SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
1
Ong Loi
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường
( Trò Trám )
Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn
quá hoành tráng (qua phim), khó tìm được bản chất của dòng lễ hội này. Vì thế, chúng tôi
thấy Lễ hội “trò nhại” Nỏ Nường-Trò Trám ở Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ: phần Hội thì
vẫn duy trì từ trước tới nay (trừ một sỗ năm chiến tranh), còn phần Lễ mới khôi phục
(1993). Mặc dù trong lần khôi phục phần Lễ đã đưa những điểm mới hiện thực vào, như
coi đó là Lễ hội phồn thực “cầu đinh” –cầu con trai, nên cho thửa đôi vật linh Nỏ Nường
mang tính hiện thực, hoặc sau “lễ mật” thì Chủ tế hô “tháo khoán” và cho một số nam nữ:
nam vác nữ chạy vào bụi rậm diễn trò hoan lạc để quay phim thu hút người xem. Nhưng
nếu loại trừ những điểm hiện thực ấy ra, mà để tâm vào phần Lễ-Lễ mật tắt đèn diễn trò
“Linh tinh tình phộc” thì Lễ hội Trò Trám vẫn còn hoang sơ, dễ tìm được cái “thần” về
nghi lễ “tục hèm” của dòng Lễ hội này. Có nghĩa, khi đã gọi là sự thiêng thì không nhìn
thấy cái thực, chỉ cần tâm linh bái vọng của mỗi người, của cả cộng đồng sẽ linh ứng ở bài
Văn tế:
Cảm tất thông .Cầu tất ứng
Bảo vật hộ dân, miếu mạo
Ức niên trường tại vạn cổ như tân.
Song, tất cả đều nằm trong tâm tưởng của dân làng, đến ngày mở hội thì xuất hiện
các hiện vật và động thái của cái thiêng- linh hồn của cái thực và chỉ được xuất hiện trong
một khoảnh khắc nhất định (người phụ nữ không chồng mà có chửa ngoài giờ ấy gọi là
chửa hoang, bị cạo trọc bôi vôi thả trôi sông).Tất cả các lễ hội của các dân tộc khi phô diễn
các hiện vật và động thái đều là sự thiêng-linh hồn của cái thực. Thuật ngữ quốc tế gọi là
Tapu, tiếng Kinh gọi là “hèm”: Hèm là “Vương niệm” của người phương Đông (Định
nghĩa của Hạ nguyên tử do nhà nghiên cứu Bùi Hữu Điện cung cáp) tiếng Thái ở Tây bắc
gọi là Cam dam: Linh thiêng huyền bí, bí hiểm điều không đươc nói ra động đến thánh
thần, không phỉ dễ ai cũng hiểu được, muốn hiểu phải thông qua thần chú của thầy mo.
Những đông thái ấyTriết học giải thích rằng: Nó là nó nhưng không phải nó, vì đã thay đổi
chất. Nhưng ngày nay những động thái được phô diễn ấy trong lần khôi phục lễ hội Trò
Trám năm 1993 đều được coi là cái thực. Chúng tôi trình bày ở đây là nói về Lễ hội Trò
Trám mới ấy. Nhưng mong người đọc nên nghĩ nó chỉ như giấc mơ trong đêm nằm ngũ thì
đó là nhận thức về dòng lễ hội Nõ Nường Trò Trám, còn ai đến lễ hội Trò Trám coi đó là
cái thực thì không nên đọc bài viết này của chúng tôi.
Miếu Trò xóm Trám .
Lễ hội Trò Trám là tên của địa phương, giới khoa học gọi là Lễ hội
phồn thực, chúng tôi gọi là Lễ hội trò nhại Nỏ Nường, nó là dòng Lễ
hội vòng đời “hèm tục” phổ biến khắp vùng Đông Nam Á cổ, nhưng
đã bị thất truyền từ giữa đầu thế kỷ XX do cuộc chiến tranh của Nhật
ở vùng này. Ngày nay đã có một vài nơi cho khôi phục lại dòng Lễ
hội này như ở Vân Nam của Trung Quốc, nhưng ở đó họ thực hiện
quá hoành tráng (qua phim), khó tìm được bản chất của dòng lễ hội
này.
2
Miếu Trò, một ngôi miếu cổ ( có tên chứ không có hình hài của một ngôi miếu) chỉ
một đám đất hình vuông mỗi chiều koảng 20 m (một đầu có tấm đá hình tròn) nằm giữa
một khu đất rộng mỗi chiều 100m nằm bên hồ nước, trong khu rừng Trám. Ở đây cứ 2
hoặc 4 năm mở lễ hội một lần vào đầu xuân (năm chẵn), bắc rạp trên mô dất ấy, tiến hành
Lễ hội diễn nhiều tích trò, nên gọi là miếu Trò- miếu Trò nằm trong rừng Trám nên gọi
miếu Trò Trám ( nay rừng trám không còn).Và xóm ở cạnh cũng gọi xóm Trám, hay
Phường Trám, tên chữ là xóm Cổ Lãm, thuộc làng cổ có tên tục là Kẻ Gáp, tên chữ là
Thạch Cáp ( Gáp là gặp, nơi gặp gỡ của những cư dân người Kinh mới ở trên các đồi gò di
cư xuống). Làng ngày nay có 32 xóm, trong đó xóm Trám và xóm Bùi có đầu tiên.
Cho nên lễ hội Trò Trám xuất hiện từ thuở ấy. Tục truyền, dân ở trên Gò Mun mới di
cư xuống hay bị ốm đau và chưa biết làm ăn “Bà” dạy cho dân biết làm ăn và tổ
chức lễ hội trừ đuổi tà ma để đời sống yên lành khỏi ốm đau. Có thể ban đầu nghi lễ
còn sơ sài, trong hội thời điểm vua Hùng dùng voi kéo cày.
Cách Đền Hùng khoảng 5km về phía Đông Nam và nằm bên bờ tả ngạn sông
Thao. Tứ Xã ngày xưa, khi chưa có con đê thì ở đây là vùng thung lũng ngập nước, thỉnh
thoảng nổi lên những đồi gò (chỗ ở của Tổ tiên ta người Kinh xưa), lúa chỉ làm một vụ,
quanh năm sinh sống bằng nghề vó bè, cá mú nên được nhắc đến trong lời ca Trò Trám:
Không đâu vui bằng phường ta
Đàn ông đi tát đàn bà đi hôi
Tứ Xã xưa là vùng quê nghèo, nhưng có truyền thống hiếu học, có người đỗ đạt cao
như Nguyễn Quang Thành-đỗ tiến sĩ lúc 24 tuổi (1680 đời vua Lê Hy Tông) làm quan đến
chức Thiểm đô ngự sử, hoặc quan võ Chử Đức Cương trấn ải biên thùy được phong tước
Quận công và còn có nhiều ông Cử, ông Cống khác như, Nhất nguyên Nguyễn Tất An
người soạn bài Văn tế miếu Trò v.v… Ngoài ra còn có cháu chắt của quan nghè Nguyễn
Quang Thành là Nguyễn Quang Hoà (biệt danh Tổng Cóc) một văn nhân hào hoa, danh gia
vọng tộc trong giai thoại cuộc "tình sử " với nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Và phải chăng nữ sĩ Hồ
Xuân Hương trong thời gian làm bạn với Tổng Cóc, nhờ gắn bó với lời ca ẩn ngữ Nõ
Nường của Lễ hội Trò nhại Nõ Nường này, nên mới có được những tứ thơ tuyệt bút để lại
cho đời. Nói lại điều này để thấy Lễ hội Trò Trám là sản phẩm lấp lánh nền học vấn uyên
thâm: Địa linh - Nhân kiệt. Ngày nay Tứ Xã là nơi giàu có trù phú, có chợ trung tâm của cả
vùng, có đường lớn, xe khách ghé Đền Hùng xuôi Việt Trì về Hà Nội.
Vật linh được sử dụng hàng năm trong giờ Lễ mật-tắt đèn ở trong miếu Trò là cái mo
nang (bẹ cây măng) và dùi gỗ vông do cụ từ miếu chuẩn bị, đến đêm lễ mới đưa ra, xong
Lễ mật thì thả xuống hồ ngâm, lấy nước tưới ruộng diệt trừ sâu rầy. Như vậy vật linh thờ
trong miếu chỉ là biểu tưng: Hữu danh-vô vị. Danh có tên tục là bà “Đụ Đị”, tên nôm là Nõ
Nường , tên chữ là Ngô Thị Thanh Thanh; còn gọi là bà “Chúa Trò” là do bà dạy cho dân
phường Trám biết làm trò nhại “lắp khít nhau” của Nỏ Nường- lấy đó làm bùa chú trừ đuổi
tà ma, cứu chữa bệnh tật, còn là để mua vui trong ngày đầu xuân. Và do đó, miếu Trò chỉ
là một mô đất với một tảng đá ở giữa, nằm trong rừng cây trám rậm rạp, cạnh hồ nước
đường đi của ma âm phủ lên trú ở rừng cây, đợi đêm vắng vào làng bắt dịch (Lời kể của cụ
Gia Tự và các già làng). Còn ngôi miếu này là mới có từ ngày khôi phục Lễ hội.
3
Ảnh 1: Miếu Trò. Nguồn của tác giả.
Tiến trình của lễ : Lễ mật tắt đèn, xướng diễn trò nhại linh tinh tình phộc.
Tiến trình của hội : Rước lúa thần trình trò Tứ dân, lời ca ẩn ngữ Nỏ Nường.
Đặc điểm của lễ: Linh thiêng huyền bí thần chú vật hèm .
Đặc điểm của hội: Trò - vè - hỉ tiếu - trêu - ghẹo - mua vui
Nghĩa là toàn bộ trò diễn ở đây đều phải tuân theo chức năng hoạt động của Nõ Nường
Linh tinh tình phộc- tức là Đụ Đị, nó là cái thiêng hèm, chỉ được diễn ra trong ngày lễ hội
nên mọi hoạt động và lời ca đều mang tính thiêng, không mang tính dâm tục.
Lễ hội Trò Trám ngoài phần mở đầu với bốn phần chính. Phần một mở đầu là Lễ Cáo tế
dâng sớ thỉnh cầu Ngài về dự lễ hội. Phần hai : Lễ mật tắt đèn, xướng diễn trò nhại "Linh
tinh tình phộc – "lắp khít nhau" của Nõ Nường trong miếu và lễ thức Trò nhại Nõ
Nường"lắp khít nhau" của dân làng bên ngoài rừng trám. Phần ba Lễ rước lúa thần, phần
bốn Hội trình nghề Tứ dân chi nghiệp (Sĩ, Nông, Công, Thương). Lễ hội kéo dài một đêm
và một ngày: bắt đầu vào tối ngày 11 và kết thúc vào chiều ngày 12 tháng Giêng âm lịch .
Lễ tế dâng sớ cầu xin mở lễ hội.
. Khoảng 7 giờ tối ngà 11 tháng 1 âm lịch, tiến hành Lễ cáo tế dâng sớ cầu xin linh Bà cho
mở hiội.
Văn tế miếu Trò.
Tác giả Nhất nguyên Nguyễn Tất An.
(Phiên âm nhà giáo Dương Văn Thâm)
Băng sương cốt cách Kính trần phi lễ
Kim ngọc tinh thần Cựu lệ tái trần
Nhược thuỷ doanh châu quý
khách
Nguyện thuỳ giám cách
Bồng lai hải đảo tiên nhân Tiết dĩ hoà thuần
Hách quyết thanh Vi sĩ vi nông
Trạc quyết linh Vi công vi thương
Hãn tai ngữ hoạ Hề nghiệp hàm toại
4
Cảm tất thông Viết phú viết quý
Cầu tất ứng Viết thọ viết minh
Bảo vật hộ dân Hề phúc vinh thân
Miếu mạo ức niên trường tại Thực nại âm phù
Anh linh vạn cổ như tân Chi đại đức dã
Lịch niên đông quý Phục vi thượng hưởng.
Tiết yếu mạnh xuân
Mở đầu với câu : Băng sươngcốt cách : Sách: “Từ điển Việt- Hán ”do sinh viên
Hoa kiều sưu tầm, trang 50 giải thích: đó là một thành ngữ cổ, “Băng sương” hay còn gọi
là “Ngọc kết băng thanh”, nghĩa là sự trong sáng tinh khiết, sách “Từ điển thành ngữ Hoa-
Việt" của Nguyễn Văn Khang và Nguyễn Như Ý, Nxb Văn hóa ấn hành năm 1994 trang 43
có cụm từ “Băng thanh ngọc khiết” giải thích đó là phẩm chất cao đẹp. Vậy có thể hiểu
“Băng sương cốt cách” là sự trong sáng thanh khiết phẩm chất cao đẹp. Còn tinh thần thì
như kim như ngọc: hào quang toả sáng.
Bài Văn tế (cách đây khoảng 3-400 năm), cho chúng ta thấy đang nói về bậc Tổ phụ
và Tổ mẫu: Quý khách, tiên nhân ở chốn Bồng lai hải đảo, là Bảo vật, hộ dân, "cảm" tất
"thông" và "cầu" sẽ "ứng", v.v… cả bài Văn tế toát lên tinh thần ca ngợi bậc Tiên Tổ của
chúng ta kết tinh trong vật linh Nỏ Nường.
Tiên tổ truyền kỳ di vật báu
Miếu trò linh nghiệm dấu vàng son.
Đó là huyền thoại về người Kinh Giao Chỉ: thuở mới rời Gò Mun xuống xóm
Trám. Hình ảnh này được phảng phất hư ảo trong bài Văn tế miếu Trò… "Bồng lai hải
đảo tiên nhân", hoặc "Hãn tai ngữ họa tức là án ngữ ngăn chặn ma quỷ, hoặc miếu mạo
anh linh van cổ như tân. Nghĩa là vật linh Nõ Nường – tức là Tiên tổ, cụ thể là nơi sinh ra
con người sẽ có đầy đủ các phép thần thông linh nghiệm ngăn chặn và triệt tiêu tại họa cho
cộng đồng. Ở thời đó, chỉ tồn tại có ma của người chết và ma của các loài đã chết. Người
và gia súc ốm đau rồi chết là do ma bắt dịch. Càng về sau dịch bệnh làm người chết hàng
loạt, gia súc, mùa màng khô héo; công sức của con người làm ra, chỉ chốc lát trắng tay. Lấy
gì để ngăn chặn cái thảm họa đó. Kêu cứu ai đến giúp cho con người ? không có ai cả. Chỉ
có Tổ tiên. Nhưng ở thời điểm đó chưa có trí tưởng tượng để hình dung được Tổ tiên mà,
chỉ nhìn thấy cụ thể nơi sinh ra con người là Nõ Nường. Vậy, lấy mọi động thái hoạt động
của Nõ Nường-tức là lắp khít nhau trong khi sinh ra con người. Lấy đó làm bùa chú để cứu
giúp con người tai qua nạn khỏi – Văn tế miếu Trò ghi :
Cảm tất thông
Cầu tất ứng.
Đó là sự mong mỏi đếnTổ tiên –tức là Nõ Nường giải cứu mọi tai ương cho con
dân xóm Trám và làng Kẻ Gáp (Trong Hán tự của Trung Quốc, Nõ được biểu tượng bằng
chữ "tổ" ( ) có chữ thả ( ) là sinh thực khí của đàn ông, tổ tiên nguồn cội ).. Tiếng
5
Kinh, thanh điệu Hà Nội gọi là Nỏ- tức là Nỏ thần An Dương Vương. Tât cả diễn trình của lễ
hội trò nhại Nõ Nường trong lễ hội Trò Trám đều toát lên ý nghĩa như thế.
Vậy, tại sao những người sinh ra ở thế kỉ XX mà không lấy tư duy thông mình của
mình để đứng vào thời điểmTổ tiên của chúng ta người Kinh mới rời khỏi các gò đồi xuống
thung lũng ngập nước xóm Trám, để kiếm sống hàng ngày với từng con ốc con cua còn lại
trong ca dao. Đàn ông đi tát đàn bà đi hôi. Người có tâm trí phải rơi nước mắt khi nhìn
những động thái hoạt động của Nõ Nường trong lễ hội Trò Trám. Đó là động thái bùa chú
giúp Tổ tiên của chúng ta đạt điều mơ ước về sự sống trường tồn của dân tộc. Nếu không có
những động thái ấy cứu cánh, tạo niềm tin để vươn tới sự sống thì nhân loại nói chung, dân
tộc Kinh Tổ tiên của chúng ta nói riêng chỉ nhìn cảnh đau khổ rồi chết tàn lụi. Thế mà ngày
nay có bài viết với tiêu đề Về Trò Trám để xem đụ đị. Đó là loại người bất hiếu, vọng ơn bội
nghĩa với Tổ tiên, loại ngườì vô văn hóa, kém cõi về đạo đức. Đem cái linh thiêng của Tiên
tổ làm trò đuà. Và trong dịp khôi phục lễ hội Trò Trám để cho ăn khách xem phim, người
đạo diễn đã thay vật linh Nõ Nường bằng cái mo nang và dùi gỗ vông thành cái Nõ Nường
hiện thực bằng gỗ- sơn mầu đỏ (ảnh 96a ), hoặc những người gọi Vật linh biểu tượng Nõ
Nường là phồn thực, hoăc ca ngợi việc giao phối của nam nữ cũng nằm trong số người đó.
Như Nguyễn Phú Sơn đã đưa tiền, tài trợ và bày cho Lý Khắc Cung viết sách Văn hóa phồn
thực Việt Nam phần về Trò Trám (xem cuối bài này). Tục ngữ Angieri có câu: Sự thật làm ta
đau lòng còn hơn niềm vui bị lừa dối. Vậy chúng ta đặt mình vào thời điểm sinh sống của Tỏ
tiền để xem tiếp lễ hội Trò Trám.
Sau lễ cáo tế dâng sớ có lễ hát cúng đệm đàn giằng xay do cụ Từ miếu thể hiện, còn
gọi là lễ chầu chực. Lễ chầu chực là ngồi ngóng đợi giờ lành, gồm các bô lão và do chức
sắc phân làm hai nhóm: nhóm chức sắc cao thì ngồi cùng cụ Từ ở miếu dùng đàn dăng
xay gõ nhịp hát thờ ở miếu (ảnh2). Nhóm chức sắc thấp thì ngồi ở điếm Trám - cách
miếu trò khoảng 200m có cả đôi trò đã hoá trang, đến giờ thì một bô lão dẫn vào miếu.
Nghe tiếng gà gáy là nửa đêm, đến giờ lành (giờ tý) bước vào giờ chính lễ "Lễ mật".
Ảnh 2: Cụ Thủ nhang Hát thờ. Nguồn của tác giả.
Lễ mật tắt đèn diễn trò nhại linh tinh tình phộc
Trước linh vị thần miếu -thần Nỏ Nường, đôi trò (nam thanh, nữ tú) đứng sau chủ
tế sẵn sàng đợi lệnh diễn trò (ảnh 3) Chủ tế, sau khi khấn xong lời thần chú - cầu xin, gieo
quẻ âm dương và lạy xong bốn lạy –bốn vái thì bước lên cạnh bàn thờ, mở hòm lấy vật
hèm (ảnh 4)
6
Ảnh 3 : Đôi trò Ảnh 4: Thủ nhang lấy vật linh.
Ngày xưa vật hèm là cái mo nang (bẹ của cây măng) và dùi gỗ vông (như đã nói ở trên),
nay làm bằng gỗ xoan, sơn son mang tính hiện thực thiếu thẩm mỹ, xong việc thì cất vào
hòm đặt trong tủ, để trên bàn thờ Thượng, có cầu thang, đến giờ chủ tế lên bê xuống, lấy
Nõ trao cho nam, lấy Nường trao cho nữ, rồi bước ngang sang phải ( bàn thờ ) hai bước,
quay lại, chếch hướng về đôi trò , miệng hô : Linh tinh tình phộc đồng thời hai tay khoát
lên tạo thành hình chữ V trước trán. Đèn tắt, tuần tự hô ba lần . Theo lệnh tuần tự của mỗi
lần hô, đôi trò đứng tại chỗ, hai tay cầm vật hèm đưa sang đưa về) miệng hát
Bên kia có nứng cùng chăng
Bên này lủng lẳng như giằng cối xay
Hát xong hai câu này thì nữ cầm cái Nường đưa lên, nam cầm Nỏ phộc vào (ảnh 5),
phải làm ba lần như thế ( trong đêm tối, chủ tế nghe cạch đủ ba tiếng) đèn sáng lại.
Hình 5: Diễn trò Linh tinh tình phộc.
Phút ấy gọi là phút thiêng "dập" chiêng trống để kính cáo với thần linh, thiên địa và
dân làng biết lễ mật tắt đèn đã thành công, đồng thời Chủ tế dẫn đầu đôi trò chạy quanh
miếu hai, hoặc bốn vòng ngược chiều kim đồng hồ, theo sau là dân làng: vừa chạy vừa la
hét và gõ dùi vào mẹt để đuổi ma quỷ trừ hiểm hoạ cả năm cho đân làng, cùng mùa màng
gia súc v.v... ngày xưa phút lễ mật tắt đèn, không ai được nhìn. Tất cả ở đây, Triết học cho
rằng : Nó là nó, nhưng không phải nó vì đã thay đổi chất. Hiện tượng ấy theo các thầy pháp
7
mã hóa cái thiêng vào trong cái thực. Như người ngồi đồng là thực, còn lời nói là hồn
của người chết hiện lên cho nên người nhà của người chết rất tin. Vì những điều nói ra ấy
chỉ người nhà của người chết biết. Do đó, ở giờ lễ mật tắt dèn diễn trò Linh tinh tình phộc
trong miếu và dân làng thực hiện động thái Tình phộc ngoài miếu cũng nên hiểu như thế ở
lễ lên đồng.
Lễ thức tình phộc của dân trong phường.
Khi nghe hiệu chiêng trống dập và tiếng la hét ở ngoài miếu thì số người ở nhà
trong phường cũng đồng loạt gõ dùi vào mẹt hoặc dùng chày giã vào cối và la hét theo để
đuổi ma quỷ. Tiếp theo, dân làng phải thực hiện lễ thức "tình phộc" : bà góa mà có chửa
càng tốt, bà Chánh và các bà có chửa thì Cá ao ai về ao ta ta được (nếu không làm thế thì
cả năm cả nhà bà gặp súi quẫy tai ương, ruộng vườn, cây trái khô héo, trâu bò bị dịch
bệnh), còn những đôi trai gái tân, anh con trai trao một vật kỷ niệm cho cô gái để làm tin.
Cô nào có chửa trong dịp đó –tức là lễ hèm của phường thành công, đem lại điều
may mắn cả năm cho gia đình và toàn phường. Phường sẽ đứng ra lo liệu tổ chức lễ cưới
cho họ và không phải nộp tiền cheo. Đứa con sinh ra trong dịp lễ mật này là của quý, vật
cưng của gia đình và toàn phường. Có trường hợp, cô gái biết mình có thai, nhưng khi gặp
lại anh con trai trong gờ lễ mật hôm ấy, vì trời tối nên không biết mặt, nay thấy rõ, cô
không ưng mà ưng kết duyên với anh con trai b .Thì, dân phường vận động anh b và anh ta
cũng đồng ý, gia đình anh b cũng coi đưa bé ấy là cháu nội của mình. Vì đứa bé ấy là kết
quả của lễ mật hèm tục, nó là hết tinh linh nghiệm của âm dương thánh thần Tiên tổ là của
quý, vật cưng của gia đình và cộng đồng, dân làng sẽ an bình thịnh vượng…Đó là tục hèm
tâm linh, linh thiêng, thần bí, ở thời chưa có ngành Y tế và thuốc trừ sâu. Một niềm tin
tuyệt đối vào vật hèm như thế đã cứu giúp dân tộc Kinh của chúng ta tồn tại trong bốn
ngàn năm lịch sử, các dân tộc khác cũng nằm trong dòng văn hóa tâm linh hèm tục như thế.
Chúng ta ngày nay, phải tự đặt mình vào thời điểm dân tộc ta mới rời Gò Mun di
dời xuống xóm Trám để kiếm ăn. Cuộc sống đói rét, bệnh tật cái chết luôn luôn kề cận rình
rập mà không có thuốc thang để cứu chữa
Việc tình phộc ngoài rừng Trám sau lễ mật, của nhân dân trong phường, ngày nay
các già làng mới kể lại với nhiều tình tiết sinh động hấp dẫn : Có những đôi nam nữ thành
chồng vợ và họ đã qua đời vài chục năm nay; vì tục này đến đầu thế kỷ XX đã tàn.Những
điều húy kị ấy, ngày nay mới nói ra, còn ở thời điểm đó thì công việc của hèm tục sống để
dạ, chết mang đi. Không bao giờ hé ra nửa lời. Những bài viết của các nhà nghiên cứu về
dòng lễ hội này trước đây như Toan Ánh, đều do dân làng bên cạnh phán đoán tô vẽ thêm.
Lệ hèm tục này cũng thấy trong lệ tục chọc sàn (xăc san) của ngườiThái ở Điện Biên, cô
gái có chửa anh ta mới cưới. Vậy đứa trẻ ấy chưa chắc là con anh ta vì người Thái không
có tục li dị.
Lễ rước lúa thần.
Lúa "Thần" là bó lúa đã được vị Chủ tế năm trước chuẩn bị: chọn những bông lúa
dài, hạt mẩy, treo cất trên chạn bếp, đến kì Lễ hội này mới đem ra đặt làm lễ vật tế trong
miếu. Vậy, Lúa "Thần" đã được vật linh Nõ Nường kiềm chứng, diệt trừ sâu rầy và ban
cho lộc tốt lành của mùa màng năm ấy sẽ bội thu… Sau đêm lễ mật trong miếu, sáng hôm
sau ngày 12 toàn phường tiến hành Lễ rước lúa "Thần". Đi đầu đám rước là cụ Chủ tế: hai
tay ôm bó lúa trước ngực ( bó lúa ngày nay do kiệu rước ). Đám rước đi qua các đường
trong phường Trám, đi qua đình, đi qua chợ, đi qua cánh đồng. Tên đường đi, thỉnh thoảng
8
ông hô mấy tiếng: nốc Uy Oa, hoặc hô chệch thành nốc U huề = nốc là chim, tiếng Kinh
cổ, hoặc tiếng tày Thái, còn Uy Oa là tên đôi chim vật tổ (totem) của dân tộc ta. Đám rước
đi đủ vòng thì trở về miếu Trò, đặt bó lúa vào tảng đá giữa mô đất. Lễ rước lúa "Thần"
tiến hành kính cẩn như thế, dân phường Tám tin rằng năm ấy mùa màng sẽ được tốt tươi.
Vũ hội trình nghề Tứ dân chi nghiệp.
Bà ẳm cháu mẹ bồng con
Không xem Trò trám cũng buồn cả năm.
Tất cả hiện tượng ở đây đều là cái “hồn” của Nỏ Nường, vật linh Nỏ Nường còn gọi
là cây chằng cối, hay giằng xay, cây đàn đạo cụ cũng gọi là đàn giằng xay- vật linh được
phóng đại. Đó là tính minh triết của vật linh này. Do đó, trong miếu cụ Chủ tế ôm đàn
giằng xay gõ nhịp hát thờ ở lễ chầu chực, trước giờ lễ mật (ảnh 6), ngoài hội nhân vật- cây
đàn giằng xay (ảnh 7) là Quản ca của các trò diễn, với lời ca cất lên mở màn cho ngày hội
.
Ối ối ôi a ! Ối ối ôi a !
Năm cũ đã qua
Bước sang năm mới
Tôi ra trình trò
Ảnh 6: Quản ca Ảnh 7: Hội trình nghề Trò Trám.
Hội qua các trò nhại trình nghề là con đường chuyển tải, minh giải tư tưởng của lễ
theo các kênh khác nhau, qua lời ca ẩn ngữ Nõ Nường và động thái của các trò nhại như:
thợ xẻ thì cho lưỡi cưa quay ngược lên (ảnh 8), thợ cấy thì cho ngọn cắm xuống mới nên
mùa màng.,cô kéo sợi thì sợi lôi ra bằng cổ chày, phường chài đón hỏi mua dây kéo
thuyền (ảnh 9) còn anh câu cá lại có các động từ: cắn, nuốt, tha. Mặc dù là động thái củ cái
vật hiện thực nhưng đều trái ngược với cai được sử dụng hàng ngày.
Thợ xẻ hát: Người kéo sợi hát:
Người ta xẽ gỗ trên ngàn Xin đừng quản thấp lo cao
Anh đây cưa lấy một nàng đương tơ. Bông em đã nỏ anh vào mà cung.
9
Ảnh 8: Người thợ xẻ : Ảnh 9: Cô kéo sợi và anh cung bông
Cụ đánh lờ hát: Anh câu cá hát:
Ai ơi chớ bảo tôi già, Có chồng thì nhả mồi ra
Tôi còn gánh nổi bên ba cái lờ Không chồng thì cắn thì nuốt thì tha lấy mồi
Ảnh 74 Ảnh 75
Ảnh 10. Ảnh 11.Anh câu
Lời ca ẩn ngữ Nỏ Nường.
Lễ hội Trò Trám là Lễ hội "Nỏ Nường", do đó toàn bộ tích trò diễn ra ở đây đều phải
tuân theo chức năng hoạt động của Nõ Nường "linh tinh tình phộc". Vì thế, nếu lễ hội tại
miếu thờ cụ Tổ nghề Mộc thì công việc cưa, đục đó là công việc của nghề thợ mộc. Trái
lại, ở lễ hội Nỏ Nường thì cái cưa "xẻ" gỗ, cái đục "đục" gỗ là tượng trưng cho Nõ "phộc"
vào Nường, Sĩ là chiếc bút "quệt" vào nghiên mực, Nông là cái cày "cắm" xuống đất, anh
câu cá thì cần câu "móc" vào mồm cá v.v... và lời ca của nhóm tứ dân chi nghiệp (Sĩ,
Nông, Công, Thương) cũng đều phiếm chỉ việc Nỏ "phộc" vào Nường. Lời ca có trên 250
câu thơ Lục bát. ở đây, xin trích lời của một số vai diễn trong hội trình nghề.
Lời ca của nhân vật, cây đàn giằng xay - đàn giằng xay là biểu tượng Nỏ Nường, nhân
vật trung tâm, vai trò Quản ca của các trò diễn:
10
Ôi ối ội a
Đàn ông tậu ruộng ba bờ
Chớ để kẻ khác đem lờ đến đơm
Ruộng ba bờ là hình ba góc - cái Nường.
Tục ngữ có câu:
Ngồi lá vông
Chổng mông lá trốc (trầu)
Lời ca của người thợ cày:
Nhà ta vui cấy vui cày
Làm ăn vất vả tối ngày không thôi
Mong sao như đũa có đôi
Tháng năm năm việc tháng mười mười công
Ý phiếm chỉ ở đây là chữ "cấy" và chữ "cày", khi hát được nhấn mạnh.
Lời ca của chị thợ cấy:
Người ta đi cấy lấy công
Tôi đây đi cấy lấy ông chủ nhà
Đi cấy thì gốc chổng lên
Ngọn thời cắm xuống mới nên mùa màng
Trong bài hát của người thợ cấy có những từ "gốc" và "ngọn" đó đều là ẩn ngữ, phiếm
chỉ về sự hoạt động của Nõ Nường: ngọn có "cắm xuống" mới nên mùa màng, hoặc "lấy"
ông chủ nhà là chồng mình - nghĩa là chị ta đi cấy ruộng nhà.
Lời ca của cô mua xuân, bán xuân:
Còn xuân thì mua xuân đi
Nay lần mai lữa còn gì là xuân
Ở đây "bán" và "mua" đều là chữ "xuân".
Lời ca của anh đi câu:
Cành câu trúc anh đúc lưỡi câu vàng
Anh tra mồi nguộc anh sang câu hồ
Người ta câu diếc câu rô
Anh nay câu lấy một cô không chồng.
Có chồng thì nhả mồi ra
Không chồng thì cắn thì nuốt thì tha lấy mồi.
Lời ca của anh thợ xẻ:
Người ta xẻ gỗ trên ngàn
11
Anh đây cưa lấy một nàng đương tơ
Em tài bắt chệch sớm trưa
Anh thì khéo xẻ sớm trưa cùng phường
Ở đây chữ "cưa" "xẻ" "bắt chệch" đều là ẩn ngữ.
Lời ca của anh cung bông và chị kéo sợi:
Nam hát:
Mặc ai cây lưới ngọn bè
Tôi người phường Trám làm nghề cung bông
Cô nào bông cán đã xong
Muốn đi kịp chợ đón cung anh vào.
Nữ hát:
Xin đừng quản thấp lo cao
Bông em đã nỏ anh vào mà cung.
Nam nữ hát:
Thế là nhất sợi nhì bông
Vừa cán vừa kéo đứt thông một ngày
Sợi lôi ra bằng cổ chày
Phường chài đón hỏi mua dây kéo thuyền.
Trong đoạn lời ca này chữ "cung anh" và "bông em" hoặc sợi bằng "cổ chày" đều là ẩn
ngữ.
Thầy đồ và học trò:
Học trò đi học sách kinh
Tay cầm quản bút "quệt" tình nghiên đây
Học trò đi học chữ thầy
Học nhồi học nhét bụng đầy văn chương
Lễ hội Nỏ Nường là lễ hội ngợi ca về sự cường tráng và hoạt động "linh tinh tình
phộc"của Nõ Nường vật "hèm" : Nỏ to và dài như cái "giằng xay" còn Nường thì rộng và
sâu như "cối xay lúa". Đó là ý nghĩa biểu tượng. Ở đây không còn quan niệm "dâm" và
"tục" nữa. Bởi lẽ đó đều là cái hồn của hiện thực được mã hóa sang các hoạt động của cái
thực. Vì cái tâm linh cho nên nó chỉ được diễn ra trong khoảnh khắc ấy. Mọi hiện tượng
diễn ra xong là thôi, không được bàn tán, sống để dạ chết mang đi. Đó là lễ hèm. Hèm là từ
khoa, kiêng dè, cấm kị húy. Tiếng quốc tế gọi là Tapu, tiếng Thái ở Tây bắc gọi là Cam
dam,linh thiêng huyền bí bí hiểm, điều không được nói ra động đến thánh thần.
Làn điệu hát Trò Trám
(Băng lưu tại Viện Âm nhạc 90 phút)
5.1 Hát Trò Trám thuộc thể Hát thơ (Recitaf), có thơ là có hát. Trong đó các yếu tố:
12
thanh điệu, nhịp điệu và bố cục của câu thơ giữ vai trò chính, âm nhạc thứ yếu. Nhưng đã
nói hát tức là phần của âm nhạc . Để nổi rõ phần mình, âm nhạc đóng vai trò chính ở nét
dạo đầu và láy đuôi khi hát một khổ thơ. Âm hưởng của nét dạo đầu và láy đuôi ấy sẽ tạo
ra " cái hơi’’ của làn điệu hát thơ đó. Đây là tính chất chung của thể loại Hát thơ trong dân
ca các miền .
Nét dạo đầu láy đuôi là một hư từ "a’’... hoặc "ơ’’ vang lên thành nét Vocalise xuất hiện
trong hai trường hợp : a) nằm ngoài lời thơ, b) nằm trong lời thơ.
Thứ nhất, nằm ngoài lời thơ: trước và sau như Hò giã gạo vùng Bình Trị Thiên , Hát ví
Nghệ Tĩnh và dân ca Thái Tây Bắc ( hình 12).
Hình 76: Dân ca Thái
Thứ hai, nét Vocalise nằm trong lời thơ , xuất hiện ở những chữ đầu hoặc những chữ
cuối của khổ thơ : a ) xuất hiện hai chữ đầu (Quan họ). b/ xuất hiện trong hai chữ cuối của
câu thơ 6 và 4 chữ cuối của câu 8 (Trò Trám).
Trong hát Quan họ hai chữ cuối của câu sáu đảo lên trước gọi là đảo ngữ. Chẳng hạn
câu 6 (lục) Thân lươn bao quản lấm đầu. Khi hát sẽ thành Bao quản lấm đùu.
b) Xuất hiện ở hai chữ cuối của câu thơ 6 (lục) và 4 chữ cuối của câu 8, như hát Trò
Trám.
5..2 Hát Trò Trám có nhóm hề đế , nam đóng giả nữ, xuất hiện theo vai chính trên sân
diễn, pha trò để múa vui cho người xem và đế theo câu hát .
Nguyên tắc của hát và đế : Sau khi nhân vật chính hát hết một trổ hát (hai câu thơ) thì
nhóm hề đế nhại lại câu thơ thứ hai rồi thêm tiếng "uy" để kết thúc trổ hát.
6.3 Hát Trò Trám lấy hai câu thơ lục bát làm một trổ hát. Câu thứ nhất sáu chữ là vế
một, câu thứ hai tám chữ là vế hai. Mỗi vế có một tiến hành kết: vế một coi như kết nửa, vế
hai coi như kết trọn.
Thủ pháp tiến hành của các lối kết là căn cứ vào thanh điệu nằm ở chữ cuối của mỗi câu
thơ:
a) Nếu dấu huyền nằm ở chữ cuối của cả hai câu thơ lục bát thì sẽ có tiến hành kết của
cả hai vế trong một trổ hát : ký hiệu ( a - b ), như điệu hát của cụ già đánh lờ sau đây, dấu
huyền nằm ở chữ già và ở âm lờ ( hìmh2) .
Ai ơi chớ bảo tôi già,
Tôi còn gánh nổi bên ba cái lờ .
Các vai trước khi vào hát trổ một có nét đệm ối ối ội a một nhịp (và đàn giằng xay có
chỗ đánh mồm phừng phừng phứng phừng (sòn mì sòn sí sòn la ).
13
Hình 2
b) Nếu thanh không nằm ở chữ cuối của cả hai câu thơ thì có nét kết của cả hai vế trong
một trổ hát - ký hiệu ( x - y), như : điệu hát của cô " mua xuân, bán xuân’’ dấu bình nằm ở
chữ đi và chữ xuân (hình 3)
Mua xuân kẻo hết xuân đi,
Nay lần mai lữa còn gì là xuân,
Hình 3
Đến đây, trong dân ca Trò Trám đã có bốn âm điệu ( a- b) và ( x-y)-tức là phù hợp với
thanh huyền nằm ở chữ cuối của cả hai câu thơ và thanh không nằm ở chữ cuối của cả hai
câu thơ. Nhưng khi hai câu thơ sáu tám lại có thanh không và thanh huyền đi với nhau thì
âm điệu được hoán vị theo từng cặp : x-b hoặc a- y để phù hợp với thanh điệu của từng khổ
thơ trong từng trổ hát .
Thứ nhất, khi chữ cuối của câu sáu là thanh không và chữ cuối của câu tám là thanh
huyền, thì tiến hành kết của hai vế hát sẽ là âm điệu x-b, như điệu hát của người đi câu sau
đây (hình 4):
Có chồng thì thả mồi ra,
Không chồng thì cắn, thì nuốt, thì tha lấy mồi.
Hình 4
14
Thứ hai, khi chữ cuối của câu sáu có dấu huyền và chữ cuối của câu tám có thanh không,
thì tiến hành kết của hai vế trong trổ hát đó sẽ là âm điệu a-y, như : điệu hát của người thợ
mộc sau đây(hình 5) :
Người ta xẻ gỗ trên ngàn
Tôi nay cưa lấy một nàng đương tơ.
5.4 Nhận xét :
a) Qua bốn ví dụ vừa nêu ở trên, cho thấy hát Trò Trám giai điệu âm nhạc có ba bậc âm:
La, Mi, Si và trong mỗi trổ hát có hai âm điệu (a- b) hoặc ( x- y) nằm ở vị trí tiến hành kết
của mỗi vế – có nghĩa chúng hoán vị cho nhau.
b) Mỗi trổ hát có bốn ca từ nằm ở đầu của mỗi câu thơ là hát theo thể tự do, số còn lại là
hai ca từ cuối của câu thơ (lục) và bốn ca từ cuối của câu thơ ( bát ) bị âm nhạc chi phối
nằm ở hai âm điệu ( a, b) hoặc ( x,y ).
*Trong số những ca từ hát tự do, lại phân làm hai nhóm: nhóm có thanh điệu ở âm khu
cao và nhóm có thanh điệu ở âm khu thấp . Vậy nhóm có thanh điệu ở âm khu cao gồm các
dấu ( sắc, ngã, không ) những ca từ này sẽ rơi vào bậc âm La- trong bài Người đánh lờ
(Hình 60) là những ca từ ai, ơi, chớ, gánh, còn nhóm thanh điệu ở âm khu thấp, gồm các
dấu (huyền, nặng, hỏi) rơi vào bậc âm Mi là những ca từ: bảo, rằng, còn.
c) Những ca từ bị âm nhạc chi phối nên các dấu thanh điệu ở đây đôi khi không còn tác
dụng nữa như: chữ là trong tiết còn gì "là’’ xuân. Khi hát lên ở âm điệu (y) thì chữ là nghe
thành lá vì nó rơi vào âm La của giai điệu (Hình 64)
d) Người nghệ nhân Trò Trám nắm rất vững những nguyên tắc diễn xướng- nói cách
khác, những nguyên tắc diễn xướng trong dân ca Trò Trám đã thấm vào tiềm thức các nghệ
nhân, nên có thơ lục bát là họ hát được ngay. Ngoài ra, trong khi trình diễn, nghệ nhân còn
phải ứng tác tức thì những câu thơ phù hợp cho cuộc đối đáp theo từng hoàn cảnh xảy ra.
Mỗi thế hệ đều nổi lên những người có giọng hát đẹp và tài ứng tác thơ hay được địa
phương truyền tụng như cụ Thức, cụ Sinh và hai người con của cụ Sinh là chị Cam, anh
Sinh.
đ) Những người khác vùng nếu làm theo những nguyên tắc như đã trình bày trong bài
viết này thì cũng hát được theo điệu dân ca Trò Trám và còn hát hết được cả hàng trăm câu
thơ theo thể lục bát, như trường hợp Truyện Kiều của Nguyễn Du.
5.5 Tính chất của âm nhạc
Hát Trò Trám có bốn âm điệu ( a-b-x-y ) song mỗi trổ hát chỉ sử dụng có hai âm điệu
Lấy một nàng đương tơ. Tôi nay cưa
Lấy một nàng đương
15
và kết thúc bằng tiếng "uy". Nhưng do phong cách của từng vai diễn khác nhau, nên tạo ra
những cái nhấn nhá, nhanh chậm phù hợp, đã tạo cho tính chất âm nhạc của từng trổ giai
điệu có nét riêng: cụ già đánh lờ khụ nụ ho hen, vừa bước ra đã phải tự khẳng định rằng tôi
chưa già, song chỉ còn gánh nổi mỗi bên ba cái lờ. Hoặc tiếng hát anh đi câu hóm hỉnh:
Có chồng thì nhả mồi ra,
Không chồng thì cắn, thì nuốt, thì tha lấy mồi.
ở chữ ca từ thì "cắn’’, thì " nuốt", thì "tha lấy mồi’’ đã tạo ra ba nhóm nhạc : Stacato,
legatto qua kết nửa về kết chủ : đi qua bậc âm không ổn định - thì "cắn", "nuốt" - nốt La
bậc VII, rồi về chủ âm ổn định - nốt Xì - "thì tha lấy mồi" . Hoặc cô bán xuân: ẻo lả, trẻ
trung:
Còn xuân thì mua xuân đi
rồi kết thúc bằng tiếng " uy" thì tính chất âm nhạc của trổ hát được củng cố, nhấn mạnh
làm sâu sắc hơn. Và đến tiếng " uy" thì cả đám hỏi cùng "uý’’ theo, đã tạo không khí kích
thích, sôi động về mối quan hệ giữa người diễn và người xem như là một. Nếu người xem
ngẫu hứng có thể nhảy ra sân diễn hát mấy câu thì nhóm hề đế cũng đế giúp. Đó là hình
thức sinh hoạt văn hoá tập thể của thời cổ sơ còn được lưu lại trong những thể thức và động
thái của lễ hội Trò Trám, tạo dấu ấn đặc trưng trong tâm thức người xem. Ca dao có câu:
Cuộc đời vất vả sớm hôm
Đi xem Trò Trám đủ ôm miệng cười.
Âm điệu đặc trưng
1 Khi một nét nhạc vang lên, người nghe nhận biết được nó là âm nhạc của vùng nào
hay của dân tộc nào. Sự khác biệt đó là do yếu tố biểu hiện, mà âm điệu đặc trưng là nơi
tập trung các yếu tố biểu hiện đó.
Âm điệu đặc trưng có cội nguồn từ ngữ ngôn là sự thể hiện của các thành tố: tâm lý,
lịch sử, phong tục, tín ngưỡng và môi trường sống của nơi đã sinh ra nó. Vì thế âm điệu
đặc trưng là một ngôn ngữ phong phú và đa dạng.
Trong dân ca Trò Trám có bốn âm điệu : a-b - x-y, âm hưởng của bốn âm điệu này vang
lên đã tạo ra bản sắc riêng của dân ca Trò Trám. Khi sắp xếp bốn âm điệu này lại thành hệ
thống thì ta thấy mối quan hệ về cấu trúc của các âm điệu rất chặt chẽ theo thuật ngữ "
phức điệu" trong lý luận âm nhạc chuyên nghiệp.
.2 Thủ pháp cấu trúc và phát triển của các âm điệu (hình 6).
16
Âm điệu (a) (b) (x) (y)
Hình 6
. Âm điệu (a) là đường âm đi xuống một quãng bốn đúng (La - Mì), gồm ba âm: La-
Mì- Mì hai âm mi bước trùng, âm điệu (a) có trước, nó là chất liệu chính để phát triển ra
các âm điệu khác.
. Âm điệu (b) là đường âm đi xuống một quãng bốn đúng ( Mi, Xì). Âm điệu (b) lấy
chất liệu từ âm điệu (a) rồi dùng thủ pháp mô tiến đi xuống một quãng bốn đúng mà thành:
Mì, Xì, Xì.
. Âm điệu (x) đường âm gãy lên theo một quãng bốn đúng, tính từ hai âm ngoài cùng
của đường âm La - Mì -La, âm điệu ( x) là từ âm hình của âm điệu (a) mà thành bằng
thủ pháp phát triển, cho âm cuối đi lên một quãng bốn đúng.
. Âm điệu ( y) là đường âm gãy xuống lệch, chất liệu được lấy từ âm điệu( b) rồi dùng
thủ pháp mô tiến cách quãng đi lên theo một quãng bốn đúng mà thành âm điệu y (hìn 7).
.3 Hạt nhân của bốn âm điệu: ( a - b - x-y ).
Hình 7
Khi nghe và nhìn vào cấu trúc của bốn hạt nhân ( a -b-x-y ) ở trên, ta thấy chỉ có một
hạt nhân chính (a). Tuy nhiên, không thể nói âm điệu y là âm điệu a được, vì nó còn có nét
bắc cầu của thủ pháp mô tiến trước đó. Chính nhờ có nét bắc cầu này mà người nghe không
nhận ra hạt nhân của âm điệu ( a) dễ dàng. Đây là thủ pháp phát triển cực kỳ đẹp của hát
Trò Trám nói riêng và dân ca nói chung.
4 Việc dùng thuật ngữ " phức điệu" để giải thích các thủ pháp phát triển ( phù hợp )
trong âm nhạc dân gian, chúng tôi đã áp dụng trong sách Ngôn ngữ với việc hình thành âm
điệu đặc trưng trong dân ca Thái (Nxb Âm nhạc 1994, tái bản 2001).
Điều này không phải chúng tôi lạm dụng tự đặt ra, mà từ thời Pithagore nhà bác học Hy
Lạp cổ đại (571 - 497 T. C.N) đã nghiên cứu dân ca và ông cho rằng: " Tất cả các quãng
của âm nhạc đều tuân theo những hệ thức lượng hữu tỷ đơn giản nhất" (1). Pithagore là nhà
toán học, nên ông giải thích về sự phát triển của âm nhạc theo phương trình toán học.
Đến Johann Sebastian Bach (1685-1750) nhạc sĩ người Đức đã dùng lý thuyết gọi là
"Phức điệu" để mô hình hoá các chỉ số phát triển phức tạp của âm nhạc chuyên nghiệp. Nói
cách khác, đó là phương pháp nghiên cứu về mối quan hệ giữa các chỉ số phát triển của các
tuyến trong từng "J V" của âm nhạc "phức điệu" (thuật ngữ về kỹ thuật sáng tác của âm
nhạc)
Thực ra Phức điệu cũng là toán học - hai cách đi đến đích của một vấn đề. Đó là những
phương pháp nghiên cứu về mối quan hệ tương quan đối xứng giữa các quãng trong từng
17
tuyến của tác phẩm âm nhạc nói chung và trong sự phát triển để xây dựng từng làn điệu
dân ca nói riêng.
Vì thế, việc nghiên cứu âm mhạc dân ca hát Trò Trám chúng tôi áp dụng lý thuyết Phức
điệu để quy nạp và mô hình hóa các âm điệu thành tổ hợp, trong đó các âm điệu được kí
hiệu bằng chữ cái a-b-x-y là để dễ bề nhận diện.
Song lâu nay trong nghiên cứu âm nhạc dân gian lại lo sợ tính phức tạp của lý luận
Phức điệu cho nên người ta chỉ dùng một thuật ngữ "phát triển" để chỉ sự khác nhau giữa
các âm điệu (mô típ ) trong dân ca. Cách nghiên cứu như thế thì tối nghĩa, không nói lên
được các cách tiến hành cấu trúc của các âm điệu đó, trong sự giống và khác nhau theo
từng cấp độ. Như âm điệu (y) trong dân ca Trò Trám mà gọi là thủ pháp phát triển có từ
chất liệu (a) là không lột tả hết được cái bản chất của vấn đề, tức là cách nói không trong
sáng. Do đó, tuân theo cách đi của mình đã chọn trong nghiên cứu dân ca Thái, nay chúng
tôi vẫn áp dụng lý thuyết " Phức điệu" để trình bày về sự phát triển các âm điệu trong dân
ca Trò Trám.
.5 Bậc âm - điệu thức. Trong hát Trò Trám bước đầu mới có hai bậc âm là: La - Mì, về
sau dùng thủ pháp mô tiến đưa hai âm La - Mì xuống một quãng bốn đúng mà có Mì - Xì.
Đến đây giai điệu tuy mới có ba bậc âm, mỗi bậc âm cách bâc I: dưới và trên một quãng
bốn đúng, nên đã tạo cho giai điệu có tầm âm rộng một quãng bẩy thứ. Vậy các bậc âm của
các điệu thức là: Si bậc IX (dưới)- Mi bậc I -La bậc IX (trên) hinh 8
Hình 8
Căn cứ vào những diễn biến của giai điệu có thể phỏng đoán rằng: hát Trò Trám ban
đầu là dạng nói lối theo thể thơ bốn chữ gieo vần lưng và lấy tiếng " uy" làm nét láy đuôi:
Ôi ối ội a
Năm cũ đã qua
Bước sang năm mới
Tôi ra trình trò.
Sang giai đoạn II, khi có hạt nhân (a), đầu tiên sẽ làm nét láy đuôi cho cả hai vế hát ( vế
I và II ). Tiếp đến là mô tiến hạt nhân (a) đi xuống một quãng 4 đúng cấu tạo được âm điệu
(b) làm nét láy đuôi cho vế thứ II khi kết thúc một trổ hát. Tức là khi đã có nét láy đuôi cho
cả hai vế hát – vế một kết thúc bằng âm điệu (a) vế hai kết thúc bằng âm điệu (b) . Giai
đoạn này cũng đã có âm điệu (x) và âm điệu (y) thì âm điệu (x) sẽ là nét láy đuôi chính của
vế hát thứ nhất, vì nó có âm hưởng khác hẳn hạt nhân (a). Như vậy bốn âm điệu (a-b - x-y)
sẽ có hai âm điệu đứng làm nét láy đuôi cho hai vế hát trong một trổ nhạc . Đó là khi cấu
trúc khúc thức của âm nhạc đã có sự hoàn chỉnh.
Đạo cụ của trò trình nghề
Trong trò trình nghề Tứ dân chi nghiệp thì các đạo cụ đều là vật cổ xưa cũ nát, chẳng
hạn: cái cày chìa vôi thì lưỡi cày đã mẻ, cái lờ đơm cá thì mất hom, cái rổ của người đi chợ
thì đứt cạp, lưỡi cưa của anh thợ xẻ thì mẻ hết răng v.v và v.v...Vậy tại sao lại có loại đạo
18
cụ như thế ? Để hiểu được vấn đề này, ta phải trở lại nội dung ý nghĩa của lễ hội Trò Trám
.
Đây là dòng lễ hội hèm tục trong nền văn hoá của dân tộc- khi nói hèm tục thì không
thể nhìn bằng đôi mắt trần tục, mà phải nhận thức qua đường tâm linh. Vì thế, những sự
kiện diễn ra ở đây đều là hình ảnh xa xưa của tổ tiên, chẳng hạn như ở các làng vào rằm
tháng giêng âm lịch người ta cúng thịt lợn sống còn cả lông và máu tươi.
Như vậy, cái "xấu’’ của cõi dương là cái "tốt’’ của cõi âm, hoặc ngược lại cái "xấu" của
cõi âm là cái "tốt" của cõi dương. Vì thế, trong cúng lễ đồ vàng mã, áo quần và tiền bạc của
cõi dương cúng cho cõi âm thì phải "hoá vàng’’ cõi âm mới nhận được.
Nghĩa là những hiện tượng diễn ra trong Trò Trám đều là của cõi âm, nó trái ngược với
cõi dương hoặc: thợ xẻ cho lưỡi cưa quay lên, đi cấy ngọn thì cắm xuống, kéo sợi thì lôi ra
bằng cổ chày v.v... và việc "tình phộc’’của nam nữ ở đây thì không phải để giải quyết thoả
mãn sinh lý mà là lấy cái "khước’’ của vấn đề. Cho nên cô nào có chửa trong lễ hội này thì
đứa trẻ đó là hạnh phúc của gia đình, vật quý của cả phường.
Nhưng lâu nay, người đi xem Trò Trám do không hiểu được ý nghĩa này, cứ nhìn vào
đạo cụ cũ rách mà dè bỉu, rồi cho rằng: "đồ Trò Trám ấy mà".
Chúng tôi trong khi tiến hành nghiên cứu lễ hội Trò Trám thấy thực tế đạo cụ và nghe
câu nói "dè bỉu" ấy, song nay mới trả lời được.
Tóm lại, giá trị của lễ hội Trò Trám là ở chỗ cái cổ xưa tồn tại trong cái hiện đại. Đó
mới xứng đáng một điểm văn hoá trong vành đai văn hoá Đền Hùng – một dáng nét bản
sắc văn hoá độc đáo lưu lại cho đời sau. Do ý nghĩa sâu xa đó, cho nên năm 2000 chúng tôi
đã dùng bài nghiên cứu này để xin tiền tài trợ của Qũy phát triển Văn hóa Đan Mạch Việt
Nam cho việc tu tạo lại ngôi miếu, đều dùng bằng gỗ mít (ảnh 66b ). Nếu không nghiên
cứu trình bày ý nghĩa của dòng lễ hội này thì với cách hiểu “tháo khoán” làm cho tầng lớp
trẻ chê bai dè bĩu rằng: trong khi đang chủ trương hạn chế sinh đẻ mà làm “lễ cầu đinh-cầu
con trai” hoặc đưa cái vật ấy ra để “bêu xấu”, nhân dân cũng không đồng tình., thậm chí
ngày khai mạc lễ hội lãnh đạo mặt trận xã không đến dự. Do đó, nếu không có bài nghiên
cứu của chúng tôi tìm ra giá trị đích thực của lễ hội Trò Trám thì e rằng khi sập ngôi miếu
mới dựng bằng gỗ tạp (ảnh 65), sẽ không có kinh phí để tu tạo lại thì phần “lễ” sẽ bị mai
một, chỉ còn phần hội.
Nguồn gốc của dòng lễ hội Nõ Nương
Sự ra đời của dòng lễ hội “trò nhại” Nỏ Nường là ở thời chưa có thuật ngữ giao
phôi, mà nhận thức bằng con đường trực quan : Thấy hai vật Nỏ Nường “lắp khít” nhau,
sau đó ở Nường sinh ra một đưa bé thì cả cộng đồng hân hoan chào đón. Nhưng rồi tai
họa lại ập đến. Đứa bé ấy bị ốm đau lâu ngày và có chiều hướng dẫn đến cái chết. Mọi
người lo lắng, xót xa kêu khóc mà đành bó tay.
Trước tình cảnh quẫn bách ấy, những bậc cao nên“Tiên triết” cho rằng: Chỉ nơi đã
sinh ra đứa bé ấy thì ở đó mới có linh nhiệm để cứu giúp đứa bé ấy qua khỏi cơn nguy
biến và nói rộng ra là cả mọi người trong cộng đồng dân tộc. Đó là nguồn gốc của lễ hội
“trò nhại” Nỏ Nường “lắp khít” nhau.
Từ đó, người ta tiến hành tổ chức nghi lễ “trò nhại”- nghĩa là phải “nhại” lại
đúng các động thái mà vật linh Nõ Nường đã từng tiến hành lắp khít nhau để thụ thai đứa
19
bé ấy: Lấy đó làm bùa chú, cứu chữa cho nó. Lễ hội “trò nhại”mới đầu có thể đơn
giản,thô sơ, về sau được hoàn thiện hơn, cho nên hai tiếng “trò nhại” vẫn còn truyền nối
đến ngày nay trong lễ hội Trò Trám.
“Trò Trám” thì chữ “trò” là “trò nhại” còn chữ “trám” là rừng trám –tức là “trò
nhại” Nỏ Nường “lắp khít” nhau tiến hành ở trong rừng trám: Cây trám to, cao đặc sản của
miền trung du nơi trú ngụ của ma quỷ, nó như cây gạo nơi trú ngụ của ma quỷ ở miền xuôi.
“Trò nhại” Nỏ Nường “lắp khít” nhau được tiến hành một cách kính cẩn, trang
nghiêm với lòng thành kính và niềm tin tuyệt đối, như người đi chùa tin vào nước cành
Dương của đạo Phật, nước Thánh rửa tội, cứu sinh của các tôn giáo.
Từ khi nhận thức được tác dụng, ý nghĩa mầu nhiệm của vật linh Nõ Nường “lắp
khít” nhau dùng để cứu giúp con người vượt qua mọi hoạn nạn trong đời sống thì người
ta tổ chức sản xuất hàng loạt các loại vật linh biểu tượng Nỏ Nường, trong đó loại
chính như: Tượng đôi nam nữ trên thạp đồng Đào Thịnh, hoặc mã hóa sang những hiện
vật như tượng đá ông Chồng bà Chồng còn gọi là hòn trống mái ở Sầm Sơn Thanh hóa.
Tiếp theo là loại vật linh Nỏ Nường tách rời được mã hóa sang các vật như : Trụ đá, hòn
kê, cột mốc, các trụ đá nhô lên ngoài biển v.v. Nững vật linh ấy nó là cái hồn, cái thần
của cái hiện thực Nỏ Nường như, tượng đôi nam nữ trên thạp đồng Đào Thịnh, “nó là nó
nhưng không phải nó ” vì đã trao đổi chất. Nhận thức về hiện vật biểu tượng vật linh Nõ
Nường là ở chỗ đó (xem  15)..
Vật linh Nỏ Nường và lễ hội “trò nhại” Nỏ Nường là thuộc phạm trù tâm linh húy
kị, kiêng cấm, ngày xưa không ai dám nói đến, chỉ giới hạn trong giờ phút lễ hội tâm
linh. ngay thuật ngữ Nỏ Nường cũng phãi gọi chệch thành “tằm” “kén” trong lễ hội “Cầu
tằm cướp kén ”, hoặc “dùi đục” “mo nang” trong lễ hội “múa mo”.Trong Hán Việt Từ
điển của Đào Duy Anh ( Tập 2 tr 1025) chỉ có từ “phồn” chứ không có từ “thực” theo
nghĩa “phồn thực”. Nhưng từ thời bao cấp, với tư tưởng vô thần cho nên mọi hiện tượng
tâm linh đều bị ngăn cấm, hoặc đưa sang dạng hiện thự. Do đó, phải chăng từ khi ngành
Khảo cổ công bố phát hiện thạp đồng Đào Thịnh (1993), trên nắp thạp có tượng bốn đôi
nam nữ, hình ảnh ấy xuất hiện trên báo chí ở miền Bắc, chuyển sang Pháp. Các tác giả
người Việt ở bên đó thấy thế thì giải thích bằng thuật ngữ “phồn thực” là dịch từ chữ
Libido theo quan niệm hiện thực của châu Âu trong sách “Phân tâm học nhập môn” của
Fơ rớt (Sigmund freud). Điều đó, thể hiện trong chuyên đề phồn thưc của Lê Văn Hảo
gửi về đăng ở Tạp chí Đại học Huế (1965), tiếp đến bài “Luyến ái tình trong tục cổ Việt
Nam vào đầu xuân” của Toan Ánh đăng Tạp chí Bách khoa Sài Gòn (1970). Sau ngày
thống nhất, bài báo của Toan Ánh được phổ biến rộng rãi trong giới nghiên cứu văn hóa
ở miền Bắc, tuy nhiên thuật ngữ phồn thực cũng chỉ xuất hiện trong những bài viết về
văn hóa cổ truyền của dân tộc. Nhưng từ khi Lễ hội Trò Trám được khôi phục (1993) bộ
phim về Lễ hội Trò Trám của Đạo diễn Văn Trê ở Phú Thọ phát trên truyền hình, tạo nên
từng đợt sóng cao dần về Lễ hội Trò Trám qua bức ảnh Nỏ Nường (ảnh 14).
Những đợt sóng ấy là bởi đôi vật linh Nỏ Nường hiện thực, tạo sự tò mò về điều tế
nhị mà lâu nay không ai được nói ra. Nhưng nay lại do từ lễ hội tâm linh công bố, cho
nên các báo chí được độc giã chú ý và Lễ hội Trò Trám được thành một thuật ngữ trên
các phương tiện đại chúng.
Những tấm ảnh hiện thực về lễ trò nhại Nỏ Nường.
Như trên đã nói, xưa nay vật linh Nỏ Nường đặt nơi thờ cúng chốn thâm
20
nghiêm trong đền miếu, ít ai nói đến, thậm chí thuật ngữ Nỏ Nường cũng không mấy ai
biết, Bởi lẽ, hiện vật biểu tượng này thuộc về điều tế nhị và nhậy cảm. Người xưa thể hiện
theo biểu tượng bằng cái mo nang và dùi gỗ vông còn gọi chệch là “tằm- kén” và “dùi gỗ -
mo nang” trong phút lễ mật tắt đèn diễn trò linh tinh tình phộc không ai được nhìn. Tất cả,
tạo sự linh thiêng huyền bí, vật hèm. Hèm là từ khóa: kiêng dè cấm kị, “húy”. Từ húy
nghiêm ngặt. Ai làm điều phạm húy là run sợ, phải làm lễ tạ xin ngài tha tội. Phạm húy nhẹ
thì làng bắt vạ mâm trầu cau, chai rượu, nặng thì làng khai trừ ra khỏi làng phải đi xin ngụ
cư ở làng khác; Thầy khóa đi thi phạm húy, dù tài cao cũng bị đánh trượt …. Một quan
niệm ngặt nghèo về từ húy như thế, cho nên trong lễ hội của dân làng mọi việc đều giữ kín,
xong việc là thôi, sống để dạ, chết mang đi, không ai được hé lời. Nhưng ngày nay lễ hội
Trò Trám với đôi vật linh Nõ Nường hiện thực làm bằng gỗ sơn đỏ làm mất cả tính tâm
linh hèm tục.
Việc sai trái này, xin được nhắc lại lần nữa là do: khởi đầu từ ngày khôi phục lại lễ
hội Trò Trám (1993) không mang tinh hèm tục của tâm linh truyền thống như đã dẫn ở
trên mà mang tính hiện thực ở đôi vật linh biểu tượng Nõ Nường, vị đạo diễn nói: “Làm
thế cho người ta thích” ! Nhưng bị nhân dân địa phương phản ứng, lớp trẻ hanh niên thì
chê bai rằng, ngày nay mà còn làm cái trò tình phộc, lại đưa cái “của nợ” ấy ra trước thanh
thiên bạch nhật để bêu riếu. Vì thế,trong ngày khánh thành lễ hội vị đại diện Mặt trận xã
không đến dự, nhà nghiên cứu lễ hội Trò Trám Dương Văn Thâm phản ứng.
Theo chúng tôi, nếu cứ theo đà ấy thì, đến khi ngôi miếu mới dựng trong kì khôi
phục lễ hội này đổ là phần lễ sẽ bị bỏ, chỉ còn phần hội. Nếu như không có việc nghiên cứu
của chúng tôi mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, có giá trị về nhân văn, minh triết mới và xin
được quỹ Tài trợ phát triển văn hóa Đan Mạch Việt Nam cùng UBND xã Tứ Xã tu tạo lại
ngôi miếu; Khung bằng gỗ mít, nền nhà cao ráo, khang trang (ảnh 12). Nhân dịp ngày
khánh thành, chúng tôi đề nghị Sở Văn hóa T.T tỉnh Phú Thọ phối hơp Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội mở cuộc Hội thảo về ý nghĩa của lễ hội Trò Trám, do các nhà khoa học
của Hà Nội và địa phương tham dự. Nhưng chính những việc làm đó, lại làm cho cái việc
dâm tục kia được tồn tại. Đã làm mất đi ý nghĩa tâm linh lớn lao mang tính nhân văn của
một nghi lễ tâm linh truyền thống của dân tộc.
Ảnh12: Miếu Trò tu tạo năm 2000.
Đề xuất.
Với giá trị của dòng lễ hội Nỏ Nường nói chung và lễ hội Trò Trám nói riêng như
đã trình bày cho nên chúng tôi đề xuất như sau:
21
1) Cần mở Hội thảo về “Ý nghĩa của lễ hội Trò Trám trong nền Văn hóa Nỏ
Nường của dân tộc ” trong đó mối liên hệ về những vật linh Nỏ Nường từ di chỉ Gò Mun
với lễ hội Trò Trám.
2) Tiến hành tuyên truyền ý nghĩa của lễ hội Trò Trám sâu rộng cho công chúng
hiểu về tính tâm linh tục hèm của lễ hội Trò Trám.
3) Bỏ đôi vật linh Nỏ Nường hiện thực sơn đỏ, làm lại bằng dùi gỗ vông và mo
nang. Sau phút Lễ mật trong miếu kông hô khẩu ngữ “than khoán” và bỏ số nam nữ chạy
ôm nhau ơ rừng cây sau miếu.
4) Giờ lễ mật, theo cổ tuyền là đóng cửa không cho ngươi xem. Nếu phóng viên
báo đài muốn đưa tin thì dùng Camera ở trong miếu phát ra.
Nếu tiến hành đươc bốn điểm vừa nêu thì một thời gian tính tâm linh của dòng lễ
hội nay sẽ được khôi phục lại.
Tóm lại, những điều chúng tôi viết ra ở đây của Lễ hội “trò nhại” Nõ Nường (Trò
Trám) cũng là chung cho dòng lễ hội “trò nhại” Nõ nường của dân tọc Kinh ở Việt Nam.
Đó là dòng Lễ hội vòng đời của dân tộc Kinh, xuất hiện từ thời dân tộc ta mới có nhận
thức về khởi nguyên của sự sống và cái chết. Vì thế, mọi động thái hoạt động ở trong Lễ
và ngoài hội ở đây đều là những động thái trò “nhại” lắp khít nhau của Nỏ Nường cho
đến khi thụ thai một thai nhi. Lấy đó làm bùa chú để trừ đuổi tà ma, triệt tiêu hiểm họa
cho cộng đồng, cho nên dòng lễ hội này mang tính tâm linh, không mang tính phồn thực.
Chú thích.
1.Chuyện kể về các nhà Bác học, Nxb Thanh niên, 1977, tr 163.

More Related Content

What's hot

Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxĐề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxTuanPham84308
 
Cơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namCơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namNhi Lùn
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTrần Đức Anh
 
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Huynh Loc
 
P H R A A B H A I M A N I
P H R A  A B H A I  M A N IP H R A  A B H A I  M A N I
P H R A A B H A I M A N Ishimyti
 
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhCâu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhNguyen Cuong
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng B...
Đề tài: Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng B...Đề tài: Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng B...
Đề tài: Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng B...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Cơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namCơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namLinh Le
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (20)

Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAYLuận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
 
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam BộLuận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
 
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxĐề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
 
Cơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namCơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt nam
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
 
Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...
Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...
Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...
 
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ nhà hàng - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ nhà hàng - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149Báo cáo thực tập Nghiệp vụ nhà hàng - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
Báo cáo thực tập Nghiệp vụ nhà hàng - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
 
P H R A A B H A I M A N I
P H R A  A B H A I  M A N IP H R A  A B H A I  M A N I
P H R A A B H A I M A N I
 
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhCâu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
 
Mẫu Proposal Tổ Chức Sự Kiện Full I Proposal Event Professional
Mẫu Proposal Tổ Chức Sự Kiện Full I Proposal Event ProfessionalMẫu Proposal Tổ Chức Sự Kiện Full I Proposal Event Professional
Mẫu Proposal Tổ Chức Sự Kiện Full I Proposal Event Professional
 
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Đề tài: Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng B...
Đề tài: Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng B...Đề tài: Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng B...
Đề tài: Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng B...
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đLuận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
 
Cơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namCơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt nam
 
Báo cáo thực tập phục vụ bàn tại nhà hàng tiệc cưới
Báo cáo thực tập phục vụ bàn tại nhà hàng tiệc cướiBáo cáo thực tập phục vụ bàn tại nhà hàng tiệc cưới
Báo cáo thực tập phục vụ bàn tại nhà hàng tiệc cưới
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
 
Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)
Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)
Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)
 

Similar to Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)

Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Cơ sở Đúc chuông chùa đồng đẹp Hồ Chí Minh,Hà nội - giá 390k
Cơ sở Đúc chuông chùa đồng đẹp Hồ Chí Minh,Hà nội - giá 390kCơ sở Đúc chuông chùa đồng đẹp Hồ Chí Minh,Hà nội - giá 390k
Cơ sở Đúc chuông chùa đồng đẹp Hồ Chí Minh,Hà nội - giá 390kHà Nội
 
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdfMẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdfjackjohn45
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hộiVăn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hộilongvanhien
 
Nha ca-intro
Nha ca-introNha ca-intro
Nha ca-introconotos
 
Thuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh
Thuật ngữ cồng chiêng là của người KinhThuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh
Thuật ngữ cồng chiêng là của người KinhPham Long
 
Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải
Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải
Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải nataliej4
 
Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người Việt
Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người ViệtTìm lại tục vái lạy tổ tiên của người Việt
Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người ViệtPham Long
 
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnhFile 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnhDam Nguyen
 
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế KhoaNhững kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoalongvanhien
 
TRO_LAI_HOANG_THON_SaiTuan_DungLe
TRO_LAI_HOANG_THON_SaiTuan_DungLeTRO_LAI_HOANG_THON_SaiTuan_DungLe
TRO_LAI_HOANG_THON_SaiTuan_DungLevinhbinh2010
 
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuLời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuPham Long
 
Diễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docx
Diễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docxDiễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docx
Diễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docxKhnhLinhngPhan
 
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnPham Long
 
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuTubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuHung Duong
 
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy SámTừ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy SámPhật Ngôn
 
CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG - dịch : NGUYỄN TƯỜNG BÁCH
CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG - dịch : NGUYỄN TƯỜNG BÁCHCON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG - dịch : NGUYỄN TƯỜNG BÁCH
CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG - dịch : NGUYỄN TƯỜNG BÁCHvinhbinh2010
 

Similar to Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám) (20)

Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Cơ sở Đúc chuông chùa đồng đẹp Hồ Chí Minh,Hà nội - giá 390k
Cơ sở Đúc chuông chùa đồng đẹp Hồ Chí Minh,Hà nội - giá 390kCơ sở Đúc chuông chùa đồng đẹp Hồ Chí Minh,Hà nội - giá 390k
Cơ sở Đúc chuông chùa đồng đẹp Hồ Chí Minh,Hà nội - giá 390k
 
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdfMẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hộiVăn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
 
Nha ca-intro
Nha ca-introNha ca-intro
Nha ca-intro
 
Thuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh
Thuật ngữ cồng chiêng là của người KinhThuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh
Thuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh
 
Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.
 
Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải
Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải
Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải
 
Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người Việt
Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người ViệtTìm lại tục vái lạy tổ tiên của người Việt
Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người Việt
 
Tho t2 2012
Tho t2 2012Tho t2 2012
Tho t2 2012
 
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnhFile 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
 
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế KhoaNhững kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
 
TRO_LAI_HOANG_THON_SaiTuan_DungLe
TRO_LAI_HOANG_THON_SaiTuan_DungLeTRO_LAI_HOANG_THON_SaiTuan_DungLe
TRO_LAI_HOANG_THON_SaiTuan_DungLe
 
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuLời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
 
Diễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docx
Diễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docxDiễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docx
Diễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docx
 
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
 
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuTubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
 
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy SámTừ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
 
CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG - dịch : NGUYỄN TƯỜNG BÁCH
CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG - dịch : NGUYỄN TƯỜNG BÁCHCON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG - dịch : NGUYỄN TƯỜNG BÁCH
CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG - dịch : NGUYỄN TƯỜNG BÁCH
 
Daoduckinh
DaoduckinhDaoduckinh
Daoduckinh
 

More from Pham Long

Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênPham Long
 

More from Pham Long (20)

Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên
 

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)

  • 1. 1 Ong Loi Lễ hội Trò nhại Nõ Nường ( Trò Trám ) Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn quá hoành tráng (qua phim), khó tìm được bản chất của dòng lễ hội này. Vì thế, chúng tôi thấy Lễ hội “trò nhại” Nỏ Nường-Trò Trám ở Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ: phần Hội thì vẫn duy trì từ trước tới nay (trừ một sỗ năm chiến tranh), còn phần Lễ mới khôi phục (1993). Mặc dù trong lần khôi phục phần Lễ đã đưa những điểm mới hiện thực vào, như coi đó là Lễ hội phồn thực “cầu đinh” –cầu con trai, nên cho thửa đôi vật linh Nỏ Nường mang tính hiện thực, hoặc sau “lễ mật” thì Chủ tế hô “tháo khoán” và cho một số nam nữ: nam vác nữ chạy vào bụi rậm diễn trò hoan lạc để quay phim thu hút người xem. Nhưng nếu loại trừ những điểm hiện thực ấy ra, mà để tâm vào phần Lễ-Lễ mật tắt đèn diễn trò “Linh tinh tình phộc” thì Lễ hội Trò Trám vẫn còn hoang sơ, dễ tìm được cái “thần” về nghi lễ “tục hèm” của dòng Lễ hội này. Có nghĩa, khi đã gọi là sự thiêng thì không nhìn thấy cái thực, chỉ cần tâm linh bái vọng của mỗi người, của cả cộng đồng sẽ linh ứng ở bài Văn tế: Cảm tất thông .Cầu tất ứng Bảo vật hộ dân, miếu mạo Ức niên trường tại vạn cổ như tân. Song, tất cả đều nằm trong tâm tưởng của dân làng, đến ngày mở hội thì xuất hiện các hiện vật và động thái của cái thiêng- linh hồn của cái thực và chỉ được xuất hiện trong một khoảnh khắc nhất định (người phụ nữ không chồng mà có chửa ngoài giờ ấy gọi là chửa hoang, bị cạo trọc bôi vôi thả trôi sông).Tất cả các lễ hội của các dân tộc khi phô diễn các hiện vật và động thái đều là sự thiêng-linh hồn của cái thực. Thuật ngữ quốc tế gọi là Tapu, tiếng Kinh gọi là “hèm”: Hèm là “Vương niệm” của người phương Đông (Định nghĩa của Hạ nguyên tử do nhà nghiên cứu Bùi Hữu Điện cung cáp) tiếng Thái ở Tây bắc gọi là Cam dam: Linh thiêng huyền bí, bí hiểm điều không đươc nói ra động đến thánh thần, không phỉ dễ ai cũng hiểu được, muốn hiểu phải thông qua thần chú của thầy mo. Những đông thái ấyTriết học giải thích rằng: Nó là nó nhưng không phải nó, vì đã thay đổi chất. Nhưng ngày nay những động thái được phô diễn ấy trong lần khôi phục lễ hội Trò Trám năm 1993 đều được coi là cái thực. Chúng tôi trình bày ở đây là nói về Lễ hội Trò Trám mới ấy. Nhưng mong người đọc nên nghĩ nó chỉ như giấc mơ trong đêm nằm ngũ thì đó là nhận thức về dòng lễ hội Nõ Nường Trò Trám, còn ai đến lễ hội Trò Trám coi đó là cái thực thì không nên đọc bài viết này của chúng tôi. Miếu Trò xóm Trám . Lễ hội Trò Trám là tên của địa phương, giới khoa học gọi là Lễ hội phồn thực, chúng tôi gọi là Lễ hội trò nhại Nỏ Nường, nó là dòng Lễ hội vòng đời “hèm tục” phổ biến khắp vùng Đông Nam Á cổ, nhưng đã bị thất truyền từ giữa đầu thế kỷ XX do cuộc chiến tranh của Nhật ở vùng này. Ngày nay đã có một vài nơi cho khôi phục lại dòng Lễ hội này như ở Vân Nam của Trung Quốc, nhưng ở đó họ thực hiện quá hoành tráng (qua phim), khó tìm được bản chất của dòng lễ hội này.
  • 2. 2 Miếu Trò, một ngôi miếu cổ ( có tên chứ không có hình hài của một ngôi miếu) chỉ một đám đất hình vuông mỗi chiều koảng 20 m (một đầu có tấm đá hình tròn) nằm giữa một khu đất rộng mỗi chiều 100m nằm bên hồ nước, trong khu rừng Trám. Ở đây cứ 2 hoặc 4 năm mở lễ hội một lần vào đầu xuân (năm chẵn), bắc rạp trên mô dất ấy, tiến hành Lễ hội diễn nhiều tích trò, nên gọi là miếu Trò- miếu Trò nằm trong rừng Trám nên gọi miếu Trò Trám ( nay rừng trám không còn).Và xóm ở cạnh cũng gọi xóm Trám, hay Phường Trám, tên chữ là xóm Cổ Lãm, thuộc làng cổ có tên tục là Kẻ Gáp, tên chữ là Thạch Cáp ( Gáp là gặp, nơi gặp gỡ của những cư dân người Kinh mới ở trên các đồi gò di cư xuống). Làng ngày nay có 32 xóm, trong đó xóm Trám và xóm Bùi có đầu tiên. Cho nên lễ hội Trò Trám xuất hiện từ thuở ấy. Tục truyền, dân ở trên Gò Mun mới di cư xuống hay bị ốm đau và chưa biết làm ăn “Bà” dạy cho dân biết làm ăn và tổ chức lễ hội trừ đuổi tà ma để đời sống yên lành khỏi ốm đau. Có thể ban đầu nghi lễ còn sơ sài, trong hội thời điểm vua Hùng dùng voi kéo cày. Cách Đền Hùng khoảng 5km về phía Đông Nam và nằm bên bờ tả ngạn sông Thao. Tứ Xã ngày xưa, khi chưa có con đê thì ở đây là vùng thung lũng ngập nước, thỉnh thoảng nổi lên những đồi gò (chỗ ở của Tổ tiên ta người Kinh xưa), lúa chỉ làm một vụ, quanh năm sinh sống bằng nghề vó bè, cá mú nên được nhắc đến trong lời ca Trò Trám: Không đâu vui bằng phường ta Đàn ông đi tát đàn bà đi hôi Tứ Xã xưa là vùng quê nghèo, nhưng có truyền thống hiếu học, có người đỗ đạt cao như Nguyễn Quang Thành-đỗ tiến sĩ lúc 24 tuổi (1680 đời vua Lê Hy Tông) làm quan đến chức Thiểm đô ngự sử, hoặc quan võ Chử Đức Cương trấn ải biên thùy được phong tước Quận công và còn có nhiều ông Cử, ông Cống khác như, Nhất nguyên Nguyễn Tất An người soạn bài Văn tế miếu Trò v.v… Ngoài ra còn có cháu chắt của quan nghè Nguyễn Quang Thành là Nguyễn Quang Hoà (biệt danh Tổng Cóc) một văn nhân hào hoa, danh gia vọng tộc trong giai thoại cuộc "tình sử " với nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Và phải chăng nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong thời gian làm bạn với Tổng Cóc, nhờ gắn bó với lời ca ẩn ngữ Nõ Nường của Lễ hội Trò nhại Nõ Nường này, nên mới có được những tứ thơ tuyệt bút để lại cho đời. Nói lại điều này để thấy Lễ hội Trò Trám là sản phẩm lấp lánh nền học vấn uyên thâm: Địa linh - Nhân kiệt. Ngày nay Tứ Xã là nơi giàu có trù phú, có chợ trung tâm của cả vùng, có đường lớn, xe khách ghé Đền Hùng xuôi Việt Trì về Hà Nội. Vật linh được sử dụng hàng năm trong giờ Lễ mật-tắt đèn ở trong miếu Trò là cái mo nang (bẹ cây măng) và dùi gỗ vông do cụ từ miếu chuẩn bị, đến đêm lễ mới đưa ra, xong Lễ mật thì thả xuống hồ ngâm, lấy nước tưới ruộng diệt trừ sâu rầy. Như vậy vật linh thờ trong miếu chỉ là biểu tưng: Hữu danh-vô vị. Danh có tên tục là bà “Đụ Đị”, tên nôm là Nõ Nường , tên chữ là Ngô Thị Thanh Thanh; còn gọi là bà “Chúa Trò” là do bà dạy cho dân phường Trám biết làm trò nhại “lắp khít nhau” của Nỏ Nường- lấy đó làm bùa chú trừ đuổi tà ma, cứu chữa bệnh tật, còn là để mua vui trong ngày đầu xuân. Và do đó, miếu Trò chỉ là một mô đất với một tảng đá ở giữa, nằm trong rừng cây trám rậm rạp, cạnh hồ nước đường đi của ma âm phủ lên trú ở rừng cây, đợi đêm vắng vào làng bắt dịch (Lời kể của cụ Gia Tự và các già làng). Còn ngôi miếu này là mới có từ ngày khôi phục Lễ hội.
  • 3. 3 Ảnh 1: Miếu Trò. Nguồn của tác giả. Tiến trình của lễ : Lễ mật tắt đèn, xướng diễn trò nhại linh tinh tình phộc. Tiến trình của hội : Rước lúa thần trình trò Tứ dân, lời ca ẩn ngữ Nỏ Nường. Đặc điểm của lễ: Linh thiêng huyền bí thần chú vật hèm . Đặc điểm của hội: Trò - vè - hỉ tiếu - trêu - ghẹo - mua vui Nghĩa là toàn bộ trò diễn ở đây đều phải tuân theo chức năng hoạt động của Nõ Nường Linh tinh tình phộc- tức là Đụ Đị, nó là cái thiêng hèm, chỉ được diễn ra trong ngày lễ hội nên mọi hoạt động và lời ca đều mang tính thiêng, không mang tính dâm tục. Lễ hội Trò Trám ngoài phần mở đầu với bốn phần chính. Phần một mở đầu là Lễ Cáo tế dâng sớ thỉnh cầu Ngài về dự lễ hội. Phần hai : Lễ mật tắt đèn, xướng diễn trò nhại "Linh tinh tình phộc – "lắp khít nhau" của Nõ Nường trong miếu và lễ thức Trò nhại Nõ Nường"lắp khít nhau" của dân làng bên ngoài rừng trám. Phần ba Lễ rước lúa thần, phần bốn Hội trình nghề Tứ dân chi nghiệp (Sĩ, Nông, Công, Thương). Lễ hội kéo dài một đêm và một ngày: bắt đầu vào tối ngày 11 và kết thúc vào chiều ngày 12 tháng Giêng âm lịch . Lễ tế dâng sớ cầu xin mở lễ hội. . Khoảng 7 giờ tối ngà 11 tháng 1 âm lịch, tiến hành Lễ cáo tế dâng sớ cầu xin linh Bà cho mở hiội. Văn tế miếu Trò. Tác giả Nhất nguyên Nguyễn Tất An. (Phiên âm nhà giáo Dương Văn Thâm) Băng sương cốt cách Kính trần phi lễ Kim ngọc tinh thần Cựu lệ tái trần Nhược thuỷ doanh châu quý khách Nguyện thuỳ giám cách Bồng lai hải đảo tiên nhân Tiết dĩ hoà thuần Hách quyết thanh Vi sĩ vi nông Trạc quyết linh Vi công vi thương Hãn tai ngữ hoạ Hề nghiệp hàm toại
  • 4. 4 Cảm tất thông Viết phú viết quý Cầu tất ứng Viết thọ viết minh Bảo vật hộ dân Hề phúc vinh thân Miếu mạo ức niên trường tại Thực nại âm phù Anh linh vạn cổ như tân Chi đại đức dã Lịch niên đông quý Phục vi thượng hưởng. Tiết yếu mạnh xuân Mở đầu với câu : Băng sươngcốt cách : Sách: “Từ điển Việt- Hán ”do sinh viên Hoa kiều sưu tầm, trang 50 giải thích: đó là một thành ngữ cổ, “Băng sương” hay còn gọi là “Ngọc kết băng thanh”, nghĩa là sự trong sáng tinh khiết, sách “Từ điển thành ngữ Hoa- Việt" của Nguyễn Văn Khang và Nguyễn Như Ý, Nxb Văn hóa ấn hành năm 1994 trang 43 có cụm từ “Băng thanh ngọc khiết” giải thích đó là phẩm chất cao đẹp. Vậy có thể hiểu “Băng sương cốt cách” là sự trong sáng thanh khiết phẩm chất cao đẹp. Còn tinh thần thì như kim như ngọc: hào quang toả sáng. Bài Văn tế (cách đây khoảng 3-400 năm), cho chúng ta thấy đang nói về bậc Tổ phụ và Tổ mẫu: Quý khách, tiên nhân ở chốn Bồng lai hải đảo, là Bảo vật, hộ dân, "cảm" tất "thông" và "cầu" sẽ "ứng", v.v… cả bài Văn tế toát lên tinh thần ca ngợi bậc Tiên Tổ của chúng ta kết tinh trong vật linh Nỏ Nường. Tiên tổ truyền kỳ di vật báu Miếu trò linh nghiệm dấu vàng son. Đó là huyền thoại về người Kinh Giao Chỉ: thuở mới rời Gò Mun xuống xóm Trám. Hình ảnh này được phảng phất hư ảo trong bài Văn tế miếu Trò… "Bồng lai hải đảo tiên nhân", hoặc "Hãn tai ngữ họa tức là án ngữ ngăn chặn ma quỷ, hoặc miếu mạo anh linh van cổ như tân. Nghĩa là vật linh Nõ Nường – tức là Tiên tổ, cụ thể là nơi sinh ra con người sẽ có đầy đủ các phép thần thông linh nghiệm ngăn chặn và triệt tiêu tại họa cho cộng đồng. Ở thời đó, chỉ tồn tại có ma của người chết và ma của các loài đã chết. Người và gia súc ốm đau rồi chết là do ma bắt dịch. Càng về sau dịch bệnh làm người chết hàng loạt, gia súc, mùa màng khô héo; công sức của con người làm ra, chỉ chốc lát trắng tay. Lấy gì để ngăn chặn cái thảm họa đó. Kêu cứu ai đến giúp cho con người ? không có ai cả. Chỉ có Tổ tiên. Nhưng ở thời điểm đó chưa có trí tưởng tượng để hình dung được Tổ tiên mà, chỉ nhìn thấy cụ thể nơi sinh ra con người là Nõ Nường. Vậy, lấy mọi động thái hoạt động của Nõ Nường-tức là lắp khít nhau trong khi sinh ra con người. Lấy đó làm bùa chú để cứu giúp con người tai qua nạn khỏi – Văn tế miếu Trò ghi : Cảm tất thông Cầu tất ứng. Đó là sự mong mỏi đếnTổ tiên –tức là Nõ Nường giải cứu mọi tai ương cho con dân xóm Trám và làng Kẻ Gáp (Trong Hán tự của Trung Quốc, Nõ được biểu tượng bằng chữ "tổ" ( ) có chữ thả ( ) là sinh thực khí của đàn ông, tổ tiên nguồn cội ).. Tiếng
  • 5. 5 Kinh, thanh điệu Hà Nội gọi là Nỏ- tức là Nỏ thần An Dương Vương. Tât cả diễn trình của lễ hội trò nhại Nõ Nường trong lễ hội Trò Trám đều toát lên ý nghĩa như thế. Vậy, tại sao những người sinh ra ở thế kỉ XX mà không lấy tư duy thông mình của mình để đứng vào thời điểmTổ tiên của chúng ta người Kinh mới rời khỏi các gò đồi xuống thung lũng ngập nước xóm Trám, để kiếm sống hàng ngày với từng con ốc con cua còn lại trong ca dao. Đàn ông đi tát đàn bà đi hôi. Người có tâm trí phải rơi nước mắt khi nhìn những động thái hoạt động của Nõ Nường trong lễ hội Trò Trám. Đó là động thái bùa chú giúp Tổ tiên của chúng ta đạt điều mơ ước về sự sống trường tồn của dân tộc. Nếu không có những động thái ấy cứu cánh, tạo niềm tin để vươn tới sự sống thì nhân loại nói chung, dân tộc Kinh Tổ tiên của chúng ta nói riêng chỉ nhìn cảnh đau khổ rồi chết tàn lụi. Thế mà ngày nay có bài viết với tiêu đề Về Trò Trám để xem đụ đị. Đó là loại người bất hiếu, vọng ơn bội nghĩa với Tổ tiên, loại ngườì vô văn hóa, kém cõi về đạo đức. Đem cái linh thiêng của Tiên tổ làm trò đuà. Và trong dịp khôi phục lễ hội Trò Trám để cho ăn khách xem phim, người đạo diễn đã thay vật linh Nõ Nường bằng cái mo nang và dùi gỗ vông thành cái Nõ Nường hiện thực bằng gỗ- sơn mầu đỏ (ảnh 96a ), hoặc những người gọi Vật linh biểu tượng Nõ Nường là phồn thực, hoăc ca ngợi việc giao phối của nam nữ cũng nằm trong số người đó. Như Nguyễn Phú Sơn đã đưa tiền, tài trợ và bày cho Lý Khắc Cung viết sách Văn hóa phồn thực Việt Nam phần về Trò Trám (xem cuối bài này). Tục ngữ Angieri có câu: Sự thật làm ta đau lòng còn hơn niềm vui bị lừa dối. Vậy chúng ta đặt mình vào thời điểm sinh sống của Tỏ tiền để xem tiếp lễ hội Trò Trám. Sau lễ cáo tế dâng sớ có lễ hát cúng đệm đàn giằng xay do cụ Từ miếu thể hiện, còn gọi là lễ chầu chực. Lễ chầu chực là ngồi ngóng đợi giờ lành, gồm các bô lão và do chức sắc phân làm hai nhóm: nhóm chức sắc cao thì ngồi cùng cụ Từ ở miếu dùng đàn dăng xay gõ nhịp hát thờ ở miếu (ảnh2). Nhóm chức sắc thấp thì ngồi ở điếm Trám - cách miếu trò khoảng 200m có cả đôi trò đã hoá trang, đến giờ thì một bô lão dẫn vào miếu. Nghe tiếng gà gáy là nửa đêm, đến giờ lành (giờ tý) bước vào giờ chính lễ "Lễ mật". Ảnh 2: Cụ Thủ nhang Hát thờ. Nguồn của tác giả. Lễ mật tắt đèn diễn trò nhại linh tinh tình phộc Trước linh vị thần miếu -thần Nỏ Nường, đôi trò (nam thanh, nữ tú) đứng sau chủ tế sẵn sàng đợi lệnh diễn trò (ảnh 3) Chủ tế, sau khi khấn xong lời thần chú - cầu xin, gieo quẻ âm dương và lạy xong bốn lạy –bốn vái thì bước lên cạnh bàn thờ, mở hòm lấy vật hèm (ảnh 4)
  • 6. 6 Ảnh 3 : Đôi trò Ảnh 4: Thủ nhang lấy vật linh. Ngày xưa vật hèm là cái mo nang (bẹ của cây măng) và dùi gỗ vông (như đã nói ở trên), nay làm bằng gỗ xoan, sơn son mang tính hiện thực thiếu thẩm mỹ, xong việc thì cất vào hòm đặt trong tủ, để trên bàn thờ Thượng, có cầu thang, đến giờ chủ tế lên bê xuống, lấy Nõ trao cho nam, lấy Nường trao cho nữ, rồi bước ngang sang phải ( bàn thờ ) hai bước, quay lại, chếch hướng về đôi trò , miệng hô : Linh tinh tình phộc đồng thời hai tay khoát lên tạo thành hình chữ V trước trán. Đèn tắt, tuần tự hô ba lần . Theo lệnh tuần tự của mỗi lần hô, đôi trò đứng tại chỗ, hai tay cầm vật hèm đưa sang đưa về) miệng hát Bên kia có nứng cùng chăng Bên này lủng lẳng như giằng cối xay Hát xong hai câu này thì nữ cầm cái Nường đưa lên, nam cầm Nỏ phộc vào (ảnh 5), phải làm ba lần như thế ( trong đêm tối, chủ tế nghe cạch đủ ba tiếng) đèn sáng lại. Hình 5: Diễn trò Linh tinh tình phộc. Phút ấy gọi là phút thiêng "dập" chiêng trống để kính cáo với thần linh, thiên địa và dân làng biết lễ mật tắt đèn đã thành công, đồng thời Chủ tế dẫn đầu đôi trò chạy quanh miếu hai, hoặc bốn vòng ngược chiều kim đồng hồ, theo sau là dân làng: vừa chạy vừa la hét và gõ dùi vào mẹt để đuổi ma quỷ trừ hiểm hoạ cả năm cho đân làng, cùng mùa màng gia súc v.v... ngày xưa phút lễ mật tắt đèn, không ai được nhìn. Tất cả ở đây, Triết học cho rằng : Nó là nó, nhưng không phải nó vì đã thay đổi chất. Hiện tượng ấy theo các thầy pháp
  • 7. 7 mã hóa cái thiêng vào trong cái thực. Như người ngồi đồng là thực, còn lời nói là hồn của người chết hiện lên cho nên người nhà của người chết rất tin. Vì những điều nói ra ấy chỉ người nhà của người chết biết. Do đó, ở giờ lễ mật tắt dèn diễn trò Linh tinh tình phộc trong miếu và dân làng thực hiện động thái Tình phộc ngoài miếu cũng nên hiểu như thế ở lễ lên đồng. Lễ thức tình phộc của dân trong phường. Khi nghe hiệu chiêng trống dập và tiếng la hét ở ngoài miếu thì số người ở nhà trong phường cũng đồng loạt gõ dùi vào mẹt hoặc dùng chày giã vào cối và la hét theo để đuổi ma quỷ. Tiếp theo, dân làng phải thực hiện lễ thức "tình phộc" : bà góa mà có chửa càng tốt, bà Chánh và các bà có chửa thì Cá ao ai về ao ta ta được (nếu không làm thế thì cả năm cả nhà bà gặp súi quẫy tai ương, ruộng vườn, cây trái khô héo, trâu bò bị dịch bệnh), còn những đôi trai gái tân, anh con trai trao một vật kỷ niệm cho cô gái để làm tin. Cô nào có chửa trong dịp đó –tức là lễ hèm của phường thành công, đem lại điều may mắn cả năm cho gia đình và toàn phường. Phường sẽ đứng ra lo liệu tổ chức lễ cưới cho họ và không phải nộp tiền cheo. Đứa con sinh ra trong dịp lễ mật này là của quý, vật cưng của gia đình và toàn phường. Có trường hợp, cô gái biết mình có thai, nhưng khi gặp lại anh con trai trong gờ lễ mật hôm ấy, vì trời tối nên không biết mặt, nay thấy rõ, cô không ưng mà ưng kết duyên với anh con trai b .Thì, dân phường vận động anh b và anh ta cũng đồng ý, gia đình anh b cũng coi đưa bé ấy là cháu nội của mình. Vì đứa bé ấy là kết quả của lễ mật hèm tục, nó là hết tinh linh nghiệm của âm dương thánh thần Tiên tổ là của quý, vật cưng của gia đình và cộng đồng, dân làng sẽ an bình thịnh vượng…Đó là tục hèm tâm linh, linh thiêng, thần bí, ở thời chưa có ngành Y tế và thuốc trừ sâu. Một niềm tin tuyệt đối vào vật hèm như thế đã cứu giúp dân tộc Kinh của chúng ta tồn tại trong bốn ngàn năm lịch sử, các dân tộc khác cũng nằm trong dòng văn hóa tâm linh hèm tục như thế. Chúng ta ngày nay, phải tự đặt mình vào thời điểm dân tộc ta mới rời Gò Mun di dời xuống xóm Trám để kiếm ăn. Cuộc sống đói rét, bệnh tật cái chết luôn luôn kề cận rình rập mà không có thuốc thang để cứu chữa Việc tình phộc ngoài rừng Trám sau lễ mật, của nhân dân trong phường, ngày nay các già làng mới kể lại với nhiều tình tiết sinh động hấp dẫn : Có những đôi nam nữ thành chồng vợ và họ đã qua đời vài chục năm nay; vì tục này đến đầu thế kỷ XX đã tàn.Những điều húy kị ấy, ngày nay mới nói ra, còn ở thời điểm đó thì công việc của hèm tục sống để dạ, chết mang đi. Không bao giờ hé ra nửa lời. Những bài viết của các nhà nghiên cứu về dòng lễ hội này trước đây như Toan Ánh, đều do dân làng bên cạnh phán đoán tô vẽ thêm. Lệ hèm tục này cũng thấy trong lệ tục chọc sàn (xăc san) của ngườiThái ở Điện Biên, cô gái có chửa anh ta mới cưới. Vậy đứa trẻ ấy chưa chắc là con anh ta vì người Thái không có tục li dị. Lễ rước lúa thần. Lúa "Thần" là bó lúa đã được vị Chủ tế năm trước chuẩn bị: chọn những bông lúa dài, hạt mẩy, treo cất trên chạn bếp, đến kì Lễ hội này mới đem ra đặt làm lễ vật tế trong miếu. Vậy, Lúa "Thần" đã được vật linh Nõ Nường kiềm chứng, diệt trừ sâu rầy và ban cho lộc tốt lành của mùa màng năm ấy sẽ bội thu… Sau đêm lễ mật trong miếu, sáng hôm sau ngày 12 toàn phường tiến hành Lễ rước lúa "Thần". Đi đầu đám rước là cụ Chủ tế: hai tay ôm bó lúa trước ngực ( bó lúa ngày nay do kiệu rước ). Đám rước đi qua các đường trong phường Trám, đi qua đình, đi qua chợ, đi qua cánh đồng. Tên đường đi, thỉnh thoảng
  • 8. 8 ông hô mấy tiếng: nốc Uy Oa, hoặc hô chệch thành nốc U huề = nốc là chim, tiếng Kinh cổ, hoặc tiếng tày Thái, còn Uy Oa là tên đôi chim vật tổ (totem) của dân tộc ta. Đám rước đi đủ vòng thì trở về miếu Trò, đặt bó lúa vào tảng đá giữa mô đất. Lễ rước lúa "Thần" tiến hành kính cẩn như thế, dân phường Tám tin rằng năm ấy mùa màng sẽ được tốt tươi. Vũ hội trình nghề Tứ dân chi nghiệp. Bà ẳm cháu mẹ bồng con Không xem Trò trám cũng buồn cả năm. Tất cả hiện tượng ở đây đều là cái “hồn” của Nỏ Nường, vật linh Nỏ Nường còn gọi là cây chằng cối, hay giằng xay, cây đàn đạo cụ cũng gọi là đàn giằng xay- vật linh được phóng đại. Đó là tính minh triết của vật linh này. Do đó, trong miếu cụ Chủ tế ôm đàn giằng xay gõ nhịp hát thờ ở lễ chầu chực, trước giờ lễ mật (ảnh 6), ngoài hội nhân vật- cây đàn giằng xay (ảnh 7) là Quản ca của các trò diễn, với lời ca cất lên mở màn cho ngày hội . Ối ối ôi a ! Ối ối ôi a ! Năm cũ đã qua Bước sang năm mới Tôi ra trình trò Ảnh 6: Quản ca Ảnh 7: Hội trình nghề Trò Trám. Hội qua các trò nhại trình nghề là con đường chuyển tải, minh giải tư tưởng của lễ theo các kênh khác nhau, qua lời ca ẩn ngữ Nõ Nường và động thái của các trò nhại như: thợ xẻ thì cho lưỡi cưa quay ngược lên (ảnh 8), thợ cấy thì cho ngọn cắm xuống mới nên mùa màng.,cô kéo sợi thì sợi lôi ra bằng cổ chày, phường chài đón hỏi mua dây kéo thuyền (ảnh 9) còn anh câu cá lại có các động từ: cắn, nuốt, tha. Mặc dù là động thái củ cái vật hiện thực nhưng đều trái ngược với cai được sử dụng hàng ngày. Thợ xẻ hát: Người kéo sợi hát: Người ta xẽ gỗ trên ngàn Xin đừng quản thấp lo cao Anh đây cưa lấy một nàng đương tơ. Bông em đã nỏ anh vào mà cung.
  • 9. 9 Ảnh 8: Người thợ xẻ : Ảnh 9: Cô kéo sợi và anh cung bông Cụ đánh lờ hát: Anh câu cá hát: Ai ơi chớ bảo tôi già, Có chồng thì nhả mồi ra Tôi còn gánh nổi bên ba cái lờ Không chồng thì cắn thì nuốt thì tha lấy mồi Ảnh 74 Ảnh 75 Ảnh 10. Ảnh 11.Anh câu Lời ca ẩn ngữ Nỏ Nường. Lễ hội Trò Trám là Lễ hội "Nỏ Nường", do đó toàn bộ tích trò diễn ra ở đây đều phải tuân theo chức năng hoạt động của Nõ Nường "linh tinh tình phộc". Vì thế, nếu lễ hội tại miếu thờ cụ Tổ nghề Mộc thì công việc cưa, đục đó là công việc của nghề thợ mộc. Trái lại, ở lễ hội Nỏ Nường thì cái cưa "xẻ" gỗ, cái đục "đục" gỗ là tượng trưng cho Nõ "phộc" vào Nường, Sĩ là chiếc bút "quệt" vào nghiên mực, Nông là cái cày "cắm" xuống đất, anh câu cá thì cần câu "móc" vào mồm cá v.v... và lời ca của nhóm tứ dân chi nghiệp (Sĩ, Nông, Công, Thương) cũng đều phiếm chỉ việc Nỏ "phộc" vào Nường. Lời ca có trên 250 câu thơ Lục bát. ở đây, xin trích lời của một số vai diễn trong hội trình nghề. Lời ca của nhân vật, cây đàn giằng xay - đàn giằng xay là biểu tượng Nỏ Nường, nhân vật trung tâm, vai trò Quản ca của các trò diễn:
  • 10. 10 Ôi ối ội a Đàn ông tậu ruộng ba bờ Chớ để kẻ khác đem lờ đến đơm Ruộng ba bờ là hình ba góc - cái Nường. Tục ngữ có câu: Ngồi lá vông Chổng mông lá trốc (trầu) Lời ca của người thợ cày: Nhà ta vui cấy vui cày Làm ăn vất vả tối ngày không thôi Mong sao như đũa có đôi Tháng năm năm việc tháng mười mười công Ý phiếm chỉ ở đây là chữ "cấy" và chữ "cày", khi hát được nhấn mạnh. Lời ca của chị thợ cấy: Người ta đi cấy lấy công Tôi đây đi cấy lấy ông chủ nhà Đi cấy thì gốc chổng lên Ngọn thời cắm xuống mới nên mùa màng Trong bài hát của người thợ cấy có những từ "gốc" và "ngọn" đó đều là ẩn ngữ, phiếm chỉ về sự hoạt động của Nõ Nường: ngọn có "cắm xuống" mới nên mùa màng, hoặc "lấy" ông chủ nhà là chồng mình - nghĩa là chị ta đi cấy ruộng nhà. Lời ca của cô mua xuân, bán xuân: Còn xuân thì mua xuân đi Nay lần mai lữa còn gì là xuân Ở đây "bán" và "mua" đều là chữ "xuân". Lời ca của anh đi câu: Cành câu trúc anh đúc lưỡi câu vàng Anh tra mồi nguộc anh sang câu hồ Người ta câu diếc câu rô Anh nay câu lấy một cô không chồng. Có chồng thì nhả mồi ra Không chồng thì cắn thì nuốt thì tha lấy mồi. Lời ca của anh thợ xẻ: Người ta xẻ gỗ trên ngàn
  • 11. 11 Anh đây cưa lấy một nàng đương tơ Em tài bắt chệch sớm trưa Anh thì khéo xẻ sớm trưa cùng phường Ở đây chữ "cưa" "xẻ" "bắt chệch" đều là ẩn ngữ. Lời ca của anh cung bông và chị kéo sợi: Nam hát: Mặc ai cây lưới ngọn bè Tôi người phường Trám làm nghề cung bông Cô nào bông cán đã xong Muốn đi kịp chợ đón cung anh vào. Nữ hát: Xin đừng quản thấp lo cao Bông em đã nỏ anh vào mà cung. Nam nữ hát: Thế là nhất sợi nhì bông Vừa cán vừa kéo đứt thông một ngày Sợi lôi ra bằng cổ chày Phường chài đón hỏi mua dây kéo thuyền. Trong đoạn lời ca này chữ "cung anh" và "bông em" hoặc sợi bằng "cổ chày" đều là ẩn ngữ. Thầy đồ và học trò: Học trò đi học sách kinh Tay cầm quản bút "quệt" tình nghiên đây Học trò đi học chữ thầy Học nhồi học nhét bụng đầy văn chương Lễ hội Nỏ Nường là lễ hội ngợi ca về sự cường tráng và hoạt động "linh tinh tình phộc"của Nõ Nường vật "hèm" : Nỏ to và dài như cái "giằng xay" còn Nường thì rộng và sâu như "cối xay lúa". Đó là ý nghĩa biểu tượng. Ở đây không còn quan niệm "dâm" và "tục" nữa. Bởi lẽ đó đều là cái hồn của hiện thực được mã hóa sang các hoạt động của cái thực. Vì cái tâm linh cho nên nó chỉ được diễn ra trong khoảnh khắc ấy. Mọi hiện tượng diễn ra xong là thôi, không được bàn tán, sống để dạ chết mang đi. Đó là lễ hèm. Hèm là từ khoa, kiêng dè, cấm kị húy. Tiếng quốc tế gọi là Tapu, tiếng Thái ở Tây bắc gọi là Cam dam,linh thiêng huyền bí bí hiểm, điều không được nói ra động đến thánh thần. Làn điệu hát Trò Trám (Băng lưu tại Viện Âm nhạc 90 phút) 5.1 Hát Trò Trám thuộc thể Hát thơ (Recitaf), có thơ là có hát. Trong đó các yếu tố:
  • 12. 12 thanh điệu, nhịp điệu và bố cục của câu thơ giữ vai trò chính, âm nhạc thứ yếu. Nhưng đã nói hát tức là phần của âm nhạc . Để nổi rõ phần mình, âm nhạc đóng vai trò chính ở nét dạo đầu và láy đuôi khi hát một khổ thơ. Âm hưởng của nét dạo đầu và láy đuôi ấy sẽ tạo ra " cái hơi’’ của làn điệu hát thơ đó. Đây là tính chất chung của thể loại Hát thơ trong dân ca các miền . Nét dạo đầu láy đuôi là một hư từ "a’’... hoặc "ơ’’ vang lên thành nét Vocalise xuất hiện trong hai trường hợp : a) nằm ngoài lời thơ, b) nằm trong lời thơ. Thứ nhất, nằm ngoài lời thơ: trước và sau như Hò giã gạo vùng Bình Trị Thiên , Hát ví Nghệ Tĩnh và dân ca Thái Tây Bắc ( hình 12). Hình 76: Dân ca Thái Thứ hai, nét Vocalise nằm trong lời thơ , xuất hiện ở những chữ đầu hoặc những chữ cuối của khổ thơ : a ) xuất hiện hai chữ đầu (Quan họ). b/ xuất hiện trong hai chữ cuối của câu thơ 6 và 4 chữ cuối của câu 8 (Trò Trám). Trong hát Quan họ hai chữ cuối của câu sáu đảo lên trước gọi là đảo ngữ. Chẳng hạn câu 6 (lục) Thân lươn bao quản lấm đầu. Khi hát sẽ thành Bao quản lấm đùu. b) Xuất hiện ở hai chữ cuối của câu thơ 6 (lục) và 4 chữ cuối của câu 8, như hát Trò Trám. 5..2 Hát Trò Trám có nhóm hề đế , nam đóng giả nữ, xuất hiện theo vai chính trên sân diễn, pha trò để múa vui cho người xem và đế theo câu hát . Nguyên tắc của hát và đế : Sau khi nhân vật chính hát hết một trổ hát (hai câu thơ) thì nhóm hề đế nhại lại câu thơ thứ hai rồi thêm tiếng "uy" để kết thúc trổ hát. 6.3 Hát Trò Trám lấy hai câu thơ lục bát làm một trổ hát. Câu thứ nhất sáu chữ là vế một, câu thứ hai tám chữ là vế hai. Mỗi vế có một tiến hành kết: vế một coi như kết nửa, vế hai coi như kết trọn. Thủ pháp tiến hành của các lối kết là căn cứ vào thanh điệu nằm ở chữ cuối của mỗi câu thơ: a) Nếu dấu huyền nằm ở chữ cuối của cả hai câu thơ lục bát thì sẽ có tiến hành kết của cả hai vế trong một trổ hát : ký hiệu ( a - b ), như điệu hát của cụ già đánh lờ sau đây, dấu huyền nằm ở chữ già và ở âm lờ ( hìmh2) . Ai ơi chớ bảo tôi già, Tôi còn gánh nổi bên ba cái lờ . Các vai trước khi vào hát trổ một có nét đệm ối ối ội a một nhịp (và đàn giằng xay có chỗ đánh mồm phừng phừng phứng phừng (sòn mì sòn sí sòn la ).
  • 13. 13 Hình 2 b) Nếu thanh không nằm ở chữ cuối của cả hai câu thơ thì có nét kết của cả hai vế trong một trổ hát - ký hiệu ( x - y), như : điệu hát của cô " mua xuân, bán xuân’’ dấu bình nằm ở chữ đi và chữ xuân (hình 3) Mua xuân kẻo hết xuân đi, Nay lần mai lữa còn gì là xuân, Hình 3 Đến đây, trong dân ca Trò Trám đã có bốn âm điệu ( a- b) và ( x-y)-tức là phù hợp với thanh huyền nằm ở chữ cuối của cả hai câu thơ và thanh không nằm ở chữ cuối của cả hai câu thơ. Nhưng khi hai câu thơ sáu tám lại có thanh không và thanh huyền đi với nhau thì âm điệu được hoán vị theo từng cặp : x-b hoặc a- y để phù hợp với thanh điệu của từng khổ thơ trong từng trổ hát . Thứ nhất, khi chữ cuối của câu sáu là thanh không và chữ cuối của câu tám là thanh huyền, thì tiến hành kết của hai vế hát sẽ là âm điệu x-b, như điệu hát của người đi câu sau đây (hình 4): Có chồng thì thả mồi ra, Không chồng thì cắn, thì nuốt, thì tha lấy mồi. Hình 4
  • 14. 14 Thứ hai, khi chữ cuối của câu sáu có dấu huyền và chữ cuối của câu tám có thanh không, thì tiến hành kết của hai vế trong trổ hát đó sẽ là âm điệu a-y, như : điệu hát của người thợ mộc sau đây(hình 5) : Người ta xẻ gỗ trên ngàn Tôi nay cưa lấy một nàng đương tơ. 5.4 Nhận xét : a) Qua bốn ví dụ vừa nêu ở trên, cho thấy hát Trò Trám giai điệu âm nhạc có ba bậc âm: La, Mi, Si và trong mỗi trổ hát có hai âm điệu (a- b) hoặc ( x- y) nằm ở vị trí tiến hành kết của mỗi vế – có nghĩa chúng hoán vị cho nhau. b) Mỗi trổ hát có bốn ca từ nằm ở đầu của mỗi câu thơ là hát theo thể tự do, số còn lại là hai ca từ cuối của câu thơ (lục) và bốn ca từ cuối của câu thơ ( bát ) bị âm nhạc chi phối nằm ở hai âm điệu ( a, b) hoặc ( x,y ). *Trong số những ca từ hát tự do, lại phân làm hai nhóm: nhóm có thanh điệu ở âm khu cao và nhóm có thanh điệu ở âm khu thấp . Vậy nhóm có thanh điệu ở âm khu cao gồm các dấu ( sắc, ngã, không ) những ca từ này sẽ rơi vào bậc âm La- trong bài Người đánh lờ (Hình 60) là những ca từ ai, ơi, chớ, gánh, còn nhóm thanh điệu ở âm khu thấp, gồm các dấu (huyền, nặng, hỏi) rơi vào bậc âm Mi là những ca từ: bảo, rằng, còn. c) Những ca từ bị âm nhạc chi phối nên các dấu thanh điệu ở đây đôi khi không còn tác dụng nữa như: chữ là trong tiết còn gì "là’’ xuân. Khi hát lên ở âm điệu (y) thì chữ là nghe thành lá vì nó rơi vào âm La của giai điệu (Hình 64) d) Người nghệ nhân Trò Trám nắm rất vững những nguyên tắc diễn xướng- nói cách khác, những nguyên tắc diễn xướng trong dân ca Trò Trám đã thấm vào tiềm thức các nghệ nhân, nên có thơ lục bát là họ hát được ngay. Ngoài ra, trong khi trình diễn, nghệ nhân còn phải ứng tác tức thì những câu thơ phù hợp cho cuộc đối đáp theo từng hoàn cảnh xảy ra. Mỗi thế hệ đều nổi lên những người có giọng hát đẹp và tài ứng tác thơ hay được địa phương truyền tụng như cụ Thức, cụ Sinh và hai người con của cụ Sinh là chị Cam, anh Sinh. đ) Những người khác vùng nếu làm theo những nguyên tắc như đã trình bày trong bài viết này thì cũng hát được theo điệu dân ca Trò Trám và còn hát hết được cả hàng trăm câu thơ theo thể lục bát, như trường hợp Truyện Kiều của Nguyễn Du. 5.5 Tính chất của âm nhạc Hát Trò Trám có bốn âm điệu ( a-b-x-y ) song mỗi trổ hát chỉ sử dụng có hai âm điệu Lấy một nàng đương tơ. Tôi nay cưa Lấy một nàng đương
  • 15. 15 và kết thúc bằng tiếng "uy". Nhưng do phong cách của từng vai diễn khác nhau, nên tạo ra những cái nhấn nhá, nhanh chậm phù hợp, đã tạo cho tính chất âm nhạc của từng trổ giai điệu có nét riêng: cụ già đánh lờ khụ nụ ho hen, vừa bước ra đã phải tự khẳng định rằng tôi chưa già, song chỉ còn gánh nổi mỗi bên ba cái lờ. Hoặc tiếng hát anh đi câu hóm hỉnh: Có chồng thì nhả mồi ra, Không chồng thì cắn, thì nuốt, thì tha lấy mồi. ở chữ ca từ thì "cắn’’, thì " nuốt", thì "tha lấy mồi’’ đã tạo ra ba nhóm nhạc : Stacato, legatto qua kết nửa về kết chủ : đi qua bậc âm không ổn định - thì "cắn", "nuốt" - nốt La bậc VII, rồi về chủ âm ổn định - nốt Xì - "thì tha lấy mồi" . Hoặc cô bán xuân: ẻo lả, trẻ trung: Còn xuân thì mua xuân đi rồi kết thúc bằng tiếng " uy" thì tính chất âm nhạc của trổ hát được củng cố, nhấn mạnh làm sâu sắc hơn. Và đến tiếng " uy" thì cả đám hỏi cùng "uý’’ theo, đã tạo không khí kích thích, sôi động về mối quan hệ giữa người diễn và người xem như là một. Nếu người xem ngẫu hứng có thể nhảy ra sân diễn hát mấy câu thì nhóm hề đế cũng đế giúp. Đó là hình thức sinh hoạt văn hoá tập thể của thời cổ sơ còn được lưu lại trong những thể thức và động thái của lễ hội Trò Trám, tạo dấu ấn đặc trưng trong tâm thức người xem. Ca dao có câu: Cuộc đời vất vả sớm hôm Đi xem Trò Trám đủ ôm miệng cười. Âm điệu đặc trưng 1 Khi một nét nhạc vang lên, người nghe nhận biết được nó là âm nhạc của vùng nào hay của dân tộc nào. Sự khác biệt đó là do yếu tố biểu hiện, mà âm điệu đặc trưng là nơi tập trung các yếu tố biểu hiện đó. Âm điệu đặc trưng có cội nguồn từ ngữ ngôn là sự thể hiện của các thành tố: tâm lý, lịch sử, phong tục, tín ngưỡng và môi trường sống của nơi đã sinh ra nó. Vì thế âm điệu đặc trưng là một ngôn ngữ phong phú và đa dạng. Trong dân ca Trò Trám có bốn âm điệu : a-b - x-y, âm hưởng của bốn âm điệu này vang lên đã tạo ra bản sắc riêng của dân ca Trò Trám. Khi sắp xếp bốn âm điệu này lại thành hệ thống thì ta thấy mối quan hệ về cấu trúc của các âm điệu rất chặt chẽ theo thuật ngữ " phức điệu" trong lý luận âm nhạc chuyên nghiệp. .2 Thủ pháp cấu trúc và phát triển của các âm điệu (hình 6).
