SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY TNHH MTV CAO SU QUẢNG TRỊ
GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
TRƯƠNG THỊ HẢI LÝ
Khóa học: 2009-2013
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY TNHH MTV CAO SU QUẢNG TRỊ
GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Trương Thị Hải Lý Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Lớp: K43KDNN
Niên khóa: 2009-2013
Huế, tháng 5 năm 2013
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN ii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU............................................................vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.....................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..........................................................................................viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ......................................................................................................x
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài: .................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:............................................................................................................2
3. Giới hạn nghiên cứu:............................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................................2
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................3
Chương 1: Tổng quan về vấn đề tiêu thụ sản phẩm..............................................................3
1.1 Cơ sở khoa học:...............................................................................................................3
1.1.1 Cơ sở lý luận: ...........................................................................................................3
1.1.1.1 Những vấn đề chung về sản xuất và tiêu thụ:....................................................3
1.1.1.3 Chiến lược marketing trong tiêu thụ sản phẩm: Chiến lược 4P......................8
1.1.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp:.............10
1.1.2 Cơ sở thực tiễn:......................................................................................................13
1.1.2.1 Những đặc điểm trong tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của Việt Nam: ............13
1.1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của Việt Nam: .............15
1.1.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của tỉnh Quảng Trị: ...........17
1.2 Tình hình cơ bản của công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị: ..............................18
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển:....................................................................18
1.2.2 Quy mô công ty:.....................................................................................................19
1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty:...................................................................20
1.2.3.1 Chức năng của công ty:......................................................................................20
1.2.3.2 Nhiệm vụ của công ty:........................................................................................20
1.2.4 Sơ đồ tổ chức:.........................................................................................................20
1.2.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: .........................................................................20
1.2.4.2 Quá trình tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ:.......................................23
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN iv
1.2.5 Nguồn lực của công ty:..........................................................................................24
1.2.5.1 Nguồn lực tự nhiên:............................................................................................24
1.2.5.2 Nguồn lực kinh tế - xã hội:.................................................................................27
1.2.6 Môi trường kinh doanh của công ty: ...................................................................37
1.2.6.1 Môi trường vĩ mô:...............................................................................................37
1.2.6.2 Môi trường vi mô:...............................................................................................40
1.2.7 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012:.......................41
1.2.8 Đánh giá chung về tình hình của công ty: ...........................................................45
1.2.8.1 Ưu điểm:..............................................................................................................45
1.2.8.2 Tồn tại và hạn chế: .............................................................................................45
Chương 2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị giai
đoạn 2010-2012 .......................................................................................................................46
2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị giai đoạn
2010-2012: ...........................................................................................................................46
2.1.1 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:..............................................46
2.1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm chung:....................................................................49
2.1.3 Tình hình tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm:....................................................51
2.1.4 Tình hình tiêu thụ theo thị trường tiêu thụ: .......................................................56
2.1.5 So sánh sản lượng tiêu thụ so với sản lượng thành phẩm: ................................59
2.2 Phân tích tình hình biến động doanh thu:..................................................................60
2.2.1 Phân tích tình hình biến động doanh thu chung:...............................................60
2.2.2 Phân tích tình hình biến động doanh thu theo chủng loại sản phẩm:..............62
2.2.3 Phân tích tình hình biến động doanh thu theo thị trường tiêu thụ: .................64
2.3 Hệ thống phân phối và các chiến lược marketing:....................................................65
2.3.1 Các kênh phân phối: .............................................................................................65
2.3.2 Các chiến lược marketing:....................................................................................66
2.3.2.1 Chiến lược sản phẩm:.........................................................................................66
2.3.2.2 Chiến lược giá cả: ...............................................................................................66
2.3.2.3 Chiến lược phân phối:........................................................................................66
2.3.2.4 Chiến lược xúc tiến:............................................................................................67
2.4 Các phương thức thanh toán:......................................................................................67
2.5 Tình hình thực hiện chi phí hoạt động tiêu thụ sản phẩm: ......................................67
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN v
2.6 Kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm:.....................................................................71
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty
TNHH MTV cao su Quảng Trị .............................................................................................79
3.1 Phân tích ma trận SWOT của công ty: ......................................................................79
3.1.1 Điểm mạnh:............................................................................................................79
3.1.2 Điểm yếu:................................................................................................................79
3.1.3 Cơ hội:.....................................................................................................................79
3.1.4 Thách thức: ............................................................................................................80
3.2 Các giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm:.............................80
3.2.1 Giải pháp cho chiến lược 4P:................................................................................80
3.2.1.1 Chiến lược sản phẩm:.........................................................................................81
3.2.1.2 Chiến lược giá:....................................................................................................82
3.2.1.3 Chiến lược phân phối:........................................................................................82
3.2.1.4 Chiến lược xúc tiến:............................................................................................83
3.2.2 Giải pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh:.....................................................83
3.2.3 Giải pháp về con người:........................................................................................84
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................85
1. Kết luận:..............................................................................................................................85
2. Kiến nghị:............................................................................................................................86
2.1 Đối với công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị: ......................................................86
2.2 Đối với Tập đoàn cao su Việt Nam: ............................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt
TNHH MTV
WTO
CP
TSCĐ
SXKD
VRG
UBND
P
TP
TCCB
NT
RSS
TSR
KTCB
ĐVT
LĐ
ĐH
CSH
KHCN
TCVN
ISO
TM & DV
BVTV
SP
KH
XK
SL
SWOT
EU
CV
Nghĩa
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
World trade organization (Tổ chức thương mại thế giới)
Chi phí
Tài sản cố định
Sản xuất kinh doanh
Viet Nam Rubber Group (Tập đoàn Cao su Việt Nam)
Ủy ban nhân dân
Phường
Thành phố
Tổ chức cán bộ
Nông trường
Ribbed Smoked Sheet (Gân tấm hun khói)
Technically Specified Rubber (Cao su định chuẩn kỹ thuật)
Kiến thiết cơ bản
Đơn vị tính
Lao động
Đại học
Chủ sở hữu
Khoa học công nghệ
Tiêu chuẩn Việt Nam
International Organization for Standardization
(Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa)
Thương mại và dịch vụ
Bảo vệ thực vật
Sản phẩm
Kế hoạch
Xuất khẩu
Sản lượng
Strengt – Weaknesses - Opportunities - Threats (Điểm
mạnh - Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức)
European Union (Liên minh Châu Âu)
Constant Viscosity (Độ nhớt không đổi)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ trực tiếp..................................................................................................3
Sơ đồ 2: Kênh tiêu thụ gián tiếp.................................................................................................4
Sơ đồ 3: Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của Công ty..........................................................21
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su Việt Nam giai đoạn 2010-2012...........15
Bảng 2: Sản lượng tiêu thụ của cao su thiên nhiên ở Việt Nam ở một số thị trường quốc tế giai
đoạn 2010-2012........................................................................................................................16
Bảng 3: Cơ cấu diện tích đất đai của công ty giai đoạn 2010-2012.........................................26
Bảng 4: Tình hình sử dụng lao động bình quân của công ty giai đoạn 2010-2012 .........................29
Bảng 5: Tình hình thu nhập của người lao động trong công ty giai đoạn 2010-2012..............31
Bảng 7: Nguyên giá TSCĐ của công ty giai đoạn 2010-2012 .................................................36
Bảng 6: Nguồn vốn của công ty các năm 2010-2012...............................................................34
Bảng 8: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012.................44
Bảng 9: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2010-2012...48
Bảng 10: Tình hình tiêu thụ sản phẩm chung của công ty giai đoạn 2010-2012 .....................50
Bảng 11: Thông số các dòng sản phẩm SVR 3L. SVR 5, SVR 10 và SVR 20 theo tiêu chuẩn
quốc gia ....................................................................................................................................52
Bảng 12: Tình hình sản lượng tiêu thụ và giá bán của từng dòng sản phẩm của công ty giai
đoạn 2010-2012........................................................................................................................53
Bảng 13: Tình hình biến động doanh thu tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm của công ty giai
đoạn 2010-2012........................................................................................................................55
Bảng 14: Tình hình sản lượng và giá bán ở các thị trường tiêu thụ của công ty giai đoạn 2010-
2012 ..........................................................................................................................................57
Bảng 15: Tình hình biến động doanh thu tiêu thụ theo thị trường tiêu thụ của công ty giai
đoạn 2010-2012........................................................................................................................58
Bảng 16: Tình hình sản lượng tiêu thụ so với sản lượng thành phẩm của công ty giai đoạn
2010-2012.................................................................................................................................60
Bảng 17: Nguyên nhân biến động doanh thu tiêu thụ chung theo sản lượng và giá bán bình
quân của công ty giai đoạn 2010-2012.....................................................................................61
Bảng 18: Phân tích biến động doanh thu chung theo biến động doanh thu theo chủng loại sản
phẩm của công ty giai đoạn 2010-2012....................................................................................63
Bảng 19: Phân tích biến động doanh thu tiêu thụ chung theo biến động doanh thu ở các thị
trường tiêu thụ của công ty giai đoạn 2010-2012.....................................................................65
Bảng 20: Tình hình thực hiện chi phí cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn
2010-2012.................................................................................................................................68
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN ix
Bảng 21: Chi phí tiêu thụ cho một đơn vị sản phẩm của công ty qua các năm 2010-2012 .....69
Bảng 22: Nguyên nhân biến động Tổng chi phí tiêu thụ sản phẩm theo sản lượng tiêu thụ và
chi phí tiêu thụ đơn vị của công ty giai đoạn 2010-2012 .........................................................71
Bảng 23: Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2010-2012 ..................73
Bảng 24: Thuế/đơn vị sản phẩm của công ty qua các năm 2010-2012 ....................................74
Bảng 25: Nguyên nhân biến động lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010-2012.......................75
Bảng 26: Hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2010-2012 ................78
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN x
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
1. Lý do chọn đề tài:
Tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng hàng đầu trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là khâu quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp.
Cao su thiên nhiên là một trong những loại nông sản xuất khẩu hàng đầu của
Việt Nam. Giai đoạn 2010 -2012 là giai đoạn kinh tế thế giới có nhiều biến động, ảnh
hưởng rất lớn đến nhu cầu và giá bán cao su thiên nhiên của các doanh nghiệp cao su
trong nước nói chung và công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị nói riêng. Đây là một
giai đoạn được coi là thách thức đối với công ty. Bên cạnh những kết quả đạt được
công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế làm kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm
năng của mình.
Với mục tiêu nghiên cứu là phân tích, đánh giá, tìm ra nguyên nhân biến động
của các chỉ tiêu kinh tế về tiêu thụ sản phẩm; phân tích, đánh giá công tác tiêu thụ sản
phẩm của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị giai đoạn 2010 – 2012, từ đó đề ra
một số giải pháp và kiến nghị nhằm giúp công ty nâng cao kết quả, hiệu quả tiêu thụ
sản phẩm trong thời gian tới.
Xuất phát từ những lý do trên, trong thời gian thực tập cuối khóa tại Công ty
TNHH MTV Cao su Quảng Trị tôi đã chọn: “ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị giai đoạn 2010-2012” làm đề tài cho
Khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp duy vật biện chứng.
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.
- Phương pháp chỉ số trong thống kê.
- Phương pháp so sánh.
3. Kết quả đạt được:
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2010 – 2012:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN xi
+ Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ.
+ Tình hình tiêu thụ sản phẩm chung.
+ Tình hình tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm.
+ Tình hình tiêu thụ theo thị thường tiêu thụ.
+ So sánh sản lượng tiêu thụ so với sản lượng thành phẩm.
- Nguyên nhân biến động doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn
2010 -2012:
+ Nguyên nhân biến động doanh thu chung.
+ Nguyên nhân biến động doanh thu theo chủng loại sản phẩm.
+ Nguyên nhân biến động doanh thu theo thị trường tiêu thụ.
- Các chiến lược kinh doanh của công ty.
- Tình hình thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm.
- Tình hình thực hiện chi phí cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của
công ty và nguyên nhân biến động của công ty giai đoạn 2010 -2012.
- Các kết quả đạt được và nguyên nhân biến động lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm
của công ty giai đoạn 2010 – 2012.
- Một số chỉ tiêu hiêu quả đạt được.
- Biết được những điểm mạnh cũng như những hạn chế của công ty trong
công tác tiêu thụ sản phẩm.
- Một số giải pháp và kiến nghị giúp tăng kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản
phẩm của công ty trong thời gian tới.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 1
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Cao su là một trong những loại nông sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Trong những thập niên vừa qua, diện tích, sản lượng và năng suất trồng cao su của
Việt Nam liên tục tăng nhanh, đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ tư thế giới về
sản lượng khai thác và xuất khẩu, đứng thứ hai về năng suất vào năm 2011.
Sau khi gia nhập WTO và sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008,
tình hình sản xuất kinh doanh cao su của doanh nghiệp cả nước nói chung và khu vực
Miền Trung - Tây Nguyên có nhiều biến động. Tận dụng tài nguyên đất đỏ bazan
cùng với khí hậu thích hợp cho sự phát triển của cây cao su ở các vùng đồi núi, công ty
TNHH MTV Cao su Quảng Trị thuộc tập đoàn Cao su Việt Nam nằm trên địa bàn
Quảng Trị đã ngày một trưởng thành và đạt được những thành tựu nhất định trong thời
gian qua.
Tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng hàng đầu trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển thì sản phẩm
của doanh nghiệp phải được tiêu thụ và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy,
việc tìm ra những giải pháp để tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp là rất
cần thiết.
Giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008,
cũng là giai đoạn kinh tế thế giới bước vào cuộc khủng hoảng mới vào cuối năm 2011.
Hậu quả của các cuộc khủng hoảng này ít nhiều tác động đến các doanh nghiệp Việt
Nam trong đó có Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị. Với nỗ lực của mình, bằng
những biện pháp cụ thể, giai đoạn này, công ty đã có những bước chuyển mình nhằm
tăng doanh số bán hàng, đa dạng hóa sản phẩm. Giai đoạn này được coi là thách thức
cũng là cơ hội để công ty khẳng định vị trí của mình trong Tập đoàn cao su Việt Nam
nói chung và khu vực Miền Trung - Tây Nguyên nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, trong thời gian thực tập cuối khóa tại Công ty
TNHH MTV Cao su Quảng Trị tôi đã chọn: “ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị giai đoạn 2010-2012” làm đề tài cho
Khóa luận tốt nghiệp của mình.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 2
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm.
- Phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH MTV cao
su Quảng Trị giai đoạn 2010-2012.
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm
của Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị giai đoạn tới.
3. Giới hạn nghiên cứu:
- Giới hạn về không gian: Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị.
- Giới hạn về thời gian: phân tích, đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm của
công ty trong giai đoạn 2010-2012.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp duy vật biện chứng: là phương pháp luận xuyên suốt đề tài để
xem xét mối quan hệ tác động qua lại giữa các hiện tượng kinh tế - xã hội.
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích và
đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm mủ cao su, tìm ra nguyên nhân của thực trạng này.
- Phương pháp chỉ số trong thống kê: sử dụng để tìm ra nguyên nhân của sự
thay đổi trong kết quả tiêu thụ của các năm.
- Phương pháp so sánh: so sánh các nhân tố trong mối tương quan với các nhân tố
khác để đưa ra cái nhìn chính xác về thực trạng tiêu thụ. Và một số phương pháp khác.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 3
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan về vấn đề tiêu thụ sản phẩm
1.1 Cơ sở khoa học:
1.1.1 Cơ sở lý luận:
1.1.1.1 Những vấn đề chung về sản xuất và tiêu thụ:
1.1.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa,
là những cách thức, con đường kết hợp hữu cơ giữa người sản xuất và những người
trung gian khác nhau trong quá trình vận chuyển và phân phối hàng hóa đến người tiêu
dùng cuối cùng.
Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều
kênh khác nhau. Tùy theo đặc điểm của sản phẩm tiêu thụ, quy mô, khả năng của mình
mà doanh nghiệp sử dụng các kênh phân phối sản phẩm khác nhau.
Căn cứ vào quan hệ mua bán, kênh tiêu thụ sản phẩm được chia thành hai hình
thức: kênh tiêu thụ trực tiếp và kênh tiêu thụ gián tiếp:
- Kênh tiêu thụ trực tiếp:
Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ trực tiếp
Là hình thức tiêu thụ mà doanh nghiệp sản xuất và bán sản phẩm của mình tận
tay cho người tiêu dùng cuối cùng. Ưu điểm của hình thức này đó là có hệ thống cửa
hàng phong phú, tiện lợi, doanh nghiệp thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách
hàng nên có thể biết rõ được nhu cầu, xu hướng nhu cầu cũng như những nhận xét của
khách hàng về sản phẩm của mình từ đó tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp xây
dựng hình ảnh cũng như hoàn thiện hơn sản phẩm của mình. Tuy nhiên, cách thức
phân phối này vẫn còn những hạn chế như hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ chậm
làm cho tốc độ tái đầu tư vốn chậm, doanh nghiệp phải có quan hệ với nhiều bạn hàng,
thị trường tiêu thụ hẹp.
Doanh nghiệp sản xuất Người tiêu dùng cuối cùng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 4
- Kênh tiêu thụ gián tiếp:
Sơ đồ 2: Kênh tiêu thụ gián tiếp
Là hình thức tiêu thụ mà doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến tay người
tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian kinh tế như: bán buôn, bán lẻ, các cấp
đại lý, các nhà môi giới. Ưu điểm của kênh phân phối này đó là doanh nghiệp có thể
tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn, thu hồi vốn nhanh, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, kênh
tiêu thụ này làm thời gian lưu thông dài, tăng chi phí tiêu thụ và doanh nghiệp khó
kiểm soát các khâu trung gian.
1.1.1.1.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm:
Đối với các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá
trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Nó là cầu nối trung gian giữa một bên là nhà sản xuất với một bên là người
tiêu dùng. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là nó đã được người tiêu
dùng chấp nhận để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của họ. Sức tiêu thụ của doanh nhiệp
được thể hiện ở mức bán ra và chịu sự tác động bởi uy tín của doanh nghiệp, chất
lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiện của
các hoạt động dịch vụ, giá cả.... Tiêu thụ sản phẩm thể hiện một cách đầy đủ về thực
trạng hoạt động của doanh nghiệp. Có tiêu thụ doanh nghiệp mới thu được vốn, mới có
quá trình tái sản xuất mở rộng tiếp theo, có vậy, sản xuất mới có thể ổn định và phát
triển. Sản xuất hàng hóa có tiêu thụ được mới có thể xác định được kết quả kinh doanh
Doanh nghiệp
sản xuất
Bán buôn
Bán lẻ
Người tiêu dùng
cuối cùng
Đại lý Môi giới
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 5
cuối cùng của doanh nghiệp là lãi hay lỗ, ở mức độ nào. Mặt khác, tiêu thụ sản phẩm
còn thúc đẩy việc doanh nghiệp ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh
bởi những đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm không ngừng gia tăng.
Đối với xã hội, tiêu thụ sản phẩm có vai trò trong việc cân đối cung và cầu, vì
nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất với những cân bằng, với những tương quan
tỉ lệ nhất định. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ, tức là sản xuất đang diễn ra một
cách trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ được sự bình ổn của thị trường, đồng
thời giúp các doanh nghiệp xác định phương hướng , kế hoạch cho những giai đoạn
sản xuất tiếp theo. Thông qua tiêu thụ sản phẩm có thể dự đoán nhu cầu tiêu dùng của
xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng đối với từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó,
các doanh nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình sao cho đạt được
hiệu quả cao nhất. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối liên kết kinh tế giữa các vùng kinh tế
trong nước, giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới, giải quyết công ăn việc làm ,đảm
bảo thu nhập cho người lao động và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân ,
