SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành bộ văn hóa, thể thao và du lịch Thứ năm hằng tuần Số 1097 ngày 16/10/2014 
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh 
kiểm tra dự án các hạng mục 
tranh tượng trang trí 
tòa Nhà Quốc hội 
Ngày 09/10, Bộ trưởng Hoàng Tuấn 
Anh đã kiểm tra dự án các hạng mục 
tranh tượng trang trí tòa Nhà Quốc hội. 
Đến nay công việc trang trí tranh tượng 
đã cơ bản hoàn tất với 2 bức tranh sơn 
mài, 28 bức tranh sơn dầu, 5 cụm tượng 
tròn, 1 phù điêu và 2 tranh thảm len. 
Các tác phẩm này được lắp, dựng trong 
những phòng họp quan trọng, sảnh tòa 
nhà và một số hành lang đảm bảo kỹ 
thuật, mỹ thuật. Bộ trưởng yêu cầu các 
đơn vị có liên quan cần rà soát lại một 
lần nữa về mặt nội dung và hình thức 
các tác phẩm, trong đó hết sức lưu ý đến 
yếu tố chất lượng và an toàn. Đối với 
một số tác phẩm tranh chưa thật sự phù 
hợp cần sớm nghiên cứu và xin ý kiến 
để thay thế. Dự kiến ngày 14/10, Hội 
đồng nghệ thuật sẽ tiến hành nghiệm 
thu dự án này. 
t.Hợp 
- Điều chỉnh tiến độ thực hiện 
7 dự án của Làng Văn hóa- 
Du lịch các dân tộc Việt Nam 
(Tr.6) 
- Quy định về xét tặng 
Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp 
Văn hóa, Thể thao và Du lịch” 
(Tr.7) 
- Lễ xuất quân của Đoàn Thể thao 
Người khuyết tật Việt Nam 
tham dự ASIAN Para Games II 
(Tr.3) 
Sơ kết công tác Văn hóa, Thể thao 
và Du lịch 9 tháng năm 2014 
Chiều 10/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 9 tháng 
năm 2014 và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2014. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ 
trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao những kết quả mà Ngành đã đạt được trong 
9 tháng đầu năm, đồng thời yêu cầu, trong 3 tháng cuối năm, các đơn vị cần nỗ lực 
thực hiện các nhiệm vụ được giao. Về nhiệm vụ trọng tâm của Ngành trong thời 
gian tới, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh việc tổ chức tuyên truyền, quán triệt, triển 
khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng khoá XI về 
xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền 
vững đất nước. (Xem tiếp trang 2) 
Thể thao Việt Nam vững vàng 
hướng tới sân chơi châu lục, thế giới 
Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 17 
(ASIAD 17) năm 2014 tại Incheon (Hàn Quốc) với 199 vận động viên, tranh 
tài ở 21 môn thể thao, trong đó có bơi lội, điền kinh, cử tạ, bắn súng, thể 
dục dụng cụ, đua xe đạp, boxing... Việt Nam đặt mục tiêu giành từ 2-3 Huy 
chương Vàng, nhưng chúng ta chỉ có được một chiếc Huy chương Vàng ở 
môn Wushu với thành tích xuất sắc của nữ võ sĩ Dương Thúy Vi. Tuy không 
đạt mục tiêu, nhưng ở các môn thi đấu thuộc hệ thống Olympic, các vận 
động viên của chúng ta đã đạt được những kết quả đầy khích lệ, tạo tiền đề 
để thể thao Việt Nam vững vàng vươn tới sân chơi châu lục, thế giới. 
(Xem tiếp trang 14) 
Ảnh: M.U 
trong số này 
Toàn cảnh Hội nghị
quản lý nhà nước 
Sơ kết công tác... (Tiếp theo trang 1) 
Theo báo cáo tại Hội nghị, trong kế 
hoạch 9 tháng năm 2014, Bộ VHTTDL 
được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì 
xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ, 
Chính phủ 12 văn bản, đề án. Tính đến 
ngày 30/9/2014, số văn bản, đề án đã 
trình là 11 (01 đề án xin điều chỉnh lùi 
thời hạn trình). Chính phủ, Thủ tướng 
Chính phủ đã ban hành 14 văn bản quan 
trọng trong lĩnh vực lĩnh vực văn hóa, 
gia đình, thể thao và du lịch. 
Bộ trưởng, tập thể lãnh đạo Bộ và 
toàn Ngành bám sát sự điều hành của 
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tăng 
cường đi công tác cơ sở, chủ động, sáng 
tạo, đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân, 
phát huy trí tuệ tập thể, giữ vững sự 
đoàn kết, nhất trí; tăng cường sự phối 
hợp giữa các đơn vị trong Bộ; giữa 
Trung ương và địa phương và giữa Bộ 
với các Bộ, ngành, đoàn thể Trung 
ương. Chỉ đạo triển khai thực hiện Hiến 
pháp 2013. Chỉ đạo quyết liệt công tác 
cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước 
thuộc Bộ; triển khai quán triệt và xây 
dựng Chương trình hành động của 
Chính phủ và Bộ VHTTDL thực hiện 
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 
09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung 
ương Đảng khóa XI về xây dựng và 
phát triển văn hóa, con người Việt Nam 
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất 
nước; tổng kết lý luận-thực tiễn qua 30 
năm đổi mới về phát triển văn hóa, xây 
dựng con người Việt Nam... 
Về Văn hóa gia đình, các di sản văn 
hóa Việt Nam tiếp tục được vinh danh 
trên bình diện quốc tế với việc Quần thể 
danh thắng Tràng An được ghi vào 
Danh mục Di sản thế giới, Châu bản 
Triều Nguyễn được công nhận là Di sản 
tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế 
giới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương 
(nâng tổng số di sản văn hóa được 
UNESCO công nhận lên 20 di sản). 
Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, 
các chương trình nghệ thuật kỷ niệm các 
ngày lễ lớn, đặc biệt là Kỷ niệm 60 năm 
2 số 1097 l 16.10.2014 
Chiến thắng Điện Biên Phủ, Lễ đón 
nhận Bằng UNESCO vinh danh Nghệ 
thuật Đờn ca tài tử Nam bộ là Di sản văn 
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 
Festival Đờn ca tài tử Nam bộ quốc gia 
lần thứ Nhất - Bạc Liêu 2014, chương 
trình nghệ thuật “Vì Biển đảo thân yêu”; 
Chương trình Đại gia đình các dân tộc 
Việt Nam với sự nghiệp xây dựng và 
bảo vệ Tổ quốc... được tổ chức trang 
trọng, hiệu quả. Các đơn vị nghệ thuật 
trong cả nước, trung tâm phát hành 
phim và chiếu bóng các tỉnh/thành tổ 
chức nhiều chương trình nghệ thuật, 
chiếu phim về đề tài truyền thống cách 
mạng, tuyên truyền biển đảo phục vụ 
đồng bào, chiến sĩ ở vùng sâu, vùng xa, 
vùng biên giới, hải đảo của Tổ quốc. 
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây 
dựng đời sống văn hóa” được Ban Chỉ 
đạo các cấp quan tâm, chỉ đạo và triển 
khai thực hiện đồng bộ tác động tích 
cực trong việc xây dựng nông thôn 
mới. Trung tâm Văn hóa cấp 
tỉnh/huyện, các đội tuyên truyền lưu 
động chủ động, tổ chức các hoạt động 
tuyên truyền chính trị về biên giới và 
Biển đảo Việt Nam. Công tác quản lý 
và tổ chức lễ hội căn bản đạt yêu cầu 
đề ra, ý thức tham gia lễ hội của người 
dân có chuyển biến tích cực. Công tác 
quản lý và xây dựng quy hoạch quảng 
cáo tại các địa phương được tăng 
cường, đã có 41/63 địa phương hoàn 
thành xây dựng quy hoạch. 
Ngày Quốc tế Hạnh phúc lần đầu 
được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề 
“Yêu thương và chia sẻ” được sự hưởng 
ứng, tham gia tích cực của các cấp chính 
quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân 
dân. Ngày Gia đình Việt Nam với chủ 
đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu 
thương” được tổ chức dưới nhiều hình 
thức, nội dung phong phú, thiết thực. 
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi 
phạm tiến hành thường xuyên, kịp thời 
phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về 
quyền tác giả, tu bổ tôn tạo di tích, biểu 
diễn nghệ thuật... Thanh tra Bộ đã tổ 
chức 122 đoàn thanh tra, kiểm tra đối 
với 367 cơ sở, xử phạt vi phạm hành 
chính 142 cơ sở; thanh tra Sở VHTTDL 
các tỉnh/thành đã kiểm tra 5.393 cơ sở, 
xử phạt hành chính 1.074 cơ sở. Nộp 
ngân sách nhà nước trên 10 tỷ đồng. 
Về Thể dục thể thao, công tác quản 
lý nhà nước trong lĩnh vực thể dục thể 
thao tiếp tục được đẩy mạnh. Hoạt động 
thể dục thể thao quần được tổ chức đa 
dạng, với nhiều nội dung hoạt động sôi 
nổi, tạo không khí vui tươi, phấn khởi 
trong quần chúng nhân dân. Chỉ đạo tổ 
chức thành công Đại hội thể dục thể 
thao các cấp. Đã có 10.868/11.095 xã, 
phường, thị trấn tổ chức xong Đại hội 
Thể dục thể thao cấp xã, đạt tỷ lệ 98/%; 
719/724 huyện tổ chức xong Đại hội 
TDTT cấp huyện, đạt tỷ lệ 99%; 59/63 
tỉnh/thành đã tổ chức Đại hội TDTT cấp 
tỉnh, đạt tỷ lệ 94%. Công tác tuyển chọn, 
đào tạo vận động viên được quan tâm 
và đầu tư đúng mức, các môn thể thao 
Olympic như bắn súng, bơi, thể dục 
dụng cụ, đua xe đạp... tiếp tục đạt thành 
tích cao tại đấu trường thế giới. 9 tháng, 
Thể thao Việt Nam đã giành được 
202HCV, 138HCB, 154HCĐ tại các 
Đại hội, giải thể thao quốc tế. 
Về lĩnh vực Du lịch, Việt Nam tiếp 
tục duy trì nhịp độ phát triển; được quan 
tâm chỉ đạo sát sao của Thủ tướng 
Chính phủ, Ban Chỉ đạo Nhà nước về 
du lịch. Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, 
tích cực triển khai các chiến lược, quy 
hoạch lớn. Công tác quản lý hoạt động 
du lịch được tăng cường, công tác quảng 
bá xúc tiến được chú trọng. Phối hợp 
với các Bộ, ngành, địa phương và cộng 
đồng doanh nghiệp du lịch triển khai 14 
nhóm các giải pháp cấp bách để thúc 
đẩy phát triển du lịch, duy trì tốc độ tăng 
trưởng. So với cùng kỳ năm 2013, 9 
tháng năm 2014, tổng lượng khách du 
lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt trên 
6 triệu lượt, tăng 10,42%; khách du lịch 
nội địa ước đạt 32,4 triệu lượt, tăng
quản lý nhà nước 
Lễ xuất quân của Đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Nam 
tham dự ASIAN Para Games II 
số 1097 l 16.10.2014 3 
7,6%; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 
178.970 tỷ đồng, tăng 19,2%. 
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng 
Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao những 
kết quả mà các đơn vị đã đạt được 
trong 9 tháng đầu năm, đồng thời yêu 
cầu, trong 3 tháng cuối năm 2014 các 
đơn vị cần nỗ lực thực hiện các nhiệm 
vụ được giao. 
Về văn hóa, gia đình: Tổ chức tuyên 
truyền, quán triệt, triển khai thực hiện 
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 
09/6/2014; trình Chính phủ ban hành 
Chương trình hành động của Chính phủ; 
ban hành Chương trình hành động của 
Bộ VHTTDL thực hiện Nghị quyết số 
33-NQ/TW ngày 09/6/2014; tiếp tục 
hoàn thiện các văn bản, đề án triển khai 
Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 25/12/2013 
của Bộ Chính trị về việc tổ chức kỷ 
niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 
2014-2015 với tinh thần tiết kiệm, hiệu 
quả; Tăng cường các hoạt động văn hóa, 
nghệ thuật, thông tin, triển lãm, tuyên 
truyền lưu động về các mục tiêu, nhiệm 
vụ của Ngành gắn với tuyên truyền nâng 
cao nhận thức về chủ quyền biển đảo, 
đặc biệt đối với vùng cao, vùng sâu, 
vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng 
bào dân tộc thiểu số. 
Về thể dục thể thao: Tiếp tục đẩy 
mạnh thực hiện Cuộc vận động “Toàn 
dân rèn luyện thân thể theo gương Bác 
Hồ vĩ đại” giai đoạn 2012-2020; mở 
rộng, đa dạng hoá các hoạt động thể dục 
thể thao quần chúng và thể thao giải trí; 
đẩy mạnh công tác giáo dục thể thất, thể 
thao trường học, thể thao trong lực 
lượng vũ trang; tổ chức Đại hội thể dục 
thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014 
tại Nam Định và các địa phương theo kế 
hoạch; triển khai kế hoạch chuẩn bị tổ 
chức Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á 
lần thứ 5 năm 2016. Rà soát lực lượng 
vận động viên trên toàn quốc để lựa 
chọn đào tạo, chuẩn bị lực lượng vận 
động viên tham gia thi đấu tại SEA 
Games 28 năm 2015, Olympic 2016 và 
các Đại hội thể thao quốc tế khác. 
Về du lịch: Triển khai thực hiện Chỉ 
thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính 
phủ về tăng cường công tác quản lý môi 
trường, đảm bảo an ninh, an toàn cho 
khách du lịch; triển khai một số giải 
pháp cấp bách thông tin, xúc tiến du lịch 
tại một số thị trường trọng điểm để thu 
hút khách du lịch, theo Kế hoạch số 
1836/KH-BCĐNNDL của Ban Chỉ đạo 
nhà nước về Du lịch. 
Tổ chức các hoạt động Năm Du lịch 
quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt; 
chỉ đạo và tổ chức tốt các hoạt động 
trong Chương trình Năm Du lịch quốc 
gia 2015 - Thanh Hóa; hoàn thành, trình 
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề 
án Quy hoạch phát triển du lịch: Vùng 
Đông Nam bộ; vùng Duyên hải Nam 
Trung bộ; Khu du lịch quốc gia - Núi Bà 
Đen, tỉnh Tây Ninh; Khu du lịch quốc 
gia - Sơn Trà, TP. Đà Nẵng; Khu du lịch 
quốc gia - Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 
H.pHượng 
Ngày 08/10, Lễ xuất quân của Đoàn 
Thể thao Người khuyết tật Việt Nam 
tham dự Đại hội Thể thao Người khuyết 
tật Châu Á lần thứ II-2014 (ASIAN Para 
Games II), tại Incheon, Hàn Quốc đã 
được tổ chức trọng thể tại Trung tâm 
Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội. 
Tham dự Lễ xuất quân có Thứ trưởng Bộ 
VHTTDL - Lê Khánh Hải; Tổng cục 
trưởng Tổng cục Thể dục thể thao - 
Vương Bích Thắng; Phó Tổng cục 
trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, kiêm 
Chủ tịch Hiệp hội Paralympic Việt Nam 
- Phạm Văn Tuấn cùng toàn thể HLV, 
VĐV tham dự Đại hội. 
Đoàn Thể thao Người khuyết tật 
Việt Nam tham dự ASIAN Para Games 
II với 69 thành viên, trong đó có 45 
VĐV, 9 HLV và 15 cán bộ. Đoàn do 
ông Vũ Thế Phiệt - Phó Chủ tịch kiêm 
Tổng Thư ký Hiệp hội Paralympic Việt 
Nam làm Trưởng đoàn. Tham dự 
ASIAN Para Games II, Đoàn Thể thao 
Người khuyết tật Việt Nam sẽ thi đấu 
6/23 môn thể thao (điền kinh, bơi lội, 
cử tạ, bóng bàn, cầu lông và bowling). 
Đoàn phấn đấu đạt từ 6 đến 7 HCV, 
đứng ở top 15 trên tổng số 42 quốc gia 
và vùng lãnh thổ tham gia. 
Phát biểu tại Lễ xuất quân, Thứ 
trưởng Lê Khánh Hải nhấn mạnh, 
ASIAN Para Games II là sân chơi lớn 
quy tụ nhiều vận động viên hàng đầu thế 
giới. Mục tiêu đặt ra cho Đoàn Thể thao 
Người khuyết tật Việt Nam là giành được 
thành tích tốt nhất, Thứ trưởng mong 
muốn các thành viên trong đoàn nỗ lực 
thi đấu với quyết tâm cao nhất với tinh 
thần thể thao cao thượng. Các vận động 
viên cần gương mẫu, đoàn kết trong sinh 
hoạt và trong thi đấu; tôn trọng phong 
tục, tập quán và tuyệt đối tuân thủ luật 
pháp của nước chủ nhà cũng như các quy 
định của Đại hội. Bên cạnh thể hiện sự 
chân thành, hữu nghị khi giao lưu với các 
đoàn thể thao các nước trong khu vực và 
với nhân dân Hàn Quốc, mỗi thành viên 
của Đoàn phải thực sự là sứ giả thiện chí 
để quảng bá về truyền thống văn hóa tốt 
đẹp, hình ảnh hòa bình, thân thiện của đất 
nước Việt Nam. 
ASIAN Para Games II được tổ chức 
tại Incheon, Hàn Quốc từ ngày 18- 
24/10/2014, với sự tham dự của 42 quốc 
gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Châu 
Á. Đây là cơ hội cho các vận động viên 
thể thao khuyết tật Việt Nam tham gia 
vào các hoạt động thể thao trong châu 
lục; giao lưu, trao đổi, học tập, trao đổi 
kinh nghiệm và tăng cường tình đoàn kết 
với các quốc gia trong khu vực Đông 
Nam Á và Châu Á. 
H.Quân
quản lý nhà nước 
Sáng 07/10, tại Hà Nội, Bộ trưởng 
Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh đã tiếp 
và làm việc với Đại sứ Ấn Độ tại Việt 
Nam - Preeti Saran về chương trình hợp 
tác trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và 
du lịch. 
Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Hoàng 
Tuấn Anh đánh giá cao những bước 
phát triển tốt đẹp trong quan hệ hợp 
tác hữu nghị truyền thống Việt Nam- 
Ấn Độ trên các lĩnh vực: Văn hoá, thể 
thao và du lịch. Bộ trưởng nhấn 
mạnh, Bộ VHTTDL sẵn sàng giúp đỡ 
các đoàn làm phim Ấn Độ đến quay 
phim về các danh lam, thắng cảnh 
cũng như phối hợp tổ chức Tuần phim 
Ấn Độ tại Việt Nam; tổ chức diễn đàn 
hợp tác điện ảnh và trao đổi kỹ thuật 
làm phim; đào tạo sinh viên các 
trường đại học chuyên ngành điện 
4 số 1097 l 16.10.2014 
ảnh giữa Việt Nam và Ấn Độ… 
Nhân dịp này, Bộ trưởng bày tỏ cảm 
ơn sự giúp đỡ của Chính phủ Ấn Độ 
dành cho Việt Nam trong công tác bảo 
tồn, trùng tu các nhóm tháp Chăm ở Mỹ 
Sơn (Quảng Nam) và cho biết, sau 
nhiều lần trao đổi, về cơ bản, hai bên đã 
nhất trí với nội dung dự thảo Biên bản 
ghi nhớ, tuy nhiên phía Ấn Độ cần làm 
rõ thêm trong Biên bản ghi nhớ nội 
dung tổng số vốn hỗ trợ cho dự án. 
Bên cạnh đó, Bộ trưởng đề nghị, hai 
bên sẽ cùng ký kết Chương trình Trao 
đổi văn hoá giữa hai nước giai đoạn 
2015-2017; đồng thời, đề nghị Ấn Độ 
giới thiệu một số trường đại học danh 
tiếng của mình để sinh viên Việt Nam 
có thêm cơ hội được nghiên cứu, học 
tập tại Ấn Độ, đặc biệt trong lĩnh vực 
văn hoá, thể thao và du lịch. 
Nhất trí với các đề xuất của Bộ 
trưởng Hoàng Tuấn Anh tại buổi tiếp, 
Đại sứ Preeti Saran khẳng định, sẽ phối 
hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng 
của 2 nước trong việc triển khai thực 
hiện các thỏa thuận mà lãnh đạo cấp cao 
2 nước đã thống nhất trong chương trình 
hợp tác về văn hoá, thể thao và du lịch. 
Đại sứ Preeti Saran cho biết, trong 
chuyến thăm Việt Nam sắp tới của 
Thủ tướng Ấn Độ, hai bên sẽ đi đến 
ký kết một số chương trình hợp tác về 
văn hoá, thể thao và du lịch. Đại sứ 
Preeti Saran đề nghị, trong chương 
trình hợp tác giữa hai bên cần bổ sung 
lĩnh vực điện ảnh, vì đây là lĩnh vực 
mà Ấn Độ có thế mạnh, thông qua 
điện ảnh sẽ góp phần giới thiệu đất 
nước, con người Việt Nam - Ấn Độ. 
V.pHòng 
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh tiếp Đại sứ Ấn Độ 
Ngày 09/10/2014, Bộ VHTTDL 
ban hành Quyết định số 3331/QĐ- 
BVHTTL phê duyệt Kế hoạch triển 
khai thực hiện Chương trình phối hợp 
công tác giữa Bộ VHTTDL và Bộ 
Thông tin và Truyền thông trong việc 
tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ 
sách, báo tại các Điểm Bưu điện-Văn 
hóa xã năm 2014-2015. 
Theo Quyết định, các nhiệm vụ 
chính bao gồm: Tổ chức đi khảo sát, 
kiểm tra việc thực hiện Chương trình 
tại các địa phương (dự kiến 5 tỉnh, 
thành/năm); biên soạn tài liệu hướng 
dẫn tổ chức hoạt động phục vụ sách, 
báo tại Điểm Bưu điện-Văn hóa xã; tổ 
chức tập huấn cho nhân viên Điểm 
Bưu điện-Văn hóa xã; xây dựng bộ 
sách hạt nhân tại các Điểm Bưu điện- 
Văn hóa xã; tổ chức các hội nghị sơ kết 
theo từng năm. 
Theo Kế hoạch, năm 2014 sẽ tiến 
hành tổ chức kiểm tra, khảo sát các địa 
phương (Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An); 
Tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm thực 
hiện Chương trình; biên soạn tài liệu 
hướng dẫn tổ chức hoạt động phục vụ 
sách, báo tại Điểm Bưu điện-Văn hóa 
xã. Năm 2015 tập trung chỉ đạo, hướng 
dẫn các địa phương tổ chức các lớp tập 
huấn cho nhân viên Điểm Bưu điện- 
Văn hóa xã; tổ chức tập huấn kỹ năng 
phục vụ sách báo cho nhân viên Điểm 
Bưu điện-Văn hóa xã; tổ chức các cuộc 
họp với các Bộ, ngành có liên quan về 
cơ chế hỗ trợ cho hoạt động luân 
chuyển sách báo và phục vụ đọc tại các 
Điểm Bưu điện-Văn hóa xã; Khảo sát, 
kiểm tra việc thực hiện tại các địa 
phương (dự kiến 5 tỉnh/thành); xây 
dựng bộ sách hạt nhân tại các Điểm 
Bưu điện-Văn hóa xã; tổ chức sơ kết 
năm 2015. 
Bộ VHTTDL có trách nhiệm phối 
hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông 
khảo sát, kiểm tra việc thực hiện 
Chương trình tại các địa phương; chủ 
trì tổ chức hội nghị sơ kết; biên soạn 
tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động 
phục vụ sách, báo tại Điểm Bưu điện- 
Văn hóa xã; hướng dẫn các địa 
phương xây dựng bộ sách hạt nhân cho 
các Điểm Bưu điện-Văn hóa xã; đề 
xuất cơ chế hỗ trợ các hoạt động luân 
chuyển sách báo và phục vụ đọc tại 
các Điểm Bưu điện-Văn hóa xã. Sở 
VHTTDL có trách nhiệm: Chủ trì, 
phối hợp với Sở Thông tin và Truyền 
thông, Bưu điện tỉnh/thành xây dựng 
Bộ sách hạt nhân theo hướng dẫn của 
Bộ VHTTDL; xây dựng kế hoạch triển 
khai thực hiện Chương trình theo 
hướng dẫn của Bộ VHTTDL phù hợp 
với điều kiện thực tế của địa phương; 
bố trí nguồn lực (sách báo, kinh phí, 
nhân lực…) triển khai Chương trình 
theo kế hoạch đã được phê duyệt; tập 
huấn cho nhân viễn các Điểm Bưu 
điện-Văn hóa xã; Hàng năm báo cáo 
tình hình thực hiện Chương trình của 
địa phương về Bộ VHTTDL (qua Vụ 
Thư viện). 
H.Quân 
Hoạt động phục vụ sách, báo 
tại các Điểm Bưu điện-Văn hóa xã 2014-2015
quản lý nhà nước 
Kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa Du lịch bế mạc Năm Du lịch 
quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt 
số 1097 l 16.10.2014 5 
- Ngày 06/10/2014 Bộ VHTTDL 
ban hành Quyết định số 3279/QĐ- 
BVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạo 
phòng, chống buôn lậu, gian lận 
thương mại và hàng giả của Bộ 
VHTTDL (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 
389/BVHTTDL) do Thứ trưởng Hồ 
Anh Tuấn làm Trưởng Ban, ông Trần 
Văn Minh - Phó Chánh Thanh tra Bộ 
làm Phó Trưởng Ban Thường trực, 
ông Nguyễn Quốc Hưng - Phó Tổng 
cục trưởng Tổng cục Du lịch, ông Bùi 
Nguyên Hùng - Phó Cục trưởng Cục 
Bản quyền tác giả và ông Lê Thanh 
Liêm - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế 
làm Phó Trưởng Ban và 09 Ủy viên. 
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết 
định số 3290/QĐ-BVHTTDL ngày 
07/10/2014 thành lập Ban Soạn thảo 
và Tổ Giúp việc xây dựng “Quy hoạch 
tổng thể phát triển Ngành Thư viện 
Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 
năm 2030” do Thứ trưởng Huỳnh 
Vĩnh Ái làm Trưởng Ban Soạn thảo, 
bà Nguyễn Thị Thanh Mai - Vụ trưởng 
Vụ Thư viện - Phó Trưởng Ban 
Thường trực và 05 Thành viên. 
- Tại Quyết định số 3291/QĐ- 
BVHTTDL ngày 07/10/2014, Bộ 
VHTTDL thành lập Ban Chủ nhiệm 
và Trưởng Ban Thư ký của Chương 
trình KHCN cấp Bộ: “Bảo vệ và phát 
huy giá trị văn hóa biển, đảo Việt 
Nam” do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh 
làm Chủ nhiệm, bà Từ Thị Loan - 
Quyền Viện trưởng Viện Văn hóa 
nghệ thuật quốc gia Việt Nam làm Phó 
Chủ nhiệm Thường trực, ông Từ 
Mạnh Lương - Vụ trưởng Vụ Khoa 
học, Công nghệ và Môi trường làm 
Phó Chủ nhiệm và 02 Ủy viên. 
- Ngày 08/10/2014 Bộ VHTTDL 
ban hành Quyết định số 3316/QĐ- 
BVHTDL, thành lập Ban Chỉ đạo, 
Ban Tổ chức Liên hoan Diễn xướng 
dân gian văn hóa dân tộc và trình diễn 
trang phục dân tộc do Thứ trưởng 
Huỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng Ban Chỉ 
đạo, ông Đoàn Văn Việt - Phó Chủ 
tịch UBND tỉnh Lâm Đồng làm Phó 
Trưởng Ban và 02 Ủy viên. 
- Tại Quyết định số 3326/QĐ- 
BVHTTDL ngày 09/10/2014, Bộ 
VHTTDL thành lập Ban Tổ chức các 
hoạt động tưởng niệm Giáo sư, Bộ 
trưởng Bộ Văn hóa - Hoàng Minh 
Giám nhân Kỷ niệm 110 năm Ngày 
Sinh (04/11/1904-04/11/2014) do Thứ 
trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng 
Ban, ông Phan Đình Tân - Chánh Văn 
phòng Bộ và bà Từ Thị Loan - Quyền 
Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật 
quốc gia Việt Nam làm Phó Trưởng 
Ban và 04 Thành viên. 
- Ngày 09/10/2014 Bộ VHTTDL 
ban hành Quyết định số 3333/QĐ- 
BVHTTDL, giao Vụ Pháp chế chủ 
trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị 
có liên quan soạn thảo Thông tư 
bãi bỏ Quyết định số 18/2008/QĐ- 
BVHTTDL ngày 11/3/2008 của Bộ 
VHTTDL quy định chức năng, 
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức 
của Vụ Tổ chức cán bộ và Quyết định 
số 24/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 
31/3/2008 của Bộ VHTTDL quy định 
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ 
cấu tổ chức của Vụ Kế hoạch, Tài 
chính trình Bộ trưởng ban hành trong 
quý I/2015. 
tHtt 
VăN BảN mớI 
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê 
duyệt Kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa 
Du lịch bế mạc Năm Du lịch quốc gia 
2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt. 
Với chủ đề “Đà Lạt sắc màu mùa 
đông”, Lễ hội Văn hóa Du lịch bế mạc 
Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây 
Nguyên - Đà Lạt là sự kiện văn hóa, du 
lịch hấp dẫn, thu hút du khách vào dịp 
cuối năm 2014; là điểm nhấn của các 
tour du lịch cuối năm như “Du lịch 
hoa”, “Đà Lạt không ở phố”; là sự kết 
hợp Tuần Văn hóa Trà Lâm Đồng lần 
thứ V - 2014… và là một trong những 
hoạt động trọng tâm, bế mạc Năm Du 
lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà 
Lạt. Lễ hội là sự kết hợp, lồng ghép giới 
thiệu hình ảnh du lịch Đà Lạt, những 
đặc trưng về quang cảnh thiên nhiên, khí 
hậu, đặc sản nổi tiếng của thành phố Đà 
Lạt, đồng thời mở rộng hợp tác, liên kết 
phát triển du lịch vùng, miền. Lễ hội 
được tổ chức với những nguyên tắc: 
Bản sắc, thực chất, hấp dẫn, tiết kiệm và 
tuyệt đối an toàn. 
Lễ hội sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ 23- 
27/12/2014 tại thành phố Đà Lạt với các 
hoạt động: Không gian hoa “Đà Lạt bốn 
mùa hoa”; Triển lãm hoa Đà Lạt 
“Những màu hoa xứ lạnh”; Phiên chợ 
rau, hoa Đà Lạt; Hội chợ triển lãm du 
lịch - làng nghề Đà Lạt 2014; vinh danh, 
trao giải cuộc thi ẩm thực “Chiếc thìa 
vàng - 2014”; Đêm Trà cao nguyên; 
Hoa viên nghệ thuật “Thiên đường mùa 
đông”; Những Ngày văn hóa Nhật Bản 
tại Đà Lạt; Ngày hội tuổi trẻ thành phố 
Hoa; Tour du lịch dã ngoại “Đà Lạt 
không ở phố”; Tour tham quan “Du lịch 
hoa”; Hội thảo quốc tế “Du lịch Đà Lạt 
- Tây Nguyên hội nhập và phát triển”; 
Giới thiệu nghệ thuật dệt thổ cẩm và 
trình diễn trang phục các dân tộc Tây 
Nguyên; Chương trình nghệ thuật đặc 
biệt “Tình yêu cao nguyên”; Lễ công bố 
Di tích quốc gia đặc biệt “Di tích khảo 
cổ Cát Tiên”. 
H.Quân
quản lý nhà nước 
Sáng ngày 07/10 Trường Cao đẳng 
Du lịch Hà Nội đã tổ chức trọng thể lễ 
khai giảng năm học mới 2014-2015, Bộ 
trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh 
đã tới dự. 
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng 
Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh, năm học 
2013-2014, Trường Cao đẳng Du lịch 
Hà Nội đã có nhiều cố gắng, đạt thành 
tích tốt trong công tác đào tạo, nghiên 
cứu khoa học, hợp tác quốc tế và các 
hoạt động xã hội. Bước sang năm học 
mới 2014-2015, trước yêu cầu đổi mới, 
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du 
lịch trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Bộ 
trưởng chỉ đạo nhà trường cần tập trung 
thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 
8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng 
khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu 
công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong 
điều kiện kinh tế thị trường định hướng 
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; 
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 
khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn 
hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu 
cầu phát triển bền vững đất nước”; Chỉ 
6 số 1097 l 16.10.2014 
thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về 
“Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm 
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; 
đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, 
học tốt”, nâng cao chất lượng đào tạo 
để đáp ứng yêu cầu của ngành và xã 
hội… 
Tiếp tục thực hiện và hoàn thành các 
nhiệm vụ trong Đề án phát triển Trường 
Cao đẳng Du lịch giai đoạn 2014-2020, 
tầm nhìn đến năm 2030; đẩy nhanh 
công tác chuẩn bị các điều kiện cần 
thiết cho việc nâng cấp Trường lên Đại 
học trong những năm tới; tiếp tục kiện 
toàn, ổn định cơ cấu tổ chức; đẩy mạnh 
và nâng cao chất lượng công tác quy 
hoạch; tăng cường và bồi dưỡng cán bộ 
quản lý; tiếp tục hoàn thiện các chương 
trình, giáo trình đào tạo; đẩy mạnh việc 
ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới 
phương pháp dạy và học nhằm tạo 
nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, 
đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, hội nhập 
khu vực và quốc tế. 
Thay mặt cán bộ Nhà trường, TS. 
Nguyễn Trùng Khánh - Hiệu trưởng 
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cảm 
ơn sự chỉ đạo của Bộ trưởng, đồng thời 
tiếp nhận nhiệm vụ Bộ trưởng giao và 
cam kết trong quá trình xây dựng và 
phát triển, nhà trường đã và đang kiên 
trì với mục tiêu đảm bảo chất lượng 
đào tạo, coi chất lượng đào tạo là yếu 
tố quyết định nâng cao năng lực cạnh 
tranh và phát triển của nhà trường. 
Đồng thời, tích cực phấn đấu xây dựng 
để trở thành một cơ sở giáo dục có uy 
tín trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân 
lực du lịch, với quy mô đào tạo lớn 
hơn, cấp độ đào tạo cao hơn. 
Tại buổi lễ, thừa uỷ quyền của Chủ 
tịch Nước, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh 
đã trao tặng Huân chương Lao động 
Hạng Ba cho 5 tập thể và 8 cá nhân 
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội vì đã 
có thành tích trong công tác từ năm 
2009-2013, góp phần vào sự nghiệp 
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dịp 
này, 11 cá nhân thuộc Trường Cao đẳng 
Du lịch Hà Nội đã vinh dự được Thủ 
tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì 
những thành tích trong công tác từ năm 
2009-2013. 
t.Hợp 
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội khai giảng năm học mới 
Điều chỉnh tiến độ thực hiện 7 dự án của Làng Văn hóa-Du lịch 
các dân tộc Việt Nam 
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý 
điều chỉnh tiến độ thực hiện 7 dự án của 
Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt 
Nam theo đề nghị của Bộ VHTTDL. 
Trước đó, Bộ VHTTDL đã có các 
văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin 
kéo dài tiến độ các dự án thành phần 
của Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc 
Việt Nam. 
Cụ thể, theo Bộ VHTTDL, thực 
hiện Quyết định số 540/QĐ-TTg ngày 
12/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ 
phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển 
Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt 
Nam đến năm 2015, Bộ đã phê duyệt 
thực hiện 9 dự án thành phần. Tuy 
nhiên, do nguồn vốn ngân sách nhà 
nước cấp hàng năm có hạn nên đến nay 
mới triển khai được 7 dự án, còn 2 dự 
án chưa khởi công. 
Đối với 7 dự án đang thực hiện đầu 
tư, do nguồn ngân sách nhà nước cấp 
không đạt kế hoạch nên tiến độ thực 
hiện các dự án đã bị kéo dài. Hiện trong 
7 dự án này có dự án chỉ thực hiện được 
20%, có dự án đã thực hiện được 95%. 
Bộ VHTTDL kiến nghị Thủ tướng 
Chính phủ xem xét được điều chỉnh tiến 
độ thực hiện 7 dự án này. Thời gian kéo 
dài nhanh nhất đến cuối năm 2015, 
chậm nhất đến cuối năm 2019 tùy theo 
từng dự án. 
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý điều 
chỉnh tiến độ thực hiện 7 dự án trên theo 
đề nghị của Bộ VHTTDL. Đồng thời, 
giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối 
hợp với Bộ Tài chính, Bộ VHTTDL cân 
đối, bố trí vốn trong kế hoạch 2015 và 
kế hoạch trung hạn (2016-2020) để thực 
hiện và hoàn thành các dự án, đưa vào 
sử dụng nhằm phát huy hiệu quả. 
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ 
VHTTDL, Ban Quản lý Làng Văn hóa- 
Du lịch các dân tộc Việt Nam có trách 
nhiệm chỉ đạo các chủ đầu tư thực hiện 
các dự án theo đúng tiến độ đã được 
điều chỉnh. 
Đ.AnH
quản lý nhà nước 
Quy định về xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, 
Thể thao và Du lịch” 
phần: Giới thiệu đội hình; Tuyên truyền, 
giới thiệu sách, hùng biện hoặc tiểu 
phẩm văn nghệ về chủ đề trên; Thi năng 
khiếu (múa, hát, ngâm thơ, tiểu phẩm 
kịch, hội họa phù hợp với chủ đề về 
phòng, chống ma túy và HIV/AIDS). 
Thời gian tổng cộng cho cả 3 phần thi 
cho mỗi đội tuyển không quá 30 phút. 
Dự kiến Liên hoan sẽ diễn ra trong 
2 ngày vào tháng 10 tại Hà Nội. 
số 1097 l 16.10.2014 7 
Ngày 09/10/2014, Bộ VHTTDL 
ban hành Quyết định số 3334/QĐ- 
BVHTTDL phê duyệt Kế hoạch tổ 
chức Liên hoan Sinh viên tuyên 
truyền giới thiệu sách về phòng, 
chống ma túy năm 2014. 
Việc tổ chức Liên hoan nhằm giúp 
cho sinh viên thấy được hiểm họa và tác 
Ngày 09/10/2014, Bộ VHTTDL 
đã có Công văn số 3562/BVHTTDL-TĐKT 
gửi các đơn vị thuộc Bộ và Sở 
VHTTDL các tỉnh/thành về việc khen 
thưởng đối với cán bộ làm công tác 
thi đua, khen thưởng. Theo đó, để ghi 
nhận cho các cá nhân có thành tích 
xuất sắc, góp phần triển khai thực 
hiện hiệu quả công tác thi đua, 
khen thưởng Ngành VHTTDL, Bộ 
hại của ma túy, từ đó chung tay góp 
phần với xã hội, tích cực phòng, chống 
ma túy. Chủ đề của Liên hoan là “Sinh 
viên Thủ đô chung tay phòng, chống ma 
túy”. Liên hoan do Vụ Thư viện (Bộ 
VHTTDL) thực hiện, phối hợp với một 
số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn 
Hà Nội. Nội dung Liên hoan gồm có 3 
VHTTDL có chủ trương xét, trình Bộ 
trưởng tặng Bằng khen cho các cán 
bộ trực tiếp làm công tác thi, đua 
khen thưởng ở các đơn vị thuộc Bộ và 
Sở VHTTDL các tỉnh/thành. Theo nội 
dung Công văn, đối tượng được xét 
bao gồm 01 cá nhân trực tiếp làm 
công tác thi đua, khen thưởng sắp đến 
tuổi nghỉ hưu (không xét khen thưởng 
cho các đối tượng đã được tặng Bằng 
khen của Bộ trưởng về thành tích này. 
Công văn đề nghị các cơ quan, 
đơn vị, Sở VHTTDL các tỉnh/thành 
xem xét, trình khen thưởng cho cá 
nhân của đơn vị và gửi về Bộ 
VHTTDL qua Vụ Thi đua, Khen 
thưởng trước ngày 15/10/2014 để 
tổng hợp báo cáo cáo Bộ trưởng quyết 
định khen thưởng. 
H.Quân 
Bộ VHTTDL vừa ban hành Thông 
tư số 11/2014/TT-BVHTTDL ngày 
01/10 Quy định về xét tặng Kỷ niệm 
chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể 
thao và Du lịch”. Theo Thông tư này, 
đối tượng được xét tặng Kỷ niệm 
chương gồm: Cá nhân đã, đang công 
tác trong Ngành VHTTDL; cá nhân 
công tác ngoài Ngành có nhiều đóng 
góp cho sự nghiệp phát triển Ngành; 
người Việt Nam ở nước ngoài hoặc 
người nước ngoài có nhiều đóng góp 
cho sự nghiệp phát triển của Ngành. 
Về nguyên tắc, thời gian xét tặng 
Kỷ niệm chương: Kỷ niệm chương chỉ 
xét tặng một lần cho cá nhân, không có 
hình thức truy tặng; bảo đảm công 
bằng, dân chủ, công khai, đúng đối 
tượng, đúng tiêu chuẩn; không xét tặng 
Kỷ niệm chương đối với cá nhân đã 
được tặng Huy chương, Kỷ niệm 
chương “Vì sự nghiệp Thể dục thể 
thao”, Huy chương “Vì sự nghiệp Du 
lịch”, các Huy chương, Kỷ niệm 
chương của ngành Văn hóa-Thông tin 
trước đây, Kỷ niệm chương “Vì sự 
nghiệp dân số, gia đình và trẻ em” và 
cá nhân đang bị xem xét hoặc bị hình 
thức kỷ luật buộc thôi việc, bị truy cứu 
trách nhiệm hình sự, có liên quan đến 
các vụ án hình sự; Kỷ niệm chương 
được xét tặng 2 đợt vào tháng 3 và 
tháng 7 hằng năm. 
Về quyền và trách nhiệm của cá 
nhân được tặng Kỷ niệm chương: Cá 
nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương 
chịu trách nhiệm trước pháp luật về 
tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề 
nghị xét tặng Kỷ niệm chương; Cá 
nhân đủ tiêu chuẩn quy định tại các 
Điều 5, 6, 7 và 8 của Thông tư này 
được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương 
theo quy định; Cá nhân được tặng Kỷ 
niệm chương được nhận Giấy chứng 
nhận, Kỷ niệm chương và tiền thưởng 
theo quy định tại Điều 76 Nghị định số 
42/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy 
định chi tiết thi hành một số điều của 
Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa 
đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi 
đua, Khen thưởng; Cá nhân được tặng 
Kỷ niệm chương có trách nhiệm tiếp 
tục gìn giữ và phát huy truyền thống 
của Ngành, gương mẫu thực hiện tốt 
các chủ trương, đường lối của Đảng, 
chính sách pháp luật của Nhà nước. 
Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm 
chương; Hồ sơ, quy trình đề nghị xét 
tặng và các điều khoản thi hành quy 
định chi tiết từ Điều 5 đến Điều 12 của 
Thông tư này. Thông tư có hiệu lực từ 
ngày 15/11/2014. 
H.pHượng 
Khen thưởng cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng 
H.Quân 
Liên hoan Sinh viên tuyên truyền 
giới thiệu sách về phòng, chống ma túy
Sự kiện vấn đề 
Quy hoạch Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí minh đến năm 2030 
Ngày 07/10/2014, Bộ VHTTDL 
đã ban hành Quyết định số 3282/QĐ- 
BVHTTDL về việc giao nhiệm vụ 
xây dựng Quy hoạch Tượng đài Chủ 
tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030. 
Theo đó, Bộ VHTTDL giao Cục Mỹ 
thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, 
phối hợp với các đơn vị liên quan xây 
dựng Quy hoạch Tượng đài Chủ tịch 
Hồ Chí Minh đến năm 2030 với các 
Bộ VHTTDL đã có Công văn 
số 3519/BVHTTDL-DSVH gửi Sở 
VHTTDL thành phố Hà Nội về việc tu 
bổ, tôn tạo di tích đình Tân Khai, quận 
Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 
Đình Tân Khai còn được gọi là đình 
Thái Cam trước đây thuộc thôn Tân 
Khai, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương. 
Theo văn bia ghi lại, đình Tân Khai 
được xây dựng vào năm Minh Mạng 
thứ 3 (1822). Cũng giống nhiều ngôi 
đình khác trên địa bàn thành phố Hà 
Nội, đình Tân Khai thờ 3 vị thành hoàng 
là thần Tô Lịch, thần Bạch Mã và thần 
Thiết Lâm. Đây là những vị thành 
hoàng đã có công giúp vua Lý Công 
Uẩn xây dựng thành Thăng Long và trở 
thành những vị thần bảo hộ kinh đô. 
8 số 1097 l 16.10.2014 
nội dung: Xây dựng và trình phê 
duyệt Đề cương, nhiệm vụ Quy hoạch 
trước ngày 31/10/2014 theo quy định 
tại Điều 6, Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT 
ngày 31/10/2013 của Bộ Kế 
hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức 
lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh 
và công bố Quy hoạch tổng thể phát 
triển kinh tế, quy hoạch ngành, lĩnh 
vực và sản phẩm chủ yếu; Xây dựng 
Đình Tân Khai vì vậy không chỉ là một 
công trình kiến trúc tâm linh có giá trị 
và còn là một di tích gắn với lịch sử 
Thăng Long-Hà Nôi. 
Trải qua năm tháng cùng thăng trầm 
lịch sử, đình Tân Khai đã xuống cấp và 
cần tu bổ, tồn tạo một số chi tiết, hạng 
mục. Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di 
tích, Sở VHTTDL đã có công văn số 
3047/VHTTDL-QLDS ngày 18/9/2014 
gửi Bộ VHTTDL đề nghị thẩm định Dự 
án tu bổ, tồn tạo di tích đình Tân Khai, 
phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, 
thành phố Hà Nội. Sau khi xem xét, 
nghiên cứu Bộ VHTTDL thỏa thuận Dự 
án tu bổ, tôn tạo di tích đình Tân Khai 
bao gồm các hạng mục: Tu bổ Đại đình, 
Nghi môn (cổng vào di tích); phục hồi 
nhà Văn chỉ; xây dựng nhà thủ từ - tạo 
soạn - vệ sinh, nhà bao che công trình, 
am hóa sớ, nhà bia liệt sĩ, cổng phụ, 
tường rào, tôn tạo sân vườn, hạ tầng kỹ 
thuật và phòng cháy chữa cháy di tích. 
