SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
Download to read offline
100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
Vietnamese professors dedicated lifetime
125
Trong lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, ai cũng
biết đến GS Hoàng Chương. Là một chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực này, sự
đam mê cả cuộc đời đã thôi thúc ông tìm nhiều cách để khôi phục lại những
loại hình nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là Tuồng (hát Bội) và Bài chòi
nói riêng và sân khấu truyền thống nói chung ở nước ta, khi mà nền sân
khấu dân tộc đang bị lãng quên bởi sự lấn át của các dòng nghệ thuật hiện
đại thịnh hành. Ông không chỉ khơi dậy niềm đam mê trong giới trẻ mà còn
mong chắp cánh cho nghệ thuật dân tộc bay ra thế giới.
Giáo sư say sưa trong nghiên cứu khoa học và tham gia giảng bài ở
nhiều trường đại học trong và ngoài nước, đi đến đâu các học viên đều hứng
thú với bài giảng của ông, vì cách vừa giảng bài, vừa múa hát minh họa rất
hay, nên có sức lôi cuốn mọi người. Tại sân khấu ở Paris – Pháp, Tết năm
2015, ông đã diễn lớp Bài chòi cổ "Ông xã – Bà đội", một người đóng hai vai,
được người xem nhiệt liệt hoan nghênh. Đến nay đã ngoài tuổi 80, ông không
lúc nào ngơi nghỉ ý niệm khơi dậy niềm đam mê trong giới trẻ và chắp cánh
cho nghệ thuật dân tộc bay ra thế giới.
Sau nhiều lần liên hệ, tôi mới gặp được GS Hoàng Chương – Tổng giám
đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam,
kiêm Chủ nhiệm Tạp chí Văn hiến Việt Nam để nghe những tâm sự về chuyện
đời, chuyện nghề và niềm đam mê nghiên cứu, gìn giữ, phát huy văn hóa dân
tộc.
GS Hoàng Chương
NGƯỜI LUÔN GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC
100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
Vietnamese professors dedicated lifetime
126
Tự hào về quê hương yêu dấu
Ông tâm sự: Tôi đam mê trọn đời với nghệ thuật truyền thống như là:
Tuồng (Hát bội), Bài chòi, không ngừng gìn giữ và phát huy nó ở trong và
ngoài nước để mọi người hiểu và càng trân trọng hơn nét đẹp truyền thống
văn hóa dân tộc. Niềm đam mê ấy của tôi được xuất hiện ngay từ nhỏ, trên
quê hương yêu dấu là cái nôi của nghệ thuật tuồng và Bài chòi nổi tiếng ở
nước ta thời xa xưa. Là người con ở quê hương Bình Định, miền đất nổi tiếng
về văn võ song toàn, có anh hùng áo vải Quang Trung lãnh đạo quân Tây Sơn
đánh thắng 29 vạn quân Thanh, lập nên chiến thắng kỳ tích ở gò Đống Đa –
Hà Nội. Không chỉ vậy, quê hương Bình Định còn có nhiều danh nhân tuồng
nổi tiếng: Đào Duy Từ, Đào Tấn, Nguyễn Diệu ... từ đó lòng yêu nghệ thuật
Tuồng đã ngấm vào tôi từ thưở nhỏ. Hồi bé, tôi đã mê hát bội, lại được cha mẹ
cho học âm nhạc từ lúc tiểu học, sau đó được đào tạo thành thiếu sinh quân
văn nghệ. Những lúc rảnh rỗi, tôi hay vào rạp hát để xem các vở tuồng do nghệ
sỹ biểu diễn và tập hát tuồng, vì thế niềm đam mê của tôi với bộ môn nghệ
thuật này rực cháy cho đến tận bây giờ. Lên đến cấp 3, tôi được ra miền Bắc
học văn hóa trong Đoàn Văn công liên khu V, ban ngày học văn hóa, buổi tối
thì tôi đi biểu diễn. Tôi thi đỗ lớp 10 văn hóa điểm cao và được chọn đi học
nước ngoài. Năm 1962, tôi được sang trường Đại học Sân khấu ở Liên Xô để
học đại học. Những năm đó, Liên Xô hùng mạnh nhưng còn nghèo. Chúng
tôi hàng ngày đi mua đồ ăn cũng phải xếp hàng như nước ta thời kỳ bao cấp.
Chúng tôi sống trong ký túc xá, trong phòng có vài sinh viên từ các nước đến,
nên đôi lúc cũng không thoải mái lắm trong sinh hoạt. Trường học thì xa nơi
ở, hàng ngày chúng tôi phải qua nhiều phương tiện giao thông công cộng mới
tới nơi. Rồi những ngày mùa đông lạnh giá, tuyết trắng rơi đầy càng làm cho
chúng tôi thấy cô đơn nơi xứ người, da diết nỗi nhớ nhà và người thân yêu.
Cuộc sống khó khăn là vậy, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng để vươn lên trong
học tập. Ngày lên lớp, tối phải đến nhà hát để xem các nghệ sỹ biểu diễn. Có vở
kịch nổi tiếng "Vua Lia" của Đại văn hào Sếchxpia người Anh diễn. Người Nga
phải mua vé từ mấy tháng trước, còn tôi phải chầu chực ngoài cửa, rồi viết giấy
gửi vào trưởng rạp thì mới được cho vào đứng xem. Ôi! khổ sở vô cùng. Sau
những năm tháng học tập vất vả nhưng cũng đầy tình cảm quý mến của người
dân Liên Xô với lưu học sinh Việt Nam. Tôi về nước tiếp tục học tập. Những
năm 1965 - 1967, tôi học khoa Văn trường Đại học Tổng Hợp HN, lúc đó nước
ta đang có chiến tranh ác liệt, trường chúng tôi phải đi sơ tán. Chúng tôi sống
cùng với nhà dân nên chỉ chăm chú vào học tập, không dám chơi bời. Tôi vinh
dự được học cùng lớp với anh Nguyễn Phú Trọng (Tổng bí thư Đảng nước ta
100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
Vietnamese professors dedicated lifetime
127
hiện nay), anh Trọng đã có lần nhận xét: Tôi là người tổ chức đoàn kịch có tính
chất chuyên nghiệp ở trường, dựng vở Kiều của giáo sư Hoàng Xuân Nhị và vở
Nguyễn Văn Trỗi của Học Phi rất thành công. Sau khi tốt nghiệp năm 1967,
tôi được về Bộ Văn hóa thông tin làm việc, phụ trách tổ trưởng tổ sân khấu,
đạo diễn cho phong trào sân khấu cả nước. Với kiến thức và kinh nghiệm tích
lũy được, tôi đã thực hiện công việc thuận lợi được nhiều người đánh giá tốt,
đó là cơ hội để tôi tiếp tục được mở mang tri thức chuyên sâu hơn nữa. Năm
1969, tôi được Nhà nước cử đi học nghiên cứu sinh ở Rumani theo chế độ
ưu tiên của Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam. Sang đó,
tôi được sống và học tập trong điều kiện của một nước phát triển, nên cuộc
sống đầy đủ hơn so với hồi sang Liên Xô học. Hơn nữa, Rumani còn là nước
có nhiều danh nhân văn hóa thế giới và có truyền thống về đào tạo văn hóa
nghệ thuật, có nhiều
thầy giỏi nên tôi đã
học được nhiều kinh
nghiệm quý. Ở đây,
tôi đã dựng thực tập
vở tuồng Nghêu Sò
Ốc Hến được các
giáo sư Rumani đánh
giá cao. Tôi được
sang khảo sát thực
tập ở một số nhà hát
lớn của Liên xô, Đức
để học tập nghiên
cứu những phương
pháp nghệ thuật tiên
tiến của nước bạn. Năm 1973 sau khi về nước, tôi được Bộ Văn hóa thông tin
cử làm đạo diễn chính cho Nhà hát tuồng Liên khu 5 (nay là Nhà hát tuồng
Đào Tấn). Nơi đây có rất nhiều nghệ sỹ tài năng, để học hỏi và trau dồi nghề
nghiệp về Tuồng, từ đó tôi có thêm vốn nghề cho việc dựng vở và giảng dạy
sau này. Suốt những năm tháng ở cái lò tuồng này, các bậc thầy ở Quảng Nam,
Bình Định đã giúp cho tôi rất nhiều kinh nghiệm thực tế. Đến trước ngày
Giải phóng miền Nam, tôi đã dàn dựng thành công các vở tuồng nổi tiếng liên
quan đến lịch sử là vở Trưng nữ Vương, vở Áo vải cờ đào, tuồng hài Con chó
vện. Sau ngày Giải phóng miền Nam, Nhà hát tuồng Liên khu V chuyển về
Bình Định. Về đó, ông thấy những kiến thức mình đã học nhiều năm nhưng
GS Hoàng Chương hướng dẫn động tác tuồng cho giáo
viên David Badagnani - Đại học Kent, Mỹ
100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
Vietnamese professors dedicated lifetime
128
ít có điều kiện phát huy nên có mong muốn được chuyển sang làm nghiên
cứu khoa học. Ông xin ra miền Bắc để làm việc ở Viện Văn hóa nghệ thuật
Việt Nam, sau đó được Bộ Văn hóa thông tin bổ nhiệm làm trưởng đoàn nghệ
thuật tuồng thể nghiệm. Đây là nơi tập hợp được nhiều tài năng như: Đàm
Liên, Kim Cúc, Minh Ngọc... đoàn tuồng này hoạt động được một thời gian
để thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật truyền thống ở nước ta, sau đó Bộ
Văn hóa thông tin đã quyết định sát nhập đoàn với Nhà hát tuồng trung ương
thành Nhà hát tuồng Việt Nam và ông được bổ nhiệm làm Phó giám đốc nhà
hát tuồng Việt Nam phụ trách tuồng ở phía nam. Từ đó, ông có điều kiện để
tập trung vào việc phục hồi tuồng truyền thống và lịch sử như vở: Sơn Hậu,
Tam Nữ Đỗ Vương, Trưng nữ Vương... Từ khi ông về Viện Sân khấu công
tác, nhờ làm việc có uy tín được đề bạt làm thư ký hội đồng khoa học rồi làm
Phó viện trưởng và Viện trưởng, Viện sân khấu Việt Nam (1984 – 1999). Ông
tiếp tục dàn dựng thành công nhiều vở tuồng như: Quang Trung đại phá quân
Thanh, Nàng Sơkuntơla (Ấn Độ), Thanh gươm, hát bội và viết được các công
trình nghiên cứu khoa học về tuồng, Bài chòi rồi còn chỉ đạo, chủ biên một số
loại hình sân khấu khác như: chèo, cải lương, dân ca, kịch nói .
Ông đã được Bộ Giáo dục, Học viện Nghệ thuật Sân khấu – Điện ảnh
Rumani phong hàm giáo sư năm 1996 và mới đây lại được Bộ trưởng Bộ
ngoại giao Rumani trao bằng danh dự với công lao làm cầu nối văn hóa giữa
hai nước Việt Nam – Rumani. Trong suốt 24 năm làm Phó Chủ tịch phụ trách
văn hóa Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani. Trên con đường học tập, lao động
nghệ thuật, ông đã thể hiện bản lĩnh sáng tạo không biết mệt mỏi, sự nhiệt
tình cùng ý chí bền bỉ và dẻo dai như ngọn lửa luôn cháy trong ông. Ông đã
thể hiện sự cống hiến say mê cho sự nghiệp giữ gìn bảo tồn và phát huy nền
văn hóa nghệ thuật dân tộc. Bằng lời nói và những việc làm cụ thể, bất kể ở
nơi đâu, ngay cả trên diễn đàn, ông kịch liệt phê phán khuynh hướng, việc
làm tổn hại đến văn hóa nghệ thuật dân tộc. Ông kiên trì bảo vệ nền văn hóa
truyền thống dân tộc như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch, Bài chòi... Cho
đến nay, ông đã nghiên cứu và công bố nhiều công trình khoa học về lĩnh vực
này có giá trị và nhiều công trình nghiên cứu khác như nghệ thuật phật giáo,
múa rối nước, hát quan họ, Đờn ca tài tử... Ngoài ra, ông còn xuất bản được
nhiều cuốn sách ở các thể loại: Tuồng và võ thuật, Nghệ thuật tuồng với cuộc
sống hôm nay, Bài chòi và dân ca Liên Khu 5 (được giải thưởng của Hội sân
khấu Việt Nam), Những vấn đề về sân khấu truyền thống, Chân dung nghệ sỹ
Tài năng và việc sử dụng tài năng, Chuyện lạ người chiến sỹ đặc công – (thể
văn xuôi), đặc biệt là công trình về Đào Tấn...
100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
Vietnamese professors dedicated lifetime
129
Không chỉ gìn giữ và phát huy mà còn đưa nghệ thuật truyền thống
dân tộc bay cao, bay xa
Sống gần trọn đời với nghệ thuật truyền thống của dân tộc, trải qua
hơn 60 năm làm việc trong ngành văn hóa nghệ thuật, GS Hoàng Chương là
nhà nghiên cứu vừa có lý luận lại có thực tế biểu diễn và là đạo diễn kết hợp
thực tiễn cùng lý luận một cách ngọt ngào. Ngoài những công trình trực tiếp
viết, ông còn chủ biên, chủ trì nhiều công trình nghệ thuật sân khấu truyền
thống và văn hóa dân tộc ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Gần đây, ông còn
thuyết trình rất thành công về văn hóa dân tộc tại Malaixia (tháng 8 năm
2017). Mỗi năm, ông chủ trì gần 10 cuộc hội thảo khoa học, viết gần 40 bài
nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí trong cả nước, nói hàng chục lần trên
các đài truyền hình, đài TNVN. Đặc biệt, ông là người năng động luôn có
những ý tưởng mới thiết thực đạt hiệu quả trong công tác nghiên cứu để gìn
giữ và phát huy nghệ thuật truyền thống về văn hóa dân tộc không bị mất đi
do các dòng nghệ thuật thương mại thịnh hành lấn át. Nói về nghiệp tuồng
của ông, phải nhắc đến những đóng góp có giá trị mà ông đã để lại cho đời,
những vở tuồng và kịch dàn dựng ở nước ngoài được giới sân khấu Rumani
đánh giá cao. Ông đã nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn được hơn 30 công trình
về tuồng, Bài chòi, cải lương, múa rối nước, quan họ, nghệ thuật phật giáo... và
những vấn đề sân khấu truyền thống kể cả làm chủ biên, trong đó có những
công trình như: Lịch sử sân khấu Việt Nam, Văn Hiến ở một số tỉnh thành...
Và ông còn là người nghiên cứu sâu, rộng về nhiều vấn đề liên quan đến sân
khấu truyền thống như cải lương, chèo, rối nước, quan họ, hát xẩm, ca Huế...
Đại sứ Rumani Valerui Arteni có nhận xét: GS Hoàng Chương là một chuyên
gia hàng đầu về văn hóa dân tộc Việt Nam được đào tạo ở Rumani. Một nhà
nghiên cứu Nhật Bản đã khuyên tôi nên tìm đọc những quyển sách của GS
Hoàng Chương… Trong những năm công tác, ông hay dẫn đoàn nghệ thuật
truyền thống của mình tham gia biểu diễn liên hoan nghệ thuật dân gian quốc
tế các nước trên thế giới (1994, 1995 ở Anh và Rumani), năm 2009 tại Nhật
Bản. Năm 2002, 2015 ở Đức, ở Pháp, 2010, 2011, 2012, 2016 ở Mỹ... Khi trung
tâm của ông giới thiệu tiết mục được chuẩn bị công phu thì các chuyên gia
phía Nhật Bản đã thẩm định và từ chối một số tiết mục khác, vì họ cho rằng
tiết mục này đã cải biên, bị lai căng hoặc sân khấu hóa. Những tiết mục âm
nhạc sử dụng điện tử thì họ từ chối. Ông cho biết thêm: không chỉ ở Nhật Bản,
các nước tiên tiến khác cũng đang tìm về văn hóa cổ truyền nước ta. Họ xem
việc bảo tồn văn hóa dân gian chính là bảo tồn một dân tộc, như ở Rumani –
nước nổi tiếng của châu Âu về nghệ thuật dân gian truyền thống nên họ thích
100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
Vietnamese professors dedicated lifetime
130
giao lưu với Việt Nam. Trong khi đó, nghệ thuật dân gian ở nước ta đang có
nhiều biến thái đáng buồn: Tây thì đến ta học về tuồng còn ta thì lại quay lưng!
Giáo sư Hoàng Chương than phiền: "Người nghệ sỹ thời nay hát không còn
hay như các nghệ nhân thời trước, cách diễn cũng không đúng với quy tắc
của tuồng truyền thống". Theo ông, hát tuồng phải hát bằng hơi gan, hơi ruột
chứ không phải là hát theo cái lối tuồng quát, tuồng hét, hoặc hát từ cổ họng
trở ra như một số người vẫn hát. Là người đắm đuối với hồn nghệ thuật dân
tộc, ông thấy băn khoăn trước thực trạng hiện nay, nhưng vẫn cố gắng gìn giữ
và phát huy tuồng truyền thống để nhiều người hiểu về nó mà có nhận thức
đúng đắn về nghệ thuật truyền thống. Năm 2010, ông đã làm cố vấn và trực
tiếp giới thiệu về tuồng trong một chương tình lớn về nghệ thuật tuồng trên
VTV1. Chính vì thế, sau khi nghỉ hưu ông vẫn tiếp tục cống hiến và làm nhiều
việc để có thể khôi phục lại hình ảnh của tuồng nói riêng và sân khấu truyền
thống nói chung, cụ thể là ông vận động thành lập Trung tâm Nghiên cứu Bảo
tồn và Phát huy văn hóa dân tộc.
Nhà quản lý tài năng
Từ năm 2000, ông vận động được những người có tên tuổi lớn và có
uy tín trong ngành văn hóa như: nhà thơ Tố Hữu, nhạc sỹ Trần Hoàn, Bộ
trưởng Bộ VHTT Nguyễn Khoa Điềm, Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh,
GS.AHLĐ Vũ Khiêu, GS.VS Vũ Tuyên Hoàng, GS.VS Hoàng Trinh, NSND
Đào Mộng Long, NNC Mịch Quang, các giáo sư Trần Văn Khê, Nguyễn
Thuyết Phong, Thái Kim Lan, Trần Bảng, Hoàng Châu Ký, Trường Lưu, nhà
văn Thanh Hương, tiếp theo là GS.VS Đặng Vũ Minh, nhạc sỹ Vũ Mão, Trung
tướng nhà văn Hữu Ước... thành lập Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát
huy Văn hóa dân tộc Việt Nam (Trung tâm), một tổ chức nghiên cứu khoa học
về văn hóa nghệ thuật duy nhất trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ
thuật Việt Nam. Trong những năm qua, Trung tâm triển khai hoạt động trên
nhiều lĩnh vực nghiên cứu, hội thảo, sưu tầm, khảo nghiệm về văn hóa dân tộc
ở nhiều nơi, đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, có
tác động tích cực trong xã hội được lãnh đạo trung ương, Chính phủ cùng các
Bộ, ngành và cơ quan chức năng đánh giá cao. Đặc biệt, có những hội thảo do
Trung tâm tổ chức để lại dấu ấn sâu đậm cho các nhà quản lý, người làm nghề
và nhiều người dân như: hội thảo Chủ tịch Hồ Chí Minh và nghệ thuật dân
tộc; Hội thảo quốc tế về thư nhật ý trong tù của Hồ Chủ tịch tại Thủ đô của
Rumani, hội thảo Tố Hữu với văn hóa dân tộc, danh nhân Lê Đại Cang, Đào
Tấn danh nhân văn hóa dân tộc; Nguyễn Diêu với tuồng, Tổng bí thư Lê Duẩn
100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
Vietnamese professors dedicated lifetime
131
với văn hóa dân tộc (2 lần), Thủ tướng Phạm Văn Đồng với văn hóa dân tộc (2
lần), 100 năm ngày sinh của GS.AHLĐ Vũ Khiêu, Mịch Quang, Nguyễn Vĩnh
Bảo, Ứng Bình Thúc Gia Thị, Tống Phước Phỗ…
Xuất phát từ những yêu cầu bức thiết của việc bảo tồn và phát huy các
giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống và được sự hỗ trợ của Liên hiệp các hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung tâm đã triển khai thực hiện thành
công một số đề tài nghiên cứu khoa học, như: Tìm hiểu và khôi phục múa rối
nước dân gian, Nghệ thuật Quan họ, Thi pháp nghệ thuật Đào Tấn; 100 năm
ra đời và phát triển của nghệ thuật Cải lương… trực tiếp thực hiện dự án Phục
hồi nghệ thuật Bài chòi trên miền bắc, phục hồi hát xẩm Hà thành, phục hồi
đàn Lạc cầm Mác Tuyên để biểu diễn chào mừng Ðại lễ 1000 năm Thăng Long
– Hà Nội và thực hiện tuyển tập kịch bản 1.300 trang về Bình Ðịnh - Tây Sơn
với Thăng Long - Hà Nội và hàng chục công trình khác như: Tài năng và sử
dụng tài năng, bài chòi nghệ thuật dân gian đặc sắc… Trung tâm còn xuất bản
các công trình nghiên cứu, tổng kết học thuật có giá trị tiêu biểu: Văn hiến Hà
Tây xưa và nay; Văn hiến Hà Tĩnh – Truyền thống và hiện đại; Văn hóa Hưng
Yên xưa và nay; Văn hiến Quảng Ngãi truyền thống và hiện đại; Văn nghệ sỹ
trí thức Hưng Yên với Thăng Long Hà Nội, Văn hiến Hà Nam truyền thống và
hiện đại; Văn hiến Vĩnh Phúc truyền thống và hiện đại…
Trong những năm gần đây, Trung tâm còn phối hợp với Cục Nghệ thuật
biểu diễn (Bộ VHTT&DL) triển khai, thực hiện dự án “Sân khấu học đường”
của Chính phủ tại nhiều địa phương trong cả nước. Qua đó, các em học sinh
không những được làm quen, yêu thích nghệ thuật dân tộc mà còn biểu diễn
và thành lập các đội nghệ thuật truyền thống tại các trường phổ thông, biểu
diễn thường xuyên, Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của
GS Hoàng Chương giảng tuồng ở trường Đại học Hobath William Smith (New York)
100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
Vietnamese professors dedicated lifetime
132
ngành giáo dục, ngành văn hóa thông tin và nhân dân địa phương cả nước.
Một việc làm nữa của Trung tâm cũng có ý nghĩa xã hội lớn lao là khởi xướng
và phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông
vận tải và địa phương về văn hóa giao thông trên phương tiện truyền thông
đại chúng, văn học nghệ thuật, thông qua các tác phẩm nghệ thuật thấm sâu
vào văn hóa tham gia giao thông của người dân, từ đó đã góp phần cùng cơ
quan chức năng và cả cộng đồng xây dựng văn hóa giao thông, góp phần
giảm thiểu tai nạn giao thông, mang lại hạnh phúc cho mọi người. Ngoài ra,
Trung tâm còn hỗ trợ các nhạc sỹ, ca sỹ xây dựng các chương trình về nghệ
thuật truyền thống (nghệ thuật rối nước, hát xẩm, chầu văn, hát chèo)… biểu
diễn trong cả nước. Không chỉ tham gia nhiều hoạt động xã hội ở trong nước,
Trung tâm còn đẩy mạnh hợp tác quan hệ với nhiều nước trên thế giới, tổ
chức gặp mặt, tọa đàm với Tham tán văn hóa một số nước trong khu vực, châu
Âu, đặt mối quan hệ với các tổ chức âm nhạc dân tộc VN ở một số nước như:
Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Rumani... thường xuyên đưa nghệ sỹ nhạc dân
tộc của Việt Nam đi biểu diễn ở khắp thế giới. Tất cả những hoạt động này
đều từ sáng kiến và tổ chức chỉ đạo của giáo sư Hoàng Chương. Để có những
thành quả đáng nhớ và đầy tự hào trong nhiều năm qua, ông với cương vị là
Giám đốc Trung tâm đã không ngừng học tập, lao động và sáng tạo, cũng như
nghiên cứu, tìm tòi, bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Ông
còn là người chủ trì, chủ biên nhiều công trình cấp bộ về văn hóa dân tộc. Ông
cũng đã tổ chức các hội thảo có được nhiều tiếng vang trong và ngoài nước,
như hội thảo quốc tế âm nhạc và sân khấu truyền thống Việt Nam và thế giới,
nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á, mối quan hệ văn hóa Việt Nam – Hàn
Quốc ...
Hiện nay, ông đang làm giám đốc Trung tâm kiêm chủ nhiệm Tạp chí
Văn hiến Việt Nam. Ông còn là Chủ tịch hội thơ Đường kiêm cả Phó Chủ
Tịch Hội Hữu Nghị Việt Nam - Rumani, và Chủ tịch hội đồng hương Bình
Định, phải gánh vác nhiều việc vì mọi người tín nhiệm vào tài năng, đức độ
và lòng nhiệt tình của ông. Gần đây, Báo Sức khỏe & Đời sống, Tạp chí Văn
Hiến Việt Nam đã đăng bài: Vì mình và vì mọi người nói về tài đức của giáo
sư Hoàng Chương và nỗi đau về thời cuộc người có ác ý với ông. Đài truyền
hình ANTV làm chân dung giáo sư Hoàng Chương với tên phim là "Người
con vĩ đại của miền đất Võ", đài VOV làm chương trình với tên giáo sư Hoàng
Chương cánh chim không mỏi, đài truyền hình nhân dân cũng đã làm một
chương trình tương tự. Ông là người đề xuất sáng lập ra Giải thưởng Đào
Tấn để tôn vinh danh nhân văn hoá dân tộc, đồng thời thông qua giải thưởng
100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
Vietnamese professors dedicated lifetime
133
động viên những người có cống hiến đáng kể cho nền văn hoá dân tộc. Ông
lập ra quỹ đồng hương để hỗ trợ cho học sinh nghèo học giỏi ở Bình Định,
tìm cách giúp đỡ những người gặp khó khăn, nghèo túng. Ông đã giành tiền
tiết kiệm mua tặng cho ông Lê Văn Hinh - một thương binh nặng người Bình
Định sống rất nghèo ở thành phố Vinh, chiếc tivi Nhật. Ông Hinh vô cùng
cảm động và viết thư cảm ơn, trong thư có đoạn “30 năm rồi tôi mới được xem
tivi tại nhà (trước đó chỉ đi xem nhờ) cả ngày lẫn đêm tôi nằm xem tivi để biết
mọi chuyện trong nước và trên thế giới, chiếc tivi còn cho tôi giảm được những
cơn đau từ những vết thương khó chữa...”. Ông còn viết sách “Chuyện lạ người
chiến sỹ đặc công” được tổ chức hội thảo ở Bộ Văn hóa và nhiều người đọc
hoan nghênh.
Giáo sư Hoàng Chương quan niệm nghệ thuật không lấy số lượng tác
phẩm làm thước đo, mà quan trọng hơn là trong số ít công trình đó có giá trị
tư tưởng và dấu ấn nghệ thuật. Vì vậy, ông đã dày công nghiên cứu cho việc
bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc, vì nó là thành quả của hàng ngàn năm
lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, đã hun đúc lên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt
Nam. Nhìn từ góc độ văn hoá, khí thiêng của dân tộc - chính là các giá trị tinh
thần, là hồn cốt, là bản lĩnh của dân tộc Việt Nam. Ông khẳng định rằng, với
tầm vóc là nền văn hoá lâu đời ở phương Đông, một nền văn hoá phong phú
và bền vững, được nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người dân nước ta
chiến thắng bất kỳ kẻ thù xâm lược nào, bởi có một nền văn hoá Việt Nam là
sức mạnh tinh thần, trong truyền thống lâu đời với hơn bốn ngàn năm lịch
sử đã ăn sâu vào máu của mỗi người Việt Nam. Với diện mạo văn hoá hết
sức rộng lớn và phong phú, bắt nguồn từ văn hoá Đông Sơn, Hoà Bình, Sa
Huỳnh, ốc Eo... trải khắp từ bắc chí nam, từ miền xuôi lên miền ngược với
đa màu sắc của 54 dân tộc anh em, văn hoá Việt Nam không thua kém bất kỳ
một nền văn hoá nào trên thế giới. Phải chăng niềm tự hào về truyền thống
văn hoá dân tộc đã tiếp cho ông thêm sức mạnh và ý chí bền bỉ cho công cuộc
tìm tòi lưu giữ và phát huy những nét đặc sắc của sân khấu truyền thống như:
Tuồng, Chèo, Cải lương, Bài chòi, Múa Rối nước, dân ca Bắc Trung Nam...
cũng vì mục tiêu bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc nên ông đã tập hợp
được hàng chục Giáo sư, Viện sỹ, kể cả những GS nổi tiếng ở nước ngoài
là Trần Văn Khê, Thái Kim Lan, Nguyễn Thuyết Phong, Mecgaet, Batresser
và nhiều Tiến sỹ, NSND, NSƯT tham gia hoạt động nghiên cứu tại Trung
tâm và tạp chí Văn hiến Việt Nam. Ông đào tạo được những cán bộ trẻ trở
thành giám đốc như Mai Tuyết Hoa, Phạm Ngọc Anh, Tố Hoa, ngoài ra còn
100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
Vietnamese professors dedicated lifetime
134
hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh trong
và ngoài nước. Ông tranh thủ sự ủng hộ
của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến
địa phương, các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước để thực hiện công trình
nghiên cứu khoa học lớn, nhỏ, kết quả là
những hoạt động của Trung tâm đã được
dư luận đánh giá cao. Trung tâm đã được
nhận huân chương và bằng khen của
Thủ tướng Chính phủ. Nhân dịp Trung
tâm kỷ niệm 15 năm thành lập, ông đã
mời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến
dự và phát biểu đánh giá cao thành tích
của Trung tâm. Ông có sức lao động bền
bỉ đáng khâm phục, liên tục họp hành và
tổ chức hội thảo về văn hoá dân tộc cả
trong và ngoài nước, bận rộn trong việc
điều hành, quản lý cơ quan nhưng vẫn
tham gia viết nhiều trên các phương tiện
thông tin đại chúng, nói trên các kênh
VTV, đài truyền hình Việt Nam về văn hoá nghệ thuật. Ngoài ra, ông còn
tham gia giảng dạy và nói chuyện tại các trường đại học, các cơ quan trên
cả nước. Ông là GS duy nhất được mời giảng về văn hóa, nghệ thuật, truyền
thống Việt Nam cho sinh viên Mỹ sang thực tập tại Việt Nam và tại nước Mỹ.
Chỉ riêng năm 2004, 2005 ông được liên tiếp 2 giải thưởng Giải B (không
có giải A) của Hội sân khấu Việt Nam cho các công trình nghiên cứu "Bài chòi
và dân ca Liên khu 5, "Tuồng và võ thuật”. Giải thưởng của Liên hiệp các hội
Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. Giải thưởng của Viện Nghiên cứu âm nhạc tại
Mỹ - là nhà hoạt động văn hoá suất sắc của Việt Nam. Ông đã viết ca ngợi
những bậc danh nhân như: Đào Tấn, Nguyễn Hiền Ninh, Ưng Bình Thúc Gia
Thị... và những người có đức, có tài, có công ở Việt Nam, như: GS.AHLĐ Vũ
Khiêu, soạn giả, nhà nghiên cứu Mịch Quang, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, GS
Trần Văn Khê, GS Hoàng Châu Ký, GS Lê Ngọc Cảnh đến người trẻ như Võ
Thành Tân, Mai Tuyết Hoa, Kiều Oanh... Ông tham gia tích cực vào việc phát
hiện, bảo vệ, tôn vinh những di sản văn hoá dân tộc cùng những công trình
mới như “lạc cầm 16” của nhạc sỹ Mác tuyên, hoặc “Múa Rối nước Mini” của
Phan Thanh Liêm, “Hát Xẩm” của Mai Tuyết Hoa, đồng thời ông luôn kịp thời
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp
giáo sư Hoàng Chương
tại văn phòng
100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
Vietnamese professors dedicated lifetime
135
viết bài thơ ca ngợi những người bạn có thành công xuất sắc như: Vương Duy
Biên, Hữu Ước, Hồ Quang Lợi, Bắc Hà, Đào Hồng Tuyển và cả người vợ của
mình.
Chính những tâm huyết và đóng góp với nền văn hóa dân tộc nước
nhà, ông đã được bạn bè, đồng nghiệp và nhiều người quý mến dành những
tình cảm thân thiết và ấm cúng. Có nhiều nhà khoa học đã từng nói: “GS. TS
Hoàng Chương là người trí tuệ, chuyên môn sâu trong lĩnh vực lý luận nghệ
thuật và đặc biệt là sân khấu Tuồng. Sức làm việc của ông chúng ta phải noi
theo, luôn luôn sáng tạo, tìm tòi, đổi mới. Đối với đồng chí, đồng đội ông hết
sức yêu quý và là con người hết sức thẳng thắng, luôn luôn bảo vệ cái đúng,
cái tốt và đấu tranh với cái xấu cái không đẹp…”. Năm 2000, ông được Chủ
tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng II. Năm 2005, ông tiếp tục được
Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. Năm 2010, ông được
Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tôn vinh là 1 trong 10 nhà
khoa học tiêu biểu. Năm 2015, ông được bầu là điển hình tiên tiến, được Thủ
tướng Chính phủ mời đi dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc. Năm 2016,
ông được Chủ tịch Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tặng bằng chiến
sỹ thi đua toàn liên hiệp hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
Cả nước biết đến ông và quý mến ông, bởi ông sống vì mình và vì mọi
người. Ông đã đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn
hóa dân tộc, đưa văn hóa nước ta hội nhập với thế giới.
BTV Hoa Lan

More Related Content

What's hot

Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhCái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhAlolove Nguyễn
 
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đạiKKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đạiPham Long
 
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.comGiáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20thanhthoakt
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuTh s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tây tiến
Tây tiếnTây tiến
Tây tiếnVan Tu
 
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bínhCái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bínhAlolove Nguyễn
 
Người lái đò sông đà ( có phim mh)truonghocso.com
Người lái đò sông đà ( có phim mh)truonghocso.comNgười lái đò sông đà ( có phim mh)truonghocso.com
Người lái đò sông đà ( có phim mh)truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ vănChương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ vănGreeny_Lam
 

What's hot (20)

Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
 
Tho va doi tap 2
Tho va doi tap 2Tho va doi tap 2
Tho va doi tap 2
 
Kịch bản trung thu
Kịch bản trung thuKịch bản trung thu
Kịch bản trung thu
 
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhCái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
 
Chan dung thi nhan hp tap2.doc
Chan dung thi nhan hp tap2.docChan dung thi nhan hp tap2.doc
Chan dung thi nhan hp tap2.doc
 
O hai dau noi nho1
O hai dau noi nho1O hai dau noi nho1
O hai dau noi nho1
 
Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2
 
Bang
BangBang
Bang
 
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đạiKKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
 
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.comGiáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
 
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
 
Hang tám cô
Hang tám côHang tám cô
Hang tám cô
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuTh s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
 
Tây tiến
Tây tiếnTây tiến
Tây tiến
 
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bínhCái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
 
Tố hữu
Tố hữuTố hữu
Tố hữu
 
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía BắcLuận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
 
Người lái đò sông đà ( có phim mh)truonghocso.com
Người lái đò sông đà ( có phim mh)truonghocso.comNgười lái đò sông đà ( có phim mh)truonghocso.com
Người lái đò sông đà ( có phim mh)truonghocso.com
 
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ vănChương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
 

Similar to Giáo sư Hoàng Chương

Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnPham Long
 
Nghệ thuật bài chòi
Nghệ thuật bài chòiNghệ thuật bài chòi
Nghệ thuật bài chòilongvanhien
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...
Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...
Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế KhoaNhững kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoalongvanhien
 
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013longvanhien
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong LaTim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong Lalongvanhien
 
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)longvanhien
 
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...tcoco3199
 
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...tcoco3199
 
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdfTiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Tài liệu thuyết minh về Cải Lương
Tài liệu thuyết minh về Cải LươngTài liệu thuyết minh về Cải Lương
Tài liệu thuyết minh về Cải LươngThanh Hải
 
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớikiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớiNguynYn792481
 
Pháp luật & xã hội số 5
Pháp luật & xã hội số 5Pháp luật & xã hội số 5
Pháp luật & xã hội số 5longvanhien
 

Similar to Giáo sư Hoàng Chương (20)

Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
 
Nghệ thuật bài chòi
Nghệ thuật bài chòiNghệ thuật bài chòi
Nghệ thuật bài chòi
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...
Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...
Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...
 
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế KhoaNhững kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
 
Tư Tưởng Nho – Lão Trong Hát Nói Việt Nam.doc
Tư Tưởng Nho – Lão Trong Hát Nói Việt Nam.docTư Tưởng Nho – Lão Trong Hát Nói Việt Nam.doc
Tư Tưởng Nho – Lão Trong Hát Nói Việt Nam.doc
 
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Hy khuong TVKHE VHN
Hy khuong TVKHE VHNHy khuong TVKHE VHN
Hy khuong TVKHE VHN
 
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong LaTim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
 
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
 
TL.DSVH.docx
TL.DSVH.docxTL.DSVH.docx
TL.DSVH.docx
 
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
 
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
 
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdfTiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tài liệu thuyết minh về Cải Lương
Tài liệu thuyết minh về Cải LươngTài liệu thuyết minh về Cải Lương
Tài liệu thuyết minh về Cải Lương
 
Đề tài: Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6 tại Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6 tại Hà Nội, HAY, 9đĐề tài: Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6 tại Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6 tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớikiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
 
Van hien (so 05) new
Van hien (so 05)   newVan hien (so 05)   new
Van hien (so 05) new
 
Pháp luật & xã hội số 5
Pháp luật & xã hội số 5Pháp luật & xã hội số 5
Pháp luật & xã hội số 5
 

More from Pham Long

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnPham Long
 

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
 

Recently uploaded

[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Giáo sư Hoàng Chương

  • 1. 100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN Vietnamese professors dedicated lifetime 125 Trong lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, ai cũng biết đến GS Hoàng Chương. Là một chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực này, sự đam mê cả cuộc đời đã thôi thúc ông tìm nhiều cách để khôi phục lại những loại hình nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là Tuồng (hát Bội) và Bài chòi nói riêng và sân khấu truyền thống nói chung ở nước ta, khi mà nền sân khấu dân tộc đang bị lãng quên bởi sự lấn át của các dòng nghệ thuật hiện đại thịnh hành. Ông không chỉ khơi dậy niềm đam mê trong giới trẻ mà còn mong chắp cánh cho nghệ thuật dân tộc bay ra thế giới. Giáo sư say sưa trong nghiên cứu khoa học và tham gia giảng bài ở nhiều trường đại học trong và ngoài nước, đi đến đâu các học viên đều hứng thú với bài giảng của ông, vì cách vừa giảng bài, vừa múa hát minh họa rất hay, nên có sức lôi cuốn mọi người. Tại sân khấu ở Paris – Pháp, Tết năm 2015, ông đã diễn lớp Bài chòi cổ "Ông xã – Bà đội", một người đóng hai vai, được người xem nhiệt liệt hoan nghênh. Đến nay đã ngoài tuổi 80, ông không lúc nào ngơi nghỉ ý niệm khơi dậy niềm đam mê trong giới trẻ và chắp cánh cho nghệ thuật dân tộc bay ra thế giới. Sau nhiều lần liên hệ, tôi mới gặp được GS Hoàng Chương – Tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, kiêm Chủ nhiệm Tạp chí Văn hiến Việt Nam để nghe những tâm sự về chuyện đời, chuyện nghề và niềm đam mê nghiên cứu, gìn giữ, phát huy văn hóa dân tộc. GS Hoàng Chương NGƯỜI LUÔN GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC
  • 2. 100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN Vietnamese professors dedicated lifetime 126 Tự hào về quê hương yêu dấu Ông tâm sự: Tôi đam mê trọn đời với nghệ thuật truyền thống như là: Tuồng (Hát bội), Bài chòi, không ngừng gìn giữ và phát huy nó ở trong và ngoài nước để mọi người hiểu và càng trân trọng hơn nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc. Niềm đam mê ấy của tôi được xuất hiện ngay từ nhỏ, trên quê hương yêu dấu là cái nôi của nghệ thuật tuồng và Bài chòi nổi tiếng ở nước ta thời xa xưa. Là người con ở quê hương Bình Định, miền đất nổi tiếng về văn võ song toàn, có anh hùng áo vải Quang Trung lãnh đạo quân Tây Sơn đánh thắng 29 vạn quân Thanh, lập nên chiến thắng kỳ tích ở gò Đống Đa – Hà Nội. Không chỉ vậy, quê hương Bình Định còn có nhiều danh nhân tuồng nổi tiếng: Đào Duy Từ, Đào Tấn, Nguyễn Diệu ... từ đó lòng yêu nghệ thuật Tuồng đã ngấm vào tôi từ thưở nhỏ. Hồi bé, tôi đã mê hát bội, lại được cha mẹ cho học âm nhạc từ lúc tiểu học, sau đó được đào tạo thành thiếu sinh quân văn nghệ. Những lúc rảnh rỗi, tôi hay vào rạp hát để xem các vở tuồng do nghệ sỹ biểu diễn và tập hát tuồng, vì thế niềm đam mê của tôi với bộ môn nghệ thuật này rực cháy cho đến tận bây giờ. Lên đến cấp 3, tôi được ra miền Bắc học văn hóa trong Đoàn Văn công liên khu V, ban ngày học văn hóa, buổi tối thì tôi đi biểu diễn. Tôi thi đỗ lớp 10 văn hóa điểm cao và được chọn đi học nước ngoài. Năm 1962, tôi được sang trường Đại học Sân khấu ở Liên Xô để học đại học. Những năm đó, Liên Xô hùng mạnh nhưng còn nghèo. Chúng tôi hàng ngày đi mua đồ ăn cũng phải xếp hàng như nước ta thời kỳ bao cấp. Chúng tôi sống trong ký túc xá, trong phòng có vài sinh viên từ các nước đến, nên đôi lúc cũng không thoải mái lắm trong sinh hoạt. Trường học thì xa nơi ở, hàng ngày chúng tôi phải qua nhiều phương tiện giao thông công cộng mới tới nơi. Rồi những ngày mùa đông lạnh giá, tuyết trắng rơi đầy càng làm cho chúng tôi thấy cô đơn nơi xứ người, da diết nỗi nhớ nhà và người thân yêu. Cuộc sống khó khăn là vậy, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng để vươn lên trong học tập. Ngày lên lớp, tối phải đến nhà hát để xem các nghệ sỹ biểu diễn. Có vở kịch nổi tiếng "Vua Lia" của Đại văn hào Sếchxpia người Anh diễn. Người Nga phải mua vé từ mấy tháng trước, còn tôi phải chầu chực ngoài cửa, rồi viết giấy gửi vào trưởng rạp thì mới được cho vào đứng xem. Ôi! khổ sở vô cùng. Sau những năm tháng học tập vất vả nhưng cũng đầy tình cảm quý mến của người dân Liên Xô với lưu học sinh Việt Nam. Tôi về nước tiếp tục học tập. Những năm 1965 - 1967, tôi học khoa Văn trường Đại học Tổng Hợp HN, lúc đó nước ta đang có chiến tranh ác liệt, trường chúng tôi phải đi sơ tán. Chúng tôi sống cùng với nhà dân nên chỉ chăm chú vào học tập, không dám chơi bời. Tôi vinh dự được học cùng lớp với anh Nguyễn Phú Trọng (Tổng bí thư Đảng nước ta
  • 3. 100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN Vietnamese professors dedicated lifetime 127 hiện nay), anh Trọng đã có lần nhận xét: Tôi là người tổ chức đoàn kịch có tính chất chuyên nghiệp ở trường, dựng vở Kiều của giáo sư Hoàng Xuân Nhị và vở Nguyễn Văn Trỗi của Học Phi rất thành công. Sau khi tốt nghiệp năm 1967, tôi được về Bộ Văn hóa thông tin làm việc, phụ trách tổ trưởng tổ sân khấu, đạo diễn cho phong trào sân khấu cả nước. Với kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được, tôi đã thực hiện công việc thuận lợi được nhiều người đánh giá tốt, đó là cơ hội để tôi tiếp tục được mở mang tri thức chuyên sâu hơn nữa. Năm 1969, tôi được Nhà nước cử đi học nghiên cứu sinh ở Rumani theo chế độ ưu tiên của Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam. Sang đó, tôi được sống và học tập trong điều kiện của một nước phát triển, nên cuộc sống đầy đủ hơn so với hồi sang Liên Xô học. Hơn nữa, Rumani còn là nước có nhiều danh nhân văn hóa thế giới và có truyền thống về đào tạo văn hóa nghệ thuật, có nhiều thầy giỏi nên tôi đã học được nhiều kinh nghiệm quý. Ở đây, tôi đã dựng thực tập vở tuồng Nghêu Sò Ốc Hến được các giáo sư Rumani đánh giá cao. Tôi được sang khảo sát thực tập ở một số nhà hát lớn của Liên xô, Đức để học tập nghiên cứu những phương pháp nghệ thuật tiên tiến của nước bạn. Năm 1973 sau khi về nước, tôi được Bộ Văn hóa thông tin cử làm đạo diễn chính cho Nhà hát tuồng Liên khu 5 (nay là Nhà hát tuồng Đào Tấn). Nơi đây có rất nhiều nghệ sỹ tài năng, để học hỏi và trau dồi nghề nghiệp về Tuồng, từ đó tôi có thêm vốn nghề cho việc dựng vở và giảng dạy sau này. Suốt những năm tháng ở cái lò tuồng này, các bậc thầy ở Quảng Nam, Bình Định đã giúp cho tôi rất nhiều kinh nghiệm thực tế. Đến trước ngày Giải phóng miền Nam, tôi đã dàn dựng thành công các vở tuồng nổi tiếng liên quan đến lịch sử là vở Trưng nữ Vương, vở Áo vải cờ đào, tuồng hài Con chó vện. Sau ngày Giải phóng miền Nam, Nhà hát tuồng Liên khu V chuyển về Bình Định. Về đó, ông thấy những kiến thức mình đã học nhiều năm nhưng GS Hoàng Chương hướng dẫn động tác tuồng cho giáo viên David Badagnani - Đại học Kent, Mỹ
  • 4. 100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN Vietnamese professors dedicated lifetime 128 ít có điều kiện phát huy nên có mong muốn được chuyển sang làm nghiên cứu khoa học. Ông xin ra miền Bắc để làm việc ở Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, sau đó được Bộ Văn hóa thông tin bổ nhiệm làm trưởng đoàn nghệ thuật tuồng thể nghiệm. Đây là nơi tập hợp được nhiều tài năng như: Đàm Liên, Kim Cúc, Minh Ngọc... đoàn tuồng này hoạt động được một thời gian để thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật truyền thống ở nước ta, sau đó Bộ Văn hóa thông tin đã quyết định sát nhập đoàn với Nhà hát tuồng trung ương thành Nhà hát tuồng Việt Nam và ông được bổ nhiệm làm Phó giám đốc nhà hát tuồng Việt Nam phụ trách tuồng ở phía nam. Từ đó, ông có điều kiện để tập trung vào việc phục hồi tuồng truyền thống và lịch sử như vở: Sơn Hậu, Tam Nữ Đỗ Vương, Trưng nữ Vương... Từ khi ông về Viện Sân khấu công tác, nhờ làm việc có uy tín được đề bạt làm thư ký hội đồng khoa học rồi làm Phó viện trưởng và Viện trưởng, Viện sân khấu Việt Nam (1984 – 1999). Ông tiếp tục dàn dựng thành công nhiều vở tuồng như: Quang Trung đại phá quân Thanh, Nàng Sơkuntơla (Ấn Độ), Thanh gươm, hát bội và viết được các công trình nghiên cứu khoa học về tuồng, Bài chòi rồi còn chỉ đạo, chủ biên một số loại hình sân khấu khác như: chèo, cải lương, dân ca, kịch nói . Ông đã được Bộ Giáo dục, Học viện Nghệ thuật Sân khấu – Điện ảnh Rumani phong hàm giáo sư năm 1996 và mới đây lại được Bộ trưởng Bộ ngoại giao Rumani trao bằng danh dự với công lao làm cầu nối văn hóa giữa hai nước Việt Nam – Rumani. Trong suốt 24 năm làm Phó Chủ tịch phụ trách văn hóa Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani. Trên con đường học tập, lao động nghệ thuật, ông đã thể hiện bản lĩnh sáng tạo không biết mệt mỏi, sự nhiệt tình cùng ý chí bền bỉ và dẻo dai như ngọn lửa luôn cháy trong ông. Ông đã thể hiện sự cống hiến say mê cho sự nghiệp giữ gìn bảo tồn và phát huy nền văn hóa nghệ thuật dân tộc. Bằng lời nói và những việc làm cụ thể, bất kể ở nơi đâu, ngay cả trên diễn đàn, ông kịch liệt phê phán khuynh hướng, việc làm tổn hại đến văn hóa nghệ thuật dân tộc. Ông kiên trì bảo vệ nền văn hóa truyền thống dân tộc như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch, Bài chòi... Cho đến nay, ông đã nghiên cứu và công bố nhiều công trình khoa học về lĩnh vực này có giá trị và nhiều công trình nghiên cứu khác như nghệ thuật phật giáo, múa rối nước, hát quan họ, Đờn ca tài tử... Ngoài ra, ông còn xuất bản được nhiều cuốn sách ở các thể loại: Tuồng và võ thuật, Nghệ thuật tuồng với cuộc sống hôm nay, Bài chòi và dân ca Liên Khu 5 (được giải thưởng của Hội sân khấu Việt Nam), Những vấn đề về sân khấu truyền thống, Chân dung nghệ sỹ Tài năng và việc sử dụng tài năng, Chuyện lạ người chiến sỹ đặc công – (thể văn xuôi), đặc biệt là công trình về Đào Tấn...
  • 5. 100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN Vietnamese professors dedicated lifetime 129 Không chỉ gìn giữ và phát huy mà còn đưa nghệ thuật truyền thống dân tộc bay cao, bay xa Sống gần trọn đời với nghệ thuật truyền thống của dân tộc, trải qua hơn 60 năm làm việc trong ngành văn hóa nghệ thuật, GS Hoàng Chương là nhà nghiên cứu vừa có lý luận lại có thực tế biểu diễn và là đạo diễn kết hợp thực tiễn cùng lý luận một cách ngọt ngào. Ngoài những công trình trực tiếp viết, ông còn chủ biên, chủ trì nhiều công trình nghệ thuật sân khấu truyền thống và văn hóa dân tộc ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Gần đây, ông còn thuyết trình rất thành công về văn hóa dân tộc tại Malaixia (tháng 8 năm 2017). Mỗi năm, ông chủ trì gần 10 cuộc hội thảo khoa học, viết gần 40 bài nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí trong cả nước, nói hàng chục lần trên các đài truyền hình, đài TNVN. Đặc biệt, ông là người năng động luôn có những ý tưởng mới thiết thực đạt hiệu quả trong công tác nghiên cứu để gìn giữ và phát huy nghệ thuật truyền thống về văn hóa dân tộc không bị mất đi do các dòng nghệ thuật thương mại thịnh hành lấn át. Nói về nghiệp tuồng của ông, phải nhắc đến những đóng góp có giá trị mà ông đã để lại cho đời, những vở tuồng và kịch dàn dựng ở nước ngoài được giới sân khấu Rumani đánh giá cao. Ông đã nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn được hơn 30 công trình về tuồng, Bài chòi, cải lương, múa rối nước, quan họ, nghệ thuật phật giáo... và những vấn đề sân khấu truyền thống kể cả làm chủ biên, trong đó có những công trình như: Lịch sử sân khấu Việt Nam, Văn Hiến ở một số tỉnh thành... Và ông còn là người nghiên cứu sâu, rộng về nhiều vấn đề liên quan đến sân khấu truyền thống như cải lương, chèo, rối nước, quan họ, hát xẩm, ca Huế... Đại sứ Rumani Valerui Arteni có nhận xét: GS Hoàng Chương là một chuyên gia hàng đầu về văn hóa dân tộc Việt Nam được đào tạo ở Rumani. Một nhà nghiên cứu Nhật Bản đã khuyên tôi nên tìm đọc những quyển sách của GS Hoàng Chương… Trong những năm công tác, ông hay dẫn đoàn nghệ thuật truyền thống của mình tham gia biểu diễn liên hoan nghệ thuật dân gian quốc tế các nước trên thế giới (1994, 1995 ở Anh và Rumani), năm 2009 tại Nhật Bản. Năm 2002, 2015 ở Đức, ở Pháp, 2010, 2011, 2012, 2016 ở Mỹ... Khi trung tâm của ông giới thiệu tiết mục được chuẩn bị công phu thì các chuyên gia phía Nhật Bản đã thẩm định và từ chối một số tiết mục khác, vì họ cho rằng tiết mục này đã cải biên, bị lai căng hoặc sân khấu hóa. Những tiết mục âm nhạc sử dụng điện tử thì họ từ chối. Ông cho biết thêm: không chỉ ở Nhật Bản, các nước tiên tiến khác cũng đang tìm về văn hóa cổ truyền nước ta. Họ xem việc bảo tồn văn hóa dân gian chính là bảo tồn một dân tộc, như ở Rumani – nước nổi tiếng của châu Âu về nghệ thuật dân gian truyền thống nên họ thích
  • 6. 100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN Vietnamese professors dedicated lifetime 130 giao lưu với Việt Nam. Trong khi đó, nghệ thuật dân gian ở nước ta đang có nhiều biến thái đáng buồn: Tây thì đến ta học về tuồng còn ta thì lại quay lưng! Giáo sư Hoàng Chương than phiền: "Người nghệ sỹ thời nay hát không còn hay như các nghệ nhân thời trước, cách diễn cũng không đúng với quy tắc của tuồng truyền thống". Theo ông, hát tuồng phải hát bằng hơi gan, hơi ruột chứ không phải là hát theo cái lối tuồng quát, tuồng hét, hoặc hát từ cổ họng trở ra như một số người vẫn hát. Là người đắm đuối với hồn nghệ thuật dân tộc, ông thấy băn khoăn trước thực trạng hiện nay, nhưng vẫn cố gắng gìn giữ và phát huy tuồng truyền thống để nhiều người hiểu về nó mà có nhận thức đúng đắn về nghệ thuật truyền thống. Năm 2010, ông đã làm cố vấn và trực tiếp giới thiệu về tuồng trong một chương tình lớn về nghệ thuật tuồng trên VTV1. Chính vì thế, sau khi nghỉ hưu ông vẫn tiếp tục cống hiến và làm nhiều việc để có thể khôi phục lại hình ảnh của tuồng nói riêng và sân khấu truyền thống nói chung, cụ thể là ông vận động thành lập Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc. Nhà quản lý tài năng Từ năm 2000, ông vận động được những người có tên tuổi lớn và có uy tín trong ngành văn hóa như: nhà thơ Tố Hữu, nhạc sỹ Trần Hoàn, Bộ trưởng Bộ VHTT Nguyễn Khoa Điềm, Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, GS.AHLĐ Vũ Khiêu, GS.VS Vũ Tuyên Hoàng, GS.VS Hoàng Trinh, NSND Đào Mộng Long, NNC Mịch Quang, các giáo sư Trần Văn Khê, Nguyễn Thuyết Phong, Thái Kim Lan, Trần Bảng, Hoàng Châu Ký, Trường Lưu, nhà văn Thanh Hương, tiếp theo là GS.VS Đặng Vũ Minh, nhạc sỹ Vũ Mão, Trung tướng nhà văn Hữu Ước... thành lập Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc Việt Nam (Trung tâm), một tổ chức nghiên cứu khoa học về văn hóa nghệ thuật duy nhất trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Trong những năm qua, Trung tâm triển khai hoạt động trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, hội thảo, sưu tầm, khảo nghiệm về văn hóa dân tộc ở nhiều nơi, đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, có tác động tích cực trong xã hội được lãnh đạo trung ương, Chính phủ cùng các Bộ, ngành và cơ quan chức năng đánh giá cao. Đặc biệt, có những hội thảo do Trung tâm tổ chức để lại dấu ấn sâu đậm cho các nhà quản lý, người làm nghề và nhiều người dân như: hội thảo Chủ tịch Hồ Chí Minh và nghệ thuật dân tộc; Hội thảo quốc tế về thư nhật ý trong tù của Hồ Chủ tịch tại Thủ đô của Rumani, hội thảo Tố Hữu với văn hóa dân tộc, danh nhân Lê Đại Cang, Đào Tấn danh nhân văn hóa dân tộc; Nguyễn Diêu với tuồng, Tổng bí thư Lê Duẩn
  • 7. 100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN Vietnamese professors dedicated lifetime 131 với văn hóa dân tộc (2 lần), Thủ tướng Phạm Văn Đồng với văn hóa dân tộc (2 lần), 100 năm ngày sinh của GS.AHLĐ Vũ Khiêu, Mịch Quang, Nguyễn Vĩnh Bảo, Ứng Bình Thúc Gia Thị, Tống Phước Phỗ… Xuất phát từ những yêu cầu bức thiết của việc bảo tồn và phát huy các giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống và được sự hỗ trợ của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung tâm đã triển khai thực hiện thành công một số đề tài nghiên cứu khoa học, như: Tìm hiểu và khôi phục múa rối nước dân gian, Nghệ thuật Quan họ, Thi pháp nghệ thuật Đào Tấn; 100 năm ra đời và phát triển của nghệ thuật Cải lương… trực tiếp thực hiện dự án Phục hồi nghệ thuật Bài chòi trên miền bắc, phục hồi hát xẩm Hà thành, phục hồi đàn Lạc cầm Mác Tuyên để biểu diễn chào mừng Ðại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và thực hiện tuyển tập kịch bản 1.300 trang về Bình Ðịnh - Tây Sơn với Thăng Long - Hà Nội và hàng chục công trình khác như: Tài năng và sử dụng tài năng, bài chòi nghệ thuật dân gian đặc sắc… Trung tâm còn xuất bản các công trình nghiên cứu, tổng kết học thuật có giá trị tiêu biểu: Văn hiến Hà Tây xưa và nay; Văn hiến Hà Tĩnh – Truyền thống và hiện đại; Văn hóa Hưng Yên xưa và nay; Văn hiến Quảng Ngãi truyền thống và hiện đại; Văn nghệ sỹ trí thức Hưng Yên với Thăng Long Hà Nội, Văn hiến Hà Nam truyền thống và hiện đại; Văn hiến Vĩnh Phúc truyền thống và hiện đại… Trong những năm gần đây, Trung tâm còn phối hợp với Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTT&DL) triển khai, thực hiện dự án “Sân khấu học đường” của Chính phủ tại nhiều địa phương trong cả nước. Qua đó, các em học sinh không những được làm quen, yêu thích nghệ thuật dân tộc mà còn biểu diễn và thành lập các đội nghệ thuật truyền thống tại các trường phổ thông, biểu diễn thường xuyên, Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của GS Hoàng Chương giảng tuồng ở trường Đại học Hobath William Smith (New York)
  • 8. 100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN Vietnamese professors dedicated lifetime 132 ngành giáo dục, ngành văn hóa thông tin và nhân dân địa phương cả nước. Một việc làm nữa của Trung tâm cũng có ý nghĩa xã hội lớn lao là khởi xướng và phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải và địa phương về văn hóa giao thông trên phương tiện truyền thông đại chúng, văn học nghệ thuật, thông qua các tác phẩm nghệ thuật thấm sâu vào văn hóa tham gia giao thông của người dân, từ đó đã góp phần cùng cơ quan chức năng và cả cộng đồng xây dựng văn hóa giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, mang lại hạnh phúc cho mọi người. Ngoài ra, Trung tâm còn hỗ trợ các nhạc sỹ, ca sỹ xây dựng các chương trình về nghệ thuật truyền thống (nghệ thuật rối nước, hát xẩm, chầu văn, hát chèo)… biểu diễn trong cả nước. Không chỉ tham gia nhiều hoạt động xã hội ở trong nước, Trung tâm còn đẩy mạnh hợp tác quan hệ với nhiều nước trên thế giới, tổ chức gặp mặt, tọa đàm với Tham tán văn hóa một số nước trong khu vực, châu Âu, đặt mối quan hệ với các tổ chức âm nhạc dân tộc VN ở một số nước như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Rumani... thường xuyên đưa nghệ sỹ nhạc dân tộc của Việt Nam đi biểu diễn ở khắp thế giới. Tất cả những hoạt động này đều từ sáng kiến và tổ chức chỉ đạo của giáo sư Hoàng Chương. Để có những thành quả đáng nhớ và đầy tự hào trong nhiều năm qua, ông với cương vị là Giám đốc Trung tâm đã không ngừng học tập, lao động và sáng tạo, cũng như nghiên cứu, tìm tòi, bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Ông còn là người chủ trì, chủ biên nhiều công trình cấp bộ về văn hóa dân tộc. Ông cũng đã tổ chức các hội thảo có được nhiều tiếng vang trong và ngoài nước, như hội thảo quốc tế âm nhạc và sân khấu truyền thống Việt Nam và thế giới, nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á, mối quan hệ văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc ... Hiện nay, ông đang làm giám đốc Trung tâm kiêm chủ nhiệm Tạp chí Văn hiến Việt Nam. Ông còn là Chủ tịch hội thơ Đường kiêm cả Phó Chủ Tịch Hội Hữu Nghị Việt Nam - Rumani, và Chủ tịch hội đồng hương Bình Định, phải gánh vác nhiều việc vì mọi người tín nhiệm vào tài năng, đức độ và lòng nhiệt tình của ông. Gần đây, Báo Sức khỏe & Đời sống, Tạp chí Văn Hiến Việt Nam đã đăng bài: Vì mình và vì mọi người nói về tài đức của giáo sư Hoàng Chương và nỗi đau về thời cuộc người có ác ý với ông. Đài truyền hình ANTV làm chân dung giáo sư Hoàng Chương với tên phim là "Người con vĩ đại của miền đất Võ", đài VOV làm chương trình với tên giáo sư Hoàng Chương cánh chim không mỏi, đài truyền hình nhân dân cũng đã làm một chương trình tương tự. Ông là người đề xuất sáng lập ra Giải thưởng Đào Tấn để tôn vinh danh nhân văn hoá dân tộc, đồng thời thông qua giải thưởng
  • 9. 100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN Vietnamese professors dedicated lifetime 133 động viên những người có cống hiến đáng kể cho nền văn hoá dân tộc. Ông lập ra quỹ đồng hương để hỗ trợ cho học sinh nghèo học giỏi ở Bình Định, tìm cách giúp đỡ những người gặp khó khăn, nghèo túng. Ông đã giành tiền tiết kiệm mua tặng cho ông Lê Văn Hinh - một thương binh nặng người Bình Định sống rất nghèo ở thành phố Vinh, chiếc tivi Nhật. Ông Hinh vô cùng cảm động và viết thư cảm ơn, trong thư có đoạn “30 năm rồi tôi mới được xem tivi tại nhà (trước đó chỉ đi xem nhờ) cả ngày lẫn đêm tôi nằm xem tivi để biết mọi chuyện trong nước và trên thế giới, chiếc tivi còn cho tôi giảm được những cơn đau từ những vết thương khó chữa...”. Ông còn viết sách “Chuyện lạ người chiến sỹ đặc công” được tổ chức hội thảo ở Bộ Văn hóa và nhiều người đọc hoan nghênh. Giáo sư Hoàng Chương quan niệm nghệ thuật không lấy số lượng tác phẩm làm thước đo, mà quan trọng hơn là trong số ít công trình đó có giá trị tư tưởng và dấu ấn nghệ thuật. Vì vậy, ông đã dày công nghiên cứu cho việc bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc, vì nó là thành quả của hàng ngàn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đã hun đúc lên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam. Nhìn từ góc độ văn hoá, khí thiêng của dân tộc - chính là các giá trị tinh thần, là hồn cốt, là bản lĩnh của dân tộc Việt Nam. Ông khẳng định rằng, với tầm vóc là nền văn hoá lâu đời ở phương Đông, một nền văn hoá phong phú và bền vững, được nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người dân nước ta chiến thắng bất kỳ kẻ thù xâm lược nào, bởi có một nền văn hoá Việt Nam là sức mạnh tinh thần, trong truyền thống lâu đời với hơn bốn ngàn năm lịch sử đã ăn sâu vào máu của mỗi người Việt Nam. Với diện mạo văn hoá hết sức rộng lớn và phong phú, bắt nguồn từ văn hoá Đông Sơn, Hoà Bình, Sa Huỳnh, ốc Eo... trải khắp từ bắc chí nam, từ miền xuôi lên miền ngược với đa màu sắc của 54 dân tộc anh em, văn hoá Việt Nam không thua kém bất kỳ một nền văn hoá nào trên thế giới. Phải chăng niềm tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc đã tiếp cho ông thêm sức mạnh và ý chí bền bỉ cho công cuộc tìm tòi lưu giữ và phát huy những nét đặc sắc của sân khấu truyền thống như: Tuồng, Chèo, Cải lương, Bài chòi, Múa Rối nước, dân ca Bắc Trung Nam... cũng vì mục tiêu bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc nên ông đã tập hợp được hàng chục Giáo sư, Viện sỹ, kể cả những GS nổi tiếng ở nước ngoài là Trần Văn Khê, Thái Kim Lan, Nguyễn Thuyết Phong, Mecgaet, Batresser và nhiều Tiến sỹ, NSND, NSƯT tham gia hoạt động nghiên cứu tại Trung tâm và tạp chí Văn hiến Việt Nam. Ông đào tạo được những cán bộ trẻ trở thành giám đốc như Mai Tuyết Hoa, Phạm Ngọc Anh, Tố Hoa, ngoài ra còn
  • 10. 100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN Vietnamese professors dedicated lifetime 134 hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh trong và ngoài nước. Ông tranh thủ sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện công trình nghiên cứu khoa học lớn, nhỏ, kết quả là những hoạt động của Trung tâm đã được dư luận đánh giá cao. Trung tâm đã được nhận huân chương và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Nhân dịp Trung tâm kỷ niệm 15 năm thành lập, ông đã mời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự và phát biểu đánh giá cao thành tích của Trung tâm. Ông có sức lao động bền bỉ đáng khâm phục, liên tục họp hành và tổ chức hội thảo về văn hoá dân tộc cả trong và ngoài nước, bận rộn trong việc điều hành, quản lý cơ quan nhưng vẫn tham gia viết nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, nói trên các kênh VTV, đài truyền hình Việt Nam về văn hoá nghệ thuật. Ngoài ra, ông còn tham gia giảng dạy và nói chuyện tại các trường đại học, các cơ quan trên cả nước. Ông là GS duy nhất được mời giảng về văn hóa, nghệ thuật, truyền thống Việt Nam cho sinh viên Mỹ sang thực tập tại Việt Nam và tại nước Mỹ. Chỉ riêng năm 2004, 2005 ông được liên tiếp 2 giải thưởng Giải B (không có giải A) của Hội sân khấu Việt Nam cho các công trình nghiên cứu "Bài chòi và dân ca Liên khu 5, "Tuồng và võ thuật”. Giải thưởng của Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. Giải thưởng của Viện Nghiên cứu âm nhạc tại Mỹ - là nhà hoạt động văn hoá suất sắc của Việt Nam. Ông đã viết ca ngợi những bậc danh nhân như: Đào Tấn, Nguyễn Hiền Ninh, Ưng Bình Thúc Gia Thị... và những người có đức, có tài, có công ở Việt Nam, như: GS.AHLĐ Vũ Khiêu, soạn giả, nhà nghiên cứu Mịch Quang, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, GS Trần Văn Khê, GS Hoàng Châu Ký, GS Lê Ngọc Cảnh đến người trẻ như Võ Thành Tân, Mai Tuyết Hoa, Kiều Oanh... Ông tham gia tích cực vào việc phát hiện, bảo vệ, tôn vinh những di sản văn hoá dân tộc cùng những công trình mới như “lạc cầm 16” của nhạc sỹ Mác tuyên, hoặc “Múa Rối nước Mini” của Phan Thanh Liêm, “Hát Xẩm” của Mai Tuyết Hoa, đồng thời ông luôn kịp thời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp giáo sư Hoàng Chương tại văn phòng
  • 11. 100 GIÁO SƯ việt nam TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN Vietnamese professors dedicated lifetime 135 viết bài thơ ca ngợi những người bạn có thành công xuất sắc như: Vương Duy Biên, Hữu Ước, Hồ Quang Lợi, Bắc Hà, Đào Hồng Tuyển và cả người vợ của mình. Chính những tâm huyết và đóng góp với nền văn hóa dân tộc nước nhà, ông đã được bạn bè, đồng nghiệp và nhiều người quý mến dành những tình cảm thân thiết và ấm cúng. Có nhiều nhà khoa học đã từng nói: “GS. TS Hoàng Chương là người trí tuệ, chuyên môn sâu trong lĩnh vực lý luận nghệ thuật và đặc biệt là sân khấu Tuồng. Sức làm việc của ông chúng ta phải noi theo, luôn luôn sáng tạo, tìm tòi, đổi mới. Đối với đồng chí, đồng đội ông hết sức yêu quý và là con người hết sức thẳng thắng, luôn luôn bảo vệ cái đúng, cái tốt và đấu tranh với cái xấu cái không đẹp…”. Năm 2000, ông được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng II. Năm 2005, ông tiếp tục được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. Năm 2010, ông được Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tôn vinh là 1 trong 10 nhà khoa học tiêu biểu. Năm 2015, ông được bầu là điển hình tiên tiến, được Thủ tướng Chính phủ mời đi dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc. Năm 2016, ông được Chủ tịch Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tặng bằng chiến sỹ thi đua toàn liên hiệp hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Cả nước biết đến ông và quý mến ông, bởi ông sống vì mình và vì mọi người. Ông đã đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, đưa văn hóa nước ta hội nhập với thế giới. BTV Hoa Lan