SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
Download to read offline
1
2
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt với đại diện
Trung tâm Nghiên cứu,bảo tồn & phát huy văn hóa dân tộc VN
Ông Nguyễn Đức Hùng PCT Hội thơ Đường luật VN nhận bằng khen
của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam
3
Hội thơ Đường luật Việt Nam
THƠ ĐƯỜNG ĐẤT VIỆT
Văn phòng: Phòng 803 nhà N2B
khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính,
quận Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT: 04.35568124 - 01239891945
Email: hoithoduongluat@gmail.com
thoduongdatviet@gmail.com
Hội đồng Cố vấn:
GS. Vũ Khiêu
NS - NT Vũ Mão
GS. Hoàng Chương
GS Nguyễn Khắc Phi
Chủ nhiệm:
G/S. Hoàng Chương
Thư ký biên tập:
Đức Thọ
Trình bày:
Nhất Tâm
Sửa bản in:
Ban biên tập
Trị sự:
Kim Tuyên
Giá: 15.000đ
Trong số này
- Tài liệu cầm tay
- Giá trị lịch sử về bản Tuyên ngôn
độc lập... (T.5)
- Thơ Đường luật Tú Xương... (T10)
Tác phẩm và tác giả
- Chùm thơ của các Chi hội:
Vũng Tàu (T.19), Thành Cổ (T.21),
Bình Định (T.23),Thanh Đàm (T.25),
Điện Biên (T.27), Phú Thọ (T.30),
Đà Nẵng (T.33), Chương Mỹ (T.36),
Hải Phòng (T.38)
Chân dung Hội viên
- Một mốc son trên con đường thi ca
của Châu Sương (T.41)
Nghiên cứu - lý luận - phê bình
- Thơ Đường luật thời @ (T.44)
- Để hiểu sâu hơn về thơ Tú Xương
(T.51)
Tìm về vốn cổ
- Trương Hán Siêu
- Thơ Bác Hồ và thơ cụ Bùi
Những bài thơ yêu thích
- Lá đơn ly hôn... (T.61)
- Chén rượu đời... (T.66)
Xướng họa thơ Đường
- Chùm thơ về Tú Xương (T.68)
Chăm sóc vườn thơ
- Nét hóm dùng từ, ngữ của cụ đốc
Phù Quang (T.70 )
- Đối - đối (T.71)
- Chùm thơ vui (T.72)
- Đối thiếu một chữ (T. 73)
4
Chuyên san “Thơ Đường đất Việt”
tài liệu cầm tay với bạn thơ
Đây là Chuyên san số 4, của Hội thơ Đường luật Việt Nam
với tinh thần xây dựng Hội, Nhiều Chi hội, hội viên đã gửi bài
đóng góp vào chuyên san, và đăng ký mua chuyên san.
BBT rất mong các Chi hội và trên 2000 hội viên cả nước
cần chung tay góp sức cho hoạt động của Hội ngày thêm
phong phú.
Riêng mục Tác phẩm và tác giả: Thơ gửi theo từng Chi hội
(không gửi cá nhân). Mỗi Chi hội tối đa không quá 18 bài
(mỗi bài tính 8 câu). Mỗi hội viên 1 bài. Nếu số Hội viên đông
thì lần lượt từng hội viên trong Chi hội tham gia chuyên san
tiếp sau.
Bài gửi theo phông chữ Unicode. Chất lượng thơ phải hết
sức coi trọng.
Các bài viết cho các mục khác như: giới thiệu chân dung
hội viên xuất sắc, những bài mang tính lý luận phê bình,
những bài thơ phục vụ cho mục tìm về vốn cổ, mục xướng
họa thơ (cũng yêu cầu đã được tuyển chọn cả một chùm
thơ), những bài thơ được bình, được cảm nhận hay, và những
các bài viết bổ ích cho việc tu từ, chọn ý, những giai thoại
văn học phục vụ cho sân chơi thơ luật Đường... Và cuối cùng
là những tấm ảnh có nội dung phản ảnh sự hoạt động của
Chi hội.
Tất cả những tư liệu trước hết được giới thiệu trên Trang
Web “Thơ Đường đất Việt”, sau đó lại được đăng tải thành
văn để chúng ta cùng chia sẻ và nghiên cứu.
Đặt sử dụng, có nhu cầu quảng cáo, liên hệ và thanh toán
tài chính, về địa chỉ:
Bà Nguyễn Thị Kim Tuyên: Phòng 803
Nhà N2B khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính,
quận Thanh Xuân, Hà Nội.
ĐT: 01656 385 283 - 0983 89 1945 - 0123 989 1945
Bài viết gửi về:
Email: hoithoduongluat@gmail.com,
thoduongdatviet@gmail.com
BAN BIÊN TẬP
Chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh ngày 2 tháng 9
5
Giá trị lịch sử và chất chính luận
trong Tuyên ngôn độc lập
của Hồ Chí Minh
heo chiều dài bốn ngàn năm
của lịch sử dân tộc có nhiều
dấu mốc đáng ghi nhớ gắn
với sự nghiệp đấu tranh chống
ngoại xâm. Một trong những mốc
lơn ấy là sự kiện Cách mạng tháng
8/1945 thành công, nước Việt
Nam được khai sinh. Để tuyên bố
với nhân dân cả nước và thế giới
biết nước Việt Nam từ nay độc lập,
Hồ Chí Minh đã viết tuyên ngôn
độc lập. Một văn kiện đặc biệt vừa
có tính văn học, vừa mang tính
lịch sử.
Ngày 2/9/1945, tại quảng
trường Ba Đình - Hà Nội, thay mặt
Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên
ngôn độc lập, khai sinh nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà, mở ra một
kỉ nguyên mới Độc lập, Tự do. Hà
Nội tưng bừng màu đỏ, cả một
vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.
“Việt Nam độc lập muôn năm!”
- Một triệu con người, một triệu
tiếng hô cùng hoà làm một, vang
dội núi sông, khi Hồ Chủ tịch vừa
kết thúc bản tuyên ngôn. Đọc bản
Tuyên ngôn độc lập đến nửa
chừng Hồ Chủ tịch dừng lại và
bỗng dưng hỏi: “Tôi nói, đồng bào
nghe rõ không?”. Tức thì một tiếng
“có” của triệu con người cùng đáp,
vang dậy như sấm.
“Nước Việt Nam có quyền được
hưởng tự do và độc lập và sự thật
đã thành một nước tự do, độc lập.
Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết
đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mệnh và của cải để giữ vững
quyền tự do và độc lập ấy.”
Có thể nói: Bản Tuyền ngôn độc
lập thể hiện một cách hùng hồn
khát vọng ý chí và sức mạnh Việt
Nam... Nó có một giá trị lịch sử vô
cùng to lớn. Nó phản ánh một cách
tập trung nhất, tiêu biểu nhất
phong cách nghệ thuật trong văn
chính luận của Hồ Chí Minh.
Nếu như “Nam quốc sơn hà”
của Lý Thường Kiệt mở đầu bằng
một lời tuyên ngôn đanh thép:
T
Chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh ngày 2 tháng 9
6
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư” hay
“Bình Ngô đại cáo” khẳng định một
chân lí lịch sử: “Việc nhân nghĩa
cốt ở yên dân - Quân điếu phạt
trước lo trừ bạo.” Thì “Tuyên ngôn
độc lập” lạị mở đầu bằng cách
trích dẫn hai câu quan trọng trong
hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng trên
thế giới.
Câu thứ nhất trích từ bản Tuyên
ngôn Độc lập của nước Mỹ năm
1776:
“Tất cả mọi người sinh ra đều
có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho
họ những quyền không ai có thể
xâm phạm được; trong những
quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc”.
Câu thứ hai rút ra từ bản Tuyên
ngôn Nhân quyền và Dân quyền
của cách mạng Pháp năm 1791:
“Người ta sinh ra tự do và bình
đẳng về quyền lợi, và phải luôn
luôn được tự do và bình đẳng về
quyền lợi”.
Hồ Chí Minh không chỉ trích dẫn
mà còn bình luận, suy rộng ra: “Tất
cả các dân tộc trên thế giới sinh ra
đều bình đẳng; dân tộc nào cũng
có quyền sống, quyền sung sướng
và quyền tự do”, và đi tới khẳng
định: “Đó là những lẽ phải không ai
chối cãi được”. Qua đó, ta thấy ý
tưởng cao cả, sâu sắc của Hồ Chí
Minh là từ sự xác nhận và đề cao
một lý tưởng thời đại về tự do, bình
đẳng, bác ái, về nhân quyền đi đến
một yêu cầu, mội khát vọng cháy
bỏng và vô cùng thiêng liêng của
nhân dân Việt Nam là độc lập dân
tộc. Và Độc lập - Tự do - hạnh phúc
là mục tiêu chiến đấu của nhân dân
ta, của Cách mạng Việt Nam dưới
sự lãnh đạo của Đảng và Chủ lịch
Hồ Chí Minh.
Giọng văn từ trang nghiêm,
trang trọng chuyển thành hùng
hồn, căm giận khi Hồ Chủ tịch
vạch trần và lên án tội ác của
thực dân Pháp đối với nhân dân
ta trong gần một thế kỉ qua. Bộ
mặt của chúng vô cùng xảo
quyệt và dã man “lợi dụng lá cờ
tự do, bình đẳng, bác ái, đến
cướp đất nước ta, áp bức đồng
bào ta”. Tác giả đã điểm qua một
cách khái quát và điển hình tội ác
của thực dân Pháp trên các lĩnh
vực về chính trị, kinh tế và
những tội ác chống chất như núi.
Đó là năm tội ác ghê tởm về
chính trị và bốn tội ác cực kì dã
man về kinh tế của chúng.
Năm tội ác lớn về chính trị là
tước đoạt quyền tự do dân chủ;
luật pháp dã man chia để trị; đàn
áp và khủng bố; thi hành chính
sách ngu dân; đầu độc bằng rượu
cồn và thuốc phiện “để làm cho nòi
giống ta suy nhược”. Trong “Bình
Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi đã nói về
tội ác của quân cuồng Minh:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa
hung tàn - Vùi con đỏ xuống dưới
hầm tai vạ”. Hơn 500 năm sau,
trong “Tuyên ngôn Độc lập”, người
anh hùng giải phóng dân lộc Hồ Chí
Minh viết:
Chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh ngày 2 tháng 9
7
“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn
trường học. Chúng thẳng tay chém
giết những người yêu nước thương
nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi
nghĩa của ta trong những bể máu.”
Đó là những bằng chứng không
ai chối cãi đươc. Câu văn ngắn,
đanh hùng hồn. Chữ “chúng” được
nhắc lại nhiều lần đầy ám ảnh. Cách
so sánh cụ thể mỉa mai (lập ra nhà
tù nhiều hơn trường học). Cách
dùng vị ngữ, trạng ngữ xác đáng
(thẳng tay chém giết), cách dùng
hình ảnh (bể máu) - tất cả tạo nên
phong cách chính luận Hồ Chí Minh:
súc tích, lập luận chật chẽ, đanh
thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết
phục. Bốn tội ác về kinh tế của thực
dân Pháp là bóc lột dân ta đến tận
xương tủy khiến cho “dân ta nghèo
nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu
điều”; cướp không ruộng đất, hầm
mỏ, nguyên liệu; độc quyền in giấy
bạc, xuất cảng và nhập cảng. v.v...
Lên án chính sách sưu thuế vô nhân
đạo của chúng, tác giả căm giận
viết: “Chúng đặt ra hàng trăm thứ
thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là
dân cày và dân buôn trở nên bần
cùng”. Hàng trăm thứ thuế vô lý ấy
của thực dân Pháp đặt ra, nhân dân
ta đã từng chịu đựng và ghê tởm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch
trần bộ mặt hèn nhát và phản bội
của thực Pháp. Mùa thu năm
1940, thực dân Pháp “quỳ gối đầu
hàng, mở cửa nước ta, rước
Nhật”. Pháp và Nhật đã cấu kết
với nhau, bóc lột dân ta thậm tệ,
gây ra thảm họa năm ất Dậu,
1945: “Từ đó, dân ta chịu hai
tầng xiềng xích: Pháp và Nhật.
Dân ta sống cực khổ, nghèo nàn.
Kết quả là cuối năm ngoái sang
đầu năm nay, từ Quảng Trị, đến
Bắc kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta
đã bị chết đói!”
Sự hèn hạ, tàn ác của thực dân
Pháp không thể nào kể xiết! Ngày
9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp,
quân Pháp bỏ chạy hoặc đầu hàng.
Tác giả châm biếm lên án: “Chúng
chẳng những không “bảo hộ” được
ta, trái lại trong năm năm chúng
bán nước ta hai lần cho Nhật!”.
Thậm lệ và tàn nhẫn hơn nữa là
trước khi rút chạy “chúng còn nhẫn
tâm giết nốt số đông tù chính trị ở
Yên Bái và Cao Bằng”.
Bằng cách lập luận chặt chẽ,
đanh thép, hùng hồn, Chủ tịch Hồ
Chí Minh khẳng định một sự thật
lịch sử. Từ năm 1940 trở đi, nước
ta đã trở thành thuộc địa của Nhật,
chứ không phải thuộc địa của Pháp
nữa. Việt Minh đã lãnh đạo nhân
dân nổi dậy giành chính quyền lập
nên nước Việt Nam Dân chủ cộng
hoà. Để đạp tan luận điệu của Đờ
Gôn và bọn thực dân phản động
Pháp đang âm mưu tái chiếm Đông
Dương, Hồ Chí Minh hùng hồn
tuyên bố: “Sự thật nhân dân ta đã
lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật,
chứ không phải từ tay Pháp”.
Tuyên ngôn độc lập có giá trị
lịch sử to lớn. Tác giả chỉ rõ một
cục diện chính trị mới: “Pháp chạy,
Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”.
Từ nô lệ, nhân dân ta đã giành
Chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh ngày 2 tháng 9
8
được độc lập: “Dân ta đã đánh đổ
các xiềng xích thực dân gần 100
năm nay để gây dựng nên nước
Việt Nam độc lập”. Một chế độ
mới, một nhà nước mới ra đời:
“Dân ta đã đánh đổ chế độ quân
chủ mấy mươi thế kỷ mà lập chế
độ Dân chủ Cộng hòa”.
Phần tiếp theo là lời tuyên bố
sáng ngời chính nghĩa, thể hiện
một quyết tâm sắt thép, không
một thế lực thù địch nào có thể lay
chuyển nổi. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đứng trên lập trường dân tộc kêu
gọi các nước Đồng minh công nhận
quyền độc lập của nhân dân Việt
Nam. Đồng thời mạnh mẽ tuyên
bố: Thoát ly hẳn quan hệ với
Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước
mà Pháp đã kí về nước Việt Nam
xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của
Pháp trên đất nước Việt Nam. Tác
giả tự hào nêu cao truyền thống
anh hùng bất khuất chống thực
dân, chống phát xít của dân tộc ta
và khẳng định: “Dân tộc đó phải
được tự do! Dân tộc đó phải được
độc lập!”.
Kết thúc bản Tuyên ngôn độc
lập là một lời tuyên bố mang ý
nghĩa lịch sử như một lời thề
thiêng liêng, thể hiện sâu sắc khát
vọng độc lập, tự do của nhân dân
ta, biểu thị quyết tâm và sức
mạnh Việt Nam:
“Nước Việt Nam có quyền
hưởng tự do và độc lập, và sự thật
đã thành một nước tự do độc lập.
Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết
đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ vững
quyền tự do, độc lập ấy”.
Tuyên ngôn độc lập đã thể hiện
một cách cao đẹp và sáng tỏ
phong cách chính luận của Hồ Chí
Minh. Bác viết văn làm thơ là để
phục vụ cách mạng. Trước lúc cầm
bút, Người tự hỏi: Viết nhằm mục
đích gì? Viết cho ai? Viết về vấn đề
gì? Viết như thế nào? Đối tượng
của Tuyên ngôn độc lập không chỉ
nói với nhân dân Việt Nam mà còn
để nói với thế giới, đặc biệt là nói
với bọn đế quốc, thực dân đang
âm mưu tái chiếm Việt Nam. Mọi
lý lẽ, luận cứ đều tập trung hướng
về những đối tượng ấy và khẳng
định quyền độc lập, tự do của
nhân dân la.
Những luận cứ được Hồ Chủ tịch
nêu lên trong bản Tuyên ngôn độc
lập là những bằng chứng không
thể chối cãi được. Chỉ một lời vạch
tội, một mũi tên mà bắn trúng hai
đích: “Chúng lập ra nhà tù nhiều
hơn trường học”. Đó là chính sách
đàn áp khủng bố và ngu dân cùa
thực dân Pháp.
Lời viết ngắn gọn, hàm súc, đầy
thuyết phục. Chỉ một câu 9 từ mà
nêu bật một cục diện chính trị:
“Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại
thoái vị”. Cách dùng từ ngữ của Bác
rất chính xác và gợi cảm. Văn chính
luận, bản chất của nó là lý lẽ và
cách lập luận. Thế nhưng có lúc
xuất hiện những hình ảnh cực kỳ
xúc động: “Chúng tắm các cuộc
khởi nghĩa của chúng ta trong
những bể máu”. Cách dùng từ ngữ
Chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh ngày 2 tháng 9
9
nhất là động từ, trạng ngữ vừa
chính xác, vừa đanh thép: “thẳng
tay chém giết...”, “thoát ly hẳn...”,
“xoá bỏ hết...”, “xoá bỏ tất cả...”.
Văn phong của Bác rất nhuần nhị,
uyển chuyển trong cách sử dụng
điệp từ, điệp ngữ, cấu trúc cân
xứng, trùng điệp, tăng cấp... tạo
nên những câu văn đẹp, ý tưởng
sâu sắc, đầy ấn tượng:
“Một dân tộc đã gan góc chống
ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm
nay, một dân tộc, đã gan góc
đứng về phe Đồng minh chống
phát xít mấy năm nay, dân tộc đó
phải được tự do! Dân tộc đó phải
được độc lập!”.
Hồ Chí Minh đã viết Tuyên ngôn
độc lập vào hạ tuần tháng Tám
năm 1945, tại căn nhà số 48 phố
Hàng Ngang - Hà Nội, ngay sau
ngày Người từ chiến khu Việt Bắc
về tới thủ đô (26/8/1945). Hồ Chí
Minh đã có lần nói, suốt cuộc đời
hoạt động cách mạng, chỉ có lúc
soạn thảo Tuyên ngôn độc lập là
những giờ phút sảng khoái nhất
của Người.
Có thể khẳng định rằng, Tuyên
ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử
to lớn, vừa mang những nét tiêu
biểu cho văn chương chính luận
của Hồ Chí Minh. Nó vừa kế thừa,
phát huy được giá trị của lịch sử
vừa mang tính thời đại sâu sắc.
Tuyên ngôn độc lập sẽ còn mãi
trong lịch sử dân tộc như một tờ
khai sinh cho dân tộc Việt Nam, và
cũng làm phong phú thêm kho
tàng văn học Việt Nam…
Theo: loigiaihay.com
Chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh ngày 2 tháng 9
10
THƠ PHÚTHƠ PHÚTHƠ PHÚTHƠ PHÚ
ĐƯỜNG LUẬT TÚ XƯƠNG TRĂN TRỞ
VỚI MỘT GÓC NHÌN HIỆN TRẠNG XÃ HỘI
hời đại mà nhà thơ Tú
Xương sống cách đây trên
150 năm. Đó là thời kỳ đất
nước với chế độ nửa thực dân
nửa phong kiến. tình hình xã
hội lúc đó đang có những
chuyển biến sâu sắc. Các cuộc
nổi dậy chống chế độ thực dân
của một số sĩ phu yêu nước
đang lan rộng. Tiêu biểu là
phong trào “ Đông Kinh nghĩa
thục” do cụ Phan Bội Châu khởi
xướng đang cố công đi tìm
đường cứu nước.
Cụ Tú (gọi theo bằng cấp đỗ
đạt) sinh năm 1870 tại số nhà
247 phố Hàng Nâu thành phố
Nam Định với tên thật là Trần
Tế Xương (陳濟昌), tự Mộng
Tích, Tử Thịnh, hiệu Mặc Trai.
Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là
Trần Duy Uyên. Ông thuộc
dòng dõi nho gia, vốn là họ
Phạm, đổi thành họ Trần là bởi
vào đời Nhà Trần nho gia lập
công lớn được phong quốc tính
(vua cho đổi theo họ nhà vua).
Ông đi học sớm và nổi tiếng
thông minh. Thân sinh của Trần
Tế Xương là nhà nho Trần Duy
Nhuận. Ông Trần Duy Nhuận có
9 người con, 6 trai, 3 gái, Tú
Xương là con trưởng. Trong đời
thơ phú cụ còn có tên làTrần
Cao Xương. Nhưng thơ phú, tồn
tại đến nay gắn liền với bút
danh Tú Xương.
Cuộc đời ngắn ngủi có 37
năm của ông đã nằm gọn trong
một giai đoạn bi thương nhất
của đất nước. Trước lúc ông ra
đời 3 năm thì 6 tỉnh nam kỳ
mất trọn cho Pháp. Tú Xương
lên 3 thì Bắc Kỳ trong đó có
Nam Định bị tấn công lần thứ
nhất. Tú Xương 12 tuổi, Bắc
Kỳ, Nam Định bị tấn công lần
thứ 2 và mất nốt. Hiệp ước
Harmand 1883 rồi hiệp ước
T
Tiến tới Hội thảo khoa học Tú Xương với thơ Đường luật
11
Patenôtre 1884 thừa nhận
quyền thống trị của Pháp trên
đất Việt Nam. Các phong trào
kháng chiến chống Pháp diễn
ra sôi nổi nhưng lần lượt thất
bại. Tú Xương sinh ra và lớn lên
trong bối cảnh sục sôi và bi
thương đó. Tú Xương lấy vợ
năm 16 tuổi, vợ ông là bà
Phạm Thị Mẫn. Mọi chi tiêu
trong gia đình đều do một tay
bà Tú lo liệu. Điều đó đã đi vào
thơ ca của ông: Hỏi ra quan ấy
ăn lương vợ hay là Nuôi đủ
năm con với một chồng.
Sống trong bối cảnh ấy nên thơ
phú của Tú Xương trằn trọc với
một góc nhìn hiện thực xã hội
đương thời:
Góc nhìn nổi bật trong thơ
Tú Xương là hình bóng con
người và mọi sinh hoạt của xã
hội phong kiến cũ đã bị thực
dân hóa, và có hình bóng
những vật mới, những sinh
hoạt mới - sản phẩm của xã hội
thực dân nửa phong kiến. Thơ
Tú Xương là tiếng nói đả kích,
châm biếm sâu sắc và dữ dội
vào các đối tượng mà ông căm
ghét. Từ góc độ dân tộc chủ
nghĩa. Trong rất nhiều nhà thơ
Việt Nam, Tú Xương là một
trong số rất ít người được tôn
vinh danh hiệu Nhà thơ dân
tộc bởi vì thơ ông, cả nội dung
lẫn hình thức, đều chứa đọng
bản sắc Việt Nam, không bị pha
tạp với văn chương cổ điển
Trung Hoa như phần đông các
nhà thơ xuất thân cựu học,
khoa cử. Tú Xương một người
thơ, một nhà thơ vốn nhiều
công sức trong cuộc trường kỳ
xây dựng tiếng nói văn học của
dân tộc Việt Nam, chống lại
hiện trạng, chống lại chế độ
thực dân cướp nước.
Tú Xương từng được tôn là
bậc “thần thơ thánh chữ”, bởi
vì ông có biệt tài dùng chữ rất
“đắt” và đắc địa, không kém Hồ
Xuân Hương xưa kia. Ông đã có
công lớn phát huy khả năng to
lớn và đặc thù của Tiếng Việt,
một ngôn ngữ sắc bén, có sức
công phá mạnh mẽ và vô cùng
“hóm”. Ông có biệt tài dùng
những từ ngữ cửa miệng của
người bình dân để sáng tác nên
những bài thơ đặc sắc mang
phong cách hoàn toàn riêng
biệt của ông. Chất thơ trào
phúng từ góc nhìn trăn trở của
thơ ông tập trung vào những
khía cạnh sau:
1. Chĩa mũi nhọn vào bọn
thực dân:
Ðối với thực dân Pháp, tuy
chưa phải là đối tượng chính để
tập trung phê phán nhưng ta
vẫn bắt gặp bóng dáng những
tên thực dân xuất hiện với dáng
vẻ rất buồn cười. Ðó là hình ảnh
những ông Tây, bà Ðầm rất
Tiến tới Hội thảo khoa học Tú Xương với thơ Đường luật
12
nghênh ngang lố bịch Với ngòi
bút châm biếm sắc sảo, Tú
Xương đả kích chúng không
khoan nhượng, vạch trần thói
gian ác, bần tiện, thủ đoạn
kiếm ăn dơ bẩn của chúng bằng
bút pháp trào phúng sâu sắc:
“Xe kéo rợp trời: quan sứ đến/
Váy lê phết đất, mụ đầm ra”.
2. Vào bọn quan lại, tay sai
bán nước
Ðề tài này thật ra không có
gì mới mẻ so với trước, nhưng
cái mới ở đây là bút pháp của
Tú Xương có cá tính và mang
nét cảm hứng thời sự. Dưới
ngòi bút của ông, hình ảnh bọn
quan lại hiện lên rất phong phú
đa dạng. Ðó là những lũ bất
tài, dốt nát (Bác Cử Nhu);
chúng không khác chi những
tên hề (Hát bội). Ông phê phán
trò gian lận, hối lộ, bòn rút của
dân không nghĩ gì đến trách
nhiệm (Ðùa ông Phủ). Ông còn
vạch trần bản chất làm tay sai
của những tên quan lại lúc bấy
giờ (Cô hầu gửi quan lớn).
Từ đó thấy được thái độ phẫn
uất của Tú Xương trước thực
trạng xã hội và ông đã dùng
ngòi bút của mình để lên án, phê
phán những con người, những
hiện tượng trái tai, gai mắt. Nhà
thơ đã dựng lại chân dung của
bọn quan lại, mỗi người mỗi vẻ
nhưng đều rất sắc cạnh, cụ thể.
Một tên quan huyện Minh trung
đâu đấy trách người trinh, một
ông Ấm Chạy lăng quăng, ấm
chẳng ngồi, ông Ðốc cờ bạc ăn
chơi rặt một màu, ông Cử Sách
như hủ nút, chữ như mù, một
cô Bố, Chồng chung, vợ chạ,
một chú Hàn thì Ðậu lạy, quan
xin… và cả một xã hội lố lăng,
rởm đời với quý vị phu nhân,
các cậu ấm tử. Sư sãi… cũng
được Tú Xương tái hiện, sinh
động, cụ thể trong bài phú
“Hai cậu con con đóng vai ấm tử,
lỗi bếp bồi cậu cũng như nhau.
Ðôi đức bà lên mặt phu nhân,
ngón đĩ thỏa bà nào cũng nhất.
Nhất tắc mộ sư mô chi cực, nay
chùa này, mai chùa khác, mở lòng
từ tô tượng, đúc chuông.
Nhất tắc ham chài lái chi khu, lên
mành nọ xuống mành kia, che
miệng thế đong dầu rót mật”
(Khai lý lịch)
3. Ðối với tầng lớp khoa cử,
nho học lỗi thời:
Ông đi thi từ năm 17 tuổi, Thi
tám bận nhưng chỉ đạt bậc Tú
tài (năm 1894 khi đó ông 24
tuổi). Trong bức tranh xã hội
của Tú Xương còn có những nho
sĩ đi thi, những ông Nghè, ông
Cống; có hình ảnh của trường
thi, của một nền nho học đang
xuống dốc trầm trọng. Thời Tú
Xương không còn tìm thấy hình
ảnh uy nghi, trang trọng của
một trường thi chữ Hán xưa kia
Tiến tới Hội thảo khoa học Tú Xương với thơ Đường luật
13
nữa mà nó đang lùi dần trước
uy thế của kẻ thù.
Ông phản ánh thực trạng
nho học suy đồi bằng tiếng thở
dài áo não (Than đạo học). Ông
còn chế giễu những người kéo
nhau đi thi ở những trường lớp
mới mở của thực dân:
ÐỔI THI
Nghe nói khoa này sắp đổi thi
Các thầy đồ cố đỗ mau đi!
Dẫu không bia đá còn bia miệng
Vứt bút lông đi, giắt bút chì.
Trong buổi lễ xứng danh
khoa Ðinh Dậu, nhà thơ đã vẽ
ra trước mắt người đọc bức
tranh về cảnh trường thi cảnh
ngao ngán của sĩ tử trước thực
trạng nước mất, nhà tan, sĩ khí
tiêu điều, bút lông hết được săn
đón Vứt bút lông đi giắt bút chì.
Ðó là hình ảnh:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,
Váy lê quét đất mụ đầm ra...
Tú Xương than thở cho số phận
của một ông Nghè, ông Cống và
giễu cả những ông Phán:
“Nào có lạ gì cái chữ nho
Ông nghè, ông cống cũng nằm co
Sao bằng đi học làm ông Phán.
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò”
(Chữ nho)
4. Phê phán thế lực đồng tiền:
Trước Tú Xương, nhiều tác
giả Việt Nam cũng như nước
ngoài đã lên án sức mạnh đồng
tiền. Nó chi phối tư tưởng và
hành động của con người. Ðến
thời Tú Xương, đồng tiền lại
một lần nữa gây đảo điên xã
hội nhất là ở thành thị. Nó làm
cho đạo đức suy đồi từ trong
gia đình cho đến ngoài xã hội,
mang sự lai căng của chế độ
thực dân. Tú Xương đã mắng
nhiếc cái xã hội đã hỗn loạn
lên vì đồng tiền:
Ðất Vị Hoàng
Có đất nào như đất ấy không?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông
Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
Keo cú người đâu như cứt sắt
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng
Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh
Có đất nào như đất ấy không.?
Có thể thấy bức tranh xã hội
trong mắt của Tú Xương bị tha
hóa đến trầm trọng. Nào là cảnh:
“Ở phố Hàng Song thật lắm quan
Thành thì đen kịt, độc thì lang
Chồng chung vợ cha kìa cô Bố
Ðậu lại quan xin nọ chú Hàn”
(Phố Hàng song)
Vì đồng tiền, con người
lường gạt nhau để sống, đối xử
với nhau không ra gì. Tình
Tiến tới Hội thảo khoa học Tú Xương với thơ Đường luật
14
nghĩa cha con, vợ chồng, tình
yêu, tình bè bạn... đều bị chà
đạp bởi thế lực của đồng tiền.
Bài thơ “ Mùng hai tết viếng cô
Ký, Ðể vợ chơi nhăng” đã phê
phán thói đời thật đáng sợ.Ông
chồng khóc vợ vì tiếc của, còn
vợ đối với chồng thì “Trăm năm
trăm tuổi lại trăm thằng”.
Ngòi bút Tú Xương đã khái
quát bức tranh hiện thực sinh
động về một xã hội “Tây hóa”
lố lăng, rởm đời, có những cảnh
khá nực cười, những cảnh
chướng tai, gai mắt cứ nhan
nhản xuất hiện trong thơ Tú
Xương như (Năm mới, Thói đời,
Chữ nho):
Khăn là bác nọ lo tày rế,
Váy lĩnh cô kia quét sạch hè.
Công đức tu hành sư có lọng,
Xu hào xủng xoảng mán ngồi xe.
(Năm mới)
Hay cảnh nực cười khác:
“Chí cha chí chát khua giày dép,
Ðen thủi đen thui cũng lụa là”
5. Lên án những thói hư tật xấu
trong xã hội:
Phê phán những thói hư tật
xấu trong đó cả một số người
hành đạo mà lòng dạ xấu xa và
hành vi bẩn thỉu như cảnh sư
sãi vụng trộm trong chùa, sư
cho vay nặng lãi, sư chứa của
gian đến nỗi phải ngồi tù (Sư ở
tù. Ông sư và mấy ả lên đồng).
Ông còn lên án thói đồng
bóng, cho đồng bóng là trò mê
tín giả dối không thể chịu được:
“Ðồng giỏi sao đồng không giúp nước
Hay là đồng sợ súng thần công”.?
Phê phán những phong tục
xa hoa, phù phiếm trong ngày
tết ý tứ mỉa mai trước thực
trạng nước mất, nhà tan (Thói
đời), vạch trần những tâm lý
giả dối, sáo rỗng của con người
trong ngày tết bằng lời lẽ châm
biếm sắc sảo.
Và bài thơ Chúc tết đã chế
giễu độc địa và sâu sắc, những
hiện tượng đó.
6. Thơ Tú Xương là tiếng nói
tâm tình trĩu nặng đau xót
trước nhân tình thế thái
6.1. Nỗi đau xót về bản thân và
thời cuộc:
- Về bản thân:
Gánh nặng đeo đẳng nhà thơ
suốt đời là nợ lều chõng. Ban
đầu hỏng thi, ông còn cười cợt,
còn tự nghĩ cách để an ủi mình.
Nhưng các khoa thi sau (1903,
1906) ông càng thất vọng,
càng chua chát. Tú Xương ngày
càng đau buồn, chán nản, tuyệt
vọng và cay cú:
Tiến tới Hội thảo khoa học Tú Xương với thơ Đường luật
15
Học đã sôi cơm nhưng chửa chín.
Thi không ăn ớt thế mà cay
Nhưng đến khoa thi cuối
(1906) tiếng thở dài của Tú
Xuơng càng ảo não và bi thiết
hơn nhiều:
Bụng buồn còn biết nói năng chi
Ðệ nhất buồn là cái hỏng thi
Một việc văn chương thôi cũng nhảm
Trăm năm thân thế chẳng ra gì
(Buồn thi hỏng)
Ở đây, dù đau vì thi rớt, vì
công danh không thành đạt
nhưng Tú Xương vẫn ít ủy mị
và luôn tỏ thái độ khôi hài, lúc
nào nụ cười trào phúng cũng
đến với ông. Qua những lời tự
trào, tư thú về mình càng thấy
rõ con người và tính cách Tú
Xương. Tú Xương tự khoe về sự
ăn chơi của mình:
Nghiện chè nghiện rượu, nghiện cả
cao lâu,
Hay hát, hay chơi, hay nghề
xuống lõng.
Quanh năm phong vận, áo hàng Tàu,
khăn nhiễu tím, ô Lục soạn xanh
Ra phố nghênh ngang, quần Tố nữ,
bít tất tơ, giày Gia Ðịnh bóng...