Tuy nhiên, Sở VHTTDL thành phố Hà 
Nội cần lưu ý một số vấn đề như: Bổ 
sung tư liệu làm căn cứ phục hồi đồ thờ 
và chi tiết trang trí mái của Đại đình (bờ 
nóc, triện kìm mái, hồi mái Hậu cung); 
Hình thức vì kèo nhà thủ từ nên thiết kế 
bảo trơn đóng bén; Căn cứ pháp lý của 
Dự án cần bỏ Quy chế bảo quản, tu bổ 
và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, 
danh lam thắng cảnh ban hành theo 
Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT do 
đã hết hiệu lực thi hành. 
Đ.n 
Sáng 13/10/2014, Sở VHTTDL Gia 
Lai phối hợp với Bảo tàng Chiến thắng 
lịch sử Điện Biên Phủ tổ chức trưng bày, 
triển lãm chuyên đề “Điện Biên xưa - 
nay và chiến thắng Đắk Pơ”. Đây là một 
trong những hoạt động thiết thực Kỷ 
niệm 60 năm Chiến thắng Đắk Pơ 
(24/6/1954-29/6/2014) và Kỷ niệm 70 
năm Ngày Thành lập Quân đội nhân 
dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2014). 
Hơn 120 hình ảnh triển lãm được 
trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai với 
4 phần: Phần I phản ánh về âm mưu của 
thực dân Pháp và chủ trương hành động 
của ta; phần II phản ánh về diễn biến 
chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ; phần 
III, sự đổi mới của Điện Biên Phủ hôm 
nay; phần IV, chiến thắng Đắk Pơ năm 
1954 tại An Khê - Gia Lai. Những hình 
ảnh được trưng bày trong đợt này đã 
phần nào nói lên ý nghĩa và tầm vóc lịch 
sử của chiến thắng Điện Biên Phủ trên 
chiến trường Tây Bắc cũng như chiến 
thắng lẫy lừng của quân và dân Liên khu 
V trên chiến trường Tây Nguyên. 
Thông qua các tư liệu, hình ảnh 
được trưng bày, triển lãm giúp cho các 
tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ, lực 
lượng vũ trang, thanh thiếu niên trong 
tỉnh Gia Lai có cái nhìn khái quát về 
cuộc chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ 
nhưng cũng thật đáng tự hào của quân 
và dân ta. Đồng thời, khơi dậy lòng yêu 
nước, tinh thần đoàn kết và nâng cao ý 
thức trách nhiệm trong việc xây dựng và 
bảo vệ đất nước. 
Triển lãm mở cửa phục vụ nhân dân 
đến hết ngày 22/10. 
MạnH Huân 
Triển lãm “Điện Biên xưa - nay và chiến thắng Đắk Pơ” 
Hà Nội: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Tân Khai 
và trình phê duyệt Dự toán lập Quy 
hoạch trước ngày 30/10/2014; Lấy ý 
kiến các đơn vị liên quan tổ chức triển 
khai xây dựng Quy hoạch theo đúng 
nội dung Đề cương đã được phê 
duyệt. Hoàn thiện trình Hội đồng 
thẩm định cấp Bộ nghiệm thu trước 
khi báo cáo Bộ trưởng trình cấp có 
thẩm quyền xem xét quyết định. 
H.pHượng
Sự kiện vấn đề 
số 1097 l 16.10.2014 9 
Diễn ra trong 02 ngày 08- 
09/10/2014 tại Hà Nội, Hội thảo quốc 
tế “Đào tạo ngành Sáng tác âm nhạc 
trong giai đoạn hiện nay” do Học viện 
Âm nhạc quốc gia Việt Nam và Hội 
Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp tổ chức 
với sự tham dự của đông đảo các nhà 
quản lý, nhà khoa học, nhạc sĩ, giảng 
viên âm nhạc của Việt Nam. 
Tại Hội thảo, các đại biểu đều cho 
rằng, đào tạo nhạc sĩ sáng tác có vai 
trò quan trọng, đóng góp thêm nhiều 
tác phẩm chất lượng cao cho xã hội; 
khắc phục sự mất cân đối giữa thanh 
nhạc và khí nhạc, giữa nền âm nhạc 
giải trí với hàn lâm; phát hiện đội ngũ 
nhạc sĩ chuyên nghiệp góp phần nâng 
cao vị thế của nền âm nhạc chuyên 
nghiệp. Bên cạnh đó, các đại biểu 
cũng tập trung phân tích thực trạng 
đào tạo nhạc sĩ hiện nay ở Việt Nam; 
tham khảo mô hình đào tạo của các 
chuyên gia nước bạn; phân tích mối 
quan hệ giữa khâu tuyển sinh đầu vào 
với sử dụng đầu ra, trang bị kiến thức 
trong nhà trường và vận dụng theo 
nhu cầu xã hội… Từ đó, tìm ra 
phương pháp hợp lý, khoa học, hiệu 
quả nhất để nâng cao chất lượng đào 
tạo ngành sáng tác âm nhạc hiện nay. 
Trong quá trình hình thành và phát 
triển nền âm nhạc bác học chuyên 
nghiệp Việt Nam, khâu sáng tác và 
đào tạo chuyên ngành sáng tác luôn 
được định hướng với phương châm 
“tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”. 
Nhưng, với sự biến đổi nhanh chóng 
của xã hội, sáng tác và đào tạo sáng 
tác ở Việt Nam đã bộc lộ một số vấn 
đề bất cập. Do đó, hơn bao giờ hết, 
lĩnh vực sáng tác khí nhạc và đặc biệt 
là khâu đào tạo lĩnh vực này rất cần 
được quan tâm. 
Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Na Uy - 
Bjorn Bolstad nhận định: Giới trẻ 
ngày nay ngày càng ít hiểu biết về dàn 
nhạc giao hưởng cũng như các nhạc sĩ 
đương thời. Chính điều này đã khiến 
Hội Nhạc sĩ Na Uy và Dàn Nhạc giảo 
hưởng Oslo tổ chức sự kiện âm nhạc 
ung.kom, nhằm mang lại cho học sinh 
đang học tại các trường phổ thông tại 
khu vực Oslo và phụ cận một cơ hội 
học hỏi các kiến thức về các tác phẩm 
âm nhạc đương đại, cũng như cơ hội 
thưởng thức các chương trình của Dàn 
nhạc giao hưởng thính phòng. Đây 
cũng chính là kinh nghiệm để thu hút 
học viên đến với ngành sáng tác âm 
nhạc tại khu vực Oslo và một số vùng 
phụ cận. 
Là nhạc sĩ được học bài bản 
chuyên ngành sáng tác âm nhạc ở 
trong, ngoài nước, đã tham gia đào tạo 
chuyên ngành này ở bậc đại học, cao 
học hơn 20 năm qua, PGS, Nhạc sĩ 
Nguyễn Văn Nam mong mỏi rằng, 
“đầu vào” không chạy theo số lượng 
mà phải đề cao chất lượng bởi chuyên 
ngành sáng tác đòi hỏi rất cao về kiến 
thức tổng hợp và kỹ năng sáng tạo. 
Còn theo PGS, Nhạc sĩ Vĩnh Cát, 
cần điều chỉnh lại mục tiêu đào tạo, 
sáng tác cho sát với thực tế đời sống 
âm nhạc hơn trong tổng thể cũng như 
ở mỗi cấp học. Càng lên cao, càng ít 
hơn và phải là những người thật sự có 
tài năng, có lòng say mê, hoài bão mơ 
ước vì một nền âm nhạc dân tộc Việt 
Nam hiện đại. 
H.p 
Đào tạo ngành Sáng tác âm nhạc trong giai đoạn hiện nay 
Ngày 09/10, tại Hà Nội, Ban Quản 
lý Dự án Chương trình phát triển 
năng lực Du lịch có trách nhiệm với 
môi trường và xã hội do Liên minh 
Châu Âu tài trợ (gọi tắt là Dự án EU), 
phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt 
Nam tổ chức hội thảo “Tăng cường 
hoạt động của các Hiệp hội Du lịch”. 
Hội thảo có sự tham dự của gần 
70 đại biểu, bao gồm thành viên Ban 
chấp hành Hiệp hội Du lịch Việt 
Nam, đại diện các Hiệp hội Du lịch 
cấp tỉnh và các doanh nghiệp du lịch 
thành viên. Ngoài ra, còn có một số 
thành viên của Hiệp hội Lữ hành 
Việt Nam và Hiệp hội Khách sạn 
Việt Nam. 
Tại Hội thảo, chuyên gia nhận 
định, hoạt động Du lịch đón khách 
quốc tế của Việt Nam đang đối mặt 
sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để 
có thể thành công, cần tăng cường 
năng lực của các tổ chức thuộc cả 
khu vực công và tư. Chuyên gia Jim 
Flannery đã đưa ra một loạt các 
khuyến nghị bao gồm thống nhất về 
sự phân chia trách nhiệm rõ ràng 
giữa các tổ chức liên quan, tránh sự 
chồng chéo trong các hoạt động; tái 
thiết lập nhóm các hiệp hội du lịch 
địa phương tại 7 vùng du lịch (như 
đã quy định tại Chiến lược Phát triển 
Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm 
nhìn đến năm 2030); nhất trí về mục 
tiêu và kế hoạch hoạt động thường 
niên, duy trì nguồn kinh phí hoạt 
động thực tế cho công tác tiếp thị 
quốc tế. Ngoài ra, cũng cần thiết phải 
rà soát và củng cố pháp luật về du 
lịch có trách nhiệm và xác định Hiệp 
hội Du lịch Việt Nam là cơ quan 
ngôn luận duy nhất cho toàn ngành. 
Hội thảo này, cùng một số hội thảo 
kỹ thuật và tập huấn do Dự án EU 
triển khai dành cho các hiệp hội du 
lịch ở Trung ương, địa phương, 
chuyên ngành sẽ giúp từng bước nâng 
cao năng lực hoạt động, cải thiện vị 
thế và nâng cao uy tín cho các Hiệp 
hội Du lịch trong cả nước. 
H.t 
Tăng cường hoạt động của các Hiệp hội Du lịch
Sự kiện vấn đề 
Phát triển làng nghề truyền thống, thu hút du khách đến Huế 
Du lịch làng nghề truyền thống 
đang thu hút ngày càng nhiều khách 
du lịch. Bên cạnh những lợi ích về 
kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này 
còn góp phần bảo tồn và phát huy 
giá trị của các làng nghề truyền 
thống. 
Ông Phan Tiến Dũng - Giám đốc 
Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế 
cho biết: Khách du lịch khi đến Huế 
thường có nhu cầu đến tham quan, 
trải nghiệm cuộc sống, sinh hoạt và 
sản xuất tại các làng nghề truyền 
thống. Thú vị nhất là du khách được 
tận tay tham gia vào quá trình sản 
xuất các sản phẩm thủ công truyền 
thống. Điều này đòi hỏi các làng 
nghề truyền thống ngoài việc có 
phân xưởng để chuyên sản xuất còn 
cần thiết kế riêng một khu vực trình 
diễn, trải nghiệm để du khách có 
điều kiện tham gia sản xuất. Đây 
cũng là xu hướng tất yếu hiện nay 
của các làng nghề ở Thừa Thiên 
Huế. 
Thừa Thiên Huế hiện có 88 làng 
nghề; trong đó có 69 làng nghề 
truyền thống, 8 làng nghề tiểu thủ 
công nghiệp và 11 làng nghề mới du 
nhập với trên 2.600 cơ sở sản xuất. 
Trong đó tiêu biểu là các làng nghề: 
Đúc đồng Phường Đúc, thêu Phú 
Hòa (thành phố Huế), đệm bàng Phò 
Trạch, mộc Mỹ Xuyên, gốm Phước 
Tích, kim hoàn Kế Môn, rèn Hiền 
Lương, mây tre Trạch Phổ (huyện 
Phong Điền), đan lát Bao La, bún Ô 
Sa (huyện Quảng Điền), bún Vân 
Cù, bánh tráng Lựu Bảo (thị xã 
Hương Trà), rượu An Truyền, nón 
Mỹ Lam, tranh Làng Sình, hoa giấy 
Thanh Tiên (Phú Vang), dệt zèng 
(huyện A Lưới), dầu tràm Lộc Thủy 
(Phú Lộc). Mỗi làng nghề đều có 
những nét đặc trưng với những giá 
trị văn hóa, lịch sử được kết tinh 
trong từng sản phẩm tinh xảo... 
10 số 1097 l 16.10.2014 
Những nghệ nhân giỏi và lâu năm ở 
các làng nghề là những “bảo tàng 
sống” của làng nghề, là người giữ và 
truyền lửa yêu nghề đến các thế hệ 
sau. Đến làng nghề, du khách sẽ 
được xem các nghệ nhân trình diễn 
nghề điêu luyện, nhuần nhuyễn. Họ 
là những “hướng dẫn viên” tận tâm 
nhất, đưa du khách vào không gian 
văn hóa làng nghề đặc sắc. 
Trước đây người dân làng nghề 
làm hương tại phường Thủy Xuân, 
thành phố Huế sống bằng nghề làm 
hương bán cho các đại lý quanh 
thành phố Huế. Khoảng 7-8 năm trở 
lại đây, du lịch phát triển, du khách 
đi thăm lăng vua Tự Đức, đồi Vọng 
Cảnh ngày một nhiều. Làng hương 
Thủy Xuân lại nằm ngay cửa ngõ 
của những điểm du lịch này nên mỗi 
lần ngang qua du khách đều dừng 
chân ghé xem người dân làm hương 
và tỏ ra rất thích thú. Dần dần, làng 
nghề đã trở thành điểm du lịch của 
nhiều du khách khi đến Cố đô Huế. 
Hiện, mỗi ngày có khoảng 10-15 
đoàn khách du lịch ghé thăm làng 
làm hương này. Nắm bắt cơ hội đó, 
người dân Thủy Xuân phát triển sản 
phẩm của làng nghề thành sản phẩm 
du lịch. Gần đây, các làng nghề ở 
Thừa Thiên Huế huy động nguồn 
kinh phí bằng nhiều phương thức để 
đầu tư nâng cấp, cải tạo hạ tầng kỹ 
thuật vừa đảm bảo yêu cầu sản xuất, 
trưng bày sản phẩm, vừa phục vụ 
nhu cầu tham quan, du lịch. Các 
hình thức thông tin, quảng bá sản 
phẩm, giá trị văn hóa, lịch sử của 
làng nghề cũng được chú trọng hơn. 
Tỉnh duy trì liên kết, phối hợp với 
các công ty lữ hành để xây dựng đưa 
vào các tour tuyến du lịch nghiên 
cứu, tìm hiểu văn hóa, lịch sử làng 
nghề, tham gia trình diễn các sản 
phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, kéo 
dài thời gian lưu trú, tạo thêm niềm 
hứng thú cho du khách. 
Tại Phường Đúc, để khai thác tốt 
các lợi thế của một làng nghề nổi 
tiếng, UBND thành phố Huế đã hỗ 
trợ đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây dựng 
và phát triển làng nghề đúc tại 
Phường Đúc, bao gồm việc hỗ trợ 
phát triển hạ tầng, xử lý môi trường, 
áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới 
về khuôn đúc và đặc biệt là tìm đầu 
ra cho sản phẩm. Phường Đúc đang 
tổ chức lại làng nghề, kết hợp việc 
đầu tư phát triển nghề đúc đồng 
truyền thống với xây dựng các điểm 
tham quan làng nghề theo định 
hướng phát triển du lịch và dịch vụ 
du lịch. Hiện, Trung tâm giới thiệu 
làng nghề Phường Đúc tổ chức được 
12 quầy hàng chuyên bán các sản 
phẩm đồ đồng. Đặc biệt, có 18 hộ 
làm nghề đúc đồng trong phường 
được chọn làm khu vực vừa sản 
xuất, vừa tổ chức cho khách tham 
quan trong một tour du lịch: Giới 
thiệu và mua bán sản phẩm, hàng 
lưu niệm thủ công mỹ nghệ bằng 
đồng, đồ nghi lễ thờ cúng, chuông 
đồng, lư đồng... 
Đến với làng hoa giấy Thanh 
Tiên, khách du lịch lại “mê mẩn” với 
thú chơi hoa giấy của người dân xứ 
Huế. Bên cạnh làm hoa phục vụ cho 
việc thờ cúng, nghề làm hoa sen 
giấy Thanh Tiên hiện nay cũng được 
phát huy, nhất là khi hoa sen được 
chọn làm “Quốc hoa”. Sản phẩm 
hoa sen giấy Thanh Tiên được làm 
quanh năm, nhu cầu tiêu thụ của thị 
trường cũng ngày càng mở rộng. 
Hoa sen giấy Thanh Tiên “lên ngôi”, 
đã góp mặt ở các kỳ Festival Huế, 
Festival nghề truyền thống Huế, 
tham gia lễ hội áo dài Minh Hạnh, lễ 
hội “Sóng nước Tam Giang”, lễ hội 
Đền Huyền Trân công chúa, triển 
lãm ở “Thuận An biển gọi”... 
Hoa sen giấy Thanh Tiên còn
Sự kiện vấn đề 
số 1097 l 16.10.2014 11 
Tỉnh Đồng Tháp đang phát triển đa 
dạng hóa các loại hình du lịch nhân văn, 
du lịch sinh thái, du lịch làng nghề… 
qua đó đã thu hút nhiều du khách trong 
và ngoài nước đến tham quan. 
Điểm đến nổi bật nhất là Khu di tích 
Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân 
sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu du lịch 
Vườn quốc gia Tràm Chim, Khu di tích 
Gò Tháp, Khu du lịch sinh thái Gáo 
Giồng, Vườn hoa kiểng Sa Đéc, du lịch 
nhà cổ Huỳnh Thủy Lê… thưởng thức 
làng nghề làm nem ở Lai Vung, xem 
cánh đồng sen ở Tháp Mười, làng nghề 
đóng xuồng 3 lá ở Long Hậu, Lai Vung. 
Bà Nguyễn Thị Nga - Giám đốc 
Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Tháp 
cho biết, Công ty đã ký nhiều hợp đồng 
liên kết hợp tác với các hãng lữ hành 
và các hiệp hội du lịch nhiều địa 
phương trong cả nước (Hiệp hội Du 
lịch đồng bằng sông Cửu Long, miền 
Trung, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh...) tạo 
cầu nối để tuyên truyền, quảng bá các 
dịch vụ, sản phẩm du lịch của tỉnh đến 
các địa phương. Ngoài ra, Công ty còn 
tăng cường củng cố, cải thiện chất 
lượng các sản phẩm du lịch hiện có, 
đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng 
các sản phẩm du lịch có sức thu hút 
cao, mang tính đặc trưng như du lịch 
sinh thái, du lịch sông nước miệt vườn, 
du lịch trải nghiệm... Hệ thống các dịch 
vụ du lịch của Công ty cũng được giảm 
giá từ 5%-10%, kể cả các ngày lễ, 
nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, nhằm 
thu hút và kích thích nhu cầu tiêu dùng 
của khách du lịch. Tỉnh sẽ phấn đấu 
xây dựng thương hiệu du lịch của 
Đồng Tháp vững chắc trong lòng du 
khách và tạo sự khác biệt so với các sản 
phẩm du lịch của các địa phương khác 
trong khu vực. Ngành du lịch Đồng 
Tháp sẽ tập trung hơn nữa trong việc 
tiến hành phân công và xây dựng các 
sản phẩm riêng cho từng khu, điểm du 
lịch; trong đó, các sản phẩm du lịch 
tiêu biểu của Đồng Tháp như du lịch 
sinh thái theo mùa, du lịch sông nước, 
du lịch trải nghiệm, làng nghề, ẩm 
thực... sẽ được tỉnh tập trung nhằm thu 
hút và níu chân du khách phương xa 
đến với Đồng Tháp. 
Tỉnh đang xây dựng thương hiệu 
du lịch “Đồng Tháp thuần khiết như 
hồn sen”, mang đậm những nét đặc 
trưng của địa phương để thu hút du 
khách, tạo đà cho sự phát triển nhanh 
và bền vững trong thời gian tới. Theo 
đó, để đưa du lịch thành ngành kinh tế 
mũi nhọn, địa phương sẽ quan tâm 
đầu tư hạ tầng thương mại-dịch vụ; 
đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các đơn 
vị kinh doanh du lịch, công ty lữ hành 
để thu hút du khách đến với Đồng 
Tháp. Cùng với đó, tỉnh chỉ đạo xây 
dựng đề án phát triển thành phố hoa 
Sa Đéc làm trọng tâm để kết nối phát 
triển du lịch. Tỉnh đa dạng hóa các 
loại hình du lịch, thực hiện mục tiêu 
Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh 
trong nhiệm kỳ 2010-2015 là “Quan 
tâm đầu tư hạ tầng thương mại-dịch 
vụ, tạo điều kiện cho du lịch phát triển 
nhanh sau năm 2015”. Những năm 
qua, tỉnh có nhiều giải pháp để thu hút 
đầu tư, quảng bá hình ảnh địa phương, 
nhằm giới thiệu tiềm năng và thế 
mạnh, thu hút đầu tư, phát triển du lịch 
Đồng Tháp. 
Đồng Tháp đặt ra mục tiêu phấn đấu 
đến năm 2015, du lịch Đồng Tháp có 
bước thay đổi nhanh và đồng bộ, tiếp 
tục tập trung đầu tư nâng cấp kết cấu hạ 
tầng các khu, điểm du lịch trọng điểm, 
tạo ra sản phẩm du lịch mới, đặc thù, có 
bản sắc, có sức cạnh tranh; nâng cao 
năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước 
đối với hoạt động du lịch, tạo môi 
trường thuận lợi đầu tư phát triển du 
lịch, từng bước đưa du lịch trở thành 
ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. 
Đồng Tháp cũng phấn đấu đến năm 
2015, đón và phục vụ 2.100.000 khách, 
doanh thu du lịch đạt 360 tỷ đồng. 
K.Hoàn 
Đồng Tháp: Đa dạng hóa các loại hình du lịch 
theo chân du khách đến khắp mọi 
miền đất nước và ra cả nước ngoài 
như Mỹ, Pháp, Thái Lan. Hoa sen 
cũng gắn liền với văn hoá nhà Phật 
được biểu hiện trong giáo thuyết 
“Bảy đóa sen hồng nâng gót tịnh”. Ở 
thành phố Huế, các nhà chùa, nhà sư 
đều rất thích cắm trang trí, trưng bày 
hoa sen ở chùa, chánh điện. Sức lan 
tỏa của hoa sen giấy Thanh Tiên vì 
thế ngày càng xa. 
Hiện, làng Thanh Tiên còn có 
khoảng 20 hộ làm làm hoa giấy. Nhu 
cầu càng lớn, người làm hoa sen giấy 
càng tìm cách cải tiến mẫu mã để phù 
hợp với thị hiếu của người chơi. Các 
sản phẩm hoa sen ngày càng trang 
nhã về màu sắc, uyển chuyển về hình 
dáng. Nếu như cọng sen trước đây 
làm bằng thân cây hóp nên rất cứng, 
khó cắm vào lọ, thì nay cọng sen 
được làm bằng thân cây mây con lấy 
ở rừng nên giống hệt sen thật. 
Với xu hướng phát triển làng 
nghề truyền thống gắn với du lịch 
bền vững, các làng nghề truyền thống 
ở Thừa Thiên Huế không còn chỉ là 
nơi sản xuất của người dân vì mục 
đích kinh tế mà đang trở thành nét 
văn hoá của vùng đất sản sinh ra nó. 
Vì thế, văn hóa làng nghề được ghi 
nhận là một bộ phận không thể tách 
rời khỏi giá trị văn hóa truyền thống 
của văn hoá Huế. Việc khôi phục, 
phát triển làng nghề phục vụ du lịch, 
không chỉ phụ thuộc vào chính quyền 
địa phương và các ngành hữu quan 
mà còn là trách nhiệm rất lớn của 
cộng đồng, của chính những người 
thợ làng nghề đang trực tiếp gìn giữ, 
phát huy nghề truyền thống. 
Q.Việt
Sự kiện vấn đề 
“Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa 
dân tộc Thái trong thời kỳ đổi mới-hội 
nhập đất nước” là chủ đề của Ngày hội 
Văn hoá dân tộc Thái lần thứ nhất sẽ 
diễn ra trong 03 ngày vào trung tuần 
tháng 12/2014 tại Lai Châu. Ngày hội 
có sự tham gia của 08 tỉnh có đông 
đồng bào dân tộc Thái sinh sống: Lai 
Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên 
Bái, Hoà Bình, Nghệ An, Thanh Hoá. 
Đây là hoạt động nhằm mục đích 
tôn vinh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn 
hoá của người dân tộc Thái trong nền 
văn hoá Việt Nam thống nhất mà đa 
12 số 1097 l 16.10.2014 
dạng. Đồng thời là dịp để các tỉnh tham 
gia có điều kiện để học tập, trao đổi 
kinh nghiệm, nâng cao nhận thức của 
các cấp, các ngành và đồng bào các dân 
tộc về trách nhiệm trong việc xây dựng 
và phát triển nền văn hóa, con người 
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển 
bền vững đất nước. 
Ngày hội sẽ bao gồm nhiều hình 
thức hoạt động như: giao lưu văn hoá 
nghệ thuật quần chúng, giao lưu thể 
thao, xúc tiến quảng bá du lịch và trưng 
bày triển lãm văn hoá đặc sắc của dân 
tộc Thái. 
Để Ngày hội diễn ra thành công, Bộ 
VHTTDL đã ban hành Quyết định số 
3104/QĐ-BVHTTDL và Quyết định số 
3105/QĐ-BVHTTDL về việc thành lập 
Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Ngày hội. 
Ban Chỉ đạo Ngày hội do Thứ trưởng Bộ 
VHTTDL - Hồ Anh Tuấn làm Trưởng 
Ban; ông Vương Văn Thành - Phó Chủ 
tịch UBND tỉnh Lai Châu là Phó Trưởng 
Ban Thường trực; ông Nông Quốc Tuấn 
- Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó 
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc là Phó 
Trưởng Ban cùng 16 ủy viên. 
t.Hợp 
Ngày hội văn hoá dân tộc Thái lần thứ nhất 2014 
Diễn ra từ ngày 17-19/10 tại thành 
phố Hà Giang, Hội chợ Du lịch Tây Bắc 
2014 được tổ chức nhằm giới thiệu về 
tiềm năng du lịch của 8 tỉnh Tây Bắc mở 
rộng gồm Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, 
Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, 
Phú Thọ. Hội chợ là cơ hội để Hà Giang 
và các địa phương trong vùng Tây Bắc 
mở rộng giới thiệu, quảng bá về tiềm 
năng du lịch cùng những điểm du lịch 
hấp dẫn của địa phương, thông qua đó, 
đẩy mạnh chương trình liên kết 8 tỉnh 
Tây Bắc mở rộng, hình thành khối hợp 
tác phát triển du lịch bền vững, góp phần 
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa 
gắn với phát triển du lịch Tây Bắc. 
Các hoạt động trọng tâm được tổ 
chức trong những ngày diễn ra Hội chợ 
gồm có: Liên hoan văn nghệ các làng 
văn hóa du lịch cộng đồng của 8 tỉnh 
Tây Bắc mở rộng với các tiết mục biểu 
diễn dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc và 
trình diễn trang phục dân tộc; Hội chợ 
du lịch sẽ có trên 30 gian hàng trưng 
bày giới thiệu sản phẩm du lịch, quảng 
bá du lịch, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, 
trang phục truyền thống, những hiện vật 
thể hiện giá trị văn hóa đặc sắc của các 
địa phương và giới thiệu ẩm thực vùng 
Tây Bắc; Triển lãm ảnh du lịch trưng 
bày những bức ảnh đẹp của Công viên 
Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng 
Văn thuộc tỉnh Hà Giang và phong 
cảnh đẹp của 8 tỉnh Tây Bắc. Trong 
khuôn khổ Hội chợ sẽ diễn ra Hội nghị 
chuyên đề bàn về sản xuất các sản 
phẩm du lịch của tỉnh Hà Giang, nhằm 
tìm ra phương án khai thác những tiềm 
năng du lịch trở thành sản phẩm du lịch 
hấp dẫn mang đặc trưng địa phương. 
Đ.AnH 
Hội chợ Du lịch Tây Bắc 2014 
Từ đầu năm đến nay, rừng tràm Trà 
Sư ở ấp Văn Trà, xã Văn Giáo, huyện 
Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đã đón trên 
54.800 lượt khách đến tham quan 
nghiên cứu, du lịch. Điều này chứng tỏ 
sức hấp dẫn của rừng tràm, đặc biệt là 
vào mùa nước nổi (từ tháng 7 - tháng 12 
dương lịch hàng năm). 
Ông Hồ Việt Hiệp - Phó Chủ tịch 
UBND tỉnh An Giang cho biết: An 
Giang đã chọn du lịch làm mũi đột phá, 
khai thác tiềm năng song song với cây 
lúa và con cá, do đó với điều kiện của 
rừng tràm Trà Sư hiện nay rất thích hợp 
cho phát triển du lịch. Phó Chủ tịch 
UBND tỉnh An Giang yêu cầu xây 
dựng rừng tràm Trà Sư thành khu du 
lịch sinh thái hấp dẫn bằng việc mở 
thêm vùng đệm 205ha tạo điều kiện cho 
cộng đồng dân cư cùng tham gia làm 
kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng 
dịch vụ đi kèm, tạo việc làm, tăng thu 
nhập cho nhân dân; có chính sách cho 
người đầu tư. 
Rừng tràm Trà Sư đang ngày càng 
thu hút nhiều du khách đến tham quan 
du lịch và nghiên cứu. Theo Chi cục 
Kiểm lâm An Giang, năm 2005 là năm 
đầu tiên rừng tràm Trà Sư triển khai mô 
hình du lịch sinh thái. Đến năm 2007, 
rừng mới thu hút được 5.135 du khách, 
đến năm 2008 đã tăng lên 7.835 khách, 
năm 2011 thu hút 18.946 khách. Năm 
2013, du khách đến với rừng tràm Trà 
Sư là 47.133 người, trong đó có 57% 
lượng khách có sử dụng các dịch vụ 
tham quan bằng xuồng, ghe cùng với 
dịch vụ ăn uống trong rừng. 9 tháng đầu 
năm 2014, rừng tràm đã thu hút 54.818 
lượt khách đến tham quan. Như vậy, với 
cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, rừng 
tràm Trà Sư là địa điểm thu hút lượng 
du khách lớn thứ 2 (sau rừng U Minh 
Thượng - tỉnh Kiên Giang) so với các 
điểm du lịch rừng của các tỉnh có rừng 
toàn khu vực đồng bằng sông Cửu 
Long. Rừng tràm Trà Sư có tổng 
(Xem tiếp trang 17) 
An Giang: Rừng tràm Trà Sư hấp dẫn khách du lịch
Sự kiện vấn đề 
Kiên quyết loại bỏ linh vật ngoại lai khỏi di tích Đền Trần (Thái Bình) 
Tiền Giang: Năm 2014, phấn đấu đón 1,386 triệu lượt khách du lịch 
số 1097 l 16.10.2014 13 
Cơ quan chức năng của tỉnh Thái 
Bình vừa tổ chức khảo sát tại nhiều di 
tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn 
huyện Hưng Hà. Qua khảo sát, lực 
lượng chức năng đã phát hiện tại một 
số di tích có sự xuất hiện linh vật, đồ vật 
cung tiến, đồ thờ tự mang yếu tố ngoại 
lai như: sư tử, đèn đá, lư hương, lọ lục 
bình… Để đảm bảo yếu tố gốc của di 
tích, đảm bảo tính tôn nghiêm và gìn 
giữ nét đẹp của văn hóa dân tộc, chính 
quyền huyện Hưng Hà, các cơ quan 
chức năng đã nỗ lực, cương quyết loại 
bỏ các yếu tố ngoại lai khỏi các di tích. 
Ông Đỗ Văn Bình - Phó Chủ tịch 
UBND huyện Hưng Hà, cho biết: 
Trước phản ánh của báo chí về sự hiện 
diện của yếu tố ngoại lai tại di tích Đền 
Trần, cấp ủy, chính quyền địa phương 
đã nghiêm túc nhìn nhận lại công tác 
quản lý; đồng thời cương quyết loại bỏ 
yếu tố ngoại lai tại các di tích để nhanh 
chóng trả lại yếu tố gốc cho các di tích. 
Công tác tháo gỡ, cắt bỏ, loại trừ 
yếu tố ngoại lai tại các di tích lịch sử 
quan trọng như Đền Trần, Đền Tiên 
La… được huyện Hưng Hà thực hiện 
từ ngày 06/10. Đến thời điểm này, tại 
hai di tích lịch sử Đền Trần, Đền Tiên 
La (là 2 trong số 5 di tích cấp quốc gia 
trên địa bàn huyện Hưng Hà) đã không 
còn yếu tố ngoại lai. Tại khu di tích Đền 
Trần, nhiều lọ lục bình mang yếu tố 
ngoại lai đã được loại bỏ. Ở các gian 
tiền tế, trung tế và hậu cung, những cặp 
cá chép vàng chói cũng đã được tháo 
dỡ, bảo đảm tính tôn nghiêm của nơi 
thờ tự. Hình sư tử đá ở chân các lư 
hương tại sân đền và phía trước cửa 
Đền Đức Quốc Mẫu cũng đã được tốp 
thợ đá lành nghề đẽo gọt, mài nhẵn. 
Ban Quản lý Đền Trần cho biết, 
trong những hiện vật, linh vật mà người 
dân cung tiến, dâng cúng thì cá chép có 
màu sắc sặc sỡ với các kích thước khác 
nhau chiếm số lượng lớn. Do nguồn gốc 
xuất thân của nhà Trần là nghề sông 
nước, chài lưới nên người dân hay dùng 
cá chép để đi lễ, dâng hương tại Đền. 
Trước khi loại bỏ cá chép có màu sắc sặc 
sỡ khỏi ban thờ, Ban quản lý Đền đã liên 
hệ với người cung tiến và người đã cung 
tiến cũng rất vui vẻ chấp nhận để đồ thờ 
cúng của họ được đưa khỏi nơi thờ tự. 
Tại Đền Tiên La, các cặp sư tử màu 
trắng, mang yếu tố ngoại lai cũng đã 
được loại bỏ. Các lọ lục bình có yếu tố 
ngoại lai cũng đã được hạ xuống khỏi 
nơi thờ tự... 
Trong suốt chiều dài lịch sử 175 
năm (từ năm 1225-1400) tồn tại và phát 
triển của Vương triều Trần, mảnh đất 
Long Hưng - Hưng Hà - Thái Bình 
không chỉ gắn liền với những sự kiện 
về quân sự, chiến tranh giữ nước mà 
còn chứng kiến sự phát triển thịnh 
vượng của triều Trần về kinh tế, văn 
hóa, xã hội. Hiện nay, vùng đất Long 
Hưng - Hưng Hà - Thái Bình vẫn còn 
lưu giữ được nhiều di sản quý với hơn 
20 di tích lịch sử về nhà Trần. 
H.Yến 
Theo ông Nguyễn Tấn Phong - Phó 
Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Tiền 
Giang: Hoạt động du lịch tại Tiền 
Giang trong năm 2014 tiếp tục khởi 
sắc, lượng du khách tăng mạnh nhờ sự 
phát triển của doanh nghiệp kinh doanh 
lữ hành thuộc các thành phần kinh tế 
tham gia theo hướng xã hội hóa. Qua 
đó, tổ chức được mạng lưới phục vụ du 
khách ngày càng chu đáo, ân cần từ 
khâu tổ chức tour đến dịch vụ ăn uống 
hậu cần, cơ sở kiến thiết hạ tầng du lịch 
ngày một hoàn thiện đáp ứng các yêu 
cầu ngày càng cao của khách trong 
nước lẫn quốc tế. 
Tiền Giang cũng đưa thêm nhiều cơ 
sở phục vụ du lịch, những điểm du lịch, 
tham quan mới hấp dẫn du khách kết 
hợp tăng cường quảng bá, xúc tiến 
thương mại trên lĩnh vực du lịch trong 
nỗ lực khai thác tiềm năng ngành công 
nghiệp không khói thu hút ngoại tệ. 
Đặc biệt, tỉnh tập trung khai thác thế 
mạnh về du lịch sinh thái, sông nước 
miệt vườn, du lịch văn hóa gắn với 
tham quan các di tích lịch sử độc đáo 
của địa phương như: Lăng Hoàng Gia 
(thị xã Gò Công), Cụm di tích Chiến 
thắng Ấp Bắc (thị xã Cai Lậy), nhà cổ 
Cái Bè... Ngoài Khu du lịch sinh thái 
Cù lao Thới Sơn (thành phố Mỹ Tho) 
là điểm đến hấp dẫn tại Đồng bằng 
sông Cửu Long đã được công nhận là 
Khu du lịch quốc gia, Tiền Giang còn 
phát triển thêm 3 khu di lịch mới tại các 
vùng sinh thái độc đáo: Khu du lịch 
biển Tân Thành (Gò Công Đông), khu 
du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười trên 
Đồng Tháp Mười và khu du lịch huyện 
Cái Bè trên vùng ngập lũ phía tây. Hỗ 
trợ hậu cần phục vụ du lịch cùng các 
doanh nghiệp lữ hành còn có 61 hộ nhà 
vườn tham gia kinh doanh du lịch cũng 
góp phần tạo nên sự đa dạng, hấp dẫn 
của các tour du lịch sinh thái tại tỉnh 
Tiền Giang. 
Ông Nguyễn Tấn Phong cũng cho 
biết: Từ đầu năm đến nay, Tiền Giang 
đã đón trên 1 triệu lượt du khách, đạt 
gần 76% và tăng hơn 9,08% so cùng 
kỳ năm trước trong đó có gần 470.000 
lượt khách quốc tế. Doanh thu từ du 
lịch trong 9 tháng đầu năm 2014 đạt 
trên 2.791 tỉ đồng và tăng gần 9% so 
với cùng kỳ năm trước. Tỉnh phấn đấu 
trong năm 2014 đón 1,386 triệu lượt du 
khách, tăng hơn 300.000 lượt du khách 
so với năm 2013 trong đó có 633.000 
lượt khách quốc tế. 
K.Hoàn
Sự kiện vấn đề 
Thể thao Việt Nam vững vàng hướng tới... (Tiếp theo trang 1) 
Trong tổng số 36 Huy chương các 
loại, có những tấm Huy chương Bạc, 
Huy chương Đồng có giá trị hơn cả 
“vàng”. Lực sĩ Thạch Kim Tuấn thi đấu 
cử tạ hạng cân 56kg dành cho nam. Dù 
nâng tạ vượt qua mức 294kg, phá kỷ 
lục ASIAD 16 nhưng lực sỹ của Việt 
Nam cũng chỉ đạt Huy chương Bạc, về 
sau lực sỹ Om Yul Chol của đoàn Triều 
Tiên quá xuất sắc vượt qua mức tạ 
298kg. Cũng đầy nuối tiếc, xạ thủ trẻ 
Nguyễn Hoàng Phương hụt tấm Huy 
chương Vàng ở nội dung 50m súng 
ngắn bắn chậm nam ở lượt bắn cuối 
cùng. Trường hợp của nữ kình ngư 
Nguyễn Thị Ánh Viên với Huy chương 
Đồng môn bơi lội thực sự là thành tích 
đáng tự hào bởi sau rất nhiều năm chờ 
đợi, bơi lội Việt Nam mới giành được 
huy chương ở đấu trường châu lục. 
Trước đó Ánh Viên đã giành được Huy 
chương Vàng Olympic trẻ thế giới cự 
ly 200m hỗn hợp cá nhân nữ. Các môn 
thể thao khác thuộc hệ thống thi đấu 
Olympic quốc tế như: thể dục dụng cụ, 
rowing, bắn súng, đấu kiếm, boxing, xe 
đạp... các vận động viên Việt Nam cũng 
đạt được những thành tích gây bất ngờ 
ở ASIAD 17. Các môn thi đấu chính 
thức tại Olympic đều đạt kết quả ấn 
tượng cho thấy thể thao Việt Nam đã có 
sự chuyển hướng đúng đắn để chuẩn bị 
Olympic 2016 và xa hơn là Đại hội thể 
thao Châu Á- ASIAD 18. 
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng 
14 số 1097 l 16.10.2014 
cục Thể dục thể thao - Lâm Quang 
Thành, Trưởng đoàn thể thao Việt Nam 
tại ASIAD 2014, không thể nhìn vào 1 
Huy chương Vàng để đánh giá hết toàn 
bộ sự phát triển của thể thao nước nhà. 
Chúng ta phải nhìn vào sự phát triển 
của từng môn, lực lượng vận động viên, 
trình độ chuyên môn của các huấn 
luyện viên… so với những năm trước. 
Trong điều kiện kinh tế khó khăn, thể 
thao Việt Nam vẫn được sự đầu tư tích 
cực từ Nhà nước, của Bộ VHTTDL. 
Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam 
chuyển hướng đầu tư cho 64 vận động 
viên trọng điểm, thay vì đầu tư dàn trải 
như trước; việc chuyển hướng cần có 
thời gian với sự tính toán kỹ lưỡng, đầu 
tư hơn nữa. 
Cũng theo ông Lâm Quang Thành, 
các vận động viên trẻ của thể thao nước 
nhà lần đầu tiên giành được huy 
chương tại đấu trường châu lục ở những 
môn thi đấu Olympic như bơi, thể dục 
dụng cụ, boxing, đấu kiếm, xe đạp là tín 
hiệu rất lạc quan, tạo nền tảng cho các 
kỳ ASIAD tiếp theo. Thời gian tới, 
Tổng cục Thể dục thể thao sẽ có đánh 
giá toàn diện hành trình thi đấu của thể 
thao Việt Nam tại ASIAD. Quan trọng 
nhất là sau đó Tổng cục Thể dục thể 
thao sẽ có kế hoạch “luyện Vàng”, sao 
cho những tấm Huy chương Bạc, Huy 
chương Đồng quý giá ở ASIAD lần này 
sẽ biến thành “Vàng” ở các kỳ ASIAD 
sau và thành những tấm huy chương tại 
các kỳ Olympic. 
Đồng quan điểm với ông Lâm 
Quang Thành, nguyên Vụ trưởng Vụ 
Thể thao thành tích cao - Nguyễn Hồng 
Minh cho rằng: Khác biệt lớn nhất của 
Đoàn thể thao Việt Nam tại ASIAD 17 
chính là sự vươn lên mạnh mẽ của các 
môn thi đấu trong hệ thống Olympic. 
Những tấm huy chương của bơi lội, 
điền kinh, boxing, đấu kiếm, thể dục 
dụng cụ, cử tạ đều mang tính lịch sử. 
Điều đó cho thấy thể thao Việt Nam đã 
có sự chuyển hướng mạnh mẽ từ đầu 
tư dàn trải, cạnh tranh trong khu vực 
Đông Nam Á sang đầu tư lâu dài theo 
các môn trong hệ thống Olympic để 
hướng đến sân chơi tầm cỡ châu lục và 
thế giới. 
Với những vận động viên trẻ đầy 
triển vọng như Nguyễn Tiến Nhật (đấu 
kiếm), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), 
Nguyễn Hoàng Phương (bắn súng), 
Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi lội), Thạch 
Kim Tuấn (cử tạ), Lừu Thị Duyên 
(boxing), Quách Thị Lan, Bùi Thị Thu 
Thảo (điền kinh)... thể thao Việt Nam 
đang có một lứa tài năng trẻ đầy triển 
vọng, có thể giành thành tích cao hơn ở 
các giải đấu tầm châu lục và thế giới. 
Như vậy, ASIAD 17 chưa hẳn là một 
kỳ đại hội thất bại của Việt Nam nếu 
nhìn vào bảng thành tích, bởi Việt Nam 
đã ghi được dấu ấn ở những môn 
Olympic.. 
tHế Hùng 
Ngày 06/10/2014, UBND thành 
phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết 
định số 32/2014/QĐ-UBND thành 
lập Sở Du lịch thành phố Hồ Chí 
Minh trên cơ sở tách chức năng quản 
lý nhà nước về du lịch từ Sở 
VHTTDL thành phố Hồ Chí Minh. 
Theo quyết định này, Sở Du lịch 
thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan 
chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ 
Chí Minh, giúp UBND thành phố 
thực hiện chức năng quản lý nhà 
nước về du lịch; chịu sự chỉ đạo, 
quản lý về tổ chức, biên chế và công 
tác của UBND thành phố; đồng thời 
chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, 
thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ 
của Bộ VHTTDL. 
Sở Du lịch thành phố Hồ Chí 
Minh có tên giao dịch, đối ngoại là 
“Department of Tourism of Ho Chi 
Minh City”; trụ sở đặt tại 140 đường 
Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 
3, thành phố Hồ Chí Minh. 
Quyết định có hiệu lực thi hành 
kể từ ngày 16/10/2014. 
Đ.AnH 
Thành lập Sở Du lịch thành phố Hồ Chí minh
Sự kiện vấn đề 
Sáng 10/10/2014, Nhà Xuất bản 
Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Sở 
VHTTDL tỉnh Gia Lai tổ chức ra mắt 
và giới thiệu bộ sách “Hồ Chí Minh với 
văn nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ với Hồ Chí 
Minh”. Bộ sách gồm 11 tập với các nội 
dung như Hồ Chí Minh với trái tim văn 
nghệ sĩ Việt Nam và thế giới, Hồ Chí 
Minh - Tư tưởng và tác phẩm văn học 
nghệ thuật và những tác phẩm văn học 
nghệ thuật của Bác. 
Đây là bộ sách được sưu tầm, tuyển 
chọn công phu từ nguồn tư liệu khá đồ 
sộ gồm các tác phẩm văn học của Bác 
như “Nhật ký trong tù”, thơ chữ Hán, 
thơ chúc Tết và các tác phẩm văn xuôi 
ngắn; các tác phẩm văn học nghệ thuật 
viết về Bác Hồ kính yêu từ nguồn sách 
tuyển chọn của nhiều nhà xuất bản, tư 
liệu của các cơ nghiên cứu, Bảo tàng 
Hồ Chí Minh, Thông tấn xã Việt Nam... 
cho đến các sáng tác của giới văn nghệ 
sĩ trong cả nước. Những nội dung trong 
bộ sách đã khẳng định vai trò lãnh tụ 
thiên tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà văn 
vĩ đại của Bác, phần nào đáp ứng được 
sự mong mỏi và tình cảm của nhân dân 
cả nước cũng như giới văn nghệ sĩ đối 
với Bác Hồ kính yêu. 
Nhân dịp này, Nhà Xuất bản Hội 
Nhà văn Việt Nam đã trao tặng bộ sách 
“Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ - Văn 
nghệ sĩ với Hồ Chí Minh” cho một số 
đơn vị trong tỉnh và Bảo tàng Hồ Chí 
Minh Chi nhánh Gia Lai - Kon Tum. 
Gần 200 cua rơ dự Giải đua Xe đạp Bà Rịa-Vũng Tàu mở rộng 
số 1097 l 16.10.2014 15 
Ngày 11/10, tại khu du lịch Biển 
Đông (thành phố Vũng Tàu), Sở 
VHTTDL đã tổ chức giải đua Xe đạp 
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mở rộng năm 
2014. Giải quy tụ gần 200 cua rơ đến 
từ 27 Câu lạc bộ trong và ngoài tỉnh 
tham gia tranh tài ở 2 độ tuổi: từ 35 đến 
45 tuổi (cự ly 70km) và trên 46 tuổi (cự 
ly 55km). Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 3 
Câu lạc bộ tham gia, gồm: Câu lạc bộ 
xe đạp Bà Rịa-Vũng Tàu, Câu lạc bộ 
thành phố Vũng Tàu và Câu lạc bộ 
phường Rạch Dừa. 
Việc quy tụ nhiều tay đua đến từ 
các đơn vị có phong trào xe đạp phát 
triển như: Thành phố Hồ Chí Minh, 
An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Đồng 
Nai... cho thấy giải được đánh giá cao 
về chất lượng, chuyên môn, uy tín. 
Trong suốt quá trình thi đấu ở cả 2 cự 
ly đã diễn ra nhiều pha bứt phá hấp dẫn 
được người xem rất tán thưởng. 
Kết quả, ở nội dung trên 46 tuổi, 
với tổng thời gian thi đấu 1 giờ 33 phút 
17 giây, cua rơ Nguyễn Duy Nhân, Câu 
lạc bộ Dinamo Đồng Nai giành giải 
Nhất; cua rơ Phạm Thành Câu lạc bộ 
Bà Rịa-Vũng Tàu đoạt giải Nhì; giải 
Ba thuộc về cua rơ Huỳnh Thanh Tùng 
của Câu lạc bộ Gấu Vàng (thành phố 
Hồ Chí Minh). Kết quả đồng đội, giải 
Nhất, Nhì và Ba lần lượt thuộc về Câu 
lạc bộ Dinamo (Đồng Nai), Câu lạc bộ 
Bà Rịa-Vũng Tàu và Câu lạc bộ Gấu 
Vàng (thành phố Hồ Chí Minh). 
Với thành tích 1 giờ 47 phút 53 
giây, cua rơ Hoàng Minh Tuấn Câu 
lạc bộ Công ty môi trường Xanh 
(Thanh Hóa) đã đoạt giải Nhất ở nội 
dung từ 35 đến 45 tuổi, giải Nhì và Ba 
thuộc về Nguyễn Hoàng Hải của Câu 
lạc bộ Sài Gòn Velo, Nguyễn Tri Tân 
của Câu lạc bộ Martin 107. Giải Nhất 
đồng đội thuộc về Câu lạc bộ Sài Gòn 
Velo, Câu lạc bộ Võ Đắc THT và Câu 
lạc bộ Huy Tùng (Phú Yên) đoạt giải 
Nhì và Ba. 
Đức MinH 
Giải vô địch Cờ vua các đấu thủ 
mạnh toàn quốc năm 2014 sẽ diễn ra từ 
ngày 17/10 tại thành phố Hồ Chí Minh. 
Đây là giải đấu góp phần đánh giá trình 
độ chuyên môn của các kỳ thủ, tuyển 
chọn lực lượng vào đội tuyển quốc gia, 
chuẩn bị cho các giải quốc tế trong năm 
2015 và thực hiện cuộc vận động 
“Toàn dân rèn luyện thân thể theo 
gương Bác Hồ vĩ đại”. 
Giải vô địch Cờ vua các đấu thủ 
mạnh toàn quốc năm 2014 dành cho 
các vận động viên nam, nữ xếp hạng 
từ 1 đến 3 tại Giải Cờ vua đấu thủ 
mạnh năm 2013 và xếp hạng từ 1 đến 
20 tại Giải Cờ vua hạng nhất năm 
2014; các kỳ thủ đạt danh hiệu kiện 
tướng và kiện tướng dự bị năm 2014. 
Đơn vị đăng cai được cử thêm 1 đến 
2 vận động viên nam và nữ tham dự 
Giải. Tại Giải đấu này, Ban Tổ chức 
sẽ tiến hành bốc thăm thi đấu tranh 
giải cá nhân nam và nữ. 
Giải thi đấu theo thể thức hệ Thụy 
Sĩ 9 ván. Ở ván cuối, các kỳ thủ của 
cùng một địa phương có trên 50% số 
điểm của tổng số ván đã thi đấu sẽ 
không gặp nhau. Kết quả xếp hạng lần 
lượt theo trình tự: tổng điểm, ván đối 
kháng giữa các vận động viên bằng 
điểm, số ván thắng (tính cả số ván thắng 
do đối phương nghỉ đấu), hệ số 
Buchholz. Nếu tất cả vẫn bằng nhau sẽ 
bốc thăm để phân định thứ hạng. Kỳ thủ 
xếp thứ tư sẽ được tính đồng hạng ba. 
Giải vô địch Cờ vua các đấu thủ 
mạnh toàn quốc năm 2014 dự kiến sẽ 
kết thúc vào ngày 26/10. 
Vũ MinH 
Giải vô địch Cờ vua các đấu thủ mạnh toàn quốc 
Hồ tHAnH 
Ra mắt bộ sách “Hồ Chí minh với văn nghệ sĩ - 
Văn nghệ sĩ với Hồ Chí minh”
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG 
Lễ khai mạc “Tuần văn hóa, thể 
thao và du lịch Mường Lò năm 2014” 
với chủ đề “Mường Lò - Hương sắc 
mùa thu”, sẽ diễn ra tối 16/10 tại sân 
vận động trung tâm thị xã Nghĩa Lộ 
(Yên Bái). Điểm nhấn của buổi lễ là 
màn múa xòe Thái cổ với 1.025 diễn 
viên, nghệ nhân và đồng bào Thái của 
7 phường, xã tham gia biểu diễn các 
điệu xòe cổ gồm: Ỏm lọm tốp mư 
(vòng tròn vỗ tay); Xé vóng (xoè 
vòng); Nhôm khăn (múa tung khăn); 
Phá xí (xòe bổ bốn); Đổn hôn (điệu 
tiến, lộn, lùi); Khắm khăn mơi lảu (xòe 
khăn mời rượu). Đây là những điệu xòe 
cổ đã được nghệ nhân, nhà Thái học Lò 
Văn Biến, trú ở bản Cang Nà, phường 
Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ sưu tầm 
và truyền dạy lại. 
Nhiều hoạt động phong phú, hấp 
dẫn khác cũng sẽ diễn ra trong tuần lễ 
như: Dâng hương tại Khu tưởng niệm 
Chủ tịch Hồ Chí Minh; thi đấu thể 
thao; Hội thi xòe cổ năm 2014; lễ công 
nhận ba cây đa hơn 300 tuổi là Cây Di 
16 số 1097 l 16.10.2014 
sản do Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi 
trường Việt Nam cấp bằng chứng nhận; 
hội chọi trâu với 28 “ông trâu” diễn ra 
trong ngày 18 và 19/10. Đặc biệt hội 
chợ thương mại - ẩm thực và “Hội thi 
ẩm thực - Hương vị Mường Lò” sẽ giới 
thiệu các món ăn truyền thống của 
đồng bào Thái, Mường, Tày trong khu 
vực như: bánh chưng đen, thịt sấy, thịt 
hun khói, nếp Tú Lệ; các món ăn chế 
biến từ đặc sản Mường Lò như: xôi 
ngũ sắc, pa pỉnh tộp; pa giảng, phắc 
ban pá, nộm mắc khom pỏm, mắc cái 
hải, cơm lam... Bên cạnh đó là các hoạt 
động triển lãm sinh vật cảnh; chiếu 
phim lưu động, xe thư viện lưu động… 
Bà Hoàng Thị Hạnh, Phó Chủ tịch 
UBND thị xã, Trưởng Ban chỉ đạo các 
ngày lễ lớn của thị xã Nghĩa Lộ cho biết: 
đến nay công tác chuẩn bị cho các hoạt 
động tuần văn hóa, thể thao và du lịch 
(16-20/10), đã cơ bản hoàn tất. Hiện địa 
phương đang tích cực triển khai kế 
hoạch chỉnh trang đô thị, thay thế hệ 
thống đèn điện chiếu sáng và lắp mới hệ 
thống đèn trang trí trên các tuyến phố; 
cắt tỉa cây xanh, dọn dẹp vệ sinh các 
tuyến đường; treo cờ, băng rôn khẩu 
hiệu, quảng bá các hình ảnh của con 
người và những nét đẹp văn hóa của 
Nghĩa Lộ - Mường Lò. Bên cạnh đó 
tuyên truyền vận động nhân dân tham 
gia dọn dẹp vệ sinh khu vực nhà ở, khu 
vực đông dân cư; thành lập các đoàn 
kiểm tra liên ngành, kiểm tra các khách 
sạn, nhà nghỉ, kiểm tra các cơ sở kinh 
doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn… 
“Tuần văn hóa, thể thao và du lịch 
Mường Lò năm 2014” không chỉ tạo 
không khí vui tươi, phấn khởi trong 
nhân dân mà còn nhằm đẩy mạnh đoàn 
kết giao lưu văn hóa, học tập, trao đổi 
kinh nghiệm giữa các dân tộc; kết hợp 
bảo tồn, phát triển văn hóa với khai 
thác du lịch. Đồng thời tạo điểm nhấn 
để thu hút khách du lịch, các nhà đầu 
tư xúc tiến hoạt động liên kết, liên 
doanh vào du lịch miền Tây nói chung, 
thị xã Nghĩa Lộ nói riêng... 
L.KHánH 
Về mường Lò xem múa xòe cổ 
Chào mừng Kỷ niệm 60 năm 
Ngày Giải phóng Thủ đô, 15 năm 
Thủ đô Hà Nội được UNESCO vinh 
danh là “Thành phố vì hòa bình”, 
sáng 12/10, Sở VHTTDL Hà Nội 
phối hợp với Liên hiệp các tổ chức 
hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức 
“Ngày hội văn hóa hòa bình”. 
Tại buổi lễ, thành phố Hà Nội đã 
vinh danh và trao tặng danh hiệu 
“Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội” 
cho 12 vị khách quốc tế. 
Thay mặt các vị khách quốc tế 
được vinh danh là “Công dân danh 
dự Thủ đô Hà Nội”, Tiến sĩ 
Katherine Mulle Marin - Trưởng đại 
diện UNESCO tại Việt Nam chia sẻ: 
“Tôi rất vinh dự được công nhận là 
công dân danh dự của Thủ đô Hà 
Nội. Tăng cường gắn kết xã hội, cải 
thiện điều kiện sống của người dân 
Hà Thành và xây dựng đô thị thực sự 
thân thiện đã đem lại cho Hà Nội 
danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 
Hà Nội đã chứng tỏ mình xứng đáng 
với danh hiệu này thông qua việc tạo 
nên ngôi nhà bền vững cho tất cả cư 
dân và du khách Thủ đô. Bất kể là 
người Hà Nội, người Việt Nam di cư 
từ các tỉnh khác tới hay người nước 
ngoài... đều được hưởng sự an bình, 
thưởng thức vẻ đẹp sôi động và các 
di sản của thành phố tuyệt vời”. 
Kết thúc lễ khai mạc “Ngày hội 
văn hóa hòa bình”, lãnh đạo thành 
phố Hà Nội, bạn bè quốc tế và đại 
diện nhân dân Thủ đô đã thả bóng 
bay, chim bồ câu gửi thông điệp hòa 
bình đến bạn bè trong nước và quốc 
tế. 
Trong khuôn khổ của ngày hội 
còn có các hoạt động như: đi bộ, đạp 
xe quanh hồ Hoàn Kiếm hưởng ứng 
Ngày hội văn hóa hòa bình; trưng 
bày những hình ảnh, vật phẩm, 
những thước phim tư liệu về cảnh 
vật và con người Thủ đô theo năm 
tiêu chí của “Thành phố vì hòa 
bình”; các em nhỏ tham gia Ngày hội 
cùng nhau viết ước nguyện lên 
những cánh chim hòa bình nhỏ và 
đính lên bức tranh “Cánh chim hòa 
bình” lớn với kích thước 3mx4m; hội 
thi vẽ tranh với chủ đề “Em yêu Hà 
Nội - Thành phố vì hòa bình”; biểu 
diễn võ thuật truyền thống... 
t.Hợp 
Ngày hội văn hóa hòa bình
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchToàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
longvanhien
 

What's hot (19)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdl
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchToàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 

Viewers also liked

Van hien so6 14
Van hien so6 14Van hien so6 14
Van hien so6 14
Pham Long
 

Viewers also liked (16)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
 
Van hien so6 14
Van hien so6 14Van hien so6 14
Van hien so6 14
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
 
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnKinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 

Similar to Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097

Similar to Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 (19)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
tuan-tin-991
tuan-tin-991tuan-tin-991
tuan-tin-991
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
 

More from Pham Long

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 

Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097

  • 1. Phát hành bộ văn hóa, thể thao và du lịch Thứ năm hằng tuần Số 1097 ngày 16/10/2014 Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh kiểm tra dự án các hạng mục tranh tượng trang trí tòa Nhà Quốc hội Ngày 09/10, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã kiểm tra dự án các hạng mục tranh tượng trang trí tòa Nhà Quốc hội. Đến nay công việc trang trí tranh tượng đã cơ bản hoàn tất với 2 bức tranh sơn mài, 28 bức tranh sơn dầu, 5 cụm tượng tròn, 1 phù điêu và 2 tranh thảm len. Các tác phẩm này được lắp, dựng trong những phòng họp quan trọng, sảnh tòa nhà và một số hành lang đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật. Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị có liên quan cần rà soát lại một lần nữa về mặt nội dung và hình thức các tác phẩm, trong đó hết sức lưu ý đến yếu tố chất lượng và an toàn. Đối với một số tác phẩm tranh chưa thật sự phù hợp cần sớm nghiên cứu và xin ý kiến để thay thế. Dự kiến ngày 14/10, Hội đồng nghệ thuật sẽ tiến hành nghiệm thu dự án này. t.Hợp - Điều chỉnh tiến độ thực hiện 7 dự án của Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam (Tr.6) - Quy định về xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” (Tr.7) - Lễ xuất quân của Đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Nam tham dự ASIAN Para Games II (Tr.3) Sơ kết công tác Văn hóa, Thể thao và Du lịch 9 tháng năm 2014 Chiều 10/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 9 tháng năm 2014 và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2014. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao những kết quả mà Ngành đã đạt được trong 9 tháng đầu năm, đồng thời yêu cầu, trong 3 tháng cuối năm, các đơn vị cần nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ được giao. Về nhiệm vụ trọng tâm của Ngành trong thời gian tới, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh việc tổ chức tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. (Xem tiếp trang 2) Thể thao Việt Nam vững vàng hướng tới sân chơi châu lục, thế giới Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 17 (ASIAD 17) năm 2014 tại Incheon (Hàn Quốc) với 199 vận động viên, tranh tài ở 21 môn thể thao, trong đó có bơi lội, điền kinh, cử tạ, bắn súng, thể dục dụng cụ, đua xe đạp, boxing... Việt Nam đặt mục tiêu giành từ 2-3 Huy chương Vàng, nhưng chúng ta chỉ có được một chiếc Huy chương Vàng ở môn Wushu với thành tích xuất sắc của nữ võ sĩ Dương Thúy Vi. Tuy không đạt mục tiêu, nhưng ở các môn thi đấu thuộc hệ thống Olympic, các vận động viên của chúng ta đã đạt được những kết quả đầy khích lệ, tạo tiền đề để thể thao Việt Nam vững vàng vươn tới sân chơi châu lục, thế giới. (Xem tiếp trang 14) Ảnh: M.U trong số này Toàn cảnh Hội nghị
  • 2. quản lý nhà nước Sơ kết công tác... (Tiếp theo trang 1) Theo báo cáo tại Hội nghị, trong kế hoạch 9 tháng năm 2014, Bộ VHTTDL được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ 12 văn bản, đề án. Tính đến ngày 30/9/2014, số văn bản, đề án đã trình là 11 (01 đề án xin điều chỉnh lùi thời hạn trình). Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 14 văn bản quan trọng trong lĩnh vực lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch. Bộ trưởng, tập thể lãnh đạo Bộ và toàn Ngành bám sát sự điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tăng cường đi công tác cơ sở, chủ động, sáng tạo, đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân, phát huy trí tuệ tập thể, giữ vững sự đoàn kết, nhất trí; tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong Bộ; giữa Trung ương và địa phương và giữa Bộ với các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương. Chỉ đạo triển khai thực hiện Hiến pháp 2013. Chỉ đạo quyết liệt công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ; triển khai quán triệt và xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ và Bộ VHTTDL thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tổng kết lý luận-thực tiễn qua 30 năm đổi mới về phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam... Về Văn hóa gia đình, các di sản văn hóa Việt Nam tiếp tục được vinh danh trên bình diện quốc tế với việc Quần thể danh thắng Tràng An được ghi vào Danh mục Di sản thế giới, Châu bản Triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (nâng tổng số di sản văn hóa được UNESCO công nhận lên 20 di sản). Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, các chương trình nghệ thuật kỷ niệm các ngày lễ lớn, đặc biệt là Kỷ niệm 60 năm 2 số 1097 l 16.10.2014 Chiến thắng Điện Biên Phủ, Lễ đón nhận Bằng UNESCO vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Festival Đờn ca tài tử Nam bộ quốc gia lần thứ Nhất - Bạc Liêu 2014, chương trình nghệ thuật “Vì Biển đảo thân yêu”; Chương trình Đại gia đình các dân tộc Việt Nam với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... được tổ chức trang trọng, hiệu quả. Các đơn vị nghệ thuật trong cả nước, trung tâm phát hành phim và chiếu bóng các tỉnh/thành tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật, chiếu phim về đề tài truyền thống cách mạng, tuyên truyền biển đảo phục vụ đồng bào, chiến sĩ ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo của Tổ quốc. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được Ban Chỉ đạo các cấp quan tâm, chỉ đạo và triển khai thực hiện đồng bộ tác động tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới. Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh/huyện, các đội tuyên truyền lưu động chủ động, tổ chức các hoạt động tuyên truyền chính trị về biên giới và Biển đảo Việt Nam. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội căn bản đạt yêu cầu đề ra, ý thức tham gia lễ hội của người dân có chuyển biến tích cực. Công tác quản lý và xây dựng quy hoạch quảng cáo tại các địa phương được tăng cường, đã có 41/63 địa phương hoàn thành xây dựng quy hoạch. Ngày Quốc tế Hạnh phúc lần đầu được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ” được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân. Ngày Gia đình Việt Nam với chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” được tổ chức dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú, thiết thực. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm tiến hành thường xuyên, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về quyền tác giả, tu bổ tôn tạo di tích, biểu diễn nghệ thuật... Thanh tra Bộ đã tổ chức 122 đoàn thanh tra, kiểm tra đối với 367 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính 142 cơ sở; thanh tra Sở VHTTDL các tỉnh/thành đã kiểm tra 5.393 cơ sở, xử phạt hành chính 1.074 cơ sở. Nộp ngân sách nhà nước trên 10 tỷ đồng. Về Thể dục thể thao, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thể dục thể thao tiếp tục được đẩy mạnh. Hoạt động thể dục thể thao quần được tổ chức đa dạng, với nhiều nội dung hoạt động sôi nổi, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong quần chúng nhân dân. Chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao các cấp. Đã có 10.868/11.095 xã, phường, thị trấn tổ chức xong Đại hội Thể dục thể thao cấp xã, đạt tỷ lệ 98/%; 719/724 huyện tổ chức xong Đại hội TDTT cấp huyện, đạt tỷ lệ 99%; 59/63 tỉnh/thành đã tổ chức Đại hội TDTT cấp tỉnh, đạt tỷ lệ 94%. Công tác tuyển chọn, đào tạo vận động viên được quan tâm và đầu tư đúng mức, các môn thể thao Olympic như bắn súng, bơi, thể dục dụng cụ, đua xe đạp... tiếp tục đạt thành tích cao tại đấu trường thế giới. 9 tháng, Thể thao Việt Nam đã giành được 202HCV, 138HCB, 154HCĐ tại các Đại hội, giải thể thao quốc tế. Về lĩnh vực Du lịch, Việt Nam tiếp tục duy trì nhịp độ phát triển; được quan tâm chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch. Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tích cực triển khai các chiến lược, quy hoạch lớn. Công tác quản lý hoạt động du lịch được tăng cường, công tác quảng bá xúc tiến được chú trọng. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp du lịch triển khai 14 nhóm các giải pháp cấp bách để thúc đẩy phát triển du lịch, duy trì tốc độ tăng trưởng. So với cùng kỳ năm 2013, 9 tháng năm 2014, tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt trên 6 triệu lượt, tăng 10,42%; khách du lịch nội địa ước đạt 32,4 triệu lượt, tăng
  • 3. quản lý nhà nước Lễ xuất quân của Đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Nam tham dự ASIAN Para Games II số 1097 l 16.10.2014 3 7,6%; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 178.970 tỷ đồng, tăng 19,2%. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao những kết quả mà các đơn vị đã đạt được trong 9 tháng đầu năm, đồng thời yêu cầu, trong 3 tháng cuối năm 2014 các đơn vị cần nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ được giao. Về văn hóa, gia đình: Tổ chức tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014; trình Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ; ban hành Chương trình hành động của Bộ VHTTDL thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014; tiếp tục hoàn thiện các văn bản, đề án triển khai Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2014-2015 với tinh thần tiết kiệm, hiệu quả; Tăng cường các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin, triển lãm, tuyên truyền lưu động về các mục tiêu, nhiệm vụ của Ngành gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo, đặc biệt đối với vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Về thể dục thể thao: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2012-2020; mở rộng, đa dạng hoá các hoạt động thể dục thể thao quần chúng và thể thao giải trí; đẩy mạnh công tác giáo dục thể thất, thể thao trường học, thể thao trong lực lượng vũ trang; tổ chức Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014 tại Nam Định và các địa phương theo kế hoạch; triển khai kế hoạch chuẩn bị tổ chức Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ 5 năm 2016. Rà soát lực lượng vận động viên trên toàn quốc để lựa chọn đào tạo, chuẩn bị lực lượng vận động viên tham gia thi đấu tại SEA Games 28 năm 2015, Olympic 2016 và các Đại hội thể thao quốc tế khác. Về du lịch: Triển khai thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch; triển khai một số giải pháp cấp bách thông tin, xúc tiến du lịch tại một số thị trường trọng điểm để thu hút khách du lịch, theo Kế hoạch số 1836/KH-BCĐNNDL của Ban Chỉ đạo nhà nước về Du lịch. Tổ chức các hoạt động Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt; chỉ đạo và tổ chức tốt các hoạt động trong Chương trình Năm Du lịch quốc gia 2015 - Thanh Hóa; hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án Quy hoạch phát triển du lịch: Vùng Đông Nam bộ; vùng Duyên hải Nam Trung bộ; Khu du lịch quốc gia - Núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh; Khu du lịch quốc gia - Sơn Trà, TP. Đà Nẵng; Khu du lịch quốc gia - Mộc Châu, tỉnh Sơn La. H.pHượng Ngày 08/10, Lễ xuất quân của Đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Nam tham dự Đại hội Thể thao Người khuyết tật Châu Á lần thứ II-2014 (ASIAN Para Games II), tại Incheon, Hàn Quốc đã được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội. Tham dự Lễ xuất quân có Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Lê Khánh Hải; Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao - Vương Bích Thắng; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Paralympic Việt Nam - Phạm Văn Tuấn cùng toàn thể HLV, VĐV tham dự Đại hội. Đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Nam tham dự ASIAN Para Games II với 69 thành viên, trong đó có 45 VĐV, 9 HLV và 15 cán bộ. Đoàn do ông Vũ Thế Phiệt - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Paralympic Việt Nam làm Trưởng đoàn. Tham dự ASIAN Para Games II, Đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Nam sẽ thi đấu 6/23 môn thể thao (điền kinh, bơi lội, cử tạ, bóng bàn, cầu lông và bowling). Đoàn phấn đấu đạt từ 6 đến 7 HCV, đứng ở top 15 trên tổng số 42 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Phát biểu tại Lễ xuất quân, Thứ trưởng Lê Khánh Hải nhấn mạnh, ASIAN Para Games II là sân chơi lớn quy tụ nhiều vận động viên hàng đầu thế giới. Mục tiêu đặt ra cho Đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Nam là giành được thành tích tốt nhất, Thứ trưởng mong muốn các thành viên trong đoàn nỗ lực thi đấu với quyết tâm cao nhất với tinh thần thể thao cao thượng. Các vận động viên cần gương mẫu, đoàn kết trong sinh hoạt và trong thi đấu; tôn trọng phong tục, tập quán và tuyệt đối tuân thủ luật pháp của nước chủ nhà cũng như các quy định của Đại hội. Bên cạnh thể hiện sự chân thành, hữu nghị khi giao lưu với các đoàn thể thao các nước trong khu vực và với nhân dân Hàn Quốc, mỗi thành viên của Đoàn phải thực sự là sứ giả thiện chí để quảng bá về truyền thống văn hóa tốt đẹp, hình ảnh hòa bình, thân thiện của đất nước Việt Nam. ASIAN Para Games II được tổ chức tại Incheon, Hàn Quốc từ ngày 18- 24/10/2014, với sự tham dự của 42 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Châu Á. Đây là cơ hội cho các vận động viên thể thao khuyết tật Việt Nam tham gia vào các hoạt động thể thao trong châu lục; giao lưu, trao đổi, học tập, trao đổi kinh nghiệm và tăng cường tình đoàn kết với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á. H.Quân
  • 4. quản lý nhà nước Sáng 07/10, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh đã tiếp và làm việc với Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam - Preeti Saran về chương trình hợp tác trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch. Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao những bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống Việt Nam- Ấn Độ trên các lĩnh vực: Văn hoá, thể thao và du lịch. Bộ trưởng nhấn mạnh, Bộ VHTTDL sẵn sàng giúp đỡ các đoàn làm phim Ấn Độ đến quay phim về các danh lam, thắng cảnh cũng như phối hợp tổ chức Tuần phim Ấn Độ tại Việt Nam; tổ chức diễn đàn hợp tác điện ảnh và trao đổi kỹ thuật làm phim; đào tạo sinh viên các trường đại học chuyên ngành điện 4 số 1097 l 16.10.2014 ảnh giữa Việt Nam và Ấn Độ… Nhân dịp này, Bộ trưởng bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ của Chính phủ Ấn Độ dành cho Việt Nam trong công tác bảo tồn, trùng tu các nhóm tháp Chăm ở Mỹ Sơn (Quảng Nam) và cho biết, sau nhiều lần trao đổi, về cơ bản, hai bên đã nhất trí với nội dung dự thảo Biên bản ghi nhớ, tuy nhiên phía Ấn Độ cần làm rõ thêm trong Biên bản ghi nhớ nội dung tổng số vốn hỗ trợ cho dự án. Bên cạnh đó, Bộ trưởng đề nghị, hai bên sẽ cùng ký kết Chương trình Trao đổi văn hoá giữa hai nước giai đoạn 2015-2017; đồng thời, đề nghị Ấn Độ giới thiệu một số trường đại học danh tiếng của mình để sinh viên Việt Nam có thêm cơ hội được nghiên cứu, học tập tại Ấn Độ, đặc biệt trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch. Nhất trí với các đề xuất của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại buổi tiếp, Đại sứ Preeti Saran khẳng định, sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của 2 nước trong việc triển khai thực hiện các thỏa thuận mà lãnh đạo cấp cao 2 nước đã thống nhất trong chương trình hợp tác về văn hoá, thể thao và du lịch. Đại sứ Preeti Saran cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Thủ tướng Ấn Độ, hai bên sẽ đi đến ký kết một số chương trình hợp tác về văn hoá, thể thao và du lịch. Đại sứ Preeti Saran đề nghị, trong chương trình hợp tác giữa hai bên cần bổ sung lĩnh vực điện ảnh, vì đây là lĩnh vực mà Ấn Độ có thế mạnh, thông qua điện ảnh sẽ góp phần giới thiệu đất nước, con người Việt Nam - Ấn Độ. V.pHòng Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh tiếp Đại sứ Ấn Độ Ngày 09/10/2014, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3331/QĐ- BVHTTL phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ VHTTDL và Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các Điểm Bưu điện-Văn hóa xã năm 2014-2015. Theo Quyết định, các nhiệm vụ chính bao gồm: Tổ chức đi khảo sát, kiểm tra việc thực hiện Chương trình tại các địa phương (dự kiến 5 tỉnh, thành/năm); biên soạn tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại Điểm Bưu điện-Văn hóa xã; tổ chức tập huấn cho nhân viên Điểm Bưu điện-Văn hóa xã; xây dựng bộ sách hạt nhân tại các Điểm Bưu điện- Văn hóa xã; tổ chức các hội nghị sơ kết theo từng năm. Theo Kế hoạch, năm 2014 sẽ tiến hành tổ chức kiểm tra, khảo sát các địa phương (Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An); Tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Chương trình; biên soạn tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại Điểm Bưu điện-Văn hóa xã. Năm 2015 tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức các lớp tập huấn cho nhân viên Điểm Bưu điện- Văn hóa xã; tổ chức tập huấn kỹ năng phục vụ sách báo cho nhân viên Điểm Bưu điện-Văn hóa xã; tổ chức các cuộc họp với các Bộ, ngành có liên quan về cơ chế hỗ trợ cho hoạt động luân chuyển sách báo và phục vụ đọc tại các Điểm Bưu điện-Văn hóa xã; Khảo sát, kiểm tra việc thực hiện tại các địa phương (dự kiến 5 tỉnh/thành); xây dựng bộ sách hạt nhân tại các Điểm Bưu điện-Văn hóa xã; tổ chức sơ kết năm 2015. Bộ VHTTDL có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông khảo sát, kiểm tra việc thực hiện Chương trình tại các địa phương; chủ trì tổ chức hội nghị sơ kết; biên soạn tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại Điểm Bưu điện- Văn hóa xã; hướng dẫn các địa phương xây dựng bộ sách hạt nhân cho các Điểm Bưu điện-Văn hóa xã; đề xuất cơ chế hỗ trợ các hoạt động luân chuyển sách báo và phục vụ đọc tại các Điểm Bưu điện-Văn hóa xã. Sở VHTTDL có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Bưu điện tỉnh/thành xây dựng Bộ sách hạt nhân theo hướng dẫn của Bộ VHTTDL; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình theo hướng dẫn của Bộ VHTTDL phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; bố trí nguồn lực (sách báo, kinh phí, nhân lực…) triển khai Chương trình theo kế hoạch đã được phê duyệt; tập huấn cho nhân viễn các Điểm Bưu điện-Văn hóa xã; Hàng năm báo cáo tình hình thực hiện Chương trình của địa phương về Bộ VHTTDL (qua Vụ Thư viện). H.Quân Hoạt động phục vụ sách, báo tại các Điểm Bưu điện-Văn hóa xã 2014-2015
  • 5. quản lý nhà nước Kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa Du lịch bế mạc Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt số 1097 l 16.10.2014 5 - Ngày 06/10/2014 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3279/QĐ- BVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ VHTTDL (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389/BVHTTDL) do Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm Trưởng Ban, ông Trần Văn Minh - Phó Chánh Thanh tra Bộ làm Phó Trưởng Ban Thường trực, ông Nguyễn Quốc Hưng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, ông Bùi Nguyên Hùng - Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả và ông Lê Thanh Liêm - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế làm Phó Trưởng Ban và 09 Ủy viên. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3290/QĐ-BVHTTDL ngày 07/10/2014 thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Giúp việc xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển Ngành Thư viện Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” do Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng Ban Soạn thảo, bà Nguyễn Thị Thanh Mai - Vụ trưởng Vụ Thư viện - Phó Trưởng Ban Thường trực và 05 Thành viên. - Tại Quyết định số 3291/QĐ- BVHTTDL ngày 07/10/2014, Bộ VHTTDL thành lập Ban Chủ nhiệm và Trưởng Ban Thư ký của Chương trình KHCN cấp Bộ: “Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa biển, đảo Việt Nam” do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm Chủ nhiệm, bà Từ Thị Loan - Quyền Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam làm Phó Chủ nhiệm Thường trực, ông Từ Mạnh Lương - Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm Phó Chủ nhiệm và 02 Ủy viên. - Ngày 08/10/2014 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3316/QĐ- BVHTDL, thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Liên hoan Diễn xướng dân gian văn hóa dân tộc và trình diễn trang phục dân tộc do Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng Ban Chỉ đạo, ông Đoàn Văn Việt - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng làm Phó Trưởng Ban và 02 Ủy viên. - Tại Quyết định số 3326/QĐ- BVHTTDL ngày 09/10/2014, Bộ VHTTDL thành lập Ban Tổ chức các hoạt động tưởng niệm Giáo sư, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Hoàng Minh Giám nhân Kỷ niệm 110 năm Ngày Sinh (04/11/1904-04/11/2014) do Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng Ban, ông Phan Đình Tân - Chánh Văn phòng Bộ và bà Từ Thị Loan - Quyền Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam làm Phó Trưởng Ban và 04 Thành viên. - Ngày 09/10/2014 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3333/QĐ- BVHTTDL, giao Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan soạn thảo Thông tư bãi bỏ Quyết định số 18/2008/QĐ- BVHTTDL ngày 11/3/2008 của Bộ VHTTDL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Tổ chức cán bộ và Quyết định số 24/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 31/3/2008 của Bộ VHTTDL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Kế hoạch, Tài chính trình Bộ trưởng ban hành trong quý I/2015. tHtt VăN BảN mớI UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt Kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa Du lịch bế mạc Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt. Với chủ đề “Đà Lạt sắc màu mùa đông”, Lễ hội Văn hóa Du lịch bế mạc Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt là sự kiện văn hóa, du lịch hấp dẫn, thu hút du khách vào dịp cuối năm 2014; là điểm nhấn của các tour du lịch cuối năm như “Du lịch hoa”, “Đà Lạt không ở phố”; là sự kết hợp Tuần Văn hóa Trà Lâm Đồng lần thứ V - 2014… và là một trong những hoạt động trọng tâm, bế mạc Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt. Lễ hội là sự kết hợp, lồng ghép giới thiệu hình ảnh du lịch Đà Lạt, những đặc trưng về quang cảnh thiên nhiên, khí hậu, đặc sản nổi tiếng của thành phố Đà Lạt, đồng thời mở rộng hợp tác, liên kết phát triển du lịch vùng, miền. Lễ hội được tổ chức với những nguyên tắc: Bản sắc, thực chất, hấp dẫn, tiết kiệm và tuyệt đối an toàn. Lễ hội sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ 23- 27/12/2014 tại thành phố Đà Lạt với các hoạt động: Không gian hoa “Đà Lạt bốn mùa hoa”; Triển lãm hoa Đà Lạt “Những màu hoa xứ lạnh”; Phiên chợ rau, hoa Đà Lạt; Hội chợ triển lãm du lịch - làng nghề Đà Lạt 2014; vinh danh, trao giải cuộc thi ẩm thực “Chiếc thìa vàng - 2014”; Đêm Trà cao nguyên; Hoa viên nghệ thuật “Thiên đường mùa đông”; Những Ngày văn hóa Nhật Bản tại Đà Lạt; Ngày hội tuổi trẻ thành phố Hoa; Tour du lịch dã ngoại “Đà Lạt không ở phố”; Tour tham quan “Du lịch hoa”; Hội thảo quốc tế “Du lịch Đà Lạt - Tây Nguyên hội nhập và phát triển”; Giới thiệu nghệ thuật dệt thổ cẩm và trình diễn trang phục các dân tộc Tây Nguyên; Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Tình yêu cao nguyên”; Lễ công bố Di tích quốc gia đặc biệt “Di tích khảo cổ Cát Tiên”. H.Quân
  • 6. quản lý nhà nước Sáng ngày 07/10 Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã tổ chức trọng thể lễ khai giảng năm học mới 2014-2015, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh đã tới dự. Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh, năm học 2013-2014, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã có nhiều cố gắng, đạt thành tích tốt trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và các hoạt động xã hội. Bước sang năm học mới 2014-2015, trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Bộ trưởng chỉ đạo nhà trường cần tập trung thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Chỉ 6 số 1097 l 16.10.2014 thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu của ngành và xã hội… Tiếp tục thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ trong Đề án phát triển Trường Cao đẳng Du lịch giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn đến năm 2030; đẩy nhanh công tác chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc nâng cấp Trường lên Đại học trong những năm tới; tiếp tục kiện toàn, ổn định cơ cấu tổ chức; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; tăng cường và bồi dưỡng cán bộ quản lý; tiếp tục hoàn thiện các chương trình, giáo trình đào tạo; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy và học nhằm tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế. Thay mặt cán bộ Nhà trường, TS. Nguyễn Trùng Khánh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cảm ơn sự chỉ đạo của Bộ trưởng, đồng thời tiếp nhận nhiệm vụ Bộ trưởng giao và cam kết trong quá trình xây dựng và phát triển, nhà trường đã và đang kiên trì với mục tiêu đảm bảo chất lượng đào tạo, coi chất lượng đào tạo là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển của nhà trường. Đồng thời, tích cực phấn đấu xây dựng để trở thành một cơ sở giáo dục có uy tín trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực du lịch, với quy mô đào tạo lớn hơn, cấp độ đào tạo cao hơn. Tại buổi lễ, thừa uỷ quyền của Chủ tịch Nước, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba cho 5 tập thể và 8 cá nhân Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội vì đã có thành tích trong công tác từ năm 2009-2013, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dịp này, 11 cá nhân thuộc Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì những thành tích trong công tác từ năm 2009-2013. t.Hợp Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội khai giảng năm học mới Điều chỉnh tiến độ thực hiện 7 dự án của Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý điều chỉnh tiến độ thực hiện 7 dự án của Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam theo đề nghị của Bộ VHTTDL. Trước đó, Bộ VHTTDL đã có các văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin kéo dài tiến độ các dự án thành phần của Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Cụ thể, theo Bộ VHTTDL, thực hiện Quyết định số 540/QĐ-TTg ngày 12/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam đến năm 2015, Bộ đã phê duyệt thực hiện 9 dự án thành phần. Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp hàng năm có hạn nên đến nay mới triển khai được 7 dự án, còn 2 dự án chưa khởi công. Đối với 7 dự án đang thực hiện đầu tư, do nguồn ngân sách nhà nước cấp không đạt kế hoạch nên tiến độ thực hiện các dự án đã bị kéo dài. Hiện trong 7 dự án này có dự án chỉ thực hiện được 20%, có dự án đã thực hiện được 95%. Bộ VHTTDL kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét được điều chỉnh tiến độ thực hiện 7 dự án này. Thời gian kéo dài nhanh nhất đến cuối năm 2015, chậm nhất đến cuối năm 2019 tùy theo từng dự án. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý điều chỉnh tiến độ thực hiện 7 dự án trên theo đề nghị của Bộ VHTTDL. Đồng thời, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ VHTTDL cân đối, bố trí vốn trong kế hoạch 2015 và kế hoạch trung hạn (2016-2020) để thực hiện và hoàn thành các dự án, đưa vào sử dụng nhằm phát huy hiệu quả. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ VHTTDL, Ban Quản lý Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các chủ đầu tư thực hiện các dự án theo đúng tiến độ đã được điều chỉnh. Đ.AnH
  • 7. quản lý nhà nước Quy định về xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” phần: Giới thiệu đội hình; Tuyên truyền, giới thiệu sách, hùng biện hoặc tiểu phẩm văn nghệ về chủ đề trên; Thi năng khiếu (múa, hát, ngâm thơ, tiểu phẩm kịch, hội họa phù hợp với chủ đề về phòng, chống ma túy và HIV/AIDS). Thời gian tổng cộng cho cả 3 phần thi cho mỗi đội tuyển không quá 30 phút. Dự kiến Liên hoan sẽ diễn ra trong 2 ngày vào tháng 10 tại Hà Nội. số 1097 l 16.10.2014 7 Ngày 09/10/2014, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3334/QĐ- BVHTTDL phê duyệt Kế hoạch tổ chức Liên hoan Sinh viên tuyên truyền giới thiệu sách về phòng, chống ma túy năm 2014. Việc tổ chức Liên hoan nhằm giúp cho sinh viên thấy được hiểm họa và tác Ngày 09/10/2014, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 3562/BVHTTDL-TĐKT gửi các đơn vị thuộc Bộ và Sở VHTTDL các tỉnh/thành về việc khen thưởng đối với cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng. Theo đó, để ghi nhận cho các cá nhân có thành tích xuất sắc, góp phần triển khai thực hiện hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng Ngành VHTTDL, Bộ hại của ma túy, từ đó chung tay góp phần với xã hội, tích cực phòng, chống ma túy. Chủ đề của Liên hoan là “Sinh viên Thủ đô chung tay phòng, chống ma túy”. Liên hoan do Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) thực hiện, phối hợp với một số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. Nội dung Liên hoan gồm có 3 VHTTDL có chủ trương xét, trình Bộ trưởng tặng Bằng khen cho các cán bộ trực tiếp làm công tác thi, đua khen thưởng ở các đơn vị thuộc Bộ và Sở VHTTDL các tỉnh/thành. Theo nội dung Công văn, đối tượng được xét bao gồm 01 cá nhân trực tiếp làm công tác thi đua, khen thưởng sắp đến tuổi nghỉ hưu (không xét khen thưởng cho các đối tượng đã được tặng Bằng khen của Bộ trưởng về thành tích này. Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị, Sở VHTTDL các tỉnh/thành xem xét, trình khen thưởng cho cá nhân của đơn vị và gửi về Bộ VHTTDL qua Vụ Thi đua, Khen thưởng trước ngày 15/10/2014 để tổng hợp báo cáo cáo Bộ trưởng quyết định khen thưởng. H.Quân Bộ VHTTDL vừa ban hành Thông tư số 11/2014/TT-BVHTTDL ngày 01/10 Quy định về xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. Theo Thông tư này, đối tượng được xét tặng Kỷ niệm chương gồm: Cá nhân đã, đang công tác trong Ngành VHTTDL; cá nhân công tác ngoài Ngành có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển Ngành; người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển của Ngành. Về nguyên tắc, thời gian xét tặng Kỷ niệm chương: Kỷ niệm chương chỉ xét tặng một lần cho cá nhân, không có hình thức truy tặng; bảo đảm công bằng, dân chủ, công khai, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn; không xét tặng Kỷ niệm chương đối với cá nhân đã được tặng Huy chương, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thể dục thể thao”, Huy chương “Vì sự nghiệp Du lịch”, các Huy chương, Kỷ niệm chương của ngành Văn hóa-Thông tin trước đây, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp dân số, gia đình và trẻ em” và cá nhân đang bị xem xét hoặc bị hình thức kỷ luật buộc thôi việc, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có liên quan đến các vụ án hình sự; Kỷ niệm chương được xét tặng 2 đợt vào tháng 3 và tháng 7 hằng năm. Về quyền và trách nhiệm của cá nhân được tặng Kỷ niệm chương: Cá nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương; Cá nhân đủ tiêu chuẩn quy định tại các Điều 5, 6, 7 và 8 của Thông tư này được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương theo quy định; Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương được nhận Giấy chứng nhận, Kỷ niệm chương và tiền thưởng theo quy định tại Điều 76 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương có trách nhiệm tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống của Ngành, gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương; Hồ sơ, quy trình đề nghị xét tặng và các điều khoản thi hành quy định chi tiết từ Điều 5 đến Điều 12 của Thông tư này. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/11/2014. H.pHượng Khen thưởng cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng H.Quân Liên hoan Sinh viên tuyên truyền giới thiệu sách về phòng, chống ma túy
  • 8. Sự kiện vấn đề Quy hoạch Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí minh đến năm 2030 Ngày 07/10/2014, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 3282/QĐ- BVHTTDL về việc giao nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030. Theo đó, Bộ VHTTDL giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Quy hoạch Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030 với các Bộ VHTTDL đã có Công văn số 3519/BVHTTDL-DSVH gửi Sở VHTTDL thành phố Hà Nội về việc tu bổ, tôn tạo di tích đình Tân Khai, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đình Tân Khai còn được gọi là đình Thái Cam trước đây thuộc thôn Tân Khai, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương. Theo văn bia ghi lại, đình Tân Khai được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822). Cũng giống nhiều ngôi đình khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, đình Tân Khai thờ 3 vị thành hoàng là thần Tô Lịch, thần Bạch Mã và thần Thiết Lâm. Đây là những vị thành hoàng đã có công giúp vua Lý Công Uẩn xây dựng thành Thăng Long và trở thành những vị thần bảo hộ kinh đô. 8 số 1097 l 16.10.2014 nội dung: Xây dựng và trình phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ Quy hoạch trước ngày 31/10/2014 theo quy định tại Điều 6, Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Xây dựng Đình Tân Khai vì vậy không chỉ là một công trình kiến trúc tâm linh có giá trị và còn là một di tích gắn với lịch sử Thăng Long-Hà Nôi. Trải qua năm tháng cùng thăng trầm lịch sử, đình Tân Khai đã xuống cấp và cần tu bổ, tồn tạo một số chi tiết, hạng mục. Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích, Sở VHTTDL đã có công văn số 3047/VHTTDL-QLDS ngày 18/9/2014 gửi Bộ VHTTDL đề nghị thẩm định Dự án tu bổ, tồn tạo di tích đình Tân Khai, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Sau khi xem xét, nghiên cứu Bộ VHTTDL thỏa thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Tân Khai bao gồm các hạng mục: Tu bổ Đại đình, Nghi môn (cổng vào di tích); phục hồi nhà Văn chỉ; xây dựng nhà thủ từ - tạo soạn - vệ sinh, nhà bao che công trình, am hóa sớ, nhà bia liệt sĩ, cổng phụ, tường rào, tôn tạo sân vườn, hạ tầng kỹ thuật và phòng cháy chữa cháy di tích. Tuy nhiên, Sở VHTTDL thành phố Hà Nội cần lưu ý một số vấn đề như: Bổ sung tư liệu làm căn cứ phục hồi đồ thờ và chi tiết trang trí mái của Đại đình (bờ nóc, triện kìm mái, hồi mái Hậu cung); Hình thức vì kèo nhà thủ từ nên thiết kế bảo trơn đóng bén; Căn cứ pháp lý của Dự án cần bỏ Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ban hành theo Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT do đã hết hiệu lực thi hành. Đ.n Sáng 13/10/2014, Sở VHTTDL Gia Lai phối hợp với Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tổ chức trưng bày, triển lãm chuyên đề “Điện Biên xưa - nay và chiến thắng Đắk Pơ”. Đây là một trong những hoạt động thiết thực Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Đắk Pơ (24/6/1954-29/6/2014) và Kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2014). Hơn 120 hình ảnh triển lãm được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai với 4 phần: Phần I phản ánh về âm mưu của thực dân Pháp và chủ trương hành động của ta; phần II phản ánh về diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ; phần III, sự đổi mới của Điện Biên Phủ hôm nay; phần IV, chiến thắng Đắk Pơ năm 1954 tại An Khê - Gia Lai. Những hình ảnh được trưng bày trong đợt này đã phần nào nói lên ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ trên chiến trường Tây Bắc cũng như chiến thắng lẫy lừng của quân và dân Liên khu V trên chiến trường Tây Nguyên. Thông qua các tư liệu, hình ảnh được trưng bày, triển lãm giúp cho các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang, thanh thiếu niên trong tỉnh Gia Lai có cái nhìn khái quát về cuộc chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ nhưng cũng thật đáng tự hào của quân và dân ta. Đồng thời, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Triển lãm mở cửa phục vụ nhân dân đến hết ngày 22/10. MạnH Huân Triển lãm “Điện Biên xưa - nay và chiến thắng Đắk Pơ” Hà Nội: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Tân Khai và trình phê duyệt Dự toán lập Quy hoạch trước ngày 30/10/2014; Lấy ý kiến các đơn vị liên quan tổ chức triển khai xây dựng Quy hoạch theo đúng nội dung Đề cương đã được phê duyệt. Hoàn thiện trình Hội đồng thẩm định cấp Bộ nghiệm thu trước khi báo cáo Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. H.pHượng
  • 9. Sự kiện vấn đề số 1097 l 16.10.2014 9 Diễn ra trong 02 ngày 08- 09/10/2014 tại Hà Nội, Hội thảo quốc tế “Đào tạo ngành Sáng tác âm nhạc trong giai đoạn hiện nay” do Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam và Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp tổ chức với sự tham dự của đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học, nhạc sĩ, giảng viên âm nhạc của Việt Nam. Tại Hội thảo, các đại biểu đều cho rằng, đào tạo nhạc sĩ sáng tác có vai trò quan trọng, đóng góp thêm nhiều tác phẩm chất lượng cao cho xã hội; khắc phục sự mất cân đối giữa thanh nhạc và khí nhạc, giữa nền âm nhạc giải trí với hàn lâm; phát hiện đội ngũ nhạc sĩ chuyên nghiệp góp phần nâng cao vị thế của nền âm nhạc chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung phân tích thực trạng đào tạo nhạc sĩ hiện nay ở Việt Nam; tham khảo mô hình đào tạo của các chuyên gia nước bạn; phân tích mối quan hệ giữa khâu tuyển sinh đầu vào với sử dụng đầu ra, trang bị kiến thức trong nhà trường và vận dụng theo nhu cầu xã hội… Từ đó, tìm ra phương pháp hợp lý, khoa học, hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng đào tạo ngành sáng tác âm nhạc hiện nay. Trong quá trình hình thành và phát triển nền âm nhạc bác học chuyên nghiệp Việt Nam, khâu sáng tác và đào tạo chuyên ngành sáng tác luôn được định hướng với phương châm “tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”. Nhưng, với sự biến đổi nhanh chóng của xã hội, sáng tác và đào tạo sáng tác ở Việt Nam đã bộc lộ một số vấn đề bất cập. Do đó, hơn bao giờ hết, lĩnh vực sáng tác khí nhạc và đặc biệt là khâu đào tạo lĩnh vực này rất cần được quan tâm. Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Na Uy - Bjorn Bolstad nhận định: Giới trẻ ngày nay ngày càng ít hiểu biết về dàn nhạc giao hưởng cũng như các nhạc sĩ đương thời. Chính điều này đã khiến Hội Nhạc sĩ Na Uy và Dàn Nhạc giảo hưởng Oslo tổ chức sự kiện âm nhạc ung.kom, nhằm mang lại cho học sinh đang học tại các trường phổ thông tại khu vực Oslo và phụ cận một cơ hội học hỏi các kiến thức về các tác phẩm âm nhạc đương đại, cũng như cơ hội thưởng thức các chương trình của Dàn nhạc giao hưởng thính phòng. Đây cũng chính là kinh nghiệm để thu hút học viên đến với ngành sáng tác âm nhạc tại khu vực Oslo và một số vùng phụ cận. Là nhạc sĩ được học bài bản chuyên ngành sáng tác âm nhạc ở trong, ngoài nước, đã tham gia đào tạo chuyên ngành này ở bậc đại học, cao học hơn 20 năm qua, PGS, Nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam mong mỏi rằng, “đầu vào” không chạy theo số lượng mà phải đề cao chất lượng bởi chuyên ngành sáng tác đòi hỏi rất cao về kiến thức tổng hợp và kỹ năng sáng tạo. Còn theo PGS, Nhạc sĩ Vĩnh Cát, cần điều chỉnh lại mục tiêu đào tạo, sáng tác cho sát với thực tế đời sống âm nhạc hơn trong tổng thể cũng như ở mỗi cấp học. Càng lên cao, càng ít hơn và phải là những người thật sự có tài năng, có lòng say mê, hoài bão mơ ước vì một nền âm nhạc dân tộc Việt Nam hiện đại. H.p Đào tạo ngành Sáng tác âm nhạc trong giai đoạn hiện nay Ngày 09/10, tại Hà Nội, Ban Quản lý Dự án Chương trình phát triển năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ (gọi tắt là Dự án EU), phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức hội thảo “Tăng cường hoạt động của các Hiệp hội Du lịch”. Hội thảo có sự tham dự của gần 70 đại biểu, bao gồm thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Du lịch Việt Nam, đại diện các Hiệp hội Du lịch cấp tỉnh và các doanh nghiệp du lịch thành viên. Ngoài ra, còn có một số thành viên của Hiệp hội Lữ hành Việt Nam và Hiệp hội Khách sạn Việt Nam. Tại Hội thảo, chuyên gia nhận định, hoạt động Du lịch đón khách quốc tế của Việt Nam đang đối mặt sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để có thể thành công, cần tăng cường năng lực của các tổ chức thuộc cả khu vực công và tư. Chuyên gia Jim Flannery đã đưa ra một loạt các khuyến nghị bao gồm thống nhất về sự phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các tổ chức liên quan, tránh sự chồng chéo trong các hoạt động; tái thiết lập nhóm các hiệp hội du lịch địa phương tại 7 vùng du lịch (như đã quy định tại Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030); nhất trí về mục tiêu và kế hoạch hoạt động thường niên, duy trì nguồn kinh phí hoạt động thực tế cho công tác tiếp thị quốc tế. Ngoài ra, cũng cần thiết phải rà soát và củng cố pháp luật về du lịch có trách nhiệm và xác định Hiệp hội Du lịch Việt Nam là cơ quan ngôn luận duy nhất cho toàn ngành. Hội thảo này, cùng một số hội thảo kỹ thuật và tập huấn do Dự án EU triển khai dành cho các hiệp hội du lịch ở Trung ương, địa phương, chuyên ngành sẽ giúp từng bước nâng cao năng lực hoạt động, cải thiện vị thế và nâng cao uy tín cho các Hiệp hội Du lịch trong cả nước. H.t Tăng cường hoạt động của các Hiệp hội Du lịch
  • 10. Sự kiện vấn đề Phát triển làng nghề truyền thống, thu hút du khách đến Huế Du lịch làng nghề truyền thống đang thu hút ngày càng nhiều khách du lịch. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống. Ông Phan Tiến Dũng - Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Khách du lịch khi đến Huế thường có nhu cầu đến tham quan, trải nghiệm cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất tại các làng nghề truyền thống. Thú vị nhất là du khách được tận tay tham gia vào quá trình sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống. Điều này đòi hỏi các làng nghề truyền thống ngoài việc có phân xưởng để chuyên sản xuất còn cần thiết kế riêng một khu vực trình diễn, trải nghiệm để du khách có điều kiện tham gia sản xuất. Đây cũng là xu hướng tất yếu hiện nay của các làng nghề ở Thừa Thiên Huế. Thừa Thiên Huế hiện có 88 làng nghề; trong đó có 69 làng nghề truyền thống, 8 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và 11 làng nghề mới du nhập với trên 2.600 cơ sở sản xuất. Trong đó tiêu biểu là các làng nghề: Đúc đồng Phường Đúc, thêu Phú Hòa (thành phố Huế), đệm bàng Phò Trạch, mộc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, kim hoàn Kế Môn, rèn Hiền Lương, mây tre Trạch Phổ (huyện Phong Điền), đan lát Bao La, bún Ô Sa (huyện Quảng Điền), bún Vân Cù, bánh tráng Lựu Bảo (thị xã Hương Trà), rượu An Truyền, nón Mỹ Lam, tranh Làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên (Phú Vang), dệt zèng (huyện A Lưới), dầu tràm Lộc Thủy (Phú Lộc). Mỗi làng nghề đều có những nét đặc trưng với những giá trị văn hóa, lịch sử được kết tinh trong từng sản phẩm tinh xảo... 10 số 1097 l 16.10.2014 Những nghệ nhân giỏi và lâu năm ở các làng nghề là những “bảo tàng sống” của làng nghề, là người giữ và truyền lửa yêu nghề đến các thế hệ sau. Đến làng nghề, du khách sẽ được xem các nghệ nhân trình diễn nghề điêu luyện, nhuần nhuyễn. Họ là những “hướng dẫn viên” tận tâm nhất, đưa du khách vào không gian văn hóa làng nghề đặc sắc. Trước đây người dân làng nghề làm hương tại phường Thủy Xuân, thành phố Huế sống bằng nghề làm hương bán cho các đại lý quanh thành phố Huế. Khoảng 7-8 năm trở lại đây, du lịch phát triển, du khách đi thăm lăng vua Tự Đức, đồi Vọng Cảnh ngày một nhiều. Làng hương Thủy Xuân lại nằm ngay cửa ngõ của những điểm du lịch này nên mỗi lần ngang qua du khách đều dừng chân ghé xem người dân làm hương và tỏ ra rất thích thú. Dần dần, làng nghề đã trở thành điểm du lịch của nhiều du khách khi đến Cố đô Huế. Hiện, mỗi ngày có khoảng 10-15 đoàn khách du lịch ghé thăm làng làm hương này. Nắm bắt cơ hội đó, người dân Thủy Xuân phát triển sản phẩm của làng nghề thành sản phẩm du lịch. Gần đây, các làng nghề ở Thừa Thiên Huế huy động nguồn kinh phí bằng nhiều phương thức để đầu tư nâng cấp, cải tạo hạ tầng kỹ thuật vừa đảm bảo yêu cầu sản xuất, trưng bày sản phẩm, vừa phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch. Các hình thức thông tin, quảng bá sản phẩm, giá trị văn hóa, lịch sử của làng nghề cũng được chú trọng hơn. Tỉnh duy trì liên kết, phối hợp với các công ty lữ hành để xây dựng đưa vào các tour tuyến du lịch nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, lịch sử làng nghề, tham gia trình diễn các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, kéo dài thời gian lưu trú, tạo thêm niềm hứng thú cho du khách. Tại Phường Đúc, để khai thác tốt các lợi thế của một làng nghề nổi tiếng, UBND thành phố Huế đã hỗ trợ đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây dựng và phát triển làng nghề đúc tại Phường Đúc, bao gồm việc hỗ trợ phát triển hạ tầng, xử lý môi trường, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới về khuôn đúc và đặc biệt là tìm đầu ra cho sản phẩm. Phường Đúc đang tổ chức lại làng nghề, kết hợp việc đầu tư phát triển nghề đúc đồng truyền thống với xây dựng các điểm tham quan làng nghề theo định hướng phát triển du lịch và dịch vụ du lịch. Hiện, Trung tâm giới thiệu làng nghề Phường Đúc tổ chức được 12 quầy hàng chuyên bán các sản phẩm đồ đồng. Đặc biệt, có 18 hộ làm nghề đúc đồng trong phường được chọn làm khu vực vừa sản xuất, vừa tổ chức cho khách tham quan trong một tour du lịch: Giới thiệu và mua bán sản phẩm, hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ bằng đồng, đồ nghi lễ thờ cúng, chuông đồng, lư đồng... Đến với làng hoa giấy Thanh Tiên, khách du lịch lại “mê mẩn” với thú chơi hoa giấy của người dân xứ Huế. Bên cạnh làm hoa phục vụ cho việc thờ cúng, nghề làm hoa sen giấy Thanh Tiên hiện nay cũng được phát huy, nhất là khi hoa sen được chọn làm “Quốc hoa”. Sản phẩm hoa sen giấy Thanh Tiên được làm quanh năm, nhu cầu tiêu thụ của thị trường cũng ngày càng mở rộng. Hoa sen giấy Thanh Tiên “lên ngôi”, đã góp mặt ở các kỳ Festival Huế, Festival nghề truyền thống Huế, tham gia lễ hội áo dài Minh Hạnh, lễ hội “Sóng nước Tam Giang”, lễ hội Đền Huyền Trân công chúa, triển lãm ở “Thuận An biển gọi”... Hoa sen giấy Thanh Tiên còn
  • 11. Sự kiện vấn đề số 1097 l 16.10.2014 11 Tỉnh Đồng Tháp đang phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch nhân văn, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề… qua đó đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Điểm đến nổi bật nhất là Khu di tích Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu du lịch Vườn quốc gia Tràm Chim, Khu di tích Gò Tháp, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Vườn hoa kiểng Sa Đéc, du lịch nhà cổ Huỳnh Thủy Lê… thưởng thức làng nghề làm nem ở Lai Vung, xem cánh đồng sen ở Tháp Mười, làng nghề đóng xuồng 3 lá ở Long Hậu, Lai Vung. Bà Nguyễn Thị Nga - Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Tháp cho biết, Công ty đã ký nhiều hợp đồng liên kết hợp tác với các hãng lữ hành và các hiệp hội du lịch nhiều địa phương trong cả nước (Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh...) tạo cầu nối để tuyên truyền, quảng bá các dịch vụ, sản phẩm du lịch của tỉnh đến các địa phương. Ngoài ra, Công ty còn tăng cường củng cố, cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch có sức thu hút cao, mang tính đặc trưng như du lịch sinh thái, du lịch sông nước miệt vườn, du lịch trải nghiệm... Hệ thống các dịch vụ du lịch của Công ty cũng được giảm giá từ 5%-10%, kể cả các ngày lễ, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, nhằm thu hút và kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch. Tỉnh sẽ phấn đấu xây dựng thương hiệu du lịch của Đồng Tháp vững chắc trong lòng du khách và tạo sự khác biệt so với các sản phẩm du lịch của các địa phương khác trong khu vực. Ngành du lịch Đồng Tháp sẽ tập trung hơn nữa trong việc tiến hành phân công và xây dựng các sản phẩm riêng cho từng khu, điểm du lịch; trong đó, các sản phẩm du lịch tiêu biểu của Đồng Tháp như du lịch sinh thái theo mùa, du lịch sông nước, du lịch trải nghiệm, làng nghề, ẩm thực... sẽ được tỉnh tập trung nhằm thu hút và níu chân du khách phương xa đến với Đồng Tháp. Tỉnh đang xây dựng thương hiệu du lịch “Đồng Tháp thuần khiết như hồn sen”, mang đậm những nét đặc trưng của địa phương để thu hút du khách, tạo đà cho sự phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới. Theo đó, để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, địa phương sẽ quan tâm đầu tư hạ tầng thương mại-dịch vụ; đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các đơn vị kinh doanh du lịch, công ty lữ hành để thu hút du khách đến với Đồng Tháp. Cùng với đó, tỉnh chỉ đạo xây dựng đề án phát triển thành phố hoa Sa Đéc làm trọng tâm để kết nối phát triển du lịch. Tỉnh đa dạng hóa các loại hình du lịch, thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh trong nhiệm kỳ 2010-2015 là “Quan tâm đầu tư hạ tầng thương mại-dịch vụ, tạo điều kiện cho du lịch phát triển nhanh sau năm 2015”. Những năm qua, tỉnh có nhiều giải pháp để thu hút đầu tư, quảng bá hình ảnh địa phương, nhằm giới thiệu tiềm năng và thế mạnh, thu hút đầu tư, phát triển du lịch Đồng Tháp. Đồng Tháp đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, du lịch Đồng Tháp có bước thay đổi nhanh và đồng bộ, tiếp tục tập trung đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng các khu, điểm du lịch trọng điểm, tạo ra sản phẩm du lịch mới, đặc thù, có bản sắc, có sức cạnh tranh; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, tạo môi trường thuận lợi đầu tư phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đồng Tháp cũng phấn đấu đến năm 2015, đón và phục vụ 2.100.000 khách, doanh thu du lịch đạt 360 tỷ đồng. K.Hoàn Đồng Tháp: Đa dạng hóa các loại hình du lịch theo chân du khách đến khắp mọi miền đất nước và ra cả nước ngoài như Mỹ, Pháp, Thái Lan. Hoa sen cũng gắn liền với văn hoá nhà Phật được biểu hiện trong giáo thuyết “Bảy đóa sen hồng nâng gót tịnh”. Ở thành phố Huế, các nhà chùa, nhà sư đều rất thích cắm trang trí, trưng bày hoa sen ở chùa, chánh điện. Sức lan tỏa của hoa sen giấy Thanh Tiên vì thế ngày càng xa. Hiện, làng Thanh Tiên còn có khoảng 20 hộ làm làm hoa giấy. Nhu cầu càng lớn, người làm hoa sen giấy càng tìm cách cải tiến mẫu mã để phù hợp với thị hiếu của người chơi. Các sản phẩm hoa sen ngày càng trang nhã về màu sắc, uyển chuyển về hình dáng. Nếu như cọng sen trước đây làm bằng thân cây hóp nên rất cứng, khó cắm vào lọ, thì nay cọng sen được làm bằng thân cây mây con lấy ở rừng nên giống hệt sen thật. Với xu hướng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch bền vững, các làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế không còn chỉ là nơi sản xuất của người dân vì mục đích kinh tế mà đang trở thành nét văn hoá của vùng đất sản sinh ra nó. Vì thế, văn hóa làng nghề được ghi nhận là một bộ phận không thể tách rời khỏi giá trị văn hóa truyền thống của văn hoá Huế. Việc khôi phục, phát triển làng nghề phục vụ du lịch, không chỉ phụ thuộc vào chính quyền địa phương và các ngành hữu quan mà còn là trách nhiệm rất lớn của cộng đồng, của chính những người thợ làng nghề đang trực tiếp gìn giữ, phát huy nghề truyền thống. Q.Việt
  • 12. Sự kiện vấn đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong thời kỳ đổi mới-hội nhập đất nước” là chủ đề của Ngày hội Văn hoá dân tộc Thái lần thứ nhất sẽ diễn ra trong 03 ngày vào trung tuần tháng 12/2014 tại Lai Châu. Ngày hội có sự tham gia của 08 tỉnh có đông đồng bào dân tộc Thái sinh sống: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình, Nghệ An, Thanh Hoá. Đây là hoạt động nhằm mục đích tôn vinh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá của người dân tộc Thái trong nền văn hoá Việt Nam thống nhất mà đa 12 số 1097 l 16.10.2014 dạng. Đồng thời là dịp để các tỉnh tham gia có điều kiện để học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc về trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Ngày hội sẽ bao gồm nhiều hình thức hoạt động như: giao lưu văn hoá nghệ thuật quần chúng, giao lưu thể thao, xúc tiến quảng bá du lịch và trưng bày triển lãm văn hoá đặc sắc của dân tộc Thái. Để Ngày hội diễn ra thành công, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 3104/QĐ-BVHTTDL và Quyết định số 3105/QĐ-BVHTTDL về việc thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Ngày hội. Ban Chỉ đạo Ngày hội do Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Hồ Anh Tuấn làm Trưởng Ban; ông Vương Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu là Phó Trưởng Ban Thường trực; ông Nông Quốc Tuấn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc là Phó Trưởng Ban cùng 16 ủy viên. t.Hợp Ngày hội văn hoá dân tộc Thái lần thứ nhất 2014 Diễn ra từ ngày 17-19/10 tại thành phố Hà Giang, Hội chợ Du lịch Tây Bắc 2014 được tổ chức nhằm giới thiệu về tiềm năng du lịch của 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng gồm Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ. Hội chợ là cơ hội để Hà Giang và các địa phương trong vùng Tây Bắc mở rộng giới thiệu, quảng bá về tiềm năng du lịch cùng những điểm du lịch hấp dẫn của địa phương, thông qua đó, đẩy mạnh chương trình liên kết 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, hình thành khối hợp tác phát triển du lịch bền vững, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch Tây Bắc. Các hoạt động trọng tâm được tổ chức trong những ngày diễn ra Hội chợ gồm có: Liên hoan văn nghệ các làng văn hóa du lịch cộng đồng của 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng với các tiết mục biểu diễn dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc và trình diễn trang phục dân tộc; Hội chợ du lịch sẽ có trên 30 gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm du lịch, quảng bá du lịch, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, trang phục truyền thống, những hiện vật thể hiện giá trị văn hóa đặc sắc của các địa phương và giới thiệu ẩm thực vùng Tây Bắc; Triển lãm ảnh du lịch trưng bày những bức ảnh đẹp của Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Giang và phong cảnh đẹp của 8 tỉnh Tây Bắc. Trong khuôn khổ Hội chợ sẽ diễn ra Hội nghị chuyên đề bàn về sản xuất các sản phẩm du lịch của tỉnh Hà Giang, nhằm tìm ra phương án khai thác những tiềm năng du lịch trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn mang đặc trưng địa phương. Đ.AnH Hội chợ Du lịch Tây Bắc 2014 Từ đầu năm đến nay, rừng tràm Trà Sư ở ấp Văn Trà, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đã đón trên 54.800 lượt khách đến tham quan nghiên cứu, du lịch. Điều này chứng tỏ sức hấp dẫn của rừng tràm, đặc biệt là vào mùa nước nổi (từ tháng 7 - tháng 12 dương lịch hàng năm). Ông Hồ Việt Hiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: An Giang đã chọn du lịch làm mũi đột phá, khai thác tiềm năng song song với cây lúa và con cá, do đó với điều kiện của rừng tràm Trà Sư hiện nay rất thích hợp cho phát triển du lịch. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu xây dựng rừng tràm Trà Sư thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn bằng việc mở thêm vùng đệm 205ha tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư cùng tham gia làm kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ đi kèm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân; có chính sách cho người đầu tư. Rừng tràm Trà Sư đang ngày càng thu hút nhiều du khách đến tham quan du lịch và nghiên cứu. Theo Chi cục Kiểm lâm An Giang, năm 2005 là năm đầu tiên rừng tràm Trà Sư triển khai mô hình du lịch sinh thái. Đến năm 2007, rừng mới thu hút được 5.135 du khách, đến năm 2008 đã tăng lên 7.835 khách, năm 2011 thu hút 18.946 khách. Năm 2013, du khách đến với rừng tràm Trà Sư là 47.133 người, trong đó có 57% lượng khách có sử dụng các dịch vụ tham quan bằng xuồng, ghe cùng với dịch vụ ăn uống trong rừng. 9 tháng đầu năm 2014, rừng tràm đã thu hút 54.818 lượt khách đến tham quan. Như vậy, với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, rừng tràm Trà Sư là địa điểm thu hút lượng du khách lớn thứ 2 (sau rừng U Minh Thượng - tỉnh Kiên Giang) so với các điểm du lịch rừng của các tỉnh có rừng toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Rừng tràm Trà Sư có tổng (Xem tiếp trang 17) An Giang: Rừng tràm Trà Sư hấp dẫn khách du lịch
  • 13. Sự kiện vấn đề Kiên quyết loại bỏ linh vật ngoại lai khỏi di tích Đền Trần (Thái Bình) Tiền Giang: Năm 2014, phấn đấu đón 1,386 triệu lượt khách du lịch số 1097 l 16.10.2014 13 Cơ quan chức năng của tỉnh Thái Bình vừa tổ chức khảo sát tại nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn huyện Hưng Hà. Qua khảo sát, lực lượng chức năng đã phát hiện tại một số di tích có sự xuất hiện linh vật, đồ vật cung tiến, đồ thờ tự mang yếu tố ngoại lai như: sư tử, đèn đá, lư hương, lọ lục bình… Để đảm bảo yếu tố gốc của di tích, đảm bảo tính tôn nghiêm và gìn giữ nét đẹp của văn hóa dân tộc, chính quyền huyện Hưng Hà, các cơ quan chức năng đã nỗ lực, cương quyết loại bỏ các yếu tố ngoại lai khỏi các di tích. Ông Đỗ Văn Bình - Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, cho biết: Trước phản ánh của báo chí về sự hiện diện của yếu tố ngoại lai tại di tích Đền Trần, cấp ủy, chính quyền địa phương đã nghiêm túc nhìn nhận lại công tác quản lý; đồng thời cương quyết loại bỏ yếu tố ngoại lai tại các di tích để nhanh chóng trả lại yếu tố gốc cho các di tích. Công tác tháo gỡ, cắt bỏ, loại trừ yếu tố ngoại lai tại các di tích lịch sử quan trọng như Đền Trần, Đền Tiên La… được huyện Hưng Hà thực hiện từ ngày 06/10. Đến thời điểm này, tại hai di tích lịch sử Đền Trần, Đền Tiên La (là 2 trong số 5 di tích cấp quốc gia trên địa bàn huyện Hưng Hà) đã không còn yếu tố ngoại lai. Tại khu di tích Đền Trần, nhiều lọ lục bình mang yếu tố ngoại lai đã được loại bỏ. Ở các gian tiền tế, trung tế và hậu cung, những cặp cá chép vàng chói cũng đã được tháo dỡ, bảo đảm tính tôn nghiêm của nơi thờ tự. Hình sư tử đá ở chân các lư hương tại sân đền và phía trước cửa Đền Đức Quốc Mẫu cũng đã được tốp thợ đá lành nghề đẽo gọt, mài nhẵn. Ban Quản lý Đền Trần cho biết, trong những hiện vật, linh vật mà người dân cung tiến, dâng cúng thì cá chép có màu sắc sặc sỡ với các kích thước khác nhau chiếm số lượng lớn. Do nguồn gốc xuất thân của nhà Trần là nghề sông nước, chài lưới nên người dân hay dùng cá chép để đi lễ, dâng hương tại Đền. Trước khi loại bỏ cá chép có màu sắc sặc sỡ khỏi ban thờ, Ban quản lý Đền đã liên hệ với người cung tiến và người đã cung tiến cũng rất vui vẻ chấp nhận để đồ thờ cúng của họ được đưa khỏi nơi thờ tự. Tại Đền Tiên La, các cặp sư tử màu trắng, mang yếu tố ngoại lai cũng đã được loại bỏ. Các lọ lục bình có yếu tố ngoại lai cũng đã được hạ xuống khỏi nơi thờ tự... Trong suốt chiều dài lịch sử 175 năm (từ năm 1225-1400) tồn tại và phát triển của Vương triều Trần, mảnh đất Long Hưng - Hưng Hà - Thái Bình không chỉ gắn liền với những sự kiện về quân sự, chiến tranh giữ nước mà còn chứng kiến sự phát triển thịnh vượng của triều Trần về kinh tế, văn hóa, xã hội. Hiện nay, vùng đất Long Hưng - Hưng Hà - Thái Bình vẫn còn lưu giữ được nhiều di sản quý với hơn 20 di tích lịch sử về nhà Trần. H.Yến Theo ông Nguyễn Tấn Phong - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang: Hoạt động du lịch tại Tiền Giang trong năm 2014 tiếp tục khởi sắc, lượng du khách tăng mạnh nhờ sự phát triển của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thuộc các thành phần kinh tế tham gia theo hướng xã hội hóa. Qua đó, tổ chức được mạng lưới phục vụ du khách ngày càng chu đáo, ân cần từ khâu tổ chức tour đến dịch vụ ăn uống hậu cần, cơ sở kiến thiết hạ tầng du lịch ngày một hoàn thiện đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách trong nước lẫn quốc tế. Tiền Giang cũng đưa thêm nhiều cơ sở phục vụ du lịch, những điểm du lịch, tham quan mới hấp dẫn du khách kết hợp tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại trên lĩnh vực du lịch trong nỗ lực khai thác tiềm năng ngành công nghiệp không khói thu hút ngoại tệ. Đặc biệt, tỉnh tập trung khai thác thế mạnh về du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn, du lịch văn hóa gắn với tham quan các di tích lịch sử độc đáo của địa phương như: Lăng Hoàng Gia (thị xã Gò Công), Cụm di tích Chiến thắng Ấp Bắc (thị xã Cai Lậy), nhà cổ Cái Bè... Ngoài Khu du lịch sinh thái Cù lao Thới Sơn (thành phố Mỹ Tho) là điểm đến hấp dẫn tại Đồng bằng sông Cửu Long đã được công nhận là Khu du lịch quốc gia, Tiền Giang còn phát triển thêm 3 khu di lịch mới tại các vùng sinh thái độc đáo: Khu du lịch biển Tân Thành (Gò Công Đông), khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười trên Đồng Tháp Mười và khu du lịch huyện Cái Bè trên vùng ngập lũ phía tây. Hỗ trợ hậu cần phục vụ du lịch cùng các doanh nghiệp lữ hành còn có 61 hộ nhà vườn tham gia kinh doanh du lịch cũng góp phần tạo nên sự đa dạng, hấp dẫn của các tour du lịch sinh thái tại tỉnh Tiền Giang. Ông Nguyễn Tấn Phong cũng cho biết: Từ đầu năm đến nay, Tiền Giang đã đón trên 1 triệu lượt du khách, đạt gần 76% và tăng hơn 9,08% so cùng kỳ năm trước trong đó có gần 470.000 lượt khách quốc tế. Doanh thu từ du lịch trong 9 tháng đầu năm 2014 đạt trên 2.791 tỉ đồng và tăng gần 9% so với cùng kỳ năm trước. Tỉnh phấn đấu trong năm 2014 đón 1,386 triệu lượt du khách, tăng hơn 300.000 lượt du khách so với năm 2013 trong đó có 633.000 lượt khách quốc tế. K.Hoàn
  • 14. Sự kiện vấn đề Thể thao Việt Nam vững vàng hướng tới... (Tiếp theo trang 1) Trong tổng số 36 Huy chương các loại, có những tấm Huy chương Bạc, Huy chương Đồng có giá trị hơn cả “vàng”. Lực sĩ Thạch Kim Tuấn thi đấu cử tạ hạng cân 56kg dành cho nam. Dù nâng tạ vượt qua mức 294kg, phá kỷ lục ASIAD 16 nhưng lực sỹ của Việt Nam cũng chỉ đạt Huy chương Bạc, về sau lực sỹ Om Yul Chol của đoàn Triều Tiên quá xuất sắc vượt qua mức tạ 298kg. Cũng đầy nuối tiếc, xạ thủ trẻ Nguyễn Hoàng Phương hụt tấm Huy chương Vàng ở nội dung 50m súng ngắn bắn chậm nam ở lượt bắn cuối cùng. Trường hợp của nữ kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên với Huy chương Đồng môn bơi lội thực sự là thành tích đáng tự hào bởi sau rất nhiều năm chờ đợi, bơi lội Việt Nam mới giành được huy chương ở đấu trường châu lục. Trước đó Ánh Viên đã giành được Huy chương Vàng Olympic trẻ thế giới cự ly 200m hỗn hợp cá nhân nữ. Các môn thể thao khác thuộc hệ thống thi đấu Olympic quốc tế như: thể dục dụng cụ, rowing, bắn súng, đấu kiếm, boxing, xe đạp... các vận động viên Việt Nam cũng đạt được những thành tích gây bất ngờ ở ASIAD 17. Các môn thi đấu chính thức tại Olympic đều đạt kết quả ấn tượng cho thấy thể thao Việt Nam đã có sự chuyển hướng đúng đắn để chuẩn bị Olympic 2016 và xa hơn là Đại hội thể thao Châu Á- ASIAD 18. Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng 14 số 1097 l 16.10.2014 cục Thể dục thể thao - Lâm Quang Thành, Trưởng đoàn thể thao Việt Nam tại ASIAD 2014, không thể nhìn vào 1 Huy chương Vàng để đánh giá hết toàn bộ sự phát triển của thể thao nước nhà. Chúng ta phải nhìn vào sự phát triển của từng môn, lực lượng vận động viên, trình độ chuyên môn của các huấn luyện viên… so với những năm trước. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, thể thao Việt Nam vẫn được sự đầu tư tích cực từ Nhà nước, của Bộ VHTTDL. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam chuyển hướng đầu tư cho 64 vận động viên trọng điểm, thay vì đầu tư dàn trải như trước; việc chuyển hướng cần có thời gian với sự tính toán kỹ lưỡng, đầu tư hơn nữa. Cũng theo ông Lâm Quang Thành, các vận động viên trẻ của thể thao nước nhà lần đầu tiên giành được huy chương tại đấu trường châu lục ở những môn thi đấu Olympic như bơi, thể dục dụng cụ, boxing, đấu kiếm, xe đạp là tín hiệu rất lạc quan, tạo nền tảng cho các kỳ ASIAD tiếp theo. Thời gian tới, Tổng cục Thể dục thể thao sẽ có đánh giá toàn diện hành trình thi đấu của thể thao Việt Nam tại ASIAD. Quan trọng nhất là sau đó Tổng cục Thể dục thể thao sẽ có kế hoạch “luyện Vàng”, sao cho những tấm Huy chương Bạc, Huy chương Đồng quý giá ở ASIAD lần này sẽ biến thành “Vàng” ở các kỳ ASIAD sau và thành những tấm huy chương tại các kỳ Olympic. Đồng quan điểm với ông Lâm Quang Thành, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao - Nguyễn Hồng Minh cho rằng: Khác biệt lớn nhất của Đoàn thể thao Việt Nam tại ASIAD 17 chính là sự vươn lên mạnh mẽ của các môn thi đấu trong hệ thống Olympic. Những tấm huy chương của bơi lội, điền kinh, boxing, đấu kiếm, thể dục dụng cụ, cử tạ đều mang tính lịch sử. Điều đó cho thấy thể thao Việt Nam đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ từ đầu tư dàn trải, cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á sang đầu tư lâu dài theo các môn trong hệ thống Olympic để hướng đến sân chơi tầm cỡ châu lục và thế giới. Với những vận động viên trẻ đầy triển vọng như Nguyễn Tiến Nhật (đấu kiếm), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Nguyễn Hoàng Phương (bắn súng), Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi lội), Thạch Kim Tuấn (cử tạ), Lừu Thị Duyên (boxing), Quách Thị Lan, Bùi Thị Thu Thảo (điền kinh)... thể thao Việt Nam đang có một lứa tài năng trẻ đầy triển vọng, có thể giành thành tích cao hơn ở các giải đấu tầm châu lục và thế giới. Như vậy, ASIAD 17 chưa hẳn là một kỳ đại hội thất bại của Việt Nam nếu nhìn vào bảng thành tích, bởi Việt Nam đã ghi được dấu ấn ở những môn Olympic.. tHế Hùng Ngày 06/10/2014, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND thành lập Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Sở VHTTDL thành phố Hồ Chí Minh. Theo quyết định này, Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ VHTTDL. Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh có tên giao dịch, đối ngoại là “Department of Tourism of Ho Chi Minh City”; trụ sở đặt tại 140 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/10/2014. Đ.AnH Thành lập Sở Du lịch thành phố Hồ Chí minh
  • 15. Sự kiện vấn đề Sáng 10/10/2014, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai tổ chức ra mắt và giới thiệu bộ sách “Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh”. Bộ sách gồm 11 tập với các nội dung như Hồ Chí Minh với trái tim văn nghệ sĩ Việt Nam và thế giới, Hồ Chí Minh - Tư tưởng và tác phẩm văn học nghệ thuật và những tác phẩm văn học nghệ thuật của Bác. Đây là bộ sách được sưu tầm, tuyển chọn công phu từ nguồn tư liệu khá đồ sộ gồm các tác phẩm văn học của Bác như “Nhật ký trong tù”, thơ chữ Hán, thơ chúc Tết và các tác phẩm văn xuôi ngắn; các tác phẩm văn học nghệ thuật viết về Bác Hồ kính yêu từ nguồn sách tuyển chọn của nhiều nhà xuất bản, tư liệu của các cơ nghiên cứu, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thông tấn xã Việt Nam... cho đến các sáng tác của giới văn nghệ sĩ trong cả nước. Những nội dung trong bộ sách đã khẳng định vai trò lãnh tụ thiên tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà văn vĩ đại của Bác, phần nào đáp ứng được sự mong mỏi và tình cảm của nhân dân cả nước cũng như giới văn nghệ sĩ đối với Bác Hồ kính yêu. Nhân dịp này, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam đã trao tặng bộ sách “Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh” cho một số đơn vị trong tỉnh và Bảo tàng Hồ Chí Minh Chi nhánh Gia Lai - Kon Tum. Gần 200 cua rơ dự Giải đua Xe đạp Bà Rịa-Vũng Tàu mở rộng số 1097 l 16.10.2014 15 Ngày 11/10, tại khu du lịch Biển Đông (thành phố Vũng Tàu), Sở VHTTDL đã tổ chức giải đua Xe đạp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mở rộng năm 2014. Giải quy tụ gần 200 cua rơ đến từ 27 Câu lạc bộ trong và ngoài tỉnh tham gia tranh tài ở 2 độ tuổi: từ 35 đến 45 tuổi (cự ly 70km) và trên 46 tuổi (cự ly 55km). Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 3 Câu lạc bộ tham gia, gồm: Câu lạc bộ xe đạp Bà Rịa-Vũng Tàu, Câu lạc bộ thành phố Vũng Tàu và Câu lạc bộ phường Rạch Dừa. Việc quy tụ nhiều tay đua đến từ các đơn vị có phong trào xe đạp phát triển như: Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Đồng Nai... cho thấy giải được đánh giá cao về chất lượng, chuyên môn, uy tín. Trong suốt quá trình thi đấu ở cả 2 cự ly đã diễn ra nhiều pha bứt phá hấp dẫn được người xem rất tán thưởng. Kết quả, ở nội dung trên 46 tuổi, với tổng thời gian thi đấu 1 giờ 33 phút 17 giây, cua rơ Nguyễn Duy Nhân, Câu lạc bộ Dinamo Đồng Nai giành giải Nhất; cua rơ Phạm Thành Câu lạc bộ Bà Rịa-Vũng Tàu đoạt giải Nhì; giải Ba thuộc về cua rơ Huỳnh Thanh Tùng của Câu lạc bộ Gấu Vàng (thành phố Hồ Chí Minh). Kết quả đồng đội, giải Nhất, Nhì và Ba lần lượt thuộc về Câu lạc bộ Dinamo (Đồng Nai), Câu lạc bộ Bà Rịa-Vũng Tàu và Câu lạc bộ Gấu Vàng (thành phố Hồ Chí Minh). Với thành tích 1 giờ 47 phút 53 giây, cua rơ Hoàng Minh Tuấn Câu lạc bộ Công ty môi trường Xanh (Thanh Hóa) đã đoạt giải Nhất ở nội dung từ 35 đến 45 tuổi, giải Nhì và Ba thuộc về Nguyễn Hoàng Hải của Câu lạc bộ Sài Gòn Velo, Nguyễn Tri Tân của Câu lạc bộ Martin 107. Giải Nhất đồng đội thuộc về Câu lạc bộ Sài Gòn Velo, Câu lạc bộ Võ Đắc THT và Câu lạc bộ Huy Tùng (Phú Yên) đoạt giải Nhì và Ba. Đức MinH Giải vô địch Cờ vua các đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2014 sẽ diễn ra từ ngày 17/10 tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là giải đấu góp phần đánh giá trình độ chuyên môn của các kỳ thủ, tuyển chọn lực lượng vào đội tuyển quốc gia, chuẩn bị cho các giải quốc tế trong năm 2015 và thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Giải vô địch Cờ vua các đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2014 dành cho các vận động viên nam, nữ xếp hạng từ 1 đến 3 tại Giải Cờ vua đấu thủ mạnh năm 2013 và xếp hạng từ 1 đến 20 tại Giải Cờ vua hạng nhất năm 2014; các kỳ thủ đạt danh hiệu kiện tướng và kiện tướng dự bị năm 2014. Đơn vị đăng cai được cử thêm 1 đến 2 vận động viên nam và nữ tham dự Giải. Tại Giải đấu này, Ban Tổ chức sẽ tiến hành bốc thăm thi đấu tranh giải cá nhân nam và nữ. Giải thi đấu theo thể thức hệ Thụy Sĩ 9 ván. Ở ván cuối, các kỳ thủ của cùng một địa phương có trên 50% số điểm của tổng số ván đã thi đấu sẽ không gặp nhau. Kết quả xếp hạng lần lượt theo trình tự: tổng điểm, ván đối kháng giữa các vận động viên bằng điểm, số ván thắng (tính cả số ván thắng do đối phương nghỉ đấu), hệ số Buchholz. Nếu tất cả vẫn bằng nhau sẽ bốc thăm để phân định thứ hạng. Kỳ thủ xếp thứ tư sẽ được tính đồng hạng ba. Giải vô địch Cờ vua các đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2014 dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 26/10. Vũ MinH Giải vô địch Cờ vua các đấu thủ mạnh toàn quốc Hồ tHAnH Ra mắt bộ sách “Hồ Chí minh với văn nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ với Hồ Chí minh”
  • 16. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Lễ khai mạc “Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Mường Lò năm 2014” với chủ đề “Mường Lò - Hương sắc mùa thu”, sẽ diễn ra tối 16/10 tại sân vận động trung tâm thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái). Điểm nhấn của buổi lễ là màn múa xòe Thái cổ với 1.025 diễn viên, nghệ nhân và đồng bào Thái của 7 phường, xã tham gia biểu diễn các điệu xòe cổ gồm: Ỏm lọm tốp mư (vòng tròn vỗ tay); Xé vóng (xoè vòng); Nhôm khăn (múa tung khăn); Phá xí (xòe bổ bốn); Đổn hôn (điệu tiến, lộn, lùi); Khắm khăn mơi lảu (xòe khăn mời rượu). Đây là những điệu xòe cổ đã được nghệ nhân, nhà Thái học Lò Văn Biến, trú ở bản Cang Nà, phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ sưu tầm và truyền dạy lại. Nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn khác cũng sẽ diễn ra trong tuần lễ như: Dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; thi đấu thể thao; Hội thi xòe cổ năm 2014; lễ công nhận ba cây đa hơn 300 tuổi là Cây Di 16 số 1097 l 16.10.2014 sản do Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cấp bằng chứng nhận; hội chọi trâu với 28 “ông trâu” diễn ra trong ngày 18 và 19/10. Đặc biệt hội chợ thương mại - ẩm thực và “Hội thi ẩm thực - Hương vị Mường Lò” sẽ giới thiệu các món ăn truyền thống của đồng bào Thái, Mường, Tày trong khu vực như: bánh chưng đen, thịt sấy, thịt hun khói, nếp Tú Lệ; các món ăn chế biến từ đặc sản Mường Lò như: xôi ngũ sắc, pa pỉnh tộp; pa giảng, phắc ban pá, nộm mắc khom pỏm, mắc cái hải, cơm lam... Bên cạnh đó là các hoạt động triển lãm sinh vật cảnh; chiếu phim lưu động, xe thư viện lưu động… Bà Hoàng Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND thị xã, Trưởng Ban chỉ đạo các ngày lễ lớn của thị xã Nghĩa Lộ cho biết: đến nay công tác chuẩn bị cho các hoạt động tuần văn hóa, thể thao và du lịch (16-20/10), đã cơ bản hoàn tất. Hiện địa phương đang tích cực triển khai kế hoạch chỉnh trang đô thị, thay thế hệ thống đèn điện chiếu sáng và lắp mới hệ thống đèn trang trí trên các tuyến phố; cắt tỉa cây xanh, dọn dẹp vệ sinh các tuyến đường; treo cờ, băng rôn khẩu hiệu, quảng bá các hình ảnh của con người và những nét đẹp văn hóa của Nghĩa Lộ - Mường Lò. Bên cạnh đó tuyên truyền vận động nhân dân tham gia dọn dẹp vệ sinh khu vực nhà ở, khu vực đông dân cư; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra các khách sạn, nhà nghỉ, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn… “Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Mường Lò năm 2014” không chỉ tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân mà còn nhằm đẩy mạnh đoàn kết giao lưu văn hóa, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc; kết hợp bảo tồn, phát triển văn hóa với khai thác du lịch. Đồng thời tạo điểm nhấn để thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư xúc tiến hoạt động liên kết, liên doanh vào du lịch miền Tây nói chung, thị xã Nghĩa Lộ nói riêng... L.KHánH Về mường Lò xem múa xòe cổ Chào mừng Kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 15 năm Thủ đô Hà Nội được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, sáng 12/10, Sở VHTTDL Hà Nội phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức “Ngày hội văn hóa hòa bình”. Tại buổi lễ, thành phố Hà Nội đã vinh danh và trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội” cho 12 vị khách quốc tế. Thay mặt các vị khách quốc tế được vinh danh là “Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội”, Tiến sĩ Katherine Mulle Marin - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam chia sẻ: “Tôi rất vinh dự được công nhận là công dân danh dự của Thủ đô Hà Nội. Tăng cường gắn kết xã hội, cải thiện điều kiện sống của người dân Hà Thành và xây dựng đô thị thực sự thân thiện đã đem lại cho Hà Nội danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. Hà Nội đã chứng tỏ mình xứng đáng với danh hiệu này thông qua việc tạo nên ngôi nhà bền vững cho tất cả cư dân và du khách Thủ đô. Bất kể là người Hà Nội, người Việt Nam di cư từ các tỉnh khác tới hay người nước ngoài... đều được hưởng sự an bình, thưởng thức vẻ đẹp sôi động và các di sản của thành phố tuyệt vời”. Kết thúc lễ khai mạc “Ngày hội văn hóa hòa bình”, lãnh đạo thành phố Hà Nội, bạn bè quốc tế và đại diện nhân dân Thủ đô đã thả bóng bay, chim bồ câu gửi thông điệp hòa bình đến bạn bè trong nước và quốc tế. Trong khuôn khổ của ngày hội còn có các hoạt động như: đi bộ, đạp xe quanh hồ Hoàn Kiếm hưởng ứng Ngày hội văn hóa hòa bình; trưng bày những hình ảnh, vật phẩm, những thước phim tư liệu về cảnh vật và con người Thủ đô theo năm tiêu chí của “Thành phố vì hòa bình”; các em nhỏ tham gia Ngày hội cùng nhau viết ước nguyện lên những cánh chim hòa bình nhỏ và đính lên bức tranh “Cánh chim hòa bình” lớn với kích thước 3mx4m; hội thi vẽ tranh với chủ đề “Em yêu Hà Nội - Thành phố vì hòa bình”; biểu diễn võ thuật truyền thống... t.Hợp Ngày hội văn hóa hòa bình