SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG HOÀNG CHINH
GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU
BỀN VỮNG CHO TRÁI THANH LONG
CỦA TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG HOÀNG CHINH
GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU
BỀN VỮNG CHO TRÁI THANH LONG
CỦA TỈNH LONG AN
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 60340121
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học
GS.TS Võ Thanh Thu
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên thực hiện
Trương Hoàng Chinh
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………..…………………1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN
VỮNG MỘT NGÀNH HÀNG……...…………………………………….……6
1.1 Cơ sở khoa học về phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững nông sản
1.2 Tìm hiểu phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững………..………......7
1.2.1 Khái niệm sản xuất và xuất khẩu bền vững …………..…………..7
1.2.2 Mối liên hệ giữa sản xuất bền vững và xuất khẩu bền vững… .. 11
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá sản xuất bền vững và xuất khẩu bền vững…...11
1.3 Vài nét về tình hình sản xuất và xuất khẩu thanh long của Việt Nam...13
1.3.1 Tình hình sản xuất thanh long của Việt Nam……………..……..13
1.3.2 Tình hình xuất khẩu thanh long của Việt Nam……………..…...14
TÓM TẮT CHƯƠNG 1…………………………………..…………………..18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG
TRÁI THANH LONG CỦA TỈNH LONG AN TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thanh long của Long An ……..……19
2.1.1 .Thực trạng sản xuất thanh long của Long An …………….…….…...19
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu thanh long của Long An…………….….…….21
2.2 Đánh giá tính bền vững trong sản xuất thanh long của Long An .…….25
2.2.1. Chỉ tiêu kinh tế…………………………………………………...……..25
2.2.2. Chỉ tiêu xã hội …………………………………………...……………..28
2.2.3. Chỉ tiêu môi trường…………………………………...………………..37
2.3 Đánh giá tính bền vững trong xuất khẩu thanh long của Long An...….42
2.3.1. Chỉ tiêu kinh tế…………………………………………..……………..42
2.3.2 Chỉ tiêu xã hội ……………………………………………..……….…...52
2.3.3. Chỉ tiêu môi trường……………………………………..……….……..54
2.4 Kết luận về sản xuất và xuất khẩu bền vững thanh long của Long An..54
2.4.1. Những thành tựu đạt được………………………………..…………...54
2.4.1.1. Thành tựu về mặt kinh tế………………………………...…………..54
2.4.1.2. Thành tựu về mặt xã hội…………………………………...………...55
2.4.1.3. Thành tựu về mặt môi trường………………………...……………..55
2.4.2. Những hạn chế…………………………..……………… ….………….56
2.4.2.1. Hạn chế 1: Trái thanh long Long An chưa có thương hiệu xuất khẩu
………………………………………………….………………………………56
2.4.2.2. Hạn chế 2: Yếu kém trong công tác xúc tiến thương mại và phụ
thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc……………....………………..56
2.4.2.3. Hạn chế 3: Công tác phát triển giống cây trồng còn yếu làm cho sản
xuất thiếu ổn định…………………………………………..……… …….…..57
2.4.2.4. Hạn chế 4: Thanh long trồng tự phát, thiếu quy hoạch dài hạn…..58
2.4.2.5. Hạn chế 5: Kỹ thuật canh tác và trình độ cơ giới hóa trong các khâu
còn hạn chế…………………………………………..………….……………..58
2.4.2.6. Hạn chế 6: Phúc lợi xã hội chưa được quan tâm và thiếu tính liên
kết giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu………..…..……..……..59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG
CHO TRÁI THANH LONG LONG AN
3.1. Mục tiêu, quan điểm, cơ sở đề xuất giải pháp………………… …….…60
3.1.1. Mục tiêu giải pháp ………………………………………… ....……….60
3.1.2. Quan điểm đề xuất giải pháp …………………………...……..………60
3.1.3. Cơ sở đề xuất giải pháp……………………………...…………………61
3.2. Đề xuất các nhóm giải pháp về sản xuất và xuất khẩu bền vững thanh
long cho Long An…………………………………………..….………………61
3.2.1. Nhóm giải pháp xây dựng thương hiệu xuất khẩu cho trái thanh long
Long An…………………………………………………………..……….…...61
3.2.2. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị
trường mới cho trái thanh long……………………………..………….…….63
3.2.3. Nhóm giải pháp về nghiên cứu công tác chọn giống nhằm ổn định sản
xuất trong thời gian tới………………………………………….……………67
3.2.4. Nhóm giải pháp về quy hoạch vùng canh tác cho trái thanh long Long
An trong tương lai…………………………………………………………….68
3.2.5. Nhóm giải pháp về ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại và nâng cao
trình độ cơ giới hóa………………………………………...………………….69
3.2.6. Nhóm giải pháp nâng cao phúc lợi xã hội và xây dựng mô hình liên
kết giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu…………...……………..71
TÓM TẮT CHƯƠNG 3…………………………………..…………………..75
KẾT LUẬN …………………………………………………..……………….76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Chữ viêt tắt Diễn giải bằng tiếng Anh Diễn giải bằng tiếng Việt
GlobalGAP
Global Good Agricultural
Practices
Thực hành nông nghiệp tốt
tiêu chuẩn quốc tế
EuroGAP
Euro Good Agricultural
Practices
Thực hành nông nghiệp tốt
tiêu chuẩn châu Âu
KNXK Kim ngạch xuất khẩu
PRA Pest Risk Analysis Phân tích nguy cơ dịch hại
XTTM Xúc tiến thương mại
VietGAP
Vietnamese Good Agricultural
Practices
Thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt ở Việt Nam
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Thị trường khó tính: Cơ sở để nước nhập khẩu cho phép nhập trái cây tươi
là “Phân tích nguy cơ dịch hại” gọi tắt là PRA, trong đó ấu trùng ruồi đục quả
là vấn đề rào cản chủ yếu khi xuất khẩu vào các thị trường này. Xuất trái cây
sang các thị trường này phải có điều kiện (1.chiếu xạ; 2.xử lý nhiệt; 3.xây
dựng vùng phi dịch hại; 4.một giải pháp loại bỏ nguy cơ cụ thể khác). Thí dụ:
+ Thanh long, nhãn, vải, chôm chôm, xoài, vú sữa: phải chiếu xạ để vào
Mỹ, hoặc xử lý hơi nước nóng để vào Nhật
+ Chuối: thu hoạch giai đoạn quả còn xanh (green mature), trước khi chín
vàng để vào Mỹ và Nhật.
Là các thị trường Mỹ, Nhật, New Zealand, Úc, Hàn Quốc, Chile…
Thị trường dễ tính: PRA chưa phổ biến; hoặc tương đồng về sinh thái; hoặc
có đặc điểm đặc biệt về khí hậu. Ấu trùng ruồi đục quả không là rào cản. Xuất
khẩu trái cây vào các thị trường này dễ dàng. Phần lớn các nước ở Châu Á.
Tiêu chuẩn VietGAP: (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural
Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa
trên 4 tiêu chí như:
- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất.
- An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa
chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
- Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao
động của nông dân.
- Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được
những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Rào cản kỹ thuật đối với thương mại
Theo định nghĩa của WTO: “các biện pháp kỹ thuật là các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy
trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật đó”. Như vậy, để bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức
khoẻ con người, môi trường, an ninh..., các nước đều thiết lập và duy trì một
hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá
nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều nước lại có xu hướng lạm dụng các biện pháp kỹ
thuật này nhằm mục tiêu hạn chế hàng hóa nhập khẩu, bảo hộ cho sản xuất
trong nước. Do đó các biện pháp kỹ thuật này còn được gọi với cái tên “ các
rào cản kỹ thuật đối với thương mại”.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH
1. BẢNG
Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu thanh long và tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu so với năm trước giai đoạn từ 2003 tới 2013 ...................................15
Bảng 2.1 Danh sách các hợp tác xã sản xuất thanh long tại Long An........20
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu thanh long Long An qua các năm ............21
Bảng 2.3 Giá thanh long xuất khẩu của Long An.......................................22
Bảng 2.4 Thị trường tiêu thụ thanh long Long An .....................................24
Bảng 2.5 Lý do người nông dân vẫn đang áp dụng phương pháp truyền
thống ...........................................................................................................28
Bảng 2.6 Tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp.................................42
Bảng 2.7 Tổng số lao động của doanh nghiệp............................................43
2. BIỂU ĐỔ
Biểu đồ 1.1 Diện tích và sản lượng thanh long qua các năm......................14
Biểu đồ 1.2 kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam ......................15
Biểu đồ 1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long theo giá trị năm 2013
..............................................................................................................….. 16
Biểu đồ 2.1 thống kê thu nhập của các hộ nông dân trồng thanh long……25
Biểu đồ 2.2 Thống kê về dự định mở rộng diện tích canh tác của các hộ
trồng thanh long ..........................................................................................26
Biểu đồ 2.3 Thống kê dự định của người nông dân nếu thanh long liên tục
rớt giá .........................................................................................................27
Biểu đồ 2.4 Thống kê tỷ lệ thanh long không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ... 27
Biểu đồ 2.5 Anh chị có thiếu người thu hoạch thanh long vào mùa thu
hoạch không ...........................................................................................….36
Biểu đồ 2.6 Nguồn tài trợ cho việc mở rộng sản xuất thanh long Long An 36
Biểu đồ 2.7 Thống kê phương pháp kỹ thuật được áp dụng trồng thanh
long..............................................................................................................37
Biểu đồ 2.8 Xu hướng áp dụng tiêu chuẩn VietGap trong tương lai của
các hộ trồng thanh long...............................................................................39
Biểu đồ 2.9 Thống kê loại bóng đèn được các hộ trồng thanh long sử
dụng để xông đèn. .....................................................................................41
Biểu đồ 2.10 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong
năm 2013 ....................................................................................................45
Biểu đồ 2.11 Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm tới......46
Biểu đồ 2.12 Tình hình đăng ký thương hiệu cho trái thanh long tại các
doanh nghiệp ...............................................................................................47
Biểu đồ 2.13 Thị trường xuất khẩu thanh long của các doanh nghiệp ở
Long An.......................................................................................................48
Biểu đồ 2.14 Thống kê số doanh nghiệp có bộ phận Marketing ................50
Biểu đồ 2.15 Mức độ thường xuyên của các hoạt động quảng bá thương
hiệu thanh long ra quốc tế...........................................................................51
Biểu đồ 2.16 Thống kê tỷ lệ nhân viên thời vụ tại các doanh nghiệp xuất
khẩu thanh long ở Long An.........................................................................52
Biểu đồ 2.17 Mức độ liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu với các hộ
trồng thanh long tại Long An......................................................................53
Biểu đồ 2.18 Thống kê các giai đoạn được cơ giới hóa của doanh nghiệp 54
3. HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ phát triển bền vững ...................................................……...7
Hình 2.1 Chuỗi cung ứng thanh long Long An .........................................33
Hình 2.2 Mối liên hệ giữa độ ngày dài và nhiệt độ, ẩm độ để cây thanh long
ra hoa...........................................................................................................40
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài:
Thanh long là một trong những chủng loại cây ăn quả đặc sản của huyện Châu
Thành nói riêng hay của tỉnh Long An và cả nước nói chung. Tính đến năm 2014,
tổng diện tích đất trồng thanh long toàn tỉnh Long An là hơn 3000 ha, chiếm gần
10% diện tích sản xuất của cả nước, được trồng tập trung chủ yếu tại các xã Long
Trì, Dương Xuân Hội, An Lục Long, thị trấn Tầm Vu và các xã lân cận Thanh Phú
Long, Phú Ngãi Trị, Phước Tân Hưng, Hiệp Thạnh,...
Trong vài năm gần đây, thanh long đã trở thành cây ăn trái có giá trị kinh tế cao hơn
so với trồng lúa, bình quân 1 hecta canh tác thanh long đem lại hiệu quả kinh tế cao
hơn lúa từ 7-10 lần. Từ năm 2005, nông dân trồng thanh long đã ứng dụng nhiều kỹ
thuật mới vào sản xuất (chong đèn xử lý nghịch vụ, trồng mới bằng trụ bêtông, kỹ
thuật bón phân, chăm sóc vườn,…) nên năng suất được nâng lên, trung bình 1 ha
thanh long đạt lợi nhuận dao động từ 100-250 triệu/ha. Điều này cho thấy thanh
long là một trong những ngành hàng của tỉnh nhà có lợi thế cạnh tranh cao ngay cả
ở thị trường nội địa lẫn thị trường thế giới.
Mặc dù thanh long được xem là loại trái cây xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao
của tỉnh, từng được xem là cây “xóa đói giảm nghèo” và hiện nay được coi là “cây
trồng làm giàu” của địa phương nhưng giá trị chưa tương xứng với tiềm năng thực
sự của nó. Cụ thể diện tích thanh long trồng theo hướng GAP (tiêu chuẩn quốc tế)
còn khá thấp, chiếm tỷ lệ tương đối thấp so với tổng diện tích trồng thanh long
trong toàn tỉnh. Hầu hết, thanh long được trồng nhỏ lẻ, mức độ phân tán khá cao,
chưa sản xuất theo hướng chuyên canh với quy mô hơn. Điều này, tạo ra một thách
thức lớn cho ngành xuất khẩu vì không thể cung cấp sản phẩm với số lượng lớn,
chất lượng sản phẩm đồng đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra phần lớn thanh
long được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm hơn 80%, chưa phân tán tốt
mức độ rủi ro về sản phẩm và thị trường, điều này tạo ra một nghịch lý là thanh
long được mùa lại mất giá. Công nghệ bảo quản chế biến, phân loại đóng gói trái
thanh long sau thu hoạch còn lạc hậu chủ yếu bằng biện pháp thủ công, làm cho tỷ
lệ hư hỏng, hao hụt ở mức cao, dẫn đến giá thành sản xuất cao, gây bất lợi cho trái
thanh long Long An trong cạnh tranh về giá so với thanh long của các tỉnh khác
trong nước như Tiền Giang, Bình Thuận cũng như các nước trong khu vực. Hơn
nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long chưa xây dựng được vùng nguyên liệu
cho riêng mình mà chủ yếu thu mua qua trung gian. Mối liên kết giữa nhà xuất khẩu
và người sản xuất còn rất yếu, tình trạng cung vượt cầu, giá cả giảm mạnh, nhưng
2
doanh nghiệp xuất khẩu lại không đủ số lượng để xuất khẩu cũng thường xuyên xảy
ra. Đặc biệt, trái thanh long của Long An chưa xây dựng được thương hiệu cho
mình, khi nhắc đến thanh long người ta thường nghĩ đến thanh long Chợ Gạo của
Tiền Giang và thanh long Bình Thuận, làm cho công tác quảng bá tiếp thị trái thanh
long Long An đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế cũng gặp khó khăn
hơn.Cả người nông dân trồng thanh long lẫn các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn
thiếu thông tin về thị trường, thiếu định hướng trong phát triển.
Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu làm sao để việc sản xuất và xuất khẩu thanh long
phát triển cả về lượng và chất trong lâu dài, tức là tăng trưởng và bền vững. Để đạt
được điều đó không chỉ là tăng quy mô, tăng năng suất, tăng chất lượng mà cần chú
ý đến những giá trị từ việc sản xuất và xuất khẩu trái thanh long mang lại cho xã hội
đồng thời không làm tổn hại đến môi trường sinh thái. Chính vì lý do trên tôi đã
chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái
thanh long của tỉnh Long An” cho luận văn của mình nhằm mục đích nhận diện rõ
nguyên nhân dẫn tới sự sản xuất và phát triển xuất khẩu không bền vững trái thanh
long để từ đó đề xuất giải pháp nhằm hướng tới sản xuất và xuất khẩu bền vững cho
trái thanh long Long An
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng tính bền vững trong phát triển của hoạt động sản xuất và
xuất khẩu thanh long của tỉnh Long An
- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu bền vững sản phẩm trái
thanh long cho tỉnh Long An
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính bền vững của hoạt động sản xuất và xuất
khẩu thanh long tại Long An được xem xét tập trung ở 3 mặt kinh tế, xã hội và môi
trường
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề bền vững trong sản xuất và xuất khẩu thanh long
của tỉnh Long An.
3
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu tổng hợp trên các tài liệu thu thập được, từ các công trình nghiên cứu
trước đó, từ đó đưa ra các nhân tố tác động tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu bền
vững làm cơ sở đề xuất mô hình sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long
Long An
Nghiên cứu thực nghiệm và xử lý dữ liệu bằng phương pháp thống kê mô tả
Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn các hộ trồng thanh
long chuyên canh xuất khẩu tại tỉnh Long An ( với số mẫu là 110 hộ) và các doanh
nghiệp tổ chức thu mua, xuất khẩu thanh long của tỉnh Long An( với số mẫu là 15
doanh nghiệp). Tác giả tiến hành thu thập số liệu từ việc thực hiện bảng khảo sát
các hộ nông dân trồng thanh long và các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long trong
tỉnh Long An, chủ yếu ở huyện Châu Thành. Sau đó chúng tôi sử dụng phương
pháp thống kê, mô tả và so sánh dữ liệu để làm rõ thực trạng sản xuất và xuất khẩu
thanh long trong toàn tỉnh từ đó đề ra những giải pháp nhằm hướng hoạt động xuất
khẩu thanh long của tỉnh theo hướng bền vững trong tương lai.
Ngoài ra chúng tôi còn thảo luận với các chuyện gia từ nước ngoài như Giáo sư
Abdul Ghafoor, giảng dạy tại Đại học nông nghiệp Pakistan, ThS Trần Đan Tâm,
chuyên viên nghiên cứu phát triển kinh tế, các chuyên gia của hợp tác xã thanh long
tại huyện Châu Thành, phòng nghiên cứu và phát triển nông thôn huyện Châu
Thành về những giải pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững mà chúng tôi
đề xuất để hoàn thiện, bổ sung cho bài nghiên cứu của mình.
Nguồn dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: số liệu của tổng cục thống kê, cục thống kê tỉnh Long An, sở kế
họach đầu tư Long An, sở khoa học công nghệ Long An, sở công thương Long An,
tổng cục Hải quan, một số tài liệu, sách báo và website có liên quan,…
Dữ liệu sơ cấp: số liệu điều tra thực tế qua bảng câu hỏi.
5. Tổng quan nghiên cứu trước đây và tính mới của đề tài:
Từ khi Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng xuất khẩu trái thanh long đi
nước ngoài dường như chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về thực trạng
và giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long. Trong quá trình
4
nghiên cứu tác giả có tham khảo các đề tài, công trình nghiên cứu liên quan như
sau:
- Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ thanh long tại
bang California, Mỹ” của Phạm Thanh Thảo ( 2012), luận văn trình bày về
nhu cầu tiêu thụ trái thanh long Việt Nam tại bang California của Mỹ, chưa
đi sâu vào giải pháp trồng và xuất khẩu trái cây này sang Mỹ và chỉ nghiên
cứu chủ yếu vùng trồng thanh long ở Bình Thuận, chưa đi sâu nghiên cứu
khả năng trồng và cung cấp loài trái cây đặc sản này tại Long An
- Công trình nghiên cứu: “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thanh long
Bình Thuận sang thị trường Nhật Bản” của nhóm nghiên cứu ngành khoa học
xã hội, tuy nhiên đề tài này đưa ra nghiên cứu chung cho toàn diện tích trồng
thanh long của Việt Nam, không đi sâu và một địa phương nào và không đưa
ra giải pháp cho tính xuất khẩu bền vững trong tương lai
- Công trình nghiên cứu: “ Chiến lược xuất khẩu thanh long sang thị trường
Mỹ” của công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu (2013), công trình chủ yếu
nghiên cứu về tình hình xuất khẩu thanh long của tỉnh Bình Thuận và các
nhân tố tác động tới hoạt động xuất khẩu thanh long, chưa đưa ra giải pháp
phát triển mang tính lâu dài gắn liền 3 mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường
- Luận văn: “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trái cây đồng bằng sông