đồng thời đóng góp vào ngân sách Nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ xã hội.
Tóm lại, để sản xuất kinh doanh được thực hiện một cách trôi chảy, liên tục và
đạt hiệu quả cao thì công tác tiêu thụ sản phẩm phải được tổ chức tốt. Vì vậy, việc
quản lý hoạt động tiêu thụ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
doanh nghiệp.
1.1.1.1.3 Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp:
Công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau:
Điều tra, nghiên cứu thị trường: Đây là công việc đầu tiên trong công tác tiêu
thụ sản phẩm, đóng vai trò quan trọng hàng đầu với chức năng nhận biết nhu cầu thị
trường, khách hàng và quy mô thị trường. Điều tra nghiên cứu thị trường giúp trả lời
những câu hỏi: Thị trường cần gì? khối lượng bao nhiêu? chất lượng có thể chấp nhận?
thời gian cần? giá cả có thể chấp nhận?...
Lựa chọn sản phẩm thích ứng và tiến hành tổ chức sản xuất: Trên cơ sở của
việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ lựa chọn sản phẩm thích ứng với nhu cầu
thị trường. Sản phẩm thích ứng phải đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng và giá cả.
Về mặt số lượng, lượng sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với quy mô thị trường. Về
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 6
mặt chất lượng, sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, phải tương xứng
với trình độ tiêu dùng. Về mặt giá cả, mức giá cho sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra
phải là mức giá được người tiêu dùng chấp nhận, đồng thời đem lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Tổ chức hoàn chỉnh sản phẩm và đưa hàng hóa về kho thành phẩm để chuẩn bị
tiêu thụ: Bao gồm các hoạt động tiếp nhận, kiểm tra, phân loại, đóng gói,...Đây là khâu
không kém phần quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, nó đảm bảo sản phẩm
sản xuất ra theo đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng, mẫu mã hay không. Đảm bảo
về mặt số lượng và chất lượng là doanh nghiệp đảm bảo chữ tín với khách hàng, doanh
nghiệp cũng hạn chế được những thất thoát, kiểm tra được khả năng sản xuất của đội
ngũ lao động. Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả và giới thiệu sản phẩm mà
nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách hàng và việc quyết định lựa
chọn mua hàng của họ. Vì vậy doanh nghiệp đảm bảo tốt công tác kiểm tra, nghiên
cứu, thiết kế bao bì sao cho đem lại hiệu quả cao nhất.
Định giá và thông báo giá: Mức giá bán phải là mức giá được khách hàng chấp
nhận và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mức giá được khách hàng chấp nhận phụ
thuộc vào quy mô cung – cầu, mức độ thõa mãn nhu cầu khách hàng của sản phẩm về
giá trị sử dụng, hình thức, chất lượng.... Mức giá bán phải là mức giá bù đắp được
những chi phí sản xuất và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp
cần phải nắm chắc các thông tin về chi phí sản xuất thông qua việc hạch toán giá
thành. Sau khi xác định được mức giá bán hợp lý, doanh nghiệp tiến hành thông báo
giá ra thị trường.
Lên phương án phân phối vào các kênh tiêu thụ và lựa chọn kênh phân phối:
Phân phối hàng hoá là quá trình tổ chức và quản lý việc đưa hàng hoá từ nhà sản xuất
hoặc tổ chức đầu nguồn tới tận tay người tiêu dùng. Phân phối hàng hoá hiệu quả thì
mới có thể thu được tiền hàng để chi trả những chi phí trong các khâu của quá trình
sản xuất kinh doanh. Tùy thuộc vào đặc tính sản phẩm, thị trường, khách hàng và khả
năng của mình mà doanh nghiệp sẽ có phương án phân phối và lựa chọn kênh phân
phối hợp lý sao cho số lượng tiêu thụ cao nhất với chi phí thấp nhất.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 7
Xúc tiến bán hàng là các hoạt động nhằm tác động vào tâm lý của khách hàng
để tiếp cận, nắm bắt nhu cầu của khách hàng và tìm ra ưu nhược của sản phẩm thông
qua các phương tiện truyền thông với mục đích gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Một số hoạt động xúc tiến sản phẩm như: quảng cáo, hội nghị khách hàng, hội thảo,
tặng quà, bán các mẫu hàng và cho thử tự do….Đối với các sản phẩm truyền thống
hoặc được lưu thông thường xuyên trên thị trường thì việc xúc tiến bán hàng sẽ gọn
nhẹ hơn, cần đặc biệt quan tâm đến việc xúc tiến bán hàng cho những sản phẩm mới
hoặc sản phẩm cũ trên thị trường mới.
Thực hiện các nghiệp vụ bán hàng và đánh giá kết quả thu được: Đa số người
tiêu dùng quyết định lựa chọn chủng loại và thương hiệu một loại sản phẩm ngay tại
quầy hàng. Khi mua hàng, người tiêu dùng bị ảnh hưởng rất lớn bởi cách trưng bày bắt
mắt của sản phẩm, các chương trình khuyến mãi tại chỗ, lời giới thiệu của người bán
hàng. Vậy nên việc làm sao xây dựng được đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp
và giỏi nghề là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của các doanh nghiệp. Bởi đây chính
là yếu tố hiệu quả nhất, nhanh nhất và ít tốt kém nhất tác động mạnh tới quyết định
mua hàng của người tiêu dùng. Sau khi hàng hóa được bán ra các doanh nghiệp tiến
hành đánh giá các kết quả và hiệu quả thu được thông qua các chỉ tiêu doanh thu, chi
phí, lợi nhuận, doanh thu/chi phí, lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu,…tìm ra
nguyên nhân dẫn tới biến động của các chỉ tiêu này từ đó có biện pháp để nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Mỗi nội dung đều có vai trò khác nhau trong quá trình tiêu thụ nhưng giữa
chúng có mối liên hệ khăng khít với nhau, hỗ trợ lẫn nhau cùng tạo ra hiệu quả cho
quá trình tiêu thụ sản phẩm.
1.1.1.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Thị trường là nơi gặp gỡ và diễn ra hoạt động trao đổi hàng hóa giữa người mua
và người bán. Thông qua thị trường có thể nhận biết được sự phân phối của nguồn lực
sản xuất thông qua hệ thống giá cả, các nguồn lực này được sử dụng để sản xuất các
hàng hóa và dịch vụ mà xã hội có nhu cầu. Doanh nghiệp không có khả năng thay đổi
thị trường mà chỉ có thể dựa trên sự nhận biết nhu cầu xã hội và thế mạnh của mình
mà có phương án kinh doanh phù hợp với đòi hỏi của thị trường.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 8
Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất biết: Nên sản xuất cái gì? Số
lượng bao nhiêu? Thời điểm nào đưa ra thị trường?...và cho người tiêu dùng biết nên
mua loại sản phẩm nào để phù hợp nhu cầu, thị hiếu và khả năng thanh toán của mình.
Thị trường có vai trò quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, định hướng sản
xuất kinh doanh, phản ánh quy mô, trình độ sản xuất, kiểm nghiệm các chính sách của
doanh nghiệp, của nền kinh tế. Song thị trường vẫn còn tồn tại không ít hạn chế như sự
cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có những nghiên cứu đánh
giá thị trường một cách toàn diện để hạn chế những tồn tại cũng như phát huy những
thế mạnh sao cho kinh doanh có hiệu quả nhất.
1.1.1.3 Chiến lược marketing trong tiêu thụ sản phẩm: Chiến lược 4P
1.1.1.3.1 Chiến lược sản phẩm: (Product)
Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thõa mãn nhu cầu hay ước
muốn của khách hàng, đem lại lợi ích cho họ và có khả năng đưa ra chào bán trên thị
trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng.
Chiến lược sản phẩm có một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là nền tảng
chung cho các chiến lược marketing. Chiến lược sản phẩm là một vũ khí sắc bén nhất
trong cạnh tranh trên thị trường. Chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định
phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp thị hiếu và hạn chế rủi ro. Chiến lược
sản phẩm là yếu tố quyết định vị trí của một doanh nghiệp trên thị trường. Chiến lược
sản phẩm quyết định liệu sản phẩm của doanh nghiệp có vượt lên được sản phẩm cạnh
tranh không và bằng cách nào? Làm thế nào để khách hàng mua hàng của mình?
Tất cả những việc trên chỉ thực hiện được khi doanh nghiệp có một chiến lược
sản phẩm đúng đắn, tạo ra sản phẩm mới với chất lượng tốt. Nhân tố quyết định sự
thành công của doanh nghiệp chính là sản phẩm của họ. Việc xác định đúng đắn chiến
lược sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp.
1.1.1.3.2 Chiến lược giá cả: (Price)
Đây là chiến lược lựa chọn mức giá bán sản phẩm trên thị trường. Mức giá quá
cao sẽ làm giảm nhu cầu về số lượng, cho phép các đối thủ cạnh tranh giành lấy khách
hàng, trong khi đó giá quá thấp sẽ khuyến khích mua hàng nhưng lại giảm lợi nhuận
của doanh nghiệp. Nhưng giá như thế nào thì được xem là "quá cao", "quá thấp" hay
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 9
"hợp lý"? nó phụ thuộc vào mục tiêu của những người định giá và những gì mà thị
trường có thể chấp nhận được.
Giá sản phẩm phụ thuộc và chịu sự tác động của nhiều yếu tố từ nguyên vật
liệu, công nghệ sản xuất, lao động đến quan hệ cung cầu, xu hướng tiêu dùng, chính
sách kinh tế… Định giá sản phẩm còn tác động đến định vị sản phẩm trên thị trường.
Giá cả biến động trong suốt vòng đời sản phẩm và trở thành đặc trưng quan trọng
trong việc hoạch định chiến lược marketing.
Để có thể xây dựng một chiến lược giá phù hợp, doanh nghiệp cần chú ý:
- Chiến lược giá phải phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty.
- Phân tích khách hàng đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế phải được thực hiện
tốt nhất.
- Cập nhật biến động thị trường, sức cạnh tranh để có chiến lược giá phù hợp.
- Liên tục đo lường biến động doanh số, sức mua, mức độ chi trả, thỏa mãn của
khách hàng sau mỗi đợt điều chỉnh giá để có chiến lược phù hợp.
1.1.1.3.3 Chiến lược phân phối: (Place)
Phân phối là tiến trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối
cùng thông qua các thành viên trung gian bằng nhiều phương thức hoạt động khác
nhau. Chiến lược phân phối chính là nghệ thuật đưa sản phẩm ra thị trường của doanh
nghiệp. Chính sách phân phối là sự kết nối các yếu tố phân phối, xây dựng mạng lưới
phân phối và sử dụng các phương pháp phân phối.
Một chính sách phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp an toàn, tăng cường được khả năng liên kết trong kinh doanh giảm được sự
cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hoá nhanh và hiệu quả. Nó giúp cho
doanh nghiệp đạt được lợi thế dài hạn trong cạnh tranh, khi mà các chiến dịch quảng
cáo hay cắt giảm giá chỉ có lợi thế trong ngắn hạn.
Việc xây dựng chính sách phâm phối tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp:
- Tiêu thụ sản phẩm theo đúng kế hoạch và các hợp đồng ký kết.
- Bảo đảm uy tín của doanh nghiệp, sự tin tưởng của khách hnàg và sự gắn bó
lâu dài với người tiêu dùng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 10
- Bảo đảm việc thu hút ngày càng nhiều khách hàng cho doanh nghiệp thông
qua công tác giao dịch phương thức phân phối, thủ tục giao nhận, thanh toán… đối với
khách hàng.
Doanh nghiệp cần phải căn cứ vào đặc thù của từng dòng sản phẩm cũng như
tiềm lực của mình mà lựa chọn chiến lược phân phối phù hợp và phải lưu ý rằng mỗi
chính sách phân phối được áp dụng chỉ phù hợp trong một thời điểm nhất định nhằm
đạt được mục tiêu nhất định.
1.1.1.3.4 Chiến lược xúc tiến: (Promotion)
Xúc tiến là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về
sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao
dịch mua bán thật sự. Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công
chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng
thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các
kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi
catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng.
Với mỗi giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm, doanh nghiệp cần có sự lựa
chọn và kết hợp các hoạt động xúc tiến phù hợp sao cho đem lại hiệu quả cao nhất.
1.1.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp:
1.1.1.4.1 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm và sự biến động doanh thu này:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền thu được từ
hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Công thức tính: TR = ∑PiQi
Trong đó:
TR: tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
Pi: giá bán sản phẩm i.
Qi: sản lượng tiêu thụ sản phẩm i.
Từ công thức tính có thể nhận thấy sự biến động doanh thu so với kỳ gốc chịu
sự ảnh hưởng của hai yếu tố đó là giá bán và sản lượng tiêu thụ. Để phân tích sự biến
động này ta sử dụng phương pháp hệ thống chỉ số trong thống kê:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 11
Chỉ số doanh thu = Chỉ số giá cả x Chỉ số sản lượng tiêu thụ
Hay: IPQ = IP x IQ
∑P1Q1/∑P0Q0 = ∑P1Q1/∑P0Q1 x ∑P0Q1/∑P0Q0
Trong đó:
+ P0, P1: giá bán sản phẩm kỳ gốc và kỳ báo cáo.
+ Q0, Q1: sản lượng tiêu thụ kỳ gốc và kỳ báo cáo..
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối:
(∑P1Q1 - ∑P0Q0) = (∑P1Q1 - ∑P0Q1) + (∑P0Q1 - ∑P0Q0)
- Lượng tăng (giảm) tương đối:
(∑P1Q1 - ∑P0Q0)/∑P0Q0 = (∑P1Q1 - ∑P0Q1)/∑P0Q0 + (∑P0Q1 - ∑P0Q0)/∑P0Q0
1.1.1.4.2 - Tổng chi phí:
Tổng chi phí là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Nó bao gồm: chi phí trong quá trình sản xuất ra sản phẩm như chi phí
nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí trong khâu tiêu thụ sản phẩm như chi phí
quảng cáo, chi phí bán hàng,… và các khoản chi phí thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà
nước (thuế).
Chi phí tiêu thụ đơn vị sản phẩm là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong
quá trình sản xuất kinh doanh tính cho một đơn vị sản phẩm, bao gồm chi phí nguyên
vật liệu, chi phí nhân công để tạo ra một đơn vị sản phẩm, chi phí quảng cáo và chi phí
bán hàng cho một đơn vị sản phẩm, thuế tính cho một đơn vị sản phẩm. Hay chi phí
tiêu thụ đơn vị sản phẩm được tính bằng tổng chi phí chia cho tổng sản lượng tiêu thụ.
Các loại chi phí cấu thành tổng chi phí:
- Giá vốn hàng bán: là tất cả các chi phí đầu vào của doanh nghiệp để sản xuất
ra sản phẩm bao gồm các chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhiên liệu, máy móc,
nhân công trực tiếp và một số chi phí khác.
- Chi phí bán hàng: phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán
sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản
phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá,
chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,. . .
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 12
- CP quản lý: là những chi phí cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính
và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp. Bao gồm: chi
phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí
khấu hao TSCĐ, thuế phí và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi
phí khác bằng tiền.
- Thuế: Là phần đóng góp của doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước
tính trên phần lợi nhuận của doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
bằng 25% lợi nhuận doanh nghiệp thu được.
Công thức tính : TC = ∑tciQi
Trong đó:
TC: tổng chi phí cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
tci : chi phí tiêu thụ đơn vị sản phẩm i.
Qi: sản lượng tiêu thụ của sản phẩm i.
∆TC = TC1 – TC0
∆TC = ∆TCtc + ∆TCQ
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chi phí tiêu thụ đơn vị và sản lượng tiêu thụ
đến sự biến động của tổng chi phí:
- Ảnh hưởng của nhân tố chi phí tiêu thụ đơn vị:
∆TCtc = Q1 x (tc1 –tc0)
- Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng tiêu thụ:
∆TCQ = tc0 x (Q1 – Q0)
1.1.1.4.3 Lợi nhuận và sự biến động lợi nhuận:
Lợi nhuận là khoản thu nhập đem lại so với các khoản chi phí đã bỏ ra để đạt
được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định.
Công thức tính: LN = TR – TC – T = ∑ PiQi - ∑tciQi – ∑tiQi
Trong đó:
LN: lợi nhuân từ hoạt động SXKD.
TR: doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
TC: tổng chi phí tiêu thụ sản phẩm.
T: thuế.
ti: thuế trên đơn vị sản phẩm i.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 13
∆LN = LN1 – LN0
∆LN = ∆LNQ + ∆LNP + ∆LNtc + ∆LNt
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố giá bán, sản lượng tiêu thụ, chi phí tiêu thụ
đơn vị và thuế đến sự biến động lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm:
- Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng tiêu thụ:
∆LNQ = LN0 x (P0Q1/P0Q0) – LN0
- Ảnh hưởng của nhân tố giá:
∆LNP = Q1 x (P1 – P0)
- Ảnh hưởng của nhân tố chi phí tiêu thụ đơn vị:
∆LNtc = - Q1 x (tc1 – tc0)
- Ảnh hưởng của nhân tố thuế trên đơn vị sản phẩm:
∆LNt = - Q1 x (t1 – t0)
1.1.1.4.4- Các chỉ tiêu hiệu quả:
- Lợị nhuận/Doanh thu: LN/TR
Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng lên bao nhiêu lần nếu
doanh thu tiêu thụ tăng lên một đơn vị.
- Tổng chi phí/Doanh thu: TC/TR
Chỉ tiêu này cho biết tổng chi phí tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng lên bao nhiêu lần
nếu doanh thu tiêu thụ tăng lên một đơn vị.
- Tổng chi phí/Lợi nhuận: TC/LN
Chỉ tiêu này cho biết tổng chi phí tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng lên bao nhiêu lần
nếu doanh thu tiêu thụ tăng lên một đơn vị.
1.1.2 Cơ sở thực tiễn:
1.1.2.1 Những đặc điểm trong tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của Việt Nam:
Quá trình tiêu thụ sản phẩm mủ cao su chịu tác động bởi nhiều yếu tố.
Giá dầu ảnh hưởng một cách gián tiếp đến sản phẩm mủ cao su thông qua sản
phẩm cao su tổng hợp được sản xuất từ dầu mỏ. Giá dầu giảm dẫn đến giá cao su tổng
hợp giảm, tạo lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng này, dẫn đến các nhà sản xuất sẽ tăng
cường nhập khẩu cao su tổng hợp thay cho cao su thiên nhiên và ngược lại.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 14
Ngành săm lốp chiếm đến 70% tiêu thụ cao su toàn cầu, do đó những biến động
trong ngành sản xuất này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cao su toàn thế giới. Đặc biệt
là nhà nhập khẩu Trung Quốc_ thị trường ô tô đồng thời là nước xuất khẩu lốp cao su
hơi lớn nhất thế giới. Những biến động trong nhu cầu nguyên liệu cao su cho sản xuất
săm lốp ở quốc gia này sẽ tác động rất lớn đến nhu cầu cao su trên toàn thế giới làm
ảnh hưởng đến giá mủ cao su trên thế giới, khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng.
Điều kiện thời tiết, thiên tai, dịch bệnh là những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm
soát của con người, hằng năm chính những yếu tố này đã tác động rất lớn đến sản
lượng khai thác và chất lượng mủ cao su của các doanh nghiệp trong nước, dẫn đến
nguồn cung mủ cao su bị ảnh hưởng đáng kể, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp
trong ngành.
Hầu hết các doanh nghiệp chế biến mủ cao su trong nước đều có tỉ trọng xuất
khẩu cao. Vì vậy những biến động trong tỉ giá sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về từ
hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành. Ngoài ra, hiện nay các doanh
nghiệp trong nước đã tiến hành trồng cao su tại các nước như Lào và Campuchia, mọi
chi phí đều thanh toán bằng đồng USD, vì vậy mọi biến động trong tỷ giá VND/USD
cũng sẽ tác động đến chi phí hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành.
Hiện nay, quỹ đất cho trồng cao su trong nước đang khó mở rộng thêm. Đây là
yếu tố ảnh hưởng lớn đến diện tích và sản lượng cao su toàn ngành. Tuy nhiên, với
mục tiêu đến năm 2015 diện tích cao su sẽ đạt 800.000 đến 1 triệu ha, Chính phủ đã và
đang có những chính sách nhằm mở rộng diện tích trồng cao su sang các nước láng
giềng như Lào và Campuchia.
Việc tăng hoặc giảm thuế xuất khẩu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá xuất khẩu và
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất cao su trong nước.
Nạn “rút ruột” container xuất khẩu, trộm cắp mủ và pha hóa chất vào mủ của
các hộ tiểu điền là những việc làm gây hại đáng kể cho ngành cao su trong nước. Từ
việc làm giảm chất lượng mủ và trộm cắp mủ dẫn đến việc giảm sút uy tín trong công
tác giao hàng đối với khách hàng. Chính những điều này làm cho ngành cao su Việt
Nam bị đánh giá thấp hơn so với các nước trong khu vực, gây trở ngại cho quá trình
thương lượng giá với các đối tác xuất khẩu.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 15
1.1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của Việt Nam:
Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về khai thác và xuất khẩu
cao su. Trong những năm gần đây, nhà nước thực hiện chủ trương, chính sách về phát
triển cây cao su, diện tích trồng cao su cả nước liên tục tăng, cùng với đó là sự tăng lên
của diện tích thu hoạch và sản lượng khai thác. Năm 2010, tổng diện tích cao su cả
nước là 748.700 ha , diện tích thu hoạch đạt 439.100 ha (chiếm 58,6 %) với sản lượng
khai thác là 751.700 tấn. Năm 2012, tổng diện tích cao su cả nước đã lên đến 910.500
ha, tăng 161.800 ha so với năm 2010, với diện tích thu hoạch là 505.800 ha ( chiếm
55.6%) và sản lượng thu hoạch là 863.600 tấn. Đặc biệt, năm 2011 là năm đánh dấu
một cột mốc đáng nhớ cho ngành cao su nước ta khi Việt Nam trở thành nước đứng
thứ tư thế giới về sản lượng khai thác với 789.300 tấn và đứng thứ 2 thế giới về năng
suất với gần 1,72 kg/ha, năng suất này chỉ sau Ấn Độ (1,78 kg/ha) và cao hơn nhiều so
với mức bình quân chung của thế giới (1,45 kg/ha).
Bảng 1: Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su Việt Nam
giai đoạn 2010-2012
Năm
Diện tích
(ha)
Diện tích tăng
(ha)
Diện tích thu
hoạch (ha)
Sản lượng
(tấn)
Năng suất
(kg/ha)
2010 748.700 71.000 439.100 751.700 1.712
2011 801.600 52.900 460.000 789.300 1.716
2012 910.500 108.900 505.800 863.600 1.707
(Nguồn: Tổng cục thống kê tháng 1/2013)
Năm 2011, tổng diện tích trồng cao su đã lên đến 811.600 ha, trong đó diện tích
cho mủ là khoảng 460.000 ha (chiếm khoảng 56,6% tổng diện tích), được phân bổ tập
trung ở Đông Nam Bộ (390.000 ha) và Tây Nguyên (280.000 ha), phần còn lại được
phân bổ cho các khu vực: Bắc Trung Bộ (50.000 ha), Tây Bắc (50.000 ha) và Duyên
hải Nam Trung Bộ (40.000 ha). Trong đó, khu vực đại điền chiếm 44,36%, khu vực
tiểu điền chiếm 49,28% và khu vực tư nhân chiếm 6,36%.
Tuy nhiên, việc mở rộng đất trồng ở Việt Nam dường như rất khó vì quỹ đất
trồng bắt đầu bị thu hẹp và mức 80.000 ha canh tác cao su đã nằm trong kế hoạch phát
triển ngành cao su của Chính phủ đến năm 2015 và tầm nhìn 2020. Chính vì vậy chủ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 16
trương phát triển diện tích trồng và khai thác ở các nước bạn Lào, Campuchia đang
được khuyến khích và đẩy mạnh.
Mặc dù đứng thứ tư thế giới nhưng sản lượng cao su thiên nhiên tiêu thụ nội địa
của Việt Nam là rất thấp, chiếm 18.5% tổng sản lượng khai thác năm 2011, hơn 80%
cao su khai thác được xuất khẩu đi nước ngoài.
Bảng 2: Sản lượng tiêu thụ của cao su thiên nhiên ở Việt Nam ở một số
thị trường quốc tế giai đoạn 2010-2012
Thị trường
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Sản lượng
(tấn)
Giá trị mang
lại (nghìn
USD)
Sản
lượng
(tấn)
Giá trị mang
lại (nghìn
USD)
Sản
lượng
(tấn)
Giá trị mang
lại (nghìn
USD)
Trung Quốc 464.372 1.420.789 501.571 1.937.566 492.749 1.326.472
Malaysia 58.961 183.022 57.872 229.428 200.400 564.143
Ấn Độ 22.615 75.580 26.913 109.149 71.676 211.568
Hàn Quốc 34.706 97.800 33.065 130.250 39.997 112.433
Đài Loan 31.936 102.645 34.370 151.858 38.939 123.493
Đức 27.848 89.585 29.325 132.459 33.728 103.112
(Nguồn: Tổng cục hải quan)
Việt Nam hiện xuất khẩu cao su khai thác đi khoảng 70 nước trên thế giới.
Trong đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất (chiếm 61.4%), tiếp theo là thị
trường Malaysia (6.6%), Đài Loan (4.3%), Đức và Hàn Quốc (3.3%),…(năm 2011).
Tuy nhiên, giá bán các mặt hàng cao su xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp hơn
10% so với các nước Thái Lan và Malaysia do công nghệ sơ chế còn ở trình độ thấp.
Tập đoàn cao su Việt Nam (VRG) đóng vai trò rất lớn trong chiến lược phát
triển cây cao su ở Việt Nam. Năm 2011, VRG quản lý khoảng 333.325 ha cao su với
262.267 ha cao su trồng trong nước và 70.608 ha ở Lào và Campuchia, VRG hiện có 44
nhà máy, xí nghiệp và xưởng chế biến mủ cao su với tổng công suất thiết kế là 433.000
tấn/năm. Sản phẩm mủ cao su của VRG hiện xuất khẩu tới khoảng 70 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới chiếm khoảng 70% sản lượng mủ cao su của Việt Nam.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 17
Cao su là một trong những ngành sản xuất quan trọng hàng đầu của Việt Nam,
tuy vẫn còn nhiều thua kém về chất lượng sản phẩm trên thương trường quốc tế nhưng
ngành cao su cũng đã đạt được những bước tiến rất đáng ghi nhận và vẫn là ngành có
nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai.
1.1.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của tỉnh Quảng Trị:
Cây cao su được trồng ở tỉnh Quảng Trị từ trước năm 1975. Nhận thấy lợi ích
từ việc trồng cao su cũng như sự cho phép của điều kiện tự nhiên, ngành cao su thiên
nhiên đã không ngừng lớn mạnh ở Quảng Trị. Tổng diện tích cao su trên địa bàn toàn
tỉnh tính đến cuối năm 2010 là 16.229 ha, phân bố chủ yếu ở các vùng gò đồi huyện
Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong tỉnh cũng đã và
đang mở rộng thêm diện tích đất trồng cao su sang nước bạn Lào.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 8 cơ sở chế biến mủ cao su gồm: Công
ty CP cao su Bến Hải (Vĩnh Linh) có công suất 4.500 tấn/năm, Doanh nghiệp tư nhân
Trần Dương (Vĩnh Linh) có công suất 500 tấn/năm, Công ty TNHH MTV Trường Anh
(Vĩnh Linh) có công suất 6.000 tấn/năm, Cơ sở Nguyễn Đức Đồng (Vĩnh Linh) có
công suất 10 tấn/ tháng, Công ty CP cao su Trường Sơn (Vĩnh Linh) có công suất
3.000 tấn/năm, Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị (Gio Linh) có công suất 9.000
tấn/năm, Công ty CP Tân Lâm (Cam Lộ) có công suất 1.500 tấn/năm và Công ty
TNHH MTV Thương mại Quảng Trị (Cam Lộ) có công suất trên 3.000 tấn/năm.
Năm 2012, tổng công suất các nhà máy hoạt động trên 10.000 tấn/30.000
tấn/năm theo tổng công suất thiết kế. Tuy nhiên, diện tích cao su đang khai thác trên
toàn tỉnh là 10.930 ha với sản lượng mủ là 14.293 tấn không đủ cho các nhà máy chế
biến hết công suất. Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ không ổn định, giá thu mua luôn
biến động do sự thao túng của tư thương gây thiệt hại đáng kể cho người trồng cao su
và khó khăn cho doanh nghiệp trong việc chủ động nguồn nguyên liệu.
Đứng trước những khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường thu mua, các
doanh nghiệp đã kiến nghị với UBND tỉnh không cấp phép thêm các nhà máy chế biến
mủ cao su bởi tổng công suất chế biến của các nhà máy lớn hơn sản lượng mủ hiện tại.
Việc thả nổi thị trường thu mua cho tư thương đã ít nhiều gây ảnh hưởng đến chất
lượng mủ do có tình trạng trộn lẫn tạp chất vào mủ.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 18
Nhìn chung Quảng Trị là một tỉnh có nhiều tiềm năng cho phát triển ngành cao
su, trong những năm vừa qua ngành cao su của tỉnh cũng đã gặt hái được không ít
thành công nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn do tình trạng chạy theo lợi
nhuân quá lớn và tác động của thiên tai, dịch bệnh. Tỉnh đã và đang có những biện
pháp nhằm hạn chế tốt nhất những tác động xấu từ thiên nhiên như khuyến khích trồng
các vành đai chống gió bão, thực hiện các chính sách nhằm kiểm soát tốt hơn giá thu
mua cao su, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng trong thu mua mủ cao su giữa các doanh
nghiệp và các nhà thu mua nhỏ lẻ.
1.2 Tình hình cơ bản của công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị:
Tên Công ty: Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị
Tên giao dịch: Quang Tri rubber company limited
Địa chỉ: 264 Hùng Vương, P. Đông Lương, TP. Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 053.3854.803
Fax: 053.3853.816
Email: caosuqtri@dng.vnn.vn
Website: www.caosuqtri.com.vn
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Hơn 10 năm sau ngày giải phóng, Quảng Trị vẫn còn bạt ngàn đồi núi trọc, đất
hoang do hậu quả của chiến tranh để lại, môi trường sinh thái bị tàn phá nghiêm trọng,
người dân nghèo đói vì thiếu công ăn việc làm.
Quảng Trị vẫn còn chưa biết tìm ra một loại cây gì để nhanh chóng phủ xanh
đất trống đồi trọc, cải tạo môi trường , giải quyết công ăn việc làm trước mắt cho
người lao động. Hiện trạng bấy giờ là những cây sắn, cây khoai của các hợp tác xã
nông nghiệp. Nhà nước có đầu tư xây dựng nông trường Cồn Tiên và Tân Lâm, nhưng
chuyên doanh cây tiêu, cây chè, cây dứa vẫn là bước đi luẩn quẩn của các nông trường,
nó chưa phải là hướng đi chuẩn xác để đưa mảnh đất hoang hoá sau chiến tranh và
tiềm ẩn nhiều tiềm năng này đi vào hoạt động có hiệu quả.
Quảng Trị có vùng đất đỏ Bazan nên việc phát triển cây cao su là hướng đi
đúng đắn vì cây cao su là một loại cây tương đối phù hợp với điều kiện tự nhiên của
Quảng Trị, chịu được cái nắng hạn của gió Lào mà nhiều loại cây khác không chịu
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 19
được. Phát triển cây cao su vừa thu được sản phẩm mủ cao su tự nhiên là nguyên liệu,
vừa tạo điều kiện phủ xanh đất trống đồi trọc và cải tạo môi trường sinh thái. Mặt
khác, cây cao su giải quyết được phần lớn số lao động trong xã hội chưa có công ăn
việc làm.
Với mục tiêu chiến lược phát triển cao su của ngành, qua phân tích điều kiện tự
nhiên cho phép, Tổng cục cao su Việt Nam quyết định thành lập một Công ty trồng
cao su trên mảnh đất Quảng Trị. Ngày 17/11/1984 Tổng cục cao su Việt Nam (nay là
Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam) ký Quyết định số 87/TCCB thành lập Công
ty cao su Bình Trị Thiên. Tháng 7/1989 sau khi chia tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3
tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, để gắn tên Công ty với tên địa phương
tỉnh, ngày 01 tháng 12 năm 1990 Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm đã ký
quyết định số 365 NN-TCCN/QĐ đổi tên Công ty cao su Bình Trị Thiên thành Công
ty cao su Quảng Trị .
Căn cứ thông báo số 49/TB ngày 1/3/1993 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến
của Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Ngày
4/3/1993 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm đã ký quyết định số
154 NN-TCCB thành lập Công ty Cao su Quảng Trị và được Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh
Quảng Trị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp nhà nước số 106594
ngày 17/4/1993. Công ty Cao su Quảng Trị là thành viên của Tập đoàn Công nghiệp
cao su Việt Nam. Tháng 6/2010 Công ty cao su Quảng Trị chuyển đổi thành Công ty
TNHH MTV Cao su Quảng Trị.
1.2.2 Quy mô công ty:
- Tổng nguồn vốn của Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị được xác định
theo báo cáo tài chính thời điểm 31/12/2012 là 492.545.000.000 đồng.
- Tổng tài sản: 492.545.000.000 đồng. Trong đó:
+ Tài sản ngắn hạn: 172.415.000.000 đồng
+ Tài sản dài hạn : 320.038.000.000 đồng
- Tổng lao động: 1.505 lao động
- Hiện nay, các đơn vị trực thuộc Công ty gồm có 6 nông trường, 1 xí nghiệp cơ
khí chế biến, 1 xí nghiệp sản xuất tổng hợp và 1 trung tâm y tế.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 20
1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
1.2.3.1 Chức năng của công ty:
- Khai hoang, trồng mới, chăm sóc, khai thác, chế biến mủ cao su nguyên liệu
và tiêu thụ sản phẩm.
- Sản xuất phân bón và vật tư phục vụ khai thác mủ cao su .
- Các dịch vụ khoa học kỹ thuật phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn.
- Thu mua, gia công chế biến nguyên liệu mủ cao su tiểu điền.
- Kinh doanh sản xuất công nghiệp chế biến cao su.
- Tham gia góp vốn đầu tư với các Công ty cổ phần trong và ngoài ngành.
1.2.3.2 Nhiệm vụ của công ty:
- Công ty thực hiện nhiệm vụ phân phối theo lao động và công bằng xã hội, tổ
chức tốt đời sống, hoạt động xã hội, nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn và tay
nghề cho cán bộ công nhân viên.
- Tự chủ củng cố, mở rộng sản xuất kinh doanh, phát huy vai trò chủ đạo của
một doanh nghiệp nhà nước, góp phần tích cực vào việc tổ chức sản xuất, nâng cao số
lượng, chất lượng sản phẩm để phù hợp với cơ chế mới.
- Bảo vệ an toàn tài sản, môi trường môi sinh, giữ gìn an ninh chính trị, an toàn
xã hội, làm tròn nghĩa vụ với nhà nước.
- Báo cáo đầy đủ, trung thực, hạch toán chính xác theo chế độ nhà nước quy định.
- Tham gia các phong trào xã hội.
1.2.4 Sơ đồ tổ chức:
1.2.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị đã xây dựng mô hình quản lý theo kiểu
trực tuyến chức năng gồm 3 cấp quản lý. Được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 21
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến:
Quan hệ chức năng:
Sơ đồ 3: Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Nhiệm vụ và chức năng của bộ máy:
- Tổng Giám đốc Công ty: Là người đại diện pháp nhân của Công ty chịu trách
nhiệm trước hội đồng quản trị và điều hành mọi hoạt động của Công ty. Tổng Giám
đốc quyết định chủ trương, biện pháp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đúng
với chức năng Nhà nước cho phép. Có quyền tuyển dụng lao động để phục vụ sản xuất
kinh doanh, quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trong phạm vi cấp thẩm quyền
quy định. Ra các quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với các cán bộ công nhân viên
theo luật định. Là chủ tài khoản quan hệ giao dịch với các tổ chức kinh tế bên ngoài và
Tổng Giám đốc Công ty
Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc SXKD
Phòng
kỹ
thuật
chất
lượng
Phòng
kỹ
thuật
nông
nghiệp
Phòng
tổ
chức
lao
động
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
kế
hoạch
Phòng
kinh
doanh
Phòng
hành
chính
tổng
hợp
Phòng
thanh
tra
pháp
chế
NT
Bảy
Tư
NT
Cồn
Tiên
NT
Dốc
Miếu
NT
Trường
Sơn
NT
Quyết
Thắng
NT
Bến
Hải
XN
Cơ
khí
chế
biến
XN
Sản
xuất
tổng
hợp
T.
tâm
y tế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 22
trực tiếp quan hệ với các phòng, bộ phận khác để có kế hoạch sản xuất cũng như quản
lý về mặt tài chính.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Là người điều hành mọi hoạt động thuộc kỹ thuật
nông nghiệp của Công ty. Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các vấn đề kỹ thuật, điều
hành các phòng ban chức năng như : phòng kỹ thuật chất lượng, phòng kỹ thuật nông
nghiệp quản lý tốt các nông trường, xí nghiệp trong việc chăm sóc, cạo mủ và chế
biến mủ cao su.
- Phó giám đốc sản xuất kinh doanh: Là người điều hành mọi vấn đề thuộc về
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phòng tổ chức lao động: Tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc về tiếp
nhận, bố trí và sắp xếp đội ngũ cán bộ công nhân viên, theo dõi đôn đốc, kiểm tra và
tổng hợp công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật cho toàn Công ty. Ngoài ra phòng tổ
chức lao động còn ban hành các quy chế lương, thưởng đúng đắn, kịp thời cho người
lao động
- Phòng tài chính- kế toán: Giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, thực hiện công tác kế
toán, thống kê của Công ty. Nhiệm vụ chủ yếu là ghi chép cập nhật sổ sách chứng từ
hàng ngày, lập báo cáo theo quy định của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam,
đảm bảo việc quản lý thu chi tiền mặt chặt chẽ theo đúng chế độ. Thực hiện đúng, đủ
các nghĩa vụ thu nộp Thuế và các quy định của Pháp luật về vấn đề tài chính.
- Phòng kỹ thuật nông nghiệp: Phụ trách về mặt kỹ thuật tạo giống, chăm sóc
cây, kỹ thuật cạo và quản lý sản phẩm…
- Phòng kinh doanh: Thực hiện việc ký kết các hợp đồng kinh tế, chào hàng,
tiếp thị nhằm mục đích bán sản phẩm cao su ra thị trường trong nước và thế giới.
- Phòng kế hoạch: Tham mưu cho Tổng Giám đốc việc lập kế hoạch hàng năm
và kế hạch có tính chiến lược, xây dựng các định mức khoán sản lượng cho Công ty.
Thực hiện việc mua các loại vật tư, dụng cụ phục vụ cho việc cạo mủ cao su.
- Phòng hành chính tổng hợp: Lên lịch công tác cho các phòng ban, chỉ đạo tổ
chức tiếp nhận lưu chuyển công văn, thực hiện việc tiếp khách giao dịch với Công ty…
- Phòng thanh tra pháp chế: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác bảo vệ sản
phẩm cao su, điều hành, hỗ trợ cho các nông trường trong việc chống thất thoát mủ.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 23
- Trung tâm y tế: Chăm lo sức khoẻ ban đầu, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho Cán
bộ công nhân viên của Công ty, thực hiện việc điều dưỡng, điều trị các bệnh thông
thường, sơ cứu chuyển lên tuyến trên.
- Các Nông trường: Cồn Tiên, Dốc Miếu, Bảy Tư, Trường Sơn, Quyết Thắng,
Bến Hải: thực hiện việc trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác mủ cao su.
- Xí nghiệp cơ khí chế biến: Chế biến và bảo quản mủ, sản xuất thành phẩm cao su.
- Xí nghiệp sản xuất tổng hợp: Thực hiện các hoạt động kinh doanh du lịch, vận
tải, nhà nghỉ của Công ty.
1.2.4.2 Quá trình tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ:
Các sản phẩm mủ chế biến của công ty đó là: SVR 3L, SVR 5, SVR 10, SVR
20. Công ty sử dụng công nghệ sơ chế cao su thiên nhiên định chuẩn kỹ thuật (TSR).
Nguyên liệu cao su thu họach từ vườn cây bao gồm mủ nước và mủ phụ (mủ
đông trong chén, mủ dây trên miệng cạo, mủ đông tận dụng trong quá trình thu mủ
nước hay gọi chung là mủ tạp đông). Hai loại mủ này có tính chất khác nhau nên được
ứng dụng để sản xuất các loại mủ riêng biệt khác nhau.
* Quy trình công nghệ chế biến mủ cao su SVR 3L và SVR 5:
- Mủ nước => Tiếp nhận mủ => Phân loại ban đầu => Lọc thô => Pha trộn mủ
=> Đánh đông => Cán xéo => Cán 1, 2, 3 => Băm tinh => Sấy => Phân loại dự kiến
=> Cân và ép bành => Đóng gói => Nhập kho.
+ Phân loại ban đầu: Mủ nước sau khi đưa về nhà máy được phân thành hai loại
để đảm bảo chất lượng đó là một loại mủ không bị biến tính (mủ có màu trắng) và mủ
bị biến tính (mủ có màu vàng).
+ Lọc thô để loại bỏ bớt tạp chất.
+ Pha trộn mủ.
+ Đánh đông mủ bằng axit.
+ Tiến hành gia công (cán, băm).
+ Sấy: theo thiết kế của nhà sản xuất máy sấy và nhiệt độ yêu cầu.
+ Cân, ép bành và đóng gói: theo yêu cầu của khách hàng và nhập kho đợi ngày
giao hàng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 24
* Quy trình công nghệ chế biến mủ cao su SVR 10, SVR 20:
- Mủ phụ => Tiếp nhận và xử lý => Cắt, rửa, trộn => Ép, cắt, rửa, trộn => Cán,
băm, rửa, trộn => Cán, rửa lần 1, 2, 3 => Băm thô => Cán, rửa lần 4, 5, 6 => Băm tinh
=> Sấy => Phân loại dự kiến => Cân và ép bành => Đóng gói => Nhập kho.
+ Tiếp nhận và xử lý: tiến hành tách biệt các loại mủ tạp, dây, đông để dễ kiểm
soát chất lượng.
+ Gia công (bao gồm các công đoạn: cắt, rửa, trộn, ép, băm, cán): Mủ tạp đông
thông thường do thu gom bị nhiễm nhiều tạp chất, vì vậy việc làm sạch mủ để làm
giảm chỉ tiêu tạp chất là rất quan trọng. Hệ thống gia công cán rửa để sản xuất mủ
SVR 10 và SVR 20 qua nhiều máy, nhiều hồ rửa và băng chuyền để công nhân loại bỏ
các tạp chất bằng thủ công. Kiểm soát công đoạn này chủ yếu cán trộn cho tờ mủ có
tính đồng nhất và càng sạch trong mủ càng tốt. Sau đó cho vào hệ thống cán rửa, theo
dõi suốt quá trình chạy máy tránh không cho mủ vào hồ rửa quá nhiều làm mất khả
năng rửa của hồ, hiệu chỉnh máy sao cho tờ mủ được trộn đều, để có hạt cốm nhỏ và
đều để cho công đoạn sấy.
+ Sấy: mủ tạp đông có nhiệt độ sấy thấp và thời gian kéo dài và được ấn định
theo thiết kế của từng lò sấy của nhà sản xuất máy.
+ Cân, ép bành và đóng gói: theo yêu cầu của khách hàng và nhập kho đợi ngày
giao hàng.
1.2.5 Nguồn lực của công ty:
1.2.5.1 Nguồn lực tự nhiên:
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và
không thể thay thế được. Đất đai vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động,
không có đất đai thì không thể tiến hành sản xuất nông nghiệp được, chất lượng, đặc
tính đất đai quyết định rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng.
Nhận biết được điều này, cùng với sự ngày một lớn mạnh của mình, việc xem xét,
đánh giá, mở rộng cũng như xây dựng cơ cấu diện tích đất luôn được công ty chú
trọng hàng đầu.
Qua bảng 3 ta thấy, giai đoạn 2010 - 2012, tổng diện tích đất phục vụ cho quá
trình sản xuất mủ cao su của công ty không ngừng tăng lên.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 25
Năm 2010, tổng diện tích đất của công ty là 3.617,33 ha, đến năm 2011 là
3.872,95 ha, tăng 255,62 ha. Có được sự tăng lên này là do năm 2011 công ty đã khai
hoang thêm được 68,3 ha đất, diện tích cao su KTCB tăng 71,35 ha, diện tích cao su
được khai thác thực hiện thanh lý tăng 56,7 ha, diện tích cao su khai thác tăng 55 ha,
công ty xây dựng thêm vườn nhân giống và ươm giống với diện tích lần lượt là 1,97 ha
và 2,3 ha.
Đến năm 2012, diện tích đất phục vụ cho việc trồng và sản xuất cao su đã lên
đến 4.449,85 ha, tăng 576,9 ha so với năm 2011 và 832,52 ha so với năm 2010. Trong
đó, diện tích khai hoang tăng 125,7 ha, diện tích cao su KTCB tăng 67,3 ha, diện tích
cao su được khai thác thực hiện thanh lý tăng 26,03 ha, diện tích cao su khai thác tăng
275,16 ha, mở rộng diện tích vườn nhân giống thêm 0,01 ha so với năm 2011 và công
ty tiến hành phục hoang thêm được 82,7 ha đất.
Về cơ cấu diện tích, từ năm 2010 đến năm 2012, tỉ trọng diện tích đất khai
hoang ngày càng tăng từ 0% năm 2010 lên 1,77% năm 2011 và 4,36% năm 2012 cho
thấy công ty đang thực hiện tốt chủ trương mở rộng diện tích đất đai của mình. Tỉ
trọng diện tích đất phục hoang cũng từ 0% năm 2010 và 2011 lên chiếm 1,86% năm
2012. Diên tích cao su được trồng mới hay cao su kiến thiết cơ bản cũng tăng từ
11,65% năm 2010 lên 12,72% năm 2011 những sau đó giảm còn 12,59% năm 2012.
Trong thời gian này, một số vườn cây bắt đầu vào thời gian ngừng cho mủ được công
ty thực hiện thanh lý, tỉ trọng diện tích này là 0% năm 2010, 1,46% năm 2011 và
1,86% năm 2012. Một số vườn cây thực hiện việc thanh lý đồng nghĩa với diện tích
cao su đang trong thời gian khai thác sẽ giảm, tỉ trọng diện tích này từ 88,35% năm
2010 giảm còn 83,94% năm 2011 và còn 79,24% năm 2012. Tỉ trọng diện tích vườn
nhân giống từ 0% năm 2010 lên 0,05% năm 2011, năm 2012 diện tích vườn nhân
giống tăng 0,01 ha song do tổng diện tích cũng tăng trong khi quy mô vườn nhân
giống nhỏ hơn nhiều so với diện tích nên tỉ trọng diện tích vườn nhân giống năm này
giảm còn 0,04%. Tỉ trọng vườn ươm là 0% năm 2010 là 0%, năm 2011 là 0,06%, năm
2012 cũng như diện tích vườn nhân giống mặc dù không thay đổi về quy mô song tỉ
trọng diện tích vườn ươm giống giảm còn 0,05%.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 26
Bảng 3: Cơ cấu diện tích đất đai của công ty giai đoạn 2010-2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (+/-)
Diện tích
(ha)
Tỉ
trọng
(%)
Diện tích
(ha)
Tỉ
trọng
(%)
Diện tích
(ha)
Tỉ
trọng
(%)
2011 so
với 2010
2012 so
với 2011
2012 so
với 2010
Tổng: 3.617,33 100 3.872,95 100 4.449,85 100 255,62 576,9 832,52
Diện tích khai hoang 0 0 68,3 1,77 194 4,36 68,3 125,7 194
Diện tích phục hoang 0 0 0 0 82,7 1,86 0 82,7 82,7
Diện tích cao su KTCB 421,29 11,65 492,64 12,72 559,94 12,59 71,35 67,3 138,65
Diện tích cao su được khai
thác thực hiện thanh lý
0 0 56,7 1,46 82,73 1,86 56,7 26,03 82,73
Diện cao su khai thác 3.196,04 88,35 3.251,04 83,94 3.526,2 79,24 55 275,16 330,16
Diện tích vườn nhân giống 0 0 1,97 0,05 1,98 0,04 1,97 0,01 1,98
Diện tích vườn ươm 0 0 2,3 0,06 2,3 0,05 2,3 0 2,3
(Nguồn:Phòng kỹ thuật và kết quả tính toán của tác giả)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 27
Ngoài việc mở rộng diện tích đất trong tỉnh công ty cũng chú trọng cho việc
đầu tư trồng cao su sang nước bạn Lào. Mặc dù diện tích đất đai của công ty đang
ngày càng được mở rộng song về tương lai công ty khó có thể mở rộng thêm được do
quỹ đất là có hạn. Ngoài việc mở rộng diện tích đất công ty cũng chú trọng việc nâng
cao chất lượng đất đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
1.2.5.2 Nguồn lực kinh tế - xã hội:
1.2.5.2.1 Lao động:
Lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa hoc kỹ thuật, máy
móc đang dần thay thế con người trong một số hoạt động của quá trình sản xuất kinh
doanh. Song, máy móc không thể thay thế hoàn toàn được vai trò của con người. Đặc biệt
đối với ngành cao su thiên nhiên, là ngành có nhu cầu lớn về đội ngũ lao động.
Bảng 4 cho ta thấy, cùng với quá trình mở rộng quy mô sản xuất của mình, lực
lượng lao động của công ty trong thời gian 2010-2012 không ngừng gia tăng về số
lượng. Năm 2010, tổng lao động của công ty là 1.436 người. Năm 2011, số lao động là
1.467 người, tăng 31 người so với năm 2010. Năm 2012, con số này đã là 1.495 người,
tăng 28 người so với năm 2011 và tăng 59 người so với năm 2010.
Cùng với sự gia tăng về tổng số, cơ cấu lao động của công ty trong thời gian
này cũng có những thay đổi:
Cơ cấu lao động theo quan hệ sản xuất được chia thành lao động trực tiếp và lao
động gián tiếp. Lao động trực tiếp là những lao động trực tiếp tham gia vào quá trình
sản xuất tạo ra sản phẩm như công nhân. Lao động gián tiếp là những lao động đóng
góp một cách gián tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm như các cán bộ quản lý, cán bộ
văn phòng… Trong giai đoạn 2010-2012, cơ cấu lao động theo quan hệ sản xuất có sự
thay đổi nhỏ khi tỉ trọng lao động gián tiếp tăng từ 7,31% năm 2010 lên 7,43 % năm
2011 và 7,69% năm 2012 tương ứng với mức tăng về số lượng là năm 2011 tăng 4
người so với năm 2010, năm 2012 tăng 6 người so với năm 2011 và tăng 10 người so
với năm 2010. Trong khi đó, tỉ trọng lao động trực tiếp có xu hướng giảm dần từ
92,69% năm 2010 xuống còn 92,57% năm 2011 và 92,31% năm 2012 mặc dù số
lượng không ngừng gia tăng qua ba năm. Năm 2011 số lượng lao động trực tiếp tăng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 28
27 người so với năm 2010, năm 2012 tăng 22 người so với năm 2011 và 49 người so
với năm 2010.
Theo trình độ lao động cơ cấu lao động cũng có những thay đổi khi tỉ trọng lao
động có trình độ Đại học trở lên ngày càng cao. Năm 2010 tỉ trọng của nhóm lao động
này là 6,55%, năm 2011 là 6,75% và năm 2012 là 7,16%, cùng với đó là sự gia tăng về
số lượng, năm 2011 lượng lao động có trình độ Đại học trở lên tăng 5 người so với
năm 2010, năm 2012 tăng 8 người so với năm 2011 và tăng 10 người so với năm 2010.
Cũng giống như lao động trực tiếp, mặc dù số lượng cũng không ngừng gia tăng qua
ba năm những tỉ trọng lao động có trình độ dưới Đại học lại có xu hướng giảm đi, từ
93,45% năm 2010 xuống còn 93,25% năm 2011 và 92,84% năm 2012.
Theo giới tính, với lợi thế về sức khỏe và thời gian tỉ trọng lao động nam trong
doanh nghiệp ngày càng gia tăng, từ 58,08% năm 2010 lên 58,42% năm 2011 và
58,46% năm 2012. Cùng với đó là sự gia tăng về số lượng, năm 2011 tăng 23 người so
với năm 2010, năm 2012 tăng 17 người so với năm 2011 và tăng 40 người so với năm
2010. Cùng với sự tăng tỉ trọng của lao động nam là sự giảm tỉ trọng của lao động nữ.
Năm 2010 tỉ trọng của lao động nữ là 41,92%, năm 2011 tỉ trọng này giảm xuống còn
41,58% và là 41,54% năm 2012.
Sự thay đổi lớn nhất trong cơ cấu lao động là sự thay đổi về cơ cấu theo thời
gian hợp đồng lao động. Theo chỉ tiêu này, cơ cấu lao động được chia thành lao động
có hợp đồng ngắn hạn và lao động có hợp đồng dài hạn. Từ năm 2010 đến năm 2012.
tỉ trọng lao động có thời gian ngắn hạn ngày càng gia tăng với tốc độ nhanh. Tỉ trọng
của loại lao động này năm 2010 là 59,89% thì năm 2011 đã là 66,12% và năm 2012 là
75,51%. Cùng với sự không ngừng gia tăng về số lượng, năm 2011 lượng lao động có
hợp đồng ngắn hạn tăng 110 người so với năm 2010, năm 2012 tăng 114 người so với
năm 2011 và 224 người so vơi năm 2010. Sự gia tăng tỉ trọng của lao động có thời
gian hợp đồng ngắn hạn đồng nghĩa với sự giảm tỉ trọng của lao động có hợp đồng dài
hạn. Năm 2010, tỉ trọng lao động có hợp đồng dài hạn là 40,11%, năm 2011 giảm còn
33,88% và còn 27,49% vào năm 2012.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 29
Bảng 4: Tình hình sử dụng lao động bình quân của công ty giai đoạn 2010-2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (+/-)
Số lượng
(người)
Tỉ trọng
(%)
Số lượng
(người)
Tỉ trọng
(%)
Số lượng
(người)
Tỉ trọng
(%)
2011 so
với 2010
2012 so
với 2011
2012 so
với 2010
Tổng 1.436 100 1.467 100 1.495 100 31 28 59
1. Theo quan hệ sản xuất:
LĐ gián tiếp 105 7,31 109 7,43 115 7,69 4 6 10
LĐ trực tiếp 1.331 92,69 1.358 92,57 1.380 92,31 27 22 49
2. Theo trình độ lao động:
ĐH trở lên 94 6,55 99 6,75 107 7,16 5 8 13
Dưới ĐH 1.342 93,45 1.368 93,25 1388 92,84 26 20 46
3. Theo giới tính:
Nam 834 58,08 857 58,42 874 58,46 23 17 40
Nữ 602 41,92 610 41,58 621 41,54 8 11 19
4. Theo thời gian hợp đồng:
LĐ hợp đồng dài hạn 576 40,11 497 33,88 411 27,49 -79 -86 -165
LĐ ngắn hạn 860 59,89 970 66,12 1084 75,51 110 114 224
(Nguồn:Phòng tổ chức lao động và kết quả tính toán của tác giả)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 30
Giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn kinh tế thế giới có nhiều biến động, làm ảnh
hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt
Nam trong đó có các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất kinh doanh mủ cao su như
công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị. Trong khi, thu nhập của người lao động công
ty phụ thuộc rất lớn đến biến động doanh thu của công ty. Sự biến động này ta sẽ tìm
hiểu ở mục 2.1 của báo cáo này.
Tổng quỹ lương công ty giai đoạn 2010-2012 có sự sụt giảm 60,9 triệu đồng từ
10.770 triệu đồng năm 2010 xuống còn 10.709,1 triệu đồng năm 2011 và tiếp tục giảm
mạnh 4.280,6 triệu đồng xuống còn 6.428,5 triệu đồng vào năm 2012. Tổng quỹ lương
năm 2011 bằng 99% năm 2010, giảm 1%. Năm 2012 tổng quỹ lương chỉ bằng 60%
năm 2011 và bằng 59,7% năm 2010, giảm 40% so với năm 2011 và giảm 40,3% so với
năm 2010.
Tổng quỹ lương giảm trong khi tổng lao động tăng làm cho thu nhập bình quân
đầu người của công ty giảm. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của công ty vào
khoảng 7,5 triệu đồng/người. Năm 2011, tổng lương giảm 60,9 triệu đồng trong khi
tổng lao động tăng 31 người làm thu nhập bình quân giảm còn 7,3 triệu đồng/người,
giảm 0,2 triệu đồng/người so với năm 2010. Năm 2012, tổng quỹ lương giảm mạnh từ
10.709,1 triệu đồng năm 2011 xuống còn 6.428,5 triệu đồng trong khi tổng lao động
vẫn tăng thêm 28 người làm cho thu nhập bình quân của công ty giảm mạnh xuống
còn 4,3 triệu đồng/người, giảm 3 triệu đồng/người so với năm 2011 và giảm 3,2 triệu
đồng/người so với năm 2010 tương ứng với chỉ bằng 59% so với năm 2011 và bằng
57% so với năm 2010.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 31
Bảng 5: Tình hình thu nhập của người lao động trong công ty giai đoạn 2010-2012
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2010 2011 2012
2011 so với 2010 2012 so với 2011 2012 so với 2010
+/- % +/- % +/- %
Tổng quỹ lương (triệu đồng) 10.770 10.709,1 6.428,5 -60.9 99% -4.280,6 60% -4.341,5 59,7%
Tổng lao động bình quân (người) 1.436 1.467 1.495 31 102% 28 102% 59 104%
Thu nhập bình quân (triệu đồng/ người) 7,5 7,3 4,3 -0,2 97% -3 59% -3,2 57%
(Nguồn:Phòng kế toán công ty và kết quả tính toán của tác giả)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 32
Công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ văn hóa, trình độ tay nghề cho
công nhân luôn được công ty quan tâm. Phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường
xuyên huyện Gio Linh, công ty mở các lớp bổ túc để tạo điều kiện cho công nhân nâng
cao trình độ văn hóa, gửi công nhân đào tạo tại Trường kỹ thuật nghiệp vụ cao-su.
Hằng năm, công ty tổ chức thi nâng bậc thợ và mở các lớp đào tạo tay nghề, huấn
luyện kiến thức an toàn lao động cho công nhân mới và tổ chức đào tạo lại cho công
nhân có tay nghề chưa cao. Nhờ vậy trình độ tay nghề của công nhân được nâng lên
rõ rệt. Từ xuất phát điểm là những người nông dân không có tay nghề, chưa qua đào
tạo, đến nay 100% số công nhân đã qua các lớp đào tạo kỹ thuật, có trình độ tay nghề
cao, trong đó hơn 60% số thợ bậc cao. Nhiều công nhân trẻ qua đào tạo đã nắm bắt và
làm chủ được dây chuyền công nghệ hiện đại. Chính việc quan tâm nâng cao trình độ
tay nghề, đã góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và
thu nhập cho công nhân.
Do đặc thù công nhân cao su sống ở vùng sâu, xa các trung tâm văn hóa, nên
công ty luôn quan tâm chăm lo đời sống văn hóa tinh thần của người lao động. Hằng
năm, ngoài mùa vụ và các dịp lễ, Tết, công ty phối hợp với các đoàn thể tổ chức các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tạo không khí vui tươi lành mạnh, phấn
khởi trong lao động sản xuất. Ngoài ra, công ty còn thực hiện tốt cuộc vận động "Xây
dựng đời sống văn hóa cơ sở". Hiện nay, 100% số đơn vị trực thuộc đã phát động và
được công nhận là đơn vị văn hóa. Hằng năm, công ty trích quỹ phúc lợi hàng tỷ đồng
tổ chức cho công nhân lao động giỏi đi tham quan học tập trong và ngoài nước. Công
ty là doanh nghiệp đầu tiên ở địa phương tổ chức cho công nhân đi tham quan, học tập
ở nước ngoài.
1.2.5.2.2 Vốn:
Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào doanh nghiệp cũng
cần phải có vốn. Trong nền kinh tế, vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập
một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn là một yếu tố
đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh tham toàn bộ mọi quá trình sản xuất liên tục
trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp.
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội ThấtKhóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát ĐạtKhóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Mỹ Hoàng
Phân tích tình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Mỹ HoàngPhân tích tình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Mỹ Hoàng
Phân tích tình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Mỹ Hoàng
luanvantrust
 
