SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1190 ngày 01.9.2016
Ảnh:Thanhsơn
- Đềnghịthayđổihìnhthức
tổchứccáclễhộicướpPhết
[T.4]
- “Chiếnlượcpháttriểnsảnphẩm
dulịchViệtNamđếnnăm2025,
địnhhướngđếnnăm2030”
[T.6]
Tuần văn hóa Việt Nam
tại Campuchia
[T.4]
trong số này
Thể thao người
khuyết tật Việt Nam
xuất quân dự
Paralympic Rio 2016
Chiều 27.8, tại TP.HCM đã diễn ra
Lễ xuất quân Đoàn thể thao Người
khuyết tật Việt Nam dự Paralympic
Rio 2016. Phát biểu tại Lễ xuất quân,
Bộ trưởng Bộ VHTTDLNguyễn Ngọc
Thiện biểu dương và đánh giá cao sự
nỗ lực, cố gắng của các HLV, VĐV và
cán bộ Đoàn trong quá trình tập luyện
và chuẩn bị tham gia sự kiện thể thao
quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong
việc thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp, tình
đoàn kết, hữu nghị, sự hiểu biết lẫn
nhau giữa các quốc gia trên thế giới.
Đồng thời gửi lời chúc sức khỏe, may
mắn và thành công đến toàn đoàn.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện
khẳng định, những năm gần đây, phong
trào thể thao người khuyết tật nước nhà
đã có bước phát triển đáng phấn khởi,
qua đó đã góp phần nâng cao sức khỏe
ngườikhuyếttật,giúp họvươnlên,vượt
qua chính mình, làm chủ cuộc sống...
(Xem tiếp trang 3)
Chương trình “Hòa nhạc Giao hưởng đặc biệt I” do Dàn nhạc Giao hưởng Việt
Nam công diễn tối ngày 30.8.2016 đã khai màn chuỗi các chương trình nghệ thuật,
tác phẩm sân khấu đạt chất lượng cao về tư tưởng, nội dung trình diễn tại Nhà hát
Lớn Hà Nội theo chủ trương bảo tồn văn hóa truyền thống, xây dựng tác phẩm
nghệ thuật đỉnh cao của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện.
(Xem tiếp trang 11)
Mộttiếtmụcchươngtrìnhbiểudiễnnghệthuật “ChươngtrìnhGiaohưởngđặcbiệtI“
Khaimànchuỗicácchươngtrìnhnghệthuật,
tácphẩmsânkhấuchấtlượngcao
BộtrưởngNguyễnNgọcThiệngửithưchúcmừng
cánbộ,côngchức,viênchứcvàngườilaođộng
ngànhVHTTDL
Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2016
Các đồng chí thân mến!
Ngày 28.8.1945 đã trở thành một dấu mốc lịch sử quan trọng trong
sự nghiệp xây dựng và phát triển Văn hóa của Đất nước. Qua 71 năm
xây dựng và trưởng thành, trải qua các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ
quốc cũng như trong thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước, các thế hệ cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Văn hóa, Thể thao và
Du lịch đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thử thách,
làm tròn sứ mệnh của đội quân xung kích trên mặt trận văn hóa, đạt
được nhiều thành tựu to lớn và rất đáng tự hào, góp phần quan trọng,
thiết thực vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc ta.
(Xem tiếp trang 2)
Quản lý nhà nước
2 số 1190 l 01.9.2016
Từ 01-30.9.2016, tại Làng Văn hóa
- Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà
Nội) diễn ra nhiều hoạt động văn hóa
đặc sắc chào mừng kỷ niệm 71 năm
Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam
(02.9). Đây cũng là dịp giới thiệu với
khách du lịch trong nước và nước
ngoài những nét văn hóa truyền thống
của đồng bào các dân tộc, góp phần
tăng cường giao lưu giữa các dân tộc,
đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát
triển. Gần 100 đồng bào, là các nghệ
nhân, già làng, trưởng bản thuộc các
dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú, Dao
Mường, Tày, Ba Na, Ê Đê, Khmer,
sinh viên, học sinh người dân tộc thiểu
số, cùng một số diễn viên thuộc các
nhà hát Bộ VHTTDL; các công ty lữ
hành… sẽ tham gia các hoạt động
trong chương trình.
Cụ thể, từ ngày 02-04.9.2016, tại
không gian chợ vùng cao phía Bắc, sẽ
diễn ra phiên chợ vùng cao mang đậm
sắcmàucácdântộcmiềnTâyBắc,Đông
Bắc. Với chủ đề “Sơn La chợ phiên vui
đón Tết”, không gian chợ là sự kết hợp
giữa không gian hội xuống chợ; không
gian vui chơi gắn với các hoạt động dân
ca, dân vũ, trò chơi dân gian; không gian
ẩm thực, sản vật với sắc màu của các dân
tộc Mông, Dao, Thái, Mường, Khơ Mú,
Tày... mừng vui đón Tết Độc lập.
Trung tâm của chợ vùng cao là các
gian hàng của Sở VHTTDL Sơn La,
trưng bày giới thiệu các sản vật Sơn La
gồmcácloạiraucủquả,măngkhô,măng
tươi, su su, các loại gia vị đặc trưng...;
giới thiệu các món ăn đặc trưng của dân
tộc Mông như thắng cố, rượu ngô, mèn
mén...; giới thiệu các món ăn của dân tộc
Tháinhưxôinếpmàu,gànướng,thịtlợn,
cơm lam, canh vón vén, cá nướng... và
không gian giới thiệu, bán thổ cẩm của
dân tộc Mông, Thái, Dao, Lào như trang
phục, khăn, vòng tay, đồ lưu niệm.
Mộtkhônggianảnhsắcmàuvănhóa
Tây Bắc với khoảng 30 bức ảnh, sẽ được
trưngbàygiớithiệudọctuyếnđườngvào
chợ vùng cao. Các bức ảnh này do Ban
quản lý Khu các làng dân tộc phát huy từ
bộ tư liệu ảnh trước đây đã trưng bày
triển lãm.
Cũng trong thời gian này, tại khu chợ
vùng cao sẽ tái hiện các hoạt động trong
đời sống sinh hoạt của đồng bào như giã
bánh giày, dệt thổ cẩm, uống rượu ăn
thắng cố, mèn mén, chúc tụng chia vui,
những cặp trai gái người Mông dắt ngựa
đi hội, không gian đồng bào Thái, Dao,
Mông hát giao duyên khi chơi chợ,
không gian đồng bào Tày nấu rượu, làm
xôi ngũ sắc, làm bánh gio; các trò chơi
dân gian do đồng bào các dân tộc giao
lưuvớidukháchnhưrồngấptrứng,đánh
quay, đánh mảng, đánh đu, leo dây, đánh
yến, tó má lẹ... của các dân tộc Mông,
Thái, Lào, Dao tỉnh Sơn La..
Tại sân lễ hội làng III, khu các làng
dân tộc III, sẽ diễn ra các chương trình
giaolưunghệthuậtcácdântộcmừngTết
Độc lập, với các tiết mục dân ca, dân vũ
mừng đất nước, ca ngợi quê hương đất
nước, bản sắc dân tộc vùng, miền mừng
Tết Độc lập của cộng đồng các dân tộc
đang hoạt động tại Làng.
Trong khuôn khổ các hoạt động
diễn ra trong ngày hội, sẽ có lễ cúng
dòng họ của đồng bào dân tộc Mông, lễ
cúng bản của đồng bào dân tộc Thái,
chương trình “Mâm cơm đoàn kết”
mừng Tết Độc lập.
Ngoài ra, trong thời gian từ ngày 01-
30.9.2016, tại các nhà dân tộc Thái,
Mường, Khơ Mú,Tày, Dao, Ba Na, Ê
Đê, Khmer sẽ diễn ra các hoạt động hàng
ngày như tái hiện cuộc sống, biểu diễn
dân ca, dân vũ, các trò chơi dân gian,
giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc,
thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm
thực, trình diễn nghề thủ công truyền
thống và giới thiệu sản phẩm như thổ
cẩm, nhạc cụ dân tộc… phục vụ du
khách tham quan. Yến nhi
Phong phú các hoạt động văn hóa“Vui Tết độc lập”
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày
09.6.2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XI về “xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững đất nước” đã
đặt ra nhiều yêu cầu và nhiệm vụ mới
đối với ngành Văn hóa, Thể thao và
Du lịch. Trong đó, nhiệm vụ trọng
tâm là tập trung chăm lo xây dựng
con người Việt Nam phát triển toàn
diện, hướng đến Chân - Thiện - Mỹ,
thấm nhuần tinh thần dân tộc, dân
chủ, nhân văn và khoa học, chú trọng
việc bồi dưỡng tinh thần yêu nước,
lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống
và nhân cách tốt đẹp.
Phát huy truyền thống lịch sử
vẻ vang 71 năm qua, toàn thể cán
bộ, công chức, viên chức, người
lao động ngành Văn hóa, Thể
thao và Du lịch sẽ tiếp tục nỗ lực,
đoàn kết một lòng dưới sự lãnh
đạo của Đảng, Nhà nước, phấn
đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được giao.
Thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh
đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
tôi xin gửi tới các thế hệ cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động
trong toàn ngành và gia đình lời chúc
sức khoẻ, hạnh phúc và thành công.
Thân ái!
Nguyễn Ngọc Thiện
Ủy viên BCH TƯ Đảng,
Bộ trưởng Bộ VHTTDL
BộtrưởngNguyễnNgọcThiệngửithư...
Quản lý nhà nước
3số 1190 l 01.9.2016
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 2889/QĐ-BVHTTDL ngày
18.8.2016, cho phép Trường Đại học
Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội đón bà
Hanne Phlypo, giảng viên Viện Nghệ
thuật sân khấu cao cấp quốc gia
(INSAS) Bỉ giảng dạy cho sinh viên
lớp Đạo diễn chất lượng cao khoa
Nghệ thuật Điện ảnh,Trường Đại học
Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội.Thời gian
từ ngày 23.9-03.10.2016.
- Ngày 22.8.2016 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 2921/QĐ-
BVHTTDL, cho phép Trung tâm Tổ
chức Biểu diễn nghệ thuật phối hợp
với Công tyTNHH ProductionThanh
Việt mời 25 nghệ sĩ nước ngoài (quốc
tịch Hàn Quốc, Đan Mạch, Na Uy,
Thụy Điển, Brazil, Mỹ, Singapore và
Anh) vào Việt Nam tham gia biểu
diễn nghệ thuật trong Chương trình
“Sự kiện Cocofest Đà Nẵng 2016”.
Thời gian biểu diễn từ 26-27.8.2016,
tại thành phố Đà Nẵng.
- Tại Quyết định số 2939/QĐ-
BVHTTDL ngày 23.8.2016, Bộ
VHTTDL cho phép Học viện Âm
nhạc quốc gia Việt Nam đón 04 nghệ
sĩ của Ban nhạc AUNJ đến từ Nhật
Bản và Malaysia vào Việt Nam biểu
diễn, giao lưu nghệ thuật. Thời gian
tháng 9.2016, tại Học viện Âm nhạc
quốc gia Việt Nam.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 2962/QĐ-BVHTTDL ngày
25.8.2016, thành lập Ban Chỉ đạo
cuộc thi Viết về tấm gương điển hình
trong phòng, chống bạo lực gia đình
gồm:Thứ trưởng ĐặngThị Bích Liên
làm Trưởng Ban, ông Hồ Quang Lợi
- Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà
báo Việt Nam và bà Trần Tuyết Ánh
- Vụ trưởng Vụ Gia đình làm Phó
Trưởng Ban và 06 Thành viên.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 2983/QĐ-BVHTTDL ngày
26.8.2016, cho phép Nhạc viện thành
phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương
trình hòa nhạc “A Hungarian night”
(Đêm Hungary) với sự tham gia biểu
diễn của nghệ sĩ Hungary Erno Feher.
Thời gian ngày 10.9.2016, tại Nhạc
viện thành phố Hồ Chí Minh.
thtt
VăN BảN mới
Ngày 26.8, tại Hà Nội, BộVHTTDL
đã trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia
đối với Trụ sở Bộ Ngoại giao, số 1 Tôn
Thất Đàm, Ba Đình, Hà Nội.
Dự buổi lễ có các đồng chí: Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - Phạm
Bình Minh, Bộ trưởng Bộ VHTTDL -
Nguyễn Ngọc Thiện, các đồng chí
nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các cán
bộ lão thành của Bộ Ngoại giao, các đại
biểu tham dự Hội nghị Ngoại giao.
Trụ sở Bộ Ngoại giao - công trình
kiến trúc nổi bật đại diện cho trường
phái kiến trúc Đông Dương, do Kiến
trúc sư Ernest Hébrard thiết kế năm
1925 và hoàn tất xây dựng năm 1928.
Tòa nhà cũng được đích thân Chủ tịch
Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 41 ngày
03.10.1945, giao làm Trụ sở Bộ Ngoại
giao. Trụ sở Bộ Ngoại giao là một trong
số rất ít những công trình có giá trị kiến
trúc được xây dựng từ thời Pháp… Từ
sau năm 1954 đến nay, công trình này
được Bộ Ngoại giao đóng làm Trụ sở.
Trong quá trình đó có rất nhiều sự kiện
liên quan đến ngành Ngoại giao và liên
quan đến lịch sử nước nhà đã diễn ra tại
đây. Với giá trị kiến trúc và lịch sử đó,
Bộ VHTTDL đã quyết định xếp hạng
đây là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Sau
khi được xếp hạng Di tích lịch sử cấp
quốc gia, công trình này sẽ được bảo vệ
bởi Luật Di sản văn hóa và các văn bản
liên quan đến bảo vệ các công trình di
sản văn hóa.
Đ.Anh
Trụ sở Bộ Ngoại giao được xếp hạng Di tích quốc gia
Từ phong trào này đã phát hiện và
tuyển chọn được nhiều VĐV xuất sắc
cho ĐTQG tham dự các kỳ đại hội thể
thao người khuyết tật quốc tế.
Cùng với đó, người hâm mô thể
thao cả nước đã được chứng kiến nhiều
tấm gương VĐV khuyết tật, với sự cố
gắng và nỗ lực phi thường đã khắc
phục mọi khó khăn, vất vả trong tập
luyện và thi đấu, vượt lên chính mình
mang lại vinh quang cho đất nước và
thể thao Việt Nam. Và thật xúc động
khi lá cờ đỏ sao vàng tung bay cùng với
Quốc ca Việt Nam được vang lên trên
trường quốc tế trước sự chứng kiến,
khâm phục của bạn bè năm châu tại các
đấu trường thể thao của người khuyết
tật trong khu vực và thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện yêu
cầu toàn Đoàn thể thao Người khuyết
tật Việt Nam ý thức đầy đủ về trách
nhiệm cũng như niềm vinh dự khi đại
diện cho những người khuyết tật Việt
Nam tham dự sự kiện Paralympic Rio
2016 với tinh thần đoàn kết, giúp đỡ
nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình. Đồng thời chúc các VĐV với
tinh thần tự tin, nỗ lực phấn đấu, phát
huy hết khả năng, sở trường và vượt
lên chính mình để giành thành tích cao
nhất, mang vinh quang về cho Tổ quốc.
Bộ trưởng cũng bày tỏ tin tưởng và hy
vọng Đoàn thể thao Người khuyết tật
Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên kỳ tích tại
Paralympic Rio2016.
h.P
Thểthaongườikhuyếttật… (Tiếp theo trang 1)
4 số 1190 l 01.9.2016
Quản lý nhà nước
Ngày 25.8, Bộ VHTTDL ban hành
Công văn số 3353/BVHTTDL-VHCS
gửi UBND các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh
Phúc đề nghị lãnh đạo hai tỉnh chỉ đạo
Sở VHTTDL khẩn trương tham mưu,
đề xuất thay đổi hình thức tổ chức
phù hợp đối với các lễ hội đã gây
nhiều “điều tiếng” trong thời gian
qua, bao gồm: hội Phết Hiền Quan
(xã Hiền Quan, huyện Tam Nông,
tỉnh Phú Thọ) và lễ hội Đả cầu cướp
phết (xã Bản Giàn, huyện Lập Thạch,
tỉnh Vĩnh Phúc).
Công văn dẫn lại những nội dung
quan trọng nhằm tăng cường hiệu lực
quản lý nhà nước trong lĩnh vực lễ hội,
bao gồm: Chỉ thị số 42-CT/TW của
Ban Bí thư Trung ương Đảng; Công
điện số 229/CĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ; Thông tư số 15/2015/TT-
BVHTTDLcủa Bộ VHTTDL. Theo bà
Trịnh Thị Thủy - Cục trưởng Cục Văn
hóa cơ sở, hệ thống các văn bản quản
lý nhà nước nói trên đều nhằm tăng
cường hiệu lực quản lý đối với một lĩnh
vực nhạy cảm là lễ hội; trong đó trọng
tâm là chấn chỉnh những biểu hiện tiêu
cực như hiện tượng chen lấn, xô đẩy,
tranh cướp mang tính bạo lực, gây mất
an toàn cho nhân dân và du khách, ảnh
hưởng đến nét đẹp văn hóa trong lễ hội,
tạo bức xúc trong dư luận xã hội. Trong
đó, yêu cầu luôn được đặt ra là: trên cơ
sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống, cần loại bỏ hoặc thay
thế các tập tục không còn phù hợp;
không tổ chức các lễ hội có nội dung
kích động bạo lực; mô tả cảnh đâm
chém, đấm đá, đánh đạp tàn bạo; cảnh
rùng rợn, kinh dị…
Trước thực trạng lộn xộn tại các lễ
hội: hội Phết Hiền Quan (xã Hiền
Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú
Thọ) và lễ hội Đả cầu cướp phết (xã
Bản Giàn, huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc) gây dư luận bức xúc trong
thời gian qua, công văn của Bộ
VHTTDL nhấn mạnh: Để kịp thời
chấn chỉnh, không để xảy ra việc tranh
cướp, ẩu đả, bạo lực tại hai lễ hội này,
Bộ VHTTDL đề nghị UBND hai tỉnh
Phú Thọ, Vĩnh Phúc khẩn trương chỉ
đạo Sở VHTTDL tỉnh tham mưu, đề
xuất thay đổi hình thức tổ chức lễ hội
cho phù hợp; đồng thời tổ chức tham
vấn ý kiến cộng đồng, rà soát, điều
chỉnh cách thức tổ chức lễ hội nhằm
đảm bảo công tác quản lý và tổ chức
diễn ra theo đúng tinh thần chỉ đạo tại
các văn bản của Ban Bí thư, Thủ
tướng Chính phủ cũng như của Bộ
VHTTDL về lễ hội.
h.L
Đề nghị thay đổi hình thức tổ chức các lễ hội cướp Phết
Tối 26.8, Tuần văn hóa Việt Nam tại
Campuchia năm 2016 đã khai mạc tại
Hội trường Bốn Mặt (Chaktomuk) ở
Thủ đô Phnom Penh với sự tham dự
của nhiều quan chức, người làm công
tác văn hóa-nghệ thuật Campuchia,
cùng đông đảo khán giả người
Campuchia và cộng đồng người Việt
Nam đang công tác, sinh sống tại
vương quốc này.
Tham dự lễ khai mạc có bà
Phoeurng Sackona - Bộ trưởng Bộ Văn
hóa và Nghệ thuật Campuchia; bà Đặng
Thị Bích Liên - Thứ trưởng Bộ
VHTTDL Việt Nam; ông Nguyễn Trác
Toàn - Đại biện lâm thời Đại sứ quán
Việt Nam tại Campuchia; đại diện nhiều
Đại sứ quán các nước tại Phnom Penh.
Phát biểu khai mạc buổi lễ, bà Đặng
Thị Bích Liên cho biết Tuần Văn hóa
Việt Nam tại Campuchia năm 2016 là
một trong những sự kiện văn hóa có ý
nghĩa lớn nhằm thực hiện Kế hoạch hợp
tác văn hóa nghệ thuật giữa hai nước
giai đoạn 2012-2017.
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên bày
tỏ tin tưởng sự kiện văn hóa có ý nghĩa
này là dịp để người dân Campuchia có
cơ hội hiểu biết hơn về đất nước, con
người Việt Nam, góp phần đưa quan hệ
hữu nghị láng giềng tốt đẹp và sự hợp
tác giữa nhân dân hai nước lên tầm cao
mới, đặc biệt hướng tới kỷ niệm 50 năm
Quan hệ ngoại giao Việt Nam-
Campuchia vào năm 2017.
Thay mặt Bộ Văn hóa và Nghệ
thuật Campuchia, bà Phoeurng Sackona
nhiệt liệt chào mừng Tuần Văn hóa Việt
Nam tại Campuchia năm 2016 được tổ
chức trong không khí toàn Đảng, toàn
dân Việt Nam đang chuẩn bị chào đón
Ngày Quốc khánh 02.9.
Bộ trưởng Phoeurng Sackona đã
điểm lại những dấu mốc chính trong
quan hệ giao lưu văn hóa nghệ thuật
Việt Nam-Campuchia từ năm 2006 đến
nay, trong đó hai bên đã 5 lần trao đổi
Tuần văn hóa và đây là lần thứ 6 hai bên
phối hợp tổ chức Tuần Văn hóa Việt
Nam tại Campuchia. Theo bà Phoeurng
Sackona, thông qua các cuộc trưng bày
triển lãm, chương trình biểu diễn nghệ
thuật trong khuôn khổ Tuần Văn hóa
Việt Nam tại Campuchia và Tuần Văn
hóa Campuchia tại Việt Nam, các cuộc
trao đổi đoàn lãnh đạo, đoàn nghệ thuật,
đã giúp nhân dân hai nước ngày càng
hiểu nhau hơn, thông cảm cho nhau hơn
trong mối quan hệ, tình cảm anh em
láng giềng hữu nghị.
Bộ trưởng Phoeurng Sackona trân
trọng cảm ơn Bộ VHTTDL Việt Nam
đã giúp Campuchia trong lĩnh vực đào
tạo, xây dựng một số công trình văn
hóa; và tin tưởng, hy vọng mối quan
hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh
vực này ngày càng được chú trọng,
tăng cường.
Đức Kiên
Tuần văn hóa Việt Nam tại Campuchia
5số 1190 l 01.9.2016
Quản lý nhà nước
Nhằm thu hút du khách đến các tỉnh
trong vùng Việt Bắc, từ 09-12.9 (tức
ngày 09-12.8 Âm lịch), tại tỉnh Tuyên
Quang sẽ diễn ra Chương trình phát triển
du lịch “Qua những miền di sản Việt
Bắc” và Lễ hội Thành Tuyên năm 2016.
Chương trình bao gồm nhiều hoạt
động văn hóa, nghệ thuật, thể thao đặc
sắc như: Liên hoan Văn nghệ dân gian
các dân tộc 6 tỉnh Việt Bắc; Trưng bày,
giới thiệu “Ẩm thực các dân tộc vùng
núi phía Bắc”; Liên hoan ảnh nghệ
thuật Khu vực miền núi phía Bắc lần
thứ 16; Chung kết cuộc thi “Người đẹp
xứ Tuyên”; Thi đấu các môn thể thao,
tọa đàm về kết quả triển khai chương
trình hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh
Việt Bắc thời gian qua và định hướng,
giải pháp thúc đẩy Chương trình giai
đoạn 2016-2021. Hoạt động nổi bật và
thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân
dân và du khách trong chương trình
năm nay là Lễ khai mạc với chủ đề
“Lung linh sắc màu Việt Bắc” với sự
tham gia của hàng trăm nghệ sĩ chuyên
nghiệp từ các đoàn nghệ thuật của 6
tỉnh Việt Bắc và một số đơn vị nghệ
thuật Trung ương.
Chương trình hợp tác phát triển du
lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”
là chương trình hợp tác, liên kết phát
triển du lịch giữa 6 tỉnh Việt Bắc gồm:
Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng
Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang.
Khởi xướng từ năm 2009, chương trình
nhằm thúc đẩy hợp tác, liên kết phát
triển du lịch trên cơ sở khai thác hiệu
quả những giá trị di sản văn hóa, lịch
sử, cách mạng, thiên nhiên của 6 tỉnh
thông qua các hình thức như xúc tiến,
quảng bá du lịch chung; xây dựng sản
phẩm du lịch; xây dựng tour, tuyến du
lịch kết nối các khu vực, điểm du lịch
trên địa bàn 6 tỉnh và kết nối 6 tỉnh với
các trung tâm du lịch lớn của cả nước
qua đó thu hút khách du lịch cũng như
các doanh nghiệp, đơn vị đến đầu tư,
kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, góp
phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn
và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa
truyền thống các tỉnh Việt Bắc.
Lễ hội Trung thu Tuyên Quang (Lễ
hội Thành Tuyên) là một lễ hội đặc sắc,
riêng có đồng thời là một sản phẩm du
lịch độc đáo do nhân dân Tuyên Quang
khởi xướng, phát huy và lưu giữ từ
nhiều năm nay. Nét độc đáo của Lễ hội
Thành Tuyên là vào dịp Trung thu hằng
năm, người dân thành phố Tuyên
Quang tổ chức chế tác các xe đèn
Trung thu khổng lồ, muôn màu sắc,
mô phỏng các nhân vật trong các
truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn hoặc
phản ánh đời sống, nét văn hóa, danh
lam thắng cảnh của đất nước và tổ
chức diễn diễu trên các tuyến phố của
thành phố Tuyên Quang. Lễ hội
Thành Tuyên đã được sách Kỷ lục
Guiness Việt Nam xác nhận là Lễ hội
có nhiều mô hình đèn Trung thu độc
đáo, lớn nhất Việt Nam.
Đ.Anh
Bộ VHTTDL đã có Quyết định số
3931/QĐ-BVHTTDL ngày 23.8.2016
ban hành Chương trình tổ chức Năm
Du lịch quốc gia 2017 - Lào Cai - Tây
Bắc. Theo đó, Năm Du lịch quốc gia
2017 - Lào Cai - Tây Bắc có chủ đề
“Sắc màu Tây Bắc - Northwest colors”.
Năm Du lịch quốc gia 2017 do tỉnh
Lào Cai đăng cai tổ chức cùng với sự
tham gia của 7 tỉnh Tây Bắc mở rộng
là Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn
La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang và
các tỉnh/thành hưởng ứng sự kiện: Hà
Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh
Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,
Lâm Đồng, Khành Hòa, TP. Hồ Chí
Minh, Kiên Giang và Cần Thơ.
Trong Năm Du lịch quốc gia 2017
sẽ có 42 hoạt động, trong đó có 22 hoạt
động văn hóa, thể thao và du lịch, 8
hoạt động xúc tiến quảng bá, 4 hoạt
động quốc tế…
Bên cạnh đó, các hoạt động của
Năm Du lịch quốc gia 2017 do Bộ
VHTTDL chỉ đạo hoặc phối hợp với
các Ban, Bộ, ngành Trung ương tổ
chức, gồm: Liên hoan truyền hình toàn
quốc lần thứ 36 tại tỉnh Lào Cai; Cuộc
thi đầu bếp giỏi với chủ đề “Chiếc thìa
Vàng - Hương vị Tây Bắc” tại tỉnh Lào
Cai; Liên hoan các làng du lịch cộng
đồng tiêu biểu của Việt Nam tại tỉnh
Hòa Bình; Ngày hội văn hóa, thể thao
và du lịch 4 nước: Việt Nam - Trung
Quốc - Lào - Campuchia tại tỉnh Điện
Biên và nhiều sự kiện do các tỉnh trong
khu vực Tây Bắc mở rộng chủ trì tổ
chức.
Lễ khai mạc và công bố Năm Du
lịch quốc gia 2017 Lào Cai - Tây Bắc
tổ chức vào ngày 15.01.2017 Âm lịch
(gắn với Lễ hội Xuân Đền Thượng -
Lào Cai) với các sản phẩm: Du lịch
cộng đồng Tây Bắc; Du lịch hành trình
khám phá cung đường di sản ruộng bậc
thang; chợ phiên vùng cao; tuyến du
lịch tâm linh dọc sông Hồng qua các
tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ; tuyến
du lịch tâm linh dọc sông Đà qua Hòa
Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu; du
lịch “Sắc hoa Tây Bắc”; chương trình
du lịch “Dấu chân huyền thoại” - khám
phá các cung đường hành quân trong
chiến dịch Điện Biên lịch sử; du lịch
“Chinh phục đỉnh cao”…
Lễ bế mạc Năm Du lịch quốc gia
2017 tổ chức vào tháng 11 hoặc 12
năm 2017.
h.Phượng
Chương trình Năm Du lịch quốc gia 2017 - Lào Cai - Tây Bắc
Chươngtrìnhpháttriểndulịch“QuanhữngmiềndisảnViệtBắc”
6 số 1190 l 01.9.2016
Sự kiện vấn đề
Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết
định số 2714/QĐ-BVHTTDL phê
duyệt Đề án “Chiến lược phát triển sản
phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030”. Theo đó,
tầm nhìn chiến lược của đề án là phát
triển hệ thống sản phẩm du lịch Việt
Nam có giá trị gia tăng cao, đảm bảo
tính bền vững và tính cạnh tranh cao.
Mục tiêu tổng quát của đề án là xây
dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc
sắc, đa dạng, đồng bộ, chất lượng cao,
thu hút thêm nhiều các nhà đầu tư du
lịch và thị trường khách du lịch.
Mục tiêu Đề án này đề ra, đến năm
2020, định vị rõ nét các dòng sản phẩm
du lịch Việt Nam gắn với các vùng du
lịch, trong đó, cùng với du lịch biển
đảo, dòng sản phẩm du lịch văn hóa sẽ
là những sản phẩm thương hiệu, thu
hút mạnh mẽ khách du lịch quốc tế và
nội địa. Đến năm 2025, 2/3 các khu
vực có tiềm năng phát triển thành khu
du lịch quốc gia hoàn thành lập quy
hoạch và tập trung đầu tư phát triển.
Đến năm 2030, phát triển đồng bộ
4 dòng sản phẩm du lịch Việt Nam gắn
với các vùng du lịch. Hoàn thành xây
dựng quy hoạch và đầu tư cho các khu
vực tiềm năng phát triển thành khu du
lịch quốc gia. Sản phẩm du lịch Việt
Nam được ghi nhận trên thị trường khu
vực và quốc tế.
Đề án đưa ra các định hướng phát
triển chủ yếu: phát triển hệ thống sản
phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa
dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng
cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu, thị hiếu
của thị trường khách nội địa và quốc
tế; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”,
tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa
địa phương; quy hoạch, đầu tư phát
triển sản phẩm du lịch dựa trên thế
mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên
du lịch; tập trung ưu tiên phát triển 4
dòng sản phẩm du lịch (du lịch biển,
đảo; du lịch văn hóa; du lịch sinh thái;
du lịch đô thị).
Từng bước hình thành hệ thống
khu, điểm du lịch quốc gia; hình thành
sản phẩm du lịch đặc trưng theo các
vùng du lịch (vùng trung du miền núi
Bắc Bộ gắn với sản phẩm du lịch sinh
thái núi và tìm hiểu văn hóa dân tộc
thiểu số; vùng đồng bằng sông Hồng
và duyên hải Đông Bắc gắn với di sản
thiên nhiên thế giới và nền văn minh
sông Hồng; vùng Bắc Trung Bộ gắn
với di sản thiên nhiên và di sản văn hóa
thế giới, di tích lịch sử cách mạng Việt
Nam; vùng duyên hải Nam Trung Bộ
gắn với du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo;
vùng Tây Nguyên gắn với du lịch sinh
thái cao nguyên đất đỏ và văn hóa dân
tộc thiểu số; vùng Đông Nam Bộ gắn
với du lịch đô thị, MICE và lịch sử
cách mạng Việt Nam; vùng đồng bằng
sông Cửu Long gắn với du lịch sinh
thái sông nước, miệt vườn).
Các nhóm giải pháp được đưa ra
trong đề án, bao gồm: đầu tư nâng cao
chất lượng sản phẩm du lịch; cơ chế,
chính sách; đẩy mạnh quản lý chất
lượng sản phẩm du lịch; nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực du lịch; và đẩy
mạnh thu hút thị trường, xúc tiến quảng
bá sản phẩm du lịch.
Đ.ngọc
“Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam
đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
Sáng 25.8, Triển lãm mỹ thuật khu
vực III (Tây Bắc - Việt Bắc) lần thứ
XXI đã khai mạc tại Trung tâm hội nghị
văn hóa tỉnh Lai Châu. Triển lãm do
Hội Mỹ thuật Việt Nam, UBND tỉnh
Lai Châu phối hợp tổ chức với sự tham
gia của các nhà nhiếp ảnh đến từ 15
tỉnh/thành khu vực Tây Bắc - Việt Bắc,
gồm: Điện Biên, Lào Cai, Bắc Cạn,
Tuyên Quang, Thái Nguyên, Sơn La,
Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Giang, Cao
Bằng, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
Hòa Bình và Lai Châu.
223 tác phẩm của 207 tác giả với
các thể loại: hội họa (sơn dầu, sơn mài,
lụa…); đồ họa (khắc gỗ, khắc kim loại,
trổ giấy, cổ động, bìa sách…); điêu
khắc (gỗ, kim loại, gốm…) trưng bày
tại triển lãm đã phản ánh một cách sinh
động cuộc sống và sinh hoạt đặc trưng
của đồng bào vùng cao, dân tộc thiểu số
theo vùng miền.
Tại lễ khai mạc triển lãm, Ban Tổ
chức đã công bố và trao giải thưởng
triển lãm mỹ thuật khu vực do Hội đồng
Nghệ thuật triển lãm xét tặng. Giải A
được trao cho tác phẩm “Huyền thoại
chợ phiên” - tranh sơn dầu của tác giả
Hoàng Văn Điểm (tỉnh Lạng Sơn); giải
B được trao cho tác phẩm “Chơi quay”
- sơn mài của tác giả Nguyễn Văn Tơn
(tỉnh Bắc Giang); giải C thuộc về tác
phẩm “Góc khuất” - sơn mài của tác giả
Nguyễn Hùng Cường (tỉnh Lai Châu)
cùng 06 giải khuyến khích.
Hội Mỹ thuật Việt Nam cũng đã
trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Mỹ
thuật Việt Nam” cho 01 tập thể, 11 cá
nhân. Đại diện Hội Mỹ thuật Việt Nam
đã trao cờ đăng cai triển lãm Mỹ thuật
khu vực Tây Bắc - Việt Bắc lần thứ
XXII năm 2017 cho tỉnh Vĩnh Phúc.
Triển lãm mỹ thuật khu vực III (Tây
Bắc - Việt Bắc) lần thứ XXI sẽ mở cửa
đón khách thưởng lãm từ nay cho tới
hết ngày 03.9 tại Trung tâm hội nghị
văn hóa tỉnh Lai Châu.
Đ.ngọc
Triển lãm mỹ thuật khu vực Tây Bắc - Việt Bắc lần thứ XXi
7số 1190 l 01.9.2016
Sự kiện vấn đề
Ngày 24.8, UBND tỉnh Bình Định
tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm
(2000-2015) phong trào Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa và đề ra
nhiều mục tiêu, giải pháp chính thực
hiện trong giai đoạn 2016-2020.
Theo đó, đến năm 2020 tỉnh Bình
Định phấn đấu có 90% thôn có nhà văn
hóa và khu thể thao đạt chuẩn; có 90%
hộ gia đình giữ vững và phát huy gia
đình văn hóa, trong đó có 25% số gia
đình văn hóa ở nông thôn làm giàu từ
sản xuất nông nghiệp hàng hóa; có
80% thôn, làng giữ vững và phát huy
thôn, làng văn hoá; 100% cán bộ văn
hóa, thể thao ở nông thôn được đào tạo,
bồi dưỡng và tập huấn về nghiệp vụ.
Ông Nguyễn Văn Dũng - Giám đốc
Sở VHTTDL Bình Định cho biết: Để
thực hiện các mục tiêu trên, giải pháp
chính là tiếp tục nhân rộng và phát huy
hiệu quả, chất lượng phong trào Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh; xây dựng
mô hình Người tốt việc tốt gắn với thực
hiện học và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh; Phát huy hơn nữa vai
trò ban chỉ đạo các cấp, nâng cao hiệu
quả sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng,
chính quyền địa phương và hệ thống
chính trị xã hội; đa dạng hóa các nội
dung, phương thức thực hiện phong trào
ngày càng thiết thực và làm tốt công tác
tuyên dương khen thưởng.
Trong 15 năm qua (2000-2015)
phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh đã
đạt được những kết quả tích cực. Theo
đó, đã vận động ủng hộ Quỹ vì người
nghèo được 121 tỷ đồng để hỗ trợ xây
dựng trên 15.220 nhà đại đoàn kết; có
870 làng, thôn, khu phố được công
nhận làng, thôn, khu phố văn hóa (đạt
tỷ lệ 77,6% trên tổng số toàn tỉnh); có
1.182/1.575 cơ quan, đơn vị doanh
nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Đến nay,
toàn tỉnh có 82/159 nhà văn hóa cấp xã,
phường, thị trấn; 463/1.120 nhà văn
hóa thôn, khu phố và có 78 nhà rông
làng Bana và Chăm và 29 nhà sinh hoạt
văn hóa cộng đồng người H’re. Các
phong tục, hủ tục lạc hậu được loại
dần. Tình đoàn kết giữa các dân tộc, địa
phương, bản làng ngày càng gắn bó,
góp phần phát triển kinh tế-xã hội và
xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
n.hạnh
Bình Định: Hiệu quả phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa
Ngày 24.8, tại Hà Giang, Thứ
trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái
và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang
- Trần Đức Quý đã chủ trì phiên họp
Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức triển khai
kế hoạch tổ chức Ngày hội văn hóa dân
tộc Mông toàn quốc lần thứ II tại tỉnh
Hà Giang năm 2016. Tham gia cuộc
họp có Phó Tổng Giám đốc TTXVN
Lê Duy Truyền.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh
Vĩnh Ái cho biết: Ngày hội văn hóa dân
tộc Mông toàn quốc lần thứ II tại tỉnh Hà
Giang năm 2016 được Bộ VHTTDL
phối hợp với tỉnh Hà Giang tổ chức từ
ngày 18-20.11. Đây là sự kiện có ý nghĩa
chính trị to lớn nhằm quảng bá hình ảnh
con người và cuộc sống của đồng bào
dân tộc Mông; giới thiệu nét đẹp trong
văn hóa truyền thống ở địa phương có
người Mông sinh sống tới cộng đồng
dân tộc anh em và khách du lịch quốc tế.
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái - Trưởng
Ban Chỉ đạo Ngày hội cũng đề nghị các
đại biểu thảo luật và đóng góp ý kiến để
tổ chức ngày hội thành công.
Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc Mông trong thời kỳ
đổi mới - hội nhập và phát triển của đất
nước”, Ngày hội văn hóa dân tộc Mông
lần thứ II gồm 14 tỉnh có đồng bào dân
tộc Mông sinh sống tham gia gồm: Hà
Giang, Lào Cai, Lai Châu,Yên Bái, Cao
Bằng,TháiNguyên,LạngSơn,BắcKạn,
TuyênQuang,SơnLa,ĐiệnBiên,Thanh
Hóa, NghệAn, Đắk Lắk. Ngày hội sẽ có
nhiều chương trình đặc sắc, phong phú
như:Cácmônthểthaodântộcvàtròchơi
dân gian dân tộc Mông; Liên hoan nghệ
thuật quần chúng dân tộc Mông; Trình
diễn nét đẹp trong trang phục nữ dân tộc
Mông; Trình diễn, giới thiệu trích đoạn
lễhội,nghithứcsinhhoạtvănhóatruyền
thống dân tộc Mông…
Ông Trần Đức Quý - Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Hà Giang, Phó Trưởng Ban
Chỉ đạo Ngày hội cho biết: Tham gia
Ngày hội, các nghệ nhân, diễn viên, vận
động viên người Mông của các tỉnh
trong cả nước sẽ được gặp gỡ, giao lưu,
trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận
thức, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc Mông; qua đó góp phần xây
dựng và phát triển nền văn hóaViệt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc
biệt, Hà Giang là tỉnh có số đồng bào dân
tộc Mông đông nhất chiếm 32,57%
(262.738 người). Do đó, ngày hội sẽ là
dịp để Hà Giang tuyên truyền, quảng bá
hình ảnh về Hà Giang - tỉnh địa đầu biên
giới cực Bắc của Tổ quốc.
Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã
Việt Nam - Lê Duy Truyền, thành viên
Ban Chỉ đạo Ngày hội khẳng định: Tổ
chức Ngày hội văn hóa dân tộc Mông
toàn quốc lần thứ II thể hiện sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào
dân tộc, trong đó có dân tộc Mông.
Thông tấn xãViệt Nam sẽ thông tin đậm
nét những hoạt động của Ngày hội bằng
tất cả các loại hình thông tin nhằm quảng
bá về ngày hội tới công chúng trong
nước và quốc tế.
hải Phong
Chuẩn bị cho Ngày Hội văn hóa dân tộc mông toàn quốc
lần thứ ii năm 2016
8 số 1190 l 01.9.2016
Sự kiện vấn đề
Ngày 26.8.2016, Bộ VHTTDL đã
ban hành Công văn số
3376/BVHTTDL-DSVH gửi các Bộ,
ngành, tổ chức chính trị xã hội ở Trung
ương và UBND các tỉnh/thành về việc
thực hiện Quy hoạch tổng thể hệ thống
bảo tàng Việt Nam đến năm 2020.
Theo đó, nhằm khắc phục tồn tại
trong việc triển khai Quy hoạch trong
những năm qua, Bộ VHTTDL đề nghị
các Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị-xã hội ở Trung ương và
UBND các tỉnh/thành quan tâm chỉ
đạo, đầu tư và tạo điều kiện cho sự phát
triển của các bảo tàng thuộc Bộ, ngành,
tổ chức theo một số định hướng sau:
cần tăng cường đầu tư kinh phí hợp lý
cho việc chuẩn bị nội dung, thiết kế mỹ
thuật trưng bày và thực hiện trưng bày
bảo tàng đối với các dự án xây dựng
bảo tàng mới; đối với trường hợp chưa
có điều kiện đầu tư xây dựng bảo tàng
mới cần ưu tiên tăng cường đầu tư kinh
phí cho công tác sưu tầm tài liệu, hiện
vật để chuẩn bị tiền đề cho việc xây
dựng bảo tàng vào thời điểm thích hợp.
Tiếp tục đổi mới nội dung và hình
thức trưng bày bảo tàng theo định
hướng tăng cường trưng bày hiện vật
gốc, hạn chế việc sử dụng các tác phẩm
hoặc tổ hợp nghệ thuật trong trưng bày
để minh họa cho những nội dung trưng
bày còn thiếu hoặc không có hiện vật
gốc; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong trưng bày; đa dạng hóa
các hoạt động giáo dục, trải nghiệm,
trình diễn giới thiệu di sản văn hóa tại
bảo tàng. Tạo điều kiện cho các bảo
tàng trực thuộc phối hợp và hỗ trợ các
bảo tàng khác trong hệ thống bảo tàng
Việt Nam tổ chức các hoạt động
chuyên môn phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ.
Bộ VHTTDL đề nghị các Bộ, ngành,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
ở Trung ương và UBND các tỉnh/thành
quan tâm, phốihợp thựchiện.
t.hợP
Nhằm đảm bảo những tiêu chí và
điều kiện chuẩn cho các cơ sở kinh
doanh hoạt động trong lĩnh vực Thể
dục thể thao trên toàn quốc, mới đây
Chính phủ đã ban hành Nghị định số
106/2016/NĐ-CP quy định điều kiện
kinh doanh hoạt động Thể thao.
Trong đó, cơ sở kinh doanh hoạt
động thể thao phải đảm bảo các điều
kiện: Có cơ sở vật chất, trang thiết bị
thể thao đáp ứng yêu cầu hoạt động thể
thao do Bộ trưởng Bộ VHTTDL quy
định. Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt
động kinh doanh hoạt động thể thao.
Nguồn tài chính do cơ sở kinh doanh
hoạt động thể thao tự chịu trách nhiệm.
Có nhân viên chuyên môn khi kinh
doanh hoạt động thể thao theo quy
định. Cơ sở kinh doanh hoạt động thể
thao thuộc một trong các trường hợp
sau đây phải có người hướng dẫn tập
luyện thể thao: Cung cấp dịch vụ
hướng dẫn tập luyện thể thao; kinh
doanh hoạt động thể thao thuộc Danh
mục hoạt động thể thao bắt buộc có
hướng dẫn tập luyện. Danh mục hoạt
động thể thao bắt buộc có hướng dẫn
tập luyện do Bộ trưởng Bộ VHTTDL
quy định.
Cơ sở kinh doanh hoạt động thể
thao mạo hiểm phải có đủ nhân viên
chuyên môn sau: Người hướng dẫn tập
luyện thể thao; nhân viên cứu hộ; nhân
viên y tế thường trực hoặc văn bản thỏa
thuận với cơ sở y tế gần nhất về nhân
viên y tế để sơ cứu, cấp cứu người
tham gia hoạt động thể thao mạo hiểm
trong trường hợp cần thiết.
Điều kiện về nhân viên chuyên
môn của cơ sở kinh doanh hoạt động
thể thao được quy định như sau: Người
hướng dẫn tập luyện thể thao đáp ứng
một trong các điều kiện: Là huấn luyện
viên hoặc vận động viên phù hợp với
hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh
có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương
đương; có bằng cấp về chuyên ngành
thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở
lên phù hợp với hoạt động thể thao
đăng ký kinh doanh; được tập huấn
chuyên môn thể thao theo quy định của
Bộ trưởng Bộ VHTTDL. Nhân viên
cứu hộ tại cơ sở kinh doanh hoạt động
thể thao là người được tâp huấn chuyên
môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ
VHTTDL. Nhân viên y tế tại cơ sở
kinh doanh hoạt động thể thao là người
có trình độ chuyên môn từ trung cấp y
tế trở lên.
Đ.Anh
Ban hành Nghị định quy định điều kiện kinh doanh hoạt động
thể thao
Thực hiện Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam
đến năm 2020
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã
nhấn mạnh như vậy tại buổi duyệt kịch
bản Khai mạc và Bế mạc Đại hội Thể
thao bãi biển Châu Á lần thứ 5 (ABG
5) diễn ra chiều 23.8 tại Hà Nội. Phát
biểu chỉ đạo, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc
Thiện nhấn mạnh, kịch bản của Lễ
Khai mạcABG 5 cần phải thật bài bản,
theo nguyên tắc, quy trình và thông lệ
của các đại hội thể thao quốc tế.
Việc tổ chức Đại hội ABG 5 phải
gắn với phát triển du lịch. Bộ trưởng
nhận định, sự kiện đăng cai tổ chức
ABG 5 là cơ hội tuyệt vời để quảng bá
(Xem tiếp trang 11 )
Đại hội ABG 5 phải gắn với phát triển du lịch
9số 1190 l 01.9.2016
Sự kiện vấn đề
Ngày 26.8, Ban Chỉ đạo phong trào
Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp
mặt, biểu dương 148 gia đình tiêu biểu
tỉnh Đồng Tháp năm 2016.
Thời gian qua, phong trào Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá
được các cấp, các ngành, các đoàn thể
và mọi tầng lớp nhân dân tích cực
hưởng ứng, trở thành một phong trào
sâu rộng, góp phần ổn định chính trị và
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Ban
chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá
triển khai nhiều chương trình đến với
người dân như: xây dựng người tốt
việc tốt; xây dựng gia đình, khóm ấp,
xã phường, đơn vị, doanh nghiệp đạt
chuẩn văn hóa; xây dựng nếp sống văn
minh trong tiệc cưới, việc tang và lễ
hội... đạt nhiều kết quả thiết thực. Giai
đoạn 2011-2015, tỷ lệ gia đình văn hóa
đạt 87%/năm. Năm 2015, tỉnh có hơn
379 nghìn gia đình văn hoá, chiếm tỷ
lệ trên 88%; có 552/586 đạt chuẩn ấp
văn hóa nông thôn mới và 1.483/1.555
cơ quan doanh nghiệp, đơn vị đạt
chuẩn văn hóa. Nhiều cá nhân, gia
đình, các câu lạc bộ giúp nhau làm kinh
tế, mô hình khuyến học, người dân
chung sức xây dựng cầu đường nông
thôn... góp phần nâng cao chất lượng
đời sống người dân. Toàn tỉnh hiện có
455 câu lạc bộ gia đình phát triển bền
vững, 169 nhóm phòng, chống bạo lực
gia đình và 628 địa chỉ tin cậy, đã góp
phần kiềm chế tình trạng bạo lực gia
đình; có gần 180.000 gia đình học tập,
212 dòng họ học tập và 136 cộng đồng
học tập, giúp cho hàng ngàn lượt con
em nghèo khó khăn tiếp tục đến
trường. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tích cực
xây dựng các thiết chế văn hóa, các nhà
văn hóa khóm ấp; trung tâm học tập
cộng đồng tại một số địa phương, góp
phần tạo điều kiện cho người dân vui
chơi, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn
hóa của bà con.
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Đồng Tháp - Đoàn Tấn Bửu biểu
dương các gia đình tiêu biểu đồng thời
kêu gọi bồi dưỡng và nhân rộng những
tấm gương sáng của gia đình tiêu biểu
rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân
nhân. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng
Tháp đề nghị các cấp uỷ, chính quyền,
đoàn thể thường xuyên quan tâm, chăm
lo đến công tác xây dựng và phát triển
các phong trào văn hoá, xây dựng gia
đình văn hoá, đẩy mạnh tuyên truyền
đến các gia đình, trên toàn tỉnh, góp
phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá X, Chương
trình hành động của Tỉnh uỷ thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI
về “Xây dựng và phát triển văn hoá,
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước”.
Mạnh cường
Kỷ niệm 71 năm ngày truyền thống
ngành Văn hóa - Thông tin (28.8.1945-
28.8.2016), ngày 25.8, Sở VHTTDL
Hải Dương tổ chức gặp mặt các nghệ
sĩ của tỉnh được Chủ tịch nước phong
tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm
2015.
Phát biểu tại buổi lễ, cùng với việc
ghi nhận, đánh giá cao tinh thần vượt
khó, say mê lao động nghệ thuật của
các Nghệ sĩ Ưu tú, Phó Bí thư Thường
trực Tỉnh ủy Hải Dương - Vũ Văn Sơn
cho biết: Nhằm tạo môi trường và điều
kiện làm việc tốt hơn để các nghệ sĩ,
diễn viên tiếp tục phát huy tài năng của
mình, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án
mở rộng quy mô, nâng tầm hoạt động
của hai đơn vị nghệ thuật chuyên
nghiệp là Nhà hát Chèo Hải Dương,
Trung tâm nghệ thuật và tổ chức biểu
diễn. Lãnh đạo tỉnh đề nghị Sở
VHTTDL Hải Dương căn cứ vào đề án
để tiếp tục hoàn thiện, kiện toàn bộ
máy tổ chức của hai đơn vị này, đầu tư
trang thiết bị, phương tiện làm việc để
các nghệ sĩ, diễn viên có điều kiện đảm
bảo phục vụ tập luyện, biểu diễn. Sở
VHTTDL cũng cần tiếp tục tham mưu
cho tỉnh có cơ chế, chính sách đối với
đội ngũ văn nghệ sĩ, đặc biệt là việc ưu
đãi, thu hút nhân tài để tỉnh có thêm
những tài năng nghệ thuật thực sự cho
hai đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp.
Các đơn vị nghệ thuật cần đổi mới
phương thức hoạt động, năng động,
nhạy bén trong việc tìm cách xã hội
hóa, từng bước thực hiện cơ chế tự chủ
trong hoạt động; tìm kiếm bổ sung và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
nâng cao được chất lượng nghệ thuật
và mở rộng quy mô hoạt động. Bên
cạnh đó, cần tích cực tạo điều kiện cho
các nghệ sĩ thường xuyên giao lưu, học
hỏi kinh nghiệm và thể hiện mình qua
các hội thi, liên hoan khu vực và toàn
quốc. Với cá nhân các Nghệ sĩ Ưu tú,
đại diện lãnh đạo tỉnh Hải Dương bày
tỏ mong muốn các nghệ sĩ tiếp tục phát
huy hơn nữa tài năng, trí tuệ của mình
và dìu dắt thế hệ trẻ trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển nền văn hóa của
dân tộc.
Trong đợt phong tặng danh hiệu
Nghệ sĩ Ưu tú năm 2015, tỉnh Hải
Dương có 6 trong tổng số 333 nghệ sĩ
trên cả nước được phong tặng danh
hiệu cao quý này. Đây cũng là đợt tỉnh
Hải Dương có nhiều nghệ sĩ được
phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú
nhất từ trước tới nay. Hiện tỉnh Hải
Dương có 14 nghệ sĩ đã được phong
tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.
Mạnh Minh
Tạo môi trường tốt hơn cho các nghệ sĩ phát huy tài năng
Biểu dương 148 gia đình tiêu biểu tỉnh Đồng Tháp
10 số 1190 l 01.9.2016
Sự kiện vấn đề
Vùng biển xã Nhơn Lý và Nhơn Hải,
thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là
những nơi có nhiều cảnh quan biển, đảo
đa dạng, trong đó phải kể đến rùa biển
và rạn san hô phong phú, hoang sơ. Đưa
tiềm năng này vào khai thác và phục vụ
ngành du lịch biển, đảo đã có nhiều đơn
vị lữ hành du lịch và cả người dân địa
phương của 2 xã tổ chức các tour du lịch
tắm biển, lặn biển ngắm san hô…
Để phát triển bền vững môi trường
và sinh thái biển phục vụ lâu dài cho
ngành du lịch, mới đây Chi cụcThủy sản
tỉnh đã phối hợp với Trung tâm bảo tồn
sinh vật biển và phát triển cộng đồng
(MCD) tổ chức chương trình “Bảo vệ
rạn san hô gắn với phát triển du lịch”.
Chương trình thu hút sự tham gia của các
công ty du lịch lữ hành trên địa bàn tỉnh
và hơn 100 đoàn viên thanh niên 2 xã
Nhơn Lý và Nhơn Hải.
Tại xã Nhơn Hải, MCD phối hợp với
Chi cụcThủy sản tỉnh đánh giá quan trắc
rạn san hô ở khu vực khoanh vùng bảo
vệ trên vùng biển thuộc đảo Hòn Khô,
đề xuất UBND xã thành lập một tổ bảo
vệ san hô với 8 thành viên. Tổ bảo vệ
này có nhiệm vụ trực hàng ngày trong
mùa du lịch để hướng dẫn du khách
tham quan trong vùng san hô, ngăn chặn
du khách tự ý bẻ phá san hô lấy về làm
cảnh. Còn tại xã Nhơn Lý, chương trình
tổ chức cho ngư dân và đoàn viên, thanh
niên bắt sao biển để bảo vệ san hô và lấy
ý kiến của cộng đồng ngư dân về việc
đóng góp bảo vệ môi trường cảnh quan
biển… Ông Nguyễn Tấn Dũng - Chủ
tịch UBND xã Nhơn Lý cho biết: Việc
các ngành chức năng tỉnh, các đơn vị lữ
hành du lịch và người dân địa phương
tham gia chương trình “Bảo vệ rạn san
hô gắn với du lịch biển” góp phần nâng
cao nhận thức của người dân cũng như
các đơn vị lữ hành du lịch trong việc
khai thác và sử dụng hợp lý cảnh quan
môi trường sinh thái biển một cách bền
vững. Tỉnh sẽ thiết kế và phát các tờ rơi
hướng dẫn du khách và người dân thực
hiện tốt các quy định về du lịch xanh,
sạch và văn minh góp phần bảo vệ hệ
sinh thái rạn san hô và môi trường biển
tại các xã Nhơn Lý, Nhơn Hải, thành
phố Quy Nhơn.
nguYễn cúc
Một tin vui đến với người dân Hà
Nội cũng như khách du lịch, từ ngày
01.9, thành phố sẽ thí điểm không gian
đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng
phụ cận. Thời điểm này trùng với kỳ
nghỉ lễ Quốc khánh 02.9, người dânThủ
đô sẽ có thêm điểm vui chơi, thư giãn.
Hồ Hoàn Kiếm - Di tích quốc gia đặc
biệt, không chỉ là trái tim củaThủ đô mà
còn là trái tim của cả nước. Nơi đây chứa
đựng các giá trị văn hóa, lịch sử từ nghìn
đời nay và cả một không gian cảnh quan
đặc sắc. Vì vậy, việc xây dựng không
gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và
vùng phụ cận vừa có ý nghĩa khơi dậy,
phát huy giá trị di sản văn hóa, vừa hình
thành một không gian mang tính cộng
đồng phục vụ người dân Thủ đô và du
khách. Sau nhiều năm hình thành ý
tưởng, thành phố Hà Nội đã chính thức
chấp thuận triển khai không gian đi bộ
đầy tính văn hóa này. Việc xây dựng
không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm
và vùng phụ cận là điểm nhấn quan
trọng trong công tác bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa; đồng thời, thúc đẩy phát
triển du lịch của quận Hoàn Kiếm và
thành phố Hà Nội.
Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn
Kiếm và vùng phụ cận bao gồm các
tuyến phố xung quanh hồ: Đinh Tiên
Hoàng, Lê Thái Tổ (từ Quảng trường
Đông Kinh Nghĩa Thục đến phố Hàng
Trống và một nửa đường tiếp giáp hồ
Hoàn Kiếm từ Hàng Trống đến phố
Hàng Khay), Hàng Khay và các tuyến
phố lân cận như Hàng Bài (đoạn từ phố
Hai Bà Trưng đến Tràng Tiền), Tràng
Tiền (đoạn từ phố Đinh Tiên Hoàng đến
Ngô Quyền), Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Lê
Lai (từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái
Tổ), Lê Thạch, Trần Nguyên Hãn (từ
ĐinhTiên Hoàng đến LýTháiTổ), Hàng
Dầu (từ Đinh Tiên Hoàng đến Cầu Gỗ),
Lò Sũ (đoạn từ Đinh Tiên Hoàng đến
Nguyễn Hữu Huân), Lương Văn Can
(đoạn từ Hàng Hành đến Lê Thái Tổ),
Bảo Khánh (đoạn từ ngõ Bảo Khánh đến
Lê Thái Tổ).
Tại không gian đi bộ, quận Hoàn
Kiếm tổ chức các hoạt động văn hóa,
dịch vụ, du lịch đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt văn hóa, vui chơi giải trí của người
dân Thủ đô cũng như du khách. Đó là,
triểnlãmảnhvenhồ,múarồngquanhhồ,
biểu diễn tam tấu đàn dây, nhạc cụ dân
tộc,ghita,hátxẩm,hátvăn…Đồngthời,
quận cũng mời các nghệ sĩ, nghệ nhân
thamgiakhắcbút,kýhọatạikhuvựccây
lộcvừng9gốc,đềnBàKiệu;bánmặtnạ,
nặn tò he, thư pháp, bán hoa tươi…
Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn
Kiếm và vùng phụ cận hoạt động từ 19
giờ ngày thứ Sáu đến 24 giờ Chủ nhật
hàng tuần, bắt đầu từ ngày 01.9-31.12.
Riêng dịp lễ khai trương sẽ tổ chức từ tối
thứ 5 ngày 01.9 đến 24 giờ ngày Chủ
nhật 04.9, kéo dài 4 đêm 3 ngày để đáp
ứng nhu cầu vui chơi của người dân dịp
lễ Quốc khánh. Không gian đi bộ khu
vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận sẽ
kết nối với không gian đi bộ Hàng Đào
- Đồng Xuân và 6 tuyến phố đi bộ trong
khu bảo tồn cấp 1 phố cổ Hà Nội, tạo ra
một không gian hoàn chỉnh. Người dân
có thể dạo chơi, thưởng thức các hoạt
động văn hóa tại khu vực hồ Hoàn
Kiếm, đến mua sắm, ăn uống trong khu
phố cổ Hà Nội trong hành trình khám
phá đêm Hà Nội của mình.
h.Yến
Hà Nội có thêm không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm
Bảo vệ rạn san hô gắn với phát triển du lịch biển Bình Định
11số 1190 l 01.9.2016
Sự kiện vấn đề
Ngày 26.8, tại Hội An, Dự án
“Chương trình Phát triển năng lực du
lịch có trách nhiệm với môi trường và
xã hội” (Dự án EU-ESRT, do Liên
minh Châu Âu tài trợ) đã chính thức
công bố Thương hiệu điểm đến và
trang Web du lịch chung của tỉnh
Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng
và tỉnh Quảng Nam.
TrangwebThươnghiệuđiểmđếncó
địa chỉ www.theessenceofvietnam.com
được xây dựng theo hướng đơn giản,
dễ duy trì trong khi vẫn đảm bảo các
tiêu chuẩn đang phổ biến hiện nay
trong việc tiếp thị trực tuyến dành cho
điểm đến. Đang trong giai đoạn xây
dựng, trang web quảng bá du lịch
vùng duyên hải miền Trung bao gồm
các thông tin như “Những nơi cần
ghé thăm”, “Hoạt động có thể thực
hiện”, “Các món ăn không thể bỏ
qua” và “Hành trình truyền cảm
hứng”. Một mục trên trang web sẽ
bao gồm các thông tin cần thiết cho
du khách khi đi du lịch như quy định
về thị thực đối với du khách quốc tế,
khí hậu, giao thông và các trung tâm
thông tin du lịch mà du khách có thể
tiếp cận. Ngoài ra, trang web sẽ được
tích hợp công cụ tìm kiếm các cơ sở
lưu trú trên địa bàn ba tỉnh/thành
trong dự án.
Nhân dịp này, dự án EU-ESRT
bàn giao cho Thừa Thiên Huế, Đà
Nẵng, Quảng Nam tổng cộng 21 bộ
tài liệu gồm các nội dung phát triển
sản phẩm du lịch của điểm đến, tiếp
thị điểm đến, phát triển nguồn nhân
lực, du lịch có trách nhiệm cùng các
tài liệu tổng hợp khác. Ban Quản lý
Dự án EU-ESRT còn hướng dẫn kỹ
thuật với đại diện Thừa Thiên Huế,
Đà Nẵng, Quảng Nam để hướng dẫn
ba tỉnh/thành áp dụng thương hiệu
điểm đến và duy trì trang web du lịch
mới vừa được công bố, nhằm góp
phần nâng cao thương hiệu du lịch
của ba tỉnh, thành trong vùng dự án.
Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án
EU-ESRT, từ tháng 02.2014, ba địa
phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam đã ký Bản Thỏa thuận
hợp tác liên kết phát triển du lịch.
Trong suốt thời gian qua, Dự án EU-
ESRT đã giúp các địa phương nói
trên triển khai nhiều hoạt động giúp
mô hình liên kết hợp tác của ba địa
phương đạt được kết quả tích cực,
góp phần nâng cao năng lực quản lý
cho cán bộ của các Sở VHTTDL các
tỉnh trong vùng dự án; đào tạo nâng
cao năng lực cho người đang công
tác tại các doanh nghiệp lữ hành du
lịch; đào tạo nâng cao nhận thức về
du lịch có trách nhiệm tại các cộng
đồng địa phương; đào tạo nâng cao
năng lực cho giáo viên của các
trường đào tạo du lịch.
Q.Việt
Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam công bố thương hiệu
điểm đến
Chương trình hội tụ những tác
phẩm đỉnh cao trong âm nhạc thính
phòng, gồm: Khúc khởi nhạc Chào
mừng, Aria “Largo al factotum”-trích
đoạn vở Nhạc kịch nổi tiếng “Người
Thợ cạo thành Seviglia” của G.Rossini
- Nhà soạn nhạc người Ý, “Người Hà
Nội”, Variations on a Rococo Theme
Op.33 (Biến tấu trên chủ đề Rococo)
của P.I.Tchaikovsky, Symphony No.5
C minor, Op.67: Bản giao hưởng số 5
cung Đô thứ, hay còn được gọi là
“Giao hưởng Chiến thắng” hay “Giao
hưởng Định mệnh” của Ludwig van
Beethoven.
Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng
nổi tiếng người Nhật - Honna Tetsuji,
các nghệ sĩ, nhạc công của Dàn nhạc
Giao hưởng Việt Nam đã mang đến
cho công chúng yêu nghệ thuật một
đêm ra mắt đầy ấn tượng cùng những
cảm xúc và dư âm khó quên.
Thành công của đêm diễn cho thấy,
chủ trương luân phiên đưa các tác
phẩm tiêu biểu biểu diễn tại Nhà hát
Lớn Hà Nội của Bộ VHTTDL đang
được công chúng đón nhận. Hy vọng,
với sự tạo điều kiện của Bộ chủ quản,
sự vào cuộc thực sự của các đơn vị
nghệ thật và sự nỗ lực của các nghệ sĩ,
chuỗi các chương trình nghệ thuật trình
diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ trở
thành bước chạy đà, thành động lực
góp phần vào sự “thay da đổi thịt” của
sân khấu nước nhà trong tương lai gần,
đồng thời đáp ứng nhu cầu thưởng thức
nghệ thuật ngày càng cao của công
chúng.
h.Phượng
KhaimànchươngtrìnhGiaohưởngđặcbiệt... (Tiếp theo trang 1)
du lịch Việt Nam. Kịch bản khai mạc
ABG 5 phải giới thiệu được đất nước
Việt Nam tươi đẹp, nhiều di sản văn
hóa thế giới, nhiều địa điểm du lịch nổi
tiếng, con người Việt Nam thân thiện
và giàu lòng mến khách. Những ý đồ
đó phải được gắn vào kịch bản khai
mạc, sao cho bạn bè quốc tế tham dự
Đại hội xem xong chương trình đọng
lại được những ấn tượng tốt đẹp về văn
hóa, bản sắc và con người Việt Nam.
t.hợP
ĐạihộiABG5... (Tiếp theo trang 8)
12 số 1190 l 01.9.2016
Sự kiện vấn đề
Phú Thọ được đánh giá là vùng đất
“vàng” để phát triển du lịch với nhiều
tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du
lịch tự nhiên và nhân văn. Đây còn là
vùng đất nổi tiếng về du lịch tâm linh
về với cội nguồn của dân tộc Việt.
Trong đó, Khu di tích lịch sử quốc gia
đặc biệt Đền Hùng là một không gian
văn hóa đặc sắc - nơi thực hành Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lớn
nhất của cả nước. Phú Thọ còn là địa
phương được sở hữa tới hai di sản văn
hóa thế giới là Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ.
Ngoài ra, Phú Thọ còn có nhiều di
tích lịch sử và các danh thắng tuyệt
đẹp như Vườn quốc gia Xuân Sơn là
một trong mười ba vườn quốc gia của
Việt Nam có đa dạng sinh thái phong
phú, đa dạng sinh học cao; Đền Mẫu
Âu Cơ, chùa Tam Giang, Ao Giời -
Suối Tiên, nước khoáng nóng Thanh
Thủy, đầm Ao Châu và rất nhiều loại
hình văn hóa phi vật thể độc đáo như
hát Xoan, hát Ghẹo, cùng các lễ hội:
hội Phết - Hiền Quan, hội bơi chải -
Bạch Hạc, hội rước voi - Đào Xá…
Tất cả đã tạo cho Phú Thọ một tiềm
năng to lớn về du lịch, có thể phát
triển khá đa dạng các loại hình du lịch
sinh thái, văn hóa, lịch sử, tham quan,
nghỉ dưỡng.
Với tiềm năng và lợi thế to lớn
này, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng chiến
lược phát triển du lịch lâu dài nhằm
tạo bước đột phá về phát triển du lịch,
đưa du lịch trở thành nền kinh tế mũi
nhọn trong phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh. Theo kế hoạch từ nay đến
năm 2020, tỉnh sẽ thu hút khoảng
5.800 tỷ đồng, đến năm 2030 nguồn
vốn sẽ tăng lên khoảng 13.000 tỷ đồng
đầu tư cho du lịch. Nguồn vốn này sẽ
tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng then chốt, phát triển nguồn nhân
lực du lịch đảm bảo về chất lượng, đủ
về số lượng; xây dựng các sản phẩm
du lịch đặc trưng của tỉnh... Trong đó
tỉnh đặc biệt ưu tiên đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng then chốt, đồng bộ tại
4 trung tâm du lịch theo quy hoạch
(thành phố Việt Trì, Thanh Thủy, Tân
Sơn, Hạ Hòa); nâng cao chất lượng
dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du
lịch trọng điểm của tỉnh; tăng cường
đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch
đặc trưng của tỉnh; khai thác hiệu quả
các tour, tuyến du lịch; tăng thời gian
lưu trú và mức chi tiêu của khách du
lịch; đẩy mạnh, đổi mới phương thức
hoạt động liên kết phát triển du lịch và
hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch
của tỉnh.
Tỉnh sẽ tăng cường đầu tư nguồn
vốn từ ngân sách Nhà nước theo
hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng
điểm làm cơ sở kích thích, thúc đẩy
phát triển du lịch, huy động tối đa các
nguồn vốn từ các thành phần kinh tế
trong và ngoài nước, đầu tư cho kết
cấu hạ tầng du lịch; thực hiện lồng
ghép các chương trình mục tiêu quốc
gia, các dự án có liên quan trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ gắn với phát triển
du lịch.
Các địa phương trong tỉnh tập
trung xây dựng và phát triển các sản
phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, kết
hợp giữa du lịch văn hóa tâm linh với
du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và du
lịch danh thắng; phát huy giá trị của
hai di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại được UNESCO công nhận
gắn với phát triển du lịch. Đồng thời
chủ động đẩy mạnh và đổi mới liên
kết trong công tác xây dựng các sản
phẩm du lịch phù hợp trên cơ sở nối
các điểm du lịch đặc trưng tạo nên
sản phẩm du lịch hấp dẫn của 8 tỉnh
Tây Bắc mở rộng.
Tỉnh Phú Thọ áp dụng các cơ chế
chính sách đặc thù riêng cho du lịch
để tạo môi trường thuận lợi đầu tư,
phát triển du lịch. Bên cạnh đó nghiên
cứu xây dựng cơ chế, chính sách ưu
đãi cụ thể đối với các dự án đầu tư
phát triển du lịch về: Hạ tầng then
chốt, thuế, đất đai, hỗ trợ đào tạo
nguồn nhân lực…; xây dựng cơ chế,
chính sách ưu đãi riêng, phù hợp với
khả năng của tỉnh đối với các doanh
nghiệp thực hiện đầu tư về hạ tầng du
lịch và đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh công tác
đào tạo nguồn nhân lực du lịch của
tỉnh đáp ứng với mục tiêu, yêu cầu
phát triển du lịch trong thời kỳ đổi
mới; đổi mới và nâng cao hiệu quả
phương thức, nội dung hoạt động xúc
tiến đầu tư, quảng bá du lịch tỉnh Phú
Thọ, đồng thời tăng cường hợp tác
liên kết phát triển du lịch trong nước
và quốc tế. Ngoài ra, tỉnh tổ chức các
hội nghị, chương trình xúc tiến đầu tư
trực tiếp tại 5 trung tâm du lịch trọng
điểm của tỉnh; xây dựng chiến lược
truyền thông nâng cao nhận thức trong
toàn dân và các doanh nghiệp hoạt
động du lịch tạo môi trường du lịch
đảm bảo hấp dẫn, thân thiện, mến
khách và an toàn.
Mục tiêu hết năm 2020, Phú Thọ
sẽ thu hút 7,2 triệu lượt khách du lịch
nội địa và 7,5 nghìn lượt khách quốc
tế; đến năm 2030, đón 25.000 lượt
khách du lịch quốc tế và 10,7 triệu
lượt khách nội địa. Doanh thu du lịch
đến năm 2020 sẽ nâng lên hơn 3.813
tỷ đồng.
Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, sự
vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính
quyền và ngành chức năng, tin rằng
các mục tiêu đề ra sẽ hoàn thành và
đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi
nhọn vào năm 2020 và Phú Thọ sẽ trở
thành điểm du lịch hấp dẫn của du
khách trong nước và quốc tế.
t.t.n
Phú Thọ kỳ vọng vào sự đột phá về du lịch
13số 1190 l 01.9.2016
Sự kiện vấn đề
Ngày 24.8, UBND tỉnh Đắk Nông
tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư và
quảng bá du lịch Đắk Nông năm 2016.
Tại Hội nghị, các nhà quản lý, chuyên
gia, các đơn vị kinh doanh du lịch trong
và ngoài tỉnh đã cùng nhau bàn các giải
pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của
ngành du lịch ở Đắk Nông.
Đắk Nông nằm ở phía Nam Tây
Nguyên, là tỉnh có nhiều tiềm năng để
phát triển du lịch sinh thái, văn hóa,
lịch sử và nghỉ dưỡng. Nhắc đến Đắk
Nông, nhiều người thường biết đến
cụm thác Dray Sáp-Gia Long-Trinh
Nữ; thác Đắk Glun, Liêng Nung, Đắk
Búk So, Lưu Ly, Khu bảo tồn thiên
nhiên Nâm Nung và Khu bảo tồn thiên
nhiên Tà Đùng... vừa hùng vĩ nhưng
không kém phần mộng mơ, lý tưởng
cho các hoạt động du lịch khám phá,
sinh thái. Bên cạnh đó, Đắk Nông còn
có các khu di tích lịch sử, văn hóa có
giá trị phục vụ việc giữ gìn, tôn tạo và
khai thác phục vụ du lịch như di tích
lịch sử bon Bu Nor, ngục Đắk Mil; khu
căn cứ kháng chiến B4-Liên tỉnh IV, di
tích Đồi 722…
Bên cạnh đó, sự giao thoa giữa các
nền văn hóa khác nhau của 40 thành
phần dân tộc, trong đó nền văn hóa
nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu
số tại chỗ như M’nông, Mạ, Ê đê đã tạo
nên sự lôi cuốn, hấp dẫn từ chính các
sản phẩm văn hóa mang tính đặc trưng
như chiêng, đàn đá, những nhạc cụ thô
sơ làm bằng tre, nứa, chất liệu của núi
rừng đại ngàn Tây Nguyên. Những
điệu múa, lời ca, các sản phẩm làng
nghề truyền thống như dệt thổ cẩm,
đan lát, điêu khắc và bộ sử thi Ót
N’drông của đồng bào M’nông đã
được công nhận là Di sản văn hóa phi
vật thể quốc gia năm 2014… tạo thêm
chiều sâu cho du lịch Đắk Nông. Đặc
biệt, Đắk Nông còn sở hữu một hệ
thống hang động núi lửa khu vực
Krông Nô và là chặng cuối trong tuyến
du lịch Con đường xanh Tây Nguyên,
nằm liền kề với vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam Thành phố Hồ Chí
Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ và các
cửa khẩu thông thương qua nước bạn
Campuchia, nối liền các nước khu vực
Đông Nam Á, cũng chính là điều kiện
để kết nối các điểm tour của các tỉnh và
quốc tế. Đây là những lợi thế để kiến
tạo và phát triển một ngành du lịch hấp
dẫn và bền vững.
Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế
và tỉnh cũng có nhiều chính sách thu
hút đầu tư nhưng du lịch Đắk Nông
vẫn kém phát triển. Du khách đến với
Đắk Nông còn ít, tỷ trọng đóng góp
vào ngân sách tỉnh chưa nhiều.
Nguyên nhân chủ yếu là chưa có chiến
lược khai thác một cách rõ ràng; công
tác quản lý Nhà nước về du lịch,
quảng bá, xúc tiến còn nhiều hạn chế,
nổi lên là nhiều dự án thu hút, đầu tư
vào du lịch thời gian qua chưa mang
lại hiệu quả. Bên cạnh đó, tình trạng
khai thác, can thiệp quá mức của con
người vào thiên nhiên như xây dựng
các công trình thủy điện đầu nguồn,
phá rừng trái phép... đang làm mất đi
những giá trị tự nhiên vốn có của các
cụm, điểm du lịch...
Những tham luận của các chuyên
gia, nhà quản lý, các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch đã “hiến kế” để thúc đẩy
ngành du lịch Đắk Nông phát triển.
Theo đó, tỉnh cần xây dựng chiến lược
phát triển tổng thể, quy hoạch du lịch
xác thực, các sản phẩm du lịch phải
mang tính chất đặc trưng, hình thức
quảng bá du lịch phải đa dạng, phong
phú, hiệu quả. Đắk Nông cần xác
định phát triển du lịch hiện nay phải
được đặt trong chuỗi liên kết vùng,
khu vực, quốc tế nên trong chiến lược
phát triển phải có sự lựa chọn khu,
điểm, tour tuyến đầu tư phù hợp,
tránh trùng lắp. Các chuyên gia cũng
cho rằng Đắk Nông cần tập trung vào
phát triển du lịch cộng đồng để phát
huy được những thuận lợi về yếu tố
văn hóa bản địa đặc sắc, môi trường
sinh thái lý tưởng…
trần nguYện
Đắk Nông: Bàn giải pháp phát triển du lịch
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có
ý kiến chỉ đạo về việc tăng cường quản
lý hoạt động phương tiện vận chuyển,
phụcvụkháchdulịchtrênvịnhHạLong,
vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh.
Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ
GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan xây dựng, ban hành
theo thẩm quyền tiêu chuẩn và các yêu
cầu cụ thể đối với tàu chở khách du lịch
trên vịnh Hạ Long; rà soát, hoàn thiện
quy định liên quan đến niên hạn sử
dụng phương tiện thủy; báo cáo Thủ
tướng Chính phủ những vấn đề vượt
thẩm quyền. Phó Thủ tướng giao Bộ
Công an tổ chức rà soát, hoàn thiện các
quy định về phòng cháy, chữa cháy;
báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với
Bộ Tư pháp, UBND tỉnh Quảng Ninh
và các cơ quan liên quan rà soát các quy
định hiện hành về tổ chức và hoạt động
du lịch trên vịnh Hạ Long; đề xuất cụ
thể hình thức và nội dung văn bản quy
phạm pháp luật quy định về vấn đề này,
bảo đảm phù hợp với đặc thù và phát
huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới
Vịnh Hạ Long; báo cáo Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định.
h.P
Tăng cường quản lý tàu du lịch trên vịnh Hạ Long
14 số 1190 l 01.9.2016
Sự kiện vấn đề
Lễ hội Trung thu Phố cổ sẽ diễn
ra từ ngày 02-15.9 (tức ngày 02-
15.8 Âm lịch). Theo đó, Lễ hội
Trung thu Phố cổ với các gian hàng,
quầy hàng trưng bày, giới thiệu và
bán các sản phẩm trung thu truyền
thống; hướng dẫn làm các loại đồ
chơi dân gian, nghệ thuật cắm tỉa hoa,
làm bánh dẻo, bánh nướng, cốm
vòng… sẽ được tổ chức tại Tuyến
phố Hàng Mã - Hàng Lược - Hàng
Rươi, trước cửa chợ Đồng Xuân kết
hợp với tuyến phố đi bộ Hàng Đào -
Đồng Xuân - Hàng Giấy.
Lễ khai mạc sẽ được tổ chức lúc
19h30, ngày 02.9.2016, tại trước cửa
chợ Đồng Xuân với các hoạt động
múa sư tử; khai mạc lễ hội, trưng bày
giới thiệu và bán các sản phẩm phục
vụ Tết Trung thu; các hoạt động văn
hóa, văn nghệ của thiếu nhi, trao học
bổng cho trẻ em nghèo có thành tích
trong học tập.
Ngoài ra, vào lúc 19h30, ngày
09.9.2016 sẽ diễn ra đêm hội trò
chơi dân gian ở sân khấu chính
trước cửa chợ Đồng Xuân; lúc
19h30, ngày 10.9.2016 tổ chức Liên
hoan múa lân - sư tử quận Hoàn
Kiếm, tại sân khấu chính trước cửa
chợ Đồng Xuân; vào đêm Rằm
Trung thu sẽ diễn ra thi bày cỗ
Trung thu, thi rước đèn và vui phá
cỗ trông trăng của thiếu nhi 18
phường, các trò chơi dân gian, hoạt
động văn hóa văn nghệ, xiếc, võ
thuật thiếu nhi…
Bên cạnh đó, các hoạt động Tết
trung thu cũng sẽ được tổ chức tại các
điểm di sản văn hóa như giới thiệu và
hướng dẫn cách làm đồ chơi truyền
thống, trưng bày ảnh “Những người
giữ hồn Trung thu”; giới thiệu sản
phẩm của các nghệ nhân và thợ thủ
công làm đồ chơi Trung thu, biểu
diễn múa rối cạn; sắp đặt không gian
giới thiệu Tết Trung thu truyền thống
của một gia đình người Hà Nội và
ảnh về Tết trung thu của Hà Nội đầu
thế kỷ XX…
h.Phượng
Ngày 25.8, tại huyện Ngọc Lặc, Sở
Lao động-Thương binh và Xã hội
Thanh Hóa phối hợp với Tổ chức Tầm
nhìn thế giới (World Vision Viet Nam)
tổ chức Diễn đàn trẻ em Thanh Hóa
năm 2016 với chủ đề “Mô hình thúc
đẩy quyền tham gia trẻ em”. Dự diễn
đàn có lãnh đạo Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội, đại diện các Sở, ban,
ngành cấp tỉnh, lãnh đạo 27 huyện, thị,
thành phố và 200 trẻ em đại diện cho
trẻ em tỉnh Thanh Hóa.
Tại diễn đàn “Mô hình thúc đẩy
quyền tham gia trẻ em”, các mô hình
hiệu quả, tiêu biểu đã được các em
thuyết trình, có hình ảnh minh họa đã
thể hiện được những tâm tư, nguyện
vọng của chính đáng của các em như
mô hình: Câu lạc bộ quyền trẻ em
(huyện Như Xuân), Dự án nhỏ do trẻ
em khởi xướng (huyện Thường Xuân),
Truyền thông giáo dục giảm nhẹ rủi ro
thiên tai (huyện Quảng Xương, Hoằng
Hóa), Câu lạc bộ đọc sách thôn bản
(huyện Bá Thước), Câu lạc bộ tiếng
Anh (huyện Lang Chánh), Hệ thống
bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng
(huyện Quan Sơn)… Cũng tại diễn đàn
này, các học sinh đưa ra những thông
điệp sâu sắc về bảo vệ, chăm sóc trẻ em
đến với lãnh đạo các sở, ngành, huyện,
thị xã, thành phố. Các mô hình được
trình bày tại diễn đàn đã góp phần nâng
cao năng lực thực hiện quyền tham gia
của trẻ em, xây dựng và tổ chức thực
hiện pháp luật, chính sách về bảo đảm
quyền tham gia của trẻ em cho các cấp
chính quyền, các tổ chức, cá nhân có
trách nhiệm. Mô hình cũng cung cấp
kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền
tham gia của trẻ em cho các cấp chính
quyền, các tổ chức, cá nhân có trách
nhiệm thực hiện quyền trẻ em.
Những năm qua, việc phát huy
quyền tham gia của trẻ em luôn được
các cấp, các ngành trong tỉnh đặc biệt
quan tâm, tuy nhiên quyền tham gia của
trẻ em vào các vấn đề xã hội liên quan
đến quyền lợi của trẻ vẫn còn nhiều tồn
tại. Ở môi trường gia đình, nhiều cha
mẹ tập trung làm kinh tế, ít có thời gian
chăm sóc, lắng nghe tâm tư, nguyện
vọng của trẻ. Trong nhà trường, trẻ em
ít có cơ hội được nói lên tiếng nói của
mình, chủ yếu là thực hiện theo quyết
định của giáo viên. Tại cộng đồng, các
hoạt động truyền thông, đoàn, đội, câu
lạc bộ trẻ em, các sự kiện dành cho trẻ
em còn ít; đội ngũ cán bộ đoàn, đội cơ
sở còn thiếu kỹ năng tổ chức, nên chưa
thực sự thu hút và tạo hứng thú cho trẻ
em tham gia; số trẻ tham gia diễn đàn
trẻ em ở các cấp còn thấp; đuối nước,
tai nạn giao thông thường xuyên xảy
ra… Từ thực tế này, tỉnh Thanh Hóa đã
ban hành Chương trình “Thúc đẩy
quyền tham gia của trẻ em vào các vấn
đề về trẻ em” trên địa bàn nhằm góp
phần nâng cao nhận thức và kỹ năng
thực hiện quyền tham gia của trẻ em;
nâng cao năng lực thực hiện quyền
tham gia của trẻ em; xây dựng và thực
hiện các mô hình thúc đẩy quyền tham
gia của trẻ em...
hồ thAnh
Thanh Hóa: Diễn đàn thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em
Lễ hội Trung thu Phố cổ
15số 1190 l 01.9.2016
Sự kiện vấn đề
Sau 7 ngày tranh tài sôi nổi, chiều
25.8, tại Trung tâm Huấn luyện thể
thao quốc gia Hà Nội, Giải vô địch bắn
súng trẻ toàn quốc năm 2016 đã chính
thức khép lại.
Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển
bắn súng Việt Nam - Nguyễn Thị
Nhung, Trưởng Ban trọng tài giải đấu
cho biết: Tại Giải năm nay, đã có 2 kỷ
lụcquốcgiamớiđượcthiếtlập;đặcbiệt
cả 2 kỷ lục này đều do đoànVĩnh Phúc
xuấtsắcgiànhđược.Cụthể,ởnộidung
10msúngtrườnghơinữ,vậnđộngviên
Phùng Thị Lan Hương đã phá kỷ lục
với 394 điểm (kỷ lục cũ là 393 điểm).
Ở nội dung đồng đội 10m súng trường
hơi nữ, 3 vận động viên PhùngThị Lan
Hương, Nguyễn Thị Kim Chi và Đỗ
Thuý Hiền đã phá kỷ lục với 1.167
điểm (kỷ lục cũ là 1.161 điểm).
Năm nay, đoàn Vĩnh Phúc đã xuất
sắc vươn lên vị trí dẫn đầu Bảng tổng
sắp huy chương với 8 Huy chương
Vàng, 3 Huy chương Bạc và 2 Huy
chươngĐồng.ĐoànVĩnhPhúclầnnày
chỉ đăng ký 17 vận động viên nam, nữ
tham gia tập trung ở các nội dung 10m
súng trường hơi nữ, 10m súng trường
hơi nam, 50m súng trường nằm nam.
Xếp ở vị trí thứ hai là đoàn Quân
đội với 6 Huy chương Vàng, 11 Huy
chương Bạc, 8 Huy chương Đồng.
Về ở vị trí thứ ba là đoàn TP. Hồ
Chí Minh với 5 Huy chương Vàng, 5
HuychươngBạc,8HuychươngĐồng.
Đoàn Hà Nội năm nay đăng ký số
lượng vận động viên thi đấu hùng hậu
nhất với 32 xạ thủ, nhưng đã không
thể hiện được phong độ và chỉ xếp ở
vị trí thứ 10/11 đoàn tham dự với 1
Huy chương Vàng, 2 Huy chương
Bạc và 3 Huy chương Đồng.
Giải vô địch bắn súng trẻ toàn
quốc năm 2016 thu hút 156 vận động
viên đến từ 11 đơn vị gồm: Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vĩnh
Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh,
Quảng Nam, Đắk Lắk, Đồng Nai,
Quân đội và Bộ Công an. Đây là giải
trẻ được tổ chức thường niên nhằm
đánh giá chất lượng đào tạo của các
huấn luyện viên, chất lượng thi đấu
của các vận động viên trẻ. Từ đây,
giới chuyên môn sẽ xem xét, tuyển
chọn những vận động viên có thành
tích xuất sắc, bổ sung cho đội dự
tuyển bắn súng trẻ Việt Nam tham dự
các giải đấu lớn trong khu vực và trên
thế giới.
V.Minh
Sau 4 ngày tranh tài quyết liệt, ngày
26.8, tại Sân vận động tỉnh Vĩnh Long,
Giải vô địch điền kinh trẻ quốc gia năm
2016 đã khép lại. Kết quả, đoàn Hà Nội
dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương với
8 Huy chương Vàng, 6 Huy chương
Bạc, 6 Huy chương Đồng; đoàn Vĩnh
Long xếp thứ hai với 6 Huy chương
Vàng, 4 Huy chương Bạc, 1 Huy
chương Đồng; vị trí thứ 3 thuộc về đoàn
Quân đội với 5 Huy chương Vàng, 5
Huy chương Bạc, 5 Huy chương Đồng.
Theo Ban tổ chức, Giải đấu năm nay
tăng cả về số lượng đoàn và vận động
viên, đặc biệt có sự tham gia của nhiều
vận động viên nằm trong đội tuyển trẻ,
đội tuyển quốc gia với trình độ chuyên
môn cao, từ đó tạo cho giải không khí
thi đua sôi nổi, quyết liệt để cạnh tranh
từng tấm huy chương ở mỗi nội dung.
Cũng tại giải đấu này, đã có 2 kỷ lục trẻ
quốc gia mới được xác lập và 2 kỷ lục
trẻ quốc gia được phá.
Đáng chú ý, vận động viênVõ Hồng
Thái (Sóc Trăng) đã phá kỷ lục trẻ quốc
gia ở nội dung ném đĩa với thành tích
46,12m; vận động viên Nguyễn Tiến
Trọng (Quân đội) phá kỷ lục trẻ quốc
gia ở nội dung nhảy xa với thành tích
7,71m. Hai kỷ lục trẻ quốc gia mới được
xác lập tại giải đấu là: Các vận động
viên Nguyễn Trung Hậu, Ngưu Tấn
Dần, Vũ Ngọc Minh, Trần Hoàng Duy
(Bình Dương) đạt thành tích 10 phút 36
giây 53 ở nội dung tiếp sức hỗn hợp
nam; các vận động viên Đỗ Thị Hồng,
Nguyễn Thị Hằng, Bùi Thị Trang,
Khuất Phương Anh (Hà Nội) đạt thành
tích 12 phút 33 giây 40 ở nội dung tiếp
sức hỗn hợp nữ.
Giải vô địch điền kinh trẻ quốc gia
năm 2016 thu hút sự tham gia của hơn
350 vận động viên, huấn luyện viên đến
từ 48 đơn vị tỉnh/thành, ngành trong cả
nước. Các vận động viên tranh huy
chương ở 48 nội dung, trong đó 24 nội
dung nam và 24 nội dung nữ. Các môn
thi đấu của giải gồm chạy theo nhiều cự
ly, chạy tiếp sức, đi bộ, nhảy sào, nhảy
cao, nhảy xa, nhảy ba bước, đẩy tạ, ném
lao, ném đĩa, ném búa, 8 môn phối hợp
(đối với nam) và 7 môn phối hợp (đối
với nữ). Đây là giải thể thao thành tích
cao của quốc gia do Liên đoàn Điền
kinh Việt Nam tổ chức hàng năm nhằm
đánh giá công tác đào tạo, huấn luyện
vận động viên điền kinh trẻ của các địa
phương. Thông qua giải, Ban tổ chức
phát hiện, tuyển chọn những vận động
viên có thành tích tốt để bồi dưỡng đào
tạo, bổ sung cho các đội tuyển trẻ, đội
tuyển quốc gia tham dự các giải toàn
quốc và quốc tế. A.tùng
Hà Nội nhất toàn đoàn Giải vô địch điền kinh trẻ quốc gia 2016
Thiết lập 2 kỷ lục quốc gia mới tại Giải vô địch bắn súng trẻ
toàn quốc 2016
16 số 1190 l 01.9.2016
Sự kiện vấn đề
Chiều 28.8, tại Nhà thi đấu thể dục
thể thao tỉnh Hải Dương, Hải Dương,
Giải bóng các cây vợt xuất sắc trẻ, thiếu
niên, nhi đồng toàn quốc năm 2016 đã
kết thúc sau 5 ngày thi đấu với chất
lượng chuyên môn cao.
Tại giải, các vận động viên Hải
Dương liên tục thể hiện được là cái nôi
tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và thi
đấu bóng bàn trẻ mạnh nhất toàn quốc
với 4 Huy chương Vàng, 4 Huy chương
Bạc, 2 Huy chương Đồng.
Khởi tranh từ ngày 23.8, Giải bóng
bàn các cây vợt xuất sắc trẻ, thiếu niên,
nhiđồngtoànquốcnăm2016thuhútgần
100 vận động viên nam, nữ đến từ 16
tỉnh/thành,ngànhcủacảnướcvềtranhtài.
Cácvậnđộngviênthiđấuởcácnhómtrẻ,
thiếu niên 14-15 tuổi, thiếu niên 12-13
tuổi,nhiđồng10-11tuổivàcácvậnđộng
viên từ 9 tuổi trở xuống. Các vận động
viên thi đấu vòng tròn một lượt để xếp
hạng từ 1 đến hết ở các nội dung đơn
nam, đơn nữ. Ban Tổ chức đã trao Huy
chươngVàngnộidungđơnnamnhiđồng
9 tuổi cho vận động viên Huỳnh Triết
(Thành phố Hồ Chí Minh); nội dung nhi
đồng nữ 9 tuổi, Huy chương Vàng thuộc
về vận động viên Đỗ Đoàn Phương Mai
(Hải Dương). Nội dung nhi đồng nam 11
tuổi, Huy chương Vàng thuộc về vận
động viên Nguyễn Duy Phong (Hải
Dương); nội dung nhi đồng nữ 11 tuổi,
Huy chương Vàng thuộc về vận động
viên Trần TrâmAnh (Lâm Đồng).
Nội dung đơn nam, nữ lứa tuổi 12-
13, Huy chương Vàng thuộc về các vận
động viên Lê Minh Khang (Đà Nẵng) và
Trần Phương Anh (Hải Dương). Ở nội
dung đơn nam, nữ lứa tuổi 14-15, hai
vận động viên Đinh Hoàng Anh (CLB
T&T) và Đỗ Nguyễn Uyên Nhi (Lâm
Đồng) giành Huy chương Vàng.
Nội dung đơn trẻ, Huy chươngVàng
thuộc về các vận động viên nam Vũ
Quang Hiền (Hải Dương) và Nguyễn
Khoa Diệu Khánh (Ninh Thuận).
A.tùng
Giải bóng bàn thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2016
Sáng 27.8, tại Nhà thi đấu đa môn
tỉnh Tiền Giang, Tổng cục Thể dục thể
thao phối hợp với Liên đoàn Pencak
Silat Việt Nam, Sở VHTTDL Tiền
Giang tổ chức khai mạc Giải vô địch
Pencak Silat trẻ toàn quốc năm 2016.
Giải vô địch Pencak Silat trẻ toàn
quốc năm 2016 thu hút hơn 450 vận
động viên đến từ 25 tỉnh/thành, ngành
trong toàn quốc tham gia; trong đó,
nhiều đơn vị có thế mạnh về môn
Pencak Silat như: Quân đội, Thanh
Hóa,An Giang... Các vận động viên thi
đấu theo hai nội dung là đối kháng và
biểu diễn. Ở nội dung đối kháng, vận
động viên nam thi đấu 12 hạng cân từ
45-110 kg; vận động viên nữ tranh tài
ở 8 hạng cân từ 40-75 kg. Ở nội dung
biểu diễn, các vận động viên thi đấu 3
bài Tunggal, Ganda và Regu.
Ông Nguyễn Ngọc Minh - Giám
đốc Sở VHTTDL Tiền Giang, Trưởng
Ban tổ chức giải đấu cho biết: Giải vô
địch Pencak Silat trẻ toàn quốc năm
2016 nhằm giúp các địa phương, đơn
vị rà soát, đánh giá lực lượng vận động
viên để chuẩn bị tham gia Đại hội Thể
dục thể thao toàn quốc lần thứ VIII
năm 2018; đồng thời phát hiện những
vận động viên xuất sắc để tham gia các
giải thi đấu quốc tế và các kỳ SEA
Games sắp tới.
nAM Anh
Ngày 26.8, tại Cung thể thao Quần
Ngựa (Hà Nội) đã diễn ra Giải vô địch
trẻ và các nhóm tuổi Thể dục dụng cụ
Đông Nam Á năm 2016. Giải do Liên
đoàn Thể dục Việt Nam phối hợp Sở
Văn hóa và Thể thao Hà Nội đăng cai
tổ chức.
Giải đấu năm nay quy tụ 100 vận
động viên của 4 nước gồm: Chủ nhà
Việt Nam, Singapore, Malaysia và
Philippines; trong đó, Singapore tham
dự với 16 vận động viên, Malaysia
tham dự với 8 vận động viên và
Philippines có 6 vận động viên.
Theo Tổng thư ký Liên đoàn Thể
dục Việt Nam - Nguyễn Thị Kim Lan,
giải đấu là cơ hội tốt để các vận động
viên các nước trong khu vực giao lưu
học hỏi, thi đấu cọ xát; đồng thời là dịp
tốt để Ban tổ chức đánh giá công tác
đào tạo của các huấn luyện viên, cùng
trình độ chuyên môn của các vận động
viên Thể dục dụng cụ trẻ trong cả nước.
Giải cũng là dịp tốt để phát hiện thêm
nhiều nhân tố mới để đầu tư cho lực
lượng kế cận thay thế cho các vận động
viên đẳng cấp như Hà Thanh, Phước
Hưng trong tương lai gần.
Tại giải đấu lần này, các vận động
viên tranh tài ở các nội dung đồng đội,
toàn năng cá nhân, thể dục tự do nam,
nữ; ngựa vòng, vòng treo, nhảy chống,
xà kép, xà đơn nam; nhảy chống, xà
lệch, cầu thăng bằng nữ, dành cho các
lứa tuổi 10-11, 12-13, 14-15 của nam;
9-10, 11-12, 13-14 của nữ; nam 15-18
tuổi và nữ 13-15 tuổi.
Ngay trong ngày đầu khởi tranh,
các vận động viên bước thi đấu tại các
nội dung đồng đội và toàn năng nam,
nữ giải trẻ. Đoàn chủ nhà Việt Nam đã
xuất sắc giành 4 Huy chương Vàng tại
các nội dung đồng đội nam, đồng đội
nữ, toàn năng nam, toàn năng nữ.
Vũ Minh
Giải vô địch trẻ Thể dục dụng cụ Đông Nam Á năm 2016
Giải vô địch Pencak Silat trẻ toàn quốc năm 2016
17số 1190 l 01.9.2016
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
Sáng 28.8, hàng nghìn người dân và
khách du lịch các nơi đã tập trung chật
kín các tuyến đường chính của trung
tâm thành phố Phan Thiết (Bình Thuận)
để thưởng lãm “Nghinh Ông xuất du”.
Đây là phần quan trọng và hấp dẫn nhất
của Lễ hội Nghinh Ông QuanThánh Đế
Quân Phan Thiết 2016.
Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế
Quân Phan Thiết được tổ chức 2 năm
một lần (các năm chẵn dương lịch) với
mục đích bảo tồn và phát triển văn hóa
dân gian truyền thống của người dân. Lễ
hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân
được tổ chức nhằm cầu cho quốc thái,
dân an, mưa thuận gió hòa, cuộc sống
thanh bình, nhà nhà ấm no hạnh phúc.
Từ năm 1996, tỉnh Bình Thuận cho
phục dựng lễ hội văn hóa này và trở
thành một trong những lễ hội thu hút
khách du lịch đông nhất tại Phan Thiết.
Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế
Quân Phan Thiết 2016 diễn ra từ ngày
26-28.8 với phần lễ và phần hội gồm
nhiều hoạt động gắn với văn hóa tín
ngưỡng dân gian địa phương. Trong đó
nổi bật với các hoạt động như: Lễ thỉnh
thánh mẫu; Lễ khai kinh; Lễ Yết Quan
thánh; Lễ chiêu vong; Lễ phóng đăng;
Lễ hội hóa trang, biểu diễn nghệ thuật
lân sư rồng… và điểm nhấn là phần
“Nghinh Ông xuất du” (thỉnh ông Quan
Công xuất du) trên các đường phố trung
tâm thành phố Phan Thiết với sự tham
gia diễu hành của hơn 700 người.
Từ sáng sớm, hàng nghìn người dân
và du khách ở Phan Thiết đã đứng chật
hai bên đường phố để đón chào đoàn
diễu hành. Nét đặc sắc của Lễ hội
Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân
Phan Thiết 2016 là có những màn biểu
diễn hấp dẫn như: nghệ thuật dân gian,
múa lân-sư-rồng, hóa trang các nhân vật
tôn giáo, lịch sử và biểu diễn Rồng xanh
dài nhất Việt Nam… tạo ra một lễ hội
đường phố kỳ thú thu hút đông đảo du
khách trong nước, quốc tế cùng hàng
ngàn người dân địa phương. h.L
Ngày 25.8, tại Trung tâm Lưu trữ
quốc gia IV, thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm
Đồng) đã khai mạcTriển lãm tài liệu lưu
trữ “Di sản tư liệu thế giới Châu bản,
Mộc bản - Giá trị lịch sử từ ký ức”. Hơn
200 tư liệu quý của nhân loại và quốc gia
được in ấn, trưng bày tại triển lãm nhân
kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Trung
tâm Lưu trữ quốc gia IV (25.8.2006-
25.8.2016).
Không gian triển lãm được tổ chức
cả trong nhà và ngoài trời với các chuyên
đề “Di sản tư liệu thế giới Châu bản,
Mộc bản - Giá trị lịch sử ký ức” và
“Triều Nguyễn với việc biên soạn và san
khắc quốc sử”. Chuyên đề đầu tiên được
tổ chức ngoài trời, giới thiệu khái quát
về Châu bản, Mộc bản triều Nguyễn - Di
sản tư liệu thế giới; tính độc đáo về hình
thức của Di sản Châu bản, Mộc bản.
Chuyên đề thứ 2 giới thiệu về vai trò của
triều Nguyễn với việc biên soạn quốc sử
cùng với nghệ thuật chế tác Mộc bản -
đỉnh cao của kỹ thuật san khắc. Nhiều
không gian bên trong nhà giới thiệu
những giá trị lịch sử của thành phố Đà
Lạt, bản vẽ các công trình kiến trúc nổi
tiếng của vùng đất này từ ngày mới hình
thành... Triển lãm thu hút đông đảo các
nhà khoa học, nghiên cứu và người dân
đến thăm quan.
Châu bản triều Nguyễn là tài liệu
hành chính hình thành trong quá trình
hoạt động quản lý nhà nước của giai
đoạn phong kiến cuối cùng của nước ta
1802-1945, bao gồm văn bản do các
hoàng đế ban hành, văn bản do các cơ
quan trong hệ thống chính quyền đệ trình
lên hoàng đế phê duyệt bằng mực son và
một số văn kiện ngoại giao. Châu bản
triều Nguyễn hiện đang bảo quản tại
Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và đã được
UNESCO công nhận là Di sản tư liệu
thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Riêng Mộc bản triều Nguyễn hiện có
34.619 bản khắc gỗ đang được bảo quản
tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV
(thành phố Đà Lạt). Đây là những tấm
gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm với
55.320 mặt khắc thuộc 152 đầu sách có
giá trị trên nhiều phương diện với
những nội dung ghi chép, phản ánh lịch
sử Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng
nước đến triều Nguyễn. Khối tài liệu
vô cùng quý giá này đã được UNESCO
công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
Trong nội dung khối tài liệu
Châu bản, Mộc bản triều Nguyễn
còn có những tư liệu quý khẳng định
chủ quyền thiêng liêng của Việt
Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa.
Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV dù
mới đi vào hoạt động 10 năm nhưng đã
góp phần to lớn vào việc bảo tồn, giữ
gìn và số hóa, đưa đến công chúng yêu
thích lịch sử và các nhà khoa học một
kho lịch sử vô cùng to lớn và giá trị;
đóng góp vào quá trình khẳng định chủ
quyền quốc gia đối với 2 quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, góp phần làm
phong phú những giá trị ký ức và lịch
sử của toàn nhân loại. Trung tâm là một
trong những địa chỉ độc đáo bậc nhất,
thu hút mỗi năm hàng triệu lượt người
trong và ngoài nước đến khảo cứu, học
tập và là địa điểm du lịch hấp dẫn đối
với nhiều du khách.
Triển lãm tài liệu lưu trữ “Di sản lịch
sử thế giới Châu bản, Mộc bản - Giá trị
lịch sử từ ký ức” sẽ trưng bày lâu dài để
phục vụ người xem.
Mạnh huân
Triển lãm“Di sản lịch sử thế giới Châu bản,
mộc bản - Giá trị lịch sử từ ký ức”
Đặc sắc lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Tuantin 1003 out
Tuantin 1003 outTuantin 1003 out
Tuantin 1003 outlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Tuantin 1003 out
Tuantin 1003 outTuantin 1003 out
Tuantin 1003 out
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchToàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn (19)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchToàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 

More from Pham Long

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn

  • 1. Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1190 ngày 01.9.2016 Ảnh:Thanhsơn - Đềnghịthayđổihìnhthức tổchứccáclễhộicướpPhết [T.4] - “Chiếnlượcpháttriểnsảnphẩm dulịchViệtNamđếnnăm2025, địnhhướngđếnnăm2030” [T.6] Tuần văn hóa Việt Nam tại Campuchia [T.4] trong số này Thể thao người khuyết tật Việt Nam xuất quân dự Paralympic Rio 2016 Chiều 27.8, tại TP.HCM đã diễn ra Lễ xuất quân Đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam dự Paralympic Rio 2016. Phát biểu tại Lễ xuất quân, Bộ trưởng Bộ VHTTDLNguyễn Ngọc Thiện biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các HLV, VĐV và cán bộ Đoàn trong quá trình tập luyện và chuẩn bị tham gia sự kiện thể thao quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp, tình đoàn kết, hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Đồng thời gửi lời chúc sức khỏe, may mắn và thành công đến toàn đoàn. Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định, những năm gần đây, phong trào thể thao người khuyết tật nước nhà đã có bước phát triển đáng phấn khởi, qua đó đã góp phần nâng cao sức khỏe ngườikhuyếttật,giúp họvươnlên,vượt qua chính mình, làm chủ cuộc sống... (Xem tiếp trang 3) Chương trình “Hòa nhạc Giao hưởng đặc biệt I” do Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam công diễn tối ngày 30.8.2016 đã khai màn chuỗi các chương trình nghệ thuật, tác phẩm sân khấu đạt chất lượng cao về tư tưởng, nội dung trình diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội theo chủ trương bảo tồn văn hóa truyền thống, xây dựng tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện. (Xem tiếp trang 11) Mộttiếtmụcchươngtrìnhbiểudiễnnghệthuật “ChươngtrìnhGiaohưởngđặcbiệtI“ Khaimànchuỗicácchươngtrìnhnghệthuật, tácphẩmsânkhấuchấtlượngcao BộtrưởngNguyễnNgọcThiệngửithưchúcmừng cánbộ,côngchức,viênchứcvàngườilaođộng ngànhVHTTDL Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2016 Các đồng chí thân mến! Ngày 28.8.1945 đã trở thành một dấu mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Văn hóa của Đất nước. Qua 71 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc cũng như trong thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thử thách, làm tròn sứ mệnh của đội quân xung kích trên mặt trận văn hóa, đạt được nhiều thành tựu to lớn và rất đáng tự hào, góp phần quan trọng, thiết thực vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc ta. (Xem tiếp trang 2)
  • 2. Quản lý nhà nước 2 số 1190 l 01.9.2016 Từ 01-30.9.2016, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) diễn ra nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng kỷ niệm 71 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (02.9). Đây cũng là dịp giới thiệu với khách du lịch trong nước và nước ngoài những nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển. Gần 100 đồng bào, là các nghệ nhân, già làng, trưởng bản thuộc các dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú, Dao Mường, Tày, Ba Na, Ê Đê, Khmer, sinh viên, học sinh người dân tộc thiểu số, cùng một số diễn viên thuộc các nhà hát Bộ VHTTDL; các công ty lữ hành… sẽ tham gia các hoạt động trong chương trình. Cụ thể, từ ngày 02-04.9.2016, tại không gian chợ vùng cao phía Bắc, sẽ diễn ra phiên chợ vùng cao mang đậm sắcmàucácdântộcmiềnTâyBắc,Đông Bắc. Với chủ đề “Sơn La chợ phiên vui đón Tết”, không gian chợ là sự kết hợp giữa không gian hội xuống chợ; không gian vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian; không gian ẩm thực, sản vật với sắc màu của các dân tộc Mông, Dao, Thái, Mường, Khơ Mú, Tày... mừng vui đón Tết Độc lập. Trung tâm của chợ vùng cao là các gian hàng của Sở VHTTDL Sơn La, trưng bày giới thiệu các sản vật Sơn La gồmcácloạiraucủquả,măngkhô,măng tươi, su su, các loại gia vị đặc trưng...; giới thiệu các món ăn đặc trưng của dân tộc Mông như thắng cố, rượu ngô, mèn mén...; giới thiệu các món ăn của dân tộc Tháinhưxôinếpmàu,gànướng,thịtlợn, cơm lam, canh vón vén, cá nướng... và không gian giới thiệu, bán thổ cẩm của dân tộc Mông, Thái, Dao, Lào như trang phục, khăn, vòng tay, đồ lưu niệm. Mộtkhônggianảnhsắcmàuvănhóa Tây Bắc với khoảng 30 bức ảnh, sẽ được trưngbàygiớithiệudọctuyếnđườngvào chợ vùng cao. Các bức ảnh này do Ban quản lý Khu các làng dân tộc phát huy từ bộ tư liệu ảnh trước đây đã trưng bày triển lãm. Cũng trong thời gian này, tại khu chợ vùng cao sẽ tái hiện các hoạt động trong đời sống sinh hoạt của đồng bào như giã bánh giày, dệt thổ cẩm, uống rượu ăn thắng cố, mèn mén, chúc tụng chia vui, những cặp trai gái người Mông dắt ngựa đi hội, không gian đồng bào Thái, Dao, Mông hát giao duyên khi chơi chợ, không gian đồng bào Tày nấu rượu, làm xôi ngũ sắc, làm bánh gio; các trò chơi dân gian do đồng bào các dân tộc giao lưuvớidukháchnhưrồngấptrứng,đánh quay, đánh mảng, đánh đu, leo dây, đánh yến, tó má lẹ... của các dân tộc Mông, Thái, Lào, Dao tỉnh Sơn La.. Tại sân lễ hội làng III, khu các làng dân tộc III, sẽ diễn ra các chương trình giaolưunghệthuậtcácdântộcmừngTết Độc lập, với các tiết mục dân ca, dân vũ mừng đất nước, ca ngợi quê hương đất nước, bản sắc dân tộc vùng, miền mừng Tết Độc lập của cộng đồng các dân tộc đang hoạt động tại Làng. Trong khuôn khổ các hoạt động diễn ra trong ngày hội, sẽ có lễ cúng dòng họ của đồng bào dân tộc Mông, lễ cúng bản của đồng bào dân tộc Thái, chương trình “Mâm cơm đoàn kết” mừng Tết Độc lập. Ngoài ra, trong thời gian từ ngày 01- 30.9.2016, tại các nhà dân tộc Thái, Mường, Khơ Mú,Tày, Dao, Ba Na, Ê Đê, Khmer sẽ diễn ra các hoạt động hàng ngày như tái hiện cuộc sống, biểu diễn dân ca, dân vũ, các trò chơi dân gian, giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc, thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc… phục vụ du khách tham quan. Yến nhi Phong phú các hoạt động văn hóa“Vui Tết độc lập” Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09.6.2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã đặt ra nhiều yêu cầu và nhiệm vụ mới đối với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là tập trung chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến Chân - Thiện - Mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, dân chủ, nhân văn và khoa học, chú trọng việc bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách tốt đẹp. Phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang 71 năm qua, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục nỗ lực, đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tôi xin gửi tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành và gia đình lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành công. Thân ái! Nguyễn Ngọc Thiện Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL BộtrưởngNguyễnNgọcThiệngửithư...
  • 3. Quản lý nhà nước 3số 1190 l 01.9.2016 - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2889/QĐ-BVHTTDL ngày 18.8.2016, cho phép Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội đón bà Hanne Phlypo, giảng viên Viện Nghệ thuật sân khấu cao cấp quốc gia (INSAS) Bỉ giảng dạy cho sinh viên lớp Đạo diễn chất lượng cao khoa Nghệ thuật Điện ảnh,Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội.Thời gian từ ngày 23.9-03.10.2016. - Ngày 22.8.2016 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2921/QĐ- BVHTTDL, cho phép Trung tâm Tổ chức Biểu diễn nghệ thuật phối hợp với Công tyTNHH ProductionThanh Việt mời 25 nghệ sĩ nước ngoài (quốc tịch Hàn Quốc, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Brazil, Mỹ, Singapore và Anh) vào Việt Nam tham gia biểu diễn nghệ thuật trong Chương trình “Sự kiện Cocofest Đà Nẵng 2016”. Thời gian biểu diễn từ 26-27.8.2016, tại thành phố Đà Nẵng. - Tại Quyết định số 2939/QĐ- BVHTTDL ngày 23.8.2016, Bộ VHTTDL cho phép Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đón 04 nghệ sĩ của Ban nhạc AUNJ đến từ Nhật Bản và Malaysia vào Việt Nam biểu diễn, giao lưu nghệ thuật. Thời gian tháng 9.2016, tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2962/QĐ-BVHTTDL ngày 25.8.2016, thành lập Ban Chỉ đạo cuộc thi Viết về tấm gương điển hình trong phòng, chống bạo lực gia đình gồm:Thứ trưởng ĐặngThị Bích Liên làm Trưởng Ban, ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam và bà Trần Tuyết Ánh - Vụ trưởng Vụ Gia đình làm Phó Trưởng Ban và 06 Thành viên. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2983/QĐ-BVHTTDL ngày 26.8.2016, cho phép Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình hòa nhạc “A Hungarian night” (Đêm Hungary) với sự tham gia biểu diễn của nghệ sĩ Hungary Erno Feher. Thời gian ngày 10.9.2016, tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh. thtt VăN BảN mới Ngày 26.8, tại Hà Nội, BộVHTTDL đã trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đối với Trụ sở Bộ Ngoại giao, số 1 Tôn Thất Đàm, Ba Đình, Hà Nội. Dự buổi lễ có các đồng chí: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Nguyễn Ngọc Thiện, các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các cán bộ lão thành của Bộ Ngoại giao, các đại biểu tham dự Hội nghị Ngoại giao. Trụ sở Bộ Ngoại giao - công trình kiến trúc nổi bật đại diện cho trường phái kiến trúc Đông Dương, do Kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế năm 1925 và hoàn tất xây dựng năm 1928. Tòa nhà cũng được đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 41 ngày 03.10.1945, giao làm Trụ sở Bộ Ngoại giao. Trụ sở Bộ Ngoại giao là một trong số rất ít những công trình có giá trị kiến trúc được xây dựng từ thời Pháp… Từ sau năm 1954 đến nay, công trình này được Bộ Ngoại giao đóng làm Trụ sở. Trong quá trình đó có rất nhiều sự kiện liên quan đến ngành Ngoại giao và liên quan đến lịch sử nước nhà đã diễn ra tại đây. Với giá trị kiến trúc và lịch sử đó, Bộ VHTTDL đã quyết định xếp hạng đây là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Sau khi được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia, công trình này sẽ được bảo vệ bởi Luật Di sản văn hóa và các văn bản liên quan đến bảo vệ các công trình di sản văn hóa. Đ.Anh Trụ sở Bộ Ngoại giao được xếp hạng Di tích quốc gia Từ phong trào này đã phát hiện và tuyển chọn được nhiều VĐV xuất sắc cho ĐTQG tham dự các kỳ đại hội thể thao người khuyết tật quốc tế. Cùng với đó, người hâm mô thể thao cả nước đã được chứng kiến nhiều tấm gương VĐV khuyết tật, với sự cố gắng và nỗ lực phi thường đã khắc phục mọi khó khăn, vất vả trong tập luyện và thi đấu, vượt lên chính mình mang lại vinh quang cho đất nước và thể thao Việt Nam. Và thật xúc động khi lá cờ đỏ sao vàng tung bay cùng với Quốc ca Việt Nam được vang lên trên trường quốc tế trước sự chứng kiến, khâm phục của bạn bè năm châu tại các đấu trường thể thao của người khuyết tật trong khu vực và thế giới. Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện yêu cầu toàn Đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam ý thức đầy đủ về trách nhiệm cũng như niềm vinh dự khi đại diện cho những người khuyết tật Việt Nam tham dự sự kiện Paralympic Rio 2016 với tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đồng thời chúc các VĐV với tinh thần tự tin, nỗ lực phấn đấu, phát huy hết khả năng, sở trường và vượt lên chính mình để giành thành tích cao nhất, mang vinh quang về cho Tổ quốc. Bộ trưởng cũng bày tỏ tin tưởng và hy vọng Đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên kỳ tích tại Paralympic Rio2016. h.P Thểthaongườikhuyếttật… (Tiếp theo trang 1)
  • 4. 4 số 1190 l 01.9.2016 Quản lý nhà nước Ngày 25.8, Bộ VHTTDL ban hành Công văn số 3353/BVHTTDL-VHCS gửi UBND các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc đề nghị lãnh đạo hai tỉnh chỉ đạo Sở VHTTDL khẩn trương tham mưu, đề xuất thay đổi hình thức tổ chức phù hợp đối với các lễ hội đã gây nhiều “điều tiếng” trong thời gian qua, bao gồm: hội Phết Hiền Quan (xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) và lễ hội Đả cầu cướp phết (xã Bản Giàn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc). Công văn dẫn lại những nội dung quan trọng nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực lễ hội, bao gồm: Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Công điện số 229/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 15/2015/TT- BVHTTDLcủa Bộ VHTTDL. Theo bà Trịnh Thị Thủy - Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, hệ thống các văn bản quản lý nhà nước nói trên đều nhằm tăng cường hiệu lực quản lý đối với một lĩnh vực nhạy cảm là lễ hội; trong đó trọng tâm là chấn chỉnh những biểu hiện tiêu cực như hiện tượng chen lấn, xô đẩy, tranh cướp mang tính bạo lực, gây mất an toàn cho nhân dân và du khách, ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa trong lễ hội, tạo bức xúc trong dư luận xã hội. Trong đó, yêu cầu luôn được đặt ra là: trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cần loại bỏ hoặc thay thế các tập tục không còn phù hợp; không tổ chức các lễ hội có nội dung kích động bạo lực; mô tả cảnh đâm chém, đấm đá, đánh đạp tàn bạo; cảnh rùng rợn, kinh dị… Trước thực trạng lộn xộn tại các lễ hội: hội Phết Hiền Quan (xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) và lễ hội Đả cầu cướp phết (xã Bản Giàn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) gây dư luận bức xúc trong thời gian qua, công văn của Bộ VHTTDL nhấn mạnh: Để kịp thời chấn chỉnh, không để xảy ra việc tranh cướp, ẩu đả, bạo lực tại hai lễ hội này, Bộ VHTTDL đề nghị UBND hai tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc khẩn trương chỉ đạo Sở VHTTDL tỉnh tham mưu, đề xuất thay đổi hình thức tổ chức lễ hội cho phù hợp; đồng thời tổ chức tham vấn ý kiến cộng đồng, rà soát, điều chỉnh cách thức tổ chức lễ hội nhằm đảm bảo công tác quản lý và tổ chức diễn ra theo đúng tinh thần chỉ đạo tại các văn bản của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ cũng như của Bộ VHTTDL về lễ hội. h.L Đề nghị thay đổi hình thức tổ chức các lễ hội cướp Phết Tối 26.8, Tuần văn hóa Việt Nam tại Campuchia năm 2016 đã khai mạc tại Hội trường Bốn Mặt (Chaktomuk) ở Thủ đô Phnom Penh với sự tham dự của nhiều quan chức, người làm công tác văn hóa-nghệ thuật Campuchia, cùng đông đảo khán giả người Campuchia và cộng đồng người Việt Nam đang công tác, sinh sống tại vương quốc này. Tham dự lễ khai mạc có bà Phoeurng Sackona - Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Campuchia; bà Đặng Thị Bích Liên - Thứ trưởng Bộ VHTTDL Việt Nam; ông Nguyễn Trác Toàn - Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia; đại diện nhiều Đại sứ quán các nước tại Phnom Penh. Phát biểu khai mạc buổi lễ, bà Đặng Thị Bích Liên cho biết Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia năm 2016 là một trong những sự kiện văn hóa có ý nghĩa lớn nhằm thực hiện Kế hoạch hợp tác văn hóa nghệ thuật giữa hai nước giai đoạn 2012-2017. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên bày tỏ tin tưởng sự kiện văn hóa có ý nghĩa này là dịp để người dân Campuchia có cơ hội hiểu biết hơn về đất nước, con người Việt Nam, góp phần đưa quan hệ hữu nghị láng giềng tốt đẹp và sự hợp tác giữa nhân dân hai nước lên tầm cao mới, đặc biệt hướng tới kỷ niệm 50 năm Quan hệ ngoại giao Việt Nam- Campuchia vào năm 2017. Thay mặt Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Campuchia, bà Phoeurng Sackona nhiệt liệt chào mừng Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia năm 2016 được tổ chức trong không khí toàn Đảng, toàn dân Việt Nam đang chuẩn bị chào đón Ngày Quốc khánh 02.9. Bộ trưởng Phoeurng Sackona đã điểm lại những dấu mốc chính trong quan hệ giao lưu văn hóa nghệ thuật Việt Nam-Campuchia từ năm 2006 đến nay, trong đó hai bên đã 5 lần trao đổi Tuần văn hóa và đây là lần thứ 6 hai bên phối hợp tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia. Theo bà Phoeurng Sackona, thông qua các cuộc trưng bày triển lãm, chương trình biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia và Tuần Văn hóa Campuchia tại Việt Nam, các cuộc trao đổi đoàn lãnh đạo, đoàn nghệ thuật, đã giúp nhân dân hai nước ngày càng hiểu nhau hơn, thông cảm cho nhau hơn trong mối quan hệ, tình cảm anh em láng giềng hữu nghị. Bộ trưởng Phoeurng Sackona trân trọng cảm ơn Bộ VHTTDL Việt Nam đã giúp Campuchia trong lĩnh vực đào tạo, xây dựng một số công trình văn hóa; và tin tưởng, hy vọng mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này ngày càng được chú trọng, tăng cường. Đức Kiên Tuần văn hóa Việt Nam tại Campuchia
  • 5. 5số 1190 l 01.9.2016 Quản lý nhà nước Nhằm thu hút du khách đến các tỉnh trong vùng Việt Bắc, từ 09-12.9 (tức ngày 09-12.8 Âm lịch), tại tỉnh Tuyên Quang sẽ diễn ra Chương trình phát triển du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” và Lễ hội Thành Tuyên năm 2016. Chương trình bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao đặc sắc như: Liên hoan Văn nghệ dân gian các dân tộc 6 tỉnh Việt Bắc; Trưng bày, giới thiệu “Ẩm thực các dân tộc vùng núi phía Bắc”; Liên hoan ảnh nghệ thuật Khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 16; Chung kết cuộc thi “Người đẹp xứ Tuyên”; Thi đấu các môn thể thao, tọa đàm về kết quả triển khai chương trình hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh Việt Bắc thời gian qua và định hướng, giải pháp thúc đẩy Chương trình giai đoạn 2016-2021. Hoạt động nổi bật và thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân và du khách trong chương trình năm nay là Lễ khai mạc với chủ đề “Lung linh sắc màu Việt Bắc” với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ chuyên nghiệp từ các đoàn nghệ thuật của 6 tỉnh Việt Bắc và một số đơn vị nghệ thuật Trung ương. Chương trình hợp tác phát triển du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” là chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch giữa 6 tỉnh Việt Bắc gồm: Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Khởi xướng từ năm 2009, chương trình nhằm thúc đẩy hợp tác, liên kết phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hiệu quả những giá trị di sản văn hóa, lịch sử, cách mạng, thiên nhiên của 6 tỉnh thông qua các hình thức như xúc tiến, quảng bá du lịch chung; xây dựng sản phẩm du lịch; xây dựng tour, tuyến du lịch kết nối các khu vực, điểm du lịch trên địa bàn 6 tỉnh và kết nối 6 tỉnh với các trung tâm du lịch lớn của cả nước qua đó thu hút khách du lịch cũng như các doanh nghiệp, đơn vị đến đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống các tỉnh Việt Bắc. Lễ hội Trung thu Tuyên Quang (Lễ hội Thành Tuyên) là một lễ hội đặc sắc, riêng có đồng thời là một sản phẩm du lịch độc đáo do nhân dân Tuyên Quang khởi xướng, phát huy và lưu giữ từ nhiều năm nay. Nét độc đáo của Lễ hội Thành Tuyên là vào dịp Trung thu hằng năm, người dân thành phố Tuyên Quang tổ chức chế tác các xe đèn Trung thu khổng lồ, muôn màu sắc, mô phỏng các nhân vật trong các truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn hoặc phản ánh đời sống, nét văn hóa, danh lam thắng cảnh của đất nước và tổ chức diễn diễu trên các tuyến phố của thành phố Tuyên Quang. Lễ hội Thành Tuyên đã được sách Kỷ lục Guiness Việt Nam xác nhận là Lễ hội có nhiều mô hình đèn Trung thu độc đáo, lớn nhất Việt Nam. Đ.Anh Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 3931/QĐ-BVHTTDL ngày 23.8.2016 ban hành Chương trình tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2017 - Lào Cai - Tây Bắc. Theo đó, Năm Du lịch quốc gia 2017 - Lào Cai - Tây Bắc có chủ đề “Sắc màu Tây Bắc - Northwest colors”. Năm Du lịch quốc gia 2017 do tỉnh Lào Cai đăng cai tổ chức cùng với sự tham gia của 7 tỉnh Tây Bắc mở rộng là Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang và các tỉnh/thành hưởng ứng sự kiện: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Khành Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang và Cần Thơ. Trong Năm Du lịch quốc gia 2017 sẽ có 42 hoạt động, trong đó có 22 hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, 8 hoạt động xúc tiến quảng bá, 4 hoạt động quốc tế… Bên cạnh đó, các hoạt động của Năm Du lịch quốc gia 2017 do Bộ VHTTDL chỉ đạo hoặc phối hợp với các Ban, Bộ, ngành Trung ương tổ chức, gồm: Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 36 tại tỉnh Lào Cai; Cuộc thi đầu bếp giỏi với chủ đề “Chiếc thìa Vàng - Hương vị Tây Bắc” tại tỉnh Lào Cai; Liên hoan các làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của Việt Nam tại tỉnh Hòa Bình; Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch 4 nước: Việt Nam - Trung Quốc - Lào - Campuchia tại tỉnh Điện Biên và nhiều sự kiện do các tỉnh trong khu vực Tây Bắc mở rộng chủ trì tổ chức. Lễ khai mạc và công bố Năm Du lịch quốc gia 2017 Lào Cai - Tây Bắc tổ chức vào ngày 15.01.2017 Âm lịch (gắn với Lễ hội Xuân Đền Thượng - Lào Cai) với các sản phẩm: Du lịch cộng đồng Tây Bắc; Du lịch hành trình khám phá cung đường di sản ruộng bậc thang; chợ phiên vùng cao; tuyến du lịch tâm linh dọc sông Hồng qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ; tuyến du lịch tâm linh dọc sông Đà qua Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu; du lịch “Sắc hoa Tây Bắc”; chương trình du lịch “Dấu chân huyền thoại” - khám phá các cung đường hành quân trong chiến dịch Điện Biên lịch sử; du lịch “Chinh phục đỉnh cao”… Lễ bế mạc Năm Du lịch quốc gia 2017 tổ chức vào tháng 11 hoặc 12 năm 2017. h.Phượng Chương trình Năm Du lịch quốc gia 2017 - Lào Cai - Tây Bắc Chươngtrìnhpháttriểndulịch“QuanhữngmiềndisảnViệtBắc”
  • 6. 6 số 1190 l 01.9.2016 Sự kiện vấn đề Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, tầm nhìn chiến lược của đề án là phát triển hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam có giá trị gia tăng cao, đảm bảo tính bền vững và tính cạnh tranh cao. Mục tiêu tổng quát của đề án là xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc sắc, đa dạng, đồng bộ, chất lượng cao, thu hút thêm nhiều các nhà đầu tư du lịch và thị trường khách du lịch. Mục tiêu Đề án này đề ra, đến năm 2020, định vị rõ nét các dòng sản phẩm du lịch Việt Nam gắn với các vùng du lịch, trong đó, cùng với du lịch biển đảo, dòng sản phẩm du lịch văn hóa sẽ là những sản phẩm thương hiệu, thu hút mạnh mẽ khách du lịch quốc tế và nội địa. Đến năm 2025, 2/3 các khu vực có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia hoàn thành lập quy hoạch và tập trung đầu tư phát triển. Đến năm 2030, phát triển đồng bộ 4 dòng sản phẩm du lịch Việt Nam gắn với các vùng du lịch. Hoàn thành xây dựng quy hoạch và đầu tư cho các khu vực tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia. Sản phẩm du lịch Việt Nam được ghi nhận trên thị trường khu vực và quốc tế. Đề án đưa ra các định hướng phát triển chủ yếu: phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường khách nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương; quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển 4 dòng sản phẩm du lịch (du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa; du lịch sinh thái; du lịch đô thị). Từng bước hình thành hệ thống khu, điểm du lịch quốc gia; hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch (vùng trung du miền núi Bắc Bộ gắn với sản phẩm du lịch sinh thái núi và tìm hiểu văn hóa dân tộc thiểu số; vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc gắn với di sản thiên nhiên thế giới và nền văn minh sông Hồng; vùng Bắc Trung Bộ gắn với di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới, di tích lịch sử cách mạng Việt Nam; vùng duyên hải Nam Trung Bộ gắn với du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo; vùng Tây Nguyên gắn với du lịch sinh thái cao nguyên đất đỏ và văn hóa dân tộc thiểu số; vùng Đông Nam Bộ gắn với du lịch đô thị, MICE và lịch sử cách mạng Việt Nam; vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn với du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn). Các nhóm giải pháp được đưa ra trong đề án, bao gồm: đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; cơ chế, chính sách; đẩy mạnh quản lý chất lượng sản phẩm du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; và đẩy mạnh thu hút thị trường, xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch. Đ.ngọc “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” Sáng 25.8, Triển lãm mỹ thuật khu vực III (Tây Bắc - Việt Bắc) lần thứ XXI đã khai mạc tại Trung tâm hội nghị văn hóa tỉnh Lai Châu. Triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam, UBND tỉnh Lai Châu phối hợp tổ chức với sự tham gia của các nhà nhiếp ảnh đến từ 15 tỉnh/thành khu vực Tây Bắc - Việt Bắc, gồm: Điện Biên, Lào Cai, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình và Lai Châu. 223 tác phẩm của 207 tác giả với các thể loại: hội họa (sơn dầu, sơn mài, lụa…); đồ họa (khắc gỗ, khắc kim loại, trổ giấy, cổ động, bìa sách…); điêu khắc (gỗ, kim loại, gốm…) trưng bày tại triển lãm đã phản ánh một cách sinh động cuộc sống và sinh hoạt đặc trưng của đồng bào vùng cao, dân tộc thiểu số theo vùng miền. Tại lễ khai mạc triển lãm, Ban Tổ chức đã công bố và trao giải thưởng triển lãm mỹ thuật khu vực do Hội đồng Nghệ thuật triển lãm xét tặng. Giải A được trao cho tác phẩm “Huyền thoại chợ phiên” - tranh sơn dầu của tác giả Hoàng Văn Điểm (tỉnh Lạng Sơn); giải B được trao cho tác phẩm “Chơi quay” - sơn mài của tác giả Nguyễn Văn Tơn (tỉnh Bắc Giang); giải C thuộc về tác phẩm “Góc khuất” - sơn mài của tác giả Nguyễn Hùng Cường (tỉnh Lai Châu) cùng 06 giải khuyến khích. Hội Mỹ thuật Việt Nam cũng đã trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam” cho 01 tập thể, 11 cá nhân. Đại diện Hội Mỹ thuật Việt Nam đã trao cờ đăng cai triển lãm Mỹ thuật khu vực Tây Bắc - Việt Bắc lần thứ XXII năm 2017 cho tỉnh Vĩnh Phúc. Triển lãm mỹ thuật khu vực III (Tây Bắc - Việt Bắc) lần thứ XXI sẽ mở cửa đón khách thưởng lãm từ nay cho tới hết ngày 03.9 tại Trung tâm hội nghị văn hóa tỉnh Lai Châu. Đ.ngọc Triển lãm mỹ thuật khu vực Tây Bắc - Việt Bắc lần thứ XXi
  • 7. 7số 1190 l 01.9.2016 Sự kiện vấn đề Ngày 24.8, UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm (2000-2015) phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và đề ra nhiều mục tiêu, giải pháp chính thực hiện trong giai đoạn 2016-2020. Theo đó, đến năm 2020 tỉnh Bình Định phấn đấu có 90% thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn; có 90% hộ gia đình giữ vững và phát huy gia đình văn hóa, trong đó có 25% số gia đình văn hóa ở nông thôn làm giàu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa; có 80% thôn, làng giữ vững và phát huy thôn, làng văn hoá; 100% cán bộ văn hóa, thể thao ở nông thôn được đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn về nghiệp vụ. Ông Nguyễn Văn Dũng - Giám đốc Sở VHTTDL Bình Định cho biết: Để thực hiện các mục tiêu trên, giải pháp chính là tiếp tục nhân rộng và phát huy hiệu quả, chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh; xây dựng mô hình Người tốt việc tốt gắn với thực hiện học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Phát huy hơn nữa vai trò ban chỉ đạo các cấp, nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và hệ thống chính trị xã hội; đa dạng hóa các nội dung, phương thức thực hiện phong trào ngày càng thiết thực và làm tốt công tác tuyên dương khen thưởng. Trong 15 năm qua (2000-2015) phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Theo đó, đã vận động ủng hộ Quỹ vì người nghèo được 121 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng trên 15.220 nhà đại đoàn kết; có 870 làng, thôn, khu phố được công nhận làng, thôn, khu phố văn hóa (đạt tỷ lệ 77,6% trên tổng số toàn tỉnh); có 1.182/1.575 cơ quan, đơn vị doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Đến nay, toàn tỉnh có 82/159 nhà văn hóa cấp xã, phường, thị trấn; 463/1.120 nhà văn hóa thôn, khu phố và có 78 nhà rông làng Bana và Chăm và 29 nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng người H’re. Các phong tục, hủ tục lạc hậu được loại dần. Tình đoàn kết giữa các dân tộc, địa phương, bản làng ngày càng gắn bó, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và xóa đói giảm nghèo tại địa phương. n.hạnh Bình Định: Hiệu quả phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa Ngày 24.8, tại Hà Giang, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang - Trần Đức Quý đã chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức triển khai kế hoạch tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II tại tỉnh Hà Giang năm 2016. Tham gia cuộc họp có Phó Tổng Giám đốc TTXVN Lê Duy Truyền. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái cho biết: Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II tại tỉnh Hà Giang năm 2016 được Bộ VHTTDL phối hợp với tỉnh Hà Giang tổ chức từ ngày 18-20.11. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị to lớn nhằm quảng bá hình ảnh con người và cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông; giới thiệu nét đẹp trong văn hóa truyền thống ở địa phương có người Mông sinh sống tới cộng đồng dân tộc anh em và khách du lịch quốc tế. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái - Trưởng Ban Chỉ đạo Ngày hội cũng đề nghị các đại biểu thảo luật và đóng góp ý kiến để tổ chức ngày hội thành công. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông trong thời kỳ đổi mới - hội nhập và phát triển của đất nước”, Ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ II gồm 14 tỉnh có đồng bào dân tộc Mông sinh sống tham gia gồm: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu,Yên Bái, Cao Bằng,TháiNguyên,LạngSơn,BắcKạn, TuyênQuang,SơnLa,ĐiệnBiên,Thanh Hóa, NghệAn, Đắk Lắk. Ngày hội sẽ có nhiều chương trình đặc sắc, phong phú như:Cácmônthểthaodântộcvàtròchơi dân gian dân tộc Mông; Liên hoan nghệ thuật quần chúng dân tộc Mông; Trình diễn nét đẹp trong trang phục nữ dân tộc Mông; Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễhội,nghithứcsinhhoạtvănhóatruyền thống dân tộc Mông… Ông Trần Đức Quý - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Ngày hội cho biết: Tham gia Ngày hội, các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên người Mông của các tỉnh trong cả nước sẽ được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mông; qua đó góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, Hà Giang là tỉnh có số đồng bào dân tộc Mông đông nhất chiếm 32,57% (262.738 người). Do đó, ngày hội sẽ là dịp để Hà Giang tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về Hà Giang - tỉnh địa đầu biên giới cực Bắc của Tổ quốc. Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam - Lê Duy Truyền, thành viên Ban Chỉ đạo Ngày hội khẳng định: Tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc, trong đó có dân tộc Mông. Thông tấn xãViệt Nam sẽ thông tin đậm nét những hoạt động của Ngày hội bằng tất cả các loại hình thông tin nhằm quảng bá về ngày hội tới công chúng trong nước và quốc tế. hải Phong Chuẩn bị cho Ngày Hội văn hóa dân tộc mông toàn quốc lần thứ ii năm 2016
  • 8. 8 số 1190 l 01.9.2016 Sự kiện vấn đề Ngày 26.8.2016, Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 3376/BVHTTDL-DSVH gửi các Bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương và UBND các tỉnh/thành về việc thực hiện Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, nhằm khắc phục tồn tại trong việc triển khai Quy hoạch trong những năm qua, Bộ VHTTDL đề nghị các Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội ở Trung ương và UBND các tỉnh/thành quan tâm chỉ đạo, đầu tư và tạo điều kiện cho sự phát triển của các bảo tàng thuộc Bộ, ngành, tổ chức theo một số định hướng sau: cần tăng cường đầu tư kinh phí hợp lý cho việc chuẩn bị nội dung, thiết kế mỹ thuật trưng bày và thực hiện trưng bày bảo tàng đối với các dự án xây dựng bảo tàng mới; đối với trường hợp chưa có điều kiện đầu tư xây dựng bảo tàng mới cần ưu tiên tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác sưu tầm tài liệu, hiện vật để chuẩn bị tiền đề cho việc xây dựng bảo tàng vào thời điểm thích hợp. Tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức trưng bày bảo tàng theo định hướng tăng cường trưng bày hiện vật gốc, hạn chế việc sử dụng các tác phẩm hoặc tổ hợp nghệ thuật trong trưng bày để minh họa cho những nội dung trưng bày còn thiếu hoặc không có hiện vật gốc; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trưng bày; đa dạng hóa các hoạt động giáo dục, trải nghiệm, trình diễn giới thiệu di sản văn hóa tại bảo tàng. Tạo điều kiện cho các bảo tàng trực thuộc phối hợp và hỗ trợ các bảo tàng khác trong hệ thống bảo tàng Việt Nam tổ chức các hoạt động chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Bộ VHTTDL đề nghị các Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và UBND các tỉnh/thành quan tâm, phốihợp thựchiện. t.hợP Nhằm đảm bảo những tiêu chí và điều kiện chuẩn cho các cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực Thể dục thể thao trên toàn quốc, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 106/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh hoạt động Thể thao. Trong đó, cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao phải đảm bảo các điều kiện: Có cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao do Bộ trưởng Bộ VHTTDL quy định. Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh hoạt động thể thao. Nguồn tài chính do cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao tự chịu trách nhiệm. Có nhân viên chuyên môn khi kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định. Cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao thuộc một trong các trường hợp sau đây phải có người hướng dẫn tập luyện thể thao: Cung cấp dịch vụ hướng dẫn tập luyện thể thao; kinh doanh hoạt động thể thao thuộc Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có hướng dẫn tập luyện. Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có hướng dẫn tập luyện do Bộ trưởng Bộ VHTTDL quy định. Cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm phải có đủ nhân viên chuyên môn sau: Người hướng dẫn tập luyện thể thao; nhân viên cứu hộ; nhân viên y tế thường trực hoặc văn bản thỏa thuận với cơ sở y tế gần nhất về nhân viên y tế để sơ cứu, cấp cứu người tham gia hoạt động thể thao mạo hiểm trong trường hợp cần thiết. Điều kiện về nhân viên chuyên môn của cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao được quy định như sau: Người hướng dẫn tập luyện thể thao đáp ứng một trong các điều kiện: Là huấn luyện viên hoặc vận động viên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương đương; có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh; được tập huấn chuyên môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ VHTTDL. Nhân viên cứu hộ tại cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao là người được tâp huấn chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ VHTTDL. Nhân viên y tế tại cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao là người có trình độ chuyên môn từ trung cấp y tế trở lên. Đ.Anh Ban hành Nghị định quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao Thực hiện Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020 Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã nhấn mạnh như vậy tại buổi duyệt kịch bản Khai mạc và Bế mạc Đại hội Thể thao bãi biển Châu Á lần thứ 5 (ABG 5) diễn ra chiều 23.8 tại Hà Nội. Phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh, kịch bản của Lễ Khai mạcABG 5 cần phải thật bài bản, theo nguyên tắc, quy trình và thông lệ của các đại hội thể thao quốc tế. Việc tổ chức Đại hội ABG 5 phải gắn với phát triển du lịch. Bộ trưởng nhận định, sự kiện đăng cai tổ chức ABG 5 là cơ hội tuyệt vời để quảng bá (Xem tiếp trang 11 ) Đại hội ABG 5 phải gắn với phát triển du lịch
  • 9. 9số 1190 l 01.9.2016 Sự kiện vấn đề Ngày 26.8, Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp mặt, biểu dương 148 gia đình tiêu biểu tỉnh Đồng Tháp năm 2016. Thời gian qua, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được các cấp, các ngành, các đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, trở thành một phong trào sâu rộng, góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá triển khai nhiều chương trình đến với người dân như: xây dựng người tốt việc tốt; xây dựng gia đình, khóm ấp, xã phường, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh trong tiệc cưới, việc tang và lễ hội... đạt nhiều kết quả thiết thực. Giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 87%/năm. Năm 2015, tỉnh có hơn 379 nghìn gia đình văn hoá, chiếm tỷ lệ trên 88%; có 552/586 đạt chuẩn ấp văn hóa nông thôn mới và 1.483/1.555 cơ quan doanh nghiệp, đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Nhiều cá nhân, gia đình, các câu lạc bộ giúp nhau làm kinh tế, mô hình khuyến học, người dân chung sức xây dựng cầu đường nông thôn... góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân. Toàn tỉnh hiện có 455 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, 169 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình và 628 địa chỉ tin cậy, đã góp phần kiềm chế tình trạng bạo lực gia đình; có gần 180.000 gia đình học tập, 212 dòng họ học tập và 136 cộng đồng học tập, giúp cho hàng ngàn lượt con em nghèo khó khăn tiếp tục đến trường. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tích cực xây dựng các thiết chế văn hóa, các nhà văn hóa khóm ấp; trung tâm học tập cộng đồng tại một số địa phương, góp phần tạo điều kiện cho người dân vui chơi, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của bà con. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - Đoàn Tấn Bửu biểu dương các gia đình tiêu biểu đồng thời kêu gọi bồi dưỡng và nhân rộng những tấm gương sáng của gia đình tiêu biểu rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân nhân. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể thường xuyên quan tâm, chăm lo đến công tác xây dựng và phát triển các phong trào văn hoá, xây dựng gia đình văn hoá, đẩy mạnh tuyên truyền đến các gia đình, trên toàn tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá X, Chương trình hành động của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Mạnh cường Kỷ niệm 71 năm ngày truyền thống ngành Văn hóa - Thông tin (28.8.1945- 28.8.2016), ngày 25.8, Sở VHTTDL Hải Dương tổ chức gặp mặt các nghệ sĩ của tỉnh được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2015. Phát biểu tại buổi lễ, cùng với việc ghi nhận, đánh giá cao tinh thần vượt khó, say mê lao động nghệ thuật của các Nghệ sĩ Ưu tú, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hải Dương - Vũ Văn Sơn cho biết: Nhằm tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt hơn để các nghệ sĩ, diễn viên tiếp tục phát huy tài năng của mình, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án mở rộng quy mô, nâng tầm hoạt động của hai đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp là Nhà hát Chèo Hải Dương, Trung tâm nghệ thuật và tổ chức biểu diễn. Lãnh đạo tỉnh đề nghị Sở VHTTDL Hải Dương căn cứ vào đề án để tiếp tục hoàn thiện, kiện toàn bộ máy tổ chức của hai đơn vị này, đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc để các nghệ sĩ, diễn viên có điều kiện đảm bảo phục vụ tập luyện, biểu diễn. Sở VHTTDL cũng cần tiếp tục tham mưu cho tỉnh có cơ chế, chính sách đối với đội ngũ văn nghệ sĩ, đặc biệt là việc ưu đãi, thu hút nhân tài để tỉnh có thêm những tài năng nghệ thuật thực sự cho hai đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp. Các đơn vị nghệ thuật cần đổi mới phương thức hoạt động, năng động, nhạy bén trong việc tìm cách xã hội hóa, từng bước thực hiện cơ chế tự chủ trong hoạt động; tìm kiếm bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao được chất lượng nghệ thuật và mở rộng quy mô hoạt động. Bên cạnh đó, cần tích cực tạo điều kiện cho các nghệ sĩ thường xuyên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và thể hiện mình qua các hội thi, liên hoan khu vực và toàn quốc. Với cá nhân các Nghệ sĩ Ưu tú, đại diện lãnh đạo tỉnh Hải Dương bày tỏ mong muốn các nghệ sĩ tiếp tục phát huy hơn nữa tài năng, trí tuệ của mình và dìu dắt thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa của dân tộc. Trong đợt phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2015, tỉnh Hải Dương có 6 trong tổng số 333 nghệ sĩ trên cả nước được phong tặng danh hiệu cao quý này. Đây cũng là đợt tỉnh Hải Dương có nhiều nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú nhất từ trước tới nay. Hiện tỉnh Hải Dương có 14 nghệ sĩ đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Mạnh Minh Tạo môi trường tốt hơn cho các nghệ sĩ phát huy tài năng Biểu dương 148 gia đình tiêu biểu tỉnh Đồng Tháp
  • 10. 10 số 1190 l 01.9.2016 Sự kiện vấn đề Vùng biển xã Nhơn Lý và Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là những nơi có nhiều cảnh quan biển, đảo đa dạng, trong đó phải kể đến rùa biển và rạn san hô phong phú, hoang sơ. Đưa tiềm năng này vào khai thác và phục vụ ngành du lịch biển, đảo đã có nhiều đơn vị lữ hành du lịch và cả người dân địa phương của 2 xã tổ chức các tour du lịch tắm biển, lặn biển ngắm san hô… Để phát triển bền vững môi trường và sinh thái biển phục vụ lâu dài cho ngành du lịch, mới đây Chi cụcThủy sản tỉnh đã phối hợp với Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD) tổ chức chương trình “Bảo vệ rạn san hô gắn với phát triển du lịch”. Chương trình thu hút sự tham gia của các công ty du lịch lữ hành trên địa bàn tỉnh và hơn 100 đoàn viên thanh niên 2 xã Nhơn Lý và Nhơn Hải. Tại xã Nhơn Hải, MCD phối hợp với Chi cụcThủy sản tỉnh đánh giá quan trắc rạn san hô ở khu vực khoanh vùng bảo vệ trên vùng biển thuộc đảo Hòn Khô, đề xuất UBND xã thành lập một tổ bảo vệ san hô với 8 thành viên. Tổ bảo vệ này có nhiệm vụ trực hàng ngày trong mùa du lịch để hướng dẫn du khách tham quan trong vùng san hô, ngăn chặn du khách tự ý bẻ phá san hô lấy về làm cảnh. Còn tại xã Nhơn Lý, chương trình tổ chức cho ngư dân và đoàn viên, thanh niên bắt sao biển để bảo vệ san hô và lấy ý kiến của cộng đồng ngư dân về việc đóng góp bảo vệ môi trường cảnh quan biển… Ông Nguyễn Tấn Dũng - Chủ tịch UBND xã Nhơn Lý cho biết: Việc các ngành chức năng tỉnh, các đơn vị lữ hành du lịch và người dân địa phương tham gia chương trình “Bảo vệ rạn san hô gắn với du lịch biển” góp phần nâng cao nhận thức của người dân cũng như các đơn vị lữ hành du lịch trong việc khai thác và sử dụng hợp lý cảnh quan môi trường sinh thái biển một cách bền vững. Tỉnh sẽ thiết kế và phát các tờ rơi hướng dẫn du khách và người dân thực hiện tốt các quy định về du lịch xanh, sạch và văn minh góp phần bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô và môi trường biển tại các xã Nhơn Lý, Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn. nguYễn cúc Một tin vui đến với người dân Hà Nội cũng như khách du lịch, từ ngày 01.9, thành phố sẽ thí điểm không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận. Thời điểm này trùng với kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 02.9, người dânThủ đô sẽ có thêm điểm vui chơi, thư giãn. Hồ Hoàn Kiếm - Di tích quốc gia đặc biệt, không chỉ là trái tim củaThủ đô mà còn là trái tim của cả nước. Nơi đây chứa đựng các giá trị văn hóa, lịch sử từ nghìn đời nay và cả một không gian cảnh quan đặc sắc. Vì vậy, việc xây dựng không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận vừa có ý nghĩa khơi dậy, phát huy giá trị di sản văn hóa, vừa hình thành một không gian mang tính cộng đồng phục vụ người dân Thủ đô và du khách. Sau nhiều năm hình thành ý tưởng, thành phố Hà Nội đã chính thức chấp thuận triển khai không gian đi bộ đầy tính văn hóa này. Việc xây dựng không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận là điểm nhấn quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa; đồng thời, thúc đẩy phát triển du lịch của quận Hoàn Kiếm và thành phố Hà Nội. Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận bao gồm các tuyến phố xung quanh hồ: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ (từ Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đến phố Hàng Trống và một nửa đường tiếp giáp hồ Hoàn Kiếm từ Hàng Trống đến phố Hàng Khay), Hàng Khay và các tuyến phố lân cận như Hàng Bài (đoạn từ phố Hai Bà Trưng đến Tràng Tiền), Tràng Tiền (đoạn từ phố Đinh Tiên Hoàng đến Ngô Quyền), Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Lê Lai (từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tổ), Lê Thạch, Trần Nguyên Hãn (từ ĐinhTiên Hoàng đến LýTháiTổ), Hàng Dầu (từ Đinh Tiên Hoàng đến Cầu Gỗ), Lò Sũ (đoạn từ Đinh Tiên Hoàng đến Nguyễn Hữu Huân), Lương Văn Can (đoạn từ Hàng Hành đến Lê Thái Tổ), Bảo Khánh (đoạn từ ngõ Bảo Khánh đến Lê Thái Tổ). Tại không gian đi bộ, quận Hoàn Kiếm tổ chức các hoạt động văn hóa, dịch vụ, du lịch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí của người dân Thủ đô cũng như du khách. Đó là, triểnlãmảnhvenhồ,múarồngquanhhồ, biểu diễn tam tấu đàn dây, nhạc cụ dân tộc,ghita,hátxẩm,hátvăn…Đồngthời, quận cũng mời các nghệ sĩ, nghệ nhân thamgiakhắcbút,kýhọatạikhuvựccây lộcvừng9gốc,đềnBàKiệu;bánmặtnạ, nặn tò he, thư pháp, bán hoa tươi… Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận hoạt động từ 19 giờ ngày thứ Sáu đến 24 giờ Chủ nhật hàng tuần, bắt đầu từ ngày 01.9-31.12. Riêng dịp lễ khai trương sẽ tổ chức từ tối thứ 5 ngày 01.9 đến 24 giờ ngày Chủ nhật 04.9, kéo dài 4 đêm 3 ngày để đáp ứng nhu cầu vui chơi của người dân dịp lễ Quốc khánh. Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận sẽ kết nối với không gian đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân và 6 tuyến phố đi bộ trong khu bảo tồn cấp 1 phố cổ Hà Nội, tạo ra một không gian hoàn chỉnh. Người dân có thể dạo chơi, thưởng thức các hoạt động văn hóa tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, đến mua sắm, ăn uống trong khu phố cổ Hà Nội trong hành trình khám phá đêm Hà Nội của mình. h.Yến Hà Nội có thêm không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm Bảo vệ rạn san hô gắn với phát triển du lịch biển Bình Định
  • 11. 11số 1190 l 01.9.2016 Sự kiện vấn đề Ngày 26.8, tại Hội An, Dự án “Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” (Dự án EU-ESRT, do Liên minh Châu Âu tài trợ) đã chính thức công bố Thương hiệu điểm đến và trang Web du lịch chung của tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. TrangwebThươnghiệuđiểmđếncó địa chỉ www.theessenceofvietnam.com được xây dựng theo hướng đơn giản, dễ duy trì trong khi vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn đang phổ biến hiện nay trong việc tiếp thị trực tuyến dành cho điểm đến. Đang trong giai đoạn xây dựng, trang web quảng bá du lịch vùng duyên hải miền Trung bao gồm các thông tin như “Những nơi cần ghé thăm”, “Hoạt động có thể thực hiện”, “Các món ăn không thể bỏ qua” và “Hành trình truyền cảm hứng”. Một mục trên trang web sẽ bao gồm các thông tin cần thiết cho du khách khi đi du lịch như quy định về thị thực đối với du khách quốc tế, khí hậu, giao thông và các trung tâm thông tin du lịch mà du khách có thể tiếp cận. Ngoài ra, trang web sẽ được tích hợp công cụ tìm kiếm các cơ sở lưu trú trên địa bàn ba tỉnh/thành trong dự án. Nhân dịp này, dự án EU-ESRT bàn giao cho Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam tổng cộng 21 bộ tài liệu gồm các nội dung phát triển sản phẩm du lịch của điểm đến, tiếp thị điểm đến, phát triển nguồn nhân lực, du lịch có trách nhiệm cùng các tài liệu tổng hợp khác. Ban Quản lý Dự án EU-ESRT còn hướng dẫn kỹ thuật với đại diện Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam để hướng dẫn ba tỉnh/thành áp dụng thương hiệu điểm đến và duy trì trang web du lịch mới vừa được công bố, nhằm góp phần nâng cao thương hiệu du lịch của ba tỉnh, thành trong vùng dự án. Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án EU-ESRT, từ tháng 02.2014, ba địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đã ký Bản Thỏa thuận hợp tác liên kết phát triển du lịch. Trong suốt thời gian qua, Dự án EU- ESRT đã giúp các địa phương nói trên triển khai nhiều hoạt động giúp mô hình liên kết hợp tác của ba địa phương đạt được kết quả tích cực, góp phần nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ của các Sở VHTTDL các tỉnh trong vùng dự án; đào tạo nâng cao năng lực cho người đang công tác tại các doanh nghiệp lữ hành du lịch; đào tạo nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm tại các cộng đồng địa phương; đào tạo nâng cao năng lực cho giáo viên của các trường đào tạo du lịch. Q.Việt Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam công bố thương hiệu điểm đến Chương trình hội tụ những tác phẩm đỉnh cao trong âm nhạc thính phòng, gồm: Khúc khởi nhạc Chào mừng, Aria “Largo al factotum”-trích đoạn vở Nhạc kịch nổi tiếng “Người Thợ cạo thành Seviglia” của G.Rossini - Nhà soạn nhạc người Ý, “Người Hà Nội”, Variations on a Rococo Theme Op.33 (Biến tấu trên chủ đề Rococo) của P.I.Tchaikovsky, Symphony No.5 C minor, Op.67: Bản giao hưởng số 5 cung Đô thứ, hay còn được gọi là “Giao hưởng Chiến thắng” hay “Giao hưởng Định mệnh” của Ludwig van Beethoven. Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng nổi tiếng người Nhật - Honna Tetsuji, các nghệ sĩ, nhạc công của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam đã mang đến cho công chúng yêu nghệ thuật một đêm ra mắt đầy ấn tượng cùng những cảm xúc và dư âm khó quên. Thành công của đêm diễn cho thấy, chủ trương luân phiên đưa các tác phẩm tiêu biểu biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội của Bộ VHTTDL đang được công chúng đón nhận. Hy vọng, với sự tạo điều kiện của Bộ chủ quản, sự vào cuộc thực sự của các đơn vị nghệ thật và sự nỗ lực của các nghệ sĩ, chuỗi các chương trình nghệ thuật trình diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ trở thành bước chạy đà, thành động lực góp phần vào sự “thay da đổi thịt” của sân khấu nước nhà trong tương lai gần, đồng thời đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của công chúng. h.Phượng KhaimànchươngtrìnhGiaohưởngđặcbiệt... (Tiếp theo trang 1) du lịch Việt Nam. Kịch bản khai mạc ABG 5 phải giới thiệu được đất nước Việt Nam tươi đẹp, nhiều di sản văn hóa thế giới, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, con người Việt Nam thân thiện và giàu lòng mến khách. Những ý đồ đó phải được gắn vào kịch bản khai mạc, sao cho bạn bè quốc tế tham dự Đại hội xem xong chương trình đọng lại được những ấn tượng tốt đẹp về văn hóa, bản sắc và con người Việt Nam. t.hợP ĐạihộiABG5... (Tiếp theo trang 8)
  • 12. 12 số 1190 l 01.9.2016 Sự kiện vấn đề Phú Thọ được đánh giá là vùng đất “vàng” để phát triển du lịch với nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Đây còn là vùng đất nổi tiếng về du lịch tâm linh về với cội nguồn của dân tộc Việt. Trong đó, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng là một không gian văn hóa đặc sắc - nơi thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lớn nhất của cả nước. Phú Thọ còn là địa phương được sở hữa tới hai di sản văn hóa thế giới là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ. Ngoài ra, Phú Thọ còn có nhiều di tích lịch sử và các danh thắng tuyệt đẹp như Vườn quốc gia Xuân Sơn là một trong mười ba vườn quốc gia của Việt Nam có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng sinh học cao; Đền Mẫu Âu Cơ, chùa Tam Giang, Ao Giời - Suối Tiên, nước khoáng nóng Thanh Thủy, đầm Ao Châu và rất nhiều loại hình văn hóa phi vật thể độc đáo như hát Xoan, hát Ghẹo, cùng các lễ hội: hội Phết - Hiền Quan, hội bơi chải - Bạch Hạc, hội rước voi - Đào Xá… Tất cả đã tạo cho Phú Thọ một tiềm năng to lớn về du lịch, có thể phát triển khá đa dạng các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, tham quan, nghỉ dưỡng. Với tiềm năng và lợi thế to lớn này, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng chiến lược phát triển du lịch lâu dài nhằm tạo bước đột phá về phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Theo kế hoạch từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ thu hút khoảng 5.800 tỷ đồng, đến năm 2030 nguồn vốn sẽ tăng lên khoảng 13.000 tỷ đồng đầu tư cho du lịch. Nguồn vốn này sẽ tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng then chốt, phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng; xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh... Trong đó tỉnh đặc biệt ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng then chốt, đồng bộ tại 4 trung tâm du lịch theo quy hoạch (thành phố Việt Trì, Thanh Thủy, Tân Sơn, Hạ Hòa); nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh; tăng cường đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh; khai thác hiệu quả các tour, tuyến du lịch; tăng thời gian lưu trú và mức chi tiêu của khách du lịch; đẩy mạnh, đổi mới phương thức hoạt động liên kết phát triển du lịch và hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh. Tỉnh sẽ tăng cường đầu tư nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích, thúc đẩy phát triển du lịch, huy động tối đa các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đầu tư cho kết cấu hạ tầng du lịch; thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án có liên quan trên địa bàn tỉnh Phú Thọ gắn với phát triển du lịch. Các địa phương trong tỉnh tập trung xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, kết hợp giữa du lịch văn hóa tâm linh với du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và du lịch danh thắng; phát huy giá trị của hai di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận gắn với phát triển du lịch. Đồng thời chủ động đẩy mạnh và đổi mới liên kết trong công tác xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp trên cơ sở nối các điểm du lịch đặc trưng tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn của 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Tỉnh Phú Thọ áp dụng các cơ chế chính sách đặc thù riêng cho du lịch để tạo môi trường thuận lợi đầu tư, phát triển du lịch. Bên cạnh đó nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể đối với các dự án đầu tư phát triển du lịch về: Hạ tầng then chốt, thuế, đất đai, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực…; xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi riêng, phù hợp với khả năng của tỉnh đối với các doanh nghiệp thực hiện đầu tư về hạ tầng du lịch và đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh đáp ứng với mục tiêu, yêu cầu phát triển du lịch trong thời kỳ đổi mới; đổi mới và nâng cao hiệu quả phương thức, nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch tỉnh Phú Thọ, đồng thời tăng cường hợp tác liên kết phát triển du lịch trong nước và quốc tế. Ngoài ra, tỉnh tổ chức các hội nghị, chương trình xúc tiến đầu tư trực tiếp tại 5 trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh; xây dựng chiến lược truyền thông nâng cao nhận thức trong toàn dân và các doanh nghiệp hoạt động du lịch tạo môi trường du lịch đảm bảo hấp dẫn, thân thiện, mến khách và an toàn. Mục tiêu hết năm 2020, Phú Thọ sẽ thu hút 7,2 triệu lượt khách du lịch nội địa và 7,5 nghìn lượt khách quốc tế; đến năm 2030, đón 25.000 lượt khách du lịch quốc tế và 10,7 triệu lượt khách nội địa. Doanh thu du lịch đến năm 2020 sẽ nâng lên hơn 3.813 tỷ đồng. Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng, tin rằng các mục tiêu đề ra sẽ hoàn thành và đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020 và Phú Thọ sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế. t.t.n Phú Thọ kỳ vọng vào sự đột phá về du lịch
  • 13. 13số 1190 l 01.9.2016 Sự kiện vấn đề Ngày 24.8, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch Đắk Nông năm 2016. Tại Hội nghị, các nhà quản lý, chuyên gia, các đơn vị kinh doanh du lịch trong và ngoài tỉnh đã cùng nhau bàn các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch ở Đắk Nông. Đắk Nông nằm ở phía Nam Tây Nguyên, là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử và nghỉ dưỡng. Nhắc đến Đắk Nông, nhiều người thường biết đến cụm thác Dray Sáp-Gia Long-Trinh Nữ; thác Đắk Glun, Liêng Nung, Đắk Búk So, Lưu Ly, Khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung và Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng... vừa hùng vĩ nhưng không kém phần mộng mơ, lý tưởng cho các hoạt động du lịch khám phá, sinh thái. Bên cạnh đó, Đắk Nông còn có các khu di tích lịch sử, văn hóa có giá trị phục vụ việc giữ gìn, tôn tạo và khai thác phục vụ du lịch như di tích lịch sử bon Bu Nor, ngục Đắk Mil; khu căn cứ kháng chiến B4-Liên tỉnh IV, di tích Đồi 722… Bên cạnh đó, sự giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau của 40 thành phần dân tộc, trong đó nền văn hóa nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ như M’nông, Mạ, Ê đê đã tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn từ chính các sản phẩm văn hóa mang tính đặc trưng như chiêng, đàn đá, những nhạc cụ thô sơ làm bằng tre, nứa, chất liệu của núi rừng đại ngàn Tây Nguyên. Những điệu múa, lời ca, các sản phẩm làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, điêu khắc và bộ sử thi Ót N’drông của đồng bào M’nông đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014… tạo thêm chiều sâu cho du lịch Đắk Nông. Đặc biệt, Đắk Nông còn sở hữu một hệ thống hang động núi lửa khu vực Krông Nô và là chặng cuối trong tuyến du lịch Con đường xanh Tây Nguyên, nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ và các cửa khẩu thông thương qua nước bạn Campuchia, nối liền các nước khu vực Đông Nam Á, cũng chính là điều kiện để kết nối các điểm tour của các tỉnh và quốc tế. Đây là những lợi thế để kiến tạo và phát triển một ngành du lịch hấp dẫn và bền vững. Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế và tỉnh cũng có nhiều chính sách thu hút đầu tư nhưng du lịch Đắk Nông vẫn kém phát triển. Du khách đến với Đắk Nông còn ít, tỷ trọng đóng góp vào ngân sách tỉnh chưa nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là chưa có chiến lược khai thác một cách rõ ràng; công tác quản lý Nhà nước về du lịch, quảng bá, xúc tiến còn nhiều hạn chế, nổi lên là nhiều dự án thu hút, đầu tư vào du lịch thời gian qua chưa mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác, can thiệp quá mức của con người vào thiên nhiên như xây dựng các công trình thủy điện đầu nguồn, phá rừng trái phép... đang làm mất đi những giá trị tự nhiên vốn có của các cụm, điểm du lịch... Những tham luận của các chuyên gia, nhà quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã “hiến kế” để thúc đẩy ngành du lịch Đắk Nông phát triển. Theo đó, tỉnh cần xây dựng chiến lược phát triển tổng thể, quy hoạch du lịch xác thực, các sản phẩm du lịch phải mang tính chất đặc trưng, hình thức quảng bá du lịch phải đa dạng, phong phú, hiệu quả. Đắk Nông cần xác định phát triển du lịch hiện nay phải được đặt trong chuỗi liên kết vùng, khu vực, quốc tế nên trong chiến lược phát triển phải có sự lựa chọn khu, điểm, tour tuyến đầu tư phù hợp, tránh trùng lắp. Các chuyên gia cũng cho rằng Đắk Nông cần tập trung vào phát triển du lịch cộng đồng để phát huy được những thuận lợi về yếu tố văn hóa bản địa đặc sắc, môi trường sinh thái lý tưởng… trần nguYện Đắk Nông: Bàn giải pháp phát triển du lịch Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về việc tăng cường quản lý hoạt động phương tiện vận chuyển, phụcvụkháchdulịchtrênvịnhHạLong, vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành theo thẩm quyền tiêu chuẩn và các yêu cầu cụ thể đối với tàu chở khách du lịch trên vịnh Hạ Long; rà soát, hoàn thiện quy định liên quan đến niên hạn sử dụng phương tiện thủy; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền. Phó Thủ tướng giao Bộ Công an tổ chức rà soát, hoàn thiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy; báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, UBND tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan liên quan rà soát các quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long; đề xuất cụ thể hình thức và nội dung văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề này, bảo đảm phù hợp với đặc thù và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. h.P Tăng cường quản lý tàu du lịch trên vịnh Hạ Long
  • 14. 14 số 1190 l 01.9.2016 Sự kiện vấn đề Lễ hội Trung thu Phố cổ sẽ diễn ra từ ngày 02-15.9 (tức ngày 02- 15.8 Âm lịch). Theo đó, Lễ hội Trung thu Phố cổ với các gian hàng, quầy hàng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm trung thu truyền thống; hướng dẫn làm các loại đồ chơi dân gian, nghệ thuật cắm tỉa hoa, làm bánh dẻo, bánh nướng, cốm vòng… sẽ được tổ chức tại Tuyến phố Hàng Mã - Hàng Lược - Hàng Rươi, trước cửa chợ Đồng Xuân kết hợp với tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân - Hàng Giấy. Lễ khai mạc sẽ được tổ chức lúc 19h30, ngày 02.9.2016, tại trước cửa chợ Đồng Xuân với các hoạt động múa sư tử; khai mạc lễ hội, trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm phục vụ Tết Trung thu; các hoạt động văn hóa, văn nghệ của thiếu nhi, trao học bổng cho trẻ em nghèo có thành tích trong học tập. Ngoài ra, vào lúc 19h30, ngày 09.9.2016 sẽ diễn ra đêm hội trò chơi dân gian ở sân khấu chính trước cửa chợ Đồng Xuân; lúc 19h30, ngày 10.9.2016 tổ chức Liên hoan múa lân - sư tử quận Hoàn Kiếm, tại sân khấu chính trước cửa chợ Đồng Xuân; vào đêm Rằm Trung thu sẽ diễn ra thi bày cỗ Trung thu, thi rước đèn và vui phá cỗ trông trăng của thiếu nhi 18 phường, các trò chơi dân gian, hoạt động văn hóa văn nghệ, xiếc, võ thuật thiếu nhi… Bên cạnh đó, các hoạt động Tết trung thu cũng sẽ được tổ chức tại các điểm di sản văn hóa như giới thiệu và hướng dẫn cách làm đồ chơi truyền thống, trưng bày ảnh “Những người giữ hồn Trung thu”; giới thiệu sản phẩm của các nghệ nhân và thợ thủ công làm đồ chơi Trung thu, biểu diễn múa rối cạn; sắp đặt không gian giới thiệu Tết Trung thu truyền thống của một gia đình người Hà Nội và ảnh về Tết trung thu của Hà Nội đầu thế kỷ XX… h.Phượng Ngày 25.8, tại huyện Ngọc Lặc, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thanh Hóa phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn thế giới (World Vision Viet Nam) tổ chức Diễn đàn trẻ em Thanh Hóa năm 2016 với chủ đề “Mô hình thúc đẩy quyền tham gia trẻ em”. Dự diễn đàn có lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, đại diện các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo 27 huyện, thị, thành phố và 200 trẻ em đại diện cho trẻ em tỉnh Thanh Hóa. Tại diễn đàn “Mô hình thúc đẩy quyền tham gia trẻ em”, các mô hình hiệu quả, tiêu biểu đã được các em thuyết trình, có hình ảnh minh họa đã thể hiện được những tâm tư, nguyện vọng của chính đáng của các em như mô hình: Câu lạc bộ quyền trẻ em (huyện Như Xuân), Dự án nhỏ do trẻ em khởi xướng (huyện Thường Xuân), Truyền thông giáo dục giảm nhẹ rủi ro thiên tai (huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa), Câu lạc bộ đọc sách thôn bản (huyện Bá Thước), Câu lạc bộ tiếng Anh (huyện Lang Chánh), Hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng (huyện Quan Sơn)… Cũng tại diễn đàn này, các học sinh đưa ra những thông điệp sâu sắc về bảo vệ, chăm sóc trẻ em đến với lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố. Các mô hình được trình bày tại diễn đàn đã góp phần nâng cao năng lực thực hiện quyền tham gia của trẻ em, xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách về bảo đảm quyền tham gia của trẻ em cho các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm. Mô hình cũng cung cấp kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em cho các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em. Những năm qua, việc phát huy quyền tham gia của trẻ em luôn được các cấp, các ngành trong tỉnh đặc biệt quan tâm, tuy nhiên quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề xã hội liên quan đến quyền lợi của trẻ vẫn còn nhiều tồn tại. Ở môi trường gia đình, nhiều cha mẹ tập trung làm kinh tế, ít có thời gian chăm sóc, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của trẻ. Trong nhà trường, trẻ em ít có cơ hội được nói lên tiếng nói của mình, chủ yếu là thực hiện theo quyết định của giáo viên. Tại cộng đồng, các hoạt động truyền thông, đoàn, đội, câu lạc bộ trẻ em, các sự kiện dành cho trẻ em còn ít; đội ngũ cán bộ đoàn, đội cơ sở còn thiếu kỹ năng tổ chức, nên chưa thực sự thu hút và tạo hứng thú cho trẻ em tham gia; số trẻ tham gia diễn đàn trẻ em ở các cấp còn thấp; đuối nước, tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra… Từ thực tế này, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Chương trình “Thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em” trên địa bàn nhằm góp phần nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em; nâng cao năng lực thực hiện quyền tham gia của trẻ em; xây dựng và thực hiện các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em... hồ thAnh Thanh Hóa: Diễn đàn thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em Lễ hội Trung thu Phố cổ
  • 15. 15số 1190 l 01.9.2016 Sự kiện vấn đề Sau 7 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 25.8, tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội, Giải vô địch bắn súng trẻ toàn quốc năm 2016 đã chính thức khép lại. Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển bắn súng Việt Nam - Nguyễn Thị Nhung, Trưởng Ban trọng tài giải đấu cho biết: Tại Giải năm nay, đã có 2 kỷ lụcquốcgiamớiđượcthiếtlập;đặcbiệt cả 2 kỷ lục này đều do đoànVĩnh Phúc xuấtsắcgiànhđược.Cụthể,ởnộidung 10msúngtrườnghơinữ,vậnđộngviên Phùng Thị Lan Hương đã phá kỷ lục với 394 điểm (kỷ lục cũ là 393 điểm). Ở nội dung đồng đội 10m súng trường hơi nữ, 3 vận động viên PhùngThị Lan Hương, Nguyễn Thị Kim Chi và Đỗ Thuý Hiền đã phá kỷ lục với 1.167 điểm (kỷ lục cũ là 1.161 điểm). Năm nay, đoàn Vĩnh Phúc đã xuất sắc vươn lên vị trí dẫn đầu Bảng tổng sắp huy chương với 8 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 2 Huy chươngĐồng.ĐoànVĩnhPhúclầnnày chỉ đăng ký 17 vận động viên nam, nữ tham gia tập trung ở các nội dung 10m súng trường hơi nữ, 10m súng trường hơi nam, 50m súng trường nằm nam. Xếp ở vị trí thứ hai là đoàn Quân đội với 6 Huy chương Vàng, 11 Huy chương Bạc, 8 Huy chương Đồng. Về ở vị trí thứ ba là đoàn TP. Hồ Chí Minh với 5 Huy chương Vàng, 5 HuychươngBạc,8HuychươngĐồng. Đoàn Hà Nội năm nay đăng ký số lượng vận động viên thi đấu hùng hậu nhất với 32 xạ thủ, nhưng đã không thể hiện được phong độ và chỉ xếp ở vị trí thứ 10/11 đoàn tham dự với 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 3 Huy chương Đồng. Giải vô địch bắn súng trẻ toàn quốc năm 2016 thu hút 156 vận động viên đến từ 11 đơn vị gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đồng Nai, Quân đội và Bộ Công an. Đây là giải trẻ được tổ chức thường niên nhằm đánh giá chất lượng đào tạo của các huấn luyện viên, chất lượng thi đấu của các vận động viên trẻ. Từ đây, giới chuyên môn sẽ xem xét, tuyển chọn những vận động viên có thành tích xuất sắc, bổ sung cho đội dự tuyển bắn súng trẻ Việt Nam tham dự các giải đấu lớn trong khu vực và trên thế giới. V.Minh Sau 4 ngày tranh tài quyết liệt, ngày 26.8, tại Sân vận động tỉnh Vĩnh Long, Giải vô địch điền kinh trẻ quốc gia năm 2016 đã khép lại. Kết quả, đoàn Hà Nội dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương với 8 Huy chương Vàng, 6 Huy chương Bạc, 6 Huy chương Đồng; đoàn Vĩnh Long xếp thứ hai với 6 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng; vị trí thứ 3 thuộc về đoàn Quân đội với 5 Huy chương Vàng, 5 Huy chương Bạc, 5 Huy chương Đồng. Theo Ban tổ chức, Giải đấu năm nay tăng cả về số lượng đoàn và vận động viên, đặc biệt có sự tham gia của nhiều vận động viên nằm trong đội tuyển trẻ, đội tuyển quốc gia với trình độ chuyên môn cao, từ đó tạo cho giải không khí thi đua sôi nổi, quyết liệt để cạnh tranh từng tấm huy chương ở mỗi nội dung. Cũng tại giải đấu này, đã có 2 kỷ lục trẻ quốc gia mới được xác lập và 2 kỷ lục trẻ quốc gia được phá. Đáng chú ý, vận động viênVõ Hồng Thái (Sóc Trăng) đã phá kỷ lục trẻ quốc gia ở nội dung ném đĩa với thành tích 46,12m; vận động viên Nguyễn Tiến Trọng (Quân đội) phá kỷ lục trẻ quốc gia ở nội dung nhảy xa với thành tích 7,71m. Hai kỷ lục trẻ quốc gia mới được xác lập tại giải đấu là: Các vận động viên Nguyễn Trung Hậu, Ngưu Tấn Dần, Vũ Ngọc Minh, Trần Hoàng Duy (Bình Dương) đạt thành tích 10 phút 36 giây 53 ở nội dung tiếp sức hỗn hợp nam; các vận động viên Đỗ Thị Hồng, Nguyễn Thị Hằng, Bùi Thị Trang, Khuất Phương Anh (Hà Nội) đạt thành tích 12 phút 33 giây 40 ở nội dung tiếp sức hỗn hợp nữ. Giải vô địch điền kinh trẻ quốc gia năm 2016 thu hút sự tham gia của hơn 350 vận động viên, huấn luyện viên đến từ 48 đơn vị tỉnh/thành, ngành trong cả nước. Các vận động viên tranh huy chương ở 48 nội dung, trong đó 24 nội dung nam và 24 nội dung nữ. Các môn thi đấu của giải gồm chạy theo nhiều cự ly, chạy tiếp sức, đi bộ, nhảy sào, nhảy cao, nhảy xa, nhảy ba bước, đẩy tạ, ném lao, ném đĩa, ném búa, 8 môn phối hợp (đối với nam) và 7 môn phối hợp (đối với nữ). Đây là giải thể thao thành tích cao của quốc gia do Liên đoàn Điền kinh Việt Nam tổ chức hàng năm nhằm đánh giá công tác đào tạo, huấn luyện vận động viên điền kinh trẻ của các địa phương. Thông qua giải, Ban tổ chức phát hiện, tuyển chọn những vận động viên có thành tích tốt để bồi dưỡng đào tạo, bổ sung cho các đội tuyển trẻ, đội tuyển quốc gia tham dự các giải toàn quốc và quốc tế. A.tùng Hà Nội nhất toàn đoàn Giải vô địch điền kinh trẻ quốc gia 2016 Thiết lập 2 kỷ lục quốc gia mới tại Giải vô địch bắn súng trẻ toàn quốc 2016
  • 16. 16 số 1190 l 01.9.2016 Sự kiện vấn đề Chiều 28.8, tại Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Hải Dương, Hải Dương, Giải bóng các cây vợt xuất sắc trẻ, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2016 đã kết thúc sau 5 ngày thi đấu với chất lượng chuyên môn cao. Tại giải, các vận động viên Hải Dương liên tục thể hiện được là cái nôi tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và thi đấu bóng bàn trẻ mạnh nhất toàn quốc với 4 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng. Khởi tranh từ ngày 23.8, Giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc trẻ, thiếu niên, nhiđồngtoànquốcnăm2016thuhútgần 100 vận động viên nam, nữ đến từ 16 tỉnh/thành,ngànhcủacảnướcvềtranhtài. Cácvậnđộngviênthiđấuởcácnhómtrẻ, thiếu niên 14-15 tuổi, thiếu niên 12-13 tuổi,nhiđồng10-11tuổivàcácvậnđộng viên từ 9 tuổi trở xuống. Các vận động viên thi đấu vòng tròn một lượt để xếp hạng từ 1 đến hết ở các nội dung đơn nam, đơn nữ. Ban Tổ chức đã trao Huy chươngVàngnộidungđơnnamnhiđồng 9 tuổi cho vận động viên Huỳnh Triết (Thành phố Hồ Chí Minh); nội dung nhi đồng nữ 9 tuổi, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Đỗ Đoàn Phương Mai (Hải Dương). Nội dung nhi đồng nam 11 tuổi, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Nguyễn Duy Phong (Hải Dương); nội dung nhi đồng nữ 11 tuổi, Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Trần TrâmAnh (Lâm Đồng). Nội dung đơn nam, nữ lứa tuổi 12- 13, Huy chương Vàng thuộc về các vận động viên Lê Minh Khang (Đà Nẵng) và Trần Phương Anh (Hải Dương). Ở nội dung đơn nam, nữ lứa tuổi 14-15, hai vận động viên Đinh Hoàng Anh (CLB T&T) và Đỗ Nguyễn Uyên Nhi (Lâm Đồng) giành Huy chương Vàng. Nội dung đơn trẻ, Huy chươngVàng thuộc về các vận động viên nam Vũ Quang Hiền (Hải Dương) và Nguyễn Khoa Diệu Khánh (Ninh Thuận). A.tùng Giải bóng bàn thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2016 Sáng 27.8, tại Nhà thi đấu đa môn tỉnh Tiền Giang, Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với Liên đoàn Pencak Silat Việt Nam, Sở VHTTDL Tiền Giang tổ chức khai mạc Giải vô địch Pencak Silat trẻ toàn quốc năm 2016. Giải vô địch Pencak Silat trẻ toàn quốc năm 2016 thu hút hơn 450 vận động viên đến từ 25 tỉnh/thành, ngành trong toàn quốc tham gia; trong đó, nhiều đơn vị có thế mạnh về môn Pencak Silat như: Quân đội, Thanh Hóa,An Giang... Các vận động viên thi đấu theo hai nội dung là đối kháng và biểu diễn. Ở nội dung đối kháng, vận động viên nam thi đấu 12 hạng cân từ 45-110 kg; vận động viên nữ tranh tài ở 8 hạng cân từ 40-75 kg. Ở nội dung biểu diễn, các vận động viên thi đấu 3 bài Tunggal, Ganda và Regu. Ông Nguyễn Ngọc Minh - Giám đốc Sở VHTTDL Tiền Giang, Trưởng Ban tổ chức giải đấu cho biết: Giải vô địch Pencak Silat trẻ toàn quốc năm 2016 nhằm giúp các địa phương, đơn vị rà soát, đánh giá lực lượng vận động viên để chuẩn bị tham gia Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018; đồng thời phát hiện những vận động viên xuất sắc để tham gia các giải thi đấu quốc tế và các kỳ SEA Games sắp tới. nAM Anh Ngày 26.8, tại Cung thể thao Quần Ngựa (Hà Nội) đã diễn ra Giải vô địch trẻ và các nhóm tuổi Thể dục dụng cụ Đông Nam Á năm 2016. Giải do Liên đoàn Thể dục Việt Nam phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đăng cai tổ chức. Giải đấu năm nay quy tụ 100 vận động viên của 4 nước gồm: Chủ nhà Việt Nam, Singapore, Malaysia và Philippines; trong đó, Singapore tham dự với 16 vận động viên, Malaysia tham dự với 8 vận động viên và Philippines có 6 vận động viên. Theo Tổng thư ký Liên đoàn Thể dục Việt Nam - Nguyễn Thị Kim Lan, giải đấu là cơ hội tốt để các vận động viên các nước trong khu vực giao lưu học hỏi, thi đấu cọ xát; đồng thời là dịp tốt để Ban tổ chức đánh giá công tác đào tạo của các huấn luyện viên, cùng trình độ chuyên môn của các vận động viên Thể dục dụng cụ trẻ trong cả nước. Giải cũng là dịp tốt để phát hiện thêm nhiều nhân tố mới để đầu tư cho lực lượng kế cận thay thế cho các vận động viên đẳng cấp như Hà Thanh, Phước Hưng trong tương lai gần. Tại giải đấu lần này, các vận động viên tranh tài ở các nội dung đồng đội, toàn năng cá nhân, thể dục tự do nam, nữ; ngựa vòng, vòng treo, nhảy chống, xà kép, xà đơn nam; nhảy chống, xà lệch, cầu thăng bằng nữ, dành cho các lứa tuổi 10-11, 12-13, 14-15 của nam; 9-10, 11-12, 13-14 của nữ; nam 15-18 tuổi và nữ 13-15 tuổi. Ngay trong ngày đầu khởi tranh, các vận động viên bước thi đấu tại các nội dung đồng đội và toàn năng nam, nữ giải trẻ. Đoàn chủ nhà Việt Nam đã xuất sắc giành 4 Huy chương Vàng tại các nội dung đồng đội nam, đồng đội nữ, toàn năng nam, toàn năng nữ. Vũ Minh Giải vô địch trẻ Thể dục dụng cụ Đông Nam Á năm 2016 Giải vô địch Pencak Silat trẻ toàn quốc năm 2016
  • 17. 17số 1190 l 01.9.2016 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Sáng 28.8, hàng nghìn người dân và khách du lịch các nơi đã tập trung chật kín các tuyến đường chính của trung tâm thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) để thưởng lãm “Nghinh Ông xuất du”. Đây là phần quan trọng và hấp dẫn nhất của Lễ hội Nghinh Ông QuanThánh Đế Quân Phan Thiết 2016. Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân Phan Thiết được tổ chức 2 năm một lần (các năm chẵn dương lịch) với mục đích bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian truyền thống của người dân. Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân được tổ chức nhằm cầu cho quốc thái, dân an, mưa thuận gió hòa, cuộc sống thanh bình, nhà nhà ấm no hạnh phúc. Từ năm 1996, tỉnh Bình Thuận cho phục dựng lễ hội văn hóa này và trở thành một trong những lễ hội thu hút khách du lịch đông nhất tại Phan Thiết. Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân Phan Thiết 2016 diễn ra từ ngày 26-28.8 với phần lễ và phần hội gồm nhiều hoạt động gắn với văn hóa tín ngưỡng dân gian địa phương. Trong đó nổi bật với các hoạt động như: Lễ thỉnh thánh mẫu; Lễ khai kinh; Lễ Yết Quan thánh; Lễ chiêu vong; Lễ phóng đăng; Lễ hội hóa trang, biểu diễn nghệ thuật lân sư rồng… và điểm nhấn là phần “Nghinh Ông xuất du” (thỉnh ông Quan Công xuất du) trên các đường phố trung tâm thành phố Phan Thiết với sự tham gia diễu hành của hơn 700 người. Từ sáng sớm, hàng nghìn người dân và du khách ở Phan Thiết đã đứng chật hai bên đường phố để đón chào đoàn diễu hành. Nét đặc sắc của Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân Phan Thiết 2016 là có những màn biểu diễn hấp dẫn như: nghệ thuật dân gian, múa lân-sư-rồng, hóa trang các nhân vật tôn giáo, lịch sử và biểu diễn Rồng xanh dài nhất Việt Nam… tạo ra một lễ hội đường phố kỳ thú thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế cùng hàng ngàn người dân địa phương. h.L Ngày 25.8, tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đã khai mạcTriển lãm tài liệu lưu trữ “Di sản tư liệu thế giới Châu bản, Mộc bản - Giá trị lịch sử từ ký ức”. Hơn 200 tư liệu quý của nhân loại và quốc gia được in ấn, trưng bày tại triển lãm nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (25.8.2006- 25.8.2016). Không gian triển lãm được tổ chức cả trong nhà và ngoài trời với các chuyên đề “Di sản tư liệu thế giới Châu bản, Mộc bản - Giá trị lịch sử ký ức” và “Triều Nguyễn với việc biên soạn và san khắc quốc sử”. Chuyên đề đầu tiên được tổ chức ngoài trời, giới thiệu khái quát về Châu bản, Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới; tính độc đáo về hình thức của Di sản Châu bản, Mộc bản. Chuyên đề thứ 2 giới thiệu về vai trò của triều Nguyễn với việc biên soạn quốc sử cùng với nghệ thuật chế tác Mộc bản - đỉnh cao của kỹ thuật san khắc. Nhiều không gian bên trong nhà giới thiệu những giá trị lịch sử của thành phố Đà Lạt, bản vẽ các công trình kiến trúc nổi tiếng của vùng đất này từ ngày mới hình thành... Triển lãm thu hút đông đảo các nhà khoa học, nghiên cứu và người dân đến thăm quan. Châu bản triều Nguyễn là tài liệu hành chính hình thành trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước của giai đoạn phong kiến cuối cùng của nước ta 1802-1945, bao gồm văn bản do các hoàng đế ban hành, văn bản do các cơ quan trong hệ thống chính quyền đệ trình lên hoàng đế phê duyệt bằng mực son và một số văn kiện ngoại giao. Châu bản triều Nguyễn hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Riêng Mộc bản triều Nguyễn hiện có 34.619 bản khắc gỗ đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (thành phố Đà Lạt). Đây là những tấm gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm với 55.320 mặt khắc thuộc 152 đầu sách có giá trị trên nhiều phương diện với những nội dung ghi chép, phản ánh lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước đến triều Nguyễn. Khối tài liệu vô cùng quý giá này đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới. Trong nội dung khối tài liệu Châu bản, Mộc bản triều Nguyễn còn có những tư liệu quý khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV dù mới đi vào hoạt động 10 năm nhưng đã góp phần to lớn vào việc bảo tồn, giữ gìn và số hóa, đưa đến công chúng yêu thích lịch sử và các nhà khoa học một kho lịch sử vô cùng to lớn và giá trị; đóng góp vào quá trình khẳng định chủ quyền quốc gia đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, góp phần làm phong phú những giá trị ký ức và lịch sử của toàn nhân loại. Trung tâm là một trong những địa chỉ độc đáo bậc nhất, thu hút mỗi năm hàng triệu lượt người trong và ngoài nước đến khảo cứu, học tập và là địa điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách. Triển lãm tài liệu lưu trữ “Di sản lịch sử thế giới Châu bản, Mộc bản - Giá trị lịch sử từ ký ức” sẽ trưng bày lâu dài để phục vụ người xem. Mạnh huân Triển lãm“Di sản lịch sử thế giới Châu bản, mộc bản - Giá trị lịch sử từ ký ức” Đặc sắc lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân