SlideShare a Scribd company logo
1 of 134
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THÚY HÀ
DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ
TRONG VĂN XUÔI NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
(KHẢO SÁT SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN,
Y BAN, LÝ LAN, NGUYỄN THỊ THU HUỆ)
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
HÀ NỘI, 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THÚY HÀ
DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ
TRONG VĂN XUÔI NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
(KHẢO SÁT SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN,
Y BAN, LÝ LAN, NGUYỄN THỊ THU HUỆ)
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 822 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS TRẦN THIỆN KHANH
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo
đúng quy định. Kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tìm hiểu, phân tích một
cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa được công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thúy Hà
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. GIỚI NỮ NHƯ LÀ SẢN PHẨM KIẾN TẠO XÃ HỘI............ 9
1.1. Khái niệm giới, diễn ngôn và diễn ngôn về giới nữ ............................... 9
1.2. Nữ tính, nam tính như là sự kiến tạo xã hội..........................................10
1.3. Giới nữ trong văn học như là một vấn đề văn hóa - xã hội ..................11
Chương 2. SỰ KIẾN TẠO HÌNH ẢNH GIỚI NỮ TRONG TÌNH YÊU
VÀ HÔN NHÂN ............................................................................................16
2.1. Sự kiến tạo hình ảnh người nữ trong tình yêu ......................................16
2.2. Sự kiến tạo hình ảnh người nữ trong hôn nhân.....................................37
Chương 3. SỰ KIẾN TẠO VỊ THẾ CỦA GIỚI NỮ TRONG GIA ĐÌNH
VÀ CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI ......................................................................40
3.1. Sự kiến tạo vị thế của người nữ trong gia đình.....................................40
3.2. Sự kiến tạo vị thế của người nữ trong đời sống xã hội.........................68
KẾT LUẬN....................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................80
PHỤ LỤC.......................................................................................................93
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những khuynh hướng, phương pháp nghiên cứu nổi bật trong các
khoa học xã hội hiện đại là lý thuyết diễn ngôn. Diễn ngôn học là một lĩnh vực
nghiên cứu liên ngành. Nghiên cứu diễn ngôn không chỉ có quan hệ mật thiết với
ngôn ngữ học, kí hiệu học mà còn gắn liền với với các thành tựu của văn hóa học,
xã hội học, tri thức luận, sử học… Bàn về triển vọng của lý thuyết thuyết diễn ngôn
đối với khoa học hàn lâm, nhà nghiên cứu O.F.Rusakova khẳng định: “Ngày nay,
lĩnh vực nghiên cứu có tên gọi là ‘lí thuyết diễn ngôn’ là một trong những khuynh
hướng đang phát triển mạnh mẽ nhất trong các khoa học xã hội hiện đại. Chứng cớ
là hàng năm, số lượng các ấn phẩm, các hội thảo khoa học, các giáo trình đại học,
các luận văn, luận án dành cho những lĩnh vực khác nhau trong việc vận dụng các lý
thuyết diễn ngôn và phân tích diễn ngôn đang không ngừng tăng lên”. Lý thuyết
diễn ngôn tương thích với nhu cầu khám phá những cơ chế tạo dựng tri thức, niềm
tin, sự kiến tạo chủ thể, các mối quan hệ quyền lực và sự thực hành xã hội đa
dạng…. Đặc biệt, đối với văn chương, lý thuyết diễn ngôn có thể mở ra một cách
đọc mới, một cách lý giải mới các cơ chế ngầm vận hành văn bản.
Theo chúng tôi, một trong những đối tượng tương thích với thế mạnh của lý
thuyết diễn ngôn là văn xuôi nữ. Ở Việt Nam, từ 1986 trở lại đây, văn xuôi nữ
phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những hiện tượng đáng chú ý, cả về mặt
văn học lẫn bình diện văn hóa, xã hội. Dù sự phát triển nở rộ của văn xuôi nữ là
một “vấn đề” của đời sống văn học đương đại, song hầu hết các nghiên cứu về văn
xuôi nữ Việt Nam thời gian gần đây, đều chọn điểm xuất phát từ một vài khung tri
thức quen thuộc: khám phá, đánh giá, lý giải từ đặc trưng thi pháp thể loại hay
phong cách học,…. Những phương pháp này rõ ràng đã đem lại nhiều khám phá
mới mẻ và hấp dẫn về phương diện nghệ thuật, nhưng dường như lại thiếu chiều
sâu cần thiết trước các vấn đề văn hóa, xã hội chi phối sự kiến tạo và tiếp nhận
các tác phẩm. Thực tế cho thấy, câu chuyện chính của văn xuôi nữ chính là các
2
cấu trúc văn hóa, xã hội, chứ không phải là câu chuyện văn chương nghệ thuật
đơn thuần.
Nhìn chung, chúng tôi lựa chọn văn xuôi nữ đương đại Việt Nam là đối
tượng khảo sát, vì đây không chỉ là một hiện tượng văn học, mà còn là hiện tượng
văn hóa, xã hội đáng chú ý. Việc sử dụng lý thuyết diễn ngôn xem xét văn xuôi
nữ, có thể đem lại một cách đọc mới, cách nhìn mới, cách lý giải mới phù hợp với
bản chất của hiện tượng này. Tuy nhiên, do vấn đề đặt ra trong văn xuôi nữ đương
đại rất rộng lớn, nên trong khuôn khổ có hạn của luận văn, chúng tôi chỉ dừng lại
ở vấn đề sự kiến tạo hình ảnh giới nữ (sự tái định nghĩa nữ tính) trong các trường
hợp sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ.
Y Ban là vừa là nhà văn, vừa là nhà báo, diễn ngôn của tác giả này về giới nữ
tiêu biểu cho một kiểu diễn ngôn giàu tính truyền thông - báo chí, tác phẩm của Y
Ban chứa đựng một thứ ngôn ngữ đương đại sống động về giới nữ. Dạ Ngân ngoài
sáng tác, cũng là một nhà báo, nhưng khác với Y Ban, Dạ Ngân vừa muốn thoát
khỏi sự “thu xếp của định mệnh”, vừa không thể thoát khỏi cái nhìn có tính khuôn
mẫu về giới nữ, vốn đã được kiến tạo, duy trì trong các định chế truyền thống. Lý
Lan, một nhà văn gốc Hoa, thành thạo tiếng Anh, đã có tiếp xúc với lý thuyết nữ
quyền, nhưng sáng tác của bà lại có những dấu chỉ về một kiểu diễn ngôn đã được
chính thống hóa. Nguyễn Thị Thu Huệ, một tác giả giữ nhiều chức vụ xã hội,
đứng ở trung tâm, giữa những ràng buộc của thiết chế xã hội, chính trị, để diễn
giải lại về giới nữ. Sáng tác của Y Ban có dấu viết của một thứ diễn ngôn ngoại
biên, thiểu số hướng đến trung tậm. Còn tác phẩm của Dạ Ngân, Lý Lan, Nguyễn
Thị Thu Huệ có dấu vết của thứ diễn ngôn trung tâm hướng ra ngoại biên. Cả Dạ
Ngân, Y Ban, Lý Lan và Nguyễn Thị Thu Huệ đều là các nhà văn nữ, bàn về sự
kiến tạo giới nữ (sự tái định nghĩa nữ tính) của chính các nhà văn nữ có ý nghĩa
đặc biệt, nếu chúng ta thừa nhận rằng ngôn ngữ chính dùng để kiến tạo thế giới lâu
nay vẫn là ngôn ngữ nam giới. Bởi vậy, thực chất việc khảo sát diễn ngôn về giới
nữ của các nhà văn nữ đương đại, là miêu tả sự hình thành một ngôn ngữ riêng của
nhà văn nữ về chính giới nữ trong đối sánh với diễn ngôn nam giới về “kẻ khác”.
3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Sự du nhập, giới thiệu lý thuyết diễn ngôn cũng như việc vận dụng nó
trong nghiên cứu văn học Việt Nam cho đến nay có rất ít thành tựu, nếu không
muốn nói còn ở tình trạng sơ khai.
Đời sống học thuật ở Việt Nam ghi nhận, khái niệm diễn ngôn, phân tích diễn
ngôn được đề cập và bàn thảo đầu tiên trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Trần Ngọc
Thêm, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Thái Hòa... sớm quan tâm đến
vấn đề này, đặc biệt là Diệp Quang Ban [11], Nguyễn Hòa [43]… là hai tác giả có
nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về diễn ngôn, phân tích diễn ngôn. Bên cạnh những
đóng góp của các nhà nghiên cứu vừa kể, còn có những nỗ lực dịch và giới thiệu
đường hướng phân tích diễn ngôn của các giả dịch giả như Hồng Nhâm, Trúc
Thanh, Ái Nguyên, Trần Thuần, Hoàng Văn Vân….
Nhìn sang lĩnh vực xã hội học, văn hóa học, sử học, văn học…. dễ thấy, việc
dịch, giới thuyết về khái niệm này cũng còn khá sơ lược. Riêng trong nghiên cứu
văn học, một số công trình phê bình hoặc biên soạn, tổng thuật, giới thiệu các lý
thuyết văn chương hiện đại, dù có đề cập đến khái niệm này song có thể nói là chưa
đủ để hiểu một cách đúng đắn, có hệ thống về lý thuyết diễn ngôn; chưa đáp ứng
được yêu cầu thay đổi hệ hình/ hình thành một khung tri thức mới làm cơ sở cho
việc mở rộng phạm vi nghiên cứu cũng như xây dựng quan điểm phương pháp luận
mới mẻ trong khoa nghiên cứu văn học hiện đại ở nước ta.
Thuật ngữ diễn ngôn được tìm thấy xuất hiện trong các công trình như Chủ
nghĩa cấu trúc và văn học của Trịnh Bá Đĩnh [39]; Sự đỏng đảnh của phương
pháp do Đỗ Lai Thuý biên soạn và giới thiệu [133]; Năm 2003, Đào Tuấn Ảnh,
Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân công bố công trình Các khái niệm và thuật ngữ của
các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ 20 [158] dịch từ
tiếng Nga. Có thể nói, đây là công trình đầu tiên giải thích cụ thể khái niệm diễn
ngôn, thực diễn ngôn và diễn ngôn tâm thần phân lập, mà trước đó việc diễn giải
chúng còn thiếu cơ sở, mơ hồ, phiến diện. Sau công trình của nhóm Đào Tuấn Ảnh,
thuật ngữ và khái niệm diễn ngôn tiếp tục hiện diện qua các bản dịch của Vũ Hoàng
4
Địch, Trần Ngọc Vương [165]; Đặng Anh Đào [152], Lê Hồng Sâm [174], Nguyễn
Tuệ Đan, Tôn Thất Huy [166]; Trần Duy Châu, Lộc Phương Thủy, Phùng Văn Tửu,
Ngân Xuyên [160], Trần Huyền Sâm, Trần Ngọc Hiếu, Đỗ Văn Hiểu và các nghiên
cứu của Trương Đăng Dung, Nguyễn Hưng Quốc, Phương Lựu, Lã Nguyên [97],
Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Điệp, Trần Văn Toàn, Phạm Quốc Lộc, Lê Nguyên
Long, Lê Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Trần
Thiện Khanh [126]…. Xét kĩ một số trường hợp, chúng tôi cho rằng, bài viết “Các
lý thuyết diễn ngôn hiện đại: kinh nghiệm phân loại” của O.F.Rusakova do Lã
Nguyên dịch [97] , và các tiểu luận “Ba cách tiếp cận diễn ngôn” [78] của Nguyễn
Thị Minh Ngọc, “Dẫn nhập lý thuyết diễn ngôn của M.Foucault và nghiên cứu văn
học” []124] của Trần Văn Toàn đánh dấu một bước chuyển đáng chú ý đối với việc
tiếp nhận, du nhập lý thuyết diễn ngôn.
2.2. Khác với tình hình dịch, giới thiệu lý thuyết diễn ngôn, việc nghiên cứu
văn xuôi nữ đương đại rất đa dạng. Đã có nhiều công trình lấy văn học nữ, văn xuôi
nữ, thơ nữ nói chung làm đối tượng khảo sát, đấy là chưa kể có không ít nghiên cứu
trường hợp.
2.3. Mặc dù cách tiếp cận, cũng như điểm tựa lý thuyết của các nghiên cứu về
văn học nữ rất phong phú. Tuy nhiên, vấn đề giới trong văn học Việt Nam nói
chung, đặc biệt vấn đề giới nữ trong văn xuôi nữ đương đại nói riêng vẫn chưa được
quan tâm thích đáng.
Chúng tôi thấy việc nghiên cứu vấn đề giới trong văn học gần đây được thực
hành chủ yếu bởi các nhà nghiên cứu phê bình thế hệ 7x và 8x. Tiêu biểu là Trần
Văn Toàn, Hồ Khánh Vân, Nguyễn Thị Vân Anh…. Tác giả Trần Văn Toàn trong
các nghiên cứu như Nam tính hóa nữ tính - Đọc Đoạn tuyệt của Nhất Linh từ góc
nhìn giới tính [121], Diễn ngôn về giới tính và thi pháp nhân vật Trường hợp của
Dũng trong Đoạn tuyệt [122]; Nguyễn Thị Vân Anh trong một nghiên cứu thử
nghiệm Diễn ngôn về giới nữ trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam
[4], Thái Phan Vàng Anh trong Văn xuôi thế hệ các nhà văn nữ sau 1975 - nhìn từ
diễn ngôn giới [6],… cho thấy cốt lõi các diễn giải của họ là xuất phát từ lý thuyết
5
diễn ngôn đan xen với thi pháp học. Nguyễn Đăng Điệp trong Vấn đề phái tính và
âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại [126]; Hồ Khánh Vân trong
Từ lý thuyết phê bình nữ quyền nghiên cứu một số tác phẩm văn xuôi của các tác
giả nữ Việt Nam từ năm 1990 đến nay [147]; Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước
đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đầu thế kỉ
XX [148]; Ý thức về địa vị giới thứ hai trong một số sáng tác của các tác giả nữ Việt
Nam và Trung Quốc từ 1980 đến nay [126]; Nguyễn Thị Thanh Xuân trong Vấn đề
phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại (qua sáng tác
của một số nhà văn nữ tiêu biểu) [151]; John C.Schafer trong Đọc Phạm Duy và Lê
Vân tư duy về nam giới và nữ giới [161] cho thấy sự quan tâm đến giới nữ từ nữ
quyền luận đan xen với lý thuyết về giới, đôi chỗ còn trộn lẫn với thi pháp học,
phong cách học. Trần Nho Thìn trong Từ thực tiễn Việt Nam, góp thêm một tiếng
nói phương pháp luận vào cuộc thảo luận quốc tế về vấn đề Nho giáo và nữ
quyền[126], tiếp cận vấn đề từ góc độ văn hóa học, nữ quyền luận xen với phê phán
tư tưởng hệ.
Tóm lại, các nghiên cứu về văn học nữ [văn xuôi nữ, thơ nữ] ở Việt Nam thời
gian qua, thường đặt ra các vấn đề về tâm lý, thể loại, nhân vật, giọng điệu, bút
pháp, ngôn ngữ…. Góc độ tiếp cận chủ yếu vẫn là tâm lý học sáng tạo, xã hội học,
và đặc biệt là thi pháp học, phản ánh luận. Từ những góc độ đó, các kết luận thường
được rút ra là các đặc điểm riêng về hoàn cảnh sáng tác, đặc trưng về nhân vật, đề
tài, giọng điệu, bút pháp, ngôn ngữ…. của một vài tác giả cụ thể cũng như của văn
học nữ nói chung. Không ít nghiên cứu chủ trương đi tìm mối liên hệ giữa nhân vật
trung tâm và tác giả tiểu sử, hướng đến việc gán cho tác phẩm tính chất tự thuật, tự
truyện.
Các nghiên cứu về giới nữ trong văn học Việt Nam tiếp cận từ góc độ giới, nữ
quyền hay diễn ngôn thường tập trung vào văn học từ sau 1986 đến nay, một số tiểu
luận quan tâm đến các diễn ngôn, các diễn giải về giới trong văn học hồi đầu thế kỷ
XX. Trong phạm vi trường quy, lý thuyết diễn ngôn có xu hướng trở thành thời
thượng, khi được vận dụng vào việc triển khai các khóa luận, luận văn: điểm nổi bật
6
ở các trường hợp này là tiếp nhận lý thuyết diễn ngôn của M. Foucalt, hạn chế chính
là chưa hiểu thấu đáo quan điểm của Foucault, thành ra lý thuyết một đằng nhưng
phương pháp và mô hình triển khai cơ bản vẫn theo mô hình lý thuyết, phương pháp
vốn rất quen thuộc hay đang thống trị trong các trường học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của việc nghiên cứu diễn ngôn về giới nữ trong văn xuôi nữ đương
đại là: Chỉ ra hình ảnh giới nữ được kiến tạo ra sao trong các tác phẩm của nhà văn
nữ hiện nay; để lý giải các hình ảnh ấy luận văn phải làm rõ cơ chế kiến tạo, các
thiết chế xã hội của các diễn ngôn….
- Nhiệm vụ chính của luận văn gồm
Xác lập các hiểu thống nhất về khái niệm nữ tính/nam tính, khái niệm diễn
ngôn cũng như diễn ngôn về giới nữ
Phân tích, lý giải những điểm đặc thù trong diễn ngôn về giới nữ của các nhà
văn nữ Việt Nam đương đại: so sánh với các diễn ngôn về giới nữ trước Đổi mới và
các diễn ngôn về giới nữ trong văn xuôi của các nhà văn nam đương đại, nhằm chỉ
ra sự duy trì và đồng thời là sự giải kiến tạo các diễn ngôn về nữ tính của văn xuôi
nữ Việt Nam đương đại
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các diễn ngôn về giới nữ của
chính giới nữ (các nhà văn nữ), cụ thể bao gồm sự định nghĩa lại nữ tính/sự kiến tạo
hình ảnh nữ giới trong tình yêu – hôn nhân, gia đình và các mối quan hệ xã hội…
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: [văn xuôi nữ Việt Nam đương đại] tập
trung khảo sát các tác phẩm Dạ Ngân, Lý Lan, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ. Luận
văn nhìn nhận sáng tác của các nhà văn này như là các trường hợp tiêu biểu và là
những biểu hiện cụ thể, sinh động của các diễn ngôn đương đại về giới nữ.
5. Cơ sơ lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu diễn ngôn đòi hỏi sự tiếp cận đa ngành, liên ngành. Do đó, luận
văn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp:
7
- Phương pháp loại hình: luận văn sử dụng phương pháp này để xem xét hiện
tượng văn học nữ [văn xuôi nữ), xác định tính chất loại hình của văn học này cũng
như các diễn ngôn về giới trong nó. Khung phân loại được sử dụng để xác định đặc
điểm chung của hiện tượng văn học nữ ở đây là diễn ngôn: xác định diễn ngôn của
giới nữ và diễn ngôn về giới nữ.
- Phương pháp văn hóa học: phương pháp này trước hết trang bị cho tác giả
luận văn quan điểm: đặt văn học vào trong hệ thống văn hóa, lý giải văn học từ văn
hóa. Cụ thể việc nghiên cứu diễn ngôn về giới nữ sẽ được đặt vào cái bối cảnh văn
hóa truyền thống và đương đại đê nhìn nhận, mô tả và lý giải nó, xem diễn ngôn đó
như là sản phẩm của sự kiến văn hóa.
- Phương pháp xã hội học: luận văn nhìn nhận diễn ngôn như là sản phẩm kiến
tạo xã hội, diễn ngôn về giới nữ là sản phẩm của tư tưởng hệ, của một thời kỳ lịch
sử, xã hội; diễn ngôn được kiến tạo, thực hành và bị kiểm soát theo một trật tự diễn
ngôn.
- Phương pháp phân tâm học: sử dụng phương pháp này luận văn có thêm một
góc độ lý giải về ngôn ngữ, vô thức của nữ giới ở việc kiến tạo hình ảnh giới nữ
trong tình yêu – hôn nhân, trong không gian gia đình cũng như các mối quan hệ xã
hội.
- Phương pháp kí hiệu học: phương pháp này được sử dụng hỗ trợ cho các
phương pháp văn hóa học, xã hội học, nhằm xác định một kí hiểu quyển và quá
trình kí hiệu hóa ngôn ngữ… của giới nữ
Ngoài các phương pháp trên, luận văn còn sử dụng thường xuyên các thao tác
thống kê, tổng hợp, so sánh…. nhằm làm rõ hơn những vấn đề được đặt ra và tăng
tính thuyết phục cho các kết luận.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Chỉ ra nam tính, nữ tính là sự kiến tạo về mặt xã hội
- Làm sáng tỏ sự kiến tạo hình ảnh giới nữ (vị thế của người nữ) trong tình
yêu, hôn nhân, gia đình (vai trò làm vợ, làm mẹ, nội trợ…) và đời sống xã hội (sự
8
kiến tạo tri thức, nghề nghiệp và tính độc lập về kinh tế….) của các sáng tác nữ Việt
Nam đương đại
- Bước đầu nhận diện sự giải kiến tạo diễn ngôn về nữ tính và sự tạo dựng một
diễn ngôn khác về giới nữ của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại trong đối sánh
với diễn ngôn truyền thống.
7. Kết cấu của luận văn
- Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Tư liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc gồm
3 chương
Chương 1: Giới nữ như là sản phẩm kiến tạo xã hội
Chương 2: Sự kiến tạo hình ảnh giới nữ trong tình yêu và hôn nhân
Chương 3: Sự kiến tạo vị thế của giới nữ trong gia đình và đời sống xã hội
9
Chương 1
GIỚI NỮ NHƯ LÀ SẢN PHẨM KIẾN TẠO XÃ HỘI
Chương này phân biệt khái niệm giới và giới tính; diễn ngôn về giới nữ của
các nhà văn nữ [chủ thể sáng tạo] và diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nam [chủ
thể sáng tạo].
Đồng thời khẳng định nam tính và nữ tính không phải là tự nhiên, mà là các
sản phẩm kiến tạo về mặt xã hội. Diễn ngôn về giới nữ thay đổi theo từng ngữ cảnh
văn hóa xã hội.
1.1. Khái niệm giới, diễn ngôn và diễn ngôn về giới nữ
Giới (gender) khác với giới tính (sex). Lâu nay trong một số thực hành phê
bình văn học, hai khái niệm này được xem là đồng nghĩa, do đó thường bị dùng lẫn
lộn, thay thế cho nhau.
Theo các nhà xã hội học, giới tính lá khái niệm dùng chỉ sự khác biệt về sinh
lý căn bản giữa đàn ông và đàn bà, “khác biệt về cơ quan sinh dục và những khả
năng sinh sản” [132, tr.17]. Còn khái niệm giới đề chỉ chị sự phân biệt về mặt xã
hội và văn hóa.
Các nhà nhân học xã hội cũng phân biệt, khái niệm “giới là sản phẩm của của
văn hóa liên quan đến những quan niệm và hành vi được xem là phù hợp với mỗi
giới tính” [132, tr.17], giới là “cấu trúc văn hóa - xã hội” [132, tr.20], “giới được tạo
thành không chỉ trong gia đình hoặc trong quan hệ giữa các cá nhân mà còn trong
cấu trúc của tất cả các thiết chế xã hội chủ yếu, bao gồm trường học, tôn giáo, kinh
tế và chính trị; những thiết chế này định hướng cho tất cả chúng ta nam giới hay phụ
nữ, những thành viên trong một xã hội cụ thể” [132, tr.21]. Giới tính là thuật ngữ
chỉ “những đặc điểm nhận dạng bên ngoài phân biệt một người nam với một người
nữ, cần thiết cho sự tái sản xuất sinh học của con người” [132, tr.17]. Trong khi giới
tính là một đặc trưng sinh học thì giới là một đặc trưng xã hội-văn hóa. Vì là đặc
điểm sinh học nên giới tính có tính bẩm sinh, đồng nhất, phổ quát và không thay
10
đổi; cũng như vậy, do là đặc trưng văn hóa-xã hội nên giới có là sản phẩm xã hội
hóa, có tính đa dạng, đặc thù cho từng thời kỳ, văn hóa, xã hội và có thể thay đổi.
Theo các nhà nữ quyền luận, không chỉ giới mà cả giới tính đều là các kiến tạo
xã hội. Không có sự khác biệt tự nhiên giữa giới nam và giới nữ, yếu tố sinh học
không quy định các hành vi xã hội của con người, mà chính cấu trúc văn hóa xã hội
[thông qua các thiết chế như gia đình, nhà trường, các phương tiện thông tin đại
chúng…] quy định sự khác biệt đó. Sự khác biệt giữa giới nam và giới nữ là do xã
hội, văn hóa tạo nên chứ không phải là sự tồn tại đương nhiên, tự nhiên, sẵn có.
Ngay cả giới tính cũng có thể do xã hội, văn hóa tạo nên, tạo ra.
Diễn ngôn là ngôn ngữ trong hoạt động, ngôn ngữ trong sự hành chức của nó.
Nói đến diễn ngôn là “nói đến những phương thức hoặc quy tắc đặc trưng của việc
tổ chức hoạt động ngôn từ” [158, tr.157]. Diễn ngôn là quá trình kí hiệu hóa để tạo
nghĩa. “Diễn ngôn được tạo lập nên từ tri thức và những quan hệ quyền lực đa dạng
trong cuộc sống. Diễn ngôn, đến lượt nó, cũng là phương cách tạo lập nên tri thức,
cùng với những thực hành xã hội, các dạng thức của chủ thể và mối quan hệ quyền
lực. Được bắt rễ trong ngôn ngữ, diễn ngôn tạo ra niềm tin, niềm tin biến thành tri
thức, và tri thức tạo nên quyền lực. Bởi vậy sẽ không có tri thức nào là chân lý tuyệt
đối và hoàn toàn khách quan” [149, tr.5]. Mọi diễn ngôn đều là sản phẩm của văn
hóa, xã hội.
Khái niệm diễn ngôn của giới nữ khác với diễn ngôn về giới nữ. Khái niệm
thứ nhất đề cập đến giới nữ như một chủ thể, xác định giới nữ có một diễn ngôn
so với giới nam. Diễn ngôn của giới nữ có thể kiến tạo nghĩa cho bất cứ hiện
tượng, đối tượng nào Trong khi đó khái niệm thứ hai, cho thấy, giới nữ là đối
tượng định nghĩa của diễn ngôn, chủ thể của diễn ngôn đó có thể là giới nam
hoặc chính là giới nữ.
1.2. Nữ tính, nam tính như là sự kiến tạo xã hội
Như đã nói ở trên (đồng thời cũng là quan điểm của luận văn này), giới
nam và giới nữ là sản phẩm của sự kiến tạo xã hội. Nam tính và nữ tính trong
phạm vi luận văn không được dùng theo nghĩa sinh học, mà là những kiến tạo xã
11
hội, văn hóa. Nam tính và nữ tính không phải là sản phẩm tự nhiên, mà là sản
phẩm của xã hội.
Thừa nhận, nam tính và nữ tính là sản phẩm văn hóa, thì “tất yếu phải chấp
nhận một thực tế: không có một quan niệm duy nhất, phổ quát cho cái gọi là nam
tính (masculine) hay nữ tính (femininity). Nam tính hay nữ tính biến đổi một cách
đa dạng từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác; và ngay trong một nền văn hóa
thì nam tính và nữ tính cũng luôn biến đổi từ thời kì này sang thời kì khác. Điều này
giải thích vì sao trong những công trình nghiên cứu về giới hiện nay nam
tính hay nữ tính thường được dùng ở dạng số nhiều: những - nam tính
(masculinities) và những – nữ tính (femininities). … những quy phạm về nữ tính và
nam tính không phải là một tồn tại có tính chất tự nhiên mà là sản phẩm của diễn
ngôn được kiến tạo từ một hệ hình tri thức và những tương quan quyền lực của một
thời đại cụ thể.” [121, tr.22].
1.3. Giới nữ trong văn học như là một vấn đề văn hóa - xã hội
"Đàn ông có thể coi văn chương như một thứ say mê, tạo kỳ đài. Còn đàn bà
viết văn xưa nay phần nhiều là để trải lòng. Viết cho mình. Viết bằng thứ bản năng
mách bảo thần thánh nhiều hơn là viết bằng trí khôn. Thế nên, đàn ông viết văn
nhiều khi viết bằng cái thông minh lồng lộng, còn đàn bà thường viết bằng tình yêu,
bằng trái tim giàu trắc ẩn". Nếu coi văn chương là lĩnh vực của sự sáng tạo, sự độc
đáo, nơi cá tính được tôn vinh thì việc phụ nữ cầm bút làm văn chương xác nhận
nhu cầu khẳng định giới tính của mình. Bởi vậy, dù họ đề cập tới những vấn đề vĩ
mô hay nhỏ bé, xa xôi hay gần gụi thì văn chương vẫn bộc lộ sự tinh tế, những góc
nhìn riêng của đặc trưng giới tính. “Xưa nay bất kỳ nước nào cũng vậy, văn học là
phần đàn ông, đàn ông là trung tâm của văn học” [57, tr.423], văn chương ở xứ ta
bao đời nay dường như vẫn chỉ dành riêng cho vài đấng nam nhi thi thố. Phụ nữ
“như đã bị ruồng đuổi ra ngoài bờ cõi văn học” [57, tr. 432], một vài gương mặt phụ
nữ hiếm hoi xuất hiện được coi là hiện tượng đặc biệt, là hiện tượng của văn
chương. Tác phẩm của họ được xem như là những tiếng nói than thân, phản kháng
chế độ nam quyền, là lời kêu gọi sự ban ơn của nam giới. Nhưng người phụ nữ hiện
12
đại chọn viết văn để “sống một cuộc sống khác” (lời tự bạch của Xuân Quỳnh), họ
viết văn bằng tri thức, bằng thái độ kiêu hãnh tự tin khẳng định bản lĩnh giới mình
và giá trị văn chương của mình. Họ dùng văn chương để “tấn công vào những quan
niệm đầy màu sắc nam quyền, tố cáo tình trạng bị nhào nặn thành phụ nữ theo
những tín điều người khác áp đặt cho giới mình” [57, tr.300].
Gần một thế kỷ trước, Phan Khôi đã dự đoán rằng biết đâu nữ lưu sau này sẽ
“trở nên người chủ trương của văn học”. “Nếu văn học mà quả lấy nữ tánh làm
trung tâm thì đàn bà chủ trương lấy nền văn học là phải, mà như vậy thì văn học có
lẽ lại tấn bộ hơn trước. ” [57, tr. 432,]. Chỉ mấy chục năm sau lời tiên tri của Phan
Khôi đã thành sự thật.
Phan Khôi, người được coi là tiếp nhận văn học từ ánh sáng của nữ quyền,
trong bài viết: Văn học với nữ tánh ông đưa ra những luận giải vì sao nữ giới có
quan hệ với văn học. Ông cho rằng đàn bà có nhiều tính chất thích hợp với văn học
như trầm tĩnh, nhẫn nại, nhiều tình cảm,..vì thế đàn bà lấy những tính đó mà chuyên
theo nghề văn học thì dễ và mau chóng thành công hơn đàn ông. Văn học với nữ
tính có quan hệ, nữ tính choán hết mấy phần trong văn học. Ông đưa ra hai ý kiến.
Thứ nhất, phụ nữ là biểu hiện cho cái đẹp và những gì liên quan đến cái đẹp đều gắn
với họ, còn “cái đẹp là cái cốt của văn học” cho nên “văn học hay tả về đàn bà”; thứ
hai, phụ nữ vốn mang bản chất của nữ tính, sự mềm mại, yếu đuối, thiên về bộc lộ
đời sống tình cảm từ bên trong mà “văn học trọng đường tình cảm”, nên văn học
“nói chuyện đàn bà thì khiến cho người ta dễ cảm, cho nên nói về đàn bà nhiều
hơn” [57, tr.429].
Vậy, điều kiện nào để phụ nữ trở thành chủ thể sáng tạo? Trước hết phải là
học. “Người ta không phải sinh ra là phụ nữ, mà trở thành phụ nữ” (Beauvoir).
Những thuộc tính mà từ trước đến nay người ta vẫn áp đặt cho phụ nữ không phải là
cái vốn có, bản chất phụ nữ, mà do người đàn ông áp đặt cho phụ nữ thông qua văn
hóa, giáo dục. Mặt khác bản thân người phụ nữ cũng luôn cho rằng mình yếu kém
hơn đàn ông, mình là “thứ hai”. Nước ta từ xưa tới nay trọng nam khinh nữ, đàn bà
sinh ra chỉ là cái vật phụ thuộc vào đàn ông nên không cần học hành mà tự đàn bà
13
cũng nghĩ rằng không cần học làm gì, chỉ một mình đàn ông học cũng đủ [57,
tr.421]. Trong xã hội phụ quyền, phụ nữ học chỉ để phục vụ chồng con và những
người thân trong gia đình mà không được thi thố ngoài xã hội, bởi phụ nữ còn phải
tuân theo các quy tắc “Tam tòng”, “Tứ đức”. Quan niệm “phụ nhân nan hóa” ấn
định rất rõ ràng trong đời sống văn hóa, người phụ nữ luôn bị coi và tự coi là “phái
yếu. Chữ “tài”, chữ “trí” chỉ gắn liền với người quân tử, kẻ trượng phu. Phụ nữ bị
xếp chung hàng với hạng tiểu nhân. Họ không có quyền đi học hay tham gia thi cử,
không có mặt trong bộ máy quản lí làng xã hay có bất kì tiếng nói nào trong những
vấn đề “nghị sự”. Khổng Tử cho rằng: “Duy nữ tử dữ tiểu nhân, vi nan dưỡng dã.
Cận chi, tắc bất tốn, viễn chi tắc oán” (chỉ có đàn bà và bọn tiểu nhân là khó nuôi
dạy. Hễ ta gần gũi thì khinh nhờn, hễ ta xa cách thì oán ghét). Từ đó nảy sinh tư
tưởng trọng nam khinh nữ, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”… Nhưng cho đến
nay thì sự bất bình ấy không còn nữa, sự học thì không ai kém ai và nền văn học
văn học tương lai là chung cho tất cả đàn bà Việt?”
Thời trung đại, dưới ảnh hưởng của diễn ngôn Nho giáo, phạm vi nam - nữ
được phân chia một cách rạch ròi, vị thế chủ yếu thuộc về nam giới, “phu xướng
phụ tùy”, người đàn ông nắm trong tay quyền quyết định và người phụ nữ là người
phục tùng. Những quan niệm đạo đức chuẩn mực “phụ nhân nan hóa”, “Tam tòng,
Tứ đức” của Nho giáo trở thành cái cùm để giam cầm nữ giới, “đẩy vị trí của họ
xuống hàng kẻ nô lệ, nô lệ không chỉ về kinh tế, chính trị, văn hóa, mà nô lệ cả về
tình cảm và tình dục”, là công cụ áp chế tinh thần người phụ nữ, ăn sâu vào tiềm
thức của họ quán tính: tự mình tu dưỡng, tự mình ràng buộc, tự mình nhược hóa
mình, là rào cản vô hình, hà khắc trói buộc tự do và kìm hãm sự phát triển của
người phụ nữ. Bởi vậy, “thế giới văn học thời trung đại Việt Nam là thế giới của
đàn ông,do đàn ông thống trị. Những lời bàn về thơ văn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ
XIX còn lưu giữ, truyền lại phổ biến, tuyết đối chỉ có lời nói của đàn ông, không có
tiếng nói phụ nữ, gần như không bàn về giới nữ”, “phụ nữ chỉ đóng vai trò thực
hành, gìn giữ và làm gia tăng quyền lực của những diễn ngôn nam giới” [171].
Trong văn chương, người phụ nữ rơi vào bi kịch “mất tiếng nói” [126, tr.169], hoặc
14
lời nói không có giá trị. Họ trở thành đối tượng thay vì trở thành chủ thể của văn
chương, họ không tồn tại với tư cách là chủ thể của diễn ngôn, của lời nói. Họ
mượn lời nam giới để diễn đạt văn chương của mình. Hầu hết các tác giả nữ trong
văn học trung đại như Lý Ngọc Kiều, Lê Thị Yến (Ỷ Lan), Ngô Chi Lan, Đoàn Thị
Điểm, Phạm Lam Anh, Lê Ngọc Hân, Trương Thị Trong, Nguyễn Trinh Thận,
Nguyễn Thị Hinh (Bà Huyện Thanh Quan), Nguyễn Tĩnh Hòa, Nguyễn Thị Nhược
Bích,…đều nói bằng ngôn ngữ của giới nam.
