1 trận thua, Đội tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch của giải đấu. Cầu thủ Nguyễn Thị Quỳnh (số 13) của Việt Nam giành luôn hai danh hiệu cá nhân là cầu thủ xuất sắc nhất và vua phá lưới (9 bàn). Đây là kết thúc ngọt ngào dành cho đội tuyển U14 nữ Việt Nam khi mà chỉ trong 6 ngày mà họ phải thi đấu đến 5 trận. Điều đó cũng cho thấy các cô gái của Việt Nam đã chuẩn bị một cách rất kỹ càng về thể lực cũng như tinh thần. Họ đã tiếp bước thành công thành tích của các đàn chị, khẳng định ngôi vị số một ở môn bóng đá nữ khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, dù cùng có 12 điểm như Việt Nam, nhưng do thua về đối đầu, các cầu thủ nữ Thái Lan đành chấp nhận vị trí thứ hai. Hạng ba là đội Myanmar (10 điểm), giải phong cách thuộc về Philippin. A.tùng * Sau 4 ngày tranh tài sôi nổi tại thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), Giải vô địch Cờ vua trẻ Đông Nam bộ 2013 đã kết thúc ngày 20/6 với ngôi vô địch thuộc về đoàn chủ nhà Bình Dương. Với lực lượng mạnh và đồng đều, Bình Dương đã đoạt 10 Huy chương vàng, 8 Huy chương bạc và 7 Huy chương đồng. Xếp tiếp theo là Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai. Theo đánh giá của các chuyên gia, chất lượng giải năm nay được nâng cao, khi có sự tham gia của nhiều kiện tướng quốc gia, trong đó có kiện tướng Đỗ Hoàng Minh Thơ, người vừa giành 5 Huy chương vàng, 1 Huy chương bạc tại Giải Cờ vua trẻ Đông Nam Á mới đây. Tại Giải vô địch trẻ miền Đông Nam Bộ, kỳ thủ này đã thi đấu xuất sắc, mang về cho Bình Dương 1 Huy chương vàng ở nội dung cờ chớp và 1 Huy chương bạc ở nội dung cờ tiêu chuẩn. * Liên đoàn Taekwondo thế giới (WTF) đã chính thức trao quyền đăng cai giải vô địch quyền Taekwondo thế giới năm 2015 cho TP Hồ Chí Minh (Việt Nam). Đây là kết quả của việc TP.HCM vừa tổ chức thành công giải vô địch Taekwondo các nước nói tiếng Pháp năm 2013, cũng như căn cứ vào những kinh nghiệm trước đó của Việt Nam trong tổ chức các giải đấu quan trọng của WTF. Một cơ sở khác để WTF lựa chọn TP.HCM là một điểm đến trong năm 2015, là việc đội tuyển quyền Taekwondo Việt Nam đã có sự tiến bộ rất nhanh trong thời gian gần đây. Trong khi đó, Nga sẽ là quốc gia tổ chức giải vô địch đối kháng Taekwondo thế giới năm 2015. Nhân chuyến tham dự giải vô địch Taekwondo các nước nói tiếng Pháp vừa kết thúc, Chủ tịch WTF Chungwon Choue hứa sẽ hỗ trợ Việt Nam và TP HCM về chuyên gia, tổ chức các đợt tập huấn, để Taekwondo Việt Nam có thể chinh phục giấc mơ vàng trong kỳ Olympic 2016. L.KHánH - Q.VinH Tối 22/6, tại nhà thi đấu Bến Tre, đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Bóng chuyền nam, nữ các đội mạnh khu vực phía Nam tranh Cúp Sanatech - Bến Tre năm 2013. Giải nhằm tạo điều kiện cho các đội bóng chuyền nam, nữ thuộc các tỉnh, thành khu vực phía Nam thi đấu cọ xát, rà soát lại lực lượng chuẩn bị cho vòng II giải Vô địch quốc gia PV Oil vào tháng 10 và vòng bán kết giải hạng A toàn quốc 2013 vào tháng 11 tới. Tham dự giải có 7 đội nam, gồm: Bến Tre, Sanest Khánh Hòa, Quân đoàn 4, Long An, Xổ số kiến thiết Vĩnh Long, Vật liệu xây dựng Bình Dương và Maseco thành phố Hồ Chí Minh; đây là những đội đang thi đấu giải Vô địch quốc gia PV Oil 2013 và vòng bán kết hạng A toàn quốc năm 2013. Năm đội nữ là: Quảng Ninh, Quận Tân Bình (TP Hồ Chí Minh ), Cao su Phú Riềng – Bình Phước, Bia Sài Gòn Thái Bình Dương và Truyền hình Vĩnh Long, đang thi đấu giải Vô địch quốc gia PV OIl 2013. Có 2 VĐV người nước ngoài là Huang Chao (Trung Quốc) trong thành phần đội nam Quân đoàn 4 và Jutarat Montripila (Thái Lan), thi đấu cho đội nữ Bia Sài Gòn Thái Bình Dương. Các đội thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt xếp hạng. Vũ MinH KhởitranhGiảiBóngchuyềncácđộimạnhkhuvựcphíaNam TiN THể THAO
  • 13. Sự kiện vấn đề 13Số 1030 l 27.6.2013 Bộ VHTTTDL vừa có Quyết định số 2200/QĐ-BVHTTDL cho phép Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khai quật tại di tích Miếu Long Thuyền, phường Phú Nhuận, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian khai quật từ ngày 17/6 đến ngày 17/7/2013, với diện tích 40m2 (gồm 6 hố). Chủ trì khai quật là ông Trịnh Nam Hải, Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Theo Quyết định, trong thời gian khai quật, cơ quan được cấp giấy phép có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc. Sau khi kết thúc đợt khai quật, chậm nhất 03 tháng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phải có báo cáo sơ bộ và sau 01 năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL). H.P ThừaThiênHuế:KhaiquậtkhảocổtạiditíchmiếuLongThuyền Ngày 19/6 Bộ VHTTDL đã có Văn bản số 2235/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Cao Bằng về việc lập hồ sơ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Theo đó, sau khi xem xét đề nghị của UBND tỉnh Cao Bằng (tại Công văn số 862/UBND-VX ngày 16/4/2013) về việc xem xét cho tỉnh Cao Bằng lập hồ sơ 02 di tích: Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình; Khu di tích lịch sử chiến thắng Đông Khê, huyện Thạch An trình Thủ tướng Chính phủ xem xét xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, Bộ VHTTDLđề nghị UBND tỉnh Cao Bằng chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương lập hồ sơ Khu di tích lịch sử rừngTrần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao bằng theo hướng dẫn tại Thông tư số 09/2011/TT- BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ VHTTDL quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh để Bộ VHTTDL có cơ sở xin ý kiểm thẩm định của Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia vào tháng 7/2013. Đối với Khu di tích lịch sử chiến thắng Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, Bộ VHTTDL sẽ nghiên cứu, xem xét thoả thuận việc lập hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt vào các đợt sau. Đ.n Lậphồsơxếphạngditíchquốcgiađặcbiệt KhuditíchrừngTrầnHưngĐạo Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức Triển lãm "Tài liệu Hán Nôm, bản gốc và bản số hóa, phục chế"; thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, nhân dân và khách du lịch đến xem.Triển lãm đã giới thiệu hơn 100 bản sắc, chế gốc và phục chế; hơn 200 văn bản là các loại giấy khen, văn bằng chứng nhận, gia phả họ tộc... trong số 105.000 trang tư liệu Hán - Nôm; bao gồm văn bản pháp luật, hành chính, đất đai, giáo dục, văn học, gia phả... in trên giấy, đồng, lụa... do Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên - Huế và Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh sưu tầm, nghiên cứu, phục chế và số hóa trong vòng năm năm qua tại Thừa Thiên - Huế. Trong thời gian triển lãm, người xem có dịp tiếp cận được bản gốc hoặc bản sao các loại văn bản Hán - Nôm đã được nghiên cứu, chọn lọc trong quá trình sưu tầm, số hóa. Trong đó, bao gồm các loại hình như: sắc phong các loại, chiếu chỉ, sách thuốc quý hiếm của Ngự y; sách học của giám sinh trường Quốc Tử Giám, bài thi Hương và các loại văn bản, khế ước mua bán đất đai... được sao chụp trực tiếp từ các văn bản gốc lưu trữ tại các dòng họ, các làng có niên đại từ thời Cảnh Hưng, CảnhThịnh đời Lê, thời Tây Sơn và thời Nguyễn. Tại triển lãm, Ban tổ chức còn trao tặng ấn phẩm lưu niệm và đĩa CD-ROM tư liệu Hán Nôm điện tử cho các dòng họ và cá nhân đã tích cực tham gia cung cấp, sưu tầm tư liệu phục vụ công tác số hóa. Tiêu biểu trong số đó là sắc phong thành hoàng làng Lương Quán thuộc phường Thủy Biều, thành phố Huế. Đình làng Lương Quán trước đây có hai bảo vật đó là chiếc lư hương tạm xác định có niên đại từ thời Lê-Mạc và hòm bộ của làng gồm 9 sắc phong và một số văn bản có giá trị khác. Hơn 10 năm trước, 9 sắc phong trong hòm bộ của làng đã bị thất lạc. Đầu tháng 3/2012, Thư viện Khoa họcTổng hợp thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện một bản gốc sắc phong của vị thành hoàng làng Lương Quán tại một tư gia ở thành phố, qua xác minh nguồn gốc và sưu tầm cuối cùng thư viện đã tặng lại bản gốc sắc phong cho làng Lương Quán... Đây là hoạt động có ý nghĩa nhằm giới thiệu đến công chúng những tài liệu quý hiếm đã được các thư viện sưu tầm, xử lý biên mục, lưu trữ, số hóa nhằm phục vụ tra cứu của bạn đọc và các nhà nghiên cứu... H.HiệP Bảo tồn tài liệu Hán Nôm
  • 14. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG 14 Số 1030 l 27.6.2013 N ằm trong chiến dịch đẩy mạnh thanh, kiểm tra việc tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm năm 2013 trên toàn quốc, vừa qua, Thanh tra Bộ VHTTDL phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm Công nghệ cao (C50), Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Bộ Công an, đã tiến hành kiểm tra đột xuất việc tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực bản quyền phần mềm máy tính tại 12 doanh nghiệp, trong đó có 2 công ty bán máy tính là Công ty TNHH Máy tính Hà Nội (129 - 131 Lê Thanh Nghị, Hà Nội) và Công ty TNHH Mua sắm Đệ Nhất Phan Khang (431A Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh). Trong đợt thanh tra này đoàn đã kiểm tra 669 máy tính, 45 CPU và phát hiện 910 phần mềm vi phạm các loại. Các phần mềm vi phạm chủ yếu được tìm thấy là các phần mềm văn phòng phổ biến của Microsoft như Office 2007, Window XP, Office Enterprise, Window 7; phần mềm Từ điển Lạc Việt (MTD 2002, 2005); các phần mềm chuyên dụng cho thiết kế, đồ họa của Autodesk như AutoCAD; các phần mềm của Adobe như Acrobat, Photoshop; các phần mềm của Symantec như Antivirus và nhiều phần mềm khác. Theo ước tính của các chủ sở hữu thì số lượng phần mềm vi phạm có giá trị lên tới gần 7 tỷ đồng. Cụ thể, Công ty TNHH Máy tính Hà Nội, Đoàn Thanh tra đã kiểm tra 16 máy tính đang hoạt động; 45 CPU và tìm thấy 60 phần mềm văn phòng chủ yếu của Microsoft (Window 7, Microsoft Office) được doanh nghiệp này cài bất hợp pháp trong các CPU để bán cho khách hàng. Tương tự, tại Công ty TNHH Mua sắm Đệ Nhất Phan Khang, Thanh tra liên ngành đã tìm thấy 86 phần mềm văn phòng của Microsoft như Window XP, Office (2003, 2007), Window 7 không có bản quyền được cài đặt trong 49 máy tính. Trước đó, hàng loạt các cuộc thanh tra đã được Thanh tra Bộ VHTTDL, C50 và Lực lượng Công an kinh tế địa phương tiến hành tại 10 doanh nghiệp nằm trong các khu công nghiệp lớn trên toàn quốc từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương và Long An. Theo thông tin từ lực lượng thanh tra liên ngành cho biết: Trong số 10 doanh nghiệp được kiểm tra, có 2 doanh nghiệp tuân thủ nghiêm túc, còn lại 8 doanh nghiệp vi phạm với số lượng phần mềm bất hợp pháp khác nhau. "Trong số các doanh nghiệp được thanh tra trong đợt này, có những doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn với số lượng công nhân rất đông, sản phẩm của các doanh nghiệp này được xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế. Điều đáng nói là các doanh nghiệp này đều nắm rõ Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) nhưng vẫn cố tình vi phạm để tăng lợi nhuận phi pháp cho doanh nghiệp mình", đại diện đoàn thanh tra cho biết. Trên thực tế, Quyền tác giả trong lĩnh vực phần mềm máy tính đã được quy định nghiêm khắc trong luật pháp Việt Nam. Theo đó, hành vi sử dụng phần mềm bất hợp pháp của các doanh nghiệp có thể đối mặt với tội hình sự và các hình thức xử phạt của pháp luật. Ngoài ra, người sở hữu tác quyền cũng được quyền sử dụng các biện pháp khác để xử lý việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình, như tiến hành khiếu tố tại tòa án có thẩm quyền theo Điều 198.1d, Luật SHTT, hoặc yêu cầu tòa án buộc người vi phạm phải ngừng hành động vi phạm, chính thức xin lỗi và có biện pháp khắc phục, yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại, kể cả thiệt hại vật chất, cũng như trả án phí theo các Điều 202, 204, 205, Luật SHTT. "Đảm bảo tính nghiêm khắc của luật, từ năm 2012, Chương trình Hợp tác bảo vệ quyền tác giả máy tính gồm Cục Bản quyền tác giả; Thanh tra Bộ VHTTDL và Liên minh phần mềm doanh nghiệp BSA cũng đã có một số hoạt động như gặp gỡ với hàng trăm doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam để cập nhật những điều luật mới nhất liên quan đến bản quyền phần mềm của Việt Nam, cũng như trao Giấy ghi nhận đã thực hiện Luật SHTT về nghĩa vụ sử dụng quyền tác giả đối với chương trình máy tính cho các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm túc. Ngoài ra, các nhà sản xuất phần mềm cũng đưa ra những chương trình tư vấn để các doanh nghiệp đầu cuối có thể sử dụng phần mềm hiệu quả và tiết kiệm. Mặc dù vậy, một số các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh như Công ty TNHH RK Resources có trụ sở tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương và Công ty TNHH Diamond Việt Nam có trụ sở tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 1, tỉnh Bình Dương, vẫn cố tình vi phạm, đi ngược lại với chủ trương của Chính phủ Việt Nam là tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả các doanh nghiệp", đại diện Cục Bản quyền tác giả cho biết. tHế Hùng Siết chặt công tác quản lý bản quyền phần mềm
  • 15. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG 15Số 1030 l 27.6.2013 S au 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 ngày 16/7/1998 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về "Xây dựng và phát triển nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", Yên Khánh là địa phương đi đầu của tỉnh NinhBìnhtrongviệcđưaNghịquyếtvào cuộc sống, đặc biệt là phong trào "Toàn dânđoànkếtxâydựngđờisốngvănhóa" trong cộng đồng dân cư. Tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn đã hoàn thành việc xuấtbảncuốnkỷyếuvềlịchsửĐảngbộ; xây dựng hương ước, quy ước, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Nếu như năm 1998, huyện Yên Khánh chỉ có 38,4% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa thì đến cuối năm 2012 đã nâng lên gần 89% số hộ. Hơn 80% thôn, xóm, phố có nhà văn hóa. 17/19 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. 