SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành bộ văn hóa, thể thao và du lịch Thứ năm hằng tuần Số 1100 ngày 06/11/2014 
Tổ chức kỷ niệm 
các ngày lễ lớn trong 
hai năm 2014-2015 
Bộ VHTTDL vừa có Công văn số 
3843/BVHTTDL-VHCS ngày 28/10/2014 
gửi Sở VHTTDL các tỉnh/thành hướng 
dẫn thực hiện việc tổ chức kỷ niệm các 
ngày lễ lớn trong hai năm 2014-2015. 
Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL các 
tỉnh/thành: Tổ chức các ngày kỷ niệm 
phải thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo 
của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng 
Chính phủ và các quy định khác của 
pháp luật. Nội dung các chương trình, 
hoạt động kỷ niệm phải đảm bảo trang 
trọng, lành mạnh, tiết kiệm, không phô 
trương hình thức, lãng phí, thực hiện 
theo quy định tại Nghị định số 
145/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy 
định về tổ chức ngày kỷ niệm... 
(Xem tiếp trang 3) 
- Hướng dẫn quản lý và sử dụng 
kinh phí hoạt động Phong trào 
“Toàn dân đoàn kết xây dựng 
đời sống văn hóa” 
(Tr.7) 
- Thực hiện tiêu chí xây dựng 
cơ sở vật chất văn hóa 
trong xây dựng nông thôn mới 
(Tr.6) 
- “Bảo tồn, phát huy bền vững 
giá trị Di sản Thiên nhiên thế giới 
Vịnh Hạ Long” 
(Tr.8) 
- Kiểm tra việc sử dụng biểu tượng, 
sản phẩm, linh vật không phù hợp 
thuần phong mỹ tục 
(Tr.9) 
Tọa đàm Kỷ niệm 110 năm 
Ngày Sinh Giáo sư Hoàng Minh Giám - 
Bộ trưởng Bộ Văn hóa 
Sáng 31/10 tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Tọa đàm Kỷ niệm 110 năm Ngày 
Sinh Giáo sư Hoàng Minh Giám - Bộ trưởng Bộ Văn hóa (04/11/1904-04/11/2014). 
Tới dự Tọa đàm có Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban 
Tuyên giáo Trung ương - Nguyễn Thế Kỷ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Nguyễn 
Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Huỳnh Vĩnh Ái cùng lãnh đạo các Ban, Bộ, 
ngành Trung ương, các giáo sư, nhà nghiên cứu, cộng sự của Giáo sư Hoàng Minh 
Giám qua các giai đoạn cộng tác khác nhau, những người con, người cháu trong gia 
đình, đại diện các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương. (Xem tiếp trang 3) 
Bảo đảm an toàn cho người Việt Nam 
khi đi du lịch nước ngoài 
Tổng cục Du lịch vừa có Công văn gửi tới Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các 
doanh nghiệp lữ hành quốc tế đề nghị tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho 
người Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài. Công văn nêu rõ, ngày 25/10/2014, 
một nữ khách du lịch Việt Nam đã bị xâm hại thân thể tại Malaysia. Điều này đặt 
ra yêu cầu cần quan tâm thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho 
khách Việt Nam khi ra nước ngoài du lịch. Tổng cục Du lịch đề nghị Hiệp hội Du 
lịch Việt Nam, các đơn vị doanh nghiệp lữ hành quốc tế có biện pháp tăng cường 
quản lí đoàn, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách trong thời gian tham gia 
chương trình du lịch; có thông tin khuyến cáo, nhắc nhở du khách chủ động 
đảm bảo an toàn tài sản, thân thể khi tham gia du lịch. H.PHượng 
Ảnh: M.U 
trong số này 
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị
quản lý nhà nước 
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn chủ trì 
cuộc họp về xây dựng dự thảo Chiến 
lược văn hóa đối ngoại đến năm 2020, 
tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược 
các ngành công nghiệp văn hóa Việt 
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 
2030. Theo đó, tại cuộc họp, Thứ 
trưởng kết luận: Về dự thảo Chiến lược 
phát triển các ngành công nghiệp văn 
hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 
đến năm 2030, đề nghị Viện Văn hóa 
Nghệ thuật quốc gia Việt Nam điều 
chỉnh nội dung dự thảo: Cập nhật làm 
rõ việc triển khai Nghị quyết số 22- 
NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ 
Chính trị về “Hội nhập quốc tế”, Nghị 
quyết Hội nghị lần thứ chín BCH TƯ 
Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33- 
NQ/TW ngày 09/6/2014) về xây dựng 
và phát triển văn hóa, con người Việt 
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền 
vững đất nước và những tác động, dự 
thảo xu hướng sắp tới ảnh hưởng tới 
văn hóa đối ngoại của Việt Nam, đặc 
Bổ sung tuyến cáp treo vào Quy hoạch Khu di tích Nhà Trần 
tại Đồng Triều, Quảng Ninh 
2 số 1100 l 06.11.2014 
biệt là sự gia tăng sức mạnh mềm của 
một số quốc gia đến Việt Nam; Bổ 
sung, làm rõ mục tiêu định hướng, cụ 
thể của Chiến lược; Bổ sung làm rõ 
nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, tương 
ứng, đặc biệt là phát triển sáng tạo và 
cơ chế chính sách; Nghiên cứu tập 
trung trọng tâm, ưu tiên phân ngành 
sáng tạo phù hợp với điều kiện Việt 
Nam, có lợi thế so sánh với khu vực, 
thế giới; Nghiên cứu tách riêng 
Chương trình hành động, rà soát các 
Đề án chương trình đảm bảo khả năng 
và lộ trình thực hiện phù hợp. 
Về dự thảo Chiến lược các ngành 
công nghiệp văn hóa Việt Nam đến 
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, 
đề nghị Cục Hợp tác quốc tế điều 
chỉnh nội dung dự thảo: Cân nhắc 
mục tiêu chung chỉ ghi giới hạn trong 
việc đẩy mạnh các hoạt động văn hóa 
đối ngoại còn hẹp, văn hóa phải thấm 
vào các hoạt động đối ngoại và chủ 
động đưa Việt Nam ra với thế giới, 
tạo sức hấp dẫn của các nước với Việt 
Nam bằng văn hóa; Tiếp thu các ý 
kiến góp ý, thể hiện rõ hơn nữa văn 
hóa trong đối ngoại ở các lĩnh vực 
khác… Làm rõ các mục tiêu cụ thể, 
rà soát nhiệm vụ đặt trọng tâm, gắn 
văn hóa đối ngoại với công nghiệp 
văn hóa, thể hiện tính liên ngành; Bổ 
sung làm rõ sự phân vùng khu vực 
văn hóa đối ngoại, có trọng tâm, trọng 
điểm, hướng tiếp cận phù hợp; ứng 
phó với sức mạnh mềm của một số 
quốc gia đến Việt Nam. 
Thực hiện đảm bảo tiến độ việc tiếp 
thu lấy ý kiến đóng góp, xây dựng bộ 
hồ sơ, báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét, 
gửi lấy ý kiến của các Bộ, Ngành liên 
quan trước ngày 25/11/2014; Tổng 
hợp, tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo, hồ 
sơ theo góp ý của các Bộ, ngành trước 
ngày 05/11/2014; Hoàn thiện hồ sơ, 
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét 
trước ngày 15/11/2014. 
H.PHượng 
Xây dựng Chiến lược văn hóa đối ngoại 
và Chiến lược các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam 
Bộ VHTTDL đã ban hành Công 
văn số 3885/BVHTTDL-DSVH ngày 
30/10 về việc bổ sung tuyến cáp treo 
vào Quy hoạch Khu di tích Lịch sử 
Nhà Trần tại Đồng Triều, Quảng Ninh. 
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó 
Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc giao 
Bộ VHTTDL chủ trì phối hợp với cơ 
quan liên quan xem xét, giải trình Thủ 
tướng Chính phủ quyết định bổ sung 
tuyến cáp treo và khu dịch vụ tại cụm 
di tích lịch sử văn hóa chùa Ngọa 
Vân-Hồ Thiên, thuộc Khu di tích lịch 
sử Nhà Trần ở Đông Triều, tỉnh Quảng 
Ninh vào Quy hoạch tổng thể bảo tồn 
và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử 
Nhà Trần ở Đông Triều, Quảng Ninh. 
Bộ VHTTDL đã nhận được ý kiến của 
Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; 
Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi 
trường và của Hội đồng Di sản văn 
hóa quốc gia. Sau khi tổng hợp các ý 
kiến của các Bộ và Hội đồng Di sản 
văn hóa quốc gia, Bộ VHTTDL có ý 
kiến báo cáo Thủ tướng như sau: 
Để tạo điều kiện thuận lơi, an toàn 
cho du khách khi đến thăm di tích, 
nhất là đối với người cao tuổi, các 
cháu nhỏ, thương binh, người tàn 
tật… các Bộ và Hội đồng Di sản văn 
hóa quốc gia đều có ý kiến thống nhất 
chủ trương đầu tư xây dựng tuyến cáp 
treo và khu dịch vụ tại cụm di tích lịch 
sử văn hóa chùa Ngọa Vân-Hồ Thiên 
(trong khu vực bảo vệ II khu di tích 
lịch sử Nhà Trần ở Đông Triều) bằng 
nguồn vốn huy động ngoài ngân sách 
nhà nước. Trong trường hợp việc xây 
dựng được Thủ tướng Chính phủ chấp 
thuận chủ trương đầu tư thì cần lưu ý: 
Nhà ga và khu dịch vụ chỉ xây dựng 
ngoài khu vực bảo vệ I của di tích; 
Hạn chế quy mô và khống chế chiều 
cao các công trình, kết hợp trồng cây 
xanh ngăn cách để không làm ảnh 
hưởng đến di tích và môi trường cảnh 
quan di tích; Tuân thủ các quy định về 
đánh giá tác động môi trường, cam kết 
bảo vệ môi trường theo quy định của 
pháp luật. 
Đ.AnH
quản lý nhà nước 
Tọa đàm Kỷ niệm 110 năm... (Tiếp theo trang 1) 
Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn... (Tiếp theo trang 1) 
số 1100 l 06.11.2014 3 
Giáo sư Hoàng Minh Giám sinh 
ngày 04/11/1904 tại xã Đông Ngạc, 
huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội 
(nay là phường Đông Ngạc, quận Bắc 
Từ Liêm, TP. Hà Nội) trong một gia 
đình nhiều đời khoa bảng, gốc ở xứ 
Đông Bình, Gia Bình, Bắc Ninh. Là 
nhà hoạt động chính trị, nhà ngoại giao, 
nhà giáo ưu tú và yêu nước của Việt 
Nam, sau khi tốt nghiệp trường Cao 
đẳng sư phạm Đông Dương, Hoàng 
Minh Giám đi làm nghề giáo ở Huế, 
Hà Nội, Phnôm Pênh (Campuchia). 
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, 
ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh và 
Chính phủ giao nhiều trọng trách: Thứ 
trưởng Ngoại giao thay mặt Chính phủ 
Việt Nam nhiều lần thương thuyết với 
Chính phủ Pháp trong những năm 
kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ 
tháng 7/1954, ông được Bác Hồ tín 
nhiệm giao trọng trách đảm nhiệm 
cương vị Bộ trưởng Bộ Văn hóa. Trong 
hơn 20 năm công tác trong ngành văn 
hóa, ông đã xây dựng, truyền bá tư 
tưởng yêu nước và khát vọng giải 
phóng dân tộc cho mỗi người dân. Ông 
đã góp phần thúc đẩy ngành văn hóa ở 
các địa phương, đơn vị sản xuất ở miền 
Bắc trở thành “vũ khí” để cổ vũ, động 
viên công cuộc xây dựng xã hội chủ 
nghĩa, khích lệ khát vọng giải phóng 
dân tộc, thống nhất đất nước. 
Tại cuộc Tọa đàm, nhiều ý kiến, 
tham luận của các đại biểu đã góp 
phần khẳng định những đóng góp to 
lớn của Giáo sư Hoàng Minh Giám ở 
nhiều lĩnh vực như: ngoại giao, văn 
hóa... Theo Vụ Văn hóa văn nghệ 
(Ban Tuyên giáo Trung ương): Bộ 
trưởng Hoàng Minh Giám là một nhà 
văn hóa có kiến thức sâu rộng, tầm 
nhìn chiến lược vừa bao quát, vừa cụ 
thể, đã lãnh đạo ngành văn hóa vượt 
qua khó khăn, xây dựng nền móng 
vững chắc cho sự phát triển của ngành. 
Nét nổi bật trong sự nghiệp của Bộ 
trưởng Hoàng Minh Giám là sớm nhận 
thức được vai trò của di tích, di vật 
(nay gọi là di sản văn hóa) trong đời 
sống xã hội, bồi đắp, nuôi dưỡng tâm 
tư, tình cảm của nhân dân trong bối 
cảnh xã hội nước ta có nhiều biến đổi. 
117 di tích trên cả nước được công 
nhận trong thời gian ông làm Bộ 
trưởng, đều là những di tích có giá trị 
về lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật. Đến 
nay, những di tích này đã được công 
nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt và 
được nhân dân bảo tồn, phát huy giá 
trị, đóng góp đắc lực vào sự phát triển 
kinh tế-xã hội địa phương. Đặc biệt, 
trong 22 năm giữ cương vị Bộ trưởng 
Bộ Văn hoá (1954-1976), Giáo sư 
Hoàng Minh Giám cũng chính là 
người đặt nền móng trong quá trình 
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên 
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 
Tham luận của các chuyên gia, nhà 
văn hóa còn tập trung khẳng định công 
lao to lớn của Giáo sư Hoàng Minh 
Giám là phục hồi các loại hình nghệ 
thuật truyền thống như Tuồng, Chèo, 
Cải lương. Bên cạnh đó, ông cũng luôn 
quan tâm đến hệ thống tổ chức, xây 
dựng những thiết chế văn hóa: bảo 
tàng, thư viện, trường đại học... 
Phát biểu tại Tọa đàm, Bộ trưởng 
Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh 
khẳng định: Giáo sư Hoàng Minh 
Giám đóng góp cho đất nước, cho cách 
mạng Việt Nam ở nhiều lĩnh vực. Ở 
cương vị nào ông cũng hoàn thành 
xuất sắc nhiệm vụ được giao, để lại 
những dấu ấn khó quên. Giáo sư 
Hoàng Minh Giám thực sự là tấm 
gương sáng, mẫu mực của người trí 
thức thời đại Hồ Chí Minh, cả đời tận 
tụy cống hiến vì nhân dân, vì đất nước, 
vì sự nghiệp cách mạng. Trên cương vị 
Bộ trưởng, ông đã có những đóng góp 
nền móng, to lớn cho sự nghiệp bảo 
tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, 
góp phần xây dựng nền văn hóa Việt 
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 
Bộ trưởng Hoàng Minh Giám đã chỉ 
đạo các hoạt động của ngành đạt được 
những thành tựu to lớn: Xây dựng nếp 
sống mới, đẩy lùi các hủ tục của chế 
độ phong kiến, thực dân là bài học 
thực tiễn sâu sắc, có giá trị lý luận để 
chúng ta tiếp tục nghiên cứu và áp 
dụng trong nhiệm vụ xây dựng đời 
sống văn hóa cơ sở ngày nay. 
Đ.n 
theo quy định tại Nghị định số 
145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 
của Chính phủ quy định về tổ chức 
ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận 
hình thức khen thưởng, danh hiệu thi 
đua, nghi lễ đối ngoại và đón tiếp 
khách nước ngoài. Đảm bảo chú 
trọng các yêu cầu về chính trị, đối 
ngoại, thực hiện nếp sống văn minh, 
bảo tồn giá trị văn hóa, bản sắc dân 
tộc. Đẩy mạnh tăng cường công tác 
tuyên truyền giáo dục về giá trị, ý 
nghĩa lịch sử của sự kiện trên các 
phương tiện thông tin với nhiều hình 
thức phong phú, sinh động. Sở 
VHTTDL các tỉnh/thành tích cực 
tham mưu cho UBND tỉnh/thành chủ 
động phối hợp với các ngành chức 
năng tổ chức các hoạt động; chủ trì 
hướng dẫn các nghi thức trong tổ 
chức các ngày kỷ niệm. 
Kết thúc các hoạt động, đề nghị 
Sở VHTTDL các tỉnh/thành kịp thời 
có báo cáo kết quả gửi về Bộ 
VHTTDL (Cục Văn hóa cơ sở) để 
tổng hợp báo cáo Bộ trưởng. 
H.Quân
quản lý nhà nước 
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức Thể dục thể thao 
Tu bổ, tôn tạo di tích Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Diểu 
Ngày 20/10/2014, Bộ VHTTDL ban 
hành Công văn số 3715/BVHTTDL-DSVH 
gửi Sở VHTTDL Thừa Thiên 
Huế về việc thẩm định báo cáo kinh tế kỹ 
thuật tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp di 
tích Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí 
Diểu (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế). 
Theo đó, Bộ VHTTDL thỏa thuận 
Báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ, tôn 
Ngày 20/10/2014, Bộ VHTTDL ban 
hành Công văn số 3717/BVHTTDL-DSVH 
gửi UBND tỉnh Nam Định về 
việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt 
Quần thể di tích Phủ Dầy, xã Kim Thái 
(Vụ Bản, Nam Định). 
Theo đó, việc quản lý, bảo vệ Quần 
4 số 1100 l 06.11.2014 
tạo chống xuống cấp di tích Nhà lưu 
niệm đồng chí Nguyễn Chí Diểu, bao 
gồm các nội dung: Chống xuống cấp 
Nhà lưu niệm (lợp lại mái ngói liệt, 
phục hồi bờ nóc và bờ chảy, thay thế 
các đòn tay và rui mè mục hỏng, trát 
lại móng tường, phục hồi 2 cửa sổ); 
tôn tạo sân vườn, đường đi, các cổng 
và biển chỉ dẫn di tích. 
thể di tích Phủ Dầy hiện rất phức tạp, 
chưa thống nhất, việc quản lý nguồn thu 
còn chưa minh bách dẫn đến tranh chấp 
quyền lợi tại các điểm di tích. Trong các 
lần làm việc trước đây với tỉnh Nam 
Định, Bộ VHTTDL đã đề nghị cần quy 
hoạch lại khu vực dịch vụ, bến xe… 
Sở VHTTDL Thừa Thiên Huế cần 
chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn 
thiện hồ sơ như sau: Dịch chuyển vị 
trí cổng chào vào phía trong (phía 
đường vào di tích), không làm trên 
đoạn vạt góc đường; bổ sung bản vẽ 
vị trí biển chỉ dẫn di tích và thiết kế 
cánh cổng phía trước bình phong. 
H.Quân 
nhưng đến nay địa phương chưa có điều 
kiện triển khai, do đó, cảnh quan còn 
nhếch nhác, lộn xộn. Vì vậy, Bộ 
VHTTDL thấy rằng chưa nên đặt vấn 
đề xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt 
Quần thể di tích Phủ Dầy trong thời 
điểm hiện nay. H.Quân 
Ngày 17/10/2014, liên Bộ Văn hóa, 
Thể thao và Du lịch, Nội vụ đã ban 
hành Thông tư liên tịch số 
13/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV quy 
định mã số và tiêu chuẩn chức danh 
nghề nghiệp viên chức chuyên ngành 
Thể dục thể thao. 
Thông tư trên quy định về nhiệm 
vụ; tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp; 
trình độ đào tạo, bồi dưỡng; năng lực, 
chuyên môn nghiệp vụ của các chức 
danh nghề nghiệp viên chức chuyên 
ngành Thể dục thể thao gồm: Huấn 
luyện viên cao cấp (hạng I); Huấn 
luyện viên chính (hạng II); Huấn 
luyện viên (hạng III); Hướng dẫn viên 
(hạng IV). 
Theo đó, huấn luyện viên cao cấp 
phải có trình độ cử nhân chuyên ngành 
thể dục thể thao trở lên; có trình độ 
ngoại ngữ bậc 3 (B1) và trình độ tin 
học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công 
nghệ thông tin cơ bản theo quy định; 
có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn 
nghiệp vụ chức danh huấn luyện viên 
cao cấp. 
Ngoài ra, Huấn luyện viên cao cấp 
còn phải hiểu biết sâu sắc kiến thức về 
lý luận và phương pháp giáo dục thể 
chất; học thuyết huấn luyện thể thao; 
nắm chắc và thường xuyên cập nhật kỹ 
thuật, chiến thuật và xu hướng phát 
triển kỹ thuật, chiến thuật của môn thể 
thao chuyên sâu ở trong nước và trên 
thế giới hiểu biết rõ các kiến thức về 
giáo dục học, tâm lý học, y sinh học thể 
dục thể thao, dinh dưỡng, sử dụng 
thuốc bổ trợ và các quy định về phòng, 
chống doping trong tập luyện và thi 
đấu thể thao; biết kiểm tra y học thể 
dục thể thao và sơ cứu chấn thương cho 
vận động viên trong tập luyện và thi 
đấu thể thao... 
Về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi 
dưỡng của huấn luyện viên chính, 
Thông tư quy định huấn luyện viên 
chính phải có trình độ cử nhân chuyên 
ngành Thể dục thể thao trở lên; có trình 
độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) và trình độ tin 
học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công 
nghệ thông tin cơ bản theo quy định... 
Thông tư cũng nêu rõ viên chức 
thăng hạng lên chức danh huấn luyện 
viên cao cấp phải có thời gian công tác 
giữ chức danh huấn luyện viên chính 
hoặc tương đương từ đủ 6 năm trở lên 
nhưng phải có thời gian hưởng lương 
chức danh huấn luyện viên chính ít 
nhất đủ 12 tháng tính đến thời điểm 
nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng 
chức danh huấn luyện viên cao cấp. 
Còn viên chức thăng hạng lên chức 
danh huấn luyện viên chính (hạng II) 
phải có thời gian công tác giữ chức 
danh huấn luyện viên hoặc tương 
đương từ đủ 9 năm trở lên nhưng phải 
có thời gian hưởng lương chức danh 
huấn luyện viên ít nhất đủ 12 tháng tính 
đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký dự thi 
thăng hạng chức danh huấn luyện viên 
chính... 
Thông tư gồm 3 Chương, 9 Điều, 
có hiệu lực thi hành từ ngày 
15/12/2014. 
H.Quân 
Về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Quần thể di tích Phủ Dầy
quản lý nhà nước 
số 1100 l 06.11.2014 5 
- Tại Quyết định số 3508/QĐ- 
BVHTTDL ngày 23/10/2014, Bộ 
VHTTDL thành lập Hội đồng thẩm 
định nghiệm thu Quy hoạch tổng 
thể phát triển Khu du lịch quốc gia 
núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh đến năm 
2020, tầm nhìn đến năm 2030 do 
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm Chủ 
tịch Hội đồng, ông Hồ Việt Hà - Vụ 
trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính làm 
Phó Chủ tịch Hội đồng và 09 
Thành viên. 
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết 
định số 3522/QĐ-BVHTTDL ngày 
24/10/2014 giao Cục Di sản văn hóa 
tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng 
phần mềm “Hệ thống thông tin Bảo 
tàng Việt Nam” và phần mềm “Hệ 
thống thông tin quản lý di sản văn 
hóa phi vật thể” cho các bảo tàng trên 
toàn quốc và các đơn vị chịu trách 
nhiệm quản lý di sản văn hóa phi vật 
thể thuộc Sở VHTTDL các tỉnh/thành. 
Thời gian triển khai: trong tháng 11 
và tháng 12/2014. 
- Ngày 24/10/2014 Bộ VHTTDL 
ban hành Quyết định số 3529/QĐ- 
BVHTTDL, về việc thành lập Hội 
đồng thẩm tra Hồ sơ Dự thảo tiêu 
chuẩn quốc gia thuộc lĩnh vực Thư 
viện. Tên tiêu chuẩn: Thông tin và 
Tư liệu - Phương pháp phân tích tài 
liệu, xác định chủ để và lựa cọn các 
thuật ngữ định chỉ mục do Thứ 
trưởng Đặng Thị Bích Liên làm Chủ 
tịch và 06 Ủy viên. 
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết 
định số 3569/QĐ-BVHTTDL ngày 
27/10/2017, thành lập Ban Chỉ đạo 
xây dựng Hồ sơ “Nghệ thuật Bài 
Chòi miền Trung Việt Nam” trình 
Tổ chức Khoa học, Giáo dục và 
Văn hóa của Liên hợp quốc 
(UNESCO) đưa vào Danh sách di 
sản văn hóa phi vật thể đại diện của 
nhân loại do Thứ trưởng Đặng Thị 
Bích Liên làm Trưởng Ban, ông Lê 
Hữu Lộc - Chủ tịch UBND tỉnh 
Bình Định, Phó Trưởng Ban 
Thường trực và 13 Ủy viên. 
- Tại Quyết định số 3573/QĐ- 
BVHTTDL ngày 28/10/2014, Bộ 
VHTTDL thành lập Ban Tổ chức Hội 
thảo khoa học quốc gia “Những giải 
pháp lớn nhằm xây dựng và phát triển 
văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng 
yêu cầu phát triển bền vững đất nước” 
do Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm 
Trưởng Ban, ông Vũ Ngọc Hoàng - 
Phó Trưởng Ban Thường trực Ban 
Tuyên giáo Trung ương, ông Lê Quốc 
Lý - Phó Giám đốc Học viện Chính trị- 
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, ông 
Phùng Hữu Phú - Phó Chủ tịch Thường 
trực Hội đồng lý luận Trung ương, ông 
Nguyễn Hải Đường - Ban Biên tập Báo 
Nhân Dân làm Phó Trưởng Ban và 10 
Thành viên Ban Tổ chức. 
- Ngày 28/10/2014 Bộ VHTTDL 
ban hành Quyết định số 3590/QĐ- 
BVHTTDL, giao Trung tâm Triển 
lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ 
trì, phối hợp với các đơn vị có liên 
quan thuộc Bộ VHTTDL, Bộ Giáo 
dục và Đào tạo, Bộ Tư lệnh Cảnh sát 
biển Việt Nam, Bộ Tư lệnh Hải quân, 
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Trung 
ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội 
Người Cao tuổi Việt Nam, Hội Di sản 
văn hóa Việt Nam, Hiệp hội Làng 
nghề Việt Nam; Sở VHTTDL các 
tỉnh/thành: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải 
Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng 
Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, 
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh 
Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng 
Tàu, Kiên Giang; Viện Hải dương 
học và các đơn vị có liên quan tổ chức 
“Tuần Văn hóa-Du lịch biển đảo Việt 
Nam - Hà Nội 2014”. Thời gian tổ 
chức từ 21-24/11/2014, tại Trung tâm 
Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt 
Nam (Hà Nội). tHtt 
VăN BảN Mới 
Ngày 15/10/2014, Bộ VHTTDL đã 
có Tờ trình số 237/TTr-BVHTTDL gửi 
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt 
Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du 
lịch quốc gia - Mộc Châu, tỉnh Sơn La 
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 
Theo đó, việc phát triển Khu du lịch quốc 
gia - Mộc Châu góp phần làm động lực 
phát triển du lịch vùng Trung du miền núi 
Bắc bộ với hệ thống sản phẩm du lịch đa 
dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức 
cạnh tranh cao, nhất là các sản phẩm 
nông nghiệp đặc trưng, bản sắc văn hóa 
các dân tộc. 
Về các chỉ tiêu, theo Quy hoạch, đến 
năm 2020, Khu du lịch quốc gia - Mộc 
Châu sẽ đón 1,25 triệu lượt khách, trong 
đó khách quốc tế đạt 10 nghìn lượt, có 
1.840 buồng lưu trú, tổng doanh thu từ 
du lịch đạt 1.149 tỉ đồng, tương đương 
67,6 triệu USD, đóng góp 7,5% vào GDP 
của địa phương, tạo việc làm cho 9,9 
nghìn lao động; năm 2030 đón 2,97 triệu 
lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 50 
nghìn lượt với 5.390 buồng lưu trú, tổng 
doanh thu từ du lịch đạt 5.557 tỉ đồng, 
tương đương 264,6 triệu USD, đóng góp 
10,4% vào GDP của địa phương, tạo việc 
làm cho 29,4 nghìn lao động. 
Nội dung của Tờ trình cũng đưa ra 
các giải pháp để thực hiện Quy hoạch 
bao gồm: Giải pháp về cơ chế, chính 
sách; phát triển nguồn nhân lực và 
khoa học công nghệ; đầu tư cơ sở vật 
chất kỹ thuật; hợp tác phát triển; thông 
tin tuyên truyền, xúc tiến quảng bá và 
bảo vệ môi trường du lịch; quản lý phát 
triển khu du lịch. 
H.Quân 
Trình Thủ tướng Quy hoạch tổng thể phát triển 
Khu du lịch quốc gia - Mộc Châu
quản lý nhà nước 
Ngày 09/10/2014, Bộ VHTTDL ban 
hành Kế hoạch số 3864/KH-BVHTTDL 
về việc triển khai thực hiện Quyết định 
số 34/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng 
Chính phủ quy định “Tiêu chuẩn xã, 
phường, thị trấn phù hợp với trẻ em”. 
Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện, 
đánh giá Tiêu chí liên quan đến Ngành 
VHTTDL (cụ thể là Tiêu chí 14: Điểm 
vui chơi, giải trí và tổ chức hoạt động 
văn hóa vui chơi, rèn luyện thể chất cho 
trẻ em). 
Nội dung các công việc bao gồm: 
Xây dựng Kế hoạch của Bộ VHTTDL 
triển khai Quyết định của Thủ tướng 
Chính phủ, cử đơn vị đầu mối tham gia 
6 số 1100 l 06.11.2014 
phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh 
và Xã hội và các Ban, Bộ, ngành đoàn 
thể; Xây dựng Hướng dẫn việc thu nhập, 
đánh giá các tiêu chí xã, phường, thị trấn 
phù hợp với trẻ em liên quan đến ngành 
(triển khai, thực hiện Tiêu chí 14 trong 
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ); 
Tổ chức và tham gia các đoàn kiểm tra, 
giám sát tình hình triển khai thực hiện 
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tại 
các địa phương. 
Sở VHTTDL các tỉnh/thành có trách 
nhiệm: Xây dựng Kế hoạch triển khai 
thực hiện Quyết định số 34/2014/QĐ- 
TTg ngày 30/5/2014 của Thủ tướng 
Chính phủ quy định “Tiêu chuẩn xã, 
phường, thị trấn phù hợp với trẻ em”. 
Chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ tại cơ sở 
tham gia Hội đồng đánh giá, xem xét, 
công nhận xã phường, thị trấn phù hợp 
với trẻ em tại địa phương; Căn cứ 
Hướng dẫn của Bộ VHTTDL, thu thập, 
đánh giá và báo cáo Trung ương định kỳ 
hằng năm số liệu của địa phương liên 
quan đến Tiêu chí 14 theo quyết định của 
Thủ tướng Chính phủ. 
Hằng năm, các đơn vị gửi báo cáo 
bằng văn bản về tình hình triển khai thực 
hiện Kế hoạch tới Vụ Gia đình trước 
ngày 15/11 để tổng hợp báo cáo lãnh đạo 
Bộ VHTTDL. 
H.Quân 
Bộ VHTTDL đã có Công văn số 
3879/BVHTTDL-VHCS ngày 30/10 
gửi UBND các tỉnh/thành về việc thực 
hiện tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn 
hóa trong xây dựng nông thôn mới. 
Theo đó, về xây dựng mới cơ sở vật 
chất văn hóa, các tỉnh/thành nghiên cứu 
áp dụng các Thông tư của Bộ để xác 
định vị trí, diện tích đất quy hoạch, quy 
mô xây dựng Trung tâm văn hóa-thể 
thao xã, Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn 
phù hợp với các tiêu chí phân theo từng 
vùng, miền quy định tại các Thông tư số 
12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 
quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và 
tiêu chí của Trung tâm Văn hóa-Thể 
thao xã; Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL 
ngày 08/3/2011 quy định 
mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí 
của Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn; 
Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL 
ngày 30/5/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 6 
của Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL 
ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ 
chức, hoạt động và tiêu chí của Trung 
tâm Văn hóa-Thể thao xã và Thông tư 
số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 
08/3/2011 quy định mẫu về tổ chức hoạt 
động và tiêu chí của Nhà Văn hóa-Khu 
Thể thao thôn. 
Diện tích đất quy hoạch xây dựng 
Trung tâm văn hóa-thể thao xã; Nhà văn 
hóa-Khu thể thao thôn được tính gộp là 
tổng diện tích các công trình văn hóa, 
thể thao trên địa bàn xã và thôn, Địa 
điểm công trình văn hóa, thể thao không 
nhất thiết phải nằm trên cùng một vị trí. 
Về việc sử dụng cơ sở vật chất hiện 
có, đối với các địa phương gặp khó khăn 
trong việc bố trí diện tích đất và huy 
động các nguồn lực để xây dựng mới 
Trung tâm văn hóa-thể thao xã, Nhà văn 
hóa-Khu thể thao thôn thì tạm thời sử 
dụng các cơ sở vật chất hiện có như Hội 
trường, Trung tâm học tập cộng đồng, 
Nhà rông, Nhà dài, Nhà sinh hoạt cộng 
đồng, Nhà văn hóa đã xây dựng từ trước 
để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể 
thao phục vụ cộng đồng. 
Một số địa phương có các thiết chế 
văn hóa truyền thống như Đình làng, 
nhưng chưa có Nhà văn hóa, nếu được 
sự đồng ý của nhân dân và các đoàn thể 
địa phương có thể sử dụng thiết chế này 
tổ chức một số hoạt động văn hóa, thể 
thao phù hợp. 
Một số thôn, làng, bản, ấp có số dân 
ít, địa giới hành chính gần nhau, được 
sự đồng thuận của nhân dân có thể tổ 
chức sinh hoạt văn hóa, thể thao tại một 
số Nhà văn hóa liên thôn. 
Các địa phương sử dụng Hội 
trường, Trung tâm học tập cộng đồng, 
Nhà rông, Nhà dài, Nhà sinh hoạt cộng 
đồng, Đình làng, Nhà văn hóa đã xây 
dựng từ trước, Nhà văn hóa liên thôn 
tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao 
phục vụ nhân dân vẫn được tính đạt 
tiêu chí về xây dựng cơ sở vật chất văn 
hóa (tiêu chí số 06) trong Bộ tiêu chí 
quốc gia xây dựng nông thôn mới. Về 
lâu dài các địa phương này cần có lộ 
trình cụ thể quy hoạch, đầu tư xây dựng 
Trung tâm văn hóa-thể thao xã; Nhà 
văn hóa-Khu thể thao thôn đảm bảo 
các tiêu chí theo quy định của Bộ 
VHTTDL đã ban hành. 
H.PHượng 
Thực hiện tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa 
trong xây dựng nông thôn mới 
Quy định “Tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em”
quản lý nhà nước 
Những ngày “Đại đoàn kết ASEAN - Một tầm nhìn, một bản sắc, 
một cộng đồng” 
số 1100 l 06.11.2014 7 
Bộ Tài chính và Bộ VHTTDL 
vừa ban hành Thông tư liên tịch 
số 144/2014/TTLT-BTC-BVHTTDL 
hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí 
hoạt động Phong trào “Toàn dân đoàn kết 
xây dựng đời sống văn hóa” quy định rõ 
các nội dung chi cho hoạt động Phong 
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời 
sống văn hóa”. 
Theo đó, kinh phí được chi cho các 
hoạt động chỉ đạo triển khai gồm kiểm 
tra thực hiện phong trào; Khảo sát, điều 
tra, tham quan học tập kinh nghiệm trong 
nước và nước ngoài; Chi các hoạt động 
tuyên truyền gồm phản ánh trên các loại 
hình báo chí, website của cơ quan thành 
viên Ban chỉ đạo, xây dựng băng video 
clip, trưng bày triển lãm nội dung và hình 
ảnh; Phổ biến, nhân rộng mô hình, điển 
hình tiên tiến, cách làm hay, hiệu quả… 
Về mức chi, Thông tư nêu rõ, chi 
khen thưởng cá nhân, tập thể có thành 
tích xuất sắc theo quy định tại Nghị định 
số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy 
định chi tiết thi hành một số điều của 
Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa 
đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi 
đua, Khen thưởng. 
Các khoản chi có tính chất đặc thù 
(như chi in ấn các ấn phẩm, sách, tranh, 
ảnh, tài liệu tuyên truyền; chi làm phim, 
xây dựng video; triển lãm): Căn cứ vào 
các chế độ, định mức, đơn giá Nhà nước 
đã qui định, giá thị trường cho những 
công việc tương tự hoặc theo thỏa thuận 
của bên cung cấp dịch vụ để xây dựng dự 
toán và quản lý sử dụng. Những nội dung 
chi này phải được thủ trưởng cơ quan 
được giao thực hiện các nhiệm vụ này 
phê duyệt dự toán trong phạm vi dự toán 
được giao hàng năm trước khi thực hiện. 
Về chi hỗ trợ đối với Ban công tác 
Mặt trận ở khu dân cư, đối với khu dân 
cư, UBND tỉnh/thành bố trí dự toán ngân 
sách đảm bảo thực hiện các nội dung chi 
cho khu dân cư theo mức từ 3-5 triệu 
đồng/năm/khu dân cư. 
Đối với các xã thuộc vùng khó khăn, 
UBND tỉnh/thành bố trí dự toán ngân 
sách bảo đảm các nội dung chi cho khu 
dân cư theo mức từ 5-7 triệu đồng/năm/khu 
dân cư. 
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ 
ngày 15/11/2014 và thay thế Thông tư 
liên tịch số 31/2006/TTLT/BTC-BVHTT 
ngày 07/4/2006 của Liên Bộ Tài chính - 
Văn hóa-Thông tin. Đ.AnH 
Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế 
hoạch số 3796/KH-BVHTTDL về việc 
tổ chức Những ngày “Đại đoàn kết 
ASEAN - Một tầm nhìn, một bản sắc, 
một cộng đồng”. Theo đó, thời gian tổ 
chức sự kiện này từ ngày 21/11/2014 
đến 23/11/2014 tại Làng Văn hóa-Du 
lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, 
Sơn Tây, Hà Nội. 
Sự kiện gồm 6 hoạt động chính thức: 
Chương trình khai mạc Những ngày 
“Đại đoàn kết ASEAN-Một tầm nhìn, 
một bản sắc, một cộng đồng” gồm hai 
phần chính: Phần Nghi lễ và Chương 
trình nghệ thuật; chương trình bế mạc 
Những ngày “Đại đoàn kết ASEAN - 
Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng 
đồng”; hoạt động giới thiệu, quảng bá 
du lịch và hình ảnh về đất nước con 
người các nước ASEAN; hoạt động giới 
thiệu di sản văn hóa các nước ASEAN; 
hoạt động giới thiệu thể thao truyền 
thống các nước ASEAN; hoạt động giới 
thiệu văn hóa truyền thống các dân tộc 
Việt Nam. 
Nội dung Hoạt động giới thiệu, 
quảng bá du lịch và hình ảnh về đất 
nước con người các nước ASEAN gồm: 
giới thiệu các sản phẩm du lịch độc đáo, 
tiềm năng, thế mạnh, điểm đến du lịch 
của các nước ASEAN; giới thiệu nét đặc 
sắc trong văn hóa ẩm thực, các món ăn 
truyền thống của các nước ASEAN; 
cung cấp thông tin quảng bá thương 
hiệu, sản phẩm đặc trưng văn hóa doanh 
nghiệp hội nhập ASEAN; giới thiệu 
không gian trưng bàu triển lãm về thể 
thao truyền thống ASEAN. 
Hoạt động giới thiệu Di sản văn hóa 
các nước ASEAN: giới thiệu di sản văn 
hóa vật thể, phi vật thể của Việt Nam và 
các nước ASEAN đã được UNESCO 
công nhận; giới thiệu trang phục truyền 
thống các dân tộc Việt Nam và các nước 
ASEAN; giới thiệu nghề thủ công 
truyền thống Việt Nam và các nước 
ASEAN; giới thiệu không gian văn hóa, 
tư liệu, sách ASEAN… 
Hoạt động giới thiệu Văn hóa truyền 
thống các dân tộc Việt Nam, gồm: Trình 
diễn, giới thiệu các nét văn hóa đặc 
trưng, tiêu biểu các dân tộc Việt Nam về 
dân ca, dân vũ, trang phục truyền thống, 
ẩm thực đặc trưng, nghề thủ công truyền 
thống; giới thiệu lễ hội tiêu biểu, đặc 
trưng dân tộc; giới thiệu một số trò chơi 
dân gian truyền thống dân tộc; tổ chức 
chương trình Giao lưu văn hóa, nghệ 
thuật các dân tộc Việt Nam và ASEAN. 
Đây là hoạt động giới thiệu văn hóa 
các nước ASEAN nhằm tăng cường sự 
hiểu biết, gắn kết các quốc gia, góp phần 
xây dựng một cộng đồng ASEAN đoàn 
kết, năng động, phát triển, một khu vực 
hòa bình thịnh vượng. 
H.PHượng 
Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động Phong trào 
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
quản lý nhà nước 
Đó là chủ đề của Hội thảo được tổ 
chức tại tỉnh Quảng Ninh ngày 01/11 
trong khuôn khổ chương trình Kỷ niệm 
20 năm Vịnh Hạ Long được UNESCO 
công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới. 
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên, bà 
Katherine Munller Marin - Trưởng đại 
diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội 
cùng hơn 100 đại biểu tham dự Hội thảo. 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó 
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - Vũ 
Thị Thu Thủy khẳng định: Vịnh Hạ Long 
được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế 
giới là niềm tự hào và vinh dự lớn đối với 
tỉnh Quảng Ninh, nhưng cũng đặt ra trách 
nhiệm nặng nề là làm thế nào để vừa bảo 
vệ những giá trị di sản cho muôn đời sau, 
đồng thời phát huy những tiềm năng, lợi 
thế của di sản trong chiến lược phát triển 
kinh tế-xã hội của tỉnh. 
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng 
Đặng Thị Bích Liên đã ghi nhận và đánh 
giá cao những nỗ lực to lớn của tỉnh 
Quảng Ninh trong suốt 20 năm qua trong 
Triển lãm hình tượng sư tử, nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ 
8 số 1100 l 06.11.2014 
công tác bảo tồn, phát huy giá trị Vịnh 
Hạ Long. Những giá trị nổi bật về địa 
chất, địa mạo, cảnh quan của di sản Vịnh 
Hạ Long đã thu hút sự quan tâm của 
đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế, 
qua đó đã góp phần vào sự phát triển kinh 
tế-xã hội của cả nước nói chung và tỉnh 
Quảng Ninh nói riêng. 
Thứ trưởng khẳng định: Việc bảo 
tồn, phát huy giá trị Di sản Thiên nhiên 
thế giới Vịnh Hạ Long là nhiệm vụ to 
lớn không chỉ của tỉnh Quảng Ninh mà 
là của cả nước. Để tiếp tục bảo tồn, phát 
huy giá trị của di sản Vịnh Hạ Long, Thứ 
trưởng tin tưởng rằng những trao đổi, 
chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo là cơ 
hội hữu ích để các cấp chính quyền đánh 
giá những thành tựu, xác định phương 
thức, giải pháp để bảo tồn, phát huy bền 
vững di sản, cùng với đó góp phần phát 
triển kinh tế-xã hội của tỉnh cũng như 
của cả nước. 
Tại Hội thảo đã có nhiều tham luận 
cùng các ý kiến phát biểu của những đại 
biểu tham dự. Các tham luận trình bày 
đều có ý nghĩa lý luận, thực tiễn thiết thực 
đóng góp một phần quan trọng giúp làm 
sáng tỏ hơn nhiều vấn đề có liên quan đến 
công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị 
Di sản thế giới tại Việt Nam nói chung và 
Vịnh Hạ Long nói riêng. 
Nội dung của các tham luận tập trung 
vào một số vấn đề chính như: Nhìn lại 
chặng đường 20 năm nỗ lực đối với công 
tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị 
Vịnh Hạ Long từ những ngày đầu tiên 
được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế 
giới; Vai trò, tầm quan trọng và giải pháp 
bảo tồn các giá trị nổi bật toàn cầu của 
Vịnh Hạ Long trong bối cảnh hiện nay; 
Định hướng và kế hoạch hành động trong 
công tác quản lý bền vững các Di sản thế 
giới tại Việt Nam, đặc biệt là nhấn mạnh 
các giải pháp nhằm quản lý một tương lai 
bền vững cho di sản Vịnh Hạ Long, xây 
dựng và định vị Hạ Long trở thành 
thương hiệu du lịch quốc gia. 
n.tHAnH 
“Bảo tồn, phát huy bền vững giá trị 
Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long” 
Triển lãm chuyên đề “Hình tượng sư 
tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ 
Việt Nam” lần đầu tiên sẽ được tổ chức 
tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 
07-11/11. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ 
thuật Việt Nam tổ chức nhằm giới thiệu 
hình tượng sư tử và nghê trong nghệ 
thuật điêu khắc cổ Việt Nam để công 
chúng biết, phân biệt được thế nào là 
nghê Việt, sư tử Việt, thế nào là sư tử 
Trung Quốc, sư tử Châu Âu... Đây là 
hoạt động nhằm đồng bộ hóa trong việc 
thực hiện Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL 
của Bộ VHTTDL về việc 
“Không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, 
linh vật không phù hợp với thuần phong 
mỹ tục Việt Nam”. 
Triển lãm sẽ giới thiệu một số hình 
tượng điêu khắc sư tử và nghê chọn lọc 
qua các thời kỳ Lý - Trần - Lê - Nguyễn, 
chứa đựng những giá trị thẩm mỹ cao về 
tạo hình; phong phú và đa dạng trong 
cách thể hiện do Bảo tàng Mỹ thuật Việt 
Nam và Bảo tàng tỉnh Nam Định sưu 
tầm, lưu giữ trong nhiều năm qua. Triển 
lãm không chỉ nhằm giới thiệu và quảng 
bá di sản văn hóa, phong tục tập quán 
của dân tộc thông qua hình tượng sư tử 
và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ 
Việt Nam, mà còn đáp ứng nhu cầu tham 
quan của du khách trong và ngoài nước, 
giúp người xem nhận diện thêm những 
đặc điểm, giá trị nhân văn, thẩm mỹ 
chứa đựng trong những linh vật. 
