SlideShare a Scribd company logo
1 of 53
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM VĂN HIỆU
TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN
VÀ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN
SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM VĂN HIỆU
TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN
VÀ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN
SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Phạm Văn Hiệu – là học viên lớp Cao học Khóa 26 chuyên ngành
Tài Chính, Khoa Tài Chính, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả
của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro
tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” (Sau đây gọi
tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là
kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn
khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học
của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và
có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn
khách quan và trung thực.
Học viên thực hiện
Chữ ký
PHẠM VĂN HIỆU
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu và các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục đồ thị
Tóm tắt – Abstract
1. Giới thiệu...................................................................................................... 1
1.1. Sự phát triển song hành giữa hệ thống ngân hàng và mô hình quản lý rủi
ro tại các NHTM tại Việt Nam................................................................ 1
1.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng trong cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu.......................................................................... 4
2. Khung lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm .......................................... 9
2.1. Mối quan hệ đối ứng giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng............. 9
2.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của
ngân hàng............................................................................................... 11
3. Mô hình kinh tế lượng và dữ liệu............................................................. 15
3.1. Mô hình kinh tế lượng ........................................................................... 15
3.1.1. Mô hình GMM kiểm chứng mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro
thanh khoản............................................................................................ 15
3.1.2. Mô hình PVAR kiểm chứng mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro
thanh khoản trong trường hợp có độ trễ ................................................ 16
3.1.3. Mô hình GMM kiểm chứng sự tác động đồng thời của rủi ro thanh khoản
và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng................................... 17
3.1.4. Mô hình PVAR kiểm chứng sự tác động đồng thời của rủi ro thanh khoản
và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng trong trường hợp có độ
trễ........................................................................................................... 18
3.2. Dữ liệu ................................................................................................... 19
3.2.1. Nguồn dữ liệu ........................................................................................ 19
3.2.2. Mô tả thống kê....................................................................................... 19
3.2.3. Ma trận hệ số tương quan ...................................................................... 23
4. Kết quả và thảo luận................................................................................. 24
4.1. Mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.......................... 24
4.1.1. Mối liên hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản: Mô hình
GMM ..................................................................................................... 24
4.1.2. Mối liên hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản có độ trễ: Mô hình
PVAR..................................................................................................... 27
4.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của
ngân hàng............................................................................................... 28
4.2.1. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của
ngân hàng: Mô hình GMM.................................................................... 28
4.2.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của
ngân hàng có độ trễ: Mô hình PVAR .................................................... 33
5. Kết luận và hàm ý chính sách .................................................................. 35
Tài liệu tham khảo
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt
NHNN Ngân hàng Nhà Nước
NHTM Ngân hàng thương mại
RRTD Rủi ro tín dụng
RRTK Rủi ro thanh khoản
QLRR Quản lý rủi ro
car Tỷ lệ an toàn vốn
cr Rủi ro tín dụng
roe ROE
nim NIM
ligap Thiếu hụt thanh khoản
roa ROA
size Quy mô ngân hàng
li Tính thanh khoản
loangr Tăng trưởng dư nợ
crisis Yếu tố khủng hoảng
loan Tỷ lệ cho vay
effi Hiệu quả hoạt động
diver Đa dạng thu nhập
inf Tỷ lệ lạm phát
gdpgr Tăng trưởng GPD
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Bảng mô tả các biến được sử dụng.
Bảng 3.2: Các giá trị thống kê mô tả của các biến được sử dụng
Bảng 4.1: Mối quan hệ giữa RRTK và RRTD (mô hình GMM)
Bảng 4.2: Mối quan hệ giữa RRTK và RRTD có độ trễ (mô hình PVAR)
Bảng 4.3: Tác động của RRTK và RRTD đến sự ổn định của ngân hàng (mô hình
GMM)
Bảng 4.4: Tác động của RRTK và RRTD đến sự ổn định của ngân hàng có độ trễ
(mô hình PVAR)
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1: Đồ thị biểu diễn thương quan theo từng cặp biến số
TÓM TẮT
Lý do chọn đề tài: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây ra một loạt các thất
bại nặng nề của thị trường tài chính nói chung và hầu hết các ngân hàng trên thế
giới nói riêng, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống ngân hàng của Việt
Nam. Sự thiết hụt thanh khoản và vỡ nợ hàng loạt của các khoản cấp tín dụng dưới
chuẩn là một trong những nguyên nhân trọng yếu dẫn tới sự đổ vỡ hàng loạt. Theo
đó, bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu nguyên nhân dẫn
đến sự bất ổn của các NHTM tại Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh
khoản, đồng thời phân tích tác động của hai loại rủi ro này đến sự ổn định của các
NHTM tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng phương
pháp GMM trong việc phân tích tương quan đồng thời và phương pháp PVAR trong
việc phân tích tương quan có độ trễ.
Kết quả nghiên cứu: Rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản không có tương quan
đồng thời hoặc tương quan có xét độ trễ. Tuy nhiên, cả hai loại rủi ro đồng thời có
tác động đến sự ổn định của ngân hàng và tác động này là loại tác động có độ trễ.
Kết luận và hàm ý: Những phát hiện này cung cấp cho các nhà quản lý trong lĩnh
vực ngân hàng rõ hơn về rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, và sự tác động của
hai loại rủi ro này tới sự ổn định trong hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó kết
quả nghiên cứu cũng đóng góp cho những nỗ lực điều tiết nhằm tăng cường quản lý
đồng thời cả rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, hướng đến mục tiêu tăng trưởng
ổn định và bền vững.
ABSTRACT
Reason for writing: The global financial crisis has caused a series of heavy failures
of the financial market and many banks around the world, and the banking system
in Vietnam is also affected sinificantly. The lack of liquidity and the subprime loan
default is one of the key reasons for these failures. This paper is conducted for
investigating the cause of banking instability in Vietnam.
Problem: Analysing the relationship between liquidity risk and credit risk, and its
impact on bank instability.
Method: The thesis uses quantitative methods, using GMM method in reciprocal
contemporaneous analysis and PVAR approach in lagged relationship analysis.
Results: Liquidity risk and credit risk have no reciprocal contemporaneous or time-
lagged relationship. However, both risks separately influence bank stability and this
interaction is time-lagged type.
Conclusion: These findings provide managers in the banking sector with a better
understanding of liquidity risk and credit risk, and the impact of these risks on bank
stability. Besides, my results also contribute to the regulatory efforts to enhance the
simultaneous management of liquidity risk and credit risk, aiming at stable and
sustainable development.
1
1. Giới thiệu.
1.1. Sự phát triển song hành giữa hệ thống ngân hàng và mô hình quản lý
rủi ro tại các NHTM tại Việt Nam.
Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam từ năm 1954 đến
nay có thể chia thành 04 giai đoạn và được tóm tắt như sau: giai đoạn 1951-1975,
giai đoạn 1975-1985, giai đoạn 1985-1990 và giai đoạn 1990 đến nay.
Giai đoạn sơ khai từ năm 1951 – 1975, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh
số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam với nhiệm vụ chính là phát hành
tiền tệ, quản lý tiền tệ, và thực hiện chính sách tín dụng nhằm phát triển hoạt động
sản xuất. Ngày 21/01/1960, Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam được đổi tên thành
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đến giai đoạn hai (sau 1975), Ngân hàng Quốc gia
Việt Nam ở miền Nam được quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước.
Giai đoạn ba (1986-1990) là giai đoạn chuẩn bị cho công cuộc cải cách hệ
thống ngân hàng tại Việt Nam, nhằm đảm bảo hệ thống này phát triển một cách căn
bản và toàn diện. Điển hình là từ tháng 5/1990, hai pháp lệnh ngân hàng ra đời bao
gồm Pháp lệnh NHNN Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và
Công ty tài chính. Từ thời điểm này, hệ thống tài chính Việt Nam chuyển mình từ
hệ thống một cấp sang hệ thống hai cấp. Cụ thể, NHNN Việt Nam phụ trách cấp
một, thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng,
thanh toán, ngoại hối và ngân hàng. Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính cấp hai (bao
gồm Ngân hàng cổ phần, liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của Ngân
hàng nước ngoài, Hợp tác xã tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân và Công ty tài chính)
sẽ giữ nhiệm vụ lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân
hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân.
2
Giai đoạn từ 1990 đến nay chủ yếu thể hiện nỗ lực thực hiện cải cách hệ thống
ngân hàng hai cấp gần hơn với mô hình tổ chức hệ thống ngân hàng trên thế giới.
Theo đó, Luật NHNN 2010 đã có một số thay đổi quan trọng so với Luật NHNN
1997, làm rõ hơn địa vị pháp lý của NHNN, đồng thời xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ của NHNN với tư cách là Ngân hàng Trung ương, thực hiện các chức
năng về quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, khẳng định
mối quan hệ chặt chẽ giữa hai chức năng quan trọng của một Ngân hàng Trung
ương là thực thi chính sách tiền tệ và giám sát an toàn hoạt động của hệ thống các
TCTD. Sau thời điểm này, khi đã xây dựng một nấc thang pháp lý cao hơn, Luật
các TCTD đã tạo môi trường pháp lý mới cho sự phát triển của các ngân hàng. Các
NHTM mở rộng đối tượng phục vụ cho mọi thành phần kinh tế, thực hiện mở rộng
thị trường với nhiều nghiệp vụ Ngân hàng mới bước đầu được triển khai như nghiệp
vụ chiết khấu các giấy tờ có giá, tài trợ bán hàng trả góp, đấu thầu tín phiếu kho
bạc, mua cổ phần các doanh nghiệp, cấp tín dụng tiêu dùng… Nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động, các NHTM dần dần tăng tính độc lập tương đối cho các chi nhánh,
mạnh dạn đổi mới công nghệ phù hợp với yêu cầu quản lý kinh doanh, nâng cao
chất lượng phục vụ khách hàng, bước đầu tạo lập các công ty con triển khai các
nghiệp vụ mới theo định hướng của NHNN.
Hiện tại, bên cạnh nhiệm vụ xây dựng khung pháp lý đảm bảo mục tiêu phát
triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhiệm vụ phát triển bền vững lại càng khó
khăn hơn. Không chỉ tại Việt nam, những mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), là
một tập hợp các chỉ tiêu liên quan đến tương lai phát triển quốc tế, đã được Liên
Hiệp Quốc đề ra và thực hiện từ năm 2015 đến năm 2030. Để đảm bảo những mục
tiêu này được thực hiện một cách hiệu quả, công tác quản trị rủi ro cần được nghiên
cứu, phân tích, đánh giá gắn với yếu tố hội nhập cũng như phát hiện các vấn đề và
đề xuất giải pháp kịp thời. Theo đó, những loại rủi ro phát sinh đối với các NHTM
Việt Nam bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro
hoạt động là đối tượng chủ yếu trong công tác quản trị rủi ro. Mỗi loại rủi ro đều có
3
phương thức tiếp cận và quản trị đặc thù, đặc biệt là đối với rủi ro tín dụng và rủi ro
thanh khoản.
Đối với quản lý rủi ro tín dụng, các giải pháp quản lý rủi ro được các NHTM
áp dụng nhằm mục đích giảm tỷ lệ nợ xấu về dưới ngưỡng an toàn 3%. Cụ thể là tái
cấu trúc các ngân hàng yếu kém, thúc đẩy sáp nhập, mua lại đồng thời mua lại nợ
xấu của các NHTM thông qua Công ty Quản lý tài sản của các TCTD (VAMC), góp
phần giảm thiểu rủi ro do nợ xấu gây ra. Giải pháp trên không những khắc phục hậu
quả của sự đổ vỡ hệ thống mà còn tạo điều kiện để minh bạch hóa các giao dịch gắn
với nợ xấu trong các NHTM. Nghị quyết 42/2017/QH2014 về xử lý nợ xấu của
Quốc hội mới thông qua cũng đã xác định về lộ trình xử lý nợ xấu kể từ ngày
15/08/2017.
Bên cạnh đó, rủi ro thanh khoản của NHTM Việt Nam được giảm thiểu nhờ
các cố gắng của NHNN trong việc khuyến khích ngân hàng lớn hỗ trợ ngân hàng
nhỏ. Những dấu hiệu đánh giá việc cải thiện rủi ro thanh khoản thể hiện ở việc
không xuất hiện các cuộc chạy đua lãi suất huy động công khai và không có dấu
hiệu suy giảm tiền gửi kể cả tại các ngân hàng tái cấu trúc bắt buộc. Thực tế, thời
gian qua, NHNN đã ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn và tạo khung pháp lý
quản lý rủi ro thanh khoản, điển hình là Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày
20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các TCTD và
chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã góp phần làm giảm đáng kể tình trạng thiếu hụt
thanh khoản của các NHTM.
Tóm lại, việc quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tại từng NHTM đã
được NHNN ngày càng quan tâm, chú trọng. Điều này được thể hiện thông qua việc
NHNN đã liên tục cập nhật và hoàn thiện khung pháp luật về quản lý rủi ro tín dụng
và rủi ro thanh khoản của các NHTM theo hướng ngày một chi tiết và tiếp cận với
các chuẩn mực quốc tế. Dựa trên yêu cầu của NHNN, hầu hết các NHTM hiện nay
đều đã ban hành các quy định về quản lý hai loại rủi ro này áp dụng thống nhất
4
trong nội bộ ngân hàng. Đồng thời, các NHTM cũng đã xây dựng cơ cấu tổ chức
quản lý rủi ro thanh khoản, và tuân thủ chặt chẽ những chỉ tiêu thanh khoản mà
NHNN yêu cầu. Những điều này đã góp phần giúp giảm thiểu nguy cơ rủi ro thanh
khoản tại từng NHTM nói riêng và toàn bộ hệ thống NHTM nói chung. Mặt khác,
đối với hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN, hoạt động này ngày
càng được hoàn thiện cả về mặt pháp lý lẫn thực tế thực hiện. Theo đó, không chỉ là
sự cập nhật, thay đổi, bổ sung những văn bản điều chỉnh với hoạt động này, mà
phương pháp thanh tra, giám sát cũng từng bước được chuyển đổi từ truyền thống
(giám sát tuân thủ) sang phương pháp giám sát trên cơ sở rủi ro. Quy trình giám sát
ngân hàng cũng đã được nghiên cứu, xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế và dự
kiến sẽ được ban hành trong thời gian tới.
1.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng trong cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây đã dẫn đến những thất bại với những tác
động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, một sự chú ý đặc biệt đến hậu quả
liên quan đến sự bất ổn về mặt tài chính trong nền kinh tế đã hình thành (Agnello và
Sousa, 2012). Hơn nữa, trong một môi trường đặc trưng bởi khía cạnh thị trường
không hoàn hảo, thì rõ ràng điều đó trở nên bắt buộc nhằm bảo vệ người gửi tiền
chống lại những thất bại trong hệ thống ngân hàng (Dewatripont và Tirole, 1994).
Do đó, hệ thống ngân hàng cần phải xác định rõ nguyên nhân trong việc các ngân
hàng sụp đổ. Mặt khác, các ngân hàng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro tài chính.
Theo Cecchetti và Schoenholtz (2011), những rủi ro tài chính này bao gồm một tình
huống những người gửi tiền sẽ rút tiền gửi ngay lập tức (rủi ro thanh khoản), người
vay sẽ không trả nợ đúng hạn (rủi ro tín dụng), lãi suất sẽ thay đổi (rủi ro lãi suất),
hệ thống máy tính của ngân hàng sẽ bị lỗi hoặc những tòa nhà của họ bị hư hỏng
(rủi ro hoạt động). Tuy nhiên, trong số các rủi ro này thì rủi ro tín dụng và rủi ro
thanh khoản không chỉ là những rủi ro nghiêm trọng nhất các ngân hàng phải đối
mặt, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng khác và gây ra vỡ nợ hàng loạt.
5
Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng là gì?
Những giả thuyết cổ điển kinh tế học vi mô trong lĩnh vực ngân hàng ủng hộ quan
điểm cho rằng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng liên kết chặt chẽ với nhau. Cả
hai mô hình tổ chức ngành trong hệ thống ngân hàng (industrial organization
models of banking), chẳng hạn như mô hình Monti-Klein và quan điểm trung gian
tài chính theo nghiên cứu của (Diamond và Dybvig, 1983; Bryant, 1980), cho thấy
rằng cấu trúc tài sản và nợ của ngân hàng gần như được kết nối chặt chẽ, đặc biệt có
liên quan đến việc rút tiền và sự vỡ nợ của bên đi vay. Ngân hàng đóng vai trò là
một trung gian tài chính, họ tạo ra tính thanh khoản trong nền kinh tế, đối với cân
đối nội bảng họ thường thực hiện thông qua việc tài trợ cho các dự án, đối với ngoại
bảng thì họ mở các hạn mức tín dụng cho bên đi vay (Holmstrom và Tirole, 1998;
Kashyap và cộng sự, 2002). Dựa trên những mô hình này, một bài nghiên cứu gần
đây đã thực hiện tập trung vào mối tương quan giữa rủi ro thanh khoản - rủi ro tín
dụng và những tác động của chúng đến sự ổn định của ngân hàng (Acharya và
Mora, 2013; Acharya và Viswanathan, 2011; Acharya và cộng sự, 2010; Cai và
Thakor, 2008; Gatev và cộng sự, 2009; Goldstein và Pauzner, 2005; Gorton và
Metrick, 2011; He và Xiong, 2012a,b; Imbierowicz và Rauch, 2014; Wagner,
2007).
Bằng chứng kinh điển từ sự sụp đổ của các ngân hàng trong suốt giai đoạn
khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ủng hộ cho các kết quả lý thuyết và thực nghiệm
này. Dermine (1986) cho rằng rủi ro thanh khoản được xem là chi phí làm giảm lợi
nhuận, một khoản vay vỡ nợ làm tăng rủi ro thanh khoản bởi vì sự suy giảm dòng
tiền vào và những khoản khấu hao mà nó gây ra. Vì vậy, dựa vào tài liệu nghiên cứu
này, rủi ro thanh khoản và rủi ro vỡ nợ có mối tương quan cùng chiều. Tuy nhiên,
trong suốt giai đoạn khủng hoảng, ngân hàng đã dịch chuyển từ rủi ro các khách
hàng rút tiền gửi (hay thậm chí là trong trường hợp bank runs, khách hàng rút tiền
hàng loạt) sang rủi ro suy kiệt các nguồn tài trợ khác, đặc biệt là từ thị trường liên
ngân hàng (Borio, 2010; Huang và Ratnovski, 2011). Mặt khác, dựa vào sự bất cân
xứng thông tin trên thị trường cho vay, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng
6
(Heider và cộng sự, 2009). Do đó, bài nghiên cứu đã cho thấy rủi ro thanh khoản và
rủi ro tín dụng đã phối hợp đồng thời và gây ra sự sụp đổ của nhiều ngân hàng.
Trong bối cảnh này, các vấn đề thanh khoản, thậm chí sự tự khuếch đại tác
động giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, dường như đã đóng một vai trò
quan trọng trong việc làm trầm trọng thêm sự thất bại tại các ngân hàng. Từ những
sự kiện này, bài nghiên cứu cho thấy sự quan trọng trong việc xem xét ảnh hưởng
qua lại giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng. Hơn nữa, những
nhà nghiên cứu gồm Acharya và Mora (2013), Acharya và cộng sự (2016),
Brunnermeier và cộng sự (2009), Calomiris và cộng sự (2015), Distinguin và cộng
sự (2013), Imbierowicz và Rauch (2014) và Vazquez và Federico (2015) cho rằng
rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng được quản lý đồng thời. Theo các công trình
nghiên cứu của Tirole (2011), Acharya và cộng sự (2011) đề xuất điều tiết thanh
khoản một cách độc lập. Tuy nhiên, khi các ngân hàng phụ thuộc nhiều vào thị
trường liên ngân hàng, việc yêu cầu về vốn có thể được hiểu là một biện pháp thận
trọng đối với cả rủi ro thanh khoản và rủi ro mất khả năng thanh toán.
Ngay cả khi các bài nghiên cứu của He và Xiong (2012), Hieider và cộng sự
(2009), Acharya và Viswanathan (2011) đã cho thấy rủi ro tín dụng và rủi ro thanh
khoản tương tác một cách đồng thời và ảnh hưởng đến sự ổn định của các ngân
hàng, ngoài ra bài nghiên cứu thực nghiệm này còn cho thấy cách thức rủi ro thanh
khoản và rủi ro tín dụng tác động đến sự ổn định của ngân hàng. Bài nghiên cứu của
Imbierowicz và Rauch (2014) cho thấy rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản cùng
ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng, và trong bài nghiên cứu của
Vazquez và Federico (2015) đã chứng minh tác động tương tự đối với các ngân
hàng, dẫn đến kết luận rằng có một độ nhạy cảm đồng thời đối với rủi ro thanh
khoản và rủi ro tín dụng – thứ sẽ khuếch đại những khó khăn của ngân hàng trong
thời kỳ khủng hoảng. Tuy nhiên, bài báo cáo này cung cấp một cách tiếp cận thông
qua Phương pháp thực nghiệm vấn đề trên tại hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam.
7
Bài nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín
dụng đối với sự ổn định của ngân hàng thông qua việc xem xét một khoảng thời
gian mẫu, kéo dài từ cuộc đại khủng hoảng gần đây. Một trong những vấn đề là
động lực của bài nghiên cứu này là kiểm chứng mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản
và rủi ro tín dụng, cũng như cách thức hai loại rủi ro này ảnh hưởng đến sự ổn định
của ngân hàng. Trong bước đầu tiên, bài nghiên cứu điều tra xem có mối quan hệ
qua lại nào giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng hay không và nếu có thì mối
quan hệ này là cùng chiếu hay ngược chiều. Dựa trên kết quả đầu tiên, bài nghiên
cứu này tiến hành kiểm nghiệm trong bước thứ hai nếu rủi ro thanh khoản và rủi ro
tín dụng tác động cùng nhau hoặc riêng lẻ vào sự bất ổn của ngân hàng.
Sự khan hiếm các bài nghiên cứu phân tích tác động của rủi ro thanh khoản và
rủi ro tín dụng đối với sự ổn định tại các ngân hàng Việt Nam trong cuộc khủng
hoảng tài chính đã đặt ra vấn đề về hành vi của họ. Hầu hết các nghiên cứu đều sử
dụng rủi ro thanh khoản và/hoặc rủi ro tín dụng là yếu tố quyết định sự ổn định của
ngân hàng, nhưng hoàn toàn không đề cập nhiều đến tác động chu kỳ của các loại
rủi ro này. Vì vậy, việc tiến hành bài nghiên cứu này được thực hiện vì nhiều lý do.
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam rất biến động, điều này có thể
làm tăng sự lo ngại về sự ổn định của hệ thống tài chính, và đặc biệt là tăng trưởng
tín dụng thường tăng cao hơn sau khi xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính
(Crowley, 2008). Thứ hai, các ngân hàng tại Việt Nam ngày càng thu hút những nhà
đầu tư trên toàn thế giới do tọa lạc tại vị trí chiến lược tại vùng Đông Nam Á. Thứ
ba, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thay đổi, và đặc biệt ngày càng màu mỡ
và nhạy cảm trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu từ 22/03/2018,
làm cho Việt Nam trở thành vùng trũng thu hút đầu tư, do đó nếu không có chính
sách phù hợp, kịp thời thì rất dễ mất cơ hội phát triển hoặc tệ hơn là nền kinh tế trở
nên bất ổn. Do đó, việc phân tích tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản
đối với sự ổn định của các ngân hàng tại Việt Nam là một yêu cầu cấp bách.
8
Theo quan điểm về vai trò quan trọng của các ngân hàng trong nền kinh tế
Việt Nam, điều quan trọng là duy trì sự ổn định tại các ngân hàng. Mặc dù, cuộc
tranh luận đang diễn ra về tầm quan trọng của mối quan hệ giữa sự rủi ro và sự ổn
định, tuy nhiên không có bất cứ một nghiên cứu thực nghiệm nào tiến hành kiểm tra
sự tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đối với sự ổn định của các
ngân hàng tại Việt Nam.
Sự đóng góp khiêm tốn của bài nghiên cứu là nằm ở việc cung cấp cho các
ông chủ ngân hàng một số công cụ mà thông qua đó, tính ổn định của ngân hàng có
thể được quản lý hiệu quả hơn thông qua các nhân viên giám sát trong lĩnh vực rủi
ro tính dụng và rủi ro thanh khoản. Theo đó, các nhà quản lý của ngân hàng có thể
tận dụng lợi thế của việc nhận ra các khiếm khuyết và từ đó cố gắng điều chỉnh lại
các chiến lược quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản để ngăn chặn một cuộc
khủng hoảng tài chính tương tự trong tương lai. Bài nghiên cứu có cấu trúc như sau:
● Phần 2: Trình bày tổng quan ngắn gọn về tài liệu tham khảo.
● Phần 3: Phác thảo về phương pháp xây dựng mô hình kinh tế lượng và
mô tả data đã khảo sát.
● Phần 4: Báo cáo và thảo luận về kết quả thực nghiệm.
● Phần 5: Trình bày kết luận về báo cáo này và một số hàm ý trong chính
sách.
9
2. Khung lý thuyết và bằng chứng thực nhiệm.
2.1. Mối quan hệ đối ứng giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.
Theo Dermine (1986), rủi ro thanh khoản được xem là chi phí làm giảm lợi
nhuận. Một khoản vay vỡ nợ làm tăng rủi ro thanh khoản do dòng tiền vào bị giảm
và sự khấu hao mà nó gây ra. Dựa vào lý thuyết trung gian tài chính (theo nghiên
cứu của Bryant (1980), Diamond và Dybvig (1983)) và phương pháp tổ chức ngành
đối với ngân hàng (theo nghiên cứu của Prisman và cộng sự (1986)), tồn tại một
mối tương quan giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Theo các công trình
nghiên cứu của (Samartin, 2003; Iyer và Puri, 2012) dựa vào những mô hình này,
họ cho thấy rằng tài sản rủi ro của ngân hàng cũng chính là thứ gây ra những cú sốc
tại các ngân hàng đó. Dựa vào các mô hình này, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín
dụng có mối tương quan cùng chiều và góp phần vào sự bất ổn của ngân hàng.
Diamond và Rajan (2005) cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro
thanh khoản và rủi ro tín dụng. Họ làm rõ rằng nếu có quá nhiều dự án được tài trợ
bằng vốn vay thì ngân hàng không thể đáp ứng được nhu cầu của người gửi tiền. Do
đó, những người gửi tiền này sẽ đòi lại tiền nếu họ thấy rằng những tài sản này bị
xấu đi, hay nói cách khác là các tài sản bị giảm giá trị. Điều này hàm ý rằng rủi ro
thanh khoản và rủi ro tín dụng tiến triển một cách đồng thời.
Ngân hàng sẽ sử dụng tất cả các khoản tiền vay và tính thanh khoản toàn hàng
bị suy giảm. Kết quả là rủi ro tín dụng cao hơn sẽ đi kèm với việc rủi ro thanh
khoản cao hơn do nhu cầu của những người gửi tiền. Các công ty tài chính gia tăng
các khoản nợ, thứ phải bị gia hạn liên tục và được sử dụng để tài trợ cho các tài sản
khi ngày càng nhiều khoản nợ tại hệ thống ngân hàng, dẫn đến một rủi ro đáng lo
ngại hơn: Bên gửi tiền rút tiền ồ ạt (Acharya và Viswanathan (2011)). Nikomara và
cộng sự (2013) nghiên cứu mối tương quan giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín
dụng, tại các NHNN trong giai đoạn từ 2005 – 2012. Họ kết luận rằng có một mối
tương quan mạnh và cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.
10
Về phía các nhà nghiên cứu Ejoh và cộng sự (2014), họ xem xét mối quan hệ
và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đối với xác suất vỡ nợ tại
các ngân hàng Nigeria. Nghiên cứu này bao gồm First Bank of Nigeria Plc và được
thực hiện bởi dạng nghiên cứu thực nghiệm, dạng nghiên cứu mà các bảng câu hỏi
được đặt ra cho một mẫu 08 người trả lời. Họ thấy rằng tồn tại một sự tương quan
dương giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.
Imbierowicz và Rauch (2014) kiểm chứng mối quan hệ giữa rủi ro thanh
khoản và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Mỹ. Nghiên cứu của họ bao gồm một
mẫu tất cả các NHTM tại Mỹ trong giai đoạn từ 1998-2010. Họ đã cho thấy mối
quan hệ cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, nhưng không thể hiện
mối quan hệ đối ứng giữa hai loại rủi ro này.
Louati và cộng sự (2015) đã kiểm tra và so sánh hành vi của các ngân hàng
Hồi giáo và conventional bank trong mối liên hệ đến tỷ lệ an toàn vốn CAR. Các tác
giả sử dụng dữ liệu từ 12 quốc gia MENA và Đông Nam Á trong giai đoạn 2005-
2012. Họ cho thấy rằng có một mối quan hệ ngược chiều đáng kể giữa tỷ lệ thanh
khoản và rủi ro vỡ nợ của các ngân hàng. Laidroo (2016) nghiên cứu sự khác biệt về
tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng nước ngoài và các yếu tố quyết định trong
việc so sánh các ngân hàng nước ngoài này với các ngân hàng tư nhân trong nước.
Nghiên cứu bao gồm một mẫu dữ liệu, với dữ liệu gồm các ngân hàng miền Trung
và miền Đông Liên minh Châu Âu trong suốt giai đoạn từ 2004-2012. Những tác
giả cho thấy rằng vốn ngân hàng vẫn là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng
tín dụng đối với nhóm ngân hàng tư nhân nội địa trong giai đoạn nền kinh tế bình
ổn, trong khi khả năng thanh khoản của ngân hàng thì có tầm quan trọng hơn đối
với các ngân hàng nội địa trong nước trong suốt giai đoạn khủng hoảng. Dựa trên
các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã thảo luận ở trên, giả thuyết cần kiểm
chứng liên quan đến sự tương quan giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng là:
H1. Có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa rủi ro thanh khoản vả rủi ro tín dụng.
11
H2. Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có mối tương quan hệ cùng chiều,
tức là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng sẽ cùng tăng hoặc cùng giảm.
2.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định
của ngân hàng.
Theo những nghiên cứu trước đây của Meyer và Pfifer (1970), Martin (1977),
Espahbodi (1991), Kolari và cộng sự (2002) đã cho thấy rủi ro vỡ nợ của các ngân
hàng chủ yếu là do không đủ vốn, không đủ thu nhập và phải gồng gánh các khoản
vay thuộc các danh mục đáng quan ngại và các khoản vỡ nợ. Tương tự, theo các bài
nghiên cứu gần đây của Cole và White (2012), DeYoung và Torna (2013) thấy rằng
hoạt động ngân hàng đầu tư quá mức, vốn chủ sở hữu thấp, mang nặng tính tập
trung và điều kiện kinh tế vĩ mô xấu đối với các khoản vay kinh doanh bất động sản
của ngân hàng làm tăng xác suất vỡ nợ của các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng
tài chính. Họ thấy rằng rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định của
ngân hàng, nhưng phần lớn họ lại phớt lờ rủi ro thanh khoản.
Brunnermeier và cộng sự (2009) cho rằng việc tăng mức vốn yêu cầu có thể
đồng thời quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng. Theo
Ratnovski (2013), vấn đề tái cấp vốn tại các ngân hàng có thể là do các yếu tố liên
quan đến vấn đề thanh toán. Điều này đưa ra sự kết hợp đồng thời giữa các yêu cầu
về thanh khoản và minh bạch về khả năng thanh toán sẽ giải quyết vấn đề tái cấp
vốn của các ngân hàng.
Mặt khác, Calomiris và cộng sự (2015) phát triển một lý thuyết về yêu cầu
thanh khoản của ngân hàng, khi mà họ cho thấy rằng các ngân hàng nên quản lý
phía tài sản hơn là về vốn. Đối với họ, các ngân hàng nên nắm giữ nhiều tài sản
thanh khoản cao hơn sẽ cho phép họ đối mặt với rủi ro thanh khoản và quản lý giám
sát tốt hơn những rủi ro đó. Tuy nhiên, sự tương tác giữa rủi ro thanh khoản và rủi
ro tín dụng ảnh hưởng đến sự ổn định của ngân hàng.
12
Gần đây, Hassan và cộng sự (2016) cho rằng tỷ lệ an toàn vốn CAR của các
ngân hàng suy giảm đáng kể bởi các kịch bản xấu tại các ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ
trong giai đoạn từ tháng 01/2016 đến tháng 10/2014.
Berger và Bouwman (2009) cho thấy cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 2007
là tiền đề tạo ra tính thanh khoản đáng để bởi các ngân hàng tại Mỹ. Vazquez và
Federico (2015) phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc thanh khoản và đòn bẫy được
thực hiện bởi các ngân hàng và tác động của chúng đến sự ổn định các ngân hàng
này trong cuộc khủng hoảng tài chính. Họ cho thấy rằng các ngân hàng có cấu trúc
thanh khoản kém (mức rủi ro thanh khoản cao hơn) và tỷ lệ đòn bẩy cao trước cuộc
khủng hoảng có nguy cơ phá sản cao nhất. Demirguç-Kunt và Huizinga (2010) thấy
rằng sự phụ thuộc của các ngân hàng vào thị trường liên ngân hàng làm tăng xác
suất phá sản của những ngân hàng này.
Ozsuca và Akbostanci (2016) xem xét các đặc điểm riêng của ngân hàng về
hành vi gánh chịu rủi ro của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ cũng như sự tồn tại của các
kênh rủi ro về chính sách tiền tệ tại Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn từ 2002 đến 2012.
Các tác giả kết luận rằng các ngân hàng có nguồn vốn tốt, lớn và có tính thanh
khoản cao thường ít gánh chịu rủi ro hơn.
Mở rộng mô hình của Leland (1994), Leland và Toft (1996) cho thấy rằng
trong bối cảnh các doanh nghiệp gia hạn nợ, sự suy giảm tính thanh khoản của thị
trường dẫn đến sự tương tác giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, được đặc
trưng bởi sự gia tăng của phí bảo hiểm rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Tương
tác này dẫn đến sự gia tăng rủi ro thất bại trong kinh doanh. Bouwman (2013) kiểm
tra vai trò của yêu cầu về vốn theo quy định trong việc cải thiện khả năng phục hồi
của các ngân hàng trong suốt cuộc khủng hoảng, và thấy rằng số vốn này đã làm
giảm khả năng thất bại của ngân hàng.
Imbierowicz và Rauch (2014) phân tích mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản
và rủi ro tín dụng, và tác động của chúng đến tính thanh khoản của 4300 NHTM tại
13
Mỹ trong giai đoạn từ 1998 đến 2010, bao gồm 254 ngân hàng đã vỡ nợ trong cuộc
khủng hoảng. Kết quả cho thấy rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản cùng ảnh
hưởng đến xác suất vỡ nợ của ngân hàng. Hơn nữa, Ejoh và cộng sự (2014) xem xét
ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đối với xác suất vỡ nợ của các
ngân hàng tại Nigeria. Nghiên cứu này bao gồm ngân hàng First Bank of Nigeria
Plc và Pearson's correlation cho thấy rằng có một sự đồng ảnh hưởng của rủi ro
thanh khoản và rủi ro tín dụng về xác suất vỡ nợ của ngân hàng.
Vai trò của các ngân hàng như các nhà cung cấp tính thanh khoản, rất quan
trọng trong cuộc khủng hoảng tài chính (theo Acharya và Mora (2013)). Họ cung
cấp các bằng chứng cho thấy rằng các ngân hàng thất bại trong cuộc khủng hoảng
tài chính gần đây bị thiếu thanh khoản ngay trước khi vỡ nợ. Nghiên cứu này cho
thấy các ngân hàng vỡ nợ hoặc gần như thất bại trong việc thu hút tiền gửi bằng
cách đưa ra mức lãi suất cao. Một cách gián tiếp, kết quả cho thấy sự đồng xuất hiện
của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có thể đẩy các ngân hàng vào hoàn cảnh
vỡ nợ. Dựa trên các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, giả thuyết thứ ba của bài
nghiên cứu như sau:
H3. Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng cùng góp phần vào sự bất ổn của
ngân hàng.
Vậy độ ổn định của ngân hàng sẽ đo lường bằng phương pháp nào? Như
chúng ta đã biết, Z-score là một phương pháp đo lượng được sử dụng trong nhiều
tài liệu nghiên cứu thực nghiệm nhằm mục đích xác định khả năng mất tính thanh
khoản của ngân hàng. Phương pháp này được phát triển bởi Boyd và Graham
(1986), Hannan và Hanweck (1988) và Boyd và cộng sự (1993), và đã đóng một vai
trò quan trọng trong việc đánh giá rủi ro tại một ngân hàng riêng lẻ cũng như sự ổn
định tài chính tại toàn bộ hệ thống ngân hàng. Việc sử dụng phương pháp này trong
các bài nghiên cứu đã trở nên phổ biến do hiệu quả thực tế và tính đơn giản, chỉ cần
đo lường dựa trên các thông tin kế toán, ngược lại với các phương pháp phức tạp
14
dựa trên yếu tố thị trường. Các yếu tố đầu vào phục vụ việc tính toán Z-score bao
gồm tỷ lệ phần trăm vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên tài sản
ROA của ngân hàng và độ lệch chuẩn của chính ROA này. Vì vậy, bài nghiên cứu
này lựa chọn phương pháp Z-score nhằm mục đích đo lường độ bất ổn định tài các
NHTM tại Việt Nam.
Tóm lại, dựa trên tất cả các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã được trình
bày ở trên, các giả thuyết cần kiểm chứng trong bài nghiên cứu này là:
H1. Có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa rủi ro thanh khoản vả rủi ro tín dụng.
H2. Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có mối tương quan hệ cùng chiều,
tức là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng sẽ cùng tăng hoặc cùng giảm.
H3. Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng cùng góp phần vào sự bất ổn của
ngân hàng.
15
Mô hình kinh tế lượng và dữ liệu.
Quá trình xây dựng mô hình kinh tế lượng nhằm kiểm chứng các giả thuyết
H1, H2 và H3 được thực hiện trong hai giai đoạn. Giai đoạn một, bài nghiên cứu
kiểm chứng mỗi quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Nhằm mục đích
tăng độ chính xác đối với cả trường hợp tương quan đồng thời và tương quan có độ
trễ, bài nghiên cứu phối hợp thực hiện đồng thời của hai phương pháp GMM
(Generalized method of moment) và phương pháp PVAR (Panel Vector Autor-
regression). Giai đoạn hai, bài nghiên cứu tiếp tục sử dụng hai phương pháp này
nhằm xác định sự tác động đồng thời của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến
sự ổn định của ngân hàng.
2.3. Mô hình kinh tế lượng.
2.3.1. Mô hình GMM kiểm chứng mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi
ro thanh khoản.
Để kiểm chứng mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, bài
nghiên cứu này sử dụng đồng thời hai phương trình sau:
16
Trong đó i = 1,…N đại diện cho ngân hàng và t = 1,…T đại diện cho thời
gian.
CRi,t và LRi,t lần lượt đại diện cho rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của ngân
hàng i tại thời điểm t.
Bankj
i,t và Bankp
i,t đại diện cho các biến kiểm soát cụ thể đặc trưng cho ngân
hàng, được hiểu là quy mô của ngân hàng đó, tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), tỷ
suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ an toàn vốn (CAR), lãi suất biên
ròng (NIM), thiếu hụt thanh khoản (liquidity gaps), và tốc độ tăng trưởng tài sản
(asset growth), phân bổ thu nhập (income diversity), yếu tố khủng hoảng (crisis) và
hiệu quả hoạt động (efficiency).
Macrot
j
đại diện cho tốc độ tăng trưởng GDP thực, và tỷ lệ lạm phát. Những
biến này được đề xuất bởi những bài nghiên cứu về rủi ro thanh khoản và rủi ro tín
dụng bởi Akhtar và cộng sự (2011), Anam và cộng sự (2012), Berger và DeYoung,
(1997), Bonfim (2009), Eklund và cộng sự (2001), Iqbal (2012), Kabir và cộng sự
(2015), Louzis và cộng sự (2012), Misman và cộng sự (2015), Muharam và Kurnia
(2012), Munteanu (2012), Zhang và cộng sự (2016).
2.3.2. Mô hình PVAR kiểm chứng mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi
ro thanh khoản trong trường hợp có độ trễ.
Giả sử sau khi thực hiện các mô hình GMM trong mục 3.2 nhằm xác định mối
liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, có hai tình huống xảy ra. Trường
hợp môt, bài nghiên cứu này vẫn không có bằng chứng đủ thuyết phục về chiều tác
động của hai loại rủi ro này, và hoài nghi rằng tương quan này có độ trễ. Trường
hợp hai, có thể nhận thấy bài nghiên cứu đã thành công trong việc xác định chiều
tương tác của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, nhưng vẫn muốn củng cố kết
quả. Trong cả hai trường hợp này, mô hình PVAR được phát triển bởi Love và
Zicchino (2006) là một sự lựa chọn tối ưu. PVAR tính toán đối với một ngân hàng
17
tư nhân cụ thể tại cấp độ nhiều biến số bằng cách đề ra những tác động không đổi
(ui). Các phương trình có dạng:
(3)
Trong đó Θ(L) là độ trễ vận hành và yi,t là một vector của các biến.
2.3.3. Mô hình GMM kiểm chứng sự tác động đồng thời của rủi ro thanh
khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng.
Trong tình huống này, bài nghiên cứu đề xuất sử dụng mô hình z-score được
phát triển bởi Imbierowicz và Rauch (2014), mô hình này được mô tả như sau:
Trong đó i đại diện cho ngân hàng thứ i (bài nghiên cứu này khảo sát 34
NHTM), t đại điện cho thời gian (khung thời gian khảo sát từ năm 2005 đến 2017),
Z-scoreit có nghĩa là ngân hàng ổn định tại thời điểm t; Zscoreit-1 là biến độc lập độ
trễ đầu tiên – thứ gắn với sự ổn định của ngân hàng theo thời gian.
β0 là chỉ báo ước lượng, ROA đại diện cho tỷ suất sinh lợi trên tài sản, CAR
đại diện cho tỷ số an toàn vốn, Inf là tỷ lệ lạm phát, GPD là tăng trưởng GPD thực,
crisis là khủng khoảng để kiểm tra áp lực có thể xảy ra trong giai đoạn khủng hoảng
tài chính năm 2007, ξ là sai số.
18
β2 đến β13 là hệ số tương quan có thể ước lượng sử dụng bảng ước lượng động
– dynamic panel estimation được thể hiện bằng phương pháp GMM - general
method of moments được phát triển bởi Blundell và Bond (1998). Thực tế, những
biến này đã được công bố trong bài nghiên cứu về rủi ro và sự ổn định của ngân
hàng, chẳng hạn như các nghiên cứu của Cole và Gunther (1995), Acharya và
Viswanathan (2011), Cole và White (2012), He và Xiong (2012) đối với các biến
bên trong NHTM, và tham khảo các nghiên cứu của Thomson (1992), Aubuchon và
Wheelock (2010) đối với các biến kinh tế vĩ mô.
2.3.4. Mô hình PVAR kiểm chứng sự tác động đồng thời của rủi ro thanh
khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng trong trường
hợp có độ trễ.
Tương tự như giai đoạn kiểm chứng sự tác động qua lại giữa rủi ro thanh
khoản và rủi ro tín dụng, sau khi thực hiện mô hình GMM, bài nghiên cứu lại tiếp
tục thực hiện mô hình PVAR nhằm củng cố cho kết quả của mô hình GMM hoặc để
kiểm chứng mối quan hệ có độ trễ giữa sự tác động đồng thời của rủi ro thanh
khoản - tín dụng đối với sự ổn định của ngân hàng. Dạng phương trình PVAR tương
tự như phương trình (3).
19
2.4. Dữ liệu.
2.4.1. Nguồn dữ liệu.
Như chúng ta đã biết, bài nghiên cứu này được thực hiện trong phạm vi các
NHTM tại Việt Nam. Các báo cáo thường niên được cung cấp bởi Cổng thông tin
chứng khoán tài chính Vietstock. Dữ liệu về các biến số kinh tế vĩ mô được thu thập
từ Cổng thông tin điện tử NHNN Việt Nam và Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống
kê – Tổng cục thống kê. Bảng dữ liệu bao gồm 34 NHTM tại Việt Nam trong giai
đoạn từ 2005 đến 2017. Bài nghiên cứu chọn giai đoạn này vì khoảng thời gian này
xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đồng thời có khả năng phát hiện các
đặc trưng kinh tế trong chu kỳ kinh tế 10 năm để đề xuất các cảnh báo hữu ích và
kịp thời. Và dĩ nhiên trong bối cảnh khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu
nói chung và Việt Nam nói riêng, đã có rất nhiều ngân hàng thương mại gặp khủng
hoảng. Rõ ràng, những khủng hoảng này ít nhiều bị tác động bởi các loại rủi ro tài
chính, đặc biệt là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng (theo Imbierowicz và Rauch
(2014)). Điều này cũng đồng nghĩa với việc hai loại rủi ro này đóng một vai trò
quan trọng đối với tính ổn định của các NHTM tại Việt Nam.
2.4.2. Mô tả thống kê.
Theo nội dung đã trình bày trong phần khung lý thuyết, biến phụ thuộc trong
bài nghiên cứu này được đo lường thông qua mô hình Z-score, được công bố bởi
Roy (1952), Blair và Heggestad (1978), Boyd và Graham (1988). Trong bài nghiên
cứu này, Z-socre được xem như là một thước đo độ ổn định của ngân hàng. Độ ổn
định này đo lường khoảng cách của ngân hàng đến ngưỡng mất khả năng thanh
toán. Một cách đơn giản hơn, có thể phát biểu rằng khi hệ số Z-score tăng lên đồng
nghĩa với việc xác xuất vỡ nợ của ngân hàng giảm xuống. Hệ số Z-score được xác
định thông qua công thức:
Z = (u+k)/ σ
20
Trong đó u là bình quân hiệu suất của tài sản ngân hàng, ROA này là tỷ suất
sinh lợi trên tài sản, k là vốn chủ sở hữu (biểu diễn theo phần trăm của tổng giá trị
tài sản), σ là độ lệch chuẩn của ROA và được xem như là đại diện của sự biến động
tỷ suất sinh lợi.
Bảng 3.1
Bảng mô tả các biến được sử dụng
Biến độc lập Ký hiệu Cách thức đo lường
Các yếu tố bên trong
Tỷ lệ an toàn vốn car Tổng vốn/Tổng tài sản
Rủi ro tín dụng cr Tỷ lệ trích lập dự phòng/nợ vay
ROE roe Thu nhập thuần/Vốn chủ sở hữu
NIM nim Thu nhập lãi thuần/Tổng tài sản sinh lợi
Thiếu hụt thanh khoản ligap Logarit cơ số e của Tổng nghĩa vụ nợ
ROA roa Thu nhập thuẩn/Tổng tài sản
Quy mô ngân hàng size Logarit cơ số e của Tổng tài sản
Tính thanh khoản li Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản
Tăng trưởng dư nợ loangr (loant – loant-1)/loant-1
Yếu tố khủng hoảng crisis Bằng 1 nếu trong giai đoạn khủng hoảng
tài chính
Tỷ lệ cho vay loan Tổng các khoản vay/Tổng tài sản
Hiệu quả hoạt động effi Chi phí/Thu nhập
Đa dạng thu nhập diver |1 – ((thu nhập lãi thuần – thu nhập từ
HĐ khác)/Tổng thu nhập)|
Các yếu tố bên ngoài
Tỷ lệ lạm phát inf Tỷ lệ lạm phát tính theo CPI
Tăng trưởng GPD gdpgr Tốc độ tăng trưởng GPD thực
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
21
Bảng 3.1 trình bày các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu, phương pháp đo
lường của từng biến và các số liệu phục vụ mục đích thống kê mô tả về giá trị trung
bình và Bảng 3.2 trình bày các giá trị thống kê mô tả của các biến phản ánh hoạt
động của các NHTM tại Việt Nam.
Bảng 3.2
Các giá trị thống kê mô tả của các biến được sử dụng
Ký hiệu Số lượng
quan sát
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Sai số
chuẩn
Tỷ lệ an toàn vốn car 405 0.1215 0.0911 0.0045
Rủi ro tín dụng cr 404 0.0113 0.0070 0.0004
ROE roe 405 0.0924 0.0623 0.0031
NIM nim 405 0.0291 0.0141 0.0007
Thiếu hụt thanh khoản ligap 405 31.2481 1.7294 0.0859
ROA roa 405 0.0097 0.0075 0.0004
Quy mô ngân hàng size 405 31.3901 1.6458 0.0818
Tính thanh khoản li 405 0.2345 0.1416 0.0070
Tăng trưởng dư nợ loangr 377 0.4390 1.0241 0.0527
Yếu tố khủng hoảng crisis 434 0.2350 0.4245 0.0204
Tỷ lệ cho vay loan 405 0.5451 0.1583 0.0079
Hiệu quả hoạt động effi 405 0.4787 0.1915 0.0095
Đa dạng thu nhập diver 405 0.1845 0.2019 0.0100
Tỷ lệ lạm phát inf 434 0.0830 0.0570 0.0027
Tăng trưởng GPD gdpgr 434 0.1609 0.0821 0.0039
Hệ số Z-score z 405 27.0622 19.3121 0.9596
RRTD*RRTK crxlr 434 0.0644 0.0652 0.0031
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
22
Trước khi vào phần phân tích, bài nghiên cứu sẽ lần lượt nhận xét sơ bộ các
giá trị thống kê quan trọng được cung cấp từ Bảng 3.2. Đầu tiên là tỷ lệ an toàn vốn
CAR đạt giá trị trung bình ở mức 12.15%, một tỷ lệ rất an toàn và hoàn toàn thỏa
điều kiện tỷ lệ an toàn trên 8% theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN về Quy định tỷ lệ
an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Rủi ro tín dụng ở
mức 1.13%, mặc dù không hoàn toàn chính xác nhưng vẫn có thể cảm nhận tỷ lệ
này thấp hơn nhiều và không vượt ngưỡng đảm bảo an toàn do NHNN quy định
(3%). Tỷ lệ ROE và ROA có giá trị trung bình lần lượt là 9.24% và 0.97%, giá trị
này rất hợp lý vì nợ chiếm tỷ trọng rất cao trong cấu trúc tài sản của NHTM, và giá
trị này phù hợp với giá trị lý tưởng của NHTM do Moody’s công bố: ROE và ROA
lần lượt dao động xung quanh ngưỡng 10-15% và 1%. Dĩ nhiên, trong trường hợp
lý tưởng, các số liệu này hoàn toàn đủ khả năng thu hút những nhà đầu tư trong khu
vực và phạm vi quốc tế. Về hệ số hiệu quả hoạt động đạt mức 47.87%, số liệu này
cho thấy việc quản lý chi phí của các NHTM tại Việt Nam rất đáng khích lệ, thấp
hơn mức trung bình 56.5% đối với các NHTM trên toàn cầu (theo bảng xếp hạng
mới nhất của The Global Economy). Và cũng theo trang xếp hạng uy tín này, hệ số
Z-score mới nhất của các NHTM trên toàn cầu rơi vào khoảng 14.38 điểm, cao nhất
là các NHTM tại Jordan với 50.61 điểm và thấp nhất tại Saint Lucia với -0.45 điểm,
rõ ràng hệ số Z-score tại Việt Nam với số điểm 27.06 điểm thể hiện những nỗ lực
của NHNN Việt Nam trong việc điều hành hoạt động toàn ngành ngân hàng, và bên
cạnh đó là việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro của các NHTM.
Bên cạnh các tín hiệu tốt phía trên, rõ ràng những số liệu thống kê trên vẫn thể
hiện một nhược điểm cần được khắc phục. Cụ thể, hệ số Đa dạng hóa thu nhập hiện
tại vẫn ở mức thấp tầm 18.45%, thể hiện rằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của NHTM
vẫn còn rất thấp, đồng nghĩa với việc các kênh kinh doanh giảm thiểu rủi ro mạnh
như “bancassurance” - mô hình mà các NHTM tham gia vào kênh phân phối sản
phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm chưa được áp dụng hiệu quả. Bên cạnh
đó, hệ số NIM trung bình chỉ đạt mức 2.91%, điều này thể hiện năng lực phân bổ tài
sản tối ưu của các NHTM nhìn chung là chưa hiệu quả.
23
2.4.3. Ma trận hệ số tương quan.
Đồ thị 3.1. Đồ thị biểu diễn tương quan theo từng cặp biến số.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Trước khi tiến hành nghiên cứu, việc “cảm nhận” dữ liệu là vô cùng quan
trọng. Hình 3.1 cung cấp thông tin về tương quan 1-1 giữa các biến số trong mô
hình. Đầu tiên, nếu ở giác độ cần phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro thanh
khoản, rõ ràng quy mô và nghĩa vụ nợ của NHTM là hai yếu tố không thể bỏ qua
theo phân tích đơn giản từ Hình 3.1. Tiếp theo, nếu đứng ở giác độ cần phân tích
các yếu tố tác động đến tính thanh khoản (hay nói cách khác là nghịch đảo của rủi
ro thanh khoản), thì mức độ quan trọng của biến tổng dư nợ cho vay được thể hiện
thuyết phục thông qua hệ số tương quan -0.65. Và cuối cùng, nếu chỉ cảm nhận sơ
bộ về chiều tác động, thì rõ ràng tính ổn định của ngân hàng, thứ được đại diện bởi
độ lớn của hệ số Z-score, đồng biến với khả năng thanh khoản và nghịch biến với
rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, mức độ tác động này vẫn chưa rõ ràng và cần nhiều
kiểm định thống kê hơn. Vì vậy, phần tiếp theo, bài nghiên cứu sẽ tiến hành chạy
mô hình kinh tế lượng và kiểm định những dự báo trên có căn cứ hay không.
24
3. Kết quả và thảo luận.
3.1. Mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.
Như định hướng nghiên cứu đã được đề cập, trước khi phân tích tác động của
rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng, trước tiên bài
nghiên cứu sẽ xác định sự tự tồn của mối liên hệ đối ứng giữa rủi ro thanh khoản và
rủi ro tín dụng, để từ đó hiểu sâu hơn về phương thức tác động của hai loại rủi ro
này đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại. Đầu tiên, bài nghiên cứu phân
tích mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng thông qua phương pháp
GMM (generalized method of moment), sau đó mở rộng kiểm chứng mối quan hệ
giữa hai loại rủi ro này thông qua phương pháp PVAR nhằm mục đích phát hiện các
mối tương quan có độ trễ.
3.1.1. Mối liên hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản: Mô hình
GMM.
Trong nội dung này, bài nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng
và rủi ro thanh khoản bằng cách sử dụng phương pháp GMM. Bảng 4.1 trình bày
các kết quả ước tính bằng phương pháp GMM, trong đó rủi ro tín dụng được đại
diện bằng tỷ số giữa tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng dư nợ cho vay và tính thanh
khoản (nghịch đảo của rủi ro thanh khoản) được đại diện bằng tỷ lệ tài sản lưu động
trên tổng tài sản.
Trước khi trình bày kết quả ước lượng từ mô hình, bài nghiên cứu sẽ trình bày
một vài phương pháp kiểm định mô hình được thực hiện, nhằm củng cố thêm ý
nghĩa thống kê của các kết quả đã đạt được. Để kiểm định tính phù hợp của mô hình
GMM, bài nghiên cứu sử dụng kiểm định Sargan (còn được gọi là kiểm định
Hansen hoặc kiểm định J) và kiểm định Arellano-Bond. Kiểm định Sargan được
thực hiện nhằm mục đích kiểm định về giới hạn xác định quá cao (overidentifying
restrictions) của mô hình, hay nói cách khác là kiểm định tính phù hợp của các biến
25
công cụ trong mô hình GMM. Kiểm định Sargan có giả thuyết H0: biến công cụ là
ngoại sinh, nghĩa là không tương quan với sai số của mô hình. Vì lẽ đó, giá trị thể
hiện ý nghĩa thống kê p-value càng lớn thì đồng nghĩa với việc mô hình GMM càng
đáng tin cậy. Kiểm định Arellano – Bond được đề xuất bởi Arellano – Bond (1991)
nhằm mục đích kiểm tra mức độ tự tương quan của phương sai số trong mô hình
GMM ở dạng sai phân bậc 1. Trong mô hình (1) mặc định đã thể hiện độ trễ bậc 1,
nên kết quả kiểm định AR(1) không mang lại giá trị kiểm định. Tuy nhiên, đối với
kiểm định AR(2) dùng để xác định tự tương quan có độ trễ bậc 2, thì giá trị p-value
cần có giá trị càng cao càng tốt nhằm bác bỏ giả thuyết H0 về sự tồn tại tự tương
quan ở dạng sai phân bậc 2.
Từ các thông tin Bảng 4.1 cung cấp, có thể nhận thấy tác động của tính thanh
khoản (hay nói cách khác là nghịch đảo của rủi ro thanh khoản) đến rủi ro tín dụng
có mức ý nghĩa 10%, tuy nhiên tác động theo chiều ngược lại không có ý nghĩa
thống kê. Do đó, từ quan điểm thống kê, bước đầu tiên, bài nghiên cứu nhận thấy
không có mối quan hệ đối ứng có ý nghĩa thống kê giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro
tín dụng. Điều này khẳng định kết quả của Imbierowicz và Rauch (2014), những
nhà nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ đối ứng giữa rủi ro thanh khoản và rủi
ro tín dụng. Điều này được giải thích bởi các nhà đầu tư, những người có khẩu vị
không hoàn hảo đối với toàn danh mục đầu tư – incomplete preferences over
porfolios (Easley và O’Hara (2010)), hoặc do các doanh nghiệp phải xoay vòng nợ
quá hạn và đối mặt với rủi ro tín dụng càng lúc càng gia tăng trong tình huống rủi ro
thanh khoản toàn thị trường trước đi đã xấu đi (He và Xiong (2012c)). Do đó, theo
kết quả thống kê, bài nghiên cứu có thể kết luận rằng có một mối liên hệ một chiều
giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Vì vậy, điều này cho thấy rằng H1 và H2
trong nghiên cứu này không thể được xác nhận.
26
Bảng 4.1
Mối quan hệ giữa RRTK và RRTD (mô hình GMM)
Tên biến
độc lập
RRTD (mô hình 1) RRTK (mô hình 2)
Hệ số
tương
quan
Giá trị
P value
Hệ số
tương
quan
Giá trị
P value
RRTD kỳ trước 0.1925 1.989e-05 *** - -
Tính thanh khoản kỳ trước - - -0.1156 0.0477 *
Tính thanh khoản -0.0052 0.0697 . - -
Rủi ro tín dụng - - -1.6420 0.1156
Quy mô ngân hàng 0.0041 0.0005 *** -0.0266 0.3834
Roe -0.0190 0.0416 * -0.0605 0.7685
Roa 0.1048 0.0811 . 3.42637 0.1601
Dư nợ cho vay -0.0067 0.1211 -0.6703 1.299e-14 ***
Đa dạng thu nhập -0.0004 0.8525 -0.0047 0.8996
Hiệu quả hoạt động 0.0010 0.7659 -0.0157 0.7604
NIM 0.0833 0.0294 * -1.4817 0.0428 *
Thiếu hụt thanh khoản -0.0023 0.0344 * 0.0129 0.5089
Tỷ lệ an toàn vốn -0.0043 0.5334 0.1340 0.5939
Yếu tố khủng hoảng -0.0001 0.8539 0.0292 0.0566 .
Tỷ lệ lạm phát -0.0167 0.2493 -0.6588 0.0004 ***
Tăng trưởng GPD 0.0201 0.0388 * 0.5183 0.0003 ***
Kiểm định Sargan 34 0.9999 34 0.99999
Kiểm định AR(1) -4.4684 7.882e-06 -0.8126 0.4165
Kiểm định AR(2) -0.4458 0.6557 -1.7765 0.0757
Ghi chú: “.”, “*”, “**”, “***” tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1% và 0.1%
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.
Mặc dù hiện tại mô hình GMM chưa giải thích được mối quan hệ đối ứng
giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, bài nghiên cứu vẫn xem xét các yếu tố
tác động mạnh nhất đến rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, “tác động mạnh” hàm
ý rằng mối liên hệ này rất có ý nghĩa thống kê. Đối với mô hình 1, những yếu tố tác
động bất lợi đến NHTM (tác động mạnh làm tăng rủi ro tín dụng) theo mô hình bao
gồm: rủi ro tín dụng kỳ trước và quy mô NHTM. Yếu tố rủi ro tín dụng kỳ trước là
27
yếu tố hiển nhiên tác động đến rủi ro tín dụng của NHTM tại thời điểm hiện tại. Về
phía quy mô ngân hàng, khi một NHTM có quy mô lớn, tâm lý “too big too fail” bắt
đầu xuất hiện và tâm lý này làm gia tăng rủi ro tín dụng của NHTM một cách âm
thầm và nguy hiểm. Và dĩ nhiên khi đề cập đến vấn đề này, bài học “Lehman
Brothers” vẫn là một bài học cảnh tỉnh cho tất cả các NHTM trên toàn cầu. Đối với
mô hình 2, những yếu tố tác động mạnh làm giảm tính thanh khoản của NHTM là:
dư nợ cho vay và lạm phát. Rõ ràng, khi một ngân hàng tăng dư nợ đến một mức
quá nhiều dự án được tài trợ, thì đồng nghĩa với việc họ tăng rủi ro không đáp ứng
được nhu cầu của người gửi tiền. Cho đến khi người người gửi tiền nhận thấy
những dự án này có dấu hiệu đi xuống, họ sẽ ngay lập tức rút tiền ồ ạt từ NHTM
xấu số này, và rủi ro thanh khoản bắt đầu trở nên nghiêm trọng. Một kịch bản khác,
khi lạm phát tăng hay thậm chí công chúng chỉ “cảm nhận” lạm phát tăng, thì họ sẽ
kỳ vọng về thu nhập tăng thông qua tiền lương để bảo toàn sức mua, dẫn đến giá cả
tăng. Trong điều kiện này, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, và
khi phía người gửi tiền nhận thấy những khó khăn này đủ nghiệm trọng, họ sẽ rút
tiền ồ ạt từ ngân hàng (đã cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn vay). Và vì vậy,
NHTM lại phải đối diện với rủi ro thanh khoản.
3.1.2. Mối liên hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản có độ trễ: Mô
hình PVAR.
Sau khi phân tích mối liên hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản bằng
phương pháp GMM và không đạt được mục tiêu kỳ vọng, bài nghiên cứu tiếp tục
phân tích mối liên hệ trực tiếp giữa hai loại rủi ro này thông qua mô hình PVAR.
Kết quả chạy mô hình PVAR được trình bày trong Bảng 4.2.
28
Bảng 4.2
Mối quan hệ giữa RRTK và RRTD có độ trễ (mô hình PVAR)
Rủi ro tín dụng Tính thanh khoản
Rủi ro tín dụng kỳ trước
0.6860 ***
(0.0346)
-6.1975 ***
(1.6715)
Tính thanh khoản kỳ trước
-0.0007
(0.0026)
0.4246 ***
(0.0995)
Kiểm định Sargan = 1.05 (P-value = 1.0)
Ghi chú: “*”, “**”, “***” tương ứng với mức ý nghĩa 5%, 1% và 0.1%
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
Bảng 4.2 trình bày kết quả ước tính bằng cách sử dụng mô hình hồi quy
PVAR. Mặc dù rủi ro tín dụng kỳ trước có tác động đến tính thanh khoản kỳ này,
tuy nhiên chiều tác động ngược lại không có ý nghĩa thông kê. Vì vậy kết quả phân
tích phía trên bằng phương pháp GMM đã được củng cố: mặc dù có một vài hệ số
tương quan đối với rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có ý nghĩa thống kê rõ ràng
trong cả hai mô hình, nhưng các mô hình này không kiểm chứng được mối quan hệ
đối ứng giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Do đó, kết quả nghiên cứu cho
thấy rằng không có mối quan hệ đối ứng có ý nghĩa thống kê giữa rủi ro tín dụng và
rủi ro thanh khoản.
3.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định
của ngân hàng.
3.2.1. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định
của ngân hàng: Mô hình GMM.
Sau khi kiểm chứng tác động của rủi ro tín dụng đến rủi ro thanh khoản, bài
nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định giả thiết H3: Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín
dụng cùng góp phần vào sự bất ổn định của các NHTM. Bên cạnh các kết quả liên
quan đến mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng được trình bày ở
29
trên, bài nghiên cứu cho rằng có những nguyên nhân trên phương diện lý thuyết
khác hỗ trợ giả định này. Thứ nhất, phần trình bày về rủi ro thanh khoản cũng như
những đánh giá các tài liệu nghiên cứu về rủi ro tín dụng đã trình bày ở trên đã xác
định rằng mỗi loại rủi ro riêng biệt có ý nghĩa mạnh mẽ đối với sự ổn định của ngân
hàng. Thứ hai, phần nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và
rủi ro tín dụng, điều cũng đã trình bày ở trên, ngụ ý rằng mối quan hệ cùng chiều
giữa hai loại rủi ro này cũng có ý nghĩa mạnh mẽ đến sự ổn định của ngân hàng.
Thứ ba, theo Imbierowicz và Rauch (2014), sự thất bại của nhiều ngân hàng trong
cuộc khủng hoảng tài chính gần đây một phần do sự đồng thời xuất hiện của rủi ro
thanh khoản và rủi ro tín dụng với mức độ rủi ro cao. Từ giác độ của các giả thuyết
trên, bài nghiên cứu có lý do chính đáng để kiểm chứng xem liệu rủi ro thanh khoản
và tín dụng có cùng tác động hay không và chúng có ảnh hưởng đến sự ổn định của
ngân hàng hay không. Bài nghiên cứu trình bày kết quả theo cách tiếp cận GMM
được đề xuất bởi bởi Arellano và Bond (1991), Arellano và Bover (1995) và
Blundell và Bond (1998) trong Bảng 4.3, bao gồm kiểm định Sargan và kiểm định
AR(1), AR(2).
Trước khi tiến hành phân tích các chỉ liên quan đến ngân hàng, bài nghiên cứu
sẽ tiến hành xem xét độ tin cậy của mô hình thông qua số liệu kiểm định. Dựa vào
các số liệu cung cấp từ Bảng 4.3, kiểm định tự tương quan bậc 2 AR(2) có giá trị P-
value = 0.0567, cao hơn 0.05 do đó có thể bác bỏ giả thuyết H0 về sự tồn tại tự
tương quan ở dạng sai phân bậc 2. Bên cạnh đó, do trong mô hình đã có độ trễ bậc
1, nên kiểm định AR(1) không mang lại giá trị kiểm định trương trường hợp này.
Tiếp theo, thông qua việc sử dụng kiểm định Sargan để kiểm tra tính hợp lý của các
biến công cụ, bài nghiên cứu nhận thấy rằng các giá trị p-value của kiểm định này
lớn hơn 0.05, vì vậy các đặc điểm kỹ thuật của mô hình được chấp nhận.
30
Bảng 4.3
Tác động của RRTK và RRTD đến sự ổn định của ngân hàng (mô hình GMM)
Tên biến độc lập Hệ số tương quan Giá trị P value
Độ ổn định kỳ trước 0.2550 0.1714
Tính thanh khoản -5.2584 0.5091
Rủi ro tín dụng 146.6749 0.5174
Rủi ro tín dụng*Rủi ro thanh
khoản
-18.2260 0.2146
ROA -685.1049 0.0007 ***
Quy mô ngân hàng 0.6868 4.355e-05 ***
CAR 103.5748 9.023e-07 ***
Tăng trưởng dư nợ -2.1237 0.0899 .
Đa dạng hóa thu nhập 1.8652 0.6757
Hiệu quả hoạt động -24.3355 0.0010 **
Tăng trưởng GPD 57.9571 0.0158 *
Tỷ lệ lạm phát -53.8138 0.0429 *
Yếu tố khủng hoảng 3.2345 0.0002 ***
Kiểm định Sargan 32.8630 0.1070
Kiểm định AR(1) -2.43239 0.0150
Kiểm định AR(2) 1.90567 0.0567
Ghi chú: “.”, “*”, “**”, “***” tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1% và 0.1%
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Không như kỳ vọng ban đầu, theo kê quả từ Bảng 4.3, các yếu tố như rủi ro tín
dụng, rủi ro thanh khoản và tác động rủi ro tín dụng*rủi ro thanh khoản trong mô
hình hoàn toàn không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, bài nghiên cứu có thể tạm kết
luận rằng theo mô hình GMM, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng không tác động
đến độ ổn định của ngân hàng. Trước khi tiến hành phân tích tiếp giả thiết H3, bài
nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích các yếu tố tác động mạnh đến độ ổn định của
NHTM theo mô hình GMM.
Đầu tiên, bài nghiên cứu nhận thấy rằng hệ số ROA tác động ngược chiều với
độ ổn định của ngân hàng, và kết quả này ủng hộ cho kết quả của Srairi (2013),
31
Imbierowicz và Rauch (2014) – những nhà nghiên cứu đã tìm thấy tác động tiêu cực
của ROA đối với sự ổn định của ngân hàng. Tuy nhiên không dễ dàng khi phân tích
ROA đơn thuần, do đó bài nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích ROA như sau:
ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân
= (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần)
x (Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân)
= Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu * Vòng quay tổng tài sản
= ROS * Vòng quay tổng tài sản
Giả sử tôi là nhà điều hành NHTM và tôi đang đối mặt với việc ROA bị suy
giảm do tình hình kinh doanh đang gặp khó khăn. Lựa chọn hàng đầu của tôi là tác
động vào ROS, trên lý thuyết tôi sẽ tác động theo hướng “quản lý chi phí tốt hơn”,
nhưng trên thực tế lựa chọn “cắt giảm chi phí” luôn luôn phổ biến hơn, vì đơn giản
đây là một lựa chọn dễ dàng và nhanh hơn. Vì vậy, ngay lập tức tôi sẽ tiến hành cắt
giảm biên chế nhân viên, giảm chi phí lương, giảm chi phí đầu tư phát triển các
phần mềm đắt đỏ như phần mềm tính CAR, LOS, PD… Và dĩ nhiên, ngay lập tức
ROA sẽ tăng dần, tuy nhiên hệ lụy từ việc cắt giảm là giảm hiệu quả hoạt động,
thiếu hụt nhân sự….và điều này dĩ nhiên sẽ làm giảm độ ổn định của ngân hàng
thông qua việc gián tiếp tác động tiêu cực vào các chỉ số khác.
Như chúng ta đã biết, một bài học từ các NHTM lớn là một ngân hàng càng
lớn càng đối diện với rủi ro phá sản cao hơn do tâm lý “too big too fail”, và quan
điểm này đã trợ thành đề tài nóng hổi trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn
cầu vừa qua, đặc biệt là sự thất bại của hàng loạt tên tuổi lớn như Lehman Brother,
Bear Stearns, IndymacBank… tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, liệu rằng cứ khăn khăn quan
điểm này như “chân lý” và áp dụng một cách máy móc tại hệ tại hệ thống NHTM
tại Việt Nam liệu có ổn hay không? Hãy nhìn vào mặt tích cực của một NHTM có
32
quy mô lớn, các ngân hàng này có nhiều vốn đầu tư vào các công cụ quản lý tài sản,
nhiều cơ hội đa dạng hóa danh mục đầu tư, được NHNN “chú ý” nhiều hơn, được
người gửi tiền thiên vị hơn do lợi thế về quy mô… Nếu họ khai thác tốt những uy
điểm này, thì rõ ràng việc quy mô ngân hàng tỷ lệ thuận với độ ổn định của chính
nó cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
Tiếp theo, tỷ lệ an toàn vốn CAR cũng tác động mạnh và tích cực đến độ ổn
định của NHTM. Trên thực tế, vốn đóng một vai trò là “một lớp đệm an toàn” đối
với ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng, do đó làm giảm khả năng mất khả năng
thanh toàn của ngân hàng. Điều này xác nhận lại kết quả của Imbierowicz và Rauch
(2014), theo đó tỷ lệ vốn trên tài sản có mối tương quan ngược chiều với việc ngân
hàng vỡ nợ.
Mặc dù không mạnh về ý nghĩa thống kê so với các yếu tốc khác (chỉ ở mức ý
nghĩa 10%), tăng trưởng dư nợ cũng thể hiện tác động nghịch biến đến sự ổn định
của ngân hàng, và điều này xác nhận lại kết quả của Imbierowicz và Rauch (2014).
Rõ ràng, việc tăng trưởng tín dụng là một kênh quan trọng trong việc gia tăng rủi ro
của ngân hàng.
Hơn nữa, chỉ số phản ảnh hiệu quả hoạt động (CIR) tác động nghịch biến đến
sự ổn định của ngân hàng, điều này ngụ ý rằng các ngân hàng có hiệu quả quản lý
thấp hơn sẽ đối diện nhiều hơn với rủi ro (Shehzad và cộng sự (2010)). Điều này
khẳng định kết quả nghiên cứu của Srairi (2013), Bourkhis và Nabi
(2013), Imbierowicz và Rauch (2014).
Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát cũng có tác động nghịch biến với sự ổn định của
ngân hàng, điều này trái ngược hoàn toàn theo nghiên cứu của Srairi (2013). Như đã
giải thích ở trên, khi lạm phát tăng, công chúng sẽ kỳ vọng về thu nhập tăng thông
qua tiền lương để bảo toàn sức mua, dẫn đến giá cả tăng. Vì vậy, doanh nghiệp phải
hoạt động trong một môi trường khó khăn hơn, cho đến khi phía người gửi tiền
33
nhận thấy những khó khăn này đủ nghiệm trọng, họ sẽ rút tiền ồ ạt từ ngân hàng. Và
cuối cùng, sự ổn định của NHTM bị đe dọa nghiêm trọng.
Cũng từ bảng 4.3, chúng ta có thể nhận thấy hệ số tăng trưởng GDP có tác
động đồng biến với sự ổn định của ngân hàng. Điều này giúp làm giảm nguy cơ
ngân hàng vỡ nợ (Imbierowicz và Rauch (2014)). Cuối cùng, yếu tố khủng hoảng
được cho là có tác động đồng biến đến sự ổn định của ngân hàng, đây rõ ràng là một
vấn đề nan giải. Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn tôn trọng kết quả từ mô hình, và có
thể đây là một kết quả có căn cứ. Vì trong giai đoạn khủng hoảng, NHNN Việt Nam
đã thực hiện rất nhiều biện pháp phù hợp và hiệu quả, và điều quan trọng hơn là
niềm tin tuyệt đối của các nhà điều hành NHTM cũng như công chúng. Những yếu
tố đã góp phần làm yếu tố khủng hoảng không tác động tiêu cực đến mức độ ổn
định của các NHTM. Giải thích này có thể chưa thỏa đáng, bài nghiên cứu hy vọng
những nhà nghiên cứu khác trong tương lai có thể giải đáp chính xác hơn dựa trên
các mô hình phân tích mở rộng khác.
Và như kế hoạch trong phần xây dựng mô hình kinh tế lượng đã đề ra, bài
nghiên cứu sẽ tiếp tục chạy mô hình PVAR để xác nhận tác động của rủi ro tín dụng
và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các NHTM trong trường hợp xuất hiện độ
trễ.
3.2.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định
của ngân hàng có độ trễ: Mô hình PVAR.
Ở mô hình cuối cùng này, bài nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích tác động của rủi
ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến độ ổn định của ngân hàng. Theo kết quả của
phần phân tích theo phương pháp GMM, rõ ràng không tồn tại một mối quan hệ nào
giữa tác động gộp giữa hai loại rủi ro này và độ ổn định của ngân hàng. Bài nghiên
cứu thay thế phương pháp GMM bằng phương pháp PVAR nhằm phát hiện ra các
tác động trong trường hợp có độ trễ bậc 1.
34
Bảng 4.4 trình bày kết quả ước tính thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy
PVAR. Đúng theo kỳ vọng ban đầu, tác động đồng thời của rủi ro thanh khoản - tín
dụng có ảnh hưởng đến sự ổn định của ngân hàng trong trường hợp có độ trễ bậc 1.
Rõ ràng, sự đồng tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng ở kỳ trước (t-1)
có ảnh hưởng nghịch biến đến độ ổn định của ngân hàng tại mức ý nghĩa 0.1%, và
chiều ngược lại cũng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1*.
Bảng 4.4
Tác động của RRTK và RRTD đến sự ổn định của ngân hàng có độ trễ
(mô hình PVAR)
Tác động gộp giữa rủi ro thanh
khoản và rủi ro tín dụng
Hệ số Z
Tác động gộp giữa RRTD và
RRTK kỳ trước
0.1513
(0.1980)
-0.0018 ***
(0.0002)
Hệ số Z kỳ trước
-0.0016 **
(0.0006)
0.7255 ***
(0.0718)
Kiểm định Sargan = 27.92 (P-value = 0.925)
Ghi chú: “*”, “**”, “***” tương ứng với mức ý nghĩa 5%, 1% và 0.1%
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Như vậy, có tồn tại sự tương quan giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng
đến sự ổn định của ngân hàng, sự tương quan này là ngược chiều và có ý nghĩa
thống kê.
35
4. Kết luận và hàm ý chính sách.
Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng là hai nhân tố quan trọng nhất đối với sự
sống còn của một ngân hàng. Bài nghiên cứu này ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản
và rủi ro tín dụng đối với sự ổn định của ngân hàng bằng cách sử dụng bộ số liệu
panel của 34 NHTM hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2005-2017. Hơn
nữa, bài nghiên cứu thấy rằng rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản không có một
mối tương quan đồng thời hay tương quan trễ có ý nghĩa kinh tế. Bài nghiên cứu
này cũng ghi nhận rằng sự tương tác của hai loại rủi ro có tác động đáng kể đến sự
ổn định của ngân hàng. Do đó, kết quả ước tính cho thấy tầm quan trọng của rủi ro
tín dụng và rủi ro thanh khoản trong việc nghiên cứu sự ổn định của ngân hàng tại
Việt Nam.
Kết quả của bài nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng trong việc quản lý
đồng thời rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Vì vậy, kết quả này cũng góp phần
ủng hộ các nỗ lực điều tiết gần đây của NHNN trong việc định hướng cho các
NHTM theo chuẩn Basel II. Cụ thể, hai văn bản quan trọng do Ngân hàng Nhà nước
ban hành để hướng dẫn cụ thể việc triển khai Basel II là Thông tư 41/2016/TT-
NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài và Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Một lợi ích rõ ràng nhất của việc áp
dụng tỷ lệ an toàn vốn theo định hướng Basel II là các NHTM sẽ hoạt động an toàn
hơn, với lượng vốn “đủ” theo thông lệ tiên tiến để trang trải các rủi ro có thể xảy ra
cho các loại rủi ro chính, đặc biệt là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.
Phát hiện của bài nghiên cứu có một số ý nghĩa chính sách thú vị. Đầu tiên,
những phát hiện này cung cấp một số khuyến nghị cho các nhà quản lý ngân hàng
và giám sát ngân hàng tại Việt Nam. Cuộc khủng hoảng tài chính đã chỉ ra rằng
những thất bại trong lĩnh vực ngân hàng do rủi ro tín dụng trong danh mục đầu tư
của họ có thể gây ra sự đóng băng thị trường, tác động đến rủi ro thanh khoản. Tuy
36
nhiên, những kết quả này có thể giúp các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và
các cơ quan quản lý ngân hàng hiểu rõ hơn về sự ổn định và hiệu quả của các ngân
hàng và hành vi của họ đối với rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Thứ hai, kết
quả của bài nghiên cứu ngụ ý rằng việc quản lý đồng thời rủi ro thanh khoản và rủi
ro tín dụng tại ngân hàng có thể tăng đáng kể sự ổn định của ngân hàng. Cuối cùng,
kết quả của bài nghiên cứu hỗ trợ các nỗ lực điều tiết gần đây, đặc biệt là theo
chuẩn Basel II chú trọng hơn đến tầm quan trọng của việc quản lý đồng thời rủi ro
thanh khoản và rủi ro tín dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Acharya, V. V., & Mora, N. (2013). A crisis of banks as liquidity providers. The
Journal of Finance (in press).
Acharya, V. V., & Viswanathan, S. (2011). Leverage, moral hazard, and liquidity.
The Journal of Finance, 66(1), 99-138.
Acharya, V. V., Mehran, H., & Thakor, A. V. (2016). Caught between Scylla and
Charybdis? Regulating bank leverage when there is rent seeking and risk shifting.
Review of Corporate Finance Studies, 5(1).
Acharya, V. V., Shin, H. S., & Yorulmazer, T. (2010). Crisis resolution and bank
liquidity. Review of Financial Studies, 24, 2166-2205.
Acharya, V. V., Shin, H. S., & Yorulmazer, T. (2011). Crisis resolution and bank
liquidity. Review of Financial Studies, 24(6), 2166-2205.
Agnello, L., & Sousa, R. M. (2012). How do banking crises impact on income
inequality? Applied Economics Letters, 19(15), 1425-1429.
Akhtar, M. F., Ali, K., & Sadaqat, S. (2011). Liquidity risk management: A
comparative study between conventional and Islamic banks of Pakistan. Journal of
Research in Business, 1(1), 35-44.
Anam, S., Bin Hasan, S., Huda, H. A. E., Uddin, A., & Hossain, M. M. (2012).
Liquidity risk management: A comparative study between conventional and Islamic
banks of Bangladesh. Research Journal of Economics, Business and ICT, 5.
Arellano, M., & Bond, S. (1991). Some tests of specification for panel data: Monte
Carlo evidence and an application to employment equations. The Review of
Economic Studies, 58(2), 277-297.
Arellano, M., & Bover, O. (1995). Another look at the instrumental variable
estimation of error-components models. Journal of Econometrics, 68, 29-51.
Aubuchon, C. P., & Wheelock, D. C. (2010). The geographic distribution and
characteristics of US bank failures, 2007e2010: Do bank failures still reflect local
economic conditions? Federal Reserve Bank of St. Louis Review, 92, 395-415.
Berger, A. N., & Bouwman, C. H. S. (2009). Bank liquidity creation. The Review of
Financial Studies, 22(9), 3779-3837.
Berger, A. N., & Bouwman, C. H. S. (2013). How does capital affect bank
performance during financial crises? Journal of Financial Economics, 109(1), 146-
176.
Berger, A. N., & DeYoung, R. (1997). Problem loans and cost efficiency in
commercial banks. Journal of Banking and Finance, 21, 849-870.
Blair, R. D., & Heggestad, A. A. (1978). Bank portfolio regulation and the
probability of bank failure: Note. Journal of Money, Credit and Banking, 10(1), 88-
93.
Blundell, R., & Bond, S. (1998). Initial conditions and moment restrictions in
dynamic panel data models. Journal of Econometrics, 87(1), 115-143.
Bonfim, D. (2009). Credit risk drivers : Evaluating the contribution of firm level
information and of macroeconomic dynamics. Journal of Banking and Finance,
33(2), 281-299.
Borio, C. (2010). Ten propositions about liquidity crises. CESifo Economic Studies,
56(1), 70-95.
Boyd, J. H., & Graham, S. L. (1988). The profitability and risk effects of allowing
bank holding companies to merge with other financial firms: A simulation study.
Quarterly Review (Federal Reserve Bank of Minneapolis), 12, 3-20.
Brunnermeier, M., Crocket, A., Goodhart, C., Persaud, A., & Shin, H. (2009).
Cai, J., & Thakor, A. V. (2008). Liquidity risk, credit risk, and interbank
competition. Working Paper.
Calomiris, C. W., Heider, F., & Hoerova, M. (2015). A theory of bank liquidity
requirements. Columbia Business School Research Paper (pp. 14-39).
Cecchetti, S. G., & Schoenholtz, K. L. (2011). Money, banking, and financial
markets (3rd ed.). New York: McGraw-Hill Education.
Cole, R. A., & White, L. J. (2012). Deja Vu all over again: The causes of US
commercial bank failures this time around. Journal of Financial Services Research,
42, 5-29.
Crowley, J. (2008). Credit growth in the Middle East, North Africa, and Central
Asia region. Working Paper No. WP/08/184. Washington: International Monetary
Fund.
Demirguç-Kunt, A., & Huizinga, H. (2010). Bank activity and funding strategies:
The impact on risk and returns. Journal of Financial Economics, 98(3), 626-650.
Dermine, J. (1986). Deposit rates, credit rates and bank capital: The Klein- Monti
model revisited. Journal of Banking & Finance, 10(1), 99-114.
Dewatripont, M., & Tirole, J. (1994). The prudential regulation of banks. Working
paper.
DeYoung, R., & Torna, G. (2013). Nontraditional banking activities and bank
failures during the financial crisis. Journal of Financial Intermediation, 22, 397-
421.
Diamond, D. W., & Dybvig, P. H. (1983). Bank Runs, deposit insurance, and
liquidity. The Journal of Political Economy, 91(3), 401-419.
Diamond, D. W., & Rajan, R. G. (2005). Liquidity shortages and banking crises.
Journal of Finance, 60(2), 615-647.
Diamond, J. (1980). A model of reserves, bank runs and deposit insurance. Journal
of Banking & Finance, 4, 335-344.
Distinguin, I., Roulet, C., & Tarazi, A. (2013). Bank regulatory capital and
liquidity: Evidence from U.S and European publicly traded banks. Journal of
Banking & Finance, 37(9), 3295-3317.
Easley, D., & O'Hara, M. (2010). Liquidity and valuation in an uncertain world.
Journal of Financial Economics, 97(1), 1-11.
Ejoh, N., Okpa, I., & Inyang, E. (2014). The relationship and effect of credit and
liquidity risk on bank default risk among deposit money banks in Nigeria. Research
Journal of Finance and Accounting, 5(16).
Eklund, T., Larsen, K., & Bernhardsen, E. (2001). Model for analyzing credit risk in
the enterprise sector, Norges Bank economic bulletin, Q3 01.
Espahbodi, P. (1991). Identification of problem banks and binary choice models.
Journal of Banking & Finance, 15, 53-71.
Gatev, E., Schuermann, T., & Strahan, P. E. (2009). Managing bank liquidity risk:
How deposit-loan synergies vary with market conditions. Review of Financial
Studies, 22, 995-1020. Goldstein, I., & Pauzner, A. (2005).
Goldstein, I., & Pauzner, A. (2005). Demand deposits contracts and the probability
of bank runs. Journal of Finance, 60, 1293-1327.
Gorton, G., & Metrick, A. (2011). Securitized banking and the run on repo. Journal
of Financial Economics, 104, 425-451.
Hassan, M. K., Unsal, O., & Tamer, H. E. (2016). Risk management and capital
adequacy in Turkish participation and conventional banks: A comparative stress
testing analysis. Borsa Istanbul Review, 1-10.
He, Z., & Xiong, W. (2012). Dynamic debt runs. Review of Financial Studies, 25,
1799-1843.
He, Z., & Xiong, W. (2012). Rollover risk and credit risk. Journal of Finance,
67(2), 391-430.
Hieider, F., Hoerova, M., & Holthausen, C. (2009). Liquidity hoarding and
interbank market spreads: The role of counterparty risk. Working Paper
Holmstrom, B., & Tirole, J. (1998). Private and public supply of liquidity. The
Journal of Political Economy, 106(1), 1-40.
Huang, R., & Ratnovski, L. (2011). The dark side of bank wholesale funding.
Journal of Financial Intermediation, 20(2), 248-263.
Imbierowicz, B., & Rauch, C. (2014). The relationship between liquidity risk and
credit risk in banks. Journal of Banking and Finance, 40, 242-256.
Iqbal, A. (2012). Liquidity risk management: A comparative study between
conventional and Islamic banks of Pakistan. Global Journal of Management and
Business Research, 12(5).
Iyer, R., & Puri, M. (2012). Understanding bank runs : The importance of
depositor-bank relationships and networks. American Economic Review, 102,
1414-1445.
Kabir, M. N., Worthington, A., & Rakesh, G. (2015). Comparative credit risk in
Islamic and conventional bank. Pacific Basin Finance Journal, 34, 327-353.
Kashyap, A. K., Rajan, R., & Stein, J. C. (2002). Banks as liquidity providers: An
explanation for the coexistence of lending and deposit-taking. The Journal of
Finance, 57(1), 33-73.
Kolari, J., Glennon, D., Shin, H., & Caputo, M. (2002). Predicting large US
commercial bank failures. Journal of Economics andBusiness, 54, 361-387.
Laidroo, L. (2016). Bank ownership and lending: Does bank ownership matter.
Emerging Markets Finance and Trade, 52(2), 285-301.
Leland, H. E. (1994). Corporate debt value, bond covenants, and optimal capital
structure. Journal of Finance, 49(4), 1213-1252.
Leland, H. E., & Toft, K. B. (1996). Optimal capital structure, endogenous
bankruptcy, and the term structure of credit spreads. The Journal of Finance, 51(3),
987-1019.
Louati, S., Abida, I. G., & Boujelbene, Y. (2015). Capital adequacy implications on
Islamic and non-Islamic bank's behavior: Does market power matter? Borsa
Istanbul Review, 192-204, 15-23.
Louzis, D. P., Vouldis, A. T., & Metaxas, V. L. (2012). Macroeconomic and bank-
specific determinants of non-performing loans in Greece: A comparative study of
mortgage, business and consumer loan portfolios. Journal of Banking & Finance,
36(4), 1012-1027.
Love, I., & Zicchino, L. (2006). Financial development and dynamic investment
behavior: Evidence from panel VAR. The Quarterly Review of Economics and
Finance, 46, 190-210.
Martin, D. (1977). Early warning of bank failure: A logit regression approach.
Journal of Banking & Finance, 1, 249-276.
Meyer, P. A., & Pfifer, H. W. (1970). Prediction of bank failures. Journal of
Finance, 25, 853-868.
Misman, F. N., Bhatti, I., Lou, W., Samsudin, S., & Abd Rahman, N. H. (2015).
Islamic banks credit risk: A panel study. Procedia Economics and Finance, 31, 75-
82.
Muharam, H., & Kurnia, H. P. (2012). The influence of fundamental factors to
liquidity risk on banking industry: Comparative study between Islamic and
conventional banks in Indonesia. In, 1(2). Conference in business, accounting and
management (CBAM) 2012 (pp. 359-368). Semarang Indonesia: Unissula.
Munteanu, I. (2012). Bank liquidity and its determinants in Romania. Journal of
Economics and Finance, 3, 993-998.
Nikomaram, H., Taghavi, M., & Diman, S. K. (2013). The relationship between
liquidity risk and credit risk in Islamic banking industry of Iran. Management
Science Letters, 3, 1223-1232.
Ozsuca, E. A., & Akbostanci, E. (2016). An empirical analysis of the Risktaking
channel of monetary policy in Turkey. Emerging Markets Finance and Trade, 52(3),
589-609.
Prisman, E. Z., Slovin, M. B., & Sushka, M. E. (1986). A general model of the
banking firm under conditions of monopoly, uncertainty, and recourse. Journal of
Monetary Economics, 17, 293-304.
Ratnovski, L. (2013). Liquidity and transparency in bank risk management. IMF
Working Paper, 13-16.
Roy, A. D. (1952). Safety first and the holding of assets. Journal of Econometric
Society, 20(3), 431-449.
Samartin, M. (2003). Should bank runs be prevented. Journal of Banking &
Finance, 27, 977-1000.
Shehzad, C. T., Haan, J. D., & Scholtens, B. (2010). The impact of bank ownership
concentration on impaired loans and capital adequacy. Journal of Banking and
Finance, 34(2), 399-408
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Của Các Ngân Hàng

More Related Content

Similar to Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Của Các Ngân Hàng

Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...nataliej4
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIIHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam từ thực t...
Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam từ thực t...Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam từ thực t...
Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam từ thực t...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân ...
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân ...Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân ...
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân HàngLuận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Quy Mô, Đòn Bẩy Tài Chính Và Mức Độ Chấp Nhận Rủi Ro
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Quy Mô, Đòn Bẩy Tài Chính Và Mức Độ Chấp Nhận Rủi RoLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Quy Mô, Đòn Bẩy Tài Chính Và Mức Độ Chấp Nhận Rủi Ro
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Quy Mô, Đòn Bẩy Tài Chính Và Mức Độ Chấp Nhận Rủi RoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luân Văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôn...
Luân Văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôn...Luân Văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôn...
Luân Văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôn...sividocz
 

Similar to Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Của Các Ngân Hàng (20)

Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
 
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
 
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
 
Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam từ thực t...
Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam từ thực t...Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam từ thực t...
Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam từ thực t...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo luật
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo luậtLuận văn: Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo luật
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo luật
 
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân ...
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân ...Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân ...
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân ...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân HàngLuận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Quy Mô, Đòn Bẩy Tài Chính Và Mức Độ Chấp Nhận Rủi Ro
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Quy Mô, Đòn Bẩy Tài Chính Và Mức Độ Chấp Nhận Rủi RoLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Quy Mô, Đòn Bẩy Tài Chính Và Mức Độ Chấp Nhận Rủi Ro
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Quy Mô, Đòn Bẩy Tài Chính Và Mức Độ Chấp Nhận Rủi Ro
 
Luân Văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôn...
Luân Văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôn...Luân Văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôn...
Luân Văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôn...
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 

Recently uploaded

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (19)

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Của Các Ngân Hàng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN HIỆU TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN VÀ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN HIỆU TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN VÀ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Phạm Văn Hiệu – là học viên lớp Cao học Khóa 26 chuyên ngành Tài Chính, Khoa Tài Chính, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Chữ ký PHẠM VĂN HIỆU
  • 4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu và các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục đồ thị Tóm tắt – Abstract 1. Giới thiệu...................................................................................................... 1 1.1. Sự phát triển song hành giữa hệ thống ngân hàng và mô hình quản lý rủi ro tại các NHTM tại Việt Nam................................................................ 1 1.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.......................................................................... 4 2. Khung lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm .......................................... 9 2.1. Mối quan hệ đối ứng giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng............. 9 2.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng............................................................................................... 11 3. Mô hình kinh tế lượng và dữ liệu............................................................. 15 3.1. Mô hình kinh tế lượng ........................................................................... 15 3.1.1. Mô hình GMM kiểm chứng mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản............................................................................................ 15 3.1.2. Mô hình PVAR kiểm chứng mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản trong trường hợp có độ trễ ................................................ 16 3.1.3. Mô hình GMM kiểm chứng sự tác động đồng thời của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng................................... 17 3.1.4. Mô hình PVAR kiểm chứng sự tác động đồng thời của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng trong trường hợp có độ trễ........................................................................................................... 18
  • 5. 3.2. Dữ liệu ................................................................................................... 19 3.2.1. Nguồn dữ liệu ........................................................................................ 19 3.2.2. Mô tả thống kê....................................................................................... 19 3.2.3. Ma trận hệ số tương quan ...................................................................... 23 4. Kết quả và thảo luận................................................................................. 24 4.1. Mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.......................... 24 4.1.1. Mối liên hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản: Mô hình GMM ..................................................................................................... 24 4.1.2. Mối liên hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản có độ trễ: Mô hình PVAR..................................................................................................... 27 4.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng............................................................................................... 28 4.2.1. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng: Mô hình GMM.................................................................... 28 4.2.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng có độ trễ: Mô hình PVAR .................................................... 33 5. Kết luận và hàm ý chính sách .................................................................. 35 Tài liệu tham khảo
  • 6. DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng thương mại RRTD Rủi ro tín dụng RRTK Rủi ro thanh khoản QLRR Quản lý rủi ro car Tỷ lệ an toàn vốn cr Rủi ro tín dụng roe ROE nim NIM ligap Thiếu hụt thanh khoản roa ROA size Quy mô ngân hàng li Tính thanh khoản loangr Tăng trưởng dư nợ crisis Yếu tố khủng hoảng loan Tỷ lệ cho vay effi Hiệu quả hoạt động diver Đa dạng thu nhập inf Tỷ lệ lạm phát gdpgr Tăng trưởng GPD
  • 7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Bảng mô tả các biến được sử dụng. Bảng 3.2: Các giá trị thống kê mô tả của các biến được sử dụng Bảng 4.1: Mối quan hệ giữa RRTK và RRTD (mô hình GMM) Bảng 4.2: Mối quan hệ giữa RRTK và RRTD có độ trễ (mô hình PVAR) Bảng 4.3: Tác động của RRTK và RRTD đến sự ổn định của ngân hàng (mô hình GMM) Bảng 4.4: Tác động của RRTK và RRTD đến sự ổn định của ngân hàng có độ trễ (mô hình PVAR) DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1: Đồ thị biểu diễn thương quan theo từng cặp biến số
  • 8. TÓM TẮT Lý do chọn đề tài: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây ra một loạt các thất bại nặng nề của thị trường tài chính nói chung và hầu hết các ngân hàng trên thế giới nói riêng, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Sự thiết hụt thanh khoản và vỡ nợ hàng loạt của các khoản cấp tín dụng dưới chuẩn là một trong những nguyên nhân trọng yếu dẫn tới sự đổ vỡ hàng loạt. Theo đó, bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn của các NHTM tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, đồng thời phân tích tác động của hai loại rủi ro này đến sự ổn định của các NHTM tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng phương pháp GMM trong việc phân tích tương quan đồng thời và phương pháp PVAR trong việc phân tích tương quan có độ trễ. Kết quả nghiên cứu: Rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản không có tương quan đồng thời hoặc tương quan có xét độ trễ. Tuy nhiên, cả hai loại rủi ro đồng thời có tác động đến sự ổn định của ngân hàng và tác động này là loại tác động có độ trễ. Kết luận và hàm ý: Những phát hiện này cung cấp cho các nhà quản lý trong lĩnh vực ngân hàng rõ hơn về rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, và sự tác động của hai loại rủi ro này tới sự ổn định trong hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cũng đóng góp cho những nỗ lực điều tiết nhằm tăng cường quản lý đồng thời cả rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, hướng đến mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững.
  • 9. ABSTRACT Reason for writing: The global financial crisis has caused a series of heavy failures of the financial market and many banks around the world, and the banking system in Vietnam is also affected sinificantly. The lack of liquidity and the subprime loan default is one of the key reasons for these failures. This paper is conducted for investigating the cause of banking instability in Vietnam. Problem: Analysing the relationship between liquidity risk and credit risk, and its impact on bank instability. Method: The thesis uses quantitative methods, using GMM method in reciprocal contemporaneous analysis and PVAR approach in lagged relationship analysis. Results: Liquidity risk and credit risk have no reciprocal contemporaneous or time- lagged relationship. However, both risks separately influence bank stability and this interaction is time-lagged type. Conclusion: These findings provide managers in the banking sector with a better understanding of liquidity risk and credit risk, and the impact of these risks on bank stability. Besides, my results also contribute to the regulatory efforts to enhance the simultaneous management of liquidity risk and credit risk, aiming at stable and sustainable development.
  • 10. 1 1. Giới thiệu. 1.1. Sự phát triển song hành giữa hệ thống ngân hàng và mô hình quản lý rủi ro tại các NHTM tại Việt Nam. Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam từ năm 1954 đến nay có thể chia thành 04 giai đoạn và được tóm tắt như sau: giai đoạn 1951-1975, giai đoạn 1975-1985, giai đoạn 1985-1990 và giai đoạn 1990 đến nay. Giai đoạn sơ khai từ năm 1951 – 1975, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam với nhiệm vụ chính là phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ, và thực hiện chính sách tín dụng nhằm phát triển hoạt động sản xuất. Ngày 21/01/1960, Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đến giai đoạn hai (sau 1975), Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ở miền Nam được quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước. Giai đoạn ba (1986-1990) là giai đoạn chuẩn bị cho công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, nhằm đảm bảo hệ thống này phát triển một cách căn bản và toàn diện. Điển hình là từ tháng 5/1990, hai pháp lệnh ngân hàng ra đời bao gồm Pháp lệnh NHNN Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính. Từ thời điểm này, hệ thống tài chính Việt Nam chuyển mình từ hệ thống một cấp sang hệ thống hai cấp. Cụ thể, NHNN Việt Nam phụ trách cấp một, thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng. Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính cấp hai (bao gồm Ngân hàng cổ phần, liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của Ngân hàng nước ngoài, Hợp tác xã tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân và Công ty tài chính) sẽ giữ nhiệm vụ lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân.
  • 11. 2 Giai đoạn từ 1990 đến nay chủ yếu thể hiện nỗ lực thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng hai cấp gần hơn với mô hình tổ chức hệ thống ngân hàng trên thế giới. Theo đó, Luật NHNN 2010 đã có một số thay đổi quan trọng so với Luật NHNN 1997, làm rõ hơn địa vị pháp lý của NHNN, đồng thời xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của NHNN với tư cách là Ngân hàng Trung ương, thực hiện các chức năng về quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa hai chức năng quan trọng của một Ngân hàng Trung ương là thực thi chính sách tiền tệ và giám sát an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD. Sau thời điểm này, khi đã xây dựng một nấc thang pháp lý cao hơn, Luật các TCTD đã tạo môi trường pháp lý mới cho sự phát triển của các ngân hàng. Các NHTM mở rộng đối tượng phục vụ cho mọi thành phần kinh tế, thực hiện mở rộng thị trường với nhiều nghiệp vụ Ngân hàng mới bước đầu được triển khai như nghiệp vụ chiết khấu các giấy tờ có giá, tài trợ bán hàng trả góp, đấu thầu tín phiếu kho bạc, mua cổ phần các doanh nghiệp, cấp tín dụng tiêu dùng… Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, các NHTM dần dần tăng tính độc lập tương đối cho các chi nhánh, mạnh dạn đổi mới công nghệ phù hợp với yêu cầu quản lý kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, bước đầu tạo lập các công ty con triển khai các nghiệp vụ mới theo định hướng của NHNN. Hiện tại, bên cạnh nhiệm vụ xây dựng khung pháp lý đảm bảo mục tiêu phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhiệm vụ phát triển bền vững lại càng khó khăn hơn. Không chỉ tại Việt nam, những mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), là một tập hợp các chỉ tiêu liên quan đến tương lai phát triển quốc tế, đã được Liên Hiệp Quốc đề ra và thực hiện từ năm 2015 đến năm 2030. Để đảm bảo những mục tiêu này được thực hiện một cách hiệu quả, công tác quản trị rủi ro cần được nghiên cứu, phân tích, đánh giá gắn với yếu tố hội nhập cũng như phát hiện các vấn đề và đề xuất giải pháp kịp thời. Theo đó, những loại rủi ro phát sinh đối với các NHTM Việt Nam bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động là đối tượng chủ yếu trong công tác quản trị rủi ro. Mỗi loại rủi ro đều có
  • 12. 3 phương thức tiếp cận và quản trị đặc thù, đặc biệt là đối với rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Đối với quản lý rủi ro tín dụng, các giải pháp quản lý rủi ro được các NHTM áp dụng nhằm mục đích giảm tỷ lệ nợ xấu về dưới ngưỡng an toàn 3%. Cụ thể là tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém, thúc đẩy sáp nhập, mua lại đồng thời mua lại nợ xấu của các NHTM thông qua Công ty Quản lý tài sản của các TCTD (VAMC), góp phần giảm thiểu rủi ro do nợ xấu gây ra. Giải pháp trên không những khắc phục hậu quả của sự đổ vỡ hệ thống mà còn tạo điều kiện để minh bạch hóa các giao dịch gắn với nợ xấu trong các NHTM. Nghị quyết 42/2017/QH2014 về xử lý nợ xấu của Quốc hội mới thông qua cũng đã xác định về lộ trình xử lý nợ xấu kể từ ngày 15/08/2017. Bên cạnh đó, rủi ro thanh khoản của NHTM Việt Nam được giảm thiểu nhờ các cố gắng của NHNN trong việc khuyến khích ngân hàng lớn hỗ trợ ngân hàng nhỏ. Những dấu hiệu đánh giá việc cải thiện rủi ro thanh khoản thể hiện ở việc không xuất hiện các cuộc chạy đua lãi suất huy động công khai và không có dấu hiệu suy giảm tiền gửi kể cả tại các ngân hàng tái cấu trúc bắt buộc. Thực tế, thời gian qua, NHNN đã ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn và tạo khung pháp lý quản lý rủi ro thanh khoản, điển hình là Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã góp phần làm giảm đáng kể tình trạng thiếu hụt thanh khoản của các NHTM. Tóm lại, việc quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tại từng NHTM đã được NHNN ngày càng quan tâm, chú trọng. Điều này được thể hiện thông qua việc NHNN đã liên tục cập nhật và hoàn thiện khung pháp luật về quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của các NHTM theo hướng ngày một chi tiết và tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế. Dựa trên yêu cầu của NHNN, hầu hết các NHTM hiện nay đều đã ban hành các quy định về quản lý hai loại rủi ro này áp dụng thống nhất
  • 13. 4 trong nội bộ ngân hàng. Đồng thời, các NHTM cũng đã xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản, và tuân thủ chặt chẽ những chỉ tiêu thanh khoản mà NHNN yêu cầu. Những điều này đã góp phần giúp giảm thiểu nguy cơ rủi ro thanh khoản tại từng NHTM nói riêng và toàn bộ hệ thống NHTM nói chung. Mặt khác, đối với hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN, hoạt động này ngày càng được hoàn thiện cả về mặt pháp lý lẫn thực tế thực hiện. Theo đó, không chỉ là sự cập nhật, thay đổi, bổ sung những văn bản điều chỉnh với hoạt động này, mà phương pháp thanh tra, giám sát cũng từng bước được chuyển đổi từ truyền thống (giám sát tuân thủ) sang phương pháp giám sát trên cơ sở rủi ro. Quy trình giám sát ngân hàng cũng đã được nghiên cứu, xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế và dự kiến sẽ được ban hành trong thời gian tới. 1.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây đã dẫn đến những thất bại với những tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, một sự chú ý đặc biệt đến hậu quả liên quan đến sự bất ổn về mặt tài chính trong nền kinh tế đã hình thành (Agnello và Sousa, 2012). Hơn nữa, trong một môi trường đặc trưng bởi khía cạnh thị trường không hoàn hảo, thì rõ ràng điều đó trở nên bắt buộc nhằm bảo vệ người gửi tiền chống lại những thất bại trong hệ thống ngân hàng (Dewatripont và Tirole, 1994). Do đó, hệ thống ngân hàng cần phải xác định rõ nguyên nhân trong việc các ngân hàng sụp đổ. Mặt khác, các ngân hàng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro tài chính. Theo Cecchetti và Schoenholtz (2011), những rủi ro tài chính này bao gồm một tình huống những người gửi tiền sẽ rút tiền gửi ngay lập tức (rủi ro thanh khoản), người vay sẽ không trả nợ đúng hạn (rủi ro tín dụng), lãi suất sẽ thay đổi (rủi ro lãi suất), hệ thống máy tính của ngân hàng sẽ bị lỗi hoặc những tòa nhà của họ bị hư hỏng (rủi ro hoạt động). Tuy nhiên, trong số các rủi ro này thì rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản không chỉ là những rủi ro nghiêm trọng nhất các ngân hàng phải đối mặt, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng khác và gây ra vỡ nợ hàng loạt.
  • 14. 5 Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng là gì? Những giả thuyết cổ điển kinh tế học vi mô trong lĩnh vực ngân hàng ủng hộ quan điểm cho rằng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng liên kết chặt chẽ với nhau. Cả hai mô hình tổ chức ngành trong hệ thống ngân hàng (industrial organization models of banking), chẳng hạn như mô hình Monti-Klein và quan điểm trung gian tài chính theo nghiên cứu của (Diamond và Dybvig, 1983; Bryant, 1980), cho thấy rằng cấu trúc tài sản và nợ của ngân hàng gần như được kết nối chặt chẽ, đặc biệt có liên quan đến việc rút tiền và sự vỡ nợ của bên đi vay. Ngân hàng đóng vai trò là một trung gian tài chính, họ tạo ra tính thanh khoản trong nền kinh tế, đối với cân đối nội bảng họ thường thực hiện thông qua việc tài trợ cho các dự án, đối với ngoại bảng thì họ mở các hạn mức tín dụng cho bên đi vay (Holmstrom và Tirole, 1998; Kashyap và cộng sự, 2002). Dựa trên những mô hình này, một bài nghiên cứu gần đây đã thực hiện tập trung vào mối tương quan giữa rủi ro thanh khoản - rủi ro tín dụng và những tác động của chúng đến sự ổn định của ngân hàng (Acharya và Mora, 2013; Acharya và Viswanathan, 2011; Acharya và cộng sự, 2010; Cai và Thakor, 2008; Gatev và cộng sự, 2009; Goldstein và Pauzner, 2005; Gorton và Metrick, 2011; He và Xiong, 2012a,b; Imbierowicz và Rauch, 2014; Wagner, 2007). Bằng chứng kinh điển từ sự sụp đổ của các ngân hàng trong suốt giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ủng hộ cho các kết quả lý thuyết và thực nghiệm này. Dermine (1986) cho rằng rủi ro thanh khoản được xem là chi phí làm giảm lợi nhuận, một khoản vay vỡ nợ làm tăng rủi ro thanh khoản bởi vì sự suy giảm dòng tiền vào và những khoản khấu hao mà nó gây ra. Vì vậy, dựa vào tài liệu nghiên cứu này, rủi ro thanh khoản và rủi ro vỡ nợ có mối tương quan cùng chiều. Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn khủng hoảng, ngân hàng đã dịch chuyển từ rủi ro các khách hàng rút tiền gửi (hay thậm chí là trong trường hợp bank runs, khách hàng rút tiền hàng loạt) sang rủi ro suy kiệt các nguồn tài trợ khác, đặc biệt là từ thị trường liên ngân hàng (Borio, 2010; Huang và Ratnovski, 2011). Mặt khác, dựa vào sự bất cân xứng thông tin trên thị trường cho vay, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng
  • 15. 6 (Heider và cộng sự, 2009). Do đó, bài nghiên cứu đã cho thấy rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đã phối hợp đồng thời và gây ra sự sụp đổ của nhiều ngân hàng. Trong bối cảnh này, các vấn đề thanh khoản, thậm chí sự tự khuếch đại tác động giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, dường như đã đóng một vai trò quan trọng trong việc làm trầm trọng thêm sự thất bại tại các ngân hàng. Từ những sự kiện này, bài nghiên cứu cho thấy sự quan trọng trong việc xem xét ảnh hưởng qua lại giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng. Hơn nữa, những nhà nghiên cứu gồm Acharya và Mora (2013), Acharya và cộng sự (2016), Brunnermeier và cộng sự (2009), Calomiris và cộng sự (2015), Distinguin và cộng sự (2013), Imbierowicz và Rauch (2014) và Vazquez và Federico (2015) cho rằng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng được quản lý đồng thời. Theo các công trình nghiên cứu của Tirole (2011), Acharya và cộng sự (2011) đề xuất điều tiết thanh khoản một cách độc lập. Tuy nhiên, khi các ngân hàng phụ thuộc nhiều vào thị trường liên ngân hàng, việc yêu cầu về vốn có thể được hiểu là một biện pháp thận trọng đối với cả rủi ro thanh khoản và rủi ro mất khả năng thanh toán. Ngay cả khi các bài nghiên cứu của He và Xiong (2012), Hieider và cộng sự (2009), Acharya và Viswanathan (2011) đã cho thấy rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tương tác một cách đồng thời và ảnh hưởng đến sự ổn định của các ngân hàng, ngoài ra bài nghiên cứu thực nghiệm này còn cho thấy cách thức rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tác động đến sự ổn định của ngân hàng. Bài nghiên cứu của Imbierowicz và Rauch (2014) cho thấy rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản cùng ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng, và trong bài nghiên cứu của Vazquez và Federico (2015) đã chứng minh tác động tương tự đối với các ngân hàng, dẫn đến kết luận rằng có một độ nhạy cảm đồng thời đối với rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng – thứ sẽ khuếch đại những khó khăn của ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng. Tuy nhiên, bài báo cáo này cung cấp một cách tiếp cận thông qua Phương pháp thực nghiệm vấn đề trên tại hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam.
  • 16. 7 Bài nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đối với sự ổn định của ngân hàng thông qua việc xem xét một khoảng thời gian mẫu, kéo dài từ cuộc đại khủng hoảng gần đây. Một trong những vấn đề là động lực của bài nghiên cứu này là kiểm chứng mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, cũng như cách thức hai loại rủi ro này ảnh hưởng đến sự ổn định của ngân hàng. Trong bước đầu tiên, bài nghiên cứu điều tra xem có mối quan hệ qua lại nào giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng hay không và nếu có thì mối quan hệ này là cùng chiếu hay ngược chiều. Dựa trên kết quả đầu tiên, bài nghiên cứu này tiến hành kiểm nghiệm trong bước thứ hai nếu rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tác động cùng nhau hoặc riêng lẻ vào sự bất ổn của ngân hàng. Sự khan hiếm các bài nghiên cứu phân tích tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đối với sự ổn định tại các ngân hàng Việt Nam trong cuộc khủng hoảng tài chính đã đặt ra vấn đề về hành vi của họ. Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng rủi ro thanh khoản và/hoặc rủi ro tín dụng là yếu tố quyết định sự ổn định của ngân hàng, nhưng hoàn toàn không đề cập nhiều đến tác động chu kỳ của các loại rủi ro này. Vì vậy, việc tiến hành bài nghiên cứu này được thực hiện vì nhiều lý do. Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam rất biến động, điều này có thể làm tăng sự lo ngại về sự ổn định của hệ thống tài chính, và đặc biệt là tăng trưởng tín dụng thường tăng cao hơn sau khi xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính (Crowley, 2008). Thứ hai, các ngân hàng tại Việt Nam ngày càng thu hút những nhà đầu tư trên toàn thế giới do tọa lạc tại vị trí chiến lược tại vùng Đông Nam Á. Thứ ba, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thay đổi, và đặc biệt ngày càng màu mỡ và nhạy cảm trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu từ 22/03/2018, làm cho Việt Nam trở thành vùng trũng thu hút đầu tư, do đó nếu không có chính sách phù hợp, kịp thời thì rất dễ mất cơ hội phát triển hoặc tệ hơn là nền kinh tế trở nên bất ổn. Do đó, việc phân tích tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đối với sự ổn định của các ngân hàng tại Việt Nam là một yêu cầu cấp bách.
  • 17. 8 Theo quan điểm về vai trò quan trọng của các ngân hàng trong nền kinh tế Việt Nam, điều quan trọng là duy trì sự ổn định tại các ngân hàng. Mặc dù, cuộc tranh luận đang diễn ra về tầm quan trọng của mối quan hệ giữa sự rủi ro và sự ổn định, tuy nhiên không có bất cứ một nghiên cứu thực nghiệm nào tiến hành kiểm tra sự tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đối với sự ổn định của các ngân hàng tại Việt Nam. Sự đóng góp khiêm tốn của bài nghiên cứu là nằm ở việc cung cấp cho các ông chủ ngân hàng một số công cụ mà thông qua đó, tính ổn định của ngân hàng có thể được quản lý hiệu quả hơn thông qua các nhân viên giám sát trong lĩnh vực rủi ro tính dụng và rủi ro thanh khoản. Theo đó, các nhà quản lý của ngân hàng có thể tận dụng lợi thế của việc nhận ra các khiếm khuyết và từ đó cố gắng điều chỉnh lại các chiến lược quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính tương tự trong tương lai. Bài nghiên cứu có cấu trúc như sau: ● Phần 2: Trình bày tổng quan ngắn gọn về tài liệu tham khảo. ● Phần 3: Phác thảo về phương pháp xây dựng mô hình kinh tế lượng và mô tả data đã khảo sát. ● Phần 4: Báo cáo và thảo luận về kết quả thực nghiệm. ● Phần 5: Trình bày kết luận về báo cáo này và một số hàm ý trong chính sách.
  • 18. 9 2. Khung lý thuyết và bằng chứng thực nhiệm. 2.1. Mối quan hệ đối ứng giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Theo Dermine (1986), rủi ro thanh khoản được xem là chi phí làm giảm lợi nhuận. Một khoản vay vỡ nợ làm tăng rủi ro thanh khoản do dòng tiền vào bị giảm và sự khấu hao mà nó gây ra. Dựa vào lý thuyết trung gian tài chính (theo nghiên cứu của Bryant (1980), Diamond và Dybvig (1983)) và phương pháp tổ chức ngành đối với ngân hàng (theo nghiên cứu của Prisman và cộng sự (1986)), tồn tại một mối tương quan giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Theo các công trình nghiên cứu của (Samartin, 2003; Iyer và Puri, 2012) dựa vào những mô hình này, họ cho thấy rằng tài sản rủi ro của ngân hàng cũng chính là thứ gây ra những cú sốc tại các ngân hàng đó. Dựa vào các mô hình này, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có mối tương quan cùng chiều và góp phần vào sự bất ổn của ngân hàng. Diamond và Rajan (2005) cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Họ làm rõ rằng nếu có quá nhiều dự án được tài trợ bằng vốn vay thì ngân hàng không thể đáp ứng được nhu cầu của người gửi tiền. Do đó, những người gửi tiền này sẽ đòi lại tiền nếu họ thấy rằng những tài sản này bị xấu đi, hay nói cách khác là các tài sản bị giảm giá trị. Điều này hàm ý rằng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tiến triển một cách đồng thời. Ngân hàng sẽ sử dụng tất cả các khoản tiền vay và tính thanh khoản toàn hàng bị suy giảm. Kết quả là rủi ro tín dụng cao hơn sẽ đi kèm với việc rủi ro thanh khoản cao hơn do nhu cầu của những người gửi tiền. Các công ty tài chính gia tăng các khoản nợ, thứ phải bị gia hạn liên tục và được sử dụng để tài trợ cho các tài sản khi ngày càng nhiều khoản nợ tại hệ thống ngân hàng, dẫn đến một rủi ro đáng lo ngại hơn: Bên gửi tiền rút tiền ồ ạt (Acharya và Viswanathan (2011)). Nikomara và cộng sự (2013) nghiên cứu mối tương quan giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, tại các NHNN trong giai đoạn từ 2005 – 2012. Họ kết luận rằng có một mối tương quan mạnh và cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.
  • 19. 10 Về phía các nhà nghiên cứu Ejoh và cộng sự (2014), họ xem xét mối quan hệ và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đối với xác suất vỡ nợ tại các ngân hàng Nigeria. Nghiên cứu này bao gồm First Bank of Nigeria Plc và được thực hiện bởi dạng nghiên cứu thực nghiệm, dạng nghiên cứu mà các bảng câu hỏi được đặt ra cho một mẫu 08 người trả lời. Họ thấy rằng tồn tại một sự tương quan dương giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Imbierowicz và Rauch (2014) kiểm chứng mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Mỹ. Nghiên cứu của họ bao gồm một mẫu tất cả các NHTM tại Mỹ trong giai đoạn từ 1998-2010. Họ đã cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, nhưng không thể hiện mối quan hệ đối ứng giữa hai loại rủi ro này. Louati và cộng sự (2015) đã kiểm tra và so sánh hành vi của các ngân hàng Hồi giáo và conventional bank trong mối liên hệ đến tỷ lệ an toàn vốn CAR. Các tác giả sử dụng dữ liệu từ 12 quốc gia MENA và Đông Nam Á trong giai đoạn 2005- 2012. Họ cho thấy rằng có một mối quan hệ ngược chiều đáng kể giữa tỷ lệ thanh khoản và rủi ro vỡ nợ của các ngân hàng. Laidroo (2016) nghiên cứu sự khác biệt về tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng nước ngoài và các yếu tố quyết định trong việc so sánh các ngân hàng nước ngoài này với các ngân hàng tư nhân trong nước. Nghiên cứu bao gồm một mẫu dữ liệu, với dữ liệu gồm các ngân hàng miền Trung và miền Đông Liên minh Châu Âu trong suốt giai đoạn từ 2004-2012. Những tác giả cho thấy rằng vốn ngân hàng vẫn là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng tín dụng đối với nhóm ngân hàng tư nhân nội địa trong giai đoạn nền kinh tế bình ổn, trong khi khả năng thanh khoản của ngân hàng thì có tầm quan trọng hơn đối với các ngân hàng nội địa trong nước trong suốt giai đoạn khủng hoảng. Dựa trên các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã thảo luận ở trên, giả thuyết cần kiểm chứng liên quan đến sự tương quan giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng là: H1. Có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa rủi ro thanh khoản vả rủi ro tín dụng.
  • 20. 11 H2. Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có mối tương quan hệ cùng chiều, tức là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng sẽ cùng tăng hoặc cùng giảm. 2.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng. Theo những nghiên cứu trước đây của Meyer và Pfifer (1970), Martin (1977), Espahbodi (1991), Kolari và cộng sự (2002) đã cho thấy rủi ro vỡ nợ của các ngân hàng chủ yếu là do không đủ vốn, không đủ thu nhập và phải gồng gánh các khoản vay thuộc các danh mục đáng quan ngại và các khoản vỡ nợ. Tương tự, theo các bài nghiên cứu gần đây của Cole và White (2012), DeYoung và Torna (2013) thấy rằng hoạt động ngân hàng đầu tư quá mức, vốn chủ sở hữu thấp, mang nặng tính tập trung và điều kiện kinh tế vĩ mô xấu đối với các khoản vay kinh doanh bất động sản của ngân hàng làm tăng xác suất vỡ nợ của các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính. Họ thấy rằng rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định của ngân hàng, nhưng phần lớn họ lại phớt lờ rủi ro thanh khoản. Brunnermeier và cộng sự (2009) cho rằng việc tăng mức vốn yêu cầu có thể đồng thời quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng. Theo Ratnovski (2013), vấn đề tái cấp vốn tại các ngân hàng có thể là do các yếu tố liên quan đến vấn đề thanh toán. Điều này đưa ra sự kết hợp đồng thời giữa các yêu cầu về thanh khoản và minh bạch về khả năng thanh toán sẽ giải quyết vấn đề tái cấp vốn của các ngân hàng. Mặt khác, Calomiris và cộng sự (2015) phát triển một lý thuyết về yêu cầu thanh khoản của ngân hàng, khi mà họ cho thấy rằng các ngân hàng nên quản lý phía tài sản hơn là về vốn. Đối với họ, các ngân hàng nên nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản cao hơn sẽ cho phép họ đối mặt với rủi ro thanh khoản và quản lý giám sát tốt hơn những rủi ro đó. Tuy nhiên, sự tương tác giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến sự ổn định của ngân hàng.
  • 21. 12 Gần đây, Hassan và cộng sự (2016) cho rằng tỷ lệ an toàn vốn CAR của các ngân hàng suy giảm đáng kể bởi các kịch bản xấu tại các ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn từ tháng 01/2016 đến tháng 10/2014. Berger và Bouwman (2009) cho thấy cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 2007 là tiền đề tạo ra tính thanh khoản đáng để bởi các ngân hàng tại Mỹ. Vazquez và Federico (2015) phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc thanh khoản và đòn bẫy được thực hiện bởi các ngân hàng và tác động của chúng đến sự ổn định các ngân hàng này trong cuộc khủng hoảng tài chính. Họ cho thấy rằng các ngân hàng có cấu trúc thanh khoản kém (mức rủi ro thanh khoản cao hơn) và tỷ lệ đòn bẩy cao trước cuộc khủng hoảng có nguy cơ phá sản cao nhất. Demirguç-Kunt và Huizinga (2010) thấy rằng sự phụ thuộc của các ngân hàng vào thị trường liên ngân hàng làm tăng xác suất phá sản của những ngân hàng này. Ozsuca và Akbostanci (2016) xem xét các đặc điểm riêng của ngân hàng về hành vi gánh chịu rủi ro của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ cũng như sự tồn tại của các kênh rủi ro về chính sách tiền tệ tại Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn từ 2002 đến 2012. Các tác giả kết luận rằng các ngân hàng có nguồn vốn tốt, lớn và có tính thanh khoản cao thường ít gánh chịu rủi ro hơn. Mở rộng mô hình của Leland (1994), Leland và Toft (1996) cho thấy rằng trong bối cảnh các doanh nghiệp gia hạn nợ, sự suy giảm tính thanh khoản của thị trường dẫn đến sự tương tác giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, được đặc trưng bởi sự gia tăng của phí bảo hiểm rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Tương tác này dẫn đến sự gia tăng rủi ro thất bại trong kinh doanh. Bouwman (2013) kiểm tra vai trò của yêu cầu về vốn theo quy định trong việc cải thiện khả năng phục hồi của các ngân hàng trong suốt cuộc khủng hoảng, và thấy rằng số vốn này đã làm giảm khả năng thất bại của ngân hàng. Imbierowicz và Rauch (2014) phân tích mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, và tác động của chúng đến tính thanh khoản của 4300 NHTM tại
  • 22. 13 Mỹ trong giai đoạn từ 1998 đến 2010, bao gồm 254 ngân hàng đã vỡ nợ trong cuộc khủng hoảng. Kết quả cho thấy rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản cùng ảnh hưởng đến xác suất vỡ nợ của ngân hàng. Hơn nữa, Ejoh và cộng sự (2014) xem xét ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đối với xác suất vỡ nợ của các ngân hàng tại Nigeria. Nghiên cứu này bao gồm ngân hàng First Bank of Nigeria Plc và Pearson's correlation cho thấy rằng có một sự đồng ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng về xác suất vỡ nợ của ngân hàng. Vai trò của các ngân hàng như các nhà cung cấp tính thanh khoản, rất quan trọng trong cuộc khủng hoảng tài chính (theo Acharya và Mora (2013)). Họ cung cấp các bằng chứng cho thấy rằng các ngân hàng thất bại trong cuộc khủng hoảng tài chính gần đây bị thiếu thanh khoản ngay trước khi vỡ nợ. Nghiên cứu này cho thấy các ngân hàng vỡ nợ hoặc gần như thất bại trong việc thu hút tiền gửi bằng cách đưa ra mức lãi suất cao. Một cách gián tiếp, kết quả cho thấy sự đồng xuất hiện của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có thể đẩy các ngân hàng vào hoàn cảnh vỡ nợ. Dựa trên các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, giả thuyết thứ ba của bài nghiên cứu như sau: H3. Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng cùng góp phần vào sự bất ổn của ngân hàng. Vậy độ ổn định của ngân hàng sẽ đo lường bằng phương pháp nào? Như chúng ta đã biết, Z-score là một phương pháp đo lượng được sử dụng trong nhiều tài liệu nghiên cứu thực nghiệm nhằm mục đích xác định khả năng mất tính thanh khoản của ngân hàng. Phương pháp này được phát triển bởi Boyd và Graham (1986), Hannan và Hanweck (1988) và Boyd và cộng sự (1993), và đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá rủi ro tại một ngân hàng riêng lẻ cũng như sự ổn định tài chính tại toàn bộ hệ thống ngân hàng. Việc sử dụng phương pháp này trong các bài nghiên cứu đã trở nên phổ biến do hiệu quả thực tế và tính đơn giản, chỉ cần đo lường dựa trên các thông tin kế toán, ngược lại với các phương pháp phức tạp
  • 23. 14 dựa trên yếu tố thị trường. Các yếu tố đầu vào phục vụ việc tính toán Z-score bao gồm tỷ lệ phần trăm vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROA của ngân hàng và độ lệch chuẩn của chính ROA này. Vì vậy, bài nghiên cứu này lựa chọn phương pháp Z-score nhằm mục đích đo lường độ bất ổn định tài các NHTM tại Việt Nam. Tóm lại, dựa trên tất cả các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã được trình bày ở trên, các giả thuyết cần kiểm chứng trong bài nghiên cứu này là: H1. Có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa rủi ro thanh khoản vả rủi ro tín dụng. H2. Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có mối tương quan hệ cùng chiều, tức là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng sẽ cùng tăng hoặc cùng giảm. H3. Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng cùng góp phần vào sự bất ổn của ngân hàng.
  • 24. 15 Mô hình kinh tế lượng và dữ liệu. Quá trình xây dựng mô hình kinh tế lượng nhằm kiểm chứng các giả thuyết H1, H2 và H3 được thực hiện trong hai giai đoạn. Giai đoạn một, bài nghiên cứu kiểm chứng mỗi quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Nhằm mục đích tăng độ chính xác đối với cả trường hợp tương quan đồng thời và tương quan có độ trễ, bài nghiên cứu phối hợp thực hiện đồng thời của hai phương pháp GMM (Generalized method of moment) và phương pháp PVAR (Panel Vector Autor- regression). Giai đoạn hai, bài nghiên cứu tiếp tục sử dụng hai phương pháp này nhằm xác định sự tác động đồng thời của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng. 2.3. Mô hình kinh tế lượng. 2.3.1. Mô hình GMM kiểm chứng mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Để kiểm chứng mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, bài nghiên cứu này sử dụng đồng thời hai phương trình sau:
  • 25. 16 Trong đó i = 1,…N đại diện cho ngân hàng và t = 1,…T đại diện cho thời gian. CRi,t và LRi,t lần lượt đại diện cho rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t. Bankj i,t và Bankp i,t đại diện cho các biến kiểm soát cụ thể đặc trưng cho ngân hàng, được hiểu là quy mô của ngân hàng đó, tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ an toàn vốn (CAR), lãi suất biên ròng (NIM), thiếu hụt thanh khoản (liquidity gaps), và tốc độ tăng trưởng tài sản (asset growth), phân bổ thu nhập (income diversity), yếu tố khủng hoảng (crisis) và hiệu quả hoạt động (efficiency). Macrot j đại diện cho tốc độ tăng trưởng GDP thực, và tỷ lệ lạm phát. Những biến này được đề xuất bởi những bài nghiên cứu về rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng bởi Akhtar và cộng sự (2011), Anam và cộng sự (2012), Berger và DeYoung, (1997), Bonfim (2009), Eklund và cộng sự (2001), Iqbal (2012), Kabir và cộng sự (2015), Louzis và cộng sự (2012), Misman và cộng sự (2015), Muharam và Kurnia (2012), Munteanu (2012), Zhang và cộng sự (2016). 2.3.2. Mô hình PVAR kiểm chứng mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản trong trường hợp có độ trễ. Giả sử sau khi thực hiện các mô hình GMM trong mục 3.2 nhằm xác định mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, có hai tình huống xảy ra. Trường hợp môt, bài nghiên cứu này vẫn không có bằng chứng đủ thuyết phục về chiều tác động của hai loại rủi ro này, và hoài nghi rằng tương quan này có độ trễ. Trường hợp hai, có thể nhận thấy bài nghiên cứu đã thành công trong việc xác định chiều tương tác của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, nhưng vẫn muốn củng cố kết quả. Trong cả hai trường hợp này, mô hình PVAR được phát triển bởi Love và Zicchino (2006) là một sự lựa chọn tối ưu. PVAR tính toán đối với một ngân hàng
  • 26. 17 tư nhân cụ thể tại cấp độ nhiều biến số bằng cách đề ra những tác động không đổi (ui). Các phương trình có dạng: (3) Trong đó Θ(L) là độ trễ vận hành và yi,t là một vector của các biến. 2.3.3. Mô hình GMM kiểm chứng sự tác động đồng thời của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng. Trong tình huống này, bài nghiên cứu đề xuất sử dụng mô hình z-score được phát triển bởi Imbierowicz và Rauch (2014), mô hình này được mô tả như sau: Trong đó i đại diện cho ngân hàng thứ i (bài nghiên cứu này khảo sát 34 NHTM), t đại điện cho thời gian (khung thời gian khảo sát từ năm 2005 đến 2017), Z-scoreit có nghĩa là ngân hàng ổn định tại thời điểm t; Zscoreit-1 là biến độc lập độ trễ đầu tiên – thứ gắn với sự ổn định của ngân hàng theo thời gian. β0 là chỉ báo ước lượng, ROA đại diện cho tỷ suất sinh lợi trên tài sản, CAR đại diện cho tỷ số an toàn vốn, Inf là tỷ lệ lạm phát, GPD là tăng trưởng GPD thực, crisis là khủng khoảng để kiểm tra áp lực có thể xảy ra trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2007, ξ là sai số.
  • 27. 18 β2 đến β13 là hệ số tương quan có thể ước lượng sử dụng bảng ước lượng động – dynamic panel estimation được thể hiện bằng phương pháp GMM - general method of moments được phát triển bởi Blundell và Bond (1998). Thực tế, những biến này đã được công bố trong bài nghiên cứu về rủi ro và sự ổn định của ngân hàng, chẳng hạn như các nghiên cứu của Cole và Gunther (1995), Acharya và Viswanathan (2011), Cole và White (2012), He và Xiong (2012) đối với các biến bên trong NHTM, và tham khảo các nghiên cứu của Thomson (1992), Aubuchon và Wheelock (2010) đối với các biến kinh tế vĩ mô. 2.3.4. Mô hình PVAR kiểm chứng sự tác động đồng thời của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng trong trường hợp có độ trễ. Tương tự như giai đoạn kiểm chứng sự tác động qua lại giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, sau khi thực hiện mô hình GMM, bài nghiên cứu lại tiếp tục thực hiện mô hình PVAR nhằm củng cố cho kết quả của mô hình GMM hoặc để kiểm chứng mối quan hệ có độ trễ giữa sự tác động đồng thời của rủi ro thanh khoản - tín dụng đối với sự ổn định của ngân hàng. Dạng phương trình PVAR tương tự như phương trình (3).
  • 28. 19 2.4. Dữ liệu. 2.4.1. Nguồn dữ liệu. Như chúng ta đã biết, bài nghiên cứu này được thực hiện trong phạm vi các NHTM tại Việt Nam. Các báo cáo thường niên được cung cấp bởi Cổng thông tin chứng khoán tài chính Vietstock. Dữ liệu về các biến số kinh tế vĩ mô được thu thập từ Cổng thông tin điện tử NHNN Việt Nam và Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê – Tổng cục thống kê. Bảng dữ liệu bao gồm 34 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 đến 2017. Bài nghiên cứu chọn giai đoạn này vì khoảng thời gian này xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đồng thời có khả năng phát hiện các đặc trưng kinh tế trong chu kỳ kinh tế 10 năm để đề xuất các cảnh báo hữu ích và kịp thời. Và dĩ nhiên trong bối cảnh khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, đã có rất nhiều ngân hàng thương mại gặp khủng hoảng. Rõ ràng, những khủng hoảng này ít nhiều bị tác động bởi các loại rủi ro tài chính, đặc biệt là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng (theo Imbierowicz và Rauch (2014)). Điều này cũng đồng nghĩa với việc hai loại rủi ro này đóng một vai trò quan trọng đối với tính ổn định của các NHTM tại Việt Nam. 2.4.2. Mô tả thống kê. Theo nội dung đã trình bày trong phần khung lý thuyết, biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu này được đo lường thông qua mô hình Z-score, được công bố bởi Roy (1952), Blair và Heggestad (1978), Boyd và Graham (1988). Trong bài nghiên cứu này, Z-socre được xem như là một thước đo độ ổn định của ngân hàng. Độ ổn định này đo lường khoảng cách của ngân hàng đến ngưỡng mất khả năng thanh toán. Một cách đơn giản hơn, có thể phát biểu rằng khi hệ số Z-score tăng lên đồng nghĩa với việc xác xuất vỡ nợ của ngân hàng giảm xuống. Hệ số Z-score được xác định thông qua công thức: Z = (u+k)/ σ
  • 29. 20 Trong đó u là bình quân hiệu suất của tài sản ngân hàng, ROA này là tỷ suất sinh lợi trên tài sản, k là vốn chủ sở hữu (biểu diễn theo phần trăm của tổng giá trị tài sản), σ là độ lệch chuẩn của ROA và được xem như là đại diện của sự biến động tỷ suất sinh lợi. Bảng 3.1 Bảng mô tả các biến được sử dụng Biến độc lập Ký hiệu Cách thức đo lường Các yếu tố bên trong Tỷ lệ an toàn vốn car Tổng vốn/Tổng tài sản Rủi ro tín dụng cr Tỷ lệ trích lập dự phòng/nợ vay ROE roe Thu nhập thuần/Vốn chủ sở hữu NIM nim Thu nhập lãi thuần/Tổng tài sản sinh lợi Thiếu hụt thanh khoản ligap Logarit cơ số e của Tổng nghĩa vụ nợ ROA roa Thu nhập thuẩn/Tổng tài sản Quy mô ngân hàng size Logarit cơ số e của Tổng tài sản Tính thanh khoản li Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản Tăng trưởng dư nợ loangr (loant – loant-1)/loant-1 Yếu tố khủng hoảng crisis Bằng 1 nếu trong giai đoạn khủng hoảng tài chính Tỷ lệ cho vay loan Tổng các khoản vay/Tổng tài sản Hiệu quả hoạt động effi Chi phí/Thu nhập Đa dạng thu nhập diver |1 – ((thu nhập lãi thuần – thu nhập từ HĐ khác)/Tổng thu nhập)| Các yếu tố bên ngoài Tỷ lệ lạm phát inf Tỷ lệ lạm phát tính theo CPI Tăng trưởng GPD gdpgr Tốc độ tăng trưởng GPD thực Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
  • 30. 21 Bảng 3.1 trình bày các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu, phương pháp đo lường của từng biến và các số liệu phục vụ mục đích thống kê mô tả về giá trị trung bình và Bảng 3.2 trình bày các giá trị thống kê mô tả của các biến phản ánh hoạt động của các NHTM tại Việt Nam. Bảng 3.2 Các giá trị thống kê mô tả của các biến được sử dụng Ký hiệu Số lượng quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn Tỷ lệ an toàn vốn car 405 0.1215 0.0911 0.0045 Rủi ro tín dụng cr 404 0.0113 0.0070 0.0004 ROE roe 405 0.0924 0.0623 0.0031 NIM nim 405 0.0291 0.0141 0.0007 Thiếu hụt thanh khoản ligap 405 31.2481 1.7294 0.0859 ROA roa 405 0.0097 0.0075 0.0004 Quy mô ngân hàng size 405 31.3901 1.6458 0.0818 Tính thanh khoản li 405 0.2345 0.1416 0.0070 Tăng trưởng dư nợ loangr 377 0.4390 1.0241 0.0527 Yếu tố khủng hoảng crisis 434 0.2350 0.4245 0.0204 Tỷ lệ cho vay loan 405 0.5451 0.1583 0.0079 Hiệu quả hoạt động effi 405 0.4787 0.1915 0.0095 Đa dạng thu nhập diver 405 0.1845 0.2019 0.0100 Tỷ lệ lạm phát inf 434 0.0830 0.0570 0.0027 Tăng trưởng GPD gdpgr 434 0.1609 0.0821 0.0039 Hệ số Z-score z 405 27.0622 19.3121 0.9596 RRTD*RRTK crxlr 434 0.0644 0.0652 0.0031 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
  • 31. 22 Trước khi vào phần phân tích, bài nghiên cứu sẽ lần lượt nhận xét sơ bộ các giá trị thống kê quan trọng được cung cấp từ Bảng 3.2. Đầu tiên là tỷ lệ an toàn vốn CAR đạt giá trị trung bình ở mức 12.15%, một tỷ lệ rất an toàn và hoàn toàn thỏa điều kiện tỷ lệ an toàn trên 8% theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN về Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Rủi ro tín dụng ở mức 1.13%, mặc dù không hoàn toàn chính xác nhưng vẫn có thể cảm nhận tỷ lệ này thấp hơn nhiều và không vượt ngưỡng đảm bảo an toàn do NHNN quy định (3%). Tỷ lệ ROE và ROA có giá trị trung bình lần lượt là 9.24% và 0.97%, giá trị này rất hợp lý vì nợ chiếm tỷ trọng rất cao trong cấu trúc tài sản của NHTM, và giá trị này phù hợp với giá trị lý tưởng của NHTM do Moody’s công bố: ROE và ROA lần lượt dao động xung quanh ngưỡng 10-15% và 1%. Dĩ nhiên, trong trường hợp lý tưởng, các số liệu này hoàn toàn đủ khả năng thu hút những nhà đầu tư trong khu vực và phạm vi quốc tế. Về hệ số hiệu quả hoạt động đạt mức 47.87%, số liệu này cho thấy việc quản lý chi phí của các NHTM tại Việt Nam rất đáng khích lệ, thấp hơn mức trung bình 56.5% đối với các NHTM trên toàn cầu (theo bảng xếp hạng mới nhất của The Global Economy). Và cũng theo trang xếp hạng uy tín này, hệ số Z-score mới nhất của các NHTM trên toàn cầu rơi vào khoảng 14.38 điểm, cao nhất là các NHTM tại Jordan với 50.61 điểm và thấp nhất tại Saint Lucia với -0.45 điểm, rõ ràng hệ số Z-score tại Việt Nam với số điểm 27.06 điểm thể hiện những nỗ lực của NHNN Việt Nam trong việc điều hành hoạt động toàn ngành ngân hàng, và bên cạnh đó là việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro của các NHTM. Bên cạnh các tín hiệu tốt phía trên, rõ ràng những số liệu thống kê trên vẫn thể hiện một nhược điểm cần được khắc phục. Cụ thể, hệ số Đa dạng hóa thu nhập hiện tại vẫn ở mức thấp tầm 18.45%, thể hiện rằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của NHTM vẫn còn rất thấp, đồng nghĩa với việc các kênh kinh doanh giảm thiểu rủi ro mạnh như “bancassurance” - mô hình mà các NHTM tham gia vào kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm chưa được áp dụng hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ số NIM trung bình chỉ đạt mức 2.91%, điều này thể hiện năng lực phân bổ tài sản tối ưu của các NHTM nhìn chung là chưa hiệu quả.
  • 32. 23 2.4.3. Ma trận hệ số tương quan. Đồ thị 3.1. Đồ thị biểu diễn tương quan theo từng cặp biến số. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Trước khi tiến hành nghiên cứu, việc “cảm nhận” dữ liệu là vô cùng quan trọng. Hình 3.1 cung cấp thông tin về tương quan 1-1 giữa các biến số trong mô hình. Đầu tiên, nếu ở giác độ cần phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản, rõ ràng quy mô và nghĩa vụ nợ của NHTM là hai yếu tố không thể bỏ qua theo phân tích đơn giản từ Hình 3.1. Tiếp theo, nếu đứng ở giác độ cần phân tích các yếu tố tác động đến tính thanh khoản (hay nói cách khác là nghịch đảo của rủi ro thanh khoản), thì mức độ quan trọng của biến tổng dư nợ cho vay được thể hiện thuyết phục thông qua hệ số tương quan -0.65. Và cuối cùng, nếu chỉ cảm nhận sơ bộ về chiều tác động, thì rõ ràng tính ổn định của ngân hàng, thứ được đại diện bởi độ lớn của hệ số Z-score, đồng biến với khả năng thanh khoản và nghịch biến với rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, mức độ tác động này vẫn chưa rõ ràng và cần nhiều kiểm định thống kê hơn. Vì vậy, phần tiếp theo, bài nghiên cứu sẽ tiến hành chạy mô hình kinh tế lượng và kiểm định những dự báo trên có căn cứ hay không.
  • 33. 24 3. Kết quả và thảo luận. 3.1. Mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Như định hướng nghiên cứu đã được đề cập, trước khi phân tích tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng, trước tiên bài nghiên cứu sẽ xác định sự tự tồn của mối liên hệ đối ứng giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, để từ đó hiểu sâu hơn về phương thức tác động của hai loại rủi ro này đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại. Đầu tiên, bài nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng thông qua phương pháp GMM (generalized method of moment), sau đó mở rộng kiểm chứng mối quan hệ giữa hai loại rủi ro này thông qua phương pháp PVAR nhằm mục đích phát hiện các mối tương quan có độ trễ. 3.1.1. Mối liên hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản: Mô hình GMM. Trong nội dung này, bài nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản bằng cách sử dụng phương pháp GMM. Bảng 4.1 trình bày các kết quả ước tính bằng phương pháp GMM, trong đó rủi ro tín dụng được đại diện bằng tỷ số giữa tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng dư nợ cho vay và tính thanh khoản (nghịch đảo của rủi ro thanh khoản) được đại diện bằng tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản. Trước khi trình bày kết quả ước lượng từ mô hình, bài nghiên cứu sẽ trình bày một vài phương pháp kiểm định mô hình được thực hiện, nhằm củng cố thêm ý nghĩa thống kê của các kết quả đã đạt được. Để kiểm định tính phù hợp của mô hình GMM, bài nghiên cứu sử dụng kiểm định Sargan (còn được gọi là kiểm định Hansen hoặc kiểm định J) và kiểm định Arellano-Bond. Kiểm định Sargan được thực hiện nhằm mục đích kiểm định về giới hạn xác định quá cao (overidentifying restrictions) của mô hình, hay nói cách khác là kiểm định tính phù hợp của các biến
  • 34. 25 công cụ trong mô hình GMM. Kiểm định Sargan có giả thuyết H0: biến công cụ là ngoại sinh, nghĩa là không tương quan với sai số của mô hình. Vì lẽ đó, giá trị thể hiện ý nghĩa thống kê p-value càng lớn thì đồng nghĩa với việc mô hình GMM càng đáng tin cậy. Kiểm định Arellano – Bond được đề xuất bởi Arellano – Bond (1991) nhằm mục đích kiểm tra mức độ tự tương quan của phương sai số trong mô hình GMM ở dạng sai phân bậc 1. Trong mô hình (1) mặc định đã thể hiện độ trễ bậc 1, nên kết quả kiểm định AR(1) không mang lại giá trị kiểm định. Tuy nhiên, đối với kiểm định AR(2) dùng để xác định tự tương quan có độ trễ bậc 2, thì giá trị p-value cần có giá trị càng cao càng tốt nhằm bác bỏ giả thuyết H0 về sự tồn tại tự tương quan ở dạng sai phân bậc 2. Từ các thông tin Bảng 4.1 cung cấp, có thể nhận thấy tác động của tính thanh khoản (hay nói cách khác là nghịch đảo của rủi ro thanh khoản) đến rủi ro tín dụng có mức ý nghĩa 10%, tuy nhiên tác động theo chiều ngược lại không có ý nghĩa thống kê. Do đó, từ quan điểm thống kê, bước đầu tiên, bài nghiên cứu nhận thấy không có mối quan hệ đối ứng có ý nghĩa thống kê giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Điều này khẳng định kết quả của Imbierowicz và Rauch (2014), những nhà nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ đối ứng giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Điều này được giải thích bởi các nhà đầu tư, những người có khẩu vị không hoàn hảo đối với toàn danh mục đầu tư – incomplete preferences over porfolios (Easley và O’Hara (2010)), hoặc do các doanh nghiệp phải xoay vòng nợ quá hạn và đối mặt với rủi ro tín dụng càng lúc càng gia tăng trong tình huống rủi ro thanh khoản toàn thị trường trước đi đã xấu đi (He và Xiong (2012c)). Do đó, theo kết quả thống kê, bài nghiên cứu có thể kết luận rằng có một mối liên hệ một chiều giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Vì vậy, điều này cho thấy rằng H1 và H2 trong nghiên cứu này không thể được xác nhận.
  • 35. 26 Bảng 4.1 Mối quan hệ giữa RRTK và RRTD (mô hình GMM) Tên biến độc lập RRTD (mô hình 1) RRTK (mô hình 2) Hệ số tương quan Giá trị P value Hệ số tương quan Giá trị P value RRTD kỳ trước 0.1925 1.989e-05 *** - - Tính thanh khoản kỳ trước - - -0.1156 0.0477 * Tính thanh khoản -0.0052 0.0697 . - - Rủi ro tín dụng - - -1.6420 0.1156 Quy mô ngân hàng 0.0041 0.0005 *** -0.0266 0.3834 Roe -0.0190 0.0416 * -0.0605 0.7685 Roa 0.1048 0.0811 . 3.42637 0.1601 Dư nợ cho vay -0.0067 0.1211 -0.6703 1.299e-14 *** Đa dạng thu nhập -0.0004 0.8525 -0.0047 0.8996 Hiệu quả hoạt động 0.0010 0.7659 -0.0157 0.7604 NIM 0.0833 0.0294 * -1.4817 0.0428 * Thiếu hụt thanh khoản -0.0023 0.0344 * 0.0129 0.5089 Tỷ lệ an toàn vốn -0.0043 0.5334 0.1340 0.5939 Yếu tố khủng hoảng -0.0001 0.8539 0.0292 0.0566 . Tỷ lệ lạm phát -0.0167 0.2493 -0.6588 0.0004 *** Tăng trưởng GPD 0.0201 0.0388 * 0.5183 0.0003 *** Kiểm định Sargan 34 0.9999 34 0.99999 Kiểm định AR(1) -4.4684 7.882e-06 -0.8126 0.4165 Kiểm định AR(2) -0.4458 0.6557 -1.7765 0.0757 Ghi chú: “.”, “*”, “**”, “***” tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1% và 0.1% Nguồn: Tác giả tự tổng hợp. Mặc dù hiện tại mô hình GMM chưa giải thích được mối quan hệ đối ứng giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, bài nghiên cứu vẫn xem xét các yếu tố tác động mạnh nhất đến rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, “tác động mạnh” hàm ý rằng mối liên hệ này rất có ý nghĩa thống kê. Đối với mô hình 1, những yếu tố tác động bất lợi đến NHTM (tác động mạnh làm tăng rủi ro tín dụng) theo mô hình bao gồm: rủi ro tín dụng kỳ trước và quy mô NHTM. Yếu tố rủi ro tín dụng kỳ trước là
  • 36. 27 yếu tố hiển nhiên tác động đến rủi ro tín dụng của NHTM tại thời điểm hiện tại. Về phía quy mô ngân hàng, khi một NHTM có quy mô lớn, tâm lý “too big too fail” bắt đầu xuất hiện và tâm lý này làm gia tăng rủi ro tín dụng của NHTM một cách âm thầm và nguy hiểm. Và dĩ nhiên khi đề cập đến vấn đề này, bài học “Lehman Brothers” vẫn là một bài học cảnh tỉnh cho tất cả các NHTM trên toàn cầu. Đối với mô hình 2, những yếu tố tác động mạnh làm giảm tính thanh khoản của NHTM là: dư nợ cho vay và lạm phát. Rõ ràng, khi một ngân hàng tăng dư nợ đến một mức quá nhiều dự án được tài trợ, thì đồng nghĩa với việc họ tăng rủi ro không đáp ứng được nhu cầu của người gửi tiền. Cho đến khi người người gửi tiền nhận thấy những dự án này có dấu hiệu đi xuống, họ sẽ ngay lập tức rút tiền ồ ạt từ NHTM xấu số này, và rủi ro thanh khoản bắt đầu trở nên nghiêm trọng. Một kịch bản khác, khi lạm phát tăng hay thậm chí công chúng chỉ “cảm nhận” lạm phát tăng, thì họ sẽ kỳ vọng về thu nhập tăng thông qua tiền lương để bảo toàn sức mua, dẫn đến giá cả tăng. Trong điều kiện này, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, và khi phía người gửi tiền nhận thấy những khó khăn này đủ nghiệm trọng, họ sẽ rút tiền ồ ạt từ ngân hàng (đã cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn vay). Và vì vậy, NHTM lại phải đối diện với rủi ro thanh khoản. 3.1.2. Mối liên hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản có độ trễ: Mô hình PVAR. Sau khi phân tích mối liên hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản bằng phương pháp GMM và không đạt được mục tiêu kỳ vọng, bài nghiên cứu tiếp tục phân tích mối liên hệ trực tiếp giữa hai loại rủi ro này thông qua mô hình PVAR. Kết quả chạy mô hình PVAR được trình bày trong Bảng 4.2.
  • 37. 28 Bảng 4.2 Mối quan hệ giữa RRTK và RRTD có độ trễ (mô hình PVAR) Rủi ro tín dụng Tính thanh khoản Rủi ro tín dụng kỳ trước 0.6860 *** (0.0346) -6.1975 *** (1.6715) Tính thanh khoản kỳ trước -0.0007 (0.0026) 0.4246 *** (0.0995) Kiểm định Sargan = 1.05 (P-value = 1.0) Ghi chú: “*”, “**”, “***” tương ứng với mức ý nghĩa 5%, 1% và 0.1% Nguồn: tác giả tự tổng hợp Bảng 4.2 trình bày kết quả ước tính bằng cách sử dụng mô hình hồi quy PVAR. Mặc dù rủi ro tín dụng kỳ trước có tác động đến tính thanh khoản kỳ này, tuy nhiên chiều tác động ngược lại không có ý nghĩa thông kê. Vì vậy kết quả phân tích phía trên bằng phương pháp GMM đã được củng cố: mặc dù có một vài hệ số tương quan đối với rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có ý nghĩa thống kê rõ ràng trong cả hai mô hình, nhưng các mô hình này không kiểm chứng được mối quan hệ đối ứng giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Do đó, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng không có mối quan hệ đối ứng có ý nghĩa thống kê giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. 3.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng. 3.2.1. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng: Mô hình GMM. Sau khi kiểm chứng tác động của rủi ro tín dụng đến rủi ro thanh khoản, bài nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định giả thiết H3: Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng cùng góp phần vào sự bất ổn định của các NHTM. Bên cạnh các kết quả liên quan đến mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng được trình bày ở
  • 38. 29 trên, bài nghiên cứu cho rằng có những nguyên nhân trên phương diện lý thuyết khác hỗ trợ giả định này. Thứ nhất, phần trình bày về rủi ro thanh khoản cũng như những đánh giá các tài liệu nghiên cứu về rủi ro tín dụng đã trình bày ở trên đã xác định rằng mỗi loại rủi ro riêng biệt có ý nghĩa mạnh mẽ đối với sự ổn định của ngân hàng. Thứ hai, phần nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, điều cũng đã trình bày ở trên, ngụ ý rằng mối quan hệ cùng chiều giữa hai loại rủi ro này cũng có ý nghĩa mạnh mẽ đến sự ổn định của ngân hàng. Thứ ba, theo Imbierowicz và Rauch (2014), sự thất bại của nhiều ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính gần đây một phần do sự đồng thời xuất hiện của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng với mức độ rủi ro cao. Từ giác độ của các giả thuyết trên, bài nghiên cứu có lý do chính đáng để kiểm chứng xem liệu rủi ro thanh khoản và tín dụng có cùng tác động hay không và chúng có ảnh hưởng đến sự ổn định của ngân hàng hay không. Bài nghiên cứu trình bày kết quả theo cách tiếp cận GMM được đề xuất bởi bởi Arellano và Bond (1991), Arellano và Bover (1995) và Blundell và Bond (1998) trong Bảng 4.3, bao gồm kiểm định Sargan và kiểm định AR(1), AR(2). Trước khi tiến hành phân tích các chỉ liên quan đến ngân hàng, bài nghiên cứu sẽ tiến hành xem xét độ tin cậy của mô hình thông qua số liệu kiểm định. Dựa vào các số liệu cung cấp từ Bảng 4.3, kiểm định tự tương quan bậc 2 AR(2) có giá trị P- value = 0.0567, cao hơn 0.05 do đó có thể bác bỏ giả thuyết H0 về sự tồn tại tự tương quan ở dạng sai phân bậc 2. Bên cạnh đó, do trong mô hình đã có độ trễ bậc 1, nên kiểm định AR(1) không mang lại giá trị kiểm định trương trường hợp này. Tiếp theo, thông qua việc sử dụng kiểm định Sargan để kiểm tra tính hợp lý của các biến công cụ, bài nghiên cứu nhận thấy rằng các giá trị p-value của kiểm định này lớn hơn 0.05, vì vậy các đặc điểm kỹ thuật của mô hình được chấp nhận.
  • 39. 30 Bảng 4.3 Tác động của RRTK và RRTD đến sự ổn định của ngân hàng (mô hình GMM) Tên biến độc lập Hệ số tương quan Giá trị P value Độ ổn định kỳ trước 0.2550 0.1714 Tính thanh khoản -5.2584 0.5091 Rủi ro tín dụng 146.6749 0.5174 Rủi ro tín dụng*Rủi ro thanh khoản -18.2260 0.2146 ROA -685.1049 0.0007 *** Quy mô ngân hàng 0.6868 4.355e-05 *** CAR 103.5748 9.023e-07 *** Tăng trưởng dư nợ -2.1237 0.0899 . Đa dạng hóa thu nhập 1.8652 0.6757 Hiệu quả hoạt động -24.3355 0.0010 ** Tăng trưởng GPD 57.9571 0.0158 * Tỷ lệ lạm phát -53.8138 0.0429 * Yếu tố khủng hoảng 3.2345 0.0002 *** Kiểm định Sargan 32.8630 0.1070 Kiểm định AR(1) -2.43239 0.0150 Kiểm định AR(2) 1.90567 0.0567 Ghi chú: “.”, “*”, “**”, “***” tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1% và 0.1% Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Không như kỳ vọng ban đầu, theo kê quả từ Bảng 4.3, các yếu tố như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và tác động rủi ro tín dụng*rủi ro thanh khoản trong mô hình hoàn toàn không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, bài nghiên cứu có thể tạm kết luận rằng theo mô hình GMM, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng không tác động đến độ ổn định của ngân hàng. Trước khi tiến hành phân tích tiếp giả thiết H3, bài nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích các yếu tố tác động mạnh đến độ ổn định của NHTM theo mô hình GMM. Đầu tiên, bài nghiên cứu nhận thấy rằng hệ số ROA tác động ngược chiều với độ ổn định của ngân hàng, và kết quả này ủng hộ cho kết quả của Srairi (2013),
  • 40. 31 Imbierowicz và Rauch (2014) – những nhà nghiên cứu đã tìm thấy tác động tiêu cực của ROA đối với sự ổn định của ngân hàng. Tuy nhiên không dễ dàng khi phân tích ROA đơn thuần, do đó bài nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích ROA như sau: ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần) x (Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân) = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu * Vòng quay tổng tài sản = ROS * Vòng quay tổng tài sản Giả sử tôi là nhà điều hành NHTM và tôi đang đối mặt với việc ROA bị suy giảm do tình hình kinh doanh đang gặp khó khăn. Lựa chọn hàng đầu của tôi là tác động vào ROS, trên lý thuyết tôi sẽ tác động theo hướng “quản lý chi phí tốt hơn”, nhưng trên thực tế lựa chọn “cắt giảm chi phí” luôn luôn phổ biến hơn, vì đơn giản đây là một lựa chọn dễ dàng và nhanh hơn. Vì vậy, ngay lập tức tôi sẽ tiến hành cắt giảm biên chế nhân viên, giảm chi phí lương, giảm chi phí đầu tư phát triển các phần mềm đắt đỏ như phần mềm tính CAR, LOS, PD… Và dĩ nhiên, ngay lập tức ROA sẽ tăng dần, tuy nhiên hệ lụy từ việc cắt giảm là giảm hiệu quả hoạt động, thiếu hụt nhân sự….và điều này dĩ nhiên sẽ làm giảm độ ổn định của ngân hàng thông qua việc gián tiếp tác động tiêu cực vào các chỉ số khác. Như chúng ta đã biết, một bài học từ các NHTM lớn là một ngân hàng càng lớn càng đối diện với rủi ro phá sản cao hơn do tâm lý “too big too fail”, và quan điểm này đã trợ thành đề tài nóng hổi trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, đặc biệt là sự thất bại của hàng loạt tên tuổi lớn như Lehman Brother, Bear Stearns, IndymacBank… tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, liệu rằng cứ khăn khăn quan điểm này như “chân lý” và áp dụng một cách máy móc tại hệ tại hệ thống NHTM tại Việt Nam liệu có ổn hay không? Hãy nhìn vào mặt tích cực của một NHTM có
  • 41. 32 quy mô lớn, các ngân hàng này có nhiều vốn đầu tư vào các công cụ quản lý tài sản, nhiều cơ hội đa dạng hóa danh mục đầu tư, được NHNN “chú ý” nhiều hơn, được người gửi tiền thiên vị hơn do lợi thế về quy mô… Nếu họ khai thác tốt những uy điểm này, thì rõ ràng việc quy mô ngân hàng tỷ lệ thuận với độ ổn định của chính nó cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Tiếp theo, tỷ lệ an toàn vốn CAR cũng tác động mạnh và tích cực đến độ ổn định của NHTM. Trên thực tế, vốn đóng một vai trò là “một lớp đệm an toàn” đối với ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng, do đó làm giảm khả năng mất khả năng thanh toàn của ngân hàng. Điều này xác nhận lại kết quả của Imbierowicz và Rauch (2014), theo đó tỷ lệ vốn trên tài sản có mối tương quan ngược chiều với việc ngân hàng vỡ nợ. Mặc dù không mạnh về ý nghĩa thống kê so với các yếu tốc khác (chỉ ở mức ý nghĩa 10%), tăng trưởng dư nợ cũng thể hiện tác động nghịch biến đến sự ổn định của ngân hàng, và điều này xác nhận lại kết quả của Imbierowicz và Rauch (2014). Rõ ràng, việc tăng trưởng tín dụng là một kênh quan trọng trong việc gia tăng rủi ro của ngân hàng. Hơn nữa, chỉ số phản ảnh hiệu quả hoạt động (CIR) tác động nghịch biến đến sự ổn định của ngân hàng, điều này ngụ ý rằng các ngân hàng có hiệu quả quản lý thấp hơn sẽ đối diện nhiều hơn với rủi ro (Shehzad và cộng sự (2010)). Điều này khẳng định kết quả nghiên cứu của Srairi (2013), Bourkhis và Nabi (2013), Imbierowicz và Rauch (2014). Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát cũng có tác động nghịch biến với sự ổn định của ngân hàng, điều này trái ngược hoàn toàn theo nghiên cứu của Srairi (2013). Như đã giải thích ở trên, khi lạm phát tăng, công chúng sẽ kỳ vọng về thu nhập tăng thông qua tiền lương để bảo toàn sức mua, dẫn đến giá cả tăng. Vì vậy, doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường khó khăn hơn, cho đến khi phía người gửi tiền
  • 42. 33 nhận thấy những khó khăn này đủ nghiệm trọng, họ sẽ rút tiền ồ ạt từ ngân hàng. Và cuối cùng, sự ổn định của NHTM bị đe dọa nghiêm trọng. Cũng từ bảng 4.3, chúng ta có thể nhận thấy hệ số tăng trưởng GDP có tác động đồng biến với sự ổn định của ngân hàng. Điều này giúp làm giảm nguy cơ ngân hàng vỡ nợ (Imbierowicz và Rauch (2014)). Cuối cùng, yếu tố khủng hoảng được cho là có tác động đồng biến đến sự ổn định của ngân hàng, đây rõ ràng là một vấn đề nan giải. Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn tôn trọng kết quả từ mô hình, và có thể đây là một kết quả có căn cứ. Vì trong giai đoạn khủng hoảng, NHNN Việt Nam đã thực hiện rất nhiều biện pháp phù hợp và hiệu quả, và điều quan trọng hơn là niềm tin tuyệt đối của các nhà điều hành NHTM cũng như công chúng. Những yếu tố đã góp phần làm yếu tố khủng hoảng không tác động tiêu cực đến mức độ ổn định của các NHTM. Giải thích này có thể chưa thỏa đáng, bài nghiên cứu hy vọng những nhà nghiên cứu khác trong tương lai có thể giải đáp chính xác hơn dựa trên các mô hình phân tích mở rộng khác. Và như kế hoạch trong phần xây dựng mô hình kinh tế lượng đã đề ra, bài nghiên cứu sẽ tiếp tục chạy mô hình PVAR để xác nhận tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các NHTM trong trường hợp xuất hiện độ trễ. 3.2.2. Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng có độ trễ: Mô hình PVAR. Ở mô hình cuối cùng này, bài nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến độ ổn định của ngân hàng. Theo kết quả của phần phân tích theo phương pháp GMM, rõ ràng không tồn tại một mối quan hệ nào giữa tác động gộp giữa hai loại rủi ro này và độ ổn định của ngân hàng. Bài nghiên cứu thay thế phương pháp GMM bằng phương pháp PVAR nhằm phát hiện ra các tác động trong trường hợp có độ trễ bậc 1.
  • 43. 34 Bảng 4.4 trình bày kết quả ước tính thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy PVAR. Đúng theo kỳ vọng ban đầu, tác động đồng thời của rủi ro thanh khoản - tín dụng có ảnh hưởng đến sự ổn định của ngân hàng trong trường hợp có độ trễ bậc 1. Rõ ràng, sự đồng tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng ở kỳ trước (t-1) có ảnh hưởng nghịch biến đến độ ổn định của ngân hàng tại mức ý nghĩa 0.1%, và chiều ngược lại cũng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1*. Bảng 4.4 Tác động của RRTK và RRTD đến sự ổn định của ngân hàng có độ trễ (mô hình PVAR) Tác động gộp giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng Hệ số Z Tác động gộp giữa RRTD và RRTK kỳ trước 0.1513 (0.1980) -0.0018 *** (0.0002) Hệ số Z kỳ trước -0.0016 ** (0.0006) 0.7255 *** (0.0718) Kiểm định Sargan = 27.92 (P-value = 0.925) Ghi chú: “*”, “**”, “***” tương ứng với mức ý nghĩa 5%, 1% và 0.1% Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Như vậy, có tồn tại sự tương quan giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng, sự tương quan này là ngược chiều và có ý nghĩa thống kê.
  • 44. 35 4. Kết luận và hàm ý chính sách. Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng là hai nhân tố quan trọng nhất đối với sự sống còn của một ngân hàng. Bài nghiên cứu này ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đối với sự ổn định của ngân hàng bằng cách sử dụng bộ số liệu panel của 34 NHTM hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2005-2017. Hơn nữa, bài nghiên cứu thấy rằng rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản không có một mối tương quan đồng thời hay tương quan trễ có ý nghĩa kinh tế. Bài nghiên cứu này cũng ghi nhận rằng sự tương tác của hai loại rủi ro có tác động đáng kể đến sự ổn định của ngân hàng. Do đó, kết quả ước tính cho thấy tầm quan trọng của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản trong việc nghiên cứu sự ổn định của ngân hàng tại Việt Nam. Kết quả của bài nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng trong việc quản lý đồng thời rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Vì vậy, kết quả này cũng góp phần ủng hộ các nỗ lực điều tiết gần đây của NHNN trong việc định hướng cho các NHTM theo chuẩn Basel II. Cụ thể, hai văn bản quan trọng do Ngân hàng Nhà nước ban hành để hướng dẫn cụ thể việc triển khai Basel II là Thông tư 41/2016/TT- NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Một lợi ích rõ ràng nhất của việc áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo định hướng Basel II là các NHTM sẽ hoạt động an toàn hơn, với lượng vốn “đủ” theo thông lệ tiên tiến để trang trải các rủi ro có thể xảy ra cho các loại rủi ro chính, đặc biệt là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Phát hiện của bài nghiên cứu có một số ý nghĩa chính sách thú vị. Đầu tiên, những phát hiện này cung cấp một số khuyến nghị cho các nhà quản lý ngân hàng và giám sát ngân hàng tại Việt Nam. Cuộc khủng hoảng tài chính đã chỉ ra rằng những thất bại trong lĩnh vực ngân hàng do rủi ro tín dụng trong danh mục đầu tư của họ có thể gây ra sự đóng băng thị trường, tác động đến rủi ro thanh khoản. Tuy
  • 45. 36 nhiên, những kết quả này có thể giúp các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và các cơ quan quản lý ngân hàng hiểu rõ hơn về sự ổn định và hiệu quả của các ngân hàng và hành vi của họ đối với rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Thứ hai, kết quả của bài nghiên cứu ngụ ý rằng việc quản lý đồng thời rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại ngân hàng có thể tăng đáng kể sự ổn định của ngân hàng. Cuối cùng, kết quả của bài nghiên cứu hỗ trợ các nỗ lực điều tiết gần đây, đặc biệt là theo chuẩn Basel II chú trọng hơn đến tầm quan trọng của việc quản lý đồng thời rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.
  • 46. TÀI LIỆU THAM KHẢO Acharya, V. V., & Mora, N. (2013). A crisis of banks as liquidity providers. The Journal of Finance (in press). Acharya, V. V., & Viswanathan, S. (2011). Leverage, moral hazard, and liquidity. The Journal of Finance, 66(1), 99-138. Acharya, V. V., Mehran, H., & Thakor, A. V. (2016). Caught between Scylla and Charybdis? Regulating bank leverage when there is rent seeking and risk shifting. Review of Corporate Finance Studies, 5(1). Acharya, V. V., Shin, H. S., & Yorulmazer, T. (2010). Crisis resolution and bank liquidity. Review of Financial Studies, 24, 2166-2205. Acharya, V. V., Shin, H. S., & Yorulmazer, T. (2011). Crisis resolution and bank liquidity. Review of Financial Studies, 24(6), 2166-2205. Agnello, L., & Sousa, R. M. (2012). How do banking crises impact on income inequality? Applied Economics Letters, 19(15), 1425-1429. Akhtar, M. F., Ali, K., & Sadaqat, S. (2011). Liquidity risk management: A comparative study between conventional and Islamic banks of Pakistan. Journal of Research in Business, 1(1), 35-44. Anam, S., Bin Hasan, S., Huda, H. A. E., Uddin, A., & Hossain, M. M. (2012). Liquidity risk management: A comparative study between conventional and Islamic banks of Bangladesh. Research Journal of Economics, Business and ICT, 5. Arellano, M., & Bond, S. (1991). Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations. The Review of Economic Studies, 58(2), 277-297. Arellano, M., & Bover, O. (1995). Another look at the instrumental variable estimation of error-components models. Journal of Econometrics, 68, 29-51.
  • 47. Aubuchon, C. P., & Wheelock, D. C. (2010). The geographic distribution and characteristics of US bank failures, 2007e2010: Do bank failures still reflect local economic conditions? Federal Reserve Bank of St. Louis Review, 92, 395-415. Berger, A. N., & Bouwman, C. H. S. (2009). Bank liquidity creation. The Review of Financial Studies, 22(9), 3779-3837. Berger, A. N., & Bouwman, C. H. S. (2013). How does capital affect bank performance during financial crises? Journal of Financial Economics, 109(1), 146- 176. Berger, A. N., & DeYoung, R. (1997). Problem loans and cost efficiency in commercial banks. Journal of Banking and Finance, 21, 849-870. Blair, R. D., & Heggestad, A. A. (1978). Bank portfolio regulation and the probability of bank failure: Note. Journal of Money, Credit and Banking, 10(1), 88- 93. Blundell, R., & Bond, S. (1998). Initial conditions and moment restrictions in dynamic panel data models. Journal of Econometrics, 87(1), 115-143. Bonfim, D. (2009). Credit risk drivers : Evaluating the contribution of firm level information and of macroeconomic dynamics. Journal of Banking and Finance, 33(2), 281-299. Borio, C. (2010). Ten propositions about liquidity crises. CESifo Economic Studies, 56(1), 70-95. Boyd, J. H., & Graham, S. L. (1988). The profitability and risk effects of allowing bank holding companies to merge with other financial firms: A simulation study. Quarterly Review (Federal Reserve Bank of Minneapolis), 12, 3-20. Brunnermeier, M., Crocket, A., Goodhart, C., Persaud, A., & Shin, H. (2009).
  • 48. Cai, J., & Thakor, A. V. (2008). Liquidity risk, credit risk, and interbank competition. Working Paper. Calomiris, C. W., Heider, F., & Hoerova, M. (2015). A theory of bank liquidity requirements. Columbia Business School Research Paper (pp. 14-39). Cecchetti, S. G., & Schoenholtz, K. L. (2011). Money, banking, and financial markets (3rd ed.). New York: McGraw-Hill Education. Cole, R. A., & White, L. J. (2012). Deja Vu all over again: The causes of US commercial bank failures this time around. Journal of Financial Services Research, 42, 5-29. Crowley, J. (2008). Credit growth in the Middle East, North Africa, and Central Asia region. Working Paper No. WP/08/184. Washington: International Monetary Fund. Demirguç-Kunt, A., & Huizinga, H. (2010). Bank activity and funding strategies: The impact on risk and returns. Journal of Financial Economics, 98(3), 626-650. Dermine, J. (1986). Deposit rates, credit rates and bank capital: The Klein- Monti model revisited. Journal of Banking & Finance, 10(1), 99-114. Dewatripont, M., & Tirole, J. (1994). The prudential regulation of banks. Working paper. DeYoung, R., & Torna, G. (2013). Nontraditional banking activities and bank failures during the financial crisis. Journal of Financial Intermediation, 22, 397- 421. Diamond, D. W., & Dybvig, P. H. (1983). Bank Runs, deposit insurance, and liquidity. The Journal of Political Economy, 91(3), 401-419. Diamond, D. W., & Rajan, R. G. (2005). Liquidity shortages and banking crises. Journal of Finance, 60(2), 615-647.
  • 49. Diamond, J. (1980). A model of reserves, bank runs and deposit insurance. Journal of Banking & Finance, 4, 335-344. Distinguin, I., Roulet, C., & Tarazi, A. (2013). Bank regulatory capital and liquidity: Evidence from U.S and European publicly traded banks. Journal of Banking & Finance, 37(9), 3295-3317. Easley, D., & O'Hara, M. (2010). Liquidity and valuation in an uncertain world. Journal of Financial Economics, 97(1), 1-11. Ejoh, N., Okpa, I., & Inyang, E. (2014). The relationship and effect of credit and liquidity risk on bank default risk among deposit money banks in Nigeria. Research Journal of Finance and Accounting, 5(16). Eklund, T., Larsen, K., & Bernhardsen, E. (2001). Model for analyzing credit risk in the enterprise sector, Norges Bank economic bulletin, Q3 01. Espahbodi, P. (1991). Identification of problem banks and binary choice models. Journal of Banking & Finance, 15, 53-71. Gatev, E., Schuermann, T., & Strahan, P. E. (2009). Managing bank liquidity risk: How deposit-loan synergies vary with market conditions. Review of Financial Studies, 22, 995-1020. Goldstein, I., & Pauzner, A. (2005). Goldstein, I., & Pauzner, A. (2005). Demand deposits contracts and the probability of bank runs. Journal of Finance, 60, 1293-1327. Gorton, G., & Metrick, A. (2011). Securitized banking and the run on repo. Journal of Financial Economics, 104, 425-451. Hassan, M. K., Unsal, O., & Tamer, H. E. (2016). Risk management and capital adequacy in Turkish participation and conventional banks: A comparative stress testing analysis. Borsa Istanbul Review, 1-10.
  • 50. He, Z., & Xiong, W. (2012). Dynamic debt runs. Review of Financial Studies, 25, 1799-1843. He, Z., & Xiong, W. (2012). Rollover risk and credit risk. Journal of Finance, 67(2), 391-430. Hieider, F., Hoerova, M., & Holthausen, C. (2009). Liquidity hoarding and interbank market spreads: The role of counterparty risk. Working Paper Holmstrom, B., & Tirole, J. (1998). Private and public supply of liquidity. The Journal of Political Economy, 106(1), 1-40. Huang, R., & Ratnovski, L. (2011). The dark side of bank wholesale funding. Journal of Financial Intermediation, 20(2), 248-263. Imbierowicz, B., & Rauch, C. (2014). The relationship between liquidity risk and credit risk in banks. Journal of Banking and Finance, 40, 242-256. Iqbal, A. (2012). Liquidity risk management: A comparative study between conventional and Islamic banks of Pakistan. Global Journal of Management and Business Research, 12(5). Iyer, R., & Puri, M. (2012). Understanding bank runs : The importance of depositor-bank relationships and networks. American Economic Review, 102, 1414-1445. Kabir, M. N., Worthington, A., & Rakesh, G. (2015). Comparative credit risk in Islamic and conventional bank. Pacific Basin Finance Journal, 34, 327-353. Kashyap, A. K., Rajan, R., & Stein, J. C. (2002). Banks as liquidity providers: An explanation for the coexistence of lending and deposit-taking. The Journal of Finance, 57(1), 33-73. Kolari, J., Glennon, D., Shin, H., & Caputo, M. (2002). Predicting large US commercial bank failures. Journal of Economics andBusiness, 54, 361-387.
  • 51. Laidroo, L. (2016). Bank ownership and lending: Does bank ownership matter. Emerging Markets Finance and Trade, 52(2), 285-301. Leland, H. E. (1994). Corporate debt value, bond covenants, and optimal capital structure. Journal of Finance, 49(4), 1213-1252. Leland, H. E., & Toft, K. B. (1996). Optimal capital structure, endogenous bankruptcy, and the term structure of credit spreads. The Journal of Finance, 51(3), 987-1019. Louati, S., Abida, I. G., & Boujelbene, Y. (2015). Capital adequacy implications on Islamic and non-Islamic bank's behavior: Does market power matter? Borsa Istanbul Review, 192-204, 15-23. Louzis, D. P., Vouldis, A. T., & Metaxas, V. L. (2012). Macroeconomic and bank- specific determinants of non-performing loans in Greece: A comparative study of mortgage, business and consumer loan portfolios. Journal of Banking & Finance, 36(4), 1012-1027. Love, I., & Zicchino, L. (2006). Financial development and dynamic investment behavior: Evidence from panel VAR. The Quarterly Review of Economics and Finance, 46, 190-210. Martin, D. (1977). Early warning of bank failure: A logit regression approach. Journal of Banking & Finance, 1, 249-276. Meyer, P. A., & Pfifer, H. W. (1970). Prediction of bank failures. Journal of Finance, 25, 853-868. Misman, F. N., Bhatti, I., Lou, W., Samsudin, S., & Abd Rahman, N. H. (2015). Islamic banks credit risk: A panel study. Procedia Economics and Finance, 31, 75- 82.
  • 52. Muharam, H., & Kurnia, H. P. (2012). The influence of fundamental factors to liquidity risk on banking industry: Comparative study between Islamic and conventional banks in Indonesia. In, 1(2). Conference in business, accounting and management (CBAM) 2012 (pp. 359-368). Semarang Indonesia: Unissula. Munteanu, I. (2012). Bank liquidity and its determinants in Romania. Journal of Economics and Finance, 3, 993-998. Nikomaram, H., Taghavi, M., & Diman, S. K. (2013). The relationship between liquidity risk and credit risk in Islamic banking industry of Iran. Management Science Letters, 3, 1223-1232. Ozsuca, E. A., & Akbostanci, E. (2016). An empirical analysis of the Risktaking channel of monetary policy in Turkey. Emerging Markets Finance and Trade, 52(3), 589-609. Prisman, E. Z., Slovin, M. B., & Sushka, M. E. (1986). A general model of the banking firm under conditions of monopoly, uncertainty, and recourse. Journal of Monetary Economics, 17, 293-304. Ratnovski, L. (2013). Liquidity and transparency in bank risk management. IMF Working Paper, 13-16. Roy, A. D. (1952). Safety first and the holding of assets. Journal of Econometric Society, 20(3), 431-449. Samartin, M. (2003). Should bank runs be prevented. Journal of Banking & Finance, 27, 977-1000. Shehzad, C. T., Haan, J. D., & Scholtens, B. (2010). The impact of bank ownership concentration on impaired loans and capital adequacy. Journal of Banking and Finance, 34(2), 399-408