Phân tích hoạt động bán hàng tại công ty TNHH tin học Mai Phương
Phân tích hoạt động bán hàng tại công ty TNHH tin học Mai PhươngPhân tích hoạt động bán hàng tại công ty TNHH tin học Mai Phương
Phân tích hoạt động bán hàng tại công ty TNHH tin học Mai Phương
Dương Hà
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAYĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tải
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tảiĐề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tải
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tải
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Côn...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Côn...Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Côn...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Côn...
luanvantrust
 
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu ThắmĐề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Bài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng Hóa
Bài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng HóaBài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng Hóa
Bài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng Hóa
Nhận Viết Đề Tài Điểm Cao ZALO 0917193864 - LUANVANTRUST.COM
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Viện Quản Trị Ptdn
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOTĐề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (20)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
 
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội ThấtKhóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát ĐạtKhóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Phân tích tình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Mỹ Hoàng
Phân tích tình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Mỹ HoàngPhân tích tình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Mỹ Hoàng
Phân tích tình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Mỹ Hoàng
 
Phân tích hoạt động bán hàng tại công ty TNHH tin học Mai Phương
Phân tích hoạt động bán hàng tại công ty TNHH tin học Mai PhươngPhân tích hoạt động bán hàng tại công ty TNHH tin học Mai Phương
Phân tích hoạt động bán hàng tại công ty TNHH tin học Mai Phương
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAYĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAY
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tải
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tảiĐề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tải
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tải
 
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Côn...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Côn...Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Côn...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Côn...
 
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu ThắmĐề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
 
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
 
Bài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng Hóa
Bài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng HóaBài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng Hóa
Bài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng Hóa
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOTĐề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
 

Similar to Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!

Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Tuyền Hương
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Tuyền HươngĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Tuyền Hương
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Tuyền Hương
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nước uống đóng chai, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nước uống đóng chai, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nước uống đóng chai, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nước uống đóng chai, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
NOT
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
NOT
 
Đề tài Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đầ...
Đề tài Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đầ...Đề tài Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đầ...
Đề tài Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đầ...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng
Đề tài: Thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựngĐề tài: Thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng
Đề tài: Thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng
Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựngGiải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng
Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng thương mạiĐề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng thương mại
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại CTY CP giặt ủi ...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại CTY CP giặt ủi ...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại CTY CP giặt ủi ...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại CTY CP giặt ủi ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty thực phẩm, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty thực phẩm, 9đĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty thực phẩm, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty thực phẩm, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phátGiải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
NOT
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM! (20)

Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Tuyền Hương
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Tuyền HươngĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Tuyền Hương
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Tuyền Hương
 
Đề tài: Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nước uống đóng chai, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nước uống đóng chai, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nước uống đóng chai, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nước uống đóng chai, 9 ĐIỂM!
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
 
Đề tài Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đầ...
Đề tài Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đầ...Đề tài Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đầ...
Đề tài Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đầ...
 
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
 
Đề tài: Thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng
Đề tài: Thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựngĐề tài: Thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng
Đề tài: Thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng
 
Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng
Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựngGiải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng
Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng
 
Đề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng thương mạiĐề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng thương mại
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại CTY CP giặt ủi ...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại CTY CP giặt ủi ...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại CTY CP giặt ủi ...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại CTY CP giặt ủi ...
 
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty thực phẩm, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty thực phẩm, 9đĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty thực phẩm, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty thực phẩm, 9đ
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phátGiải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ...
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 

Recently uploaded (11)

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 

Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 TRƯƠNG THỊ HẢI LÝ Khóa học: 2009-2013
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Trương Thị Hải Lý Th.S Tôn Nữ Hải Âu Lớp: K43KDNN Niên khóa: 2009-2013 Huế, tháng 5 năm 2013
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN ii
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU............................................................vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.....................................................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..........................................................................................viii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ......................................................................................................x Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài: .................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu:............................................................................................................2 3. Giới hạn nghiên cứu:............................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................................2 Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................3 Chương 1: Tổng quan về vấn đề tiêu thụ sản phẩm..............................................................3 1.1 Cơ sở khoa học:...............................................................................................................3 1.1.1 Cơ sở lý luận: ...........................................................................................................3 1.1.1.1 Những vấn đề chung về sản xuất và tiêu thụ:....................................................3 1.1.1.3 Chiến lược marketing trong tiêu thụ sản phẩm: Chiến lược 4P......................8 1.1.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp:.............10 1.1.2 Cơ sở thực tiễn:......................................................................................................13 1.1.2.1 Những đặc điểm trong tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của Việt Nam: ............13 1.1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của Việt Nam: .............15 1.1.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của tỉnh Quảng Trị: ...........17 1.2 Tình hình cơ bản của công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị: ..............................18 1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển:....................................................................18 1.2.2 Quy mô công ty:.....................................................................................................19 1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty:...................................................................20 1.2.3.1 Chức năng của công ty:......................................................................................20 1.2.3.2 Nhiệm vụ của công ty:........................................................................................20 1.2.4 Sơ đồ tổ chức:.........................................................................................................20 1.2.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: .........................................................................20 1.2.4.2 Quá trình tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ:.......................................23
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN iv 1.2.5 Nguồn lực của công ty:..........................................................................................24 1.2.5.1 Nguồn lực tự nhiên:............................................................................................24 1.2.5.2 Nguồn lực kinh tế - xã hội:.................................................................................27 1.2.6 Môi trường kinh doanh của công ty: ...................................................................37 1.2.6.1 Môi trường vĩ mô:...............................................................................................37 1.2.6.2 Môi trường vi mô:...............................................................................................40 1.2.7 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012:.......................41 1.2.8 Đánh giá chung về tình hình của công ty: ...........................................................45 1.2.8.1 Ưu điểm:..............................................................................................................45 1.2.8.2 Tồn tại và hạn chế: .............................................................................................45 Chương 2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................................................46 2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị giai đoạn 2010-2012: ...........................................................................................................................46 2.1.1 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:..............................................46 2.1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm chung:....................................................................49 2.1.3 Tình hình tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm:....................................................51 2.1.4 Tình hình tiêu thụ theo thị trường tiêu thụ: .......................................................56 2.1.5 So sánh sản lượng tiêu thụ so với sản lượng thành phẩm: ................................59 2.2 Phân tích tình hình biến động doanh thu:..................................................................60 2.2.1 Phân tích tình hình biến động doanh thu chung:...............................................60 2.2.2 Phân tích tình hình biến động doanh thu theo chủng loại sản phẩm:..............62 2.2.3 Phân tích tình hình biến động doanh thu theo thị trường tiêu thụ: .................64 2.3 Hệ thống phân phối và các chiến lược marketing:....................................................65 2.3.1 Các kênh phân phối: .............................................................................................65 2.3.2 Các chiến lược marketing:....................................................................................66 2.3.2.1 Chiến lược sản phẩm:.........................................................................................66 2.3.2.2 Chiến lược giá cả: ...............................................................................................66 2.3.2.3 Chiến lược phân phối:........................................................................................66 2.3.2.4 Chiến lược xúc tiến:............................................................................................67 2.4 Các phương thức thanh toán:......................................................................................67 2.5 Tình hình thực hiện chi phí hoạt động tiêu thụ sản phẩm: ......................................67
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN v 2.6 Kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm:.....................................................................71 Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị .............................................................................................79 3.1 Phân tích ma trận SWOT của công ty: ......................................................................79 3.1.1 Điểm mạnh:............................................................................................................79 3.1.2 Điểm yếu:................................................................................................................79 3.1.3 Cơ hội:.....................................................................................................................79 3.1.4 Thách thức: ............................................................................................................80 3.2 Các giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm:.............................80 3.2.1 Giải pháp cho chiến lược 4P:................................................................................80 3.2.1.1 Chiến lược sản phẩm:.........................................................................................81 3.2.1.2 Chiến lược giá:....................................................................................................82 3.2.1.3 Chiến lược phân phối:........................................................................................82 3.2.1.4 Chiến lược xúc tiến:............................................................................................83 3.2.2 Giải pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh:.....................................................83 3.2.3 Giải pháp về con người:........................................................................................84 Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................85 1. Kết luận:..............................................................................................................................85 2. Kiến nghị:............................................................................................................................86 2.1 Đối với công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị: ......................................................86 2.2 Đối với Tập đoàn cao su Việt Nam: ............................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Chữ viết tắt TNHH MTV WTO CP TSCĐ SXKD VRG UBND P TP TCCB NT RSS TSR KTCB ĐVT LĐ ĐH CSH KHCN TCVN ISO TM & DV BVTV SP KH XK SL SWOT EU CV Nghĩa Trách nhiệm hữu hạn một thành viên World trade organization (Tổ chức thương mại thế giới) Chi phí Tài sản cố định Sản xuất kinh doanh Viet Nam Rubber Group (Tập đoàn Cao su Việt Nam) Ủy ban nhân dân Phường Thành phố Tổ chức cán bộ Nông trường Ribbed Smoked Sheet (Gân tấm hun khói) Technically Specified Rubber (Cao su định chuẩn kỹ thuật) Kiến thiết cơ bản Đơn vị tính Lao động Đại học Chủ sở hữu Khoa học công nghệ Tiêu chuẩn Việt Nam International Organization for Standardization (Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa) Thương mại và dịch vụ Bảo vệ thực vật Sản phẩm Kế hoạch Xuất khẩu Sản lượng Strengt – Weaknesses - Opportunities - Threats (Điểm mạnh - Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức) European Union (Liên minh Châu Âu) Constant Viscosity (Độ nhớt không đổi)
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ trực tiếp..................................................................................................3 Sơ đồ 2: Kênh tiêu thụ gián tiếp.................................................................................................4 Sơ đồ 3: Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của Công ty..........................................................21
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su Việt Nam giai đoạn 2010-2012...........15 Bảng 2: Sản lượng tiêu thụ của cao su thiên nhiên ở Việt Nam ở một số thị trường quốc tế giai đoạn 2010-2012........................................................................................................................16 Bảng 3: Cơ cấu diện tích đất đai của công ty giai đoạn 2010-2012.........................................26 Bảng 4: Tình hình sử dụng lao động bình quân của công ty giai đoạn 2010-2012 .........................29 Bảng 5: Tình hình thu nhập của người lao động trong công ty giai đoạn 2010-2012..............31 Bảng 7: Nguyên giá TSCĐ của công ty giai đoạn 2010-2012 .................................................36 Bảng 6: Nguồn vốn của công ty các năm 2010-2012...............................................................34 Bảng 8: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012.................44 Bảng 9: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2010-2012...48 Bảng 10: Tình hình tiêu thụ sản phẩm chung của công ty giai đoạn 2010-2012 .....................50 Bảng 11: Thông số các dòng sản phẩm SVR 3L. SVR 5, SVR 10 và SVR 20 theo tiêu chuẩn quốc gia ....................................................................................................................................52 Bảng 12: Tình hình sản lượng tiêu thụ và giá bán của từng dòng sản phẩm của công ty giai đoạn 2010-2012........................................................................................................................53 Bảng 13: Tình hình biến động doanh thu tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm của công ty giai đoạn 2010-2012........................................................................................................................55 Bảng 14: Tình hình sản lượng và giá bán ở các thị trường tiêu thụ của công ty giai đoạn 2010- 2012 ..........................................................................................................................................57 Bảng 15: Tình hình biến động doanh thu tiêu thụ theo thị trường tiêu thụ của công ty giai đoạn 2010-2012........................................................................................................................58 Bảng 16: Tình hình sản lượng tiêu thụ so với sản lượng thành phẩm của công ty giai đoạn 2010-2012.................................................................................................................................60 Bảng 17: Nguyên nhân biến động doanh thu tiêu thụ chung theo sản lượng và giá bán bình quân của công ty giai đoạn 2010-2012.....................................................................................61 Bảng 18: Phân tích biến động doanh thu chung theo biến động doanh thu theo chủng loại sản phẩm của công ty giai đoạn 2010-2012....................................................................................63 Bảng 19: Phân tích biến động doanh thu tiêu thụ chung theo biến động doanh thu ở các thị trường tiêu thụ của công ty giai đoạn 2010-2012.....................................................................65 Bảng 20: Tình hình thực hiện chi phí cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2010-2012.................................................................................................................................68
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN ix Bảng 21: Chi phí tiêu thụ cho một đơn vị sản phẩm của công ty qua các năm 2010-2012 .....69 Bảng 22: Nguyên nhân biến động Tổng chi phí tiêu thụ sản phẩm theo sản lượng tiêu thụ và chi phí tiêu thụ đơn vị của công ty giai đoạn 2010-2012 .........................................................71 Bảng 23: Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2010-2012 ..................73 Bảng 24: Thuế/đơn vị sản phẩm của công ty qua các năm 2010-2012 ....................................74 Bảng 25: Nguyên nhân biến động lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010-2012.......................75 Bảng 26: Hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2010-2012 ................78
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN x TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 1. Lý do chọn đề tài: Tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là khâu quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cao su thiên nhiên là một trong những loại nông sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Giai đoạn 2010 -2012 là giai đoạn kinh tế thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu và giá bán cao su thiên nhiên của các doanh nghiệp cao su trong nước nói chung và công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị nói riêng. Đây là một giai đoạn được coi là thách thức đối với công ty. Bên cạnh những kết quả đạt được công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế làm kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của mình. Với mục tiêu nghiên cứu là phân tích, đánh giá, tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế về tiêu thụ sản phẩm; phân tích, đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị giai đoạn 2010 – 2012, từ đó đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm giúp công ty nâng cao kết quả, hiệu quả tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới. Xuất phát từ những lý do trên, trong thời gian thực tập cuối khóa tại Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị tôi đã chọn: “ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị giai đoạn 2010-2012” làm đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp duy vật biện chứng. - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu. - Phương pháp chỉ số trong thống kê. - Phương pháp so sánh. 3. Kết quả đạt được: - Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2010 – 2012:
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN xi + Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ. + Tình hình tiêu thụ sản phẩm chung. + Tình hình tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm. + Tình hình tiêu thụ theo thị thường tiêu thụ. + So sánh sản lượng tiêu thụ so với sản lượng thành phẩm. - Nguyên nhân biến động doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2010 -2012: + Nguyên nhân biến động doanh thu chung. + Nguyên nhân biến động doanh thu theo chủng loại sản phẩm. + Nguyên nhân biến động doanh thu theo thị trường tiêu thụ. - Các chiến lược kinh doanh của công ty. - Tình hình thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm. - Tình hình thực hiện chi phí cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty và nguyên nhân biến động của công ty giai đoạn 2010 -2012. - Các kết quả đạt được và nguyên nhân biến động lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2010 – 2012. - Một số chỉ tiêu hiêu quả đạt được. - Biết được những điểm mạnh cũng như những hạn chế của công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm. - Một số giải pháp và kiến nghị giúp tăng kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian tới.
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 1 Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Cao su là một trong những loại nông sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Trong những thập niên vừa qua, diện tích, sản lượng và năng suất trồng cao su của Việt Nam liên tục tăng nhanh, đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ tư thế giới về sản lượng khai thác và xuất khẩu, đứng thứ hai về năng suất vào năm 2011. Sau khi gia nhập WTO và sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, tình hình sản xuất kinh doanh cao su của doanh nghiệp cả nước nói chung và khu vực Miền Trung - Tây Nguyên có nhiều biến động. Tận dụng tài nguyên đất đỏ bazan cùng với khí hậu thích hợp cho sự phát triển của cây cao su ở các vùng đồi núi, công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị thuộc tập đoàn Cao su Việt Nam nằm trên địa bàn Quảng Trị đã ngày một trưởng thành và đạt được những thành tựu nhất định trong thời gian qua. Tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển thì sản phẩm của doanh nghiệp phải được tiêu thụ và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp để tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp là rất cần thiết. Giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, cũng là giai đoạn kinh tế thế giới bước vào cuộc khủng hoảng mới vào cuối năm 2011. Hậu quả của các cuộc khủng hoảng này ít nhiều tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị. Với nỗ lực của mình, bằng những biện pháp cụ thể, giai đoạn này, công ty đã có những bước chuyển mình nhằm tăng doanh số bán hàng, đa dạng hóa sản phẩm. Giai đoạn này được coi là thách thức cũng là cơ hội để công ty khẳng định vị trí của mình trong Tập đoàn cao su Việt Nam nói chung và khu vực Miền Trung - Tây Nguyên nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên, trong thời gian thực tập cuối khóa tại Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị tôi đã chọn: “ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị giai đoạn 2010-2012” làm đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp của mình.
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 2 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm. - Phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị giai đoạn 2010-2012. - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị giai đoạn tới. 3. Giới hạn nghiên cứu: - Giới hạn về không gian: Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị. - Giới hạn về thời gian: phân tích, đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty trong giai đoạn 2010-2012. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp duy vật biện chứng: là phương pháp luận xuyên suốt đề tài để xem xét mối quan hệ tác động qua lại giữa các hiện tượng kinh tế - xã hội. - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm mủ cao su, tìm ra nguyên nhân của thực trạng này. - Phương pháp chỉ số trong thống kê: sử dụng để tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi trong kết quả tiêu thụ của các năm. - Phương pháp so sánh: so sánh các nhân tố trong mối tương quan với các nhân tố khác để đưa ra cái nhìn chính xác về thực trạng tiêu thụ. Và một số phương pháp khác.
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 3 Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về vấn đề tiêu thụ sản phẩm 1.1 Cơ sở khoa học: 1.1.1 Cơ sở lý luận: 1.1.1.1 Những vấn đề chung về sản xuất và tiêu thụ: 1.1.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm: Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, là những cách thức, con đường kết hợp hữu cơ giữa người sản xuất và những người trung gian khác nhau trong quá trình vận chuyển và phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng. Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Tùy theo đặc điểm của sản phẩm tiêu thụ, quy mô, khả năng của mình mà doanh nghiệp sử dụng các kênh phân phối sản phẩm khác nhau. Căn cứ vào quan hệ mua bán, kênh tiêu thụ sản phẩm được chia thành hai hình thức: kênh tiêu thụ trực tiếp và kênh tiêu thụ gián tiếp: - Kênh tiêu thụ trực tiếp: Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ trực tiếp Là hình thức tiêu thụ mà doanh nghiệp sản xuất và bán sản phẩm của mình tận tay cho người tiêu dùng cuối cùng. Ưu điểm của hình thức này đó là có hệ thống cửa hàng phong phú, tiện lợi, doanh nghiệp thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên có thể biết rõ được nhu cầu, xu hướng nhu cầu cũng như những nhận xét của khách hàng về sản phẩm của mình từ đó tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp xây dựng hình ảnh cũng như hoàn thiện hơn sản phẩm của mình. Tuy nhiên, cách thức phân phối này vẫn còn những hạn chế như hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ chậm làm cho tốc độ tái đầu tư vốn chậm, doanh nghiệp phải có quan hệ với nhiều bạn hàng, thị trường tiêu thụ hẹp. Doanh nghiệp sản xuất Người tiêu dùng cuối cùng
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 4 - Kênh tiêu thụ gián tiếp: Sơ đồ 2: Kênh tiêu thụ gián tiếp Là hình thức tiêu thụ mà doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian kinh tế như: bán buôn, bán lẻ, các cấp đại lý, các nhà môi giới. Ưu điểm của kênh phân phối này đó là doanh nghiệp có thể tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn, thu hồi vốn nhanh, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, kênh tiêu thụ này làm thời gian lưu thông dài, tăng chi phí tiêu thụ và doanh nghiệp khó kiểm soát các khâu trung gian. 1.1.1.1.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm: Đối với các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nó là cầu nối trung gian giữa một bên là nhà sản xuất với một bên là người tiêu dùng. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của họ. Sức tiêu thụ của doanh nhiệp được thể hiện ở mức bán ra và chịu sự tác động bởi uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ, giá cả.... Tiêu thụ sản phẩm thể hiện một cách đầy đủ về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Có tiêu thụ doanh nghiệp mới thu được vốn, mới có quá trình tái sản xuất mở rộng tiếp theo, có vậy, sản xuất mới có thể ổn định và phát triển. Sản xuất hàng hóa có tiêu thụ được mới có thể xác định được kết quả kinh doanh Doanh nghiệp sản xuất Bán buôn Bán lẻ Người tiêu dùng cuối cùng Đại lý Môi giới
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 5 cuối cùng của doanh nghiệp là lãi hay lỗ, ở mức độ nào. Mặt khác, tiêu thụ sản phẩm còn thúc đẩy việc doanh nghiệp ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh bởi những đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm không ngừng gia tăng. Đối với xã hội, tiêu thụ sản phẩm có vai trò trong việc cân đối cung và cầu, vì nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất với những cân bằng, với những tương quan tỉ lệ nhất định. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ, tức là sản xuất đang diễn ra một cách trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ được sự bình ổn của thị trường, đồng thời giúp các doanh nghiệp xác định phương hướng , kế hoạch cho những giai đoạn sản xuất tiếp theo. Thông qua tiêu thụ sản phẩm có thể dự đoán nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng đối với từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối liên kết kinh tế giữa các vùng kinh tế trong nước, giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới, giải quyết công ăn việc làm ,đảm bảo thu nhập cho người lao động và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân , đồng thời đóng góp vào ngân sách Nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ xã hội. Tóm lại, để sản xuất kinh doanh được thực hiện một cách trôi chảy, liên tục và đạt hiệu quả cao thì công tác tiêu thụ sản phẩm phải được tổ chức tốt. Vì vậy, việc quản lý hoạt động tiêu thụ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp. 1.1.1.1.3 Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp: Công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau: Điều tra, nghiên cứu thị trường: Đây là công việc đầu tiên trong công tác tiêu thụ sản phẩm, đóng vai trò quan trọng hàng đầu với chức năng nhận biết nhu cầu thị trường, khách hàng và quy mô thị trường. Điều tra nghiên cứu thị trường giúp trả lời những câu hỏi: Thị trường cần gì? khối lượng bao nhiêu? chất lượng có thể chấp nhận? thời gian cần? giá cả có thể chấp nhận?... Lựa chọn sản phẩm thích ứng và tiến hành tổ chức sản xuất: Trên cơ sở của việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ lựa chọn sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường. Sản phẩm thích ứng phải đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng và giá cả. Về mặt số lượng, lượng sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với quy mô thị trường. Về
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 6 mặt chất lượng, sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, phải tương xứng với trình độ tiêu dùng. Về mặt giá cả, mức giá cho sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra phải là mức giá được người tiêu dùng chấp nhận, đồng thời đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tổ chức hoàn chỉnh sản phẩm và đưa hàng hóa về kho thành phẩm để chuẩn bị tiêu thụ: Bao gồm các hoạt động tiếp nhận, kiểm tra, phân loại, đóng gói,...Đây là khâu không kém phần quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, nó đảm bảo sản phẩm sản xuất ra theo đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng, mẫu mã hay không. Đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng là doanh nghiệp đảm bảo chữ tín với khách hàng, doanh nghiệp cũng hạn chế được những thất thoát, kiểm tra được khả năng sản xuất của đội ngũ lao động. Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả và giới thiệu sản phẩm mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách hàng và việc quyết định lựa chọn mua hàng của họ. Vì vậy doanh nghiệp đảm bảo tốt công tác kiểm tra, nghiên cứu, thiết kế bao bì sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. Định giá và thông báo giá: Mức giá bán phải là mức giá được khách hàng chấp nhận và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mức giá được khách hàng chấp nhận phụ thuộc vào quy mô cung – cầu, mức độ thõa mãn nhu cầu khách hàng của sản phẩm về giá trị sử dụng, hình thức, chất lượng.... Mức giá bán phải là mức giá bù đắp được những chi phí sản xuất và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần phải nắm chắc các thông tin về chi phí sản xuất thông qua việc hạch toán giá thành. Sau khi xác định được mức giá bán hợp lý, doanh nghiệp tiến hành thông báo giá ra thị trường. Lên phương án phân phối vào các kênh tiêu thụ và lựa chọn kênh phân phối: Phân phối hàng hoá là quá trình tổ chức và quản lý việc đưa hàng hoá từ nhà sản xuất hoặc tổ chức đầu nguồn tới tận tay người tiêu dùng. Phân phối hàng hoá hiệu quả thì mới có thể thu được tiền hàng để chi trả những chi phí trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Tùy thuộc vào đặc tính sản phẩm, thị trường, khách hàng và khả năng của mình mà doanh nghiệp sẽ có phương án phân phối và lựa chọn kênh phân phối hợp lý sao cho số lượng tiêu thụ cao nhất với chi phí thấp nhất.
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 7 Xúc tiến bán hàng là các hoạt động nhằm tác động vào tâm lý của khách hàng để tiếp cận, nắm bắt nhu cầu của khách hàng và tìm ra ưu nhược của sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông với mục đích gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ. Một số hoạt động xúc tiến sản phẩm như: quảng cáo, hội nghị khách hàng, hội thảo, tặng quà, bán các mẫu hàng và cho thử tự do….Đối với các sản phẩm truyền thống hoặc được lưu thông thường xuyên trên thị trường thì việc xúc tiến bán hàng sẽ gọn nhẹ hơn, cần đặc biệt quan tâm đến việc xúc tiến bán hàng cho những sản phẩm mới hoặc sản phẩm cũ trên thị trường mới. Thực hiện các nghiệp vụ bán hàng và đánh giá kết quả thu được: Đa số người tiêu dùng quyết định lựa chọn chủng loại và thương hiệu một loại sản phẩm ngay tại quầy hàng. Khi mua hàng, người tiêu dùng bị ảnh hưởng rất lớn bởi cách trưng bày bắt mắt của sản phẩm, các chương trình khuyến mãi tại chỗ, lời giới thiệu của người bán hàng. Vậy nên việc làm sao xây dựng được đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp và giỏi nghề là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của các doanh nghiệp. Bởi đây chính là yếu tố hiệu quả nhất, nhanh nhất và ít tốt kém nhất tác động mạnh tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Sau khi hàng hóa được bán ra các doanh nghiệp tiến hành đánh giá các kết quả và hiệu quả thu được thông qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận, doanh thu/chi phí, lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu,…tìm ra nguyên nhân dẫn tới biến động của các chỉ tiêu này từ đó có biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mỗi nội dung đều có vai trò khác nhau trong quá trình tiêu thụ nhưng giữa chúng có mối liên hệ khăng khít với nhau, hỗ trợ lẫn nhau cùng tạo ra hiệu quả cho quá trình tiêu thụ sản phẩm. 1.1.1.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường là nơi gặp gỡ và diễn ra hoạt động trao đổi hàng hóa giữa người mua và người bán. Thông qua thị trường có thể nhận biết được sự phân phối của nguồn lực sản xuất thông qua hệ thống giá cả, các nguồn lực này được sử dụng để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ mà xã hội có nhu cầu. Doanh nghiệp không có khả năng thay đổi thị trường mà chỉ có thể dựa trên sự nhận biết nhu cầu xã hội và thế mạnh của mình mà có phương án kinh doanh phù hợp với đòi hỏi của thị trường.
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 8 Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất biết: Nên sản xuất cái gì? Số lượng bao nhiêu? Thời điểm nào đưa ra thị trường?...và cho người tiêu dùng biết nên mua loại sản phẩm nào để phù hợp nhu cầu, thị hiếu và khả năng thanh toán của mình. Thị trường có vai trò quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, định hướng sản xuất kinh doanh, phản ánh quy mô, trình độ sản xuất, kiểm nghiệm các chính sách của doanh nghiệp, của nền kinh tế. Song thị trường vẫn còn tồn tại không ít hạn chế như sự cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có những nghiên cứu đánh giá thị trường một cách toàn diện để hạn chế những tồn tại cũng như phát huy những thế mạnh sao cho kinh doanh có hiệu quả nhất. 1.1.1.3 Chiến lược marketing trong tiêu thụ sản phẩm: Chiến lược 4P 1.1.1.3.1 Chiến lược sản phẩm: (Product) Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thõa mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng, đem lại lợi ích cho họ và có khả năng đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng. Chiến lược sản phẩm có một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là nền tảng chung cho các chiến lược marketing. Chiến lược sản phẩm là một vũ khí sắc bén nhất trong cạnh tranh trên thị trường. Chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp thị hiếu và hạn chế rủi ro. Chiến lược sản phẩm là yếu tố quyết định vị trí của một doanh nghiệp trên thị trường. Chiến lược sản phẩm quyết định liệu sản phẩm của doanh nghiệp có vượt lên được sản phẩm cạnh tranh không và bằng cách nào? Làm thế nào để khách hàng mua hàng của mình? Tất cả những việc trên chỉ thực hiện được khi doanh nghiệp có một chiến lược sản phẩm đúng đắn, tạo ra sản phẩm mới với chất lượng tốt. Nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp chính là sản phẩm của họ. Việc xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. 1.1.1.3.2 Chiến lược giá cả: (Price) Đây là chiến lược lựa chọn mức giá bán sản phẩm trên thị trường. Mức giá quá cao sẽ làm giảm nhu cầu về số lượng, cho phép các đối thủ cạnh tranh giành lấy khách hàng, trong khi đó giá quá thấp sẽ khuyến khích mua hàng nhưng lại giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng giá như thế nào thì được xem là "quá cao", "quá thấp" hay
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 9 "hợp lý"? nó phụ thuộc vào mục tiêu của những người định giá và những gì mà thị trường có thể chấp nhận được. Giá sản phẩm phụ thuộc và chịu sự tác động của nhiều yếu tố từ nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất, lao động đến quan hệ cung cầu, xu hướng tiêu dùng, chính sách kinh tế… Định giá sản phẩm còn tác động đến định vị sản phẩm trên thị trường. Giá cả biến động trong suốt vòng đời sản phẩm và trở thành đặc trưng quan trọng trong việc hoạch định chiến lược marketing. Để có thể xây dựng một chiến lược giá phù hợp, doanh nghiệp cần chú ý: - Chiến lược giá phải phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty. - Phân tích khách hàng đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế phải được thực hiện tốt nhất. - Cập nhật biến động thị trường, sức cạnh tranh để có chiến lược giá phù hợp. - Liên tục đo lường biến động doanh số, sức mua, mức độ chi trả, thỏa mãn của khách hàng sau mỗi đợt điều chỉnh giá để có chiến lược phù hợp. 1.1.1.3.3 Chiến lược phân phối: (Place) Phân phối là tiến trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua các thành viên trung gian bằng nhiều phương thức hoạt động khác nhau. Chiến lược phân phối chính là nghệ thuật đưa sản phẩm ra thị trường của doanh nghiệp. Chính sách phân phối là sự kết nối các yếu tố phân phối, xây dựng mạng lưới phân phối và sử dụng các phương pháp phân phối. Một chính sách phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp an toàn, tăng cường được khả năng liên kết trong kinh doanh giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hoá nhanh và hiệu quả. Nó giúp cho doanh nghiệp đạt được lợi thế dài hạn trong cạnh tranh, khi mà các chiến dịch quảng cáo hay cắt giảm giá chỉ có lợi thế trong ngắn hạn. Việc xây dựng chính sách phâm phối tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp: - Tiêu thụ sản phẩm theo đúng kế hoạch và các hợp đồng ký kết. - Bảo đảm uy tín của doanh nghiệp, sự tin tưởng của khách hnàg và sự gắn bó lâu dài với người tiêu dùng.
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 10 - Bảo đảm việc thu hút ngày càng nhiều khách hàng cho doanh nghiệp thông qua công tác giao dịch phương thức phân phối, thủ tục giao nhận, thanh toán… đối với khách hàng. Doanh nghiệp cần phải căn cứ vào đặc thù của từng dòng sản phẩm cũng như tiềm lực của mình mà lựa chọn chiến lược phân phối phù hợp và phải lưu ý rằng mỗi chính sách phân phối được áp dụng chỉ phù hợp trong một thời điểm nhất định nhằm đạt được mục tiêu nhất định. 1.1.1.3.4 Chiến lược xúc tiến: (Promotion) Xúc tiến là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự. Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng. Với mỗi giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm, doanh nghiệp cần có sự lựa chọn và kết hợp các hoạt động xúc tiến phù hợp sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. 1.1.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: 1.1.1.4.1 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm và sự biến động doanh thu này: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Công thức tính: TR = ∑PiQi Trong đó: TR: tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Pi: giá bán sản phẩm i. Qi: sản lượng tiêu thụ sản phẩm i. Từ công thức tính có thể nhận thấy sự biến động doanh thu so với kỳ gốc chịu sự ảnh hưởng của hai yếu tố đó là giá bán và sản lượng tiêu thụ. Để phân tích sự biến động này ta sử dụng phương pháp hệ thống chỉ số trong thống kê:
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 11 Chỉ số doanh thu = Chỉ số giá cả x Chỉ số sản lượng tiêu thụ Hay: IPQ = IP x IQ ∑P1Q1/∑P0Q0 = ∑P1Q1/∑P0Q1 x ∑P0Q1/∑P0Q0 Trong đó: + P0, P1: giá bán sản phẩm kỳ gốc và kỳ báo cáo. + Q0, Q1: sản lượng tiêu thụ kỳ gốc và kỳ báo cáo.. - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: (∑P1Q1 - ∑P0Q0) = (∑P1Q1 - ∑P0Q1) + (∑P0Q1 - ∑P0Q0) - Lượng tăng (giảm) tương đối: (∑P1Q1 - ∑P0Q0)/∑P0Q0 = (∑P1Q1 - ∑P0Q1)/∑P0Q0 + (∑P0Q1 - ∑P0Q0)/∑P0Q0 1.1.1.4.2 - Tổng chi phí: Tổng chi phí là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó bao gồm: chi phí trong quá trình sản xuất ra sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí trong khâu tiêu thụ sản phẩm như chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng,… và các khoản chi phí thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước (thuế). Chi phí tiêu thụ đơn vị sản phẩm là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh tính cho một đơn vị sản phẩm, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công để tạo ra một đơn vị sản phẩm, chi phí quảng cáo và chi phí bán hàng cho một đơn vị sản phẩm, thuế tính cho một đơn vị sản phẩm. Hay chi phí tiêu thụ đơn vị sản phẩm được tính bằng tổng chi phí chia cho tổng sản lượng tiêu thụ. Các loại chi phí cấu thành tổng chi phí: - Giá vốn hàng bán: là tất cả các chi phí đầu vào của doanh nghiệp để sản xuất ra sản phẩm bao gồm các chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhiên liệu, máy móc, nhân công trực tiếp và một số chi phí khác. - Chi phí bán hàng: phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,. . .
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 12 - CP quản lý: là những chi phí cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp. Bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế phí và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. - Thuế: Là phần đóng góp của doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước tính trên phần lợi nhuận của doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành bằng 25% lợi nhuận doanh nghiệp thu được. Công thức tính : TC = ∑tciQi Trong đó: TC: tổng chi phí cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm. tci : chi phí tiêu thụ đơn vị sản phẩm i. Qi: sản lượng tiêu thụ của sản phẩm i. ∆TC = TC1 – TC0 ∆TC = ∆TCtc + ∆TCQ Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chi phí tiêu thụ đơn vị và sản lượng tiêu thụ đến sự biến động của tổng chi phí: - Ảnh hưởng của nhân tố chi phí tiêu thụ đơn vị: ∆TCtc = Q1 x (tc1 –tc0) - Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng tiêu thụ: ∆TCQ = tc0 x (Q1 – Q0) 1.1.1.4.3 Lợi nhuận và sự biến động lợi nhuận: Lợi nhuận là khoản thu nhập đem lại so với các khoản chi phí đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định. Công thức tính: LN = TR – TC – T = ∑ PiQi - ∑tciQi – ∑tiQi Trong đó: LN: lợi nhuân từ hoạt động SXKD. TR: doanh thu tiêu thụ sản phẩm. TC: tổng chi phí tiêu thụ sản phẩm. T: thuế. ti: thuế trên đơn vị sản phẩm i.
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 13 ∆LN = LN1 – LN0 ∆LN = ∆LNQ + ∆LNP + ∆LNtc + ∆LNt Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố giá bán, sản lượng tiêu thụ, chi phí tiêu thụ đơn vị và thuế đến sự biến động lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm: - Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng tiêu thụ: ∆LNQ = LN0 x (P0Q1/P0Q0) – LN0 - Ảnh hưởng của nhân tố giá: ∆LNP = Q1 x (P1 – P0) - Ảnh hưởng của nhân tố chi phí tiêu thụ đơn vị: ∆LNtc = - Q1 x (tc1 – tc0) - Ảnh hưởng của nhân tố thuế trên đơn vị sản phẩm: ∆LNt = - Q1 x (t1 – t0) 1.1.1.4.4- Các chỉ tiêu hiệu quả: - Lợị nhuận/Doanh thu: LN/TR Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng lên bao nhiêu lần nếu doanh thu tiêu thụ tăng lên một đơn vị. - Tổng chi phí/Doanh thu: TC/TR Chỉ tiêu này cho biết tổng chi phí tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng lên bao nhiêu lần nếu doanh thu tiêu thụ tăng lên một đơn vị. - Tổng chi phí/Lợi nhuận: TC/LN Chỉ tiêu này cho biết tổng chi phí tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng lên bao nhiêu lần nếu doanh thu tiêu thụ tăng lên một đơn vị. 1.1.2 Cơ sở thực tiễn: 1.1.2.1 Những đặc điểm trong tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của Việt Nam: Quá trình tiêu thụ sản phẩm mủ cao su chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Giá dầu ảnh hưởng một cách gián tiếp đến sản phẩm mủ cao su thông qua sản phẩm cao su tổng hợp được sản xuất từ dầu mỏ. Giá dầu giảm dẫn đến giá cao su tổng hợp giảm, tạo lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng này, dẫn đến các nhà sản xuất sẽ tăng cường nhập khẩu cao su tổng hợp thay cho cao su thiên nhiên và ngược lại.
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 14 Ngành săm lốp chiếm đến 70% tiêu thụ cao su toàn cầu, do đó những biến động trong ngành sản xuất này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cao su toàn thế giới. Đặc biệt là nhà nhập khẩu Trung Quốc_ thị trường ô tô đồng thời là nước xuất khẩu lốp cao su hơi lớn nhất thế giới. Những biến động trong nhu cầu nguyên liệu cao su cho sản xuất săm lốp ở quốc gia này sẽ tác động rất lớn đến nhu cầu cao su trên toàn thế giới làm ảnh hưởng đến giá mủ cao su trên thế giới, khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Điều kiện thời tiết, thiên tai, dịch bệnh là những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, hằng năm chính những yếu tố này đã tác động rất lớn đến sản lượng khai thác và chất lượng mủ cao su của các doanh nghiệp trong nước, dẫn đến nguồn cung mủ cao su bị ảnh hưởng đáng kể, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp trong ngành. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến mủ cao su trong nước đều có tỉ trọng xuất khẩu cao. Vì vậy những biến động trong tỉ giá sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về từ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành. Ngoài ra, hiện nay các doanh nghiệp trong nước đã tiến hành trồng cao su tại các nước như Lào và Campuchia, mọi chi phí đều thanh toán bằng đồng USD, vì vậy mọi biến động trong tỷ giá VND/USD cũng sẽ tác động đến chi phí hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành. Hiện nay, quỹ đất cho trồng cao su trong nước đang khó mở rộng thêm. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến diện tích và sản lượng cao su toàn ngành. Tuy nhiên, với mục tiêu đến năm 2015 diện tích cao su sẽ đạt 800.000 đến 1 triệu ha, Chính phủ đã và đang có những chính sách nhằm mở rộng diện tích trồng cao su sang các nước láng giềng như Lào và Campuchia. Việc tăng hoặc giảm thuế xuất khẩu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá xuất khẩu và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất cao su trong nước. Nạn “rút ruột” container xuất khẩu, trộm cắp mủ và pha hóa chất vào mủ của các hộ tiểu điền là những việc làm gây hại đáng kể cho ngành cao su trong nước. Từ việc làm giảm chất lượng mủ và trộm cắp mủ dẫn đến việc giảm sút uy tín trong công tác giao hàng đối với khách hàng. Chính những điều này làm cho ngành cao su Việt Nam bị đánh giá thấp hơn so với các nước trong khu vực, gây trở ngại cho quá trình thương lượng giá với các đối tác xuất khẩu.
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 15 1.1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của Việt Nam: Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về khai thác và xuất khẩu cao su. Trong những năm gần đây, nhà nước thực hiện chủ trương, chính sách về phát triển cây cao su, diện tích trồng cao su cả nước liên tục tăng, cùng với đó là sự tăng lên của diện tích thu hoạch và sản lượng khai thác. Năm 2010, tổng diện tích cao su cả nước là 748.700 ha , diện tích thu hoạch đạt 439.100 ha (chiếm 58,6 %) với sản lượng khai thác là 751.700 tấn. Năm 2012, tổng diện tích cao su cả nước đã lên đến 910.500 ha, tăng 161.800 ha so với năm 2010, với diện tích thu hoạch là 505.800 ha ( chiếm 55.6%) và sản lượng thu hoạch là 863.600 tấn. Đặc biệt, năm 2011 là năm đánh dấu một cột mốc đáng nhớ cho ngành cao su nước ta khi Việt Nam trở thành nước đứng thứ tư thế giới về sản lượng khai thác với 789.300 tấn và đứng thứ 2 thế giới về năng suất với gần 1,72 kg/ha, năng suất này chỉ sau Ấn Độ (1,78 kg/ha) và cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của thế giới (1,45 kg/ha). Bảng 1: Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su Việt Nam giai đoạn 2010-2012 Năm Diện tích (ha) Diện tích tăng (ha) Diện tích thu hoạch (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (kg/ha) 2010 748.700 71.000 439.100 751.700 1.712 2011 801.600 52.900 460.000 789.300 1.716 2012 910.500 108.900 505.800 863.600 1.707 (Nguồn: Tổng cục thống kê tháng 1/2013) Năm 2011, tổng diện tích trồng cao su đã lên đến 811.600 ha, trong đó diện tích cho mủ là khoảng 460.000 ha (chiếm khoảng 56,6% tổng diện tích), được phân bổ tập trung ở Đông Nam Bộ (390.000 ha) và Tây Nguyên (280.000 ha), phần còn lại được phân bổ cho các khu vực: Bắc Trung Bộ (50.000 ha), Tây Bắc (50.000 ha) và Duyên hải Nam Trung Bộ (40.000 ha). Trong đó, khu vực đại điền chiếm 44,36%, khu vực tiểu điền chiếm 49,28% và khu vực tư nhân chiếm 6,36%. Tuy nhiên, việc mở rộng đất trồng ở Việt Nam dường như rất khó vì quỹ đất trồng bắt đầu bị thu hẹp và mức 80.000 ha canh tác cao su đã nằm trong kế hoạch phát triển ngành cao su của Chính phủ đến năm 2015 và tầm nhìn 2020. Chính vì vậy chủ
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 16 trương phát triển diện tích trồng và khai thác ở các nước bạn Lào, Campuchia đang được khuyến khích và đẩy mạnh. Mặc dù đứng thứ tư thế giới nhưng sản lượng cao su thiên nhiên tiêu thụ nội địa của Việt Nam là rất thấp, chiếm 18.5% tổng sản lượng khai thác năm 2011, hơn 80% cao su khai thác được xuất khẩu đi nước ngoài. Bảng 2: Sản lượng tiêu thụ của cao su thiên nhiên ở Việt Nam ở một số thị trường quốc tế giai đoạn 2010-2012 Thị trường Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Sản lượng (tấn) Giá trị mang lại (nghìn USD) Sản lượng (tấn) Giá trị mang lại (nghìn USD) Sản lượng (tấn) Giá trị mang lại (nghìn USD) Trung Quốc 464.372 1.420.789 501.571 1.937.566 492.749 1.326.472 Malaysia 58.961 183.022 57.872 229.428 200.400 564.143 Ấn Độ 22.615 75.580 26.913 109.149 71.676 211.568 Hàn Quốc 34.706 97.800 33.065 130.250 39.997 112.433 Đài Loan 31.936 102.645 34.370 151.858 38.939 123.493 Đức 27.848 89.585 29.325 132.459 33.728 103.112 (Nguồn: Tổng cục hải quan) Việt Nam hiện xuất khẩu cao su khai thác đi khoảng 70 nước trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất (chiếm 61.4%), tiếp theo là thị trường Malaysia (6.6%), Đài Loan (4.3%), Đức và Hàn Quốc (3.3%),…(năm 2011). Tuy nhiên, giá bán các mặt hàng cao su xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp hơn 10% so với các nước Thái Lan và Malaysia do công nghệ sơ chế còn ở trình độ thấp. Tập đoàn cao su Việt Nam (VRG) đóng vai trò rất lớn trong chiến lược phát triển cây cao su ở Việt Nam. Năm 2011, VRG quản lý khoảng 333.325 ha cao su với 262.267 ha cao su trồng trong nước và 70.608 ha ở Lào và Campuchia, VRG hiện có 44 nhà máy, xí nghiệp và xưởng chế biến mủ cao su với tổng công suất thiết kế là 433.000 tấn/năm. Sản phẩm mủ cao su của VRG hiện xuất khẩu tới khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới chiếm khoảng 70% sản lượng mủ cao su của Việt Nam.
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 17 Cao su là một trong những ngành sản xuất quan trọng hàng đầu của Việt Nam, tuy vẫn còn nhiều thua kém về chất lượng sản phẩm trên thương trường quốc tế nhưng ngành cao su cũng đã đạt được những bước tiến rất đáng ghi nhận và vẫn là ngành có nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai. 1.1.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của tỉnh Quảng Trị: Cây cao su được trồng ở tỉnh Quảng Trị từ trước năm 1975. Nhận thấy lợi ích từ việc trồng cao su cũng như sự cho phép của điều kiện tự nhiên, ngành cao su thiên nhiên đã không ngừng lớn mạnh ở Quảng Trị. Tổng diện tích cao su trên địa bàn toàn tỉnh tính đến cuối năm 2010 là 16.229 ha, phân bố chủ yếu ở các vùng gò đồi huyện Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong tỉnh cũng đã và đang mở rộng thêm diện tích đất trồng cao su sang nước bạn Lào. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 8 cơ sở chế biến mủ cao su gồm: Công ty CP cao su Bến Hải (Vĩnh Linh) có công suất 4.500 tấn/năm, Doanh nghiệp tư nhân Trần Dương (Vĩnh Linh) có công suất 500 tấn/năm, Công ty TNHH MTV Trường Anh (Vĩnh Linh) có công suất 6.000 tấn/năm, Cơ sở Nguyễn Đức Đồng (Vĩnh Linh) có công suất 10 tấn/ tháng, Công ty CP cao su Trường Sơn (Vĩnh Linh) có công suất 3.000 tấn/năm, Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị (Gio Linh) có công suất 9.000 tấn/năm, Công ty CP Tân Lâm (Cam Lộ) có công suất 1.500 tấn/năm và Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị (Cam Lộ) có công suất trên 3.000 tấn/năm. Năm 2012, tổng công suất các nhà máy hoạt động trên 10.000 tấn/30.000 tấn/năm theo tổng công suất thiết kế. Tuy nhiên, diện tích cao su đang khai thác trên toàn tỉnh là 10.930 ha với sản lượng mủ là 14.293 tấn không đủ cho các nhà máy chế biến hết công suất. Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ không ổn định, giá thu mua luôn biến động do sự thao túng của tư thương gây thiệt hại đáng kể cho người trồng cao su và khó khăn cho doanh nghiệp trong việc chủ động nguồn nguyên liệu. Đứng trước những khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường thu mua, các doanh nghiệp đã kiến nghị với UBND tỉnh không cấp phép thêm các nhà máy chế biến mủ cao su bởi tổng công suất chế biến của các nhà máy lớn hơn sản lượng mủ hiện tại. Việc thả nổi thị trường thu mua cho tư thương đã ít nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng mủ do có tình trạng trộn lẫn tạp chất vào mủ.
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 18 Nhìn chung Quảng Trị là một tỉnh có nhiều tiềm năng cho phát triển ngành cao su, trong những năm vừa qua ngành cao su của tỉnh cũng đã gặt hái được không ít thành công nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn do tình trạng chạy theo lợi nhuân quá lớn và tác động của thiên tai, dịch bệnh. Tỉnh đã và đang có những biện pháp nhằm hạn chế tốt nhất những tác động xấu từ thiên nhiên như khuyến khích trồng các vành đai chống gió bão, thực hiện các chính sách nhằm kiểm soát tốt hơn giá thu mua cao su, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng trong thu mua mủ cao su giữa các doanh nghiệp và các nhà thu mua nhỏ lẻ. 1.2 Tình hình cơ bản của công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị: Tên Công ty: Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị Tên giao dịch: Quang Tri rubber company limited Địa chỉ: 264 Hùng Vương, P. Đông Lương, TP. Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị Điện thoại: 053.3854.803 Fax: 053.3853.816 Email: caosuqtri@dng.vnn.vn Website: www.caosuqtri.com.vn 1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển: Hơn 10 năm sau ngày giải phóng, Quảng Trị vẫn còn bạt ngàn đồi núi trọc, đất hoang do hậu quả của chiến tranh để lại, môi trường sinh thái bị tàn phá nghiêm trọng, người dân nghèo đói vì thiếu công ăn việc làm. Quảng Trị vẫn còn chưa biết tìm ra một loại cây gì để nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc, cải tạo môi trường , giải quyết công ăn việc làm trước mắt cho người lao động. Hiện trạng bấy giờ là những cây sắn, cây khoai của các hợp tác xã nông nghiệp. Nhà nước có đầu tư xây dựng nông trường Cồn Tiên và Tân Lâm, nhưng chuyên doanh cây tiêu, cây chè, cây dứa vẫn là bước đi luẩn quẩn của các nông trường, nó chưa phải là hướng đi chuẩn xác để đưa mảnh đất hoang hoá sau chiến tranh và tiềm ẩn nhiều tiềm năng này đi vào hoạt động có hiệu quả. Quảng Trị có vùng đất đỏ Bazan nên việc phát triển cây cao su là hướng đi đúng đắn vì cây cao su là một loại cây tương đối phù hợp với điều kiện tự nhiên của Quảng Trị, chịu được cái nắng hạn của gió Lào mà nhiều loại cây khác không chịu
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 19 được. Phát triển cây cao su vừa thu được sản phẩm mủ cao su tự nhiên là nguyên liệu, vừa tạo điều kiện phủ xanh đất trống đồi trọc và cải tạo môi trường sinh thái. Mặt khác, cây cao su giải quyết được phần lớn số lao động trong xã hội chưa có công ăn việc làm. Với mục tiêu chiến lược phát triển cao su của ngành, qua phân tích điều kiện tự nhiên cho phép, Tổng cục cao su Việt Nam quyết định thành lập một Công ty trồng cao su trên mảnh đất Quảng Trị. Ngày 17/11/1984 Tổng cục cao su Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam) ký Quyết định số 87/TCCB thành lập Công ty cao su Bình Trị Thiên. Tháng 7/1989 sau khi chia tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, để gắn tên Công ty với tên địa phương tỉnh, ngày 01 tháng 12 năm 1990 Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm đã ký quyết định số 365 NN-TCCN/QĐ đổi tên Công ty cao su Bình Trị Thiên thành Công ty cao su Quảng Trị . Căn cứ thông báo số 49/TB ngày 1/3/1993 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Ngày 4/3/1993 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm đã ký quyết định số 154 NN-TCCB thành lập Công ty Cao su Quảng Trị và được Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Trị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp nhà nước số 106594 ngày 17/4/1993. Công ty Cao su Quảng Trị là thành viên của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Tháng 6/2010 Công ty cao su Quảng Trị chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị. 1.2.2 Quy mô công ty: - Tổng nguồn vốn của Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị được xác định theo báo cáo tài chính thời điểm 31/12/2012 là 492.545.000.000 đồng. - Tổng tài sản: 492.545.000.000 đồng. Trong đó: + Tài sản ngắn hạn: 172.415.000.000 đồng + Tài sản dài hạn : 320.038.000.000 đồng - Tổng lao động: 1.505 lao động - Hiện nay, các đơn vị trực thuộc Công ty gồm có 6 nông trường, 1 xí nghiệp cơ khí chế biến, 1 xí nghiệp sản xuất tổng hợp và 1 trung tâm y tế.
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 20 1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 1.2.3.1 Chức năng của công ty: - Khai hoang, trồng mới, chăm sóc, khai thác, chế biến mủ cao su nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. - Sản xuất phân bón và vật tư phục vụ khai thác mủ cao su . - Các dịch vụ khoa học kỹ thuật phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn. - Thu mua, gia công chế biến nguyên liệu mủ cao su tiểu điền. - Kinh doanh sản xuất công nghiệp chế biến cao su. - Tham gia góp vốn đầu tư với các Công ty cổ phần trong và ngoài ngành. 1.2.3.2 Nhiệm vụ của công ty: - Công ty thực hiện nhiệm vụ phân phối theo lao động và công bằng xã hội, tổ chức tốt đời sống, hoạt động xã hội, nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn và tay nghề cho cán bộ công nhân viên. - Tự chủ củng cố, mở rộng sản xuất kinh doanh, phát huy vai trò chủ đạo của một doanh nghiệp nhà nước, góp phần tích cực vào việc tổ chức sản xuất, nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm để phù hợp với cơ chế mới. - Bảo vệ an toàn tài sản, môi trường môi sinh, giữ gìn an ninh chính trị, an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ với nhà nước. - Báo cáo đầy đủ, trung thực, hạch toán chính xác theo chế độ nhà nước quy định. - Tham gia các phong trào xã hội. 1.2.4 Sơ đồ tổ chức: 1.2.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị đã xây dựng mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng gồm 3 cấp quản lý. Được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 21 Ghi chú: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng: Sơ đồ 3: Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Nhiệm vụ và chức năng của bộ máy: - Tổng Giám đốc Công ty: Là người đại diện pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và điều hành mọi hoạt động của Công ty. Tổng Giám đốc quyết định chủ trương, biện pháp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đúng với chức năng Nhà nước cho phép. Có quyền tuyển dụng lao động để phục vụ sản xuất kinh doanh, quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trong phạm vi cấp thẩm quyền quy định. Ra các quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với các cán bộ công nhân viên theo luật định. Là chủ tài khoản quan hệ giao dịch với các tổ chức kinh tế bên ngoài và Tổng Giám đốc Công ty Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc SXKD Phòng kỹ thuật chất lượng Phòng kỹ thuật nông nghiệp Phòng tổ chức lao động Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh Phòng hành chính tổng hợp Phòng thanh tra pháp chế NT Bảy Tư NT Cồn Tiên NT Dốc Miếu NT Trường Sơn NT Quyết Thắng NT Bến Hải XN Cơ khí chế biến XN Sản xuất tổng hợp T. tâm y tế
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 22 trực tiếp quan hệ với các phòng, bộ phận khác để có kế hoạch sản xuất cũng như quản lý về mặt tài chính. - Phó giám đốc kỹ thuật: Là người điều hành mọi hoạt động thuộc kỹ thuật nông nghiệp của Công ty. Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các vấn đề kỹ thuật, điều hành các phòng ban chức năng như : phòng kỹ thuật chất lượng, phòng kỹ thuật nông nghiệp quản lý tốt các nông trường, xí nghiệp trong việc chăm sóc, cạo mủ và chế biến mủ cao su. - Phó giám đốc sản xuất kinh doanh: Là người điều hành mọi vấn đề thuộc về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng tổ chức lao động: Tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc về tiếp nhận, bố trí và sắp xếp đội ngũ cán bộ công nhân viên, theo dõi đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật cho toàn Công ty. Ngoài ra phòng tổ chức lao động còn ban hành các quy chế lương, thưởng đúng đắn, kịp thời cho người lao động - Phòng tài chính- kế toán: Giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công ty. Nhiệm vụ chủ yếu là ghi chép cập nhật sổ sách chứng từ hàng ngày, lập báo cáo theo quy định của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, đảm bảo việc quản lý thu chi tiền mặt chặt chẽ theo đúng chế độ. Thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ thu nộp Thuế và các quy định của Pháp luật về vấn đề tài chính. - Phòng kỹ thuật nông nghiệp: Phụ trách về mặt kỹ thuật tạo giống, chăm sóc cây, kỹ thuật cạo và quản lý sản phẩm… - Phòng kinh doanh: Thực hiện việc ký kết các hợp đồng kinh tế, chào hàng, tiếp thị nhằm mục đích bán sản phẩm cao su ra thị trường trong nước và thế giới. - Phòng kế hoạch: Tham mưu cho Tổng Giám đốc việc lập kế hoạch hàng năm và kế hạch có tính chiến lược, xây dựng các định mức khoán sản lượng cho Công ty. Thực hiện việc mua các loại vật tư, dụng cụ phục vụ cho việc cạo mủ cao su. - Phòng hành chính tổng hợp: Lên lịch công tác cho các phòng ban, chỉ đạo tổ chức tiếp nhận lưu chuyển công văn, thực hiện việc tiếp khách giao dịch với Công ty… - Phòng thanh tra pháp chế: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác bảo vệ sản phẩm cao su, điều hành, hỗ trợ cho các nông trường trong việc chống thất thoát mủ.
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 23 - Trung tâm y tế: Chăm lo sức khoẻ ban đầu, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho Cán bộ công nhân viên của Công ty, thực hiện việc điều dưỡng, điều trị các bệnh thông thường, sơ cứu chuyển lên tuyến trên. - Các Nông trường: Cồn Tiên, Dốc Miếu, Bảy Tư, Trường Sơn, Quyết Thắng, Bến Hải: thực hiện việc trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác mủ cao su. - Xí nghiệp cơ khí chế biến: Chế biến và bảo quản mủ, sản xuất thành phẩm cao su. - Xí nghiệp sản xuất tổng hợp: Thực hiện các hoạt động kinh doanh du lịch, vận tải, nhà nghỉ của Công ty. 1.2.4.2 Quá trình tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ: Các sản phẩm mủ chế biến của công ty đó là: SVR 3L, SVR 5, SVR 10, SVR 20. Công ty sử dụng công nghệ sơ chế cao su thiên nhiên định chuẩn kỹ thuật (TSR). Nguyên liệu cao su thu họach từ vườn cây bao gồm mủ nước và mủ phụ (mủ đông trong chén, mủ dây trên miệng cạo, mủ đông tận dụng trong quá trình thu mủ nước hay gọi chung là mủ tạp đông). Hai loại mủ này có tính chất khác nhau nên được ứng dụng để sản xuất các loại mủ riêng biệt khác nhau. * Quy trình công nghệ chế biến mủ cao su SVR 3L và SVR 5: - Mủ nước => Tiếp nhận mủ => Phân loại ban đầu => Lọc thô => Pha trộn mủ => Đánh đông => Cán xéo => Cán 1, 2, 3 => Băm tinh => Sấy => Phân loại dự kiến => Cân và ép bành => Đóng gói => Nhập kho. + Phân loại ban đầu: Mủ nước sau khi đưa về nhà máy được phân thành hai loại để đảm bảo chất lượng đó là một loại mủ không bị biến tính (mủ có màu trắng) và mủ bị biến tính (mủ có màu vàng). + Lọc thô để loại bỏ bớt tạp chất. + Pha trộn mủ. + Đánh đông mủ bằng axit. + Tiến hành gia công (cán, băm). + Sấy: theo thiết kế của nhà sản xuất máy sấy và nhiệt độ yêu cầu. + Cân, ép bành và đóng gói: theo yêu cầu của khách hàng và nhập kho đợi ngày giao hàng.
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 24 * Quy trình công nghệ chế biến mủ cao su SVR 10, SVR 20: - Mủ phụ => Tiếp nhận và xử lý => Cắt, rửa, trộn => Ép, cắt, rửa, trộn => Cán, băm, rửa, trộn => Cán, rửa lần 1, 2, 3 => Băm thô => Cán, rửa lần 4, 5, 6 => Băm tinh => Sấy => Phân loại dự kiến => Cân và ép bành => Đóng gói => Nhập kho. + Tiếp nhận và xử lý: tiến hành tách biệt các loại mủ tạp, dây, đông để dễ kiểm soát chất lượng. + Gia công (bao gồm các công đoạn: cắt, rửa, trộn, ép, băm, cán): Mủ tạp đông thông thường do thu gom bị nhiễm nhiều tạp chất, vì vậy việc làm sạch mủ để làm giảm chỉ tiêu tạp chất là rất quan trọng. Hệ thống gia công cán rửa để sản xuất mủ SVR 10 và SVR 20 qua nhiều máy, nhiều hồ rửa và băng chuyền để công nhân loại bỏ các tạp chất bằng thủ công. Kiểm soát công đoạn này chủ yếu cán trộn cho tờ mủ có tính đồng nhất và càng sạch trong mủ càng tốt. Sau đó cho vào hệ thống cán rửa, theo dõi suốt quá trình chạy máy tránh không cho mủ vào hồ rửa quá nhiều làm mất khả năng rửa của hồ, hiệu chỉnh máy sao cho tờ mủ được trộn đều, để có hạt cốm nhỏ và đều để cho công đoạn sấy. + Sấy: mủ tạp đông có nhiệt độ sấy thấp và thời gian kéo dài và được ấn định theo thiết kế của từng lò sấy của nhà sản xuất máy. + Cân, ép bành và đóng gói: theo yêu cầu của khách hàng và nhập kho đợi ngày giao hàng. 1.2.5 Nguồn lực của công ty: 1.2.5.1 Nguồn lực tự nhiên: Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế được. Đất đai vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động, không có đất đai thì không thể tiến hành sản xuất nông nghiệp được, chất lượng, đặc tính đất đai quyết định rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Nhận biết được điều này, cùng với sự ngày một lớn mạnh của mình, việc xem xét, đánh giá, mở rộng cũng như xây dựng cơ cấu diện tích đất luôn được công ty chú trọng hàng đầu. Qua bảng 3 ta thấy, giai đoạn 2010 - 2012, tổng diện tích đất phục vụ cho quá trình sản xuất mủ cao su của công ty không ngừng tăng lên.
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 25 Năm 2010, tổng diện tích đất của công ty là 3.617,33 ha, đến năm 2011 là 3.872,95 ha, tăng 255,62 ha. Có được sự tăng lên này là do năm 2011 công ty đã khai hoang thêm được 68,3 ha đất, diện tích cao su KTCB tăng 71,35 ha, diện tích cao su được khai thác thực hiện thanh lý tăng 56,7 ha, diện tích cao su khai thác tăng 55 ha, công ty xây dựng thêm vườn nhân giống và ươm giống với diện tích lần lượt là 1,97 ha và 2,3 ha. Đến năm 2012, diện tích đất phục vụ cho việc trồng và sản xuất cao su đã lên đến 4.449,85 ha, tăng 576,9 ha so với năm 2011 và 832,52 ha so với năm 2010. Trong đó, diện tích khai hoang tăng 125,7 ha, diện tích cao su KTCB tăng 67,3 ha, diện tích cao su được khai thác thực hiện thanh lý tăng 26,03 ha, diện tích cao su khai thác tăng 275,16 ha, mở rộng diện tích vườn nhân giống thêm 0,01 ha so với năm 2011 và công ty tiến hành phục hoang thêm được 82,7 ha đất. Về cơ cấu diện tích, từ năm 2010 đến năm 2012, tỉ trọng diện tích đất khai hoang ngày càng tăng từ 0% năm 2010 lên 1,77% năm 2011 và 4,36% năm 2012 cho thấy công ty đang thực hiện tốt chủ trương mở rộng diện tích đất đai của mình. Tỉ trọng diện tích đất phục hoang cũng từ 0% năm 2010 và 2011 lên chiếm 1,86% năm 2012. Diên tích cao su được trồng mới hay cao su kiến thiết cơ bản cũng tăng từ 11,65% năm 2010 lên 12,72% năm 2011 những sau đó giảm còn 12,59% năm 2012. Trong thời gian này, một số vườn cây bắt đầu vào thời gian ngừng cho mủ được công ty thực hiện thanh lý, tỉ trọng diện tích này là 0% năm 2010, 1,46% năm 2011 và 1,86% năm 2012. Một số vườn cây thực hiện việc thanh lý đồng nghĩa với diện tích cao su đang trong thời gian khai thác sẽ giảm, tỉ trọng diện tích này từ 88,35% năm 2010 giảm còn 83,94% năm 2011 và còn 79,24% năm 2012. Tỉ trọng diện tích vườn nhân giống từ 0% năm 2010 lên 0,05% năm 2011, năm 2012 diện tích vườn nhân giống tăng 0,01 ha song do tổng diện tích cũng tăng trong khi quy mô vườn nhân giống nhỏ hơn nhiều so với diện tích nên tỉ trọng diện tích vườn nhân giống năm này giảm còn 0,04%. Tỉ trọng vườn ươm là 0% năm 2010 là 0%, năm 2011 là 0,06%, năm 2012 cũng như diện tích vườn nhân giống mặc dù không thay đổi về quy mô song tỉ trọng diện tích vườn ươm giống giảm còn 0,05%.
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 26 Bảng 3: Cơ cấu diện tích đất đai của công ty giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (+/-) Diện tích (ha) Tỉ trọng (%) Diện tích (ha) Tỉ trọng (%) Diện tích (ha) Tỉ trọng (%) 2011 so với 2010 2012 so với 2011 2012 so với 2010 Tổng: 3.617,33 100 3.872,95 100 4.449,85 100 255,62 576,9 832,52 Diện tích khai hoang 0 0 68,3 1,77 194 4,36 68,3 125,7 194 Diện tích phục hoang 0 0 0 0 82,7 1,86 0 82,7 82,7 Diện tích cao su KTCB 421,29 11,65 492,64 12,72 559,94 12,59 71,35 67,3 138,65 Diện tích cao su được khai thác thực hiện thanh lý 0 0 56,7 1,46 82,73 1,86 56,7 26,03 82,73 Diện cao su khai thác 3.196,04 88,35 3.251,04 83,94 3.526,2 79,24 55 275,16 330,16 Diện tích vườn nhân giống 0 0 1,97 0,05 1,98 0,04 1,97 0,01 1,98 Diện tích vườn ươm 0 0 2,3 0,06 2,3 0,05 2,3 0 2,3 (Nguồn:Phòng kỹ thuật và kết quả tính toán của tác giả)
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 27 Ngoài việc mở rộng diện tích đất trong tỉnh công ty cũng chú trọng cho việc đầu tư trồng cao su sang nước bạn Lào. Mặc dù diện tích đất đai của công ty đang ngày càng được mở rộng song về tương lai công ty khó có thể mở rộng thêm được do quỹ đất là có hạn. Ngoài việc mở rộng diện tích đất công ty cũng chú trọng việc nâng cao chất lượng đất đảm bảo cho sự phát triển bền vững. 1.2.5.2 Nguồn lực kinh tế - xã hội: 1.2.5.2.1 Lao động: Lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa hoc kỹ thuật, máy móc đang dần thay thế con người trong một số hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh. Song, máy móc không thể thay thế hoàn toàn được vai trò của con người. Đặc biệt đối với ngành cao su thiên nhiên, là ngành có nhu cầu lớn về đội ngũ lao động. Bảng 4 cho ta thấy, cùng với quá trình mở rộng quy mô sản xuất của mình, lực lượng lao động của công ty trong thời gian 2010-2012 không ngừng gia tăng về số lượng. Năm 2010, tổng lao động của công ty là 1.436 người. Năm 2011, số lao động là 1.467 người, tăng 31 người so với năm 2010. Năm 2012, con số này đã là 1.495 người, tăng 28 người so với năm 2011 và tăng 59 người so với năm 2010. Cùng với sự gia tăng về tổng số, cơ cấu lao động của công ty trong thời gian này cũng có những thay đổi: Cơ cấu lao động theo quan hệ sản xuất được chia thành lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là những lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm như công nhân. Lao động gián tiếp là những lao động đóng góp một cách gián tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm như các cán bộ quản lý, cán bộ văn phòng… Trong giai đoạn 2010-2012, cơ cấu lao động theo quan hệ sản xuất có sự thay đổi nhỏ khi tỉ trọng lao động gián tiếp tăng từ 7,31% năm 2010 lên 7,43 % năm 2011 và 7,69% năm 2012 tương ứng với mức tăng về số lượng là năm 2011 tăng 4 người so với năm 2010, năm 2012 tăng 6 người so với năm 2011 và tăng 10 người so với năm 2010. Trong khi đó, tỉ trọng lao động trực tiếp có xu hướng giảm dần từ 92,69% năm 2010 xuống còn 92,57% năm 2011 và 92,31% năm 2012 mặc dù số lượng không ngừng gia tăng qua ba năm. Năm 2011 số lượng lao động trực tiếp tăng
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 28 27 người so với năm 2010, năm 2012 tăng 22 người so với năm 2011 và 49 người so với năm 2010. Theo trình độ lao động cơ cấu lao động cũng có những thay đổi khi tỉ trọng lao động có trình độ Đại học trở lên ngày càng cao. Năm 2010 tỉ trọng của nhóm lao động này là 6,55%, năm 2011 là 6,75% và năm 2012 là 7,16%, cùng với đó là sự gia tăng về số lượng, năm 2011 lượng lao động có trình độ Đại học trở lên tăng 5 người so với năm 2010, năm 2012 tăng 8 người so với năm 2011 và tăng 10 người so với năm 2010. Cũng giống như lao động trực tiếp, mặc dù số lượng cũng không ngừng gia tăng qua ba năm những tỉ trọng lao động có trình độ dưới Đại học lại có xu hướng giảm đi, từ 93,45% năm 2010 xuống còn 93,25% năm 2011 và 92,84% năm 2012. Theo giới tính, với lợi thế về sức khỏe và thời gian tỉ trọng lao động nam trong doanh nghiệp ngày càng gia tăng, từ 58,08% năm 2010 lên 58,42% năm 2011 và 58,46% năm 2012. Cùng với đó là sự gia tăng về số lượng, năm 2011 tăng 23 người so với năm 2010, năm 2012 tăng 17 người so với năm 2011 và tăng 40 người so với năm 2010. Cùng với sự tăng tỉ trọng của lao động nam là sự giảm tỉ trọng của lao động nữ. Năm 2010 tỉ trọng của lao động nữ là 41,92%, năm 2011 tỉ trọng này giảm xuống còn 41,58% và là 41,54% năm 2012. Sự thay đổi lớn nhất trong cơ cấu lao động là sự thay đổi về cơ cấu theo thời gian hợp đồng lao động. Theo chỉ tiêu này, cơ cấu lao động được chia thành lao động có hợp đồng ngắn hạn và lao động có hợp đồng dài hạn. Từ năm 2010 đến năm 2012. tỉ trọng lao động có thời gian ngắn hạn ngày càng gia tăng với tốc độ nhanh. Tỉ trọng của loại lao động này năm 2010 là 59,89% thì năm 2011 đã là 66,12% và năm 2012 là 75,51%. Cùng với sự không ngừng gia tăng về số lượng, năm 2011 lượng lao động có hợp đồng ngắn hạn tăng 110 người so với năm 2010, năm 2012 tăng 114 người so với năm 2011 và 224 người so vơi năm 2010. Sự gia tăng tỉ trọng của lao động có thời gian hợp đồng ngắn hạn đồng nghĩa với sự giảm tỉ trọng của lao động có hợp đồng dài hạn. Năm 2010, tỉ trọng lao động có hợp đồng dài hạn là 40,11%, năm 2011 giảm còn 33,88% và còn 27,49% vào năm 2012.
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 29 Bảng 4: Tình hình sử dụng lao động bình quân của công ty giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (+/-) Số lượng (người) Tỉ trọng (%) Số lượng (người) Tỉ trọng (%) Số lượng (người) Tỉ trọng (%) 2011 so với 2010 2012 so với 2011 2012 so với 2010 Tổng 1.436 100 1.467 100 1.495 100 31 28 59 1. Theo quan hệ sản xuất: LĐ gián tiếp 105 7,31 109 7,43 115 7,69 4 6 10 LĐ trực tiếp 1.331 92,69 1.358 92,57 1.380 92,31 27 22 49 2. Theo trình độ lao động: ĐH trở lên 94 6,55 99 6,75 107 7,16 5 8 13 Dưới ĐH 1.342 93,45 1.368 93,25 1388 92,84 26 20 46 3. Theo giới tính: Nam 834 58,08 857 58,42 874 58,46 23 17 40 Nữ 602 41,92 610 41,58 621 41,54 8 11 19 4. Theo thời gian hợp đồng: LĐ hợp đồng dài hạn 576 40,11 497 33,88 411 27,49 -79 -86 -165 LĐ ngắn hạn 860 59,89 970 66,12 1084 75,51 110 114 224 (Nguồn:Phòng tổ chức lao động và kết quả tính toán của tác giả)
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 30 Giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn kinh tế thế giới có nhiều biến động, làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất kinh doanh mủ cao su như công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị. Trong khi, thu nhập của người lao động công ty phụ thuộc rất lớn đến biến động doanh thu của công ty. Sự biến động này ta sẽ tìm hiểu ở mục 2.1 của báo cáo này. Tổng quỹ lương công ty giai đoạn 2010-2012 có sự sụt giảm 60,9 triệu đồng từ 10.770 triệu đồng năm 2010 xuống còn 10.709,1 triệu đồng năm 2011 và tiếp tục giảm mạnh 4.280,6 triệu đồng xuống còn 6.428,5 triệu đồng vào năm 2012. Tổng quỹ lương năm 2011 bằng 99% năm 2010, giảm 1%. Năm 2012 tổng quỹ lương chỉ bằng 60% năm 2011 và bằng 59,7% năm 2010, giảm 40% so với năm 2011 và giảm 40,3% so với năm 2010. Tổng quỹ lương giảm trong khi tổng lao động tăng làm cho thu nhập bình quân đầu người của công ty giảm. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của công ty vào khoảng 7,5 triệu đồng/người. Năm 2011, tổng lương giảm 60,9 triệu đồng trong khi tổng lao động tăng 31 người làm thu nhập bình quân giảm còn 7,3 triệu đồng/người, giảm 0,2 triệu đồng/người so với năm 2010. Năm 2012, tổng quỹ lương giảm mạnh từ 10.709,1 triệu đồng năm 2011 xuống còn 6.428,5 triệu đồng trong khi tổng lao động vẫn tăng thêm 28 người làm cho thu nhập bình quân của công ty giảm mạnh xuống còn 4,3 triệu đồng/người, giảm 3 triệu đồng/người so với năm 2011 và giảm 3,2 triệu đồng/người so với năm 2010 tương ứng với chỉ bằng 59% so với năm 2011 và bằng 57% so với năm 2010.
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 31 Bảng 5: Tình hình thu nhập của người lao động trong công ty giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Năm So sánh 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 2012 so với 2010 +/- % +/- % +/- % Tổng quỹ lương (triệu đồng) 10.770 10.709,1 6.428,5 -60.9 99% -4.280,6 60% -4.341,5 59,7% Tổng lao động bình quân (người) 1.436 1.467 1.495 31 102% 28 102% 59 104% Thu nhập bình quân (triệu đồng/ người) 7,5 7,3 4,3 -0,2 97% -3 59% -3,2 57% (Nguồn:Phòng kế toán công ty và kết quả tính toán của tác giả)
  • 44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu Trương Thị Hải Lý – K43 KDNN 32 Công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ văn hóa, trình độ tay nghề cho công nhân luôn được công ty quan tâm. Phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Gio Linh, công ty mở các lớp bổ túc để tạo điều kiện cho công nhân nâng cao trình độ văn hóa, gửi công nhân đào tạo tại Trường kỹ thuật nghiệp vụ cao-su. Hằng năm, công ty tổ chức thi nâng bậc thợ và mở các lớp đào tạo tay nghề, huấn luyện kiến thức an toàn lao động cho công nhân mới và tổ chức đào tạo lại cho công nhân có tay nghề chưa cao. Nhờ vậy trình độ tay nghề của công nhân được nâng lên rõ rệt. Từ xuất phát điểm là những người nông dân không có tay nghề, chưa qua đào tạo, đến nay 100% số công nhân đã qua các lớp đào tạo kỹ thuật, có trình độ tay nghề cao, trong đó hơn 60% số thợ bậc cao. Nhiều công nhân trẻ qua đào tạo đã nắm bắt và làm chủ được dây chuyền công nghệ hiện đại. Chính việc quan tâm nâng cao trình độ tay nghề, đã góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và thu nhập cho công nhân. Do đặc thù công nhân cao su sống ở vùng sâu, xa các trung tâm văn hóa, nên công ty luôn quan tâm chăm lo đời sống văn hóa tinh thần của người lao động. Hằng năm, ngoài mùa vụ và các dịp lễ, Tết, công ty phối hợp với các đoàn thể tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tạo không khí vui tươi lành mạnh, phấn khởi trong lao động sản xuất. Ngoài ra, công ty còn thực hiện tốt cuộc vận động "Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở". Hiện nay, 100% số đơn vị trực thuộc đã phát động và được công nhận là đơn vị văn hóa. Hằng năm, công ty trích quỹ phúc lợi hàng tỷ đồng tổ chức cho công nhân lao động giỏi đi tham quan học tập trong và ngoài nước. Công ty là doanh nghiệp đầu tiên ở địa phương tổ chức cho công nhân đi tham quan, học tập ở nước ngoài. 1.2.5.2.2 Vốn: Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào doanh nghiệp cũng cần phải có vốn. Trong nền kinh tế, vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh tham toàn bộ mọi quá trình sản xuất liên tục trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp.