SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN CHƢƠNG
MỐI QUAN HỆ GIỮA MỨC ĐỘ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VÀ
CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP :
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN CHƢƠNG
MỐI QUAN HỆ GIỮA MỨC ĐỘ SỞ HỮU NHÀ NƢỚC VÀ
CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP :
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM QUỐC HÙNG
TP. Hồ Chí Minh - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Mối quan hệ giữa mức độ sở hữu nhà nƣớc và chính sách
sử dụng nợ của các doanh nghiệp : bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” là công
trình nghiên cứu độc lập của riêng của tôi.
Các thông tin, số liệu và tài liệu sử dụng phân tích trong luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và phù hợp với thực
tiễn của Việt Nam, các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Chƣơng
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu...............................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu...........................................................................2
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................................3
1.5. Nội dung đề tài..............................................................................................................................3
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................................................4
CHƢƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM..............5
2.1. Khung lý thuyết............................................................................................................................5
2.1.1. Lý thuyết đánh đổi ...............................................................................................................5
2.1.2. Lý thuyết trật tự phân hạng ................................................................................................6
2.1.3. Lý thuyết đại diện.................................................................................................................9
2.2. Các yếu tố quyết định chính sách sử dụng nợ..........................................................................11
2.2.1. Quy mô DN .........................................................................................................................11
2.2.2. Lợi nhuận DN .....................................................................................................................12
2.2.3. Tài sản hữu hình.................................................................................................................13
2.2.4. Cơ hội tăng trƣởng ............................................................................................................14
2.2.5. Rủi ro kinh doanh ..............................................................................................................15
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây.......................................................................................16
2.4. Mối quan hệ giữa mức độ SHNN và chính sách sử dụng nợ của DN ....................................24
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................26
3.1. Dữ liệu nghiên cứu .....................................................................................................................26
3.2. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................................................27
3.3. Kỳ vọng về dấu ...........................................................................................................................29
3.3.1. SHNN...................................................................................................................................29
3.3.2. Lợi nhuận............................................................................................................................30
3.3.3. Quy mô công ty...................................................................................................................32
3.3.4. Tài sản hữu hình.................................................................................................................33
3.3.5. Lá chắn thuế .......................................................................................................................34
3.3.6. Cơ hội tăng trƣởng ............................................................................................................35
3.3.7. Rủi ro kinh doanh ..............................................................................................................36
3.3.8. Biến giả SHNN....................................................................................................................37
3.4. Phƣơng pháp hồi quy ................................................................................................................37
CHƢƠNG 4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................39
4.1. Phân tích sơ bộ dữ liệu và ma trận tƣơng quan......................................................................39
4.2. Kết quả hồi quy ảnh hƣởng của mức độ SHNN đến ĐB của các doanh nghiệp...................46
4.2.1. Kiểm định tự tƣơng quan và phƣơng sai thay đổi..........................................................46
4.2.2. Thảo luận ............................................................................................................................48
4.3. Kết quả hồi quy ảnh hƣởng của biến giả SHNN đến ĐB của các doanh nghiệp..................53
4.3.1. Kiểm định tự tƣơng quan và phƣơng sai thay đổi..........................................................54
4.3.2. Thảo luận ............................................................................................................................55
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN ........................................................................................................................59
5.1. Kết luận.......................................................................................................................................59
5.2. Khuyến nghị................................................................................................................................60
5.3. Hạn chế đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 01. DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP
PHỤ LỤC 02. KẾT QUẢ STATA
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Số lượng DN theo ngành nghề kinh doanh và Sàn giao dịch chứng khoán . 27
Bảng 3.2. Mô tả biến ..................................................................................................... 29
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến ............................................................................... 40
Bảng 4.2. Ma trận tương quan....................................................................................... 45
Bảng 4.3. Kiểm định hệ số VIF..................................................................................... 46
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định tự tương quan với biến SHNN SO.................................. 47
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi với biến SHNN SO ........................ 47
Bảng 4.6. Kết quả ảnh hưởng của SHNN SO đến ĐB của các DN............................... 50
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định tự tương quan với biến giả SHNN D_SO....................... 54
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi với biến giả SHNN D_SO ............. 55
Bảng 4.9. Kết quả ảnh hưởng của biến giả SHNN D_SO đến ĐB của các DN........... 57
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng việt Tiếng anh
DN Doanh nghiệp Corporate
CTV Cấu trúc vốn Capital structure
SHNN Sở hữu nhà nước State ownership
ĐB Đòn bẩy Leverage
HNX
Sàn giao dịch chứng khoán thành
phố Hà Nội
Ha Noi Stock Exchange
HOSE
Sàn giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh Stock
Exchange
NPV Giá trị hiện tại ròng Net present value
OLS Phương pháp hồi quy bé nhất Ordinary Least Squares
GMM Phương pháp moment tổng quát
Generalized method of
moments
TÓM TẮT
Luận văn thực hiện nghiên cứu tác động của sở hữu nhà nước đến chính sách sử
dụng nợ của các doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2017. Bằng cách sử
dụng số liệu của 313 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết và ước lượng mô hình nghiên
cứu bởi phương pháp ước lượng GMM, luận văn tìm thấy sở hữu nhà nước có tác động
ngược chiều đến chính sách sử dụng nợ của các doanh nghiệp . Điều này cho thấy rằng
các doanh nghiệp có mức sở hữu nhà nước càng cao thì sẽ càng có tỷ lệ đòn bẩy càng
thấp hơn so với các doanh nghiệp khác. Hơn thế nữa, các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp
cũng cho thấy các tác động đáng kể đến chính sách sử dụng nợ của các doanh nghiệp ở
mức ý nghĩa thống kê 10%. Cụ thể, chính sách sử dụng nợ kỳ trước, quy mô doanh
nghiệp, tài sản hữu hình, cơ hội tăng trưởng cho thấy tác động cùng chiều đến chính sách
sử dụng nợ ở kỳ hiện tại ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này cho thấy rằng các doanh nghiệp
càng sử dụng nợ ở kỳ trước càng nhiều, có quy mô càng lớn, đầu tư nhiều vào tài sản hữu
hình và có nhiều cơ hội tăng trưởng thì sẽ càng có khuynh hướng sử dụng nợ trong cấu
trúc vốn ở kỳ hiện tại của các doanh nghiệp. Ngược lại, lợi nhuận doanh nghiệp, chi phí
thuế thu doanh nghiệp, rủi ro kinh doanh lại cho thấy ảnh hưởng ngược chiều đến chính
sách sử dụng nợ của các doanh nghiệp ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy rằng các
doanh nghiệp có lợi nhuận càng nhiều, càng phải trả nhiều chi phí thuế thu doanh nghiệp
và có rủi ro kinh doanh càng cao thì sẽ ít có động cơ tiếp cận với các khoản nợ và nợ vay
để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Từ khóa: Sở hữu nhà nước, đòn bẩy, đặc điểm doanh nghiệp, GMM.
ABTRACT
The dissertation investigates the impact of state ownership on the financing policy
of enterprises in Vietnam in the period of 2010 - 2017. By using a dataset of 313 non-
financial enterprises listed and GMM estimation method, the thesis finds that state
ownership has a negative effect on the financing policy of enterprises. This result suggests
that the higher the level of state ownership, the lower the leverage ratio will be. Moreover,
the characteristics of corporates also showed significant impacts on the financing policy
of enterprises at a 10% significance level. Specifically, the previous financing policy of
enterprises, firm size, tangible assets, growth opportunities show a positive impact on the
current financing policy of enterprises at the 10% significance level. This result indicates
that the more enterprises use the debt in the previous period, the larger the scale, the more
investment in tangible assets and more growth opportunities will tend to use more debt in
a current year. On the contrary, corporate profits, corporate income tax, and business risks
show negative impacts on the financing policy of enterprises at a significant level of 1%.
This result indicates that the more profitable businesses, the more they pay for corporate
tax revenues and the higher the risk of the business, the less likely there will be an
incentive to access debt to financing business activities.
Key word: State ownership, leverage, characteristics of corporates, GMM
1
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Các nghiên cứu cho đến nay tập trung vào nhiều khía cạnh của cấu trúc sở hữu.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp , và ít nghiên cứu tập trung giải thích mối quan hệ giữa
cấu trúc sở hữu và quyết định tài trợ của doanh nghiệp (Bokpin và Arko, 2009; Brailsford
và các cộng sự, 2002; Friend và Lang, 1988; Li và các cộng sự, 2009; Margaritis và
Psillaki, 2010; Ruan và các cộng sự, 2011). Cụ thể, các bài nghiên cứu về cấu trúc sở hữu
và cấu trúc vốn (CTV) chỉ tập trung vào việc xác định ảnh hưởng của các yếu tố đặc
điểm doanh nghiệp đến quyết định CTV.
Các tài liệu nghiên cứu trước đây xem xét sự ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến
chính sách sử dụng nợ của doanh nghiệp thường tập trung vào sở hữu nội bộ, quyền sở
hữu quản lý và sở hữu tổ chức hoặc sở hữu tập trung (Berger và các cộng sự, 1997;
Chaganti và Damanpour, 1991; Chen và các cộng sự, 2005; Cho, 1998; Chu, 2011). Rất ít
các nghiên cứu giải thích tác động của sở hữu nước ngoài và sở hữu nhà nước (SHNN)
đến chính sách sử dụng nợ của doanh nghiệp (Gurunlu và Gursoy, 2010; Huang và các
cộng sự, 2011; Zou và Xiao, 2006). Trong khi đó, SHNN khá phổ biến ở các quốc gia
chuyển đổi bởi quá trình tư nhân hóa khi mà nhiều doanh nghiệp có SHNN (SOEs) đã
được chuyển đổi thành các doanh nghiệp tư nhân. Hạn chế này cho thấy rằng tầm quan
trọng của vấn đề này cần được xem xét. Do đó, một trong các mục tiêu chính của luận văn
này là để hiểu rõ hơn về vai trò của cấu trúc sở hữu trong việc ảnh hưởng đến quyết định
tài trợ cũng như chính sách sử dụng nợ của doanh nghiệp. Cụ thể, luận văn này xem xét
sự ảnh hưởng của SHNN đến chính sách sử dụng nợ của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Việt Nam thuộc loại hình quốc gia đang phát triển. Mặc dù nhiều
nghiên cứu về chủ đề này đã được tiến hành ở nhiều quốc gia khác, có vài bài nghiên cứu
sâu hơn đã được thực hiện ở các quốc gia này. Hơn thế nữa, vẫn còn một số hạn chế trong
2
các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và chính sách sử dụng nợ
của doanh nghiệp. Đầu tiên, mục tiêu của hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm trước đây
là giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách sử dụng nợ của doanh nghiệp. Thứ hai,
các nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và CTV chỉ tập trung phân tích
ở khía cạnh giải thích CTV của doanh nghiệp , và không phân tích sâu ảnh hưởng của cấu
trúc sở hữu đến mức độ đòn bẩy (ĐB) của doanh nghiệp . Hơn thế nữa, các nghiên cứu
trước đây chỉ sử dụng biến giả đại diện cho SHNN dựa vào tỷ lệ SHNN lớn hơn 50%,
trong khi việc đo lường chính xác SHNN là phần trăm cổ phần của nhà nước sở hữu trong
doanh nghiệp (DN) lại không được tiến hành. Tất cả những hạn chế nêu trên đã nhấn
mạnh lên sự cần thiết phải tiếp tục tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa SHNN, CTV
và hiệu quả hoạt động ở Việt Nam. Đó là lý do học viên lựa chọn đề tài “Mối quan hệ
giữa mức độ SHNN và chính sách sử dụng nợ của các doanh nghiệp : bằng chứng
thực nghiệm tại Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xem xét tác động của SHNN đến chính sách
sử dụng nợ của DN .
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, luận văn đưa ra câu hỏi nghiên cứu là SHNN
có tác động đáng kể đến chính sách sử dụng nợ của các DN hay không?
Đồng thời có sự khác biệt đáng kể giữa nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và tổng nợ đối với
ảnh hưởng của SHNN đến chính sách sử dụng nợ của các DN hay không?
1.3. Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn thực hiện thu thập số liệu của các DN phi tài chính được niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và thành phố Hà Nội (HNX)
trong giai đoạn nghiên cứu từ 2010 – 2017.
3
 Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tiến hành thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính (đã kiểm toán) của các
DN phi tài chính niêm yết trên giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và
thành phố Hà Nội (HNX) trong giai đoạn nghiên cứu từ 2010 – 2017. Trong đó các đối
tượng nghiên cứu trực tiếp là chính sách sử dụng nợ của các DN thông qua tỷ lệ tổng nợ
trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản;
SHNN được tính bởi tỷ lệ phần trăm nắm giữ của nhà nước trên tổng vốn cổ phần của
doanh nghiệp, biến giả đại diện cho DN nhà nước; và các yếu tố có tác động chính sách
sử dụng nợ của các DN này.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp hỗn hợp kết hợp giữa định tính và định lượng bên
cạnh đó, sử dụng việc thống kê, phân tích trên dữ liệu sẵn có trong báo cáo thường niên
của các DN .
Luận văn sử dụng mô hình hồi quy để kiểm định mối quan hệ giữa mức độ
SHNN và chính sách sử dụng nợ của các doanh nghiệp , từ đó có những kết luận phù
hợp trên cơ sở kiểm định mô hình.
1.5. Nội dung đề tài
Luận văn có 05 chương:
Chương 01. Giới thiệu đề tài. Chương này trình bày khái quát về đề tài bằng cách
đề cập lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên
cứu và phương pháp nghiên cứu mà luận văn áp dụng.
Chương 02. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu trước đây. Chương này thể
hiện ba phần chính (i) đề cập cơ sở lý thuyết giải thích chính sách sử dụng nợ của các
doanh nghiệp , (ii) đề cập đến các yếu tố quyết định chính sách sử dụng nợ của các doanh
4
nghiệp , và (iii) tổng quan các nghiên cứu trước đây khi phân tích tác động của SHNN
đến chính sách sử dụng nợ của các doanh nghiệp .
Chương 03. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn trình bày dữ liệu nghiên cứu, mô
hình nghiên cứu cũng như đưa ra các đo lường và kỳ vọng dấu về mối quan hệ giữa các
biến với chính sách sử dụng nợ của các DN và cuối cùng đề cập đến phương pháp hồi quy
mà luận văn áp dụng.
Chương 04. Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày thống kê mô tả và ma trận
tương quan để người đọc có cái nhìn sơ bộ về dữ liệu nghiên cứu. Sau đó tiến hành các
kiểm định cần thiết (phương sai thay đổi và tự tương quan) và trình bày kết quả hồi quy
cũng như thảo luận các kết quả này.
Chương 05. Kết luận. Chương này trình bày các kết quả mà luận văn đạt được từ
đó đưa ra các kiến nghị dành cho các nhà quản trị và các nhà hoạch định chính sách. Cũng
như đưa ra các hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Cũng như các nền kinh tế khác trong quá trình chuyển đổi, các DN ở Việt Nam có
mức SHNN càng cao thì sẽ càng có tỷ lệ ĐB càng thấp hơn so với các DN khác. Đồng
thời các DN càng sử dụng nợ ở kỳ trước càng nhiều, có quy mô càng lớn, đầu tư nhiều
vào tài sản hữu hình và có nhiều cơ hội tăng trưởng thì sẽ càng có khuynh hướng sử dụng
nợ trong CTV ở kỳ hiện tại. Ngược lại, các DN càng có nhiều lợi nhuận, càng phải trả
nhiều chi phí thuế thu DN và có rủi ro kinh doanh càng cao thì sẽ ít có động cơ tiếp cận
với các khoản nợ và nợ vay để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp.
5
CHƢƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM
2.1. Khung lý thuyết
2.1.1. Lý thuyết đánh đổi
Lý thuyết đánh đổi được đưa ra bởi Myers (1984) khi nhấn mạnh vào sự đánh đổi
giữa mức thuế tiết kiệm được nhờ vào các khoản vay (lá chắn thuế) và các chi phí liên
quan đến việc sử dụng nợ chẳng hạn như chi phí đại diện, chi phí phá sản và chi phí kiệt
quệ tài chính (Oruc, 2009). Lý thuyết đánh đổi là lý thuyết cổ điển nhất và có liên quan
đến các lý thuyết của Miller và Modigliani (1963) về CTV tối ưu. Lý thuyết đánh đổi cho
rằng MM nhấn mạnh vào lợi ích của lá chắn thuế được bù đắp bởi chi phí kiệt quệ tài
chính và chi phí đại diện (Danso và Adomako, 2014; Mostafa và Boregowda, 2014). Nói
cách khác, cấu trúc vay nợ tối ưu có thể đạt được bằng cách đánh đổi giữa lợi ích của chi
phí lãi vay và chi phí có liên quan đến việc vay nợ (Jahanzeb và các cộng sự, 2014).
Trong khi đó, Sheikh và Wang (2010) cho rằng lý thuyết đánh đổi cho thấy có thể đạt
được CTV tối ưu sẽ giúp tối đa hóa giá trị DN bằng cách tối thiểu hóa chi phí hiện hành
của thị trường không hoàn hảo.
Lý thuyết đánh đổi cũng dựa vào lý thuyết về thuế và chi phí phá sản, giả định rằng
mỗi nguồn tài chính có chi phí sử dụng vốn và lợi nhuận riêng, và những nhân tố này ảnh
hưởng đến lợi nhuận của DN cùng với rủi ro kinh doanh và khả năng thanh toán (Awan
và Amin, 2014). Do đó, các DN nếu muốn nhận được nhiều lợi thế từ việc vay thêm nợ để
tài trợ cho hoạt động kinh doanh thì chi phí khủng hoảng tài chính và lợi ích từ lá chắn
thuế sẽ trở nên cân bằng.
Chi phí phá sản là chi phí trực tiếp phát sinh từ khả năng xảy ra khủng hoảng tài
chính lớn hơn 0. Một trong các chi phí phá ản là chi phí thanh lý, thể hiện sự mất mát
trong giá trị tài sản trong quá trình thanh lý tài sản của DN . Chi phí phá sản khác đó là
chi phí kiệt quệ tài chính, thể hiện khi chi phí của một DN xảy ra khi các cổ đông tin rằng
DN sẽ dừng hoạt động. Hơn nữa, lý thuyết về chi phí kiệt quệ tài chính và chi phí đại diện
6
cũng giả định rằng nợ cao hơn sẽ làm tăng chi phí kiệt quệ tài chính, từ đó có thể dẫn đến
DN sẽ phả sản hoặc bị buộc DN phải thực hiện thanh lý tài sản hay tái cấu trúc DN
(Awan và Amin, 2014). Từ những giải thích trên đây, cho thấy rằng chi phí kiệt quệ tài
chính và lợi ích từ lá chắn thuế là cân bằng. Do đó, các doanh nghiệp có chi phí kiệt quệ
tài chính cao sẽ có ít nợ hơn trong CTV:
V (giá trị DN ) = V + PV (lợi ích của lá chắn thuế) – PV (chi phí kiệt quệ tài chính)
Ngoài ra, còn có nhiều nhân tố khác tác động đến cơ cấu vốn trong CTV. Bên cạnh
lợi ích của lá chắn thuế, nguồn vốn vay cũng đem lại một số lợi ích cho doanh nghiệp.
Đầu tiên, nợ thể hiện như một tín hiệu tác động đến giá trị cho DN khi mà ĐB sẽ làm tăng
giá trị doanh nghiệp, bởi vì tăng mức ĐB đi liền với giá trị của DN trên thị trường tăng
lên. Thứ hai, chi phí đại diện liên quan đến vốn cổ phần sẽ được giảm khi DN sử dụng nợ.
Những chi phí đại diện như vấn đề dòng tiền tự do hay vấn đề đầu tư quá mức (Jensen,
1986) sẽ được hạn chế khi các chủ nợ thực hiện các hoạt động giám sát chặt chẽ hơn
trong hoạt động của doanh nghiệp, từ đó hạn chế được vấn đề đầu tư quá mức của nhà
quản lý. Thứ ba, nợ sẽ làm giảm chi phí đại diện nên sẽ giám sát được các nhà quản lý.
Trong khi đó, bất lợi của nợ (bên cạnh chi phí kiệt quệ tài chính/ chi phí phá sản)
gồm: Các nhà quản lý có thể vay nhiều hơn để trả cho các cổ đông trong trường hợp
doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản, mà những người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất
có thể là những bên cho vay. Ngoài ra, các nhà quản lý thực hiện theo ý thích của các cổ
đông có thể dẫn đến sự thay đổi đầu tư vào tài sản rủi ro hơn và chi phí cho các dự án này
xuất phà từ nguồn nợ vay. Hơn nữa, nợ quá mức có thể dẫn đến vấn đề đầu tư dưới mức
và “debt overhang” khi mà nhiều dự án có mức NPV dương bị bỏ qua bởi vì không thể
phát hành thêm nợ vào thời điểm thích hợp bởi vì mức nợ hiện tại (Mostafa và
Boregowda, 2014).
2.1.2. Lý thuyết trật tự phân hạng
Myers và Majluf (1984) phát triển lý thuyết trật tự phân hạng dựa vào vấn đề bất
cân xứng thông tin giữa các cổ đông bên trong (người chủ và nhà quản lý) với những
7
người bên ngoài DN (nhà đầu tư và chủ nợ). Những nhà lãnh đạo sử dụng các chính sách
tài chính với mục đích tối thiểu hóa chi phí có liên quan đến vấn đề bất cân xứng thông
tin, đặc biệt lựa chọn đối nghịch, và thích sử dụng nguồn vốn nội bộ hơn là nguồn vốn
bên ngoài. Lý thuyết này giả định rằng các nhà lãnh đạo sử dụng nguồn vốn theo thứ tự:
nguồn vốn nội bộ, phát hành nợ không rủi ro, phát hành nợ rủi ro và phát hành cổ phiếu
như là sự lựa chọn cuối cùng. Hành động phát hành cổ phiếu mới cho thấy tín hiệu giá cổ
phiếu sẽ giảm, do đó giảm mức cổ tức để tăng dòng tiền và giảm chi phí sử dụng vốn
bằng cách hạn chế tối đa việc sử dụng các khoản vay. Do đó, các DN có lợi nhuận thường
ưa thích các nguồn vốn nội bộ có sẵn hơn.
Vấn đề bất cân xứng thông tin cho thấy sự khác biệt giữa hành vi phát hành nợ và
vốn cổ phần. Khi DN thực hiện vay nợ cho thấy hội đồng quản trị tự tin rằng các dự án
đang đầu tư sẽ đem lại lợi nhuận và giá chứng khoán hiện tại đang bị định dưới giá. Phát
hành cổ phiếu mới thể hiện sự thiếu tự tin của hội đồng quản trị khi cho rằng giá chứng
khoán đang bị định giá quá mức, do đó giá cổ phiếu sẽ giảm.
Holmes và Kent (1991) chỉ ra rằng lý thuyết trật tự phân hạng áp dụng cho các DN
vừa và trung bình (Kremp và Philippon, 2008). Các DN vừa và trung bình không có mục
tiêu đạt CTV tối ưu, thường ưa thích nguồn vốn nội bộ hơn nguồn vốn bên ngoài, hay nợ
hơn là vốn chủ sở hữu mới. Các DN này thường lựa chọn đi vay khi mức đầu tư vượt quá
dòng tiền nội bộ, mặc dù phải đối mặt với chi phí giao dịch trong mối quan hệ tín dụng
này. Những chi phí này có thể bằng 0 đối với các nguồn vốn nội bộ (dòng tiền), sau đó,
cao hơn là chi phí sử dụng nợ, và chi phí phát hành cổ phần mới là cao nhất. Mục tiêu của
các nhà quản lý DN nhỏ và trung bình là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, do đó họ sẽ lựa
chọn nguồn vốn nội bộ để tài trợ đầu tiên và nếu những nguồn vốn này cạn kiệt, họ sẽ
thích sử dụng nợ hơn là tăng vốn chủ sở hữu.
Chi phí giao dịch và tài chính hành vi (Barberis và Thaler, 2003) cũng có thế giải
thích các hành vi sử dụng nguồn tài trợ của các DN nhỏ và trung bình. Williamson (1988)
cho thấy mối quan hệ giữa quyết định tài chính và tính chất của tài sản tài chính. Đối với
tài sản vô hình, trình tự lựa chọn nguồn vốn theo Myers và Majluf (1984) như sau: dòng
8
tiền, vốn chủ sở hữu và nợ. Leary và Roberts (2010) đã chỉ ra rằng các DN thường xuyên
phát hành vốn cổ phần khi họ không nên làm như vậy, và cho rằng việc bắt chước theo
hành động của các DN khác có thể giải thích được 70% hành vi tài chính của DN . Một
mặt, các nhà quản lý lý trí thường đưa ra mức rủi ro cao hơn đối với các doanh nghiệp
nhỏ và trung bình, bởi vì các quyết định được đưa ra bởi chủ doanh nghiệp kiêm hoạt
động quản lý. Mặt khác, các chiến lược của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mục đích là
đáp ứng chủ yếu lợi ích của các nhà quản lý và các cổ đông. Các doanh nghiệp nhỏ và
trung bình trải qua giai đoạn thiếu hụt vốn chủ sở hữu và có ít khả năng tiếp cận vào thị
trường vốn.
Lý thuyết trật tự phân hạng dự báo rằng CTV tối ưu sẽ khó đạt được nhưng các
doanh nghiệp sẽ tuân theo một số quy tắc nhất định. Lý thuyết này giải thích bất cân xứng
thông tin giữa các doanh nghiệp bên trong và bên ngoài và giả thiết rằng: chi phí và lợi
ích của nguồn tài chính bên ngoài theo lý thuyết trật tự phân hạng thấp hơn so với chi phí
phát hành cổ phần mới (nguồn vốn nội bộ). Chi phí giao dịch liên quan đến nguồn vốn
bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn nguồn tài chính. Chi phí
giao dịch nợ không cao hơn chi phí phát hành cổ phần (Baskin, 1989). Holmes và Kent
(1991) và Hamiltion và Fox (1998) cho thấy rằng các nhà quản lý không thích việc mất
quyền kiểm soát DN . Đó là lý do mà các nhà quản lý thường không chấp nhận các cổ
đông mới và cố gắng tài trợ cho các dự án bằng nguồn vốn nội bộ có sẵn. Các nhà quản lý
sẽ tài trợ các hoạt động của DN mà không có các hạn chế kiểm soát khi DN không có đủ
nguồn vốn nội bộ. Do đó, các nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng đầu tiên bởi vì các
nguồn vốn này không yêu cầu tài sản thế chấp, tiếp theo là nguồn vốn dài hạn và cuối
cùng là phát hành cổ phần (Huang và Ritter, 2009; Bistrova và các cộng sự, 2011).
Lợi nhuận giữ lại giúp ngăn chặn các vấn đề về lựa chọn đối nghịch. Các nhà đầu
tư bên ngoài thường ý thức về các khoản nợ và vốn chủ sở hữu của DN . Một nhà quản lý
có lý trí sẽ chọn các tài sản rủi ro hơn là nợ, và do đó sẽ định giá lại DN sau khi DN đó
phát hành cổ phần. Do đó, các DN xem xét lợi nhuận giữ lại là nguồn tài trợ tốt hơn là
nguồn tài trợ bên ngoài. Nếu một DN không có mức lợi nhuận giữ lại đầy đủ thì DN đó sẽ
chọn vay nợ. Thị trường có thể định giá sai giá trị DN khi mà những người bên trong nắm
9
nhiều thông tin hơn các nhà đầu tư bên ngoài. Để tránh được định giá sai có thể xem xét
các nguồn vốn của DN theo lý thuyết trật tự phân hạng. Trong điều kiện thị trường hoàn
hảo, nguồn vốn bên ngoài được ưa thích hơn nguồn vốn bên ngoài, các khoản nợ an toàn,
và cuối cùng là phát hành cổ phần mới (Donaldson, 1961, Myers và Majluf, 1984; Myers,
1984).
Myers và Majluf (1984) giải thích khi các nhà quản lý phát hành cổ phần mới thay
vì các khoản nợ ít rủi ro khi các nhà đầu tư lý trí bên ngoài làm giảm giá trị cổ phiếu của
DN . Để giảm thiểu rủi ro này, các nhà quản lý thường hạn chế việc phát hành thêm cổ
phần đến mức có thể. Mô hình của Myers và Majluf (1984) đưa ra kết luận tượng tự khi
mà các nhà quản lý đầu tiên sẽ chọn các nguồn vốn nội bộ, sau đó là nợ và cuối cùng là cổ
phần mới. Khi không có cơ hội đầu tư nào, lợi nhuận được giữ lại để tài trợ cho các dự án
trong tương lai. Frank và Goyal (2007) cho rằng lý thuyết trật tự phân hạng cũng có thể
xuất phát từ chi phí đại diện bởi vì vấn đề đại diện giữa các nhà sở hữu/ quản lý và các
nhà đầu tư bên ngoài.
2.1.3. Lý thuyết đại diện
Chi phí đại diện trở thành một nhân tố cốt lõi khi xác định CTV tối ưu của doanh
nghiệp. Jensen và Meckling (1976) lập luận rằng dòng tiền của DN không thay đổi so với
cấu trúc sở hữu của DN . Bằng việc cố định quy mô của DN và nguồn tài trợ bên ngoài
của các doanh nghiệp, giá trị DN sẽ là hàm số phụ thuộc vào chi phí đại diện. Các tác giả
xác định vấn đề đại diện như là mâu thuẫn giữa các cổ đông và các nhà quản lý của doanh
nghiệp, trong đó nhà quản lý của DN là người được ủy quyền để thực hiện một số quyết
định thay mặt cho các cổ đông. Trong hầu hết các trường hợp, có sự khác biệt đáng kể
giữa lợi ích của các cổ đông và các nhà quản lý. Do vậy, các nhà quản lý sẽ không thực
hiện theo các lợi ích của các cổ đông. Nhìn chung, có hai loại mâu thuẫn trong vấn đề đại
diện của DN : (i) mâu thuẫn giữa cổ đông và nhà quản lý và (ii) mâu thuẫn giữa cổ đông
và chủ nợ.
10
Mâu thuẫn giữa cổ đông và nhà quản lý xảy ra khi các cổ đông không thể biết rõ
các nguồn thu nhập của doanh nghiệp, trong khi đó họ hầu như phải gánh chịu chi phí từ
các hoạt động của DN . Trường hợp này thấy rõ rệt ở các DN có dòng tiền tự do thặng dư.
Dòng tiền tự do là hình thức của dòng tiền dư thừa có thể được sử dụng để tài trợ vào các
dự án có NPV dương. Tuy nhiên, các nhà quản lý có xu hướng lạm dụng phần dòng tiền
dư thừa này đầu tư vào các dự án có NPV âm, các hoạt động không hiệu quả khác hoặc
với các lợi ích cá nhân của các nhà quản lý. Do đó, để giải quyết vấn đề này, nợ thường
được sử dụng như là một phương thức giải quyết vấn đề này. Jensen (1986) cũng lập luận
rằng nguồn tài trợ bằng nợ có thể làm giảm bớt vấn đề dòng tiền tự do ở các DN . Bằng
cách thực hiện huy động bằng nợ vay, các nhà quản lý có nghĩa vụ phải thanh toán lãi và
vốn gốc cho các chủ nợ. Nếu các nhà quản lý không đáp ứng được các nghĩa vụ với các
chủ nợ, DN có thể phải đối mặt với rủi ro phá sản.
Bên cạnh đó, Jensen và Meckling (1976) lập luận rằng mâu thuẫn giữa chủ nợ và
cổ đông xảy ra do sự bất cân bằng trong hợp đồng vay nợ. Nếu các dự án thành công, các
cổ đông có thể đạt được hầu hết các lợi ích từ dự án. Mặt khác, các chủ nợ phải chịu tổn
thất nếu như dự án thất bại. Mâu thuẫn này dẫn đến một số hậu quả cho DN chẳng hạn
như vấn đề đầu tư quá mức (chuyển dịch rủi ro) hay vấn đề đầu tư dưới mức (thay thế tài
sản). Vấn đề đầu tư quá mức cho thấy rằng các nhà quản lý, người đại diện của các cổ
đông, sẽ có xu hướng chấp nhận các dự án NPV âm (các dự án có tính rủi ro cao) để gia
tăng tài sản của cổ đông hơn là việc gia tăn tổng giá trị của DN . Nếu các dự án thất bại,
rủi ro sẽ được dịch chuyển vào các trái chủ (chủ nợ). Ngược lại, nếu dự án gia tăng mức
độ nợ và giảm vốn chủ sở hữu, các nhà quản lý cố gắng né các dự án này thậm chí cho dù
các dự án có NPV dương. Vấn đề này được biết đến là vấn đề đầu tư dưới mức hoặc vấn
đề thay thế tài sản. Các DN sẵn lòng bác bỏ các dự án đầu tư mang lại lợi ích khi lợi ích
của dự án không đủ hấp dẫn DN so với chi phí của các cổ đông bỏ ra.
Chi phí đại diện của nợ có thể được giảm thiểu nếu các nhà quản lý lựa chọn các
dự án an toàn hơn với mức sinh lời chấp nhận được. Danh tiếng của DN và loại hình của
dự án thể hiện thông qua dự án an toàn và dự án rủi ro, có thể xác định được mức độ nợ
của DN như với các DN trẻ thì sẽ sử dụng mức độ nợ thấp hơn so với các DN lâu năm.
11
Theo Diamond (1989), các DN lâu năm có xu hướng lựa chọn các dự án an toàn và chấp
nhận kỳ hạn vay dài hơn với chi phí vay nợ thấp hơn và cuối cùng sẽ đạt được danh tiếng
tốt hơn. Trong khi đó, các DN trẻ với danh tiếng thấp hơn sẽ có xu hướng chấp nhận các
dự án có tính rủi ro cao và cuối cùng, các DN này sẽ dịch chuyển sang các dự án an toàn
nếu như không phải đối mặt với rủi ro phá sản hoặc rủi ro kiệt quệ tài chính. Tuy nhiên,
Hirshleifer và các cộng sự (1992) lập luận rằng các DN có thể phải giảm tỷ lệ nợ khi danh
tiếng của DN là nhân tố chính trong việc theo đuổi các dự án an toàn.
2.2. Các yếu tố quyết định chính sách sử dụng nợ
2.2.1. Quy mô DN
Quy mô DN có thể được xem như là yếu tố quan trọng trong việc quyết định CTV
của các doanh nghiệp . Trong thực tế có thể thấy rằng quy mô DN có thể có tác động đáng
kể đến các chính sách kinh doanh, cũng như các quyết định của DN như quyết định đầu
tư, quyết định tài trợ; do đó sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến ĐB của doanh nghiệp . Hơn thế
nữa, cả các lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm đều cho rằng quy mô DN có tác
động đáng kể đến CTV của các doanh nghiệp , nhưng các kỳ vọng từ lý thuyết cũng như
các phát hiện từ các bằng chứng thực nghiệm thì vẫn chưa thật sự rõ ràng đối với mối
quan hệ giữa hai biến số này. Cụ thể, theo lý thuyết đánh đổi của Myers (1984) đã cho
rằng các DN có quy mô lớn có thể đạt được một tỷ lệ nợ cao trong CTV do tận dụng được
ưu điểm quy mô kinh tế cũng như rủi ro tín dụng của các DN này tương đối thấp hơn so
với các DN có quy mô nhỏ do có thể đa dạng hóa kinh doanh tốt hơn (Frank và Goyal,
2009), cho nên sẽ có được hạn mức cấp tín dụng cao hơn với chi phí tương đối thấp hơn.
Sự kỳ vọng này đã được các nghiên cứu thực nghiệm của Booth và các cộng sự (2001) và
Huang và Song (2006) ủng hộ khi cung cấp bằng chứng cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ
cùng chiều giữa quy mô DN và ĐB của các doanh nghiệp .
Tuy nhiên, lý thuyết trật tự phân hạng thì lại kỳ vọng mối quan hệ ngược chiều
giữa quy mô DN và ĐB của các doanh nghiệp . Theo đó, lý thuyết này cho rằng các DN
có quy mô nhỏ sẽ phải đối mặt với vấn đề bất cân xứng thông tin cao (Voulgaris và các
cộng sự, 2004), cho nên chi phí sử dụng vốn của các DN này sẽ tương đối tốn kém. Điều
12
này cũng có thể được hiểu như là các DN có quy mô lớn sẽ có chi phí sử dụng vốn tương
đối rẻ hơn, do đó các DN này sẽ có khuynh hướng phát hành vốn cổ phần khi có nhu cầu
về vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư cũng như trang trải chi phí hoạt động (Rajan và
Zingales, 1995). Kết quả là các DN có quy mô lớn sẽ có tỷ lệ ĐB tương đối thấp hơn
(Frank và Goyal, 2009). Kỳ vọng của lý thuyết này cũng được Bevan và Danbolt (2002)
và Deesomsak và các cộng sự (2004) Antoniou và các cộng sự (2008), Mitton (2008) ủng
hộ bằng cách cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều
giữa hai biến số này.
2.2.2. Lợi nhuận DN
Lợi nhuận của DN được xem như là vấn đề mà các nhà quản trị của DN cũng như
các nhà đầu tư bên ngoài khá quan tâm đến, bởi vì một sự gia tăng trong lợi nhuận của
DN cho thấy được DN đang hoạt động kinh doanh hiệu quả và có thể thực hiện việc chi
trả cổ tức cho các cổ đông của doanh nghiệp . Do đó, lợi nhuận sẽ có thể có tác động đáng
kể đến ĐB của các doanh nghiệp . Tuy nhiên, mối quan hệ giữa lợi nhuận và ĐB của các
DN thì dường như lại chưa rõ ràng và nhất quán kể cả khía cạnh lý thuyết lẫn thực
nghiệm. Cụ thể, lý thuyết đánh đổi và lý thuyết đại diện đều cho rằng lợi nhuận của các
DN có thể làm gia tăng tỷ lệ ĐB của các doanh nghiệp . Theo đó lý thuyết đánh đổi lập
luận rằng các DN có lợi nhuận càng nhiều thì sẽ có thể giảm thiểu chi phí kiệt quệ tài
chính và khả năng phá sản thấp, cho nên sẽ có thể tiếp cận với các khoản tài trợ bên ngoài
(vay nợ) dễ dàng hơn với chi phí lãi vay tương đối rẻ hơn so với các DN khác. Điều này
cho thấy rằng tỷ lệ ĐB của các DN có lợi nhuận cao sẽ có khuynh hướng cao hơn so với
các DN khác. Hơn thế nữa, lý thuyết đại diện cũng cho rằng các DN có lợi nhuận càng
cao sẽ phải đối mặt với vấn đề dòng tiền tự do càng nghiêm trọng, do đó, để giảm thiểu
chi phí đại diện phát sinh từ vấn đề dòng tiền tự do này, các DN có lợi nhuận càng cao sẽ
có xu hướng gia tăng việc sử dụng nợ (Jensen, 1986). Các kết quả thực nghiệm của
Bowen và các cộng sự (1982) và Dammom và Senbet (1988) đã ủng hộ mối quan hệ cùng
chiều giữa lợi nhuận và ĐB của các doanh nghiệp .
13
Tuy nhiên, lý thuyết trật tự phân hạng lại kỳ vọng rằng lợi nhuận sẽ làm giảm tỷ lệ
ĐB của các doanh nghiệp . Theo đó, lý thuyết này cho rằng các DN sẽ ưa thích việc sử
dụng nguồn vốn nội bộ (lợi nhuận) để tài trợ cho các dự án đầu tư cũng như trang trải chi
phí của doanh nghiệp , sau đó đến nợ vay và cuối cùng là vốn chủ sở hữu. Cho nên các
DN có lợi nhuận càng nhiều sẽ có khuynh hướng sử dụng ít nợ vay (tỷ lệ ĐB thấp hơn) vì
nguồn tài trợ chủ yếu của DN lúc này là lợi nhuận giữ lại mà DN có được (Myers, 1984).
Sự kỳ vọng của lý thuyết trật tự phân hạng nhận được nhiều sự ủng hộ từ các nghiên cứu
trước đây như Booth và các cộng sự (2001), Pandey và Chotigeat (2004), Mitton (2006),
Correa và các cộng sự (2007), Feidakis và Rovolis (2007), Shah và Khan (2007),
Lemmon và các cộng sự (2008), Mittoo và Zhang (2008), Chakraborty (2010),
Baharuddin và các cộng sự (2011).
2.2.3. Tài sản hữu hình
Tài sản hữu hình được xem như là yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến CTV của các
doanh nghiệp . Hơn thế nữa, cả các lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm đều cho
rằng tài sản hữu hình có tác động đáng kể đến CTV của các doanh nghiệp , nhưng các kỳ
vọng từ lý thuyết cũng như các phát hiện từ các bằng chứng thực nghiệm thì vẫn chưa thật
sự rõ ràng đối với mối quan hệ giữa hai biến số này. Cụ thể, cả lý thuyết đánh đổi và lý
thuyết đại diện đều kỳ vọng rằng tài sản hữu hình sẽ có mối quan hệ cùng chiều với ĐB
của các doanh nghiệp . Mối quan hệ này được lập luận rằng các DN có tài sản hữu hình
càng cao càng có thể dễ dàng tiếp cận với các khoản vay với chi phí tương đối thấp hơn
so với các DN khác (Shah và Khan, 2007) do một sự gia tăng trong tài sản hữu hình hàm
ý tài sản đảm bảo của DN đối với các khoản vay cũng được gia tăng (Titman và Wessels,
1988). Do đó tỷ lệ ĐB của các DN này có thể cao hơn so với các DN khác. Hơn thế nữa,
theo lý thuyết đại diện, tài sản hữu hình có thể giúp các DN giảm thiểu chi phí kiệt quệ tài
chính (Myers, 1984) và do đó sẽ làm giảm rủi ro mà các chủ nợ gánh chịu từ vấn đề đại
diện (Jensen và Meckling, 1976). Sự kỳ vọng của hai lý thuyết này được ủng hộ bởi các
nghiên cứu trước đây như Shah và Khan (2007), Feidakis và Rovolis (2007), Antoniou và
các cộng sự (2008), Lemmon và các cộng sự (2008), Mittoo và Zhang (2008), Frank và
14
Goyal (2009), Baharuddin và các cộng sự (2011) khi cung cấp bằng chứng thực nghiệm
cho thấy tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa hai biến số này.
Ngược lại, lý thuyết trật tự phân hạng kỳ vọng rằng tài sản hữu hình có tác động
ngược chiều đến ĐB của các doanh nghiệp . Theo đó, lý thuyết này cho rằng, các DN có
tài sản hữu hình càng cao trong tổng tài sản sẽ có thể giảm thiểu vấn đề bất cân xứng
thông tin mà DN phải đối mặt, do đó chi phí sử dụng vốn của các DN này sẽ tương đối
thấp hơn so với các DN khác (Myers và Majluf, 1984). Điều này làm cho các DN sẽ có
khuynh hướng phát hành vốn cổ phần khi có nhu cầu về vốn để tài trợ cho các dự án đầu
tư cũng như trang trải chi phí hoạt động (Frank và Goyal, 2009). Kết quả là tỷ lệ ĐB của
các DN sẽ giảm xuống. Các nghiên cứu thực nghiệm bao gồm Booth và các cộng sự
(2001) và Huang và Song (2006) đã ủng hộ kỳ vọng của lý thuyết này bằng việc tìm thấy
phát hiện cho thấy mối quan hệ giữa tài sản hữu hình và ĐB là ngược chiều.
2.2.4. Cơ hội tăng trƣởng
Cơ hội tăng trưởng được cho rằng có ảnh hưởng đáng kể đến ĐB của các DN do
cơ hội tăng trưởng có thể làm thay đổi quyết định đầu tư của các doanh nghiệp . Tuy
nhiên, mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng và ĐB của các DN thì chưa thật sự rõ ràng và
nhất quán. Chẳng hạn như, lý thuyết đánh đổi và lý thuyết đại diện kỳ vọng tồn tại mối
quan hệ ngược chiều giữa cơ hội tăng trưởng và ĐB của doanh nghiệp . Theo đó, lý
thuyết đánh đổi cho rằng các DN có cơ hội tăng trưởng càng cao sẽ càng phải đối mặt với
chi phí kiệt quệ tài chính càng cao, cho nên các DN này sẽ giảm thiểu tỷ lệ ĐB trong CTV
của họ (Titman và Wessels, 1988). Hơn thế nữa, lý thuyết đại diện cho rằng các DN có cơ
hội tăng trưởng càng cao thì sẽ càng đầu tư lệch khỏi mức tối ưu và do đó sẽ làm gia tăng
chi phí đại diện của nợ (Jensen và Meckling, 1976). Cho nên các DN có nhiều cơ hội
tăng trưởng sẽ giảm thiểu tỷ lệ nợ vay. Các nghiên cứu thực nghiệm chẳng hạn như Rajan
và Zingales (1995), Jong và các cộng sự (2007), Antoniou và các cộng sự (2008),
Gurcharan (2010) cũng đã ủng hộ sự kỳ vọng của hai lý thuyết này.
15
Ngược lại, lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng cơ hội tăng trưởng và ĐB thể hiện
mối quan hệ cùng chiều với nhau. Theo đó lý thuyết này cho rằng các DN có nhiều cơ hội
tăng trưởng sẽ phải đối mặt với vấn đề bất cân xứng thông tin tương đối cao hơn so với
các DN khác bởi vì các cổ đông hiện hữu sẽ không sẵn lòng chia sẻ/tiết lộ các thông tin về
dự án đầu tư của DN cho nên sẽ làm gia tăng chi phí sử dụng vốn cổ phần của doanh
nghiệp . Hơn thế nữa, khi cơ hội đầu tư gia tăng thì các DN sẽ có nhu cầu tiếp cận với các
nguồn tài trợ bên ngoài và do đó giữa nợ và vốn cổ phần, các DN có khuynh hướng tiếp
cận với các khoản vay nợ nhiều hơn là việc phát hành vốn cổ phần vì chi phí phát hành sẽ
tốn kém hơn so với chi phí vay nợ. Do đó, tỷ lệ ĐB của các DN này sẽ gia tăng hơn so với
các DN khác. Sự kỳ vọng này cũng được nhiều nghiên cứu trước đây ủng hộ khi cung cấp
các bằng chứng thực nghiệm cho thấy cơ hội tăng trưởng có tác động cùng chiều đến ĐB
của DN chẳng hạn như Titman và Wessel (1989), Harris và Raviv (1991), Booth và các
cộng sự (2001), Pandey (2001), Pandey và Chotigeat (2004), Chen (2004), Feidakis và
Rovolis (2007), Ullah và Nishat (2008), Baharuddin và các cộng sự (2011).
2.2.5. Rủi ro kinh doanh
Khi hoạt động kinh doanh các DN luôn phải đối mặt với vấn đề rủi ro kinh doanh.
Do đó rủi ro kinh doanh có thể tác động đến các quyết định, chính sách, chiến lược của
DN trong từng thời kì. Cho nên ĐB cũng sẽ chịu tác động của rủi ro kinh doanh. Cả góc
độ lý thuyết lẫn góc độ thực nghiệm đều cho thấy rằng rủi ro kinh doanh là yếu tố quan
trọng quyết định đến tỷ lệ ĐB của các doanh nghiệp , nhưng chiều hướng tác động của rủi
ro kinh doanh đến ĐB lại chưa thật sự rõ ràng và nhất quán. Cụ thể, lý thuyết đánh đổi kỳ
vọng mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro kinh doanh và ĐB của các doanh nghiệp . Theo
đó lý thuyết này cho rằng các DN có rủi ro kinh doanh càng nhiều sẽ càng phải đối mặt
với kiệt quệ tài chính cũng như rủi ro phá sản, cho nên các DN này hạn chế tiếp cận với
các khoản vay nợ, cũng như khi đó các ngân hàng/tổ chức tín dụng/chủ nợ sẽ hạn chế cấp
tín dụng cho các DN này. Kết quả là tỷ lệ ĐB của các DN này sẽ giảm xuống. Ngoài ra,
các DN có rủi ro kinh doanh càng cao thì sẽ càng có dòng tiền bất ổn định, mà khi dòng
16
tiền của các DN bất ổn định thì DN cũng sẽ không thể tận dụng ưu điểm lá chắn thuế của
nợ (Myers, 1984). Do đó, các DN này sẽ giảm thiểu ĐB của họ.
Ngược lại, lý thuyết trật tự phân hạng lại kỳ vọng rủi ro kinh doanh có tác động
cùng chiều đến tỷ lệ ĐB của các doanh nghiệp . Lý thuyết này cho rằng các DN có rủi ro
kinh doanh càng cao sẽ càng phải đối mặt với vấn đề bất cân xứng thông tin càng cao vì
các DN sẽ không sẵn lòng công bố thông tin tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cho
nên chi phí sử dụng vốn cổ phần của các DN lúc này sẽ tương đối cao hơn so với các DN
khác. Do đó, các DN sẽ có khuynh hướng ưa thích tiếp cận với các khoản nợ vay hơn do
chi phí vay nợ thấp tương đối hơn so với việc phát hành vốn cổ phần. Kết quả là các DN
này sẽ gia tăng tỷ lệ ĐB trong CTV.
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây
Chen và Strange (2005) cố gắng thực hiện nghiên cứu để nghiên cứu các yếu tố
quyết định CTV của các DN ở Trung Quốc năm 2003. Trong nghiên cứu này, các tác giả
đã sử dụng số liệu tài chính của các DN niêm yết ở sàn giao dịch chứng khoán Thượng
Hải và Thẩm Quyến và loại trừ các công ty đang kinh doanh trong lĩnh vực tài chính cũng
như không có sẵn số liệu nghiên cứu. Do đó, các tác giả có được mẫu nghiên cứu cuối
cùng bao gồm 972 DN . Đồng thời, CTV của các DN được nghiên cứu đo lường bởi hai
đo lường là tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ tổng nợ trên giá trị thị trường của doanh
nghiệp . Hơn thế nữa, các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu bao gồm lợi nhuận, quy
mô doanh nghiệp, tài sản vô hình, rủi ro, cơ hội tăng trưởng, độ tuổi doanh nghiệp, thuế
phải trả, sở hữu tổ chức, SHNN của các doanh nghiệp . Bằng cách sử dụng phương pháp
hồi quy OLS để ước lượng mô hình nghiên cứu giải thích CTV của các doanh nghiệp ,
nghiên cứu tìm thấy rằng, SHNN không có tác động đáng kể đến ĐB sổ sách nhưng lại có
mối tương quan âm với ĐB thị trường ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy rằng các
doanh nghiệp có mức độ SHNN càng cao thì sẽ càng giảm thiểu tỷ lệ ĐB thị trường của
doanh nghiệp . Ngoài ra, lợi nhuận, sở hữu tổ chức cho thấy tương quan âm với ĐB của
DN ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy rằng các công ty có lợi nhuận càng cao và
mức độ sở hữu tổ chức càng cao thì sẽ càng giảm tỷ lệ ĐB. Ngược lại, quy mô doanh
17
nghiệp, rủi ro, cơ hội tăng trưởng, và độ tuổi của DN cho thấy mối tương quan dương với
tỷ lệ ĐB của các DN ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy rằng các DN có quy mô càng
lớn, đối mặt với rủi ro, có nhiều cơ hội tăng trưởng và thành lập lâu đời có khuynh hướng
tiếp cận nhiều với các khoản nợ và nợ vay.
Zou và Xiao (2006) giải thích hành vi tài trợ của các DN được niêm yết ở Trung
Quốc trong giai đoạn 1993 – 2000. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã thực hiện thu
thập các báo cáo tài chính của các DN niêm yết ở Trung Quốc và loại trừ các DN (i) đang
hoạt động ở ngành tài chính bao gồm các ngân hàng, các DN đầu tư tài chính, (ii) các DN
niêm yết ở nước ngoài (chẳng hạn như Mỹ và Hong Kong), và (iii) không có sẵn dữ liệu
để tính toán các biến trong mô hình nghiên cứu. Cuối cùng các tác giả thu được mẫu
nghiên cứu không cân bằng bao gồm 216 DN từ năm 1993 – 2000 với tổng số quan sát là
1424 hoạt động ở 15 ngành nghề khác nhau. Hơn thế nữa, các tác giả đo lường CTV của
các DN bởi 04 đại diện như các nghiên cứu trước đã đề nghị bao gồm tỷ lệ tổng nợ trên
tổng tài sản, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng nợ trên giá trị thị trường của
doanh nghiệp và tỷ lệ nợ dài hạn trên giá trị thị trường của doanh nghiệp . Đồng thời mô
hình nghiên cứu của các tác giả cũng sử dụng các biến số quy mô doanh nghiệp, tài sản
hữu hình, cơ hội tăng trưởng, lợi nhuận, rủi ro, thuế, lá chắn thuế phi nợ, tỷ lệ chi trả cổ
tức, SHNN, sở hữu nước ngoài làm đại diện cho các biến độc lập có tác động đến CTV
của các doanh nghiệp . Bằng cách lựa chọn mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định (REM) để
ước lượng mô hình nghiên cứu, nghiên cứu tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho thấy
rằng SHNN không có tác động đáng kể đến CTV của các doanh nghiệp có trong mẫu
nghiên cứu của các tác giả. Ngoài ra, các yếu tố như quy mô doanh nghiệp, tài sản hữu
hình, thuế cho thấy mối tương quan dương với các đại diện cho ĐB của các DN ở mức ý
nghĩa 10%. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp có quy mô càng lớn, đầu tư nhiều
vào tài sản hữu hình, và thuế càng cao thì càng sử dụng nhiều nợ và nợ vay trong CTV.
Ngược lại, các yếu tố như cơ hội tăng trưởng, lợi nhuận, lá chắn thuế phi nợ, tỷ lệ chi trả
cổ tức và sở hữu nước ngoài có tương quan âm với các đại diện cho ĐB của các DN ở
mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng càng
nhiều, lợi nhuận càng nhiều, lá chắn thuế phi nợ càng cao, càng chi trả cổ tức càng nhiều
18
và có mức độ sở hữu nước ngoài càng cao thì sẽ giảm việc sử dụng nợ và nợ vay trong
CTV của các doanh nghiệp .
Poyry và Maury (2010) giải thích mối tương quan giữa cấu trúc sở hữu và CTV
của các DN ở Nga – nền kinh tế có cơ chế quản trị yếu kém, mức độ tập trung sở hữu cao,
và ngành ngân hàng nhà nước – trong giai đoạn 2000 - 2004. Trong nghiên cứu này, các
tác giả đã thu thập số liệu tài chính của các DN niêm yết ở Nga và loại trừ các DN hoạt
động trong ngành tài chính ra khỏi mẫu nghiên cứu của các tác giả. Do đó, mẫu nghiên
cứu của nghiên cứu này bao gồm 95 DN phi tài chính từ năm 2000 – 2004 với tổng số
quan sát 368. Đồng thời, các tác giả áp dụng cách đo lường ĐB của Frank và Goyal
(2004), cụ thể, ĐB trong nghiên cứu này được đại diện bởi 06 biến số lần lượt là (1) tổng
nợ trên tổng tài sản, (2) nợ vay trên tổng tài sản, (3) nợ dài hạn trên tổng tài sản, (4) tổng
nợ trên giá trị thị trường của doanh nghiệp , (5) nợ vay trên giá tri thị trường của DN và
(6) nợ dài hạn trên giá trị thị trường của doanh nghiệp . Hơn thế nữa, mô hình nghiên cứu
của các tác giả sử dụng các biến như quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận, tín dụng thương
mại, tài sản hữu hình, cơ hội tăng trưởng, mức độ SHNN, mức độ sở hữu nước ngoài làm
đại diện cho các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu xác định CTV của các DN ở Nga.
Bằng cách ước lượng mô hình nghiên cứu bởi phương pháp hồi quy OLS, nghiên cứu này
tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng SHNN có tương quan dương với 06 đại diện cho CTV
của các DN ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp có mức độ
SHNN càng cao sẽ càng có khuynh hướng sử dụng nợ và nợ vay trong CTV của họ.
Ngoài ra, các biến số khác dường như đều có tương quan âm với CTV của các doanh
nghiệp, cụ thể lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp, tài sản hữu hình đều cho thấy tác động
ngược chiều đến CTV ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp có
lợi nhuận càng cao, quy mô càng lớn và đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình thì sẽ giảm sử
dụng nợ và nợ vay trong CTV.
Su (2010) thực hiện nghiên cứu nhằm phân tích tác động của đa dạng hóa kinh
doanh, cấu trúc sở hữu đến CTV của các doanh nghiệp ở Trung Quốc trong giai đoạn
2000 – 2006. Trong nghiên cứu này, tác giả đã thu thập số liệu tài chính của các DN và
19
loại trừ các doanh nghiệp (1) hoạt động trong ngành tài chính, (2) không có đủ số liệu để
nghiên cứu ra khỏi mẫu nghiên cứu. Do đó, mẫu nghiên cứu cuối cùng mà tác giả có được
bao gồm 789 DN hoạt động ở các ngành khác nhau với tổng quan sát 5523. Đồng thời,
CTV được tác giả đo lường theo 03 cách: (1) tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản,(2) tỷ lệ tổng
nợ trên giá trị thị trường của doanh nghiệp và (3) tỷ lệ nợ dài hạn trên giá trị thị trường
của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, tác giả sử dụng các biến SHNN, lợi nhuận, rủi ro kinh
doanh, tài sản hữu hình, lá chắn thuế phi nợ, cơ hội tăng trưởng, sở hữu của cổ đông lớn
nhất, quy mô doanh nghiệp, độ tuổi của doanh nghiệp, số lượng giám đốc, số lượng giám
đốc độc lập, sự kiêm nhiệm của CEO và chủ tịch HĐQT làm đại diện cho các biến độc
lập có tác động đến CTV của các doanh nghiệp . Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy
OLS để ước lượng mô hình nghiên cứu, tác giả tìm thấy rằng SHNN có tương quan âm
với các đại diện của CTV ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy rằng các DN nhà nước
có tỷ lệ ĐB thấp hơn so với các DN tư nhân. Ngoài ra, các biến số như đa dạng hóa kinh
doanh, lợi nhuận, lá chắn thuế phi nợ, cơ hội tăng trưởng, số lượng giám đốc cũng cho
thấy tương quan âm với các đại diện của CTV ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy
rằng các DN càng đa dạng hóa kinh doanh càng nhiều, càng có lợi nhuận cao, càng có lá
chắn thuế phi nợ càng lớn, cơ hội tăng trưởng càng cao và số lượng giám đốc càng nhiều
thì sẽ càng giảm tỷ lệ ĐB của DN xuống so với các DN khác. Ngược lại, quy mô doanh
nghiệp, sở hữu của cổ đông lớn nhất và độ tuổi của doanh nghiệp có mối tương quan
dương với các đại diện của CTV của các doanh nghiệp ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này
cho thấy rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn, thành lập lâu đời và có mức độ sở hữu
của cổ đông lớn nhất càng cao thì càng có khuynh hướng sử dụng nợ và nợ vay nhiều
trong CTV.
Zouping (2010) đã giải thích mối tương quan giữa cơ cấu cổ đông và CTV của các
DN ở Trung Quốc trong giai đoạn 2002 – 2006. Trong nghiên cứu này, tác giả đã thu thập
số liệu của các DN niêm yết ở Thẩm Quyến và Thượng Hải và loại trừ các doanh
nghiệp(i) hoạt động trong ngành tài chính, (ii) có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản lớn hơn 1, (iii)
có tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách lớn hơn 10 và (iv) không có sẵn dữ liệu liên
tục trong mẫu nghiên cứu. Do đó, tác giả thu được mẫu nghiên cứu bao gồm 1015 doanh
20
nghiệp phi tài chính ở Trung Quốc. Hơn thế nữa, nghiên cứu đã thực hiện đo lường ĐB
theo 03 biến sau, (1) tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, (2) tỷ lệ thanh toán hiện hành và (3) tỷ
lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản. Đồng thời, mô hình nghiên cứu cũng sử dụng các biến quy
mô doanh nghiệp, tài sản hữu hình, cơ hội tăng trưởng, lá chắn thuế phi nợ, lợi nhuận,
biến giả đại diện DN nhà nước và môi trường thể chế và pháp lý làm các biến độc lập có
tác động đáng kể đến CTV của các doanh nghiệp . Bằng cách sử dụng phương pháp hồi
quy OLS để ước lượng mô hình nghiên cứu, nghiên cứu chỉ ra rằng biến giả SHNN có
tương quan âm với ĐB của các DN ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy rằng các DN
nhà nước sẽ có tỷ lệ ĐB thấp hơn so với các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, quy mô doanh
nghiệp và lợi nhuận thể hiện tương quan dương với ĐB của các doanh nghiệp ở mức ý
nghĩa 10%. Kết quả này cho thấy rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn, lợi nhuận nhiều
lại thực hiện sử dụng nợ và nợ vay trong CTV của các doanh nghiệp. Ngoài ra, cơ hội
tăng trưởng và lá chắn thuế phi nợ có mối tương quan âm với CTV của các doanh nghiệp.
Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng càng cao, lá chắn thuế phi
nợ càng cao thì sẽ càng hạn chế sử dụng nợ nhiều trong CTV.
Huang và các cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu nhằm giải thích tác động của
các đặc điểm của DN và cấu trúc sở hữu đến CTV của các DN niêm yết ở Trung Quốc
trong giai đoạn 2002 - 2005 và cố gắng giải quyết một số nghịch lý ở các nghiên cứu
trước đây. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính
của các DN niêm yết ở Trung Quốc và loại trừ các doanh nghiệp hoạt động trong ngành
tài chính cũng như các DN không đủ số liệu để nghiên cứu. Do đó, các tác giả thu được
mẫu nghiên cứu cuối cùng bao gồm 767 DN niêm yết và ĐB của DN được nghiên cứu
này đo lường thông qua tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản.
Hơn thế nữa, các biến như mức độ SHNN, mức độ sở hữu tổ chức, rủi ro, lợi nhuận, quy
mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng, tài sản hữu hình được sử dụng để đóng vai trò làm
các biến độc lập có tác động đến ĐB của các doanh nghiệp . Bằng cách sử dụng phương
pháp hồi quy OLS để ước lượng mô hình nghiên cứu ĐB, các tác giả tìm thấy rằng lợi
nhuận và quy mô của các doanh nghiệp có tương quan âm với ĐB của các DN ở mức ý
nghĩa thống kê 1%. Điều này cho thấy rằng các DN có lợi nhuận càng nhiều và quy mô
21
càng lớn sẽ càng giảm tỷ lệ ĐB của các doanh nghiệp xuống. Ngược lại rủi ro cho thấy
tương quan dương với CTV của các DN ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này cho thấy
rằng các DN đối mặt với rủi ro càng nhiều thì càng sử dụng nợ và nợ vay trong CTV. Hơn
thế nữa, nghiên cứu này còn tìm thấy rằng, SHNN và sở hữu tổ chức không có tác động
đáng kể đến ĐB của các doanh nghiệp có mức độ ĐB thấp. Nhưng lại có tác động đáng
kể đến ĐB của các doanh nghiệp có mức độ ĐB cao với mức ý nghĩa thống kê 1%. Cụ
thể, doanh nghiệp có ĐB cao mà có mức độ SHNN càng cao và mức độ sở hữu tổ chức
càng cao sẽ có khuynh hướng tiếp cận với các khoản nợ và nợ vay nhiều để tài trợ cho các
hoạt động của họ.
Liu và các cộng sự (2011) giải thích ảnh hưởng của SHNN và cấu trúc sở hữu đến
CTV của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc trong giai đoạn
2002 – 2009. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã thu thập số liệu tài chính của các DN
niêm yết và loại trừ các DN (1) hoạt động trong ngành tài chính, (2) có tỷ lệ nợ trên tổng
tài sản lớn hơn 01, (3) không có sẵn dữ liệu liên tục trong giai đoạn nghiên cứu của các
tác giả. Do đó, các tác giả thu được mẫu nghiên cứu bao gồm 1011 DN phi tài chính với
8376 quan sát trong đó có 755 DN nhà nước và 356 DN tư nhân. Hơn thế nữa, các tác giả
sử dụng 04 cách đo lường cho CTV của các DN bao gồm tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản,
tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ vay ngân
hàng trên tổng tài sản. Đồng thời, mô hình nghiên cứu của các tác giả sử dụng các yếu tố
SHNN, sở hữu của cổ đông lớn nhất, chỉ số môi trường thể chế, tài sản hữu hình, thuế
phải trả, quy mô DN và lợi nhuận đóng vai trò như các biến độc lập có ảnh hưởng đến
CTV của các doanh nghiệp . Bằng cách ước lượng mô hình nghiên cứu bởi phương pháp
hồi quy OLS, các tác giả tìm thấy rằng SHNN có tương quan dương với cả 04 đo lường
CTV của DN ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này cho thấy rằng các DN nhà nước có tỷ
lệ ĐB cao hơn so với các DN tư nhân. Đặc biệt, các tác giả tìm thấy rằng các DN nhà
nước hoạt động ở tỉnh có môi trường thể chế yếu kém thì có ĐB cao hơn so với các DN
nhà nước hoạt động ở các tỉnh có môi trường thể chế tốt. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm
thấy rằng quy mô DN và thuế phải trả có tương quan dương với ĐB của các DN ở mức ý
nghĩa 1%. Điều này cho thấy rằng các DN có quy mô càng lớn và thuế phải trả càng nhiều
22
thì sẽ càng sử dụng nhiều nợ và nợ vay trong CTV. Ngược lại, chất lượng thể chế, tài sản
hữu hình và lợi nhuận cho thấy tương quan âm với ĐB của các DN ở mức ý nghĩa 1%.
Kết quả này cho thấy rằng các doanh nghiệp hoạt động ở nơi có chất lượng thể chế tốt,
đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình và có lợi nhuận càng cao thì sẽ càng hạn chế sử dụng nợ
và nợ vay trong CTV. Bên cạnh đó, sở hữu của cổ đông lớn nhất cho thấy mối quan hệ
chữ U ngược với ĐB của các DN ở mức ý nghĩa thống kê 1%.
Nguyen và các cộng sự (2012) giải thích hành vi lựa chọn CTV của các DN niêm
yết ở Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2010. Trong nghiên cứu này, các tác giả thu thập
các báo cáo tài chính của các DN niêm yết ở Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh và Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hà Nội thông qua cơ sở dữ liệu của
DN chứng khoán FPT và loại trừ các DN (1) hoạt động trong ngành tài chính, (2) không
đủ số liệu để nghiên cứu. Do đó, mẫu nghiên cứu cuối cùng của các tác giả bao gồm 116
doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở HOSE và HNX trong đó có 44 doanh nghiệp nhà
nước. Đồng thời, nghiên cứu này đo lường CTV của các DN bởi các đo lường: (1) tỷ lệ
tổng nợ trên tổng tài sản, (2) tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và (3) tỷ lệ nợ dài hạn trên
tổng tài sản. Hơn thế nữa, các tác giả sử dụng các biến lợi nhuận, tài sản hữu hình, quy
mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng, thanh khoản và SHNN như là các biến độc lập
quyết định CTV của các doanh nghiệp. Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy GMM
để ước lượng mô hình nghiên cứu CTV, nghiên cứu tìm thấy rằng SHNN có tương quan
dương với tổng ĐB và ĐB ngắn hạn ở mức ý nghĩa 10%, nhưng không có tác động đáng
kể đến ĐB dài hạn của doanh nghiệp. Điều này cho thấy rằng các DN nhà nước có
khuynh hướng sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn so với các DN tư nhân. Ngoài ra, tài sản
hữu hình và quy mô doanh nghiệp có tương quan âm với ĐB ngắn hạn nhưng có tương
quan dương với ĐB dài hạn ở mức ý nghĩa 10%. Thanh khoản và lợi nhuận có tương
quan âm với các đại diện của ĐB của DN ở mức ý nghĩa 10%.
Okuda và Nhung (2012) phân tích tác động của sở hữu của chính phủ, quyết định
đầu tư đến CTV của các DN ở Việt Nam từ năm 2006 – 2009. Trong nghiên cứu này, các
tác giả thu thập số liệu tài chính của các DN phi tài chính đã niêm yết trên sàn giao dịch
23
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội
trước năm 2008 với mục đích nhằm đảm bảo các DN trong mô hình nghiên cứu hoạt động
liên tục trong 02 năm liên tục. Từ đó các tác giả thu được mẫu nghiên cứu bao gồm 299
doanh nghiệp phi tài chính với 145 doanh nghiệp niêm yết ở HASE và 154 DN niêm yết ở
HOSE. Hơn thế nữa, trong mô hình nghiên cứu của các tác giả, tỷ lệ tổng nợ, tỷ lệ nợ dài
hạn, tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ vay ngân hàng dài hạn được sử dụng như là đại diện
cho CTV của các doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng các biến thuế, quy
mô doanh nghiệp, tài sản hữu hình, lợi nhuận và SHNN để đóng vai trò làm các biến độc
lập có ảnh hưởng đến CTV của các doanh nghiệp. Bằng cách thực hiện hồi quy mô hình
nghiên cứu bởi phương pháp hồi quy OLS, nghiên cứu của các tác giả cho thấy bằng
chứng rằng SHNN có mối tương quan dương với CTV của các DN ở mức ý nghĩa thống
kê 10%. Điều này cho thấy rằng các DN có mức độ SHNN càng cao càng có xu hướng sử
dụng nợ nhiều trong CTV của các doanh nghiệp. Ngoài ra nghiên cứu cũng tìm thấy mối
quan hệ cùng chiều giữa các biến độc lập khác bao gồm quy mô doanh nghiệp và tài sản
hữu hình với ĐB của các doanh nghiệp. Điều này cho thấy rằng các DN có quy mô càng
lớn và càng đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình sẽ có tỷ lệ ĐB tương đối cao. Ngược lại, lợi
nhuận được tìm thấy có tác động ngược chiều đến CTV của các doanh nghiệp. Điều này
cho thấy rằng các DN có lợi nhuận càng cao thì sẽ càng giảm sử dụng nợ và nợ vay trong
CTV của các doanh nghiệp . Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy rằng các doanh nghiệp
nhà nước có phần chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả càng cao thì sẽ càng giảm
tỷ lệ ĐB xuống. Kết quả này cho thấy rằng tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp nhà nước đóng
thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều sẽ thấp hơn so với các doanh nghiệp tư nhân.
Le và Tannous (2016) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa cấu
trúc sở hữu và CTV của các DN phi tài chính niêm yết ở Việt Nam trong suốt giai đoạn
2007 – 2012. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã thu thập các báo cáo tài chính hằng
năm từ DN Tài Việt (Vietstock) và loại trừ các doanh nghiệp có tỷ lệ ĐB trên 100% hoặc
dưới 0% ra khỏi mẫu nghiên cứu của các tác giả. Cuối cùng các tác giả thu được mẫu
nghiên cứu bao gồm 2797 quan sát từ năm 2007 – 2012. Hơn thế nữa, trong mô hình
nghiên cứu của các tác giả, tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản đã được sử dụng để đại diện cho
24
CTV của DN và cấu trúc sở hữu được các tác giả xem xét dưới các khía cạnh sở hữu của
nhà nước, sở hữu của nước ngoài, sở hữu của quản lý, và sở hữu của các cổ đông lớn.
Bằng cách thực hiện hồi quy mô hình nghiên cứu bởi nhiều phương pháp kỹ thuật định
lượng khác nhau bao gồm phương pháp hồi quy OLS và phương pháp hồi quy GMM,
nghiên cứu của các tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng SHNN có mối tương quan
dương với CTV của các DN ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các
DN có mức độ SHNN càng cao càng có xu hướng sử dụng nợ nhiều trong CTV của các
doanh nghiệp. Ngoài ra nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa các biến
độc lập khác bao gồm sở hữu của quản lý, quy mô doanh nghiệp, mức độ đầu tư, rủi ro
kinh doanh với ĐB của các doanh nghiệp. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp có
mức độ sở hữu quản lý càng cao, quy mô càng lớn, có mức độ đầu tư lớn và phải đối mặt
với rủi ro kinh doanh nhiều lại có khuynh hướng gia tăng tỷ lệ ĐB. Ngược lại, các biến số
như tài sản hữu hình, thanh khoản, dòng tiền lại cho thấy mối tương quan âm với CTV
của các doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy rằng các doanh nghiệp có đầu tư nhiều vào
tài sản hữu hình, có mức độ thanh khoản cao và có dòng tiền dồi dào thì hạn chế sử dụng
nợ trong CTV của các doanh nghiệp này.
2.4. Mối quan hệ giữa mức độ SHNN và chính sách sử dụng nợ của DN
 Có những nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa
mức độ SHNN và chính sách sử dụng nợ của DN: Doanh nghiệp có mức độ sở
hữu nhà nước càng cao sẽ càng có khuynh hướng sử dụng nợ và nợ vay trong
cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. (Poyry và Maury năm 2010 tại Nga trong
giai đoạn 2000 – 2004), Doanh nghiệp có quy mô lớn, thành lập lâu đời và có
mức độ sở hữu của cổ đông lớn nhất càng cao thì càng có khuynh hướng sử
dụng nợ và nợ vay nhiều trong cấu trúc vốn. (Su năm 2010 tại Trung Quốc
trong giai đoạn 2000 – 2006), Doanh nghiệp có mức độ sở hữu nhà nước càng
cao sẽ có khuynh hướng tiếp cận với các khoản nợ và nợ vay nhiều để tài trợ
cho các hoạt động của họ. (Huang và các cộng sự năm 2011 tại Trung Quốc
trong giai đoạn 2002 – 2005), Doanh nghiệp nhà nước có khuynh hướng sử
25
dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. (Nguyen và các
cộng sự năm 2012 tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2010).
 Ngược lại, Có những nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ ngược
chiều giữa mức độ SHNN và chính sách sử dụng nợ của DN: Doanh nghiệp có
đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình, có mức độ thanh khoản cao và có dòng tiền
dồi dào thì hạn chế sử dụng nợ trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. (Le và
Tannous năm 2016 tại Việt Nam trong suốt giai đoạn 2007 – 2012), Doanh
nghiệp nhà nước có phần chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả càng cao
thì sẽ càng giảm tỷ lệ đòn bẩy xuống. (Okuda và Nhung năm 2012 tại Việt
Nam từ năm 2006 – 2009), Doanh nghiệp hoạt động ở nơi có chất lượng thể
chế tốt, đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình và có lợi nhuận càng cao thì sẽ càng
hạn chế sử dụng nợ và nợ vay trong cấu trúc vốn. (Liu và các cộng sự năm
2011 tại Trung Quốc trong giai đoạn 2002 – 2009), Doanh nghiệp có cơ hội
tăng trưởng càng cao, lá chắn thuế phi nợ càng cao thì sẽ càng hạn chế sử dụng
nợ nhiều trong cấu trúc vốn. (Zouping năm 2010 tại Trung Quốc trong giai
đoạn 2002 – 2006), Doanh nghiệp có mức độ sở hữu nước ngoài càng cao thì sẽ
giảm việc sử dụng nợ và nợ vay trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. (Zou
và Xiao năm 2006 tại Trung Quốc giai đoạn 1993 – 2000), Doanh nghiệp có
mức độ sở hữu nhà nước càng cao thì sẽ càng giảm thiểu tỷ lệ đòn bẩy. (King
và Levine năm 1993 tại Trung Quốc giai đoạn 2003)
26
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Xuất phát từ các câu hỏi nghiên cứu trong chương 01, luận văn tiến hành thu thập
các dữ liệu tài chính của 679 doanh nghiệp niêm yết (bao gồm cả các doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực tài chính và lĩnh vực phi tài chính) trên 02 Sở Giao Dịch Chứng
Khoán lớn nhất của Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Thành phố Hà Nội
(HNX) với thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2017. Trong đó có 304 DN niêm
yết trên HOSE và 375 DN niêm yết trên HNX.
Việc sử dụng mẫu các DN niêm yết trên cả hai sàn HOSE và HNX đang kinh
doanh trong tất cả các ngành nghề kinh doanh nhằm kiểm tra sự đa dạng của lý thuyết.
Tuy nhiên, bộ dữ liệu của luận văn được lọc theo các tiêu chí sau:
(i) Mẫu nghiên cứu của luận văn không bao gồm các DN kinh doanh trong
ngành tài chính, vì các DN này hoạt động trong các thị trường hoàn toàn
riêng biệt, và áp dụng các quy chuẩn kế toán khác biệt với các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính (điển hình là các ngân hàng, DN
chứng khoán, bảo hiểm),
(ii) Dữ liệu của các DN trong mẫu nghiên cứu phải có sẵn liên tục trong giai
đoạn nghiên cứu, ví dụ như giai đoạn dữ liệu của DN được xem xét là từ
2010 - 2017 DN phải có đủ 08 quan sát tương ứng với 08 năm, trong trường
hợp doanh nghiệp không công bố báo cáo tài chính bất kỳ năm nào trong 08
năm thì sẽ bị loại ra khỏi mẫu nghiên cứu, hoặc các DN niêm yết sau năm
2010 cũng sẽ loại ra khỏi mẫu nghiên cứu của luận văn.
Do đó mẫu nghiên cứu cuối cùng mà luận văn đạt được bao gồm 313 doanh nghiệp
phi tài chính niêm yết trong đó có 177 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và 136 doanh
nghiệp niêm yết trên HNX từ năm 2010 - 2017 thuộc 09 ngành nghề kinh doanh khác
27
nhau. Chi tiết số lượng DN theo các ngành nghề kinh doanh được trình bày trong hình 3.1
và các DN được sử dụng trong luận văn được trình bày trong phụ lục 1.
Bảng 3.1. Số lƣợng DN theo ngành nghề kinh doanh và Sàn giao dịch chứng khoán
Ngành Số lƣợng doanh
nghiệp
HOSE HNX
Công nghệ Thông tin 10 6 4
Công nghiệp 135 94 41
Dầu khí 2 1 1
Dịch vụ Tiêu dùng 34 26 8
Dƣợc phẩm và Y tế 13 5 8
Hàng Tiêu dùng 51 18 33
Nguyên vật liệu 41 18 23
Bất động sản 9 3 6
Tiện ích Cộng đồng 18 6 12
Nguồn: FiinPro (2017)
3.2. Mô hình nghiên cứu
Để xem xét mối quan hệ giữa SHNN và chính sách sử dụng nợ của các DN phi tài
chính đang niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam, luận văn tiến hành
ước lượng mô hình nghiên cứu sau dựa trên phương pháp tiếp cận của Chen và Strange
(2005), Nguyen và các cộng sự (2012) và Le và Tannous (2016). Cụ thể, trong mô hình
đầu tiên, luận văn xem xét ảnh hưởng của các biến đặc điểm của DN bao gồm cả SHNN
đến chính sách sử dụng nợ của doanh nghiệp , phương trình được thể hiện như sau:
𝐷𝐸𝐵𝑇i𝑡 = 𝛼0 + 𝛽1 * 𝐷𝐸𝐵𝑇i𝑡−1 + 𝛽2 * 𝑆𝑜i𝑡 + 𝛽3 * 𝑅𝑂𝐴i𝑡 + 𝛽4 * 𝑆𝐼𝑍𝐸i𝑡 + 𝛽5 *
𝑇𝐴𝑁𝐺i𝑡 + 𝛽6 * 𝑁𝐷𝑇𝑆i𝑡 + 𝛽7 * 𝐺𝑅𝑂W𝑇𝐻i𝑡 + 𝛽8 * 𝐵𝑅𝐼𝑆𝐾i𝑡 + si𝑡 (1)
28
Trong đó, 𝐷𝐸𝐵𝑇i𝑡 đại diện chính sách sử dụng nợ của doanh nghiệp , theo như
nghiên cứu của Nhung và Okuda (2015) và Le và Tannous (2016). Cụ thể có ba cách đo
lường biến 𝐷𝐸𝐵𝑇i𝑡 này, đó là 𝑇 𝐷𝐸𝐵𝑇i𝑡, 𝑆 𝐷𝐸𝐵𝑇i𝑡 và 𝐷𝐸𝐵𝑇i𝑡. Với 𝑇 𝐷𝐸𝐵𝑇i𝑡 là tỷ lệ
tổng nợ trên tổng tài sản, đây là tiêu chí cơ bản trong các tài liệu trước đây khi nghiên cứu
về CTV. 𝐷𝐸𝐵𝑇i𝑡 được tính toán như là tỷ lệ nợ dài hạn đến tổng tài sản, và 𝑆 𝐷𝐸𝐵𝑇i𝑡 là
tỷ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản nhằm đo lường mức độ sử dụng nợ ngắn hạn của DN .
𝑆𝑜i𝑡 là mức độ SHNN được tính bởi tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi nhà nước trên
tổng cổ phần của DN .
𝑅𝑂𝐴i𝑡 là lợi nhuận của DN được tính toán bởi lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản.
𝑆𝐼𝑍𝐸i𝑡 đại diện quy mô của doanh nghiệp , được tính toán bởi logarith tự nhiên của
tổng tài sản.
𝑇𝐴𝑁𝐺i𝑡 đại diện tài sản hữu hình của DN được tính toán bởi tỷ lệ tài sản hữu hình
trên tổng tài sản.
𝑁𝐷𝑇𝑆i𝑡 thể hiện lợi ích từ lá chắn thuế, được tính toán bởi chênh lệch giữa lợi
nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản.
𝐺 𝑜 i𝑡 là cơ hội tăng trưởng của các doanh nghiệp và được đo lường bởi sự gia
tăng trong doanh thu thuần của các DN .
𝐵𝑅 i𝑡 là rủi ro kinh doanh được đo lường bởi sự biến động của tỷ lệ lợi nhuận
sau thuế trên vốn chủ sở hữu của 02 năm.
si𝑡 là sai số mô hình nghiên cứu.
D_So là biến giả đại diện cho DN có mức độ SHNN lớn hơn 50%
29
Bảng 3.2. Mô tả biến
Biến Ký hiệu Mô tả Kỳ vọng về dấu
Biến phụ thuộc: ĐB
Tổng nợ T_DEBT
Tỷ lệ nợ vay ngắn hạn và dài
hạn trên tổng tài sản
ĐB ngắn hạn S_ DEBT
Tỷ lệ nợ vay ngắn hạn trên tổng
tài sản
ĐB dài hạn L_ DEBT
Tỷ lệ nợ vay dài hạn trên tổng
tài sản
Biến độc lập
SHNN So
Tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi
nhà nước trong tổng cổ phần
+/-
Quy mô DN Size
Logarithm tự nhiên của tổng tài
sản
+/-
Tài sản hữu hình Tang
Tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng
tài sản
+/-
Lợi nhuận Roa
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên
tổng tài sản
+/-
Lá chắn thuế Ndts
Tỷ lệ chi phí thuế thu nhập DN
trên tổng tài sản
+
Cơ hội tăng
trưởng
Growth
Phần trăm thay đổi trong doanh
thu thuần năm t và năm t-1 so
với doanh thu thuần năm t-1
+/-
Rủi ro kinh doanh Brisk
Độ biến động trong tỷ lệ lợi
nhuận sau thuế trên vốn chủ sở
hữu ở năm t và năm t-1
+/-
3.3. Kỳ vọng về dấu
3.3.1. SHNN
30
SHNN được các nghiên cứu trước đây có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách sử dụng nợ
của các doanh nghiệp . Các nghiên cứu trước đây đều cho rằng SHNN sẽ có tác động
cùng chiều đến chính sách sử dụng nợ của các doanh nghiệp . Nói cách khác, các DN có
mức độ SHNN càng cao hoặc các DN nhà nước thì sẽ có thể có tỷ lệ ĐB cao hơn so với
các DN khác. Các nghiên cứu ủng hộ quan điểm này bao gồm Nguyen và Ramachandran
(2006), Biger và các cộng sự (2008), Li và các cộng sự (2009), Poyry và Maury (2010),
Huang và các cộng sự (2011), Okuda và Nhung (2012) và Le (2015). Theo đó các nghiên
cứu này đưa ra 02 lập luận cho mối tương quan dương này. Đầu tiên, các DN có mức độ
SHNN cao thì có thể có khả năng tiếp cận với các nguồn tài trợ bên ngoài dưới hình thức
nợ vay dễ dàng hơn bởi vì họ có xác suất phá sản thấp do được sự bảo hộ từ phía chính
phủ với mức chi phí đi vay tương đối thấp hơn so với các DN khác. Thứ hai, các DN có
mức độ SHNN có lẽ ưa thích mức độ nợ cao hơn nhằm tránh sự chia sẽ quyền kiểm soát
của họ. Do khi các DN này phát hành vốn cổ phần để có được nguồn vốn trang trải cho
các hoạt động thì quyền kiểm soát đối với các DN này của họ sẽ bị suy giảm.
Do đó, luận văn cho rằng SHNN của DN có mối tương quan âm với ĐB của các
DN như bằng chứng thực nghiệm mà các nghiên cứu trước đây tìm thấy. Đồng thời,
SHNN trong luận văn này tính bằng bằng cách lấy tỷ lệ nắm giữ cổ phần bởi nhà
nước/chính phủ trên tổng số cổ phần của doanh nghiệp .
ph n đư c n m iữ bởi nhà nước ch nh ph
n c ph n ệ
3.3.2. Lợi nhuận
Lợi nhuận của DN được xem như là vấn đề mà các nhà quản trị của DN cũng như
các nhà đầu tư bên ngoài khá quan tâm đến, bởi vì một sự gia tăng trong lợi nhuận của
DN cho thấy được DN đang hoạt động kinh doanh hiệu quả và có thể thực hiện việc chi
trả cổ tức cho các cổ đông của doanh nghiệp . Do đó, lợi nhuận sẽ có thể có tác động đáng
kể đến ĐB của các doanh nghiệp . Tuy nhiên, mối quan hệ giữa lợi nhuận và ĐB của các
DN thì dường như lại chưa rõ ràng và nhất quán kể cả khía cạnh lý thuyết lẫn thực
31
nghiệm. Cụ thể, lý thuyết đánh đổi và lý thuyết đại diện đều cho rằng lợi nhuận của các
DN có thể làm gia tăng tỷ lệ ĐB của các doanh nghiệp . Theo đó lý thuyết đánh đổi lập
luận rằng các DN có lợi nhuận càng nhiều thì sẽ có thể giảm thiểu chi phí kiệt quệ tài
chính và khả năng phá sản thấp, cho nên sẽ có thể tiếp cận với các khoản tài trợ bên ngoài
(vay nợ) dễ dàng hơn với chi phí lãi vay tương đối rẻ hơn so với các DN khác. Điều này
cho thấy rằng tỷ lệ ĐB của các DN có lợi nhuận cao sẽ có khuynh hướng cao hơn so với
các DN khác. Hơn thế nữa, lý thuyết đại diện cũng cho rằng các DN có lợi nhuận càng
cao sẽ phải đối mặt với vấn đề dòng tiền tự do càng nghiêm trọng, do đó, để giảm thiểu
chi phí đại diện phát sinh từ vấn đề dòng tiền tự do này, các DN có lợi nhuận càng cao sẽ
có xu hướng gia tăng việc sử dụng nợ (Jensen, 1986). Kết quả thực nghiệm của Dammom
và Senbet (1988) đã ủng hộ mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận và ĐB của các doanh
nghiệp .
Tuy nhiên, lý thuyết trật tự phân hạng lại kỳ vọng rằng lợi nhuận sẽ làm giảm tỷ lệ
ĐB của các doanh nghiệp . Theo đó, lý thuyết này cho rằng các DN sẽ ưa thích việc sử
dụng nguồn vốn nội bộ (lợi nhuận) để tài trợ cho các dự án đầu tư cũng như trang trải chi
phí của doanh nghiệp , sau đó đến nợ vay và cuối cùng là vốn chủ sở hữu. Cho nên các
DN có lợi nhuận càng nhiều sẽ có khuynh hướng sử dụng ít nợ vay (tỷ lệ ĐB thấp hơn) vì
nguồn tài trợ chủ yếu của DN lúc này là lợi nhuận giữ lại mà DN có được (Myers, 1984).
Sự kỳ vọng của lý thuyết trật tự phân hạng nhận được nhiều sự ủng hộ từ các nghiên cứu
trước đây như Booth và các cộng sự (2001), Pandey và Chotigeat (2004), Correa và các
cộng sự (2007), Feidakis và Rovolis (2007), Shah và Khan (2007), Lemmon và các cộng
sự (2008), Mittoo và Zhang (2008), Chakraborty (2010), Baharuddin và các cộng sự
(2011).
Do đó, luận văn cho rằng lợi nhuận của DN có có thể tác động cùng chiều cũng
như có thể có tác động ngược chiều đến ĐB của các DN như lý thuyết đánh đổi/lý thuyết
đại diện và lý thuyết trật tự phân hạng đã kỳ vọng. Đồng thời, lợi nhuận trong luận văn
này được đo lường bởi cách lấy tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của các doanh
nghiệp .
32
Roa=
i nhu n sau thu
n tài s n
3.3.3. Quy mô công ty
Quy mô công ty có thể được xem như là yếu tố quan trọng trong việc quyết định
CTV của các doanh nghiệp. Trong thực tế có thể thấy rằng quy mô DN có thể có tác động
đáng kể đến các chính sách kinh doanh, cũng như các quyết định của DN như quyết định
đầu tư, quyết định tài trợ; do đó sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến ĐB của doanh nghiệp . Hơn
thế nữa, cả các lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm đều cho rằng quy mô DN có tác
động đáng kể đến CTV của các doanh nghiệp , nhưng các kỳ vọng từ lý thuyết cũng như
các phát hiện từ các bằng chứng thực nghiệm thì vẫn chưa thật sự rõ ràng đối với mối
quan hệ giữa hai biến số này. Cụ thể, theo lý thuyết đánh đổi của Myers (1984) đã cho
rằng các DN có quy mô lớn có thể đạt được một tỷ lệ nợ cao trong CTV do tận dụng được
ưu điểm quy mô kinh tế cũng như rủi ro tín dụng của các DN này tương đối thấp hơn so
với các DN có quy mô nhỏ do có thể đa dạng hóa kinh doanh tốt hơn (Frank và Goyal,
2009), cho nên sẽ có được hạn mức cấp tín dụng cao hơn với chi phí tương đối thấp hơn.
Sự kỳ vọng này đã được các nghiên cứu thực nghiệm của Booth và các cộng sự (2001) và
Huang và Song (2006) ủng hộ khi cung cấp bằng chứng cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ
cùng chiều giữa quy mô DN và ĐB của các doanh nghiệp .
Tuy nhiên, lý thuyết trật tự phân hạng thì lại kỳ vọng mối quan hệ ngược chiều
giữa quy mô DN và ĐB của các doanh nghiệp . Theo đó, lý thuyết này cho rằng các DN
có quy mô nhỏ sẽ phải đối mặt với vấn đề bất cân xứng thông tin cao (Voulgaris và các
cộng sự, 2004), cho nên chi phí sử dụng vốn của các DN này sẽ tương đối tốn kém. Điều
này cũng có thể được hiểu như là các DN có quy mô lớn sẽ có chi phí sử dụng vốn tương
đối rẻ hơn, do đó các DN này sẽ có khuynh hướng phát hành vốn cổ phần khi có nhu cầu
về vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư cũng như trang trải chi phí hoạt động (Rajan và
Zingales, 1995). Kết quả là các DN có quy mô lớn sẽ có tỷ lệ ĐB tương đối thấp hơn
(Frank và Goyal, 2009). Kỳ vọng của lý thuyết này cũng được Gupta (1969), Titman và
Wessels (1988), Bevan và Danbolt (2002) và Deesomsak và các cộng sự (2004)
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp

More Related Content

Similar to Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp

Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và ý định mua đất nền dự án của k...
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và ý định mua đất nền dự án của k...Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và ý định mua đất nền dự án của k...
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và ý định mua đất nền dự án của k...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân HàngTác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ ChứcCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực TuyếnLuận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...
ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...
ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...
nataliej4
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục TiêuLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên HòaXây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ PhiếuLuận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Ý Định Mua Rau Sạch.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Ý Định Mua Rau Sạch.docLuận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Ý Định Mua Rau Sạch.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Ý Định Mua Rau Sạch.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nội thất Điểm cao - sdt/ ZA...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nội thất Điểm cao - sdt/ ZA...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nội thất Điểm cao - sdt/ ZA...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nội thất Điểm cao - sdt/ ZA...
Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nội thất 1...
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nội thất 1...Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nội thất 1...
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nội thất 1...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty nội thất, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty nội thất, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty nội thất, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty nội thất, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp (20)

Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
 
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và ý định mua đất nền dự án của k...
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và ý định mua đất nền dự án của k...Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và ý định mua đất nền dự án của k...
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và ý định mua đất nền dự án của k...
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân HàngTác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ ChứcCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Cam Kết Của Nhân Viên Đối Với Tổ Chức
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực TuyếnLuận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
 
ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...
ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...
ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục TiêuLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên HòaXây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ PhiếuLuận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
 
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Ý Định Mua Rau Sạch.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Ý Định Mua Rau Sạch.docLuận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Ý Định Mua Rau Sạch.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Ý Định Mua Rau Sạch.doc
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nội thất Điểm cao - sdt/ ZA...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nội thất Điểm cao - sdt/ ZA...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nội thất Điểm cao - sdt/ ZA...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nội thất Điểm cao - sdt/ ZA...
 
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nội thất 1...
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nội thất 1...Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nội thất 1...
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nội thất 1...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty nội thất, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty nội thất, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty nội thất, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty nội thất, HAY
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 

Recently uploaded

100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (18)

100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 

Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doanh Nghiệp

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN CHƢƠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA MỨC ĐỘ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP : BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN CHƢƠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA MỨC ĐỘ SỞ HỮU NHÀ NƢỚC VÀ CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP : BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUỐC HÙNG TP. Hồ Chí Minh - 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Mối quan hệ giữa mức độ sở hữu nhà nƣớc và chính sách sử dụng nợ của các doanh nghiệp : bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng của tôi. Các thông tin, số liệu và tài liệu sử dụng phân tích trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Chƣơng
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .........................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu...............................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu...........................................................................2 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................................3 1.5. Nội dung đề tài..............................................................................................................................3 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................................................4 CHƢƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM..............5 2.1. Khung lý thuyết............................................................................................................................5 2.1.1. Lý thuyết đánh đổi ...............................................................................................................5 2.1.2. Lý thuyết trật tự phân hạng ................................................................................................6 2.1.3. Lý thuyết đại diện.................................................................................................................9 2.2. Các yếu tố quyết định chính sách sử dụng nợ..........................................................................11 2.2.1. Quy mô DN .........................................................................................................................11 2.2.2. Lợi nhuận DN .....................................................................................................................12 2.2.3. Tài sản hữu hình.................................................................................................................13 2.2.4. Cơ hội tăng trƣởng ............................................................................................................14 2.2.5. Rủi ro kinh doanh ..............................................................................................................15 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây.......................................................................................16 2.4. Mối quan hệ giữa mức độ SHNN và chính sách sử dụng nợ của DN ....................................24 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................26 3.1. Dữ liệu nghiên cứu .....................................................................................................................26 3.2. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................................................27 3.3. Kỳ vọng về dấu ...........................................................................................................................29
  • 5. 3.3.1. SHNN...................................................................................................................................29 3.3.2. Lợi nhuận............................................................................................................................30 3.3.3. Quy mô công ty...................................................................................................................32 3.3.4. Tài sản hữu hình.................................................................................................................33 3.3.5. Lá chắn thuế .......................................................................................................................34 3.3.6. Cơ hội tăng trƣởng ............................................................................................................35 3.3.7. Rủi ro kinh doanh ..............................................................................................................36 3.3.8. Biến giả SHNN....................................................................................................................37 3.4. Phƣơng pháp hồi quy ................................................................................................................37 CHƢƠNG 4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................39 4.1. Phân tích sơ bộ dữ liệu và ma trận tƣơng quan......................................................................39 4.2. Kết quả hồi quy ảnh hƣởng của mức độ SHNN đến ĐB của các doanh nghiệp...................46 4.2.1. Kiểm định tự tƣơng quan và phƣơng sai thay đổi..........................................................46 4.2.2. Thảo luận ............................................................................................................................48 4.3. Kết quả hồi quy ảnh hƣởng của biến giả SHNN đến ĐB của các doanh nghiệp..................53 4.3.1. Kiểm định tự tƣơng quan và phƣơng sai thay đổi..........................................................54 4.3.2. Thảo luận ............................................................................................................................55 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN ........................................................................................................................59 5.1. Kết luận.......................................................................................................................................59 5.2. Khuyến nghị................................................................................................................................60 5.3. Hạn chế đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 01. DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP PHỤ LỤC 02. KẾT QUẢ STATA
  • 6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Số lượng DN theo ngành nghề kinh doanh và Sàn giao dịch chứng khoán . 27 Bảng 3.2. Mô tả biến ..................................................................................................... 29 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến ............................................................................... 40 Bảng 4.2. Ma trận tương quan....................................................................................... 45 Bảng 4.3. Kiểm định hệ số VIF..................................................................................... 46 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định tự tương quan với biến SHNN SO.................................. 47 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi với biến SHNN SO ........................ 47 Bảng 4.6. Kết quả ảnh hưởng của SHNN SO đến ĐB của các DN............................... 50 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định tự tương quan với biến giả SHNN D_SO....................... 54 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi với biến giả SHNN D_SO ............. 55 Bảng 4.9. Kết quả ảnh hưởng của biến giả SHNN D_SO đến ĐB của các DN........... 57
  • 7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng việt Tiếng anh DN Doanh nghiệp Corporate CTV Cấu trúc vốn Capital structure SHNN Sở hữu nhà nước State ownership ĐB Đòn bẩy Leverage HNX Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội Ha Noi Stock Exchange HOSE Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh Stock Exchange NPV Giá trị hiện tại ròng Net present value OLS Phương pháp hồi quy bé nhất Ordinary Least Squares GMM Phương pháp moment tổng quát Generalized method of moments
  • 8. TÓM TẮT Luận văn thực hiện nghiên cứu tác động của sở hữu nhà nước đến chính sách sử dụng nợ của các doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2017. Bằng cách sử dụng số liệu của 313 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết và ước lượng mô hình nghiên cứu bởi phương pháp ước lượng GMM, luận văn tìm thấy sở hữu nhà nước có tác động ngược chiều đến chính sách sử dụng nợ của các doanh nghiệp . Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp có mức sở hữu nhà nước càng cao thì sẽ càng có tỷ lệ đòn bẩy càng thấp hơn so với các doanh nghiệp khác. Hơn thế nữa, các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp cũng cho thấy các tác động đáng kể đến chính sách sử dụng nợ của các doanh nghiệp ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Cụ thể, chính sách sử dụng nợ kỳ trước, quy mô doanh nghiệp, tài sản hữu hình, cơ hội tăng trưởng cho thấy tác động cùng chiều đến chính sách sử dụng nợ ở kỳ hiện tại ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này cho thấy rằng các doanh nghiệp càng sử dụng nợ ở kỳ trước càng nhiều, có quy mô càng lớn, đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình và có nhiều cơ hội tăng trưởng thì sẽ càng có khuynh hướng sử dụng nợ trong cấu trúc vốn ở kỳ hiện tại của các doanh nghiệp. Ngược lại, lợi nhuận doanh nghiệp, chi phí thuế thu doanh nghiệp, rủi ro kinh doanh lại cho thấy ảnh hưởng ngược chiều đến chính sách sử dụng nợ của các doanh nghiệp ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy rằng các doanh nghiệp có lợi nhuận càng nhiều, càng phải trả nhiều chi phí thuế thu doanh nghiệp và có rủi ro kinh doanh càng cao thì sẽ ít có động cơ tiếp cận với các khoản nợ và nợ vay để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Từ khóa: Sở hữu nhà nước, đòn bẩy, đặc điểm doanh nghiệp, GMM.
  • 9. ABTRACT The dissertation investigates the impact of state ownership on the financing policy of enterprises in Vietnam in the period of 2010 - 2017. By using a dataset of 313 non- financial enterprises listed and GMM estimation method, the thesis finds that state ownership has a negative effect on the financing policy of enterprises. This result suggests that the higher the level of state ownership, the lower the leverage ratio will be. Moreover, the characteristics of corporates also showed significant impacts on the financing policy of enterprises at a 10% significance level. Specifically, the previous financing policy of enterprises, firm size, tangible assets, growth opportunities show a positive impact on the current financing policy of enterprises at the 10% significance level. This result indicates that the more enterprises use the debt in the previous period, the larger the scale, the more investment in tangible assets and more growth opportunities will tend to use more debt in a current year. On the contrary, corporate profits, corporate income tax, and business risks show negative impacts on the financing policy of enterprises at a significant level of 1%. This result indicates that the more profitable businesses, the more they pay for corporate tax revenues and the higher the risk of the business, the less likely there will be an incentive to access debt to financing business activities. Key word: State ownership, leverage, characteristics of corporates, GMM
  • 10. 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Các nghiên cứu cho đến nay tập trung vào nhiều khía cạnh của cấu trúc sở hữu. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp , và ít nghiên cứu tập trung giải thích mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và quyết định tài trợ của doanh nghiệp (Bokpin và Arko, 2009; Brailsford và các cộng sự, 2002; Friend và Lang, 1988; Li và các cộng sự, 2009; Margaritis và Psillaki, 2010; Ruan và các cộng sự, 2011). Cụ thể, các bài nghiên cứu về cấu trúc sở hữu và cấu trúc vốn (CTV) chỉ tập trung vào việc xác định ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp đến quyết định CTV. Các tài liệu nghiên cứu trước đây xem xét sự ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến chính sách sử dụng nợ của doanh nghiệp thường tập trung vào sở hữu nội bộ, quyền sở hữu quản lý và sở hữu tổ chức hoặc sở hữu tập trung (Berger và các cộng sự, 1997; Chaganti và Damanpour, 1991; Chen và các cộng sự, 2005; Cho, 1998; Chu, 2011). Rất ít các nghiên cứu giải thích tác động của sở hữu nước ngoài và sở hữu nhà nước (SHNN) đến chính sách sử dụng nợ của doanh nghiệp (Gurunlu và Gursoy, 2010; Huang và các cộng sự, 2011; Zou và Xiao, 2006). Trong khi đó, SHNN khá phổ biến ở các quốc gia chuyển đổi bởi quá trình tư nhân hóa khi mà nhiều doanh nghiệp có SHNN (SOEs) đã được chuyển đổi thành các doanh nghiệp tư nhân. Hạn chế này cho thấy rằng tầm quan trọng của vấn đề này cần được xem xét. Do đó, một trong các mục tiêu chính của luận văn này là để hiểu rõ hơn về vai trò của cấu trúc sở hữu trong việc ảnh hưởng đến quyết định tài trợ cũng như chính sách sử dụng nợ của doanh nghiệp. Cụ thể, luận văn này xem xét sự ảnh hưởng của SHNN đến chính sách sử dụng nợ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Việt Nam thuộc loại hình quốc gia đang phát triển. Mặc dù nhiều nghiên cứu về chủ đề này đã được tiến hành ở nhiều quốc gia khác, có vài bài nghiên cứu sâu hơn đã được thực hiện ở các quốc gia này. Hơn thế nữa, vẫn còn một số hạn chế trong
  • 11. 2 các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và chính sách sử dụng nợ của doanh nghiệp. Đầu tiên, mục tiêu của hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm trước đây là giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách sử dụng nợ của doanh nghiệp. Thứ hai, các nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và CTV chỉ tập trung phân tích ở khía cạnh giải thích CTV của doanh nghiệp , và không phân tích sâu ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến mức độ đòn bẩy (ĐB) của doanh nghiệp . Hơn thế nữa, các nghiên cứu trước đây chỉ sử dụng biến giả đại diện cho SHNN dựa vào tỷ lệ SHNN lớn hơn 50%, trong khi việc đo lường chính xác SHNN là phần trăm cổ phần của nhà nước sở hữu trong doanh nghiệp (DN) lại không được tiến hành. Tất cả những hạn chế nêu trên đã nhấn mạnh lên sự cần thiết phải tiếp tục tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa SHNN, CTV và hiệu quả hoạt động ở Việt Nam. Đó là lý do học viên lựa chọn đề tài “Mối quan hệ giữa mức độ SHNN và chính sách sử dụng nợ của các doanh nghiệp : bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xem xét tác động của SHNN đến chính sách sử dụng nợ của DN . Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, luận văn đưa ra câu hỏi nghiên cứu là SHNN có tác động đáng kể đến chính sách sử dụng nợ của các DN hay không? Đồng thời có sự khác biệt đáng kể giữa nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và tổng nợ đối với ảnh hưởng của SHNN đến chính sách sử dụng nợ của các DN hay không? 1.3. Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu  Phạm vi nghiên cứu Luận văn thực hiện thu thập số liệu của các DN phi tài chính được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và thành phố Hà Nội (HNX) trong giai đoạn nghiên cứu từ 2010 – 2017.
  • 12. 3  Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tiến hành thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính (đã kiểm toán) của các DN phi tài chính niêm yết trên giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và thành phố Hà Nội (HNX) trong giai đoạn nghiên cứu từ 2010 – 2017. Trong đó các đối tượng nghiên cứu trực tiếp là chính sách sử dụng nợ của các DN thông qua tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản; SHNN được tính bởi tỷ lệ phần trăm nắm giữ của nhà nước trên tổng vốn cổ phần của doanh nghiệp, biến giả đại diện cho DN nhà nước; và các yếu tố có tác động chính sách sử dụng nợ của các DN này. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp hỗn hợp kết hợp giữa định tính và định lượng bên cạnh đó, sử dụng việc thống kê, phân tích trên dữ liệu sẵn có trong báo cáo thường niên của các DN . Luận văn sử dụng mô hình hồi quy để kiểm định mối quan hệ giữa mức độ SHNN và chính sách sử dụng nợ của các doanh nghiệp , từ đó có những kết luận phù hợp trên cơ sở kiểm định mô hình. 1.5. Nội dung đề tài Luận văn có 05 chương: Chương 01. Giới thiệu đề tài. Chương này trình bày khái quát về đề tài bằng cách đề cập lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu mà luận văn áp dụng. Chương 02. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu trước đây. Chương này thể hiện ba phần chính (i) đề cập cơ sở lý thuyết giải thích chính sách sử dụng nợ của các doanh nghiệp , (ii) đề cập đến các yếu tố quyết định chính sách sử dụng nợ của các doanh
  • 13. 4 nghiệp , và (iii) tổng quan các nghiên cứu trước đây khi phân tích tác động của SHNN đến chính sách sử dụng nợ của các doanh nghiệp . Chương 03. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn trình bày dữ liệu nghiên cứu, mô hình nghiên cứu cũng như đưa ra các đo lường và kỳ vọng dấu về mối quan hệ giữa các biến với chính sách sử dụng nợ của các DN và cuối cùng đề cập đến phương pháp hồi quy mà luận văn áp dụng. Chương 04. Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày thống kê mô tả và ma trận tương quan để người đọc có cái nhìn sơ bộ về dữ liệu nghiên cứu. Sau đó tiến hành các kiểm định cần thiết (phương sai thay đổi và tự tương quan) và trình bày kết quả hồi quy cũng như thảo luận các kết quả này. Chương 05. Kết luận. Chương này trình bày các kết quả mà luận văn đạt được từ đó đưa ra các kiến nghị dành cho các nhà quản trị và các nhà hoạch định chính sách. Cũng như đưa ra các hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo. 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Cũng như các nền kinh tế khác trong quá trình chuyển đổi, các DN ở Việt Nam có mức SHNN càng cao thì sẽ càng có tỷ lệ ĐB càng thấp hơn so với các DN khác. Đồng thời các DN càng sử dụng nợ ở kỳ trước càng nhiều, có quy mô càng lớn, đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình và có nhiều cơ hội tăng trưởng thì sẽ càng có khuynh hướng sử dụng nợ trong CTV ở kỳ hiện tại. Ngược lại, các DN càng có nhiều lợi nhuận, càng phải trả nhiều chi phí thuế thu DN và có rủi ro kinh doanh càng cao thì sẽ ít có động cơ tiếp cận với các khoản nợ và nợ vay để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp.
  • 14. 5 CHƢƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1. Khung lý thuyết 2.1.1. Lý thuyết đánh đổi Lý thuyết đánh đổi được đưa ra bởi Myers (1984) khi nhấn mạnh vào sự đánh đổi giữa mức thuế tiết kiệm được nhờ vào các khoản vay (lá chắn thuế) và các chi phí liên quan đến việc sử dụng nợ chẳng hạn như chi phí đại diện, chi phí phá sản và chi phí kiệt quệ tài chính (Oruc, 2009). Lý thuyết đánh đổi là lý thuyết cổ điển nhất và có liên quan đến các lý thuyết của Miller và Modigliani (1963) về CTV tối ưu. Lý thuyết đánh đổi cho rằng MM nhấn mạnh vào lợi ích của lá chắn thuế được bù đắp bởi chi phí kiệt quệ tài chính và chi phí đại diện (Danso và Adomako, 2014; Mostafa và Boregowda, 2014). Nói cách khác, cấu trúc vay nợ tối ưu có thể đạt được bằng cách đánh đổi giữa lợi ích của chi phí lãi vay và chi phí có liên quan đến việc vay nợ (Jahanzeb và các cộng sự, 2014). Trong khi đó, Sheikh và Wang (2010) cho rằng lý thuyết đánh đổi cho thấy có thể đạt được CTV tối ưu sẽ giúp tối đa hóa giá trị DN bằng cách tối thiểu hóa chi phí hiện hành của thị trường không hoàn hảo. Lý thuyết đánh đổi cũng dựa vào lý thuyết về thuế và chi phí phá sản, giả định rằng mỗi nguồn tài chính có chi phí sử dụng vốn và lợi nhuận riêng, và những nhân tố này ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN cùng với rủi ro kinh doanh và khả năng thanh toán (Awan và Amin, 2014). Do đó, các DN nếu muốn nhận được nhiều lợi thế từ việc vay thêm nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh thì chi phí khủng hoảng tài chính và lợi ích từ lá chắn thuế sẽ trở nên cân bằng. Chi phí phá sản là chi phí trực tiếp phát sinh từ khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính lớn hơn 0. Một trong các chi phí phá ản là chi phí thanh lý, thể hiện sự mất mát trong giá trị tài sản trong quá trình thanh lý tài sản của DN . Chi phí phá sản khác đó là chi phí kiệt quệ tài chính, thể hiện khi chi phí của một DN xảy ra khi các cổ đông tin rằng DN sẽ dừng hoạt động. Hơn nữa, lý thuyết về chi phí kiệt quệ tài chính và chi phí đại diện
  • 15. 6 cũng giả định rằng nợ cao hơn sẽ làm tăng chi phí kiệt quệ tài chính, từ đó có thể dẫn đến DN sẽ phả sản hoặc bị buộc DN phải thực hiện thanh lý tài sản hay tái cấu trúc DN (Awan và Amin, 2014). Từ những giải thích trên đây, cho thấy rằng chi phí kiệt quệ tài chính và lợi ích từ lá chắn thuế là cân bằng. Do đó, các doanh nghiệp có chi phí kiệt quệ tài chính cao sẽ có ít nợ hơn trong CTV: V (giá trị DN ) = V + PV (lợi ích của lá chắn thuế) – PV (chi phí kiệt quệ tài chính) Ngoài ra, còn có nhiều nhân tố khác tác động đến cơ cấu vốn trong CTV. Bên cạnh lợi ích của lá chắn thuế, nguồn vốn vay cũng đem lại một số lợi ích cho doanh nghiệp. Đầu tiên, nợ thể hiện như một tín hiệu tác động đến giá trị cho DN khi mà ĐB sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp, bởi vì tăng mức ĐB đi liền với giá trị của DN trên thị trường tăng lên. Thứ hai, chi phí đại diện liên quan đến vốn cổ phần sẽ được giảm khi DN sử dụng nợ. Những chi phí đại diện như vấn đề dòng tiền tự do hay vấn đề đầu tư quá mức (Jensen, 1986) sẽ được hạn chế khi các chủ nợ thực hiện các hoạt động giám sát chặt chẽ hơn trong hoạt động của doanh nghiệp, từ đó hạn chế được vấn đề đầu tư quá mức của nhà quản lý. Thứ ba, nợ sẽ làm giảm chi phí đại diện nên sẽ giám sát được các nhà quản lý. Trong khi đó, bất lợi của nợ (bên cạnh chi phí kiệt quệ tài chính/ chi phí phá sản) gồm: Các nhà quản lý có thể vay nhiều hơn để trả cho các cổ đông trong trường hợp doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản, mà những người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất có thể là những bên cho vay. Ngoài ra, các nhà quản lý thực hiện theo ý thích của các cổ đông có thể dẫn đến sự thay đổi đầu tư vào tài sản rủi ro hơn và chi phí cho các dự án này xuất phà từ nguồn nợ vay. Hơn nữa, nợ quá mức có thể dẫn đến vấn đề đầu tư dưới mức và “debt overhang” khi mà nhiều dự án có mức NPV dương bị bỏ qua bởi vì không thể phát hành thêm nợ vào thời điểm thích hợp bởi vì mức nợ hiện tại (Mostafa và Boregowda, 2014). 2.1.2. Lý thuyết trật tự phân hạng Myers và Majluf (1984) phát triển lý thuyết trật tự phân hạng dựa vào vấn đề bất cân xứng thông tin giữa các cổ đông bên trong (người chủ và nhà quản lý) với những
  • 16. 7 người bên ngoài DN (nhà đầu tư và chủ nợ). Những nhà lãnh đạo sử dụng các chính sách tài chính với mục đích tối thiểu hóa chi phí có liên quan đến vấn đề bất cân xứng thông tin, đặc biệt lựa chọn đối nghịch, và thích sử dụng nguồn vốn nội bộ hơn là nguồn vốn bên ngoài. Lý thuyết này giả định rằng các nhà lãnh đạo sử dụng nguồn vốn theo thứ tự: nguồn vốn nội bộ, phát hành nợ không rủi ro, phát hành nợ rủi ro và phát hành cổ phiếu như là sự lựa chọn cuối cùng. Hành động phát hành cổ phiếu mới cho thấy tín hiệu giá cổ phiếu sẽ giảm, do đó giảm mức cổ tức để tăng dòng tiền và giảm chi phí sử dụng vốn bằng cách hạn chế tối đa việc sử dụng các khoản vay. Do đó, các DN có lợi nhuận thường ưa thích các nguồn vốn nội bộ có sẵn hơn. Vấn đề bất cân xứng thông tin cho thấy sự khác biệt giữa hành vi phát hành nợ và vốn cổ phần. Khi DN thực hiện vay nợ cho thấy hội đồng quản trị tự tin rằng các dự án đang đầu tư sẽ đem lại lợi nhuận và giá chứng khoán hiện tại đang bị định dưới giá. Phát hành cổ phiếu mới thể hiện sự thiếu tự tin của hội đồng quản trị khi cho rằng giá chứng khoán đang bị định giá quá mức, do đó giá cổ phiếu sẽ giảm. Holmes và Kent (1991) chỉ ra rằng lý thuyết trật tự phân hạng áp dụng cho các DN vừa và trung bình (Kremp và Philippon, 2008). Các DN vừa và trung bình không có mục tiêu đạt CTV tối ưu, thường ưa thích nguồn vốn nội bộ hơn nguồn vốn bên ngoài, hay nợ hơn là vốn chủ sở hữu mới. Các DN này thường lựa chọn đi vay khi mức đầu tư vượt quá dòng tiền nội bộ, mặc dù phải đối mặt với chi phí giao dịch trong mối quan hệ tín dụng này. Những chi phí này có thể bằng 0 đối với các nguồn vốn nội bộ (dòng tiền), sau đó, cao hơn là chi phí sử dụng nợ, và chi phí phát hành cổ phần mới là cao nhất. Mục tiêu của các nhà quản lý DN nhỏ và trung bình là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, do đó họ sẽ lựa chọn nguồn vốn nội bộ để tài trợ đầu tiên và nếu những nguồn vốn này cạn kiệt, họ sẽ thích sử dụng nợ hơn là tăng vốn chủ sở hữu. Chi phí giao dịch và tài chính hành vi (Barberis và Thaler, 2003) cũng có thế giải thích các hành vi sử dụng nguồn tài trợ của các DN nhỏ và trung bình. Williamson (1988) cho thấy mối quan hệ giữa quyết định tài chính và tính chất của tài sản tài chính. Đối với tài sản vô hình, trình tự lựa chọn nguồn vốn theo Myers và Majluf (1984) như sau: dòng
  • 17. 8 tiền, vốn chủ sở hữu và nợ. Leary và Roberts (2010) đã chỉ ra rằng các DN thường xuyên phát hành vốn cổ phần khi họ không nên làm như vậy, và cho rằng việc bắt chước theo hành động của các DN khác có thể giải thích được 70% hành vi tài chính của DN . Một mặt, các nhà quản lý lý trí thường đưa ra mức rủi ro cao hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ và trung bình, bởi vì các quyết định được đưa ra bởi chủ doanh nghiệp kiêm hoạt động quản lý. Mặt khác, các chiến lược của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mục đích là đáp ứng chủ yếu lợi ích của các nhà quản lý và các cổ đông. Các doanh nghiệp nhỏ và trung bình trải qua giai đoạn thiếu hụt vốn chủ sở hữu và có ít khả năng tiếp cận vào thị trường vốn. Lý thuyết trật tự phân hạng dự báo rằng CTV tối ưu sẽ khó đạt được nhưng các doanh nghiệp sẽ tuân theo một số quy tắc nhất định. Lý thuyết này giải thích bất cân xứng thông tin giữa các doanh nghiệp bên trong và bên ngoài và giả thiết rằng: chi phí và lợi ích của nguồn tài chính bên ngoài theo lý thuyết trật tự phân hạng thấp hơn so với chi phí phát hành cổ phần mới (nguồn vốn nội bộ). Chi phí giao dịch liên quan đến nguồn vốn bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn nguồn tài chính. Chi phí giao dịch nợ không cao hơn chi phí phát hành cổ phần (Baskin, 1989). Holmes và Kent (1991) và Hamiltion và Fox (1998) cho thấy rằng các nhà quản lý không thích việc mất quyền kiểm soát DN . Đó là lý do mà các nhà quản lý thường không chấp nhận các cổ đông mới và cố gắng tài trợ cho các dự án bằng nguồn vốn nội bộ có sẵn. Các nhà quản lý sẽ tài trợ các hoạt động của DN mà không có các hạn chế kiểm soát khi DN không có đủ nguồn vốn nội bộ. Do đó, các nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng đầu tiên bởi vì các nguồn vốn này không yêu cầu tài sản thế chấp, tiếp theo là nguồn vốn dài hạn và cuối cùng là phát hành cổ phần (Huang và Ritter, 2009; Bistrova và các cộng sự, 2011). Lợi nhuận giữ lại giúp ngăn chặn các vấn đề về lựa chọn đối nghịch. Các nhà đầu tư bên ngoài thường ý thức về các khoản nợ và vốn chủ sở hữu của DN . Một nhà quản lý có lý trí sẽ chọn các tài sản rủi ro hơn là nợ, và do đó sẽ định giá lại DN sau khi DN đó phát hành cổ phần. Do đó, các DN xem xét lợi nhuận giữ lại là nguồn tài trợ tốt hơn là nguồn tài trợ bên ngoài. Nếu một DN không có mức lợi nhuận giữ lại đầy đủ thì DN đó sẽ chọn vay nợ. Thị trường có thể định giá sai giá trị DN khi mà những người bên trong nắm
  • 18. 9 nhiều thông tin hơn các nhà đầu tư bên ngoài. Để tránh được định giá sai có thể xem xét các nguồn vốn của DN theo lý thuyết trật tự phân hạng. Trong điều kiện thị trường hoàn hảo, nguồn vốn bên ngoài được ưa thích hơn nguồn vốn bên ngoài, các khoản nợ an toàn, và cuối cùng là phát hành cổ phần mới (Donaldson, 1961, Myers và Majluf, 1984; Myers, 1984). Myers và Majluf (1984) giải thích khi các nhà quản lý phát hành cổ phần mới thay vì các khoản nợ ít rủi ro khi các nhà đầu tư lý trí bên ngoài làm giảm giá trị cổ phiếu của DN . Để giảm thiểu rủi ro này, các nhà quản lý thường hạn chế việc phát hành thêm cổ phần đến mức có thể. Mô hình của Myers và Majluf (1984) đưa ra kết luận tượng tự khi mà các nhà quản lý đầu tiên sẽ chọn các nguồn vốn nội bộ, sau đó là nợ và cuối cùng là cổ phần mới. Khi không có cơ hội đầu tư nào, lợi nhuận được giữ lại để tài trợ cho các dự án trong tương lai. Frank và Goyal (2007) cho rằng lý thuyết trật tự phân hạng cũng có thể xuất phát từ chi phí đại diện bởi vì vấn đề đại diện giữa các nhà sở hữu/ quản lý và các nhà đầu tư bên ngoài. 2.1.3. Lý thuyết đại diện Chi phí đại diện trở thành một nhân tố cốt lõi khi xác định CTV tối ưu của doanh nghiệp. Jensen và Meckling (1976) lập luận rằng dòng tiền của DN không thay đổi so với cấu trúc sở hữu của DN . Bằng việc cố định quy mô của DN và nguồn tài trợ bên ngoài của các doanh nghiệp, giá trị DN sẽ là hàm số phụ thuộc vào chi phí đại diện. Các tác giả xác định vấn đề đại diện như là mâu thuẫn giữa các cổ đông và các nhà quản lý của doanh nghiệp, trong đó nhà quản lý của DN là người được ủy quyền để thực hiện một số quyết định thay mặt cho các cổ đông. Trong hầu hết các trường hợp, có sự khác biệt đáng kể giữa lợi ích của các cổ đông và các nhà quản lý. Do vậy, các nhà quản lý sẽ không thực hiện theo các lợi ích của các cổ đông. Nhìn chung, có hai loại mâu thuẫn trong vấn đề đại diện của DN : (i) mâu thuẫn giữa cổ đông và nhà quản lý và (ii) mâu thuẫn giữa cổ đông và chủ nợ.
  • 19. 10 Mâu thuẫn giữa cổ đông và nhà quản lý xảy ra khi các cổ đông không thể biết rõ các nguồn thu nhập của doanh nghiệp, trong khi đó họ hầu như phải gánh chịu chi phí từ các hoạt động của DN . Trường hợp này thấy rõ rệt ở các DN có dòng tiền tự do thặng dư. Dòng tiền tự do là hình thức của dòng tiền dư thừa có thể được sử dụng để tài trợ vào các dự án có NPV dương. Tuy nhiên, các nhà quản lý có xu hướng lạm dụng phần dòng tiền dư thừa này đầu tư vào các dự án có NPV âm, các hoạt động không hiệu quả khác hoặc với các lợi ích cá nhân của các nhà quản lý. Do đó, để giải quyết vấn đề này, nợ thường được sử dụng như là một phương thức giải quyết vấn đề này. Jensen (1986) cũng lập luận rằng nguồn tài trợ bằng nợ có thể làm giảm bớt vấn đề dòng tiền tự do ở các DN . Bằng cách thực hiện huy động bằng nợ vay, các nhà quản lý có nghĩa vụ phải thanh toán lãi và vốn gốc cho các chủ nợ. Nếu các nhà quản lý không đáp ứng được các nghĩa vụ với các chủ nợ, DN có thể phải đối mặt với rủi ro phá sản. Bên cạnh đó, Jensen và Meckling (1976) lập luận rằng mâu thuẫn giữa chủ nợ và cổ đông xảy ra do sự bất cân bằng trong hợp đồng vay nợ. Nếu các dự án thành công, các cổ đông có thể đạt được hầu hết các lợi ích từ dự án. Mặt khác, các chủ nợ phải chịu tổn thất nếu như dự án thất bại. Mâu thuẫn này dẫn đến một số hậu quả cho DN chẳng hạn như vấn đề đầu tư quá mức (chuyển dịch rủi ro) hay vấn đề đầu tư dưới mức (thay thế tài sản). Vấn đề đầu tư quá mức cho thấy rằng các nhà quản lý, người đại diện của các cổ đông, sẽ có xu hướng chấp nhận các dự án NPV âm (các dự án có tính rủi ro cao) để gia tăng tài sản của cổ đông hơn là việc gia tăn tổng giá trị của DN . Nếu các dự án thất bại, rủi ro sẽ được dịch chuyển vào các trái chủ (chủ nợ). Ngược lại, nếu dự án gia tăng mức độ nợ và giảm vốn chủ sở hữu, các nhà quản lý cố gắng né các dự án này thậm chí cho dù các dự án có NPV dương. Vấn đề này được biết đến là vấn đề đầu tư dưới mức hoặc vấn đề thay thế tài sản. Các DN sẵn lòng bác bỏ các dự án đầu tư mang lại lợi ích khi lợi ích của dự án không đủ hấp dẫn DN so với chi phí của các cổ đông bỏ ra. Chi phí đại diện của nợ có thể được giảm thiểu nếu các nhà quản lý lựa chọn các dự án an toàn hơn với mức sinh lời chấp nhận được. Danh tiếng của DN và loại hình của dự án thể hiện thông qua dự án an toàn và dự án rủi ro, có thể xác định được mức độ nợ của DN như với các DN trẻ thì sẽ sử dụng mức độ nợ thấp hơn so với các DN lâu năm.
  • 20. 11 Theo Diamond (1989), các DN lâu năm có xu hướng lựa chọn các dự án an toàn và chấp nhận kỳ hạn vay dài hơn với chi phí vay nợ thấp hơn và cuối cùng sẽ đạt được danh tiếng tốt hơn. Trong khi đó, các DN trẻ với danh tiếng thấp hơn sẽ có xu hướng chấp nhận các dự án có tính rủi ro cao và cuối cùng, các DN này sẽ dịch chuyển sang các dự án an toàn nếu như không phải đối mặt với rủi ro phá sản hoặc rủi ro kiệt quệ tài chính. Tuy nhiên, Hirshleifer và các cộng sự (1992) lập luận rằng các DN có thể phải giảm tỷ lệ nợ khi danh tiếng của DN là nhân tố chính trong việc theo đuổi các dự án an toàn. 2.2. Các yếu tố quyết định chính sách sử dụng nợ 2.2.1. Quy mô DN Quy mô DN có thể được xem như là yếu tố quan trọng trong việc quyết định CTV của các doanh nghiệp . Trong thực tế có thể thấy rằng quy mô DN có thể có tác động đáng kể đến các chính sách kinh doanh, cũng như các quyết định của DN như quyết định đầu tư, quyết định tài trợ; do đó sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến ĐB của doanh nghiệp . Hơn thế nữa, cả các lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm đều cho rằng quy mô DN có tác động đáng kể đến CTV của các doanh nghiệp , nhưng các kỳ vọng từ lý thuyết cũng như các phát hiện từ các bằng chứng thực nghiệm thì vẫn chưa thật sự rõ ràng đối với mối quan hệ giữa hai biến số này. Cụ thể, theo lý thuyết đánh đổi của Myers (1984) đã cho rằng các DN có quy mô lớn có thể đạt được một tỷ lệ nợ cao trong CTV do tận dụng được ưu điểm quy mô kinh tế cũng như rủi ro tín dụng của các DN này tương đối thấp hơn so với các DN có quy mô nhỏ do có thể đa dạng hóa kinh doanh tốt hơn (Frank và Goyal, 2009), cho nên sẽ có được hạn mức cấp tín dụng cao hơn với chi phí tương đối thấp hơn. Sự kỳ vọng này đã được các nghiên cứu thực nghiệm của Booth và các cộng sự (2001) và Huang và Song (2006) ủng hộ khi cung cấp bằng chứng cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô DN và ĐB của các doanh nghiệp . Tuy nhiên, lý thuyết trật tự phân hạng thì lại kỳ vọng mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô DN và ĐB của các doanh nghiệp . Theo đó, lý thuyết này cho rằng các DN có quy mô nhỏ sẽ phải đối mặt với vấn đề bất cân xứng thông tin cao (Voulgaris và các cộng sự, 2004), cho nên chi phí sử dụng vốn của các DN này sẽ tương đối tốn kém. Điều
  • 21. 12 này cũng có thể được hiểu như là các DN có quy mô lớn sẽ có chi phí sử dụng vốn tương đối rẻ hơn, do đó các DN này sẽ có khuynh hướng phát hành vốn cổ phần khi có nhu cầu về vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư cũng như trang trải chi phí hoạt động (Rajan và Zingales, 1995). Kết quả là các DN có quy mô lớn sẽ có tỷ lệ ĐB tương đối thấp hơn (Frank và Goyal, 2009). Kỳ vọng của lý thuyết này cũng được Bevan và Danbolt (2002) và Deesomsak và các cộng sự (2004) Antoniou và các cộng sự (2008), Mitton (2008) ủng hộ bằng cách cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa hai biến số này. 2.2.2. Lợi nhuận DN Lợi nhuận của DN được xem như là vấn đề mà các nhà quản trị của DN cũng như các nhà đầu tư bên ngoài khá quan tâm đến, bởi vì một sự gia tăng trong lợi nhuận của DN cho thấy được DN đang hoạt động kinh doanh hiệu quả và có thể thực hiện việc chi trả cổ tức cho các cổ đông của doanh nghiệp . Do đó, lợi nhuận sẽ có thể có tác động đáng kể đến ĐB của các doanh nghiệp . Tuy nhiên, mối quan hệ giữa lợi nhuận và ĐB của các DN thì dường như lại chưa rõ ràng và nhất quán kể cả khía cạnh lý thuyết lẫn thực nghiệm. Cụ thể, lý thuyết đánh đổi và lý thuyết đại diện đều cho rằng lợi nhuận của các DN có thể làm gia tăng tỷ lệ ĐB của các doanh nghiệp . Theo đó lý thuyết đánh đổi lập luận rằng các DN có lợi nhuận càng nhiều thì sẽ có thể giảm thiểu chi phí kiệt quệ tài chính và khả năng phá sản thấp, cho nên sẽ có thể tiếp cận với các khoản tài trợ bên ngoài (vay nợ) dễ dàng hơn với chi phí lãi vay tương đối rẻ hơn so với các DN khác. Điều này cho thấy rằng tỷ lệ ĐB của các DN có lợi nhuận cao sẽ có khuynh hướng cao hơn so với các DN khác. Hơn thế nữa, lý thuyết đại diện cũng cho rằng các DN có lợi nhuận càng cao sẽ phải đối mặt với vấn đề dòng tiền tự do càng nghiêm trọng, do đó, để giảm thiểu chi phí đại diện phát sinh từ vấn đề dòng tiền tự do này, các DN có lợi nhuận càng cao sẽ có xu hướng gia tăng việc sử dụng nợ (Jensen, 1986). Các kết quả thực nghiệm của Bowen và các cộng sự (1982) và Dammom và Senbet (1988) đã ủng hộ mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận và ĐB của các doanh nghiệp .
  • 22. 13 Tuy nhiên, lý thuyết trật tự phân hạng lại kỳ vọng rằng lợi nhuận sẽ làm giảm tỷ lệ ĐB của các doanh nghiệp . Theo đó, lý thuyết này cho rằng các DN sẽ ưa thích việc sử dụng nguồn vốn nội bộ (lợi nhuận) để tài trợ cho các dự án đầu tư cũng như trang trải chi phí của doanh nghiệp , sau đó đến nợ vay và cuối cùng là vốn chủ sở hữu. Cho nên các DN có lợi nhuận càng nhiều sẽ có khuynh hướng sử dụng ít nợ vay (tỷ lệ ĐB thấp hơn) vì nguồn tài trợ chủ yếu của DN lúc này là lợi nhuận giữ lại mà DN có được (Myers, 1984). Sự kỳ vọng của lý thuyết trật tự phân hạng nhận được nhiều sự ủng hộ từ các nghiên cứu trước đây như Booth và các cộng sự (2001), Pandey và Chotigeat (2004), Mitton (2006), Correa và các cộng sự (2007), Feidakis và Rovolis (2007), Shah và Khan (2007), Lemmon và các cộng sự (2008), Mittoo và Zhang (2008), Chakraborty (2010), Baharuddin và các cộng sự (2011). 2.2.3. Tài sản hữu hình Tài sản hữu hình được xem như là yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến CTV của các doanh nghiệp . Hơn thế nữa, cả các lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm đều cho rằng tài sản hữu hình có tác động đáng kể đến CTV của các doanh nghiệp , nhưng các kỳ vọng từ lý thuyết cũng như các phát hiện từ các bằng chứng thực nghiệm thì vẫn chưa thật sự rõ ràng đối với mối quan hệ giữa hai biến số này. Cụ thể, cả lý thuyết đánh đổi và lý thuyết đại diện đều kỳ vọng rằng tài sản hữu hình sẽ có mối quan hệ cùng chiều với ĐB của các doanh nghiệp . Mối quan hệ này được lập luận rằng các DN có tài sản hữu hình càng cao càng có thể dễ dàng tiếp cận với các khoản vay với chi phí tương đối thấp hơn so với các DN khác (Shah và Khan, 2007) do một sự gia tăng trong tài sản hữu hình hàm ý tài sản đảm bảo của DN đối với các khoản vay cũng được gia tăng (Titman và Wessels, 1988). Do đó tỷ lệ ĐB của các DN này có thể cao hơn so với các DN khác. Hơn thế nữa, theo lý thuyết đại diện, tài sản hữu hình có thể giúp các DN giảm thiểu chi phí kiệt quệ tài chính (Myers, 1984) và do đó sẽ làm giảm rủi ro mà các chủ nợ gánh chịu từ vấn đề đại diện (Jensen và Meckling, 1976). Sự kỳ vọng của hai lý thuyết này được ủng hộ bởi các nghiên cứu trước đây như Shah và Khan (2007), Feidakis và Rovolis (2007), Antoniou và các cộng sự (2008), Lemmon và các cộng sự (2008), Mittoo và Zhang (2008), Frank và
  • 23. 14 Goyal (2009), Baharuddin và các cộng sự (2011) khi cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa hai biến số này. Ngược lại, lý thuyết trật tự phân hạng kỳ vọng rằng tài sản hữu hình có tác động ngược chiều đến ĐB của các doanh nghiệp . Theo đó, lý thuyết này cho rằng, các DN có tài sản hữu hình càng cao trong tổng tài sản sẽ có thể giảm thiểu vấn đề bất cân xứng thông tin mà DN phải đối mặt, do đó chi phí sử dụng vốn của các DN này sẽ tương đối thấp hơn so với các DN khác (Myers và Majluf, 1984). Điều này làm cho các DN sẽ có khuynh hướng phát hành vốn cổ phần khi có nhu cầu về vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư cũng như trang trải chi phí hoạt động (Frank và Goyal, 2009). Kết quả là tỷ lệ ĐB của các DN sẽ giảm xuống. Các nghiên cứu thực nghiệm bao gồm Booth và các cộng sự (2001) và Huang và Song (2006) đã ủng hộ kỳ vọng của lý thuyết này bằng việc tìm thấy phát hiện cho thấy mối quan hệ giữa tài sản hữu hình và ĐB là ngược chiều. 2.2.4. Cơ hội tăng trƣởng Cơ hội tăng trưởng được cho rằng có ảnh hưởng đáng kể đến ĐB của các DN do cơ hội tăng trưởng có thể làm thay đổi quyết định đầu tư của các doanh nghiệp . Tuy nhiên, mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng và ĐB của các DN thì chưa thật sự rõ ràng và nhất quán. Chẳng hạn như, lý thuyết đánh đổi và lý thuyết đại diện kỳ vọng tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa cơ hội tăng trưởng và ĐB của doanh nghiệp . Theo đó, lý thuyết đánh đổi cho rằng các DN có cơ hội tăng trưởng càng cao sẽ càng phải đối mặt với chi phí kiệt quệ tài chính càng cao, cho nên các DN này sẽ giảm thiểu tỷ lệ ĐB trong CTV của họ (Titman và Wessels, 1988). Hơn thế nữa, lý thuyết đại diện cho rằng các DN có cơ hội tăng trưởng càng cao thì sẽ càng đầu tư lệch khỏi mức tối ưu và do đó sẽ làm gia tăng chi phí đại diện của nợ (Jensen và Meckling, 1976). Cho nên các DN có nhiều cơ hội tăng trưởng sẽ giảm thiểu tỷ lệ nợ vay. Các nghiên cứu thực nghiệm chẳng hạn như Rajan và Zingales (1995), Jong và các cộng sự (2007), Antoniou và các cộng sự (2008), Gurcharan (2010) cũng đã ủng hộ sự kỳ vọng của hai lý thuyết này.
  • 24. 15 Ngược lại, lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng cơ hội tăng trưởng và ĐB thể hiện mối quan hệ cùng chiều với nhau. Theo đó lý thuyết này cho rằng các DN có nhiều cơ hội tăng trưởng sẽ phải đối mặt với vấn đề bất cân xứng thông tin tương đối cao hơn so với các DN khác bởi vì các cổ đông hiện hữu sẽ không sẵn lòng chia sẻ/tiết lộ các thông tin về dự án đầu tư của DN cho nên sẽ làm gia tăng chi phí sử dụng vốn cổ phần của doanh nghiệp . Hơn thế nữa, khi cơ hội đầu tư gia tăng thì các DN sẽ có nhu cầu tiếp cận với các nguồn tài trợ bên ngoài và do đó giữa nợ và vốn cổ phần, các DN có khuynh hướng tiếp cận với các khoản vay nợ nhiều hơn là việc phát hành vốn cổ phần vì chi phí phát hành sẽ tốn kém hơn so với chi phí vay nợ. Do đó, tỷ lệ ĐB của các DN này sẽ gia tăng hơn so với các DN khác. Sự kỳ vọng này cũng được nhiều nghiên cứu trước đây ủng hộ khi cung cấp các bằng chứng thực nghiệm cho thấy cơ hội tăng trưởng có tác động cùng chiều đến ĐB của DN chẳng hạn như Titman và Wessel (1989), Harris và Raviv (1991), Booth và các cộng sự (2001), Pandey (2001), Pandey và Chotigeat (2004), Chen (2004), Feidakis và Rovolis (2007), Ullah và Nishat (2008), Baharuddin và các cộng sự (2011). 2.2.5. Rủi ro kinh doanh Khi hoạt động kinh doanh các DN luôn phải đối mặt với vấn đề rủi ro kinh doanh. Do đó rủi ro kinh doanh có thể tác động đến các quyết định, chính sách, chiến lược của DN trong từng thời kì. Cho nên ĐB cũng sẽ chịu tác động của rủi ro kinh doanh. Cả góc độ lý thuyết lẫn góc độ thực nghiệm đều cho thấy rằng rủi ro kinh doanh là yếu tố quan trọng quyết định đến tỷ lệ ĐB của các doanh nghiệp , nhưng chiều hướng tác động của rủi ro kinh doanh đến ĐB lại chưa thật sự rõ ràng và nhất quán. Cụ thể, lý thuyết đánh đổi kỳ vọng mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro kinh doanh và ĐB của các doanh nghiệp . Theo đó lý thuyết này cho rằng các DN có rủi ro kinh doanh càng nhiều sẽ càng phải đối mặt với kiệt quệ tài chính cũng như rủi ro phá sản, cho nên các DN này hạn chế tiếp cận với các khoản vay nợ, cũng như khi đó các ngân hàng/tổ chức tín dụng/chủ nợ sẽ hạn chế cấp tín dụng cho các DN này. Kết quả là tỷ lệ ĐB của các DN này sẽ giảm xuống. Ngoài ra, các DN có rủi ro kinh doanh càng cao thì sẽ càng có dòng tiền bất ổn định, mà khi dòng
  • 25. 16 tiền của các DN bất ổn định thì DN cũng sẽ không thể tận dụng ưu điểm lá chắn thuế của nợ (Myers, 1984). Do đó, các DN này sẽ giảm thiểu ĐB của họ. Ngược lại, lý thuyết trật tự phân hạng lại kỳ vọng rủi ro kinh doanh có tác động cùng chiều đến tỷ lệ ĐB của các doanh nghiệp . Lý thuyết này cho rằng các DN có rủi ro kinh doanh càng cao sẽ càng phải đối mặt với vấn đề bất cân xứng thông tin càng cao vì các DN sẽ không sẵn lòng công bố thông tin tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cho nên chi phí sử dụng vốn cổ phần của các DN lúc này sẽ tương đối cao hơn so với các DN khác. Do đó, các DN sẽ có khuynh hướng ưa thích tiếp cận với các khoản nợ vay hơn do chi phí vay nợ thấp tương đối hơn so với việc phát hành vốn cổ phần. Kết quả là các DN này sẽ gia tăng tỷ lệ ĐB trong CTV. 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây Chen và Strange (2005) cố gắng thực hiện nghiên cứu để nghiên cứu các yếu tố quyết định CTV của các DN ở Trung Quốc năm 2003. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng số liệu tài chính của các DN niêm yết ở sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến và loại trừ các công ty đang kinh doanh trong lĩnh vực tài chính cũng như không có sẵn số liệu nghiên cứu. Do đó, các tác giả có được mẫu nghiên cứu cuối cùng bao gồm 972 DN . Đồng thời, CTV của các DN được nghiên cứu đo lường bởi hai đo lường là tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ tổng nợ trên giá trị thị trường của doanh nghiệp . Hơn thế nữa, các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu bao gồm lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp, tài sản vô hình, rủi ro, cơ hội tăng trưởng, độ tuổi doanh nghiệp, thuế phải trả, sở hữu tổ chức, SHNN của các doanh nghiệp . Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy OLS để ước lượng mô hình nghiên cứu giải thích CTV của các doanh nghiệp , nghiên cứu tìm thấy rằng, SHNN không có tác động đáng kể đến ĐB sổ sách nhưng lại có mối tương quan âm với ĐB thị trường ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp có mức độ SHNN càng cao thì sẽ càng giảm thiểu tỷ lệ ĐB thị trường của doanh nghiệp . Ngoài ra, lợi nhuận, sở hữu tổ chức cho thấy tương quan âm với ĐB của DN ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy rằng các công ty có lợi nhuận càng cao và mức độ sở hữu tổ chức càng cao thì sẽ càng giảm tỷ lệ ĐB. Ngược lại, quy mô doanh
  • 26. 17 nghiệp, rủi ro, cơ hội tăng trưởng, và độ tuổi của DN cho thấy mối tương quan dương với tỷ lệ ĐB của các DN ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy rằng các DN có quy mô càng lớn, đối mặt với rủi ro, có nhiều cơ hội tăng trưởng và thành lập lâu đời có khuynh hướng tiếp cận nhiều với các khoản nợ và nợ vay. Zou và Xiao (2006) giải thích hành vi tài trợ của các DN được niêm yết ở Trung Quốc trong giai đoạn 1993 – 2000. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã thực hiện thu thập các báo cáo tài chính của các DN niêm yết ở Trung Quốc và loại trừ các DN (i) đang hoạt động ở ngành tài chính bao gồm các ngân hàng, các DN đầu tư tài chính, (ii) các DN niêm yết ở nước ngoài (chẳng hạn như Mỹ và Hong Kong), và (iii) không có sẵn dữ liệu để tính toán các biến trong mô hình nghiên cứu. Cuối cùng các tác giả thu được mẫu nghiên cứu không cân bằng bao gồm 216 DN từ năm 1993 – 2000 với tổng số quan sát là 1424 hoạt động ở 15 ngành nghề khác nhau. Hơn thế nữa, các tác giả đo lường CTV của các DN bởi 04 đại diện như các nghiên cứu trước đã đề nghị bao gồm tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng nợ trên giá trị thị trường của doanh nghiệp và tỷ lệ nợ dài hạn trên giá trị thị trường của doanh nghiệp . Đồng thời mô hình nghiên cứu của các tác giả cũng sử dụng các biến số quy mô doanh nghiệp, tài sản hữu hình, cơ hội tăng trưởng, lợi nhuận, rủi ro, thuế, lá chắn thuế phi nợ, tỷ lệ chi trả cổ tức, SHNN, sở hữu nước ngoài làm đại diện cho các biến độc lập có tác động đến CTV của các doanh nghiệp . Bằng cách lựa chọn mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định (REM) để ước lượng mô hình nghiên cứu, nghiên cứu tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng SHNN không có tác động đáng kể đến CTV của các doanh nghiệp có trong mẫu nghiên cứu của các tác giả. Ngoài ra, các yếu tố như quy mô doanh nghiệp, tài sản hữu hình, thuế cho thấy mối tương quan dương với các đại diện cho ĐB của các DN ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp có quy mô càng lớn, đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình, và thuế càng cao thì càng sử dụng nhiều nợ và nợ vay trong CTV. Ngược lại, các yếu tố như cơ hội tăng trưởng, lợi nhuận, lá chắn thuế phi nợ, tỷ lệ chi trả cổ tức và sở hữu nước ngoài có tương quan âm với các đại diện cho ĐB của các DN ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng càng nhiều, lợi nhuận càng nhiều, lá chắn thuế phi nợ càng cao, càng chi trả cổ tức càng nhiều
  • 27. 18 và có mức độ sở hữu nước ngoài càng cao thì sẽ giảm việc sử dụng nợ và nợ vay trong CTV của các doanh nghiệp . Poyry và Maury (2010) giải thích mối tương quan giữa cấu trúc sở hữu và CTV của các DN ở Nga – nền kinh tế có cơ chế quản trị yếu kém, mức độ tập trung sở hữu cao, và ngành ngân hàng nhà nước – trong giai đoạn 2000 - 2004. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã thu thập số liệu tài chính của các DN niêm yết ở Nga và loại trừ các DN hoạt động trong ngành tài chính ra khỏi mẫu nghiên cứu của các tác giả. Do đó, mẫu nghiên cứu của nghiên cứu này bao gồm 95 DN phi tài chính từ năm 2000 – 2004 với tổng số quan sát 368. Đồng thời, các tác giả áp dụng cách đo lường ĐB của Frank và Goyal (2004), cụ thể, ĐB trong nghiên cứu này được đại diện bởi 06 biến số lần lượt là (1) tổng nợ trên tổng tài sản, (2) nợ vay trên tổng tài sản, (3) nợ dài hạn trên tổng tài sản, (4) tổng nợ trên giá trị thị trường của doanh nghiệp , (5) nợ vay trên giá tri thị trường của DN và (6) nợ dài hạn trên giá trị thị trường của doanh nghiệp . Hơn thế nữa, mô hình nghiên cứu của các tác giả sử dụng các biến như quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận, tín dụng thương mại, tài sản hữu hình, cơ hội tăng trưởng, mức độ SHNN, mức độ sở hữu nước ngoài làm đại diện cho các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu xác định CTV của các DN ở Nga. Bằng cách ước lượng mô hình nghiên cứu bởi phương pháp hồi quy OLS, nghiên cứu này tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng SHNN có tương quan dương với 06 đại diện cho CTV của các DN ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp có mức độ SHNN càng cao sẽ càng có khuynh hướng sử dụng nợ và nợ vay trong CTV của họ. Ngoài ra, các biến số khác dường như đều có tương quan âm với CTV của các doanh nghiệp, cụ thể lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp, tài sản hữu hình đều cho thấy tác động ngược chiều đến CTV ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp có lợi nhuận càng cao, quy mô càng lớn và đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình thì sẽ giảm sử dụng nợ và nợ vay trong CTV. Su (2010) thực hiện nghiên cứu nhằm phân tích tác động của đa dạng hóa kinh doanh, cấu trúc sở hữu đến CTV của các doanh nghiệp ở Trung Quốc trong giai đoạn 2000 – 2006. Trong nghiên cứu này, tác giả đã thu thập số liệu tài chính của các DN và
  • 28. 19 loại trừ các doanh nghiệp (1) hoạt động trong ngành tài chính, (2) không có đủ số liệu để nghiên cứu ra khỏi mẫu nghiên cứu. Do đó, mẫu nghiên cứu cuối cùng mà tác giả có được bao gồm 789 DN hoạt động ở các ngành khác nhau với tổng quan sát 5523. Đồng thời, CTV được tác giả đo lường theo 03 cách: (1) tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản,(2) tỷ lệ tổng nợ trên giá trị thị trường của doanh nghiệp và (3) tỷ lệ nợ dài hạn trên giá trị thị trường của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, tác giả sử dụng các biến SHNN, lợi nhuận, rủi ro kinh doanh, tài sản hữu hình, lá chắn thuế phi nợ, cơ hội tăng trưởng, sở hữu của cổ đông lớn nhất, quy mô doanh nghiệp, độ tuổi của doanh nghiệp, số lượng giám đốc, số lượng giám đốc độc lập, sự kiêm nhiệm của CEO và chủ tịch HĐQT làm đại diện cho các biến độc lập có tác động đến CTV của các doanh nghiệp . Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy OLS để ước lượng mô hình nghiên cứu, tác giả tìm thấy rằng SHNN có tương quan âm với các đại diện của CTV ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy rằng các DN nhà nước có tỷ lệ ĐB thấp hơn so với các DN tư nhân. Ngoài ra, các biến số như đa dạng hóa kinh doanh, lợi nhuận, lá chắn thuế phi nợ, cơ hội tăng trưởng, số lượng giám đốc cũng cho thấy tương quan âm với các đại diện của CTV ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy rằng các DN càng đa dạng hóa kinh doanh càng nhiều, càng có lợi nhuận cao, càng có lá chắn thuế phi nợ càng lớn, cơ hội tăng trưởng càng cao và số lượng giám đốc càng nhiều thì sẽ càng giảm tỷ lệ ĐB của DN xuống so với các DN khác. Ngược lại, quy mô doanh nghiệp, sở hữu của cổ đông lớn nhất và độ tuổi của doanh nghiệp có mối tương quan dương với các đại diện của CTV của các doanh nghiệp ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này cho thấy rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn, thành lập lâu đời và có mức độ sở hữu của cổ đông lớn nhất càng cao thì càng có khuynh hướng sử dụng nợ và nợ vay nhiều trong CTV. Zouping (2010) đã giải thích mối tương quan giữa cơ cấu cổ đông và CTV của các DN ở Trung Quốc trong giai đoạn 2002 – 2006. Trong nghiên cứu này, tác giả đã thu thập số liệu của các DN niêm yết ở Thẩm Quyến và Thượng Hải và loại trừ các doanh nghiệp(i) hoạt động trong ngành tài chính, (ii) có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản lớn hơn 1, (iii) có tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách lớn hơn 10 và (iv) không có sẵn dữ liệu liên tục trong mẫu nghiên cứu. Do đó, tác giả thu được mẫu nghiên cứu bao gồm 1015 doanh
  • 29. 20 nghiệp phi tài chính ở Trung Quốc. Hơn thế nữa, nghiên cứu đã thực hiện đo lường ĐB theo 03 biến sau, (1) tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, (2) tỷ lệ thanh toán hiện hành và (3) tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản. Đồng thời, mô hình nghiên cứu cũng sử dụng các biến quy mô doanh nghiệp, tài sản hữu hình, cơ hội tăng trưởng, lá chắn thuế phi nợ, lợi nhuận, biến giả đại diện DN nhà nước và môi trường thể chế và pháp lý làm các biến độc lập có tác động đáng kể đến CTV của các doanh nghiệp . Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy OLS để ước lượng mô hình nghiên cứu, nghiên cứu chỉ ra rằng biến giả SHNN có tương quan âm với ĐB của các DN ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy rằng các DN nhà nước sẽ có tỷ lệ ĐB thấp hơn so với các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, quy mô doanh nghiệp và lợi nhuận thể hiện tương quan dương với ĐB của các doanh nghiệp ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này cho thấy rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn, lợi nhuận nhiều lại thực hiện sử dụng nợ và nợ vay trong CTV của các doanh nghiệp. Ngoài ra, cơ hội tăng trưởng và lá chắn thuế phi nợ có mối tương quan âm với CTV của các doanh nghiệp. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng càng cao, lá chắn thuế phi nợ càng cao thì sẽ càng hạn chế sử dụng nợ nhiều trong CTV. Huang và các cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu nhằm giải thích tác động của các đặc điểm của DN và cấu trúc sở hữu đến CTV của các DN niêm yết ở Trung Quốc trong giai đoạn 2002 - 2005 và cố gắng giải quyết một số nghịch lý ở các nghiên cứu trước đây. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính của các DN niêm yết ở Trung Quốc và loại trừ các doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính cũng như các DN không đủ số liệu để nghiên cứu. Do đó, các tác giả thu được mẫu nghiên cứu cuối cùng bao gồm 767 DN niêm yết và ĐB của DN được nghiên cứu này đo lường thông qua tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản. Hơn thế nữa, các biến như mức độ SHNN, mức độ sở hữu tổ chức, rủi ro, lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng, tài sản hữu hình được sử dụng để đóng vai trò làm các biến độc lập có tác động đến ĐB của các doanh nghiệp . Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy OLS để ước lượng mô hình nghiên cứu ĐB, các tác giả tìm thấy rằng lợi nhuận và quy mô của các doanh nghiệp có tương quan âm với ĐB của các DN ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này cho thấy rằng các DN có lợi nhuận càng nhiều và quy mô
  • 30. 21 càng lớn sẽ càng giảm tỷ lệ ĐB của các doanh nghiệp xuống. Ngược lại rủi ro cho thấy tương quan dương với CTV của các DN ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này cho thấy rằng các DN đối mặt với rủi ro càng nhiều thì càng sử dụng nợ và nợ vay trong CTV. Hơn thế nữa, nghiên cứu này còn tìm thấy rằng, SHNN và sở hữu tổ chức không có tác động đáng kể đến ĐB của các doanh nghiệp có mức độ ĐB thấp. Nhưng lại có tác động đáng kể đến ĐB của các doanh nghiệp có mức độ ĐB cao với mức ý nghĩa thống kê 1%. Cụ thể, doanh nghiệp có ĐB cao mà có mức độ SHNN càng cao và mức độ sở hữu tổ chức càng cao sẽ có khuynh hướng tiếp cận với các khoản nợ và nợ vay nhiều để tài trợ cho các hoạt động của họ. Liu và các cộng sự (2011) giải thích ảnh hưởng của SHNN và cấu trúc sở hữu đến CTV của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc trong giai đoạn 2002 – 2009. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã thu thập số liệu tài chính của các DN niêm yết và loại trừ các DN (1) hoạt động trong ngành tài chính, (2) có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản lớn hơn 01, (3) không có sẵn dữ liệu liên tục trong giai đoạn nghiên cứu của các tác giả. Do đó, các tác giả thu được mẫu nghiên cứu bao gồm 1011 DN phi tài chính với 8376 quan sát trong đó có 755 DN nhà nước và 356 DN tư nhân. Hơn thế nữa, các tác giả sử dụng 04 cách đo lường cho CTV của các DN bao gồm tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ vay ngân hàng trên tổng tài sản. Đồng thời, mô hình nghiên cứu của các tác giả sử dụng các yếu tố SHNN, sở hữu của cổ đông lớn nhất, chỉ số môi trường thể chế, tài sản hữu hình, thuế phải trả, quy mô DN và lợi nhuận đóng vai trò như các biến độc lập có ảnh hưởng đến CTV của các doanh nghiệp . Bằng cách ước lượng mô hình nghiên cứu bởi phương pháp hồi quy OLS, các tác giả tìm thấy rằng SHNN có tương quan dương với cả 04 đo lường CTV của DN ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này cho thấy rằng các DN nhà nước có tỷ lệ ĐB cao hơn so với các DN tư nhân. Đặc biệt, các tác giả tìm thấy rằng các DN nhà nước hoạt động ở tỉnh có môi trường thể chế yếu kém thì có ĐB cao hơn so với các DN nhà nước hoạt động ở các tỉnh có môi trường thể chế tốt. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy rằng quy mô DN và thuế phải trả có tương quan dương với ĐB của các DN ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy rằng các DN có quy mô càng lớn và thuế phải trả càng nhiều
  • 31. 22 thì sẽ càng sử dụng nhiều nợ và nợ vay trong CTV. Ngược lại, chất lượng thể chế, tài sản hữu hình và lợi nhuận cho thấy tương quan âm với ĐB của các DN ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy rằng các doanh nghiệp hoạt động ở nơi có chất lượng thể chế tốt, đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình và có lợi nhuận càng cao thì sẽ càng hạn chế sử dụng nợ và nợ vay trong CTV. Bên cạnh đó, sở hữu của cổ đông lớn nhất cho thấy mối quan hệ chữ U ngược với ĐB của các DN ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Nguyen và các cộng sự (2012) giải thích hành vi lựa chọn CTV của các DN niêm yết ở Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2010. Trong nghiên cứu này, các tác giả thu thập các báo cáo tài chính của các DN niêm yết ở Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hà Nội thông qua cơ sở dữ liệu của DN chứng khoán FPT và loại trừ các DN (1) hoạt động trong ngành tài chính, (2) không đủ số liệu để nghiên cứu. Do đó, mẫu nghiên cứu cuối cùng của các tác giả bao gồm 116 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở HOSE và HNX trong đó có 44 doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, nghiên cứu này đo lường CTV của các DN bởi các đo lường: (1) tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, (2) tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và (3) tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản. Hơn thế nữa, các tác giả sử dụng các biến lợi nhuận, tài sản hữu hình, quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng, thanh khoản và SHNN như là các biến độc lập quyết định CTV của các doanh nghiệp. Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy GMM để ước lượng mô hình nghiên cứu CTV, nghiên cứu tìm thấy rằng SHNN có tương quan dương với tổng ĐB và ĐB ngắn hạn ở mức ý nghĩa 10%, nhưng không có tác động đáng kể đến ĐB dài hạn của doanh nghiệp. Điều này cho thấy rằng các DN nhà nước có khuynh hướng sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn so với các DN tư nhân. Ngoài ra, tài sản hữu hình và quy mô doanh nghiệp có tương quan âm với ĐB ngắn hạn nhưng có tương quan dương với ĐB dài hạn ở mức ý nghĩa 10%. Thanh khoản và lợi nhuận có tương quan âm với các đại diện của ĐB của DN ở mức ý nghĩa 10%. Okuda và Nhung (2012) phân tích tác động của sở hữu của chính phủ, quyết định đầu tư đến CTV của các DN ở Việt Nam từ năm 2006 – 2009. Trong nghiên cứu này, các tác giả thu thập số liệu tài chính của các DN phi tài chính đã niêm yết trên sàn giao dịch
  • 32. 23 chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội trước năm 2008 với mục đích nhằm đảm bảo các DN trong mô hình nghiên cứu hoạt động liên tục trong 02 năm liên tục. Từ đó các tác giả thu được mẫu nghiên cứu bao gồm 299 doanh nghiệp phi tài chính với 145 doanh nghiệp niêm yết ở HASE và 154 DN niêm yết ở HOSE. Hơn thế nữa, trong mô hình nghiên cứu của các tác giả, tỷ lệ tổng nợ, tỷ lệ nợ dài hạn, tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ vay ngân hàng dài hạn được sử dụng như là đại diện cho CTV của các doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng các biến thuế, quy mô doanh nghiệp, tài sản hữu hình, lợi nhuận và SHNN để đóng vai trò làm các biến độc lập có ảnh hưởng đến CTV của các doanh nghiệp. Bằng cách thực hiện hồi quy mô hình nghiên cứu bởi phương pháp hồi quy OLS, nghiên cứu của các tác giả cho thấy bằng chứng rằng SHNN có mối tương quan dương với CTV của các DN ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các DN có mức độ SHNN càng cao càng có xu hướng sử dụng nợ nhiều trong CTV của các doanh nghiệp. Ngoài ra nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa các biến độc lập khác bao gồm quy mô doanh nghiệp và tài sản hữu hình với ĐB của các doanh nghiệp. Điều này cho thấy rằng các DN có quy mô càng lớn và càng đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình sẽ có tỷ lệ ĐB tương đối cao. Ngược lại, lợi nhuận được tìm thấy có tác động ngược chiều đến CTV của các doanh nghiệp. Điều này cho thấy rằng các DN có lợi nhuận càng cao thì sẽ càng giảm sử dụng nợ và nợ vay trong CTV của các doanh nghiệp . Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy rằng các doanh nghiệp nhà nước có phần chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả càng cao thì sẽ càng giảm tỷ lệ ĐB xuống. Kết quả này cho thấy rằng tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp nhà nước đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều sẽ thấp hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. Le và Tannous (2016) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và CTV của các DN phi tài chính niêm yết ở Việt Nam trong suốt giai đoạn 2007 – 2012. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã thu thập các báo cáo tài chính hằng năm từ DN Tài Việt (Vietstock) và loại trừ các doanh nghiệp có tỷ lệ ĐB trên 100% hoặc dưới 0% ra khỏi mẫu nghiên cứu của các tác giả. Cuối cùng các tác giả thu được mẫu nghiên cứu bao gồm 2797 quan sát từ năm 2007 – 2012. Hơn thế nữa, trong mô hình nghiên cứu của các tác giả, tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản đã được sử dụng để đại diện cho
  • 33. 24 CTV của DN và cấu trúc sở hữu được các tác giả xem xét dưới các khía cạnh sở hữu của nhà nước, sở hữu của nước ngoài, sở hữu của quản lý, và sở hữu của các cổ đông lớn. Bằng cách thực hiện hồi quy mô hình nghiên cứu bởi nhiều phương pháp kỹ thuật định lượng khác nhau bao gồm phương pháp hồi quy OLS và phương pháp hồi quy GMM, nghiên cứu của các tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng SHNN có mối tương quan dương với CTV của các DN ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các DN có mức độ SHNN càng cao càng có xu hướng sử dụng nợ nhiều trong CTV của các doanh nghiệp. Ngoài ra nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa các biến độc lập khác bao gồm sở hữu của quản lý, quy mô doanh nghiệp, mức độ đầu tư, rủi ro kinh doanh với ĐB của các doanh nghiệp. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp có mức độ sở hữu quản lý càng cao, quy mô càng lớn, có mức độ đầu tư lớn và phải đối mặt với rủi ro kinh doanh nhiều lại có khuynh hướng gia tăng tỷ lệ ĐB. Ngược lại, các biến số như tài sản hữu hình, thanh khoản, dòng tiền lại cho thấy mối tương quan âm với CTV của các doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy rằng các doanh nghiệp có đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình, có mức độ thanh khoản cao và có dòng tiền dồi dào thì hạn chế sử dụng nợ trong CTV của các doanh nghiệp này. 2.4. Mối quan hệ giữa mức độ SHNN và chính sách sử dụng nợ của DN  Có những nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ SHNN và chính sách sử dụng nợ của DN: Doanh nghiệp có mức độ sở hữu nhà nước càng cao sẽ càng có khuynh hướng sử dụng nợ và nợ vay trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. (Poyry và Maury năm 2010 tại Nga trong giai đoạn 2000 – 2004), Doanh nghiệp có quy mô lớn, thành lập lâu đời và có mức độ sở hữu của cổ đông lớn nhất càng cao thì càng có khuynh hướng sử dụng nợ và nợ vay nhiều trong cấu trúc vốn. (Su năm 2010 tại Trung Quốc trong giai đoạn 2000 – 2006), Doanh nghiệp có mức độ sở hữu nhà nước càng cao sẽ có khuynh hướng tiếp cận với các khoản nợ và nợ vay nhiều để tài trợ cho các hoạt động của họ. (Huang và các cộng sự năm 2011 tại Trung Quốc trong giai đoạn 2002 – 2005), Doanh nghiệp nhà nước có khuynh hướng sử
  • 34. 25 dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. (Nguyen và các cộng sự năm 2012 tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2010).  Ngược lại, Có những nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ SHNN và chính sách sử dụng nợ của DN: Doanh nghiệp có đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình, có mức độ thanh khoản cao và có dòng tiền dồi dào thì hạn chế sử dụng nợ trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. (Le và Tannous năm 2016 tại Việt Nam trong suốt giai đoạn 2007 – 2012), Doanh nghiệp nhà nước có phần chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả càng cao thì sẽ càng giảm tỷ lệ đòn bẩy xuống. (Okuda và Nhung năm 2012 tại Việt Nam từ năm 2006 – 2009), Doanh nghiệp hoạt động ở nơi có chất lượng thể chế tốt, đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình và có lợi nhuận càng cao thì sẽ càng hạn chế sử dụng nợ và nợ vay trong cấu trúc vốn. (Liu và các cộng sự năm 2011 tại Trung Quốc trong giai đoạn 2002 – 2009), Doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng càng cao, lá chắn thuế phi nợ càng cao thì sẽ càng hạn chế sử dụng nợ nhiều trong cấu trúc vốn. (Zouping năm 2010 tại Trung Quốc trong giai đoạn 2002 – 2006), Doanh nghiệp có mức độ sở hữu nước ngoài càng cao thì sẽ giảm việc sử dụng nợ và nợ vay trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. (Zou và Xiao năm 2006 tại Trung Quốc giai đoạn 1993 – 2000), Doanh nghiệp có mức độ sở hữu nhà nước càng cao thì sẽ càng giảm thiểu tỷ lệ đòn bẩy. (King và Levine năm 1993 tại Trung Quốc giai đoạn 2003)
  • 35. 26 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Xuất phát từ các câu hỏi nghiên cứu trong chương 01, luận văn tiến hành thu thập các dữ liệu tài chính của 679 doanh nghiệp niêm yết (bao gồm cả các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính và lĩnh vực phi tài chính) trên 02 Sở Giao Dịch Chứng Khoán lớn nhất của Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Thành phố Hà Nội (HNX) với thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2017. Trong đó có 304 DN niêm yết trên HOSE và 375 DN niêm yết trên HNX. Việc sử dụng mẫu các DN niêm yết trên cả hai sàn HOSE và HNX đang kinh doanh trong tất cả các ngành nghề kinh doanh nhằm kiểm tra sự đa dạng của lý thuyết. Tuy nhiên, bộ dữ liệu của luận văn được lọc theo các tiêu chí sau: (i) Mẫu nghiên cứu của luận văn không bao gồm các DN kinh doanh trong ngành tài chính, vì các DN này hoạt động trong các thị trường hoàn toàn riêng biệt, và áp dụng các quy chuẩn kế toán khác biệt với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính (điển hình là các ngân hàng, DN chứng khoán, bảo hiểm), (ii) Dữ liệu của các DN trong mẫu nghiên cứu phải có sẵn liên tục trong giai đoạn nghiên cứu, ví dụ như giai đoạn dữ liệu của DN được xem xét là từ 2010 - 2017 DN phải có đủ 08 quan sát tương ứng với 08 năm, trong trường hợp doanh nghiệp không công bố báo cáo tài chính bất kỳ năm nào trong 08 năm thì sẽ bị loại ra khỏi mẫu nghiên cứu, hoặc các DN niêm yết sau năm 2010 cũng sẽ loại ra khỏi mẫu nghiên cứu của luận văn. Do đó mẫu nghiên cứu cuối cùng mà luận văn đạt được bao gồm 313 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trong đó có 177 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và 136 doanh nghiệp niêm yết trên HNX từ năm 2010 - 2017 thuộc 09 ngành nghề kinh doanh khác
  • 36. 27 nhau. Chi tiết số lượng DN theo các ngành nghề kinh doanh được trình bày trong hình 3.1 và các DN được sử dụng trong luận văn được trình bày trong phụ lục 1. Bảng 3.1. Số lƣợng DN theo ngành nghề kinh doanh và Sàn giao dịch chứng khoán Ngành Số lƣợng doanh nghiệp HOSE HNX Công nghệ Thông tin 10 6 4 Công nghiệp 135 94 41 Dầu khí 2 1 1 Dịch vụ Tiêu dùng 34 26 8 Dƣợc phẩm và Y tế 13 5 8 Hàng Tiêu dùng 51 18 33 Nguyên vật liệu 41 18 23 Bất động sản 9 3 6 Tiện ích Cộng đồng 18 6 12 Nguồn: FiinPro (2017) 3.2. Mô hình nghiên cứu Để xem xét mối quan hệ giữa SHNN và chính sách sử dụng nợ của các DN phi tài chính đang niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam, luận văn tiến hành ước lượng mô hình nghiên cứu sau dựa trên phương pháp tiếp cận của Chen và Strange (2005), Nguyen và các cộng sự (2012) và Le và Tannous (2016). Cụ thể, trong mô hình đầu tiên, luận văn xem xét ảnh hưởng của các biến đặc điểm của DN bao gồm cả SHNN đến chính sách sử dụng nợ của doanh nghiệp , phương trình được thể hiện như sau: 𝐷𝐸𝐵𝑇i𝑡 = 𝛼0 + 𝛽1 * 𝐷𝐸𝐵𝑇i𝑡−1 + 𝛽2 * 𝑆𝑜i𝑡 + 𝛽3 * 𝑅𝑂𝐴i𝑡 + 𝛽4 * 𝑆𝐼𝑍𝐸i𝑡 + 𝛽5 * 𝑇𝐴𝑁𝐺i𝑡 + 𝛽6 * 𝑁𝐷𝑇𝑆i𝑡 + 𝛽7 * 𝐺𝑅𝑂W𝑇𝐻i𝑡 + 𝛽8 * 𝐵𝑅𝐼𝑆𝐾i𝑡 + si𝑡 (1)
  • 37. 28 Trong đó, 𝐷𝐸𝐵𝑇i𝑡 đại diện chính sách sử dụng nợ của doanh nghiệp , theo như nghiên cứu của Nhung và Okuda (2015) và Le và Tannous (2016). Cụ thể có ba cách đo lường biến 𝐷𝐸𝐵𝑇i𝑡 này, đó là 𝑇 𝐷𝐸𝐵𝑇i𝑡, 𝑆 𝐷𝐸𝐵𝑇i𝑡 và 𝐷𝐸𝐵𝑇i𝑡. Với 𝑇 𝐷𝐸𝐵𝑇i𝑡 là tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, đây là tiêu chí cơ bản trong các tài liệu trước đây khi nghiên cứu về CTV. 𝐷𝐸𝐵𝑇i𝑡 được tính toán như là tỷ lệ nợ dài hạn đến tổng tài sản, và 𝑆 𝐷𝐸𝐵𝑇i𝑡 là tỷ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản nhằm đo lường mức độ sử dụng nợ ngắn hạn của DN . 𝑆𝑜i𝑡 là mức độ SHNN được tính bởi tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi nhà nước trên tổng cổ phần của DN . 𝑅𝑂𝐴i𝑡 là lợi nhuận của DN được tính toán bởi lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản. 𝑆𝐼𝑍𝐸i𝑡 đại diện quy mô của doanh nghiệp , được tính toán bởi logarith tự nhiên của tổng tài sản. 𝑇𝐴𝑁𝐺i𝑡 đại diện tài sản hữu hình của DN được tính toán bởi tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản. 𝑁𝐷𝑇𝑆i𝑡 thể hiện lợi ích từ lá chắn thuế, được tính toán bởi chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản. 𝐺 𝑜 i𝑡 là cơ hội tăng trưởng của các doanh nghiệp và được đo lường bởi sự gia tăng trong doanh thu thuần của các DN . 𝐵𝑅 i𝑡 là rủi ro kinh doanh được đo lường bởi sự biến động của tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của 02 năm. si𝑡 là sai số mô hình nghiên cứu. D_So là biến giả đại diện cho DN có mức độ SHNN lớn hơn 50%
  • 38. 29 Bảng 3.2. Mô tả biến Biến Ký hiệu Mô tả Kỳ vọng về dấu Biến phụ thuộc: ĐB Tổng nợ T_DEBT Tỷ lệ nợ vay ngắn hạn và dài hạn trên tổng tài sản ĐB ngắn hạn S_ DEBT Tỷ lệ nợ vay ngắn hạn trên tổng tài sản ĐB dài hạn L_ DEBT Tỷ lệ nợ vay dài hạn trên tổng tài sản Biến độc lập SHNN So Tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi nhà nước trong tổng cổ phần +/- Quy mô DN Size Logarithm tự nhiên của tổng tài sản +/- Tài sản hữu hình Tang Tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản +/- Lợi nhuận Roa Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản +/- Lá chắn thuế Ndts Tỷ lệ chi phí thuế thu nhập DN trên tổng tài sản + Cơ hội tăng trưởng Growth Phần trăm thay đổi trong doanh thu thuần năm t và năm t-1 so với doanh thu thuần năm t-1 +/- Rủi ro kinh doanh Brisk Độ biến động trong tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ở năm t và năm t-1 +/- 3.3. Kỳ vọng về dấu 3.3.1. SHNN
  • 39. 30 SHNN được các nghiên cứu trước đây có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách sử dụng nợ của các doanh nghiệp . Các nghiên cứu trước đây đều cho rằng SHNN sẽ có tác động cùng chiều đến chính sách sử dụng nợ của các doanh nghiệp . Nói cách khác, các DN có mức độ SHNN càng cao hoặc các DN nhà nước thì sẽ có thể có tỷ lệ ĐB cao hơn so với các DN khác. Các nghiên cứu ủng hộ quan điểm này bao gồm Nguyen và Ramachandran (2006), Biger và các cộng sự (2008), Li và các cộng sự (2009), Poyry và Maury (2010), Huang và các cộng sự (2011), Okuda và Nhung (2012) và Le (2015). Theo đó các nghiên cứu này đưa ra 02 lập luận cho mối tương quan dương này. Đầu tiên, các DN có mức độ SHNN cao thì có thể có khả năng tiếp cận với các nguồn tài trợ bên ngoài dưới hình thức nợ vay dễ dàng hơn bởi vì họ có xác suất phá sản thấp do được sự bảo hộ từ phía chính phủ với mức chi phí đi vay tương đối thấp hơn so với các DN khác. Thứ hai, các DN có mức độ SHNN có lẽ ưa thích mức độ nợ cao hơn nhằm tránh sự chia sẽ quyền kiểm soát của họ. Do khi các DN này phát hành vốn cổ phần để có được nguồn vốn trang trải cho các hoạt động thì quyền kiểm soát đối với các DN này của họ sẽ bị suy giảm. Do đó, luận văn cho rằng SHNN của DN có mối tương quan âm với ĐB của các DN như bằng chứng thực nghiệm mà các nghiên cứu trước đây tìm thấy. Đồng thời, SHNN trong luận văn này tính bằng bằng cách lấy tỷ lệ nắm giữ cổ phần bởi nhà nước/chính phủ trên tổng số cổ phần của doanh nghiệp . ph n đư c n m iữ bởi nhà nước ch nh ph n c ph n ệ 3.3.2. Lợi nhuận Lợi nhuận của DN được xem như là vấn đề mà các nhà quản trị của DN cũng như các nhà đầu tư bên ngoài khá quan tâm đến, bởi vì một sự gia tăng trong lợi nhuận của DN cho thấy được DN đang hoạt động kinh doanh hiệu quả và có thể thực hiện việc chi trả cổ tức cho các cổ đông của doanh nghiệp . Do đó, lợi nhuận sẽ có thể có tác động đáng kể đến ĐB của các doanh nghiệp . Tuy nhiên, mối quan hệ giữa lợi nhuận và ĐB của các DN thì dường như lại chưa rõ ràng và nhất quán kể cả khía cạnh lý thuyết lẫn thực
  • 40. 31 nghiệm. Cụ thể, lý thuyết đánh đổi và lý thuyết đại diện đều cho rằng lợi nhuận của các DN có thể làm gia tăng tỷ lệ ĐB của các doanh nghiệp . Theo đó lý thuyết đánh đổi lập luận rằng các DN có lợi nhuận càng nhiều thì sẽ có thể giảm thiểu chi phí kiệt quệ tài chính và khả năng phá sản thấp, cho nên sẽ có thể tiếp cận với các khoản tài trợ bên ngoài (vay nợ) dễ dàng hơn với chi phí lãi vay tương đối rẻ hơn so với các DN khác. Điều này cho thấy rằng tỷ lệ ĐB của các DN có lợi nhuận cao sẽ có khuynh hướng cao hơn so với các DN khác. Hơn thế nữa, lý thuyết đại diện cũng cho rằng các DN có lợi nhuận càng cao sẽ phải đối mặt với vấn đề dòng tiền tự do càng nghiêm trọng, do đó, để giảm thiểu chi phí đại diện phát sinh từ vấn đề dòng tiền tự do này, các DN có lợi nhuận càng cao sẽ có xu hướng gia tăng việc sử dụng nợ (Jensen, 1986). Kết quả thực nghiệm của Dammom và Senbet (1988) đã ủng hộ mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận và ĐB của các doanh nghiệp . Tuy nhiên, lý thuyết trật tự phân hạng lại kỳ vọng rằng lợi nhuận sẽ làm giảm tỷ lệ ĐB của các doanh nghiệp . Theo đó, lý thuyết này cho rằng các DN sẽ ưa thích việc sử dụng nguồn vốn nội bộ (lợi nhuận) để tài trợ cho các dự án đầu tư cũng như trang trải chi phí của doanh nghiệp , sau đó đến nợ vay và cuối cùng là vốn chủ sở hữu. Cho nên các DN có lợi nhuận càng nhiều sẽ có khuynh hướng sử dụng ít nợ vay (tỷ lệ ĐB thấp hơn) vì nguồn tài trợ chủ yếu của DN lúc này là lợi nhuận giữ lại mà DN có được (Myers, 1984). Sự kỳ vọng của lý thuyết trật tự phân hạng nhận được nhiều sự ủng hộ từ các nghiên cứu trước đây như Booth và các cộng sự (2001), Pandey và Chotigeat (2004), Correa và các cộng sự (2007), Feidakis và Rovolis (2007), Shah và Khan (2007), Lemmon và các cộng sự (2008), Mittoo và Zhang (2008), Chakraborty (2010), Baharuddin và các cộng sự (2011). Do đó, luận văn cho rằng lợi nhuận của DN có có thể tác động cùng chiều cũng như có thể có tác động ngược chiều đến ĐB của các DN như lý thuyết đánh đổi/lý thuyết đại diện và lý thuyết trật tự phân hạng đã kỳ vọng. Đồng thời, lợi nhuận trong luận văn này được đo lường bởi cách lấy tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của các doanh nghiệp .
  • 41. 32 Roa= i nhu n sau thu n tài s n 3.3.3. Quy mô công ty Quy mô công ty có thể được xem như là yếu tố quan trọng trong việc quyết định CTV của các doanh nghiệp. Trong thực tế có thể thấy rằng quy mô DN có thể có tác động đáng kể đến các chính sách kinh doanh, cũng như các quyết định của DN như quyết định đầu tư, quyết định tài trợ; do đó sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến ĐB của doanh nghiệp . Hơn thế nữa, cả các lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm đều cho rằng quy mô DN có tác động đáng kể đến CTV của các doanh nghiệp , nhưng các kỳ vọng từ lý thuyết cũng như các phát hiện từ các bằng chứng thực nghiệm thì vẫn chưa thật sự rõ ràng đối với mối quan hệ giữa hai biến số này. Cụ thể, theo lý thuyết đánh đổi của Myers (1984) đã cho rằng các DN có quy mô lớn có thể đạt được một tỷ lệ nợ cao trong CTV do tận dụng được ưu điểm quy mô kinh tế cũng như rủi ro tín dụng của các DN này tương đối thấp hơn so với các DN có quy mô nhỏ do có thể đa dạng hóa kinh doanh tốt hơn (Frank và Goyal, 2009), cho nên sẽ có được hạn mức cấp tín dụng cao hơn với chi phí tương đối thấp hơn. Sự kỳ vọng này đã được các nghiên cứu thực nghiệm của Booth và các cộng sự (2001) và Huang và Song (2006) ủng hộ khi cung cấp bằng chứng cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô DN và ĐB của các doanh nghiệp . Tuy nhiên, lý thuyết trật tự phân hạng thì lại kỳ vọng mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô DN và ĐB của các doanh nghiệp . Theo đó, lý thuyết này cho rằng các DN có quy mô nhỏ sẽ phải đối mặt với vấn đề bất cân xứng thông tin cao (Voulgaris và các cộng sự, 2004), cho nên chi phí sử dụng vốn của các DN này sẽ tương đối tốn kém. Điều này cũng có thể được hiểu như là các DN có quy mô lớn sẽ có chi phí sử dụng vốn tương đối rẻ hơn, do đó các DN này sẽ có khuynh hướng phát hành vốn cổ phần khi có nhu cầu về vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư cũng như trang trải chi phí hoạt động (Rajan và Zingales, 1995). Kết quả là các DN có quy mô lớn sẽ có tỷ lệ ĐB tương đối thấp hơn (Frank và Goyal, 2009). Kỳ vọng của lý thuyết này cũng được Gupta (1969), Titman và Wessels (1988), Bevan và Danbolt (2002) và Deesomsak và các cộng sự (2004)