SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Thanh Hương, chính khách và nhà viết kịch
Phạm Việt Long – Tuyết Hạnh
Trong xã hội, Thanh Hương có hai vai trò quan trọng: Chính khách và nhà viết kịch.
Là đại biểu Quốc Hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên
và Nhi đồng (Phó Chủ nhiệm Ủy ban), chị thể hiện là người luôn luôn đi sâu đi sát
đời sống của nhân dân, nêu lên những vấn đề thiết thực cần giải quyết để nâng cao
đời sống tinh thần cho nhân dân. Là nhà viết kịch, Thanh Hương cũng luôn luôn đi
thực tế, tìm tri thức và cảm hứng từ thực tế để viết nên những vở kịch sinh động,
giàu tính đấu tranh. Ở vai trò nào, Thanh Hương cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm,
thẳng thắn, nhiều khi quyết liệt, và bao trùm là tinh thần xây dựng, mong muốn cuộc
sống được tốt đẹp hơn.
Một chính khách hết lòng vì văn hóa dân tộc
Khi chịThanh Hương là Phó Chủ nhiệm Ủy ban, cũng là thời gian nhạc sĩ TrầnHoàn
làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin. Cùng là văn nghệ sĩ, hiểu nhau, ủng hộ
nhau, nhưng không vì thế mà Thanh Hương nương nhẹ trong việc giám sáthoạt động
của Bộ. Chị có những buổi làm việc với Bộ, nêu lên những vấn đề về ngân sách,
chính sách, chế độ đốivới ngành. Có khi, chị nêu những câu chất vấn khiến cho Bộ
trưởng phải đau đầu. Vào một kỳ họp của Quốc Hội, Bộ Văn hóa Thông tin nhận
được chất vấn của chị về vấn đề quản lý hoạt động văn hóa. Hồi đó, đất nước mới
mở cửa, văn hóa nước ngoài có dịp xâm nhập khá mạnh mẽ vào nước ta, tốt đẹp có,
và tiêu cực cũng có. Đặc biệt là nạn Video “đen” hoành hành. Chị nêu thực trạng,
nói lên những lo ngại của mình về sự phai nhạt văn hóa dân tộc, băng hoại đạo đức
xã hội, đề nghị Bộ Văn hóa Thông tin có biện pháp quản lý. Bộ máy tham mưu của
Bộ phải tập trung nắm bắt thông tin, tổng hợp tài liệu, làm một bản giải trình nghiêm
túc và FAX qua Malayxia cho Bộ Trưởng Trần Hoàn, vì lúc này ông đang công tác
tại Malayxia. Khi về nước, vừa bước xuống máy bay là Bộ Trưởng Trần Hoàn cầm
văn bàn mà ông đã soạn thảo trên cơ sở tài liệu do Văn phòng cung cấp, lên diễn đàn
Quốc Hội trả lời chất vấn của chị Thanh Hương. Thế rồi, bài trả lời trở thành một
bài báo khá hay, được nhiều báo đăng: “Quản lý văn hóa – Chống kết hợp với xây.
Lấy xây để chống”. Chị Thanh Hương tỏ vẻ hài lòng về bài trả lời này, vì đã trúng ý
của chị, đó là: Nhà nước và nhân dân phải đầu tư xây dựng từ cơ sở vật chất tới đội
ngũ cán bộ để văn hóa nước nhà có sức mạnh vươn lên, đủnăng lực tiếp thu văn hóa
tốt đẹp củanhân loại và thải loại những mặt tiêu cực trên lĩnh vực văn hóa, sựnghiệp
văn hóa là của toàn dân, cho nên các địa phương cũng phải mạnh tay cùng Bộ quản
lý văn hóa. Tạo được sự ủng hộ của dư luận, chị nhiều lần gặp Thủ tướng Võ Văn
Kiệt thuyết phục rằng cần đầu tư nhiều hơn cho văn hóa. Chị bảo:Bây giờ, năng suất
lao động của nước ta còn thấp hơn của Lào, là điều không thể chấp nhận. Đó là biểu
hiện của sự thấp kém về trình độ dân trí. Do vậy, cần đầu tư cho văn hóa, giáo dục
nhiều hơn, để nâng cao dân trí, từ đó năng suất lao động mới cao, kinh tế mới phát
triển. Khi kinh tế phát triển đúng hướng, thì lại tác động tích cực tới văn hóa. Chính
nhờ sựthuyết phục của chị, cộngvới các tác động của ngành văn hóa, các Hội, Quốc
hội đã cho phép nâng ngân sách của ngành lên, văn hóa tăng lên 1% và các Hội Văn
học nghệ thuật tăng lên 2% trong tổng chi ngân sách. Chị cũng góp phần xây dựng
nhiều Luật về văn hóa, thông tin, như Luật Di sản, Luật Báo chí (sửa đổi)... Chị dã
dành rất nhiều thời gian để tìm gặp Thủ tướng và các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà
nước... không phải nhằm đòi hỏi quyền lợi gì cho mình, mà là thuyết phục lãnh đạo
tăng thêm ngân sách, ban hành các chế độ chính sách khuyến khích văn học nghệ
thuật phát triển.
Một nhà viết kịch giàu bản lĩnh
Với gần 30 kịch bản sân khấu đã được dàn dựng, công diễn, 9 cuốn sách kịch bản
và chuyên luận đã được xuất bản, chị Thanh Hương thể hiện là một cây bút sung
sức, tài năng. Với người chuyên viết, số lượng ấy đã đáng được nể trọng, nhưng với
chị, một chính khách, chỉ viết vào lúc tranh thủ tạm gác công việc nhà nước, thì sự
nể trọng ấy tăng lên gấp bội.
Các vở kịch của Thanh Hương chủ yếu phản ánh cuộc sống đương thời, với những
nhân vật là người lao động, cán bộ quản lý. Chị đã đi sâu vào đời sống nội tâm, mổ
xẻ tâm lý nhân vật để thể hiện chúng bằng hành động kịch mạnh mẽ, đa chiều, tạo
ra những mâu thuẫn, xung đột, từ đó biểu dương những nhân vật tích cực, một lòng
một dạ vì đất nước, và phê phán những nhân vật tiêu cực, cá nhân, vị kỉ. Thanh
Hương đã để lại dấu ấn mạnh mẽ qua những vở kịch như “Vàng”, “Niềm hạnh phúc
không tên”, “Khi tình yêu lên tiếng”, “Đời người giấc mộng”, “Đỉnh cao và vực
thẳm”, “Mảnh đất hồi sinh”, “Tình xuyên đại dương”, “Bản tình ca màu xanh”...
Định hướng: Chốngkết hợp với xây, lấy xây để chống trong quản lý, cũng nhất quán