(Phú hòng thi)
- Về gia cảnh nghèo: Qua thơ
ông, gia cảnh nhà ông hiện lên
rất áo não và bi thiết (Mùa nực
mặc áo bông). Nhà thơ từng
thấm thía cảnh chạy ăn, vay nợ,
nhiều lúc ông phải gào lên:
Van nợ lắm khi trào nước mắt
Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi
(Than nghèo)
Nhưng trong hoàn cảnh nào,
Tú Xương vẫn cười cợt, châm
biếm, nói ngông. Vì nghèo quá,
ông đã tính đến chuyện đi tu
nhưng không phải tu vì đạo lý
mà tu vì tấm áo (Nghèo), rồi
nghĩ đến chuyện làm mứt rận
đãi gia đình trong ngày tết, có
những ý nghĩ ngông nghênh,
hợm hĩnh (Mứt rận), hoặc nhiều
lúc ông đâm ra chán chường
tuyệt vọng:
Ngủ quách sự đời thây đứa thức.
Bên chùa chú trọc đã khua chuông.
(Ðêm hè)
Vốn là tay bút trào phúng
nên trong hoàn cảnh nào nhà
thơ vẫn có thể cười cợt, vẫn
bông đùa:
Anh em đừng tưởng tết tôi nghèo
Tiền bạc trong kho chữa lĩnh tiêu
Ðúng là nói cho vui, chứ
kho đâu mà lĩnh, tiền đâu mà
tiêu? Chính cái nghịch lý này
đã hình thành nên tính cách
của Tú Xương.
- Về thời cuộc và vận mệnh
đất nước:
Ở góc cạnh này khắc họa
hình ảnh của Tú Xương nổi bật
là người mang nặng tư tưởng
“dân tộc chủ nghĩa” có một tình
cảm sâu sắc đối với nhân dân.
Tiến tới Hội thảo khoa học Tú Xương với thơ Đường luật
16
Nhất là đối với người nghèo
như những người học trò,
những người nông dân chân
lắm tay bùn (Thề với ăn xin)...
những dòng thơ của Tú Xương
chứa chan tình cảm và đầy lòng
ưu ái (Ðại hạn). Hoặc ở một bài
thơ khác, tâm trạng Tú Xương
càng thể hiện rõ hơn:
Ỳ ào tiếng học nghe không rõ
Mát mẻ nhà ai ngủ hẳn lâu
Ông lão nhà quê tan tản dậy,
Bảo con đem đó, chớ đem gầu...
Ðối với người phụ nữ, hình
ảnh họ hiện lên thật đáng
thương, họ không những khổ
sở về vật chất mà còn bị đau
đớn về mặt tinh thần Thương
vợ là một bài thơ tiêu biểu của
Tú Xương viết về Người phụ nữ
- người vợ:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không!
Nỗi u hoài kín đáo của Tú
Xương trước thời cuộc và vận
mệnh đất nước thường triền
miên, day dứt:
Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà
(Vịnh khoa thi Hương năm Ðinh Dậu)
Tú Xương thường thao thức
suốt đêm dài để lặng lẽ suy tư
và thấy được cái heo hút,vắng
lặng của đêm trường:
Ðêm sao đêm mãi tối mò mò,
Ðêm đến bao giờ mới sáng cho.
Ðàn trẻ u ơ chừng muốn dậy,
Ông già thúng thắng vẫn đang ho.
Ngọn đèn rình trộm khêu còn bé,
Tiếng chó kinh người cắn vẫn to.
Hàng xóm bốn bề ai dậy chửa,
Dậy thì lên tiếng gọi nhà nho.
(Ðêm dài)
Trong hoàn cảnh đó, nhà thơ
vẫn còn tỉnh táo để nhận ra mình:
Kìa cái đêm nay mới gọi đêm
Mắt giương không ngủ cũng
không thèm
Tình này ai thấu cho ta nhỉ
Tâm sự năm canh một bóng đèn.
Ðiểm sáng nhất, xúc động
nhất trong thơ ông là ở góc độ
này. Ðó là tình cảm của ông đối
với quê hương đất nước.
Nỗi đau khi nhìn thấy đất
nước đổi thay mà bản thân ông
thì không làm gì thay đổi thời
cuộc (Sông lấp). Bài thơ chứng
tỏ Tú Xương vẫn là người nặng
tình đời và tha thiết với cuộc
sống. Mặc dù có lúc ông đâm ra
bối rối, lạc lõng, mất phương
hướng trước bao biến đổi của
thời cuộc:
Hỏi người chỉ thấy non xanh ngắt,
Ðợi nước càng thêm tóc bạc phơ
Tiến tới Hội thảo khoa học Tú Xương với thơ Đường luật
17
Ðường đất xa khơi ai mách bảo?
Biết đâu mà ngóng đến bao giờ?
(Lạc đường)
Lòng yêu nước của Tú Xuơng
còn thể hiện qua sự khâm phục
của Tú Xương đối với những
người có tài, có đức ra cứu đời,
giúp nước:
Vá trời gặp hội mây năm vẻ
Lấp bể ra công đất một hòn
(Gửi cụ thủ khoa Phan)
Tuy không đủ dũng khí để đi
vào cuộc cách mạng như bao
nghĩa sĩ yêu nước khác nhưng
ông có cảm tình nồng hậu đối
với những người làm cách
mạng. Hình ảnh Phan Bội Châu
Vá trời, lấp bể đã đến với Tú
Xương bằng tất cả sự kính
mến, khâm phục.
6.2. Triết lý sống của Tú Xương
giữa thời buổi loạn ly:
Triết lý sống của Tú Xương
đặc biệt không giống ai giữa
thời buổi loạn ly. Ông sống giả
câm, giả điếc, làm ngơ trước dư
luận. Sống như ông phải có
kiểu cách riêng, giống như hình
ảnh của chú Mán ở Nam Ðịnh
(Chú Mán).
Thái độ sống khác của Tú
Xương có phải chăng là thái độ
chống đối của nhà thơ trước
thời cuộc? Ông không muốn
hòa vào cuộc sống ngột ngạt
không lối thoát này, không
muốn hợp tác với cái văn minh
trong thời kỳ nước mất, nhà
tan. Giữa bao cái rối rắm mà
mọi người đang tìm cách chen
chân vào thì Tú Xương tách
khỏi nó. Từ đó thể hiện sự yêu
thích tự do, không chịu cúi luồn
làm nô lệ.
Triết lý sống của Tú Xương
nếu đem đặt bên cạnh triết lý
sống của các nhà chiến sĩ yêu
nước xả thân vì nước lúc bấy
giờ thì triết lý sống của Tú
Xương có phần mờ nhạt.
Nhưng nói chung, triết lý sống
của ông đã phần nào phản ảnh
được tâm trạng của lớp “trí
thức nửa phong kiến nửa thực
dân” của những người sống
trong thời buổi không đành
tâm theo giặc cũng không cầm
vũ khí chống giặc.
Và cái vĩ đại, lớn lao nhất
của nhà thơ là đã để lại cho
hậu thế một mảng thơ trào
lộng tới tận cùng của những
tiếng cười chua chát. Những thi
phẩm theo thể phú, thơ luật
Đường của Tú Xương tổng cộng
theo sưu tầm là trên dưới 200
đơn vị, đều là những điều trăn
trở của ông là một góc nhìn
trước hiện trạng xã hội lúc
đương thời. Cho tới nay qua
gần 2 thế kỷ có những bài vẫn
còn như mới còn nguyên giá trị
trong thời kỳ hội nhập, cùng
với những chuyển biến xã hội
Tiến tới Hội thảo khoa học Tú Xương với thơ Đường luật
18
sâu sắc. Xứng với nhận định
của Nguyễn Công Hoan “Thần
thơ, thánh chữ” Thiển nghĩ giá
trị nội dung, và cả nghệ thuật
của thơ phú Tú Xương vẫn còn
nhiều góc cạnh để cho chúng ta
khai thác và chiêm nghiệm.
Nhất Tâm
Sưu tầm và Tổng hợp
Xin giới thiệu một chùm thơ
của Tú Xương:
Chúc Tết
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thì mua tước; đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non.
Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết ở trong đời
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người.1
1
Khổ thơ cuối có thể do người đời
thêm vào
Thương vợ
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận
Năm nắng mười mưa, dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
Có chồng hờ hững cũng như không!
Ba thứ lăng nhăng...
Một trà, một rượu, một đàn bà,
Ba thứ lăng nhăng nó quấy ta.
Chừa được thứ nào hay thứ ấy,
Có chăng chừa rượu với chừa trà.
Cảm hứng
Xấp xỉ ba mươi mấy tuổi đầu
Trăm năm tính đốt hãy còn lâu
Ví cho thi đỗ làm quan lớn
Thì cũng nhỏ to cưới chị hầu
Ðất nọ vẫn thường hay có chạch2
Bể kia có lúc cũng trồng dâu3
Hôm nay rỗi rãi buồn tình nhỉ
Thử xuống Hàng Thao đập ngón chầu.
Hỏi đùa mình
Ông có đi thi ký lục không?
Nghe ông quốc ngữ học chưa thông
Ví dù nhà nước cho ông đỗ
Mỗi tháng lương ông được mấy đồng.
2
Chạch: do câu tục ngữ “Ðất sỏi
chạch vàng”. Ý nói ở nơi tầm thường
vẫn sinh ra người hào kiệt.
3
Trồng dâu: theo câu “Thương hải
biến vi điền” nghĩa là “Biển xanh biến
thành nương dâu”. Ý nói hy vọng có sự
thay đổi tốt cho mình.
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
19
Chùm thơ của Chi hội TP Vũng Tàu
Di chúc Bác Hồ
Chúc thư Bác để lại cho đời
Tình cảm thân thương nét chữ tươi
Càng đọc càng thêm yêu quý Bác
Ngẫm sâu ngẫm kỹ biết ơn người
Bác mơ bình đẳng toàn nhân loại
Người ước tự do mọi giống nòi
Xuyên suốt màn đêm tìm lửa sáng
Mang về chân lý: Ánh dương soi!...
Hoàng Hữu Cát
Màu xanh bất diệt
Ruộng đồng, sông nước đẹp hơn tranh,
Độ tuổi còn như lá trĩu cành.
Lồng lộng trời cao màu bát ngát
Mông mênh biển cả vẻ mong manh.
Trường tồn mẫu tử tình thương mẹ,
Cao điểm anh hùng sắc áo anh.
Công trạng, sử ghi trang bất khuất,
Giữ yên cuộc sống mãi trong lành.
Phan Viết Đan
Hứa phải làm
Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam
Mang bao thông điệp với công hàm.
Xóa tan cấm vận từng vô lý
Rà hết̃ bom mìn khỏi chết oan.
Chất độc “Pháo đài” thời rải thảm
Nỗi đau tàn phế chất da cam.
Ra về Tuyên bố chung hai nước
Ông nhớ cho tôi hứa phải làm!
Binh Diệp
Về Vũng Tàu
Em về phố biển với anh không?
Giỡn sóng, vờn mây, tắm nắng hồng
Du lịch Chí Linh vui khách quý
Danh lam Núi Lớn ngắm vầng Đông.
Hồ Mây ánh điện mời chim én,
Bãi Trước dàn khoan phóng lửa rồng,
Muôn thuở anh hùng lưu sử sách
Một vùng kiêu hãnh của cha ông.
Phạm Văn Du
Trở lại bến thơ xưa
Trở lại ngày xưa... gặp bến thơ
Tình ta xao xuyến vỗ đôi bờ
Sông thương sóng sánh con
thuyền mộng
Biển nhớ dâng trào trái tim mơ!
Kháng chiến - anh đi vào trận tuyến;
Hòa bình -em lạc bến bơ vơ!
Âm - Dương cách trở, tình lai láng,
Quặn mãi tim này! Nghẹn tiếng thơ!
Nguyễn Thị Thanh Hà
Nữ Việt anh tài
Sáng mãi anh hùng vĩ Đế vương
Cưỡi voi phi ngựa ních cầm cương
Giàu lòng nhân hậu xưa còn mãi
Sóng dữ đại dương nữ khác thường
Phụ nữ ngày nay bộ ngoại thương
Giao du nước bạn sáng con đường
Nước giầu dân mạnh muôn đời thịnh
Nữ Việt đa tài mãi Đế Vương…
Kim Thoa
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
20
Đi theo Đảng
Toàn dân đã chon một con đường
Theo Đảng đến cùng Xuân ngát hương
Đánh đuổi quân thù giành thắng lớn
Diệt tan nghịch tặc sạch môi trường
Bẩy nhăm thống nhất toàn bờ cõi
Mãi mãi mừng công tỏa bốn phương
Truyền thống anh hùng cờ Bách chiến
Giang sơn gấm vóc mãi hùng cường.
Phạm Quang Quý
Bác đi
Bác đi lặn lội bốn phương trời
Chân lý sáng ngời, ý chẳng nguôi
Vạn núi, thương nòi không nản chí
Nghìn đèo, cứu nước, quyết tìm tòi
Sài gòn ngày ấy đành xa cách
Nước Pháp tháng năm sống lẻ loi
Nhân đạo viết lên đường cách mạng
Hồn trai dũng cảm ánh hồng soi.
Nguyễn Văn Quảng
Hạ nhớ
Lả tả sân trường cánh phượng rơi
Kể từ khi ấy biệt phương trời
Người về quê cũ còn thương bạn
Ta ở nơi đây vẫn nhớ người
Sánh bước bao năm tim rộn rã
Chia tay một sớm dạ bồi hồi
Ve ơi sao nỡ ngân chi mãi
Để nỗi lòng ai những rối bời,
Đình Sơn
Trước biển
Trời xanh nắng rọi biển soi gương
Cảnh đẹp người đơn trái sự thường
Tha thướt mây bay in sắc nước
Hững hờ gió thoảng lạc mùi hương
Xa người nhớ lắm bao mong đợi
Vắng bạn trông nhiều những vấn vương
Một bóng bơ vơ nơi Bãi Trước
Lời thơ tan loãng giữa trùng dương...!!!
Trần Châu Hoàn
Hội ngộ
Đón chào thi hữu đất kinh kỳ
Bà Rịa - Vũng Tàu cùng chạm ly
Dê núi dầm gừng vui gặp gỡ
Rượu quê ngâm thuốc thú nhâm nhi
Anh em góp sức khơi vần sáng
Trên dưới đồng lòng nối tứ thi
Người ở dùng dằng câu tiễn bạn
Kẻ về bịn rịn bước chân đi...
Tập thể đồng sáng tác
Cảnh chiều TP Bà Rịa
Xế chiều
Bóng ngả, xuân qua bóng xế chiều
Còn in vạt nắng hạ liêu xiêu
Da mồi tóc điểm làn sương khói
Dẫu hạc, còn vương vấn bụi nhiều.
Kim Thoa
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
21
Chùm thơ của Chi hội Thành cổ Quảng Trị
Không quên
Vẫn muốn quên đi cái chuyện đời
Sao lòng ray rứt mãi không thôi
Tối qua trằn trọc nằm không ngủ
Sáng đến loay hoay đứng lại ngồi
Bực trí đề thơ - thơ chẳng đượm
Buồn tình vịnh tứ - tứ còn vơi
Mới hay đời lắm điều cay đắng
Mà vẫn chưa quên cứ nhớ đời.
Nguyễn Vân Cư
Tháng chín Đà Lạt
Sương về giăng trắng phủ sườn non
Rảo bước men theo những lối mòn
Ngàn sắc nhấp nhô bừng phố núi
Muôn màu lấp lánh rạng lầu son
Em cười duyên thẹn lòng e ấp
Anh nối tình say tâm vẹn tròn
Đà Lạt trong ta hoài mộng ước
Ghi sâu ký ức mãi đang còn.
Lê Đình Chung
Trách thầm
Làm người tôn trọng chữ tao khang
Đã trót yêu nhau nỡ phụ phàng?
Mong mãi bao thu tàu lá rụng
Đợi hoài mấy hạ cánh hoa tàn
Âm thầm nuốt lệ khi sầu cảm
Lặng lẽ rơi châu lúc bẽ bàng
Đừng để con tim đông tuyết lạnh
Và thêm uổng phí nét hồng nhan.
Nguyễn Thanh Dàn
Xuân Bình Thân
Xuân đến Bính Thân đẹp tuyệt vời
Bảy lăm mình cứ ngỡ đôi mươi
Thơ xuân đong hết cho bè bạn
Văn Tết giữ nguyên để tặng người
Có rượu Quỳnh hoa nhấp mấy chén
Hoặc bia Trúc bạch thử vài hơi
Đào mai bung nụ khoe hương sắc
Tổ Quốc thăng hoa rộn rã đời.
Trần Thanh Hải
Niềm vui gặp bạn
(Kính tặng Hội thơ Đường Luật
tỉnh Lâm Đồng)
Vui sao gặp bạn hội thơ đường
Thi phú tuôn trào dậy bốn phương
Quảng Trị hân hoan mừng nghĩa bạn
Lâm Đồng vui vẻ đón tình thương
Về thăm tưởng niệm đài Thành Cổ
Ghé viếng tri ân bến Quảng Trường
Tổ Quốc tôn vinh hồn liệt sĩ
Non sông đất Việt mãi hùng cường.
Võ Xuân Khánh
Thỏa ước mong
(Mừng xã Hải Thượng đạt tiêu chí xây
dựng nông thôn mới)
Máy gặt reo vang khắp cánh đồng
Dân mừng đổi mới chuyện nhà nông
Tưới tiêu hết cảnh còng lưng tát
Vận chuyển thôi lo ngữa cổ gồng
Hiến đất mở đường, đường rộng thoáng
Dồn điền đổi thửa, thửa mênh mông
Điện đường trường trạm vừa xây mới
Cuộc sống dân tình thỏa ước mong.
Nguyễn Hồng Khai
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
22
Biển đảo Việt Nam
Biển đảo quê hương đẹp mặn mà
Hoàng Sa liền nối với Trường Sa
Cha ông thuở trước khai bờ cõi
Con cháu ngày nay giữ nước nhà
Xương máu muôn đời từng trải nghiệm
Mồ hôi vạn kiếp vốn kinh qua
Quyết tâm bảo vệ vùng biên hải
Đối sách anh minh giữ thái hòa.
Võ Thảo Nguyên
Nghe lời Bác
Yêu Bác lòng ta vẫn sáng hơn
Nghe lời dạy bảo cháu không buồn
No cơm phải nhớ ơn cày cuốc
Ấm áo cần thương nghĩa ruộng nương
Dẫu có xa xôi lời vẫn vọng
Tuy không gần gủi giọng luôn còn
Nghìn thu tiếng gọi lưu non nước
Chốn ấy ngày ngày Bác đợi mong.
Nguyễn Trí Quang
Đêm đông thoáng nhớ
Gió buốt đêm đông rít rít hoài
Không gian tĩnh mịch cõi thiên thai
Năm canh gà gáy lòng nhung nhớ
Sáu khắc cu gù dạ luyến ai
Quân tử giữ mình từng khí phách
Hiền nhân đức độ trãi đông tây
Biển đời dậy sóng triều lên xuống
Hình bóng diễm xưa thấp thoáng bay.
Lương Văn Quỳnh
Tiếng chuông ngân
Xuân đi, xuân lại bốn mươi năm
Quảng Trị còn đây những mộ phần
Thành Cổ khói loang nền cỏ biếc
Hãn giang hồn quyện đáy sông xanh
Quê hương in bóng trang hào kiệt
Tổ Quốc lưu danh đấng liệt oanh
Lòng mẹ muôn đời ân đức tạc
Ngàn thu đồng vọng đấng hùng anh…
Hồ Hữu Tùng
Về với Hội thơ
Đúng hẹn ta về với hội thơ
Đường thi cứ thế chuyển luân cờ
Thành Vinh lịch lãm giang tay tiếp
Phố thị yêu thương sẵn đón chờ
Câu ví điệu lừng nâng tẩu khúc
Chiếu văn bút lộng tỏa trời mơ
Giao lưu huynh hữu khắp nơi chốn
Tạm biệt nhau rồi luống ngẩn ngơ
Văn Thiên Tùng
Nước Việt yêu thương
Nước Việt yêu thương quyện đất trời
Giang Sơn gấm vóc điệp trùng khơi
Thiên thu Hồng Lạc luôn bền vững
Bách tuế Rồng tiên mãi rạng ngời
Con cháu lưu tâm ghi tạc dạ
Quân dân khắc cốt nhớ y lời
Nguy nan thề quyết không chùn bước
Gian khổ hy sinh chẳng thể rời.
Lê Thiên Tương
Thành cổ Quảng Trị
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
23
Chùm thơ của Chi hội Bình Định
Hoa súng
Mọc giữa bùn đen vẫn thản nhiên,
Phơi màu trong trắng với thanh thiên.
Mỏng manh cánh phấn càng tươi sắc,
Kín đáo nhụy hường thật thắm duyên.
Gió gợn không nao tình giạt nổi,
Sóng đùa chẳng ngại phận truân chuyên.
Bồng bềnh sông nước hương
thanh khiết,
Sống giữa ao quê dáng dịu hiền.
Hàn Thu Thảo
Cảm xúc Quy Nhơn
Nỗi buồn thiếu nữ vốn thông minh,
Lỡ bước tơ duyên tủi phận mình.
Nửa cuộc chia ly đời bất hạnh,
Hai vai gánh vác kiếp phù sinh.
Người về chốn đó cho tròn nghĩa,
Kẻ ở nơi đây giữ vẹn tình.
Trước cảnh neo đơn vai quá nặng,
Vậy mà dìu dắt đến an vinh.
Bùi Văn Thọ
Về Phước Hưng
Mười mấy năm trời xa Phước Hưng,
Hôm nay trở lại gió reo mừng.
Đường về Quảng Nghiệp nhà cao vót,
Lối đến Nho Lâm điện sáng trưng.
Háo Lễ chợ mai người nhộn nhịp,
Bích Nam kinh tối mõ ung dung.
Má hồng thôn nữ tươi màu lúa,
Tay gặt không ngưng đẹp quá chừng!
Võ Tấn Hùng
Pháo hoa bếp lửa
(Họa Thơ Hàn Thu Thảo)
Trường Sơn kể chuyện bếp nhà sàn
Chân cứng vượt qua đá núi ngàn
Ám dạ ngọt bùi khoai sắn nướng
Đói lòng thơm thảo bắp ngô rang
Chàng trai mắc võng ngồi hong lửa
Cô gái cõng gùi đốt sưởi than
Tí tách tiếng reo xua hết rét
Khối tình dân tộc nghĩa buôn làng.
Lý Văn Kỳ
Nỗi niềm
Nhà ai bên giậu trải mai vàng
Mỗi độ xuân về vẫn ghé ngang
Thoang thoảng làn hương đưa
trước ngõ
Nỉ non tiếng sáo vọng trong làng
Mỗi niềm thi khách tơ lòng vướng
Thị phú văn nhân bút tích mang
Kẻ sĩ tài hoa hay lãng mạn
Làm sao quên được bóng hình nàng.
Tương Tâm
Ngất ngây tình
Bốn chục mùa đông đã trải qua
Thế mà em vẫn đẹp tươi hoa
Hương dâng môi ngọc duyên
đằm thắm
Sắc dậy thân ngà dáng thướt tha
Mây mãi ngày đêm say suối tóc
Tuyết hằng năm tháng đắm làn da
Lao xao sóng mắt vờn trăng gió
Ngây ngất tình anh suốt tuổi già.
Lê Văn Trừ
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
24
Nhớ thời áo trắng
Một chiều bảng lãng bóng hoàng hôn
Trĩu nặng tâm tư cảm giác dồn
Giục giã trong lòng luôn tiếc rẻ
Đếm từng kỉ niệm mãi vùi chôn
Hạ về ngõ đỏ phai mùi phấn
Phượng nở tình xanh đẫm sắc hương
Lặng lẽ ve sầu – chào hỏi khách
Chuyện đời gác bỏ nhũ màu sương.
Nguyễn Thanh Việt
Chừa rượu
Anh giã từ em quặn thắt lòng
Đâu còn gắn bó hạ thu đông
Khi lâng lâng quá môi tê tái
Lúc hứng hứng lên má ửng hồng
Lặng lẽ từng đêm trời hóa đất
Say sưa lắm bữa biển thành sông
Giờ còn đâu nữa, em đâu nữa
Nhớ nhớ thương thương ủ giấc nồng.
Song Thanh
Một thời mực tím
Một thời mực tím thỏa niềm mơ
Lúng túng hỡi người ! Tự bấy giờ
Gió bụi đồi thông vang tiếng hát
Mưa ngàn đỉnh núi thả hồn thơ
Trắng tinh trang giấy đầu đời tặng
Hồng thắm lòng ai cuối cuộc chờ
Ai biết cho ai tình đã vỡ
Mộng còn trăn trở nỗi bơ vơ.
Hoàng Ánh
Tháp Mỹ Sơn
Nét son
Cát bụi sông hồ chẳng vướng chân
Đường đời nhẹ gót bước phong trần
Trở về quê cũ cùng từ mẫu
Hướng lại tình xưa với cố nhân
Cạn cốc giao lưu hằng kết nghĩa
Đầy trang xướng họa mãi ghi ân
Nét son len bóng trong vườn mộng
Mơn trớn hồn thơ bút tỏa vần.
Thanh Long
Miền quê
Trên gò ngọan cảnh ngắm đồng xanh
Ruộng lúa đưa hương gié trĩu nhành
Khóm trúc vi vu xào xạc lá
Hàng tre kẽo kẹt lắc lay cành
Trên sông cùng bạn vui trăng sáng
Dưới bến chung thuyền đón gió lành
Cảm cảnh sinh tình thơ ý dậy
Miền quê non nước đẹp như tranh.
Đình Thứ
Duyên hội ngộ
Duyên thơ hội ngộ bạn xa gần
Già trẻ đồng sàn chẳng cách phân
Khoái chí đôi câu Anh-Thảo vịnh
Êm tai mấy vận Hải- Hiền ngâm
Câu thơ xướng họa giàu tình cảm
Chén rượu tương phùng đậm
nghĩa nhân
Cao thấp cung đàn chung một điệu
Tri âm tri kỉ bạn xa gần.
Liên Anh
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
25
Quê tôi
Quê tôi địa thế bán sơn hà
Sẵn tự nhiên bày khéo gợi ra
Sáng ngước lên sương choàng núi Tản
Chiều nhìn xuống nắng phả sông Đà
Tia vàng giỡn mở từ châu báu
Giọt bạc trêu khai tứ ngọc ngà
Bạn đến là cho ngay cảm xúc
Dồn lên ngọn bút nẩy thơ ca.
Nguyễn Văn Chiến
Gửi người yêu dấu
Leo chín tầng mây thăm Quế cung
Cảm thuơng thân chiếc sắt se lòng
Năm canh gối lệ - Ai chung lẻ?
Sáu khắc phòng không, Ai lạnh không?
Duyên hẩm vụng tìm vơ chú Cuội
Giá cao khéo chọn vớ Thì Ông
Chung tình đồng cảnh ta chia sẻ
Hai trái tim yêu một chữ đồng.
Trịnh Cơ
Phố hẹp
Khánh thành phố đã tắc lưu thông
Vẫn hẹp nên xe chạy hóa đông
Với chắn che luồng len cật lực
Còn cầu mở lối lách thành công
Nhà nhô đến phá tan bao luợng
Phố lấn đi ngăn tốn khá đồng
Tới nuớc văn minh chơi thấy khác
Nhìn đuờng họ rộng học hay không?
Tưởng Văn Hòa
Men nồng tháng bảy
Đêm trường nẫu đoạn mối tơ lòng
Người hỡi ngàn xa thấu tỏ không
Ồ Thước vô tình ngoài biển bắc
Ngưu Lang lạnh giá giữa trời đông
Ngân Hà cách trở duyên nồng thắm
Chức Nữ nương nhờ bến đục trong
Hôm sớm vui cùng khung cửi gấm
Mong ngày tháng bảy dậy men nồng.
Mai Hoàng Khải
Đợi quỳnh nở
Nụ quỳnh he hé sắp khai bông
Chúm chím như say ngủ giấc nồng
Ngà ngọc lả lơi xòe cánh trắng
Nõn nà hờ hững tỏa cành trong
Len len hương đậu chòang vai mịn
Thoang thoảng thơm bay đọng
má hồng
Tri kỷ cùng nhau chờ thưởng ngoạn
Hoa bừng sắc đẹp ghẹo người mong.
Trương Thị Thanh
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
26
Nhớ Tây Nguyên
Cao nguyên xào xạc lá vàng bay
Cảnh cũ tình xưa ở chốn này
Khe Gỗ, Đèo Măng rừng lộng gió
Biển Hồ, Tháp Đứng nước in mây
Em người Phố Núi vui đằm thắm
Anh kẻ Thành Nam thích đắm say
Nắng hạ chiều buông khua nỗi nhớ
Bẻ lòng chia nửa gửi trời Tây.
Nguyễn Đức Thạnh
Công ơn Bác
Sử Nam lấp lánh sáng bao chương
Công đức Bác Hồ tỏa bốn phương
Lặn lội năm châu Người chọn lối
Bôn ba bốn biển Bác tìm đường
Lao tù xiềng xích không sờn chí
Đói rét gian lao chịu gió sương
Đất nước tự do dân hạnh phúc
Công ơn, tình Bác ấm muôn phương.
Đào Hương Thu
Quân sư Nguyễn Trãi
Ức Trai khai quốc nhất công thần
Một bậc hiền tài đã góp phần
Tư tưởng uyên thâm ta dưỡng sức
Trí tâm bác ái địch điều nhân
Mưu cao sở tại vây thành giặc
Kế giỏi viện binh diệt tướng quân
Nước bí Vương Thông xin được rút
Hòan toàn giải phóng nức lòng dân.
Phạm Ngọc Thuận
Cảm tạ
Cảm tạ đất trời chọn giúp tôi
Bạn đời chung thủy ví răng môi
Gập ghềnh tuổi tác xuân trang lứa
Phẳng lặng tình duyên đũa đẹp đôi
Cống hiến một thời vương nghĩa cả
Lãng du vài bữa tiếc tiền rơi
Bụi đời dọn dẹp thuần phong giữ
Để tự thảnh thơi thắm đỏ lời.
Lê Tuyến
Tiết báo thu sang
Heo may nhẹ lướt khẽ lay rèm
Mùi cốm thoảng qua nhớ lá sen
Khí hậu xoay vần người ngấm độ
Thời gian nhào nặn của lên men
Tiếng rao năm ngoái nghe còn lạ
Nhịp bước vụ này thấy đã quen
Tiết báo thu sang trời chớm lạnh
Mùa chim làm tổ đến rồi em.
Hoàng Việt Trung
Tâm sự
Bao nhiêu năm tháng có ai hay
Tâm sự giờ đây muốn tỏ bày
Lắm bận nhọc nhằn không nản chí
Nhiều khi cay đắng vẫn hăng say
Gian nan chẳng ngại luôn mài bút
Vẫn vả cũng thây tập nháp dày
Khó nỗi lòng nguời chưa thấu hiểu
Cứ chờ thôi vậy biết sao đây.
Bùi Thế Đại
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
27
Chùm thơ của Chi hội Điện Biên
Theo gương Bác
Học Bác con xin ghi nhớ lời.
Mỗi ngày ra đứng trước gương soi.
Bụi vương quanh áo lo thau sạch.
Hoa nở trong hồn nguyện giữ tươi.
Vì nước vì dân không quản ngại.
Việc đời việc đạo chẳng buông lơi.
Làm viên gạch nhỏ xây non nước.
Chẳng thẹn khi trông ảnh Bắc cười.
Đỗ Trọng Luân - ĐT: 0913297885
Nối gót tiền nhân
Lời dạy vua truyền tự thuở xưa.
Văn bia lưu khắc chẳng phai mờ*
.
Tiền nhân dẹp giặc yên cương thổ.
Hậu thế dựng xây vững cõi bờ.
Bạt núi ngăn sông cho điện sáng.
Trồng rừng, giữ nước, trọn niềm mơ.
Tuổi xuân làm mới miền quê mới.
Tình đất tình người đẹp ý thơ.
Phạm Hữu Dược
Xé sao†
Chẳng biết ai xưa khéo vẽ bày.
Xé sao mới biết chuyện là hay.
Người già im ắng trong hồi tưởng.
Trẻ nhỏ vô tư giữa giấc say.
Tiếng Pí‡
đã ưng panh kẽ đợi.
Trúc mềm như ý lựa chiều xoay.
Thắm tình đôi lứa không ai dạy.
Các cụ ta xưa cũng thế này.
Vũ Quang Minh - ĐT 01635091946
*
Bia đền vua Lê ở Nậm Nhùn Lai Châu
†
Tiếng Thái tạm dịch là “đánh thức
thiếu nữ”.
‡
Pí: Một loại khèn của đồng bào Thái.
Nhớ đức Người
Con viết bài thơ để kính Người
Vĩ nhân của thế kỷ hai mươi.
Bôn ba hải ngoại tìm chân lý.
Lặn lội muôn nơi cứu giống nòi.
Dẫn lối nhân dân qua biển lớn.
Đưa đường dân tộc vượt trùng khơi.
Bác Hồ sống mãi cùng non nước.
Đất Việt phồn vinh nhớ đức Người.
Đỗ Vũ Xô - ĐT: 01668083783
Đi bộ
Sáng ra đi bộ luyện đôi chân.
Cảnh sắc ban mai đẹp tuyệt trần.
Gió núi hương rừng thơm ngát bản.
Vẳng nghe trong gió tiếng
chuông ngân.
Hồn thơ
Chợt nghe như có tiếng nàng thơ.
Cảm xúc mênh mang chẳng bến bờ.
Lựa ý gieo vần tay hạ bút.
Lời hay tứ đẹp vút thành thơ.
Trịnh Minh Khuê - ĐT: 01699532286
Nàng nếp nương
Mẹ đất sinh ra giữa chốn đây.
Non tơ trải rộng tới tầng mây.
Hương thơm nồng thắm từ muôn thuở.
Vị đặm thủy dhung đến mọi ngày.
Chắt lọc tinh hoa cùng nắng cháy.
Gạn đi bụi bặm với mưa bay.
Mong sao lại được đầu thai nữa.
Để đến bên em say ngất ngây./
Nguyễn Văn Tiết
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
28
Hoàng hôn xóm biển
Hoàng hôn xóm biển sóng như say.
Ào ạt triều dâng bãi cát dày.
Thiếu nữ bơi đùa vang mặt nước.
Trẻ thơ nô rỡn rộn bờ cây.
Khói lam mái bếp gài hoa nắng.
Gió lộng cánh buồm lả bóng mây.
Tấp nập vạn chài thuyền kéo lưới.
Cảnh hay tranh vẽ? Để người say.
Vũ Quí Đạt - ĐT: 0230.3824373
Biến đảo mùa xuân
Biển đảo vùng trời tổ quốc ta.
Xuân về trên cánh én bao la.
Thuyền câu dong duổi vây đàn cá.
Tầu lớn vươn khơi giữ biển nhà.
Xương máu ông cha hòa bão tố.
Mồ hôi chiến sĩ gửi Trường Sa.
Mùa xuân đất nước hoa trên sóng.
Tầu nặng cá đầy vang tiếng ca.
Trần Công Hữu - ĐT: 01633478002
Cảm thơ
“Từ tạ nhìn theo... đã khuất rồi”.
Cảm thơ em lỡ phận đơn côi.
Ông Tơ bà Nguyệt sao hờ hững.
Bạn hữu thi huynh nỡ để trôi.
Tháng giá ngày đông nhanh tới lắm.
Ngày xuân tháng hạ chóng qua thôi.
Thơ ơi... phần kết xin nhường lại.
Đâu đấy... bây giờ đã kết đôi.
Thu Hoài - ĐT: 0945387964
Xuân rẻo cao
Cõng nắng theo mây xuống chợ hoa.
Nhởn nhơ bướm lượn váy đưa tà.
Rền vang vó ngựa trên lèn đá.
Lảnh lót lưng trâu tiếng sáo ca.
Nhuộm nắng đào hoa bừng sắc thắm.
Ngậm sương ban trắng tựa sao sa.
Lưng đèo réo rắt cung đàn gió.
Thác đổ rì rầm nhịp phách xa.
Hoàng Hải Phượng - ĐT: 01256041965
Ơn đức Bác Hồ
Muôn triệu con tim cả nước ta
Nhớ công ơn Bác thật bao la
Tìm đường cứu nước vì dân tộc
Mở lối giúp dân vẹn nước nhà
Đánh Mỹ đuổi Tây trừ nội chiến
Chống Tàu gìn giữ đất ông cha
Hằng mong thế giới hòa bình đến
Công đức Bác Hồ mãi ngợi ca.
Hoàng Ngọc Hải
Nhớ Kinh Bắc
Nắng vàng trải khắp rặng cây xanh
Nhớ quá Bắc Ninh chốn thị thành
Tiếng sáo Từ Sơn trên quán dốc
Bài ca Mẫn xá dưới đò quanh
Sớm chiều say đắm tình thi hữu
Trưa tối dập dìu chị đón anh
Văn hóa Mịn Sồi đang khởi sắc
Phố phường Kinh bắc đẹp như tranh.
Hoàng Phó Rồng
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
29
Ươm sắc lá
Thi nhân thi hữu mấy năm qua
Kết nối trang thơ ý đậm đà
Năm tháng đề thi ươm sắc lá
Bốn mùa xướng họa ủ hương hoa
Ưu tư rũ sạch lòng thanh thản
Ảo mộng san bằng dạ thiết tha
Mỗi độ xuân về vui tuổi hạc
Cửa nhà thanh bạch khách hằng qua.
Lê Quang Hoạt
Hết thời
Hết thời chức tước, lộc ai cho…?
Gói nhỏ,phong to hết cửa chờ.
Ngõ trước buồn hiu không lọng tía
Sân sau vắng bóng chẳng dù ô
Trông lên chẳng có ai thèm ngó
Cúi xuống oai gì chỉ thấy lo
Sóng bể lòng dân công lý sáng
Quan tham mất chức lại nằm co.
Hoàng Việt Dũng
Quê tôi
Xứ Nghệ quê tôi đẹp tuyệt vời
Một vùng non nước điệp trùng khơi
Làng quê bát ngát đồng xanh tốt
Phố thị nguy nga điện sáng ngời
Bảo vệ quê hương ta quyết giữ
Dựng xây đất nước mãi xanh tươi
Một miền đất Mẹ quê tôi đó
Hạnh phúc ấm no cả cuộc đời
Nguyễn Mạnh Cừ - ĐT: 01233412378
Suối nóng Bản Sáng
Đẹp bốn mùa mây, trời đất linh
Đây nguồn nước nóng cảnh thêm xinh
Chim xanh náo nức vòng quanh lượn
Nam nữ chung vui phơi tắm mình
Tay tát nước mành tia lóa nhỏ
Về đây dịu mát như mùa xuân
Xa tìm đến, bốn phương tìm trở
Bản Sáng đây thắm cảnh đượm tình.
Lò Văn Sinh
Bài ca biên giới
Tuần tra trên dải đất biên cương
Vách đá cheo leo gió tản sương
Năm tháng trọn tình cùng mốc giới
Ngày đêm vẹn nghĩa với quê hương
Khó khăn vững chí lòng son sắt
Gian khổ bền gan dạ chẳng vương
Tay súng vững vàng yên xã tắc
Bài ca biên giới hát trên đường.
Nguyễn Ngọc Hoàn
Dự Hội thơ Đà Nẵng
Điện Biên Đà Nẵng cách ngàn cây
Vượt núi băng rừng đã tới đây
Dự hội thơ đường thành phố biển
Trung tâm đất Việt chọn nơi này
Thi huynh, thi hữu Trung Nam Bắc
Hội tụ đông vui nắm chặt tay
Hòa quyện Đường thi thêm khởi sắc
Chia tay hẹn gặp lại mai ngày.
Bạc Cầm Kêm
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
30
Chùm thơ của Chi hội Phú Thọ
Cổng làng
Cồng làng ơi hỡi, cổng làng ơi.!
Đấy thuở thơ ngây chốn dạo chơi
Nơi bố lên đường con vẫy gọi
Chốn bà về chợ cháu tươi cười
Rủi may số phận bao nhiêu kiếp
Ngọt nhạt cơ duyên biết mấy đời
Một cõi đi về muôn thuở ấy
Cổng làng đưa đón những buồn vui.
Bùi Văn Ân
Cà Phê
Tý tách giọt buông… giọt… giọt rơi
Sương thu man mác phủ lưng trời
Hồ chiều gió thoảng lay giàn liễu
Hiên tối mưa bay ướt sự đời
Ngụm đắng ai dành nơi trầm mặc
Giọt bùi người nỡ chốn chơi vơi
Hồn thơ chín khúc nhào chưa đặng
Lữ khách đìu hiu dở cuộc chơi.
Nguyễn Hữu Cầu
Cảnh Xuân
Mưa sớm tạnh rồi… Rét cũng lui
Mây giăng xanh ngát rạng chân trời
Cảnh xuân như vẽ tươi xinh lại
Sắc tết dường tô đẹp tuyệt vời
Xuôi ngược phố phường bừng nét mới
Gần xa thôn bản rộn niềm vui
Tay ai khéo dệt tranh đời vậy
Thi sĩ…Văn nhân, khó đủ lời!
Phan Chúc
Tình xuân
Cứ tưởng tình xuân đã cạn rồi
Nào hay ý vẫn thắm trong tôi
Mưa giăng lớp lớp trong mờ tỏ
Gió thổi bay bay cảm rối bời
Xuân đến xuân đi xuân chắng hết
Tình già tình trẻ tình không vơi
Công danh bổng lộc tiêu tan cả
Còn lại tình xuân mãi với đời
Hoàng Văn Cờ
Qua thậm thình
Văng vẳng đâu dây tiếng “thậm thình”
Nhịp chày giã gạo buổi bình minh
Lương dư nước thịnh dân no ấm
Tướng mạnh binh hùng giặc
khiếp kinh
Lạc Việt muôn đời đầy khí phách
Tiên Rồng vạn kỷ vẫn oai linh
Cội nguồn cây lúa hồn sông núi
Hạt gạo nước non nặng nghĩa tình.
Dương Viết Dinh
Gánh hát chèo xưa
Đã sa thì lệch lại còn chênh
Gánh hát chèo xưa quá gập ghềnh
Tứ quý, Đò đưa miền nhộn nhịp
Đường trường, Xuôi ngược nẻo
lênh đênh
Nào đau tiết hạnh thân Đào liễu
Thì đó anh tài đấng bấp bênh
Trên chiếu hóa vào bao số phận
Trở về đời thực cuộc chông chênh.
Hồng Đà
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
31
Chào Mỹ Khê
Chào nhé biển trời đất Mỹ Khê
Chiều nay tạm biệt chúng tôi về
Yêu sao đôi mắt xanh bờ bãi
Nhớ lắm, khu rừng ngát trúc tre
Ai viết tranh thơ lời não nuột
Để người đứng lặng mắt mờ hoe
Thùy dương một bóng buồn ly biệt
Dừa biếc hai hàng vẫy đến khuya.!
Trần Ngọc Đổng
Nhớ một thời
Bao mùa phượng đỏ tóc bồng mây
Trò cũ đi xa vẫn nhớ thầy
Người đã thành danh còn nhắc nhở
Kẻ đang nuôi mộng vẫn thưa bày
Tình xưa năm tháng nào vơi cạn
Nghĩa cũ ngày đêm mãi ắp đầy
Kiêu hãnh một thời say cống hiến
Giúp đàn em nhỏ cánh tung bay
Nguyễn Sỹ Huy
Vọng nhân
Giờ khắc thời gian dẫu tuột vèo
Tình đời còn mãi chắng hèo heo
Rằng: Khôn mươi bận chưa
thành nghiệp
Nhỡ: Dại một lần cũng đã teo
Mạnh sức, tình người càng phải giữ
Đang cơ, đạo lý cố năng theo
Giông mưa bão tố đừng non chí
Nước lớn buồm căng ráng vững lèo.
Vũ Quốc Khánh
Nét thu quê
Đêm thu lành lạnh gió se se
Ngày vẫn còn vương chút nắng hè
Trái ổi giữa mùa nhiều quả lộ
Hồ sen cuối vụ ít hoa khoe
Gió vờn ngõ vắng như mời khách
Mây giỡn trời xa tựa tiễn hè
Trộn lẫn mênh mang vào ớn lạnh
Làm cho man mác nét thu quê!
Từ Đức Khoát
Chiều Thao Giang
Thao giang gió nhẹ gợi hồn thơ
Bóng xế xa xa nắng nhạt mờ
Trăng ló sườn non in bóng nước
Gió vờn khóm trúc uốn cánh tơ
Thuyền ai thấp thoáng êm đềm lướt
Bến nước xôn xao khấp khởi chờ
Có phải thuyền tình mau ghé lại
Ta về mái ấm dệt niềm mơ.
Phạm Đình Lạng
Mưa đá
Bôm bốp như ai ném mái nhà
Những viên ngói lợp vỡ toang ra
Trắng phau tựa tuyết trên
đường phố
Tan lạnh như kem khắp ngõ nhà
Cây cối trong vườn xơ xác lá
Hoa màu dưới ruộng tả tơi hoa
Thiên nhiên ưu ái, thiên nhiên phá
Hủy hoại môi trường lỗi tại ta..
Trần Đăng Luật
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
32
Trăng ngời
(Với Ngô Thái tác giả Vớt Trăng)
Em còn đùa rỡn mảnh trăng rơi
Lắng phía bờ ngân tận đáy trời
Tay ngọc khỏa ngang lay vực thẳm
Mắt huyền hút nẻo động nguồn khơi
Sao chưa chầm chậm xua bờ cạn
Đánh nhẽ vân vi ghép mảnh rời
Trăng vỡ mặt hồ trăng vỡ nữa
Lòng anh tròn vạnh ánh trăng ngời.
Điền Ngọc Phách
Thời hoa đỏ
(Tri ân các anh hùng Liệt sĩ)
Cuộc chiến một thời đã trải qua
Xông pha tuổi trẻ chẳng nề hà
Hy sinh dũng cảm gìn dân tộc
Bất khuất kiên trung giữ nước nhà
Khí phách ngàn thu còn toả sáng
Anh hùng vạn kiếp mãi lan xa
Khí thiêng hội tụ hương hồn ngát
Rạng rỡ non sông dậy sắc hoa…!
NgôThái
Cảnh nhớ Người
Bàn đá chông chênh ấm chỗ ngồi
Từng trang sử Đảng dịch chưa thôi
Rau măng đạm bạc lòng thanh thản
Việc nước bộn bề dạ thảnh thơi
Dòng suối Lê Nin soi bóng nước
Non cao Các Mác chọc mây trời
Ngẩn ngơ Pắc Bó hồn thơ cũ
Da diết chiều thu cảnh nhớ Người
Đỗ Văn Thuần
Viếng mộ Võ Thị Sáu
Lạnh lẽo Hàng Dương hương khói bay
Sóng ngoài bờ cát gió ngàn cây
Bao năm biển hát ru hồn chị
Cúc trắng rưng rưng mắt lệ đầy…!
Nguyễn Thị Va
Thu cảm
Ngâu tạnh thu về hiện trước song
Trong ta man mác chút thu lòng
Lá bay xào xạc hiu hiu gió
Nước chảy miên man lặng lẽ dòng
Chí hạ chưa nguôi khàn giọng cuốc
Tình xuân còn thắm dứt đường ong
Ngoái đầu giã biệt thời giông bão
Cho cúc thêm vàng nỗi ước mong.
Đỗ Khắc Tuấn
Về Đà Nẵng nhớ Hoàng Sa
Người về Đà Nẵng nhớ Hoàng Sa
Quần đảo thân thương của nước nhà
Mảnh đất in sâu hồn xứ sở
Miền quê in đậm đức ông cha
Bao đời thấm máu con dân Việt
Một sáng vào tay lũ giặc Hoa
Vọng tiếng sóng cồn ngoài biển cả
Người về Đà Nẵng nhớ Hoàng Sa.
Nguyễn Khắc Tùy
Thăm biển Hạ Long
Biển xanh mây trắng đảo xanh cây
Trùng điệp lô nhô tựa đứng vây
Rẽ sóng lênh đênh trên biển rộng
Lung linh hang động diệu kỳ thay.
Nguyễn Thị Va
Thăm quê
Trở về quê Mẹ đất Hoan Châu
Một sáng mùa thu rả rích ngâu
Hồng Lĩnh trời yên chim én lượn
Cửa Lò nước lặng cá bơi sâu
Đường dài uốn lượn xe lên xuống
Biển rộng mênh mông cảng đón tầu
Vui cảnh quê hương đang đổi mới
Hẹn ngày thăm lại đất Hoan Châu.
Nguyễn Khánh Minh
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
33
Chùm thơ của Chi hội Đà Nẵng
Cánh chim chiều
Nắng phủ loang đồi, gió lãng phiêu
Đàn chim chao cánh dưới trời chiều
Ve ngâm rả rích trên cành trúc
Bướm lượn dập dìu dưới khóm tiêu
Nhớ mãi một ngày vui có bạn
Mong hoài những buổi vắng cô liêu
Hoàng hôn tím sẫm đêm dần xuống
Một phút mơ màng... bóng liêu xiêu.
Nguyễn Quang Ấn - Việt An
Đà Nẵng sắc hoa
Hòa trong tiếng nhạc vọng vang xa
Rực cả vùng trời sắc pháo hoa
Xanh vết rêu phong thành Điện Hải
Bạc đầu sóng vỗ vịnh Sơn Trà
Đài cao Vọng Nguyệt mây lơ lửng
Động phủ Huyền Không gió vụt qua
Tượng đức Quan Âm ngời ánh điện
Ngũ Hành- Non Nước gọi Bà Nà.
Nguyễn Thị Bảy - Lam Giang
Góc nhớ
Bạn nhớ quê hương gốc Bắc Hà
Ta ngồi hóng mát ngắm Tiên Sa
Trăng theo đỗ bến tình sâu đậm
Gió quyện giao duyên nghĩa mặn mà
Mến cảnh đời vui nhìn hạ đến
Yêu câu thơ mượt vịnh thu qua
Vẽ mây non nước hồn mơ mộng
Sưởi ấm tình thương những nếp nhà.
Phan Thanh Bốn - Thanh Tứ
Bàn chuyện thơ Đường
Làng thơ họp mặt, chúc mừng xuân
Đem chuyện Đường thi luận ý vần
Niêm luật mặc dù còn thủ cựu
Ngôn từ nhất thiết phải cách tân
Quên đi điển sáo nghe như rỗng
Chọn lấy lời hay cảm thấy cần
Nhịp điệu nhẹ nhàng ai cũng thích
Bạn già, lớp trẻ đỡ phân vân.
Nguyễn Văn Cầm
Dạ khúc xuân
Nàng xuân thấp thoáng giữa đêm thâu
Gió thoảng hiu hiu, cảnh gợi sầu
Đắm dạ người đi tràn nỗi nhớ
Chạnh lòng kẻ ở lắng niềm đau
Nhụy vàng mai điểm vương tình bạn
Phấn đỏ đào tô luyến nghĩa nhau
Kỷ niệm gom về khi nắng xế
Còn canh cánh mãi suốt đêm thâu
Thạch Châu - Trương Cầu
Cảm tác xuân
Lộc biếc vươn cành đón gió xuân
Muôn hoa khoe sắc đẹp vô ngần!
Cờ bay phấp phới, thuyền ra biển
Trống dục rộn ràng, hội múa lân
Vững chãi biên thùy gìn tổ quốc
An sinh xã hội hợp lòng dân.
Đồng tâm hiệp sức ta xây mộng
Há phải cầu xin phật, thánh, thần!
Hồ Văn Chi
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
34
Tình thi hữu
Thiên tạo thuở hoang sơ
Phong sương vẫn đợi chờ
Cô thôn, lòng thổn thức
Viễn xứ, chí vương tơ
Tâm sự vầng trăng tỏ
Riêng tư ánh nguyệt mờ
Tuy xa còn mến khách
Thi hữu toại niềm mơ.
Trần Quốc Hải
Quê hương
Về đây miền Bắc gốc ông cha.
Thăm lại nguyên căn đất tổ nhà.
Lần bước vào Trung thời mở cõi.
Theo đường Nam tiến lúc can qua.
Hoàng Liên núi Ngự tình chan chứa.
Đồng Tháp Cà Mau nghĩa đậm đà.
Phấn khởi quê hương ngày thống nhất.
Giang sơn một khối Việt Nam ta
Nguyễn Văn Hiền
Có một mùa thơ
Có một mùa thơ biếc mắt trông
Lung linh muôn sắc trái tim hồng
Giọng trầm, giọng bổng bầy chim lượn
Nét đậm, nét thanh vó ngựa lồng
Em biết say tình ngùn ngụt lửa
Em nghe gội nắng mượt mà bông
Về đây chan chứa lời âu yếm
Chỉ phút giây thôi thỏa ước mong
Vũ Thị Hội - Vạn Lộc
Thu quyến rũ
Mưa thu quyến rũ chạm môi em
Mây cũng tương tư nắng khép rèm
Trăng giận, sao hờn ghen suốt tháng
Sông buồn, cá dỗi chạnh từng đêm
Thuyền mơ cập bến chiều hoang vắng
Nước đợi ru bờ gió dịu êm
Hoa tím bên đời đang nở muộn
Biển tình dậy sóng ngỡ triều lên
Nguyễn Mộng Hương - Ái Khanh
Duyên thơ
(Độc vận)
Đời mình trót nợ với duyên thơ
Xướng họa tao phùng kết bạn thơ
Sáng điểm đôi câu tìm mạch gốc
Chiều tô dăm vận nối đường thơ
Hải Vân, Thủy Tú... khơi dòng mộng
Liên Chiểu, Hầm Vàng... dệt tứ thơ
Bởi nợ bút nghiên vay khó trả
Nên đành ấp ủ mãi tình thơ.
Văn Thị Lan - Kim Phượng
Đẹp tuổi già
Gắn bó tin yêu lớp bạn già
Mặc dù tóc đã nhuốm sương pha
Văn thơ ráng viết luôn tâm đắc
Thể lực chăm rèn cứ nhẩn nha
Từ cuộc trường chinh cùng góp sức
Đến phen đổi mới lại tham gia
Tung hoành một thuở thời trai trẻ
Nêu tấm gương trong lúc tuổi già.
Hòa Quang Lâu
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
35
Sợi tình
Ngày ấy anh đi mãi chẳng về
Có còn vương vấn nghĩa phu thê
Trời Tây biền biệt người không lại
Đất Bắc xa xăm bút chẳng đề
Đêm lắng suy tư, bao rối rắm
Ngày vò phiền não, bấy nhiêu khê
Tơ hồng nguyệt lão xe lơi quá
Nên khiến người xưa đã lỗi thề
Phạm Thị Mai - Thanh Tùng
Đồng quê sau bão giông
(Toán thì, ngũ độ thanh)
NĂM này hạn mãi chẳng hề mưa
Chỉ MỘT lần giông thấy đã vừa
Động khẽ TRĂM vườn hoa thắm trải
Khoe hường VẠN cảnh sắc ngời đưa
BA tìm lũ cá men đồng cạn
Mẹ quẩy ĐÔI thùng vãi giống thưa
Nhẹ nhõm lo buồn vơi quá NỬA
NGÀN anh hớn hở vội trâu bừa.
Nguyễn Văn Quang
Cảm tác mơ
Heo may nắng trải lụa vàng phơi
Cảnh đẹp thiên nhiên thật tuyệt vời
Làn gió lang thang lùa đỉnh núi
Vâng mây lơ lửng lướt lưng trời
Én về làm tổ chuyền bay liệng
Bướm đến tìm hoa múa dạo chơi
Dòng suối trong veo bầy cá lượn
Nơi đây níu mãi bước chân người
Phan Văn Thắng - Cẩm Tú
Hương chiều
Bao năm hồn bướm cứ mơ hoa
Để áng thơ trôi giữa Nguyệt hà
Rạo rực vườn xưa say giấc mộng
Bâng khuâng lối cũ đắm hương trà
Vần thơ góp mãi vần chưa trọn
Nốt nhạc gom hoài nhạc vẫn xa
Thoang thoảng hương chiều lan
ngõ phố
Loang vào trong gió khúc hoan ca
Hoàng Bạch Nga
Xuân đến Hàn giang
Lấp lánh Hàn Giang giọt nắng tơ
Dòng sông êm ả liễu xanh bờ
Lưng trời cánh én chao làn gió
Dưới bến thuyền hoa rộn tiếng thơ
Siêu thị dập dìu tươi lối hẹn
Cầu quay nhộn nhịp đẹp đường mơ
Hương xuân man mác hồn xao xuyến
Cảnh trí sinh tình luống ngẩn ngơ.
Trần Văn Toàn
Tình nhân loại
(Thủ vỹ ngâm)
Xin đời chút lửa thắp yêu thương
Sưởi ấm tha nhân cảnh đoạn trường
Bóng vạc chân cầu đêm bới rác
Thân cò giữa chợ buổi dầm sương
Cơm chan bão tố tràn môi mắt
Áo hở phong ba lấm bụi đường
Chiếu đất trăng luồn soi giấc lạnh
Xin đời chút lửa thắp yêu thương.
Nguyễn Thị Sơn - Thụy Sơn
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
36
Chùm thơ của Chi hội Chương Mỹ
Đời cây chuối
Quây quần níu giữ cả bầy con
Dáng mẹ còng xiêu bám đất mòn
Yếm đỏ phai màu không đậy kín
Áo nâu rách vạt chẳng ôm tròn
Bờ ao cuối bãi buồn teo tắt
Góc ruộng ria làng tủi héo hon
Trổ lá căng buồm ngăn gió bão
Thân tàn để lại quả thơm ngon.
Dương Đoàn Trọng
Cửa chùa Trăm gian
Suối khoáng
(Thủ vĩ ngâm)
Mình vào suối Khoáng tắm nghe anh!
Cùng ngắm trăng thanh hưởng
gió lành
Sóng sánh nước vờn khơi tứ lạ
Bồng bềnh mây lượn gợi tình xanh
Hương đồng ngào ngạt thơm hoa trái
Bóng núi lung linh mát lá cành
Thưởng ngoạn nơi đây kỳ thú lắm
Mình vào suối Khoáng tắm nghe anh!
Nguyễn Bá Đĩnh
Lợi cho đời
Thấm thoát thoi đưa tuổi đã cao
Khám qua bác sĩ bảo:- Xem nào!
Đôi khi răng nhức, nhai không vỡ
Lắm lúc họng đau, nuốt chẳng vào
Đi đứng mau tìm nơi tĩnh tại
Ngủ nghê nhanh tránh chốn ồn ào
Vui tươi, sống khỏe cùng con cháu
Ích lợi cho đời – Đẹp biết bao!
Nguyễn Văn Cạnh
Hòa cảm
(Thuận nghịch độc)
Thơ mừng chúc rượu chén đầy vơi
Ước mộng hòa vui thỏa cuộc đời
Chờ luyện Đức trong tình khắp nẻo
Đợi rèn Tâm sáng nghĩa muôn nơi
Nhờ duyên phú vịnh gieo câu tỏ
Gửi phận văn chương mở tứ ngời
Tơ óng lụa vàng trao hứng cảm
Hồ bên ngắm cảnh dạo đùa chơi.
Phạm Gia Giáo
Phù Đổng Thiên Vương
Thiên thần, hạ giới chẳng ai hay
Dẹp giặc Ngô xong, bỗng một ngày
Áo giáp, tre vàng phi tựa gió
Yên cương ngựa sắt phóng như bay
Roi vung, sấm dậy thù tan xác
Lửa phụt, chớp lòe giặc cháy thây
Lạy mẹ! Thông reo đền núi Sóc
Ngàn năm dấu tích mãi còn đây.
Đặng Đình Hán
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
37
Hoằng Hóa quê tôi
(Họa thơ của Quang Chính)
Hoằng Hóa quê tôi huyện ngoại thành
Đồng vàng biển bạc đẹp hơn tranh
Như ong làm mật xây đời ấm
Giống kén nhả tơ dệt lụa lanh
Sông Mã anh hùng từng nổi tiếng
Hàm Rồng dũng cảm đã vang danh
Giao lưu xướng họa cùng Chương Mỹ
Nghĩa nặng tình sâu mãi ngọt lành.
Cao Văn Hoạch
Cô gái muộn màng
(Bát láy, ngũ độ thanh)
Chiều hôm lặng lẽ chuyến đò ngang
Sào cắm đợi ai cảnh bẽ bàng
Sóng vỗ mơ màng xuôi một nẻo
Chèo khua thổn thức ngược đôi hàng
Thờ ơ ngóng đợi chim rời tổ
Khắc khoải chờ trông chuột bẫy hang
Lạnh lẽo đìu hiu bờ khấp khểnh
Âm thầm phận mỏng gánh sầu mang.
Nguyễn Đức Huy
Người con xứ Nghệ
Đất tổ Kim Liên phát quý nhân
Thiên tài xuất chúng cứu muôn dân
Địa linh chí sĩ Nam Đàn võ
Hào kiệt anh hùng xứ Nghệ văn
Xã tắc bao phen trừ giặc dữ
Non sông mấy độ đánh hung tàn
Dân Nam thoát khỏi đời nô lệ
Thống nhất hai miền Thịnh Vượng An.
Nguyễn Quang Kinh
Đón xuân mừng thầy
Cửa thiền rộng mở đón xuân sang
Rực rỡ cờ hoa đẹp bản làng
Kính chúc thầy vui vùng thủy mặc
Ngưỡng mong Phật độ cõi nhân gian
Nâng niu ánh sáng khai đường pháp
Dìu dắt chúng sinh ngộ đạo vàng
Con nguyện nhất tâm cùng kính lễ
Cầu cho quốc thái đặng dân an.
Tường Linh
Gửi bạn
Mấp mé xuân này vượt bảy mươi
Ngao du sơn thủy khắp nơi nơi
Hạ Long biển biếc, vần đằm thắm
Yên Bái rừng xanh tứ rạng ngời
Thả sức Lạng Sơn leo tới đích
Lò dò Yên Tử vẫn còn hơi
Tây Nguyên nỗi nhớ chiều giăng tím
Duyên nợ miền Trung ngắm
nguyệt cười.
Kim Tuyên, Hà Nội
ĐT:01656385283
Cầu đá
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
38
Chùm thơ của Chi hội Hải Phòng
Bông hoàng cúc
Hoàng Cúc ngoài hiên bỗng đổi mầu
Gió thu xào xạc bóng hoa ngâu
Heo may Chèo Bẻo tìm hương lúa
Hiu hắt Vàng Anh mất bạn bầu
Ly rượu đêm tàn đau dạ Đá
Chén trà chiều vắng buốt lòng Cau
Hỡi người thiên cổ hay chăng tá
Để lại cho ai nặng nỗi sầu?.
Nguyễn Diên Hùng
Cảm thu
Ngọn gió heo may thổi khẽ khàng
Tiếng thu ai gảy vọng ngân vang
Hồ xanh mặt nước vương màu bạc
Núi biếc hơi sương trải sắc vàng
Trước ngõ hương bay đưa cúc tới
Bên vườn khói lượn đón lan sang
Sáo diều vi vút chiều se lạnh
Ngắm ánh trăng suông đẹp ngỡ ngàng.
Nguyễn Minh Hoạt
Người bán muối
Ông đi bán muối khắp muôn nơi
Nắng gió mưa dông mặc đất trời
Nghèn nghẹn lời rao đầu ngõ vắng
Xạc xào tiếng vọng cuối chiều vơi
Mặt trời chếch bóng oằn lưng đạp
Áo vá ngang vai nở miệng cười
Lam lũ người xe và muối mặn
Đói nghèo rình rập chửa buông rơi.
Ngô Trung Dũng
Chớ nên mừng
Lang thang trên mạng thấy “Bà Tưng”*
Lũ trẻ ngày nay thật quá chừng
Nhảy múa “sex xi” phơi hết bụng
Lượn lờ thoát yếm hở đầy lưng
“Web” đen cũng được trưng lên mạng
“Fay buk” thôi thì vãi tứ tung
Của quý bây giờ sao rẻ thế
Mấy cô mấy cậu chớ nên mừng.
Phạm Hữu Trung
Trên sông Hương
Thuyền trôi lờ lững giữa sương mờ
Du khách bồng bềnh chốn mộng mơ
Kia núi Ngự Bình trăng giát bóng
Đây chùa Linh Mụ gió đề thơ
Vẳng câu mái đẩy lòng xao xuyến
Vang khúc nam bằng dạ ngẩn ngơ
Mềm mại thướt tha tà áo Huế
Nhuộm hồn thi sỹ tím sông thơ.
Nguyễn Thanh Thủy
Chiều buông
Làng quê êm ả lúc chiều buông
Dóng dả hồi chuông chốn giáo đường
Mái rạ đầu thôn mờ mịt khói
Lùm cây cuối bãi ảo huyền sương
Trăng non chênh chếch treo sườn núi
Hồ nước mênh mông tỏa bóng dương
Cảnh sắc lan dần đêm khép lại
Bên đèn canh cánh nỗi sầu vương.
Thu Mùi
*
Một tên trang trên mạng Fay-buc.
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
39
Thơ Đường đất Cảng
Bạn rủ đến “Thơ Đường Đất Cảng”
Em đi bối rối, ngại ngùng thay
Lơ mơ, chẳng rõ khai thừa đúng
Bập bõm, chưa rành luận kết sai
Vui vẻ thi huynh trao ý đẹp
Xôn xao tỉ muội gửi vần hay
Thơ đường Đất Cảng ai yêu thích
Tuần bốn, thứ năm hãy đến đây!
Lê Thị Tâm Chung
Nhớ ơn Bác
Tiếng gọi Cha già vọng núi sông
Cháu con cả nước nguyện ghi lòng
Đồng tâm đánh đuổi bầy lang sói
Vững dạ giữ gìn liệt Tổ tông
Đức thiện Người trao tình bát ngát
Nhân từ Bác gửi nghĩa mênh mông
Như vầng dương chiếu muôn nơi tỏ
Đất Việt đời đời khắc nhớ công.
Trần Thị Phương Hiền
Tình em
Này nghe! Nghĩa thắm chỉ đem dành…
Cứ phải ân nồng mãi lặng quanh
Những buổi mây hồng che ngõ tím
Bao mùa biển ngọc phủ ngày xanh
Còn tha thiết đợi Thu liền cánh
Vẫn dạt dào mong Hạ chắp cành
Để khắc câu thề Đông ước hẹn
Và ru khúc hát mộng Xuân lành.
Trần Văn Thái
Bố tôi - Người lính
Khởi nghiệp thân nghèo lo ruộng rẫy
Quên mình tuổi trẻ giữ non sông
Vùi trong lửa đạn tâm ngời sáng
Sống giữa làng quê nghĩa mặn nồng
Khiếp đảm, quân thù buông họng súng
Oai hùng, bộ đội đón vầng đông
Còn đây ký ức bừng trang sử
Xẻ dọc Trường Sơn chí Lạc hồng.
Vũ Văn Trường
Nhớ thuở ban đầu
Yêu thuở ban đầu yêu thiết tha
Yêu lòng rạo rực chốn quê nhà
Yêu vành trăng khuyết ai mong đợi
Yêu mảnh tình riêng ta với ta
Yêu giọng hát hay mang nỗi nhớ
Yêu vần thơ đẹp điệu dân ca
Yêu hoài yêu mãi lòng mong ước
Yêu mối tình đầu yêu thiết tha.
Lê Thị Tứ
Về quê
Cuộc đời bao nỗi lắm chen đua
Thư thả về thăm quê mẹ xưa
Lối ngõ cỏ chen dòng nước chảy
Cổng rào rêu phủ dậy nồm đưa
Hoàng hôn tím ngắt khung trời cũ
Trăng mộng vàng mơ cảnh vật thưa
Ai thấu tình ta khi trở lại
Nhạc lòng trỗi khúc một chiều mưa.
Đỗ Ngọc Mai
Tượng Nữ tướng Lê Chân
Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả
40
Nóng nực
Nắng hạn lâu ngày khốn khổ cây
Chang chang gò đống ánh dương đầy
Bầy chim nhút nhát buồn không nhảy
Lũ bướm e dè chán chẳng bay
Loáng thoáng bồn mai nghiêng
ngả héo
Lưa thưa bụi trúc khẳng khiu gầy
Xoay trần các lão ngồi mong gió
Tít tắp trên trời mấy gợn mây.
Nguyễn Huy Hẹn
Vĩnh Bảo quê tôi
Vĩnh Bảo quê tôi huyện ngoại thành
Bốn mùa ngô lúa mượt màu xanh
Dồn điền lựa giống đồng tăng vụ
Đổi thửa thâm canh đất chuyển mình
Du khảo đồng quê nhiều điểm đến
Làng nghề truyền thống lắm nơi tinh
Quê hương khoa bảng ngời tâm đức
Rạng rỡ ngàn năm đất Trạng Trình.
Đỗ Văn Hiện
Miệng em cười
Như hoa hàm tiếu miệng em cười
Tựa đóa hồng nhung vẹn sắc tươi
Để cả khoảng trời con bướm lượn
Đẹp cho trái đất én rong chơi
Bao nhiêu tinh tú đêm trăng sáng
Từng bấy đài xuân trọn nét đời
Tiếng hát mơ màng vang khắp chốn
Tình xuân chan chứa lúc em cười.
Lê Khắc Nhẫm
Thu ẩm
(Nhại vần cụ Tam Nguyên)
Một li rượu cúc nước trong veo
Một miếng kẹo mè bé tẻo teo
Một thoáng sương lùa hơi động tí
Một cơn gió nhẹ lá bay vèo
Một chiều thu muộn mây xanh ngắt
Một thoáng không gian ngõ vắng teo
Một tứ thơ buồn nghe chẳng được
Một thời xa vắng ruổi mây bèo.
Phạm Thanh Hà
Thu sang
Trời se se lạnh gió heo may
Sóng sánh hồ xanh, nước quyện mây
Đại đóa trắng, vàng hương quyến rũ
Hồng nhung đỏ thắm sắc mê say
Thi nhân đắm đuối lòng xao xuyến
Mặc khách mơ màng dạ ngất ngây
Rạo rực thu sang tin nhạn đến
Tâm hồn phơi phới tứ thơ bay.
Đặng Thị Hiền Định
Vị quê hương
Tôi thèm mùi vị lúa thơm hương
Ngắm cảnh đồng quê đẹp lạ thường
Cánh võng êm đềm ru giấc ngủ
Tay bà ấm áp vỗ tình thương
Bòng khô một quả ham giành đá
Bát nước còn lưng chịu sẻ nhường
Nhớ bữa cơm cà, khoai sắn luộc
Hiên nhà xa ngái khói chiều vương...
Trần Tuấn Anh
Thơ Đường đất Việt Gương mặt Hội viên
41
MỘT MỐC SON
trên con đường thi ca
của CHÂU SƯƠNG
Chân dung thi nữ Ảnh bìa tập thơ
Thi nữ Châu Sương tên thật
là Nguyễn Thị Mỹ lại vừa ra
mắt tập thơ “Duyên nợ đường
chiều” do nhà xuất bản Thanh
Hóa ấn hành. Thi phẩm dày
trên 150 trang in ấn đẹp. Nổi
bật là tấm ảnh chân dung phụ
bản. Là hội viên rất tích cực
của Chi hội thơ Đường Thanh
Hóa, cũng là hội viên có nhiều
bài thơ được giải của Hội thơ
Đường Việt Nam.
Chị có nhiều thơ in chung
trong các thi phẩm của Hội, và
có tới 4 tập thơ riêng. “Tình
thơ” năm 2000, “Mảnh vườn
yêu” năm 2011, “Màu Hoàng
hôn” năm 2013 và 2016 này
Thơ Đường đất Việt Gương mặt Hội viên
42
với tập thơ “Duyên nợ đường
chiều”. Một điều khiến nhiều
bạn thơ cảm động là chị hoàn
thành tập thơ khi bước vào cái
tuổi 70, trong lúc Vương mẫu
tận trời xanh đang gọi tên chị.
Thế rồi tình người, tình gia đình,
tình mẹ con, tình thơ đã kéo chị
về với hiện tại để ra mắt tập thơ
này. Ngoài những tác phẩm thơ
chị còn có 3 đĩa VCD trình diễn
thơ: “Tiếng thơ ngày ấy”, ”Tiếng
lòng”, ”Đường chiều” những chi
tiết ấy chị đã góp phần làm
phong phú thêm rất nhiều cho
làng thơ Đường luật.
Năm nay tại ngày Hội thơ
Đường toàn quốc lần thứ XI tại
Đà Nẵng chị không có mặt,
nhưng thơ chị vẫn cất cánh bay
tới tay bạn đọc. Thi phẩm
“Duyên nợ đường chiều” được
chia làm ba phần.
Phần 1 là gần 100 bài thơ
chị sáng tác trong năm qua.
Phần 2 là phần xướng họa,
những bài xướng của chị đã
được đông đảo bạn thơ họa lại,
tạo nên một nhịp cầu thơ đầy
tình cảm.
Phần 3 là những bài thơ
được bạn thơ gửi tới chúc
mừng chị bước vào cái tuổi
“Xưa nay hiếm”...
Một nét nổi bật là trong tập
thơ còn có bản nhạc của Quốc
Y, phổ thơ Châu Sượng, cùng
bài viết của ông Nguyễn Văn
Thụ - PCT Hội thơ Đường Việt
Nam “Đọc thơ nữ thi nhân xứ
Thanh” đăng trên báo NCT Việt
Nam làm cho tập thơ tăng
thêm phần hấp dẫn. Thơ của
Châu Sương khi êm đềm như
sóng biển Sầm Sơn, khi mạnh
mẽ như nước dòng sông Mã, và
tình cảm thiết tha như lời ăn
tiếng nói giao tiếp của chị. Cấu
tứ chặt chẽ, nhạc điệu dễ gần,
niêm luật chuẩn xác, đối ngẫu
được coi trọng nên tập thơ của
chị để lại một ấn tượng sâu
sắc.
Là người con gái xứ Thanh
sinh trên mảnh đất Quảng
Xương đầy nắng gió, qua bao
năm bươn trải để nuôi dưỡng 5
con trưởng thành. Tới nay chị
ngự tại một cơ ngơi khang
trang trên đường Lý Nhân
Tông, P. Đông Thọ, TP. Thanh
Hóa và làm thơ.
Tập thơ “Duyên nợ đường
chiều” là mốc son trên đường
thi ca của chị. Xin trân trọng
giới thiệu với bạn thơ, và sau
đây trích dẫn một chùm thơ
trong tập:
Thơ Đường đất Việt Gương mặt Hội viên
43
ĐỀN THỜ BÀ MẸ ANH HÙNG
Hồn thiêng hội tụ giữa đồi cao
Thanh Hóa tri ân rất tự hào
Đại sảnh mấy tòa tôn nghĩa cả
Đền thờ các mẹ tạc công lao
Quê hương thương nhớ vì non nước
Tổ quốc ghi ơn thắm máu đào
Dòng dõi Hồng Bàng sinh trí dũng
Đã dâng sông núi những vì sao!
Trang 59
ĐÈO HẢI VÂN
Bao lần đến Hải Vân
Đường dốc bước lên dần
Gió dập dờn từ biển
Sóng rì rào dưới chân
Thiên nhiên trời khắc họa
Tạo hóa đất xoay vần
Mây lượn lờ đỉnh núi
Bút chờn vờn tứ tân.
Trang 65
THIỀN VIỆN HÀM RỒNG
Thiền viện thông reo gió mát lành
Bên dòng sông Mã nước trong xanh
Mấy tòa đại sảnh tươi màu ngói
Đôi ngả đường lên đẹp tựa tranh
Chuông vọng ngân nga đời hỉ xả
Mõ vang mộc mạc sống chân thành
Hồng ân cửa Phật dân chiêm bái
Đạo pháp truyền trao sáng địa danh...
Trang 70
YÊU CUỘC ĐỜI
Một thuở mưu sinh chí vững vàng
Bắc Nam nào ngại bước chân sang
Tư gia thịnh vượng không kiêu mãn
Danh phận cơ hàn chẳng thở than
Nhớ lại nhiều phen lòng đắng đót
Thoảng qua mấy bận cảnh huy hoàng
Bây giờ bảy chục ơn trời đất
Yêu cuộc đời và cả thế gian.
Trang 105
Thơ Đường đất Việt Nghiên cứu, lý luận, phê bình
44
Thơ Đường Luật thời @
Nhà văn Ngọc Châu
ường Thi hay thơ viết
theo luật thơ Đường có
thể ví như là một dòng
sông văn chương khởi
nguyên từ đất Hán, tạo
ra những biển hồ bao la nhưng
cuối cùng lại thu nhỏ thành
sông và đang có trào lưu ra
biển ở đất Việt. Tuy xuất xứ từ
đời nhà Đường bên Trung Hoa
nhưng người Việt chúng ta đã
từng có hàng nghìn năm
thưởng thức và sử dụng nó để
chuyển tải nhiều vấn đề, không
chỉ trong khía cạnh văn chương
đơn thuần.
Hiện tại chính người Trung
Hoa viết nó còn khó khăn và
thậm chí không hay bằng người
Việt mình viết ra, vì tiếng Tầu
(Mandarin Chinese) ngày nay
đã thay đổi rất nhiều về âm sắc
lẫn hình thái, nhằm khắc phục
nhược điểm của thứ ngôn ngữ
tượng hình, để họ dễ tiếp cận
với thế giới. Trong khi ngữ
pháp và âm sắc tiếng Việt ta
tuy được nâng cao và bổ sung
nhiều, nhưng không có sự rẽ
ngang đột ngột nào.
Chúng ta đều biết thơ luật
Đường đã bị xếp xó từ những
năm 30 của thế kỉ trước,
nhường chỗ cho Thơ Mới nhưng
bất cứ trào lưu gì cũng đều
chuyển động theo hình sin,
khác nhau chăng là về biên độ.
Ngày nay trình độ dân trí của
người Việt ta đã được nâng lên
một mức khá cao so với ngày
đó, nên mới có hiện tượng hàng
triệu người làm thơ, yêu thơ -
trong đó nhiều người là hội viên
của Hội Unesco thơ Đường Việt
Nam, bao gồm rất nhiều Chi
hội, chi nhánh trên toàn quốc.
Phải thừa nhận một thực tế
là đại đa số người làm Đường
thi hiện nay thuộc về lớp người
cao tuổi. Các cụ rất tâm đắc với
Đường thi, sáng tác nhiều, duy
trì sinh hoạt Câu lạc bộ đều
đặn, thường xuyên tổ chức giao
lưu giữa các vùng miền khác
nhau để học hỏi và tạo nguồn
thi hứng. Một cố gắng chung
của Hội Unesco thơ Đường Việt
Nam cũng như của các Chi
nhánh là luôn có ấn phẩm mới,
từ những tập Đường thi mỏng
Đ
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt

More Related Content

What's hot

Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnPham Long
 
Thân phận hồ chí minh
Thân phận hồ chí minhThân phận hồ chí minh
Thân phận hồ chí minhlaughking15
 
Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.Pham Long
 
Mot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quenMot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quenKelsi Luist
 
Slide bài giảng
Slide bài giảngSlide bài giảng
Slide bài giảngKun Linh
 
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan nataliej4
 
Tu tuong hcm nhom 3
Tu tuong hcm nhom 3Tu tuong hcm nhom 3
Tu tuong hcm nhom 3th th
 
Top 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnu
Top 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnuTop 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnu
Top 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnuNhaMatDat
 
Co so lap luan trong tuyen ngon doc lap
Co so lap luan trong tuyen ngon doc lapCo so lap luan trong tuyen ngon doc lap
Co so lap luan trong tuyen ngon doc lapnhatthai1969
 
Tu tuong ho chi minh
Tu tuong ho chi minhTu tuong ho chi minh
Tu tuong ho chi minhVely Hanni
 
Dc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmDc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmPhan Binh Minh
 
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtC2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtSusutryoh
 

What's hot (17)

Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
 
Vk
VkVk
Vk
 
Thân phận hồ chí minh
Thân phận hồ chí minhThân phận hồ chí minh
Thân phận hồ chí minh
 
Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.
 
Tranh cổ động biểu đạt tình quân dân ở Bảo tàng lịch sử quân sự
Tranh cổ động biểu đạt tình quân dân ở Bảo tàng lịch sử quân sựTranh cổ động biểu đạt tình quân dân ở Bảo tàng lịch sử quân sự
Tranh cổ động biểu đạt tình quân dân ở Bảo tàng lịch sử quân sự
 
Tuyên ngôn độc lập
Tuyên ngôn độc lậpTuyên ngôn độc lập
Tuyên ngôn độc lập
 
Mot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quenMot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quen
 
Slide bài giảng
Slide bài giảngSlide bài giảng
Slide bài giảng
 
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
 
Tu tuong hcm nhom 3
Tu tuong hcm nhom 3Tu tuong hcm nhom 3
Tu tuong hcm nhom 3
 
Top 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnu
Top 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnuTop 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnu
Top 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnu
 
Co so lap luan trong tuyen ngon doc lap
Co so lap luan trong tuyen ngon doc lapCo so lap luan trong tuyen ngon doc lap
Co so lap luan trong tuyen ngon doc lap
 
Tố hữu
Tố hữuTố hữu
Tố hữu
 
Tu tuong ho chi minh
Tu tuong ho chi minhTu tuong ho chi minh
Tu tuong ho chi minh
 
Dc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmDc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcm
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấpTư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp
 
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtC2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
 

Viewers also liked

Hc tho duong 02newfacebook
Hc tho duong 02newfacebookHc tho duong 02newfacebook
Hc tho duong 02newfacebookTin Hà Đăng
 
부평오피, 마포오피,강서오피@(다솜넷)수내역오피
부평오피, 마포오피,강서오피@(다솜넷)수내역오피부평오피, 마포오피,강서오피@(다솜넷)수내역오피
부평오피, 마포오피,강서오피@(다솜넷)수내역오피dasom013
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Cherry Bui
 
Tập thơ: HOÀI NIỆM
Tập thơ:  HOÀI NIỆMTập thơ:  HOÀI NIỆM
Tập thơ: HOÀI NIỆMCherry Bui
 
100 bai tho hay nhat the ky xx 0604
100 bai tho hay nhat the ky xx 0604100 bai tho hay nhat the ky xx 0604
100 bai tho hay nhat the ky xx 0604nhatthai1969
 
111 cau hoi rung chuong vang lop 5
111 cau hoi rung chuong vang lop 5111 cau hoi rung chuong vang lop 5
111 cau hoi rung chuong vang lop 5Loan Tran Thi
 

Viewers also liked (6)

Hc tho duong 02newfacebook
Hc tho duong 02newfacebookHc tho duong 02newfacebook
Hc tho duong 02newfacebook
 
부평오피, 마포오피,강서오피@(다솜넷)수내역오피
부평오피, 마포오피,강서오피@(다솜넷)수내역오피부평오피, 마포오피,강서오피@(다솜넷)수내역오피
부평오피, 마포오피,강서오피@(다솜넷)수내역오피
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)
 
Tập thơ: HOÀI NIỆM
Tập thơ:  HOÀI NIỆMTập thơ:  HOÀI NIỆM
Tập thơ: HOÀI NIỆM
 
100 bai tho hay nhat the ky xx 0604
100 bai tho hay nhat the ky xx 0604100 bai tho hay nhat the ky xx 0604
100 bai tho hay nhat the ky xx 0604
 
111 cau hoi rung chuong vang lop 5
111 cau hoi rung chuong vang lop 5111 cau hoi rung chuong vang lop 5
111 cau hoi rung chuong vang lop 5
 

Similar to Thơ Đường đất Việt

Tuần 2. Tuyên ngôn độc lập ( Tác phẩm).ppt
Tuần 2. Tuyên ngôn độc lập ( Tác phẩm).pptTuần 2. Tuyên ngôn độc lập ( Tác phẩm).ppt
Tuần 2. Tuyên ngôn độc lập ( Tác phẩm).pptDuyBo41
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)keinchua2
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)Quangduy22
 
ĐỀ THI THỬ PTQG MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
ĐỀ THI THỬ PTQG MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020ĐỀ THI THỬ PTQG MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
ĐỀ THI THỬ PTQG MÔN NGỮ VĂN NĂM 202005003674694
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhmai_mai_yb
 
Co so qua trinh hinh thanh va phat trien tu tuong ho chi minh
Co so qua trinh hinh thanh va phat trien tu tuong ho chi minhCo so qua trinh hinh thanh va phat trien tu tuong ho chi minh
Co so qua trinh hinh thanh va phat trien tu tuong ho chi minhNguynThnhNhtQuang
 
Dc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmDc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmPhan Binh Minh
 
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdf
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdfTư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdf
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdfMan_Ebook
 
Cuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptx
Cuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptxCuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptx
Cuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptxlduc89683
 
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhấtĐề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhấtMaloda
 
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02Vũ Thanh
 
CHƯƠNG 1.pptx.pdf
CHƯƠNG 1.pptx.pdfCHƯƠNG 1.pptx.pdf
CHƯƠNG 1.pptx.pdfMaiSng14
 
Tu tuong Ho Chi Minh
Tu tuong Ho Chi MinhTu tuong Ho Chi Minh
Tu tuong Ho Chi MinhBinh Boong
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhmai_mai_yb
 
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfHồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfMan_Ebook
 

Similar to Thơ Đường đất Việt (20)

Tuần 2. Tuyên ngôn độc lập ( Tác phẩm).ppt
Tuần 2. Tuyên ngôn độc lập ( Tác phẩm).pptTuần 2. Tuyên ngôn độc lập ( Tác phẩm).ppt
Tuần 2. Tuyên ngôn độc lập ( Tác phẩm).ppt
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.docx
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.docxTư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.docx
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.docx
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
 
Tiểu luận: Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Tiểu luận: Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí MinhTiểu luận: Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Tiểu luận: Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh
 
ĐỀ THI THỬ PTQG MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
ĐỀ THI THỬ PTQG MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020ĐỀ THI THỬ PTQG MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
ĐỀ THI THỬ PTQG MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
 
Chương 2.pptx
Chương 2.pptxChương 2.pptx
Chương 2.pptx
 
Co so qua trinh hinh thanh va phat trien tu tuong ho chi minh
Co so qua trinh hinh thanh va phat trien tu tuong ho chi minhCo so qua trinh hinh thanh va phat trien tu tuong ho chi minh
Co so qua trinh hinh thanh va phat trien tu tuong ho chi minh
 
Dc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmDc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcm
 
TIỂU LUẬN Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...
TIỂU LUẬN  Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...TIỂU LUẬN  Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...
TIỂU LUẬN Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...
 
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdf
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdfTư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdf
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdf
 
Cuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptx
Cuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptxCuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptx
Cuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptx
 
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhấtĐề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
 
Bai 1
Bai 1Bai 1
Bai 1
 
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
 
CHƯƠNG 1.pptx.pdf
CHƯƠNG 1.pptx.pdfCHƯƠNG 1.pptx.pdf
CHƯƠNG 1.pptx.pdf
 
Tu tuong Ho Chi Minh
Tu tuong Ho Chi MinhTu tuong Ho Chi Minh
Tu tuong Ho Chi Minh
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
 
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfHồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
 

More from Pham Long

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênPham Long
 

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên
 

Thơ Đường đất Việt

  • 1. 1
  • 2. 2 HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt với đại diện Trung tâm Nghiên cứu,bảo tồn & phát huy văn hóa dân tộc VN Ông Nguyễn Đức Hùng PCT Hội thơ Đường luật VN nhận bằng khen của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam
  • 3. 3 Hội thơ Đường luật Việt Nam THƠ ĐƯỜNG ĐẤT VIỆT Văn phòng: Phòng 803 nhà N2B khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 04.35568124 - 01239891945 Email: hoithoduongluat@gmail.com thoduongdatviet@gmail.com Hội đồng Cố vấn: GS. Vũ Khiêu NS - NT Vũ Mão GS. Hoàng Chương GS Nguyễn Khắc Phi Chủ nhiệm: G/S. Hoàng Chương Thư ký biên tập: Đức Thọ Trình bày: Nhất Tâm Sửa bản in: Ban biên tập Trị sự: Kim Tuyên Giá: 15.000đ Trong số này - Tài liệu cầm tay - Giá trị lịch sử về bản Tuyên ngôn độc lập... (T.5) - Thơ Đường luật Tú Xương... (T10) Tác phẩm và tác giả - Chùm thơ của các Chi hội: Vũng Tàu (T.19), Thành Cổ (T.21), Bình Định (T.23),Thanh Đàm (T.25), Điện Biên (T.27), Phú Thọ (T.30), Đà Nẵng (T.33), Chương Mỹ (T.36), Hải Phòng (T.38) Chân dung Hội viên - Một mốc son trên con đường thi ca của Châu Sương (T.41) Nghiên cứu - lý luận - phê bình - Thơ Đường luật thời @ (T.44) - Để hiểu sâu hơn về thơ Tú Xương (T.51) Tìm về vốn cổ - Trương Hán Siêu - Thơ Bác Hồ và thơ cụ Bùi Những bài thơ yêu thích - Lá đơn ly hôn... (T.61) - Chén rượu đời... (T.66) Xướng họa thơ Đường - Chùm thơ về Tú Xương (T.68) Chăm sóc vườn thơ - Nét hóm dùng từ, ngữ của cụ đốc Phù Quang (T.70 ) - Đối - đối (T.71) - Chùm thơ vui (T.72) - Đối thiếu một chữ (T. 73)
  • 4. 4 Chuyên san “Thơ Đường đất Việt” tài liệu cầm tay với bạn thơ Đây là Chuyên san số 4, của Hội thơ Đường luật Việt Nam với tinh thần xây dựng Hội, Nhiều Chi hội, hội viên đã gửi bài đóng góp vào chuyên san, và đăng ký mua chuyên san. BBT rất mong các Chi hội và trên 2000 hội viên cả nước cần chung tay góp sức cho hoạt động của Hội ngày thêm phong phú. Riêng mục Tác phẩm và tác giả: Thơ gửi theo từng Chi hội (không gửi cá nhân). Mỗi Chi hội tối đa không quá 18 bài (mỗi bài tính 8 câu). Mỗi hội viên 1 bài. Nếu số Hội viên đông thì lần lượt từng hội viên trong Chi hội tham gia chuyên san tiếp sau. Bài gửi theo phông chữ Unicode. Chất lượng thơ phải hết sức coi trọng. Các bài viết cho các mục khác như: giới thiệu chân dung hội viên xuất sắc, những bài mang tính lý luận phê bình, những bài thơ phục vụ cho mục tìm về vốn cổ, mục xướng họa thơ (cũng yêu cầu đã được tuyển chọn cả một chùm thơ), những bài thơ được bình, được cảm nhận hay, và những các bài viết bổ ích cho việc tu từ, chọn ý, những giai thoại văn học phục vụ cho sân chơi thơ luật Đường... Và cuối cùng là những tấm ảnh có nội dung phản ảnh sự hoạt động của Chi hội. Tất cả những tư liệu trước hết được giới thiệu trên Trang Web “Thơ Đường đất Việt”, sau đó lại được đăng tải thành văn để chúng ta cùng chia sẻ và nghiên cứu. Đặt sử dụng, có nhu cầu quảng cáo, liên hệ và thanh toán tài chính, về địa chỉ: Bà Nguyễn Thị Kim Tuyên: Phòng 803 Nhà N2B khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. ĐT: 01656 385 283 - 0983 89 1945 - 0123 989 1945 Bài viết gửi về: Email: hoithoduongluat@gmail.com, thoduongdatviet@gmail.com BAN BIÊN TẬP
  • 5. Chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh ngày 2 tháng 9 5 Giá trị lịch sử và chất chính luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh heo chiều dài bốn ngàn năm của lịch sử dân tộc có nhiều dấu mốc đáng ghi nhớ gắn với sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm. Một trong những mốc lơn ấy là sự kiện Cách mạng tháng 8/1945 thành công, nước Việt Nam được khai sinh. Để tuyên bố với nhân dân cả nước và thế giới biết nước Việt Nam từ nay độc lập, Hồ Chí Minh đã viết tuyên ngôn độc lập. Một văn kiện đặc biệt vừa có tính văn học, vừa mang tính lịch sử. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình - Hà Nội, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, mở ra một kỉ nguyên mới Độc lập, Tự do. Hà Nội tưng bừng màu đỏ, cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. “Việt Nam độc lập muôn năm!” - Một triệu con người, một triệu tiếng hô cùng hoà làm một, vang dội núi sông, khi Hồ Chủ tịch vừa kết thúc bản tuyên ngôn. Đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nửa chừng Hồ Chủ tịch dừng lại và bỗng dưng hỏi: “Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?”. Tức thì một tiếng “có” của triệu con người cùng đáp, vang dậy như sấm. “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.” Có thể nói: Bản Tuyền ngôn độc lập thể hiện một cách hùng hồn khát vọng ý chí và sức mạnh Việt Nam... Nó có một giá trị lịch sử vô cùng to lớn. Nó phản ánh một cách tập trung nhất, tiêu biểu nhất phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh. Nếu như “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt mở đầu bằng một lời tuyên ngôn đanh thép: T
  • 6. Chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh ngày 2 tháng 9 6 “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” hay “Bình Ngô đại cáo” khẳng định một chân lí lịch sử: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.” Thì “Tuyên ngôn độc lập” lạị mở đầu bằng cách trích dẫn hai câu quan trọng trong hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng trên thế giới. Câu thứ nhất trích từ bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Câu thứ hai rút ra từ bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Hồ Chí Minh không chỉ trích dẫn mà còn bình luận, suy rộng ra: “Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”, và đi tới khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Qua đó, ta thấy ý tưởng cao cả, sâu sắc của Hồ Chí Minh là từ sự xác nhận và đề cao một lý tưởng thời đại về tự do, bình đẳng, bác ái, về nhân quyền đi đến một yêu cầu, mội khát vọng cháy bỏng và vô cùng thiêng liêng của nhân dân Việt Nam là độc lập dân tộc. Và Độc lập - Tự do - hạnh phúc là mục tiêu chiến đấu của nhân dân ta, của Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ lịch Hồ Chí Minh. Giọng văn từ trang nghiêm, trang trọng chuyển thành hùng hồn, căm giận khi Hồ Chủ tịch vạch trần và lên án tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong gần một thế kỉ qua. Bộ mặt của chúng vô cùng xảo quyệt và dã man “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”. Tác giả đã điểm qua một cách khái quát và điển hình tội ác của thực dân Pháp trên các lĩnh vực về chính trị, kinh tế và những tội ác chống chất như núi. Đó là năm tội ác ghê tởm về chính trị và bốn tội ác cực kì dã man về kinh tế của chúng. Năm tội ác lớn về chính trị là tước đoạt quyền tự do dân chủ; luật pháp dã man chia để trị; đàn áp và khủng bố; thi hành chính sách ngu dân; đầu độc bằng rượu cồn và thuốc phiện “để làm cho nòi giống ta suy nhược”. Trong “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi đã nói về tội ác của quân cuồng Minh: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn - Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”. Hơn 500 năm sau, trong “Tuyên ngôn Độc lập”, người anh hùng giải phóng dân lộc Hồ Chí Minh viết:
  • 7. Chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh ngày 2 tháng 9 7 “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.” Đó là những bằng chứng không ai chối cãi đươc. Câu văn ngắn, đanh hùng hồn. Chữ “chúng” được nhắc lại nhiều lần đầy ám ảnh. Cách so sánh cụ thể mỉa mai (lập ra nhà tù nhiều hơn trường học). Cách dùng vị ngữ, trạng ngữ xác đáng (thẳng tay chém giết), cách dùng hình ảnh (bể máu) - tất cả tạo nên phong cách chính luận Hồ Chí Minh: súc tích, lập luận chật chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục. Bốn tội ác về kinh tế của thực dân Pháp là bóc lột dân ta đến tận xương tủy khiến cho “dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”; cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu; độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. v.v... Lên án chính sách sưu thuế vô nhân đạo của chúng, tác giả căm giận viết: “Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng”. Hàng trăm thứ thuế vô lý ấy của thực dân Pháp đặt ra, nhân dân ta đã từng chịu đựng và ghê tởm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt hèn nhát và phản bội của thực Pháp. Mùa thu năm 1940, thực dân Pháp “quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta, rước Nhật”. Pháp và Nhật đã cấu kết với nhau, bóc lột dân ta thậm tệ, gây ra thảm họa năm ất Dậu, 1945: “Từ đó, dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Dân ta sống cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị, đến Bắc kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta đã bị chết đói!” Sự hèn hạ, tàn ác của thực dân Pháp không thể nào kể xiết! Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, quân Pháp bỏ chạy hoặc đầu hàng. Tác giả châm biếm lên án: “Chúng chẳng những không “bảo hộ” được ta, trái lại trong năm năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật!”. Thậm lệ và tàn nhẫn hơn nữa là trước khi rút chạy “chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”. Bằng cách lập luận chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định một sự thật lịch sử. Từ năm 1940 trở đi, nước ta đã trở thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Để đạp tan luận điệu của Đờ Gôn và bọn thực dân phản động Pháp đang âm mưu tái chiếm Đông Dương, Hồ Chí Minh hùng hồn tuyên bố: “Sự thật nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”. Tuyên ngôn độc lập có giá trị lịch sử to lớn. Tác giả chỉ rõ một cục diện chính trị mới: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Từ nô lệ, nhân dân ta đã giành
  • 8. Chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh ngày 2 tháng 9 8 được độc lập: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập”. Một chế độ mới, một nhà nước mới ra đời: “Dân ta đã đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập chế độ Dân chủ Cộng hòa”. Phần tiếp theo là lời tuyên bố sáng ngời chính nghĩa, thể hiện một quyết tâm sắt thép, không một thế lực thù địch nào có thể lay chuyển nổi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên lập trường dân tộc kêu gọi các nước Đồng minh công nhận quyền độc lập của nhân dân Việt Nam. Đồng thời mạnh mẽ tuyên bố: Thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Tác giả tự hào nêu cao truyền thống anh hùng bất khuất chống thực dân, chống phát xít của dân tộc ta và khẳng định: “Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”. Kết thúc bản Tuyên ngôn độc lập là một lời tuyên bố mang ý nghĩa lịch sử như một lời thề thiêng liêng, thể hiện sâu sắc khát vọng độc lập, tự do của nhân dân ta, biểu thị quyết tâm và sức mạnh Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Tuyên ngôn độc lập đã thể hiện một cách cao đẹp và sáng tỏ phong cách chính luận của Hồ Chí Minh. Bác viết văn làm thơ là để phục vụ cách mạng. Trước lúc cầm bút, Người tự hỏi: Viết nhằm mục đích gì? Viết cho ai? Viết về vấn đề gì? Viết như thế nào? Đối tượng của Tuyên ngôn độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam mà còn để nói với thế giới, đặc biệt là nói với bọn đế quốc, thực dân đang âm mưu tái chiếm Việt Nam. Mọi lý lẽ, luận cứ đều tập trung hướng về những đối tượng ấy và khẳng định quyền độc lập, tự do của nhân dân la. Những luận cứ được Hồ Chủ tịch nêu lên trong bản Tuyên ngôn độc lập là những bằng chứng không thể chối cãi được. Chỉ một lời vạch tội, một mũi tên mà bắn trúng hai đích: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”. Đó là chính sách đàn áp khủng bố và ngu dân cùa thực dân Pháp. Lời viết ngắn gọn, hàm súc, đầy thuyết phục. Chỉ một câu 9 từ mà nêu bật một cục diện chính trị: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Cách dùng từ ngữ của Bác rất chính xác và gợi cảm. Văn chính luận, bản chất của nó là lý lẽ và cách lập luận. Thế nhưng có lúc xuất hiện những hình ảnh cực kỳ xúc động: “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của chúng ta trong những bể máu”. Cách dùng từ ngữ
  • 9. Chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh ngày 2 tháng 9 9 nhất là động từ, trạng ngữ vừa chính xác, vừa đanh thép: “thẳng tay chém giết...”, “thoát ly hẳn...”, “xoá bỏ hết...”, “xoá bỏ tất cả...”. Văn phong của Bác rất nhuần nhị, uyển chuyển trong cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ, cấu trúc cân xứng, trùng điệp, tăng cấp... tạo nên những câu văn đẹp, ý tưởng sâu sắc, đầy ấn tượng: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc, đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”. Hồ Chí Minh đã viết Tuyên ngôn độc lập vào hạ tuần tháng Tám năm 1945, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang - Hà Nội, ngay sau ngày Người từ chiến khu Việt Bắc về tới thủ đô (26/8/1945). Hồ Chí Minh đã có lần nói, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, chỉ có lúc soạn thảo Tuyên ngôn độc lập là những giờ phút sảng khoái nhất của Người. Có thể khẳng định rằng, Tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử to lớn, vừa mang những nét tiêu biểu cho văn chương chính luận của Hồ Chí Minh. Nó vừa kế thừa, phát huy được giá trị của lịch sử vừa mang tính thời đại sâu sắc. Tuyên ngôn độc lập sẽ còn mãi trong lịch sử dân tộc như một tờ khai sinh cho dân tộc Việt Nam, và cũng làm phong phú thêm kho tàng văn học Việt Nam… Theo: loigiaihay.com
  • 10. Chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh ngày 2 tháng 9 10 THƠ PHÚTHƠ PHÚTHƠ PHÚTHƠ PHÚ ĐƯỜNG LUẬT TÚ XƯƠNG TRĂN TRỞ VỚI MỘT GÓC NHÌN HIỆN TRẠNG XÃ HỘI hời đại mà nhà thơ Tú Xương sống cách đây trên 150 năm. Đó là thời kỳ đất nước với chế độ nửa thực dân nửa phong kiến. tình hình xã hội lúc đó đang có những chuyển biến sâu sắc. Các cuộc nổi dậy chống chế độ thực dân của một số sĩ phu yêu nước đang lan rộng. Tiêu biểu là phong trào “ Đông Kinh nghĩa thục” do cụ Phan Bội Châu khởi xướng đang cố công đi tìm đường cứu nước. Cụ Tú (gọi theo bằng cấp đỗ đạt) sinh năm 1870 tại số nhà 247 phố Hàng Nâu thành phố Nam Định với tên thật là Trần Tế Xương (陳濟昌), tự Mộng Tích, Tử Thịnh, hiệu Mặc Trai. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông thuộc dòng dõi nho gia, vốn là họ Phạm, đổi thành họ Trần là bởi vào đời Nhà Trần nho gia lập công lớn được phong quốc tính (vua cho đổi theo họ nhà vua). Ông đi học sớm và nổi tiếng thông minh. Thân sinh của Trần Tế Xương là nhà nho Trần Duy Nhuận. Ông Trần Duy Nhuận có 9 người con, 6 trai, 3 gái, Tú Xương là con trưởng. Trong đời thơ phú cụ còn có tên làTrần Cao Xương. Nhưng thơ phú, tồn tại đến nay gắn liền với bút danh Tú Xương. Cuộc đời ngắn ngủi có 37 năm của ông đã nằm gọn trong một giai đoạn bi thương nhất của đất nước. Trước lúc ông ra đời 3 năm thì 6 tỉnh nam kỳ mất trọn cho Pháp. Tú Xương lên 3 thì Bắc Kỳ trong đó có Nam Định bị tấn công lần thứ nhất. Tú Xương 12 tuổi, Bắc Kỳ, Nam Định bị tấn công lần thứ 2 và mất nốt. Hiệp ước Harmand 1883 rồi hiệp ước T
  • 11. Tiến tới Hội thảo khoa học Tú Xương với thơ Đường luật 11 Patenôtre 1884 thừa nhận quyền thống trị của Pháp trên đất Việt Nam. Các phong trào kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi nhưng lần lượt thất bại. Tú Xương sinh ra và lớn lên trong bối cảnh sục sôi và bi thương đó. Tú Xương lấy vợ năm 16 tuổi, vợ ông là bà Phạm Thị Mẫn. Mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay bà Tú lo liệu. Điều đó đã đi vào thơ ca của ông: Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ hay là Nuôi đủ năm con với một chồng. Sống trong bối cảnh ấy nên thơ phú của Tú Xương trằn trọc với một góc nhìn hiện thực xã hội đương thời: Góc nhìn nổi bật trong thơ Tú Xương là hình bóng con người và mọi sinh hoạt của xã hội phong kiến cũ đã bị thực dân hóa, và có hình bóng những vật mới, những sinh hoạt mới - sản phẩm của xã hội thực dân nửa phong kiến. Thơ Tú Xương là tiếng nói đả kích, châm biếm sâu sắc và dữ dội vào các đối tượng mà ông căm ghét. Từ góc độ dân tộc chủ nghĩa. Trong rất nhiều nhà thơ Việt Nam, Tú Xương là một trong số rất ít người được tôn vinh danh hiệu Nhà thơ dân tộc bởi vì thơ ông, cả nội dung lẫn hình thức, đều chứa đọng bản sắc Việt Nam, không bị pha tạp với văn chương cổ điển Trung Hoa như phần đông các nhà thơ xuất thân cựu học, khoa cử. Tú Xương một người thơ, một nhà thơ vốn nhiều công sức trong cuộc trường kỳ xây dựng tiếng nói văn học của dân tộc Việt Nam, chống lại hiện trạng, chống lại chế độ thực dân cướp nước. Tú Xương từng được tôn là bậc “thần thơ thánh chữ”, bởi vì ông có biệt tài dùng chữ rất “đắt” và đắc địa, không kém Hồ Xuân Hương xưa kia. Ông đã có công lớn phát huy khả năng to lớn và đặc thù của Tiếng Việt, một ngôn ngữ sắc bén, có sức công phá mạnh mẽ và vô cùng “hóm”. Ông có biệt tài dùng những từ ngữ cửa miệng của người bình dân để sáng tác nên những bài thơ đặc sắc mang phong cách hoàn toàn riêng biệt của ông. Chất thơ trào phúng từ góc nhìn trăn trở của thơ ông tập trung vào những khía cạnh sau: 1. Chĩa mũi nhọn vào bọn thực dân: Ðối với thực dân Pháp, tuy chưa phải là đối tượng chính để tập trung phê phán nhưng ta vẫn bắt gặp bóng dáng những tên thực dân xuất hiện với dáng vẻ rất buồn cười. Ðó là hình ảnh những ông Tây, bà Ðầm rất
  • 12. Tiến tới Hội thảo khoa học Tú Xương với thơ Đường luật 12 nghênh ngang lố bịch Với ngòi bút châm biếm sắc sảo, Tú Xương đả kích chúng không khoan nhượng, vạch trần thói gian ác, bần tiện, thủ đoạn kiếm ăn dơ bẩn của chúng bằng bút pháp trào phúng sâu sắc: “Xe kéo rợp trời: quan sứ đến/ Váy lê phết đất, mụ đầm ra”. 2. Vào bọn quan lại, tay sai bán nước Ðề tài này thật ra không có gì mới mẻ so với trước, nhưng cái mới ở đây là bút pháp của Tú Xương có cá tính và mang nét cảm hứng thời sự. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh bọn quan lại hiện lên rất phong phú đa dạng. Ðó là những lũ bất tài, dốt nát (Bác Cử Nhu); chúng không khác chi những tên hề (Hát bội). Ông phê phán trò gian lận, hối lộ, bòn rút của dân không nghĩ gì đến trách nhiệm (Ðùa ông Phủ). Ông còn vạch trần bản chất làm tay sai của những tên quan lại lúc bấy giờ (Cô hầu gửi quan lớn). Từ đó thấy được thái độ phẫn uất của Tú Xương trước thực trạng xã hội và ông đã dùng ngòi bút của mình để lên án, phê phán những con người, những hiện tượng trái tai, gai mắt. Nhà thơ đã dựng lại chân dung của bọn quan lại, mỗi người mỗi vẻ nhưng đều rất sắc cạnh, cụ thể. Một tên quan huyện Minh trung đâu đấy trách người trinh, một ông Ấm Chạy lăng quăng, ấm chẳng ngồi, ông Ðốc cờ bạc ăn chơi rặt một màu, ông Cử Sách như hủ nút, chữ như mù, một cô Bố, Chồng chung, vợ chạ, một chú Hàn thì Ðậu lạy, quan xin… và cả một xã hội lố lăng, rởm đời với quý vị phu nhân, các cậu ấm tử. Sư sãi… cũng được Tú Xương tái hiện, sinh động, cụ thể trong bài phú “Hai cậu con con đóng vai ấm tử, lỗi bếp bồi cậu cũng như nhau. Ðôi đức bà lên mặt phu nhân, ngón đĩ thỏa bà nào cũng nhất. Nhất tắc mộ sư mô chi cực, nay chùa này, mai chùa khác, mở lòng từ tô tượng, đúc chuông. Nhất tắc ham chài lái chi khu, lên mành nọ xuống mành kia, che miệng thế đong dầu rót mật” (Khai lý lịch) 3. Ðối với tầng lớp khoa cử, nho học lỗi thời: Ông đi thi từ năm 17 tuổi, Thi tám bận nhưng chỉ đạt bậc Tú tài (năm 1894 khi đó ông 24 tuổi). Trong bức tranh xã hội của Tú Xương còn có những nho sĩ đi thi, những ông Nghè, ông Cống; có hình ảnh của trường thi, của một nền nho học đang xuống dốc trầm trọng. Thời Tú Xương không còn tìm thấy hình ảnh uy nghi, trang trọng của một trường thi chữ Hán xưa kia
  • 13. Tiến tới Hội thảo khoa học Tú Xương với thơ Đường luật 13 nữa mà nó đang lùi dần trước uy thế của kẻ thù. Ông phản ánh thực trạng nho học suy đồi bằng tiếng thở dài áo não (Than đạo học). Ông còn chế giễu những người kéo nhau đi thi ở những trường lớp mới mở của thực dân: ÐỔI THI Nghe nói khoa này sắp đổi thi Các thầy đồ cố đỗ mau đi! Dẫu không bia đá còn bia miệng Vứt bút lông đi, giắt bút chì. Trong buổi lễ xứng danh khoa Ðinh Dậu, nhà thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh về cảnh trường thi cảnh ngao ngán của sĩ tử trước thực trạng nước mất, nhà tan, sĩ khí tiêu điều, bút lông hết được săn đón Vứt bút lông đi giắt bút chì. Ðó là hình ảnh: “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ Ậm oẹ quan trường miệng thét loa. Lọng cắm rợp trời quan sứ đến, Váy lê quét đất mụ đầm ra... Tú Xương than thở cho số phận của một ông Nghè, ông Cống và giễu cả những ông Phán: “Nào có lạ gì cái chữ nho Ông nghè, ông cống cũng nằm co Sao bằng đi học làm ông Phán. Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò” (Chữ nho) 4. Phê phán thế lực đồng tiền: Trước Tú Xương, nhiều tác giả Việt Nam cũng như nước ngoài đã lên án sức mạnh đồng tiền. Nó chi phối tư tưởng và hành động của con người. Ðến thời Tú Xương, đồng tiền lại một lần nữa gây đảo điên xã hội nhất là ở thành thị. Nó làm cho đạo đức suy đồi từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội, mang sự lai căng của chế độ thực dân. Tú Xương đã mắng nhiếc cái xã hội đã hỗn loạn lên vì đồng tiền: Ðất Vị Hoàng Có đất nào như đất ấy không? Phố phường tiếp giáp với bờ sông Nhà kia lỗi phép con khinh bố Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng Keo cú người đâu như cứt sắt Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh Có đất nào như đất ấy không.? Có thể thấy bức tranh xã hội trong mắt của Tú Xương bị tha hóa đến trầm trọng. Nào là cảnh: “Ở phố Hàng Song thật lắm quan Thành thì đen kịt, độc thì lang Chồng chung vợ cha kìa cô Bố Ðậu lại quan xin nọ chú Hàn” (Phố Hàng song) Vì đồng tiền, con người lường gạt nhau để sống, đối xử với nhau không ra gì. Tình
  • 14. Tiến tới Hội thảo khoa học Tú Xương với thơ Đường luật 14 nghĩa cha con, vợ chồng, tình yêu, tình bè bạn... đều bị chà đạp bởi thế lực của đồng tiền. Bài thơ “ Mùng hai tết viếng cô Ký, Ðể vợ chơi nhăng” đã phê phán thói đời thật đáng sợ.Ông chồng khóc vợ vì tiếc của, còn vợ đối với chồng thì “Trăm năm trăm tuổi lại trăm thằng”. Ngòi bút Tú Xương đã khái quát bức tranh hiện thực sinh động về một xã hội “Tây hóa” lố lăng, rởm đời, có những cảnh khá nực cười, những cảnh chướng tai, gai mắt cứ nhan nhản xuất hiện trong thơ Tú Xương như (Năm mới, Thói đời, Chữ nho): Khăn là bác nọ lo tày rế, Váy lĩnh cô kia quét sạch hè. Công đức tu hành sư có lọng, Xu hào xủng xoảng mán ngồi xe. (Năm mới) Hay cảnh nực cười khác: “Chí cha chí chát khua giày dép, Ðen thủi đen thui cũng lụa là” 5. Lên án những thói hư tật xấu trong xã hội: Phê phán những thói hư tật xấu trong đó cả một số người hành đạo mà lòng dạ xấu xa và hành vi bẩn thỉu như cảnh sư sãi vụng trộm trong chùa, sư cho vay nặng lãi, sư chứa của gian đến nỗi phải ngồi tù (Sư ở tù. Ông sư và mấy ả lên đồng). Ông còn lên án thói đồng bóng, cho đồng bóng là trò mê tín giả dối không thể chịu được: “Ðồng giỏi sao đồng không giúp nước Hay là đồng sợ súng thần công”.? Phê phán những phong tục xa hoa, phù phiếm trong ngày tết ý tứ mỉa mai trước thực trạng nước mất, nhà tan (Thói đời), vạch trần những tâm lý giả dối, sáo rỗng của con người trong ngày tết bằng lời lẽ châm biếm sắc sảo. Và bài thơ Chúc tết đã chế giễu độc địa và sâu sắc, những hiện tượng đó. 6. Thơ Tú Xương là tiếng nói tâm tình trĩu nặng đau xót trước nhân tình thế thái 6.1. Nỗi đau xót về bản thân và thời cuộc: - Về bản thân: Gánh nặng đeo đẳng nhà thơ suốt đời là nợ lều chõng. Ban đầu hỏng thi, ông còn cười cợt, còn tự nghĩ cách để an ủi mình. Nhưng các khoa thi sau (1903, 1906) ông càng thất vọng, càng chua chát. Tú Xương ngày càng đau buồn, chán nản, tuyệt vọng và cay cú:
  • 15. Tiến tới Hội thảo khoa học Tú Xương với thơ Đường luật 15 Học đã sôi cơm nhưng chửa chín. Thi không ăn ớt thế mà cay Nhưng đến khoa thi cuối (1906) tiếng thở dài của Tú Xuơng càng ảo não và bi thiết hơn nhiều: Bụng buồn còn biết nói năng chi Ðệ nhất buồn là cái hỏng thi Một việc văn chương thôi cũng nhảm Trăm năm thân thế chẳng ra gì (Buồn thi hỏng) Ở đây, dù đau vì thi rớt, vì công danh không thành đạt nhưng Tú Xương vẫn ít ủy mị và luôn tỏ thái độ khôi hài, lúc nào nụ cười trào phúng cũng đến với ông. Qua những lời tự trào, tư thú về mình càng thấy rõ con người và tính cách Tú Xương. Tú Xương tự khoe về sự ăn chơi của mình: Nghiện chè nghiện rượu, nghiện cả cao lâu, Hay hát, hay chơi, hay nghề xuống lõng. Quanh năm phong vận, áo hàng Tàu, khăn nhiễu tím, ô Lục soạn xanh Ra phố nghênh ngang, quần Tố nữ, bít tất tơ, giày Gia Ðịnh bóng... (Phú hòng thi) - Về gia cảnh nghèo: Qua thơ ông, gia cảnh nhà ông hiện lên rất áo não và bi thiết (Mùa nực mặc áo bông). Nhà thơ từng thấm thía cảnh chạy ăn, vay nợ, nhiều lúc ông phải gào lên: Van nợ lắm khi trào nước mắt Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi (Than nghèo) Nhưng trong hoàn cảnh nào, Tú Xương vẫn cười cợt, châm biếm, nói ngông. Vì nghèo quá, ông đã tính đến chuyện đi tu nhưng không phải tu vì đạo lý mà tu vì tấm áo (Nghèo), rồi nghĩ đến chuyện làm mứt rận đãi gia đình trong ngày tết, có những ý nghĩ ngông nghênh, hợm hĩnh (Mứt rận), hoặc nhiều lúc ông đâm ra chán chường tuyệt vọng: Ngủ quách sự đời thây đứa thức. Bên chùa chú trọc đã khua chuông. (Ðêm hè) Vốn là tay bút trào phúng nên trong hoàn cảnh nào nhà thơ vẫn có thể cười cợt, vẫn bông đùa: Anh em đừng tưởng tết tôi nghèo Tiền bạc trong kho chữa lĩnh tiêu Ðúng là nói cho vui, chứ kho đâu mà lĩnh, tiền đâu mà tiêu? Chính cái nghịch lý này đã hình thành nên tính cách của Tú Xương. - Về thời cuộc và vận mệnh đất nước: Ở góc cạnh này khắc họa hình ảnh của Tú Xương nổi bật là người mang nặng tư tưởng “dân tộc chủ nghĩa” có một tình cảm sâu sắc đối với nhân dân.
  • 16. Tiến tới Hội thảo khoa học Tú Xương với thơ Đường luật 16 Nhất là đối với người nghèo như những người học trò, những người nông dân chân lắm tay bùn (Thề với ăn xin)... những dòng thơ của Tú Xương chứa chan tình cảm và đầy lòng ưu ái (Ðại hạn). Hoặc ở một bài thơ khác, tâm trạng Tú Xương càng thể hiện rõ hơn: Ỳ ào tiếng học nghe không rõ Mát mẻ nhà ai ngủ hẳn lâu Ông lão nhà quê tan tản dậy, Bảo con đem đó, chớ đem gầu... Ðối với người phụ nữ, hình ảnh họ hiện lên thật đáng thương, họ không những khổ sở về vật chất mà còn bị đau đớn về mặt tinh thần Thương vợ là một bài thơ tiêu biểu của Tú Xương viết về Người phụ nữ - người vợ: Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không! Nỗi u hoài kín đáo của Tú Xương trước thời cuộc và vận mệnh đất nước thường triền miên, day dứt: Nhân tài đất Bắc nào ai đó? Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà (Vịnh khoa thi Hương năm Ðinh Dậu) Tú Xương thường thao thức suốt đêm dài để lặng lẽ suy tư và thấy được cái heo hút,vắng lặng của đêm trường: Ðêm sao đêm mãi tối mò mò, Ðêm đến bao giờ mới sáng cho. Ðàn trẻ u ơ chừng muốn dậy, Ông già thúng thắng vẫn đang ho. Ngọn đèn rình trộm khêu còn bé, Tiếng chó kinh người cắn vẫn to. Hàng xóm bốn bề ai dậy chửa, Dậy thì lên tiếng gọi nhà nho. (Ðêm dài) Trong hoàn cảnh đó, nhà thơ vẫn còn tỉnh táo để nhận ra mình: Kìa cái đêm nay mới gọi đêm Mắt giương không ngủ cũng không thèm Tình này ai thấu cho ta nhỉ Tâm sự năm canh một bóng đèn. Ðiểm sáng nhất, xúc động nhất trong thơ ông là ở góc độ này. Ðó là tình cảm của ông đối với quê hương đất nước. Nỗi đau khi nhìn thấy đất nước đổi thay mà bản thân ông thì không làm gì thay đổi thời cuộc (Sông lấp). Bài thơ chứng tỏ Tú Xương vẫn là người nặng tình đời và tha thiết với cuộc sống. Mặc dù có lúc ông đâm ra bối rối, lạc lõng, mất phương hướng trước bao biến đổi của thời cuộc: Hỏi người chỉ thấy non xanh ngắt, Ðợi nước càng thêm tóc bạc phơ
  • 17. Tiến tới Hội thảo khoa học Tú Xương với thơ Đường luật 17 Ðường đất xa khơi ai mách bảo? Biết đâu mà ngóng đến bao giờ? (Lạc đường) Lòng yêu nước của Tú Xuơng còn thể hiện qua sự khâm phục của Tú Xương đối với những người có tài, có đức ra cứu đời, giúp nước: Vá trời gặp hội mây năm vẻ Lấp bể ra công đất một hòn (Gửi cụ thủ khoa Phan) Tuy không đủ dũng khí để đi vào cuộc cách mạng như bao nghĩa sĩ yêu nước khác nhưng ông có cảm tình nồng hậu đối với những người làm cách mạng. Hình ảnh Phan Bội Châu Vá trời, lấp bể đã đến với Tú Xương bằng tất cả sự kính mến, khâm phục. 6.2. Triết lý sống của Tú Xương giữa thời buổi loạn ly: Triết lý sống của Tú Xương đặc biệt không giống ai giữa thời buổi loạn ly. Ông sống giả câm, giả điếc, làm ngơ trước dư luận. Sống như ông phải có kiểu cách riêng, giống như hình ảnh của chú Mán ở Nam Ðịnh (Chú Mán). Thái độ sống khác của Tú Xương có phải chăng là thái độ chống đối của nhà thơ trước thời cuộc? Ông không muốn hòa vào cuộc sống ngột ngạt không lối thoát này, không muốn hợp tác với cái văn minh trong thời kỳ nước mất, nhà tan. Giữa bao cái rối rắm mà mọi người đang tìm cách chen chân vào thì Tú Xương tách khỏi nó. Từ đó thể hiện sự yêu thích tự do, không chịu cúi luồn làm nô lệ. Triết lý sống của Tú Xương nếu đem đặt bên cạnh triết lý sống của các nhà chiến sĩ yêu nước xả thân vì nước lúc bấy giờ thì triết lý sống của Tú Xương có phần mờ nhạt. Nhưng nói chung, triết lý sống của ông đã phần nào phản ảnh được tâm trạng của lớp “trí thức nửa phong kiến nửa thực dân” của những người sống trong thời buổi không đành tâm theo giặc cũng không cầm vũ khí chống giặc. Và cái vĩ đại, lớn lao nhất của nhà thơ là đã để lại cho hậu thế một mảng thơ trào lộng tới tận cùng của những tiếng cười chua chát. Những thi phẩm theo thể phú, thơ luật Đường của Tú Xương tổng cộng theo sưu tầm là trên dưới 200 đơn vị, đều là những điều trăn trở của ông là một góc nhìn trước hiện trạng xã hội lúc đương thời. Cho tới nay qua gần 2 thế kỷ có những bài vẫn còn như mới còn nguyên giá trị trong thời kỳ hội nhập, cùng với những chuyển biến xã hội
  • 18. Tiến tới Hội thảo khoa học Tú Xương với thơ Đường luật 18 sâu sắc. Xứng với nhận định của Nguyễn Công Hoan “Thần thơ, thánh chữ” Thiển nghĩ giá trị nội dung, và cả nghệ thuật của thơ phú Tú Xương vẫn còn nhiều góc cạnh để cho chúng ta khai thác và chiêm nghiệm. Nhất Tâm Sưu tầm và Tổng hợp Xin giới thiệu một chùm thơ của Tú Xương: Chúc Tết Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau: Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu. Phen này ông quyết đi buôn cối Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu. Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu: Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu? Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu. Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang: Đứa thì mua tước; đứa mua quan. Phen này ông quyết đi buôn lọng, Vừa bán vừa la cũng đắt hàng. Lẳng lặng mà nghe nó chúc con: Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn. Phố phường chật hẹp, người đông đúc Bồng bế nhau lên nó ở non. Bắt chước ai ta chúc mấy lời Chúc cho khắp hết ở trong đời Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước Sao được cho ra cái giống người.1 1 Khổ thơ cuối có thể do người đời thêm vào Thương vợ Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo xèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ, âu đành phận Năm nắng mười mưa, dám quản công Cha mẹ thói đời ăn ở bạc! Có chồng hờ hững cũng như không! Ba thứ lăng nhăng... Một trà, một rượu, một đàn bà, Ba thứ lăng nhăng nó quấy ta. Chừa được thứ nào hay thứ ấy, Có chăng chừa rượu với chừa trà. Cảm hứng Xấp xỉ ba mươi mấy tuổi đầu Trăm năm tính đốt hãy còn lâu Ví cho thi đỗ làm quan lớn Thì cũng nhỏ to cưới chị hầu Ðất nọ vẫn thường hay có chạch2 Bể kia có lúc cũng trồng dâu3 Hôm nay rỗi rãi buồn tình nhỉ Thử xuống Hàng Thao đập ngón chầu. Hỏi đùa mình Ông có đi thi ký lục không? Nghe ông quốc ngữ học chưa thông Ví dù nhà nước cho ông đỗ Mỗi tháng lương ông được mấy đồng. 2 Chạch: do câu tục ngữ “Ðất sỏi chạch vàng”. Ý nói ở nơi tầm thường vẫn sinh ra người hào kiệt. 3 Trồng dâu: theo câu “Thương hải biến vi điền” nghĩa là “Biển xanh biến thành nương dâu”. Ý nói hy vọng có sự thay đổi tốt cho mình.
  • 19. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 19 Chùm thơ của Chi hội TP Vũng Tàu Di chúc Bác Hồ Chúc thư Bác để lại cho đời Tình cảm thân thương nét chữ tươi Càng đọc càng thêm yêu quý Bác Ngẫm sâu ngẫm kỹ biết ơn người Bác mơ bình đẳng toàn nhân loại Người ước tự do mọi giống nòi Xuyên suốt màn đêm tìm lửa sáng Mang về chân lý: Ánh dương soi!... Hoàng Hữu Cát Màu xanh bất diệt Ruộng đồng, sông nước đẹp hơn tranh, Độ tuổi còn như lá trĩu cành. Lồng lộng trời cao màu bát ngát Mông mênh biển cả vẻ mong manh. Trường tồn mẫu tử tình thương mẹ, Cao điểm anh hùng sắc áo anh. Công trạng, sử ghi trang bất khuất, Giữ yên cuộc sống mãi trong lành. Phan Viết Đan Hứa phải làm Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam Mang bao thông điệp với công hàm. Xóa tan cấm vận từng vô lý Rà hết̃ bom mìn khỏi chết oan. Chất độc “Pháo đài” thời rải thảm Nỗi đau tàn phế chất da cam. Ra về Tuyên bố chung hai nước Ông nhớ cho tôi hứa phải làm! Binh Diệp Về Vũng Tàu Em về phố biển với anh không? Giỡn sóng, vờn mây, tắm nắng hồng Du lịch Chí Linh vui khách quý Danh lam Núi Lớn ngắm vầng Đông. Hồ Mây ánh điện mời chim én, Bãi Trước dàn khoan phóng lửa rồng, Muôn thuở anh hùng lưu sử sách Một vùng kiêu hãnh của cha ông. Phạm Văn Du Trở lại bến thơ xưa Trở lại ngày xưa... gặp bến thơ Tình ta xao xuyến vỗ đôi bờ Sông thương sóng sánh con thuyền mộng Biển nhớ dâng trào trái tim mơ! Kháng chiến - anh đi vào trận tuyến; Hòa bình -em lạc bến bơ vơ! Âm - Dương cách trở, tình lai láng, Quặn mãi tim này! Nghẹn tiếng thơ! Nguyễn Thị Thanh Hà Nữ Việt anh tài Sáng mãi anh hùng vĩ Đế vương Cưỡi voi phi ngựa ních cầm cương Giàu lòng nhân hậu xưa còn mãi Sóng dữ đại dương nữ khác thường Phụ nữ ngày nay bộ ngoại thương Giao du nước bạn sáng con đường Nước giầu dân mạnh muôn đời thịnh Nữ Việt đa tài mãi Đế Vương… Kim Thoa
  • 20. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 20 Đi theo Đảng Toàn dân đã chon một con đường Theo Đảng đến cùng Xuân ngát hương Đánh đuổi quân thù giành thắng lớn Diệt tan nghịch tặc sạch môi trường Bẩy nhăm thống nhất toàn bờ cõi Mãi mãi mừng công tỏa bốn phương Truyền thống anh hùng cờ Bách chiến Giang sơn gấm vóc mãi hùng cường. Phạm Quang Quý Bác đi Bác đi lặn lội bốn phương trời Chân lý sáng ngời, ý chẳng nguôi Vạn núi, thương nòi không nản chí Nghìn đèo, cứu nước, quyết tìm tòi Sài gòn ngày ấy đành xa cách Nước Pháp tháng năm sống lẻ loi Nhân đạo viết lên đường cách mạng Hồn trai dũng cảm ánh hồng soi. Nguyễn Văn Quảng Hạ nhớ Lả tả sân trường cánh phượng rơi Kể từ khi ấy biệt phương trời Người về quê cũ còn thương bạn Ta ở nơi đây vẫn nhớ người Sánh bước bao năm tim rộn rã Chia tay một sớm dạ bồi hồi Ve ơi sao nỡ ngân chi mãi Để nỗi lòng ai những rối bời, Đình Sơn Trước biển Trời xanh nắng rọi biển soi gương Cảnh đẹp người đơn trái sự thường Tha thướt mây bay in sắc nước Hững hờ gió thoảng lạc mùi hương Xa người nhớ lắm bao mong đợi Vắng bạn trông nhiều những vấn vương Một bóng bơ vơ nơi Bãi Trước Lời thơ tan loãng giữa trùng dương...!!! Trần Châu Hoàn Hội ngộ Đón chào thi hữu đất kinh kỳ Bà Rịa - Vũng Tàu cùng chạm ly Dê núi dầm gừng vui gặp gỡ Rượu quê ngâm thuốc thú nhâm nhi Anh em góp sức khơi vần sáng Trên dưới đồng lòng nối tứ thi Người ở dùng dằng câu tiễn bạn Kẻ về bịn rịn bước chân đi... Tập thể đồng sáng tác Cảnh chiều TP Bà Rịa Xế chiều Bóng ngả, xuân qua bóng xế chiều Còn in vạt nắng hạ liêu xiêu Da mồi tóc điểm làn sương khói Dẫu hạc, còn vương vấn bụi nhiều. Kim Thoa
  • 21. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 21 Chùm thơ của Chi hội Thành cổ Quảng Trị Không quên Vẫn muốn quên đi cái chuyện đời Sao lòng ray rứt mãi không thôi Tối qua trằn trọc nằm không ngủ Sáng đến loay hoay đứng lại ngồi Bực trí đề thơ - thơ chẳng đượm Buồn tình vịnh tứ - tứ còn vơi Mới hay đời lắm điều cay đắng Mà vẫn chưa quên cứ nhớ đời. Nguyễn Vân Cư Tháng chín Đà Lạt Sương về giăng trắng phủ sườn non Rảo bước men theo những lối mòn Ngàn sắc nhấp nhô bừng phố núi Muôn màu lấp lánh rạng lầu son Em cười duyên thẹn lòng e ấp Anh nối tình say tâm vẹn tròn Đà Lạt trong ta hoài mộng ước Ghi sâu ký ức mãi đang còn. Lê Đình Chung Trách thầm Làm người tôn trọng chữ tao khang Đã trót yêu nhau nỡ phụ phàng? Mong mãi bao thu tàu lá rụng Đợi hoài mấy hạ cánh hoa tàn Âm thầm nuốt lệ khi sầu cảm Lặng lẽ rơi châu lúc bẽ bàng Đừng để con tim đông tuyết lạnh Và thêm uổng phí nét hồng nhan. Nguyễn Thanh Dàn Xuân Bình Thân Xuân đến Bính Thân đẹp tuyệt vời Bảy lăm mình cứ ngỡ đôi mươi Thơ xuân đong hết cho bè bạn Văn Tết giữ nguyên để tặng người Có rượu Quỳnh hoa nhấp mấy chén Hoặc bia Trúc bạch thử vài hơi Đào mai bung nụ khoe hương sắc Tổ Quốc thăng hoa rộn rã đời. Trần Thanh Hải Niềm vui gặp bạn (Kính tặng Hội thơ Đường Luật tỉnh Lâm Đồng) Vui sao gặp bạn hội thơ đường Thi phú tuôn trào dậy bốn phương Quảng Trị hân hoan mừng nghĩa bạn Lâm Đồng vui vẻ đón tình thương Về thăm tưởng niệm đài Thành Cổ Ghé viếng tri ân bến Quảng Trường Tổ Quốc tôn vinh hồn liệt sĩ Non sông đất Việt mãi hùng cường. Võ Xuân Khánh Thỏa ước mong (Mừng xã Hải Thượng đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới) Máy gặt reo vang khắp cánh đồng Dân mừng đổi mới chuyện nhà nông Tưới tiêu hết cảnh còng lưng tát Vận chuyển thôi lo ngữa cổ gồng Hiến đất mở đường, đường rộng thoáng Dồn điền đổi thửa, thửa mênh mông Điện đường trường trạm vừa xây mới Cuộc sống dân tình thỏa ước mong. Nguyễn Hồng Khai
  • 22. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 22 Biển đảo Việt Nam Biển đảo quê hương đẹp mặn mà Hoàng Sa liền nối với Trường Sa Cha ông thuở trước khai bờ cõi Con cháu ngày nay giữ nước nhà Xương máu muôn đời từng trải nghiệm Mồ hôi vạn kiếp vốn kinh qua Quyết tâm bảo vệ vùng biên hải Đối sách anh minh giữ thái hòa. Võ Thảo Nguyên Nghe lời Bác Yêu Bác lòng ta vẫn sáng hơn Nghe lời dạy bảo cháu không buồn No cơm phải nhớ ơn cày cuốc Ấm áo cần thương nghĩa ruộng nương Dẫu có xa xôi lời vẫn vọng Tuy không gần gủi giọng luôn còn Nghìn thu tiếng gọi lưu non nước Chốn ấy ngày ngày Bác đợi mong. Nguyễn Trí Quang Đêm đông thoáng nhớ Gió buốt đêm đông rít rít hoài Không gian tĩnh mịch cõi thiên thai Năm canh gà gáy lòng nhung nhớ Sáu khắc cu gù dạ luyến ai Quân tử giữ mình từng khí phách Hiền nhân đức độ trãi đông tây Biển đời dậy sóng triều lên xuống Hình bóng diễm xưa thấp thoáng bay. Lương Văn Quỳnh Tiếng chuông ngân Xuân đi, xuân lại bốn mươi năm Quảng Trị còn đây những mộ phần Thành Cổ khói loang nền cỏ biếc Hãn giang hồn quyện đáy sông xanh Quê hương in bóng trang hào kiệt Tổ Quốc lưu danh đấng liệt oanh Lòng mẹ muôn đời ân đức tạc Ngàn thu đồng vọng đấng hùng anh… Hồ Hữu Tùng Về với Hội thơ Đúng hẹn ta về với hội thơ Đường thi cứ thế chuyển luân cờ Thành Vinh lịch lãm giang tay tiếp Phố thị yêu thương sẵn đón chờ Câu ví điệu lừng nâng tẩu khúc Chiếu văn bút lộng tỏa trời mơ Giao lưu huynh hữu khắp nơi chốn Tạm biệt nhau rồi luống ngẩn ngơ Văn Thiên Tùng Nước Việt yêu thương Nước Việt yêu thương quyện đất trời Giang Sơn gấm vóc điệp trùng khơi Thiên thu Hồng Lạc luôn bền vững Bách tuế Rồng tiên mãi rạng ngời Con cháu lưu tâm ghi tạc dạ Quân dân khắc cốt nhớ y lời Nguy nan thề quyết không chùn bước Gian khổ hy sinh chẳng thể rời. Lê Thiên Tương Thành cổ Quảng Trị
  • 23. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 23 Chùm thơ của Chi hội Bình Định Hoa súng Mọc giữa bùn đen vẫn thản nhiên, Phơi màu trong trắng với thanh thiên. Mỏng manh cánh phấn càng tươi sắc, Kín đáo nhụy hường thật thắm duyên. Gió gợn không nao tình giạt nổi, Sóng đùa chẳng ngại phận truân chuyên. Bồng bềnh sông nước hương thanh khiết, Sống giữa ao quê dáng dịu hiền. Hàn Thu Thảo Cảm xúc Quy Nhơn Nỗi buồn thiếu nữ vốn thông minh, Lỡ bước tơ duyên tủi phận mình. Nửa cuộc chia ly đời bất hạnh, Hai vai gánh vác kiếp phù sinh. Người về chốn đó cho tròn nghĩa, Kẻ ở nơi đây giữ vẹn tình. Trước cảnh neo đơn vai quá nặng, Vậy mà dìu dắt đến an vinh. Bùi Văn Thọ Về Phước Hưng Mười mấy năm trời xa Phước Hưng, Hôm nay trở lại gió reo mừng. Đường về Quảng Nghiệp nhà cao vót, Lối đến Nho Lâm điện sáng trưng. Háo Lễ chợ mai người nhộn nhịp, Bích Nam kinh tối mõ ung dung. Má hồng thôn nữ tươi màu lúa, Tay gặt không ngưng đẹp quá chừng! Võ Tấn Hùng Pháo hoa bếp lửa (Họa Thơ Hàn Thu Thảo) Trường Sơn kể chuyện bếp nhà sàn Chân cứng vượt qua đá núi ngàn Ám dạ ngọt bùi khoai sắn nướng Đói lòng thơm thảo bắp ngô rang Chàng trai mắc võng ngồi hong lửa Cô gái cõng gùi đốt sưởi than Tí tách tiếng reo xua hết rét Khối tình dân tộc nghĩa buôn làng. Lý Văn Kỳ Nỗi niềm Nhà ai bên giậu trải mai vàng Mỗi độ xuân về vẫn ghé ngang Thoang thoảng làn hương đưa trước ngõ Nỉ non tiếng sáo vọng trong làng Mỗi niềm thi khách tơ lòng vướng Thị phú văn nhân bút tích mang Kẻ sĩ tài hoa hay lãng mạn Làm sao quên được bóng hình nàng. Tương Tâm Ngất ngây tình Bốn chục mùa đông đã trải qua Thế mà em vẫn đẹp tươi hoa Hương dâng môi ngọc duyên đằm thắm Sắc dậy thân ngà dáng thướt tha Mây mãi ngày đêm say suối tóc Tuyết hằng năm tháng đắm làn da Lao xao sóng mắt vờn trăng gió Ngây ngất tình anh suốt tuổi già. Lê Văn Trừ
  • 24. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 24 Nhớ thời áo trắng Một chiều bảng lãng bóng hoàng hôn Trĩu nặng tâm tư cảm giác dồn Giục giã trong lòng luôn tiếc rẻ Đếm từng kỉ niệm mãi vùi chôn Hạ về ngõ đỏ phai mùi phấn Phượng nở tình xanh đẫm sắc hương Lặng lẽ ve sầu – chào hỏi khách Chuyện đời gác bỏ nhũ màu sương. Nguyễn Thanh Việt Chừa rượu Anh giã từ em quặn thắt lòng Đâu còn gắn bó hạ thu đông Khi lâng lâng quá môi tê tái Lúc hứng hứng lên má ửng hồng Lặng lẽ từng đêm trời hóa đất Say sưa lắm bữa biển thành sông Giờ còn đâu nữa, em đâu nữa Nhớ nhớ thương thương ủ giấc nồng. Song Thanh Một thời mực tím Một thời mực tím thỏa niềm mơ Lúng túng hỡi người ! Tự bấy giờ Gió bụi đồi thông vang tiếng hát Mưa ngàn đỉnh núi thả hồn thơ Trắng tinh trang giấy đầu đời tặng Hồng thắm lòng ai cuối cuộc chờ Ai biết cho ai tình đã vỡ Mộng còn trăn trở nỗi bơ vơ. Hoàng Ánh Tháp Mỹ Sơn Nét son Cát bụi sông hồ chẳng vướng chân Đường đời nhẹ gót bước phong trần Trở về quê cũ cùng từ mẫu Hướng lại tình xưa với cố nhân Cạn cốc giao lưu hằng kết nghĩa Đầy trang xướng họa mãi ghi ân Nét son len bóng trong vườn mộng Mơn trớn hồn thơ bút tỏa vần. Thanh Long Miền quê Trên gò ngọan cảnh ngắm đồng xanh Ruộng lúa đưa hương gié trĩu nhành Khóm trúc vi vu xào xạc lá Hàng tre kẽo kẹt lắc lay cành Trên sông cùng bạn vui trăng sáng Dưới bến chung thuyền đón gió lành Cảm cảnh sinh tình thơ ý dậy Miền quê non nước đẹp như tranh. Đình Thứ Duyên hội ngộ Duyên thơ hội ngộ bạn xa gần Già trẻ đồng sàn chẳng cách phân Khoái chí đôi câu Anh-Thảo vịnh Êm tai mấy vận Hải- Hiền ngâm Câu thơ xướng họa giàu tình cảm Chén rượu tương phùng đậm nghĩa nhân Cao thấp cung đàn chung một điệu Tri âm tri kỉ bạn xa gần. Liên Anh
  • 25. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 25 Quê tôi Quê tôi địa thế bán sơn hà Sẵn tự nhiên bày khéo gợi ra Sáng ngước lên sương choàng núi Tản Chiều nhìn xuống nắng phả sông Đà Tia vàng giỡn mở từ châu báu Giọt bạc trêu khai tứ ngọc ngà Bạn đến là cho ngay cảm xúc Dồn lên ngọn bút nẩy thơ ca. Nguyễn Văn Chiến Gửi người yêu dấu Leo chín tầng mây thăm Quế cung Cảm thuơng thân chiếc sắt se lòng Năm canh gối lệ - Ai chung lẻ? Sáu khắc phòng không, Ai lạnh không? Duyên hẩm vụng tìm vơ chú Cuội Giá cao khéo chọn vớ Thì Ông Chung tình đồng cảnh ta chia sẻ Hai trái tim yêu một chữ đồng. Trịnh Cơ Phố hẹp Khánh thành phố đã tắc lưu thông Vẫn hẹp nên xe chạy hóa đông Với chắn che luồng len cật lực Còn cầu mở lối lách thành công Nhà nhô đến phá tan bao luợng Phố lấn đi ngăn tốn khá đồng Tới nuớc văn minh chơi thấy khác Nhìn đuờng họ rộng học hay không? Tưởng Văn Hòa Men nồng tháng bảy Đêm trường nẫu đoạn mối tơ lòng Người hỡi ngàn xa thấu tỏ không Ồ Thước vô tình ngoài biển bắc Ngưu Lang lạnh giá giữa trời đông Ngân Hà cách trở duyên nồng thắm Chức Nữ nương nhờ bến đục trong Hôm sớm vui cùng khung cửi gấm Mong ngày tháng bảy dậy men nồng. Mai Hoàng Khải Đợi quỳnh nở Nụ quỳnh he hé sắp khai bông Chúm chím như say ngủ giấc nồng Ngà ngọc lả lơi xòe cánh trắng Nõn nà hờ hững tỏa cành trong Len len hương đậu chòang vai mịn Thoang thoảng thơm bay đọng má hồng Tri kỷ cùng nhau chờ thưởng ngoạn Hoa bừng sắc đẹp ghẹo người mong. Trương Thị Thanh
  • 26. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 26 Nhớ Tây Nguyên Cao nguyên xào xạc lá vàng bay Cảnh cũ tình xưa ở chốn này Khe Gỗ, Đèo Măng rừng lộng gió Biển Hồ, Tháp Đứng nước in mây Em người Phố Núi vui đằm thắm Anh kẻ Thành Nam thích đắm say Nắng hạ chiều buông khua nỗi nhớ Bẻ lòng chia nửa gửi trời Tây. Nguyễn Đức Thạnh Công ơn Bác Sử Nam lấp lánh sáng bao chương Công đức Bác Hồ tỏa bốn phương Lặn lội năm châu Người chọn lối Bôn ba bốn biển Bác tìm đường Lao tù xiềng xích không sờn chí Đói rét gian lao chịu gió sương Đất nước tự do dân hạnh phúc Công ơn, tình Bác ấm muôn phương. Đào Hương Thu Quân sư Nguyễn Trãi Ức Trai khai quốc nhất công thần Một bậc hiền tài đã góp phần Tư tưởng uyên thâm ta dưỡng sức Trí tâm bác ái địch điều nhân Mưu cao sở tại vây thành giặc Kế giỏi viện binh diệt tướng quân Nước bí Vương Thông xin được rút Hòan toàn giải phóng nức lòng dân. Phạm Ngọc Thuận Cảm tạ Cảm tạ đất trời chọn giúp tôi Bạn đời chung thủy ví răng môi Gập ghềnh tuổi tác xuân trang lứa Phẳng lặng tình duyên đũa đẹp đôi Cống hiến một thời vương nghĩa cả Lãng du vài bữa tiếc tiền rơi Bụi đời dọn dẹp thuần phong giữ Để tự thảnh thơi thắm đỏ lời. Lê Tuyến Tiết báo thu sang Heo may nhẹ lướt khẽ lay rèm Mùi cốm thoảng qua nhớ lá sen Khí hậu xoay vần người ngấm độ Thời gian nhào nặn của lên men Tiếng rao năm ngoái nghe còn lạ Nhịp bước vụ này thấy đã quen Tiết báo thu sang trời chớm lạnh Mùa chim làm tổ đến rồi em. Hoàng Việt Trung Tâm sự Bao nhiêu năm tháng có ai hay Tâm sự giờ đây muốn tỏ bày Lắm bận nhọc nhằn không nản chí Nhiều khi cay đắng vẫn hăng say Gian nan chẳng ngại luôn mài bút Vẫn vả cũng thây tập nháp dày Khó nỗi lòng nguời chưa thấu hiểu Cứ chờ thôi vậy biết sao đây. Bùi Thế Đại
  • 27. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 27 Chùm thơ của Chi hội Điện Biên Theo gương Bác Học Bác con xin ghi nhớ lời. Mỗi ngày ra đứng trước gương soi. Bụi vương quanh áo lo thau sạch. Hoa nở trong hồn nguyện giữ tươi. Vì nước vì dân không quản ngại. Việc đời việc đạo chẳng buông lơi. Làm viên gạch nhỏ xây non nước. Chẳng thẹn khi trông ảnh Bắc cười. Đỗ Trọng Luân - ĐT: 0913297885 Nối gót tiền nhân Lời dạy vua truyền tự thuở xưa. Văn bia lưu khắc chẳng phai mờ* . Tiền nhân dẹp giặc yên cương thổ. Hậu thế dựng xây vững cõi bờ. Bạt núi ngăn sông cho điện sáng. Trồng rừng, giữ nước, trọn niềm mơ. Tuổi xuân làm mới miền quê mới. Tình đất tình người đẹp ý thơ. Phạm Hữu Dược Xé sao† Chẳng biết ai xưa khéo vẽ bày. Xé sao mới biết chuyện là hay. Người già im ắng trong hồi tưởng. Trẻ nhỏ vô tư giữa giấc say. Tiếng Pí‡ đã ưng panh kẽ đợi. Trúc mềm như ý lựa chiều xoay. Thắm tình đôi lứa không ai dạy. Các cụ ta xưa cũng thế này. Vũ Quang Minh - ĐT 01635091946 * Bia đền vua Lê ở Nậm Nhùn Lai Châu † Tiếng Thái tạm dịch là “đánh thức thiếu nữ”. ‡ Pí: Một loại khèn của đồng bào Thái. Nhớ đức Người Con viết bài thơ để kính Người Vĩ nhân của thế kỷ hai mươi. Bôn ba hải ngoại tìm chân lý. Lặn lội muôn nơi cứu giống nòi. Dẫn lối nhân dân qua biển lớn. Đưa đường dân tộc vượt trùng khơi. Bác Hồ sống mãi cùng non nước. Đất Việt phồn vinh nhớ đức Người. Đỗ Vũ Xô - ĐT: 01668083783 Đi bộ Sáng ra đi bộ luyện đôi chân. Cảnh sắc ban mai đẹp tuyệt trần. Gió núi hương rừng thơm ngát bản. Vẳng nghe trong gió tiếng chuông ngân. Hồn thơ Chợt nghe như có tiếng nàng thơ. Cảm xúc mênh mang chẳng bến bờ. Lựa ý gieo vần tay hạ bút. Lời hay tứ đẹp vút thành thơ. Trịnh Minh Khuê - ĐT: 01699532286 Nàng nếp nương Mẹ đất sinh ra giữa chốn đây. Non tơ trải rộng tới tầng mây. Hương thơm nồng thắm từ muôn thuở. Vị đặm thủy dhung đến mọi ngày. Chắt lọc tinh hoa cùng nắng cháy. Gạn đi bụi bặm với mưa bay. Mong sao lại được đầu thai nữa. Để đến bên em say ngất ngây./ Nguyễn Văn Tiết
  • 28. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 28 Hoàng hôn xóm biển Hoàng hôn xóm biển sóng như say. Ào ạt triều dâng bãi cát dày. Thiếu nữ bơi đùa vang mặt nước. Trẻ thơ nô rỡn rộn bờ cây. Khói lam mái bếp gài hoa nắng. Gió lộng cánh buồm lả bóng mây. Tấp nập vạn chài thuyền kéo lưới. Cảnh hay tranh vẽ? Để người say. Vũ Quí Đạt - ĐT: 0230.3824373 Biến đảo mùa xuân Biển đảo vùng trời tổ quốc ta. Xuân về trên cánh én bao la. Thuyền câu dong duổi vây đàn cá. Tầu lớn vươn khơi giữ biển nhà. Xương máu ông cha hòa bão tố. Mồ hôi chiến sĩ gửi Trường Sa. Mùa xuân đất nước hoa trên sóng. Tầu nặng cá đầy vang tiếng ca. Trần Công Hữu - ĐT: 01633478002 Cảm thơ “Từ tạ nhìn theo... đã khuất rồi”. Cảm thơ em lỡ phận đơn côi. Ông Tơ bà Nguyệt sao hờ hững. Bạn hữu thi huynh nỡ để trôi. Tháng giá ngày đông nhanh tới lắm. Ngày xuân tháng hạ chóng qua thôi. Thơ ơi... phần kết xin nhường lại. Đâu đấy... bây giờ đã kết đôi. Thu Hoài - ĐT: 0945387964 Xuân rẻo cao Cõng nắng theo mây xuống chợ hoa. Nhởn nhơ bướm lượn váy đưa tà. Rền vang vó ngựa trên lèn đá. Lảnh lót lưng trâu tiếng sáo ca. Nhuộm nắng đào hoa bừng sắc thắm. Ngậm sương ban trắng tựa sao sa. Lưng đèo réo rắt cung đàn gió. Thác đổ rì rầm nhịp phách xa. Hoàng Hải Phượng - ĐT: 01256041965 Ơn đức Bác Hồ Muôn triệu con tim cả nước ta Nhớ công ơn Bác thật bao la Tìm đường cứu nước vì dân tộc Mở lối giúp dân vẹn nước nhà Đánh Mỹ đuổi Tây trừ nội chiến Chống Tàu gìn giữ đất ông cha Hằng mong thế giới hòa bình đến Công đức Bác Hồ mãi ngợi ca. Hoàng Ngọc Hải Nhớ Kinh Bắc Nắng vàng trải khắp rặng cây xanh Nhớ quá Bắc Ninh chốn thị thành Tiếng sáo Từ Sơn trên quán dốc Bài ca Mẫn xá dưới đò quanh Sớm chiều say đắm tình thi hữu Trưa tối dập dìu chị đón anh Văn hóa Mịn Sồi đang khởi sắc Phố phường Kinh bắc đẹp như tranh. Hoàng Phó Rồng
  • 29. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 29 Ươm sắc lá Thi nhân thi hữu mấy năm qua Kết nối trang thơ ý đậm đà Năm tháng đề thi ươm sắc lá Bốn mùa xướng họa ủ hương hoa Ưu tư rũ sạch lòng thanh thản Ảo mộng san bằng dạ thiết tha Mỗi độ xuân về vui tuổi hạc Cửa nhà thanh bạch khách hằng qua. Lê Quang Hoạt Hết thời Hết thời chức tước, lộc ai cho…? Gói nhỏ,phong to hết cửa chờ. Ngõ trước buồn hiu không lọng tía Sân sau vắng bóng chẳng dù ô Trông lên chẳng có ai thèm ngó Cúi xuống oai gì chỉ thấy lo Sóng bể lòng dân công lý sáng Quan tham mất chức lại nằm co. Hoàng Việt Dũng Quê tôi Xứ Nghệ quê tôi đẹp tuyệt vời Một vùng non nước điệp trùng khơi Làng quê bát ngát đồng xanh tốt Phố thị nguy nga điện sáng ngời Bảo vệ quê hương ta quyết giữ Dựng xây đất nước mãi xanh tươi Một miền đất Mẹ quê tôi đó Hạnh phúc ấm no cả cuộc đời Nguyễn Mạnh Cừ - ĐT: 01233412378 Suối nóng Bản Sáng Đẹp bốn mùa mây, trời đất linh Đây nguồn nước nóng cảnh thêm xinh Chim xanh náo nức vòng quanh lượn Nam nữ chung vui phơi tắm mình Tay tát nước mành tia lóa nhỏ Về đây dịu mát như mùa xuân Xa tìm đến, bốn phương tìm trở Bản Sáng đây thắm cảnh đượm tình. Lò Văn Sinh Bài ca biên giới Tuần tra trên dải đất biên cương Vách đá cheo leo gió tản sương Năm tháng trọn tình cùng mốc giới Ngày đêm vẹn nghĩa với quê hương Khó khăn vững chí lòng son sắt Gian khổ bền gan dạ chẳng vương Tay súng vững vàng yên xã tắc Bài ca biên giới hát trên đường. Nguyễn Ngọc Hoàn Dự Hội thơ Đà Nẵng Điện Biên Đà Nẵng cách ngàn cây Vượt núi băng rừng đã tới đây Dự hội thơ đường thành phố biển Trung tâm đất Việt chọn nơi này Thi huynh, thi hữu Trung Nam Bắc Hội tụ đông vui nắm chặt tay Hòa quyện Đường thi thêm khởi sắc Chia tay hẹn gặp lại mai ngày. Bạc Cầm Kêm
  • 30. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 30 Chùm thơ của Chi hội Phú Thọ Cổng làng Cồng làng ơi hỡi, cổng làng ơi.! Đấy thuở thơ ngây chốn dạo chơi Nơi bố lên đường con vẫy gọi Chốn bà về chợ cháu tươi cười Rủi may số phận bao nhiêu kiếp Ngọt nhạt cơ duyên biết mấy đời Một cõi đi về muôn thuở ấy Cổng làng đưa đón những buồn vui. Bùi Văn Ân Cà Phê Tý tách giọt buông… giọt… giọt rơi Sương thu man mác phủ lưng trời Hồ chiều gió thoảng lay giàn liễu Hiên tối mưa bay ướt sự đời Ngụm đắng ai dành nơi trầm mặc Giọt bùi người nỡ chốn chơi vơi Hồn thơ chín khúc nhào chưa đặng Lữ khách đìu hiu dở cuộc chơi. Nguyễn Hữu Cầu Cảnh Xuân Mưa sớm tạnh rồi… Rét cũng lui Mây giăng xanh ngát rạng chân trời Cảnh xuân như vẽ tươi xinh lại Sắc tết dường tô đẹp tuyệt vời Xuôi ngược phố phường bừng nét mới Gần xa thôn bản rộn niềm vui Tay ai khéo dệt tranh đời vậy Thi sĩ…Văn nhân, khó đủ lời! Phan Chúc Tình xuân Cứ tưởng tình xuân đã cạn rồi Nào hay ý vẫn thắm trong tôi Mưa giăng lớp lớp trong mờ tỏ Gió thổi bay bay cảm rối bời Xuân đến xuân đi xuân chắng hết Tình già tình trẻ tình không vơi Công danh bổng lộc tiêu tan cả Còn lại tình xuân mãi với đời Hoàng Văn Cờ Qua thậm thình Văng vẳng đâu dây tiếng “thậm thình” Nhịp chày giã gạo buổi bình minh Lương dư nước thịnh dân no ấm Tướng mạnh binh hùng giặc khiếp kinh Lạc Việt muôn đời đầy khí phách Tiên Rồng vạn kỷ vẫn oai linh Cội nguồn cây lúa hồn sông núi Hạt gạo nước non nặng nghĩa tình. Dương Viết Dinh Gánh hát chèo xưa Đã sa thì lệch lại còn chênh Gánh hát chèo xưa quá gập ghềnh Tứ quý, Đò đưa miền nhộn nhịp Đường trường, Xuôi ngược nẻo lênh đênh Nào đau tiết hạnh thân Đào liễu Thì đó anh tài đấng bấp bênh Trên chiếu hóa vào bao số phận Trở về đời thực cuộc chông chênh. Hồng Đà
  • 31. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 31 Chào Mỹ Khê Chào nhé biển trời đất Mỹ Khê Chiều nay tạm biệt chúng tôi về Yêu sao đôi mắt xanh bờ bãi Nhớ lắm, khu rừng ngát trúc tre Ai viết tranh thơ lời não nuột Để người đứng lặng mắt mờ hoe Thùy dương một bóng buồn ly biệt Dừa biếc hai hàng vẫy đến khuya.! Trần Ngọc Đổng Nhớ một thời Bao mùa phượng đỏ tóc bồng mây Trò cũ đi xa vẫn nhớ thầy Người đã thành danh còn nhắc nhở Kẻ đang nuôi mộng vẫn thưa bày Tình xưa năm tháng nào vơi cạn Nghĩa cũ ngày đêm mãi ắp đầy Kiêu hãnh một thời say cống hiến Giúp đàn em nhỏ cánh tung bay Nguyễn Sỹ Huy Vọng nhân Giờ khắc thời gian dẫu tuột vèo Tình đời còn mãi chắng hèo heo Rằng: Khôn mươi bận chưa thành nghiệp Nhỡ: Dại một lần cũng đã teo Mạnh sức, tình người càng phải giữ Đang cơ, đạo lý cố năng theo Giông mưa bão tố đừng non chí Nước lớn buồm căng ráng vững lèo. Vũ Quốc Khánh Nét thu quê Đêm thu lành lạnh gió se se Ngày vẫn còn vương chút nắng hè Trái ổi giữa mùa nhiều quả lộ Hồ sen cuối vụ ít hoa khoe Gió vờn ngõ vắng như mời khách Mây giỡn trời xa tựa tiễn hè Trộn lẫn mênh mang vào ớn lạnh Làm cho man mác nét thu quê! Từ Đức Khoát Chiều Thao Giang Thao giang gió nhẹ gợi hồn thơ Bóng xế xa xa nắng nhạt mờ Trăng ló sườn non in bóng nước Gió vờn khóm trúc uốn cánh tơ Thuyền ai thấp thoáng êm đềm lướt Bến nước xôn xao khấp khởi chờ Có phải thuyền tình mau ghé lại Ta về mái ấm dệt niềm mơ. Phạm Đình Lạng Mưa đá Bôm bốp như ai ném mái nhà Những viên ngói lợp vỡ toang ra Trắng phau tựa tuyết trên đường phố Tan lạnh như kem khắp ngõ nhà Cây cối trong vườn xơ xác lá Hoa màu dưới ruộng tả tơi hoa Thiên nhiên ưu ái, thiên nhiên phá Hủy hoại môi trường lỗi tại ta.. Trần Đăng Luật
  • 32. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 32 Trăng ngời (Với Ngô Thái tác giả Vớt Trăng) Em còn đùa rỡn mảnh trăng rơi Lắng phía bờ ngân tận đáy trời Tay ngọc khỏa ngang lay vực thẳm Mắt huyền hút nẻo động nguồn khơi Sao chưa chầm chậm xua bờ cạn Đánh nhẽ vân vi ghép mảnh rời Trăng vỡ mặt hồ trăng vỡ nữa Lòng anh tròn vạnh ánh trăng ngời. Điền Ngọc Phách Thời hoa đỏ (Tri ân các anh hùng Liệt sĩ) Cuộc chiến một thời đã trải qua Xông pha tuổi trẻ chẳng nề hà Hy sinh dũng cảm gìn dân tộc Bất khuất kiên trung giữ nước nhà Khí phách ngàn thu còn toả sáng Anh hùng vạn kiếp mãi lan xa Khí thiêng hội tụ hương hồn ngát Rạng rỡ non sông dậy sắc hoa…! NgôThái Cảnh nhớ Người Bàn đá chông chênh ấm chỗ ngồi Từng trang sử Đảng dịch chưa thôi Rau măng đạm bạc lòng thanh thản Việc nước bộn bề dạ thảnh thơi Dòng suối Lê Nin soi bóng nước Non cao Các Mác chọc mây trời Ngẩn ngơ Pắc Bó hồn thơ cũ Da diết chiều thu cảnh nhớ Người Đỗ Văn Thuần Viếng mộ Võ Thị Sáu Lạnh lẽo Hàng Dương hương khói bay Sóng ngoài bờ cát gió ngàn cây Bao năm biển hát ru hồn chị Cúc trắng rưng rưng mắt lệ đầy…! Nguyễn Thị Va Thu cảm Ngâu tạnh thu về hiện trước song Trong ta man mác chút thu lòng Lá bay xào xạc hiu hiu gió Nước chảy miên man lặng lẽ dòng Chí hạ chưa nguôi khàn giọng cuốc Tình xuân còn thắm dứt đường ong Ngoái đầu giã biệt thời giông bão Cho cúc thêm vàng nỗi ước mong. Đỗ Khắc Tuấn Về Đà Nẵng nhớ Hoàng Sa Người về Đà Nẵng nhớ Hoàng Sa Quần đảo thân thương của nước nhà Mảnh đất in sâu hồn xứ sở Miền quê in đậm đức ông cha Bao đời thấm máu con dân Việt Một sáng vào tay lũ giặc Hoa Vọng tiếng sóng cồn ngoài biển cả Người về Đà Nẵng nhớ Hoàng Sa. Nguyễn Khắc Tùy Thăm biển Hạ Long Biển xanh mây trắng đảo xanh cây Trùng điệp lô nhô tựa đứng vây Rẽ sóng lênh đênh trên biển rộng Lung linh hang động diệu kỳ thay. Nguyễn Thị Va Thăm quê Trở về quê Mẹ đất Hoan Châu Một sáng mùa thu rả rích ngâu Hồng Lĩnh trời yên chim én lượn Cửa Lò nước lặng cá bơi sâu Đường dài uốn lượn xe lên xuống Biển rộng mênh mông cảng đón tầu Vui cảnh quê hương đang đổi mới Hẹn ngày thăm lại đất Hoan Châu. Nguyễn Khánh Minh
  • 33. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 33 Chùm thơ của Chi hội Đà Nẵng Cánh chim chiều Nắng phủ loang đồi, gió lãng phiêu Đàn chim chao cánh dưới trời chiều Ve ngâm rả rích trên cành trúc Bướm lượn dập dìu dưới khóm tiêu Nhớ mãi một ngày vui có bạn Mong hoài những buổi vắng cô liêu Hoàng hôn tím sẫm đêm dần xuống Một phút mơ màng... bóng liêu xiêu. Nguyễn Quang Ấn - Việt An Đà Nẵng sắc hoa Hòa trong tiếng nhạc vọng vang xa Rực cả vùng trời sắc pháo hoa Xanh vết rêu phong thành Điện Hải Bạc đầu sóng vỗ vịnh Sơn Trà Đài cao Vọng Nguyệt mây lơ lửng Động phủ Huyền Không gió vụt qua Tượng đức Quan Âm ngời ánh điện Ngũ Hành- Non Nước gọi Bà Nà. Nguyễn Thị Bảy - Lam Giang Góc nhớ Bạn nhớ quê hương gốc Bắc Hà Ta ngồi hóng mát ngắm Tiên Sa Trăng theo đỗ bến tình sâu đậm Gió quyện giao duyên nghĩa mặn mà Mến cảnh đời vui nhìn hạ đến Yêu câu thơ mượt vịnh thu qua Vẽ mây non nước hồn mơ mộng Sưởi ấm tình thương những nếp nhà. Phan Thanh Bốn - Thanh Tứ Bàn chuyện thơ Đường Làng thơ họp mặt, chúc mừng xuân Đem chuyện Đường thi luận ý vần Niêm luật mặc dù còn thủ cựu Ngôn từ nhất thiết phải cách tân Quên đi điển sáo nghe như rỗng Chọn lấy lời hay cảm thấy cần Nhịp điệu nhẹ nhàng ai cũng thích Bạn già, lớp trẻ đỡ phân vân. Nguyễn Văn Cầm Dạ khúc xuân Nàng xuân thấp thoáng giữa đêm thâu Gió thoảng hiu hiu, cảnh gợi sầu Đắm dạ người đi tràn nỗi nhớ Chạnh lòng kẻ ở lắng niềm đau Nhụy vàng mai điểm vương tình bạn Phấn đỏ đào tô luyến nghĩa nhau Kỷ niệm gom về khi nắng xế Còn canh cánh mãi suốt đêm thâu Thạch Châu - Trương Cầu Cảm tác xuân Lộc biếc vươn cành đón gió xuân Muôn hoa khoe sắc đẹp vô ngần! Cờ bay phấp phới, thuyền ra biển Trống dục rộn ràng, hội múa lân Vững chãi biên thùy gìn tổ quốc An sinh xã hội hợp lòng dân. Đồng tâm hiệp sức ta xây mộng Há phải cầu xin phật, thánh, thần! Hồ Văn Chi
  • 34. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 34 Tình thi hữu Thiên tạo thuở hoang sơ Phong sương vẫn đợi chờ Cô thôn, lòng thổn thức Viễn xứ, chí vương tơ Tâm sự vầng trăng tỏ Riêng tư ánh nguyệt mờ Tuy xa còn mến khách Thi hữu toại niềm mơ. Trần Quốc Hải Quê hương Về đây miền Bắc gốc ông cha. Thăm lại nguyên căn đất tổ nhà. Lần bước vào Trung thời mở cõi. Theo đường Nam tiến lúc can qua. Hoàng Liên núi Ngự tình chan chứa. Đồng Tháp Cà Mau nghĩa đậm đà. Phấn khởi quê hương ngày thống nhất. Giang sơn một khối Việt Nam ta Nguyễn Văn Hiền Có một mùa thơ Có một mùa thơ biếc mắt trông Lung linh muôn sắc trái tim hồng Giọng trầm, giọng bổng bầy chim lượn Nét đậm, nét thanh vó ngựa lồng Em biết say tình ngùn ngụt lửa Em nghe gội nắng mượt mà bông Về đây chan chứa lời âu yếm Chỉ phút giây thôi thỏa ước mong Vũ Thị Hội - Vạn Lộc Thu quyến rũ Mưa thu quyến rũ chạm môi em Mây cũng tương tư nắng khép rèm Trăng giận, sao hờn ghen suốt tháng Sông buồn, cá dỗi chạnh từng đêm Thuyền mơ cập bến chiều hoang vắng Nước đợi ru bờ gió dịu êm Hoa tím bên đời đang nở muộn Biển tình dậy sóng ngỡ triều lên Nguyễn Mộng Hương - Ái Khanh Duyên thơ (Độc vận) Đời mình trót nợ với duyên thơ Xướng họa tao phùng kết bạn thơ Sáng điểm đôi câu tìm mạch gốc Chiều tô dăm vận nối đường thơ Hải Vân, Thủy Tú... khơi dòng mộng Liên Chiểu, Hầm Vàng... dệt tứ thơ Bởi nợ bút nghiên vay khó trả Nên đành ấp ủ mãi tình thơ. Văn Thị Lan - Kim Phượng Đẹp tuổi già Gắn bó tin yêu lớp bạn già Mặc dù tóc đã nhuốm sương pha Văn thơ ráng viết luôn tâm đắc Thể lực chăm rèn cứ nhẩn nha Từ cuộc trường chinh cùng góp sức Đến phen đổi mới lại tham gia Tung hoành một thuở thời trai trẻ Nêu tấm gương trong lúc tuổi già. Hòa Quang Lâu
  • 35. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 35 Sợi tình Ngày ấy anh đi mãi chẳng về Có còn vương vấn nghĩa phu thê Trời Tây biền biệt người không lại Đất Bắc xa xăm bút chẳng đề Đêm lắng suy tư, bao rối rắm Ngày vò phiền não, bấy nhiêu khê Tơ hồng nguyệt lão xe lơi quá Nên khiến người xưa đã lỗi thề Phạm Thị Mai - Thanh Tùng Đồng quê sau bão giông (Toán thì, ngũ độ thanh) NĂM này hạn mãi chẳng hề mưa Chỉ MỘT lần giông thấy đã vừa Động khẽ TRĂM vườn hoa thắm trải Khoe hường VẠN cảnh sắc ngời đưa BA tìm lũ cá men đồng cạn Mẹ quẩy ĐÔI thùng vãi giống thưa Nhẹ nhõm lo buồn vơi quá NỬA NGÀN anh hớn hở vội trâu bừa. Nguyễn Văn Quang Cảm tác mơ Heo may nắng trải lụa vàng phơi Cảnh đẹp thiên nhiên thật tuyệt vời Làn gió lang thang lùa đỉnh núi Vâng mây lơ lửng lướt lưng trời Én về làm tổ chuyền bay liệng Bướm đến tìm hoa múa dạo chơi Dòng suối trong veo bầy cá lượn Nơi đây níu mãi bước chân người Phan Văn Thắng - Cẩm Tú Hương chiều Bao năm hồn bướm cứ mơ hoa Để áng thơ trôi giữa Nguyệt hà Rạo rực vườn xưa say giấc mộng Bâng khuâng lối cũ đắm hương trà Vần thơ góp mãi vần chưa trọn Nốt nhạc gom hoài nhạc vẫn xa Thoang thoảng hương chiều lan ngõ phố Loang vào trong gió khúc hoan ca Hoàng Bạch Nga Xuân đến Hàn giang Lấp lánh Hàn Giang giọt nắng tơ Dòng sông êm ả liễu xanh bờ Lưng trời cánh én chao làn gió Dưới bến thuyền hoa rộn tiếng thơ Siêu thị dập dìu tươi lối hẹn Cầu quay nhộn nhịp đẹp đường mơ Hương xuân man mác hồn xao xuyến Cảnh trí sinh tình luống ngẩn ngơ. Trần Văn Toàn Tình nhân loại (Thủ vỹ ngâm) Xin đời chút lửa thắp yêu thương Sưởi ấm tha nhân cảnh đoạn trường Bóng vạc chân cầu đêm bới rác Thân cò giữa chợ buổi dầm sương Cơm chan bão tố tràn môi mắt Áo hở phong ba lấm bụi đường Chiếu đất trăng luồn soi giấc lạnh Xin đời chút lửa thắp yêu thương. Nguyễn Thị Sơn - Thụy Sơn
  • 36. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 36 Chùm thơ của Chi hội Chương Mỹ Đời cây chuối Quây quần níu giữ cả bầy con Dáng mẹ còng xiêu bám đất mòn Yếm đỏ phai màu không đậy kín Áo nâu rách vạt chẳng ôm tròn Bờ ao cuối bãi buồn teo tắt Góc ruộng ria làng tủi héo hon Trổ lá căng buồm ngăn gió bão Thân tàn để lại quả thơm ngon. Dương Đoàn Trọng Cửa chùa Trăm gian Suối khoáng (Thủ vĩ ngâm) Mình vào suối Khoáng tắm nghe anh! Cùng ngắm trăng thanh hưởng gió lành Sóng sánh nước vờn khơi tứ lạ Bồng bềnh mây lượn gợi tình xanh Hương đồng ngào ngạt thơm hoa trái Bóng núi lung linh mát lá cành Thưởng ngoạn nơi đây kỳ thú lắm Mình vào suối Khoáng tắm nghe anh! Nguyễn Bá Đĩnh Lợi cho đời Thấm thoát thoi đưa tuổi đã cao Khám qua bác sĩ bảo:- Xem nào! Đôi khi răng nhức, nhai không vỡ Lắm lúc họng đau, nuốt chẳng vào Đi đứng mau tìm nơi tĩnh tại Ngủ nghê nhanh tránh chốn ồn ào Vui tươi, sống khỏe cùng con cháu Ích lợi cho đời – Đẹp biết bao! Nguyễn Văn Cạnh Hòa cảm (Thuận nghịch độc) Thơ mừng chúc rượu chén đầy vơi Ước mộng hòa vui thỏa cuộc đời Chờ luyện Đức trong tình khắp nẻo Đợi rèn Tâm sáng nghĩa muôn nơi Nhờ duyên phú vịnh gieo câu tỏ Gửi phận văn chương mở tứ ngời Tơ óng lụa vàng trao hứng cảm Hồ bên ngắm cảnh dạo đùa chơi. Phạm Gia Giáo Phù Đổng Thiên Vương Thiên thần, hạ giới chẳng ai hay Dẹp giặc Ngô xong, bỗng một ngày Áo giáp, tre vàng phi tựa gió Yên cương ngựa sắt phóng như bay Roi vung, sấm dậy thù tan xác Lửa phụt, chớp lòe giặc cháy thây Lạy mẹ! Thông reo đền núi Sóc Ngàn năm dấu tích mãi còn đây. Đặng Đình Hán
  • 37. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 37 Hoằng Hóa quê tôi (Họa thơ của Quang Chính) Hoằng Hóa quê tôi huyện ngoại thành Đồng vàng biển bạc đẹp hơn tranh Như ong làm mật xây đời ấm Giống kén nhả tơ dệt lụa lanh Sông Mã anh hùng từng nổi tiếng Hàm Rồng dũng cảm đã vang danh Giao lưu xướng họa cùng Chương Mỹ Nghĩa nặng tình sâu mãi ngọt lành. Cao Văn Hoạch Cô gái muộn màng (Bát láy, ngũ độ thanh) Chiều hôm lặng lẽ chuyến đò ngang Sào cắm đợi ai cảnh bẽ bàng Sóng vỗ mơ màng xuôi một nẻo Chèo khua thổn thức ngược đôi hàng Thờ ơ ngóng đợi chim rời tổ Khắc khoải chờ trông chuột bẫy hang Lạnh lẽo đìu hiu bờ khấp khểnh Âm thầm phận mỏng gánh sầu mang. Nguyễn Đức Huy Người con xứ Nghệ Đất tổ Kim Liên phát quý nhân Thiên tài xuất chúng cứu muôn dân Địa linh chí sĩ Nam Đàn võ Hào kiệt anh hùng xứ Nghệ văn Xã tắc bao phen trừ giặc dữ Non sông mấy độ đánh hung tàn Dân Nam thoát khỏi đời nô lệ Thống nhất hai miền Thịnh Vượng An. Nguyễn Quang Kinh Đón xuân mừng thầy Cửa thiền rộng mở đón xuân sang Rực rỡ cờ hoa đẹp bản làng Kính chúc thầy vui vùng thủy mặc Ngưỡng mong Phật độ cõi nhân gian Nâng niu ánh sáng khai đường pháp Dìu dắt chúng sinh ngộ đạo vàng Con nguyện nhất tâm cùng kính lễ Cầu cho quốc thái đặng dân an. Tường Linh Gửi bạn Mấp mé xuân này vượt bảy mươi Ngao du sơn thủy khắp nơi nơi Hạ Long biển biếc, vần đằm thắm Yên Bái rừng xanh tứ rạng ngời Thả sức Lạng Sơn leo tới đích Lò dò Yên Tử vẫn còn hơi Tây Nguyên nỗi nhớ chiều giăng tím Duyên nợ miền Trung ngắm nguyệt cười. Kim Tuyên, Hà Nội ĐT:01656385283 Cầu đá
  • 38. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 38 Chùm thơ của Chi hội Hải Phòng Bông hoàng cúc Hoàng Cúc ngoài hiên bỗng đổi mầu Gió thu xào xạc bóng hoa ngâu Heo may Chèo Bẻo tìm hương lúa Hiu hắt Vàng Anh mất bạn bầu Ly rượu đêm tàn đau dạ Đá Chén trà chiều vắng buốt lòng Cau Hỡi người thiên cổ hay chăng tá Để lại cho ai nặng nỗi sầu?. Nguyễn Diên Hùng Cảm thu Ngọn gió heo may thổi khẽ khàng Tiếng thu ai gảy vọng ngân vang Hồ xanh mặt nước vương màu bạc Núi biếc hơi sương trải sắc vàng Trước ngõ hương bay đưa cúc tới Bên vườn khói lượn đón lan sang Sáo diều vi vút chiều se lạnh Ngắm ánh trăng suông đẹp ngỡ ngàng. Nguyễn Minh Hoạt Người bán muối Ông đi bán muối khắp muôn nơi Nắng gió mưa dông mặc đất trời Nghèn nghẹn lời rao đầu ngõ vắng Xạc xào tiếng vọng cuối chiều vơi Mặt trời chếch bóng oằn lưng đạp Áo vá ngang vai nở miệng cười Lam lũ người xe và muối mặn Đói nghèo rình rập chửa buông rơi. Ngô Trung Dũng Chớ nên mừng Lang thang trên mạng thấy “Bà Tưng”* Lũ trẻ ngày nay thật quá chừng Nhảy múa “sex xi” phơi hết bụng Lượn lờ thoát yếm hở đầy lưng “Web” đen cũng được trưng lên mạng “Fay buk” thôi thì vãi tứ tung Của quý bây giờ sao rẻ thế Mấy cô mấy cậu chớ nên mừng. Phạm Hữu Trung Trên sông Hương Thuyền trôi lờ lững giữa sương mờ Du khách bồng bềnh chốn mộng mơ Kia núi Ngự Bình trăng giát bóng Đây chùa Linh Mụ gió đề thơ Vẳng câu mái đẩy lòng xao xuyến Vang khúc nam bằng dạ ngẩn ngơ Mềm mại thướt tha tà áo Huế Nhuộm hồn thi sỹ tím sông thơ. Nguyễn Thanh Thủy Chiều buông Làng quê êm ả lúc chiều buông Dóng dả hồi chuông chốn giáo đường Mái rạ đầu thôn mờ mịt khói Lùm cây cuối bãi ảo huyền sương Trăng non chênh chếch treo sườn núi Hồ nước mênh mông tỏa bóng dương Cảnh sắc lan dần đêm khép lại Bên đèn canh cánh nỗi sầu vương. Thu Mùi * Một tên trang trên mạng Fay-buc.
  • 39. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 39 Thơ Đường đất Cảng Bạn rủ đến “Thơ Đường Đất Cảng” Em đi bối rối, ngại ngùng thay Lơ mơ, chẳng rõ khai thừa đúng Bập bõm, chưa rành luận kết sai Vui vẻ thi huynh trao ý đẹp Xôn xao tỉ muội gửi vần hay Thơ đường Đất Cảng ai yêu thích Tuần bốn, thứ năm hãy đến đây! Lê Thị Tâm Chung Nhớ ơn Bác Tiếng gọi Cha già vọng núi sông Cháu con cả nước nguyện ghi lòng Đồng tâm đánh đuổi bầy lang sói Vững dạ giữ gìn liệt Tổ tông Đức thiện Người trao tình bát ngát Nhân từ Bác gửi nghĩa mênh mông Như vầng dương chiếu muôn nơi tỏ Đất Việt đời đời khắc nhớ công. Trần Thị Phương Hiền Tình em Này nghe! Nghĩa thắm chỉ đem dành… Cứ phải ân nồng mãi lặng quanh Những buổi mây hồng che ngõ tím Bao mùa biển ngọc phủ ngày xanh Còn tha thiết đợi Thu liền cánh Vẫn dạt dào mong Hạ chắp cành Để khắc câu thề Đông ước hẹn Và ru khúc hát mộng Xuân lành. Trần Văn Thái Bố tôi - Người lính Khởi nghiệp thân nghèo lo ruộng rẫy Quên mình tuổi trẻ giữ non sông Vùi trong lửa đạn tâm ngời sáng Sống giữa làng quê nghĩa mặn nồng Khiếp đảm, quân thù buông họng súng Oai hùng, bộ đội đón vầng đông Còn đây ký ức bừng trang sử Xẻ dọc Trường Sơn chí Lạc hồng. Vũ Văn Trường Nhớ thuở ban đầu Yêu thuở ban đầu yêu thiết tha Yêu lòng rạo rực chốn quê nhà Yêu vành trăng khuyết ai mong đợi Yêu mảnh tình riêng ta với ta Yêu giọng hát hay mang nỗi nhớ Yêu vần thơ đẹp điệu dân ca Yêu hoài yêu mãi lòng mong ước Yêu mối tình đầu yêu thiết tha. Lê Thị Tứ Về quê Cuộc đời bao nỗi lắm chen đua Thư thả về thăm quê mẹ xưa Lối ngõ cỏ chen dòng nước chảy Cổng rào rêu phủ dậy nồm đưa Hoàng hôn tím ngắt khung trời cũ Trăng mộng vàng mơ cảnh vật thưa Ai thấu tình ta khi trở lại Nhạc lòng trỗi khúc một chiều mưa. Đỗ Ngọc Mai Tượng Nữ tướng Lê Chân
  • 40. Thơ Đường đất Việt Tác phẩm & Tác giả 40 Nóng nực Nắng hạn lâu ngày khốn khổ cây Chang chang gò đống ánh dương đầy Bầy chim nhút nhát buồn không nhảy Lũ bướm e dè chán chẳng bay Loáng thoáng bồn mai nghiêng ngả héo Lưa thưa bụi trúc khẳng khiu gầy Xoay trần các lão ngồi mong gió Tít tắp trên trời mấy gợn mây. Nguyễn Huy Hẹn Vĩnh Bảo quê tôi Vĩnh Bảo quê tôi huyện ngoại thành Bốn mùa ngô lúa mượt màu xanh Dồn điền lựa giống đồng tăng vụ Đổi thửa thâm canh đất chuyển mình Du khảo đồng quê nhiều điểm đến Làng nghề truyền thống lắm nơi tinh Quê hương khoa bảng ngời tâm đức Rạng rỡ ngàn năm đất Trạng Trình. Đỗ Văn Hiện Miệng em cười Như hoa hàm tiếu miệng em cười Tựa đóa hồng nhung vẹn sắc tươi Để cả khoảng trời con bướm lượn Đẹp cho trái đất én rong chơi Bao nhiêu tinh tú đêm trăng sáng Từng bấy đài xuân trọn nét đời Tiếng hát mơ màng vang khắp chốn Tình xuân chan chứa lúc em cười. Lê Khắc Nhẫm Thu ẩm (Nhại vần cụ Tam Nguyên) Một li rượu cúc nước trong veo Một miếng kẹo mè bé tẻo teo Một thoáng sương lùa hơi động tí Một cơn gió nhẹ lá bay vèo Một chiều thu muộn mây xanh ngắt Một thoáng không gian ngõ vắng teo Một tứ thơ buồn nghe chẳng được Một thời xa vắng ruổi mây bèo. Phạm Thanh Hà Thu sang Trời se se lạnh gió heo may Sóng sánh hồ xanh, nước quyện mây Đại đóa trắng, vàng hương quyến rũ Hồng nhung đỏ thắm sắc mê say Thi nhân đắm đuối lòng xao xuyến Mặc khách mơ màng dạ ngất ngây Rạo rực thu sang tin nhạn đến Tâm hồn phơi phới tứ thơ bay. Đặng Thị Hiền Định Vị quê hương Tôi thèm mùi vị lúa thơm hương Ngắm cảnh đồng quê đẹp lạ thường Cánh võng êm đềm ru giấc ngủ Tay bà ấm áp vỗ tình thương Bòng khô một quả ham giành đá Bát nước còn lưng chịu sẻ nhường Nhớ bữa cơm cà, khoai sắn luộc Hiên nhà xa ngái khói chiều vương... Trần Tuấn Anh
  • 41. Thơ Đường đất Việt Gương mặt Hội viên 41 MỘT MỐC SON trên con đường thi ca của CHÂU SƯƠNG Chân dung thi nữ Ảnh bìa tập thơ Thi nữ Châu Sương tên thật là Nguyễn Thị Mỹ lại vừa ra mắt tập thơ “Duyên nợ đường chiều” do nhà xuất bản Thanh Hóa ấn hành. Thi phẩm dày trên 150 trang in ấn đẹp. Nổi bật là tấm ảnh chân dung phụ bản. Là hội viên rất tích cực của Chi hội thơ Đường Thanh Hóa, cũng là hội viên có nhiều bài thơ được giải của Hội thơ Đường Việt Nam. Chị có nhiều thơ in chung trong các thi phẩm của Hội, và có tới 4 tập thơ riêng. “Tình thơ” năm 2000, “Mảnh vườn yêu” năm 2011, “Màu Hoàng hôn” năm 2013 và 2016 này
  • 42. Thơ Đường đất Việt Gương mặt Hội viên 42 với tập thơ “Duyên nợ đường chiều”. Một điều khiến nhiều bạn thơ cảm động là chị hoàn thành tập thơ khi bước vào cái tuổi 70, trong lúc Vương mẫu tận trời xanh đang gọi tên chị. Thế rồi tình người, tình gia đình, tình mẹ con, tình thơ đã kéo chị về với hiện tại để ra mắt tập thơ này. Ngoài những tác phẩm thơ chị còn có 3 đĩa VCD trình diễn thơ: “Tiếng thơ ngày ấy”, ”Tiếng lòng”, ”Đường chiều” những chi tiết ấy chị đã góp phần làm phong phú thêm rất nhiều cho làng thơ Đường luật. Năm nay tại ngày Hội thơ Đường toàn quốc lần thứ XI tại Đà Nẵng chị không có mặt, nhưng thơ chị vẫn cất cánh bay tới tay bạn đọc. Thi phẩm “Duyên nợ đường chiều” được chia làm ba phần. Phần 1 là gần 100 bài thơ chị sáng tác trong năm qua. Phần 2 là phần xướng họa, những bài xướng của chị đã được đông đảo bạn thơ họa lại, tạo nên một nhịp cầu thơ đầy tình cảm. Phần 3 là những bài thơ được bạn thơ gửi tới chúc mừng chị bước vào cái tuổi “Xưa nay hiếm”... Một nét nổi bật là trong tập thơ còn có bản nhạc của Quốc Y, phổ thơ Châu Sượng, cùng bài viết của ông Nguyễn Văn Thụ - PCT Hội thơ Đường Việt Nam “Đọc thơ nữ thi nhân xứ Thanh” đăng trên báo NCT Việt Nam làm cho tập thơ tăng thêm phần hấp dẫn. Thơ của Châu Sương khi êm đềm như sóng biển Sầm Sơn, khi mạnh mẽ như nước dòng sông Mã, và tình cảm thiết tha như lời ăn tiếng nói giao tiếp của chị. Cấu tứ chặt chẽ, nhạc điệu dễ gần, niêm luật chuẩn xác, đối ngẫu được coi trọng nên tập thơ của chị để lại một ấn tượng sâu sắc. Là người con gái xứ Thanh sinh trên mảnh đất Quảng Xương đầy nắng gió, qua bao năm bươn trải để nuôi dưỡng 5 con trưởng thành. Tới nay chị ngự tại một cơ ngơi khang trang trên đường Lý Nhân Tông, P. Đông Thọ, TP. Thanh Hóa và làm thơ. Tập thơ “Duyên nợ đường chiều” là mốc son trên đường thi ca của chị. Xin trân trọng giới thiệu với bạn thơ, và sau đây trích dẫn một chùm thơ trong tập:
  • 43. Thơ Đường đất Việt Gương mặt Hội viên 43 ĐỀN THỜ BÀ MẸ ANH HÙNG Hồn thiêng hội tụ giữa đồi cao Thanh Hóa tri ân rất tự hào Đại sảnh mấy tòa tôn nghĩa cả Đền thờ các mẹ tạc công lao Quê hương thương nhớ vì non nước Tổ quốc ghi ơn thắm máu đào Dòng dõi Hồng Bàng sinh trí dũng Đã dâng sông núi những vì sao! Trang 59 ĐÈO HẢI VÂN Bao lần đến Hải Vân Đường dốc bước lên dần Gió dập dờn từ biển Sóng rì rào dưới chân Thiên nhiên trời khắc họa Tạo hóa đất xoay vần Mây lượn lờ đỉnh núi Bút chờn vờn tứ tân. Trang 65 THIỀN VIỆN HÀM RỒNG Thiền viện thông reo gió mát lành Bên dòng sông Mã nước trong xanh Mấy tòa đại sảnh tươi màu ngói Đôi ngả đường lên đẹp tựa tranh Chuông vọng ngân nga đời hỉ xả Mõ vang mộc mạc sống chân thành Hồng ân cửa Phật dân chiêm bái Đạo pháp truyền trao sáng địa danh... Trang 70 YÊU CUỘC ĐỜI Một thuở mưu sinh chí vững vàng Bắc Nam nào ngại bước chân sang Tư gia thịnh vượng không kiêu mãn Danh phận cơ hàn chẳng thở than Nhớ lại nhiều phen lòng đắng đót Thoảng qua mấy bận cảnh huy hoàng Bây giờ bảy chục ơn trời đất Yêu cuộc đời và cả thế gian. Trang 105
  • 44. Thơ Đường đất Việt Nghiên cứu, lý luận, phê bình 44 Thơ Đường Luật thời @ Nhà văn Ngọc Châu ường Thi hay thơ viết theo luật thơ Đường có thể ví như là một dòng sông văn chương khởi nguyên từ đất Hán, tạo ra những biển hồ bao la nhưng cuối cùng lại thu nhỏ thành sông và đang có trào lưu ra biển ở đất Việt. Tuy xuất xứ từ đời nhà Đường bên Trung Hoa nhưng người Việt chúng ta đã từng có hàng nghìn năm thưởng thức và sử dụng nó để chuyển tải nhiều vấn đề, không chỉ trong khía cạnh văn chương đơn thuần. Hiện tại chính người Trung Hoa viết nó còn khó khăn và thậm chí không hay bằng người Việt mình viết ra, vì tiếng Tầu (Mandarin Chinese) ngày nay đã thay đổi rất nhiều về âm sắc lẫn hình thái, nhằm khắc phục nhược điểm của thứ ngôn ngữ tượng hình, để họ dễ tiếp cận với thế giới. Trong khi ngữ pháp và âm sắc tiếng Việt ta tuy được nâng cao và bổ sung nhiều, nhưng không có sự rẽ ngang đột ngột nào. Chúng ta đều biết thơ luật Đường đã bị xếp xó từ những năm 30 của thế kỉ trước, nhường chỗ cho Thơ Mới nhưng bất cứ trào lưu gì cũng đều chuyển động theo hình sin, khác nhau chăng là về biên độ. Ngày nay trình độ dân trí của người Việt ta đã được nâng lên một mức khá cao so với ngày đó, nên mới có hiện tượng hàng triệu người làm thơ, yêu thơ - trong đó nhiều người là hội viên của Hội Unesco thơ Đường Việt Nam, bao gồm rất nhiều Chi hội, chi nhánh trên toàn quốc. Phải thừa nhận một thực tế là đại đa số người làm Đường thi hiện nay thuộc về lớp người cao tuổi. Các cụ rất tâm đắc với Đường thi, sáng tác nhiều, duy trì sinh hoạt Câu lạc bộ đều đặn, thường xuyên tổ chức giao lưu giữa các vùng miền khác nhau để học hỏi và tạo nguồn thi hứng. Một cố gắng chung của Hội Unesco thơ Đường Việt Nam cũng như của các Chi nhánh là luôn có ấn phẩm mới, từ những tập Đường thi mỏng Đ