SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1170 ngày 24.03.2016
Ảnh:TuấnHẢi
Thể thaođóng góptíchcực
vào côngcuộc xâydựng,
pháttriển Đất nước
(Tr.5)
- Đầu tư phát triểnvănhóa
vùngbiên giới,hảiđảo,
vùngđồngbàodântộcthiểusố
(Tr.10)
- Sơkết10nămbảotồn
khônggianvănhóacồngchiêng
TâyNguyên
(Tr.7)
- QuảngBìnhsẽtrởthành
trungtâmdulịchĐôngNamÁ
(Tr.13)
trong số này
Kỷ Niệm Ngày THể THaO ViệT Nam 27/3:
Tuần Văn hóa - Thể thao
Việt Nam đồng hành
cùng Đất nước
TuầnVănhóa-Thểthao“70nămThể
thao Việt Nam đồng hành cùng sự phát
triển Đất nước” diễn ra từ 25-28.3 tại
Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam
(HàNội).Đâylàhoạtđộngthiếtthựcchào
mừngkỷniệm70nămNgàyTruyềnthống
NgànhThểdụcthểthaovàthựchiệnNghị
quyết số 08-NQ/TW về việc tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển
mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm
2020;đẩymạnhcuộcvậnđộng“Toàndân
rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ
đại”. Thông qua Tuần lễ này, Ngành Thể
dục thể thao ôn lại truyền thống, tôn vinh
cácthếhệ,tậpthể,cánhân,cáctổchứcxã
hộiquacácthờikỳđãcónhữngđónggóp
cho sự phát triển của Ngành trong 70
năm qua. (Xem tiếp trang 3)
Ngày 16.3 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Thanh tra Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị
Thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2016 và đón nhận Huân
chương Lao động Hạng Nhì. Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Hoàng
Tuấn Anh đã trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì cho tập thể Thanh tra Bộ.
Phátbiểutạitộinghị,BộtrưởngđánhgiácaonhữngkếtquảThanhtrangànhVHTTDL
đã đạt được trong 5 năm qua. Công tác thanh tra chuyên ngành VHTTDL cũng như
côngtácgiảiquyếtkhiếunạitốcáođãđượclựclượngThanhtrathựchiệncóhiệuquả,
đúng định hướng, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, đảm bảo môi trường
phát triển văn hóa, thể thao và du lịch lành mạnh. (Xem tiếp trang 2)
Thêm 3 vận động viên Việt Nam đoạt vé
dự Olympic Rio 2016
Tin vui đối với thể thao Việt Nam khi nước ta chính thức có thêm 3 suất
đến Rio de Janeiro - Brazil với các vận động viên Nguyễn Thị Lụa, Vũ Thị
Hằng (môn vật) và Nguyễn Thành Ngưng (đi bộ). Như vậy, Thể thao Việt
Nam đã có 9 VĐV góp mặt tại Olympic 2016; trong đó cử tạ giành 3 suất,
bắn súng có 2 suất (Hoàng Xuân Vinh và Trần Quốc Cường), Nguyễn Thị
Ánh Viên ở môn bơi, Nguyễn Thành Ngưng ở môn đi bộ và môn vật có 2
suất (Nguyễn Thị Lụa và Vũ Thị Hằng). Một số VĐV đã đạt chuẩn B
Olympic như Nguyễn Thị Huyền (điền kinh), Hoàng Quý Phước, Trần Duy
Khôi, Lâm Quang Nhật (bơi lội…) đang nỗ lực tham dự các giải nhằm tích
điểm để sớm giành vé dự Olympic Rio de Janeiro - Brazil.
(Xem tiếp trang 14)
Thanh tra Bộ đón nhận Huân chương
Lao động Hạng Nhì
BộtrưởngHoàngTuấnAnhtraoHuânchươngLaođộngHạngNhìchoThanhtraBộVHTTDL
Quản lý nhà nước
2 số 1170 l 24.03.2016
Sáng 20.3 tại Chùa Vĩnh Nghiêm,
xã Trí Yên, Yên Dũng, Bắc Giang,
UBND tỉnh Bắc Giang long trọng tổ
chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di
tích quốc gia đặc biệt Chùa Vĩnh
Nghiêm. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đã đến dự và trao bằng công nhận
Chùa Vĩnh nghiêm là Di tích quốc gia
đặc biệt cho đại diện tỉnh Bắc Giang.
Phát biểu tại đây, Phó Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: Tỉnh Bắc
Giang cần khẩn trương quy hoạch tổng
thể bảo tồn, xây dựng kế hoạch tu bổ,
tôn tạo di tích để bảo vệ và phát huy
bền vững giá trị di tích; Tiếp tục nghiên
cứu, làm rõ giá trị di tích Chùa Vĩnh
Nghiêm gắn với Quần thể di tích và
danh thắng Yên Tử để lập hồ sơ trình
UNESCO công nhận là Di sản Thế giới
những năm tới. Bắc Giang cần tổ chức
tuyên truyền sâu rộng giá trị văn hóa
lịch sử, khoa học và thẩm mỹ của di
tích với cách làm sáng tạo phát huy
toàn diện giá trị Chùa Vĩnh Nghiêm để
nơi đây trở thành điểm đến có sức hút
lớn với du khách thập phương. Phó
Thủ tướng cũng đề nghị các Bộ, ngành
trung ương, các nhà khoa học, các vị
chức sắc tôn giáo, nhân dân tỉnh Bắc
Giang cùng chung tay trong việc bảo
vệ và phát huy giá trị di tích đặc biệt
này, để Chùa Vĩnh Nghiêm xứng tầm
với vị thế của một Di sản văn hóa quốc
gia đặc biệt.
Tại buổi lễ, Chương trình nghệ
thuật với chủ đề “Vĩnh Nghiêm - Linh
thiêng cõi Phật” đã tái hiện những mốc
chính trong cuộc đời vua Trần Nhân
Tông gắn với Chùa Vĩnh Nghiêm.
Chùa Vĩnh Nghiêm nằm cách
Trung tâm thành phố Bắc Giang
khoảng 20km về phía Đông Nam.
Theo các nguồn tư liệu, Chùa Vĩnh
Nghiêm được khởi dựng từ thời Lý
(thế kỷ XI) với tên gọi là Chùa
Chúc Thánh (hay Chùa La, hoặc
Chùa Đức La). Đến thời Trần, chùa
phát triển thành một trong bốn trung
tâm của Thiền phái Trúc Lâm (gồm
Yên Tử, Quỳnh Lâm, Vĩnh Nghiêm
và Thanh Mai), trở thành một trung
tâm Phật giáo để đào luyện tăng ni
cả nước trong suốt gần 8 thế kỷ hình
thành và phát triển của Thiền phái
Trúc Lâm Yên Tử. Cả ba vị Tam tổ
của Thiền phái Trúc Lâm là Trần
Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền
Quang đều thụ giới ở Chùa Vĩnh
Nghiêm, lấy nơi này làm trung tâm
Phật giáo thời Trần.
Năm 1964 Chùa Vĩnh Nghiêm
được xếp hạng là di tích quốc gia, năm
2013 Lễ hội Chùa Vĩnh Nghiêm (tổ
chức hàng năm vào ngày 12.02 Âm
lịch) được Bộ VHTTDL công nhận là
Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Với những giá trị tiêu biểu nổi bật của
Chùa Vĩnh Nghiêm, ngày 23.12.2015
Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết
định về việc xếp hạng Di tích quốc gia
đặc biệt Chùa Vĩnh Nghiêm.
H.Yến
Chùa Vĩnh Nghiêm đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia
đặc biệt
Công tác xây dựng thể chế được
chú trọng, các hoạt động chuyên
ngành được triển khai đồng bộ, tạo
chuyển biến tích cực trên một số lĩnh
vực như: quản lý trùng tu tôn tạo di
tích, hoạt động kinh doanh dịch vụ
văn hóa, quảng cáo, tổ chức và quản
lý lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, quyền
tác giả và quyền liên quan; các giải
thi đấu thể thao; hoạt động kinh
doanh lữ hành, lưu trú du lịch, bảo vệ
môi trường du lịch, bảo đảm trật tự,
an toàn cho du khách…
Bộ trưởng nhấn mạnh: Năm 2016
và giai đoạn 2016-2020, trong bối
cảnh đất nước ngày càng hội nhập
sâu rộng với thế giới, bên cạnh những
mặt tích cực, các hoạt động văn hóa,
thể thao và du lịch cũng đứng trước
nhiều khó khăn, thách thức. Thanh
tra Bộ VHTTDL cần đổi mới phương
pháp, cách thức chỉ đạo điều hành
trong hoạt động thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo. Nâng cao chất
lượng xây dựng kế hoạch cho từng
cuộc thanh tra, xác định rõ trách
nhiệm, công việc của từng thành
viên, thời gian, cách thức, nội dung
tiến hành, biện pháp tổ chức thực
hiện; Thực hiện tốt cơ chế phối hợp
giữa Thanh tra Bộ với các lực lượng
chức năng có liên quan. Chú trọng
thực hiện việc sơ kết, tổng kết công
tác để kịp thời rút kinh nghiệm, nâng
cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ
thanh tra. Xây dựng, củng cố đội ngũ
cán bộ, thanh tra viên ngang tầm
nhiệm vụ, phát huy tư duy sáng tạo,
năng lực thực tiễn, kiến thức chuyên
môn vững vàng; đẩy mạnh công tác
đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng các lớp
đào tạo ngắn hạn để bồi dưỡng kiến
thức, nghiệp vụ, kỹ năng, kinh
nghiệm xử lý tình huống thực tiễn
cho đội ngũ cán bộ, thanh tra viên.
Đây là việc hết sức quan trọng trong
sự nghiệp phát triển của lực lượng
Thanh tra.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Hoàng
Tuấn Anh và Thứ trưởng Lê Khánh
Hải cũng đã trao cờ và Bằng khen của
Bộ VHTTDL cho các tập thể đạt
thành tích tốt trong năm 2015 vừa qua.
H.PHượng
ThanhtraBộđónnhậnHuânchương… (Tiếp theo trang 1)
Quản lý nhà nước
3số 1170 l 24.03.2016
Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa -
Thể thao sẽ diễn ra nhiều hoạt động.
Trong đó có triển lãm “Thể dục Thể
thao Việt Nam - 70 năm xây dựng và
trưởng thành”. Phần triển lãm sẽ cung
cấp cho công chúng cái nhìn tổng quan
về sự hình thành và phát triển của
Ngành Thể dục thể thao, từ Sắc lệnh
thành lập năm 1946, những bút tích của
Bác Hồ giành cho Ngành đến sự tâm
của lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay
đối với Thể thao. Đồng thời cũng cho
thấy những thành tích của thể thao
Việt Nam, phong trào thể dục thể thao
trên nhiều ngành, lĩnh vực và độ tuổi,
cũng như đường hướng phát triển của
thể thao Việt Nam thời gian tới. Các
bức ảnh, bản trích và hiện vật được
chia theo các nội dung trưng bày:
“Chủ tịch Hồ Chí Minh với thể dục
thể thao cách mạng”; “Sự quan tâm
của lãnh đạo Đảng và Nhà nước với
sự nghiệp thể dục thể thao”; “Thể dục
thể thao quần chúng phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”;
“Thể thao thành tích cao”…
Các tỉnh/thành như Hà Nội, Đà
Nẵng, TP. Hồ Chí Minh cũng trưng bày,
giới thành tựu và hoạt động thể dục thể
thao tại Tuần Văn hóa - Thể thao “70
năm Thể thao Việt Nam đồng hành
cùng sự phát triển đất nước” .
Phần trưng bày của Hà Nội tập
trung vào hai nội dung: Xây dựng văn
hóa Thủ đô giàu bản sắc văn hóa dân
tộc và truyền thống Thăng Long-Hà
Nội; xây dựng nền thể dục thể thao Thủ
đô tiên tiến. Với 80 ảnh, bản trích, hiện
vật, hệ thống bảng biểu và biểu tượng
mô phỏng, Hà Nội giới thiệu một cách
khái quát những thành tựu mà ngành
văn hóa, thể thao và du lịch Thủ đô đạt
được trong thời gian qua; tôn vinh các
thế hệ, tập thể và cá nhân có nhiều đóng
góp cho thể thao Thủ đô và đất nước...
TP. Hồ Chí Minh mang tới phần
trưng bày mang tên “Thể thao Thành
phố Hồ Chí Minh vươn lên tầm cao
mới”. Trưng bày này tập trung làm nổi
bật những thành tựu và định hướng
phát triển vươn tới tầm cao mới của thể
thao thành phố. Qua đó giới thiệu công
tác vận động, sự quan tâm của lãnh đạo
thành phố, sự hưởng ứng của người
dân trong việc tham gia tập luyện thể
dục thể thao để giữ gìn sức khỏe, nâng
cao thể lực... Triển lãm trưng bày các
hình ảnh sự kiện thể thao quốc tế lớn
diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, tôn vinh
những gương mặt vận động viên tiêu
biểu của thành phố; giới thiệu định
hướng phát triển của thể thao thành phố
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Thành phố Đà Nẵng dành không
gian trưng bày để giới thiệu về Đại hội
Thể thao bãi biển Châu Á 2016
(ABG5) sẽ diễn ra tại thành phố này.
Phần trưng bày này gồm các hình ảnh,
hiện vật, linh vật, mẫu quà tặng liên
quan đến Đại hội Thể thao bãi biển
Châu Á 2016...
Trong Tuần Văn hóa - Thể thao còn
diễn ra nhiều hoạt động trình diễn thể
thao như: trình diễn xe mô tô thể thao;
diễu hành của câu lạc bộ xe đạp thể
thao với sự tham gia của 70 người sẽ
diễu hành trên một số tuyến phố chính
của Hà Nội và sân khấu ngoài trời;
đồng diễn thể dục, biểu diễn Thái cực
trường sinh đạo của người cao tuổi...
L. KHánH
Ngày 17.3, tại thành phố Rạch Giá,
Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh
Kiên Giang tổ chức khai mạc trại sáng
tác nhiếp ảnh chủ đề “Khám phá đất
phương Nam”.
Trại sáng tác nhiếp ảnh khám phá
đất phương Nam sẽ diễn ra trong 10
ngày, từ 17 đến 27.3, quy tụ nhiều nghệ
sĩ nhiếp ảnh đến từ các Hội Nhiếp ảnh
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên
Huế và các tỉnh/thành khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long; trong đó, Kiên
Giang có gần 10 nghệ sĩ nhiếp ảnh
tham gia. Trong vòng 10 ngày, các
nghệ sĩ nhiếp ảnh sẽ đi thực tế, ghi lại
những hình ảnh tại thành phố Rạch
Giá, thị xã Hà Tiên, Phú Quốc, Kiên
Hải, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận,
Kiên Lương. Những tác phẩm của các
nghệ sĩ nhiếp ảnh lần này sẽ được lựa
chọn để tham gia Triển lãm Ảnh nghệ
thuật Việt Nam 2016 diễn ra vào dịp
02.9.2016 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh
Kiên Giang.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ
trưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh,
trại sáng tác được tổ chức hai năm một
lần, nhằm tổng kết đánh giá các thành
quả sáng tạo nghệ thuật của giới nhiếp
ảnh Việt Nam. Qua đó, góp phần khẳng
định chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước trong việc khuyến khích
nghệ sĩ sáng tạo nhiều tác phẩm mới có
giá trị về nội dung và nghệ thuật, phục
vụ đời sống tinh thần của nhân dân.
Trại sáng tác lần này tổ chức tại
Kiên Giang để các nghệ sĩ thể hiện và
quảng bá những khoảnh khắc đẹp của
vùng đất được xem là nhiều cảnh đẹp
nhất miền Tây Nam Bộ; đồng thời,
thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh giúp
người xem có cái nhìn sâu sắc và toàn
diện các sắc thái, vẻ đẹp con người, văn
hóa, phong cảnh, cuộc sống miền Tây
Nam bộ nói chung và Kiên Giang nói
riêng. Những hình ảnh qua đợt sáng tác
này để giới thiệu với công chúng, du
khách trong và ngoài nước, góp phần
quan trọng, ý nghĩa cho Năm Du lịch
quốc gia 2016.
Đ.AnH
Trại sáng tác nhiếp ảnh“Khám phá đất phương Nam”
TuầnVănhóa-ThểthaoViệtNam… (Tiếp theo trang 1)
4 số 1170 l 24.03.2016
Quản lý nhà nước
- Tại Quyết định số 848/QĐ-
BVHTTDL ngày 11.3.2016, Bộ
VHTTDL cho phép Trường Đại học
Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội phối hợp
với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles,
Vương quốc Bỉ đón Giáo sư Micha
Wald, Học viện Nghệ thuật biểu diễn
quốc gia (INSAS), Vương quốc Bỉ
sang giảng dạy cho sinh viên lóp Đạo
diễn chất lượng cao khoa Nghệ thuật
Điện ảnh, Truyền hình. Thời gian: từ
ngày 24.4.2016 đến ngày 09.5.2016,
tại Trường Đại học Sân khấu-Điện
ảnh Hà Nội.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 872QĐ-BVHTTDL ngày
14.3.2016, giao Cục Văn hoá cơ sở
phối hợp với SởVHTTDLThành phố
Hải Phòng, các địa phương và các đơn
vị liên quan tổ chức Liên hoan Diễn
xướng dân gian Chèo sân đình khu
vực Đồng bằng sông Hồng mở rộng
năm 2016. Thời gian: Tháng 5.2016,
tại thành phố Hải Phòng.
- Ngày 15.3.2016 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 931/QĐ-
BVHTTDL, Cho phép Nhà hát Nhạc
Vũ kịch Việt Nam phối hợp với Đại
sứ quán Tây Ban Nha tại Hà Nội đón
Nhạc trưởng David Gomez Ramirez
(quốc tịch Tây Ban Nha) vào Việt
Nam chỉ huy luyện tập và tổ chức
chương trình nghệ thuật “Khúc giao
mùa”. Thời gian: Từ ngày 30-
31.3.2016, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
- Bộ VHTTDL ban hành các
Quyết định số 951, 952, 953/QĐ-
BVHTTDL ngày 17.3.2016 về xếp
hạng di tích quốc gia: Di tích kiến trúc
nghệ thuật “Đình Thụ Ninh” phường
VạnAn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc
Ninh; “Đình Phúc Lộc” xã Phương
Độ, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà
Nội; Di tích lịch sử “Địa điểm tổ chức
Đại hội lần thứ nhất của Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn
Thanh niên cứu quốc và Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam (1950)” xã Phú Xuyên,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Tại Quyết định số 941/QĐ-
BVHTTDL ngày 16.3.2016, Bộ
VHTTDLgiaoCụcHợptácquốctếchủ
trì, phối hợp với Văn phòng UNESCO
tại Hà Nội tổ chức Hội thảo tham vẫn
xây dựng Báo cáo quốc gia thực hiện
Công ước 2005 của UNESCO về Bảo
vệ và Phát huy sự đa dạng của các biểu
đạtvănhóa(giaiđoạn2010-2015).Thời
gian tổ chức tháng 3.2016, tại Hà Nội.
tHtt
VăN BảN mới
Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số
32/TTr-BVHTTDL về việc phê duyệt
“Đề án Hoạt động của Trung tâm Văn
hóa Việt Nam tại Lào”. Theo đó, Trung
tâmVăn hóa-Thông tin đầu tiên củaViệt
Nam tại Viêng Chăn được thành lập
theo Quyết định số 2220/QĐ-TC ngày
24.6.1995 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-
Thông tin, nay là Trung tâm Văn hóa
Việt Nam tại Lào theo Quyết định số
1049/QĐ-BVHTTDL ngày 12.5.2014
của Bộ trưởng Bộ VHTTDL).
20 năm qua, Trung tâm đã và đang
triển khai nhiều hoạt động hiệu quả, góp
phần phát triển mối quan hệ hợp tác toàn
diện giữa hai quốc gia, chủ động xúc
tiến quảng bá văn hóa - du lịch theo tinh
thần tích cực hội nhập quốc tế và mở
rộng quan hệ đối ngoại của Đảng và
Nhà nước. Trung tâm thực sự trở thành
cầu nối trong quan hệ văn hóa đối ngoại
giữa hai nước; là điểm đến tin cậy của
Cộng đồng người Việt Nam ở xa Tổ
quốc và bạn bè quốc tế tại Lào và vùng
đông bắc Thái Lan có nhu cầu tìm hiểu
về đất nước, con người và truyền thống
văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
Là địa bàn chiến lược đặc biệt quan
trọng, được Lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà
nước đặc biệt quan tâm, nhưng cho đến
nay trụ sở Trung tâm vẫn không đủ điều
kiện thiết yếu đảm bảo cho việc tổ chức
các hoạt động chuyên môn. Chính vì
vậy, việc tìm kiếm một địa điểm xây
dựng mới Trung tâm Văn hóa Việt Nam
tại Lào để đảm bảo công năng triển khai
các hoạt động là một yêu cầu cần thiết
và đã được các cơ quan hữu quan của
Việt Nam đặt ra từ lâu. Trong bối cảnh
đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 602/QĐ-TTg ngày
12.5.2009 phê duyệt Kế hoạch đầu tư
xây dựng trụ sở làm việc, nhà ở của các
cơ quan đại diệnViệt Nam ở nước ngoài
và các cơ quan khác của Việt Nam ở
nước ngoài đến năm 2015.
Triển khai Quyết định và thực hiện
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng BộVHTTDLđã ban hành Quyết
định số 1082/QĐ-BVHTTDL ngày
19.3.2013 phê duyệt chủ trương đầu tư
mua đất và xây dựng Trung tâm. Bộ
VHTTDL chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan nghiên cứu, lập triển khai
Dự án xây dựng mới Trung tâm Văn
hóa Việt Nam tại Lào, trong đó có nội
dung xây dựng Đề án Hoạt động của
trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào.
Trên cơ sở tiếp thu và chỉnh sửa các ý
kiến tại các cuộc họp và góp ý của các
Bộ, ngành, Bộ VHTTDL nghiên cứu,
chỉnh sửa, xây dựng dự thảo Đề án theo
chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc và tiếp thu ý kiến góp ý của
các Bộ, ngành.
H.PHượng
Trình Thủ tướng Chính phủ“Đề án Hoạt động của Trung tâm
Văn hóa Việt Nam tại Lào”
5số 1170 l 24.03.2016
Quản lý nhà nước
Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày
truyền thống Ngành Thể dục thể thao
(27.3.1946-27.3.2016), ngày 18.3 tại
Hà Nội, Bộ VHTTDL tổ chức hội
thảo khoa học “70 năm Thể dục thể
thao dưới sự lãnh đạo của Đảng và
Bác Hồ”.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã
thống nhất rằng: Ra đời trong những
ngày đất nước Việt Nam còn non trẻ,
gặp vô vàn khó khăn song Ngành Thể
dục thể thao luôn có đóng góp quan
trọng vào sự nghiệp đấu tranh vì độc
lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trước
kia, cũng như sự nghiệp đổi mới, hội
nhập và nâng cao sức khỏe, tầm vóc
cho người dân Việt Nam hiện nay.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng
Chương - Nguyên Viện trưởng Viện
Hồ Chí Minh nêu rõ: Sinh thời, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sức
khỏe có vai trò to lớn trong cuộc sống
mỗi con người, mỗi dân tộc, trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người nhận định: “Giữ gìn dân chủ,
xây dựng nước nhà, gây đời sống
mới, việc gì cũng cần có sức khỏe
mới thành công”. Bác Hồ cũng quan
tâm đến đội ngũ cán bộ thể dục, thể
thao. Bác cho rằng, để phong trào
phát triển cần phải có đội ngũ cán bộ
thể dục thể thao, đội ngũ này phải có
trình độ chính trị, chuyên môn,
nghiệp vụ vững vàng, có phẩm chất
đạo đức cách mạng trong sáng, có
năng lực công tác tốt. Chính vì vậy,
người cán bộ nói chung và người cán
bộ thể dục thể thao nói riêng cần
nâng cao trình độ lý luận chính trị để
có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững
vàng, thực hiện tốt nhiệm vụ của
Đảng và nhân dân giao phó…
Trong thời kỳ phát triển mới của
đất nước, ngày 01.12.2011, Bộ Chính
trị khóa XI đã ban thành Nghị quyết
số 08-NQ/TW về “Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát
triển mạnh mẽ thể dục thể thao đến
năm 2020”. Nghị quyết này xác định
các quan điểm phát triển thể dục thể
thao trong thời kỳ hội nhập quốc tế:
“Phát triển thể dục thể thao là một
yêu cầu khách quan của xã hội, góp
phần nâng cao sức khỏe, thể lực và
chất lượng cuộc sống của nhân dân,
chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục
ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và
môi trường văn hóa lành mạnh, góp
phần củng cố khối đại đoàn kết toàn
dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và
hợp tác quốc tế; đồng thời là trách
nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính
quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và
của mỗi người dân, đảm bảo sự
nghiệp Thể dục thể thao ngày càng
phát triển”.
Tiến sĩ Phạm Thanh Cẩm (Ban
Tuyên giáo Trung ương) cho biết:
Sau 4 năm triển khai thực hiện Nghị
quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết
số 16/NQ-CP của Chính phủ ban
hành Chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị,
nhận thức của các cấp ủy đảng, chính
quyền về trách nhiệm lãnh đạo, chỉ
đạo đổi với công tác thể dục thể thao
đã được nâng lên rõ rệt. Các cấp lãnh
đạo đã tăng cường chỉ đạo, đầu tư và
phát triển phong trào thể dục thể
thao. Ở nhiều địa phương, các cấp ủy
đảng, chính quyền đã coi trọng việc
sử dụng thể dục thể thao là công cụ
hữu hiệu để tăng cường khối đại
đoàn kết toàn dân, xây dựng đời
sống văn hóa mới, góp phần đẩy lùi
tệ nạn xã hội. Công tác giáo dục thể
chất và thể thao trong trường học đã
có nhiều chuyển biến; hình thức tổ
chức và nội dung tập luyện thể dục
thể thao của học sinh, sinh viên ngày
càng đa dạng.
Thể dục thể thao quần chúng ở cơ
sở tiếp tục được phát triển rộng trên
tất cả các đối tượng và địa phương
theo hướng xã hội hóa với nhiều
hình thức đa dạng; chất lượng phong
trào từng bước được nâng lên. Thể
thao thành tích cao có bước tiến vượt
bậc, thể hiện qua số lượng, cơ cấu
huy chương đã đạt được tại các kỳ
Đại hội thể thao, giải đấu quốc tế.
Công tác tổ chức, quản lý ngành
được tăng cường... Có thể nói rằng,
sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số
08 của Bộ Chính trị, thể dục thể thao
nước ta có những đóng góp tích cực
trong việc thực hiện các nhiệm vụ
chính trị, xã hội và đối ngoại của
Đảng và Nhà nước.
Nối tiếp truyền thống 70 năm
phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, với đội ngũ cán bộ
đông đảo và ngày càng chuyên
nghiệp, trong năm 2016, toàn ngành
Thể dục thể thao tập trung đổi mới
mạnh mẽ, phát huy hiệu quả công tác
thể dục thể thao trong giai đoạn mới,
đẩy mạnh triển khai thực hiện các
chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước về phát triển thể dục thể thao
đến năm 2020. Ngành chú trọng phát
triển phong trào thể dục thể thao
quần chúng, phấn đấu chỉ tiêu số
người luyện tập thể dục thể thao
thường xuyên đạt 29%, số gia đình
tập luyện đạt 21%.
Thể thao Việt Nam tiếp tục nâng
cao thành tích thi đấu các môn trọng
điểm theo hướng tiếp cận với thành
tích của châu lục và thế giới; phấn
đấu đạt thành tích cao tại Vòng loại
Olympic, Paralympic 2016 và giành
kết quả cao tại các giải thể thao cấp
khu vực, châu lục và thế giới.
Yến nHi
Thể thao đóng góp tích cực vào công cuộc
xây dựng, phát triển Đất nước
6 số 1170 l 24.03.2016
Quản lý nhà nước
Ngày 18.3, tại Đà Nẵng, Báo Văn
Hóa đã long trọng tổ chức Lễ khai
trương trụ sở mới của Văn phòng
thường trú (VPTT) khu vực Trung
Trung Bộ tại địa chỉ 12 Trương Hán
Siêu, phường An Hải Bắc, quận Sơn
Trà, TP.Đà Nẵng. Đến dự có Bộ trưởng
Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh; ông
Đặng Việt Dũng - Phó Chủ tịch UBND
TP. Đà Nẵng; đại diện lãnh đạo nhiều
cơ quan thuộc Bộ VHTTDL, đại diện
lãnh đạo các Sở, Ban, ngành của TP.
Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam; tập thể
ban biên tập, cán bộ, phóng viên, nhân
viên Báo Văn Hóa và nhiều bạn bè
đồng nghiệp.
Phát biểu tại lễ khai trương, ông
Trần Đăng Khoa - Tổng biên tập Báo
Văn Hóa cho biết: Đà Nẵng là một
thành phố có tốc độ phát triển nhanh
trong cả nước, là khu vực sôi động,
năng động, là trung tâm của khu vực
miền Trung, vì vậy bất cứ cơ quan báo
chí nào cũng mong muốn được tiếp cận
và hiện diện. Với chúng tôi, gần 20 năm
qua Báo Văn Hóa đã xác định Đà Nẵng
là địa bàn quan trọng trong sự phát triển
của mình, bên cạnh việc đưa các ấn
phẩm đến với độc giả, từ nhiều năm
qua, báo cũng đã xây dựng được đội
ngũ cộng tác viên và thông tin viên
trong khu vực giỏi về nghề và tâm
huyết với sự nghiệp VHTTDLnói riêng
và sự nghiệp báo chí nói chung. Việc
khai trương Trụ sở mới của VPTT khu
vực Trung Trung bộ càng khẳng định
sự gắn bó lâu dài với Đà Nẵng của Báo
Văn Hóa. Thay mặt Báo Văn Hóa, ông
Trần Đăng Khoa cảm ơn Bộ trưởng
Hoàng TuấnAnh, vị Chủ tịch ngày xưa
đã ký quyết định cho Báo Văn Hóa “mở
ngôi nhà của mình” tại Đà Nẵng, khi trở
thành Bộ trưởng Bộ VHTTDL, ông lại
tiếp tục quan tâm chỉ đạo và tạo điều
kiện để báo phát triển, đồng thời hứa
với Bộ trưởng sẽ hoàn thành tốt nhiệm
vụ Bộ giao phó. Tổng biên tập Báo Văn
Hóa cũng cảm ơn sự hỗ trợ, tạo điều
của UBND TP. Đà Nẵng, các Sở, Ban,
ngành chức năng của TP. Đà Nẵng và
các tỉnh trong khu vực cũng như sự
đóng góp nhiệt tình của các cộng tác
viên, những người bạn thân thiết đã và
đang đồng hành cùng Báo Văn Hóa
trong thời gian qua cũng như trong
chặng đường sắp tới.
t.HợP
KhaitrươngVănphòngthườngtrúcủaBáoVănhóatạiĐàNẵng
Bộ VHTTDL đã có Công văn số
819/BVHTTDL-DSVHngày16.3.2016
gửi Khu di tích lịch sử đền Hùng về
việc thẩm định Báo cáo đầu tư xây
dựng hoàn thiện tu bổ, tôn tạo hạ
tầng, cảnh quan Trung tâm lễ hội,
Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Theo
đó, Bộ VHTTDL thỏa thuận Báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư
xây dựng Hoàn thiện tu bổ, tôn tạo
hạ tầng, cảnh quan Trung tâm lễ hội,
Khu di tích lịch sử Đền Hùng với
nội dung: Cải tạo Bảo tàng Hùng
Vương, tôn tạo cảnh quan đồi Công
Quán, tiếp tục đầu tư xây dựng Khu
Trung tâm lễ hội. Tuy nhiên, Bộ lưu
ý một số vấn đề cần điều chỉnh, bổ
sung như: hạ tầng kỹ thuật Khu vực
từ Nhà đón tiếp đến quốc lộ 32C:
Do tỉnh lộ 325 chạy qua phía trước
đình Hy Cương, ngăn cách giữa
đình và hồ bán nguyệt nên không
xây hồ này (chỉ trồng cây xanh tôn
tạo cảnh quan, non bộ); Làm rõ hơn
bố trí và các hoạt động trong bãi đế
kiệu (hạng mục số 04); Chuyển nhà
vệ sinh ra xa trục hành lễ và giếng.
Mở rộng hàng cây xanh chạy dọc
theo trục lễ hội, không trồng bồ đề.
cần đưa nhà vệ sinh vào khu vực bãi
đỗ xe và các vị trí thích hợp khác
với hạ tầng kỹ thuật Khu vực từ Nhà
làm việc đến quốc lộ 32C. Khu vực
từ Nhà làm việc đến tỉnh lộ 325:
Không xây dựng nhà dịch vụ và nhà
vệ sinh. Phương án thiết kế Tượng
đài Hùng vương chưa được phê
duyệt, do đó, đối với khu vực này
chỉ nên cải tạo lại cây xanh. Phương
án mặt bằng tổng thể sẽ đề xuất sau
khi thiết kế Tượng đài được phê
duyệt. Đối với Bảo tàng Hùng
Vương: Thay thế tôn cách nhiệt giả
ngói trên mái bằng ngói đất nung.
Thiết kế lại chi tiết hoa văn trống
đồng trên cửa sảnh vào để phù hợp
hơn với kiến trúc công trình sau khi
được cải tạo...
Về hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi: Phần căn cứ pháp lý cần bổ
sung Luật di sản văn hóa năm 2001,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật di sản văn hóa năm 2009 và các
văn bản hướng dẫn thi hành; Phần
bản vẽ do mặt bằng tổng thể Khu
trung tâm lễ hội chưa thống nhất với
bản vẽ mặt bằng chi tiết các khu vực
ở trong nên cần bổ sung các kích
thước chính, chú thích công trình trên
các bản vẽ mặt bằng tổng thể hiện
trạng và mặt bằng tu bổ, tôn tạo, ảnh
hiện trạng các khu đât và công trình
trên đó. Sắp xếp các bản vẽ theo đúng
trình tự. Hồ sơ cũng cần làm rõ hiện
trạng và đánh giá giá trị hệ thống
giếng trong các khu vực xây dựng,
làm cơ sở đề xuất phương án tu bổ,
tôn tạo…
tHAnH Hà
Thẩm định Báo cáo tu bổ, tôn tạo Khu di tích Đền Hùng
7số 1170 l 24.03.2016
Quản lý nhà nước
Sáng 19.3, tại Kon Tum, Bộ
VHTTDL, UBND tỉnh Kon Tum đã
phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết 10
năm thực hiện chương trình hành động
quốc gia bảo vệ di sản “Không gian
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”.
Theo báo cáo sơ kết 10 năm năm
thực hiện Chương trình hành động
quốc gia bảo vệ không gian văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên, nhiều chủ
trương, chính sách của Trung ương và
địa phương được ban hành và triển
khai có hiệu quả. Một trong những
minh chứng rõ nhất là cộng đồng các
dân tộc bản địa có di sản văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên vẫn thường xuyên
thực hành di sản của mình trong các lễ
hội, nghi lễ, sự kiện văn hóa nghệ thuật
của địa phương cũng như của khu vực.
Nhiều không gian văn hóa, nghi lễ, tín
ngưỡng được phục hồi, nhiều liên
hoan, ngày hội văn hóa được tổ chức.
Hoạt động truyền dạy cồng chiêng tại
các địa phương được ưu tiên và triển
khai hiệu quả. Việc triển khai các hoạt
động bảo vệ và phát huy giá trị di sản
phi vật thể không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên đã giúp cho việc
nâng cao nhận thức của cộng đồng thực
hành di sản và các cấp chính quyền.
Tuy nhiên, hiện nay, trong quá
trình thực hiện bảo tồn di sản văn hóa
không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên còn đặt ra nhiều khó khăn,
thách thức như: Không gian buôn làng
đã bị thu hẹp hoặc bị thay thế. Đời
sống và sinh hoạt hiện đại làm thay
đổi nhận thức về tính thiêng và tính
cộng đồng của văn hóa cồng chiêng.
Nhiều gia đình đã bán đi những bộ
chiêng, ché, kpan quý. Thế hệ trẻ chưa
thật sự yêu thích, quan tâm đến công
chiêng trong khi nhiều nghệ nhân giỏi
tuổi tác đã cao lần lượt qua đời...
Tại Hội nghị, các địa phương đã đề
xuất nhiều kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả công tác thực hiện bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật
thể không gian văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên. Trong đó tập trung một
số nội dung quan trọng như: Tăng
cường nguồn kinh phí hàng năm để
thực hiện sưu tầm, gìn giữ và phát huy
di sản văn hóa cồng chiêng; Xây dựng,
hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp
luật về bảo tồn di sản văn hoa vật thể
và phi vật thể (quy định rõ chính sách
đãi ngộ cho nghệ nhân và những người
có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo
tồn văn hóa tại địa phương…); tiếp tục
quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí, cơ sở
vật chất cho công tác bảo tồn; thành lập
và duy trì hoạt động của các đội cồng
chiêng nòng cốt tham gia các hoạt động
giới thiệu, quảng bá, trình diễn trong
nước và nước ngoài…
Phát biểu kết luận Hội nghị, thay
mặt Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Đặng
Thị Bích Liên biểu dương những kết
quả đạt được trong việc bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa không gian văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên, nhất là việc
sưu tầm và nghiên cứu của Tây
Nguyên trong 10 năm qua. Đặc biệt,
Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt
Nam (Bộ VHTTDL) đã sưu tầm và số
hóa băng đĩa và tư liệu về văn hóa cồng
chiêng. Bên cạnh đó, các địa phương
cũng đã tích cực mở các lớp truyền dạy
cồng chiêng, gắn việc truyền dạy với
việc tôn vinh các nghệ nhân; phục
dựng các nghi lễ liên quan đến cồng
chiêng. Thứ trưởng cũng đã nêu lên
những thách thức hiện nay trong việc
giữ gìn và phát huy văn hóa cồng
chiêng, đó là do sự phát triển của đô
thị, phát triển nông thôn mới gắn với
phát triển kinh tế, hòa nhập quốc tế...
dẫn đến việc kinh phí tập trung cho
việc bảo tồn hạn hẹp, không tập trung;
Tây Nguyên chưa có người kết nối văn
hóa với các khu vực khác; thế hệ trẻ ở
đây chưa mặn mà với văn hóa cồng
chiêng... Thứ trưởng đã đề nghị các địa
phương tích cực phát huy những kết
quả đã đạt được, khắc phục những
điểm yếu tại hội nghị đã chỉ ra như kiện
toàn các câu lạc bộ, thành lập mới các
câu lạc bộ cồng chiêng ở các địa
phương... để cồng chiêng Tây Nguyên
ngày càng phát triển hơn nữa.
tHu Hằng
Sơkết10nămbảotồnkhônggianvănhóacồngchiêngTâyNguyên
Bộ VHTTDL đã ban hành Kế
hoạch số 825/KH-BVHTTDL ngày
16.3 về việc xây dựng Đề án “Tư liệu
văn hóa các dân tộc thiểu số Việt
Nam”. Đề án nhằm lựa chọn giải pháp
phù hợp nhằm bảo tồn và phát triển bền
vững văn hóa các dân tộc thiểu số Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
Văn hóa của các dân tộc thiểu sốViệt
Nam rất đa dạng, phong phú và có nét
đặc sắc riêng trong nền văn hóa Việt
Nam. Đề án sẽ tổng hợp, hệ thống hóa
văn hóa truyền thống của 53 dân tộc
thiểu sốViệt Nam; đáp ứng yêu cầu công
tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý
về công tác văn hóa dân tộc. Qua đó,
đánh giá các yếu tố tác động tới việc bảo
tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền
thống, những thuận lợi, khó khăn và dự
báo, định hướng phát triển văn hóa các
dân tộc thiểu số trong thời gian tới.
Đề án doVụVăn hóa dân tộc chủ trì,
phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Viện Dân
tộc học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam), Sở VHTTDL, Sở Văn hóa
và Thể thao các tỉnh/thành thực hiện.
Theo tiến độ, Đề án sẽ khảo sát,
điều tra, tổng hợp dự liệu các dân tộc
thiểu số, số liệu điều tra trong Quý II
năm 2016. Dự kiến Quý IV năm 2016
sẽ hoàn thiện Đề án và trình Lãnh đạo
Bộ phê duyệt.
tHAnH Hà
Xây dựng Đề án“Tư liệu văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam
8 số 1170 l 24.03.2016
Quản lý nhà nước
Văn phòng Chính phủ vừa có
Công văn số 1638/VPCP-KGVX
ngày 15.3.2016 gửi Bộ VHTTDL về
việc tham gia xây dựng hồ sơ đa quốc
gia Nghề Sơn mài truyền thống trình
UNESCO. Theo đó, xét đề nghị của
Bộ VHTTDLvề việc Việt Nam tham
gia xây dựng hồ sơ đa quốc gia Nghề
Sơn mài truyền thống đệ trình Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hợp quốc (UNESCO) xét ghi
danh vào Danh sách di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại, Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam giao Bộ VHTTDL
chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành,
địa phương liên quan tham gia, hợp tác
với Hàn Quốc và các nước có di sản
văn hóa phi vật thể Nghề Sơn mài
truyền thống xây dựng hồ sơ đa quốc
gia, trình Thủ tướng Chính phủ cho
phép đệ trình UNESCO để được xét
ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại. Việc
hợp tác xây dựng hồ sơ đa quốc gia với
Hàn Quốc và các nước có di sản văn
hóa phi vật thể Nghề Sơn mài truyền
thống sẽ góp phần bảo tồn, phát huy
các giá trị độc đáo của nghề sơn mài
truyền thống Việt Nam trên phạm vi
quốc tế và thúc đẩy hoạt động hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ di sản
văn hóa phi vật thể giữa các nước
trong khu vực.
Nghề sơn mài truyền thống có ở
một số nước Đông Á, Đông Nam Á
(tiêu biểu là Trung Quốc, Nhật Bản,
Việt Nam, Hàn Quốc). Ở Việt Nam,
sơn mài có lịch sử lâu đời và đã được
phát triển từ nghề thủ công truyền
thống sang nghề thủ công mỹ nghệ và
cao hơn là nghệ thuật tạo hình hiện đại
(tranh sơn mài), với các giá trị đặc sắc
về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử và
khoa học.
t. Hằng
Xây dựng hồ sơ đa quốc gia Nghề Sơn mài truyền thống
trình UNESCO
Sáng 16.3 tại Hà Nội, Tổng cục
thể dục thể thao tổ chức lễ giới thiệu
công tác vận động tài trợ và công bố
nhà tài trợ của Đại hội Thể thao Bãi
biển Châu Á lần thứ 5 - Đà Nẵng, Việt
Nam 2016 (ABG5 - 2016).
Nhằm mục đích phát triển Thể
thao Bãi biển gắn với phát triển kinh
tế, xã hội và du lịch; đồng thời tăng
cường tình đoàn kết hữu nghị với các
quốc gia, bạn bè quốc tế; quảng bá
hình ảnh đất nước con người Việt
Nam, được sự đồng ý của Thủ tướng
Chính phủ cùng sự ủng hộ của OCA
và sự đồng tình của người dân, Việt
Nam đã chính thức được OCA trao
quyền đăng cai ABG5 - 2016. Tại Đại
hội Thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ
4, Phuket, Thái Lan năm 2014, Việt
Nam đã nhận cờ đăng cai.
Với sự cân nhắc về mặt địa lý khi
hậu, giao thông, tiềm năng phát triển
du lịch, Chính phủ đã đồng ý với đề
xuất của Bộ VHTTDL, Tổng cục Thể
dục thể thao lựa chọn Đà Nẵng là
điểm đến của ABG5 - 2016 với thời
gian dự kiến từ 24.9 đến 03.10.2016.
Đại hội lần này dự kiến đón khoảng
6.500 vận động viên, huấn luyện viên
và quan chức đến từ 45 đoàn thể thao
quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á.
Đại hội sẽ có 14 môn thi đấu, với 22
phân môn và 172 bộ huy chương. Các
vận động viên thi đấu tại 4 địa điểm
đã được khảo sát và lựa chọn gồm:
Công viên biển Đông, Bãi biển Mỹ
Khê, Khu dự án Phương Trang và Bãi
tắm Sơn Thủy (gần Khách sạn Haytt).
Ban tổ chức ABG5 - 2016 khuyến
khích việc tham gia huy động các
nguồn lực trong bối cảnh kinh tế-xã
hội còn nhiều khó khăn và ngân sách
nhà nước cần phải tiết kiệm. Quyền
lợi tối đa của các nhà tài trợ trong khả
năng của Ban tổ chức sẽ được đảm
bảo nhằm tạo sự hiểu biết, gắn bó lâu
dài. Các nhà tài trợ sẽ được đặt logo
trên hệ thống nhận diện và tuyên
truyền của Đại hội như pano, phướn,
giấy mời, vé... được đăng quảng cáo
trên một số tờ báo, kênh truyền hình,
được cung cấp mặt bằng thực hiện
tiếp thị sản phẩm tại các địa điểm diễn
ra thi đấu và các địa điểm khác. Bên
cạnh đó, các nhà tài trợ còn được
nhận bằng khen của Ban tổ chức, mời
tham dự lễ trao thưởng cho các vận
động viên, giấy chứng nhận tham gia
Đại hội...
Đến thời điểm hiện tại, Ban tổ
chức đã chính thức ký hợp đồng tài
trợ với 2 tập đoàn kinh tế lớn của
Thái Lan và Việt Nam, đó là tập
đoàn Football Thai Factory Sporting
Good Co, Ltd của Thái Lan với
khoản tài trợ bằng hiện vật có giá trị
gần 965 nghìn USD. Tổng công ty
bảo hiểm Việt Nam - Bảo Việt cũng
đứng ra tài trợ chi phí bảo hiểm cho
Thể thao Việt Nam với trị giá hơn
550 triệu đồng.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê
Khánh Hải, Trưởng Ban tổ chức
ABG5 - 2016 hoan nghênh sự đồng
hành của 2 nhà tại trợ; đồng thời
mong muốn và tin tưởng các doanh
nghiệp, đoàn thể sẽ đồng hành cùng
Đại hội, làm cho ABG5 - 2016 tại Đà
Nẵng (Việt Nam) thực sự là ngày hội
của tình đoàn kết hữu nghị, của tinh
thần thể thao trung thực, cao thượng,
đúng như khẩu hiệu: Tỏa sáng đại
dương, rực sáng tương lai.
Hải PHong
CôngbốnhàtàitrợcủaĐạihộiThểthaoBãibiểnChâuÁlầnthứ5
9số 1170 l 24.03.2016
Quản lý nhà nước
Bộ VHTTDLđã có báo cáo tiếp thu,
giải trình ý kiến của các Bộ đối với Đề
án miễn thị thực cho khách du lịch và
một số nước đi theo chương trình du lịch
do các công ty lữ hành quốc tế của Việt
Nam tổ chức.
Trên cơ sở nghiên cứu góp ý của các
Bộ Ngoại giao, Công an, Quốc phòng,
Giao thông vận tải, Bộ VHTTDL báo
cáo tiếp thu, giải trình:
Về các quốc gia được áp dụng chính
sách miễn thị thực cho khách du lịch: Bộ
VHTTDL bảo lưu ý kiến đã đề xuất giải
trình như sau: Các thị trường được chọn
để áp dụng chính sách đơn phương miễn
thị thực phải đáp ứng được các điều kiện
quy định tại Điều 13, Luật XNC; các tiêu
chílựachọnthịtrườngđểthựchiệnchính
sách đơn phương miễn thị thực cho
khách du lịch nhằm mục đích kích cầu
du lịch, gắn với hoạt động của các doanh
nghiệp lữ hành, tạo ra các gói sảm phẩm
du lịch có khả năng cạnh tranh cao; việc
xét duyệt đối tượng khách, xét duyệt để
công ty lữ hành quốc tế của Việt Nam
được đón khách miễn thị thực được thực
hiện theo quy trình chặt chẽ, đảm bảo an
ninh và trật tự, an toàn xã hội.
Về quy mô đoàn khách, công tác
quản lý khách: Việc quy định thời gian
lưu trú tối thiểu 10 ngày và hay chỉ áp
dụng chính sách miễn thị thực đối với
những đoàn khách đông từ 30-50 người
sẽ không linh hoạt và sẽ gặp khó khăn
trong công việc thông tin quảng bá chính
sách miễn thị thực, chào bán, tổ chức
thực hiện các chương trình du lịch. Căn
cứ vào quy định tối thiểu trên doanh
nghiệp sẽ chủ động xây dựng chương
trình, tổ chức đón khách theo nhu cầu
của khách du lịch cũng như năng lực đón
tiếp, khả năng phục vụ khách tại điểm
đến. Quy định về quy mô đoàn và thời
gian lưu trú cũng đã được tham khảo
một số thị trường có chính sách miễn lệ
phí visa, cho khách du lịch (Nhật Bản,
Đài Loan). Đồng thời, để đảm bảo công
tác quản lý đoàn, Bộ VHTTDL bổ sung
quy định số lượng khách tương ứng với
một hướng dẫn viên.
Về quản lý công ty lữ hành quốc tế
đón khách miễn thị thực đi theo chương
trình: Bộ VHTTDL bảo lưu quan điểm
các công ty lữ hành quốc tế của Việt
Nam nếu đáp ứng điều kiện của chương
trình đón khách miễn thị thực đều có thể
đăng ký tham gia chương trình. Những
điều kiện này là cơ sở đảm bảo các công
ty lữ hành tham gia chương trình có hoạt
động kinh doanh nghiêm túc, có kế
hoạch và đầu tư khai thác thị trường dài
hạn, đồng thời có trách nhiệm cao khi
tham gia chương trình. Tuy nhiên, để
đảm bảo tính hiệu quả của Chương trình,
tránh thủ tục “xin cho”, để các công ty
lữ hành cạnh tranh bình đẳng, Bộ tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, quy
định loại các công ty lữ hành quốc tế ra
khỏi danh sách khi có vi phạm pháp luật
hoặc trong vòng 3 tháng kể từ khi tham
gia Chương trình không thực hiện việc
đón khách.
Về thời gian áp dụng chính sách:
nhất trí tiếp thu đề nghị thời gian áp dụng
thí điểm chính sách trong vòng một năm
và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định.
nguYệt Cát
miễn thị thực cho khách du lịch và một số nước
Tỉnh Đắk Lắk tập trung các nguồn
lực, thực hiện nhiều giải pháp để bảo
tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền
thống của đồng bào các dân tộc thiểu
số trên địa bàn.
Tỉnh xây dựng chuyên mục bảo
tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng
bào dân tộc thiểu số trên đài phát thanh
địa phương; phát hành thông tin Đắk
Lắk bằng song ngữ Êđê - Việt, 500
cuốn sách Lời nói vần của đồng bào
Êđê và 500 cuốn sách ảnh về Nghi lễ
cưới truyền thống của đồng bào dân tộc
M’nông Gar. Tỉnh cấp phát miễn phí
680 cuốn Sử thi các dân tộc Tây
Nguyên cho các thôn, buôn đồng bào
dân tộc thiểu số, các xã.
Định kỳ hàng năm, Đắk Lắk tổ
chức liên hoan văn hóa cồng chiêng,
ngày hội văn hóa các dân tộc. Cùng với
đó, tỉnh triển khai thực hiện tốt Đề án
bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng
chiêng; đồng thời, tổ chức hàng ngàn
lớp truyền dạy đánh cồng chiêng thu
hút đông đảo thanh, thiếu niên đồng
bào dân tộc thiểu số tại chỗ đến học
diễn tấu cồng chiêng…
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
tăng thêm chuyên mục, thời lượng phát
thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc
Êđê, M’nông. Đặc biệt, tỉnh mở rộng và
nâng cao chất lượng dạy học bằng tiếng
dân tộc Êđê. Hiện tỉnh có 92 trường tiểu
học với 13.225 học sinh và 14 trường
Phổ thông dân tộc nội trú với 1.386 học
sinh theo học song ngữ Việt - Êđê.
Đắk Lắk còn thực hiện tốt các chế
độ cho học sinh dân tộc thiểu số. Tỉnh
đã đầu tư xây dựng 585 nhà văn hóa
cộng đồng và cấp các trang thiết bị,
phương tiện để các nhà văn hóa cộng
đồng ở các buôn làng của đồng bào dân
tộc thiểu số hoạt động hiệu quả. Việc
bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân
tộc đã góp phần tích cực trong bảo tồn
những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp
của dân tộc; xây dựng môi trường văn
hóa lành mạnh; đẩy lùi các hủ tục lạc
hậu, tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh, trât
tự trên địa bàn.
Q.HuY
Đắk Lắk: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số
10 số 1170 l 24.03.2016
Quản lý nhà nước
Bộ VHTTDL vừa có văn bản trình
Thủ tướng Chính phủ việc trình
UNESCO Hồ sơ quốc gia “Hát Xoan
Phú Thọ”.
Sau 4 năm Hát Xoan Phú Thọ được
ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa
phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, năm
2015, Việt Nam đã gửi Báo cáo quốc
gia về tình hình bảo tồn Hát Xoan Phú
Thọ theo quy định. Báo cáo đã được
Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003
của UNESCO đánh giá tốt tại kỳ họp
thứ 10 diễn ra tại Namibia vào tháng
11-12.2015. Theo đề nghị của Việt
Nam tại Báo cáo về việc chuyển Hát
Xoan Phú Thọ từ Danh sách di sản văn
hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp
sang Danh sách di sản văn hóa phi vật
thể đại diện của nhân loại, Ủy ban đã
ra Quyết định số 10.COM.19 ngày
04.12.2015 về việc Việt Nam có thể
xây dựng hồ sơ Hát Xoan Phú Thọ
đăng ký vào Danh sách di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại để Ủy
ban xem xét vào kỳ họp năm 2017.
Thực hiện Quyết định số 10.COM.19,
Bộ VHTTDL đã chỉ đạo UBND tỉnh
Phú Thọ xây dựng hồ sơ Hát Xoan Phú
Thọ, đảm bảo thể hiện đầy đủ giá trị
của di sản và chứng minh di sản không
còn trong tình trạng cần bảo vệ khẩn
cấp, đáp ứng các tiêu chí của UNESCO
đối với di sản đệ trình vào Danh sách
di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại. Hồ sơ đã được sửa chữa,
hoàn chỉnh theo ý kiến thẩm định và
kết luận của Hội đồng Di sản văn hóa
quốc gia. Bộ VHTTDL đề nghị Thủ
tướng Chính phủ xem xét, cho phép Bộ
trưởng Bộ VHTTDL thay mặt Chính
phủ ký Hồ sơ và phối hợp với Ủy ban
Quốc gia UNESCO Việt Nam làm các
thủ tục cần thiết để gửi Hồ sơ tới
UNESCO trước ngày 31.3.2016.
Hà PHương
BộVHTTDLđãchophépCôngtycổ
phầnThiếtkếvàĐàotạoPhươngNamtổ
chức cuộc thi “Hoa hậu Biển Việt Nam
2016”từnayđếnngày15.5.2016.Cụthể,
vòngSơtuyểntổchứctừngày02-04.4tại
Hà Nội và từ 08-10.4 tại TP. Hồ Chí
Minh.VòngBánkếttừ22-24.4tạiQuảng
Ninh.VòngChungkếtdiễnratừngày15-
25.5 tại Quảng Ninh.
Công ty cổ phần Thiết kế và Đào tạo
Phương Nam có trách nhiệm ban hành
Quyết định thành lập, Quy chế hoạt động
của Ban Tổ chức và Ban Giám khảo
cuộc thi. Trong thời hạn 03 ngày làm
việc tính từ ngày kết thúc vòng thi Bán
kết, gửi văn bản báo cáo Bộ VHTTDL
kết quả và toàn bộ bản sao hồ sơ của các
thí sinh vào vòng thi chung kết.
Công ty cổ phần Thiết kế và Đào tạo
PhươngNamcótráchnhiệmtổchứccuộc
thi theo đúng quy định tại Nghị định số
79/2012/NĐ-CPcủa Chính phủ quy định
về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu
hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca
múa nhạc, sân khấu; Thông tư số
03/2013/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng
Bộ VHTTDL quy định chi tiết thi hành
một số điều của Nghị định số
79/2012/NĐ-CP; Đề án tổ chức cuộc thi
đã trình Bộ VHTTDL; nội dung Quyết
địnhnàyvàcácquyđịnhcủaphápluậtcó
liênquan.Việcthayđổicácnộidungtrong
Đềántổchứccuộcthi,Đơnvịtổchứcbáo
cáo và được sự chấp thuận bằng văn bản
của Bộ VHTTDL. H.PHượng
Tổ chức cuộc thi“Hoa hậu Biển Việt Nam 2016”
Trình UNESCO Hồ sơ quốc gia Hát Xoan Phú Thọ
Ngày 16.3.2016, Bộ VHTTDL đã
ban hành Kế hoạch số 812/KH-
BVHTDLvề việc Xây dựng Đề án “Cơ
chế, chính sách đặc thù đầu tư cho văn
hóa các vùng miền núi, biên giới, hải
đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Theo đó, nhằm triển khai đúng tiến
độ nội dung Đề án “Cơ chế, chính sách
đặc thù đầu tư cho văn hóa các vùng
miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số” trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt theo chương trình
hành động của Chính phủ. BộVHTTDL
chỉ đạo xây dựng Đề án, đơn vị chủ trì:
VụVăn hóa dân tộc, các đơn vị tham gia
phối hợp: Các Bộ, ngành liên quan Ủy
ban dân tộc, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên
phòng, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
Việt Nam, Văn phòng Bộ, Vụ Pháp
chế… hoàn thành trong năm 2016.
Dự kiến Quý II, Bộ sẽ tiến hành
khảo sát, điều tra tại một số địa phương
thuộc vùng miền núi, biên giới, hải đảo,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Dự kiến
khảo sát tại 04 tỉnh đại diện cho 04 khu
vực Hà Giang (Đông Bắc), Điện Biên
(Tây Bắc), Khánh Hòa (Miền Trung),
Kiên Giang (Miền Nam); tổng hợp báo
cáo của các địa phương, phiếu điều tra;
Dự thảo Đề cương tổng quát, Đề cương
chi tiết; Họp Ban Soạn thảo, Tổ biên tập
góp ý và tổng hợp các ý kiến góp ý; đặt
viết chuyên đề xây dựng dự thảo Đề án.
Sau khi có ý kiến góp ý của các Bộ,
ngành Trung ương góp ý và tổng hợp
các ý kiến góp ý dự thảo Đề án, Quý IV
sẽ hoàn thiện Đề án trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
nguYệt Cát
Đầu tư phát triển văn hóa vùng biên giới, hải đảo,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số
11số 1170 l 24.03.2016
Sự kiện vấn đề
Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2016 sẽ diễn ra từ ngày 24
đến ngày 27.3 tại khu B, Công viên 23
tháng 9 (quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh). Ngày hội có 150 gian hàng của
các doanh nghiệp trong lĩnh vực du
lịch đến từ 39 tỉnh/thành phố trong cả
nước. Sự kiện là dịp các địa phương
và doanh nghiệp du lịch tiếp cận, giới
thiệu các sản phẩm, dịch vụ tới du
khách trong và ngoài nước, đặc biệt là
tiếp cận thị trường du lịch nội địa với
hơn 10 triệu dân của thành phố. Bên
cạnh đó, đây còn là sân chơi giúp các
doanh nghiệp kinh doanh về các sản
phẩm, dịch vụ du lịch xây dựng và
khẳng định thương hiệu của mình,
triển khai các chương trình kích cầu
du lịch nội địa trong dịp hè tới người
tiêu dùng thành phố.
Tham gia ngày hội, các doanh
nghiệp giới thiệu tới du khách nhiều
chương trình khuyến mãi hấp dẫn,
giảm giá từ 5-60% giá tour du lịch.
Ngoài các đơn vị lữ hành, các hãng
hàng không cũng tham gia chương
trình kích cầu du lịch bằng việc giảm
giá vé máy bay vào các khung giờ vàng
với nhiều mức giá hấp dẫn.
Hưởng ứng Năm du lịch quốc gia
Kiên Giang 2016, điểm nhấn của ngày
hội là chương trình “Sắc màu Phương
Nam” được tổ chức với những khu
gian hàng của các tỉnh, thành phố khu
vực Nam bộ, thể hiện đậm nét bản sắc
phương Nam với hình ảnh sông nước,
con người, cuộc sống của người dân
vùng đất Nam bộ. Cùng với đó, hàng
loạt các chương trình biểu diễn các loại
hình nghệ thuật đặc sắc của vùng đất
phương Nam như dân ca Nam bộ, đờn
ca tài tử sẽ được tổ chức phục vụ du
khách vào các buổi tối trong suốt thời
gian diễn ra ngày hội.
Trong khuôn khổ ngày hội còn
diễn ra Liên hoan giọng hát vàng
ngành du lịch; vinh danh thương hiệu
du lịch hàng đầu thành phố; hội thi
gian hàng đẹp; triển lãm và thi ấn
phẩm ấn tượng…
L.KHánH
Ngày 17.3 tại thành phố Huế đã
diễn ra Hội thảo áp dụng VTOS 2013
và tăng cường hợp tác giữa cơ sở đào
tạo và doanh nghiệp trong đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực du lịch. Hội
thảo do Dự án EU phối hợp với UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức. Hơn 100
đại biểu đến từ các Sở VHTTDL, Hiệp
hội Du lịch của ba địa phương là Thừa
Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam; các
cơ sở đào tạo nghề du lịch và hơn 30
doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh
tham dự hội thảo.
Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam
VTOS phiên bản mới (2013) đã chính
thức được Tổng cục Du lịch phê duyệt
để triển khai các hoạt động đào tạo
trong khuôn khổ Dự án EU. Tiêu chuẩn
này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp lưu trú
du lịch, du lịch và lữ hành để đưa ra
tiêu chuẩn quy định cách thực hiện
công việc của nhân viên; đào tạo cho
nhân viên những kỹ năng then chốt và
thực hiện các chức năng công việc;
ngoài ra, tiêu chuẩn VTOS có thể được
sử dụng để đánh giá mức độ hoàn
thành công việc của nhân viên...
Tại hội thảo, các chuyên gia của Dự
án EU giới thiệu về cách thức áp dụng,
phương pháp đào tạo của chương trình
phát triển năng lực du lịch có trách
nhiệm với môi trường và xã hội (gọi tắt
là Dự án EU) trong việc hỗ trợ ngành
du lịch Việt Nam hoàn thành bộ tiêu
chuẩn nghề du lịch VTOS 2013, qua đó
góp phần thúc đẩy chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đáp
ứng với nhu cầu và xu thế hội nhập
hiện nay. Đại biểu các địa phương
trong vùng còn tham gia thảo luận về
vấn đề hợp tác giữa các trường và
doanh nghiệp trong đào tạo nghề du
lịch và nhu cầu đào tạo phát triển
nguồn nhân lực du lịch tại khu vực
duyên hải miền Trung.
Ông Phan Tiến Dũng - Giám đốc
Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế cho
biết, với tiềm năng thế mạnh về phát
triển du lịch, những năm qua du lịch
Thừa Thiên Huế được quan tâm đầu tư
phát triển, tốc độ tăng trưởng về lượt
khách bình quân tăng khoảng 15%,
doanh thu tăng 30%. Số lao động
ngành du lịch toàn tỉnh có khoảng
35.000 người; tuy vậy, chất lượng đội
ngũ lao động trong ngành du lịch vẫn
chưa đồng đều.
Theo khảo sát, đánh giá ban đầu,
chất lượng nguồn nhân lực ở đây chưa
đạt yêu cầu cả về phía cơ quan nhà
nước và doanh nghiệp làm du lịch. Hầu
hết các doanh nghiệp sau tuyển dụng
phải đào tạo lại và đào tạo mới chiếm
50%, đặc biệt là marketing và buồng
phòng. Dịch vụ lưu trú thu hút nhiều
lao động nhất nhưng phần lớn lao động
không được đào tạo, chuyên môn
nghiệp vụ thấp; chất lượng đào tạo
nghề vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của thị
trường do thiếu kinh nghiệm thực tế,
còn nhiều lao động thiếu kỹ thuật tay
nghề cao, yếu về ngoại ngữ, kỹ năng
tiếp thị…
Những yếu tố vừa nêu trên, không
riêng gì Thừa Thiên Huế mà các địa
phương trong vùng duyên hải miền
Trung cần khắc phục và rất cần sự tăng
cường hợp tác giữa cơ sở đào tạo và
doanh nghiệp trong xây dựng nguồn
nhân lực cho ngành du lịch hiện nay...
Hồ tHAnH
Tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực du lịch
Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí minh
12 số 1170 l 24.03.2016
Sự kiện vấn đề
Trong 2 ngày 20-21.3, tại trung tâm
huyện vùng cao Võ Nhai (tỉnh Thái
Nguyên), Lễ hội “Võ Nhai nơi cội
nguồn” đã được tổ chức nhân kỷ niệm
71 năm Ngày thành lập chính quyền
cách mạng huyện (21.3.1945-
21.3.2016). Đây là lễ hội văn hóa quy
mô lớn, một hoạt động có ý nghĩa
nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống của nhân dân các dân
tộc trên địa bàn, đồng thời ôn lại truyền
thống vẻ vang, hào hùng của quê
hương, góp phần thúc đẩy tiềm năng
du lịch của huyện cũng như của tỉnh
Thái Nguyên.
Lễ hội mở đầu bằng chương trình
nghệ thuật đặc sắc tái hiện lịch sử về
một miền quê Võ Nhai anh hùng trong
chiến đấu chống giặc ngoại xâm, kiên
cường, bất khuất trước kẻ thù để bảo
vệ quê hương, đất nước và một vùng
đất Võ Nhai mới đang chuyển mình,
cùng với nhân dân trong tỉnh xây dựng
quê hương Thái Nguyên ngày càng
giàu đẹp. Năm nay là năm thứ tư lễ hội
được tổ chức với nhiều hoạt động sôi
nổi, hấp dẫn như: Thi đấu các môn thể
thao truyền thống (chọi gà, chạy cà
kheo, kéo co, bắn nỏ); thi múa khèn
của đồng bào dân tộc H’Mông; giao
lưu văn nghệ... Lễ hội còn thu hút du
khách đến với phiên chợ vùng cao với
đầy đủ các sản vật, các món ăn đặc
trưng của chính bà con các dân tộc chế
biến và bày bán tại chợ. Điểm nhấn của
Lễ hội năm nay chính là màn múa nhảy
lửa của các nghệ nhân dân tộc Pà Thẻn
đến từ tỉnh Hà Giang.
Võ Nhai là huyện vùng cao duy
nhất của tỉnh Thái Nguyên, nơi có
nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh
thắng như: Di chỉ khảo cổ Mái Đá
Ngườm (thuộc xã Thần Sa) - nơi cư
trú của người nguyên thủy và là nơi
phát hiện các di vật đá đặc trưng của
các nền văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình,
Sơn Vi có niên đại hàng chục nghìn
năm; di tích lịch sử rừng Khuôn
Mánh - nơi thành lập Trung đội Cứu
quốc quân II (xã Tràng Xá) - một
trong những đơn vị tiền thân của
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
và là nơi Bác Hồ từng sống và làm
việc; danh thắng hang Phượng
Hoàng, suối Mỏ Gà (xã Phú
Thượng)... Việc tổ chức Lễ hội “Võ
Nhai nơi cội nguồn” không chỉ mang
ý nghĩa quảng bá tiềm năng du lịch
của địa phương, mà còn góp phần
từng bước thực hiện có hiệu quả đề án
“Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
các dân tộc huyện Võ Nhai”.
MinH HạnH
Thủ tướng Chính phủ vừa phê
duyệt Quy hoạch xây dựng vùng chiến
khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái
Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn đến
năm 2030.
Theo đó, vùng chiến khu cách
mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên -
Tuyên Quang - Bắc Kạn có quy mô
diện tích khoảng 5.692km2, bao gồm
các huyện: Định Hóa, Đại Từ và Phú
Lương của tỉnh Thái Nguyên; các
huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm
Hóa và thành phố Tuyên Quang của
tỉnh Tuyên Quang; huyện Chợ Đồn của
tỉnh Bắc Kạn.
Vùng chiến khu cách mạng ATK
liên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang
- Bắc Kạn được phân ra thành 4 tiểu
vùng; Tiểu vùng trọng tâm ATK; tiểu
vùng phía Bắc; tiểu vùng phía Nam;
tiểu vùng thành phố Tuyên Quang.
Về định hướng phát triển hệ thống
đô thị, theo quy hoạch, thành phố
Tuyên Quang là trung tâm thương mại
dịch vụ du lịch, lưu trú cấp Vùng. Các
thị trấn: Chợ Chu, Đu, Hùng Sơn, Vĩnh
Lộc, Sơn Dương là trung tâm đô thị
cấp khu vực trong vùng ATK với chức
năng hỗ trợ về dịch vụ du lịch, đầu mối
về quảng bá, đào tạo, sản xuất nông
lâm nghiệp phục vụ cho phát triển du
lịch và bảo tồn. Thị trấn Chợ Chu là đô
thị du lịch. Các đô thị còn lại trong
vùng là trung tâm dịch vụ theo các cụm
được gắn kết cùng các cụm điểm di
tích nhằm hỗ trợ về hạ tầng và dịch vụ.
Về định hướng phát triển du lịch,
văn hóa vùng chiến khu cách mạng
ATK liên tỉnh, theo quy hoạch, sẽ phát
triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm
với các loại hình du lịch chủ yếu: Văn
hóa tín ngưỡng, giáo dục truyền thống
cách mạng, du lịch nghiên cứu, du lịch
tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh
thái... Bên cạnh đó, phát triển các sản
phẩm du lịch phù hợp với các loại hình
du lịch và tính chất của Vùng, phát huy
được tiềm năng lợi thế của Vùng, ưu
tiên phát triển các sản phẩm địa phương
như làng nghề truyền thống, sản vật địa
phương có thương hiệu, lễ hội, thơ ca...
Đồng thời, bảo tồn tôn tạo các di tích
lịch sử, văn hóa tiêu biểu gắn với phục
vụ giáo dục truyền thống cách mạng và
phát triển du lịch. Duy trì và xây dựng
không gian công cộng trong thôn bản
dành cho hoạt động văn hóa cộng đồng
và các lễ hội đặc trưng: Lễ hội Lồng
Tồng, lễ hội Trà, Hát Then...
Đẩy mạnh liên kết du lịch vùng
ATK với các khu du lịch quốc gia
thuộc các tỉnh lân cận như: Đền Hùng
-ATK (Trung Sơn, Tân Trào) - Pác Bó;
Hồ núi Cốc - ATK (Phú Đình, Chợ
Chu) - Hồ Ba Bể; Tam Đảo -ATK (Tân
Trào, Kim Bình) - Na Hang;ATK (Chợ
Chu, Phú Đình, Tân Trào, Tuyên
Quang) - Thác Bà.
ĐứC Kiên
Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng aTK liên tỉnh
Khai mạc Lễ hội“Võ Nhai nơi cội nguồn”
13số 1170 l 24.03.2016
Sự kiện vấn đề
Đó là quyết tâm của tỉnh Quảng
Bình đến năm 2020 được nêu ra tại Hội
nghị gặp gỡ các chủ doanh nghiệp kinh
doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, diễn ra
ngày 20.3.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình -
Nguyễn Hữu Hoài cho rằng, quyết tâm
trên là có cơ sở bởi chỉ khoảng 5 năm
qua, địa phương đã bứt phá và vươn lên
mạnh mẽ, tạo được thương hiệu là điểm
đến du lịch trong nước và quốc tế. Gần
đây, các hãng thông tin truyền thông, các
nhà làm phim, các doanh nghiệp trong
và ngoài nước liên tục đến với tỉnh để
tìm kiếm cơ hội đầu tư, phát triển.Trong
đó, sự kiện hãng phimABC đến từ nước
Mỹ, hãng phim NHK đến từ Nhật, hay
các nhà làm phim Kong: Skull Island
đến từ Holywood là một ví dụ.
Có thể nói, bên cạnh thế mạnh Di sản
thiên thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ
Bàng với hệ thống hang động quyến rũ,
đặc sắc, có hệ sinh thái đa dạng vào bậc
nhất, là trái tim, là trục xoay để phát triển
du lịch thì tỉnh còn có bờ biển đẹp và dài;
Quảng Bình cũng có nhiều thắng cảnh,
có nhiều điểm du lịch lịch sử, du lịch tâm
linh, du lịch sinh thái ít nơi nào có được.
Với những thế mạnh được nêu ở
trên, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình
cho rằng, để ước mơ sớm trở thành hiện
thực, quan trọng nhất vào thời điểm này
cần “sự quyết tâm, cách làm đúng và sự
đồng thuận cao” của cả hệ thống chính
trị, doanh nghiệp và người dân ở tỉnh.
Muốn được như vậy, việc làm du lịch
phải có “nghề”. Đầu tiên là phải tạo được
chữ “Tín” với du khách, đó có thể là việc
làm từ rất nhỏ, đến rất lớn như niêm yết
giá, nâng cao chất lượng phục vụ, không
để xảy ra việc “chém chặt”, làm khó đối
với du khách; không để xảy ra tỉnh trạng
chèo kéo du khách; Cung cấp thông tin
phải đầy đủ, đảm bảo cho du khách; vấn
đề an toàn thực phẩm, an ninh trật tự
phải được thực hiện tốt, không để xảy ra
vụ việc đáng tiếc nào…
Cũng tại hội nghị, nhiều doanh
nghiệp đã tranh thủ đóng góp nhiều ý
kiến có giá trị cho việc thúc đẩy phát
triển du lịch tại tỉnh Quảng Bình như:
cần đầu tư kết cấu hạ tầng tốt hơn để
phục vụ phát triển du lịch, nhất là hệ
thống điện, đường, trạm phát sóng; vào
mùa đông thường ít khách nên tỉnh cần
có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động
du lịch như giảm giá tour, giảm giá các
điểm du lịch; cần đầu tư thêm các loại
hình du lịch mới phục vụ du khách vào
mùa đông.
Bà Võ Thị Phương Anh - Giám đốc
Công ty TNHH MTV Du lịch Trường
Thịnh cho rằng:Tốc độ phát triển du lịch
ở tỉnh trong những năm gần đây có bước
tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng
phục vụ du lịch vẫn chưa theo kịp.
Quảng Bình cần có cơ chế ưu tiên trong
đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ du
lịch.Tỉnh cũng cần có chiến lược tốt hơn
trong việc quảng bá, kêu gọi đầu tư trong
lĩnh vực phát triển du lịch…
Ông Lê Đức Hạnh, doanh nghiệp
kinh doanh nhà hàng ăn uống ở bãi biển
Nhật Lệ 2 có ý kiến, trong những năm
qua, Quảng Bình đã ngăn chặn khá tốt
tình trạng chèo kéo du khách, vì vậy, đề
nghị tỉnh đẩy mạnh hơn nữa để giải
quyết triệt để tình trạng này. Đối với bãi
biển Nhật Lệ, là 1 trong 10 bãi biển đẹp
nhất Việt Nam, tỉnh nên có hướng phát
triển hệ thống nhà hàng, khách sạn xứng
tầm, đáp ứng nhu cầu của du khách trong
và ngoài nước khi đến đây…
Tiếp thu các ý kiến, Chủ tịch UBND
tỉnh Quảng Bình - Nguyễn Hữu Hoài
khẳng định sẽ cố gắng giải quyết tốt mọi
thắc mắc của các doanh nghiệp sao cho
phục vụ tốt nhất mục đích đẩy mạnh
phát triển du lịch. Trước mắt, ông đã chỉ
đạo các Sở, ban, ngành chức năng, chính
quyền địa phương xử lý nghiêm tình
trạng chèo kéo, tăng giá, “chặt chém” du
khách nếu có. Với các trường hợp vi
phạm, tỉnh có thể xem xét thu hồi giấy
phép để giữ nghiêm kỷ cương, làm
gương cho người khác…
Với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà
hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí
phục vụ du lịch, tỉnh Quảng Bình sẽ tiếp
tục có chính sách hỗ trợ thích đáng để
kích thích các doanh nghiệp đầu tư, phát
triển. Để từng bước hoàn thiện hơn nữa
hệ thống điện, đường, trạm phát sóng
điện thoại, Quảng Bình cũng tích cực rà
soát để đầu tư kịp thời cho những nơi
đang xuống cấp, cần tôn tạo, sửa chữa
trong khoảng từ nay đến cuối tháng 5
này… Quảng Bình cũng đang đẩy mạnh
việc mở rộng sân bay; kết nối thêm
nhiều tuyến mới để phục vụ cho nhu cầu
giao thông đi lại trong phát triển du lịch.
Trong đó, hiện nay, đã có tuyến bay
Quảng Bình-Hà Nội; Hà Nội-Quảng
Bình; TP. Hồ Chí Minh-Quảng Bình;
Quảng Bình-TP. Hồ Chí Minh, sắp tới
tỉnh sẽ phát triển thêm tuyến bay Quảng
Bình với Đài Bắc và ngược lại.
Trong 5 năm trở lại đây, Quảng Bình
đã có bước vươn lên mạnh mẽ trong phát
triển du lịch. Năm 2015, tỉnh đã đón gần
3 triệu lượt khách, trong đó có trên
65.000 lượt khách quốc tế. Doanh thu du
lịch toàn tỉnh ước đạt trên 3.300 tỷ đồng.
Hiện, Quảng Bình có 280 cơ sở lưu trú
với hơn 4.377 buồng, 8.178 giường.
Trong đó, có 1 khách sạn 5 sao, 2 khách
sạn tiêu chuẩn 4 sao, 3 khách sạn tiêu
chuẩn 3 sao.
Để phát triển du lịch, Quảng Bình
đangđẩymạnh“đóngió”đầutư.Tỉnhđã
tổ chức nhiều cuộc xúc tiến đầu tư trong
và người nước. Các nhà đầu tư đến từ
Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan (Trung
Quốc)…cũngđãtổchứcnhiềuđoànđến
khảo sát và gặp gỡ lãnh đạo tỉnh. Ở trong
nước, Tập đoàn FLC, Vingroup, Tập
đoànTrườngThịnh hiện đang đẩy nhanh
tiến độ đầu tư dự án sân gold, khu du lịch
nghỉdưỡng,thểthaocaocấpvớitổnggiá
trị lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.
MạnH Cường
Quảng Bình sẽ trở thành trung tâm du lịch Đông Nam Á
14 số 1170 l 24.03.2016
Sự kiện vấn đề
Sau 6 Sau nhiều ngày thi đấu
sôi nổi, tối 19.3 Giải vô địch Cúp
các Câu lạc bộ Kick-Boxing toàn
quốc năm 2016 đã kết thúc tại Nhà
thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Đắk
Lắk. Giải Nhất nội dung Nam
thuộc về đoàn Bình Dương; giải
Nhì đoàn Hà Nội; giải Ba đoàn Đắk
Lắk. Về nội dung Nữ, giải Nhất
thuộc về đoàn An Giang; giải Nhì
đoàn Nghệ An; giải Ba đoàn Thái
Nguyên.
Giải vô địch Cúp các Câu lạc bộ
Kick-Boxing năm 2016 do Tổng
cục Thể dục thể thao phối hợp với
Sở VHTTDL Đắk Lắk tổ chức.
Tham dự giải có 209 vận động viên
đến từ 23 câu lạc bộ đến từ các
tỉnh/thành, ngành trong toàn quốc.
Các vận động viên tranh tài ở 28
nội dung thi đấu, trong đó có 16
hạng cân nam từ 45-91kg và 12
hạng cân nữ từ 46-75kg.
Theo đánh giá của Ban Tổ chức,
các đội tham gia giải năm nay đã có
sự chuẩn bị kỹ lưỡng về lực lượng
cũng như chất lượng chuyên môn.
Đây là giải nằm trong hệ thống thi
đấu quốc gia hàng năm nhằm đánh
giá phong trào tập luyện môn Kick-
Boxing ở các địa phương. Qua giải
đấu, Ban tổ chức tuyển chọn những
vận động viên xuất sắc nhất bổ sung
vào đội tuyển quốc gia tham dự các
giải đấu trong nước và khu vực.
M. Cường
Tại Olympic 2016, môn Vật sẽ có
18 bộ huy chương, chia đều ở 3 nhóm
Tự do nam, Cổ điển nam và Tự do nữ.
Mỗi nội dung sẽ chỉ có từ 18 đến 19
vận động viên (VĐV) thi đấu với các
suất đến từ Giải vô địch thế giới, vòng
tuyển chọn châu lục và 2 vòng tuyển
chọn thế giới.
Tin vui liên tiếp bay về từ
Kazakhstan ở vòng loại Olympic khu
vực Châu Á của môn Vật. Vốn là vòng
tuyển chọn cuối của châu lục để biết
các suất thi đấu chính thức tại Brazil
trong tháng 8 tới. Việt Nam tham gia
giải đấu với 5 đô vật là Phạm Thị Loan
(hạng cân 58kg), Nguyễn Thị Lụa
(53kg), Vũ Thị Hằng (48kg) và Cán
Tất Dự (74kg tự do nam), Nguyễn
Xuân Định (56kg tự do). Hy vọng là rất
lớn, khi các quốc gia mạnh như Mông
Cổ, Trung Quốc, Iran đều đã có VĐV
góp mặt ở Olympic thông qua giải vô
địch thế giới năm 2015.
Cuối cùng, Nguyễn Thị Lụa, HCB
ASIAD Incheon 2014, đã không phụ
lòng người hâm mộ khi xuất sắc chiến
thắng 14-4 trước Chiu Hsin Ju (Đài
Bắc Trung Quốc) và thắng knock-out
Zukhra Mustanova (Uzbekistan) để có
mặt tại trận chung kết gặp
Erdenechimegiin Sumiyaa. Tuy thua
đô vật người Mông Cổ 2-8, nhưng Lụa
trở thành VĐV thứ 7 của Việt Nam ghi
tên đến Rio de Janeiro.
Niềm vui tiếp tục được nhân đôi khi
2 ngày sau đó, Vũ Thị Hằng vinh dự
trở thành VĐV thứ 9 giành suất đi
Olympic, khi liên tiếp giành chiến
thắng bất ngờ trước Lee Yu Mi (Hàn
Quốc) và So Sim Hyang (Triều Tiên)
với các tỷ số 10-3 và 3-2 để chính thức
đoạt vé đi Olympic.
Đáng chú ý là vận động viên
Nguyễn Thành Ngưng. Thành tích 1
giờ 23 phút 29 giây - vượt chuẩn 31
giây tại Giải điền kinh Châu Á, cũng là
quãng thời gian đi bộ ngắn nhất mà
Ngưng đạt được. Đây còn là tiến bộ
vượt bậc của Hưng so với SEA Games
28 với 1 giờ 52 phút 12 giây, hơn cả
nhà vô địch Hendro Hendro
(Indonesia) - 1 giờ 34 phút 23 giây.
H.Yến
Thêm3vậnđộngviênViệtNam… (Tiếp theo trang 1)
Kết thúc giải vô địch Cúp các CLB Kick-Boxing toàn quốc
Tại giải bơi vô địch quốc gia hồ
ngắn (25m) đang diễn ra tại Thừa
Thiên Huế, kình ngư Nguyễn Diệp
Phương Trâm đã giành 13 HCV, phá
6 kỷ lục quốc gia (trong đó có 3 nội
dung tiếp sức). Tiếp nối thành công
của hai ngày thi đấu trước đó, Phương
Trâm đã giành HCV và phá sâu kỷ lục
ở nội dung 400m tự do với thành tích
4 phút 14 giây 72, vượt qua thành tích
4 phút 19 giây 26 của Lê Thị Mỹ
Thảo lập vào tháng 3.2013.
Đến nội dung 4x100m tiếp sức tự
do nữ, Phương Trâm cùng 3 đồng đội
Trần Tâm Nguyện, Vũ Thị Phương
Anh và Nguyễn Ngọc Bích đã mang
về HCV cho đoàn TP. Hồ Chí Minh
với thời gian 3 phút 53 giây 65.
Thành tích này cũng đồng thời phá kỷ
lục của đoàn TP. Hồ Chí Minh tạo ra
vào tháng 3.2014 (3 phút 58 giây 19).
Cũng trong ngày 21.3, Phương Trâm
còn giành HCV ở nội dung 50m bơi
ngửa (29 giây 27) và 200m cá nhân
hỗn hợp (2 phút 17 giây 56). Ở nội
dung sau, thành tích của Phương
Trâm vẫn còn kém kỷ lục của Nguyễn
Thị Ánh Viên đến hơn 7 giây.
Sau 3 ngày thi đấu, đoàn TP. Hồ
Chí Minh dẫn đầu với 19 HCV, 5
HCB và 7 HCĐ. Xếp sau là đoàn Đà
Nẵng với 4 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ.
M.KHôi
Phương Trâm đoạt 13 HCV, phá 6 kỷ lục bơi quốc gia
15số 1170 l 24.03.2016
Sự kiện vấn đề
Ngày 20.3, tại Khu di tích quốc gia
Tây Thiên, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh
Phúc, Tổng cục Thể dục thể thao phối
hợp với Sở VHTTDL Vĩnh Phúc tổ
chức khai mạc Giải vô địch vật dân tộc
toàn quốc lần thứ XX. Tham dự giải có
gần 100 vận động viên đến từ 8 đoàn
của các tỉnh/thành, ngành: Nghệ An,
Thái Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc,
Đồng Nai, Thừa Thiên Huế, Bộ Công
an, Hiệp hội Vật dân tộc Kinh Bắc. Các
đô vật sẽ tham gia thể thức thi đấu loại
trực tiếp với 94 trận đấu, mỗi trận 3
hiệp, mỗi hiệp 5 phút; tranh tài huy
chương ở 11 hạng cân khác nhau từ
48kg đến 85kg.
Giải vô địch vật dân tộc toàn quốc
là một nét đẹp văn hóa nhằm phát huy
truyền thống thượng võ của dân tộc,
qua đó giới thiệu và quảng bá các kỹ
thuật của môn vật cổ truyền đến đông
đảo người dân. Tại lễ khai mạc, Ủy ban
Olympic Việt Nam đã trao tặng Bằng
khen cho 6 tập thể và 15 cá nhân có
thành tích trong phong trào thể thao
Olympic Việt Nam.
Vũ MinH
* Ngày 19.3, tại Quảng trường Lam
Sơn (thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh
HóađãphátđộngNgàychạyOlympicvì
sứckhỏetoàndân,đồngthờitổchứcGiải
chạy tập thể, việt dã thành phố Thanh
Hóa năm 2016. Tham dự lễ có đại diện
lãnhđạotỉnh,cácSở,ban,ngànhcủatỉnh
Thanh Hóa,Tổng cụcThể dục thể thao...
Đặc biệt, Ngày chạy Olympic vì sức
khỏe toàn dân có sự tham gia của hơn
6.000 người thuộc hơn 100 đoàn, đến từ
các phường, xã, cơ quan, đơn vị, trường
học, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
Saulễphátđộng,lãnhđạotỉnhThanh
Hóa, và hơn 6.000 người đã tham gia
hưởng ứng ngày chạy Olympic vì sức
khỏe toàn dân. Tiếp đến là các phần thi
sôi nổi như chạy tập thể dành cho khối
người cao tuổi, khối trường học thành
phố Thanh Hóa. Mặc dù thời tiết không
thuận lợi, trời mưa phùn, đường khá trơn
nhưng các phần thi chạy tập thể đã diễn
ra sôi nổi, khí thế với sự tham gia của
đông đảo người cao tuổi, các em học
sinh.Sauđó,phầnchạyviệtdãthànhphố
Thanh Hóa năm 2016 đã diễn ra với sự
tham gia của hơn 300 vận động viên,
tranh tài ở 2 nội dung 3.000m nữ và
5.000m nam. Ban tổ chức đã trao phần
thưởngchocáctậpthể,cánhângiànhthứ
hạng cao tại các phần thi, nội dung thi
đấu của giải.
* Sáng 20.3, tại Quảng trường Hồ
Chí Minh (TP. Vinh), UBND tỉnh Nghệ
An đã tổ chức Lễ phát động “Ngày chạy
Olympic vì sức khỏe toàn dân” và Khai
mạc giảiViệt dã Sacombank vì sức khỏe
cộng đồng lần thứ 8, với sự tham gia của
hơn 400 vận động viên, tổ chức. Đây là
một trong những hoạt động nhằm hưởng
ứng ngày chạy Olympic và chào mừng
Ngày Thể thao Việt Nam (27.3.1946-
27.3.2016).
Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn
dân năm 2016 đã thu hút được sự hưởng
ứng tham gia của lãnh đạo Tỉnh ủy,
UBND tỉnh Nghệ An; lãnh đạo các Sở,
ban, ngành; các tổ chức chính trị xã hội,
các em học sinh, sinh viên và trên 1.000
cán bộ, quần chúng nhân dân. Giải chạy
Olympic vì sức khỏe toàn dân với cự ly
1.000m xuất phát từ đèn đỏ giao nhau
giữa đườngAn Dương Vương và đường
TrườngThi đến cổng Công viên Nguyễn
Tất Thành (TP. Vinh). Đây là hoạt động
nhằm đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa
chất lượng cuộc vận động “Toàn dân rèn
luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ
đại”, xây dựng Ngày chạy Olympic
thành một hoạt động thể thao truyền
thống hàng năm...
ĐứC MinH
Hưởng ứng Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân 2016
Ngày 19.3, tại Di tích thắng cảnh
quốc gia núi Đá Bia (xã Hòa Xuân
Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên)
đã diễn ra Hội thi leo núi Đá Bia, năm
2016. Hơn 150 vận động viên thuộc 17
đoàn đến từ 9 huyện thị xã, thành phố
trong tỉnh; các lực lượng vũ trang thuộc
tỉnh Phú Yên; Trung đoàn Không quân
910 (Quân chủng Phòng không -
Không quân)… tham gia hội thi.
Hội thi do Sở VHTTDL Phú Yên
phối hợp với Tỉnh Đoàn Phú Yên tổ
chức. Đây là một trong những hoạt
động hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày
Thể thao Việt Nam (27.3.1946-
27.3.2016); kỷ niệm 85 năm Ngày
thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh (26.3.1931-26.3.2016) và
kỷ niệm 41 năm Ngày giải phóng tỉnh
Phú Yên (01.4.1975-01.4.2016).
Trải qua cuộc chinh phục độ cao
hơn 700m so với mặt nước biển và
đoạn đường hơn 2.000m, vận động
viên Nguyễn Văn Vui (huyện Đông
Hòa) là người về đích đầu tiên. Ở nội
dung của nữ, vận động viên Nguyễn
Hồng Sương (Trường Đại học Phú
Yên) là người về đích đầu tiên.
Ông Nguyễn Ngọc Khuê - Trưởng
phòng Nghiệp vụ Thể dục thể thao (Sở
VHTTDL tỉnh Phú Yên) cho biết: Sau
4 năm bị gián đoạn (từ năm 2012) đến
nay Hội thi leo núi Đá Bia của tỉnh Phú
Yên được tổ chức lại. Ban tổ chức sẽ
cố gắng mở rộng đối tượng tham gia và
duy trì hoạt động này hàng năm để tạo
sân chơi cho các vận động viên chuyên
nghiệp cũng như phong trào thể thao
quần chúng. nAM AnH
Khai mạc giải vô địch vật dân tộc toàn quốc lần thứ XX
Hơn 150 vận động viên chinh phục đỉnh núi Đá Bia
16 số 1170 l 24.03.2016
Sự kiện vấn đề
Ngày 20.3, tại thành phố Bắc Giang,
Báo Bắc Giang phối hợp với Tỉnh đoàn
Thanh niên, Sở VHTTDL, Sở Giáo dục
và Đào tạo Bắc Giang tổ chức Giải Việt
dã Báo Bắc Giang lần thứ 35 - Cúp Đạm
Hà Bắc năm 2016.
Tham dự giải có gần 2.000 vận động
viên đến từ 48 đoàn là các huyện, thành
phố, đơn vị lực lượng vũ trang, trường
học, câu lạc bộ dưỡng sinh cùng đông
đảo người hâm mộ thể thao trong tỉnh.
Giải năm nay gồm các nội dung: Chạy
tập thể; chạy việt dã. Theo đánh giá của
Ban tổ chức, do có nhiều đổi mới trong
công tác tổ chức và đường chạy, các
đoàn có sự chuẩn bị chu đáo nên chất
lượng giải đã được nâng cao hơn.
Sau những màn tranh đua quyết liệt,
ở nội dung chạy tập thể, các đơn vị Bộ
Chỉ huy Quân sự tỉnh; trường THPT
Ngô Sĩ Liên,THCS Ngô Sĩ Liên,THCS
Nguyễn Khắc Nhu và câu lạc bộ dưỡng
sinh phường Thọ Xương lần lượt giành
giải nhất chạy tập thể ở các khối. Ở nội
dung chạy việt dã, 4 vận động viên:
Nguyễn Thị Nguyệt (Lạng Giang),
Nguyễn Văn Toản (Tân Yên), Lê Thị
Hai (Lạng Giang) và Hoàng Minh Quân
(TânYên) lần lượt giành giải nhất ở các
nội dung nữ trẻ, nam trẻ, nữ vô địch và
nam vô địch.
Kết quả, Ban tổ chức đã trao Cúp, cờ
vô địch cho đoàn vận động viên huyện
Lạng Giang. Ngoài ra, Ban tổ chức trao
tổng số 5 bộ giải thưởng ở nội dung
chạy tập thể; 14 bộ giải tập thể, cá nhân
nội dung chạy việt dã và giải cho các
huấn luyện viên xuất sắc nhất khối
phòng giáo dục - đào tạo và khối huyện,
thành phố.Trao giải thưởng phụ cho các
vận động viên cao tuổi: Cụ Nguyễn
Xuân Khúc (sinh năm 1932), phường
Xương Giang và cụ Thân Thị Phượng,
sinh năm 1943, phường Thọ Xương
(thành phố Bắc Giang).
Giải Việt dã Báo Bắc Giang - Cúp
Đạm Hà Bắc 2016 là giải đấu thường
niên nằm trong hệ thống thi đấu cấp tỉnh,
đồng thời cũng là hoạt động chào mừng
kỷ niệm 85 năm Ngày Thành lập Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh (26.3), 70 năm
ngày Thể thao Việt Nam (27.3), 54 năm
ngày Báo Bắc Giang ra số đầu (1962-
2016) và hưởng ứng Ngày chạy
Olympic vì sức khỏe toàn dân. Qua 34
năm tổ chức, giải góp phần phát triển sâu
rộng phong trào thể dục thể thao quần
chúng, thực hiện có hiệu quả cuộc vận
động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo
gương Bác Hồ vĩ đại”. t.Hùng
giải Việt dã Báo Bắc giang lần thứ 35
Sáng ngày 17.3, Thứ trưởng Bộ
VHTTDL Lê Khánh Hải đã có buổi
làm việc với Tổng cục Thể dục thể
thao xung về tiến độ triển khai các
công việc liên quan đến việc tổ chức
Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn
dân năm 2016.
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Phạm
ĐôngAnh - Phó Vụ trưởng Vụ thể thao
quần chúng cho biết Bộ đã ban hành
Công văn số 224/BVHTTDL-TCTDTT
ngày 22.01.2016 gửi Bộ Giáo dục và
Đào tạo, đề nghị chỉ đạo các trường Đại
học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên
nghiệp phối hợp với Sở VHTTDL, Sở
Văn hóa và Thể thao các địa phương tổ
chức cho học sinh, sinh viên tham gia
chạy hưởng ứng Ngày Olympic, Bộ
cũng có Công văn số 261/BVHTTDL-
TCTDTT ngày 26.01.2016 gửi các Sở
VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao các
tỉnh/thành, các cơ sở đào tạo và các Báo,
tạp chí thuộc Bộ VHTTDL đẩy mạnh
tuyên truyền, vận động các đối tượng
quần chúng, các học sinh, sinh viên
tham gia hưởng ứng ngày chạy.
Vụ thể thao quần chúng là đơn vị
trực tiếp theo dõi, đôn đốc 63
tỉnh/thành và các Bộ, Ngành triển khai
Ngày chạy với 5 nội dung chính, trong
đó tập trung vào việc tổ chức chạy trên
tất cả các xã, phường, thị trấn trên cả
nước, vận động các cơ quan đoàn thể,
trường học, các đơn vị quân đội, công
an, các doanh nghiệp cùng tham gia tổ
chức và hưởng ứng Ngày chạy; Phấn
đấu số lượng người tham gia trên cả
nước đạt 7 triệu người…
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền,
vận động tài trợ được giao cho Trung
tâmThông tinThể dục thể thao, BáoThể
thao Việt Nam, Tạp chí Thể thao triển
khai công tác tuyên truyền; Văn phòng
Tổng cục Thể dục thể thao, Báo Thể
thao Việt Nam, Văn phòng Ủy ban
OlympicViệt Nam liên hệ tìm nhà tài trợ
áo, mũ cho Ngày chạy tại các tỉnh/thành.
Để đảm bảo tổ chức thành công
Ngày chạy, trong thời gian tới, Tổng
cục Thể dục thể thao sẽ tập trung vào 7
nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó tập trung
đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin
đại chúng; Phối hợp chặt chẽ với các
Sở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao
các địa phương chuẩn bị tốt về mọi mặt
để đảm bảo tổ chức thành công Ngày
chạy trên cả nước; Chuẩn bị công tác
tổng hợp số liệu trên cả nước để báo
cáo lãnh đạo Bộ sau khi tổ chức xong
Ngày chạy…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ
trưởng Lê Khánh Hải nhấn mạnh việc
cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên
truyền, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng
xa để người dân có thể biết và hưởng
ứng Ngày chạy. Thứ trưởng đề nghị sau
Ngày chạy, Tổng cục Thể dục thể thao
phải tổng hợp số liệu từ các đơn vị báo
cáo lãnh đạo Bộ để đánh giá và đưa ra
những hình thức khen thưởng.
tDtt
ĐẩymạnhcôngtáctuyêntruyềnchoNgàychạyOlympic2016
17số 1170 l 24.03.2016
thông tin trao đổi
Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ
trương đầu tư Dự án Bảo tồn, tu bổ,
phục hồi và phát huy giá trị di tích Cố
đô Huế. Mục tiêu của Dự án là tập
trung đầu tư, đẩy mạnh tu bổ, tôn tạo
và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế,
góp phần bảo tồn kho tài nguyên văn
hóa đặc sắc tiêu biểu của văn hóa dân
tộc Việt Nam; Hình thành các sản
phẩm du lịch phục vụ du khách, tăng
nguồn thu từ dịch vụ du lịch, tạo động
lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh
tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và
vùng miền Trung; cải thiện cảnh quan
môi trường khu vực di tích.
Dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và
phát huy giá trị di tích Cố đô Huế gồm
các dự án thành phần sử dụng nguồn
vốn ngân sách Trung ương của Chương
trình mục tiêu phát triển văn hóa (10 dự
án), gồm: Bảo tồn, tôn tạo, tu bổ tổng
thể và phục hồi Di tích Điện Kiến
Trung, Di tích Ngọ Môn (giai đoạn 2),
Di tích Triệu Miếu (giai đoạn 2), khu
di tích lăng Đồng Khánh (phần còn
lại); phục hồi, tu bổ và tôn tạo di tích
vườn Cơ Hạ, Di tích hồ Tịnh Tâm;
phục nguyên Di tích Điện Cần Chánh;
tu bổ và phát huy giá trị tổng thể Di tích
Lăng vua Gia Long (phần còn lại), Di
tích Lăng vua Thiệu Trị (giai đoạn 2);
tu bổ, tôn tạo hạ tầng, cảnh quan, trồng
bổ sung và trồng mới cây xanh tại các
khu di tích và lăng vua nhằm tạo lập
vành đai xanh cho các khu vực di tích
nằm gần các khu vực dân cư, đường
quốc lộ, tỉnh lộ để bảo vệ di tích khỏi
các tác động của bên ngoài, góp phần
cải thiện chất lượng môi trường khu
vực di tích...
Các dự án thành phần sử dụng
nguồn vốn địa phương và các nguồn
vốn hợp pháp khác (17 dự án) gồm Bảo
tồn, tu bổ, phục hồi Điện Thọ Ninh
(giai đoạn 2); bảo tồn, tu bổ hệ thống
tường và cổng Tử Cấm Thành; bảo tồn,
tu bổ và phục hồi di tích đàn Xã Tắc;
bảo tồn, trùng tu và tôn tạo di tích
Khâm Thiên Giám; bảo tồn, trùng tu Di
tích Nghinh Lương Đình; bảo tồn, tu
bổ, tôn tạo tổng thể Di tích khu Lục Bộ;
bảo tồn, tu bổ và phục hồi Miếu Long
Châu; bảo tồn, tu bổ Di tích Đàn Nam
Giao; bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị
Di tích Hổ Quyền; tu bổ, chống xuống
cấp Di tích Quốc Tử Giám; bảo quản,
tu bổ, phục hồi Lăng Minh Mạng (hạng
mục: khu vực Tẩm Điện và sân Bái
Đình); bảo tồn, tu bổ và phát huy giá
trị tổng thể Di tích Lăng Minh Mạng
(phần còn lại); bảo tồn, trùng tu Di tích
Bi Đình - Lăng Tự Đức; bảo tồn, tu bổ,
phục hồi lăng Dục Đức; xây dựng mới
một số nhà vệ sinh công cộng tại các
điểm di tích (giai đoạn 3) và xây dựng
bãi đỗ xe tại khu vực Lăng Khải Định
và Lăng Minh Mạng.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là cơ
quan chủ quản Dự án Bảo tồn, tu bổ,
phục hồi và phát huy giá trị di tích Cố
đô Huế; dự án thực hiện trong 8 năm,
từ năm 2016-2024.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì, phối hợp
với Bộ VHTTDL, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên
quan tổ chức triển khai thực hiện Dự
án theo đúng quy hoạch, quy định của
Luật Đầu tư công, Luật Di sản văn hóa
và các quy định hiện hành có liên quan,
bảo đảm chất lượng, đúng đối tượng hỗ
trợ đầu tư và tiến độ thực hiện; chủ
động sử dụng ngân sách địa phương và
huy động các nguồn vốn hợp pháp
khác để hoàn thành Dự án bảo đảm
mục tiêu đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức
thẩm định, phê duyệt các dự án thành
phần và tổ chức triển khai thực hiện
theo đúng các quy định hiện hành.
tHế Hùng
Bảo tồn, tu bổ, phát huy giá trị di tích Cố đô Huế
Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế
hoạch số 811/KH-BVHTTDL ngày
16.3 về việc tổ chức Ngày hội văn hóa
dân tộc H’Mông toàn quốc lần thứ II
tại tỉnh Hà Giang năm 2016. Ngày hội
được tổ chức thể hiện sự tôn vinh
những giá trị văn hóa truyền thống tốt
đẹp của dân tộc H’Mông trong nền văn
hóa thống nhất mà đa dạng của cộng
đồng 54 dân tộc Việt Nam. Đây cũng
là dịp để các tham gia học tập, trao đổi
kinh nghiệm, nâng cao nhận thức của
các cấp, các ngành và đồng bào dân tộc
H’Mông về ý thức, trách nhiệm trong
việc xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc.
Ngày hội gồm 17 tỉnh có đông
đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống:
Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Cao
Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc
Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn
La, Điện Biên, Hòa Bình, Thanh
Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Đắk Nông,
Lâm Đồng, diễn ra chính thức trong
2 ngày, dự kiến trong khoảng đầu
tháng 10.2016 tại huyện Đồng Văn,
tỉnh Hà Giang.
Với Chủ đề là “Bảo tồn, phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông trong
thời kỳ đổi mới-hội nhập và phát triển
của đất nước”, Ngày hội sẽ có các nội
dung hoạt động phong phú, bao gồm cả
phần Lễ và phần Hội. Trong đó, nổi bật
là phần hội với các hoạt động văn hóa,
nghệ thuật quần chúng, thi đấu một số
môn thể thao và trò chơi dân gian
truyền thống của dân tộc H’Mông.
t. Hà
Ngày hội văn hóa dân tộc H’mông lần thứ ii tại Hà giang
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdl
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
 

Viewers also liked

Van hien so6 14
Van hien so6 14Van hien so6 14
Van hien so6 14
Pham Long
 

Viewers also liked (18)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
 
Van hien so6 14
Van hien so6 14Van hien so6 14
Van hien so6 14
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
 
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnKinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 

More from Pham Long

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn

  • 1. Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1170 ngày 24.03.2016 Ảnh:TuấnHẢi Thể thaođóng góptíchcực vào côngcuộc xâydựng, pháttriển Đất nước (Tr.5) - Đầu tư phát triểnvănhóa vùngbiên giới,hảiđảo, vùngđồngbàodântộcthiểusố (Tr.10) - Sơkết10nămbảotồn khônggianvănhóacồngchiêng TâyNguyên (Tr.7) - QuảngBìnhsẽtrởthành trungtâmdulịchĐôngNamÁ (Tr.13) trong số này Kỷ Niệm Ngày THể THaO ViệT Nam 27/3: Tuần Văn hóa - Thể thao Việt Nam đồng hành cùng Đất nước TuầnVănhóa-Thểthao“70nămThể thao Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển Đất nước” diễn ra từ 25-28.3 tại Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam (HàNội).Đâylàhoạtđộngthiếtthựcchào mừngkỷniệm70nămNgàyTruyềnthống NgànhThểdụcthểthaovàthựchiệnNghị quyết số 08-NQ/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020;đẩymạnhcuộcvậnđộng“Toàndân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Thông qua Tuần lễ này, Ngành Thể dục thể thao ôn lại truyền thống, tôn vinh cácthếhệ,tậpthể,cánhân,cáctổchứcxã hộiquacácthờikỳđãcónhữngđónggóp cho sự phát triển của Ngành trong 70 năm qua. (Xem tiếp trang 3) Ngày 16.3 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Thanh tra Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị Thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2016 và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì. Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì cho tập thể Thanh tra Bộ. Phátbiểutạitộinghị,BộtrưởngđánhgiácaonhữngkếtquảThanhtrangànhVHTTDL đã đạt được trong 5 năm qua. Công tác thanh tra chuyên ngành VHTTDL cũng như côngtácgiảiquyếtkhiếunạitốcáođãđượclựclượngThanhtrathựchiệncóhiệuquả, đúng định hướng, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, đảm bảo môi trường phát triển văn hóa, thể thao và du lịch lành mạnh. (Xem tiếp trang 2) Thêm 3 vận động viên Việt Nam đoạt vé dự Olympic Rio 2016 Tin vui đối với thể thao Việt Nam khi nước ta chính thức có thêm 3 suất đến Rio de Janeiro - Brazil với các vận động viên Nguyễn Thị Lụa, Vũ Thị Hằng (môn vật) và Nguyễn Thành Ngưng (đi bộ). Như vậy, Thể thao Việt Nam đã có 9 VĐV góp mặt tại Olympic 2016; trong đó cử tạ giành 3 suất, bắn súng có 2 suất (Hoàng Xuân Vinh và Trần Quốc Cường), Nguyễn Thị Ánh Viên ở môn bơi, Nguyễn Thành Ngưng ở môn đi bộ và môn vật có 2 suất (Nguyễn Thị Lụa và Vũ Thị Hằng). Một số VĐV đã đạt chuẩn B Olympic như Nguyễn Thị Huyền (điền kinh), Hoàng Quý Phước, Trần Duy Khôi, Lâm Quang Nhật (bơi lội…) đang nỗ lực tham dự các giải nhằm tích điểm để sớm giành vé dự Olympic Rio de Janeiro - Brazil. (Xem tiếp trang 14) Thanh tra Bộ đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì BộtrưởngHoàngTuấnAnhtraoHuânchươngLaođộngHạngNhìchoThanhtraBộVHTTDL
  • 2. Quản lý nhà nước 2 số 1170 l 24.03.2016 Sáng 20.3 tại Chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên, Yên Dũng, Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Vĩnh Nghiêm. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và trao bằng công nhận Chùa Vĩnh nghiêm là Di tích quốc gia đặc biệt cho đại diện tỉnh Bắc Giang. Phát biểu tại đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: Tỉnh Bắc Giang cần khẩn trương quy hoạch tổng thể bảo tồn, xây dựng kế hoạch tu bổ, tôn tạo di tích để bảo vệ và phát huy bền vững giá trị di tích; Tiếp tục nghiên cứu, làm rõ giá trị di tích Chùa Vĩnh Nghiêm gắn với Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử để lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản Thế giới những năm tới. Bắc Giang cần tổ chức tuyên truyền sâu rộng giá trị văn hóa lịch sử, khoa học và thẩm mỹ của di tích với cách làm sáng tạo phát huy toàn diện giá trị Chùa Vĩnh Nghiêm để nơi đây trở thành điểm đến có sức hút lớn với du khách thập phương. Phó Thủ tướng cũng đề nghị các Bộ, ngành trung ương, các nhà khoa học, các vị chức sắc tôn giáo, nhân dân tỉnh Bắc Giang cùng chung tay trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích đặc biệt này, để Chùa Vĩnh Nghiêm xứng tầm với vị thế của một Di sản văn hóa quốc gia đặc biệt. Tại buổi lễ, Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Vĩnh Nghiêm - Linh thiêng cõi Phật” đã tái hiện những mốc chính trong cuộc đời vua Trần Nhân Tông gắn với Chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa Vĩnh Nghiêm nằm cách Trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 20km về phía Đông Nam. Theo các nguồn tư liệu, Chùa Vĩnh Nghiêm được khởi dựng từ thời Lý (thế kỷ XI) với tên gọi là Chùa Chúc Thánh (hay Chùa La, hoặc Chùa Đức La). Đến thời Trần, chùa phát triển thành một trong bốn trung tâm của Thiền phái Trúc Lâm (gồm Yên Tử, Quỳnh Lâm, Vĩnh Nghiêm và Thanh Mai), trở thành một trung tâm Phật giáo để đào luyện tăng ni cả nước trong suốt gần 8 thế kỷ hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Cả ba vị Tam tổ của Thiền phái Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang đều thụ giới ở Chùa Vĩnh Nghiêm, lấy nơi này làm trung tâm Phật giáo thời Trần. Năm 1964 Chùa Vĩnh Nghiêm được xếp hạng là di tích quốc gia, năm 2013 Lễ hội Chùa Vĩnh Nghiêm (tổ chức hàng năm vào ngày 12.02 Âm lịch) được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Với những giá trị tiêu biểu nổi bật của Chùa Vĩnh Nghiêm, ngày 23.12.2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Vĩnh Nghiêm. H.Yến Chùa Vĩnh Nghiêm đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Công tác xây dựng thể chế được chú trọng, các hoạt động chuyên ngành được triển khai đồng bộ, tạo chuyển biến tích cực trên một số lĩnh vực như: quản lý trùng tu tôn tạo di tích, hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, quảng cáo, tổ chức và quản lý lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, quyền tác giả và quyền liên quan; các giải thi đấu thể thao; hoạt động kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch, bảo vệ môi trường du lịch, bảo đảm trật tự, an toàn cho du khách… Bộ trưởng nhấn mạnh: Năm 2016 và giai đoạn 2016-2020, trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, bên cạnh những mặt tích cực, các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Thanh tra Bộ VHTTDL cần đổi mới phương pháp, cách thức chỉ đạo điều hành trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch cho từng cuộc thanh tra, xác định rõ trách nhiệm, công việc của từng thành viên, thời gian, cách thức, nội dung tiến hành, biện pháp tổ chức thực hiện; Thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa Thanh tra Bộ với các lực lượng chức năng có liên quan. Chú trọng thực hiện việc sơ kết, tổng kết công tác để kịp thời rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thanh tra. Xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ, thanh tra viên ngang tầm nhiệm vụ, phát huy tư duy sáng tạo, năng lực thực tiễn, kiến thức chuyên môn vững vàng; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng các lớp đào tạo ngắn hạn để bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm xử lý tình huống thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, thanh tra viên. Đây là việc hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển của lực lượng Thanh tra. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh và Thứ trưởng Lê Khánh Hải cũng đã trao cờ và Bằng khen của Bộ VHTTDL cho các tập thể đạt thành tích tốt trong năm 2015 vừa qua. H.PHượng ThanhtraBộđónnhậnHuânchương… (Tiếp theo trang 1)
  • 3. Quản lý nhà nước 3số 1170 l 24.03.2016 Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Thể thao sẽ diễn ra nhiều hoạt động. Trong đó có triển lãm “Thể dục Thể thao Việt Nam - 70 năm xây dựng và trưởng thành”. Phần triển lãm sẽ cung cấp cho công chúng cái nhìn tổng quan về sự hình thành và phát triển của Ngành Thể dục thể thao, từ Sắc lệnh thành lập năm 1946, những bút tích của Bác Hồ giành cho Ngành đến sự tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay đối với Thể thao. Đồng thời cũng cho thấy những thành tích của thể thao Việt Nam, phong trào thể dục thể thao trên nhiều ngành, lĩnh vực và độ tuổi, cũng như đường hướng phát triển của thể thao Việt Nam thời gian tới. Các bức ảnh, bản trích và hiện vật được chia theo các nội dung trưng bày: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với thể dục thể thao cách mạng”; “Sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước với sự nghiệp thể dục thể thao”; “Thể dục thể thao quần chúng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; “Thể thao thành tích cao”… Các tỉnh/thành như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh cũng trưng bày, giới thành tựu và hoạt động thể dục thể thao tại Tuần Văn hóa - Thể thao “70 năm Thể thao Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển đất nước” . Phần trưng bày của Hà Nội tập trung vào hai nội dung: Xây dựng văn hóa Thủ đô giàu bản sắc văn hóa dân tộc và truyền thống Thăng Long-Hà Nội; xây dựng nền thể dục thể thao Thủ đô tiên tiến. Với 80 ảnh, bản trích, hiện vật, hệ thống bảng biểu và biểu tượng mô phỏng, Hà Nội giới thiệu một cách khái quát những thành tựu mà ngành văn hóa, thể thao và du lịch Thủ đô đạt được trong thời gian qua; tôn vinh các thế hệ, tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp cho thể thao Thủ đô và đất nước... TP. Hồ Chí Minh mang tới phần trưng bày mang tên “Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh vươn lên tầm cao mới”. Trưng bày này tập trung làm nổi bật những thành tựu và định hướng phát triển vươn tới tầm cao mới của thể thao thành phố. Qua đó giới thiệu công tác vận động, sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, sự hưởng ứng của người dân trong việc tham gia tập luyện thể dục thể thao để giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực... Triển lãm trưng bày các hình ảnh sự kiện thể thao quốc tế lớn diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, tôn vinh những gương mặt vận động viên tiêu biểu của thành phố; giới thiệu định hướng phát triển của thể thao thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Thành phố Đà Nẵng dành không gian trưng bày để giới thiệu về Đại hội Thể thao bãi biển Châu Á 2016 (ABG5) sẽ diễn ra tại thành phố này. Phần trưng bày này gồm các hình ảnh, hiện vật, linh vật, mẫu quà tặng liên quan đến Đại hội Thể thao bãi biển Châu Á 2016... Trong Tuần Văn hóa - Thể thao còn diễn ra nhiều hoạt động trình diễn thể thao như: trình diễn xe mô tô thể thao; diễu hành của câu lạc bộ xe đạp thể thao với sự tham gia của 70 người sẽ diễu hành trên một số tuyến phố chính của Hà Nội và sân khấu ngoài trời; đồng diễn thể dục, biểu diễn Thái cực trường sinh đạo của người cao tuổi... L. KHánH Ngày 17.3, tại thành phố Rạch Giá, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức khai mạc trại sáng tác nhiếp ảnh chủ đề “Khám phá đất phương Nam”. Trại sáng tác nhiếp ảnh khám phá đất phương Nam sẽ diễn ra trong 10 ngày, từ 17 đến 27.3, quy tụ nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh đến từ các Hội Nhiếp ảnh Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế và các tỉnh/thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; trong đó, Kiên Giang có gần 10 nghệ sĩ nhiếp ảnh tham gia. Trong vòng 10 ngày, các nghệ sĩ nhiếp ảnh sẽ đi thực tế, ghi lại những hình ảnh tại thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, Phú Quốc, Kiên Hải, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Lương. Những tác phẩm của các nghệ sĩ nhiếp ảnh lần này sẽ được lựa chọn để tham gia Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam 2016 diễn ra vào dịp 02.9.2016 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Kiên Giang. Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh, trại sáng tác được tổ chức hai năm một lần, nhằm tổng kết đánh giá các thành quả sáng tạo nghệ thuật của giới nhiếp ảnh Việt Nam. Qua đó, góp phần khẳng định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc khuyến khích nghệ sĩ sáng tạo nhiều tác phẩm mới có giá trị về nội dung và nghệ thuật, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân. Trại sáng tác lần này tổ chức tại Kiên Giang để các nghệ sĩ thể hiện và quảng bá những khoảnh khắc đẹp của vùng đất được xem là nhiều cảnh đẹp nhất miền Tây Nam Bộ; đồng thời, thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh giúp người xem có cái nhìn sâu sắc và toàn diện các sắc thái, vẻ đẹp con người, văn hóa, phong cảnh, cuộc sống miền Tây Nam bộ nói chung và Kiên Giang nói riêng. Những hình ảnh qua đợt sáng tác này để giới thiệu với công chúng, du khách trong và ngoài nước, góp phần quan trọng, ý nghĩa cho Năm Du lịch quốc gia 2016. Đ.AnH Trại sáng tác nhiếp ảnh“Khám phá đất phương Nam” TuầnVănhóa-ThểthaoViệtNam… (Tiếp theo trang 1)
  • 4. 4 số 1170 l 24.03.2016 Quản lý nhà nước - Tại Quyết định số 848/QĐ- BVHTTDL ngày 11.3.2016, Bộ VHTTDL cho phép Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội phối hợp với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles, Vương quốc Bỉ đón Giáo sư Micha Wald, Học viện Nghệ thuật biểu diễn quốc gia (INSAS), Vương quốc Bỉ sang giảng dạy cho sinh viên lóp Đạo diễn chất lượng cao khoa Nghệ thuật Điện ảnh, Truyền hình. Thời gian: từ ngày 24.4.2016 đến ngày 09.5.2016, tại Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 872QĐ-BVHTTDL ngày 14.3.2016, giao Cục Văn hoá cơ sở phối hợp với SởVHTTDLThành phố Hải Phòng, các địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Diễn xướng dân gian Chèo sân đình khu vực Đồng bằng sông Hồng mở rộng năm 2016. Thời gian: Tháng 5.2016, tại thành phố Hải Phòng. - Ngày 15.3.2016 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 931/QĐ- BVHTTDL, Cho phép Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Hà Nội đón Nhạc trưởng David Gomez Ramirez (quốc tịch Tây Ban Nha) vào Việt Nam chỉ huy luyện tập và tổ chức chương trình nghệ thuật “Khúc giao mùa”. Thời gian: Từ ngày 30- 31.3.2016, tại Nhà hát Lớn Hà Nội. - Bộ VHTTDL ban hành các Quyết định số 951, 952, 953/QĐ- BVHTTDL ngày 17.3.2016 về xếp hạng di tích quốc gia: Di tích kiến trúc nghệ thuật “Đình Thụ Ninh” phường VạnAn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; “Đình Phúc Lộc” xã Phương Độ, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội; Di tích lịch sử “Địa điểm tổ chức Đại hội lần thứ nhất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên cứu quốc và Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1950)” xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Tại Quyết định số 941/QĐ- BVHTTDL ngày 16.3.2016, Bộ VHTTDLgiaoCụcHợptácquốctếchủ trì, phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội tổ chức Hội thảo tham vẫn xây dựng Báo cáo quốc gia thực hiện Công ước 2005 của UNESCO về Bảo vệ và Phát huy sự đa dạng của các biểu đạtvănhóa(giaiđoạn2010-2015).Thời gian tổ chức tháng 3.2016, tại Hà Nội. tHtt VăN BảN mới Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số 32/TTr-BVHTTDL về việc phê duyệt “Đề án Hoạt động của Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào”. Theo đó, Trung tâmVăn hóa-Thông tin đầu tiên củaViệt Nam tại Viêng Chăn được thành lập theo Quyết định số 2220/QĐ-TC ngày 24.6.1995 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin, nay là Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào theo Quyết định số 1049/QĐ-BVHTTDL ngày 12.5.2014 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL). 20 năm qua, Trung tâm đã và đang triển khai nhiều hoạt động hiệu quả, góp phần phát triển mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia, chủ động xúc tiến quảng bá văn hóa - du lịch theo tinh thần tích cực hội nhập quốc tế và mở rộng quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Trung tâm thực sự trở thành cầu nối trong quan hệ văn hóa đối ngoại giữa hai nước; là điểm đến tin cậy của Cộng đồng người Việt Nam ở xa Tổ quốc và bạn bè quốc tế tại Lào và vùng đông bắc Thái Lan có nhu cầu tìm hiểu về đất nước, con người và truyền thống văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, được Lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhưng cho đến nay trụ sở Trung tâm vẫn không đủ điều kiện thiết yếu đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động chuyên môn. Chính vì vậy, việc tìm kiếm một địa điểm xây dựng mới Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào để đảm bảo công năng triển khai các hoạt động là một yêu cầu cần thiết và đã được các cơ quan hữu quan của Việt Nam đặt ra từ lâu. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 602/QĐ-TTg ngày 12.5.2009 phê duyệt Kế hoạch đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, nhà ở của các cơ quan đại diệnViệt Nam ở nước ngoài và các cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài đến năm 2015. Triển khai Quyết định và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng BộVHTTDLđã ban hành Quyết định số 1082/QĐ-BVHTTDL ngày 19.3.2013 phê duyệt chủ trương đầu tư mua đất và xây dựng Trung tâm. Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, lập triển khai Dự án xây dựng mới Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào, trong đó có nội dung xây dựng Đề án Hoạt động của trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào. Trên cơ sở tiếp thu và chỉnh sửa các ý kiến tại các cuộc họp và góp ý của các Bộ, ngành, Bộ VHTTDL nghiên cứu, chỉnh sửa, xây dựng dự thảo Đề án theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và tiếp thu ý kiến góp ý của các Bộ, ngành. H.PHượng Trình Thủ tướng Chính phủ“Đề án Hoạt động của Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào”
  • 5. 5số 1170 l 24.03.2016 Quản lý nhà nước Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Ngành Thể dục thể thao (27.3.1946-27.3.2016), ngày 18.3 tại Hà Nội, Bộ VHTTDL tổ chức hội thảo khoa học “70 năm Thể dục thể thao dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ”. Các đại biểu tham dự hội thảo đã thống nhất rằng: Ra đời trong những ngày đất nước Việt Nam còn non trẻ, gặp vô vàn khó khăn song Ngành Thể dục thể thao luôn có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trước kia, cũng như sự nghiệp đổi mới, hội nhập và nâng cao sức khỏe, tầm vóc cho người dân Việt Nam hiện nay. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Chương - Nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh nêu rõ: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sức khỏe có vai trò to lớn trong cuộc sống mỗi con người, mỗi dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người nhận định: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”. Bác Hồ cũng quan tâm đến đội ngũ cán bộ thể dục, thể thao. Bác cho rằng, để phong trào phát triển cần phải có đội ngũ cán bộ thể dục thể thao, đội ngũ này phải có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, có năng lực công tác tốt. Chính vì vậy, người cán bộ nói chung và người cán bộ thể dục thể thao nói riêng cần nâng cao trình độ lý luận chính trị để có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng, thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó… Trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, ngày 01.12.2011, Bộ Chính trị khóa XI đã ban thành Nghị quyết số 08-NQ/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ thể dục thể thao đến năm 2020”. Nghị quyết này xác định các quan điểm phát triển thể dục thể thao trong thời kỳ hội nhập quốc tế: “Phát triển thể dục thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân, đảm bảo sự nghiệp Thể dục thể thao ngày càng phát triển”. Tiến sĩ Phạm Thanh Cẩm (Ban Tuyên giáo Trung ương) cho biết: Sau 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 16/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo đổi với công tác thể dục thể thao đã được nâng lên rõ rệt. Các cấp lãnh đạo đã tăng cường chỉ đạo, đầu tư và phát triển phong trào thể dục thể thao. Ở nhiều địa phương, các cấp ủy đảng, chính quyền đã coi trọng việc sử dụng thể dục thể thao là công cụ hữu hiệu để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng đời sống văn hóa mới, góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội. Công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học đã có nhiều chuyển biến; hình thức tổ chức và nội dung tập luyện thể dục thể thao của học sinh, sinh viên ngày càng đa dạng. Thể dục thể thao quần chúng ở cơ sở tiếp tục được phát triển rộng trên tất cả các đối tượng và địa phương theo hướng xã hội hóa với nhiều hình thức đa dạng; chất lượng phong trào từng bước được nâng lên. Thể thao thành tích cao có bước tiến vượt bậc, thể hiện qua số lượng, cơ cấu huy chương đã đạt được tại các kỳ Đại hội thể thao, giải đấu quốc tế. Công tác tổ chức, quản lý ngành được tăng cường... Có thể nói rằng, sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị, thể dục thể thao nước ta có những đóng góp tích cực trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Nối tiếp truyền thống 70 năm phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với đội ngũ cán bộ đông đảo và ngày càng chuyên nghiệp, trong năm 2016, toàn ngành Thể dục thể thao tập trung đổi mới mạnh mẽ, phát huy hiệu quả công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới, đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển thể dục thể thao đến năm 2020. Ngành chú trọng phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng, phấn đấu chỉ tiêu số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 29%, số gia đình tập luyện đạt 21%. Thể thao Việt Nam tiếp tục nâng cao thành tích thi đấu các môn trọng điểm theo hướng tiếp cận với thành tích của châu lục và thế giới; phấn đấu đạt thành tích cao tại Vòng loại Olympic, Paralympic 2016 và giành kết quả cao tại các giải thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới. Yến nHi Thể thao đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng, phát triển Đất nước
  • 6. 6 số 1170 l 24.03.2016 Quản lý nhà nước Ngày 18.3, tại Đà Nẵng, Báo Văn Hóa đã long trọng tổ chức Lễ khai trương trụ sở mới của Văn phòng thường trú (VPTT) khu vực Trung Trung Bộ tại địa chỉ 12 Trương Hán Siêu, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng. Đến dự có Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh; ông Đặng Việt Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng; đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan thuộc Bộ VHTTDL, đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, ngành của TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam; tập thể ban biên tập, cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Văn Hóa và nhiều bạn bè đồng nghiệp. Phát biểu tại lễ khai trương, ông Trần Đăng Khoa - Tổng biên tập Báo Văn Hóa cho biết: Đà Nẵng là một thành phố có tốc độ phát triển nhanh trong cả nước, là khu vực sôi động, năng động, là trung tâm của khu vực miền Trung, vì vậy bất cứ cơ quan báo chí nào cũng mong muốn được tiếp cận và hiện diện. Với chúng tôi, gần 20 năm qua Báo Văn Hóa đã xác định Đà Nẵng là địa bàn quan trọng trong sự phát triển của mình, bên cạnh việc đưa các ấn phẩm đến với độc giả, từ nhiều năm qua, báo cũng đã xây dựng được đội ngũ cộng tác viên và thông tin viên trong khu vực giỏi về nghề và tâm huyết với sự nghiệp VHTTDLnói riêng và sự nghiệp báo chí nói chung. Việc khai trương Trụ sở mới của VPTT khu vực Trung Trung bộ càng khẳng định sự gắn bó lâu dài với Đà Nẵng của Báo Văn Hóa. Thay mặt Báo Văn Hóa, ông Trần Đăng Khoa cảm ơn Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh, vị Chủ tịch ngày xưa đã ký quyết định cho Báo Văn Hóa “mở ngôi nhà của mình” tại Đà Nẵng, khi trở thành Bộ trưởng Bộ VHTTDL, ông lại tiếp tục quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện để báo phát triển, đồng thời hứa với Bộ trưởng sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ Bộ giao phó. Tổng biên tập Báo Văn Hóa cũng cảm ơn sự hỗ trợ, tạo điều của UBND TP. Đà Nẵng, các Sở, Ban, ngành chức năng của TP. Đà Nẵng và các tỉnh trong khu vực cũng như sự đóng góp nhiệt tình của các cộng tác viên, những người bạn thân thiết đã và đang đồng hành cùng Báo Văn Hóa trong thời gian qua cũng như trong chặng đường sắp tới. t.HợP KhaitrươngVănphòngthườngtrúcủaBáoVănhóatạiĐàNẵng Bộ VHTTDL đã có Công văn số 819/BVHTTDL-DSVHngày16.3.2016 gửi Khu di tích lịch sử đền Hùng về việc thẩm định Báo cáo đầu tư xây dựng hoàn thiện tu bổ, tôn tạo hạ tầng, cảnh quan Trung tâm lễ hội, Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Theo đó, Bộ VHTTDL thỏa thuận Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng Hoàn thiện tu bổ, tôn tạo hạ tầng, cảnh quan Trung tâm lễ hội, Khu di tích lịch sử Đền Hùng với nội dung: Cải tạo Bảo tàng Hùng Vương, tôn tạo cảnh quan đồi Công Quán, tiếp tục đầu tư xây dựng Khu Trung tâm lễ hội. Tuy nhiên, Bộ lưu ý một số vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung như: hạ tầng kỹ thuật Khu vực từ Nhà đón tiếp đến quốc lộ 32C: Do tỉnh lộ 325 chạy qua phía trước đình Hy Cương, ngăn cách giữa đình và hồ bán nguyệt nên không xây hồ này (chỉ trồng cây xanh tôn tạo cảnh quan, non bộ); Làm rõ hơn bố trí và các hoạt động trong bãi đế kiệu (hạng mục số 04); Chuyển nhà vệ sinh ra xa trục hành lễ và giếng. Mở rộng hàng cây xanh chạy dọc theo trục lễ hội, không trồng bồ đề. cần đưa nhà vệ sinh vào khu vực bãi đỗ xe và các vị trí thích hợp khác với hạ tầng kỹ thuật Khu vực từ Nhà làm việc đến quốc lộ 32C. Khu vực từ Nhà làm việc đến tỉnh lộ 325: Không xây dựng nhà dịch vụ và nhà vệ sinh. Phương án thiết kế Tượng đài Hùng vương chưa được phê duyệt, do đó, đối với khu vực này chỉ nên cải tạo lại cây xanh. Phương án mặt bằng tổng thể sẽ đề xuất sau khi thiết kế Tượng đài được phê duyệt. Đối với Bảo tàng Hùng Vương: Thay thế tôn cách nhiệt giả ngói trên mái bằng ngói đất nung. Thiết kế lại chi tiết hoa văn trống đồng trên cửa sảnh vào để phù hợp hơn với kiến trúc công trình sau khi được cải tạo... Về hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: Phần căn cứ pháp lý cần bổ sung Luật di sản văn hóa năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Phần bản vẽ do mặt bằng tổng thể Khu trung tâm lễ hội chưa thống nhất với bản vẽ mặt bằng chi tiết các khu vực ở trong nên cần bổ sung các kích thước chính, chú thích công trình trên các bản vẽ mặt bằng tổng thể hiện trạng và mặt bằng tu bổ, tôn tạo, ảnh hiện trạng các khu đât và công trình trên đó. Sắp xếp các bản vẽ theo đúng trình tự. Hồ sơ cũng cần làm rõ hiện trạng và đánh giá giá trị hệ thống giếng trong các khu vực xây dựng, làm cơ sở đề xuất phương án tu bổ, tôn tạo… tHAnH Hà Thẩm định Báo cáo tu bổ, tôn tạo Khu di tích Đền Hùng
  • 7. 7số 1170 l 24.03.2016 Quản lý nhà nước Sáng 19.3, tại Kon Tum, Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Kon Tum đã phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết 10 năm thực hiện chương trình hành động quốc gia bảo vệ di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Theo báo cáo sơ kết 10 năm năm thực hiện Chương trình hành động quốc gia bảo vệ không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nhiều chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương được ban hành và triển khai có hiệu quả. Một trong những minh chứng rõ nhất là cộng đồng các dân tộc bản địa có di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vẫn thường xuyên thực hành di sản của mình trong các lễ hội, nghi lễ, sự kiện văn hóa nghệ thuật của địa phương cũng như của khu vực. Nhiều không gian văn hóa, nghi lễ, tín ngưỡng được phục hồi, nhiều liên hoan, ngày hội văn hóa được tổ chức. Hoạt động truyền dạy cồng chiêng tại các địa phương được ưu tiên và triển khai hiệu quả. Việc triển khai các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản phi vật thể không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã giúp cho việc nâng cao nhận thức của cộng đồng thực hành di sản và các cấp chính quyền. Tuy nhiên, hiện nay, trong quá trình thực hiện bảo tồn di sản văn hóa không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên còn đặt ra nhiều khó khăn, thách thức như: Không gian buôn làng đã bị thu hẹp hoặc bị thay thế. Đời sống và sinh hoạt hiện đại làm thay đổi nhận thức về tính thiêng và tính cộng đồng của văn hóa cồng chiêng. Nhiều gia đình đã bán đi những bộ chiêng, ché, kpan quý. Thế hệ trẻ chưa thật sự yêu thích, quan tâm đến công chiêng trong khi nhiều nghệ nhân giỏi tuổi tác đã cao lần lượt qua đời... Tại Hội nghị, các địa phương đã đề xuất nhiều kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Trong đó tập trung một số nội dung quan trọng như: Tăng cường nguồn kinh phí hàng năm để thực hiện sưu tầm, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng; Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoa vật thể và phi vật thể (quy định rõ chính sách đãi ngộ cho nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn văn hóa tại địa phương…); tiếp tục quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác bảo tồn; thành lập và duy trì hoạt động của các đội cồng chiêng nòng cốt tham gia các hoạt động giới thiệu, quảng bá, trình diễn trong nước và nước ngoài… Phát biểu kết luận Hội nghị, thay mặt Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên biểu dương những kết quả đạt được trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nhất là việc sưu tầm và nghiên cứu của Tây Nguyên trong 10 năm qua. Đặc biệt, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ VHTTDL) đã sưu tầm và số hóa băng đĩa và tư liệu về văn hóa cồng chiêng. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã tích cực mở các lớp truyền dạy cồng chiêng, gắn việc truyền dạy với việc tôn vinh các nghệ nhân; phục dựng các nghi lễ liên quan đến cồng chiêng. Thứ trưởng cũng đã nêu lên những thách thức hiện nay trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa cồng chiêng, đó là do sự phát triển của đô thị, phát triển nông thôn mới gắn với phát triển kinh tế, hòa nhập quốc tế... dẫn đến việc kinh phí tập trung cho việc bảo tồn hạn hẹp, không tập trung; Tây Nguyên chưa có người kết nối văn hóa với các khu vực khác; thế hệ trẻ ở đây chưa mặn mà với văn hóa cồng chiêng... Thứ trưởng đã đề nghị các địa phương tích cực phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những điểm yếu tại hội nghị đã chỉ ra như kiện toàn các câu lạc bộ, thành lập mới các câu lạc bộ cồng chiêng ở các địa phương... để cồng chiêng Tây Nguyên ngày càng phát triển hơn nữa. tHu Hằng Sơkết10nămbảotồnkhônggianvănhóacồngchiêngTâyNguyên Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch số 825/KH-BVHTTDL ngày 16.3 về việc xây dựng Đề án “Tư liệu văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam”. Đề án nhằm lựa chọn giải pháp phù hợp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Văn hóa của các dân tộc thiểu sốViệt Nam rất đa dạng, phong phú và có nét đặc sắc riêng trong nền văn hóa Việt Nam. Đề án sẽ tổng hợp, hệ thống hóa văn hóa truyền thống của 53 dân tộc thiểu sốViệt Nam; đáp ứng yêu cầu công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý về công tác văn hóa dân tộc. Qua đó, đánh giá các yếu tố tác động tới việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, những thuận lợi, khó khăn và dự báo, định hướng phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trong thời gian tới. Đề án doVụVăn hóa dân tộc chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Viện Dân tộc học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Sở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh/thành thực hiện. Theo tiến độ, Đề án sẽ khảo sát, điều tra, tổng hợp dự liệu các dân tộc thiểu số, số liệu điều tra trong Quý II năm 2016. Dự kiến Quý IV năm 2016 sẽ hoàn thiện Đề án và trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt. tHAnH Hà Xây dựng Đề án“Tư liệu văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam
  • 8. 8 số 1170 l 24.03.2016 Quản lý nhà nước Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 1638/VPCP-KGVX ngày 15.3.2016 gửi Bộ VHTTDL về việc tham gia xây dựng hồ sơ đa quốc gia Nghề Sơn mài truyền thống trình UNESCO. Theo đó, xét đề nghị của Bộ VHTTDLvề việc Việt Nam tham gia xây dựng hồ sơ đa quốc gia Nghề Sơn mài truyền thống đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xét ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tham gia, hợp tác với Hàn Quốc và các nước có di sản văn hóa phi vật thể Nghề Sơn mài truyền thống xây dựng hồ sơ đa quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình UNESCO để được xét ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Việc hợp tác xây dựng hồ sơ đa quốc gia với Hàn Quốc và các nước có di sản văn hóa phi vật thể Nghề Sơn mài truyền thống sẽ góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị độc đáo của nghề sơn mài truyền thống Việt Nam trên phạm vi quốc tế và thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể giữa các nước trong khu vực. Nghề sơn mài truyền thống có ở một số nước Đông Á, Đông Nam Á (tiêu biểu là Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc). Ở Việt Nam, sơn mài có lịch sử lâu đời và đã được phát triển từ nghề thủ công truyền thống sang nghề thủ công mỹ nghệ và cao hơn là nghệ thuật tạo hình hiện đại (tranh sơn mài), với các giá trị đặc sắc về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử và khoa học. t. Hằng Xây dựng hồ sơ đa quốc gia Nghề Sơn mài truyền thống trình UNESCO Sáng 16.3 tại Hà Nội, Tổng cục thể dục thể thao tổ chức lễ giới thiệu công tác vận động tài trợ và công bố nhà tài trợ của Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ 5 - Đà Nẵng, Việt Nam 2016 (ABG5 - 2016). Nhằm mục đích phát triển Thể thao Bãi biển gắn với phát triển kinh tế, xã hội và du lịch; đồng thời tăng cường tình đoàn kết hữu nghị với các quốc gia, bạn bè quốc tế; quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ cùng sự ủng hộ của OCA và sự đồng tình của người dân, Việt Nam đã chính thức được OCA trao quyền đăng cai ABG5 - 2016. Tại Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ 4, Phuket, Thái Lan năm 2014, Việt Nam đã nhận cờ đăng cai. Với sự cân nhắc về mặt địa lý khi hậu, giao thông, tiềm năng phát triển du lịch, Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ VHTTDL, Tổng cục Thể dục thể thao lựa chọn Đà Nẵng là điểm đến của ABG5 - 2016 với thời gian dự kiến từ 24.9 đến 03.10.2016. Đại hội lần này dự kiến đón khoảng 6.500 vận động viên, huấn luyện viên và quan chức đến từ 45 đoàn thể thao quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á. Đại hội sẽ có 14 môn thi đấu, với 22 phân môn và 172 bộ huy chương. Các vận động viên thi đấu tại 4 địa điểm đã được khảo sát và lựa chọn gồm: Công viên biển Đông, Bãi biển Mỹ Khê, Khu dự án Phương Trang và Bãi tắm Sơn Thủy (gần Khách sạn Haytt). Ban tổ chức ABG5 - 2016 khuyến khích việc tham gia huy động các nguồn lực trong bối cảnh kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn và ngân sách nhà nước cần phải tiết kiệm. Quyền lợi tối đa của các nhà tài trợ trong khả năng của Ban tổ chức sẽ được đảm bảo nhằm tạo sự hiểu biết, gắn bó lâu dài. Các nhà tài trợ sẽ được đặt logo trên hệ thống nhận diện và tuyên truyền của Đại hội như pano, phướn, giấy mời, vé... được đăng quảng cáo trên một số tờ báo, kênh truyền hình, được cung cấp mặt bằng thực hiện tiếp thị sản phẩm tại các địa điểm diễn ra thi đấu và các địa điểm khác. Bên cạnh đó, các nhà tài trợ còn được nhận bằng khen của Ban tổ chức, mời tham dự lễ trao thưởng cho các vận động viên, giấy chứng nhận tham gia Đại hội... Đến thời điểm hiện tại, Ban tổ chức đã chính thức ký hợp đồng tài trợ với 2 tập đoàn kinh tế lớn của Thái Lan và Việt Nam, đó là tập đoàn Football Thai Factory Sporting Good Co, Ltd của Thái Lan với khoản tài trợ bằng hiện vật có giá trị gần 965 nghìn USD. Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam - Bảo Việt cũng đứng ra tài trợ chi phí bảo hiểm cho Thể thao Việt Nam với trị giá hơn 550 triệu đồng. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải, Trưởng Ban tổ chức ABG5 - 2016 hoan nghênh sự đồng hành của 2 nhà tại trợ; đồng thời mong muốn và tin tưởng các doanh nghiệp, đoàn thể sẽ đồng hành cùng Đại hội, làm cho ABG5 - 2016 tại Đà Nẵng (Việt Nam) thực sự là ngày hội của tình đoàn kết hữu nghị, của tinh thần thể thao trung thực, cao thượng, đúng như khẩu hiệu: Tỏa sáng đại dương, rực sáng tương lai. Hải PHong CôngbốnhàtàitrợcủaĐạihộiThểthaoBãibiểnChâuÁlầnthứ5
  • 9. 9số 1170 l 24.03.2016 Quản lý nhà nước Bộ VHTTDLđã có báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ đối với Đề án miễn thị thực cho khách du lịch và một số nước đi theo chương trình du lịch do các công ty lữ hành quốc tế của Việt Nam tổ chức. Trên cơ sở nghiên cứu góp ý của các Bộ Ngoại giao, Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Bộ VHTTDL báo cáo tiếp thu, giải trình: Về các quốc gia được áp dụng chính sách miễn thị thực cho khách du lịch: Bộ VHTTDL bảo lưu ý kiến đã đề xuất giải trình như sau: Các thị trường được chọn để áp dụng chính sách đơn phương miễn thị thực phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 13, Luật XNC; các tiêu chílựachọnthịtrườngđểthựchiệnchính sách đơn phương miễn thị thực cho khách du lịch nhằm mục đích kích cầu du lịch, gắn với hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành, tạo ra các gói sảm phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh cao; việc xét duyệt đối tượng khách, xét duyệt để công ty lữ hành quốc tế của Việt Nam được đón khách miễn thị thực được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, đảm bảo an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Về quy mô đoàn khách, công tác quản lý khách: Việc quy định thời gian lưu trú tối thiểu 10 ngày và hay chỉ áp dụng chính sách miễn thị thực đối với những đoàn khách đông từ 30-50 người sẽ không linh hoạt và sẽ gặp khó khăn trong công việc thông tin quảng bá chính sách miễn thị thực, chào bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch. Căn cứ vào quy định tối thiểu trên doanh nghiệp sẽ chủ động xây dựng chương trình, tổ chức đón khách theo nhu cầu của khách du lịch cũng như năng lực đón tiếp, khả năng phục vụ khách tại điểm đến. Quy định về quy mô đoàn và thời gian lưu trú cũng đã được tham khảo một số thị trường có chính sách miễn lệ phí visa, cho khách du lịch (Nhật Bản, Đài Loan). Đồng thời, để đảm bảo công tác quản lý đoàn, Bộ VHTTDL bổ sung quy định số lượng khách tương ứng với một hướng dẫn viên. Về quản lý công ty lữ hành quốc tế đón khách miễn thị thực đi theo chương trình: Bộ VHTTDL bảo lưu quan điểm các công ty lữ hành quốc tế của Việt Nam nếu đáp ứng điều kiện của chương trình đón khách miễn thị thực đều có thể đăng ký tham gia chương trình. Những điều kiện này là cơ sở đảm bảo các công ty lữ hành tham gia chương trình có hoạt động kinh doanh nghiêm túc, có kế hoạch và đầu tư khai thác thị trường dài hạn, đồng thời có trách nhiệm cao khi tham gia chương trình. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả của Chương trình, tránh thủ tục “xin cho”, để các công ty lữ hành cạnh tranh bình đẳng, Bộ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quy định loại các công ty lữ hành quốc tế ra khỏi danh sách khi có vi phạm pháp luật hoặc trong vòng 3 tháng kể từ khi tham gia Chương trình không thực hiện việc đón khách. Về thời gian áp dụng chính sách: nhất trí tiếp thu đề nghị thời gian áp dụng thí điểm chính sách trong vòng một năm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. nguYệt Cát miễn thị thực cho khách du lịch và một số nước Tỉnh Đắk Lắk tập trung các nguồn lực, thực hiện nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Tỉnh xây dựng chuyên mục bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trên đài phát thanh địa phương; phát hành thông tin Đắk Lắk bằng song ngữ Êđê - Việt, 500 cuốn sách Lời nói vần của đồng bào Êđê và 500 cuốn sách ảnh về Nghi lễ cưới truyền thống của đồng bào dân tộc M’nông Gar. Tỉnh cấp phát miễn phí 680 cuốn Sử thi các dân tộc Tây Nguyên cho các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số, các xã. Định kỳ hàng năm, Đắk Lắk tổ chức liên hoan văn hóa cồng chiêng, ngày hội văn hóa các dân tộc. Cùng với đó, tỉnh triển khai thực hiện tốt Đề án bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng; đồng thời, tổ chức hàng ngàn lớp truyền dạy đánh cồng chiêng thu hút đông đảo thanh, thiếu niên đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đến học diễn tấu cồng chiêng… Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tăng thêm chuyên mục, thời lượng phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc Êđê, M’nông. Đặc biệt, tỉnh mở rộng và nâng cao chất lượng dạy học bằng tiếng dân tộc Êđê. Hiện tỉnh có 92 trường tiểu học với 13.225 học sinh và 14 trường Phổ thông dân tộc nội trú với 1.386 học sinh theo học song ngữ Việt - Êđê. Đắk Lắk còn thực hiện tốt các chế độ cho học sinh dân tộc thiểu số. Tỉnh đã đầu tư xây dựng 585 nhà văn hóa cộng đồng và cấp các trang thiết bị, phương tiện để các nhà văn hóa cộng đồng ở các buôn làng của đồng bào dân tộc thiểu số hoạt động hiệu quả. Việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc đã góp phần tích cực trong bảo tồn những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh, trât tự trên địa bàn. Q.HuY Đắk Lắk: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số
  • 10. 10 số 1170 l 24.03.2016 Quản lý nhà nước Bộ VHTTDL vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ việc trình UNESCO Hồ sơ quốc gia “Hát Xoan Phú Thọ”. Sau 4 năm Hát Xoan Phú Thọ được ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, năm 2015, Việt Nam đã gửi Báo cáo quốc gia về tình hình bảo tồn Hát Xoan Phú Thọ theo quy định. Báo cáo đã được Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 của UNESCO đánh giá tốt tại kỳ họp thứ 10 diễn ra tại Namibia vào tháng 11-12.2015. Theo đề nghị của Việt Nam tại Báo cáo về việc chuyển Hát Xoan Phú Thọ từ Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp sang Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Ủy ban đã ra Quyết định số 10.COM.19 ngày 04.12.2015 về việc Việt Nam có thể xây dựng hồ sơ Hát Xoan Phú Thọ đăng ký vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại để Ủy ban xem xét vào kỳ họp năm 2017. Thực hiện Quyết định số 10.COM.19, Bộ VHTTDL đã chỉ đạo UBND tỉnh Phú Thọ xây dựng hồ sơ Hát Xoan Phú Thọ, đảm bảo thể hiện đầy đủ giá trị của di sản và chứng minh di sản không còn trong tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp, đáp ứng các tiêu chí của UNESCO đối với di sản đệ trình vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hồ sơ đã được sửa chữa, hoàn chỉnh theo ý kiến thẩm định và kết luận của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia. Bộ VHTTDL đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép Bộ trưởng Bộ VHTTDL thay mặt Chính phủ ký Hồ sơ và phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam làm các thủ tục cần thiết để gửi Hồ sơ tới UNESCO trước ngày 31.3.2016. Hà PHương BộVHTTDLđãchophépCôngtycổ phầnThiếtkếvàĐàotạoPhươngNamtổ chức cuộc thi “Hoa hậu Biển Việt Nam 2016”từnayđếnngày15.5.2016.Cụthể, vòngSơtuyểntổchứctừngày02-04.4tại Hà Nội và từ 08-10.4 tại TP. Hồ Chí Minh.VòngBánkếttừ22-24.4tạiQuảng Ninh.VòngChungkếtdiễnratừngày15- 25.5 tại Quảng Ninh. Công ty cổ phần Thiết kế và Đào tạo Phương Nam có trách nhiệm ban hành Quyết định thành lập, Quy chế hoạt động của Ban Tổ chức và Ban Giám khảo cuộc thi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày kết thúc vòng thi Bán kết, gửi văn bản báo cáo Bộ VHTTDL kết quả và toàn bộ bản sao hồ sơ của các thí sinh vào vòng thi chung kết. Công ty cổ phần Thiết kế và Đào tạo PhươngNamcótráchnhiệmtổchứccuộc thi theo đúng quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CPcủa Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ VHTTDL quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP; Đề án tổ chức cuộc thi đã trình Bộ VHTTDL; nội dung Quyết địnhnàyvàcácquyđịnhcủaphápluậtcó liênquan.Việcthayđổicácnộidungtrong Đềántổchứccuộcthi,Đơnvịtổchứcbáo cáo và được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ VHTTDL. H.PHượng Tổ chức cuộc thi“Hoa hậu Biển Việt Nam 2016” Trình UNESCO Hồ sơ quốc gia Hát Xoan Phú Thọ Ngày 16.3.2016, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch số 812/KH- BVHTDLvề việc Xây dựng Đề án “Cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư cho văn hóa các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Theo đó, nhằm triển khai đúng tiến độ nội dung Đề án “Cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư cho văn hóa các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo chương trình hành động của Chính phủ. BộVHTTDL chỉ đạo xây dựng Đề án, đơn vị chủ trì: VụVăn hóa dân tộc, các đơn vị tham gia phối hợp: Các Bộ, ngành liên quan Ủy ban dân tộc, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế… hoàn thành trong năm 2016. Dự kiến Quý II, Bộ sẽ tiến hành khảo sát, điều tra tại một số địa phương thuộc vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Dự kiến khảo sát tại 04 tỉnh đại diện cho 04 khu vực Hà Giang (Đông Bắc), Điện Biên (Tây Bắc), Khánh Hòa (Miền Trung), Kiên Giang (Miền Nam); tổng hợp báo cáo của các địa phương, phiếu điều tra; Dự thảo Đề cương tổng quát, Đề cương chi tiết; Họp Ban Soạn thảo, Tổ biên tập góp ý và tổng hợp các ý kiến góp ý; đặt viết chuyên đề xây dựng dự thảo Đề án. Sau khi có ý kiến góp ý của các Bộ, ngành Trung ương góp ý và tổng hợp các ý kiến góp ý dự thảo Đề án, Quý IV sẽ hoàn thiện Đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. nguYệt Cát Đầu tư phát triển văn hóa vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
  • 11. 11số 1170 l 24.03.2016 Sự kiện vấn đề Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27.3 tại khu B, Công viên 23 tháng 9 (quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh). Ngày hội có 150 gian hàng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch đến từ 39 tỉnh/thành phố trong cả nước. Sự kiện là dịp các địa phương và doanh nghiệp du lịch tiếp cận, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ tới du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là tiếp cận thị trường du lịch nội địa với hơn 10 triệu dân của thành phố. Bên cạnh đó, đây còn là sân chơi giúp các doanh nghiệp kinh doanh về các sản phẩm, dịch vụ du lịch xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình, triển khai các chương trình kích cầu du lịch nội địa trong dịp hè tới người tiêu dùng thành phố. Tham gia ngày hội, các doanh nghiệp giới thiệu tới du khách nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giảm giá từ 5-60% giá tour du lịch. Ngoài các đơn vị lữ hành, các hãng hàng không cũng tham gia chương trình kích cầu du lịch bằng việc giảm giá vé máy bay vào các khung giờ vàng với nhiều mức giá hấp dẫn. Hưởng ứng Năm du lịch quốc gia Kiên Giang 2016, điểm nhấn của ngày hội là chương trình “Sắc màu Phương Nam” được tổ chức với những khu gian hàng của các tỉnh, thành phố khu vực Nam bộ, thể hiện đậm nét bản sắc phương Nam với hình ảnh sông nước, con người, cuộc sống của người dân vùng đất Nam bộ. Cùng với đó, hàng loạt các chương trình biểu diễn các loại hình nghệ thuật đặc sắc của vùng đất phương Nam như dân ca Nam bộ, đờn ca tài tử sẽ được tổ chức phục vụ du khách vào các buổi tối trong suốt thời gian diễn ra ngày hội. Trong khuôn khổ ngày hội còn diễn ra Liên hoan giọng hát vàng ngành du lịch; vinh danh thương hiệu du lịch hàng đầu thành phố; hội thi gian hàng đẹp; triển lãm và thi ấn phẩm ấn tượng… L.KHánH Ngày 17.3 tại thành phố Huế đã diễn ra Hội thảo áp dụng VTOS 2013 và tăng cường hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Hội thảo do Dự án EU phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức. Hơn 100 đại biểu đến từ các Sở VHTTDL, Hiệp hội Du lịch của ba địa phương là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam; các cơ sở đào tạo nghề du lịch và hơn 30 doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh tham dự hội thảo. Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam VTOS phiên bản mới (2013) đã chính thức được Tổng cục Du lịch phê duyệt để triển khai các hoạt động đào tạo trong khuôn khổ Dự án EU. Tiêu chuẩn này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp lưu trú du lịch, du lịch và lữ hành để đưa ra tiêu chuẩn quy định cách thực hiện công việc của nhân viên; đào tạo cho nhân viên những kỹ năng then chốt và thực hiện các chức năng công việc; ngoài ra, tiêu chuẩn VTOS có thể được sử dụng để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên... Tại hội thảo, các chuyên gia của Dự án EU giới thiệu về cách thức áp dụng, phương pháp đào tạo của chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (gọi tắt là Dự án EU) trong việc hỗ trợ ngành du lịch Việt Nam hoàn thành bộ tiêu chuẩn nghề du lịch VTOS 2013, qua đó góp phần thúc đẩy chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng với nhu cầu và xu thế hội nhập hiện nay. Đại biểu các địa phương trong vùng còn tham gia thảo luận về vấn đề hợp tác giữa các trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề du lịch và nhu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch tại khu vực duyên hải miền Trung. Ông Phan Tiến Dũng - Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, với tiềm năng thế mạnh về phát triển du lịch, những năm qua du lịch Thừa Thiên Huế được quan tâm đầu tư phát triển, tốc độ tăng trưởng về lượt khách bình quân tăng khoảng 15%, doanh thu tăng 30%. Số lao động ngành du lịch toàn tỉnh có khoảng 35.000 người; tuy vậy, chất lượng đội ngũ lao động trong ngành du lịch vẫn chưa đồng đều. Theo khảo sát, đánh giá ban đầu, chất lượng nguồn nhân lực ở đây chưa đạt yêu cầu cả về phía cơ quan nhà nước và doanh nghiệp làm du lịch. Hầu hết các doanh nghiệp sau tuyển dụng phải đào tạo lại và đào tạo mới chiếm 50%, đặc biệt là marketing và buồng phòng. Dịch vụ lưu trú thu hút nhiều lao động nhất nhưng phần lớn lao động không được đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ thấp; chất lượng đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường do thiếu kinh nghiệm thực tế, còn nhiều lao động thiếu kỹ thuật tay nghề cao, yếu về ngoại ngữ, kỹ năng tiếp thị… Những yếu tố vừa nêu trên, không riêng gì Thừa Thiên Huế mà các địa phương trong vùng duyên hải miền Trung cần khắc phục và rất cần sự tăng cường hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong xây dựng nguồn nhân lực cho ngành du lịch hiện nay... Hồ tHAnH Tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực du lịch Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí minh
  • 12. 12 số 1170 l 24.03.2016 Sự kiện vấn đề Trong 2 ngày 20-21.3, tại trung tâm huyện vùng cao Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên), Lễ hội “Võ Nhai nơi cội nguồn” đã được tổ chức nhân kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập chính quyền cách mạng huyện (21.3.1945- 21.3.2016). Đây là lễ hội văn hóa quy mô lớn, một hoạt động có ý nghĩa nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, đồng thời ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của quê hương, góp phần thúc đẩy tiềm năng du lịch của huyện cũng như của tỉnh Thái Nguyên. Lễ hội mở đầu bằng chương trình nghệ thuật đặc sắc tái hiện lịch sử về một miền quê Võ Nhai anh hùng trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, kiên cường, bất khuất trước kẻ thù để bảo vệ quê hương, đất nước và một vùng đất Võ Nhai mới đang chuyển mình, cùng với nhân dân trong tỉnh xây dựng quê hương Thái Nguyên ngày càng giàu đẹp. Năm nay là năm thứ tư lễ hội được tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn như: Thi đấu các môn thể thao truyền thống (chọi gà, chạy cà kheo, kéo co, bắn nỏ); thi múa khèn của đồng bào dân tộc H’Mông; giao lưu văn nghệ... Lễ hội còn thu hút du khách đến với phiên chợ vùng cao với đầy đủ các sản vật, các món ăn đặc trưng của chính bà con các dân tộc chế biến và bày bán tại chợ. Điểm nhấn của Lễ hội năm nay chính là màn múa nhảy lửa của các nghệ nhân dân tộc Pà Thẻn đến từ tỉnh Hà Giang. Võ Nhai là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng như: Di chỉ khảo cổ Mái Đá Ngườm (thuộc xã Thần Sa) - nơi cư trú của người nguyên thủy và là nơi phát hiện các di vật đá đặc trưng của các nền văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Sơn Vi có niên đại hàng chục nghìn năm; di tích lịch sử rừng Khuôn Mánh - nơi thành lập Trung đội Cứu quốc quân II (xã Tràng Xá) - một trong những đơn vị tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay và là nơi Bác Hồ từng sống và làm việc; danh thắng hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà (xã Phú Thượng)... Việc tổ chức Lễ hội “Võ Nhai nơi cội nguồn” không chỉ mang ý nghĩa quảng bá tiềm năng du lịch của địa phương, mà còn góp phần từng bước thực hiện có hiệu quả đề án “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Võ Nhai”. MinH HạnH Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn đến năm 2030. Theo đó, vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn có quy mô diện tích khoảng 5.692km2, bao gồm các huyện: Định Hóa, Đại Từ và Phú Lương của tỉnh Thái Nguyên; các huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa và thành phố Tuyên Quang của tỉnh Tuyên Quang; huyện Chợ Đồn của tỉnh Bắc Kạn. Vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn được phân ra thành 4 tiểu vùng; Tiểu vùng trọng tâm ATK; tiểu vùng phía Bắc; tiểu vùng phía Nam; tiểu vùng thành phố Tuyên Quang. Về định hướng phát triển hệ thống đô thị, theo quy hoạch, thành phố Tuyên Quang là trung tâm thương mại dịch vụ du lịch, lưu trú cấp Vùng. Các thị trấn: Chợ Chu, Đu, Hùng Sơn, Vĩnh Lộc, Sơn Dương là trung tâm đô thị cấp khu vực trong vùng ATK với chức năng hỗ trợ về dịch vụ du lịch, đầu mối về quảng bá, đào tạo, sản xuất nông lâm nghiệp phục vụ cho phát triển du lịch và bảo tồn. Thị trấn Chợ Chu là đô thị du lịch. Các đô thị còn lại trong vùng là trung tâm dịch vụ theo các cụm được gắn kết cùng các cụm điểm di tích nhằm hỗ trợ về hạ tầng và dịch vụ. Về định hướng phát triển du lịch, văn hóa vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh, theo quy hoạch, sẽ phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm với các loại hình du lịch chủ yếu: Văn hóa tín ngưỡng, giáo dục truyền thống cách mạng, du lịch nghiên cứu, du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái... Bên cạnh đó, phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp với các loại hình du lịch và tính chất của Vùng, phát huy được tiềm năng lợi thế của Vùng, ưu tiên phát triển các sản phẩm địa phương như làng nghề truyền thống, sản vật địa phương có thương hiệu, lễ hội, thơ ca... Đồng thời, bảo tồn tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu gắn với phục vụ giáo dục truyền thống cách mạng và phát triển du lịch. Duy trì và xây dựng không gian công cộng trong thôn bản dành cho hoạt động văn hóa cộng đồng và các lễ hội đặc trưng: Lễ hội Lồng Tồng, lễ hội Trà, Hát Then... Đẩy mạnh liên kết du lịch vùng ATK với các khu du lịch quốc gia thuộc các tỉnh lân cận như: Đền Hùng -ATK (Trung Sơn, Tân Trào) - Pác Bó; Hồ núi Cốc - ATK (Phú Đình, Chợ Chu) - Hồ Ba Bể; Tam Đảo -ATK (Tân Trào, Kim Bình) - Na Hang;ATK (Chợ Chu, Phú Đình, Tân Trào, Tuyên Quang) - Thác Bà. ĐứC Kiên Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng aTK liên tỉnh Khai mạc Lễ hội“Võ Nhai nơi cội nguồn”
  • 13. 13số 1170 l 24.03.2016 Sự kiện vấn đề Đó là quyết tâm của tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 được nêu ra tại Hội nghị gặp gỡ các chủ doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, diễn ra ngày 20.3. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình - Nguyễn Hữu Hoài cho rằng, quyết tâm trên là có cơ sở bởi chỉ khoảng 5 năm qua, địa phương đã bứt phá và vươn lên mạnh mẽ, tạo được thương hiệu là điểm đến du lịch trong nước và quốc tế. Gần đây, các hãng thông tin truyền thông, các nhà làm phim, các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên tục đến với tỉnh để tìm kiếm cơ hội đầu tư, phát triển.Trong đó, sự kiện hãng phimABC đến từ nước Mỹ, hãng phim NHK đến từ Nhật, hay các nhà làm phim Kong: Skull Island đến từ Holywood là một ví dụ. Có thể nói, bên cạnh thế mạnh Di sản thiên thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng với hệ thống hang động quyến rũ, đặc sắc, có hệ sinh thái đa dạng vào bậc nhất, là trái tim, là trục xoay để phát triển du lịch thì tỉnh còn có bờ biển đẹp và dài; Quảng Bình cũng có nhiều thắng cảnh, có nhiều điểm du lịch lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái ít nơi nào có được. Với những thế mạnh được nêu ở trên, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho rằng, để ước mơ sớm trở thành hiện thực, quan trọng nhất vào thời điểm này cần “sự quyết tâm, cách làm đúng và sự đồng thuận cao” của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân ở tỉnh. Muốn được như vậy, việc làm du lịch phải có “nghề”. Đầu tiên là phải tạo được chữ “Tín” với du khách, đó có thể là việc làm từ rất nhỏ, đến rất lớn như niêm yết giá, nâng cao chất lượng phục vụ, không để xảy ra việc “chém chặt”, làm khó đối với du khách; không để xảy ra tỉnh trạng chèo kéo du khách; Cung cấp thông tin phải đầy đủ, đảm bảo cho du khách; vấn đề an toàn thực phẩm, an ninh trật tự phải được thực hiện tốt, không để xảy ra vụ việc đáng tiếc nào… Cũng tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp đã tranh thủ đóng góp nhiều ý kiến có giá trị cho việc thúc đẩy phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Bình như: cần đầu tư kết cấu hạ tầng tốt hơn để phục vụ phát triển du lịch, nhất là hệ thống điện, đường, trạm phát sóng; vào mùa đông thường ít khách nên tỉnh cần có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động du lịch như giảm giá tour, giảm giá các điểm du lịch; cần đầu tư thêm các loại hình du lịch mới phục vụ du khách vào mùa đông. Bà Võ Thị Phương Anh - Giám đốc Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Thịnh cho rằng:Tốc độ phát triển du lịch ở tỉnh trong những năm gần đây có bước tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng phục vụ du lịch vẫn chưa theo kịp. Quảng Bình cần có cơ chế ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ du lịch.Tỉnh cũng cần có chiến lược tốt hơn trong việc quảng bá, kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực phát triển du lịch… Ông Lê Đức Hạnh, doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng ăn uống ở bãi biển Nhật Lệ 2 có ý kiến, trong những năm qua, Quảng Bình đã ngăn chặn khá tốt tình trạng chèo kéo du khách, vì vậy, đề nghị tỉnh đẩy mạnh hơn nữa để giải quyết triệt để tình trạng này. Đối với bãi biển Nhật Lệ, là 1 trong 10 bãi biển đẹp nhất Việt Nam, tỉnh nên có hướng phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn xứng tầm, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước khi đến đây… Tiếp thu các ý kiến, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình - Nguyễn Hữu Hoài khẳng định sẽ cố gắng giải quyết tốt mọi thắc mắc của các doanh nghiệp sao cho phục vụ tốt nhất mục đích đẩy mạnh phát triển du lịch. Trước mắt, ông đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành chức năng, chính quyền địa phương xử lý nghiêm tình trạng chèo kéo, tăng giá, “chặt chém” du khách nếu có. Với các trường hợp vi phạm, tỉnh có thể xem xét thu hồi giấy phép để giữ nghiêm kỷ cương, làm gương cho người khác… Với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí phục vụ du lịch, tỉnh Quảng Bình sẽ tiếp tục có chính sách hỗ trợ thích đáng để kích thích các doanh nghiệp đầu tư, phát triển. Để từng bước hoàn thiện hơn nữa hệ thống điện, đường, trạm phát sóng điện thoại, Quảng Bình cũng tích cực rà soát để đầu tư kịp thời cho những nơi đang xuống cấp, cần tôn tạo, sửa chữa trong khoảng từ nay đến cuối tháng 5 này… Quảng Bình cũng đang đẩy mạnh việc mở rộng sân bay; kết nối thêm nhiều tuyến mới để phục vụ cho nhu cầu giao thông đi lại trong phát triển du lịch. Trong đó, hiện nay, đã có tuyến bay Quảng Bình-Hà Nội; Hà Nội-Quảng Bình; TP. Hồ Chí Minh-Quảng Bình; Quảng Bình-TP. Hồ Chí Minh, sắp tới tỉnh sẽ phát triển thêm tuyến bay Quảng Bình với Đài Bắc và ngược lại. Trong 5 năm trở lại đây, Quảng Bình đã có bước vươn lên mạnh mẽ trong phát triển du lịch. Năm 2015, tỉnh đã đón gần 3 triệu lượt khách, trong đó có trên 65.000 lượt khách quốc tế. Doanh thu du lịch toàn tỉnh ước đạt trên 3.300 tỷ đồng. Hiện, Quảng Bình có 280 cơ sở lưu trú với hơn 4.377 buồng, 8.178 giường. Trong đó, có 1 khách sạn 5 sao, 2 khách sạn tiêu chuẩn 4 sao, 3 khách sạn tiêu chuẩn 3 sao. Để phát triển du lịch, Quảng Bình đangđẩymạnh“đóngió”đầutư.Tỉnhđã tổ chức nhiều cuộc xúc tiến đầu tư trong và người nước. Các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc)…cũngđãtổchứcnhiềuđoànđến khảo sát và gặp gỡ lãnh đạo tỉnh. Ở trong nước, Tập đoàn FLC, Vingroup, Tập đoànTrườngThịnh hiện đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án sân gold, khu du lịch nghỉdưỡng,thểthaocaocấpvớitổnggiá trị lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng. MạnH Cường Quảng Bình sẽ trở thành trung tâm du lịch Đông Nam Á
  • 14. 14 số 1170 l 24.03.2016 Sự kiện vấn đề Sau 6 Sau nhiều ngày thi đấu sôi nổi, tối 19.3 Giải vô địch Cúp các Câu lạc bộ Kick-Boxing toàn quốc năm 2016 đã kết thúc tại Nhà thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Đắk Lắk. Giải Nhất nội dung Nam thuộc về đoàn Bình Dương; giải Nhì đoàn Hà Nội; giải Ba đoàn Đắk Lắk. Về nội dung Nữ, giải Nhất thuộc về đoàn An Giang; giải Nhì đoàn Nghệ An; giải Ba đoàn Thái Nguyên. Giải vô địch Cúp các Câu lạc bộ Kick-Boxing năm 2016 do Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với Sở VHTTDL Đắk Lắk tổ chức. Tham dự giải có 209 vận động viên đến từ 23 câu lạc bộ đến từ các tỉnh/thành, ngành trong toàn quốc. Các vận động viên tranh tài ở 28 nội dung thi đấu, trong đó có 16 hạng cân nam từ 45-91kg và 12 hạng cân nữ từ 46-75kg. Theo đánh giá của Ban Tổ chức, các đội tham gia giải năm nay đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về lực lượng cũng như chất lượng chuyên môn. Đây là giải nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia hàng năm nhằm đánh giá phong trào tập luyện môn Kick- Boxing ở các địa phương. Qua giải đấu, Ban tổ chức tuyển chọn những vận động viên xuất sắc nhất bổ sung vào đội tuyển quốc gia tham dự các giải đấu trong nước và khu vực. M. Cường Tại Olympic 2016, môn Vật sẽ có 18 bộ huy chương, chia đều ở 3 nhóm Tự do nam, Cổ điển nam và Tự do nữ. Mỗi nội dung sẽ chỉ có từ 18 đến 19 vận động viên (VĐV) thi đấu với các suất đến từ Giải vô địch thế giới, vòng tuyển chọn châu lục và 2 vòng tuyển chọn thế giới. Tin vui liên tiếp bay về từ Kazakhstan ở vòng loại Olympic khu vực Châu Á của môn Vật. Vốn là vòng tuyển chọn cuối của châu lục để biết các suất thi đấu chính thức tại Brazil trong tháng 8 tới. Việt Nam tham gia giải đấu với 5 đô vật là Phạm Thị Loan (hạng cân 58kg), Nguyễn Thị Lụa (53kg), Vũ Thị Hằng (48kg) và Cán Tất Dự (74kg tự do nam), Nguyễn Xuân Định (56kg tự do). Hy vọng là rất lớn, khi các quốc gia mạnh như Mông Cổ, Trung Quốc, Iran đều đã có VĐV góp mặt ở Olympic thông qua giải vô địch thế giới năm 2015. Cuối cùng, Nguyễn Thị Lụa, HCB ASIAD Incheon 2014, đã không phụ lòng người hâm mộ khi xuất sắc chiến thắng 14-4 trước Chiu Hsin Ju (Đài Bắc Trung Quốc) và thắng knock-out Zukhra Mustanova (Uzbekistan) để có mặt tại trận chung kết gặp Erdenechimegiin Sumiyaa. Tuy thua đô vật người Mông Cổ 2-8, nhưng Lụa trở thành VĐV thứ 7 của Việt Nam ghi tên đến Rio de Janeiro. Niềm vui tiếp tục được nhân đôi khi 2 ngày sau đó, Vũ Thị Hằng vinh dự trở thành VĐV thứ 9 giành suất đi Olympic, khi liên tiếp giành chiến thắng bất ngờ trước Lee Yu Mi (Hàn Quốc) và So Sim Hyang (Triều Tiên) với các tỷ số 10-3 và 3-2 để chính thức đoạt vé đi Olympic. Đáng chú ý là vận động viên Nguyễn Thành Ngưng. Thành tích 1 giờ 23 phút 29 giây - vượt chuẩn 31 giây tại Giải điền kinh Châu Á, cũng là quãng thời gian đi bộ ngắn nhất mà Ngưng đạt được. Đây còn là tiến bộ vượt bậc của Hưng so với SEA Games 28 với 1 giờ 52 phút 12 giây, hơn cả nhà vô địch Hendro Hendro (Indonesia) - 1 giờ 34 phút 23 giây. H.Yến Thêm3vậnđộngviênViệtNam… (Tiếp theo trang 1) Kết thúc giải vô địch Cúp các CLB Kick-Boxing toàn quốc Tại giải bơi vô địch quốc gia hồ ngắn (25m) đang diễn ra tại Thừa Thiên Huế, kình ngư Nguyễn Diệp Phương Trâm đã giành 13 HCV, phá 6 kỷ lục quốc gia (trong đó có 3 nội dung tiếp sức). Tiếp nối thành công của hai ngày thi đấu trước đó, Phương Trâm đã giành HCV và phá sâu kỷ lục ở nội dung 400m tự do với thành tích 4 phút 14 giây 72, vượt qua thành tích 4 phút 19 giây 26 của Lê Thị Mỹ Thảo lập vào tháng 3.2013. Đến nội dung 4x100m tiếp sức tự do nữ, Phương Trâm cùng 3 đồng đội Trần Tâm Nguyện, Vũ Thị Phương Anh và Nguyễn Ngọc Bích đã mang về HCV cho đoàn TP. Hồ Chí Minh với thời gian 3 phút 53 giây 65. Thành tích này cũng đồng thời phá kỷ lục của đoàn TP. Hồ Chí Minh tạo ra vào tháng 3.2014 (3 phút 58 giây 19). Cũng trong ngày 21.3, Phương Trâm còn giành HCV ở nội dung 50m bơi ngửa (29 giây 27) và 200m cá nhân hỗn hợp (2 phút 17 giây 56). Ở nội dung sau, thành tích của Phương Trâm vẫn còn kém kỷ lục của Nguyễn Thị Ánh Viên đến hơn 7 giây. Sau 3 ngày thi đấu, đoàn TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu với 19 HCV, 5 HCB và 7 HCĐ. Xếp sau là đoàn Đà Nẵng với 4 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ. M.KHôi Phương Trâm đoạt 13 HCV, phá 6 kỷ lục bơi quốc gia
  • 15. 15số 1170 l 24.03.2016 Sự kiện vấn đề Ngày 20.3, tại Khu di tích quốc gia Tây Thiên, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với Sở VHTTDL Vĩnh Phúc tổ chức khai mạc Giải vô địch vật dân tộc toàn quốc lần thứ XX. Tham dự giải có gần 100 vận động viên đến từ 8 đoàn của các tỉnh/thành, ngành: Nghệ An, Thái Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Thừa Thiên Huế, Bộ Công an, Hiệp hội Vật dân tộc Kinh Bắc. Các đô vật sẽ tham gia thể thức thi đấu loại trực tiếp với 94 trận đấu, mỗi trận 3 hiệp, mỗi hiệp 5 phút; tranh tài huy chương ở 11 hạng cân khác nhau từ 48kg đến 85kg. Giải vô địch vật dân tộc toàn quốc là một nét đẹp văn hóa nhằm phát huy truyền thống thượng võ của dân tộc, qua đó giới thiệu và quảng bá các kỹ thuật của môn vật cổ truyền đến đông đảo người dân. Tại lễ khai mạc, Ủy ban Olympic Việt Nam đã trao tặng Bằng khen cho 6 tập thể và 15 cá nhân có thành tích trong phong trào thể thao Olympic Việt Nam. Vũ MinH * Ngày 19.3, tại Quảng trường Lam Sơn (thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh HóađãphátđộngNgàychạyOlympicvì sứckhỏetoàndân,đồngthờitổchứcGiải chạy tập thể, việt dã thành phố Thanh Hóa năm 2016. Tham dự lễ có đại diện lãnhđạotỉnh,cácSở,ban,ngànhcủatỉnh Thanh Hóa,Tổng cụcThể dục thể thao... Đặc biệt, Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân có sự tham gia của hơn 6.000 người thuộc hơn 100 đoàn, đến từ các phường, xã, cơ quan, đơn vị, trường học, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Saulễphátđộng,lãnhđạotỉnhThanh Hóa, và hơn 6.000 người đã tham gia hưởng ứng ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân. Tiếp đến là các phần thi sôi nổi như chạy tập thể dành cho khối người cao tuổi, khối trường học thành phố Thanh Hóa. Mặc dù thời tiết không thuận lợi, trời mưa phùn, đường khá trơn nhưng các phần thi chạy tập thể đã diễn ra sôi nổi, khí thế với sự tham gia của đông đảo người cao tuổi, các em học sinh.Sauđó,phầnchạyviệtdãthànhphố Thanh Hóa năm 2016 đã diễn ra với sự tham gia của hơn 300 vận động viên, tranh tài ở 2 nội dung 3.000m nữ và 5.000m nam. Ban tổ chức đã trao phần thưởngchocáctậpthể,cánhângiànhthứ hạng cao tại các phần thi, nội dung thi đấu của giải. * Sáng 20.3, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP. Vinh), UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Lễ phát động “Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân” và Khai mạc giảiViệt dã Sacombank vì sức khỏe cộng đồng lần thứ 8, với sự tham gia của hơn 400 vận động viên, tổ chức. Đây là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng ngày chạy Olympic và chào mừng Ngày Thể thao Việt Nam (27.3.1946- 27.3.2016). Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2016 đã thu hút được sự hưởng ứng tham gia của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An; lãnh đạo các Sở, ban, ngành; các tổ chức chính trị xã hội, các em học sinh, sinh viên và trên 1.000 cán bộ, quần chúng nhân dân. Giải chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân với cự ly 1.000m xuất phát từ đèn đỏ giao nhau giữa đườngAn Dương Vương và đường TrườngThi đến cổng Công viên Nguyễn Tất Thành (TP. Vinh). Đây là hoạt động nhằm đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, xây dựng Ngày chạy Olympic thành một hoạt động thể thao truyền thống hàng năm... ĐứC MinH Hưởng ứng Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân 2016 Ngày 19.3, tại Di tích thắng cảnh quốc gia núi Đá Bia (xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) đã diễn ra Hội thi leo núi Đá Bia, năm 2016. Hơn 150 vận động viên thuộc 17 đoàn đến từ 9 huyện thị xã, thành phố trong tỉnh; các lực lượng vũ trang thuộc tỉnh Phú Yên; Trung đoàn Không quân 910 (Quân chủng Phòng không - Không quân)… tham gia hội thi. Hội thi do Sở VHTTDL Phú Yên phối hợp với Tỉnh Đoàn Phú Yên tổ chức. Đây là một trong những hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Thể thao Việt Nam (27.3.1946- 27.3.2016); kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931-26.3.2016) và kỷ niệm 41 năm Ngày giải phóng tỉnh Phú Yên (01.4.1975-01.4.2016). Trải qua cuộc chinh phục độ cao hơn 700m so với mặt nước biển và đoạn đường hơn 2.000m, vận động viên Nguyễn Văn Vui (huyện Đông Hòa) là người về đích đầu tiên. Ở nội dung của nữ, vận động viên Nguyễn Hồng Sương (Trường Đại học Phú Yên) là người về đích đầu tiên. Ông Nguyễn Ngọc Khuê - Trưởng phòng Nghiệp vụ Thể dục thể thao (Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên) cho biết: Sau 4 năm bị gián đoạn (từ năm 2012) đến nay Hội thi leo núi Đá Bia của tỉnh Phú Yên được tổ chức lại. Ban tổ chức sẽ cố gắng mở rộng đối tượng tham gia và duy trì hoạt động này hàng năm để tạo sân chơi cho các vận động viên chuyên nghiệp cũng như phong trào thể thao quần chúng. nAM AnH Khai mạc giải vô địch vật dân tộc toàn quốc lần thứ XX Hơn 150 vận động viên chinh phục đỉnh núi Đá Bia
  • 16. 16 số 1170 l 24.03.2016 Sự kiện vấn đề Ngày 20.3, tại thành phố Bắc Giang, Báo Bắc Giang phối hợp với Tỉnh đoàn Thanh niên, Sở VHTTDL, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang tổ chức Giải Việt dã Báo Bắc Giang lần thứ 35 - Cúp Đạm Hà Bắc năm 2016. Tham dự giải có gần 2.000 vận động viên đến từ 48 đoàn là các huyện, thành phố, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, câu lạc bộ dưỡng sinh cùng đông đảo người hâm mộ thể thao trong tỉnh. Giải năm nay gồm các nội dung: Chạy tập thể; chạy việt dã. Theo đánh giá của Ban tổ chức, do có nhiều đổi mới trong công tác tổ chức và đường chạy, các đoàn có sự chuẩn bị chu đáo nên chất lượng giải đã được nâng cao hơn. Sau những màn tranh đua quyết liệt, ở nội dung chạy tập thể, các đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; trường THPT Ngô Sĩ Liên,THCS Ngô Sĩ Liên,THCS Nguyễn Khắc Nhu và câu lạc bộ dưỡng sinh phường Thọ Xương lần lượt giành giải nhất chạy tập thể ở các khối. Ở nội dung chạy việt dã, 4 vận động viên: Nguyễn Thị Nguyệt (Lạng Giang), Nguyễn Văn Toản (Tân Yên), Lê Thị Hai (Lạng Giang) và Hoàng Minh Quân (TânYên) lần lượt giành giải nhất ở các nội dung nữ trẻ, nam trẻ, nữ vô địch và nam vô địch. Kết quả, Ban tổ chức đã trao Cúp, cờ vô địch cho đoàn vận động viên huyện Lạng Giang. Ngoài ra, Ban tổ chức trao tổng số 5 bộ giải thưởng ở nội dung chạy tập thể; 14 bộ giải tập thể, cá nhân nội dung chạy việt dã và giải cho các huấn luyện viên xuất sắc nhất khối phòng giáo dục - đào tạo và khối huyện, thành phố.Trao giải thưởng phụ cho các vận động viên cao tuổi: Cụ Nguyễn Xuân Khúc (sinh năm 1932), phường Xương Giang và cụ Thân Thị Phượng, sinh năm 1943, phường Thọ Xương (thành phố Bắc Giang). Giải Việt dã Báo Bắc Giang - Cúp Đạm Hà Bắc 2016 là giải đấu thường niên nằm trong hệ thống thi đấu cấp tỉnh, đồng thời cũng là hoạt động chào mừng kỷ niệm 85 năm Ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3), 70 năm ngày Thể thao Việt Nam (27.3), 54 năm ngày Báo Bắc Giang ra số đầu (1962- 2016) và hưởng ứng Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân. Qua 34 năm tổ chức, giải góp phần phát triển sâu rộng phong trào thể dục thể thao quần chúng, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. t.Hùng giải Việt dã Báo Bắc giang lần thứ 35 Sáng ngày 17.3, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải đã có buổi làm việc với Tổng cục Thể dục thể thao xung về tiến độ triển khai các công việc liên quan đến việc tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2016. Báo cáo tại buổi làm việc, ông Phạm ĐôngAnh - Phó Vụ trưởng Vụ thể thao quần chúng cho biết Bộ đã ban hành Công văn số 224/BVHTTDL-TCTDTT ngày 22.01.2016 gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề nghị chỉ đạo các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp phối hợp với Sở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao các địa phương tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia chạy hưởng ứng Ngày Olympic, Bộ cũng có Công văn số 261/BVHTTDL- TCTDTT ngày 26.01.2016 gửi các Sở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh/thành, các cơ sở đào tạo và các Báo, tạp chí thuộc Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các đối tượng quần chúng, các học sinh, sinh viên tham gia hưởng ứng ngày chạy. Vụ thể thao quần chúng là đơn vị trực tiếp theo dõi, đôn đốc 63 tỉnh/thành và các Bộ, Ngành triển khai Ngày chạy với 5 nội dung chính, trong đó tập trung vào việc tổ chức chạy trên tất cả các xã, phường, thị trấn trên cả nước, vận động các cơ quan đoàn thể, trường học, các đơn vị quân đội, công an, các doanh nghiệp cùng tham gia tổ chức và hưởng ứng Ngày chạy; Phấn đấu số lượng người tham gia trên cả nước đạt 7 triệu người… Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động tài trợ được giao cho Trung tâmThông tinThể dục thể thao, BáoThể thao Việt Nam, Tạp chí Thể thao triển khai công tác tuyên truyền; Văn phòng Tổng cục Thể dục thể thao, Báo Thể thao Việt Nam, Văn phòng Ủy ban OlympicViệt Nam liên hệ tìm nhà tài trợ áo, mũ cho Ngày chạy tại các tỉnh/thành. Để đảm bảo tổ chức thành công Ngày chạy, trong thời gian tới, Tổng cục Thể dục thể thao sẽ tập trung vào 7 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; Phối hợp chặt chẽ với các Sở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao các địa phương chuẩn bị tốt về mọi mặt để đảm bảo tổ chức thành công Ngày chạy trên cả nước; Chuẩn bị công tác tổng hợp số liệu trên cả nước để báo cáo lãnh đạo Bộ sau khi tổ chức xong Ngày chạy… Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Khánh Hải nhấn mạnh việc cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa để người dân có thể biết và hưởng ứng Ngày chạy. Thứ trưởng đề nghị sau Ngày chạy, Tổng cục Thể dục thể thao phải tổng hợp số liệu từ các đơn vị báo cáo lãnh đạo Bộ để đánh giá và đưa ra những hình thức khen thưởng. tDtt ĐẩymạnhcôngtáctuyêntruyềnchoNgàychạyOlympic2016
  • 17. 17số 1170 l 24.03.2016 thông tin trao đổi Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư Dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế. Mục tiêu của Dự án là tập trung đầu tư, đẩy mạnh tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế, góp phần bảo tồn kho tài nguyên văn hóa đặc sắc tiêu biểu của văn hóa dân tộc Việt Nam; Hình thành các sản phẩm du lịch phục vụ du khách, tăng nguồn thu từ dịch vụ du lịch, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và vùng miền Trung; cải thiện cảnh quan môi trường khu vực di tích. Dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế gồm các dự án thành phần sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương của Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa (10 dự án), gồm: Bảo tồn, tôn tạo, tu bổ tổng thể và phục hồi Di tích Điện Kiến Trung, Di tích Ngọ Môn (giai đoạn 2), Di tích Triệu Miếu (giai đoạn 2), khu di tích lăng Đồng Khánh (phần còn lại); phục hồi, tu bổ và tôn tạo di tích vườn Cơ Hạ, Di tích hồ Tịnh Tâm; phục nguyên Di tích Điện Cần Chánh; tu bổ và phát huy giá trị tổng thể Di tích Lăng vua Gia Long (phần còn lại), Di tích Lăng vua Thiệu Trị (giai đoạn 2); tu bổ, tôn tạo hạ tầng, cảnh quan, trồng bổ sung và trồng mới cây xanh tại các khu di tích và lăng vua nhằm tạo lập vành đai xanh cho các khu vực di tích nằm gần các khu vực dân cư, đường quốc lộ, tỉnh lộ để bảo vệ di tích khỏi các tác động của bên ngoài, góp phần cải thiện chất lượng môi trường khu vực di tích... Các dự án thành phần sử dụng nguồn vốn địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác (17 dự án) gồm Bảo tồn, tu bổ, phục hồi Điện Thọ Ninh (giai đoạn 2); bảo tồn, tu bổ hệ thống tường và cổng Tử Cấm Thành; bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích đàn Xã Tắc; bảo tồn, trùng tu và tôn tạo di tích Khâm Thiên Giám; bảo tồn, trùng tu Di tích Nghinh Lương Đình; bảo tồn, tu bổ, tôn tạo tổng thể Di tích khu Lục Bộ; bảo tồn, tu bổ và phục hồi Miếu Long Châu; bảo tồn, tu bổ Di tích Đàn Nam Giao; bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị Di tích Hổ Quyền; tu bổ, chống xuống cấp Di tích Quốc Tử Giám; bảo quản, tu bổ, phục hồi Lăng Minh Mạng (hạng mục: khu vực Tẩm Điện và sân Bái Đình); bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tổng thể Di tích Lăng Minh Mạng (phần còn lại); bảo tồn, trùng tu Di tích Bi Đình - Lăng Tự Đức; bảo tồn, tu bổ, phục hồi lăng Dục Đức; xây dựng mới một số nhà vệ sinh công cộng tại các điểm di tích (giai đoạn 3) và xây dựng bãi đỗ xe tại khu vực Lăng Khải Định và Lăng Minh Mạng. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là cơ quan chủ quản Dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế; dự án thực hiện trong 8 năm, từ năm 2016-2024. Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì, phối hợp với Bộ VHTTDL, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Dự án theo đúng quy hoạch, quy định của Luật Đầu tư công, Luật Di sản văn hóa và các quy định hiện hành có liên quan, bảo đảm chất lượng, đúng đối tượng hỗ trợ đầu tư và tiến độ thực hiện; chủ động sử dụng ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn thành Dự án bảo đảm mục tiêu đầu tư. Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức thẩm định, phê duyệt các dự án thành phần và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng các quy định hiện hành. tHế Hùng Bảo tồn, tu bổ, phát huy giá trị di tích Cố đô Huế Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch số 811/KH-BVHTTDL ngày 16.3 về việc tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc H’Mông toàn quốc lần thứ II tại tỉnh Hà Giang năm 2016. Ngày hội được tổ chức thể hiện sự tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc H’Mông trong nền văn hóa thống nhất mà đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Đây cũng là dịp để các tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đồng bào dân tộc H’Mông về ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngày hội gồm 17 tỉnh có đông đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, diễn ra chính thức trong 2 ngày, dự kiến trong khoảng đầu tháng 10.2016 tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Với Chủ đề là “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông trong thời kỳ đổi mới-hội nhập và phát triển của đất nước”, Ngày hội sẽ có các nội dung hoạt động phong phú, bao gồm cả phần Lễ và phần Hội. Trong đó, nổi bật là phần hội với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng, thi đấu một số môn thể thao và trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc H’Mông. t. Hà Ngày hội văn hóa dân tộc H’mông lần thứ ii tại Hà giang