trong sáng tác kich của Thanh Hương. Trong kịch của chị, nổi bật lên cuộc đấutranh
giữa cái tốt và cái xấu, cái đúng và cái sai, và bao giờ chị cũng dành phần ưu ái cho
việc bảo vệ, biểu dương những yếu tố tích cực trong đời sống. Một nhân vật trong
“Thung lũng tình yêu” nói: “Muốn làm ra ánh sáng cho xã hội, cho cuộc đời, mỗi
người chúng ta phải tự thắp sáng cho mình trước”. Nhân vật của chị tự thắp sáng
mình bằng những hành độngkhi thì thầm lặng, nhẹ nhàng, khi thì quyết liệt, sôiđộng
để cống hiến cho xã hội. Trong vở “Vàng”, phẩm chất công dân của những cán bộ,
công nhân vùng than lấp lánh lên trong cuộc đấu tranh để khẳng định cái tiên tiến,
để cống hiến cho vùng mỏ của Tổ quốc, mà tiêu biểu là Chiến, giám đốc mỏ, một
lòng một dạ chăm lo cho mỏ, cho cuộc sống của công nhân, là Mộc, phó Giám đốc
xí nghiệp xe, coi việc xí nghiệp hơn việc gia đình, là Nhàn, một công nhân có hoàn
cảnh éo le, đã vượt lên số phận, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đơn vị. Vở
“Tình xuyên đại dương” nêu bật một nhân vật chính diện, là thuyền trưởng Hải và
tập thể thủy thủ tàu “Chiến thắng”, kiên quyết không bị cám dỗ bởi vật chất, không
tham gia làm ăn bất chính, và với trình độ nghề nghiệp cao, bản lĩnh vững vàng, anh
đã đưa contàu vượt qua bão tố của biển cả và lòng người, cập bến an toàn. Trong hệ
thống nhân vật kịch của Thanh Hương, những trí thức trẻ được chị chăm chút, cho
nên rất sinh động, thể hiện được hướng đi tới của xã hội. Họ được đào tạo, lớn lên
trong xã hội mới, đem hết trí tuệ và nhiệt huyết để xây đắp quê hương. Nhân vật
Tùng trong “Bản tình ca màu xanh” âm thầm nghiên cứu, trăn trở, tìm tòi, phát hiện
ra giống lúa mới. Những nhân vật phó tiến sĩ Sơn, kỹ sư cơ giới Kim Thư trong vở
“Thung lũng tình yêu” coicông trình thủy diện là của mình, tự rèn luyện mình trong
gian khó để trưởng thành lên và cống hiến nhiều hơn cho đất nước. Những nhân vật
phụ nữ trong kịch của Thanh Hương cũng ngời lên những phẩm chất tốt đẹp mang
tính truyền thống của dân tộc, đồng thời mang tính hiện đại khi dám đứng lên đấu
tranh chống lại cái xấu, sự bất công trong xã hội. Nhìn chung, hệ thống nhân vật
chính diện trong kịch của Thanh Hương có đời sống phong phú, có chiều sâu nội
tâm, có sức thuyết phục công chúng, đem đến cho công chúng niềm tin vào xu hướng
tất thắng của những giá trị nhân văn, tiên tiến.
Đốilập, là những nhân vật phản diện, bịchị Thanh Hương lột tả chân tướng. Những
mặt trái của xã hội bị chị phơi bầy trên sân khấu: tham ô, ăn hối lộ, thông đồng, thỏa
hiệp của nhiều phần tử Hải quan và công an với những kẻ xấu trong ngành đường
biển, ham muốn và làm mọi cách để có quyền lực... Vở “Đời người giấc mộng” của
Thanh Hương được báo chí đánh giá là đã nêu lên được “sự bạo liệt của cái xấu”.
Nhân vật Huệ ham muốn vô bờ, từ tình yêu đến của cải, quyền lực; nhân vật Vinh
mù quáng, bám giữ quyền lực, vì thế, họ đã làm mọi việc xấu xa, đê hèn, cuối cùng
nhận những trái đắng của cuộc đời. Trong vở “Đỉnh cao và vực thẳm”, nhân vật
Nghĩa coi quyền lực là mục đíchcao quý nhất của cuộc đời. Nghĩa hiến cả vợ mình
cho cho cấp trên đề được đi học nước ngoài, sau đó người vợ, vì nhục nhã mà phải
quyên sinh. Nghĩa không dừng lại, mà tiếp tục tìm kiếm quyền lực. Anh ta cặp bồ
với vợ một vị tướng, tìm đường lên chức Thứ trưởng, khi đạt được mục đích, lại
phản bội người phụ nữ đã chạy chọt mọi cửa để y có chức vụ ấy. Nhưng rồi, Nghĩa
đã mất hết tấp cả- những người thân đã rời xa y, người thì qua đời, người thì đi theo
người yêu cũ, con gái thì bị chết vì đạn pháo trên biên giới...
Người nghệ sĩ có khả năng trời phú là nhạy cảm và biết dự báo. Nhà viết kịch Thanh
Hương sớm cảm nhận được những biến động trong đời sống cá nhân, đời sống xã
hội, hướng đi tất yếu của những biến động ấy, đưa ra những lời tiên đoán và cảnh
báo. Những nhân vật chính diện trong kịch Thanh hương cho thấy: cuộc sống càng
phát triển, thì càng phức tạp, đòihỏi những người tích cực càng phải có trí tuệ hơn,
giỏi giang hơn, cảnh giác hơn, để vượt qua mọi cạm bẫy, mưu ma chước quỷ, cũng
như vượt qua chính bản thân mình, để vươn lên xây dựng cuộc sống mới. Đặc biệt,
Thanh Hương cảnh báo khá sơm về tệ “gia đình trị”, tệ chạy chọt mua quan bán
chức, tệ “tham nhũng quyền lực”. Qua những nhân vật ham quyền lực, Thanh hương
đã chỉ rõ nguy cơ “tham nhũng quyền lực” cho xã hội lúc ấy và cho cả xã hội bây
giờ. Những mối quan hệ gia đình, thân thích, và cả những mối quan hệ ma quỷ dẫn
tới quyền lực, kèm theo đó là quyền lợi vật chất bây giờ đang phát triển, gây băng
hoại nhân cách, suy yếu xã hội, đã được chị báo trước trong nhiều vở kịch. Chị cũng
cảnh báo rằng, quyền lực, của cải không làm nên hạnh phúc, và những kẻ vô lương
tâm làm mọi việc xấu xa để có quyền lực, của cải, tất yếu sẽ gánh hậu quả tồi tệ. Nếu
những kẻ xấu thời nay như Trịnh Xuân Thanh được xem và suy nghĩ kỹ kịch của
Thanh Hương, có lẽ sẽ phải chùn bước chăng và không bị đẩy đến kết cục thê thảm
như bây giờ chăng? Tiếc rằng, người nghệ sĩ giống như người dậy sớm hơn mọi
người, thấy bình minh trước nhưng lại làm cho những kẻ muốn ngủ lỳ khó chịu, họ
dự báo, cảnh báo rất nhiều qua các tác phẩm của mình để con người cảnh giác mà đi
đúng đường, nhưng thời này ít ai để ý. Cũng chính vì vậy, những giá trị tuyệt vời
của văn học nghệ thuật đang bị xã hội bỏ phí; đó cũng là một trong những nguyên
nhân khiến cho văn hóa, đạo đức ở nước ta đang xuống cấp đến mức báo động.
Một người phụ nữ can trường
Thanh Hương có một cuốn sách tự bạch rất có giá trị: “Đi trong cuộc sống”, do
NXB Phụ Nữ in lần thứ hai. Tập truyện ký gồm 13 chương là chuỗi những sự kiện
quan trọng trong cuộc đơi nhà văn, những ký ức dường như đã thấm vào xương
máu, giờ chảy tràn trên trang giấy, thấm thía và chân thực. Quê hương, tình yêu,
chiến trường, những vở kịch đầy tâm huyết sáng tạo, quá trình trở thành đại biểu
Quốc Hội... đó là cả một hành trình nghiệt ngã, gian nan và can trường của người
phụ nữ tài năng vượt lên số phận.
Cuốn sách đã lôi cuốn người đọc ngay từ những trang đầu bởi giọng văn tâm tình,
chân thực, như những trang nhật ký về cuộc đời tác giả. Tình yêu của chị lãng mạn
như trong tiểu thuyết và diễn biến cũng như một chuyện tình buồn của tiểu thuyết.
Kết quả của tình yêu ấy là một gia đình hạnh phúc và hai đứa con. Nhưng rồi, tai
họa đến với gia đình chị. Người đọc cảm động đến rơi nước mắt khi chị kể về thời
gian chồng chị bị ung thư não. Cái chết của anh đột ngột quá, bỏ chị ở lại với hai
đứa con nhỏ dại. Mẹ con chị ôm nhau khóc: “Cổ tôi khản đặc, nói không ra tiếng,
cơn đau từ lồng ngực cuộn lên thành tiếng nấc. Tôi như cái xác vật vờ, em gái tôi
ôm tôi, đỡ tôi đi. Các con níu áo đi bên tôi. Mẹ con tôi đi trong đám người lặng lẽ
như đi trong cơn ác mộng...” Nhưng mất mát trong cuộc sống gia đình không làm
cho chị gục ngã, mà đãtạo cho chịmột nghị lực phi thường để vượt qua tất cả những
khó khăn, gian khổ của thời chiến. Chị lao vào công việc của người cầm bút, viết
kịch vừa là niềm đam mê, vừa như một liều thuốc cứu chị thoát khỏi sự đau khổ tột
cùng trong tâm hồn.
Người nghệ sĩ phải lăn lộn, phải sốngvới tất cả những trải nghiệm cuộc sốngthì mới
có được những tác phẩm để đời. Năm 1972, thật khó có thể ngờ được rằng, chị lại
xung phong đi vào chiến trường, gửi hai con sơ tán nhờ một người bạn trông nom.
Chị không muốn mình đứng bên lề cuộc sống, cuộc sống sôi động đã cuốn chị đi.
Người mẹ phải có ý chí sắt đá lắm mới vượt qua được tình cảm riêng tư, tất cả vì sự
nghiệp lớn lao của đất nước: “Tôi cắn chặt môi tóe máu, nuốt nước mắt vào trong
quay đi, bởi nếu cònôm con thêm một giây nữa thì tôi bật khóc và chân tôi sẽ chùng
xuống, không bao giờ bước đi nổi nữa”. Chị xông pha lăn lộn ngoài mặt trận, ranh
giới giữa cái chết và sự sốngthật quá mong manh, nhiều khi chị chỉ cònbiết cầu cứu
hương hồn anh phù hộ chị qua cơn nguy kịch.
Người mẹ ấy đã được cuộc đời và chiến trưởng tôi luyện, thành ra không có gì là
không vượt qua được. Gặp gỡ và sống cùng những anh hùng bằng xương bằng thịt
thời chiến, trải nghiệm qua những lần sống chết bom đạn gần kề, những ngày tháng
đóikhổ, hiểm nguy nơi tuyến lửa Trường Sơn... tất cảnhững điều đó đãgiúp chị viết
được những vở kịch chân thực, sốngđộng. Những hình ảnh, những conngười xẻ dọc
Trường Sơn dưới mưa bom bão đạn luôn hiển hiện tong tâm tưởng chị; họ là đồng
đội, khuyến khích, thúc giục và cùng chị chiến đấu. Ngòi bút của chị chảy theo hành
động, tình cảm và lời nói từng nhân vật đồng đội của chị.
“Đitrong cuộc sống” hấp dẫn người đọc không chỉ bởi sự chân thực, sống độngcủa
những sự kiện có thật, bởi giọng văn tâm tình, thấm thía, mà còn bởi hình ảnh một
người nghệ sĩ lao động nghệ thuật nghiêm túc, miệt mài, một chiến sĩ trên nhiều mặt
trận của đời sống. Và hơn hết, ấn tượng sâu đậm nhất là một người phụ nữ can
trường, giỏi giang, vượt lên số phận, nuốt nươc mắt vào trong để nuôi con trưởng
thành, để tạo dựng cho mình một vị trí xã hội mà không phải ai cũng có thể làm
được.
Kết
Hiểu về cuộc đời của Thanh Hương, ta mới hiểu được cặn kẽ những hành động của
chị với tư cáchđại biểu Quốc Hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh
thiếu niên và nhi đồng của Quốc Hội, cũng như hiểu hết giá trị của những tác phẩm
kịch mà chị cống hiến cho cuộc sống. Những vấn đề mà Thanh Hương nêu lên trong
Quốc Hội, những hình tượng và thông điệp của chị trong các vở kịch, đều bắt nguồn
từ cuộc sống đầy gian truân, khắc nghiệt của nhân dân, trong đó có chị, cho nên nó
có giá trị chân thực, thiết thực, nó có tinh thần xây dựng rất cao. Nhất quán trong
conngười chị, trong hành xử của chị với tư cáchmột chínhkhách, trong các vở kịch
của chị, là tinh thần quả cảm đấu tranh với mọi ngang trái của cuộc đời, vượt lên số
phận, miệt mài xây dựng để đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, nhân
dân được hưởng thái bình, hạnh phúc.

