SlideShare a Scribd company logo
1 of 134
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------oOo--------------------
NGUYỄN QUỐC THÁI
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO
VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TÂY PHI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------oOo--------------------
NGUYỄN QUỐC THÁI
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO
VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TÂY PHI
Chuyên ngành: Thương Mại
Mã số: 60.34.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TẤN BỬU
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là công trình nghiên cứu của bản
thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua.
Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực.
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011
Người cam đoan
Nguyễn Quốc Thái
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ và sơ đồ
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
GẠO VÀO THỊ TRƯỜNG TÂY PHI.....................................................................1
1.1 Lý luận cơ bản về phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất
trong nước..................................................................................................................1
1.1.1 Giới thiệu........................................................................................................1
1.1.2 Các phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước .......1
1.1.2.1 Hình thức xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting) ...............................2
1.1.2.2 Hình thức xuất khẩu trực tiếp (Direct Exporting)..................................4
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu .........................................8
1.1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường bên trong ..................................8
1.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài..................................10
1.2 Cơ sở thực tiễn về việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường
Tây Phi .....................................................................................................................11
1.2.1 Tình hình thị trường gạo trên thế giới..........................................................11
1.2.1.1 Tình hình cung gạo thế giới ................................................................11
1.2.1.2 Tình hình cầu gạo thế giới ..................................................................12
1.2.1.3 Xu hướng giá và các nhân tố làm tăng giá gạo thế giới .......................13
1.2.2 Cơ sở thực tiễn về việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường
Tây Phi ..................................................................................................................14
1.2.2.1 Tiềm năng sản xuất xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam..........................14
1.2.2.2 Nhu cầu gạo của thị trường Tây Phi....................................................16
1.3 Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam khi xuất khẩu gạo sang thị
trường Tây Phi ........................................................................................................19
Kết luận chương 1....................................................................................................22
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO
CỦA VIỆT NAM SANG TÂY PHI TRONG THỜI GIAN QUA ......................23
2.1 Hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam.....................................23
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam........................................................23
2.1.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.....................................24
2.1.2.1 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu .......................................................24
2.1.2.2. Thị trường xuất khẩu .........................................................................24
2.1.2.3. Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu .........................................................25
2.2 Tổng quan về thị trường Tây Phi ....................................................................27
2.2.1 Giới thiệu chung về Tây Phi.........................................................................27
2.2.2 Văn hóa Tây Phi...........................................................................................30
2.2.3 Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại khu vực Tây Phi.................................32
2.2.3.1 Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại cấp châu lục ..............................33
2.2.3.2 Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại cấp khu vực Tây Phi..................33
2.2.4 Một số quy định về chính sách nhập khẩu của thị trường Tây Phi..............35
2.2.5 Hoạt động nhập khẩu của thị trường Tây Phi ..............................................37
2.2.5.1 Tình hình nhập khẩu gạo của Tây Phi .................................................37
2.2.5.2 Tình hình nhập khẩu gạo của ba nước nhập khẩu gạo hàng đầu Tây
Phi..................................................................................................................38
2.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào các thị trường Tây
Phi trong thời gian qua...........................................................................................40
2.3.1 Chính sách phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Tây Phi ..................40
2.3.2 Hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi........................42
2.3.2.1 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu .......................................................42
2.3.2.2 Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu ..........................................................44
2.3.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu................................................................46
2.3.2.4 Hình thức xuất khẩu............................................................................47
2.3.2.5 Phương thức thanh toán ......................................................................48
2.4 Đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Tây Phi thời
gian qua....................................................................................................................49
2.4.1 Một số nhận định của các doanh nghiệp Việt Nam về hoạt động xuất khẩu
gạo sang thị trường Tây Phi ..................................................................................49
2.4.1.1 Thị trường xuất khẩu ..........................................................................50
2.4.1.2 Nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại....................................50
2.4.1.3. Giao hàng xuất khẩu và thanh toán ....................................................52
2.4.1.4 Sản phẩm và mức độ nhận biết sản phẩm............................................54
2.4.1.5 Một số rủi ro và đánh giá về thị trường ...............................................54
2.4.2 Phân tích SWOT...........................................................................................56
2.4.2.1 Điểm mạnh ........................................................................................56
2.4.2.2 Điểm yếu ...........................................................................................57
2.4.2.3 Cơ hội.................................................................................................58
2.4.2.4 Thách thức..........................................................................................59
Kết luận chương 2....................................................................................................60
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA
VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TÂY PHI........................................................62
3.1 Phương hướng, mục tiêu xây dựng giải pháp xuất khẩu gạo Việt Nam vào
thị trường Tây Phi...................................................................................................62
3.1.1 Một số phương hướng xuất khẩu gạo Việt Nam vào Tây Phi......................62
3.1.2 Mục tiêu xây dựng giải pháp........................................................................63
3.2 Căn cứ để xây dựng các giải pháp...................................................................64
3.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi.......64
3.3.1 Giải pháp về tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương
mại.........................................................................................................................64
3.3.2 Giải pháp về phương thức thâm nhập thị trường .........................................67
3.3.3 Giải pháp về nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu.......................70
3.3.4 Giải pháp về duy trì và mở rộng thị trường.................................................73
3.3.5 Giải pháp về nâng cao chất lượng nhân lực .................................................75
3.3.6 Giải pháp về vốn và tín dụng .......................................................................76
3.4 Các kiến nghị ....................................................................................................78
3.4.1. Đối với Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA)..........................................78
3.4.2. Đối với Chính phủ.......................................................................................79
3.4.2.1 Đẩy mạnh mối quan hệ cấp nhà nước giữa hai bên.............................79
3.4.2.2 Tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan ngoại giao, đại diện
thương mại ở các nước Tây Phi......................................................................79
3.4.2.3 Chính sách hỗ trợ về tài chính phù hợp với cam kết trong WTO........80
3.4.2.4 Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin, tuyên truyền quảng bá ...........80
3.4.2.5 Chính sách về nguồn nhân lực ...........................................................81
3.4.3 Các kiến nghị khác .......................................................................................81
3.5. Khuyến nghị cho nghiên cứu tiếp theo...........................................................82
Kết luận chương 3....................................................................................................82
KẾT LUẬN..............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
viết tắt
Tiếng Anh Tiếng Việt
AEC African Economic Community Cộng đồng Kinh tế Châu Phi
AFDB African Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Phi
AU African Union Liên minh Châu Phi
CENSAD
Community of Sahel-Saharan
States
Cộng đồng các quốc gia vùng
Sahel-Sahara
CFR Cost and Freight Tiền hàng và Cước phí
CIF Cost, Insurance and Freight
Tiền hàng, Phí bảo hiểm và
Cước phí
COMESA
Common Market for Eastern and
Southern Africa
Thị trường chung Đông và
Nam Phi
D/A Documents against Acceptance
Nhờ thu kèm chứng từ trả
chậm
D/P Documents against Payment
Nhờ thu kèm chứng từ trả
ngay
ECCAS
Economic Community of Central
African States
Cộng đồng Kinh tế các nước
Trung Phi
ECH Export Commission House Nhà ủy thác xuất khẩu
ECOWAS Economic Community of West
African States
Cộng đồng Kinh tế các nước
Tây Phi
EMC Export Maragement Company Công ty quản trị xuất khẩu
EU European Union Liên minh Châu Âu
FAO
Food and Agriculture
Organization of the United
Nations
Tổ chức Nông lương Liên
Hiệp Quốc
FOB Free On Board Giao lên tàu
IGAD
Inter-Governmental Authority on
Development
Cơ quan Phát triển Liên Chính
phủ
IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế
L/C Letter of Credit Thư tín dụng
MFN Most Favoured Nation Quy chế tối huệ quốc
NAFDAC
The National Agency for Food and
Drug Administration and Control
Cục Kiểm tra và Quản lý Thực
phẩm và Dược phẩm Quốc gia
OAU Organisation of African Unity Tổ chức thống nhất Châu Phi
SADC
South African Development
Community
Cộng đồng Phát triển miền
Nam Châu Phi
T/T Telegraphic Transfer Chuyển tiền bằng điện
UEMOA
West African Economic and
Monetary Union
Liên minh Kinh tế và Tiền tệ
Tây Phi
UMA Maghreb Arab Union Liên minh Ả Rập Maghreb
UN United Nations Liên hiệp quốc
USDA
United States Department of
Agriculture
Bộ Nông nghiệp Mỹ
VFA Vietnam Food Association
Hiệp hội Lương thực Việt
Nam
WB World Bank Ngân hàng thế giới
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo từ năm 2006-2010.......................24
Bảng 2.2. Xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các thị trường năm 2008-2010 ...........25
Bảng 2.3. Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2007-2010..............26
Bảng 2.4. Nhập khẩu gạo của Tây Phi năm 2006-2010............................................38
Bảng 2.5. Nhập khẩu gạo của Bờ Biển Ngà năm 2006-2010...................................39
Bảng 2.6. Nhập khẩu gạo của Senegal năm 2006-2010 ...........................................39
Bảng 2.7. Nhập khẩu gạo của Nigeria năm 2006-2010 ............................................39
Bảng 2.8. Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Tây Phi theo chủng loại 2008-2010 ........44
Bảng 2.9. Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Bờ Biển Ngà, Senegal và Nigeria theo
chủng loại ước đạt năm 2010....................................................................................45
Bảng 2.10. Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Tây Phi theo thị trường 2007-2010.......46
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các cách thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước........2
Biểu đồ 2.1. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường
Tây Phi 2005-2010....................................................................................................43
Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát về thị trường xuất khẩu................................................50
Biểu đồ 2.3. Kết quả khảo sát về mức độ nghiên cứu thị trường ...............................51
Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát về hoạt động xúc tiến thương mại................................51
Biểu đồ 2.5. Kết quả khảo sát về hình thức xuất khẩu ................................................52
Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát về điều kiện giao hàng Incoterms..............................52
Biểu đồ 2.7. Kết quả khảo sát về phương thức thanh toán ........................................53
Biểu đồ 2.8. Kết quả khảo sát về mức độ thanh toán..................................................53
Biểu đồ 2.9. Kết quả khảo sát về chủng loại sản phẩm xuất khẩu..............................54
Biểu đồ 2.10. Kết quả khảo sát về rủi ro của thị trường.............................................55
Biểu đồ 2.11. Kết quả khảo sát về đánh giá thị trường...............................................55
- i -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài
Việt Nam đã tái hòa nhập vào thị trường lúa gạo thế giới vào năm 1989 và
chiếm lĩnh vị trí quan trọng là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba rồi thứ hai trên thế
giới, sau Thái Lan. Cho đến nay, gạo vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu
truyền thống và chủ lực của Việt Nam, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu không
ngừng tăng trưởng và đóng góp hơn 20% lượng gạo xuất khẩu của thế giới.
Gạo Việt Nam đã xuất khẩu vào hơn 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó
có các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, phần lớn kim ngạch xuất
khẩu gạo chỉ tập trung vào một số thị trường chính hiện có xu hướng bảo hòa hoặc
giảm sút. Do đó, xuất khẩu gạo Việt Nam còn bị động, phụ thuộc vào các thị trường
truyền thống, khiến cho giá gạo Việt Nam đa phần ở mức thấp qua nhiều năm và
không có vai trò điều tiết thị trường thế giới. Trước thực trạng đó, việc mở rộng thị
trường mới đang được các doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm khai phá. Trong số những
thị trường mới đã được xác định, Tây Phi nổi lên như là một thị trường tiềm năng
lâu dài cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Tây Phi nằm ở cực Tây của lục địa Châu Phi, có số dân đông nhất Châu Phi.
Các quốc gia Châu Phi nói chung, Tây Phi nói riêng đều là những nước chậm hoặc
đang phát triển, tình trạng nghèo đói và thiếu lương thực luôn ở mức cao. Vì vậy,
nhu cầu mặt hàng gạo của thị trường này là rất lớn và cấp thiết, lượng gạo nhập
khẩu hàng năm của Tây Phi thường chiếm khoảng 60% lượng gạo nhập khẩu của
toàn châu lục. Yêu cầu về chất lượng gạo và mẫu mã ở đây không khắt khe như ở
các thị trường châu lục khác. Đây là một lợi thế để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo
Việt Nam nắm bắt và thâm nhập nhanh mạnh vào thị trường này. Tuy nhiên, hoạt
động xuất khẩu vào thị trường này còn nhiều khó khăn như mức độ rủi ro thanh
toán cao, thông tin về thị trường hạn hẹp, hiện tượng lừa đảo của một số đối tượng
tại Tây Phi, cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu. Thêm vào đó, do điều kiện
địa lý xa xôi, chi phí vận chuyển lớn, bất ổn về an ninh, chi phí tìm hiểu thị trường
- ii -
rất tốn kém, khác biệt về văn hóa, tập quán, ngôn ngữ… nên nhiều doanh nghiệp
vẫn chưa mạnh dạn tìm hiểu và xúc tiến mở rộng thị trường này. Chính vì vậy, hoạt
động xuất khẩu gạo sang Tây Phi còn hạn chế và vẫn chưa được khai thác hiệu quả
tương xứng với tiềm năng của nó.
Xuất phát từ những khó khăn nói trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “GIẢI PHÁP
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TÂY
PHI” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
• Xác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để khẳng định sự cần thiết phải
đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Tây Phi.
• Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường
Tây Phi trong thời gian qua.
• Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo Việt
Nam vào thị trường Tây Phi.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị
trường Tây Phi.
• Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo
của Việt Nam sang thị trường Tây Phi (thuộc khối Cộng đồng Kinh tế các nước Tây
Phi (ECOWAS)). Đồng thời, đề tài phân tích tổng thể nhu cầu nhập khẩu gạo của
khu vực này và nghiên cứu sâu ba thị trường lớn gồm Bờ Biển Ngà, Senegal và
Nigeria nhằm đưa ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào toàn khu vực Tây Phi.
4. Phương pháp nghiên cứu
ƒ Phương pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp với phân tích, tổng hợp: Đề tài
được thực hiện dựa trên cơ sở thu thập và nghiên cứu các số liệu thứ cấp về thực
trạng hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang Tây Phi, đồng thời tổng hợp và phân
tích số liệu làm cơ sở để đưa ra những giải pháp và kiến nghị.
- iii -
ƒ Phương pháp so sánh: Bên cạnh phân tích và tổng hợp, đề tài còn thực
hiện việc so sánh đối chiếu số liệu giữa các thời kỳ, giữa các khu vực… để làm nổi
bật được vấn đề cần nghiên cứu.
ƒ Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi: Tác giả thu thập ý kiến nhận
định của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Tây Phi thông
qua bảng câu hỏi, để từ đó đưa ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường
này.
ƒ Phương pháp chuyên gia: Bên cạnh điều tra bằng bảng câu hỏi, tác giả
cũng đã tham khảo ý kiến một số lãnh đạo doanh nghiệp đã từng tham gia xuất khẩu
gạo sang Tây Phi qua nhiều năm, qua đó việc đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo của
doanh nghiệp Việt Nam sang khu vực này sẽ mang tính thực tế và khách quan hơn.
5. Tính mới của đề tài
Trước khi thực hiện đề tài này, tác giả đã tham khảo một số đề tài nghiên cứu
về giải pháp cho ngành gạo xuất khẩu ở Việt Nam, cụ thể như sau:
ƒ Dương Chiếu Bảng (2009), Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng
gạo xuất khẩu Đồng bằng Sông Cửu Long.
ƒ Trương Văn Cường (2009), Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo
của Việt Nam đến năm 2017.
ƒ Nguyễn Trung Kiên (2005), Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu
gạo Việt Nam đến năm 2010.
Các đề tài nói trên chưa tập trung nghiên cứu một thị trường hoặc một khu vực
cụ thể mà có tiềm năng lớn về nhập khẩu gạo. Vì vậy, giải pháp các tác giả đưa ra
cũng chưa mang tính đặc thù cho một thị trường hoặc cho một khu vực.
Đề tài này được nghiên cứu sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO và sau sự
thành công của Hội thảo Quốc tế Việt Nam - Châu Phi lần 2 với chủ đề “Việt Nam -
Châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững” đã diễn ra tại Hà Nội từ 17-
19/08/2010. Tính mới của đề tài thể hiện qua:
- iv -
ƒ Đề tài đánh giá nhu cầu tiềm năng rất lớn về gạo của thị trường Tây Phi,
một thị trường còn khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
ƒ Thông qua phân tích về thị trường Tây Phi thời kỳ hậu khủng hoảng, tác giả
đưa ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tiềm năng
Tây Phi khi mà các thị trường xuất khẩu truyền thống có xu hướng bảo hòa hoặc
giảm sút.
ƒ Ngoài ra, những giải pháp của đề tài nếu được đưa vào áp dụng cũng sẽ giúp
gia tăng và ổn định khối lượng đầu ra, nông dân Việt Nam an tâm hơn trong sản
xuất mà không phải lo lắng sản phẩm do mình làm ra bị mất giá khi được mùa. Từ
đó góp phần cải thiện được mức sống người dân cũng như nâng cao hiệu quả kinh
tế - xã hội cho đất nước.
6. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Cơ sở khoa học về việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường Tây
Phi.
Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang
Tây Phi trong thời gian qua.
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị
trường Tây Phi.
- 1 -
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
GẠO VÀO THỊ TRƯỜNG TÂY PHI
1.1 Lý luận cơ bản về phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất
trong nước
1.1.1 Giới thiệu
Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước thường
được các quốc gia đang phát triển trên thế giới vận dụng để đưa sản phẩm của mình
thâm nhập vào thị trường thế giới thông qua xuất khẩu.
Ý nghĩa của phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong
nước:
♦ Tạo nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát
triển sản xuất trong nước.
♦ Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng để kích thích sự
tăng trưởng nền kinh tế quốc gia.
♦ Kích thích các doanh nghiệp trong nước đổi mới trang thiết bị và công
nghệ sản xuất.
♦ Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ có tác động làm thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế
theo hướng đạt hiệu quả tối ưu tiềm năng của đất nước.
♦ Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần tích cực để nâng cao mức sống của
người dân tại thị trường nội địa.
♦ Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các
nước và nâng cao vị trí, vai trò của Việt Nam trên thị trường quốc tế và khu vực.
1.1.2 Các phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước
Khi muốn xuất khẩu sản phẩm được sản xuất trong nước, các doanh nghiệp có
thể chọn một trong hai hình thức: xuất khẩu trực tiếp hoặc xuất khẩu gián tiếp như
sơ đồ sau.
- 2 -
Sơ đồ 1.1: Các cách thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước
1.1.2.1 Hình thức xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting)
Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người
mua nước ngoài và người sản xuất trong nước. Để bán được sản phẩm ra nước
ngoài, người sản xuất phải nhờ vào tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực
tiếp. Xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng tại các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ,
chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và
chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình thức
sau đây:
♦ Công ty quản trị xuất khẩu (Export Management Company)
Công ty quản trị xuất khẩu (EMC) là công ty thực hiện việc quản trị xuất khẩu
cho công ty khác. Các nhà sản xuất xuất khẩu nhỏ thường thiếu kinh nghiệm bán
hàng ra nước ngoài hoặc không đủ khả năng về vốn để tổ chức các đơn vị xuất khẩu
riêng, do đó họ thường thông qua EMC để xuất khẩu sản phẩm.
Công
ty xuất
khẩu
độc lập
THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
TỪ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC
XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP XUẤT KHẨU GIÁN TIẾP
Phòng
xuất
khẩu trực
thuộc
công ty
Công
ty quản
trị xuất
khẩu
Khách
hàng
nước
ngoài
Nhà
ủy
thác
xuất
khẩu
Nhà
môi
giới
xuất
khẩu
Hãng
buôn
xuất
khẩu
THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
- 3 -
Các EMC không mua bán trên danh nghĩa của họ. Tất cả các đơn chào hàng,
hợp đồng, chuyên chở hàng hóa, lập hóa đơn và thu tiền hàng đều thực hiện với
danh nghĩa của nhà sản xuất xuất khẩu. Thông thường, chính sách giá cả, các điều
kiện bán hàng, quảng cáo…là do nhà sản xuất xuất khẩu quyết định. Các EMC chỉ
giữ vai trò cố vấn, thực hiện các dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu và EMC sẽ
được hưởng hoa hồng từ nhà sản xuất xuất khẩu.
Khuynh hướng mới của EMC hiện nay, đặc biệt là những công ty quy mô lớn,
là thường mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất và đem bán ra nước ngoài để kiếm lời.
Nói chung khi sử dụng EMC, vì các nhà sản xuất xuất khẩu ít có quan hệ trực
tiếp với thị trường, cho nên sự thành công hay thất bại của công tác xuất khẩu phụ
thuộc rất nhiều vào chất lượng dịch vụ của EMC mà họ lựa chọn.
♦ Khách hàng nước ngoài (Foreign Buyer)
Đây là hình thức xuất khẩu thông qua các nhân viên của công ty nhập khẩu
nước ngoài. Họ là những người có hiểu biết về điều kiện cạnh tranh và về thị trường
thế giới. Khi thực hiện hình thức này, doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần phải tìm
hiểu kỹ khách hàng để thiết lập quan hệ làm ăn bền vững với thị trường nước ngoài.
♦ Nhà ủy thác xuất khẩu (Export Commission House)
Những cá nhân hoặc tổ chức được ủy thác thường là đại diện cho những người
mua nước ngoài cư trú trên nước của nhà xuất khẩu. Nhà ủy thác xuất khẩu hành
động vì lợi ích của người mua và người mua trả tiền ủy thác. Khi hàng hóa chuẩn bị
được đặt mua, nhà ủy thác lập phiếu đặt hàng với nhà sản xuất được chọn và họ sẽ
quan tâm đến mọi chi tiết có liên quan đến quá trình xuất khẩu.
Business Import house
EMC
THANH TOÁN
HÀNG HÓA
- 4 -
Đây là đại diện của các nhà nhập khẩu hải ngoại, để đảm bảo việc cung cấp
hàng cho nhà nhập khẩu từ nước của nhà sản xuất.
Bán hàng cho nhà ủy thác là một phương thức thuận lợi cho xuất khẩu. Việc
thanh toán thường được bảo đảm nhanh chóng cho người sản xuất, đồng thời những
vấn đề vận chuyển hàng hóa do các nhà được ủy thác xuất khẩu chịu trách nhiệm.
♦ Nhà môi giới xuất khẩu (Export Broker)
Môi giới xuất khẩu thực hiện chức năng liên kết giữa nhà sản xuất xuất khẩu
với nhà nhập khẩu. Người môi giới được nhà sản xuất xuất khẩu ủy nhiệm và trả
hoa hồng cho hoạt động của họ. Người môi giới thường chuyên sâu vào một số mặt
hàng hay một nhóm hàng nhất định.
♦ Hãng buôn xuất khẩu (Export Merchants)
Hãng buôn xuất khẩu thường đóng tại nước xuất khẩu và mua hàng của
người chế biến hoặc nhà sản xuất, sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ để
xuất khẩu và chịu mọi rủi ro liên quan đến xuất khẩu. Như vậy, các nhà sản xuất
thông qua các hãng buôn xuất khẩu để thâm nhập thị trường nước ngoài.
1.1.2.2 Hình thức xuất khẩu trực tiếp (Direct Exporting)
Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự bán trực tiếp các sản phẩm
của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp thích hợp với những doanh nghiệp
thông thạo nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, có kinh nghiệm trên thương
trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên
thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu các doanh
nghiệp hiểu rõ nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng. Nhưng ngược lại, nếu các
doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt được thông tin về thị trường thế giới
Business Import house
ECH
ĐẶT HÀNG
GIAO HÀNG
GIAO HÀNG
ĐẶT HÀNG
- 5 -
và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này không phải là ít. Xuất khẩu trực
tiếp đòi hỏi các công ty phải đảm trách toàn bộ hoạt động marketing xuất khẩu như:
chọn thị trường nước ngoài thích hợp, chọn sản phẩm cho thị trường mục tiêu,
thành lập một bộ phận (phòng) xuất khẩu, hoàn chỉnh bộ chứng từ xuất khẩu…
Khi mới xuất khẩu, các công ty có thể mắc những sai lầm thông thường sau:
a) Không tìm đến nhà tư vấn xuất khẩu có đầy đủ khả năng thanh toán và
không triển khai kế hoạch tiếp thị quốc tế trước khi bắt đầu kinh doanh xuất khẩu.
b) Các nhà quản trị cao cấp không quan tâm đủ đến việc khắc phục những khó
khăn ban đầu và những yêu cầu tài chính cho hoạt động xuất khẩu.
c) Thiếu quan tâm đến việc lựa chọn đại lý hay nhà phân phối nước ngoài.
d) Chạy theo các đơn hàng khắp nơi trên thế giới thay vì thiết lập cơ sở cho
hoạt động có lợi nhuận và sự tăng trưởng của công ty theo tuần tự.
e) Sao lãng kinh doanh xuất khẩu khi thị trường trong nước hưng thịnh.
f) Không đối xử công bằng với những nhà phân phối quốc tế như những nhà
phân phối trong nước (ý nói về chiêu thị, kích thích bán hàng…)
g) Không thay đổi sản phẩm và hoạt động marketing nhằm đáp ứng những luật
lệ và văn hóa khác nhau của các quốc gia.
h) Không cung cấp những thông tin về dịch vụ, việc bán hàng, giấy bảo hành
bằng ngôn ngữ mà người địa phương có thể hiểu được.
i) Không sử dụng EMC hoặc những người trung gian xuất khẩu khác khi công
ty không có người xử lý những chức năng xuất khẩu chuyên biệt.
j) Không xét đến các hợp đồng nhượng quyền sử dụng hay liên doanh.
k) Không sẵn sàng cung cấp các dịch vụ sửa chữa bảo trì cho sản phẩm.
Để thực hiện xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp cần có tổ chức trong nước
đảm nhận nghiệp vụ xuất khẩu và hình thành kênh phân phối ở nước ngoài.
♦ Tổ chức xuất khẩu ở trong nước của doanh nghiệp
Bộ phận xuất khẩu: Bộ phận thực hiện chức năng xuất khẩu trực thuộc phòng
- 6 -
kinh doanh. Trong trường hợp này, phòng kinh doanh sẽ bao gồm hai bộ phận chính
là bộ phận kinh doanh trong nước và bộ phận xuất khẩu. Cơ cấu tổ chức này chỉ phù
hợp với doanh nghiệp mới xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ
trọng nhỏ trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Phòng xuất khẩu: Phòng xuất khẩu trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ xuất
khẩu, từ tìm kiếm thị trường, khách hàng cho đến tổ chức soạn thảo chuẩn bị cho
giám đốc ký kết hợp đồng xuất khẩu và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Tổ
chức phòng xuất khẩu thường thấy ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta khi
xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Có công ty tổ chức phòng xuất khẩu
thực hiện cả chức năng marketing xuất khẩu.
Công ty con (công ty chi nhánh) xuất khẩu: Khi quy mô xuất khẩu lớn, sẽ
xuất hiện công ty con đảm nhiệm việc xuất khẩu trực thuộc công ty mẹ (thường là
các tổng công ty). Công ty con có quyền tự chủ nhất định theo phân cấp của công ty
mẹ. Cách tổ chức này tạo điều kiện cho công ty con chủ động tìm kiếm thị trường,
khách hàng và thực hiện đơn đặt hàng nước ngoài, tách kinh doanh xuất khẩu với
kinh doanh trong nước nên có thể đánh giá hiệu quả của kinh doanh xuất khẩu trong
tổng thể hoạt động kinh doanh của công ty.
♦ Kênh phân phối ở nước ngoài
Chi nhánh bán hàng: Chi nhánh thực hiện chức năng bán hàng xuất khẩu ở
thị trường nước ngoài. Chi nhánh có điều kiện tiếp cận trực tiếp với thị trường nước
ngoài, nhanh chóng nắm bắt nhu cầu khách hàng, tình hình thị trường và có điều
kiện phục vụ tốt khách hàng nước ngoài. Chi nhánh bán hàng xuất khẩu thường
được hình thành ở những thị trường có tiềm năng nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động
của chi nhánh.
Kho bán hàng ở nước ngoài: Kho này vừa là nơi dự trữ vừa bán hàng. Kho
bán hàng ở nước ngoài thường bố trí ở trung tâm phát luồng hàng cho cả khu vực
của thị trường nước ngoài.
- 7 -
Công ty con xuất khẩu: Các tổng công ty hình thành công ty con xuất khẩu ở
những thị trường có nhiều tiềm năng xuất khẩu. So với chi nhánh, công ty con có
quyền tự chủ cao hơn trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng bán hàng. Giá bán
giữa công ty con và công ty mẹ theo giá chuyển giao.
Đại lý và nhà phân phối ở nước ngoài: Đại lý là đại diện của doanh nghiệp ở
thị trường nước ngoài, bán hàng theo qui định của doanh nghiệp trong nước và được
hưởng hoa hồng.
Nhà phân phối là một tổ chức kinh doanh độc lập với thương hiệu của mình và
chịu trách nhiệm về kết quả tài chính. Để lựa chọn nhà phân phối một cách đúng
đắn, các công ty trên thế giới thường có kinh nghiệm sau:
1. Xác định thị trường và khách hàng tiềm năng
2. Tiến hành phỏng vấn khách hàng tiềm năng để xác định họ mua hàng từ
nhà phân phối nào
3. Hình thành tiêu chuẩn tuyển chọn nhà phân phối
4. Phỏng vấn cá nhân nhà phân phối và bắt đầu tuyển chọn nhà phân phối
5. Tiến hành dự báo bán hàng với nhà phân phối được chọn
6. Thương lượng kế hoạch dự trữ
7. Thương lượng hợp đồng bán hàng với nhà phân phối
8. Thực hiện chương trình xác định nhà phân phối
9. Huấn luyện về sản phẩm và bán hàng cho lực lượng bán hàng của nhà
phân phối
10. Phát triển kế hoạch bán hàng tác nghiệp với ban quản trị bán hàng của
nhà phân phối.
Theo Gerald Albaum và các tác giả, trong tác phẩm Marketing quốc tế và quản
trị xuất khẩu (2002) khi chọn nhà phân phối, đại lý, các công ty thường dựa trên
những tiêu chuẩn sau:
1. Kinh nghiệm tổng quan trên thị trường
- 8 -
2. Thị trường đã mở rộng
3. Sản phẩm kinh doanh
4. Quy mô công ty
5. Kinh nghiệm với dòng sản phẩm của nhà xuất khẩu
6. Tổ chức bán hàng và chất lượng của lực lượng bán hàng
7. Sự sẵn lòng và khả năng đảm nhận dự trữ (nếu cần)
8. Khả năng cung cấp dịch vụ sau bán hàng (nếu cần)
9. Kinh nghiệm và kiến thức đối với hoạt động xúc tiến
10. Tiếng tăm với khách hàng
11. Sức mạnh tài chính
12. Quan hệ với chính quyền địa phương
13. Ngôn ngữ sử dụng
14. Sự sẵn lòng hợp tác với nhà xuất khẩu
Trên cơ sở những tiêu chuẩn trên, các công ty chọn nhà phân phối, hoặc đại lý
ở nước ngoài qua các bước:
1. Xác định tiêu chuẩn tuyển chọn
2. Xác định hệ số từng tiêu chuẩn: 1 đến 5. Hệ số 1 ứng với tiêu chuẩn không
quan trọng, hệ số 5 ứng với những tiêu chuẩn quan trọng nhất.
3. Cho điểm từng tiêu chuẩn: 1 đến 5. Điểm 1 ứng với những ứng viên đạt tiêu
chuẩn đó thấp nhất, điểm 5 ứng với ứng viên đạt tiêu chuẩn đó cao nhất.
4. Điểm * hệ số = Tổng số điểm
5. Theo số lượng mà chọn theo thứ tự ứng viên có số điểm từ trên xuống
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
1.1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường bên trong
Trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, yếu tố từ môi trường
bên trong của nước xuất khẩu sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, làm ảnh
- 9 -
hưởng đến hoạt động xuất khẩu của quốc gia. Các yếu tố quan trọng của môi trường
bên trong gồm yếu tố về tự nhiên, yếu tố về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và yếu
tố chính sách về xuất khẩu.
• Các yếu tố tự nhiên
Hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng khu vực.
Trong các yếu tố tự nhiên, đất, nước và khí hậu đóng vai trò hàng đầu trong ngành
sản xuất nông nghiệp. Đất đai là cơ sở đầu tiên để tiến hành sản xuất, còn khí hậu và
nguồn nước có ảnh hưởng tới việc xác định cơ cấu cây trồng, xen canh, tăng vụ và
hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Thời tiết, khí hậu và địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện
tốt cho việc sản xuất, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản sản phẩm…
Như vậy, yếu tố tự nhiên quyết định sản lượng và chất lượng sản phẩm làm ra,
quyết định đến lợi thế của quốc gia đối với mặt hàng xuất khẩu. Do đó, nó cũng tác
động đến hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung, xuất khẩu gạo nói riêng của
quốc gia. Ngoài ra, tình trạng biến đổi khí hậu như sự gia tăng mật độ của các cơn
bão, lũ lụt, hạn hán, mực nước biển dâng, nhiệt độ tăng cao, các dịch bệnh… tác
động ngày càng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như tình trạng cung
cấp lúa gạo trong nước và ra thế giới.
• Yếu tố về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật
Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật như là nhà xưởng, máy móc thiết
bị, hệ thống vận chuyển, kho tàng, đường xá, bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc…
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Hệ thống này đảm bảo cho
việc lưu thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo cung cấp nguồn hàng một cách nhanh
nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí lưu thông. Như vậy, chúng sẽ giúp nâng cao
năng suất và hiệu quả sản xuất - xuất khẩu, đáp ứng kịp thời cho việc giao hàng
xuất khẩu với chí phí thấp nhất.
Các yếu tố này đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình
tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, việc đầu tư hệ thống
- 10 -
chế biến với dây chuyền hiện đại sẽ làm tăng chất lượng và giá trị cho sản phẩm,
góp phần gia tăng tính cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
• Yếu tố chính sách về xuất khẩu của Chính phủ
Nhóm yếu tố này thể hiện sự tác động của nhà nước tới hoạt động xuất khẩu
của quốc gia. Mỗi nước trong mỗi thời kỳ, giai đoạn phát triển đều có những chính
sách thương mại khác nhau như khuyến khích xuất khẩu hay hạn chế nhập khẩu.
Trong trường hợp khuyến khích xuất khẩu, nhà nước có thể đưa ra những chính
sách hỗ trợ về tài chính, về đầu tư, về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại…
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Ngược lại, trong trường hợp
hạn chế xuất khẩu, nhà nước có thể áp dụng các biện pháp như hạn ngạch xuất
khẩu, tăng thuế xuất khẩu, đưa ra hàng rào phi thuế quan…
Ngoài ra, chính phủ nước xuất khẩu muốn áp dụng chính sách đẩy mạnh xuất
khẩu thì có thể xem xét và giảm giá đồng nội tệ của nước mình. Vì vậy, một chính
sách điều hành tỷ giá hối đoái linh hoạt sao cho có lợi cho hoạt động xuất khẩu là
rất quan trọng đối với quốc gia xuất khẩu. Tuy nhiên, các chính sách này phải phù
hợp với các qui định của WTO.
1.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài
Để hoạt động xuất khẩu thành công lâu dài trên thị trường, các doanh nghiệp
còn phải nghiên cứu thật kỹ các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường của nước nhập
khẩu. Nội dung nghiên cứu bao gồm thu thập thông tin đại cương về thị trường mục
tiêu, nghiên cứu môi trường kinh tế và tài chính, môi trường chính trị pháp luật, môi
trường văn hóa xã hội và môi trường cạnh tranh.
ƒ Thông tin đại cương về thị trường mục tiêu: Bao gồm diện tích nước sở
tại, dân số, ngôn ngữ, điều kiện địa lý, chế độ chính trị...
ƒ Môi trường kinh tế tài chính: Nhà xuất khẩu cần nắm vững thông tin về
thị trường mục tiêu: chỉ tiêu GDP, GNP; tình hình sản xuất và sản lượng từng mặt
hàng cụ thể; kế hoạch phát triển; hệ thống ngân hàng; cơ sở hạ tầng thương mại;
tình hình đầu tư nước ngoài; mức độ đô thị hóa và hội nhập của nước nhập khẩu…
- 11 -
ƒ Môi trường văn hóa xã hội: Nhà xuất khẩu cần quan tâm đến ngôn ngữ,
phong tục tập quán, tôn giáo, giá trị, thái độ, giáo dục… Bởi vì các yếu tố này ảnh
hưởng đến thói quen và hành vi tiêu dùng của khách hàng ở thị trường mục tiêu.
ƒ Môi trường pháp luật, chính trị: Bao gồm các yếu tố cụ thể sau cần được
nghiên cứu kỹ khi xuất khẩu vào thị trường mục tiêu: sự ổn định chính trị; kiểm soát
của chính phủ về xuất nhập khẩu; các điều ước quốc tế mà quốc gia đó đã ký kết; hệ
thống luật pháp chi phối trực tiếp trong kinh doanh; thuế quan, hạn ngạch; vấn đề
bản quyền, bí quyết thương mại và những tài sản vô hình khác….
ƒ Môi trường cạnh tranh: Các công ty khi thâm nhập thị trường quốc gia
nào đó cần nghiên cứu:
- Hình thức cạnh tranh về sản phẩm có thể diễn ra tại nước sở tại.
- Phân tích lực lượng cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh chính, mục tiêu của họ,
phân tích điểm mạnh, điểm yếu cơ hội, đe dọa của đối thủ cạnh tranh.
- Chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh.
1.2 Cơ sở thực tiễn về việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường
Tây Phi
1.2.1 Tình hình thị trường gạo trên thế giới
1.2.1.1 Tình hình cung gạo thế giới
Theo thống kê của USDA, sản lượng gạo thế giới niên vụ 2009/10 ước đạt
441,2 triệu tấn, giảm 1,5% so với niên vụ 2008/2009. Thời tiết xấu đã làm giảm sản
lượng ở nhiều nước sản xuất lúa gạo lớn như Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Nhật Bản,
Pakistan, Philippines, Ai Cập… Trong đó, sản lượng gạo của Ấn Độ sụt giảm rất
mạnh xuống còn 89 triệu tấn, giảm 10 triệu tấn (khoảng 10%) so với niên vụ trước.
Tuy nhiên, triển vọng về sản xuất gạo toàn cầu niên vụ 2010/11 được dự báo sẽ tăng
2,5% so với niên vụ 2009/10 và đạt 452,4 triệu tấn. Sự tăng trưởng này dự đoán sẽ
được tính cho Ấn Độ và một số nước khác như Bangladesh, Brazil, Indonesia,
Trung Quốc, Philippines, Nigeria, Mỹ... nơi mùa mưa và các yếu tố thời tiết khác sẽ
tạo thuận lợi cho sản xuất lúa gạo. Mặt khác, sản lượng giảm sút cũng được dự báo
- 12 -
ở Ai Cập, Hàn Quốc, Pakistan, Sri Lanka, Triều Tiên, Myanmar… (Chi tiết về Sản
lượng gạo thế giới niên vụ 2006/07 - 2010/11 xin tham khảo ở phụ lục số 01)
Về tình hình xuất khẩu gạo, hàng năm thế giới xuất khẩu trên dưới 30 triệu
tấn, chiếm khoảng 7% tổng sản lượng gạo toàn cầu. Năm 2010, xuất khẩu gạo thế
giới ước đạt 30,8 triệu tấn và tăng 5% so với năm 2009, ba nước Việt Nam, Thái
Lan và Mỹ đóng góp chủ yếu cho sự tăng trưởng này. Các nước xuất khẩu gạo lớn
trên thế giới gồm Thái Lan đứng đầu với 9 triệu tấn (chiếm 29,3%), Việt Nam đứng
thứ hai với 6,8 triệu tấn (chiếm 21,9%), Mỹ đứng thứ ba với khoảng 3,5 triệu tấn
(chiếm 11,4%) và Pakistan chiếm vị trí thứ tư với khoảng 3,2 triệu tấn (10,4%).
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ vẫn đạt tăng trưởng dương và chiếm gần 8% trong tổng
lượng gạo xuất khẩu toàn cầu, mặc dù họ vẫn duy trì hạn chế xuất khẩu gạo non-
basmati. Dự báo xuất khẩu gạo năm 2011 của thế giới sẽ giảm 0,3 triệu tấn, chủ yếu
là do sụt giảm sản lượng ở Pakistan. (Chi tiết về Xuất khẩu gạo của các nước lớn
trên thế giới năm 2007-2011 xin tham khảo ở phụ lục số 02)
1.2.1.2 Tình hình cầu gạo thế giới
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, đời sống người
dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu chi cho tiêu dùng tăng mạnh. Bên cạnh đó là
sự bùng nổ dân số của thế giới, nhất là ở các nước kém và đang phát triển, đã làm
gia tăng đáng kể nhu cầu về lương thực thực phẩm, trong đó khoảng 40% dân số
trên thế giới lấy gạo làm nguồn lương thực chính.
Tiêu thụ gạo toàn cầu niên vụ 2009/10 đạt 437,6 triệu tấn, nhìn chung thay đổi
không đáng kể so với nhu cầu niên vụ trước. Trong đó, tiêu thụ gạo tăng chủ yếu tại
bốn nước gồm Trung Quốc (tăng mạnh nhất với 1,3 triệu tấn, đạt 134,3 triệu tấn),
thứ đến là Bangladesh, Indonesia và Thái Lan. Thị trường Ấn Độ giảm mạnh sản
lượng tiêu thụ với 5,7 triệu tấn (giảm trên 6%) và đạt 85,4 triệu tấn. Dự báo tiêu thụ
gạo toàn cầu niên vụ 2010/11 sẽ đạt 453 triệu tấn, tăng 3,5% so với niên vụ trước.
Sự gia tăng này chủ yếu là do tiêu thụ tại Ấn Độ tăng mạnh nhất (tăng gần 10 triệu
tấn), tiếp đến là Bangladesh, Indonesia, Nigeria, Trung Quốc… (Chi tiết về Tiêu thụ
gạo thế giới niên vụ 2006/07 - 2010/11 xin tham khảo ở phụ lục số 03)
- 13 -
Về tình hình nhập khẩu gạo, Châu Á thường nhập hơn 45% lượng gạo thương
mại toàn cầu, tiếp theo là Châu Phi chiếm hơn 30% và còn lại là Châu Mỹ, Châu Âu
và Châu Đại Dương. Các nước thường đứng đầu nhập khẩu gạo là Philippines,
Nigeria, Iran, Iraq… Sự gia tăng nhập khẩu trên thế giới trong năm 2010 phát sinh
từ việc tăng mua gạo của Bangladesh, Indonesia, Nigeria, Philippines... Năm 2011
nhu cầu nhập khẩu gạo dự kiến sẽ được cắt giảm ở một số nước như Philippines,
Bangladesh, Brazil, Nigeria... (Chi tiết về Nhập khẩu gạo của các nước lớn trên thế
giới năm 2007-2011 xin tham khảo ở phụ lục số 04)
1.2.1.3 Xu hướng giá và các nhân tố làm tăng giá gạo thế giới
Giá gạo thế giới năm 2010 diễn biến rất bất thường so với những năm trước
vốn diễn ra khá bằng phẳng trong năm (trừ năm 2008 giá gạo đã nhảy vọt vào giữa
năm do chính sách can thiệp của Ấn Độ và Việt Nam). Theo dự đoán của nhiều tổ
chức quốc tế, giá gạo năm 2011 cũng có thể có những diễn biến khó lường như năm
2010 và có thể sẽ được duy trì ở mức cao(1)
. Sau đây, tác giả xin rút ra một số nhân
tố chủ yếu có thể tác động làm tăng giá gạo thế giới trong thời gian tới:
™ Giá nhiều loại lương thực đang tăng nhanh, đặc biệt là lúa mì khiến nhiều
nước chuyển qua sử dụng gạo dẫn đến giá gạo thế giới tăng theo. Bên cạnh đó, sự
tăng giá của các nguồn năng lượng và các sản phẩm thiết yếu khác khiến mọi giao
dịch thương mại cũng tăng giá.
™ Hoạt động giao dịch lúa gạo thế giới cũng chịu sự tác động của một số yếu
tố mang tính thị trường, sự thay đổi chính sách lương thực của một số nước như Ấn
Độ siết chặt chính sách xuất khẩu gạo, Nga cấm xuất khẩu lúa mì.
™ Công nghiệp hoá, đô thị hoá đã làm suy giảm nhanh chóng diện tích đất
nông nghiệp. Vì vậy, giá đất sử dụng cho công nghiệp tăng vọt, kéo theo tăng giá
đất trồng trọt. Quá trình này đã thúc đẩy giá nông sản tăng cao, trong đó có gạo.
™ Sự thay đổi theo chiều hướng bất lợi của thời tiết như bão tố, hạn hán, lũ
lụt ở nhiều vùng, nhất là tiểu vùng sông Mê Kông - nơi có thế mạnh về sản xuất
(1)
AgroMonitor (2011), Báo cáo thường niên ngành lúa gạo Việt Nam 2010 - Triển vọng 2011, Hà Nội.
- 14 -
nông sản nhiệt đới đã làm giảm đáng kể sản lượng gạo. Ở một số nước sản xuất gạo
lớn, tâm lý lo ngại thiên tai đã làm khan hiếm lương thực nên giá gạo vì thế sẽ tăng.
™ Việc chính phủ các nước giàu đang khuyến khích sản xuất nhiên liệu sinh
học từ nguồn nguyên liệu như bắp, mì, mía đường… cũng khiến cho nguồn cung
nông sản trên thế giới căng thẳng, đẩy giá lương thực trong đó có gạo tăng lên.
™ Dịch bệnh đối với cây nông nghiệp đặc biệt là cây lúa, thiếu vốn đầu tư
cộng với xu hướng đầu cơ tích trữ gia tăng làm thâm hụt nguồn cung, một trong
những yếu tố quan trọng đẩy giá lương thực tăng lên.
1.2.2 Cơ sở thực tiễn về việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị
trường Tây Phi
1.2.2.1 Tiềm năng sản xuất xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam
Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam gắn liền với truyền thống lịch sử hàng nghìn
năm dựng nước và giữ nước với nền văn minh lúa nước. Cây lúa đã trở thành cây
lương thực chủ lực với sản lượng chiếm trên 90% sản lượng cây lương thực có hạt.
Lúa gạo hiện cung cấp khoảng 60% năng lượng trong khẩu phần ăn của người
dân(2)
. Vì vậy cây lúa, hạt gạo có vị trí rất quan trọng trong việc phát triển nông
nghiệp nông thôn, góp phần nâng cao đời sống người dân Việt Nam.
♦ Về đất đai: Theo số liệu của Tổng cục thống kê, Việt Nam có khoảng 9,42
triệu ha đất nông nghiệp, chiếm chưa tới 30% trong tổng diện tích đất của cả nước.
Riêng đất giành cho trồng lúa chiếm trên 40% đất sản xuất nông nghiệp với diện
tích khoảng 4,1 triệu ha (3)
. Đất ở Việt Nam rất đa dạng, kết cấu tơi xốp, thuận lợi
cho phát triển cây lúa, đặc biệt là đất ở Đồng bằng Sông Cửu Long có độ phì nhiêu
màu mỡ cao. Đây sẽ là một trong những điều kiện tốt để phát triển sản xuất, thâm
canh tăng vụ nếu chúng ta biết khai thác một cách có khoa học và hợp lý.
(2)
Thúy Nga (10/11/2010), Hướng tới đảm bảo lương thực cho tương lai, Báo điện tử của Báo Kinh tế Nông
thôn.
(3)
Duy Hữu (18/09/2009), Giải quyết việc làm cho nông dân, Báo điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
- 15 -
♦ Về khí hậu: Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn. Miền Bắc
(từ đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt, chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam với độ ẩm cao. Còn Miền
Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) có khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm
và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa). Đây chính là điều kiện thuận
lợi để Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa. Việt Nam nằm
trong vùng khí hậu được phân bố đồng đều với độ ẩm không khí trên dưới 80%,
lượng mưa hàng năm lớn giúp cho việc sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
♦ Về nhân lực: Theo số liệu thống kê, dân số Việt Nam hiện nay có hơn 86
triệu người, cơ cấu dân số trẻ và số nông dân ước tính hơn 60 triệu người (chiếm
khoảng 70%)(4)
. Điều này cho thấy Việt Nam có một lực lượng lao động nông
nghiệp dồi dào, nhất là lao động phục vụ cho việc sản xuất lúa. Bên cạnh đó, lao
động Việt Nam có tính cần cù, sáng tạo, có khả năng nắm bắt khoa học công nghệ
nhanh chóng và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Đây là những điều kiện thuận
lợi cho Việt Nam trở thành một nước có nền sản xuất tiên tiến, hiện đại, cung cấp
khối lượng lớn lúa gạo trong nước và xuất khẩu.
Nhìn chung, kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, nông nghiệp Việt
Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nổi bật là trong lĩnh vực lúa gạo. Trong
hơn 20 năm qua, hoạt động sản xuất lúa gạo của Việt Nam ngày càng được chú
trọng và phát triển mạnh, năng suất và sản lượng lúa tăng gấp khoảng hai lần. Sản
xuất lúa gạo phát triển đã đưa Việt Nam từ một nước triền miên thiếu lương thực,
phải nhập khẩu trên nửa triệu tấn gạo hàng năm trở thành một nước không những
đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước, mà còn xuất khẩu xếp thứ hai thế giới.
Trên thực tế, tiềm năng phát triển sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam còn
rất lớn, đặc biệt chất lượng gạo Việt Nam phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của các
nước chậm và đang phát triển.
(4)
Duy Hữu (18/09/2009), Giải quyết việc làm cho nông dân, Báo điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
- 16 -
1.2.2.2 Nhu cầu gạo của thị trường Tây Phi
Gạo là một trong bốn loại lương thực quan trọng nhất của Châu Phi nói chung
và Tây Phi nói riêng, cùng với kê, ngô và lúa miến. Với nhu cầu tiêu thụ rất lớn, gạo
ngày càng trở nên phổ biến trong những bữa ăn hàng ngày của người dân ở đây do
sự tiện dụng của việc chế biến gạo so với những loại ngũ cốc khác, đồng thời giá
gạo nhìn chung cũng phù hợp với thu nhập của đại bộ phận người dân.
Mặc dù gạo là lương thực chính tại các nước trong khu vực và được chính phủ
hỗ trợ khuyến khích sản xuất, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.
Nguyên nhân là do giống lúa phổ biến chưa được cải thiện và lai tạo phù hợp, biến
đổi thất thường của yếu tố thiên nhiên, dịch bệnh. Ngoài ra còn do công nghệ canh
tác lạc hậu, máy móc nông nghiệp cũ kỹ, chi phí và các loại thuế còn cao đối với
các mặt hàng đầu vào phục vụ cho nông nghiệp...
Hàng năm, Tây Phi phải nhập khẩu một lượng gạo rất lớn với gần 6 triệu tấn,
chiếm khoảng 50% nhu cầu tiêu dùng trong nước.
ƒ Thị trường gạo Bờ Biển Ngà
Bờ Biển Ngà là nước tiêu thụ gạo thuộc vào loại lớn trên thế giới và là một
trong ba nước nhập khẩu gạo hàng đầu khu vực Tây Phi. Trong những năm vừa
qua, tiêu thụ gạo trong nước tăng lên đáng kể nhờ cung tăng, dân số tăng và giá
tương đối phù hợp. Cùng với việc đô thị hóa, người dân thích ăn gạo hơn vì các
món ăn làm từ gạo mất ít thời gian hơn, tiêu tốn ít củi hơn và đơn giản hơn những
món ăn truyền thống làm từ những loại lương thực khác. Ở quốc gia này, mặt hàng
gạo dần dần được xem là thức ăn cơ bản của người dân, nhất là người dân đô thị.
Tổng lượng gạo tiêu thụ của Bờ Biển Ngà hàng năm trên dưới 1,3 triệu tấn, ước tính
mỗi người dân tiêu thụ khoảng 60 kg/người/năm.
Trước đây, gạo là loại lương thực đứng thứ tư sau củ mài, sắn và chuối xanh ở
Bờ Biển Ngà. Tại đây, lúa chiếm 20% diện tích đất trồng trọt và 10% đất sản xuất
nông nghiệp với sản lượng trong nước chỉ đạt hơn 400.000 tấn gạo/năm. Vì vậy,
gạo vẫn là mặt hàng lương thực thực phẩm nhập khẩu số một của nước này.
- 17 -
Tháng 8 năm 2009, chính phủ nước này đã thông báo kế hoạch khẩn cấp
phục hồi ngành sản xuất lúa với tổng số tiền lên tới 1,646 tỷ USD. Tuy nhiên, việc
đầu tư khá tốn kém để xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ mới để đẩy
mạnh sản xuất lúa này vẫn chưa mang lại hiệu quả và đòi hỏi phải có thời gian lâu
dài. Trước đó, do bối cảnh khủng hoảng, Bờ Biển Ngà cũng đã không thể thực hiện
kế hoạch phục hồi ngành sản xuất lúa.
Nhìn chung, sản xuất lúa của Bờ Biển Ngà còn gặp nhiều khó khăn như thiếu
nước tưới, gạo địa phương chưa được người tiêu dùng trong nước biết đến hoặc
không được ưa chuộng, còn thiếu trầm trọng máy đập lúa, thiết bị thu gom và xe cộ
vận chuyển ở những con đường khó đi.... Trong nhiều năm tới, Bờ Biển Ngà chưa
thể đảm bảo tự cấp gạo mà vẫn phải nhập khẩu gạo từ thế giới, trong đó gạo Việt
Nam tiếp tục sẽ là một trong những lựa chọn của thị trường này.
ƒ Thị trường gạo Senegal
Ở khu vực Châu Phi cận Sahara, Senegal là nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai
sau Nigeria. Tiêu thụ gạo của Senegal đã tăng gấp 10 lần trong vòng bốn thập kỷ và
bình quân khoảng một triệu tấn/năm. Người tiêu dùng Senegal rất thích ăn gạo tấm,
chiếm đến 95% tổng khối lượng nhập khẩu vào Senegal. Sự ưa chuộng này có thể
do thay đổi thói quen ăn uống của người dân sau thời kỳ thường xuyên ăn những
loại sản phẩm sẵn có trong giai đoạn thuộc địa và sau thuộc địa. Mức tiêu thụ bình
quân của Senegal là 70 kg/người/năm và kể từ những năm 1970, gạo đã thay thế hạt
kê làm thức ăn cơ bản. Hàng năm, Senegal tiêu thụ trên dưới một triệu tấn gạo.
Kể từ khi giành độc lập năm 1960, sản xuất lương thực của Senegal đã tăng
gấp đôi. Tuy nhiên do tăng trưởng dân số cao nên sản xuất trong nước chỉ đáp ứng
được khoảng 20% nhu cầu nội địa. Do đó, việc nhập khẩu của Senegal đã, đang và
sẽ tiếp tục nhằm đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước.
Senegal đang thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp vì lương thực và sự
phồn vinh nhằm gia tăng sản lượng, cải thiện tình trạng phụ thuộc lương thực. Tuy
nhiên, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của họ vẫn còn ảm đạm do Senegal luôn bị
- 18 -
hạn hán đe dọa, hệ thống quản lý thu gom cũng như kinh doanh không hiệu quả,
không làm chủ nguồn nước, suy thoái đất, trình độ trang thiết bị và đầu vào còn
thấp. Trong thời gian tới, Senegal vẫn là thị trường nhập khẩu gạo rất lớn và cũng là
nơi tập kết lý tưởng, là cửa ngõ trọng điểm dẫn đến thị trường các nước thành viên
UEMOA cũng như các nước Tây Phi khác.
ƒ Thị trường gạo Nigeria
Nigeria là nước nhập khẩu gạo lớn nhất Tây Phi. Trước đây khi nền sản xuất
trong nước còn yếu, nhập khẩu gạo bị hạn chế và thậm chí có thời gian gạo bị cấm
nhập khẩu. Vì vậy, giá thành gạo trong nước luôn ở mức cao và gạo là một loại thức
ăn xa xỉ, chỉ dành cho tầng lớp có thu nhập khá trở lên. Từ khi chính phủ Nigeria dỡ
bỏ lệnh cấm nhập khẩu gạo và giảm bớt thuế nhập khẩu mặt hàng này, gạo đã dần
được người dân Nigeria ưa chuộng và sử dụng ngày càng phổ biến. Những năm gần
đây, nền kinh tế Nigeria tăng trưởng mạnh, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã khiến
cho việc tiêu thụ gạo ngày càng lớn. Tổng lượng gạo tiêu thụ của Nigeria hàng năm
khoảng 4,5 triệu tấn, ước tính mỗi người dân tiêu thụ khoảng 24 kg/người/năm.
Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo của Nigeria chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu
tiêu thụ gạo trong nước. Theo Tổ chức Chiến lược Phát triển lúa gạo Quốc gia, chỉ
có khoảng 39% trong tổng số 4,6 triệu ha đất canh tác được trồng lúa gạo. Bên cạnh
đó, năng suất lúa thấp (chỉ khoảng 2 tấn/ha), trình độ sản xuất lạc hậu và kỹ thuật
canh tác kém, nên sản lượng gạo trong nước chỉ đạt khoảng 2,5 triệu tấn/năm.
Trước thực trạng nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước phụ thuộc quá lớn vào
nhập khẩu, chính phủ Nigeria đã có nhiều biện pháp để nhằm tăng cường sản xuất
phục vụ nhu cầu gạo trong nước, đồng thời tiết kiệm ngoại tệ. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy ngành sản xuất gạo của nước này chưa đủ tiềm lực để có thể thay thế
lượng gạo nhập khẩu hàng năm. Do đó, Nigeria - Trung tâm của khu vực Tây Phi
vẫn là thị trường tiềm năng cho gạo Việt nam trong thời gian tới.
Châu Phi nói chung, Tây Phi nói riêng là khu vực tập trung các nước nghèo và
đang phát triển. Thị trường Tây Phi có dân số đông nhất châu lục, người dân ở đây
- 19 -
có nhu cầu khá đa dạng về chủng loại từ gạo có phẩm cấp thấp đến phẩm cấp cao.
Bên cạnh đó, những quốc gia này có khuynh hướng mở rộng nguồn cung cấp gạo từ
Châu Á, trong đó Việt Nam sẽ là một trong những lựa chọn ưu tiên vì giá bán gạo
Việt Nam cạnh tranh tốt, nhu cầu về chất lượng phù hợp với giống gạo xuất khẩu
mà Việt Nam đang canh tác. Hiện tại, gạo Việt Nam chỉ mới chiếm khoảng 16%
lượng gạo nhập khẩu của Tây Phi. Vì vậy, thị trường Tây Phi, nếu được khai thác
tốt, sẽ là thị trường tiêu thụ gạo có tiềm năng lớn nhất và lâu dài của Việt Nam.
1.3 Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam khi xuất khẩu gạo sang thị
trường Tây Phi
Nhằm có thể đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường Tây Phi, ta cần phải
nghiên cứu một số kinh nghiệm xuất khẩu gạo của các đối thủ cạnh tranh chính với
Việt Nam, cụ thể là Thái Lan và Pakistan.
ƒ Thái Lan
Thái Lan là nước xuất khẩu gạo dẫn đầu thế giới, hơn Việt Nam cả về số lượng
và giá trị mà trong suốt những năm 1990 và cho đến nay vẫn chưa có nước nào thay
thế được vị trí này. Thái Lan cũng là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam. Xuất
khẩu gạo hàng năm của Thái Lan chiếm khoảng 30% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.
Thái Lan có một cơ quan đại diện chính phủ chuyên chăm lo an ninh lương
thực, đảm bảo đầu ra cho nông dân, điều hòa giữa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Đối với lượng gạo xuất khẩu được ấn định hàng năm, cơ quan đại diện này sẽ đứng
ra tổ chức cho doanh nghiệp đấu thầu. Doanh nghiệp muốn đấu thầu xuất khẩu gạo
có hiệu quả thì cần phải chuẩn bị sẵn khách hàng trước khi tham gia đấu thầu. (5)
Về kho dự trữ gạo: Thái Lan có hệ thống sản xuất, chế biến, dự trữ lúa gạo
được trang bị khá đồng bộ và thường nằm gần cảng nên việc xuất khẩu rất thuận lợi
và nhanh chóng. Đặc biệt, hệ thống kho (silo) tiên tiến của họ chứa được 10 triệu
tấn gạo, có thể dự trữ khá lâu mà không làm giảm chất lượng gạo. Vì vậy, hoạt động
điều hành thu mua, xuất khẩu gạo của Thái Lan rất chủ động. Chính nhờ vào hệ
(5)
Huy Bình (10/05/2009), Xuất khẩu gạo Việt Nam năm thứ 20: Thiếu chiến lược đúng tầm, Báo điện tử của
Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh.
- 20 -
thống kho trữ lúa gạo lớn mà Thái Lan luôn có sẵn gạo để bán với giá có lợi nhất,
đặc biệt là có thể đáp ứng nhu cầu mua gạo với khối lượng lớn của các nước Tây
Phi vào mọi thời điểm.
Về sản phẩm, thị trường xuất khẩu: Chất lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan
được đánh giá cao hơn gạo Việt Nam và một số nước xuất khẩu khác, trong đó gạo
có chất lượng cao luôn chiếm tỷ trọng lớn và được trả giá cao trên thị trường. Thái
Lan đang thực hiện chính sách xuất khẩu hướng vào chất lượng, đặc biệt là gạo cao
cấp để có giá bán cao. Một số loại gạo cao cấp của Thái Lan như gạo thơm, gạo đồ
được số đông người có thu nhập cao ở Tây Phi (đặc biệt là Nigeria) ưa chuộng.
Thái Lan có hệ thống thị trường truyền thống ổn định và ngày càng được mở
rộng. Gạo Thái Lan đã có mặt ở khắp 5 châu lục, trong đó lượng gạo xuất khẩu sang
Tây Phi chiếm khoảng 30%. Thái Lan xuất khẩu gạo khá đa dạng với khoảng 15
cấp từ gạo có phẩm cấp thường đến cấp cao và phù hợp với từng thị trường ở khu
vực Tây Phi.
Về quảng bá thương hiệu: Chính phủ Thái Lan có nguồn kinh phí dành riêng
để xây dựng và quảng cáo thương hiệu gạo xuất khẩu của mình. Nhắc đến gạo Thái
Lan là nhiều người nghĩ ngay đến thương hiệu gạo thơm Jasmine, một thương hiệu
vốn đã dần quen thuộc đối với tầng lớp tiêu dùng khá giả ở Tây Phi. Ngoài ra, các
doanh nghiệp Thái Lan cũng rất chú trọng đến việc thiết kế mẫu mã, bao bì có hình
dạng sao cho hấp dẫn người mua, giúp nhận biết được địa phương làm ra sản phẩm.
Về hoạt động ngoại giao, xúc tiến thương mại: Chính phủ Thái Lan tích cực
đàm phán trực tiếp các hiệp định gạo với chính phủ các nước nhập khẩu gạo nhằm
phát triển thị trường. Bên cạnh đó, hàng năm Thái Lan tổ chức triển lãm về gạo tại
các thị trường trọng điểm và các khu vực tiềm năng, trong đó có Nam Phi và một số
quốc gia ở Tây Phi nhằm quảng cáo thương hiệu của mình không những ở nước
triển lãm, mà còn ở cả khu vực Tây Phi. Gần đây, chính phủ Thái Lan cũng đã kết
hợp với giới doanh thương trong nước triển khai chương trình xúc tiến thương mại
lưu động chuyên về gạo tại một số nước như Senegal, Libi - cửa ngõ để đi vào
nhiều nước ở Châu Phi, trong đó có Tây Phi.
- 21 -
ƒ Pakistan
Pakistan là nước xuất khẩu gạo truyền thống, xếp thứ tư thế giới và đứng trước
Ấn Độ kể từ năm 2009 đến nay. Xuất khẩu gạo của Pakistan hàng năm chiếm
khoảng 10% sản lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Gạo của Pakistan chủ yếu được xuất
khẩu sang các nước bạn hàng truyền thống như Châu Á, Châu Phi. Một số thị
trường lớn của Pakistan ở khu vực Tây Phi là Senegal, Nigeria, Bờ Biển Ngà...
Pakistan sản xuất chủ yếu hai loại gạo basmati và non-basmati. Thương hiệu
gạo basmati của Paskistan cũng như của Ấn Độ đã có từ rất lâu và rất được thế giới
ưa chuộng vì chất lượng cao và ổn định. Pakistan chủ yếu xuất khẩu loại gạo cấp
trung bình và cấp thấp non-basmati sang nhiều nước Châu Phi, Sri Lanca và một số
nước khác. Do chính sách hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong những năm gần
đây, nên các nước Tây Phi đã chuyển sang nhập gạo Pakistan và một số nước khác.
Cũng giống như Thái Lan và Ấn Độ, Pakistan mua lúa của nông dân trữ trong
kho lớn của mình, sau đó đợi được giá mới bán. Vì vậy, họ chủ động trong việc xuất
khẩu với giá tốt và ổn định. Nhà máy sản xuất chế biến gạo của Pakistan được đầu
tư tốt về kho tàng, máy xay xát.
Qua việc nghiên cứu hai đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam, tác giả rút ra
một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi xuất khẩu gạo sang Tây Phi như sau:
• Cần xây dựng hệ thống kho với sức chứa lớn nhằm chủ động trong việc xuất
khẩu. Nhu cầu gạo của thị trường Tây Phi mặc dù rất lớn nhưng lại biến động theo
từng thời điểm. Vì vậy, kho dự trữ này sẽ đáp ứng nhu cầu của thị trường này vào
bất cứ lúc nào.
• Cần đẩy mạnh xuất khẩu loại gạo phù hợp với từng thị trường, nâng dần tỷ
trọng xuất khẩu các loại gạo cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp dân
cư khác nhau ở Tây Phi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần duy trì thị trường truyền
thống và tiếp tục mở rộng sang các thị trường tiềm năng khác trong khu vực.
• Cần phải nhanh chóng xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam nhằm nâng cao
tính cạnh tranh với các đối thủ Thái Lan và Pakistan trên thị trường, đặc biệt là thị
- 22 -
trường Tây Phi. Đây cũng là cách quảng bá gạo Việt Nam, giúp cho người tiêu
dùng Tây Phi nhận biết rộng rãi gạo Việt Nam.
• Thường xuyên triển khai chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức triển
lãm về mặt hàng gạo tại các thị trường trọng điểm, cửa ngõ Tây Phi với sự phối hợp
chặt chẽ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với nhà nước và các tổ
chức xúc tiến thương mại. Đồng thời cần tạo mối quan hệ tốt với chính phủ nước sở
tại để ký được các hợp đồng lớn.
Kết luận chương 1
Chương này xác định lý luận chung về hoạt động thâm nhập thị trường thế giới
từ sản xuất trong nước, thực chất đây chính là hoạt động xuất khẩu với hai hình thức
chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Để hoạt động xuất khẩu mang
lại hiệu quả, đòi hỏi ta phải nghiên cứu kỹ hai hình thức này và đồng thời cần xác
định được các yếu tố của môi trường bên trong lẫn bên ngoài ảnh hưởng đến chúng.
Bên cạnh đó, chương 1 còn trình bày cơ sở thực tiễn xuất khẩu gạo Việt Nam
sang Tây Phi bằng cách đưa ra cái nhìn toàn diện về tình hình thị trường gạo thế
giới, giới thiệu tiềm năng sản xuất xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam cũng như nhu
cầu của Tây Phi phù hợp với gạo Việt Nam. Tác giả cũng nghiên cứu, phân tích
thêm một số kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Thái Lan và Pakistan nhằm có được
bài học hữu ích cho việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường này. Qua việc nắm
vững cơ sở lý luận và thực tiễn này sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có hướng đi
phù hợp và có giải pháp hữu hiệu cho hoạt động xuất khẩu gạo sang Tây Phi sắp tới.
- 23 -
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
GẠO CỦA VIỆT NAM SANG TÂY PHI TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, diện tích gieo trồng giai đoạn 2001-
2007 nhìn chung là giảm sút từ 7,49 triệu ha năm 2001 xuống còn 7,21 triệu ha năm
2007. Năm 2008 đánh dấu mốc gia tăng trở lại với diện tích lúa đạt 7,4 triệu ha,
tăng 2,6% so với năm trước. Ước tính cả năm 2010, diện tích gieo trồng đạt 7,5
triệu ha, tiếp tục tăng 60 ngàn ha so với năm 2009.
Trong gần 10 năm qua, năng suất lúa bình quân của cả nước nhìn chung có sự
tăng trưởng vượt bậc, từ 42,9 tạ/ha năm 2001 lên 52,4 tạ/ha năm 2009. Năm 2010,
năng suất lúa tiếp tục tăng khoảng 0,8 tạ/ha (tăng 1,5% so cùng kỳ năm trước) và
đạt khoảng 53,2 tạ/ha, trong đó hai vụ lúa cho năng suất cao là vụ đông xuân (ước
đạt 62,3 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha) và lúa hè thu (ước đạt 47,5 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha).
Về sản lượng lúa, năm 2008 được xem là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất
trong giai đoạn 2001-2009 với mức tăng gần 8% so với năm 2007 và đạt 38,7 triệu
tấn. Năm 2010 sản lượng lúa ước đạt gần 40 triệu tấn (tăng 1,1 triệu tấn so với năm
2009) do cả diện tích và năng suất đều tăng, vụ lúa đông xuân ước đạt 19,2 triệu tấn
(tăng 2,8% so với năm trước), lúa hè thu ước đạt 11,6 triệu tấn (tăng 3,4%) và lúa
mùa ước đạt 9,2 triệu tấn (tăng 1,5%).
Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng, và Bắc Trung Bộ và
Duyên Hải miền Trung là ba khu vực đứng đầu cả nước về diện tích gieo trồng,
năng suất và sản lượng lúa. Trong đó, Đồng bằng Sông Cửu Long thường chiếm từ
50% trở lên trong tổng sản lượng lúa của cả nước, đóng góp trên 90% sản lượng gạo
xuất khẩu của cả nước Việt Nam(6)
. (Chi tiết về Diện tích, năng suất và sản lượng
lúa năm 2001-2010 xin tham khảo ở phụ lục số 05)
(6)
Tuấn Đạt (16/09/2010), Để hạt gạo Đồng bằng sông Cửu Long - Hạt gạo Việt Nam có thương hiệu quốc
tế, Báo điện tử Trung tâm xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch thành phố Cần Thơ.
- 24 -
2.1.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam
2.1.2.1 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu
Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam thường chiếm
trên 4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Giai đoạn 2007-2010,
xuất khẩu gạo đạt sự tăng trưởng cả về số lượng lẫn giá trị (ngoại trừ giảm sút về
giá trị vào năm 2009). Năm 2008, thế giới đã xảy ra cuộc khủng hoảng nghiêm
trọng về lương thực, giá gạo thế giới tăng vọt. Vì vậy, giá trị xuất khẩu của gạo Việt
Nam nhờ đó mà tăng kỷ lục gần gấp đôi năm 2007, mặc dù số lượng chỉ tăng 4%.
Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu gạo tuy suy giảm 15% so với năm 2008 nhưng lại
tăng trưởng mạnh (hơn 65%) so với năm 2007. Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu đạt
6,754 triệu tấn gạo, tăng 11,6% so với năm 2009. Đây cũng là năm đầu tiên xuất
khẩu gạo của cả nước đạt mốc kỷ lục mới với gần 3 tỷ USD, tăng 18% so với năm
trước.
Bảng 2.1: Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo từ năm 2006 - 2010
Năm 2006 2007 2008 2009 2010(*) 2010/2009
Số lượng (ngàn tấn) 4.642 4.580 4.745 6.053 6.754 111,6%
Trị giá (triệu USD) 1.276 1.490 2.895 2.464 2.912 118,2%
Nguồn: Tổng Cục Thống kê, VFA; (*): ước đạt
2.1.2.2. Thị trường xuất khẩu
Cho đến nay, gạo Việt Nam đã có mặt trên khắp các châu lục. Hai khu vực
nhập khẩu gạo đứng đầu là Châu Á (nhập khẩu hơn 50% lượng gạo của Việt Nam)
và Châu Phi (nhập khẩu gần một phần ba). Năm 2010, xuất khẩu gạo Việt Nam tăng
ở Châu Á và giảm ở Châu Phi cả về sản lượng và tỷ trọng. Cụ thể, tỷ trọng xuất
khẩu gạo sang khu vực Châu Á tăng từ 53,5% năm 2009 lên khoảng 59,4% năm
2010, còn xuất khẩu đi Châu Phi giảm khoảng 5,6% xuống còn 24%. Xuất khẩu gạo
vào bốn thị trường còn lại không biến động nhiều so với năm 2009 và chiếm
khoảng 16,6%.
- 25 -
Bảng 2.2: Xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các thị trường năm 2008-2010
Năm Châu Á Châu Phi Châu Mỹ Trung Đông Châu Âu Châu Úc
2008 52,7% 27,2% 11,8% 5,1% 3,0% 0,3%
2009 53,5% 29,6% 7,5% 5,2% 3,3% 0,8%
2010(*) 59,4% 24,0% 7,6% 5,1% 3,1% 0,8%
Nguồn: VFA, (*): ước đạt
Theo số liệu 11 tháng đầu năm 2010 về 12 nước nhập khẩu gạo hàng đầu của
Việt Nam, Philippines vẫn là thị trường đứng vị trí số một, chiếm 23,4% tổng lượng
gạo xuất khẩu của Việt Nam (giảm 7% so với cùng kỳ năm 2009). Singapore vượt
lên đứng nhì chiếm 8,3% (tăng gần 70% so với cùng kỳ 2009), thứ ba là Indonesia
chiếm 6,7% (tăng đột biến gần 25 lần so với cùng kỳ năm trước). Thứ đến là Cuba,
Malaysia và Bangladesh chiếm thị phần lần lượt là 6%, 5,7% và 5,5%. Trong 12 thị
trường lớn này, sáu thị trường đứng đầu gồm Philippines, Singapore, Indonesia, Cu
Ba, Malaysia và Bangladesh nhập khẩu 55,4% tổng lượng gạo Việt Nam và sáu thị
trường còn lại nhập khẩu 22,6% lượng gạo Việt Nam. (Chi tiết về 12 nước nhập
khẩu gạo hàng đầu từ Việt Nam 11 tháng đầu 2010 xin tham khảo ở phụ lục số 06)
2.1.2.3. Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu
Trong cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2007-2010, nếu
như năm 2007 loại gạo cao cấp 5% chỉ đứng ở vị trí thứ ba (chiếm 23,3%) sau hai
loại gạo 15% và 25% tấm, thì đến năm 2008 gạo 5% đã vượt lên dẫn đầu chiếm gần
37% (tăng 64% so với năm 2007) và đứng vững vị trí này cho đến năm 2010. Thứ
đến là loại gạo cấp thấp 25% tấm cũng đạt tỷ trọng khá cao trong cơ cấu hàng xuất
khẩu (chiếm trên dưới 30%). Tiếp đến là loại gạo trung bình 15% tấm đạt tỷ trọng
lớn nhất vào năm 2007 (chiếm 32,9%), nhưng lại giảm xuống vị trí thứ ba vào
những năm sau và ở mức tỷ trọng 19,3% vào năm 2010. Ngoài ra còn có gạo 100%
tấm (chiếm khoảng 4-6%, trừ năm 2007 chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ 0,6%), gạo thơm
(chiếm từ 2,2-4%) và các loại gạo khác (chiếm dưới 5% từ năm 2008 -2010).
- 26 -
Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2007-2010
Đơn vị tính: Ngàn tấn
Chủng
loại
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010(*)
Sản
lượng
Tỷ
trọng
Sản
lượng
Tỷ
trọng
Sản
lượng
Tỷ
trọng
Sản
lượng
Tỷ
trọng
5% tấm 1.066 23,3% 1.747 36,8% 2.410 39,8% 2.414 35,7%
10% tấm 82 1,8% 44 0,9% 94 1,6% 98 1,5%
15% tấm 1.508 32,9% 997 21,0% 1.074 17,7% 1.302 19,3%
25% tấm 1.367 29,9% 1.454 30,6% 1.573 26,0% 2.141 31,7%
100% tấm 28 0,6% 182 3,9% 375 6,2% 244 3,6%
Gạo thơm 112 2,5% 105 2,2% 240 4,0% 273 4,0%
Loại khác 418 9,1% 216 4,6% 287 4,7% 282 4,2%
Tổng 4.580 100% 4.745 100% 6.053 100% 6.754 100%
Nguồn:Tổng cục Hải quan, VFA; (*): ước đạt
Giá gạo Việt Nam trong năm 2010 đã diễn biến rất khác biệt so với mọi năm,
giá ở mức cao vào thời điểm đầu năm 2010, giảm sâu vào giữa năm và tăng bật trở
lại vào những tháng cuối năm. Tháng 11 năm 2010, giá gạo 5% tấm của Việt Nam
đạt 481 USD/tấn, thấp hơn gạo cùng loại Thái Lan là 43 USD/tấn; còn gạo 25% tấm
của Việt Nam đạt 450 USD/tấn, thấp hơn gạo cùng loại Thái Lan là 28 USD/tấn
(Chi tiết về Giá gạo xuất khẩu của một số nước xin tham khảo ở phụ lục số 08).
Qua phân tích về thực trạng xuất khẩu gạo, ta thấy rằng Việt Nam đã có bước
tiến vượt bậc cả về sản lượng và giá trị, tiếp tục đứng vững ở vị trí số hai. Hiện tại
gạo Việt Nam đã được xuất khẩu khắp các châu lục, nhiều nhất vẫn là thị trường
Châu Á và Châu Phi. Nhìn chung, Việt Nam đã nỗ lực đa dạng hóa chủng loại gạo
xuất khẩu. Tuy nhiên xét về chất lượng gạo xuất khẩu, cho dù được phân chia theo
phẩm cấp từ gạo chất lượng thấp đến chất lượng cao thì giá bán gạo Việt Nam vẫn
còn ở mức thấp so với gạo Thái Lan cùng chủng loại. Trên thực tế, dù có là gạo cấp
cao hay cấp thấp, thì thật ra gạo Việt Nam cũng chỉ bằng gạo trắng loại thường của
Thái. Do đó, Việt Nam cần phải nghiên cứu xây dựng chính sách kinh doanh lúa
gạo hướng vào xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng, số lượng và giá trị xuất khẩu.
- 27 -
2.2 Tổng quan về thị trường Tây Phi
2.2.1 Giới thiệu chung về Tây Phi
Tây Phi là khu vực ở cực Tây của lục địa Châu Phi. Tây Phi tiếp giáp với Đại
Tây Dương, trải dài trên một diện tích hơn 5 triệu km2 (khoảng một phần năm Châu
Phi) và bao gồm 15 quốc gia chính thức: Benin, Burkina Faso, Cape Verde, Bờ
Biển Ngà, Gambia, Ghana, Guinea, Guinea Bissau, Liberia, Mali, Niger, Nigeria,
Senegal, Sierra Leone và Togo. Đồng thời, tất cả 15 quốc gia này cũng là thành viên
của Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS). Ngoài ra còn có thể kể đến
Mauritania, một quốc gia vừa thuộc Tây Phi vừa thuộc Bắc Phi. Dân số khu vực
Tây Phi năm 2009 gần 300 triệu người, chiếm khoảng 30% dân số Châu Phi.
Thị trường Tây Phi nói riêng, Châu Phi nói chung có sức mua các mặt hàng
thiết yếu mạnh, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa để đáp ứng sản xuất và tiêu dùng là rất
lớn. Trong những năm gần đây, nền kinh tế khu vực này đã có những chuyển biến
đầy hứa hẹn do nhiều nước đã thực hiện triệt để chương trình cải cách kinh tế tập
trung ở nhiều ngành và lĩnh vực, mở rộng cửa với thế giới bên ngoài. Cùng với
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn, Tây Phi đã được nhiều
công ty, nhiều tập đoàn đa quốc gia và cả chính phủ các nước Âu, Á, Mỹ nhòm ngó
và không tiếc tiền đầu tư nhằm tìm kiếm các cơ hội ở khu vực giàu tiềm năng này.
Sau đây là một số điểm nổi bật khi nghiên cứu thị trường này:
• Mặc dù được xem là kho dự trữ lớn trên thế giới về nguyên liệu thô,
nhưng Tây Phi cũng như toàn lục địa Châu Phi vẫn là nơi nghèo nhất thế giới.
Trên thực tế, Tây Phi đang sở hữu một loạt các loại khoáng sản chiến lược trên
thế giới, nhất là hàng hoá giá trị cao như dầu lửa, kim cương, bô-xít, vàng và sắt
thép. Trong khu vực này, Nigeria là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất và cũng là 10
nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới với khoảng 3 tỷ tấn(7)
. Tuy vậy, Tây Phi
nói chung vẫn thường xuyên diễn ra tình trạng nghèo đói triền miên.
(7)
Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương (2008), Nigeria - Thị trường tiềm năng, Hà Nội, trang 14.
- 28 -
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2010, hạn hán đã ảnh hưởng xấu tới mùa
màng nên hàng triệu người dân Tây Phi có nguy cơ bị đói, suy dinh dưỡng và bệnh
tật. Tiếp đến là cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng đang đe dọa 2,7 triệu
người ở Niger, nơi thiếu khoảng một triệu tấn ngũ cốc. Tình trạng thiếu lương thực
cũng đang ảnh hưởng đến cuộc sống người dân miền Bắc Burkina Faso và Bắc
Nigeria(8)
.
Theo thống kê của IMF năm 2009, Tây Phi không có đại diện trong nhóm 100
nước đứng đầu GDP theo đầu người. Ngoại trừ Cape Verde, các nước còn lại nằm
trong danh sách 50 nước đứng cuối bảng xếp hạng GDP/người. Bên cạnh đó, Tây
Phi có nguy cơ phải đối mặt với việc giảm viện trợ từ những nước phát triển. Ở các
nước có nền kinh tế kém phát triển hay một số nước có đầu tư nước ngoài, người
dân địa phương được thuê với giá nhân công cực rẽ. Với 50% dân số sống dưới mức
1,25 USD/ngày, cuộc sống của họ ngày càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, tình trạng
nợ nước ngoài, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng dân số cao cũng là
nhân tố góp thêm vào sự nghèo khó vốn có của Tây Phi. Điều này sẽ làm cho nền
kinh tế xã hội Tây Phi có thể trở nên bất ổn và phát triển yếu kém.
• Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung gần đây Tây Phi đã có sự
tăng trưởng vượt bậc về kinh tế
Trong những năm gần đây, Tây Phi nói riêng và Châu Phi nói chung được
IMF, WB và AFDB đánh giá cao về tốc độ tăng trưởng kinh tế, vượt qua tốc độ
trung bình toàn thế giới. Năm 2009, mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, nhưng GDP của Tây Phi vẫn tăng trưởng dương với 3%, đứng thứ
ba châu lục (sau Bắc Phi và Đông Phi) và đặc biệt là Tây Phi đã vượt qua mức tăng
trưởng của toàn Châu Phi (2,5%). Theo ước tính của IMF, năm 2010 là năm các
nước Tây Phi phục hồi kinh tế nhanh chóng và GDP của khu vực này sẽ tiếp tục
tăng mạnh hơn toàn châu lục với khoảng 4,7%. (Chi tiết về Tăng trưởng kinh tế
Châu Phi và Tây Phi năm 2005-2010 xin tham khảo ở phụ lục số 07)
(8)
TTXVN (2010), Kinh tế Châu Phi - Giàu tài nguyên song châu Phi vẫn đói nghèo, Báo điện tử của Viện
Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh.
- 29 -
Ba nước Nigeria, Bờ Biển Ngà và Senegal là các nền kinh tế chính và chiếm
gần 80% của cải của khối Tây Phi. Đặc biệt, Nigeria là nền kinh tế lớn nhất, chiếm
hơn 60% GDP toàn khu vực năm 2009. (Chi tiết về GDP 15 quốc gia Tây Phi xin
tham khảo Phụ lục số 09)
• Cơ cấu hàng xuất khẩu tập trung chủ yếu vẫn là nhóm ngành hàng
khoáng sản và nông sản thô; Còn cơ cấu nhập khẩu tập trung vào nhóm hàng
lương thực và sản phẩm chế tạo.
Châu Phi nói chung, Tây Phi nói riêng luôn đứng hàng đầu thế giới về xuất
khẩu một số khoáng sản quý hiếm, tiếp đến là nhóm nông sản thô như điều, lạc,
bông… và một số mặt hàng khác như sắt thép phế liệu, lâm sản. Với nguồn nguyên
liệu thô rất lớn này, Tây Phi luôn có nhu cầu trao đổi với các nước để lấy các mặt
hàng thiết yếu, kể cả gạo để phục vụ đời sống nhân dân.
Mặc dù có nguồn tài nguyên vô tận, diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn rất
nhiều, nhưng các quốc gia nơi đây vẫn chưa thể cải thiện được nền công nghiệp
kém phát triển và nền nông nghiệp lạc hậu của mình. Ngoài ra, sức sản xuất nông
nghiệp không theo kịp đà tăng trưởng dân số, yếu tố thiên nhiên như thời tiết thất
thường, dịch bệnh làm giảm năng suất nông nghiệp. Vì vậy, hàng năm Tây Phi có
nhu cầu rất lớn về nhập khẩu lương thực (chủ yếu là gạo và lúa mì), máy móc, hàng
tiêu dùng…
• Nhu cầu hàng hóa lớn, không đòi hỏi khắt khe
Tây Phi là thị trường đang trong quá trình chuyển đổi nên có nhu cầu rất lớn
và đa dạng về các chủng loại hàng hóa. Do có sự chênh lệch lớn về thu nhập ở các
nước nghèo và các nước đang phát triển, nên nhìn chung thị trường Tây Phi không
yêu cầu khắt khe về phẩm chất và mẫu mã. Loại gạo chất lượng thấp dành cho phần
lớn dân số thuộc tầng lớp nghèo và gạo chất lượng cao hơn dành cho người thành
thị có thu nhập cao. Các hàng rào kỹ thuật đối với gạo hiện không qui định ở thị
trường này.
- 30 -
• Thị trường Tây Phi không đồng đều xét cả về không gian lẫn thời vụ
Kim ngạch thương mại tập trung vào một số nền kinh tế lớn, trong đó Nigeria
có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất Tây Phi, tiếp đến là Bờ Biển Ngà, Ghana và
Senegal. Nhu cầu về hàng hóa của Tây Phi, nhất là nông sản thay đổi thất thường,
tùy theo tình hình sản xuất lương thực hàng năm. Một trong những nguyên nhân
chính dẫn tới tình trạng này là do ở một số nước Tây Phi tình hình chính trị chưa ổn
định, nạn tham nhũng khá phổ biến, quản lý kém, kỹ thuật sản xuất lạc hậu... Thậm
chí có người cho rằng việc buôn bán nơi đây là một công cuộc mạo hiểm.
2.2.2 Văn hóa Tây Phi
Tây Phi thuộc lục địa Châu Phi vốn gắn liền với lịch sử lâu đời với các vùng
cao nguyên miền Nam Sahara. Trong các thế kỷ 18-19, do nhận thấy nguồn tài
nguyên giàu có của lục địa này, các nước Châu Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha… đã xâm chiếm và biến hầu như toàn bộ nơi đây thành lục địa của
mình. Thế kỷ 20 là giai đoạn đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của các nước Tây
Phi. Tuy nhiên, chính sách phân chia biên giới lãnh thổ, cai trị, áp bức bóc lột của
chủ nghĩa thực dân đã để lại hậu quả nặng nề ở nhiều nước cho đến nay. Sau đây là
một số nét cơ bản về văn hóa khu vực Tây Phi.
™ Trình độ phát triển văn hóa của Tây Phi vẫn còn ở mức rất thấp, chủ
yếu gắn liền với tính cách gần gũi tự nhiên, mang tính bình dân.
Nền văn hóa Tây Phi vốn gắn liền với hình ảnh những chợ buôn nô lệ ngày
xưa, nay đã được nhìn nhận khác nhiều mặc dù vẫn còn ở khoảng cách khá xa so
với thế giới. Tình trạng tranh chấp, xung đột, nghèo đói, bệnh tật, lạc hậu…ở nhiều
nước đã kìm hãm sự phát triển đời sống văn hóa và vật chất của người Tây Phi.
Tây Phi còn có những di sản, kho tàng văn hóa rất lớn tồn tại từ lâu đời. Do
ảnh hưởng của nền văn minh nông nghiệp tưới tiêu nên đa phần con người ở đây có
tính cách gần gũi với thiên nhiên. Vì vậy, nhu cầu tiêu dùng của họ cũng đơn giản
với trình độ sinh hoạt thấp. Những sản phẩm đến với đa số người dân ở đây chỉ cần
đảm bảo về mặt chất lượng và giá cả phù hợp.
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf

More Related Content

Similar to Tai lieu_luan van ts.pdf

Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...jackjohn45
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...vietlod.com
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam nataliej4
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920nataliej4
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).docNguyễn Công Huy
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco ...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco ...Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco ...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco ...nataliej4
 
Luan van tot nghiep ke toan (25)
Luan van tot nghiep ke toan (25)Luan van tot nghiep ke toan (25)
Luan van tot nghiep ke toan (25)Nguyễn Công Huy
 

Similar to Tai lieu_luan van ts.pdf (20)

La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
 
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH MT...
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH MT...Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH MT...
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH MT...
 
La0217
La0217La0217
La0217
 
BÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (64).doc
 
A0141
A0141A0141
A0141
 
Luận án: Tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam
Luận án: Tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt NamLuận án: Tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam
Luận án: Tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco ...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco ...Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco ...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco ...
 
Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Đầu tư Thành Quang, 9đ
Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Đầu tư Thành Quang, 9đĐánh giá thực hiện công việc tại Công ty Đầu tư Thành Quang, 9đ
Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Đầu tư Thành Quang, 9đ
 
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOT
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOTChính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOT
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOT
 
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
 
Luan van tot nghiep ke toan (25)
Luan van tot nghiep ke toan (25)Luan van tot nghiep ke toan (25)
Luan van tot nghiep ke toan (25)
 
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EUĐề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
 

Recently uploaded

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Tai lieu_luan van ts.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------oOo-------------------- NGUYỄN QUỐC THÁI GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TÂY PHI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------oOo-------------------- NGUYỄN QUỐC THÁI GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TÂY PHI Chuyên ngành: Thương Mại Mã số: 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TẤN BỬU TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là công trình nghiên cứu của bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 Người cam đoan Nguyễn Quốc Thái
  • 4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ và sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO VÀO THỊ TRƯỜNG TÂY PHI.....................................................................1 1.1 Lý luận cơ bản về phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước..................................................................................................................1 1.1.1 Giới thiệu........................................................................................................1 1.1.2 Các phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước .......1 1.1.2.1 Hình thức xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting) ...............................2 1.1.2.2 Hình thức xuất khẩu trực tiếp (Direct Exporting)..................................4 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu .........................................8 1.1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường bên trong ..................................8 1.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài..................................10 1.2 Cơ sở thực tiễn về việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Tây Phi .....................................................................................................................11 1.2.1 Tình hình thị trường gạo trên thế giới..........................................................11 1.2.1.1 Tình hình cung gạo thế giới ................................................................11 1.2.1.2 Tình hình cầu gạo thế giới ..................................................................12 1.2.1.3 Xu hướng giá và các nhân tố làm tăng giá gạo thế giới .......................13 1.2.2 Cơ sở thực tiễn về việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Tây Phi ..................................................................................................................14 1.2.2.1 Tiềm năng sản xuất xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam..........................14
  • 5. 1.2.2.2 Nhu cầu gạo của thị trường Tây Phi....................................................16 1.3 Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam khi xuất khẩu gạo sang thị trường Tây Phi ........................................................................................................19 Kết luận chương 1....................................................................................................22 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG TÂY PHI TRONG THỜI GIAN QUA ......................23 2.1 Hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam.....................................23 2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam........................................................23 2.1.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.....................................24 2.1.2.1 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu .......................................................24 2.1.2.2. Thị trường xuất khẩu .........................................................................24 2.1.2.3. Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu .........................................................25 2.2 Tổng quan về thị trường Tây Phi ....................................................................27 2.2.1 Giới thiệu chung về Tây Phi.........................................................................27 2.2.2 Văn hóa Tây Phi...........................................................................................30 2.2.3 Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại khu vực Tây Phi.................................32 2.2.3.1 Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại cấp châu lục ..............................33 2.2.3.2 Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại cấp khu vực Tây Phi..................33 2.2.4 Một số quy định về chính sách nhập khẩu của thị trường Tây Phi..............35 2.2.5 Hoạt động nhập khẩu của thị trường Tây Phi ..............................................37 2.2.5.1 Tình hình nhập khẩu gạo của Tây Phi .................................................37 2.2.5.2 Tình hình nhập khẩu gạo của ba nước nhập khẩu gạo hàng đầu Tây Phi..................................................................................................................38 2.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào các thị trường Tây Phi trong thời gian qua...........................................................................................40 2.3.1 Chính sách phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Tây Phi ..................40 2.3.2 Hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi........................42 2.3.2.1 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu .......................................................42 2.3.2.2 Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu ..........................................................44
  • 6. 2.3.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu................................................................46 2.3.2.4 Hình thức xuất khẩu............................................................................47 2.3.2.5 Phương thức thanh toán ......................................................................48 2.4 Đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Tây Phi thời gian qua....................................................................................................................49 2.4.1 Một số nhận định của các doanh nghiệp Việt Nam về hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Tây Phi ..................................................................................49 2.4.1.1 Thị trường xuất khẩu ..........................................................................50 2.4.1.2 Nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại....................................50 2.4.1.3. Giao hàng xuất khẩu và thanh toán ....................................................52 2.4.1.4 Sản phẩm và mức độ nhận biết sản phẩm............................................54 2.4.1.5 Một số rủi ro và đánh giá về thị trường ...............................................54 2.4.2 Phân tích SWOT...........................................................................................56 2.4.2.1 Điểm mạnh ........................................................................................56 2.4.2.2 Điểm yếu ...........................................................................................57 2.4.2.3 Cơ hội.................................................................................................58 2.4.2.4 Thách thức..........................................................................................59 Kết luận chương 2....................................................................................................60 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TÂY PHI........................................................62 3.1 Phương hướng, mục tiêu xây dựng giải pháp xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi...................................................................................................62 3.1.1 Một số phương hướng xuất khẩu gạo Việt Nam vào Tây Phi......................62 3.1.2 Mục tiêu xây dựng giải pháp........................................................................63 3.2 Căn cứ để xây dựng các giải pháp...................................................................64 3.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi.......64 3.3.1 Giải pháp về tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại.........................................................................................................................64 3.3.2 Giải pháp về phương thức thâm nhập thị trường .........................................67
  • 7. 3.3.3 Giải pháp về nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu.......................70 3.3.4 Giải pháp về duy trì và mở rộng thị trường.................................................73 3.3.5 Giải pháp về nâng cao chất lượng nhân lực .................................................75 3.3.6 Giải pháp về vốn và tín dụng .......................................................................76 3.4 Các kiến nghị ....................................................................................................78 3.4.1. Đối với Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA)..........................................78 3.4.2. Đối với Chính phủ.......................................................................................79 3.4.2.1 Đẩy mạnh mối quan hệ cấp nhà nước giữa hai bên.............................79 3.4.2.2 Tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan ngoại giao, đại diện thương mại ở các nước Tây Phi......................................................................79 3.4.2.3 Chính sách hỗ trợ về tài chính phù hợp với cam kết trong WTO........80 3.4.2.4 Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin, tuyên truyền quảng bá ...........80 3.4.2.5 Chính sách về nguồn nhân lực ...........................................................81 3.4.3 Các kiến nghị khác .......................................................................................81 3.5. Khuyến nghị cho nghiên cứu tiếp theo...........................................................82 Kết luận chương 3....................................................................................................82 KẾT LUẬN..............................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AEC African Economic Community Cộng đồng Kinh tế Châu Phi AFDB African Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Phi AU African Union Liên minh Châu Phi CENSAD Community of Sahel-Saharan States Cộng đồng các quốc gia vùng Sahel-Sahara CFR Cost and Freight Tiền hàng và Cước phí CIF Cost, Insurance and Freight Tiền hàng, Phí bảo hiểm và Cước phí COMESA Common Market for Eastern and Southern Africa Thị trường chung Đông và Nam Phi D/A Documents against Acceptance Nhờ thu kèm chứng từ trả chậm D/P Documents against Payment Nhờ thu kèm chứng từ trả ngay ECCAS Economic Community of Central African States Cộng đồng Kinh tế các nước Trung Phi ECH Export Commission House Nhà ủy thác xuất khẩu ECOWAS Economic Community of West African States Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi EMC Export Maragement Company Công ty quản trị xuất khẩu EU European Union Liên minh Châu Âu
  • 9. FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc FOB Free On Board Giao lên tàu IGAD Inter-Governmental Authority on Development Cơ quan Phát triển Liên Chính phủ IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế L/C Letter of Credit Thư tín dụng MFN Most Favoured Nation Quy chế tối huệ quốc NAFDAC The National Agency for Food and Drug Administration and Control Cục Kiểm tra và Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Quốc gia OAU Organisation of African Unity Tổ chức thống nhất Châu Phi SADC South African Development Community Cộng đồng Phát triển miền Nam Châu Phi T/T Telegraphic Transfer Chuyển tiền bằng điện UEMOA West African Economic and Monetary Union Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi UMA Maghreb Arab Union Liên minh Ả Rập Maghreb UN United Nations Liên hiệp quốc USDA United States Department of Agriculture Bộ Nông nghiệp Mỹ VFA Vietnam Food Association Hiệp hội Lương thực Việt Nam WB World Bank Ngân hàng thế giới WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo từ năm 2006-2010.......................24 Bảng 2.2. Xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các thị trường năm 2008-2010 ...........25 Bảng 2.3. Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2007-2010..............26 Bảng 2.4. Nhập khẩu gạo của Tây Phi năm 2006-2010............................................38 Bảng 2.5. Nhập khẩu gạo của Bờ Biển Ngà năm 2006-2010...................................39 Bảng 2.6. Nhập khẩu gạo của Senegal năm 2006-2010 ...........................................39 Bảng 2.7. Nhập khẩu gạo của Nigeria năm 2006-2010 ............................................39 Bảng 2.8. Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Tây Phi theo chủng loại 2008-2010 ........44 Bảng 2.9. Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Bờ Biển Ngà, Senegal và Nigeria theo chủng loại ước đạt năm 2010....................................................................................45 Bảng 2.10. Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Tây Phi theo thị trường 2007-2010.......46
  • 11. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Các cách thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước........2 Biểu đồ 2.1. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Tây Phi 2005-2010....................................................................................................43 Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát về thị trường xuất khẩu................................................50 Biểu đồ 2.3. Kết quả khảo sát về mức độ nghiên cứu thị trường ...............................51 Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát về hoạt động xúc tiến thương mại................................51 Biểu đồ 2.5. Kết quả khảo sát về hình thức xuất khẩu ................................................52 Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát về điều kiện giao hàng Incoterms..............................52 Biểu đồ 2.7. Kết quả khảo sát về phương thức thanh toán ........................................53 Biểu đồ 2.8. Kết quả khảo sát về mức độ thanh toán..................................................53 Biểu đồ 2.9. Kết quả khảo sát về chủng loại sản phẩm xuất khẩu..............................54 Biểu đồ 2.10. Kết quả khảo sát về rủi ro của thị trường.............................................55 Biểu đồ 2.11. Kết quả khảo sát về đánh giá thị trường...............................................55
  • 12. - i - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa của đề tài Việt Nam đã tái hòa nhập vào thị trường lúa gạo thế giới vào năm 1989 và chiếm lĩnh vị trí quan trọng là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba rồi thứ hai trên thế giới, sau Thái Lan. Cho đến nay, gạo vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống và chủ lực của Việt Nam, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng trưởng và đóng góp hơn 20% lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Gạo Việt Nam đã xuất khẩu vào hơn 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, phần lớn kim ngạch xuất khẩu gạo chỉ tập trung vào một số thị trường chính hiện có xu hướng bảo hòa hoặc giảm sút. Do đó, xuất khẩu gạo Việt Nam còn bị động, phụ thuộc vào các thị trường truyền thống, khiến cho giá gạo Việt Nam đa phần ở mức thấp qua nhiều năm và không có vai trò điều tiết thị trường thế giới. Trước thực trạng đó, việc mở rộng thị trường mới đang được các doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm khai phá. Trong số những thị trường mới đã được xác định, Tây Phi nổi lên như là một thị trường tiềm năng lâu dài cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tây Phi nằm ở cực Tây của lục địa Châu Phi, có số dân đông nhất Châu Phi. Các quốc gia Châu Phi nói chung, Tây Phi nói riêng đều là những nước chậm hoặc đang phát triển, tình trạng nghèo đói và thiếu lương thực luôn ở mức cao. Vì vậy, nhu cầu mặt hàng gạo của thị trường này là rất lớn và cấp thiết, lượng gạo nhập khẩu hàng năm của Tây Phi thường chiếm khoảng 60% lượng gạo nhập khẩu của toàn châu lục. Yêu cầu về chất lượng gạo và mẫu mã ở đây không khắt khe như ở các thị trường châu lục khác. Đây là một lợi thế để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nắm bắt và thâm nhập nhanh mạnh vào thị trường này. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu vào thị trường này còn nhiều khó khăn như mức độ rủi ro thanh toán cao, thông tin về thị trường hạn hẹp, hiện tượng lừa đảo của một số đối tượng tại Tây Phi, cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu. Thêm vào đó, do điều kiện địa lý xa xôi, chi phí vận chuyển lớn, bất ổn về an ninh, chi phí tìm hiểu thị trường
  • 13. - ii - rất tốn kém, khác biệt về văn hóa, tập quán, ngôn ngữ… nên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mạnh dạn tìm hiểu và xúc tiến mở rộng thị trường này. Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu gạo sang Tây Phi còn hạn chế và vẫn chưa được khai thác hiệu quả tương xứng với tiềm năng của nó. Xuất phát từ những khó khăn nói trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TÂY PHI” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu • Xác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Tây Phi. • Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Tây Phi trong thời gian qua. • Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Tây Phi. • Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Tây Phi (thuộc khối Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS)). Đồng thời, đề tài phân tích tổng thể nhu cầu nhập khẩu gạo của khu vực này và nghiên cứu sâu ba thị trường lớn gồm Bờ Biển Ngà, Senegal và Nigeria nhằm đưa ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào toàn khu vực Tây Phi. 4. Phương pháp nghiên cứu ƒ Phương pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp với phân tích, tổng hợp: Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở thu thập và nghiên cứu các số liệu thứ cấp về thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang Tây Phi, đồng thời tổng hợp và phân tích số liệu làm cơ sở để đưa ra những giải pháp và kiến nghị.
  • 14. - iii - ƒ Phương pháp so sánh: Bên cạnh phân tích và tổng hợp, đề tài còn thực hiện việc so sánh đối chiếu số liệu giữa các thời kỳ, giữa các khu vực… để làm nổi bật được vấn đề cần nghiên cứu. ƒ Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi: Tác giả thu thập ý kiến nhận định của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Tây Phi thông qua bảng câu hỏi, để từ đó đưa ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường này. ƒ Phương pháp chuyên gia: Bên cạnh điều tra bằng bảng câu hỏi, tác giả cũng đã tham khảo ý kiến một số lãnh đạo doanh nghiệp đã từng tham gia xuất khẩu gạo sang Tây Phi qua nhiều năm, qua đó việc đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo của doanh nghiệp Việt Nam sang khu vực này sẽ mang tính thực tế và khách quan hơn. 5. Tính mới của đề tài Trước khi thực hiện đề tài này, tác giả đã tham khảo một số đề tài nghiên cứu về giải pháp cho ngành gạo xuất khẩu ở Việt Nam, cụ thể như sau: ƒ Dương Chiếu Bảng (2009), Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu Đồng bằng Sông Cửu Long. ƒ Trương Văn Cường (2009), Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2017. ƒ Nguyễn Trung Kiên (2005), Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đến năm 2010. Các đề tài nói trên chưa tập trung nghiên cứu một thị trường hoặc một khu vực cụ thể mà có tiềm năng lớn về nhập khẩu gạo. Vì vậy, giải pháp các tác giả đưa ra cũng chưa mang tính đặc thù cho một thị trường hoặc cho một khu vực. Đề tài này được nghiên cứu sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO và sau sự thành công của Hội thảo Quốc tế Việt Nam - Châu Phi lần 2 với chủ đề “Việt Nam - Châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững” đã diễn ra tại Hà Nội từ 17- 19/08/2010. Tính mới của đề tài thể hiện qua:
  • 15. - iv - ƒ Đề tài đánh giá nhu cầu tiềm năng rất lớn về gạo của thị trường Tây Phi, một thị trường còn khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. ƒ Thông qua phân tích về thị trường Tây Phi thời kỳ hậu khủng hoảng, tác giả đưa ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tiềm năng Tây Phi khi mà các thị trường xuất khẩu truyền thống có xu hướng bảo hòa hoặc giảm sút. ƒ Ngoài ra, những giải pháp của đề tài nếu được đưa vào áp dụng cũng sẽ giúp gia tăng và ổn định khối lượng đầu ra, nông dân Việt Nam an tâm hơn trong sản xuất mà không phải lo lắng sản phẩm do mình làm ra bị mất giá khi được mùa. Từ đó góp phần cải thiện được mức sống người dân cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cho đất nước. 6. Kết cấu của đề tài Chương 1: Cơ sở khoa học về việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường Tây Phi. Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Tây Phi trong thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Tây Phi.
  • 16. - 1 - CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO VÀO THỊ TRƯỜNG TÂY PHI 1.1 Lý luận cơ bản về phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước 1.1.1 Giới thiệu Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước thường được các quốc gia đang phát triển trên thế giới vận dụng để đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường thế giới thông qua xuất khẩu. Ý nghĩa của phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước: ♦ Tạo nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất trong nước. ♦ Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng để kích thích sự tăng trưởng nền kinh tế quốc gia. ♦ Kích thích các doanh nghiệp trong nước đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất. ♦ Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ có tác động làm thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng đạt hiệu quả tối ưu tiềm năng của đất nước. ♦ Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần tích cực để nâng cao mức sống của người dân tại thị trường nội địa. ♦ Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước và nâng cao vị trí, vai trò của Việt Nam trên thị trường quốc tế và khu vực. 1.1.2 Các phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước Khi muốn xuất khẩu sản phẩm được sản xuất trong nước, các doanh nghiệp có thể chọn một trong hai hình thức: xuất khẩu trực tiếp hoặc xuất khẩu gián tiếp như sơ đồ sau.
  • 17. - 2 - Sơ đồ 1.1: Các cách thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước 1.1.2.1 Hình thức xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting) Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước. Để bán được sản phẩm ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng tại các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình thức sau đây: ♦ Công ty quản trị xuất khẩu (Export Management Company) Công ty quản trị xuất khẩu (EMC) là công ty thực hiện việc quản trị xuất khẩu cho công ty khác. Các nhà sản xuất xuất khẩu nhỏ thường thiếu kinh nghiệm bán hàng ra nước ngoài hoặc không đủ khả năng về vốn để tổ chức các đơn vị xuất khẩu riêng, do đó họ thường thông qua EMC để xuất khẩu sản phẩm. Công ty xuất khẩu độc lập THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI TỪ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP XUẤT KHẨU GIÁN TIẾP Phòng xuất khẩu trực thuộc công ty Công ty quản trị xuất khẩu Khách hàng nước ngoài Nhà ủy thác xuất khẩu Nhà môi giới xuất khẩu Hãng buôn xuất khẩu THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
  • 18. - 3 - Các EMC không mua bán trên danh nghĩa của họ. Tất cả các đơn chào hàng, hợp đồng, chuyên chở hàng hóa, lập hóa đơn và thu tiền hàng đều thực hiện với danh nghĩa của nhà sản xuất xuất khẩu. Thông thường, chính sách giá cả, các điều kiện bán hàng, quảng cáo…là do nhà sản xuất xuất khẩu quyết định. Các EMC chỉ giữ vai trò cố vấn, thực hiện các dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu và EMC sẽ được hưởng hoa hồng từ nhà sản xuất xuất khẩu. Khuynh hướng mới của EMC hiện nay, đặc biệt là những công ty quy mô lớn, là thường mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất và đem bán ra nước ngoài để kiếm lời. Nói chung khi sử dụng EMC, vì các nhà sản xuất xuất khẩu ít có quan hệ trực tiếp với thị trường, cho nên sự thành công hay thất bại của công tác xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng dịch vụ của EMC mà họ lựa chọn. ♦ Khách hàng nước ngoài (Foreign Buyer) Đây là hình thức xuất khẩu thông qua các nhân viên của công ty nhập khẩu nước ngoài. Họ là những người có hiểu biết về điều kiện cạnh tranh và về thị trường thế giới. Khi thực hiện hình thức này, doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần phải tìm hiểu kỹ khách hàng để thiết lập quan hệ làm ăn bền vững với thị trường nước ngoài. ♦ Nhà ủy thác xuất khẩu (Export Commission House) Những cá nhân hoặc tổ chức được ủy thác thường là đại diện cho những người mua nước ngoài cư trú trên nước của nhà xuất khẩu. Nhà ủy thác xuất khẩu hành động vì lợi ích của người mua và người mua trả tiền ủy thác. Khi hàng hóa chuẩn bị được đặt mua, nhà ủy thác lập phiếu đặt hàng với nhà sản xuất được chọn và họ sẽ quan tâm đến mọi chi tiết có liên quan đến quá trình xuất khẩu. Business Import house EMC THANH TOÁN HÀNG HÓA
  • 19. - 4 - Đây là đại diện của các nhà nhập khẩu hải ngoại, để đảm bảo việc cung cấp hàng cho nhà nhập khẩu từ nước của nhà sản xuất. Bán hàng cho nhà ủy thác là một phương thức thuận lợi cho xuất khẩu. Việc thanh toán thường được bảo đảm nhanh chóng cho người sản xuất, đồng thời những vấn đề vận chuyển hàng hóa do các nhà được ủy thác xuất khẩu chịu trách nhiệm. ♦ Nhà môi giới xuất khẩu (Export Broker) Môi giới xuất khẩu thực hiện chức năng liên kết giữa nhà sản xuất xuất khẩu với nhà nhập khẩu. Người môi giới được nhà sản xuất xuất khẩu ủy nhiệm và trả hoa hồng cho hoạt động của họ. Người môi giới thường chuyên sâu vào một số mặt hàng hay một nhóm hàng nhất định. ♦ Hãng buôn xuất khẩu (Export Merchants) Hãng buôn xuất khẩu thường đóng tại nước xuất khẩu và mua hàng của người chế biến hoặc nhà sản xuất, sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ để xuất khẩu và chịu mọi rủi ro liên quan đến xuất khẩu. Như vậy, các nhà sản xuất thông qua các hãng buôn xuất khẩu để thâm nhập thị trường nước ngoài. 1.1.2.2 Hình thức xuất khẩu trực tiếp (Direct Exporting) Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp thích hợp với những doanh nghiệp thông thạo nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng. Nhưng ngược lại, nếu các doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt được thông tin về thị trường thế giới Business Import house ECH ĐẶT HÀNG GIAO HÀNG GIAO HÀNG ĐẶT HÀNG
  • 20. - 5 - và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này không phải là ít. Xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi các công ty phải đảm trách toàn bộ hoạt động marketing xuất khẩu như: chọn thị trường nước ngoài thích hợp, chọn sản phẩm cho thị trường mục tiêu, thành lập một bộ phận (phòng) xuất khẩu, hoàn chỉnh bộ chứng từ xuất khẩu… Khi mới xuất khẩu, các công ty có thể mắc những sai lầm thông thường sau: a) Không tìm đến nhà tư vấn xuất khẩu có đầy đủ khả năng thanh toán và không triển khai kế hoạch tiếp thị quốc tế trước khi bắt đầu kinh doanh xuất khẩu. b) Các nhà quản trị cao cấp không quan tâm đủ đến việc khắc phục những khó khăn ban đầu và những yêu cầu tài chính cho hoạt động xuất khẩu. c) Thiếu quan tâm đến việc lựa chọn đại lý hay nhà phân phối nước ngoài. d) Chạy theo các đơn hàng khắp nơi trên thế giới thay vì thiết lập cơ sở cho hoạt động có lợi nhuận và sự tăng trưởng của công ty theo tuần tự. e) Sao lãng kinh doanh xuất khẩu khi thị trường trong nước hưng thịnh. f) Không đối xử công bằng với những nhà phân phối quốc tế như những nhà phân phối trong nước (ý nói về chiêu thị, kích thích bán hàng…) g) Không thay đổi sản phẩm và hoạt động marketing nhằm đáp ứng những luật lệ và văn hóa khác nhau của các quốc gia. h) Không cung cấp những thông tin về dịch vụ, việc bán hàng, giấy bảo hành bằng ngôn ngữ mà người địa phương có thể hiểu được. i) Không sử dụng EMC hoặc những người trung gian xuất khẩu khác khi công ty không có người xử lý những chức năng xuất khẩu chuyên biệt. j) Không xét đến các hợp đồng nhượng quyền sử dụng hay liên doanh. k) Không sẵn sàng cung cấp các dịch vụ sửa chữa bảo trì cho sản phẩm. Để thực hiện xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp cần có tổ chức trong nước đảm nhận nghiệp vụ xuất khẩu và hình thành kênh phân phối ở nước ngoài. ♦ Tổ chức xuất khẩu ở trong nước của doanh nghiệp Bộ phận xuất khẩu: Bộ phận thực hiện chức năng xuất khẩu trực thuộc phòng
  • 21. - 6 - kinh doanh. Trong trường hợp này, phòng kinh doanh sẽ bao gồm hai bộ phận chính là bộ phận kinh doanh trong nước và bộ phận xuất khẩu. Cơ cấu tổ chức này chỉ phù hợp với doanh nghiệp mới xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phòng xuất khẩu: Phòng xuất khẩu trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu, từ tìm kiếm thị trường, khách hàng cho đến tổ chức soạn thảo chuẩn bị cho giám đốc ký kết hợp đồng xuất khẩu và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Tổ chức phòng xuất khẩu thường thấy ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta khi xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Có công ty tổ chức phòng xuất khẩu thực hiện cả chức năng marketing xuất khẩu. Công ty con (công ty chi nhánh) xuất khẩu: Khi quy mô xuất khẩu lớn, sẽ xuất hiện công ty con đảm nhiệm việc xuất khẩu trực thuộc công ty mẹ (thường là các tổng công ty). Công ty con có quyền tự chủ nhất định theo phân cấp của công ty mẹ. Cách tổ chức này tạo điều kiện cho công ty con chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và thực hiện đơn đặt hàng nước ngoài, tách kinh doanh xuất khẩu với kinh doanh trong nước nên có thể đánh giá hiệu quả của kinh doanh xuất khẩu trong tổng thể hoạt động kinh doanh của công ty. ♦ Kênh phân phối ở nước ngoài Chi nhánh bán hàng: Chi nhánh thực hiện chức năng bán hàng xuất khẩu ở thị trường nước ngoài. Chi nhánh có điều kiện tiếp cận trực tiếp với thị trường nước ngoài, nhanh chóng nắm bắt nhu cầu khách hàng, tình hình thị trường và có điều kiện phục vụ tốt khách hàng nước ngoài. Chi nhánh bán hàng xuất khẩu thường được hình thành ở những thị trường có tiềm năng nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Kho bán hàng ở nước ngoài: Kho này vừa là nơi dự trữ vừa bán hàng. Kho bán hàng ở nước ngoài thường bố trí ở trung tâm phát luồng hàng cho cả khu vực của thị trường nước ngoài.
  • 22. - 7 - Công ty con xuất khẩu: Các tổng công ty hình thành công ty con xuất khẩu ở những thị trường có nhiều tiềm năng xuất khẩu. So với chi nhánh, công ty con có quyền tự chủ cao hơn trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng bán hàng. Giá bán giữa công ty con và công ty mẹ theo giá chuyển giao. Đại lý và nhà phân phối ở nước ngoài: Đại lý là đại diện của doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài, bán hàng theo qui định của doanh nghiệp trong nước và được hưởng hoa hồng. Nhà phân phối là một tổ chức kinh doanh độc lập với thương hiệu của mình và chịu trách nhiệm về kết quả tài chính. Để lựa chọn nhà phân phối một cách đúng đắn, các công ty trên thế giới thường có kinh nghiệm sau: 1. Xác định thị trường và khách hàng tiềm năng 2. Tiến hành phỏng vấn khách hàng tiềm năng để xác định họ mua hàng từ nhà phân phối nào 3. Hình thành tiêu chuẩn tuyển chọn nhà phân phối 4. Phỏng vấn cá nhân nhà phân phối và bắt đầu tuyển chọn nhà phân phối 5. Tiến hành dự báo bán hàng với nhà phân phối được chọn 6. Thương lượng kế hoạch dự trữ 7. Thương lượng hợp đồng bán hàng với nhà phân phối 8. Thực hiện chương trình xác định nhà phân phối 9. Huấn luyện về sản phẩm và bán hàng cho lực lượng bán hàng của nhà phân phối 10. Phát triển kế hoạch bán hàng tác nghiệp với ban quản trị bán hàng của nhà phân phối. Theo Gerald Albaum và các tác giả, trong tác phẩm Marketing quốc tế và quản trị xuất khẩu (2002) khi chọn nhà phân phối, đại lý, các công ty thường dựa trên những tiêu chuẩn sau: 1. Kinh nghiệm tổng quan trên thị trường
  • 23. - 8 - 2. Thị trường đã mở rộng 3. Sản phẩm kinh doanh 4. Quy mô công ty 5. Kinh nghiệm với dòng sản phẩm của nhà xuất khẩu 6. Tổ chức bán hàng và chất lượng của lực lượng bán hàng 7. Sự sẵn lòng và khả năng đảm nhận dự trữ (nếu cần) 8. Khả năng cung cấp dịch vụ sau bán hàng (nếu cần) 9. Kinh nghiệm và kiến thức đối với hoạt động xúc tiến 10. Tiếng tăm với khách hàng 11. Sức mạnh tài chính 12. Quan hệ với chính quyền địa phương 13. Ngôn ngữ sử dụng 14. Sự sẵn lòng hợp tác với nhà xuất khẩu Trên cơ sở những tiêu chuẩn trên, các công ty chọn nhà phân phối, hoặc đại lý ở nước ngoài qua các bước: 1. Xác định tiêu chuẩn tuyển chọn 2. Xác định hệ số từng tiêu chuẩn: 1 đến 5. Hệ số 1 ứng với tiêu chuẩn không quan trọng, hệ số 5 ứng với những tiêu chuẩn quan trọng nhất. 3. Cho điểm từng tiêu chuẩn: 1 đến 5. Điểm 1 ứng với những ứng viên đạt tiêu chuẩn đó thấp nhất, điểm 5 ứng với ứng viên đạt tiêu chuẩn đó cao nhất. 4. Điểm * hệ số = Tổng số điểm 5. Theo số lượng mà chọn theo thứ tự ứng viên có số điểm từ trên xuống 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 1.1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường bên trong Trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, yếu tố từ môi trường bên trong của nước xuất khẩu sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, làm ảnh
  • 24. - 9 - hưởng đến hoạt động xuất khẩu của quốc gia. Các yếu tố quan trọng của môi trường bên trong gồm yếu tố về tự nhiên, yếu tố về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và yếu tố chính sách về xuất khẩu. • Các yếu tố tự nhiên Hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng khu vực. Trong các yếu tố tự nhiên, đất, nước và khí hậu đóng vai trò hàng đầu trong ngành sản xuất nông nghiệp. Đất đai là cơ sở đầu tiên để tiến hành sản xuất, còn khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng tới việc xác định cơ cấu cây trồng, xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Thời tiết, khí hậu và địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện tốt cho việc sản xuất, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản sản phẩm… Như vậy, yếu tố tự nhiên quyết định sản lượng và chất lượng sản phẩm làm ra, quyết định đến lợi thế của quốc gia đối với mặt hàng xuất khẩu. Do đó, nó cũng tác động đến hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung, xuất khẩu gạo nói riêng của quốc gia. Ngoài ra, tình trạng biến đổi khí hậu như sự gia tăng mật độ của các cơn bão, lũ lụt, hạn hán, mực nước biển dâng, nhiệt độ tăng cao, các dịch bệnh… tác động ngày càng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như tình trạng cung cấp lúa gạo trong nước và ra thế giới. • Yếu tố về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật như là nhà xưởng, máy móc thiết bị, hệ thống vận chuyển, kho tàng, đường xá, bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc… phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Hệ thống này đảm bảo cho việc lưu thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo cung cấp nguồn hàng một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí lưu thông. Như vậy, chúng sẽ giúp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất - xuất khẩu, đáp ứng kịp thời cho việc giao hàng xuất khẩu với chí phí thấp nhất. Các yếu tố này đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, việc đầu tư hệ thống
  • 25. - 10 - chế biến với dây chuyền hiện đại sẽ làm tăng chất lượng và giá trị cho sản phẩm, góp phần gia tăng tính cạnh tranh trên thương trường quốc tế. • Yếu tố chính sách về xuất khẩu của Chính phủ Nhóm yếu tố này thể hiện sự tác động của nhà nước tới hoạt động xuất khẩu của quốc gia. Mỗi nước trong mỗi thời kỳ, giai đoạn phát triển đều có những chính sách thương mại khác nhau như khuyến khích xuất khẩu hay hạn chế nhập khẩu. Trong trường hợp khuyến khích xuất khẩu, nhà nước có thể đưa ra những chính sách hỗ trợ về tài chính, về đầu tư, về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Ngược lại, trong trường hợp hạn chế xuất khẩu, nhà nước có thể áp dụng các biện pháp như hạn ngạch xuất khẩu, tăng thuế xuất khẩu, đưa ra hàng rào phi thuế quan… Ngoài ra, chính phủ nước xuất khẩu muốn áp dụng chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thì có thể xem xét và giảm giá đồng nội tệ của nước mình. Vì vậy, một chính sách điều hành tỷ giá hối đoái linh hoạt sao cho có lợi cho hoạt động xuất khẩu là rất quan trọng đối với quốc gia xuất khẩu. Tuy nhiên, các chính sách này phải phù hợp với các qui định của WTO. 1.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài Để hoạt động xuất khẩu thành công lâu dài trên thị trường, các doanh nghiệp còn phải nghiên cứu thật kỹ các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường của nước nhập khẩu. Nội dung nghiên cứu bao gồm thu thập thông tin đại cương về thị trường mục tiêu, nghiên cứu môi trường kinh tế và tài chính, môi trường chính trị pháp luật, môi trường văn hóa xã hội và môi trường cạnh tranh. ƒ Thông tin đại cương về thị trường mục tiêu: Bao gồm diện tích nước sở tại, dân số, ngôn ngữ, điều kiện địa lý, chế độ chính trị... ƒ Môi trường kinh tế tài chính: Nhà xuất khẩu cần nắm vững thông tin về thị trường mục tiêu: chỉ tiêu GDP, GNP; tình hình sản xuất và sản lượng từng mặt hàng cụ thể; kế hoạch phát triển; hệ thống ngân hàng; cơ sở hạ tầng thương mại; tình hình đầu tư nước ngoài; mức độ đô thị hóa và hội nhập của nước nhập khẩu…
  • 26. - 11 - ƒ Môi trường văn hóa xã hội: Nhà xuất khẩu cần quan tâm đến ngôn ngữ, phong tục tập quán, tôn giáo, giá trị, thái độ, giáo dục… Bởi vì các yếu tố này ảnh hưởng đến thói quen và hành vi tiêu dùng của khách hàng ở thị trường mục tiêu. ƒ Môi trường pháp luật, chính trị: Bao gồm các yếu tố cụ thể sau cần được nghiên cứu kỹ khi xuất khẩu vào thị trường mục tiêu: sự ổn định chính trị; kiểm soát của chính phủ về xuất nhập khẩu; các điều ước quốc tế mà quốc gia đó đã ký kết; hệ thống luật pháp chi phối trực tiếp trong kinh doanh; thuế quan, hạn ngạch; vấn đề bản quyền, bí quyết thương mại và những tài sản vô hình khác…. ƒ Môi trường cạnh tranh: Các công ty khi thâm nhập thị trường quốc gia nào đó cần nghiên cứu: - Hình thức cạnh tranh về sản phẩm có thể diễn ra tại nước sở tại. - Phân tích lực lượng cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh chính, mục tiêu của họ, phân tích điểm mạnh, điểm yếu cơ hội, đe dọa của đối thủ cạnh tranh. - Chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. 1.2 Cơ sở thực tiễn về việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Tây Phi 1.2.1 Tình hình thị trường gạo trên thế giới 1.2.1.1 Tình hình cung gạo thế giới Theo thống kê của USDA, sản lượng gạo thế giới niên vụ 2009/10 ước đạt 441,2 triệu tấn, giảm 1,5% so với niên vụ 2008/2009. Thời tiết xấu đã làm giảm sản lượng ở nhiều nước sản xuất lúa gạo lớn như Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Nhật Bản, Pakistan, Philippines, Ai Cập… Trong đó, sản lượng gạo của Ấn Độ sụt giảm rất mạnh xuống còn 89 triệu tấn, giảm 10 triệu tấn (khoảng 10%) so với niên vụ trước. Tuy nhiên, triển vọng về sản xuất gạo toàn cầu niên vụ 2010/11 được dự báo sẽ tăng 2,5% so với niên vụ 2009/10 và đạt 452,4 triệu tấn. Sự tăng trưởng này dự đoán sẽ được tính cho Ấn Độ và một số nước khác như Bangladesh, Brazil, Indonesia, Trung Quốc, Philippines, Nigeria, Mỹ... nơi mùa mưa và các yếu tố thời tiết khác sẽ tạo thuận lợi cho sản xuất lúa gạo. Mặt khác, sản lượng giảm sút cũng được dự báo
  • 27. - 12 - ở Ai Cập, Hàn Quốc, Pakistan, Sri Lanka, Triều Tiên, Myanmar… (Chi tiết về Sản lượng gạo thế giới niên vụ 2006/07 - 2010/11 xin tham khảo ở phụ lục số 01) Về tình hình xuất khẩu gạo, hàng năm thế giới xuất khẩu trên dưới 30 triệu tấn, chiếm khoảng 7% tổng sản lượng gạo toàn cầu. Năm 2010, xuất khẩu gạo thế giới ước đạt 30,8 triệu tấn và tăng 5% so với năm 2009, ba nước Việt Nam, Thái Lan và Mỹ đóng góp chủ yếu cho sự tăng trưởng này. Các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới gồm Thái Lan đứng đầu với 9 triệu tấn (chiếm 29,3%), Việt Nam đứng thứ hai với 6,8 triệu tấn (chiếm 21,9%), Mỹ đứng thứ ba với khoảng 3,5 triệu tấn (chiếm 11,4%) và Pakistan chiếm vị trí thứ tư với khoảng 3,2 triệu tấn (10,4%). Xuất khẩu gạo của Ấn Độ vẫn đạt tăng trưởng dương và chiếm gần 8% trong tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu, mặc dù họ vẫn duy trì hạn chế xuất khẩu gạo non- basmati. Dự báo xuất khẩu gạo năm 2011 của thế giới sẽ giảm 0,3 triệu tấn, chủ yếu là do sụt giảm sản lượng ở Pakistan. (Chi tiết về Xuất khẩu gạo của các nước lớn trên thế giới năm 2007-2011 xin tham khảo ở phụ lục số 02) 1.2.1.2 Tình hình cầu gạo thế giới Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu chi cho tiêu dùng tăng mạnh. Bên cạnh đó là sự bùng nổ dân số của thế giới, nhất là ở các nước kém và đang phát triển, đã làm gia tăng đáng kể nhu cầu về lương thực thực phẩm, trong đó khoảng 40% dân số trên thế giới lấy gạo làm nguồn lương thực chính. Tiêu thụ gạo toàn cầu niên vụ 2009/10 đạt 437,6 triệu tấn, nhìn chung thay đổi không đáng kể so với nhu cầu niên vụ trước. Trong đó, tiêu thụ gạo tăng chủ yếu tại bốn nước gồm Trung Quốc (tăng mạnh nhất với 1,3 triệu tấn, đạt 134,3 triệu tấn), thứ đến là Bangladesh, Indonesia và Thái Lan. Thị trường Ấn Độ giảm mạnh sản lượng tiêu thụ với 5,7 triệu tấn (giảm trên 6%) và đạt 85,4 triệu tấn. Dự báo tiêu thụ gạo toàn cầu niên vụ 2010/11 sẽ đạt 453 triệu tấn, tăng 3,5% so với niên vụ trước. Sự gia tăng này chủ yếu là do tiêu thụ tại Ấn Độ tăng mạnh nhất (tăng gần 10 triệu tấn), tiếp đến là Bangladesh, Indonesia, Nigeria, Trung Quốc… (Chi tiết về Tiêu thụ gạo thế giới niên vụ 2006/07 - 2010/11 xin tham khảo ở phụ lục số 03)
  • 28. - 13 - Về tình hình nhập khẩu gạo, Châu Á thường nhập hơn 45% lượng gạo thương mại toàn cầu, tiếp theo là Châu Phi chiếm hơn 30% và còn lại là Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Đại Dương. Các nước thường đứng đầu nhập khẩu gạo là Philippines, Nigeria, Iran, Iraq… Sự gia tăng nhập khẩu trên thế giới trong năm 2010 phát sinh từ việc tăng mua gạo của Bangladesh, Indonesia, Nigeria, Philippines... Năm 2011 nhu cầu nhập khẩu gạo dự kiến sẽ được cắt giảm ở một số nước như Philippines, Bangladesh, Brazil, Nigeria... (Chi tiết về Nhập khẩu gạo của các nước lớn trên thế giới năm 2007-2011 xin tham khảo ở phụ lục số 04) 1.2.1.3 Xu hướng giá và các nhân tố làm tăng giá gạo thế giới Giá gạo thế giới năm 2010 diễn biến rất bất thường so với những năm trước vốn diễn ra khá bằng phẳng trong năm (trừ năm 2008 giá gạo đã nhảy vọt vào giữa năm do chính sách can thiệp của Ấn Độ và Việt Nam). Theo dự đoán của nhiều tổ chức quốc tế, giá gạo năm 2011 cũng có thể có những diễn biến khó lường như năm 2010 và có thể sẽ được duy trì ở mức cao(1) . Sau đây, tác giả xin rút ra một số nhân tố chủ yếu có thể tác động làm tăng giá gạo thế giới trong thời gian tới: ™ Giá nhiều loại lương thực đang tăng nhanh, đặc biệt là lúa mì khiến nhiều nước chuyển qua sử dụng gạo dẫn đến giá gạo thế giới tăng theo. Bên cạnh đó, sự tăng giá của các nguồn năng lượng và các sản phẩm thiết yếu khác khiến mọi giao dịch thương mại cũng tăng giá. ™ Hoạt động giao dịch lúa gạo thế giới cũng chịu sự tác động của một số yếu tố mang tính thị trường, sự thay đổi chính sách lương thực của một số nước như Ấn Độ siết chặt chính sách xuất khẩu gạo, Nga cấm xuất khẩu lúa mì. ™ Công nghiệp hoá, đô thị hoá đã làm suy giảm nhanh chóng diện tích đất nông nghiệp. Vì vậy, giá đất sử dụng cho công nghiệp tăng vọt, kéo theo tăng giá đất trồng trọt. Quá trình này đã thúc đẩy giá nông sản tăng cao, trong đó có gạo. ™ Sự thay đổi theo chiều hướng bất lợi của thời tiết như bão tố, hạn hán, lũ lụt ở nhiều vùng, nhất là tiểu vùng sông Mê Kông - nơi có thế mạnh về sản xuất (1) AgroMonitor (2011), Báo cáo thường niên ngành lúa gạo Việt Nam 2010 - Triển vọng 2011, Hà Nội.
  • 29. - 14 - nông sản nhiệt đới đã làm giảm đáng kể sản lượng gạo. Ở một số nước sản xuất gạo lớn, tâm lý lo ngại thiên tai đã làm khan hiếm lương thực nên giá gạo vì thế sẽ tăng. ™ Việc chính phủ các nước giàu đang khuyến khích sản xuất nhiên liệu sinh học từ nguồn nguyên liệu như bắp, mì, mía đường… cũng khiến cho nguồn cung nông sản trên thế giới căng thẳng, đẩy giá lương thực trong đó có gạo tăng lên. ™ Dịch bệnh đối với cây nông nghiệp đặc biệt là cây lúa, thiếu vốn đầu tư cộng với xu hướng đầu cơ tích trữ gia tăng làm thâm hụt nguồn cung, một trong những yếu tố quan trọng đẩy giá lương thực tăng lên. 1.2.2 Cơ sở thực tiễn về việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Tây Phi 1.2.2.1 Tiềm năng sản xuất xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam gắn liền với truyền thống lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước với nền văn minh lúa nước. Cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ lực với sản lượng chiếm trên 90% sản lượng cây lương thực có hạt. Lúa gạo hiện cung cấp khoảng 60% năng lượng trong khẩu phần ăn của người dân(2) . Vì vậy cây lúa, hạt gạo có vị trí rất quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn, góp phần nâng cao đời sống người dân Việt Nam. ♦ Về đất đai: Theo số liệu của Tổng cục thống kê, Việt Nam có khoảng 9,42 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm chưa tới 30% trong tổng diện tích đất của cả nước. Riêng đất giành cho trồng lúa chiếm trên 40% đất sản xuất nông nghiệp với diện tích khoảng 4,1 triệu ha (3) . Đất ở Việt Nam rất đa dạng, kết cấu tơi xốp, thuận lợi cho phát triển cây lúa, đặc biệt là đất ở Đồng bằng Sông Cửu Long có độ phì nhiêu màu mỡ cao. Đây sẽ là một trong những điều kiện tốt để phát triển sản xuất, thâm canh tăng vụ nếu chúng ta biết khai thác một cách có khoa học và hợp lý. (2) Thúy Nga (10/11/2010), Hướng tới đảm bảo lương thực cho tương lai, Báo điện tử của Báo Kinh tế Nông thôn. (3) Duy Hữu (18/09/2009), Giải quyết việc làm cho nông dân, Báo điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • 30. - 15 - ♦ Về khí hậu: Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn. Miền Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam với độ ẩm cao. Còn Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) có khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa). Đây chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu được phân bố đồng đều với độ ẩm không khí trên dưới 80%, lượng mưa hàng năm lớn giúp cho việc sinh trưởng và phát triển của cây lúa. ♦ Về nhân lực: Theo số liệu thống kê, dân số Việt Nam hiện nay có hơn 86 triệu người, cơ cấu dân số trẻ và số nông dân ước tính hơn 60 triệu người (chiếm khoảng 70%)(4) . Điều này cho thấy Việt Nam có một lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào, nhất là lao động phục vụ cho việc sản xuất lúa. Bên cạnh đó, lao động Việt Nam có tính cần cù, sáng tạo, có khả năng nắm bắt khoa học công nghệ nhanh chóng và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Đây là những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trở thành một nước có nền sản xuất tiên tiến, hiện đại, cung cấp khối lượng lớn lúa gạo trong nước và xuất khẩu. Nhìn chung, kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nổi bật là trong lĩnh vực lúa gạo. Trong hơn 20 năm qua, hoạt động sản xuất lúa gạo của Việt Nam ngày càng được chú trọng và phát triển mạnh, năng suất và sản lượng lúa tăng gấp khoảng hai lần. Sản xuất lúa gạo phát triển đã đưa Việt Nam từ một nước triền miên thiếu lương thực, phải nhập khẩu trên nửa triệu tấn gạo hàng năm trở thành một nước không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước, mà còn xuất khẩu xếp thứ hai thế giới. Trên thực tế, tiềm năng phát triển sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam còn rất lớn, đặc biệt chất lượng gạo Việt Nam phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của các nước chậm và đang phát triển. (4) Duy Hữu (18/09/2009), Giải quyết việc làm cho nông dân, Báo điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • 31. - 16 - 1.2.2.2 Nhu cầu gạo của thị trường Tây Phi Gạo là một trong bốn loại lương thực quan trọng nhất của Châu Phi nói chung và Tây Phi nói riêng, cùng với kê, ngô và lúa miến. Với nhu cầu tiêu thụ rất lớn, gạo ngày càng trở nên phổ biến trong những bữa ăn hàng ngày của người dân ở đây do sự tiện dụng của việc chế biến gạo so với những loại ngũ cốc khác, đồng thời giá gạo nhìn chung cũng phù hợp với thu nhập của đại bộ phận người dân. Mặc dù gạo là lương thực chính tại các nước trong khu vực và được chính phủ hỗ trợ khuyến khích sản xuất, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Nguyên nhân là do giống lúa phổ biến chưa được cải thiện và lai tạo phù hợp, biến đổi thất thường của yếu tố thiên nhiên, dịch bệnh. Ngoài ra còn do công nghệ canh tác lạc hậu, máy móc nông nghiệp cũ kỹ, chi phí và các loại thuế còn cao đối với các mặt hàng đầu vào phục vụ cho nông nghiệp... Hàng năm, Tây Phi phải nhập khẩu một lượng gạo rất lớn với gần 6 triệu tấn, chiếm khoảng 50% nhu cầu tiêu dùng trong nước. ƒ Thị trường gạo Bờ Biển Ngà Bờ Biển Ngà là nước tiêu thụ gạo thuộc vào loại lớn trên thế giới và là một trong ba nước nhập khẩu gạo hàng đầu khu vực Tây Phi. Trong những năm vừa qua, tiêu thụ gạo trong nước tăng lên đáng kể nhờ cung tăng, dân số tăng và giá tương đối phù hợp. Cùng với việc đô thị hóa, người dân thích ăn gạo hơn vì các món ăn làm từ gạo mất ít thời gian hơn, tiêu tốn ít củi hơn và đơn giản hơn những món ăn truyền thống làm từ những loại lương thực khác. Ở quốc gia này, mặt hàng gạo dần dần được xem là thức ăn cơ bản của người dân, nhất là người dân đô thị. Tổng lượng gạo tiêu thụ của Bờ Biển Ngà hàng năm trên dưới 1,3 triệu tấn, ước tính mỗi người dân tiêu thụ khoảng 60 kg/người/năm. Trước đây, gạo là loại lương thực đứng thứ tư sau củ mài, sắn và chuối xanh ở Bờ Biển Ngà. Tại đây, lúa chiếm 20% diện tích đất trồng trọt và 10% đất sản xuất nông nghiệp với sản lượng trong nước chỉ đạt hơn 400.000 tấn gạo/năm. Vì vậy, gạo vẫn là mặt hàng lương thực thực phẩm nhập khẩu số một của nước này.
  • 32. - 17 - Tháng 8 năm 2009, chính phủ nước này đã thông báo kế hoạch khẩn cấp phục hồi ngành sản xuất lúa với tổng số tiền lên tới 1,646 tỷ USD. Tuy nhiên, việc đầu tư khá tốn kém để xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ mới để đẩy mạnh sản xuất lúa này vẫn chưa mang lại hiệu quả và đòi hỏi phải có thời gian lâu dài. Trước đó, do bối cảnh khủng hoảng, Bờ Biển Ngà cũng đã không thể thực hiện kế hoạch phục hồi ngành sản xuất lúa. Nhìn chung, sản xuất lúa của Bờ Biển Ngà còn gặp nhiều khó khăn như thiếu nước tưới, gạo địa phương chưa được người tiêu dùng trong nước biết đến hoặc không được ưa chuộng, còn thiếu trầm trọng máy đập lúa, thiết bị thu gom và xe cộ vận chuyển ở những con đường khó đi.... Trong nhiều năm tới, Bờ Biển Ngà chưa thể đảm bảo tự cấp gạo mà vẫn phải nhập khẩu gạo từ thế giới, trong đó gạo Việt Nam tiếp tục sẽ là một trong những lựa chọn của thị trường này. ƒ Thị trường gạo Senegal Ở khu vực Châu Phi cận Sahara, Senegal là nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai sau Nigeria. Tiêu thụ gạo của Senegal đã tăng gấp 10 lần trong vòng bốn thập kỷ và bình quân khoảng một triệu tấn/năm. Người tiêu dùng Senegal rất thích ăn gạo tấm, chiếm đến 95% tổng khối lượng nhập khẩu vào Senegal. Sự ưa chuộng này có thể do thay đổi thói quen ăn uống của người dân sau thời kỳ thường xuyên ăn những loại sản phẩm sẵn có trong giai đoạn thuộc địa và sau thuộc địa. Mức tiêu thụ bình quân của Senegal là 70 kg/người/năm và kể từ những năm 1970, gạo đã thay thế hạt kê làm thức ăn cơ bản. Hàng năm, Senegal tiêu thụ trên dưới một triệu tấn gạo. Kể từ khi giành độc lập năm 1960, sản xuất lương thực của Senegal đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên do tăng trưởng dân số cao nên sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu nội địa. Do đó, việc nhập khẩu của Senegal đã, đang và sẽ tiếp tục nhằm đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước. Senegal đang thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp vì lương thực và sự phồn vinh nhằm gia tăng sản lượng, cải thiện tình trạng phụ thuộc lương thực. Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của họ vẫn còn ảm đạm do Senegal luôn bị
  • 33. - 18 - hạn hán đe dọa, hệ thống quản lý thu gom cũng như kinh doanh không hiệu quả, không làm chủ nguồn nước, suy thoái đất, trình độ trang thiết bị và đầu vào còn thấp. Trong thời gian tới, Senegal vẫn là thị trường nhập khẩu gạo rất lớn và cũng là nơi tập kết lý tưởng, là cửa ngõ trọng điểm dẫn đến thị trường các nước thành viên UEMOA cũng như các nước Tây Phi khác. ƒ Thị trường gạo Nigeria Nigeria là nước nhập khẩu gạo lớn nhất Tây Phi. Trước đây khi nền sản xuất trong nước còn yếu, nhập khẩu gạo bị hạn chế và thậm chí có thời gian gạo bị cấm nhập khẩu. Vì vậy, giá thành gạo trong nước luôn ở mức cao và gạo là một loại thức ăn xa xỉ, chỉ dành cho tầng lớp có thu nhập khá trở lên. Từ khi chính phủ Nigeria dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu gạo và giảm bớt thuế nhập khẩu mặt hàng này, gạo đã dần được người dân Nigeria ưa chuộng và sử dụng ngày càng phổ biến. Những năm gần đây, nền kinh tế Nigeria tăng trưởng mạnh, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã khiến cho việc tiêu thụ gạo ngày càng lớn. Tổng lượng gạo tiêu thụ của Nigeria hàng năm khoảng 4,5 triệu tấn, ước tính mỗi người dân tiêu thụ khoảng 24 kg/người/năm. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo của Nigeria chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước. Theo Tổ chức Chiến lược Phát triển lúa gạo Quốc gia, chỉ có khoảng 39% trong tổng số 4,6 triệu ha đất canh tác được trồng lúa gạo. Bên cạnh đó, năng suất lúa thấp (chỉ khoảng 2 tấn/ha), trình độ sản xuất lạc hậu và kỹ thuật canh tác kém, nên sản lượng gạo trong nước chỉ đạt khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Trước thực trạng nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu, chính phủ Nigeria đã có nhiều biện pháp để nhằm tăng cường sản xuất phục vụ nhu cầu gạo trong nước, đồng thời tiết kiệm ngoại tệ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngành sản xuất gạo của nước này chưa đủ tiềm lực để có thể thay thế lượng gạo nhập khẩu hàng năm. Do đó, Nigeria - Trung tâm của khu vực Tây Phi vẫn là thị trường tiềm năng cho gạo Việt nam trong thời gian tới. Châu Phi nói chung, Tây Phi nói riêng là khu vực tập trung các nước nghèo và đang phát triển. Thị trường Tây Phi có dân số đông nhất châu lục, người dân ở đây
  • 34. - 19 - có nhu cầu khá đa dạng về chủng loại từ gạo có phẩm cấp thấp đến phẩm cấp cao. Bên cạnh đó, những quốc gia này có khuynh hướng mở rộng nguồn cung cấp gạo từ Châu Á, trong đó Việt Nam sẽ là một trong những lựa chọn ưu tiên vì giá bán gạo Việt Nam cạnh tranh tốt, nhu cầu về chất lượng phù hợp với giống gạo xuất khẩu mà Việt Nam đang canh tác. Hiện tại, gạo Việt Nam chỉ mới chiếm khoảng 16% lượng gạo nhập khẩu của Tây Phi. Vì vậy, thị trường Tây Phi, nếu được khai thác tốt, sẽ là thị trường tiêu thụ gạo có tiềm năng lớn nhất và lâu dài của Việt Nam. 1.3 Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam khi xuất khẩu gạo sang thị trường Tây Phi Nhằm có thể đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường Tây Phi, ta cần phải nghiên cứu một số kinh nghiệm xuất khẩu gạo của các đối thủ cạnh tranh chính với Việt Nam, cụ thể là Thái Lan và Pakistan. ƒ Thái Lan Thái Lan là nước xuất khẩu gạo dẫn đầu thế giới, hơn Việt Nam cả về số lượng và giá trị mà trong suốt những năm 1990 và cho đến nay vẫn chưa có nước nào thay thế được vị trí này. Thái Lan cũng là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam. Xuất khẩu gạo hàng năm của Thái Lan chiếm khoảng 30% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Thái Lan có một cơ quan đại diện chính phủ chuyên chăm lo an ninh lương thực, đảm bảo đầu ra cho nông dân, điều hòa giữa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đối với lượng gạo xuất khẩu được ấn định hàng năm, cơ quan đại diện này sẽ đứng ra tổ chức cho doanh nghiệp đấu thầu. Doanh nghiệp muốn đấu thầu xuất khẩu gạo có hiệu quả thì cần phải chuẩn bị sẵn khách hàng trước khi tham gia đấu thầu. (5) Về kho dự trữ gạo: Thái Lan có hệ thống sản xuất, chế biến, dự trữ lúa gạo được trang bị khá đồng bộ và thường nằm gần cảng nên việc xuất khẩu rất thuận lợi và nhanh chóng. Đặc biệt, hệ thống kho (silo) tiên tiến của họ chứa được 10 triệu tấn gạo, có thể dự trữ khá lâu mà không làm giảm chất lượng gạo. Vì vậy, hoạt động điều hành thu mua, xuất khẩu gạo của Thái Lan rất chủ động. Chính nhờ vào hệ (5) Huy Bình (10/05/2009), Xuất khẩu gạo Việt Nam năm thứ 20: Thiếu chiến lược đúng tầm, Báo điện tử của Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh.
  • 35. - 20 - thống kho trữ lúa gạo lớn mà Thái Lan luôn có sẵn gạo để bán với giá có lợi nhất, đặc biệt là có thể đáp ứng nhu cầu mua gạo với khối lượng lớn của các nước Tây Phi vào mọi thời điểm. Về sản phẩm, thị trường xuất khẩu: Chất lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan được đánh giá cao hơn gạo Việt Nam và một số nước xuất khẩu khác, trong đó gạo có chất lượng cao luôn chiếm tỷ trọng lớn và được trả giá cao trên thị trường. Thái Lan đang thực hiện chính sách xuất khẩu hướng vào chất lượng, đặc biệt là gạo cao cấp để có giá bán cao. Một số loại gạo cao cấp của Thái Lan như gạo thơm, gạo đồ được số đông người có thu nhập cao ở Tây Phi (đặc biệt là Nigeria) ưa chuộng. Thái Lan có hệ thống thị trường truyền thống ổn định và ngày càng được mở rộng. Gạo Thái Lan đã có mặt ở khắp 5 châu lục, trong đó lượng gạo xuất khẩu sang Tây Phi chiếm khoảng 30%. Thái Lan xuất khẩu gạo khá đa dạng với khoảng 15 cấp từ gạo có phẩm cấp thường đến cấp cao và phù hợp với từng thị trường ở khu vực Tây Phi. Về quảng bá thương hiệu: Chính phủ Thái Lan có nguồn kinh phí dành riêng để xây dựng và quảng cáo thương hiệu gạo xuất khẩu của mình. Nhắc đến gạo Thái Lan là nhiều người nghĩ ngay đến thương hiệu gạo thơm Jasmine, một thương hiệu vốn đã dần quen thuộc đối với tầng lớp tiêu dùng khá giả ở Tây Phi. Ngoài ra, các doanh nghiệp Thái Lan cũng rất chú trọng đến việc thiết kế mẫu mã, bao bì có hình dạng sao cho hấp dẫn người mua, giúp nhận biết được địa phương làm ra sản phẩm. Về hoạt động ngoại giao, xúc tiến thương mại: Chính phủ Thái Lan tích cực đàm phán trực tiếp các hiệp định gạo với chính phủ các nước nhập khẩu gạo nhằm phát triển thị trường. Bên cạnh đó, hàng năm Thái Lan tổ chức triển lãm về gạo tại các thị trường trọng điểm và các khu vực tiềm năng, trong đó có Nam Phi và một số quốc gia ở Tây Phi nhằm quảng cáo thương hiệu của mình không những ở nước triển lãm, mà còn ở cả khu vực Tây Phi. Gần đây, chính phủ Thái Lan cũng đã kết hợp với giới doanh thương trong nước triển khai chương trình xúc tiến thương mại lưu động chuyên về gạo tại một số nước như Senegal, Libi - cửa ngõ để đi vào nhiều nước ở Châu Phi, trong đó có Tây Phi.
  • 36. - 21 - ƒ Pakistan Pakistan là nước xuất khẩu gạo truyền thống, xếp thứ tư thế giới và đứng trước Ấn Độ kể từ năm 2009 đến nay. Xuất khẩu gạo của Pakistan hàng năm chiếm khoảng 10% sản lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Gạo của Pakistan chủ yếu được xuất khẩu sang các nước bạn hàng truyền thống như Châu Á, Châu Phi. Một số thị trường lớn của Pakistan ở khu vực Tây Phi là Senegal, Nigeria, Bờ Biển Ngà... Pakistan sản xuất chủ yếu hai loại gạo basmati và non-basmati. Thương hiệu gạo basmati của Paskistan cũng như của Ấn Độ đã có từ rất lâu và rất được thế giới ưa chuộng vì chất lượng cao và ổn định. Pakistan chủ yếu xuất khẩu loại gạo cấp trung bình và cấp thấp non-basmati sang nhiều nước Châu Phi, Sri Lanca và một số nước khác. Do chính sách hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong những năm gần đây, nên các nước Tây Phi đã chuyển sang nhập gạo Pakistan và một số nước khác. Cũng giống như Thái Lan và Ấn Độ, Pakistan mua lúa của nông dân trữ trong kho lớn của mình, sau đó đợi được giá mới bán. Vì vậy, họ chủ động trong việc xuất khẩu với giá tốt và ổn định. Nhà máy sản xuất chế biến gạo của Pakistan được đầu tư tốt về kho tàng, máy xay xát. Qua việc nghiên cứu hai đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi xuất khẩu gạo sang Tây Phi như sau: • Cần xây dựng hệ thống kho với sức chứa lớn nhằm chủ động trong việc xuất khẩu. Nhu cầu gạo của thị trường Tây Phi mặc dù rất lớn nhưng lại biến động theo từng thời điểm. Vì vậy, kho dự trữ này sẽ đáp ứng nhu cầu của thị trường này vào bất cứ lúc nào. • Cần đẩy mạnh xuất khẩu loại gạo phù hợp với từng thị trường, nâng dần tỷ trọng xuất khẩu các loại gạo cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp dân cư khác nhau ở Tây Phi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần duy trì thị trường truyền thống và tiếp tục mở rộng sang các thị trường tiềm năng khác trong khu vực. • Cần phải nhanh chóng xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam nhằm nâng cao tính cạnh tranh với các đối thủ Thái Lan và Pakistan trên thị trường, đặc biệt là thị
  • 37. - 22 - trường Tây Phi. Đây cũng là cách quảng bá gạo Việt Nam, giúp cho người tiêu dùng Tây Phi nhận biết rộng rãi gạo Việt Nam. • Thường xuyên triển khai chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức triển lãm về mặt hàng gạo tại các thị trường trọng điểm, cửa ngõ Tây Phi với sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với nhà nước và các tổ chức xúc tiến thương mại. Đồng thời cần tạo mối quan hệ tốt với chính phủ nước sở tại để ký được các hợp đồng lớn. Kết luận chương 1 Chương này xác định lý luận chung về hoạt động thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước, thực chất đây chính là hoạt động xuất khẩu với hai hình thức chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Để hoạt động xuất khẩu mang lại hiệu quả, đòi hỏi ta phải nghiên cứu kỹ hai hình thức này và đồng thời cần xác định được các yếu tố của môi trường bên trong lẫn bên ngoài ảnh hưởng đến chúng. Bên cạnh đó, chương 1 còn trình bày cơ sở thực tiễn xuất khẩu gạo Việt Nam sang Tây Phi bằng cách đưa ra cái nhìn toàn diện về tình hình thị trường gạo thế giới, giới thiệu tiềm năng sản xuất xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam cũng như nhu cầu của Tây Phi phù hợp với gạo Việt Nam. Tác giả cũng nghiên cứu, phân tích thêm một số kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Thái Lan và Pakistan nhằm có được bài học hữu ích cho việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường này. Qua việc nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn này sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có hướng đi phù hợp và có giải pháp hữu hiệu cho hoạt động xuất khẩu gạo sang Tây Phi sắp tới.
  • 38. - 23 - CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG TÂY PHI TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam 2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, diện tích gieo trồng giai đoạn 2001- 2007 nhìn chung là giảm sút từ 7,49 triệu ha năm 2001 xuống còn 7,21 triệu ha năm 2007. Năm 2008 đánh dấu mốc gia tăng trở lại với diện tích lúa đạt 7,4 triệu ha, tăng 2,6% so với năm trước. Ước tính cả năm 2010, diện tích gieo trồng đạt 7,5 triệu ha, tiếp tục tăng 60 ngàn ha so với năm 2009. Trong gần 10 năm qua, năng suất lúa bình quân của cả nước nhìn chung có sự tăng trưởng vượt bậc, từ 42,9 tạ/ha năm 2001 lên 52,4 tạ/ha năm 2009. Năm 2010, năng suất lúa tiếp tục tăng khoảng 0,8 tạ/ha (tăng 1,5% so cùng kỳ năm trước) và đạt khoảng 53,2 tạ/ha, trong đó hai vụ lúa cho năng suất cao là vụ đông xuân (ước đạt 62,3 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha) và lúa hè thu (ước đạt 47,5 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha). Về sản lượng lúa, năm 2008 được xem là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2001-2009 với mức tăng gần 8% so với năm 2007 và đạt 38,7 triệu tấn. Năm 2010 sản lượng lúa ước đạt gần 40 triệu tấn (tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2009) do cả diện tích và năng suất đều tăng, vụ lúa đông xuân ước đạt 19,2 triệu tấn (tăng 2,8% so với năm trước), lúa hè thu ước đạt 11,6 triệu tấn (tăng 3,4%) và lúa mùa ước đạt 9,2 triệu tấn (tăng 1,5%). Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng, và Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung là ba khu vực đứng đầu cả nước về diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lúa. Trong đó, Đồng bằng Sông Cửu Long thường chiếm từ 50% trở lên trong tổng sản lượng lúa của cả nước, đóng góp trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước Việt Nam(6) . (Chi tiết về Diện tích, năng suất và sản lượng lúa năm 2001-2010 xin tham khảo ở phụ lục số 05) (6) Tuấn Đạt (16/09/2010), Để hạt gạo Đồng bằng sông Cửu Long - Hạt gạo Việt Nam có thương hiệu quốc tế, Báo điện tử Trung tâm xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch thành phố Cần Thơ.
  • 39. - 24 - 2.1.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam 2.1.2.1 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam thường chiếm trên 4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Giai đoạn 2007-2010, xuất khẩu gạo đạt sự tăng trưởng cả về số lượng lẫn giá trị (ngoại trừ giảm sút về giá trị vào năm 2009). Năm 2008, thế giới đã xảy ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về lương thực, giá gạo thế giới tăng vọt. Vì vậy, giá trị xuất khẩu của gạo Việt Nam nhờ đó mà tăng kỷ lục gần gấp đôi năm 2007, mặc dù số lượng chỉ tăng 4%. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu gạo tuy suy giảm 15% so với năm 2008 nhưng lại tăng trưởng mạnh (hơn 65%) so với năm 2007. Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu đạt 6,754 triệu tấn gạo, tăng 11,6% so với năm 2009. Đây cũng là năm đầu tiên xuất khẩu gạo của cả nước đạt mốc kỷ lục mới với gần 3 tỷ USD, tăng 18% so với năm trước. Bảng 2.1: Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo từ năm 2006 - 2010 Năm 2006 2007 2008 2009 2010(*) 2010/2009 Số lượng (ngàn tấn) 4.642 4.580 4.745 6.053 6.754 111,6% Trị giá (triệu USD) 1.276 1.490 2.895 2.464 2.912 118,2% Nguồn: Tổng Cục Thống kê, VFA; (*): ước đạt 2.1.2.2. Thị trường xuất khẩu Cho đến nay, gạo Việt Nam đã có mặt trên khắp các châu lục. Hai khu vực nhập khẩu gạo đứng đầu là Châu Á (nhập khẩu hơn 50% lượng gạo của Việt Nam) và Châu Phi (nhập khẩu gần một phần ba). Năm 2010, xuất khẩu gạo Việt Nam tăng ở Châu Á và giảm ở Châu Phi cả về sản lượng và tỷ trọng. Cụ thể, tỷ trọng xuất khẩu gạo sang khu vực Châu Á tăng từ 53,5% năm 2009 lên khoảng 59,4% năm 2010, còn xuất khẩu đi Châu Phi giảm khoảng 5,6% xuống còn 24%. Xuất khẩu gạo vào bốn thị trường còn lại không biến động nhiều so với năm 2009 và chiếm khoảng 16,6%.
  • 40. - 25 - Bảng 2.2: Xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các thị trường năm 2008-2010 Năm Châu Á Châu Phi Châu Mỹ Trung Đông Châu Âu Châu Úc 2008 52,7% 27,2% 11,8% 5,1% 3,0% 0,3% 2009 53,5% 29,6% 7,5% 5,2% 3,3% 0,8% 2010(*) 59,4% 24,0% 7,6% 5,1% 3,1% 0,8% Nguồn: VFA, (*): ước đạt Theo số liệu 11 tháng đầu năm 2010 về 12 nước nhập khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam, Philippines vẫn là thị trường đứng vị trí số một, chiếm 23,4% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam (giảm 7% so với cùng kỳ năm 2009). Singapore vượt lên đứng nhì chiếm 8,3% (tăng gần 70% so với cùng kỳ 2009), thứ ba là Indonesia chiếm 6,7% (tăng đột biến gần 25 lần so với cùng kỳ năm trước). Thứ đến là Cuba, Malaysia và Bangladesh chiếm thị phần lần lượt là 6%, 5,7% và 5,5%. Trong 12 thị trường lớn này, sáu thị trường đứng đầu gồm Philippines, Singapore, Indonesia, Cu Ba, Malaysia và Bangladesh nhập khẩu 55,4% tổng lượng gạo Việt Nam và sáu thị trường còn lại nhập khẩu 22,6% lượng gạo Việt Nam. (Chi tiết về 12 nước nhập khẩu gạo hàng đầu từ Việt Nam 11 tháng đầu 2010 xin tham khảo ở phụ lục số 06) 2.1.2.3. Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu Trong cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2007-2010, nếu như năm 2007 loại gạo cao cấp 5% chỉ đứng ở vị trí thứ ba (chiếm 23,3%) sau hai loại gạo 15% và 25% tấm, thì đến năm 2008 gạo 5% đã vượt lên dẫn đầu chiếm gần 37% (tăng 64% so với năm 2007) và đứng vững vị trí này cho đến năm 2010. Thứ đến là loại gạo cấp thấp 25% tấm cũng đạt tỷ trọng khá cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu (chiếm trên dưới 30%). Tiếp đến là loại gạo trung bình 15% tấm đạt tỷ trọng lớn nhất vào năm 2007 (chiếm 32,9%), nhưng lại giảm xuống vị trí thứ ba vào những năm sau và ở mức tỷ trọng 19,3% vào năm 2010. Ngoài ra còn có gạo 100% tấm (chiếm khoảng 4-6%, trừ năm 2007 chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ 0,6%), gạo thơm (chiếm từ 2,2-4%) và các loại gạo khác (chiếm dưới 5% từ năm 2008 -2010).
  • 41. - 26 - Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2007-2010 Đơn vị tính: Ngàn tấn Chủng loại Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010(*) Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng 5% tấm 1.066 23,3% 1.747 36,8% 2.410 39,8% 2.414 35,7% 10% tấm 82 1,8% 44 0,9% 94 1,6% 98 1,5% 15% tấm 1.508 32,9% 997 21,0% 1.074 17,7% 1.302 19,3% 25% tấm 1.367 29,9% 1.454 30,6% 1.573 26,0% 2.141 31,7% 100% tấm 28 0,6% 182 3,9% 375 6,2% 244 3,6% Gạo thơm 112 2,5% 105 2,2% 240 4,0% 273 4,0% Loại khác 418 9,1% 216 4,6% 287 4,7% 282 4,2% Tổng 4.580 100% 4.745 100% 6.053 100% 6.754 100% Nguồn:Tổng cục Hải quan, VFA; (*): ước đạt Giá gạo Việt Nam trong năm 2010 đã diễn biến rất khác biệt so với mọi năm, giá ở mức cao vào thời điểm đầu năm 2010, giảm sâu vào giữa năm và tăng bật trở lại vào những tháng cuối năm. Tháng 11 năm 2010, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đạt 481 USD/tấn, thấp hơn gạo cùng loại Thái Lan là 43 USD/tấn; còn gạo 25% tấm của Việt Nam đạt 450 USD/tấn, thấp hơn gạo cùng loại Thái Lan là 28 USD/tấn (Chi tiết về Giá gạo xuất khẩu của một số nước xin tham khảo ở phụ lục số 08). Qua phân tích về thực trạng xuất khẩu gạo, ta thấy rằng Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc cả về sản lượng và giá trị, tiếp tục đứng vững ở vị trí số hai. Hiện tại gạo Việt Nam đã được xuất khẩu khắp các châu lục, nhiều nhất vẫn là thị trường Châu Á và Châu Phi. Nhìn chung, Việt Nam đã nỗ lực đa dạng hóa chủng loại gạo xuất khẩu. Tuy nhiên xét về chất lượng gạo xuất khẩu, cho dù được phân chia theo phẩm cấp từ gạo chất lượng thấp đến chất lượng cao thì giá bán gạo Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với gạo Thái Lan cùng chủng loại. Trên thực tế, dù có là gạo cấp cao hay cấp thấp, thì thật ra gạo Việt Nam cũng chỉ bằng gạo trắng loại thường của Thái. Do đó, Việt Nam cần phải nghiên cứu xây dựng chính sách kinh doanh lúa gạo hướng vào xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng, số lượng và giá trị xuất khẩu.
  • 42. - 27 - 2.2 Tổng quan về thị trường Tây Phi 2.2.1 Giới thiệu chung về Tây Phi Tây Phi là khu vực ở cực Tây của lục địa Châu Phi. Tây Phi tiếp giáp với Đại Tây Dương, trải dài trên một diện tích hơn 5 triệu km2 (khoảng một phần năm Châu Phi) và bao gồm 15 quốc gia chính thức: Benin, Burkina Faso, Cape Verde, Bờ Biển Ngà, Gambia, Ghana, Guinea, Guinea Bissau, Liberia, Mali, Niger, Nigeria, Senegal, Sierra Leone và Togo. Đồng thời, tất cả 15 quốc gia này cũng là thành viên của Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS). Ngoài ra còn có thể kể đến Mauritania, một quốc gia vừa thuộc Tây Phi vừa thuộc Bắc Phi. Dân số khu vực Tây Phi năm 2009 gần 300 triệu người, chiếm khoảng 30% dân số Châu Phi. Thị trường Tây Phi nói riêng, Châu Phi nói chung có sức mua các mặt hàng thiết yếu mạnh, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa để đáp ứng sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Trong những năm gần đây, nền kinh tế khu vực này đã có những chuyển biến đầy hứa hẹn do nhiều nước đã thực hiện triệt để chương trình cải cách kinh tế tập trung ở nhiều ngành và lĩnh vực, mở rộng cửa với thế giới bên ngoài. Cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn, Tây Phi đã được nhiều công ty, nhiều tập đoàn đa quốc gia và cả chính phủ các nước Âu, Á, Mỹ nhòm ngó và không tiếc tiền đầu tư nhằm tìm kiếm các cơ hội ở khu vực giàu tiềm năng này. Sau đây là một số điểm nổi bật khi nghiên cứu thị trường này: • Mặc dù được xem là kho dự trữ lớn trên thế giới về nguyên liệu thô, nhưng Tây Phi cũng như toàn lục địa Châu Phi vẫn là nơi nghèo nhất thế giới. Trên thực tế, Tây Phi đang sở hữu một loạt các loại khoáng sản chiến lược trên thế giới, nhất là hàng hoá giá trị cao như dầu lửa, kim cương, bô-xít, vàng và sắt thép. Trong khu vực này, Nigeria là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất và cũng là 10 nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới với khoảng 3 tỷ tấn(7) . Tuy vậy, Tây Phi nói chung vẫn thường xuyên diễn ra tình trạng nghèo đói triền miên. (7) Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương (2008), Nigeria - Thị trường tiềm năng, Hà Nội, trang 14.
  • 43. - 28 - Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2010, hạn hán đã ảnh hưởng xấu tới mùa màng nên hàng triệu người dân Tây Phi có nguy cơ bị đói, suy dinh dưỡng và bệnh tật. Tiếp đến là cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng đang đe dọa 2,7 triệu người ở Niger, nơi thiếu khoảng một triệu tấn ngũ cốc. Tình trạng thiếu lương thực cũng đang ảnh hưởng đến cuộc sống người dân miền Bắc Burkina Faso và Bắc Nigeria(8) . Theo thống kê của IMF năm 2009, Tây Phi không có đại diện trong nhóm 100 nước đứng đầu GDP theo đầu người. Ngoại trừ Cape Verde, các nước còn lại nằm trong danh sách 50 nước đứng cuối bảng xếp hạng GDP/người. Bên cạnh đó, Tây Phi có nguy cơ phải đối mặt với việc giảm viện trợ từ những nước phát triển. Ở các nước có nền kinh tế kém phát triển hay một số nước có đầu tư nước ngoài, người dân địa phương được thuê với giá nhân công cực rẽ. Với 50% dân số sống dưới mức 1,25 USD/ngày, cuộc sống của họ ngày càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, tình trạng nợ nước ngoài, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng dân số cao cũng là nhân tố góp thêm vào sự nghèo khó vốn có của Tây Phi. Điều này sẽ làm cho nền kinh tế xã hội Tây Phi có thể trở nên bất ổn và phát triển yếu kém. • Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung gần đây Tây Phi đã có sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế Trong những năm gần đây, Tây Phi nói riêng và Châu Phi nói chung được IMF, WB và AFDB đánh giá cao về tốc độ tăng trưởng kinh tế, vượt qua tốc độ trung bình toàn thế giới. Năm 2009, mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng GDP của Tây Phi vẫn tăng trưởng dương với 3%, đứng thứ ba châu lục (sau Bắc Phi và Đông Phi) và đặc biệt là Tây Phi đã vượt qua mức tăng trưởng của toàn Châu Phi (2,5%). Theo ước tính của IMF, năm 2010 là năm các nước Tây Phi phục hồi kinh tế nhanh chóng và GDP của khu vực này sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn toàn châu lục với khoảng 4,7%. (Chi tiết về Tăng trưởng kinh tế Châu Phi và Tây Phi năm 2005-2010 xin tham khảo ở phụ lục số 07) (8) TTXVN (2010), Kinh tế Châu Phi - Giàu tài nguyên song châu Phi vẫn đói nghèo, Báo điện tử của Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh.
  • 44. - 29 - Ba nước Nigeria, Bờ Biển Ngà và Senegal là các nền kinh tế chính và chiếm gần 80% của cải của khối Tây Phi. Đặc biệt, Nigeria là nền kinh tế lớn nhất, chiếm hơn 60% GDP toàn khu vực năm 2009. (Chi tiết về GDP 15 quốc gia Tây Phi xin tham khảo Phụ lục số 09) • Cơ cấu hàng xuất khẩu tập trung chủ yếu vẫn là nhóm ngành hàng khoáng sản và nông sản thô; Còn cơ cấu nhập khẩu tập trung vào nhóm hàng lương thực và sản phẩm chế tạo. Châu Phi nói chung, Tây Phi nói riêng luôn đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu một số khoáng sản quý hiếm, tiếp đến là nhóm nông sản thô như điều, lạc, bông… và một số mặt hàng khác như sắt thép phế liệu, lâm sản. Với nguồn nguyên liệu thô rất lớn này, Tây Phi luôn có nhu cầu trao đổi với các nước để lấy các mặt hàng thiết yếu, kể cả gạo để phục vụ đời sống nhân dân. Mặc dù có nguồn tài nguyên vô tận, diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn rất nhiều, nhưng các quốc gia nơi đây vẫn chưa thể cải thiện được nền công nghiệp kém phát triển và nền nông nghiệp lạc hậu của mình. Ngoài ra, sức sản xuất nông nghiệp không theo kịp đà tăng trưởng dân số, yếu tố thiên nhiên như thời tiết thất thường, dịch bệnh làm giảm năng suất nông nghiệp. Vì vậy, hàng năm Tây Phi có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu lương thực (chủ yếu là gạo và lúa mì), máy móc, hàng tiêu dùng… • Nhu cầu hàng hóa lớn, không đòi hỏi khắt khe Tây Phi là thị trường đang trong quá trình chuyển đổi nên có nhu cầu rất lớn và đa dạng về các chủng loại hàng hóa. Do có sự chênh lệch lớn về thu nhập ở các nước nghèo và các nước đang phát triển, nên nhìn chung thị trường Tây Phi không yêu cầu khắt khe về phẩm chất và mẫu mã. Loại gạo chất lượng thấp dành cho phần lớn dân số thuộc tầng lớp nghèo và gạo chất lượng cao hơn dành cho người thành thị có thu nhập cao. Các hàng rào kỹ thuật đối với gạo hiện không qui định ở thị trường này.
  • 45. - 30 - • Thị trường Tây Phi không đồng đều xét cả về không gian lẫn thời vụ Kim ngạch thương mại tập trung vào một số nền kinh tế lớn, trong đó Nigeria có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất Tây Phi, tiếp đến là Bờ Biển Ngà, Ghana và Senegal. Nhu cầu về hàng hóa của Tây Phi, nhất là nông sản thay đổi thất thường, tùy theo tình hình sản xuất lương thực hàng năm. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do ở một số nước Tây Phi tình hình chính trị chưa ổn định, nạn tham nhũng khá phổ biến, quản lý kém, kỹ thuật sản xuất lạc hậu... Thậm chí có người cho rằng việc buôn bán nơi đây là một công cuộc mạo hiểm. 2.2.2 Văn hóa Tây Phi Tây Phi thuộc lục địa Châu Phi vốn gắn liền với lịch sử lâu đời với các vùng cao nguyên miền Nam Sahara. Trong các thế kỷ 18-19, do nhận thấy nguồn tài nguyên giàu có của lục địa này, các nước Châu Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… đã xâm chiếm và biến hầu như toàn bộ nơi đây thành lục địa của mình. Thế kỷ 20 là giai đoạn đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của các nước Tây Phi. Tuy nhiên, chính sách phân chia biên giới lãnh thổ, cai trị, áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân đã để lại hậu quả nặng nề ở nhiều nước cho đến nay. Sau đây là một số nét cơ bản về văn hóa khu vực Tây Phi. ™ Trình độ phát triển văn hóa của Tây Phi vẫn còn ở mức rất thấp, chủ yếu gắn liền với tính cách gần gũi tự nhiên, mang tính bình dân. Nền văn hóa Tây Phi vốn gắn liền với hình ảnh những chợ buôn nô lệ ngày xưa, nay đã được nhìn nhận khác nhiều mặc dù vẫn còn ở khoảng cách khá xa so với thế giới. Tình trạng tranh chấp, xung đột, nghèo đói, bệnh tật, lạc hậu…ở nhiều nước đã kìm hãm sự phát triển đời sống văn hóa và vật chất của người Tây Phi. Tây Phi còn có những di sản, kho tàng văn hóa rất lớn tồn tại từ lâu đời. Do ảnh hưởng của nền văn minh nông nghiệp tưới tiêu nên đa phần con người ở đây có tính cách gần gũi với thiên nhiên. Vì vậy, nhu cầu tiêu dùng của họ cũng đơn giản với trình độ sinh hoạt thấp. Những sản phẩm đến với đa số người dân ở đây chỉ cần đảm bảo về mặt chất lượng và giá cả phù hợp.