SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
bộ văn hóa, thể thao và du lịch

Trình Thủ tướng
Chính phủ các quy hoạch
về bảo tồn di tích
Ngày 27/11, Bộ VHTTDL đã có
các tờ trình Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch
tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi 3 di
tích, đó là Di tích lịch sử Trung ương
Cục miền Nam (Tây Ninh) giai đoạn
2012-2020, Khu lưu niệm Nguyễn Du
(Hà Tĩnh), Di tích lịch sử Tân Trào
(Tuyên Quang) gắn với phát triển du
lịch đến năm 2025.
(Xem tiếp trang6.)

Phát hành Thứ Năm hằng tuần

Số 1053 ngày 05/12/2013

Lấy ý kiến cho Dự thảo
Quyết định của Thủ tướng
về quy hoạch phát triển
Điện ảnh đến 2020

- Xây dựng Thác Bản Giốc
thành khu du lịch trọng điểm
(Tr.7)
- Chuẩn bị cho Festival Đờn ca
tài tử quốc gia lần thứ nhất
(Tr.2)
- Tuyên dương hơn 200
học sinh, sinh viên xuất sắc
ngành VHTTDL
(Tr.4)
- Chương trình nghệ thuật
phục vụ đồng bào vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo
dịp Tết Giáp Ngọ 2014
(Tr.9)
Ngày hội Di sản văn hóa
phi vật thể Việt Nam
được UNESCO vinh danh
(Tr.17)

Ảnh: MINH ƯỚC

TroNg số Này

Thứ trưởng Vương Duy Biên dự và chủ trì Hội nghị

Ngày 28/11, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị, Hội thảo trực
tuyến tại 02 điểm cầu Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để lấy kiến góp ý của
các Ban, Bộ, ngành, đơn vị liên quan; các nhà hoạt động điện ảnh, nghệ sĩ điện
ảnh nhằm hoàn thiện Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Quy hoạch phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030”. Thứ trưởng
Vương Duy Biên đã dự và chủ trì Hội nghị.
(Xem tiếp trang 6 )

Hơn 6,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt
Nam trong tháng 11/2013 đạt 731.034 lượt khách, tăng 16,3% so với tháng
10/2013 và tăng 8,8% so với tháng 11/2012. Ước tính, khách quốc tế đến
Việt Nam 11 tháng đầu năm 2013 đạt 6.850.003 lượt khách, tăng 10,2% so
với cùng kỳ năm 2012.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, từ đầu năm đến nay, lượng khách quốc
tế đến Việt Nam du lịch, nghỉ dưỡng, thăm người thân liên tục tăng, chỉ
riêng lượng khách đến vì công việc tiếp tục giảm.
THTT
quản lý nhà nước

Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại buổi làm việc
với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế
Ngày 25/11, Bộ VHTTDL đã có
Thông báo số 4331/TB-BVHTTDL
thông báo kết luận của Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh tại buổi làm việc với
lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế về công
tác chuẩn bị tổ chức Festival Huế lần
thứ 8 - 2014.
Bộ VHTTDL đánh giá cao và hoan
nghênh sự chuẩn bị chu đáo, chuyên
nghiệp của tỉnh Thừa Thiên-Huế đối với
công tác tổ chức Festival. Qua 7 lần tổ
chức thành công, Festival Huế thực sự
là một điểm nhấn để thu hút du khách
không chỉ đến với Huế mà còn đến với
Việt Nam, góp phần khẳng định vị thế
là trung tâm văn hoá - du lịch đặc sắc
của cả nước. Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục
chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực
hưởng ứng các hoạt động trong khuôn
khổ Festival Huế.
Đề nghị UBND Thừa Thiên-Huế:

Tập trung tăng cường công tác truyền
thông quảng bá Festival trước, trong và
sau sự kiện; có văn bản đề nghị các
tỉnh/thành liên quan hưởng ứng, phối
hợp, tham gia Festival.
Giao các đơn vị: Cục Nghệ thuật biểu
diễn phối hợp với tỉnh Thừa Thiên -Huế
và các đơn vị liên quan xây dựng nội
dung, kịch bản lễ Khai mạc, Bế mạc và
các hoạt động nghệ thuật trong khuôn
khổ Festival; chỉ đạo tổ chức Liên hoan
Múa quốc tế vào tháng 4 năm 2014 tại
thành phố Huế; đề xuất để Bộ có văn
bản đề nghị các tỉnh/thành liên quan
hưởng ứng phối hợp, tham gia Festival
Huế 2014 theo đề xuất và chương trình
của Ban Tổ chức Festival Huế 2014.
Cục Hợp tác quốc tế phối hợp với Vụ
Kế hoạch, Tài chính xây dựng kế hoạch,
dự trù kinh phí hỗ trợ vé máy bay quốc
tế cho đoàn nghệ thuật Cuba sang tham

gia Festival; đẩy mạnh công tác thông
tin, quảng bá cho Festival Huế 2014 tại
nước ngoài. Nghiên cứu đưa một số
hoạt động văn hóa có sự tham gia của
các đoàn nghệ thuật quốc tế, các hoạt
động triển lãm vào Chương trình
Festival Huế 2014. Tổng cục Du lịch
phối hợp hỗ trợ về chuyên môn, giúp Sở
VHTTDL Thừa Thiên-Huế, Hiệp hội
Du lịch tổ chức Liên hoan Ẩm thực 5
nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái
Lan, Myanmar trong Festival; xây dựng
tour, tuyến điểm để quảng bá hình ảnh,
bản sắc văn hóa, tiềm năng du lịch của
tỉnh Thừa Thiên-Huế; tổ chức Hội nghị
Hiệp hội Du lịch tàu biển. Tổng cục Thể
dục thể thao phối hợp với Sở VHTTDL
Thừa Thiên-Huế, Hiệp hội Golf tổ chức
các giải thi đấu thể thao, Cờ vua, giải
Golf… trong khuôn khổ Festival.
THTT

Chuẩn bị cho Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất
Chiều 28/11, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ
chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia
lần thứ nhất - Bạc Liêu năm 2014 đã
họp phiên đầu tiên về kế hoạch tổng
thể tổ chức Festival. Thứ trưởng Bộ
VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái, Phó
Trưởng Ban chỉ đạo, Phó Trưởng Ban
tổ chức Festival đã tham dự.
Tại phiên họp, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Thị Ái Nam,
Phó Trưởng Ban chỉ đạo Festival đã
thông qua dự thảo Kế hoạch tổng thể
tổ chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia
lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014. Theo đó,
thời gian diễn ra các hoạt động chính
của Festival sẽ bắt đầu từ ngày 20/4
đến hết ngày 25/4/2014, với 22 sự
kiện, trong đó các sự kiện chính diễn
ra như: Chương trình khai mạc
Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ
nhất - Bạc Liêu 2014; Khánh thành dự

2

số 1053 l 05.12.2013

án mở rộng Khu lưu niệm Nghệ thuật
Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao
Văn Lầu; Hội thảo khoa học chủ đề
“Di sản văn hóa hội nhập và phát
triển”; Chương trình biểu diễn một số
tác phẩm của soạn giả Trọng Nguyễn
và Yên Lang; Triển lãm tranh, ảnh
nghệ thuật; Đại nhạc hội “Sắc màu làn
điệu phương Nam; Chương trình bế
mạc Festival Đờn ca tài tử quốc gia
lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014…
Tại phiên họp này, các đại biểu đã
đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện
một số nội dung trong dự thảo Kế
hoạch tổng thể cũng như kế hoạch chi
tiết tổ chức chương trình nghệ thuật
khai mạc và bế mạc Festival.
Phát biểu tại phiên họp, Thứ
trưởng Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định,
Bộ VHTTDL ủng hộ tỉnh Bạc Liêu
trong các khâu tổ chức sự kiện, đồng

thời đề nghị tỉnh cần phát huy thật
tốt giá trị loại hình nghệ thuật Đờn
ca tài tử, một di sản văn hóa phi vật
thể độc đáo của dân tộc. Sở
VHTDDL tỉnh cần phối hợp chặt chẽ
với Cục Nghệ thuật biểu diễn, Tổng
cục Du lịch trong việc tổ chức các
hoạt động thi người đẹp tài năng
Đờn ca tài tử, tổ chức kết nối các
tour, tuyến du lịch.
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cũng
đề nghị lãnh đạo các tỉnh/thành phố
Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, các
đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL là
thành viên trong Ban Tổ chức, cần
tham gia thực hiện một cách tích cực,
nghiêm túc, chu đáo đối với các công
việc đã được hoạch định, phân công,
đảm bảo tổ chức thành công Festival
Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất.
THanH Lâm
quản lý nhà nước

Khai trương bảo tàng đầu tiên về văn hóa
dân tộc các nước Đông Nam Á
Chiều 30/11, Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam đã khai trương tòa Bảo tàng
đầu tiên về văn hóa các nước Đông
Nam Á. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam,
đại diện Đại sứ quán các nước trong
khu vực Đông Nam Á, các bảo tàng
trong và ngoài nước tới dự. Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam thay mặt Chính
phủ chúc mừng và cảm ơn các quốc
gia trong khu vực, các tổ chức, cá nhân
đã ủng hộ, tham gia đóng góp để Bảo
tàng Đông Nam Á được khai trương.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ
tướng chia sẻ, chỉ hơn một năm sau
khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam đã
chủ trương xây dựng Bảo tàng Đông
Nam Á, dù khi đó Việt Nam là thành

viên mới, trình độ phát triển thấp hơn
so với nhiều nước trong khu vực. Đó
là một minh chứng sống động cho
quan điểm, tầm nhìn cũng như quyết
tâm của Việt Nam trong việc tăng
cường giao lưu văn hóa giữa các dân
tộc, cùng với các trụ cột chính trị-an
ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội, hướng
tới xây dựng cộng đồng ASEAN ngôi nhà chung của các quốc gia Đông
Nam Á.
Dù còn khiêm tốn nhưng Bảo tàng
Đông Nam Á sẽ cổ vũ cho giao lưu
văn hóa, không chỉ giữa các nước
ASEAN mà còn với các nền văn hóa
khác, tăng cường sự hiểu biết, làm
phong phú, nổi bật những nét đặc sắc
văn hóa dân tộc, góp phần phát triển

quan hệ hợp tác giữa các quốc gia vì
hòa bình, thịnh vượng trong khu vực
và trên thế giới.
Phó Thủ tướng đề nghị Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ tiếp tục
hoàn thiện, không ngừng phát triển
Bảo tàng Đông Nam Á, đồng thời có
nhiều sáng kiến, hoạt động thiết thực
để giúp nhân dân Việt Nam hiểu thêm
về văn hóa các dân tộc cũng như mang
những nét đẹp của nền văn hóa Việt
Nam tới nhân dân các nước.
Đây là bảo tàng đầu tiên về văn hóa
các nước Đông Nam Á, là điểm kết nối
giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các
nước trong khu vực. Bảo tàng Đông
Nam Á mở ra triển vọng mới, là điểm
đến lý tưởng cho công chúng, đặc biệt
là giới trẻ đến tham quan, tìm hiểu về
văn hóa các nước trong khu vực.
H.Yến

Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch vùng Tây Nguyên
đến 2020, tầm nhìn 2030
Thủ tướng Chính phủ vừa ban
hành Quyết định số 2161/QĐ-TTg
phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát
triển Du lịch vùng Tây Nguyên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk
Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Mục tiêu đến năm 2020, cơ bản
hình thành được sự liên kết phát triển
du lịch giữa các địa phương trong
vùng một cách toàn diện, đồng bộ;
xây dựng được sản phẩm du lịch đặc
trưng của vùng, có thương hiệu.
Phấn đấu đến năm 2030 du lịch Tây
Nguyên trở thành một ngành kinh tế
quan trọng, tạo động lực thúc đẩy
các ngành kinh tế khác cùng phát
triển; đóng góp tích cực vào sự phát
triển kinh tế-xã hội của vùng, góp
phần quan trọng vào việc xóa đói
giảm nghèo và phát triển nông thôn,
đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững
quốc phòng an ninh và trật tự an toàn

xã hội.
Về tổ chức không gian du lịch:
Hình thành và phát triển 03 địa bàn
trọng điểm du lịch với những sản
phẩm du lịch đặc trưng; 04 khu du
lịch quốc gia; 04 điểm du lịch quốc
gia; 01 đô thị du lịch và các khu,
điểm du lịch địa phương để tạo động
lực phát triển du lịch cho các tỉnh và
toàn vùng Tây Nguyên.
Về các chỉ tiêu phát triển ngành:
Năm 2015 thu hút 450 nghìn lượt
khách du lịch quốc tế, phục vụ 2,7
triệu lượt khách du lịch nội địa; tăng
trưởng khách du lịch quốc tế là
13,8%/năm và khách du lịch nội địa
là 7,0%/năm.
Năm 2020 thu hút 800 nghìn lượt
du khách quốc tế, phục vụ 3,9 triệu
lượt khách du lịch nội địa; tăng
trưởng khách du lịch quốc tế là
12,2%/năm và khách du lịch nội địa
là 6,0%/năm.

Năm 2025 thu hút 1,2 triệu lượt
du khách quốc tế, phục vụ 5,1 triệu
lượt khách du lịch nội địa; tăng
trưởng khách du lịch quốc tế là
8,5%/năm và khách du lịch nội địa là
5,5%/năm.
Năm 2030 thu hút 1,8 triệu lượt
du khách quốc tế, phục vụ 6,8 triệu
lượt khách du lịch nội địa; tăng
trưởng khách du lịch quốc tế là
8,0%/năm và khách du lịch nội địa là
5,0%/năm.
Tổng thu từ khách du lịch: Năm
2015 đạt 5.330 tỷ đồng; năm 2020
đạt 11.070 tỷ đồng; năm 2025 đạt
17.835 tỷ đồng; năm 2030 đạt
26.240 tỷ đồng.
Cơ sở lưu trú du lịch: Năm 2015
có 22.000 buồng khách sạn; năm
2020 có 30.000 buồng; năm 2025 có
37.000 buồng; năm 2030 đạt 47.000
buồng.
T.Hợp

số 1053

l

05.12.2013

3
Sựquảnvấn đề nước
kiện lý nhà

VăN BảN mới
- Tại Quyết định số 4134/QĐBVHTTDL ngày 26/11/2013, Bộ
VHTTDL giao Vụ Thư viện chủ trì
tổ chức 02 Hội thảo khoa học
chuyên đề góp ý xây dựng TCVN
ISO 5963 “Thông tin và Tư liệu Phương pháp phân tích tài liệu, xác
định chủ đề và lựa chọn các thuật
ngữ định chỉ mục. Thời gian vào
tháng 11 và 12, tại Hà Nội.
- Ngày 26/11/2013, Bộ VHTTDL
ban hành các Quyết định số 4137,
4139/QĐ-BVHTTDL ngày 26/11/2013,
thành lập Ban Giám khảo Cuộc thi
sáng tác Biểu trưng (Logo), Khẩu hiệu
(Slogan), Bài hát (ca khúc) cho Đề án
phát triển tổng thể phát triển thể lực,
tầm vóc người Việt Nam giai đoạn
2011-2030.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 4144/QĐ-BVHTTDL ngày
27/11/2013, cho phép Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp
với Sở VHTTDL thành phố Hải

Phòng khai quật di tích Cát Đồn, xã
Xuân Đám, huyện Cát Hải, thành
phố Hải Phòng. Thời gian khai quật
từ ngày 01-15/12/2013 với diện tích
100m2. Những hiện vật thu thập được
trong quá trình khai quật giao cho Sở
VHTTDL thành phố Hải Phòng giữ
gìn, bảo quản; khi bàn giao phải có
biên bản giao nhận, tránh để hiện vật
hư hỏng, thất lạc.
- Tại Quyết định số 4145/QĐBVHTTDL ngày 27/11/2013, Bộ
VHTTDL cho phép Trường Đại học
Khoa học, Xã hội và Nhân văn phối
hợp với Sở VHTTDL tỉnh Phú Thọ
khai quật di chỉ tại Khu Đường, xã
Vĩnh Lai, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú
Thọ. Thời gian khai quật từ ngày 0115/12/2013 với diện tích 100m2.
Những hiện vật thu thập được trong
quá trình khai quật giao cho Sở
VHTTDL tỉnh Phú Thọ giữ gìn, bảo
quản; khi bàn giao phải có biên bản
giao nhận, tránh để hiện vật hư hỏng,
thất lạc.

- Ngày 27/11/2013 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 4151/QĐBVHTTDL cho phép Nhạc viện TP
Hồ Chí Minh mời Nhạc trưởng
Adrian Tan Chee Kang (Singapore)
đến tập luyện và biểu diễn Chương
trình “A Broque Christmas”. Thời
gian: ngày 13/12/2013 tại Nhạc viện
TP. Hồ Chí Minh.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 4152/QĐ-BVHTTDL ngày
28/11/2013 cho phép Sở VHTTDL
TP. Hà Nội phối hợp với Bảo tàng
Lịch sử quốc gia thăm dò, khai quật
tại di tích đền, chùa Bà Tấm, xã
Dương Xá, huyện Gia Lâm (Hà Nội).
Thời gian thăm dò, khai quật từ ngày
01-30/12/2013 với diện tích 20m2.
Những hiện vật thu thập được trong
quá trình thăm dò, khai quật giao cho
Sở VHTTDL thành phố Hà Nội giữ
gìn, bảo quản; khi bàn giao phải có
biên bản giao nhận, tránh để hiện vật
hư hỏng, thất lạc.
THTT

Tuyên dương hơn 200 học sinh, sinh viên xuất sắc ngành VHTTDL
Ngày 29/11, tại thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa, Bộ VHTTDL
đã tổ chức Hội nghị học sinh, sinh
viên xuất sắc ngành văn hóa, thể thao
và du lịch làm theo lời Bác lần thứ 3
- năm 2013.
Tại Hội nghị, Ban Tổ chức đã
trao tặng Bằng khen và phần thưởng
cho hơn 200 học sinh, sinh viên
xuất sắc đến từ 26 trường Trung
cấp, Cao đẳng trực thuộc Bộ
VHTTDL. Theo Vụ Đào tạo (Bộ
VHTTDL), những học sinh, sinh
viên xuất sắc được tuyên dương lần
này có nhiều thành tích trong học
tập, nghiên cứu khoa học; rèn đức,
luyện tài, đoàn kết, sáng tạo; gìn giữ
và phát huy giá trị văn hóa truyền

4

số 1053 l 05.12.2013

thống của dân tộc; lối sống lành
mạnh, trong sáng, giản dị có trách
nhiệm với cộng đồng, đất nước.
Theo đánh giá, phong trào thi đua
làm theo lời Bác của học sinh, sinh
viên các trường trực thuộc Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn
2011-2013 đã đạt được nhiều kết quả.
Tiêu biểu như giáo dục truyền thống,
lịch sử hào hùng của dân tộc gắn liền
với các hoạt động kỷ niệm những
ngày lễ lớn, sự kiện chính trị quan
trọng của đất nước; triển khai nhiều
phong trào có ý nghĩa, như: Thanh
niên tình nguyện, đền ơn đáp nghĩa,
phòng chống tệ nạn xã hội trong
thanh thiếu niên. Các trường trực
thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du

lịch có tỷ lệ học sinh, sinh viên đạt
loại khá, giỏi gần 60%, tốt nghiệp
trên 90%...
Dịp này Bộ VHTTDL phát động
phong trào thi đua “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” trong học sinh, sinh viên các
trường trực thuộc Bộ giai đoạn 20132015. Hội nghị học sinh, sinh viên
xuất sắc ngành văn hóa, thể thao và
du lịch làm theo lời Bác được tổ chức
hai năm một lần, bắt đầu từ năm
2009. Qua ba lần tổ chức Hội nghị đã
có gần 700 học sinh, sinh viên xuất
sắc được bầu chọn, tôn vinh từ các cơ
sở đào tạo trực thuộc Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch.
Trần nguYện
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Trao giải cho 48 tác phẩm xuất sắc tại Cuộc thi
ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 7
Ngày 01/12, tại Hà Nội, Hội Nghệ
sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã tổ chức lễ
trao giải cho 48 tác phẩm xuất sắc tại
Cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế lần
thứ 7 tại Việt Nam năm 2013 (VN-13)
do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ
chức ngày 01/12. Thứ trưởng Bộ
VHTTDL Vương Duy Biên đã tham
dự buổi lễ.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng
Vương Duy Biên ghi nhận: Cuộc thi
Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 7 tiếp
tục khẳng định uy tín của nhiếp ảnh
Việt Nam nói chung, vai trò của Hội
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam nói riêng
với bạn bè, các nhà nhiếp ảnh quốc tế.
Trong số 663 tác phẩm của 381 tác giả
đến từ 42 quốc gia, vùng lãnh thổ được
chọn trưng bày triển lãm, Việt Nam có
369 tác phẩm của 256 tác giả. Các bức
ảnh đa dạng, phản ánh sinh động nét
đặc trưng về đời sống, văn hóa, sinh
hoạt của nhiều quốc gia, dân tộc, góp

phần quảng bá hình ảnh đất nước, con
người, nền văn hóa Việt Nam cũng như
các quốc gia, vùng lãnh thổ trong cộng
đồng quốc tế; xây dựng tình hữu nghị,
hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia,
vùng lãnh thổ.
Cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế lần
thứ 7 tại Việt Nam năm 2013 được phát
động từ 30/5/2013, dành cho các nhiếp
ảnh trên toàn thế giới. Ảnh dự thi ở 4
nội dung cho cả ảnh màu và đen trắng
gồm: Chân dung, du lịch, thiên nhiên
và tự do. Sau 4 tháng phát động, Ban
Tổ chức nhận được 15.360 tác phẩm
của gần 1.430 tác giả từ 51 quốc gia,
vùng lãnh thổ.
Các Hội đồng giám khảo đã chọn
được 8 bộ giải thưởng gồm 48 tác
phẩm ảnh xuất sắc ở các nội dung để
trao giải. Giải của Hội Nghệ sĩ nhiếp
ảnh Việt Nam gồm: 4 Huy chương
Vàng, 4 Huy chương Bạc, 4 Huy
chương Đồng và 12 Giải Khuyến

khích. Giải của Liên đoàn Nghệ thuật
Nhiếp ảnh quốc tế gồm: 4 Huy chương
Vàng, 4 Huy chương Bạc, 4 Huy
chương Đồng và 12 Bằng danh dự.
Cũng trong dịp này, 250 trong số
663 tác phẩm tiêu biểu được lựa chọn
trưng bày để phục vụ công chúng yêu
nghệ thuật nhiếp ảnh tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Bộ ảnh sẽ
tiếp tục được triển lãm tại một số
tỉnh/thành phố trên cả nước.
Cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế lần
thứ 7 tại Việt Nam năm 2013 do Hội
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức,
với sự bảo trợ của Liên đoàn Nghệ
thuật Nhiếp ảnh quốc tế. Đây là lần thứ
2, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ
chức cuộc thi ứng dụng hoàn toàn lợi
thế của công nghệ thông tin với các tác
phẩm dự thi dưới định dạng file ảnh kỹ
thuật số và chấm ảnh bằng phần mềm
chuyên dụng.
T.H

Đại thi hào Nguyễn Du được UNESCO vinh danh
Sau sự kiện Hội đồng Hòa bình thế
giới công nhận Đại thi hào Nguyễn Du là
Danh nhân văn hóa thế giới, tại kỳ họp lần
thứ 37 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO)
diễn ra vào trung tuần tháng 11/2013 vừa
qua ở Thủ đô Paris (Pháp), Đại thi hào
Nguyễn Du đã được UNESCO ra Nghị
quyết vinh danh cùng với các danh nhân
văn hóa khác trên thế giới.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam
cho biết, quyết định trên được đưa ra sau
khi Đại hội đồng đã đối chiếu với các
quy định chặt chẽ về việc vinh danh và
biểu quyết Nghị quyết 191/EX32 của
Hội đồng chấp hành về kêu gọi các quốc
gia cùng vinh danh trong hai năm 2014
và 2015 một số nhân vật có tầm ảnh
hưởng đặc biệt trên thế giới và trong khu

vực, trong đó có đại thi hào Nguyễn Du
của Việt Nam. Theo thông lệ, UNESCO
sẽ xét các hồ sơ để vinh danh những
nhân vật có tầm ảnh hưởng quốc tế do
các nước thành viên đệ trình. Hồ sơ
được phê chuẩn phải đáp ứng tiêu chí là
nhân vật có tầm ảnh hưởng ở khu vực
và quốc tế trong 05 lĩnh vực, gồm văn
hóa, giáo dục, khoa học tự nhiên-xã hội
và thông tin, đúng dịp kỷ niệm năm sinh
và năm mất theo bước tuổi 50. Đợt này
có 55 nước và 1 thành viên liên kết trong
số 195 nước thành viên và 8 thành viên
liên kết trình 159 hồ sơ xin vinh danh
danh nhân của các thành viên. Sau khi
thẩm tra, xem xét kỹ các hồ sơ, Ban thư
ký UNESCO đã trình lên Ban chấp
hành của tổ chức này duyệt thông qua
93 hồ sơ.

UNESCO đánh giá cao hồ sơ về Đại
thi hào Nguyễn Du vì đã nêu bật được
tầm ảnh hưởng của nhà thơ. Tác phẩm
Truyện Kiều của ông được dịch ra hơn
20 thứ tiếng trên thế giới. Cùng với lối
tư duy độc lập, sáng tạo, tinh thần yêu
nước và lòng tự hào dân tộc đã giúp ông
dũng cảm vượt qua rào cản nặng nề
hàng nghìn năm của Hán văn để viết tác
phẩm bằng chữ Nôm có giá trị cao cả về
nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật.
Đại thi hào Nguyễn Du được
UNESCO vinh danh có tầm ảnh hưởng
lớn tới lễ Kỷ niệm 250 năm năm sinh
Đại thi hào trong thời gian tới; đồng thời
là cơ hội thuận lợi cho việc khai thác các
giá trị văn hóa từ sự nghiệp và cuộc đời
thi nhân.
minH Huệ

số 1053

l

05.12.2013

5
quản lý nhà nước

Trình Thủ tướng Chính phủ...
Đối với Di tích lịch sử Trung
ương Cục miền Nam (tỉnh Tây
Ninh) giai đoạn 2012-2020, khu vực
nghiên cứu lập quy hoạch có vị trí
tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên,
tỉnh Tây Ninh, giáp khu rừng văn
hóa lịch sử Chàng Riệc, bao gồm:
Các di tích Trung ương Cục, Mặt
trận Dân tộc giải phóng miền Nam
Việt Nam, nhà bia thuộc khu rừng
văn hóa lịch sử Chàng Riệc, di tích
Chính phủ cách mạng lâm thời cộng
hòa miền Nam Việt Nam thuộc khu
vực rừng quốc gia Lò Gò - Xa Mát.
Quy hoạch nhằm bảo tồn, tu bổ
nhằm gìn giữ các giá trị lịch sử-văn
hóa, cảnh quan sinh thái của Di tích
lịch sử Trung ương Cục miền Nam;
tôn tạo, phục hồi khu di tích trở

thành một điểm tôn vinh truyền
thống đấu tranh cách mạng, bảo vệ
Tổ quốc; địa điểm tổ chức các hoạt
động văn hóa, văn nghệ phục vụ
cộng đồng; địa điểm thu hút khách
du lịch, tạo nguồn thu, góp phần
phát huy giá trị di tích; làm cơ sở
pháp lý để xây dựng quy chế quản
lý tổng thể Khu di tích.
Đối với Khu lưu niệm Nguyễn
Du, tỉnh Hà Tĩnh, phạm vi nghiên
cứu lập quy hoạch gồm khu vực di
tích, những khu vực có ưu thế về
cảnh quan thiên nhiên thuộc xã Tiên
Điền, Xuân Giang và thị trấn Nghi
Xuân. Quy hoạch nhằm xây dựng
Khu lưu niệm Nguyễn Du thành
một địa chỉ văn hóa và du lịch hấp
dẫn của quốc gia gắn với các giá trị

Lấy ý kiến cho Dự thảo...
Theo Dự thảo Quy hoạch phát
triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm
nhìn 2030, mục tiêu đặt ra cho Điện
ảnh Việt Nam đến năm 2020, nguồn
nhân lực và hệ thống cơ sở vật chất,
kỹ thuật của ngành điện ảnh cơ bản
đáp ứng được nhu cầu sản xuất, phổ
biến phim của các cơ sở điện ảnh và
nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật điện
ảnh của nhân dân tại các vùng,
miền, địa phương; đồng thời có đủ
điều kiện và năng lực tổ chức các
Liên hoan phim và sự kiện điện ảnh
lớn của quốc gia và quốc tế. Phấn
đấu đến năm 2030, điện ảnh Việt
Nam có các nghệ sỹ tài năng và hệ
thống cơ sở vật chất, kỹ thuật đạt
tiêu chuẩn hiện đại, đồng bộ, có vị
trí thứ hạng cao trong khu vực Đông
Nam Á và Châu Á.
Về mục tiêu cụ thể, đến năm
2020 xây dựng đội ngũ các nhà biên
kịch, đạo diễn, quay phim, thiết kế
mỹ thuật, diễn viên, chuyên gia kỹ
thuật công nghệ, nhà sản xuất, nhà

6

số 1053 l 05.12.2013

lý luận phê bình, nhà quản lý điện
ảnh được đào tạo bài bản, chuyên
sâu, có đủ trình độ và năng lực phát
triển điện ảnh. Hoàn thành cơ bản
việc xây dựng hệ thống cơ sở vật
chất, kỹ thuật trong cả nước phù
hợp với sự phát triển của kỹ thuật và
công nghệ điện ảnh tiên tiến của thế
giới nhằm đáp ứng nhu cầu sản
xuất, phổ biến phim và nhu cầu
thưởng thức nghệ thuật điện ảnh của
nhân dân… Phấn đấu đến năm
2030, Điện ảnh Việt Nam có đội
ngũ sáng tác, sản xuất phim mạnh
trong khu vực Đông Nam Á và
Châu Á, trong đó có những tài năng
được quốc tế công nhận.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ
trưởng Vương Duy Biên nhấn
mạnh, “Quy hoạch phát triển điện
ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến
2030” được xây dựng trên cơ sở các
chuyên đề được viết kĩ lưỡng, bao
gồm các nội dung hoạt động điện
ảnh như: Quản lý nhà nước về điện

(Tiếp theo trang 1)
thi ca của Đại thi hào Nguyễn Du và
các giá trị văn hóa truyền thống của
xã Tiên Điền.
Đối với Di tích lịch sử Tân Trào,
tỉnh Tuyên Quang, phạm vi nghiên
cứu lập quy hoạch đã được xác định
trên cơ sở khoanh vùng bảo vệ di
tích quốc gia đặc biệt đã được Thủ
tướng Chính phủ công nhận. Đây là
di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, là
trung tâm du lịch văn hóa-lịch sử
của tỉnh Tuyên Quang và quốc gia.
Các di tích lịch sử có liên quan tới
Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí
lãnh đạo cao cấp của Đảng, các cơ
quan Trung ương đã từng ở và làm
việc thời kỳ tiền khởi nghĩa, thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp.
THu Hằng
(Tiếp theo trang 1)
ảnh; Sáng tác, sản xuất, Phát hành
- Phổ biến phim; Phát triển cơ sở kỹ
thuật và công nghệ điện ảnh; Đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực;
Công tác lưu trữ; Hợp tác quốc tế
về điện ảnh, các lĩnh vực hoạt động
điện ảnh khác… Những nội dung
này đều được kết cấu với 5 phần
chính: Quan điểm, mục tiêu, định
hướng chủ yếu, giải pháp thực hiện,
nguồn kinh phí tổ chức thực hiện.
Việc lấy ý kiến góp ý của các các
Ban, Bộ, ngành, đơn vị liên quan;
các nhà hoạt động điện ảnh, nghệ sĩ
điện ảnh để hoàn thiện Dự thảo
Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt “Quy hoạch phát
triển điện ảnh đến năm 2020, tầm
nhìn đến 2030” là một trong những
nhiệm vụ quan trọng để từng bước
hoàn thiện các văn bản hoạch định
chính sách, định hướng để phát
triển ngành điện ảnh lâu dài, bền
vững.
T.Hợp
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp Du lịch lần thứ 2
Ngày 25/11/2013, Bộ VHTTDL
ban hành Kế hoạch số 4335/KHBVHTTDL về việc tổ chức Hội nghị
Doanh nghiệp Du lịch lần thứ 2.
Hội nghị nhằm rà soát việc thực
hiện các kiến nghị của doanh nghiệp tại
Hội nghị Doanh nghiệp Du lịch lần thứ
I (năm 2012); Góp ý và bàn triển khai
chiến dịch cải thiện môi trường Du lịch
Việt Nam; Góp ý dự thảo Nghị quyết
của Chính phủ về một số giải pháp đẩy
mạnh phát triển du lịch giai đoạn 20132020; Thảo luận đề xuất định vị thương
hiệu du lịch Việt Nam; Thảo luận
những giải pháp phát triển Du lịch năm
2014 gắn với doanh nghiệp du lịch và

bối cảnh thực tế.
Theo phân công thực hiện tại Kế
hoạch: Tổng cục Du lịch chủ trì xây
dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị
Doanh nghiệp du lịch lần thứ hai,
chuẩn bị báo cáo về việc giải quyết các
kiến nghị của doanh nghiệp tại Hội
nghị gặp mặt doanh nghiệp du lịch lần
thứ nhất, chuẩn bị nội dung phục vụ nội
dung triển khai Chiến dịch cải thiện
môi trường Du lịch Việt Nam; Những
giải pháp phát triển du lịch năm 2014
gắn với doanh nghiệp du lịch và bối
cảnh thực tế; Chọn lựa danh sách
doanh nghiệp lữ hành tham dự Hội
nghị và soạn thảo thư mời đại biểu

Báo cáo tổng kết Năm Gia đình Việt Nam
Nhằm tổ chức tốt các hoạt động
của Năm Gia đình Việt Nam - 2013,
Bộ VHTTDL đã gửi các địa phương
các văn bản triển khai thực hiện Năm
Gia đình Việt Nam bao gồm: Kế hoạch
liên tịch số 759/KH-BVHTTDLHLHPNVN ngày 12/3/2013 về việc
thực hiện Năm Gia đình Việt Nam
giữa Bộ VHTTDL và Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam; Hướng dẫn số
1629/HD-BVHTTDL ngày 06/5/2013
về việc hướng dẫn tổ chức các hoạt
động hưởng ứng Năm Gia đình Việt

Nam - 2013, Ngày Gia đình Việt Nam
28/6/2013 và Ngày Quốc tế Hạnh
phúc 20/3/2014. Đến nay, các hoạt
động của Năm Gia đình Việt Nam đã
và đang được các địa phương triển
khai sâu rộng. Để chuẩn bị tổng kết và
báo cáo Thủ tướng Chính phủ các hoạt
động của Năm Gia đình Việt Nam,
ngày 27/11/2013, Bộ VHTTDL đã ban
hành Công văn số 4347/BVHTTDLGĐ gửi Sở VHTTDL các tỉnh/thành đề
nghị báo cáo tình hình thực hiện Năm
Gia đình Việt Nam tại các địa phương

tham dự Hội nghị; Lựa chọn và mời 50
khách sạn tiêu biểu tham dự Hội nghị;
Chuẩn bị nội dung báo cáo về tình
hình du lịch Việt Nam và thế giới;
Chuẩn bị công tác hậu cần phục vụ
Hội nghị, gửi thư mời đại biểu tham dự
Hội nghị và thực hiện các thủ tục thanh
quyết toán theo quy định của Nhà
nước. Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Lữ
hành Việt Nam phối hợp với Tổng cục
Du lịch lựa chọn các doanh nghiệp
mời tham dự Hội nghị và xây dựng nội
dung chương trình Hội nghị. Dự án
EU phối hợp, hỗ trợ Tổng cục về kinh
phí tổ chức Hội nghị.
H.Q
với các nội dung: Những kết quả đạt
được trong việc tổ chức thực hiện Năm
Gia đình, trong đó bao gồm những kết
quả đạt được trong công tác xây dựng
văn bản hướng dẫn thực hiện Năm Gia
đình và trong công tác tổ chức thực
hiện các hoạt động Năm Gia đình;
Những bất cập, hạn chế trong thực tiễn
và nguyên nhân; Đánh giá chung về
những mặt được, chưa được; Kiến
nghị, đề xuất. Công văn yêu cầu báo
cáo của các Sở VHTTDL cần gửi về
Bộ VHTTDL qua Vụ Gia đình trước
ngày 25/12/2013 để tổng hợp.
H.Quân

Xây dựng Thác Bản Giốc thành khu du lịch trọng điểm
Ngày 26/11, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số
2284/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ
Quy hoạch chung xây dựng Khu du
lịch thác Bản Giốc và Quy hoạch chi
tiết Khu trung tâm du lịch thác Bản
Giốc, phạm vi nghiên cứu có quy mô
khoảng 1.700ha; phạm vi lập quy
hoạch chung xây dựng có quy mô
1.000ha. Mục tiêu của Quy hoạch
nhằm phát triển Khu du lịch Thác
Bản Giốc trở thành trọng điểm du
lịch của Quốc gia và tỉnh Cao Bằng,

góp phần thúc đẩy phát triển kinh tếxã hội của tỉnh và khu vực gắn với
bảo vệ an ninh quốc phòng.
Xây dựng Khu du lịch thác Bản
Giốc có các khu chức năng và hạ tầng
đồng bộ, khai thác tối đa các lợi thế
sẵn có về vị trí địa lý và tài nguyên
thiên nhiên để phát triển các sản phẩm
du lịch dịch vụ theo hướng bền vững
kết hợp với bảo vệ môi trường; bố trí
dân cư, hạ tầng, các công trình phục
vụ du lịch đảm bảo phát triển và giữ
gìn được bản sắc văn hóa dân tộc.

Quyết định cũng nêu rõ, đối với
Quy hoạch chung xây dựng Khu du
lịch thác Bản Giốc, cần đánh giá vai
trò, vị trí khu du lịch trong bối cảnh
phát triển du lịch chung của Tỉnh, của
vùng và của quốc gia, đặc biệt xem
xét đến vai trò là Khu du lịch trọng
điểm quốc gia, là điểm đến quan
trọng trong tuyến du lịch liên tỉnh,
liên vùng (Cao Bằng-Bắc Kạn-Đồng
bằng Bắc Bộ và Lạng Sơn-Cao BằngHà Giang).
T.Hợp

số 1053

l

05.12.2013

7
Sự kiện kiện đề đề
Sự vấn vấn

Kế hoạch tổ chức chấm thi Cuộc thi sáng tác Biểu trưng,
Khẩu hiệu và Bài hát cho Đề án tổng thể phát triển thể lực,
tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030
Ngày 26/11/2013, Ban Điều phối
Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm
vóc người Việt Nam giai đoạn 20112030 đã ban hành Kế hoạch số
4340/KH-BĐPĐA về việc tổ chức
chấm thi Cuộc thi sáng tác Biểu trưng,
Khẩu hiệu và Bài hát cho Đề án tổng
thể phát triển thể lực, tầm vóc người
Việt Nam giai đoạn 2011-2030. Mục
đích nhằm xác định được những tác
phẩm đoạt giải theo đúng những tiêu
chí, thể lệ cuộc thi đề ra. Trên cơ sở đó
tham mưu, trình Ban Điều phối Đề án
phê duyệt để sử dụng chính thức trong
tất cả các hoạt động của Đề án 641 như
in ấn trong các văn bản chính thức,
trên pano, apphích, ấn phẩm tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin
đại chúng.
Theo đó, một số nội dung chính
như: Hội đồng Giám khảo làm việc
trên tinh thần công tâm, khách quan và
khoa học dựa trên hệ thống tiêu chí do
Ban Điều phối Đề án và Ban Tổ chức

cuộc thi đặt ra, phù hợp với mục đích
sử dụng tại các hoạt động, các ấn phẩm
truyền thông của Đề án. Ban Giám
khảo làm việc theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, đảm bảo tính khách
quan, công bằng và đạt chất lượng cao.
Ban Giám khảo chịu trách nhiệm xác
định các tác phẩm đoạt giải đảm bảo
các yêu cầu về chuyên môn theo đúng
tiêu chí thể lệ quy định; xác định các
tác phẩm đoạt giải làm cơ sở trao giải
cho cuộc thi. Trên cơ sở các tác phẩm
đoạt giải, nếu đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu quy định, Ban Giám khảo có trách
nhiệm tư vấn cho Ban Điều phối Đề án
641 để sử dụng trong các hoạt động của
Đề án như thông tin tuyên truyền; sử
dụng trong các văn bản, tờ rơi, ấn phẩm
của Đề án. Trường họp các tác phẩm
đoạt giải không đáp ứng đầy đủ các
tiêu chí đề ra, Ban Giám khảo có quyền
tham mưu, đề xuất để Ban Điều phối
xem xét, quyết định…
Các tác phẩm đoạt giải theo quy

định của Thể lệ cuộc thi sẽ đăng tải trên
các phương tiện truyền thông đại
chúng trước khi công bố, trao giải.
Tiêu chí đánh giá tác phẩm dự thi:
Các tác phẩm dự thi biểu trưng, bài
hát và khẩu hiệu thể hiện được sự độc
đáo, đặc trưng tiêu biểu phù hợp với
mục tiêu tổng quát của Đề án 641; có
tư tưởng, truyền đạt thông điệp rõ
ràng; dễ nhớ, dễ nhận biết. Thể hiện
được giá trị, quy mô sự kiện phù hợp
với thuần phong mỹ tục, thẩm mỹ văn
hóa Việt Nam. Đảm bảo tính đa ứng
dụng: thuận tiện cho việc in ấn, phóng
to, thu nhỏ, đắp nổi, gia công trên các
chất liệu. Các tác phẩm dự thi không
sao chép, trùng lặp với bất cứ hình
ảnh biểu trưng, khẩu hiệu, bài hát nào
của trong nước và nước ngoài. Thông
tin cá nhân của tác giả tham gia dự thi
sẽ được Ban Tổ chức giữ bí mật đến
khi Ban Giám khảo công bố kết quả
chấm thi…
H.Quân

Triển lãm tranh cổ động về văn hóa giao thông
Triển lãm tranh cổ động tuyên
truyền về văn hóa giao thông được
khai mạc sáng 29/11 tại Trung tâm
Văn hóa Thành phố Hà Nội. Triển lãm
trưng bày giới thiệu những tác phẩm
được chọn lựa từ cuộc thi sáng tác
tranh cổ động tuyên truyền về văn hóa
giao thông do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức.
Cuộc thi được phát động từ ngày 06/408/6/2013, đã nhận được 805 tác
phẩm của 502 tác giả ở 38 tỉnh/thành
trong cả nước gửi tham gia dự thi.
Các tác phẩm dự thi đều tập trung
thể hiện các chủ đề: tự giác chấp hành
Luật Giao thông; thực hiện nghiêm

8

số 1053 l 05.12.2013

nhiệm vụ, tác phong chuẩn mực, văn
minh của người cánh sát giao thông;
đi đúng làn đường, phần đường qui
định; không tham gia đua xe và cổ vũ
đua xe trái phép; tuân thủ pháp luật
khi bị xử lý các hành vi vi phạm trật
tự an toàn giao thông; tạo dựng kết
cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực, an
toàn; có ý thức văn hóa xây dựng môi
trường giao thông thân thiện, an
toàn…
Đánh giá của Ban Giám khảo: Các
tác phẩm dự thi đã đáp ứng được yêu
cầu về mỹ thuật; chất liệu thể hiện
tranh phong phú, đa dạng về hình
thức; phản ánh sự tìm tòi, sáng tạo

phong cách thể hiện mới trong sáng
tác tranh cổ động.
Có 64 tác phẩm được tuyển chọn
trưng bày triển lãm phục vụ công tác
tuyên truyền văn hóa giao thông. Ban
Giám khảo đã lựa chọn 10 tác phẩm
trao giải, gồm: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì,
2 giải Ba, 5 giải Khuyến khích và 1
giải phong trào cho đơn vị đã vận động
được nhiều tác giả, tác phẩm chất
lượng tham gia cuộc thi. Giải Nhất
được trao cho tác phẩm “Một người
không có ý thức làm nhiều người
phiền phức” của tác giả Lê Quang
Hiệu (thành phố Hồ Chí Minh).
K.Hoàn
Sự kiện vấn đề

Chương trình nghệ thuật phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo dịp Tết Giáp Ngọ
Dịp Tết Dương lịch và Tết Giáp
Ngọ 2014, các nhà hát thuộc Bộ
VHTTDL đã xây dựng các chương
trình, vở diễn với chất lượng nghệ thuật
cao phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng
xa, biên giới, hải đảo.
Cụ thể, Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt
Nam biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sỹ
và nhân dân huyện đảo Cát Bà, Cát Hải
(TP Hải Phòng) và huyện đảo Cô Tô
(Quảng Ninh) từ tháng 01/2014. Nhà
hát Ca Múa Nhạc nhẹ Việt Nam biểu
diễn từ 20-25/01/2014, biểu diễn phục
vụ bà con Việt kiều tại các tỉnh Đông
Bắc Thái Lan từ 20-25/01/2014; phối
hợp với Tạp chí Cộng sản xây dựng
chương trình Kỷ niệm Ngày Thành lập
Đảng 03/02/2014 tại Nhà hát Lớn Hà
Nội; từ 25-30/01/2014 biểu diễn tại các
huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội; tháng
02/2014 (sau Tết Giáp Ngọ) xây dựng
chương trình biểu diễn phục vụ bà con
Việt kiều tại CH Pháp; từ 20-28/02/2014
biểu diễn phục vụ nhân dân tỉnh Lạng
Sơn. Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam,
từ cuối tháng 12/2013 đến hết tháng
01/2014, biểu diễn phục vụ đồng bào,
chiến sỹ tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc

Kạn, Thái Nguyên. Từ 01/01 đến hết
31/3/2014, Nhà hát Tuồng Việt Nam
biểu diễn tại tỉnh Bắc Giang vở “Phò mã
Thân Cảnh Phúc”. Từ trung tuần tháng
2/2013 đến hết tháng 02/2014, Nhà hát
Chèo Việt Nam biểu diễn tại các tỉnh
Quảng Ninh, TP Hải Phòng và Ninh
Bình. Nhà hát Cải lương Việt Nam biểu
diễn từ 01-31/01/2014 tại các tỉnh Hà
Giang, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc
Giang, với các thể loại ca khúc cách
mạng, ca tân cổ và trích đoạn Cải lương.
Từ 28-31/11/2013, Nhà hát Kịch
Việt Nam biểu diễn tại tỉnh Bắc Giang,
Hưng Yên, Hà Nam vở “Tai biến”; từ
19/30/12/2013, biểu diễn tại Thái
Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình vở “Tai
biến”; từ ngày 14-31/01/2014, biểu
diễn tại các tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái,
Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, với các vở “Nhân
danh công lý”, “Đi tìm điều không
mất”; ngày 17/02/2014, biểu diễn tại
tỉnh Nam Định vở “Tai biến”.
Từ 17/02 đến 27/02/2014, Nhà hát
Múa rối Việt Nam biểu diễn tại tỉnh
Đắk Lắk với các chương trình “Hoạt
cảnh thiếu nhi”, “Múa Đà điểu”, “Trò

chơi, tặng quà”, “Ba ngọn nến”, “Ếch
xanh mắt tròn”, “Dàn nhạc gia đình
gà”, “DJ Heo con”. Đoàn Xiếc Việt
Nam biểu diễn tại một số địa phương
từ 15/01 đến 15/3/2014.
Từ 15/12/2013 đến 28/02/2014,
Đoàn kịch I và Đoàn kịch II của Nhà
hát Tuổi trẻ biểu diễn tại TP Đà Nẵng,
tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Khánh
Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.HCM, TP
Cần Thơ… Chương trình vở diễn “Lời
thề thứ 9”, “Mùa hạ cuối cùng”, “Nụ
cười chiến sỹ”; Đoàn kịch III biểu diễn
tại Thanh Hóa, Hà Tĩnh và TP.HCM.
Chương trình vở diễn “Tâm linh Việt”,
“Hồn Trương Ba da hàng thịt”,
“Nguyễn Du với Kiều”. Đoàn Ca múa
nhạc biểu diễn tại các tỉnh phía Bắc:
Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên,
Tuyên Quang, Lào Cai.
Tháng 3/2014, Dàn nhạc Giao
hưởng Việt Nam biểu diễn phục vụ
đồng bào, cán bộ chiến sỹ tại các tỉnh
Điện Biên, Sơn La với chương trình
hòa nhạc Giao hưởng với các tác
phẩm: Concerto cho Violon, Piano và
dàn nhạc, Giao hưởng thơ…
n.H

Triển lãm ảnh “Cuộc thi ảnh di sản Việt Nam 2013”
Ngày 28/11, Hội Di sản văn hóa
TP Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo
tàng tỉnh An Giang tổ chức triển
lãm ảnh “Cuộc thi ảnh di sản Việt
Nam 2013” nhằm quảng bá hình
ảnh di sản văn hóa Việt Nam đến
với công chúng.
Triển lãm trưng bày 120 tác
phẩm đoạt giải đẹp nhất trong số
trên 6.000 tác phẩm của “Cuộc thi
ảnh di sản Việt Nam 2013”, ghi nhận
lại hình ảnh đẹp với tất cả các khía
cạnh, vùng miền của Tổ quốc như về
quê hương Việt Nam, đời sống sinh
hoạt của nhân dân, lễ hội truyền

thống, làng nghề, danh lam thắng
cảnh, di tích văn hóa... Tiêu biểu là
các tác phẩm “Hồn quê giếng nước
(Hà Nội)”, “Bắc Sơn miền quê yên
ả”, “Vườn quốc gia Xuân Thủy
(Nam Định)”, “Cánh diều biển đảo
Quảng Ngãi”, “Làng nghề Bàu Trúc
(Ninh Thuận)”, “Chiếu Định Yên
Đồng Tháp”, “Mùa cá cơm Phan
Rí”, “Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn (Hải
Phòng)”, “Vui hội Lim”, “Lễ hội
Ramưwan”, “Đua Ghe Ngo”, “Lễ
Phật đản Chùa Hoằng Pháp”, “Lễ
rước Thánh Mẫu”, “Lễ hội mùa
nước nổi”...

Theo bà Bùi Thị Hằng - Giám
đốc khu vực phía Nam Trung ương
Hội Di sản Việt Nam, không chỉ
riêng tại tỉnh An Giang, Hội còn tổ
chức triển lãm lưu động tại 17
điểm thuộc 16 tỉnh/thành trong cả
nước, từ Hà Nội và điểm cuối cùng
là thành phố Hạ Long (Quảng
Ninh). An Giang là tỉnh thứ 13, mở
cửa triển lãm từ 28/11/2013 đến
ngày 28/02/2014, là địa điểm triển
lãm dài nhất so với các tỉnh thành
khác, nhằm nâng cao hiểu biết của
người dân.
THu Trang

số 1053

l

05.12.2013

9
Sự kiện kiện đề đề
Sự vấn vấn

Tạo dựng nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao
Trong 02 ngày 27 và 28/11/2013
tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo khoa
học “Phấn đấu sáng tạo nhiều tác
phẩm VHNT có giá trị tư tưởng và
nghệ thuật cao - Thực trạng và giải
pháp” do Hội đồng Lý luận, phê bình
văn học, nghệ thuật Trung ương tổ
chức. Hội thảo là hoạt động khoa học
quan trọng nhằm thảo luận, đánh giá
về thực trạng lãnh đạo, quản lý, hoạt
động lý luận, phê bình, sáng tác VHNT
trong 15 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương 5 khóa VIII.
Từ thực tiễn phong phú, sinh động
của các lĩnh vực văn học, nghệ thuật
15 năm qua, cùng với những góc độ
tiếp cận khác nhau, các tham luận và
các ý kiến phát biểu tại Hội thảo không
chỉ mang đến những nhận xét, đánh

giá về thực trạng sáng tạo văn học,
nghệ thuật, mà còn nêu lên được
những vấn đề khả giải, thuyết phục về
nguyên nhân, những đề xuất có tính
khả thi về giải pháp để phấn đấu sáng
tạo nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật
có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao,
đáp ứng đòi hỏi của đất nước và nhân
dân trong thời kỳ mới.
Với 70 bản tham luận và hơn 200
đại biểu tham dự, cho thấy Hội thảo đã
thu hút được sự quan tâm của đông
đảo giới nghiên cứu lý luận, hoạt động
sáng tác, quản lý cũng như công chúng
yêu văn học, nghệ thuật trong cả nước.
Các kết quả đạt được trong Hội thảo
này là căn cứ để góp phần tổng kết,
đánh giá tình hình thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 khóa VIII trong 15

năm qua, đồng thời gợi mở hướng
phấn đấu để có thêm những thành tựu
mới của văn học, nghệ thuật nước nhà
thời gian tới.
Về các giải pháp để văn học, nghệ
thuật sáng tạo ra nhiều tác phẩm có giá
trị tư tưởng và nghệ thuật cao, trước
hết phải đề cao trách nhiệm và tấm
lòng của chính các văn nghệ sĩ trước
Tổ quốc và nhân dân; Cần có sự quan
tâm hơn nữa việc phát hiện, đào tạo,
bồi dưỡng tài năng văn học, nghệ
thuật; Đẩy mạnh hoạt động lý luận,
phê bình; Xây dựng bộ tiêu chí đánh
giá tác phẩm văn học, nghệ thuật;
Tăng cường phối hợp các Hội chuyên
ngành, mở rộng tuyên truyền, quảng
bá các tác phẩm có giá trị cao.
m.Huệ

Văn hóa trong bảo tồn và phát triển các khu dự trữ sinh quyển
thế giới tại Việt Nam
Sáng 22/11/2013, tại Trung tâm
Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt
Nam, Bộ VHTTDL phối hợp với Ủy
ban quốc gia Chương trình Con người
và Sinh quyển Việt Nam (MAB Việt
Nam) tổ chức Hội thảo Văn hóa trong
bảo tồn và phát triển các khu dự trữ sinh
quyển thế giới tại Việt Nam.
Hội thảo hướng tới sử dụng văn hóa
kết nối giữa bảo tồn thiên nhiên và phát
triển kinh tế trong các khu dự trữ sinh

quyển (DTSQ), sử dụng khu DTSQ
như những mô hình phát triển bền vững
của địa phương, qua đó nâng cao nhận
thức và năng lực quản lý bền vững các
khu DTSQ; đưa ra những bài học thành
công đã triển khai ở các khu DTSQ về
du lịch sinh thái và bảo tồn cho phát
triển và phát triển để bảo tồn dựa trên
những giá trị văn hóa truyền thống của
từng địa phương.
Hội thảo diễn ra là cơ hội để các cán

bộ trực tiếp quản lý khu DTSQ, nhà
khoa học, chuyên gia văn hóa, bảo tồn,
du lịch sinh thái trao đổi kinh nghiệm
triển khai du lịch sinh thái ở các khu
DTSQ, các hoạt động bảo tồn cho phát
triển, phát triển để bảo tồn; sử dụng giá
trị văn hóa trong quản lý bền vững các
khu DTSQ; đồng thời đưa ra các giải
pháp phát triển du lịch sinh thái, bảo tồn
và quản lý khu DTSQ bền vững.
T.Hợp

Liên hoan “Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông”

ca múa nhạc, ca cổ, dân ca, hò…
Tham gia Liên hoan, công chúng còn
được thưởng thức những tiết mục văn
nghệ đặc sắc, đậm nét văn hóa truyền
thống của đồng bào các dân tộc Kinh,
Khmer, Chăm, Hoa tại khu vực đồng
bằng sông Cửu Long.
Liên hoan “Tiếng hát hẹn hò 9 dòng
sông” được tổ chức 2 năm một lần, lần
lượt tại 13 tỉnh/thành trong khu vực. Liên
hoan kết thúc ngày 29/11/2013.
HuY Long

Tại thành phố Cao Lãnh, tối 26/11,
Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Sở
VHTTDL tỉnh Đồng Tháp khai mạc liên
hoan “Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông” lần
thứ XIV năm 2013, với sự góp mặt của
13 đoàn nghệ thuật quần chúng thuộc
các tỉnh/thành đồng bằng sông Cửu
Long và Trường Đại học Cần Thơ.
Đây là lần đầu tiên tỉnh Đồng Tháp
đăng cai tổ chức liên hoan, nhân lễ giỗ
lần thứ 84 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

10

số 1053 l 05.12.2013

- thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
(29/11). Với chủ đề “Xây dựng đời sống
văn hóa nông thôn mới”, Liên hoan lần
này quy tụ các đoàn nghệ thuật quần
chúng của các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long và Trường Đại học Cần Thơ, nhằm
tăng cường giao lưu văn hóa nghệ thuật,
nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho
nhân dân các dân tộc đang sinh sống và
làm việc trong khu vực. Mỗi đơn vị tham
gia một chương trình gồm nhiều thể loại
Sự kiệnkiện vấn đề
Sự vấn đề

Sưu tầm hình ảnh, hiện vật, tư liệu về chủ quyền biển đảo
Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết
công tác thi đua, khen thưởng năm
2013 ngày 26/11 tại thành phố Hội An
của Sở VHTTDL các tỉnh Nam Trung
bộ cho thấy: Năm 2013, bên cạnh các
hoạt động chuyên môn, các tỉnh Nam
Trung bộ đã làm tốt công tác sưu tầm,
khảo cổ, tập hợp tài liệu, hiện vật,
phục vụ tốt công tác triển lãm, trưng
bày các hình ảnh, tư liệu lịch sử giáo
dục truyền thống yêu nước, phong
trào cách mạng, phát huy các giá trị
văn hóa của địa phương và chủ quyền
biển đảo thiêng liêng.
Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam đã
trưng bày bộ ảnh với chủ đề “Cuộc
tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu
Thân 1968 - Bước ngoặt lịch sử”; triển
lãm bộ ảnh “9 năm kháng chiến chống
pháp” và nhiều hình ảnh tư liệu về
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm
59 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và

123 năm Ngày sinh của Người. Ngành
Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng
Ngãi trưng bày “Quảng Ngãi - Hoàng
Sa, Trường Sa - Di sản văn hóa biển
đảo Quảng Ngãi”. Tỉnh Bình Định tổ
chức triển lãm ảnh “Hoàng Sa,
Trường Sa - Biển đảo Việt Nam ”.
Tỉnh Khánh Hòa tổ chức 8 cuộc triển
lãm, tiêu biểu như: “Văn hóa các dân
tộc phía Nam”, “Hoàng Sa, Trường Sa
và văn hóa biển đảo Việt Nam”, “Cổ
vật một số nước Đông Nam Á”. Sở
VHTTDL tỉnh Phú Yên tổ chức hai
cuộc triển lãm Mừng Đảng mừng
Xuân và triển lãm nghệ thuật trong
chương trình giao lưu văn hóa Việt Hàn được đánh giá cao. Đặc biệt, Sở
VHTTDL tỉnh Ninh Thuận tổ chức 6
đợt triển lãm ảnh nghệ thuật mừng
Đảng mừng Xuân và triển lãm 60 hình
ảnh về biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa
cùng 4 bản đồ tuyên truyền về chủ

quyền biển đảo, thu hút hơn 7.000
lượt khách đến tham quan.
Bằng các hoạt động thiết thực của
mình, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam
được bầu chọn là đơn vị dẫn đầu trong
công tác thi đua các tỉnh Nam Trung
bộ năm 2013.
Năm 2014 các tỉnh khu vực Nam
Trung bộ sẽ cổ vũ và động viên phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa”; đẩy mạnh các hoạt
động thể dục, thể thao thành tích cao
và phong trào thể dục thể thao quần
chúng, quản lý tốt các hoạt động trong
lĩnh vực du lịch. Đặc biệt các tỉnh
trong khu vực cam kết sẽ tiếp tục chú
trọng công tác sưu tầm, khảo cổ, tập
hợp tài liệu, hiện vật, phục vụ tốt công
tác triển lãm, trưng bày các hình ảnh,
tư liệu lịch sử về chủ quyền biển đảo
thiêng liêng của Tổ quốc.
Đức Kiên

Thanh Hóa: Đồng bào H’mông thực hiện nếp sống văn hóa
trong việc tang
Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa
phối hợp với chính quyền các huyện
Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn
triển khai đề án “Tuyên truyền thực
hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ
vùng đồng bào H’Mông đến năm
2020”. Trong đó, có những hủ tục
cần xóa bỏ ở vùng đồng bào dân tộc
H’Mông như: Tục bắn súng thông
báo người chết, đưa người chết vào
quan tài, để người chết lâu ngày
trong nhà từ 3-7 ngày, tổ chức ăn
uống linh đình, không chôn cất
người chết vào nghĩa trang tập
trung…
Trong giai đoạn từ năm 20132015, Thanh Hóa thực hiện thí điểm
đề án tại 7 bản của đồng bào
H’Mông ở xã Pù Nhi (huyện Mường
Lát) bởi người H’Mông ở Pù Nhi là

điểm cư trú đầu tiên, lâu đời của
đồng bào H’Mông tại Thanh Hóa;
sau đó sẽ mở rộng tuyên truyền tại
các bản có đồng bào H’Mông ở các
huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan
Sơn. Hiện nay, huyện Mường Lát
đang quy hoạch 7 nghĩa trang cho 7
bản có đồng bào H’Mông ở xã Pù
Nhi và làm đường giao thông vào
các nghĩa trang. Nghĩa trang được
phân khu theo từng dòng họ trong
bản.
Để thực hiện thành công Đề án,
chính quyền địa phương đã lập tổ
tuyên truyền là những người nói thạo
tiếng H’Mông, đến từng hộ vận
động, tuyên truyền đồng bào thay đổi
dần thói quen, nếp nghĩ không còn
phù hợp với đời sống văn hóa mới.
Những gia đình có việc tang được hỗ

trợ 5 triệu đồng để mua quan tài và 3
triệu đồng tổ chức tang lễ. Thôn, bản
được hỗ trợ 3 triệu đồng để mời thợ
kèn, thợ trống, thầy cúng giúp gia
đình tang chủ.
Nhằm từng bước thay đổi quan
niệm của đồng bào H’Mông ở Thanh
Hóa, mỗi năm Ban Dân tộc tỉnh cùng
địa phương tổ chức từ 1 đến 2 đoàn
gồm những người có uy tín, già làng,
trưởng bản, thầy mo, trưởng họ của 7
bản người H’Mông đến tham quan,
học hỏi tại các tỉnh vùng Tây Bắc như
Lào Cai, Sơn La, Hà Giang… Qua
các chuyến tham quan, đồng bào
H’Mông ở Thanh Hóa sẽ được tận
mắt chứng kiến việc tổ chức tang lễ
của đồng bào H’Mông ở Tây Bắc
hiện nay không còn rườm rà, tốn kém.
H.L

số 1053

l

05.12.2013

11
Sự kiện vấn đề

Phát triển du lịch Đồng Tháp “Thuần khiết như hồn sen”
Ngày 01/12 Sở VHTTDL tỉnh Đồng
Tháp đã tổ chức diễn đàn Phát triển dịch
vụ tại điểm đến du lịch Đồng Tháp với
chủ đề “Thuần khiết như hồn sen”, nhằm
thu hút thêm nhiều du khách đến với
tham quan, với sự tham dự của đại diện
các Công ty du lịch trong và ngoài tỉnh.
Từ đầu năm đến nay, có hơn 1,6
triệu lượt khách du lịch đến tỉnh Đồng
Tháp, tập trung đến tham quan các điểm
du lịch nổi tiếng như: Khu di tích mộ cụ
Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh; Khu di tích Gò
Tháp; Khu di tích Xẻo Quýt, Gáo
Giồng, Vườn Quốc gia Tràm Chim,

Làng Hoa kiểng Sa Đéc, Nhà cổ Huỳnh
Thủy Lê… Hiện tỉnh mở ra nhiều cơ hội
cho các nhà làm du lịch hướng đến
Đồng Tháp với nhiều món ăn đặc sản,
tham quan các làng nghề đóng xuồng,
làm lờ lộp, chợ chiếu ma…; các vườn
cây đặc sản như: Quýt hồng Lai Vung,
nhãn Châu Thành, xoài cát Cao Lãnh,
mô hình du lịch trải nghiệm ở Vườn
Quốc gia Tràm Chim mùa nước nổi với
4 hình thức: trải nghiệm làm ngư dân,
trải nghiệm thu hoạch lúa trời, tham
quan bãi chim sinh sản và bơi xuồng
ngắm cảnh quan sinh thái.
Nhiều đóng góp của các nhà kinh

doanh du lịch là Đồng Tháp nên phát
triển du lịch cộng đồng và đồng thời đào
tạo nguồn nhân lực ngành du lịch, hoạt
động tiếp thị, quảng bá du lịch. Theo Bà
Nguyễn Thị Nga - Tổng Giám đốc
Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Tháp,
Công ty đang hướng tới mô hình liên kết
hợp tác phát triển du lịch, hiện nay đã
ký kết liên kết trên 300 đơn vị lữ hành
du lịch trong và ngoài nước. Sản phẩm
du lịch Đồng Tháp sẽ độc đáo không
trùng lặp với những sản phẩm khác
trong vùng, đến với du lịch Đồng Tháp
du khách sẽ hưởng thụ thuần khiết như
hoa sen.
H.L

Đội tuyển nữ Việt Nam gặp thuận lợi tranh vé dự World Cup
Ngày 29/11, tại TP. Hồ Chí Minh,
Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) và
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã
tiến hành bốc thăm chia bảng vòng
chung kết bóng đá nữ Châu Á năm
2014 (AFC Women’s Asian Cup
2014), sẽ diễn ra từ 14/5-25/5/2014 tại
sân Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh) và
Gò Đậu (Bình Dương).
Do là nước chủ nhà nên Việt Nam
được xếp vào bảng A. Kết quả bốc
thăm đã đưa Việt Nam gặp các đối
thủ Australia, Nhật Bản, Jordan.
Trong khi đó, bảng B sẽ gồm các đội
Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và

Myanmar. Với kết quả trên, Việt
Nam sẽ gặp nhiều thuận lợi để tìm
được chiếc vé dự vòng chung kết
World Cup bóng đá nữ thế giới năm
2015 tại Canada.
Vòng chung kết bóng đá nữ Châu
Á năm 2014 cũng đồng thời chọn ra 5
đội của khu vực Châu Á dự vòng
chung kết bóng đá nữ thế giới 2015
(World Cup 2015). Theo quy định của
AFC, tại ASIAN Cup 2014, bốn đội
đứng đầu hai bảng đấu sẽ giành quyền
vào bán kết, đồng thời giành vé trực
tiếp dự World Cup 2015. Chiếc vé còn
lại dự World Cup sẽ là đội thắng trong

trận play-off giữa hai đội xếp thứ 3 của
mỗi bảng. Với trình độ và đẳng cấp
chênh lệch của bóng đá nữ Châu Á
hiện nay, gần như 4 suất vào bán kết
khó thoát khỏi tay các đội Nhật Bản,
Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Việc nằm chung bảng với Jordan sẽ
giúp Việt Nam dễ thở hơn so với gặp
Thái Lan hoặc Myanmar ở vòng bảng.
Trong lịch sử đối đầu của hai đội, Việt
Nam chưa từng thất bại trước Jordan.
Và với lợi thế được chơi trên sân nhà,
Việt Nam sẽ gặp nhiều thuận lợi để
giành vị trí thứ 3 bảng A.
Vũ minH

Kết thúc Giải Việt dã Báo Gia Lai mở rộng lần thứ 8
Giải Việt dã Báo Gia Lai mở rộng
lần thứ VIII - 2013 đã kết thúc vào ngày
01/12. Ban Tổ chức đã trao giải Nhất
toàn đoàn hệ học sinh THPT cho
Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP
Pleiku; giải Nhất toàn đoàn hệ phong
trào thuộc về huyện Đăk Pơ và giải Nhất
toàn đoàn hệ đội tuyển đã thuộc về đoàn
vận động viên tỉnh Bình Phước.
Tham dự Giải lần này có 12 đoàn
vận động viên (VĐV) của các

12

số 1053 l 05.12.2013

tỉnh/thành trong cả nước; 25 đoàn
VĐV của các đơn vị trong tỉnh với
gần 300 người. Các VĐV tham gia thi
tài ở 3 hệ gồm: Hệ học sinh THPT, hệ
phong trào và hệ đội tuyển với 8 nội
dung thi đấu.
Giải Việt dã Báo Gia Lai được tổ
chức thường niên, là sân chơi lành
mạnh, bổ ích, thiết thực hưởng ứng
cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện
thân thể theo phong trào Bác Hồ vĩ

đại”; vận động toàn dân, thanh thiếu
niên, học sinh, sinh viên tham gia rèn
luyện sức khoẻ, đẩy mạnh phong trào
lao động sản xuất, học tập và bảo vệ
Tổ quốc. Đây cũng là dịp để các VĐV
giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh
nghiệm; là thời điểm cho các đoàn
VĐV chuyên nghiệp đánh giá công
tác huấn luyện, đào tạo VĐV trong
một năm qua.
a.Tùng
Sự kiện vấn đề

Sóc Trăng: Số vụ bạo hành trong gia đình ngày càng giảm
Ngày 25/11, tại huyện Mỹ
Xuyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Sóc Trăng phối hợp với
Tỉnh đoàn Sóc Trăng tổ chức lễ
tuyên dương 26 gia đình văn hóa,
gia đình trẻ tiêu biểu năm 2013 và
hưởng ứng Ngày thế giới xóa bỏ
bạo lực đối với phụ nữ. Đây cũng
chính là một trong các hoạt động
thiết thực kỷ niệm Năm Gia đình
Việt Nam của tỉnh Sóc Trăng.
Theo số liệu thống kê, từ năm
2009 đến nay, toàn tỉnh Sóc Trăng
xảy ra hơn 5.000 vụ bạo lực gia
đình tập trung ở 4 hình thức: Bạo
lực thân thể, bạo lực tinh thần, bạo
lực tình dục và bạo lực kinh tế;

trong đó có 70% nạn nhân là nữ. Để
giảm thiểu và tiến đến xóa bỏ tình
trạng bạo lực gia đình, thời gian
qua, công tác phòng, chống bạo lực
của địa phương luôn được quan tâm
chú trọng; thông qua các hoạt động
tuyên truyền, hoạt động của mô
hình, nhận thức về bạo lực gia đình,
ý thức xây dựng gia đình văn hóa
không bạo lực của tầng lớp nhân
dân ngày càng được nâng cao, kéo
giảm số vụ bạo lực gia đình mỗi
năm từ 10% đến 15%; các câu lạc
bộ “Gia đình phát triển bền vững”
được nhân dân tích cực hưởng ứng,
phong trào toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống mới ở khu dân cư đã

được các cấp, các ngành và nhân
dân phối hợp thực hiện rất hiệu
quả... Bà Nguyễn Thanh Thúy - Chủ
tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện
Mỹ Xuyên cho biết: Hội Liên hiệp
Phụ nữ luôn lồng ghép công tác
phòng, chống bạo lực gia đình cũng
như tuyên truyền về bình đẳng giới
trong các cấp hội. Bên cạnh đó, hội
chỉ đạo các cấp hội phối hợp với các
ngành trong xây dựng các địa chỉ tin
cậy để phòng, chống làm giảm bạo
lực gia đình trên địa bàn, xây dựng
gia đình thực sự no ấm, bình đẳng,
tiến bộ, hạnh phúc.
K.Hoàn

Đại hội TDTT tỉnh Vĩnh Phúc
Ngày 26/11, tại Nhà thi đấu thể
dục thể thao tỉnh, tỉnh Vĩnh Phúc đã
tổ chức Đại hội thể dục thể thao lần
thứ IV năm 2013. Tham gia Đại hội
có gần 500 vận động viên là học
sinh, sinh viên đến từ 34 đơn vị
thuộc các trường cao đẳng, trung
học phổ thông… trên địa bàn tỉnh.
Đại hội diễn ra đến ngày
28/11/2013 với 7 môn thi đấu, gồm:
Điền kinh, bóng chuyền nữ, bóng

bàn, cầu lông, cờ tướng, vật dân tộc,
pencaksilat. Các vận động viên
tranh tài giành 158 bộ huy chương.
Đại hội là sân chơi thể thao lành
mạnh cho học sinh, sinh viên, đồng
thời là dịp phát động phong trào tập
luyện, thi đấu thể dục, thể thao cho
cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh
viên, góp phần nâng cao chất lượng
công tác giáo dục thể chất trong các
nhà trường. Đây cũng là hoạt động

thiết thực nhằm tăng cường giao lưu
học tập kinh nghiệm, sự hiểu biết lẫn
nhau giữa học sinh, sinh viên giữa
các trường. Thông qua Đại hội sẽ
phát hiện những gương mặt tài năng,
điển hình trong thể dục thể thao để
đào tạo, bồi dưỡng cho các em tham
gia thi đấu ở Hội khỏe Phù Đổng
toàn quốc năm 2015, thi đấu các đội
tuyển cấp quốc gia.
Hải pHong

Liên hoan Phim sinh viên TP. Hồ Chí minh
Liên hoan Phim sinh viên TP. Hồ
Chí Minh với chủ đề “Khát vọng
sinh viên” do Hội Sinh viên Việt
Nam TP. Hồ Chí Minh phối hợp
cùng Công ty TNHH Truyền thông
Megastar tổ chức. Liên hoan Phim
sinh viên lần I là dịp ý nghĩa để chào
mừng Đại hội đại biểu toàn quốc
Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ IX
nhiệm kỳ 2013-2018 và 64 năm
Ngày truyền thống học sinh - sinh
viên (09/01/1950-09/01/2014).
Liên hoan Phim nhằm tôn vinh

những giá trị tốt đẹp trong môi
trường học đường, trong cuộc sống,
trong hoạt động học tập, rèn luyện
của sinh viên thành phố thông qua
ngôn ngữ điện ảnh, những khung
hình, âm thanh đẹp; là cầu nối giao
lưu để các nhóm làm phim sinh viên,
nhóm sinh viên yêu thích nghệ thuật
điện ảnh, yêu thích sáng tác các loại
hình video clip tại các trường đại
học, cao đẳng trên địa bàn thành phố
được gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm
và giao lưu với các đạo diễn, các nhà

làm phim và quay phim gắn bó với
sinh viên cũng như phong trào điện
ảnh học đường.
Ban Tổ chức sẽ trao cho mỗi thể
loại: 01 giải Vàng, 01 giải Bạc;
ngoài ra còn các giải phụ: 01 giải
phim có hình ảnh đẹp nhất; 01 giải
phim có âm thanh hay nhất; 01 giải
sáng tạo; 03 giải phim được bình
chọn nhiều nhất; 05 giải dành cho
đơn vị có số lượng phim tham dự
nhiều và chất lượng tốt nhất.
Tuệ anH

số 1053

l

05.12.2013

13
Sự kiện vấn đề

Bình Thuận: Tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình
Tỉnh Bình Thuận đặt ra mục tiêu
đến năm 2015 đạt 70% số người bị bạo
lực gia đình sẽ được tư vấn, được hỗ
trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp.
Tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục thực hiện
lồng ghép nội dung phòng, chống bạo
lực gia đình vào các chương trình xóa
đói giảm nghèo, đào tạo nghề, xây
dựng nông thôn mới… nhằm hỗ trợ
phụ nữ phát triển và nâng cao nhận
thức bình đẳng giới trong nhân dân.
Các mô hình, các câu lạc bộ gia đình
hạnh phúc được nhân rộng và thu hút
sự tham gia của nam giới.
Sau 3 năm thực hiện, công tác bình
đẳng giới “Vì sự tiến bộ của phụ nữ”
tỉnh Bình Thuận đã đạt được nhiều kết

quả, trong đó quan trọng nhất là việc
nâng cao nhận thức về bình đẳng giới
trong đời sống gia đình và giảm thiểu
tình trạng bạo lực gia đình. Trong năm
2013, số vụ bạo lực gia đình đã giảm
thiểu đáng kể, toàn tỉnh chỉ xảy ra 383
vụ, giảm 608 vụ so với năm 2012.
Chương trình bình đẳng giới được lồng
ghép thực hiện đồng thời với nhiều
chương trình khác như đề án “Giáo dục
5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”; “Giỏi
việc nước đảm việc nhà”; “Toàn dân
tham gia xây dựng đời sống văn hóa”...
Để cụ thể các nội dung của chương
trình, các Sở, Ban, ngành đã đẩy mạnh
tổ chức tuyên truyền sâu rộng tuyến cơ
sở thông qua các tờ rơi, tài liệu, các

cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống bạo
lực gia đình, tổ chức tọa đàm về phòng,
chống bạo lực gia đình, cách xây dựng
và bảo vệ tổ ấm gia đình... Thông qua
chương trình, nhiều mô hình mới như:
Điểm tư vấn phòng, chống bạo lực gia
đình; Tổ hòa giải xây dựng gia đình
hạnh phúc; Tổ phụ nữ giúp nhau phát
triển kinh tế hộ gia đình… đã phát huy
hiệu quả trong việc hỗ trợ kịp thời cho
phụ nữ. Đến nay đã có 76 trong tổng số
127 xã, phường thành lập Ban chỉ đạo
mô hình phòng, chống bạo lực gia
đình, thành lập 185 nhóm tuyên truyền
phòng, chống bạo lực gia đình và thành
lập 56 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng.
mạnH Huân

Kết thúc Giải Cờ vua các đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2013
Sau một tuần tranh tài, sáng 27/11,
Giải Cờ vua các đấu thủ mạnh toàn
quốc năm 2013 đã kết thúc với sự
thành công của các vận động viên chủ
nhà thành phố Hồ Chí Minh.
Ở nội dung nam, bước vào ván
cuối, do chỉ cần thủ hòa là giành ngôi
vô địch nên hạt giống số 1 Đào Thiên
Hải (TP. Hồ Chí Minh) dù đi tiên
nhưng đã chủ động đánh an toàn để
có kết quả hòa với Nguyễn Văn Huy
(Hà Nội - hạt giống số 3), qua đó
giành Huy chương Vàng với 6,5
điểm. Bất ngờ lớn nhất của giải là
phong độ ấn tượng của đương kim vô
địch U.10 thế giới Nguyễn Anh Khôi
(TP Hồ Chí Minh - hạt giống số 13),
khi đã xuất sắc vượt qua các đàn anh
để giành chiếc Huy chương Bạc với 6

điểm. Hạng 3 thuộc về hai kỳ thủ Cao
Sang (Lâm Đồng) và Phạm Chương
(TP. Hồ Chí Minh).
Ở giải nữ, Nguyễn Thị Thanh An
(TP. Hồ Chí Minh - hạt giống số 3) đã
thể hiện phong độ xuất sắc khi liên
tiếp dẫn đầu trong các ván cuối để
giành hạng nhất với 7 điểm. Trong
khi đó, hạt giống số 1 Hoàng Thị Bảo
Trâm (Hà Nội) dù có cùng 7 điểm
như Thanh An nhưng đành chấp nhận
vị trí thứ hai do thua chỉ số phụ. Hạng
3 thuộc về Phạm Thị Thu Hiền (Bắc
Giang) với 6,5 điểm.
Theo nhận xét của các chuyên gia,
tại Giải này, các kỳ thủ được đánh giá
cao đều thi đấu đúng với phong độ
của mình. Các vận động viên giành
thứ hạng cao vẫn là những gương mặt

cũ trong làng Cờ vua Việt Nam .
Trong khi đó, kỳ thủ “nhí” Anh Khôi,
người không tham gia các giải đấu
gần đây do bận việc học tập đã thể
hiện phong độ rất xuất sắc tại giải có
thể xem là bất ngờ, nhưng đã được dự
báo trước. Dù thua kém nhiều kỳ thủ
khác về hệ số elo nhưng Anh Khôi
luôn có sự tiến bộ rất nhanh dù chỉ
trong thời gian ngắn.
Giải Cờ vua các đấu thủ mạnh
toàn quốc năm 2013 thu hút 41 vận
động viên (18 nam, 23 nữ) thuộc 12
tỉnh/ thành, ngành gồm: TP. Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Kiên Giang, Trung
tâm TDTT Quân đội, Bến Tre, Lâm
Đồng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bắc Giang,
Quảng Ninh, Bình Định, Hải Phòng.
nam anH

Hải Dương: Truyền dạy hát Ca Trù cửa đình
Từ 26/10 đến 25/11, Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Hải Dương đã phối
hợp với Viện Âm nhạc (Học viện Âm
nhạc quốc gia Việt Nam) tổ chức Lớp
truyền dạy hát Ca Trù cửa đình.
Tham gia lớp học có trên 20 học

14

số 1053 l 05.12.2013

viên gồm 5 kép đàn, 5 ca nương, 5
trống chầu và 5 người múa là các nghệ
nhân thuộc các CLB Ca Trù như: Cẩm
Giàng, Nam Sách, Tứ Kỳ, Phường
Ngọc Châu-TP Hải Dương, Trung tâm
Văn hoá tỉnh và một số địa phương

khác trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian
6 tuần, các học viên đã được Nghệ nhân
Ca trù Nguyễn Phú Đẹ và một số giáo
viên của Viện Âm nhạc Việt Nam
truyền dạy trực tiếp các kỹ năng, đàn,
hát, trống chầu và múa của hình thức
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Đồng Nai: Phục dựng nghi thức lễ hội của dân tộc Chơ Ro
Sau một thời gian triển khai dự án
khôi phục, truyền dạy một số vốn di
sản văn hóa truyền thống tiêu biểu về
lễ hội Sayangva của bà con đồng bào
dân tộc Chơ Ro ở xã Phú Lý, huyện
Vĩnh Cửu (thuộc vùng đệm Khu Dự
trữ sinh quyển Đồng Nai), ngày 01/12,
tại Nhà dài dân tộc Chơ Ro, tỉnh Đồng
Nai đã tổ chức triển khai Lễ phục dựng
một số nghi thức trong lễ hội
Sayangva.
Dự án do Quỹ hỗ trợ Bảo tồn Nghệ
thuật Văn hóa dân gian của Trung tâm

Trao đổi Giáo dục với Việt Nam tài trợ,
nhằm giúp đồng bào Chơ Ro có nhận
thức đúng về giá trị di sản văn hóa của
dân tộc mình, góp phần bảo tồn, phát
huy giá trị di sản của người Chơ Ro
một cách thiết thực và kế thừa những
thiết chế cơ sở đã có. Tại buổi lễ, các
học viên là con em đồng bào Chơ ro
được tham gia lớp tập huấn của dự án
đã cùng già làng và những người có uy
tín trong cộng đồng Chơ ro tại xã Phú
Lý thể hiện lại những hoạt động diễn
ra trong lễ hội Sayangva, như: hiến tế

vật sống, giã gạo, thi bắn nỏ, nấu cơm
lam, biểu diễn cồng chiêng, tỉa lúa,
rước hồn lúa, cúng Yàng…
Bên cạnh đó, dự án còn tạo điều
kiện để chính nghệ nhân trong cộng
đồng khôi phục các giá trị di sản, cụ thể
là lễ hội Sayangva và truyền dạy cho
lớp trẻ những loại hình nghệ thuật, tri
thức dân gian, như: diễn tấu các loại
nhạc cụ, làm bánh…
Dự án này sẽ được kéo dài đến hết
tháng 12/2013.
Hồ THanH

Đưa văn hóa truyền thống vào trường học
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn,
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum
phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh tổ chức nhiều hoạt động
thiết thực, lồng ghép trong các giờ học,
bài giảng tại các trường học.
Nội dung về các giá trị di sản văn
hóa vật thể và phi vật thể của các dân
tộc đã được ngành Giáo dục lựa chọn,
hướng dẫn giáo viên lồng ghép vào nội
dung bài giảng các môn học, các

chương trình ngoại khóa. Nhiều trường
đã có các mô hình giáo dục khá hiệu quả
như: múa hát cộng đồng, đưa các môn
thể thao truyền thống như đi cà kheo,
đẩy gậy, kéo co vào môn thể dục. Ngành
cũng động viên, tạo điều kiện để các
trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu
số mặc trang phục truyền thống của dân
tộc mình; tổ chức các hội thi ẩm thực
truyền thống, hội thi đánh cồng chiêng.
Tại thành phố Kon Tum, Phòng
Giáo dục và Đào tạo thành phố đã duy

trì việc dạy cồng chiêng, múa xoang tại
các trường có học sinh dân tộc thiểu số.
Các trường đã mời nghệ nhân đến dạy
hát, múa và đánh cồng chiêng trong các
tiết học ngoại khóa. Hiện, trên địa bàn
thành phố, hầu hết các trường có học
sinh dân tộc thiểu số đều có đội cồng
chiêng. Một số trường còn lồng ghép
dạy học sinh nghề dệt thổ cẩm và giảng
dạy về lịch sử, văn hóa các dân tộc cho
học sinh.
S.THăng

Hỗ trợ đồng bào Khmer bảo tồn văn hóa truyền thống
Tỉnh Trà Vinh đã triển khai dự án
xây dựng 44 nhà hỏa táng tại các cụm
dân cư có đông đồng bào Khmer sinh
sống và tại các chùa Khmer trong tỉnh.
Dự án được thực hiện từ nay đến năm
2015, với tổng kinh phí đầu tư 44,6 tỷ
đồng từ nguồn vốn của Trung ương.
Với mục tiêu bảo tồn các giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng
bào Khmer, đồng thời đảm bảo về vệ

sinh môi trường, 5 năm qua tỉnh Trà
Vinh đã quan tâm hỗ trợ việc xây
dựng nhà hỏa táng theo thiết kế kỹ
thuật hiện đại. Tỉnh Trà Vinh đã đầu
tư gần 53 tỷ đồng để hỗ trợ cho 95
chùa Khmer xây dựng 95 nhà hỏa táng
và 2 nhà hỏa táng tại 2 cụm dân cư có
đồng bào Khmer.
Tỉnh Trà Vinh có 141 chùa Phật
giáo Nam Tông Khmer tọa lạc ở 8

huyện, thành phố. Như vậy, sau khi
hoàn thành dự án xây dựng 44 nhà hỏa
táng, tỉnh Trà Vinh sẽ cơ bản hoàn
thành việc xây dựng nhà hỏa táng hiện
đại để thay thế các lò hỏa táng cũ xưa
tại các chùa Khmer, giúp đồng bào
Khmer thể hiện sự quan tâm đối với
người thân quá cố bằng nghĩa cử cao
đẹp, văn minh.
Trần nguYện

diễn xướng hát Ca Trù cửa đình, một
trong những thể cách cổ, rất đặc biệt và
rất khó khi diễn xướng, nhưng vẫn
được bảo tồn tại Hải Dương... Đây là
lớp học đầu tiên được Viện Âm nhạc

trực tiếp xây dựng kế hoạch, chương
trình, tài liệu hỗ trợ giảng dạy và phối
hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tổ chức quản lý.
Lớp học là một trong những hoạt

động thiết thực nhằm thực hiện
Chương trình hành động của tỉnh Hải
Dương về bảo tồn và phát triển nghệ
thuật hát Ca Trù trên địa bàn giai đoạn
2010-2020.

số 1053

l

05.12.2013

15
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Bảo tồn, phục hồi di tích Đông Khuyết Đài - Đại Nội Huế
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô
Huế vừa khánh thành công trình Bảo
tồn, phục hồi di tích Đông Khuyết Đài
thuộc hệ thống di tích Cố đô Huế.
Công trình có tổng vốn đầu tư hơn
11,275 tỷ đồng được khởi công xây
dựng từ tháng 3/2013, bao gồm việc
phục hồi nhà canh, tu bổ phục hồi
tường thành và lan can, tôn tạo sân
vườn, hệ thống cấp thoát nước và hệ
thống điện chiếu sáng.
Đông Khuyết Đài có diện tích
1.783m2, nằm ở chính giữa mặt đông
của Hoàng thành Huế. Đây là một
trong bốn khuyết đài được vua Gia
Long cho xây dựng ở bốn mặt của
Hoàng thành Huế để phục vụ việc
quan sát và phòng thủ. Trên mỗi đài
đều có xây một nhà vuông, lợp ngói

phẳng. Vị trí của Đông Khuyết Đài
gần cổng Hiển Nhơn; vòng hào phía
trước Đông Khuyết Đài thuộc hệ
thống hào bên ngoài bảo vệ Hoàng
thành (còn gọi là hồ Ngoại Kim Thủy).
Từ cổng Hiển Nhơn (cổng mặt đông
của Hoàng thành) ra ngoài phải đi qua
một chiếc cầu bắc ngang hồ Ngoại
Kim Thủy.
Di tích Đông Khuyết Đài có vị trí
đối xứng với di tích Tây Khuyết Đài
qua trục dũng đạo, để cùng với các
công trình khác có cùng chức năng đã
tạo nên một tổng thể kiến trúc hoàn
chỉnh cho hệ thống kiến trúc Hoàng
thành Huế. Các khuyết đài còn lại bao
gồm Nam Khuyết Đài (sau này được
xây dựng lại và đổi tên là Ngọ Môn cổng chính của Hoàng thành ở mặt

Nam), Tây Khuyết Đài (gần cổng
Chương Đức), Bắc Khuyết Đài (gần
cổng Hòa Bình, cuối thời Nguyễn được
cải tạo thành lầu Tứ Phương vô sự).
Đông Khuyết Đài được xây dựng
dưới thời vua Gia Long (năm 1804),
đến năm Minh Mạng thứ 10 (1830)
nhân lễ tứ tuần đại khánh của mình,
nhà vua đã cho sửa sang lại Đông
Khuyết đài và tô màu vàng. Năm
1839, vua Minh Mạng tiếp tục cho sửa
sang Đông Khuyết Đài. Trải qua chiến
tranh và thời tiết, công trình đã bị
xuống cấp, đổ nát và hoang phế. Đặc
biệt, ngôi nhà canh bằng gỗ được làm
dưới dạng “phương đình” (nhà vuông)
đã bị triệt hạ hoàn toàn, công trình chỉ
còn là phế tích.
Quốc ViệT

Triển lãm ảnh di sản tại Hoàng thành Thăng Long
Hơn 120 tác phẩm ảnh xuất sắc về
di sản Việt Nam trên khắp mọi miền
của Tổ quốc và hơn 20 bức ảnh về các
di sản thế giới tại Việt Nam được trưng
bày triển lãm tại một không gian mở
thuộc khu trung tâm Hoàng thành
Thăng Long (Hà Nội). Triển lãm do
Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long
- Hà Nội phối hợp cùng Hội Di sản văn
hóa thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí
VietNam Heritage thực hiện.
Dưới ống kính của các nhà nhiếp
ảnh, vẻ đẹp của đất nước Việt Nam
hiện lên với nhiều sắc màu ở các góc
độ khác nhau. Những tác phẩm ảnh
đưa người xem vào một hành trình

khám phá, trải nghiệm những di sản
Việt Nam với nhiều cung bậc cảm xúc.
Đó là Lễ hội mùa nước nổi Búng Bình
Thiên của Võ Vãn Kiên khắc họa một
lễ hội độc đáo vùng sông nước An
Giang; hay Hội xuân Tây Bắc của Vũ
Đức Hải ghi lại khoảnh khắc đồng bào
dân tộc Lào Cai tấp nập chuẩn bị lễ hội
trong không gian rợp sắc hoa rừng, Lễ
hội Tây Nguyên của Ngô Thị Thu Ba
“kể” về hội đua voi truyền thống của
người Tây Nguyên… Rồi những hình
ảnh về Cầu ngói ở Hội An, Khu đền
tháp Mỹ Sơn tại Quảng Nam, đảo Lý
Sơn lúc bình minh, Cánh diều biển
đảo… chuyển tải vẻ đẹp kỳ ảo, hùng vĩ

của thiên nhiên, của di sản văn hóa Việt
Nam cũng như vẻ đẹp tromg cuộc sống
sinh hoạt đời thường.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc
Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long
- Hà Nội khẳng định, triển lãm chuyển
tải tới người dân và du khách những
giá trị quý của di sản, vẻ đẹp của thiên
nhiên, đất nước, cuộc sống con người,
khiến chúng ta càng yêu các giá trị văn
hóa vật thể, phi vật thể của Việt Nam.
Thông qua triển lãm, Ban Tổ chức
muốn kêu gọi mọi người cùng gìn giữ,
bảo vệ các di sản của Việt Nam, để các
di sản này ngày càng đẹp hơn.
Yến nHi

Bảo tàng Lào Cai tiếp nhận thêm một số cổ vật quý thời cổ đại
Theo ông Đinh Công Hải, Giám
đốc Bảo tàng tỉnh Lào Cai, ngày 20/11,
Bảo tàng tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận và
lập hồ sơ một số cổ vật quý thuộc niên
đại cách đây khoảng 2.000 năm của
người Việt cổ đại gồm 2 trống đồng, 1
nồi đồng và một số hiện vật khác.
Toàn bộ hiện vật này được tìm thấy

16

số 1053 l 05.12.2013

ở những độ sâu khác nhau, trong đó
hiện vật được tìm thấy ở độ sâu nhất là
hơn 1m, tại tổ 21, phường Bắc Cường,
thành phố Lào Cai do một đơn vị xây
dựng phát hiện trong khi san tạo mặt
bằng xây dựng ở khu đô thị mới Lào
Cai - Cam Đường. Theo người dân sở
tại, do bị máy thi công san ủi nên các

hiện vật đã bị vỡ nát, nên chỉ thu được
hơn 20 mảnh vỡ với cân nặng 17kg.
Sau khi ghép các mảnh vỡ lại đã có
được 2 trống đồng, 1 nồi đồng và một
số hiện vật khác. Qua thẩm định
chuyên môn, các nhà khoa học của Bảo
tàng Lào Cai cho biết: Những chiếc
trống đồng này có hoa văn giống với
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
“Ngày hội Di sản văn hóa phi vật
thể của Việt Nam đã được UNESCO
vinh danh” sẽ diễn ra vào 20 giờ ngày
18/12/2013, tại Làng Văn hóa-Du lịch
các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) do Cục
Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp
với Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Cục Di sản
văn hóa, Ban Quản lý Làng Văn hóaDu lịch các dân tộc Việt Nam, Đài
Truyền hình Việt Nam tổ chức.
Thông qua hoạt động này nhằm
hướng tới việc bảo tồn và phát huy sức
sóng mãnh liệt của văn hóa Việt Nam
cùng đồng hành với di sản văn hóa các
nước trên thế giới, khẳng định vị thế
dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập. Ngày hội cũng là dịp để nghệ sỹ,
nghệ nhân giữa các Đoàn nghệ thuật,
Câu lạc bộ, Nhóm, “Làng”… của các
loại hình: Hát Xoan, Ca Trù, Quan Họ,
Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng

Ngày hội Di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam
được UNESCO vinh danh
Tây Nguyên gặp gỡ, giao lưu, trao đổi
kinh nghiệm; tôn vinh các di sản văn
hóa phi vật thể; tuyên truyền để cộng
đồng chung tay giữ gìn, phát huy các
giá trị của di sản trong đời sống đương
đại; thắt chặt quan hệ và tình đoàn kết,
thể hiện tính thống nhất trong đa dạng
văn hóa Việt Nam.
Theo kế hoạch, Sở VHTTDL các
tỉnh/thành có di sản văn hóa phi vật thể
cử một đoàn nghệ thuật gồm các nghệ
nhân tham dự. Cụ thể Sở VHTTDL
tỉnh Phú Thọ gồm 30 người đến từ 04
phường Xoan cổ, Trường VHNT tỉnh
Phú Thọ và Đoàn Chèo tỉnh Phú Thọ;
Sở VHTTDL TP Hà Nội: 05 nghệ nhân
của Câu lạc bộ Ca Trù Hà Nội; Sở

Tu bổ, tôn tạo Khuê Văn Các

VHTTDL tỉnh Bắc Ninh: 35 người đến
từ Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh
và Nghệ nhân Quan họ Làng Diềm; Sở
VHTTDL Thừa Thiên-Huế: 40 người
đến từ Nhà hát nghệ thuật truyền thống
Cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo
tồn Di tích Cố đô Huế; Sở VHTTDL
tỉnh Gia Lai: 30 người gồm Nghệ nhân
Gia Lai và Nhà hát Ca múa nhạc tổng
hợp Đam San, Gia Lai; Nhà hát Ca
múa nhạc dân gian Việt Bắc: 40 người.
Mỗi đoàn tham dự Ngày hội sẽ trình
diễn 01 chương trình nghệ thuật có thời
lượng từ 20-30 phút. Chương trình biểu
diễn phải thể hiện rõ nét đặc trưng, cơ
bản của mỗi loại hình di sản văn hóa.
Kiều oanH

Trung tâm hoạt động văn hóa khoa
học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà
Nội cho biết: Đơn vị này đang tích cực
phối hợp với các cơ quan liên quan của
thành phố hoàn tất các thủ tục để triển
khai dự án tu bổ, tôn tạo Khuê Văn Các
- di tích đã được chọn làm biểu tượng
của Hà Nội.
Công tác tu bổ sẽ tuân thủ theo
nguyên tắc: Giữ nguyên hiện trạng gốc,
hỏng phần nào thay thế phần đó. Nền
gạch Bát Tràng sẽ được thay viên nứt,
bệ đá, bệ gạch cũng phải xây lại, phần
chân và 4 trụ cột sẽ trát lại vữa bị lở,
riêng cấu kiện gỗ (diềm, sàn gỗ và lan
can) bị mối mọt sẽ được gỡ xuống và

mô phỏng lại. Sau đó, Khuê Văn Các
sẽ được sơn thếp lại tạo dáng vẻ mới
do bị bạc từ nhiều năm qua.
Công tác tu bổ được tiến hành khoa
học, cẩn trọng, giữ nguyên yếu tố gốc.
Hội đồng tư vấn tu bổ, tôn tạo Khuê Văn
Các còn thành lập nhóm các nhà khoa
học giám sát quá trình thi công để việc
tu bổ, tôn tạo đảm bảo đúng nguyên tắc.
Khuê Văn Các (các vẻ đẹp của sao
Khuê) lầ một lầu vuông tám mái, có
kiến trúc hài hòa, độc đáo do Tổng trấn
Nguyễn Văn Thành, triều Nguyễn cho
xây dựng vào năm 1805. Gác Khuê
Văn xưa kia dùng để họp bình những
bài văn hay của các sĩ tử đã thi đỗ khoa

thi Hội. Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội
khóa 13, Luật Thủ đô đã được thông
qua và hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn
Miếu - Quốc Tử Giám được chọn làm
biểu tượng của Hà Nội. Trải qua nhiều
năm tháng, đến nay, Khuê Văn Các đã
bị phai màu sơn thếp, một số nền gạch
bị vênh, một số ngói bị vỡ, cấu kiện gỗ
bị sứt mẻ… Mới đây, Bộ VHTTDL đã
đồng ý việc tu bổ Khuê Văn Các và lắp
đặt hệ thống chiếu sáng theo đề xuất
của Sở VHTTDL Hà Nội. Cùng với dự
án tu bổ, tôn tạo Khuê Văn Các, Trung
tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn
Miếu - Quốc Tử Giám đang xây dựng
đề án bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống
82 bia tiến sĩ triều Lê - Mạc.
Yến nHi

hoa văn của trống đồng nền văn hóa
Đông Sơn đã từng tìm thấy ở nhiều nơi
khác trên đất nước Việt Nam có niên
đại cách đây trên 2.000 năm. Điều đặc
biệt là trong số hiện vật phát hiện lần
này, có một số hiện vật lần đầu tiên
xuất hiện ở địa bàn các tỉnh miền núi
phía Bắc, nên chưa xác định được danh
tính và công dụng của nó.

Từ năm 1991 trở lại đây, trong
quá trình xây dựng các đơn vị thi
công trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã
phát hiện nhiều di vật quý thuộc các
niên đại khác nhau liên quan đến
cuộc sống của cộng đồng người Việt
cổ cách đây vài ngàn năm. Hiện, Bảo
tàng Lào Cai đang lưu giữ hàng trăm
di vật, trong đó có 32 trống đồng (có

7 chiếc còn nguyên vẹn). Số còn lại
là những di vật khác liên quan đến
cuộc sống sinh hoạt của người Việt
cổ như: đỉnh đồng, nồi đồng, sanh
đồng, chậu đồng, dao sắt chuôi
đồng... Số cổ vật này hầu hết đều
thuộc thời kỳ Đông Sơn, cách đây
khoảng 2.500 năm.
Đức Kiên

số 1053

l

05.12.2013

17
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn (14)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
 

More from longvanhien

More from longvanhien (20)

Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn

  • 1. bộ văn hóa, thể thao và du lịch Trình Thủ tướng Chính phủ các quy hoạch về bảo tồn di tích Ngày 27/11, Bộ VHTTDL đã có các tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi 3 di tích, đó là Di tích lịch sử Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh) giai đoạn 2012-2020, Khu lưu niệm Nguyễn Du (Hà Tĩnh), Di tích lịch sử Tân Trào (Tuyên Quang) gắn với phát triển du lịch đến năm 2025. (Xem tiếp trang6.) Phát hành Thứ Năm hằng tuần Số 1053 ngày 05/12/2013 Lấy ý kiến cho Dự thảo Quyết định của Thủ tướng về quy hoạch phát triển Điện ảnh đến 2020 - Xây dựng Thác Bản Giốc thành khu du lịch trọng điểm (Tr.7) - Chuẩn bị cho Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất (Tr.2) - Tuyên dương hơn 200 học sinh, sinh viên xuất sắc ngành VHTTDL (Tr.4) - Chương trình nghệ thuật phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo dịp Tết Giáp Ngọ 2014 (Tr.9) Ngày hội Di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh (Tr.17) Ảnh: MINH ƯỚC TroNg số Này Thứ trưởng Vương Duy Biên dự và chủ trì Hội nghị Ngày 28/11, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị, Hội thảo trực tuyến tại 02 điểm cầu Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để lấy kiến góp ý của các Ban, Bộ, ngành, đơn vị liên quan; các nhà hoạt động điện ảnh, nghệ sĩ điện ảnh nhằm hoàn thiện Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030”. Thứ trưởng Vương Duy Biên đã dự và chủ trì Hội nghị. (Xem tiếp trang 6 ) Hơn 6,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11/2013 đạt 731.034 lượt khách, tăng 16,3% so với tháng 10/2013 và tăng 8,8% so với tháng 11/2012. Ước tính, khách quốc tế đến Việt Nam 11 tháng đầu năm 2013 đạt 6.850.003 lượt khách, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2012. Cũng theo Tổng cục Thống kê, từ đầu năm đến nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam du lịch, nghỉ dưỡng, thăm người thân liên tục tăng, chỉ riêng lượng khách đến vì công việc tiếp tục giảm. THTT
  • 2. quản lý nhà nước Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế Ngày 25/11, Bộ VHTTDL đã có Thông báo số 4331/TB-BVHTTDL thông báo kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế về công tác chuẩn bị tổ chức Festival Huế lần thứ 8 - 2014. Bộ VHTTDL đánh giá cao và hoan nghênh sự chuẩn bị chu đáo, chuyên nghiệp của tỉnh Thừa Thiên-Huế đối với công tác tổ chức Festival. Qua 7 lần tổ chức thành công, Festival Huế thực sự là một điểm nhấn để thu hút du khách không chỉ đến với Huế mà còn đến với Việt Nam, góp phần khẳng định vị thế là trung tâm văn hoá - du lịch đặc sắc của cả nước. Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực hưởng ứng các hoạt động trong khuôn khổ Festival Huế. Đề nghị UBND Thừa Thiên-Huế: Tập trung tăng cường công tác truyền thông quảng bá Festival trước, trong và sau sự kiện; có văn bản đề nghị các tỉnh/thành liên quan hưởng ứng, phối hợp, tham gia Festival. Giao các đơn vị: Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với tỉnh Thừa Thiên -Huế và các đơn vị liên quan xây dựng nội dung, kịch bản lễ Khai mạc, Bế mạc và các hoạt động nghệ thuật trong khuôn khổ Festival; chỉ đạo tổ chức Liên hoan Múa quốc tế vào tháng 4 năm 2014 tại thành phố Huế; đề xuất để Bộ có văn bản đề nghị các tỉnh/thành liên quan hưởng ứng phối hợp, tham gia Festival Huế 2014 theo đề xuất và chương trình của Ban Tổ chức Festival Huế 2014. Cục Hợp tác quốc tế phối hợp với Vụ Kế hoạch, Tài chính xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí hỗ trợ vé máy bay quốc tế cho đoàn nghệ thuật Cuba sang tham gia Festival; đẩy mạnh công tác thông tin, quảng bá cho Festival Huế 2014 tại nước ngoài. Nghiên cứu đưa một số hoạt động văn hóa có sự tham gia của các đoàn nghệ thuật quốc tế, các hoạt động triển lãm vào Chương trình Festival Huế 2014. Tổng cục Du lịch phối hợp hỗ trợ về chuyên môn, giúp Sở VHTTDL Thừa Thiên-Huế, Hiệp hội Du lịch tổ chức Liên hoan Ẩm thực 5 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar trong Festival; xây dựng tour, tuyến điểm để quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa, tiềm năng du lịch của tỉnh Thừa Thiên-Huế; tổ chức Hội nghị Hiệp hội Du lịch tàu biển. Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với Sở VHTTDL Thừa Thiên-Huế, Hiệp hội Golf tổ chức các giải thi đấu thể thao, Cờ vua, giải Golf… trong khuôn khổ Festival. THTT Chuẩn bị cho Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất Chiều 28/11, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu năm 2014 đã họp phiên đầu tiên về kế hoạch tổng thể tổ chức Festival. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái, Phó Trưởng Ban chỉ đạo, Phó Trưởng Ban tổ chức Festival đã tham dự. Tại phiên họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Thị Ái Nam, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Festival đã thông qua dự thảo Kế hoạch tổng thể tổ chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014. Theo đó, thời gian diễn ra các hoạt động chính của Festival sẽ bắt đầu từ ngày 20/4 đến hết ngày 25/4/2014, với 22 sự kiện, trong đó các sự kiện chính diễn ra như: Chương trình khai mạc Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014; Khánh thành dự 2 số 1053 l 05.12.2013 án mở rộng Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu; Hội thảo khoa học chủ đề “Di sản văn hóa hội nhập và phát triển”; Chương trình biểu diễn một số tác phẩm của soạn giả Trọng Nguyễn và Yên Lang; Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật; Đại nhạc hội “Sắc màu làn điệu phương Nam; Chương trình bế mạc Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014… Tại phiên họp này, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện một số nội dung trong dự thảo Kế hoạch tổng thể cũng như kế hoạch chi tiết tổ chức chương trình nghệ thuật khai mạc và bế mạc Festival. Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định, Bộ VHTTDL ủng hộ tỉnh Bạc Liêu trong các khâu tổ chức sự kiện, đồng thời đề nghị tỉnh cần phát huy thật tốt giá trị loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử, một di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của dân tộc. Sở VHTDDL tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với Cục Nghệ thuật biểu diễn, Tổng cục Du lịch trong việc tổ chức các hoạt động thi người đẹp tài năng Đờn ca tài tử, tổ chức kết nối các tour, tuyến du lịch. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cũng đề nghị lãnh đạo các tỉnh/thành phố Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL là thành viên trong Ban Tổ chức, cần tham gia thực hiện một cách tích cực, nghiêm túc, chu đáo đối với các công việc đã được hoạch định, phân công, đảm bảo tổ chức thành công Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất. THanH Lâm
  • 3. quản lý nhà nước Khai trương bảo tàng đầu tiên về văn hóa dân tộc các nước Đông Nam Á Chiều 30/11, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã khai trương tòa Bảo tàng đầu tiên về văn hóa các nước Đông Nam Á. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đại diện Đại sứ quán các nước trong khu vực Đông Nam Á, các bảo tàng trong và ngoài nước tới dự. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt Chính phủ chúc mừng và cảm ơn các quốc gia trong khu vực, các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ, tham gia đóng góp để Bảo tàng Đông Nam Á được khai trương. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng chia sẻ, chỉ hơn một năm sau khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam đã chủ trương xây dựng Bảo tàng Đông Nam Á, dù khi đó Việt Nam là thành viên mới, trình độ phát triển thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Đó là một minh chứng sống động cho quan điểm, tầm nhìn cũng như quyết tâm của Việt Nam trong việc tăng cường giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, cùng với các trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội, hướng tới xây dựng cộng đồng ASEAN ngôi nhà chung của các quốc gia Đông Nam Á. Dù còn khiêm tốn nhưng Bảo tàng Đông Nam Á sẽ cổ vũ cho giao lưu văn hóa, không chỉ giữa các nước ASEAN mà còn với các nền văn hóa khác, tăng cường sự hiểu biết, làm phong phú, nổi bật những nét đặc sắc văn hóa dân tộc, góp phần phát triển quan hệ hợp tác giữa các quốc gia vì hòa bình, thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới. Phó Thủ tướng đề nghị Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện, không ngừng phát triển Bảo tàng Đông Nam Á, đồng thời có nhiều sáng kiến, hoạt động thiết thực để giúp nhân dân Việt Nam hiểu thêm về văn hóa các dân tộc cũng như mang những nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tới nhân dân các nước. Đây là bảo tàng đầu tiên về văn hóa các nước Đông Nam Á, là điểm kết nối giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các nước trong khu vực. Bảo tàng Đông Nam Á mở ra triển vọng mới, là điểm đến lý tưởng cho công chúng, đặc biệt là giới trẻ đến tham quan, tìm hiểu về văn hóa các nước trong khu vực. H.Yến Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch vùng Tây Nguyên đến 2020, tầm nhìn 2030 Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 2161/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Mục tiêu đến năm 2020, cơ bản hình thành được sự liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong vùng một cách toàn diện, đồng bộ; xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng, có thương hiệu. Phấn đấu đến năm 2030 du lịch Tây Nguyên trở thành một ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển; đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng, góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. Về tổ chức không gian du lịch: Hình thành và phát triển 03 địa bàn trọng điểm du lịch với những sản phẩm du lịch đặc trưng; 04 khu du lịch quốc gia; 04 điểm du lịch quốc gia; 01 đô thị du lịch và các khu, điểm du lịch địa phương để tạo động lực phát triển du lịch cho các tỉnh và toàn vùng Tây Nguyên. Về các chỉ tiêu phát triển ngành: Năm 2015 thu hút 450 nghìn lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 2,7 triệu lượt khách du lịch nội địa; tăng trưởng khách du lịch quốc tế là 13,8%/năm và khách du lịch nội địa là 7,0%/năm. Năm 2020 thu hút 800 nghìn lượt du khách quốc tế, phục vụ 3,9 triệu lượt khách du lịch nội địa; tăng trưởng khách du lịch quốc tế là 12,2%/năm và khách du lịch nội địa là 6,0%/năm. Năm 2025 thu hút 1,2 triệu lượt du khách quốc tế, phục vụ 5,1 triệu lượt khách du lịch nội địa; tăng trưởng khách du lịch quốc tế là 8,5%/năm và khách du lịch nội địa là 5,5%/năm. Năm 2030 thu hút 1,8 triệu lượt du khách quốc tế, phục vụ 6,8 triệu lượt khách du lịch nội địa; tăng trưởng khách du lịch quốc tế là 8,0%/năm và khách du lịch nội địa là 5,0%/năm. Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2015 đạt 5.330 tỷ đồng; năm 2020 đạt 11.070 tỷ đồng; năm 2025 đạt 17.835 tỷ đồng; năm 2030 đạt 26.240 tỷ đồng. Cơ sở lưu trú du lịch: Năm 2015 có 22.000 buồng khách sạn; năm 2020 có 30.000 buồng; năm 2025 có 37.000 buồng; năm 2030 đạt 47.000 buồng. T.Hợp số 1053 l 05.12.2013 3
  • 4. Sựquảnvấn đề nước kiện lý nhà VăN BảN mới - Tại Quyết định số 4134/QĐBVHTTDL ngày 26/11/2013, Bộ VHTTDL giao Vụ Thư viện chủ trì tổ chức 02 Hội thảo khoa học chuyên đề góp ý xây dựng TCVN ISO 5963 “Thông tin và Tư liệu Phương pháp phân tích tài liệu, xác định chủ đề và lựa chọn các thuật ngữ định chỉ mục. Thời gian vào tháng 11 và 12, tại Hà Nội. - Ngày 26/11/2013, Bộ VHTTDL ban hành các Quyết định số 4137, 4139/QĐ-BVHTTDL ngày 26/11/2013, thành lập Ban Giám khảo Cuộc thi sáng tác Biểu trưng (Logo), Khẩu hiệu (Slogan), Bài hát (ca khúc) cho Đề án phát triển tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4144/QĐ-BVHTTDL ngày 27/11/2013, cho phép Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Sở VHTTDL thành phố Hải Phòng khai quật di tích Cát Đồn, xã Xuân Đám, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Thời gian khai quật từ ngày 01-15/12/2013 với diện tích 100m2. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật giao cho Sở VHTTDL thành phố Hải Phòng giữ gìn, bảo quản; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận, tránh để hiện vật hư hỏng, thất lạc. - Tại Quyết định số 4145/QĐBVHTTDL ngày 27/11/2013, Bộ VHTTDL cho phép Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Phú Thọ khai quật di chỉ tại Khu Đường, xã Vĩnh Lai, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Thời gian khai quật từ ngày 0115/12/2013 với diện tích 100m2. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật giao cho Sở VHTTDL tỉnh Phú Thọ giữ gìn, bảo quản; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận, tránh để hiện vật hư hỏng, thất lạc. - Ngày 27/11/2013 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4151/QĐBVHTTDL cho phép Nhạc viện TP Hồ Chí Minh mời Nhạc trưởng Adrian Tan Chee Kang (Singapore) đến tập luyện và biểu diễn Chương trình “A Broque Christmas”. Thời gian: ngày 13/12/2013 tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4152/QĐ-BVHTTDL ngày 28/11/2013 cho phép Sở VHTTDL TP. Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia thăm dò, khai quật tại di tích đền, chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm (Hà Nội). Thời gian thăm dò, khai quật từ ngày 01-30/12/2013 với diện tích 20m2. Những hiện vật thu thập được trong quá trình thăm dò, khai quật giao cho Sở VHTTDL thành phố Hà Nội giữ gìn, bảo quản; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận, tránh để hiện vật hư hỏng, thất lạc. THTT Tuyên dương hơn 200 học sinh, sinh viên xuất sắc ngành VHTTDL Ngày 29/11, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị học sinh, sinh viên xuất sắc ngành văn hóa, thể thao và du lịch làm theo lời Bác lần thứ 3 - năm 2013. Tại Hội nghị, Ban Tổ chức đã trao tặng Bằng khen và phần thưởng cho hơn 200 học sinh, sinh viên xuất sắc đến từ 26 trường Trung cấp, Cao đẳng trực thuộc Bộ VHTTDL. Theo Vụ Đào tạo (Bộ VHTTDL), những học sinh, sinh viên xuất sắc được tuyên dương lần này có nhiều thành tích trong học tập, nghiên cứu khoa học; rèn đức, luyện tài, đoàn kết, sáng tạo; gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền 4 số 1053 l 05.12.2013 thống của dân tộc; lối sống lành mạnh, trong sáng, giản dị có trách nhiệm với cộng đồng, đất nước. Theo đánh giá, phong trào thi đua làm theo lời Bác của học sinh, sinh viên các trường trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2011-2013 đã đạt được nhiều kết quả. Tiêu biểu như giáo dục truyền thống, lịch sử hào hùng của dân tộc gắn liền với các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn, sự kiện chính trị quan trọng của đất nước; triển khai nhiều phong trào có ý nghĩa, như: Thanh niên tình nguyện, đền ơn đáp nghĩa, phòng chống tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên. Các trường trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có tỷ lệ học sinh, sinh viên đạt loại khá, giỏi gần 60%, tốt nghiệp trên 90%... Dịp này Bộ VHTTDL phát động phong trào thi đua “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong học sinh, sinh viên các trường trực thuộc Bộ giai đoạn 20132015. Hội nghị học sinh, sinh viên xuất sắc ngành văn hóa, thể thao và du lịch làm theo lời Bác được tổ chức hai năm một lần, bắt đầu từ năm 2009. Qua ba lần tổ chức Hội nghị đã có gần 700 học sinh, sinh viên xuất sắc được bầu chọn, tôn vinh từ các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trần nguYện
  • 5. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Trao giải cho 48 tác phẩm xuất sắc tại Cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 7 Ngày 01/12, tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã tổ chức lễ trao giải cho 48 tác phẩm xuất sắc tại Cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 7 tại Việt Nam năm 2013 (VN-13) do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức ngày 01/12. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên đã tham dự buổi lễ. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Vương Duy Biên ghi nhận: Cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 7 tiếp tục khẳng định uy tín của nhiếp ảnh Việt Nam nói chung, vai trò của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam nói riêng với bạn bè, các nhà nhiếp ảnh quốc tế. Trong số 663 tác phẩm của 381 tác giả đến từ 42 quốc gia, vùng lãnh thổ được chọn trưng bày triển lãm, Việt Nam có 369 tác phẩm của 256 tác giả. Các bức ảnh đa dạng, phản ánh sinh động nét đặc trưng về đời sống, văn hóa, sinh hoạt của nhiều quốc gia, dân tộc, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người, nền văn hóa Việt Nam cũng như các quốc gia, vùng lãnh thổ trong cộng đồng quốc tế; xây dựng tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ. Cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 7 tại Việt Nam năm 2013 được phát động từ 30/5/2013, dành cho các nhiếp ảnh trên toàn thế giới. Ảnh dự thi ở 4 nội dung cho cả ảnh màu và đen trắng gồm: Chân dung, du lịch, thiên nhiên và tự do. Sau 4 tháng phát động, Ban Tổ chức nhận được 15.360 tác phẩm của gần 1.430 tác giả từ 51 quốc gia, vùng lãnh thổ. Các Hội đồng giám khảo đã chọn được 8 bộ giải thưởng gồm 48 tác phẩm ảnh xuất sắc ở các nội dung để trao giải. Giải của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam gồm: 4 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 4 Huy chương Đồng và 12 Giải Khuyến khích. Giải của Liên đoàn Nghệ thuật Nhiếp ảnh quốc tế gồm: 4 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 4 Huy chương Đồng và 12 Bằng danh dự. Cũng trong dịp này, 250 trong số 663 tác phẩm tiêu biểu được lựa chọn trưng bày để phục vụ công chúng yêu nghệ thuật nhiếp ảnh tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Bộ ảnh sẽ tiếp tục được triển lãm tại một số tỉnh/thành phố trên cả nước. Cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 7 tại Việt Nam năm 2013 do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức, với sự bảo trợ của Liên đoàn Nghệ thuật Nhiếp ảnh quốc tế. Đây là lần thứ 2, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức cuộc thi ứng dụng hoàn toàn lợi thế của công nghệ thông tin với các tác phẩm dự thi dưới định dạng file ảnh kỹ thuật số và chấm ảnh bằng phần mềm chuyên dụng. T.H Đại thi hào Nguyễn Du được UNESCO vinh danh Sau sự kiện Hội đồng Hòa bình thế giới công nhận Đại thi hào Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới, tại kỳ họp lần thứ 37 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra vào trung tuần tháng 11/2013 vừa qua ở Thủ đô Paris (Pháp), Đại thi hào Nguyễn Du đã được UNESCO ra Nghị quyết vinh danh cùng với các danh nhân văn hóa khác trên thế giới. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, quyết định trên được đưa ra sau khi Đại hội đồng đã đối chiếu với các quy định chặt chẽ về việc vinh danh và biểu quyết Nghị quyết 191/EX32 của Hội đồng chấp hành về kêu gọi các quốc gia cùng vinh danh trong hai năm 2014 và 2015 một số nhân vật có tầm ảnh hưởng đặc biệt trên thế giới và trong khu vực, trong đó có đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam. Theo thông lệ, UNESCO sẽ xét các hồ sơ để vinh danh những nhân vật có tầm ảnh hưởng quốc tế do các nước thành viên đệ trình. Hồ sơ được phê chuẩn phải đáp ứng tiêu chí là nhân vật có tầm ảnh hưởng ở khu vực và quốc tế trong 05 lĩnh vực, gồm văn hóa, giáo dục, khoa học tự nhiên-xã hội và thông tin, đúng dịp kỷ niệm năm sinh và năm mất theo bước tuổi 50. Đợt này có 55 nước và 1 thành viên liên kết trong số 195 nước thành viên và 8 thành viên liên kết trình 159 hồ sơ xin vinh danh danh nhân của các thành viên. Sau khi thẩm tra, xem xét kỹ các hồ sơ, Ban thư ký UNESCO đã trình lên Ban chấp hành của tổ chức này duyệt thông qua 93 hồ sơ. UNESCO đánh giá cao hồ sơ về Đại thi hào Nguyễn Du vì đã nêu bật được tầm ảnh hưởng của nhà thơ. Tác phẩm Truyện Kiều của ông được dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên thế giới. Cùng với lối tư duy độc lập, sáng tạo, tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc đã giúp ông dũng cảm vượt qua rào cản nặng nề hàng nghìn năm của Hán văn để viết tác phẩm bằng chữ Nôm có giá trị cao cả về nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật. Đại thi hào Nguyễn Du được UNESCO vinh danh có tầm ảnh hưởng lớn tới lễ Kỷ niệm 250 năm năm sinh Đại thi hào trong thời gian tới; đồng thời là cơ hội thuận lợi cho việc khai thác các giá trị văn hóa từ sự nghiệp và cuộc đời thi nhân. minH Huệ số 1053 l 05.12.2013 5
  • 6. quản lý nhà nước Trình Thủ tướng Chính phủ... Đối với Di tích lịch sử Trung ương Cục miền Nam (tỉnh Tây Ninh) giai đoạn 2012-2020, khu vực nghiên cứu lập quy hoạch có vị trí tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, giáp khu rừng văn hóa lịch sử Chàng Riệc, bao gồm: Các di tích Trung ương Cục, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, nhà bia thuộc khu rừng văn hóa lịch sử Chàng Riệc, di tích Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam thuộc khu vực rừng quốc gia Lò Gò - Xa Mát. Quy hoạch nhằm bảo tồn, tu bổ nhằm gìn giữ các giá trị lịch sử-văn hóa, cảnh quan sinh thái của Di tích lịch sử Trung ương Cục miền Nam; tôn tạo, phục hồi khu di tích trở thành một điểm tôn vinh truyền thống đấu tranh cách mạng, bảo vệ Tổ quốc; địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ cộng đồng; địa điểm thu hút khách du lịch, tạo nguồn thu, góp phần phát huy giá trị di tích; làm cơ sở pháp lý để xây dựng quy chế quản lý tổng thể Khu di tích. Đối với Khu lưu niệm Nguyễn Du, tỉnh Hà Tĩnh, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch gồm khu vực di tích, những khu vực có ưu thế về cảnh quan thiên nhiên thuộc xã Tiên Điền, Xuân Giang và thị trấn Nghi Xuân. Quy hoạch nhằm xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành một địa chỉ văn hóa và du lịch hấp dẫn của quốc gia gắn với các giá trị Lấy ý kiến cho Dự thảo... Theo Dự thảo Quy hoạch phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030, mục tiêu đặt ra cho Điện ảnh Việt Nam đến năm 2020, nguồn nhân lực và hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành điện ảnh cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất, phổ biến phim của các cơ sở điện ảnh và nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật điện ảnh của nhân dân tại các vùng, miền, địa phương; đồng thời có đủ điều kiện và năng lực tổ chức các Liên hoan phim và sự kiện điện ảnh lớn của quốc gia và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030, điện ảnh Việt Nam có các nghệ sỹ tài năng và hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật đạt tiêu chuẩn hiện đại, đồng bộ, có vị trí thứ hạng cao trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Về mục tiêu cụ thể, đến năm 2020 xây dựng đội ngũ các nhà biên kịch, đạo diễn, quay phim, thiết kế mỹ thuật, diễn viên, chuyên gia kỹ thuật công nghệ, nhà sản xuất, nhà 6 số 1053 l 05.12.2013 lý luận phê bình, nhà quản lý điện ảnh được đào tạo bài bản, chuyên sâu, có đủ trình độ và năng lực phát triển điện ảnh. Hoàn thành cơ bản việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật trong cả nước phù hợp với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ điện ảnh tiên tiến của thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, phổ biến phim và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật điện ảnh của nhân dân… Phấn đấu đến năm 2030, Điện ảnh Việt Nam có đội ngũ sáng tác, sản xuất phim mạnh trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á, trong đó có những tài năng được quốc tế công nhận. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh, “Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030” được xây dựng trên cơ sở các chuyên đề được viết kĩ lưỡng, bao gồm các nội dung hoạt động điện ảnh như: Quản lý nhà nước về điện (Tiếp theo trang 1) thi ca của Đại thi hào Nguyễn Du và các giá trị văn hóa truyền thống của xã Tiên Điền. Đối với Di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch đã được xác định trên cơ sở khoanh vùng bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận. Đây là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, là trung tâm du lịch văn hóa-lịch sử của tỉnh Tuyên Quang và quốc gia. Các di tích lịch sử có liên quan tới Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, các cơ quan Trung ương đã từng ở và làm việc thời kỳ tiền khởi nghĩa, thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. THu Hằng (Tiếp theo trang 1) ảnh; Sáng tác, sản xuất, Phát hành - Phổ biến phim; Phát triển cơ sở kỹ thuật và công nghệ điện ảnh; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; Công tác lưu trữ; Hợp tác quốc tế về điện ảnh, các lĩnh vực hoạt động điện ảnh khác… Những nội dung này đều được kết cấu với 5 phần chính: Quan điểm, mục tiêu, định hướng chủ yếu, giải pháp thực hiện, nguồn kinh phí tổ chức thực hiện. Việc lấy ý kiến góp ý của các các Ban, Bộ, ngành, đơn vị liên quan; các nhà hoạt động điện ảnh, nghệ sĩ điện ảnh để hoàn thiện Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030” là một trong những nhiệm vụ quan trọng để từng bước hoàn thiện các văn bản hoạch định chính sách, định hướng để phát triển ngành điện ảnh lâu dài, bền vững. T.Hợp
  • 7. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp Du lịch lần thứ 2 Ngày 25/11/2013, Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch số 4335/KHBVHTTDL về việc tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp Du lịch lần thứ 2. Hội nghị nhằm rà soát việc thực hiện các kiến nghị của doanh nghiệp tại Hội nghị Doanh nghiệp Du lịch lần thứ I (năm 2012); Góp ý và bàn triển khai chiến dịch cải thiện môi trường Du lịch Việt Nam; Góp ý dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch giai đoạn 20132020; Thảo luận đề xuất định vị thương hiệu du lịch Việt Nam; Thảo luận những giải pháp phát triển Du lịch năm 2014 gắn với doanh nghiệp du lịch và bối cảnh thực tế. Theo phân công thực hiện tại Kế hoạch: Tổng cục Du lịch chủ trì xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp du lịch lần thứ hai, chuẩn bị báo cáo về việc giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp du lịch lần thứ nhất, chuẩn bị nội dung phục vụ nội dung triển khai Chiến dịch cải thiện môi trường Du lịch Việt Nam; Những giải pháp phát triển du lịch năm 2014 gắn với doanh nghiệp du lịch và bối cảnh thực tế; Chọn lựa danh sách doanh nghiệp lữ hành tham dự Hội nghị và soạn thảo thư mời đại biểu Báo cáo tổng kết Năm Gia đình Việt Nam Nhằm tổ chức tốt các hoạt động của Năm Gia đình Việt Nam - 2013, Bộ VHTTDL đã gửi các địa phương các văn bản triển khai thực hiện Năm Gia đình Việt Nam bao gồm: Kế hoạch liên tịch số 759/KH-BVHTTDLHLHPNVN ngày 12/3/2013 về việc thực hiện Năm Gia đình Việt Nam giữa Bộ VHTTDL và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hướng dẫn số 1629/HD-BVHTTDL ngày 06/5/2013 về việc hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Năm Gia đình Việt Nam - 2013, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2013 và Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2014. Đến nay, các hoạt động của Năm Gia đình Việt Nam đã và đang được các địa phương triển khai sâu rộng. Để chuẩn bị tổng kết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ các hoạt động của Năm Gia đình Việt Nam, ngày 27/11/2013, Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 4347/BVHTTDLGĐ gửi Sở VHTTDL các tỉnh/thành đề nghị báo cáo tình hình thực hiện Năm Gia đình Việt Nam tại các địa phương tham dự Hội nghị; Lựa chọn và mời 50 khách sạn tiêu biểu tham dự Hội nghị; Chuẩn bị nội dung báo cáo về tình hình du lịch Việt Nam và thế giới; Chuẩn bị công tác hậu cần phục vụ Hội nghị, gửi thư mời đại biểu tham dự Hội nghị và thực hiện các thủ tục thanh quyết toán theo quy định của Nhà nước. Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam phối hợp với Tổng cục Du lịch lựa chọn các doanh nghiệp mời tham dự Hội nghị và xây dựng nội dung chương trình Hội nghị. Dự án EU phối hợp, hỗ trợ Tổng cục về kinh phí tổ chức Hội nghị. H.Q với các nội dung: Những kết quả đạt được trong việc tổ chức thực hiện Năm Gia đình, trong đó bao gồm những kết quả đạt được trong công tác xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Năm Gia đình và trong công tác tổ chức thực hiện các hoạt động Năm Gia đình; Những bất cập, hạn chế trong thực tiễn và nguyên nhân; Đánh giá chung về những mặt được, chưa được; Kiến nghị, đề xuất. Công văn yêu cầu báo cáo của các Sở VHTTDL cần gửi về Bộ VHTTDL qua Vụ Gia đình trước ngày 25/12/2013 để tổng hợp. H.Quân Xây dựng Thác Bản Giốc thành khu du lịch trọng điểm Ngày 26/11, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2284/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc và Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch thác Bản Giốc, phạm vi nghiên cứu có quy mô khoảng 1.700ha; phạm vi lập quy hoạch chung xây dựng có quy mô 1.000ha. Mục tiêu của Quy hoạch nhằm phát triển Khu du lịch Thác Bản Giốc trở thành trọng điểm du lịch của Quốc gia và tỉnh Cao Bằng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tếxã hội của tỉnh và khu vực gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng. Xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc có các khu chức năng và hạ tầng đồng bộ, khai thác tối đa các lợi thế sẵn có về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên để phát triển các sản phẩm du lịch dịch vụ theo hướng bền vững kết hợp với bảo vệ môi trường; bố trí dân cư, hạ tầng, các công trình phục vụ du lịch đảm bảo phát triển và giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc. Quyết định cũng nêu rõ, đối với Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc, cần đánh giá vai trò, vị trí khu du lịch trong bối cảnh phát triển du lịch chung của Tỉnh, của vùng và của quốc gia, đặc biệt xem xét đến vai trò là Khu du lịch trọng điểm quốc gia, là điểm đến quan trọng trong tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng (Cao Bằng-Bắc Kạn-Đồng bằng Bắc Bộ và Lạng Sơn-Cao BằngHà Giang). T.Hợp số 1053 l 05.12.2013 7
  • 8. Sự kiện kiện đề đề Sự vấn vấn Kế hoạch tổ chức chấm thi Cuộc thi sáng tác Biểu trưng, Khẩu hiệu và Bài hát cho Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 Ngày 26/11/2013, Ban Điều phối Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 20112030 đã ban hành Kế hoạch số 4340/KH-BĐPĐA về việc tổ chức chấm thi Cuộc thi sáng tác Biểu trưng, Khẩu hiệu và Bài hát cho Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030. Mục đích nhằm xác định được những tác phẩm đoạt giải theo đúng những tiêu chí, thể lệ cuộc thi đề ra. Trên cơ sở đó tham mưu, trình Ban Điều phối Đề án phê duyệt để sử dụng chính thức trong tất cả các hoạt động của Đề án 641 như in ấn trong các văn bản chính thức, trên pano, apphích, ấn phẩm tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo đó, một số nội dung chính như: Hội đồng Giám khảo làm việc trên tinh thần công tâm, khách quan và khoa học dựa trên hệ thống tiêu chí do Ban Điều phối Đề án và Ban Tổ chức cuộc thi đặt ra, phù hợp với mục đích sử dụng tại các hoạt động, các ấn phẩm truyền thông của Đề án. Ban Giám khảo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo tính khách quan, công bằng và đạt chất lượng cao. Ban Giám khảo chịu trách nhiệm xác định các tác phẩm đoạt giải đảm bảo các yêu cầu về chuyên môn theo đúng tiêu chí thể lệ quy định; xác định các tác phẩm đoạt giải làm cơ sở trao giải cho cuộc thi. Trên cơ sở các tác phẩm đoạt giải, nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định, Ban Giám khảo có trách nhiệm tư vấn cho Ban Điều phối Đề án 641 để sử dụng trong các hoạt động của Đề án như thông tin tuyên truyền; sử dụng trong các văn bản, tờ rơi, ấn phẩm của Đề án. Trường họp các tác phẩm đoạt giải không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đề ra, Ban Giám khảo có quyền tham mưu, đề xuất để Ban Điều phối xem xét, quyết định… Các tác phẩm đoạt giải theo quy định của Thể lệ cuộc thi sẽ đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng trước khi công bố, trao giải. Tiêu chí đánh giá tác phẩm dự thi: Các tác phẩm dự thi biểu trưng, bài hát và khẩu hiệu thể hiện được sự độc đáo, đặc trưng tiêu biểu phù hợp với mục tiêu tổng quát của Đề án 641; có tư tưởng, truyền đạt thông điệp rõ ràng; dễ nhớ, dễ nhận biết. Thể hiện được giá trị, quy mô sự kiện phù hợp với thuần phong mỹ tục, thẩm mỹ văn hóa Việt Nam. Đảm bảo tính đa ứng dụng: thuận tiện cho việc in ấn, phóng to, thu nhỏ, đắp nổi, gia công trên các chất liệu. Các tác phẩm dự thi không sao chép, trùng lặp với bất cứ hình ảnh biểu trưng, khẩu hiệu, bài hát nào của trong nước và nước ngoài. Thông tin cá nhân của tác giả tham gia dự thi sẽ được Ban Tổ chức giữ bí mật đến khi Ban Giám khảo công bố kết quả chấm thi… H.Quân Triển lãm tranh cổ động về văn hóa giao thông Triển lãm tranh cổ động tuyên truyền về văn hóa giao thông được khai mạc sáng 29/11 tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội. Triển lãm trưng bày giới thiệu những tác phẩm được chọn lựa từ cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền về văn hóa giao thông do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức. Cuộc thi được phát động từ ngày 06/408/6/2013, đã nhận được 805 tác phẩm của 502 tác giả ở 38 tỉnh/thành trong cả nước gửi tham gia dự thi. Các tác phẩm dự thi đều tập trung thể hiện các chủ đề: tự giác chấp hành Luật Giao thông; thực hiện nghiêm 8 số 1053 l 05.12.2013 nhiệm vụ, tác phong chuẩn mực, văn minh của người cánh sát giao thông; đi đúng làn đường, phần đường qui định; không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép; tuân thủ pháp luật khi bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông; tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực, an toàn; có ý thức văn hóa xây dựng môi trường giao thông thân thiện, an toàn… Đánh giá của Ban Giám khảo: Các tác phẩm dự thi đã đáp ứng được yêu cầu về mỹ thuật; chất liệu thể hiện tranh phong phú, đa dạng về hình thức; phản ánh sự tìm tòi, sáng tạo phong cách thể hiện mới trong sáng tác tranh cổ động. Có 64 tác phẩm được tuyển chọn trưng bày triển lãm phục vụ công tác tuyên truyền văn hóa giao thông. Ban Giám khảo đã lựa chọn 10 tác phẩm trao giải, gồm: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba, 5 giải Khuyến khích và 1 giải phong trào cho đơn vị đã vận động được nhiều tác giả, tác phẩm chất lượng tham gia cuộc thi. Giải Nhất được trao cho tác phẩm “Một người không có ý thức làm nhiều người phiền phức” của tác giả Lê Quang Hiệu (thành phố Hồ Chí Minh). K.Hoàn
  • 9. Sự kiện vấn đề Chương trình nghệ thuật phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo dịp Tết Giáp Ngọ Dịp Tết Dương lịch và Tết Giáp Ngọ 2014, các nhà hát thuộc Bộ VHTTDL đã xây dựng các chương trình, vở diễn với chất lượng nghệ thuật cao phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Cụ thể, Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sỹ và nhân dân huyện đảo Cát Bà, Cát Hải (TP Hải Phòng) và huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) từ tháng 01/2014. Nhà hát Ca Múa Nhạc nhẹ Việt Nam biểu diễn từ 20-25/01/2014, biểu diễn phục vụ bà con Việt kiều tại các tỉnh Đông Bắc Thái Lan từ 20-25/01/2014; phối hợp với Tạp chí Cộng sản xây dựng chương trình Kỷ niệm Ngày Thành lập Đảng 03/02/2014 tại Nhà hát Lớn Hà Nội; từ 25-30/01/2014 biểu diễn tại các huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội; tháng 02/2014 (sau Tết Giáp Ngọ) xây dựng chương trình biểu diễn phục vụ bà con Việt kiều tại CH Pháp; từ 20-28/02/2014 biểu diễn phục vụ nhân dân tỉnh Lạng Sơn. Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, từ cuối tháng 12/2013 đến hết tháng 01/2014, biểu diễn phục vụ đồng bào, chiến sỹ tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Từ 01/01 đến hết 31/3/2014, Nhà hát Tuồng Việt Nam biểu diễn tại tỉnh Bắc Giang vở “Phò mã Thân Cảnh Phúc”. Từ trung tuần tháng 2/2013 đến hết tháng 02/2014, Nhà hát Chèo Việt Nam biểu diễn tại các tỉnh Quảng Ninh, TP Hải Phòng và Ninh Bình. Nhà hát Cải lương Việt Nam biểu diễn từ 01-31/01/2014 tại các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang, với các thể loại ca khúc cách mạng, ca tân cổ và trích đoạn Cải lương. Từ 28-31/11/2013, Nhà hát Kịch Việt Nam biểu diễn tại tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam vở “Tai biến”; từ 19/30/12/2013, biểu diễn tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình vở “Tai biến”; từ ngày 14-31/01/2014, biểu diễn tại các tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, với các vở “Nhân danh công lý”, “Đi tìm điều không mất”; ngày 17/02/2014, biểu diễn tại tỉnh Nam Định vở “Tai biến”. Từ 17/02 đến 27/02/2014, Nhà hát Múa rối Việt Nam biểu diễn tại tỉnh Đắk Lắk với các chương trình “Hoạt cảnh thiếu nhi”, “Múa Đà điểu”, “Trò chơi, tặng quà”, “Ba ngọn nến”, “Ếch xanh mắt tròn”, “Dàn nhạc gia đình gà”, “DJ Heo con”. Đoàn Xiếc Việt Nam biểu diễn tại một số địa phương từ 15/01 đến 15/3/2014. Từ 15/12/2013 đến 28/02/2014, Đoàn kịch I và Đoàn kịch II của Nhà hát Tuổi trẻ biểu diễn tại TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.HCM, TP Cần Thơ… Chương trình vở diễn “Lời thề thứ 9”, “Mùa hạ cuối cùng”, “Nụ cười chiến sỹ”; Đoàn kịch III biểu diễn tại Thanh Hóa, Hà Tĩnh và TP.HCM. Chương trình vở diễn “Tâm linh Việt”, “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, “Nguyễn Du với Kiều”. Đoàn Ca múa nhạc biểu diễn tại các tỉnh phía Bắc: Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai. Tháng 3/2014, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam biểu diễn phục vụ đồng bào, cán bộ chiến sỹ tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La với chương trình hòa nhạc Giao hưởng với các tác phẩm: Concerto cho Violon, Piano và dàn nhạc, Giao hưởng thơ… n.H Triển lãm ảnh “Cuộc thi ảnh di sản Việt Nam 2013” Ngày 28/11, Hội Di sản văn hóa TP Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng tỉnh An Giang tổ chức triển lãm ảnh “Cuộc thi ảnh di sản Việt Nam 2013” nhằm quảng bá hình ảnh di sản văn hóa Việt Nam đến với công chúng. Triển lãm trưng bày 120 tác phẩm đoạt giải đẹp nhất trong số trên 6.000 tác phẩm của “Cuộc thi ảnh di sản Việt Nam 2013”, ghi nhận lại hình ảnh đẹp với tất cả các khía cạnh, vùng miền của Tổ quốc như về quê hương Việt Nam, đời sống sinh hoạt của nhân dân, lễ hội truyền thống, làng nghề, danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa... Tiêu biểu là các tác phẩm “Hồn quê giếng nước (Hà Nội)”, “Bắc Sơn miền quê yên ả”, “Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định)”, “Cánh diều biển đảo Quảng Ngãi”, “Làng nghề Bàu Trúc (Ninh Thuận)”, “Chiếu Định Yên Đồng Tháp”, “Mùa cá cơm Phan Rí”, “Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng)”, “Vui hội Lim”, “Lễ hội Ramưwan”, “Đua Ghe Ngo”, “Lễ Phật đản Chùa Hoằng Pháp”, “Lễ rước Thánh Mẫu”, “Lễ hội mùa nước nổi”... Theo bà Bùi Thị Hằng - Giám đốc khu vực phía Nam Trung ương Hội Di sản Việt Nam, không chỉ riêng tại tỉnh An Giang, Hội còn tổ chức triển lãm lưu động tại 17 điểm thuộc 16 tỉnh/thành trong cả nước, từ Hà Nội và điểm cuối cùng là thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). An Giang là tỉnh thứ 13, mở cửa triển lãm từ 28/11/2013 đến ngày 28/02/2014, là địa điểm triển lãm dài nhất so với các tỉnh thành khác, nhằm nâng cao hiểu biết của người dân. THu Trang số 1053 l 05.12.2013 9
  • 10. Sự kiện kiện đề đề Sự vấn vấn Tạo dựng nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao Trong 02 ngày 27 và 28/11/2013 tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo khoa học “Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm VHNT có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao - Thực trạng và giải pháp” do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức. Hội thảo là hoạt động khoa học quan trọng nhằm thảo luận, đánh giá về thực trạng lãnh đạo, quản lý, hoạt động lý luận, phê bình, sáng tác VHNT trong 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII. Từ thực tiễn phong phú, sinh động của các lĩnh vực văn học, nghệ thuật 15 năm qua, cùng với những góc độ tiếp cận khác nhau, các tham luận và các ý kiến phát biểu tại Hội thảo không chỉ mang đến những nhận xét, đánh giá về thực trạng sáng tạo văn học, nghệ thuật, mà còn nêu lên được những vấn đề khả giải, thuyết phục về nguyên nhân, những đề xuất có tính khả thi về giải pháp để phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, đáp ứng đòi hỏi của đất nước và nhân dân trong thời kỳ mới. Với 70 bản tham luận và hơn 200 đại biểu tham dự, cho thấy Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu lý luận, hoạt động sáng tác, quản lý cũng như công chúng yêu văn học, nghệ thuật trong cả nước. Các kết quả đạt được trong Hội thảo này là căn cứ để góp phần tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII trong 15 năm qua, đồng thời gợi mở hướng phấn đấu để có thêm những thành tựu mới của văn học, nghệ thuật nước nhà thời gian tới. Về các giải pháp để văn học, nghệ thuật sáng tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, trước hết phải đề cao trách nhiệm và tấm lòng của chính các văn nghệ sĩ trước Tổ quốc và nhân dân; Cần có sự quan tâm hơn nữa việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng văn học, nghệ thuật; Đẩy mạnh hoạt động lý luận, phê bình; Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tác phẩm văn học, nghệ thuật; Tăng cường phối hợp các Hội chuyên ngành, mở rộng tuyên truyền, quảng bá các tác phẩm có giá trị cao. m.Huệ Văn hóa trong bảo tồn và phát triển các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam Sáng 22/11/2013, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Bộ VHTTDL phối hợp với Ủy ban quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam (MAB Việt Nam) tổ chức Hội thảo Văn hóa trong bảo tồn và phát triển các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam. Hội thảo hướng tới sử dụng văn hóa kết nối giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế trong các khu dự trữ sinh quyển (DTSQ), sử dụng khu DTSQ như những mô hình phát triển bền vững của địa phương, qua đó nâng cao nhận thức và năng lực quản lý bền vững các khu DTSQ; đưa ra những bài học thành công đã triển khai ở các khu DTSQ về du lịch sinh thái và bảo tồn cho phát triển và phát triển để bảo tồn dựa trên những giá trị văn hóa truyền thống của từng địa phương. Hội thảo diễn ra là cơ hội để các cán bộ trực tiếp quản lý khu DTSQ, nhà khoa học, chuyên gia văn hóa, bảo tồn, du lịch sinh thái trao đổi kinh nghiệm triển khai du lịch sinh thái ở các khu DTSQ, các hoạt động bảo tồn cho phát triển, phát triển để bảo tồn; sử dụng giá trị văn hóa trong quản lý bền vững các khu DTSQ; đồng thời đưa ra các giải pháp phát triển du lịch sinh thái, bảo tồn và quản lý khu DTSQ bền vững. T.Hợp Liên hoan “Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông” ca múa nhạc, ca cổ, dân ca, hò… Tham gia Liên hoan, công chúng còn được thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc, đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Liên hoan “Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông” được tổ chức 2 năm một lần, lần lượt tại 13 tỉnh/thành trong khu vực. Liên hoan kết thúc ngày 29/11/2013. HuY Long Tại thành phố Cao Lãnh, tối 26/11, Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Đồng Tháp khai mạc liên hoan “Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông” lần thứ XIV năm 2013, với sự góp mặt của 13 đoàn nghệ thuật quần chúng thuộc các tỉnh/thành đồng bằng sông Cửu Long và Trường Đại học Cần Thơ. Đây là lần đầu tiên tỉnh Đồng Tháp đăng cai tổ chức liên hoan, nhân lễ giỗ lần thứ 84 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc 10 số 1053 l 05.12.2013 - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (29/11). Với chủ đề “Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới”, Liên hoan lần này quy tụ các đoàn nghệ thuật quần chúng của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Trường Đại học Cần Thơ, nhằm tăng cường giao lưu văn hóa nghệ thuật, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân các dân tộc đang sinh sống và làm việc trong khu vực. Mỗi đơn vị tham gia một chương trình gồm nhiều thể loại
  • 11. Sự kiệnkiện vấn đề Sự vấn đề Sưu tầm hình ảnh, hiện vật, tư liệu về chủ quyền biển đảo Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2013 ngày 26/11 tại thành phố Hội An của Sở VHTTDL các tỉnh Nam Trung bộ cho thấy: Năm 2013, bên cạnh các hoạt động chuyên môn, các tỉnh Nam Trung bộ đã làm tốt công tác sưu tầm, khảo cổ, tập hợp tài liệu, hiện vật, phục vụ tốt công tác triển lãm, trưng bày các hình ảnh, tư liệu lịch sử giáo dục truyền thống yêu nước, phong trào cách mạng, phát huy các giá trị văn hóa của địa phương và chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam đã trưng bày bộ ảnh với chủ đề “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt lịch sử”; triển lãm bộ ảnh “9 năm kháng chiến chống pháp” và nhiều hình ảnh tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 59 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 123 năm Ngày sinh của Người. Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi trưng bày “Quảng Ngãi - Hoàng Sa, Trường Sa - Di sản văn hóa biển đảo Quảng Ngãi”. Tỉnh Bình Định tổ chức triển lãm ảnh “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển đảo Việt Nam ”. Tỉnh Khánh Hòa tổ chức 8 cuộc triển lãm, tiêu biểu như: “Văn hóa các dân tộc phía Nam”, “Hoàng Sa, Trường Sa và văn hóa biển đảo Việt Nam”, “Cổ vật một số nước Đông Nam Á”. Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên tổ chức hai cuộc triển lãm Mừng Đảng mừng Xuân và triển lãm nghệ thuật trong chương trình giao lưu văn hóa Việt Hàn được đánh giá cao. Đặc biệt, Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận tổ chức 6 đợt triển lãm ảnh nghệ thuật mừng Đảng mừng Xuân và triển lãm 60 hình ảnh về biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa cùng 4 bản đồ tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, thu hút hơn 7.000 lượt khách đến tham quan. Bằng các hoạt động thiết thực của mình, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam được bầu chọn là đơn vị dẫn đầu trong công tác thi đua các tỉnh Nam Trung bộ năm 2013. Năm 2014 các tỉnh khu vực Nam Trung bộ sẽ cổ vũ và động viên phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; đẩy mạnh các hoạt động thể dục, thể thao thành tích cao và phong trào thể dục thể thao quần chúng, quản lý tốt các hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Đặc biệt các tỉnh trong khu vực cam kết sẽ tiếp tục chú trọng công tác sưu tầm, khảo cổ, tập hợp tài liệu, hiện vật, phục vụ tốt công tác triển lãm, trưng bày các hình ảnh, tư liệu lịch sử về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đức Kiên Thanh Hóa: Đồng bào H’mông thực hiện nếp sống văn hóa trong việc tang Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa phối hợp với chính quyền các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn triển khai đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào H’Mông đến năm 2020”. Trong đó, có những hủ tục cần xóa bỏ ở vùng đồng bào dân tộc H’Mông như: Tục bắn súng thông báo người chết, đưa người chết vào quan tài, để người chết lâu ngày trong nhà từ 3-7 ngày, tổ chức ăn uống linh đình, không chôn cất người chết vào nghĩa trang tập trung… Trong giai đoạn từ năm 20132015, Thanh Hóa thực hiện thí điểm đề án tại 7 bản của đồng bào H’Mông ở xã Pù Nhi (huyện Mường Lát) bởi người H’Mông ở Pù Nhi là điểm cư trú đầu tiên, lâu đời của đồng bào H’Mông tại Thanh Hóa; sau đó sẽ mở rộng tuyên truyền tại các bản có đồng bào H’Mông ở các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn. Hiện nay, huyện Mường Lát đang quy hoạch 7 nghĩa trang cho 7 bản có đồng bào H’Mông ở xã Pù Nhi và làm đường giao thông vào các nghĩa trang. Nghĩa trang được phân khu theo từng dòng họ trong bản. Để thực hiện thành công Đề án, chính quyền địa phương đã lập tổ tuyên truyền là những người nói thạo tiếng H’Mông, đến từng hộ vận động, tuyên truyền đồng bào thay đổi dần thói quen, nếp nghĩ không còn phù hợp với đời sống văn hóa mới. Những gia đình có việc tang được hỗ trợ 5 triệu đồng để mua quan tài và 3 triệu đồng tổ chức tang lễ. Thôn, bản được hỗ trợ 3 triệu đồng để mời thợ kèn, thợ trống, thầy cúng giúp gia đình tang chủ. Nhằm từng bước thay đổi quan niệm của đồng bào H’Mông ở Thanh Hóa, mỗi năm Ban Dân tộc tỉnh cùng địa phương tổ chức từ 1 đến 2 đoàn gồm những người có uy tín, già làng, trưởng bản, thầy mo, trưởng họ của 7 bản người H’Mông đến tham quan, học hỏi tại các tỉnh vùng Tây Bắc như Lào Cai, Sơn La, Hà Giang… Qua các chuyến tham quan, đồng bào H’Mông ở Thanh Hóa sẽ được tận mắt chứng kiến việc tổ chức tang lễ của đồng bào H’Mông ở Tây Bắc hiện nay không còn rườm rà, tốn kém. H.L số 1053 l 05.12.2013 11
  • 12. Sự kiện vấn đề Phát triển du lịch Đồng Tháp “Thuần khiết như hồn sen” Ngày 01/12 Sở VHTTDL tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức diễn đàn Phát triển dịch vụ tại điểm đến du lịch Đồng Tháp với chủ đề “Thuần khiết như hồn sen”, nhằm thu hút thêm nhiều du khách đến với tham quan, với sự tham dự của đại diện các Công ty du lịch trong và ngoài tỉnh. Từ đầu năm đến nay, có hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch đến tỉnh Đồng Tháp, tập trung đến tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như: Khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; Khu di tích Gò Tháp; Khu di tích Xẻo Quýt, Gáo Giồng, Vườn Quốc gia Tràm Chim, Làng Hoa kiểng Sa Đéc, Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê… Hiện tỉnh mở ra nhiều cơ hội cho các nhà làm du lịch hướng đến Đồng Tháp với nhiều món ăn đặc sản, tham quan các làng nghề đóng xuồng, làm lờ lộp, chợ chiếu ma…; các vườn cây đặc sản như: Quýt hồng Lai Vung, nhãn Châu Thành, xoài cát Cao Lãnh, mô hình du lịch trải nghiệm ở Vườn Quốc gia Tràm Chim mùa nước nổi với 4 hình thức: trải nghiệm làm ngư dân, trải nghiệm thu hoạch lúa trời, tham quan bãi chim sinh sản và bơi xuồng ngắm cảnh quan sinh thái. Nhiều đóng góp của các nhà kinh doanh du lịch là Đồng Tháp nên phát triển du lịch cộng đồng và đồng thời đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch, hoạt động tiếp thị, quảng bá du lịch. Theo Bà Nguyễn Thị Nga - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Tháp, Công ty đang hướng tới mô hình liên kết hợp tác phát triển du lịch, hiện nay đã ký kết liên kết trên 300 đơn vị lữ hành du lịch trong và ngoài nước. Sản phẩm du lịch Đồng Tháp sẽ độc đáo không trùng lặp với những sản phẩm khác trong vùng, đến với du lịch Đồng Tháp du khách sẽ hưởng thụ thuần khiết như hoa sen. H.L Đội tuyển nữ Việt Nam gặp thuận lợi tranh vé dự World Cup Ngày 29/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã tiến hành bốc thăm chia bảng vòng chung kết bóng đá nữ Châu Á năm 2014 (AFC Women’s Asian Cup 2014), sẽ diễn ra từ 14/5-25/5/2014 tại sân Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh) và Gò Đậu (Bình Dương). Do là nước chủ nhà nên Việt Nam được xếp vào bảng A. Kết quả bốc thăm đã đưa Việt Nam gặp các đối thủ Australia, Nhật Bản, Jordan. Trong khi đó, bảng B sẽ gồm các đội Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và Myanmar. Với kết quả trên, Việt Nam sẽ gặp nhiều thuận lợi để tìm được chiếc vé dự vòng chung kết World Cup bóng đá nữ thế giới năm 2015 tại Canada. Vòng chung kết bóng đá nữ Châu Á năm 2014 cũng đồng thời chọn ra 5 đội của khu vực Châu Á dự vòng chung kết bóng đá nữ thế giới 2015 (World Cup 2015). Theo quy định của AFC, tại ASIAN Cup 2014, bốn đội đứng đầu hai bảng đấu sẽ giành quyền vào bán kết, đồng thời giành vé trực tiếp dự World Cup 2015. Chiếc vé còn lại dự World Cup sẽ là đội thắng trong trận play-off giữa hai đội xếp thứ 3 của mỗi bảng. Với trình độ và đẳng cấp chênh lệch của bóng đá nữ Châu Á hiện nay, gần như 4 suất vào bán kết khó thoát khỏi tay các đội Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc. Việc nằm chung bảng với Jordan sẽ giúp Việt Nam dễ thở hơn so với gặp Thái Lan hoặc Myanmar ở vòng bảng. Trong lịch sử đối đầu của hai đội, Việt Nam chưa từng thất bại trước Jordan. Và với lợi thế được chơi trên sân nhà, Việt Nam sẽ gặp nhiều thuận lợi để giành vị trí thứ 3 bảng A. Vũ minH Kết thúc Giải Việt dã Báo Gia Lai mở rộng lần thứ 8 Giải Việt dã Báo Gia Lai mở rộng lần thứ VIII - 2013 đã kết thúc vào ngày 01/12. Ban Tổ chức đã trao giải Nhất toàn đoàn hệ học sinh THPT cho Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP Pleiku; giải Nhất toàn đoàn hệ phong trào thuộc về huyện Đăk Pơ và giải Nhất toàn đoàn hệ đội tuyển đã thuộc về đoàn vận động viên tỉnh Bình Phước. Tham dự Giải lần này có 12 đoàn vận động viên (VĐV) của các 12 số 1053 l 05.12.2013 tỉnh/thành trong cả nước; 25 đoàn VĐV của các đơn vị trong tỉnh với gần 300 người. Các VĐV tham gia thi tài ở 3 hệ gồm: Hệ học sinh THPT, hệ phong trào và hệ đội tuyển với 8 nội dung thi đấu. Giải Việt dã Báo Gia Lai được tổ chức thường niên, là sân chơi lành mạnh, bổ ích, thiết thực hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo phong trào Bác Hồ vĩ đại”; vận động toàn dân, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tham gia rèn luyện sức khoẻ, đẩy mạnh phong trào lao động sản xuất, học tập và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là dịp để các VĐV giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm; là thời điểm cho các đoàn VĐV chuyên nghiệp đánh giá công tác huấn luyện, đào tạo VĐV trong một năm qua. a.Tùng
  • 13. Sự kiện vấn đề Sóc Trăng: Số vụ bạo hành trong gia đình ngày càng giảm Ngày 25/11, tại huyện Mỹ Xuyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Tỉnh đoàn Sóc Trăng tổ chức lễ tuyên dương 26 gia đình văn hóa, gia đình trẻ tiêu biểu năm 2013 và hưởng ứng Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Đây cũng chính là một trong các hoạt động thiết thực kỷ niệm Năm Gia đình Việt Nam của tỉnh Sóc Trăng. Theo số liệu thống kê, từ năm 2009 đến nay, toàn tỉnh Sóc Trăng xảy ra hơn 5.000 vụ bạo lực gia đình tập trung ở 4 hình thức: Bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế; trong đó có 70% nạn nhân là nữ. Để giảm thiểu và tiến đến xóa bỏ tình trạng bạo lực gia đình, thời gian qua, công tác phòng, chống bạo lực của địa phương luôn được quan tâm chú trọng; thông qua các hoạt động tuyên truyền, hoạt động của mô hình, nhận thức về bạo lực gia đình, ý thức xây dựng gia đình văn hóa không bạo lực của tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao, kéo giảm số vụ bạo lực gia đình mỗi năm từ 10% đến 15%; các câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững” được nhân dân tích cực hưởng ứng, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư đã được các cấp, các ngành và nhân dân phối hợp thực hiện rất hiệu quả... Bà Nguyễn Thanh Thúy - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mỹ Xuyên cho biết: Hội Liên hiệp Phụ nữ luôn lồng ghép công tác phòng, chống bạo lực gia đình cũng như tuyên truyền về bình đẳng giới trong các cấp hội. Bên cạnh đó, hội chỉ đạo các cấp hội phối hợp với các ngành trong xây dựng các địa chỉ tin cậy để phòng, chống làm giảm bạo lực gia đình trên địa bàn, xây dựng gia đình thực sự no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. K.Hoàn Đại hội TDTT tỉnh Vĩnh Phúc Ngày 26/11, tại Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Đại hội thể dục thể thao lần thứ IV năm 2013. Tham gia Đại hội có gần 500 vận động viên là học sinh, sinh viên đến từ 34 đơn vị thuộc các trường cao đẳng, trung học phổ thông… trên địa bàn tỉnh. Đại hội diễn ra đến ngày 28/11/2013 với 7 môn thi đấu, gồm: Điền kinh, bóng chuyền nữ, bóng bàn, cầu lông, cờ tướng, vật dân tộc, pencaksilat. Các vận động viên tranh tài giành 158 bộ huy chương. Đại hội là sân chơi thể thao lành mạnh cho học sinh, sinh viên, đồng thời là dịp phát động phong trào tập luyện, thi đấu thể dục, thể thao cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong các nhà trường. Đây cũng là hoạt động thiết thực nhằm tăng cường giao lưu học tập kinh nghiệm, sự hiểu biết lẫn nhau giữa học sinh, sinh viên giữa các trường. Thông qua Đại hội sẽ phát hiện những gương mặt tài năng, điển hình trong thể dục thể thao để đào tạo, bồi dưỡng cho các em tham gia thi đấu ở Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc năm 2015, thi đấu các đội tuyển cấp quốc gia. Hải pHong Liên hoan Phim sinh viên TP. Hồ Chí minh Liên hoan Phim sinh viên TP. Hồ Chí Minh với chủ đề “Khát vọng sinh viên” do Hội Sinh viên Việt Nam TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Công ty TNHH Truyền thông Megastar tổ chức. Liên hoan Phim sinh viên lần I là dịp ý nghĩa để chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ IX nhiệm kỳ 2013-2018 và 64 năm Ngày truyền thống học sinh - sinh viên (09/01/1950-09/01/2014). Liên hoan Phim nhằm tôn vinh những giá trị tốt đẹp trong môi trường học đường, trong cuộc sống, trong hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên thành phố thông qua ngôn ngữ điện ảnh, những khung hình, âm thanh đẹp; là cầu nối giao lưu để các nhóm làm phim sinh viên, nhóm sinh viên yêu thích nghệ thuật điện ảnh, yêu thích sáng tác các loại hình video clip tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố được gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và giao lưu với các đạo diễn, các nhà làm phim và quay phim gắn bó với sinh viên cũng như phong trào điện ảnh học đường. Ban Tổ chức sẽ trao cho mỗi thể loại: 01 giải Vàng, 01 giải Bạc; ngoài ra còn các giải phụ: 01 giải phim có hình ảnh đẹp nhất; 01 giải phim có âm thanh hay nhất; 01 giải sáng tạo; 03 giải phim được bình chọn nhiều nhất; 05 giải dành cho đơn vị có số lượng phim tham dự nhiều và chất lượng tốt nhất. Tuệ anH số 1053 l 05.12.2013 13
  • 14. Sự kiện vấn đề Bình Thuận: Tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình Tỉnh Bình Thuận đặt ra mục tiêu đến năm 2015 đạt 70% số người bị bạo lực gia đình sẽ được tư vấn, được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp. Tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề, xây dựng nông thôn mới… nhằm hỗ trợ phụ nữ phát triển và nâng cao nhận thức bình đẳng giới trong nhân dân. Các mô hình, các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc được nhân rộng và thu hút sự tham gia của nam giới. Sau 3 năm thực hiện, công tác bình đẳng giới “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” tỉnh Bình Thuận đã đạt được nhiều kết quả, trong đó quan trọng nhất là việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong đời sống gia đình và giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình. Trong năm 2013, số vụ bạo lực gia đình đã giảm thiểu đáng kể, toàn tỉnh chỉ xảy ra 383 vụ, giảm 608 vụ so với năm 2012. Chương trình bình đẳng giới được lồng ghép thực hiện đồng thời với nhiều chương trình khác như đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”; “Giỏi việc nước đảm việc nhà”; “Toàn dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa”... Để cụ thể các nội dung của chương trình, các Sở, Ban, ngành đã đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền sâu rộng tuyến cơ sở thông qua các tờ rơi, tài liệu, các cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình, tổ chức tọa đàm về phòng, chống bạo lực gia đình, cách xây dựng và bảo vệ tổ ấm gia đình... Thông qua chương trình, nhiều mô hình mới như: Điểm tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình; Tổ hòa giải xây dựng gia đình hạnh phúc; Tổ phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế hộ gia đình… đã phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ kịp thời cho phụ nữ. Đến nay đã có 76 trong tổng số 127 xã, phường thành lập Ban chỉ đạo mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, thành lập 185 nhóm tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình và thành lập 56 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng. mạnH Huân Kết thúc Giải Cờ vua các đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2013 Sau một tuần tranh tài, sáng 27/11, Giải Cờ vua các đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2013 đã kết thúc với sự thành công của các vận động viên chủ nhà thành phố Hồ Chí Minh. Ở nội dung nam, bước vào ván cuối, do chỉ cần thủ hòa là giành ngôi vô địch nên hạt giống số 1 Đào Thiên Hải (TP. Hồ Chí Minh) dù đi tiên nhưng đã chủ động đánh an toàn để có kết quả hòa với Nguyễn Văn Huy (Hà Nội - hạt giống số 3), qua đó giành Huy chương Vàng với 6,5 điểm. Bất ngờ lớn nhất của giải là phong độ ấn tượng của đương kim vô địch U.10 thế giới Nguyễn Anh Khôi (TP Hồ Chí Minh - hạt giống số 13), khi đã xuất sắc vượt qua các đàn anh để giành chiếc Huy chương Bạc với 6 điểm. Hạng 3 thuộc về hai kỳ thủ Cao Sang (Lâm Đồng) và Phạm Chương (TP. Hồ Chí Minh). Ở giải nữ, Nguyễn Thị Thanh An (TP. Hồ Chí Minh - hạt giống số 3) đã thể hiện phong độ xuất sắc khi liên tiếp dẫn đầu trong các ván cuối để giành hạng nhất với 7 điểm. Trong khi đó, hạt giống số 1 Hoàng Thị Bảo Trâm (Hà Nội) dù có cùng 7 điểm như Thanh An nhưng đành chấp nhận vị trí thứ hai do thua chỉ số phụ. Hạng 3 thuộc về Phạm Thị Thu Hiền (Bắc Giang) với 6,5 điểm. Theo nhận xét của các chuyên gia, tại Giải này, các kỳ thủ được đánh giá cao đều thi đấu đúng với phong độ của mình. Các vận động viên giành thứ hạng cao vẫn là những gương mặt cũ trong làng Cờ vua Việt Nam . Trong khi đó, kỳ thủ “nhí” Anh Khôi, người không tham gia các giải đấu gần đây do bận việc học tập đã thể hiện phong độ rất xuất sắc tại giải có thể xem là bất ngờ, nhưng đã được dự báo trước. Dù thua kém nhiều kỳ thủ khác về hệ số elo nhưng Anh Khôi luôn có sự tiến bộ rất nhanh dù chỉ trong thời gian ngắn. Giải Cờ vua các đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2013 thu hút 41 vận động viên (18 nam, 23 nữ) thuộc 12 tỉnh/ thành, ngành gồm: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Kiên Giang, Trung tâm TDTT Quân đội, Bến Tre, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bình Định, Hải Phòng. nam anH Hải Dương: Truyền dạy hát Ca Trù cửa đình Từ 26/10 đến 25/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương đã phối hợp với Viện Âm nhạc (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) tổ chức Lớp truyền dạy hát Ca Trù cửa đình. Tham gia lớp học có trên 20 học 14 số 1053 l 05.12.2013 viên gồm 5 kép đàn, 5 ca nương, 5 trống chầu và 5 người múa là các nghệ nhân thuộc các CLB Ca Trù như: Cẩm Giàng, Nam Sách, Tứ Kỳ, Phường Ngọc Châu-TP Hải Dương, Trung tâm Văn hoá tỉnh và một số địa phương khác trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian 6 tuần, các học viên đã được Nghệ nhân Ca trù Nguyễn Phú Đẹ và một số giáo viên của Viện Âm nhạc Việt Nam truyền dạy trực tiếp các kỹ năng, đàn, hát, trống chầu và múa của hình thức
  • 15. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Đồng Nai: Phục dựng nghi thức lễ hội của dân tộc Chơ Ro Sau một thời gian triển khai dự án khôi phục, truyền dạy một số vốn di sản văn hóa truyền thống tiêu biểu về lễ hội Sayangva của bà con đồng bào dân tộc Chơ Ro ở xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu (thuộc vùng đệm Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai), ngày 01/12, tại Nhà dài dân tộc Chơ Ro, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức triển khai Lễ phục dựng một số nghi thức trong lễ hội Sayangva. Dự án do Quỹ hỗ trợ Bảo tồn Nghệ thuật Văn hóa dân gian của Trung tâm Trao đổi Giáo dục với Việt Nam tài trợ, nhằm giúp đồng bào Chơ Ro có nhận thức đúng về giá trị di sản văn hóa của dân tộc mình, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản của người Chơ Ro một cách thiết thực và kế thừa những thiết chế cơ sở đã có. Tại buổi lễ, các học viên là con em đồng bào Chơ ro được tham gia lớp tập huấn của dự án đã cùng già làng và những người có uy tín trong cộng đồng Chơ ro tại xã Phú Lý thể hiện lại những hoạt động diễn ra trong lễ hội Sayangva, như: hiến tế vật sống, giã gạo, thi bắn nỏ, nấu cơm lam, biểu diễn cồng chiêng, tỉa lúa, rước hồn lúa, cúng Yàng… Bên cạnh đó, dự án còn tạo điều kiện để chính nghệ nhân trong cộng đồng khôi phục các giá trị di sản, cụ thể là lễ hội Sayangva và truyền dạy cho lớp trẻ những loại hình nghệ thuật, tri thức dân gian, như: diễn tấu các loại nhạc cụ, làm bánh… Dự án này sẽ được kéo dài đến hết tháng 12/2013. Hồ THanH Đưa văn hóa truyền thống vào trường học Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, lồng ghép trong các giờ học, bài giảng tại các trường học. Nội dung về các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc đã được ngành Giáo dục lựa chọn, hướng dẫn giáo viên lồng ghép vào nội dung bài giảng các môn học, các chương trình ngoại khóa. Nhiều trường đã có các mô hình giáo dục khá hiệu quả như: múa hát cộng đồng, đưa các môn thể thao truyền thống như đi cà kheo, đẩy gậy, kéo co vào môn thể dục. Ngành cũng động viên, tạo điều kiện để các trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình; tổ chức các hội thi ẩm thực truyền thống, hội thi đánh cồng chiêng. Tại thành phố Kon Tum, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đã duy trì việc dạy cồng chiêng, múa xoang tại các trường có học sinh dân tộc thiểu số. Các trường đã mời nghệ nhân đến dạy hát, múa và đánh cồng chiêng trong các tiết học ngoại khóa. Hiện, trên địa bàn thành phố, hầu hết các trường có học sinh dân tộc thiểu số đều có đội cồng chiêng. Một số trường còn lồng ghép dạy học sinh nghề dệt thổ cẩm và giảng dạy về lịch sử, văn hóa các dân tộc cho học sinh. S.THăng Hỗ trợ đồng bào Khmer bảo tồn văn hóa truyền thống Tỉnh Trà Vinh đã triển khai dự án xây dựng 44 nhà hỏa táng tại các cụm dân cư có đông đồng bào Khmer sinh sống và tại các chùa Khmer trong tỉnh. Dự án được thực hiện từ nay đến năm 2015, với tổng kinh phí đầu tư 44,6 tỷ đồng từ nguồn vốn của Trung ương. Với mục tiêu bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer, đồng thời đảm bảo về vệ sinh môi trường, 5 năm qua tỉnh Trà Vinh đã quan tâm hỗ trợ việc xây dựng nhà hỏa táng theo thiết kế kỹ thuật hiện đại. Tỉnh Trà Vinh đã đầu tư gần 53 tỷ đồng để hỗ trợ cho 95 chùa Khmer xây dựng 95 nhà hỏa táng và 2 nhà hỏa táng tại 2 cụm dân cư có đồng bào Khmer. Tỉnh Trà Vinh có 141 chùa Phật giáo Nam Tông Khmer tọa lạc ở 8 huyện, thành phố. Như vậy, sau khi hoàn thành dự án xây dựng 44 nhà hỏa táng, tỉnh Trà Vinh sẽ cơ bản hoàn thành việc xây dựng nhà hỏa táng hiện đại để thay thế các lò hỏa táng cũ xưa tại các chùa Khmer, giúp đồng bào Khmer thể hiện sự quan tâm đối với người thân quá cố bằng nghĩa cử cao đẹp, văn minh. Trần nguYện diễn xướng hát Ca Trù cửa đình, một trong những thể cách cổ, rất đặc biệt và rất khó khi diễn xướng, nhưng vẫn được bảo tồn tại Hải Dương... Đây là lớp học đầu tiên được Viện Âm nhạc trực tiếp xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu hỗ trợ giảng dạy và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức quản lý. Lớp học là một trong những hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Chương trình hành động của tỉnh Hải Dương về bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Ca Trù trên địa bàn giai đoạn 2010-2020. số 1053 l 05.12.2013 15
  • 16. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Bảo tồn, phục hồi di tích Đông Khuyết Đài - Đại Nội Huế Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa khánh thành công trình Bảo tồn, phục hồi di tích Đông Khuyết Đài thuộc hệ thống di tích Cố đô Huế. Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 11,275 tỷ đồng được khởi công xây dựng từ tháng 3/2013, bao gồm việc phục hồi nhà canh, tu bổ phục hồi tường thành và lan can, tôn tạo sân vườn, hệ thống cấp thoát nước và hệ thống điện chiếu sáng. Đông Khuyết Đài có diện tích 1.783m2, nằm ở chính giữa mặt đông của Hoàng thành Huế. Đây là một trong bốn khuyết đài được vua Gia Long cho xây dựng ở bốn mặt của Hoàng thành Huế để phục vụ việc quan sát và phòng thủ. Trên mỗi đài đều có xây một nhà vuông, lợp ngói phẳng. Vị trí của Đông Khuyết Đài gần cổng Hiển Nhơn; vòng hào phía trước Đông Khuyết Đài thuộc hệ thống hào bên ngoài bảo vệ Hoàng thành (còn gọi là hồ Ngoại Kim Thủy). Từ cổng Hiển Nhơn (cổng mặt đông của Hoàng thành) ra ngoài phải đi qua một chiếc cầu bắc ngang hồ Ngoại Kim Thủy. Di tích Đông Khuyết Đài có vị trí đối xứng với di tích Tây Khuyết Đài qua trục dũng đạo, để cùng với các công trình khác có cùng chức năng đã tạo nên một tổng thể kiến trúc hoàn chỉnh cho hệ thống kiến trúc Hoàng thành Huế. Các khuyết đài còn lại bao gồm Nam Khuyết Đài (sau này được xây dựng lại và đổi tên là Ngọ Môn cổng chính của Hoàng thành ở mặt Nam), Tây Khuyết Đài (gần cổng Chương Đức), Bắc Khuyết Đài (gần cổng Hòa Bình, cuối thời Nguyễn được cải tạo thành lầu Tứ Phương vô sự). Đông Khuyết Đài được xây dựng dưới thời vua Gia Long (năm 1804), đến năm Minh Mạng thứ 10 (1830) nhân lễ tứ tuần đại khánh của mình, nhà vua đã cho sửa sang lại Đông Khuyết đài và tô màu vàng. Năm 1839, vua Minh Mạng tiếp tục cho sửa sang Đông Khuyết Đài. Trải qua chiến tranh và thời tiết, công trình đã bị xuống cấp, đổ nát và hoang phế. Đặc biệt, ngôi nhà canh bằng gỗ được làm dưới dạng “phương đình” (nhà vuông) đã bị triệt hạ hoàn toàn, công trình chỉ còn là phế tích. Quốc ViệT Triển lãm ảnh di sản tại Hoàng thành Thăng Long Hơn 120 tác phẩm ảnh xuất sắc về di sản Việt Nam trên khắp mọi miền của Tổ quốc và hơn 20 bức ảnh về các di sản thế giới tại Việt Nam được trưng bày triển lãm tại một không gian mở thuộc khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). Triển lãm do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp cùng Hội Di sản văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí VietNam Heritage thực hiện. Dưới ống kính của các nhà nhiếp ảnh, vẻ đẹp của đất nước Việt Nam hiện lên với nhiều sắc màu ở các góc độ khác nhau. Những tác phẩm ảnh đưa người xem vào một hành trình khám phá, trải nghiệm những di sản Việt Nam với nhiều cung bậc cảm xúc. Đó là Lễ hội mùa nước nổi Búng Bình Thiên của Võ Vãn Kiên khắc họa một lễ hội độc đáo vùng sông nước An Giang; hay Hội xuân Tây Bắc của Vũ Đức Hải ghi lại khoảnh khắc đồng bào dân tộc Lào Cai tấp nập chuẩn bị lễ hội trong không gian rợp sắc hoa rừng, Lễ hội Tây Nguyên của Ngô Thị Thu Ba “kể” về hội đua voi truyền thống của người Tây Nguyên… Rồi những hình ảnh về Cầu ngói ở Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn tại Quảng Nam, đảo Lý Sơn lúc bình minh, Cánh diều biển đảo… chuyển tải vẻ đẹp kỳ ảo, hùng vĩ của thiên nhiên, của di sản văn hóa Việt Nam cũng như vẻ đẹp tromg cuộc sống sinh hoạt đời thường. Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội khẳng định, triển lãm chuyển tải tới người dân và du khách những giá trị quý của di sản, vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, cuộc sống con người, khiến chúng ta càng yêu các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Việt Nam. Thông qua triển lãm, Ban Tổ chức muốn kêu gọi mọi người cùng gìn giữ, bảo vệ các di sản của Việt Nam, để các di sản này ngày càng đẹp hơn. Yến nHi Bảo tàng Lào Cai tiếp nhận thêm một số cổ vật quý thời cổ đại Theo ông Đinh Công Hải, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lào Cai, ngày 20/11, Bảo tàng tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận và lập hồ sơ một số cổ vật quý thuộc niên đại cách đây khoảng 2.000 năm của người Việt cổ đại gồm 2 trống đồng, 1 nồi đồng và một số hiện vật khác. Toàn bộ hiện vật này được tìm thấy 16 số 1053 l 05.12.2013 ở những độ sâu khác nhau, trong đó hiện vật được tìm thấy ở độ sâu nhất là hơn 1m, tại tổ 21, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai do một đơn vị xây dựng phát hiện trong khi san tạo mặt bằng xây dựng ở khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường. Theo người dân sở tại, do bị máy thi công san ủi nên các hiện vật đã bị vỡ nát, nên chỉ thu được hơn 20 mảnh vỡ với cân nặng 17kg. Sau khi ghép các mảnh vỡ lại đã có được 2 trống đồng, 1 nồi đồng và một số hiện vật khác. Qua thẩm định chuyên môn, các nhà khoa học của Bảo tàng Lào Cai cho biết: Những chiếc trống đồng này có hoa văn giống với
  • 17. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG “Ngày hội Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO vinh danh” sẽ diễn ra vào 20 giờ ngày 18/12/2013, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Cục Di sản văn hóa, Ban Quản lý Làng Văn hóaDu lịch các dân tộc Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Thông qua hoạt động này nhằm hướng tới việc bảo tồn và phát huy sức sóng mãnh liệt của văn hóa Việt Nam cùng đồng hành với di sản văn hóa các nước trên thế giới, khẳng định vị thế dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Ngày hội cũng là dịp để nghệ sỹ, nghệ nhân giữa các Đoàn nghệ thuật, Câu lạc bộ, Nhóm, “Làng”… của các loại hình: Hát Xoan, Ca Trù, Quan Họ, Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Ngày hội Di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh Tây Nguyên gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể; tuyên truyền để cộng đồng chung tay giữ gìn, phát huy các giá trị của di sản trong đời sống đương đại; thắt chặt quan hệ và tình đoàn kết, thể hiện tính thống nhất trong đa dạng văn hóa Việt Nam. Theo kế hoạch, Sở VHTTDL các tỉnh/thành có di sản văn hóa phi vật thể cử một đoàn nghệ thuật gồm các nghệ nhân tham dự. Cụ thể Sở VHTTDL tỉnh Phú Thọ gồm 30 người đến từ 04 phường Xoan cổ, Trường VHNT tỉnh Phú Thọ và Đoàn Chèo tỉnh Phú Thọ; Sở VHTTDL TP Hà Nội: 05 nghệ nhân của Câu lạc bộ Ca Trù Hà Nội; Sở Tu bổ, tôn tạo Khuê Văn Các VHTTDL tỉnh Bắc Ninh: 35 người đến từ Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh và Nghệ nhân Quan họ Làng Diềm; Sở VHTTDL Thừa Thiên-Huế: 40 người đến từ Nhà hát nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế; Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai: 30 người gồm Nghệ nhân Gia Lai và Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San, Gia Lai; Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc: 40 người. Mỗi đoàn tham dự Ngày hội sẽ trình diễn 01 chương trình nghệ thuật có thời lượng từ 20-30 phút. Chương trình biểu diễn phải thể hiện rõ nét đặc trưng, cơ bản của mỗi loại hình di sản văn hóa. Kiều oanH Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội cho biết: Đơn vị này đang tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan của thành phố hoàn tất các thủ tục để triển khai dự án tu bổ, tôn tạo Khuê Văn Các - di tích đã được chọn làm biểu tượng của Hà Nội. Công tác tu bổ sẽ tuân thủ theo nguyên tắc: Giữ nguyên hiện trạng gốc, hỏng phần nào thay thế phần đó. Nền gạch Bát Tràng sẽ được thay viên nứt, bệ đá, bệ gạch cũng phải xây lại, phần chân và 4 trụ cột sẽ trát lại vữa bị lở, riêng cấu kiện gỗ (diềm, sàn gỗ và lan can) bị mối mọt sẽ được gỡ xuống và mô phỏng lại. Sau đó, Khuê Văn Các sẽ được sơn thếp lại tạo dáng vẻ mới do bị bạc từ nhiều năm qua. Công tác tu bổ được tiến hành khoa học, cẩn trọng, giữ nguyên yếu tố gốc. Hội đồng tư vấn tu bổ, tôn tạo Khuê Văn Các còn thành lập nhóm các nhà khoa học giám sát quá trình thi công để việc tu bổ, tôn tạo đảm bảo đúng nguyên tắc. Khuê Văn Các (các vẻ đẹp của sao Khuê) lầ một lầu vuông tám mái, có kiến trúc hài hòa, độc đáo do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành, triều Nguyễn cho xây dựng vào năm 1805. Gác Khuê Văn xưa kia dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi đỗ khoa thi Hội. Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 13, Luật Thủ đô đã được thông qua và hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chọn làm biểu tượng của Hà Nội. Trải qua nhiều năm tháng, đến nay, Khuê Văn Các đã bị phai màu sơn thếp, một số nền gạch bị vênh, một số ngói bị vỡ, cấu kiện gỗ bị sứt mẻ… Mới đây, Bộ VHTTDL đã đồng ý việc tu bổ Khuê Văn Các và lắp đặt hệ thống chiếu sáng theo đề xuất của Sở VHTTDL Hà Nội. Cùng với dự án tu bổ, tôn tạo Khuê Văn Các, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đang xây dựng đề án bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống 82 bia tiến sĩ triều Lê - Mạc. Yến nHi hoa văn của trống đồng nền văn hóa Đông Sơn đã từng tìm thấy ở nhiều nơi khác trên đất nước Việt Nam có niên đại cách đây trên 2.000 năm. Điều đặc biệt là trong số hiện vật phát hiện lần này, có một số hiện vật lần đầu tiên xuất hiện ở địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc, nên chưa xác định được danh tính và công dụng của nó. Từ năm 1991 trở lại đây, trong quá trình xây dựng các đơn vị thi công trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã phát hiện nhiều di vật quý thuộc các niên đại khác nhau liên quan đến cuộc sống của cộng đồng người Việt cổ cách đây vài ngàn năm. Hiện, Bảo tàng Lào Cai đang lưu giữ hàng trăm di vật, trong đó có 32 trống đồng (có 7 chiếc còn nguyên vẹn). Số còn lại là những di vật khác liên quan đến cuộc sống sinh hoạt của người Việt cổ như: đỉnh đồng, nồi đồng, sanh đồng, chậu đồng, dao sắt chuôi đồng... Số cổ vật này hầu hết đều thuộc thời kỳ Đông Sơn, cách đây khoảng 2.500 năm. Đức Kiên số 1053 l 05.12.2013 17