More Related Content

What's hot

VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 nataliej4
 
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhấtĐề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhấtMaloda
 
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách nataliej4
 
Nam cao nhà văn tài hoa
Nam cao   nhà văn tài hoaNam cao   nhà văn tài hoa
Nam cao nhà văn tài hoaHung Anh Nguyen
 
Vợ nhặt
Vợ nhặtVợ nhặt
Vợ nhặtTrnNgcLy
 
Tác giả Thạch Lam - nhà phê bình Thụy Khuê
Tác giả Thạch Lam -   nhà phê bình Thụy KhuêTác giả Thạch Lam -   nhà phê bình Thụy Khuê
Tác giả Thạch Lam - nhà phê bình Thụy KhuêNguyễn Hương Thảo
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX nataliej4
 
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Phân tích truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao - văn mẫu lớp 12
Phân tích truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao - văn mẫu lớp 12Phân tích truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao - văn mẫu lớp 12
Phân tích truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao - văn mẫu lớp 12Dinh Phan
 
Thư ngỏ tuổi đôi mươi
Thư ngỏ tuổi đôi mươiThư ngỏ tuổi đôi mươi
Thư ngỏ tuổi đôi mươiLuyến Kiều
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Trường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpkTrường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpklangsontung
 

What's hot (18)

Luận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAY
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAYLuận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAY
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAY
 
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
 
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc GiaoLuận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
 
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhấtĐề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
 
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
 
Nam cao nhà văn tài hoa
Nam cao   nhà văn tài hoaNam cao   nhà văn tài hoa
Nam cao nhà văn tài hoa
 
Vợ nhặt
Vợ nhặtVợ nhặt
Vợ nhặt
 
Tác giả Thạch Lam - nhà phê bình Thụy Khuê
Tác giả Thạch Lam -   nhà phê bình Thụy KhuêTác giả Thạch Lam -   nhà phê bình Thụy Khuê
Tác giả Thạch Lam - nhà phê bình Thụy Khuê
 
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy ThiệpLuận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
 
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Phân tích truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao - văn mẫu lớp 12
Phân tích truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao - văn mẫu lớp 12Phân tích truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao - văn mẫu lớp 12
Phân tích truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao - văn mẫu lớp 12
 
Thư ngỏ tuổi đôi mươi
Thư ngỏ tuổi đôi mươiThư ngỏ tuổi đôi mươi
Thư ngỏ tuổi đôi mươi
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Trường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpkTrường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpk
 
Vk
VkVk
Vk
 

Similar to Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch

80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet 80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet onthi360
 
CẤM KỴ VÀ ĐỐI PHÓ VỚI CẤM KỴ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ (KHẢO SÁT QUA THƠ NÔM TRU...
CẤM KỴ VÀ ĐỐI PHÓ VỚI CẤM KỴ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ (KHẢO SÁT QUA THƠ NÔM TRU...CẤM KỴ VÀ ĐỐI PHÓ VỚI CẤM KỴ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ (KHẢO SÁT QUA THƠ NÔM TRU...
CẤM KỴ VÀ ĐỐI PHÓ VỚI CẤM KỴ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ (KHẢO SÁT QUA THƠ NÔM TRU...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thuyết trình của Thành An.pptx
Thuyết trình của Thành An.pptxThuyết trình của Thành An.pptx
Thuyết trình của Thành An.pptxminh950099
 
Đèn cù II (Trục độc)
Đèn cù II (Trục độc)Đèn cù II (Trục độc)
Đèn cù II (Trục độc)Lộc AnHà
 
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docxCHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docxTRNH287864
 
Thuong_Vo_-_Nhom_3_-_Ngu_Van_1.0.pptx
Thuong_Vo_-_Nhom_3_-_Ngu_Van_1.0.pptxThuong_Vo_-_Nhom_3_-_Ngu_Van_1.0.pptx
Thuong_Vo_-_Nhom_3_-_Ngu_Van_1.0.pptxNhtMinhL1
 
Thuong_Vo_-_Nhom_3_-_Ngu_Van_1.0.pptx
Thuong_Vo_-_Nhom_3_-_Ngu_Van_1.0.pptxThuong_Vo_-_Nhom_3_-_Ngu_Van_1.0.pptx
Thuong_Vo_-_Nhom_3_-_Ngu_Van_1.0.pptxNhtMinhL1
 
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptxNotebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptxNguynHiu415274
 