  • 16. 16 Âm điệu (a) (b) (x) (y) Hình 6 . Âm điệu (a) là đường âm đi xuống một quãng bốn đúng (La - Mì), gồm ba âm: La- Mì- Mì hai âm mi bước trùng, âm điệu (a) có trước, nó là chất liệu chính để phát triển ra các âm điệu khác. . Âm điệu (b) là đường âm đi xuống một quãng bốn đúng ( Mi, Xì). Âm điệu (b) lấy chất liệu từ âm điệu (a) rồi dùng thủ pháp mô tiến đi xuống một quãng bốn đúng mà thành: Mì, Xì, Xì. . Âm điệu (x) đường âm gãy lên theo một quãng bốn đúng, tính từ hai âm ngoài cùng của đường âm La - Mì -La, âm điệu ( x) là từ âm hình của âm điệu (a) mà thành bằng thủ pháp phát triển, cho âm cuối đi lên một quãng bốn đúng. . Âm điệu ( y) là đường âm gãy xuống lệch, chất liệu được lấy từ âm điệu( b) rồi dùng thủ pháp mô tiến cách quãng đi lên theo một quãng bốn đúng mà thành âm điệu y (hìn 7). .3 Hạt nhân của bốn âm điệu: ( a - b - x-y ). Hình 7 Khi nghe và nhìn vào cấu trúc của bốn hạt nhân ( a -b-x-y ) ở trên, ta thấy chỉ có một hạt nhân chính (a). Tuy nhiên, không thể nói âm điệu y là âm điệu a được, vì nó còn có nét bắc cầu của thủ pháp mô tiến trước đó. Chính nhờ có nét bắc cầu này mà người nghe không nhận ra hạt nhân của âm điệu ( a) dễ dàng. Đây là thủ pháp phát triển cực kỳ đẹp của hát Trò Trám nói riêng và dân ca nói chung. 4 Việc dùng thuật ngữ " phức điệu" để giải thích các thủ pháp phát triển ( phù hợp ) trong âm nhạc dân gian, chúng tôi đã áp dụng trong sách Ngôn ngữ với việc hình thành âm điệu đặc trưng trong dân ca Thái (Nxb Âm nhạc 1994, tái bản 2001). Điều này không phải chúng tôi lạm dụng tự đặt ra, mà từ thời Pithagore nhà bác học Hy Lạp cổ đại (571 - 497 T. C.N) đã nghiên cứu dân ca và ông cho rằng: " Tất cả các quãng của âm nhạc đều tuân theo những hệ thức lượng hữu tỷ đơn giản nhất" (1). Pithagore là nhà toán học, nên ông giải thích về sự phát triển của âm nhạc theo phương trình toán học. Đến Johann Sebastian Bach (1685-1750) nhạc sĩ người Đức đã dùng lý thuyết gọi là "Phức điệu" để mô hình hoá các chỉ số phát triển phức tạp của âm nhạc chuyên nghiệp. Nói cách khác, đó là phương pháp nghiên cứu về mối quan hệ giữa các chỉ số phát triển của các tuyến trong từng "J V" của âm nhạc "phức điệu" (thuật ngữ về kỹ thuật sáng tác của âm nhạc) Thực ra Phức điệu cũng là toán học - hai cách đi đến đích của một vấn đề. Đó là những phương pháp nghiên cứu về mối quan hệ tương quan đối xứng giữa các quãng trong từng
  • 17. 17 tuyến của tác phẩm âm nhạc nói chung và trong sự phát triển để xây dựng từng làn điệu dân ca nói riêng. Vì thế, việc nghiên cứu âm mhạc dân ca hát Trò Trám chúng tôi áp dụng lý thuyết Phức điệu để quy nạp và mô hình hóa các âm điệu thành tổ hợp, trong đó các âm điệu được kí hiệu bằng chữ cái a-b-x-y là để dễ bề nhận diện. Song lâu nay trong nghiên cứu âm nhạc dân gian lại lo sợ tính phức tạp của lý luận Phức điệu cho nên người ta chỉ dùng một thuật ngữ "phát triển" để chỉ sự khác nhau giữa các âm điệu (mô típ ) trong dân ca. Cách nghiên cứu như thế thì tối nghĩa, không nói lên được các cách tiến hành cấu trúc của các âm điệu đó, trong sự giống và khác nhau theo từng cấp độ. Như âm điệu (y) trong dân ca Trò Trám mà gọi là thủ pháp phát triển có từ chất liệu (a) là không lột tả hết được cái bản chất của vấn đề, tức là cách nói không trong sáng. Do đó, tuân theo cách đi của mình đã chọn trong nghiên cứu dân ca Thái, nay chúng tôi vẫn áp dụng lý thuyết " Phức điệu" để trình bày về sự phát triển các âm điệu trong dân ca Trò Trám. .5 Bậc âm - điệu thức. Trong hát Trò Trám bước đầu mới có hai bậc âm là: La - Mì, về sau dùng thủ pháp mô tiến đưa hai âm La - Mì xuống một quãng bốn đúng mà có Mì - Xì. Đến đây giai điệu tuy mới có ba bậc âm, mỗi bậc âm cách bâc I: dưới và trên một quãng bốn đúng, nên đã tạo cho giai điệu có tầm âm rộng một quãng bẩy thứ. Vậy các bậc âm của các điệu thức là: Si bậc IX (dưới)- Mi bậc I -La bậc IX (trên) hinh 8 Hình 8 Căn cứ vào những diễn biến của giai điệu có thể phỏng đoán rằng: hát Trò Trám ban đầu là dạng nói lối theo thể thơ bốn chữ gieo vần lưng và lấy tiếng " uy" làm nét láy đuôi: Ôi ối ội a Năm cũ đã qua Bước sang năm mới Tôi ra trình trò. Sang giai đoạn II, khi có hạt nhân (a), đầu tiên sẽ làm nét láy đuôi cho cả hai vế hát ( vế I và II ). Tiếp đến là mô tiến hạt nhân (a) đi xuống một quãng 4 đúng cấu tạo được âm điệu (b) làm nét láy đuôi cho vế thứ II khi kết thúc một trổ hát. Tức là khi đã có nét láy đuôi cho cả hai vế hát – vế một kết thúc bằng âm điệu (a) vế hai kết thúc bằng âm điệu (b) . Giai đoạn này cũng đã có âm điệu (x) và âm điệu (y) thì âm điệu (x) sẽ là nét láy đuôi chính của vế hát thứ nhất, vì nó có âm hưởng khác hẳn hạt nhân (a). Như vậy bốn âm điệu (a-b - x-y) sẽ có hai âm điệu đứng làm nét láy đuôi cho hai vế hát trong một trổ nhạc . Đó là khi cấu trúc khúc thức của âm nhạc đã có sự hoàn chỉnh. Đạo cụ của trò trình nghề Trong trò trình nghề Tứ dân chi nghiệp thì các đạo cụ đều là vật cổ xưa cũ nát, chẳng hạn: cái cày chìa vôi thì lưỡi cày đã mẻ, cái lờ đơm cá thì mất hom, cái rổ của người đi chợ thì đứt cạp, lưỡi cưa của anh thợ xẻ thì mẻ hết răng v.v và v.v...Vậy tại sao lại có loại đạo
  • 18. 18 cụ như thế ? Để hiểu được vấn đề này, ta phải trở lại nội dung ý nghĩa của lễ hội Trò Trám . Đây là dòng lễ hội hèm tục trong nền văn hoá của dân tộc- khi nói hèm tục thì không thể nhìn bằng đôi mắt trần tục, mà phải nhận thức qua đường tâm linh. Vì thế, những sự kiện diễn ra ở đây đều là hình ảnh xa xưa của tổ tiên, chẳng hạn như ở các làng vào rằm tháng giêng âm lịch người ta cúng thịt lợn sống còn cả lông và máu tươi. Như vậy, cái "xấu’’ của cõi dương là cái "tốt’’ của cõi âm, hoặc ngược lại cái "xấu" của cõi âm là cái "tốt" của cõi dương. Vì thế, trong cúng lễ đồ vàng mã, áo quần và tiền bạc của cõi dương cúng cho cõi âm thì phải "hoá vàng’’ cõi âm mới nhận được. Nghĩa là những hiện tượng diễn ra trong Trò Trám đều là của cõi âm, nó trái ngược với cõi dương hoặc: thợ xẻ cho lưỡi cưa quay lên, đi cấy ngọn thì cắm xuống, kéo sợi thì lôi ra bằng cổ chày v.v... và việc "tình phộc’’của nam nữ ở đây thì không phải để giải quyết thoả mãn sinh lý mà là lấy cái "khước’’ của vấn đề. Cho nên cô nào có chửa trong lễ hội này thì đứa trẻ đó là hạnh phúc của gia đình, vật quý của cả phường. Nhưng lâu nay, người đi xem Trò Trám do không hiểu được ý nghĩa này, cứ nhìn vào đạo cụ cũ rách mà dè bỉu, rồi cho rằng: "đồ Trò Trám ấy mà". Chúng tôi trong khi tiến hành nghiên cứu lễ hội Trò Trám thấy thực tế đạo cụ và nghe câu nói "dè bỉu" ấy, song nay mới trả lời được. Tóm lại, giá trị của lễ hội Trò Trám là ở chỗ cái cổ xưa tồn tại trong cái hiện đại. Đó mới xứng đáng một điểm văn hoá trong vành đai văn hoá Đền Hùng – một dáng nét bản sắc văn hoá độc đáo lưu lại cho đời sau. Do ý nghĩa sâu xa đó, cho nên năm 2000 chúng tôi đã dùng bài nghiên cứu này để xin tiền tài trợ của Qũy phát triển Văn hóa Đan Mạch Việt Nam cho việc tu tạo lại ngôi miếu, đều dùng bằng gỗ mít (ảnh 66b ). Nếu không nghiên cứu trình bày ý nghĩa của dòng lễ hội này thì với cách hiểu “tháo khoán” làm cho tầng lớp trẻ chê bai dè bĩu rằng: trong khi đang chủ trương hạn chế sinh đẻ mà làm “lễ cầu đinh-cầu con trai” hoặc đưa cái vật ấy ra để “bêu xấu”, nhân dân cũng không đồng tình., thậm chí ngày khai mạc lễ hội lãnh đạo mặt trận xã không đến dự. Do đó, nếu không có bài nghiên cứu của chúng tôi tìm ra giá trị đích thực của lễ hội Trò Trám thì e rằng khi sập ngôi miếu mới dựng bằng gỗ tạp (ảnh 65), sẽ không có kinh phí để tu tạo lại thì phần “lễ” sẽ bị mai một, chỉ còn phần hội. Nguồn gốc của dòng lễ hội Nõ Nương Sự ra đời của dòng lễ hội “trò nhại” Nỏ Nường là ở thời chưa có thuật ngữ giao phôi, mà nhận thức bằng con đường trực quan : Thấy hai vật Nỏ Nường “lắp khít” nhau, sau đó ở Nường sinh ra một đưa bé thì cả cộng đồng hân hoan chào đón. Nhưng rồi tai họa lại ập đến. Đứa bé ấy bị ốm đau lâu ngày và có chiều hướng dẫn đến cái chết. Mọi người lo lắng, xót xa kêu khóc mà đành bó tay. Trước tình cảnh quẫn bách ấy, những bậc cao nên“Tiên triết” cho rằng: Chỉ nơi đã sinh ra đứa bé ấy thì ở đó mới có linh nhiệm để cứu giúp đứa bé ấy qua khỏi cơn nguy biến và nói rộng ra là cả mọi người trong cộng đồng dân tộc. Đó là nguồn gốc của lễ hội “trò nhại” Nỏ Nường “lắp khít” nhau. Từ đó, người ta tiến hành tổ chức nghi lễ “trò nhại”- nghĩa là phải “nhại” lại đúng các động thái mà vật linh Nõ Nường đã từng tiến hành lắp khít nhau để thụ thai đứa
  • 19. 19 bé ấy: Lấy đó làm bùa chú, cứu chữa cho nó. Lễ hội “trò nhại”mới đầu có thể đơn giản,thô sơ, về sau được hoàn thiện hơn, cho nên hai tiếng “trò nhại” vẫn còn truyền nối đến ngày nay trong lễ hội Trò Trám. “Trò Trám” thì chữ “trò” là “trò nhại” còn chữ “trám” là rừng trám –tức là “trò nhại” Nỏ Nường “lắp khít” nhau tiến hành ở trong rừng trám: Cây trám to, cao đặc sản của miền trung du nơi trú ngụ của ma quỷ, nó như cây gạo nơi trú ngụ của ma quỷ ở miền xuôi. “Trò nhại” Nỏ Nường “lắp khít” nhau được tiến hành một cách kính cẩn, trang nghiêm với lòng thành kính và niềm tin tuyệt đối, như người đi chùa tin vào nước cành Dương của đạo Phật, nước Thánh rửa tội, cứu sinh của các tôn giáo. Từ khi nhận thức được tác dụng, ý nghĩa mầu nhiệm của vật linh Nõ Nường “lắp khít” nhau dùng để cứu giúp con người vượt qua mọi hoạn nạn trong đời sống thì người ta tổ chức sản xuất hàng loạt các loại vật linh biểu tượng Nỏ Nường, trong đó loại chính như: Tượng đôi nam nữ trên thạp đồng Đào Thịnh, hoặc mã hóa sang những hiện vật như tượng đá ông Chồng bà Chồng còn gọi là hòn trống mái ở Sầm Sơn Thanh hóa. Tiếp theo là loại vật linh Nỏ Nường tách rời được mã hóa sang các vật như : Trụ đá, hòn kê, cột mốc, các trụ đá nhô lên ngoài biển v.v. Nững vật linh ấy nó là cái hồn, cái thần của cái hiện thực Nỏ Nường như, tượng đôi nam nữ trên thạp đồng Đào Thịnh, “nó là nó nhưng không phải nó ” vì đã trao đổi chất. Nhận thức về hiện vật biểu tượng vật linh Nõ Nường là ở chỗ đó (xem  15).. Vật linh Nỏ Nường và lễ hội “trò nhại” Nỏ Nường là thuộc phạm trù tâm linh húy kị, kiêng cấm, ngày xưa không ai dám nói đến, chỉ giới hạn trong giờ phút lễ hội tâm linh. ngay thuật ngữ Nỏ Nường cũng phãi gọi chệch thành “tằm” “kén” trong lễ hội “Cầu tằm cướp kén ”, hoặc “dùi đục” “mo nang” trong lễ hội “múa mo”.Trong Hán Việt Từ điển của Đào Duy Anh ( Tập 2 tr 1025) chỉ có từ “phồn” chứ không có từ “thực” theo nghĩa “phồn thực”. Nhưng từ thời bao cấp, với tư tưởng vô thần cho nên mọi hiện tượng tâm linh đều bị ngăn cấm, hoặc đưa sang dạng hiện thự. Do đó, phải chăng từ khi ngành Khảo cổ công bố phát hiện thạp đồng Đào Thịnh (1993), trên nắp thạp có tượng bốn đôi nam nữ, hình ảnh ấy xuất hiện trên báo chí ở miền Bắc, chuyển sang Pháp. Các tác giả người Việt ở bên đó thấy thế thì giải thích bằng thuật ngữ “phồn thực” là dịch từ chữ Libido theo quan niệm hiện thực của châu Âu trong sách “Phân tâm học nhập môn” của Fơ rớt (Sigmund freud). Điều đó, thể hiện trong chuyên đề phồn thưc của Lê Văn Hảo gửi về đăng ở Tạp chí Đại học Huế (1965), tiếp đến bài “Luyến ái tình trong tục cổ Việt Nam vào đầu xuân” của Toan Ánh đăng Tạp chí Bách khoa Sài Gòn (1970). Sau ngày thống nhất, bài báo của Toan Ánh được phổ biến rộng rãi trong giới nghiên cứu văn hóa ở miền Bắc, tuy nhiên thuật ngữ phồn thực cũng chỉ xuất hiện trong những bài viết về văn hóa cổ truyền của dân tộc. Nhưng từ khi Lễ hội Trò Trám được khôi phục (1993) bộ phim về Lễ hội Trò Trám của Đạo diễn Văn Trê ở Phú Thọ phát trên truyền hình, tạo nên từng đợt sóng cao dần về Lễ hội Trò Trám qua bức ảnh Nỏ Nường (ảnh 14). Những đợt sóng ấy là bởi đôi vật linh Nỏ Nường hiện thực, tạo sự tò mò về điều tế nhị mà lâu nay không ai được nói ra. Nhưng nay lại do từ lễ hội tâm linh công bố, cho nên các báo chí được độc giã chú ý và Lễ hội Trò Trám được thành một thuật ngữ trên các phương tiện đại chúng. Những tấm ảnh hiện thực về lễ trò nhại Nỏ Nường. Như trên đã nói, xưa nay vật linh Nỏ Nường đặt nơi thờ cúng chốn thâm
  • 20. 20 nghiêm trong đền miếu, ít ai nói đến, thậm chí thuật ngữ Nỏ Nường cũng không mấy ai biết, Bởi lẽ, hiện vật biểu tượng này thuộc về điều tế nhị và nhậy cảm. Người xưa thể hiện theo biểu tượng bằng cái mo nang và dùi gỗ vông còn gọi chệch là “tằm- kén” và “dùi gỗ - mo nang” trong phút lễ mật tắt đèn diễn trò linh tinh tình phộc không ai được nhìn. Tất cả, tạo sự linh thiêng huyền bí, vật hèm. Hèm là từ khóa: kiêng dè cấm kị, “húy”. Từ húy nghiêm ngặt. Ai làm điều phạm húy là run sợ, phải làm lễ tạ xin ngài tha tội. Phạm húy nhẹ thì làng bắt vạ mâm trầu cau, chai rượu, nặng thì làng khai trừ ra khỏi làng phải đi xin ngụ cư ở làng khác; Thầy khóa đi thi phạm húy, dù tài cao cũng bị đánh trượt …. Một quan niệm ngặt nghèo về từ húy như thế, cho nên trong lễ hội của dân làng mọi việc đều giữ kín, xong việc là thôi, sống để dạ, chết mang đi, không ai được hé lời. Nhưng ngày nay lễ hội Trò Trám với đôi vật linh Nõ Nường hiện thực làm bằng gỗ sơn đỏ làm mất cả tính tâm linh hèm tục. Việc sai trái này, xin được nhắc lại lần nữa là do: khởi đầu từ ngày khôi phục lại lễ hội Trò Trám (1993) không mang tinh hèm tục của tâm linh truyền thống như đã dẫn ở trên mà mang tính hiện thực ở đôi vật linh biểu tượng Nõ Nường, vị đạo diễn nói: “Làm thế cho người ta thích” ! Nhưng bị nhân dân địa phương phản ứng, lớp trẻ hanh niên thì chê bai rằng, ngày nay mà còn làm cái trò tình phộc, lại đưa cái “của nợ” ấy ra trước thanh thiên bạch nhật để bêu riếu. Vì thế,trong ngày khánh thành lễ hội vị đại diện Mặt trận xã không đến dự, nhà nghiên cứu lễ hội Trò Trám Dương Văn Thâm phản ứng. Theo chúng tôi, nếu cứ theo đà ấy thì, đến khi ngôi miếu mới dựng trong kì khôi phục lễ hội này đổ là phần lễ sẽ bị bỏ, chỉ còn phần hội. Nếu như không có việc nghiên cứu của chúng tôi mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, có giá trị về nhân văn, minh triết mới và xin được quỹ Tài trợ phát triển văn hóa Đan Mạch Việt Nam cùng UBND xã Tứ Xã tu tạo lại ngôi miếu; Khung bằng gỗ mít, nền nhà cao ráo, khang trang (ảnh 12). Nhân dịp ngày khánh thành, chúng tôi đề nghị Sở Văn hóa T.T tỉnh Phú Thọ phối hơp Trường Đại học Văn hóa Hà Nội mở cuộc Hội thảo về ý nghĩa của lễ hội Trò Trám, do các nhà khoa học của Hà Nội và địa phương tham dự. Nhưng chính những việc làm đó, lại làm cho cái việc dâm tục kia được tồn tại. Đã làm mất đi ý nghĩa tâm linh lớn lao mang tính nhân văn của một nghi lễ tâm linh truyền thống của dân tộc. Ảnh12: Miếu Trò tu tạo năm 2000. Đề xuất. Với giá trị của dòng lễ hội Nỏ Nường nói chung và lễ hội Trò Trám nói riêng như đã trình bày cho nên chúng tôi đề xuất như sau:
  • 21. 21 1) Cần mở Hội thảo về “Ý nghĩa của lễ hội Trò Trám trong nền Văn hóa Nỏ Nường của dân tộc ” trong đó mối liên hệ về những vật linh Nỏ Nường từ di chỉ Gò Mun với lễ hội Trò Trám. 2) Tiến hành tuyên truyền ý nghĩa của lễ hội Trò Trám sâu rộng cho công chúng hiểu về tính tâm linh tục hèm của lễ hội Trò Trám. 3) Bỏ đôi vật linh Nỏ Nường hiện thực sơn đỏ, làm lại bằng dùi gỗ vông và mo nang. Sau phút Lễ mật trong miếu kông hô khẩu ngữ “than khoán” và bỏ số nam nữ chạy ôm nhau ơ rừng cây sau miếu. 4) Giờ lễ mật, theo cổ tuyền là đóng cửa không cho ngươi xem. Nếu phóng viên báo đài muốn đưa tin thì dùng Camera ở trong miếu phát ra. Nếu tiến hành đươc bốn điểm vừa nêu thì một thời gian tính tâm linh của dòng lễ hội nay sẽ được khôi phục lại. Tóm lại, những điều chúng tôi viết ra ở đây của Lễ hội “trò nhại” Nõ Nường (Trò Trám) cũng là chung cho dòng lễ hội “trò nhại” Nõ nường của dân tọc Kinh ở Việt Nam. Đó là dòng Lễ hội vòng đời của dân tộc Kinh, xuất hiện từ thời dân tộc ta mới có nhận thức về khởi nguyên của sự sống và cái chết. Vì thế, mọi động thái hoạt động ở trong Lễ và ngoài hội ở đây đều là những động thái trò “nhại” lắp khít nhau của Nỏ Nường cho đến khi thụ thai một thai nhi. Lấy đó làm bùa chú để trừ đuổi tà ma, triệt tiêu hiểm họa cho cộng đồng, cho nên dòng lễ hội này mang tính tâm linh, không mang tính phồn thực. Chú thích. 1.Chuyện kể về các nhà Bác học, Nxb Thanh niên, 1977, tr 163.