SlideShare a Scribd company logo
1 of 99
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHÙNG THỊ LAN PHƯƠNG
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG
Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - NĂM 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHÙNG THỊ LAN PHƯƠNG
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG
Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 601.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT
HÀ NỘI - NĂM 2022
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ
NGƢỜI TIÊU DÙNG ..................................................................................................... 6
1.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng 6
.....................................
1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng và nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng 6
..........
1.1.2. Khái niệm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng 13
.......................................
1.1.3. Vai trò của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng 14
......................................
1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng 14
....................
1.2.1. Các quyền cơ bản của người tiêu dùng ....................................................... 15
1.2.2. Nghĩa vụ của người tiêu dùng ............................................................ 17
1.2.3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch
vụ 18
...................................................................................................................
1.3. Lƣợc sử phát triển của pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt
Nam .............................................................................................................. 18
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1999 19
..................................................................
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1999 đến nay .......................................................... 21
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở
VIỆT NAM ......................................................................................................................
24
2.1. Pháp luật về chế độ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất và
cung cấp hàng hoá, dịch vụ ....................................................................... 24
2.1.1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất và cung cấp hàng hoá,
dịch vụ đối với chất lượng, số lượng của hàng hoá, dịch vụ 24
.......................
2.1.2. Quy chế đối với nhãn mác .................................................................. 39
2.1.3. Nghĩa vụ bảo hành sản phẩm ............................................................. 43
2.1.4. Nghĩa vụ bảo đảm sự trung thực về giá bán 47
........................................
2.1.5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ đối với các hợp đồng mẫu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
người tiêu dùng ............................................................................................. 49
2.1.6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ đối với các quảng cáo không trung thực xâm phạm lợi ích của
người tiêu dùng ............................................................................................ 52
2.2. Quyền và nghĩa vụ của ngƣời tiêu dùng 56
.............................................
2.2.1. Các quyền cơ bản của người tiêu dùng ............................................... 56
2.2.2. Nghĩa vụ của người tiêu dùng ............................................................. 66
2.3. Quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng 68
...................
2.3.1. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 68
.......
2.3.2. Thẩm quyền quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 69
..
2.3.3. Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 70
..........................................
2.4. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo ............................................ 71
CHƢƠNG 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU
DÙNG Ở VIỆT NAM .....................................................................................................
74
3.1. Phƣơng hƣớng chung hoàn thiện pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu
dùng ở Việt Nam 74
...................................................................................................
3.1.1. Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất và phù hợp với hệ thống pháp luật
hiện hành ....................................................................................................... 75
3.1.2. Bảo đảm quyền và lợi ích của người sản xuất, người kinh doanh và
người tiêu dùng cũng như bảo vệ văn hoá, thuần phong mỹ tục, xây dựng
đạo đức kinh doanh lành mạnh...................................................................... 76
3.1.3. Cần tổ chức hệ thống cơ quan quản lý hoạt động bảo vệ người tiêu
dùng một cách khoa học, hợp lý ................................................................... 77
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt
Nam .............................................................................................................. 79
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của người sản xuất,
người cung cấp hàng hoá, dịch vụ 79
.................................................................
3.2.2. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng 81
..
3.2.3. Hoàn thiện các quy định về thủ tục khởi kiện, khiếu nại .................... 83
3.2.4. Hoàn thiện các quy định về quản lý Nhà nước về bảo vệ người tiêu
dùng .............................................................................................................. 85
3.2.5. Tăng cường vai trò của Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu
dùng Việt Nam .............................................................................................. 86
3.2.6. Tăng cường vai trò của Luật Cạnh tranh, rà soát và hạn chế bớt lĩnh
vực độc quyền ............................................................................................... 87
KẾT LUẬN 89
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong một quốc gia văn minh, con ngƣời luôn là đối tƣợng đƣợc pháp
luật quan tâm bảo vệ. Với mong muốn xây dựng một xã hội công dân, một
Nhà nƣớc “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” 13, tr. 1 thì bên cạnh
việc tạo ra một khung pháp luật cho sự tự do cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp, pháp luật còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng khác là phải bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng, một lực lƣợng chủ yếu và đông đảo trong xã hội. Ở
Việt Nam, BVNTD đã trở thành vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của hầu
hết các lĩnh vực pháp luật nhƣ Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Thƣơng Mại,
Luật Hành Chính, Luật Cạnh tranh...
Điều 28 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước có chính
sách bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, kinh doanh và quyền lợi của NTD.
Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền
kinh tế quốc dân làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật”.
Nhằm cụ thể hoá những quy định trong Hiến pháp và để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của NTD; tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc, nâng cao
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
trong việc bảo vệ quyền lợi NTD, ngày 27/04/1999, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc
hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh Bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01/10/1999.
Ngày 02/10/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2001/NĐ-CP quy
định chi tiết thi hànhPháp lệnh BVNTD.
Qua 5 năm triển khai thực hiện, Pháp lệnh và các Nghị định hƣớng dẫn
thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của NTD. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền lợi hợp pháp của NTD ở Việt
Nam hiện còn diễn ra phổ biến. Pháp luật chƣa thực sự trở thành công cụ hữu
hiệu để bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngƣời dân. Bản thân các quy định pháp
luật về lĩnh vực này chƣa sâu, chƣa đủ mạnh để đi vào cuộc sống. Hiệu lực
2
của những quy định trong Pháp lệnh rất yếu ớt. Trên thực tế, vấn đề này hoàn
toàn phụ thuộc vào ý chí của ngƣời kinh doanh, vào sự hiểu biết và nhận thức
của ngƣời dân. Trong cuộc sống, NTD luôn phải tự tìm cách bảo vệ mình
trƣớc khi “trông chờ” vào sự can thiệp của Nhà nƣớc. Do đó, việc nghiên cứu
hoàn thiện pháp luật BVNTD làm cho nó trở thành một công cụ đích thực
trong việc duy trì trật tự và ổn định xã hội là vấn đề thời sự cấp bách hiện nay.
Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là:
“Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phải thừa nhận rằng, pháp luật BVNTD ở Việt Nam còn rất non trẻ so
với các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển. Song, đã xuất hiện một số
công trình của một số tác giả nghiên cứu về một số vấn đề có liên quan đến
lĩnh vực pháp luật BVNTD (nhƣ pháp luật Cạnh tranh, vấn đề xuất xứ, nhãn
hiệu hàng hoá, tên thƣơng mại, bí quyết công nghệ) nhƣ: PGS. TS. Nguyễn
Nhƣ Phát, Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; PGS. TS. Nguyễn Nhƣ Phát, Viện Nghiên
cứu Nhà nƣớc và Pháp luật, Điều kiện Thương mại chung và nguyên tắc tự do
khế ước, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 6/2003; PGS. TS. Nguyễn Nhƣ
Phát, Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh,
Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 9, 2000; khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật
của tác giả Đỗ Thị Thanh Thuỷ với đề tài “Pháp luật điều chỉnh hoạt động
quảng cáo không trung thực xâm phạm đến lợi ích của NTD”; Thạc sỹ Ngô
Vĩnh Bạch Dƣơng: Bảo vệ quyền lợi NTD trong pháp luật cạnh tranh, Tạp
chí Nhà Nƣớc và Pháp luật số 11, 2000...
Các nghiên cứu trên đã đề cập đến một số khía cạnh của pháp luật
BVNTD ở Việt Nam. Tuy nhiên đến nay, vẫn chƣa có một nghiên cứu tổng
thể, đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về pháp luật BVNTD. Những nghiên cứu
trên mới chỉ đề cập một hoặc một số khía cạnh nào đó của vấn đề bảo vệ
quyền lợi NTD và nhìn chung, những vấn đề đặt ra chƣa đƣợc giải quyết triệt
để.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3
3.1. Mục đích
- Làm rõ đƣợc những vấn đề pháp lý cơ bản của pháp luật BVNTD theo
quy định của pháp luật Việt Nam nhƣ khái niệm, đặc điểm, đối tƣợng, phạm
vi điều chỉnh, quyền và trách nhiệm của NTD; trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; quản lý nhà nƣớc về bảo vệ
quyền lợi NTD; tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD; giải quyết khiếu nại, tố cáo và
xử lý vi phạm...
- Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam (pháp luật nội dung và pháp
luật hình thức) về bảo vệ quyền lợi NTD theo Pháp lệnh BVNTD năm 1999,
Bộ luật Dân sự năm 1995, Luật Thƣơng mại năm 1997, Luật Cạnh tranh năm
2004, Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 và một số Pháp lệnh, Nghị định và
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Qua đó rút ra nguyên nhân của
những khuyết điểm, yếu kém và tìm các giải pháp có hiệu quả để BVNTD.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những quan hệ xã hội về vấn đề
bảo vệ quyền lợi NTD đƣợc pháp luật điều chỉnh, có phân tích và so sánh với
những quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Thƣơng mại và Luật Cạnh tranh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật BVNTD, khái niệm mới xuất hiện trong tài liệu pháp lý ở Việt
Nam trong thời gian gầy đây, là một lĩnh vực rất rộng và có biên giới với
nhiều lĩnh vực và chế định pháp luật khác nhau. Thông thƣờng, khi nói tới
pháp luật BVNTD, ngƣời ta hình dung hai lĩnh vực pháp luật liên quan đến
quyền, trách nhiệm của NTD và trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, bên cạnh hai lĩnh vực pháp luật cơ bản này, thuộc về hay liên quan
đến pháp luật BVNTD còn có nhiều lĩnh vực pháp luật khác nữa nhƣ: pháp
luật cạnh tranh, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá,
pháp luật về quảng cáo, pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm, pháp luật về
điều kiện thƣơng mại chung. Bên cạnh đó, khi xem xét pháp luật BVNTD từ
phƣơng diện xã hội học pháp luật, các nhà luật học còn quan tâm đến cả cơ
chế chuyển hoá pháp luật BVNTD vào cuộc sống nhƣ những vấn đề về tổ
chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về BVNTD, về trình tự
4
và thủ tục giải quyết khiếu nại và khiếu kiện, thẩm quyền của các cơ quan tài
phán cũng nhƣ khả năng áp dụng các chế tài. Trong phạm vi nghiên cứu của
luận văn, tác giả xin đƣợc tập trung nghiên cứu bốn lĩnh vực đó là: trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ; quyền và
nghĩa vụ của NTD; quản lý nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi NTD và vấn đề thủ
tục khởi kiện, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phƣơng pháp luận của luận văn là dựa trên cơ sở lý luận của học
thuyết Mác - LêNin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, đồng thời, tiếp thu quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta trong sự
nghiệp đổi mới. Từ phƣơng pháp này, luận văn sẽ xác định mối liên hệ giữa
các hiện tƣợng, sự việc nhằm đánh giá các vấn đề một cách khoa học.
Trên cơ sở các phƣơng pháp khoa học nhƣ: so sánh, phân tích, tổng hợp,
lịch sử và thống kê... luận văn sẽ khái quát sơ lƣợc quá trình hình thành và
phát triển của pháp luật BVNTD ở Việt Nam để từ đó đi sâu phân tích những
nét đặc thù của các quy định pháp luật về BVNTD. Cũng từ quá trình phân
tích và tổng hợp đó, luận văn so sánh những quy định pháp luật BVNTD của
Việt Nam với quy định pháp luật BVNTD của một số nƣớc trên thế giới để
tìm ra những nét chung và những kiến nghị hoàn thiện pháp luật BVNTD cho
phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn vận dụng
phƣơng pháp liên hệ giữa thực tiễn giải quyết của toà án với các quy định của
pháp luật.
5. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt lý luận, luận văn giúp cho bản thân tác giả nhận thức về những
điểm quan trọng nhất, đáng chú ý nhất về pháp luật BVNTD ở Việt Nam cũng
nhƣ những bất cập còn tồn tại. Việc nghiên cứu pháp luật về bảo vệ quyền lợi
NTD còn phục vụ trực tiếp cho quá trình hoàn thiện, pháp điển hoá pháp lệnh,
tiến tới xây dựng Luật Bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, có lẽ đây là nghiên cứu đầu tiên mang tính tổng thể, có
hệ thống, có phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật BVNTD ở Việt Nam và
đƣa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện, góp một phần nhỏ bé vào việc
5
bảo vệ quyền lợi của NTD.
6. Cơ cấu của luận văn
Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc
bố cục gồm 03 chƣơng:
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ
NGƢỜI TIÊU DÙNG
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT
NAM
CHƢƠNG 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU
DÙNG Ở VIỆN NAM
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG
1.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng
1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng và nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng
6
1.1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng
Nhƣ chúng ta đều biết, tiêu dùng là một khâu của quá trình sản xuất. Đó
là chi tiêu cho các hàng hoá và dịch vụ của NTD và các tổ chức phi kinh tế:
“Tiêu dùng là dùng của cải, vật chất để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất”
5, tr. 1640 . Đây là một trong những hoạt động cơ bản và tự nhiên của con
ngƣời, “Tiêu dùng là một hoạt động tác động đến một vật bằng cách sử dụng
nó, là việc sử dụng một vật bằng cách làm cạn kiệt vật đó” 4, tr. 312 .
Có sản xuất mới có tiêu dùng, không có sản xuất thì cũng không có tiêu
dùng và ngƣợc lại. Mỗi ngƣời chúng ta, hàng ngày, hàng giờ đều phải tiêu
dùng các hàng hoá và dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu của cá nhân, gia đình
nhƣng đã bao giờ chúng ta tự hỏi vậy NTD là ai?
Ra đời và tồn tại gắn liền với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo
cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ
nghĩa, khái niệm NTD là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam. NTD là
ngƣời mua hoặc sử dụng hàng hoá, dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu của bản
thân hoặc gia đình mình, là NTD cuối cùng “end consumer”. Sản phẩm hàng
hoá qua sử dụng của NTD sẽ dần mất đi, nói chung không đƣợc tái tạo lại.
Ngƣời tiêu dùng “consumer”, “consommateur” là “người mua, sử dụng
hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình và
tổ chức” 23, tr. 1 .
Luật BVNTD của Thái Lan năm 1979 định nghĩa: “NTD là người mua
hoặc sử dụng hàng hoá, dịch vụ của một nhà kinh doanh, kể cả những người
được chào hàng hoặc được đề nghị mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của nhà
kinh doanh”.
Luật BVNTD của Ấn Độ ngày 24/12/1986 quan niệm “NTD” là bất cứ
ngƣời nào:
+ Mua hàng có trả tiền, đã thanh toán hoặc đã hứa thanh toán, hoặc đã
thanh toán một phần và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần; khái
niệm này bao gồm cả những ngƣời sử dụng hàng hoá đó ngoài ngƣời trực tiếp
mua hàng có trả tiền, đã thanh toán hoặc hứa thanh toán, hoặc đã thanh toán
một phần, hoặc theo cách trả dần một khi cách này đƣợc ngƣời đó tán thành;
7
nhƣng khái niệm này không bao gồm ngƣời mua hàng hoá đó để bán lại hoặc
vì các mục đích thƣơng mại.
+ Thuê dịch vụ có trả tiền, đã thanh toán hoặc đã hứa thanh toán hoặc đã
thanh toán một phần và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần; khái
niệm này bao gồm cả những ngƣời đƣợc hƣởng dịch vụ đó ngoài ngƣời trực
tiếp thuê dịch vụ có trả tiền, đã thanh toán hoặc đã hứa thanh toán, hoặc đã
thanh toán và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần một khi dịch
vụ này có sự tán thành của ngƣời đã đƣợc nhắc đến đầu tiên ở trên.
Luật BVNTD ở Liên Xô cũ định nghĩa NTD là “công dân sử dụng, mua,
đặt hàng hoặc có ý định mua sắm sản phẩm để sử dụng riêng”.
Luật BVNTD của Séc và Xlôvăc số 634 ngày 16/12/1992 định nghĩa
“NTD là người vì mình hoặc vì các thành viên của gia đình mình mua sắm
sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ để tiêu dùng cho mục đích cá nhân”.
Luật Tiêu dùng của CHLB Đức định nghĩa NTD là ngƣời sử dụng hàng
hoá hoặc dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của cá nhân hoặc gia đình, hay nói
cách khác đó là “NTD cuối cùng”, “end consumer”.
Luật Tiêu dùng Pháp định nghĩa: “NTD được hiểu là người không phải
chủ doanh nghiệp, tức là thể nhân mua các sản phẩm và dùng các dịch vụ
không nhằm mục đích hoạt động nghề nghiệp, kiếm lợi nhuận để phục vụ cho
gia đình hoặc bản thân” 22, tr. 24 .
“NTD là người mua hàng hoá hoặc dịch vụ để sử dụng cho cá nhân, gia
đình hoặc hộ gia đình mà không có ý định bán lại; là một tự nhiên nhân sử
dụng sản phẩm phục vụ mục đích cá nhân, không phải nhằm mục đích kinh
doanh” 4, tr. 311 .
“NTD là người mua hàng hoá hoặc dịch vụ nhằm mục đích cuối cùng là
tiêu dùng hoặc sử dụng cho cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình” 11, tr. 3 .
Hầu hết luật BVNTD của các nƣớc đều chỉ áp dụng cho mục đích tiêu
dùng cá nhân và gia đình, không dùng cho tiêu dùng sản xuất vì trong phạm
vi sản xuất và tiêu dùng cho sản xuất các nƣớc đều đã có nhiều quy định chi
tiết, chặt chẽ trong nhiều đạo luật và quy định dƣới luật cho nhiều lĩnh vực
8
khác nhau. Bên cạnh những điểm chung đó, định nghĩa của mỗi nƣớc lại có
những sắc thái riêng khác nhau:
+ Định nghĩa của Thái Lan hơi hẹp chỉ bao gồm “hoặc mua, hoặc sử
dụng”.
+ Định nghĩa của Ấn Độ nêu đƣợc nhiều chi tiết cụ thể cho những tình
huống khác nhau nhƣng chỉ rõ ý mua hàng, thuê dịch vụ còn vấn đề sử dụng
thì chƣa thật rõ ràng.
+ Định nghĩa của Liên Xô (cũ) chỉ dùng đƣợc cho hàng hoá, thiếu khâu
dịch vụ.
+ Định nghĩa của Séc và Xlôvăc không nói đến vấn đề sử dụng hàng
hoá.
Những định nghĩa và quan niệm trên là rất quan trọng vì nó sẽ xác định
ai là NTD, ai là ngƣời sẽ đƣợc bảo vệ trong các chính sách và pháp luật, quy
định đƣợc ban hành về bảo vệ NTD của mỗi nƣớc.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về NTD nhƣng qua những định nghĩa
trên, có thể xác định phạm vi của khái niệm NTD nhƣ sau:
Thứ nhất, NTD có thể là:
+ Ngƣời mua hàng hoá hoặc dịch vụ (Theo Đại Từ điển Tiếng Việt
“Hàng hoá là sản vật dùng để bán nói chung”. Theo Điều 5 Luật Thƣơng mại,
hàng hoá đƣợc hiểu là các tài sản hữu hình gồm: máy móc, thiết bị, nhiên liệu,
vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng và
nhà ở dùng để kinh doanh. Nhƣ vậy, khái niệm “hàng hoá” theo Luật Thƣơng
mại đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp. Theo tác giả, cần xem xét lại khái niệm này.
9
TIÊU DÙNG
CHO MỤC ĐÍCH SẢN
XUẤT
CHO MỤC ĐÍCH
SINH HOẠT CÁ NHÂN
TIÊU DÙNG
Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 quy định
quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá định nghĩa: “Sản phẩm là
kết quả của các hoạt động, các quá trình, bao gồm dịch vụ, phần mềm, phần
cứng và vật liệu để chế biến hoặc đã được chế biến. Hàng hoá là sản phẩm
được đưa vào tiêu dùng thông qua trao đổi, buôn bán ”. Cũng theo Đại Từ
điển Tiếng Việt “Dịch vụ là công việc phục vụ cho đông đảo dân chúng”. Các
dịch vụ gắn với hoạt động mua bán hàng hoá theo Luật Thƣơng mại cũng
đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm các dịch vụ đƣợc liệt kê trong Điều 45
Luật Thƣơng mại, ví dụ dịch vụ giao nhận hàng hoá, dịch vụ giám định hàng
hoá. Các hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá cũng chỉ
đƣợc hiểu bao gồm: khuyến mại, quảng cáo thƣơng mại, trƣng bày giới thiệu
hàng hoá và hội chợ, triển lãm thƣơng mại).
+ Ngƣời sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ;
+ Ngƣời mua và sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ.
Thứ hai, hàng hoá và dịch vụ đó nhằm phục vụ cho cá nhân và gia đình
hoặc tập thể với mục đích tiêu dùng cá nhân, không phải với mục đích để
buôn đi bán lại kiếm lời, cũng không phải với mục đích để sản xuất. “Tập thể”
ở đây đƣợc hiểu là một cộng đồng cùng sống, cùng sinh hoạt với nhau và
cùng có những nhu cầu về tiêu dùng cá nhân (không phải tiêu dùng sản xuất)
ví dụ trẻ em ở nhà trẻ, học sinh, sinh viên ở nội trú, các đơn vị lao động có
nhà bếp chung, nơi ăn nghỉ chung v.v... Có thể phân biệt giữa tiêu dùng cho
sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt cá nhân theo sơ đồ sau:
10
Điều 2 Nghị định 69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001 quy định chi tiết thi
hành Pháp lệnh BVNTD xác định:
“1. Những quy định của Nghị định này điều chỉnh đối với tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và người mua, sử dụng hàng
hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt và nhu cầu công việc của tổ chức,
cá nhân, gia đình.
2. Người mua sử dụng hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho mục đích tiêu
dùng, sinh hoạt và nhu cầu công việc của tổ chức, cá nhân, gia đình bao gồm:
a. Người mua và là người sử dụng hàng hoá, dịch vụ đã mua cho chính
bản thân mình;
b. Người mua hàng hoá, dịch vụ cho người khác, cho gia đình hoặc cho
tổ chức sử dụng;
c. Cá nhân, gia đình, tổ chức sử dụng hàng hoá, dịch vụ do người khác
mua hoặc do được cho, tặng”.
Đồng thời, Điều 3 Nghị định này quy định: “Người mua, sử dụng hàng
hoá, dịch vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh không thuộc phạm vi điều
chỉnh của Nghị định này”. Nhƣ vậy, khái niệm NTD và phạm vi điều chỉnh
của Pháp lệnh BVNTD Việt Nam cũng tƣơng đồng với quy định của Quốc tế
về NTD (CI) và pháp luật nhiều nƣớc trên thế giới.
Sự khác nhau giữa “người tiêu dùng” và “khách hàng”:
Khách hàng (thuật ngữ Tiếng Anh là “customer”, “client”) là ngƣời mua
hàng hoá hoặc dịch vụ. Khác với NTD “end consumer”, khách hàng là ngƣời
mua hàng hoá, dịch vụ để sử dụng cho bản thân hoặc để làm nguyên liệu cho
sản xuất (ngƣời sản xuất mua sản phẩm về để tiếp tục gia công, chế biến trong
quá trình sản xuất để làm ra hàng hoá) hoặc là ngƣời lƣu thông mua hàng hoá
NGƢỜI
TIÊU DÙNG
NGƢỜI
SẢN XUẤT
11
về để bán buôn hoặc bán lẻ, hoặc là ngƣời làm dịch vụ mua hàng hoá về để
phục vụ cho quá trình thực hiện dịch vụ của mình. Trƣờng hợp khách hàng
mua hàng hoá hay dịch vụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân cho bản
thân, gia đình hoặc tập thể thì khách hàng ở đây sẽ đồng nghĩa với khái niệm
NTD. “NTD” là một thuật ngữ pháp lý còn “khách hàng” không phải là một
thuật ngữ pháp lý.
1.1.1.2. Nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng
Quan hệ trong xã hội chủ yếu là giữa NTD và ngƣời sản xuất, kinh
doanh, phân phối hàng hoá, dịch vụ. Trong mối quan hệ giữa NTD với các
nhà sản xuất, kinh doanh, NTD luôn là ngƣời yếu thế và chịu thiệt thòi. Điều
này thực sự đã hạn chế sự phát triển của xã hội. Vì vậy, từ hàng trăm năm
nay, ở nhiều nƣớc đã đặt ra vấn đề NTD, chống lại sự lạm dụng của những
nhà sản xuất, kinh doanh làm thiệt hại đến quyền lợi của NTD và chống lại
những bất công trong xã hội.
Ở những nƣớc mà nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng, ngoài
việc buôn bán, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau thì quan hệ kinh tế
chủ yếu là quan hệ giữa các nhà sản xuất, kinh doanh và NTD.
Bảo vệ lợi ích của NTD là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tất
cả các quốc gia trên thế giới và đặc biệt cấp bách đối với các nƣớc đang phát
triển, bởi vì xét từ khía cạnh kinh tế học, thì tiêu dùng là một khâu của quá
trình tái sản xuất; là mục đích và điều kiện tiên quyết của sản xuất. BVNTD
thực chất cũng là bảo vệ sản xuất, bảo đảm cho sản xuất phát triển vừa hiệu
quả, vừa đúng hƣớng. Xét từ góc độ xã hội - nhân văn thì rõ ràng con ngƣời là
trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển bền vững, toàn diện và lâu
dài; con ngƣời có quyền đƣợc hƣởng một cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh;
NTD có quyền đƣợc hƣởng các sản phẩm an toàn, phù hợp với khả năng và
điều kiện của mình.
NTD là tất cả mọi ngƣời, là lớp ngƣời đông đảo nhất, giữ vị trí trung tâm
của nền kinh tế. Trong cơ chế thị trƣờng, NTD thƣờng đƣợc suy tôn là
“Thƣợng đế”. Vậy mà, có lúc các vị “Thƣợng đế” vẫn phải phiền lòng với
những nỗi khổ thời cơ chế thị trƣờng. Trên thực tế, NTD đang là nạn nhân của
12
một số thủ đoạn kinh doanh bất lƣơng, các quảng cáo không trung thực, lừa
gạt, của tệ làm hàng giả, thiếu an toàn và vệ sinh, của việc làm tổn hại và huỷ
diệt môi trƣờng sống.
Trong nền kinh tế, thị trƣờng chủ yếu do tiêu dùng điều tiết. Ở nƣớc nào
cũng vậy, NTD bao giờ cũng là lực lƣợng đông đảo nhất trong xã hội, là lớp
ngƣời có ảnh hƣởng to lớn đến những quyết sách về kinh tế, dù là của Nhà
nƣớc hay của khu vực tƣ nhân. Theo thống kê, ở Mỹ, khối lƣợng giao dịch
của NTD chiếm đến 65% tổng số giao dịch của cả nƣớc, chính phủ và các
doanh nghiệp chỉ đóng góp 35% 11, tr. 3 . Mức sống của ngƣời dân càng
đƣợc cải thiện thì mức độ tiêu dùng càng cao. Việc mua bán, sử dụng hàng
hoá và dịch vụ của NTD là chỉ số quan trọng định hƣớng cho sự phát triển của
nền kinh tế. 200 năm trƣớc đây, nhà kinh tế học Adam Smith đã viết: “ Tiêu
dùng là kết quả và mục đích duy nhất của sản xuất và lợi ích của nhà sản xuất
cũng gắn liền vào đó chừng nào mà lợi ích của nhà sản xuất còn cần thiết cho
việc thúc đẩy lợi ích của NTD” 11, tr. 3 . Với vai trò là NTD, chúng ta phải
tiêu dùng các hàng hoá và dịch vụ trong suốt cả đời ngƣời trong khi chúng ta
chỉ làm việc đến 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ. Tuy là số đông,
nhƣng NTD không đƣợc tổ chức lại nên họ khó có sức mạnh, tiếng nói đơn lẻ
của họ cũng rất ít đƣợc lắng nghe. So với những ngƣời chuyên môn, thì ở
những lĩnh vực nhất định, NTD kém hiểu biết hơn, không tƣơng xứng về trình
độ với những vấn đề kinh tế, văn hoá và khả năng mua bán so với các nhà sản
xuất, phân phối, quảng cáo và các nhà buôn. NTD có quyền đƣợc dùng các
sản phẩm an toàn. BVNTD góp phần cổ vũ sự phát triển kinh tế, xã hội một
cách đúng đắn, công bằng và hợp lý.
1.1.2. Khái niệm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
Theo nghĩa chung nhất “pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà
nước ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm
tạo ra trật tự và ổn định trong xã hội” 39, tr. 226 .
“Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng” là tổng hợp các biện pháp đƣợc Nhà
nƣớc quy định và bảo đảm thực hiện để bảo đảm quyền lợi của ngƣời mua và
sử dụng hàng hoá, dịch vụ; ngăn chặn những ngƣời bán hàng, làm hàng có
13
hành vi gian dối... để thu lợi bất chính (bao gồm các biện pháp pháp luật, kinh
tế, văn hoá, xã hội). Nói cách khác, BVNTD chính là làm cho các quyền của
NTD đƣợc thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, trong số các công cụ chủ yếu
đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để BVNTD thì pháp luật là công cụ có hiệu quả hơn
cả vì nó là phƣơng thức đƣa các công cụ BVNTD khác vào cuộc sống trong
điều kiện Nhà nƣớc pháp quyền và xã hội công dân.
“Luật Bảo vệ người tiêu dùng là luật của bang hoặc liên bang được ban
hành nhằm BVNTD trước những hành vi thương mại hoặc hoạt động tín dụng
không lành mạnh có liên quan đến hàng tiêu dùng, đồng thời BVNTD trước
những hàng hoá nguy hại hoặc hàng giả” 4, tr. 312 .
“Luật Người tiêu dùng là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh những giao dịch
liên quan đến NTD, đó là việc sử dụng tín dụng, tiêu dùng hàng hoá, bất động
sản hoặc những dịch vụ phục vụ cho cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình ” 4,
tr. 312 .
Theo quan điểm chiếm ƣu thế trong luật học Pháp, luật tiêu dùng là tổng
thể các quy phạm pháp luật nhằm bảo hộ lợi ích của NTD hàng hoá và dịch
vụ 22, tr. 24 . Ngoài những quy phạm của luật dân sự và thƣơng mại, luật
tiêu dùng còn chứa đựng những quy phạm của luật hành chính, luật tố tụng
hình sự.
Từ những định nghĩa trên, tác giả mạnh dạn xây dựng khái niệm pháp
luật BVNTD nhƣ sau: Pháp luật BVNTD là hệ thống các nguyên tắc và quy
phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội trong hoạt động bảo vệ người tiêu dùng.
1.1.3. Vai trò của pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng
Pháp luật BVNTD có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của NTD; tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc, nâng cao
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
trong việc bảo vệ quyền lợi NTD. Việc Nhà nƣớc ban hành các văn bản pháp
luật quy định việc bảo vệ quyền lợi NTD không những làm cho quyền lợi
NTD đƣợc bảo vệ tốt hơn mà còn làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, thúc
đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời cũng là duy trì và bồi dƣỡng cho một
14
động lực quan trọng về kinh tế. Nền kinh tế thị trƣờng càng phát triển thì vấn
đề NTD và BVNTD càng cần đề ra một cách nghiêm túc và cấp thiết.
BVNTD ở Việt Nam là vấn đề rất quan trọng. Hiến pháp năm 1992 nêu
rõ, Nhà nƣớc có chính sách bảo vệ quyền lợi của NTD. Điều 623 Bộ luật Dân
sự đã quy định về bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm quyền lợi của NTD. Pháp
lệnh BVNTD ra đời năm 1999 là công cụ pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ
quyền lợi NTD, tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nƣớc trong giai đoạn cách mạng mới. Các văn bản pháp luật về BVNTD
nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của NTD; bảo vệ sự ổn định và cải thiện đời sống nhân dân bằng cách
định ra trách nhiệm của Nhà nƣớc, của chính quyền địa phƣơng và của các
nhà sản xuất, kinh doanh; định ra các biện pháp đồng bộ để bảo vệ và đề cao
quyền lợi của NTD. Việc thực hiện pháp luật BVNTD còn góp phần ổn định
an ninh trật tự xã hội, nâng cao cuộc sống, ổn định và phát triển kinh tế.
1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng
Phát biểu tại Thƣợng viện Mỹ ngày 15/3/1962, cố Tổng thống Mỹ Giôn-
Ken-nơ-đi nói: “NTD theo định nghĩa, bao gồm toàn thể chúng ta. Họ là nhóm
người đông đảo nhất, có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của hầu hết các quyết
định về kinh tế, dù là của nhà nước hay tư nhân. Vậy mà họ là nhóm người
quan trọng độc nhất mà quan điểm của họ thường không được chú ý tới” 14, tr.
1 .
Tuyên bố Ken-nơ-đi lúc đầu chỉ đề cập đến 4 quyền cơ bản của NTD là:
quyền đƣợc an toàn; quyền đƣợc thông tin; quyền đƣợc lựa chọn và quyền
đƣợc bày tỏ quan điểm. Bốn quyền này là cốt lõi trong cƣơng lĩnh của các tổ
chức NTD trên thế giới hồi đó. Ngày nay, hầu hết các tổ chức NTD của các
nƣớc đƣợc tập hợp lại trong Tổ chức Quốc tế NTD - CI.
Qua quá trình hoạt động thực tiễn Quốc tế NTD và các tổ chức NTD các
nƣớc đã bổ sung thêm 4 quyền của NTD. Đó là các quyền: quyền đƣợc thoả
mãn những nhu cầu cơ bản; quyền đƣợc khiếu nại và bồi thƣờng; quyền đƣợc
giáo dục, đào tạo về tiêu dùng; quyền đƣợc có môi trƣờng sống lành mạnh và
bền vững.
15
Ngày quyền của NTD thế giới đƣợc tổ chức lần đầu tiên vào ngày
15/3/1983, hai năm sau, ngày 9/4/1985, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc phê
chuẩn bản hƣớng dẫn của Liên Hiệp quốc về BVNTD (Guidelines for
Consumer Protection) do nỗ lực hàng thập kỷ đấu tranh, thuyết phục của
Quốc tế NTD và các tổ chức tiêu dùng toàn thế giới. Bản hƣớng dẫn đƣa ra
các nguyên tắc dựa trên 8 quyền của NTD và vạch ra những nguyên tắc
khung để tăng cƣờng các chính sách BVNTD của các quốc gia. Năm 1995,
bản hƣớng dẫn này đƣợc sửa đổi lần hai.
1.2.1. Các quyền cơ bản của người tiêu dùng
Ngày nay, NTD có tám quyền đã đƣợc Liên Hiệp Quốc và nhiều nƣớc
trên thế giới thừa nhận, đó là các quyền:
1.2.1.1. Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản
Quyền đƣợc thoả mãn những nhu cầu cơ bản là quyền đƣợc có những
hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, nơi ở, chăm sóc sức khoẻ, nhu cầu tinh thần... với
giá cả hợp lý.
1.2.1.2. Quyền được an toàn
Quyền đƣợc an toàn là quyền của NTD đƣợc có những hàng hoá, dịch vụ
an toàn, không gây nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mạng, cả trƣớc mắt và lâu
dài.
1.2.1.3. Quyền được thông tin
Là quyền đƣợc cung cấp các thông tin trung thực, chính xác và đầy đủ về
các hàng hoá, dịch vụ để có thể lựa chọn một cách khách quan, chính xác.
Quyền này còn bao gồm việc đƣợc bảo vệ chống lại các thủ đoạn dối trá, lừa
đảo, các quảng cáo lừa dối.
1.2.1.4. Quyền được lựa chọn
Đây là quyền đƣợc lựa chọn hàng hoá và dịch vụ mình cần một cách
trung thực, không bị ép buộc, lừa dối hoặc làm lạc hƣớng với chất lƣợng hàng
hoá, dịch vụ phù hợp với giá cả.
1.2.1.5. Quyền được lắng nghe
16
Là quyền đƣợc bày tỏ ý kiến trong việc hoạch định các chủ trƣơng, chính
sách có liên quan đến lợi ích của NTD, cả đối với cơ quan nhà nƣớc và các tổ
chức kinh doanh. Quyền này bao gồm cả việc đƣợc tham khảo ý kiến, trực
tiếp hoặc thông qua đại diện của mình về những vấn đề liên quan đến NTD.
1.2.1.6. Quyền được khiếu nại và bồi thường
NTD khi bị thiệt thòi có quyền khiếu nại và đòi bồi thƣờng những thiệt
hại chính đáng của mình, kể cả việc khiếu nại hoặc kiện trƣớc toà án.
1.2.1.7. Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng
NTD đƣợc quyền bồi dƣỡng những kiến thức về tiêu dùng, kỹ năng tiêu
dùng, phong cách tiêu dùng lành mạnh và hợp lý để có thể chủ động và sáng
suốt trong lựa chọn, để có đƣợc cuộc sống tiêu dùng hợp lý, có thể tự bảo vệ
mình và góp phần vào sự phát triển của xã hội.
1.2.1.8. Quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững
Đƣợc sống trong một môi trƣờng an toàn, lành mạnh, đƣợc sống xứng
đáng, không bị đe dọa tới hạnh phúc của các thế hệ hiện tại và tƣơng lai.
Luật BVNTD các nƣớc nói chung và Pháp lệnh BVNTD Việt Nam nói
riêng đều cơ bản dựa trên tám quyền của NTD đã đƣợc Quốc tế NTD công
nhận.
1.2.2. Nghĩa vụ của người tiêu dùng
NTD cần đƣợc bảo vệ, điều đó là cần thiết. Nhƣng điều quan trọng ở đây
là NTD phải biết tự bảo vệ mình, không thụ động chờ ai đó đứng ra che chở
cho mình, cũng không thể chỉ đòi hỏi ngƣời khác bảo vệ cho mình, không thể
chỉ đòi quyền lợi mà không thấy trách nhiệm của mình bởi vì “quyền lợi luôn
đi đôi với nghĩa vụ”. Quốc tế NTD cho rằng NTD có năm nghĩa vụ sau đây:
1.2.2.1. Biết phê bình
NTD phải luôn tỉnh táo, cảnh giác và biết nhận xét đối với giá cả, chất
lƣợng hàng hoá, dịch vụ mà mình sẽ mua, sẽ thuê, sẽ sử dụng. Khi thấy những
hiện tƣợng tiêu cực làm ảnh hƣởng tới lợi ích của mình và của xã hội, NTD
có trách nhiệm phát hiện, phê bình và đấu tranh.
1.2.2.2. Hành động
17
NTD phải có trách nhiệm trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để
có những hành động đúng đắn, không để bản thân bị biến thành ngƣời thụ
động luôn bị kẻ khác lừa dối, lợi dụng. Phải chủ động và thực hiện việc phê
bình, đấu tranh nhằm làm cho xã hội công bằng, dân giàu nƣớc mạnh, không
né tránh, đùn đẩy.
1.2.2.3. Quan tâm đến cộng đồng và xã hội
NTD phải quan tâm đến cộng đồng và xã hội nói chung, phải luôn hiểu
rằng việc tiêu dùng của mình không chỉ liên quan đến bản thân mà còn ảnh
hƣởng đến những ngƣời xung quanh. Do đó cần tránh gây ảnh hƣởng xấu cho
ngƣời khác, góp phần thiết thực vào sự tiến bộ của xã hội.
1.2.2.4. Hiểu biết về tiêu dùng và môi trường
NTD cần tự rèn luyện mình để trở thành NTD có trình độ hiểu biết về
môi trƣờng, về những hậu quả do việc tiêu dùng của bản thân gây ra đối với
môi trƣờng. Phải nhận thức đƣợc trách nhiệm của cá nhân và xã hội trong
việc giữ gìn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ trái đất, khí quyển để
tự bảo vệ mình, góp phần tạo lập và duy trì một môi trƣờng sống lành mạnh,
bền vững đảm bảo hạnh phúc cho thế hệ hiện tại và cả các thế hệ mai sau.
1.2.2.5. Có trình độ cộng đồng cao
NTD cần quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau. NTD không thể chỉ nghĩ
đến mình mà không nghĩ đến ngƣời khác, phải đoàn kết, cùng nhau hành
động để nâng cao sức mạnh, bảo vệ đƣợc mình và mang lại công bằng, hạnh
phúc cho xã hội.
1.2.3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, cung cấp hàng hoá,
dịch vụ
Trách nhiệm bảo vệ NTD trực tiếp là của nhà sản xuất, kinh doanh.
BVNTD không những là trách nhiệm mà còn là quyền lợi của họ.
Theo quy định của Pháp lệnh BVNTD, ngƣời sản xuất, kinh doanh có
đăng ký kinh doanh phải đăng ký, công bố tiêu chuẩn, chất lƣợng hàng hoá,
dịch vụ theo quy định của pháp luật và thực hiện đúng cam kết với NTD; phải
thƣờng xuyên kiểm tra về an toàn, chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ, thực hiện
việc cân, đong, đo, đếm chính xác. Đối với những trƣờng hợp sản xuất, kinh
18
doanh hàng hoá, dịch vụ không đăng ký, công bố tiêu chuẩn, chất lƣợng hàng
hoá sẽ do Chính phủ quy định cụ thể.
Ngƣời sản xuất kinh doanh phải thông tin, quảng cáo chính xác và trung
thực về hàng hoá, dịch vụ; niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ; công bố điều kiện,
thời hạn, địa điểm bảo hành và hƣớng dẫn sử dụng hàng hoá, dịch vụ của
mình cho NTD. Ngƣời sản xuất, kinh doanh phải giải quyết kịp thời những
khiếu nại của NTD về hàng hoá, dịch vụ của mình không đúng tiêu chuẩn,
chất lƣợng, số lƣợng, giá cả đã công bố hoặc hợp đồng đã giao kết; thực hiện
trách nhiệm bảo hành hàng hoá, dịch vụ đối với khách hàng.
Ngƣời sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm thu thập, nghiên cứu, tiếp thu
ý kiến của NTD; bồi hoàn, bồi thƣờng thiệt hại cho NTD theo quy định của
pháp luật 23, tr. 3 .
1.3. Lƣợc sử phát triển của pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt
Nam
Có thể chia sự phát triển của pháp luật BVNTD ở Việt Nam thành hai
giai đoạn:
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1999
Qua nghiên cứu cho thấy, trƣớc những năm 1986, ở Việt Nam chƣa có
một văn bản pháp lý nào liên quan đến BVNTD. BVNTD ở Việt Nam thời kỳ
này chƣa phát triển, nói đúng hơn, chƣa có vấn đề gì về NTD để xã hội quan
tâm, chính quyền vào cuộc. Tình trạng này kéo dài cho đến cuối thập niên 80
của thế kỷ 20. Theo đƣờng lối đổi mới của Đảng, từ năm 1986, nền kinh tế
nƣớc ta đƣợc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế
thị trƣờng có định hƣớng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Với
việc chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng với năm thành phần kinh tế, việc phân
phối những nhu yếu phẩm phần lớn đều nằm trong tay tƣ nhân, quan hệ ngƣời
mua, ngƣời bán đƣợc hình thành, từ đó có khái niệm NTD. Nhu cầu phải có
sự can thiệp của Nhà nƣớc đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD cũng đã
đƣợc đặt ra. NTD đƣợc coi trọng hơn nhƣng đồng thời cũng gặp nhiều thiệt
thòi, rủi ro do những tiêu cực của thị trƣờng gây ra.
Năm 1988, Hội Khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn hoá, đo lƣờng chất
19
lƣợng đƣợc thành lập. Năm 1991, Hội đƣợc đổi tên thành Hội Khoa học kỹ
thuật về Tiêu chuẩn hoá, đo lƣờng, chất lƣợng và BVNTD Việt Nam gọi tắt là
Hội Tiêu chuẩn và BVNTD Việt Nam, tên giao dịch là VINATAS. Hội đƣợc
Chính phủ chính thức công nhận bằng Quyết định số 131 CT ngày 2/5/1988.
VINATAS là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt
Nam và là thành viên của Quốc tế NTD. Hội có hai nhiệm vụ chính là xúc
tiến công cuộc Tiêu chuẩn hoá, đo lƣờng, chất lƣợng và BVNTD. Từ
19/1/1990, Hội đã kiến nghị Nhà nƣớc xây dựng Pháp lệnh BVNTD.
Trƣớc đó, những quy định về bảo vệ quyền lợi NTD nằm tản mản, rải
rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhƣ:
+ Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (Điều 28).
+ Các hành vi sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp xâm phạm quyền, lợi
ích hợp pháp của NTD cũng là đối tƣợng điều chỉnh của Luật Hình sự nhƣ:
Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả; Tội lừa dối khách hàng; Tội lƣu
hành sản phẩm kém phẩm chất.
Ngoài ra, trong một số pháp lệnh và nghị định có liên quan cũng đề cập
đến vấn đề BVNTD nhƣ:
+ Pháp lệnh Đo lƣờng ngày 6/7/1990;
+ Pháp lệnh Chất lƣợng hàng hoá ngày 27/12/1990;
+ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995;
+ Pháp lệnh Kiểm dịch thực vật năm 1993;
+ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 1/7/1989;
+ Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 1993;
+ Nghị định của Hội đồng Bộ trƣởng số 115-HĐBT ngày 13/4/1991 ban
hành quy định về việc thi hành Pháp lệnh Đo lƣờng ngày 6/7/1990.
+ Nghị định của Hội đồng Bộ trƣởng số 327-HĐBT ngày 19/10/1991
ban hành quy định về việc thi hành Pháp lệnh Chất lƣợng hàng hoá ngày
27/12/1990.
+ Nghị định số 140-HĐBT ngày 25/4/1991 quy định về kiểm tra, xử lý
việc sản xuất, buôn bán hàng giả.
20
+ Nghị định số 140/CP ngày 25/4/1991 về hoạt động quảng cáo trên lãnh
thổ Việt Nam.
+ Các Nghị định hƣớng dẫn thi hành Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính trong một số lĩnh vực y tế, văn hoá, trật tự, an toàn xã hội;
+ Thông tƣ của Liên bộ Uỷ ban Khoa học Nhà nƣớc, Bộ Thƣơng mại và
Du lịch số 1254-TT-LB ngày 8/11/1991 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số
140-HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trƣởng về việc kiểm tra, xử lý
việc sản xuất, buôn bán hàng giả.
+ Bộ luật Dân sự năm 1995.
+ Luật Thƣơng mại ngày 10/5/1997.
+ Nghị định số 57/CP ngày 31/5/1997 của Chính phủ quy định việc xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lƣờng và chất lƣợng hàng hoá...
Tuy nhiên, trƣớc đòi hỏi của sự phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng
xã hội chủ nghĩa, hệ thống văn bản pháp luật về BVNTD đã bộc lộ những
nhƣợc điểm đòi hỏi phải có sự điều chỉnh cho phù hợp.
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1999 đến nay
Đƣợc đề xuất xây dựng từ những năm 1990 nhƣng mãi đến năm 1999,
sau trên 20 lần sửa đổi, hoàn chỉnh, ngày 27/04/1999, Pháp lệnh BVNTD đã
đƣợc Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/10/1999. Với 6 chƣơng, 30 điều, Pháp
lệnh đã thể chế hoá đƣờng lối, chính sách của Đảng, cụ thể hoá các quy định
của Hiến pháp năm 1992 về vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD. Sự ra đời của Pháp
lệnh BVNTD có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là một văn bản pháp lý mang
tính tổng hợp đầu tiên quy định đầy đủ những quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ
của NTD; trách nhiệm của các ngành, các cấp chính quyền, trách nhiệm của
các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đối với quyền lợi NTD.
Hai năm sau, tức ngày 02/10/2001, Chính phủ mới ban hành Nghị định số
69/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh BVNTD. Nghị định này
gồm 6 chƣơng, 24 điều quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh BVNTD theo
những nguyên tắc đã đƣợc nêu ra trong Pháp lệnh. Nghị định này không có
chƣơng nhắc lại những quyền của NTD nhƣng có thêm chƣơng quy định về tổ
21
chức bảo vệ quyền lợi NTD. Các chƣơng khác có nội dung tƣơng tự nhƣ nội
dung trong Pháp lệnh nhƣng đƣợc quy định chi tiết hơn. Tuy còn có mức độ
khác nhau, nhƣng nói chung, các quyền của NTD nêu trong Pháp lệnh của ta về
cơ bản khớp với tám quyền của NTD đƣợc công bố bởi Quốc tế NTD và bởi
Liên Hợp quốc.
Ngoài ra còn một loạt các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan
đến BVNTD nhƣ:
+ Luật Cạnh tranh ngày 03/12/2004;
+ Bộ luật Hình sự năm 1999;
+ Pháp lệnh Chất lƣợng hàng hoá ngày 24/12/1999;
+ Pháp lệnh Đo lƣờng ngày 6/10/1999;
+ Pháp lệnh Quảng cáo ngày 16/11/2001;
+ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2001;
+ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26/7/2003;
+ Pháp lệnh Giá ngày 26/4/2002;
+ Nghị định 65/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/9/2001 ban hành hệ
thống đơn vị đo lƣờng hợp pháp của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
+ Nghị định số 06/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2002 quy
định công tác thi hành Pháp lệnh Đo lƣờng;
+ Nghị định số 24/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/03/2003 quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo;
+ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Nghị định số 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thƣơng mại.
+ Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ quy
định quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá.
+ Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg, ngày 27/10/1999 của Thủ tƣớng Chính
22
phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.
+ Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tƣớng Chính
phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lƣu thông trong nƣớc và hàng hoá xuất,
nhập khẩu.
+ Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15/8/2000 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Quy chế ghi nhãn hàng
hoá lƣu thông trong nƣớc và hàng hoá xuất, nhập khẩu ban hành kèm theo
Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ.
+ Quyết định số 2425/2000/QĐ-BKHCNMT ngày 12/12/2000 của Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng về việc ban hành “Quy định tạm thời về
công bố tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hoá”.
+ Chỉ thị số 28/2000/CT-TTg ngày 27/12/2000 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết
định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ.
+ Chỉ thị số 02/2003/CT-BKHCN ngày 12/02/2003 của Bộ trƣởng Bộ
Khoa học và Công nghệ về công tác tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng tại địa phƣơng năm 2003.
+ Thông tƣ số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/07/2003 hƣớng dẫn thực hiện
Nghị định số 24/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo.
+ Thông tƣ số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 của Bộ Thƣơng mại
hƣớng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của
Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lƣu thông trong
nƣớc và hàng hoá xuất, nhập khẩu.
+ Thông tƣ số 04/2001/TT-BTM ngày 22/02/2001 của Bộ Thƣơng mại
hƣớng dẫn thực hiện Chỉ thị số 28/2000/CT-TTg ngày 27/12/2000 của Thủ
tƣớng Chính phủ về việc thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm
theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tƣớng Chính
phủ.
23
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT
BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM
2.1. Pháp luật về chế độ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất
và cung cấp hàng hoá, dịch vụ
Sản xuất và tiêu thụ là hai mặt của một vấn đề không thể tách rời. Nói
cách khác, quyền lợi của nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá gắn liền với
quyền lợi của NTD. Do vậy, để bảo vệ quyền lợi NTD, Pháp lệnh BVNTD đã
dành hẳn Chƣơng III, với 4 điều (từ Điều 14 đến Điều 17); Nghị định
69/2001/NĐ-CP ngày 2/10/2001 dành hẳn Chƣơng II (từ Điều 4 đến Điều 7)
quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ.
2.1.1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất và cung cấp hàng
hoá, dịch vụ đối với chất lượng, số lượng của hàng hoá, dịch vụ
“Chất lượng sản phẩm, hàng hoá là tổng thể những thuộc tính (những
chỉ tiêu kỹ thuật, những đặc trưng) của chúng, được xác định bằng các thông
số có thể đo được, so sánh được phù hợp với các điều kiện kỹ thuật hiện có,
thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội và của cá nhân trong những
điều kiện sản xuất, tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm,
hàng hoá. Chất lượng sản phẩm, hàng hoá được thể hiện thông qua các chỉ
tiêu kỹ thuật, những đặc trưng của chúng” 20, tr. 2 .
Điều 14 Pháp lệnh BVNTD quy định: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ có đăng ký kinh doanh phải đăng ký, công bố tiêu
chuẩn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật và thực hiện
đúng cam kết với NTD; phải thường xuyên kiểm tra về an toàn, chất lượng
hàng hoá, dịch vụ, thực hiện việc cân, đong, đo đếm chính xác.
24
Chính phủ quy định cụ thể việc bảo vệ quyền lợi NTD trong trường hợp
sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không đăng ký, công bố tiêu chuẩn,
chất lượng hàng hoá, dịch vụ”.
Khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 4 Nghị định số 69/2001/NĐ-CP đã quy định cụ
thể trách nhiệm của ngƣời sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với chất
lƣợng, số lƣợng của hàng hoá, dịch vụ: “Tạo điều kiện để NTD thực hiện việc
mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ với chất lượng đảm bảo; Công bố tiêu chuẩn
chất lượng và bảo đảm đúng tiêu chuẩn, chất lượng đã công bố đối với hàng
hoá thuộc Danh mục phải công bố phù hợp tiêu chuẩn; Thực hiện đúng quy
định về kiểm tra vệ sinh, an toàn, chất lượng; Thực hiện việc cân, đong, đo,
đếm chính xác đối với hàng hoá, dịch vụ của mình theo quy định của pháp
luật; Bảo đảm chất lượng, vệ sinh, an toàn trong trường hợp sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng phải công bố phù hợp tiêu
chuẩn chất lượng; Cung cấp hàng hoá, dịch vụ đảm bảo an toàn, không gây
ảnh hưởng xấu tới môi trường, sức khoẻ của NTD”.
Điều 12, 13, 14 Pháp lệnh Chất lƣợng hàng hoá ngày 24/12/1999 quy
định: “Hàng hoá liên quan đến thực phẩm, an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con
người, môi trường và các đối tượng khác được pháp luật quy định thuộc diện
phải áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam. Chính phủ quy định việc ban hành Danh
mục hàng hoá thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam; Tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này
phải công bố và bảo đảm hàng hoá của mình phù hợp với tiêu chuẩn Việt
Nam tương ứng; Ngoài Danh mục hàng hoá thuộc diện phải áp dụng tiêu
chuẩn Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 12 của Pháp lệnh này, căn cứ vào
yêu cầu quản lý chất lượng hàng hoá trong từng thời kỳ, Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định
hàng hoá trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý phải áp
dụng tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn khác; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh hàng hoá thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này phải công bố và
bảo đảm hàng hoá của mình phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng; Bộ trưởng Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định điều kiện, thủ tục công bố hàng
hoá phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá”. Đồng thời, Điều 20, 21, 22
25
Pháp lệnh này quy định: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải công
bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá theo quy định của pháp luật; bảo đảm
hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất lượng đã công bố; kiểm tra chất lượng hàng
hoá và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá do mình sản xuất, kinh
doanh; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm trung thực,
chính xác trong việc thông tin, quảng cáo về chất lượng hàng hoá của mình;
phải bảo đảm hàng hoá có nhãn ghi rõ tiêu chuẩn, đặc tính, công dụng, hạn
sử dụng và các nội dung khác theo quy định của pháp luật; công bố điều kiện,
thời hạn, địa điểm bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hoá cho khách
hàng; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm giải quyết kịp
thời mọi khiếu nại của khách hàng về chất lượng hàng hoá của mình; thu
thập, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng về chất lượng
hàng hoá; bồi hoàn, bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo quy định của
pháp luật”. Điều 33 Pháp lệnh quy định: “Người nào sản xuất, kinh doanh
hàng hoá không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố; sản xuất,
kinh doanh hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá phải áp dụng tiêu chuẩn Việt
Nam mà không phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam; vi phạm quy định về chứng
nhận chất lượng, công nhận hệ thống quản lý chất lượng hoặc vi phạm các
quy định khác của pháp luật về chất lượng hàng hoá, thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật”.
Điều 18, 19 Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của
Chính phủ quy định quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá
quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm sau đối với
chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá:
+ Công bố chất lượng sản phẩm, hàng hoá: Tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh sản phẩm, hàng hoá thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải
áp dụng tiêu chuẩn phải công bố chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá của mình
phù hợp với tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng.
+ Bắt buộc chứng nhận và kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá :
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hoá thuộc danh
mục sản phẩm, hàng hoá bắt buộc phải chứng nhận chất lƣợng quy định và
26
danh mục sản phẩm hàng hoá phải kiểm tra chất lƣợng phải thực hiện việc
chứng nhận hoặc kiểm tra chất lƣợng đối với sản phẩm, hàng hoá trƣớc khi
đƣa ra lƣu thông trên thị trƣờng.
Để đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng, sản phẩm phải đạt một mức độ chất
lƣợng tối thiểu, Nhà nƣớc nào cũng có những quy định nhằm quản lý chất
lƣợng hàng hoá Xem thêm 29 . Tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá là
văn bản kỹ thuật quy định các đặc tính, yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm,
hàng hoá, phƣơng pháp thử các đặc tính, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, hàng
hóa, các yêu cầu về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng
hoá, các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lƣợng và các vấn đề khác có
liên quan đến chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá (trách nhiệm đối với NTD, tiết
kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng v.v...) 20, tr. 2 . Đến nay, Việt Nam có
khoảng 6000 tiêu chuẩn Việt Nam nhƣng tỷ lệ tiêu chuẩn Việt Nam hài hoà
với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nƣớc ngoài tiên tiến
chỉ đạt khoảng 25% 34, tr. 5 . Ví dụ, trong khi chƣa có tiêu chuẩn Việt Nam
cho các sản phẩm mỹ phẩm thì các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm phải xây
dựng tiêu chuẩn cơ sở áp dụng cho các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất
28, tr. 1 . Đồng thời, Quyết định số 3113/QĐ-BYT ngày 11/10/1999 của Bộ
Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn giới hạn vi khuẩn, nấm mốc trong mỹ phẩm
và phƣơng pháp thử kích ứng trên da quy định đối với các sản phẩm mỹ
phẩm, thử độ kích ứng da là thử trên thỏ: “Thử kích ứng trên da là một phư-
ơng pháp sinh học dựa vào mức độ phản ứng của da thỏ với chất thử so với
phần da kế bên không đắp chất thử” 27, tr. 13 . Tiêu chuẩn này không phù
hợp với thông lệ quốc tế. Tất cả các nƣớc trên thế giới hiện nay đều cấm làm
thí nghiệm trên động vật mà thử trên những ngƣời tình nguyện, do đó khả
năng chính xác sẽ cao hơn.
Có nhiều cách để xác định chất lƣợng hàng hoá, ví dụ: dựa vào một tiêu
chuẩn chất lƣợng nhất định (tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, tiêu
chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và tiêu chuẩn nƣớc ngoài); dựa
vào mẫu hàng; dựa vào các thông số kỹ thuật của hàng hoá.
Ngƣời sản xuất, kinh doanh có nghĩa vụ giao hàng cho NTD đúng chất
lƣợng đã thoả thuận. Điều khoản chất lƣợng là một nội dung chủ yếu cần
27
đƣợc các bên thoả thuận khi mua bán hàng hoá.
Nếu hàng hoá không đúng với chất lƣợng nhƣ thoả thuận hoặc do pháp
luật quy định, ngƣời sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp phải đổi hàng hoá
khác cùng loại cho bên mua, phải sửa chữa hoặc giảm giá bán.
Nếu hàng hoá đƣợc bán là vật đặc định, bên bán phải giao đúng vật đó,
không đƣợc tự ý thay đổi vật hoặc một bộ phận của vật. Nếu hàng hoá là vật
chính có vật phụ, thì phải chuyển giao cả vật chính và vật phụ. Trƣờng hợp
hàng hóa bán hoặc cung cấp có khuyết tật hoặc chất lƣợng không tốt mà bên
bán hoặc cung cấp đã thông báo cho bên mua biết, thì tài sản đem bán đƣợc
coi là chất lƣợng đã bảo đảm. Đối với hàng hoá bán trong các cửa hàng đồ cũ
hoặc quầy hàng bán hàng kém phẩm chất, thì phải coi đây là trƣờng hợp
ngƣời bán đã thông báo trƣớc cho bên mua về khuyết tật, chất lƣợng của hàng
hoá bán. Khuyết tật của hàng hoá đƣợc biểu hiện ở hai dạng: khuyết tật rõ rệt
và khuyết tật ẩn giấu.
Khuyết tật rõ rệt: Là những khuyết tật ở bên ngoài hàng hoá mà mọi
ngƣời nhìn thấy đƣợc. Vì vậy, nhà sản xuất, kinh doanh có thể thông báo cho
NTD biết khi mua hoặc khi nhận vật NTD phải chỉ ra khuyết tật của hàng hoá
và đƣa ra các yêu cầu thích đáng đối với ngƣời sản xuất, kinh doanh. Nếu khi
NTD nhận vật mua không phát hiện ra khuyết tật đó và sau một thời gian mới
biết, thì ngƣời sản xuất, kinh doanh không phải chịu trách nhiệm về khuyết tật
đó. Do vậy, khi giao nhận NTD phải thận trọng xem xét bên ngoài hàng hoá.
Nếu NTD không xem xét kỹ lƣỡng thì phải gánh chịu thiệt hại, không đƣợc
viện lý do hàng hoá bị khuyết tật để không thực hiện hoặc huỷ bỏ hợp đồng.
Khuyết tật ẩn giấu: Là những khuyết tật nằm bên trong hàng hoá khó
phát hiện. Ngƣời sản xuất, kinh doanh và NTD đều không phát hiện đƣợc khi
mua bán hàng hoá. Khi sử dụng phải nhờ chuyên gia mới phát hiện đƣợc
khuyết tật đó. Trƣờng hợp này hai bên tƣởng nhầm về hàng hoá mà không ai
có lỗi. Số tiền NTD trả cho nhà sản xuất, kinh doanh là giá trị của tài sản chất
lƣợng tốt nhƣng thực tế giá trị của hàng hoá không đúng với chất lƣợng nhƣ
đã thoả thuận. Vì vậy, ngƣời sản xuất, kinh doanh phải giảm giá bán phù hợp
với chất lƣợng thực tế của hàng hoá hoặc đổi hàng hoá cùng loại với hàng hoá
đã bán. Nếu ngƣời sản xuất, kinh doanh cố ý che giấu khuyết tật của hàng hoá
28
làm cho NTD nhầm lẫn thì hợp đồng mua bán có thể bị vô hiệu (Điều 142 Bộ
luật Dân sự).
Điều 60 Khoản 2 Luật Thƣơng mại dự liệu tình huống khi các bên không
thoả thuận cụ thể về chất lƣợng hàng hoá, ngƣời bán phải giao hàng có chất
lƣợng trung bình của loại hàng đó đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng tại thời điểm
giao hàng. Cách quy định này hoàn toàn không đồng nhất với Điều 423 Khoản
3 Bộ luật Dân sự, ở đây mục đích sử dụng của hàng hoá là một tiêu chí quan
trọng để xác định chất lƣợng hàng hoá. Nếu không đƣợc thoả thuận và pháp luật
không có quy định về chất lƣợng, ngƣời bán phải giao hàng với chất lƣợng phù
hợp với mục đích sử dụng của hàng hoá và chất lƣợng trung bình của hàng hoá
đó. Theo chúng tôi, nếu các bên không thoả thuận cụ thể trong hợp đồng về chất
lƣợng hàng hoá, thì việc thực hiện các nghĩa vụ trƣớc hết phải dựa vào ý chí
chung của các bên. Nếu trong hợp đồng có nói đến mục đích sử dụng của hàng
hoá, thì trƣớc hết phải căn cứ vào ý chí chung đó, trƣớc khi xác định chất lƣợng
trung bình của hàng hoá trên thị trƣờng.
Ngƣời mua phải khẩn trƣơng kiểm tra hàng trong một thời gian hợp lý,
nếu phát hiện thấy hàng hoá không phù hợp với hợp đồng thì kịp thời thông
báo cho ngƣời bán. Để việc thanh lý hợp đồng đƣợc nhanh chóng, tuỳ theo
từng loại hàng, các bên có thể thoả thuận về thời hạn thông báo hàng không
phù hợp với hợp đồng. Nếu hết thời hạn này mà ngƣời mua không thông báo
cho ngƣời bán (ví dụ giao hàng thiếu, hàng kém chất lƣợng), thì ngƣời mua
mất quyền khiếu nại, Điều 75; 241 Luật Thƣơng mại. Cách quy định này
không tồn tại trong Bộ luật Dân sự. Hơn thế nữa, theo Bộ luật Dân sự ngƣời
mua còn có thể thực hiện quyền lợi của mình trong một thời hạn nhất định
nữa, hết thời hạn đó ngƣời mua mới mất quyền khởi kiện. Điều này cũng
đúng đối với hàng giao thừa, ngƣời mua không chịu trách nhiệm về việc nhận
hàng giao thừa, nếu sau khi giao nhận xong mà bên bán không có khiếu nại,
Điều 65 khoản 4 Luật Thƣơng mại.
Mất quyền khiếu nại là hiện tƣợng đƣơng sự mất quyền khởi kiện tại
Trọng tài, Toà án có thẩm quyền, Điều 241 khoản 1 Luật Thƣơng mại. Tuy
nhiên, sẽ là một đòi hỏi quá đáng và không thực tế, nếu luật pháp yêu cầu
NTD phải kiểm tra hàng hoá và tìm ra ngay lỗi, đặc biệt khi muốn phát hiện
29
ra các khuyết tật nhƣ vậy cần phải có chuyên môn nhất định. Theo chúng tôi,
Điều 75 Luật Thƣơng mại không nên áp dụng cho những hợp đồng bán hàng
cho NTD.
Thời hạn thông báo về hàng không phù hợp với hợp đồng do các bên
thoả thuận tuỳ thuộc vào đặc điểm và số lƣợng hàng hoá, đối với hoa quả
tƣơi, thực phẩm mau hỏng, thời hạn này có thể đƣợc tính bằng giờ, đối với
các hàng hoá khác, có thể là một số ngày hoặc tuần lễ. Nội dung thông báo
phải tƣơng đối cụ thể, nêu rõ khuyết tật của hàng đã giao, ví dụ hàng đã giao
có khuyết tật về chất lƣợng, số lƣợng, mẫu mã, bao bì, tránh những thông báo
mang nội dung chung chung nhƣ hàng đã giao “quá kém”, “quá tồi”, “kém
phẩm chất”, “không tiêu thụ đƣợc”... 32, tr. 115 .
Chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam luôn bị đe dọa, đặc biệt là
đối với chất lƣợng thực phẩm. Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, từ năm
1999 đến trung tuần tháng 8/2004, toàn quốc xảy ra 1.245 vụ ngộ độc thực
phẩm với 28.014 ngƣời mắc, trong đó có 333 trƣờng hợp tử vong, tỷ lệ số vụ
ngộ độc do vi sinh vật cao nhất, dao động từ 32,8% đến 51,3% 35, tr. 2 . Đã
có không ít những trƣờng hợp ngộ độc hoặc bị tiêu chảy do ăn phải các loại
thực phẩm kém phẩm chất, uống phải các loại nƣớc giải khát mất vệ sinh, đã
gây tác hại đến sức khoẻ của NTD. Trên thị trƣờng xuất hiện nhiều loại hàng
kém chất lƣợng, hàng giả. Việc sử dụng những sản phẩm này đã gây rất nhiều
hậu quả nghiêm trọng cho tính mạng, sức khoẻ và tài sản của NTD.
An toàn vệ sinh thực phẩm là một trong rất nhiều vấn đề liên quan đến
quyền đƣợc an toàn của NTD. Có thể nói, chƣa bao giờ, vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm lại trở nên bức xúc, thu hút sự quan tâm, chú ý của NTD, của
các ngành, các cấp có liên quan và công luận nhƣ hiện nay. Tình hình quản lý
vệ sinh an toàn thực phẩm ở nƣớc ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức:
Thị trƣờng thực phẩm trôi nổi, tình trạng ô nhiễm thực phẩm cũng nhƣ ngộ
độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm ngày càng có xu hƣớng
gia tăng. Sau hàng loạt những bất cập phát sinh từ việc thiếu một công cụ
pháp lý đủ mạnh, ngày 26/7/2003, Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm đã
đƣợc Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội thông qua. Đây là lần đầu tiên nƣớc ta có
một văn bản pháp lý cao nhất về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Nó sẽ là
30
một công cụ pháp lý hữu hiệu cho ngƣời quản lý để từng bƣớc thiết lập lại sự
bình ổn và BVNTD trong lĩnh vực này, là sự hƣớng dẫn cho ngƣời sản xuất,
kinh doanh, là sự chỉ dẫn cho việc thanh tra, kiểm tra và là niềm tin cho
NTD Việt Nam cũng nhƣ thu hút đầu tƣ của các đối tác nƣớc ngoài. Đặc biệt,
Pháp lệnh thể hiện sự cam kết của Nhà nƣớc ta trong việc bảo vệ sức khoẻ
nhân dân và xuất khẩu thực phẩm. Điều 8 Pháp lệnh đã quy định rõ 13 hành
vi cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Về trách nhiệm thực hiện, Pháp
lệnh đã xác định ngƣời sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có trách nhiệm
về vệ sinh an toàn thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh và thực hiện các
điều kiện sản xuất, kinh doanh.
Ngày 07/9/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2004/NĐ-CP
quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó, tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh và đại
diện công ty, hãng nƣớc ngoài khi đƣa sản phẩm thực phẩm vào lƣu thông
tiêu thụ trên thị trƣờng Việt Nam phải công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm đối với sản phẩm; có trách nhiệm bảo đảm thực phẩm do mình sản xuất,
kinh doanh theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn đã công bố; thực hiện các
quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở mình và có trách nhiệm thu
hồi, tái chế, chuyển mục đích sử dụng, tiêu huỷ hoặc tái sản xuất sản phẩm
thực phẩm do cơ sở mình sản xuất, kinh doanh không đạt tiêu chuẩn vệ sinh
an toàn ( Điều 17).
Một thời gian dài, ngƣời Hà Nội đã tẩy chay phở, món ăn truyền thống
lâu đời đƣợc yêu thích vì lo sợ bánh phở có phoóc-môn. Tiếp theo là giò, chả
có quá nhiều hàn the; rồi hoa quả bị ngâm thuốc bảo quản, hải sản đƣợc ƣớp
hàn the và phân urê; rau xanh bị phun thuốc trừ sâu cả khi sát ngày thu hoạch.
Trên trái cây tƣơi thƣờng thấy những hoá chất độc hại gồm các thành phần
của thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm và thuốc diệt chuột. Các loại thuốc này
đƣợc phun, rắc vào cây cối, trái cây lúc còn non, vào trái cây vừa thu hoạch
xong, trái cây cất trong kho, trái cây cần ủ (hay dấm) trƣớc khi tung ra thị
trƣờng. Ngoài những thứ thuốc trừ sâu, diệt nấm, diệt chuột, ngƣời ta còn
phun một số hoá chất bảo quản để làm cho trái cây lâu héo, có màu tƣơi đẹp,
nhằm hấp dẫn khách hàng. Những thứ thuốc xịt làm cho trái táo láng bóng,
31
trái cam mịn màng, trái chuối óng mƣợt, trái xoài đẹp mã là những thứ hoá
chất độc hại, có thể gây bệnh ung thƣ và nhiều thứ bệnh khác. Đến cả những
thực phẩm nhƣ thịt lợn, gà cũng đáng lo ngại bởi bị nuôi bằng thức ăn tăng
trọng và cá nóc, một loại cá độc gây chết ngƣời. Các loại phẩm màu đƣợc tẩm
ƣớt cho đẹp mắt, thực phẩm cũ đƣợc chế biến lại nhiều lần, tình trạng quá hạn
sử dụng chƣa kể đến vệ sinh môi trƣờng của cơ sở sản xuất có đảm bảo hay
không đã thực sự là
một thực trạng báo động về nguy cơ ngộ độc do mất vệ sinh, an toàn thực
phẩm. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về vấn đề này cần có những biện pháp
cứng rắn đối với nhà kinh doanh và ngƣời sản xuất chƣa tôn trọng những quy
định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhƣ tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm
tra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở mọi lĩnh vực và mọi đối tƣợng tham
gia kinh doanh mặt hàng thực phẩm. Nếu có hiện tƣợng vi phạm thì cần xử lý
nghiêm khắc. Cần có kế hoạch triển khai, tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao
ý thức cho ngƣời sản xuất, kinh doanh cũng nhƣ NTD về sản xuất an toàn
thực phẩm.
Trong chế biến thực phẩm, phần lớn các cơ sở chƣa đủ tiêu chuẩn vệ
sinh an toàn. Theo báo cáo của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, kết quả kiểm tra
trong “Tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2003 chỉ có 76% cơ
sở đƣợc kiểm tra đạt các yêu cầu về vệ sinh theo quy định. Nhiều cơ sở còn
sử dụng những chất phụ gia không đƣợc phép.
Kinh doanh, chế biến thực phẩm có ảnh hƣởng trực tiếp đến an toàn và
sức khoẻ của NTD nên Điều 4 Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm đã quy
định: “kinh doanh thực phẩm là kinh doanh có điều kiện; tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về vệ
sinh an toàn thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh”. Nghị định số
163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 quy định tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi
sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện theo quy định về
vệ sinh an toàn thực phẩm nhƣ có hệ thống xử lý chất thải, phòng thay bảo hộ
lao động, nhà vệ sinh, môi trƣờng sạch sẽ, phƣơng tiện rửa và khử trùng tay,
thiết bị, dụng cụ chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển... (Điều 4). Tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm thực hiện
32
các quy định, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm phải lƣu mẫu thực phẩm
theo quy định. Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm
do thực phẩm của cơ sở mình sản xuất, kinh doanh phải báo cáo ngay với cơ
quan y tế và chính quyền địa phƣơng để triển khai các biện pháp xử lý kịp
thời. Tuỳ từng mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật
(Điều 34). Tuy nhiên, việc kinh doanh chế biến thực phẩm ở Hà Nội nói
riêng, trên cả nƣớc nói chung còn chƣa đƣợc kiểm soát, ai làm cũng đƣợc.
Việt Nam là một trong những nƣớc có tình trạng vi phạm vệ sinh an
toàn thực phẩm diễn ra nghiêm trọng. Một kết quả khảo sát vừa đƣợc Uỷ ban
Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng của Quốc hội công bố cho thấy 25,4 %
rau quả trên thị trƣờng nhiễm hoá chất bảo quản độc hại. “Các vi phạm pháp
luật về vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra ở trong tất cả các công đoạn của
quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm” 35, tr. 7 . Ngƣời sản
xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hoá dịch vụ nhiều khi vì những cái lợi trƣớc
mắt mà quên cả lƣơng tri, đạo đức, bất chấp cả tính mạng, sức khoẻ lâu dài
của các thế hệ hiện tại và tƣơng lai. NTD dƣờng nhƣ không còn biết ăn gì,
uống gì bởi đâu đâu thực phẩm, rau quả cũng bị ngâm tẩm các hoá chất độc
hại; gia súc, gia cầm đƣợc nuôi bằng các loại thức ăn tăng trọng.
Ở Pháp, đã có các quy định ghi nhận nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về
sự an toàn của hàng hoá cũng nhƣ dịch vụ khi đƣa ra quảng cáo đối với các
chủ doanh nghiệp. Theo Điều 1 Luật về An toàn cho NTD ngày 21/7/1983 và
sửa đổi một số điều khoản khác của luật ngày 01/08/1905, sản phẩm và dịch
vụ phải đảm bảo an toàn khi sử dụng đúng quy tắc trong điều kiện thông
thƣờng và trong điều kiện hợp lý mà ngƣờisản xuất đã trù tính. Các hàng hoá và
dịch vụ đó không đƣợc gây độc hại cho sức khoẻ mọi ngƣời. Nếu vi phạm điều
này, chủ doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trƣớc ngƣời bị hại
22, tr. 29 .
Theo lãnh đạo Uỷ ban Khoa học - Công nghệ và Môi trƣờng của Quốc
hội thì một trong những nguyên nhân của tình trạng mất vệ sinh an toàn thực
phẩm hiện nay là vấn đề quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm có quá nhiều bộ,
ngành tham gia nhƣng sự phối hợp lại gặp nhiều khó khăn, thiếu đồng bộ.
33
Ngay vấn đề tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm vô cùng quan trọng nhƣng
việc xây dựng các tiêu chuẩn này cũng rất chậm chạp, một số tiêu chuẩn khi
ban hành ra lại trở nên không còn phù hợp nữa. Cũng theo Uỷ ban Khoa học -
Công nghệ và Môi trƣờng của Quốc hội thì phần lớn các tiêu chuẩn không
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này thể hiện ở việc, trong 562
tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến thực phẩm, mới có 181 tiêu chuẩn tƣơng
đƣơng với tiêu chuẩn quốc tế 41, tr. 3 . Đó là chƣa kể đến việc NTD rất khó
tiếp cận với những tiêu chuẩn Việt Nam, nhiều tiêu chuẩn Việt Nam đƣợc ban
hành rất lâu nhƣng chậm đƣợc sửa đổi, bổ sung.
Hẳn tất cả chúng ta đều thấy vấn đề đảm bảo an toàn cho sức khoẻ và
cuộc sống của NTD đối với các nhu cầu thiết yếu của họ ở Việt Nam đang
đƣợc báo động. Pháp lệnh BVNTD và các Nghị định hƣớng dẫn thi hành phải
quy định các biện pháp hợp lý, hiệu quả và có tính khả thi cao để NTD có thể
có quyền an toàn sức khoẻ và cuộc sống, đồng thời phải quy định cụ thể hơn
nữa trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh và cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
Đảm bảo an toàn trong một chừng mực nhất định đã vƣợt ra khỏi phạm vi
khái niệm trách nhiệm của ngƣời bán hàng đối với việc che giấu những
khuyết tật của hàng hoá đƣợc bán ra nhƣ vấn đề trách nhiệm của ngƣời bán
hàng chuyên nghiệp đối với những mặt hàng kém phẩm chất.
Điểm d Khoản 3 Điều 9 Luật Thƣơng mại quy định cấm thƣơng nhân
“bán hàng kém chất lượng, sai quy cách lẫn với hàng đã đăng ký”.
Điều 156, 157, 158 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: Tội sản xuất,
buôn bán hàng giả; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực
phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là
thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật,
giống cây trồng, vật nuôi...
Khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh BVNTD quy định nghiêm cấm hành vi “Sản
xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng môi
trường, nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người, trái với thuần
phong mỹ tục” (Theo Từ điển Tiếng Việt, thuần phong mỹ tục là những phong
tục tốt đẹp, lành mạnh).
34
Ở nƣớc ta cho đến nay, vấn đề trách nhiệm đối với sản phẩm của tổ
chức, cá nhân sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ còn bị coi nhẹ. Để bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NTD, cần xây dựng “Luật Trách nhiệm về sản
phẩm”. Ví dụ xe máy của anh A vừa đƣợc thay một bộ săm lốp mới. Đi đƣợc
mấy hôm, đột nhiên xe bị nổ lốp (hoàn toàn khách quan, không phải do
nguyên nhân chủ quan nhƣ đâm phải đinh trên đƣờng). Vậy vấn đề trách
nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng và phân phối sản phẩm trong trƣờng hợp
này đƣợc quy định nhƣ thế nào? Trƣờng hợp xe của anh A do bị nổ lốp, gây
tai nạn cho ngƣời thứ 3 thì ai chịu trách nhiệm bồi thƣờng (doanh nghiệp sản
xuất, ngƣời sử dụng sản phẩm). Luật các nƣớc quy định trách nhiệm này
thuộc về các nhà sản xuất.
Trong thực tế cuộc sống, chúng ta có thể thấy nhiều trƣờng hợp NTD
gặp tai họa do hàng hoá không đảm bảo yêu cầu chất lƣợng: Một cháu bé khi
uống một loại sữa bột nƣớc ngoài sản xuất bị tím tái phải vào bệnh viện cấp
cứu; một chai nƣớc khoáng hiệu B đang để tự nhiên bị nổ làm cho một NTD ở
Quảng Ngãi bị bỏng, một mắt phải khoét bỏ; một khách hàng đang sử dụng
bồn tắm T bị điện giật phải đi cấp cứu; một công ty mua 35 đôi giày bảo hộ
lao động nhiều công nhân khi mang vào bị nhiễm điện. Nguy hiểm từ hàng
hoá có thể đến từ hàng hoá kém chất lƣợng, từ dịch vụ lắp đặt không bảo đảm
cho đến những trƣờng hợp sử dụng hàng hoá không đúng cách. Một số loại
hàng hoá có thể gây nguy hiểm cho ngƣời sử dụng từ chất lƣợng của chúng.
Ông H.T.P, sử dụng một bộ đèn chùm 10 ngọn loại 2 tầng, đèn đang treo đột
nhiên bị tuột răng vặn, toàn bộ cây đèn bị rớt xuống. Loại đèn nói trên hiện
đang bày bán khắp nơi trên thành phố và thƣờng đƣợc bán không có giấy bảo
hành. Ngay cả trong trƣờng hợp sản phẩm của các đơn vị có tên tuổi, khi có
hƣ hỏng, nếu NTD không cẩn thận thì cũng có thể gây nguy hiểm không chỉ
cho ngƣời sử dụng mà có thể cho cả những ngƣời khác 42, tr. 8 .
Liên quan đến số lƣợng của hàng hoá, Pháp lệnh Đo lƣờng ngày
6/10/1999 đã nêu rõ mục tiêu ban hành Pháp lệnh là: “Bảo đảm công bằng và
quyền lợi của mọi ngƣời”. Đồng thời Điều 1 và Điều 5 Pháp lệnh quy định:
“Đo lƣờng có mối quan hệ mật thiết đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của
nhân dân”.
35
“Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cân, đong, đo, đếm và các hoạt
động đo lường khác. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo những
hành vi vi phạm pháp luật về đo lường,... và các cơ quan Nhà nước có trách
nhiệm giải quyết các khiếu nại, tố cáo”.
Điều 15 Chƣơng IV quy định những phƣơng tiện đo Nhà nƣớc bắt buộc
kiểm định là: “Phương tiện đo dùng trong mua bán, giao nhận hàng hoá;
Phương tiện đo liên quan đến an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ và môi
trường; Phương tiện đo có liên quan đến giám định tư pháp và hoạt động
công vụ của Nhà nước”.
Điều 13 Chƣơng V quy định: “Cơ sở sản xuất phải tạo điều kiện thuận lợi
để mọi người có thể kiểm tra việc cân, đong, đo, đếm khi mua bán, giao
nhận.
Lượng hàng hóa đóng gói sẵn theo định lượng phải được ghi rõ trên bao
bì.
Chênh lệch giữa lượng hàng hoá thực tế và lượng hàng hoá ghi trên bao
bì không được vượt quá giới hạn cho phép”.
Cơ quan quản lý nhà nƣớc về đo lƣờng quy định danh mục hàng đóng
gói sẵn theo định lƣợng phải đƣợc quản lý, chênh lệch cho phép giữa lƣợng
hàng hoá thực tế với lƣợng hàng hoá ghi trên bao bì và phƣơng pháp kiểm tra
tƣơng ứng (Điều 21).
Điều 31: “Cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường tiến hành thanh tra để
làm cơ sở cho việc xem xét, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đo
lường...”.
Điều 34: “Người nào gian lận trong cân, đo, đong, đếm... và các hành vi
giả mạo, sai phạm khác sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự...”.
Tuỳ theo đặc điểm của hàng hoá, khi mua bán, các bên thoả thuận cụ thể
về số lƣợng, đơn vị đo lƣờng, cách thức đo lƣờng (ví dụ trọng lƣợng tịnh,
trọng lƣợng cả bì), mức độ dung sai, mức độ hao hụt tự nhiên. Hậu quả pháp
lý của việc giao hàng thừa hoặc giao hàng thiếu đƣợc quy định tại Điều 65
36
Luật Thƣơng mại. Nếu ngƣời bán giao thừa hàng so với thoả thuận, ngƣời
mua có quyền từ chối không nhận phần dôi ra (trong trƣờng hợp này ngƣời
bán phải nhận lại số hàng thừa này và chịu mọi chi phí liên quan); hoặc ngƣời
mua có quyền nhận số hàng thừa và thanh toán phần dôi ra đó theo giá mà hai
bên thoả thuận. Nếu ngƣời bán giao thiếu hàng so với thoả thuận, ngƣời mua
có quyền:
+ Từ chối không nhận hàng, yêu cầu ngƣời bán thực hiện đúng hợp đồng
và đền bù thiệt hại; hoặc
+ Từ chối không nhận hàng, huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thƣờng
thiệt hại; hoặc
+ Nhận phần đã giao và thanh toán số tiền tƣơng ứng với hàng đã nhận;
hoặc
+ Nhận phần đã giao và định thời hạn hợp lý để bên bán giao tiếp phần
còn thiếu.
Nhƣ vậy, trên sản phẩm hàng hoá cần ghi rõ trọng lƣợng kèm theo con
số cộng trừ và nhất thiết cần có một sự thống nhất trong cách ghi nhãn hàng
hoá để NTD dễ hiểu. Theo tin từ Văn phòng khiếu nại của Hội Tiêu chuẩn và
BVNTD Việt Nam, hiện vẫn còn nhiều khiếu nại về đ ịnh lƣợng hàng hoá.
Điển hình là nƣớc giải khát chứa trong lon nhôm chƣa mở nắp mà không đủ
lƣợng nƣớc bên trong nhƣ các sản phẩm của Công ty I.B.C với loại 7-up và
Cocacola của Công ty Cocacola. Ngoài ra còn có cả định lƣợng Philatốp của
Công ty Dƣợc Hải Phòng, chứa trong ống thuỷ tinh, đong thuốc có ống đầy,
ống vơi, hiện đang còn lƣu giữ ở Văn phòng khiếu nại 31, tr. 7 .
Ở Việt Nam, tại các chợ đầu mối lớn, tình trạng cân thiếu ít xảy ra vì
ngƣời bán phải giữ chữ “tín” để buôn bán làm ăn. Song, ở một số chợ nhỏ,
chợ bán lẻ và chợ “di động” trên lòng lề đƣờng thì hiện tƣợng cân non, đong
thiếu diễn ra khá phổ biến, từ rau quả, thực phẩm tƣơi sống đến xăng dầu...
Nhiều khi, NTD trả giá nào chủ hàng cũng bán vì chiếc cân đã bị chỉnh lại,
tiền nào cân ấy, rất khó phát hiện. Hai loại cân đƣợc tiểu thƣơng ở chợ sử
dụng phổ biến là cân đồng hồ (từ 2-5kg) và cân treo (1,5-5kg). Ngƣời bán
hàng có rất nhiều cách làm chiếc cân biến dạng. Cách thông thƣờng là điều
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam

More Related Content

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam

Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở ...
Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở ...Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở ...
Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdf
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdfPháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdf
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam (20)

Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhânLuận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhânLuận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhânLuận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
 
Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, HOT
Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, HOTBồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, HOT
Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, HOT
 
Pháp luật Quảng cáo với việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, 9đ
Pháp luật Quảng cáo với việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, 9đPháp luật Quảng cáo với việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, 9đ
Pháp luật Quảng cáo với việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, 9đ
 
Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở ...
Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở ...Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở ...
Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở ...
 
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng pháp luật
Luận văn: Giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng pháp luậtLuận văn: Giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng pháp luật
Luận văn: Giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng pháp luật
 
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAYLuận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự doQuyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phầnLuận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty, HOTLuận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty, HOT
 
Đề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOT
Đề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOTĐề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOT
Đề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOT
 
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luậtLuận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
 
Hợp Đồng Lao Động Đối Với Người Lao Động Nước Ngoài Làm Việc Tại Việt Nam.
Hợp Đồng Lao Động Đối Với Người Lao Động Nước Ngoài Làm Việc Tại Việt Nam.Hợp Đồng Lao Động Đối Với Người Lao Động Nước Ngoài Làm Việc Tại Việt Nam.
Hợp Đồng Lao Động Đối Với Người Lao Động Nước Ngoài Làm Việc Tại Việt Nam.
 
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdf
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdfPháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdf
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
luan van phap luat ve doanh nghiep tu nhan hien nay
luan van phap luat ve doanh nghiep tu nhan hien nayluan van phap luat ve doanh nghiep tu nhan hien nay
luan van phap luat ve doanh nghiep tu nhan hien nay
 
Đề tài: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt nam, HOT
Đề tài: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt nam, HOTĐề tài: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt nam, HOT
Đề tài: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt nam, HOT
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHÙNG THỊ LAN PHƯƠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - NĂM 2022
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHÙNG THỊ LAN PHƯƠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 601.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT HÀ NỘI - NĂM 2022
  • 3. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG ..................................................................................................... 6 1.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng 6 ..................................... 1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng và nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng 6 .......... 1.1.2. Khái niệm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng 13 ....................................... 1.1.3. Vai trò của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng 14 ...................................... 1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng 14 .................... 1.2.1. Các quyền cơ bản của người tiêu dùng ....................................................... 15 1.2.2. Nghĩa vụ của người tiêu dùng ............................................................ 17 1.2.3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ 18 ................................................................................................................... 1.3. Lƣợc sử phát triển của pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam .............................................................................................................. 18
  • 4. 1.3.1. Giai đoạn trước năm 1999 19 .................................................................. 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1999 đến nay .......................................................... 21 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM ...................................................................................................................... 24 2.1. Pháp luật về chế độ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ ....................................................................... 24 2.1.1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ đối với chất lượng, số lượng của hàng hoá, dịch vụ 24 ....................... 2.1.2. Quy chế đối với nhãn mác .................................................................. 39 2.1.3. Nghĩa vụ bảo hành sản phẩm ............................................................. 43 2.1.4. Nghĩa vụ bảo đảm sự trung thực về giá bán 47 ........................................ 2.1.5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với các hợp đồng mẫu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng ............................................................................................. 49 2.1.6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với các quảng cáo không trung thực xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng ............................................................................................ 52
  • 5. 2.2. Quyền và nghĩa vụ của ngƣời tiêu dùng 56 ............................................. 2.2.1. Các quyền cơ bản của người tiêu dùng ............................................... 56 2.2.2. Nghĩa vụ của người tiêu dùng ............................................................. 66 2.3. Quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng 68 ................... 2.3.1. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 68 ....... 2.3.2. Thẩm quyền quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 69 .. 2.3.3. Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 70 .......................................... 2.4. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo ............................................ 71 CHƢƠNG 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM ..................................................................................................... 74 3.1. Phƣơng hƣớng chung hoàn thiện pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam 74 ................................................................................................... 3.1.1. Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất và phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành ....................................................................................................... 75 3.1.2. Bảo đảm quyền và lợi ích của người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng cũng như bảo vệ văn hoá, thuần phong mỹ tục, xây dựng đạo đức kinh doanh lành mạnh...................................................................... 76 3.1.3. Cần tổ chức hệ thống cơ quan quản lý hoạt động bảo vệ người tiêu
  • 6. dùng một cách khoa học, hợp lý ................................................................... 77 3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam .............................................................................................................. 79 3.2.1. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của người sản xuất, người cung cấp hàng hoá, dịch vụ 79 ................................................................. 3.2.2. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng 81 .. 3.2.3. Hoàn thiện các quy định về thủ tục khởi kiện, khiếu nại .................... 83 3.2.4. Hoàn thiện các quy định về quản lý Nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng .............................................................................................................. 85 3.2.5. Tăng cường vai trò của Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam .............................................................................................. 86 3.2.6. Tăng cường vai trò của Luật Cạnh tranh, rà soát và hạn chế bớt lĩnh vực độc quyền ............................................................................................... 87 KẾT LUẬN 89
  • 7. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong một quốc gia văn minh, con ngƣời luôn là đối tƣợng đƣợc pháp luật quan tâm bảo vệ. Với mong muốn xây dựng một xã hội công dân, một Nhà nƣớc “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” 13, tr. 1 thì bên cạnh việc tạo ra một khung pháp luật cho sự tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, pháp luật còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng khác là phải bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, một lực lƣợng chủ yếu và đông đảo trong xã hội. Ở Việt Nam, BVNTD đã trở thành vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của hầu hết các lĩnh vực pháp luật nhƣ Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Thƣơng Mại, Luật Hành Chính, Luật Cạnh tranh... Điều 28 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước có chính sách bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, kinh doanh và quyền lợi của NTD. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật”. Nhằm cụ thể hoá những quy định trong Hiến pháp và để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NTD; tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi NTD, ngày 27/04/1999, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01/10/1999. Ngày 02/10/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hànhPháp lệnh BVNTD. Qua 5 năm triển khai thực hiện, Pháp lệnh và các Nghị định hƣớng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NTD. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền lợi hợp pháp của NTD ở Việt Nam hiện còn diễn ra phổ biến. Pháp luật chƣa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngƣời dân. Bản thân các quy định pháp luật về lĩnh vực này chƣa sâu, chƣa đủ mạnh để đi vào cuộc sống. Hiệu lực
  • 8. 2 của những quy định trong Pháp lệnh rất yếu ớt. Trên thực tế, vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của ngƣời kinh doanh, vào sự hiểu biết và nhận thức của ngƣời dân. Trong cuộc sống, NTD luôn phải tự tìm cách bảo vệ mình trƣớc khi “trông chờ” vào sự can thiệp của Nhà nƣớc. Do đó, việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật BVNTD làm cho nó trở thành một công cụ đích thực trong việc duy trì trật tự và ổn định xã hội là vấn đề thời sự cấp bách hiện nay. Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là: “Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phải thừa nhận rằng, pháp luật BVNTD ở Việt Nam còn rất non trẻ so với các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển. Song, đã xuất hiện một số công trình của một số tác giả nghiên cứu về một số vấn đề có liên quan đến lĩnh vực pháp luật BVNTD (nhƣ pháp luật Cạnh tranh, vấn đề xuất xứ, nhãn hiệu hàng hoá, tên thƣơng mại, bí quyết công nghệ) nhƣ: PGS. TS. Nguyễn Nhƣ Phát, Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; PGS. TS. Nguyễn Nhƣ Phát, Viện Nghiên cứu Nhà nƣớc và Pháp luật, Điều kiện Thương mại chung và nguyên tắc tự do khế ước, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 6/2003; PGS. TS. Nguyễn Nhƣ Phát, Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 9, 2000; khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật của tác giả Đỗ Thị Thanh Thuỷ với đề tài “Pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo không trung thực xâm phạm đến lợi ích của NTD”; Thạc sỹ Ngô Vĩnh Bạch Dƣơng: Bảo vệ quyền lợi NTD trong pháp luật cạnh tranh, Tạp chí Nhà Nƣớc và Pháp luật số 11, 2000... Các nghiên cứu trên đã đề cập đến một số khía cạnh của pháp luật BVNTD ở Việt Nam. Tuy nhiên đến nay, vẫn chƣa có một nghiên cứu tổng thể, đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về pháp luật BVNTD. Những nghiên cứu trên mới chỉ đề cập một hoặc một số khía cạnh nào đó của vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD và nhìn chung, những vấn đề đặt ra chƣa đƣợc giải quyết triệt để. 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
  • 9. 3 3.1. Mục đích - Làm rõ đƣợc những vấn đề pháp lý cơ bản của pháp luật BVNTD theo quy định của pháp luật Việt Nam nhƣ khái niệm, đặc điểm, đối tƣợng, phạm vi điều chỉnh, quyền và trách nhiệm của NTD; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; quản lý nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi NTD; tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm... - Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam (pháp luật nội dung và pháp luật hình thức) về bảo vệ quyền lợi NTD theo Pháp lệnh BVNTD năm 1999, Bộ luật Dân sự năm 1995, Luật Thƣơng mại năm 1997, Luật Cạnh tranh năm 2004, Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 và một số Pháp lệnh, Nghị định và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Qua đó rút ra nguyên nhân của những khuyết điểm, yếu kém và tìm các giải pháp có hiệu quả để BVNTD. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những quan hệ xã hội về vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD đƣợc pháp luật điều chỉnh, có phân tích và so sánh với những quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Thƣơng mại và Luật Cạnh tranh. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Pháp luật BVNTD, khái niệm mới xuất hiện trong tài liệu pháp lý ở Việt Nam trong thời gian gầy đây, là một lĩnh vực rất rộng và có biên giới với nhiều lĩnh vực và chế định pháp luật khác nhau. Thông thƣờng, khi nói tới pháp luật BVNTD, ngƣời ta hình dung hai lĩnh vực pháp luật liên quan đến quyền, trách nhiệm của NTD và trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh hai lĩnh vực pháp luật cơ bản này, thuộc về hay liên quan đến pháp luật BVNTD còn có nhiều lĩnh vực pháp luật khác nữa nhƣ: pháp luật cạnh tranh, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá, pháp luật về quảng cáo, pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm, pháp luật về điều kiện thƣơng mại chung. Bên cạnh đó, khi xem xét pháp luật BVNTD từ phƣơng diện xã hội học pháp luật, các nhà luật học còn quan tâm đến cả cơ chế chuyển hoá pháp luật BVNTD vào cuộc sống nhƣ những vấn đề về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về BVNTD, về trình tự
  • 10. 4 và thủ tục giải quyết khiếu nại và khiếu kiện, thẩm quyền của các cơ quan tài phán cũng nhƣ khả năng áp dụng các chế tài. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả xin đƣợc tập trung nghiên cứu bốn lĩnh vực đó là: trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ; quyền và nghĩa vụ của NTD; quản lý nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi NTD và vấn đề thủ tục khởi kiện, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở phƣơng pháp luận của luận văn là dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác - LêNin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời, tiếp thu quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta trong sự nghiệp đổi mới. Từ phƣơng pháp này, luận văn sẽ xác định mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, sự việc nhằm đánh giá các vấn đề một cách khoa học. Trên cơ sở các phƣơng pháp khoa học nhƣ: so sánh, phân tích, tổng hợp, lịch sử và thống kê... luận văn sẽ khái quát sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển của pháp luật BVNTD ở Việt Nam để từ đó đi sâu phân tích những nét đặc thù của các quy định pháp luật về BVNTD. Cũng từ quá trình phân tích và tổng hợp đó, luận văn so sánh những quy định pháp luật BVNTD của Việt Nam với quy định pháp luật BVNTD của một số nƣớc trên thế giới để tìm ra những nét chung và những kiến nghị hoàn thiện pháp luật BVNTD cho phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn vận dụng phƣơng pháp liên hệ giữa thực tiễn giải quyết của toà án với các quy định của pháp luật. 5. Ý nghĩa của đề tài Về mặt lý luận, luận văn giúp cho bản thân tác giả nhận thức về những điểm quan trọng nhất, đáng chú ý nhất về pháp luật BVNTD ở Việt Nam cũng nhƣ những bất cập còn tồn tại. Việc nghiên cứu pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD còn phục vụ trực tiếp cho quá trình hoàn thiện, pháp điển hoá pháp lệnh, tiến tới xây dựng Luật Bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, có lẽ đây là nghiên cứu đầu tiên mang tính tổng thể, có hệ thống, có phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật BVNTD ở Việt Nam và đƣa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện, góp một phần nhỏ bé vào việc
  • 11. 5 bảo vệ quyền lợi của NTD. 6. Cơ cấu của luận văn Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc bố cục gồm 03 chƣơng: CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM CHƢƠNG 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆN NAM CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG 1.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng 1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng và nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng
  • 12. 6 1.1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng Nhƣ chúng ta đều biết, tiêu dùng là một khâu của quá trình sản xuất. Đó là chi tiêu cho các hàng hoá và dịch vụ của NTD và các tổ chức phi kinh tế: “Tiêu dùng là dùng của cải, vật chất để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất” 5, tr. 1640 . Đây là một trong những hoạt động cơ bản và tự nhiên của con ngƣời, “Tiêu dùng là một hoạt động tác động đến một vật bằng cách sử dụng nó, là việc sử dụng một vật bằng cách làm cạn kiệt vật đó” 4, tr. 312 . Có sản xuất mới có tiêu dùng, không có sản xuất thì cũng không có tiêu dùng và ngƣợc lại. Mỗi ngƣời chúng ta, hàng ngày, hàng giờ đều phải tiêu dùng các hàng hoá và dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu của cá nhân, gia đình nhƣng đã bao giờ chúng ta tự hỏi vậy NTD là ai? Ra đời và tồn tại gắn liền với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, khái niệm NTD là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam. NTD là ngƣời mua hoặc sử dụng hàng hoá, dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu của bản thân hoặc gia đình mình, là NTD cuối cùng “end consumer”. Sản phẩm hàng hoá qua sử dụng của NTD sẽ dần mất đi, nói chung không đƣợc tái tạo lại. Ngƣời tiêu dùng “consumer”, “consommateur” là “người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức” 23, tr. 1 . Luật BVNTD của Thái Lan năm 1979 định nghĩa: “NTD là người mua hoặc sử dụng hàng hoá, dịch vụ của một nhà kinh doanh, kể cả những người được chào hàng hoặc được đề nghị mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của nhà kinh doanh”. Luật BVNTD của Ấn Độ ngày 24/12/1986 quan niệm “NTD” là bất cứ ngƣời nào: + Mua hàng có trả tiền, đã thanh toán hoặc đã hứa thanh toán, hoặc đã thanh toán một phần và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần; khái niệm này bao gồm cả những ngƣời sử dụng hàng hoá đó ngoài ngƣời trực tiếp mua hàng có trả tiền, đã thanh toán hoặc hứa thanh toán, hoặc đã thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần một khi cách này đƣợc ngƣời đó tán thành;
  • 13. 7 nhƣng khái niệm này không bao gồm ngƣời mua hàng hoá đó để bán lại hoặc vì các mục đích thƣơng mại. + Thuê dịch vụ có trả tiền, đã thanh toán hoặc đã hứa thanh toán hoặc đã thanh toán một phần và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần; khái niệm này bao gồm cả những ngƣời đƣợc hƣởng dịch vụ đó ngoài ngƣời trực tiếp thuê dịch vụ có trả tiền, đã thanh toán hoặc đã hứa thanh toán, hoặc đã thanh toán và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần một khi dịch vụ này có sự tán thành của ngƣời đã đƣợc nhắc đến đầu tiên ở trên. Luật BVNTD ở Liên Xô cũ định nghĩa NTD là “công dân sử dụng, mua, đặt hàng hoặc có ý định mua sắm sản phẩm để sử dụng riêng”. Luật BVNTD của Séc và Xlôvăc số 634 ngày 16/12/1992 định nghĩa “NTD là người vì mình hoặc vì các thành viên của gia đình mình mua sắm sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ để tiêu dùng cho mục đích cá nhân”. Luật Tiêu dùng của CHLB Đức định nghĩa NTD là ngƣời sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của cá nhân hoặc gia đình, hay nói cách khác đó là “NTD cuối cùng”, “end consumer”. Luật Tiêu dùng Pháp định nghĩa: “NTD được hiểu là người không phải chủ doanh nghiệp, tức là thể nhân mua các sản phẩm và dùng các dịch vụ không nhằm mục đích hoạt động nghề nghiệp, kiếm lợi nhuận để phục vụ cho gia đình hoặc bản thân” 22, tr. 24 . “NTD là người mua hàng hoá hoặc dịch vụ để sử dụng cho cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình mà không có ý định bán lại; là một tự nhiên nhân sử dụng sản phẩm phục vụ mục đích cá nhân, không phải nhằm mục đích kinh doanh” 4, tr. 311 . “NTD là người mua hàng hoá hoặc dịch vụ nhằm mục đích cuối cùng là tiêu dùng hoặc sử dụng cho cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình” 11, tr. 3 . Hầu hết luật BVNTD của các nƣớc đều chỉ áp dụng cho mục đích tiêu dùng cá nhân và gia đình, không dùng cho tiêu dùng sản xuất vì trong phạm vi sản xuất và tiêu dùng cho sản xuất các nƣớc đều đã có nhiều quy định chi tiết, chặt chẽ trong nhiều đạo luật và quy định dƣới luật cho nhiều lĩnh vực
  • 14. 8 khác nhau. Bên cạnh những điểm chung đó, định nghĩa của mỗi nƣớc lại có những sắc thái riêng khác nhau: + Định nghĩa của Thái Lan hơi hẹp chỉ bao gồm “hoặc mua, hoặc sử dụng”. + Định nghĩa của Ấn Độ nêu đƣợc nhiều chi tiết cụ thể cho những tình huống khác nhau nhƣng chỉ rõ ý mua hàng, thuê dịch vụ còn vấn đề sử dụng thì chƣa thật rõ ràng. + Định nghĩa của Liên Xô (cũ) chỉ dùng đƣợc cho hàng hoá, thiếu khâu dịch vụ. + Định nghĩa của Séc và Xlôvăc không nói đến vấn đề sử dụng hàng hoá. Những định nghĩa và quan niệm trên là rất quan trọng vì nó sẽ xác định ai là NTD, ai là ngƣời sẽ đƣợc bảo vệ trong các chính sách và pháp luật, quy định đƣợc ban hành về bảo vệ NTD của mỗi nƣớc. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về NTD nhƣng qua những định nghĩa trên, có thể xác định phạm vi của khái niệm NTD nhƣ sau: Thứ nhất, NTD có thể là: + Ngƣời mua hàng hoá hoặc dịch vụ (Theo Đại Từ điển Tiếng Việt “Hàng hoá là sản vật dùng để bán nói chung”. Theo Điều 5 Luật Thƣơng mại, hàng hoá đƣợc hiểu là các tài sản hữu hình gồm: máy móc, thiết bị, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng và nhà ở dùng để kinh doanh. Nhƣ vậy, khái niệm “hàng hoá” theo Luật Thƣơng mại đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp. Theo tác giả, cần xem xét lại khái niệm này.
  • 15. 9 TIÊU DÙNG CHO MỤC ĐÍCH SẢN XUẤT CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT CÁ NHÂN TIÊU DÙNG Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 quy định quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá định nghĩa: “Sản phẩm là kết quả của các hoạt động, các quá trình, bao gồm dịch vụ, phần mềm, phần cứng và vật liệu để chế biến hoặc đã được chế biến. Hàng hoá là sản phẩm được đưa vào tiêu dùng thông qua trao đổi, buôn bán ”. Cũng theo Đại Từ điển Tiếng Việt “Dịch vụ là công việc phục vụ cho đông đảo dân chúng”. Các dịch vụ gắn với hoạt động mua bán hàng hoá theo Luật Thƣơng mại cũng đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm các dịch vụ đƣợc liệt kê trong Điều 45 Luật Thƣơng mại, ví dụ dịch vụ giao nhận hàng hoá, dịch vụ giám định hàng hoá. Các hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá cũng chỉ đƣợc hiểu bao gồm: khuyến mại, quảng cáo thƣơng mại, trƣng bày giới thiệu hàng hoá và hội chợ, triển lãm thƣơng mại). + Ngƣời sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ; + Ngƣời mua và sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ. Thứ hai, hàng hoá và dịch vụ đó nhằm phục vụ cho cá nhân và gia đình hoặc tập thể với mục đích tiêu dùng cá nhân, không phải với mục đích để buôn đi bán lại kiếm lời, cũng không phải với mục đích để sản xuất. “Tập thể” ở đây đƣợc hiểu là một cộng đồng cùng sống, cùng sinh hoạt với nhau và cùng có những nhu cầu về tiêu dùng cá nhân (không phải tiêu dùng sản xuất) ví dụ trẻ em ở nhà trẻ, học sinh, sinh viên ở nội trú, các đơn vị lao động có nhà bếp chung, nơi ăn nghỉ chung v.v... Có thể phân biệt giữa tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt cá nhân theo sơ đồ sau:
  • 16. 10 Điều 2 Nghị định 69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh BVNTD xác định: “1. Những quy định của Nghị định này điều chỉnh đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt và nhu cầu công việc của tổ chức, cá nhân, gia đình. 2. Người mua sử dụng hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt và nhu cầu công việc của tổ chức, cá nhân, gia đình bao gồm: a. Người mua và là người sử dụng hàng hoá, dịch vụ đã mua cho chính bản thân mình; b. Người mua hàng hoá, dịch vụ cho người khác, cho gia đình hoặc cho tổ chức sử dụng; c. Cá nhân, gia đình, tổ chức sử dụng hàng hoá, dịch vụ do người khác mua hoặc do được cho, tặng”. Đồng thời, Điều 3 Nghị định này quy định: “Người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này”. Nhƣ vậy, khái niệm NTD và phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh BVNTD Việt Nam cũng tƣơng đồng với quy định của Quốc tế về NTD (CI) và pháp luật nhiều nƣớc trên thế giới. Sự khác nhau giữa “người tiêu dùng” và “khách hàng”: Khách hàng (thuật ngữ Tiếng Anh là “customer”, “client”) là ngƣời mua hàng hoá hoặc dịch vụ. Khác với NTD “end consumer”, khách hàng là ngƣời mua hàng hoá, dịch vụ để sử dụng cho bản thân hoặc để làm nguyên liệu cho sản xuất (ngƣời sản xuất mua sản phẩm về để tiếp tục gia công, chế biến trong quá trình sản xuất để làm ra hàng hoá) hoặc là ngƣời lƣu thông mua hàng hoá NGƢỜI TIÊU DÙNG NGƢỜI SẢN XUẤT
  • 17. 11 về để bán buôn hoặc bán lẻ, hoặc là ngƣời làm dịch vụ mua hàng hoá về để phục vụ cho quá trình thực hiện dịch vụ của mình. Trƣờng hợp khách hàng mua hàng hoá hay dịch vụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân cho bản thân, gia đình hoặc tập thể thì khách hàng ở đây sẽ đồng nghĩa với khái niệm NTD. “NTD” là một thuật ngữ pháp lý còn “khách hàng” không phải là một thuật ngữ pháp lý. 1.1.1.2. Nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng Quan hệ trong xã hội chủ yếu là giữa NTD và ngƣời sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hoá, dịch vụ. Trong mối quan hệ giữa NTD với các nhà sản xuất, kinh doanh, NTD luôn là ngƣời yếu thế và chịu thiệt thòi. Điều này thực sự đã hạn chế sự phát triển của xã hội. Vì vậy, từ hàng trăm năm nay, ở nhiều nƣớc đã đặt ra vấn đề NTD, chống lại sự lạm dụng của những nhà sản xuất, kinh doanh làm thiệt hại đến quyền lợi của NTD và chống lại những bất công trong xã hội. Ở những nƣớc mà nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng, ngoài việc buôn bán, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau thì quan hệ kinh tế chủ yếu là quan hệ giữa các nhà sản xuất, kinh doanh và NTD. Bảo vệ lợi ích của NTD là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tất cả các quốc gia trên thế giới và đặc biệt cấp bách đối với các nƣớc đang phát triển, bởi vì xét từ khía cạnh kinh tế học, thì tiêu dùng là một khâu của quá trình tái sản xuất; là mục đích và điều kiện tiên quyết của sản xuất. BVNTD thực chất cũng là bảo vệ sản xuất, bảo đảm cho sản xuất phát triển vừa hiệu quả, vừa đúng hƣớng. Xét từ góc độ xã hội - nhân văn thì rõ ràng con ngƣời là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển bền vững, toàn diện và lâu dài; con ngƣời có quyền đƣợc hƣởng một cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh; NTD có quyền đƣợc hƣởng các sản phẩm an toàn, phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. NTD là tất cả mọi ngƣời, là lớp ngƣời đông đảo nhất, giữ vị trí trung tâm của nền kinh tế. Trong cơ chế thị trƣờng, NTD thƣờng đƣợc suy tôn là “Thƣợng đế”. Vậy mà, có lúc các vị “Thƣợng đế” vẫn phải phiền lòng với những nỗi khổ thời cơ chế thị trƣờng. Trên thực tế, NTD đang là nạn nhân của
  • 18. 12 một số thủ đoạn kinh doanh bất lƣơng, các quảng cáo không trung thực, lừa gạt, của tệ làm hàng giả, thiếu an toàn và vệ sinh, của việc làm tổn hại và huỷ diệt môi trƣờng sống. Trong nền kinh tế, thị trƣờng chủ yếu do tiêu dùng điều tiết. Ở nƣớc nào cũng vậy, NTD bao giờ cũng là lực lƣợng đông đảo nhất trong xã hội, là lớp ngƣời có ảnh hƣởng to lớn đến những quyết sách về kinh tế, dù là của Nhà nƣớc hay của khu vực tƣ nhân. Theo thống kê, ở Mỹ, khối lƣợng giao dịch của NTD chiếm đến 65% tổng số giao dịch của cả nƣớc, chính phủ và các doanh nghiệp chỉ đóng góp 35% 11, tr. 3 . Mức sống của ngƣời dân càng đƣợc cải thiện thì mức độ tiêu dùng càng cao. Việc mua bán, sử dụng hàng hoá và dịch vụ của NTD là chỉ số quan trọng định hƣớng cho sự phát triển của nền kinh tế. 200 năm trƣớc đây, nhà kinh tế học Adam Smith đã viết: “ Tiêu dùng là kết quả và mục đích duy nhất của sản xuất và lợi ích của nhà sản xuất cũng gắn liền vào đó chừng nào mà lợi ích của nhà sản xuất còn cần thiết cho việc thúc đẩy lợi ích của NTD” 11, tr. 3 . Với vai trò là NTD, chúng ta phải tiêu dùng các hàng hoá và dịch vụ trong suốt cả đời ngƣời trong khi chúng ta chỉ làm việc đến 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ. Tuy là số đông, nhƣng NTD không đƣợc tổ chức lại nên họ khó có sức mạnh, tiếng nói đơn lẻ của họ cũng rất ít đƣợc lắng nghe. So với những ngƣời chuyên môn, thì ở những lĩnh vực nhất định, NTD kém hiểu biết hơn, không tƣơng xứng về trình độ với những vấn đề kinh tế, văn hoá và khả năng mua bán so với các nhà sản xuất, phân phối, quảng cáo và các nhà buôn. NTD có quyền đƣợc dùng các sản phẩm an toàn. BVNTD góp phần cổ vũ sự phát triển kinh tế, xã hội một cách đúng đắn, công bằng và hợp lý. 1.1.2. Khái niệm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng Theo nghĩa chung nhất “pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra trật tự và ổn định trong xã hội” 39, tr. 226 . “Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng” là tổng hợp các biện pháp đƣợc Nhà nƣớc quy định và bảo đảm thực hiện để bảo đảm quyền lợi của ngƣời mua và sử dụng hàng hoá, dịch vụ; ngăn chặn những ngƣời bán hàng, làm hàng có
  • 19. 13 hành vi gian dối... để thu lợi bất chính (bao gồm các biện pháp pháp luật, kinh tế, văn hoá, xã hội). Nói cách khác, BVNTD chính là làm cho các quyền của NTD đƣợc thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, trong số các công cụ chủ yếu đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để BVNTD thì pháp luật là công cụ có hiệu quả hơn cả vì nó là phƣơng thức đƣa các công cụ BVNTD khác vào cuộc sống trong điều kiện Nhà nƣớc pháp quyền và xã hội công dân. “Luật Bảo vệ người tiêu dùng là luật của bang hoặc liên bang được ban hành nhằm BVNTD trước những hành vi thương mại hoặc hoạt động tín dụng không lành mạnh có liên quan đến hàng tiêu dùng, đồng thời BVNTD trước những hàng hoá nguy hại hoặc hàng giả” 4, tr. 312 . “Luật Người tiêu dùng là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh những giao dịch liên quan đến NTD, đó là việc sử dụng tín dụng, tiêu dùng hàng hoá, bất động sản hoặc những dịch vụ phục vụ cho cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình ” 4, tr. 312 . Theo quan điểm chiếm ƣu thế trong luật học Pháp, luật tiêu dùng là tổng thể các quy phạm pháp luật nhằm bảo hộ lợi ích của NTD hàng hoá và dịch vụ 22, tr. 24 . Ngoài những quy phạm của luật dân sự và thƣơng mại, luật tiêu dùng còn chứa đựng những quy phạm của luật hành chính, luật tố tụng hình sự. Từ những định nghĩa trên, tác giả mạnh dạn xây dựng khái niệm pháp luật BVNTD nhƣ sau: Pháp luật BVNTD là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động bảo vệ người tiêu dùng. 1.1.3. Vai trò của pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng Pháp luật BVNTD có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD; tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi NTD. Việc Nhà nƣớc ban hành các văn bản pháp luật quy định việc bảo vệ quyền lợi NTD không những làm cho quyền lợi NTD đƣợc bảo vệ tốt hơn mà còn làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời cũng là duy trì và bồi dƣỡng cho một
  • 20. 14 động lực quan trọng về kinh tế. Nền kinh tế thị trƣờng càng phát triển thì vấn đề NTD và BVNTD càng cần đề ra một cách nghiêm túc và cấp thiết. BVNTD ở Việt Nam là vấn đề rất quan trọng. Hiến pháp năm 1992 nêu rõ, Nhà nƣớc có chính sách bảo vệ quyền lợi của NTD. Điều 623 Bộ luật Dân sự đã quy định về bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm quyền lợi của NTD. Pháp lệnh BVNTD ra đời năm 1999 là công cụ pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi NTD, tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong giai đoạn cách mạng mới. Các văn bản pháp luật về BVNTD nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NTD; bảo vệ sự ổn định và cải thiện đời sống nhân dân bằng cách định ra trách nhiệm của Nhà nƣớc, của chính quyền địa phƣơng và của các nhà sản xuất, kinh doanh; định ra các biện pháp đồng bộ để bảo vệ và đề cao quyền lợi của NTD. Việc thực hiện pháp luật BVNTD còn góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội, nâng cao cuộc sống, ổn định và phát triển kinh tế. 1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng Phát biểu tại Thƣợng viện Mỹ ngày 15/3/1962, cố Tổng thống Mỹ Giôn- Ken-nơ-đi nói: “NTD theo định nghĩa, bao gồm toàn thể chúng ta. Họ là nhóm người đông đảo nhất, có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của hầu hết các quyết định về kinh tế, dù là của nhà nước hay tư nhân. Vậy mà họ là nhóm người quan trọng độc nhất mà quan điểm của họ thường không được chú ý tới” 14, tr. 1 . Tuyên bố Ken-nơ-đi lúc đầu chỉ đề cập đến 4 quyền cơ bản của NTD là: quyền đƣợc an toàn; quyền đƣợc thông tin; quyền đƣợc lựa chọn và quyền đƣợc bày tỏ quan điểm. Bốn quyền này là cốt lõi trong cƣơng lĩnh của các tổ chức NTD trên thế giới hồi đó. Ngày nay, hầu hết các tổ chức NTD của các nƣớc đƣợc tập hợp lại trong Tổ chức Quốc tế NTD - CI. Qua quá trình hoạt động thực tiễn Quốc tế NTD và các tổ chức NTD các nƣớc đã bổ sung thêm 4 quyền của NTD. Đó là các quyền: quyền đƣợc thoả mãn những nhu cầu cơ bản; quyền đƣợc khiếu nại và bồi thƣờng; quyền đƣợc giáo dục, đào tạo về tiêu dùng; quyền đƣợc có môi trƣờng sống lành mạnh và bền vững.
  • 21. 15 Ngày quyền của NTD thế giới đƣợc tổ chức lần đầu tiên vào ngày 15/3/1983, hai năm sau, ngày 9/4/1985, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc phê chuẩn bản hƣớng dẫn của Liên Hiệp quốc về BVNTD (Guidelines for Consumer Protection) do nỗ lực hàng thập kỷ đấu tranh, thuyết phục của Quốc tế NTD và các tổ chức tiêu dùng toàn thế giới. Bản hƣớng dẫn đƣa ra các nguyên tắc dựa trên 8 quyền của NTD và vạch ra những nguyên tắc khung để tăng cƣờng các chính sách BVNTD của các quốc gia. Năm 1995, bản hƣớng dẫn này đƣợc sửa đổi lần hai. 1.2.1. Các quyền cơ bản của người tiêu dùng Ngày nay, NTD có tám quyền đã đƣợc Liên Hiệp Quốc và nhiều nƣớc trên thế giới thừa nhận, đó là các quyền: 1.2.1.1. Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản Quyền đƣợc thoả mãn những nhu cầu cơ bản là quyền đƣợc có những hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, nơi ở, chăm sóc sức khoẻ, nhu cầu tinh thần... với giá cả hợp lý. 1.2.1.2. Quyền được an toàn Quyền đƣợc an toàn là quyền của NTD đƣợc có những hàng hoá, dịch vụ an toàn, không gây nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mạng, cả trƣớc mắt và lâu dài. 1.2.1.3. Quyền được thông tin Là quyền đƣợc cung cấp các thông tin trung thực, chính xác và đầy đủ về các hàng hoá, dịch vụ để có thể lựa chọn một cách khách quan, chính xác. Quyền này còn bao gồm việc đƣợc bảo vệ chống lại các thủ đoạn dối trá, lừa đảo, các quảng cáo lừa dối. 1.2.1.4. Quyền được lựa chọn Đây là quyền đƣợc lựa chọn hàng hoá và dịch vụ mình cần một cách trung thực, không bị ép buộc, lừa dối hoặc làm lạc hƣớng với chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ phù hợp với giá cả. 1.2.1.5. Quyền được lắng nghe
  • 22. 16 Là quyền đƣợc bày tỏ ý kiến trong việc hoạch định các chủ trƣơng, chính sách có liên quan đến lợi ích của NTD, cả đối với cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức kinh doanh. Quyền này bao gồm cả việc đƣợc tham khảo ý kiến, trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình về những vấn đề liên quan đến NTD. 1.2.1.6. Quyền được khiếu nại và bồi thường NTD khi bị thiệt thòi có quyền khiếu nại và đòi bồi thƣờng những thiệt hại chính đáng của mình, kể cả việc khiếu nại hoặc kiện trƣớc toà án. 1.2.1.7. Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng NTD đƣợc quyền bồi dƣỡng những kiến thức về tiêu dùng, kỹ năng tiêu dùng, phong cách tiêu dùng lành mạnh và hợp lý để có thể chủ động và sáng suốt trong lựa chọn, để có đƣợc cuộc sống tiêu dùng hợp lý, có thể tự bảo vệ mình và góp phần vào sự phát triển của xã hội. 1.2.1.8. Quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững Đƣợc sống trong một môi trƣờng an toàn, lành mạnh, đƣợc sống xứng đáng, không bị đe dọa tới hạnh phúc của các thế hệ hiện tại và tƣơng lai. Luật BVNTD các nƣớc nói chung và Pháp lệnh BVNTD Việt Nam nói riêng đều cơ bản dựa trên tám quyền của NTD đã đƣợc Quốc tế NTD công nhận. 1.2.2. Nghĩa vụ của người tiêu dùng NTD cần đƣợc bảo vệ, điều đó là cần thiết. Nhƣng điều quan trọng ở đây là NTD phải biết tự bảo vệ mình, không thụ động chờ ai đó đứng ra che chở cho mình, cũng không thể chỉ đòi hỏi ngƣời khác bảo vệ cho mình, không thể chỉ đòi quyền lợi mà không thấy trách nhiệm của mình bởi vì “quyền lợi luôn đi đôi với nghĩa vụ”. Quốc tế NTD cho rằng NTD có năm nghĩa vụ sau đây: 1.2.2.1. Biết phê bình NTD phải luôn tỉnh táo, cảnh giác và biết nhận xét đối với giá cả, chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ mà mình sẽ mua, sẽ thuê, sẽ sử dụng. Khi thấy những hiện tƣợng tiêu cực làm ảnh hƣởng tới lợi ích của mình và của xã hội, NTD có trách nhiệm phát hiện, phê bình và đấu tranh. 1.2.2.2. Hành động
  • 23. 17 NTD phải có trách nhiệm trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có những hành động đúng đắn, không để bản thân bị biến thành ngƣời thụ động luôn bị kẻ khác lừa dối, lợi dụng. Phải chủ động và thực hiện việc phê bình, đấu tranh nhằm làm cho xã hội công bằng, dân giàu nƣớc mạnh, không né tránh, đùn đẩy. 1.2.2.3. Quan tâm đến cộng đồng và xã hội NTD phải quan tâm đến cộng đồng và xã hội nói chung, phải luôn hiểu rằng việc tiêu dùng của mình không chỉ liên quan đến bản thân mà còn ảnh hƣởng đến những ngƣời xung quanh. Do đó cần tránh gây ảnh hƣởng xấu cho ngƣời khác, góp phần thiết thực vào sự tiến bộ của xã hội. 1.2.2.4. Hiểu biết về tiêu dùng và môi trường NTD cần tự rèn luyện mình để trở thành NTD có trình độ hiểu biết về môi trƣờng, về những hậu quả do việc tiêu dùng của bản thân gây ra đối với môi trƣờng. Phải nhận thức đƣợc trách nhiệm của cá nhân và xã hội trong việc giữ gìn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ trái đất, khí quyển để tự bảo vệ mình, góp phần tạo lập và duy trì một môi trƣờng sống lành mạnh, bền vững đảm bảo hạnh phúc cho thế hệ hiện tại và cả các thế hệ mai sau. 1.2.2.5. Có trình độ cộng đồng cao NTD cần quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau. NTD không thể chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến ngƣời khác, phải đoàn kết, cùng nhau hành động để nâng cao sức mạnh, bảo vệ đƣợc mình và mang lại công bằng, hạnh phúc cho xã hội. 1.2.3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ Trách nhiệm bảo vệ NTD trực tiếp là của nhà sản xuất, kinh doanh. BVNTD không những là trách nhiệm mà còn là quyền lợi của họ. Theo quy định của Pháp lệnh BVNTD, ngƣời sản xuất, kinh doanh có đăng ký kinh doanh phải đăng ký, công bố tiêu chuẩn, chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật và thực hiện đúng cam kết với NTD; phải thƣờng xuyên kiểm tra về an toàn, chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ, thực hiện việc cân, đong, đo, đếm chính xác. Đối với những trƣờng hợp sản xuất, kinh
  • 24. 18 doanh hàng hoá, dịch vụ không đăng ký, công bố tiêu chuẩn, chất lƣợng hàng hoá sẽ do Chính phủ quy định cụ thể. Ngƣời sản xuất kinh doanh phải thông tin, quảng cáo chính xác và trung thực về hàng hoá, dịch vụ; niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ; công bố điều kiện, thời hạn, địa điểm bảo hành và hƣớng dẫn sử dụng hàng hoá, dịch vụ của mình cho NTD. Ngƣời sản xuất, kinh doanh phải giải quyết kịp thời những khiếu nại của NTD về hàng hoá, dịch vụ của mình không đúng tiêu chuẩn, chất lƣợng, số lƣợng, giá cả đã công bố hoặc hợp đồng đã giao kết; thực hiện trách nhiệm bảo hành hàng hoá, dịch vụ đối với khách hàng. Ngƣời sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm thu thập, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của NTD; bồi hoàn, bồi thƣờng thiệt hại cho NTD theo quy định của pháp luật 23, tr. 3 . 1.3. Lƣợc sử phát triển của pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam Có thể chia sự phát triển của pháp luật BVNTD ở Việt Nam thành hai giai đoạn: 1.3.1. Giai đoạn trước năm 1999 Qua nghiên cứu cho thấy, trƣớc những năm 1986, ở Việt Nam chƣa có một văn bản pháp lý nào liên quan đến BVNTD. BVNTD ở Việt Nam thời kỳ này chƣa phát triển, nói đúng hơn, chƣa có vấn đề gì về NTD để xã hội quan tâm, chính quyền vào cuộc. Tình trạng này kéo dài cho đến cuối thập niên 80 của thế kỷ 20. Theo đƣờng lối đổi mới của Đảng, từ năm 1986, nền kinh tế nƣớc ta đƣợc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng có định hƣớng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Với việc chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng với năm thành phần kinh tế, việc phân phối những nhu yếu phẩm phần lớn đều nằm trong tay tƣ nhân, quan hệ ngƣời mua, ngƣời bán đƣợc hình thành, từ đó có khái niệm NTD. Nhu cầu phải có sự can thiệp của Nhà nƣớc đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD cũng đã đƣợc đặt ra. NTD đƣợc coi trọng hơn nhƣng đồng thời cũng gặp nhiều thiệt thòi, rủi ro do những tiêu cực của thị trƣờng gây ra. Năm 1988, Hội Khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn hoá, đo lƣờng chất
  • 25. 19 lƣợng đƣợc thành lập. Năm 1991, Hội đƣợc đổi tên thành Hội Khoa học kỹ thuật về Tiêu chuẩn hoá, đo lƣờng, chất lƣợng và BVNTD Việt Nam gọi tắt là Hội Tiêu chuẩn và BVNTD Việt Nam, tên giao dịch là VINATAS. Hội đƣợc Chính phủ chính thức công nhận bằng Quyết định số 131 CT ngày 2/5/1988. VINATAS là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam và là thành viên của Quốc tế NTD. Hội có hai nhiệm vụ chính là xúc tiến công cuộc Tiêu chuẩn hoá, đo lƣờng, chất lƣợng và BVNTD. Từ 19/1/1990, Hội đã kiến nghị Nhà nƣớc xây dựng Pháp lệnh BVNTD. Trƣớc đó, những quy định về bảo vệ quyền lợi NTD nằm tản mản, rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhƣ: + Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (Điều 28). + Các hành vi sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của NTD cũng là đối tƣợng điều chỉnh của Luật Hình sự nhƣ: Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả; Tội lừa dối khách hàng; Tội lƣu hành sản phẩm kém phẩm chất. Ngoài ra, trong một số pháp lệnh và nghị định có liên quan cũng đề cập đến vấn đề BVNTD nhƣ: + Pháp lệnh Đo lƣờng ngày 6/7/1990; + Pháp lệnh Chất lƣợng hàng hoá ngày 27/12/1990; + Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995; + Pháp lệnh Kiểm dịch thực vật năm 1993; + Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 1/7/1989; + Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 1993; + Nghị định của Hội đồng Bộ trƣởng số 115-HĐBT ngày 13/4/1991 ban hành quy định về việc thi hành Pháp lệnh Đo lƣờng ngày 6/7/1990. + Nghị định của Hội đồng Bộ trƣởng số 327-HĐBT ngày 19/10/1991 ban hành quy định về việc thi hành Pháp lệnh Chất lƣợng hàng hoá ngày 27/12/1990. + Nghị định số 140-HĐBT ngày 25/4/1991 quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả.
  • 26. 20 + Nghị định số 140/CP ngày 25/4/1991 về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam. + Các Nghị định hƣớng dẫn thi hành Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực y tế, văn hoá, trật tự, an toàn xã hội; + Thông tƣ của Liên bộ Uỷ ban Khoa học Nhà nƣớc, Bộ Thƣơng mại và Du lịch số 1254-TT-LB ngày 8/11/1991 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 140-HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trƣởng về việc kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả. + Bộ luật Dân sự năm 1995. + Luật Thƣơng mại ngày 10/5/1997. + Nghị định số 57/CP ngày 31/5/1997 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lƣờng và chất lƣợng hàng hoá... Tuy nhiên, trƣớc đòi hỏi của sự phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hệ thống văn bản pháp luật về BVNTD đã bộc lộ những nhƣợc điểm đòi hỏi phải có sự điều chỉnh cho phù hợp. 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1999 đến nay Đƣợc đề xuất xây dựng từ những năm 1990 nhƣng mãi đến năm 1999, sau trên 20 lần sửa đổi, hoàn chỉnh, ngày 27/04/1999, Pháp lệnh BVNTD đã đƣợc Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/10/1999. Với 6 chƣơng, 30 điều, Pháp lệnh đã thể chế hoá đƣờng lối, chính sách của Đảng, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 1992 về vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD. Sự ra đời của Pháp lệnh BVNTD có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là một văn bản pháp lý mang tính tổng hợp đầu tiên quy định đầy đủ những quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của NTD; trách nhiệm của các ngành, các cấp chính quyền, trách nhiệm của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đối với quyền lợi NTD. Hai năm sau, tức ngày 02/10/2001, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 69/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh BVNTD. Nghị định này gồm 6 chƣơng, 24 điều quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh BVNTD theo những nguyên tắc đã đƣợc nêu ra trong Pháp lệnh. Nghị định này không có chƣơng nhắc lại những quyền của NTD nhƣng có thêm chƣơng quy định về tổ
  • 27. 21 chức bảo vệ quyền lợi NTD. Các chƣơng khác có nội dung tƣơng tự nhƣ nội dung trong Pháp lệnh nhƣng đƣợc quy định chi tiết hơn. Tuy còn có mức độ khác nhau, nhƣng nói chung, các quyền của NTD nêu trong Pháp lệnh của ta về cơ bản khớp với tám quyền của NTD đƣợc công bố bởi Quốc tế NTD và bởi Liên Hợp quốc. Ngoài ra còn một loạt các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến BVNTD nhƣ: + Luật Cạnh tranh ngày 03/12/2004; + Bộ luật Hình sự năm 1999; + Pháp lệnh Chất lƣợng hàng hoá ngày 24/12/1999; + Pháp lệnh Đo lƣờng ngày 6/10/1999; + Pháp lệnh Quảng cáo ngày 16/11/2001; + Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2001; + Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26/7/2003; + Pháp lệnh Giá ngày 26/4/2002; + Nghị định 65/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/9/2001 ban hành hệ thống đơn vị đo lƣờng hợp pháp của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Nghị định số 06/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2002 quy định công tác thi hành Pháp lệnh Đo lƣờng; + Nghị định số 24/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/03/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo; + Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm. + Nghị định số 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thƣơng mại. + Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ quy định quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá. + Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg, ngày 27/10/1999 của Thủ tƣớng Chính
  • 28. 22 phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả. + Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lƣu thông trong nƣớc và hàng hoá xuất, nhập khẩu. + Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15/8/2000 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Quy chế ghi nhãn hàng hoá lƣu thông trong nƣớc và hàng hoá xuất, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ. + Quyết định số 2425/2000/QĐ-BKHCNMT ngày 12/12/2000 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng về việc ban hành “Quy định tạm thời về công bố tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hoá”. + Chỉ thị số 28/2000/CT-TTg ngày 27/12/2000 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ. + Chỉ thị số 02/2003/CT-BKHCN ngày 12/02/2003 của Bộ trƣởng Bộ Khoa học và Công nghệ về công tác tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng tại địa phƣơng năm 2003. + Thông tƣ số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/07/2003 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo. + Thông tƣ số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 của Bộ Thƣơng mại hƣớng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lƣu thông trong nƣớc và hàng hoá xuất, nhập khẩu. + Thông tƣ số 04/2001/TT-BTM ngày 22/02/2001 của Bộ Thƣơng mại hƣớng dẫn thực hiện Chỉ thị số 28/2000/CT-TTg ngày 27/12/2000 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ.
  • 29. 23 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM 2.1. Pháp luật về chế độ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ Sản xuất và tiêu thụ là hai mặt của một vấn đề không thể tách rời. Nói cách khác, quyền lợi của nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá gắn liền với quyền lợi của NTD. Do vậy, để bảo vệ quyền lợi NTD, Pháp lệnh BVNTD đã dành hẳn Chƣơng III, với 4 điều (từ Điều 14 đến Điều 17); Nghị định 69/2001/NĐ-CP ngày 2/10/2001 dành hẳn Chƣơng II (từ Điều 4 đến Điều 7) quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. 2.1.1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ đối với chất lượng, số lượng của hàng hoá, dịch vụ “Chất lượng sản phẩm, hàng hoá là tổng thể những thuộc tính (những chỉ tiêu kỹ thuật, những đặc trưng) của chúng, được xác định bằng các thông số có thể đo được, so sánh được phù hợp với các điều kiện kỹ thuật hiện có, thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội và của cá nhân trong những điều kiện sản xuất, tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm, hàng hoá. Chất lượng sản phẩm, hàng hoá được thể hiện thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật, những đặc trưng của chúng” 20, tr. 2 . Điều 14 Pháp lệnh BVNTD quy định: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có đăng ký kinh doanh phải đăng ký, công bố tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật và thực hiện đúng cam kết với NTD; phải thường xuyên kiểm tra về an toàn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, thực hiện việc cân, đong, đo đếm chính xác.
  • 30. 24 Chính phủ quy định cụ thể việc bảo vệ quyền lợi NTD trong trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không đăng ký, công bố tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ”. Khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 4 Nghị định số 69/2001/NĐ-CP đã quy định cụ thể trách nhiệm của ngƣời sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với chất lƣợng, số lƣợng của hàng hoá, dịch vụ: “Tạo điều kiện để NTD thực hiện việc mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ với chất lượng đảm bảo; Công bố tiêu chuẩn chất lượng và bảo đảm đúng tiêu chuẩn, chất lượng đã công bố đối với hàng hoá thuộc Danh mục phải công bố phù hợp tiêu chuẩn; Thực hiện đúng quy định về kiểm tra vệ sinh, an toàn, chất lượng; Thực hiện việc cân, đong, đo, đếm chính xác đối với hàng hoá, dịch vụ của mình theo quy định của pháp luật; Bảo đảm chất lượng, vệ sinh, an toàn trong trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng phải công bố phù hợp tiêu chuẩn chất lượng; Cung cấp hàng hoá, dịch vụ đảm bảo an toàn, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, sức khoẻ của NTD”. Điều 12, 13, 14 Pháp lệnh Chất lƣợng hàng hoá ngày 24/12/1999 quy định: “Hàng hoá liên quan đến thực phẩm, an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người, môi trường và các đối tượng khác được pháp luật quy định thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam. Chính phủ quy định việc ban hành Danh mục hàng hoá thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này phải công bố và bảo đảm hàng hoá của mình phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng; Ngoài Danh mục hàng hoá thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 12 của Pháp lệnh này, căn cứ vào yêu cầu quản lý chất lượng hàng hoá trong từng thời kỳ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định hàng hoá trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý phải áp dụng tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn khác; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này phải công bố và bảo đảm hàng hoá của mình phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng; Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định điều kiện, thủ tục công bố hàng hoá phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá”. Đồng thời, Điều 20, 21, 22
  • 31. 25 Pháp lệnh này quy định: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá theo quy định của pháp luật; bảo đảm hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất lượng đã công bố; kiểm tra chất lượng hàng hoá và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá do mình sản xuất, kinh doanh; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm trung thực, chính xác trong việc thông tin, quảng cáo về chất lượng hàng hoá của mình; phải bảo đảm hàng hoá có nhãn ghi rõ tiêu chuẩn, đặc tính, công dụng, hạn sử dụng và các nội dung khác theo quy định của pháp luật; công bố điều kiện, thời hạn, địa điểm bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hoá cho khách hàng; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm giải quyết kịp thời mọi khiếu nại của khách hàng về chất lượng hàng hoá của mình; thu thập, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng về chất lượng hàng hoá; bồi hoàn, bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật”. Điều 33 Pháp lệnh quy định: “Người nào sản xuất, kinh doanh hàng hoá không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố; sản xuất, kinh doanh hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá phải áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam mà không phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam; vi phạm quy định về chứng nhận chất lượng, công nhận hệ thống quản lý chất lượng hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về chất lượng hàng hoá, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”. Điều 18, 19 Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ quy định quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm sau đối với chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá: + Công bố chất lượng sản phẩm, hàng hoá: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải áp dụng tiêu chuẩn phải công bố chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá của mình phù hợp với tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng. + Bắt buộc chứng nhận và kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá : Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hoá thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá bắt buộc phải chứng nhận chất lƣợng quy định và
  • 32. 26 danh mục sản phẩm hàng hoá phải kiểm tra chất lƣợng phải thực hiện việc chứng nhận hoặc kiểm tra chất lƣợng đối với sản phẩm, hàng hoá trƣớc khi đƣa ra lƣu thông trên thị trƣờng. Để đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng, sản phẩm phải đạt một mức độ chất lƣợng tối thiểu, Nhà nƣớc nào cũng có những quy định nhằm quản lý chất lƣợng hàng hoá Xem thêm 29 . Tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá là văn bản kỹ thuật quy định các đặc tính, yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm, hàng hoá, phƣơng pháp thử các đặc tính, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa, các yêu cầu về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá, các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lƣợng và các vấn đề khác có liên quan đến chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá (trách nhiệm đối với NTD, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng v.v...) 20, tr. 2 . Đến nay, Việt Nam có khoảng 6000 tiêu chuẩn Việt Nam nhƣng tỷ lệ tiêu chuẩn Việt Nam hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nƣớc ngoài tiên tiến chỉ đạt khoảng 25% 34, tr. 5 . Ví dụ, trong khi chƣa có tiêu chuẩn Việt Nam cho các sản phẩm mỹ phẩm thì các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm phải xây dựng tiêu chuẩn cơ sở áp dụng cho các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất 28, tr. 1 . Đồng thời, Quyết định số 3113/QĐ-BYT ngày 11/10/1999 của Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn giới hạn vi khuẩn, nấm mốc trong mỹ phẩm và phƣơng pháp thử kích ứng trên da quy định đối với các sản phẩm mỹ phẩm, thử độ kích ứng da là thử trên thỏ: “Thử kích ứng trên da là một phư- ơng pháp sinh học dựa vào mức độ phản ứng của da thỏ với chất thử so với phần da kế bên không đắp chất thử” 27, tr. 13 . Tiêu chuẩn này không phù hợp với thông lệ quốc tế. Tất cả các nƣớc trên thế giới hiện nay đều cấm làm thí nghiệm trên động vật mà thử trên những ngƣời tình nguyện, do đó khả năng chính xác sẽ cao hơn. Có nhiều cách để xác định chất lƣợng hàng hoá, ví dụ: dựa vào một tiêu chuẩn chất lƣợng nhất định (tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và tiêu chuẩn nƣớc ngoài); dựa vào mẫu hàng; dựa vào các thông số kỹ thuật của hàng hoá. Ngƣời sản xuất, kinh doanh có nghĩa vụ giao hàng cho NTD đúng chất lƣợng đã thoả thuận. Điều khoản chất lƣợng là một nội dung chủ yếu cần
  • 33. 27 đƣợc các bên thoả thuận khi mua bán hàng hoá. Nếu hàng hoá không đúng với chất lƣợng nhƣ thoả thuận hoặc do pháp luật quy định, ngƣời sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp phải đổi hàng hoá khác cùng loại cho bên mua, phải sửa chữa hoặc giảm giá bán. Nếu hàng hoá đƣợc bán là vật đặc định, bên bán phải giao đúng vật đó, không đƣợc tự ý thay đổi vật hoặc một bộ phận của vật. Nếu hàng hoá là vật chính có vật phụ, thì phải chuyển giao cả vật chính và vật phụ. Trƣờng hợp hàng hóa bán hoặc cung cấp có khuyết tật hoặc chất lƣợng không tốt mà bên bán hoặc cung cấp đã thông báo cho bên mua biết, thì tài sản đem bán đƣợc coi là chất lƣợng đã bảo đảm. Đối với hàng hoá bán trong các cửa hàng đồ cũ hoặc quầy hàng bán hàng kém phẩm chất, thì phải coi đây là trƣờng hợp ngƣời bán đã thông báo trƣớc cho bên mua về khuyết tật, chất lƣợng của hàng hoá bán. Khuyết tật của hàng hoá đƣợc biểu hiện ở hai dạng: khuyết tật rõ rệt và khuyết tật ẩn giấu. Khuyết tật rõ rệt: Là những khuyết tật ở bên ngoài hàng hoá mà mọi ngƣời nhìn thấy đƣợc. Vì vậy, nhà sản xuất, kinh doanh có thể thông báo cho NTD biết khi mua hoặc khi nhận vật NTD phải chỉ ra khuyết tật của hàng hoá và đƣa ra các yêu cầu thích đáng đối với ngƣời sản xuất, kinh doanh. Nếu khi NTD nhận vật mua không phát hiện ra khuyết tật đó và sau một thời gian mới biết, thì ngƣời sản xuất, kinh doanh không phải chịu trách nhiệm về khuyết tật đó. Do vậy, khi giao nhận NTD phải thận trọng xem xét bên ngoài hàng hoá. Nếu NTD không xem xét kỹ lƣỡng thì phải gánh chịu thiệt hại, không đƣợc viện lý do hàng hoá bị khuyết tật để không thực hiện hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Khuyết tật ẩn giấu: Là những khuyết tật nằm bên trong hàng hoá khó phát hiện. Ngƣời sản xuất, kinh doanh và NTD đều không phát hiện đƣợc khi mua bán hàng hoá. Khi sử dụng phải nhờ chuyên gia mới phát hiện đƣợc khuyết tật đó. Trƣờng hợp này hai bên tƣởng nhầm về hàng hoá mà không ai có lỗi. Số tiền NTD trả cho nhà sản xuất, kinh doanh là giá trị của tài sản chất lƣợng tốt nhƣng thực tế giá trị của hàng hoá không đúng với chất lƣợng nhƣ đã thoả thuận. Vì vậy, ngƣời sản xuất, kinh doanh phải giảm giá bán phù hợp với chất lƣợng thực tế của hàng hoá hoặc đổi hàng hoá cùng loại với hàng hoá đã bán. Nếu ngƣời sản xuất, kinh doanh cố ý che giấu khuyết tật của hàng hoá
  • 34. 28 làm cho NTD nhầm lẫn thì hợp đồng mua bán có thể bị vô hiệu (Điều 142 Bộ luật Dân sự). Điều 60 Khoản 2 Luật Thƣơng mại dự liệu tình huống khi các bên không thoả thuận cụ thể về chất lƣợng hàng hoá, ngƣời bán phải giao hàng có chất lƣợng trung bình của loại hàng đó đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng tại thời điểm giao hàng. Cách quy định này hoàn toàn không đồng nhất với Điều 423 Khoản 3 Bộ luật Dân sự, ở đây mục đích sử dụng của hàng hoá là một tiêu chí quan trọng để xác định chất lƣợng hàng hoá. Nếu không đƣợc thoả thuận và pháp luật không có quy định về chất lƣợng, ngƣời bán phải giao hàng với chất lƣợng phù hợp với mục đích sử dụng của hàng hoá và chất lƣợng trung bình của hàng hoá đó. Theo chúng tôi, nếu các bên không thoả thuận cụ thể trong hợp đồng về chất lƣợng hàng hoá, thì việc thực hiện các nghĩa vụ trƣớc hết phải dựa vào ý chí chung của các bên. Nếu trong hợp đồng có nói đến mục đích sử dụng của hàng hoá, thì trƣớc hết phải căn cứ vào ý chí chung đó, trƣớc khi xác định chất lƣợng trung bình của hàng hoá trên thị trƣờng. Ngƣời mua phải khẩn trƣơng kiểm tra hàng trong một thời gian hợp lý, nếu phát hiện thấy hàng hoá không phù hợp với hợp đồng thì kịp thời thông báo cho ngƣời bán. Để việc thanh lý hợp đồng đƣợc nhanh chóng, tuỳ theo từng loại hàng, các bên có thể thoả thuận về thời hạn thông báo hàng không phù hợp với hợp đồng. Nếu hết thời hạn này mà ngƣời mua không thông báo cho ngƣời bán (ví dụ giao hàng thiếu, hàng kém chất lƣợng), thì ngƣời mua mất quyền khiếu nại, Điều 75; 241 Luật Thƣơng mại. Cách quy định này không tồn tại trong Bộ luật Dân sự. Hơn thế nữa, theo Bộ luật Dân sự ngƣời mua còn có thể thực hiện quyền lợi của mình trong một thời hạn nhất định nữa, hết thời hạn đó ngƣời mua mới mất quyền khởi kiện. Điều này cũng đúng đối với hàng giao thừa, ngƣời mua không chịu trách nhiệm về việc nhận hàng giao thừa, nếu sau khi giao nhận xong mà bên bán không có khiếu nại, Điều 65 khoản 4 Luật Thƣơng mại. Mất quyền khiếu nại là hiện tƣợng đƣơng sự mất quyền khởi kiện tại Trọng tài, Toà án có thẩm quyền, Điều 241 khoản 1 Luật Thƣơng mại. Tuy nhiên, sẽ là một đòi hỏi quá đáng và không thực tế, nếu luật pháp yêu cầu NTD phải kiểm tra hàng hoá và tìm ra ngay lỗi, đặc biệt khi muốn phát hiện
  • 35. 29 ra các khuyết tật nhƣ vậy cần phải có chuyên môn nhất định. Theo chúng tôi, Điều 75 Luật Thƣơng mại không nên áp dụng cho những hợp đồng bán hàng cho NTD. Thời hạn thông báo về hàng không phù hợp với hợp đồng do các bên thoả thuận tuỳ thuộc vào đặc điểm và số lƣợng hàng hoá, đối với hoa quả tƣơi, thực phẩm mau hỏng, thời hạn này có thể đƣợc tính bằng giờ, đối với các hàng hoá khác, có thể là một số ngày hoặc tuần lễ. Nội dung thông báo phải tƣơng đối cụ thể, nêu rõ khuyết tật của hàng đã giao, ví dụ hàng đã giao có khuyết tật về chất lƣợng, số lƣợng, mẫu mã, bao bì, tránh những thông báo mang nội dung chung chung nhƣ hàng đã giao “quá kém”, “quá tồi”, “kém phẩm chất”, “không tiêu thụ đƣợc”... 32, tr. 115 . Chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam luôn bị đe dọa, đặc biệt là đối với chất lƣợng thực phẩm. Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, từ năm 1999 đến trung tuần tháng 8/2004, toàn quốc xảy ra 1.245 vụ ngộ độc thực phẩm với 28.014 ngƣời mắc, trong đó có 333 trƣờng hợp tử vong, tỷ lệ số vụ ngộ độc do vi sinh vật cao nhất, dao động từ 32,8% đến 51,3% 35, tr. 2 . Đã có không ít những trƣờng hợp ngộ độc hoặc bị tiêu chảy do ăn phải các loại thực phẩm kém phẩm chất, uống phải các loại nƣớc giải khát mất vệ sinh, đã gây tác hại đến sức khoẻ của NTD. Trên thị trƣờng xuất hiện nhiều loại hàng kém chất lƣợng, hàng giả. Việc sử dụng những sản phẩm này đã gây rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho tính mạng, sức khoẻ và tài sản của NTD. An toàn vệ sinh thực phẩm là một trong rất nhiều vấn đề liên quan đến quyền đƣợc an toàn của NTD. Có thể nói, chƣa bao giờ, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lại trở nên bức xúc, thu hút sự quan tâm, chú ý của NTD, của các ngành, các cấp có liên quan và công luận nhƣ hiện nay. Tình hình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở nƣớc ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức: Thị trƣờng thực phẩm trôi nổi, tình trạng ô nhiễm thực phẩm cũng nhƣ ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm ngày càng có xu hƣớng gia tăng. Sau hàng loạt những bất cập phát sinh từ việc thiếu một công cụ pháp lý đủ mạnh, ngày 26/7/2003, Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm đã đƣợc Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội thông qua. Đây là lần đầu tiên nƣớc ta có một văn bản pháp lý cao nhất về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Nó sẽ là
  • 36. 30 một công cụ pháp lý hữu hiệu cho ngƣời quản lý để từng bƣớc thiết lập lại sự bình ổn và BVNTD trong lĩnh vực này, là sự hƣớng dẫn cho ngƣời sản xuất, kinh doanh, là sự chỉ dẫn cho việc thanh tra, kiểm tra và là niềm tin cho NTD Việt Nam cũng nhƣ thu hút đầu tƣ của các đối tác nƣớc ngoài. Đặc biệt, Pháp lệnh thể hiện sự cam kết của Nhà nƣớc ta trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân và xuất khẩu thực phẩm. Điều 8 Pháp lệnh đã quy định rõ 13 hành vi cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Về trách nhiệm thực hiện, Pháp lệnh đã xác định ngƣời sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh và thực hiện các điều kiện sản xuất, kinh doanh. Ngày 07/9/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh và đại diện công ty, hãng nƣớc ngoài khi đƣa sản phẩm thực phẩm vào lƣu thông tiêu thụ trên thị trƣờng Việt Nam phải công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm; có trách nhiệm bảo đảm thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn đã công bố; thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở mình và có trách nhiệm thu hồi, tái chế, chuyển mục đích sử dụng, tiêu huỷ hoặc tái sản xuất sản phẩm thực phẩm do cơ sở mình sản xuất, kinh doanh không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn ( Điều 17). Một thời gian dài, ngƣời Hà Nội đã tẩy chay phở, món ăn truyền thống lâu đời đƣợc yêu thích vì lo sợ bánh phở có phoóc-môn. Tiếp theo là giò, chả có quá nhiều hàn the; rồi hoa quả bị ngâm thuốc bảo quản, hải sản đƣợc ƣớp hàn the và phân urê; rau xanh bị phun thuốc trừ sâu cả khi sát ngày thu hoạch. Trên trái cây tƣơi thƣờng thấy những hoá chất độc hại gồm các thành phần của thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm và thuốc diệt chuột. Các loại thuốc này đƣợc phun, rắc vào cây cối, trái cây lúc còn non, vào trái cây vừa thu hoạch xong, trái cây cất trong kho, trái cây cần ủ (hay dấm) trƣớc khi tung ra thị trƣờng. Ngoài những thứ thuốc trừ sâu, diệt nấm, diệt chuột, ngƣời ta còn phun một số hoá chất bảo quản để làm cho trái cây lâu héo, có màu tƣơi đẹp, nhằm hấp dẫn khách hàng. Những thứ thuốc xịt làm cho trái táo láng bóng,
  • 37. 31 trái cam mịn màng, trái chuối óng mƣợt, trái xoài đẹp mã là những thứ hoá chất độc hại, có thể gây bệnh ung thƣ và nhiều thứ bệnh khác. Đến cả những thực phẩm nhƣ thịt lợn, gà cũng đáng lo ngại bởi bị nuôi bằng thức ăn tăng trọng và cá nóc, một loại cá độc gây chết ngƣời. Các loại phẩm màu đƣợc tẩm ƣớt cho đẹp mắt, thực phẩm cũ đƣợc chế biến lại nhiều lần, tình trạng quá hạn sử dụng chƣa kể đến vệ sinh môi trƣờng của cơ sở sản xuất có đảm bảo hay không đã thực sự là một thực trạng báo động về nguy cơ ngộ độc do mất vệ sinh, an toàn thực phẩm. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về vấn đề này cần có những biện pháp cứng rắn đối với nhà kinh doanh và ngƣời sản xuất chƣa tôn trọng những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhƣ tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở mọi lĩnh vực và mọi đối tƣợng tham gia kinh doanh mặt hàng thực phẩm. Nếu có hiện tƣợng vi phạm thì cần xử lý nghiêm khắc. Cần có kế hoạch triển khai, tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cho ngƣời sản xuất, kinh doanh cũng nhƣ NTD về sản xuất an toàn thực phẩm. Trong chế biến thực phẩm, phần lớn các cơ sở chƣa đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn. Theo báo cáo của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, kết quả kiểm tra trong “Tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2003 chỉ có 76% cơ sở đƣợc kiểm tra đạt các yêu cầu về vệ sinh theo quy định. Nhiều cơ sở còn sử dụng những chất phụ gia không đƣợc phép. Kinh doanh, chế biến thực phẩm có ảnh hƣởng trực tiếp đến an toàn và sức khoẻ của NTD nên Điều 4 Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm đã quy định: “kinh doanh thực phẩm là kinh doanh có điều kiện; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh”. Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 quy định tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm nhƣ có hệ thống xử lý chất thải, phòng thay bảo hộ lao động, nhà vệ sinh, môi trƣờng sạch sẽ, phƣơng tiện rửa và khử trùng tay, thiết bị, dụng cụ chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển... (Điều 4). Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm thực hiện
  • 38. 32 các quy định, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm phải lƣu mẫu thực phẩm theo quy định. Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm do thực phẩm của cơ sở mình sản xuất, kinh doanh phải báo cáo ngay với cơ quan y tế và chính quyền địa phƣơng để triển khai các biện pháp xử lý kịp thời. Tuỳ từng mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật (Điều 34). Tuy nhiên, việc kinh doanh chế biến thực phẩm ở Hà Nội nói riêng, trên cả nƣớc nói chung còn chƣa đƣợc kiểm soát, ai làm cũng đƣợc. Việt Nam là một trong những nƣớc có tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm diễn ra nghiêm trọng. Một kết quả khảo sát vừa đƣợc Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng của Quốc hội công bố cho thấy 25,4 % rau quả trên thị trƣờng nhiễm hoá chất bảo quản độc hại. “Các vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra ở trong tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm” 35, tr. 7 . Ngƣời sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hoá dịch vụ nhiều khi vì những cái lợi trƣớc mắt mà quên cả lƣơng tri, đạo đức, bất chấp cả tính mạng, sức khoẻ lâu dài của các thế hệ hiện tại và tƣơng lai. NTD dƣờng nhƣ không còn biết ăn gì, uống gì bởi đâu đâu thực phẩm, rau quả cũng bị ngâm tẩm các hoá chất độc hại; gia súc, gia cầm đƣợc nuôi bằng các loại thức ăn tăng trọng. Ở Pháp, đã có các quy định ghi nhận nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của hàng hoá cũng nhƣ dịch vụ khi đƣa ra quảng cáo đối với các chủ doanh nghiệp. Theo Điều 1 Luật về An toàn cho NTD ngày 21/7/1983 và sửa đổi một số điều khoản khác của luật ngày 01/08/1905, sản phẩm và dịch vụ phải đảm bảo an toàn khi sử dụng đúng quy tắc trong điều kiện thông thƣờng và trong điều kiện hợp lý mà ngƣờisản xuất đã trù tính. Các hàng hoá và dịch vụ đó không đƣợc gây độc hại cho sức khoẻ mọi ngƣời. Nếu vi phạm điều này, chủ doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trƣớc ngƣời bị hại 22, tr. 29 . Theo lãnh đạo Uỷ ban Khoa học - Công nghệ và Môi trƣờng của Quốc hội thì một trong những nguyên nhân của tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay là vấn đề quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm có quá nhiều bộ, ngành tham gia nhƣng sự phối hợp lại gặp nhiều khó khăn, thiếu đồng bộ.
  • 39. 33 Ngay vấn đề tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm vô cùng quan trọng nhƣng việc xây dựng các tiêu chuẩn này cũng rất chậm chạp, một số tiêu chuẩn khi ban hành ra lại trở nên không còn phù hợp nữa. Cũng theo Uỷ ban Khoa học - Công nghệ và Môi trƣờng của Quốc hội thì phần lớn các tiêu chuẩn không đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này thể hiện ở việc, trong 562 tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến thực phẩm, mới có 181 tiêu chuẩn tƣơng đƣơng với tiêu chuẩn quốc tế 41, tr. 3 . Đó là chƣa kể đến việc NTD rất khó tiếp cận với những tiêu chuẩn Việt Nam, nhiều tiêu chuẩn Việt Nam đƣợc ban hành rất lâu nhƣng chậm đƣợc sửa đổi, bổ sung. Hẳn tất cả chúng ta đều thấy vấn đề đảm bảo an toàn cho sức khoẻ và cuộc sống của NTD đối với các nhu cầu thiết yếu của họ ở Việt Nam đang đƣợc báo động. Pháp lệnh BVNTD và các Nghị định hƣớng dẫn thi hành phải quy định các biện pháp hợp lý, hiệu quả và có tính khả thi cao để NTD có thể có quyền an toàn sức khoẻ và cuộc sống, đồng thời phải quy định cụ thể hơn nữa trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh và cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Đảm bảo an toàn trong một chừng mực nhất định đã vƣợt ra khỏi phạm vi khái niệm trách nhiệm của ngƣời bán hàng đối với việc che giấu những khuyết tật của hàng hoá đƣợc bán ra nhƣ vấn đề trách nhiệm của ngƣời bán hàng chuyên nghiệp đối với những mặt hàng kém phẩm chất. Điểm d Khoản 3 Điều 9 Luật Thƣơng mại quy định cấm thƣơng nhân “bán hàng kém chất lượng, sai quy cách lẫn với hàng đã đăng ký”. Điều 156, 157, 158 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi... Khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh BVNTD quy định nghiêm cấm hành vi “Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường, nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người, trái với thuần phong mỹ tục” (Theo Từ điển Tiếng Việt, thuần phong mỹ tục là những phong tục tốt đẹp, lành mạnh).
  • 40. 34 Ở nƣớc ta cho đến nay, vấn đề trách nhiệm đối với sản phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ còn bị coi nhẹ. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NTD, cần xây dựng “Luật Trách nhiệm về sản phẩm”. Ví dụ xe máy của anh A vừa đƣợc thay một bộ săm lốp mới. Đi đƣợc mấy hôm, đột nhiên xe bị nổ lốp (hoàn toàn khách quan, không phải do nguyên nhân chủ quan nhƣ đâm phải đinh trên đƣờng). Vậy vấn đề trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng và phân phối sản phẩm trong trƣờng hợp này đƣợc quy định nhƣ thế nào? Trƣờng hợp xe của anh A do bị nổ lốp, gây tai nạn cho ngƣời thứ 3 thì ai chịu trách nhiệm bồi thƣờng (doanh nghiệp sản xuất, ngƣời sử dụng sản phẩm). Luật các nƣớc quy định trách nhiệm này thuộc về các nhà sản xuất. Trong thực tế cuộc sống, chúng ta có thể thấy nhiều trƣờng hợp NTD gặp tai họa do hàng hoá không đảm bảo yêu cầu chất lƣợng: Một cháu bé khi uống một loại sữa bột nƣớc ngoài sản xuất bị tím tái phải vào bệnh viện cấp cứu; một chai nƣớc khoáng hiệu B đang để tự nhiên bị nổ làm cho một NTD ở Quảng Ngãi bị bỏng, một mắt phải khoét bỏ; một khách hàng đang sử dụng bồn tắm T bị điện giật phải đi cấp cứu; một công ty mua 35 đôi giày bảo hộ lao động nhiều công nhân khi mang vào bị nhiễm điện. Nguy hiểm từ hàng hoá có thể đến từ hàng hoá kém chất lƣợng, từ dịch vụ lắp đặt không bảo đảm cho đến những trƣờng hợp sử dụng hàng hoá không đúng cách. Một số loại hàng hoá có thể gây nguy hiểm cho ngƣời sử dụng từ chất lƣợng của chúng. Ông H.T.P, sử dụng một bộ đèn chùm 10 ngọn loại 2 tầng, đèn đang treo đột nhiên bị tuột răng vặn, toàn bộ cây đèn bị rớt xuống. Loại đèn nói trên hiện đang bày bán khắp nơi trên thành phố và thƣờng đƣợc bán không có giấy bảo hành. Ngay cả trong trƣờng hợp sản phẩm của các đơn vị có tên tuổi, khi có hƣ hỏng, nếu NTD không cẩn thận thì cũng có thể gây nguy hiểm không chỉ cho ngƣời sử dụng mà có thể cho cả những ngƣời khác 42, tr. 8 . Liên quan đến số lƣợng của hàng hoá, Pháp lệnh Đo lƣờng ngày 6/10/1999 đã nêu rõ mục tiêu ban hành Pháp lệnh là: “Bảo đảm công bằng và quyền lợi của mọi ngƣời”. Đồng thời Điều 1 và Điều 5 Pháp lệnh quy định: “Đo lƣờng có mối quan hệ mật thiết đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân”.
  • 41. 35 “Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cân, đong, đo, đếm và các hoạt động đo lường khác. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về đo lường,... và các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại, tố cáo”. Điều 15 Chƣơng IV quy định những phƣơng tiện đo Nhà nƣớc bắt buộc kiểm định là: “Phương tiện đo dùng trong mua bán, giao nhận hàng hoá; Phương tiện đo liên quan đến an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ và môi trường; Phương tiện đo có liên quan đến giám định tư pháp và hoạt động công vụ của Nhà nước”. Điều 13 Chƣơng V quy định: “Cơ sở sản xuất phải tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có thể kiểm tra việc cân, đong, đo, đếm khi mua bán, giao nhận. Lượng hàng hóa đóng gói sẵn theo định lượng phải được ghi rõ trên bao bì. Chênh lệch giữa lượng hàng hoá thực tế và lượng hàng hoá ghi trên bao bì không được vượt quá giới hạn cho phép”. Cơ quan quản lý nhà nƣớc về đo lƣờng quy định danh mục hàng đóng gói sẵn theo định lƣợng phải đƣợc quản lý, chênh lệch cho phép giữa lƣợng hàng hoá thực tế với lƣợng hàng hoá ghi trên bao bì và phƣơng pháp kiểm tra tƣơng ứng (Điều 21). Điều 31: “Cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường tiến hành thanh tra để làm cơ sở cho việc xem xét, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đo lường...”. Điều 34: “Người nào gian lận trong cân, đo, đong, đếm... và các hành vi giả mạo, sai phạm khác sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự...”. Tuỳ theo đặc điểm của hàng hoá, khi mua bán, các bên thoả thuận cụ thể về số lƣợng, đơn vị đo lƣờng, cách thức đo lƣờng (ví dụ trọng lƣợng tịnh, trọng lƣợng cả bì), mức độ dung sai, mức độ hao hụt tự nhiên. Hậu quả pháp lý của việc giao hàng thừa hoặc giao hàng thiếu đƣợc quy định tại Điều 65
  • 42. 36 Luật Thƣơng mại. Nếu ngƣời bán giao thừa hàng so với thoả thuận, ngƣời mua có quyền từ chối không nhận phần dôi ra (trong trƣờng hợp này ngƣời bán phải nhận lại số hàng thừa này và chịu mọi chi phí liên quan); hoặc ngƣời mua có quyền nhận số hàng thừa và thanh toán phần dôi ra đó theo giá mà hai bên thoả thuận. Nếu ngƣời bán giao thiếu hàng so với thoả thuận, ngƣời mua có quyền: + Từ chối không nhận hàng, yêu cầu ngƣời bán thực hiện đúng hợp đồng và đền bù thiệt hại; hoặc + Từ chối không nhận hàng, huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại; hoặc + Nhận phần đã giao và thanh toán số tiền tƣơng ứng với hàng đã nhận; hoặc + Nhận phần đã giao và định thời hạn hợp lý để bên bán giao tiếp phần còn thiếu. Nhƣ vậy, trên sản phẩm hàng hoá cần ghi rõ trọng lƣợng kèm theo con số cộng trừ và nhất thiết cần có một sự thống nhất trong cách ghi nhãn hàng hoá để NTD dễ hiểu. Theo tin từ Văn phòng khiếu nại của Hội Tiêu chuẩn và BVNTD Việt Nam, hiện vẫn còn nhiều khiếu nại về đ ịnh lƣợng hàng hoá. Điển hình là nƣớc giải khát chứa trong lon nhôm chƣa mở nắp mà không đủ lƣợng nƣớc bên trong nhƣ các sản phẩm của Công ty I.B.C với loại 7-up và Cocacola của Công ty Cocacola. Ngoài ra còn có cả định lƣợng Philatốp của Công ty Dƣợc Hải Phòng, chứa trong ống thuỷ tinh, đong thuốc có ống đầy, ống vơi, hiện đang còn lƣu giữ ở Văn phòng khiếu nại 31, tr. 7 . Ở Việt Nam, tại các chợ đầu mối lớn, tình trạng cân thiếu ít xảy ra vì ngƣời bán phải giữ chữ “tín” để buôn bán làm ăn. Song, ở một số chợ nhỏ, chợ bán lẻ và chợ “di động” trên lòng lề đƣờng thì hiện tƣợng cân non, đong thiếu diễn ra khá phổ biến, từ rau quả, thực phẩm tƣơi sống đến xăng dầu... Nhiều khi, NTD trả giá nào chủ hàng cũng bán vì chiếc cân đã bị chỉnh lại, tiền nào cân ấy, rất khó phát hiện. Hai loại cân đƣợc tiểu thƣơng ở chợ sử dụng phổ biến là cân đồng hồ (từ 2-5kg) và cân treo (1,5-5kg). Ngƣời bán hàng có rất nhiều cách làm chiếc cân biến dạng. Cách thông thƣờng là điều