Cửu Long” của Nguyễn Thế Lộc ( 2006), luận văn trình bày chung về giải
pháp đẩy mạnh xuất khẩu các loại trái cây có giá trị xuất khẩu cao của đồng
bằng sông Cửu Long, tuy nhiên chưa đi sâu để cập mặt hàng trái thanh long
và giải pháp cho việc xuất khẩu bền vững loại trái cây này
Đề tài “Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh
Long An” có những điểm mới như sau:
- Xác định được tiêu chí đánh giá sản xuất và xuất khẩu bền vững từ đó có cơ
sở đánh giá tính bền vững của họat động sản xuất và xuất khẩu thanh long về
các mặt: tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Xác định các yếu tố tác động đến sản xuất và xuất khẩu bền vững, trên cơ sở
đó xác định và phân tích các yếu tố tác động đến tính bền vững của họat
động sản xuất và xuất khấu trái thanh long của Long An, từ đó tìm ra nguyên
nhân của những vấn đề không bền vững
5
- Các giải pháp đưa ra gắn liền với yêu cầu phát triển của sản xuất và xuất
khẩu bền vững ở các mặt kinh tế, xã hội và môi trường của mặt hàng thanh
long Long An.
6. Kết cấu của đề tài
Bố cục luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về sản xuất và xuất khẩu bền vững của một ngành hàng
Trình bày lý thuyết về phát triển bền vững từ đó tổng hợp và đưa ra những tiêu chí
đánh giá sản xuất, xuất khẩu bền vững cho 1 ngành hàng nông sản, liên hệ xây dựng
tiêu chí đánh giá cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu bền vững trái thanh long
Chương 2: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu bền vững trái thanh long của tỉnh Long
An trong thời gian qua
Trong chương này, tác giả đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu
thanh long tại tỉnh Long An thông qua kết quả sản xuất và xuất khẩu thanh long
trong thời gian qua và những khảo sát thực tế từ việc sản xuất và xuất khẩu thanh
long tại Long An.Từ đó, tác giả so sánh tiêu chí đánh giá sản xuất và xuất khẩu bền
vững, rút ra kết luận về những thành tựu đạt được và những hạn chế trong hoạt động
sản xuất và xuất khẩu thanh long tại tỉnh Long An làm cơ sở đề xuất giải pháp cho
họat động sản xuất và xuất khẩu bền vững.
Chương 3: Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh
Long An
Dựa trên những đánh giá và phân tích ở chương 2, tác giả đề xuất các giải pháp có
liên quan đến sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long được trồng trên
địa bàn tỉnh Long An, giải pháp bao gồm các nhóm giải pháp xuất phát từ lý thuyết
sản xuất và xuất khẩu bền vững: kinh tế, xã hội và môi trường dựa trên cơ sở phân
tích số liệu khảo sát và kết luận rút ra từ chương 2.
6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN
VỮNG MỘT NGÀNH HÀNG
1.1 Cơ sở khoa học về phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững nông sản
Thuật ngữ “ phát triển bền vững” ngày càng trở nên phổ biến và được quan tâm
khi thế giới ngày càng phát triển. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên vào năm
1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn thế giới (công bố bởi Hiệp hội bảo tồn thiên
nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự
phát triển của nhân loại không chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà c
̣ òn phải tôn
trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái
học”.
Đến năm 1987, thông qua báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common
Future) của ủy ban môi trường và phát triển thế giới – WCED (nay là ủy ban
Brundtland), khái niệm này được phổ biến rộng rãi hơn. Báo cáo ghi rõ: Phát triển
bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không
ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương
lai…”. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế
hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, giữ gìn. Để đạt được điều
này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội…phải
bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế, xã hội,
môi trường.
Khía cạnh môi trường trong “ phát triển bền vững” đòi hỏi chúng ta duy trì sự
cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên
nhiên để phục vụ lợi ích con người.
Khía cạnh xã hội của “phát triển bền vững” chú trọng vào sự phát triển sự công
bằng và xã hội, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho con người có cơ hội phát huy hết
tiềm năng của bản thân cũng như mang lại điều kiện sống tốt hơn.
Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong “phát triển bền vững”. Nó
đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những
nguồn tài nguyên, được tạo điều kiện thuận lợi, được quyền sử dụng những nguồn
tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế và được chia sẻ một cách bình
đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh, sản
xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú
trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập
7
trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, nhưng trong một giới hạn cho phép của hệ
sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản con người.
Nguồn: http://gyproc.vn
Hình 1.1: Sơ đồ phát triển bền vững
Như vậy khái niệm “phát triển bền vững” hiện đang là mục tiêu hướng tới của
nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính
trị, địa lý, văn hóa…riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Đối với ngành thanh long, việc phát triển bền vững là một tiêu chí quan trọng bởi
đây là một ngành hàng mang lại lợi ích kinh tế cao, tuy nhiên việc sản xuất và chế
biến thanh long cũng gây ảnh hưởng lớn tới môi trường. Do đó, buộc chúng ta phải
xem xét lại thước đo của sự phát triển. Cần phải tính đến lợi ích của những cộng
đồng không được hưởng lợi hoặc hưởng lợi quá ít từ sự tăng trưởng, đến lợi ích của
thế hệ mai sau.
1.2 Tìm hiểu phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững
1.2.1 Khái niệm sản xuất và xuất khẩu bền vững
1.2.1.1 Khái niệm xuất khẩu bền vững
8
Xuất khẩu bền vững là hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong đó nhịp độ tăng
trưởng xuất khẩu ổn định, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được nâng
cao, góp phần tăng trưởng ổn định kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.
Theo đó, phát triển xuất khẩu bền vững là sự phát triển kết hợp hài hòa hai
nội dung:
+ Thứ nhất duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định, đảm bảo
chất lượng tăng trưởng được nâng cao.
+ Thứ hai là đảm bảo yêu cầu sự hài hòa giữa các mặt của phát triển bền
vững: kinh tế, xã hội, môi trường.
Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động kinh tế nói chung, do đó phát triển
xuất khẩu bền vững cũng giống như phát triển kinh tế bền vững, phải duy trì được
tốc độ tăng trưởng cao và liên tục, đảm bảo chất lượng tăng trưởng trên cơ sở tăng
giá trị gia tăng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng hiện đại, sức
mạnh cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu ngày càng được nâng cao. Việc tăng
trưởng xuất khẩu không liên tục, chứa đựng nhiều rủi ro tăng trưởng khi có biến
động lớn do cơ cấu không hợp lý, sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu yếu kém, sụt
giảm tốc độ xuất khẩu gây nên bất ổn kinh tế vĩ mô…thì không thể coi là xuất khẩu
bền vững.
Xuất khẩu bền vững phải đáp ứng yêu cầu về sự hài hòa của phát triển bền
vững: Kinh tế, xã hội, môi trường. Xuất khẩu tăng trưởng cao liên tục, chất lượng
được nâng cao nhưng xuất khẩu chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên, làm cạn
kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, tức là đánh dấu đổi mới môi
trường để có được thành tích xuất khẩu cao thì không thể coi là xuất khẩu bền vững.
Hoặc là, xuất khẩu chỉ phục vụ cho lợi ích một nhóm người, nhất là trong việc khai
thác tài nguyên thiên nhiên, chia sẻ lợi ích xuất khẩu không công bằng thì cũng
không thể coi đây là xuất khẩu bền vững.
Một vấn đề khác cũng cần chú ý khi nghiên cứu xuất khẩu bền vững là tính
bền vững của hoạt động xuất khẩu phải được xem xét trong dài hạn. Tăng trưởng
xuất khẩu cao trong ngắn hạn trên cơ sở khai thác các yếu tố lợi thế so sánh sẵn có
mặc dù mang lại hiệu quả kinh tế cao (thu được nhiều ngoại tệ) chưa hẳn là xuất
khẩu bền vững nếu chỉ xuất khẩu hàng thô, có gía trị gia tăng thấp, làm cạn kiệt tài
nguyên và gây ô nhiễm môi trường, đem lại lợi ích kinh tế cho một bộ phận tham
gia xuất khẩu.
9
Xuất khẩu, xét về bản chất là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các
quốc gia. Do đó, hoạt động xuất khẩu bền vững của một nước cũng cần tính đến sự
bền vững chung của thế giới. Một môi trường phát triển bền vững trên bình diện thế
giới là một trong những điều kiện để phát triển xuất khẩu bền vững của một nước.
1.2.1.2 Khái niệm sản xuất bền vững:
Sản xuất được xem là bền vững khi việc sản xuất đó đáp ứng được các nhu
cầu cơ bản và đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, đồng thời giảm thiểu việc sử
dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các vật liệu độc hại, và giảm thiểu lượng
chất thải và các chất ô nhiễm phát thải trong suốt vòng đời sản phẩm, nhằm tránh
gây nguy hại đến các nhu cầu của các thế hệ sau.
Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về sản xuất nông nghiệp bền vững, trong
đó đáng quan tâm là định nghĩa của tổ chức sinh thái và môi trường thế giới
(WORD) bởi tính tổng hợp và khái quát cao: nông nghiệp bền vững là nền nông
nghiệp thoả mãn được các yêu cầu của thế hệ hiện nay, mà không giảm khả năng ấy
đối với các thế hệ mai sau. Điều đó có nghĩa là nền nông nghiệp không những cho
phép các thế hệ hiện nay khai thác tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của họ mà còn
duy trì được khả năng ấy cho các thế hệ mai sau, cũng có ý kiến cho rằng sự bền
vững của hệ thống nông nghiệp là khả năng duy trì hay tăng thêm năng suất và sản
lượng nông sản trong một thời gian dài mà không ảnh hưởng xấu đến điều kiện sinh
thái. Như vậy, nền nông nghiệp bền vững phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản là:
đảm bảo nhu cầu nông sản của loài người hiện nay bằng việc cung ứng sản phẩm ra
thị trường mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà sản xuất và duy trì được tài nguyên
thiên nhiên cho các thế hệ mai sau, đảm bản tính gắn kết cộng đồng trong sản xuất.
Xây dựng nền nông nghiệp bền vững là việc làm cấp thiết và là xu hướng tất yếu
của tiến trình phát triển.
Như vậy, đặc trưng một nền sản xuất nông nghiệp được coi là bền vững khi
nó đạt được 3 mục đích:
− Khía cạnh kinh tế: Đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo tính ổn định
− Khía cạnh xã hội: Đảm bảo công bằng kinh tế và công bằng xã hội
− Khía cạnh môi trường: Giữ gìn và làm phong phú môi trường, phát
triển bền vững sản xuất nông nghiệp theo xu hướng nền nông nghiệp
sinh thái
10
Cách tiếp cận về sản xuất bền vững được xem là chiến lược thực hiện cụ thể
để đạt được phát triển bền vững, trong đó bao gồm các yếu tố về kinh tế, môi trường
và xã hội. Một cấu phần quan trọng của cách tiếp cận về sản xuất bền vững là việc
áp dụng rộng rãi các chính sách, các hoạt động của các thành phần, cũng như các
hoạt động đầu tư sản xuất để tác động đến cả cung và cầu các sản phẩm nhằm giúp
giảm thiểu các tác động xấu của việc sản xuất một cách đồng bộ.
Ngoài việc đảm bảo thu nhập, lợi tức thì vấn đề môi trường cần luôn được
quan tâm đúng mức trong một nền nông nghiệp bền vững. Hiện nay trên thế giới đã
có nhiều trang trại lớn thực hành kiểu canh tác thân thiện với môi trường, trong đó
có quản lý sâu bệnh hại tổng hợp, bảo vệ và dự trữ nguồn nước, tạo ra những công
việc có tiền lương cao, giảm thiểu công việc nặng nhọc, công việc dễ gây tai nạn lao
động, sử dụng máy móc tiết kiệm năng lượng v.v..
Nhu cầu hướng đến sản xuất bền vững ngày càng gia tăng, sản xuất bền vững
bao gồm việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới, sáng tạo trong thiết kế và cải tiến
sản phẩm, cũng như chú trọng đến các quá trình sản xuất như khuyến khích áp
dụng sinh thái công nghiệp, các tiếp cận vòng đời sản phẩm, sản xuất sạch hơn, sản
xuất xanh,..
Tại các nước phát triển, những cải tiến, đổi mới về quá trình, công nghệ sản
xuất đã giúp giảm bớt lượng năng lượng cần sử dụng, giảm thiểu lượng phát thải
các chất ô nhiễm như các oxit lưu huỳnh và các kim loại nặng, cũng như giúp tiết
kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Vấn đề cần chú ý là những nỗ lực giúp các sản
phẩm trở nên hoà hợp, tương thích với môi trường, cũng như đem lại các lợi ích về
kinh tế (tiết kiệm chi phí) cho các công ty từ những cải tiến trên lại tạo ra điều kiện
rất thuận lợi để tiêu thụ nhiều hơn các sản phẩm và dịch vụ đó, và do đó phần nào
phủ nhận những lợi ích đạt được từ việc cải tiến quá trình sản xuất.
Rõ ràng là các mục tiêu đặt ra của một nền sản xuất nông nghiệp bền vững
rất tuyệt vời. Tuy nhiên để làm tốt các mục tiêu đó không phải là chuyện dễ dàng.
Ngay cả những nước phát triển cũng cần phấn đấu để dần có được một nền nông
nghiệp bền vững trên cơ sở có sự phối hợp và liên kết hài hòa các mục tiêu kinh tế,
xã hội và môi trường. Các mục tiêu này nhắm đến một sự bền vững cho cả thế giới,
và phải có bước đi thích hợp để đảm bảo cho cuộc sống hiện tại của mọi người dân
nói riêng và của cả cư dân trên trái đất. Không thể vì một mục tiêu cứng nhắc nào
mà quên đi các mục tiêu khác, nhất là sự sinh tồn của cả cộng đồng.
Trở lại với nền nông nghiệp Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
Quyết định số 899/QĐ-TTg "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao
11
giá trị gia tăng và phát triển bền vững"... sẽ là bước đột phá trong việc phát triển
nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nếu biết xem trọng vai trò chủ thể của nông dân.
1.2.2 Mối liên hệ giữa sản xuất bền vững và xuất khẩu bền vững
Sản xuất là một khâu quan trọng để tạo ra sản phẩm xuất khẩu, giá trị xuất
khẩu mang lại có cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng sản phẩm, mức
độ thõa mãn từ sản phẩm đối với người tiêu dùng, muốn có chất lượng sản phẩm tốt
để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thì ngay từ khâu sản xuất cũng phải đạt yêu cầu.
Trong xu thế chung của toàn cầu đang hướng đến phát triển bền vững, việc xuất
khẩu không còn chỉ phụ thuộc vào giá trị kim ngạch hay nói khác hơn là phụ thuộc
vào tốc độ tăng trưởng của kỳ sau cao hơn kỳ trước mà muốn xuất khẩu bền vững
phải xét tới mối quan hệ tổng hòa của 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường.
Xuất khẩu muốn phát triển bền vững cũng phải dựa trên mối quan hệ sản
xuất bền vững. Sản xuất không còn đơn thuần là quá trình tạo ra sản phẩm để cung
cấp ra thị trường mang lại thu nhập cho nhà sản xuất mà về lâu dài phải hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững, muốn có một sản phẩm tốt đạt tiêu chuẩn phục vụ cho
xuất khẩu bền vững thì phải dựa trên một nền sản xuất bền vững trong mối quan hệ
tổng hòa của các nhân tố kinh tế, xã hội, môi trường.
Như vậy, điểm chung của mối quan hệ sản xuất và xuất khẩu bền vững là
hướng tới mục tiêu tổng hòa các nhân tố kinh tế, xã hội, môi trường trong mục tiêu
chung là phát triển bền vững. Trong sản xuất nông nghiệp, nền tảng cho việc cung
ứng ra các sản phẩm đạt chất lượng, mang lại giá trị kinh tế cao cho họat động xuất
khẩu bền vững chính là từ hoạt động sản xuất bền vững, xét về khía cạnh này đòi
hỏi phải có sự gắn kết giữa nhà sản xuất và nhà xuất khẩu, đó cũng là mục tiêu gắn
kết giữa cá cá nhân, các khâu thành một thể thống nhất trong tiêu chí xã hội của
phát triển bền vững.
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá sản xuất bền vững và xuất khẩu bền vững
*Tiêu chí 1: Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển bền vững về kinh tế
- Tiêu chí này thể hiện bằng việc duy trì quy mô và tốc độ tăng trưởng. Đó là tổng
kim ngạch xuất khẩu hằng năm và tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trong
họat động xuất khẩu và việc tăng trưởng trong quy mô sản xuất. Quy mô kim ngạch
xuất khẩu được thể hiện ở tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu một nước trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả khu vực và thế giới. Quy mô tăng trưởng trong sản xuất
được đánh giá bằng việc mở rộng diện tích đất canh tác và xu hướng chuyển dịch cơ
cấu cây trồng.
12
- Một chỉ số khác thể hiện chất lượng tăng trưởng xuất khẩu là mức độ gia tăng giá
trị của hàng hóa xuất khẩu. Đây là chỉ số rất quan trọng để đánh giá tính hiệu quả
của hoạt động xuất khẩu cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.
- Tính bền vững của hoạt động sản xuất và xuất khẩu còn được thể hiện qua một số
yếu tố khác như chất lượng hoạt động của hệ thống tài chính, ngân hàng, dịch vụ hỗ
trợ xuất khẩu, kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, hệ thống phân phối.( Hồ Trung
Thanh ( 2010), trang 42)
*Tiêu chí 2: Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển bền vững về môi trường
- Mức độ ô nhiễm môi trường được đo bằng nồng độ các thành phần môi trường
không khí, nước, đất, xử lý chất thải rắn…Chẳng hạn như mối quan hệ giữa tăng
trưởng quy mô sản xuất và xuất khẩu với mức độ ô nhiễm hay mức độ cải thiện các
thành phần môi trường.
- Mức độ duy trì các nguồn tài nguyên tái tạo và mức độ khai thác và sử dụng các
nguồn tài nguyên không tái tạo. Chẳng hạn, suy giảm đa dạng sinh học cải thiện nó
dưới tác động của việc mở rộng xuất khẩu
- Tỷ lệ các doanh nghiệp đạt được các chứng chỉ môi trường. Chẳng hạn như tỷ lệ
các doanh nghiệp có chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14000, HACCP,…
- Tỷ lệ các nhà sản xuất đạt được các chứng chỉ sản xuất như VIETGAP, GLOBAL
GAP,…
- Mức độ đóng góp của sản xuất và xuất khẩu vào kinh phí bảo vệ môi trường cũng
là một trong những tiêu chí đánh giá tính bền vững về môi trường. Trên thực tế khó
có thể tách bạch phần đóng góp của hoạt động sản xuất và xuất khẩu dành cho các
hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, có thể thấy được phần đóng góp này thông
qua đóng góp của các họat động này vào tăng trưởng kinh tế.
- Khả năng kiểm soát của chính quyền đối với các hoạt động sản xuất và xuất khẩu
để hạn chế các tác động tiêu cực đối với môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của
người dân…Tiêu chí này để phản ánh thông qua các chính sách bảo vệ môi trường.
*Tiêu chí 3: Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển bền vững về xã hội
- Tiêu chí đầu tiên đánh giá tính bền vững của sự phát triển sản xuất và xuất khẩu về
mặt xã hội là mức độ gia tăng việc làm từ việc mở rộng sản xuất và xuất khẩu. Điều
này có thể nhận biết được qua việc phân tích mối quan hệ giữa mở rộng sản xuất và
thu hút lao động, tạo ra những việc làm mới.
13
- Một tiêu chí khác đánh giá sự phát triển xuất khẩu bền vững về mặt xã hội là mức
độ cải thiện thu nhập của người dân. Các chỉ số đo lường mức thu nhập, tỷ lệ nghèo
đói có thể được áp dụng để đánh giá tính bền vững về xã hội của sự phát triển xuất
khẩu.
- Tỷ trọng các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu áp dụng các biện pháp để cải thiện
môi trường và điều kiện lao động, chẳng hạn như áp dụng tiêu chuẩn SA8000 cũng
là một tiêu chí khác đánh giá tính bền vững về xã hội của xuất khẩu.
- Phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững về mặt xã hội cũng có thể đánh giá
thông qua việc phân tích cơ chế chia sẻ lợi ích từ hoạt động xuất khẩu, các vụ biểu
tình, đình công của công nhân, khảo sát về bất bình đẳng thu nhập,…
Như vậy, việc phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững là nhiệm vụ kinh tế
quan trọng đối với mọi quốc gia và mọi ngành nghề trên thế giới hiện nay nhằm
đảm bảo một nền kinh tế ổn định, lâu dài cho hôm nay và cho cả thế hệ mai sau.
Ngành sản xuất và xuất khẩu thanh long cũng không nằm ngoài sự phát triển này.
Để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thanh long bền vững thì chúng ta phải quay về
tìm lời giải cho vấn đề khó khăn là đáp ứng yêu cầu về sự hài hòa của phát triển bền
vững: kinh tế, xã hội, môi trường.
1.3 Vài nét về tình hình sản xuất và xuất khẩu thanh long của Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất thanh long của Việt Nam
Thanh long là loại cây mau cho trái, sau khi trồng khoảng 8 tháng là có thể thu
hoạch, là cây dễ trồng, dễ chăm sóc, bên cạnh đó lợi nhuận từ cây thanh long có thể
gấp 7-10 lần so với trồng lúa. Chính vì vậy diện tích thanh long phát triển rất nhanh
trong thời gian gần đây (năm 2000 diện tích khoảng 5000 – 7000ha, đến nay đã trên
26.000 ha). Vùng trồng thanh long cũng đã mở rộng rất nhiều. Trước đây chỉ tập
trung ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An, nay đã trồng khắp các vùng Đông
Nam Bộ (Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vùng Tàu), ĐBSCL (Trà Vinh, Vĩnh
Long, v.v. cả đến Cà Mau) và lan rộng ra các tỉnh phía Bắc. Tương tự như vậy, sản
lượng thanh long cũng tăng lên rất nhiều (năm 2000 dưới 50.000 tấn, đến nay đã
hơn 600.000 tấn).
14
Biểu đồ 1.1. Diện tích và sản lượng thanh long qua các năm
(Nguồn: Ts. Lương Ngọc Trung Lập, Báo cáo HN TFNet, 2013)
1.3.2. Tình hình xuất khẩu thanh long của Việt Nam
1.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam
Trong thời gian qua, xuất khẩu thanh long của Việt Nam đã đạt được những
kết quả đột phá vượt bậc. Đây là mặt hàng có tăng trưởng rất mạnh và liên t ục từ
năm 2003 đến nay. Sản lượng xuất khẩu thanh long Việt Nam lớn nhất thế giới hiện
nay, 6 tháng đầu năm 2013 xuất khẩu thanh long đạt 120,6 nghìn tấn với kim ngạch
đạt 78,9 triệu USD, tăng 3,7% về lượng và 24,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm
2012 (Thông tin thương mại Bộ Công thương, năm 2012-2013).
Trong giai đoạn 2003-2013, kim ngạch xuất khẩu thanh long của nước ta đạt
mức tăng trưởng gấp 35 lần. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thanh long của nước
ta chỉ đạt 5,8 triệu USD thì đến năm 2011 đã đạt 107 triệu và năm 2013 đạt 203
triệu USD. Hiện, thanh long là chủng loại trái cây xuất khẩu chủ lực và có tỷ trọng
lớn nhất (trên 50% tổng giá trị trái cây xuất khẩu) của nước ta (thông tin thương mại
Bộ Công thương, 2012-2013)
Diện tích x1000 ha Sản lượng
15
Năm
2013
203 triệu
USD
Năm
2003
Năm
2005
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
5,8 triệu
USD
10,4 triệu
USD
59,1 triệu
USD
107 triệu
USD
181 triệu
USD
203 triệu
USD
(12,2% so
với 2012)
Nguồn : Viện cây ăn quả miền Nam ( 2014)
Biểu đồ 1.2 Kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam
Thanh long Việt Nam sản xuất chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu (chiếm trên
80% sản lượng). Kim ngạch xuất khẩu thanh long tăng đáng kể qua các năm. Theo
tổng kết trong năm 2013, thanh long Việt Nam xuất sang khoảng 40 quốc gia, vùng,
lãnh thổ trên thế giới, phát triển thêm 05 thị trường mới là: Phillipine, Myanma, Úc,
Ấn Độ và Đan Mạch và có 02 thị trường xuất khẩu bị gián đoạn là Đài Loan và
Chilê.
Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu thanh long và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu so
với năm trước giai đoạn từ 2003 đến 2013.
Năm
Kim ngạch (triệu
USD)
Tốc độ tăng trưởng so
với năm trước
2003 5.8
2005 10.4 79%
2010 59.1 468%
2011 107 81%
2012 181 69%
2013 203 12%
Nguồn : Viện cây ăn quả miền Nam
16
1.3.2.2. Thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam
Hiện nay, thanh long Việt Nam được xuất khẩu khoảng 40 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới, bao gồm Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ; trong đó có cả các
thị trường được coi là khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ngoài
những thị trường truyền thống như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hà
Lan… như lâu nay, năm 2013 đã phát triển thêm một số thị trường mới như Chilê,
Brunei và Greenland. Tuy kim ngạch xuất khẩu thanh long vào các thị trường mới
này còn khiêm tốn nhưng bước đầu đã thâm nhập và tạo được sự đa dạng hóa trong
cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam
(Nguồn :Viện Cây Ăn Quả Miền Nam năm 2013)
Biểu đồ 1.3 cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long theo giá trị năm 2013
Qua cơ cấu thị trường cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của thanh long Việt Nam
vào thị trường Trung Quốc. Khi thị trường này có sự thay đổi (về cơ chế chính sách
xuất nhập khẩu, sử dụng rào cản kỹ thuật…) thì người sản xuất - kinh doanh thanh
long dễ gặp rủi ro và bất lợi lớn. Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đối với bất
cứ mặt hàng nào, cũng có ý nghĩa chiến lược cho sự phát triển bền vững của nền
nông nghiệp nước nhà.
17
1.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh của thanh long Việt Nam
Tại Mỹ, thanh long chủ yếu được trồng ở Hawai khoảng 500 ha. Đối tượng
tiêu thụ thanh long tại Mỹ chủ yếu vẫn là người Châu Á. Vì vậy cần có những chiến
dịch quản bá trái thanh long đến người dân Mỹ để nhu cầu về thị trường này tăng
mạnh hơn trong tương lai. Bên cạnh đó Thái Lan cũng đã nộp đơn với phía Mỹ cho
thanh long chiếu xạ của Thái xuất vào Mỹ.
Thanh long cũng có trồng ở đảo Okinawa ở Nhật Bản, tuy nhiên diện tích
không nhiều. Hiện nay, thanh long đã trồng được ở Đài Loan và cũng được cấp
phép xuất khẩu vào Nhật Bản
Israel cũng có trồng khoảng 500 ha thanh long
Hiện tại Trung Quốc cũng đang thử nghiệm trồng thanh long ruột trắng tại
một số tỉnh, tuy nhiên do đặc tính cây trồng chỉ thích hợp với mỗi vùng đất nên tính
hiệu quả chưa cao.
18
TÓM TẮT CHƯƠNG 1:
Chương 1 cung cấp cho người đọc một cách tổng quan nhất về lý thuyết phát triển
bền vững và lý thuyết về xuất khẩu bền vững của một ngành hàng, mà cụ thể là
ngành hàng nông sản, đồng thời cũng xác định được các tiêu chí cụ thể của việc
đánh giá sản xuất và xuất khẩu bền vững của một ngành hàng. Sản xuất và xuất
khẩu bền vững phải được đặt trong mối quan hệ tổng hòa lợi ích giữa các nhân tố
kinh tế, xã hội, môi trường.
19
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG
TRÁI THANH LONG CỦA TỈNH LONG AN TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thanh long của Long An
2.1.1 .Thực trạng sản xuất thanh long của Long An
2.1.1.1. Vùng sản xuất
Trước đây huyện Châu Thành được tỉnh quy hoạch vùng trồng thanh long
đến năm 2015 là 1.500 ha, huyện bố trí quy hoạch trồng trên địa bàn 5 xã cụ thể ấp
1,6,7,8 xã Hiệp Thạnh, Thị trấn Tầm Vu, Dương Xuân Hội, Long Trì, An Lục
Long.
Do hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây thanh long đến năm
2012 huyện đã điều chỉnh bổ sung quy hoạch diện tích trồng thanh long đến năm
2015-2020: 2.380-3.315 trên địa bàn 11/13 xã cụ thể diện tích trồng thanh long
được bố trí trồng hết diện tích đất sản xuất của địa bàn 5 xã: Hiệp Thạnh, Thị trấn
Tầm Vu, Dương Xuân Hội, Long Trì, An Lục Long. Mở rộng thêm diện tích 6 xã:
Thanh Phú Long, Phước Tân Hưng, Phú Ngãi Trị, Hòa Phú, Vĩnh Công, Bình Quới.
Riêng 2 xã Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông do điều kiện đất nhiễm phèn, mặn, xa
nguồn nước tưới nên không bố trí trồng.
Ngày 25/12/2013 tỉnh phê duyệt đề án “Sản xuất thanh long xuất khẩu huyện
Châu Thành tỉnh Long An giai đoạn 2011-2015, định hướng năm 2020” diện tích
thanh long huyện 2015: 3.300 ha, 2020: 5.000 ha.
Năm 2014 UBND tỉnh quy hoạch đến 2020 diện tích thanh long toàn tỉnh
10.000 ha. Trong đó Châu Thành là 8.000ha.
2.1.1.2 Diện tích trồng thanh long của tỉnh Long An
Năm 2011 diện tích toàn huyện Châu Thành 1.204 ha, năm 2012 diện tích
toàn huyện 1.478 ha. Năm 2013 diện tích 2.748 ha, trong 2.748 ha có 1.200 ha
thanh long cho trái, đến 15/1/2014 diện tích 3.258 ha, trong vòng 3 năm 2011-2013
diện tích tăng 2.058 ha. Năm 2014 diện tích thanh long 3.258 ha có 2.272 ha thanh
long cho trái. Do hiệu quả kinh tế từ thanh long diện tích tăng nhanh các xã mới bổ
sung quy hoạch Thanh Phú Long, Phước Tân Hưng, Phú Ngãi Trị, Hiệp Thạnh, Hòa
Phú, Vĩnh Công, Bình Quới. Đến 30/3/2014 diện tích 3.300 ha. Dự kiến diện tích
sau khi thu hoạch lúa vụ 3 năm 2014 sẽ tăng từ 3.800-4.000 ha.
20
Hiện nay, tại Long An đã có 04 hợp tác xã, nhưng hoạt động và hiệu quả
chưa cao. Trong đó, chỉ có một hợp tác xã đã tiêu chuẩn GlobalGAP với diện tích
34,5 ha.
Bảng 2.1 .Danh sách các hợp tác xã sản xuất thanh long tại Long An
Stt Hợp tác xã Địa chỉ
Năm
thành lập
Xã
viên/diện
tích (ha)
Ghi chú
1
HTX DƯƠNG
XUÂN
Đường 827C,
xã Dương
Xuân Hội,
huyện Châu
Thành
8/2004 85/55
có 38 hộ tham
gia sản xuất
thanh long theo
tiêu chuẩn
GlobalGAP với
diện tích
34,54ha
2
HTX THANH
LONG TẦM
VU
ấp Hội Xuân,
TT Tầm Vu
8/9/2008 70/60
3
HTX LONG
HỘI
Khóm 2, Thị
Trấn Tầm Vu
9/12/2011 32/32
4
HTX VẠN
THÀNH
ấp 7, xã Hiệp
Thạnh, huyện
Châu Thành
19/4/2012 15/20
Nguồn: Hợp tác xã Dương Xuân
2.1.1.3 Năng suất, sản lượng
Trong 3.258 ha thanh long có 2.000 ha thanh long ruột trắng, 1.257 ha thanh
long ruột đỏ, với trên 6.800 hộ trồng. Sản lượng thanh long năm 2013 đạt 72.000
tấn. Năng suất bình quân 45 tấn/ha/năm (thanh long chính vụ 10 tấn, thanh long rải
vụ 15 tấn/ha/lần thắp đèn, bình quân 2 lần thắp đèn/năm). Dự kiến sản lượng thanh
long toàn tỉnh năm 2014 đạt 102.000 tấn
21
KẾT LUẬN
Từ những thông tin thống kê trên, chúng tôi đưa ra nhận định chung về tình
sản xuất Thanh Long tại Long An như sau:
- Thanh Long là loại trái cây xuất khẩu chủ lực trong cả nước nói chung và
tỉnh Long An nói riêng. Long An hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên về môi
trường, xã hội, con người để phát triển loại cây này. Tuy nhiên, hơn 80%
thanh long của Việt Nam đươc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Khi
thị trường này có sự thay đổi (về cơ chế chính sách xuất nhập khẩu, sử dụng
rào cản kỹ thuật…) thì người sản xuất - kinh doanh thanh long dễ gặp rủi ro
và bất lợi lớn. Từ năm 2009 đến nay, thanh long Việt Nam đã được xuất
khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, tuy nhiên
số lượng và kim ngạch xuất khẩu còn khiêm tốn. Đẩy mạnh xúc tiến thương
mại để đưa trái thanh long Việt Nam đến các thị trường khác nhau trên thế
giới là một công việc quan trọng nhằm tiến đến xúc khẩu bền vững trong
tương lai.
- Diện tích trồng thanh long của toàn tỉnh Long An vào khoản 3.450 ha, chủ
yếu đươc trồng tại huyện Châu Thành với 2748 ha (chiếm 80% diện tích toàn
tỉnh). Tuy nhiên diện tích trồng thanh long còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu quy
hoạch ảnh hướng đến công tác định hướng trồng thanh long theo tiêu chuẩn
VietGap và GlobalGap của toàn tỉnh, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững giống cây trồng này trong tương lai.
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu thanh long của Long An
2.1.2.1 Kim ngạch xuất khẩu và giá xuất khẩu của thanh long Long An
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu thanh long Long An qua các năm
Năm Kim ngạch ( triệu USD)
2010 4,7
2011 8.6
2012 18,1
2013 30,4
Nguồn : Sở công thương Long An
22
Theo số liệu thống kê kim ngạch xuất khẩu thanh long của Long An tăng
nhanh qua các thời kỳ, năm 2011 tăng gần 83 % so với năm 2010, năm 2012 tăng
110% so với năm 2011, sở dĩ tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian 2010
tới 2012 tăng nhanh là do thanh long Long An tìm được thị trường xuất khẩu mới
và bên cạnh đó thương lái Trung Quốc tăng mua thanh long tại khu vực Long An
làm cho tốc tăng sản lượng nhanh chóng, năm 2013 tăng gần 68% so với cùng kỳ
năm 2012 tuy nhiên tốc độ tăng có chậm dần do thị trường Trung Quốc tạm giảm số
lựơng thu mua thanh long tại Việt Nam. Nhìn chung, tốc độ tăng kim ngạch xuất
khẩu của thanh long Long An có tăng nhanh qua các năm nhưng chưa tương xứng
với tiềm năng của tỉnh và so với cả nước. Nguyên nhân chủ yếu của việc sản phẩm
trái thanh long của Long An chưa đạt được kim ngạch như mong muốn là do chưa
có thương hiệu lớn và vẫn còn ít vùng trồng thanh long có đủ các tiêu chuẩn hàng
hóa như EURAPGAP (tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của châu Âu) hoặc
ASIANGAP (châu Á). Bên cạnh đó, việc tổ chức thâm nhập thị trường còn hạn chế,
ngoài một số nhà xuất khẩu chính đã có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị
trường quốc tế, một lượng lớn thanh long đang lưu thông trên thị trường vẫn còn
mang danh nghĩa của nhà nhập khẩu. Vì vậy, hầu hết lượng thanh long của Long An
chỉ được xuất khẩu dưới dạng ủy thác hay gia công hàng xuất khẩu cho các công ty
nước ngoài. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2013, diện tích
canh tác trồng thanh long sẽ mở rộng tới hơn 3000 ha. Để tăng cường sức cạnh
tranh trên thị trường tiêu thụ, Long An cần phải xây dựng nhiều biện pháp tối ưu,
đồng bộ như: xây dựng quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh đạt năng suất cao và phẩm
chất tốt, sưu tầm và tuyển chọn giống thích hợp với điều kiện sinh thái, thị hiếu của
người tiêu dùng.
Bảng 2.3 Giá thanh long xuất khẩu của Long An
Khu vực xuất khẩu Giá trị hợp đồng xuất thanh long
Châu Á 0,7 – 1,5 USD/kg
Châu Âu 2,5 - 5,5 USD/kg
Mỹ 5,5 USD/kg
Nội địa
Tùy thời điểm trong năm ( chính vụ,
xông đèn, lễ tết)
Nguồn: Hợp tác xã thanh long Dương Xuân tổng hợp
23
Nhìn chung, giá thanh long xuất khẩu vào các thị trường qua các năm có tăng, năm
sau so với năm trước. Giá thanh long xuất khẩu ở mỗi thị trường có chênh lệch khác
nhau tùy theo mùa vụ, yêu cầu về tiêu chuẩn, mẫu mã; phương tiện vận chuyển, yêu
cầu xử lý kỹ thuật trước khi xuất khẩu (chiếu xạ, gia nhiệt),… Những thị trường xa
và khó tính như Châu Âu, Hoa Kỳ giá xuất khẩu khá cao nhưng doanh nghiệp xuất
khẩu phải có kinh nghiệm và thật sự “chuyên nghiệp”, am hiểu nghiệp vụ ngoại
thương; ngoài ra doanh nghiệp phải tìm, lựa chọn nguồn hàng đáp ứng yêu cầu,
trong quá trình xuất khẩu dễ gặp rủi ro… nên chỉ có các doanh nghiệp có kinh
nghiệm mới xuất khẩu vào những thị trường khó tính này.
2.1.2.2 Thị trường tiêu thụ
Thanh long Long An ban đầu chủ yếu được tiêu thụ trong nước với sản
lượng tương đối thấp nhưng từ khi trái thanh long được xuất khẩu thì sản lượng
tăng lên nhanh chóng, ban đầu trái thanh long Long An chủ yếu được xuất khẩu
bằng đường tiểu ngạch sang thị trường chính là Trung Quốc nhưng sau đó thị
trường xuất khẩu thanh long Long An được mở rộng ra các quốc gia khác trong khu
vực. Hiện nay, ngoài những thị trường xuất khẩu truyền thống như Trung Quốc,
Thái Lan, Indonesia, Hà Lan, thời gian gần đây thanh long còn xuất được sang các
thị trường mới như Tây Ban Nha, Philippine, Ấn Độ, Quata, Nhật. Với các thị
trường mới kim ngạch chưa cao, nhưng bước đầu đã tạo được sự đa dạng trong cơ
cấu thị trường, tiến tới giảm dần việc phụ thuộc vào một số thị trường chính.
Hiện Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu thanh long lớn của Long An,
chiếm tỷ trọng kim ngạch hơn 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thanh long của
tỉnh. Thanh long của Long An do được trồng theo tiêu chuẩn quốc tế nên thời gian
gần đây kim ngạch xuất khẩu thanh long sang EU cũng đã tăng trở lại và bước đầu
xuất khẩu được sang Hoa Kỳ, tuy nhiên số lượng và kim ngạch còn hạn chế không
đạt được giá trị và kim ngạch như thanh long Bình Thuận khi xuất sang nhóm thị
trường khó tính này. Tháng 4/2014, đặc sản này của Long An được bảo hộ độc
quyền tại Mỹ trong thời hạn 10 năm.
Khu vực Trung Đông cũng đang có nhu cầu nhập thanh long rất cao và dần
trở thành thị trường xuất khẩu tiềm năng của thanh long Long An. Bên cạnh đó, thị
trường Ấn Độ cũng là thị trường đầy tiềm năng với thanh long Long An. Tại các thị
trường gần như Thái Lan, thanh long cũng tăng được lượng xuất khẩu do được ưa
chuộng, đặc biệt với giống thanh long ruột đỏ và tím hồng.
24
Bảng 2.4 Thị trường tiêu thụ thanh long Long An
Thị trường Tỷ trọng kim ngạch ( %)
Trung Quốc 71 %
Mỹ 2 %
Thái Lan 6%
EU 3%
Phi – lip – pin 4 %
Indonesia 6 %
Nhật 3%
Các nước khác 5 %
Nguồn : thống kê số liệu từ Sở công thương Long An
KẾT LUẬN
Từ những thông tin thống kê trên, chúng tôi đưa ra nhận định chung về tình
xuất khẩu Thanh Long tại Long An như sau:
- Kim ngạch xuất khẩu thanh long tăng qua các năm tuy nhiên tính tăng
trưởng còn chưa ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, giá
thanh long còn thấp so với mặt bằng chung giá thanh long thế giới, giá
thanh long Việt Nam. Nguyên nhân là do công tác trồng thanh long theo
hướng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tại Long An còn hạn chế, không đảo bảo
tính bền vững trong sản xuất.
- Thị trường tiêu thụ thanh long Long An trong thời gian qua có phát triển,
nhiều thị trường mới được thâm nhập và bước đầu trái thanh long Long
An xuất sang được người tiêu thụ chấp nhận tốt. Tuy nhiên, việc xuất
25
khẩu thanh long Long An vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào thị trừơng
Trung Quốc làm tăng nguy cơ không xuất khẩu được khi thị trường này
tạm ngưng tiêu thụ, thanh long Long An xuất khẩu sang thị trường này
chủ yếu là con đường tiểu ngạch nên còn rủi ro. Chính điều này tạo nên
sự không bền vững trong họat động xuất khẩu thanh long.
2.2 Đánh giá tính bền vững trong sản xuất thanh long của Long An
2.2.1. Chỉ tiêu kinh tế
Với 1: ‘Thu nhập cao tăng qua các năm và ổn định’
2: ‘Thu nhập cao tăng qua các năm nhưng không ổn định’
3: ‘Thu nhập không cao nhưng ổn định’
4: ‘Thu nhập không cao và không ổn định’
Nguồn: khảo sát từ tác giả (Xem phụ lục thống kê bảng 2.1)
Biểu đồ 2.1 Thống kê thu nhập của các hộ nông dân nhờ trồng thanh long
Thu nhập của các hộ trồng thanh long nhìn chung tăng mạnh qua các năm
(khoảng trên 80%, xem biểu đồ 2.1), nhưng phần lớn người dân nhận định là không
ổn định. Như trong năm 2008, 2009 giá thanh long xuống rất thấp khoảng 1000đ –
2000 đ/kg nhưng không ai mua, trong những năm gần đây giá thanh long liên tục
tăng, khiến cho người dân ồ ạt trồng thanh long và có dự định mở rộng diện tích
trồng thanh long trong tương lai (khoảng 79%, xem bảng 2.2), chính điều này tạo sự
bất ổn, thiếu quy hoạch và cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sự phát
triển không bền vững trong tương lai cho việc sản xuất thanh long.
26
Biểu đồ 2.2. Thống kê về dự định mở rộng diện tích canh tác của các hộ trồng
thanh long (Nguồn: khảo sát từ tác giả (Xem phụ lục thống kê 2.2))
Theo thống kê tại huyện Châu Thành, chính nhờ thu nhập từ cây ăn quả này,
tỷ lệ hộ khá của xã đã tăng lên, hơn 90% trong năm 2013, thu nhập bình quân đầu
người của xã là 35 triệu đồng/người/năm.
Tuy nhiên, hiện nay giá cả thanh long vẫn còn bấp bênh chưa tạo được sự tin
tưởng cho nông dân, để họ yên tâm vào canh tác. Nếu không có công tác dự báo và
khuyến nông hiệu quả thị rất dễ xảy người dân rất dễ rơi vào vòng lẩn quẩn của việc
“bỏ rồi lại trồng, trồng rồi lại bỏ theo thị trường”. Kết quả khảo sát từ biểu đồ 2.3
cho thấy, phần lớn các hộ trồng thanh long sẽ chuyển đổi loại cây trồng nếu giá của
thanh long cứ giảm liên tục, giống như họ đã từng làm với cây lúa, và cây nếp (tỷ lệ
94%, xem biểu đồ 2.3), từ đó cho thấy tính bền vững trong công tác quy hoạch vùng
sản xuất thanh long chưa đảm bảo, còn ẩn chứa nhiều rủi ro, tạo sự khó khăn trong
công tác quy hoạch và quản lý nông nghiệp của địa phương, không có nền tảng cho
một nền kinh tế phát triển bền vững.
27
Nguồn: khảo sát từ tác giả (xem phụ lục thống kê 2.3).
Biểu đồ 2.3. Thống kê dự định của người nông dân nếu thanh long liên tục rớt giá:
Năng suất cây thanh long ở Long An
Nguồn: Khảo sát của tác giả (Xem phụ lục thống kê 2.4)
Biểu đồ 2.4. Thống kê số lượng thanh long không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu
Kết quả ở biểu đồ 2.4 cho thấy số lượng thanh long không đủ tiêu chuẩn xuất
khẩu trên 60 kg chiếm đến 11%, từ 30 đến 60 kg chiếm 25% và dưới 30Kg chiếm
64%.
28
2.2.2. Chỉ tiêu xã hội
Trình độ kỹ thuật của người trồng thanh long ở Long An
Quy trình trồng thanh long dân Long An khá đơn giản, nhưng để trồng được
trái thanh long đạt chuẩn đủ điều kiện để xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ,
châu Âu và nhật Bản đòi hỏi người nông dân phải có một quy trình chăm sóc, theo
dõi và ghi chép cận thận theo yêu cầu của tiêu chuẩn VietGap và xa hơn nữa là tiêu
chuẩn GlobalGap, tuy nhiên hiện tại để đảm bảo tính bền vững trong họat động sản
xuất và tạo tiền đề cho công tác xuất khẩu bền vững, việc chuyển từ trồng thanh