Gió lạnh đầu mùa - Thạch Lam
Gió lạnh đầu mùa  - Thạch LamGió lạnh đầu mùa  - Thạch Lam
Gió lạnh đầu mùa - Thạch LamJenlytine
 
Chuyển biến về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ việt nam nhì...
Chuyển biến về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ việt nam nhì...Chuyển biến về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ việt nam nhì...
Chuyển biến về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ việt nam nhì...jackjohn45
 
nguyendu.pptx
nguyendu.pptxnguyendu.pptx
nguyendu.pptxKinTrnCh
 
Người lái đò sông Đà.pdf
Người lái đò sông Đà.pdfNgười lái đò sông Đà.pdf
Người lái đò sông Đà.pdfngTrang74
 
Tai lieu on thi tot nghiep van
Tai lieu on thi tot nghiep vanTai lieu on thi tot nghiep van
Tai lieu on thi tot nghiep vandolethu
 
TÀI-LIỆU-LLVH.dWGWgdgsWDerfwFwefrwefreawrfqa
TÀI-LIỆU-LLVH.dWGWgdgsWDerfwFwefrwefreawrfqaTÀI-LIỆU-LLVH.dWGWgdgsWDerfwFwefrwefreawrfqa
TÀI-LIỆU-LLVH.dWGWgdgsWDerfwFwefrwefreawrfqaMtChinGin
 

Similar to Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch (20)

80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet 80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
 
CẤM KỴ VÀ ĐỐI PHÓ VỚI CẤM KỴ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ (KHẢO SÁT QUA THƠ NÔM TRU...
CẤM KỴ VÀ ĐỐI PHÓ VỚI CẤM KỴ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ (KHẢO SÁT QUA THƠ NÔM TRU...CẤM KỴ VÀ ĐỐI PHÓ VỚI CẤM KỴ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ (KHẢO SÁT QUA THƠ NÔM TRU...
CẤM KỴ VÀ ĐỐI PHÓ VỚI CẤM KỴ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ (KHẢO SÁT QUA THƠ NÔM TRU...
 
Thuyết trình của Thành An.pptx
Thuyết trình của Thành An.pptxThuyết trình của Thành An.pptx
Thuyết trình của Thành An.pptx
 
nguyen du
nguyen dunguyen du
nguyen du
 
Nguyễn Du.pptx
Nguyễn Du.pptxNguyễn Du.pptx
Nguyễn Du.pptx
 
Đèn cù II (Trục độc)
Đèn cù II (Trục độc)Đèn cù II (Trục độc)
Đèn cù II (Trục độc)
 
Van hoc 1
Van hoc 1Van hoc 1
Van hoc 1
 
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docxCHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
 
MÂU PP NGUYỄN DU.pptx
MÂU PP NGUYỄN DU.pptxMÂU PP NGUYỄN DU.pptx
MÂU PP NGUYỄN DU.pptx
 
Thuong_Vo_-_Nhom_3_-_Ngu_Van_1.0.pptx
Thuong_Vo_-_Nhom_3_-_Ngu_Van_1.0.pptxThuong_Vo_-_Nhom_3_-_Ngu_Van_1.0.pptx
Thuong_Vo_-_Nhom_3_-_Ngu_Van_1.0.pptx
 
Thuong_Vo_-_Nhom_3_-_Ngu_Van_1.0.pptx
Thuong_Vo_-_Nhom_3_-_Ngu_Van_1.0.pptxThuong_Vo_-_Nhom_3_-_Ngu_Van_1.0.pptx
Thuong_Vo_-_Nhom_3_-_Ngu_Van_1.0.pptx
 
Vk
VkVk
Vk
 
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptxNotebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
 
Gió lạnh đầu mùa - Thạch Lam
Gió lạnh đầu mùa  - Thạch LamGió lạnh đầu mùa  - Thạch Lam
Gió lạnh đầu mùa - Thạch Lam
 
timhieuchung.pptx
timhieuchung.pptxtimhieuchung.pptx
timhieuchung.pptx
 
Chuyển biến về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ việt nam nhì...
Chuyển biến về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ việt nam nhì...Chuyển biến về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ việt nam nhì...
Chuyển biến về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ việt nam nhì...
 
nguyendu.pptx
nguyendu.pptxnguyendu.pptx
nguyendu.pptx
 
Người lái đò sông Đà.pdf
Người lái đò sông Đà.pdfNgười lái đò sông Đà.pdf
Người lái đò sông Đà.pdf
 
Tai lieu on thi tot nghiep van
Tai lieu on thi tot nghiep vanTai lieu on thi tot nghiep van
Tai lieu on thi tot nghiep van
 
TÀI-LIỆU-LLVH.dWGWgdgsWDerfwFwefrwefreawrfqa
TÀI-LIỆU-LLVH.dWGWgdgsWDerfwFwefrwefreawrfqaTÀI-LIỆU-LLVH.dWGWgdgsWDerfwFwefrwefreawrfqa
TÀI-LIỆU-LLVH.dWGWgdgsWDerfwFwefrwefreawrfqa
 

More from Pham Long

Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnPham Long
 

More from Pham Long (20)

Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
 

Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch

  • 1. Thanh Hương, chính khách và nhà viết kịch Phạm Việt Long – Tuyết Hạnh Trong xã hội, Thanh Hương có hai vai trò quan trọng: Chính khách và nhà viết kịch. Là đại biểu Quốc Hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng (Phó Chủ nhiệm Ủy ban), chị thể hiện là người luôn luôn đi sâu đi sát đời sống của nhân dân, nêu lên những vấn đề thiết thực cần giải quyết để nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Là nhà viết kịch, Thanh Hương cũng luôn luôn đi thực tế, tìm tri thức và cảm hứng từ thực tế để viết nên những vở kịch sinh động, giàu tính đấu tranh. Ở vai trò nào, Thanh Hương cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn, nhiều khi quyết liệt, và bao trùm là tinh thần xây dựng, mong muốn cuộc sống được tốt đẹp hơn. Một chính khách hết lòng vì văn hóa dân tộc Khi chịThanh Hương là Phó Chủ nhiệm Ủy ban, cũng là thời gian nhạc sĩ TrầnHoàn làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin. Cùng là văn nghệ sĩ, hiểu nhau, ủng hộ nhau, nhưng không vì thế mà Thanh Hương nương nhẹ trong việc giám sáthoạt động của Bộ. Chị có những buổi làm việc với Bộ, nêu lên những vấn đề về ngân sách, chính sách, chế độ đốivới ngành. Có khi, chị nêu những câu chất vấn khiến cho Bộ trưởng phải đau đầu. Vào một kỳ họp của Quốc Hội, Bộ Văn hóa Thông tin nhận được chất vấn của chị về vấn đề quản lý hoạt động văn hóa. Hồi đó, đất nước mới mở cửa, văn hóa nước ngoài có dịp xâm nhập khá mạnh mẽ vào nước ta, tốt đẹp có, và tiêu cực cũng có. Đặc biệt là nạn Video “đen” hoành hành. Chị nêu thực trạng, nói lên những lo ngại của mình về sự phai nhạt văn hóa dân tộc, băng hoại đạo đức xã hội, đề nghị Bộ Văn hóa Thông tin có biện pháp quản lý. Bộ máy tham mưu của Bộ phải tập trung nắm bắt thông tin, tổng hợp tài liệu, làm một bản giải trình nghiêm túc và FAX qua Malayxia cho Bộ Trưởng Trần Hoàn, vì lúc này ông đang công tác tại Malayxia. Khi về nước, vừa bước xuống máy bay là Bộ Trưởng Trần Hoàn cầm văn bàn mà ông đã soạn thảo trên cơ sở tài liệu do Văn phòng cung cấp, lên diễn đàn Quốc Hội trả lời chất vấn của chị Thanh Hương. Thế rồi, bài trả lời trở thành một bài báo khá hay, được nhiều báo đăng: “Quản lý văn hóa – Chống kết hợp với xây. Lấy xây để chống”. Chị Thanh Hương tỏ vẻ hài lòng về bài trả lời này, vì đã trúng ý của chị, đó là: Nhà nước và nhân dân phải đầu tư xây dựng từ cơ sở vật chất tới đội ngũ cán bộ để văn hóa nước nhà có sức mạnh vươn lên, đủnăng lực tiếp thu văn hóa tốt đẹp củanhân loại và thải loại những mặt tiêu cực trên lĩnh vực văn hóa, sựnghiệp
  • 2. văn hóa là của toàn dân, cho nên các địa phương cũng phải mạnh tay cùng Bộ quản lý văn hóa. Tạo được sự ủng hộ của dư luận, chị nhiều lần gặp Thủ tướng Võ Văn Kiệt thuyết phục rằng cần đầu tư nhiều hơn cho văn hóa. Chị bảo:Bây giờ, năng suất lao động của nước ta còn thấp hơn của Lào, là điều không thể chấp nhận. Đó là biểu hiện của sự thấp kém về trình độ dân trí. Do vậy, cần đầu tư cho văn hóa, giáo dục nhiều hơn, để nâng cao dân trí, từ đó năng suất lao động mới cao, kinh tế mới phát triển. Khi kinh tế phát triển đúng hướng, thì lại tác động tích cực tới văn hóa. Chính nhờ sựthuyết phục của chị, cộngvới các tác động của ngành văn hóa, các Hội, Quốc hội đã cho phép nâng ngân sách của ngành lên, văn hóa tăng lên 1% và các Hội Văn học nghệ thuật tăng lên 2% trong tổng chi ngân sách. Chị cũng góp phần xây dựng nhiều Luật về văn hóa, thông tin, như Luật Di sản, Luật Báo chí (sửa đổi)... Chị dã dành rất nhiều thời gian để tìm gặp Thủ tướng và các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước... không phải nhằm đòi hỏi quyền lợi gì cho mình, mà là thuyết phục lãnh đạo tăng thêm ngân sách, ban hành các chế độ chính sách khuyến khích văn học nghệ thuật phát triển. Một nhà viết kịch giàu bản lĩnh Với gần 30 kịch bản sân khấu đã được dàn dựng, công diễn, 9 cuốn sách kịch bản và chuyên luận đã được xuất bản, chị Thanh Hương thể hiện là một cây bút sung sức, tài năng. Với người chuyên viết, số lượng ấy đã đáng được nể trọng, nhưng với chị, một chính khách, chỉ viết vào lúc tranh thủ tạm gác công việc nhà nước, thì sự nể trọng ấy tăng lên gấp bội. Các vở kịch của Thanh Hương chủ yếu phản ánh cuộc sống đương thời, với những nhân vật là người lao động, cán bộ quản lý. Chị đã đi sâu vào đời sống nội tâm, mổ xẻ tâm lý nhân vật để thể hiện chúng bằng hành động kịch mạnh mẽ, đa chiều, tạo ra những mâu thuẫn, xung đột, từ đó biểu dương những nhân vật tích cực, một lòng một dạ vì đất nước, và phê phán những nhân vật tiêu cực, cá nhân, vị kỉ. Thanh Hương đã để lại dấu ấn mạnh mẽ qua những vở kịch như “Vàng”, “Niềm hạnh phúc không tên”, “Khi tình yêu lên tiếng”, “Đời người giấc mộng”, “Đỉnh cao và vực thẳm”, “Mảnh đất hồi sinh”, “Tình xuyên đại dương”, “Bản tình ca màu xanh”... Định hướng: Chốngkết hợp với xây, lấy xây để chống trong quản lý, cũng nhất quán trong sáng tác kich của Thanh Hương. Trong kịch của chị, nổi bật lên cuộc đấutranh giữa cái tốt và cái xấu, cái đúng và cái sai, và bao giờ chị cũng dành phần ưu ái cho việc bảo vệ, biểu dương những yếu tố tích cực trong đời sống. Một nhân vật trong “Thung lũng tình yêu” nói: “Muốn làm ra ánh sáng cho xã hội, cho cuộc đời, mỗi
  • 3. người chúng ta phải tự thắp sáng cho mình trước”. Nhân vật của chị tự thắp sáng mình bằng những hành độngkhi thì thầm lặng, nhẹ nhàng, khi thì quyết liệt, sôiđộng để cống hiến cho xã hội. Trong vở “Vàng”, phẩm chất công dân của những cán bộ, công nhân vùng than lấp lánh lên trong cuộc đấu tranh để khẳng định cái tiên tiến, để cống hiến cho vùng mỏ của Tổ quốc, mà tiêu biểu là Chiến, giám đốc mỏ, một lòng một dạ chăm lo cho mỏ, cho cuộc sống của công nhân, là Mộc, phó Giám đốc xí nghiệp xe, coi việc xí nghiệp hơn việc gia đình, là Nhàn, một công nhân có hoàn cảnh éo le, đã vượt lên số phận, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đơn vị. Vở “Tình xuyên đại dương” nêu bật một nhân vật chính diện, là thuyền trưởng Hải và tập thể thủy thủ tàu “Chiến thắng”, kiên quyết không bị cám dỗ bởi vật chất, không tham gia làm ăn bất chính, và với trình độ nghề nghiệp cao, bản lĩnh vững vàng, anh đã đưa contàu vượt qua bão tố của biển cả và lòng người, cập bến an toàn. Trong hệ thống nhân vật kịch của Thanh Hương, những trí thức trẻ được chị chăm chút, cho nên rất sinh động, thể hiện được hướng đi tới của xã hội. Họ được đào tạo, lớn lên trong xã hội mới, đem hết trí tuệ và nhiệt huyết để xây đắp quê hương. Nhân vật Tùng trong “Bản tình ca màu xanh” âm thầm nghiên cứu, trăn trở, tìm tòi, phát hiện ra giống lúa mới. Những nhân vật phó tiến sĩ Sơn, kỹ sư cơ giới Kim Thư trong vở “Thung lũng tình yêu” coicông trình thủy diện là của mình, tự rèn luyện mình trong gian khó để trưởng thành lên và cống hiến nhiều hơn cho đất nước. Những nhân vật phụ nữ trong kịch của Thanh Hương cũng ngời lên những phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống của dân tộc, đồng thời mang tính hiện đại khi dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, sự bất công trong xã hội. Nhìn chung, hệ thống nhân vật chính diện trong kịch của Thanh Hương có đời sống phong phú, có chiều sâu nội tâm, có sức thuyết phục công chúng, đem đến cho công chúng niềm tin vào xu hướng tất thắng của những giá trị nhân văn, tiên tiến. Đốilập, là những nhân vật phản diện, bịchị Thanh Hương lột tả chân tướng. Những mặt trái của xã hội bị chị phơi bầy trên sân khấu: tham ô, ăn hối lộ, thông đồng, thỏa hiệp của nhiều phần tử Hải quan và công an với những kẻ xấu trong ngành đường biển, ham muốn và làm mọi cách để có quyền lực... Vở “Đời người giấc mộng” của Thanh Hương được báo chí đánh giá là đã nêu lên được “sự bạo liệt của cái xấu”. Nhân vật Huệ ham muốn vô bờ, từ tình yêu đến của cải, quyền lực; nhân vật Vinh mù quáng, bám giữ quyền lực, vì thế, họ đã làm mọi việc xấu xa, đê hèn, cuối cùng nhận những trái đắng của cuộc đời. Trong vở “Đỉnh cao và vực thẳm”, nhân vật Nghĩa coi quyền lực là mục đíchcao quý nhất của cuộc đời. Nghĩa hiến cả vợ mình cho cho cấp trên đề được đi học nước ngoài, sau đó người vợ, vì nhục nhã mà phải
  • 4. quyên sinh. Nghĩa không dừng lại, mà tiếp tục tìm kiếm quyền lực. Anh ta cặp bồ với vợ một vị tướng, tìm đường lên chức Thứ trưởng, khi đạt được mục đích, lại phản bội người phụ nữ đã chạy chọt mọi cửa để y có chức vụ ấy. Nhưng rồi, Nghĩa đã mất hết tấp cả- những người thân đã rời xa y, người thì qua đời, người thì đi theo người yêu cũ, con gái thì bị chết vì đạn pháo trên biên giới... Người nghệ sĩ có khả năng trời phú là nhạy cảm và biết dự báo. Nhà viết kịch Thanh Hương sớm cảm nhận được những biến động trong đời sống cá nhân, đời sống xã hội, hướng đi tất yếu của những biến động ấy, đưa ra những lời tiên đoán và cảnh báo. Những nhân vật chính diện trong kịch Thanh hương cho thấy: cuộc sống càng phát triển, thì càng phức tạp, đòihỏi những người tích cực càng phải có trí tuệ hơn, giỏi giang hơn, cảnh giác hơn, để vượt qua mọi cạm bẫy, mưu ma chước quỷ, cũng như vượt qua chính bản thân mình, để vươn lên xây dựng cuộc sống mới. Đặc biệt, Thanh Hương cảnh báo khá sơm về tệ “gia đình trị”, tệ chạy chọt mua quan bán chức, tệ “tham nhũng quyền lực”. Qua những nhân vật ham quyền lực, Thanh hương đã chỉ rõ nguy cơ “tham nhũng quyền lực” cho xã hội lúc ấy và cho cả xã hội bây giờ. Những mối quan hệ gia đình, thân thích, và cả những mối quan hệ ma quỷ dẫn tới quyền lực, kèm theo đó là quyền lợi vật chất bây giờ đang phát triển, gây băng hoại nhân cách, suy yếu xã hội, đã được chị báo trước trong nhiều vở kịch. Chị cũng cảnh báo rằng, quyền lực, của cải không làm nên hạnh phúc, và những kẻ vô lương tâm làm mọi việc xấu xa để có quyền lực, của cải, tất yếu sẽ gánh hậu quả tồi tệ. Nếu những kẻ xấu thời nay như Trịnh Xuân Thanh được xem và suy nghĩ kỹ kịch của Thanh Hương, có lẽ sẽ phải chùn bước chăng và không bị đẩy đến kết cục thê thảm như bây giờ chăng? Tiếc rằng, người nghệ sĩ giống như người dậy sớm hơn mọi người, thấy bình minh trước nhưng lại làm cho những kẻ muốn ngủ lỳ khó chịu, họ dự báo, cảnh báo rất nhiều qua các tác phẩm của mình để con người cảnh giác mà đi đúng đường, nhưng thời này ít ai để ý. Cũng chính vì vậy, những giá trị tuyệt vời của văn học nghệ thuật đang bị xã hội bỏ phí; đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho văn hóa, đạo đức ở nước ta đang xuống cấp đến mức báo động. Một người phụ nữ can trường Thanh Hương có một cuốn sách tự bạch rất có giá trị: “Đi trong cuộc sống”, do NXB Phụ Nữ in lần thứ hai. Tập truyện ký gồm 13 chương là chuỗi những sự kiện quan trọng trong cuộc đơi nhà văn, những ký ức dường như đã thấm vào xương máu, giờ chảy tràn trên trang giấy, thấm thía và chân thực. Quê hương, tình yêu, chiến trường, những vở kịch đầy tâm huyết sáng tạo, quá trình trở thành đại biểu
  • 5. Quốc Hội... đó là cả một hành trình nghiệt ngã, gian nan và can trường của người phụ nữ tài năng vượt lên số phận. Cuốn sách đã lôi cuốn người đọc ngay từ những trang đầu bởi giọng văn tâm tình, chân thực, như những trang nhật ký về cuộc đời tác giả. Tình yêu của chị lãng mạn như trong tiểu thuyết và diễn biến cũng như một chuyện tình buồn của tiểu thuyết. Kết quả của tình yêu ấy là một gia đình hạnh phúc và hai đứa con. Nhưng rồi, tai họa đến với gia đình chị. Người đọc cảm động đến rơi nước mắt khi chị kể về thời gian chồng chị bị ung thư não. Cái chết của anh đột ngột quá, bỏ chị ở lại với hai đứa con nhỏ dại. Mẹ con chị ôm nhau khóc: “Cổ tôi khản đặc, nói không ra tiếng, cơn đau từ lồng ngực cuộn lên thành tiếng nấc. Tôi như cái xác vật vờ, em gái tôi ôm tôi, đỡ tôi đi. Các con níu áo đi bên tôi. Mẹ con tôi đi trong đám người lặng lẽ như đi trong cơn ác mộng...” Nhưng mất mát trong cuộc sống gia đình không làm cho chị gục ngã, mà đãtạo cho chịmột nghị lực phi thường để vượt qua tất cả những khó khăn, gian khổ của thời chiến. Chị lao vào công việc của người cầm bút, viết kịch vừa là niềm đam mê, vừa như một liều thuốc cứu chị thoát khỏi sự đau khổ tột cùng trong tâm hồn. Người nghệ sĩ phải lăn lộn, phải sốngvới tất cả những trải nghiệm cuộc sốngthì mới có được những tác phẩm để đời. Năm 1972, thật khó có thể ngờ được rằng, chị lại xung phong đi vào chiến trường, gửi hai con sơ tán nhờ một người bạn trông nom. Chị không muốn mình đứng bên lề cuộc sống, cuộc sống sôi động đã cuốn chị đi. Người mẹ phải có ý chí sắt đá lắm mới vượt qua được tình cảm riêng tư, tất cả vì sự nghiệp lớn lao của đất nước: “Tôi cắn chặt môi tóe máu, nuốt nước mắt vào trong quay đi, bởi nếu cònôm con thêm một giây nữa thì tôi bật khóc và chân tôi sẽ chùng xuống, không bao giờ bước đi nổi nữa”. Chị xông pha lăn lộn ngoài mặt trận, ranh giới giữa cái chết và sự sốngthật quá mong manh, nhiều khi chị chỉ cònbiết cầu cứu hương hồn anh phù hộ chị qua cơn nguy kịch. Người mẹ ấy đã được cuộc đời và chiến trưởng tôi luyện, thành ra không có gì là không vượt qua được. Gặp gỡ và sống cùng những anh hùng bằng xương bằng thịt thời chiến, trải nghiệm qua những lần sống chết bom đạn gần kề, những ngày tháng đóikhổ, hiểm nguy nơi tuyến lửa Trường Sơn... tất cảnhững điều đó đãgiúp chị viết được những vở kịch chân thực, sốngđộng. Những hình ảnh, những conngười xẻ dọc Trường Sơn dưới mưa bom bão đạn luôn hiển hiện tong tâm tưởng chị; họ là đồng đội, khuyến khích, thúc giục và cùng chị chiến đấu. Ngòi bút của chị chảy theo hành động, tình cảm và lời nói từng nhân vật đồng đội của chị.
  • 6. “Đitrong cuộc sống” hấp dẫn người đọc không chỉ bởi sự chân thực, sống độngcủa những sự kiện có thật, bởi giọng văn tâm tình, thấm thía, mà còn bởi hình ảnh một người nghệ sĩ lao động nghệ thuật nghiêm túc, miệt mài, một chiến sĩ trên nhiều mặt trận của đời sống. Và hơn hết, ấn tượng sâu đậm nhất là một người phụ nữ can trường, giỏi giang, vượt lên số phận, nuốt nươc mắt vào trong để nuôi con trưởng thành, để tạo dựng cho mình một vị trí xã hội mà không phải ai cũng có thể làm được. Kết Hiểu về cuộc đời của Thanh Hương, ta mới hiểu được cặn kẽ những hành động của chị với tư cáchđại biểu Quốc Hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc Hội, cũng như hiểu hết giá trị của những tác phẩm kịch mà chị cống hiến cho cuộc sống. Những vấn đề mà Thanh Hương nêu lên trong Quốc Hội, những hình tượng và thông điệp của chị trong các vở kịch, đều bắt nguồn từ cuộc sống đầy gian truân, khắc nghiệt của nhân dân, trong đó có chị, cho nên nó có giá trị chân thực, thiết thực, nó có tinh thần xây dựng rất cao. Nhất quán trong conngười chị, trong hành xử của chị với tư cáchmột chínhkhách, trong các vở kịch của chị, là tinh thần quả cảm đấu tranh với mọi ngang trái của cuộc đời, vượt lên số phận, miệt mài xây dựng để đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc.