SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG THƠ
CỦA XUÂN DIỆU VÀ THƠ R.TAGORE
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THỊ THẬP
Thái Nguyên, năm 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG THƠ
CỦA XUÂN DIỆU VÀ THƠ R.TAGORE
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thái Nguyên, năm 2022
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG THƠ
CỦA XUÂN DIỆU VÀ THƠ R.TAGORE
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THỊ THẬP

Thái Nguyên, năm 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ..............................................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................6
6. Dự kiến đóng góp của luận văn....................................................................................7
7. Cấu trúc luận văn ...........................................................................................................7
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG...........................................................................8
1.1. Một số vấn đề về lý luận.............................................................................................8
1.1.1. Văn học so sánh ...................................................................................................8
1.1.2. Chủ đề trong tác phẩm văn học...........................................................................11
1.2. Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân
Diệu và R.Tagore ...........................................................................................................12
1.2.1. Thời đại, cuộc đời, con người...........................................................................12
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác ...................................................17
1.2.3. Thơ của Xuân Diệu và R.Tagore với đề tài tình yêu lứa đôi............................21
Tiểu kết chương 1 .....................................................................................................24
Chương 2. CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG THƠ CỦA XUÂN DIỆU
VÀ R.TAGORE NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG..........................................25
2.1. Suy nghiệm về ý nghĩa của tình yêu .......................................................................25
2.2. Thể hiện các cung bậc cảm xúc tình yêu ................................................................38
2.3. Quan niệm về con người tình yêu ...........................................................................47
Tiểu kết chương 2 .....................................................................................................57
Chương 3. NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU
LỨA ĐÔI TRONG THƠ CỦA XUÂN DIỆU VÀ R.TAGORE..................................60
3.1. Cách sử dụng thể thơ...............................................................................................60
3.1.1. Xuân Diệu với thể thơ bảy tiếng và tám tiếng..................................................60
3.1.2. Tagore với thể thơ văn xuôi..............................................................................63
3.1.3. Kết luận.............................................................................................................66
3.2. Cách sử dụng hệ thống hình ảnh/biểu tượng...........................................................67
3.2.1. Hình ảnh cuộc tình đẹp và dang dở trong thơ Xuân Diệu ................................67
3.2.2. Cuộc hành hương tình yêu trong thơ Tagore qua hình ảnh thơ........................71
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu thơ....................................................................................77
3.3.1. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính ............................................................................77
3.3.3. Giọng điệu hay tiếng hát của tình yêu ..............................................................88
Tiểu kết chương 3 .....................................................................................................95
KẾT LUẬN ......................................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................98
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuân Diệu (1916 - 1985) là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam,
một nhà thơ xuất sắc có đóng góp lớn vào quá trình hiện đại hóa thơ ca dân tộc, một
trong những gương mặt tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới giai đoạn 1932 –
1945. Ông đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
(đợt I - năm 1996).
Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt: làm thơ, viết văn, nghiên cứu phê bình
văn học, dịch thuật. Đặc biệt, ông nổi tiếng là một nhà thơ xuất sắc với mười lăm tập
thơ. Đối với Xuân Diệu, làm thơ, văn không chỉ để khẳng định tài năng mà còn là
một cách giao cảm với đời, khẳng định sự hiện hữu của mình trong cuộc đời. Trong
suốt cuộc đời văn nghiệp, Xuân Diệu đã để lại cho đời gần 450 bài thơ tình. Điều này
chứng tỏ sự vinh danh ông là “ông hoàng của thơ tình” của giới nghiên cứu, phê bình
không phải mang tính nhất thời mà là thể hiện trân trọng của họ đối với hồn thơ Xuân
Diệu.
Thơ của ông rạo rực, đắm say tình yêu với đất nước, con người, cuộc đời,
nhân thế. Những bài thơ tình của ông - đặc biệt là những bài thơ viết về tình yêu lứa
đôi cho đến nay vẫn là món ăn tinh thần của những người trẻ tuổi, của những người
yêu quý ông, yêu quý thơ ông.
Rabindranath Tagore (1861 – 1941) là nhà văn hiện đại Ấn Độ. Sau khi nhận
giải Nobel văn học năm 1913, tên tuổi của R.Tagore được cả thế giới biết đến. Ông
được cả thế giới tôn vinh là một trong số ít nhân tài toàn diện của thế giới. Ông là nhà
viết kịch, nhà thơ, nhạc sỹ, tiểu thuyết gia, nhà giáo dục, triết gia và nhà nhân văn
học, lĩnh vực nào ông cũng thành công xuất sắc. Tuy nhiên, đóng góp xuất sắc nhất
của Tagore vào sự phát triển của văn học Ấn Độ và thế giới là lĩnh vực thơ ca, với
hơn 1.000 bài thơ và 50 tập thơ, ông được xem là một phát hiện của thơ ca thế kỷ.
Gần giống với Xuân Diệu, thơ của R.Tagore viết về các cung bậc cảm xúc tình
yêu nhưng ấn tượng nhất với độc giả là những bài thơ viết về tình yêu lứa đôi. Đến
với tình yêu lứa đôi trong thơ của R.Tagore, người đọc sẽ cảm nhận được những suy
nghiệm về bản chất của tình yêu, quan niệm về con người tình yêu. Nghiên cứu tình
yêu lứa đôi trong thơ của R.Tagore sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về
thiên tài vĩ đại này.
1.2. “Văn học so sánh là chuyên ngành nghiên cứu những mối quan hệ tương
đồng, quan hệ họ hàng hay ảnh hưởng giữa văn học với các lĩnh vực nghệ thuật hay
các lĩnh vực tư duy khác, giữa các sự kiện hay văn bản văn học, những mối quan hệ
này có thể gần hay xa, trong không gian hay trong thời gian, miễn là chúng thuộc
nhiều ngôn ngữ khác nhau, hoặc nhiều văn hoá khác nhau, cho dù có chung một
truyền thống”.
Daniel-Henri Pageaux
2
Ấn Độ và Việt Nam là hai quốc gia Châu Á vốn có nhiều điểm gần gũi. Tuy
sinh ra vào những thời điểm khác nhau, chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa khác
nhau nhưng trong sáng tác của hai nhà thơ đều có sự cộng hưởng văn hóa của hai dân
tộc. Văn học hiện đại của hai nền văn học đều có cơ sở xã hội là những nước thuộc
địa của đế quốc phương Tây. Với tư cách sáng tạo cá nhân, hai tác giả này đều thành
công ở thể loại thơ. Những điều kiện trên là cơ sở cho phép chúng tôi nghiên cứu, so
sánh thơ của Xuân Diệu và R.Tagore ở phương diện tình yêu lứa đôi trong quan hệ
tương đồng. Thực tế, có thể có những nghiên cứu độc lập về tác phẩm của Xuân Diệu
và R.Tagore, nhưng đặt hai nhà thơ này trong thế đối sánh để thêm một cách đọc hiệu
quả hơn vẫn là vấn đề mới mẻ, cần thiết.
1.3. Thực tế giảng dạy ở các trường THPT, các trường Đại học ở Việt Nam tác
phẩm của Xuân Diệu và R.Tagore đã được đưa vào giảng dạy. Trong xu thế đổi mới
giáo dục và xu hướng toàn cầu hóa, việc mở rộng, giao lưu, hội nhập rất quan trọng.
Việc dạy - học tác phẩm trong nhà trường không chỉ bó hẹp trong phạm vi các tác
phẩm đơn lẻ mà cần phải mở rộng, tích hợp để tăng hiệu quả thẩm mĩ, giáo dục. Việc
chọn Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu và thơ R.Tagore làm đối
tượng nghiên cứu, chúng tôi muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy - học tác phẩm
của hai nhà văn này trong trường học ở Việt Nam một cách hiệu quả hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Xuân Diệu và R.Tagore là hai nhà văn lớn của hai nền văn học Việt Nam và
văn học Ấn Độ. Tra cứu trên mạng google, chúng ta thấy có rất nhiều những thông
tin về hai nhà văn này. Chúng tôi cũng thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu về
Xuân Diệu và R.Tagore. Tuy nhiên, thời gian và ngoại ngữ có hạn nên chúng tôi
chưa có điều kiện để tiếp cận các công trình nghiên cứu về hai nhà văn này. Tìm hiểu
sơ bộ, chúng tôi có một số tài liệu liên quan đến đề tài. Chúng tôi xin điểm qua như
sau:
2.1. Tình hình nghiên cứu Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân
Diệu
2.1.1. Nghiên cứu Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu ở Việt
Nam
Trước năm 1945, khi Xuân Diệu vừa mới xuất hiện thì gần như ngay đồng
thời đã có ý kiến đánh giá về thơ ông1
. Người ta khen ông cũng nhiều và chê ông
cũng không ít. Mùa xuân 1937 trên báo Ngày nay số 46 (số Tết) Thế Lữ đã có bài
giới thiệu Xuân Diệu với lời lẽ rất trân trọng. Ông cho rằng cái “Thiên tài khép nép”
của Xuân Diệu hồi nào giờ đây đã thực sự nảy nở với những “mầm đậm đà”, những
“ánh xán lạn” Ông gọi Xuân Diệu là “Thi sĩ của tuổi xuân, của lòng yêu và ánh
sáng”.
Năm 1941, Hoài Thanh đã đưa Xuân Diệu vào Thi nhân Việt Nam với tư cách
là một tác giả chủ chốt và với lời đánh giá rất trân trọng, mặc dù lúc này Xuân Diệu
1
Bài thơ đầu tiên của Xuân Diệu đăng báo là bài Với bàn tay ấy, 1935
3
chỉ mới xuất bản tập: Thơ thơ (1938). Hoài Thanh cho rằng, “Xuân Diệu là nhà thơ
mới nhất trong các nhà thơ mới”.
Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn sử học yếu (1942), cũng đánh giá cao
Xuân Diệu. Theo ông thơ Xuân Diệu là thơ của “Một tâm hồn đầy thơ mộng”, “Khao
khát yêu thương”, “Hay tả những cảnh gây nên sự mơ màng”, “Chứa chan tình cảm
lãng mạn trong đó có nhiều từ mới lạ”.
Nghiên cứu về giai đoạn sáng tác của nhà thơ trước và sau Cách mạng Tháng
Tám (1945) có các công trình nghiên cứu của Hà Minh Đức, Vũ Ngọc Phan, Lý Hoài
Thu.
2.1.2. Nghiên cứu so sánh thơ Xuân Diệu với các tác giả nước ngoài
So sánh thơ tình Xuân Diệu với các tác giả khác trong nước đã có nhiều bài
viết, đề tài nghiên cứu nhưng so sánh thơ Xuân Diệu với tác giả nước ngoài còn rất ít
công trình thực hiện. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, việc so sánh Xuân Diệu với
các tác giả nước ngoài chỉ tập trung ở một số bài viết, cụ thể như sau:
Nhà văn nữ Bra-gri-a-ma (Bungari) khi tuyển thơ tình trên thế giới, bà khoe
với các bạn Việt Nam: “Tôi mở đầu tuyển tập hàng trăm tác giả này bằng nhà thơ nga
Puskin và kết thúc bằng nhà thơ Xuân Diệu-Việt Nam, Xuân Diệu là nhà thơ tình lớn
của phương Đông vậy!2
”
Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh, Hoài Chân viết: "Ngày một ngày hai cơ hồ
ta không còn để ý đến những lối dùng chữ đặt câu quá Tây của Xuân Diệu, ta quên cả
những ý tứ người đã mượn trong thơ Pháp. Cái dáng dấp yêu kiều, cái cốt cách phong
nhã của điệu thơ, một cái gì rất Việt Nam, đã quyến rũ ta".
Tác giả Mai Ngọc Chừ trong bài viết trên trang báo Văn hóa Nghệ An, thứ 3,
ngày 03/01/2012 Một số đặc điểm tương đồng giữa Thơ mới Hàn Quốc và Thơ mới
Việt Nam đã chỉ ra điểm tương đồng về hình thức và nội dung biểu hiện trong Thơ
mới như sau: Một trong những biểu hiện rõ nét của thơ mới so với thơ truyền
thống là ở cách ngắt nhịp. Đối với cả thơ Hàn Quốc lẫn Việt Nam, cách ngắt nhịp thơ
đều dựa vào âm tiết. Và nếu như ở thơ truyền thống, cách ngắt nhịp luôn theo một
khuôn mẫu cố định thì ở thơ mới, trái lại, cách ngắt nhịp khá tự do, tuỳ theo mạch
cảm xúc và ý nghĩa biểu hiện. Trong thơ truyền thống Hàn Quốc, nhịp thơ thường
theo mô hình 3/4, 4/4, 7/5. Tuy nhiên trong những bài thơ mới của Choi Nam Seon,
nhịp thơ lại là 3/3/3, 3/3/5 . Đối với thơ mới Việt Nam cũng vậy, lối ngắt nhịp chẵn
của lục bát truyền thống cũng có thể bị thay đổi dưới bàn tay của người nghệ sĩ thơ
mới :
Cái gì như thể nhớ mong ?
Nhớ nàng/ không/ quyết là không/ nhớ nàng. [2/1/3/2]
(Xuân Diệu)
2.2. Tình hình nghiên cứu Chủ đề đề tình yêu lứa đôi trong thơ của
R.Tagore
2
(http:/lamvannghiluan.blogspot.com. Nhận định, lời phê bình về tác giả tác phẩm - Phần 1
4
2.2.1. Nghiên cứu Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của R.Tagore ở nước
ngoài
- Các công trình nghiên cứu đến việc sử dụng thuyết so sánh để xác lập thêm
rõ ràng những đặc trưng trong sáng tác của R.Tagore như: Về thơ ca của Mathew
Arnold, Robert Browing và Rabindranath Tagore của Aikat Amulyacandra. Ba nhà
thơ huyền bí: nghiên cứu về W,B.Yeat, A.E và R.Tagore của Abinash Chandra Bose.
- Công trình nghiên cứu mang tính chuyên khảo, áp dụng những lý thuyết của
phương Tây hiện đại để khảo sát những tác phẩm cụ thể của Tagore, từ đó đem đến
những nhận định sâu sắc hơn về phong cách của ông là: Một đặc trưng của sự hư cấu
trong thơ R.Tagore của Sarasi Lal Sarkar.
Bằng việc điểm qua những tài liệu trên, chúng tôi nhận thấy rằng: việc nghiên cứu về
R.Tagore ở nước ngoài đã phân tích sâu sắc về thơ của R.tagore nhưng còn ít công trình
nghiên cứu vấn đề Tình yêu lứa đôi trong thơ R.Tagore. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu
nhiều hơn để có thêm cơ sở khẳng định tầm vóc thơ tình của R.Tagore.
2.2.2. Nghiên cứu Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ R.Tagore ở Việt Nam
Ở Việt Nam, R. Tagore được giới thiệu khá sớm. Tờ báo Tiếng chuông rè (La
Cloche Fêlée), số 18, ra ngày 16 tháng 6 năm 1924, đăng bài Lòng ái quốc của
Tagore của Nguyễn Tinh, bút danh của Nguyễn An Ninh, một trí thức yêu nước,
người chủ trương và chủ bút của tờ báo. Cũng vào năm này, tạp chí Nam Phong số
89 đã đăng các bài: Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây của Thượng Chi, bài diễn thuyết
của R.Tagore ở Pháp vào năm 1921 với tựa đề Lời tuyên cáo của phương Đông
(Message de l'Orient) cùng với đáp từ của một học giả người Pháp (Maurice Croiset),
qua bản dịch của Hoa Đường. Thượng Chi và Hoa Đường đều là bút danh của Phạm
Quỳnh, một học giả và là chủ bút của tạp chí Nam Phong.
Ngày 21 tháng 6 năm 1929, trên đường từ Nhật Bản về lại Ấn Độ, R.Tagore
đã ghé thăm Sài Gòn và lưu lại ba ngày tại “Hòn ngọc Viễn Đông” này. Chuyến ghé
thăm Sài Gòn của R.Tagore đã để lại nhiều tình cảm tốt đẹp đối với công chúng yêu
văn chương của nước ta thời bấy giờ, bởi theo nhà thơ Đông Hồ, trong cái nhìn của
trí thức tiến bộ Việt Nam lúc ấy, nhà thơ Tagore và thánh Gandhi “đều là những
chiến sĩ trên trận tuyến chống thực dân, đế quốc”. Cũng kể từ đó, tức từ năm 1929
đến năm 1943, trong vòng 14 năm, tiếp theo Lời tuyên cáo của phương Đông, đã có
thêm hai tác phẩm của Tagore được chuyển ngữ sang tiếng Việt. Năm 1929, Diệp
Văn Kỳ đã dịch tác phẩm Thần ái tình của Tagore, do Nhứt Đức - thư xã ấn hành.
Năm 1939, liên tiếp 6 số liền của tạp chí Tao Đàn, từ số 6 đến số 13, đã đăng tải cuốn
tiểu thuyết Ngôi nhà và thế giới (The Home and the World) của Tagore. Năm 1943,
tác phẩm biên khảo Thi hào R.Tagore của Nguyễn Văn Hai (bút danh của Kiều
Thanh Quế) được Nhà xuất bản Tân Việt phát hành, đã cung cấp cho độc giả nước ta
một cái nhìn tổng quan về thân thế, sự nghiệp và vẻ đẹp diệu kỳ của thơ Tagore.
Song kể từ sau cuốn sách Thi hào R.Tagore của Nguyễn Văn Hai, trong bối cảnh sục
sôi của cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám (1939 - 1945), Cuộc kháng chiến
5
chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), và kể cả những năm đầu tiên đất nước
tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam - Bắc (1954 - 1957), ở nước ta không có thêm
một tác phẩm dịch thuật hay giới thiệu nào về Tagore.
Năm 1958, một mốc lịch sử diễn ra trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam
và đất nước của Rabindranath Tagore với việc Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm chính
thức nước Cộng hòa Ấn Độ. Người đã đến thăm Nhà lưu niệm R.Tagore ở Calcutta
và trên báo Nhân Dân số ra ngày 19 tháng 3 năm 1958, Người đã nhận xét: “Đại văn
hào Rabindranat Tago cả thế giới đều kính trọng”, như là một sự gợi mở cho việc
dịch và giới thiệu Tagore ở Việt Nam trong giai đoạn mới.
Năm 1961, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của R.Tagore, việc nghiên cứu và
dịch thuật các tác phẩm của Tagore được khởi động một cách mạnh mẽ, nhiều tác
phẩm của R.Tagore đã được dịch thuật và xuất bản, với sự vào cuộc đầy hào hứng
của nhiều nhà thơ, nhà văn, dịch giả tên tuổi như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan
Viên, Yến Lan, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Cao Huy Đỉnh, La Côn, Đào
Xuân Quý...
Từ năm 1969 đến năm 1974, hàng loạt các tác phẩm thơ của R. Tagore được
dịch và xuất bản: Lời dâng (Gitanjali, NXB Ba Vì, 1969, NXB An Tiêm, 1972), Tâm
tình hiến dâng (The Gardener - NXB An Tiêm, 1969), Tặng vật (Lover's Gift, NXB
An Tiêm, 1973) do Đỗ Khánh Hoan dịch, Mảnh trăng non (Crescent Moon, NXB
Nguồn sáng, 1969)..., trong đó nổi tiếng nhất là 3 tác phẩm Lời Dâng, Tâm tình hiến
dâng và Tặng Vật do Đỗ Khánh Hoan dịch. Ngoài ra, việc dịch các tác phẩm của ông
được đưa vào kế hoạch lâu dài của Nhà xuất bản văn học.
Ngày nay, nhiều tác phẩm của R.Tagore đã được dịch ra tiếng Việt và được
đưa vào chương trình dạy học ở các bậc học phổ thông và bậc đại học, được in thành
các tuyển tập. Cuộc đời và sáng tác của ông được nhiều chuyên gia văn học nghiên
cứu và ở Việt Nam đã có bài viết, luận văn nghiên cứu thơ R.Tagore trong sự đối
sánh như:
Luận văn: Nghệ thuật so sánh ở Trăng non của R.Tagore và bầu trời trong
quả trứng của Xuân Quỳnh3
.
Bài viết của Phạm Thị Vân Huyền: Con đường trong thơ tình Rabindranath Tagore
và Xuân Diệu dưới cái nhìn so sánh.4
Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu so sánh Chủ đề tình yêu lứa đôi
trong thơ của R.Tagore với các tác giả khác.
Nghiên cứu lịch sử Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu và thơ
R.Tagore chúng tôi nhận thấy:
Các nhà nghiên cứu đã quan tâm về đề tài, chủ đề tình yêu trong thơ của Xuân
Diệu và thơ R.Tagore, xuất hiện nhiều bài viết, công trình có giá trị. Tuy nhiên chúng
3
https://webtailieu.org
4
http://thuvienso.cdsphue.edu.vn/doc/con-duong-trong-tho-tinh-rabindranath-tagore-va-xuan-dieu-duoi-cai-
nhin-so-sanh-478982.html, tr.19 - 24
6
tôi nhận thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu về Chủ đề tình yêu lứa đôi trong
thơ của Xuân Diệu và thơ R.Tagore. Những công trình nghiên cứu trên sẽ là những
gợi ý bổ ích cho chúng tôi định hướng, giải quyết đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu và thơ
R.Tagore, chúng tôi hướng đến mục đích:
1. Khám phá giá trị thẩm mĩ viết về Tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu
và thơ R.Tagore trong sự đối sánh.
2. Phát hiện những sáng tạo nghệ thuật và đóng góp của hai nhà thơ trong sự
phát triển thơ ca hiện đại.
3. Định hướng cho việc dạy – học trong nhà trường.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của chúng tôi là:
- Khảo cứu cơ sở lịch sử xã hội, văn hóa Việt Nam, Ấn Độ cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX trong mối quan hệ với cuộc đời, sáng tác của Xuân Diệu và R.Tagore.
- Khảo cứu, so sánh Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu và thơ
R.Tagore từ phương diện nội dung.
- Khảo cứu, so sánh những đặc sắc nghệ thuật thể hiện Chủ đề tình yêu lứa đôi
trong thơ của Xuân Diệu và thơ R.Tagore
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Như tên đề tài đã thể hiện: Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu
và thơ R.Tagore, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là Tình yêu lứa đôi trong thơ
của Xuân Diệu và thơ R.Tagore trong sự so sánh tương đồng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Với Xuân Diệu, chúng tôi khảo sát các bài thơ trong Tuyển tập Xuân Diệu5
* Với R.Tagore, chúng tôi khảo sát trên bản dịch R.Tagore – Tuyển tập thơ do
Đào Xuân Quý chọn dịch và giới thiệu, của NXB Văn hóa – Thông tin Hà Nội năm
2000. Có tham khảo nguyên bản bằng tiếng Anh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai luận văn, chúng tôi thực hiện những phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phương pháp này giúp người nghiên
cứu xem xét vấn đề trong sự thống nhất các khía cạnh ở “ngoài” và “trong” văn bản
tác phẩm một cách khoa học, lịch sử cụ thể. Nghiên cứu văn bản tác phẩm, hình thức
cũng như nội dung, trong mối quan hệ tương tác với các vấn đề lịch sử xã hội giúp
chúng tôi đánh giá toàn diện hơn giá trị thẩm mĩ thơ của Xuân Diệu và R.Tagore.
5
(Tập thơ, NXB Văn học, 1961
7
- Phương pháp tiểu sử: Phương pháp này chúng tôi chủ yếu sử dụng ở chương
I, phần giới thiệu về con người tác giả và những yếu tố hình thành nên tài năng văn
chương.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Phương pháp này giúp nghiên cứu giải
quyết các yêu cầu cảu đề tài theo hướng đã được xác định bởi đối tượng nghiên cứu:
tình yêu nam nữ. Việc khám phá tình yêu nam nữ nhằm đánh giá khách quan giá trị
của một tác phẩm, tránh được những khái quát tư biện.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Đặt Tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân
Diệu và thơ R.Tagore trong cái nhìn tương quan để tìm ra những nét tương đồng,
khác biệt. Vì không có căn cứ về mối quan hệ trực tiếp giữa hai tác giả này, chúng tôi
chủ yếu dùng phương pháp so sánh loại hình, lý giải sự tương đồng, khác biệt từ các
hiểu biết về tiểu sử nhà thơ, đặc điểm xã hội, môi trường văn hóa mà hai nhà thơ
sống.
Chúng tôi đồng thời sử dụng các thao tác cơ bản trong nghiên cứu: Thống kê -
phân loại, phân tích - tổng hợp, so sánh...
6. Dự kiến đóng góp của luận văn
Đây là luận văn đầu tiên ở Việt Nam tiếp cận Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ
của Xuân Diệu và thơ R.Tagore bằng phương pháp luận so sánh. Thành công, luận
văn sẽ là tư liệu tham khảo thiết thực cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong
các nhà trường ở Việt Nam.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn của chúng tôi ngoài phần Mở đầu và Kết luận, gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung
Chương 2. Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu và thơ R.Tagore
nhìn từ phương diện nội dung.
Chương 3. Những đặc sắc nghệ thuật thể hiện Chủ đề tình yêu lứa đôi trong
thơ của Xuân Diệu và thơ R.Tagore.
8
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Một số vấn đề về lý luận
1.1.1. Văn học so sánh
a. Văn học so sánh là chuyên ngành gì ?
Văn học so sánh trước tiên là một khái niệm khá lỏng lẻo và mơ hồ. Đôi khi là một
khái niệm thiếu tính khoa học. Tuy nhiên, việc sử dụng khái niệm này khá rộng rãi và
hầu như đã được chấp nhận một cách phổ biến. Tuy nhiên, để hiểu về văn học so sánh
như một thuật ngữ khoa học, một chuyên ngành nghiên cứu trong địa hạt nghiên cứu văn
học, chúng tôi quay trở lại với căn tự để xác định. Từ “comparative” trong Anh ngữ bắt
nguồn từ căn tự Latin “comparativus”. Đây là một khái niệm chỉ sự quan sát hoặc phán
đoán dựa trên việc quy nạp các đặc điểm nhằm phát hiện sự tương đồng hoặc dị biệt
giữa hai hoặc nhiều đối tượng trên nhiều cấp độ/quy mô/phạm vi khác nhau. Chẳng hạn
như văn học so sánh, ngôn ngữ học so sánh, tôn giáo so sánh, văn hóa so sánh, xã hội
học so sánh, ....
Trên thế giới, chúng ta có thể tham khảo một số quan niệm được chấp nhận một
cách rộng rãi như ý kiến của hai nhà nghiên cứu R. Wellek và A. Warren (1949): “ “văn
học so sánh là việc nghiên cứu các mối tương liên giữa hai hoặc nhiều đối tượng thuộc
phạm vi văn chương”6
. Tuy nhiên ý kiến vừa rồi, nếu xét trên suốt quá trình phát triển
của chuyên ngành văn học so sánh thì chỉ mới là quan niệm bước đầu, tương đối dễ chấp
nhận, mặc dù còn thiếu sót. Vì rằng, nhiều đối tượng văn học hầu như không có mối
tương liên nhưng có nhiều nét tương đồng về lịch sử phát triển. Cùng trong chiều hướng
đó, Daniel-Henri Pageaux (1994) cũng cho rằng: “Văn học so sánh là chuyên ngành
nghiên cứu những mối quan hệ tương đồng, quan hệ họ hàng hay ảnh hưởng giữa văn
học với các lĩnh vực nghệ thuật hay các lĩnh vực tư duy khác, giữa các sự kiện hay văn
bản văn học, những mối quan hệ này có thể gần hay xa, trong không gian hay trong thời
gian, miễn là chúng thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau, hoặc nhiều văn hoá khác nhau,
cho dù có chung một truyền thống”7
.
Nhưng xã hội ngày càng phát triển, các mối giao lưu ngày càng được mở rộng.
Điều này đồng nghĩa là việc nghiên cứu tương đồng trong VHSS sẽ có thêm nhiều căn
cứ. Tuy nhiên, song song với điều đó là việc người ta phát hiện ra nhiều nét tương đông
không xuất phát từ mối quan hệ tương liên. Và theo đó, nghĩa là hướng nghiên cứu liên
ngành, VHSS cũng được mở rộng chiều kích từ phạm vi, đối tượng lẫn phương pháp
nghiên cứu. Đến nỗi có nhà nghiên cứu đã cho rằng Thuyết lý và ứng dụng trong văn
chương hậu thuộc địa (Theory and Practice in Post-Colonial Literature) cũng là biểu hiện
khác của VHSS trong thời đại mới8
. Có lẽ chính mối quan hệ tương liên ngày từ đầu của
6
Wellek, R., & Warren, A. (1949). Theory of Literature. New York: Harcourt, p.40.
7
Daniel-Henry Pageaux, La littérature générale et comparée, Armand Colin, Paris, 1994, tr. 12
8
Theo Susan Bassnett: Comparative Literature - A Critical Introduction, Blackwell (USA), 1998. (Ngân Xuyên
dịch từ bản Anh ngữ, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 10-2006).
9
VHSS đã bắt gặp xu hướng liên ngành của thời đại mới (từ nửa sau thế kỷ XX đến nay)
khiến cho VHSS tiếp tục được quan tâm nghiên cứu và mở rộng.
Do đó, trong luận văn này chúng tôi xác định VHSS như là chuyên ngành nghiên
cứu về mối tương liên (mở rộng) hoặc tương đồng của các văn bản văn học; có thể được
viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau vượt lên trên những ranh giới về ngôn ngữ, văn
hóa, lịch sử xã hội. Qua đó nhằm tìm ra những đặc điểm tương đồng và dị biệt giữa hai
hay nhiều đối tượng.
Thêm vào đó, chúng tôi cho rằng VHSS từ lúc hình thành như một khoa học đích
thực cho đến nay vẫn không ngừng đóng góp rất nhiều hiểu biết cho nghiên cứu văn học,
lý thuyết và phê bình văn học, lịch sử văn học, dịch thuật; cũng như đóng góp cho việc
nghiên cứu văn hóa – xã hội trên tầm khu vực và toàn càu trong bối cảnh văn học và
tương tác giữa các vùng văn học ngày càng được mở rộng.
b. Lịch sử phát triển của văn học so sánh thế giới
Ở phần này chúng ta có thể tham khảo nhiều tài liệu khác nhau. Ở luận văn này,
chúng tôi không có ý khai mở gì thêm về việc nghiên cứu VHSS cũng như hé lộ thêm về
lịch sử phát triển của ngành học này. Do đó, chúng tôi sử dụng phương pháp liệt kê để
tổng lược về lịch sử phát triển của VHSS:
- Năm 1598, Francis Meres đã sử dụng thuật ngữ này trong bài viết "Một bài diễn
văn so sánh các nhà thơ tiếng Anh của chúng tôi với các nhà thơ Hy Lạp, Latin và Ý"
trong cuốn sách Palladis Tamia
- Sau đó, thuật ngữ này được sử dụng trong các tài liệu nghiên cứu của Thiên chúa
giáo khi chú thích các vấn đề liên quan trong việc chuyển dịch các cuốn sách ở thế kỷ
XVII và XVIII.
- Đầu thế kỷ XIX ở Pháp, các từ 'so sánh' và 'văn học' đã được sử dụng cùng nhau
như một cụm từ trong một số sách khoa học.
- Đến 1886, Hutcheson Macaulay Posnett đã viết một cuốn sách mang tên là
“Comparative Literature”9
. Cho nên có thể nói, ông là người xác lập và mở đường cho
việc nghiên cứu văn học so sánh một cách cụ thể như một ngành nghiên cứu văn học.
Hơn nữa, vào năm 1901, ông còn viết một bài luận ngắn với tên gọi ‘”The Science of
Comparative Literature”. Bài viết này thực sự xác lập văn học so sánh như một khoa học
bởi việc xây dựng cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu cho địa hạt này. Cho nên
chung quy có thể nói, việc hình thành văn học so sánh đã khơi mào từ thế kỷ XVI ở
Châu Âu; tuy nhiên phải chờ đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thì văn học so sánh
mới định hình như một khoa học
Từ đó, các quan niệm nghiên cứu mối tương liên giữa các đối tượng văn học khác
nhau đã phân chia lĩnh vực nghiên cứu văn học so sánh thành ra các trường phái khác
nhau. Về cơ bản chúng ta có thể nhìn thấy ba chất điểm nổi bật trên bản đồ văn học so
9
Hutcheson Macaulay Posnett, Comparative Literature (London: Kegan Paul, Trench & Co., 1886)
10
sánh thế giới; hay nói khác đi đó là: trường phái Pháp, trường phái Đức, trường phái
Mỹ10
.
+ Trường phái Pháp: chủ yếu là “nghiên cứu ảnh hưởng”;
+ Trường phái Nga: chủ yếu nghiên cứu mối quan hệ vay mượn;
+ Trường phái Mỹ: chủ yếu phê phán các nhược điểm của trường phái Pháp; còn
về mặt lý thuyết thì trường phái Mỹ thiếu sự nhất quán;
+ Các trường phái khác: chẳng hạn như ở Tiệp Khắc, Rumani, Ba Lan, Nam Tư…
c. Nghiên cứu văn học so sánh tại Việt Nam từ năm 1986
Từ sau 1986, văn học nghệ thuật được sự ủng hộ trong bối cảnh đổi mới chung
toàn diện xã hội; theo đó, lý luận văn học nước ngoài được du nhập vào Việt Nam.
Không chỉ vậy, các lý thuyết văn học còn được nghiên cứu và ứng dụng đa dạng trên
thực tế văn học nước nhà. Trong đó, chúng ta có VHSS. Rất nhiều nhà nghiên cứu có
nhiều công trình đóng góp cho diện mạo nghiên cứu VHSS từ 1986 đến nay. Có thể kỷ
đến: Trần Thanh Đạm, Nguyễn Văn Dân, Lưu Văn Bổng, Phương Lựu, Trương Đăng
Dung, Hoàng Trinh, Lưu Liên, ... với nhiều công trình đáng chú ý, đóng góp rất lớn cho
nghiên cứu VHSS Việt Nam11
. Những tài liệu này vừa mang tính nghiên cứu đồng thời
cũng là giáo trình được sử dụng trong môi trường đại học. Điều này cho thấy VHSS
không chỉ là một trào lưu trong giới nghiên cứu hàn lâm mà đã trở thành một môn học
được quan tâm giảng dạy ở bậc đại học. Có thể nói đây là sự du nhập theo chiều sâu của
một lý thuyết văn học nước ngoài vào đời sống văn học nước nhà.
Các hướng nghiên cứu chính của giới học thuật Việt Nam đối với trường hợp
VHSS: - một số vấn đề cơ bản của lý luận văn học so sánh12
; VHSS ứng dụng13
; hướng
nghiên cứu ảnh hưởng và tiếp nhận14
; xu hướng so sánh mở rộng15
; khác biệt trong
nghiên cứu song hành (loại hình) chính là tính dân tộc; hướng nghiên cứu liên ngành
(Interdisciplinary), ... Đặc biệt hướng nghiên cứu so sánh mở rộng từ văn học đến văn
hóa học, triết học, lịch sử, .... Có thể kể đến một số công trình: Nguyễn Như Diệm (Chủ
biên) (1996), Triết học Đông - Tây, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội.; Nguyễn
Vũ Hảo (2016), Triết học so sánh Đông – Tây, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số
7(104) – 2016; Hội khoa học lịch sử Việt Nam (1997), Người Việt Nam ở Triều Tiên và
mối giao lưu văn hoá Việt - Triều trong lịch sử, Hà Nội.; Tôn giáo Hàn Quốc và Việt
10
Bài viết của Trần Đình Sử đã tương đối đầy đủ, do đó, ở luận văn này chúng tôi không có ý đào sâu và mở
rộng thêm vấn đề. Chủ yếu dựa trên quà trình phát triển và quan điểm của từng trường phái, chúng tôi có điểm
tựa để nghiên cứu đối tượng mà luận văn đã xác định.
11
Có thể tham khảo thêm Cao Thị Hồng (2016), Văn học so sánh ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay; Nguồn:
http://phebinhvanhoc.com.vn/van-hoc-so-sanh-o-viet-nam-tu-1986-den-nay/
12
Như một số công trình của: Trần Thanh Đạm - Dẫn luận văn học so sánh (1995); Nguyễn Văn Dân - Những vấn
đề lý luận của văn học so sánh (1995), Lý luận văn học so sánh (1998), và Nghiên cứu văn học lý luận và ứng
dụng (1999); Lưu Văn Bổng - Văn học so sánh – Lý luận và ứng dụng (chủ biên, 2001); Phương Lựu - Tìm hiểu lý
luận văn học phương Tây hiện đại(1995) và Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX (2001).
13
Theo Lê Phong Tuyết từ 1986 đến 1998 có trên 100 nghiên cứu VHSS; Nguồn: Lưu Văn Bổng (Chủ biên, 2001),
Văn học so sánh – Lý luận và ứng dụng, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 797-799.
14
Nhiều tác giả (2005), Văn học so sánh nghiên cứu và triển vọng, (Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh
tuyển chọn), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr.38.
15
Chẳng hạn như từ văn học đến văn hóa học so sánh, triết học so sánh
11
Nam: Nghiên cứu so sánh, Hà Nội 2007, Ngô Xuân Bình – Phạm Hồng Thái chủ biên.;
Lê Thị Quỳnh Hảo (2011), Văn hóa ứng xử trong truyện cười Việt Nam và Nhật Bản,
Tạp chí VHNT số 325, tháng 7-2011,; .....
1.1.2. Chủ đề trong tác phẩm văn học
Đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác
phẩm văn học, trong đó, chủ đề là một phạm trù thuộc về nội dung. Nghĩa là chủ đề
thuộc về cái ý thức mà nhà văn đặt vào khi tạo tác văn bản. Tất nhiên, có nhiều khái
niệm thuộc về nội dung bên cạnh chủ đề nhưng về cơ bản chủ đề trước hết là ý thức. Và
cơ bản ý thức luôn mang một ý hướng. Theo bản chất đó, chủ đề trước tiên là cái ý
hướng mà chủ thể/tác giả phóng chiếu đến đối tượng và qua đó mở ra thế giới xung
quanh đó (thế giới nghệ thuật). Và theo M. Gorki: “Chủ đề là một ý tưởng nảy mầm
trong vốn kinh nghiệm của tác giả, do cuộc sống mách bảo cho tác giả, nhưng vẫn còn
ẩn náu trong cái vốn ấn tượng của anh ta dưới một dạng thức chưa hình thành và đòi hỏi
phải được thể hiện trong những hình tượng, thúc đẩy tác giả tìm cách hình tượng hóa
nó”16
. Chủ đề là cái ý hướng giẫy giụa vì rằng nó đòi hỏi. Nó luôn luôn vượt thoát khỏi ý
thức. Ý kiến của Gorki quả thật đã trình bày đúng bản chất của chủ đề trong tác phẩm
văn học. Chính là bản chất thúc đẩy và đòi hỏi thực hiện. Nó chính là “nguồn năng
lượng gốc” cho phép tác phẩm văn khai triển thành hình.
Nhưng nếu nói như vậy thì hóa ra chủ đề trở thành nền tảng trước tiên và duy nhất
quy định sự hình thành và khai triển của văn bản văn học, nói như vậy là độc tôn chủ đề
trong đời sống văn bản. Kỳ thực, nếu sa vào lối độc tôn chủ để, văn bản ấy sẽ trở thành
việc sử dụng ngôn từ để phát ngôn cho quan điểm/nhân sinh quan của tác giả. Cho nên
nói, chủ đề đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành văn bản nhưng bản thân nó
cũng được chính văn bản tạo ra. Nghĩa là chủ đề toát lên từ hiện thực văn bản, từ thế giới
nghệ thuật của văn bản mà có được. “Nói chủ đề là vấn đề cơ bản được đặt ra trong tác
phẩm, nhưng chủ đề phải được toát lên từ hiện thực trực tiếp, từ hệ thống tính cách thì
mới có sức mạnh. Chủ đề sẽ kém tác dụng khi nó chỉ là những vấn đề được phát biểu
trực tiếp như một chủ định có trước và người viết lấy hình tượng chắp vá để chứng minh
cho luận điểm của mình”17
. Giá trị của một tác phẩm chính là ở chỗ đó. Chính ở sự
tương hỗ khăng khít giữa chủ đề và toàn bộ thế giới nghệ thuật của văn bản, tạo thành
một thể thống nhất chặt chẽ giữa nội dung và hình thức với những xúc cảm thẩm mỹ
nhất định. Nói như vậy cũng có nghìa là, một khi chúng ta nghiên cứu văn bản trên
phương diện chủ đề thì đồng thời chúng ta cũng động chạm đến hầu hết thế giới nghệ
thuật của văn bản văn học ấy. Đây chính là xuất phát điểm quan trong cho chúng tôi
trong việc tiếp cận đối tượng của luận văn này.
Từ đó, chúng tôi xác định các “chất điểm”/các khía cạnh mà từ đó chúng tôi có thể
thâm nhập vào chủ đề tác phẩm. Cụ thể, “Chủ đề là thành phần cơ bản thuộc về nội dung
khái quát của tác phẩm. Nó được cụ thể hóa qua toàn bộ hình tượng tác phẩm, từ cốt
16
M. Gorki (1970), Bàn về văn học tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.194.
17
Lê Bá Hán – Hà Minh Đức (1976), Cơ sở lí luận văn học, Nxb. Giáo dục, tr.13
12
truyện, nhân vật, hành động, lời nói, tư tưởng tình cảm của nhân vật trữ tình, của tác giả
...”18
. Dẫn lại ý kiến này, chúng tôi đặc biệt chú ý đến hình tượng, hành động, lời nói, tư
tưởng tình cảm... là những trắc diện mang tính gợi mở cho chúng tôi trong việc nắm bắt
chủ đề văn bản. Đây là những cánh cửa mà theo đó chúng tôi có thể đến với đối tượng.
Và cũng là nhứng ngã đường là chúng tôi lần theo để có căn cớ so sánh về phương diện
chủ đề giữa tình yêu lứa đôi trong thơ Tagore và Xuân Diệu.
1.2. Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của
Xuân Diệu và R.Tagore
1.2.1. Thời đại, cuộc đời, con người
a. Thời đại
Sau trận Plassey năm 1757, người Anh đã cai trị Ấn Độ gần 200 năm. Cuối
cùng họ đã đạt được quyền lực chính trị tại đất nước Ấn Độ và tiến hành khai thác
thuộc địa. Xã hội truyền thống của Ấn Độ bắt đầu đi vào quãng thời gian tăm tối.
Quyền lực của người Anh đạt đến đỉnh cao vào giữa thế kỷ XIX. Nhưng cũng chính
ở đỉnh cao của nó, quyền cai trị của người Anh đồng thời tạo ra sự bất mãn của giới
cầm quyền địa phương cùng với sự phẫn nộ của nông dân, trí thức, quần chúng nói
chung. Ngay cả những người lính thất nghiệp vì một số đơn vị quân đội của thực dân
tan rã cũng quay ra bất mãn và có ý hướng chống đối. Cuối cùng, cơn phẫn nộ này
nổ ra thành một cuộc nổi dậy năm 1857. Người Ấn giáo, Hồi giáo, Sikh và tất cả
những người con dũng cảm khác của Ấn Độ đã kề vai sát cánh nhằm tống cổ người
Anh ra khỏi đất Ấn. Cuộc nổi dậy kéo dài trong vòng một năm và cuối cùng bị người
Anh đàn áp. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Meerut vào ngày 10 tháng 5 năm 1857 và
kết thúc tại Gwalior vào ngày 20 tháng 6 năm 1858. Từ sau phong trào đó, xã hội Ấn
Độ liên tục nổ ra các cuộc nổi dậy, hướng đến độc lập, dân chủ, tự do và tiến bộ. Đây
chính là bối cảnh xã hội khi Tagore ra đời và lớn lên. Các phong trào dân chủ và cải
cách xã hội liên tục nổ ra, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm tư tình cảm của nhà thơ trẻ.
Liên tiếp những thập niên sau đó, xã hội Ấn Độ liên tục dậy sóng để chống lại
sự áp bức của người Anh. Tagore lớn lên trong xã hội đó cho nên giữa nghệ thuật và
hoạt động xã hội hầu như gắn liền với nhau. Nhà thơ liên tục chứng kiến các hoạt
động như:
- Champy Satyagraha năm 1917: Đó là satyagraha đầu tiên lấy cảm hứng từ
Mahatma Gandhi. Những người nông dân ở quận Bihar của Champara đã bị buộc
phải trồng chàm. Trong khi đó, họ hầu như không được trả bất cứ điều gì cho sản
phẩm của họ. Điều này dẫn đến một cuộc nổi dậy của nông dân.
- Phong trào bất hợp tác năm 1920 được lãnh đạo bởi Mahatma Gandhi vì Cuộc
thảm sát Jallianwala Bagh. Phong trào này kéo dài 2 năm từ 1920 đến 1922, thể hiện
quan điểm đường lối đấu tranh bất bạo động của thánh Gandhi. Cụ thể là người dân
biểu tình từ chối mua hàng hóa của Anh và ủng hộ hàng hóa địa phương. Đây thực sự
là giai đoạn quan trọng nhất của Phong trào Độc lập Ấn Độ.
18
Lê Lưu Oanh – Phạm Đăng Dư (2008), Lí luận văn học, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.116.
13
- Tháng ba năm 1930, hoạt động của thánh Gandhi một lần nữa cho thấy rõ ràng
đường lối đấu tranh,phản đối bất bạo động. Hoạt động này tiêu biểu cho việc không
tuân phục dân sự bất bạo động, cho thấy sự đồng lòng của dân Ấn trên chính quê
hương của họ, cho thấy sức mạnh tinh thần của người Ấn trải dài mấy ngàn năm. Cụ
thể thánh Gandhi cùng với một đám đông khổng lồ đi bộ từ Sabarmati Ashram đến
bãi biển Dandi như một biện pháp phản kháng phi bạo lực chống lại thuế muối đàn
áp do chính phủ Anh áp đặt.
- Đòi giải phóng Ấn Độ năm 1942: Khi Phiên họp của Ủy ban Quốc hội toàn
Ấn Độ đang diễn ra vào ngày 8 tháng 8 năm 1942, trong Thế chiến II. Phong trào bất
bạo động tiếp tục nổ ra đòi chấm dứt sự cai trị của người Anh trên đất Ấn. Gandhi
đọc bài phát biểu Giải phóng Ấn Độ mà ông đã gửi từ Bombay.
Bên cạnh các hoạt động đấu tranh cho độc lập và dân chủ của Ấn Độ, từ giữa
thế kỷ XIX người Ấn ý thức rõ ràng về việc nâng cao sức mạnh tinh thần của dân tộc.
Và do đó, để tìm lại sức mạnh cho dân tộc, họ trở lại với chính cội nguồn tư tưởng
của dân tộc. Chúng ta đang nói đến phong trào Phục Hưng Ấn Độ trên xứ Bengal
(Bengal Renaissance). Phong trào này chủ yếu đề cập đến những thay đổi xã hội, văn
hóa, tâm lý và trí tuệ ở Bengal trong thế kỷ XIX. Điều đáng nói, đây là kết quả của sự
giao thoa tư tưởng giữa một số quan chức bản địa và các nhà truyền giáo người Anh
(những nhà truyền giáo đứng trên lập trường nhân văn, tỏ ra thông cảm và ủng hộ
tầng lớp trí thức Ấn Độ giáo). Điểm nóng của phong trào Phục hưng ở xứ Bengal là
đô thị Calcutta. Đây cũng chính là quê hương của Tagore. Nhà thơ đã sinh ra trong
chính cái nôi của sự trỗi dậy của tâm hồn xứ Ấn.
Sớm hơn bất kỳ thành phố nào ở Á châu, từ trước năm 1830, Calcutta đã có một
bước tiến đáng kể. Chính sự cải cách và đổi mới giáo dục đã tạo đà cho việc phục
hứng các giá trị truyền thống. Điều đáng nói là Calcutta đã có một hệ thống trường
học sử dụng các phương pháp giảng dạy và sách giáo khoa châu Âu. Theo sáng kiến
của riêng họ, giới tinh hoa đô thị đã thành lập trường Cao đẳng Hindu, tổ chức duy
nhất theo phong cách châu Âu về học tập chuyên sâu ở châu Á thời bấy giờ.
Bên cạnh giáo dục, chính sách khai dân trí cho người Ấn còn đẩy mạnh việc
phát triển báo chí, sách vở và các xuất bản phẩm khác. Các ấn phẩm này đã được
xuất bản thường xuyên bằng tiếng Anh và tiếng Babga. Để tạo điều kiện cho người
dân tiếp cận với sách vở, thành phố xây dựng một số thư viện công cộng theo phong
cách Âu châu. Do đó, có thể nói Calcutta hoàn toàn là một điểm sáng về tri thức
trong bối cảnh châu Á thời bấy giờ và có thể sánh ngang với các trung tâm học tập ở
Châu Âu. Bênh cạnh đó, người dân Calcutta còn nhận thức rõ ràng di sản lịch sử của
chính mình, để dựa trên đó họ hướng đến tương lai của chính mình ở một thế giới
hiện đại.
Xét trên phương diện thời đại, chúng ta dễ dàng nhận thấy điểm giống nhau cơ
bản về thời đại của cả hai nhà thơ. Họ đều sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy biến
14
động của lịch sử xã hội. Đặc biệt là các phong trào giải phóng dân tộc; thụ hưởng bối
cảnh giao giáo dục giao lưu với Tây phương và bảo lưu tinh thần dân tộc đáng quý.
Xuân Diệu xuất hiện trên làng trong lúc xã hội Việt Nam đang diễn ra những
hoạt động cách mạng sôi nổi. Phong trào Xô Viết – Nghệ Tính những 1930-1931 làm
cho người Pháp có cái nhìn khác về xứ thuộc địa, buộc họ phải tỉnh táo và khôn
ngoan hơn trong các chính sách cai trị thuộc địa. Và đây cũng là bằng chúng cho tinh
thần của con người xứ An Nam, ý thức về vận mệnh của chính mình và chính dân tộc
mình.
Và khi Xuân Diệu đạt được vị trí vững chắc trong làng thơ thì hoạt động cách
mạng cũng đi đến giai đoạn quyết liệt. Đó là cao trào cách mạng đòi dân sinh, dân
chủ (1936-1939). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các hoạt động cách mạng được tập hợp
thống nhất về đường lối và nhận thức được tình hình đất nước trong bối cảnh thế giới
nói chung để đưa ra những quyết sách đấu tranh đúng đắn. Điều này làm quần chúng
lao động ý thức rõ ràng hơn về hoạt động đấu tranh chính trị. Họ trở thành lực lực
đấu tranh chính trị hùng hậu. Hơn nữa, kinh nghiệm tích lũy được cho phép con
người xứ An Nam càng dứt khoát hơn trên con đường đấu tranh.
Và từ 1939 đến Cách mạng tháng Tám 1945, xã hội Việt Nam liên tục biến
động. Hoạt động cách mạng ngày càng lớn mạnh cho đến khi giành được chính
quyền. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng và tình cảm của giới cầm bút. Rất
nhiều nhà thơ ở giai đoạn này đã nhiệt liệt hưởng ứng và trở thành người chiến sĩ trên
mặt trận văn hóa của dân tộc. Xuân Diệu có thể nói là một trong những người hăng
hái nhất. Từ ông hoàng thơ tình, hoàng tử thi ca Việt Nam đã trở thành người lính,
người chiến sĩ, tham gia đóng góp cho đời sống văn hóa cách mạng. Trở thành một
trong những người tiên phong của thời đại mới, hướng văn học nghệ thuật trở thành
công cụ chính trị, giúp cho đấu tranh cách mạng của dân tộc.
Điểm chung về thời đại:
 Sống trong thời đại đầy biến động
 Sống trong cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ giành độc lập, tự do, dân chủ và
tiến bộ
 Tham gia vào các hoạt động cải cách văn hóa, đóng nhiều mặt cho xã hội, đặc
biệt là lĩnh vực văn học
 Sống trong thời đại giao lưu văn hóa Đông - Tây
Tagore
Nhà cải cách xã hội, đi diễn thuyết
khắp nơi để kêu gọi cho đại đồng Á -
Âu
Xuân Diệu
Tham gia cách mạng của Đảng Cộng
Sản giành độc lập dân tộc
b. Cuộc đời và con người
15
Về cuộc đời và con người Tagore, chúng tôi muốn nhắc lại và nhấn mạnh ở một
vài điểm khả dĩ giúp ích cho việc so sánh với nhà thơ Xuân Diệu. Do đó, chúng tôi
trình bày mục này như là việc sơ lược về cuộc đời của nhà thơ Tagore mà thôi.
Tagore sinh ngày 7 tháng 5 năm 1861 tại biệt thự của dòng họ Jorasanko ở
Calcutta. Ông là con của ông bà Debendranath Tagore và Sarada Devi. Tagore là
người trẻ nhất trong số các anh chị em. Gia đình ông đều là những con người tài
năng, mỗi người đều có đóng góp nhất định cho xã hội trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tagore mất mẹ khi còn rất trẻ. Sau này ông còn phải chịu đựng đau thương
trước sự mất mát người thân. Cha ông là một chính khách và nhà hoạt động xã hội.
Do đó, Tagore chủ yếu được nuôi dưỡng bởi các người giúp việc trong nhà. Sống
cùng với anh chị em, thụ hưởng nền giáo dục của gia đình và sau nữa là các hoạt
động của phong trào Phục Hưng ở xứ Bengal. Ông tham gia vào phong trào phục
hưng ở Bengal khi còn rất trẻ. Cùng với các thành viên khác trong gia đình, ông cũng
tham gia tích cực vào đó. Năm 8 tuổi, ông bắt đầu viết thơ và đến năm mười sáu tuổi
ông bắt đầu sáng tác âm nhạc. Đồng thời ông bắt đầu xuất bản những bài thơ của
mình dưới bút danh Bhanusimha. Năm 1877, ông viết truyện ngắn 'Bhikharini' và
năm 1882, tập thơ 'Sandhya Sangit” ra đời. Cho nên có thể nói Tagore trước hết vẫn
là một con người của văn chương trước khi trở thành một nhà giáo dục, một nhà cải
cách xã hội.
Nói về việc hình thành tư tưởng, chúng tôi muốn nói đến hoạt động học tập của
Tagore. Giáo dục có vai trò quan trọng đối với sự hình thành tư tưởng. Tagore bắt
đầu chịu ảnh hưởng từ truyền thống giáo dục gia đình nhưng bước đường học tập của
ông có lẽ nên được tính từ thời kỳ ông tiếp cận với giáo dục Tây phương. Ông bắt
đầu học tập ở Brighton (East Sussex) tại một trường công lập. Năm 1878, theo mong
ước của cha, ông đến Anh học tập để trở thành một luật sư. Dù không mấy hứng thú
với ngành học này nhưng ông cũng đã đến Đại học đường Luân Đôn để theo học
luật. Nhưng ông lại bỏ dở nửa chừng và bắt đầu vùi mình vào các tác phẩm của
Shakespeare. Bên cạnh đó, ông cũng rất hứng thú với văn học và âm nhạc Anh và Ai-
len. Sau đó, ông trở lại Ấn Độ, rồi kết hôn với Mrinalini Devi. Qua việc này, chúng
ta thấy, con người Tagore vẫn là con người văn chương, mặc cho các biến động xã
hội và ý nguyện của cha thì ông vẫn không ngừng dấn thân vào thế giới chữ nghĩa.
Cái đẹp văn chương vẫn không ngừng hấp dẫn ông.
Một dấu ấn nữa đối với cuộc đời và con người Tagore chính là người cha đáng
kính của ông. Từ nhỏ, cha ông đã mua một vùng đất rộng lớn để thiền định và đặt tên
là Chaiiniketan. Debendranath Tagore chính là hình mẫu của một con người thực
nghiệm tâm linh để từ đó đánh thức các vấn đề tâm linh trong tâm hồn cậu bé
Rabindranath từ thời thơ ấu. Cha ông đã thành lập một “Ashram” vào năm 1863. Từ
hình mẫu đó, năm 1901, Rabindranath Tagore thành lập một trường học ngoài trời.
Đó là một phòng cầu nguyện với sàn lát đá cẩm thạch và được đặt tên là “The
16
Mandir”. Lớp học còn được gọi với cái tên Patha Bhavana” và hình mẫu giáo dục đó
vẫn được tiến hành dù mới đầu chỉ có năm học sinh.
Tất cả các lớp học và tiết học đều được tổ chức dưới tán cây và tuân theo các
phương pháp giáo dục truyền thống của đạo sư Shishya. Hơn ai hết, nhà giáo dục
Tagore sau khi đã thụ hượng đền giáo dục Tây phương lại trở về với cội người xứ
Ấn, tìm lại cách thức hình thành tâm hồn của đất Ấn. Ông hướng đến các phương
pháp giảng dạy cổ xưa và cho thấy lợi ích của nó khi so sánh với các phương pháp
giáo dục hiện đại. Trở lại với bản chất của sự học để lựa chọn phương pháp, Tagore
muốn đạt đến hiệu quả tích cức của việc học chứ không phải đưa việc học trở thành
quy củ mang tích cứng nhắc và nhàm chán. Học phải là sự thực nghiệm giữa một vũ
trụ sinh sôi không ngừng. Điều này kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của người
học. Và điều này đáng giá hơn bất cứ sách vở dày cộm nào.
Nhưng sau đó, vợ và hai con của ông qua đòi. Ông bỏ đi, sống biệt lập một thời
gian. Ông trải qua giai đoạn khó khăn để vật lộn với nỗi khổ niềm đau. Nhất là niềm
đau mất mác. Chính điều này ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của ông. Các sáng tác của
ông ngày càng được biết đến không chỉ trên đất Ấn mà còn ở phạm vi quốc tế.
Nếu như Tagore phải trải qua sự mất mát tình thương, thì Xuân Diệu phải trải
qua cảnh thiếu thốn tình thương. Cuộc đời của Xuân Diệu, nỗi ám ảnh lớn nhất là sự
côi cút. Ông sinh ngày 2-2-1916 tại Bình Định. Có lẽ về cuộc đời Xuân Diệu, chúng
tôi chỉ cần sơ lược qua một vài nét tiêu biểu. Đã có nhiều bài viết nói về cuộc đời
ông, do đó, chúng tôi muốn nói nhiều hơn đến con người cũng như các dấu ấn đối với
thơ ca của ông.
- Tốt nghiệp tú tài, đi dạy học và làm viên chức ở Mỹ Tho;
- Trở về Hà Nội viết văn làm báo;
- 1943, tốt nghiệp Luật Khoa rồi trở lại Mỹ Tho;
- 1944, tham gia Việt Minh sau đó gia nhập Đảng Cộng sản;
- Tham gia Hội văn hóa cứu quốc;
- Tham gia thành lập và nhiều năm làm ủy viên Hội nhà văn Việt Nam.
Trước 1945, có thể nói Xuân Diệu là một trong những lứa thanh niên đầu tiên
tiếp cận với hệ thống trường học Pháp ngữ. Đây là điều kiện để người thanh niên ấy
tiếp cận với văn chương Âu châu mà trước hết là văn chương Pháp. Điều này đặc biệt
quan trong đối với việc hình thành tư duy thơ của ông. Từ lối thơ lãng mạn
Lamartine đến thơ tượng trưng Baudelaire đều in hằn dấu vết từng chặng đượng thơ
Xuân Diệu, đặc biệt ở giai đoạn trước 1945. Về mặt tinh thần, có thể nói Xuân Diệu
thuộc về thế hệ thanh niên Tây học so với lứa trước đó. Do đó, tư duy của ông cũng
hiện đại và cấp tiến hơn thế hệ trước nếu không nói là hoàn toàn khác biệt.
Đối với tiểu sử của nhà thơ Xuân Diệu, cũng như những bước ngoặt trong cuộc
đời, chúng tôi muốn nhắc đến công trình biên soạn của Lưu Khánh Thơ về sự nghiệp
và cuộc đời ông. Công trình này đã trình bày khá đầy đủ. Dựa trên đó, chúng tôi xác
lập cái nhìn so sánh với nhà thơ Tagore.
17
Nét chung về cuộc đời và con người:
+ Gia đình có những bi kịch, thiếu thốn tình cảm
+ Cả đời sống vì văn chương
+ Dùng văn chương để đấu tranh cách mạng và phát triển tư tưởng nhân
sinh quan
+ Song hành hai phương diện: con người văn chương và con người cách
mạng
+ Tiếp thu nền giáo dục phương Tây từ rất sớm
+ Nặng lòng với dân tộc, thừa hưởng vốn liếng thi ca dân tộc, ngôn ngữ
dân tộc, có tính kế thừa từ thế hệ trước
+ Đều có hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, sau đó tham gia các hoạt
động chính trị xã hội.
Tagore
+ là người dấn thân về cả xã hội
và tâm linh; đặc biệt xiển dương và
quảng bá quan niệm đại đồng Á-Âu.
Xuân Diệu
+ là người dấn thân chủ yếu vào
các hoạt động gắn liền với vận hội
của đất nước và dân tộc.
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác
a. Quan niệm nghệ thuật
Sinh ra và lớn lên giữa phong trào Phục Hưng ở xứ Bengal, Tagore từ nhỏ đã
tiếp thu các giá trị văn hóa truyền thống. Ở thời kỳ niên thiếu, ông bị ảnh hưởng sâu
sắc bởi thơ cả cổ điển Ấn Độ, cụ thể là Kalidasa. Từ đó, ông cho ra đời những bài thơ
đầu tiên của mình. Hơn nữa, chị gái của ông là cô Swarnakumari, một tiểu thuyết gia
có khuynh hướng cấp tiến, cũng ảnh hưởng nhiều đến quan niệm nghệ thuật của ông.
Có thể nói, Tagore ngay từ nhỏ đã đứng giữa đôi dòng cũ mới. Bên cạnh đó, cha ông
vốn dĩ là một người theo đuổi phép thực nghiệm tâm linh. Năm 1973, ông cùng cha
đi hành hướng vài tháng và tiếp thu khá nhiều kiến thức chuyên sâu. Ông còn học
theo đọc Sikh khi ở Amritsar, theo đó, ông cho ra đời một số bài thơ viết về tôn giáo
và khuynh hướng thiên về tâm linh. Sở dĩ chúng tôi trình bày những vấn đề này là
bởi vì đây chính là nguồn gốc ảnh hưởng cho việc hình thành quan niệm nghệ thuật
của ông.
Trên nền tảng đó, chúng ta nhìn thấy ở Tagore những quan niệm thuộc về chủ
nghĩa thần bí/thuyết huyền nhiệm. Có thể nói đây là kết quả của tinh thần văn hóa và
đời sống Ấn Độ ngàn đời in hằn trong tâm tưởng của ông. Quan niệm của ông đụng
chạm đến hầu hết các vấn đề như triết học, tôn giáo, chính trị, xã hội và ông còn sủ
dựng khá nhiều hiểu biết từ huyền thoại và các truyền thuyết trên đất Ấn.
Cụ thể về thơ ca, đối với Tagore, thơ ca và âm nhạc hòa hợp trong một thể
thống nhất. Đối với người ở xứ Bengal, vẻ đẹp của thơ ca nằm ở sự kết hợp của sức
mạnh cảm xúc và vẻ đẹp của ca từ. Và điều này hơn bao giờ hết được bắt gặp ở thơ
ca Tagore. Cho nên, dù ở mọi ngóc ngách, dù là kẻ mù chữ, ai ai cũng đều biết đến
18
một số bài thơ hay bài ca của Tagore. Chính bản thân ông quan niệm: “thông qua
phương tiện cá nhân ... đi đến phía sau đó hoặc là một hệ thống âm nhạc đến với vẻ
đẹp của âm thanh mà tất cả thể thống nhất này đều chồm tay ra nắm lấy”19
.
Nhưng sau rốt, văn chương mà cụ thể là thơ ca của Tagore hướng đến Chủ
nghĩa nhân văn, trên phạm vị con người Ấn Độ nói riêng và nhân loại nói chung. Tất
cả những gì thần thiêng đều thuộc về con người. Tất cả chân lý đều thuộc về con
người. Tất cả các giá trị khoa học, văn chương, tôn giáo đều bắt nguồn và gắn liền
với tâm linh người. Đây là hạt nhân cốt lỏi trong quan niệm sáng tác của Tagore.
Chính khía cạnh này chi phối toàn bộ sự lý giải của ông đối chân lý, nhân tính và đặc
biệt là tình yêu (trong đó có tình yêu lứa đôi). “There can not be anything that can not
be subsumed (included under) by the human personality, and this proves that the
truth of the universe is human truth.”20
. Hơn thế nữa, “The entire universe is linked
up with us in a similar manner. It is a human universe. I have pursued this thought
through art, literature and the religious consciousness of man”21
.
Nguyễn Thị Phương Mai cho rằng: “Với ông, con người chiếm vị trí quan trọng
nhất trong mọi sáng tác văn học cũng như trong các nghị luận và hoạt động thực tiễn
của ông. Tình yêu thương con người được hun đúc trong ông từ chính cuộc sống
hàng ngày của mình, đồng thời nó được cổ vũ và trang bị thêm các lý luận từ kinh
điển của Ấn Độ xưa”22
. Quan niệm nghệ thuật đứng về phía con người của Tagore
chính là dòng chảy xuyên suốt của sông Hằng ngàn năm trước cho tới hôm này tiếp
tục khơi dòng ra khỏi phạm vị xứ Ấn.
Từ quan niệm về sự hài hòa của vũ trụ, Tagore đi đến sự hài hòa giữa con người
và vũ trụ. Hay nói khác đi, ông quan niệm về các mặt đối lập của cuộc sống, của sinh
hiện. Các mặt đối lập này biểu hiện ra như là sự xâm chiếm, hỗn loạn. Nhưng Tagore
đã phát hiện ra xu hướng cân bằng của nó. Và đối với sự sáng tạo nói chung, sự cần
bằng đó chính là cái đích hướng tới của tâm hồn và cũng là cũng nghệ thuật23
. Quan
niệm nghệ thuật về sự hài hòa khiến cho thơ ca Tagore có vẻ đẹp chân phương tiếp
chạm với vẻ đẹp hài hòa của tạo vật. Trong đó, tình yêu lứa đôi hướng đến sự hài hòa
(niềm đau và hạnh phúc, xa cách và gần gũi, chiếm hữu và tự do) tạo nên vẻ đẹp
minh triết cho thơ cả của Tagore.
Ngoài ra, quan niệm nghệ thuật của Tagore vươn đến sự hỷ lạc toàn mãn. Nghĩa
là là vượt lên trên tính chất hỷ lạc (joy) thông thường. Niềm vui to lớn của sự vận
hành theo quy luật vận động bản nhiên của vũ trụ. Đó là niềm vui to lớn, vượt ra
19
Dutta, K. & A. Robinson. Rabindranath Tagore: The Myriad-Minded Man, (St. Martin's Press, 1995)p-317.
20
Chakravarty, Amia. ed. "Note on the Nature of Reality", A Tagore Reader. (New Delhi: Rupa &Com. 2003),p-
110.
21
Chakravarty, Amia. ed. "Note on the Nature of Reality", A Tagore Reader. (New Delhi: Rupa &Com. 2003),p-
110.
22
Nguyễn Thị Phương Mai, Tư tưởng về con người của Rabindranath Tagore trong tác phẩm Sadhana, Tạp chí
Triết học, số 12 (271), tháng 12-2013.
23
Rabindranath Tagore (1954), Sadhana - The Realisation of Life, Macmillan and Co., Limited, London, p.96.
19
ngoài niềm vui thông thường của đời người24
. Điều này có lẽ sẽ giúp chúng ta hiểu
được kỹ hơn vì sao, tình yêu lứa đôi trong thơ Tagore đều có vẻ vượt lên trên những
mối tình thông thường. Niềm hỷ lạc hay hạnh phúc của ái tình, theo đó, phải giúp con
người vượt thoát khỏi hoặc ít nhất sẽ nâng đỡ tâm linh con người. Theo lẽ đó, tình
yêu lứa đôi có thể hình dung như một con thuyền đưa con người sang bờ bên kia.
Nói về sự giao hòa, ở Xuân Diệu chúng ta cũng gắp gặp khát khao giao hòa đó.
Đặc biệt trong tình yêu, nhà tho thể hiện khát khao cháy bỏng được giao hòa với đối
phương, với nhân tình. Sự giao hòa cho phép tình yêu đi đến tuyệt đích. Những
thường thì nhà thơ không tìm thấy, hoặc rất mong manh, sự giao hòa luôn là một
cuộc đuổi bắt. “Trong quan niệm về cái đẹp của Xuân Diệu, cái gì cũng song
phương, cũng có đôi và cần gọi đôi”25
. Bắt đầu từ sự giao hòa, nhà thơ thể hiện quan
niệm nghệ thuật của ông phải gắn liền với tình yêu và tuổi trẻ. Đó là phần đẹp đẽ
nhất của đời người. “Muốn tận hưởng trọn vẹn hạnh phúc ở đời, con người cần trẻ
trung, khoẻ mạnh cả về thân thể, phải "thức nhọn" mọi giác quan mà thâu nhận. Cái
đẹp của con Người ái tình - Tuổi trẻ là tối cao”26
.
Quan niệm nghệ thuật của ông bắt nguồn từ nỗi ám ảnh thời gian. Hay nói khác đi,
như ý kiến của Đỗ Lai Thúy27
, nỗi ám ảnh thời gian tạo nên quan niệm nghệ thuật
của Xuân Diệu, đặc biệt trong các vần thơ tình trước 1945. Nhưng thời gian đối với
quan niệm của Xuân Diệu có giá trị hai mặt. Thời gian vừa ban phát những thời gian
vừa bào mòn. Tất cả giao hòa, tuổi trẻ và tình yêu là món quà của thời gian đồng thời
cũng là bản án của thời gian. Vì con người một khi đã nhận được món quà tình yêu
thì thời gian không ngừng uy hiếp giành giật lại. Đó là mâu thuẫn nội tại của thời
gian mà cũng là mâu thuẫn không thôi trong quan niệm nghệ thuật của nhà thơ.
Chính mâu thuẫn đó khiến cho chủ thể trữ tình không ngừng đi tìm tự do. Tự do
là một vấn đề thiết yếu trong quan niệm nghệ thuật của Xuân Diệu. Người ta sống
nghĩa là người ta yêu. Người ta yêu nghĩa là người ta phải tự do. Với Tagore, Thơ ca
chính là con đường đi đến tự do và trước hết phải là tự do28
. Đây là điểm gặp nhau
của hai nhà thơ.
Điểm chung về quan niệm sáng tạo nghệ thuật
 Đề cao cảm xúc;
 Chủ nghĩa nhân văn đề cao con người và cuộc sống;
 Gắn liền tâm hồn với cuộc sống tươi đẹp;
 Đề cao thơ ca, tình yêu, tuổi trẻ và tự do;
Tagore
 Chủ nghĩa Huyền bí
Xuân Diệu
 Chủ nghĩa Lãng mạn
24
Rabindranath Tagore (1954), Sadhana - The Realisation of Life, Macmillan and Co., Limited, London, p.104.
25
Nhiều tác giả, Xuân Diệu – Về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.362.
26
Nhiều tác giả, Xuân Diệu – Về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.368.
27
Nhiều tác giả, Xuân Diệu – Về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.304.
28
Radhakrishnan, S. (1918), Philosophy Of Rabindranath Tagore, Macmillan and Co., Limited, London, p.121.
20
 Giao hòa làm tiêu biến các mặt đối lập Giao hòa càng cho thấy không thể
giải quyết các mặt đối lập
b. Sự nghiệp sáng tác
Gần tám mươi năm trôi qua kể từ ngày Tagore tạ thế, tầm vóc và các giá trị từ
sự nghiệp của ông vẫn không ngừng ảnh hưởng đến đời sống con người trên đất Ấn
nói riêng và trên phạm vi thế giới nói chung. Thậm chí, để hiểu ông, các vấn đề ngày
càng được mổ xẻ và tỏ ra phức tạp hơn. Ông vừa là một thành phần của phong trào
Phục Hưng ở xứ Bengal vừa là một điềm báo cho kỷ nguyên mới bởi sự nghiệp đồ sộ
và trải dài ở nhiều lĩnh vực. Ở phần này, chúng tôi muốn phân chia và tóm lược sự
nghiệp trước tác của ông29
, để chúng ta có cái nhìn bao quát trong việc so sánh với
nhà thơ Xuân Diệu.
Thơ ca: Manasi (1890), Katha (1900), Kahini (1900), Kshanika (1901),
Naivedya (1901), Kheya (1906), Sisu (1909), Gitanjali (1910), Balaka (1916),
Palataka (1918), Lipika (1921), Puravi (1925), Punascha (1932), Khapchara (1937),
Prantik (1938), Navajatak (1940), Janmadine (1941);
Kịch: Valmiki Pratibha (1881), Visarjan (1890), Baikunthar Khât (1897),
Hasya Koutuk (1907), Saradostav (1908), Raja (1910), Dakghar (1912), Achalayatan
(1912), Muktadhara (1922), Natir Pujah (1926), Rakta Karabi (1926), Tasher Desh
(1933), Nrityanatya-Chitrangada (1936);
Du thuyết: Europe Prabasir Patra (1881), Japan Jatri (1919), Russiar Chithi
(1931);
Tiểu thuyết: Chokher Bali (1903), Gora (1910), Ghare Baire (1916), Yogayog
(1929), Sheshar Kavita (1929);
Tiểu luận: Panchabhuter Diary (1897), Vichitra Prabandha (1907), Charitra
Pujah (107), Sahitya (1907), Samuha (1908), Swadesh (1908), Samaj (1908), Siksha
(1908), Sabha Tattwa (1909), Dharma (1909), Manusher Dharma (1933), Bharat
Pathik Ram Mohan Roy (1933), Santiniketan (1935), Chhanda (1936), Kalantar
(1937), Visva Parichaya (1937), Banglar Bhasha Parichaya (1938), Sabhyatar Sankat
(1941);
Ký ức và thư từ: Jivan Smriti (1912), Chhinna Patra (1912), Bhanu Singher
Patrabali (1930), Chhele Bela (1940), Atmaparichaya (1943);
Hội họa: Chaitralipi Vol. I (1940), Chitralipi Vol.II (1951);
Tập truyện: Galpaguchchha (1900), Galpa Salpa (1941);
Khúc ca: Gitabitan (1931).
29
Chúng tôi tổng hợp dựa trên một số tài liệu sau:
- Kshitis Roy (2012), Rabindranath Tagore – A Life Story (trans. by Lila Tay from the original in Bengali),
Publications Division, New Delhi.
- Thompson. E.J. (1928), Rabindranath Tagore His Life And Work, Association Press, Calcutta.
- Vincenc Lesny (1939), Rabindranath Tagore: His Personality and Work, (translated by Guy McKeever
Phillips, with a Foreword by C. F. Andrews), London: Allen & Unwin.
- Ernest Rhys (1917), Rabindranath Tagore: a biographical study Macmillan and Co., Limited, London.
21
Sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu30
: Mọi người biết đến Xuân Diệu như là một
nhà thơ. Tuy nhiên, ông là một tài năng đa dạng. Sức viết và sự quan tâm tri thức của
ông thể hiện ở nhiều lĩnh vực. Ông không chỉ là một nhà thơ, mà còn là một nhà báo,
một nhà viết tiểu luận, một nhà văn, nhà dịch thuật. Sự nghiệp mà nhà thơ Xuân Diệu
để lại, thật sự đồ sộ.
Thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Hội
nghị non sông (1946), Dưới sao vàng (1949), Sáng (1953), Mẹ con (1954), Ngôi sao
(1955), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau với Cầm Tay (1962), Một khối hồng
(1964), Mỵ Chậu Trọng Thủy (dự định, không thấy xuất bản); Hai đợt sóng (1967),
Tôi giàu đôi mắt (1970), Mười bài thơ (1974), Hồn tôi đôi cánh (1976), Thanh ca
(1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983).
Truyện ngắn: Phấn thông vàng (1939)
Bút ký : Trường ca (1945); Miền Nam nước Việt (1945), Việt Nam nghìn dặm
(1946), Việt Nam trở dạ (1948), Ký sự thăm nước Hung (1956), Triều lên (1958);
Tiểu luận, phê bình: Thanh niên với quốc văn (1945), Tiếng thơ (1951),
Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Ba thi hào dân tộc (1959), Phê bình giới
thiệu thơ (1960), Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm (1961), Trò chuyện với các bạn
làm thơ trẻ (1961), Dao có mài mới sắc (1963), Thi hào dân tộc Nguyễn Du (1966),
Đi trên đường lớn (1968), Thơ Trần Tế Xương (1970), Đọc thơ Nguyễn Khuyến
(1971), Và cây đời mãi xanh tươi (1971), Mài sắt nên kim (1977), Lượng thông tin
và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập 1-1981; tập II-
1982), Tìm hiểu Tản Đà (1982), Thêm thơ nữa cho thơ thời đại chúng ta (dự định,
không thấy xuất bản).
Dịch: Thi hào Nadim Hitmet (1962), Dịch thơ Vích-to Huy-Go (), V.I. Lênin
(1967), Vây giữa tình yêu (1968), Việt Nam hồn tôi (1974), Những nhà thơ Bungari
(1978, 1985), Nhà thơ Nicôla Ghiđen (1982), Giới thiệu năm nhà thơ nước ngoài (dự
định, không thấy xuất bản).
1.2.3. Thơ của Xuân Diệu và R.Tagore với đề tài tình yêu lứa đôi
Đối với Tagore tình yêu không vĩnh cửu nhưng tình yêu tạo ra vẻ đẹp và giá trị
vĩnh cửu. Tình yêu cho phép con người toàn mãn trong thế giới tinh thần. Và do đó, nó
chính là tự do viễn man, tự do đích thực mà con người có thể tìm thấy trong cuộc đời.
Tình yêu cho con người tự do, vì vậy tình yêu giúp con người vượt trên lên sự dung
tục của thế giới.
Trong tình yêu, tất cả các mặt đối lập trở nên hài hòa, điều phối đến mức sự mâu
thuẫn đó thống nhất thành ra một toàn thể tuyệt đẹp, sự triệt tiêu lẫn nhau cũng biến
30
Chúng tôi dựa trên nguồn tài liệu:
- Xuân Diệu (1963), Dao có mài mới sắc (bút ký, tiểu luận, phê bình), Nxb Văn học, Hà Nội.
- Lưu Khánh Thơ (tuyển chọn và giới thiệu, 2007), Xuân Diệu – Về tác giả và tác phẩm (tái bản lần thứ 6),
Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Xu%C3%A2n_Di%E1%BB%87u
22
mất. Sự hỷ lạc và tự do theo đó xuất hiện. Tình yêu đích thực do đó phải đồng thời là
nó và không phải nó. Nó bao trùm và dung chứa cả những cái vốn dĩ phủ nhận lẫn
nhau31
. Cho nên trong cõi yêu, chúng ta vừa nhìn thấy một tagore rất đỗi tĩnh lặng, rất
đỗi an nhiên, rất đỗi từ tốn điềm đạm nhưng cũng lại thấy một Tagore rất sục sôi hăng
hái tươi vui náo nức và hân hoan. Sự mãnh liệt và thâm trầm cứ thay phiên nhau như
các đợt sống tuần hoàn triển khai trong từng con chứ. Thơ tình của Tagore do đó có
thể khiến người ta nhìn thấy chính mình trong đó, vì ở nó có tất cả các khía cạnh hầu
như đối lập nhau. Cho nên, nó có thể dung chứa những tâm hồn rất khác nhau của bạn
đọc.
Ở Việt Nam, chúng tôi thật sự tâm đắc với ý kiến của Lý Chánh Trung về thơ
tình Tagore: “Như vậy vấn đề không phải là tiêu diệt bản ngã mà làm cho bản ngã
trong suốt, hoàn toàn hướng về tình yêu. Chính sự trong suốt này sẽ giải thoát bản ngã
khỏi những xiềng xích, giới hạn của nó để hòa hợp với Thượng đế và vũ trụ, vươn đến
cái vô biên”32
. Ý kiến này đã nói được chính xác và đầy đủ về sự vận động và phát
triển của tình yêu trong thơ Tagore. Tình yêu theo đó, không hoàn toàn thoát ly thực
tại. Ngược lại trong chính ở thực tại, tình yêu đã thực hiện được toàn vẹn nhiệm vụ của
nó đối với tâm linh người. Đây có lẽ chính là đóng góp to lớn của thơ tình Tagore đối
với thơ ca nhân loại.
Đối với Xuân Diệu, thơ và tình yêu như hai mặt của một thể thống nhất. Không
thể nói chuyện tình yêu mà không nói chuyện thơ và nói chuyện thơ cũng có nghĩa là
nói chuyện tình. Thơ Xuân Diệu vì thế cũng có nghĩa là thơ tình. Điều này lý giải vì
sao phần đông bạn đọc luôn nghĩ về Xuân Diệu như một nhà thơ tình.
Thơ tình Xuân Diệu trước hết coi tình yêu như một vấn đề của việc sống. Vì sống
cũng có nghĩa là yêu. Việc yêu và sống không khác nhau, cũng như việc làm thơ và
việc yêu là một vậy. Đối với Xuân Diệu, tình yếu xứng đáng được ca tùng. Và không
có gì ngại ngùng khi xưng tôn tình yêu và đắm mình vào đó. Tình yêu hiển hiện với vẻ
đẹp và ý nghĩa tràn đầy giữa cuộc sống là vì vậy. Nhưng cũng chính vì điều đó, nhà
thơ tìm kiếm, truy đuổi, bám riết theo tình yêu. Từ ngả đường tình, nhà thơ đến với
ngả đường đời.
Nhưng con đường đó cũng có thể là con đường mộng. Tình yêu gắn liền với
mộng tưởng. Đó là “Mộng tưởng trong tình yêu, mộng tưởng với thiên nhiên, ảo tưởng
với cuộc đời”33
. Vì mộng mới hầu mong giữ được vẻ đẹp và ý nghĩa của tình yêu. Sự
dung tục của đời có thể làm sụp đổ và ô uế cuộc tình. Đây cũng là nỗi ám ảnh mộng
vàng tan biến. Càng ca tụng, càng tôn vinh ái tình thì lại càng hoảng sợ cuộc tình bị
31
Rabindranath Tagore (1954), Sadhana - The Realisation of Life, Macmillan and Co., Limited, London, p.114.
32
Lý Chánh Trung (1962), Đọc lại tập thơ Gitanjali của Rabindranath Tagore, Tạp chí Đại học, Năm thứ V số 1
(tháng 2-1962), tr.130.
33
Nhiều tác giả, Xuân Diệu – Về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.375.
23
thực tế đời sống phương hại. Do đó, nhà thơ đưa tình vào mộng tưởng. Mộng tưởng do
đó chính là môi trường cho tình ái của Xuân Diệu hiển hiện vậy.
Nhưng điều này không có nghĩa là nhà thơ xa lìa cuộc sống. Ngược lại, chính
việc phủ mộng lên tình yêu thì cuộc đời theo quan niệm của ông mới được bảo toàn.
Bảo vệ ái tình trước sức xô đẩy và những cáu bẩn khinh kiếp của lòng người. Ở Xuân
Diệu, chúng ta có thể nhìn thấy một niềm tin mãnh liệt. Đó là sự cứu rỗi của tình yêu
đối với lòng người. “Tình yêu, trong quan niệm của Xuân Diệu, cũng là một dạng của
sự sống. Tinh yêu là ý xuân; bằng tình yêu, với tình yêu, con người có thể thoát khỏi
những cặn bã dung tục của đời thường”34
. Điều này cho thấy cả nhà thơ Tagore và
Xuân Diệu đều đứng về phía lòng người và trên phương diện tình yêu, họ cùng có một
niềm tin mãnh liệt về sức mạnh của tình yêu đối với nhân tính. Tình yêu bảo dưỡng và
làm rạng ngời thêm nhân tính. Cầm bằn như Tagore có lần đã nói đại khái rằng nhân
tính và tình yêu như mặt trời, có thể bị che khuất nhưng không thể bị dập tắt.
Nhưng nếu Tagore với ái tình là sự hài hòa của các mặt đối lập. Nghĩa là vửa
thâm trầm vừa mãnh liệt thì ở Xuân Diệu, thường chúng ta chỉ nhìn thấy khía cạnh sục
sôi nổi trội hơn cả. Vì “ông đòi hỏi tình yêu phải được bộc lộ một cách nồng nhiệt,
bằng cả hành động và lời nói”35
. Xuân Diệu gấp sống, gấp yêu, đôi khi rúng hoảng
cuống cuồng. Tình yêu của Xuân Diệu rất thường khi “vội vàng”, rất nhiều khi “giục
giã” là vì vậy.
Đến đây, chúng ta phát hiện một nghi vấn. Vậy có phải Tagore yêu là sự dâng
hiến, còn Xuân Diệu yêu là sự ích kỷ. Tagore yêu cho người, Xuân Diệu yêu ho mình.
Điều này chắc sẽ dẫn đến một vài ngộ nhận về thơ tình Xuân Diệu. Kỳ thực, “Xuân
Diệu không chỉ sống, yêu cho ngày hôm nay mà còn cho cả tương lai nữa. Ông cũng
không phải là người sống theo lối hương thụ như nhận xét của một sô nhà phê bình.
Hưởng thụ là chỉ nhận mà không cho, còn Xuân Diệu thì cho rất nhiểu, hiến dâng rất
nhiều nhưng chẳng nhận được bao nhiêu. Ông biết quý giá trị của cuộc sống. Đó chẳng
phải là một lối sống rất đẹp hay sao ?”36
. Xuân Diệu luôn cho người. Chúng ta không
phủ nhận Xuân Diệu thèm khát được đáp lại. Thơ tình Xuân Diệu thường trực là niềm
khát khao hồi đáp. Nhưng lại thường không được hồi đáp. Mặc dù vậy, nhà thơ vẫn
yêu hết mình và bằng lòng vắt hết lòng mình mang đến những điều tốt đẹp cho ái tình.
Đến cuối cùng, chẳng còn màng đến sự đáp trả. Về phương diện này, đây chính là sự
dâng hiến trong tình yêu. Thơ tình Tagore và Xuân Diệu đã gặp nhau ở điểm này.
34
Nhiều tác giả, Xuân Diệu – Về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.383.
35
Nhiều tác giả, Xuân Diệu – Về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.384.
36
Nhiều tác giả, Xuân Diệu – Về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.384-385.
24
Tiểu kết chương 1
Sau khi sơ lược một số vấn đề về văn học so sánh, chúng tôi đã xác lập vai trò và
tính khả thi của việc nghiên cứu so sánh chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ Tagore và
Xuân Diệu.
Để làm rõ vấn đề này hơn, chúng tôi đã tìm hiểu về thời đại, con người và các
vấn đề tổng quan khác, để có thể bước đầu cho thấy những nét tương đồng cơ bản giữa
hai nhà thơ. Đây là nền tảng cần thiết cho chúng tôi tiếp tục đi sâu vào phân tích, mổ
xẻ ở các chương tiếp theo.
Dựa trên quan niệm nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác, chúng ta có thể nhìn thấy
cả hai nhà thơ đều có vai trò quan trọng đối với thi ca dân tộc. Di sản văn chương mà
hai nhà thơ để lại thật sự có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của văn chương
dân tộc. Bên cạnh đó, ở địa hạt thơ, chúng ta có thể nhìn thấy chủ đề tình yêu đôi lứa
nổi bật lên với những giá trị và chiều sâu tinh thần đáng quan tâm. Đây là điểm tựa cho
chúng tôi tiếp tục đi sâu và giải quyết các khía cạnh của vấn đề ở các chương sau.
Nhìn chung, Xuân Diệu và R.Tagore đều sinh ra và lớn lên trong thời đại đất
nước có nhiều biến cố gắn với những sự kiện trọng đại của lịch sử cùng với những đổi
thay lớn lao của dân tộc. Sự nghiệp sáng tác dồi dào, có những cống hiến đáng kể đối
với nền văn học hiện đại Việt Nam và Ấn Độ.
Xuân Diệu và R.Tagore có những điểm tương đồng về quan niệm sáng tác vì thế
đã chi phối sâu sắc đến cách lựa chọn nội dung, nghệ thuật trong tác phẩm của hai nhà
25
văn. Đến với tình yêu, Xuân Diệu R.Tagore muốn khám phá thực chất ý nghĩa của nó
và đồng thời qua đó, bộc lộ quan niệm sống của mình. Cả Xuân Diệu và R.Tagore đều
là người đầu tiên đã đưa vào thơ Việt Nam và Ấn Độ tình yêu thật sự là tình yêu, nghĩa
là sự giao cảm tuyệt đối, tuyệt đỉnh, sự hòa nhịp giữa linh hồn và thể xác. Tuy nhiên
cái đích mà tình yêu nhằm đạt tới phải là sự hòa hợp cao độ của tâm hồn, là phút giây
giao cảm tuyệt vời của những con người.
Chương 2. CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG THƠ CỦA XUÂN
DIỆU VÀ R.TAGORE NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
Thông qua việc khảo sát 97 bài thơ của Xuân Diệu (chủ yếu ở hai tập Thơ thơ
và Gửi hương cho gió) và 109 bài thơ của Tagore (chủ yếu ở hai tập Lover's gift và
The gardener), chúng tôi nhận thấy một số vấn đề chính yếu được cả hai nhà thơ
quan tâm thể hiện. Có thể nói, đây là những khía cạnh đặc hữu trong gia tài thi ca của
Xuân Diệu và Tagore. Trong chương này, chúng tôi muốn nghiên cứu sâu về ba
phương diện nội dung mà cả hai hai nhà thơ đều trăn trở và quan tâm thể hiện. Đó là
những suy nghiệm về ý nghĩa của tình yêu, việc thể hiện các cung bậc cảm xúc yêu
và quan niệm về con người tình yêu.
2.1. Suy nghiệm về ý nghĩa của tình yêu
Đối với Xuân Diệu, tình yêu và thi ca hầu như không có ranh giới. Vì người
sống nhiều về tình yêu, đau khổ cũng nhiều vì tình yêu. Đau khổ vì suy nghiệm hay
nói khác đi là những băn khoăn trăn trở không ngừng, những truy vấn không ngừng
về tình yêu (hơn 30/9737
bài thơ thể hiện những suy nghiệm về tình yêu). Tất cả
những suy nghiệm đó người dùng để kết dệt thành thơ. Cho nên, giữa thơ và tình chỉ
là các trắc diện hiện tiền khác nhau của cùng một hiện tượng mà thôi. Có thể gọi là
37
Con số khảo sát của chúng tôi chủ yếu dựa trên sự thể hiện trực tiếp vấn đề suy nghiệm tình yêu. Kỳ thực,
những suy nghiệm tình yêu vẫn bàng bạc, len lỏi vào hầu hết các khía cạnh tình yêu của cả hai tập thơ như đã
nói. Sự phân định này chủ yếu phục vụ việc phân tích vấn đề suy nghiệm tình yêu. Những bài thơ trực tiếp nói
đến suy nghiệm tình yêu: Dối trá, Sầu, Thanh niên, Gửi trời, Thở than, Sắt, Chỉ ở lòng ta, Lời vào tập Gửi hương
cho gió, Ca tụng, Hoa nở để mà tàn, Chiều đợi chờ, Yêu mến, …..
26
hiện tượng Xuân Diệu mà ở Tình yêu là mồ chôn, cũng là vực thẳm của tâm hồn. Suy
lý ái tình của Xuân Diệu hầu hết xoay quanh vấn đề này.
27
“Tôi biết lắm, trời ơi, tôi biết lắm!
Hỡi lòng dạ sâu xa như vực thẳm!
...
Nó mênh mông, vô ảnh, bủa vây tôi;
Yên ổn đi, thắc mắc đến đây rồi,
Mơ ước tới, mà chán chường cũng lại.
Và mơn trớn cả một kho ân ái,
Tôi một mình đối diện với tình không
Để lắng nghe tiếng khóc mất trong
lòng.”38
38
Tuyển tập Tự lực văn đoàn (tập III), NXB Hội nhà
văn, 2004.
28
(Dối trá – Thơ thơ)
Cũng như Xuân Diệu, tình yêu trong thơ Tagore khởi đi từ khao khát. Khao khát là
sự trỗi dậy của lòng nên đó chính là bằng chứng cho kẻ bước vào đường yêu. Nhưng
nếu Xuân Diệu khao khát yêu, khao khát hòa nhập về phía người tình thì Tagore khao
khát nhập hòa với cuộc sống vĩ đại. Đó là khao khát muốn phối ứng với nhịp bước
mênh mông của vũ trụ. Cũng là khoảnh khắc tiểu thiên trở về đại thiên. Tình yêu trở
thành một cách thế phối ứng với đại thiên tam thiên thế giới. Có lẽ đây là điểm khác biệt
căn cơ giữa suy lý về tình yêu giữa Xuân Diệu và Tagore. Nhưng có lẽ nhiều người sẽ
lầm tưởng thơ Tagore với khao khát hòa nhập đại thiên/phạm thiên sẽ ít nhiều mang ý
hướng ly khai, thoát khỏi cõi thế, mang màu sắc siêu hình yếm thế. Kỳ thực không phải
như vậy. Sự giao hòa của đại thiên và tiểu thiên chỉ có thể diễn ra trong cõi thế, trong
giây phút hiện tại trên chính mặt đất trần gian này.
“Tôi vẫn muốn đòi thêm, thêm nhiều nữa, dù cho đã có bầu trời, hằng hà sa số vì sao, dù
cho đã có cả toàn thế giới, tài nguyên bất tận tràn trề; song, nếu nàng là của riêng mình,
tôi sẽ mãn nguyện với nơi này nhỏ nhất, trên trái đất mình đang sống hằng ngày”39
.
Hẳn nhiên, trong ái tình người thơ đã tìm thấy nghĩa lý của tồn hữu. Chỉ điều đó
mới xứng đáng cho người phụng hiến cả tinh thần và thể xác, để đến mức sống nghĩa là
yêu vậy. Đó là những ái ân, cận kề, gần gũi. Đó là những kho ước mơ khát khao cháy
bỏng. Người biết ước mơ cũng là ngọn lửa thêu đốt lòng mình. Vậy nên, tình yêu trong
thơ Xuân Diệu vừa là dưỡng chất của đời người cũng là một thứ độc dược, một thứ lửa
ma quái tiêu pha tâm hồn. Vậy chúng ta tự hỏi, người thơ sẽ lấy gì để đánh đổi. Điều gì
thực sự xứng đáng để người thơ mạnh dạn dấn bước trên đường tình; để rồi trên từng
bước đường ấy cái gì của người sẽ bị tình ái tiêu pha, bào mòn. Còn có thể là điều gì
khác được ngoài chính là thanh xuân. Vì tình yêu đâm chồi mãnh liệt và tươi ngời nhất
chỉ trên mảnh đất thanh xuân. Nhưng vì đâu có được thanh xuân, vì đâu người biết
người có được thanh xuân. Người đã yêu, hành động yêu làm biểu hiện tính chất thanh
xuân của sinh hiện. Hành động yêu lập thành thanh xuân hân hoan miên viễn, thơ và
tình yêu gắn liền với nhau trong khúc hát tán tụng tuổi trẻ. Tuổi trẻ nghĩa là phút giây.
Mà tình yêu thì lại càng ngắn ngủi. Cho nên, tình yêu trong nghĩa lý thoáng chốc của
thanh xuân cần phải luôn cuống quýt, cần phải luôn cấp kỳ.
39
Tagore R. (2009), Thơ R. Tagore (Đỗ Khánh Hoan dịch), Nxb Văn học, Hà Nội.
29
“Ngươi đang ở! ta vội vàng dữ quá!
Sống toàn tim! toàn trí! sống toàn hồn!
Sống toàn thân! và thức nhọn giác quan,
Và thức cả trong giấc nồng phải ngủ;
Sống, tất cả sống, chẳng bao giờ đủ,
Chất chen kho mộng chắc với tình bền,
Để đến ngày Thanh Niên vội lên yên,
Nghe nhạc hoà, tưởng còn mãi Thanh
Niên!”40
40
Xuân Diệu, Gửi hương cho gió, NXB Hội nhà văn,
1992.
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu

More Related Content

What's hot

Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Niềm bi cảm (aware) trong Truyện Genji của Murasaki Shikibu
Niềm bi cảm (aware) trong Truyện Genji của Murasaki Shikibu Niềm bi cảm (aware) trong Truyện Genji của Murasaki Shikibu
Niềm bi cảm (aware) trong Truyện Genji của Murasaki Shikibu nataliej4
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...PinkHandmade
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmXuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmjackjohn45
 
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐlongvanhien
 
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ nataliej4
 

What's hot (20)

Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người TàyThi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
 
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đLuận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
 
Niềm bi cảm (aware) trong Truyện Genji của Murasaki Shikibu
Niềm bi cảm (aware) trong Truyện Genji của Murasaki Shikibu Niềm bi cảm (aware) trong Truyện Genji của Murasaki Shikibu
Niềm bi cảm (aware) trong Truyện Genji của Murasaki Shikibu
 
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt NamLuận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmXuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
 
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
 
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đLuận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
 
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
 
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc BộQuan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu

Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...nataliej4
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...phamhieu56
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghệ Thuật Tự Sự Của Tiểu Thuyết Trung Trung Đỉnh Qua Lạc Rừng Và Lính Trận.doc
Nghệ Thuật Tự Sự Của Tiểu Thuyết Trung Trung Đỉnh Qua Lạc Rừng Và Lính Trận.docNghệ Thuật Tự Sự Của Tiểu Thuyết Trung Trung Đỉnh Qua Lạc Rừng Và Lính Trận.doc
Nghệ Thuật Tự Sự Của Tiểu Thuyết Trung Trung Đỉnh Qua Lạc Rừng Và Lính Trận.docDịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân DiệuLuận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
 
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
 
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyếnKhóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
 
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc TàyTruyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAYLuận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
 
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đDạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
 
Nghệ Thuật Tự Sự Của Tiểu Thuyết Trung Trung Đỉnh Qua Lạc Rừng Và Lính Trận.doc
Nghệ Thuật Tự Sự Của Tiểu Thuyết Trung Trung Đỉnh Qua Lạc Rừng Và Lính Trận.docNghệ Thuật Tự Sự Của Tiểu Thuyết Trung Trung Đỉnh Qua Lạc Rừng Và Lính Trận.doc
Nghệ Thuật Tự Sự Của Tiểu Thuyết Trung Trung Đỉnh Qua Lạc Rừng Và Lính Trận.doc
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (19)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN PHƯƠNG THẢO CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG THƠ CỦA XUÂN DIỆU VÀ THƠ R.TAGORE Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THỊ THẬP Thái Nguyên, năm 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN PHƯƠNG THẢO CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG THƠ CỦA XUÂN DIỆU VÀ THƠ R.TAGORE Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ Thái Nguyên, năm 2022
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN PHƯƠNG THẢO CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG THƠ CỦA XUÂN DIỆU VÀ THƠ R.TAGORE Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THỊ THẬP Thái Nguyên, năm 2022
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ..............................................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................6 6. Dự kiến đóng góp của luận văn....................................................................................7 7. Cấu trúc luận văn ...........................................................................................................7 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG...........................................................................8 1.1. Một số vấn đề về lý luận.............................................................................................8 1.1.1. Văn học so sánh ...................................................................................................8 1.1.2. Chủ đề trong tác phẩm văn học...........................................................................11 1.2. Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Diệu và R.Tagore ...........................................................................................................12 1.2.1. Thời đại, cuộc đời, con người...........................................................................12 1.2.2. Quan niệm nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác ...................................................17 1.2.3. Thơ của Xuân Diệu và R.Tagore với đề tài tình yêu lứa đôi............................21 Tiểu kết chương 1 .....................................................................................................24 Chương 2. CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG THƠ CỦA XUÂN DIỆU VÀ R.TAGORE NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG..........................................25 2.1. Suy nghiệm về ý nghĩa của tình yêu .......................................................................25 2.2. Thể hiện các cung bậc cảm xúc tình yêu ................................................................38 2.3. Quan niệm về con người tình yêu ...........................................................................47 Tiểu kết chương 2 .....................................................................................................57 Chương 3. NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG THƠ CỦA XUÂN DIỆU VÀ R.TAGORE..................................60 3.1. Cách sử dụng thể thơ...............................................................................................60 3.1.1. Xuân Diệu với thể thơ bảy tiếng và tám tiếng..................................................60 3.1.2. Tagore với thể thơ văn xuôi..............................................................................63 3.1.3. Kết luận.............................................................................................................66 3.2. Cách sử dụng hệ thống hình ảnh/biểu tượng...........................................................67
  • 4. 3.2.1. Hình ảnh cuộc tình đẹp và dang dở trong thơ Xuân Diệu ................................67 3.2.2. Cuộc hành hương tình yêu trong thơ Tagore qua hình ảnh thơ........................71 3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu thơ....................................................................................77 3.3.1. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính ............................................................................77 3.3.3. Giọng điệu hay tiếng hát của tình yêu ..............................................................88 Tiểu kết chương 3 .....................................................................................................95 KẾT LUẬN ......................................................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................98
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuân Diệu (1916 - 1985) là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam, một nhà thơ xuất sắc có đóng góp lớn vào quá trình hiện đại hóa thơ ca dân tộc, một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới giai đoạn 1932 – 1945. Ông đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996). Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt: làm thơ, viết văn, nghiên cứu phê bình văn học, dịch thuật. Đặc biệt, ông nổi tiếng là một nhà thơ xuất sắc với mười lăm tập thơ. Đối với Xuân Diệu, làm thơ, văn không chỉ để khẳng định tài năng mà còn là một cách giao cảm với đời, khẳng định sự hiện hữu của mình trong cuộc đời. Trong suốt cuộc đời văn nghiệp, Xuân Diệu đã để lại cho đời gần 450 bài thơ tình. Điều này chứng tỏ sự vinh danh ông là “ông hoàng của thơ tình” của giới nghiên cứu, phê bình không phải mang tính nhất thời mà là thể hiện trân trọng của họ đối với hồn thơ Xuân Diệu. Thơ của ông rạo rực, đắm say tình yêu với đất nước, con người, cuộc đời, nhân thế. Những bài thơ tình của ông - đặc biệt là những bài thơ viết về tình yêu lứa đôi cho đến nay vẫn là món ăn tinh thần của những người trẻ tuổi, của những người yêu quý ông, yêu quý thơ ông. Rabindranath Tagore (1861 – 1941) là nhà văn hiện đại Ấn Độ. Sau khi nhận giải Nobel văn học năm 1913, tên tuổi của R.Tagore được cả thế giới biết đến. Ông được cả thế giới tôn vinh là một trong số ít nhân tài toàn diện của thế giới. Ông là nhà viết kịch, nhà thơ, nhạc sỹ, tiểu thuyết gia, nhà giáo dục, triết gia và nhà nhân văn học, lĩnh vực nào ông cũng thành công xuất sắc. Tuy nhiên, đóng góp xuất sắc nhất của Tagore vào sự phát triển của văn học Ấn Độ và thế giới là lĩnh vực thơ ca, với hơn 1.000 bài thơ và 50 tập thơ, ông được xem là một phát hiện của thơ ca thế kỷ. Gần giống với Xuân Diệu, thơ của R.Tagore viết về các cung bậc cảm xúc tình yêu nhưng ấn tượng nhất với độc giả là những bài thơ viết về tình yêu lứa đôi. Đến với tình yêu lứa đôi trong thơ của R.Tagore, người đọc sẽ cảm nhận được những suy nghiệm về bản chất của tình yêu, quan niệm về con người tình yêu. Nghiên cứu tình yêu lứa đôi trong thơ của R.Tagore sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về thiên tài vĩ đại này. 1.2. “Văn học so sánh là chuyên ngành nghiên cứu những mối quan hệ tương đồng, quan hệ họ hàng hay ảnh hưởng giữa văn học với các lĩnh vực nghệ thuật hay các lĩnh vực tư duy khác, giữa các sự kiện hay văn bản văn học, những mối quan hệ này có thể gần hay xa, trong không gian hay trong thời gian, miễn là chúng thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau, hoặc nhiều văn hoá khác nhau, cho dù có chung một truyền thống”. Daniel-Henri Pageaux
  • 6. 2 Ấn Độ và Việt Nam là hai quốc gia Châu Á vốn có nhiều điểm gần gũi. Tuy sinh ra vào những thời điểm khác nhau, chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa khác nhau nhưng trong sáng tác của hai nhà thơ đều có sự cộng hưởng văn hóa của hai dân tộc. Văn học hiện đại của hai nền văn học đều có cơ sở xã hội là những nước thuộc địa của đế quốc phương Tây. Với tư cách sáng tạo cá nhân, hai tác giả này đều thành công ở thể loại thơ. Những điều kiện trên là cơ sở cho phép chúng tôi nghiên cứu, so sánh thơ của Xuân Diệu và R.Tagore ở phương diện tình yêu lứa đôi trong quan hệ tương đồng. Thực tế, có thể có những nghiên cứu độc lập về tác phẩm của Xuân Diệu và R.Tagore, nhưng đặt hai nhà thơ này trong thế đối sánh để thêm một cách đọc hiệu quả hơn vẫn là vấn đề mới mẻ, cần thiết. 1.3. Thực tế giảng dạy ở các trường THPT, các trường Đại học ở Việt Nam tác phẩm của Xuân Diệu và R.Tagore đã được đưa vào giảng dạy. Trong xu thế đổi mới giáo dục và xu hướng toàn cầu hóa, việc mở rộng, giao lưu, hội nhập rất quan trọng. Việc dạy - học tác phẩm trong nhà trường không chỉ bó hẹp trong phạm vi các tác phẩm đơn lẻ mà cần phải mở rộng, tích hợp để tăng hiệu quả thẩm mĩ, giáo dục. Việc chọn Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu và thơ R.Tagore làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy - học tác phẩm của hai nhà văn này trong trường học ở Việt Nam một cách hiệu quả hơn. 2. Lịch sử vấn đề Xuân Diệu và R.Tagore là hai nhà văn lớn của hai nền văn học Việt Nam và văn học Ấn Độ. Tra cứu trên mạng google, chúng ta thấy có rất nhiều những thông tin về hai nhà văn này. Chúng tôi cũng thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu về Xuân Diệu và R.Tagore. Tuy nhiên, thời gian và ngoại ngữ có hạn nên chúng tôi chưa có điều kiện để tiếp cận các công trình nghiên cứu về hai nhà văn này. Tìm hiểu sơ bộ, chúng tôi có một số tài liệu liên quan đến đề tài. Chúng tôi xin điểm qua như sau: 2.1. Tình hình nghiên cứu Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu 2.1.1. Nghiên cứu Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu ở Việt Nam Trước năm 1945, khi Xuân Diệu vừa mới xuất hiện thì gần như ngay đồng thời đã có ý kiến đánh giá về thơ ông1 . Người ta khen ông cũng nhiều và chê ông cũng không ít. Mùa xuân 1937 trên báo Ngày nay số 46 (số Tết) Thế Lữ đã có bài giới thiệu Xuân Diệu với lời lẽ rất trân trọng. Ông cho rằng cái “Thiên tài khép nép” của Xuân Diệu hồi nào giờ đây đã thực sự nảy nở với những “mầm đậm đà”, những “ánh xán lạn” Ông gọi Xuân Diệu là “Thi sĩ của tuổi xuân, của lòng yêu và ánh sáng”. Năm 1941, Hoài Thanh đã đưa Xuân Diệu vào Thi nhân Việt Nam với tư cách là một tác giả chủ chốt và với lời đánh giá rất trân trọng, mặc dù lúc này Xuân Diệu 1 Bài thơ đầu tiên của Xuân Diệu đăng báo là bài Với bàn tay ấy, 1935
  • 7. 3 chỉ mới xuất bản tập: Thơ thơ (1938). Hoài Thanh cho rằng, “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn sử học yếu (1942), cũng đánh giá cao Xuân Diệu. Theo ông thơ Xuân Diệu là thơ của “Một tâm hồn đầy thơ mộng”, “Khao khát yêu thương”, “Hay tả những cảnh gây nên sự mơ màng”, “Chứa chan tình cảm lãng mạn trong đó có nhiều từ mới lạ”. Nghiên cứu về giai đoạn sáng tác của nhà thơ trước và sau Cách mạng Tháng Tám (1945) có các công trình nghiên cứu của Hà Minh Đức, Vũ Ngọc Phan, Lý Hoài Thu. 2.1.2. Nghiên cứu so sánh thơ Xuân Diệu với các tác giả nước ngoài So sánh thơ tình Xuân Diệu với các tác giả khác trong nước đã có nhiều bài viết, đề tài nghiên cứu nhưng so sánh thơ Xuân Diệu với tác giả nước ngoài còn rất ít công trình thực hiện. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, việc so sánh Xuân Diệu với các tác giả nước ngoài chỉ tập trung ở một số bài viết, cụ thể như sau: Nhà văn nữ Bra-gri-a-ma (Bungari) khi tuyển thơ tình trên thế giới, bà khoe với các bạn Việt Nam: “Tôi mở đầu tuyển tập hàng trăm tác giả này bằng nhà thơ nga Puskin và kết thúc bằng nhà thơ Xuân Diệu-Việt Nam, Xuân Diệu là nhà thơ tình lớn của phương Đông vậy!2 ” Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh, Hoài Chân viết: "Ngày một ngày hai cơ hồ ta không còn để ý đến những lối dùng chữ đặt câu quá Tây của Xuân Diệu, ta quên cả những ý tứ người đã mượn trong thơ Pháp. Cái dáng dấp yêu kiều, cái cốt cách phong nhã của điệu thơ, một cái gì rất Việt Nam, đã quyến rũ ta". Tác giả Mai Ngọc Chừ trong bài viết trên trang báo Văn hóa Nghệ An, thứ 3, ngày 03/01/2012 Một số đặc điểm tương đồng giữa Thơ mới Hàn Quốc và Thơ mới Việt Nam đã chỉ ra điểm tương đồng về hình thức và nội dung biểu hiện trong Thơ mới như sau: Một trong những biểu hiện rõ nét của thơ mới so với thơ truyền thống là ở cách ngắt nhịp. Đối với cả thơ Hàn Quốc lẫn Việt Nam, cách ngắt nhịp thơ đều dựa vào âm tiết. Và nếu như ở thơ truyền thống, cách ngắt nhịp luôn theo một khuôn mẫu cố định thì ở thơ mới, trái lại, cách ngắt nhịp khá tự do, tuỳ theo mạch cảm xúc và ý nghĩa biểu hiện. Trong thơ truyền thống Hàn Quốc, nhịp thơ thường theo mô hình 3/4, 4/4, 7/5. Tuy nhiên trong những bài thơ mới của Choi Nam Seon, nhịp thơ lại là 3/3/3, 3/3/5 . Đối với thơ mới Việt Nam cũng vậy, lối ngắt nhịp chẵn của lục bát truyền thống cũng có thể bị thay đổi dưới bàn tay của người nghệ sĩ thơ mới : Cái gì như thể nhớ mong ? Nhớ nàng/ không/ quyết là không/ nhớ nàng. [2/1/3/2] (Xuân Diệu) 2.2. Tình hình nghiên cứu Chủ đề đề tình yêu lứa đôi trong thơ của R.Tagore 2 (http:/lamvannghiluan.blogspot.com. Nhận định, lời phê bình về tác giả tác phẩm - Phần 1
  • 8. 4 2.2.1. Nghiên cứu Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của R.Tagore ở nước ngoài - Các công trình nghiên cứu đến việc sử dụng thuyết so sánh để xác lập thêm rõ ràng những đặc trưng trong sáng tác của R.Tagore như: Về thơ ca của Mathew Arnold, Robert Browing và Rabindranath Tagore của Aikat Amulyacandra. Ba nhà thơ huyền bí: nghiên cứu về W,B.Yeat, A.E và R.Tagore của Abinash Chandra Bose. - Công trình nghiên cứu mang tính chuyên khảo, áp dụng những lý thuyết của phương Tây hiện đại để khảo sát những tác phẩm cụ thể của Tagore, từ đó đem đến những nhận định sâu sắc hơn về phong cách của ông là: Một đặc trưng của sự hư cấu trong thơ R.Tagore của Sarasi Lal Sarkar. Bằng việc điểm qua những tài liệu trên, chúng tôi nhận thấy rằng: việc nghiên cứu về R.Tagore ở nước ngoài đã phân tích sâu sắc về thơ của R.tagore nhưng còn ít công trình nghiên cứu vấn đề Tình yêu lứa đôi trong thơ R.Tagore. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu nhiều hơn để có thêm cơ sở khẳng định tầm vóc thơ tình của R.Tagore. 2.2.2. Nghiên cứu Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ R.Tagore ở Việt Nam Ở Việt Nam, R. Tagore được giới thiệu khá sớm. Tờ báo Tiếng chuông rè (La Cloche Fêlée), số 18, ra ngày 16 tháng 6 năm 1924, đăng bài Lòng ái quốc của Tagore của Nguyễn Tinh, bút danh của Nguyễn An Ninh, một trí thức yêu nước, người chủ trương và chủ bút của tờ báo. Cũng vào năm này, tạp chí Nam Phong số 89 đã đăng các bài: Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây của Thượng Chi, bài diễn thuyết của R.Tagore ở Pháp vào năm 1921 với tựa đề Lời tuyên cáo của phương Đông (Message de l'Orient) cùng với đáp từ của một học giả người Pháp (Maurice Croiset), qua bản dịch của Hoa Đường. Thượng Chi và Hoa Đường đều là bút danh của Phạm Quỳnh, một học giả và là chủ bút của tạp chí Nam Phong. Ngày 21 tháng 6 năm 1929, trên đường từ Nhật Bản về lại Ấn Độ, R.Tagore đã ghé thăm Sài Gòn và lưu lại ba ngày tại “Hòn ngọc Viễn Đông” này. Chuyến ghé thăm Sài Gòn của R.Tagore đã để lại nhiều tình cảm tốt đẹp đối với công chúng yêu văn chương của nước ta thời bấy giờ, bởi theo nhà thơ Đông Hồ, trong cái nhìn của trí thức tiến bộ Việt Nam lúc ấy, nhà thơ Tagore và thánh Gandhi “đều là những chiến sĩ trên trận tuyến chống thực dân, đế quốc”. Cũng kể từ đó, tức từ năm 1929 đến năm 1943, trong vòng 14 năm, tiếp theo Lời tuyên cáo của phương Đông, đã có thêm hai tác phẩm của Tagore được chuyển ngữ sang tiếng Việt. Năm 1929, Diệp Văn Kỳ đã dịch tác phẩm Thần ái tình của Tagore, do Nhứt Đức - thư xã ấn hành. Năm 1939, liên tiếp 6 số liền của tạp chí Tao Đàn, từ số 6 đến số 13, đã đăng tải cuốn tiểu thuyết Ngôi nhà và thế giới (The Home and the World) của Tagore. Năm 1943, tác phẩm biên khảo Thi hào R.Tagore của Nguyễn Văn Hai (bút danh của Kiều Thanh Quế) được Nhà xuất bản Tân Việt phát hành, đã cung cấp cho độc giả nước ta một cái nhìn tổng quan về thân thế, sự nghiệp và vẻ đẹp diệu kỳ của thơ Tagore. Song kể từ sau cuốn sách Thi hào R.Tagore của Nguyễn Văn Hai, trong bối cảnh sục sôi của cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám (1939 - 1945), Cuộc kháng chiến
  • 9. 5 chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), và kể cả những năm đầu tiên đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam - Bắc (1954 - 1957), ở nước ta không có thêm một tác phẩm dịch thuật hay giới thiệu nào về Tagore. Năm 1958, một mốc lịch sử diễn ra trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và đất nước của Rabindranath Tagore với việc Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm chính thức nước Cộng hòa Ấn Độ. Người đã đến thăm Nhà lưu niệm R.Tagore ở Calcutta và trên báo Nhân Dân số ra ngày 19 tháng 3 năm 1958, Người đã nhận xét: “Đại văn hào Rabindranat Tago cả thế giới đều kính trọng”, như là một sự gợi mở cho việc dịch và giới thiệu Tagore ở Việt Nam trong giai đoạn mới. Năm 1961, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của R.Tagore, việc nghiên cứu và dịch thuật các tác phẩm của Tagore được khởi động một cách mạnh mẽ, nhiều tác phẩm của R.Tagore đã được dịch thuật và xuất bản, với sự vào cuộc đầy hào hứng của nhiều nhà thơ, nhà văn, dịch giả tên tuổi như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Yến Lan, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Cao Huy Đỉnh, La Côn, Đào Xuân Quý... Từ năm 1969 đến năm 1974, hàng loạt các tác phẩm thơ của R. Tagore được dịch và xuất bản: Lời dâng (Gitanjali, NXB Ba Vì, 1969, NXB An Tiêm, 1972), Tâm tình hiến dâng (The Gardener - NXB An Tiêm, 1969), Tặng vật (Lover's Gift, NXB An Tiêm, 1973) do Đỗ Khánh Hoan dịch, Mảnh trăng non (Crescent Moon, NXB Nguồn sáng, 1969)..., trong đó nổi tiếng nhất là 3 tác phẩm Lời Dâng, Tâm tình hiến dâng và Tặng Vật do Đỗ Khánh Hoan dịch. Ngoài ra, việc dịch các tác phẩm của ông được đưa vào kế hoạch lâu dài của Nhà xuất bản văn học. Ngày nay, nhiều tác phẩm của R.Tagore đã được dịch ra tiếng Việt và được đưa vào chương trình dạy học ở các bậc học phổ thông và bậc đại học, được in thành các tuyển tập. Cuộc đời và sáng tác của ông được nhiều chuyên gia văn học nghiên cứu và ở Việt Nam đã có bài viết, luận văn nghiên cứu thơ R.Tagore trong sự đối sánh như: Luận văn: Nghệ thuật so sánh ở Trăng non của R.Tagore và bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh3 . Bài viết của Phạm Thị Vân Huyền: Con đường trong thơ tình Rabindranath Tagore và Xuân Diệu dưới cái nhìn so sánh.4 Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu so sánh Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của R.Tagore với các tác giả khác. Nghiên cứu lịch sử Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu và thơ R.Tagore chúng tôi nhận thấy: Các nhà nghiên cứu đã quan tâm về đề tài, chủ đề tình yêu trong thơ của Xuân Diệu và thơ R.Tagore, xuất hiện nhiều bài viết, công trình có giá trị. Tuy nhiên chúng 3 https://webtailieu.org 4 http://thuvienso.cdsphue.edu.vn/doc/con-duong-trong-tho-tinh-rabindranath-tagore-va-xuan-dieu-duoi-cai- nhin-so-sanh-478982.html, tr.19 - 24
  • 10. 6 tôi nhận thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu về Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu và thơ R.Tagore. Những công trình nghiên cứu trên sẽ là những gợi ý bổ ích cho chúng tôi định hướng, giải quyết đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu và thơ R.Tagore, chúng tôi hướng đến mục đích: 1. Khám phá giá trị thẩm mĩ viết về Tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu và thơ R.Tagore trong sự đối sánh. 2. Phát hiện những sáng tạo nghệ thuật và đóng góp của hai nhà thơ trong sự phát triển thơ ca hiện đại. 3. Định hướng cho việc dạy – học trong nhà trường. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của chúng tôi là: - Khảo cứu cơ sở lịch sử xã hội, văn hóa Việt Nam, Ấn Độ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trong mối quan hệ với cuộc đời, sáng tác của Xuân Diệu và R.Tagore. - Khảo cứu, so sánh Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu và thơ R.Tagore từ phương diện nội dung. - Khảo cứu, so sánh những đặc sắc nghệ thuật thể hiện Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu và thơ R.Tagore 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu. Như tên đề tài đã thể hiện: Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu và thơ R.Tagore, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là Tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu và thơ R.Tagore trong sự so sánh tương đồng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu * Với Xuân Diệu, chúng tôi khảo sát các bài thơ trong Tuyển tập Xuân Diệu5 * Với R.Tagore, chúng tôi khảo sát trên bản dịch R.Tagore – Tuyển tập thơ do Đào Xuân Quý chọn dịch và giới thiệu, của NXB Văn hóa – Thông tin Hà Nội năm 2000. Có tham khảo nguyên bản bằng tiếng Anh. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai luận văn, chúng tôi thực hiện những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phương pháp này giúp người nghiên cứu xem xét vấn đề trong sự thống nhất các khía cạnh ở “ngoài” và “trong” văn bản tác phẩm một cách khoa học, lịch sử cụ thể. Nghiên cứu văn bản tác phẩm, hình thức cũng như nội dung, trong mối quan hệ tương tác với các vấn đề lịch sử xã hội giúp chúng tôi đánh giá toàn diện hơn giá trị thẩm mĩ thơ của Xuân Diệu và R.Tagore. 5 (Tập thơ, NXB Văn học, 1961
  • 11. 7 - Phương pháp tiểu sử: Phương pháp này chúng tôi chủ yếu sử dụng ở chương I, phần giới thiệu về con người tác giả và những yếu tố hình thành nên tài năng văn chương. - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Phương pháp này giúp nghiên cứu giải quyết các yêu cầu cảu đề tài theo hướng đã được xác định bởi đối tượng nghiên cứu: tình yêu nam nữ. Việc khám phá tình yêu nam nữ nhằm đánh giá khách quan giá trị của một tác phẩm, tránh được những khái quát tư biện. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Đặt Tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu và thơ R.Tagore trong cái nhìn tương quan để tìm ra những nét tương đồng, khác biệt. Vì không có căn cứ về mối quan hệ trực tiếp giữa hai tác giả này, chúng tôi chủ yếu dùng phương pháp so sánh loại hình, lý giải sự tương đồng, khác biệt từ các hiểu biết về tiểu sử nhà thơ, đặc điểm xã hội, môi trường văn hóa mà hai nhà thơ sống. Chúng tôi đồng thời sử dụng các thao tác cơ bản trong nghiên cứu: Thống kê - phân loại, phân tích - tổng hợp, so sánh... 6. Dự kiến đóng góp của luận văn Đây là luận văn đầu tiên ở Việt Nam tiếp cận Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu và thơ R.Tagore bằng phương pháp luận so sánh. Thành công, luận văn sẽ là tư liệu tham khảo thiết thực cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các nhà trường ở Việt Nam. 7. Cấu trúc luận văn Luận văn của chúng tôi ngoài phần Mở đầu và Kết luận, gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề chung Chương 2. Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu và thơ R.Tagore nhìn từ phương diện nội dung. Chương 3. Những đặc sắc nghệ thuật thể hiện Chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ của Xuân Diệu và thơ R.Tagore.
  • 12. 8 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Một số vấn đề về lý luận 1.1.1. Văn học so sánh a. Văn học so sánh là chuyên ngành gì ? Văn học so sánh trước tiên là một khái niệm khá lỏng lẻo và mơ hồ. Đôi khi là một khái niệm thiếu tính khoa học. Tuy nhiên, việc sử dụng khái niệm này khá rộng rãi và hầu như đã được chấp nhận một cách phổ biến. Tuy nhiên, để hiểu về văn học so sánh như một thuật ngữ khoa học, một chuyên ngành nghiên cứu trong địa hạt nghiên cứu văn học, chúng tôi quay trở lại với căn tự để xác định. Từ “comparative” trong Anh ngữ bắt nguồn từ căn tự Latin “comparativus”. Đây là một khái niệm chỉ sự quan sát hoặc phán đoán dựa trên việc quy nạp các đặc điểm nhằm phát hiện sự tương đồng hoặc dị biệt giữa hai hoặc nhiều đối tượng trên nhiều cấp độ/quy mô/phạm vi khác nhau. Chẳng hạn như văn học so sánh, ngôn ngữ học so sánh, tôn giáo so sánh, văn hóa so sánh, xã hội học so sánh, .... Trên thế giới, chúng ta có thể tham khảo một số quan niệm được chấp nhận một cách rộng rãi như ý kiến của hai nhà nghiên cứu R. Wellek và A. Warren (1949): “ “văn học so sánh là việc nghiên cứu các mối tương liên giữa hai hoặc nhiều đối tượng thuộc phạm vi văn chương”6 . Tuy nhiên ý kiến vừa rồi, nếu xét trên suốt quá trình phát triển của chuyên ngành văn học so sánh thì chỉ mới là quan niệm bước đầu, tương đối dễ chấp nhận, mặc dù còn thiếu sót. Vì rằng, nhiều đối tượng văn học hầu như không có mối tương liên nhưng có nhiều nét tương đồng về lịch sử phát triển. Cùng trong chiều hướng đó, Daniel-Henri Pageaux (1994) cũng cho rằng: “Văn học so sánh là chuyên ngành nghiên cứu những mối quan hệ tương đồng, quan hệ họ hàng hay ảnh hưởng giữa văn học với các lĩnh vực nghệ thuật hay các lĩnh vực tư duy khác, giữa các sự kiện hay văn bản văn học, những mối quan hệ này có thể gần hay xa, trong không gian hay trong thời gian, miễn là chúng thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau, hoặc nhiều văn hoá khác nhau, cho dù có chung một truyền thống”7 . Nhưng xã hội ngày càng phát triển, các mối giao lưu ngày càng được mở rộng. Điều này đồng nghĩa là việc nghiên cứu tương đồng trong VHSS sẽ có thêm nhiều căn cứ. Tuy nhiên, song song với điều đó là việc người ta phát hiện ra nhiều nét tương đông không xuất phát từ mối quan hệ tương liên. Và theo đó, nghĩa là hướng nghiên cứu liên ngành, VHSS cũng được mở rộng chiều kích từ phạm vi, đối tượng lẫn phương pháp nghiên cứu. Đến nỗi có nhà nghiên cứu đã cho rằng Thuyết lý và ứng dụng trong văn chương hậu thuộc địa (Theory and Practice in Post-Colonial Literature) cũng là biểu hiện khác của VHSS trong thời đại mới8 . Có lẽ chính mối quan hệ tương liên ngày từ đầu của 6 Wellek, R., & Warren, A. (1949). Theory of Literature. New York: Harcourt, p.40. 7 Daniel-Henry Pageaux, La littérature générale et comparée, Armand Colin, Paris, 1994, tr. 12 8 Theo Susan Bassnett: Comparative Literature - A Critical Introduction, Blackwell (USA), 1998. (Ngân Xuyên dịch từ bản Anh ngữ, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 10-2006).
  • 13. 9 VHSS đã bắt gặp xu hướng liên ngành của thời đại mới (từ nửa sau thế kỷ XX đến nay) khiến cho VHSS tiếp tục được quan tâm nghiên cứu và mở rộng. Do đó, trong luận văn này chúng tôi xác định VHSS như là chuyên ngành nghiên cứu về mối tương liên (mở rộng) hoặc tương đồng của các văn bản văn học; có thể được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau vượt lên trên những ranh giới về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử xã hội. Qua đó nhằm tìm ra những đặc điểm tương đồng và dị biệt giữa hai hay nhiều đối tượng. Thêm vào đó, chúng tôi cho rằng VHSS từ lúc hình thành như một khoa học đích thực cho đến nay vẫn không ngừng đóng góp rất nhiều hiểu biết cho nghiên cứu văn học, lý thuyết và phê bình văn học, lịch sử văn học, dịch thuật; cũng như đóng góp cho việc nghiên cứu văn hóa – xã hội trên tầm khu vực và toàn càu trong bối cảnh văn học và tương tác giữa các vùng văn học ngày càng được mở rộng. b. Lịch sử phát triển của văn học so sánh thế giới Ở phần này chúng ta có thể tham khảo nhiều tài liệu khác nhau. Ở luận văn này, chúng tôi không có ý khai mở gì thêm về việc nghiên cứu VHSS cũng như hé lộ thêm về lịch sử phát triển của ngành học này. Do đó, chúng tôi sử dụng phương pháp liệt kê để tổng lược về lịch sử phát triển của VHSS: - Năm 1598, Francis Meres đã sử dụng thuật ngữ này trong bài viết "Một bài diễn văn so sánh các nhà thơ tiếng Anh của chúng tôi với các nhà thơ Hy Lạp, Latin và Ý" trong cuốn sách Palladis Tamia - Sau đó, thuật ngữ này được sử dụng trong các tài liệu nghiên cứu của Thiên chúa giáo khi chú thích các vấn đề liên quan trong việc chuyển dịch các cuốn sách ở thế kỷ XVII và XVIII. - Đầu thế kỷ XIX ở Pháp, các từ 'so sánh' và 'văn học' đã được sử dụng cùng nhau như một cụm từ trong một số sách khoa học. - Đến 1886, Hutcheson Macaulay Posnett đã viết một cuốn sách mang tên là “Comparative Literature”9 . Cho nên có thể nói, ông là người xác lập và mở đường cho việc nghiên cứu văn học so sánh một cách cụ thể như một ngành nghiên cứu văn học. Hơn nữa, vào năm 1901, ông còn viết một bài luận ngắn với tên gọi ‘”The Science of Comparative Literature”. Bài viết này thực sự xác lập văn học so sánh như một khoa học bởi việc xây dựng cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu cho địa hạt này. Cho nên chung quy có thể nói, việc hình thành văn học so sánh đã khơi mào từ thế kỷ XVI ở Châu Âu; tuy nhiên phải chờ đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thì văn học so sánh mới định hình như một khoa học Từ đó, các quan niệm nghiên cứu mối tương liên giữa các đối tượng văn học khác nhau đã phân chia lĩnh vực nghiên cứu văn học so sánh thành ra các trường phái khác nhau. Về cơ bản chúng ta có thể nhìn thấy ba chất điểm nổi bật trên bản đồ văn học so 9 Hutcheson Macaulay Posnett, Comparative Literature (London: Kegan Paul, Trench & Co., 1886)
  • 14. 10 sánh thế giới; hay nói khác đi đó là: trường phái Pháp, trường phái Đức, trường phái Mỹ10 . + Trường phái Pháp: chủ yếu là “nghiên cứu ảnh hưởng”; + Trường phái Nga: chủ yếu nghiên cứu mối quan hệ vay mượn; + Trường phái Mỹ: chủ yếu phê phán các nhược điểm của trường phái Pháp; còn về mặt lý thuyết thì trường phái Mỹ thiếu sự nhất quán; + Các trường phái khác: chẳng hạn như ở Tiệp Khắc, Rumani, Ba Lan, Nam Tư… c. Nghiên cứu văn học so sánh tại Việt Nam từ năm 1986 Từ sau 1986, văn học nghệ thuật được sự ủng hộ trong bối cảnh đổi mới chung toàn diện xã hội; theo đó, lý luận văn học nước ngoài được du nhập vào Việt Nam. Không chỉ vậy, các lý thuyết văn học còn được nghiên cứu và ứng dụng đa dạng trên thực tế văn học nước nhà. Trong đó, chúng ta có VHSS. Rất nhiều nhà nghiên cứu có nhiều công trình đóng góp cho diện mạo nghiên cứu VHSS từ 1986 đến nay. Có thể kỷ đến: Trần Thanh Đạm, Nguyễn Văn Dân, Lưu Văn Bổng, Phương Lựu, Trương Đăng Dung, Hoàng Trinh, Lưu Liên, ... với nhiều công trình đáng chú ý, đóng góp rất lớn cho nghiên cứu VHSS Việt Nam11 . Những tài liệu này vừa mang tính nghiên cứu đồng thời cũng là giáo trình được sử dụng trong môi trường đại học. Điều này cho thấy VHSS không chỉ là một trào lưu trong giới nghiên cứu hàn lâm mà đã trở thành một môn học được quan tâm giảng dạy ở bậc đại học. Có thể nói đây là sự du nhập theo chiều sâu của một lý thuyết văn học nước ngoài vào đời sống văn học nước nhà. Các hướng nghiên cứu chính của giới học thuật Việt Nam đối với trường hợp VHSS: - một số vấn đề cơ bản của lý luận văn học so sánh12 ; VHSS ứng dụng13 ; hướng nghiên cứu ảnh hưởng và tiếp nhận14 ; xu hướng so sánh mở rộng15 ; khác biệt trong nghiên cứu song hành (loại hình) chính là tính dân tộc; hướng nghiên cứu liên ngành (Interdisciplinary), ... Đặc biệt hướng nghiên cứu so sánh mở rộng từ văn học đến văn hóa học, triết học, lịch sử, .... Có thể kể đến một số công trình: Nguyễn Như Diệm (Chủ biên) (1996), Triết học Đông - Tây, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội.; Nguyễn Vũ Hảo (2016), Triết học so sánh Đông – Tây, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(104) – 2016; Hội khoa học lịch sử Việt Nam (1997), Người Việt Nam ở Triều Tiên và mối giao lưu văn hoá Việt - Triều trong lịch sử, Hà Nội.; Tôn giáo Hàn Quốc và Việt 10 Bài viết của Trần Đình Sử đã tương đối đầy đủ, do đó, ở luận văn này chúng tôi không có ý đào sâu và mở rộng thêm vấn đề. Chủ yếu dựa trên quà trình phát triển và quan điểm của từng trường phái, chúng tôi có điểm tựa để nghiên cứu đối tượng mà luận văn đã xác định. 11 Có thể tham khảo thêm Cao Thị Hồng (2016), Văn học so sánh ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay; Nguồn: http://phebinhvanhoc.com.vn/van-hoc-so-sanh-o-viet-nam-tu-1986-den-nay/ 12 Như một số công trình của: Trần Thanh Đạm - Dẫn luận văn học so sánh (1995); Nguyễn Văn Dân - Những vấn đề lý luận của văn học so sánh (1995), Lý luận văn học so sánh (1998), và Nghiên cứu văn học lý luận và ứng dụng (1999); Lưu Văn Bổng - Văn học so sánh – Lý luận và ứng dụng (chủ biên, 2001); Phương Lựu - Tìm hiểu lý luận văn học phương Tây hiện đại(1995) và Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX (2001). 13 Theo Lê Phong Tuyết từ 1986 đến 1998 có trên 100 nghiên cứu VHSS; Nguồn: Lưu Văn Bổng (Chủ biên, 2001), Văn học so sánh – Lý luận và ứng dụng, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 797-799. 14 Nhiều tác giả (2005), Văn học so sánh nghiên cứu và triển vọng, (Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh tuyển chọn), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr.38. 15 Chẳng hạn như từ văn học đến văn hóa học so sánh, triết học so sánh
  • 15. 11 Nam: Nghiên cứu so sánh, Hà Nội 2007, Ngô Xuân Bình – Phạm Hồng Thái chủ biên.; Lê Thị Quỳnh Hảo (2011), Văn hóa ứng xử trong truyện cười Việt Nam và Nhật Bản, Tạp chí VHNT số 325, tháng 7-2011,; ..... 1.1.2. Chủ đề trong tác phẩm văn học Đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn học, trong đó, chủ đề là một phạm trù thuộc về nội dung. Nghĩa là chủ đề thuộc về cái ý thức mà nhà văn đặt vào khi tạo tác văn bản. Tất nhiên, có nhiều khái niệm thuộc về nội dung bên cạnh chủ đề nhưng về cơ bản chủ đề trước hết là ý thức. Và cơ bản ý thức luôn mang một ý hướng. Theo bản chất đó, chủ đề trước tiên là cái ý hướng mà chủ thể/tác giả phóng chiếu đến đối tượng và qua đó mở ra thế giới xung quanh đó (thế giới nghệ thuật). Và theo M. Gorki: “Chủ đề là một ý tưởng nảy mầm trong vốn kinh nghiệm của tác giả, do cuộc sống mách bảo cho tác giả, nhưng vẫn còn ẩn náu trong cái vốn ấn tượng của anh ta dưới một dạng thức chưa hình thành và đòi hỏi phải được thể hiện trong những hình tượng, thúc đẩy tác giả tìm cách hình tượng hóa nó”16 . Chủ đề là cái ý hướng giẫy giụa vì rằng nó đòi hỏi. Nó luôn luôn vượt thoát khỏi ý thức. Ý kiến của Gorki quả thật đã trình bày đúng bản chất của chủ đề trong tác phẩm văn học. Chính là bản chất thúc đẩy và đòi hỏi thực hiện. Nó chính là “nguồn năng lượng gốc” cho phép tác phẩm văn khai triển thành hình. Nhưng nếu nói như vậy thì hóa ra chủ đề trở thành nền tảng trước tiên và duy nhất quy định sự hình thành và khai triển của văn bản văn học, nói như vậy là độc tôn chủ đề trong đời sống văn bản. Kỳ thực, nếu sa vào lối độc tôn chủ để, văn bản ấy sẽ trở thành việc sử dụng ngôn từ để phát ngôn cho quan điểm/nhân sinh quan của tác giả. Cho nên nói, chủ đề đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành văn bản nhưng bản thân nó cũng được chính văn bản tạo ra. Nghĩa là chủ đề toát lên từ hiện thực văn bản, từ thế giới nghệ thuật của văn bản mà có được. “Nói chủ đề là vấn đề cơ bản được đặt ra trong tác phẩm, nhưng chủ đề phải được toát lên từ hiện thực trực tiếp, từ hệ thống tính cách thì mới có sức mạnh. Chủ đề sẽ kém tác dụng khi nó chỉ là những vấn đề được phát biểu trực tiếp như một chủ định có trước và người viết lấy hình tượng chắp vá để chứng minh cho luận điểm của mình”17 . Giá trị của một tác phẩm chính là ở chỗ đó. Chính ở sự tương hỗ khăng khít giữa chủ đề và toàn bộ thế giới nghệ thuật của văn bản, tạo thành một thể thống nhất chặt chẽ giữa nội dung và hình thức với những xúc cảm thẩm mỹ nhất định. Nói như vậy cũng có nghìa là, một khi chúng ta nghiên cứu văn bản trên phương diện chủ đề thì đồng thời chúng ta cũng động chạm đến hầu hết thế giới nghệ thuật của văn bản văn học ấy. Đây chính là xuất phát điểm quan trong cho chúng tôi trong việc tiếp cận đối tượng của luận văn này. Từ đó, chúng tôi xác định các “chất điểm”/các khía cạnh mà từ đó chúng tôi có thể thâm nhập vào chủ đề tác phẩm. Cụ thể, “Chủ đề là thành phần cơ bản thuộc về nội dung khái quát của tác phẩm. Nó được cụ thể hóa qua toàn bộ hình tượng tác phẩm, từ cốt 16 M. Gorki (1970), Bàn về văn học tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.194. 17 Lê Bá Hán – Hà Minh Đức (1976), Cơ sở lí luận văn học, Nxb. Giáo dục, tr.13
  • 16. 12 truyện, nhân vật, hành động, lời nói, tư tưởng tình cảm của nhân vật trữ tình, của tác giả ...”18 . Dẫn lại ý kiến này, chúng tôi đặc biệt chú ý đến hình tượng, hành động, lời nói, tư tưởng tình cảm... là những trắc diện mang tính gợi mở cho chúng tôi trong việc nắm bắt chủ đề văn bản. Đây là những cánh cửa mà theo đó chúng tôi có thể đến với đối tượng. Và cũng là nhứng ngã đường là chúng tôi lần theo để có căn cớ so sánh về phương diện chủ đề giữa tình yêu lứa đôi trong thơ Tagore và Xuân Diệu. 1.2. Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Diệu và R.Tagore 1.2.1. Thời đại, cuộc đời, con người a. Thời đại Sau trận Plassey năm 1757, người Anh đã cai trị Ấn Độ gần 200 năm. Cuối cùng họ đã đạt được quyền lực chính trị tại đất nước Ấn Độ và tiến hành khai thác thuộc địa. Xã hội truyền thống của Ấn Độ bắt đầu đi vào quãng thời gian tăm tối. Quyền lực của người Anh đạt đến đỉnh cao vào giữa thế kỷ XIX. Nhưng cũng chính ở đỉnh cao của nó, quyền cai trị của người Anh đồng thời tạo ra sự bất mãn của giới cầm quyền địa phương cùng với sự phẫn nộ của nông dân, trí thức, quần chúng nói chung. Ngay cả những người lính thất nghiệp vì một số đơn vị quân đội của thực dân tan rã cũng quay ra bất mãn và có ý hướng chống đối. Cuối cùng, cơn phẫn nộ này nổ ra thành một cuộc nổi dậy năm 1857. Người Ấn giáo, Hồi giáo, Sikh và tất cả những người con dũng cảm khác của Ấn Độ đã kề vai sát cánh nhằm tống cổ người Anh ra khỏi đất Ấn. Cuộc nổi dậy kéo dài trong vòng một năm và cuối cùng bị người Anh đàn áp. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Meerut vào ngày 10 tháng 5 năm 1857 và kết thúc tại Gwalior vào ngày 20 tháng 6 năm 1858. Từ sau phong trào đó, xã hội Ấn Độ liên tục nổ ra các cuộc nổi dậy, hướng đến độc lập, dân chủ, tự do và tiến bộ. Đây chính là bối cảnh xã hội khi Tagore ra đời và lớn lên. Các phong trào dân chủ và cải cách xã hội liên tục nổ ra, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm tư tình cảm của nhà thơ trẻ. Liên tiếp những thập niên sau đó, xã hội Ấn Độ liên tục dậy sóng để chống lại sự áp bức của người Anh. Tagore lớn lên trong xã hội đó cho nên giữa nghệ thuật và hoạt động xã hội hầu như gắn liền với nhau. Nhà thơ liên tục chứng kiến các hoạt động như: - Champy Satyagraha năm 1917: Đó là satyagraha đầu tiên lấy cảm hứng từ Mahatma Gandhi. Những người nông dân ở quận Bihar của Champara đã bị buộc phải trồng chàm. Trong khi đó, họ hầu như không được trả bất cứ điều gì cho sản phẩm của họ. Điều này dẫn đến một cuộc nổi dậy của nông dân. - Phong trào bất hợp tác năm 1920 được lãnh đạo bởi Mahatma Gandhi vì Cuộc thảm sát Jallianwala Bagh. Phong trào này kéo dài 2 năm từ 1920 đến 1922, thể hiện quan điểm đường lối đấu tranh bất bạo động của thánh Gandhi. Cụ thể là người dân biểu tình từ chối mua hàng hóa của Anh và ủng hộ hàng hóa địa phương. Đây thực sự là giai đoạn quan trọng nhất của Phong trào Độc lập Ấn Độ. 18 Lê Lưu Oanh – Phạm Đăng Dư (2008), Lí luận văn học, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.116.
  • 17. 13 - Tháng ba năm 1930, hoạt động của thánh Gandhi một lần nữa cho thấy rõ ràng đường lối đấu tranh,phản đối bất bạo động. Hoạt động này tiêu biểu cho việc không tuân phục dân sự bất bạo động, cho thấy sự đồng lòng của dân Ấn trên chính quê hương của họ, cho thấy sức mạnh tinh thần của người Ấn trải dài mấy ngàn năm. Cụ thể thánh Gandhi cùng với một đám đông khổng lồ đi bộ từ Sabarmati Ashram đến bãi biển Dandi như một biện pháp phản kháng phi bạo lực chống lại thuế muối đàn áp do chính phủ Anh áp đặt. - Đòi giải phóng Ấn Độ năm 1942: Khi Phiên họp của Ủy ban Quốc hội toàn Ấn Độ đang diễn ra vào ngày 8 tháng 8 năm 1942, trong Thế chiến II. Phong trào bất bạo động tiếp tục nổ ra đòi chấm dứt sự cai trị của người Anh trên đất Ấn. Gandhi đọc bài phát biểu Giải phóng Ấn Độ mà ông đã gửi từ Bombay. Bên cạnh các hoạt động đấu tranh cho độc lập và dân chủ của Ấn Độ, từ giữa thế kỷ XIX người Ấn ý thức rõ ràng về việc nâng cao sức mạnh tinh thần của dân tộc. Và do đó, để tìm lại sức mạnh cho dân tộc, họ trở lại với chính cội nguồn tư tưởng của dân tộc. Chúng ta đang nói đến phong trào Phục Hưng Ấn Độ trên xứ Bengal (Bengal Renaissance). Phong trào này chủ yếu đề cập đến những thay đổi xã hội, văn hóa, tâm lý và trí tuệ ở Bengal trong thế kỷ XIX. Điều đáng nói, đây là kết quả của sự giao thoa tư tưởng giữa một số quan chức bản địa và các nhà truyền giáo người Anh (những nhà truyền giáo đứng trên lập trường nhân văn, tỏ ra thông cảm và ủng hộ tầng lớp trí thức Ấn Độ giáo). Điểm nóng của phong trào Phục hưng ở xứ Bengal là đô thị Calcutta. Đây cũng chính là quê hương của Tagore. Nhà thơ đã sinh ra trong chính cái nôi của sự trỗi dậy của tâm hồn xứ Ấn. Sớm hơn bất kỳ thành phố nào ở Á châu, từ trước năm 1830, Calcutta đã có một bước tiến đáng kể. Chính sự cải cách và đổi mới giáo dục đã tạo đà cho việc phục hứng các giá trị truyền thống. Điều đáng nói là Calcutta đã có một hệ thống trường học sử dụng các phương pháp giảng dạy và sách giáo khoa châu Âu. Theo sáng kiến của riêng họ, giới tinh hoa đô thị đã thành lập trường Cao đẳng Hindu, tổ chức duy nhất theo phong cách châu Âu về học tập chuyên sâu ở châu Á thời bấy giờ. Bên cạnh giáo dục, chính sách khai dân trí cho người Ấn còn đẩy mạnh việc phát triển báo chí, sách vở và các xuất bản phẩm khác. Các ấn phẩm này đã được xuất bản thường xuyên bằng tiếng Anh và tiếng Babga. Để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với sách vở, thành phố xây dựng một số thư viện công cộng theo phong cách Âu châu. Do đó, có thể nói Calcutta hoàn toàn là một điểm sáng về tri thức trong bối cảnh châu Á thời bấy giờ và có thể sánh ngang với các trung tâm học tập ở Châu Âu. Bênh cạnh đó, người dân Calcutta còn nhận thức rõ ràng di sản lịch sử của chính mình, để dựa trên đó họ hướng đến tương lai của chính mình ở một thế giới hiện đại. Xét trên phương diện thời đại, chúng ta dễ dàng nhận thấy điểm giống nhau cơ bản về thời đại của cả hai nhà thơ. Họ đều sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy biến
  • 18. 14 động của lịch sử xã hội. Đặc biệt là các phong trào giải phóng dân tộc; thụ hưởng bối cảnh giao giáo dục giao lưu với Tây phương và bảo lưu tinh thần dân tộc đáng quý. Xuân Diệu xuất hiện trên làng trong lúc xã hội Việt Nam đang diễn ra những hoạt động cách mạng sôi nổi. Phong trào Xô Viết – Nghệ Tính những 1930-1931 làm cho người Pháp có cái nhìn khác về xứ thuộc địa, buộc họ phải tỉnh táo và khôn ngoan hơn trong các chính sách cai trị thuộc địa. Và đây cũng là bằng chúng cho tinh thần của con người xứ An Nam, ý thức về vận mệnh của chính mình và chính dân tộc mình. Và khi Xuân Diệu đạt được vị trí vững chắc trong làng thơ thì hoạt động cách mạng cũng đi đến giai đoạn quyết liệt. Đó là cao trào cách mạng đòi dân sinh, dân chủ (1936-1939). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các hoạt động cách mạng được tập hợp thống nhất về đường lối và nhận thức được tình hình đất nước trong bối cảnh thế giới nói chung để đưa ra những quyết sách đấu tranh đúng đắn. Điều này làm quần chúng lao động ý thức rõ ràng hơn về hoạt động đấu tranh chính trị. Họ trở thành lực lực đấu tranh chính trị hùng hậu. Hơn nữa, kinh nghiệm tích lũy được cho phép con người xứ An Nam càng dứt khoát hơn trên con đường đấu tranh. Và từ 1939 đến Cách mạng tháng Tám 1945, xã hội Việt Nam liên tục biến động. Hoạt động cách mạng ngày càng lớn mạnh cho đến khi giành được chính quyền. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng và tình cảm của giới cầm bút. Rất nhiều nhà thơ ở giai đoạn này đã nhiệt liệt hưởng ứng và trở thành người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa của dân tộc. Xuân Diệu có thể nói là một trong những người hăng hái nhất. Từ ông hoàng thơ tình, hoàng tử thi ca Việt Nam đã trở thành người lính, người chiến sĩ, tham gia đóng góp cho đời sống văn hóa cách mạng. Trở thành một trong những người tiên phong của thời đại mới, hướng văn học nghệ thuật trở thành công cụ chính trị, giúp cho đấu tranh cách mạng của dân tộc. Điểm chung về thời đại:  Sống trong thời đại đầy biến động  Sống trong cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ giành độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ  Tham gia vào các hoạt động cải cách văn hóa, đóng nhiều mặt cho xã hội, đặc biệt là lĩnh vực văn học  Sống trong thời đại giao lưu văn hóa Đông - Tây Tagore Nhà cải cách xã hội, đi diễn thuyết khắp nơi để kêu gọi cho đại đồng Á - Âu Xuân Diệu Tham gia cách mạng của Đảng Cộng Sản giành độc lập dân tộc b. Cuộc đời và con người
  • 19. 15 Về cuộc đời và con người Tagore, chúng tôi muốn nhắc lại và nhấn mạnh ở một vài điểm khả dĩ giúp ích cho việc so sánh với nhà thơ Xuân Diệu. Do đó, chúng tôi trình bày mục này như là việc sơ lược về cuộc đời của nhà thơ Tagore mà thôi. Tagore sinh ngày 7 tháng 5 năm 1861 tại biệt thự của dòng họ Jorasanko ở Calcutta. Ông là con của ông bà Debendranath Tagore và Sarada Devi. Tagore là người trẻ nhất trong số các anh chị em. Gia đình ông đều là những con người tài năng, mỗi người đều có đóng góp nhất định cho xã hội trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Tagore mất mẹ khi còn rất trẻ. Sau này ông còn phải chịu đựng đau thương trước sự mất mát người thân. Cha ông là một chính khách và nhà hoạt động xã hội. Do đó, Tagore chủ yếu được nuôi dưỡng bởi các người giúp việc trong nhà. Sống cùng với anh chị em, thụ hưởng nền giáo dục của gia đình và sau nữa là các hoạt động của phong trào Phục Hưng ở xứ Bengal. Ông tham gia vào phong trào phục hưng ở Bengal khi còn rất trẻ. Cùng với các thành viên khác trong gia đình, ông cũng tham gia tích cực vào đó. Năm 8 tuổi, ông bắt đầu viết thơ và đến năm mười sáu tuổi ông bắt đầu sáng tác âm nhạc. Đồng thời ông bắt đầu xuất bản những bài thơ của mình dưới bút danh Bhanusimha. Năm 1877, ông viết truyện ngắn 'Bhikharini' và năm 1882, tập thơ 'Sandhya Sangit” ra đời. Cho nên có thể nói Tagore trước hết vẫn là một con người của văn chương trước khi trở thành một nhà giáo dục, một nhà cải cách xã hội. Nói về việc hình thành tư tưởng, chúng tôi muốn nói đến hoạt động học tập của Tagore. Giáo dục có vai trò quan trọng đối với sự hình thành tư tưởng. Tagore bắt đầu chịu ảnh hưởng từ truyền thống giáo dục gia đình nhưng bước đường học tập của ông có lẽ nên được tính từ thời kỳ ông tiếp cận với giáo dục Tây phương. Ông bắt đầu học tập ở Brighton (East Sussex) tại một trường công lập. Năm 1878, theo mong ước của cha, ông đến Anh học tập để trở thành một luật sư. Dù không mấy hứng thú với ngành học này nhưng ông cũng đã đến Đại học đường Luân Đôn để theo học luật. Nhưng ông lại bỏ dở nửa chừng và bắt đầu vùi mình vào các tác phẩm của Shakespeare. Bên cạnh đó, ông cũng rất hứng thú với văn học và âm nhạc Anh và Ai- len. Sau đó, ông trở lại Ấn Độ, rồi kết hôn với Mrinalini Devi. Qua việc này, chúng ta thấy, con người Tagore vẫn là con người văn chương, mặc cho các biến động xã hội và ý nguyện của cha thì ông vẫn không ngừng dấn thân vào thế giới chữ nghĩa. Cái đẹp văn chương vẫn không ngừng hấp dẫn ông. Một dấu ấn nữa đối với cuộc đời và con người Tagore chính là người cha đáng kính của ông. Từ nhỏ, cha ông đã mua một vùng đất rộng lớn để thiền định và đặt tên là Chaiiniketan. Debendranath Tagore chính là hình mẫu của một con người thực nghiệm tâm linh để từ đó đánh thức các vấn đề tâm linh trong tâm hồn cậu bé Rabindranath từ thời thơ ấu. Cha ông đã thành lập một “Ashram” vào năm 1863. Từ hình mẫu đó, năm 1901, Rabindranath Tagore thành lập một trường học ngoài trời. Đó là một phòng cầu nguyện với sàn lát đá cẩm thạch và được đặt tên là “The
  • 20. 16 Mandir”. Lớp học còn được gọi với cái tên Patha Bhavana” và hình mẫu giáo dục đó vẫn được tiến hành dù mới đầu chỉ có năm học sinh. Tất cả các lớp học và tiết học đều được tổ chức dưới tán cây và tuân theo các phương pháp giáo dục truyền thống của đạo sư Shishya. Hơn ai hết, nhà giáo dục Tagore sau khi đã thụ hượng đền giáo dục Tây phương lại trở về với cội người xứ Ấn, tìm lại cách thức hình thành tâm hồn của đất Ấn. Ông hướng đến các phương pháp giảng dạy cổ xưa và cho thấy lợi ích của nó khi so sánh với các phương pháp giáo dục hiện đại. Trở lại với bản chất của sự học để lựa chọn phương pháp, Tagore muốn đạt đến hiệu quả tích cức của việc học chứ không phải đưa việc học trở thành quy củ mang tích cứng nhắc và nhàm chán. Học phải là sự thực nghiệm giữa một vũ trụ sinh sôi không ngừng. Điều này kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của người học. Và điều này đáng giá hơn bất cứ sách vở dày cộm nào. Nhưng sau đó, vợ và hai con của ông qua đòi. Ông bỏ đi, sống biệt lập một thời gian. Ông trải qua giai đoạn khó khăn để vật lộn với nỗi khổ niềm đau. Nhất là niềm đau mất mác. Chính điều này ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của ông. Các sáng tác của ông ngày càng được biết đến không chỉ trên đất Ấn mà còn ở phạm vi quốc tế. Nếu như Tagore phải trải qua sự mất mát tình thương, thì Xuân Diệu phải trải qua cảnh thiếu thốn tình thương. Cuộc đời của Xuân Diệu, nỗi ám ảnh lớn nhất là sự côi cút. Ông sinh ngày 2-2-1916 tại Bình Định. Có lẽ về cuộc đời Xuân Diệu, chúng tôi chỉ cần sơ lược qua một vài nét tiêu biểu. Đã có nhiều bài viết nói về cuộc đời ông, do đó, chúng tôi muốn nói nhiều hơn đến con người cũng như các dấu ấn đối với thơ ca của ông. - Tốt nghiệp tú tài, đi dạy học và làm viên chức ở Mỹ Tho; - Trở về Hà Nội viết văn làm báo; - 1943, tốt nghiệp Luật Khoa rồi trở lại Mỹ Tho; - 1944, tham gia Việt Minh sau đó gia nhập Đảng Cộng sản; - Tham gia Hội văn hóa cứu quốc; - Tham gia thành lập và nhiều năm làm ủy viên Hội nhà văn Việt Nam. Trước 1945, có thể nói Xuân Diệu là một trong những lứa thanh niên đầu tiên tiếp cận với hệ thống trường học Pháp ngữ. Đây là điều kiện để người thanh niên ấy tiếp cận với văn chương Âu châu mà trước hết là văn chương Pháp. Điều này đặc biệt quan trong đối với việc hình thành tư duy thơ của ông. Từ lối thơ lãng mạn Lamartine đến thơ tượng trưng Baudelaire đều in hằn dấu vết từng chặng đượng thơ Xuân Diệu, đặc biệt ở giai đoạn trước 1945. Về mặt tinh thần, có thể nói Xuân Diệu thuộc về thế hệ thanh niên Tây học so với lứa trước đó. Do đó, tư duy của ông cũng hiện đại và cấp tiến hơn thế hệ trước nếu không nói là hoàn toàn khác biệt. Đối với tiểu sử của nhà thơ Xuân Diệu, cũng như những bước ngoặt trong cuộc đời, chúng tôi muốn nhắc đến công trình biên soạn của Lưu Khánh Thơ về sự nghiệp và cuộc đời ông. Công trình này đã trình bày khá đầy đủ. Dựa trên đó, chúng tôi xác lập cái nhìn so sánh với nhà thơ Tagore.
  • 21. 17 Nét chung về cuộc đời và con người: + Gia đình có những bi kịch, thiếu thốn tình cảm + Cả đời sống vì văn chương + Dùng văn chương để đấu tranh cách mạng và phát triển tư tưởng nhân sinh quan + Song hành hai phương diện: con người văn chương và con người cách mạng + Tiếp thu nền giáo dục phương Tây từ rất sớm + Nặng lòng với dân tộc, thừa hưởng vốn liếng thi ca dân tộc, ngôn ngữ dân tộc, có tính kế thừa từ thế hệ trước + Đều có hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, sau đó tham gia các hoạt động chính trị xã hội. Tagore + là người dấn thân về cả xã hội và tâm linh; đặc biệt xiển dương và quảng bá quan niệm đại đồng Á-Âu. Xuân Diệu + là người dấn thân chủ yếu vào các hoạt động gắn liền với vận hội của đất nước và dân tộc. 1.2.2. Quan niệm nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác a. Quan niệm nghệ thuật Sinh ra và lớn lên giữa phong trào Phục Hưng ở xứ Bengal, Tagore từ nhỏ đã tiếp thu các giá trị văn hóa truyền thống. Ở thời kỳ niên thiếu, ông bị ảnh hưởng sâu sắc bởi thơ cả cổ điển Ấn Độ, cụ thể là Kalidasa. Từ đó, ông cho ra đời những bài thơ đầu tiên của mình. Hơn nữa, chị gái của ông là cô Swarnakumari, một tiểu thuyết gia có khuynh hướng cấp tiến, cũng ảnh hưởng nhiều đến quan niệm nghệ thuật của ông. Có thể nói, Tagore ngay từ nhỏ đã đứng giữa đôi dòng cũ mới. Bên cạnh đó, cha ông vốn dĩ là một người theo đuổi phép thực nghiệm tâm linh. Năm 1973, ông cùng cha đi hành hướng vài tháng và tiếp thu khá nhiều kiến thức chuyên sâu. Ông còn học theo đọc Sikh khi ở Amritsar, theo đó, ông cho ra đời một số bài thơ viết về tôn giáo và khuynh hướng thiên về tâm linh. Sở dĩ chúng tôi trình bày những vấn đề này là bởi vì đây chính là nguồn gốc ảnh hưởng cho việc hình thành quan niệm nghệ thuật của ông. Trên nền tảng đó, chúng ta nhìn thấy ở Tagore những quan niệm thuộc về chủ nghĩa thần bí/thuyết huyền nhiệm. Có thể nói đây là kết quả của tinh thần văn hóa và đời sống Ấn Độ ngàn đời in hằn trong tâm tưởng của ông. Quan niệm của ông đụng chạm đến hầu hết các vấn đề như triết học, tôn giáo, chính trị, xã hội và ông còn sủ dựng khá nhiều hiểu biết từ huyền thoại và các truyền thuyết trên đất Ấn. Cụ thể về thơ ca, đối với Tagore, thơ ca và âm nhạc hòa hợp trong một thể thống nhất. Đối với người ở xứ Bengal, vẻ đẹp của thơ ca nằm ở sự kết hợp của sức mạnh cảm xúc và vẻ đẹp của ca từ. Và điều này hơn bao giờ hết được bắt gặp ở thơ ca Tagore. Cho nên, dù ở mọi ngóc ngách, dù là kẻ mù chữ, ai ai cũng đều biết đến
  • 22. 18 một số bài thơ hay bài ca của Tagore. Chính bản thân ông quan niệm: “thông qua phương tiện cá nhân ... đi đến phía sau đó hoặc là một hệ thống âm nhạc đến với vẻ đẹp của âm thanh mà tất cả thể thống nhất này đều chồm tay ra nắm lấy”19 . Nhưng sau rốt, văn chương mà cụ thể là thơ ca của Tagore hướng đến Chủ nghĩa nhân văn, trên phạm vị con người Ấn Độ nói riêng và nhân loại nói chung. Tất cả những gì thần thiêng đều thuộc về con người. Tất cả chân lý đều thuộc về con người. Tất cả các giá trị khoa học, văn chương, tôn giáo đều bắt nguồn và gắn liền với tâm linh người. Đây là hạt nhân cốt lỏi trong quan niệm sáng tác của Tagore. Chính khía cạnh này chi phối toàn bộ sự lý giải của ông đối chân lý, nhân tính và đặc biệt là tình yêu (trong đó có tình yêu lứa đôi). “There can not be anything that can not be subsumed (included under) by the human personality, and this proves that the truth of the universe is human truth.”20 . Hơn thế nữa, “The entire universe is linked up with us in a similar manner. It is a human universe. I have pursued this thought through art, literature and the religious consciousness of man”21 . Nguyễn Thị Phương Mai cho rằng: “Với ông, con người chiếm vị trí quan trọng nhất trong mọi sáng tác văn học cũng như trong các nghị luận và hoạt động thực tiễn của ông. Tình yêu thương con người được hun đúc trong ông từ chính cuộc sống hàng ngày của mình, đồng thời nó được cổ vũ và trang bị thêm các lý luận từ kinh điển của Ấn Độ xưa”22 . Quan niệm nghệ thuật đứng về phía con người của Tagore chính là dòng chảy xuyên suốt của sông Hằng ngàn năm trước cho tới hôm này tiếp tục khơi dòng ra khỏi phạm vị xứ Ấn. Từ quan niệm về sự hài hòa của vũ trụ, Tagore đi đến sự hài hòa giữa con người và vũ trụ. Hay nói khác đi, ông quan niệm về các mặt đối lập của cuộc sống, của sinh hiện. Các mặt đối lập này biểu hiện ra như là sự xâm chiếm, hỗn loạn. Nhưng Tagore đã phát hiện ra xu hướng cân bằng của nó. Và đối với sự sáng tạo nói chung, sự cần bằng đó chính là cái đích hướng tới của tâm hồn và cũng là cũng nghệ thuật23 . Quan niệm nghệ thuật về sự hài hòa khiến cho thơ ca Tagore có vẻ đẹp chân phương tiếp chạm với vẻ đẹp hài hòa của tạo vật. Trong đó, tình yêu lứa đôi hướng đến sự hài hòa (niềm đau và hạnh phúc, xa cách và gần gũi, chiếm hữu và tự do) tạo nên vẻ đẹp minh triết cho thơ cả của Tagore. Ngoài ra, quan niệm nghệ thuật của Tagore vươn đến sự hỷ lạc toàn mãn. Nghĩa là là vượt lên trên tính chất hỷ lạc (joy) thông thường. Niềm vui to lớn của sự vận hành theo quy luật vận động bản nhiên của vũ trụ. Đó là niềm vui to lớn, vượt ra 19 Dutta, K. & A. Robinson. Rabindranath Tagore: The Myriad-Minded Man, (St. Martin's Press, 1995)p-317. 20 Chakravarty, Amia. ed. "Note on the Nature of Reality", A Tagore Reader. (New Delhi: Rupa &Com. 2003),p- 110. 21 Chakravarty, Amia. ed. "Note on the Nature of Reality", A Tagore Reader. (New Delhi: Rupa &Com. 2003),p- 110. 22 Nguyễn Thị Phương Mai, Tư tưởng về con người của Rabindranath Tagore trong tác phẩm Sadhana, Tạp chí Triết học, số 12 (271), tháng 12-2013. 23 Rabindranath Tagore (1954), Sadhana - The Realisation of Life, Macmillan and Co., Limited, London, p.96.
  • 23. 19 ngoài niềm vui thông thường của đời người24 . Điều này có lẽ sẽ giúp chúng ta hiểu được kỹ hơn vì sao, tình yêu lứa đôi trong thơ Tagore đều có vẻ vượt lên trên những mối tình thông thường. Niềm hỷ lạc hay hạnh phúc của ái tình, theo đó, phải giúp con người vượt thoát khỏi hoặc ít nhất sẽ nâng đỡ tâm linh con người. Theo lẽ đó, tình yêu lứa đôi có thể hình dung như một con thuyền đưa con người sang bờ bên kia. Nói về sự giao hòa, ở Xuân Diệu chúng ta cũng gắp gặp khát khao giao hòa đó. Đặc biệt trong tình yêu, nhà tho thể hiện khát khao cháy bỏng được giao hòa với đối phương, với nhân tình. Sự giao hòa cho phép tình yêu đi đến tuyệt đích. Những thường thì nhà thơ không tìm thấy, hoặc rất mong manh, sự giao hòa luôn là một cuộc đuổi bắt. “Trong quan niệm về cái đẹp của Xuân Diệu, cái gì cũng song phương, cũng có đôi và cần gọi đôi”25 . Bắt đầu từ sự giao hòa, nhà thơ thể hiện quan niệm nghệ thuật của ông phải gắn liền với tình yêu và tuổi trẻ. Đó là phần đẹp đẽ nhất của đời người. “Muốn tận hưởng trọn vẹn hạnh phúc ở đời, con người cần trẻ trung, khoẻ mạnh cả về thân thể, phải "thức nhọn" mọi giác quan mà thâu nhận. Cái đẹp của con Người ái tình - Tuổi trẻ là tối cao”26 . Quan niệm nghệ thuật của ông bắt nguồn từ nỗi ám ảnh thời gian. Hay nói khác đi, như ý kiến của Đỗ Lai Thúy27 , nỗi ám ảnh thời gian tạo nên quan niệm nghệ thuật của Xuân Diệu, đặc biệt trong các vần thơ tình trước 1945. Nhưng thời gian đối với quan niệm của Xuân Diệu có giá trị hai mặt. Thời gian vừa ban phát những thời gian vừa bào mòn. Tất cả giao hòa, tuổi trẻ và tình yêu là món quà của thời gian đồng thời cũng là bản án của thời gian. Vì con người một khi đã nhận được món quà tình yêu thì thời gian không ngừng uy hiếp giành giật lại. Đó là mâu thuẫn nội tại của thời gian mà cũng là mâu thuẫn không thôi trong quan niệm nghệ thuật của nhà thơ. Chính mâu thuẫn đó khiến cho chủ thể trữ tình không ngừng đi tìm tự do. Tự do là một vấn đề thiết yếu trong quan niệm nghệ thuật của Xuân Diệu. Người ta sống nghĩa là người ta yêu. Người ta yêu nghĩa là người ta phải tự do. Với Tagore, Thơ ca chính là con đường đi đến tự do và trước hết phải là tự do28 . Đây là điểm gặp nhau của hai nhà thơ. Điểm chung về quan niệm sáng tạo nghệ thuật  Đề cao cảm xúc;  Chủ nghĩa nhân văn đề cao con người và cuộc sống;  Gắn liền tâm hồn với cuộc sống tươi đẹp;  Đề cao thơ ca, tình yêu, tuổi trẻ và tự do; Tagore  Chủ nghĩa Huyền bí Xuân Diệu  Chủ nghĩa Lãng mạn 24 Rabindranath Tagore (1954), Sadhana - The Realisation of Life, Macmillan and Co., Limited, London, p.104. 25 Nhiều tác giả, Xuân Diệu – Về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.362. 26 Nhiều tác giả, Xuân Diệu – Về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.368. 27 Nhiều tác giả, Xuân Diệu – Về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.304. 28 Radhakrishnan, S. (1918), Philosophy Of Rabindranath Tagore, Macmillan and Co., Limited, London, p.121.
  • 24. 20  Giao hòa làm tiêu biến các mặt đối lập Giao hòa càng cho thấy không thể giải quyết các mặt đối lập b. Sự nghiệp sáng tác Gần tám mươi năm trôi qua kể từ ngày Tagore tạ thế, tầm vóc và các giá trị từ sự nghiệp của ông vẫn không ngừng ảnh hưởng đến đời sống con người trên đất Ấn nói riêng và trên phạm vi thế giới nói chung. Thậm chí, để hiểu ông, các vấn đề ngày càng được mổ xẻ và tỏ ra phức tạp hơn. Ông vừa là một thành phần của phong trào Phục Hưng ở xứ Bengal vừa là một điềm báo cho kỷ nguyên mới bởi sự nghiệp đồ sộ và trải dài ở nhiều lĩnh vực. Ở phần này, chúng tôi muốn phân chia và tóm lược sự nghiệp trước tác của ông29 , để chúng ta có cái nhìn bao quát trong việc so sánh với nhà thơ Xuân Diệu. Thơ ca: Manasi (1890), Katha (1900), Kahini (1900), Kshanika (1901), Naivedya (1901), Kheya (1906), Sisu (1909), Gitanjali (1910), Balaka (1916), Palataka (1918), Lipika (1921), Puravi (1925), Punascha (1932), Khapchara (1937), Prantik (1938), Navajatak (1940), Janmadine (1941); Kịch: Valmiki Pratibha (1881), Visarjan (1890), Baikunthar Khât (1897), Hasya Koutuk (1907), Saradostav (1908), Raja (1910), Dakghar (1912), Achalayatan (1912), Muktadhara (1922), Natir Pujah (1926), Rakta Karabi (1926), Tasher Desh (1933), Nrityanatya-Chitrangada (1936); Du thuyết: Europe Prabasir Patra (1881), Japan Jatri (1919), Russiar Chithi (1931); Tiểu thuyết: Chokher Bali (1903), Gora (1910), Ghare Baire (1916), Yogayog (1929), Sheshar Kavita (1929); Tiểu luận: Panchabhuter Diary (1897), Vichitra Prabandha (1907), Charitra Pujah (107), Sahitya (1907), Samuha (1908), Swadesh (1908), Samaj (1908), Siksha (1908), Sabha Tattwa (1909), Dharma (1909), Manusher Dharma (1933), Bharat Pathik Ram Mohan Roy (1933), Santiniketan (1935), Chhanda (1936), Kalantar (1937), Visva Parichaya (1937), Banglar Bhasha Parichaya (1938), Sabhyatar Sankat (1941); Ký ức và thư từ: Jivan Smriti (1912), Chhinna Patra (1912), Bhanu Singher Patrabali (1930), Chhele Bela (1940), Atmaparichaya (1943); Hội họa: Chaitralipi Vol. I (1940), Chitralipi Vol.II (1951); Tập truyện: Galpaguchchha (1900), Galpa Salpa (1941); Khúc ca: Gitabitan (1931). 29 Chúng tôi tổng hợp dựa trên một số tài liệu sau: - Kshitis Roy (2012), Rabindranath Tagore – A Life Story (trans. by Lila Tay from the original in Bengali), Publications Division, New Delhi. - Thompson. E.J. (1928), Rabindranath Tagore His Life And Work, Association Press, Calcutta. - Vincenc Lesny (1939), Rabindranath Tagore: His Personality and Work, (translated by Guy McKeever Phillips, with a Foreword by C. F. Andrews), London: Allen & Unwin. - Ernest Rhys (1917), Rabindranath Tagore: a biographical study Macmillan and Co., Limited, London.
  • 25. 21 Sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu30 : Mọi người biết đến Xuân Diệu như là một nhà thơ. Tuy nhiên, ông là một tài năng đa dạng. Sức viết và sự quan tâm tri thức của ông thể hiện ở nhiều lĩnh vực. Ông không chỉ là một nhà thơ, mà còn là một nhà báo, một nhà viết tiểu luận, một nhà văn, nhà dịch thuật. Sự nghiệp mà nhà thơ Xuân Diệu để lại, thật sự đồ sộ. Thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Hội nghị non sông (1946), Dưới sao vàng (1949), Sáng (1953), Mẹ con (1954), Ngôi sao (1955), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau với Cầm Tay (1962), Một khối hồng (1964), Mỵ Chậu Trọng Thủy (dự định, không thấy xuất bản); Hai đợt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970), Mười bài thơ (1974), Hồn tôi đôi cánh (1976), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983). Truyện ngắn: Phấn thông vàng (1939) Bút ký : Trường ca (1945); Miền Nam nước Việt (1945), Việt Nam nghìn dặm (1946), Việt Nam trở dạ (1948), Ký sự thăm nước Hung (1956), Triều lên (1958); Tiểu luận, phê bình: Thanh niên với quốc văn (1945), Tiếng thơ (1951), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Ba thi hào dân tộc (1959), Phê bình giới thiệu thơ (1960), Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm (1961), Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961), Dao có mài mới sắc (1963), Thi hào dân tộc Nguyễn Du (1966), Đi trên đường lớn (1968), Thơ Trần Tế Xương (1970), Đọc thơ Nguyễn Khuyến (1971), Và cây đời mãi xanh tươi (1971), Mài sắt nên kim (1977), Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập 1-1981; tập II- 1982), Tìm hiểu Tản Đà (1982), Thêm thơ nữa cho thơ thời đại chúng ta (dự định, không thấy xuất bản). Dịch: Thi hào Nadim Hitmet (1962), Dịch thơ Vích-to Huy-Go (), V.I. Lênin (1967), Vây giữa tình yêu (1968), Việt Nam hồn tôi (1974), Những nhà thơ Bungari (1978, 1985), Nhà thơ Nicôla Ghiđen (1982), Giới thiệu năm nhà thơ nước ngoài (dự định, không thấy xuất bản). 1.2.3. Thơ của Xuân Diệu và R.Tagore với đề tài tình yêu lứa đôi Đối với Tagore tình yêu không vĩnh cửu nhưng tình yêu tạo ra vẻ đẹp và giá trị vĩnh cửu. Tình yêu cho phép con người toàn mãn trong thế giới tinh thần. Và do đó, nó chính là tự do viễn man, tự do đích thực mà con người có thể tìm thấy trong cuộc đời. Tình yêu cho con người tự do, vì vậy tình yêu giúp con người vượt trên lên sự dung tục của thế giới. Trong tình yêu, tất cả các mặt đối lập trở nên hài hòa, điều phối đến mức sự mâu thuẫn đó thống nhất thành ra một toàn thể tuyệt đẹp, sự triệt tiêu lẫn nhau cũng biến 30 Chúng tôi dựa trên nguồn tài liệu: - Xuân Diệu (1963), Dao có mài mới sắc (bút ký, tiểu luận, phê bình), Nxb Văn học, Hà Nội. - Lưu Khánh Thơ (tuyển chọn và giới thiệu, 2007), Xuân Diệu – Về tác giả và tác phẩm (tái bản lần thứ 6), Nxb Giáo Dục, Hà Nội. - https://vi.wikipedia.org/wiki/Xu%C3%A2n_Di%E1%BB%87u
  • 26. 22 mất. Sự hỷ lạc và tự do theo đó xuất hiện. Tình yêu đích thực do đó phải đồng thời là nó và không phải nó. Nó bao trùm và dung chứa cả những cái vốn dĩ phủ nhận lẫn nhau31 . Cho nên trong cõi yêu, chúng ta vừa nhìn thấy một tagore rất đỗi tĩnh lặng, rất đỗi an nhiên, rất đỗi từ tốn điềm đạm nhưng cũng lại thấy một Tagore rất sục sôi hăng hái tươi vui náo nức và hân hoan. Sự mãnh liệt và thâm trầm cứ thay phiên nhau như các đợt sống tuần hoàn triển khai trong từng con chứ. Thơ tình của Tagore do đó có thể khiến người ta nhìn thấy chính mình trong đó, vì ở nó có tất cả các khía cạnh hầu như đối lập nhau. Cho nên, nó có thể dung chứa những tâm hồn rất khác nhau của bạn đọc. Ở Việt Nam, chúng tôi thật sự tâm đắc với ý kiến của Lý Chánh Trung về thơ tình Tagore: “Như vậy vấn đề không phải là tiêu diệt bản ngã mà làm cho bản ngã trong suốt, hoàn toàn hướng về tình yêu. Chính sự trong suốt này sẽ giải thoát bản ngã khỏi những xiềng xích, giới hạn của nó để hòa hợp với Thượng đế và vũ trụ, vươn đến cái vô biên”32 . Ý kiến này đã nói được chính xác và đầy đủ về sự vận động và phát triển của tình yêu trong thơ Tagore. Tình yêu theo đó, không hoàn toàn thoát ly thực tại. Ngược lại trong chính ở thực tại, tình yêu đã thực hiện được toàn vẹn nhiệm vụ của nó đối với tâm linh người. Đây có lẽ chính là đóng góp to lớn của thơ tình Tagore đối với thơ ca nhân loại. Đối với Xuân Diệu, thơ và tình yêu như hai mặt của một thể thống nhất. Không thể nói chuyện tình yêu mà không nói chuyện thơ và nói chuyện thơ cũng có nghĩa là nói chuyện tình. Thơ Xuân Diệu vì thế cũng có nghĩa là thơ tình. Điều này lý giải vì sao phần đông bạn đọc luôn nghĩ về Xuân Diệu như một nhà thơ tình. Thơ tình Xuân Diệu trước hết coi tình yêu như một vấn đề của việc sống. Vì sống cũng có nghĩa là yêu. Việc yêu và sống không khác nhau, cũng như việc làm thơ và việc yêu là một vậy. Đối với Xuân Diệu, tình yếu xứng đáng được ca tùng. Và không có gì ngại ngùng khi xưng tôn tình yêu và đắm mình vào đó. Tình yêu hiển hiện với vẻ đẹp và ý nghĩa tràn đầy giữa cuộc sống là vì vậy. Nhưng cũng chính vì điều đó, nhà thơ tìm kiếm, truy đuổi, bám riết theo tình yêu. Từ ngả đường tình, nhà thơ đến với ngả đường đời. Nhưng con đường đó cũng có thể là con đường mộng. Tình yêu gắn liền với mộng tưởng. Đó là “Mộng tưởng trong tình yêu, mộng tưởng với thiên nhiên, ảo tưởng với cuộc đời”33 . Vì mộng mới hầu mong giữ được vẻ đẹp và ý nghĩa của tình yêu. Sự dung tục của đời có thể làm sụp đổ và ô uế cuộc tình. Đây cũng là nỗi ám ảnh mộng vàng tan biến. Càng ca tụng, càng tôn vinh ái tình thì lại càng hoảng sợ cuộc tình bị 31 Rabindranath Tagore (1954), Sadhana - The Realisation of Life, Macmillan and Co., Limited, London, p.114. 32 Lý Chánh Trung (1962), Đọc lại tập thơ Gitanjali của Rabindranath Tagore, Tạp chí Đại học, Năm thứ V số 1 (tháng 2-1962), tr.130. 33 Nhiều tác giả, Xuân Diệu – Về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.375.
  • 27. 23 thực tế đời sống phương hại. Do đó, nhà thơ đưa tình vào mộng tưởng. Mộng tưởng do đó chính là môi trường cho tình ái của Xuân Diệu hiển hiện vậy. Nhưng điều này không có nghĩa là nhà thơ xa lìa cuộc sống. Ngược lại, chính việc phủ mộng lên tình yêu thì cuộc đời theo quan niệm của ông mới được bảo toàn. Bảo vệ ái tình trước sức xô đẩy và những cáu bẩn khinh kiếp của lòng người. Ở Xuân Diệu, chúng ta có thể nhìn thấy một niềm tin mãnh liệt. Đó là sự cứu rỗi của tình yêu đối với lòng người. “Tình yêu, trong quan niệm của Xuân Diệu, cũng là một dạng của sự sống. Tinh yêu là ý xuân; bằng tình yêu, với tình yêu, con người có thể thoát khỏi những cặn bã dung tục của đời thường”34 . Điều này cho thấy cả nhà thơ Tagore và Xuân Diệu đều đứng về phía lòng người và trên phương diện tình yêu, họ cùng có một niềm tin mãnh liệt về sức mạnh của tình yêu đối với nhân tính. Tình yêu bảo dưỡng và làm rạng ngời thêm nhân tính. Cầm bằn như Tagore có lần đã nói đại khái rằng nhân tính và tình yêu như mặt trời, có thể bị che khuất nhưng không thể bị dập tắt. Nhưng nếu Tagore với ái tình là sự hài hòa của các mặt đối lập. Nghĩa là vửa thâm trầm vừa mãnh liệt thì ở Xuân Diệu, thường chúng ta chỉ nhìn thấy khía cạnh sục sôi nổi trội hơn cả. Vì “ông đòi hỏi tình yêu phải được bộc lộ một cách nồng nhiệt, bằng cả hành động và lời nói”35 . Xuân Diệu gấp sống, gấp yêu, đôi khi rúng hoảng cuống cuồng. Tình yêu của Xuân Diệu rất thường khi “vội vàng”, rất nhiều khi “giục giã” là vì vậy. Đến đây, chúng ta phát hiện một nghi vấn. Vậy có phải Tagore yêu là sự dâng hiến, còn Xuân Diệu yêu là sự ích kỷ. Tagore yêu cho người, Xuân Diệu yêu ho mình. Điều này chắc sẽ dẫn đến một vài ngộ nhận về thơ tình Xuân Diệu. Kỳ thực, “Xuân Diệu không chỉ sống, yêu cho ngày hôm nay mà còn cho cả tương lai nữa. Ông cũng không phải là người sống theo lối hương thụ như nhận xét của một sô nhà phê bình. Hưởng thụ là chỉ nhận mà không cho, còn Xuân Diệu thì cho rất nhiểu, hiến dâng rất nhiều nhưng chẳng nhận được bao nhiêu. Ông biết quý giá trị của cuộc sống. Đó chẳng phải là một lối sống rất đẹp hay sao ?”36 . Xuân Diệu luôn cho người. Chúng ta không phủ nhận Xuân Diệu thèm khát được đáp lại. Thơ tình Xuân Diệu thường trực là niềm khát khao hồi đáp. Nhưng lại thường không được hồi đáp. Mặc dù vậy, nhà thơ vẫn yêu hết mình và bằng lòng vắt hết lòng mình mang đến những điều tốt đẹp cho ái tình. Đến cuối cùng, chẳng còn màng đến sự đáp trả. Về phương diện này, đây chính là sự dâng hiến trong tình yêu. Thơ tình Tagore và Xuân Diệu đã gặp nhau ở điểm này. 34 Nhiều tác giả, Xuân Diệu – Về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.383. 35 Nhiều tác giả, Xuân Diệu – Về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.384. 36 Nhiều tác giả, Xuân Diệu – Về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.384-385.
  • 28. 24 Tiểu kết chương 1 Sau khi sơ lược một số vấn đề về văn học so sánh, chúng tôi đã xác lập vai trò và tính khả thi của việc nghiên cứu so sánh chủ đề tình yêu lứa đôi trong thơ Tagore và Xuân Diệu. Để làm rõ vấn đề này hơn, chúng tôi đã tìm hiểu về thời đại, con người và các vấn đề tổng quan khác, để có thể bước đầu cho thấy những nét tương đồng cơ bản giữa hai nhà thơ. Đây là nền tảng cần thiết cho chúng tôi tiếp tục đi sâu vào phân tích, mổ xẻ ở các chương tiếp theo. Dựa trên quan niệm nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác, chúng ta có thể nhìn thấy cả hai nhà thơ đều có vai trò quan trọng đối với thi ca dân tộc. Di sản văn chương mà hai nhà thơ để lại thật sự có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của văn chương dân tộc. Bên cạnh đó, ở địa hạt thơ, chúng ta có thể nhìn thấy chủ đề tình yêu đôi lứa nổi bật lên với những giá trị và chiều sâu tinh thần đáng quan tâm. Đây là điểm tựa cho chúng tôi tiếp tục đi sâu và giải quyết các khía cạnh của vấn đề ở các chương sau. Nhìn chung, Xuân Diệu và R.Tagore đều sinh ra và lớn lên trong thời đại đất nước có nhiều biến cố gắn với những sự kiện trọng đại của lịch sử cùng với những đổi thay lớn lao của dân tộc. Sự nghiệp sáng tác dồi dào, có những cống hiến đáng kể đối với nền văn học hiện đại Việt Nam và Ấn Độ. Xuân Diệu và R.Tagore có những điểm tương đồng về quan niệm sáng tác vì thế đã chi phối sâu sắc đến cách lựa chọn nội dung, nghệ thuật trong tác phẩm của hai nhà
  • 29. 25 văn. Đến với tình yêu, Xuân Diệu R.Tagore muốn khám phá thực chất ý nghĩa của nó và đồng thời qua đó, bộc lộ quan niệm sống của mình. Cả Xuân Diệu và R.Tagore đều là người đầu tiên đã đưa vào thơ Việt Nam và Ấn Độ tình yêu thật sự là tình yêu, nghĩa là sự giao cảm tuyệt đối, tuyệt đỉnh, sự hòa nhịp giữa linh hồn và thể xác. Tuy nhiên cái đích mà tình yêu nhằm đạt tới phải là sự hòa hợp cao độ của tâm hồn, là phút giây giao cảm tuyệt vời của những con người. Chương 2. CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG THƠ CỦA XUÂN DIỆU VÀ R.TAGORE NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG Thông qua việc khảo sát 97 bài thơ của Xuân Diệu (chủ yếu ở hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió) và 109 bài thơ của Tagore (chủ yếu ở hai tập Lover's gift và The gardener), chúng tôi nhận thấy một số vấn đề chính yếu được cả hai nhà thơ quan tâm thể hiện. Có thể nói, đây là những khía cạnh đặc hữu trong gia tài thi ca của Xuân Diệu và Tagore. Trong chương này, chúng tôi muốn nghiên cứu sâu về ba phương diện nội dung mà cả hai hai nhà thơ đều trăn trở và quan tâm thể hiện. Đó là những suy nghiệm về ý nghĩa của tình yêu, việc thể hiện các cung bậc cảm xúc yêu và quan niệm về con người tình yêu. 2.1. Suy nghiệm về ý nghĩa của tình yêu Đối với Xuân Diệu, tình yêu và thi ca hầu như không có ranh giới. Vì người sống nhiều về tình yêu, đau khổ cũng nhiều vì tình yêu. Đau khổ vì suy nghiệm hay nói khác đi là những băn khoăn trăn trở không ngừng, những truy vấn không ngừng về tình yêu (hơn 30/9737 bài thơ thể hiện những suy nghiệm về tình yêu). Tất cả những suy nghiệm đó người dùng để kết dệt thành thơ. Cho nên, giữa thơ và tình chỉ là các trắc diện hiện tiền khác nhau của cùng một hiện tượng mà thôi. Có thể gọi là 37 Con số khảo sát của chúng tôi chủ yếu dựa trên sự thể hiện trực tiếp vấn đề suy nghiệm tình yêu. Kỳ thực, những suy nghiệm tình yêu vẫn bàng bạc, len lỏi vào hầu hết các khía cạnh tình yêu của cả hai tập thơ như đã nói. Sự phân định này chủ yếu phục vụ việc phân tích vấn đề suy nghiệm tình yêu. Những bài thơ trực tiếp nói đến suy nghiệm tình yêu: Dối trá, Sầu, Thanh niên, Gửi trời, Thở than, Sắt, Chỉ ở lòng ta, Lời vào tập Gửi hương cho gió, Ca tụng, Hoa nở để mà tàn, Chiều đợi chờ, Yêu mến, …..
  • 30. 26 hiện tượng Xuân Diệu mà ở Tình yêu là mồ chôn, cũng là vực thẳm của tâm hồn. Suy lý ái tình của Xuân Diệu hầu hết xoay quanh vấn đề này.
  • 31. 27 “Tôi biết lắm, trời ơi, tôi biết lắm! Hỡi lòng dạ sâu xa như vực thẳm! ... Nó mênh mông, vô ảnh, bủa vây tôi; Yên ổn đi, thắc mắc đến đây rồi, Mơ ước tới, mà chán chường cũng lại. Và mơn trớn cả một kho ân ái, Tôi một mình đối diện với tình không Để lắng nghe tiếng khóc mất trong lòng.”38 38 Tuyển tập Tự lực văn đoàn (tập III), NXB Hội nhà văn, 2004.
  • 32. 28 (Dối trá – Thơ thơ) Cũng như Xuân Diệu, tình yêu trong thơ Tagore khởi đi từ khao khát. Khao khát là sự trỗi dậy của lòng nên đó chính là bằng chứng cho kẻ bước vào đường yêu. Nhưng nếu Xuân Diệu khao khát yêu, khao khát hòa nhập về phía người tình thì Tagore khao khát nhập hòa với cuộc sống vĩ đại. Đó là khao khát muốn phối ứng với nhịp bước mênh mông của vũ trụ. Cũng là khoảnh khắc tiểu thiên trở về đại thiên. Tình yêu trở thành một cách thế phối ứng với đại thiên tam thiên thế giới. Có lẽ đây là điểm khác biệt căn cơ giữa suy lý về tình yêu giữa Xuân Diệu và Tagore. Nhưng có lẽ nhiều người sẽ lầm tưởng thơ Tagore với khao khát hòa nhập đại thiên/phạm thiên sẽ ít nhiều mang ý hướng ly khai, thoát khỏi cõi thế, mang màu sắc siêu hình yếm thế. Kỳ thực không phải như vậy. Sự giao hòa của đại thiên và tiểu thiên chỉ có thể diễn ra trong cõi thế, trong giây phút hiện tại trên chính mặt đất trần gian này. “Tôi vẫn muốn đòi thêm, thêm nhiều nữa, dù cho đã có bầu trời, hằng hà sa số vì sao, dù cho đã có cả toàn thế giới, tài nguyên bất tận tràn trề; song, nếu nàng là của riêng mình, tôi sẽ mãn nguyện với nơi này nhỏ nhất, trên trái đất mình đang sống hằng ngày”39 . Hẳn nhiên, trong ái tình người thơ đã tìm thấy nghĩa lý của tồn hữu. Chỉ điều đó mới xứng đáng cho người phụng hiến cả tinh thần và thể xác, để đến mức sống nghĩa là yêu vậy. Đó là những ái ân, cận kề, gần gũi. Đó là những kho ước mơ khát khao cháy bỏng. Người biết ước mơ cũng là ngọn lửa thêu đốt lòng mình. Vậy nên, tình yêu trong thơ Xuân Diệu vừa là dưỡng chất của đời người cũng là một thứ độc dược, một thứ lửa ma quái tiêu pha tâm hồn. Vậy chúng ta tự hỏi, người thơ sẽ lấy gì để đánh đổi. Điều gì thực sự xứng đáng để người thơ mạnh dạn dấn bước trên đường tình; để rồi trên từng bước đường ấy cái gì của người sẽ bị tình ái tiêu pha, bào mòn. Còn có thể là điều gì khác được ngoài chính là thanh xuân. Vì tình yêu đâm chồi mãnh liệt và tươi ngời nhất chỉ trên mảnh đất thanh xuân. Nhưng vì đâu có được thanh xuân, vì đâu người biết người có được thanh xuân. Người đã yêu, hành động yêu làm biểu hiện tính chất thanh xuân của sinh hiện. Hành động yêu lập thành thanh xuân hân hoan miên viễn, thơ và tình yêu gắn liền với nhau trong khúc hát tán tụng tuổi trẻ. Tuổi trẻ nghĩa là phút giây. Mà tình yêu thì lại càng ngắn ngủi. Cho nên, tình yêu trong nghĩa lý thoáng chốc của thanh xuân cần phải luôn cuống quýt, cần phải luôn cấp kỳ. 39 Tagore R. (2009), Thơ R. Tagore (Đỗ Khánh Hoan dịch), Nxb Văn học, Hà Nội.
  • 33. 29 “Ngươi đang ở! ta vội vàng dữ quá! Sống toàn tim! toàn trí! sống toàn hồn! Sống toàn thân! và thức nhọn giác quan, Và thức cả trong giấc nồng phải ngủ; Sống, tất cả sống, chẳng bao giờ đủ, Chất chen kho mộng chắc với tình bền, Để đến ngày Thanh Niên vội lên yên, Nghe nhạc hoà, tưởng còn mãi Thanh Niên!”40 40 Xuân Diệu, Gửi hương cho gió, NXB Hội nhà văn, 1992.