SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
HOÀNG THẾ THƯỜNG
Hà Nội – 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 8340101
Họ và tên học viên: Hoàng Thế Thường
Người hướng dẫn: PGS, TS Trần Thị Kim Anh
Hà Nội - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Hoàng Thế Thường
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi xin chân thành gửi lời
cảm ơn tới lãnh đạo trường Đại học Ngoại Thương, lãnh đạo và các thầy cô giáo
trong khoa Quản trị kinh doanh, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, bạn bè và
đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS Trần Thị Kim Anh, người đã nhiệt
tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học
và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong thời gian qua.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi
những sai sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và bạn bè
đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn nữa.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả Luận văn
Hoàng Thế Thường
iii
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt ......................................................................................... vii
Danh mục bảng biểu ....................................................................................... viii
Danh mục hình vẽ, sơ đồ ................................................................................... ix
Tóm tắt kết quả nghiên cứu ............................................................................... x
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ...................................... 3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................... 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................. 3
2.3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
4.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 4
4.2.Các phương pháp cụ thể .............................................................................. 5
5. Kết cấu luận văn ................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu..................................................................... 8
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài.................................................................. 8
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ..................................................................... 9
1.2. Rủi ro tín dụng ...............................................................................................10
iv
1.2.1. Khái niệm ...............................................................................................11
1.2.2. Phân loại rủ ro tín dụng..........................................................................11
1.2.3. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng............................................................13
1.2.4. Tác động của rủi ro tín dụng..............................................................16
1.3. Quản trị rủi ro tín dụng ..................................................................................17
1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng..........................................................17
1.3.2. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng.................................................17
1.3.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng...........................................................18
1.4. Quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng KHDNVVN................................30
1.4.1. Tổng quan về đối tượng KHDNVVN ....................................................30
1.4.2. Công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN............................33
1.5. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng tại một số Ngân hàng Thương
mại trong nước. .....................................................................................................36
1.5.1. Hiệp ước Basel II ...................................................................................36
1.5.2. Áp dụng Basel II tại BIDV.....................................................................37
1.5.3. Áp dụng Basel II tại Vietcombank.........................................................38
1.5.4. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng từ mô hình của BIDV và
Vietcombank ....................................................................................................40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐỐNG
ĐA .............................................................................................................................42
2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh
Đống Đa ................................................................................................................42
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Chi nhánh Đống Đa..........................................................................................42
v
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh
Đống Đa ...........................................................................................................43
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín Chi nhánh Đống Đa trong thời gian qua....................................................43
2.2. Công tác Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa..............................45
2.2.1. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng KHDNVVN tại Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2016 – 2020...................45
2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng KH DNVVN của Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2016 – 2020...................53
2.3. Đánh giá về công tác quản trị rủi ro tín dụng KHDNVVN tại Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa ............................................................67
2.3.1. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại
Sacombank .......................................................................................................67
2.3.2. Kết quả đạt được ....................................................................................68
2.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân .............................................................70
2.3.4. Kết quả thu thập điều tra ........................................................................74
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VỚI ĐỐI TƯỢNG
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA..............77
3.1. Định hướng về quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi
nhánh Đống Đa 77
3.1.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín....................................................................................................................77
3.1.2. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng KH DNVVN tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa..............................................................78
vi
3.2. Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng KH DNVVN tại
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa..............................79
3.2.1. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng cho chuyên viên khách hàng
và kiểm soát rủi ro............................................................................................79
3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng .........................................80
3.2.3. Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay .........................81
3.2.4. Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng...........................................82
3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.....................................................83
3.2.6. Nâng cao chất lượng kiểm tra, kiếm soát rủi ro tín dụng.......................84
3.2.7. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ...............................................85
3.2.8. Giải pháp khác........................................................................................87
3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................87
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ........................................................................87
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước ........................................................88
3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín..........................89
KẾT LUẬN .......................................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................91
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG................................................................................................. 1
PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ TỪ PHIẾU ĐIỀU TRA .......... 4
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 BCTC Báo cáo tài chính
2 BĐS Bất động sản
3 CVQHKH Chuyên viên quan hệ khách hàng
4 CVKH Chuyên viên khách hàng
5 DPRRTD Dự phòng rủi ro tín dụng
6 DVKH Dịch vụ khách hàng
7 HĐTD Hội đồng tín dụng
8 HTXHTDNB Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
9 KHCN Khách hàng cá nhân
10 KHDN Khách hàng doanh nghiệp
11 KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh
12 NHNN Ngân hàng nhà nước
13 NHTM Ngân hàng thương mại
14 PGD Phòng giao dịch
15 QHKH Quan hệ khách hàng
16 QLKH Quản lý khách hàng
17 QTTD Quản trị tín dụng
18 RRTD Rủi ro tín dụng
19 Sacombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
20 TCKT Tổ chức kinh tế
21 TCTD Tổ chức tín dụng
22 TSBĐ Tài sản bảo đảm
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các mức xếp hạng tín nhiệm của Moody’s ......................................... 22
Bảng 1.2: Các hoạt động kiểm soát RRTD ........................................................ 26
Bảng 1.3: Phân loại doanh nghiệp ...................................................................... 31
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016
- 2020......................................................................................................................... 44
Bảng 2.2: Tăng trưởng dư nợ tại Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2020 ... 46
Bảng 2.3: Dư nợ cuối kỳ năm 2020 Sacombank Khu vực Hà ........................... 47
Bảng 2.4: Phân loại nợ tại Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2020 ............. 47
Bảng 2.5: Số liệu nợ xấu tại Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2020 .......... 48
Bảng 2.6: Số liệu nợ xấu ngoại bảng + bán VAMC tại Sacombank Đống Đa giai
đoạn 2016-2020 ......................................................................................................... 49
Bảng 2.7: Hoạt động tín dụng KHDNVVN Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-
2020 ........................................................................................................................... 50
Bảng 2.8: Cơ cấu chất lượng tín dụng KHDNVVN Sacombank Đống Đa giai
đoạn 2016-2020 ......................................................................................................... 51
Bảng 2.9: Nợ xấu nội bảng KHDNVVN Sacombank Khu vực Hà Nội năm
2020 ........................................................................................................................... 52
Bảng 2.10: Số liệu nợ xấu ngoại bảng + bán VAMC với KHDNVVN tại
Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2020 .............................................................. 53
Bảng 2.9: Kết quả thu hồi nợ xấu khối KHDN tại Sacombank CN Đống Đa ... 69
Bảng 2.10 Những NN được khảo sát gây ra RRTD với KHDNVVN tại
Sacombank Đống Đa ................................................................................................. 75
ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1 Phân loại RRTD theo tiêu thức rủi ro..................................................12
Hình 1.2 Quy trình quản trị RRTD.....................................................................18
Hình 2.1: Quy trình phê duyệt tín dụng tại chi nhánh........................................54
Hình 2.2: Quy trình chấm điểm KHDN .............................................................60
Hình 2.3: Chấm điểm chỉ tiêu tài chính..............................................................61
Hình 2.4: Chỉ tiêu chấm điểm phi tài chính .......................................................63
x
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng
Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục tiêu phân tích thực trạng quản trị rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đống Đa để đề
xuất các giải pháp cải thiện và nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với đối
tượng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín – Chi nhánh Đống Đa trong thời gian tới.
Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ đặt ra cho luận văn của tác giả là:
Khái quát, hệ thống hóa các nguyên nhân của rủi ro tín dụng và giải pháp cải thiện
công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng KHDN vừa và nhỏ của NHTM
bằng việc làm rõ cơ sở lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng. Phân tích thực trạng rủi ro
tín dụng của KHDN vừa và nhỏ tại Sacombank Chi nhánh Đống Đa. Đề xuất các
giải pháp nhằm cải thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng KHDN
vừa và nhỏ tại Sacombank Đống Đa.
Những đóng góp của luận văn:

Lý luận chung về rủi ro tín dụng, sự cần thiết quản trị rủi ro tín dụng, quy trình
quản trị rủi ro tín dụng. Nêu được nội dung công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với

DNVVN, kinh nghiệm áp dụng mô hình Basel II tại ngân hàng BIDV và
Vietcombank.

Luận văn đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP

Sacombank Chi nhánh Đống Đa. Trên cơ sở hiện trạng công tác quản trị rủi ro tín
dụng đối với DNVVN giai đoạn 2016-2020, đánh giá kết quả đạt được và tìm ra
những hạn chế, nguyên nhân dẫn đến các hạn chế còn tồn tại làm giảm hiểu quả
công tác quản trị rủi ro

Căn cứ định hướng, mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng chung của Sacombank

cũng như Chi nhánh Đống Đa đối với DNVVN để đưa ra các giải pháp nhằm tăng
cường công tác quản trị rủi ro tín dụng DNVVN. Cùng với đó luận văn cũng đưa ra
các kiến nghị với Chính phủ, Cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng Sacombank.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế, hệ thống ngân hàng được ví như là huyết mạch của cả nền
kinh tế và hoạt động một cách thông suốt, lành mạnh, là tiền đề để các nguồn lực tài
chính được luân chuyển, phân bổ và sử dụng có hiệu quả, từ đó kích thích tăng
trưởng kinh tế một cách bền vững.
Hoạt động tín dụng luôn được đánh giá là một hoạt động trọng tâm của hệ
thống Ngân hàng thương mại (NHTM), nó phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân
hàng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, mang lại thu nhập lớn nhất song
cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất cho ngân hàng.
Thời gian qua, hoạt động của hệ thống NHTM đang phải đối mặt với nhiều
khó khăn và thách thức. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, một số
NHTM đã coi chính sách mở rộng tín dụng là một giải pháp để thu hút khách hàng,
chiếm lĩnh thị phần. Nhưng điều đó không thể đồng nghĩa với việc hạ thấp các tiêu
chuẩn đánh giá khách hàng, tìm cách lách rào kiểm soát, thông tin sai lệch mà vẫn
phải thực hiện đúng quy trình tín dụng để đảm bảo an toàn, tránh tổn thất cho Ngân
hàng. Những khoản cho vay không thu hồi được cả gốc và lãi đúng thời hạn càng
lớn, tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng bất động
sản, đã có lúc đe dọa tới tính thanh khoản của hệ thống Ngân hàng.
Doanh nghiêp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng khoảng 96,7% tổng số doanh nghiệp
cả nước, môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng có những thay đổi căn bản tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Tuy nhiên trong quá
trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp những khó khăn về
tài chính/ tín dụng như: rủi ro tín dụng cao, độ tin cậy báo cáo tài chính thấp, thiếu
tài sản thế chấp, chi phí giám sát lớn…
Theo số liệu mới nhất mà NHNN vừa công bố, tính đến cuối năm 2020 tỷ lệ
nợ xấu nội bảng của các Tổ chức tín dụng (TCTD) đạt 1,69% cao hơn mức 1,63%
năm 2019 và có xu hướng tiếp tục tăng trong năm 2021, nguyên ngân do ảnh hưởng
của dịch bệnh Covid 19 đến nền kinh tế.
2
Như vậy, nợ xấu vẫn tiếp tục gia tăng mặc dù hệ thống ngân hàng đã tích cực
xử lý bằng nhiều biện pháp. Nợ xấu ở mức cao trở thành gánh nặng của các NHTM,
làm chậm quá trình đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Và vấn đề trọng tâm
hiện nay mà các NHTM đang quan tâm là kiểm soát và xử lý nợ xấu như thế nào,
bởi nó đang làm tắc nghẽn dòng vốn tín dụng trong nền kinh tế Việt Nam.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong đó có nguyên nhân
xuất phát từ chất lượng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) tại các NHTM.
Trước yêu cầu bảo đảm an toàn trong kinh doanh của hệ thống NHTM, vấn đề nhận
diện được RRTD cũng như tăng cường quản trị RRTD trở nên hết sức cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của RRTD đối với hoạt động kinh doanh, thời
gian qua Sacombank Chi nhánh Đống Đa đã có những biện pháp tích cực trong hoạt
động quản trị RRTD. Bên cạnh đó, số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
cũng là hệ khách hàng chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn, mang lại nguồn thu tín dụng,
dịch vụ chính của Sacombank Chi nhánh Đống Đa. Tuy nhiên, vẫn còn những bất
cập tồn tại như tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu vẫn duy trì ở mức cao, theo số liệu
báo cáo của chi nhánh thì tỷ lệ nợ xấu năm 2018 là 1,52%, năm 2019 là 2,75%, năm
2020 là 1,94%. Những bất cập này có nguyên nhân từ vấn đề quản trị RRTD tại chi
nhánh, đòi hỏi thời gian tới Sacombank Chi nhánh Đống Đa cần phải tăng cường
hoạt động quản trị RRTD hơn nữa.
Vậy Sacombank Chi nhánh Đống Đa đã quản trị RRTD như thế nào? Những
thành công, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động này tại Chi nhánh là gì?
Sacombank Đống Đa và các cơ quan, ban ngành liên quan cần có những giải pháp
nào để tăng cường quản trị RRTD tại chi nhánh ngân hàng này trong thời gian tới?
Từ những nội dung cấp thiết ấy, tôi đã chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng
đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đống Đa” làm đề tài luận văn cao học của mình và hi
vọng giải quyết được thực tế tình trạng còn tồn đọng trong vấn đề quản trị RRTD tại
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đống Đa. Luận văn đưa ra các
quan điểm về quản trị RRTD, chất lượng quản trị RRTD với Khách hàng doanh
3
nghiệp vừa và nhỏ và thực trạng chất lượng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016 – 2020.Trên cơ sở kết quả
nghiên cứu luận văn đưa ra giải pháp nâng cao công tác quản trị RRTD của Khách
hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank Đống Đa trong thời gian tới.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín
dụng đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đống Đa.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:

Hệ thống hoá và làm rõ những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng với khách
hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và vấn đề quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động
của Ngân hàng Thương mại.



Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng với đối tượng khách hàng doanh

nghiệp vừa và nhỏ trong Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Đống
Đa; đánh giá được những mặt mạnh và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín
dụng tại Sacombank Chi nhánh Đống Đa và tổng kết được các nguyên nhân khách
quan cũng như chủ quan cần khắc phục.

Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng với đối
tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương

tín – Chi nhánh Đống Đa
2.3. Câu hỏi nghiên cứu

Tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng RRTD của khách hàng doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đống Đa
như thế nào?


Thực trạng QTRRTD đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi

nhánh?
4

Cần có giải pháp nào để tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng
(QTRRTD), bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả khi cấp tín dụng cho khách hàng
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh

Đống Đa?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản trị rủi ro tín dụng với đối
tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương tín – Chi nhánh Đống Đa. Đối tượng khách hàng được lựa chọn là khách
hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên tại Sacombank vẫn sử dụng khái niệm
khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cho nên trong bài luận văn này, tác giả xin
thống nhất lựa chọn Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ - KHDNVVN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Đống

Đa.

Phạm vi thời gian: giai đoạn 2016 - 2020.



Các giải pháp được đề xuất từ năm 2021 đến năm 2025.