Thời kì 1945- 1975 dân tộc Việt Nam bước vào cuộc chiến đầy cam go, thử
thách với thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Cả dân tộc quyết liệt đấu tranh để chiến đấu
và chiến thắng kẻ thù. Văn học trở thành một thứ vũ khí tham gia trực tiếp vào hai
cuộc kháng chiến nhằm bảo về độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Giọng điệu
sử thi là âm hưởng chính của giai đoạn văn học này. Văn học hướng tới những sự
kiện lịch sử có tính cộng đồng dân tộc, nhân vật thường đại diện cho vẻ đẹp phẩm
chất của con người Việt Nam. Văn học động viên, kêu gọi, khích lệ mỗi cá nhân
phát huy vai trò của mình trong sự nghiệp chung của dân tộc. Trong văn xuôi của
nhiều tác giả, người phụ nữ được nhìn nhận như những anh hùng mang vẻ đẹp của
thời đại như: chị Sứ (Hòn đất - Anh Đức), chị Út Tịch (Người mẹ cầm súng -
Nguyễn Thi), Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu), Phương Định
(Những ngôi xao xa xôi - Lê Minh Khuê),… Con người cá nhân nhường chỗ cho
con người cộng đồng. Hình tượng nhân vật được xây dựng trong văn học hầu hết là
những hình tượng phi giới tính. Vì vậy, trong diễn ngôn sử thi, người nữ được khai
thác ở khía cạnh xã hội, mà chưa chú ý nhiều đến những đặc trưng về giới.
Từ 1986, công cuộc Đổi mới đã đem lại nhiều chuyển biến lớn lao trên mọi
phương diện của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong bối cảnh tiếp xúc với
nhiều luồng tư tưởng mới, giao lưu văn hóa đa chiều của nền kinh tế thị trường,
công nghiệp hóa hiện đại hóa, thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin,…nâng cao
học vấn cũng là một thành tựu đáng được ghi nhận. Sự đổi mới toàn diện mọi mặt
từ chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế,…tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học
đương thời. Văn học chuyển từ âm hưởng sử thi sang phản ánh cuộc sống thế sự.
15
Văn học quan tâm đến con người cá nhân, tới nhu cầu và khát vọng đời thường.
Hình tượng người nữ xưa nay được nhìn nhận, đánh giá dưới cái nhìn của nam
quyền thì giờ đây được nhìn bằng con mắt của chính họ. Văn xuôi nữ đương đại đã
thực sự chiếm ưu thế trên văn đàn. Văn xuôi đương đại thực sự đã có những tiếng
nói mới mẻ của giới nữ với sự đóng góp của hàng loạt cây bút nữ tài năng như Lê
Minh Khuê, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Lý Lan,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Dạ Ngân, Nguyễn Ngọc Tư,…Trong sáng tác của họ, nữ giới
được nhìn như một khách thể thẩm mĩ độc lập, một đối tượng cần được khám phá,
lý giải. Các nhà văn nữ thoải mái phô bày đời sống, tâm tư tình cảm, khát vọng, nhu
cầu của bản thân mà không cần dấu diếm. Phụ nữ sáng tác với vai trò là một chủ thể
- một tác nhân chống lại sự kiến tạo của nam giới về nữ tính và vị thế xã hội của
giới nữ. Văn học nữ là diễn ngôn của giới nữ, là sự tự kiến tạo về giới mình.
Tiểu kết chương
Giới và giới tính, nam tính và nữ tính đều là các kiến tạo văn hóa - xã hội. Sự
khác biệt giữa giới nam và giới nữ không phải do yếu tố sinh học quy định, mà là
do xã hội, văn hóa (ngôn ngữ) tạo nên. Nam tính và nữ tính không tồn tại tự nhiên,
sẵn có, tiên nghiệm mà là những kiến tạo xã hội, có thể thay đổi, uốn nắn; mỗi xã
hội, cộng đồng, mỗi nền văn hóa và từng thời kỳ, … có một cách định nghĩa khác
nhau về nam tính và nữ tính. Không có sự thật nào về nam tính, nữ tính tồn tại bên
ngoài các diễn ngôn văn hóa.
Nói đến diễn ngôn là nói đến ngôn ngữ trong thực hành chức năng của chúng.
Diễn ngôn, tri thức, quyền lực gắn bó với nhau. Diễn ngôn tạo ra các niềm tin, niềm
tin tạo ra tri thức, tri thức tạo ra quyền lực. Đến lượt mình quyền lực chi phối sự
kiến tạo, diễn giải.
Khái niệm diễn ngôn về giới nữ xác định giới nữ như một chủ đề, đối tượng
của sự kiến tạo. Chủ thể của những sự định nghĩa, diễn giải này, trong phạm vi xem
xét của luận văn, là chính giới nữ. Giới nữ định nghĩa, diễn giải về bản sắc nữ tính
của chính họ.
16
Chương 2
SỰ KIẾN TẠO HÌNH ẢNH GIỚI NỮ TRONG TÌNH YÊU
VÀ HÔN NHÂN
Chương này xem vị thế xã hội là một vấn đề quan trọng đối với người nữ, nhìn
nhận những tri thức về vị thế xã hội của người nữ là một thứ quyền lực, một cơ chế
kiếm soát, ràng buộc, định đoạt số phận của người nữ trong xã hội.
Sau khi chỉ ra vị thế xã hội của người nữ chẳng qua cũng là một sự kiến tạo về
mặt xã hội, luận văn đi sâu phân tích các hình thức kiến tạo và sự thực hành duy trì
các vai trò, nhiệm vụ, bổn phận,…. của người nữ trong tình yêu, hôn nhân.
2.1. Sự kiến tạo hình ảnh người nữ trong tình yêu
2.1.1.Trinh tiết như là phẩm giá của người nữ
Cho đến nay, diễn ngôn Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm đến nếp sống,
suy nghĩ, ngôn ngữ của người Việt. Trong phần lớn các cuộc tranh luận về chuẩn
mực, đạo đức, thì tiết hạnh của nữ giới vẫn được đề cao và trinh tiết của người nữ
vẫn được coi là thước đo để đánh giá nhân cách của họ. Xã hội không thể xóa bỏ bất
bình đẳng giới, phụ nữ sẽ không được đối xử công bằng nếu như vẫn quá coi trọng
và đề cao trinh tiết của họ.
Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê định nghĩa: “Trinh tiết là người con gái còn
tân, còn trong trắng, chưa chồng và người con gái đó phải giữ được lòng trọn vẹn
thủy chung với chồng” [103, tr.1036]. Xét theo khía cạnh đạo đức thì trinh tiết biểu
trưng cho sự trong trắng trong tâm hồn, đức hạnh trong tình yêu, người phụ nữ có
trinh tiết là người có ý thức tiết chế dục vọng giữ gì thân thể thuần khiết, chung thủy
với người bạn đời. Ở mỗi thời kỳ khác nhau cách giải thích, cách định nghĩa về
trinh tiết có sự thay đổi. Trinh tiết là một kiến tạo văn hóa, khái niệm này biểu hiện
sự kiểm soát của xã hội đối với (một phần) thân thể nữ.
Học giả Phan Khôi khẳng định: “Xưa nay trong đạo đàn bà, chữ trinh làm
trọng, chữ trinh cũng như những chữ đạo đức, nhân, nghĩa, đó là chữ ta hấp thụ
được từ văn hóa Tàu… Chữ trinh như một tín điều của một tôn giáo riêng dành cho
đàn bà…..” Dưới chế độ phụ hệ, con gái thuận Tam tòng, nếu mất trinh sẽ bị cha bỏ,
17
chồng không nhìn thành ra bơ vơ nên phải giữ trinh. Phan Khôi cũng cho rằng chữ
trinh có hai đường: nết và tiết. Cái nết nghĩa là cái nết đoan chính và chính chuyên
của người phụ nữ, đoan chính là có ý giữ mình nghiêm nghị không cho ai được
phạm đến, chính chuyên là buộc mình duy nhất với một người chồng mà thôi. Phụ
nữ vì cái ý chí phẩm giá của mình mà giữ trinh chứ không phải vì chồng hay vì ai
cả. Như thế, trinh là một cái nết, về sau người ta uốn nắn nó thành ra một cái tiết.
“Tiết là một cái dấu tỏ ra mình đã làm hết bổn phận của mình đối với người mà
mình thuộc về”. [57, tr.53]. Luật bắt đàn bà thủ tiết là do lòng ích kỷ của đàn ông
mà sâu xa hơn là do cái thuyết thủ tiết của Tống Nho. Dưới cái trị quyền theo học
thuyết Tống Nho, phụ nữ ta cũng đã bị ngược đãi mà chịu thiệt nhiều bề. Pháp luật
ta không cấm hẳn người đàn bà cải giá nhưng cũng cướp hết quyền lợi của người
đàn bà cải giá. Hạ người đàn bà cải giá xuống, tung người đàn bà thủ tiết lên. Phan
Khôi cho rằng ngày nay trong xã hội ta “cái hay của nết trinh chừng như còn lại
không được bao lăm, mà cái dở của nết trinh vẫn còn đè lên đầu hết một phần nữ
giới. Đó là kết quả của sự chuộng tiết hơn nết” [57,tr.57]. Cuối bài viết “Chữ trinh:
cái tiết với cái nết”, Phan Khôi đặt chữ trinh trong thời buổi cái thói dâm ô tràn
ngập cả thiên hạ, đàn bà con gái muốn giữ lấy nhân cách trên nền tự do độc lập thì
cần phản đối cái tiết trinh, trau dồi lấy cái nết trinh [57, tr.57]. Như thế trinh tiết
trong xã hội được nâng lên thành một chuẩn mực thiêng liêng, một áp lực phẩm
hạnh của riêng người phụ nữ nhưng lại bị biến thành “của cải xã hội” được đặt dưới
“cái nhìn công cộng” và sự phán xét công khai của cả cộng đồng, bị đặt dưới sự
diễn giải, kiến tạo, điều chỉnh và phán xét của diễn ngôn nam giới. Trinh tiết, như
vậy, trở thành một ám ảnh về phẩm tính, một sợi dây trói buộc nữ giới theo đạo đức
nam quyền, một mặc cảm quy thuộc tự biến thân thể mình thành thứ ‘đồ vật’ chịu
quyền sở hữu từ duy nhất một người đàn ông. Ý thức hệ Nho giáo đã định cho
người nữ truyền thống phải có đủ tứ đức “Công - Dung - Ngôn - Hạnh”. Trinh tiết
là một phạm trù đạo đức thuộc phạm vi nghĩa của từ “Hạnh”. Một trong những diễn
ngôn tạo nghĩa cho chữ trinh là: “Chữ trinh đáng giá ngàn vàng”. Diễn ngôn này đã
xác định vị trí của chữ trinh đối với cuộc sống, cuộc đời người nữ, trinh giữ vai trò
18
làm nên giá trị đầy đủ của một phụ nữ. Trinh không chỉ là một chuẩn mực điểu
chỉnh hành vi của người nữ mà còn là một cơ sở để người nam định giá và lựa chọn
người nữ. Trong diễn ngôn văn học trung đại, việc người nam chọn vợ dựa vào tiêu
chuẩn chữ trinh khá phổ biến. Đối với nam giới, một người phụ nữ đoan trang, đứng
đắn, trong trắng là yêu cầu đầu tiên và mang tính chất quyết định khi chọn vợ.
“Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có đoạn miêu tả: “Vũ Thị
Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình đã “thùy mị, nết na, lại thêm tư
dung tốt đẹp”. Trong làng có chàng Trương Sinh, “mến vì dung hạnh”, xin với mẹ
đem trăm lạng vàng cưới về” [33, tr.176]. Rõ ràng, theo mô tả của Nguyễn Dữ,
Trương Sinh đã thực hành diễn ngôn Nho giáo, chọn Vũ nương vì “hạnh”. Tiết
hạnh ở đây chính là một thứ đảm bảo cho người phụ nữ được lựa chọn, là thước đo
phẩm chất đạo đức, đồng thời là một thử thách đối với người nữ. Trương Sinh trong
“Người con gái Nam Xương” không chỉ là người đề cao đức hạnh của Vũ nương
mà còn là người phát xét tiết hạnh của nhân vật này trong một tình huống thử thách
khác: xa chồng. Cái chết và sự minh oan của Vũ nương trong tác phẩm của Nguyễn
Dữ xoay quanh chủ đề: tiết hạnh. Trương Sinh biến tiết hạnh thành một thứ đạo đức
khắt khe, nghiệt ngã, thành sức mạnh vô hình trói buộc người phụ nữ và dồn người
nữ đến cái chết khi họ bị coi là thất tiết. Nam giới là người làm chủ diễn ngôn đạo
đức, giành được thẩm quyền xét duyệt phẩm chất tiết hạnh và định đoạt giá trị đời
sống của người nữ. Bởi thế lời nói của Vũ Nương không có giá trị. Cho dù Vũ
Nương gắng sức phân trần: “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”, “điều đâu bay buộc
chịu tiếng nhuốc nhơ”, thậm chí thề thốt: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch
gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược
bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm
cơm cho diều quạ, và xin khắp mọi người phỉ nhổ” cũng không hóa giải được mối
nghi ngờ về tiết hạnh của Trương Sinh. Cái chết của nàng, không phải là sự minh
oan cho một tấm lòng trinh bạch mà chính là sự thừa nhận vị trí quan trọng của tiết
hạnh, trinh tiết trong đời sống của người nữ, và xét cho cùng là thừa nhận sức mạnh
nam quyền. Người nữ trong xã hội ấy không có ý thức phản kháng, họ thụ động,
19
trông chờ sự minh oan, sự công nhận đức hạnh từ người đàn ông. Cái chết của Vũ
Nương và cả “phần thưởng”, sự hóa thân của nàng dường như củng cố thêm tầm
quan trọng của chuyện tiết hạnh, chứ chưa phải là giải oan. Sự giải oan cho nàng chỉ
có được khi Trương Sinh xuất hiện công nhận tiết hạnh của Vũ Nương lúc sống.
“Chuyện người con gái Nam Xương” thực chất là chuyện về tiết hạnh, đức hạnh
của người nữ trong xã hội phong kiến. Trong gia đình Nho giáo, phụ nữ phải giữ
gìn được sự trinh trắng đến khi về nhà chồng. Khi theo chồng, trinh là biểu hiện của
đạo làm vợ: “Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu”. Đó là yếu tố tiên quyết cuộc
sống hôn nhân của họ.
Một cô gái mất trinh vì bất cứ lý do gì (chủ quan hay khách quan) đều bị coi là
không có phẩm tiết, không đức hạnh, là “gái hư”. Phải chăng vì nỗi sợ hãi, nỗi ám
ảnh trong tiềm thức này mà trinh tiết đã trở thành một trong những mối quan tâm
đặc biệt trong sáng tác của nữ giới. Trinh tiết được quy chiếu trong diễn ngôn về
văn hóa của cộng đồng đã khiến cho các nhà văn nữ Việt Nam đưa vấn đề trinh tiết
thành một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của các nhân vật nữ. Trong văn xuôi
nữ Việt Nam đương đại, các nhà văn Phạm Thị Hoài, Đoàn Lê, Dạ Ngân, Võ Thị
Xuân Hà, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Đoàn Minh Phượng,… đều nói về trinh tiết.
Khảo sát hơn 30 tập truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp văn của 4 nhà văn nữ Dạ
Ngân, Y Ban, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi nhận thấy các nhà văn này
dành khá nhiều tâm huyết cho hệ vấn đề trinh tiết của nhân vật nữ như giá trị của
trinh tiết, nỗi sợ hãi đau đớn ám ảnh bị cưỡng đoạt trinh tiết, đặc biệt là sự lên tiếng
của người nữ trước tình trạng bị cưỡng đoạt trinh tiết, thái độ đấu tranh để đạp đổ
quan niệm trinh tiết trong tư tưởng nam quyền. Đồng thời các nhà văn cũng thể hiện
cái nhìn cởi mở về sự đánh giá phẩm tiết của người phụ nữ.
Người nữ của Nguyễn Thị Thu Huệ vẫn chịu ảnh hưởng và giam mình trong
diễn ngôn đạo đức truyền thống, chữ trinh vẫn đáng giá ngàn vàng. Bởi thế, một cô
gái còn trinh nhận thấy cái giá trị đích thực của bản thân mình dù cô thiếu thốn mọi
thứ vật chất khác: “Tôi không nghĩ rằng có người muốn lấy tôi. Tôi. Một đứa con
20
gái trinh tiết nhưng thiếu thốn tất cả mọi thứ chứ không như các cô gái may mắn
khác là có tất cả mọi thứ nhưng lại mất trinh.” [53, tr.268].
Trong “Giới nữ”, khi xác định các huyền thoại về nữ giới, Beauvoir khẳng
định, “Đàn ông mong đợi một điều gì khác ngoài ham muốn thỏa mãn dục tính bản
năng khi sở hữu một người phụ nữ”. Theo nghĩa này, trinh tiết được kiến tạo không
chỉ như một phương tiện đáp ứng nhu cầu nam giới, mà việc cưỡng đoạt trinh tiết
của một người nữ còn cấp cho anh ta bằng chứng của khả năng chinh phục tự nhiên.
Trong hệ huyền thoại ấy, việc lấy đi trinh tiết của người nữ là biểu tượng của sức
mạnh và lòng can đảm. Trinh tiết có giá trị bởi nó ghi dấu sự thống trị của người
đàn ông lên thân thể nữ. Không những thế, nó quyết định sự sở hữu độc quyền, bởi
“cách chắc chắn nhất để khẳng định điều gì thuộc về mình là không để bất kì kẻ nào
khác chiếm dụng nó [173, tr.225]. Người đàn ông cho rằng thân thể phụ nữ phải có
tính chất bất động và thụ động của một đồ vật vì họ sinh ra là để đươc chiếm đoạt.
Nhưng bị cưỡng đoạt trinh tiết trở thành nỗi đau đớn, sợ hãi ám ảnh cả cuộc đời
người nữ bởi mất trinh đồng nghĩa với việc “không có phẩm tiết”, là vết nhơ đạo
đức:
“Năm Tho 11 tuổi, đi học về ngang qua nhà ông Đạo. Ông gọi Tho vào nhà,
đóng cửa hiếp dâm xong, cấm Tho kể cho người khác nghe và dạy Tho nói dối cha
mẹ. Tho về nhà, như đứa câm đứa khờ, tự bản thân cũng không biết chuyện gì đã
xảy ra cho mình, chỉ biết đau đớn, sợ hãi, uất ức…. Nỗi đau đớn sợ hãi không nguôi
đi, nhưng Tho đờ đẫn như không còn cảm xúc hay ký ức nữa. Tho không biết nói
gì, không thể nói gì được. Cha Tho đem Tho vô bệnh viện để khám. Tho cũng
không rõ bằng cách nào, nhưng ông kiếm được một cái giấy chứng nhận Tho bị té,
rách màng trinh. Ông bảo mẹ Tho cất cái giấy đó cho Tho. Nó sẽ là bùa bảo hộ hạnh
phúc của Tho sau này. ” [64, tr.5].
Sự cưỡng đoạt trinh tiết đã gây ra cho người nữ một sự chấn thương tâm lý và
đau đớn thân thể tột cùng. Họ uất nghẹn khi nhớ lại về bản thân mình bị chiếm
dụng, chà đạp, thay vì một tồn tại được yêu và được trân trọng. Điều này khiến cho
họ luôn mang tâm lý “sợ đàn ông”, đề phòng đàn ông, không dám nghĩ đến chuyện
21
yêu đương, thậm chí không dám để người đàn ông nào đụng chạm vào thân thể, hay
để lời tán tỉnh của đàn ông lọt vào tai của họ:
“Từ lâu lắm rồi, Tho không bao giờ để cho bất cứ người đàn ông nào đụng đến
thân thể của mình. Cũng không để bất cứ một lời tán tỉnh nào của đàn ông lọt vào
tai mình.” ” [64, tr.10]
“Tho lại càng không màng chuyện yêu đương. Một lần bị cưỡng hiếp, một lần
bị ruồng rẫy, đủ để Tho ớn đàn ông suốt đời. Hôm nọ, Tho thức giấc giữa khuya,
tiếng thở hỗn hễn như dội ra từ ký ức làm Tho cứng đờ trên giường, rồi như một kẻ
bị dìm dưới đáy nước ngoi lên theo bản năng sinh tồn, Tho vùng vẫy, nhào ra khỏi
giường, chạy xuống cầu thang, mở đèn lên. …. Tho tắt đèn, chạy trở lên lầu, ói òng
ọc vô bồn cầu. Khi điều hòa lại nhịp thở, Tho lên giường nằm, cổ họng vẫn nghèn
nghẹn, nước mắt cứ trào ra. Chuyện hai mươi mấy năm xưa, Tho tưởng không còn
nhớ gì nữa, nhưng hóa ra cái tiếng thở hỗn hễn dồn dập ấy vẫn còn ám Tho khiếp sợ
và uất ức đến đờ đẩn như ngày còn thơ.” [64, tr.9].
Dưới ảnh hưởng của diễn ngôn truyền thống về trinh tiết, không chỉ người nữ
mà đàn ông trong văn xuôi đương đại cũng quan niệm trinh tiết là “bảo bối” đảm
bảo hạnh phúc gia đình: “Anh yêu em nhưng anh không thể hôn em. Chẳng để làm
gì khi xảy ra chuyện đó. Rồi mình sẽ ân hận. Em còn lấy chồng, em phải giữ
nguyên vẹn trinh tiết cho chồng em. Đó là bảo bối của em trong cuộc sống vợ
chồng. Anh yêu em và thèm muốn em nhưng em bé tý và tội nghiệp lắm…” [53,
tr.280].
Một biểu hiện khác của việc đề cao trinh tiết là ca ngợi sự dâng hiến trọn vẹn
thân thể của người nữ. Nếu như mất trinh trở thành nỗi đau, nỗi ám ảnh nặng nề của
phụ nữ thì khoảnh khắc hiến dâng hiến trinh tiết thân thể cho chồng là một niềm
vui, niềm hạnh phúc, tự hào của người phụ nữ trước chồng, bởi nó là một thứ “bảo
hiểm suốt đời” cho cuộc hôn nhân của họ. Người nữ trong sác tác của Y Ban đắm
chìm trong cảm xúc đê mê hòa trộn thân thể với chồng: “Không còn vướng nữa,
một cái gì đó đã thông qua nhưng rất đau. Để anh xem, ôi máu, em chảy máu. Xuân
nhổm dậy, một vài giọt máu vương trên đá. Xuân nhìn mặt Tuấn đang nghệt ra sợ
22
hãi. Xuân bật cười chồng ngốc của em, hôn em đi. Nụ hôn ngượng nghịu. Anh sao
vậy? Xuân hỏi Tuấn. Anh ngốc, anh ngốc, anh biết vì sao rồi. Tuấn lại cuồng nhiệt,
hối hả.” [19, tr.34].
Tuy nhiên trong văn xuôi nữ đương đại cũng đang hình thành những diễn
ngôn mới về người nữ. Ở đó người nữ được kiến tạo với một tâm thế hiện đại hơn,
với họ chữ trinh được nhìn theo hướng cởi mở hơn. Người nữ bị mất trinh khi buộc
phải quan hệ với người đàn ông mà không xuất phát từ tình cảm, đã tìm cho mình
một cách bao biện: coi chuyện mất trinh như một một tai nạn:
“Cẩm mở cửa ra hỏi gì vậy. Thanh nói cho anh đi nhờ toa-lét. Cẩm bất đắc dĩ
để anh vào. Anh ở trong toa-lét mười phút rồi bước ra trần trụi, chỉ quấn ngang
hông cái khăn tắm của Cẩm. Chị kinh ngạc đến nỗi không có một phản ứng nào.
Thanh ôm chị vật xuống giường, môi anh chà miết da thịt chị. Phải thử mới biết
thằng nào lại cái. Cẩm không ngờ.Thanh cũng không ngờ. Anh đứng dậy nhìn vết
máu trên tấm ga trải giường, lấy cái khăn tắm phủ lên lấp liếm, áy náy: -“Không
ngờ Cẩm còn trinh”. Mấy ngày sau họ không gặp nhau, tuy họ vẫn đi về trên cùng
con đường như trước đây. Có lần chuông điện thoại reo, Cẩm nhấc máy nói A-lô,
bên kia đầu dây im lặng, rồi cúp máy. Cẩm suy nghĩ một đêm và kết luận mình bị
tai nạn, té lầu hay đụng xe chẳng hạn: Không tiên liệu được, ngoài ý muốn nạn
nhân, hậu quả tệ hại, trách mình hay trách người cũng vậy thôi.” [64, tr.65-66].
Người nữ trong văn học đương đại không hoàn toàn quy phục diễn ngôn đạo
đức truyền thống, họ có ý thức về quyền làm chủ bản thân, cất tiếng nói trước tình
trạng bị cưỡng đoạt trinh tiết, đấu tranh để đạp đổ quan niệm trinh tiết trong tư
tưởng nam quyền... Tho muốn làm rõ trắng đen cái lần mình bị phá trinh, và việc
Đạo phủ nhân chuyện đã hiếp dâm mình trước mặt bao nhiêu người giữa thanh
thiên bạch nhật để mọi người có cái nhìn đúng về cô cho nên cô đã tính toán, sắp
đặt thật kỹ càng: “Tho đã tính toán, đã ôn nhẩm, đã dượt đi dượt lại câu nói: “Ông
Đạo, ông là dân kỳ cựu ở xứ này, chắc ông còn nhớ chuyện mấy chục năm trước,
người ta đồn rùm là ông Đạo đã phá trinh con gái ông Một, khiến cho cô ta lỡ dở
duyên phận, tan nát cuộc đời. Bây giờ ông hãy nói minh bạch, chuyện đó như thế
23
nào?” Tho đã để sẵn trong túi áo cái máy ghi âm nhỏ xíu mà cực nhạy.… Tho sẽ
đem cái băng ghi âm đó đi tìm luật sư khởi kiện hắn. Nếu hắn chối: “Làm gì có
chuyện đó!” [64, tr.13]. Khi cái kế hoạch nhằm minh chứng cho trinh tiết của mình
không thành, Tho phản ứng dữ dội: “Tho phóng ra từ cái ghế lao vô người ông Đạo,
hai nắm tay đấm túi bụi vào mặt vào cổ hắn, Tho thét lạc cả giọng: “Đồ đạo đức
giả! Đồ chó dái! Mày còn tồi bại hơn súc vật! Mày dày vò tan nát cuộc đời người ta
mà còn vênh váo cao ngạo hả? Mày khốn nạn …” [64, tr.13-14]. Người đàn bà bị
hiếp dâm từ năm 11 tuổi đi đòi công lý: “Tho mở cửa bước ra đường, đi tới phòng
tiếp bạn đọc của các báo, hội phụ nữ, ủy ban bảo vệ trẻ em, phòng cố vấn pháp luật,
phòng tiếp dân, phòng luật sư, bất cứ nơi nào Tho mở được cánh cửa, để kể chuyện
như một nhân chứng và nạn nhân rằng gã đàn ông tên Đạo đó đã cưỡng hiếp một bé
gái mười một tuổi... Bây giờ Tho không trông mong chắt mót hạnh phúc với một
người đàn ông nữa. Tho chỉ đòi hỏi công lý cho người đàn bà.” [64, tr.15].
2.1.2. Tình yêu như là cuộc sống của người nữ
“Từ tình yêu hoàn toàn không có cùng một nghĩa đối với hai giới nam và nữ,
và đó là cội nguồn của những hiểu lầm nghiêm trọng giữa họ với nhau.” [173,
tr.311]. Đàn ông coi tình yêu như một công việc trong cuộc đời, họ yêu đàn bà chỉ
có một mong muốn là chiếm hữu, chinh phục đàn bà, mong muốn tình yêu của đàn
bà. Trong tình yêu, đàn ông là chủ thể tối thượng và người đàn bà được yêu chỉ là
một giá trị trong số những giá trị khác. Trái lại, đối với phụ nữ, tình yêu “là bản
thân cuộc sống của người phụ nữ” [173, tr.311]. Người phụ nữ khi yêu không chỉ
tận tụy hết mình mà còn dâng hiến trọn vẹn cả thể xác và tâm hồn, trong lúc không
mảy may chú ý tới bất cứ cái gì khác. “Chính trạng thái vô điều kiện này biến tình
yêu thành một tín ngưỡng, tín ngưỡng duy nhất của họ.” [173, tr.312]. Vị trí, ý
nghĩa của tình yêu trong cuộc đời người nam và nữ không phải là một quy luật của
tự nhiên mà là một sản phẩm của sự tự kiến tạo xã hội.