long theo cách truyền thống sang trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap hay
GlobalGap của người dân vẫn còn thấp, bảng 2.5 cho thấy một số lý do khiến người
nông dân chưa mạnh dạn trong việc trồng theo tiêu chuẩn hiện đại
Bảng 2.5. Lý do người nông dân vẫn đang áp dụng phương pháp truyền thống
Ý kiến Số hộ N ( mẫu) Tỷ lệ
Tôi thấy VietGap phức tạp và tốn nhiều thời gian 70 110 64%
Phí tái cấp chứng nhận VietGap quá cao 105 110 95%
Giá bán của thanh long VietGap và truyền thống
không mấy khác biệt.
110 110 100%
Tôi có nghe đến phương pháp VietGap nhưng
không hiểu rõ.
5 110 5%
Tôi chưa biết về phương pháp VietGap 1 110 1%
Nguồn: khảo sát từ tác giả.
Kết quả khảo sát vẫn còn 6 hộ trồng thanh long trong mẫu chiếm 6% chưa
biết hoặc chưa nắm rõ phương pháp trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap là gì.
Hầu hết phương thức canh tác của người nông dân đều dựa vào kinh nghiệm của
mình hoặc truyền miệng từ những người xung quanh, chưa có sự cập nhật kịp thời.
Mặc dù có các buổi tập huấn, tuyên truyền hướng dẫn về phương thức trồng thanh
long theo tiêu chuẩn VietGap, tuy nhiên nhiên nhiều địa phương vẫn đặt nặng hình
thức, nới lỏng các khâu tổ chức, thanh tra, cấp chứng nhận còn chưa hiệu quả.
29
Hơn nữa, do hạn chế về trình độ, cũng như chưa nhận thức được tầm quan
trọng của việc thực hiện theo tiêu chuẩn VietGap hướng đến xuất khẩu lâu bền khi
mà việc đa dạng hóa thị trường tiêu thụ trở nên cần thiết. Có đến 64% số hộ được
khảo sát cho rằng việc trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap thì tốn nhiều thời
gian và phức tạp (xem bảng 2.5). Theo tìm hiều của chúng tôi khó khăn lớn nhất
của người nông dân khi áp dụng theo tiêu chuẩn VietGap đó là việc ghi chép nhật
ký đồng ruộng. Theo Quyết định số 179/2008/QĐ-SNN ngày 4 tháng 6 năm 2008
Của Sở Nông nghiệp & PTNT Bình Thuận “Tổ chức và cá nhân sản xuất Thanh
Long theo tiêu chuẩn VietGAP đều phải thực hiện đầy đủ quy trình đăng ký, ghi
chép và lưu giữ các loại hồ sơ, nhật ký theo quy định về quản lý các yếu tố về môi
trường, tiến trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Các loại hồ sơ
được lưu giữ tại cơ sở sản xuất ít nhất là hai năm hoặc lâu hơn tùy theo yêu cầu của
khách hàng hoặc cơ quan quản lý. Đặc biệt khoảng 95% các hộ được khảo sát cho
rằng phí tái cấp chứng nhận quá cao (khoảng 40 triệu/ đơn vị trồng thanh long). Do
diện tích trồng thanh long manh múng, nhỏ lẻ thiếu huy hoạch nên việc áp dụng tiêu
chuẩn VietGap tiết kiệm được chi phí về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tuy nhiên
lại phát sinh những khoản phí khác như nhân lực, thời gian và phí tái cấp chứng
nhận.
Sản phẩm thanh long xuất bán phải ghi rõ vị trí, mã số của lô sản xuất. Các
lô hàng hóa phải ghi rõ nơi sản xuất, thời gian cung cấp và nơi nhận. Bao bì chứa
sản phẩm phải có nhãn mác để thuận tiện cho việc truy nguyên nguồn gốc khi cần
thiết
Khi phát hiện khẳng định hoặc nghi ngờ sản phẩm bị ô nhiễm đều phải tiến
hành cách ly lô sản phẩm đó và ngưng ngay việc phân phối. Nếu đã phân phối phải
thông báo ngay cho người tiêu dùng. Đồng thời, báo cáo cơ quan chức năng để tiến
hành điều tra nguyên nhân, cách xử lý và các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm.
Trước những quy định chặt chẽ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ
môi trường và người lao động tham gia trong quá trình trồng thanh long, có thể thấy
chúng ta sẽ hạn chế được rất nhiều lượng chất hóa học, thuốc trừ sâu gây hại cho
môi trường đất, nước, không khí. Ngoài ra việc sử dụng phân bón hữu cơ giúp giảm
chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng nông sản. Bên cạnh đó người dân Long An
đã sử dụng một loại phân hữu cơ đặt biệt làm từ cành và phế phẩm của thanh long.
Trước đây sau khi cắt tỉa cành, phế phẩm từ thanh long chất đống không biết làm gì,
bốc mùi và gây ô nhiễm cho môi trường. Bây giờ người người nông dân trồng thanh
long sau khi tỉa cành, họ chặt khúc ngắn từ 3 - 5 cm sau đó trộn với loại chế phẩm
Biofert UPC hoặc Biofert M (3 lít/tấn), giữ độ ẩm 50 - 55% rồi ủ đống 3 - 4 ngày,
30
đảo trộn đều và ủ tiếp từ 5 - 7 ngày là có thể sử dụng để bón cây . Khác cách ủ phân
hữu cơ truyền thống, với quy trình này, người dân có thể ủ hoai nhanh phân chuồng,
phân xanh ở quy mô hộ gia đình, khử mùi hôi của phân, ức chế vi sinh vật gây bệnh
cho người, động vật và cây trồng. Lợi thế của phương pháp này là tận dụng được
nhiều phế, phụ liệu trong nông nghiệp như vỏ trấu, lúa lép, vỏ hạt điều, rơm rạ... để
chế biến thành phân hữu cơ sinh học, giúp đất trồng màu mỡ và không gây hại đến
môi trường sống.
Phương thức giao dịch trong mua bán thanh long
Thông thường thỏa thuận miệng được ứng dụng giữa nông dân và thương lái
cho các phương thức buôn bán sau:
Định giá cho mỗi vườn – Bán mão
Trước khi trái chín, thương lái định giá cho một vườn. Giá cả vẫn không thay
đổi ngay cả khi giá cả thị trường dao động. Tùy thuộc vào thỏa thuận mà nông dân
hoặc chính thương lái sẽ đảm trách phần thu hoạch.
Khi trái chín, thương lái và nông dân ước chừng số lượng, kích cỡ trái, theo
công thức:
Sản lượng ước chừng = (Số lượng trái ước chừng ) X (Độ nặng trung bình của
trái)
Phương pháp này thường được ứng dụng cho những vườn thanh long lớn.
Trong một vài trường hợp, thương lái trả giá cao hơn một chút để trái cây được giữ
chín trên cây trong vài ngày chờ cho kích cỡ của trái to hơn hoặc chờ đợi giá cả thị
trường tăng lên rồi mới bán.
Ưu , nhược điểm của phương pháp này:
- Ưu điểm: Ở hình thức này không có sự cân đo sau thu hoạch, mua bán bằng
tiền mặt. Giá cả thỏa thuận, được ước tính bởi nông dân và thương lái.
- Nhược điểm: Thông thường trong trường hợp này giá luôn rẻ hơn so với
bán chọn, khi rủi ro giá thanh long xuống quá thấp thương lái có thể bỏ luôn không
mua.
31
Mua bán trong ngày- Bán chọn
Khi thương lái mua trong ngày, họ thường chỉ chọn mua những quả chín để
cắt trong ngày (nhiều khi không kể chất lượng). Trong trường hợp này giá cả cao
hơn. Thông thường thương lái tự thu hoạch, cân đo sau khi thu hoạch và thanh toán
bằng tiền mặt. Giá cả là giá bán trong ngày.
Ưu , nhược điểm của phương pháp này:
- Ưu điểm: là phương thức giao dịch chủ yếu vì nó nhanh chóng và tiện lợi
- Nhược điểm: thường thương lái chỉ chọn mua những trái đạt chất lượng và
thường người nông dân bị ép giá hoặc thiệt thòi bằng những yêu cầu về chất lượng
trái do thương lái đưa ra.
Những thỏa thuận dài hạn
Chỉ áp dụng cho nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu cam kết mua từ nông dân với
giá chợ (có trường hợp họ đầu tư cho nông dân trồng). Để đạt được chất lượng cao
thông thường thương lái chọn ra một số nông nông dân và trồng theo phương pháp
canh tác của họ Trên thực tế, thương lái chọn ra những quả có chất lượng tốt để mua
với giá cao và nông dân phải bán ra chợ những quả có chất lượng xấu hơn và đương
nhiên với giá rẻ hơn. Hình thức này chiếm khoảng 4 % tổng sản lượng ở Long An.
Thanh toán bằng tiền mặt và cũng chỉ được thỏa thuận miệng.
Ưu , nhược điểm của phương pháp này:
- Ưu điểm: giá cao, thanh toán tiền mặt và có khi người nông dân được ứng
trước một số tiền
- Nhược điểm: người nông dân phải trồng theo phương pháp của nhà sản
xuất và rủi ro về giá khi chênh lệch giá trên thị trường.
Rủi ro từ các phương thức giao dịch:
Các công ty xuất khẩu chưa xây dựng những vùng nguyên liệu cho mình mà
chủ yếu thu mua thông qua trung gian. Theo kết quả khảo sát, có 55% số nhà vườn
có ký hợp đồng với thương lái và chủ vựa nhưng chủ yếu là hợp đồng miệng và có
thời gian hiệu lực trong thời gian ngắn. Trước khi thanh long thu hoạch khoảng 5-7
ngày, thương lái đi qua và đàm phán giá cả sau đó đặt cọc tiền mua. Do tính pháp lý
không chặt chẽ nên có nhiều khi nhà vườn tự phá vỡ hợp đồng và có nhiều khi
người mua tự phá vỡ hợp đồng nhưng không có bên nào đứng ra giải quyết. Gần
32
đây với sự phát triển thanh long ở Long An cũng có khá nhiều thương lái hơn, kể cả
những thương lái ngoài tỉnh. Sự phát triển này tác động tích cực với nhà vườn, có
nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên, việc làm ăn với những thương lái mới có thể sẽ
mang lại những rủi ro hơn. Không ít hộ đã bị những thương lái kéo dài nợ.
Chính những rủi ro trong các phưong thức giao dịch mua bán trên làm tăng
nguy cơ thiệt hại về mặt kinh tế cho người trồng thanh long, nếu xét về khía cạnh
kinh tế trong hoạt động sản xuất bền vững thì tính bền vững về mặt kinh tế chưa
đảm bảo, thiếu tính ổn định lâu dài và chưa tạo được mối quan hệ gắn kết chặt chẽ
giữa người mua, người bán trong chuỗi giao dịch này.
33
Chuỗi cung ứng thanh long:
Hình 2.1. Chuỗi cung ứng thanh long ở tỉnh Long An:
Nguồn: Kết quả khảo sát thị trường của nhóm Viện CAQ miền Nam , 2012
Nhà vườn
trồng
4,4%
Vựa/cơ sở thu mua,
đóng gói xuất khẩu
Hợp tác xã
Thương
lái thu gom địa
phương
Công ty/
đơn vị
Vựa phân phối
(trong và ngoài
tỉnh)
Xuất khẩu Tiêu dùng
87%
8,6%
4,4%
8,5%
78,5% 22,5%
22,5%
64,6%
77,5%
Người bán lẻ
(trong và ngoài
tỉnh)
22,5%
34
Hiện nay, thanh long được tiêu thụ ở cả hai thị trường nội địa và xuất khẩu
dưới dạng ăn tươi, chưa có các sản phẩm chế biến từ thanh long được thương mại
hóa. Trong đó thanh long xuất khẩu chiếm 77,5% tổng sản lượng thanh long, còn lại
là tiêu dùng trong nước chiếm 22.5%.
Các tác nhân chính tham gia trong chuỗi cung ứng bao gồm: Nhà vườn trồng
thanh long, thương lái thu gom địa phương, hợp tác xã, vựa/ cơ sở thu mua, đóng
gói xuất khẩu, vựa phân phối (trong và ngoài tỉnh), người bán lẻ (trong và ngoài
tỉnh), công ty/đơn vị xuất khẩu.
Hiện có 2 kênh chủ yếu tiêu thụ thanh long là: kênh xuất khẩu (chiếm 77,5%
tổng sản lượng cung ứng) và kênh tiêu thụ nội địa (chiếm 22,5% tổng sản lượng
cung ứng).
Kênh xuất khẩu:
Các kênh trung gian tiêu thụ thanh long từ nhà vườn đến xuất khẩu
Nhà vườn  thương lái thu gom địa phương  Vựa/ cơ sở thu mua, đóng
gói xuất khẩu  Công ty/ đơn vị xuất khẩu  xuất khẩu.
Đây là kênh tiêu thụ phổ biến ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói
chung và tỉnh Long An nói riêng (chiếm 87%). Kênh này có ưu điểm là có thể huy
động được lượng hàng đủ lớn trong thời gian ngắn đề cung ứng cho thị trường xuất
khẩu. Tuy nhiên về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm thì không kiểm soát được,
ảnh hưởng tiêu cực đến giá và thương hiệu của trái thanh long trên thị trường thế
giới. Đồng thời kênh tiêu thụ này thường hướng đến thị trường xuất khẩu là Trung
Quốc, do đặc điểm của thị trường này không yêu cầu phải đáp ứng được tiêu chuẩn
GAP, không kiểm soát khắc khe vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nên các thương
lái khi thu mua thường đánh đồng các sản phẩm trồng theo tiêu chuẩn GAP và
phương pháp truyền thống, làm cho thanh long trồng theo tiêu chuẩn GAP không có
giá trị vượt trội hơn so với phương pháp truyền thống. Người dân không cảm nhận
được lợi ích từ việc trồng theo tiêu chuẩn VietGAP nên dần từ bỏ, ảnh hưởng đến
quy hoạch phát triển và định hướng trồng thanh long hữu cơ của tỉnh.
Nhà vườn  Hợp tác xã  Công ty/ đơn vị xuất khẩu  Xuất khẩu
Đây là kênh tiêu thụ hiệu quả nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong 3 kênh tiêu
thụ khoảng 4.4%.Thị trường tiêu thụ của kênh này thường là các thị trường khó
tính, kiểm soát chặt chẽ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, như thị trường Mỹ,
Châu Âu và Nhật Bản. Đây được xem như mô hình trồng thanh long theo tiêu
35
chuẩn VietGAP thu nhỏ. Hợp tác xã tiên hành liên kết với các công ty/ đơn vị xuất
khẩu đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm trồng theo tiêu chuẩn GAP để xuất khẩu.
Tuy nhiên mô hình này lại không phổ biến. Hiện nay ở Long An chỉ có một hợp tác
xã duy nhất đó la hợp tác xã Tầm Vu, với thương hiệu thanh long tầm vu được văn
phòng sáng chế và nhãn hiệu của Mỹ cấp giấy chứng nhận độc quyển khi xuất khẩu
sang thị trường Mỹ vào tháng 4 năm 2014. Để phát triển bền vững thanh long chú
trọng đến xuất khẩu cần thiết phải nhân rộng mô hình này.
Nhà vườn  Vựa/ cơ sở thu mua, đóng gói xuất khẩu  Công ty/ đơn vị xuất
khẩu  xuất khẩu.
Kênh tiêu thụ này chiếm 8.6%, mặc dù đây được xem là kênh tiêu thụ bền
vững và hiệu quả. Điểm đặc biệt của kênh này là có sự liên kết giữa doanh nghiệp
xuất khẩu và nhà vườn. Thị trường tiêu thụ của kênh này phần lớn cũng là các thị
trường xuất khẩu tiềm năng, kiểm soát về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chặt
chẽ. Các doanh nghiệp hỗ trợ các hộ trồng thanh long theo tiêu chuẩn GAP và cam
kết đầu ra cho sản phẩm sau thu hoạch, mức giá thu mua thường cao hơn so với giá
thương lái thu mua. Tuy nhiên, mô hình này không phổ biến.
Lao động
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của nước ta vẫn chiếm tỷ lệ lao động cao
nhất, tuy nhiên, thời gian gần đây, xu hướng lao động trong ngành tìm kiếm việc
làm tại các lĩnh vực phi nông nghiệp ngày càng tăng. Lao động trong lĩnh vực này
dẫn già hóa. Chênh lệch giữa thu nhập trong ngành nông nghiệp với những ngành
khác khiến cho lực lượng trẻ có xu hướng tìm việc khác ngoài ngành. Lao động
trong ngành nông nghiệp ở Long An cũng không ngoại lệ. Bằng chứng là có đến
gần 50% số hộ trồng thanh long cho biết là họ thiếu hoặc khó khăn trong việc tìm
người thu hoạch thanh long vào những lúc cao điểm.
Hầu hết các quá trình trồng thanh long hiện nay đều chưa được cơ giới hóa,
vì vậy nếu quan tâm đúng mức thu hút lao động trong việc sản xuất thanh long sẽ
giải quyết được một số lượng không nhỏ việc làm cho người dân.
Chính những hạn chế trên làm cho tính bền vững về mặt xã hội trong sản
xuất chưa được đảm bảo, chưa có tính ổn định lâu dài.
36
Nguồn: khảo sát của tác giả (xem phụ lục thống kê bảng 2.6)
Biểu đồ 2.5. Anh chị có thiếu người thu hoạch thanh long vào mùa thu hoạch
không
Hỗ trợ từ doanh nghiệp và chính quyền địa phương
Nguồn: khảo sát của tác giả (Xem phụ lục thống kê 2.7)
Biểu đồ 2.6. Nguồn tài trợ cho việc mở rộng sản xuất thanh long ở Long An
Kết quả từ khảo sát cho thấy việc mở rộng sản xuất của người dân chủ yếu
dựa vào nguồn vốn tự có chiếm 53%, tiếp đó là vay vốn ngân hàng chiếm 32%, hỗ
trợ từ doanh nghiệp chiếm 8%, hỗ từ hợp tác xã chiếm 4% và từ chính quyền địa
phương chiếm 2%.
37
Diện tích thanh long tại Long An tăng đột biến trong những năm qua. Chủ
yếu là các hộ trồng thanh long nhỏ lẻ, mong muốn và hi vọng kiếm được nhiều tiền
hơn từ việc trồng thanh long. Không am hiểu nhiều về kĩ thuật canh tác, việc trồng
thanh long ồ ạt đã khiến cho năng suất và chất lượng thanh long không cao. Năm
2007 và 2008, khi giá thanh long rớt giá nghiêm trọng xuống còn 1000đ/ kg nhưng
vẫn không tiêu thụ được. Nhiều người dân vay vốn ngân hàng để trồng thanh long
lâm vào cảnh nợ nần và khó khăn lại chồng khó khăn.
Hiện nay ở Long An, để tạo được tính liên kết cao trong việc sản xuất bền
vững và xuất khẩu bền vững các doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô lớn, đã liên kết
với nông dân trong vùng trồng thanh long theo VietGAP đáp ứng tiêu chuẩn xuất
khẩu. Trong mô hình này, các doanh nghiệp sẽ hỗ trợ nông dân kinh phí, kĩ thuật
canh tác và người nông dân sau khi thu hoạch sẽ bán lại cho doanh nghiệp với mức
giá thỏa thuận trước. Tuy nhiên hiện nay, sự liên kết này còn hạn chế một phần là
do các doanh nghiệp không đủ kinh phí bao tiêu cho toàn bộ quá trình trồng thanh
long của nông dân và việc xuất khẩu thanh long sang các thị trường như Mỹ, châu
Âu, Nhật bản còn nhiều rủi ro và thách thức.
2.2.3. Chỉ tiêu môi trường
Phân tích về tình trạng trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP
Nguồn: khảo sát từ tác giả (xem phụ lục thống kê bảng 2.8)
Biểu đồ 2.7. Thống kê phương pháp kĩ thuật được áp dụng trồng thanh long:
38
Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ các hộ gia đình trồng thanh long của tỉnh
Long An theo tiêu chuẩn GAP chiếm trên 60%, trong đó trồng theo tiêu chuẩn
VietGap chiếm 43% và phương pháp GlobalGap chiếm 18%. So với Bình Thuận và
Tiền Giang thì tỷ lệ này vẫn còn thấp.
Nguyên nhân khiến người nông dân ngại áp dụng theo tiêu chuẩn GAP:
Mặc dù, trong những năm gần đây, rất nhiều các lớp tập huấn và dạy nghề về
kỹ thuật trồng thanh long theo VietGap đã được mở cho nông dân trồng thanh long
ở Châu Thành – Long An. Tuy nhiên, diện tích trồng thanh long theo tiêu chuẩn
VietGap hay GlobalGap còn rất thấp. Nguyên nhân là người nông dân chưa quen
ghi chép, chưa chịu ràng buộc theo quy củ của VietGap vừa tốn công vừa tốn phí
nhưng khi bán giá bán không có sự phân biệt giữa thanh long trồng theo tiêu chuẩn
GAP và trông theo phương pháp truyển thống, thậm chí còn có sự đánh đồng. Bên
cạnh đó, do thị trường xuất khẩu thanh long của Long An chủ yếu là Trung Quốc
được xem là thị trường dễ tính và chưa phải qua các khâu kiểm soát nghiêm ngặt về
chất lượng thực phẩm đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy
mà khi thương lái đến thu mua, họ không phân biệt giữa thanh long trồng theo tiêu
chuẩn VietGap và theo tiêu chuẩn truyền thống, mà chỉ thu gom cho đủ số lượng.
Do vậy, người nông dân trước mắt chưa thấy được quyền lợi việc trồng theo tiêu
chuẩn của VietGap, ảnh hưởng rất lớn việc vận động nông dân trồng theo VietGap,
và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu cạnh tranh.
Đối với những hộ trồng thanh long khi được hỏi về việc có tiếp tục trồng
thanh long theo tiêu chuẩn VietGap trong tương lai hay không? Kết quả cho thấy,
trong số những hộ trồng thanh long theo chuẩn VietGap có ý định chuyển sang
phương pháp truyền thống là rất cao. Như vậy nếu không có sự vào cuộc của các cơ
quan khuyến nông, chính quyền địa phương thì có thể trong những năm sắp tới sẽ
không còn những ruộng thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGap. Điều này ảnh
hưởng rất lớn đến định hướng quy hoạch về phát triển sản xuất thanh long bền vững
trong tương lai.
39
Nguồn: khảo sát của tác giả (xem phụ lục thống kế 2.9)
Biều đồ 2.8. Xu hướng áp dụng tiêu chuẩn VietGap trong tương lai của các hộ
trồng thanh long:
Biểu đồ 2.8, cho thấy những hộ trồng theo tiêu chuẩn VietGap đang dần
quay lưng lại với phương pháp này. Có đến 19% số hộ gia đình đang áp dụng tiêu
chuẩn VietGap không muốn áp dụng phương pháp này nữa. Đồng thời cũng có
khoảng 53% số hộ trồng thanh long được khảo sát quyết định thu hẹp diện tích
trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap lại để không mất nhiều thời gian để theo
dõi và ghi chép. Nguyên nhân của tình trạng này được chúng tôi đề cập rất nhiều lần
ở những phân tích trên. Điều này cần sự can thiệp kịp thời của các cơ quan chức
năng trong việc cam kết đảm bảo đầu ra cho trái thanh long trồng theo tiêu chuẩn
VietGap để người nông dân thấy được lợi ích kinh tế lâu dài của việc trồng thanh
long theo tiêu chuẩn VietGap.
Sử dụng đèn Compact đến sự ra hoa nghịch mùa của cây Thanh Long
Vào tháng 11-12 dương lịch trở đi nhiệt độ và độ ẩm không khí thấp, ngày
ngắn hơn đêm, đây cũng là lúc thanh long vào mùa nghịch.Theo lý thuyết cây thanh
long ra hoa cần có điều kiện ngày dài thông qua việc xông đèn để cây tích lũy một
chất gọi là phytochrome. Khi chất này tích lũy đủ sẽ gây ra hoa. Vào mùa nghịch là
điều kiện ngày ngắn/đêm dài, trời âm u, cây tích lũy rất ít phytochrome gọi là P730.
Vì vậy vào mùa này cây muốn ra hoa thì phải xông đèn 20 đêm. (Nguồn: Nguyễn
Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an
Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an
Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an
Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an
Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an
Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an
Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an
Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an
Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an
Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY MÁY...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY MÁY...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY MÁY...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY MÁY...nataliej4
 
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất áo jacket
Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất áo jacketBáo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất áo jacket
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất áo jacketTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jeanBáo cáo thực tập ngành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jeanTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập...
nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập...nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập...
nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập...nataliej4
 
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...
 
Đề tài tốt nghiệp: Kế toán công tác hàng hóa tại Công ty, HOT, 2019
Đề tài tốt nghiệp: Kế toán công tác hàng hóa tại Công ty, HOT, 2019Đề tài tốt nghiệp: Kế toán công tác hàng hóa tại Công ty, HOT, 2019
Đề tài tốt nghiệp: Kế toán công tác hàng hóa tại Công ty, HOT, 2019
 
Khóa luận: Quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty giặt ủi, HAY
Khóa luận: Quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty giặt ủi, HAYKhóa luận: Quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty giặt ủi, HAY
Khóa luận: Quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty giặt ủi, HAY
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY MÁY...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY MÁY...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY MÁY...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY MÁY...
 
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất áo jacket
Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất áo jacketBáo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất áo jacket
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất áo jacket
 
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài GònQuy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
 
Đề tài: Hoạt động xuất khẩu thang nhôm của công ty sang thị trường Nhật Bản
Đề tài: Hoạt động xuất khẩu thang nhôm của công ty sang thị trường Nhật BảnĐề tài: Hoạt động xuất khẩu thang nhôm của công ty sang thị trường Nhật Bản
Đề tài: Hoạt động xuất khẩu thang nhôm của công ty sang thị trường Nhật Bản
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại CTY CP giặt ủi ...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại CTY CP giặt ủi ...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại CTY CP giặt ủi ...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại CTY CP giặt ủi ...
 
Quy trình xuất khẩu hàng hóa
Quy trình xuất khẩu hàng hóaQuy trình xuất khẩu hàng hóa
Quy trình xuất khẩu hàng hóa
 
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jeanBáo cáo thực tập ngành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jean
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...
 
Đề tài: Hoạt động xuất khẩu mặt hàng thép của công ty TNHH Phú Lê Huy
Đề tài: Hoạt động xuất khẩu mặt hàng thép của công ty TNHH Phú Lê HuyĐề tài: Hoạt động xuất khẩu mặt hàng thép của công ty TNHH Phú Lê Huy
Đề tài: Hoạt động xuất khẩu mặt hàng thép của công ty TNHH Phú Lê Huy
 
nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập...
nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập...nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập...
nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập...
 
Đề tài tốt nghiệp: Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Nông sản hạt điều tại công ty
Đề tài tốt nghiệp: Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Nông sản hạt điều tại công tyĐề tài tốt nghiệp: Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Nông sản hạt điều tại công ty
Đề tài tốt nghiệp: Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Nông sản hạt điều tại công ty
 
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
 
ĐỀ TÀI: Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm phomai con bò cười!
ĐỀ TÀI: Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm phomai con bò cười!ĐỀ TÀI: Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm phomai con bò cười!
ĐỀ TÀI: Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm phomai con bò cười!
 
Phân tích quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị văn phòng, 9 điểm!
Phân tích quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị văn phòng, 9 điểm!Phân tích quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị văn phòng, 9 điểm!
Phân tích quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị văn phòng, 9 điểm!
 
Bài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng Hóa
Bài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng HóaBài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng Hóa
Bài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng Hóa
 
Đề tài: Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty, 9đ
Đề tài: Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty, 9đĐề tài: Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty, 9đ
Đề tài: Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty, 9đ
 

Similar to Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an

Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008
Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008
Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008hụng hung
 
Khóa luận Phát triển thị trường nông sản xuất khẩu theo dự án giảm nghèo
Khóa luận Phát triển thị trường nông sản xuất khẩu theo dự án giảm nghèoKhóa luận Phát triển thị trường nông sản xuất khẩu theo dự án giảm nghèo
Khóa luận Phát triển thị trường nông sản xuất khẩu theo dự án giảm nghèoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdfTai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdfTatThangDang
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Chiến lược cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu trước thá...
Luận văn: Chiến lược cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu trước thá...Luận văn: Chiến lược cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu trước thá...
Luận văn: Chiến lược cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu trước thá...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an (20)

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAY
 
Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008
Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008
Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
 
Khóa luận Phát triển thị trường nông sản xuất khẩu theo dự án giảm nghèo
Khóa luận Phát triển thị trường nông sản xuất khẩu theo dự án giảm nghèoKhóa luận Phát triển thị trường nông sản xuất khẩu theo dự án giảm nghèo
Khóa luận Phát triển thị trường nông sản xuất khẩu theo dự án giảm nghèo
 
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdfTai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
 
Đề tài: Biện pháp tiêu thụ sản phẩm muối của huyện Cam Ranh, 9đ
Đề tài: Biện pháp tiêu thụ sản phẩm muối của huyện Cam Ranh, 9đĐề tài: Biện pháp tiêu thụ sản phẩm muối của huyện Cam Ranh, 9đ
Đề tài: Biện pháp tiêu thụ sản phẩm muối của huyện Cam Ranh, 9đ
 
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng NaiLuận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai
 
Đề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc
Đề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặcĐề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc
Đề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc
 
Đề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAYĐề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAY
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cao su Bình Long...
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cao su Bình Long...Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cao su Bình Long...
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cao su Bình Long...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
 
Đề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAYĐề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAY
 
Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vậtQuản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
 
Luận văn: Chiến lược cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu trước thá...
Luận văn: Chiến lược cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu trước thá...Luận văn: Chiến lược cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu trước thá...
Luận văn: Chiến lược cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu trước thá...
 
Luận văn: Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng...
Luận văn: Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng...Luận văn: Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng...
Luận văn: Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuấ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuấ...Luận văn: Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuấ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuấ...
 
BÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 

Recently uploaded (20)

Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 

Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh long an

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG HOÀNG CHINH GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CHO TRÁI THANH LONG CỦA TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG HOÀNG CHINH GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CHO TRÁI THANH LONG CỦA TỈNH LONG AN Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 60340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học GS.TS Võ Thanh Thu TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên thực hiện Trương Hoàng Chinh
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………..…………………1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MỘT NGÀNH HÀNG……...…………………………………….……6 1.1 Cơ sở khoa học về phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững nông sản 1.2 Tìm hiểu phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững………..………......7 1.2.1 Khái niệm sản xuất và xuất khẩu bền vững …………..…………..7 1.2.2 Mối liên hệ giữa sản xuất bền vững và xuất khẩu bền vững… .. 11 1.2.3 Các tiêu chí đánh giá sản xuất bền vững và xuất khẩu bền vững…...11 1.3 Vài nét về tình hình sản xuất và xuất khẩu thanh long của Việt Nam...13 1.3.1 Tình hình sản xuất thanh long của Việt Nam……………..……..13 1.3.2 Tình hình xuất khẩu thanh long của Việt Nam……………..…...14 TÓM TẮT CHƯƠNG 1…………………………………..…………………..18 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG TRÁI THANH LONG CỦA TỈNH LONG AN TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thanh long của Long An ……..……19 2.1.1 .Thực trạng sản xuất thanh long của Long An …………….…….…...19 2.1.2. Thực trạng xuất khẩu thanh long của Long An…………….….…….21
  • 5. 2.2 Đánh giá tính bền vững trong sản xuất thanh long của Long An .…….25 2.2.1. Chỉ tiêu kinh tế…………………………………………………...……..25 2.2.2. Chỉ tiêu xã hội …………………………………………...……………..28 2.2.3. Chỉ tiêu môi trường…………………………………...………………..37 2.3 Đánh giá tính bền vững trong xuất khẩu thanh long của Long An...….42 2.3.1. Chỉ tiêu kinh tế…………………………………………..……………..42 2.3.2 Chỉ tiêu xã hội ……………………………………………..……….…...52 2.3.3. Chỉ tiêu môi trường……………………………………..……….……..54 2.4 Kết luận về sản xuất và xuất khẩu bền vững thanh long của Long An..54 2.4.1. Những thành tựu đạt được………………………………..…………...54 2.4.1.1. Thành tựu về mặt kinh tế………………………………...…………..54 2.4.1.2. Thành tựu về mặt xã hội…………………………………...………...55 2.4.1.3. Thành tựu về mặt môi trường………………………...……………..55 2.4.2. Những hạn chế…………………………..……………… ….………….56 2.4.2.1. Hạn chế 1: Trái thanh long Long An chưa có thương hiệu xuất khẩu ………………………………………………….………………………………56 2.4.2.2. Hạn chế 2: Yếu kém trong công tác xúc tiến thương mại và phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc……………....………………..56 2.4.2.3. Hạn chế 3: Công tác phát triển giống cây trồng còn yếu làm cho sản xuất thiếu ổn định…………………………………………..……… …….…..57 2.4.2.4. Hạn chế 4: Thanh long trồng tự phát, thiếu quy hoạch dài hạn…..58 2.4.2.5. Hạn chế 5: Kỹ thuật canh tác và trình độ cơ giới hóa trong các khâu còn hạn chế…………………………………………..………….……………..58
  • 6. 2.4.2.6. Hạn chế 6: Phúc lợi xã hội chưa được quan tâm và thiếu tính liên kết giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu………..…..……..……..59 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CHO TRÁI THANH LONG LONG AN 3.1. Mục tiêu, quan điểm, cơ sở đề xuất giải pháp………………… …….…60 3.1.1. Mục tiêu giải pháp ………………………………………… ....……….60 3.1.2. Quan điểm đề xuất giải pháp …………………………...……..………60 3.1.3. Cơ sở đề xuất giải pháp……………………………...…………………61 3.2. Đề xuất các nhóm giải pháp về sản xuất và xuất khẩu bền vững thanh long cho Long An…………………………………………..….………………61 3.2.1. Nhóm giải pháp xây dựng thương hiệu xuất khẩu cho trái thanh long Long An…………………………………………………………..……….…...61 3.2.2. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường mới cho trái thanh long……………………………..………….…….63 3.2.3. Nhóm giải pháp về nghiên cứu công tác chọn giống nhằm ổn định sản xuất trong thời gian tới………………………………………….……………67 3.2.4. Nhóm giải pháp về quy hoạch vùng canh tác cho trái thanh long Long An trong tương lai…………………………………………………………….68 3.2.5. Nhóm giải pháp về ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại và nâng cao trình độ cơ giới hóa………………………………………...………………….69 3.2.6. Nhóm giải pháp nâng cao phúc lợi xã hội và xây dựng mô hình liên kết giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu…………...……………..71 TÓM TẮT CHƯƠNG 3…………………………………..…………………..75 KẾT LUẬN …………………………………………………..……………….76 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Chữ viêt tắt Diễn giải bằng tiếng Anh Diễn giải bằng tiếng Việt GlobalGAP Global Good Agricultural Practices Thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn quốc tế EuroGAP Euro Good Agricultural Practices Thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn châu Âu KNXK Kim ngạch xuất khẩu PRA Pest Risk Analysis Phân tích nguy cơ dịch hại XTTM Xúc tiến thương mại VietGAP Vietnamese Good Agricultural Practices Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam
  • 8. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ Thị trường khó tính: Cơ sở để nước nhập khẩu cho phép nhập trái cây tươi là “Phân tích nguy cơ dịch hại” gọi tắt là PRA, trong đó ấu trùng ruồi đục quả là vấn đề rào cản chủ yếu khi xuất khẩu vào các thị trường này. Xuất trái cây sang các thị trường này phải có điều kiện (1.chiếu xạ; 2.xử lý nhiệt; 3.xây dựng vùng phi dịch hại; 4.một giải pháp loại bỏ nguy cơ cụ thể khác). Thí dụ: + Thanh long, nhãn, vải, chôm chôm, xoài, vú sữa: phải chiếu xạ để vào Mỹ, hoặc xử lý hơi nước nóng để vào Nhật + Chuối: thu hoạch giai đoạn quả còn xanh (green mature), trước khi chín vàng để vào Mỹ và Nhật. Là các thị trường Mỹ, Nhật, New Zealand, Úc, Hàn Quốc, Chile… Thị trường dễ tính: PRA chưa phổ biến; hoặc tương đồng về sinh thái; hoặc có đặc điểm đặc biệt về khí hậu. Ấu trùng ruồi đục quả không là rào cản. Xuất khẩu trái cây vào các thị trường này dễ dàng. Phần lớn các nước ở Châu Á. Tiêu chuẩn VietGAP: (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí như: - Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất. - An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch. - Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân. - Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
  • 9. Rào cản kỹ thuật đối với thương mại Theo định nghĩa của WTO: “các biện pháp kỹ thuật là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó”. Như vậy, để bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh..., các nước đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều nước lại có xu hướng lạm dụng các biện pháp kỹ thuật này nhằm mục tiêu hạn chế hàng hóa nhập khẩu, bảo hộ cho sản xuất trong nước. Do đó các biện pháp kỹ thuật này còn được gọi với cái tên “ các rào cản kỹ thuật đối với thương mại”.
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH 1. BẢNG Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu thanh long và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu so với năm trước giai đoạn từ 2003 tới 2013 ...................................15 Bảng 2.1 Danh sách các hợp tác xã sản xuất thanh long tại Long An........20 Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu thanh long Long An qua các năm ............21 Bảng 2.3 Giá thanh long xuất khẩu của Long An.......................................22 Bảng 2.4 Thị trường tiêu thụ thanh long Long An .....................................24 Bảng 2.5 Lý do người nông dân vẫn đang áp dụng phương pháp truyền thống ...........................................................................................................28 Bảng 2.6 Tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp.................................42 Bảng 2.7 Tổng số lao động của doanh nghiệp............................................43 2. BIỂU ĐỔ Biểu đồ 1.1 Diện tích và sản lượng thanh long qua các năm......................14 Biểu đồ 1.2 kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam ......................15 Biểu đồ 1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long theo giá trị năm 2013 ..............................................................................................................….. 16 Biểu đồ 2.1 thống kê thu nhập của các hộ nông dân trồng thanh long……25 Biểu đồ 2.2 Thống kê về dự định mở rộng diện tích canh tác của các hộ trồng thanh long ..........................................................................................26 Biểu đồ 2.3 Thống kê dự định của người nông dân nếu thanh long liên tục rớt giá .........................................................................................................27 Biểu đồ 2.4 Thống kê tỷ lệ thanh long không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ... 27 Biểu đồ 2.5 Anh chị có thiếu người thu hoạch thanh long vào mùa thu hoạch không ...........................................................................................….36
  • 11. Biểu đồ 2.6 Nguồn tài trợ cho việc mở rộng sản xuất thanh long Long An 36 Biểu đồ 2.7 Thống kê phương pháp kỹ thuật được áp dụng trồng thanh long..............................................................................................................37 Biểu đồ 2.8 Xu hướng áp dụng tiêu chuẩn VietGap trong tương lai của các hộ trồng thanh long...............................................................................39 Biểu đồ 2.9 Thống kê loại bóng đèn được các hộ trồng thanh long sử dụng để xông đèn. .....................................................................................41 Biểu đồ 2.10 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2013 ....................................................................................................45 Biểu đồ 2.11 Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm tới......46 Biểu đồ 2.12 Tình hình đăng ký thương hiệu cho trái thanh long tại các doanh nghiệp ...............................................................................................47 Biểu đồ 2.13 Thị trường xuất khẩu thanh long của các doanh nghiệp ở Long An.......................................................................................................48 Biểu đồ 2.14 Thống kê số doanh nghiệp có bộ phận Marketing ................50 Biểu đồ 2.15 Mức độ thường xuyên của các hoạt động quảng bá thương hiệu thanh long ra quốc tế...........................................................................51 Biểu đồ 2.16 Thống kê tỷ lệ nhân viên thời vụ tại các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ở Long An.........................................................................52 Biểu đồ 2.17 Mức độ liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu với các hộ trồng thanh long tại Long An......................................................................53 Biểu đồ 2.18 Thống kê các giai đoạn được cơ giới hóa của doanh nghiệp 54 3. HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ phát triển bền vững ...................................................……...7 Hình 2.1 Chuỗi cung ứng thanh long Long An .........................................33 Hình 2.2 Mối liên hệ giữa độ ngày dài và nhiệt độ, ẩm độ để cây thanh long ra hoa...........................................................................................................40
  • 12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài: Thanh long là một trong những chủng loại cây ăn quả đặc sản của huyện Châu Thành nói riêng hay của tỉnh Long An và cả nước nói chung. Tính đến năm 2014, tổng diện tích đất trồng thanh long toàn tỉnh Long An là hơn 3000 ha, chiếm gần 10% diện tích sản xuất của cả nước, được trồng tập trung chủ yếu tại các xã Long Trì, Dương Xuân Hội, An Lục Long, thị trấn Tầm Vu và các xã lân cận Thanh Phú Long, Phú Ngãi Trị, Phước Tân Hưng, Hiệp Thạnh,... Trong vài năm gần đây, thanh long đã trở thành cây ăn trái có giá trị kinh tế cao hơn so với trồng lúa, bình quân 1 hecta canh tác thanh long đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn lúa từ 7-10 lần. Từ năm 2005, nông dân trồng thanh long đã ứng dụng nhiều kỹ thuật mới vào sản xuất (chong đèn xử lý nghịch vụ, trồng mới bằng trụ bêtông, kỹ thuật bón phân, chăm sóc vườn,…) nên năng suất được nâng lên, trung bình 1 ha thanh long đạt lợi nhuận dao động từ 100-250 triệu/ha. Điều này cho thấy thanh long là một trong những ngành hàng của tỉnh nhà có lợi thế cạnh tranh cao ngay cả ở thị trường nội địa lẫn thị trường thế giới. Mặc dù thanh long được xem là loại trái cây xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao của tỉnh, từng được xem là cây “xóa đói giảm nghèo” và hiện nay được coi là “cây trồng làm giàu” của địa phương nhưng giá trị chưa tương xứng với tiềm năng thực sự của nó. Cụ thể diện tích thanh long trồng theo hướng GAP (tiêu chuẩn quốc tế) còn khá thấp, chiếm tỷ lệ tương đối thấp so với tổng diện tích trồng thanh long trong toàn tỉnh. Hầu hết, thanh long được trồng nhỏ lẻ, mức độ phân tán khá cao, chưa sản xuất theo hướng chuyên canh với quy mô hơn. Điều này, tạo ra một thách thức lớn cho ngành xuất khẩu vì không thể cung cấp sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng sản phẩm đồng đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra phần lớn thanh long được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm hơn 80%, chưa phân tán tốt mức độ rủi ro về sản phẩm và thị trường, điều này tạo ra một nghịch lý là thanh long được mùa lại mất giá. Công nghệ bảo quản chế biến, phân loại đóng gói trái thanh long sau thu hoạch còn lạc hậu chủ yếu bằng biện pháp thủ công, làm cho tỷ lệ hư hỏng, hao hụt ở mức cao, dẫn đến giá thành sản xuất cao, gây bất lợi cho trái thanh long Long An trong cạnh tranh về giá so với thanh long của các tỉnh khác trong nước như Tiền Giang, Bình Thuận cũng như các nước trong khu vực. Hơn nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long chưa xây dựng được vùng nguyên liệu cho riêng mình mà chủ yếu thu mua qua trung gian. Mối liên kết giữa nhà xuất khẩu và người sản xuất còn rất yếu, tình trạng cung vượt cầu, giá cả giảm mạnh, nhưng
  • 13. 2 doanh nghiệp xuất khẩu lại không đủ số lượng để xuất khẩu cũng thường xuyên xảy ra. Đặc biệt, trái thanh long của Long An chưa xây dựng được thương hiệu cho mình, khi nhắc đến thanh long người ta thường nghĩ đến thanh long Chợ Gạo của Tiền Giang và thanh long Bình Thuận, làm cho công tác quảng bá tiếp thị trái thanh long Long An đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế cũng gặp khó khăn hơn.Cả người nông dân trồng thanh long lẫn các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn thiếu thông tin về thị trường, thiếu định hướng trong phát triển. Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu làm sao để việc sản xuất và xuất khẩu thanh long phát triển cả về lượng và chất trong lâu dài, tức là tăng trưởng và bền vững. Để đạt được điều đó không chỉ là tăng quy mô, tăng năng suất, tăng chất lượng mà cần chú ý đến những giá trị từ việc sản xuất và xuất khẩu trái thanh long mang lại cho xã hội đồng thời không làm tổn hại đến môi trường sinh thái. Chính vì lý do trên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh Long An” cho luận văn của mình nhằm mục đích nhận diện rõ nguyên nhân dẫn tới sự sản xuất và phát triển xuất khẩu không bền vững trái thanh long để từ đó đề xuất giải pháp nhằm hướng tới sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long Long An 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng tính bền vững trong phát triển của hoạt động sản xuất và xuất khẩu thanh long của tỉnh Long An - Đề xuất giải pháp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu bền vững sản phẩm trái thanh long cho tỉnh Long An 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính bền vững của hoạt động sản xuất và xuất khẩu thanh long tại Long An được xem xét tập trung ở 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề bền vững trong sản xuất và xuất khẩu thanh long của tỉnh Long An.
  • 14. 3 4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tổng hợp trên các tài liệu thu thập được, từ các công trình nghiên cứu trước đó, từ đó đưa ra các nhân tố tác động tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu bền vững làm cơ sở đề xuất mô hình sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long Long An Nghiên cứu thực nghiệm và xử lý dữ liệu bằng phương pháp thống kê mô tả Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn các hộ trồng thanh long chuyên canh xuất khẩu tại tỉnh Long An ( với số mẫu là 110 hộ) và các doanh nghiệp tổ chức thu mua, xuất khẩu thanh long của tỉnh Long An( với số mẫu là 15 doanh nghiệp). Tác giả tiến hành thu thập số liệu từ việc thực hiện bảng khảo sát các hộ nông dân trồng thanh long và các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long trong tỉnh Long An, chủ yếu ở huyện Châu Thành. Sau đó chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, mô tả và so sánh dữ liệu để làm rõ thực trạng sản xuất và xuất khẩu thanh long trong toàn tỉnh từ đó đề ra những giải pháp nhằm hướng hoạt động xuất khẩu thanh long của tỉnh theo hướng bền vững trong tương lai. Ngoài ra chúng tôi còn thảo luận với các chuyện gia từ nước ngoài như Giáo sư Abdul Ghafoor, giảng dạy tại Đại học nông nghiệp Pakistan, ThS Trần Đan Tâm, chuyên viên nghiên cứu phát triển kinh tế, các chuyên gia của hợp tác xã thanh long tại huyện Châu Thành, phòng nghiên cứu và phát triển nông thôn huyện Châu Thành về những giải pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững mà chúng tôi đề xuất để hoàn thiện, bổ sung cho bài nghiên cứu của mình. Nguồn dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: số liệu của tổng cục thống kê, cục thống kê tỉnh Long An, sở kế họach đầu tư Long An, sở khoa học công nghệ Long An, sở công thương Long An, tổng cục Hải quan, một số tài liệu, sách báo và website có liên quan,… Dữ liệu sơ cấp: số liệu điều tra thực tế qua bảng câu hỏi. 5. Tổng quan nghiên cứu trước đây và tính mới của đề tài: Từ khi Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng xuất khẩu trái thanh long đi nước ngoài dường như chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về thực trạng và giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long. Trong quá trình
  • 15. 4 nghiên cứu tác giả có tham khảo các đề tài, công trình nghiên cứu liên quan như sau: - Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ thanh long tại bang California, Mỹ” của Phạm Thanh Thảo ( 2012), luận văn trình bày về nhu cầu tiêu thụ trái thanh long Việt Nam tại bang California của Mỹ, chưa đi sâu vào giải pháp trồng và xuất khẩu trái cây này sang Mỹ và chỉ nghiên cứu chủ yếu vùng trồng thanh long ở Bình Thuận, chưa đi sâu nghiên cứu khả năng trồng và cung cấp loài trái cây đặc sản này tại Long An - Công trình nghiên cứu: “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thanh long Bình Thuận sang thị trường Nhật Bản” của nhóm nghiên cứu ngành khoa học xã hội, tuy nhiên đề tài này đưa ra nghiên cứu chung cho toàn diện tích trồng thanh long của Việt Nam, không đi sâu và một địa phương nào và không đưa ra giải pháp cho tính xuất khẩu bền vững trong tương lai - Công trình nghiên cứu: “ Chiến lược xuất khẩu thanh long sang thị trường Mỹ” của công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu (2013), công trình chủ yếu nghiên cứu về tình hình xuất khẩu thanh long của tỉnh Bình Thuận và các nhân tố tác động tới hoạt động xuất khẩu thanh long, chưa đưa ra giải pháp phát triển mang tính lâu dài gắn liền 3 mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường - Luận văn: “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trái cây đồng bằng sông Cửu Long” của Nguyễn Thế Lộc ( 2006), luận văn trình bày chung về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các loại trái cây có giá trị xuất khẩu cao của đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên chưa đi sâu để cập mặt hàng trái thanh long và giải pháp cho việc xuất khẩu bền vững loại trái cây này Đề tài “Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh Long An” có những điểm mới như sau: - Xác định được tiêu chí đánh giá sản xuất và xuất khẩu bền vững từ đó có cơ sở đánh giá tính bền vững của họat động sản xuất và xuất khẩu thanh long về các mặt: tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. - Xác định các yếu tố tác động đến sản xuất và xuất khẩu bền vững, trên cơ sở đó xác định và phân tích các yếu tố tác động đến tính bền vững của họat động sản xuất và xuất khấu trái thanh long của Long An, từ đó tìm ra nguyên nhân của những vấn đề không bền vững
  • 16. 5 - Các giải pháp đưa ra gắn liền với yêu cầu phát triển của sản xuất và xuất khẩu bền vững ở các mặt kinh tế, xã hội và môi trường của mặt hàng thanh long Long An. 6. Kết cấu của đề tài Bố cục luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về sản xuất và xuất khẩu bền vững của một ngành hàng Trình bày lý thuyết về phát triển bền vững từ đó tổng hợp và đưa ra những tiêu chí đánh giá sản xuất, xuất khẩu bền vững cho 1 ngành hàng nông sản, liên hệ xây dựng tiêu chí đánh giá cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu bền vững trái thanh long Chương 2: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu bền vững trái thanh long của tỉnh Long An trong thời gian qua Trong chương này, tác giả đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu thanh long tại tỉnh Long An thông qua kết quả sản xuất và xuất khẩu thanh long trong thời gian qua và những khảo sát thực tế từ việc sản xuất và xuất khẩu thanh long tại Long An.Từ đó, tác giả so sánh tiêu chí đánh giá sản xuất và xuất khẩu bền vững, rút ra kết luận về những thành tựu đạt được và những hạn chế trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu thanh long tại tỉnh Long An làm cơ sở đề xuất giải pháp cho họat động sản xuất và xuất khẩu bền vững. Chương 3: Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh Long An Dựa trên những đánh giá và phân tích ở chương 2, tác giả đề xuất các giải pháp có liên quan đến sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long được trồng trên địa bàn tỉnh Long An, giải pháp bao gồm các nhóm giải pháp xuất phát từ lý thuyết sản xuất và xuất khẩu bền vững: kinh tế, xã hội và môi trường dựa trên cơ sở phân tích số liệu khảo sát và kết luận rút ra từ chương 2.
  • 17. 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MỘT NGÀNH HÀNG 1.1 Cơ sở khoa học về phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững nông sản Thuật ngữ “ phát triển bền vững” ngày càng trở nên phổ biến và được quan tâm khi thế giới ngày càng phát triển. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn thế giới (công bố bởi Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà c ̣ òn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Đến năm 1987, thông qua báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của ủy ban môi trường và phát triển thế giới – WCED (nay là ủy ban Brundtland), khái niệm này được phổ biến rộng rãi hơn. Báo cáo ghi rõ: Phát triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai…”. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, giữ gìn. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội…phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế, xã hội, môi trường. Khía cạnh môi trường trong “ phát triển bền vững” đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ lợi ích con người. Khía cạnh xã hội của “phát triển bền vững” chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho con người có cơ hội phát huy hết tiềm năng của bản thân cũng như mang lại điều kiện sống tốt hơn. Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong “phát triển bền vững”. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên, được tạo điều kiện thuận lợi, được quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế và được chia sẻ một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh, sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập
  • 18. 7 trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, nhưng trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản con người. Nguồn: http://gyproc.vn Hình 1.1: Sơ đồ phát triển bền vững Như vậy khái niệm “phát triển bền vững” hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa…riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Đối với ngành thanh long, việc phát triển bền vững là một tiêu chí quan trọng bởi đây là một ngành hàng mang lại lợi ích kinh tế cao, tuy nhiên việc sản xuất và chế biến thanh long cũng gây ảnh hưởng lớn tới môi trường. Do đó, buộc chúng ta phải xem xét lại thước đo của sự phát triển. Cần phải tính đến lợi ích của những cộng đồng không được hưởng lợi hoặc hưởng lợi quá ít từ sự tăng trưởng, đến lợi ích của thế hệ mai sau. 1.2 Tìm hiểu phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững 1.2.1 Khái niệm sản xuất và xuất khẩu bền vững 1.2.1.1 Khái niệm xuất khẩu bền vững
  • 19. 8 Xuất khẩu bền vững là hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong đó nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu ổn định, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được nâng cao, góp phần tăng trưởng ổn định kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. Theo đó, phát triển xuất khẩu bền vững là sự phát triển kết hợp hài hòa hai nội dung: + Thứ nhất duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định, đảm bảo chất lượng tăng trưởng được nâng cao. + Thứ hai là đảm bảo yêu cầu sự hài hòa giữa các mặt của phát triển bền vững: kinh tế, xã hội, môi trường. Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động kinh tế nói chung, do đó phát triển xuất khẩu bền vững cũng giống như phát triển kinh tế bền vững, phải duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và liên tục, đảm bảo chất lượng tăng trưởng trên cơ sở tăng giá trị gia tăng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng hiện đại, sức mạnh cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu ngày càng được nâng cao. Việc tăng trưởng xuất khẩu không liên tục, chứa đựng nhiều rủi ro tăng trưởng khi có biến động lớn do cơ cấu không hợp lý, sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu yếu kém, sụt giảm tốc độ xuất khẩu gây nên bất ổn kinh tế vĩ mô…thì không thể coi là xuất khẩu bền vững. Xuất khẩu bền vững phải đáp ứng yêu cầu về sự hài hòa của phát triển bền vững: Kinh tế, xã hội, môi trường. Xuất khẩu tăng trưởng cao liên tục, chất lượng được nâng cao nhưng xuất khẩu chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, tức là đánh dấu đổi mới môi trường để có được thành tích xuất khẩu cao thì không thể coi là xuất khẩu bền vững. Hoặc là, xuất khẩu chỉ phục vụ cho lợi ích một nhóm người, nhất là trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, chia sẻ lợi ích xuất khẩu không công bằng thì cũng không thể coi đây là xuất khẩu bền vững. Một vấn đề khác cũng cần chú ý khi nghiên cứu xuất khẩu bền vững là tính bền vững của hoạt động xuất khẩu phải được xem xét trong dài hạn. Tăng trưởng xuất khẩu cao trong ngắn hạn trên cơ sở khai thác các yếu tố lợi thế so sánh sẵn có mặc dù mang lại hiệu quả kinh tế cao (thu được nhiều ngoại tệ) chưa hẳn là xuất khẩu bền vững nếu chỉ xuất khẩu hàng thô, có gía trị gia tăng thấp, làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường, đem lại lợi ích kinh tế cho một bộ phận tham gia xuất khẩu.
  • 20. 9 Xuất khẩu, xét về bản chất là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. Do đó, hoạt động xuất khẩu bền vững của một nước cũng cần tính đến sự bền vững chung của thế giới. Một môi trường phát triển bền vững trên bình diện thế giới là một trong những điều kiện để phát triển xuất khẩu bền vững của một nước. 1.2.1.2 Khái niệm sản xuất bền vững: Sản xuất được xem là bền vững khi việc sản xuất đó đáp ứng được các nhu cầu cơ bản và đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các vật liệu độc hại, và giảm thiểu lượng chất thải và các chất ô nhiễm phát thải trong suốt vòng đời sản phẩm, nhằm tránh gây nguy hại đến các nhu cầu của các thế hệ sau. Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về sản xuất nông nghiệp bền vững, trong đó đáng quan tâm là định nghĩa của tổ chức sinh thái và môi trường thế giới (WORD) bởi tính tổng hợp và khái quát cao: nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thoả mãn được các yêu cầu của thế hệ hiện nay, mà không giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau. Điều đó có nghĩa là nền nông nghiệp không những cho phép các thế hệ hiện nay khai thác tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của họ mà còn duy trì được khả năng ấy cho các thế hệ mai sau, cũng có ý kiến cho rằng sự bền vững của hệ thống nông nghiệp là khả năng duy trì hay tăng thêm năng suất và sản lượng nông sản trong một thời gian dài mà không ảnh hưởng xấu đến điều kiện sinh thái. Như vậy, nền nông nghiệp bền vững phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản là: đảm bảo nhu cầu nông sản của loài người hiện nay bằng việc cung ứng sản phẩm ra thị trường mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà sản xuất và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau, đảm bản tính gắn kết cộng đồng trong sản xuất. Xây dựng nền nông nghiệp bền vững là việc làm cấp thiết và là xu hướng tất yếu của tiến trình phát triển. Như vậy, đặc trưng một nền sản xuất nông nghiệp được coi là bền vững khi nó đạt được 3 mục đích: − Khía cạnh kinh tế: Đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo tính ổn định − Khía cạnh xã hội: Đảm bảo công bằng kinh tế và công bằng xã hội − Khía cạnh môi trường: Giữ gìn và làm phong phú môi trường, phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp theo xu hướng nền nông nghiệp sinh thái
  • 21. 10 Cách tiếp cận về sản xuất bền vững được xem là chiến lược thực hiện cụ thể để đạt được phát triển bền vững, trong đó bao gồm các yếu tố về kinh tế, môi trường và xã hội. Một cấu phần quan trọng của cách tiếp cận về sản xuất bền vững là việc áp dụng rộng rãi các chính sách, các hoạt động của các thành phần, cũng như các hoạt động đầu tư sản xuất để tác động đến cả cung và cầu các sản phẩm nhằm giúp giảm thiểu các tác động xấu của việc sản xuất một cách đồng bộ. Ngoài việc đảm bảo thu nhập, lợi tức thì vấn đề môi trường cần luôn được quan tâm đúng mức trong một nền nông nghiệp bền vững. Hiện nay trên thế giới đã có nhiều trang trại lớn thực hành kiểu canh tác thân thiện với môi trường, trong đó có quản lý sâu bệnh hại tổng hợp, bảo vệ và dự trữ nguồn nước, tạo ra những công việc có tiền lương cao, giảm thiểu công việc nặng nhọc, công việc dễ gây tai nạn lao động, sử dụng máy móc tiết kiệm năng lượng v.v.. Nhu cầu hướng đến sản xuất bền vững ngày càng gia tăng, sản xuất bền vững bao gồm việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới, sáng tạo trong thiết kế và cải tiến sản phẩm, cũng như chú trọng đến các quá trình sản xuất như khuyến khích áp dụng sinh thái công nghiệp, các tiếp cận vòng đời sản phẩm, sản xuất sạch hơn, sản xuất xanh,.. Tại các nước phát triển, những cải tiến, đổi mới về quá trình, công nghệ sản xuất đã giúp giảm bớt lượng năng lượng cần sử dụng, giảm thiểu lượng phát thải các chất ô nhiễm như các oxit lưu huỳnh và các kim loại nặng, cũng như giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Vấn đề cần chú ý là những nỗ lực giúp các sản phẩm trở nên hoà hợp, tương thích với môi trường, cũng như đem lại các lợi ích về kinh tế (tiết kiệm chi phí) cho các công ty từ những cải tiến trên lại tạo ra điều kiện rất thuận lợi để tiêu thụ nhiều hơn các sản phẩm và dịch vụ đó, và do đó phần nào phủ nhận những lợi ích đạt được từ việc cải tiến quá trình sản xuất. Rõ ràng là các mục tiêu đặt ra của một nền sản xuất nông nghiệp bền vững rất tuyệt vời. Tuy nhiên để làm tốt các mục tiêu đó không phải là chuyện dễ dàng. Ngay cả những nước phát triển cũng cần phấn đấu để dần có được một nền nông nghiệp bền vững trên cơ sở có sự phối hợp và liên kết hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Các mục tiêu này nhắm đến một sự bền vững cho cả thế giới, và phải có bước đi thích hợp để đảm bảo cho cuộc sống hiện tại của mọi người dân nói riêng và của cả cư dân trên trái đất. Không thể vì một mục tiêu cứng nhắc nào mà quên đi các mục tiêu khác, nhất là sự sinh tồn của cả cộng đồng. Trở lại với nền nông nghiệp Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 899/QĐ-TTg "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao
  • 22. 11 giá trị gia tăng và phát triển bền vững"... sẽ là bước đột phá trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nếu biết xem trọng vai trò chủ thể của nông dân. 1.2.2 Mối liên hệ giữa sản xuất bền vững và xuất khẩu bền vững Sản xuất là một khâu quan trọng để tạo ra sản phẩm xuất khẩu, giá trị xuất khẩu mang lại có cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng sản phẩm, mức độ thõa mãn từ sản phẩm đối với người tiêu dùng, muốn có chất lượng sản phẩm tốt để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thì ngay từ khâu sản xuất cũng phải đạt yêu cầu. Trong xu thế chung của toàn cầu đang hướng đến phát triển bền vững, việc xuất khẩu không còn chỉ phụ thuộc vào giá trị kim ngạch hay nói khác hơn là phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của kỳ sau cao hơn kỳ trước mà muốn xuất khẩu bền vững phải xét tới mối quan hệ tổng hòa của 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Xuất khẩu muốn phát triển bền vững cũng phải dựa trên mối quan hệ sản xuất bền vững. Sản xuất không còn đơn thuần là quá trình tạo ra sản phẩm để cung cấp ra thị trường mang lại thu nhập cho nhà sản xuất mà về lâu dài phải hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, muốn có một sản phẩm tốt đạt tiêu chuẩn phục vụ cho xuất khẩu bền vững thì phải dựa trên một nền sản xuất bền vững trong mối quan hệ tổng hòa của các nhân tố kinh tế, xã hội, môi trường. Như vậy, điểm chung của mối quan hệ sản xuất và xuất khẩu bền vững là hướng tới mục tiêu tổng hòa các nhân tố kinh tế, xã hội, môi trường trong mục tiêu chung là phát triển bền vững. Trong sản xuất nông nghiệp, nền tảng cho việc cung ứng ra các sản phẩm đạt chất lượng, mang lại giá trị kinh tế cao cho họat động xuất khẩu bền vững chính là từ hoạt động sản xuất bền vững, xét về khía cạnh này đòi hỏi phải có sự gắn kết giữa nhà sản xuất và nhà xuất khẩu, đó cũng là mục tiêu gắn kết giữa cá cá nhân, các khâu thành một thể thống nhất trong tiêu chí xã hội của phát triển bền vững. 1.2.3 Các tiêu chí đánh giá sản xuất bền vững và xuất khẩu bền vững *Tiêu chí 1: Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển bền vững về kinh tế - Tiêu chí này thể hiện bằng việc duy trì quy mô và tốc độ tăng trưởng. Đó là tổng kim ngạch xuất khẩu hằng năm và tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trong họat động xuất khẩu và việc tăng trưởng trong quy mô sản xuất. Quy mô kim ngạch xuất khẩu được thể hiện ở tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu một nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả khu vực và thế giới. Quy mô tăng trưởng trong sản xuất được đánh giá bằng việc mở rộng diện tích đất canh tác và xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
  • 23. 12 - Một chỉ số khác thể hiện chất lượng tăng trưởng xuất khẩu là mức độ gia tăng giá trị của hàng hóa xuất khẩu. Đây là chỉ số rất quan trọng để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động xuất khẩu cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. - Tính bền vững của hoạt động sản xuất và xuất khẩu còn được thể hiện qua một số yếu tố khác như chất lượng hoạt động của hệ thống tài chính, ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, hệ thống phân phối.( Hồ Trung Thanh ( 2010), trang 42) *Tiêu chí 2: Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển bền vững về môi trường - Mức độ ô nhiễm môi trường được đo bằng nồng độ các thành phần môi trường không khí, nước, đất, xử lý chất thải rắn…Chẳng hạn như mối quan hệ giữa tăng trưởng quy mô sản xuất và xuất khẩu với mức độ ô nhiễm hay mức độ cải thiện các thành phần môi trường. - Mức độ duy trì các nguồn tài nguyên tái tạo và mức độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo. Chẳng hạn, suy giảm đa dạng sinh học cải thiện nó dưới tác động của việc mở rộng xuất khẩu - Tỷ lệ các doanh nghiệp đạt được các chứng chỉ môi trường. Chẳng hạn như tỷ lệ các doanh nghiệp có chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14000, HACCP,… - Tỷ lệ các nhà sản xuất đạt được các chứng chỉ sản xuất như VIETGAP, GLOBAL GAP,… - Mức độ đóng góp của sản xuất và xuất khẩu vào kinh phí bảo vệ môi trường cũng là một trong những tiêu chí đánh giá tính bền vững về môi trường. Trên thực tế khó có thể tách bạch phần đóng góp của hoạt động sản xuất và xuất khẩu dành cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, có thể thấy được phần đóng góp này thông qua đóng góp của các họat động này vào tăng trưởng kinh tế. - Khả năng kiểm soát của chính quyền đối với các hoạt động sản xuất và xuất khẩu để hạn chế các tác động tiêu cực đối với môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của người dân…Tiêu chí này để phản ánh thông qua các chính sách bảo vệ môi trường. *Tiêu chí 3: Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển bền vững về xã hội - Tiêu chí đầu tiên đánh giá tính bền vững của sự phát triển sản xuất và xuất khẩu về mặt xã hội là mức độ gia tăng việc làm từ việc mở rộng sản xuất và xuất khẩu. Điều này có thể nhận biết được qua việc phân tích mối quan hệ giữa mở rộng sản xuất và thu hút lao động, tạo ra những việc làm mới.
  • 24. 13 - Một tiêu chí khác đánh giá sự phát triển xuất khẩu bền vững về mặt xã hội là mức độ cải thiện thu nhập của người dân. Các chỉ số đo lường mức thu nhập, tỷ lệ nghèo đói có thể được áp dụng để đánh giá tính bền vững về xã hội của sự phát triển xuất khẩu. - Tỷ trọng các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu áp dụng các biện pháp để cải thiện môi trường và điều kiện lao động, chẳng hạn như áp dụng tiêu chuẩn SA8000 cũng là một tiêu chí khác đánh giá tính bền vững về xã hội của xuất khẩu. - Phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững về mặt xã hội cũng có thể đánh giá thông qua việc phân tích cơ chế chia sẻ lợi ích từ hoạt động xuất khẩu, các vụ biểu tình, đình công của công nhân, khảo sát về bất bình đẳng thu nhập,… Như vậy, việc phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững là nhiệm vụ kinh tế quan trọng đối với mọi quốc gia và mọi ngành nghề trên thế giới hiện nay nhằm đảm bảo một nền kinh tế ổn định, lâu dài cho hôm nay và cho cả thế hệ mai sau. Ngành sản xuất và xuất khẩu thanh long cũng không nằm ngoài sự phát triển này. Để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thanh long bền vững thì chúng ta phải quay về tìm lời giải cho vấn đề khó khăn là đáp ứng yêu cầu về sự hài hòa của phát triển bền vững: kinh tế, xã hội, môi trường. 1.3 Vài nét về tình hình sản xuất và xuất khẩu thanh long của Việt Nam 1.3.1. Tình hình sản xuất thanh long của Việt Nam Thanh long là loại cây mau cho trái, sau khi trồng khoảng 8 tháng là có thể thu hoạch, là cây dễ trồng, dễ chăm sóc, bên cạnh đó lợi nhuận từ cây thanh long có thể gấp 7-10 lần so với trồng lúa. Chính vì vậy diện tích thanh long phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây (năm 2000 diện tích khoảng 5000 – 7000ha, đến nay đã trên 26.000 ha). Vùng trồng thanh long cũng đã mở rộng rất nhiều. Trước đây chỉ tập trung ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An, nay đã trồng khắp các vùng Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vùng Tàu), ĐBSCL (Trà Vinh, Vĩnh Long, v.v. cả đến Cà Mau) và lan rộng ra các tỉnh phía Bắc. Tương tự như vậy, sản lượng thanh long cũng tăng lên rất nhiều (năm 2000 dưới 50.000 tấn, đến nay đã hơn 600.000 tấn).
  • 25. 14 Biểu đồ 1.1. Diện tích và sản lượng thanh long qua các năm (Nguồn: Ts. Lương Ngọc Trung Lập, Báo cáo HN TFNet, 2013) 1.3.2. Tình hình xuất khẩu thanh long của Việt Nam 1.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam Trong thời gian qua, xuất khẩu thanh long của Việt Nam đã đạt được những kết quả đột phá vượt bậc. Đây là mặt hàng có tăng trưởng rất mạnh và liên t ục từ năm 2003 đến nay. Sản lượng xuất khẩu thanh long Việt Nam lớn nhất thế giới hiện nay, 6 tháng đầu năm 2013 xuất khẩu thanh long đạt 120,6 nghìn tấn với kim ngạch đạt 78,9 triệu USD, tăng 3,7% về lượng và 24,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012 (Thông tin thương mại Bộ Công thương, năm 2012-2013). Trong giai đoạn 2003-2013, kim ngạch xuất khẩu thanh long của nước ta đạt mức tăng trưởng gấp 35 lần. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thanh long của nước ta chỉ đạt 5,8 triệu USD thì đến năm 2011 đã đạt 107 triệu và năm 2013 đạt 203 triệu USD. Hiện, thanh long là chủng loại trái cây xuất khẩu chủ lực và có tỷ trọng lớn nhất (trên 50% tổng giá trị trái cây xuất khẩu) của nước ta (thông tin thương mại Bộ Công thương, 2012-2013) Diện tích x1000 ha Sản lượng
  • 26. 15 Năm 2013 203 triệu USD Năm 2003 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 5,8 triệu USD 10,4 triệu USD 59,1 triệu USD 107 triệu USD 181 triệu USD 203 triệu USD (12,2% so với 2012) Nguồn : Viện cây ăn quả miền Nam ( 2014) Biểu đồ 1.2 Kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam Thanh long Việt Nam sản xuất chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu (chiếm trên 80% sản lượng). Kim ngạch xuất khẩu thanh long tăng đáng kể qua các năm. Theo tổng kết trong năm 2013, thanh long Việt Nam xuất sang khoảng 40 quốc gia, vùng, lãnh thổ trên thế giới, phát triển thêm 05 thị trường mới là: Phillipine, Myanma, Úc, Ấn Độ và Đan Mạch và có 02 thị trường xuất khẩu bị gián đoạn là Đài Loan và Chilê. Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu thanh long và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu so với năm trước giai đoạn từ 2003 đến 2013. Năm Kim ngạch (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng so với năm trước 2003 5.8 2005 10.4 79% 2010 59.1 468% 2011 107 81% 2012 181 69% 2013 203 12% Nguồn : Viện cây ăn quả miền Nam
  • 27. 16 1.3.2.2. Thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam Hiện nay, thanh long Việt Nam được xuất khẩu khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ; trong đó có cả các thị trường được coi là khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ngoài những thị trường truyền thống như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hà Lan… như lâu nay, năm 2013 đã phát triển thêm một số thị trường mới như Chilê, Brunei và Greenland. Tuy kim ngạch xuất khẩu thanh long vào các thị trường mới này còn khiêm tốn nhưng bước đầu đã thâm nhập và tạo được sự đa dạng hóa trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam (Nguồn :Viện Cây Ăn Quả Miền Nam năm 2013) Biểu đồ 1.3 cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long theo giá trị năm 2013 Qua cơ cấu thị trường cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của thanh long Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. Khi thị trường này có sự thay đổi (về cơ chế chính sách xuất nhập khẩu, sử dụng rào cản kỹ thuật…) thì người sản xuất - kinh doanh thanh long dễ gặp rủi ro và bất lợi lớn. Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đối với bất cứ mặt hàng nào, cũng có ý nghĩa chiến lược cho sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp nước nhà.
  • 28. 17 1.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh của thanh long Việt Nam Tại Mỹ, thanh long chủ yếu được trồng ở Hawai khoảng 500 ha. Đối tượng tiêu thụ thanh long tại Mỹ chủ yếu vẫn là người Châu Á. Vì vậy cần có những chiến dịch quản bá trái thanh long đến người dân Mỹ để nhu cầu về thị trường này tăng mạnh hơn trong tương lai. Bên cạnh đó Thái Lan cũng đã nộp đơn với phía Mỹ cho thanh long chiếu xạ của Thái xuất vào Mỹ. Thanh long cũng có trồng ở đảo Okinawa ở Nhật Bản, tuy nhiên diện tích không nhiều. Hiện nay, thanh long đã trồng được ở Đài Loan và cũng được cấp phép xuất khẩu vào Nhật Bản Israel cũng có trồng khoảng 500 ha thanh long Hiện tại Trung Quốc cũng đang thử nghiệm trồng thanh long ruột trắng tại một số tỉnh, tuy nhiên do đặc tính cây trồng chỉ thích hợp với mỗi vùng đất nên tính hiệu quả chưa cao.
  • 29. 18 TÓM TẮT CHƯƠNG 1: Chương 1 cung cấp cho người đọc một cách tổng quan nhất về lý thuyết phát triển bền vững và lý thuyết về xuất khẩu bền vững của một ngành hàng, mà cụ thể là ngành hàng nông sản, đồng thời cũng xác định được các tiêu chí cụ thể của việc đánh giá sản xuất và xuất khẩu bền vững của một ngành hàng. Sản xuất và xuất khẩu bền vững phải được đặt trong mối quan hệ tổng hòa lợi ích giữa các nhân tố kinh tế, xã hội, môi trường.
  • 30. 19 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG TRÁI THANH LONG CỦA TỈNH LONG AN TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thanh long của Long An 2.1.1 .Thực trạng sản xuất thanh long của Long An 2.1.1.1. Vùng sản xuất Trước đây huyện Châu Thành được tỉnh quy hoạch vùng trồng thanh long đến năm 2015 là 1.500 ha, huyện bố trí quy hoạch trồng trên địa bàn 5 xã cụ thể ấp 1,6,7,8 xã Hiệp Thạnh, Thị trấn Tầm Vu, Dương Xuân Hội, Long Trì, An Lục Long. Do hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây thanh long đến năm 2012 huyện đã điều chỉnh bổ sung quy hoạch diện tích trồng thanh long đến năm 2015-2020: 2.380-3.315 trên địa bàn 11/13 xã cụ thể diện tích trồng thanh long được bố trí trồng hết diện tích đất sản xuất của địa bàn 5 xã: Hiệp Thạnh, Thị trấn Tầm Vu, Dương Xuân Hội, Long Trì, An Lục Long. Mở rộng thêm diện tích 6 xã: Thanh Phú Long, Phước Tân Hưng, Phú Ngãi Trị, Hòa Phú, Vĩnh Công, Bình Quới. Riêng 2 xã Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông do điều kiện đất nhiễm phèn, mặn, xa nguồn nước tưới nên không bố trí trồng. Ngày 25/12/2013 tỉnh phê duyệt đề án “Sản xuất thanh long xuất khẩu huyện Châu Thành tỉnh Long An giai đoạn 2011-2015, định hướng năm 2020” diện tích thanh long huyện 2015: 3.300 ha, 2020: 5.000 ha. Năm 2014 UBND tỉnh quy hoạch đến 2020 diện tích thanh long toàn tỉnh 10.000 ha. Trong đó Châu Thành là 8.000ha. 2.1.1.2 Diện tích trồng thanh long của tỉnh Long An Năm 2011 diện tích toàn huyện Châu Thành 1.204 ha, năm 2012 diện tích toàn huyện 1.478 ha. Năm 2013 diện tích 2.748 ha, trong 2.748 ha có 1.200 ha thanh long cho trái, đến 15/1/2014 diện tích 3.258 ha, trong vòng 3 năm 2011-2013 diện tích tăng 2.058 ha. Năm 2014 diện tích thanh long 3.258 ha có 2.272 ha thanh long cho trái. Do hiệu quả kinh tế từ thanh long diện tích tăng nhanh các xã mới bổ sung quy hoạch Thanh Phú Long, Phước Tân Hưng, Phú Ngãi Trị, Hiệp Thạnh, Hòa Phú, Vĩnh Công, Bình Quới. Đến 30/3/2014 diện tích 3.300 ha. Dự kiến diện tích sau khi thu hoạch lúa vụ 3 năm 2014 sẽ tăng từ 3.800-4.000 ha.
  • 31. 20 Hiện nay, tại Long An đã có 04 hợp tác xã, nhưng hoạt động và hiệu quả chưa cao. Trong đó, chỉ có một hợp tác xã đã tiêu chuẩn GlobalGAP với diện tích 34,5 ha. Bảng 2.1 .Danh sách các hợp tác xã sản xuất thanh long tại Long An Stt Hợp tác xã Địa chỉ Năm thành lập Xã viên/diện tích (ha) Ghi chú 1 HTX DƯƠNG XUÂN Đường 827C, xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành 8/2004 85/55 có 38 hộ tham gia sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn GlobalGAP với diện tích 34,54ha 2 HTX THANH LONG TẦM VU ấp Hội Xuân, TT Tầm Vu 8/9/2008 70/60 3 HTX LONG HỘI Khóm 2, Thị Trấn Tầm Vu 9/12/2011 32/32 4 HTX VẠN THÀNH ấp 7, xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành 19/4/2012 15/20 Nguồn: Hợp tác xã Dương Xuân 2.1.1.3 Năng suất, sản lượng Trong 3.258 ha thanh long có 2.000 ha thanh long ruột trắng, 1.257 ha thanh long ruột đỏ, với trên 6.800 hộ trồng. Sản lượng thanh long năm 2013 đạt 72.000 tấn. Năng suất bình quân 45 tấn/ha/năm (thanh long chính vụ 10 tấn, thanh long rải vụ 15 tấn/ha/lần thắp đèn, bình quân 2 lần thắp đèn/năm). Dự kiến sản lượng thanh long toàn tỉnh năm 2014 đạt 102.000 tấn
  • 32. 21 KẾT LUẬN Từ những thông tin thống kê trên, chúng tôi đưa ra nhận định chung về tình sản xuất Thanh Long tại Long An như sau: - Thanh Long là loại trái cây xuất khẩu chủ lực trong cả nước nói chung và tỉnh Long An nói riêng. Long An hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên về môi trường, xã hội, con người để phát triển loại cây này. Tuy nhiên, hơn 80% thanh long của Việt Nam đươc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Khi thị trường này có sự thay đổi (về cơ chế chính sách xuất nhập khẩu, sử dụng rào cản kỹ thuật…) thì người sản xuất - kinh doanh thanh long dễ gặp rủi ro và bất lợi lớn. Từ năm 2009 đến nay, thanh long Việt Nam đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, tuy nhiên số lượng và kim ngạch xuất khẩu còn khiêm tốn. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại để đưa trái thanh long Việt Nam đến các thị trường khác nhau trên thế giới là một công việc quan trọng nhằm tiến đến xúc khẩu bền vững trong tương lai. - Diện tích trồng thanh long của toàn tỉnh Long An vào khoản 3.450 ha, chủ yếu đươc trồng tại huyện Châu Thành với 2748 ha (chiếm 80% diện tích toàn tỉnh). Tuy nhiên diện tích trồng thanh long còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch ảnh hướng đến công tác định hướng trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap của toàn tỉnh, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giống cây trồng này trong tương lai. 2.1.2. Thực trạng xuất khẩu thanh long của Long An 2.1.2.1 Kim ngạch xuất khẩu và giá xuất khẩu của thanh long Long An Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu thanh long Long An qua các năm Năm Kim ngạch ( triệu USD) 2010 4,7 2011 8.6 2012 18,1 2013 30,4 Nguồn : Sở công thương Long An
  • 33. 22 Theo số liệu thống kê kim ngạch xuất khẩu thanh long của Long An tăng nhanh qua các thời kỳ, năm 2011 tăng gần 83 % so với năm 2010, năm 2012 tăng 110% so với năm 2011, sở dĩ tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian 2010 tới 2012 tăng nhanh là do thanh long Long An tìm được thị trường xuất khẩu mới và bên cạnh đó thương lái Trung Quốc tăng mua thanh long tại khu vực Long An làm cho tốc tăng sản lượng nhanh chóng, năm 2013 tăng gần 68% so với cùng kỳ năm 2012 tuy nhiên tốc độ tăng có chậm dần do thị trường Trung Quốc tạm giảm số lựơng thu mua thanh long tại Việt Nam. Nhìn chung, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của thanh long Long An có tăng nhanh qua các năm nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh và so với cả nước. Nguyên nhân chủ yếu của việc sản phẩm trái thanh long của Long An chưa đạt được kim ngạch như mong muốn là do chưa có thương hiệu lớn và vẫn còn ít vùng trồng thanh long có đủ các tiêu chuẩn hàng hóa như EURAPGAP (tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của châu Âu) hoặc ASIANGAP (châu Á). Bên cạnh đó, việc tổ chức thâm nhập thị trường còn hạn chế, ngoài một số nhà xuất khẩu chính đã có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, một lượng lớn thanh long đang lưu thông trên thị trường vẫn còn mang danh nghĩa của nhà nhập khẩu. Vì vậy, hầu hết lượng thanh long của Long An chỉ được xuất khẩu dưới dạng ủy thác hay gia công hàng xuất khẩu cho các công ty nước ngoài. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2013, diện tích canh tác trồng thanh long sẽ mở rộng tới hơn 3000 ha. Để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ, Long An cần phải xây dựng nhiều biện pháp tối ưu, đồng bộ như: xây dựng quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh đạt năng suất cao và phẩm chất tốt, sưu tầm và tuyển chọn giống thích hợp với điều kiện sinh thái, thị hiếu của người tiêu dùng. Bảng 2.3 Giá thanh long xuất khẩu của Long An Khu vực xuất khẩu Giá trị hợp đồng xuất thanh long Châu Á 0,7 – 1,5 USD/kg Châu Âu 2,5 - 5,5 USD/kg Mỹ 5,5 USD/kg Nội địa Tùy thời điểm trong năm ( chính vụ, xông đèn, lễ tết) Nguồn: Hợp tác xã thanh long Dương Xuân tổng hợp
  • 34. 23 Nhìn chung, giá thanh long xuất khẩu vào các thị trường qua các năm có tăng, năm sau so với năm trước. Giá thanh long xuất khẩu ở mỗi thị trường có chênh lệch khác nhau tùy theo mùa vụ, yêu cầu về tiêu chuẩn, mẫu mã; phương tiện vận chuyển, yêu cầu xử lý kỹ thuật trước khi xuất khẩu (chiếu xạ, gia nhiệt),… Những thị trường xa và khó tính như Châu Âu, Hoa Kỳ giá xuất khẩu khá cao nhưng doanh nghiệp xuất khẩu phải có kinh nghiệm và thật sự “chuyên nghiệp”, am hiểu nghiệp vụ ngoại thương; ngoài ra doanh nghiệp phải tìm, lựa chọn nguồn hàng đáp ứng yêu cầu, trong quá trình xuất khẩu dễ gặp rủi ro… nên chỉ có các doanh nghiệp có kinh nghiệm mới xuất khẩu vào những thị trường khó tính này. 2.1.2.2 Thị trường tiêu thụ Thanh long Long An ban đầu chủ yếu được tiêu thụ trong nước với sản lượng tương đối thấp nhưng từ khi trái thanh long được xuất khẩu thì sản lượng tăng lên nhanh chóng, ban đầu trái thanh long Long An chủ yếu được xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch sang thị trường chính là Trung Quốc nhưng sau đó thị trường xuất khẩu thanh long Long An được mở rộng ra các quốc gia khác trong khu vực. Hiện nay, ngoài những thị trường xuất khẩu truyền thống như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Hà Lan, thời gian gần đây thanh long còn xuất được sang các thị trường mới như Tây Ban Nha, Philippine, Ấn Độ, Quata, Nhật. Với các thị trường mới kim ngạch chưa cao, nhưng bước đầu đã tạo được sự đa dạng trong cơ cấu thị trường, tiến tới giảm dần việc phụ thuộc vào một số thị trường chính. Hiện Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu thanh long lớn của Long An, chiếm tỷ trọng kim ngạch hơn 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thanh long của tỉnh. Thanh long của Long An do được trồng theo tiêu chuẩn quốc tế nên thời gian gần đây kim ngạch xuất khẩu thanh long sang EU cũng đã tăng trở lại và bước đầu xuất khẩu được sang Hoa Kỳ, tuy nhiên số lượng và kim ngạch còn hạn chế không đạt được giá trị và kim ngạch như thanh long Bình Thuận khi xuất sang nhóm thị trường khó tính này. Tháng 4/2014, đặc sản này của Long An được bảo hộ độc quyền tại Mỹ trong thời hạn 10 năm. Khu vực Trung Đông cũng đang có nhu cầu nhập thanh long rất cao và dần trở thành thị trường xuất khẩu tiềm năng của thanh long Long An. Bên cạnh đó, thị trường Ấn Độ cũng là thị trường đầy tiềm năng với thanh long Long An. Tại các thị trường gần như Thái Lan, thanh long cũng tăng được lượng xuất khẩu do được ưa chuộng, đặc biệt với giống thanh long ruột đỏ và tím hồng.
  • 35. 24 Bảng 2.4 Thị trường tiêu thụ thanh long Long An Thị trường Tỷ trọng kim ngạch ( %) Trung Quốc 71 % Mỹ 2 % Thái Lan 6% EU 3% Phi – lip – pin 4 % Indonesia 6 % Nhật 3% Các nước khác 5 % Nguồn : thống kê số liệu từ Sở công thương Long An KẾT LUẬN Từ những thông tin thống kê trên, chúng tôi đưa ra nhận định chung về tình xuất khẩu Thanh Long tại Long An như sau: - Kim ngạch xuất khẩu thanh long tăng qua các năm tuy nhiên tính tăng trưởng còn chưa ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, giá thanh long còn thấp so với mặt bằng chung giá thanh long thế giới, giá thanh long Việt Nam. Nguyên nhân là do công tác trồng thanh long theo hướng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tại Long An còn hạn chế, không đảo bảo tính bền vững trong sản xuất. - Thị trường tiêu thụ thanh long Long An trong thời gian qua có phát triển, nhiều thị trường mới được thâm nhập và bước đầu trái thanh long Long An xuất sang được người tiêu thụ chấp nhận tốt. Tuy nhiên, việc xuất
  • 36. 25 khẩu thanh long Long An vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào thị trừơng Trung Quốc làm tăng nguy cơ không xuất khẩu được khi thị trường này tạm ngưng tiêu thụ, thanh long Long An xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là con đường tiểu ngạch nên còn rủi ro. Chính điều này tạo nên sự không bền vững trong họat động xuất khẩu thanh long. 2.2 Đánh giá tính bền vững trong sản xuất thanh long của Long An 2.2.1. Chỉ tiêu kinh tế Với 1: ‘Thu nhập cao tăng qua các năm và ổn định’ 2: ‘Thu nhập cao tăng qua các năm nhưng không ổn định’ 3: ‘Thu nhập không cao nhưng ổn định’ 4: ‘Thu nhập không cao và không ổn định’ Nguồn: khảo sát từ tác giả (Xem phụ lục thống kê bảng 2.1) Biểu đồ 2.1 Thống kê thu nhập của các hộ nông dân nhờ trồng thanh long Thu nhập của các hộ trồng thanh long nhìn chung tăng mạnh qua các năm (khoảng trên 80%, xem biểu đồ 2.1), nhưng phần lớn người dân nhận định là không ổn định. Như trong năm 2008, 2009 giá thanh long xuống rất thấp khoảng 1000đ – 2000 đ/kg nhưng không ai mua, trong những năm gần đây giá thanh long liên tục tăng, khiến cho người dân ồ ạt trồng thanh long và có dự định mở rộng diện tích trồng thanh long trong tương lai (khoảng 79%, xem bảng 2.2), chính điều này tạo sự bất ổn, thiếu quy hoạch và cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sự phát triển không bền vững trong tương lai cho việc sản xuất thanh long.
  • 37. 26 Biểu đồ 2.2. Thống kê về dự định mở rộng diện tích canh tác của các hộ trồng thanh long (Nguồn: khảo sát từ tác giả (Xem phụ lục thống kê 2.2)) Theo thống kê tại huyện Châu Thành, chính nhờ thu nhập từ cây ăn quả này, tỷ lệ hộ khá của xã đã tăng lên, hơn 90% trong năm 2013, thu nhập bình quân đầu người của xã là 35 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, hiện nay giá cả thanh long vẫn còn bấp bênh chưa tạo được sự tin tưởng cho nông dân, để họ yên tâm vào canh tác. Nếu không có công tác dự báo và khuyến nông hiệu quả thị rất dễ xảy người dân rất dễ rơi vào vòng lẩn quẩn của việc “bỏ rồi lại trồng, trồng rồi lại bỏ theo thị trường”. Kết quả khảo sát từ biểu đồ 2.3 cho thấy, phần lớn các hộ trồng thanh long sẽ chuyển đổi loại cây trồng nếu giá của thanh long cứ giảm liên tục, giống như họ đã từng làm với cây lúa, và cây nếp (tỷ lệ 94%, xem biểu đồ 2.3), từ đó cho thấy tính bền vững trong công tác quy hoạch vùng sản xuất thanh long chưa đảm bảo, còn ẩn chứa nhiều rủi ro, tạo sự khó khăn trong công tác quy hoạch và quản lý nông nghiệp của địa phương, không có nền tảng cho một nền kinh tế phát triển bền vững.
  • 38. 27 Nguồn: khảo sát từ tác giả (xem phụ lục thống kê 2.3). Biểu đồ 2.3. Thống kê dự định của người nông dân nếu thanh long liên tục rớt giá: Năng suất cây thanh long ở Long An Nguồn: Khảo sát của tác giả (Xem phụ lục thống kê 2.4) Biểu đồ 2.4. Thống kê số lượng thanh long không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu Kết quả ở biểu đồ 2.4 cho thấy số lượng thanh long không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu trên 60 kg chiếm đến 11%, từ 30 đến 60 kg chiếm 25% và dưới 30Kg chiếm 64%.
  • 39. 28 2.2.2. Chỉ tiêu xã hội Trình độ kỹ thuật của người trồng thanh long ở Long An Quy trình trồng thanh long dân Long An khá đơn giản, nhưng để trồng được trái thanh long đạt chuẩn đủ điều kiện để xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, châu Âu và nhật Bản đòi hỏi người nông dân phải có một quy trình chăm sóc, theo dõi và ghi chép cận thận theo yêu cầu của tiêu chuẩn VietGap và xa hơn nữa là tiêu chuẩn GlobalGap, tuy nhiên hiện tại để đảm bảo tính bền vững trong họat động sản xuất và tạo tiền đề cho công tác xuất khẩu bền vững, việc chuyển từ trồng thanh long theo cách truyền thống sang trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap hay GlobalGap của người dân vẫn còn thấp, bảng 2.5 cho thấy một số lý do khiến người nông dân chưa mạnh dạn trong việc trồng theo tiêu chuẩn hiện đại Bảng 2.5. Lý do người nông dân vẫn đang áp dụng phương pháp truyền thống Ý kiến Số hộ N ( mẫu) Tỷ lệ Tôi thấy VietGap phức tạp và tốn nhiều thời gian 70 110 64% Phí tái cấp chứng nhận VietGap quá cao 105 110 95% Giá bán của thanh long VietGap và truyền thống không mấy khác biệt. 110 110 100% Tôi có nghe đến phương pháp VietGap nhưng không hiểu rõ. 5 110 5% Tôi chưa biết về phương pháp VietGap 1 110 1% Nguồn: khảo sát từ tác giả. Kết quả khảo sát vẫn còn 6 hộ trồng thanh long trong mẫu chiếm 6% chưa biết hoặc chưa nắm rõ phương pháp trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap là gì. Hầu hết phương thức canh tác của người nông dân đều dựa vào kinh nghiệm của mình hoặc truyền miệng từ những người xung quanh, chưa có sự cập nhật kịp thời. Mặc dù có các buổi tập huấn, tuyên truyền hướng dẫn về phương thức trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap, tuy nhiên nhiên nhiều địa phương vẫn đặt nặng hình thức, nới lỏng các khâu tổ chức, thanh tra, cấp chứng nhận còn chưa hiệu quả.
  • 40. 29 Hơn nữa, do hạn chế về trình độ, cũng như chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện theo tiêu chuẩn VietGap hướng đến xuất khẩu lâu bền khi mà việc đa dạng hóa thị trường tiêu thụ trở nên cần thiết. Có đến 64% số hộ được khảo sát cho rằng việc trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap thì tốn nhiều thời gian và phức tạp (xem bảng 2.5). Theo tìm hiều của chúng tôi khó khăn lớn nhất của người nông dân khi áp dụng theo tiêu chuẩn VietGap đó là việc ghi chép nhật ký đồng ruộng. Theo Quyết định số 179/2008/QĐ-SNN ngày 4 tháng 6 năm 2008 Của Sở Nông nghiệp & PTNT Bình Thuận “Tổ chức và cá nhân sản xuất Thanh Long theo tiêu chuẩn VietGAP đều phải thực hiện đầy đủ quy trình đăng ký, ghi chép và lưu giữ các loại hồ sơ, nhật ký theo quy định về quản lý các yếu tố về môi trường, tiến trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Các loại hồ sơ được lưu giữ tại cơ sở sản xuất ít nhất là hai năm hoặc lâu hơn tùy theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý. Đặc biệt khoảng 95% các hộ được khảo sát cho rằng phí tái cấp chứng nhận quá cao (khoảng 40 triệu/ đơn vị trồng thanh long). Do diện tích trồng thanh long manh múng, nhỏ lẻ thiếu huy hoạch nên việc áp dụng tiêu chuẩn VietGap tiết kiệm được chi phí về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tuy nhiên lại phát sinh những khoản phí khác như nhân lực, thời gian và phí tái cấp chứng nhận. Sản phẩm thanh long xuất bán phải ghi rõ vị trí, mã số của lô sản xuất. Các lô hàng hóa phải ghi rõ nơi sản xuất, thời gian cung cấp và nơi nhận. Bao bì chứa sản phẩm phải có nhãn mác để thuận tiện cho việc truy nguyên nguồn gốc khi cần thiết Khi phát hiện khẳng định hoặc nghi ngờ sản phẩm bị ô nhiễm đều phải tiến hành cách ly lô sản phẩm đó và ngưng ngay việc phân phối. Nếu đã phân phối phải thông báo ngay cho người tiêu dùng. Đồng thời, báo cáo cơ quan chức năng để tiến hành điều tra nguyên nhân, cách xử lý và các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm. Trước những quy định chặt chẽ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và người lao động tham gia trong quá trình trồng thanh long, có thể thấy chúng ta sẽ hạn chế được rất nhiều lượng chất hóa học, thuốc trừ sâu gây hại cho môi trường đất, nước, không khí. Ngoài ra việc sử dụng phân bón hữu cơ giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng nông sản. Bên cạnh đó người dân Long An đã sử dụng một loại phân hữu cơ đặt biệt làm từ cành và phế phẩm của thanh long. Trước đây sau khi cắt tỉa cành, phế phẩm từ thanh long chất đống không biết làm gì, bốc mùi và gây ô nhiễm cho môi trường. Bây giờ người người nông dân trồng thanh long sau khi tỉa cành, họ chặt khúc ngắn từ 3 - 5 cm sau đó trộn với loại chế phẩm Biofert UPC hoặc Biofert M (3 lít/tấn), giữ độ ẩm 50 - 55% rồi ủ đống 3 - 4 ngày,
  • 41. 30 đảo trộn đều và ủ tiếp từ 5 - 7 ngày là có thể sử dụng để bón cây . Khác cách ủ phân hữu cơ truyền thống, với quy trình này, người dân có thể ủ hoai nhanh phân chuồng, phân xanh ở quy mô hộ gia đình, khử mùi hôi của phân, ức chế vi sinh vật gây bệnh cho người, động vật và cây trồng. Lợi thế của phương pháp này là tận dụng được nhiều phế, phụ liệu trong nông nghiệp như vỏ trấu, lúa lép, vỏ hạt điều, rơm rạ... để chế biến thành phân hữu cơ sinh học, giúp đất trồng màu mỡ và không gây hại đến môi trường sống. Phương thức giao dịch trong mua bán thanh long Thông thường thỏa thuận miệng được ứng dụng giữa nông dân và thương lái cho các phương thức buôn bán sau: Định giá cho mỗi vườn – Bán mão Trước khi trái chín, thương lái định giá cho một vườn. Giá cả vẫn không thay đổi ngay cả khi giá cả thị trường dao động. Tùy thuộc vào thỏa thuận mà nông dân hoặc chính thương lái sẽ đảm trách phần thu hoạch. Khi trái chín, thương lái và nông dân ước chừng số lượng, kích cỡ trái, theo công thức: Sản lượng ước chừng = (Số lượng trái ước chừng ) X (Độ nặng trung bình của trái) Phương pháp này thường được ứng dụng cho những vườn thanh long lớn. Trong một vài trường hợp, thương lái trả giá cao hơn một chút để trái cây được giữ chín trên cây trong vài ngày chờ cho kích cỡ của trái to hơn hoặc chờ đợi giá cả thị trường tăng lên rồi mới bán. Ưu , nhược điểm của phương pháp này: - Ưu điểm: Ở hình thức này không có sự cân đo sau thu hoạch, mua bán bằng tiền mặt. Giá cả thỏa thuận, được ước tính bởi nông dân và thương lái. - Nhược điểm: Thông thường trong trường hợp này giá luôn rẻ hơn so với bán chọn, khi rủi ro giá thanh long xuống quá thấp thương lái có thể bỏ luôn không mua.
  • 42. 31 Mua bán trong ngày- Bán chọn Khi thương lái mua trong ngày, họ thường chỉ chọn mua những quả chín để cắt trong ngày (nhiều khi không kể chất lượng). Trong trường hợp này giá cả cao hơn. Thông thường thương lái tự thu hoạch, cân đo sau khi thu hoạch và thanh toán bằng tiền mặt. Giá cả là giá bán trong ngày. Ưu , nhược điểm của phương pháp này: - Ưu điểm: là phương thức giao dịch chủ yếu vì nó nhanh chóng và tiện lợi - Nhược điểm: thường thương lái chỉ chọn mua những trái đạt chất lượng và thường người nông dân bị ép giá hoặc thiệt thòi bằng những yêu cầu về chất lượng trái do thương lái đưa ra. Những thỏa thuận dài hạn Chỉ áp dụng cho nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu cam kết mua từ nông dân với giá chợ (có trường hợp họ đầu tư cho nông dân trồng). Để đạt được chất lượng cao thông thường thương lái chọn ra một số nông nông dân và trồng theo phương pháp canh tác của họ Trên thực tế, thương lái chọn ra những quả có chất lượng tốt để mua với giá cao và nông dân phải bán ra chợ những quả có chất lượng xấu hơn và đương nhiên với giá rẻ hơn. Hình thức này chiếm khoảng 4 % tổng sản lượng ở Long An. Thanh toán bằng tiền mặt và cũng chỉ được thỏa thuận miệng. Ưu , nhược điểm của phương pháp này: - Ưu điểm: giá cao, thanh toán tiền mặt và có khi người nông dân được ứng trước một số tiền - Nhược điểm: người nông dân phải trồng theo phương pháp của nhà sản xuất và rủi ro về giá khi chênh lệch giá trên thị trường. Rủi ro từ các phương thức giao dịch: Các công ty xuất khẩu chưa xây dựng những vùng nguyên liệu cho mình mà chủ yếu thu mua thông qua trung gian. Theo kết quả khảo sát, có 55% số nhà vườn có ký hợp đồng với thương lái và chủ vựa nhưng chủ yếu là hợp đồng miệng và có thời gian hiệu lực trong thời gian ngắn. Trước khi thanh long thu hoạch khoảng 5-7 ngày, thương lái đi qua và đàm phán giá cả sau đó đặt cọc tiền mua. Do tính pháp lý không chặt chẽ nên có nhiều khi nhà vườn tự phá vỡ hợp đồng và có nhiều khi người mua tự phá vỡ hợp đồng nhưng không có bên nào đứng ra giải quyết. Gần
  • 43. 32 đây với sự phát triển thanh long ở Long An cũng có khá nhiều thương lái hơn, kể cả những thương lái ngoài tỉnh. Sự phát triển này tác động tích cực với nhà vườn, có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên, việc làm ăn với những thương lái mới có thể sẽ mang lại những rủi ro hơn. Không ít hộ đã bị những thương lái kéo dài nợ. Chính những rủi ro trong các phưong thức giao dịch mua bán trên làm tăng nguy cơ thiệt hại về mặt kinh tế cho người trồng thanh long, nếu xét về khía cạnh kinh tế trong hoạt động sản xuất bền vững thì tính bền vững về mặt kinh tế chưa đảm bảo, thiếu tính ổn định lâu dài và chưa tạo được mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa người mua, người bán trong chuỗi giao dịch này.
  • 44. 33 Chuỗi cung ứng thanh long: Hình 2.1. Chuỗi cung ứng thanh long ở tỉnh Long An: Nguồn: Kết quả khảo sát thị trường của nhóm Viện CAQ miền Nam , 2012 Nhà vườn trồng 4,4% Vựa/cơ sở thu mua, đóng gói xuất khẩu Hợp tác xã Thương lái thu gom địa phương Công ty/ đơn vị Vựa phân phối (trong và ngoài tỉnh) Xuất khẩu Tiêu dùng 87% 8,6% 4,4% 8,5% 78,5% 22,5% 22,5% 64,6% 77,5% Người bán lẻ (trong và ngoài tỉnh) 22,5%
  • 45. 34 Hiện nay, thanh long được tiêu thụ ở cả hai thị trường nội địa và xuất khẩu dưới dạng ăn tươi, chưa có các sản phẩm chế biến từ thanh long được thương mại hóa. Trong đó thanh long xuất khẩu chiếm 77,5% tổng sản lượng thanh long, còn lại là tiêu dùng trong nước chiếm 22.5%. Các tác nhân chính tham gia trong chuỗi cung ứng bao gồm: Nhà vườn trồng thanh long, thương lái thu gom địa phương, hợp tác xã, vựa/ cơ sở thu mua, đóng gói xuất khẩu, vựa phân phối (trong và ngoài tỉnh), người bán lẻ (trong và ngoài tỉnh), công ty/đơn vị xuất khẩu. Hiện có 2 kênh chủ yếu tiêu thụ thanh long là: kênh xuất khẩu (chiếm 77,5% tổng sản lượng cung ứng) và kênh tiêu thụ nội địa (chiếm 22,5% tổng sản lượng cung ứng). Kênh xuất khẩu: Các kênh trung gian tiêu thụ thanh long từ nhà vườn đến xuất khẩu Nhà vườn  thương lái thu gom địa phương  Vựa/ cơ sở thu mua, đóng gói xuất khẩu  Công ty/ đơn vị xuất khẩu  xuất khẩu. Đây là kênh tiêu thụ phổ biến ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và tỉnh Long An nói riêng (chiếm 87%). Kênh này có ưu điểm là có thể huy động được lượng hàng đủ lớn trong thời gian ngắn đề cung ứng cho thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm thì không kiểm soát được, ảnh hưởng tiêu cực đến giá và thương hiệu của trái thanh long trên thị trường thế giới. Đồng thời kênh tiêu thụ này thường hướng đến thị trường xuất khẩu là Trung Quốc, do đặc điểm của thị trường này không yêu cầu phải đáp ứng được tiêu chuẩn GAP, không kiểm soát khắc khe vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nên các thương lái khi thu mua thường đánh đồng các sản phẩm trồng theo tiêu chuẩn GAP và phương pháp truyền thống, làm cho thanh long trồng theo tiêu chuẩn GAP không có giá trị vượt trội hơn so với phương pháp truyền thống. Người dân không cảm nhận được lợi ích từ việc trồng theo tiêu chuẩn VietGAP nên dần từ bỏ, ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển và định hướng trồng thanh long hữu cơ của tỉnh. Nhà vườn  Hợp tác xã  Công ty/ đơn vị xuất khẩu  Xuất khẩu Đây là kênh tiêu thụ hiệu quả nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong 3 kênh tiêu thụ khoảng 4.4%.Thị trường tiêu thụ của kênh này thường là các thị trường khó tính, kiểm soát chặt chẽ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, như thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Đây được xem như mô hình trồng thanh long theo tiêu
  • 46. 35 chuẩn VietGAP thu nhỏ. Hợp tác xã tiên hành liên kết với các công ty/ đơn vị xuất khẩu đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm trồng theo tiêu chuẩn GAP để xuất khẩu. Tuy nhiên mô hình này lại không phổ biến. Hiện nay ở Long An chỉ có một hợp tác xã duy nhất đó la hợp tác xã Tầm Vu, với thương hiệu thanh long tầm vu được văn phòng sáng chế và nhãn hiệu của Mỹ cấp giấy chứng nhận độc quyển khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ vào tháng 4 năm 2014. Để phát triển bền vững thanh long chú trọng đến xuất khẩu cần thiết phải nhân rộng mô hình này. Nhà vườn  Vựa/ cơ sở thu mua, đóng gói xuất khẩu  Công ty/ đơn vị xuất khẩu  xuất khẩu. Kênh tiêu thụ này chiếm 8.6%, mặc dù đây được xem là kênh tiêu thụ bền vững và hiệu quả. Điểm đặc biệt của kênh này là có sự liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu và nhà vườn. Thị trường tiêu thụ của kênh này phần lớn cũng là các thị trường xuất khẩu tiềm năng, kiểm soát về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chặt chẽ. Các doanh nghiệp hỗ trợ các hộ trồng thanh long theo tiêu chuẩn GAP và cam kết đầu ra cho sản phẩm sau thu hoạch, mức giá thu mua thường cao hơn so với giá thương lái thu mua. Tuy nhiên, mô hình này không phổ biến. Lao động Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của nước ta vẫn chiếm tỷ lệ lao động cao nhất, tuy nhiên, thời gian gần đây, xu hướng lao động trong ngành tìm kiếm việc làm tại các lĩnh vực phi nông nghiệp ngày càng tăng. Lao động trong lĩnh vực này dẫn già hóa. Chênh lệch giữa thu nhập trong ngành nông nghiệp với những ngành khác khiến cho lực lượng trẻ có xu hướng tìm việc khác ngoài ngành. Lao động trong ngành nông nghiệp ở Long An cũng không ngoại lệ. Bằng chứng là có đến gần 50% số hộ trồng thanh long cho biết là họ thiếu hoặc khó khăn trong việc tìm người thu hoạch thanh long vào những lúc cao điểm. Hầu hết các quá trình trồng thanh long hiện nay đều chưa được cơ giới hóa, vì vậy nếu quan tâm đúng mức thu hút lao động trong việc sản xuất thanh long sẽ giải quyết được một số lượng không nhỏ việc làm cho người dân. Chính những hạn chế trên làm cho tính bền vững về mặt xã hội trong sản xuất chưa được đảm bảo, chưa có tính ổn định lâu dài.
  • 47. 36 Nguồn: khảo sát của tác giả (xem phụ lục thống kê bảng 2.6) Biểu đồ 2.5. Anh chị có thiếu người thu hoạch thanh long vào mùa thu hoạch không Hỗ trợ từ doanh nghiệp và chính quyền địa phương Nguồn: khảo sát của tác giả (Xem phụ lục thống kê 2.7) Biểu đồ 2.6. Nguồn tài trợ cho việc mở rộng sản xuất thanh long ở Long An Kết quả từ khảo sát cho thấy việc mở rộng sản xuất của người dân chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có chiếm 53%, tiếp đó là vay vốn ngân hàng chiếm 32%, hỗ trợ từ doanh nghiệp chiếm 8%, hỗ từ hợp tác xã chiếm 4% và từ chính quyền địa phương chiếm 2%.
  • 48. 37 Diện tích thanh long tại Long An tăng đột biến trong những năm qua. Chủ yếu là các hộ trồng thanh long nhỏ lẻ, mong muốn và hi vọng kiếm được nhiều tiền hơn từ việc trồng thanh long. Không am hiểu nhiều về kĩ thuật canh tác, việc trồng thanh long ồ ạt đã khiến cho năng suất và chất lượng thanh long không cao. Năm 2007 và 2008, khi giá thanh long rớt giá nghiêm trọng xuống còn 1000đ/ kg nhưng vẫn không tiêu thụ được. Nhiều người dân vay vốn ngân hàng để trồng thanh long lâm vào cảnh nợ nần và khó khăn lại chồng khó khăn. Hiện nay ở Long An, để tạo được tính liên kết cao trong việc sản xuất bền vững và xuất khẩu bền vững các doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô lớn, đã liên kết với nông dân trong vùng trồng thanh long theo VietGAP đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong mô hình này, các doanh nghiệp sẽ hỗ trợ nông dân kinh phí, kĩ thuật canh tác và người nông dân sau khi thu hoạch sẽ bán lại cho doanh nghiệp với mức giá thỏa thuận trước. Tuy nhiên hiện nay, sự liên kết này còn hạn chế một phần là do các doanh nghiệp không đủ kinh phí bao tiêu cho toàn bộ quá trình trồng thanh long của nông dân và việc xuất khẩu thanh long sang các thị trường như Mỹ, châu Âu, Nhật bản còn nhiều rủi ro và thách thức. 2.2.3. Chỉ tiêu môi trường Phân tích về tình trạng trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP Nguồn: khảo sát từ tác giả (xem phụ lục thống kê bảng 2.8) Biểu đồ 2.7. Thống kê phương pháp kĩ thuật được áp dụng trồng thanh long:
  • 49. 38 Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ các hộ gia đình trồng thanh long của tỉnh Long An theo tiêu chuẩn GAP chiếm trên 60%, trong đó trồng theo tiêu chuẩn VietGap chiếm 43% và phương pháp GlobalGap chiếm 18%. So với Bình Thuận và Tiền Giang thì tỷ lệ này vẫn còn thấp. Nguyên nhân khiến người nông dân ngại áp dụng theo tiêu chuẩn GAP: Mặc dù, trong những năm gần đây, rất nhiều các lớp tập huấn và dạy nghề về kỹ thuật trồng thanh long theo VietGap đã được mở cho nông dân trồng thanh long ở Châu Thành – Long An. Tuy nhiên, diện tích trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap hay GlobalGap còn rất thấp. Nguyên nhân là người nông dân chưa quen ghi chép, chưa chịu ràng buộc theo quy củ của VietGap vừa tốn công vừa tốn phí nhưng khi bán giá bán không có sự phân biệt giữa thanh long trồng theo tiêu chuẩn GAP và trông theo phương pháp truyển thống, thậm chí còn có sự đánh đồng. Bên cạnh đó, do thị trường xuất khẩu thanh long của Long An chủ yếu là Trung Quốc được xem là thị trường dễ tính và chưa phải qua các khâu kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng thực phẩm đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy mà khi thương lái đến thu mua, họ không phân biệt giữa thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGap và theo tiêu chuẩn truyền thống, mà chỉ thu gom cho đủ số lượng. Do vậy, người nông dân trước mắt chưa thấy được quyền lợi việc trồng theo tiêu chuẩn của VietGap, ảnh hưởng rất lớn việc vận động nông dân trồng theo VietGap, và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu cạnh tranh. Đối với những hộ trồng thanh long khi được hỏi về việc có tiếp tục trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap trong tương lai hay không? Kết quả cho thấy, trong số những hộ trồng thanh long theo chuẩn VietGap có ý định chuyển sang phương pháp truyền thống là rất cao. Như vậy nếu không có sự vào cuộc của các cơ quan khuyến nông, chính quyền địa phương thì có thể trong những năm sắp tới sẽ không còn những ruộng thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGap. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến định hướng quy hoạch về phát triển sản xuất thanh long bền vững trong tương lai.
  • 50. 39 Nguồn: khảo sát của tác giả (xem phụ lục thống kế 2.9) Biều đồ 2.8. Xu hướng áp dụng tiêu chuẩn VietGap trong tương lai của các hộ trồng thanh long: Biểu đồ 2.8, cho thấy những hộ trồng theo tiêu chuẩn VietGap đang dần quay lưng lại với phương pháp này. Có đến 19% số hộ gia đình đang áp dụng tiêu chuẩn VietGap không muốn áp dụng phương pháp này nữa. Đồng thời cũng có khoảng 53% số hộ trồng thanh long được khảo sát quyết định thu hẹp diện tích trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap lại để không mất nhiều thời gian để theo dõi và ghi chép. Nguyên nhân của tình trạng này được chúng tôi đề cập rất nhiều lần ở những phân tích trên. Điều này cần sự can thiệp kịp thời của các cơ quan chức năng trong việc cam kết đảm bảo đầu ra cho trái thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGap để người nông dân thấy được lợi ích kinh tế lâu dài của việc trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap. Sử dụng đèn Compact đến sự ra hoa nghịch mùa của cây Thanh Long Vào tháng 11-12 dương lịch trở đi nhiệt độ và độ ẩm không khí thấp, ngày ngắn hơn đêm, đây cũng là lúc thanh long vào mùa nghịch.Theo lý thuyết cây thanh long ra hoa cần có điều kiện ngày dài thông qua việc xông đèn để cây tích lũy một chất gọi là phytochrome. Khi chất này tích lũy đủ sẽ gây ra hoa. Vào mùa nghịch là điều kiện ngày ngắn/đêm dài, trời âm u, cây tích lũy rất ít phytochrome gọi là P730. Vì vậy vào mùa này cây muốn ra hoa thì phải xông đèn 20 đêm. (Nguồn: Nguyễn