4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng
tại Sacombank Đống Đa, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện công tác
quản trị rủi ro tín dụng. Để triển khai, tác giả đã lập bản kế hoạch và xây dựng quy
trình nghiên cứu luận văn gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
Bước 2: Xây dựng khung lý thuyết và kế hoạch thu thập thông tin
Bước 3: Phân tích thông tin
Bước 4: Trình bày kết quả
5
4.2. Các phương pháp cụ thể
4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn dữ liệu thứ cấp: là nguồn dữ liệu được tổng hợp từ các báo cáo tài
chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các báo cáo tổng hợp khác trong giai
đoạn 2016-2020 của Sacombank Đống Đa. Các số liệu về bình quân ngành cũng
như các chi nhánh khác của Sacombank trên hệ thống được thu thập từ NHNN…
Nguồn dữ liệu sơ cấp: bao gồm các thông tin, số liệu thu thập được từ việc
khảo sát thực tế tại Sacombank Đống Đa và các Phòng giao dịch trực thuộc chi
nhánh. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi các
Chuyên viên quan hệ khách hàng, Chuyên viên quản trị rủi ro tại chi nhánh thông
qua bảng câu hỏi điều tra. Ngoài ra, nguồn dữ liệu còn được thu thập từ việc sử
dụng bảng hỏi đối với các Chuyên viên quản trị rủi ro tín dụng tại trụ sở chính
Sacombank mà quản lý trực tiếp các khoản tín dụng của chi nhánh.
4.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trước hết để đánh giá các bài
nghiên cứu đã được công bố về những đề tài có liên quan đến bài nghiên cứu của tác
giả, các tài liệu tham khảo về quản trị rủi ro tín dụng để hình thành khung lý thuyết cho
bài nghiên cứu. Sau khi thu thập được những thông tin định tính và số liệu cụ thể về
mặt định lượng, tác giả tiến hành chọn lọc, phân tích và tổng hợp dữ liệu.
Từ các báo cáo kết quả hoạt động hàng năm, cân đối tài khoản của Sacombank
Đống Đa trong giai đoạn 2016-2020, tác giả tổng hợp thành từng bảng biểu, đồ thị
để thuận tiện hơn trong công tác theo dõi và so sánh giữa các năm, xác định xu
hướng tăng, giảm của các chỉ tiêu. Phân tích các tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận
của rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của NHTM, từ đó đưa ra khung lý luận
cho luận văn.
4.2.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng các số liệu cụ thể về vấn đề đang
nghiên cứu để phân tích từng khía cạnh của vấn đề đó, từ đó so sánh các nhân tố liên
6
quan, tương đồng ở các đối tượng. Mục đích của phương pháp là so sánh các hiện
tượng nhằm tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra cách thức giải quyết. Cụ thể các dạng
so sánh như sau:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này và số thực hiện kỳ trước.
- So sánh số thực hiện kỳ này với kế hoạch đề ra của Sacombank Đống Đa, xem
xét xem Sacombank Đống Đa có đạt mức kế hoạch đề ra không, so sánh với một số
chi nhánh khác của Sacombank trong cùng địa bàn Hà Nội để thấy diễn biến tình
hình kinh doanh của Sacombank Đống Đa, mức độ an toàn vốn cao hay thấp.
- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng khoản mục trong tổng
số chiếm tỷ trọng thấp hay cao.
- So sánh theo chiều ngang để thấy sự biến động về cả tuyệt đối và tương đối
của một khoản mục nào đó qua các năm.
4.2.4. Phương pháp điều tra, khảo sát
Đây là phương pháp nghiên cứu mà thông tin được thu thập từ mẫu nghiên
cứu bằng cách sử dụng bảng câu hỏi điều tra. Với đề tài luận văn “Quản trị rủi ro
tín dụng đối với đối tượng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đống Đa”, tác giả sẽ sử dụng bảng câu
hỏi để khảo sát về những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và xin ý kiến để cải
thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Sacombank Đống Đa.
Lựa chọn đối tượng khảo sát: 115 Nhân viên thuộc các phòng Khách hàng
doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân, phòng quản trị rủi ro, tổ xử lý nợ và các
CVKH thuộc các phòng giao dịch Kim Liên, Khương Mai, Văn Quán, Hà Tây, Hào
Nam trực thuộc Sacombank Đống Đa; 35 Chuyên viên Ban quản trị rủi ro tín dụng
thuộc trụ sở chính Sacombank quản lý trực tiếp chi nhánh Đống Đa, tổng cộng có
tất cả 150 đối tượng khảo sát.
Phương pháp khảo sát và thu hồi phiếu khảo sát: Thu thập ý kiến thông qua
việc phát phiếu điều tra trực tiếp tại Chi nhánh Sacombank Đống Đa và tại Ban quản trị
RRTD – Trụ sở chính. Trong quá trình khảo sát, tác giả cũng thực hiện giải thích
7
rõ ràng hơn những nhân tố nêu trong bảng hỏi để mọi người dễ dàng trả lời theo
đúng mức độ quan trọng mà họ nhận thấy trong quá trình quản trị RRTD tại vị trí
mà họ đang công tác. Hình thức này khá thuận tiện và dễ dàng thu được kết quả có
thể sử dụng ngay cho việc thử nghiệm kết quả nghiên cứu. Bản khảo sát này được
thực hiện liên tục trong 6 tháng, từ tháng 11/2020 đến hết tháng 4/2021.
Nội dung của khảo sát: Tác giả tiến hành cuộc khả sát về những nguyên nhân
thực tế có thể dẫn đến rủi ro tín dụng tại Sacombank Đống Đa nói riêng và ngành
ngân hàng nói chung; khảo sát về các biện pháp nhằm cải thiện công tác quản trị rủi
ro tín dụng tại chi nhánh Sacombank Đống Đa.
Mục tiêu khảo sát: với mong muốn đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện
công tác quản trị RRTD tại Sacombank Đống Đa
Thiết kế bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi là một công cụ để thu thập dữ liệu, bao
gồm tập hợp các câu hỏi và câu trả lời được sắp xếp theo một logic nhất định. Nó
được coi là phương tiện để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người trả lời trong tất
cả các phương pháp phỏng vấn
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín
dụng của NHTM.
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng với đối tượng khách
hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Chi
nhánh Đống Đa.
Chương 3. Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng với đối tượng khách hàng doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Đống Đa
8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ
SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Hoạt động của các NHTM trên thế giới đã phát triển từ rất sớm. Do đó các công
trình nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn cũng như mô hình thực nghiệm liên quan đến vấn
đề quản trị rủi ro tín dụng đã đem lại nhiều lợi ích cho các NHTM trong việc tăng
cường năng lực và quản trị RRTD. Điển hình là hiệp ước vốn Basel I, Basel II, Basel
III lần lượt ra đời bởi Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, đây là một trong những
tiêu chuẩn để đánh giá, đo lường năng lực và hoạt động quản trị rủi ro của các ngân
hàng, TCTD trên thế giới. Đến thời điểm hiện tại, có thể nhận thấy rất nhiều NHTM
đã ứng dụng khá toàn diện hiệp ước vốn Basel II vào hoạt động của mình. Với sự
phát triển của việc ứng dụng hiệp ước Basel đã nâng cao công tác quản trị rủi ro tín
dụng tại các NHTM trên thế giới. Ngoài nội dung về hiệp ước vốn, một số công
trình nghiên cứu nổi bật đem lại nhiều thành tựu như sau:
Cuốn “Quản trị rủi ro trong ngân hàng” của Joel Basis xuất bản năm 1998 đã
nêu bật lên các khái niệm, lý luận chung về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng
trong ngân hàng nói chung đồng thời cũng đưa ra các mô hình đánh giá rủi ro nói
chung, bên cạnh đó cũng đưa ra các khái niệm trong công tác quản trị rủi ro tín dụng
như rủi ro danh mục tín dụng; quản trị danh mục tín dụng; và hệ thống hóa các
phương pháp quản trị RRTD, lượng hóa RRTD như hệ thống XHTDNB; mô hình
thống kê và chấm điểm; Dữ liệu RRTD.
Cuốn “Credit Risk Measurement” của hai tác giả Anthony Saunders & Linda
Allen xuất bản năm 2002 là cuốn sách đề cập chủ yếu về đo lường rủi ro danh mục,
một nội dung nằm trong quản trị danh mục tài sản của ngân hàng thương mại. Đặc biệt
cuốn sách này tập trung vào phương pháp đo lường rủi ro thông qua các mô hình sử
dụng thống kê toán. Hai tác giả đã đi sâu tìm hiểu tính kỹ thuật của các phương pháp,
các biến số, sự phụ thuộc các biến số liên quan đến dữ liệu hoạt động tín dụng,
9
nhằm dự báo, tính toán xác suất rủi ro để có những biện pháp chủ động đối phó. Từ
đó, cải thiện công tác quản trị rủi ro, quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng.
Bài nghiên cứu “VaR và các thiếu hụt dự kiến trong danh mục các rủi ro tín
dụng phụ thuộc: lý luận và thực hiện” của Frey, R., and A McNeil năm 2002 đã
trình bày rõ nét các khái niệm về rủi ro tín dụng, mô hình về RRTD, các nhân tố và
cách tính trong mô hình rủi ro tín dụng cũng như việc xây dựng, ứng dụng mô hình
rủi ro tín dụng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của NHTM.
H. Greuning & S.Bratanovic là đồng tác giả cuốn " Phân tích rủi ro ngân hàng,
Khung đánh giá công tác quản lý và rủi ro tài chính – Analyzing Banking Risk, A
framework for Assessing Corporate Governence and Financial Risk", tái bản lần 3,
2009. Cuốn sách đã cung cấp một cách tổng quan về việc phân tích, đánh giá và
quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. CácTác giả đã làm rõ nét một
số nhân tố đánh giá về chất lượng quản trị rủi ro tín dụng như chất lượng quản trị rủi
ro tín dụng theo khoản cấp tín dụng, chất lượng QTRRTD theo danh mục tín dụng,
phân tích nhân tố năng lực vốn, tài chính, các tác động của nhân tố này đối với chất
lượng QTRRTD của ngân hàng thông qua yêu cầu về vốn quy định chi tiết theo các
chuẩn mực Basel II. Tuy nhiên, nội dung đánh giá chất lượng QTRRTD chỉ được
nêu một cách khái quát chung với ba nhân tố: quy trình cấp tín dụng, con người và
thông tin, chưa có sự đánh giá cụ thể về chính sách chiến lược, cơ sở hạ tầng tin học
và các công cụ đo lường rủi ro tín dụng là những thành phần quan trọng khi xây
dựng và cải thiện công tác QTRRTD cho các NHTM.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu cũng như các lãnh đạo ngân hàng. Ở Việt Nam, hiện nay có rất nhiều công
trình nghiên cứu, hội thảo khoa học về đề tài này. Có thể kể đến một vài nghiên cứu sau:
Luận án tiến sỹ kinh tế, “Quản lý rủi ro tín dụng Đầu tư Phát triển của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam” của tác giả Nguyễn Cảnh Hiệp (2014) đã hệ thống hóa
những nét khái quát về quản trị rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của ngân hàng Phát
triển cũng như tìm hiểu những kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng của một số
10
nước trên thế giới. Đề tài cũng đã thực hiện tìm hiểu thực trạng quản trị rủi ro tín
dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trên cơ sở đó kiến nghị
các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của ngân hàng Phát triển Việt
nam trong giai đoạn tới.
Luận án tiến sỹ kinh tế, “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông
lệ quốc tế tại Ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh
(2020) đã hệ thống hóa những nét đặc trưng nhất về cơ sở lý luận và các thông lệ
quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM, nêu ra thực trạng năng lực quản trị
RRTD theo thông lệ quốc tế tại các NHTM ở Việt Nam. Luận án khảo sát nghiên
cứu về năng lực quản trị rủi ro tín dụng, mức độ sẵn sàng tiệm cận với các chuẩn
mực của Basel II tại nhóm các NHTM chuẩn bị triển khai Basel II tại Việt Nam.
Trên cơ sở thực trạng đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp nâng cao năng lực quản
trị RRTD theo thông lệ quốc tế tại các NHTM.
Tại các cuộc hội thảo khoa học, trong thời gian gần đây, có rất nhiều nghiên cứu
về quản trị rủi ro trong đó có QTRRTD tại các NHTM Việt Nam, điển hình như tác giả
Nguyễn Thị Mùi với nghiên cứu: "Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay: Những vấn
đề đặt ra và một số khuyến nghị chính sách", 2015, và tác giả Lê Thị Kim Nga với
nghiên cứu: "Hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện
nay", 2015. Cả hai nghiên cứu đề cập đến tổng quan về các NHTM Việt Nam hiện nay,
thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng, tình hình tái cơ cấu của hệ thống các
NHTM, các ưu điểm, nhược điểm và đưa ra một vài khuyến nghị về chính sách cho các
NHTM trong quá trình hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam.
1.2. Rủi ro tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động phức tạp, không chỉ phụ thuộc vào người cấp
tín dụng và người vay mà còn phụ thuộc vào các đối tác khác, môi trường hoạt
động, ngành nghề kinh doanh… Do đó, rủi ro tín dụng là rủi ro thường xuyên nhất
trong các rủi ro mà các TCTD phải đối mặt. Vì vậy cần phải có cái nhìn tổng quát
về loại rủi ro này.
11
1.2.1. Khái niệm
Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với mức rủi ro
chấp nhận là bản chất hoạt động của ngân hàng. Rủi ro tín dụng là rủi ro chủ yếu,
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại rủi ro của hoạt động Ngân hàng thương mại,
đồng thời là nguyên nhân chủ yếu gây ra tổn thất và ảnh hưởng đến chất lượng kinh
doanh của ngân hàng. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng.
Theo định nghĩa của Ủy ban Basel thuộc Ngân hàng thanh toán quốc tế:
“RRTD là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các
nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thỏa thuận”.
Theo Hennie van Greuning – Sonja Brajovic Bratanovic: “RRTD được định nghĩa
là nguy cơ người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn
đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ra sự cố tới dòng chu chuyển tiền tệ
và gây ra ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của tổ chức tín dụng”.
Theo Khoản 1 Điều 2, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của Ngân
hàng nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự
phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, rủi ro tín dung được định nghĩa như sau:
“RRTD là tổn thất có khả năng xảy ra do khách hàng không thực hiện hoặc không
có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Theo các định nghĩa trên, tác giả nhận thấy: “RRTD là tổn thất có khả năng
xảy ra do khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ nợ
đã cam kết. Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính đó là giảm thu nhập ròng
và giảm giá trị thị trường của vốn”.
1.2.2. Phân loại rủ ro tín dụng
Có rất nhiều cách thức khác nhau để phân loại rủi ro tín dụng tùy theo mục đích
nghiên cứu. Đối với hệ thống NHTM, việc phân chia RRTD có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong việc thiết lập chính sách, quy trình, thủ tục và cả mô hình tổ chức quản trị
và điều hành nhằm đảm bảo nhận biết đầy đủ các yếu tố gây ra rủi ro và phân
12
biệt trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, các khâu trong toàn bộ quá trình tác
nghiệp, thẩm định.

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng có thể được phân
loại như sau:

Rủi ro lựa chọn
Rủi ro giao dịch Rủi ro bảo đảm
Rủi ro tín dụng
Rủi ro nghiệp vụ
Rủi ro nội tại
Rủi ro danh mục
Rủi ro tập trung
Hình 1.1 Phân loại RRTD theo tiêu thức rủi ro
(Nguồn: Quản trị NHTM, Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2011) Rủi ro giao dịch là
một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do hạn chế trong quá
trình giao dịch và xét duyệt cho vay. Rủi ro giao dịch gồm
rủi ro lựa chọn (rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá, phân tích tín dụng, phương
án vay vốn để quyết định tài trợ của tổ chức tài chính); rủi ro bảo đảm (liên quan
đến các tiêu chuẩn đảm bảo như mức cho vay, loại tài sản bảo đảm, chủ thể của tài
sản bảo đảm…); rủi ro nghiệp vụ (rủi ro liên quan đến công tác quản trị khoản vay
và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật
xử lý các khoản vay có vấn đề).
Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân của nó là do những hạn
chế trong công tác quản trị danh mục cho vay của tổ chức tài chính, được chia thành
rủi ro nội tại (xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng, lĩnh
vực kinh tế…) và rủi ro tập trung (rủi ro do Tổ chức tài chính tập trung cho vay quá
nhiều vào một hoặc một số nhóm khách hàng, một số ngành kinh tế hoặc trong cùng
một không gian địa lý nhất định hay một loại hình cho vay có độ rủi ro cao).

Căn cứ theo đối tượng sử dụng, có thể phân chia thành 3 nhóm:


- Rủi ro khách hàng cá thể: RRTD đối với đối tượng là khách hàng thể nhân.
- Rủi ro công ty, tổ chức, định chế tài chính: rủi ro tín dụng xảy ra đối với
khách hàng là công ty, tổ chức kinh tế, định chế tài chính.
13
- Rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý: rủi ro tín dụng xảy ra đối với từng quốc
gia đối với hoạt động vay nợ, viện trợ.

Căn cứ theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro, có thể

phân thành 2 nhóm:
- Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai,
dịch họa, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất
thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách.
- Rủi ro chủ quan là do nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay và người
vay vì vô tình hay hữu ý làm thất thoát vốn vay, hay lý do chủ quan khác.
Ngoài các cách phân loại trên, RRTD còn có thể được phân loại theo nguồn
gốc hình thành, theo thời gian phát sinh rủi ro, căn cứ theo mức độ tổn thất rủi ro…
1.2.3. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
1.2.3.1. Nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng
Nguyên nhân rủi ro từ phía Ngân hàng là rất quan trọng, và chủ động vì Ngân
hàng là chủ thể của các hoạt động tín dụng. Theo đánh giá của quỹ tiền tệ quốc tế
IMF thì 50% ngân hàng phá sản trên thế giới là do năng lực quản lý yếu kém.
Nguyên nhân cụ thể như sau:
Ngân hàng thiếu một chính sách cho vay rõ ràng, chính sách cho vay không
phù hợp với thực trạng nền kinh tế. Thực tế chứng minh sự hoạt động của một Ngân
hàng dựa trên cơ sở chính sách thống nhất hiệu quả nhiều hơn là dựa trên cơ sở kinh
nghiệm và trao quyền quyết định cho Giám đốc. Chính sách cho vay của một Ngân
hàng là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đó.
Ngân hàng chưa chú trọng vào mục tiêu của khoản vay, tính toán sai hiệu quả
đầu tư của dự án xin vay dẫn đến các quyết định sai lầm trong cho vay.
Ngân hàng đánh giá chưa đúng mức về khoản vay, về người đi vay hoặc do
chủ quan tin tưởng khách hàng của mình mà coi nhẹ khâu kiểm tra về tình hình tài
chính, phi tài chính, khả năng thanh toán hiện tại và tương lai, nguồn trả nợ.…
Chuyên viên khách hàng không am hiểu về ngành kinh doanh mà mình đang tài
trợ, ngân hàng không có đủ các số liệu thống kê, các chỉ tiêu để phân tích, so sánh
14
đánh giá vai trò của vị trí của doanh nghiệp trong ngành, khả năng thị trường hiện
tại và tương lai, chu kỳ, vòng đời sản phẩm… dẫn đến việc xác định sai hiệu quả
của dự án xin vay, không bao quát được hết các điểm yếu về mặt pháp lý hoặc sai
sót do khách quan, chủ quan của doanh nghiệp trong hồ sơ, chứng từ xin vay, hoặc
đôi khi CVKH có vấn đề về đạo đức.
Thiếu thông tin tín dụng, hoặc thông tin không chính xác, kịp thời, chưa có
danh sách “Phân loại doanh nghiệp”, chưa có sự phân tích đánh giá doanh nghiệp
một cách khách quan, đúng đắn.
Ngân hàng thiếu một cơ chế theo dõi, quản trị rủi ro, thiếu hạn mức tín dụng
tối đa cho từng khách hàng thuộc các ngành nghề, sản phẩm địa phương khác nhau
để phân tán rủi ro, chưa đủ các tiêu thức đo lường rủi ro, độ rủi ro tín dụng tối đa
cho phép chấp nhận đối với từng khách hàng thuộc các ngành khác nhau.
1.2.3.2. Nguyên nhân thuộc về khách hàng
- Đối với khách hàng là cá nhân: Nguồn trả nợ chủ yếu là từ thu nhập của cá
nhân. Các khách hàng là cá nhân thường có những rủi ro vì nguyên nhân sau:
+ Có thu nhập không ổn định.
+ Rủi ro đạo đức như: sử dụng vốn sai mục đích, không muốn hoàn trả nợ vay.
Đặc biệt là dùng khoản vay ngân hàng để cho vay với lãi suất cao hơn.
+ Do công việc bị thay đổi hoặc bị mất việc làm.
+ Không có nơi cứ trú ổn định.
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng bao
gồm:
+ Về phía thị trường của doanh nghiệp: Thị trường cung cấp đầu vào bị thu hẹp,
giá cả nguyên vật liệu tăng cao, chi phí sản xuất tăng lên, sản phẩm giảm sức cạnh
tranh. Sản phẩm kém phẩm chất, không phù hợp với thị trường, khó tiêu thụ. Nguyên
nhân khác như: cạnh tranh, thị hiếu thay đổi, thị trường bị thu hẹp. Tất cả các
nguyên nhân trên, làm doanh thu của doanh nghiệp giảm sút.
15
+ Khách hàng sử dụng sai mục đích, do đó mất vốn hoặc hiệu quả đầu tư thấp
không trả đươc nợ dẫn đến nợ quá hạn.
+ Trình độ của chuyên viên quản lý thiếu năng lực và thiếu trình độ chuyên
môn trong kinh doanh hay không có kinh nghiệm làm cho việc tổ chức và việc điều
hành yếu kém, hiệu quả sử dụng vốn giảm, khả năng trả nợ giảm.
+ Do sự thay đổi nhân sự hoặc thay đổi sở hữu doanh nghiệp: khi có sự thay đổi
về đội ngũ chủ chốt trong doanh nghiệp làm cho bộ máy doanh nghiệp trở nên kém
đồng bộ, hiệu quả sản xuất không cao, giảm số lượng sản phẩm sản xuất ra hoặc
chất lượng sản phẩm giảm. Lúc đó doanh nghiệp sẽ không thu được lợi nhuận sự
kiến hoặc bị thua lỗ.
+ Do tình trạng tham nhũng diễn ra trong nội bộ doanh
nghiệp. 1.2.3.3. Nguyên nhân khách quan khác
Rủi ro do các nguyên nhân bất khả kháng thuộc về thiên nhiên như: thiên tai dịch
họa, lũ lụt hạn hán, chiến tranh.… gây ra các biến động xấu ngoài dự kiến trong
mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, làm gia tăng khối lượng các
khoản nợ quá hạn.
Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định: Bao gồm các yếu tố: các giai
đoạn của chu kỳ kinh tế (phát triển, hưng thịnh hay suy thoái), sự thay đổi cơ chế
chính sách kinh tế, lãi suất, tỷ giá, CPI...
Môi trường chính trị, pháp luật: Khi một quốc gia có nền chính trị không ổn định,
luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, bạo loạn, đình công, tranh chấp giữa các đảng phái.…
thì việc kinh doanh trong giai đoạn đầu tư của các doanh nghiệp chắc chắn sẽ
gặp nhiều khó khăn và cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng trong hoạt
động tín dụng.
Môi trường quốc tế: Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tín dụng trong nước có
mối quan hệ chặt chẽ với tín dụng nước ngoài, vì các dòng vốn luôn vận hành theo quy
luật thị trường. Khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra làm cho mối quan hệ thương
mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước bị thay đổi, cắt đứt hoặc tạm ngưng
16
trệ, làm giảm sút sức mua hàng hóa, dẫn đến việc hàng hóa tiêu thụ sẽ bị ứ đọng và
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn Ngân hàng. Tất yếu ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng.
Ngoài ra, rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế: quá
trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho việc bất cân xứng gia
tăng, nợ xấu gia tăng khi tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến cho các doanh
nghiệp, những khách hàng thường xuyên của Ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ
thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự
cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước với hệ thống quản lý yếu kém
gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài
chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.
1.2.4. Tác động của rủi ro tín dụng
1.2.4.1. Đối với ngân hàng
Rủi ro tín dụng làm giảm thu nhập của ngân hàng: khi có một khoản nợ được
coi là quá hạn, thu nhập của ngân hàng bị giảm sút ngay, một phần vì không thu
được lãi hoặc nợ gốc như cam kết, trong khi vẫn phải trả lãi cho nguồn huy động,
một phần do các chi phí quản lý, giám sát phát sinh. Mặt khác nếu các khoản nợ quá
hạn chuyển thành khó thu hoặc không thu được thì việc xử lý tài sản đảm bảo luôn
gặp khó khăn về pháp lý và định giá nên trường hợp ngân hàng có thể thu hồi được
nợ khi phát mại tài sản là rất khó xảy ra.
Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá
hạn trên tổng dư nợ cao không những làm giảm thu nhập của ngân hàng mà còn làm
giảm nguồn vốn, đồng thời làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Khi đó
ngân hàng sẽ phải đi vay trên thị trường lien ngân hàng với lãi suât cao, bởi huy
động từ tiền gởi dân cư thường mất rất nhiều thời gian. Nếu tình trạng này kéo dài
với việc hàng loạt người gởi tiền rút tiền, ngân hàng sẽ buộc phải đóng cửa và tuyên
bố phá sản.
Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Khi ngân
hàng mất khả năng thanh toán, phải đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, uy tín của ngân
17
hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm đi nghiêm trọng. Hơn nữa tỷ lệ nợ quá hạn
trên tổng dư nợ cao cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá không tốt về tình
hình hoạt động của ngân hàng, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý đối tác của ngân
hàng, dẫn đến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn và gặp nhiều trở ngại trong
việc cạnh tranh với các ngân hàng khác.
1.2.4.2. Đối với nền kinh tế
Hoạt động của NHTM mạng tính xã hội hóa cao vì nó liên quan đến nhiều
ngành nghề và nhiều thành phần khác nhau trong nền kinh tế. Do vậy khi một ngân
hàng bị phá sản nó sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại trong xã hội, trước
tiên là các ngân hàng khác, bởi có quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động nên
một ngân hàng sụp đỗ có thể d n đến sự sụp đổ của các ngân hàng còn lại. Ngoài ra
việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị gián đoạn do thiếu vốn, người gửi
tiền không lấy lại tiền được. Những hậu quả này còn giảm lòng tin của công chúng
vào sự vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính, những như hiệu lực của các
chính sách tiền tệ của Chính phủ./.
1.3. Quản trị rủi ro tín dụng
1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Theo Ủy ban Basel: Quản trị RRTD là việc thực hiện các biện pháp tối đa hóa
tỷ suất sinh lời điều chỉnh theo RRTD bằng cách duy trì số dư tín dụng trong phạm
vi các tham số cho phép.
Theo Moody’s Analytics: Quản trị RRTD là một quá trình thực hiện các biện
pháp giảm tổn thất bằng cách hiểu một cách đầy đủ về vốn và dự phòng RRTD
trong một khoảng thời gian nhất định.
1.3.2. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng
Nếu rủi ro tín dụng không được kiểm soát tốt khiến cho tỷ lệ các khoản cho vay
mất vốn tăng lên quá cao, các NHTM sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Điều này là
minh chứng rõ ràng cho việc rủi ro tín dụng là căn nguyên cơ bản tạo ra các vấn đề
18
ngân hàng. Vì vậy vấn đề phải làm sao nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng
luôn được đặt lên hàng đầu.
Thứ hai, mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng ngày càng gia tăng. Nguyên
nhân của thực tế này là do xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa và đề
cao cạnh tranh ngày càng trở nên phổ biến. Xu hướng này đã chứng tỏ hiệu quả nhất
định của nó trong việc thúc đẩy nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp phát triển và
hoàn thiện, nhưng ở một khía cạnh khác, nó lại thể hiện mức độ rủi ro tăng lên, khi
mà các ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt với nhau làm cho chênh lệch lãi suất biên
ngày càng giảm xuống, họ buộc phải mở rộng quy mô kinh doanh để bù đắp sự sụt
giảm về lợi nhuận, đồng thời điều này cũng làm giảm khả năng bù đắp rủi ro nội tại
của chính họ. Mặt khác, hội nhập kinh tế còn làm xuất hiện nhiều nguy cơ rủi ro
mới. Các sản phẩm dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ như thẻ tín dụng,
tín dụng cá nhân, tín dụng tiêu dùng…luôn chứa đựng những rủi ro mới mà Ngân
hàng chưa thể kiểm soát hết được.
1.3.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Quy trình quản trị rủi ro bao gồm 4 bước:
Nhận Đo
biết rủi lường
ro rủi ro
Kiểm Ứng
soát rủi phó rủi
ro ro
Hình 1.2 Quy trình quản trị RRTD
(Nguồn: Quản trị NHTM, Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2011) Mặc dù có sự phân
đoạn trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng song một nguyên tắc có tính xuyên suốt
là các khâu được phân ra trong quy trình phải luôn có sự liên
kết với nhau, tạo thành một chu trình có tính liên tục. Có như vậy mới đảm bảo kiểm
soát rủi ro tín dụng theo mục tiêu đã định. RRTD khi đã được xác định thì cần phải
19
được phân tích, đo lường và đưa ra các biện pháp nhằm quản lý, theo dõi. Đồng thời
cùng với quá trình quản lý theo dõi, hệ thống quản trị rủi ro tín dụng phải có khả năng
xác định tìm ra các nguy cơ rủi ro mới và công việc quản trị rủi ro lại được lặp lại.
1.3.3.1. Nhận biết rủi ro tín dụng
Đây là việc làm của bản thân NHTM, nhận biết rủi ro tín dụng là quá trình xác
định liên tục và có hệ thống trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Nhận biết rủi
ro tín dụng bao gồm các công việc như sau: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi
trường hoạt động tín dụng và toàn bộ các hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhằm
thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự
báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với Ngân hàng, trên cơ sở đó
đề xuất các giải pháp phù hợp.
Các phương pháp nhận diện rủi ro mà Ngân hàng có thể sử dụng như: Lập
bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra có liên quan đến khách hàng
hay liên quan đến bản thân của Ngân hàng; phân tích tình hình tài chính của khách
hàng; thanh tra kiểm tra hiện trường, theo dõi tình hình thực tế của khách hàng; thu
thập thông tin khách hàng, các thông tin liên quan đến biến động thị trường, thông
tin ngành, tra cứu thông tin CIC…
1.3.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng
Xét dưới khía cạnh là một giai đoạn trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng, đo
lường RRTD là giai đoạn thứ hai sau khi RRTD được nhận diện. Mỗi mức độ RRTD
khác nhau sẽ được thể hiện bởi các thang đo RRTD tương ứng. Từ đó NHTM áp dụng
các biện pháp phù hợp để đối phó với từng mức độ rủi ro đã được xác định.
Dưới góc độ của NHTM, bản chất của việc đo lường RRTD là việc tính toán,
xác định khả năng xảy ra tổn thất do khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ cam kết của mình. Đó chính là việc ngân hàng tính toán khả năng
khách hàng không trả được nợ.
Các ngân hàng thường sử dụng mô hình định tính và/hoặc mô hình định
lượng để đo lường RRTD.

Các mô hình định tính

20

Mô hình 6Cs: Mức độ RRTD của khách hàng vay vốn được NHTM đánh
giá qua 6 khía cạnh theo mô hình như sau:

- Tư cách của người vay (Character): ngân hàng phải chắc chắn rằng người
vay có mục đích vay vốn rõ ràng và có thiện chí trả nợ khi đến hạn.
- Năng lực của người vay (Capacity): người đi vay phải có năng lực pháp lý
và năng lực hành vi dân sự để ký kết hợp đồng tín dụng.
- Thu nhập của người vay (cashflow): Xác định nguồn trả nợ của khách hàng
vay vốn, xem xét khách hàng có đủ khả năng trả nợ vay hay không
- Bảo đảm tiền vay (Collateral): là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợ vay
cho ngân hàng.
- Các điều kiện (Conditions): NHTM quy định các điều kiện cụ thể đối với từng
đối tượng khách hàng theo chính sách tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ.
- Kiểm soát (Control): Đánh giá những tác động do sự thay đổi của pháp luật, quy
chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng hay không?

Đo lường RRTD theo phương pháp chuyên gia:

Theo phương pháp này, các chuyên gia của Ngân hàng, dựa trên những kinh
nghiệm của mình, sẽ xác định các nhân tố dự báo rủi ro, các khoảng giá trị chuẩn cho
từng nhân tố, các thang điểm cho từng khoảng giá trị và trọng số của các nhân tố
(thường có quan hệ tuyến tính). Kết quả của phương pháp này là đưa ra điểm tín dụng
tương ứng với xếp hạng tín dụng của từng đối tượng khách hàng, từ đó ngân hàng đánh
giá được mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. Việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các
yếu tố cơ bản để xếp hạng, cũng như việc thực hiện các nội dung của quy trình chấm
điểm hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia. Vì đặc điểm
này mà phương pháp chuyên gia được coi là phương pháp định tính.

Các mô hình định lượng



Mô hình dự báo tổn thất (EL)

Dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng, tổn
thất dự kiến của khoản vay được xác định theo công thức sau:
EL = PD x EDA x LGD
(Nguồn:Basel II)
21
Trong đó:
+ PD: Probability of Default – xác suất khách hàng không trả được nợ;
+ EAD: Exposure at Default – Tổng dư nợ của KH tại thời điểm KH không trả
được nợ;
+ LGD: Loss Given Default – tỷ trọng tổn thất ước tính;
+ EL: Expected Loss – Tổn thất có thể ước tính.
Với PD, LGD và EAD, các yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu, tưởng chừng rất
định tính, mà các ngân hàng thường xuyên nhắc đến trong quyết định cấp tín dụng là
khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa cụ thể.

Mô hình điểm Z (Z-score)

Mô hình Z-score được đưa ra lần đầu vào năm 1968, được phát minh bởi
Edward L. Altman, trường đại học New York, dựa vào việc nghên cứu khá công
phu trên số lượng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ để dự báo sự phá sản của công ty.
Bản chất: dựa vào những đặc tính quan sát được của người vay (Xj) để phân chia
thành loại có rủi ro vỡ nợ cao và loại có rủi ro vỡ nợ thấp.
Những đặc tính quan sát đó là các hệ số tài chính khác nhau của người vay
và tầm quan trọng có trọng số của các hệ số này, dựa trên kinh nghiệm.
Công thức của mô hình như sau (đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa,
ngành sản xuất):
Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,64X4 + 1,0X4
Trong đó:
X1= vốn lưu động/tổng tài sản
X2 = thu nhập giữ lại/tổng tài sản
X3 = EBIT/tổng tài sản
X4 = Giá trị cổ phiếu/Giá trị ghi sổ của nợ dài
hạn X5 = Doanh thu/tổng tài sản
Điểm Z (Z score) càng cao thì rủi ro vỡ nợ càng thấp (Z < 1,81: rủi ro vỡ nợ
cao; 1,81 < Z < 2,99: rủi ro vỡ nợ không thể xác định; Z > 2,99: rủi ro vỡ nợ thấp).
Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng hay cho
đến khi cải thiện được hệ số Z.
22
Mô hình này có một số nhược điểm như: Chỉ phân biệt hai loại người vay ở
hai cực: vỡ nợ và không vỡ nợ; Không có một lý do kinh tế rõ ràng nào để cho rằng
các trọng số sẽ không thay đổi, trừ khi thời kỳ xem xét là rất ngắn; Bỏ qua những
yếu tố khó định lượng, nhưng rất quan trọng đối với quyết định có vỡ nợ hay không:
uy tín của người vay, bản chất dài hạn của mối quan hệ người vay-người cho
vay…và dữ liệu vỡ nợ thường không đầy đủ.

Mô hình xếp hạng của Moody’s

Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Moody’s tập trung vào các yếu tố cơ bản
(fundamental) và các yếu tố kinh doanh trọng yếu ảnh hưởng đến độ rủi ro của người đi
vay. Moody's đánh giá khả năng tạo tiền trong tương lai của bên đi vay, dựa trên phân
tích các điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố từ bên ngoài như xu hướng ngành/nền kinh tế
có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, hay là khả năng của ban lãnh đạo trong việc duy
trì dòng tiền trong trường hợp môi trường kinh doanh có thay đổi lớn.
Việc xếp hạng tín nhiệm này thường tập trung vào các yếu tố dài hạn, và các yếu
tố quyết định thường khác nhau tùy theo ngành nghề kinh doanh (của doanh nghiệp)
Bảng 1.1 Các mức xếp hạng tín nhiệm của Moody’s
Xếp Tình trạng
hạng
Aaa Nợ có chất lượng cao nhất, với rủi ro tín dụng thấp nhất
Aa Nghĩa vụ nợ xếp hạng mức này được đánh giá là có chất lượng cao và có
rủi ro tín dụng rất thấp.
A Nghĩa vụ nợ xếp hạng mức A được xem là có chất lượng trên trung bình
và có rủi ro tín dụng thấp
Baa Nghĩa vụ nợ này có rủi ro tín dụng vừa phải, chất lượng trung bình và có
thể có một số đặc điểm mang tính đầu cơ.
Ba Nghĩa vụ nợ xếp hạng Ba được đánh giá có các đặc tính đầu cơ cao và có
rủi ro tín dụng đáng kể.
B Nghĩa vụ nợ được xem mang tính đầu cơ cao và có rủi ro tín dụng cao
23
Caa Nghĩa vụ nợ xếp hạng Caa được đánh giá có chất lượng xấu và chịu rủi
ro tín dụng rất cao
Ca Đây là những nghĩa vụ nợ có tính đầu cơ rất cao và có thể đã, hoặc gần,
không thể thanh toán/vỡ nợ (default), nhưng vẫn còn khả năng thu hồi
vốn gốc và lãi.
C Đây là mức xếp hạng thấp nhất và thường là các nghĩa vụ nợ đã mất khả
năng thanh toán (default) và chỉ còn rất ít khả năng thu hồi vốn gốc và lãi.
(Moody's Investors Service)

Mô hình RAROC

Bản chất của mô hình được sử dụng để đo lường (và đặt giá) rủi ro tín dụng
dựa trên dữ liệu thị trường.
Công thức xác định RAROC như sau:
ℎ ℎậ ò 1 ă ê ộ ℎ ả RAROC =
ủ ủ ℎ ả ℎ ặ ố ℎị ủ
Tử số: Thu nhập ròng một năm trên khoản vay = (Chênh lệch lãi suất + Phí)
x Giá trị khoản vay.
• Mẫu số: ∆LN = −DLN x LN x (∆R/ (1 + R))
∆LN: Rủi ro vốn hay khối lượng bị mất
DLN
:
Duration của khoản vay
LN: Khối lượng rủi ro hay quy mô khoản vay
∆R/ (1 + R): Thay đổi tối đa dự tính trong lãi suất của khoản vay, do một thay
đổi trong mức bù rủi ro (m)
Chỉ số RAROC của khoản nợ vay thường được so sánh với tỷ lệ lợi suất biên
thể hiện chi phí vốn hoặc chi phí cơ hội của cổ đông trong việc nắm giữ cổ phiếu
của trung gian tài chính. Đôi khi tỷ lệ lợi suất biên còn được xác định bởi chỉ số lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE hoặc chi phí sử dụng vốn bình quân WACC (còn
gọi là hurdle rate). Nếu RAROC > Hurdle rate (chi phí sử dụng vốn), thì khoản vay
sẽ mang lại lợi ích kinh tế.

Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ IRB (theo Basel II)

24
Mô hình này được xây dựng trên cơ sở xây dựng các bảng chấm điểm bao
gồm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng, nhằm lượng hóa
các rủi ro mà ngân hàng có khả năng phải đối mặt. Hệ thống này sử dụng phương
pháp chấm điểm và xếp hạng riêng đối với từng nhóm khách hàng, thường được
chia thành: khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức.
Mô hình đơn giản nhất được sử dụng trong xếp hạng tín dụng là mô hình một
biến số. Chỉ tiêu đánh giá phải được thống nhất trong mô hình. Tỷ suất tài chính
được sử dụng trong mô hình bao gồm các chỉ tiêu thanh khoản, các chỉ tiêu hoạt
động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu lợi tức, chỉ tiêu vay nợ và chi phí trả lãi. Các chỉ tiêu
phi tài chính thường được sử dụng bao gồm thời gian hoạt động của doanh nghiệp,
số năm kinh nghiệm và trình độ của nhà quản trị cao cấp, triển vọng ngành. Nhược
điểm của mô hình một biến số là kết quả dự báo khó chính xác nếu thực hiện phân
tích và cho điểm các chỉ tiêu đánh giá một cách riêng biệt, hơn nữa mỗi người có
thể hiểu các chỉ tiêu đánh giá theo cách khác nhau. Để khắc phục nhược điểm này
các nhà nghiên cứu đã xây dựng các mô hình kết hợp nhiều biến số thành một giá trị
để đánh giá thất bại của doanh nghiệp như mô hình phân tích hồi quy, phân tích
logic, phân tích xác suất có điều kiện, phân tích nhiều biến số
Xếp hạng tín dụng theo mô hình điểm số là phương pháp khoa học kết hợp sử
dụng dữ liệu để nghiên cứu thống kê và áp dụng mô hình thuật toán để phân tích, tính
điểm cho các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình một biến hoặc đa biến. Các chỉ tiêu sử
dụng trong xếp hạng tín dụng được xác lập theo nhóm bao gồm phân tích ngành, phân
tích hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính. Sau đó đưa vào mô hình để
tính điểm theo trọng số và quy đổi điểm nhận được sang biểu xếp hạng tương ứng.
Ngoài các mô hình trên, đo lường RRTD còn được đánh giá thông qua việc
phân tích các chỉ số: quy mô dư nợ, cơ cấu dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, dự
phòng rủi ro…
1.3.3.3. Ứng phó với rủi ro tín dụng
Một trong những phương pháp chủ yếu của ứng phó RRTD đó là phân tán rủi ro.
Phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc thực hiện cấp tín dụng cho nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực, khu vực sản xuất kinh doanh khác nhau nhằm tránh những tổn
25
thất lớn có thể xảy ra cho ngân hàng. Các hình thức chủ yếu của phân tán rủi ro bao
gồm:
Không tập trung cấp tín dụng cho một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực.
Khi ngân hàng tập trung cấp tín dụng cho một lĩnh vực kinh tế sẽ giống như: “bỏ
trứng vào một giỏ”, điều này có nghĩa là: khi lĩnh vực kinh tế mà ngân hàng tập
trung vốn đầu tư gặp phải những biến động bất lợi, thiệt hại của ngân hàng là vô
cùng lớn. Như vậy, phân tán rủi ro hay chia nhỏ lĩnh vực đầu tư, khu vực đầu tư là
một biện pháp giúp ngân hàng phòng chống rủi ro.
Không nên dồn vốn đầu tư vào một hoặc một số khách hàng: Cùng với mục
đích như trên là phân tán rủi ro, một khách hàng kinh doanh hiệu quả hay có quan
hệ lâu năm với ngân hàng thì yêu cầu trên vẫn cần được tuân thủ bởi vì nếu khách
hàng gặp khó khăn rủi ro đột xuất xảy ra thì ngân hàng cũng chịu tổn thất lớn, hơn
nữa những thay đổi trong chu kỳ kinh doanh của khách hàng là khó tránh khỏi.
Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng: có tác dụng phân tán rủi ro theo danh mục
tài sản, giảm thiệt hại xảy ra khi có RR đối với một số loại tài sản nhất định.
Cho vay đồng tài trợ: là hình thức cho vay của các TCTD cho một dự án đầu
tư và do 1 TCTD đứng ra làm đầu mối giữa các bên để thực hiện tài trợ vốn cho vay
đồng tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay, giúp ngân hàng
thương mại phân tán được rủi ro mà vẫn không bị mất nguồn thu từ phương án kinh
doanh khả thi.
Sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Các công cụ
bao gồm: Hợp đồng trao đổi tín dụng, hợp đồng quyền tín dụng, hợp đồng trao đổi
các khoản tín dụng rủi ro, trái phiếu ràng buộc. Các công cụ phái sinh tín dụng sử
dụng để chuyển đổi toàn bộ hoặc một phần rủi ro tín dụng sang cho đối tác thứ ba.
Đối tác thứ nhất sẽ bán RRTD với một mức giá cả cho một đối tác sẽ thực hiện đền
bù nếu RRTD xảy ra và nhận được một khoản phí.
Ngoải ra, Ngân hàng còn có thể sử dụng các biện pháp như bảo hiểm tiền vay,
chính sách tín dụng hợp lý, duy trì các khoản dự phòng để ứng phó rủi ro để có thể
kiểm soát các khoản tín dụng tốt hơn.
26
Khi RRTD xảy ra, NHTM cần có những biện pháp nhằm xử lý những khoản
tín dụng đó, bao gồm: tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD; cấp thêm
vốn hoặc cơ cấu lại thời gian trả nợ cho khách hàng nếu như NH đánh giá phương
án kinh doanh khách hàng khả thi, có nguồn thu trong tương lai nhưng do tác động
của nền kinh tế mà ảnh hưởng đến các cam kết với ngân hàng; bán tài sản đảm bảo
đối với những khách hàng có phương án không khả thi, không có nguồn thu trong
tương lai, kinh doanh thua lỗ khó có thể khắc phục, NH cần quản lý chặt chẽ khoản
vay của khách hàng, đồng thời rà soát hồ sơ pháp lý và tình trạng của TSĐB để xem
xét khả năng phát mại của tài sản nhằm thu hồi vốn; bán nợ…
1.3.3.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát RRTD là một nội dung của quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện
song song với hoạt động quản trị rủi ro nhằm mục tiêu: (i) phòng, chống và kiểm
soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng (ii) đảm bảo toàn bộ các
hoạt động, các bộ phận và từng cá nhân trong ngân hàng đều tuân thủ các quy định
của pháp luật, tuân thủ và thực hiện các chiến lược, chính sách, quy trình và quyết
định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động
của ngân hàng. Hoạt động kiểm soát RRTD bao gồm 3 nội dung chính:
Bảng 1.2: Các hoạt động kiểm soát RRTD
Kiểm soát trước khi Kiểm soát trong khi Kiểm soát sau khi cho vay
cho vay cho vay
- Thiết lập chính sách và - Xác lập hợp đồng tín - Theo dõi, đôn đốc thu nợ
thủ tục bằng văn bản. dụng - Tái xét tín dụng, xếp hạng
- Thẩm định trước khi - Giám sát quá trình giải tín dụng
cho vay. ngân - Kiểm doát tín dụng nội bộ
- Phê duyệt khoản vay - Giám sát tín dụng, sử độc lập
dụng vốn đúng mục đích - Đánh giá lại chính sách
(PGS. TS Nguyễn Văn Tiến, NXB Lao động, Cẩm nang quản trị rủi ro trong
kinh doanh ngân hàng, 2017)
27
Kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm kiểm soát đơn (kiểm soát độc lập của ngân
hàng) và kiểm soát kép. Kiểm soát kép là quá trình kiểm soát có sự tham gia của
nhiều tổ chức như: cơ quan Thanh tra NHNN và bộ phận kiểm soát của ngân hàng
(bao gồm có bộ phận kiểm soát, kiểm tra nội bộ, quản trị tín dụng), ngoài ra cần có
sự tham gia của các cơ chế giám sát bên ngoài như các cơ quan kiểm toán độc lập,
ủy ban giám sát tài chính, và đặc biệt là sự giám sát của thị trường.
1.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:

Tỷ lệ này phản ánh sự tương quan phù hợp giữa vốn tự có với các tài sản Có
của ngân hàng. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong hệ thống các chỉ tiêu về an
toàn mà NHTW và các cơ quan giám sát yêu cầu một ngân hàng phải chấp hành.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (kí hiệu CAR) được xác định theo công thức sau:
Vốn tự có của Ngân hàng
CAR =
Tổng tài sản Có điều chỉnh rủi ro
Trong đó: tổng tài sản Có điều chỉnh rủi ro được tính trên cơ sở lấy giá trị ghi
sổ của từng loại tài sản có của ngân hàng (cả tài sản có nội bảng lẫn ngoại bảng) đã
điều chỉnh theo hệ số rủi ro tín dụng tương ứng với loại tài sản có đó rồi cộng cả lại.
Vốn tự có của ngân hàng được định nghĩa theo nghĩa rộng, bao gồm:
- Vốn cấp 1 (vốn cơ sở): gồm vốn cổ đông đã góp, dự trữ công khai (chủ yếu
từ phần lợi nhuận sau thuế giữ lại). Trong tổng số 8% vốn an toàn rủi ro tín dụng,
vốn loại 1 phải chiếm ít nhất 50% hay nói cách khác là chiếm ít nhất 4% tổng tài
sản rủi ro.
- Vốn cấp 2 (vốn bổ sung): bao gồm các loại chứng khoán, dự trữ không công
bố, các khoản vốn ngân hàng vay có kỳ hạn lớn hơn 5 năm, cổ phiếu đã đến kỳ hạn
chuyển đổi hoặc thanh toán theo yêu cầu của tổ chức phát hành.
Một tổ chức tài chính được coi là đủ vốn khi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital
Adequacy Ratio – CAR) đạt thông lệ quốc tế là từ 8% đến 10%, trong đó đạt tối thiểu
4% đối với vốn cấp 1 và vốn cấp 2 được giới hạn là tối đa là 100% vốn loại 1. Ở Việt
28
Nam tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9% (thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014
của Ngân hàng nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động
của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Tỷ lệ vốn an toàn vốn tối thiểu
là tiêu chuẩn đánh giá trình độ hoạt động của một ngân hàng trong một thời kỳ.

Tỷ lệ nợ

- Nợ quá hạn: đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn phát
sinh trong trường hợp đến thời hạn trả nợ gốc, lãi theo cam kết, tuy nhiên người vay
không có khả năng trả một phần hoặc toàn bộ khoản vay cho Ngân hàng. Tùy thuộc
vào khoảng thời gian quá hạn, khoản nợ có thể được phân chia thành một trong năm
nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng
mất vốn. Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêu:
Tỷ lệ nợ quá hạn=
Số dư nợ quá hạn
x100%
Tổng dư nợ
Tỷ lệ KH có nợ quá hạn trên tổng KH có dư nợ=
Số khách hàng có nợ quá hạn
100% Tổng số khách hàng có dư nợ
Ngân hàng mà có tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn lớn thì
Ngân hàng đó có mức độ rủi ro tín dụng cao hơn và ngược lại.
- Nợ xấu: chính là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà khó có khả năng hoặc
không thể thu hồi do doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ hoặc phá sản, doanh
nghiệp mất khả năng thanh toán. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5. Nợ
xấu được phản ánh qua các chỉ số:
Tỷ lệ nợ xấu=
Số dư nợ xấu
100%
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu trên vốn CSH = Số dư nợ xấu
x100%
Vốn chủ sở hữu
Số dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất = Quỹ dự phòng tổn thất 100%

Các chỉ tiêu trích lập dự phòng

Dự phòng rủi ro tín dụng: chỉ tiêu này đánh giá khả năng chi trả của Ngân hàng
khi rủi ro tín dụng xẩy ra. Mục đích của việc sử dụng quỹ này của Ngân hàng nhằm
29
bù đắp tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra (khách hàng không có khả năng thanh toán
các khoản nợ đến hạn). Dự phòng của Ngân hàng bao gồm dự phòng cụ thể - bảo
hiểm cho các rủi ro cụ thể của từng khoản vay và dự phòng chung – bảo hiểm cho
các rủi ro chung không xác định vốn có trong danh mục tín dụng và toàn bộ khoản
dự phòng này thì được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ số thể
hiện dự phòng rủi ro tín dụng:
Tỷ lệ dự phòng RRTD = Dự phòng RRTD được trích lập
trong kỳ Tổng dư nợ kỳ báo cáo
Hệ số KN bù đắp các khoản vay bị mất= Dự phòng RRTD được trích lập trong kỳ Dư nợ bị xóa
Hệ số bù đắp RRTD = Dự phòng RRTD được trích lập
trong kỳ Nợ quá hạn khó đòi

Quy mô tín dụng: Mặc dù không phải là chỉ tiêu trực tiếp để đánh giá rủi ro tín
dụng nhưng nếu có sự tăng lên quá nóng hay không tương ứng với khả năng kiểm
soát của ngân hàng của của quy mô tín dụng thì khi đó quy mô tín dụng sẽ phản ánh
rủi ro tín dụng. Quy mô tín dụng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu:

Tổng dư nợ
Dư nợ trên tổng tài sản =
Tổng dư nợ
Dư nợ bình quân trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng số CBTD bình quân
Tổng số khách hàng
Số lượng KH trên số lượng CVKH = Tổng số CBTD bình quân
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng
=
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Nếu ngân hàng vì một mục tiêu nào đó theo đuổi
định hướng nới lỏng tín dụng, điều này sẽ dẫn đến
nhiều rủi ro do việc thẩm định khách hàng không kỹ,
không kiểm soát được các khoản vay đã giải ngân… gây ra nhiều rủi ro về phía ngân
hàng.

Cơ cấu tín dụng: phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề,
lĩnh vực, tiền tệ. Tuy chỉ tiêu này không phản ánh trực tiếp mức độ rủi ro nhưng nếu

Tốc độ tăng trưởng dư nợ so
với tốc độ tăng trưởng kinh tế
30
cơ cấu tín dụng tập trung quá nhiều vào những lĩnh vực mạo hiểm thì nó sẽ phản
ánh rủi ro tín dụng tiềm năng. Cơ cấu tín dụng được chia thành các nhóm:
Cơ cấu tín dụng theo ngành: Khi những ngành có độ rủi ro cao lại được tập
trung cho vay thì khi đó rủi ro không trả được nợ cũng sẽ rất cao. Không chỉ vậy,
một ngành, lĩnh vực mà cơ cấu tín dụng tập trung vào quá nhiều thì khi ngành đó bị
suy thoái hay bị các ảnh hưởng tiêu cực khác cũng có thể gây ra mức độ rủi ro cao.
Cơ cấu tín dụng theo loại hình: cho biết được tỉ lệ tập trung theo các đối
tượng là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp có vốn cổ
phần nước ngoài.
Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay: Đây là yếu tố phải dựa trên điều kiện là
cơ cấu vốn của ngân hàng. Ngân hàng có cơ cấu vốn dài hạn và ổn định thì có thể cho
vay các khoản trung và dài hạn nhiều và ngược lại, nếu như cơ cấu vốn của ngân hàng
thiếu ổn định trong dài hạn thì các khoản cho vay trung và dài hạn sẽ bị hạn chế.
Cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ: khi có sự biến động mạnh hay là bất lợi về
tỷ giá thì khi đó rủi ro tín dụng sẽ xảy ra; hoặc ngân hàng không đáp ứng được các
nguồn vốn huy động theo từng loại tiền tệ đối với từng loại tiền tệ.
Cơ cấu tín dụng theo tài sản bảo đảm: được phản ánh thông qua tỷ lệ dư nợ có
tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ vay. Nếu như tỷ lệ các khoản vay có tài sản đảm
bảo thấp, hoặc các TSĐB có tính thanh khoản thấp, ngân hàng sẽ đối mặt với rủi ro
tín dụng khi khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ vay.
1.4. Quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng KHDNVVN
1.4.1. Tổng quan về đối tượng KHDNVVN
1.4.1.1. Khái niệm
Theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017, doanh nghiệp vừa và nhỏ
(DN vừa và nhỏ) bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh
nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200
người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
– Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng
31
– Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng
Xác định quy mô doanh nghiệp cần dựa vào lĩnh vực hoạt động của doanh
nghiệp. Cụ thể, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: 04/2017/QH14 và Nghị định:
39/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa:
Bảng 1.3: Phân loại doanh nghiệp
Lĩnh vực hoạt Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
động
Nông nghiệp, lâm Số lao động tham gia BHXH Số lao động tham gia BHXH
nghiệp, thủy sản, bình quân năm: từ >10 – 100 bình quân năm: từ >100 –
công nghiệp, xây người 200 người
dựng Tổng doanh thu của năm: từ Tổng doanh thu của năm: từ
>3 – 50 tỷ đồng hoặc tổng >50 – 200 tỷ đồng hoặc tổng
nguồn vốn: từ >3 – 20 tỷ nguồn vốn: từ >20 – 100 tỷ
đồng. đồng.
Thương mại, dịch vụ Số lao động tham gia BHXH Số lao động tham gia BHXH
bình quân năm: từ >10 – 50 bình quân năm: từ >50 – 100
người người
Tổng doanh thu của năm: từ Tổng doanh thu của năm: từ
>10 – 100 tỷ đồng hoặc tổng >100 – 300 tỷ đồng hoặc
nguồn vốn: từ >3 – 50 tỷ tổng nguồn vốn: từ >50 – 100
đồng. tỷ đồng.
(Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 04/2017/QH14, 2017)
1.4.1.2 . Tình hình phát triển
Theo số liệu cập nhật về tình hình hoạt động của doanh nghiệp được Tổng cục
thống kê cập nhật tại “Các báo cáo phân tích và dự báo thống kê năm 2020 - Sách
trắng doanh nghiệp Việt Nam 2021” của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm
31/12/2020 cả nước có 811.538 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 7% so với năm
32
2019 (758.610 doanh nghiệp). Tính đến 31/12/2019, số lượng doanh nghiệp có kết
quả sản xuất kinh doanh là 668.505 doanh nghiệp (chiếm 88,1% số lượng DN), tăng
9,48% so với 31/12/2018.
Theo số liệu tại 31/12/2019, trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, nếu
tính theo loại hình doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp nhà nước có 2.109 doanh
nghiệp đang hoạt động (DN 100% vốn nhà nước là 1.014), chiếm 0,4%; khu vực
doanh nghiệp ngoài nhà nước có 647.634 doanh nghiệp, chiếm 96,9% s ố doanh
nghiệp cả nước, tăng 9,5%; khu vực doanh nghiệp FDI có 18.762 doanh nghiệp,
chiếm khoảng 2,8% số doanh nghiệp cả nước, tăng 11,2% so với cùng thời điểm
năm 2018.
Xét về quy mô, khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ có 449.031 doanh nghiệp,
chiếm tỷ lệ 67,2%, tăng 10% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp nhỏ có 179.319 doanh
nghiệp, chiếm tỷ lệ 26,8%, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Doanh nghiêp vừa có số
lượng 22.788 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 3,4%, tăng 10% so với cùng kỳ.
Đánh giá về tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp, theo thống kê kết quả
kinh doanh năm 2019, doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ chiếm số lượng lớn
nhất 94%/Doanh nghiệp nhưng lại ghi nhận Lợi nhuận trước thuế âm. Doanh nghiệp
vừa ghi nhận lợi nhuận trước thế dương 27.138 tỷ đồng, doanh nghiệp lớn là dương
937.410 tỷ đồng. Tỷ trọng doanh nghiệp kinh doanh có lãi theo quy mô là: DN siêu
nhỏ 32,5%, DN nhỏ 61,9%, DN vừa 74,3% và DN lớn là 77,2%.
1.4.1.3. Các điều kiện hỗ trợ phát triển của DNVVN
Về việc tiếp cận tín dụng: Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức tín
dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; khuyến khích tổ chức tín
dụng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh
nghiệp và biện pháp phù hợp khác; khuyến khích thành lập tổ chức tư vấn độc lập để
xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ được cấp bảo
lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định. Bên
cạnh đó Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 cũng được hỗ trợ cơ cấu lại
thời gian trả nợ, miễn giảm phí lãi. (Thông tư: 01/2020/TT-NHNN, 2020)
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

More Related Content

Similar to QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Man_Ebook
 

Similar to QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA (20)

Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
 
Phân tích việc sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần chiếu sáng và thiết bị toà...
Phân tích việc sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần chiếu sáng và thiết bị toà...Phân tích việc sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần chiếu sáng và thiết bị toà...
Phân tích việc sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần chiếu sáng và thiết bị toà...
 
Đề tài phân tích việc sử dụng đòn bẫy tại công ty thiết bị chiếu sáng, ĐIỂM ...
Đề tài  phân tích việc sử dụng đòn bẫy tại công ty thiết bị chiếu sáng, ĐIỂM ...Đề tài  phân tích việc sử dụng đòn bẫy tại công ty thiết bị chiếu sáng, ĐIỂM ...
Đề tài phân tích việc sử dụng đòn bẫy tại công ty thiết bị chiếu sáng, ĐIỂM ...
 
Luận văn: Mua bán – sáp nhập danh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Mua bán – sáp nhập danh nghiệp ở Việt Nam, HAYLuận văn: Mua bán – sáp nhập danh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Mua bán – sáp nhập danh nghiệp ở Việt Nam, HAY
 
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh PhúcLuận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
 
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
 
Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...
Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...
Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...
 
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VNLuận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
 
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàngĐề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
 
Đề tàihoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng, RẤT HAY
Đề tàihoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng, RẤT HAYĐề tàihoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng, RẤT HAY
Đề tàihoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng, RẤT HAY
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
 
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

The process of coordination in processing applications according to the one s...
The process of coordination in processing applications according to the one s...The process of coordination in processing applications according to the one s...
The process of coordination in processing applications according to the one s...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ Mobile Bbanking tại Agribank chi nhánh Phương Lâ...
Giải pháp phát triển dịch vụ Mobile Bbanking tại Agribank chi nhánh Phương Lâ...Giải pháp phát triển dịch vụ Mobile Bbanking tại Agribank chi nhánh Phương Lâ...
Giải pháp phát triển dịch vụ Mobile Bbanking tại Agribank chi nhánh Phương Lâ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...
 
Case study: SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH VĂN MINH
Case study: SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH VĂN MINHCase study: SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH VĂN MINH
Case study: SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH VĂN MINH
 
THIẾT LẬP VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ ẮC QUY (BMS - BATTERY MANAGEME...
THIẾT LẬP VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ ẮC QUY (BMS - BATTERY MANAGEME...THIẾT LẬP VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ ẮC QUY (BMS - BATTERY MANAGEME...
THIẾT LẬP VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ ẮC QUY (BMS - BATTERY MANAGEME...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNGNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
 
XÉT ẢNH HƯỞNG CỦA SAI SỐ LẮP DỰNG ĐẾN NỘI LỰC VÀ CHUYỂN VỊ CỦA KẾT CẤU THÉP N...
XÉT ẢNH HƯỞNG CỦA SAI SỐ LẮP DỰNG ĐẾN NỘI LỰC VÀ CHUYỂN VỊ CỦA KẾT CẤU THÉP N...XÉT ẢNH HƯỞNG CỦA SAI SỐ LẮP DỰNG ĐẾN NỘI LỰC VÀ CHUYỂN VỊ CỦA KẾT CẤU THÉP N...
XÉT ẢNH HƯỞNG CỦA SAI SỐ LẮP DỰNG ĐẾN NỘI LỰC VÀ CHUYỂN VỊ CỦA KẾT CẤU THÉP N...
 
HỢP LÝ HÓA KHỐI LƯỢNG KẾT CẤU CỘT THÉP DẠNG THANH DÀN, CÓ TÍNH ĐẾN YẾU TỐ GIA...
HỢP LÝ HÓA KHỐI LƯỢNG KẾT CẤU CỘT THÉP DẠNG THANH DÀN, CÓ TÍNH ĐẾN YẾU TỐ GIA...HỢP LÝ HÓA KHỐI LƯỢNG KẾT CẤU CỘT THÉP DẠNG THANH DÀN, CÓ TÍNH ĐẾN YẾU TỐ GIA...
HỢP LÝ HÓA KHỐI LƯỢNG KẾT CẤU CỘT THÉP DẠNG THANH DÀN, CÓ TÍNH ĐẾN YẾU TỐ GIA...
 
THE FACTORS OF ECO SYSTEMS MANAGEMENT EFFECT TO THE HOTEL OF VIETNAM
THE FACTORS OF ECO SYSTEMS MANAGEMENT EFFECT TO THE HOTEL OF VIETNAMTHE FACTORS OF ECO SYSTEMS MANAGEMENT EFFECT TO THE HOTEL OF VIETNAM
THE FACTORS OF ECO SYSTEMS MANAGEMENT EFFECT TO THE HOTEL OF VIETNAM
 
DIGITAL COMMERCE SHAPE VIETNAMESE SHOPPING HABIT IN 4.0 INDUSTRY
DIGITAL COMMERCE SHAPE VIETNAMESE SHOPPING HABIT IN 4.0 INDUSTRYDIGITAL COMMERCE SHAPE VIETNAMESE SHOPPING HABIT IN 4.0 INDUSTRY
DIGITAL COMMERCE SHAPE VIETNAMESE SHOPPING HABIT IN 4.0 INDUSTRY
 
: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DU MỤC TRONG TOTEM SÓI CỦA KHƯƠNG NHUNG
: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DU MỤC TRONG TOTEM SÓI CỦA KHƯƠNG NHUNG: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DU MỤC TRONG TOTEM SÓI CỦA KHƯƠNG NHUNG
: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DU MỤC TRONG TOTEM SÓI CỦA KHƯƠNG NHUNG
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
A QUALITY STUDY OF SOCIAL HOUSING PROJECTS IN HO CHI MINH CITY: REALITY AND S...
A QUALITY STUDY OF SOCIAL HOUSING PROJECTS IN HO CHI MINH CITY: REALITY AND S...A QUALITY STUDY OF SOCIAL HOUSING PROJECTS IN HO CHI MINH CITY: REALITY AND S...
A QUALITY STUDY OF SOCIAL HOUSING PROJECTS IN HO CHI MINH CITY: REALITY AND S...
 
STRATEGIC MANAGEMENT VIETTEL TELECOM GROUP
STRATEGIC MANAGEMENT VIETTEL TELECOM GROUPSTRATEGIC MANAGEMENT VIETTEL TELECOM GROUP
STRATEGIC MANAGEMENT VIETTEL TELECOM GROUP
 
The basic human right is to have a suitable and safe accommodation. This legi...
The basic human right is to have a suitable and safe accommodation. This legi...The basic human right is to have a suitable and safe accommodation. This legi...
The basic human right is to have a suitable and safe accommodation. This legi...
 
START-UP PROJECT-new IS strategy for Kookie
START-UP PROJECT-new IS strategy for KookieSTART-UP PROJECT-new IS strategy for Kookie
START-UP PROJECT-new IS strategy for Kookie
 
Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư nâng cấp thiết bị truyền hình tại Đài ...
Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư nâng cấp thiết bị truyền hình tại Đài ...Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư nâng cấp thiết bị truyền hình tại Đài ...
Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư nâng cấp thiết bị truyền hình tại Đài ...
 
DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...
DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...
DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH HOÀNG THẾ THƯỜNG Hà Nội – 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: Hoàng Thế Thường Người hướng dẫn: PGS, TS Trần Thị Kim Anh Hà Nội - 2021
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Hoàng Thế Thường
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo trường Đại học Ngoại Thương, lãnh đạo và các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS Trần Thị Kim Anh, người đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong thời gian qua. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn nữa. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Luận văn Hoàng Thế Thường
  • 5. iii MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt ......................................................................................... vii Danh mục bảng biểu ....................................................................................... viii Danh mục hình vẽ, sơ đồ ................................................................................... ix Tóm tắt kết quả nghiên cứu ............................................................................... x MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 2.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ...................................... 3 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................... 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................. 3 2.3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4 4.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 4 4.2.Các phương pháp cụ thể .............................................................................. 5 5. Kết cấu luận văn ................................................................................................. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu..................................................................... 8 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài.................................................................. 8 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ..................................................................... 9 1.2. Rủi ro tín dụng ...............................................................................................10
  • 6. iv 1.2.1. Khái niệm ...............................................................................................11 1.2.2. Phân loại rủ ro tín dụng..........................................................................11 1.2.3. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng............................................................13 1.2.4. Tác động của rủi ro tín dụng..............................................................16 1.3. Quản trị rủi ro tín dụng ..................................................................................17 1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng..........................................................17 1.3.2. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng.................................................17 1.3.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng...........................................................18 1.4. Quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng KHDNVVN................................30 1.4.1. Tổng quan về đối tượng KHDNVVN ....................................................30 1.4.2. Công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN............................33 1.5. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng tại một số Ngân hàng Thương mại trong nước. .....................................................................................................36 1.5.1. Hiệp ước Basel II ...................................................................................36 1.5.2. Áp dụng Basel II tại BIDV.....................................................................37 1.5.3. Áp dụng Basel II tại Vietcombank.........................................................38 1.5.4. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng từ mô hình của BIDV và Vietcombank ....................................................................................................40 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA .............................................................................................................................42 2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa ................................................................................................................42 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa..........................................................................................42
  • 7. v 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa ...........................................................................................................43 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa trong thời gian qua....................................................43 2.2. Công tác Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa..............................45 2.2.1. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng KHDNVVN tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2016 – 2020...................45 2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng KH DNVVN của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2016 – 2020...................53 2.3. Đánh giá về công tác quản trị rủi ro tín dụng KHDNVVN tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa ............................................................67 2.3.1. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Sacombank .......................................................................................................67 2.3.2. Kết quả đạt được ....................................................................................68 2.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân .............................................................70 2.3.4. Kết quả thu thập điều tra ........................................................................74 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA..............77 3.1. Định hướng về quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa 77 3.1.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín....................................................................................................................77 3.1.2. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng KH DNVVN tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa..............................................................78
  • 8. vi 3.2. Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng KH DNVVN tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa..............................79 3.2.1. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng cho chuyên viên khách hàng và kiểm soát rủi ro............................................................................................79 3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng .........................................80 3.2.3. Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay .........................81 3.2.4. Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng...........................................82 3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.....................................................83 3.2.6. Nâng cao chất lượng kiểm tra, kiếm soát rủi ro tín dụng.......................84 3.2.7. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ...............................................85 3.2.8. Giải pháp khác........................................................................................87 3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................87 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ........................................................................87 3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước ........................................................88 3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín..........................89 KẾT LUẬN .......................................................................................................90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................91 PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG................................................................................................. 1 PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ TỪ PHIẾU ĐIỀU TRA .......... 4
  • 9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 BĐS Bất động sản 3 CVQHKH Chuyên viên quan hệ khách hàng 4 CVKH Chuyên viên khách hàng 5 DPRRTD Dự phòng rủi ro tín dụng 6 DVKH Dịch vụ khách hàng 7 HĐTD Hội đồng tín dụng 8 HTXHTDNB Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 9 KHCN Khách hàng cá nhân 10 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 11 KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh 12 NHNN Ngân hàng nhà nước 13 NHTM Ngân hàng thương mại 14 PGD Phòng giao dịch 15 QHKH Quan hệ khách hàng 16 QLKH Quản lý khách hàng 17 QTTD Quản trị tín dụng 18 RRTD Rủi ro tín dụng 19 Sacombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín 20 TCKT Tổ chức kinh tế 21 TCTD Tổ chức tín dụng 22 TSBĐ Tài sản bảo đảm
  • 10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các mức xếp hạng tín nhiệm của Moody’s ......................................... 22 Bảng 1.2: Các hoạt động kiểm soát RRTD ........................................................ 26 Bảng 1.3: Phân loại doanh nghiệp ...................................................................... 31 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016 - 2020......................................................................................................................... 44 Bảng 2.2: Tăng trưởng dư nợ tại Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2020 ... 46 Bảng 2.3: Dư nợ cuối kỳ năm 2020 Sacombank Khu vực Hà ........................... 47 Bảng 2.4: Phân loại nợ tại Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2020 ............. 47 Bảng 2.5: Số liệu nợ xấu tại Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2020 .......... 48 Bảng 2.6: Số liệu nợ xấu ngoại bảng + bán VAMC tại Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2020 ......................................................................................................... 49 Bảng 2.7: Hoạt động tín dụng KHDNVVN Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016- 2020 ........................................................................................................................... 50 Bảng 2.8: Cơ cấu chất lượng tín dụng KHDNVVN Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2020 ......................................................................................................... 51 Bảng 2.9: Nợ xấu nội bảng KHDNVVN Sacombank Khu vực Hà Nội năm 2020 ........................................................................................................................... 52 Bảng 2.10: Số liệu nợ xấu ngoại bảng + bán VAMC với KHDNVVN tại Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2020 .............................................................. 53 Bảng 2.9: Kết quả thu hồi nợ xấu khối KHDN tại Sacombank CN Đống Đa ... 69 Bảng 2.10 Những NN được khảo sát gây ra RRTD với KHDNVVN tại Sacombank Đống Đa ................................................................................................. 75
  • 11. ix DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 1.1 Phân loại RRTD theo tiêu thức rủi ro..................................................12 Hình 1.2 Quy trình quản trị RRTD.....................................................................18 Hình 2.1: Quy trình phê duyệt tín dụng tại chi nhánh........................................54 Hình 2.2: Quy trình chấm điểm KHDN .............................................................60 Hình 2.3: Chấm điểm chỉ tiêu tài chính..............................................................61 Hình 2.4: Chỉ tiêu chấm điểm phi tài chính .......................................................63
  • 12. x TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Luận văn tập trung nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục tiêu phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đống Đa để đề xuất các giải pháp cải thiện và nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đống Đa trong thời gian tới. Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ đặt ra cho luận văn của tác giả là: Khái quát, hệ thống hóa các nguyên nhân của rủi ro tín dụng và giải pháp cải thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng KHDN vừa và nhỏ của NHTM bằng việc làm rõ cơ sở lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của KHDN vừa và nhỏ tại Sacombank Chi nhánh Đống Đa. Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng KHDN vừa và nhỏ tại Sacombank Đống Đa. Những đóng góp của luận văn:  Lý luận chung về rủi ro tín dụng, sự cần thiết quản trị rủi ro tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Nêu được nội dung công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với  DNVVN, kinh nghiệm áp dụng mô hình Basel II tại ngân hàng BIDV và Vietcombank.  Luận văn đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP  Sacombank Chi nhánh Đống Đa. Trên cơ sở hiện trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN giai đoạn 2016-2020, đánh giá kết quả đạt được và tìm ra những hạn chế, nguyên nhân dẫn đến các hạn chế còn tồn tại làm giảm hiểu quả công tác quản trị rủi ro  Căn cứ định hướng, mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng chung của Sacombank  cũng như Chi nhánh Đống Đa đối với DNVVN để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng DNVVN. Cùng với đó luận văn cũng đưa ra các kiến nghị với Chính phủ, Cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng Sacombank.
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế, hệ thống ngân hàng được ví như là huyết mạch của cả nền kinh tế và hoạt động một cách thông suốt, lành mạnh, là tiền đề để các nguồn lực tài chính được luân chuyển, phân bổ và sử dụng có hiệu quả, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Hoạt động tín dụng luôn được đánh giá là một hoạt động trọng tâm của hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM), nó phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, mang lại thu nhập lớn nhất song cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất cho ngân hàng. Thời gian qua, hoạt động của hệ thống NHTM đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, một số NHTM đã coi chính sách mở rộng tín dụng là một giải pháp để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần. Nhưng điều đó không thể đồng nghĩa với việc hạ thấp các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, tìm cách lách rào kiểm soát, thông tin sai lệch mà vẫn phải thực hiện đúng quy trình tín dụng để đảm bảo an toàn, tránh tổn thất cho Ngân hàng. Những khoản cho vay không thu hồi được cả gốc và lãi đúng thời hạn càng lớn, tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng bất động sản, đã có lúc đe dọa tới tính thanh khoản của hệ thống Ngân hàng. Doanh nghiêp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng khoảng 96,7% tổng số doanh nghiệp cả nước, môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng có những thay đổi căn bản tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp những khó khăn về tài chính/ tín dụng như: rủi ro tín dụng cao, độ tin cậy báo cáo tài chính thấp, thiếu tài sản thế chấp, chi phí giám sát lớn… Theo số liệu mới nhất mà NHNN vừa công bố, tính đến cuối năm 2020 tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các Tổ chức tín dụng (TCTD) đạt 1,69% cao hơn mức 1,63% năm 2019 và có xu hướng tiếp tục tăng trong năm 2021, nguyên ngân do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 đến nền kinh tế.
  • 14. 2 Như vậy, nợ xấu vẫn tiếp tục gia tăng mặc dù hệ thống ngân hàng đã tích cực xử lý bằng nhiều biện pháp. Nợ xấu ở mức cao trở thành gánh nặng của các NHTM, làm chậm quá trình đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Và vấn đề trọng tâm hiện nay mà các NHTM đang quan tâm là kiểm soát và xử lý nợ xấu như thế nào, bởi nó đang làm tắc nghẽn dòng vốn tín dụng trong nền kinh tế Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong đó có nguyên nhân xuất phát từ chất lượng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) tại các NHTM. Trước yêu cầu bảo đảm an toàn trong kinh doanh của hệ thống NHTM, vấn đề nhận diện được RRTD cũng như tăng cường quản trị RRTD trở nên hết sức cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của RRTD đối với hoạt động kinh doanh, thời gian qua Sacombank Chi nhánh Đống Đa đã có những biện pháp tích cực trong hoạt động quản trị RRTD. Bên cạnh đó, số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là hệ khách hàng chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn, mang lại nguồn thu tín dụng, dịch vụ chính của Sacombank Chi nhánh Đống Đa. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập tồn tại như tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu vẫn duy trì ở mức cao, theo số liệu báo cáo của chi nhánh thì tỷ lệ nợ xấu năm 2018 là 1,52%, năm 2019 là 2,75%, năm 2020 là 1,94%. Những bất cập này có nguyên nhân từ vấn đề quản trị RRTD tại chi nhánh, đòi hỏi thời gian tới Sacombank Chi nhánh Đống Đa cần phải tăng cường hoạt động quản trị RRTD hơn nữa. Vậy Sacombank Chi nhánh Đống Đa đã quản trị RRTD như thế nào? Những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động này tại Chi nhánh là gì? Sacombank Đống Đa và các cơ quan, ban ngành liên quan cần có những giải pháp nào để tăng cường quản trị RRTD tại chi nhánh ngân hàng này trong thời gian tới? Từ những nội dung cấp thiết ấy, tôi đã chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đống Đa” làm đề tài luận văn cao học của mình và hi vọng giải quyết được thực tế tình trạng còn tồn đọng trong vấn đề quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đống Đa. Luận văn đưa ra các quan điểm về quản trị RRTD, chất lượng quản trị RRTD với Khách hàng doanh
  • 15. 3 nghiệp vừa và nhỏ và thực trạng chất lượng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016 – 2020.Trên cơ sở kết quả nghiên cứu luận văn đưa ra giải pháp nâng cao công tác quản trị RRTD của Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank Đống Đa trong thời gian tới. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đống Đa. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:  Hệ thống hoá và làm rõ những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và vấn đề quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại.    Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng với đối tượng khách hàng doanh  nghiệp vừa và nhỏ trong Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Đống Đa; đánh giá được những mặt mạnh và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank Chi nhánh Đống Đa và tổng kết được các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan cần khắc phục.  Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng với đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương  tín – Chi nhánh Đống Đa 2.3. Câu hỏi nghiên cứu  Tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng RRTD của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đống Đa như thế nào?   Thực trạng QTRRTD đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi  nhánh?
  • 16. 4  Cần có giải pháp nào để tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD), bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả khi cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh  Đống Đa? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản trị rủi ro tín dụng với đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Đống Đa. Đối tượng khách hàng được lựa chọn là khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên tại Sacombank vẫn sử dụng khái niệm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cho nên trong bài luận văn này, tác giả xin thống nhất lựa chọn Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ - KHDNVVN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi không gian: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Đống  Đa.  Phạm vi thời gian: giai đoạn 2016 - 2020.    Các giải pháp được đề xuất từ năm 2021 đến năm 2025.   4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank Đống Đa, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng. Để triển khai, tác giả đã lập bản kế hoạch và xây dựng quy trình nghiên cứu luận văn gồm các bước cơ bản sau: Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu Bước 2: Xây dựng khung lý thuyết và kế hoạch thu thập thông tin Bước 3: Phân tích thông tin Bước 4: Trình bày kết quả
  • 17. 5 4.2. Các phương pháp cụ thể 4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Nguồn dữ liệu thứ cấp: là nguồn dữ liệu được tổng hợp từ các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các báo cáo tổng hợp khác trong giai đoạn 2016-2020 của Sacombank Đống Đa. Các số liệu về bình quân ngành cũng như các chi nhánh khác của Sacombank trên hệ thống được thu thập từ NHNN… Nguồn dữ liệu sơ cấp: bao gồm các thông tin, số liệu thu thập được từ việc khảo sát thực tế tại Sacombank Đống Đa và các Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi các Chuyên viên quan hệ khách hàng, Chuyên viên quản trị rủi ro tại chi nhánh thông qua bảng câu hỏi điều tra. Ngoài ra, nguồn dữ liệu còn được thu thập từ việc sử dụng bảng hỏi đối với các Chuyên viên quản trị rủi ro tín dụng tại trụ sở chính Sacombank mà quản lý trực tiếp các khoản tín dụng của chi nhánh. 4.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trước hết để đánh giá các bài nghiên cứu đã được công bố về những đề tài có liên quan đến bài nghiên cứu của tác giả, các tài liệu tham khảo về quản trị rủi ro tín dụng để hình thành khung lý thuyết cho bài nghiên cứu. Sau khi thu thập được những thông tin định tính và số liệu cụ thể về mặt định lượng, tác giả tiến hành chọn lọc, phân tích và tổng hợp dữ liệu. Từ các báo cáo kết quả hoạt động hàng năm, cân đối tài khoản của Sacombank Đống Đa trong giai đoạn 2016-2020, tác giả tổng hợp thành từng bảng biểu, đồ thị để thuận tiện hơn trong công tác theo dõi và so sánh giữa các năm, xác định xu hướng tăng, giảm của các chỉ tiêu. Phân tích các tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận của rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của NHTM, từ đó đưa ra khung lý luận cho luận văn. 4.2.3. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng các số liệu cụ thể về vấn đề đang nghiên cứu để phân tích từng khía cạnh của vấn đề đó, từ đó so sánh các nhân tố liên
  • 18. 6 quan, tương đồng ở các đối tượng. Mục đích của phương pháp là so sánh các hiện tượng nhằm tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra cách thức giải quyết. Cụ thể các dạng so sánh như sau: - So sánh giữa số thực hiện kỳ này và số thực hiện kỳ trước. - So sánh số thực hiện kỳ này với kế hoạch đề ra của Sacombank Đống Đa, xem xét xem Sacombank Đống Đa có đạt mức kế hoạch đề ra không, so sánh với một số chi nhánh khác của Sacombank trong cùng địa bàn Hà Nội để thấy diễn biến tình hình kinh doanh của Sacombank Đống Đa, mức độ an toàn vốn cao hay thấp. - So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng khoản mục trong tổng số chiếm tỷ trọng thấp hay cao. - So sánh theo chiều ngang để thấy sự biến động về cả tuyệt đối và tương đối của một khoản mục nào đó qua các năm. 4.2.4. Phương pháp điều tra, khảo sát Đây là phương pháp nghiên cứu mà thông tin được thu thập từ mẫu nghiên cứu bằng cách sử dụng bảng câu hỏi điều tra. Với đề tài luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đống Đa”, tác giả sẽ sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát về những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và xin ý kiến để cải thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Sacombank Đống Đa. Lựa chọn đối tượng khảo sát: 115 Nhân viên thuộc các phòng Khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân, phòng quản trị rủi ro, tổ xử lý nợ và các CVKH thuộc các phòng giao dịch Kim Liên, Khương Mai, Văn Quán, Hà Tây, Hào Nam trực thuộc Sacombank Đống Đa; 35 Chuyên viên Ban quản trị rủi ro tín dụng thuộc trụ sở chính Sacombank quản lý trực tiếp chi nhánh Đống Đa, tổng cộng có tất cả 150 đối tượng khảo sát. Phương pháp khảo sát và thu hồi phiếu khảo sát: Thu thập ý kiến thông qua việc phát phiếu điều tra trực tiếp tại Chi nhánh Sacombank Đống Đa và tại Ban quản trị RRTD – Trụ sở chính. Trong quá trình khảo sát, tác giả cũng thực hiện giải thích
  • 19. 7 rõ ràng hơn những nhân tố nêu trong bảng hỏi để mọi người dễ dàng trả lời theo đúng mức độ quan trọng mà họ nhận thấy trong quá trình quản trị RRTD tại vị trí mà họ đang công tác. Hình thức này khá thuận tiện và dễ dàng thu được kết quả có thể sử dụng ngay cho việc thử nghiệm kết quả nghiên cứu. Bản khảo sát này được thực hiện liên tục trong 6 tháng, từ tháng 11/2020 đến hết tháng 4/2021. Nội dung của khảo sát: Tác giả tiến hành cuộc khả sát về những nguyên nhân thực tế có thể dẫn đến rủi ro tín dụng tại Sacombank Đống Đa nói riêng và ngành ngân hàng nói chung; khảo sát về các biện pháp nhằm cải thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Sacombank Đống Đa. Mục tiêu khảo sát: với mong muốn đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện công tác quản trị RRTD tại Sacombank Đống Đa Thiết kế bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi là một công cụ để thu thập dữ liệu, bao gồm tập hợp các câu hỏi và câu trả lời được sắp xếp theo một logic nhất định. Nó được coi là phương tiện để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người trả lời trong tất cả các phương pháp phỏng vấn 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng với đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Đống Đa. Chương 3. Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng với đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Đống Đa
  • 20. 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Hoạt động của các NHTM trên thế giới đã phát triển từ rất sớm. Do đó các công trình nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn cũng như mô hình thực nghiệm liên quan đến vấn đề quản trị rủi ro tín dụng đã đem lại nhiều lợi ích cho các NHTM trong việc tăng cường năng lực và quản trị RRTD. Điển hình là hiệp ước vốn Basel I, Basel II, Basel III lần lượt ra đời bởi Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, đây là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá, đo lường năng lực và hoạt động quản trị rủi ro của các ngân hàng, TCTD trên thế giới. Đến thời điểm hiện tại, có thể nhận thấy rất nhiều NHTM đã ứng dụng khá toàn diện hiệp ước vốn Basel II vào hoạt động của mình. Với sự phát triển của việc ứng dụng hiệp ước Basel đã nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM trên thế giới. Ngoài nội dung về hiệp ước vốn, một số công trình nghiên cứu nổi bật đem lại nhiều thành tựu như sau: Cuốn “Quản trị rủi ro trong ngân hàng” của Joel Basis xuất bản năm 1998 đã nêu bật lên các khái niệm, lý luận chung về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng nói chung đồng thời cũng đưa ra các mô hình đánh giá rủi ro nói chung, bên cạnh đó cũng đưa ra các khái niệm trong công tác quản trị rủi ro tín dụng như rủi ro danh mục tín dụng; quản trị danh mục tín dụng; và hệ thống hóa các phương pháp quản trị RRTD, lượng hóa RRTD như hệ thống XHTDNB; mô hình thống kê và chấm điểm; Dữ liệu RRTD. Cuốn “Credit Risk Measurement” của hai tác giả Anthony Saunders & Linda Allen xuất bản năm 2002 là cuốn sách đề cập chủ yếu về đo lường rủi ro danh mục, một nội dung nằm trong quản trị danh mục tài sản của ngân hàng thương mại. Đặc biệt cuốn sách này tập trung vào phương pháp đo lường rủi ro thông qua các mô hình sử dụng thống kê toán. Hai tác giả đã đi sâu tìm hiểu tính kỹ thuật của các phương pháp, các biến số, sự phụ thuộc các biến số liên quan đến dữ liệu hoạt động tín dụng,
  • 21. 9 nhằm dự báo, tính toán xác suất rủi ro để có những biện pháp chủ động đối phó. Từ đó, cải thiện công tác quản trị rủi ro, quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Bài nghiên cứu “VaR và các thiếu hụt dự kiến trong danh mục các rủi ro tín dụng phụ thuộc: lý luận và thực hiện” của Frey, R., and A McNeil năm 2002 đã trình bày rõ nét các khái niệm về rủi ro tín dụng, mô hình về RRTD, các nhân tố và cách tính trong mô hình rủi ro tín dụng cũng như việc xây dựng, ứng dụng mô hình rủi ro tín dụng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. H. Greuning & S.Bratanovic là đồng tác giả cuốn " Phân tích rủi ro ngân hàng, Khung đánh giá công tác quản lý và rủi ro tài chính – Analyzing Banking Risk, A framework for Assessing Corporate Governence and Financial Risk", tái bản lần 3, 2009. Cuốn sách đã cung cấp một cách tổng quan về việc phân tích, đánh giá và quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. CácTác giả đã làm rõ nét một số nhân tố đánh giá về chất lượng quản trị rủi ro tín dụng như chất lượng quản trị rủi ro tín dụng theo khoản cấp tín dụng, chất lượng QTRRTD theo danh mục tín dụng, phân tích nhân tố năng lực vốn, tài chính, các tác động của nhân tố này đối với chất lượng QTRRTD của ngân hàng thông qua yêu cầu về vốn quy định chi tiết theo các chuẩn mực Basel II. Tuy nhiên, nội dung đánh giá chất lượng QTRRTD chỉ được nêu một cách khái quát chung với ba nhân tố: quy trình cấp tín dụng, con người và thông tin, chưa có sự đánh giá cụ thể về chính sách chiến lược, cơ sở hạ tầng tin học và các công cụ đo lường rủi ro tín dụng là những thành phần quan trọng khi xây dựng và cải thiện công tác QTRRTD cho các NHTM. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như các lãnh đạo ngân hàng. Ở Việt Nam, hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu, hội thảo khoa học về đề tài này. Có thể kể đến một vài nghiên cứu sau: Luận án tiến sỹ kinh tế, “Quản lý rủi ro tín dụng Đầu tư Phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam” của tác giả Nguyễn Cảnh Hiệp (2014) đã hệ thống hóa những nét khái quát về quản trị rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của ngân hàng Phát triển cũng như tìm hiểu những kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng của một số
  • 22. 10 nước trên thế giới. Đề tài cũng đã thực hiện tìm hiểu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của ngân hàng Phát triển Việt nam trong giai đoạn tới. Luận án tiến sỹ kinh tế, “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tại Ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh (2020) đã hệ thống hóa những nét đặc trưng nhất về cơ sở lý luận và các thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM, nêu ra thực trạng năng lực quản trị RRTD theo thông lệ quốc tế tại các NHTM ở Việt Nam. Luận án khảo sát nghiên cứu về năng lực quản trị rủi ro tín dụng, mức độ sẵn sàng tiệm cận với các chuẩn mực của Basel II tại nhóm các NHTM chuẩn bị triển khai Basel II tại Việt Nam. Trên cơ sở thực trạng đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị RRTD theo thông lệ quốc tế tại các NHTM. Tại các cuộc hội thảo khoa học, trong thời gian gần đây, có rất nhiều nghiên cứu về quản trị rủi ro trong đó có QTRRTD tại các NHTM Việt Nam, điển hình như tác giả Nguyễn Thị Mùi với nghiên cứu: "Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay: Những vấn đề đặt ra và một số khuyến nghị chính sách", 2015, và tác giả Lê Thị Kim Nga với nghiên cứu: "Hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay", 2015. Cả hai nghiên cứu đề cập đến tổng quan về các NHTM Việt Nam hiện nay, thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng, tình hình tái cơ cấu của hệ thống các NHTM, các ưu điểm, nhược điểm và đưa ra một vài khuyến nghị về chính sách cho các NHTM trong quá trình hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam. 1.2. Rủi ro tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động phức tạp, không chỉ phụ thuộc vào người cấp tín dụng và người vay mà còn phụ thuộc vào các đối tác khác, môi trường hoạt động, ngành nghề kinh doanh… Do đó, rủi ro tín dụng là rủi ro thường xuyên nhất trong các rủi ro mà các TCTD phải đối mặt. Vì vậy cần phải có cái nhìn tổng quát về loại rủi ro này.
  • 23. 11 1.2.1. Khái niệm Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với mức rủi ro chấp nhận là bản chất hoạt động của ngân hàng. Rủi ro tín dụng là rủi ro chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại rủi ro của hoạt động Ngân hàng thương mại, đồng thời là nguyên nhân chủ yếu gây ra tổn thất và ảnh hưởng đến chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng. Theo định nghĩa của Ủy ban Basel thuộc Ngân hàng thanh toán quốc tế: “RRTD là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thỏa thuận”. Theo Hennie van Greuning – Sonja Brajovic Bratanovic: “RRTD được định nghĩa là nguy cơ người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ra sự cố tới dòng chu chuyển tiền tệ và gây ra ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của tổ chức tín dụng”. Theo Khoản 1 Điều 2, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của Ngân hàng nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, rủi ro tín dung được định nghĩa như sau: “RRTD là tổn thất có khả năng xảy ra do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Theo các định nghĩa trên, tác giả nhận thấy: “RRTD là tổn thất có khả năng xảy ra do khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ nợ đã cam kết. Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính đó là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn”. 1.2.2. Phân loại rủ ro tín dụng Có rất nhiều cách thức khác nhau để phân loại rủi ro tín dụng tùy theo mục đích nghiên cứu. Đối với hệ thống NHTM, việc phân chia RRTD có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thiết lập chính sách, quy trình, thủ tục và cả mô hình tổ chức quản trị và điều hành nhằm đảm bảo nhận biết đầy đủ các yếu tố gây ra rủi ro và phân
  • 24. 12 biệt trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, các khâu trong toàn bộ quá trình tác nghiệp, thẩm định.  Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng có thể được phân loại như sau:  Rủi ro lựa chọn Rủi ro giao dịch Rủi ro bảo đảm Rủi ro tín dụng Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro nội tại Rủi ro danh mục Rủi ro tập trung Hình 1.1 Phân loại RRTD theo tiêu thức rủi ro (Nguồn: Quản trị NHTM, Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2011) Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay. Rủi ro giao dịch gồm rủi ro lựa chọn (rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá, phân tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của tổ chức tài chính); rủi ro bảo đảm (liên quan đến các tiêu chuẩn đảm bảo như mức cho vay, loại tài sản bảo đảm, chủ thể của tài sản bảo đảm…); rủi ro nghiệp vụ (rủi ro liên quan đến công tác quản trị khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề). Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân của nó là do những hạn chế trong công tác quản trị danh mục cho vay của tổ chức tài chính, được chia thành rủi ro nội tại (xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng, lĩnh vực kinh tế…) và rủi ro tập trung (rủi ro do Tổ chức tài chính tập trung cho vay quá nhiều vào một hoặc một số nhóm khách hàng, một số ngành kinh tế hoặc trong cùng một không gian địa lý nhất định hay một loại hình cho vay có độ rủi ro cao).  Căn cứ theo đối tượng sử dụng, có thể phân chia thành 3 nhóm:   - Rủi ro khách hàng cá thể: RRTD đối với đối tượng là khách hàng thể nhân. - Rủi ro công ty, tổ chức, định chế tài chính: rủi ro tín dụng xảy ra đối với khách hàng là công ty, tổ chức kinh tế, định chế tài chính.
  • 25. 13 - Rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý: rủi ro tín dụng xảy ra đối với từng quốc gia đối với hoạt động vay nợ, viện trợ.  Căn cứ theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro, có thể  phân thành 2 nhóm: - Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch họa, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách. - Rủi ro chủ quan là do nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay và người vay vì vô tình hay hữu ý làm thất thoát vốn vay, hay lý do chủ quan khác. Ngoài các cách phân loại trên, RRTD còn có thể được phân loại theo nguồn gốc hình thành, theo thời gian phát sinh rủi ro, căn cứ theo mức độ tổn thất rủi ro… 1.2.3. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 1.2.3.1. Nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng Nguyên nhân rủi ro từ phía Ngân hàng là rất quan trọng, và chủ động vì Ngân hàng là chủ thể của các hoạt động tín dụng. Theo đánh giá của quỹ tiền tệ quốc tế IMF thì 50% ngân hàng phá sản trên thế giới là do năng lực quản lý yếu kém. Nguyên nhân cụ thể như sau: Ngân hàng thiếu một chính sách cho vay rõ ràng, chính sách cho vay không phù hợp với thực trạng nền kinh tế. Thực tế chứng minh sự hoạt động của một Ngân hàng dựa trên cơ sở chính sách thống nhất hiệu quả nhiều hơn là dựa trên cơ sở kinh nghiệm và trao quyền quyết định cho Giám đốc. Chính sách cho vay của một Ngân hàng là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đó. Ngân hàng chưa chú trọng vào mục tiêu của khoản vay, tính toán sai hiệu quả đầu tư của dự án xin vay dẫn đến các quyết định sai lầm trong cho vay. Ngân hàng đánh giá chưa đúng mức về khoản vay, về người đi vay hoặc do chủ quan tin tưởng khách hàng của mình mà coi nhẹ khâu kiểm tra về tình hình tài chính, phi tài chính, khả năng thanh toán hiện tại và tương lai, nguồn trả nợ.… Chuyên viên khách hàng không am hiểu về ngành kinh doanh mà mình đang tài trợ, ngân hàng không có đủ các số liệu thống kê, các chỉ tiêu để phân tích, so sánh
  • 26. 14 đánh giá vai trò của vị trí của doanh nghiệp trong ngành, khả năng thị trường hiện tại và tương lai, chu kỳ, vòng đời sản phẩm… dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của dự án xin vay, không bao quát được hết các điểm yếu về mặt pháp lý hoặc sai sót do khách quan, chủ quan của doanh nghiệp trong hồ sơ, chứng từ xin vay, hoặc đôi khi CVKH có vấn đề về đạo đức. Thiếu thông tin tín dụng, hoặc thông tin không chính xác, kịp thời, chưa có danh sách “Phân loại doanh nghiệp”, chưa có sự phân tích đánh giá doanh nghiệp một cách khách quan, đúng đắn. Ngân hàng thiếu một cơ chế theo dõi, quản trị rủi ro, thiếu hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc các ngành nghề, sản phẩm địa phương khác nhau để phân tán rủi ro, chưa đủ các tiêu thức đo lường rủi ro, độ rủi ro tín dụng tối đa cho phép chấp nhận đối với từng khách hàng thuộc các ngành khác nhau. 1.2.3.2. Nguyên nhân thuộc về khách hàng - Đối với khách hàng là cá nhân: Nguồn trả nợ chủ yếu là từ thu nhập của cá nhân. Các khách hàng là cá nhân thường có những rủi ro vì nguyên nhân sau: + Có thu nhập không ổn định. + Rủi ro đạo đức như: sử dụng vốn sai mục đích, không muốn hoàn trả nợ vay. Đặc biệt là dùng khoản vay ngân hàng để cho vay với lãi suất cao hơn. + Do công việc bị thay đổi hoặc bị mất việc làm. + Không có nơi cứ trú ổn định. - Đối với khách hàng là doanh nghiệp, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng bao gồm: + Về phía thị trường của doanh nghiệp: Thị trường cung cấp đầu vào bị thu hẹp, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, chi phí sản xuất tăng lên, sản phẩm giảm sức cạnh tranh. Sản phẩm kém phẩm chất, không phù hợp với thị trường, khó tiêu thụ. Nguyên nhân khác như: cạnh tranh, thị hiếu thay đổi, thị trường bị thu hẹp. Tất cả các nguyên nhân trên, làm doanh thu của doanh nghiệp giảm sút.
  • 27. 15 + Khách hàng sử dụng sai mục đích, do đó mất vốn hoặc hiệu quả đầu tư thấp không trả đươc nợ dẫn đến nợ quá hạn. + Trình độ của chuyên viên quản lý thiếu năng lực và thiếu trình độ chuyên môn trong kinh doanh hay không có kinh nghiệm làm cho việc tổ chức và việc điều hành yếu kém, hiệu quả sử dụng vốn giảm, khả năng trả nợ giảm. + Do sự thay đổi nhân sự hoặc thay đổi sở hữu doanh nghiệp: khi có sự thay đổi về đội ngũ chủ chốt trong doanh nghiệp làm cho bộ máy doanh nghiệp trở nên kém đồng bộ, hiệu quả sản xuất không cao, giảm số lượng sản phẩm sản xuất ra hoặc chất lượng sản phẩm giảm. Lúc đó doanh nghiệp sẽ không thu được lợi nhuận sự kiến hoặc bị thua lỗ. + Do tình trạng tham nhũng diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp. 1.2.3.3. Nguyên nhân khách quan khác Rủi ro do các nguyên nhân bất khả kháng thuộc về thiên nhiên như: thiên tai dịch họa, lũ lụt hạn hán, chiến tranh.… gây ra các biến động xấu ngoài dự kiến trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, làm gia tăng khối lượng các khoản nợ quá hạn. Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định: Bao gồm các yếu tố: các giai đoạn của chu kỳ kinh tế (phát triển, hưng thịnh hay suy thoái), sự thay đổi cơ chế chính sách kinh tế, lãi suất, tỷ giá, CPI... Môi trường chính trị, pháp luật: Khi một quốc gia có nền chính trị không ổn định, luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, bạo loạn, đình công, tranh chấp giữa các đảng phái.… thì việc kinh doanh trong giai đoạn đầu tư của các doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn và cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Môi trường quốc tế: Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tín dụng trong nước có mối quan hệ chặt chẽ với tín dụng nước ngoài, vì các dòng vốn luôn vận hành theo quy luật thị trường. Khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra làm cho mối quan hệ thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước bị thay đổi, cắt đứt hoặc tạm ngưng
  • 28. 16 trệ, làm giảm sút sức mua hàng hóa, dẫn đến việc hàng hóa tiêu thụ sẽ bị ứ đọng và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn Ngân hàng. Tất yếu ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Ngoài ra, rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế: quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho việc bất cân xứng gia tăng, nợ xấu gia tăng khi tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến cho các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của Ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút. 1.2.4. Tác động của rủi ro tín dụng 1.2.4.1. Đối với ngân hàng Rủi ro tín dụng làm giảm thu nhập của ngân hàng: khi có một khoản nợ được coi là quá hạn, thu nhập của ngân hàng bị giảm sút ngay, một phần vì không thu được lãi hoặc nợ gốc như cam kết, trong khi vẫn phải trả lãi cho nguồn huy động, một phần do các chi phí quản lý, giám sát phát sinh. Mặt khác nếu các khoản nợ quá hạn chuyển thành khó thu hoặc không thu được thì việc xử lý tài sản đảm bảo luôn gặp khó khăn về pháp lý và định giá nên trường hợp ngân hàng có thể thu hồi được nợ khi phát mại tài sản là rất khó xảy ra. Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao không những làm giảm thu nhập của ngân hàng mà còn làm giảm nguồn vốn, đồng thời làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Khi đó ngân hàng sẽ phải đi vay trên thị trường lien ngân hàng với lãi suât cao, bởi huy động từ tiền gởi dân cư thường mất rất nhiều thời gian. Nếu tình trạng này kéo dài với việc hàng loạt người gởi tiền rút tiền, ngân hàng sẽ buộc phải đóng cửa và tuyên bố phá sản. Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Khi ngân hàng mất khả năng thanh toán, phải đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, uy tín của ngân
  • 29. 17 hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm đi nghiêm trọng. Hơn nữa tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá không tốt về tình hình hoạt động của ngân hàng, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý đối tác của ngân hàng, dẫn đến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn và gặp nhiều trở ngại trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác. 1.2.4.2. Đối với nền kinh tế Hoạt động của NHTM mạng tính xã hội hóa cao vì nó liên quan đến nhiều ngành nghề và nhiều thành phần khác nhau trong nền kinh tế. Do vậy khi một ngân hàng bị phá sản nó sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại trong xã hội, trước tiên là các ngân hàng khác, bởi có quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động nên một ngân hàng sụp đỗ có thể d n đến sự sụp đổ của các ngân hàng còn lại. Ngoài ra việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị gián đoạn do thiếu vốn, người gửi tiền không lấy lại tiền được. Những hậu quả này còn giảm lòng tin của công chúng vào sự vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính, những như hiệu lực của các chính sách tiền tệ của Chính phủ./. 1.3. Quản trị rủi ro tín dụng 1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng Theo Ủy ban Basel: Quản trị RRTD là việc thực hiện các biện pháp tối đa hóa tỷ suất sinh lời điều chỉnh theo RRTD bằng cách duy trì số dư tín dụng trong phạm vi các tham số cho phép. Theo Moody’s Analytics: Quản trị RRTD là một quá trình thực hiện các biện pháp giảm tổn thất bằng cách hiểu một cách đầy đủ về vốn và dự phòng RRTD trong một khoảng thời gian nhất định. 1.3.2. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng Nếu rủi ro tín dụng không được kiểm soát tốt khiến cho tỷ lệ các khoản cho vay mất vốn tăng lên quá cao, các NHTM sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Điều này là minh chứng rõ ràng cho việc rủi ro tín dụng là căn nguyên cơ bản tạo ra các vấn đề
  • 30. 18 ngân hàng. Vì vậy vấn đề phải làm sao nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng luôn được đặt lên hàng đầu. Thứ hai, mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân của thực tế này là do xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa và đề cao cạnh tranh ngày càng trở nên phổ biến. Xu hướng này đã chứng tỏ hiệu quả nhất định của nó trong việc thúc đẩy nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp phát triển và hoàn thiện, nhưng ở một khía cạnh khác, nó lại thể hiện mức độ rủi ro tăng lên, khi mà các ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt với nhau làm cho chênh lệch lãi suất biên ngày càng giảm xuống, họ buộc phải mở rộng quy mô kinh doanh để bù đắp sự sụt giảm về lợi nhuận, đồng thời điều này cũng làm giảm khả năng bù đắp rủi ro nội tại của chính họ. Mặt khác, hội nhập kinh tế còn làm xuất hiện nhiều nguy cơ rủi ro mới. Các sản phẩm dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ như thẻ tín dụng, tín dụng cá nhân, tín dụng tiêu dùng…luôn chứa đựng những rủi ro mới mà Ngân hàng chưa thể kiểm soát hết được. 1.3.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng Quy trình quản trị rủi ro bao gồm 4 bước: Nhận Đo biết rủi lường ro rủi ro Kiểm Ứng soát rủi phó rủi ro ro Hình 1.2 Quy trình quản trị RRTD (Nguồn: Quản trị NHTM, Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2011) Mặc dù có sự phân đoạn trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng song một nguyên tắc có tính xuyên suốt là các khâu được phân ra trong quy trình phải luôn có sự liên kết với nhau, tạo thành một chu trình có tính liên tục. Có như vậy mới đảm bảo kiểm soát rủi ro tín dụng theo mục tiêu đã định. RRTD khi đã được xác định thì cần phải
  • 31. 19 được phân tích, đo lường và đưa ra các biện pháp nhằm quản lý, theo dõi. Đồng thời cùng với quá trình quản lý theo dõi, hệ thống quản trị rủi ro tín dụng phải có khả năng xác định tìm ra các nguy cơ rủi ro mới và công việc quản trị rủi ro lại được lặp lại. 1.3.3.1. Nhận biết rủi ro tín dụng Đây là việc làm của bản thân NHTM, nhận biết rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Nhận biết rủi ro tín dụng bao gồm các công việc như sau: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động tín dụng và toàn bộ các hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với Ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp. Các phương pháp nhận diện rủi ro mà Ngân hàng có thể sử dụng như: Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra có liên quan đến khách hàng hay liên quan đến bản thân của Ngân hàng; phân tích tình hình tài chính của khách hàng; thanh tra kiểm tra hiện trường, theo dõi tình hình thực tế của khách hàng; thu thập thông tin khách hàng, các thông tin liên quan đến biến động thị trường, thông tin ngành, tra cứu thông tin CIC… 1.3.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng Xét dưới khía cạnh là một giai đoạn trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng, đo lường RRTD là giai đoạn thứ hai sau khi RRTD được nhận diện. Mỗi mức độ RRTD khác nhau sẽ được thể hiện bởi các thang đo RRTD tương ứng. Từ đó NHTM áp dụng các biện pháp phù hợp để đối phó với từng mức độ rủi ro đã được xác định. Dưới góc độ của NHTM, bản chất của việc đo lường RRTD là việc tính toán, xác định khả năng xảy ra tổn thất do khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ cam kết của mình. Đó chính là việc ngân hàng tính toán khả năng khách hàng không trả được nợ. Các ngân hàng thường sử dụng mô hình định tính và/hoặc mô hình định lượng để đo lường RRTD.  Các mô hình định tính 
  • 32. 20  Mô hình 6Cs: Mức độ RRTD của khách hàng vay vốn được NHTM đánh giá qua 6 khía cạnh theo mô hình như sau:  - Tư cách của người vay (Character): ngân hàng phải chắc chắn rằng người vay có mục đích vay vốn rõ ràng và có thiện chí trả nợ khi đến hạn. - Năng lực của người vay (Capacity): người đi vay phải có năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự để ký kết hợp đồng tín dụng. - Thu nhập của người vay (cashflow): Xác định nguồn trả nợ của khách hàng vay vốn, xem xét khách hàng có đủ khả năng trả nợ vay hay không - Bảo đảm tiền vay (Collateral): là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng. - Các điều kiện (Conditions): NHTM quy định các điều kiện cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng theo chính sách tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ. - Kiểm soát (Control): Đánh giá những tác động do sự thay đổi của pháp luật, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng hay không?  Đo lường RRTD theo phương pháp chuyên gia:  Theo phương pháp này, các chuyên gia của Ngân hàng, dựa trên những kinh nghiệm của mình, sẽ xác định các nhân tố dự báo rủi ro, các khoảng giá trị chuẩn cho từng nhân tố, các thang điểm cho từng khoảng giá trị và trọng số của các nhân tố (thường có quan hệ tuyến tính). Kết quả của phương pháp này là đưa ra điểm tín dụng tương ứng với xếp hạng tín dụng của từng đối tượng khách hàng, từ đó ngân hàng đánh giá được mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. Việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản để xếp hạng, cũng như việc thực hiện các nội dung của quy trình chấm điểm hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia. Vì đặc điểm này mà phương pháp chuyên gia được coi là phương pháp định tính.  Các mô hình định lượng    Mô hình dự báo tổn thất (EL)  Dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng, tổn thất dự kiến của khoản vay được xác định theo công thức sau: EL = PD x EDA x LGD (Nguồn:Basel II)
  • 33. 21 Trong đó: + PD: Probability of Default – xác suất khách hàng không trả được nợ; + EAD: Exposure at Default – Tổng dư nợ của KH tại thời điểm KH không trả được nợ; + LGD: Loss Given Default – tỷ trọng tổn thất ước tính; + EL: Expected Loss – Tổn thất có thể ước tính. Với PD, LGD và EAD, các yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu, tưởng chừng rất định tính, mà các ngân hàng thường xuyên nhắc đến trong quyết định cấp tín dụng là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa cụ thể.  Mô hình điểm Z (Z-score)  Mô hình Z-score được đưa ra lần đầu vào năm 1968, được phát minh bởi Edward L. Altman, trường đại học New York, dựa vào việc nghên cứu khá công phu trên số lượng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ để dự báo sự phá sản của công ty. Bản chất: dựa vào những đặc tính quan sát được của người vay (Xj) để phân chia thành loại có rủi ro vỡ nợ cao và loại có rủi ro vỡ nợ thấp. Những đặc tính quan sát đó là các hệ số tài chính khác nhau của người vay và tầm quan trọng có trọng số của các hệ số này, dựa trên kinh nghiệm. Công thức của mô hình như sau (đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa, ngành sản xuất): Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,64X4 + 1,0X4 Trong đó: X1= vốn lưu động/tổng tài sản X2 = thu nhập giữ lại/tổng tài sản X3 = EBIT/tổng tài sản X4 = Giá trị cổ phiếu/Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn X5 = Doanh thu/tổng tài sản Điểm Z (Z score) càng cao thì rủi ro vỡ nợ càng thấp (Z < 1,81: rủi ro vỡ nợ cao; 1,81 < Z < 2,99: rủi ro vỡ nợ không thể xác định; Z > 2,99: rủi ro vỡ nợ thấp). Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng hay cho đến khi cải thiện được hệ số Z.
  • 34. 22 Mô hình này có một số nhược điểm như: Chỉ phân biệt hai loại người vay ở hai cực: vỡ nợ và không vỡ nợ; Không có một lý do kinh tế rõ ràng nào để cho rằng các trọng số sẽ không thay đổi, trừ khi thời kỳ xem xét là rất ngắn; Bỏ qua những yếu tố khó định lượng, nhưng rất quan trọng đối với quyết định có vỡ nợ hay không: uy tín của người vay, bản chất dài hạn của mối quan hệ người vay-người cho vay…và dữ liệu vỡ nợ thường không đầy đủ.  Mô hình xếp hạng của Moody’s  Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Moody’s tập trung vào các yếu tố cơ bản (fundamental) và các yếu tố kinh doanh trọng yếu ảnh hưởng đến độ rủi ro của người đi vay. Moody's đánh giá khả năng tạo tiền trong tương lai của bên đi vay, dựa trên phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố từ bên ngoài như xu hướng ngành/nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, hay là khả năng của ban lãnh đạo trong việc duy trì dòng tiền trong trường hợp môi trường kinh doanh có thay đổi lớn. Việc xếp hạng tín nhiệm này thường tập trung vào các yếu tố dài hạn, và các yếu tố quyết định thường khác nhau tùy theo ngành nghề kinh doanh (của doanh nghiệp) Bảng 1.1 Các mức xếp hạng tín nhiệm của Moody’s Xếp Tình trạng hạng Aaa Nợ có chất lượng cao nhất, với rủi ro tín dụng thấp nhất Aa Nghĩa vụ nợ xếp hạng mức này được đánh giá là có chất lượng cao và có rủi ro tín dụng rất thấp. A Nghĩa vụ nợ xếp hạng mức A được xem là có chất lượng trên trung bình và có rủi ro tín dụng thấp Baa Nghĩa vụ nợ này có rủi ro tín dụng vừa phải, chất lượng trung bình và có thể có một số đặc điểm mang tính đầu cơ. Ba Nghĩa vụ nợ xếp hạng Ba được đánh giá có các đặc tính đầu cơ cao và có rủi ro tín dụng đáng kể. B Nghĩa vụ nợ được xem mang tính đầu cơ cao và có rủi ro tín dụng cao
  • 35. 23 Caa Nghĩa vụ nợ xếp hạng Caa được đánh giá có chất lượng xấu và chịu rủi ro tín dụng rất cao Ca Đây là những nghĩa vụ nợ có tính đầu cơ rất cao và có thể đã, hoặc gần, không thể thanh toán/vỡ nợ (default), nhưng vẫn còn khả năng thu hồi vốn gốc và lãi. C Đây là mức xếp hạng thấp nhất và thường là các nghĩa vụ nợ đã mất khả năng thanh toán (default) và chỉ còn rất ít khả năng thu hồi vốn gốc và lãi. (Moody's Investors Service)  Mô hình RAROC  Bản chất của mô hình được sử dụng để đo lường (và đặt giá) rủi ro tín dụng dựa trên dữ liệu thị trường. Công thức xác định RAROC như sau: ℎ ℎậ ò 1 ă ê ộ ℎ ả RAROC = ủ ủ ℎ ả ℎ ặ ố ℎị ủ Tử số: Thu nhập ròng một năm trên khoản vay = (Chênh lệch lãi suất + Phí) x Giá trị khoản vay. • Mẫu số: ∆LN = −DLN x LN x (∆R/ (1 + R)) ∆LN: Rủi ro vốn hay khối lượng bị mất DLN : Duration của khoản vay LN: Khối lượng rủi ro hay quy mô khoản vay ∆R/ (1 + R): Thay đổi tối đa dự tính trong lãi suất của khoản vay, do một thay đổi trong mức bù rủi ro (m) Chỉ số RAROC của khoản nợ vay thường được so sánh với tỷ lệ lợi suất biên thể hiện chi phí vốn hoặc chi phí cơ hội của cổ đông trong việc nắm giữ cổ phiếu của trung gian tài chính. Đôi khi tỷ lệ lợi suất biên còn được xác định bởi chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE hoặc chi phí sử dụng vốn bình quân WACC (còn gọi là hurdle rate). Nếu RAROC > Hurdle rate (chi phí sử dụng vốn), thì khoản vay sẽ mang lại lợi ích kinh tế.  Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ IRB (theo Basel II) 
  • 36. 24 Mô hình này được xây dựng trên cơ sở xây dựng các bảng chấm điểm bao gồm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng, nhằm lượng hóa các rủi ro mà ngân hàng có khả năng phải đối mặt. Hệ thống này sử dụng phương pháp chấm điểm và xếp hạng riêng đối với từng nhóm khách hàng, thường được chia thành: khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. Mô hình đơn giản nhất được sử dụng trong xếp hạng tín dụng là mô hình một biến số. Chỉ tiêu đánh giá phải được thống nhất trong mô hình. Tỷ suất tài chính được sử dụng trong mô hình bao gồm các chỉ tiêu thanh khoản, các chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu lợi tức, chỉ tiêu vay nợ và chi phí trả lãi. Các chỉ tiêu phi tài chính thường được sử dụng bao gồm thời gian hoạt động của doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm và trình độ của nhà quản trị cao cấp, triển vọng ngành. Nhược điểm của mô hình một biến số là kết quả dự báo khó chính xác nếu thực hiện phân tích và cho điểm các chỉ tiêu đánh giá một cách riêng biệt, hơn nữa mỗi người có thể hiểu các chỉ tiêu đánh giá theo cách khác nhau. Để khắc phục nhược điểm này các nhà nghiên cứu đã xây dựng các mô hình kết hợp nhiều biến số thành một giá trị để đánh giá thất bại của doanh nghiệp như mô hình phân tích hồi quy, phân tích logic, phân tích xác suất có điều kiện, phân tích nhiều biến số Xếp hạng tín dụng theo mô hình điểm số là phương pháp khoa học kết hợp sử dụng dữ liệu để nghiên cứu thống kê và áp dụng mô hình thuật toán để phân tích, tính điểm cho các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình một biến hoặc đa biến. Các chỉ tiêu sử dụng trong xếp hạng tín dụng được xác lập theo nhóm bao gồm phân tích ngành, phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính. Sau đó đưa vào mô hình để tính điểm theo trọng số và quy đổi điểm nhận được sang biểu xếp hạng tương ứng. Ngoài các mô hình trên, đo lường RRTD còn được đánh giá thông qua việc phân tích các chỉ số: quy mô dư nợ, cơ cấu dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, dự phòng rủi ro… 1.3.3.3. Ứng phó với rủi ro tín dụng Một trong những phương pháp chủ yếu của ứng phó RRTD đó là phân tán rủi ro. Phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc thực hiện cấp tín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khu vực sản xuất kinh doanh khác nhau nhằm tránh những tổn
  • 37. 25 thất lớn có thể xảy ra cho ngân hàng. Các hình thức chủ yếu của phân tán rủi ro bao gồm: Không tập trung cấp tín dụng cho một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực. Khi ngân hàng tập trung cấp tín dụng cho một lĩnh vực kinh tế sẽ giống như: “bỏ trứng vào một giỏ”, điều này có nghĩa là: khi lĩnh vực kinh tế mà ngân hàng tập trung vốn đầu tư gặp phải những biến động bất lợi, thiệt hại của ngân hàng là vô cùng lớn. Như vậy, phân tán rủi ro hay chia nhỏ lĩnh vực đầu tư, khu vực đầu tư là một biện pháp giúp ngân hàng phòng chống rủi ro. Không nên dồn vốn đầu tư vào một hoặc một số khách hàng: Cùng với mục đích như trên là phân tán rủi ro, một khách hàng kinh doanh hiệu quả hay có quan hệ lâu năm với ngân hàng thì yêu cầu trên vẫn cần được tuân thủ bởi vì nếu khách hàng gặp khó khăn rủi ro đột xuất xảy ra thì ngân hàng cũng chịu tổn thất lớn, hơn nữa những thay đổi trong chu kỳ kinh doanh của khách hàng là khó tránh khỏi. Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng: có tác dụng phân tán rủi ro theo danh mục tài sản, giảm thiệt hại xảy ra khi có RR đối với một số loại tài sản nhất định. Cho vay đồng tài trợ: là hình thức cho vay của các TCTD cho một dự án đầu tư và do 1 TCTD đứng ra làm đầu mối giữa các bên để thực hiện tài trợ vốn cho vay đồng tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay, giúp ngân hàng thương mại phân tán được rủi ro mà vẫn không bị mất nguồn thu từ phương án kinh doanh khả thi. Sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Các công cụ bao gồm: Hợp đồng trao đổi tín dụng, hợp đồng quyền tín dụng, hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro, trái phiếu ràng buộc. Các công cụ phái sinh tín dụng sử dụng để chuyển đổi toàn bộ hoặc một phần rủi ro tín dụng sang cho đối tác thứ ba. Đối tác thứ nhất sẽ bán RRTD với một mức giá cả cho một đối tác sẽ thực hiện đền bù nếu RRTD xảy ra và nhận được một khoản phí. Ngoải ra, Ngân hàng còn có thể sử dụng các biện pháp như bảo hiểm tiền vay, chính sách tín dụng hợp lý, duy trì các khoản dự phòng để ứng phó rủi ro để có thể kiểm soát các khoản tín dụng tốt hơn.
  • 38. 26 Khi RRTD xảy ra, NHTM cần có những biện pháp nhằm xử lý những khoản tín dụng đó, bao gồm: tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD; cấp thêm vốn hoặc cơ cấu lại thời gian trả nợ cho khách hàng nếu như NH đánh giá phương án kinh doanh khách hàng khả thi, có nguồn thu trong tương lai nhưng do tác động của nền kinh tế mà ảnh hưởng đến các cam kết với ngân hàng; bán tài sản đảm bảo đối với những khách hàng có phương án không khả thi, không có nguồn thu trong tương lai, kinh doanh thua lỗ khó có thể khắc phục, NH cần quản lý chặt chẽ khoản vay của khách hàng, đồng thời rà soát hồ sơ pháp lý và tình trạng của TSĐB để xem xét khả năng phát mại của tài sản nhằm thu hồi vốn; bán nợ… 1.3.3.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng Kiểm soát RRTD là một nội dung của quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện song song với hoạt động quản trị rủi ro nhằm mục tiêu: (i) phòng, chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng (ii) đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cá nhân trong ngân hàng đều tuân thủ các quy định của pháp luật, tuân thủ và thực hiện các chiến lược, chính sách, quy trình và quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. Hoạt động kiểm soát RRTD bao gồm 3 nội dung chính: Bảng 1.2: Các hoạt động kiểm soát RRTD Kiểm soát trước khi Kiểm soát trong khi Kiểm soát sau khi cho vay cho vay cho vay - Thiết lập chính sách và - Xác lập hợp đồng tín - Theo dõi, đôn đốc thu nợ thủ tục bằng văn bản. dụng - Tái xét tín dụng, xếp hạng - Thẩm định trước khi - Giám sát quá trình giải tín dụng cho vay. ngân - Kiểm doát tín dụng nội bộ - Phê duyệt khoản vay - Giám sát tín dụng, sử độc lập dụng vốn đúng mục đích - Đánh giá lại chính sách (PGS. TS Nguyễn Văn Tiến, NXB Lao động, Cẩm nang quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, 2017)
  • 39. 27 Kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm kiểm soát đơn (kiểm soát độc lập của ngân hàng) và kiểm soát kép. Kiểm soát kép là quá trình kiểm soát có sự tham gia của nhiều tổ chức như: cơ quan Thanh tra NHNN và bộ phận kiểm soát của ngân hàng (bao gồm có bộ phận kiểm soát, kiểm tra nội bộ, quản trị tín dụng), ngoài ra cần có sự tham gia của các cơ chế giám sát bên ngoài như các cơ quan kiểm toán độc lập, ủy ban giám sát tài chính, và đặc biệt là sự giám sát của thị trường. 1.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh công tác quản trị rủi ro tín dụng.  Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:  Tỷ lệ này phản ánh sự tương quan phù hợp giữa vốn tự có với các tài sản Có của ngân hàng. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong hệ thống các chỉ tiêu về an toàn mà NHTW và các cơ quan giám sát yêu cầu một ngân hàng phải chấp hành. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (kí hiệu CAR) được xác định theo công thức sau: Vốn tự có của Ngân hàng CAR = Tổng tài sản Có điều chỉnh rủi ro Trong đó: tổng tài sản Có điều chỉnh rủi ro được tính trên cơ sở lấy giá trị ghi sổ của từng loại tài sản có của ngân hàng (cả tài sản có nội bảng lẫn ngoại bảng) đã điều chỉnh theo hệ số rủi ro tín dụng tương ứng với loại tài sản có đó rồi cộng cả lại. Vốn tự có của ngân hàng được định nghĩa theo nghĩa rộng, bao gồm: - Vốn cấp 1 (vốn cơ sở): gồm vốn cổ đông đã góp, dự trữ công khai (chủ yếu từ phần lợi nhuận sau thuế giữ lại). Trong tổng số 8% vốn an toàn rủi ro tín dụng, vốn loại 1 phải chiếm ít nhất 50% hay nói cách khác là chiếm ít nhất 4% tổng tài sản rủi ro. - Vốn cấp 2 (vốn bổ sung): bao gồm các loại chứng khoán, dự trữ không công bố, các khoản vốn ngân hàng vay có kỳ hạn lớn hơn 5 năm, cổ phiếu đã đến kỳ hạn chuyển đổi hoặc thanh toán theo yêu cầu của tổ chức phát hành. Một tổ chức tài chính được coi là đủ vốn khi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio – CAR) đạt thông lệ quốc tế là từ 8% đến 10%, trong đó đạt tối thiểu 4% đối với vốn cấp 1 và vốn cấp 2 được giới hạn là tối đa là 100% vốn loại 1. Ở Việt
  • 40. 28 Nam tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9% (thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Ngân hàng nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Tỷ lệ vốn an toàn vốn tối thiểu là tiêu chuẩn đánh giá trình độ hoạt động của một ngân hàng trong một thời kỳ.  Tỷ lệ nợ  - Nợ quá hạn: đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn phát sinh trong trường hợp đến thời hạn trả nợ gốc, lãi theo cam kết, tuy nhiên người vay không có khả năng trả một phần hoặc toàn bộ khoản vay cho Ngân hàng. Tùy thuộc vào khoảng thời gian quá hạn, khoản nợ có thể được phân chia thành một trong năm nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ quá hạn= Số dư nợ quá hạn x100% Tổng dư nợ Tỷ lệ KH có nợ quá hạn trên tổng KH có dư nợ= Số khách hàng có nợ quá hạn 100% Tổng số khách hàng có dư nợ Ngân hàng mà có tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn lớn thì Ngân hàng đó có mức độ rủi ro tín dụng cao hơn và ngược lại. - Nợ xấu: chính là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà khó có khả năng hoặc không thể thu hồi do doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ hoặc phá sản, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5. Nợ xấu được phản ánh qua các chỉ số: Tỷ lệ nợ xấu= Số dư nợ xấu 100% Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu trên vốn CSH = Số dư nợ xấu x100% Vốn chủ sở hữu Số dư nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất = Quỹ dự phòng tổn thất 100%  Các chỉ tiêu trích lập dự phòng  Dự phòng rủi ro tín dụng: chỉ tiêu này đánh giá khả năng chi trả của Ngân hàng khi rủi ro tín dụng xẩy ra. Mục đích của việc sử dụng quỹ này của Ngân hàng nhằm
  • 41. 29 bù đắp tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra (khách hàng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn). Dự phòng của Ngân hàng bao gồm dự phòng cụ thể - bảo hiểm cho các rủi ro cụ thể của từng khoản vay và dự phòng chung – bảo hiểm cho các rủi ro chung không xác định vốn có trong danh mục tín dụng và toàn bộ khoản dự phòng này thì được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ số thể hiện dự phòng rủi ro tín dụng: Tỷ lệ dự phòng RRTD = Dự phòng RRTD được trích lập trong kỳ Tổng dư nợ kỳ báo cáo Hệ số KN bù đắp các khoản vay bị mất= Dự phòng RRTD được trích lập trong kỳ Dư nợ bị xóa Hệ số bù đắp RRTD = Dự phòng RRTD được trích lập trong kỳ Nợ quá hạn khó đòi  Quy mô tín dụng: Mặc dù không phải là chỉ tiêu trực tiếp để đánh giá rủi ro tín dụng nhưng nếu có sự tăng lên quá nóng hay không tương ứng với khả năng kiểm soát của ngân hàng của của quy mô tín dụng thì khi đó quy mô tín dụng sẽ phản ánh rủi ro tín dụng. Quy mô tín dụng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu:  Tổng dư nợ Dư nợ trên tổng tài sản = Tổng dư nợ Dư nợ bình quân trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng số CBTD bình quân Tổng số khách hàng Số lượng KH trên số lượng CVKH = Tổng số CBTD bình quân Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng = Tốc độ tăng trưởng kinh tế Nếu ngân hàng vì một mục tiêu nào đó theo đuổi định hướng nới lỏng tín dụng, điều này sẽ dẫn đến nhiều rủi ro do việc thẩm định khách hàng không kỹ, không kiểm soát được các khoản vay đã giải ngân… gây ra nhiều rủi ro về phía ngân hàng.  Cơ cấu tín dụng: phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, tiền tệ. Tuy chỉ tiêu này không phản ánh trực tiếp mức độ rủi ro nhưng nếu  Tốc độ tăng trưởng dư nợ so với tốc độ tăng trưởng kinh tế
  • 42. 30 cơ cấu tín dụng tập trung quá nhiều vào những lĩnh vực mạo hiểm thì nó sẽ phản ánh rủi ro tín dụng tiềm năng. Cơ cấu tín dụng được chia thành các nhóm: Cơ cấu tín dụng theo ngành: Khi những ngành có độ rủi ro cao lại được tập trung cho vay thì khi đó rủi ro không trả được nợ cũng sẽ rất cao. Không chỉ vậy, một ngành, lĩnh vực mà cơ cấu tín dụng tập trung vào quá nhiều thì khi ngành đó bị suy thoái hay bị các ảnh hưởng tiêu cực khác cũng có thể gây ra mức độ rủi ro cao. Cơ cấu tín dụng theo loại hình: cho biết được tỉ lệ tập trung theo các đối tượng là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp có vốn cổ phần nước ngoài. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay: Đây là yếu tố phải dựa trên điều kiện là cơ cấu vốn của ngân hàng. Ngân hàng có cơ cấu vốn dài hạn và ổn định thì có thể cho vay các khoản trung và dài hạn nhiều và ngược lại, nếu như cơ cấu vốn của ngân hàng thiếu ổn định trong dài hạn thì các khoản cho vay trung và dài hạn sẽ bị hạn chế. Cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ: khi có sự biến động mạnh hay là bất lợi về tỷ giá thì khi đó rủi ro tín dụng sẽ xảy ra; hoặc ngân hàng không đáp ứng được các nguồn vốn huy động theo từng loại tiền tệ đối với từng loại tiền tệ. Cơ cấu tín dụng theo tài sản bảo đảm: được phản ánh thông qua tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ vay. Nếu như tỷ lệ các khoản vay có tài sản đảm bảo thấp, hoặc các TSĐB có tính thanh khoản thấp, ngân hàng sẽ đối mặt với rủi ro tín dụng khi khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ vay. 1.4. Quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng KHDNVVN 1.4.1. Tổng quan về đối tượng KHDNVVN 1.4.1.1. Khái niệm Theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DN vừa và nhỏ) bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây: – Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng
  • 43. 31 – Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng Xác định quy mô doanh nghiệp cần dựa vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: 04/2017/QH14 và Nghị định: 39/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Bảng 1.3: Phân loại doanh nghiệp Lĩnh vực hoạt Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa động Nông nghiệp, lâm Số lao động tham gia BHXH Số lao động tham gia BHXH nghiệp, thủy sản, bình quân năm: từ >10 – 100 bình quân năm: từ >100 – công nghiệp, xây người 200 người dựng Tổng doanh thu của năm: từ Tổng doanh thu của năm: từ >3 – 50 tỷ đồng hoặc tổng >50 – 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn: từ >3 – 20 tỷ nguồn vốn: từ >20 – 100 tỷ đồng. đồng. Thương mại, dịch vụ Số lao động tham gia BHXH Số lao động tham gia BHXH bình quân năm: từ >10 – 50 bình quân năm: từ >50 – 100 người người Tổng doanh thu của năm: từ Tổng doanh thu của năm: từ >10 – 100 tỷ đồng hoặc tổng >100 – 300 tỷ đồng hoặc nguồn vốn: từ >3 – 50 tỷ tổng nguồn vốn: từ >50 – 100 đồng. tỷ đồng. (Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 04/2017/QH14, 2017) 1.4.1.2 . Tình hình phát triển Theo số liệu cập nhật về tình hình hoạt động của doanh nghiệp được Tổng cục thống kê cập nhật tại “Các báo cáo phân tích và dự báo thống kê năm 2020 - Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2021” của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 31/12/2020 cả nước có 811.538 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 7% so với năm
  • 44. 32 2019 (758.610 doanh nghiệp). Tính đến 31/12/2019, số lượng doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh là 668.505 doanh nghiệp (chiếm 88,1% số lượng DN), tăng 9,48% so với 31/12/2018. Theo số liệu tại 31/12/2019, trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, nếu tính theo loại hình doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp nhà nước có 2.109 doanh nghiệp đang hoạt động (DN 100% vốn nhà nước là 1.014), chiếm 0,4%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có 647.634 doanh nghiệp, chiếm 96,9% s ố doanh nghiệp cả nước, tăng 9,5%; khu vực doanh nghiệp FDI có 18.762 doanh nghiệp, chiếm khoảng 2,8% số doanh nghiệp cả nước, tăng 11,2% so với cùng thời điểm năm 2018. Xét về quy mô, khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ có 449.031 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 67,2%, tăng 10% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp nhỏ có 179.319 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 26,8%, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Doanh nghiêp vừa có số lượng 22.788 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 3,4%, tăng 10% so với cùng kỳ. Đánh giá về tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp, theo thống kê kết quả kinh doanh năm 2019, doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ chiếm số lượng lớn nhất 94%/Doanh nghiệp nhưng lại ghi nhận Lợi nhuận trước thuế âm. Doanh nghiệp vừa ghi nhận lợi nhuận trước thế dương 27.138 tỷ đồng, doanh nghiệp lớn là dương 937.410 tỷ đồng. Tỷ trọng doanh nghiệp kinh doanh có lãi theo quy mô là: DN siêu nhỏ 32,5%, DN nhỏ 61,9%, DN vừa 74,3% và DN lớn là 77,2%. 1.4.1.3. Các điều kiện hỗ trợ phát triển của DNVVN Về việc tiếp cận tín dụng: Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và biện pháp phù hợp khác; khuyến khích thành lập tổ chức tư vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ được cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định. Bên cạnh đó Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 cũng được hỗ trợ cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm phí lãi. (Thông tư: 01/2020/TT-NHNN, 2020)