SlideShare a Scribd company logo
1 of 119
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Hoài Ngọc
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN
LƯU TRỌNG LƯ
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS PHÙNG QUÝ NHÂM
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Hoài Ngọc
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN
LƯU TRỌNG LƯ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 602 234
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS PHÙNG QUÝ NHÂM
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
3
MỤC LỤC
DẪN NHẬP .......................................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................4
2. Lịch sử vấn đề..........................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................10
4. Mục đích nghiên cứu..............................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................11
6. Cấu trúc luận văn ...................................................................................12
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN NGẮN CỦA LƯU TRỌNG LƯ .....14
1.1. Truyện ngắn và truyện ngắn hiện đại Việt Nam trước năm 1945 ......14
1.1.1. Truyện ngắn – khái niệm, đặc trưng .............................................14
1.1.2. Vài nét về truyện ngắn hiện đại Việt Nam trước 1945..................18
1.2. Lưu Trọng Lư và truyện ngắn của ông...............................................23
1.2.1. Lưu Trọng Lư – tiểu sử, sự nghiệp sáng tác .................................23
1.2.2. Vị trí của truyện ngắn trong sáng tác của Lưu Trọng Lư.............25
1.2.3. Chất thơ trong truyện ngắn của Lưu Trọng Lư ............................32
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TRUYỆN NGẮN LƯU TRỌNG
LƯ....................................................................................................................38
2.1. Đề tài trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư .............................................38
2.2. Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư ....................40
2.2.1. Cảm hứng trữ tình .........................................................................41
2.2.2. Cảm hứng thế sự............................................................................54
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN LƯU
TRỌNG LƯ......................................................................................................69
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................................................69
3.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và tạo dựng tình huống truyện ...........77
3.2.1. Tổ chức cốt truyện.........................................................................77
3.2.2. Tạo dựng tình huống truyện..........................................................79
3.3. Kết cấu ................................................................................................81
3.3.1. Kết cấu tuyến tính..........................................................................81
3.3.2. Kết cấu phi tuyến tính....................................................................88
3.4. Ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư........................94
3.5. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư ................100
KẾT LUẬN ....................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................112
4
DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Nền văn xuôi hiện đại Việt Nam ra đời từ khoảng cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX. Trong giai đoạn giao thời của nền văn học (từ cuối thế kỉ XIX đến
năm 1930), văn xuôi chưa có nhiều thành tựu nổi bật. Nhưng bước sang giai
đoạn 1930 – 1945, nó phát triển mạnh mẽ chưa từng có và gặt hái nhiều thành
quả to lớn.
Bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn là một thể loại kết tinh thành tựu của
văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Chưa bao giờ truyện ngắn nước ta
lại phong phú và đặc sắc như thế: truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công
Hoan; truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh; truyện
ngắn phong tục của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân; truyện ngắn viết về cái đẹp
một thời vang bóng của Nguyễn Tuân; truyện ngắn viết về người nông dân và
người trí thức nghèo mang tư tưởng sâu sắc, ý nghĩa khái quát rộng lớn với
những trang miêu tả, phân tích tâm lí đạt tới trình độ bậc thầy của Nam
Cao,… Mỗi nhà văn mỗi phong cách đã góp phần tạo nên một diện mạo đa
dạng và đầy sức sống của truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
Tuy nhiên, bên cạnh các cây bút truyện ngắn đã thực sự khẳng định
được tài năng và có một vị trí vững vàng trong nền văn học dân tộc và trong
lòng công chúng, vẫn còn không ít tác giả mà mấy chục năm qua, vì lí do này
khác, ít được nhắc đến, chỉ tới gần đây một số mới được phát hiện lại như
Xuân Diệu, Thế Lữ, Thanh Châu, Ngọc Giao, Trần Tiêu,…
Lưu Trọng Lư có lẽ cũng là một trường hợp như thế. Ông vốn là một thi
sĩ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Nhắc tới Lưu Trọng Lư, chúng ta không
thể không nhớ đến những vần thơ đa tình và ảo mộng, trong đó có Tiếng thu
từng làm thổn thức, ngân vang, vương vấn trái tim bao thế hệ.
5
Không chỉ có một di sản thơ đặc sắc, Lưu Trọng Lư còn sáng tác một
khối lượng văn xuôi phong phú, trong đó có nhiều truyện ngắn. Tuy nhiên,
truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, cũng như văn xuôi của ông nói chung, ít được
chú ý so với thơ của ông. Có lẽ vì thế mà có rất nhiều truyện ngắn của Lưu
Trọng Lư, sau lần đầu tiên công bố cách đây hơn nửa thế kỉ, đã rơi vào quên
lãng. Mãi đến năm 2011, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của tác giả, các
truyện ngắn đó mới được sưu tầm và công bố lại đầy đủ. Bấy giờ, độc giả mới
được tiếp xúc gần như toàn bộ truyện ngắn Lưu Trọng Lư, từ đó chú ý hơn
đến ông với tư cách một cây bút viết truyện ngắn.
Truyện ngắn của Lưu Trọng Lư đã bị lãng quên trong một thời gian
dài, có thể do chúng không thành công như thơ của ông hay cũng không đặc
sắc như truyện ngắn của các nhà văn cùng thời. Nhưng dù sao đi chăng nữa,
việc tìm hiểu truyện ngắn Lưu Trọng Lư một cách toàn diện, hệ thống nhằm
phát hiện và ghi nhận lại những giá trị của nó cũng là việc đáng làm. Với suy
nghĩ như vậy, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài tìm hiểu Đặc điểm truyện
ngắn Lưu Trọng Lư. Đây cũng là cách chúng tôi bày tỏ tấm lòng yêu quý
trước tài năng đa dạng của ông và sự trân trọng đối với những di sản văn
chương của dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
Con đường hoạt động nghệ thuật của Lưu Trọng Lư trải dài hơn nửa
thế kỉ. Ở đó, Lưu Trọng Lư nhận được nhiều sự yêu thương, quan tâm ưu ái
của độc giả, giới văn sĩ và những người nghiên cứu. Cho nên, có nhiều công
trình, bài viết đã nghiên cứu về quê hương, con người và cuộc đời nghệ thuật
của Lưu Trọng Lư. Tuy nhiên, trong các công trình, bài viết này, hầu hết các
nhà nghiên cứu đều tập trung, đi sâu vào những sáng tác thơ của Lưu Trọng
Lư, đặc biệt là thơ trước Cách mạng tháng Tám.
6
Lưu Trọng Lư với tư cách một nhà thơ đã được ghi nhận và đánh giá.
“Có thể tóm tắt tất cả những ý trong thơ của Lưu Trọng Lư vào hai chữ tình
và mộng. Lưu Trọng Lư là một thi sĩ đa tình và mơ mộng. Ông say sưa tất cả
những cái đẹp của người và của tạo vật, tấm lòng ông lúc nào cũng thổn thức,
trí não ông lúc nào cũng mơ màng, ông đem xáo trộn thực với mộng, mộng
với thực, thổ lộ nên những lời thơ huyền ảo vô cùng” [52, 672]. Thơ Lưu
Trọng Lư còn là những vần thơ chứa đựng nhiều cảm xúc chân thành và rất
giàu nhạc điệu: “Âm nhạc là đặc trưng nổi bật, là nhịp mạnh của Thơ mới. Đó
là một sự sáng tạo kì diệu của nó. Và trong Thơ mới, Lưu Trọng Lư là nhà
thơ, nhạc sĩ hơn cả, thơ Lưu Trọng Lư hầu như chỉ là những bản nhạc thuần
túy, những bản nhạc mờ ảo trên nền những bức tranh cũng mờ ảo” [27, 287-
288]. Về thơ Lưu Trọng Lư sáng tác sau năm 1945, nhà nghiên cứu Nguyễn
Văn Long nhận xét: “Lưu Trọng Lư là một trong số những nhà thơ lớp cũ đã
sớm tìm được tiếng nói mới cho thơ ở những ngày đầu kháng chiến. Từ bỏ
những cảm xúc, những hình ảnh và ngôn từ quen thuộc của “thơ mới”, Lưu
Trọng Lư đưa thơ mình về gần với tâm tư, tiếng nói và cách diễn tả của quần
chúng. Trong xu hướng đại chúng hóa của thơ ca kháng chiến, Lưu Trọng Lư
đã sớm góp được tiếng thơ khỏe khoắn, chân thực” [27, 92].
So với thơ, truyện ngắn của Lưu Trọng Lư ít được quan tâm hơn. Cho
nên, hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào lấy truyện ngắn Lưu
Trọng Lư làm đối tượng nghiên cứu. Truyện ngắn thường chỉ được nhắc đến
cách rất sơ lược trong các bài viết về sự nghiệp sáng tác của Lưu Trọng Lư.
Các ý kiến nhận định cũng chỉ xoay quanh ba truyện ngắn đầu tay in trong tập
Người sơn nhân, còn những truyện ngắn viết sau đó hầu như không được
nhắc tới.
Có thể điểm qua một số ý kiến của các nhà nghiên cứu nhận định về
truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, như sau:
7
Năm 1933, khi tập truyện Người sơn nhân ra mắt công chúng, Phan
Khôi đã nhận định truyện ngắn Người sơn nhân (của Lưu Trọng Lư) và Hồn
bướm mơ tiên (của Khái Hưng) là hai tác phẩm văn học khá nhất trong năm
1933 [42, 5].
Trong loạt bài mang tiêu đề chung Văn học Việt Nam hiện đại đăng
nhiều kì trên tuần báo Loa ở Hà Nội từ tháng 7 đến tháng 10/1935, nhà phê
bình Trương Tửu đánh giá cao các truyện ngắn Người sơn nhân, Ly Tao tuyệt
vọng và coi Lưu Trọng Lư là một trong ba nhà văn có lối tả cảnh mới mẻ
nhất, tính đến thời điểm ấy. “Bốn truyện Người sơn nhân, Tiếng địch trong
rừng sim, Hương giang sử, Ly Tao tuyệt vọng đã thiết lập cho ông một vị trí
chức sắc trong làng văn hiện đại” [56, 146].
Năm 1942, trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan cho rằng truyện
Người sơn nhân “cũng cảm động, nhưng cũng không phải tốt đẹp quá như lời
Phan Khôi đã phê bình”. “Trong tập truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, Người
sơn nhân có thể coi là một truyện kết cấu khéo léo. Thế thôi. Còn hai truyện
kia là thứ truyện tầm thường, không có gì đặc sắc cả. Ngay những truyện
ngắn về sau này của Lưu Trọng Lư cũng đều tầm thường cả” [52, 684].
Mục từ “Lưu Trọng Lư” trong Từ điển văn học (1983) chỉ nhắc qua về
tập truyện ngắn Người sơn nhân: “1933, xuất bản tập Người sơn nhân, gồm
ba truyện ngắn và mười bài thơ, gây được chú ý” [18, 904].
Trong Thơ – những gương mặt, tác giả Thiếu Mai nhận xét: “Lưu
Trọng Lư, ngoài thơ ra còn viết nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn. Truyện của
anh phần lớn có tính chất hoài cổ (Chiếc cáng xanh, Dòng họ) hoặc đi sâu vào
tình ái lãng mạn (Huế, một buổi chiều, Cô gái hái dâu), hoặc miêu tả những
chuyện thần tiên ma quái (Huyền không động), nói chung thuộc xu hướng
lãng mạn tiêu cực. Tuy vậy trong số đó nổi bật lên vài truyện phảng phất đôi
8
chút tinh thần dân tộc và ý thức phản kháng chế độ (Con voi già của vua Hàm
Nghi, Người sơn nhân), hoặc trân trọng đối với cuộc sống cay cực của người
nghèo (Con chim sổ lồng, Khói lam chiều) [27, 208].
Trong Lời giới thiệu Lưu Trọng Lư tuyển tập (thơ, văn xuôi, kịch thơ)
năm 1987, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long có những nhận xét về ba truyện
ngắn trong tập Người sơn nhân: “Người sơn nhân là một tiếng nói phản
kháng, một khao khát tự do nhưng khá mơ hồ và bế tắc (…) Truyện Con chim
sổ lồng có sự cảm thông với số phận của một đứa trẻ nghèo, bút pháp của
truyện gần với tả thực hơn, có pha một chút chua chát. Ly Tao tuyệt vọng đậm
màu sắc lãng mạn huyền hoặc, nhưng mang được mối đồng cảm xót xa với
thân phận những kẻ sĩ bạc mệnh” [39].
Trong Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (từ cuối thế kỉ XIX đến
1945) xuất bản năm 2001 có bảy mục từ lược thuật bảy tác phẩm tự sự của
Lưu Trọng Lư, trong đó có đề cập đến tập truyện Người sơn nhân với ba
truyện ngắn Người sơn nhân, Con chim sổ lồng, Ly Tao tuyệt vọng. Bên cạnh
việc tóm tắt ba câu chuyện trên, các tác giả còn nhận xét: “Trong tập truyện
này, Người sơn nhân là truyện hay hơn cả. Kết cấu của truyện khéo léo, chặt
chẽ, những đoạn đối thoại giữa ông cố đạo và ngươi sơn nhân giàu tính triết
lý và có kịch tính” [2, 236].
Trong bài viết Văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư in trong Lưu Trọng Lư,
tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết (năm 2011), nhà nghiên cứu Lại Nguyên
Ân đã đưa ra một số nhận xét về mảng văn xuôi Lưu Trọng Lư viết trước năm
1945. Trước tiên, nhà nghiên cứu đã điểm lại lịch sử nghiên cứu, đánh giá văn
xuôi của Lưu Trọng Lư từ trước đến nay. Theo ông, “sự nghiệp văn nghệ của
Lưu Trọng Lư với tư cách nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt
Nam thế kỉ XX, thoạt nhìn, cho đến những năm đầu thế kỉ XXI, tưởng chừng
9
như được ghi nhận và đánh giá ổn thỏa; nhưng nhìn kỹ, ta lại thấy nhiều nét
trái ngược. Chẳng hạn, theo một nền nếp “phân vùng” có từ thời bao cấp, Lưu
Trọng Lư được nghiễm nhiên coi như một “nhân sự” thuộc giới sân khấu nên
giới chức quản lý văn học đôi khi tặc lưỡi bỏ qua ông, hoặc người ta xem ông
chỉ như nhà thơ để khỏi phải tính đến ông như người viết văn xuôi, viết
truyện, bất chấp cái thực tế là: số truyện ngắn truyện dài của Lưu Trọng Lư đã
viết và đã in ra trong toàn bộ đời văn của mình nhiều gấp vài ba lần số tập thơ
hay số vở kịch ông đã viết, đã dàn dựng” [42, 9]. Kế đến, tác giả bài viết liệt
kê các nguồn tư liệu sách, báo mà ông và người bạn đã sử dụng trong công
việc sưu tầm các tác phẩm văn xuôi của Lưu Trọng Lư để hoàn thành bộ sưu
tập Lưu Trọng Lư tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết. Cũng trong bài viết
này, Lại Nguyên Ân đã đưa ra nhiều nhận xét đi sâu vào các phương diện nội
dung và nghệ thuật của văn xuôi Lưu Trọng Lư. Theo Lại Nguyên Ân, “thế
giới thơ của Lưu Trọng Lư thật ra không tách rời, mà ngược lại, có sự tiếp nối
với thế giới văn xuôi do ông sáng tạo, đó là cuộc sống trong các truyện ngắn,
truyện dài ông viết” [42, 14]. Truyện của Lưu Trọng Lư có nhiều loại: truyện
thần tiên, ma quái; truyện truyền thuyết, dã sử; truyện tâm lý xã hội hoặc
truyện thế sự. Trong những truyện thần tiên, ma quái, Lưu Trọng Lư thường
dùng lời văn kể chuyện và lối mô tả khá ước lệ và gần gũi với giọng thơ lãng
mạn của ông; còn đề tài hầu hết những truyện thần tiên này là đề tài tình yêu,
những tình yêu không bị giới hạn bởi ranh giới tiên – tục, thần – người, thầy
tu – gái điếm. Khả năng cảm nhận và biểu hiện đời sống đương thời của ngòi
bút viết truyện Lưu Trọng Lư cũng được nhắc đến. Theo tác giả bài viết,
những dáng nét đời sống đương thời, cụ thể như dáng nét của giới học sinh
Hà Thành những năm 1930, của nam nữ học sinh xứ Huế ở tác phẩm Lưu
Trọng Lư “có lẽ còn rõ rệt hơn thậm chí so với không ít tác phẩm của các tác
gia trong Tự Lực văn đoàn, hoặc so với một vài đàn anh trong số những người
10
cùng cộng tác với nhà Tân Dân như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố” [42,
17]. Về thế giới nhân vật trong truyện của Lưu Trọng Lư, theo Lại Nguyên
Ân, kiểu nhân vật nổi bật là những con người thất bại. Sau cùng, Lại Nguyên
Ân khẳng định, lãng mạn là nét phong cách khá nổi bật ở văn xuôi tự sự trước
1945 của Lưu Trọng Lư.
Trên đây là một số ý kiến nhận xét của các nhà nghiên cứu về những
vấn đề có liên quan đến đề tài. Qua đó có thể khẳng định rằng chưa có một
công trình nghiên cứu nào lấy truyện ngắn của Lưu Trọng Lư làm đối tượng
nghiên cứu độc lập và toàn diện. Những nhận định về truyện ngắn Lưu Trọng
Lư từ trước đến nay còn khá ít ỏi và mang tính sơ bộ. Tuy nhiên, đáng ghi
nhận ở chỗ mặc dù các nhà nghiên cứu chưa hoàn toàn thống nhất trong việc
đánh giá khả năng viết truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, song đều công nhận
một số truyện ngắn của ông là khá đặc sắc. Những ý kiến của nhà nghiên cứu
đi trước, đặc biệt ý kiến của Lại Nguyên Ân, là những định hướng quý báu
cho việc tìm hiểu truyện ngắn Lưu Trọng Lư nói riêng, văn xuôi Lưu Trọng
Lư nói chung của những người nghiên cứu tiếp sau. Trên cơ sở tiếp thu, kế
thừa những ý kiến và thành tựu nghiên cứu đó, chúng tôi sẽ nỗ lực khảo sát,
phân tích những truyện ngắn của Lưu Trọng Lư nhằm phát hiện, lí giải, khái
quát những đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn của ông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trước năm 1945, Lưu Trọng Lư sáng tác khá nhiều truyện ngắn. Các
truyện ngắn của ông được được in thành sách hoặc đăng trên các báo thời bấy
giờ. Phần lớn truyện ngắn này được sưu tầm và tập hợp lại trong Lưu Trọng
Lư – tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết (tập 1) do Nhà xuất bản Lao động -
Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông tây phát hành năm 2011. Bao gồm 26
truyện ngắn: Người sơn nhân, Con chim sổ lồng, Ly tao tuyệt vọng, Cô bé hái
11
dâu, Chân ái tình, Cái đời hát xẩm, Anh Neo, Bạn tôi, Cái chết hiếu danh,
Chiêm Thành, Con vú em, Thi sỹ, Con sáo, Chiếc áo rét, Bó lan trắng, Người
mua hoa, 15 truyện ngắn, Nàng Vân may áo chồng, Sầm Sơn vui thú xiết bao,
Tình trong giây lát, Cái vò sữa của cô Perrette, Một lần tôi đi qua, Bạn tôi
cưới vợ, Em hãy còn thơ, Cắm neo, Khỏi truông.
Các truyện ngắn vừa kể trên là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu, để làm rõ những giá trị nổi bật của chúng, chúng
tôi cũng sẽ so sánh, đối chiếu với một số sáng tác thơ và văn xuôi khác của
Lưu Trọng Lư, cũng như truyện ngắn của một số nhà văn cùng thời như Khái
Hưng, Thạch Lam, Xuân Diệu, Nam Cao…
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung tìm hiểu một số phương
diện thuộc nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện ngắn Lưu Trọng Lư
như đề tài và cảm hứng nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, xây dựng
kết cấu và ngôn ngữ tác phẩm. Những yếu tố này sẽ giúp chúng tôi thấy được
một cách tương đối khái quát những nét đặc sắc, riêng biệt trong truyện ngắn
Lưu Trọng Lư.
4. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu này, mục đích của chúng tôi là tìm kiếm, phát
hiện và ghi nhận lại những giá trị nổi bật của truyện ngắn Lưu Trọng Lư.
Chúng tôi hi vọng sẽ có những đóng góp nhất định trong việc đem đến một
cái nhìn tương đối toàn diện và sâu sắc hơn về truyện ngắn Lưu Trọng Lư;
góp phần làm phong phú những hiểu biết về Lưu Trọng Lư, không chỉ như
nhà thơ tài năng mà còn như nhà viết truyện ngắn đặc sắc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã dựa trên quan điểm Mác-xít trong
nghiên cứu văn học. Đó là việc nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với bối
12
cảnh lịch sử và hoàn cảnh xã hội; xem xét tác phẩm trong mối quan hệ giữa
nhà văn – cuộc sống và bạn đọc; chú ý qui luật thống nhất nội tại giữa nội
dung và hình thức trong tác phẩm văn học.
Chúng tôi cũng vận dụng những thành tựu của các khoa học liên ngành
như lý luận văn học, thi pháp học, phong cách học, phương pháp luận nghiên
cứu văn học,… trong quá trình nghiên cứu.
Ngoài những vấn đề có tính chất phương pháp luận như trên, trong quá
trình thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp
chủ yếu, cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích –tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong
luận văn. Đi từ việc khảo sát, phân tích từng truyện ngắn, từng yếu tố nổi bật
trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và nghệ thuật, chúng tôi sẽ đưa ra
những nhận xét khái quát về đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư.
- Phương pháp hệ thống: khi xem xét các yếu tố trong mỗi truyện ngắn
của Lưu Trọng Lư, chúng tôi luôn đặt chúng trong hệ thống chỉnh thể của tác
phẩm. Đồng thời đặt mỗi tác phẩm trong hệ thống lớn hơn là những sáng tác
cùng thể loại, rộng hơn nữa là toàn bộ sáng tác của tác giả để thấy được cái
riêng của từng truyện cũng như cách viết truyện ngắn của tác giả.
- Phương pháp so sánh cũng được chúng tôi sử dụng trong phạm vi
nhất định. Để thấy cái riêng độc đáo và sự đóng góp của Lưu Trọng Lư trong
nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh với một số
cây bút truyện ngắn khác như Thạch Lam, Thanh Tịnh,… về từng vấn đề có
liên quan.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như
phương pháp tiếp cận thi pháp học, phương pháp lịch sử,…
13
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, luận văn được trình bày thành ba
chương:
Chương 1: Khái quát về truyện ngắn của Lưu Trọng Lư. Ở chương này,
ngoài việc nhắc lại khái niệm truyện ngắn và vài nét về truyện ngắn Việt
Nam hiện đại trước 1945, chúng tôi sẽ tìm hiểu sơ lược về vị trí của
truyện ngắn trong toàn bộ di sản văn học của Lưu Trọng Lư.
Chương 2: Đặc điểm nội dung của truyện ngắn Lưu Trọng Lư. Ở chương
này, luận văn tập trung miêu tả đặc điểm của hai phương diện thuộc về
nội dung của truyện ngắn Lưu Trọng Lư là đề tài và cảm hứng nghệ
thuật.
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Lưu Trọng Lư. Ở đây,
người viết sẽ tìm hiểu đặc điểm của cách xây dựng nhân vật, cốt truyện
và kết cấu, ngôn ngữ nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong truyện
ngắn Lưu Trọng Lư.
14
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN NGẮN CỦA LƯU TRỌNG LƯ
1.1. Truyện ngắn và truyện ngắn hiện đại Việt Nam trước năm 1945
1.1.1. Truyện ngắn – khái niệm, đặc trưng
Truyện ngắn là một thể loại không thể thiếu trong bất kì nền văn học
dân tộc nào. Đây là một thể loại hết sức gần gũi và có nhiều ý nghĩa đối với
sự phát triển toàn diện và vững chắc của văn học, cũng như đối với sự rèn
luyện mài dũa ngòi bút của các nhà văn.
Truyện ngắn là một khái niệm quen thuộc nhưng tìm một định nghĩa
duy nhất, đầy đủ, chính xác về nó thì không dễ. Trong Từ điển văn học bộ
mới, truyện ngắn được xác định là “một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được
viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện đời sống của con người và
xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích
hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ” [18,
1846-1847]. Mục truyện ngắn trong Từ điển thuật ngữ văn học ghi nhận
truyện ngắn là “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao
trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng
cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một
mạch, đọc một hơi không nghỉ” [22, 370].
Các nhà văn, với trải nghiệm thực tế của mình, đã đưa ra những cảm
nhận cụ thể và một số đúc kết đa dạng. Aimatov đã phát biểu: “Truyện ngắn
giống như một thứ tranh khắc gỗ, lao động nghệ thuật ở đây đòi hỏi chặt chẽ,
cô đúc, các phương tiện phải được tính toán một cách tinh tế, nét vẽ phải
chính xác. Đây là một việc vô cùng tinh tế. Xoay xỏa trên một mảnh đất hẹp,
đó chính là chỗ để cho truyện ngắn phân biệt với các thể tài khác” [49, 146].
15
Nhấn mạnh đến chi tiết, Nguyễn Công Hoan cho rằng: “Truyện ngắn không
phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết” [63, 186].
Các quan niệm trên đều thống nhất nhận diện truyện ngắn ở những tiêu
chí cốt lõi sau:
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Hình thức “nhỏ”, “ngắn” là dấu
hiệu đầu tiên để người đọc nhận diện truyện ngắn. Dung lượng truyện ngắn
kéo dài từ vài chục chữ đến khoảng 20000 chữ. Nếu tính theo số trang, dung
lượng của một truyện ngắn thường co giãn khoảng từ 3 đến 50 trang. Dưới
con số 3 trang, người ta gọi là “truyện ngắn mini”, “truyện ngắn trong lòng
bàn tay”; trên con số 50 trang, người ta gọi là truyện vừa; trên 100 trang là
tiểu thuyết. Những cách gọi này tương ứng với các khái niệm “đoản thiên tiểu
thuyết” (truyện ngắn), “trung thiên tiểu thuyết” (truyện vừa) và “trường thiên
tiểu thuyết” (tiểu thuyết) vốn phổ biến ở nước ta thời kì đầu văn xuôi tự sự
hiện đại. Tuy nhiên, tính chất “nhỏ” của truyện ngắn không chỉ nằm trong
dung lượng, mà quan trọng hơn là ở cách nắm bắt cuộc sống của thể loại.
Truyện ngắn không có tham vọng ôm vào mình một hiện thực rộng lớn,
hoành tráng. Ngắn ở đây đồng nghĩa với hàm súc, tinh lọc. Nguyên tắc chung
nhất của truyện ngắn không cho phép dồn ép hoặc nhồi nhét rút gọn nội dung
của một truyện dài, hoặc một hình thức tương đương như thế, thành một
truyện ngắn. Như vậy, ngắn gọn trong truyện ngắn là cái ngắn gọn tinh lọc và
chặt chẽ. Sekhov, một bậc thầy truyện ngắn thế giới đã ví: “Truyện ngắn cũng
y như trên boong tàu quân sự, ở đó tất cả phải đâu vào đấy, không có cái gì
được thừa. Khác với truyện dài và truyện vừa, truyện ngắn phải là “một lát cắt
gọn gẽ”, “toàn truyện là một vòng tròn khép kín không quá dài, không quá
ngắn, không xô đẩy xộc xệch, thậm chí không thừa một chi tiết nào” [60,
365].
16
Bên cạnh đặc điểm “ngắn”, các nhà nghiên cứu còn khu biệt truyện
ngắn ở tính chất giới hạn trong việc phản ánh đời sống và ở hiệu quả nghệ
thuật mà nó tạo ra khi so sánh với một thể loại gần gũi là tiểu thuyết.
Cùng thuộc về loại hình tự sự hư cấu, truyện ngắn gần gũi tiểu thuyết ở
chỗ nó cũng có khả năng phản ánh hầu hết các phương diện của đời sống như
đời tư, thế sự hay sử thi. Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời hay một
đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái
chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện, mà ở cái nhìn tự sự đối
với cuộc đời.
Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự
đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một
hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống
tâm hồn của con người. Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự
kiện phức tạp. Và nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới, thì nhân
vật của truyện ngắn là mảnh nhỏ của thế giới ấy. Truyện ngắn thường không
nhắm tới việc khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong
tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho
một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của con
người. Mặt khác, do đó truyện ngắn lại có thể mở rộng diện nắm bắt các kiểu
loại nhân vật đa dạng của cuộc sống, chẳng hạn như chức nghiệp, xuất thân,
gia hệ, bạn bè,… những kiểu loại mà trong tiểu thuyết thường hiện ra thấp
thoáng trong các nhân vật phụ.
Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không
gian hạn định. Nếu tiểu thuyết là cuộc đời trong sự trọn vẹn của nó thì truyện
ngắn lại là mặt cắt của dòng đời. Nếu tiểu thuyết diễn tả một quá trình vận
động của cuộc sống thì truyện ngắn lại tập trung vào một tình thế thể hiện một
17
bước ngoặt, một trường hợp hay một tâm trạng nhân vật. Truyện ngắn “khái
quát cuộc sống theo chiều sâu, lấy điểm nối diện, lấy cái khoảnh khắc để nối
cái vĩnh cửu” [62]. Để đạt tới tầm cao và chiều sâu của ý tưởng mà vẫn sống
động tự nhiên, truyện ngắn phải “lựa chọn được một cách nhìn và một điểm
nhìn tập trung, giống như cái tiêu điểm của thấu kính, tập trung ánh sáng mặt
trời để có thể đốt cháy đám bùi nhùi” [73, 14]. Cốt truyện của truyện ngắn có
thể nổi bật, hấp dẫn, nhưng chức năng của nó nói chung là để nhận ra một
điều gì. Cái chính của truyện là gây ra một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và
tình người.
Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng nhiều tuyến như
tiểu thuyết mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên
tưởng. Kết cấu của truyện ngắn đòi hỏi phải có sự chặt chẽ, sao cho chủ đề
tập trung, tư tưởng thống nhất và thấm sâu vào toàn bộ các bộ phận của tác
phẩm, kể cả những chi tiết nhỏ nhất, để có thể tạo nên hiệu quả nghệ thuật
duy nhất, từ đó tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. “Cũng
như kịch ngắn, truyện ngắn đòi hỏi người viết một công việc tổ chức và cấu
trúc truyện hết sức nghiêm ngặt. Quả thực có một thứ kĩ thuật tinh xảo – kĩ
thuật viết truyện ngắn. Nó cũng giống như kĩ thuật làm pháo, dồn nén tư
tưởng vào trong một cốt truyện thật ngắn gọn, tự nhiên” [7, 251].
Chi tiết là yếu tố rất quan trọng trong truyện ngắn. Chi tiết góp phần tạo
dựng cảnh trí, không khí, tình huống và khắc họa hành động, tính cách, tâm tư
nhân vật. Nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định “Truyện ngắn có thể có cốt
truyện, thậm chí cốt truyện li kì, gay cấn, kể được. Truyện ngắn cũng có thể
chẳng có cốt truyện gì cả, không kể được nhưng truyện ngắn không thể nghèo
chi tiết. Nó sẽ như nước lã” [17, 33]. Chi tiết trong truyện ngắn thường cô đúc
và có dung lượng lớn. Cùng lối hành văn mang nhiều ẩn ý, chúng tạo cho tác
18
phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Chi tiết đắt giá có thể nâng tác phẩm lên
đến “cấp độ tượng trưng, tạo sức ám ảnh” [63, 84].
Tóm lại, với những đặc điểm cơ bản vừa nêu, có thể khẳng định truyện
ngắn là một thể loại dân chủ, gần gũi với đời sống hằng ngày, lại súc tích, dễ
đọc, có tác dụng và ảnh hưởng kịp thời trong đời sống.
1.1.2. Vài nét về truyện ngắn hiện đại Việt Nam trước 1945
Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một thời kì
rất quan trọng trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử văn học nói riêng.
Với không đầy nửa thế kỉ, xã hội Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc chưa
từng thấy. Vượt lên sự kìm hãm của các thế lực thực dân phong kiến, hòa
nhịp với sự lớn mạnh của dân tộc, nền văn học nước nhà đã phát triển theo
hướng hiện đại hóa với tốc độ rất nhanh và đạt được những thành tựu to lớn.
Đặc biệt là ở giai đoạn 1930 – 1945, các đặc điểm của thời kì văn học đều
được đẩy lên một bước cao nhất, sâu sắc nhất, toàn diện nhất, do đó cũng nổi
rõ nhất.
Trong bức tranh đa dạng của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến
Cách mạng tháng Tám năm 1945, truyện ngắn là một trong những mảng màu
chủ đạo.
Nền truyện ngắn hiện đại Việt Nam được hình thành từ cuối thế kỉ XIX
với tác phẩm mở đầu là Thầy La-za-rô Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản.
Sáng tác văn xuôi quốc ngữ đầu tiên này tuy còn vụng về, non yếu nhưng lại
là “con chim lạ từ phương Tây đáp xuống một vùng đất còn vắng bóng đồng
loại”; “nổi lên như một ốc đảo chơi vơi vào nửa sau thế kỉ XIX, không riêng ở
Nam Kì mà ở cả Việt Nam” [19, 303].
19
Bước sang những năm 1920 – 1930, với sự xuất hiện của hai cây bút
truyện ngắn nổi bật là Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học, truyện ngắn nước
ta đã có những bước tiến nhất định trên con đường hiện đại hóa. Tuy nhiên, số
lượng truyện ngắn ở giai đoạn này còn khá ít ỏi. Yếu tố của văn học trung đại
vẫn còn tồn tại phổ biến từ nội dung đến hình thức tác phẩm.
Đến giai đoạn 1930 – 1945, nền văn học đã hoàn tất quá trình hiện đại
hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại. Cùng với thơ và tiểu
thuyết, truyện ngắn giai đoạn này đã phát triển với một tốc độ như vũ bão. Về
lượng, số truyện ngắn đã xuất bản thành tập hoặc đăng tải rải rác trên báo chí
khắp cả nước chắc chắn phải lên đến con số hàng ngàn. Riêng một nhà văn
Nguyễn Công Hoan cũng đã có khoảng hai trăm truyện ngắn. Về chất, thật
không khó để kể tên những cây bút truyện ngắn tài năng và những tác phẩm
đặc sắc, trong đó một số truyện xứng đáng gọi là kiệt tác.
Như vậy, chỉ trong vài ba mươi năm, thể văn xuôi mới mẻ này từ chỗ
chập chững tập dượt, đã trưởng thành vượt bậc để trở nên thành thục, đạt tới
cao độ nghệ thuật, thực sự hoàn thiện.
Truyện ngắn hiện đại Việt Nam trước 1945 không chỉ phát triển mạnh
mẽ, nhanh chóng theo hướng hiện đại, mà còn phân hóa theo nhiều xu hướng
phức tạp. Trong đó nổi lên hai xu hướng chính là lãng mạn trữ tình và hiện
thực phê phán. Hai xu hướng này tồn tại song song, vừa đấu tranh với nhau,
vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, có khi chuyển hóa lẫn nhau.
Xu hướng lãng mạn trữ tình được khơi nguồn từ sự khẳng định cái tôi
cá nhân cá thể được giải phóng về tình cảm, cảm xúc và về trí tưởng tượng.
Nó coi con người là trung tâm của vũ trụ, khẳng định cái tôi cá nhân, đề cao
con người thế tục, đề cao đến những số phận cá nhân và những quan hệ riêng
tư. Xu hướng văn học này thường tìm đến các đề tài tình yêu, về thiên nhiên
20
và quá khứ thể hiện khát vọng vượt trên cuộc sống hiện tại chật chội tù túng,
dung tục, tầm thường. Về hình thức nghệ thuật, có thể xem truyện ngắn trữ
tình là hình thức thơ trong văn xuôi, bởi có sự du nhập khá mạnh mẽ của các
yếu tố thơ vào văn xuôi, làm cho văn xuôi tự sự trở thành những bài thơ văn
xuôi với sự gợi ám và lắng đọng. Tiêu biểu là truyện ngắn của Thạch Lam,
Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Nguyễn Tuân,…
Thạch Lam được coi là một cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học
giai đoạn 1930 - 1945. Truyện ngắn của ông thường viết về những con người
bé nhỏ ở phố huyện nghèo hay ở vùng ngoại ô Hà Nội với tấm lòng trắc ẩn,
thương xót chân thành. Văn Thạch Lam giản dị, trong sáng, nhẹ mà thấm,
nhiều dư vị.
Rất gần gũi với cách viết của Thạch Lam là Thanh Tịnh và Hồ Dzếnh.
Tuy thế giới nghệ thuật của ba nhà văn này khác nhau (Thanh Tịnh thường
hướng ngòi bút của mình về những người dân ở một cái làng Mĩ Lí thơ mộng
thuộc miền Trung; còn Hồ Dzếnh chỉ viết người thân trong gia đình mình,
một gia đình người Việt gốc Hoa), nhưng sở trường chung của họ là diễn tả
rất đạt đời sống nội tâm thầm kín của nhân vật, những tình cảm, cảm giác tinh
vi, những ước mơ nhỏ bé hiền lành mà thường không bao giờ đạt được của
con người thuộc tầng lớp tiểu tư sản hay dân nghèo ở thành thị và nông thôn.
Nguyễn Tuân cũng là một cây bút truyện ngắn đặc sắc của khuynh
hướng văn học lãng mạn 1930 – 1945. Vang bóng một thời (1940) gồm 11
truyện ngắn, là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng,
được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét là “một văn phẩm đạt gần tới sự
toàn thiện, toàn mĩ”. Với tập truyện này, Nguyễn Tuân đã ghi đậm dấu ấn của
mình trong lòng độc giả. Đó là một Nguyễn Tuân nghệ sĩ hết lòng trân trọng,
say mê cái đẹp trong quá khứ, một Nguyễn Tuân ngông nghênh, khinh bạc
21
trước xã hội thực dân tầm thường phàm tục và một Nguyễn Tuân tài hoa uyên
bác trong sử dụng ngôn từ.
Khác với xu hướng lãng mạn, xu hướng hiện thực tập trung vào việc
phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời, đồng thời đi sâu
phản ánh tình cảnh khổn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột với
một thái độ cảm thông sâu sắc. Nó lên tiếng đấu tranh chống áp bức giai cấp,
phản ánh mâu thuẫn, xung đột giữa kẻ giàu với người nghèo, giữa nhân dân bị
áp bức bóc lột với tầng lớp thống trị. Các nhà văn hiện thực thường đề cập
đến chủ đề thế sự với thái độ phê phán xã hội trên tinh thần dân chủ và nhân
đạo, chú trọng miêu tả, phân tích, lí giải một cách chân thực, chính xác quá
trình khách quan của xã hội thông qua những hình tượng điển hình. Tiêu biểu
cho xu hướng này là các cây bút truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Nam
Cao,…
Nguyễn Công Hoan được xem là người đầu tiên viết truyện ngắn theo
khuynh hướng hiện thực và đạt được thành tựu đáng ghi nhận. Nhìn thẳng vào
hiện thực, bằng tiếng cười trào phúng “hồn nhiên, khỏe khoắn, mặn mà”,
Nguyễn Công Hoan phơi ra mặt trái của xã hội đầy bất công thối nát, kẻ giàu
phè phỡn vô đạo, còn người nghèo thì bị ức hiếp và đói khổ cùng cực.
Nếu Nguyễn Công Hoan là cây bút truyện ngắn mở đầu thì Nam Cao,
với kiệt tác Chí Phèo, đã có công giúp khuynh hướng văn học hiện thực phê
phán đạt đến đỉnh cao chói lọi. Dưới ánh sáng của một quan niệm nghệ thuật
sâu sắc, tiến bộ, các truyện ngắn Nam Cao đã đạt được nhiều thành tựu xuất
sắc, nhất là truyện viết về đề tài người trí thức nghèo và người nông dân cùng
khổ. Trong những sáng tác này, tác giả đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh
thần con người, luôn đau đớn trước tình trạng con người bị rơi vào thảm cảnh
sống mòn, bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị hủy hoại cả nhân tính.
22
Phong cách viết truyện ngắn của Nam Cao hết sức độc đáo: luôn hướng tới
thế giới nội tâm con người; có biệt tài trong việc miêu tả và phân tích tâm lí;
viết về cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội
to lớn, có tầm triết lí sâu sắc và có giọng văn đặc sắc. Nam Cao cũng có đóng
góp lớn trong sự phát triển của ngôn ngữ văn xuôi nước ta, với một kho từ
vựng phong phú vừa góc cạnh vừa tinh vi và đầy sức sống.
Bên cạnh những tác giả tiêu biểu cho hai xu hướng sáng tác trên, còn
có Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lâm… với thiên hướng sáng tác miêu tả phong
tục. Sức hấp dẫn chủ yếu của xu hướng truyện ngắn này chính là cái nhìn hóm
hỉnh, sắc sảo mang màu sắc dân tộc học về đời sống nông thôn với các mẩu
chân dung, các mảng sinh hoạt và quan hệ họ mạc, xóm giềng, gia đình trong
sự sống hằng ngày mang tính thuần phác, cổ xưa. Những trang viết này đã
góp phần làm cho truyện ngắn 1930 – 1945 đa dạng hơn về phong cách, bút
pháp, đề tài và màu sắc địa phương.
Trên đây là vài nét phác họa về truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 –
1945 và một số gương mặt tiêu biểu, giúp chúng ta có thể hình dung phần nào
sự phát triển sôi động, sự đa dạng phong phú của mảng sáng tác này. Qua đó,
chúng ta cũng nhận thấy rằng các nhà văn dù theo xu hướng sáng tác nào
cũng đều gắn bó sâu nặng với đời sống, con người và đất nước. Trong những
trang văn của họ, “ấn tượng đậm nét nhất vẫn là những hình ảnh chân thực,
cảm động về quê hương đất nước Việt Nam với cảnh sắc, phong vị vô cùng
thân thiết, về những nét đẹp văn hóa trong phong tục sinh hoạt dân tộc, về số
phận và tâm hồn con người Việt Nam trong một thời kì cam go vẫn nhuần
nhụy yêu thương, dạt dào tình nghĩa, sống thầm lặng khiêm nhường mà vẫn
chan chứa lòng yêu đời và tiềm tàng một sức sống bất diệt” [33, 32]. Đó
chính là tính dân tộc thấm nhuần trong những trang truyện ngắn hiện đại.
23
1.2. Lưu Trọng Lư và truyện ngắn của ông
1.2.1. Lưu Trọng Lư – cuộc đời, sự nghiệp sáng tác
Nhà thơ Lưu Trọng Lư (còn có những bút danh Hy Ký, Lưu Thần),
sinh ngày 19 tháng 6 năm 1912, trong một gia đình quan lại Nho học, quê ở
xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Thuở nhỏ, Lưu Trọng Lư học trường tỉnh. Sau đó, ông thi đậu vào
trường Quốc học Huế, học đến năm đệ tam thì bị đuổi. Ông ra Hà Nội học
tiếp, rồi bỏ học đi làm báo, viết văn, có thời gian dạy ở trường tư thục ở mấy
tỉnh miền Trung.
Ngay từ buổi đầu của Thơ mới (1932 – 1933), Lưu Trọng Lư đã là
người cổ động tích cực. Với những bài báo, tranh luận, diễn thuyết có tình có
lí và một thực tế sáng tác phong phú, Lưu Trọng Lư đã góp phần cho sự thắng
thế của Thơ mới trên thi đàn.
Năm 1933, Lưu Trọng Lư ra tập sách đầu tay – Người sơn nhân (gồm
ba truyện ngắn, mười bài thơ và một bài viết về Thơ mới, được dư luận chú ý.
Sau đó, ông đã xuất bản nhiều tập tiểu thuyết, truyện ngắn và tập thơ Tiếng
thu nổi tiếng.
Sau Cách mạng, Lưu Trọng Lư tham gia hoạt động văn hóa cứu quốc
ở Huế. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông lên chiến khu Thừa Thiên. Cuộc
sống kháng chiến giữa lòng dân tộc và nhân dân đã nhào nặn lại tâm hồn Lưu
Trọng Lư. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản năm 1948. Những năm tiếp
theo, ông sáng tác văn nghệ và đảm nhận công tác tuyên huấn ở Liên khu IV,
là Chi hội trưởng chi hội văn nghệ Liên khu IV, chủ bút tờ Thép mới, Phó
giám đốc khu tuyên truyền văn nghệ của Trung ương Đảng.
24
Sau 1954, Lưu Trọng Lư về công tác ở Hà Nội (tại tiểu ban Văn nghệ
Trung ương). Từ năm 1958, ông về công tác ở Bộ Văn hóa, là Vụ phó, Quyền
Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật, Tổng thư lý Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, Lưu Trọng Lư có những
chuyến đi thực tế vào vùng tuyến lửa khu IV cũ và đường Trường Sơn. Ông
tiếp tục làm thơ, viết nhiều kịch bản sân khấu – cả kịch nói và kịch thơ. Ông
còn là tác giả của nhiều bài tùy bút, bút ký, phê bình văn học.
Lưu Trọng Lư là ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam (khóa
II), là ủy viên Hội đồng cố vấn của Hội nhà văn và Hội nghệ sĩ sân khấu từ
năm 1983. Năm 1985, cùng với một số văn nghệ sĩ lão thành, Lưu Trọng Lư
được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba. Năm 1991, ông
qua đời ở Hà Nội.
Lưu Trọng Lư là một nghệ sĩ đa tài. Ông làm thơ, viết văn, soạn
kịch,… Ở lĩnh vực nào ông cũng có tác phẩm tạo được dấu ấn riêng.
Trước Cách mạng tháng Tám, Lưu Trọng Lư sáng tác chủ yếu là thơ,
tiểu thuyết và truyện ngắn. Các tác phẩm đã được xuất bản: Người sơn nhân
(truyện - 1933), Huế, một buổi chiều (truyện - 1938), Tiếng thu (thơ - 1939),
Chiếc cáng xanh (truyện - 1941), Khói lam chiều (truyện - 1941),…
Sau Cách mạng, bên cạnh thơ, văn xuôi ông còn sáng tác kịch nói, kịch
thơ và kịch bản cải lương. Các tác phẩm đã được xuất bản: Tỏa sóng đôi bờ
(thơ – 1959), Người con gái sông Gianh (thơ – 1966), Từ đất này (thơ –
1971), Mùa thu lớn (tùy bút, hồi kí – 1978), Hồng Gấm (kịch thơ – 1973),
Tuổi hai mươi (kịch thơ – 1973), Nữ diễn viên miền Nam (kịch hát cải lương),
Cây thanh trà (kịch hát cải lương), Xuân Vỹ Dạ (kịch nói), Anh Trỗi (kịch
nói), Nửa đêm sực tỉnh (hồi kí – 1959),…
25
Với một sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ và phong phú, đặc sắc cùng
những đóng góp tích cực, đáng quý cho nền văn nghệ Việt Nam, Lưu Trọng
Lư vinh dự được Nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ
thuật (năm 2000).
1.2.2. Vị trí của truyện ngắn trong sáng tác của Lưu Trọng Lư
Trước Cách mạng tháng Tám, ở nước ta có khá nhiều nhà thơ đồng thời
là người viết truyện ngắn, chẳng hạn như Thế Lữ, Xuân Diệu,… Các cây bút
này được đánh giá cao ở vai trò thi sĩ và ít ai gọi họ là tác giả truyện ngắn.
Tuy nhiên, khi nói đến sự nghiệp văn chương của họ thì không thể không
nhắc đến bộ phận truyện ngắn này.
Lưu Trọng Lư là một trường hợp tương tự. Trong toàn bộ sáng tác của
ông, truyện ngắn không phải là bộ phận nổi bật nhất, song cũng không thể
không nhắc tới. Để làm rõ điều này, trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu Lưu Trọng
Lư đến với truyện ngắn khi nào và nguyên nhân nào khiến ông sáng tác
truyện ngắn.
Chúng ta không thể biết chính xác Lưu Trọng Lư bắt đầu làm thơ, viết
văn từ khi nào. Nhưng căn cứ vào tập sách đầu tay của ông – Người sơn nhân
được xuất bản năm 1933, lúc đó Lưu Trọng Lư khoảng 21 - 22 tuổi, thì có
thể khẳng định Lưu Trọng Lư đến với văn chương từ rất sớm.
Nếu so với Xuân Diệu, sáng tác văn chương từ năm 15 tuổi, thì Lưu
Trọng Lư sáng tác muộn hơn. Cả hai cùng làm thơ, viết văn nhưng có sự khác
biệt: Xuân Diệu làm thơ rồi sau đó mới viết văn, thơ là tác phẩm đầu tiên trên
hành trình văn chương của ông; còn Lưu Trọng Lư vừa làm thơ vừa viết
truyện, trong đó truyện ngắn là sáng tác đầu tiên giúp ông tạo dấu ấn trên con
đường văn học. Điều này đã được Lưu Trọng Lư ghi lại trong hồi kí Nửa đêm
sực tỉnh: “Những tiểu thuyết và thơ tôi đã viết ở núi Ngân Sơn tôi đưa cho
26
Hoài Thanh xem. Không ngờ truyện Người sơn nhân lại gây một ấn tượng
mạnh ở Hoài Thanh. Hoài Thanh liền trao cho Cao Xuân Huy, một người vốn
tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đồng thời là người đang say Trang – Lão. Ông
Huy viết một bức thư cho Hoài Thanh khẳng định đây là một sự sáng tạo
mãnh liệt, lấy tư cách giám đốc, ông Huy sẽ đứng ra bảo lãnh cho quyển sách
được in chịu ở nhà in Đắc Lập. Thế là Ngân Sơn tùng thư ra đời và Người sơn
nhân được xuất bản. Cả thơ lẫn truyện ngắn của tôi được tập hợp và in sách
đều do Hoài Thanh giới thiệu” [42, 1335]. Qua hồi kí đó, chúng ta còn biết
được truyện ngắn Người sơn nhân là thành công đầu tiên được xem là bước
ngoặt giúp con đường văn chương của ông rộng mở: “Tập truyện ngắn đã
được nhiều báo Tây, ta, lúc bấy giờ hết sức chú ý, nhất là bài phê bình của cụ
Phan Khôi đã đưa cuốn truyện của tôi lên tận mây xanh! Ông Phan Khôi cho
rằng văn đoàn đến nay chưa có một tác phẩm nào có giá trị sáng tạo như thế!
Được những lời khen tôi đâm ra hoang mang. Nhưng từ đấy, tôi cảm thấy con
đường văn chương rộng mở trước mắt tôi” [42, 1336]
Nguyên nhân nào khiến Lưu Trọng Lư đến với văn chương nói chung,
truyện ngắn nói riêng?
Trước hết đó lòng đam mê văn chương và khao khát thể hiện tài năng
của người nghệ sĩ.
Đầu những năm 30, xã hội Việt Nam có nhiều biến động mạnh mẽ. Do
những nguyên nhân kinh tế, lịch sử, trong đời sống xã hội đã bắt đầu xuất
hiện, bừng tỉnh ý thức cá nhân. Sự bừng tỉnh về ý thức cá nhân đã tạo nên một
nguồn năng lượng tinh thần dồi dào, to lớn: tự khẳng định mình trước cuộc
đời. Cả một thế hệ hăm hở đến với văn chương với những dự phóng sáng tạo
mới mẻ. Yêu cầu khẳng định và phát triển cá nhân với họ là tạo dựng cho
mình một sự nghiệp tinh thần để nâng cao giá trị của sự sống. Khát vọng xây
27
dựng nền văn học dân tộc theo mô hình hiện đại để sánh kịp với người đã thôi
thúc họ “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” [6,
156]. Là một thanh niên trí thức thuộc thế hệ những năm 30, Lưu Trọng Lư
cũng đã đến với văn chương như một lẽ sống cao quý.
Tình yêu văn chương của Lưu Trọng Lư được khơi nguồn khi còn thơ
ấu bởi người mẹ thương yêu của tác giả: “Mẹ tôi đã mở đường cho tôi vào thế
giới thơ văn chân thật. Từ thuở ấu thơ tôi đã được sống trong những lời ru của
mẹ. Còn gì chân thật bằng tình người mẹ mà những gì đã qua trên môi mẹ sẽ
ở lại, thấm mãi tận lòng con…” [27, 64]. Những năm học ở Huế, Lưu Trọng
Lư được gặp gỡ nhà nho, nhà giáo khí tiết Võ Liêm Sơn và lắng nghe tiếng
thơ “trời sầu đất thảm của cụ”. Mấy chục năm sau, nhớ lại ông vẫn thấy rõ:
“Đời tôi đã qua bao chuyện, nhưng quả thực cái đêm không ngủ nghe thơ cụ
Võ đã để lại trong tâm hồn tôi, trong ngày tháng trẻ dại của tôi một ấn tượng
sâu sắc, dai dẳng” [42, 1323]. Những năm học ở Hà Nội, Lưu Trọng Lư bị
nhà thơ Ba Tư Omar Khayam “mê hoặc”: “Omar Khayam gửi vào cuốn sổ
nhỏ của tôi, vào hồn tôi, vào đời tôi một tứ thơ kì diệu” [42, 1324]. Không chỉ
yêu thơ, ông còn rất mê tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết Dostoievsky. Ban đầu
“chả hiểu gì lắm, nhưng “Đốt” đã nắm tóc” ông. Niềm đam mê đó to lớn và lạ
kì không thể nào lí giải được: “Cái điều làm Loan đôi chút suy tư là sao tôi cứ
đọc tiểu thuyết Nga, nhất là truyện Dostoievsky. Tôi nói với Loan: Thằng
ngốc là ai, là gì, tôi không hiểu, nhưng tôi vẫn thích, Loan sửng sốt, tôi kể với
một giọng say sưa… chuyện thằng ngốc mà cũng là một ông thánh” [42,
1325]. Có lẽ, xuất phát từ tình yêu đặc biệt này mà Lưu Trọng Lư đã đến với
văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng.
Lưu Trọng Lư đã khởi nghiệp văn chương bằng truyện ngắn. Nhưng
đến những năm 1935 – 1940, thơ ông được rất nhiều người yêu thích, ông trở
nên có một vị trí nổi bật trên thi đàn. Thơ Lư là những vần thơ xuất phát từ
28
chính cảm xúc của tâm hồn và chỉ để làm đẹp cho tâm hồn: “Yêu thuần chất,
mộng thuần chất, đẻ ra thơ thuần chất… Sẽ đẩy lui ý xấu, đắp thêm mộng đẹp
cho tâm hồn” [42, 1333]. Thành công với thơ, Lưu Trọng Lư vẫn tiếp tục
sáng tác truyện ngắn. Các truyện ngắn của ông lần lượt được đăng trên Tiểu
thuyết thứ bảy, Phụ nữ thời đàm, Tân thiếu niên, Hà Nội báo… Nếu như thơ
của Lưu Trọng Lư bấy giờ là thơ “thuần chất”, phát xuất từ những nhu cầu
bên trong, “không phải để cầm để bán cho ai, mà là những bài thơ làm đẹp
lòng người” [42, 1338] thì truyện ngắn của ông được sáng tác một phần là do
sự thúc bách của cuộc sống vật chất bên ngoài. Nói cách khác, Lưu Trọng Lư
sáng tác truyện ngắn, văn xuôi phần nào là để kiếm sống.
Sáng tác để kiếm sống là tình trạng chung của nhiều văn nghệ sĩ nước
ta trước Cách mạng. Trong xã hội thương mại thời bấy giờ, hoạt động kinh
doanh văn hóa diễn ra rất sôi nổi. Trong đó, viết văn cũng trở nên một cái
nghề kiếm sống tuy rất chật vật. Nhà văn Nam Cao đã phản ánh chân thực và
thấm thía thực trạng này trong nhiều truyện ngắn của mình: “Hắn hiểu thế nào
là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi đau khổ của một kẻ đàn ông khi
thấy vợ con mình đói rách. Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí, nhưng không
thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. Hắn phải cho in nhiều
cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên
ngay sau lúc đọc” [6, 156]. Nhà thơ Xuân Diệu cũng đã từng thốt lên “Cơm
áo không đùa với khách thơ”, “khi túng thiếu nó thúc bách thì văn viết chưa
chín vẫn cứ phải bán… Và anh Lưu Trọng Lư viết truyện được, chứ tôi không
viết truyện được. Tôi sợ cho cái nghề viết văn! Phải kiếm nghề khác” [69,
265]. Qua lời bộc bạch của Xuân Diệu, chúng ta có thể thấy viết truyện ngắn
cũng là một cách Lưu Trọng Lư kiếm sống. Trong hồi kí, Lưu Trọng Lư viết:
“Chả là lúc bấy giờ sau khi ở Huế tôi cho xuất bản Ngân Sơn tùng thư và bộ
ba truyện ngắn của tôi, đã làm cho cụ Phan Khôi và nhiều nhà phê bình trên
29
báo chí chữ Việt và chữ Pháp khen ngợi, nhất là khi anh Nhất Linh đã cho in
những bài “Phi lộ” của tôi về “Thơ mới” (kèm theo những bài thơ mới của
tôi) trên báo Ngày nay, thì rõ ràng tôi có một cái tên và bắt đầu tôi trở nên một
“món hàng”. Tôi đã gặp nhiều người tìm tôi để mua lúa non!” [42, 1337]. Đối
với một cây bút trẻ nhiều tâm huyết và đầy triển vọng, còn gì “chán chường,
“mệt mỏi” hơn khi tên tuổi mình trở thành “món hàng”. Thế nhưng vì sinh kế,
Lưu Trọng Lư đã cho ra đời nhiều truyện - sản phẩm của những “hợp đồng
nghiệt ngã”: “Những tên buôn, khi chúng đánh hơi thấy “đồng tiền nhà văn”,
sắp “đội nón ra đi”, cái đói, cái thiếu, cái túng đã ngấp nghé bên ngoài cửa sổ,
ấy là lúc bắt đầu “thời kì những hợp đồng” – những hợp đồng “tiền trao cháo
múc”, rồi những hợp đồng giữa sự túng bấn… Đồng tiền giữa con người và
ma quỷ!” [42, 1338].
Coi viết truyện là một phương cách mưu sinh, nhưng như vậy không có
nghĩa là để có tiền các nhà văn sẵn sàng bán rẻ ngòi bút của mình. Là một
nghệ sĩ chân chính, ai mà không đau đớn, dằn vặt khi phải viết “thứ văn
chương bằng phẳng và quá ư dễ dãi”. Bởi với họ, “sự cẩu thả trong bất cứ
nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì
thật là đê tiện” [6, 156]. Lưu Trọng Lư cũng có những nỗi niềm như vậy. Là
một người đam mê văn chương, đến với văn chương bằng tấm lòng đam mê
thành thật, Lưu Trọng Lư luôn ý thức được rằng “cuộc đời và chuyện văn
chương đâu phải dễ dàng đơn giản thế, đâu phải sẵn bút mực, đẩy vài dòng,
cứ hết dòng này tiếp dòng khác cho đến hết một chương lại chấm hết một dấu
hết” [42, 1321]. Cho nên nhiều lúc “tiền người ta đã lấy tiêu mà ngòi bút của
mình thì cứ chần chờ” [42, 1338]. Bởi không thể viết cẩu thả nên tác giả đã
chấp nhận thất bại: “tôi đã thất bại trong cái trò văn chương rẻ tiền làm vừa
lòng các cô gái tân thời. Là nhà văn nhà thơ, chúng tôi không phải lúc nào
30
cũng cao khiết” [42, 1338]. Nếu không phải là cây bút có lương tâm và trách
nhiệm, Lưu Trọng Lư đã không có những suy nghĩ dằn vặt như thế.
Tóm lại, Lưu Trọng Lư đến với truyện ngắn từ rất sớm, xuất phát từ
tình yêu mãnh liệt dành cho văn chương và một phần là vì nhu cầu cuộc sống.
Truyện ngắn đem đến những thành công đầu tiên, giúp ông bước đầu tạo
dựng tên tuổi, tiếp thêm nghị lực và niềm tin cho ông trong cuộc sống và trên
con đường sáng tạo văn chương nghệ thuật.
Vị trí quan trọng của truyện ngắn trong toàn bộ sáng tác văn học của
Lưu Trọng Lư trước 1945 còn được thể hiện qua số lượng và sự đa dạng của
của mảng sáng tác này.
Trước 1945, Lưu Trọng Lư sáng tác ở cả hai lĩnh vực thơ và văn xuôi.
Về thơ, ông có tập thơ Tiếng thu, gồm khoảng 50 bài thơ ngắn, dài khác nhau.
Về văn xuôi, nếu căn cứ theo Lưu Trọng Lư – tác phẩm truyện ngắn, tiểu
thuyết ông có 18 tiểu thuyết và 26 truyện ngắn. Tiến hành so sánh, chúng ta sẽ
thấy số lượng tác phẩm văn xuôi và tác phẩm thơ của ông là khá cân bằng; số
lượng tiểu thuyết và số lượng truyện ngắn cũng tương đương nhau. Kết quả
trên đã phản ánh phần nào thực tế sáng tác của Lưu Trọng Lư: ông chú trọng
cả hai lĩnh vực sáng tác là thơ và văn xuôi; trong văn xuôi, ông coi trọng tiểu
thuyết nhưng cũng không xem nhẹ truyện ngắn.
Trong giai đoạn 1930 – 1945, giai đoạn truyện ngắn phát triển mạnh mẽ
nhất, số lượng truyện ngắn của Lưu Trọng Lư không phải là nhiều. Tuy nhiên,
nếu so sánh với Thạch Lam, Thanh Tịnh hay Xuân Diệu thì con số đó cũng
không hẳn là ít (Thạch Lam có khoảng 23 truyện, Thanh Tịnh có khoảng 18
truyện, Xuân Diệu có khoảng 16 truyện). Mặt khác, truyện ngắn của Lưu
Trọng Lư thuộc nhiều kiểu loại. Có những truyện thần tiên ma quái (Ly Tao
tuyệt vọng). Có truyện dã sữ (Người sơn nhân, Chiêm Thành). Có truyện tâm
31
lí xã hội (Cô bé hái dâu, Một lần tôi đi qua, Khỏi truông,…). Có truyện thế sự
(Con chim sổ lồng, Anh Neo, Thi sỹ,…). Chính số lượng cùng sự đa dạng của
truyện ngắn đã phần nào chứng tỏ Lưu Trọng Lư là một cây bút truyện ngắn
dồi dào bút lực.
Đọc truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, nhìn trên đại thể, chúng ta thấy
ông chưa tạo được một phong cách viết rõ ràng. Chất lượng của các truyện
ngắn cũng không đồng đều, có những truyện khá đặc sắc song cũng có những
truyện chỉ “thứ truyện tầm thường” như nhận định của Vũ Ngọc Phan [52,
686]. Ngay cả trong một truyện ngắn, chất lượng của các thành tố nội dung,
nghệ thuật cũng không giống nhau. Chẳng hạn như trong truyện ngắn Con vú
em, tư tưởng, tình cảm nhân đạo của tác giả rất đáng quý lối kể chuyện khá
dài dòng, dễ tạo cảm giác nhàm chán. Tuy nhiên, dù chất lượng nghệ thuật có
như thế nào đi chăng nữa thì truyện ngắn của Lưu Trọng Lư cũng là những tư
liệu cần thiết giúp ta hiểu thêm về con người ông, về khuynh hướng tư tưởng
thẩm mĩ của ông và về tài năng đa dạng của ông.
Tóm lại, với Lưu Trọng Lư, có lẽ chỉ cần mảng sáng tác thơ cũng có
thể giúp ông có được một vị trí nhất định trong nền văn học dân tộc. Song nếu
bỏ qua mảng văn xuôi, trong đó có truyện ngắn, sự nghiệp văn học của Lư sẽ
thiếu đi sự đa dạng, phong phú; ông cũng sẽ không được nhắc nhiều với tư
cách một nghệ sĩ đa tài. Sự tồn tại của truyện ngắn cùng với tiểu thuyết và thơ
trong sáng tác của Lưu Trọng Lư gợi liên tưởng đến hình ảnh cái kiềng ba
chân; đến câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn
núi cao”. Từ đó, chúng tôi đi đến kết luận truyện ngắn có một vị trí quan
trọng trong sự nghiệp sáng tác của Lưu Trọng Lư.
32
1.2.3. Chất thơ trong truyện ngắn của Lưu Trọng Lư
Mỗi tác giả văn học đều phải tìm tòi, chọn lựa một đường hướng sáng
tạo, sao cho tài năng nghệ thuật của mình được thể hiện rõ nhất, mình có thể
giao tiếp với bạn đọc những vấn đề về cuộc sống và con người đương thời
một cách tri âm và thoải mái nhất. Đường hướng sáng tạo đó thường rất phù
hợp với cá tính riêng của người cầm bút. Cái “tạng” riêng, “điệu tâm hồn”
riêng của tác giả sẽ góp phần quyết định đặc điểm sáng tạo và sắc diện nghệ
thuật của chính anh ta. Đồng thời, thông qua tác phẩm, cá tính, bản sắc tâm
hồn bên trong của chủ thể sáng tạo cũng được thể hiện rõ ràng nhất. Điều này
tương ứng với quan niệm “văn tức là người” (Buffon).
Lưu Trọng Lư là một trường hợp tiêu biểu của quy luật “văn tức là
người” trên. Ông vốn là một người rất mơ màng, lơ đãng: “Mỗi lần gặp, tôi có
cảm tưởng như Lư là một vong hồn vất vưởng, nay đây mai đó, như mây như
gió, phiêu bạc giữa trần gian” [27]. Cái cá tính riêng này đã đưa ông đến với
thơ trữ tình lãng mạn. Và trong thế giới thơ đó, cái điệu tâm hồn của ông đã
được bộc lộ rõ hơn hết: “Ở đời này, ít có người lơ đãng hơn. Thi sĩ đời nay họ
khôn lắm, có khi ranh nữa. Và yêu thơ, thường ta chả nên biết người, thiệt
thòi ngay cho họ và thiệt thòi ngay cho mình. Nhưng yêu thơ Lư mà quen Lư
vô hại, vì đời Lư cũng là một bài thơ. Nếu quả như người ta vẫn nói, thi sĩ là
một kẻ ngơ ngơ ngác ngác, chân bước chập chững trên đường đời, thì có lẽ
Lư thi sĩ hơn ai hết. Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng
mà chết ta cũng không nên ngạc nhiên một tí nào” [61, 403].
Là một nhà thơ lãng mạn đồng thời là cây bút viết truyện ngắn nên
truyện ngắn Lưu Trọng Lư rất giàu chất thơ.
Thơ và truyện ngắn là hai thể loại khác biệt. Nhưng với Lưu Trọng Lư,
chúng có thể được hòa trộn với nhau tạo thành một chỉnh thể có sự hài hòa
33
giữa tố chất hiện thực và tố chất lãng mạn, giữa tính tự sự và tính trữ tình. Ly
Tao tuyệt vọng là một trường hợp như vậy. Trong truyện ngắn này, để diễn tả
tiếng đàn, tiếng hát chất chứa nỗi niềm cô đơn, u hoài của nàng Ly Tao, bên
cạnh những câu văn miêu tả, tác giả còn sử dụng những dòng thơ giàu biểu
cảm và nhạc điệu:
“Ta là nàng Ly Tao,
Ngồi bến Văn Giang khóc trăng sầu,
Đếm giọt sương gieo, lắng nghe rỉ rầu giọng dế,
Trời đất quạnh hiu, còn ta đây tuôn dòng lệ,
Gỡ mối tơ lòng, ta sẽ lựa đường tơ,
Ngọn lửa chài, con sông trắng, bóng sao mờ nhấp nháy,
Hồn nghệ sĩ lạnh lùng tê tái,
Ngọn cầm giăng tơ phím lung lay (…)” [42, 40].
Những dòng thơ cứ được nhắc lại, tạo nên một âm hưởng buồn thương
tha thiết bàng bạc khắp câu chuyện. Nhờ đó câu chuyện tăng thêm chất trữ
tình lãng mạn.
Trong truyện ngắn Chiếc áo rét, Lưu Trọng Lư cũng đặt vào một bài thơ
ngay sau nhan đề tác phẩm:
“Một hôm ta đứng tên hồ Kiếm
Bên ta rộn rịp biết bao người
Mà ta chỉ thấy người hôm ấy
In giữa không gian một nụ cười (…)” [42, 88].
34
Tiếp sau bài thơ là phần văn xuôi. Sự sắp đặt này tưởng chừng rời rạc,
nhưng thật ra nó lại liền mạch, kết dính. Bởi từ đầu tác phẩm, những dòng thơ
đã gây cho người đọc một dấu ấn cô đọng về cảm xúc. Cảm xúc đó dần hiện
hình qua những chi tiết, hình ảnh, sự kiện, diễn biến được miêu tả ở phần văn
xuôi. Qua đó, câu chuyện vừa giàu cảm xúc vừa sinh động; những biến thái
trong tâm hồn nhân vật cũng được biểu hiện rõ nét hơn.
Cô bé hái dâu cũng là một truyện ngắn chứa đầy thơ:
“Chiều chiều ra bãi hái dâu
Lá vàng vàng úa, lá dầu dầu xanh
Duyên kia có phụ chi tình?
Con tằm nhả kén cho mình quay tơ” [42, 44].
Hay:
“Cái tình chi?
Cái tình chi cũng ngộ
Khiến cho đây đó quen nhau
Trong vườn dâu, em sầu, em tủi
Giỏ dâu đầy, lủi thủi một mình em!” [42, 47].
Những câu thơ cũng được tác giả dùng để diễn tả tiếng hát của người
con gái trong câu chuyện. Tiếng hát ấy cứ ngân nga, vang vọng trong không
gian và trong tâm hồn chàng trai mỗi khi chàng lắng đọng suy tư. Ở đây, sự
xuất hiện đúng chỗ của các câu thơ đã giúp mạch cảm xúc của câu chuyện
được liền mạch. Truyện ngắn trở thành những trang bộc bạch tâm hồn của
nhân vật.
35
Trong truyện ngắn của Lưu Trọng Lư còn có những hình ảnh, cảm xúc
giống như trong thơ ông. Lại Nguyên Ân viết: “Lưu Trọng Lư được xem
trước hết như một nhà thơ; nhưng thế giới thơ Lưu Trọng Lư thật ra không
tách rời, mà ngược lại, có sự tiếp nối với thế giới văn xuôi do ông sáng tạo, đó
là cuộc sống trong các truyện ngắn, truyện dài ông viết. Nhiều khi, một vài ý
tưởng cảm xúc chỉ in gọn trong một vài câu thơ đoạn thơ, sẽ có âm vang rộng
dài hơn, mà không chỉ một lần, trong các truyện ngắn, truyện dài” [42, 14].
Đọc thơ và truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, chúng ta có thể dễ dàng bắt
gặp những hình ảnh giống nhau. Ví dụ như hình ảnh cô gái Chiêm Thành xuất
hiện trong bài thơ Trường hận:
“Hay là cô gái nước Chiêm Thành
Gặp cơn binh lửa, bỏ ngày xanh,
Hết trôi sông rồi chết giạt…
Chút tinh anh thừa rơi rác (…)” [41, 57]
và trong truyện ngắn Chiêm thành: “Chàng thấy một cái xác đen nằm trong
một vũng máu. Chàng sờ tay vào thì thấy thịt đã lạnh tanh. Chàng ghé tai vào
thì nghe lọt ở chân răng một câu nói cuối cùng: “Em là gái Chiêm Thành!””
[42, 73]. Gắn liền với hình ảnh này là một nỗi niềm uất hận: “Mà mối hận
nghìn thu ôm ấp lòng”(Trường hận), và “biết bao nỗi đau đớn: thương tổ
quốc, thương nòi giống, thương những người bất hạnh, thương những kẻ lạc
loài” [42, 73]. Hay hình ảnh một gian nhà nhỏ nằm giữa một khoảng thiên
nhiên rộng lớn, thơ mộng nhưng hoàn toàn tách biệt, ở đó chỉ có hai con
người sống với nhau. Nếu như trong Túp liều cỏ, hình ảnh này gói gọn trong
vài câu thơ:
“ Nhà cỏ ba gian, vườn một khoảnh,
36
Có hồng, có táo, có đào tiên
Lủi thủi tháng ngày hai chiếc bóng
Ra vào may có gió trăng quen (…)” [41, 20].
Thì trong truyện ngắn Cái đời hát xẩm, nó được miêu tả cụ thể, sinh động
hơn: “Hai vợ chồng dần dà ngày tháng đã cất nổi một nếp nhà, mái lợp bằng
lá, phên đan bằng nứa, trông cũng gọn gàng sạch sẽ. Chung quanh lại có một
khoảnh vườn rộng, trồng đủ thức rau quả và bông hoa. Một vạt lớn dành riêng
cho những bụi huỳnh tinh. Trên một cây đào tiên khít ở hè có treo thòng lõng
một cái võng bện bằng rễ chìu. Đằng xa, một ngọn suối chảy trên gành đá,
tiếng rỉ rách nghe đều đặn như tiếng tích tắc của đồng hồ” [42, 51]. Hình ảnh
này đã phản ánh nét lãng mạn trong tâm hồn chủ thể sáng tạo.
Thơ Lưu Trọng Lư phần nhiều là thơ tình yêu. Cảm xúc tình yêu trong
thơ ông thường là cảm xúc mơ mộng, đơn phương, sầu khổ:
“Chửa biết tên nàng, biết tuổi nàng
Mà sầu trong dạ đã mang mang
Tình yêu như bóng giăng hiu quạnh
Lạnh lẽo đêm trường giãi gió sương” [41, 33].
Trong truyện ngắn của ông, chúng ta cũng bắt gặp những câu chuyện tình với
bao cảm xúc như thế. Chẳng hạn như trong Cô bé hái dâu: “Dầu tôi mới thấy
cô lần đầu, mà như đã quen nhau lâu lắm rồi, vì từ khi ở bãi dâu về, cái hình
ảnh của cô bé – cái hình ảnh mà tôi đã tưởng tượng ra – thường theo luôn
luôn bên mình tôi, và chủ trương cả tâm hồn tôi, cả cuộc đời tôi” [42, 46].
Hay trong Một lần tôi đi qua tình yêu cũng bắt đầu từ một lần tình cờ gặp gỡ,
chàng trai không biết và cũng không cần biết cô gái là ai, nhưng hình bóng cô
37
gái đã được đặt vào “một chỗ trong sạch nhất của trái tim”, “một chỗ trong
sạch nhất của linh hồn” [42, 117-118].
Tóm lại, chúng ta có thể tìm thấy không ít những tương đồng mang tính
bổ sung độc đáo giữa thế giới thơ và truyện ngắn của Lưu Trọng Lư. Sự
tương đồng và tiếp nối với thơ đã giúp cho truyện ngắn của ông tuy vẫn mang
những đặc điểm của một tác phẩm tự sự nhưng lại giàu chất trữ tình lãng mạn.
TIỂU KẾT:
Truyện ngắn là một thể loại phát triển mạnh trong giai đoạn văn học
1930 – 1945. Là một tác giả bắt đầu sự nghiệp sáng tác trong giai đoạn này,
Lưu Trọng Lư cũng tìm đến với truyện ngắn để thể hiện niềm đam mê và khả
năng của mình. Tuy nhiên, truyện ngắn của ông không tạo được nhiều dấu ấn
như thơ của ông. Chính vì thế mà vị trí của ông trong nền truyện ngắn rất mờ
nhạt. Nhưng xét trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Lưu Trọng Lư thì bộ
phận sáng tác này vẫn có một vị trí quan trọng. Nó góp phần khẳng định tài
năng đa dạng của tác giả. Đặc biệt là góp phần đem đến cái nhìn toàn diện,
sâu sắc hơn về Lưu Trọng Lư , một tác giả văn xuôi – đây là điều mà trước
nay chưa được quan tâm nhiều.
38
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TRUYỆN NGẮN LƯU
TRỌNG LƯ
Tác phẩm văn học là một thành quả sáng tạo của nghệ thuật ngôn từ,
vừa là đối tượng thẩm mỹ của sự tiếp nhận. Ở hai phương diện đó, tác phẩm
tham gia vào đời sống văn học như một bộ phận có hiệu lực nhất, như một tế
bào cơ bản nhất. Dù dung lượng, qui mô có thể khác nhau, tác phẩm văn học
được xem như là một chỉnh thể nghệ thuật, có sự thống nhất hữu cơ giữa nội
dung và hình thức, giữa yếu tố và hệ thống.
Khi đề cập đến nội dung tác phẩm, chúng ta thường nghĩ đến hai bình
diện: nội dung trực tiếp và nội dung tư tưởng [13, 14]. Sự phân định cấp độ
nội dung tác phẩm giúp cho người ta nhận ra sự đa tầng, đa nghĩa của tác
phẩm văn học. Nhưng sẽ hiểu không đầy đủ về tác phẩm khi người ta dừng lại
ở những cái gì được miêu tả trực tiếp, được biểu hiện cụ thể trong tác phẩm.
Một nội dung cụ thể sẽ không có ý nghĩa khi nó không gắn với một tư tưởng,
một tình cảm, một thái độ của tác giả hay của nhân vật. “Một nội dung cụ thể
nào cũng hàm chứa trong bản thân nó một nội dung tư tưởng nhất định” [13,
14].
Có nhiều phương diện cấu thành nội dung tư tưởng của một tác phẩm
văn học. Nhưng ở đây, khi tìm hiểu nội dung truyện ngắn của Lưu Trọng Lư,
chúng tôi chỉ tìm hiểu hai phương diện là đề tài và cảm hứng nghệ thuật.
2.1. Đề tài trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư
Đề tài là một phương diện khách quan của nội dung tác phẩm văn học.
Đọc bất cứ tác phẩm nào chúng ta cũng bắt gặp những người, những cảnh và
tâm tình cụ thể sinh động. Đó là phạm vi miêu tả trực tiếp của tác phẩm. Tính
chất của phạm vi miêu tả trực tiếp trong các tác phẩm có thể hết sức đa dạng:
chuyện con người, con thú, cây cỏ, chim muông, đồ vật, lại có cả chuyện thần
39
tiên, ma quái, chuyện quá khứ, chuyện viễn tưởng mai sau. Nhưng mục đích
của văn học không bao giờ chỉ là giới thiệu những hiện tượng cụ thể, cá biệt
của đời sống hay tưởng tượng. Tác phẩm văn học bao giờ cũng xuyên qua
một phạm vi miêu tả trực tiếp trong tác phẩm để khái quát lên một phạm vi
hiện thực đời sống có ý nghĩa sâu rộng hơn. Sự khái quát về phạm vi xã hội
lịch sử của đời sống được phản ánh một cách nghệ thuật trong tác phẩm gọi là
đề tài.
Truyện ngắn của Lưu Trọng Lư chủ yếu xoay quanh những đề tài như
sau:
Đề tài tình yêu. Lưu Trọng Lư có khá nhiều truyện ngắn viết về tình
yêu. Trong đó, tác giả thường miêu tả các mối tình lãng mạn, nhiều màu sắc:
tình yêu hư ảo giữa người với ma trong câu chuyện đậm chất truyền kì Ly Tao
tuyệt vọng, tình yêu đầy mơ mộng giữa những chàng trai cô gái trong độ tuổi
học sinh trong Cô bé hái dâu, Chân ái tình, Chiếc áo rét, Bó lan trắng, Người
mua hoa, Một lần tôi đi qua, Tình trong giây lát,… và tình yêu đau khổ trong
Nàng Vân may áo cho chồng.
Đề tài dã sử với hai truyện ngắn Người sơn nhân và Chiêm Thành. Ở
hai câu chuyện này, tác giả không chú trọng vào các sự kiện lịch sử. Yếu tố
lịch sử chỉ được nhắc thoáng qua, làm nền cho trí tưởng tượng cũng sự việc
thể hiện cảm xúc chủ quan của tác giả.
Đề tài cuộc sống nghèo khổ của những đứa trẻ trong Con chim sổ lồng,
của người nông dân trong Anh Neo, của người phụ nữ trong Con vú em…
Đề tài người nghệ sĩ trong Cái đời hát xẩm, Thi sỹ, Cắm neo, Bạn tôi
cưới vợ.
Đề tài trong truyện ngắn của Lưu Trọng Lư khá đa dạng. Tuy nhiên, tác
giả chưa xây dựng được cho mình những hệ thống đề tài chủ chốt như các nhà
40
văn cùng thời. Chẳng hạn như Nam Cao với hai đề tài sáng tác chính là người
nông dân nghèo và người trí thức nghèo. Hay Nguyễn Tuân với đề tài cái đẹp
một thời vang bóng. Còn với Lưu trọng Lư, truyện ngắn như là một mảnh đất
màu mỡ để người nghệ sĩ gieo trồng đủ loại cây. Mỗi cây, vài cây là một loại
đề tài. Mỗi loại đề tài lại mang một màu sắc riêng cùng tồn tại trong một thời
khắc lịch sử. Điều này cho thấy Lưu Trọng Lư có quan tâm đến nhiều khía
cạnh trong cuộc sống, tuy nhiên mức độ sâu sát, sâu sắc thì không nhiều.
Cũng giống như trong thơ, tình yêu là đề tài chính trong truyện ngắn
của Lưu Trọng Lư. Đề tài này đã phản ánh xu hướng sáng tác lãng mạn mà
tác giả đang theo đuổi, là sự lựa chọn giúp thể hiện rõ hơn cái tôi đa tình của
mình, khi mà thơ không đủ chổ giãi bày thì ông tìm đến văn xuôi. Tuy nhiên,
Lưu Trọng Lư dù có đắm chìm trong yêu đương mơ mộng thì cũng không
quên những mảnh đời cơ cực quanh mình. Qua những truyện ngắn Con chim
sổ lồng, Anh Neo, Thi sỹ,… chúng ta cũng thấy được khả năng nắm bắt và tái
hiện chân thực, nhạy bén hiện đời sống đương thời cùng tấm lòng tha thiết
của ông hướng về con người và cuộc sống. Điều đó chứng tỏ rằng, Lưu Trọng
Lư rất lãng mạn nhưng không hề là thoát li hiện thực.
Tóm lại, Lưu Trọng Lư quan tâm, xúc cảm trước nhiều hiện tượng của
cuộc sống và đã phản ánh chúng trong truyện ngắn của mình. Những đề tài
mà ông chọn vốn không phải là mới mẻ. Tuy nhiên, việc lựa chọn đề tài này
chứ không phải là đề tài khác đã nói lên cái xu hướng sáng tác, cái khuynh
hướng tư tưởng thẩm mỹ của ông.
2.2. Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư
Trong sáng tạo nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng, cảm hứng là
“điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích thực, bởi nó
biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với tư
41
tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành” [22, 44-45]. Cảm
hứng được hiểu là nhiệt hứng, niềm say mê, là sự trào dâng của tư tưởng –
tình cảm cao độ của người nghệ sĩ khi họ chiếm lĩnh bản chất của cuộc sống,
của con người và nó được thể hiện và biểu hiện một cách nghệ thuật trong tác
phẩm.
Từ việc tìm hiểu đề tài, chủ đề trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư, chúng
ta có thể biết được cảm hứng sáng tác của ông. Đó là cảm hứng trữ tình gắn
liền với tình yêu mộng mơ và cảm hứng thế sự tái hiện cuộc sống thế tục, đời
thường. Có thể tóm tắt hai cảm hứng này trong chữ “mộng” và “đời”. Với
Lưu Trọng Lư, “mộng và đời là hai sợi chỉ ngang dọc trên khung cửi. Đời đẻ
ra mộng và mộng lại dệt nên đời” [42, 1332].
2.2.1. Cảm hứng trữ tình
Cảm hứng lãng mạn trữ tình vốn là cảm hứng chủ đạo trong thơ Lưu
Trọng Lư. Nhắc đến thơ của ông là nhắc đến những vần thơ tình yêu, bởi
cũng như nhiều thi sĩ trong phong trào Thơ mới, thơ tình yêu chiếm phần lớn
trong những tập thơ. Tuy nhiên, tình yêu trong thơ Lưu Trọng Lư lại mang
một màu sắc riêng. Nếu như với Xuân Diệu, tình yêu luôn sôi nổi vồ vập, đầy
đam mê và rất “trần thế”:
“Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực!
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!
Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai!
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt!” [16, 515].
Với Nguyễn Bính, tình yêu rất nhẹ nhàng, chân phương:
“Nhà em cách bốn quả đồi,
Cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng:
42
Nhà em xa cách quá chừng
Em van anh đấy, anh đừng thương em” [16, 356].
Thì với Lưu Trọng Lư, tình yêu luôn gắn liền với mơ mộng:
“Thơ ta cũng giống tình nàng vậy
Mộng! Mộng mà thôi, mộng hão hờ” [41, 11].
Và vì là tình trong mộng nên có cái say đắm mơ màng nhưng thường chóng
tàn phai, rơi rụng, chỉ để lại dư vị bâng khuâng tiếc nuối:
“Đợi đến luân hồi sẽ gặp nhau
Cùng em nhắc lại chuyện xưa sau
Chờ anh dưới gốc sim già nhé
Em hái đưa anh đóa mộng đầu” [41, 33].
Hạnh phúc nếu có cũng không bền, và khi đã qua đi, những kỉ niệm
tươi đẹp của “cái thuở ban đầu” chỉ càng xót lòng:
“Còn đâu ánh trăng vàng
Mơ trên làn tóc rối?
…
Đêm ấy xuân vừa sang
Em vừa hai mươi tuổi” [41, 20].
Trong truyện ngắn của Lưu trọng Lư, những cung bậc cảm xúc yêu
đương mơ mộng như trong thơ cũng hiện diện rõ nét. Nói cách khác, truyện
ngắn viết về tình yêu của Lưu Trọng Lư có chung một nền cảm xúc với thơ. Ở
truyện ngắn, vẫn là dấu ấn của cái tôi thi sĩ đa tình và sầu mộng của người thi
43
sĩ. “Ở thể loại nào thì Lưu Trọng Lư cũng cứ để lòng mình tràn lan trên mặt
giấy, trước sau, trong con người ấy vẫn là một tâm hồn thơ” [27, 114].
Đọc những câu chuyện tình của Lưu Trọng Lư là bước vào một thế giới
thấm đẫm cảm xúc yêu đương, mơ mộng. Ly Tao tuyệt vọng, Bó lan trắng,
Người mua hoa là những ví dụ.
Ly Tao tuyệt vọng kể về mối tình của Phan Chí Y, một nhà nho ẩm dật
sống bằng nghề chài lưới. Trong một đêm trăng lạnh, Phan Chí Y đang chèo
thuyền đến cồn Mụ Đội thì nghe được “một giây âm hưởng, tiếng trầm tiếng
bổng, tiếng chậm tiếng mau. Tiếng mau như vỗ cánh bay cao, tiếng chậm như
giọt sương nặng gieo trên tàu lá, tiếng trầm như hòn châu đắm trong bể thẳm,
tiếng lên như mảy lông cuốn theo gió nồm… Theo nhịp đàn, một khúc hát du
dương, càng nghe càng thấm thía, càng nghe càng thâm trầm” [42, 40]. Chàng
ngỡ mình gặp ma. Thế nhưng tiếng đàn, tiếng hát đó cứ làm chàng “nghĩ
ngợi, bâng khuâng, vướng vít”. Cho nên, những đêm tiếp theo chàng lại chèo
thuyền đến để được nghe những thanh âm tha thiết. Rồi chàng trở nên “như
một người điên, điên … vì tình. (…) Trước còn dan díu vì giọng đàn tiếng
hát, bây giờ bắt đầu yêu cả người nghệ sĩ” [42, 41]. Người nghệ sĩ đó là ai?
Đó là vong hồn nàng Ly Tao trong huyền thoại, một nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh
có cùng chung “một tâm sự”, “một điệu” tâm hồn với chàng. Hay đó là vong
hồn của một người cung nữ “hương phai phấn nhạt” bị thải ra khỏi cung vua.
Đó là vong hồn của một bậc khuê các Chiêm Thành bị lạc loài sau cơn nỗi
nhà tan nước mất. Hay đó chỉ đơn giản là một vong hồn? Phan Chí Y không
thể biết, song chàng vẫn luôn mơ tưởng. Rồi một đêm không còn được nghe
“giọng đàn tiếng hát véo von” , chàng trở nên thất tình. Chàng buồn bã quay
thuyền trở về thì vớt được cây đàn nguyệt. Chàng coi đó là kỉ niệm của Ly
Tao. Mùa đông năm sau, trong một đêm ngọn gió lạnh thổi buốt cõi lòng,
44
Phan Chí Y đã mang cây đàn ra đốt. Mối tình tuyệt vọng đã hóa ra làn khói
bạc, bay vào cõi hư vô...
Bó lan trắng kể về chàng họa sĩ Lộc. Một buổi sáng, Lộc nhìn thấy một
bó lan trắng “trong, tươi” được cắm vào cái bình hoa ở phòng mình. Chàng
liền “tưởng tượng người tặng hoa là một thiếu nữ, một cô láng giềng xinh
đẹp, ban ngày qua chơi thấy cái lọ thủy tinh để không rồi nàng nẩy ra cái ý
ngộ nghĩnh: cắm vào đây vài đóa hoa lan trắng ở vườn mình, tự tay mình
trồng ra… Rồi đêm hôm quạnh quẽ, rẽ lá vạch cây, nương bóng nguyệt, nàng
tới phòng Lộc, và nhẹ như khói, nàng lẻn vào phòng, cầm mấy đóa hoa để
tặng chàng, lưu lại trong phòng nhà họa sỹ một chút hương trong sạch của
mối tình xa xôi và kín đáo” [42, 91]. Ý nghĩ đó làm Lộc vô cùng sung sướng,
cảm động. Sáng hôm sau, vừa mở mắt ra, Lộc lại thấy một bó hoa mới, thay
cho đóa hoa rã cánh. “Mùi hương nồng ngát, lan tỏa khắp phòng, chàng thấy
ngây ngất, say sưa; chàng không nghĩ gì nữa, trùm kín chăn lại, và lặng
hưởng một cái thú vị kín đáo” [42, 91]. Sáng thứ ba, là một bó hoa khác. Lần
này, Lộc “đổ cho một phép kì lại của tiên nữ… Chàng lại nghĩ đến chuyện Tú
Uyên ngày xưa” [42, 91]. Hôm thứ tư, Lộc chong đèn đọc Liêu Trai, định
thức suốt sáng để “đợi cô tiên láng giềng”. Nhưng chàng lại ngủ quên. Trong
giấc chiêm bao chàng thấy cô láng giềng xinh đẹp dịu dàng đã đến và mang
tặng chàng một bó hoa. Còn “chàng sẽ đi lại gần nắm tay nàng và ôm choàng
lấy nàng trong một mối tình nồng thiết” [42, 92]. Chàng tỉnh giấc vừa lúc gà
gáy sáng và phát hiện ra người cắm những bó hoa lan tặng chàng lại chính là
Hải, một đứa bé hàng xóm ngộ nghĩnh, ngoan ngoãn thường ngày hay quấn
quýt với chàng. “Lộc hơi thèn thẹn, trùm kín chăn lại và định ngủ thêm một
giấc dài” [42, 92]. Với chàng, tất cả chỉ là một giấc mộng đẹp.
Người mua hoa là câu chuyện của cô thiếu nữ tên Liễu, con của một bà
chủ cửa hàng hoa. Vào ngày 30 Tết, nàng dậy thật sớm, trang điểm thật xinh,
45
rồi chạy ra vườn để hái những bông cúc vàng để bán cho một người khách
đặc biệt đối với nàng: “Một người đã hứa với nàng một lời. Người ấy là một
người khách hàng và khách tình của nàng trong năm qua, cũng vào ngày 30
Tết đã mua cho nàng một bó cúc vàng và đã cho nàng những giây phút mơ
màng… Lời ấy là lời hứa: năm sau cũng ngày này chàng sẽ đến mua cho nàng
một bó cúc vàng, và sẽ…” [42, 93]. Thế là suốt ngày hôm đó, Liễu sống trong
chờ đợi mơ màng. Tâm trạng nàng lúc say sưa, sung sướng, hi vọng, lúc buồn
bã, thất vọng. Cuối cùng người khách đó đã đến. Anh ta hỏi mua một bó cúc
vàng và tặng người con gái khác đang đi bên cạnh anh ta. Lúc này Liễu mới
hiểu lời hứa của anh ta là hư vô và tình yêu của mình là ảo tưởng. Cho nên,
vừa khi anh ta quay đi, Liễu đã vứt tiền mua hoa của anh ta xuống rãnh nước
vì “nàng không muốn giữa một cái dấu tích gì, vì nàng muốn quên như mọi
người, quên một cách dễ dàng vậy” [42, 95].
Cả ba truyện ngắn đều thấm đẫm cảm xúc trữ tình. Tuy nhiên, sắc thái
cảm xúc trong mỗi câu chuyện có khác nhau. Ly Tao tuyệt vọng mang màu
sắc liêu trai, ưu tư, sầu não. Bó lan trắng thì mơ mộng, vui tươi. Người mua
hoa thì vừa trong sáng, nhẹ nhàng vừa thoáng chút ngậm ngùi, chua chát. Ở
cả ba truyện, chúng ta còn thấy sự xuất hiện của yếu tố “mộng”. Yếu tố
“mộng” làm cảm xúc trữ tình tăng thêm phần lãng mạn. Tình và mộng hòa
quyện tạo nên sắc màu đặc trưng cho truyện ngắn Lưu Trọng Lư mà truyện
ngắn của các nhà văn khác không có.
Cảm hứng trữ tình cũng được thể hiện rất rõ trong các truyện ngắn Cô
bé hái dâu, Chiếc áo rét, Một lần tôi đi qua.
Cô bé hái dâu là câu chuyện tình của một chàng trai đa cảm, mơ mộng.
Diễn biến của câu chuyện cũng chính là diễn biến của tâm trạng chàng trai
với rất nhiều cung bậc cảm xúc. Câu chuyện bắt đầu từ một buổi chiều tà, trên
46
đoạn đường tiễn bạn trở về, chàng tình cờ nghe được “tiếng của một người
con gái ẩn ở sau rặng dâu, tiếng nghe như nhẹ nhàng, như bay bổng, như mơ
mộng” [42, 44]. Theo giọng hát, chàng thoáng thấy bóng dáng một người
thiếu nữ. Cũng chính từ những phút giây đầu tiên đó, trái tim chàng đã rung
động yêu đương: “Dầu chưa nhận thấy mặt cô bé, mà tôi đã giữ được một cái
hình ảnh rất xinh tươi, rất linh động. Mà cái cuộc của tôi tự nay cũng thấy
thay đổi hẳn vì tôi đã bắt đầu… yêu” [42, 44]. Rồi vào một đêm trăng sáng,
chàng tìm đến nhà người thiếu nữ ấy. Chân bước đi mà trí não không ngừng
“tưởng tượng thấy một cô bé xinh xắn tươi cười, mỗi chiều đi vào ruộng dâu,
hái những lá dâu xanh. Đêm đến, theo một điệu bộ nhịp nhàng, nhanh nhẹn,
cô bé thái nhỏ những lá dâu rắc vào những cái nong tằm (…) Cho được có
hôm nay, ngồi yên một chỗ, dưới bóng trăng trong, cô bé quay những sợi tơ
vàng, và mơ tưởng những chuyện xa xôi” [42, 45-46]. Giấc mộng đẹp khiến
chàng ngập tràn hạnh phúc. Thế nhưng khi gặp cô gái, chàng lại tỏ ra bối rối:
“Nàng nhìn tôi một cách âu yếm, mà tôi lại càng thêm bối rối. Không hiểu sao
tôi đần độn đến thế (…) Tôi tiến đến gần nàng, tôi bắt lấy tay nàng rồi tôi lại
buông ra (…) Tôi hỏi chuyện. Nàng không đáp, rồi tự nhiên chúng tôi cùng
ngửng đầu lên nhìn ông trăng. Sao chúng tôi lại động lòng với nhau đến thế?”
[42, 49]. Tất cả tình ý chỉ diễn ra trong lòng, còn bên ngoài, chàng trai không
một lời bày tỏ. Để rồi kết thúc cuộc gặp gỡ “nàng lại quay tơ, tôi về chỗ cũ.
Rồi không hiểu sao tức thì tôi dứng dậy ra về, không kịp chào người ta một
tiếng” [42, 49]. Một năm sau, gặp lại nhau, cả hai không khỏi nuối tiếc:
“Không đợi hỏi, nàng khai ra hết.
- (…) Thầy tôi mắc nợ, cho nên nhà tôi khi đến dạm hỏi, thì thầy tôi
bằng lòng mà nhận lời ngay. Tôi cũng không thể làm cách gì khác được vì tôi
không hề có những cái mộng tưởng xa xôi hão huyền có hại cho cái cuộc đời
thực tế của tôi. Phải, tôi không dám có những cái mộng tưởng xa xôi…
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ

More Related Content

What's hot

LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...KhoTi1
 
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfTruyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfNuioKila
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
 
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfTruyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
 
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc GiaoLuận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt NamLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đLuận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
 

Similar to Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ

Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
bieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdf
bieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdfbieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdf
bieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdfduong734764
 
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam luận văn th s. văn học 6793262
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam   luận văn th s. văn học 6793262Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam   luận văn th s. văn học 6793262
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam luận văn th s. văn học 6793262jackjohn45
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfNghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfHanaTiti
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfHanaTiti
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfNHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfHanaTiti
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Trần Đức Anh
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfAI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfngTrang74
 
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdfTư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdfNuioKila
 

Similar to Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ (20)

Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
bieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdf
bieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdfbieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdf
bieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdf
 
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam luận văn th s. văn học 6793262
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam   luận văn th s. văn học 6793262Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam   luận văn th s. văn học 6793262
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam luận văn th s. văn học 6793262
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfNghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
 
Đề tài: Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong Hai giọt lệ
Đề tài: Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong Hai giọt lệĐề tài: Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong Hai giọt lệ
Đề tài: Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong Hai giọt lệ
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfNHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
 
123
123123
123
 
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn KhảiLuận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
 
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
 
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfAI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
 
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdfTư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
 
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.docĐặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 

Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Hoài Ngọc ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN LƯU TRỌNG LƯ LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Hoài Ngọc ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN LƯU TRỌNG LƯ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 602 234 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 3. 3 MỤC LỤC DẪN NHẬP .......................................................................................................4 1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................4 2. Lịch sử vấn đề..........................................................................................5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................10 4. Mục đích nghiên cứu..............................................................................11 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................11 6. Cấu trúc luận văn ...................................................................................12 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN NGẮN CỦA LƯU TRỌNG LƯ .....14 1.1. Truyện ngắn và truyện ngắn hiện đại Việt Nam trước năm 1945 ......14 1.1.1. Truyện ngắn – khái niệm, đặc trưng .............................................14 1.1.2. Vài nét về truyện ngắn hiện đại Việt Nam trước 1945..................18 1.2. Lưu Trọng Lư và truyện ngắn của ông...............................................23 1.2.1. Lưu Trọng Lư – tiểu sử, sự nghiệp sáng tác .................................23 1.2.2. Vị trí của truyện ngắn trong sáng tác của Lưu Trọng Lư.............25 1.2.3. Chất thơ trong truyện ngắn của Lưu Trọng Lư ............................32 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TRUYỆN NGẮN LƯU TRỌNG LƯ....................................................................................................................38 2.1. Đề tài trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư .............................................38 2.2. Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư ....................40 2.2.1. Cảm hứng trữ tình .........................................................................41 2.2.2. Cảm hứng thế sự............................................................................54 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN LƯU TRỌNG LƯ......................................................................................................69 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................................................69 3.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và tạo dựng tình huống truyện ...........77 3.2.1. Tổ chức cốt truyện.........................................................................77 3.2.2. Tạo dựng tình huống truyện..........................................................79 3.3. Kết cấu ................................................................................................81 3.3.1. Kết cấu tuyến tính..........................................................................81 3.3.2. Kết cấu phi tuyến tính....................................................................88 3.4. Ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư........................94 3.5. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư ................100 KẾT LUẬN ....................................................................................................108 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................112
  • 4. 4 DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Nền văn xuôi hiện đại Việt Nam ra đời từ khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Trong giai đoạn giao thời của nền văn học (từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930), văn xuôi chưa có nhiều thành tựu nổi bật. Nhưng bước sang giai đoạn 1930 – 1945, nó phát triển mạnh mẽ chưa từng có và gặt hái nhiều thành quả to lớn. Bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn là một thể loại kết tinh thành tựu của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Chưa bao giờ truyện ngắn nước ta lại phong phú và đặc sắc như thế: truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan; truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh; truyện ngắn phong tục của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân; truyện ngắn viết về cái đẹp một thời vang bóng của Nguyễn Tuân; truyện ngắn viết về người nông dân và người trí thức nghèo mang tư tưởng sâu sắc, ý nghĩa khái quát rộng lớn với những trang miêu tả, phân tích tâm lí đạt tới trình độ bậc thầy của Nam Cao,… Mỗi nhà văn mỗi phong cách đã góp phần tạo nên một diện mạo đa dạng và đầy sức sống của truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh các cây bút truyện ngắn đã thực sự khẳng định được tài năng và có một vị trí vững vàng trong nền văn học dân tộc và trong lòng công chúng, vẫn còn không ít tác giả mà mấy chục năm qua, vì lí do này khác, ít được nhắc đến, chỉ tới gần đây một số mới được phát hiện lại như Xuân Diệu, Thế Lữ, Thanh Châu, Ngọc Giao, Trần Tiêu,… Lưu Trọng Lư có lẽ cũng là một trường hợp như thế. Ông vốn là một thi sĩ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Nhắc tới Lưu Trọng Lư, chúng ta không thể không nhớ đến những vần thơ đa tình và ảo mộng, trong đó có Tiếng thu từng làm thổn thức, ngân vang, vương vấn trái tim bao thế hệ.
  • 5. 5 Không chỉ có một di sản thơ đặc sắc, Lưu Trọng Lư còn sáng tác một khối lượng văn xuôi phong phú, trong đó có nhiều truyện ngắn. Tuy nhiên, truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, cũng như văn xuôi của ông nói chung, ít được chú ý so với thơ của ông. Có lẽ vì thế mà có rất nhiều truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, sau lần đầu tiên công bố cách đây hơn nửa thế kỉ, đã rơi vào quên lãng. Mãi đến năm 2011, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của tác giả, các truyện ngắn đó mới được sưu tầm và công bố lại đầy đủ. Bấy giờ, độc giả mới được tiếp xúc gần như toàn bộ truyện ngắn Lưu Trọng Lư, từ đó chú ý hơn đến ông với tư cách một cây bút viết truyện ngắn. Truyện ngắn của Lưu Trọng Lư đã bị lãng quên trong một thời gian dài, có thể do chúng không thành công như thơ của ông hay cũng không đặc sắc như truyện ngắn của các nhà văn cùng thời. Nhưng dù sao đi chăng nữa, việc tìm hiểu truyện ngắn Lưu Trọng Lư một cách toàn diện, hệ thống nhằm phát hiện và ghi nhận lại những giá trị của nó cũng là việc đáng làm. Với suy nghĩ như vậy, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài tìm hiểu Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư. Đây cũng là cách chúng tôi bày tỏ tấm lòng yêu quý trước tài năng đa dạng của ông và sự trân trọng đối với những di sản văn chương của dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề Con đường hoạt động nghệ thuật của Lưu Trọng Lư trải dài hơn nửa thế kỉ. Ở đó, Lưu Trọng Lư nhận được nhiều sự yêu thương, quan tâm ưu ái của độc giả, giới văn sĩ và những người nghiên cứu. Cho nên, có nhiều công trình, bài viết đã nghiên cứu về quê hương, con người và cuộc đời nghệ thuật của Lưu Trọng Lư. Tuy nhiên, trong các công trình, bài viết này, hầu hết các nhà nghiên cứu đều tập trung, đi sâu vào những sáng tác thơ của Lưu Trọng Lư, đặc biệt là thơ trước Cách mạng tháng Tám.
  • 6. 6 Lưu Trọng Lư với tư cách một nhà thơ đã được ghi nhận và đánh giá. “Có thể tóm tắt tất cả những ý trong thơ của Lưu Trọng Lư vào hai chữ tình và mộng. Lưu Trọng Lư là một thi sĩ đa tình và mơ mộng. Ông say sưa tất cả những cái đẹp của người và của tạo vật, tấm lòng ông lúc nào cũng thổn thức, trí não ông lúc nào cũng mơ màng, ông đem xáo trộn thực với mộng, mộng với thực, thổ lộ nên những lời thơ huyền ảo vô cùng” [52, 672]. Thơ Lưu Trọng Lư còn là những vần thơ chứa đựng nhiều cảm xúc chân thành và rất giàu nhạc điệu: “Âm nhạc là đặc trưng nổi bật, là nhịp mạnh của Thơ mới. Đó là một sự sáng tạo kì diệu của nó. Và trong Thơ mới, Lưu Trọng Lư là nhà thơ, nhạc sĩ hơn cả, thơ Lưu Trọng Lư hầu như chỉ là những bản nhạc thuần túy, những bản nhạc mờ ảo trên nền những bức tranh cũng mờ ảo” [27, 287- 288]. Về thơ Lưu Trọng Lư sáng tác sau năm 1945, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long nhận xét: “Lưu Trọng Lư là một trong số những nhà thơ lớp cũ đã sớm tìm được tiếng nói mới cho thơ ở những ngày đầu kháng chiến. Từ bỏ những cảm xúc, những hình ảnh và ngôn từ quen thuộc của “thơ mới”, Lưu Trọng Lư đưa thơ mình về gần với tâm tư, tiếng nói và cách diễn tả của quần chúng. Trong xu hướng đại chúng hóa của thơ ca kháng chiến, Lưu Trọng Lư đã sớm góp được tiếng thơ khỏe khoắn, chân thực” [27, 92]. So với thơ, truyện ngắn của Lưu Trọng Lư ít được quan tâm hơn. Cho nên, hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào lấy truyện ngắn Lưu Trọng Lư làm đối tượng nghiên cứu. Truyện ngắn thường chỉ được nhắc đến cách rất sơ lược trong các bài viết về sự nghiệp sáng tác của Lưu Trọng Lư. Các ý kiến nhận định cũng chỉ xoay quanh ba truyện ngắn đầu tay in trong tập Người sơn nhân, còn những truyện ngắn viết sau đó hầu như không được nhắc tới. Có thể điểm qua một số ý kiến của các nhà nghiên cứu nhận định về truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, như sau:
  • 7. 7 Năm 1933, khi tập truyện Người sơn nhân ra mắt công chúng, Phan Khôi đã nhận định truyện ngắn Người sơn nhân (của Lưu Trọng Lư) và Hồn bướm mơ tiên (của Khái Hưng) là hai tác phẩm văn học khá nhất trong năm 1933 [42, 5]. Trong loạt bài mang tiêu đề chung Văn học Việt Nam hiện đại đăng nhiều kì trên tuần báo Loa ở Hà Nội từ tháng 7 đến tháng 10/1935, nhà phê bình Trương Tửu đánh giá cao các truyện ngắn Người sơn nhân, Ly Tao tuyệt vọng và coi Lưu Trọng Lư là một trong ba nhà văn có lối tả cảnh mới mẻ nhất, tính đến thời điểm ấy. “Bốn truyện Người sơn nhân, Tiếng địch trong rừng sim, Hương giang sử, Ly Tao tuyệt vọng đã thiết lập cho ông một vị trí chức sắc trong làng văn hiện đại” [56, 146]. Năm 1942, trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan cho rằng truyện Người sơn nhân “cũng cảm động, nhưng cũng không phải tốt đẹp quá như lời Phan Khôi đã phê bình”. “Trong tập truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, Người sơn nhân có thể coi là một truyện kết cấu khéo léo. Thế thôi. Còn hai truyện kia là thứ truyện tầm thường, không có gì đặc sắc cả. Ngay những truyện ngắn về sau này của Lưu Trọng Lư cũng đều tầm thường cả” [52, 684]. Mục từ “Lưu Trọng Lư” trong Từ điển văn học (1983) chỉ nhắc qua về tập truyện ngắn Người sơn nhân: “1933, xuất bản tập Người sơn nhân, gồm ba truyện ngắn và mười bài thơ, gây được chú ý” [18, 904]. Trong Thơ – những gương mặt, tác giả Thiếu Mai nhận xét: “Lưu Trọng Lư, ngoài thơ ra còn viết nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn. Truyện của anh phần lớn có tính chất hoài cổ (Chiếc cáng xanh, Dòng họ) hoặc đi sâu vào tình ái lãng mạn (Huế, một buổi chiều, Cô gái hái dâu), hoặc miêu tả những chuyện thần tiên ma quái (Huyền không động), nói chung thuộc xu hướng lãng mạn tiêu cực. Tuy vậy trong số đó nổi bật lên vài truyện phảng phất đôi
  • 8. 8 chút tinh thần dân tộc và ý thức phản kháng chế độ (Con voi già của vua Hàm Nghi, Người sơn nhân), hoặc trân trọng đối với cuộc sống cay cực của người nghèo (Con chim sổ lồng, Khói lam chiều) [27, 208]. Trong Lời giới thiệu Lưu Trọng Lư tuyển tập (thơ, văn xuôi, kịch thơ) năm 1987, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long có những nhận xét về ba truyện ngắn trong tập Người sơn nhân: “Người sơn nhân là một tiếng nói phản kháng, một khao khát tự do nhưng khá mơ hồ và bế tắc (…) Truyện Con chim sổ lồng có sự cảm thông với số phận của một đứa trẻ nghèo, bút pháp của truyện gần với tả thực hơn, có pha một chút chua chát. Ly Tao tuyệt vọng đậm màu sắc lãng mạn huyền hoặc, nhưng mang được mối đồng cảm xót xa với thân phận những kẻ sĩ bạc mệnh” [39]. Trong Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (từ cuối thế kỉ XIX đến 1945) xuất bản năm 2001 có bảy mục từ lược thuật bảy tác phẩm tự sự của Lưu Trọng Lư, trong đó có đề cập đến tập truyện Người sơn nhân với ba truyện ngắn Người sơn nhân, Con chim sổ lồng, Ly Tao tuyệt vọng. Bên cạnh việc tóm tắt ba câu chuyện trên, các tác giả còn nhận xét: “Trong tập truyện này, Người sơn nhân là truyện hay hơn cả. Kết cấu của truyện khéo léo, chặt chẽ, những đoạn đối thoại giữa ông cố đạo và ngươi sơn nhân giàu tính triết lý và có kịch tính” [2, 236]. Trong bài viết Văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư in trong Lưu Trọng Lư, tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết (năm 2011), nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã đưa ra một số nhận xét về mảng văn xuôi Lưu Trọng Lư viết trước năm 1945. Trước tiên, nhà nghiên cứu đã điểm lại lịch sử nghiên cứu, đánh giá văn xuôi của Lưu Trọng Lư từ trước đến nay. Theo ông, “sự nghiệp văn nghệ của Lưu Trọng Lư với tư cách nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam thế kỉ XX, thoạt nhìn, cho đến những năm đầu thế kỉ XXI, tưởng chừng
  • 9. 9 như được ghi nhận và đánh giá ổn thỏa; nhưng nhìn kỹ, ta lại thấy nhiều nét trái ngược. Chẳng hạn, theo một nền nếp “phân vùng” có từ thời bao cấp, Lưu Trọng Lư được nghiễm nhiên coi như một “nhân sự” thuộc giới sân khấu nên giới chức quản lý văn học đôi khi tặc lưỡi bỏ qua ông, hoặc người ta xem ông chỉ như nhà thơ để khỏi phải tính đến ông như người viết văn xuôi, viết truyện, bất chấp cái thực tế là: số truyện ngắn truyện dài của Lưu Trọng Lư đã viết và đã in ra trong toàn bộ đời văn của mình nhiều gấp vài ba lần số tập thơ hay số vở kịch ông đã viết, đã dàn dựng” [42, 9]. Kế đến, tác giả bài viết liệt kê các nguồn tư liệu sách, báo mà ông và người bạn đã sử dụng trong công việc sưu tầm các tác phẩm văn xuôi của Lưu Trọng Lư để hoàn thành bộ sưu tập Lưu Trọng Lư tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết. Cũng trong bài viết này, Lại Nguyên Ân đã đưa ra nhiều nhận xét đi sâu vào các phương diện nội dung và nghệ thuật của văn xuôi Lưu Trọng Lư. Theo Lại Nguyên Ân, “thế giới thơ của Lưu Trọng Lư thật ra không tách rời, mà ngược lại, có sự tiếp nối với thế giới văn xuôi do ông sáng tạo, đó là cuộc sống trong các truyện ngắn, truyện dài ông viết” [42, 14]. Truyện của Lưu Trọng Lư có nhiều loại: truyện thần tiên, ma quái; truyện truyền thuyết, dã sử; truyện tâm lý xã hội hoặc truyện thế sự. Trong những truyện thần tiên, ma quái, Lưu Trọng Lư thường dùng lời văn kể chuyện và lối mô tả khá ước lệ và gần gũi với giọng thơ lãng mạn của ông; còn đề tài hầu hết những truyện thần tiên này là đề tài tình yêu, những tình yêu không bị giới hạn bởi ranh giới tiên – tục, thần – người, thầy tu – gái điếm. Khả năng cảm nhận và biểu hiện đời sống đương thời của ngòi bút viết truyện Lưu Trọng Lư cũng được nhắc đến. Theo tác giả bài viết, những dáng nét đời sống đương thời, cụ thể như dáng nét của giới học sinh Hà Thành những năm 1930, của nam nữ học sinh xứ Huế ở tác phẩm Lưu Trọng Lư “có lẽ còn rõ rệt hơn thậm chí so với không ít tác phẩm của các tác gia trong Tự Lực văn đoàn, hoặc so với một vài đàn anh trong số những người
  • 10. 10 cùng cộng tác với nhà Tân Dân như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố” [42, 17]. Về thế giới nhân vật trong truyện của Lưu Trọng Lư, theo Lại Nguyên Ân, kiểu nhân vật nổi bật là những con người thất bại. Sau cùng, Lại Nguyên Ân khẳng định, lãng mạn là nét phong cách khá nổi bật ở văn xuôi tự sự trước 1945 của Lưu Trọng Lư. Trên đây là một số ý kiến nhận xét của các nhà nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến đề tài. Qua đó có thể khẳng định rằng chưa có một công trình nghiên cứu nào lấy truyện ngắn của Lưu Trọng Lư làm đối tượng nghiên cứu độc lập và toàn diện. Những nhận định về truyện ngắn Lưu Trọng Lư từ trước đến nay còn khá ít ỏi và mang tính sơ bộ. Tuy nhiên, đáng ghi nhận ở chỗ mặc dù các nhà nghiên cứu chưa hoàn toàn thống nhất trong việc đánh giá khả năng viết truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, song đều công nhận một số truyện ngắn của ông là khá đặc sắc. Những ý kiến của nhà nghiên cứu đi trước, đặc biệt ý kiến của Lại Nguyên Ân, là những định hướng quý báu cho việc tìm hiểu truyện ngắn Lưu Trọng Lư nói riêng, văn xuôi Lưu Trọng Lư nói chung của những người nghiên cứu tiếp sau. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những ý kiến và thành tựu nghiên cứu đó, chúng tôi sẽ nỗ lực khảo sát, phân tích những truyện ngắn của Lưu Trọng Lư nhằm phát hiện, lí giải, khái quát những đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn của ông. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trước năm 1945, Lưu Trọng Lư sáng tác khá nhiều truyện ngắn. Các truyện ngắn của ông được được in thành sách hoặc đăng trên các báo thời bấy giờ. Phần lớn truyện ngắn này được sưu tầm và tập hợp lại trong Lưu Trọng Lư – tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết (tập 1) do Nhà xuất bản Lao động - Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông tây phát hành năm 2011. Bao gồm 26 truyện ngắn: Người sơn nhân, Con chim sổ lồng, Ly tao tuyệt vọng, Cô bé hái
  • 11. 11 dâu, Chân ái tình, Cái đời hát xẩm, Anh Neo, Bạn tôi, Cái chết hiếu danh, Chiêm Thành, Con vú em, Thi sỹ, Con sáo, Chiếc áo rét, Bó lan trắng, Người mua hoa, 15 truyện ngắn, Nàng Vân may áo chồng, Sầm Sơn vui thú xiết bao, Tình trong giây lát, Cái vò sữa của cô Perrette, Một lần tôi đi qua, Bạn tôi cưới vợ, Em hãy còn thơ, Cắm neo, Khỏi truông. Các truyện ngắn vừa kể trên là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài. Trong quá trình nghiên cứu, để làm rõ những giá trị nổi bật của chúng, chúng tôi cũng sẽ so sánh, đối chiếu với một số sáng tác thơ và văn xuôi khác của Lưu Trọng Lư, cũng như truyện ngắn của một số nhà văn cùng thời như Khái Hưng, Thạch Lam, Xuân Diệu, Nam Cao… Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung tìm hiểu một số phương diện thuộc nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện ngắn Lưu Trọng Lư như đề tài và cảm hứng nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, xây dựng kết cấu và ngôn ngữ tác phẩm. Những yếu tố này sẽ giúp chúng tôi thấy được một cách tương đối khái quát những nét đặc sắc, riêng biệt trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư. 4. Mục đích nghiên cứu Với đề tài nghiên cứu này, mục đích của chúng tôi là tìm kiếm, phát hiện và ghi nhận lại những giá trị nổi bật của truyện ngắn Lưu Trọng Lư. Chúng tôi hi vọng sẽ có những đóng góp nhất định trong việc đem đến một cái nhìn tương đối toàn diện và sâu sắc hơn về truyện ngắn Lưu Trọng Lư; góp phần làm phong phú những hiểu biết về Lưu Trọng Lư, không chỉ như nhà thơ tài năng mà còn như nhà viết truyện ngắn đặc sắc. 5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã dựa trên quan điểm Mác-xít trong nghiên cứu văn học. Đó là việc nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với bối
  • 12. 12 cảnh lịch sử và hoàn cảnh xã hội; xem xét tác phẩm trong mối quan hệ giữa nhà văn – cuộc sống và bạn đọc; chú ý qui luật thống nhất nội tại giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học. Chúng tôi cũng vận dụng những thành tựu của các khoa học liên ngành như lý luận văn học, thi pháp học, phong cách học, phương pháp luận nghiên cứu văn học,… trong quá trình nghiên cứu. Ngoài những vấn đề có tính chất phương pháp luận như trên, trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp chủ yếu, cụ thể như sau: - Phương pháp phân tích –tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong luận văn. Đi từ việc khảo sát, phân tích từng truyện ngắn, từng yếu tố nổi bật trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và nghệ thuật, chúng tôi sẽ đưa ra những nhận xét khái quát về đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư. - Phương pháp hệ thống: khi xem xét các yếu tố trong mỗi truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, chúng tôi luôn đặt chúng trong hệ thống chỉnh thể của tác phẩm. Đồng thời đặt mỗi tác phẩm trong hệ thống lớn hơn là những sáng tác cùng thể loại, rộng hơn nữa là toàn bộ sáng tác của tác giả để thấy được cái riêng của từng truyện cũng như cách viết truyện ngắn của tác giả. - Phương pháp so sánh cũng được chúng tôi sử dụng trong phạm vi nhất định. Để thấy cái riêng độc đáo và sự đóng góp của Lưu Trọng Lư trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh với một số cây bút truyện ngắn khác như Thạch Lam, Thanh Tịnh,… về từng vấn đề có liên quan. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp tiếp cận thi pháp học, phương pháp lịch sử,…
  • 13. 13 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, luận văn được trình bày thành ba chương: Chương 1: Khái quát về truyện ngắn của Lưu Trọng Lư. Ở chương này, ngoài việc nhắc lại khái niệm truyện ngắn và vài nét về truyện ngắn Việt Nam hiện đại trước 1945, chúng tôi sẽ tìm hiểu sơ lược về vị trí của truyện ngắn trong toàn bộ di sản văn học của Lưu Trọng Lư. Chương 2: Đặc điểm nội dung của truyện ngắn Lưu Trọng Lư. Ở chương này, luận văn tập trung miêu tả đặc điểm của hai phương diện thuộc về nội dung của truyện ngắn Lưu Trọng Lư là đề tài và cảm hứng nghệ thuật. Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Lưu Trọng Lư. Ở đây, người viết sẽ tìm hiểu đặc điểm của cách xây dựng nhân vật, cốt truyện và kết cấu, ngôn ngữ nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư.
  • 14. 14 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN NGẮN CỦA LƯU TRỌNG LƯ 1.1. Truyện ngắn và truyện ngắn hiện đại Việt Nam trước năm 1945 1.1.1. Truyện ngắn – khái niệm, đặc trưng Truyện ngắn là một thể loại không thể thiếu trong bất kì nền văn học dân tộc nào. Đây là một thể loại hết sức gần gũi và có nhiều ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện và vững chắc của văn học, cũng như đối với sự rèn luyện mài dũa ngòi bút của các nhà văn. Truyện ngắn là một khái niệm quen thuộc nhưng tìm một định nghĩa duy nhất, đầy đủ, chính xác về nó thì không dễ. Trong Từ điển văn học bộ mới, truyện ngắn được xác định là “một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện đời sống của con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ” [18, 1846-1847]. Mục truyện ngắn trong Từ điển thuật ngữ văn học ghi nhận truyện ngắn là “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ” [22, 370]. Các nhà văn, với trải nghiệm thực tế của mình, đã đưa ra những cảm nhận cụ thể và một số đúc kết đa dạng. Aimatov đã phát biểu: “Truyện ngắn giống như một thứ tranh khắc gỗ, lao động nghệ thuật ở đây đòi hỏi chặt chẽ, cô đúc, các phương tiện phải được tính toán một cách tinh tế, nét vẽ phải chính xác. Đây là một việc vô cùng tinh tế. Xoay xỏa trên một mảnh đất hẹp, đó chính là chỗ để cho truyện ngắn phân biệt với các thể tài khác” [49, 146].
  • 15. 15 Nhấn mạnh đến chi tiết, Nguyễn Công Hoan cho rằng: “Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết” [63, 186]. Các quan niệm trên đều thống nhất nhận diện truyện ngắn ở những tiêu chí cốt lõi sau: Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Hình thức “nhỏ”, “ngắn” là dấu hiệu đầu tiên để người đọc nhận diện truyện ngắn. Dung lượng truyện ngắn kéo dài từ vài chục chữ đến khoảng 20000 chữ. Nếu tính theo số trang, dung lượng của một truyện ngắn thường co giãn khoảng từ 3 đến 50 trang. Dưới con số 3 trang, người ta gọi là “truyện ngắn mini”, “truyện ngắn trong lòng bàn tay”; trên con số 50 trang, người ta gọi là truyện vừa; trên 100 trang là tiểu thuyết. Những cách gọi này tương ứng với các khái niệm “đoản thiên tiểu thuyết” (truyện ngắn), “trung thiên tiểu thuyết” (truyện vừa) và “trường thiên tiểu thuyết” (tiểu thuyết) vốn phổ biến ở nước ta thời kì đầu văn xuôi tự sự hiện đại. Tuy nhiên, tính chất “nhỏ” của truyện ngắn không chỉ nằm trong dung lượng, mà quan trọng hơn là ở cách nắm bắt cuộc sống của thể loại. Truyện ngắn không có tham vọng ôm vào mình một hiện thực rộng lớn, hoành tráng. Ngắn ở đây đồng nghĩa với hàm súc, tinh lọc. Nguyên tắc chung nhất của truyện ngắn không cho phép dồn ép hoặc nhồi nhét rút gọn nội dung của một truyện dài, hoặc một hình thức tương đương như thế, thành một truyện ngắn. Như vậy, ngắn gọn trong truyện ngắn là cái ngắn gọn tinh lọc và chặt chẽ. Sekhov, một bậc thầy truyện ngắn thế giới đã ví: “Truyện ngắn cũng y như trên boong tàu quân sự, ở đó tất cả phải đâu vào đấy, không có cái gì được thừa. Khác với truyện dài và truyện vừa, truyện ngắn phải là “một lát cắt gọn gẽ”, “toàn truyện là một vòng tròn khép kín không quá dài, không quá ngắn, không xô đẩy xộc xệch, thậm chí không thừa một chi tiết nào” [60, 365].
  • 16. 16 Bên cạnh đặc điểm “ngắn”, các nhà nghiên cứu còn khu biệt truyện ngắn ở tính chất giới hạn trong việc phản ánh đời sống và ở hiệu quả nghệ thuật mà nó tạo ra khi so sánh với một thể loại gần gũi là tiểu thuyết. Cùng thuộc về loại hình tự sự hư cấu, truyện ngắn gần gũi tiểu thuyết ở chỗ nó cũng có khả năng phản ánh hầu hết các phương diện của đời sống như đời tư, thế sự hay sử thi. Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện, mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời. Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Và nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới, thì nhân vật của truyện ngắn là mảnh nhỏ của thế giới ấy. Truyện ngắn thường không nhắm tới việc khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của con người. Mặt khác, do đó truyện ngắn lại có thể mở rộng diện nắm bắt các kiểu loại nhân vật đa dạng của cuộc sống, chẳng hạn như chức nghiệp, xuất thân, gia hệ, bạn bè,… những kiểu loại mà trong tiểu thuyết thường hiện ra thấp thoáng trong các nhân vật phụ. Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn định. Nếu tiểu thuyết là cuộc đời trong sự trọn vẹn của nó thì truyện ngắn lại là mặt cắt của dòng đời. Nếu tiểu thuyết diễn tả một quá trình vận động của cuộc sống thì truyện ngắn lại tập trung vào một tình thế thể hiện một
  • 17. 17 bước ngoặt, một trường hợp hay một tâm trạng nhân vật. Truyện ngắn “khái quát cuộc sống theo chiều sâu, lấy điểm nối diện, lấy cái khoảnh khắc để nối cái vĩnh cửu” [62]. Để đạt tới tầm cao và chiều sâu của ý tưởng mà vẫn sống động tự nhiên, truyện ngắn phải “lựa chọn được một cách nhìn và một điểm nhìn tập trung, giống như cái tiêu điểm của thấu kính, tập trung ánh sáng mặt trời để có thể đốt cháy đám bùi nhùi” [73, 14]. Cốt truyện của truyện ngắn có thể nổi bật, hấp dẫn, nhưng chức năng của nó nói chung là để nhận ra một điều gì. Cái chính của truyện là gây ra một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng nhiều tuyến như tiểu thuyết mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. Kết cấu của truyện ngắn đòi hỏi phải có sự chặt chẽ, sao cho chủ đề tập trung, tư tưởng thống nhất và thấm sâu vào toàn bộ các bộ phận của tác phẩm, kể cả những chi tiết nhỏ nhất, để có thể tạo nên hiệu quả nghệ thuật duy nhất, từ đó tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. “Cũng như kịch ngắn, truyện ngắn đòi hỏi người viết một công việc tổ chức và cấu trúc truyện hết sức nghiêm ngặt. Quả thực có một thứ kĩ thuật tinh xảo – kĩ thuật viết truyện ngắn. Nó cũng giống như kĩ thuật làm pháo, dồn nén tư tưởng vào trong một cốt truyện thật ngắn gọn, tự nhiên” [7, 251]. Chi tiết là yếu tố rất quan trọng trong truyện ngắn. Chi tiết góp phần tạo dựng cảnh trí, không khí, tình huống và khắc họa hành động, tính cách, tâm tư nhân vật. Nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định “Truyện ngắn có thể có cốt truyện, thậm chí cốt truyện li kì, gay cấn, kể được. Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, không kể được nhưng truyện ngắn không thể nghèo chi tiết. Nó sẽ như nước lã” [17, 33]. Chi tiết trong truyện ngắn thường cô đúc và có dung lượng lớn. Cùng lối hành văn mang nhiều ẩn ý, chúng tạo cho tác
  • 18. 18 phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Chi tiết đắt giá có thể nâng tác phẩm lên đến “cấp độ tượng trưng, tạo sức ám ảnh” [63, 84]. Tóm lại, với những đặc điểm cơ bản vừa nêu, có thể khẳng định truyện ngắn là một thể loại dân chủ, gần gũi với đời sống hằng ngày, lại súc tích, dễ đọc, có tác dụng và ảnh hưởng kịp thời trong đời sống. 1.1.2. Vài nét về truyện ngắn hiện đại Việt Nam trước 1945 Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một thời kì rất quan trọng trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử văn học nói riêng. Với không đầy nửa thế kỉ, xã hội Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc chưa từng thấy. Vượt lên sự kìm hãm của các thế lực thực dân phong kiến, hòa nhịp với sự lớn mạnh của dân tộc, nền văn học nước nhà đã phát triển theo hướng hiện đại hóa với tốc độ rất nhanh và đạt được những thành tựu to lớn. Đặc biệt là ở giai đoạn 1930 – 1945, các đặc điểm của thời kì văn học đều được đẩy lên một bước cao nhất, sâu sắc nhất, toàn diện nhất, do đó cũng nổi rõ nhất. Trong bức tranh đa dạng của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, truyện ngắn là một trong những mảng màu chủ đạo. Nền truyện ngắn hiện đại Việt Nam được hình thành từ cuối thế kỉ XIX với tác phẩm mở đầu là Thầy La-za-rô Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản. Sáng tác văn xuôi quốc ngữ đầu tiên này tuy còn vụng về, non yếu nhưng lại là “con chim lạ từ phương Tây đáp xuống một vùng đất còn vắng bóng đồng loại”; “nổi lên như một ốc đảo chơi vơi vào nửa sau thế kỉ XIX, không riêng ở Nam Kì mà ở cả Việt Nam” [19, 303].
  • 19. 19 Bước sang những năm 1920 – 1930, với sự xuất hiện của hai cây bút truyện ngắn nổi bật là Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học, truyện ngắn nước ta đã có những bước tiến nhất định trên con đường hiện đại hóa. Tuy nhiên, số lượng truyện ngắn ở giai đoạn này còn khá ít ỏi. Yếu tố của văn học trung đại vẫn còn tồn tại phổ biến từ nội dung đến hình thức tác phẩm. Đến giai đoạn 1930 – 1945, nền văn học đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại. Cùng với thơ và tiểu thuyết, truyện ngắn giai đoạn này đã phát triển với một tốc độ như vũ bão. Về lượng, số truyện ngắn đã xuất bản thành tập hoặc đăng tải rải rác trên báo chí khắp cả nước chắc chắn phải lên đến con số hàng ngàn. Riêng một nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng đã có khoảng hai trăm truyện ngắn. Về chất, thật không khó để kể tên những cây bút truyện ngắn tài năng và những tác phẩm đặc sắc, trong đó một số truyện xứng đáng gọi là kiệt tác. Như vậy, chỉ trong vài ba mươi năm, thể văn xuôi mới mẻ này từ chỗ chập chững tập dượt, đã trưởng thành vượt bậc để trở nên thành thục, đạt tới cao độ nghệ thuật, thực sự hoàn thiện. Truyện ngắn hiện đại Việt Nam trước 1945 không chỉ phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng theo hướng hiện đại, mà còn phân hóa theo nhiều xu hướng phức tạp. Trong đó nổi lên hai xu hướng chính là lãng mạn trữ tình và hiện thực phê phán. Hai xu hướng này tồn tại song song, vừa đấu tranh với nhau, vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, có khi chuyển hóa lẫn nhau. Xu hướng lãng mạn trữ tình được khơi nguồn từ sự khẳng định cái tôi cá nhân cá thể được giải phóng về tình cảm, cảm xúc và về trí tưởng tượng. Nó coi con người là trung tâm của vũ trụ, khẳng định cái tôi cá nhân, đề cao con người thế tục, đề cao đến những số phận cá nhân và những quan hệ riêng tư. Xu hướng văn học này thường tìm đến các đề tài tình yêu, về thiên nhiên
  • 20. 20 và quá khứ thể hiện khát vọng vượt trên cuộc sống hiện tại chật chội tù túng, dung tục, tầm thường. Về hình thức nghệ thuật, có thể xem truyện ngắn trữ tình là hình thức thơ trong văn xuôi, bởi có sự du nhập khá mạnh mẽ của các yếu tố thơ vào văn xuôi, làm cho văn xuôi tự sự trở thành những bài thơ văn xuôi với sự gợi ám và lắng đọng. Tiêu biểu là truyện ngắn của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Nguyễn Tuân,… Thạch Lam được coi là một cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học giai đoạn 1930 - 1945. Truyện ngắn của ông thường viết về những con người bé nhỏ ở phố huyện nghèo hay ở vùng ngoại ô Hà Nội với tấm lòng trắc ẩn, thương xót chân thành. Văn Thạch Lam giản dị, trong sáng, nhẹ mà thấm, nhiều dư vị. Rất gần gũi với cách viết của Thạch Lam là Thanh Tịnh và Hồ Dzếnh. Tuy thế giới nghệ thuật của ba nhà văn này khác nhau (Thanh Tịnh thường hướng ngòi bút của mình về những người dân ở một cái làng Mĩ Lí thơ mộng thuộc miền Trung; còn Hồ Dzếnh chỉ viết người thân trong gia đình mình, một gia đình người Việt gốc Hoa), nhưng sở trường chung của họ là diễn tả rất đạt đời sống nội tâm thầm kín của nhân vật, những tình cảm, cảm giác tinh vi, những ước mơ nhỏ bé hiền lành mà thường không bao giờ đạt được của con người thuộc tầng lớp tiểu tư sản hay dân nghèo ở thành thị và nông thôn. Nguyễn Tuân cũng là một cây bút truyện ngắn đặc sắc của khuynh hướng văn học lãng mạn 1930 – 1945. Vang bóng một thời (1940) gồm 11 truyện ngắn, là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng, được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét là “một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”. Với tập truyện này, Nguyễn Tuân đã ghi đậm dấu ấn của mình trong lòng độc giả. Đó là một Nguyễn Tuân nghệ sĩ hết lòng trân trọng, say mê cái đẹp trong quá khứ, một Nguyễn Tuân ngông nghênh, khinh bạc
  • 21. 21 trước xã hội thực dân tầm thường phàm tục và một Nguyễn Tuân tài hoa uyên bác trong sử dụng ngôn từ. Khác với xu hướng lãng mạn, xu hướng hiện thực tập trung vào việc phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời, đồng thời đi sâu phản ánh tình cảnh khổn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột với một thái độ cảm thông sâu sắc. Nó lên tiếng đấu tranh chống áp bức giai cấp, phản ánh mâu thuẫn, xung đột giữa kẻ giàu với người nghèo, giữa nhân dân bị áp bức bóc lột với tầng lớp thống trị. Các nhà văn hiện thực thường đề cập đến chủ đề thế sự với thái độ phê phán xã hội trên tinh thần dân chủ và nhân đạo, chú trọng miêu tả, phân tích, lí giải một cách chân thực, chính xác quá trình khách quan của xã hội thông qua những hình tượng điển hình. Tiêu biểu cho xu hướng này là các cây bút truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Nam Cao,… Nguyễn Công Hoan được xem là người đầu tiên viết truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực và đạt được thành tựu đáng ghi nhận. Nhìn thẳng vào hiện thực, bằng tiếng cười trào phúng “hồn nhiên, khỏe khoắn, mặn mà”, Nguyễn Công Hoan phơi ra mặt trái của xã hội đầy bất công thối nát, kẻ giàu phè phỡn vô đạo, còn người nghèo thì bị ức hiếp và đói khổ cùng cực. Nếu Nguyễn Công Hoan là cây bút truyện ngắn mở đầu thì Nam Cao, với kiệt tác Chí Phèo, đã có công giúp khuynh hướng văn học hiện thực phê phán đạt đến đỉnh cao chói lọi. Dưới ánh sáng của một quan niệm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ, các truyện ngắn Nam Cao đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, nhất là truyện viết về đề tài người trí thức nghèo và người nông dân cùng khổ. Trong những sáng tác này, tác giả đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần con người, luôn đau đớn trước tình trạng con người bị rơi vào thảm cảnh sống mòn, bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị hủy hoại cả nhân tính.
  • 22. 22 Phong cách viết truyện ngắn của Nam Cao hết sức độc đáo: luôn hướng tới thế giới nội tâm con người; có biệt tài trong việc miêu tả và phân tích tâm lí; viết về cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc và có giọng văn đặc sắc. Nam Cao cũng có đóng góp lớn trong sự phát triển của ngôn ngữ văn xuôi nước ta, với một kho từ vựng phong phú vừa góc cạnh vừa tinh vi và đầy sức sống. Bên cạnh những tác giả tiêu biểu cho hai xu hướng sáng tác trên, còn có Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lâm… với thiên hướng sáng tác miêu tả phong tục. Sức hấp dẫn chủ yếu của xu hướng truyện ngắn này chính là cái nhìn hóm hỉnh, sắc sảo mang màu sắc dân tộc học về đời sống nông thôn với các mẩu chân dung, các mảng sinh hoạt và quan hệ họ mạc, xóm giềng, gia đình trong sự sống hằng ngày mang tính thuần phác, cổ xưa. Những trang viết này đã góp phần làm cho truyện ngắn 1930 – 1945 đa dạng hơn về phong cách, bút pháp, đề tài và màu sắc địa phương. Trên đây là vài nét phác họa về truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 và một số gương mặt tiêu biểu, giúp chúng ta có thể hình dung phần nào sự phát triển sôi động, sự đa dạng phong phú của mảng sáng tác này. Qua đó, chúng ta cũng nhận thấy rằng các nhà văn dù theo xu hướng sáng tác nào cũng đều gắn bó sâu nặng với đời sống, con người và đất nước. Trong những trang văn của họ, “ấn tượng đậm nét nhất vẫn là những hình ảnh chân thực, cảm động về quê hương đất nước Việt Nam với cảnh sắc, phong vị vô cùng thân thiết, về những nét đẹp văn hóa trong phong tục sinh hoạt dân tộc, về số phận và tâm hồn con người Việt Nam trong một thời kì cam go vẫn nhuần nhụy yêu thương, dạt dào tình nghĩa, sống thầm lặng khiêm nhường mà vẫn chan chứa lòng yêu đời và tiềm tàng một sức sống bất diệt” [33, 32]. Đó chính là tính dân tộc thấm nhuần trong những trang truyện ngắn hiện đại.
  • 23. 23 1.2. Lưu Trọng Lư và truyện ngắn của ông 1.2.1. Lưu Trọng Lư – cuộc đời, sự nghiệp sáng tác Nhà thơ Lưu Trọng Lư (còn có những bút danh Hy Ký, Lưu Thần), sinh ngày 19 tháng 6 năm 1912, trong một gia đình quan lại Nho học, quê ở xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thuở nhỏ, Lưu Trọng Lư học trường tỉnh. Sau đó, ông thi đậu vào trường Quốc học Huế, học đến năm đệ tam thì bị đuổi. Ông ra Hà Nội học tiếp, rồi bỏ học đi làm báo, viết văn, có thời gian dạy ở trường tư thục ở mấy tỉnh miền Trung. Ngay từ buổi đầu của Thơ mới (1932 – 1933), Lưu Trọng Lư đã là người cổ động tích cực. Với những bài báo, tranh luận, diễn thuyết có tình có lí và một thực tế sáng tác phong phú, Lưu Trọng Lư đã góp phần cho sự thắng thế của Thơ mới trên thi đàn. Năm 1933, Lưu Trọng Lư ra tập sách đầu tay – Người sơn nhân (gồm ba truyện ngắn, mười bài thơ và một bài viết về Thơ mới, được dư luận chú ý. Sau đó, ông đã xuất bản nhiều tập tiểu thuyết, truyện ngắn và tập thơ Tiếng thu nổi tiếng. Sau Cách mạng, Lưu Trọng Lư tham gia hoạt động văn hóa cứu quốc ở Huế. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông lên chiến khu Thừa Thiên. Cuộc sống kháng chiến giữa lòng dân tộc và nhân dân đã nhào nặn lại tâm hồn Lưu Trọng Lư. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản năm 1948. Những năm tiếp theo, ông sáng tác văn nghệ và đảm nhận công tác tuyên huấn ở Liên khu IV, là Chi hội trưởng chi hội văn nghệ Liên khu IV, chủ bút tờ Thép mới, Phó giám đốc khu tuyên truyền văn nghệ của Trung ương Đảng.
  • 24. 24 Sau 1954, Lưu Trọng Lư về công tác ở Hà Nội (tại tiểu ban Văn nghệ Trung ương). Từ năm 1958, ông về công tác ở Bộ Văn hóa, là Vụ phó, Quyền Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật, Tổng thư lý Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, Lưu Trọng Lư có những chuyến đi thực tế vào vùng tuyến lửa khu IV cũ và đường Trường Sơn. Ông tiếp tục làm thơ, viết nhiều kịch bản sân khấu – cả kịch nói và kịch thơ. Ông còn là tác giả của nhiều bài tùy bút, bút ký, phê bình văn học. Lưu Trọng Lư là ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam (khóa II), là ủy viên Hội đồng cố vấn của Hội nhà văn và Hội nghệ sĩ sân khấu từ năm 1983. Năm 1985, cùng với một số văn nghệ sĩ lão thành, Lưu Trọng Lư được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba. Năm 1991, ông qua đời ở Hà Nội. Lưu Trọng Lư là một nghệ sĩ đa tài. Ông làm thơ, viết văn, soạn kịch,… Ở lĩnh vực nào ông cũng có tác phẩm tạo được dấu ấn riêng. Trước Cách mạng tháng Tám, Lưu Trọng Lư sáng tác chủ yếu là thơ, tiểu thuyết và truyện ngắn. Các tác phẩm đã được xuất bản: Người sơn nhân (truyện - 1933), Huế, một buổi chiều (truyện - 1938), Tiếng thu (thơ - 1939), Chiếc cáng xanh (truyện - 1941), Khói lam chiều (truyện - 1941),… Sau Cách mạng, bên cạnh thơ, văn xuôi ông còn sáng tác kịch nói, kịch thơ và kịch bản cải lương. Các tác phẩm đã được xuất bản: Tỏa sóng đôi bờ (thơ – 1959), Người con gái sông Gianh (thơ – 1966), Từ đất này (thơ – 1971), Mùa thu lớn (tùy bút, hồi kí – 1978), Hồng Gấm (kịch thơ – 1973), Tuổi hai mươi (kịch thơ – 1973), Nữ diễn viên miền Nam (kịch hát cải lương), Cây thanh trà (kịch hát cải lương), Xuân Vỹ Dạ (kịch nói), Anh Trỗi (kịch nói), Nửa đêm sực tỉnh (hồi kí – 1959),…
  • 25. 25 Với một sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ và phong phú, đặc sắc cùng những đóng góp tích cực, đáng quý cho nền văn nghệ Việt Nam, Lưu Trọng Lư vinh dự được Nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (năm 2000). 1.2.2. Vị trí của truyện ngắn trong sáng tác của Lưu Trọng Lư Trước Cách mạng tháng Tám, ở nước ta có khá nhiều nhà thơ đồng thời là người viết truyện ngắn, chẳng hạn như Thế Lữ, Xuân Diệu,… Các cây bút này được đánh giá cao ở vai trò thi sĩ và ít ai gọi họ là tác giả truyện ngắn. Tuy nhiên, khi nói đến sự nghiệp văn chương của họ thì không thể không nhắc đến bộ phận truyện ngắn này. Lưu Trọng Lư là một trường hợp tương tự. Trong toàn bộ sáng tác của ông, truyện ngắn không phải là bộ phận nổi bật nhất, song cũng không thể không nhắc tới. Để làm rõ điều này, trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu Lưu Trọng Lư đến với truyện ngắn khi nào và nguyên nhân nào khiến ông sáng tác truyện ngắn. Chúng ta không thể biết chính xác Lưu Trọng Lư bắt đầu làm thơ, viết văn từ khi nào. Nhưng căn cứ vào tập sách đầu tay của ông – Người sơn nhân được xuất bản năm 1933, lúc đó Lưu Trọng Lư khoảng 21 - 22 tuổi, thì có thể khẳng định Lưu Trọng Lư đến với văn chương từ rất sớm. Nếu so với Xuân Diệu, sáng tác văn chương từ năm 15 tuổi, thì Lưu Trọng Lư sáng tác muộn hơn. Cả hai cùng làm thơ, viết văn nhưng có sự khác biệt: Xuân Diệu làm thơ rồi sau đó mới viết văn, thơ là tác phẩm đầu tiên trên hành trình văn chương của ông; còn Lưu Trọng Lư vừa làm thơ vừa viết truyện, trong đó truyện ngắn là sáng tác đầu tiên giúp ông tạo dấu ấn trên con đường văn học. Điều này đã được Lưu Trọng Lư ghi lại trong hồi kí Nửa đêm sực tỉnh: “Những tiểu thuyết và thơ tôi đã viết ở núi Ngân Sơn tôi đưa cho
  • 26. 26 Hoài Thanh xem. Không ngờ truyện Người sơn nhân lại gây một ấn tượng mạnh ở Hoài Thanh. Hoài Thanh liền trao cho Cao Xuân Huy, một người vốn tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đồng thời là người đang say Trang – Lão. Ông Huy viết một bức thư cho Hoài Thanh khẳng định đây là một sự sáng tạo mãnh liệt, lấy tư cách giám đốc, ông Huy sẽ đứng ra bảo lãnh cho quyển sách được in chịu ở nhà in Đắc Lập. Thế là Ngân Sơn tùng thư ra đời và Người sơn nhân được xuất bản. Cả thơ lẫn truyện ngắn của tôi được tập hợp và in sách đều do Hoài Thanh giới thiệu” [42, 1335]. Qua hồi kí đó, chúng ta còn biết được truyện ngắn Người sơn nhân là thành công đầu tiên được xem là bước ngoặt giúp con đường văn chương của ông rộng mở: “Tập truyện ngắn đã được nhiều báo Tây, ta, lúc bấy giờ hết sức chú ý, nhất là bài phê bình của cụ Phan Khôi đã đưa cuốn truyện của tôi lên tận mây xanh! Ông Phan Khôi cho rằng văn đoàn đến nay chưa có một tác phẩm nào có giá trị sáng tạo như thế! Được những lời khen tôi đâm ra hoang mang. Nhưng từ đấy, tôi cảm thấy con đường văn chương rộng mở trước mắt tôi” [42, 1336] Nguyên nhân nào khiến Lưu Trọng Lư đến với văn chương nói chung, truyện ngắn nói riêng? Trước hết đó lòng đam mê văn chương và khao khát thể hiện tài năng của người nghệ sĩ. Đầu những năm 30, xã hội Việt Nam có nhiều biến động mạnh mẽ. Do những nguyên nhân kinh tế, lịch sử, trong đời sống xã hội đã bắt đầu xuất hiện, bừng tỉnh ý thức cá nhân. Sự bừng tỉnh về ý thức cá nhân đã tạo nên một nguồn năng lượng tinh thần dồi dào, to lớn: tự khẳng định mình trước cuộc đời. Cả một thế hệ hăm hở đến với văn chương với những dự phóng sáng tạo mới mẻ. Yêu cầu khẳng định và phát triển cá nhân với họ là tạo dựng cho mình một sự nghiệp tinh thần để nâng cao giá trị của sự sống. Khát vọng xây
  • 27. 27 dựng nền văn học dân tộc theo mô hình hiện đại để sánh kịp với người đã thôi thúc họ “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” [6, 156]. Là một thanh niên trí thức thuộc thế hệ những năm 30, Lưu Trọng Lư cũng đã đến với văn chương như một lẽ sống cao quý. Tình yêu văn chương của Lưu Trọng Lư được khơi nguồn khi còn thơ ấu bởi người mẹ thương yêu của tác giả: “Mẹ tôi đã mở đường cho tôi vào thế giới thơ văn chân thật. Từ thuở ấu thơ tôi đã được sống trong những lời ru của mẹ. Còn gì chân thật bằng tình người mẹ mà những gì đã qua trên môi mẹ sẽ ở lại, thấm mãi tận lòng con…” [27, 64]. Những năm học ở Huế, Lưu Trọng Lư được gặp gỡ nhà nho, nhà giáo khí tiết Võ Liêm Sơn và lắng nghe tiếng thơ “trời sầu đất thảm của cụ”. Mấy chục năm sau, nhớ lại ông vẫn thấy rõ: “Đời tôi đã qua bao chuyện, nhưng quả thực cái đêm không ngủ nghe thơ cụ Võ đã để lại trong tâm hồn tôi, trong ngày tháng trẻ dại của tôi một ấn tượng sâu sắc, dai dẳng” [42, 1323]. Những năm học ở Hà Nội, Lưu Trọng Lư bị nhà thơ Ba Tư Omar Khayam “mê hoặc”: “Omar Khayam gửi vào cuốn sổ nhỏ của tôi, vào hồn tôi, vào đời tôi một tứ thơ kì diệu” [42, 1324]. Không chỉ yêu thơ, ông còn rất mê tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết Dostoievsky. Ban đầu “chả hiểu gì lắm, nhưng “Đốt” đã nắm tóc” ông. Niềm đam mê đó to lớn và lạ kì không thể nào lí giải được: “Cái điều làm Loan đôi chút suy tư là sao tôi cứ đọc tiểu thuyết Nga, nhất là truyện Dostoievsky. Tôi nói với Loan: Thằng ngốc là ai, là gì, tôi không hiểu, nhưng tôi vẫn thích, Loan sửng sốt, tôi kể với một giọng say sưa… chuyện thằng ngốc mà cũng là một ông thánh” [42, 1325]. Có lẽ, xuất phát từ tình yêu đặc biệt này mà Lưu Trọng Lư đã đến với văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng. Lưu Trọng Lư đã khởi nghiệp văn chương bằng truyện ngắn. Nhưng đến những năm 1935 – 1940, thơ ông được rất nhiều người yêu thích, ông trở nên có một vị trí nổi bật trên thi đàn. Thơ Lư là những vần thơ xuất phát từ
  • 28. 28 chính cảm xúc của tâm hồn và chỉ để làm đẹp cho tâm hồn: “Yêu thuần chất, mộng thuần chất, đẻ ra thơ thuần chất… Sẽ đẩy lui ý xấu, đắp thêm mộng đẹp cho tâm hồn” [42, 1333]. Thành công với thơ, Lưu Trọng Lư vẫn tiếp tục sáng tác truyện ngắn. Các truyện ngắn của ông lần lượt được đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy, Phụ nữ thời đàm, Tân thiếu niên, Hà Nội báo… Nếu như thơ của Lưu Trọng Lư bấy giờ là thơ “thuần chất”, phát xuất từ những nhu cầu bên trong, “không phải để cầm để bán cho ai, mà là những bài thơ làm đẹp lòng người” [42, 1338] thì truyện ngắn của ông được sáng tác một phần là do sự thúc bách của cuộc sống vật chất bên ngoài. Nói cách khác, Lưu Trọng Lư sáng tác truyện ngắn, văn xuôi phần nào là để kiếm sống. Sáng tác để kiếm sống là tình trạng chung của nhiều văn nghệ sĩ nước ta trước Cách mạng. Trong xã hội thương mại thời bấy giờ, hoạt động kinh doanh văn hóa diễn ra rất sôi nổi. Trong đó, viết văn cũng trở nên một cái nghề kiếm sống tuy rất chật vật. Nhà văn Nam Cao đã phản ánh chân thực và thấm thía thực trạng này trong nhiều truyện ngắn của mình: “Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi đau khổ của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc” [6, 156]. Nhà thơ Xuân Diệu cũng đã từng thốt lên “Cơm áo không đùa với khách thơ”, “khi túng thiếu nó thúc bách thì văn viết chưa chín vẫn cứ phải bán… Và anh Lưu Trọng Lư viết truyện được, chứ tôi không viết truyện được. Tôi sợ cho cái nghề viết văn! Phải kiếm nghề khác” [69, 265]. Qua lời bộc bạch của Xuân Diệu, chúng ta có thể thấy viết truyện ngắn cũng là một cách Lưu Trọng Lư kiếm sống. Trong hồi kí, Lưu Trọng Lư viết: “Chả là lúc bấy giờ sau khi ở Huế tôi cho xuất bản Ngân Sơn tùng thư và bộ ba truyện ngắn của tôi, đã làm cho cụ Phan Khôi và nhiều nhà phê bình trên
  • 29. 29 báo chí chữ Việt và chữ Pháp khen ngợi, nhất là khi anh Nhất Linh đã cho in những bài “Phi lộ” của tôi về “Thơ mới” (kèm theo những bài thơ mới của tôi) trên báo Ngày nay, thì rõ ràng tôi có một cái tên và bắt đầu tôi trở nên một “món hàng”. Tôi đã gặp nhiều người tìm tôi để mua lúa non!” [42, 1337]. Đối với một cây bút trẻ nhiều tâm huyết và đầy triển vọng, còn gì “chán chường, “mệt mỏi” hơn khi tên tuổi mình trở thành “món hàng”. Thế nhưng vì sinh kế, Lưu Trọng Lư đã cho ra đời nhiều truyện - sản phẩm của những “hợp đồng nghiệt ngã”: “Những tên buôn, khi chúng đánh hơi thấy “đồng tiền nhà văn”, sắp “đội nón ra đi”, cái đói, cái thiếu, cái túng đã ngấp nghé bên ngoài cửa sổ, ấy là lúc bắt đầu “thời kì những hợp đồng” – những hợp đồng “tiền trao cháo múc”, rồi những hợp đồng giữa sự túng bấn… Đồng tiền giữa con người và ma quỷ!” [42, 1338]. Coi viết truyện là một phương cách mưu sinh, nhưng như vậy không có nghĩa là để có tiền các nhà văn sẵn sàng bán rẻ ngòi bút của mình. Là một nghệ sĩ chân chính, ai mà không đau đớn, dằn vặt khi phải viết “thứ văn chương bằng phẳng và quá ư dễ dãi”. Bởi với họ, “sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” [6, 156]. Lưu Trọng Lư cũng có những nỗi niềm như vậy. Là một người đam mê văn chương, đến với văn chương bằng tấm lòng đam mê thành thật, Lưu Trọng Lư luôn ý thức được rằng “cuộc đời và chuyện văn chương đâu phải dễ dàng đơn giản thế, đâu phải sẵn bút mực, đẩy vài dòng, cứ hết dòng này tiếp dòng khác cho đến hết một chương lại chấm hết một dấu hết” [42, 1321]. Cho nên nhiều lúc “tiền người ta đã lấy tiêu mà ngòi bút của mình thì cứ chần chờ” [42, 1338]. Bởi không thể viết cẩu thả nên tác giả đã chấp nhận thất bại: “tôi đã thất bại trong cái trò văn chương rẻ tiền làm vừa lòng các cô gái tân thời. Là nhà văn nhà thơ, chúng tôi không phải lúc nào
  • 30. 30 cũng cao khiết” [42, 1338]. Nếu không phải là cây bút có lương tâm và trách nhiệm, Lưu Trọng Lư đã không có những suy nghĩ dằn vặt như thế. Tóm lại, Lưu Trọng Lư đến với truyện ngắn từ rất sớm, xuất phát từ tình yêu mãnh liệt dành cho văn chương và một phần là vì nhu cầu cuộc sống. Truyện ngắn đem đến những thành công đầu tiên, giúp ông bước đầu tạo dựng tên tuổi, tiếp thêm nghị lực và niềm tin cho ông trong cuộc sống và trên con đường sáng tạo văn chương nghệ thuật. Vị trí quan trọng của truyện ngắn trong toàn bộ sáng tác văn học của Lưu Trọng Lư trước 1945 còn được thể hiện qua số lượng và sự đa dạng của của mảng sáng tác này. Trước 1945, Lưu Trọng Lư sáng tác ở cả hai lĩnh vực thơ và văn xuôi. Về thơ, ông có tập thơ Tiếng thu, gồm khoảng 50 bài thơ ngắn, dài khác nhau. Về văn xuôi, nếu căn cứ theo Lưu Trọng Lư – tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết ông có 18 tiểu thuyết và 26 truyện ngắn. Tiến hành so sánh, chúng ta sẽ thấy số lượng tác phẩm văn xuôi và tác phẩm thơ của ông là khá cân bằng; số lượng tiểu thuyết và số lượng truyện ngắn cũng tương đương nhau. Kết quả trên đã phản ánh phần nào thực tế sáng tác của Lưu Trọng Lư: ông chú trọng cả hai lĩnh vực sáng tác là thơ và văn xuôi; trong văn xuôi, ông coi trọng tiểu thuyết nhưng cũng không xem nhẹ truyện ngắn. Trong giai đoạn 1930 – 1945, giai đoạn truyện ngắn phát triển mạnh mẽ nhất, số lượng truyện ngắn của Lưu Trọng Lư không phải là nhiều. Tuy nhiên, nếu so sánh với Thạch Lam, Thanh Tịnh hay Xuân Diệu thì con số đó cũng không hẳn là ít (Thạch Lam có khoảng 23 truyện, Thanh Tịnh có khoảng 18 truyện, Xuân Diệu có khoảng 16 truyện). Mặt khác, truyện ngắn của Lưu Trọng Lư thuộc nhiều kiểu loại. Có những truyện thần tiên ma quái (Ly Tao tuyệt vọng). Có truyện dã sữ (Người sơn nhân, Chiêm Thành). Có truyện tâm
  • 31. 31 lí xã hội (Cô bé hái dâu, Một lần tôi đi qua, Khỏi truông,…). Có truyện thế sự (Con chim sổ lồng, Anh Neo, Thi sỹ,…). Chính số lượng cùng sự đa dạng của truyện ngắn đã phần nào chứng tỏ Lưu Trọng Lư là một cây bút truyện ngắn dồi dào bút lực. Đọc truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, nhìn trên đại thể, chúng ta thấy ông chưa tạo được một phong cách viết rõ ràng. Chất lượng của các truyện ngắn cũng không đồng đều, có những truyện khá đặc sắc song cũng có những truyện chỉ “thứ truyện tầm thường” như nhận định của Vũ Ngọc Phan [52, 686]. Ngay cả trong một truyện ngắn, chất lượng của các thành tố nội dung, nghệ thuật cũng không giống nhau. Chẳng hạn như trong truyện ngắn Con vú em, tư tưởng, tình cảm nhân đạo của tác giả rất đáng quý lối kể chuyện khá dài dòng, dễ tạo cảm giác nhàm chán. Tuy nhiên, dù chất lượng nghệ thuật có như thế nào đi chăng nữa thì truyện ngắn của Lưu Trọng Lư cũng là những tư liệu cần thiết giúp ta hiểu thêm về con người ông, về khuynh hướng tư tưởng thẩm mĩ của ông và về tài năng đa dạng của ông. Tóm lại, với Lưu Trọng Lư, có lẽ chỉ cần mảng sáng tác thơ cũng có thể giúp ông có được một vị trí nhất định trong nền văn học dân tộc. Song nếu bỏ qua mảng văn xuôi, trong đó có truyện ngắn, sự nghiệp văn học của Lư sẽ thiếu đi sự đa dạng, phong phú; ông cũng sẽ không được nhắc nhiều với tư cách một nghệ sĩ đa tài. Sự tồn tại của truyện ngắn cùng với tiểu thuyết và thơ trong sáng tác của Lưu Trọng Lư gợi liên tưởng đến hình ảnh cái kiềng ba chân; đến câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Từ đó, chúng tôi đi đến kết luận truyện ngắn có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Lưu Trọng Lư.
  • 32. 32 1.2.3. Chất thơ trong truyện ngắn của Lưu Trọng Lư Mỗi tác giả văn học đều phải tìm tòi, chọn lựa một đường hướng sáng tạo, sao cho tài năng nghệ thuật của mình được thể hiện rõ nhất, mình có thể giao tiếp với bạn đọc những vấn đề về cuộc sống và con người đương thời một cách tri âm và thoải mái nhất. Đường hướng sáng tạo đó thường rất phù hợp với cá tính riêng của người cầm bút. Cái “tạng” riêng, “điệu tâm hồn” riêng của tác giả sẽ góp phần quyết định đặc điểm sáng tạo và sắc diện nghệ thuật của chính anh ta. Đồng thời, thông qua tác phẩm, cá tính, bản sắc tâm hồn bên trong của chủ thể sáng tạo cũng được thể hiện rõ ràng nhất. Điều này tương ứng với quan niệm “văn tức là người” (Buffon). Lưu Trọng Lư là một trường hợp tiêu biểu của quy luật “văn tức là người” trên. Ông vốn là một người rất mơ màng, lơ đãng: “Mỗi lần gặp, tôi có cảm tưởng như Lư là một vong hồn vất vưởng, nay đây mai đó, như mây như gió, phiêu bạc giữa trần gian” [27]. Cái cá tính riêng này đã đưa ông đến với thơ trữ tình lãng mạn. Và trong thế giới thơ đó, cái điệu tâm hồn của ông đã được bộc lộ rõ hơn hết: “Ở đời này, ít có người lơ đãng hơn. Thi sĩ đời nay họ khôn lắm, có khi ranh nữa. Và yêu thơ, thường ta chả nên biết người, thiệt thòi ngay cho họ và thiệt thòi ngay cho mình. Nhưng yêu thơ Lư mà quen Lư vô hại, vì đời Lư cũng là một bài thơ. Nếu quả như người ta vẫn nói, thi sĩ là một kẻ ngơ ngơ ngác ngác, chân bước chập chững trên đường đời, thì có lẽ Lư thi sĩ hơn ai hết. Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không nên ngạc nhiên một tí nào” [61, 403]. Là một nhà thơ lãng mạn đồng thời là cây bút viết truyện ngắn nên truyện ngắn Lưu Trọng Lư rất giàu chất thơ. Thơ và truyện ngắn là hai thể loại khác biệt. Nhưng với Lưu Trọng Lư, chúng có thể được hòa trộn với nhau tạo thành một chỉnh thể có sự hài hòa
  • 33. 33 giữa tố chất hiện thực và tố chất lãng mạn, giữa tính tự sự và tính trữ tình. Ly Tao tuyệt vọng là một trường hợp như vậy. Trong truyện ngắn này, để diễn tả tiếng đàn, tiếng hát chất chứa nỗi niềm cô đơn, u hoài của nàng Ly Tao, bên cạnh những câu văn miêu tả, tác giả còn sử dụng những dòng thơ giàu biểu cảm và nhạc điệu: “Ta là nàng Ly Tao, Ngồi bến Văn Giang khóc trăng sầu, Đếm giọt sương gieo, lắng nghe rỉ rầu giọng dế, Trời đất quạnh hiu, còn ta đây tuôn dòng lệ, Gỡ mối tơ lòng, ta sẽ lựa đường tơ, Ngọn lửa chài, con sông trắng, bóng sao mờ nhấp nháy, Hồn nghệ sĩ lạnh lùng tê tái, Ngọn cầm giăng tơ phím lung lay (…)” [42, 40]. Những dòng thơ cứ được nhắc lại, tạo nên một âm hưởng buồn thương tha thiết bàng bạc khắp câu chuyện. Nhờ đó câu chuyện tăng thêm chất trữ tình lãng mạn. Trong truyện ngắn Chiếc áo rét, Lưu Trọng Lư cũng đặt vào một bài thơ ngay sau nhan đề tác phẩm: “Một hôm ta đứng tên hồ Kiếm Bên ta rộn rịp biết bao người Mà ta chỉ thấy người hôm ấy In giữa không gian một nụ cười (…)” [42, 88].
  • 34. 34 Tiếp sau bài thơ là phần văn xuôi. Sự sắp đặt này tưởng chừng rời rạc, nhưng thật ra nó lại liền mạch, kết dính. Bởi từ đầu tác phẩm, những dòng thơ đã gây cho người đọc một dấu ấn cô đọng về cảm xúc. Cảm xúc đó dần hiện hình qua những chi tiết, hình ảnh, sự kiện, diễn biến được miêu tả ở phần văn xuôi. Qua đó, câu chuyện vừa giàu cảm xúc vừa sinh động; những biến thái trong tâm hồn nhân vật cũng được biểu hiện rõ nét hơn. Cô bé hái dâu cũng là một truyện ngắn chứa đầy thơ: “Chiều chiều ra bãi hái dâu Lá vàng vàng úa, lá dầu dầu xanh Duyên kia có phụ chi tình? Con tằm nhả kén cho mình quay tơ” [42, 44]. Hay: “Cái tình chi? Cái tình chi cũng ngộ Khiến cho đây đó quen nhau Trong vườn dâu, em sầu, em tủi Giỏ dâu đầy, lủi thủi một mình em!” [42, 47]. Những câu thơ cũng được tác giả dùng để diễn tả tiếng hát của người con gái trong câu chuyện. Tiếng hát ấy cứ ngân nga, vang vọng trong không gian và trong tâm hồn chàng trai mỗi khi chàng lắng đọng suy tư. Ở đây, sự xuất hiện đúng chỗ của các câu thơ đã giúp mạch cảm xúc của câu chuyện được liền mạch. Truyện ngắn trở thành những trang bộc bạch tâm hồn của nhân vật.
  • 35. 35 Trong truyện ngắn của Lưu Trọng Lư còn có những hình ảnh, cảm xúc giống như trong thơ ông. Lại Nguyên Ân viết: “Lưu Trọng Lư được xem trước hết như một nhà thơ; nhưng thế giới thơ Lưu Trọng Lư thật ra không tách rời, mà ngược lại, có sự tiếp nối với thế giới văn xuôi do ông sáng tạo, đó là cuộc sống trong các truyện ngắn, truyện dài ông viết. Nhiều khi, một vài ý tưởng cảm xúc chỉ in gọn trong một vài câu thơ đoạn thơ, sẽ có âm vang rộng dài hơn, mà không chỉ một lần, trong các truyện ngắn, truyện dài” [42, 14]. Đọc thơ và truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh giống nhau. Ví dụ như hình ảnh cô gái Chiêm Thành xuất hiện trong bài thơ Trường hận: “Hay là cô gái nước Chiêm Thành Gặp cơn binh lửa, bỏ ngày xanh, Hết trôi sông rồi chết giạt… Chút tinh anh thừa rơi rác (…)” [41, 57] và trong truyện ngắn Chiêm thành: “Chàng thấy một cái xác đen nằm trong một vũng máu. Chàng sờ tay vào thì thấy thịt đã lạnh tanh. Chàng ghé tai vào thì nghe lọt ở chân răng một câu nói cuối cùng: “Em là gái Chiêm Thành!”” [42, 73]. Gắn liền với hình ảnh này là một nỗi niềm uất hận: “Mà mối hận nghìn thu ôm ấp lòng”(Trường hận), và “biết bao nỗi đau đớn: thương tổ quốc, thương nòi giống, thương những người bất hạnh, thương những kẻ lạc loài” [42, 73]. Hay hình ảnh một gian nhà nhỏ nằm giữa một khoảng thiên nhiên rộng lớn, thơ mộng nhưng hoàn toàn tách biệt, ở đó chỉ có hai con người sống với nhau. Nếu như trong Túp liều cỏ, hình ảnh này gói gọn trong vài câu thơ: “ Nhà cỏ ba gian, vườn một khoảnh,
  • 36. 36 Có hồng, có táo, có đào tiên Lủi thủi tháng ngày hai chiếc bóng Ra vào may có gió trăng quen (…)” [41, 20]. Thì trong truyện ngắn Cái đời hát xẩm, nó được miêu tả cụ thể, sinh động hơn: “Hai vợ chồng dần dà ngày tháng đã cất nổi một nếp nhà, mái lợp bằng lá, phên đan bằng nứa, trông cũng gọn gàng sạch sẽ. Chung quanh lại có một khoảnh vườn rộng, trồng đủ thức rau quả và bông hoa. Một vạt lớn dành riêng cho những bụi huỳnh tinh. Trên một cây đào tiên khít ở hè có treo thòng lõng một cái võng bện bằng rễ chìu. Đằng xa, một ngọn suối chảy trên gành đá, tiếng rỉ rách nghe đều đặn như tiếng tích tắc của đồng hồ” [42, 51]. Hình ảnh này đã phản ánh nét lãng mạn trong tâm hồn chủ thể sáng tạo. Thơ Lưu Trọng Lư phần nhiều là thơ tình yêu. Cảm xúc tình yêu trong thơ ông thường là cảm xúc mơ mộng, đơn phương, sầu khổ: “Chửa biết tên nàng, biết tuổi nàng Mà sầu trong dạ đã mang mang Tình yêu như bóng giăng hiu quạnh Lạnh lẽo đêm trường giãi gió sương” [41, 33]. Trong truyện ngắn của ông, chúng ta cũng bắt gặp những câu chuyện tình với bao cảm xúc như thế. Chẳng hạn như trong Cô bé hái dâu: “Dầu tôi mới thấy cô lần đầu, mà như đã quen nhau lâu lắm rồi, vì từ khi ở bãi dâu về, cái hình ảnh của cô bé – cái hình ảnh mà tôi đã tưởng tượng ra – thường theo luôn luôn bên mình tôi, và chủ trương cả tâm hồn tôi, cả cuộc đời tôi” [42, 46]. Hay trong Một lần tôi đi qua tình yêu cũng bắt đầu từ một lần tình cờ gặp gỡ, chàng trai không biết và cũng không cần biết cô gái là ai, nhưng hình bóng cô
  • 37. 37 gái đã được đặt vào “một chỗ trong sạch nhất của trái tim”, “một chỗ trong sạch nhất của linh hồn” [42, 117-118]. Tóm lại, chúng ta có thể tìm thấy không ít những tương đồng mang tính bổ sung độc đáo giữa thế giới thơ và truyện ngắn của Lưu Trọng Lư. Sự tương đồng và tiếp nối với thơ đã giúp cho truyện ngắn của ông tuy vẫn mang những đặc điểm của một tác phẩm tự sự nhưng lại giàu chất trữ tình lãng mạn. TIỂU KẾT: Truyện ngắn là một thể loại phát triển mạnh trong giai đoạn văn học 1930 – 1945. Là một tác giả bắt đầu sự nghiệp sáng tác trong giai đoạn này, Lưu Trọng Lư cũng tìm đến với truyện ngắn để thể hiện niềm đam mê và khả năng của mình. Tuy nhiên, truyện ngắn của ông không tạo được nhiều dấu ấn như thơ của ông. Chính vì thế mà vị trí của ông trong nền truyện ngắn rất mờ nhạt. Nhưng xét trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Lưu Trọng Lư thì bộ phận sáng tác này vẫn có một vị trí quan trọng. Nó góp phần khẳng định tài năng đa dạng của tác giả. Đặc biệt là góp phần đem đến cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về Lưu Trọng Lư , một tác giả văn xuôi – đây là điều mà trước nay chưa được quan tâm nhiều.
  • 38. 38 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TRUYỆN NGẮN LƯU TRỌNG LƯ Tác phẩm văn học là một thành quả sáng tạo của nghệ thuật ngôn từ, vừa là đối tượng thẩm mỹ của sự tiếp nhận. Ở hai phương diện đó, tác phẩm tham gia vào đời sống văn học như một bộ phận có hiệu lực nhất, như một tế bào cơ bản nhất. Dù dung lượng, qui mô có thể khác nhau, tác phẩm văn học được xem như là một chỉnh thể nghệ thuật, có sự thống nhất hữu cơ giữa nội dung và hình thức, giữa yếu tố và hệ thống. Khi đề cập đến nội dung tác phẩm, chúng ta thường nghĩ đến hai bình diện: nội dung trực tiếp và nội dung tư tưởng [13, 14]. Sự phân định cấp độ nội dung tác phẩm giúp cho người ta nhận ra sự đa tầng, đa nghĩa của tác phẩm văn học. Nhưng sẽ hiểu không đầy đủ về tác phẩm khi người ta dừng lại ở những cái gì được miêu tả trực tiếp, được biểu hiện cụ thể trong tác phẩm. Một nội dung cụ thể sẽ không có ý nghĩa khi nó không gắn với một tư tưởng, một tình cảm, một thái độ của tác giả hay của nhân vật. “Một nội dung cụ thể nào cũng hàm chứa trong bản thân nó một nội dung tư tưởng nhất định” [13, 14]. Có nhiều phương diện cấu thành nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn học. Nhưng ở đây, khi tìm hiểu nội dung truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, chúng tôi chỉ tìm hiểu hai phương diện là đề tài và cảm hứng nghệ thuật. 2.1. Đề tài trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư Đề tài là một phương diện khách quan của nội dung tác phẩm văn học. Đọc bất cứ tác phẩm nào chúng ta cũng bắt gặp những người, những cảnh và tâm tình cụ thể sinh động. Đó là phạm vi miêu tả trực tiếp của tác phẩm. Tính chất của phạm vi miêu tả trực tiếp trong các tác phẩm có thể hết sức đa dạng: chuyện con người, con thú, cây cỏ, chim muông, đồ vật, lại có cả chuyện thần
  • 39. 39 tiên, ma quái, chuyện quá khứ, chuyện viễn tưởng mai sau. Nhưng mục đích của văn học không bao giờ chỉ là giới thiệu những hiện tượng cụ thể, cá biệt của đời sống hay tưởng tượng. Tác phẩm văn học bao giờ cũng xuyên qua một phạm vi miêu tả trực tiếp trong tác phẩm để khái quát lên một phạm vi hiện thực đời sống có ý nghĩa sâu rộng hơn. Sự khái quát về phạm vi xã hội lịch sử của đời sống được phản ánh một cách nghệ thuật trong tác phẩm gọi là đề tài. Truyện ngắn của Lưu Trọng Lư chủ yếu xoay quanh những đề tài như sau: Đề tài tình yêu. Lưu Trọng Lư có khá nhiều truyện ngắn viết về tình yêu. Trong đó, tác giả thường miêu tả các mối tình lãng mạn, nhiều màu sắc: tình yêu hư ảo giữa người với ma trong câu chuyện đậm chất truyền kì Ly Tao tuyệt vọng, tình yêu đầy mơ mộng giữa những chàng trai cô gái trong độ tuổi học sinh trong Cô bé hái dâu, Chân ái tình, Chiếc áo rét, Bó lan trắng, Người mua hoa, Một lần tôi đi qua, Tình trong giây lát,… và tình yêu đau khổ trong Nàng Vân may áo cho chồng. Đề tài dã sử với hai truyện ngắn Người sơn nhân và Chiêm Thành. Ở hai câu chuyện này, tác giả không chú trọng vào các sự kiện lịch sử. Yếu tố lịch sử chỉ được nhắc thoáng qua, làm nền cho trí tưởng tượng cũng sự việc thể hiện cảm xúc chủ quan của tác giả. Đề tài cuộc sống nghèo khổ của những đứa trẻ trong Con chim sổ lồng, của người nông dân trong Anh Neo, của người phụ nữ trong Con vú em… Đề tài người nghệ sĩ trong Cái đời hát xẩm, Thi sỹ, Cắm neo, Bạn tôi cưới vợ. Đề tài trong truyện ngắn của Lưu Trọng Lư khá đa dạng. Tuy nhiên, tác giả chưa xây dựng được cho mình những hệ thống đề tài chủ chốt như các nhà
  • 40. 40 văn cùng thời. Chẳng hạn như Nam Cao với hai đề tài sáng tác chính là người nông dân nghèo và người trí thức nghèo. Hay Nguyễn Tuân với đề tài cái đẹp một thời vang bóng. Còn với Lưu trọng Lư, truyện ngắn như là một mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ gieo trồng đủ loại cây. Mỗi cây, vài cây là một loại đề tài. Mỗi loại đề tài lại mang một màu sắc riêng cùng tồn tại trong một thời khắc lịch sử. Điều này cho thấy Lưu Trọng Lư có quan tâm đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống, tuy nhiên mức độ sâu sát, sâu sắc thì không nhiều. Cũng giống như trong thơ, tình yêu là đề tài chính trong truyện ngắn của Lưu Trọng Lư. Đề tài này đã phản ánh xu hướng sáng tác lãng mạn mà tác giả đang theo đuổi, là sự lựa chọn giúp thể hiện rõ hơn cái tôi đa tình của mình, khi mà thơ không đủ chổ giãi bày thì ông tìm đến văn xuôi. Tuy nhiên, Lưu Trọng Lư dù có đắm chìm trong yêu đương mơ mộng thì cũng không quên những mảnh đời cơ cực quanh mình. Qua những truyện ngắn Con chim sổ lồng, Anh Neo, Thi sỹ,… chúng ta cũng thấy được khả năng nắm bắt và tái hiện chân thực, nhạy bén hiện đời sống đương thời cùng tấm lòng tha thiết của ông hướng về con người và cuộc sống. Điều đó chứng tỏ rằng, Lưu Trọng Lư rất lãng mạn nhưng không hề là thoát li hiện thực. Tóm lại, Lưu Trọng Lư quan tâm, xúc cảm trước nhiều hiện tượng của cuộc sống và đã phản ánh chúng trong truyện ngắn của mình. Những đề tài mà ông chọn vốn không phải là mới mẻ. Tuy nhiên, việc lựa chọn đề tài này chứ không phải là đề tài khác đã nói lên cái xu hướng sáng tác, cái khuynh hướng tư tưởng thẩm mỹ của ông. 2.2. Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư Trong sáng tạo nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng, cảm hứng là “điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích thực, bởi nó biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với tư
  • 41. 41 tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành” [22, 44-45]. Cảm hứng được hiểu là nhiệt hứng, niềm say mê, là sự trào dâng của tư tưởng – tình cảm cao độ của người nghệ sĩ khi họ chiếm lĩnh bản chất của cuộc sống, của con người và nó được thể hiện và biểu hiện một cách nghệ thuật trong tác phẩm. Từ việc tìm hiểu đề tài, chủ đề trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư, chúng ta có thể biết được cảm hứng sáng tác của ông. Đó là cảm hứng trữ tình gắn liền với tình yêu mộng mơ và cảm hứng thế sự tái hiện cuộc sống thế tục, đời thường. Có thể tóm tắt hai cảm hứng này trong chữ “mộng” và “đời”. Với Lưu Trọng Lư, “mộng và đời là hai sợi chỉ ngang dọc trên khung cửi. Đời đẻ ra mộng và mộng lại dệt nên đời” [42, 1332]. 2.2.1. Cảm hứng trữ tình Cảm hứng lãng mạn trữ tình vốn là cảm hứng chủ đạo trong thơ Lưu Trọng Lư. Nhắc đến thơ của ông là nhắc đến những vần thơ tình yêu, bởi cũng như nhiều thi sĩ trong phong trào Thơ mới, thơ tình yêu chiếm phần lớn trong những tập thơ. Tuy nhiên, tình yêu trong thơ Lưu Trọng Lư lại mang một màu sắc riêng. Nếu như với Xuân Diệu, tình yêu luôn sôi nổi vồ vập, đầy đam mê và rất “trần thế”: “Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực! Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài! Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai! Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt!” [16, 515]. Với Nguyễn Bính, tình yêu rất nhẹ nhàng, chân phương: “Nhà em cách bốn quả đồi, Cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng:
  • 42. 42 Nhà em xa cách quá chừng Em van anh đấy, anh đừng thương em” [16, 356]. Thì với Lưu Trọng Lư, tình yêu luôn gắn liền với mơ mộng: “Thơ ta cũng giống tình nàng vậy Mộng! Mộng mà thôi, mộng hão hờ” [41, 11]. Và vì là tình trong mộng nên có cái say đắm mơ màng nhưng thường chóng tàn phai, rơi rụng, chỉ để lại dư vị bâng khuâng tiếc nuối: “Đợi đến luân hồi sẽ gặp nhau Cùng em nhắc lại chuyện xưa sau Chờ anh dưới gốc sim già nhé Em hái đưa anh đóa mộng đầu” [41, 33]. Hạnh phúc nếu có cũng không bền, và khi đã qua đi, những kỉ niệm tươi đẹp của “cái thuở ban đầu” chỉ càng xót lòng: “Còn đâu ánh trăng vàng Mơ trên làn tóc rối? … Đêm ấy xuân vừa sang Em vừa hai mươi tuổi” [41, 20]. Trong truyện ngắn của Lưu trọng Lư, những cung bậc cảm xúc yêu đương mơ mộng như trong thơ cũng hiện diện rõ nét. Nói cách khác, truyện ngắn viết về tình yêu của Lưu Trọng Lư có chung một nền cảm xúc với thơ. Ở truyện ngắn, vẫn là dấu ấn của cái tôi thi sĩ đa tình và sầu mộng của người thi
  • 43. 43 sĩ. “Ở thể loại nào thì Lưu Trọng Lư cũng cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy, trước sau, trong con người ấy vẫn là một tâm hồn thơ” [27, 114]. Đọc những câu chuyện tình của Lưu Trọng Lư là bước vào một thế giới thấm đẫm cảm xúc yêu đương, mơ mộng. Ly Tao tuyệt vọng, Bó lan trắng, Người mua hoa là những ví dụ. Ly Tao tuyệt vọng kể về mối tình của Phan Chí Y, một nhà nho ẩm dật sống bằng nghề chài lưới. Trong một đêm trăng lạnh, Phan Chí Y đang chèo thuyền đến cồn Mụ Đội thì nghe được “một giây âm hưởng, tiếng trầm tiếng bổng, tiếng chậm tiếng mau. Tiếng mau như vỗ cánh bay cao, tiếng chậm như giọt sương nặng gieo trên tàu lá, tiếng trầm như hòn châu đắm trong bể thẳm, tiếng lên như mảy lông cuốn theo gió nồm… Theo nhịp đàn, một khúc hát du dương, càng nghe càng thấm thía, càng nghe càng thâm trầm” [42, 40]. Chàng ngỡ mình gặp ma. Thế nhưng tiếng đàn, tiếng hát đó cứ làm chàng “nghĩ ngợi, bâng khuâng, vướng vít”. Cho nên, những đêm tiếp theo chàng lại chèo thuyền đến để được nghe những thanh âm tha thiết. Rồi chàng trở nên “như một người điên, điên … vì tình. (…) Trước còn dan díu vì giọng đàn tiếng hát, bây giờ bắt đầu yêu cả người nghệ sĩ” [42, 41]. Người nghệ sĩ đó là ai? Đó là vong hồn nàng Ly Tao trong huyền thoại, một nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh có cùng chung “một tâm sự”, “một điệu” tâm hồn với chàng. Hay đó là vong hồn của một người cung nữ “hương phai phấn nhạt” bị thải ra khỏi cung vua. Đó là vong hồn của một bậc khuê các Chiêm Thành bị lạc loài sau cơn nỗi nhà tan nước mất. Hay đó chỉ đơn giản là một vong hồn? Phan Chí Y không thể biết, song chàng vẫn luôn mơ tưởng. Rồi một đêm không còn được nghe “giọng đàn tiếng hát véo von” , chàng trở nên thất tình. Chàng buồn bã quay thuyền trở về thì vớt được cây đàn nguyệt. Chàng coi đó là kỉ niệm của Ly Tao. Mùa đông năm sau, trong một đêm ngọn gió lạnh thổi buốt cõi lòng,
  • 44. 44 Phan Chí Y đã mang cây đàn ra đốt. Mối tình tuyệt vọng đã hóa ra làn khói bạc, bay vào cõi hư vô... Bó lan trắng kể về chàng họa sĩ Lộc. Một buổi sáng, Lộc nhìn thấy một bó lan trắng “trong, tươi” được cắm vào cái bình hoa ở phòng mình. Chàng liền “tưởng tượng người tặng hoa là một thiếu nữ, một cô láng giềng xinh đẹp, ban ngày qua chơi thấy cái lọ thủy tinh để không rồi nàng nẩy ra cái ý ngộ nghĩnh: cắm vào đây vài đóa hoa lan trắng ở vườn mình, tự tay mình trồng ra… Rồi đêm hôm quạnh quẽ, rẽ lá vạch cây, nương bóng nguyệt, nàng tới phòng Lộc, và nhẹ như khói, nàng lẻn vào phòng, cầm mấy đóa hoa để tặng chàng, lưu lại trong phòng nhà họa sỹ một chút hương trong sạch của mối tình xa xôi và kín đáo” [42, 91]. Ý nghĩ đó làm Lộc vô cùng sung sướng, cảm động. Sáng hôm sau, vừa mở mắt ra, Lộc lại thấy một bó hoa mới, thay cho đóa hoa rã cánh. “Mùi hương nồng ngát, lan tỏa khắp phòng, chàng thấy ngây ngất, say sưa; chàng không nghĩ gì nữa, trùm kín chăn lại, và lặng hưởng một cái thú vị kín đáo” [42, 91]. Sáng thứ ba, là một bó hoa khác. Lần này, Lộc “đổ cho một phép kì lại của tiên nữ… Chàng lại nghĩ đến chuyện Tú Uyên ngày xưa” [42, 91]. Hôm thứ tư, Lộc chong đèn đọc Liêu Trai, định thức suốt sáng để “đợi cô tiên láng giềng”. Nhưng chàng lại ngủ quên. Trong giấc chiêm bao chàng thấy cô láng giềng xinh đẹp dịu dàng đã đến và mang tặng chàng một bó hoa. Còn “chàng sẽ đi lại gần nắm tay nàng và ôm choàng lấy nàng trong một mối tình nồng thiết” [42, 92]. Chàng tỉnh giấc vừa lúc gà gáy sáng và phát hiện ra người cắm những bó hoa lan tặng chàng lại chính là Hải, một đứa bé hàng xóm ngộ nghĩnh, ngoan ngoãn thường ngày hay quấn quýt với chàng. “Lộc hơi thèn thẹn, trùm kín chăn lại và định ngủ thêm một giấc dài” [42, 92]. Với chàng, tất cả chỉ là một giấc mộng đẹp. Người mua hoa là câu chuyện của cô thiếu nữ tên Liễu, con của một bà chủ cửa hàng hoa. Vào ngày 30 Tết, nàng dậy thật sớm, trang điểm thật xinh,
  • 45. 45 rồi chạy ra vườn để hái những bông cúc vàng để bán cho một người khách đặc biệt đối với nàng: “Một người đã hứa với nàng một lời. Người ấy là một người khách hàng và khách tình của nàng trong năm qua, cũng vào ngày 30 Tết đã mua cho nàng một bó cúc vàng và đã cho nàng những giây phút mơ màng… Lời ấy là lời hứa: năm sau cũng ngày này chàng sẽ đến mua cho nàng một bó cúc vàng, và sẽ…” [42, 93]. Thế là suốt ngày hôm đó, Liễu sống trong chờ đợi mơ màng. Tâm trạng nàng lúc say sưa, sung sướng, hi vọng, lúc buồn bã, thất vọng. Cuối cùng người khách đó đã đến. Anh ta hỏi mua một bó cúc vàng và tặng người con gái khác đang đi bên cạnh anh ta. Lúc này Liễu mới hiểu lời hứa của anh ta là hư vô và tình yêu của mình là ảo tưởng. Cho nên, vừa khi anh ta quay đi, Liễu đã vứt tiền mua hoa của anh ta xuống rãnh nước vì “nàng không muốn giữa một cái dấu tích gì, vì nàng muốn quên như mọi người, quên một cách dễ dàng vậy” [42, 95]. Cả ba truyện ngắn đều thấm đẫm cảm xúc trữ tình. Tuy nhiên, sắc thái cảm xúc trong mỗi câu chuyện có khác nhau. Ly Tao tuyệt vọng mang màu sắc liêu trai, ưu tư, sầu não. Bó lan trắng thì mơ mộng, vui tươi. Người mua hoa thì vừa trong sáng, nhẹ nhàng vừa thoáng chút ngậm ngùi, chua chát. Ở cả ba truyện, chúng ta còn thấy sự xuất hiện của yếu tố “mộng”. Yếu tố “mộng” làm cảm xúc trữ tình tăng thêm phần lãng mạn. Tình và mộng hòa quyện tạo nên sắc màu đặc trưng cho truyện ngắn Lưu Trọng Lư mà truyện ngắn của các nhà văn khác không có. Cảm hứng trữ tình cũng được thể hiện rất rõ trong các truyện ngắn Cô bé hái dâu, Chiếc áo rét, Một lần tôi đi qua. Cô bé hái dâu là câu chuyện tình của một chàng trai đa cảm, mơ mộng. Diễn biến của câu chuyện cũng chính là diễn biến của tâm trạng chàng trai với rất nhiều cung bậc cảm xúc. Câu chuyện bắt đầu từ một buổi chiều tà, trên
  • 46. 46 đoạn đường tiễn bạn trở về, chàng tình cờ nghe được “tiếng của một người con gái ẩn ở sau rặng dâu, tiếng nghe như nhẹ nhàng, như bay bổng, như mơ mộng” [42, 44]. Theo giọng hát, chàng thoáng thấy bóng dáng một người thiếu nữ. Cũng chính từ những phút giây đầu tiên đó, trái tim chàng đã rung động yêu đương: “Dầu chưa nhận thấy mặt cô bé, mà tôi đã giữ được một cái hình ảnh rất xinh tươi, rất linh động. Mà cái cuộc của tôi tự nay cũng thấy thay đổi hẳn vì tôi đã bắt đầu… yêu” [42, 44]. Rồi vào một đêm trăng sáng, chàng tìm đến nhà người thiếu nữ ấy. Chân bước đi mà trí não không ngừng “tưởng tượng thấy một cô bé xinh xắn tươi cười, mỗi chiều đi vào ruộng dâu, hái những lá dâu xanh. Đêm đến, theo một điệu bộ nhịp nhàng, nhanh nhẹn, cô bé thái nhỏ những lá dâu rắc vào những cái nong tằm (…) Cho được có hôm nay, ngồi yên một chỗ, dưới bóng trăng trong, cô bé quay những sợi tơ vàng, và mơ tưởng những chuyện xa xôi” [42, 45-46]. Giấc mộng đẹp khiến chàng ngập tràn hạnh phúc. Thế nhưng khi gặp cô gái, chàng lại tỏ ra bối rối: “Nàng nhìn tôi một cách âu yếm, mà tôi lại càng thêm bối rối. Không hiểu sao tôi đần độn đến thế (…) Tôi tiến đến gần nàng, tôi bắt lấy tay nàng rồi tôi lại buông ra (…) Tôi hỏi chuyện. Nàng không đáp, rồi tự nhiên chúng tôi cùng ngửng đầu lên nhìn ông trăng. Sao chúng tôi lại động lòng với nhau đến thế?” [42, 49]. Tất cả tình ý chỉ diễn ra trong lòng, còn bên ngoài, chàng trai không một lời bày tỏ. Để rồi kết thúc cuộc gặp gỡ “nàng lại quay tơ, tôi về chỗ cũ. Rồi không hiểu sao tức thì tôi dứng dậy ra về, không kịp chào người ta một tiếng” [42, 49]. Một năm sau, gặp lại nhau, cả hai không khỏi nuối tiếc: “Không đợi hỏi, nàng khai ra hết. - (…) Thầy tôi mắc nợ, cho nên nhà tôi khi đến dạm hỏi, thì thầy tôi bằng lòng mà nhận lời ngay. Tôi cũng không thể làm cách gì khác được vì tôi không hề có những cái mộng tưởng xa xôi hão huyền có hại cho cái cuộc đời thực tế của tôi. Phải, tôi không dám có những cái mộng tưởng xa xôi…