100% số hộ gia đình có thiết bị nghe nhìn. 93% số hộ gia đình được dùng nước sạch hợp vệ sinh, góp phần xây dựng nông thôn mới. Hưởng ứng phong trào thi đua "Toàn dânchungsứcxâydựngnôngthônmới", huyện chú trọng việc phát huy tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảngviên,cáctổchứchộiquầnchúngvà tầng lớp người cao tuổi, có uy tín trong thôn xóm, dòng họ, để khơi dậy nguồn nội lực trong cộng đồng trên tinh thần "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng". Gần 2 năm qua, nhân dân trong huyện đã hiến 130.000 m2 đất, đóng góp trên 30 tỷ đồng cùng với kinh phí hỗ trợ của Nhà nước làm 83km đườnggiaothôngnôngthônkhangtrang, sạch đẹp, tạo tiền đề cho kinh tế địa phương phát triển. Với phương châm "Phát triển kinh tế để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân", đưa hoạt động hướng về cơ sở, sinh hoạt văn hóa cộng đồng đã diễn ra sôi nổi tại tất cả khu dân cư các thôn, xóm, phố, bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Huyện đã thành lập 69 câu lạc bộ văn nghệ không chuyên, tập trung ở 7 xã là Khánh Tiên, Khánh Trung, Khánh Cư, Khánh An, Khánh Lợi, Khánh Cường và Khánh Mậu. Hệ thống nhà văn hóa thực sự phát huy hiệu quả,vừalànơihộihọpmangtínhchuyên đề, vừa là nơi vui chơi, giải trí không thể thiếu của các tầng lớp nhân dân. Bình quân hàng năm có từ 25% - 30% dân số tham gia các hoạt động văn nghệ quần chúng,70%dânsốđượchưởngthụnghệ thuật.Cáccôngtrìnhphúclợicôngcộng, di tích lịch sử được giữ gìn, bảo vệ, sử dụng đúng mục đích, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Theo thống kê của Phòng Văn hóa, ThôngtinhuyệnYênKhánh,địaphương hiện có 39 câu lạc bộ chèo truyền thống thường xuyên hoạt động. Mỗi khi Tết đến, xuân về, những người nông dân tạm rời xa với công việc đồng áng để khoác lên mình những tà áo tứ thân "mớ ba mớ bảy". Trong tiếng trống chiêng, tiếng phách rộn ràng, họ dường như "lột xác" đểtrởthànhnhữngnghệsĩchèothựcthụ. Tuychỉlàđộivănnghệkhôngchuyên nhưng câu lạc bộ chèo xóm 9 hoạt động khá thường xuyên, đều đặn. Sau những buổi đi làm đồng về, khi có đợt biểu diễn mới là câu lạc bộ lại tập trung tại nhà bác Trí để luyện tập, thu hút đông đảo người dân trong vùng đến theo dõi, cổ vũ cho các diễn viên. Nhiều con em quê hương cònủnghộkinhphíhàngchụctriệuđồng đểcâulạcbộmuasắmtrangphục,đạocụ biểu diễn, nên đã động viên, khích lệ các thành viên tham gia và gắn bó lâu dài với bộ môn nghệ thuật đặc sắc này. Chi hội trưởng Chi hội văn học nghệ thuật huyện Yên Khánh Đỗ Trọng Am cho biết, tỉnh Ninh Bình từ lâu được biết đến như là đất tổ của sân khấu chèo. NgườisánglậplàbàPhạmThịTrân,một vũ ca tài ba trong hoàng cung của vua ĐinhTiên Hoàng ở Cố đô Hoa Lư thế kỷ thứ 10. Thời gian tới, bên cạnh việc phát huy giá trị của loại hình chèo truyền thống, Chi hội sẽ tăng cường tổ chức nhữngchuyếnđithựctế,giúpnghệsĩmở rộngtầmhiểubiếtđểchorađờinhiềutác phẩm có giá trị, mang đậm hơi thở cuộc sống,gópphầngiữgìnvàpháthuythuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa của địa phương, xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, qua đó gắn kết hơn nữa mối đoàn kết trong cộng đồng dân cư. MạnH Huân Yên Khánh đi đầu phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" Tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí VietNam Heritage và Hội Di sản văn hóa thành phố vừa chính thức phát động cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam - VietNam Heritage Photo Awards 2013. Đây là một trong những hoạt động nhằmhướngđếnkỷniệmlầnthứIXngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2013). Cuộc thi nhằm tìm kiếm những câu chuyện bằng hình ảnh mang chủ đề về di sản trên đất nước Việt Nam như: thiên nhiên, văn hóa vật thể (kiến trúc, điêu khắc, hội họa, thủ công mỹ nghệ, làng nghề…),vănhóaphivậtthể(âmnhạc,ca múa,lễhội,tròchơidângian,tínngưỡng, tôn giáo…). Đối tượng tham dự là những công dân trong và ngoài nước từ 18 tuổi trởlên.Cáctácphẩmhợplệgửivềbantổ chức là những ảnh đơn hoặc ảnh bộ, khôngquaxửlýkỹthuậtlàmthayđổinội dungvàbảnchấtsựviệcvàchưađoạtgiải từ thứ hạng III trở lên ở các cuộc thi nào. Mỗiảnhkèmtheochúthíchthờigian,địa điểm, nhân vật. Thời hạn chót nhận ảnh dự thi vào ngày 15/9/2013. Lễ tổng kết và trao giải thưởng dự kiến tổ chức ngày 21/11/2013. Các tác phẩm xuất sắc nhất sẽ được trưng bày triển lãm tại trên 10 tỉnh, thành như: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận), TP. Hồ Chí Minh. V.toàn Phát động cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam
  • 16. thônG tin trao đổi 16 Số 1030 l 27.6.2013 PV: Để triển khai chương trình kích cầu có hiệu quả cần sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch. Theo ông, ngành du lịch và địa phương có giải pháp nào để sự hợp tác này được chặt chẽ? Ông Nguyễn Mạnh Cường: Ngay từ đầu năm, lường trước những khó khăn được dự báo từ cuối năm trước nên nhiều địa phương đã lên kế hoạch tổ chức kích cầu du lịch. Và thực tế những tháng đầu năm cho thấy những khó khăn đã tác động đến tình hình du lịch thế giới cũng như du lịch Việt Nam với lượng khách quốc tế giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Chúng ta cần những chính sách đồng bộ từ trung ương đến các địa phương. Trong Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu cần phải làm rõ chức năng hoạt động của cơ quan nhà nước quản lý du lịch và đơn vị làm xúc tiến du lịch quốc gia; đồng thời phải nâng cao vai trò trách nhiệm của địa phương trong việc tạo đà và phát huy hoạt động du lịch. Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch phải chủ động tham mưu cho các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương để sớm chỉ đạo và xử lý những vấn đề bức xúc xảy ra để đảm bảo cho phát triển của doanh nghiệp cũng như các hàng dịch vụ. Còn cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia hoạt động theo mô hình phù hợp với quy luật của từng thị trường khách. Để thực hiện kích cầu du lịch tốt, ngành du lịch phải tạo sự đồng thuận và tham gia của các doanh nghiệp du lịch. Trên thực tế, các doanh nghiệp du lịch để duy trì thị trường khách đã và đang vào cuộc để tự điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp với nhu cầu của du khách. Tại hội chợ VITM 2013, sự liên kết chặt chẽ giữa hàng không và các hãng lữ hành đã tạo thuận lợi cho các đơn vị đưa ra các gói sản phẩm kích cầu đều được bán hết và không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Điều đó cho thấy nếu chúng ta biết tổ chức và khai thác các tiềm năng, biết khắc phục khó khăn trong điều kiện hiện nay thì vẫn có thể phát triển du lịch và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Ở góc độ doanh nghiệp và địa phương đã hình thành những liên minh kích cầu nhưng vẫn mang tính đơn lẻ. Cách đây gần năm, các doanh nghiệp Hà Nội cũng đã hình thành liên minh kích cầu mặc dù ra đời sau TP Hồ Chí Minh. Liên minh kích cầu đó có những hợp tác với các hãng hàng không để có chương trình giảm giá cụ thể. PV: Vậy cơ quan chức năng có giải pháp như thế nào để giá các tour du lịch trong nước có thể cạnh tranh được so với các nước khác? Ông Nguyễn Mạnh Cường: Thực tế có một số tour đi nước ngoài rẻ hơn tour đi trong nước. Đơn cử như tại Thái Lan, họ giảm giá tour khá thấp vì họ bù lại bằng số hàng hóa mà khách mua để bù đắp. Điều này liên quan đến chính sách điều hành của Chính phủ Thái Lan mang tính tổng quát với mục tiêu đầu tư một phần để đưa khách đến, để họ sử dụng dịch vụ ngay tại đất nước nhằm tạo công ăn việc làm và phát triển ngành dịch vụ. Đó là một hướng đi rất có lợi. Tới đây các cơ quan của Chính phủ, các bộ ngành của Việt Nam phải suy nghĩ nên học tập theo hướng này để phát triển dịch vụ, thu nhiều ngoại tệ và tạo công ăn việc làm tại những vùng phát triển du lịch. Để Chương trình kích cầu 2013 hiệu quả, Tổng cục Du lịch đã kiến nghị Chính phủ có chính sách ưu đãi với doanh nghiệp du lịch như giảm thuế; vay vốn ưu đãi; các địa phương có chính sách cụ thể về giảm giá vé tham quan. Tổng thể các chương trình sẽ giúp giảm giá để tạo thành giá thành cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Việc này cần sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp du lịch, dịch vụ địa phương thông qua hiệp hội du lịch. Một trong những nội dung của chương trình kích cầu là nâng cao chất lượng dịch vụ. PV: Trong thời gian vừa qua xuất hiện nhiều hiện tượng chặt chém khách. Vậy theo ông, để Chương trình kích cầu đạt hiệu quả, ngành du lịch cần giải quyết vấn đề này như thế nào? Ông Nguyễn Mạnh Cường: Trong chương trình kích cầu, ngoài việc tuyên truyền, tạo sự liên kết giữa các đơn vị làm dịch vụ thì một nội dung quan trọng là nâng cao chất lượng dịch vụ. Tình trạng bắt chẹt khách du lịch gần đây rộ lên trên phương tiện thông tin đại chúng. Hiện tượng này xảy ra rất nhiều năm, ở rất nhiều địa phương đặc biệt là khu vực sân bay. Tuy nhiên công tác chấn chỉnh diễn ra không tích cực và không triệt để nên vẫn còn Liên kết kích cầu du lịch tổng cục Du lịch đang phối hợp với các địa phương triển khai chươngtrìnhkíchcầudulịch2013nhằmtạosựliênkếtgiữacácđơn vị dịch vụ tại từng vùng với sự giảm giá, các hoạt động khuyến mãi vào từng thời điểm. nhân dịp này, ông nguyễn Mạnh cường, Phó tổng cục trưởng tổng cục Du lịch đã trao đổi với tuần tin Văn hóa thể thao và Du lịch về một số nội dung của chương trình.
  • 17. 17Số 1030 l 27.6.2013 thônG tin trao đổi Chưa bao giờ, các giải bóng đá phong trào lại diễn ra sôi động như thời điểm hiện nay. Khắp các tỉnh, thành trong cả nước, đâu đâu cũng có thể bắt gặp bóng lăn trên các mặt sân cỏ nhân tạo, thu hút nhiều tầng lớp người dân tham gia. Đây thực sự là một tín hiệu vui cho bóng đá Việt Nam, bởi bóng đá phong trào chính là một nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững của bóng đá chuyên nghiệp. Trong chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam tới năm 2020, ngành thể dục thể thao đã đặt chỉ tiêu gia tăng số lượng các CLB bóng đá phong trào như sau: Năm 2015 đạt 4.500 CLB, năm 2020 đạt 7.500 CLB. Cứ nhìn vào việc hàng nghìn CLB đăng ký tham dự các giải đấu phong trào kể từ đầu năm tới giờ, có thể thấy rằng định hướng phát triển đó không phải là điều gì mơ hồ. Chỉ trong một thời gian ngắn, từ những giải đấu nhỏ lẻ, có quy mô theo ngành hoặc đơn vị, bóng đá phong trào đã chứng kiến sự ra đời của hàng loạt giải đấu cấp toàn quốc, được tổ chức ngày càng bài bản và có tính chuyên nghiệp cao, điển hình là Hà Nội Premier League - Season 1 (HPL - S1). Nếu như làm bóng đá chuyên nghiệp, mỗi năm phải đầu tư ít nhất khoảng 40 tỷ đồng để nuôi một đội bóng, thì với bóng đá phong trào, chỉ cần vài trăm triệu đồng là đã có thể tổ chức được một giải cỡ nhỏ, nhưng sức hút đối với khán giả có khi còn hơn cả chuyên nghiệp. Chính vì lý do này, số lượng các giải đấu đang ngày một tăng và nhiều nhà tài trợ đang phải cạnh tranh quyết liệt với nhau để có thể đứng tên tổ chức một giải bóng đá phong trào. Trái lại, các nhà tài trợ đang “chán” V-League và hạng Nhất. Cầu thủ Xuân Tú là một ví dụ cho thấy, sự chuyên nghiệp hóa của các giải phong trào đang giúp phát hiện những tài năng cho bóng đá đỉnh cao. Đang khoác áo FC Cường Quốc đá tại HPL - S1, Xuân Tú bỗng chốc nhảy lên khoác áo Thanh Hóa thi đấu ở V-League. Cho dù vẫn cần phải cải thiện về thể lực và học hỏi thêm kinh nghiệm thi đấu, như nhận xét của HLV Mai Đức Chung (Thanh Hóa), nhưng Xuân Tú lại có cái chất “quái” mà chỉ sân bóng “phủi” mới có thể sản sinh ra được. Trong lúc chờ đợi thêm những Xuân Tú khác xuất hiện ở V- League hay hạng Nhất, một điều nữa được ghi nhận là không ít cầu thủ hoặc cựu cầu thủ chuyên nghiệp cũng đang lựa chọn gia nhập các CLB phong trào. Ví dụ, sân chơi HPL-S1 hiện quy tụ rất nhiều gương mặt nổi tiếng, như tiền vệ Phạm Thành Lương (FC Hanel), cựu tuyển thủ Đặng Phương Nam (FC Cường Quốc), cựu tuyển thủ Tuấn Thành (FC Thăng Long), trợ lý HLV đội tuyển Futsal Việt Nam, Ngọc Anh (HLV Trà Dilmah), cựu đội trưởng đội tuyển Futsal Việt Nam, Tuấn Tú (HLV Top Group)… Sân chơi phong trào hấp dẫn hẳn lên nhờ sự góp mặt của những ngôi sao như vậy. Đổi lại, bóng đá phong trào cũng đang mở ra một lối thoát cho những cầu thủ chuyên nghiệp hết thời và cả những cầu thủ chuyên nghiệp đang trong giai đoạn tìm kiếm việc làm. Làm một phép tính đơn giản: HPL - S1 hiện có 12 đội tham dự, mỗi đội khoảng 20 người, tổng cộng là khoảng 240 người. Con số này sẽ tăng lên mức 400 người vào mùa giải tới, khi quy mô của giải được mở rộng thành 2 hạng đấu. Các lớp đào tạo trẻ của Hà Nội T&T (V-League) và CLB Hà Nội (hạng Nhất) hiện cũng chỉ có từng ấy học viên, mà sau đó, số lượng cầu thủ phát triển được sự nghiệp chuyên nghiệp là không nhiều. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, khi các cầu thủ chuyên nghiệp cũng đang phải chạy đôn, chạy đáo để tìm việc, thì những giải đấu như HPL, Larue Cup hay Cúp Bia Sài Gòn ít nhất đã cho họ một sự lựa chọn không tồi. yến nHi Bóng đá phong trào phát triển mạnh tiếp diễn. Gần đây khi thông tin trên phương tiện truyền thông và được sự vào cuộc của các chính quyền địa phương nên sự việc giải quyết kịp thời. Trên thực tế, Tổng cục Du lịch không có nhiều quyền để xử lý vấn đề đó nhưng Tổng cục Du lịch lại là đơn vị tiếp xúc với khách nên cũng phải có trách nhiệm, kết hợp với cơ quan chức năng để giải quyết và từng bước hạn chế và giải quyết dứt điểm tình trạng này. Một trong giải pháp mà chúng tôi đề xuất bổ sung vào Luật Du lịch sửa đổi việc thành lập lực lượng cảnh sát du lịch tại các điểm du lịch. Đối với Việt Nam, chúng ta chưa có lực lượng cảnh sát du lịch. Hiện chỉ có thành phố Hồ Chí Minh có lực lượng thanh niên xung phong với nhiệm vụ hỗ trợ cho du khách tại một số điểm du lịch trong thành phố nhưng không có chức năng xử lý những vụ việc liên quan đến tình trạng chặt chém, chụp giật… với du khách. Chính vì vậy, trong Luật Du lịch sửa đổi tới đây, chúng tôi dành chương về khách du lịch, quyền của khách du lịch và bảo vệ khách và là cơ sở để xây dựng lực lượng cảnh sát du lịch. Thực tế không chỉ Việt Nam, mà ở nhiều nước cũng có những vấn đề về tình trạng “chặt chém”, chụp giật nên khi xảy ra sự việc mang tính nổi cộm như trên thì các ngành và địa phương cần phải vào cuộc để giải quyết. Tổng cục Du lịch yêu cầu các sở địa phương tham mưu chính quyền vào cuộc và có đầu mối xử lý những sự việc liên quan đến tình trạng “chặt chém”. tHế Hùng (thực hiện)