SlideShare a Scribd company logo
1 of 104
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN THANH MAI
TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐẾN
MỨC ĐỘ SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ LỚN Ở VIỆT NAM
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh–Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN THANH MAI
TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐẾN
MỨC ĐỘ SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ LỚN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. VÕ VĂN NHỊ
Thành phố Hồ Chí Minh–Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2019
Luận văn “Tác động của chiến lược kinh doanh đến mức độ sử dụng
thông tin kế toán quản trị để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cho
doanh nghiệp vừa và lớn ở Việt Nam” là kết quả lao động của chính tác giả cùng
với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Võ Văn Nhị. Kết quả nghiên cứu trung
thực và chưa được công bố trước đây. Các tác phẩm tham khảo khác kế thừa trong
bài nghiên cứu của tôi được sử dụng theo Luật Sở hữu trí tuệ.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phan Thanh Mai
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.Sự cần thiết của đề tài ..........................................................................................1
2.Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu...........................................................................3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 3
2.2. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................4
5. Đóng góp của luận văn........................................................................................4
6. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.......................................................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước...................................................................6
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước...........................................................16
1.3. Nhận xét và xác định khe hỏng nghiên cứu ...................................................19
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................... 23
2.1. Khái niệm .......................................................................................................23
2.1.1. Chiến lược kinh doanh............................................................................. 23
2.1.2. Mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị.............................................. 25
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh.................................................................. 31
2.1.4 Doanh nghiệp vừa và lớn.......................................................................... 31
2.2 Lý thuyết nền...................................................................................................33
2.2.1 Thuyết bất định ......................................................................................... 33
2.2.2. Thuyết cơ sở kiến thức............................................................................. 34
2.2.3. Thuyết nguồn lực..................................................................................... 34
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................... 38
3.1. Quy trình nghiên cứu......................................................................................38
3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết..................................................................40
3.3. Thang đo.........................................................................................................41
3.4. Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu............................................................43
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.................................. 49
4.1. Kết quả nghiên cứu.........................................................................................49
4.1.1. Độ tin cậy thang đo.................................................................................. 49
4.1.2. Đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt ............................................... 52
4.1.3. Kiểm định tương quan giữa các biến....................................................... 55
4.2. Bàn luận..........................................................................................................57
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 60
5.1. Kết luận ..........................................................................................................60
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................61
5.3. Hạn chế của bài viết và hướng nghiên cứu thiếp theo....................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MAI Thông tin kế toán quản trị (Management Accounting Information)
MAS Hệ thống thông tin kế toán quản trị (Management Accounting System)
SMA Kế toán quản trị chiến lược (Strategic Management Accounting)
CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility)
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tóm tắt nghiên cứu ngoài nước liên quan chủ đề nghiên cứu.................14
Bảng 1.2 Tóm tắt các nghiên cứu trong nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu ..... 16
Bảng 2.1. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp.............................................................. 32
Bảng 3.1. Tóm tắt thông tin mẫu chọn..................................................................... 47
Bảng 4.1. Hệ số Cronbach's Alpha thang đo Chiến lược kinh doanh...................... 49
Bảng 4.2. Hệ số Cronbach's Alpha thang đo Kết quả hoạt động kinh doanh .......... 50
Bảng 4.3. Hệ số Cronbach's Alpha thang đo MAI................................................... 50
Bảng 4.4. Độ tin cậy thang đo Cronback’s Alpha.................................................... 52
Bảng 4.5. Kiểm định tính thích hợp của mô hình .................................................... 52
Bảng 4.6. Kiểm định độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố ............... 53
Bảng 4.7. Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................ 54
Bảng 4.8 Kiểm định tương quan Chiến lược kinh doanh và mức độ sử dụng thông
tin kế toán quản trị.................................................................................................... 56
Bảng 4.9 Kiểm định tương quan giữa hai biến Mức độ sử dụng thông tin kế toán
quản trị và Kết quả hoạt động kinh doanh................................................................ 56
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2. 1. Mô hình quản trị chiến lược.................................................................... 23
Hình 2. 2. Chức năng kế toán quản trị ..................................................................... 28
Hình 3. 1. Các bước thực hiện nghiên cứu .............................................................. 38
Hình 3. 2. Mô hình nghiên cứu................................................................................ 41
Hình 4. 1. Mô hình nghiên cứu................................................................................ 57
TÓM TẮT
Tiêu đề: “Tác động của chiến lược kinh doanh đến mức độ sử dụng thông
tin kế toán quản trị để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp vừa
và lớn ở Việt Nam”.
Tóm tắt: Nghiên cứu xem xét tác động của “chiến lược kinh doanh” đến
“mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị” để nâng cao “kết quả hoạt động kinh
doanh” cho doanh nghiệp vừa và lớn Việt Nam. Từ lý thuyết nguồn lực, thuyết bất
định, thuyết cơ sở kiến thức biện luận mô hình, giả thuyết biểu diễn cho mối quan
hệ S-MAI-P. Nghiên cứu đo lường, kiểm định mối quan hệ này bằng thu thập dữ
liệu thực tế từ mẫu 163 doanh nghiệp vừa và lớn ở Việt Nam. Kết quả cho thấy
chiến lược kinh doanh có tác động đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị và
mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị là nguồn lực cạnh tranh có tác động đến
kết quả hoạt động kinh doanh. Bài viết cũng góp phần lưu ý rằng nếu muốn gia tăng
kết quả hoạt động kinh doanh không chỉ định vị chiến lược kinh doanh mà nên thiết
kế, sử dụng thông tin kế toán quản trị cả bốn khía cạnh về phạm vị rộng, kịp thời,
tích hợp và đồng bộ.
Từ khóa : “Chiến lược kinh doanh”; “Thông tin kế toán quản trị”; “Kết quả
hoạt động kinh doanh”.
ABSTRACT
Title:
"The impact of generic strategy to the extent of using management accounting
information to improve firm performance for medium and large enterprises in
Vietnam".
Abstract:
This study examines the impact of generic strategy to the extent of using
management accounting information to improve firm performance for medium and
large enterprises in Vietnam. From the theory of resources, the theory of uncertainty,
theory of knowledge arguing the model, the hypothesis of the relationship between
S-MAI-P. This study measures and verifies this relationship by collecting actual
data from the sample of medium and large enterprises in Vietnam. The results show
that the strategy has an impact on the level of management accounting information
usage and the level of management accounting information usage as a competitive
force that has an impact on firm performance. The article also contributes to note
that if you want to increase firm performance not only locate generic strategies, but
also design and use management accounting information vary according to: broad,
scope, timeliness, integration, aggregation.
Keywords:
Generic strategy; Management accounting information; Performance.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Môi trường hoạt động xã hội luôn thay đổi. Bối cảnh nền kinh tế toàn cầu
hóa, thời đại công nghiệp 4.0, môi trường kinh doanh phức tạp và không chắc chắn.
Từ Internet ra đời và phát triển nhanh chóng trong hai thập kỷ qua cho đến công
nghệ truyền thông, điện toán đám mây cùng những tiến bộ công nghệ thông tin khác
đã tạo ưu thế kinh doanh và làm động lực thay đổi kế toán quản trị (Atlanta, 2018;
Dechow, Granlund, & Mouritsen, 2007). Từ đó, vai trò kế toán quản trị thay đổi tùy
thuộc vào thay đổi môi trường.
Ngày nay các doanh nghiệp mạnh dạn đưa ra quyết định lớn hơn về mức sản
lượng, loại sản phẩm, nguồn đầu vào, cửa hàng bán và giá cả. Để hỗ trợ việc đưa ra
quyết định như vậy, thông tin trở nên quan trọng hơn rất nhiều đối với việc quản lý
so với chính sách tập trung trước đây. Việc sử dụng thông tin kế toán quản trị trong
môi trường kinh doanh hiện nay của người dùng đa dạng, chúng cung cấp cho nhà
quản trị hoạch định chiến lược, kế hoạch, dự toán, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh
giá hoạt động. Qua khảo sát nghiên cứu tại Việt Nam nhận thấy thông tin từ kế toán
quản trị được sử dụng và tỷ lệ chấp nhận kế toán quản trị đã đáng kể hơn (Đoàn
Ngọc Phi Anh & Nguyễn Đức Thọ, 2013; Đoàn Ngọc Phi Anh, Nguyễn Đức Thọ,
& Mia, 2011; Nguyễn Phong Nguyên & Đoàn Ngọc Quế, 2016; Trần Ngọc Hùng,
2016; Võ Văn Nhị, 2014) nhưng việc sử dụng nó chưa phát huy hết vai trò vốn có
trong thực tiễn hoạt động tại doanh nghiệp (Võ Văn Nhị, 2014) hay dưới dạng tiềm
năng (Huỳnh Lợi, 2007).
Cũng cần nhìn nhận rằng một hệ thống kế toán quản trị chất lượng có thể
không đảm bảo cạnh tranh thành công. Tuy nhiên, một hệ thống kế toán quản trị
không hiệu quả, cung cấp thông tin chậm trễ, sai lệch hoặc kết hợp quá nhiều thông
tin có thể làm suy yếu nỗ lực của doanh nghiệp trong các hoạt động. Liệu
rằng MAI có khả năng là nguồn lực xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp,
đặc biệt đối với doanh nghiệp ở quy mô vừa, quy mô lớn - có điều kiện triển khai,
vận hành tốt bộ phận kế toán quản trị tại thị trường kinh tế mới nổ như Việt Nam.
2
Nền kinh tế Việt Nam đã ổn định trong nhiều năm. Năm 2017, nền kinh tế vĩ
mô ổn định, xuất khẩu tăng mạnh, GDP đạt 6,7%, tổng giá trị xuất nhập khẩu/GDP
liên tục tăng đạt tới 200% (Cổng thông tin điện tử Chính phủ, 2017) cho thấy nền
kinh tế dựa nhiều vào tăng trưởng thương mại. Nền kinh tế cần đóng góp từ doanh
nghiệp quy mô vừa, lớn1
. Thiếu doanh nghiệp vừa, lớn sẽ thiếu công nghệ đổi mới,
khó tạo ra được tính cạnh tranh cho nền kinh tế. Năm 2018, GDP đạt 7,08% (Cổng
thông tin điện tử Chính phủ, 2018), kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa thật vững
chắc (Tổng cục Thống kê, 2018b). Năm 2019 là năm hứa hẹn bứt phá để hoàn thành
kế hoạch 5 năm 2016–2020 và mục tiêu phấn đấu của Chính phủ đề ra tại Nghị
quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019. Mặt khác, định hướng và bước đi của Việt
Nam là gắn kết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với bền vững để phù hợp với các
chương trình nghị sự của khu vực và thế giới, như Nghị quyết của Liên hợp quốc về
phát triển bền vững đến năm 2030. Để đạt mục tiêu đòi hỏi một phần đóng góp từ
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp.
Tổng Giám đốc PwC Việt Nam-Bà Đinh Thị Quỳnh Vân nhận định nhiều doanh
nghiệp Việt Nam chưa khai thác hết được chuỗi giá trị trong khu vực, để qua vượt
rào cản này, doanh nghiệp phải nâng cao nội lực trên ba yếu tố chính là công nghệ,
con người và quản trị (Mai Khanh, 2018). Quản trị tốt giúp doanh nghiệp có khả
năng phòng ngừa và ứng phó tốt hơn với các rủi ro và tạo niềm tin với các bên hữu
quan. Lý thuyết nguồn lực chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp khai thác tốt nguồn lực
hiện có thì có khả năng tạo lợi thế cạnh tranh từ đó nâng cao kết quả hoạt động kinh
doanh. Tuy nhiên, khả năng tạo ra nguồn lực bên trong của thông tin kế toán quản
trị chưa được kiểm định rộng rãi, đặc biệt ở nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam.
Nhằm hướng đến thành công khi cạnh tranh trong môi trường hiện nay, một
hệ thống kế toán quản trị hiệu quả, cung cấp thông tin kịp thời, tích hợp, đồng bộ,
trên phạm vi rộng có thể có giá trị cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Từ
1
Tính đến 01/01/2017, Việt Nam có 517,9 nghìn doanh nghiệp (DN). Trong số doanh nghiệp, có 10,1 nghìn
DN lớn, chiếm tỷ lệ 1,9%; số doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ là 507,86 nghìn, chiếm 98,1%. DN vừa có
gần 8,5 nghìn DN, chiếm 1,6%; DN nhỏ là 114,1 nghìn DN, chiếm 22,0% và DN siêu nhỏ là 385,3 nghìn DN,
chiếm cao nhất với 74,4% (Tổng cục Thống kê, 2018c).
3
suy diễn lý thuyết và nhu cầu thực tiễn, tác giả đã tiến hành thực hiện nghiên cứu
với chủ đề “Tác động của chiến lược kinh doanh đến mức độ sử dụng thông tin kế
toán quản trị để nâng cao kết quả hoạt kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và lớn ở
Việt Nam” phù hợp với bối cảnh hiện nay.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu là giải thích và dự báo được vai trò thông tin kế toán quản trị là
nguồn lực cạnh tranh sử dụng cho chiến lược kinh doanh để nâng cao kết quả hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Bài nghiên cứu này ra đời nhằm
giúp doanh nghiệp Việt Nam hiểu biết về thiết kế thông tin kế toán quản trị trong
kinh doanh. Nói cách khác, nghiên cứu này xem xét tác động của chiến lược kinh
doanh, thông qua mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị, vào kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
Mục tiêu 1: Kiểm định giả thuyết chiến lược kinh doanh có tác động đến
mức độ sử dụng thông tin từ kế toán quản trị.
Mục tiêu 2: Kiểm định giả thuyết mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị
có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Có hai câu hỏi nghiên cứu được đặt ra:
Câu hỏi 1: Chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng thông
tin từ kế toán quản trị không?
Câu hỏi 2: Mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị có ảnh hưởng kết quả
hoạt động kinh doanh không?
Để trả lời hai câu hỏi trên, tác giả tập trung vào việc: (1) Thiết lập chiều tác
động từ chiến lược kinh doanh đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị; (2)
Thiết lập chiều tác động từ mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị đến kết quả
hoạt động kinh doanh.
4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của chiến lược kinh doanh đến mức độ sử
dụng thông tin kế toán quản trị; tác động của mức độ sử dụng thông tin kế toán
quản trị đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu là doanh nghiệp vừa và lớn ở Việt Nam từ tháng 4/2018
đến tháng 3/2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng là chính. Từ lý thuyết nguồn lực, thuyết bất định,
thuyết kiến thức biện luận mô hình, giả thuyết biểu diễn tác động chiến lược kinh
doanh, mức độ sử dụng MAI, kết quả hoạt động kinh doanh phù hợp với điều kiện
Việt Nam và đo lường, kiểm định mối quan hệ này bằng thu thập dữ liệu thực tế các
doanh nghiệp vừa và lớn ở Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả sử dụng khảo sát trực tuyến
cho đối tượng CEO, CFO, kế toán trưởng, trưởng (phó) phòng để thu thập dữ liệu
và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS. Kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất. Số liệu từ
mẫu được phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, tương quan biến tổng,
phân tích nhân tố khám phá EFA, tương quan Pearson.
5. Đóng góp của luận văn
Có ít nghiên cứu tại Việt Nam khám phá vai trò của mức độ sử dụng thông
tin kế toán quản trị trong đường dẫn chiến lược kinh doanh và kết quả hoạt động
kinh doanh. Bài viết góp phần vào sự hiểu biết về kết hợp chiến lược kinh doanh
với thiết kế, sử dụng và phát triển thông tin kế toán quản trị nhằm nâng cao kết quả
kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và lớn ở nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Mặt
khác, chiến lược kinh doanh là biến quan trọng vì nó phản ánh khả năng riêng của
doanh nghiệp và khả năng này có thể tạo lợi thế cạnh tranh. Sử dụng thông tin kế
toán quản trị cho việc hoạch định, ra quyết định chiến lược nên nó là biến quan
trọng đóng vai trò nguồn lực tăng lợi thế cạnh tranh. Mà theo thuyết nguồn lực
doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh sẽ gia tăng kết quả hoạt động kinh doanh. Bổ
5
sung vào hệ thống cơ sở lý luận một tổng quan các nghiên cứu giao thoa giữa quản
trị và kế toán.
Bài viết cũng góp phần lưu ý nhà quản trị doanh nghiệp rằng muốn gia tăng
kết quả hoạt động kinh doanh không chỉ định vị chiến lược kinh doanh mà nên thiết
kế, sử dụng thông tin kế toán quản trị cả bốn khía cạnh về phạm vị rộng, kịp thời,
tích hợp và đồng bộ. Bên cạnh tăng trưởng doanh thu còn cần hướng đến giá trị của
các bên với doanh nghiệp. Những đóng góp của bài viết phù hợp định hướng phát
triển kinh tế bền vững ở Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Bài luận có 5 chương. Trước khi đi vào nội dung tác giả phân tích bối cảnh
nghiên cứu trình bày được tính cấp thiết về mặt lý thuyết và thực tiễn cần nghiên
cứu. Qua đó đặt ra câu hỏi nghiên cứu và sử dụng phương pháp định lượng để giải
quyết. Các chương sau đó được trình bày:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước
Bài nghiên cứu trong tạp chí Accounting & Organizational Change, tác giả
Kihn và các cộng sự đã phân loại nghiên cứu kế toán quản trị thành ba nhóm nghiên
cứu chính: (1) Kiểm soát (management control), (2) Chi phí (cost accounting) và (3)
Các chủ đề kế toán quản trị khác như việc ra quyết định, khả năng sinh lời, thông tin
kế toán, hệ thống thông tin kế toán, thay đổi kế toán quản trị và và kế toán quản trị
chiến lược được (Kihn, Lili-Anne, Näsi, & Salme, 2017). Trong số đó, Kihn đã
đánh giá các nghiên cứu có xu hướng dành mối quan tâm đến nhóm chủ đề thứ ba
“(3)”. Thay đổi kế toán quản trị đã thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu
(Cinquini & Tenucci, 2010; Langfield-smith, 1997; Lay & Jusoh, 2012; Ma &
Tayles, 2009; Nixon, 2012; Nyamori, Perera, & Lawrence, 2001; Obohn &
Ajibolade, 2017; D. Otley, 2001; K. L. Smith & Langfield-smith, 2008; M. Smith,
2015). Sự quan tâm ngày càng tăng trong nghiên cứu quốc tế về chiến lược trong kế
toán quản trị và còn nhiều quan điểm trái chiều (Kihn et al., 2017).
Theo hướng kế toán quản trị chiến lược, Simmonds đưa ra nhận định kế toán
quản trị cung cấp và phân tích thông tin về doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh để sử
dụng trong việc phát triển và giám sát chiến lược. Simmonds khuyến nghị các kế
toán quản trị thay đổi định hướng của mình để cung cấp thông tin có giá trị lớn nhất
cho doanh nghiệp (Simmonds, 1981). Tuy nhiên, kế toán quản trị chiến lược được
đánh giá chưa đủ điều kiện áp dụng cho số đông doanh nghiệp Việt Nam khi nó chỉ
mới ở vạch xuất phát (Đoàn Ngọc Quế & Trịnh Thiện Hiệp, 2014).
Trên tạp chí Management Accounting Research, nhóm tác giả Atkinson và
cộng sự gợi ý 3 hướng nghiên cứu kế toán quản trị trong nhóm chủ đề kế toán quản
trị khác (Atkinson, A, Ramji, Peter, & M, 1997): (1) Vai trò của kế toán quản trị
trong thay đổi tổ chức; (2) Sự tương tác giữa kế toán và cơ cấu tổ chức; (3) Vai trò
7
của thông tin kế toán trong việc hỗ trợ ra quyết định. Tác giả chú ý đến xu hướng
nghiên cứu vai trò của thông tin kế toán quản trị hỗ trợ ra quyết định.
Nghiên cứu về thông tin kế toán và việc ra quyết định chiến lược đã được
nghiên cứu bởi William J. Bruns với công trình “Thông tin kế toán và việc ra quyết
định: Một số giả thuyết hành vi” (Bruns, 1968). Ông đưa ra 4 giả thuyết lý thuyết
đánh giá tác động của thông tin kế toán về quyết định cần được khám phá thêm. Từ
đó, các nghiên cứu về kế toán quản trị và chiến lược kinh doanh có thể tìm thấy
trong các tài liệu rất đa dạng và tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau của kế
toán và chiến lược. Tổng quan các nghiên cứu quốc tế trình bày sau đây được tóm
tắt ở phần phụ lục Bảng 1.1.
Tác giả người Anh David T.Otley bàn về “Lý thuyết bất định với kế toán
quản trị: quá trình và thành tựu đạt được” (D. T. Otley, 1980). Ông đã khảo sát sự
phát triển và nội dung của lý thuyết bất định trong kế toán quản trị và đưa ra lập
luận rằng nghiên cứu thông tin kế toán không thể tách biệt bối cảnh. Một bài viết
khác trong tạp chí học thuật về quản trị tạm dịch là “Chiến lược đơn vị kinh doanh,
đặc điểm quản trị và hiệu quả của đơn vị kinh doanh khi thực hiện chiến lược”
(Gordon & Narayanan, 1984), các tác giả đã tiến hành cuộc phỏng vấn với các nhà
quản trị cấp cao từ 34 công ty của Hoa Kỳ. Nghiên cứu này liên quan đến mối quan
hệ giữa nhận thức môi trường không chắc chắn, cấu trúc và hệ thống thông tin kế
toán quản trị của một tổ chức. Gordon và Narayanan theo quan điểm bất định, lập
luận rằng các hệ thống thông tin được xem là tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra
quyết định trong các tổ chức nên nó được thiết kế phù hợp với môi trường và cấu
trúc của tổ chức. Nhưng sau khi kiểm soát tác động của môi trường, mối quan hệ
giữa hệ thống thông tin của tổ chức và cấu trúc không còn quan trọng nữa. Khi các
nhà quản trị ra quyết định nhận thấy không chắc chắn về môi trường, họ có khuynh
hướng tìm kiếm thông tin bên ngoài, đó là những thông tin phi tài chính và thông tin
cũ.
8
Robert H. Chenhall và Deigan Morris xem xét ảnh hưởng của phân cấp cơ
cấu, sự không chắc chắn về môi trường và sự phụ thuộc lẫn nhau của tổ chức vào
thiết kế hệ thống kế toán quản trị trong bài “Tác động của cấu trúc, môi trường và
sự phụ thuộc lẫn nhau đến tính hữu dụng nhận thức của hệ thống kế toán quản trị”
(Chenhall & Morris, 1986). Khung phân tích: MAS theo một số đặc điểm phổ biến
bao gồm phạm vi, tính kịp thời, mức độ tổng hợp, thông tin về cách thức hoạt động
tích hợp; mối quan hệ giữa nhận thức của người quản lý về tính hữu ích của các đặc
điểm MAS. Các phát hiện cho thấy rằng phân cấp được liên kết với một ưu tiên cho
thông tin tổng hợp và tích hợp; nhận thức được sự không chắc chắn về môi trường
với phạm vi rộng và thông tin kịp thời; sự phụ thuộc lẫn nhau của tổ chức với phạm
vi rộng, tổng hợp và thông tin tích hợp.
Cũng theo quan điểm bất định, Ferdinand A. Gul và Yew Ming Chia viết
“Tác động của MAS, sự không chắc chắn về môi trường và sự phân cấp đối với
hiệu suất quản lý: một thử nghiệm về tương tác lẫn nhau” (Gul & Chia, 1994). Kết
quả khảo sát 48 nhà quản trị Singapore về nhận thức môi trường không chắc chắn,
sự phân cấp và thiết kế hệ thống thông tin kế toán quản trị có tác động đến kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống thông tin dựa trên đặc điểm
phạm vi rộng và tích hợp. Hạn chế của nghiên cứu đều nằm ở kích thước mẫu.
Nghiên cứu ở Phần Lan “Mối quan hệ giữa sử dụng MAS và sự không chắc
chắn về môi trường đối với kết quả hoạt động kinh doanh: Một lưu ý nghiên cứu”
(Agbejule, 2005), Adebayo Agbejule đã khảo sát 69 nhà quản trị. Lý thuyết bất định
và lý thuyết hợp đồng (contracting theory) biện luận sự biến thiên giữa ba khái niệm
đề cập. Trong khi các nghiên cứu trước đó về MAS tập trung vào các đặc tính thông
tin nhất định thì nghiên cứu này xem xét sự kết hợp các khía cạnh của MAS.
Nghiên cứu này cho thấy mức nhận thức môi trường không chắc chắn càng cao thì
mối quan hệ giữa việc sử dụng MAS và kết quả hoạt động kinh doanh càng tích cực
hơn. Các kết quả ủng hộ Gul và Chia (1994) nhưng mở rộng khía cạnh MAS là kịp
thời và đồng bộ. Gợi ý rằng thông tin phạm vi rộng cung cấp nhiều thông tin định
9
tính và định lượng, tài chính và phi tài chính là rất quan trọng đối với các nhà quản
trị trong việc đưa ra quyết định trong các điều kiện môi trường nhận thức và được
yêu cầu dưới nhiều hình thức khác nhau. Agbejule và cộng sự (Agbejule, Adebayo,
& Burrowes, 2007) khảo sát 120 công ty Phần Lan, mức độ nhận thức môi trường
không chắc chắn cao thì việc sử dụng MAS nhiều hơn.
Lokman Mia cùng Brian Clarkef nghiên cứu “Cạnh tranh thị trường, MAS và
kết quả hoạt động kinh doanh” (Mia & Clarke, 1999) đã giải thích mối quan hệ giữa
cường độ cạnh tranh thị trường và kết quả hoạt động kinh doanh với biến trung gian
là nhà quản trị sử dụng MAS. Kết quả phỏng vấn 61 nhà quản trị cho thấy rằng
cường độ cạnh tranh thị trường là yếu tố quyết định việc sử dụng thông tin và quyết
định kết quả hoạt động kinh doanh.
Johnny Jermias và Lindawati Gani khám phá “Kết hợp chiến lược kinh
doanh, cấu hình tổ chức và hệ thống kế toán quản trị với kết quả hoạt động kinh
doanh: cách tiếp cận tổng quát” (Jermias & Gani, 2004) nghiên cứu mối quan hệ
giữa chiến lược dẫn đầu chi phí, chiến lược khác biệt, cấu hình tổ chức, MAS và
hiệu quả của đơn vị kinh doanh. Mỗi biến ngữ cảnh, sẽ có mối liên hệ tích cực với
hiệu quả đơn vị kinh doanh. Dựa trên một cuộc khảo sát qua thư và phỏng vấn cá
nhân của 106 người quản trị đơn vị kinh doanh của các công ty được niêm yết công
khai trong ngành hàng tiêu dùng. Các ưu tiên chiến lược ảnh hưởng đến các loại
kiểm soát và MAS được sử dụng bởi các đơn vị kinh doanh. Ông cũng gợi ý thêm
các biến khác như kích thước, công nghệ và phong cách lãnh đạo cũng có thể đóng
vai trò quan trọng đối với hiệu suất của đơn vị kinh doanh. Hạn chế là nghiên cứu
áp dụng cho một ngành nên lưu ý cho các ngành khác.
Alnoor Bhimani và Kim Langfield-Smit bàn về “Cấu trúc, hình thức và tầm
quan trọng của thông tin tài chính và phi tài chính trong xây dựng và thực hiện
chiến lược” (Bhimani & Langfield-smith, 2007). Đây là nghiên cứu định tính sử
dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Kết quả là sự cân bằng giữa thông tin tài
chính và phi tài chính phổ biến hơn trong phát triển chiến lược hơn là trong quá
10
trình triển khai. Các công ty được khảo sát xem thông tin tài chính cho chiến lược
quan trọng hơn hệ thống thông tin kế toán quản trị.
Nhóm nghiên cứu của Devie Petra Christian tìm hiểu “Áp dụng các khái
niệm kế toán tại nơi làm việc: một nghiên cứu về kế toán quản trị ở Surabaya,
Indonesia” (Devie, Tarigan & Kunto, 2008) dựa vào Thuyết quản lý (Theory of
Management) cho rằng cấp độ chiến lược sẽ tiếp tục sử dụng nhiều kỹ năng khái
niệm so với cấp độ hoạt động. Khảo sát ở Indonesia. Mức độ sử dụng thể hiện chỉ
số sử dụng để đánh giá vai trò của kế toán quản trị ở cấp chiến lược và cấp độ hoạt
động, từ đó, thể hiện vai trò kế toán trong tổ chức.
Một nhánh nghiên cứu khác, Simon Cadez và Chris Guilding với bài “Một
cuộc điều tra thăm dò mô hình theo thuyết bất định của SMA” (Cadez & Guilding,
2008) xem xét hiệu quả của các lựa chọn chiến lược, định hướng thị trường và quy
mô công ty đến vai trò và kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược. Các tác giả sử dụng
mô hình phương trình cấu trúc và dữ liệu được thu thập từ một mẫu của 193 công ty
lớn ở Slovenia. Phát hiện dữ liệu định lượng đã được đánh giá bằng cách sử dụng
dữ liệu định tính thu thập được trong mười thăm dò phỏng vấn. Các phát hiện của
nghiên cứu ủng hộ nguyên lý của lý thuyết bất định - không có hệ thống kế toán
quản trị thích hợp phổ quát. Các yếu tố như quy mô và chiến lược của doanh nghiệp
có ánh hưởng đáng kể đối với việc áp dụng thành công kế toán quản trị chiến lược.
Kết quả nghiên cứu cho thấy lựa chọn chiến lược và sử dụng các kỹ thuật kế toán
quản trị chiến lược có mối quan hệ tương quan ở mức 0.36 (hệ số tương quan).
Tan Ah Lay và Ruzita Jusoh phát triển nhánh nghiên cứu của Cadez và
Guilding với bài “Chiến lược kinh doanh, vai trò chiến lược của kế toán, kế toán
quản trị chiến lược và mối liên hệ của họ với kết quả hoạt động kinh danh của
doanh nghiệp: Một nghiên cứu thăm dò các công ty sản xuất ở Malaysia” (Lay &
Jusoh, 2012). Khảo sát 430 doanh nghiệp sản xuất Malaysia. Doanh nghệp sản suất
có đặc trưng riêng để áp dụng kế toán quản trị. Tác giả xem xét vai trò của việc sử
dụng kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược và vai trò chiến lược của kế toán về mối
11
quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và kết quả hoạt động kinh danh của doanh
nghiệp. Mô hình có biến trung gian của kế toán quản trị chiến lược đối với mối
quan hệ giữa chiến lược cạnh tranh và kết quả hoạt động kinh doanh của Porter
(1980). Kết quả ủng hộ việc sử dụng kế toán quản trị chiến lược làm trung gian một
phần mối quan hệ giữa chiến lược phân biệt sản phẩm và kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Có một mối quan hệ tích cực giữa chiến lược kinh doanh
và vai trò chiến lược của kế toán. Tuy nhiên, nó không thể tìm thấy sự hỗ trợ về mối
liên hệ tích cực giữa vai trò chiến lược của kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh.
Nghiên cứu khắc phục được hạn chế về đo lường bằng thước đo tài chính bằng việc
kết hợp các biện pháp phi tài chính. Hạn chế ở kích thước mẫu nhỏ, cách hiểu 16 kỹ
thuật kế toán quản trị chiến lược Cadez cuả nhà quản trị ở Malaysia là khác nhau
vấn đề nhận thức, không xem xét các biến ngữ cảnh khác như quy mô, ngành, cơ
cấu tổ chức, môi trường bên ngoài và công nghệ, thiết kế nghiên cứu cắt ngang
không thể kiểm tra các tuyên bố liên quan đến khả năng nhân quả, không kiểm tra
hiệu quả của các chiến lược kết hợp. Nghiên cứu gợi ý trong tương lai có thể phải
tìm hiểu thêm sự tương tác giữa lý thuyết nguồn lực về lợi thế cạnh tranh và chiến
lược cạnh tranh của Porter (1980).
Lino Cinquini và Andrea Tenucci viết “Kế toán quản trị chiến lược và chiến
lược kinh doanh: một khớp nối lỏng lẻo?” (Cinquini & Tenucci, 2010) nhằm tìm
câu trả lời cho chiến lược có ảnh hưởng đến việc sử dụng kỹ thuật kế toán quản
trị chiến lược hay không? Chiến lược kinh doanh đã được vận hành thông qua mô
hình, nhiệm vụ và vị trí chiến lược trên phạm vi không gian là nước Ý. Kế toán
khách hàng, giám sát vị trí cạnh tranh, đánh giá hoạt động của đối thủ cạnh tranh
dựa trên báo cáo tài chính được công bố và chi phí chất lượng đại diện cho các kỹ
thuật kế toán quản trị chiến lược được sử dụng rộng rãi nhất. Từ phân tích hồi quy,
cả hai loại chiến lược bảo vệ và chi phí đầu tư đều được tìm thấy sẵn sàng sử dụng
kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược hơn để giải quyết thông tin chi phí.
12
Nhóm tác giả Frezatti Fabio, Aguiar Andson B, Guerreiro Reinaldo, Gouvea
Maria A viết “Liệu kế toán quản trị đóng vai trò trong quá trình lập kế hoạch?”
(Frezatti, Aguiar, Guerreiro, & Gouvea, 2011) nhằm xem xét mối quan hệ giữa kế
toán quản trị và quy trình lập kế hoạch ở các công ty vừa và lớn Brazil. Sử dụng
các định nghĩa của Ngân hàng Kinh tế Quốc gia và Phát triển xã hội (BNDES) đưa
ra để xác định quy mô doanh nghiệp vừa có doanh thu vượt quá 18 triệu USD/năm.
Brazil có 2281 doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn đem về cho nền kinh tế tổng
doanh thu 502 tỷ USD. Nghiên cứu sử dụng quy trình phân tích AHP và phân tích
cụm thống kê, các tác giả đã nhóm các quy trình lập kế hoạch ngân sách chiến lược
của các thực thể thành năm cấu hình, sau đó các tác giả áp dụng các bài kiểm tra
thống kê để đánh giá năm cụm. Nghiên cứu kết luận rằng các quá trình hoạch định
chiến lược và ngân sách tác động một chiều đến MAI.
Ivankovic và Jerman nghiên cứu “Phân tích ngân sách trong ngành khách sạn”
(Ivankovic & Jerman, 2011) khảo sát từ 2004-2008 tại các khách sạn ở Slovenia
nhằm phân tích mức độ các nhà quản trị sử dụng kế toán quản trị chiến lược. Kết
quả cho thấy khách sạn có chiến kinh doanh lâu dài và có sử dụng kế toán quản trị
chiến lược sẽ gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng. Khách sạn sử dụng ngân
sách liên tục trên cơ sở chi phí tiêu chuẩn không tác động đến thành công. Một
chiến lược kinh doanh lâu dài giúp tổ chức thành công hơn những nơi có chiến lược
ngắn hạn hoặc không có chiến lược.
Azrina Nor, Ghani Yusof, Hui Wee Shu, Kamal Ibrahim, Rahman Abdul,
Tse Michael hướng sự quan tâm đến phong cách sử dụng thông tin ở các nước đang
phát triển như Malaysia đề cập trong nghiên cứu “Phong cách sử dụng thông tin và
sử dụng thông tin kế toán: Một nghiên cứu của Malaysia” (Azrina et al.,
2012) . Kiểm tra mối quan hệ giữa phong cách sử dụng thông tin và sử dụng thông
tin tài chính và phi tài chính. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng kiểu chẩn
đoán sử dụng thông tin có liên quan tích cực với việc sử dụng thông tin tài chính,
trong khi cách sử dụng thông tin tương tác có liên quan tích cực với việc sử dụng
13
thông tin phi tài chính (sự hài lòng của khách hàng) đóng vai trò quan trọng hơn
trong các quy trình ra quyết định của người quản trị đó trong môi trường cạnh tranh
cao. Hạn chế chính của nghiên cứu này là chọn mẫu chỉ 40 doanh nghiệp vì quan
điểm khác nhau về việc sử dụng thông tin kế toán trong việc ra quyết định.
Azzouz Elhamma và Zhang Yi Fei bàn về “Mối quan hệ giữa chi phí dựa
trên hoạt động (ABC), chiến lược kinh doanh và hiệu quả trong các doanh nghiệp
Ma-rốc” (Elhamma & Fei, 2013). Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa
ABC, chiến lược kinh doanh và hiệu quả tổ chức với mẫu chọn 62 doanh nghiệp
nhỏ, vừa và lớn ở Ma-rốc. Kết quả là chiến lược kinh doanh không có ảnh hưởng
đáng kể đến việc sử dụng mô hình ABC. Việc sử dụng phương pháp ABC của kế
toán quản trị dẫn đến năng suất tốt hơn cho các doanh nghiệp đã áp dụng kỹ thuật
này. Hạn chế của nghiên cứu là kích thước mẫu nhỏ. Tác giả lưu ý sử dụng các biến
tổ chức khác, ví dụ: cấu trúc tổ chức, sự không chắc chắn về môi trường, Việc sử
dụng các yếu tố quyết định tổ chức và hành vi, ví dụ: phong cách lãnh đạo, văn hóa
lãnh đạo, quyền sở hữu hợp pháp.
Kết quả khảo sát nhà quản trị công ty sản xuất ở Indonesia của Ishak Ramlia
và Denny Iskandarb cho thấy chiến lược kinh doanh “Thăm dò” và chiến lược kinh
doanh “Phòng thủ” là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đặc điểm hệ thống thông
tin kế toán quản trị trong bài viết “Kiểm soát, chiến lược kinh doanh và đặc điểm
của MAS” (Ramli & Iskandar, 2014).
Alsoboa (Alsoboa, 2015) bàn về kế toán khách hàng, chiến lược kinh doanh
và hiệu suất của khách hàng để khám phá mức độ sử dụng kỹ thuật kế toán khách
hàng trong các công ty công nghiệp, ảnh hưởng của chiến lược kinh doanh (trên ba
nền tảng dẫn đầu chi phí, sự khác biệt và tập trung) đến hiệu suất của khách hàng.
Khảo sát với mẫu là 68 công ty. Kết quả cho thấy có mối tương quan giữa chiến
lược kinh doanh, kế toán khách hàng và hiệu suất của khách hàng. Hạn chế về áp
dụng không đầy đủ các kỹ thuật kế toán khách hàng.
14
Gần đây, nhóm tác giả bài viết “Kế toán quản trị - chiến lược: trong ngân
hàng Hồi giáo2
” (Laela, Wijanto, & Ismal, 2018) kiểm tra hiệu quả của việc kế toán
quản trị - liên kết chiến lược về kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ở
Indonesia. Nghiên cứu cũng xem xét vai trò của vòng đời doanh nghiệp của các
ngân hàng trong việc ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa kế toán quản trị- liên kết
chiến lược và hiệu suất. Bảng câu hỏi khảo sát 97 Giám đốc và Thủ trưởng các ngân
hàng. Nghiên cứu này cho thấy sự liên kết giữa chiến lược định hướng chi phí
thấp, kế toán quản trị chiến lược và hệ thống kiểm soát quản lý cơ học có tác động
tích cực đến việc cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh . Đồng thời, biến vòng đời
doanh nghiệp không là tăng mối quan hệ tích cực giữa kế toán quản trị - liên kết
chiến lược và kết quả hoạt động kinh doanh.
Suhail Timimi với “Nghiên cứu tình huống: Ảnh hưởng của kế toán quản trị
chiến lược đối với hoạt động của các công ty dịch vụ ở Irắc” (Timimi, 2018) đã
khảo sát công ty Ý cho thấy các kỹ thuật SMA được sử dụng đáng kể. Chiến lược
khác biệt (chiến lược của Porter 1980, 1985) sẽ sử dụng kỹ thuật SMA để đáp ứng
yêu cầu khách hàng, ứng phó đối thủ cạnh tranh. Chiến lược dẫn đầu chi phí sẽ sử
dụng những kỹ thuật SMA để giải quyết thông tin chi phí. Tác giả gợi ý các tổ chức
sử dụng thông tin kế toán theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt là MAI góp phần
đáng kể vào hoạt động hiệu quả của quy trình quản trị. Hơn nữa, MAI góp phần vào
hiệu suất của tổ chức bằng cách cung cấp phản hồi về việc lập kế hoạch chiến lược
và hoàn thành công việc.
Nhìn chung, khả năng kế toán quản trị cung cấp thông tin liên quan trong
môi trường sản xuất được thảo luận không chỉ trong kế toán quản trị mà còn mở
rộng sang quản trị kinh doanh (Curry, 2018). Thật vậy, từ thập niên 1980 đã hình
thành những nghiên cứu quản trị kinh doanh về mối quan hệ giữa chiến lược kinh
doanh và kết quả hoạt động kinh doanh (Beard & Dess, 1981; Dent, 1990;
2
Ngân hàng Hồi giáo cung cấp sản phẩm và dịch vụ tương tự như một ngân hàng thương mại nhưng nó hoạt
động theo nguyên tắc không có lãi suất trong các giao dịch.
15
Govindarejan, 1985; Hambrick, 1980; Langfield-smith, 1997; Wooldridge & Steven,
1990; Zahra & Covin, 1993). Các nghiên cứu thực nghiệm đã khám phá rất nhiều
đường dẫn trung gian liên quan đến kế toán giữa chiến lược kinh doanh và kết quả
hoạt động kinh doanh. Ví dụ: Đường dẫn về sự tham gia của kế toán vào việc ra
quyết định chiến lược, mức độ sử dụng kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược (Cadez
& Guilding, 2008; Lay & Jusoh, 2012), ABC (Elhamma & Fei, 2013), hệ thống
thông tin kế toán quản trị (Chong & Chong, 1997; Ghasemi, Mohamad, Karami, &
Bajuri, 2015; Mia & Winata, 2014) hay ảnh hưởng của IFRS (Hoshino, 2017), vốn
xã hội (Acquaah, 2007). Các nghiên cứu chỉ ra rằng doanh nghiệp cạnh tranh chiến
lược tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh. Chiến lược kinh doanh được
nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ví dụ: Bốn khía cạnh P-D-A-R (Chiến
lược "Thăm dò" Prospectors, "Phòng thủ" Defenders, “Phân tích” Analyzers, “Phản
ứng” Reactors) (E.Miles, C.Snow, D.Meyer, & J.Coleman, 1978); ba khía cạnh
chiến lược khác biệt (differentiation-cost), chiến lược dẫn đầu chi phí (leadership)
và chiến lược tập trung (focus) (Porter, 2012).
Trong một dòng nghiên cứu khác, Giovanna Michelon, Giacomo Boesso và
Kamalesh Kumar đã kiểm định 188 công ty Mỹ tìm thấy sự theo đuổi trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp (CSR) một cách chiến lược có mối quan hệ dương với hiệu
suất công ty trong bài viết “Xem xét mối liên hệ giữa CSR, chiến lược và kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Phân tích các doanh nghiệp công dân3
tốt
nhất” (Michelon, Boesso, & Kumar, 2012). Đồng thời, có một liên kết tự nhiên giữa
CSR và kế toán (Huang & Watson, 2015) vì nghề kế toán có trách nhiệm chung về
việc thu thập, xử lý, cung cấp, phân tích và đảm bảo thông tin, trong đó có thông tin
liên quan đến CSR. Khi CSR trở phổ biến hơn trong kinh doanh hiện đại thì Báo
cáo trách nhiệm xã hội của doanh nhiệp (CSR Report) hay còn gọi Báo cáo phát
triển bền vững (Sustainability Report) trở nên phổ biến hơn. Kế toán sẽ có cơ hội
3
Doanh nghiệp công dân chỉ đến hình thức kinh doanh chủ yếu phục vụ cộng đồng.
16
tham gia vào việc lập, phân tích các Báo cáo CSR. Điều này cho thấy kế toán đóng
một vai trò quan trọng nhất định trong những công ty có chiến lược trách nhiện xã
hội của mình góp phần tăng kết quả hoạt động kinh doanh.
Mối quan hệ giữa “thông tin kế toán quản trị” và “kết quả hoạt động kinh
doanh” được cho là có tác động dương (Choe, 2004; Gul & Chia, 1994; Mia, 1993)
vì thông tin giúp đưa ra quyết định phù hợp hơn dẫn đến cải thiện hiệu suất của
doanh nghiệp. Nghiên cứu thực nghiệm ở các công ty điện tử (electrical and
electronics) Malaysia đã sử dụng thông tin SMA (thông tin đối thủ cạnh tranh và
thông tịn thị trường) ở mức độ cao, kết quả cho thấy mức độ sử dụng thông tin kế
toán quản trị chiến lược của các công ty có mối quan hệ đáng kể đến các khía cạnh
nhất định (tài chính và phi tài chính) của hiệu suất của công ty (Noordin, Zainuddin,
Mail, & Kaziemah, 2015). Điểm mới của nghiên cứu ở Malaysia là đo lường hiệu
quả hoạt động khách hàng thông qua thước đo phi tài chính. Đưa ra quyết định đúng
đắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất quản trị và hệ thống thông tin kế toán quản trị có
liên quan có thể ảnh hưởng đến quyết định tốt (Chenhall & Morris, 1986). Tuy
nhiên cũng có nghiên cứu cho rằng việc sử dụng hệ thống thông tin kế toán quản trị
phức tạp trong môi trường kinh doanh không chắc chắn mức độ thấp sẽ tác động âm
đến kết quả hoạt động kinh doanh (Agbejule, 2005) hoặc không có mối liên hệ đáng
kể (Perera, Harrison, & Poole, 1997). Xét về tổng quan các nghiên cứu nhận thấy
xuất hiện những dòng nghiên cứu khác nhau về thông tin kế toán quản trị. Lý thuyết
cần được kiểm định qua nhiều nghiên cứu (Anderson, 1983) để chứng minh được
rằng việc sử dụng thông tin kế toán quản trị là nguồn lực hỗ trợ chiến lược.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng thông
tin kế toán quản trị. Nghiên cứu xu hướng áp dụng kỹ thuật kế toán quản trị tại Việt
Nam của nhóm tác giả với bài viết tạm dịch “Thực hành kế toán quản trị phương
Tây tại doanh nghiệp Việt Nam” (Đoàn Ngọc Phi Anh et al., 2011). Một số nghiên
17
cứu về mức độ công bố thông tin kế toán (Nguyễn Thị Phương Hồng & Lê Hồng
Trung, 2016). Các tác giả (Đoàn Ngọc Phi Anh & Nguyễn Đức Thọ, 2013; Đoàn
Ngọc Phi Anh et al., 2011; Nguyễn Phong Nguyên & Đoàn Ngọc Quế, 2016; Trần
Ngọc Hùng, 2016; Võ Văn Nhị, 2014) nhận định tỷ lệ chấp nhận kế toán quản trị
phương tây vào nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam đã đáng kể hơn vì Việt Nam đang
trải qua những thay đổi đáng kể trong quản trị doanh nghiệp, nó sẽ ảnh hưởng đến
số lượng và chất lượng thông tin kế toán theo yêu cầu của ban quản trị hay của nhà
đầu tư. Những nghiên cứu liên quan được tóm tắt tại Phụ lục Bảng 1.2.
(Nguyễn Bích Liên, 2012) phân tích 12 yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin kế toán gồm: Tầm nhìn, cam kết của Ban quản trị cấp cao; Chiến lược,
chính sách ERP; Kinh nghiệm nhà tư vấn triển khai, Năng lực đội dự án; Thử
nghiệm hệ thống; Chất lượng dữ liệu; Đào tạo nhân viên; Quy trình xử lý và chất
lượng của ERP; Cơ sở hạ tầng; Văn hóa; Giám sát, kiểm tra; Người sử dụng bên
ngoài. Theo tác giả trên, chất lượng thông tin kế toán dựa vào chất lượng báo cáo
tài chính theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định chất lượng thông tin gồm
trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và có thể so sánh. Thông tin đó có
khả năng giúp người dùng đánh giá các vấn đề hoạt động doanh nghiệp, phổ biến
như vấn đề nguồn lực, tính không chắc chắn của môi trường, kết quả hoạt động kinh
doanh.
Tác giả Huỳnh Lợi (Huỳnh Lợi, 2007) khảo sát tình hình áp dụng kế toán
quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam với mẫu khảo sát 250 doanh
nghiệp. Tác giải lập luận rằng kế toán quản trị chưa tạo được sự kết nối, tính ổn
định, định hướng giữa MAI với nhu cầu thông tin thực hiện các chức năng quản trị
của nhà quản trị trong doanh nghiệp. Nguyên nhân từ môi trường pháp lý, môi
trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ, điều kiện cơ sở vật chất, hướng dẫn
áp dụng kế toán quản trị ảnh hưởng đến MAS. Để phát huy vai trò cung cấp thông
tin của kế toán quản trị thực hiện chức năng quản trị cần khai thác các tốt các kỹ
thuật kế toán quản trị. Kết quả khảo sát cho thấy doanh nghiệp sản xuất có vận dụng
18
phương pháp kỹ thuật kế toán tài chính như chứng từ, tài khoản, ghi sổ kép và kỹ
thuật hiện đại như định lượng hay mô hình quản trị. Tác giả cũng đề cập một số nội
dung kế toán quản trị áp dụng thực tiễn như: Các dự toán (về giá bán, tiêu thụ, sản
xuất, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản trị, kết quả kinh doanh...) để
định hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh; Kiểm soát chi phí, kế toán chi phí
và tính giá thành, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Phân tích các biến
động doanh thu, chi phí, lợi nhuận; Phân tích mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi
nhuận chứng minh quyết định quản trị.
(Pomberg, Pourjalali, Daniel, & Kimbro, 2012) thiết kế bảng câu hỏi và cuộc
phỏng vấn trực tiếp cho những người phụ trách kế toán quản trị (CFOs) tại danh
sách 30 bệnh viện ở Hà Nội và 30 bệnh viện các tỉnh thành lân cận. Kế quả trong
bài viết với nhan đề tạm dịch “Hệ thống thông tin kế toán quản trị: Bằng chứng thực
nghiệm tại nước đang phát triển- Vệt Nam” của nhóm tác giả cho thấy ảnh hưởng
của kế toán quản trị trong các bệnh viện trong một môi trường đang nhanh chóng
thay đổi từ tập trung sang một môi trường thị trường vốn mở hơn. Thông tin kế toán
quản trị thường được cung cấp để ra quyết định lựa chọn phương pháp điều trị,
quyết định mở chuyên khoa, cơ sở hạ tầng, quản trị nguồn nhân lực. Bài viết lưu ý
rằng tổ chức có cải thiện hệ thống kế toán nhưng chưa đạt sự mong đợi.
Bài viết trên tạp chí Kinh tế phát triển của đồng tác giả Nguyễn Phong
Nguyên và Đoàn Ngọc Quế (Nguyễn Phong Nguyên & Đoàn Ngọc Quế, 2016)
khảo sát 171 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cho thấy việc sử dụng thông tin kế
toán quản trị là nguồn lực giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh và gia tăng
kết quả hoạt động kinh doanh. Biến kết quả hoạt động kinh doanh sử dụng thước đo
tài chính. Tác giả mở rộng nghiên cứu của (Cadez & Guilding, 2008) theo hướng
nghiên cứu định hướng thị trường với khung lý thuyết từ ý tưởng MAS có tính hiếm,
có giá trị, khó bắt chước, khó có thể thay thế được.
Nghiên cứu gần đây về “Vai trò của kế toán quản trị trong việc nâng cao kết
quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam” (Nguyễn Phong
19
Nguyên & Trần Thị Trinh, 2018) đề cập sự tương tác giữa bộ phận kế toán như một
biến điều tiết mối quan hệ giữa việc sử dụng thông tin kế toán quản trị và sự tham
gia của kế toán vào hoạt động này. Khung lý thuyết gồm lý thuyết cơ sở nguồn lực
và lý thuyết bất định ở bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam vận dụng kế toán quản trị.
Tác giả đề xuất việc thiết kế và đưa vào sử dụng MAI nên dựa trên nghiên cứu
trước đó (Chenhall & Morris, 1986). Kết quả cho thấy mức độ sử dụng MAI có tác
động dương đến kết quả hoạt động kinh doanh với hệ số tương quan là 0,43 đáng kể
ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Hạn chế nghiên cứu là sử dụng các thước đo tài chính
mang tính ngắn hạn.
Nhìn chung mức độ sử dụng MAI tại các doanh nghiệp Việt Nam có ảnh
hưởng tích cực đến mối quan hệ chiến lược kinh doanh và kết quả hoạt động kinh
doanh hay không vẫn còn là khe hỏng.
1.3. Nhận xét và xác định khe hỏng nghiên cứu
Các nhà nghiên cứu theo quan điểm bất định đã nghiên cứu các biến bối cảnh
như môi trường, cấu trúc tổ chức, nhận thức của nhà quản trị đến việc sử dụng kế
toán quản trị. Trong đó có xu hướng nghiên cứu nhấn mạnh sự phức tạp của quan
hệ kế toán quản trị-chiến lược. Các quy trình và các vấn đề liên quan đến việc sử
dụng và ảnh hưởng của thông tin kế toán quản trị được chú trọng. Tuy nhiên lại
xuất hiện những dòng nghiên cứu nghi ngờ mối quan hệ kế toán quản trị và chiến
lược như (Lay & Jusoh, 2012) và (Elhamma & Fei, 2013) vì họ không tìm thấy mối
quan hệ đáng kể về mặt thống kê. Điều này cho thấy vai trò thông tin kế toán quản
trị trong doanh nghiệp còn tiềm tàng và cầm kiểm định thêm. Bởi lẽ một lý thuyết
khoa học phải kiểm định ở nhiều điều kiện hay bối cảnh khác nhau (Anderson, 1983;
Chalmers, 1999). Mặc khác một số nghiên cứu có số lượng mẫu hạn chế hay thang
đo kết quả hoạt động kinh doanh mang tính ngắn hạn.
Hơn nữa các nghiên cứu thường tập trung vào khám phá nhân tố tác động
đến việc thiết kế thông tin kế toán quản trị khi nhà quản trị nhận thức không chắc
chắn về môi trường mà ít xem xét đến môi trường cạnh tranh chiến lược. Nói cách
20
khác, tác giả nhận nhấy có ít nghiên cứu kiểm định tác động chiến lược kinh doanh
đến việc thiết kế và sử dụng MAI trên cả phạm vi rộng, kịp thời, ích hợp, đồng bộ.
Từ nghiên cứu quốc tế suy diễn mối quan hệ chiến lược kinh doanh và mức độ sử
dụng thông tin kế toán quản trị được thiết lập từ việc sử dụng các kỹ thuật kế toán
quản trị chiến lược. Tuy nhiên, cũng theo các tạp chí kế toán đã dẫn, chiến lược
kinh doanh được hiểu theo nhiều cách khác nhau, ví dụ theo “Thăm dò” ,“Phòng
thủ” hay “khác biệt”, “dẫn đầu chi phí”. Do đó nghiên cứu sẽ bổ sung vào sự hiểu
biết về yếu tố chiến lược kinh doanh tác động đến MAI còn hạn chế.
Mặc khác, (Lay & Jusoh, 2012) đã gợi ý trong tương lai có thể phải tìm hiểu
thêm sự tương tác giữa lý thuyết nguồn lực về lợi thế cạnh tranh và chiến lược cạnh
tranh của Porter (1980).
Nghiên cứu của (Nguyễn Phong Nguyên & Đoàn Ngọc Quế, 2016) cho
doanh nghiệp Việt Nam đã đề cập mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị dựa
trên quan điểm của Chenhall. Bài viết này đã giải thích sự biến thiên giữa các biến
bằng lý thuyết nguồn lực. Tuy nhiên việc chỉ sử dụng thước đo tài chính trong biến
kết quả hoạt động kinh doanh làm bài viết bị hạn chế khi nghiên cứu thông tin quá
khứ và mang tính ngắn hạn. Mặt khác những thay đổi về pháp luật gần đây sẽ ảnh
hưởng thông tin mẫu chọn của nguyên cứu trên. Bài nghiên cứu của tác giả sẽ khắc
phục được hạn chế trên qua đo lường bằng thước đo phi tài chính mang tính dài hạn
bên cạnh thước đo tài chính (như ROI, ROS, ROA, tốc độ tăng trưởng doanh thu...).
Từ nhận xét trên, tác giả xác định khe hỏng nghiên cứu là tác động chiến
lược kinh doanh đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị trên cả phạm vi rộng,
kịp thời, ích hợp, đồng bộ trong điều kiện Việt Nam. Chiến lược xem xét ở 2 góc độ
là chiến lược dẫn đầu chi phí và chiến lược khác biệt theo quan điểm cạnh tranh
chiến lược, nó sẽ tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh. Khe hỏng nghiên cứu
này quan trọng bởi vì chiến lược kinh doanh nó phản ánh khả năng riêng của doanh
nghiệp và khả năng này có thể tạo lợi thế cạnh tranh. Đồng thời việc sử dụng thông
tin kế toán quản trị cho việc hoạch định, thực hiện chiến lược đóng vai trò nguồn
lực tăng lợi thế cạnh tranh này. Mặc khác, vì điều kiện Việt Nam luôn có đặc thù
21
(như nền kinh tế mới nổi, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa) nên việc nâng cao
nội lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam ra quốc tế kèm theo xem xét yếu tố
phát triển bền vững trong chiến lược. Đây được cho là khác biệt với nghiên cứu
trước đó.
22
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Những dòng nghiên cứu liên quan đến đề tài được tìm thấy trong luận án, tạp
chí uy tín trong và ngoài nước. Có những xu hướng nghiên cứu nhấn mạnh sự phức
tạp của quan hệ kế toán quản trị và chiến lược. Tuy nhiên lại xuất hiện những dòng
nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ đáng kể về mặt thống kê. Những điều này
cho thấy vai trò thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp còn tiềm tàng và cần
kiểm định ở nhiều điều kiện hay bối cảnh khác nhau. Từ tổng quan các nghiên cứu
trước suy diễn mối quan hệ chiến lược kinh doanh và mức độ sử dụng thông tin kế
toán quản trị được thiết lập từ việc sử dụng các kỹ thuật kế toán quản trị. Sự theo
đuổi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp một cách chiến lược và vai trò quan trọng
nhất định của thông tin kế toán quản trị trong những doanh nghiệp có tích hợp CSR
vào chiến lược của mình góp phần tăng kết quả hoạt động kinh doanh. Đây là khe
hỏng nghiên cứu có tính mới và có ý nghĩa. Nó quan trọng vì chiến lược kinh doanh
phản ánh khả năng riêng của doanh nghiệp và khả năng này có thể tạo lợi thế cạnh
tranh. Đồng thời việc sử dụng thông tin kế toán quản trị có thể đóng vai trò nguồn
lực tăng lợi thế cạnh tranh này. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đặc thù về chính
sách kinh tế phát triển bền vững cần nâng cao nội lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam ra quốc tế.
23
Môi trường bên ngoài
Sứ mệnh công ty, trách nhiệm xã hội
Phân tích và lựa chọn chiến
Chiến lược kinh doanh
Mục tiêu dài hạn
Phân tích nội bộ
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm
2.1.1. Chiến lược kinh doanh
Bruce Henderson4
: “Đối thủ muốn duy trì thế cạnh tranh lâu dài phải giữ
vững lợi thế độc đáo bằng cách tạo ra khác biệt so với người khác. Quản trị sự khác
biệt này chính là tinh hoa của chiến lược kinh doanh dài hạn” (Carl W. Stern, 2013).
Porter5
: “Chiến lược kinh doanh là hành động tấn công hoặc phòng thủ để
tạo ra một vị trí phòng thủ trong một ngành công nghiệp, để đối phó thành công với
lực lượng cạnh tranh và do đó mang lại lợi tức đầu tư cao cho tổ chức. Tổ chức đã
phát hiện ra nhiều cách tiếp cận khác nhau để kết thúc này và chiến lược tốt nhất
cho một tổ chức cung cấp cuối cùng là một công trình độc đáo phản ánh hoàn cảnh
của nó” (CPA, 2011).
Chiến lược được sử dụng phổ biến và nhiều cách hiểu khác nhau. Trong bài
luận văn này tác giả đề cập chiến lược kinh doanh có bản chất là cạnh tranh chiến
lược. Cạnh tranh chiến lược tác động đến hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.
Các yếu tố tương tác trong cạnh tranh chiến lược bao gồm đối thủ, nguồn vốn, con
người, nguồn lực. Hình 2.1 thể hiện hầu hết những vấn đề trong quản trị chiến lược
từ tác giả (Trần Đăng Khoa & Hoàng Lâm Tịnh, 2017) và mượn nó để thể hiện
“chiến lược kinh doanh”, đề cập trong luận văn này, chỉ ra cách thức đạt được mục
tiêu dài hạn.
Hình 2. 1 Mô hình quản trị chiến lược
Nguồn: Trần Đăng Khoa & Hoàng Lâm Tịnh, 2017, Quản trị chiến lược, tr14
4
Nhà sáng lập The Boston Consulting Group
5
Tác giả cuốn Chiến lược canh tranh (Competitive Strategy) năm 1980
24
Trong lĩnh vực phân tích về sự cạnh tranh, Porter cho rằng các chiến lược
kinh doanh giúp doanh nghiệp vượt qua đối thủ khác trong ngành dựa trên nền tảng
là chiến lược dẫn đầu về chi phí (cost leadership), khác biệt hóa (differentiation),
trọng tâm (focus). Thứ nhất, “dẫn đầu về chi phí” nhấn mạnh tới việc sản xuất các
sản phẩm chuẩn hóa với mức chi phí thấp trên mỗi đơn vị sản phẩm, chiến lược
ngày nhắm đến đối tượng khách hàng nhạy cảm về giá cả. Chiến lược dẫn đầu chi
phí theo mô hình chi phí thấp nhằm đưa ra sản phẩm hướng đến số đông khách
hàng với mức giá thấp nhất trên thị trường hoặc theo mô hình chiến lược giá trị phù
hợp nhất nhằm đưa ra sản phẩm có giá trị tốt nhất so với mức giá mà số đông khách
hàng chấp nhận. Chiến lược dẫn đầu chi phí nhắm đến phân khúc thị trường rộng
lớn. Thứ nhì, “khác biệt hóa” nhấn mạnh tới việc sản xuất sản phẩm mang tính độc
nhất trong ngành và hướng tới khách hàng tương đối không nhạy cảm về giá cả.
Không chỉ doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa đều có thể áp dụng chiến
lược khác biệt. Thứ tam, “trọng tâm” nhấn mạnh sản phẩm đáp ứng nhu cầu của
một nhóm người tiêu dùng, một phân đoạn sản phẩm. Chiến lược tập trung nhắm
đến một thị trường quy mô nhỏ và các công ty nhỏ thường cạnh tranh trên nền tảng
này (Porter, 2012). Trong khi các công ty lớn hơn có khả năng tiếp cận nguồn lược
tốt hơn thường cạnh tranh dựa trên nền tảng dẫn đầu về chi phí, khác biệt hóa. Bài
biết muốn hướng đến tòa bộ ngành, thị trường rộng, phục vụ cho nhiều đối tượng
nên chọn đối tượng thu thập dữ liệu là doanh nghiệp vừa và lớn tại Việt Nam theo
đuổi chiến lược kinh doanh dẫn đầu chi phí hoặc khác biệt.
Các doanh nghiệp theo một trong hai chiến lược rộng lớn của Porter. Ví dụ
tại nước Mỹ: Southwest Airlines và Vanguard thực hiện theo một chiến lược dẫn
đầu chi phí. Hai doanh nghiệp này đã phát triển qua nhiều năm trên cơ sở cung cấp
sản phẩm chất lượng hoặc dịch vụ với giá thấp bằng sự quản trị tài ba chi phí của
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khác như Apple Inc, Johnson & Johnson, theo một
chiến lược sản phẩm khác biệt. Họ tạo ra lợi nhuận và tăng trưởng của họ dựa trên
khả năng cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ khác biệt, độc đáo thu hút khách
hàng của họ và thường có giá cao hơn các sản phẩm hoặc dịch vụ ít phổ biến hơn
25
của đối thủ cạnh tranh. Các chiến lược thành công đòi hỏi phải lựa chọn (Porter,
2012). Nhà quả trị phải quyết định chiến lược nào cần theo đuổi. Nhưng theo quan
điểm Porter linh hoạt chiến lược sẽ không đạt được lợi thế cạnh tranh. Do đó nên
theo đuổi một chiến lược để thành công hơn.
Nhìn lại chặng đường lịch sử phát triển của quản trị chiến lược kinh doanh
thế giới ta thấy thay đổi kế toán quản trị. Trước năm 1950, khoa học kỹ thuật lạc
hậu, chiến lược kinh doanh thể hiện sản xuất kinh doanh cạnh tranh cùng loại sản
phẩm bằng chiến lược giá cả, chi phí (Shank, K, & Govindarajan, 1993) kéo theo kế
toán quản trị chủ yếu là kế toán chi phí (Johnson, H.T, Kaplan, & R.S, 1987;
Langfield-Smith, Thorne, & Hilton, 2012). Những năm 1960, khoa học kỹ thuật cải
tiến, hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng ra nước ngoài làm kế toán quản trị tập
trung vào chi phí, mở rộng sang phân tích, dự báo (Huỳnh Lợi, 2014; Johnson et al.,
1987). Những năm 1980, công nghệ thông tin bùng nổ, chiến lược sản xuất kinh
doanh theo hướng sản xuất quy trình, chuỗi giá trị nên kế toán quản trị cung cấp
thông tin để quản trị hơn (Langfield-Smith et al., 2012). Những năm 1990, công
nghệ phát triển mạnh, chiến lược sản xuất kinh doanh bắt đầu sang sản phẩm khác
biệt. Hệ thống kế toán quản trị không chỉ có những thước đo tài chính hướng đến
mục tiêu ngắn hạn mà còn sử dụng thước đo phi tài chính nhằm đạt được mục tiêu
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (Langfield-Smith et al., 2012).
2.1.2. Mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị
Kế toán quản trị
Bản chất kế toán là nhận thức động, nhưng nhìn chung kế toán được xác định
là một hệ thống thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính của tổ chức (Nhị, 2011)
bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị.
“Kế toán quản trị là một quy trình cải tiến không ngừng việc hoạch định,
thiết kế, đo lường hệ thống thông tin tài chính, thông tin phi tài chính hoạt động của
doanh nghiệp để hướng dẫn, thúc đẩy hành động, hành vi quản trị và điều kiện hoạt
động của doanh nghiệp tạo nên giá trị văn hóa kinh doanh cần thiết nhằm đạt chiến
26
lược, chiến thuật và mục tiêu doanh nghiệp.” - (Anthony, A.Atkinson, D.Banker,
S.kaplan, & Young, 2001).
Theo Viện nghiên cứu Kế toán quản trị của Mỹ, “Kế toán quản trị là một quy
trình nhận dạng, tổng hợp, trình bày, giải thích và truyền đạt thông tin thích hợp cho
nhà quản trị thiết lập chiến lược kinh doanh, hoạch định và kiểm soát hoạt động, ra
quyết định kinh doanh, sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh tế, cải tiến và nâng cao
giá trị doanh nghiệp, đảm bảo an toàn cho tài sản, kết hợp chặt chẽ việc quản trị và
kiểm soát nội bộ.” - (T.Horngren, Bhimani, M.Datar, & Foster, 2002).
Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cuối thế kỷ XVIII, áp lực
cạnh tranh với doanh nghiệp lớn làm xuất hiện kế toán quản trị đáp ứng nhu cầu
thông tin cho những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp sản xuất nhỏ. Cuối thể
kỷ XX thế giới chứng kiến thời kinh kế cải cách, chuyển đổi; các nhà quản trị doanh
nghiệp đòi hỏi thông tin tập trung môi trường bên ngoài, hỗ trợ quyết định chiến
lược và duy trì lợi thế cạnh tranh. Kế toán quản trị cuối thế kỷ XX thường hình
thành, phát triển trước trong những doanh nghiệp lớn có trình độ khoa học công
nghệ cao và sau đó mở rộng sang những doanh nghiệp nhỏ có trình độ thấp
(Johnson & Kaplan, 1987). Một trong những chủ đề trọng tâm vào cuối những năm
1980 và 1990 là làm cho kế toán quản trị chiến lược hơn (Malmi, 2016). The
International Federation of Accountants (IFAC) nhận định trọng tâm kế toán quản
trị những năm đầu thế kỷ 21 là thông tin quản trị nguồn lực kinh tế có chiến lược và
trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh (Abdel-kader & Luther, 2006; IFAC, 2002)
và có xu hướng mở rộng vai trò kế toán quản trị (CPA, 2011). Xu hướng phát triển
kế toán quản trị thế giới hướng đến vai trò của nó trong hoạch định chiến lược, thực
hiện chiến lược (Ma & Tayles, 2009), kiểm soát thực hiện chiến lược (Cadez,
Guilding, & Cadez, 2012) hay phân tích dự báo (Cokins, 2013; Cokins Gary, 2014).
Ở khu vực Châu Á, Giáo sư Akira Nishimura (Nishimura, 2003) cho rằng kế toán
quản trị sẽ chuyển sang một kỷ nguyên mới và nó rất gần với quản trị.
Cải cách kinh tế và hội nhập đã mang lại những thay đổi quan trọng ảnh
hưởng đến môi trường xã hội, trong đó phát triển kế toán gần đây ở Việt Nam. Hệ
27
thống kế toán truyền thống của Việt Nam, ban đầu dựa trên nền kinh tế kế hoạch và
tập trung theo kiểu Xô Viết để lập kế hoạch và kiểm soát kinh tế quốc gia hơn là để
ra quyết định kinh tế vĩ mô. Luật Kế toán Việt Nam: “Kế toán quản trị là việc thu
thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị
và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”- (Luật Kế toán 2015).
Ở Việt Nam, kế toán quản trị chịu ảnh hưởng từ quan điểm của Nhà nước
thông qua hệ thống pháp luật theo chiều dọc từ Luật xuống Nghị định, Thông
tư...Kế toán quản trị quy định trong Luật Kế toán khác với kế toán tài chính ở đối
tượng cung cấp thông tin còn lại quy định chung về nội dung công tác kế toán, tổ
chức kế toán, người làm kế toán. Lịch sử đặc thù của hệ thống pháp luật Việt Nam
cho thấy sự thụ động chờ hướng dẫn của văn bản dưới luật.
Thông tin kế toán quản trị
Nếu như kế toán đề cập vấn đề liên quan kế toán (chính sách, môi trường
pháp lý, quy trình...) thì thông tin kế toán là kết quả, mục tiêu cuối cùng của quy
trình công việc kế toán.
Thông tin kế toán quản trị có thể cung cấp cho nhà quản trị hoạch định chiến
lược, kế hoạch, dự toán. Ví dụ: thông tin chiến lược kinh doanh sản phẩm phẩm,
thông tin kế hoạch tài chính của bộ phận, thông tin dự toán doanh thu của sản phẩm.
Thông tin kế toán quản trị có thể hỗ trợ nhà quản trị ra các quyết định. Ví dụ: thông
tin thích hợp về phương án kinh doanh, thông tin phân tích về hoạt động, thông tin
giá bán sản phẩm. Thông tin kế toán quản trị có thể cung cấp cho nhà quản trị tổ
chức thực hiện. Ví dụ: thông tin chi phí để thực hiện hoạt động kinh doanh, thông
tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận để bộ phận hoạt động. Thông tin kế toán quản trị
cho nhà quản trị kiểm tra, đánh giá hoạt động. Ví dụ: giá thành và tình hình biến
động giá thành, thành quả hoạt động của một hoạt động, thành quả quản trị của nhà
quản trị. Hệ thống kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà
quản trị các cấp trong một tổ chức thực hiện chức năng hoạch định, điều hành và
kiểm soát hoạt động của họ.
28
Hình 2 2. Chức năng kế toán quản trị
(Nguồn: Huỳnh Lợi. (2007). Xây dựng Kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản
xuất ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 14)
Trong môi trường kinh doanh quốc tế, bộ phận kế toán quản trị làm việc chặt
chẽ với các nhà quản trị trong việc xây dựng chiến lược bằng cách cung cấp thông
tin về các nguồn lợi thế cạnh tranh. Ví dụ: chi phí, năng suất, giá so với đối thủ cạnh
tranh, chi phí thêm các tính năng làm cho sản phẩm trở nên khác biệt. Quản trị
thông tin kế toán giúp các nhà quản trị xây dựng chiến lược bằng cách nhận diện
khách hàng quan trọng nhất của doanh nghiệp. Ví dụ: xây dựng cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin và phát triển khả năng bán sách trực tuyến Amazon.com; phân tích
lợi ích chi phí đã giúp Toyota xây dựng các nhà máy sản xuất tích hợp máy tính linh
hoạt (CIM) cho phép họ sử dụng cùng một thiết bị hiệu quả để sản xuất nhiều loại
xe nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quản trị thông tin kế toán giúp các nhà
quản trị xây dựng chiến lược bằng cách nhận diện những sản phẩm thay thế tồn tại
29
trên thị trường. Ví dụ: Hewlett-Packard thiết kế và định giá máy in mới sau khi so
sánh chức năng và chất lượng của máy in với các máy in khác có sẵn trên thị trường.
Quản trị thông tin kế toán giúp các nhà quản trị xây dựng chiến lược bằng cách
nhận diện khả năng quan trọng nhất của doanh nghiệp như công nghệ, sản xuất, tiếp
thị. Ví dụ: Công ty Kellogg sử dụng danh tiếng của thương hiệu của mình để giới
thiệu các loại ngũ cốc mới. Quản trị thông tin kế toán còn giúp các nhà quản trị xây
dựng chiến lược bằng cách xác định tài chính để tài trợ cho chiến lược. Ví dụ:
Proctor & Gamble đã phát hành nợ và vốn chủ sở hữu mới để tài trợ cho việc mua
lại nhà sản xuất dao cạo râu Gillette (Horngren, M.Datar, & Rajan, 2012). Các chiến
lược kinh doanh được thiết kế tốt nhất cộng hưởng thông tin từ kế toán quản trị tạo
thực thi chiến lược hiệu quả.
Các số liệu tài chính và số liệu vật chất về mặt hoạt động, các quá trình của
tổ chức. Hệ thống thông tin kế toán quản trị còn cung cấp thông tin phi tài chính và
định hướng cho tương lai (Chenhall & Morris, 1986). Kế toán quản trị đo lường,
phân tích và báo cáo thông tin tài chính và phi tài chính giúp người quản trị đưa ra
quyết định hoàn thành mục tiêu của một tổ chức. Người quản trị sử dụng thông tin
kế toán quản trị để phát triển, giao tiếp và thực hiện chiến lược. Thông tin kế toán
quản trị có thể cung cấp cho nhà quản trị hoạch định chiến lược, kế hoạch, dự toán,
hỗ trợ nhà quản trị ra các quyết định, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá hoạt
động. Họ cũng sử dụng thông tin kế toán quản trị để điều phối thiết kế sản phẩm,
các quyết định sản xuất và tiếp thị và để đánh giá hiệu suất. Thông tin và báo cáo kế
toán quản trị không phải tuân theo các nguyên tắc hoặc quy tắc được thiết lập. Các
câu hỏi chính luôn là (1) thông tin này giúp các nhà quản trị thực hiện công việc của
họ tốt hơn như thế nào và (2) những lợi ích của việc tạo ra thông tin này có vượt
quá chi phí không? (Horngren et al., 2012).
Tại Việt Nam, định hướng thông tin kế toán quản trị có thể chưa tạo sự liên
kết nhu cầu thực hiện các chức năng quản trị (Huỳnh Lợi, 2007). Nhưng nhìn chung
là có sử dụng kế toán quản trị.
30
Mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị
Kế toán quản trị đóng góp cho các quyết định chiến lược bằng cách cung cấp
thông tin về các nguồn lợi thế cạnh tranh (Horngren et al., 2012). Mức độ sử dụng
thông tin kế toán quản trị là có sử dụng hay không và nếu có thì được sử dụng ở tần
suất ra sao, phạm vi thế nào, cách thể hiện và mối tương tác các bộ phận. Tác giả đề
cập đến mức độ sử dụng thông qua việc doanh nghiệp thiết kế và sử dụng các kỹ
thuật kế toán quản trị. Một số kỹ thuật kế toán quản trị có thể kể đến như: ABC,
BSC, phân tích khả năng sinh lời khách hàng, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị
hàng tồn kho kịp thời JIT, chi phí Kaizen, chi phí môi trường... Theo nghiên cứu
của (Chenhall & Morris, 1986) việc thiết kế và sử dụng thông tin kế toán quản trị
được sử dụng ở phạm vi rộng hơn gồm thông tin tài chính và phi tài chính. Sử dụng
thông tin kế toán quản trị mang tính tích hợp giúp nhà quản trị ra quyết định nhanh
chống tạo ưu thế cạnh tranh, thông tin kế toán quản trị mang tính kịp thời, tính đồng
bộ trong quá trình đầu vào-xử lý-đầu ra. Theo đó, mức độ sử dụng thông tin kế toán
quản trị được biểu hiện qua việc doanh nghiệp sử dụng thông tin tài chính và/hoặc
phi tài chính, tác động của quyết định, tần suất báo cáo, tốc độ báo cáo giúp người
dùng sử dụng thông tin ra quyết định nhanh chóng.
Bốn khía cạnh được đề cập đến như sau:
- Phạm vi rộng: Thông tin mang đặc điểm là thông tin bên ngoài, thông tin
phi tài chính, định hướng tương lai.
- Tính kịp thời: Thể hiện tần suất báo cáo, tốc độ báo cáo.
- Tính tích hợp: Tổng hợp theo khoảng thời gian, theo khu vực chức năng,
mô hình phân tích hoặc quyết định (ví dụ: phân tích cận biên, mô hình khoảng
không quảng cáo).
- Tính đồng bộ: Thông tin mang đặc điểm thể hiện mục tiêu chính xác cho
các hoạt động và mối quan hệ tương tác của chúng trong tiểu đơn vị cũng như cung
cấp báo cáo về tương tác giữa các tiểu đơn vị.
31
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình hoạt động của doanh
nghiệp (Lay & Jusoh, 2012; Perera et al., 1997).
Có nhiều cách đo lường kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả, chẳng hạn
như trong chương trình CPA Úc (CPA, 2011) đề cập đến:
- Giúp nhà quản trị triển khai và giám sát chiến lược;
- Hỗ trợ ra quyết định;
- Động viên nhà quản trị và nhân viên của họ;
- Kết nối các bên liên quan.
Thiết kế đo lường kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả sẽ liên hệ với chiến
lược của tổ chức. Thông tin giúp đưa ra quyết định phù hợp hơn dẫn đến cải thiện
kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Kinh doanh, suy cho cùng cần đạt mục tiêu là
tăng trưởng, tức là đồng tiền an toàn và ổn định.
Vì MAI không chỉ có những thước đo tài chính hướng đến mục tiêu ngắn
hạn mà còn sử dụng thước đo phi tài chính nhằm đạt được mục tiêu chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp, do đó, kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện trên cả
phương diện tài chính và phi tài chính về chi phí, thu nhập, lợi nhuận, sự hài lòng
các bên hữu quan. Sản phẩm cuối cùng của kế toán quản trị là báo cáo. Báo cáo kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể theo từng công đoạn, theo chuỗi giá trị
hay theo trung tâm trách nhiệm (những doanh nghiệp theo đuổi chiến lược tích hợp
CSR, được đề cập ở mục 1.1 tổng quan nghiên cứu).
2.1.4 Doanh nghiệp vừa và lớn
Theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam là tổ chức có tên riêng, có
tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật luật
Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh. Vậy phân
biệt doanh nghiệp với các tổ chức ở đặc điểm mục đích kinh doanh và pháp luật
điều chỉnh.
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017; khoản 3
Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ
32
doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định quy mô doanh nghiệp được xác định theo số lao
động tham gia bảm hiểm xã hội bình quân năm và tổng nguồn vốn (hoặc doanh thu).
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực
công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm
không quá 200 người và tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng (hoặc tổng doanh
thu của năm không quá 200 tỷ đồng) mà không phải doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo
hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng nguồn vốn không quá 100
tỷ đồng (hoặc tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng) mà không phải
doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ.
Loại trừ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa suy ra doanh nghiệp lớn trong lĩnh
vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng được xác
định theo cùng tiêu chí trên sẽ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân
năm trên 200 người và tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng (hoặc tổng doanh thu của
năm trước liền kề trên 300 tỷ đồng) mà không phải doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa.
Doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo
hiểm xã hội bình quân năm trên 100 người và tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng
(hoặc tổng doanh thu của năm trên 300 tỷ đồng) mà không phải doanh nghiệp siêu
nhỏ, nhỏ, vừa.
Bảng 2.1. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp
Quy mô siêu
nhỏ
Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn
Tiêu chí
Loại
Nguồn
vốn (tỷ
đồng)
Lao
động
(người)
Nguồn
vốn (tỷ
đồng)
Lao
động
(người)
Nguồn vốn
(tỷ đồng)
Lao động
(người)
Nguồn vốn
(tỷ đồng)
Lao động
(người)
Sản xuất ≤ 3 ≤ 10 ≤ 20 ≤ 100 ≤ 100 ≤ 200 > 100 > 200
Thương
mại
≤ 3 ≤ 10 ≤ 20 ≤ 50 ≤ 100 ≤ 100 > 100 > 100
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
33
So với quy định trước đây (Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009)
tiêu chí phân loại doanh nghiệp có thay đổi về số lượng lao động và nguồn vốn.
Tuy lịch sử kế toán quản trị hình thành trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ
nhưng sau đó kế toán quản trị phát triển ở những doanh nghiệp lớn có trình độ khoa
học phát triển. Doanh nghiệp quy mô lớn có khả năng áp dụng kế toán quản trị tốt
hơn doanh nghiệp nhỏ. Theo (Huỳnh Lợi, 2007) nhóm doanh nghiệp sản xuất chuẩn
bị thiết kế hoặc đã thiết kế kế toán quản trị thường là doanh nghiệp có quy mô vừa
hoặc lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thường tập trung ở khu công
nghiệp, khu chế xuất. Nhóm doanh nghiệp sản xuất không có kế toán quản trị
thường là những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp ở tỉnh nhỏ. Qua kinh nghiệm các
nghiên cứu trước, cùng với kỳ vọng của tác giả cho rằng các doanh nghiệp có quy
mô vừa, doanh nghiệp có quy mô lớn có đủ khả năng khai thác hết chuỗi giá trị toàn
cầu bằng cách nâng cao nội lực trên cả ba yếu tố công nghệ, con người, quản trị.
Nếu thiếu các doanh nghiệp này sẽ khó đổi mới công nghệ do cần vốn lớn.
2.2 Lý thuyết nền
2.2.1 Thuyết bất định
Lý thuyết bất định (Contingency theory) (D. T. Otley, 1980) được sử dụng
để nghiên cứu hành vi của tổ chức. Không có cơ cấu tổ chức nào là tốt nhất. Hiệu
quả hoạt động của tổ chức phụ thuộc vào sự phù hợp với cơ cấu tổ chức và các biến
bất định như môi trường, công nghệ, chiến lược, văn hóa.
Nghiên cứu theo thuyết bất định cho rằng chiến lược kinh doanh là biến bất
định, biến ngữ cảnh. Những ảnh hưởng của toàn cầu hóa dẫn đến những thay đổi
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược này xác định cách một tổ chức
phù hợp với khả năng của riêng mình với các cơ hội trên thị trường để hoàn thành
các mục tiêu của mình (Carl W. Stern, 2013).
Cách tiếp cận của bài biết dựa trên lý thuyết bất định. Do đó sẽ không có hệ
thống kế toán phù hợp nhất và không có mô hình hệ thống thông tin kế toán quản trị
có thể áp dụng cho tất cả doanh nghiệp. Sự phù hợp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như đặc thù ngành, môi trường, công nghệ, chiến lược doanh nghiệp. Đây là điều
34
kiện làm cho thông tin kế toán trong doanh nghiệp này không thể bắt chước qua
doanh nghiệp khác và không thể thay thế. Tính khó bắt chước và khó thay thế sẽ
được đề cập trong thuyết nguồn lực. Các thông tin kế toán được xem là tạo điều
kiện thuận lợi cho việc ra quyết định trong các tổ chức nên nó được thiết kế phù hợp
với môi trường và cấu trúc của tổ chức.
2.2.2. Thuyết cơ sở kiến thức
Lý thuyết cơ sở kiến thức (Knowledge Based Theory) của (Grant, 1996) xem
xét kiến thức như là nguồn lực của một công ty. Vì nguồn lực dựa trên tri thức
thường rất khó để bắt chước và xã hội phức tạp, không đồng nhất căn cứ kiến thức
và khả năng giữa các công ty là những yếu tố quyết định chính của duy trì lợi thế
cạnh tranh và vượt trội của công ty thực hiện.
Lý thuyết này có nguồn gốc từ quản trị chiến lược. Nó xây dựng và mở rộng
quan điểm dựa trên nguồn lực của công ty (RBV). Vai trò quan trọng của kiến thức
trong các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh.
Kế toán quản trị cung cấp thông tin (về các nguồn lợi thế cạnh tranh, khách
hàng, sản phẩm, tài chính, phân tích về hoạt động...) đến các nhà quản trị doanh
nghiệp để từ đó họ xử lý thông tin, học hỏi để chuyển thông tin thành kiến thức.
Chính việc học hỏi là nguồn lực có giá trị của doanh nghiệp.
2.2.3. Thuyết nguồn lực
Quan điểm nguồn lực (Resource Based View-RBV) của (Wernerfelt, 1984)
cho rằng các doanh nghiệp có thể xây dựng lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn lực,
kỹ năng và năng lực đặc thù mà họ kiểm soát hay phát triển để tạo cơ sở hình thành
các lợi thế cạnh tranh đặc thù, bền vững từ đó cho phép doanh nghiệp phác thảo
chiến lược kinh doanh cạnh tranh thành công. Mô hình RBV cung cấp một mô hình
lý thuyết để khám phá những lợi thế cạnh tranh xuất phát từ các tài sản hữu hình, vô
hình và năng lực tổ chức. Barney đã mở rộng thành lý thuyết nguồn lực động. Lý
thuyết này tập trung toàn diện từ phân tích nguồn lực bên trong và bên ngoài. Nếu
doanh nghiệp khai thác tốt nguồn lực hiện có thì có khả năng tạo lợi thế cạnh tranh.
Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, nơi nó có thể tạo ra giá trị kinh tế hơn so
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị
Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị

More Related Content

Similar to Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị

Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc NovalandLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc NovalandHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ PhiếuLuận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ PhiếuHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h pec ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h pec ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h pec ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h pec ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập ĐỏCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập ĐỏHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Mối Quan Hệ Phong Cách Lãnh Đạo, Vốn Tâm Lý Và Sự Gắn Kết Công Việc Của Nhân ...
Mối Quan Hệ Phong Cách Lãnh Đạo, Vốn Tâm Lý Và Sự Gắn Kết Công Việc Của Nhân ...Mối Quan Hệ Phong Cách Lãnh Đạo, Vốn Tâm Lý Và Sự Gắn Kết Công Việc Của Nhân ...
Mối Quan Hệ Phong Cách Lãnh Đạo, Vốn Tâm Lý Và Sự Gắn Kết Công Việc Của Nhân ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài ChínhTác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài ChínhViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu Cơ
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu CơLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu Cơ
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu CơViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá NhânLuận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá NhânLuận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị (20)

Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc NovalandLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tếLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
 
Phân hệ khách hàng và hợp đồng trong CRM của doanh nghiệp
Phân hệ khách hàng và hợp đồng trong CRM của doanh nghiệpPhân hệ khách hàng và hợp đồng trong CRM của doanh nghiệp
Phân hệ khách hàng và hợp đồng trong CRM của doanh nghiệp
 
Luận văn: Phân hệ hợp đồng trong CRM của doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Phân hệ hợp đồng trong CRM của doanh nghiệp, HAYLuận văn: Phân hệ hợp đồng trong CRM của doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Phân hệ hợp đồng trong CRM của doanh nghiệp, HAY
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ PhiếuLuận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
 
Đề tài hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HAYĐề tài hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HAY
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h pec ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h pec ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h pec ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h pec ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập ĐỏCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
 
Mối Quan Hệ Phong Cách Lãnh Đạo, Vốn Tâm Lý Và Sự Gắn Kết Công Việc Của Nhân ...
Mối Quan Hệ Phong Cách Lãnh Đạo, Vốn Tâm Lý Và Sự Gắn Kết Công Việc Của Nhân ...Mối Quan Hệ Phong Cách Lãnh Đạo, Vốn Tâm Lý Và Sự Gắn Kết Công Việc Của Nhân ...
Mối Quan Hệ Phong Cách Lãnh Đạo, Vốn Tâm Lý Và Sự Gắn Kết Công Việc Của Nhân ...
 
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài ChínhTác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu Cơ
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu CơLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu Cơ
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu Cơ
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
 
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...
 
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá NhânLuận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân
 
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá NhânLuận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareHuyBo25
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptxsongtoan982017
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 

Tác Động Của Chiến Lược Kinh Doanh Đến Mức Độ Sử Dụng Thông Tin Kế Toán Quản Trị

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN THANH MAI TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐẾN MỨC ĐỘ SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ LỚN Ở VIỆT NAM Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh–Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN THANH MAI TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐẾN MỨC ĐỘ SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ LỚN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VÕ VĂN NHỊ Thành phố Hồ Chí Minh–Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2019 Luận văn “Tác động của chiến lược kinh doanh đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và lớn ở Việt Nam” là kết quả lao động của chính tác giả cùng với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Võ Văn Nhị. Kết quả nghiên cứu trung thực và chưa được công bố trước đây. Các tác phẩm tham khảo khác kế thừa trong bài nghiên cứu của tôi được sử dụng theo Luật Sở hữu trí tuệ. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phan Thanh Mai
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1.Sự cần thiết của đề tài ..........................................................................................1 2.Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu...........................................................................3 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 3 2.2. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................... 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................4 5. Đóng góp của luận văn........................................................................................4 6. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.......................................................... 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước...................................................................6 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước...........................................................16 1.3. Nhận xét và xác định khe hỏng nghiên cứu ...................................................19 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................... 23 2.1. Khái niệm .......................................................................................................23 2.1.1. Chiến lược kinh doanh............................................................................. 23 2.1.2. Mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị.............................................. 25
  • 5. 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh.................................................................. 31 2.1.4 Doanh nghiệp vừa và lớn.......................................................................... 31 2.2 Lý thuyết nền...................................................................................................33 2.2.1 Thuyết bất định ......................................................................................... 33 2.2.2. Thuyết cơ sở kiến thức............................................................................. 34 2.2.3. Thuyết nguồn lực..................................................................................... 34 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................... 38 3.1. Quy trình nghiên cứu......................................................................................38 3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết..................................................................40 3.3. Thang đo.........................................................................................................41 3.4. Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu............................................................43 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.................................. 49 4.1. Kết quả nghiên cứu.........................................................................................49 4.1.1. Độ tin cậy thang đo.................................................................................. 49 4.1.2. Đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt ............................................... 52 4.1.3. Kiểm định tương quan giữa các biến....................................................... 55 4.2. Bàn luận..........................................................................................................57 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 60 5.1. Kết luận ..........................................................................................................60 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................61 5.3. Hạn chế của bài viết và hướng nghiên cứu thiếp theo....................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MAI Thông tin kế toán quản trị (Management Accounting Information) MAS Hệ thống thông tin kế toán quản trị (Management Accounting System) SMA Kế toán quản trị chiến lược (Strategic Management Accounting) CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility)
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tóm tắt nghiên cứu ngoài nước liên quan chủ đề nghiên cứu.................14 Bảng 1.2 Tóm tắt các nghiên cứu trong nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu ..... 16 Bảng 2.1. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp.............................................................. 32 Bảng 3.1. Tóm tắt thông tin mẫu chọn..................................................................... 47 Bảng 4.1. Hệ số Cronbach's Alpha thang đo Chiến lược kinh doanh...................... 49 Bảng 4.2. Hệ số Cronbach's Alpha thang đo Kết quả hoạt động kinh doanh .......... 50 Bảng 4.3. Hệ số Cronbach's Alpha thang đo MAI................................................... 50 Bảng 4.4. Độ tin cậy thang đo Cronback’s Alpha.................................................... 52 Bảng 4.5. Kiểm định tính thích hợp của mô hình .................................................... 52 Bảng 4.6. Kiểm định độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố ............... 53 Bảng 4.7. Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................ 54 Bảng 4.8 Kiểm định tương quan Chiến lược kinh doanh và mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị.................................................................................................... 56 Bảng 4.9 Kiểm định tương quan giữa hai biến Mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị và Kết quả hoạt động kinh doanh................................................................ 56
  • 8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2. 1. Mô hình quản trị chiến lược.................................................................... 23 Hình 2. 2. Chức năng kế toán quản trị ..................................................................... 28 Hình 3. 1. Các bước thực hiện nghiên cứu .............................................................. 38 Hình 3. 2. Mô hình nghiên cứu................................................................................ 41 Hình 4. 1. Mô hình nghiên cứu................................................................................ 57
  • 9. TÓM TẮT Tiêu đề: “Tác động của chiến lược kinh doanh đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và lớn ở Việt Nam”. Tóm tắt: Nghiên cứu xem xét tác động của “chiến lược kinh doanh” đến “mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị” để nâng cao “kết quả hoạt động kinh doanh” cho doanh nghiệp vừa và lớn Việt Nam. Từ lý thuyết nguồn lực, thuyết bất định, thuyết cơ sở kiến thức biện luận mô hình, giả thuyết biểu diễn cho mối quan hệ S-MAI-P. Nghiên cứu đo lường, kiểm định mối quan hệ này bằng thu thập dữ liệu thực tế từ mẫu 163 doanh nghiệp vừa và lớn ở Việt Nam. Kết quả cho thấy chiến lược kinh doanh có tác động đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị và mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị là nguồn lực cạnh tranh có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh. Bài viết cũng góp phần lưu ý rằng nếu muốn gia tăng kết quả hoạt động kinh doanh không chỉ định vị chiến lược kinh doanh mà nên thiết kế, sử dụng thông tin kế toán quản trị cả bốn khía cạnh về phạm vị rộng, kịp thời, tích hợp và đồng bộ. Từ khóa : “Chiến lược kinh doanh”; “Thông tin kế toán quản trị”; “Kết quả hoạt động kinh doanh”.
  • 10. ABSTRACT Title: "The impact of generic strategy to the extent of using management accounting information to improve firm performance for medium and large enterprises in Vietnam". Abstract: This study examines the impact of generic strategy to the extent of using management accounting information to improve firm performance for medium and large enterprises in Vietnam. From the theory of resources, the theory of uncertainty, theory of knowledge arguing the model, the hypothesis of the relationship between S-MAI-P. This study measures and verifies this relationship by collecting actual data from the sample of medium and large enterprises in Vietnam. The results show that the strategy has an impact on the level of management accounting information usage and the level of management accounting information usage as a competitive force that has an impact on firm performance. The article also contributes to note that if you want to increase firm performance not only locate generic strategies, but also design and use management accounting information vary according to: broad, scope, timeliness, integration, aggregation. Keywords: Generic strategy; Management accounting information; Performance.
  • 11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Môi trường hoạt động xã hội luôn thay đổi. Bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa, thời đại công nghiệp 4.0, môi trường kinh doanh phức tạp và không chắc chắn. Từ Internet ra đời và phát triển nhanh chóng trong hai thập kỷ qua cho đến công nghệ truyền thông, điện toán đám mây cùng những tiến bộ công nghệ thông tin khác đã tạo ưu thế kinh doanh và làm động lực thay đổi kế toán quản trị (Atlanta, 2018; Dechow, Granlund, & Mouritsen, 2007). Từ đó, vai trò kế toán quản trị thay đổi tùy thuộc vào thay đổi môi trường. Ngày nay các doanh nghiệp mạnh dạn đưa ra quyết định lớn hơn về mức sản lượng, loại sản phẩm, nguồn đầu vào, cửa hàng bán và giá cả. Để hỗ trợ việc đưa ra quyết định như vậy, thông tin trở nên quan trọng hơn rất nhiều đối với việc quản lý so với chính sách tập trung trước đây. Việc sử dụng thông tin kế toán quản trị trong môi trường kinh doanh hiện nay của người dùng đa dạng, chúng cung cấp cho nhà quản trị hoạch định chiến lược, kế hoạch, dự toán, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động. Qua khảo sát nghiên cứu tại Việt Nam nhận thấy thông tin từ kế toán quản trị được sử dụng và tỷ lệ chấp nhận kế toán quản trị đã đáng kể hơn (Đoàn Ngọc Phi Anh & Nguyễn Đức Thọ, 2013; Đoàn Ngọc Phi Anh, Nguyễn Đức Thọ, & Mia, 2011; Nguyễn Phong Nguyên & Đoàn Ngọc Quế, 2016; Trần Ngọc Hùng, 2016; Võ Văn Nhị, 2014) nhưng việc sử dụng nó chưa phát huy hết vai trò vốn có trong thực tiễn hoạt động tại doanh nghiệp (Võ Văn Nhị, 2014) hay dưới dạng tiềm năng (Huỳnh Lợi, 2007). Cũng cần nhìn nhận rằng một hệ thống kế toán quản trị chất lượng có thể không đảm bảo cạnh tranh thành công. Tuy nhiên, một hệ thống kế toán quản trị không hiệu quả, cung cấp thông tin chậm trễ, sai lệch hoặc kết hợp quá nhiều thông tin có thể làm suy yếu nỗ lực của doanh nghiệp trong các hoạt động. Liệu rằng MAI có khả năng là nguồn lực xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp ở quy mô vừa, quy mô lớn - có điều kiện triển khai, vận hành tốt bộ phận kế toán quản trị tại thị trường kinh tế mới nổ như Việt Nam.
  • 12. 2 Nền kinh tế Việt Nam đã ổn định trong nhiều năm. Năm 2017, nền kinh tế vĩ mô ổn định, xuất khẩu tăng mạnh, GDP đạt 6,7%, tổng giá trị xuất nhập khẩu/GDP liên tục tăng đạt tới 200% (Cổng thông tin điện tử Chính phủ, 2017) cho thấy nền kinh tế dựa nhiều vào tăng trưởng thương mại. Nền kinh tế cần đóng góp từ doanh nghiệp quy mô vừa, lớn1 . Thiếu doanh nghiệp vừa, lớn sẽ thiếu công nghệ đổi mới, khó tạo ra được tính cạnh tranh cho nền kinh tế. Năm 2018, GDP đạt 7,08% (Cổng thông tin điện tử Chính phủ, 2018), kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa thật vững chắc (Tổng cục Thống kê, 2018b). Năm 2019 là năm hứa hẹn bứt phá để hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016–2020 và mục tiêu phấn đấu của Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019. Mặt khác, định hướng và bước đi của Việt Nam là gắn kết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với bền vững để phù hợp với các chương trình nghị sự của khu vực và thế giới, như Nghị quyết của Liên hợp quốc về phát triển bền vững đến năm 2030. Để đạt mục tiêu đòi hỏi một phần đóng góp từ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp. Tổng Giám đốc PwC Việt Nam-Bà Đinh Thị Quỳnh Vân nhận định nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác hết được chuỗi giá trị trong khu vực, để qua vượt rào cản này, doanh nghiệp phải nâng cao nội lực trên ba yếu tố chính là công nghệ, con người và quản trị (Mai Khanh, 2018). Quản trị tốt giúp doanh nghiệp có khả năng phòng ngừa và ứng phó tốt hơn với các rủi ro và tạo niềm tin với các bên hữu quan. Lý thuyết nguồn lực chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp khai thác tốt nguồn lực hiện có thì có khả năng tạo lợi thế cạnh tranh từ đó nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khả năng tạo ra nguồn lực bên trong của thông tin kế toán quản trị chưa được kiểm định rộng rãi, đặc biệt ở nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Nhằm hướng đến thành công khi cạnh tranh trong môi trường hiện nay, một hệ thống kế toán quản trị hiệu quả, cung cấp thông tin kịp thời, tích hợp, đồng bộ, trên phạm vi rộng có thể có giá trị cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Từ 1 Tính đến 01/01/2017, Việt Nam có 517,9 nghìn doanh nghiệp (DN). Trong số doanh nghiệp, có 10,1 nghìn DN lớn, chiếm tỷ lệ 1,9%; số doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ là 507,86 nghìn, chiếm 98,1%. DN vừa có gần 8,5 nghìn DN, chiếm 1,6%; DN nhỏ là 114,1 nghìn DN, chiếm 22,0% và DN siêu nhỏ là 385,3 nghìn DN, chiếm cao nhất với 74,4% (Tổng cục Thống kê, 2018c).
  • 13. 3 suy diễn lý thuyết và nhu cầu thực tiễn, tác giả đã tiến hành thực hiện nghiên cứu với chủ đề “Tác động của chiến lược kinh doanh đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị để nâng cao kết quả hoạt kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và lớn ở Việt Nam” phù hợp với bối cảnh hiện nay. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu là giải thích và dự báo được vai trò thông tin kế toán quản trị là nguồn lực cạnh tranh sử dụng cho chiến lược kinh doanh để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Bài nghiên cứu này ra đời nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam hiểu biết về thiết kế thông tin kế toán quản trị trong kinh doanh. Nói cách khác, nghiên cứu này xem xét tác động của chiến lược kinh doanh, thông qua mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị, vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Mục tiêu 1: Kiểm định giả thuyết chiến lược kinh doanh có tác động đến mức độ sử dụng thông tin từ kế toán quản trị. Mục tiêu 2: Kiểm định giả thuyết mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Có hai câu hỏi nghiên cứu được đặt ra: Câu hỏi 1: Chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng thông tin từ kế toán quản trị không? Câu hỏi 2: Mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị có ảnh hưởng kết quả hoạt động kinh doanh không? Để trả lời hai câu hỏi trên, tác giả tập trung vào việc: (1) Thiết lập chiều tác động từ chiến lược kinh doanh đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị; (2) Thiết lập chiều tác động từ mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị đến kết quả hoạt động kinh doanh.
  • 14. 4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tác động của chiến lược kinh doanh đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị; tác động của mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu là doanh nghiệp vừa và lớn ở Việt Nam từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định lượng là chính. Từ lý thuyết nguồn lực, thuyết bất định, thuyết kiến thức biện luận mô hình, giả thuyết biểu diễn tác động chiến lược kinh doanh, mức độ sử dụng MAI, kết quả hoạt động kinh doanh phù hợp với điều kiện Việt Nam và đo lường, kiểm định mối quan hệ này bằng thu thập dữ liệu thực tế các doanh nghiệp vừa và lớn ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả sử dụng khảo sát trực tuyến cho đối tượng CEO, CFO, kế toán trưởng, trưởng (phó) phòng để thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS. Kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất. Số liệu từ mẫu được phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, tương quan biến tổng, phân tích nhân tố khám phá EFA, tương quan Pearson. 5. Đóng góp của luận văn Có ít nghiên cứu tại Việt Nam khám phá vai trò của mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị trong đường dẫn chiến lược kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh. Bài viết góp phần vào sự hiểu biết về kết hợp chiến lược kinh doanh với thiết kế, sử dụng và phát triển thông tin kế toán quản trị nhằm nâng cao kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và lớn ở nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Mặt khác, chiến lược kinh doanh là biến quan trọng vì nó phản ánh khả năng riêng của doanh nghiệp và khả năng này có thể tạo lợi thế cạnh tranh. Sử dụng thông tin kế toán quản trị cho việc hoạch định, ra quyết định chiến lược nên nó là biến quan trọng đóng vai trò nguồn lực tăng lợi thế cạnh tranh. Mà theo thuyết nguồn lực doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh sẽ gia tăng kết quả hoạt động kinh doanh. Bổ
  • 15. 5 sung vào hệ thống cơ sở lý luận một tổng quan các nghiên cứu giao thoa giữa quản trị và kế toán. Bài viết cũng góp phần lưu ý nhà quản trị doanh nghiệp rằng muốn gia tăng kết quả hoạt động kinh doanh không chỉ định vị chiến lược kinh doanh mà nên thiết kế, sử dụng thông tin kế toán quản trị cả bốn khía cạnh về phạm vị rộng, kịp thời, tích hợp và đồng bộ. Bên cạnh tăng trưởng doanh thu còn cần hướng đến giá trị của các bên với doanh nghiệp. Những đóng góp của bài viết phù hợp định hướng phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn Bài luận có 5 chương. Trước khi đi vào nội dung tác giả phân tích bối cảnh nghiên cứu trình bày được tính cấp thiết về mặt lý thuyết và thực tiễn cần nghiên cứu. Qua đó đặt ra câu hỏi nghiên cứu và sử dụng phương pháp định lượng để giải quyết. Các chương sau đó được trình bày: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý thuyết Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5. Kết luận và kiến nghị
  • 16. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước Bài nghiên cứu trong tạp chí Accounting & Organizational Change, tác giả Kihn và các cộng sự đã phân loại nghiên cứu kế toán quản trị thành ba nhóm nghiên cứu chính: (1) Kiểm soát (management control), (2) Chi phí (cost accounting) và (3) Các chủ đề kế toán quản trị khác như việc ra quyết định, khả năng sinh lời, thông tin kế toán, hệ thống thông tin kế toán, thay đổi kế toán quản trị và và kế toán quản trị chiến lược được (Kihn, Lili-Anne, Näsi, & Salme, 2017). Trong số đó, Kihn đã đánh giá các nghiên cứu có xu hướng dành mối quan tâm đến nhóm chủ đề thứ ba “(3)”. Thay đổi kế toán quản trị đã thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu (Cinquini & Tenucci, 2010; Langfield-smith, 1997; Lay & Jusoh, 2012; Ma & Tayles, 2009; Nixon, 2012; Nyamori, Perera, & Lawrence, 2001; Obohn & Ajibolade, 2017; D. Otley, 2001; K. L. Smith & Langfield-smith, 2008; M. Smith, 2015). Sự quan tâm ngày càng tăng trong nghiên cứu quốc tế về chiến lược trong kế toán quản trị và còn nhiều quan điểm trái chiều (Kihn et al., 2017). Theo hướng kế toán quản trị chiến lược, Simmonds đưa ra nhận định kế toán quản trị cung cấp và phân tích thông tin về doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh để sử dụng trong việc phát triển và giám sát chiến lược. Simmonds khuyến nghị các kế toán quản trị thay đổi định hướng của mình để cung cấp thông tin có giá trị lớn nhất cho doanh nghiệp (Simmonds, 1981). Tuy nhiên, kế toán quản trị chiến lược được đánh giá chưa đủ điều kiện áp dụng cho số đông doanh nghiệp Việt Nam khi nó chỉ mới ở vạch xuất phát (Đoàn Ngọc Quế & Trịnh Thiện Hiệp, 2014). Trên tạp chí Management Accounting Research, nhóm tác giả Atkinson và cộng sự gợi ý 3 hướng nghiên cứu kế toán quản trị trong nhóm chủ đề kế toán quản trị khác (Atkinson, A, Ramji, Peter, & M, 1997): (1) Vai trò của kế toán quản trị trong thay đổi tổ chức; (2) Sự tương tác giữa kế toán và cơ cấu tổ chức; (3) Vai trò
  • 17. 7 của thông tin kế toán trong việc hỗ trợ ra quyết định. Tác giả chú ý đến xu hướng nghiên cứu vai trò của thông tin kế toán quản trị hỗ trợ ra quyết định. Nghiên cứu về thông tin kế toán và việc ra quyết định chiến lược đã được nghiên cứu bởi William J. Bruns với công trình “Thông tin kế toán và việc ra quyết định: Một số giả thuyết hành vi” (Bruns, 1968). Ông đưa ra 4 giả thuyết lý thuyết đánh giá tác động của thông tin kế toán về quyết định cần được khám phá thêm. Từ đó, các nghiên cứu về kế toán quản trị và chiến lược kinh doanh có thể tìm thấy trong các tài liệu rất đa dạng và tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau của kế toán và chiến lược. Tổng quan các nghiên cứu quốc tế trình bày sau đây được tóm tắt ở phần phụ lục Bảng 1.1. Tác giả người Anh David T.Otley bàn về “Lý thuyết bất định với kế toán quản trị: quá trình và thành tựu đạt được” (D. T. Otley, 1980). Ông đã khảo sát sự phát triển và nội dung của lý thuyết bất định trong kế toán quản trị và đưa ra lập luận rằng nghiên cứu thông tin kế toán không thể tách biệt bối cảnh. Một bài viết khác trong tạp chí học thuật về quản trị tạm dịch là “Chiến lược đơn vị kinh doanh, đặc điểm quản trị và hiệu quả của đơn vị kinh doanh khi thực hiện chiến lược” (Gordon & Narayanan, 1984), các tác giả đã tiến hành cuộc phỏng vấn với các nhà quản trị cấp cao từ 34 công ty của Hoa Kỳ. Nghiên cứu này liên quan đến mối quan hệ giữa nhận thức môi trường không chắc chắn, cấu trúc và hệ thống thông tin kế toán quản trị của một tổ chức. Gordon và Narayanan theo quan điểm bất định, lập luận rằng các hệ thống thông tin được xem là tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định trong các tổ chức nên nó được thiết kế phù hợp với môi trường và cấu trúc của tổ chức. Nhưng sau khi kiểm soát tác động của môi trường, mối quan hệ giữa hệ thống thông tin của tổ chức và cấu trúc không còn quan trọng nữa. Khi các nhà quản trị ra quyết định nhận thấy không chắc chắn về môi trường, họ có khuynh hướng tìm kiếm thông tin bên ngoài, đó là những thông tin phi tài chính và thông tin cũ.
  • 18. 8 Robert H. Chenhall và Deigan Morris xem xét ảnh hưởng của phân cấp cơ cấu, sự không chắc chắn về môi trường và sự phụ thuộc lẫn nhau của tổ chức vào thiết kế hệ thống kế toán quản trị trong bài “Tác động của cấu trúc, môi trường và sự phụ thuộc lẫn nhau đến tính hữu dụng nhận thức của hệ thống kế toán quản trị” (Chenhall & Morris, 1986). Khung phân tích: MAS theo một số đặc điểm phổ biến bao gồm phạm vi, tính kịp thời, mức độ tổng hợp, thông tin về cách thức hoạt động tích hợp; mối quan hệ giữa nhận thức của người quản lý về tính hữu ích của các đặc điểm MAS. Các phát hiện cho thấy rằng phân cấp được liên kết với một ưu tiên cho thông tin tổng hợp và tích hợp; nhận thức được sự không chắc chắn về môi trường với phạm vi rộng và thông tin kịp thời; sự phụ thuộc lẫn nhau của tổ chức với phạm vi rộng, tổng hợp và thông tin tích hợp. Cũng theo quan điểm bất định, Ferdinand A. Gul và Yew Ming Chia viết “Tác động của MAS, sự không chắc chắn về môi trường và sự phân cấp đối với hiệu suất quản lý: một thử nghiệm về tương tác lẫn nhau” (Gul & Chia, 1994). Kết quả khảo sát 48 nhà quản trị Singapore về nhận thức môi trường không chắc chắn, sự phân cấp và thiết kế hệ thống thông tin kế toán quản trị có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống thông tin dựa trên đặc điểm phạm vi rộng và tích hợp. Hạn chế của nghiên cứu đều nằm ở kích thước mẫu. Nghiên cứu ở Phần Lan “Mối quan hệ giữa sử dụng MAS và sự không chắc chắn về môi trường đối với kết quả hoạt động kinh doanh: Một lưu ý nghiên cứu” (Agbejule, 2005), Adebayo Agbejule đã khảo sát 69 nhà quản trị. Lý thuyết bất định và lý thuyết hợp đồng (contracting theory) biện luận sự biến thiên giữa ba khái niệm đề cập. Trong khi các nghiên cứu trước đó về MAS tập trung vào các đặc tính thông tin nhất định thì nghiên cứu này xem xét sự kết hợp các khía cạnh của MAS. Nghiên cứu này cho thấy mức nhận thức môi trường không chắc chắn càng cao thì mối quan hệ giữa việc sử dụng MAS và kết quả hoạt động kinh doanh càng tích cực hơn. Các kết quả ủng hộ Gul và Chia (1994) nhưng mở rộng khía cạnh MAS là kịp thời và đồng bộ. Gợi ý rằng thông tin phạm vi rộng cung cấp nhiều thông tin định
  • 19. 9 tính và định lượng, tài chính và phi tài chính là rất quan trọng đối với các nhà quản trị trong việc đưa ra quyết định trong các điều kiện môi trường nhận thức và được yêu cầu dưới nhiều hình thức khác nhau. Agbejule và cộng sự (Agbejule, Adebayo, & Burrowes, 2007) khảo sát 120 công ty Phần Lan, mức độ nhận thức môi trường không chắc chắn cao thì việc sử dụng MAS nhiều hơn. Lokman Mia cùng Brian Clarkef nghiên cứu “Cạnh tranh thị trường, MAS và kết quả hoạt động kinh doanh” (Mia & Clarke, 1999) đã giải thích mối quan hệ giữa cường độ cạnh tranh thị trường và kết quả hoạt động kinh doanh với biến trung gian là nhà quản trị sử dụng MAS. Kết quả phỏng vấn 61 nhà quản trị cho thấy rằng cường độ cạnh tranh thị trường là yếu tố quyết định việc sử dụng thông tin và quyết định kết quả hoạt động kinh doanh. Johnny Jermias và Lindawati Gani khám phá “Kết hợp chiến lược kinh doanh, cấu hình tổ chức và hệ thống kế toán quản trị với kết quả hoạt động kinh doanh: cách tiếp cận tổng quát” (Jermias & Gani, 2004) nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược dẫn đầu chi phí, chiến lược khác biệt, cấu hình tổ chức, MAS và hiệu quả của đơn vị kinh doanh. Mỗi biến ngữ cảnh, sẽ có mối liên hệ tích cực với hiệu quả đơn vị kinh doanh. Dựa trên một cuộc khảo sát qua thư và phỏng vấn cá nhân của 106 người quản trị đơn vị kinh doanh của các công ty được niêm yết công khai trong ngành hàng tiêu dùng. Các ưu tiên chiến lược ảnh hưởng đến các loại kiểm soát và MAS được sử dụng bởi các đơn vị kinh doanh. Ông cũng gợi ý thêm các biến khác như kích thước, công nghệ và phong cách lãnh đạo cũng có thể đóng vai trò quan trọng đối với hiệu suất của đơn vị kinh doanh. Hạn chế là nghiên cứu áp dụng cho một ngành nên lưu ý cho các ngành khác. Alnoor Bhimani và Kim Langfield-Smit bàn về “Cấu trúc, hình thức và tầm quan trọng của thông tin tài chính và phi tài chính trong xây dựng và thực hiện chiến lược” (Bhimani & Langfield-smith, 2007). Đây là nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Kết quả là sự cân bằng giữa thông tin tài chính và phi tài chính phổ biến hơn trong phát triển chiến lược hơn là trong quá
  • 20. 10 trình triển khai. Các công ty được khảo sát xem thông tin tài chính cho chiến lược quan trọng hơn hệ thống thông tin kế toán quản trị. Nhóm nghiên cứu của Devie Petra Christian tìm hiểu “Áp dụng các khái niệm kế toán tại nơi làm việc: một nghiên cứu về kế toán quản trị ở Surabaya, Indonesia” (Devie, Tarigan & Kunto, 2008) dựa vào Thuyết quản lý (Theory of Management) cho rằng cấp độ chiến lược sẽ tiếp tục sử dụng nhiều kỹ năng khái niệm so với cấp độ hoạt động. Khảo sát ở Indonesia. Mức độ sử dụng thể hiện chỉ số sử dụng để đánh giá vai trò của kế toán quản trị ở cấp chiến lược và cấp độ hoạt động, từ đó, thể hiện vai trò kế toán trong tổ chức. Một nhánh nghiên cứu khác, Simon Cadez và Chris Guilding với bài “Một cuộc điều tra thăm dò mô hình theo thuyết bất định của SMA” (Cadez & Guilding, 2008) xem xét hiệu quả của các lựa chọn chiến lược, định hướng thị trường và quy mô công ty đến vai trò và kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược. Các tác giả sử dụng mô hình phương trình cấu trúc và dữ liệu được thu thập từ một mẫu của 193 công ty lớn ở Slovenia. Phát hiện dữ liệu định lượng đã được đánh giá bằng cách sử dụng dữ liệu định tính thu thập được trong mười thăm dò phỏng vấn. Các phát hiện của nghiên cứu ủng hộ nguyên lý của lý thuyết bất định - không có hệ thống kế toán quản trị thích hợp phổ quát. Các yếu tố như quy mô và chiến lược của doanh nghiệp có ánh hưởng đáng kể đối với việc áp dụng thành công kế toán quản trị chiến lược. Kết quả nghiên cứu cho thấy lựa chọn chiến lược và sử dụng các kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược có mối quan hệ tương quan ở mức 0.36 (hệ số tương quan). Tan Ah Lay và Ruzita Jusoh phát triển nhánh nghiên cứu của Cadez và Guilding với bài “Chiến lược kinh doanh, vai trò chiến lược của kế toán, kế toán quản trị chiến lược và mối liên hệ của họ với kết quả hoạt động kinh danh của doanh nghiệp: Một nghiên cứu thăm dò các công ty sản xuất ở Malaysia” (Lay & Jusoh, 2012). Khảo sát 430 doanh nghiệp sản xuất Malaysia. Doanh nghệp sản suất có đặc trưng riêng để áp dụng kế toán quản trị. Tác giả xem xét vai trò của việc sử dụng kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược và vai trò chiến lược của kế toán về mối
  • 21. 11 quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và kết quả hoạt động kinh danh của doanh nghiệp. Mô hình có biến trung gian của kế toán quản trị chiến lược đối với mối quan hệ giữa chiến lược cạnh tranh và kết quả hoạt động kinh doanh của Porter (1980). Kết quả ủng hộ việc sử dụng kế toán quản trị chiến lược làm trung gian một phần mối quan hệ giữa chiến lược phân biệt sản phẩm và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có một mối quan hệ tích cực giữa chiến lược kinh doanh và vai trò chiến lược của kế toán. Tuy nhiên, nó không thể tìm thấy sự hỗ trợ về mối liên hệ tích cực giữa vai trò chiến lược của kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu khắc phục được hạn chế về đo lường bằng thước đo tài chính bằng việc kết hợp các biện pháp phi tài chính. Hạn chế ở kích thước mẫu nhỏ, cách hiểu 16 kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược Cadez cuả nhà quản trị ở Malaysia là khác nhau vấn đề nhận thức, không xem xét các biến ngữ cảnh khác như quy mô, ngành, cơ cấu tổ chức, môi trường bên ngoài và công nghệ, thiết kế nghiên cứu cắt ngang không thể kiểm tra các tuyên bố liên quan đến khả năng nhân quả, không kiểm tra hiệu quả của các chiến lược kết hợp. Nghiên cứu gợi ý trong tương lai có thể phải tìm hiểu thêm sự tương tác giữa lý thuyết nguồn lực về lợi thế cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh của Porter (1980). Lino Cinquini và Andrea Tenucci viết “Kế toán quản trị chiến lược và chiến lược kinh doanh: một khớp nối lỏng lẻo?” (Cinquini & Tenucci, 2010) nhằm tìm câu trả lời cho chiến lược có ảnh hưởng đến việc sử dụng kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược hay không? Chiến lược kinh doanh đã được vận hành thông qua mô hình, nhiệm vụ và vị trí chiến lược trên phạm vi không gian là nước Ý. Kế toán khách hàng, giám sát vị trí cạnh tranh, đánh giá hoạt động của đối thủ cạnh tranh dựa trên báo cáo tài chính được công bố và chi phí chất lượng đại diện cho các kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược được sử dụng rộng rãi nhất. Từ phân tích hồi quy, cả hai loại chiến lược bảo vệ và chi phí đầu tư đều được tìm thấy sẵn sàng sử dụng kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược hơn để giải quyết thông tin chi phí.
  • 22. 12 Nhóm tác giả Frezatti Fabio, Aguiar Andson B, Guerreiro Reinaldo, Gouvea Maria A viết “Liệu kế toán quản trị đóng vai trò trong quá trình lập kế hoạch?” (Frezatti, Aguiar, Guerreiro, & Gouvea, 2011) nhằm xem xét mối quan hệ giữa kế toán quản trị và quy trình lập kế hoạch ở các công ty vừa và lớn Brazil. Sử dụng các định nghĩa của Ngân hàng Kinh tế Quốc gia và Phát triển xã hội (BNDES) đưa ra để xác định quy mô doanh nghiệp vừa có doanh thu vượt quá 18 triệu USD/năm. Brazil có 2281 doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn đem về cho nền kinh tế tổng doanh thu 502 tỷ USD. Nghiên cứu sử dụng quy trình phân tích AHP và phân tích cụm thống kê, các tác giả đã nhóm các quy trình lập kế hoạch ngân sách chiến lược của các thực thể thành năm cấu hình, sau đó các tác giả áp dụng các bài kiểm tra thống kê để đánh giá năm cụm. Nghiên cứu kết luận rằng các quá trình hoạch định chiến lược và ngân sách tác động một chiều đến MAI. Ivankovic và Jerman nghiên cứu “Phân tích ngân sách trong ngành khách sạn” (Ivankovic & Jerman, 2011) khảo sát từ 2004-2008 tại các khách sạn ở Slovenia nhằm phân tích mức độ các nhà quản trị sử dụng kế toán quản trị chiến lược. Kết quả cho thấy khách sạn có chiến kinh doanh lâu dài và có sử dụng kế toán quản trị chiến lược sẽ gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng. Khách sạn sử dụng ngân sách liên tục trên cơ sở chi phí tiêu chuẩn không tác động đến thành công. Một chiến lược kinh doanh lâu dài giúp tổ chức thành công hơn những nơi có chiến lược ngắn hạn hoặc không có chiến lược. Azrina Nor, Ghani Yusof, Hui Wee Shu, Kamal Ibrahim, Rahman Abdul, Tse Michael hướng sự quan tâm đến phong cách sử dụng thông tin ở các nước đang phát triển như Malaysia đề cập trong nghiên cứu “Phong cách sử dụng thông tin và sử dụng thông tin kế toán: Một nghiên cứu của Malaysia” (Azrina et al., 2012) . Kiểm tra mối quan hệ giữa phong cách sử dụng thông tin và sử dụng thông tin tài chính và phi tài chính. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng kiểu chẩn đoán sử dụng thông tin có liên quan tích cực với việc sử dụng thông tin tài chính, trong khi cách sử dụng thông tin tương tác có liên quan tích cực với việc sử dụng
  • 23. 13 thông tin phi tài chính (sự hài lòng của khách hàng) đóng vai trò quan trọng hơn trong các quy trình ra quyết định của người quản trị đó trong môi trường cạnh tranh cao. Hạn chế chính của nghiên cứu này là chọn mẫu chỉ 40 doanh nghiệp vì quan điểm khác nhau về việc sử dụng thông tin kế toán trong việc ra quyết định. Azzouz Elhamma và Zhang Yi Fei bàn về “Mối quan hệ giữa chi phí dựa trên hoạt động (ABC), chiến lược kinh doanh và hiệu quả trong các doanh nghiệp Ma-rốc” (Elhamma & Fei, 2013). Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa ABC, chiến lược kinh doanh và hiệu quả tổ chức với mẫu chọn 62 doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn ở Ma-rốc. Kết quả là chiến lược kinh doanh không có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng mô hình ABC. Việc sử dụng phương pháp ABC của kế toán quản trị dẫn đến năng suất tốt hơn cho các doanh nghiệp đã áp dụng kỹ thuật này. Hạn chế của nghiên cứu là kích thước mẫu nhỏ. Tác giả lưu ý sử dụng các biến tổ chức khác, ví dụ: cấu trúc tổ chức, sự không chắc chắn về môi trường, Việc sử dụng các yếu tố quyết định tổ chức và hành vi, ví dụ: phong cách lãnh đạo, văn hóa lãnh đạo, quyền sở hữu hợp pháp. Kết quả khảo sát nhà quản trị công ty sản xuất ở Indonesia của Ishak Ramlia và Denny Iskandarb cho thấy chiến lược kinh doanh “Thăm dò” và chiến lược kinh doanh “Phòng thủ” là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đặc điểm hệ thống thông tin kế toán quản trị trong bài viết “Kiểm soát, chiến lược kinh doanh và đặc điểm của MAS” (Ramli & Iskandar, 2014). Alsoboa (Alsoboa, 2015) bàn về kế toán khách hàng, chiến lược kinh doanh và hiệu suất của khách hàng để khám phá mức độ sử dụng kỹ thuật kế toán khách hàng trong các công ty công nghiệp, ảnh hưởng của chiến lược kinh doanh (trên ba nền tảng dẫn đầu chi phí, sự khác biệt và tập trung) đến hiệu suất của khách hàng. Khảo sát với mẫu là 68 công ty. Kết quả cho thấy có mối tương quan giữa chiến lược kinh doanh, kế toán khách hàng và hiệu suất của khách hàng. Hạn chế về áp dụng không đầy đủ các kỹ thuật kế toán khách hàng.
  • 24. 14 Gần đây, nhóm tác giả bài viết “Kế toán quản trị - chiến lược: trong ngân hàng Hồi giáo2 ” (Laela, Wijanto, & Ismal, 2018) kiểm tra hiệu quả của việc kế toán quản trị - liên kết chiến lược về kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ở Indonesia. Nghiên cứu cũng xem xét vai trò của vòng đời doanh nghiệp của các ngân hàng trong việc ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa kế toán quản trị- liên kết chiến lược và hiệu suất. Bảng câu hỏi khảo sát 97 Giám đốc và Thủ trưởng các ngân hàng. Nghiên cứu này cho thấy sự liên kết giữa chiến lược định hướng chi phí thấp, kế toán quản trị chiến lược và hệ thống kiểm soát quản lý cơ học có tác động tích cực đến việc cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh . Đồng thời, biến vòng đời doanh nghiệp không là tăng mối quan hệ tích cực giữa kế toán quản trị - liên kết chiến lược và kết quả hoạt động kinh doanh. Suhail Timimi với “Nghiên cứu tình huống: Ảnh hưởng của kế toán quản trị chiến lược đối với hoạt động của các công ty dịch vụ ở Irắc” (Timimi, 2018) đã khảo sát công ty Ý cho thấy các kỹ thuật SMA được sử dụng đáng kể. Chiến lược khác biệt (chiến lược của Porter 1980, 1985) sẽ sử dụng kỹ thuật SMA để đáp ứng yêu cầu khách hàng, ứng phó đối thủ cạnh tranh. Chiến lược dẫn đầu chi phí sẽ sử dụng những kỹ thuật SMA để giải quyết thông tin chi phí. Tác giả gợi ý các tổ chức sử dụng thông tin kế toán theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt là MAI góp phần đáng kể vào hoạt động hiệu quả của quy trình quản trị. Hơn nữa, MAI góp phần vào hiệu suất của tổ chức bằng cách cung cấp phản hồi về việc lập kế hoạch chiến lược và hoàn thành công việc. Nhìn chung, khả năng kế toán quản trị cung cấp thông tin liên quan trong môi trường sản xuất được thảo luận không chỉ trong kế toán quản trị mà còn mở rộng sang quản trị kinh doanh (Curry, 2018). Thật vậy, từ thập niên 1980 đã hình thành những nghiên cứu quản trị kinh doanh về mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh (Beard & Dess, 1981; Dent, 1990; 2 Ngân hàng Hồi giáo cung cấp sản phẩm và dịch vụ tương tự như một ngân hàng thương mại nhưng nó hoạt động theo nguyên tắc không có lãi suất trong các giao dịch.
  • 25. 15 Govindarejan, 1985; Hambrick, 1980; Langfield-smith, 1997; Wooldridge & Steven, 1990; Zahra & Covin, 1993). Các nghiên cứu thực nghiệm đã khám phá rất nhiều đường dẫn trung gian liên quan đến kế toán giữa chiến lược kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh. Ví dụ: Đường dẫn về sự tham gia của kế toán vào việc ra quyết định chiến lược, mức độ sử dụng kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược (Cadez & Guilding, 2008; Lay & Jusoh, 2012), ABC (Elhamma & Fei, 2013), hệ thống thông tin kế toán quản trị (Chong & Chong, 1997; Ghasemi, Mohamad, Karami, & Bajuri, 2015; Mia & Winata, 2014) hay ảnh hưởng của IFRS (Hoshino, 2017), vốn xã hội (Acquaah, 2007). Các nghiên cứu chỉ ra rằng doanh nghiệp cạnh tranh chiến lược tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh. Chiến lược kinh doanh được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ví dụ: Bốn khía cạnh P-D-A-R (Chiến lược "Thăm dò" Prospectors, "Phòng thủ" Defenders, “Phân tích” Analyzers, “Phản ứng” Reactors) (E.Miles, C.Snow, D.Meyer, & J.Coleman, 1978); ba khía cạnh chiến lược khác biệt (differentiation-cost), chiến lược dẫn đầu chi phí (leadership) và chiến lược tập trung (focus) (Porter, 2012). Trong một dòng nghiên cứu khác, Giovanna Michelon, Giacomo Boesso và Kamalesh Kumar đã kiểm định 188 công ty Mỹ tìm thấy sự theo đuổi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) một cách chiến lược có mối quan hệ dương với hiệu suất công ty trong bài viết “Xem xét mối liên hệ giữa CSR, chiến lược và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Phân tích các doanh nghiệp công dân3 tốt nhất” (Michelon, Boesso, & Kumar, 2012). Đồng thời, có một liên kết tự nhiên giữa CSR và kế toán (Huang & Watson, 2015) vì nghề kế toán có trách nhiệm chung về việc thu thập, xử lý, cung cấp, phân tích và đảm bảo thông tin, trong đó có thông tin liên quan đến CSR. Khi CSR trở phổ biến hơn trong kinh doanh hiện đại thì Báo cáo trách nhiệm xã hội của doanh nhiệp (CSR Report) hay còn gọi Báo cáo phát triển bền vững (Sustainability Report) trở nên phổ biến hơn. Kế toán sẽ có cơ hội 3 Doanh nghiệp công dân chỉ đến hình thức kinh doanh chủ yếu phục vụ cộng đồng.
  • 26. 16 tham gia vào việc lập, phân tích các Báo cáo CSR. Điều này cho thấy kế toán đóng một vai trò quan trọng nhất định trong những công ty có chiến lược trách nhiện xã hội của mình góp phần tăng kết quả hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ giữa “thông tin kế toán quản trị” và “kết quả hoạt động kinh doanh” được cho là có tác động dương (Choe, 2004; Gul & Chia, 1994; Mia, 1993) vì thông tin giúp đưa ra quyết định phù hợp hơn dẫn đến cải thiện hiệu suất của doanh nghiệp. Nghiên cứu thực nghiệm ở các công ty điện tử (electrical and electronics) Malaysia đã sử dụng thông tin SMA (thông tin đối thủ cạnh tranh và thông tịn thị trường) ở mức độ cao, kết quả cho thấy mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị chiến lược của các công ty có mối quan hệ đáng kể đến các khía cạnh nhất định (tài chính và phi tài chính) của hiệu suất của công ty (Noordin, Zainuddin, Mail, & Kaziemah, 2015). Điểm mới của nghiên cứu ở Malaysia là đo lường hiệu quả hoạt động khách hàng thông qua thước đo phi tài chính. Đưa ra quyết định đúng đắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất quản trị và hệ thống thông tin kế toán quản trị có liên quan có thể ảnh hưởng đến quyết định tốt (Chenhall & Morris, 1986). Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho rằng việc sử dụng hệ thống thông tin kế toán quản trị phức tạp trong môi trường kinh doanh không chắc chắn mức độ thấp sẽ tác động âm đến kết quả hoạt động kinh doanh (Agbejule, 2005) hoặc không có mối liên hệ đáng kể (Perera, Harrison, & Poole, 1997). Xét về tổng quan các nghiên cứu nhận thấy xuất hiện những dòng nghiên cứu khác nhau về thông tin kế toán quản trị. Lý thuyết cần được kiểm định qua nhiều nghiên cứu (Anderson, 1983) để chứng minh được rằng việc sử dụng thông tin kế toán quản trị là nguồn lực hỗ trợ chiến lược. 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng thông tin kế toán quản trị. Nghiên cứu xu hướng áp dụng kỹ thuật kế toán quản trị tại Việt Nam của nhóm tác giả với bài viết tạm dịch “Thực hành kế toán quản trị phương Tây tại doanh nghiệp Việt Nam” (Đoàn Ngọc Phi Anh et al., 2011). Một số nghiên
  • 27. 17 cứu về mức độ công bố thông tin kế toán (Nguyễn Thị Phương Hồng & Lê Hồng Trung, 2016). Các tác giả (Đoàn Ngọc Phi Anh & Nguyễn Đức Thọ, 2013; Đoàn Ngọc Phi Anh et al., 2011; Nguyễn Phong Nguyên & Đoàn Ngọc Quế, 2016; Trần Ngọc Hùng, 2016; Võ Văn Nhị, 2014) nhận định tỷ lệ chấp nhận kế toán quản trị phương tây vào nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam đã đáng kể hơn vì Việt Nam đang trải qua những thay đổi đáng kể trong quản trị doanh nghiệp, nó sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng thông tin kế toán theo yêu cầu của ban quản trị hay của nhà đầu tư. Những nghiên cứu liên quan được tóm tắt tại Phụ lục Bảng 1.2. (Nguyễn Bích Liên, 2012) phân tích 12 yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán gồm: Tầm nhìn, cam kết của Ban quản trị cấp cao; Chiến lược, chính sách ERP; Kinh nghiệm nhà tư vấn triển khai, Năng lực đội dự án; Thử nghiệm hệ thống; Chất lượng dữ liệu; Đào tạo nhân viên; Quy trình xử lý và chất lượng của ERP; Cơ sở hạ tầng; Văn hóa; Giám sát, kiểm tra; Người sử dụng bên ngoài. Theo tác giả trên, chất lượng thông tin kế toán dựa vào chất lượng báo cáo tài chính theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định chất lượng thông tin gồm trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và có thể so sánh. Thông tin đó có khả năng giúp người dùng đánh giá các vấn đề hoạt động doanh nghiệp, phổ biến như vấn đề nguồn lực, tính không chắc chắn của môi trường, kết quả hoạt động kinh doanh. Tác giả Huỳnh Lợi (Huỳnh Lợi, 2007) khảo sát tình hình áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam với mẫu khảo sát 250 doanh nghiệp. Tác giải lập luận rằng kế toán quản trị chưa tạo được sự kết nối, tính ổn định, định hướng giữa MAI với nhu cầu thông tin thực hiện các chức năng quản trị của nhà quản trị trong doanh nghiệp. Nguyên nhân từ môi trường pháp lý, môi trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ, điều kiện cơ sở vật chất, hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị ảnh hưởng đến MAS. Để phát huy vai trò cung cấp thông tin của kế toán quản trị thực hiện chức năng quản trị cần khai thác các tốt các kỹ thuật kế toán quản trị. Kết quả khảo sát cho thấy doanh nghiệp sản xuất có vận dụng
  • 28. 18 phương pháp kỹ thuật kế toán tài chính như chứng từ, tài khoản, ghi sổ kép và kỹ thuật hiện đại như định lượng hay mô hình quản trị. Tác giả cũng đề cập một số nội dung kế toán quản trị áp dụng thực tiễn như: Các dự toán (về giá bán, tiêu thụ, sản xuất, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản trị, kết quả kinh doanh...) để định hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh; Kiểm soát chi phí, kế toán chi phí và tính giá thành, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Phân tích các biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận; Phân tích mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi nhuận chứng minh quyết định quản trị. (Pomberg, Pourjalali, Daniel, & Kimbro, 2012) thiết kế bảng câu hỏi và cuộc phỏng vấn trực tiếp cho những người phụ trách kế toán quản trị (CFOs) tại danh sách 30 bệnh viện ở Hà Nội và 30 bệnh viện các tỉnh thành lân cận. Kế quả trong bài viết với nhan đề tạm dịch “Hệ thống thông tin kế toán quản trị: Bằng chứng thực nghiệm tại nước đang phát triển- Vệt Nam” của nhóm tác giả cho thấy ảnh hưởng của kế toán quản trị trong các bệnh viện trong một môi trường đang nhanh chóng thay đổi từ tập trung sang một môi trường thị trường vốn mở hơn. Thông tin kế toán quản trị thường được cung cấp để ra quyết định lựa chọn phương pháp điều trị, quyết định mở chuyên khoa, cơ sở hạ tầng, quản trị nguồn nhân lực. Bài viết lưu ý rằng tổ chức có cải thiện hệ thống kế toán nhưng chưa đạt sự mong đợi. Bài viết trên tạp chí Kinh tế phát triển của đồng tác giả Nguyễn Phong Nguyên và Đoàn Ngọc Quế (Nguyễn Phong Nguyên & Đoàn Ngọc Quế, 2016) khảo sát 171 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cho thấy việc sử dụng thông tin kế toán quản trị là nguồn lực giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh và gia tăng kết quả hoạt động kinh doanh. Biến kết quả hoạt động kinh doanh sử dụng thước đo tài chính. Tác giả mở rộng nghiên cứu của (Cadez & Guilding, 2008) theo hướng nghiên cứu định hướng thị trường với khung lý thuyết từ ý tưởng MAS có tính hiếm, có giá trị, khó bắt chước, khó có thể thay thế được. Nghiên cứu gần đây về “Vai trò của kế toán quản trị trong việc nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam” (Nguyễn Phong
  • 29. 19 Nguyên & Trần Thị Trinh, 2018) đề cập sự tương tác giữa bộ phận kế toán như một biến điều tiết mối quan hệ giữa việc sử dụng thông tin kế toán quản trị và sự tham gia của kế toán vào hoạt động này. Khung lý thuyết gồm lý thuyết cơ sở nguồn lực và lý thuyết bất định ở bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam vận dụng kế toán quản trị. Tác giả đề xuất việc thiết kế và đưa vào sử dụng MAI nên dựa trên nghiên cứu trước đó (Chenhall & Morris, 1986). Kết quả cho thấy mức độ sử dụng MAI có tác động dương đến kết quả hoạt động kinh doanh với hệ số tương quan là 0,43 đáng kể ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Hạn chế nghiên cứu là sử dụng các thước đo tài chính mang tính ngắn hạn. Nhìn chung mức độ sử dụng MAI tại các doanh nghiệp Việt Nam có ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ chiến lược kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh hay không vẫn còn là khe hỏng. 1.3. Nhận xét và xác định khe hỏng nghiên cứu Các nhà nghiên cứu theo quan điểm bất định đã nghiên cứu các biến bối cảnh như môi trường, cấu trúc tổ chức, nhận thức của nhà quản trị đến việc sử dụng kế toán quản trị. Trong đó có xu hướng nghiên cứu nhấn mạnh sự phức tạp của quan hệ kế toán quản trị-chiến lược. Các quy trình và các vấn đề liên quan đến việc sử dụng và ảnh hưởng của thông tin kế toán quản trị được chú trọng. Tuy nhiên lại xuất hiện những dòng nghiên cứu nghi ngờ mối quan hệ kế toán quản trị và chiến lược như (Lay & Jusoh, 2012) và (Elhamma & Fei, 2013) vì họ không tìm thấy mối quan hệ đáng kể về mặt thống kê. Điều này cho thấy vai trò thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp còn tiềm tàng và cầm kiểm định thêm. Bởi lẽ một lý thuyết khoa học phải kiểm định ở nhiều điều kiện hay bối cảnh khác nhau (Anderson, 1983; Chalmers, 1999). Mặc khác một số nghiên cứu có số lượng mẫu hạn chế hay thang đo kết quả hoạt động kinh doanh mang tính ngắn hạn. Hơn nữa các nghiên cứu thường tập trung vào khám phá nhân tố tác động đến việc thiết kế thông tin kế toán quản trị khi nhà quản trị nhận thức không chắc chắn về môi trường mà ít xem xét đến môi trường cạnh tranh chiến lược. Nói cách
  • 30. 20 khác, tác giả nhận nhấy có ít nghiên cứu kiểm định tác động chiến lược kinh doanh đến việc thiết kế và sử dụng MAI trên cả phạm vi rộng, kịp thời, ích hợp, đồng bộ. Từ nghiên cứu quốc tế suy diễn mối quan hệ chiến lược kinh doanh và mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị được thiết lập từ việc sử dụng các kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược. Tuy nhiên, cũng theo các tạp chí kế toán đã dẫn, chiến lược kinh doanh được hiểu theo nhiều cách khác nhau, ví dụ theo “Thăm dò” ,“Phòng thủ” hay “khác biệt”, “dẫn đầu chi phí”. Do đó nghiên cứu sẽ bổ sung vào sự hiểu biết về yếu tố chiến lược kinh doanh tác động đến MAI còn hạn chế. Mặc khác, (Lay & Jusoh, 2012) đã gợi ý trong tương lai có thể phải tìm hiểu thêm sự tương tác giữa lý thuyết nguồn lực về lợi thế cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh của Porter (1980). Nghiên cứu của (Nguyễn Phong Nguyên & Đoàn Ngọc Quế, 2016) cho doanh nghiệp Việt Nam đã đề cập mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị dựa trên quan điểm của Chenhall. Bài viết này đã giải thích sự biến thiên giữa các biến bằng lý thuyết nguồn lực. Tuy nhiên việc chỉ sử dụng thước đo tài chính trong biến kết quả hoạt động kinh doanh làm bài viết bị hạn chế khi nghiên cứu thông tin quá khứ và mang tính ngắn hạn. Mặt khác những thay đổi về pháp luật gần đây sẽ ảnh hưởng thông tin mẫu chọn của nguyên cứu trên. Bài nghiên cứu của tác giả sẽ khắc phục được hạn chế trên qua đo lường bằng thước đo phi tài chính mang tính dài hạn bên cạnh thước đo tài chính (như ROI, ROS, ROA, tốc độ tăng trưởng doanh thu...). Từ nhận xét trên, tác giả xác định khe hỏng nghiên cứu là tác động chiến lược kinh doanh đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị trên cả phạm vi rộng, kịp thời, ích hợp, đồng bộ trong điều kiện Việt Nam. Chiến lược xem xét ở 2 góc độ là chiến lược dẫn đầu chi phí và chiến lược khác biệt theo quan điểm cạnh tranh chiến lược, nó sẽ tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh. Khe hỏng nghiên cứu này quan trọng bởi vì chiến lược kinh doanh nó phản ánh khả năng riêng của doanh nghiệp và khả năng này có thể tạo lợi thế cạnh tranh. Đồng thời việc sử dụng thông tin kế toán quản trị cho việc hoạch định, thực hiện chiến lược đóng vai trò nguồn lực tăng lợi thế cạnh tranh này. Mặc khác, vì điều kiện Việt Nam luôn có đặc thù
  • 31. 21 (như nền kinh tế mới nổi, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa) nên việc nâng cao nội lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam ra quốc tế kèm theo xem xét yếu tố phát triển bền vững trong chiến lược. Đây được cho là khác biệt với nghiên cứu trước đó.
  • 32. 22 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Những dòng nghiên cứu liên quan đến đề tài được tìm thấy trong luận án, tạp chí uy tín trong và ngoài nước. Có những xu hướng nghiên cứu nhấn mạnh sự phức tạp của quan hệ kế toán quản trị và chiến lược. Tuy nhiên lại xuất hiện những dòng nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ đáng kể về mặt thống kê. Những điều này cho thấy vai trò thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp còn tiềm tàng và cần kiểm định ở nhiều điều kiện hay bối cảnh khác nhau. Từ tổng quan các nghiên cứu trước suy diễn mối quan hệ chiến lược kinh doanh và mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị được thiết lập từ việc sử dụng các kỹ thuật kế toán quản trị. Sự theo đuổi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp một cách chiến lược và vai trò quan trọng nhất định của thông tin kế toán quản trị trong những doanh nghiệp có tích hợp CSR vào chiến lược của mình góp phần tăng kết quả hoạt động kinh doanh. Đây là khe hỏng nghiên cứu có tính mới và có ý nghĩa. Nó quan trọng vì chiến lược kinh doanh phản ánh khả năng riêng của doanh nghiệp và khả năng này có thể tạo lợi thế cạnh tranh. Đồng thời việc sử dụng thông tin kế toán quản trị có thể đóng vai trò nguồn lực tăng lợi thế cạnh tranh này. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đặc thù về chính sách kinh tế phát triển bền vững cần nâng cao nội lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam ra quốc tế.
  • 33. 23 Môi trường bên ngoài Sứ mệnh công ty, trách nhiệm xã hội Phân tích và lựa chọn chiến Chiến lược kinh doanh Mục tiêu dài hạn Phân tích nội bộ CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm 2.1.1. Chiến lược kinh doanh Bruce Henderson4 : “Đối thủ muốn duy trì thế cạnh tranh lâu dài phải giữ vững lợi thế độc đáo bằng cách tạo ra khác biệt so với người khác. Quản trị sự khác biệt này chính là tinh hoa của chiến lược kinh doanh dài hạn” (Carl W. Stern, 2013). Porter5 : “Chiến lược kinh doanh là hành động tấn công hoặc phòng thủ để tạo ra một vị trí phòng thủ trong một ngành công nghiệp, để đối phó thành công với lực lượng cạnh tranh và do đó mang lại lợi tức đầu tư cao cho tổ chức. Tổ chức đã phát hiện ra nhiều cách tiếp cận khác nhau để kết thúc này và chiến lược tốt nhất cho một tổ chức cung cấp cuối cùng là một công trình độc đáo phản ánh hoàn cảnh của nó” (CPA, 2011). Chiến lược được sử dụng phổ biến và nhiều cách hiểu khác nhau. Trong bài luận văn này tác giả đề cập chiến lược kinh doanh có bản chất là cạnh tranh chiến lược. Cạnh tranh chiến lược tác động đến hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố tương tác trong cạnh tranh chiến lược bao gồm đối thủ, nguồn vốn, con người, nguồn lực. Hình 2.1 thể hiện hầu hết những vấn đề trong quản trị chiến lược từ tác giả (Trần Đăng Khoa & Hoàng Lâm Tịnh, 2017) và mượn nó để thể hiện “chiến lược kinh doanh”, đề cập trong luận văn này, chỉ ra cách thức đạt được mục tiêu dài hạn. Hình 2. 1 Mô hình quản trị chiến lược Nguồn: Trần Đăng Khoa & Hoàng Lâm Tịnh, 2017, Quản trị chiến lược, tr14 4 Nhà sáng lập The Boston Consulting Group 5 Tác giả cuốn Chiến lược canh tranh (Competitive Strategy) năm 1980
  • 34. 24 Trong lĩnh vực phân tích về sự cạnh tranh, Porter cho rằng các chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp vượt qua đối thủ khác trong ngành dựa trên nền tảng là chiến lược dẫn đầu về chi phí (cost leadership), khác biệt hóa (differentiation), trọng tâm (focus). Thứ nhất, “dẫn đầu về chi phí” nhấn mạnh tới việc sản xuất các sản phẩm chuẩn hóa với mức chi phí thấp trên mỗi đơn vị sản phẩm, chiến lược ngày nhắm đến đối tượng khách hàng nhạy cảm về giá cả. Chiến lược dẫn đầu chi phí theo mô hình chi phí thấp nhằm đưa ra sản phẩm hướng đến số đông khách hàng với mức giá thấp nhất trên thị trường hoặc theo mô hình chiến lược giá trị phù hợp nhất nhằm đưa ra sản phẩm có giá trị tốt nhất so với mức giá mà số đông khách hàng chấp nhận. Chiến lược dẫn đầu chi phí nhắm đến phân khúc thị trường rộng lớn. Thứ nhì, “khác biệt hóa” nhấn mạnh tới việc sản xuất sản phẩm mang tính độc nhất trong ngành và hướng tới khách hàng tương đối không nhạy cảm về giá cả. Không chỉ doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa đều có thể áp dụng chiến lược khác biệt. Thứ tam, “trọng tâm” nhấn mạnh sản phẩm đáp ứng nhu cầu của một nhóm người tiêu dùng, một phân đoạn sản phẩm. Chiến lược tập trung nhắm đến một thị trường quy mô nhỏ và các công ty nhỏ thường cạnh tranh trên nền tảng này (Porter, 2012). Trong khi các công ty lớn hơn có khả năng tiếp cận nguồn lược tốt hơn thường cạnh tranh dựa trên nền tảng dẫn đầu về chi phí, khác biệt hóa. Bài biết muốn hướng đến tòa bộ ngành, thị trường rộng, phục vụ cho nhiều đối tượng nên chọn đối tượng thu thập dữ liệu là doanh nghiệp vừa và lớn tại Việt Nam theo đuổi chiến lược kinh doanh dẫn đầu chi phí hoặc khác biệt. Các doanh nghiệp theo một trong hai chiến lược rộng lớn của Porter. Ví dụ tại nước Mỹ: Southwest Airlines và Vanguard thực hiện theo một chiến lược dẫn đầu chi phí. Hai doanh nghiệp này đã phát triển qua nhiều năm trên cơ sở cung cấp sản phẩm chất lượng hoặc dịch vụ với giá thấp bằng sự quản trị tài ba chi phí của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khác như Apple Inc, Johnson & Johnson, theo một chiến lược sản phẩm khác biệt. Họ tạo ra lợi nhuận và tăng trưởng của họ dựa trên khả năng cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ khác biệt, độc đáo thu hút khách hàng của họ và thường có giá cao hơn các sản phẩm hoặc dịch vụ ít phổ biến hơn
  • 35. 25 của đối thủ cạnh tranh. Các chiến lược thành công đòi hỏi phải lựa chọn (Porter, 2012). Nhà quả trị phải quyết định chiến lược nào cần theo đuổi. Nhưng theo quan điểm Porter linh hoạt chiến lược sẽ không đạt được lợi thế cạnh tranh. Do đó nên theo đuổi một chiến lược để thành công hơn. Nhìn lại chặng đường lịch sử phát triển của quản trị chiến lược kinh doanh thế giới ta thấy thay đổi kế toán quản trị. Trước năm 1950, khoa học kỹ thuật lạc hậu, chiến lược kinh doanh thể hiện sản xuất kinh doanh cạnh tranh cùng loại sản phẩm bằng chiến lược giá cả, chi phí (Shank, K, & Govindarajan, 1993) kéo theo kế toán quản trị chủ yếu là kế toán chi phí (Johnson, H.T, Kaplan, & R.S, 1987; Langfield-Smith, Thorne, & Hilton, 2012). Những năm 1960, khoa học kỹ thuật cải tiến, hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng ra nước ngoài làm kế toán quản trị tập trung vào chi phí, mở rộng sang phân tích, dự báo (Huỳnh Lợi, 2014; Johnson et al., 1987). Những năm 1980, công nghệ thông tin bùng nổ, chiến lược sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất quy trình, chuỗi giá trị nên kế toán quản trị cung cấp thông tin để quản trị hơn (Langfield-Smith et al., 2012). Những năm 1990, công nghệ phát triển mạnh, chiến lược sản xuất kinh doanh bắt đầu sang sản phẩm khác biệt. Hệ thống kế toán quản trị không chỉ có những thước đo tài chính hướng đến mục tiêu ngắn hạn mà còn sử dụng thước đo phi tài chính nhằm đạt được mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (Langfield-Smith et al., 2012). 2.1.2. Mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị Kế toán quản trị Bản chất kế toán là nhận thức động, nhưng nhìn chung kế toán được xác định là một hệ thống thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính của tổ chức (Nhị, 2011) bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị. “Kế toán quản trị là một quy trình cải tiến không ngừng việc hoạch định, thiết kế, đo lường hệ thống thông tin tài chính, thông tin phi tài chính hoạt động của doanh nghiệp để hướng dẫn, thúc đẩy hành động, hành vi quản trị và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp tạo nên giá trị văn hóa kinh doanh cần thiết nhằm đạt chiến
  • 36. 26 lược, chiến thuật và mục tiêu doanh nghiệp.” - (Anthony, A.Atkinson, D.Banker, S.kaplan, & Young, 2001). Theo Viện nghiên cứu Kế toán quản trị của Mỹ, “Kế toán quản trị là một quy trình nhận dạng, tổng hợp, trình bày, giải thích và truyền đạt thông tin thích hợp cho nhà quản trị thiết lập chiến lược kinh doanh, hoạch định và kiểm soát hoạt động, ra quyết định kinh doanh, sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh tế, cải tiến và nâng cao giá trị doanh nghiệp, đảm bảo an toàn cho tài sản, kết hợp chặt chẽ việc quản trị và kiểm soát nội bộ.” - (T.Horngren, Bhimani, M.Datar, & Foster, 2002). Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cuối thế kỷ XVIII, áp lực cạnh tranh với doanh nghiệp lớn làm xuất hiện kế toán quản trị đáp ứng nhu cầu thông tin cho những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp sản xuất nhỏ. Cuối thể kỷ XX thế giới chứng kiến thời kinh kế cải cách, chuyển đổi; các nhà quản trị doanh nghiệp đòi hỏi thông tin tập trung môi trường bên ngoài, hỗ trợ quyết định chiến lược và duy trì lợi thế cạnh tranh. Kế toán quản trị cuối thế kỷ XX thường hình thành, phát triển trước trong những doanh nghiệp lớn có trình độ khoa học công nghệ cao và sau đó mở rộng sang những doanh nghiệp nhỏ có trình độ thấp (Johnson & Kaplan, 1987). Một trong những chủ đề trọng tâm vào cuối những năm 1980 và 1990 là làm cho kế toán quản trị chiến lược hơn (Malmi, 2016). The International Federation of Accountants (IFAC) nhận định trọng tâm kế toán quản trị những năm đầu thế kỷ 21 là thông tin quản trị nguồn lực kinh tế có chiến lược và trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh (Abdel-kader & Luther, 2006; IFAC, 2002) và có xu hướng mở rộng vai trò kế toán quản trị (CPA, 2011). Xu hướng phát triển kế toán quản trị thế giới hướng đến vai trò của nó trong hoạch định chiến lược, thực hiện chiến lược (Ma & Tayles, 2009), kiểm soát thực hiện chiến lược (Cadez, Guilding, & Cadez, 2012) hay phân tích dự báo (Cokins, 2013; Cokins Gary, 2014). Ở khu vực Châu Á, Giáo sư Akira Nishimura (Nishimura, 2003) cho rằng kế toán quản trị sẽ chuyển sang một kỷ nguyên mới và nó rất gần với quản trị. Cải cách kinh tế và hội nhập đã mang lại những thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến môi trường xã hội, trong đó phát triển kế toán gần đây ở Việt Nam. Hệ
  • 37. 27 thống kế toán truyền thống của Việt Nam, ban đầu dựa trên nền kinh tế kế hoạch và tập trung theo kiểu Xô Viết để lập kế hoạch và kiểm soát kinh tế quốc gia hơn là để ra quyết định kinh tế vĩ mô. Luật Kế toán Việt Nam: “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”- (Luật Kế toán 2015). Ở Việt Nam, kế toán quản trị chịu ảnh hưởng từ quan điểm của Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật theo chiều dọc từ Luật xuống Nghị định, Thông tư...Kế toán quản trị quy định trong Luật Kế toán khác với kế toán tài chính ở đối tượng cung cấp thông tin còn lại quy định chung về nội dung công tác kế toán, tổ chức kế toán, người làm kế toán. Lịch sử đặc thù của hệ thống pháp luật Việt Nam cho thấy sự thụ động chờ hướng dẫn của văn bản dưới luật. Thông tin kế toán quản trị Nếu như kế toán đề cập vấn đề liên quan kế toán (chính sách, môi trường pháp lý, quy trình...) thì thông tin kế toán là kết quả, mục tiêu cuối cùng của quy trình công việc kế toán. Thông tin kế toán quản trị có thể cung cấp cho nhà quản trị hoạch định chiến lược, kế hoạch, dự toán. Ví dụ: thông tin chiến lược kinh doanh sản phẩm phẩm, thông tin kế hoạch tài chính của bộ phận, thông tin dự toán doanh thu của sản phẩm. Thông tin kế toán quản trị có thể hỗ trợ nhà quản trị ra các quyết định. Ví dụ: thông tin thích hợp về phương án kinh doanh, thông tin phân tích về hoạt động, thông tin giá bán sản phẩm. Thông tin kế toán quản trị có thể cung cấp cho nhà quản trị tổ chức thực hiện. Ví dụ: thông tin chi phí để thực hiện hoạt động kinh doanh, thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận để bộ phận hoạt động. Thông tin kế toán quản trị cho nhà quản trị kiểm tra, đánh giá hoạt động. Ví dụ: giá thành và tình hình biến động giá thành, thành quả hoạt động của một hoạt động, thành quả quản trị của nhà quản trị. Hệ thống kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà quản trị các cấp trong một tổ chức thực hiện chức năng hoạch định, điều hành và kiểm soát hoạt động của họ.
  • 38. 28 Hình 2 2. Chức năng kế toán quản trị (Nguồn: Huỳnh Lợi. (2007). Xây dựng Kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Trang 14) Trong môi trường kinh doanh quốc tế, bộ phận kế toán quản trị làm việc chặt chẽ với các nhà quản trị trong việc xây dựng chiến lược bằng cách cung cấp thông tin về các nguồn lợi thế cạnh tranh. Ví dụ: chi phí, năng suất, giá so với đối thủ cạnh tranh, chi phí thêm các tính năng làm cho sản phẩm trở nên khác biệt. Quản trị thông tin kế toán giúp các nhà quản trị xây dựng chiến lược bằng cách nhận diện khách hàng quan trọng nhất của doanh nghiệp. Ví dụ: xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và phát triển khả năng bán sách trực tuyến Amazon.com; phân tích lợi ích chi phí đã giúp Toyota xây dựng các nhà máy sản xuất tích hợp máy tính linh hoạt (CIM) cho phép họ sử dụng cùng một thiết bị hiệu quả để sản xuất nhiều loại xe nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quản trị thông tin kế toán giúp các nhà quản trị xây dựng chiến lược bằng cách nhận diện những sản phẩm thay thế tồn tại
  • 39. 29 trên thị trường. Ví dụ: Hewlett-Packard thiết kế và định giá máy in mới sau khi so sánh chức năng và chất lượng của máy in với các máy in khác có sẵn trên thị trường. Quản trị thông tin kế toán giúp các nhà quản trị xây dựng chiến lược bằng cách nhận diện khả năng quan trọng nhất của doanh nghiệp như công nghệ, sản xuất, tiếp thị. Ví dụ: Công ty Kellogg sử dụng danh tiếng của thương hiệu của mình để giới thiệu các loại ngũ cốc mới. Quản trị thông tin kế toán còn giúp các nhà quản trị xây dựng chiến lược bằng cách xác định tài chính để tài trợ cho chiến lược. Ví dụ: Proctor & Gamble đã phát hành nợ và vốn chủ sở hữu mới để tài trợ cho việc mua lại nhà sản xuất dao cạo râu Gillette (Horngren, M.Datar, & Rajan, 2012). Các chiến lược kinh doanh được thiết kế tốt nhất cộng hưởng thông tin từ kế toán quản trị tạo thực thi chiến lược hiệu quả. Các số liệu tài chính và số liệu vật chất về mặt hoạt động, các quá trình của tổ chức. Hệ thống thông tin kế toán quản trị còn cung cấp thông tin phi tài chính và định hướng cho tương lai (Chenhall & Morris, 1986). Kế toán quản trị đo lường, phân tích và báo cáo thông tin tài chính và phi tài chính giúp người quản trị đưa ra quyết định hoàn thành mục tiêu của một tổ chức. Người quản trị sử dụng thông tin kế toán quản trị để phát triển, giao tiếp và thực hiện chiến lược. Thông tin kế toán quản trị có thể cung cấp cho nhà quản trị hoạch định chiến lược, kế hoạch, dự toán, hỗ trợ nhà quản trị ra các quyết định, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động. Họ cũng sử dụng thông tin kế toán quản trị để điều phối thiết kế sản phẩm, các quyết định sản xuất và tiếp thị và để đánh giá hiệu suất. Thông tin và báo cáo kế toán quản trị không phải tuân theo các nguyên tắc hoặc quy tắc được thiết lập. Các câu hỏi chính luôn là (1) thông tin này giúp các nhà quản trị thực hiện công việc của họ tốt hơn như thế nào và (2) những lợi ích của việc tạo ra thông tin này có vượt quá chi phí không? (Horngren et al., 2012). Tại Việt Nam, định hướng thông tin kế toán quản trị có thể chưa tạo sự liên kết nhu cầu thực hiện các chức năng quản trị (Huỳnh Lợi, 2007). Nhưng nhìn chung là có sử dụng kế toán quản trị.
  • 40. 30 Mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị Kế toán quản trị đóng góp cho các quyết định chiến lược bằng cách cung cấp thông tin về các nguồn lợi thế cạnh tranh (Horngren et al., 2012). Mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị là có sử dụng hay không và nếu có thì được sử dụng ở tần suất ra sao, phạm vi thế nào, cách thể hiện và mối tương tác các bộ phận. Tác giả đề cập đến mức độ sử dụng thông qua việc doanh nghiệp thiết kế và sử dụng các kỹ thuật kế toán quản trị. Một số kỹ thuật kế toán quản trị có thể kể đến như: ABC, BSC, phân tích khả năng sinh lời khách hàng, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị hàng tồn kho kịp thời JIT, chi phí Kaizen, chi phí môi trường... Theo nghiên cứu của (Chenhall & Morris, 1986) việc thiết kế và sử dụng thông tin kế toán quản trị được sử dụng ở phạm vi rộng hơn gồm thông tin tài chính và phi tài chính. Sử dụng thông tin kế toán quản trị mang tính tích hợp giúp nhà quản trị ra quyết định nhanh chống tạo ưu thế cạnh tranh, thông tin kế toán quản trị mang tính kịp thời, tính đồng bộ trong quá trình đầu vào-xử lý-đầu ra. Theo đó, mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị được biểu hiện qua việc doanh nghiệp sử dụng thông tin tài chính và/hoặc phi tài chính, tác động của quyết định, tần suất báo cáo, tốc độ báo cáo giúp người dùng sử dụng thông tin ra quyết định nhanh chóng. Bốn khía cạnh được đề cập đến như sau: - Phạm vi rộng: Thông tin mang đặc điểm là thông tin bên ngoài, thông tin phi tài chính, định hướng tương lai. - Tính kịp thời: Thể hiện tần suất báo cáo, tốc độ báo cáo. - Tính tích hợp: Tổng hợp theo khoảng thời gian, theo khu vực chức năng, mô hình phân tích hoặc quyết định (ví dụ: phân tích cận biên, mô hình khoảng không quảng cáo). - Tính đồng bộ: Thông tin mang đặc điểm thể hiện mục tiêu chính xác cho các hoạt động và mối quan hệ tương tác của chúng trong tiểu đơn vị cũng như cung cấp báo cáo về tương tác giữa các tiểu đơn vị.
  • 41. 31 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp (Lay & Jusoh, 2012; Perera et al., 1997). Có nhiều cách đo lường kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả, chẳng hạn như trong chương trình CPA Úc (CPA, 2011) đề cập đến: - Giúp nhà quản trị triển khai và giám sát chiến lược; - Hỗ trợ ra quyết định; - Động viên nhà quản trị và nhân viên của họ; - Kết nối các bên liên quan. Thiết kế đo lường kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả sẽ liên hệ với chiến lược của tổ chức. Thông tin giúp đưa ra quyết định phù hợp hơn dẫn đến cải thiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Kinh doanh, suy cho cùng cần đạt mục tiêu là tăng trưởng, tức là đồng tiền an toàn và ổn định. Vì MAI không chỉ có những thước đo tài chính hướng đến mục tiêu ngắn hạn mà còn sử dụng thước đo phi tài chính nhằm đạt được mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, do đó, kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện trên cả phương diện tài chính và phi tài chính về chi phí, thu nhập, lợi nhuận, sự hài lòng các bên hữu quan. Sản phẩm cuối cùng của kế toán quản trị là báo cáo. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể theo từng công đoạn, theo chuỗi giá trị hay theo trung tâm trách nhiệm (những doanh nghiệp theo đuổi chiến lược tích hợp CSR, được đề cập ở mục 1.1 tổng quan nghiên cứu). 2.1.4 Doanh nghiệp vừa và lớn Theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh. Vậy phân biệt doanh nghiệp với các tổ chức ở đặc điểm mục đích kinh doanh và pháp luật điều chỉnh. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017; khoản 3 Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ
  • 42. 32 doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định quy mô doanh nghiệp được xác định theo số lao động tham gia bảm hiểm xã hội bình quân năm và tổng nguồn vốn (hoặc doanh thu). Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng (hoặc tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng) mà không phải doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng (hoặc tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng) mà không phải doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ. Loại trừ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa suy ra doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng được xác định theo cùng tiêu chí trên sẽ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm trên 200 người và tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng (hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề trên 300 tỷ đồng) mà không phải doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa. Doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm trên 100 người và tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng (hoặc tổng doanh thu của năm trên 300 tỷ đồng) mà không phải doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa. Bảng 2.1. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp Quy mô siêu nhỏ Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn Tiêu chí Loại Nguồn vốn (tỷ đồng) Lao động (người) Nguồn vốn (tỷ đồng) Lao động (người) Nguồn vốn (tỷ đồng) Lao động (người) Nguồn vốn (tỷ đồng) Lao động (người) Sản xuất ≤ 3 ≤ 10 ≤ 20 ≤ 100 ≤ 100 ≤ 200 > 100 > 200 Thương mại ≤ 3 ≤ 10 ≤ 20 ≤ 50 ≤ 100 ≤ 100 > 100 > 100 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
  • 43. 33 So với quy định trước đây (Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009) tiêu chí phân loại doanh nghiệp có thay đổi về số lượng lao động và nguồn vốn. Tuy lịch sử kế toán quản trị hình thành trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ nhưng sau đó kế toán quản trị phát triển ở những doanh nghiệp lớn có trình độ khoa học phát triển. Doanh nghiệp quy mô lớn có khả năng áp dụng kế toán quản trị tốt hơn doanh nghiệp nhỏ. Theo (Huỳnh Lợi, 2007) nhóm doanh nghiệp sản xuất chuẩn bị thiết kế hoặc đã thiết kế kế toán quản trị thường là doanh nghiệp có quy mô vừa hoặc lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thường tập trung ở khu công nghiệp, khu chế xuất. Nhóm doanh nghiệp sản xuất không có kế toán quản trị thường là những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp ở tỉnh nhỏ. Qua kinh nghiệm các nghiên cứu trước, cùng với kỳ vọng của tác giả cho rằng các doanh nghiệp có quy mô vừa, doanh nghiệp có quy mô lớn có đủ khả năng khai thác hết chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách nâng cao nội lực trên cả ba yếu tố công nghệ, con người, quản trị. Nếu thiếu các doanh nghiệp này sẽ khó đổi mới công nghệ do cần vốn lớn. 2.2 Lý thuyết nền 2.2.1 Thuyết bất định Lý thuyết bất định (Contingency theory) (D. T. Otley, 1980) được sử dụng để nghiên cứu hành vi của tổ chức. Không có cơ cấu tổ chức nào là tốt nhất. Hiệu quả hoạt động của tổ chức phụ thuộc vào sự phù hợp với cơ cấu tổ chức và các biến bất định như môi trường, công nghệ, chiến lược, văn hóa. Nghiên cứu theo thuyết bất định cho rằng chiến lược kinh doanh là biến bất định, biến ngữ cảnh. Những ảnh hưởng của toàn cầu hóa dẫn đến những thay đổi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược này xác định cách một tổ chức phù hợp với khả năng của riêng mình với các cơ hội trên thị trường để hoàn thành các mục tiêu của mình (Carl W. Stern, 2013). Cách tiếp cận của bài biết dựa trên lý thuyết bất định. Do đó sẽ không có hệ thống kế toán phù hợp nhất và không có mô hình hệ thống thông tin kế toán quản trị có thể áp dụng cho tất cả doanh nghiệp. Sự phù hợp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc thù ngành, môi trường, công nghệ, chiến lược doanh nghiệp. Đây là điều
  • 44. 34 kiện làm cho thông tin kế toán trong doanh nghiệp này không thể bắt chước qua doanh nghiệp khác và không thể thay thế. Tính khó bắt chước và khó thay thế sẽ được đề cập trong thuyết nguồn lực. Các thông tin kế toán được xem là tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định trong các tổ chức nên nó được thiết kế phù hợp với môi trường và cấu trúc của tổ chức. 2.2.2. Thuyết cơ sở kiến thức Lý thuyết cơ sở kiến thức (Knowledge Based Theory) của (Grant, 1996) xem xét kiến thức như là nguồn lực của một công ty. Vì nguồn lực dựa trên tri thức thường rất khó để bắt chước và xã hội phức tạp, không đồng nhất căn cứ kiến thức và khả năng giữa các công ty là những yếu tố quyết định chính của duy trì lợi thế cạnh tranh và vượt trội của công ty thực hiện. Lý thuyết này có nguồn gốc từ quản trị chiến lược. Nó xây dựng và mở rộng quan điểm dựa trên nguồn lực của công ty (RBV). Vai trò quan trọng của kiến thức trong các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh. Kế toán quản trị cung cấp thông tin (về các nguồn lợi thế cạnh tranh, khách hàng, sản phẩm, tài chính, phân tích về hoạt động...) đến các nhà quản trị doanh nghiệp để từ đó họ xử lý thông tin, học hỏi để chuyển thông tin thành kiến thức. Chính việc học hỏi là nguồn lực có giá trị của doanh nghiệp. 2.2.3. Thuyết nguồn lực Quan điểm nguồn lực (Resource Based View-RBV) của (Wernerfelt, 1984) cho rằng các doanh nghiệp có thể xây dựng lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn lực, kỹ năng và năng lực đặc thù mà họ kiểm soát hay phát triển để tạo cơ sở hình thành các lợi thế cạnh tranh đặc thù, bền vững từ đó cho phép doanh nghiệp phác thảo chiến lược kinh doanh cạnh tranh thành công. Mô hình RBV cung cấp một mô hình lý thuyết để khám phá những lợi thế cạnh tranh xuất phát từ các tài sản hữu hình, vô hình và năng lực tổ chức. Barney đã mở rộng thành lý thuyết nguồn lực động. Lý thuyết này tập trung toàn diện từ phân tích nguồn lực bên trong và bên ngoài. Nếu doanh nghiệp khai thác tốt nguồn lực hiện có thì có khả năng tạo lợi thế cạnh tranh. Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, nơi nó có thể tạo ra giá trị kinh tế hơn so