Một trong những mục đích của cuộc 
triển lãm là hướng đến việc lấp khoảng 
trống trong giáo dục di sản. Vì thế, 
chương trình giáo dục nghệ thuật tương 
tác tại triển lãm chuyên đề này được Bảo 
tàng đặc biệt chú trọng. Không chỉ là 
hoạt động giáo dục có ý nghĩa định 
hướng thẩm mỹ cho học sinh thông qua 
hiện vật bảo tàng mà còn giúp các em 
nâng cao hiểu biết và trân trọng, tự hào 
với kho tàng di sản, truyền thống văn 
hóa của dân tộc Việt Nam. Các hoạt 
động song hành cũng sẽ tạo điều kiện để 
các em tìm hiểu và khám phá nét đẹp 
trong tạo hình, ý nghĩa biểu trưng của sư 
tử và nghê trong không gian văn hóa 
truyền thống Việt Nam. Các em sẽ được 
tham gia vào hoạt động trải nghiệm sáng 
tạo nghệ thuật dân gian thông qua hình 
tượng sư tử và nghê; tìm hiểu nhận dạng 
khác biệt giữa sư tử, nghê trong tạo hình 
Việt và các hình tượng ngoại lai khác... 
Hồ tHAnH
quản lý nhà nước 
Kiểm tra việc sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật 
không phù hợp thuần phong mỹ tục 
số 1100 l 06.11.2014 9 
Ngày 28/10, Thứ trưởng Đặng Thị 
Bích Liên dẫn đầu đoàn công tác của Bộ 
VHTTDL kiểm tra việc triển khai thực 
hiện Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL 
của Bộ về việc không sử 
dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật 
không phù hợp với thuần phong mỹ tục 
Việt Nam tại Đà Nẵng. Đoàn đã khảo 
sát một số cơ sở sản xuất, kinh doanh tại 
làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước; làm 
việc với đại diện quận Ngũ Hành Sơn, 
BQL Khu Du lịch Danh thắng Ngũ 
Hành Sơn, Hội quản lý làng nghề đá mỹ 
nghệ Non Nước, BQL Làng nghề đá mỹ 
nghệ Non Nước. 
Hầu hết các nhà quản lý, các hộ sản 
xuất, kinh doanh đều ủng hộ chủ trương 
của Bộ VHTTDL nhằm bảo tồn, phát 
huy các giá trị văn hóa truyền thống. Tuy 
nhiên xuất phát từ thực tế hiện nay, việc 
thực hiện cần có thời gian, lộ trình. Các 
cá nhân đang trực tiếp sống bằng nghề 
sản xuất, kinh doanh các loại vật phẩm 
nói trên cũng chưa đủ thời gian chuyển 
đổi loại hình sản xuất kinh doanh. 
Trước những kiến nghị được nêu, 
Thứ trưởng cho biết: Chúng ta phải 
quyết liệt triển khai thực hiện Công văn 
số 2662, trên tinh thần lắng nghe, chia 
sẻ và tìm cách tốt nhất để triển khai chủ 
trương ở địa phương. Trên cơ sở đó 
tuyên truyền về truyền thống văn hóa 
Việt Nam, giữ gìn bản sắc văn hóa dân 
tộc. Cần tìm kiếm giải pháp và định 
hướng, hỗ trợ người dân làng nghề tháo 
gỡ khó khăn... 
Thứ trưởng cũng yêu cầu Cục Mỹ 
thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm sớm 
đưa ra những tiêu chí cụ thể để hướng 
dẫn, giới thiệu, tuyên truyền cho làng 
nghề và người tiêu dùng rõ về những 
sản phẩm phù hợp và không phù hợp 
với văn hóa truyền thống; từ đó tìm 
giải pháp dung hòa giữa quy định với 
thị hiếu. 
Thứ trưởng đồng ý với kiến nghị 
của địa phương về việc tìm kiếm những 
nghệ nhân lành nghề để hỗ trợ đào tạo, 
hướng dẫn và tìm kiếm những mẫu sản 
phẩm mới, đúng quy định; mời báo chí 
hợp tác tuyên truyền để người tiêu dùng 
và người dân làng nghề hiểu đúng về 
Công văn 2662 và lộ trình triển khai; hỗ 
trợ làng nghề quảng bá sản phẩm hướng 
đến thị trường quốc tế... 
Thay mặt đoàn Thanh tra, Phó 
Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL - Phạm 
Xuân Phúc đề nghị lãnh đạo, chính 
quyền địa phương cần tăng cường các 
biện pháp bảo vệ, phát huy giá trị của 
di tích; khẩn trương di dời hiện vật lạ ra 
khỏi các di tích. Lãnh đạo phòng, ban 
tham mưu cho quận ban hành văn bản 
hướng dẫn các địa phương có di tích 
thực hiện nếp sống văn minh trong việc 
sử dụng đồ mã nơi công cộng. Bên cạnh 
đó, quản lý việc tiếp nhận đồ thờ tự, đồ 
công đức và hiện vật lạ vào khu di tích. 
Tiếp tục quản lý và xử lý nghiêm các 
hiện tượng thu đổi tiền lẻ hưởng chênh 
lệch giá tại khu vực hàng quán dịch vụ 
của di tích. Các hòm đựng tiền dầu 
nhang cần kín, dán giấy xi tránh gây 
phản cảm. Phó Chánh Thanh tra Phạm 
Xuân Phúc giao Thanh tra Sở kiểm tra 
lại việc di chuyển sư tử đá cùng các 
hiện vật lạ khác ra khỏi di tích trước 
ngày 15/11/2014. t.HợP 
Đêm nhạc Cổ điển Toyota 2014 
(Toyota Classics 2014) sẽ diễn ra ngày 
18/11/2014 tại Nhà hát TP. Hồ Chí 
Minh với sự tham gia biểu diễn của 
Dàn nhạc giao hưởng Covent Garden 
Solist nổi tiếng đến từ Nhà hát Giao 
hưởng vũ kịch Hoàng gia London - 
Vương quốc Anh. 
Năm 2014 là cột mốc vô cùng quan 
trọng và ý nghĩa của chương trình đánh 
dấu quãng thời gian suốt một phần tư 
thế kỷ “Đêm nhạc Cổ điển Toyota” đến 
với hàng triệu khán thính giả trên toàn 
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 
Chương trình năm nay sẽ đi qua 7 
quốc gia Đông Nam Á, gồm: 
Singapore, Campuchia, Philippines, 
Brunei, Malaysia, Thái Lan và Việt 
Nam từ ngày 30/10 đến hết ngày 18/11. 
Tại Việt Nam, đây là năm thứ 17 
Đêm nhạc Cổ điển Toyota đến với khán 
thính giả yêu nhạc và thỏa mãn đam mê 
bằng âm nhạc cổ điển đẳng cấp thế 
giới, đồng thời trở thành sự kiện âm 
nhạc được mong chờ nhất. 
Đêm nhạc Cổ điển Toyota đã tạo 
cơ hội cho các tài năng Việt Nam 
được biểu diễn và học hỏi từ các nghệ 
sĩ và dàn nhạc xuất sắc nhất thế giới, 
góp phần ươm mầm cho các thế hệ tài 
năng âm nhạc Việt Nam vươn tầm thế 
giới. Trong suốt những năm qua, toàn 
bộ số tiền bán vé thu được từ các 
Đêm nhạc Cổ điển Toyota đều được 
sử dụng cho hoạt động từ thiện tại 
mỗi quốc gia. 
Riêng tại Việt Nam, toàn bộ tiền 
bán vé đã được sử dụng cho các hoạt 
động hỗ trợ phát triển văn hóa nghệ 
thuật, đặc biệt, từ năm 2009 đến nay, 
được dành cho quỹ “Học bổng 
Toyota Hỗ trợ Tài năng trẻ Âm nhạc 
Việt Nam”. 
Đ.AnH 
Đêm nhạc cổ điển Toyota 2014
Sự kiện vấn đề 
Là một trong những danh thắng đặc 
sắc của tỉnh Hải Dương, nhưng phát 
triển du lịch ở Đảo Cò (xã Chi Lăng 
Nam, huyện Thanh Miện) lại chưa 
tương xứng với tiềm năng vốn có. Lãnh 
đạo địa phương cho biết, cùng với việc 
điều chỉnh quy hoạch Đảo Cò, sẽ tăng 
cường quảng bá, phát triển dịch vụ, kết 
nối các điểm đến… để nơi đây trở thành 
một địa chỉ thưởng ngoạn hấp dẫn ngày 
càng nhiều du khách. 
Khu danh thắng Đảo Cò thuộc thôn 
An Dương và thôn Triều Dương có 
diện tích 67ha. Tâm điểm của hồ là Đảo 
Cò với diện tích 7.324m2 trong lòng hồ 
An Dương 2,8ha và một đảo mới hình 
thành từ khi di dời 7 hộ dân vào năm 
2007 là 3,5ha. Theo lưu truyền, xưa kia 
vùng Chi Lăng Nam là vùng ruộng 
trũng, ngập nước, 3 trận lũ lớn vào thời 
Nguyễn làm vỡ đê sông Luộc đã tạo 
thành vực sâu, nay là hồ Triều Dương 
và An Dương. 
Người dân trong xã kể rằng, cò về 
cư ngụ trên đảo từ hàng trăm năm nay. 
Trước năm 1990, người dân còn bắt, 
bẫy, xua đuổi cò nhưng từ năm 1990 
đến nay, khi được công nhận là khu du 
lịch sinh thái, Đảo Cò được đón nhiều 
đoàn nhà khoa học đến nghiên cứu, 
người dân trong xã cũng được tập huấn 
hàng trăm buổi nhằm nâng cao nhận 
thức về bảo tồn thiên nhiên. Bởi vậy, 
việc săn bắn, tiêu diệt cò đã chấm dứt. 
Khoảng 5 năm trở lại đây, cò vạc về 
ngày càng nhiều. Ông Nguyễn Đức 
Minh - Chủ tịch UBND xã Chi Lăng 
Nam cho biết, trước đây cò, vạc chỉ về 
theo mùa thì nay cò, vạc về quanh năm. 
Các nhà khoa học nhận định đây là 
khu dự trữ thiên nhiên có mức độ đa 
dạng sinh học lớn và được bảo tồn gần 
như nguyên vẹn ở khu vực miền Bắc. 
Thống kê mới nhất, thường xuyên có 
khoảng trên 15 nghìn con cò gồm 9 
loại: cò trắng, cò lửa, cò bợ, cò ruồi, cò 
đen, cò hương, cò nghênh, cò ngang, 
10 số 1100 l 06.11.2014 
diệc và còn trên dưới 5 nghìn con vạc 
cùng một số loài chim quý hiếm như: 
bồ nông, mòng két, le le, cú mèo… về 
đây trú ngụ. Trong lòng hồ còn có nhiều 
loại cá tôm... 
Với sự hài hòa của cảnh vật: mặt 
nước xanh, những ngôi nhà dân ẩn hiện 
thấp thoáng sau những vườn cây, các 
công trình đình chùa, đền miếu khiến 
Đảo Cò trở thành một nét tiêu biểu cho 
cảnh sắc thanh bình của vùng quê đồng 
bằng Bắc Bộ - một điểm tham quan lý 
tưởng. 
Khu danh thắng Đảo Cò nằm cách 
trung tâm thủ đô Hà Nội 71km và cách 
thành phố Hải Dương 30,5km về phía 
Nam. Theo Phòng Văn hóa-Thông tin 
huyện Thanh Miện, mỗi năm nơi này 
thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tới 
tham quan. Tuy vậy, du khách chủ yếu 
chỉ ghé những ngày nghỉ lễ lớn hoặc 
cuối tuần. Lãnh đạo UBND huyện cũng 
thẳng thắn nhìn nhận, thời gian qua, 
việc quảng bá sản phẩm du lịch chưa tốt 
nên chưa đóng góp đáng kể cho việc cải 
thiện đời sống người dân địa phương. 
Tháng 7/2014, Bộ VHTTDL đã có 
Quyết định xếp hạng Di tích quốc gia 
cho danh lam thắng cảnh Đảo Cò. 
UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt 
Quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh 
thái Đảo Cò từ năm 2009 với tổng diện 
tích quy hoạch là 67,1ha. Qua gần 5 
năm, việc triển khai quy hoạch đã góp 
phần làm thay đổi diện mạo nơi đây, 
như Trung tâm giáo dục môi trường thu 
hút nhiều học sinh, sinh viên về ngoại 
khóa hoặc nghiên cứu, có bãi đỗ xe, bến 
thuyền, cây trên đảo được trồng bổ sung 
mới hàng năm, việc chống xói mòn đảo 
cũng được thực hiện nhằm bảo vệ 
không gian trú ngụ cho cò, vạc… 
Ông Nguyễn Đức Minh - Chủ tịch 
UBND xã Chi Lăng Nam cho biết, 
thời gian tới, tiếp tục triển khai Đề án 
phát triển du lịch cộng đồng nhằm thu 
hút sự tham gia của người dân địa 
phương vào hoạt động phát triển du 
lịch. Theo ông Lê Văn Huy, thành 
viên Ban Quản lý khu du lịch Đảo Cò, 
mặc dù đã triển khai được hơn 1 năm 
nhưng người dân vẫn chưa mặn mà 
với loại hình mới này. Nếu người dân 
được tập huấn tốt hơn, song song với 
việc quảng bá về danh thắng Đảo Cò 
triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả 
hơn, chắc chắn du lịch cộng đồng tại 
Chi Lăng Nam sẽ phát triển, đem lại 
nhiều lợi ích kinh tế cho người dân. 
Để góp phần quảng bá những giá trị 
độc đáo của điểm du lịch sinh thái 
này, huyện Thanh Miện cũng đã có 
phương án tới đây sẽ tuyển hướng 
dẫn viên du lịch để phục vụ nhu cầu 
tham quan của du khách khi về với 
Đảo Cò. 
Bên cạnh đó, để thu hút du khách, 
việc kết nối Đảo Cò với các điểm đến 
là di tích, danh thắng, làng nghề ở 
vùng lân cận cũng là một nội dung 
được ngành du lịch Hải Dương nói 
chung và chính quyền địa phương 
quan tâm hơn trong thời gian tới. 
Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch 
Hải Dương đã khảo sát và xây dựng 
một số tour du lịch liên quan giới 
thiệu cho các doanh nghiệp lữ hành 
của các tỉnh, thành phố để giới thiệu 
cho du khách. Trong đó, Đảo Cò sẽ là 
1 trong nhiều điểm đến, cùng với các 
di tích Đình Đông và Nhà tưởng niệm 
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương 
Bằng, Đền Tranh, làng Múa rối nước 
Hồng Phong. Đền thờ Khúc Thừa Dụ, 
làng nghề bánh gai Ninh Giang. 
Với mục tiêu lâu dài là khai thác 
có hiệu quả khu danh thắng Đảo Cò 
một cách bền vững, chính quyền xã 
cùng Ban quản lý di tích sẽ tích cực 
tuyên truyền nâng cao nhận thức cho 
người dân địa phương cũng như du 
khách trong việc bảo vệ môi trường, 
bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nơi đây. 
MạnH MinH 
Đẩy mạnh du lịch sinh thái ở Đảo Cò - Hải Dương
Sự kiện vấn đề 
Hà Nội: Quảng bá du lịch đến các thị trường khách tiềm năng 
số 1100 l 06.11.2014 11 
Để góp phần giữ ổn định thị trường 
và từng bước tăng trưởng lượng khách, 
ngành du lịch Hà Nội đặt công tác xúc 
tiến, quảng bá du lịch là một trong những 
nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. 
Mặc dù nguồn kinh phí dành cho 
công tác này chưa cao, song thành phố 
tận dụng tối đa mọi phương thức quảng 
bá đến các thị trường du lịch trong và 
ngoài nước nhằm thu hút ngày càng 
nhiều hơn khách du lịch đến Thủ đô. 
Hiện, Hà Nội đang đẩy mạnh hoạt 
động xúc tiến tại các thị trường Nhật 
Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, 
Nga và một số nước Đông Âu, ASEAN. 
Đặc biệt thị trường Nhật Bản được đánh 
giá cao do đây là thị trường khách lớn, 
có khả năng chi trả cao. Thời gian tới, 
Hà Nội sẽ phối hợp với Hiệp hội Du lịch 
Việt Nam khai thác Văn phòng đại diện 
tại Tokyo, tham gia Hội chợ du lịch quốc 
tế JATA. 
Một mặt, ngành du lịch Hà Nội tích 
cực tham gia các hội chợ du lịch, tổ chức 
các hội nghị xúc tiến du lịch tại nước 
ngoài, đón các đoàn doanh nghiệp lữ 
hành gửi khách và báo chí đến khảo sát 
du lịch Hà Nội và khu vực phụ cận. 
Ngoài ra, Hà Nội cũng sẽ quảng bá trên 
các trang web du lịch uy tín trên thế giới 
như Trip Advisor, Smart Travel Asia, 
đồng thời, tuyên truyền quảng bá du lịch 
Hà Nội trên một số kênh truyền hình 
Nga... Sở VHTTDL Hà Nội tham gia 
đoàn công tác của thành phố tuyên 
truyền, quảng bá điểm đến du lịch Hà 
Nội tại Pháp, Liên bang Nga, Nhật 
Bản...; đồng thời quan tâm quảng bá tại 
chỗ thông qua các hội chợ du lịch quốc 
tế, các hội nghị quốc tế lớn tổ chức tại 
Hà Nội cũng như các địa phương cả 
nước. Cụ thể như, Hội chợ du lịch quốc 
tế Việt Nam - Hà Nội (VITM 2014), Hội 
chợ du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí 
Minh (ITE - HCMC 2014)… Thông qua 
đó, ngành du lịch Hà Nội giới thiệu được 
tiềm năng du lịch tự nhiên, văn hóa lịch 
sử, nhân văn, làng nghề, ẩm thực, những 
tour tuyến du lịch, các dự án kêu gọi đầu 
tư du lịch đến khách tham quan. 
H.yến 
Từ ngày 05/11-05/12/2014, tại Bảo 
tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) sẽ diễn ra 
triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh với 
nước Nga qua tài liệu lưu trữ”. Triển 
lãm được tổ chức nhân Kỷ niệm 97 
năm ngày Cách mạng tháng Mười Nga 
thành công (07/11/1917-07/11/2014) và 
hướng tới Kỷ niệm 65 năm ngày Thiết 
lập Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Liên 
bang Nga (1950-2015). Triển lãm giới 
thiệu hơn 200 tài liệu, hình ảnh và hiện 
vật về những hoạt động của Chủ tịch 
Hồ Chí Minh ở Liên Xô, về mối quan 
hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam- 
Liên Xô (Liên bang Nga) và những 
hình ảnh của Người trong lòng nhân 
dân Liên Xô (Liên bang Nga). 
Triển lãm gồm ba phần: “Người đi 
tìm hình của Nước” (1911-1945), 
“Chủ tịch Hồ Chí Minh với Liên 
Xô/Liên bang Nga” (1945-1969) và 
“Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt 
Nam-Liên Xô (Liên bang Nga) mãi 
mãi xanh tươi, đời đời bền vững”. 
Toàn bộ số tài liệu, hình ảnh và hiện 
vật trưng bày lần này được khai thác 
từ các cơ quan lưu trữ quốc gia của 
Việt Nam, Cục Lưu trữ Liên bang Nga 
và Bảo tàng Hồ Chí Minh. 
Đ.LâM 
Chào mừng Diễn đàn Hợp tác kinh 
tế đồng bằng sông Cửu Long - Sóc 
Trăng năm 2014 và Lễ hội đua ghe Ngo- 
Ok Om Bok truyền thống của đồng bào 
Khmer, trong ngày 02/11, tỉnh Sóc Trăng 
đã tổ chức nhiều hoạt động Văn hóa-Thể 
thao và thu hút sự tham gia đông đảo của 
người dân trên trên địa bàn tỉnh. 
Tại Trung thi đấu Thể dục thể thao 
tỉnh Sóc Trăng, Sở VHTTDL phối hợp 
với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội thao 
truyền thống của đồng bào dân tộc 
Khmer trên địa bàn tỉnh. Đây là lần thứ 
13 tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thao 
truyền thống của đồng bào dân tộc 
Khmer và ngày càng thu hút được sự 
tham gia của các vận động viên là người 
dân tộc Khmer trong tỉnh. Tham gia Hội 
thao, các vận động viên là người dân tộc 
Khmer đã thi đấu, tranh tài khá sôi nổi ở 
4 môn thi là bóng đá, bóng chuyển, bi sắt 
và cờ ốc. 
Tối cùng ngày, tại Công viên 30/4 và 
Trung tâm Văn hóa, UBND tỉnh Sóc 
Trăng tổ chức hội diễn nghệ thuật quần 
chúng và trình diễn trang phục Khmer 
tỉnh Sóc Trăng lần thứ 7 năm 2014. Hội 
diễn thu hút trên 300 diễn viên không 
chuyên của 11 đội đến từ các huyện, thị 
xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Nội dung 
của hội diễn tập trung xoay quanh chủ 
đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi tình 
yêu quê hương, tình đoàn kết, gắn bó của 
các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, 
sự chung tay nhau xây dựng nông thôn 
mới của mọi tầng lớp nhân dân… 
Đặc biệt tại hội diễn năm nay, ngoài 
hai phần thi chính là hội diễn và trình 
diễn trang phục Khmer, các đội có thêm 
phần biểu diễn các nhạc cụ truyền thống 
của dân tộc. Việc có thêm phần biểu diễn 
nhạc cụ chính là sự quan tâm của chính 
quyền địa phương trong việc góp phần 
gìn giữ các nhạc cụ truyền thống của 
đồng bào dân tộc, khuyến khích lớp trẻ 
học hỏi và duy trì những bản sắc âm 
nhạc của dân tộc. 
Huy Long 
Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao 
của đồng bào Khmer mùa Ok Om Bok 
Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Nga qua tài liệu lưu trữ”
Sự kiện vấn đề 
Bình Thuận: Xây dựng môi trường du lịch an toàn, hấp dẫn 
Tỉnh Bình Thuận bắt đầu bước vào 
mùa du lịch cao điểm đón khách nước 
ngoài, nhất là khách Nga đến nghỉ đông. 
Nhằm xây dựng hình ảnh điểm đến du 
lịch Bình Thuận thân thiện, chất lượng và 
nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành du 
lịch Bình Thuận đang tăng cường kiểm 
tra, đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp 
đảm bảo môi trường du lịch an toàn trên 
địa bàn tỉnh. 
Với khí hậu ôn hòa, nắng ấm quanh 
năm, sản phẩm du lịch đa dạng, nhất là 
các loại hình thể thao biển, du lịch biển 
Bình Thuận thu hút một lượng lớn khách 
quốc tế đến tham quan nghỉ dưỡng. Riêng 
du khách đến từ Nga hiện chiếm 1/3 
lượng khách quốc tế và liên tục tăng qua 
các năm, trong 9 tháng đầu năm 2014 đạt 
90.500 lượt người. Cùng với lượng khách 
đến ngày càng tăng, thời gian lưu trú của 
du khách Nga cũng ngày càng dài hơn, 
bình quân lưu trú 7-30 ngày/khách. 
Sở VHTTDL tỉnh Bình Thuận cho 
biết: Việc đảm bảo môi trường du lịch an 
toàn, thân thiện được tỉnh Bình Thuận xác 
định là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện 
với quyết tâm và tinh thần trách nhiệm 
cao. Tại các địa điểm có đông khách du 
lịch, Sở chủ trì, phối hợp UBND các 
12 số 1100 l 06.11.2014 
huyện, thị xã, thành phố thành lập trạm 
thông tin hỗ trợ du khách, thông qua số 
điện thoại đường dây nóng kịp thời tiếp 
nhận và xử lý phản ảnh, kiến nghị của 
khách du lịch về mọi vấn đề chẳng hạn 
như hỗ trợ tìm kiếm khách sạn, thông tin 
các điểm đến, phản ánh nạn chặt chém, 
chèo kéo khách… đồng thời tăng cường 
kiểm tra tại các khu du lịch trọng điểm 
như Mũi Né, La Gi, Hòn Rơm… để đảm 
bảo an toàn thực phẩm, an ninh trật tự và 
tránh tình trạng chặt chém du khách vào 
mùa cao điểm, hướng cộng đồng và 
doanh nghiệp xây dựng môi trường du 
lịch chuyên nghiệp, xanh và bề vững. 
Một trong những vấn đề được tỉnh 
quan tâm hiện nay là đào tạo, bồi 
dưỡng cho nguồn nhân lực du lịch, 
nhất là đáp ứng nhu cầu phát triển thị 
trường khách Nga trong thời gian tới. 
Ngoài việc trang bị tiếng Anh, tiếng 
Nga, ngành du lịch Bình Thuận còn 
thường xuyên tổ chức tập huấn cho đội 
ngũ nguồn nhân lực du lịch về các lĩnh 
vực như văn hóa, phong tục tập quán, 
phong cách ứng xử, giao tiếp của du 
khách Nga để luôn sẵn sàng đón tiếp, 
phục vụ tốt nhất và làm hài lòng mọi 
đối tượng du khách. 
Bên cạnh việc đổi mới và nâng cao 
chất lượng các sản phẩm du lịch thế mạnh 
trên biển như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch 
kết hợp thể thao khám phá, phát triển các 
sản phẩm dịch vụ bổ trợ… ngành du lịch 
Bình Thuận đang đầu tư và khai thác các 
tiềm năng du lịch mới để tạo thêm nhiều 
sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, từng 
bước đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của 
du khách như: du lịch mạo hiểm núi Tà 
Cú, du lịch sinh thái thác Bà, du lịch kết 
hợp chơi golf, du lịch hội nghị sự kiện, 
du lịch kết hợp tìm hiểu văn hóa, ẩm thực 
của đồng bào Chăm… Song song đó, 
Bình Thuận tăng cường hợp tác với các 
địa phương lân cận để tạo ra các sản 
phẩm du lịch vùng, sản phẩm liên kết 
tuyến du lịch như: Chợ Bến Thành-Hoa 
Đà Lạt-Biển Mũi Né, liên tuyến biển 
rừng Mũi Né-Đà Lạt, con đường ven 
biển Vũng Tàu-Mũi Né-Nha Trang… 
Tính đến hết tháng 9/2014, tỉnh Bình 
Thuận có 403 dự án du lịch với 149 dự án 
đã đi vào hoạt động. Toàn tỉnh đón hơn 
2,7 triệu lượt khách đến, trong đó khách 
quốc tế có 282.620 lượt (tăng 10% so với 
cùng kỳ năm 2013), doanh thu đạt 4.406 
tỷ đồng. 
MạnH Huân 
Sáng 01/11, tại cảng Chùa Vẽ, Công 
ty cổ phần Du lịch Hải Phòng phối hợp 
Công ty TNHH Tân Hồng (TP. Hồ Chí 
Minh) tổ chức đón tàu du lịch biển 5 sao 
L’AUS TRAL mang theo 207 khách 
chủ yếu quốc tịch Pháp, Anh, Hy Lạp… 
tham quan Hải Phòng và Hà Nội. 
Sau khi cập bến, đoàn khách tàu 
L’AUS TRAL sẽ tham gia các chương 
trình tham quan một số thắng cảnh của 
thành phố và tham gia tour du khảo 
đồng quê, cũng như tham quan tại Thủ 
đô Hà Nội trong ngày. Bà Nguyễn Thị 
Thanh Hoa - Giám đốc Công ty cổ phần 
Du lịch Hải Phòng cho biết trong tháng 
11, Công ty đón thêm 2 tàu du lịch biển 
5 sao tới Hải Phòng. 
Thời gian qua, hoạt động du lịch ở 
thành phố Hải Phòng có nhiều chuyển 
biến tích cực; hình ảnh du lịch thành phố 
được tuyên truyền, quảng bá rộng rãi cả 
trong và ngoài nước. Hoạt động quản lý 
nhà nước về du lịch được tăng cường, 
đặc biệt là công tác xây dựng chiến 
lược, chính sách quản lý, các quy chế, 
kế hoạch. Không gian phát triển du lịch 
được mở rộng đến các địa phương trong 
toàn thành phố; một số sản phẩm và loại 
hình du lịch mới như: du lịch mạo hiểm, 
du lịch cộng đồng, trải nghiệm, ngày 
càng thu hút được nhiều du khách... 
Gần 10 tháng qua, Hải Phòng đón 
4,16 triệu lượt du khách, tăng 7,15% so 
với cùng kỳ năm 2013, bằng 80,1% kế 
hoạch năm; trong đó khách quốc tế 
437,8 nghìn lượt. Doanh thu hoạt động 
du lịch gần 10 tháng đạt 1.681,1 tỷ 
đồng, tăng 7,93% so với cùng kỳ năm 
2013. 
Trong hai tháng cuối năm, Sở 
VHTTDL Hải Phòng tăng cường các 
hoạt động quảng bá du lịch, tổ chức các 
đoàn khảo sát thị trường, sản phẩm du 
lịch mới của thành phố; đẩy mạnh các 
hoạt động liên kết với các địa phương 
trong khu vực để thu hút khách, nhất là 
khách quốc tế. 
trần nguyện 
Tàu du lịch biển 5 sao cập cảng Hải Phòng
Sự kiện vấn đề 
Trại sáng tác mỹ thuật “Hải Phòng - Thành phố của tôi” 
số 1100 l 06.11.2014 13 
Sau ba ngày tranh tài tại TP. Hồ Chí 
Minh, tối 31/10, giải Bơi nghệ thuật trẻ 
toàn quốc năm 2014 đã khép lại với các 
nội dung thi đội tự chọn. Các vận động 
viên đã có một giải đấu thành công và 
mở ra hi vọng cho sự phát triển của bộ 
môn này, không chỉ ở TP. Hồ Chí 
Minh, mà còn ở những tỉnh/thành khác. 
Giải năm nay có 5 đơn vị tham gia 
tranh tài ở 3 nhóm tuổi (trên 16 tuổi, từ 
10-12 tuổi, dưới 9 tuổi) với các nội dung 
Vũ hình bắt buộc, đơn tự chọn, đôi tự 
chọn. Kết quả ngôi Nhất toàn đoàn 
thuộc về quận 5, hạng Nhì là Tân Bình. 
Giải thưởng cá nhân: Nhu Giang (quận 
5) giành giải Nhất tổng sắp đơn dưới 9 
tuổi; Nguyễn Hồng Ân (quận Tân Bình) 
nhất nhóm 10-12 tuổi; Phan Mãnh Nhi 
(quận 5) nhất nhóm trên 16 tuổi; Trong 
khi đó, Thu Tâm-Gia Tiên nhất liên kết 
đôi nhóm dưới 9 tuổi; Hồng Ân-Kiều 
Anh nhất nhóm 10-12 tuổi; Mãnh Nhi- 
Minh Trang nhất nhóm trên 16 tuổi. 
Vũ MinH 
* Liên hoan phim Israel tại Việt 
Nam diễn ra tại Hà Nội từ ngày 01- 
05/11 và tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 
06-10/11/2014. Liên hoan giới thiệu 
những bộ phim suất sắc nhất của điện 
ảnh Israel gồm: “Thư phương xa”, 
“Ông mối”, “Gãy cánh”, “Bạn đồng 
hành” và “Điều ngọt ngào”. Với nhiều 
đề tài phong phú và sâu sắc, những bộ 
phim được trình chiếu trong Liên hoan 
phim lần này sẽ giúp khán giả Việt 
Nam có cơ hội khám phá nhiều hơn về 
đất nước, cuộc sống và con người 
Israel thông qua môn nghệ thuật thứ 
bảy. Đại sứ Israel tại Việt Nam, bà 
Meirav Eilon Shahar cho biết, hơn hai 
mươi năm qua, Việt Nam và Israel đã 
và đang duy trì mối quan hệ bền vững, 
đa dạng nhiều lĩnh vực, đặc biệt là 
thương mại và trao đổi văn hóa. Nhà 
nước Israel đánh giá cao tầm quan 
trọng của khía cạnh văn hóa nghệ 
thuật trong việc thể hiện bản sắc và 
hình ảnh đất nước Israel, và điện ảnh 
là phương tiện có khả năng kết nối con 
người một cách không biên giới. 
* Trong khuôn khổ “Những ngày 
văn hóa Belarus tại Việt Nam năm 
2014”, Đoàn nghệ thuật quốc gia 
Belorussia “Pesnyary” và Đoàn nghệ 
sĩ dàn nhạc dân tộc Hàn lâm quốc gia 
I. Zhinovich thực hiện chương trình 
biểu diễn tại Hà Nội (ngày 04/11) và 
tại Hải Phòng (ngày 05/11). Trong 
chương trình biểu diễn tại Việt Nam 
lần này, các nghệ sĩ đến từ Belarus sẽ 
trình diễn những bài hát dân ca, những 
điệu múa mang đậm bản sắc của đất 
nước Belarus… giúp công chúng Việt 
Nam hiểu thêm về văn hóa, nghệ thuật 
của Belarus. 
Đoàn nghệ thuật quốc gia 
Belorussia “Pesnyary” do nghệ sĩ 
huyền thoại Vladimir Mulyavin sáng 
lập vào cuối những năm 60 của thế kỷ 
XX. Còn Dàn nhạc dân tộc Hàn lâm 
quốc gia Belarus I.Zhinovich là một 
trong những đoàn nghệ thuật lâu đời 
nhất của Nước Cộng hòa Belarus. Đây 
cũng là đơn vị nghệ thuật đặt nền 
móng cho việc trình diễn âm nhạc 
chuyên nghiệp trên những nhạc cụ dân 
tộc tại Belarus. 
* Từ ngày 31/10-22/12/2014, 
Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật 
Bản tại Việt Nam cùng với Tổng Lãnh 
sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh 
tổ chức giới thiệu Triển lãm mỹ thuật 
“Vẻ đẹp Thủ công Mỹ nghệ của 
vùng Tohoku-Nhật Bản” tới công 
chúng Việt Nam. Những tác phẩm 
trưng bày lần này của các nghệ nhân 
phong trào mingei (dân nghệ) bao 
gồm Kanjiro Kawai, Shoji Hamada, 
Keisuke Serizawa và Shiko 
Munakata đa dạng về chất liệu sáng 
tác, bao gồm gốm sứ, sơn mài, dệt, 
kim loại, gỗ và tre. Bên cạnh đó, 
Triển lãm còn trưng bày thêm những 
tác phẩm được sáng tác gần đây bởi 
các nghệ sĩ lấy cảm hứng từ vẻ đẹp 
của thủ công truyền thống và thủ 
công dân gian đầy bản sắc và tinh 
thần văn hóa của vùng Tohoku. 
H.yến 
HOạT ĐộNG GiAO Lưu VăN HóA 
Ngày 31/10, Sở VHTTDL Hải 
Phòng khai mạc trại sáng tác mỹ thuật 
chủ đề “Hải Phòng - Thành phố của tôi”. 
Trại sáng tác nhằm tìm kiếm những 
tác phẩm đẹp về vùng đất, con người, 
nét văn hóa đặc sắc của thành phố Hải 
Phòng. Tạo không gian, khơi dậy sự 
sáng tạo của các họa sĩ, thể hiện cái 
nhìn tổng thể, đa chiều, đa sắc màu về 
đất nước, con người và cảnh sắc thiên 
nhiên thành phố Cảng. Phản ánh những 
thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, 
xã hội, y tế, giáo dục, du lịch… của 
thành phố Hải Phòng trong quá trình 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quảng 
bá hình ảnh thành phố cảng năng động, 
phát triển tới bạn bè trong nước, quốc 
tế. Góp phần nâng cao tinh thần yêu 
nước, giáo dục truyền thống đoàn kết 
toàn dân, thống nhất ý chí, hành động, 
phát huy năng lực, trí tuệ vào sự nghiệp 
xây dựng Tổ quốc. 
Tham gia Trại sáng tác có 12 họa sĩ 
đến từ Hà Nội và Hải Phòng. Các họa 
sĩ sẽ sáng tác tại các huyện Thủy 
Nguyên, Vĩnh Bảo, An Lão và Khu du 
lịch Đồ Sơn từ ngày 31/10 đến ngày 
11/11/2014. Các tác phẩm này sẽ được 
triển lãm năm 2015. 
MạnH Cường 
Giải Bơi nghệ thuật trẻ toàn quốc
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG 
Lễ hội Kéo co làng Hữu Chấp, xã 
Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc 
Ninh là một trong những lễ hội truyền 
thống lâu đời nhất của vùng Kinh Bắc. 
Hội Kéo co bằng tre đã tồn tại qua hàng 
trăm năm, trở thành nét đẹp văn hóa 
trong đời sống tinh thần của người dân 
trong vùng. Tuy nhiên, ngày nay, cùng 
với sự phát triển không ngừng của cuộc 
sống hiện đại, nghi lễ và trò chơi trong lễ 
hội kéo co Hữu Chấp đang đối diện trước 
nguy cơ mai một. 
Hội Kéo co được tổ chức vào ngày 
mùng 4 Tết, trong đó, buổi sáng là hoạt 
động tế lễ, buổi chiều thi kéo co. Là một 
trong những người am hiểu nhất về nghi 
lễ và trò chơi kéo co trong làng, cụ 
Nguyễn Văn Hải (sinh năm 1936) tâm sự: 
Để tổ chức ngày hội, nhân dân làng Hữu 
Chấp phải chuẩn bị từ hơn 1 tháng trước 
đó. Theo tục lệ, sáng mùng 3 Tết, ông 
Quan đám cùng các cụ cao niên trong 
làng làm lễ mở cửa đình, chuẩn bị đồ thờ 
tự cho lễ hội. Sáng ngày 4 chính hội, nhân 
dân tổ chức rước bài vị từ đình ra nghè ở 
phía bắc của làng. Theo thứ tự, đoàn rước 
gồm, dẫn đầu là cờ, bát bửu, tiếp theo là 
4 ông Hóa và kiệu đựng chóe nước cùng 
đông đảo nhân dân tham dự. Tới nghè, 
đoàn rước tổ chức lễ tế thần, kính cáo trời 
đất xin phép được lấy nước về thờ và 4 
ông Hóa lên thuyền ra giữa dòng sông 
Cầu (đoạn giữa hai huyện Việt Yên - Bắc 
Giang và thành phố Bắc Ninh - Bắc Ninh) 
lấy những dòng nước trong sạch, tinh 
khiết nhất để đem về đình dùng thờ cúng 
trong cả năm. Sau đó đoàn rước đưa nước 
về đình tế lễ. Nghi lễ tế thần được tiến 
hành nghiêm trang thể hiện lòng thành 
Bảo tàng với việc giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa địa phương 
14 số 1100 l 06.11.2014 
kính, cầu mong sự che trở của thần đối 
với người dân trong làng. 
Điểm đặc biệt và là nét độc đáo ở lễ 
hội Kéo co của làng là người dân không 
dùng dây mà dùng hai cây tre để kéo. 
Trưởng thôn Hữu Chấp - Nguyễn Văn 
Huynh cho biết, việc lựa chọn những ông 
Quan đám, ông Hóa và những người đi 
lựa chọn mua tre, kéo co được tuyển chọn 
rất kỹ lưỡng. Thông thường, những người 
được chọn phải là những người đàn ông 
mạnh khỏe, có tuổi đời ngoài 40 tuổi, gia 
đình không có tang, sinh được đủ cả trai 
lẫn gái; những người tham gia kéo co phải 
từ 30 đến 37 tuổi mới được tham gia. 
Theo quy định từ xa xưa của người 
dân Hữu Chấp, các đội sẽ kéo 3 keo, bên 
nào kéo được 2 keo bên đó thắng. Đặc 
biệt, tới keo thứ 3 thì người xem được 
quyền vào kéo giúp. Điều độc đáo trong 
trò chơi không phải bên nào kéo khỏe sẽ 
thắng mà cần vận hành theo quy tắc. Cụ 
Nguyễn Văn Hải cho biết: Người dân nơi 
đây cho rằng phía Đông là hướng của mặt 
trời mọc và phía Tây là phía mặt trời lặn, 
sự xuất hiện và biến mất của mặt trời thể 
hiện chu trình khép kín của thời gian luân 
chuyển từ ngày này sang ngày khác. Đây 
cũng là một đặc trưng nổi bật của cộng 
đồng cư dân trồng lúa nước mang trong 
mình tín ngưỡng thờ thần mặt trời. Vì thế, 
đến keo thứ ba, dân làng sẽ vào giúp bên 
Đông để bên Đông chiến thắng. 
Nghi lễ và trò chơi kéo co làng Hữu 
Chấp ngày nay mặc dù vẫn được nhân 
dân trong làng duy trì nhưng việc gìn giữ 
và phát triển nghi lễ và trò chơi này đang 
gặp nhiều khó khăn. Trưởng thôn 
Nguyễn Văn Huynh cho biết: do trong 
thời gian dài bị ảnh hưởng của chiến 
tranh, lễ hội không được tổ chức, nghè và 
những đồ thờ tự phục vụ cho nghi thức 
rước nước không còn nên đã nhiều năm 
nay lễ rước nước không được diễn ra 
trong lễ hội. Trong làng những người còn 
nhớ về nghi lễ này cũng không nhiều. 
Bên cạnh đó, việc đi chọn những cây 
tre đủ tiêu chuẩn dùng làm dây kéo cũng 
gặp không ít khó khăn. Bởi lẽ ngày nay 
trong làng không còn tre nên mỗi lần tổ 
chức phải đi khắp nơi, trong nhiều ngày, 
sang cả các tỉnh khác mới tìm được những 
cây tre đủ tiêu chuẩn. Vì thế, một số kiêng 
kỵ trong chọn tre cũng được giảm bớt cho 
phù hợp như nguồn gốc cây tre không 
được thẩm định kỹ, tre chỉ cần đảm bảo 
đủ độ già, không bị sâu, bị kiến đục. 
Hơn nữa, trong những năm qua, do 
việc tổ chức tốn kém nên nhân dân chỉ tổ 
chức trò chơi Kéo co 2 năm một lần vào 
những năm chẵn, không gian lễ hội cũng 
phải chuyển qua vùng đất rộng trước 
đình chứ không còn tổ chức trong sân 
đình như trước. Mặc dù có một số những 
thay đổi nhưng nghi lễ và trò chơi Kéo 
co làng Hữu Chấp hàng năm vẫn thu hút 
đông đảo nhân dân, du khách thập 
phương về tham dự. 
Để bảo tồn và phát triển loại hình văn 
hóa độc đáo này, UBND tỉnh Bắc Ninh 
đã lập hồ sơ khoa học lễ hội Kéo co làng 
Hữu Chấp trình Bộ VHTTDL đưa vào 
danh mục Di sản văn hóa phi vật thể 
quốc gia năm 2014. Việc làm này có ý 
nghĩa to lớn trong việc gìn giữ và khôi 
phục nét đẹp văn hiến nghìn năm quê 
hương Bắc Ninh - Kinh Bắc. 
t.t.n 
Bảo tồn lễ hội Kéo co làng Hữu Chấp - Bắc Ninh 
Ngày 30/10, Bảo tàng tỉnh Bắc 
Giang tổ chức Hội thảo “Bảo tàng với 
việc giáo dục truyền thống lịch sử văn 
hóa địa phương”. Tham dự Hội thảo 
có đại diện Cục Di sản văn hóa, các 
nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh, 
các giáo viên bộ môn lịch sử, học sinh 
một số trường học trên địa bàn tỉnh. 
Hơn 20 tham luận được trình bày tại 
Hội thảo tập trung đánh giá thực trạng 
công tác tuyên truyền, giáo dục 
truyền thống lịch sử văn hóa của địa 
phương thông qua hoạt động bảo 
tàng; chia sẻ kinh nghiệm từ thực tế 
hoạt động của các bảo tàng ở Trung 
ương và địa phương; đề xuất các giải 
pháp nâng cao chất lượng công tác 
bảo tàng, nhà truyền thống các địa 
phương trong hoạt động giáo dục 
truyền thống. 
(Xem tiếp trang 18)
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG 
số 1100 l 06.11.2014 15 
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa 
phê duyệt đầu tư công trình tu bổ, phục 
hồi di tích Phu Văn Lâu thuộc quần thể 
di tích Cố đô Huế với tổng mức đầu tư 
gần 12 tỷ đồng. Dự án này dự kiến sẽ 
thực hiện trong 2 năm kể từ 2014. 
Theo đó, công trình do Trung tâm 
Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm chủ đầu 
tư với nội dung, quy mô đầu tư và 
phương án xây dựng gồm: Lắp dựng 
nhà bao che và hạ giải công trình theo 
thiết kế; phục hồi 4 chân táng cổ bồng 
cột hàng nhất bằng đá Thanh; gia 
cường chân móng; tu bổ và phục hồi hệ 
khung, hệ mái, các cấu kiện khác (liên 
ba, vách, trần, cầu thang, lan can…) 
bằng gỗ; tu bổ, phụ hồi bức Hoành phi; 
sơn son và sơn son thếp bạc phủ hoàng 
kim các cấu kiện gỗ; phục hồi mái lợp 
ngói âm dương men vàng; gia cố bờ 
nóc, bờ quyết bằng bê tông cốt thép, 
phục hồi bờ nóc, bờ quyết có ô hộc; 
phục hồi các con giao, con giống, con 
dơi và tường đầu đốc; bảo quản chống 
mối mọt toàn công trình; lắp đặt điện 
chiếu sáng, trang trí; phục hồi 2 tấm bia 
“Khuynh Cái Hạ Mã”. 
Phu Văn Lâu là kiến trúc nằm ngay 
trước Kỳ Đài, Kinh thành Huế. Công 
trình được xây dựng vào năm 1819 dưới 
thời vua Gia Long, dùng làm nơi niêm 
yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua 
và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do 
triều đình tổ chức. Trong gần 200 năm 
tồn tại, Phu Văn Lâu được trùng tu 
khoảng 10 lần và hiện đã xuống cấp 
nghiêm trọng. Ngày 15/5/2014, góc trái 
của Phu Văn Lâu đã bị đổ sập do cột gỗ 
bị mục ruỗng. Hệ thống trụ gỗ đã được 
dùng để gia cố tạm thời, tránh cho công 
trình bị đổ sập hoàn toàn. 
t.HợP 
Ngày 31/10, tại huyện Chiêm Hóa, 
Sở VHTTDL tỉnh Tuyên Quang phối 
hợp với UBND huyện Chiêm Hóa tổ 
chức Liên hoan Hát Then, Tính tẩu 
năm 2014. Kết thúc Liên hoan, Ban Tổ 
chức đã trao 8 giải tập thể (5 giải xuất 
sắc, 3 giải khá), 12 tiết mục xuất sắc, 
12 tiết mục khá; đồng thời trao các giải 
diễn viên cao tuổi nhất, nhỏ tuổi nhất. 
Tham dự Liên hoan có hơn 200 
nghệ nhân, hạt nhân văn nghệ của 7 
huyện, thành phố trong tỉnh. Các đoàn 
mang đến Liên hoan 42 tiết mục đặc 
sắc là các làn điệu Then cổ và then mới 
mượt mà, sâu lắng, tái hiện các hoạt 
động sinh hoạt, lao động sản xuất; ca 
ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ kính 
yêu, ca ngợi đất nước trên đường đổi 
mới, quê hương Tuyên Quang, Thủ đô 
kháng chiến, Thủ đô Khu giải phóng... 
Đây là hoạt động nhằm tôn vinh 
làn điệu Hát Then của dân tộc Tày, di 
sản văn hóa phi vật thể quốc gia; vinh 
danh các nghệ nhân, hạt nhân văn 
nghệ cơ sở có nhiều đóng góp trong 
việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa 
truyền thống của dân tộc Tày tỉnh 
Tuyên Quang. Liên hoan cũng là dịp 
cho các diễn viên, nghệ nhân được 
giao lưu, học tập, đẩy mạnh phong 
trào văn nghệ ở cơ sở. Thông qua Liên 
hoan, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn những 
hạt nhân văn nghệ để bồi dưỡng và 
tham gia Liên hoan Hát Then, đàn 
Tính toàn quốc. 
t.LâM 
Tuyên Quang: Liên hoan Hát Then, Tính tẩu năm 2014 
Bảo tồn Mo Mường - di sản văn hóa độc đáo 
Ngày 31/10, UBND tỉnh Hòa Bình 
tổ chức gặp mặt 89 đại diện các nghệ 
nhân Mo dân tộc Mường trên địa bàn. 
Theo Sở VHTTDL tỉnh, Mo Mường là 
một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc 
Mường nói chung và của người 
Mường tỉnh Hòa Bình nói riêng. Từ 
lâu, Mo Mường đã được các học giả 
trong, ngoài nước quan tâm nghiên cứu 
và được đánh giá là một hiện tượng văn 
hóa đặc sắc, hàm chứa nhiều giá trị 
nhân văn, giá trị văn hóa, lịch sử huyền 
thoại của dân tộc Mường. 
Nội dung Mo Mường với hàng 
chục nghìn câu thơ, câu văn vần qua 
các bài mo, cát mo, roóng mo được 
sáng tác theo vần điệu, nghệ thuật và 
tuân thủ theo một nguyên tắc diễn 
xướng nhất định được truyền khẩu từ 
đời này sang đời khác. Các áng Mo 
Mường gắn liền với đời sống tâm linh 
và thể hiện quan niệm nhân sinh quan, 
vũ trụ quan và lịch sử phát triển của 
một dân tộc về sự sống, cái chết, sự tồn 
vong vĩnh cửu của linh hồn con người, 
thể hiện sự cố kết cộng đồng, yêu hòa 
bình, hướng thiện, luôn ước mong 
hướng tới một tương lai tươi đẹp. 
Các áng Mo Mường còn được thể 
hiện qua tài ứng khẩu tài tình của các 
thầy mo căn cứ theo hiện tại, hoàn cảnh 
và điều kiện của từng gia đình, dòng 
họ, đối tượng. Các phần diễn xướng 
mo này nếu thực hiện đầy đủ theo trình 
tự, nghi thức truyền thống thì phải kéo 
dài nhiều ngày, đêm. Tuy nhiên, việc 
thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh 
trong việc tổ chức đám tang nên việc 
tổ chức diễn xướng mo bị thu hẹp lại. 
Các phần mo cơ bản vẫn còn lưu giữ 
nhưng bị rút gọn lại hoặc phải lược bỏ 
các bài trong các phần như mo kể, mo 
kiện, mo nhà táng, nhà xe... 
Buổi gặp mặt là dịp để những người 
nghiên cứu, những nghệ nhân Mo, nhà 
quản lý thảo luận, tham gia đóng góp 
để khẳng định vai trò quan trọng và cần 
thiết của nghệ nhân mo trong đời sống 
văn hóa của dân tộc Mường hiện nay. 
Vũ MinH 
Tu bổ, phục hồi di tích Phu Văn Lâu, Thừa Thiên Huế
nhân tố mới 
Nhà hát Tuổi trẻ xây dựng nhiều tác phẩm mới 
Tháng 11 này, dự án nghệ thuật mới 
của Nhà hát Tuổi trẻ là “Nhà hát truyền 
hình” (TV Theater) mang tên “Xóm 
hóng” sẽ chính thức ra mắt khán giả cả 
nước. Theo Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ 
- Trương Nhuận, chương trình nhằm 
tiếp cận với khán giả, cũng như quảng 
bá và xây dựng thương hiệu nghệ thuật 
về sân khấu của Nhà hát Tuổi trẻ. 
“Xóm hóng” sẽ gồm các vở hài kịch 
16 số 1100 l 06.11.2014 
được dàn dựng theo một format mới và 
quy tụ rất nhiều gương mặt danh hài 
của Nhà hát Tuổi trẻ cũng như của sân 
khấu hài Thủ đô như Nghệ sĩ Ưu tú Chí 
Trung, Minh Hằng, Vân Dung, Đức 
Khuê, Thu Hương, Thành Trung, Công 
Lý, Phạm Bằng, Xuân Bắc, Tự Long, 
bác sĩ Hoa súng Hoàng Nhuận Cầm, 
nhà thơ Đỗ Minh Tuấn, giáo sư Cù 
Trọng Xoay... Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung 
là người điều hành sân chơi mới này và 
“giáo sư Cù Trọng Xoay” trong vai trò 
người dẫn chương trình. “Xóm hóng” 
sẽ tập trung vào 5 nhân vật: Ông Hóng 
(Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung), tổ trưởng 
tổ dân phố Hóng Hớt; cô Hớt (Nghệ sĩ 
Vân Dung), làm nội trợ ở nhà kiêm 
việc tiêu tiền giúp ông chồng là một 
giám đốc doanh nghiệp; ông Ngó (Đức 
Khuê), 40 tuổi, chưa vợ, có vẻ thuộc 
Trong chiến lược phát triển các sản 
phẩm du lịch đặc thù, Hải Phòng đặc biệt 
chú trọng về du lịch biển, đảo. Bằng cách 
mở thêm tuyến mới hoặc thay đổi cách 
tiếp cận với những địa điểm quen thuộc, 
thành phố đã tạo thêm được sức hấp dẫn 
thu hút khách tham quan. 
Từ giữa năm 2014, Hải Phòng đã mở 
tuyến du lịch Hải Phòng-Bạch Long Vỹ. 
Theo ông Lê Văn Toàn - Giám đốc Công 
ty TNHH MTV Du lịch Dịch vụ Công 
đoàn Hải Phòng, Công ty đã phối hợp với 
Tổng đội thanh niên xung phong Hải 
Phòng và các đơn vị chức năng tổ chức 
được một số chuyến du lịch ra đảo Bạch 
Long Vỹ. Lượng khách Hải Phòng và Hà 
Nội đăng ký đi tour này khá đông vì ai 
cũng muốn khám phá huyện đảo tiền tiêu 
của Tổ quốc, nối nhịp cầu thân tình, ấm 
áp giữa người dân đất liền với người dân 
trên huyện đảo. 
Muốn đi tour Bạch Long Vỹ, khách 
du lịch có thể đăng ký với một số công ty 
lữ hành. Khi có đủ lượng khách, những 
đơn vị này sẽ kết hợp với Tổng đội Thanh 
niên xung phong Hải Phòng đưa khách ra 
ngoài đảo bằng tàu Bạch Long. Thời gian 
di chuyển trên biển từ 6-10 tiếng, tùy điều 
kiện thời tiết. 
Tại Bạch Long Vỹ, du khách có thể 
tham quan đền, chùa Bạch Long, thăm âu 
cảng, thăm khu nuôi bào ngư, các rạn san 
hô ngầm. Một trong những điểm hấp dẫn 
nhất của Bạch Long Vỹ chính là cuộc 
sống của những người dân nơi đây. 
Huyện đảo Bạch Long Vỹ đã được 
Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành 
lập từ năm 1994. Từ vùng đảo chỉ có bộ 
đội đóng quân, đến nay huyện đảo đã có 
dân sinh sống. Những lớp thanh niên 
xung phong ra đảo bây giờ có nhiều 
người tình nguyện ở lại, làm cư dân rồi 
xây dựng gia đình. Từ bàn tay, công sức 
của những người dân nơi đây, trên huyện 
đảo đã có nhiều cây xanh, rau củ, nuôi 
lợn, nuôi bò. Ở đây chưa có phòng nghỉ 
chuyên biệt nên khách du lịch ở phòng ở 
của thanh niên xung phong, sống cuộc 
sống của họ: thức dậy theo kẻng, trẻ con 
đến trường, người lớn ra âu cảng làm việc 
hoặc tham gia làm các công trình công ích 
trên huyện đảo… Du khách sẽ tận hưởng 
nhịp sống chậm rãi, thưởng thức những 
bữa ăn với hải sản tươi ngon tại hòn đảo 
bán kính chưa đầy 3km này. 
Cát Bà - huyện đảo Cát Hải là địa 
danh quen thuộc với nhiều du khách, 
song vẫn còn những điểm du lịch đầy 
cuốn hút. Nếu có ý định du lịch Cát Bà, 
ngoài thăm những địa điểm như Vườn 
quốc gia Cát Bà, tắm biển, du khách có 
thể lựa chọn xã Phù Long - một trong 
những điểm du lịch độc đáo tại huyện 
đảo Cát Hải. 
Động Thiên Long nằm trên địa bàn 
xã có nhiều thạch nhũ tạo cho du khách 
những liên tưởng tới vẻ đẹp tuyệt vời và 
kỳ thú của các tác phẩm điêu khắc nghệ 
thuật thiên nhiên. Động Thiên Long là 
nơi lưu giữ xương cốt của người xưa. Du 
khách vào thăm hang động Thiên Long 
sẽ có thêm những hiểu biết khoa học về 
quá trình hình thành, tạo tác các hang 
động đá vôi, sự lên xuống của mực nước 
biển qua các thời kỳ vận động địa chất 
mà dấu ấn của nó còn lưu lại trong các 
trầm tích cổ hay vết tích ngấn nước trên 
vách hang. Đây là địa điểm hết sức lý 
tưởng cho nghiên cứu khảo cổ học thời 
tiền sử và phát triển du lịch sinh thái, 
nhân văn, đã được đưa vào khai thác. 
Xã Phù Long nằm trên tuyến đường 
xuyên đảo từ Hải Phòng qua Cát Hải tới 
Cát Bà (qua bến phà Cái Viềng) vì vậy 
so với các xã khác trên đảo, xã Phù Long 
gần đất liền hơn, tuy nhiên lại là xã xa 
nhất tới trung tâm khu du lịch Cát Bà. Từ 
Hải Phòng có thể tiếp cận xã Phù Long 
bằng đường bộ hoặc bằng tàu cao tốc 
tránh sóng từ Bến Bính - Bến Cái Viềng 
hoặc Đình Vũ - Cái Viềng. 
Để làm tăng sức hấp dẫn của những 
điểm du lịch này, theo đại diện của các 
công ty lữ hành, Hải Phòng cần hoàn 
thiện hơn cơ sở hạ tầng. Hiện nay khách 
du lịch ra đảo Bạch Long Vỹ hầu như tận 
dụng tiềm năng sẵn có: đi tàu, ở nhà của 
thanh niên niên xung phong. Cần kết nối 
với Quảng Ninh để xây dựng tuyến du 
lịch Hải Phòng - Bạch Long Vỹ - Cô Tô 
để tạo thêm sự phong phú cho du khách 
khi tham gia tour du lịch tại các huyện 
đảo. Các cơ quan chức năng nên hỗ trợ 
đơn vị xây dựng website hoặc hỗ trợ 
thông tin để quảng bá về tour, tuyến du 
lịch mới. Hỗ trợ kỹ năng làm du lịch cho 
người dân địa phương. 
ĐứC MinH 
Du lịch biển, đảo hấp dẫn tại Hải Phòng
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
tuan-tin-991
tuan-tin-991tuan-tin-991
tuan-tin-991
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 

Viewers also liked

Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Pham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnPham Long
 
Van hien so6 14
Van hien so6 14Van hien so6 14
Van hien so6 14Pham Long
 
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnKinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vnPham Long
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnPham Long
 

Viewers also liked (12)

Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
 
Van hien so6 14
Van hien so6 14Van hien so6 14
Van hien so6 14
 
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnKinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049longvanhien
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn (16)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 

More from Pham Long

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn

  • 1. Phát hành bộ văn hóa, thể thao và du lịch Thứ năm hằng tuần Số 1100 ngày 06/11/2014 Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2014-2015 Bộ VHTTDL vừa có Công văn số 3843/BVHTTDL-VHCS ngày 28/10/2014 gửi Sở VHTTDL các tỉnh/thành hướng dẫn thực hiện việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2014-2015. Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL các tỉnh/thành: Tổ chức các ngày kỷ niệm phải thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác của pháp luật. Nội dung các chương trình, hoạt động kỷ niệm phải đảm bảo trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm, không phô trương hình thức, lãng phí, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm... (Xem tiếp trang 3) - Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (Tr.7) - Thực hiện tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa trong xây dựng nông thôn mới (Tr.6) - “Bảo tồn, phát huy bền vững giá trị Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long” (Tr.8) - Kiểm tra việc sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp thuần phong mỹ tục (Tr.9) Tọa đàm Kỷ niệm 110 năm Ngày Sinh Giáo sư Hoàng Minh Giám - Bộ trưởng Bộ Văn hóa Sáng 31/10 tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Tọa đàm Kỷ niệm 110 năm Ngày Sinh Giáo sư Hoàng Minh Giám - Bộ trưởng Bộ Văn hóa (04/11/1904-04/11/2014). Tới dự Tọa đàm có Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - Nguyễn Thế Kỷ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Huỳnh Vĩnh Ái cùng lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, các giáo sư, nhà nghiên cứu, cộng sự của Giáo sư Hoàng Minh Giám qua các giai đoạn cộng tác khác nhau, những người con, người cháu trong gia đình, đại diện các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương. (Xem tiếp trang 3) Bảo đảm an toàn cho người Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài Tổng cục Du lịch vừa có Công văn gửi tới Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đề nghị tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài. Công văn nêu rõ, ngày 25/10/2014, một nữ khách du lịch Việt Nam đã bị xâm hại thân thể tại Malaysia. Điều này đặt ra yêu cầu cần quan tâm thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho khách Việt Nam khi ra nước ngoài du lịch. Tổng cục Du lịch đề nghị Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các đơn vị doanh nghiệp lữ hành quốc tế có biện pháp tăng cường quản lí đoàn, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách trong thời gian tham gia chương trình du lịch; có thông tin khuyến cáo, nhắc nhở du khách chủ động đảm bảo an toàn tài sản, thân thể khi tham gia du lịch. H.PHượng Ảnh: M.U trong số này Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị
  • 2. quản lý nhà nước Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn chủ trì cuộc họp về xây dựng dự thảo Chiến lược văn hóa đối ngoại đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, tại cuộc họp, Thứ trưởng kết luận: Về dự thảo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đề nghị Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam điều chỉnh nội dung dự thảo: Cập nhật làm rõ việc triển khai Nghị quyết số 22- NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về “Hội nhập quốc tế”, Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín BCH TƯ Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 09/6/2014) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và những tác động, dự thảo xu hướng sắp tới ảnh hưởng tới văn hóa đối ngoại của Việt Nam, đặc Bổ sung tuyến cáp treo vào Quy hoạch Khu di tích Nhà Trần tại Đồng Triều, Quảng Ninh 2 số 1100 l 06.11.2014 biệt là sự gia tăng sức mạnh mềm của một số quốc gia đến Việt Nam; Bổ sung, làm rõ mục tiêu định hướng, cụ thể của Chiến lược; Bổ sung làm rõ nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, tương ứng, đặc biệt là phát triển sáng tạo và cơ chế chính sách; Nghiên cứu tập trung trọng tâm, ưu tiên phân ngành sáng tạo phù hợp với điều kiện Việt Nam, có lợi thế so sánh với khu vực, thế giới; Nghiên cứu tách riêng Chương trình hành động, rà soát các Đề án chương trình đảm bảo khả năng và lộ trình thực hiện phù hợp. Về dự thảo Chiến lược các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đề nghị Cục Hợp tác quốc tế điều chỉnh nội dung dự thảo: Cân nhắc mục tiêu chung chỉ ghi giới hạn trong việc đẩy mạnh các hoạt động văn hóa đối ngoại còn hẹp, văn hóa phải thấm vào các hoạt động đối ngoại và chủ động đưa Việt Nam ra với thế giới, tạo sức hấp dẫn của các nước với Việt Nam bằng văn hóa; Tiếp thu các ý kiến góp ý, thể hiện rõ hơn nữa văn hóa trong đối ngoại ở các lĩnh vực khác… Làm rõ các mục tiêu cụ thể, rà soát nhiệm vụ đặt trọng tâm, gắn văn hóa đối ngoại với công nghiệp văn hóa, thể hiện tính liên ngành; Bổ sung làm rõ sự phân vùng khu vực văn hóa đối ngoại, có trọng tâm, trọng điểm, hướng tiếp cận phù hợp; ứng phó với sức mạnh mềm của một số quốc gia đến Việt Nam. Thực hiện đảm bảo tiến độ việc tiếp thu lấy ý kiến đóng góp, xây dựng bộ hồ sơ, báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét, gửi lấy ý kiến của các Bộ, Ngành liên quan trước ngày 25/11/2014; Tổng hợp, tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo, hồ sơ theo góp ý của các Bộ, ngành trước ngày 05/11/2014; Hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trước ngày 15/11/2014. H.PHượng Xây dựng Chiến lược văn hóa đối ngoại và Chiến lược các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 3885/BVHTTDL-DSVH ngày 30/10 về việc bổ sung tuyến cáp treo vào Quy hoạch Khu di tích Lịch sử Nhà Trần tại Đồng Triều, Quảng Ninh. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc giao Bộ VHTTDL chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan xem xét, giải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung tuyến cáp treo và khu dịch vụ tại cụm di tích lịch sử văn hóa chùa Ngọa Vân-Hồ Thiên, thuộc Khu di tích lịch sử Nhà Trần ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh vào Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Nhà Trần ở Đông Triều, Quảng Ninh. Bộ VHTTDL đã nhận được ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường và của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia. Sau khi tổng hợp các ý kiến của các Bộ và Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Bộ VHTTDL có ý kiến báo cáo Thủ tướng như sau: Để tạo điều kiện thuận lơi, an toàn cho du khách khi đến thăm di tích, nhất là đối với người cao tuổi, các cháu nhỏ, thương binh, người tàn tật… các Bộ và Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đều có ý kiến thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng tuyến cáp treo và khu dịch vụ tại cụm di tích lịch sử văn hóa chùa Ngọa Vân-Hồ Thiên (trong khu vực bảo vệ II khu di tích lịch sử Nhà Trần ở Đông Triều) bằng nguồn vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước. Trong trường hợp việc xây dựng được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cần lưu ý: Nhà ga và khu dịch vụ chỉ xây dựng ngoài khu vực bảo vệ I của di tích; Hạn chế quy mô và khống chế chiều cao các công trình, kết hợp trồng cây xanh ngăn cách để không làm ảnh hưởng đến di tích và môi trường cảnh quan di tích; Tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Đ.AnH
  • 3. quản lý nhà nước Tọa đàm Kỷ niệm 110 năm... (Tiếp theo trang 1) Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn... (Tiếp theo trang 1) số 1100 l 06.11.2014 3 Giáo sư Hoàng Minh Giám sinh ngày 04/11/1904 tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội (nay là phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) trong một gia đình nhiều đời khoa bảng, gốc ở xứ Đông Bình, Gia Bình, Bắc Ninh. Là nhà hoạt động chính trị, nhà ngoại giao, nhà giáo ưu tú và yêu nước của Việt Nam, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Đông Dương, Hoàng Minh Giám đi làm nghề giáo ở Huế, Hà Nội, Phnôm Pênh (Campuchia). Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ giao nhiều trọng trách: Thứ trưởng Ngoại giao thay mặt Chính phủ Việt Nam nhiều lần thương thuyết với Chính phủ Pháp trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ tháng 7/1954, ông được Bác Hồ tín nhiệm giao trọng trách đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Bộ Văn hóa. Trong hơn 20 năm công tác trong ngành văn hóa, ông đã xây dựng, truyền bá tư tưởng yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc cho mỗi người dân. Ông đã góp phần thúc đẩy ngành văn hóa ở các địa phương, đơn vị sản xuất ở miền Bắc trở thành “vũ khí” để cổ vũ, động viên công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, khích lệ khát vọng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tại cuộc Tọa đàm, nhiều ý kiến, tham luận của các đại biểu đã góp phần khẳng định những đóng góp to lớn của Giáo sư Hoàng Minh Giám ở nhiều lĩnh vực như: ngoại giao, văn hóa... Theo Vụ Văn hóa văn nghệ (Ban Tuyên giáo Trung ương): Bộ trưởng Hoàng Minh Giám là một nhà văn hóa có kiến thức sâu rộng, tầm nhìn chiến lược vừa bao quát, vừa cụ thể, đã lãnh đạo ngành văn hóa vượt qua khó khăn, xây dựng nền móng vững chắc cho sự phát triển của ngành. Nét nổi bật trong sự nghiệp của Bộ trưởng Hoàng Minh Giám là sớm nhận thức được vai trò của di tích, di vật (nay gọi là di sản văn hóa) trong đời sống xã hội, bồi đắp, nuôi dưỡng tâm tư, tình cảm của nhân dân trong bối cảnh xã hội nước ta có nhiều biến đổi. 117 di tích trên cả nước được công nhận trong thời gian ông làm Bộ trưởng, đều là những di tích có giá trị về lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật. Đến nay, những di tích này đã được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt và được nhân dân bảo tồn, phát huy giá trị, đóng góp đắc lực vào sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Đặc biệt, trong 22 năm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Văn hoá (1954-1976), Giáo sư Hoàng Minh Giám cũng chính là người đặt nền móng trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tham luận của các chuyên gia, nhà văn hóa còn tập trung khẳng định công lao to lớn của Giáo sư Hoàng Minh Giám là phục hồi các loại hình nghệ thuật truyền thống như Tuồng, Chèo, Cải lương. Bên cạnh đó, ông cũng luôn quan tâm đến hệ thống tổ chức, xây dựng những thiết chế văn hóa: bảo tàng, thư viện, trường đại học... Phát biểu tại Tọa đàm, Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh khẳng định: Giáo sư Hoàng Minh Giám đóng góp cho đất nước, cho cách mạng Việt Nam ở nhiều lĩnh vực. Ở cương vị nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, để lại những dấu ấn khó quên. Giáo sư Hoàng Minh Giám thực sự là tấm gương sáng, mẫu mực của người trí thức thời đại Hồ Chí Minh, cả đời tận tụy cống hiến vì nhân dân, vì đất nước, vì sự nghiệp cách mạng. Trên cương vị Bộ trưởng, ông đã có những đóng góp nền móng, to lớn cho sự nghiệp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bộ trưởng Hoàng Minh Giám đã chỉ đạo các hoạt động của ngành đạt được những thành tựu to lớn: Xây dựng nếp sống mới, đẩy lùi các hủ tục của chế độ phong kiến, thực dân là bài học thực tiễn sâu sắc, có giá trị lý luận để chúng ta tiếp tục nghiên cứu và áp dụng trong nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ngày nay. Đ.n theo quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài. Đảm bảo chú trọng các yêu cầu về chính trị, đối ngoại, thực hiện nếp sống văn minh, bảo tồn giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc. Đẩy mạnh tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về giá trị, ý nghĩa lịch sử của sự kiện trên các phương tiện thông tin với nhiều hình thức phong phú, sinh động. Sở VHTTDL các tỉnh/thành tích cực tham mưu cho UBND tỉnh/thành chủ động phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các hoạt động; chủ trì hướng dẫn các nghi thức trong tổ chức các ngày kỷ niệm. Kết thúc các hoạt động, đề nghị Sở VHTTDL các tỉnh/thành kịp thời có báo cáo kết quả gửi về Bộ VHTTDL (Cục Văn hóa cơ sở) để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng. H.Quân
  • 4. quản lý nhà nước Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức Thể dục thể thao Tu bổ, tôn tạo di tích Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Diểu Ngày 20/10/2014, Bộ VHTTDL ban hành Công văn số 3715/BVHTTDL-DSVH gửi Sở VHTTDL Thừa Thiên Huế về việc thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp di tích Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Diểu (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế). Theo đó, Bộ VHTTDL thỏa thuận Báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ, tôn Ngày 20/10/2014, Bộ VHTTDL ban hành Công văn số 3717/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Nam Định về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Quần thể di tích Phủ Dầy, xã Kim Thái (Vụ Bản, Nam Định). Theo đó, việc quản lý, bảo vệ Quần 4 số 1100 l 06.11.2014 tạo chống xuống cấp di tích Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Diểu, bao gồm các nội dung: Chống xuống cấp Nhà lưu niệm (lợp lại mái ngói liệt, phục hồi bờ nóc và bờ chảy, thay thế các đòn tay và rui mè mục hỏng, trát lại móng tường, phục hồi 2 cửa sổ); tôn tạo sân vườn, đường đi, các cổng và biển chỉ dẫn di tích. thể di tích Phủ Dầy hiện rất phức tạp, chưa thống nhất, việc quản lý nguồn thu còn chưa minh bách dẫn đến tranh chấp quyền lợi tại các điểm di tích. Trong các lần làm việc trước đây với tỉnh Nam Định, Bộ VHTTDL đã đề nghị cần quy hoạch lại khu vực dịch vụ, bến xe… Sở VHTTDL Thừa Thiên Huế cần chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ như sau: Dịch chuyển vị trí cổng chào vào phía trong (phía đường vào di tích), không làm trên đoạn vạt góc đường; bổ sung bản vẽ vị trí biển chỉ dẫn di tích và thiết kế cánh cổng phía trước bình phong. H.Quân nhưng đến nay địa phương chưa có điều kiện triển khai, do đó, cảnh quan còn nhếch nhác, lộn xộn. Vì vậy, Bộ VHTTDL thấy rằng chưa nên đặt vấn đề xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Quần thể di tích Phủ Dầy trong thời điểm hiện nay. H.Quân Ngày 17/10/2014, liên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao. Thông tư trên quy định về nhiệm vụ; tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp; trình độ đào tạo, bồi dưỡng; năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao gồm: Huấn luyện viên cao cấp (hạng I); Huấn luyện viên chính (hạng II); Huấn luyện viên (hạng III); Hướng dẫn viên (hạng IV). Theo đó, huấn luyện viên cao cấp phải có trình độ cử nhân chuyên ngành thể dục thể thao trở lên; có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) và trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chức danh huấn luyện viên cao cấp. Ngoài ra, Huấn luyện viên cao cấp còn phải hiểu biết sâu sắc kiến thức về lý luận và phương pháp giáo dục thể chất; học thuyết huấn luyện thể thao; nắm chắc và thường xuyên cập nhật kỹ thuật, chiến thuật và xu hướng phát triển kỹ thuật, chiến thuật của môn thể thao chuyên sâu ở trong nước và trên thế giới hiểu biết rõ các kiến thức về giáo dục học, tâm lý học, y sinh học thể dục thể thao, dinh dưỡng, sử dụng thuốc bổ trợ và các quy định về phòng, chống doping trong tập luyện và thi đấu thể thao; biết kiểm tra y học thể dục thể thao và sơ cứu chấn thương cho vận động viên trong tập luyện và thi đấu thể thao... Về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng của huấn luyện viên chính, Thông tư quy định huấn luyện viên chính phải có trình độ cử nhân chuyên ngành Thể dục thể thao trở lên; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) và trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định... Thông tư cũng nêu rõ viên chức thăng hạng lên chức danh huấn luyện viên cao cấp phải có thời gian công tác giữ chức danh huấn luyện viên chính hoặc tương đương từ đủ 6 năm trở lên nhưng phải có thời gian hưởng lương chức danh huấn luyện viên chính ít nhất đủ 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng chức danh huấn luyện viên cao cấp. Còn viên chức thăng hạng lên chức danh huấn luyện viên chính (hạng II) phải có thời gian công tác giữ chức danh huấn luyện viên hoặc tương đương từ đủ 9 năm trở lên nhưng phải có thời gian hưởng lương chức danh huấn luyện viên ít nhất đủ 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng chức danh huấn luyện viên chính... Thông tư gồm 3 Chương, 9 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2014. H.Quân Về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Quần thể di tích Phủ Dầy
  • 5. quản lý nhà nước số 1100 l 06.11.2014 5 - Tại Quyết định số 3508/QĐ- BVHTTDL ngày 23/10/2014, Bộ VHTTDL thành lập Hội đồng thẩm định nghiệm thu Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm Chủ tịch Hội đồng, ông Hồ Việt Hà - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính làm Phó Chủ tịch Hội đồng và 09 Thành viên. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3522/QĐ-BVHTTDL ngày 24/10/2014 giao Cục Di sản văn hóa tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm “Hệ thống thông tin Bảo tàng Việt Nam” và phần mềm “Hệ thống thông tin quản lý di sản văn hóa phi vật thể” cho các bảo tàng trên toàn quốc và các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý di sản văn hóa phi vật thể thuộc Sở VHTTDL các tỉnh/thành. Thời gian triển khai: trong tháng 11 và tháng 12/2014. - Ngày 24/10/2014 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3529/QĐ- BVHTTDL, về việc thành lập Hội đồng thẩm tra Hồ sơ Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia thuộc lĩnh vực Thư viện. Tên tiêu chuẩn: Thông tin và Tư liệu - Phương pháp phân tích tài liệu, xác định chủ để và lựa cọn các thuật ngữ định chỉ mục do Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên làm Chủ tịch và 06 Ủy viên. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3569/QĐ-BVHTTDL ngày 27/10/2017, thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Hồ sơ “Nghệ thuật Bài Chòi miền Trung Việt Nam” trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại do Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên làm Trưởng Ban, ông Lê Hữu Lộc - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, Phó Trưởng Ban Thường trực và 13 Ủy viên. - Tại Quyết định số 3573/QĐ- BVHTTDL ngày 28/10/2014, Bộ VHTTDL thành lập Ban Tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Những giải pháp lớn nhằm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” do Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm Trưởng Ban, ông Vũ Ngọc Hoàng - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Lê Quốc Lý - Phó Giám đốc Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, ông Phùng Hữu Phú - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương, ông Nguyễn Hải Đường - Ban Biên tập Báo Nhân Dân làm Phó Trưởng Ban và 10 Thành viên Ban Tổ chức. - Ngày 28/10/2014 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3590/QĐ- BVHTTDL, giao Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ VHTTDL, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Người Cao tuổi Việt Nam, Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam; Sở VHTTDL các tỉnh/thành: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang; Viện Hải dương học và các đơn vị có liên quan tổ chức “Tuần Văn hóa-Du lịch biển đảo Việt Nam - Hà Nội 2014”. Thời gian tổ chức từ 21-24/11/2014, tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Hà Nội). tHtt VăN BảN Mới Ngày 15/10/2014, Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số 237/TTr-BVHTTDL gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia - Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, việc phát triển Khu du lịch quốc gia - Mộc Châu góp phần làm động lực phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc bộ với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao, nhất là các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, bản sắc văn hóa các dân tộc. Về các chỉ tiêu, theo Quy hoạch, đến năm 2020, Khu du lịch quốc gia - Mộc Châu sẽ đón 1,25 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 10 nghìn lượt, có 1.840 buồng lưu trú, tổng doanh thu từ du lịch đạt 1.149 tỉ đồng, tương đương 67,6 triệu USD, đóng góp 7,5% vào GDP của địa phương, tạo việc làm cho 9,9 nghìn lao động; năm 2030 đón 2,97 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 50 nghìn lượt với 5.390 buồng lưu trú, tổng doanh thu từ du lịch đạt 5.557 tỉ đồng, tương đương 264,6 triệu USD, đóng góp 10,4% vào GDP của địa phương, tạo việc làm cho 29,4 nghìn lao động. Nội dung của Tờ trình cũng đưa ra các giải pháp để thực hiện Quy hoạch bao gồm: Giải pháp về cơ chế, chính sách; phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật; hợp tác phát triển; thông tin tuyên truyền, xúc tiến quảng bá và bảo vệ môi trường du lịch; quản lý phát triển khu du lịch. H.Quân Trình Thủ tướng Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia - Mộc Châu
  • 6. quản lý nhà nước Ngày 09/10/2014, Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch số 3864/KH-BVHTTDL về việc triển khai thực hiện Quyết định số 34/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định “Tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em”. Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện, đánh giá Tiêu chí liên quan đến Ngành VHTTDL (cụ thể là Tiêu chí 14: Điểm vui chơi, giải trí và tổ chức hoạt động văn hóa vui chơi, rèn luyện thể chất cho trẻ em). Nội dung các công việc bao gồm: Xây dựng Kế hoạch của Bộ VHTTDL triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cử đơn vị đầu mối tham gia 6 số 1100 l 06.11.2014 phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các Ban, Bộ, ngành đoàn thể; Xây dựng Hướng dẫn việc thu nhập, đánh giá các tiêu chí xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em liên quan đến ngành (triển khai, thực hiện Tiêu chí 14 trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ); Tổ chức và tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tại các địa phương. Sở VHTTDL các tỉnh/thành có trách nhiệm: Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 34/2014/QĐ- TTg ngày 30/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định “Tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em”. Chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ tại cơ sở tham gia Hội đồng đánh giá, xem xét, công nhận xã phường, thị trấn phù hợp với trẻ em tại địa phương; Căn cứ Hướng dẫn của Bộ VHTTDL, thu thập, đánh giá và báo cáo Trung ương định kỳ hằng năm số liệu của địa phương liên quan đến Tiêu chí 14 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hằng năm, các đơn vị gửi báo cáo bằng văn bản về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch tới Vụ Gia đình trước ngày 15/11 để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ VHTTDL. H.Quân Bộ VHTTDL đã có Công văn số 3879/BVHTTDL-VHCS ngày 30/10 gửi UBND các tỉnh/thành về việc thực hiện tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa trong xây dựng nông thôn mới. Theo đó, về xây dựng mới cơ sở vật chất văn hóa, các tỉnh/thành nghiên cứu áp dụng các Thông tư của Bộ để xác định vị trí, diện tích đất quy hoạch, quy mô xây dựng Trung tâm văn hóa-thể thao xã, Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn phù hợp với các tiêu chí phân theo từng vùng, miền quy định tại các Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã; Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn; Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30/5/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 quy định mẫu về tổ chức hoạt động và tiêu chí của Nhà Văn hóa-Khu Thể thao thôn. Diện tích đất quy hoạch xây dựng Trung tâm văn hóa-thể thao xã; Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn được tính gộp là tổng diện tích các công trình văn hóa, thể thao trên địa bàn xã và thôn, Địa điểm công trình văn hóa, thể thao không nhất thiết phải nằm trên cùng một vị trí. Về việc sử dụng cơ sở vật chất hiện có, đối với các địa phương gặp khó khăn trong việc bố trí diện tích đất và huy động các nguồn lực để xây dựng mới Trung tâm văn hóa-thể thao xã, Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn thì tạm thời sử dụng các cơ sở vật chất hiện có như Hội trường, Trung tâm học tập cộng đồng, Nhà rông, Nhà dài, Nhà sinh hoạt cộng đồng, Nhà văn hóa đã xây dựng từ trước để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng. Một số địa phương có các thiết chế văn hóa truyền thống như Đình làng, nhưng chưa có Nhà văn hóa, nếu được sự đồng ý của nhân dân và các đoàn thể địa phương có thể sử dụng thiết chế này tổ chức một số hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp. Một số thôn, làng, bản, ấp có số dân ít, địa giới hành chính gần nhau, được sự đồng thuận của nhân dân có thể tổ chức sinh hoạt văn hóa, thể thao tại một số Nhà văn hóa liên thôn. Các địa phương sử dụng Hội trường, Trung tâm học tập cộng đồng, Nhà rông, Nhà dài, Nhà sinh hoạt cộng đồng, Đình làng, Nhà văn hóa đã xây dựng từ trước, Nhà văn hóa liên thôn tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ nhân dân vẫn được tính đạt tiêu chí về xây dựng cơ sở vật chất văn hóa (tiêu chí số 06) trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới. Về lâu dài các địa phương này cần có lộ trình cụ thể quy hoạch, đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa-thể thao xã; Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn đảm bảo các tiêu chí theo quy định của Bộ VHTTDL đã ban hành. H.PHượng Thực hiện tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa trong xây dựng nông thôn mới Quy định “Tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em”
  • 7. quản lý nhà nước Những ngày “Đại đoàn kết ASEAN - Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng” số 1100 l 06.11.2014 7 Bộ Tài chính và Bộ VHTTDL vừa ban hành Thông tư liên tịch số 144/2014/TTLT-BTC-BVHTTDL hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” quy định rõ các nội dung chi cho hoạt động Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Theo đó, kinh phí được chi cho các hoạt động chỉ đạo triển khai gồm kiểm tra thực hiện phong trào; Khảo sát, điều tra, tham quan học tập kinh nghiệm trong nước và nước ngoài; Chi các hoạt động tuyên truyền gồm phản ánh trên các loại hình báo chí, website của cơ quan thành viên Ban chỉ đạo, xây dựng băng video clip, trưng bày triển lãm nội dung và hình ảnh; Phổ biến, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến, cách làm hay, hiệu quả… Về mức chi, Thông tư nêu rõ, chi khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc theo quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. Các khoản chi có tính chất đặc thù (như chi in ấn các ấn phẩm, sách, tranh, ảnh, tài liệu tuyên truyền; chi làm phim, xây dựng video; triển lãm): Căn cứ vào các chế độ, định mức, đơn giá Nhà nước đã qui định, giá thị trường cho những công việc tương tự hoặc theo thỏa thuận của bên cung cấp dịch vụ để xây dựng dự toán và quản lý sử dụng. Những nội dung chi này phải được thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện các nhiệm vụ này phê duyệt dự toán trong phạm vi dự toán được giao hàng năm trước khi thực hiện. Về chi hỗ trợ đối với Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, đối với khu dân cư, UBND tỉnh/thành bố trí dự toán ngân sách đảm bảo thực hiện các nội dung chi cho khu dân cư theo mức từ 3-5 triệu đồng/năm/khu dân cư. Đối với các xã thuộc vùng khó khăn, UBND tỉnh/thành bố trí dự toán ngân sách bảo đảm các nội dung chi cho khu dân cư theo mức từ 5-7 triệu đồng/năm/khu dân cư. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2014 và thay thế Thông tư liên tịch số 31/2006/TTLT/BTC-BVHTT ngày 07/4/2006 của Liên Bộ Tài chính - Văn hóa-Thông tin. Đ.AnH Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch số 3796/KH-BVHTTDL về việc tổ chức Những ngày “Đại đoàn kết ASEAN - Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng”. Theo đó, thời gian tổ chức sự kiện này từ ngày 21/11/2014 đến 23/11/2014 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Sự kiện gồm 6 hoạt động chính thức: Chương trình khai mạc Những ngày “Đại đoàn kết ASEAN-Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng” gồm hai phần chính: Phần Nghi lễ và Chương trình nghệ thuật; chương trình bế mạc Những ngày “Đại đoàn kết ASEAN - Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng”; hoạt động giới thiệu, quảng bá du lịch và hình ảnh về đất nước con người các nước ASEAN; hoạt động giới thiệu di sản văn hóa các nước ASEAN; hoạt động giới thiệu thể thao truyền thống các nước ASEAN; hoạt động giới thiệu văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam. Nội dung Hoạt động giới thiệu, quảng bá du lịch và hình ảnh về đất nước con người các nước ASEAN gồm: giới thiệu các sản phẩm du lịch độc đáo, tiềm năng, thế mạnh, điểm đến du lịch của các nước ASEAN; giới thiệu nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực, các món ăn truyền thống của các nước ASEAN; cung cấp thông tin quảng bá thương hiệu, sản phẩm đặc trưng văn hóa doanh nghiệp hội nhập ASEAN; giới thiệu không gian trưng bàu triển lãm về thể thao truyền thống ASEAN. Hoạt động giới thiệu Di sản văn hóa các nước ASEAN: giới thiệu di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của Việt Nam và các nước ASEAN đã được UNESCO công nhận; giới thiệu trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam và các nước ASEAN; giới thiệu nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các nước ASEAN; giới thiệu không gian văn hóa, tư liệu, sách ASEAN… Hoạt động giới thiệu Văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam, gồm: Trình diễn, giới thiệu các nét văn hóa đặc trưng, tiêu biểu các dân tộc Việt Nam về dân ca, dân vũ, trang phục truyền thống, ẩm thực đặc trưng, nghề thủ công truyền thống; giới thiệu lễ hội tiêu biểu, đặc trưng dân tộc; giới thiệu một số trò chơi dân gian truyền thống dân tộc; tổ chức chương trình Giao lưu văn hóa, nghệ thuật các dân tộc Việt Nam và ASEAN. Đây là hoạt động giới thiệu văn hóa các nước ASEAN nhằm tăng cường sự hiểu biết, gắn kết các quốc gia, góp phần xây dựng một cộng đồng ASEAN đoàn kết, năng động, phát triển, một khu vực hòa bình thịnh vượng. H.PHượng Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
  • 8. quản lý nhà nước Đó là chủ đề của Hội thảo được tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh ngày 01/11 trong khuôn khổ chương trình Kỷ niệm 20 năm Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên, bà Katherine Munller Marin - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội cùng hơn 100 đại biểu tham dự Hội thảo. Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - Vũ Thị Thu Thủy khẳng định: Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới là niềm tự hào và vinh dự lớn đối với tỉnh Quảng Ninh, nhưng cũng đặt ra trách nhiệm nặng nề là làm thế nào để vừa bảo vệ những giá trị di sản cho muôn đời sau, đồng thời phát huy những tiềm năng, lợi thế của di sản trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực to lớn của tỉnh Quảng Ninh trong suốt 20 năm qua trong Triển lãm hình tượng sư tử, nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ 8 số 1100 l 06.11.2014 công tác bảo tồn, phát huy giá trị Vịnh Hạ Long. Những giá trị nổi bật về địa chất, địa mạo, cảnh quan của di sản Vịnh Hạ Long đã thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế, qua đó đã góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Thứ trưởng khẳng định: Việc bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long là nhiệm vụ to lớn không chỉ của tỉnh Quảng Ninh mà là của cả nước. Để tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị của di sản Vịnh Hạ Long, Thứ trưởng tin tưởng rằng những trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo là cơ hội hữu ích để các cấp chính quyền đánh giá những thành tựu, xác định phương thức, giải pháp để bảo tồn, phát huy bền vững di sản, cùng với đó góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh cũng như của cả nước. Tại Hội thảo đã có nhiều tham luận cùng các ý kiến phát biểu của những đại biểu tham dự. Các tham luận trình bày đều có ý nghĩa lý luận, thực tiễn thiết thực đóng góp một phần quan trọng giúp làm sáng tỏ hơn nhiều vấn đề có liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới tại Việt Nam nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng. Nội dung của các tham luận tập trung vào một số vấn đề chính như: Nhìn lại chặng đường 20 năm nỗ lực đối với công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long từ những ngày đầu tiên được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới; Vai trò, tầm quan trọng và giải pháp bảo tồn các giá trị nổi bật toàn cầu của Vịnh Hạ Long trong bối cảnh hiện nay; Định hướng và kế hoạch hành động trong công tác quản lý bền vững các Di sản thế giới tại Việt Nam, đặc biệt là nhấn mạnh các giải pháp nhằm quản lý một tương lai bền vững cho di sản Vịnh Hạ Long, xây dựng và định vị Hạ Long trở thành thương hiệu du lịch quốc gia. n.tHAnH “Bảo tồn, phát huy bền vững giá trị Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long” Triển lãm chuyên đề “Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam” lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 07-11/11. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức nhằm giới thiệu hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam để công chúng biết, phân biệt được thế nào là nghê Việt, sư tử Việt, thế nào là sư tử Trung Quốc, sư tử Châu Âu... Đây là hoạt động nhằm đồng bộ hóa trong việc thực hiện Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL của Bộ VHTTDL về việc “Không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam”. Triển lãm sẽ giới thiệu một số hình tượng điêu khắc sư tử và nghê chọn lọc qua các thời kỳ Lý - Trần - Lê - Nguyễn, chứa đựng những giá trị thẩm mỹ cao về tạo hình; phong phú và đa dạng trong cách thể hiện do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Nam Định sưu tầm, lưu giữ trong nhiều năm qua. Triển lãm không chỉ nhằm giới thiệu và quảng bá di sản văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc thông qua hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam, mà còn đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách trong và ngoài nước, giúp người xem nhận diện thêm những đặc điểm, giá trị nhân văn, thẩm mỹ chứa đựng trong những linh vật. Một trong những mục đích của cuộc triển lãm là hướng đến việc lấp khoảng trống trong giáo dục di sản. Vì thế, chương trình giáo dục nghệ thuật tương tác tại triển lãm chuyên đề này được Bảo tàng đặc biệt chú trọng. Không chỉ là hoạt động giáo dục có ý nghĩa định hướng thẩm mỹ cho học sinh thông qua hiện vật bảo tàng mà còn giúp các em nâng cao hiểu biết và trân trọng, tự hào với kho tàng di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Các hoạt động song hành cũng sẽ tạo điều kiện để các em tìm hiểu và khám phá nét đẹp trong tạo hình, ý nghĩa biểu trưng của sư tử và nghê trong không gian văn hóa truyền thống Việt Nam. Các em sẽ được tham gia vào hoạt động trải nghiệm sáng tạo nghệ thuật dân gian thông qua hình tượng sư tử và nghê; tìm hiểu nhận dạng khác biệt giữa sư tử, nghê trong tạo hình Việt và các hình tượng ngoại lai khác... Hồ tHAnH
  • 9. quản lý nhà nước Kiểm tra việc sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp thuần phong mỹ tục số 1100 l 06.11.2014 9 Ngày 28/10, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên dẫn đầu đoàn công tác của Bộ VHTTDL kiểm tra việc triển khai thực hiện Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL của Bộ về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam tại Đà Nẵng. Đoàn đã khảo sát một số cơ sở sản xuất, kinh doanh tại làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước; làm việc với đại diện quận Ngũ Hành Sơn, BQL Khu Du lịch Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Hội quản lý làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, BQL Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Hầu hết các nhà quản lý, các hộ sản xuất, kinh doanh đều ủng hộ chủ trương của Bộ VHTTDL nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên xuất phát từ thực tế hiện nay, việc thực hiện cần có thời gian, lộ trình. Các cá nhân đang trực tiếp sống bằng nghề sản xuất, kinh doanh các loại vật phẩm nói trên cũng chưa đủ thời gian chuyển đổi loại hình sản xuất kinh doanh. Trước những kiến nghị được nêu, Thứ trưởng cho biết: Chúng ta phải quyết liệt triển khai thực hiện Công văn số 2662, trên tinh thần lắng nghe, chia sẻ và tìm cách tốt nhất để triển khai chủ trương ở địa phương. Trên cơ sở đó tuyên truyền về truyền thống văn hóa Việt Nam, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Cần tìm kiếm giải pháp và định hướng, hỗ trợ người dân làng nghề tháo gỡ khó khăn... Thứ trưởng cũng yêu cầu Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm sớm đưa ra những tiêu chí cụ thể để hướng dẫn, giới thiệu, tuyên truyền cho làng nghề và người tiêu dùng rõ về những sản phẩm phù hợp và không phù hợp với văn hóa truyền thống; từ đó tìm giải pháp dung hòa giữa quy định với thị hiếu. Thứ trưởng đồng ý với kiến nghị của địa phương về việc tìm kiếm những nghệ nhân lành nghề để hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn và tìm kiếm những mẫu sản phẩm mới, đúng quy định; mời báo chí hợp tác tuyên truyền để người tiêu dùng và người dân làng nghề hiểu đúng về Công văn 2662 và lộ trình triển khai; hỗ trợ làng nghề quảng bá sản phẩm hướng đến thị trường quốc tế... Thay mặt đoàn Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL - Phạm Xuân Phúc đề nghị lãnh đạo, chính quyền địa phương cần tăng cường các biện pháp bảo vệ, phát huy giá trị của di tích; khẩn trương di dời hiện vật lạ ra khỏi các di tích. Lãnh đạo phòng, ban tham mưu cho quận ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương có di tích thực hiện nếp sống văn minh trong việc sử dụng đồ mã nơi công cộng. Bên cạnh đó, quản lý việc tiếp nhận đồ thờ tự, đồ công đức và hiện vật lạ vào khu di tích. Tiếp tục quản lý và xử lý nghiêm các hiện tượng thu đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch giá tại khu vực hàng quán dịch vụ của di tích. Các hòm đựng tiền dầu nhang cần kín, dán giấy xi tránh gây phản cảm. Phó Chánh Thanh tra Phạm Xuân Phúc giao Thanh tra Sở kiểm tra lại việc di chuyển sư tử đá cùng các hiện vật lạ khác ra khỏi di tích trước ngày 15/11/2014. t.HợP Đêm nhạc Cổ điển Toyota 2014 (Toyota Classics 2014) sẽ diễn ra ngày 18/11/2014 tại Nhà hát TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia biểu diễn của Dàn nhạc giao hưởng Covent Garden Solist nổi tiếng đến từ Nhà hát Giao hưởng vũ kịch Hoàng gia London - Vương quốc Anh. Năm 2014 là cột mốc vô cùng quan trọng và ý nghĩa của chương trình đánh dấu quãng thời gian suốt một phần tư thế kỷ “Đêm nhạc Cổ điển Toyota” đến với hàng triệu khán thính giả trên toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Chương trình năm nay sẽ đi qua 7 quốc gia Đông Nam Á, gồm: Singapore, Campuchia, Philippines, Brunei, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam từ ngày 30/10 đến hết ngày 18/11. Tại Việt Nam, đây là năm thứ 17 Đêm nhạc Cổ điển Toyota đến với khán thính giả yêu nhạc và thỏa mãn đam mê bằng âm nhạc cổ điển đẳng cấp thế giới, đồng thời trở thành sự kiện âm nhạc được mong chờ nhất. Đêm nhạc Cổ điển Toyota đã tạo cơ hội cho các tài năng Việt Nam được biểu diễn và học hỏi từ các nghệ sĩ và dàn nhạc xuất sắc nhất thế giới, góp phần ươm mầm cho các thế hệ tài năng âm nhạc Việt Nam vươn tầm thế giới. Trong suốt những năm qua, toàn bộ số tiền bán vé thu được từ các Đêm nhạc Cổ điển Toyota đều được sử dụng cho hoạt động từ thiện tại mỗi quốc gia. Riêng tại Việt Nam, toàn bộ tiền bán vé đã được sử dụng cho các hoạt động hỗ trợ phát triển văn hóa nghệ thuật, đặc biệt, từ năm 2009 đến nay, được dành cho quỹ “Học bổng Toyota Hỗ trợ Tài năng trẻ Âm nhạc Việt Nam”. Đ.AnH Đêm nhạc cổ điển Toyota 2014
  • 10. Sự kiện vấn đề Là một trong những danh thắng đặc sắc của tỉnh Hải Dương, nhưng phát triển du lịch ở Đảo Cò (xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện) lại chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Lãnh đạo địa phương cho biết, cùng với việc điều chỉnh quy hoạch Đảo Cò, sẽ tăng cường quảng bá, phát triển dịch vụ, kết nối các điểm đến… để nơi đây trở thành một địa chỉ thưởng ngoạn hấp dẫn ngày càng nhiều du khách. Khu danh thắng Đảo Cò thuộc thôn An Dương và thôn Triều Dương có diện tích 67ha. Tâm điểm của hồ là Đảo Cò với diện tích 7.324m2 trong lòng hồ An Dương 2,8ha và một đảo mới hình thành từ khi di dời 7 hộ dân vào năm 2007 là 3,5ha. Theo lưu truyền, xưa kia vùng Chi Lăng Nam là vùng ruộng trũng, ngập nước, 3 trận lũ lớn vào thời Nguyễn làm vỡ đê sông Luộc đã tạo thành vực sâu, nay là hồ Triều Dương và An Dương. Người dân trong xã kể rằng, cò về cư ngụ trên đảo từ hàng trăm năm nay. Trước năm 1990, người dân còn bắt, bẫy, xua đuổi cò nhưng từ năm 1990 đến nay, khi được công nhận là khu du lịch sinh thái, Đảo Cò được đón nhiều đoàn nhà khoa học đến nghiên cứu, người dân trong xã cũng được tập huấn hàng trăm buổi nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên. Bởi vậy, việc săn bắn, tiêu diệt cò đã chấm dứt. Khoảng 5 năm trở lại đây, cò vạc về ngày càng nhiều. Ông Nguyễn Đức Minh - Chủ tịch UBND xã Chi Lăng Nam cho biết, trước đây cò, vạc chỉ về theo mùa thì nay cò, vạc về quanh năm. Các nhà khoa học nhận định đây là khu dự trữ thiên nhiên có mức độ đa dạng sinh học lớn và được bảo tồn gần như nguyên vẹn ở khu vực miền Bắc. Thống kê mới nhất, thường xuyên có khoảng trên 15 nghìn con cò gồm 9 loại: cò trắng, cò lửa, cò bợ, cò ruồi, cò đen, cò hương, cò nghênh, cò ngang, 10 số 1100 l 06.11.2014 diệc và còn trên dưới 5 nghìn con vạc cùng một số loài chim quý hiếm như: bồ nông, mòng két, le le, cú mèo… về đây trú ngụ. Trong lòng hồ còn có nhiều loại cá tôm... Với sự hài hòa của cảnh vật: mặt nước xanh, những ngôi nhà dân ẩn hiện thấp thoáng sau những vườn cây, các công trình đình chùa, đền miếu khiến Đảo Cò trở thành một nét tiêu biểu cho cảnh sắc thanh bình của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ - một điểm tham quan lý tưởng. Khu danh thắng Đảo Cò nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 71km và cách thành phố Hải Dương 30,5km về phía Nam. Theo Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Thanh Miện, mỗi năm nơi này thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tới tham quan. Tuy vậy, du khách chủ yếu chỉ ghé những ngày nghỉ lễ lớn hoặc cuối tuần. Lãnh đạo UBND huyện cũng thẳng thắn nhìn nhận, thời gian qua, việc quảng bá sản phẩm du lịch chưa tốt nên chưa đóng góp đáng kể cho việc cải thiện đời sống người dân địa phương. Tháng 7/2014, Bộ VHTTDL đã có Quyết định xếp hạng Di tích quốc gia cho danh lam thắng cảnh Đảo Cò. UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh thái Đảo Cò từ năm 2009 với tổng diện tích quy hoạch là 67,1ha. Qua gần 5 năm, việc triển khai quy hoạch đã góp phần làm thay đổi diện mạo nơi đây, như Trung tâm giáo dục môi trường thu hút nhiều học sinh, sinh viên về ngoại khóa hoặc nghiên cứu, có bãi đỗ xe, bến thuyền, cây trên đảo được trồng bổ sung mới hàng năm, việc chống xói mòn đảo cũng được thực hiện nhằm bảo vệ không gian trú ngụ cho cò, vạc… Ông Nguyễn Đức Minh - Chủ tịch UBND xã Chi Lăng Nam cho biết, thời gian tới, tiếp tục triển khai Đề án phát triển du lịch cộng đồng nhằm thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động phát triển du lịch. Theo ông Lê Văn Huy, thành viên Ban Quản lý khu du lịch Đảo Cò, mặc dù đã triển khai được hơn 1 năm nhưng người dân vẫn chưa mặn mà với loại hình mới này. Nếu người dân được tập huấn tốt hơn, song song với việc quảng bá về danh thắng Đảo Cò triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả hơn, chắc chắn du lịch cộng đồng tại Chi Lăng Nam sẽ phát triển, đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân. Để góp phần quảng bá những giá trị độc đáo của điểm du lịch sinh thái này, huyện Thanh Miện cũng đã có phương án tới đây sẽ tuyển hướng dẫn viên du lịch để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách khi về với Đảo Cò. Bên cạnh đó, để thu hút du khách, việc kết nối Đảo Cò với các điểm đến là di tích, danh thắng, làng nghề ở vùng lân cận cũng là một nội dung được ngành du lịch Hải Dương nói chung và chính quyền địa phương quan tâm hơn trong thời gian tới. Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Hải Dương đã khảo sát và xây dựng một số tour du lịch liên quan giới thiệu cho các doanh nghiệp lữ hành của các tỉnh, thành phố để giới thiệu cho du khách. Trong đó, Đảo Cò sẽ là 1 trong nhiều điểm đến, cùng với các di tích Đình Đông và Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng, Đền Tranh, làng Múa rối nước Hồng Phong. Đền thờ Khúc Thừa Dụ, làng nghề bánh gai Ninh Giang. Với mục tiêu lâu dài là khai thác có hiệu quả khu danh thắng Đảo Cò một cách bền vững, chính quyền xã cùng Ban quản lý di tích sẽ tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân địa phương cũng như du khách trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nơi đây. MạnH MinH Đẩy mạnh du lịch sinh thái ở Đảo Cò - Hải Dương
  • 11. Sự kiện vấn đề Hà Nội: Quảng bá du lịch đến các thị trường khách tiềm năng số 1100 l 06.11.2014 11 Để góp phần giữ ổn định thị trường và từng bước tăng trưởng lượng khách, ngành du lịch Hà Nội đặt công tác xúc tiến, quảng bá du lịch là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Mặc dù nguồn kinh phí dành cho công tác này chưa cao, song thành phố tận dụng tối đa mọi phương thức quảng bá đến các thị trường du lịch trong và ngoài nước nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn khách du lịch đến Thủ đô. Hiện, Hà Nội đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Nga và một số nước Đông Âu, ASEAN. Đặc biệt thị trường Nhật Bản được đánh giá cao do đây là thị trường khách lớn, có khả năng chi trả cao. Thời gian tới, Hà Nội sẽ phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam khai thác Văn phòng đại diện tại Tokyo, tham gia Hội chợ du lịch quốc tế JATA. Một mặt, ngành du lịch Hà Nội tích cực tham gia các hội chợ du lịch, tổ chức các hội nghị xúc tiến du lịch tại nước ngoài, đón các đoàn doanh nghiệp lữ hành gửi khách và báo chí đến khảo sát du lịch Hà Nội và khu vực phụ cận. Ngoài ra, Hà Nội cũng sẽ quảng bá trên các trang web du lịch uy tín trên thế giới như Trip Advisor, Smart Travel Asia, đồng thời, tuyên truyền quảng bá du lịch Hà Nội trên một số kênh truyền hình Nga... Sở VHTTDL Hà Nội tham gia đoàn công tác của thành phố tuyên truyền, quảng bá điểm đến du lịch Hà Nội tại Pháp, Liên bang Nga, Nhật Bản...; đồng thời quan tâm quảng bá tại chỗ thông qua các hội chợ du lịch quốc tế, các hội nghị quốc tế lớn tổ chức tại Hà Nội cũng như các địa phương cả nước. Cụ thể như, Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam - Hà Nội (VITM 2014), Hội chợ du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh (ITE - HCMC 2014)… Thông qua đó, ngành du lịch Hà Nội giới thiệu được tiềm năng du lịch tự nhiên, văn hóa lịch sử, nhân văn, làng nghề, ẩm thực, những tour tuyến du lịch, các dự án kêu gọi đầu tư du lịch đến khách tham quan. H.yến Từ ngày 05/11-05/12/2014, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Nga qua tài liệu lưu trữ”. Triển lãm được tổ chức nhân Kỷ niệm 97 năm ngày Cách mạng tháng Mười Nga thành công (07/11/1917-07/11/2014) và hướng tới Kỷ niệm 65 năm ngày Thiết lập Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Liên bang Nga (1950-2015). Triển lãm giới thiệu hơn 200 tài liệu, hình ảnh và hiện vật về những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Liên Xô, về mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam- Liên Xô (Liên bang Nga) và những hình ảnh của Người trong lòng nhân dân Liên Xô (Liên bang Nga). Triển lãm gồm ba phần: “Người đi tìm hình của Nước” (1911-1945), “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Liên Xô/Liên bang Nga” (1945-1969) và “Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Liên Xô (Liên bang Nga) mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”. Toàn bộ số tài liệu, hình ảnh và hiện vật trưng bày lần này được khai thác từ các cơ quan lưu trữ quốc gia của Việt Nam, Cục Lưu trữ Liên bang Nga và Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đ.LâM Chào mừng Diễn đàn Hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long - Sóc Trăng năm 2014 và Lễ hội đua ghe Ngo- Ok Om Bok truyền thống của đồng bào Khmer, trong ngày 02/11, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức nhiều hoạt động Văn hóa-Thể thao và thu hút sự tham gia đông đảo của người dân trên trên địa bàn tỉnh. Tại Trung thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Sóc Trăng, Sở VHTTDL phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội thao truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh. Đây là lần thứ 13 tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thao truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer và ngày càng thu hút được sự tham gia của các vận động viên là người dân tộc Khmer trong tỉnh. Tham gia Hội thao, các vận động viên là người dân tộc Khmer đã thi đấu, tranh tài khá sôi nổi ở 4 môn thi là bóng đá, bóng chuyển, bi sắt và cờ ốc. Tối cùng ngày, tại Công viên 30/4 và Trung tâm Văn hóa, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục Khmer tỉnh Sóc Trăng lần thứ 7 năm 2014. Hội diễn thu hút trên 300 diễn viên không chuyên của 11 đội đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Nội dung của hội diễn tập trung xoay quanh chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi tình yêu quê hương, tình đoàn kết, gắn bó của các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, sự chung tay nhau xây dựng nông thôn mới của mọi tầng lớp nhân dân… Đặc biệt tại hội diễn năm nay, ngoài hai phần thi chính là hội diễn và trình diễn trang phục Khmer, các đội có thêm phần biểu diễn các nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Việc có thêm phần biểu diễn nhạc cụ chính là sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc góp phần gìn giữ các nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc, khuyến khích lớp trẻ học hỏi và duy trì những bản sắc âm nhạc của dân tộc. Huy Long Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao của đồng bào Khmer mùa Ok Om Bok Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Nga qua tài liệu lưu trữ”
  • 12. Sự kiện vấn đề Bình Thuận: Xây dựng môi trường du lịch an toàn, hấp dẫn Tỉnh Bình Thuận bắt đầu bước vào mùa du lịch cao điểm đón khách nước ngoài, nhất là khách Nga đến nghỉ đông. Nhằm xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch Bình Thuận thân thiện, chất lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành du lịch Bình Thuận đang tăng cường kiểm tra, đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo môi trường du lịch an toàn trên địa bàn tỉnh. Với khí hậu ôn hòa, nắng ấm quanh năm, sản phẩm du lịch đa dạng, nhất là các loại hình thể thao biển, du lịch biển Bình Thuận thu hút một lượng lớn khách quốc tế đến tham quan nghỉ dưỡng. Riêng du khách đến từ Nga hiện chiếm 1/3 lượng khách quốc tế và liên tục tăng qua các năm, trong 9 tháng đầu năm 2014 đạt 90.500 lượt người. Cùng với lượng khách đến ngày càng tăng, thời gian lưu trú của du khách Nga cũng ngày càng dài hơn, bình quân lưu trú 7-30 ngày/khách. Sở VHTTDL tỉnh Bình Thuận cho biết: Việc đảm bảo môi trường du lịch an toàn, thân thiện được tỉnh Bình Thuận xác định là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện với quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao. Tại các địa điểm có đông khách du lịch, Sở chủ trì, phối hợp UBND các 12 số 1100 l 06.11.2014 huyện, thị xã, thành phố thành lập trạm thông tin hỗ trợ du khách, thông qua số điện thoại đường dây nóng kịp thời tiếp nhận và xử lý phản ảnh, kiến nghị của khách du lịch về mọi vấn đề chẳng hạn như hỗ trợ tìm kiếm khách sạn, thông tin các điểm đến, phản ánh nạn chặt chém, chèo kéo khách… đồng thời tăng cường kiểm tra tại các khu du lịch trọng điểm như Mũi Né, La Gi, Hòn Rơm… để đảm bảo an toàn thực phẩm, an ninh trật tự và tránh tình trạng chặt chém du khách vào mùa cao điểm, hướng cộng đồng và doanh nghiệp xây dựng môi trường du lịch chuyên nghiệp, xanh và bề vững. Một trong những vấn đề được tỉnh quan tâm hiện nay là đào tạo, bồi dưỡng cho nguồn nhân lực du lịch, nhất là đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường khách Nga trong thời gian tới. Ngoài việc trang bị tiếng Anh, tiếng Nga, ngành du lịch Bình Thuận còn thường xuyên tổ chức tập huấn cho đội ngũ nguồn nhân lực du lịch về các lĩnh vực như văn hóa, phong tục tập quán, phong cách ứng xử, giao tiếp của du khách Nga để luôn sẵn sàng đón tiếp, phục vụ tốt nhất và làm hài lòng mọi đối tượng du khách. Bên cạnh việc đổi mới và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch thế mạnh trên biển như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp thể thao khám phá, phát triển các sản phẩm dịch vụ bổ trợ… ngành du lịch Bình Thuận đang đầu tư và khai thác các tiềm năng du lịch mới để tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách như: du lịch mạo hiểm núi Tà Cú, du lịch sinh thái thác Bà, du lịch kết hợp chơi golf, du lịch hội nghị sự kiện, du lịch kết hợp tìm hiểu văn hóa, ẩm thực của đồng bào Chăm… Song song đó, Bình Thuận tăng cường hợp tác với các địa phương lân cận để tạo ra các sản phẩm du lịch vùng, sản phẩm liên kết tuyến du lịch như: Chợ Bến Thành-Hoa Đà Lạt-Biển Mũi Né, liên tuyến biển rừng Mũi Né-Đà Lạt, con đường ven biển Vũng Tàu-Mũi Né-Nha Trang… Tính đến hết tháng 9/2014, tỉnh Bình Thuận có 403 dự án du lịch với 149 dự án đã đi vào hoạt động. Toàn tỉnh đón hơn 2,7 triệu lượt khách đến, trong đó khách quốc tế có 282.620 lượt (tăng 10% so với cùng kỳ năm 2013), doanh thu đạt 4.406 tỷ đồng. MạnH Huân Sáng 01/11, tại cảng Chùa Vẽ, Công ty cổ phần Du lịch Hải Phòng phối hợp Công ty TNHH Tân Hồng (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức đón tàu du lịch biển 5 sao L’AUS TRAL mang theo 207 khách chủ yếu quốc tịch Pháp, Anh, Hy Lạp… tham quan Hải Phòng và Hà Nội. Sau khi cập bến, đoàn khách tàu L’AUS TRAL sẽ tham gia các chương trình tham quan một số thắng cảnh của thành phố và tham gia tour du khảo đồng quê, cũng như tham quan tại Thủ đô Hà Nội trong ngày. Bà Nguyễn Thị Thanh Hoa - Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Hải Phòng cho biết trong tháng 11, Công ty đón thêm 2 tàu du lịch biển 5 sao tới Hải Phòng. Thời gian qua, hoạt động du lịch ở thành phố Hải Phòng có nhiều chuyển biến tích cực; hình ảnh du lịch thành phố được tuyên truyền, quảng bá rộng rãi cả trong và ngoài nước. Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, đặc biệt là công tác xây dựng chiến lược, chính sách quản lý, các quy chế, kế hoạch. Không gian phát triển du lịch được mở rộng đến các địa phương trong toàn thành phố; một số sản phẩm và loại hình du lịch mới như: du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng, trải nghiệm, ngày càng thu hút được nhiều du khách... Gần 10 tháng qua, Hải Phòng đón 4,16 triệu lượt du khách, tăng 7,15% so với cùng kỳ năm 2013, bằng 80,1% kế hoạch năm; trong đó khách quốc tế 437,8 nghìn lượt. Doanh thu hoạt động du lịch gần 10 tháng đạt 1.681,1 tỷ đồng, tăng 7,93% so với cùng kỳ năm 2013. Trong hai tháng cuối năm, Sở VHTTDL Hải Phòng tăng cường các hoạt động quảng bá du lịch, tổ chức các đoàn khảo sát thị trường, sản phẩm du lịch mới của thành phố; đẩy mạnh các hoạt động liên kết với các địa phương trong khu vực để thu hút khách, nhất là khách quốc tế. trần nguyện Tàu du lịch biển 5 sao cập cảng Hải Phòng
  • 13. Sự kiện vấn đề Trại sáng tác mỹ thuật “Hải Phòng - Thành phố của tôi” số 1100 l 06.11.2014 13 Sau ba ngày tranh tài tại TP. Hồ Chí Minh, tối 31/10, giải Bơi nghệ thuật trẻ toàn quốc năm 2014 đã khép lại với các nội dung thi đội tự chọn. Các vận động viên đã có một giải đấu thành công và mở ra hi vọng cho sự phát triển của bộ môn này, không chỉ ở TP. Hồ Chí Minh, mà còn ở những tỉnh/thành khác. Giải năm nay có 5 đơn vị tham gia tranh tài ở 3 nhóm tuổi (trên 16 tuổi, từ 10-12 tuổi, dưới 9 tuổi) với các nội dung Vũ hình bắt buộc, đơn tự chọn, đôi tự chọn. Kết quả ngôi Nhất toàn đoàn thuộc về quận 5, hạng Nhì là Tân Bình. Giải thưởng cá nhân: Nhu Giang (quận 5) giành giải Nhất tổng sắp đơn dưới 9 tuổi; Nguyễn Hồng Ân (quận Tân Bình) nhất nhóm 10-12 tuổi; Phan Mãnh Nhi (quận 5) nhất nhóm trên 16 tuổi; Trong khi đó, Thu Tâm-Gia Tiên nhất liên kết đôi nhóm dưới 9 tuổi; Hồng Ân-Kiều Anh nhất nhóm 10-12 tuổi; Mãnh Nhi- Minh Trang nhất nhóm trên 16 tuổi. Vũ MinH * Liên hoan phim Israel tại Việt Nam diễn ra tại Hà Nội từ ngày 01- 05/11 và tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 06-10/11/2014. Liên hoan giới thiệu những bộ phim suất sắc nhất của điện ảnh Israel gồm: “Thư phương xa”, “Ông mối”, “Gãy cánh”, “Bạn đồng hành” và “Điều ngọt ngào”. Với nhiều đề tài phong phú và sâu sắc, những bộ phim được trình chiếu trong Liên hoan phim lần này sẽ giúp khán giả Việt Nam có cơ hội khám phá nhiều hơn về đất nước, cuộc sống và con người Israel thông qua môn nghệ thuật thứ bảy. Đại sứ Israel tại Việt Nam, bà Meirav Eilon Shahar cho biết, hơn hai mươi năm qua, Việt Nam và Israel đã và đang duy trì mối quan hệ bền vững, đa dạng nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thương mại và trao đổi văn hóa. Nhà nước Israel đánh giá cao tầm quan trọng của khía cạnh văn hóa nghệ thuật trong việc thể hiện bản sắc và hình ảnh đất nước Israel, và điện ảnh là phương tiện có khả năng kết nối con người một cách không biên giới. * Trong khuôn khổ “Những ngày văn hóa Belarus tại Việt Nam năm 2014”, Đoàn nghệ thuật quốc gia Belorussia “Pesnyary” và Đoàn nghệ sĩ dàn nhạc dân tộc Hàn lâm quốc gia I. Zhinovich thực hiện chương trình biểu diễn tại Hà Nội (ngày 04/11) và tại Hải Phòng (ngày 05/11). Trong chương trình biểu diễn tại Việt Nam lần này, các nghệ sĩ đến từ Belarus sẽ trình diễn những bài hát dân ca, những điệu múa mang đậm bản sắc của đất nước Belarus… giúp công chúng Việt Nam hiểu thêm về văn hóa, nghệ thuật của Belarus. Đoàn nghệ thuật quốc gia Belorussia “Pesnyary” do nghệ sĩ huyền thoại Vladimir Mulyavin sáng lập vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX. Còn Dàn nhạc dân tộc Hàn lâm quốc gia Belarus I.Zhinovich là một trong những đoàn nghệ thuật lâu đời nhất của Nước Cộng hòa Belarus. Đây cũng là đơn vị nghệ thuật đặt nền móng cho việc trình diễn âm nhạc chuyên nghiệp trên những nhạc cụ dân tộc tại Belarus. * Từ ngày 31/10-22/12/2014, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam cùng với Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu Triển lãm mỹ thuật “Vẻ đẹp Thủ công Mỹ nghệ của vùng Tohoku-Nhật Bản” tới công chúng Việt Nam. Những tác phẩm trưng bày lần này của các nghệ nhân phong trào mingei (dân nghệ) bao gồm Kanjiro Kawai, Shoji Hamada, Keisuke Serizawa và Shiko Munakata đa dạng về chất liệu sáng tác, bao gồm gốm sứ, sơn mài, dệt, kim loại, gỗ và tre. Bên cạnh đó, Triển lãm còn trưng bày thêm những tác phẩm được sáng tác gần đây bởi các nghệ sĩ lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của thủ công truyền thống và thủ công dân gian đầy bản sắc và tinh thần văn hóa của vùng Tohoku. H.yến HOạT ĐộNG GiAO Lưu VăN HóA Ngày 31/10, Sở VHTTDL Hải Phòng khai mạc trại sáng tác mỹ thuật chủ đề “Hải Phòng - Thành phố của tôi”. Trại sáng tác nhằm tìm kiếm những tác phẩm đẹp về vùng đất, con người, nét văn hóa đặc sắc của thành phố Hải Phòng. Tạo không gian, khơi dậy sự sáng tạo của các họa sĩ, thể hiện cái nhìn tổng thể, đa chiều, đa sắc màu về đất nước, con người và cảnh sắc thiên nhiên thành phố Cảng. Phản ánh những thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, du lịch… của thành phố Hải Phòng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quảng bá hình ảnh thành phố cảng năng động, phát triển tới bạn bè trong nước, quốc tế. Góp phần nâng cao tinh thần yêu nước, giáo dục truyền thống đoàn kết toàn dân, thống nhất ý chí, hành động, phát huy năng lực, trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Tham gia Trại sáng tác có 12 họa sĩ đến từ Hà Nội và Hải Phòng. Các họa sĩ sẽ sáng tác tại các huyện Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, An Lão và Khu du lịch Đồ Sơn từ ngày 31/10 đến ngày 11/11/2014. Các tác phẩm này sẽ được triển lãm năm 2015. MạnH Cường Giải Bơi nghệ thuật trẻ toàn quốc
  • 14. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Lễ hội Kéo co làng Hữu Chấp, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời nhất của vùng Kinh Bắc. Hội Kéo co bằng tre đã tồn tại qua hàng trăm năm, trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người dân trong vùng. Tuy nhiên, ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của cuộc sống hiện đại, nghi lễ và trò chơi trong lễ hội kéo co Hữu Chấp đang đối diện trước nguy cơ mai một. Hội Kéo co được tổ chức vào ngày mùng 4 Tết, trong đó, buổi sáng là hoạt động tế lễ, buổi chiều thi kéo co. Là một trong những người am hiểu nhất về nghi lễ và trò chơi kéo co trong làng, cụ Nguyễn Văn Hải (sinh năm 1936) tâm sự: Để tổ chức ngày hội, nhân dân làng Hữu Chấp phải chuẩn bị từ hơn 1 tháng trước đó. Theo tục lệ, sáng mùng 3 Tết, ông Quan đám cùng các cụ cao niên trong làng làm lễ mở cửa đình, chuẩn bị đồ thờ tự cho lễ hội. Sáng ngày 4 chính hội, nhân dân tổ chức rước bài vị từ đình ra nghè ở phía bắc của làng. Theo thứ tự, đoàn rước gồm, dẫn đầu là cờ, bát bửu, tiếp theo là 4 ông Hóa và kiệu đựng chóe nước cùng đông đảo nhân dân tham dự. Tới nghè, đoàn rước tổ chức lễ tế thần, kính cáo trời đất xin phép được lấy nước về thờ và 4 ông Hóa lên thuyền ra giữa dòng sông Cầu (đoạn giữa hai huyện Việt Yên - Bắc Giang và thành phố Bắc Ninh - Bắc Ninh) lấy những dòng nước trong sạch, tinh khiết nhất để đem về đình dùng thờ cúng trong cả năm. Sau đó đoàn rước đưa nước về đình tế lễ. Nghi lễ tế thần được tiến hành nghiêm trang thể hiện lòng thành Bảo tàng với việc giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa địa phương 14 số 1100 l 06.11.2014 kính, cầu mong sự che trở của thần đối với người dân trong làng. Điểm đặc biệt và là nét độc đáo ở lễ hội Kéo co của làng là người dân không dùng dây mà dùng hai cây tre để kéo. Trưởng thôn Hữu Chấp - Nguyễn Văn Huynh cho biết, việc lựa chọn những ông Quan đám, ông Hóa và những người đi lựa chọn mua tre, kéo co được tuyển chọn rất kỹ lưỡng. Thông thường, những người được chọn phải là những người đàn ông mạnh khỏe, có tuổi đời ngoài 40 tuổi, gia đình không có tang, sinh được đủ cả trai lẫn gái; những người tham gia kéo co phải từ 30 đến 37 tuổi mới được tham gia. Theo quy định từ xa xưa của người dân Hữu Chấp, các đội sẽ kéo 3 keo, bên nào kéo được 2 keo bên đó thắng. Đặc biệt, tới keo thứ 3 thì người xem được quyền vào kéo giúp. Điều độc đáo trong trò chơi không phải bên nào kéo khỏe sẽ thắng mà cần vận hành theo quy tắc. Cụ Nguyễn Văn Hải cho biết: Người dân nơi đây cho rằng phía Đông là hướng của mặt trời mọc và phía Tây là phía mặt trời lặn, sự xuất hiện và biến mất của mặt trời thể hiện chu trình khép kín của thời gian luân chuyển từ ngày này sang ngày khác. Đây cũng là một đặc trưng nổi bật của cộng đồng cư dân trồng lúa nước mang trong mình tín ngưỡng thờ thần mặt trời. Vì thế, đến keo thứ ba, dân làng sẽ vào giúp bên Đông để bên Đông chiến thắng. Nghi lễ và trò chơi kéo co làng Hữu Chấp ngày nay mặc dù vẫn được nhân dân trong làng duy trì nhưng việc gìn giữ và phát triển nghi lễ và trò chơi này đang gặp nhiều khó khăn. Trưởng thôn Nguyễn Văn Huynh cho biết: do trong thời gian dài bị ảnh hưởng của chiến tranh, lễ hội không được tổ chức, nghè và những đồ thờ tự phục vụ cho nghi thức rước nước không còn nên đã nhiều năm nay lễ rước nước không được diễn ra trong lễ hội. Trong làng những người còn nhớ về nghi lễ này cũng không nhiều. Bên cạnh đó, việc đi chọn những cây tre đủ tiêu chuẩn dùng làm dây kéo cũng gặp không ít khó khăn. Bởi lẽ ngày nay trong làng không còn tre nên mỗi lần tổ chức phải đi khắp nơi, trong nhiều ngày, sang cả các tỉnh khác mới tìm được những cây tre đủ tiêu chuẩn. Vì thế, một số kiêng kỵ trong chọn tre cũng được giảm bớt cho phù hợp như nguồn gốc cây tre không được thẩm định kỹ, tre chỉ cần đảm bảo đủ độ già, không bị sâu, bị kiến đục. Hơn nữa, trong những năm qua, do việc tổ chức tốn kém nên nhân dân chỉ tổ chức trò chơi Kéo co 2 năm một lần vào những năm chẵn, không gian lễ hội cũng phải chuyển qua vùng đất rộng trước đình chứ không còn tổ chức trong sân đình như trước. Mặc dù có một số những thay đổi nhưng nghi lễ và trò chơi Kéo co làng Hữu Chấp hàng năm vẫn thu hút đông đảo nhân dân, du khách thập phương về tham dự. Để bảo tồn và phát triển loại hình văn hóa độc đáo này, UBND tỉnh Bắc Ninh đã lập hồ sơ khoa học lễ hội Kéo co làng Hữu Chấp trình Bộ VHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Việc làm này có ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ và khôi phục nét đẹp văn hiến nghìn năm quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc. t.t.n Bảo tồn lễ hội Kéo co làng Hữu Chấp - Bắc Ninh Ngày 30/10, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo “Bảo tàng với việc giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa địa phương”. Tham dự Hội thảo có đại diện Cục Di sản văn hóa, các nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh, các giáo viên bộ môn lịch sử, học sinh một số trường học trên địa bàn tỉnh. Hơn 20 tham luận được trình bày tại Hội thảo tập trung đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa của địa phương thông qua hoạt động bảo tàng; chia sẻ kinh nghiệm từ thực tế hoạt động của các bảo tàng ở Trung ương và địa phương; đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo tàng, nhà truyền thống các địa phương trong hoạt động giáo dục truyền thống. (Xem tiếp trang 18)
  • 15. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG số 1100 l 06.11.2014 15 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt đầu tư công trình tu bổ, phục hồi di tích Phu Văn Lâu thuộc quần thể di tích Cố đô Huế với tổng mức đầu tư gần 12 tỷ đồng. Dự án này dự kiến sẽ thực hiện trong 2 năm kể từ 2014. Theo đó, công trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư với nội dung, quy mô đầu tư và phương án xây dựng gồm: Lắp dựng nhà bao che và hạ giải công trình theo thiết kế; phục hồi 4 chân táng cổ bồng cột hàng nhất bằng đá Thanh; gia cường chân móng; tu bổ và phục hồi hệ khung, hệ mái, các cấu kiện khác (liên ba, vách, trần, cầu thang, lan can…) bằng gỗ; tu bổ, phụ hồi bức Hoành phi; sơn son và sơn son thếp bạc phủ hoàng kim các cấu kiện gỗ; phục hồi mái lợp ngói âm dương men vàng; gia cố bờ nóc, bờ quyết bằng bê tông cốt thép, phục hồi bờ nóc, bờ quyết có ô hộc; phục hồi các con giao, con giống, con dơi và tường đầu đốc; bảo quản chống mối mọt toàn công trình; lắp đặt điện chiếu sáng, trang trí; phục hồi 2 tấm bia “Khuynh Cái Hạ Mã”. Phu Văn Lâu là kiến trúc nằm ngay trước Kỳ Đài, Kinh thành Huế. Công trình được xây dựng vào năm 1819 dưới thời vua Gia Long, dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Trong gần 200 năm tồn tại, Phu Văn Lâu được trùng tu khoảng 10 lần và hiện đã xuống cấp nghiêm trọng. Ngày 15/5/2014, góc trái của Phu Văn Lâu đã bị đổ sập do cột gỗ bị mục ruỗng. Hệ thống trụ gỗ đã được dùng để gia cố tạm thời, tránh cho công trình bị đổ sập hoàn toàn. t.HợP Ngày 31/10, tại huyện Chiêm Hóa, Sở VHTTDL tỉnh Tuyên Quang phối hợp với UBND huyện Chiêm Hóa tổ chức Liên hoan Hát Then, Tính tẩu năm 2014. Kết thúc Liên hoan, Ban Tổ chức đã trao 8 giải tập thể (5 giải xuất sắc, 3 giải khá), 12 tiết mục xuất sắc, 12 tiết mục khá; đồng thời trao các giải diễn viên cao tuổi nhất, nhỏ tuổi nhất. Tham dự Liên hoan có hơn 200 nghệ nhân, hạt nhân văn nghệ của 7 huyện, thành phố trong tỉnh. Các đoàn mang đến Liên hoan 42 tiết mục đặc sắc là các làn điệu Then cổ và then mới mượt mà, sâu lắng, tái hiện các hoạt động sinh hoạt, lao động sản xuất; ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu, ca ngợi đất nước trên đường đổi mới, quê hương Tuyên Quang, Thủ đô kháng chiến, Thủ đô Khu giải phóng... Đây là hoạt động nhằm tôn vinh làn điệu Hát Then của dân tộc Tày, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; vinh danh các nghệ nhân, hạt nhân văn nghệ cơ sở có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang. Liên hoan cũng là dịp cho các diễn viên, nghệ nhân được giao lưu, học tập, đẩy mạnh phong trào văn nghệ ở cơ sở. Thông qua Liên hoan, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn những hạt nhân văn nghệ để bồi dưỡng và tham gia Liên hoan Hát Then, đàn Tính toàn quốc. t.LâM Tuyên Quang: Liên hoan Hát Then, Tính tẩu năm 2014 Bảo tồn Mo Mường - di sản văn hóa độc đáo Ngày 31/10, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức gặp mặt 89 đại diện các nghệ nhân Mo dân tộc Mường trên địa bàn. Theo Sở VHTTDL tỉnh, Mo Mường là một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc Mường nói chung và của người Mường tỉnh Hòa Bình nói riêng. Từ lâu, Mo Mường đã được các học giả trong, ngoài nước quan tâm nghiên cứu và được đánh giá là một hiện tượng văn hóa đặc sắc, hàm chứa nhiều giá trị nhân văn, giá trị văn hóa, lịch sử huyền thoại của dân tộc Mường. Nội dung Mo Mường với hàng chục nghìn câu thơ, câu văn vần qua các bài mo, cát mo, roóng mo được sáng tác theo vần điệu, nghệ thuật và tuân thủ theo một nguyên tắc diễn xướng nhất định được truyền khẩu từ đời này sang đời khác. Các áng Mo Mường gắn liền với đời sống tâm linh và thể hiện quan niệm nhân sinh quan, vũ trụ quan và lịch sử phát triển của một dân tộc về sự sống, cái chết, sự tồn vong vĩnh cửu của linh hồn con người, thể hiện sự cố kết cộng đồng, yêu hòa bình, hướng thiện, luôn ước mong hướng tới một tương lai tươi đẹp. Các áng Mo Mường còn được thể hiện qua tài ứng khẩu tài tình của các thầy mo căn cứ theo hiện tại, hoàn cảnh và điều kiện của từng gia đình, dòng họ, đối tượng. Các phần diễn xướng mo này nếu thực hiện đầy đủ theo trình tự, nghi thức truyền thống thì phải kéo dài nhiều ngày, đêm. Tuy nhiên, việc thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trong việc tổ chức đám tang nên việc tổ chức diễn xướng mo bị thu hẹp lại. Các phần mo cơ bản vẫn còn lưu giữ nhưng bị rút gọn lại hoặc phải lược bỏ các bài trong các phần như mo kể, mo kiện, mo nhà táng, nhà xe... Buổi gặp mặt là dịp để những người nghiên cứu, những nghệ nhân Mo, nhà quản lý thảo luận, tham gia đóng góp để khẳng định vai trò quan trọng và cần thiết của nghệ nhân mo trong đời sống văn hóa của dân tộc Mường hiện nay. Vũ MinH Tu bổ, phục hồi di tích Phu Văn Lâu, Thừa Thiên Huế
  • 16. nhân tố mới Nhà hát Tuổi trẻ xây dựng nhiều tác phẩm mới Tháng 11 này, dự án nghệ thuật mới của Nhà hát Tuổi trẻ là “Nhà hát truyền hình” (TV Theater) mang tên “Xóm hóng” sẽ chính thức ra mắt khán giả cả nước. Theo Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ - Trương Nhuận, chương trình nhằm tiếp cận với khán giả, cũng như quảng bá và xây dựng thương hiệu nghệ thuật về sân khấu của Nhà hát Tuổi trẻ. “Xóm hóng” sẽ gồm các vở hài kịch 16 số 1100 l 06.11.2014 được dàn dựng theo một format mới và quy tụ rất nhiều gương mặt danh hài của Nhà hát Tuổi trẻ cũng như của sân khấu hài Thủ đô như Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung, Minh Hằng, Vân Dung, Đức Khuê, Thu Hương, Thành Trung, Công Lý, Phạm Bằng, Xuân Bắc, Tự Long, bác sĩ Hoa súng Hoàng Nhuận Cầm, nhà thơ Đỗ Minh Tuấn, giáo sư Cù Trọng Xoay... Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung là người điều hành sân chơi mới này và “giáo sư Cù Trọng Xoay” trong vai trò người dẫn chương trình. “Xóm hóng” sẽ tập trung vào 5 nhân vật: Ông Hóng (Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung), tổ trưởng tổ dân phố Hóng Hớt; cô Hớt (Nghệ sĩ Vân Dung), làm nội trợ ở nhà kiêm việc tiêu tiền giúp ông chồng là một giám đốc doanh nghiệp; ông Ngó (Đức Khuê), 40 tuổi, chưa vợ, có vẻ thuộc Trong chiến lược phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, Hải Phòng đặc biệt chú trọng về du lịch biển, đảo. Bằng cách mở thêm tuyến mới hoặc thay đổi cách tiếp cận với những địa điểm quen thuộc, thành phố đã tạo thêm được sức hấp dẫn thu hút khách tham quan. Từ giữa năm 2014, Hải Phòng đã mở tuyến du lịch Hải Phòng-Bạch Long Vỹ. Theo ông Lê Văn Toàn - Giám đốc Công ty TNHH MTV Du lịch Dịch vụ Công đoàn Hải Phòng, Công ty đã phối hợp với Tổng đội thanh niên xung phong Hải Phòng và các đơn vị chức năng tổ chức được một số chuyến du lịch ra đảo Bạch Long Vỹ. Lượng khách Hải Phòng và Hà Nội đăng ký đi tour này khá đông vì ai cũng muốn khám phá huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc, nối nhịp cầu thân tình, ấm áp giữa người dân đất liền với người dân trên huyện đảo. Muốn đi tour Bạch Long Vỹ, khách du lịch có thể đăng ký với một số công ty lữ hành. Khi có đủ lượng khách, những đơn vị này sẽ kết hợp với Tổng đội Thanh niên xung phong Hải Phòng đưa khách ra ngoài đảo bằng tàu Bạch Long. Thời gian di chuyển trên biển từ 6-10 tiếng, tùy điều kiện thời tiết. Tại Bạch Long Vỹ, du khách có thể tham quan đền, chùa Bạch Long, thăm âu cảng, thăm khu nuôi bào ngư, các rạn san hô ngầm. Một trong những điểm hấp dẫn nhất của Bạch Long Vỹ chính là cuộc sống của những người dân nơi đây. Huyện đảo Bạch Long Vỹ đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập từ năm 1994. Từ vùng đảo chỉ có bộ đội đóng quân, đến nay huyện đảo đã có dân sinh sống. Những lớp thanh niên xung phong ra đảo bây giờ có nhiều người tình nguyện ở lại, làm cư dân rồi xây dựng gia đình. Từ bàn tay, công sức của những người dân nơi đây, trên huyện đảo đã có nhiều cây xanh, rau củ, nuôi lợn, nuôi bò. Ở đây chưa có phòng nghỉ chuyên biệt nên khách du lịch ở phòng ở của thanh niên xung phong, sống cuộc sống của họ: thức dậy theo kẻng, trẻ con đến trường, người lớn ra âu cảng làm việc hoặc tham gia làm các công trình công ích trên huyện đảo… Du khách sẽ tận hưởng nhịp sống chậm rãi, thưởng thức những bữa ăn với hải sản tươi ngon tại hòn đảo bán kính chưa đầy 3km này. Cát Bà - huyện đảo Cát Hải là địa danh quen thuộc với nhiều du khách, song vẫn còn những điểm du lịch đầy cuốn hút. Nếu có ý định du lịch Cát Bà, ngoài thăm những địa điểm như Vườn quốc gia Cát Bà, tắm biển, du khách có thể lựa chọn xã Phù Long - một trong những điểm du lịch độc đáo tại huyện đảo Cát Hải. Động Thiên Long nằm trên địa bàn xã có nhiều thạch nhũ tạo cho du khách những liên tưởng tới vẻ đẹp tuyệt vời và kỳ thú của các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật thiên nhiên. Động Thiên Long là nơi lưu giữ xương cốt của người xưa. Du khách vào thăm hang động Thiên Long sẽ có thêm những hiểu biết khoa học về quá trình hình thành, tạo tác các hang động đá vôi, sự lên xuống của mực nước biển qua các thời kỳ vận động địa chất mà dấu ấn của nó còn lưu lại trong các trầm tích cổ hay vết tích ngấn nước trên vách hang. Đây là địa điểm hết sức lý tưởng cho nghiên cứu khảo cổ học thời tiền sử và phát triển du lịch sinh thái, nhân văn, đã được đưa vào khai thác. Xã Phù Long nằm trên tuyến đường xuyên đảo từ Hải Phòng qua Cát Hải tới Cát Bà (qua bến phà Cái Viềng) vì vậy so với các xã khác trên đảo, xã Phù Long gần đất liền hơn, tuy nhiên lại là xã xa nhất tới trung tâm khu du lịch Cát Bà. Từ Hải Phòng có thể tiếp cận xã Phù Long bằng đường bộ hoặc bằng tàu cao tốc tránh sóng từ Bến Bính - Bến Cái Viềng hoặc Đình Vũ - Cái Viềng. Để làm tăng sức hấp dẫn của những điểm du lịch này, theo đại diện của các công ty lữ hành, Hải Phòng cần hoàn thiện hơn cơ sở hạ tầng. Hiện nay khách du lịch ra đảo Bạch Long Vỹ hầu như tận dụng tiềm năng sẵn có: đi tàu, ở nhà của thanh niên niên xung phong. Cần kết nối với Quảng Ninh để xây dựng tuyến du lịch Hải Phòng - Bạch Long Vỹ - Cô Tô để tạo thêm sự phong phú cho du khách khi tham gia tour du lịch tại các huyện đảo. Các cơ quan chức năng nên hỗ trợ đơn vị xây dựng website hoặc hỗ trợ thông tin để quảng bá về tour, tuyến du lịch mới. Hỗ trợ kỹ năng làm du lịch cho người dân địa phương. ĐứC MinH Du lịch biển, đảo hấp dẫn tại Hải Phòng