Theo Trần Nho Thìn, trong bối cảnh xã hội nam quyền phong kiến theo Tống
Nho, vai trò thống trị của người đàn ông được thiết chế xã hội ủng hộ tuyệt đối trở
thành một nét tâm lý phổ biến, người phụ nữ vẫn được khuyến khích cam chịu thân
24
phận, an phận thủ thường [126, tr.200], họ bị mất tiếng nói trong địa hạt tình yêu,
hạnh phúc lứa đôi. Hơn nữa trong tư duy thời phong kiến nếu có chủ động trong
tình yêu thì đó là nam giới chứ không phải nữ giới. Một nữ nhân vật được Nguyễn
Du, một nhà Nho sáng tác với tinh thần trọng yêu thương lại bị các nhà Nho khác
lên án là dâm bởi nhân vật ấy đã chủ động bước chân vượt ra khỏi khuôn phép lễ
giáo phong kiến để tìm đến với người yêu, “một sự chủ động mà Nho gia không thể
chấp nhận” [126, tr.202]. Sang đầu thế kỷ XX, hệ tư tưởng phong kiến suy tàn, nữ
giới dần lấy lại địa vị ngang hàng với nam giới. Một số tác phẩm của văn xuôi của
Tự lực văn đoàn tập trung vào chủ đề phụ nữ tự giải phóng trong tình yêu. Sau năm
1945, nhiều tác phẩm văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa sử thi hóa hình ảnh của
nữ giới, phụ nữ được hình dung như những người anh hùng mang như chị Sứ (Hòn
đất - Anh Đức), chị Út Tịch (Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi),… Từ năm 1986,
kết quả của công cuộc đổi mới đất nước toàn diện đã tạo ra những tiền đề cơ bản
giải phóng nữ giới thoát khỏi sự áp chế của nam giới, phụ nữ có cơ hội xuất hiện
như một chủ thể, tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội. Ý thức về
giới một cách tự giác ăn sâu vào tâm thức của đội ngũ những người cầm bút. Nữ
giới “kháng cự” diễn ngôn của nam giới, chủ động kiến tạo diễn ngôn của giới
mình trong tình yêu, hôn nhân, gia đình…
Trong tương quan với các nhà văn nam, các cây bút nữ dường như có lợi thế
trong việc diễn đạt nội tâm nhân vật nữ, bộc lộ sâu sắc cách cảm, cách nghĩ, tư duy,
hành động của giới mình. Xem xét thế giới nhân vật nữ của văn xuôi đương đại,
chúng tôi thấy rằng nỗi ám ảnh đau đáu trong suốt cuộc đời người nữ là tình yêu, là
khát vọng hạnh phúc và mái ấm gia đình. Bước vào những trang viết của bốn cây
bút nữ Dạ Ngân, Y Ban, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng ta dường như bước
vào vương quốc của đàn bà, hiếm thấy sự xuất hiện của nhân vật nam giới. Nhân
vật nữ giới trong những sáng tác của họ dù trẻ hay già, dù đẹp hay xấu, dù bình
thường hay tật nguyền, dù đang hạnh phúc hay lỡ dở, dù chưa có chồng hay người
phụ nữ từng trải,…thì đều có một điểm chung, đó là những “cô gái si tình” khao
khát yêu, khao khát được yêu, si mê và dâng hiến. Truyện “Hậu thiên đường” kiến
25
tạo hình ảnh cô bé mười sáu tuổi lần đầu chập chững bước vào tình yêu si mê người
đàn ông của mình bằng tất cả sự ngây thơ, đắm đuối, mù quáng mà không biết rằng
người đàn ông đó là một kẻ ích kỷ, thô thiển, keo kiệt: “Ngày - mình nhớ anh ấy
quá. Hai ngày không thấy anh ấy đâu. Hay anh ấy ốm rồi. Đi học về, mình cứ thấy
ngơ ngác như thế nào ấy”, "Ôi giời ơi, sao mà sung sướng thế. Mình yêu anh ấy mất
rồi. Lúc ấy, mình không còn thấy cái gì ở trên đời này quan trọng bằng anh ấy.” [49,
tr.296]. Trong “Biển ấm”, năm hai mươi tuổi, cô gái si tình nhận được bức thư tình
của người đàn ông bỏ vợ hơn mình đến mười tuổi, lời yêu vẫy gọi, cô can đảm bỏ
nhà ra đi, vượt mấy trăm cây số, mấy lần qua phà để đến với người yêu: “Tôi bỏ
nhà để đến với anh thế này chỉ được bà đồng ý. Còn bố mẹ thì cấm triệt để. Ngày
ấy. Con gái mới lớn lại đi xa một mình, đến chỗ người đàn ông vừa bỏ vợ, liệu có ái
dám to gan mà cho đi chưa? Nhưng tôi thì quyết tâm đi bằng được. Tôi đã thắng.”
[53, tr.151].
Người phụ nữ si tình trong tình yêu tự khước từ mình, cảm thấy hoan hỉ người
đàn ông mình yêu. Chừng nào còn yêu, còn được yêu và còn cần thiết đối với người
yêu, chừng ấy họ cảm thấy mình hạnh phúc và có lý do để tồn tại. Trong thế giới
nhân vật nữ của Nguyễn Thị Thu Huệ, người ta tìm thấy những cô gái háo hức bước
vào tình yêu, khao khát tình yêu, khao khát sống đúng nghĩa với tình yêu nhưng
tình yêu là thứ khó tìm trong cuộc sống hiện tại. “Tôi mê đi trên chiếc giường hạnh
phúc, chiếc giường có một không hai trên thế gian này. Tôi yêu và tôi được yêu. Dù
biết rằng đến phút ấy, tôi vẫn chưa được gì trọn vẹn ở cuộc đời. Luôn luôn cô đơn,
khát khao một cái gì cụ thể, nên chẳng bao giờ có. Rồi chợt gặp anh. Anh bình dị
nhưng sang trọng. Anh dân dã, nhưng đầy ắp những gì tôi khuyết. Có người ví tình
yêu ào nhanh như cơn bão. Anh đến với tôi chẳng phải mưa dông, chớp giật. Anh
êm đềm thấm vào tôi như hơi thở. Tôi không tin rằng mình lại có tình yêu bời tôi
mất nó quá lâu rồi” [53, tr.485]. Tình yêu trong con mắt của cô gái si tình “trở thành
một thứ tôn giáo” [173, tr.313] mà họ tôn thờ: “Còn tôi. Chợt nhận ra anh lả tất cả
những gì lâu nay tôi thờ cúng, khấn vái. Tôi tự động nằm xuống cát. Tôi cần anh, đã
tìm thấy anh và cần dâng hiến cho anh.” [53, tr.487]. Con đường tình yêu luôn là
26
con đường hấp dẫn với mọi phụ nữ. Cô gái đi trên con đường ấy để mong tìm được
một tình yêu trọn vẹn: “Nàng lại sống cô độc với một khối tâm tư của cô gái đang
tuổi yêu đương mà không kẻ giãi bày. Nàng là người thơ mộng, hay hoài niệm và
suy tưởng. Nàng muốn cuộc sống của mình phải như nàng nghĩ. Sẽ lấy một người
chồng lý tưởng, biết yêu và chiều nàng. Một cuộc sống đầy đủ. Nàng như một tiểu
thư khuê các, biết ngâm thơ và thưởng trăng.” [49, tr.145]. Cô thần tượng và si mê
người đàn ông của mình, chàng thi sĩ nghèo với những vần thơ ngọt ngào nhưng
bước ra khỏi thế giới nghệ thuật ấy, người yêu cô là một tay nghiện rượu và hay hút
thuốc lào, anh gặp cô vì ngưỡng mộ, vì tìm cảm hứng cho thi ca chứ không phải vì
tình yêu. Cuộc tình tan vỡ, cô “đành xếp vào góc cuộc đời một cuộc tình và chỉ nên
đọc những bài thơ chàng in trên báo” [49, tr.145]. Cô gái đến với người đàn ông thứ
hai, rồi thứ ba nhưng không cuộc tình nào trọn vẹn. Chuyện tình của cô gái trong
“Bảy ngày mong đợi” lại là câu chuyện tình yêu “sét đánh”, Lụa yêu đến si mê, tin
tưởng một người lính mà cô không biết gì ngoài cái tên: “Anh ấy tốt lắm. Bố đã
từng là người lính. Bố đừng nói xấu về họ như thế. Con và anh ấy yêu nhau. Anh ấy
bảo anh ấy gửi gắm tình yêu nơi con. Và con là người giữ tình yêu ấy trong lòng. ”
[49, tr.175]. Trong thiên đường của tình yêu, không chỉ những cô gái mới lớn si tình
đắm đuối vì yêu mà ngay cả những người phụ nữ đã đi qua nửa cuộc đời mình, luôn
coi mình là tỉnh táo cũng lạc lối, “luôn luôn ở ngoan ngoãn trong tay hết những
người đàn ông này đến những người đàn ông khác, nhưng của ai cụ thể thì không.”
[39, tr.29], để khi tới “hậu thiên đường” nhìn lại không cuộc tình nào đơm hoa kết
trái: “Bốn mươi tuổi tôi đã có cái gì cho mình. Tiền tài thì vớ vẩn chỉ đủ ăn và sống
một cuộc sống đạm bạc. Một vài cái váy, áo để đi dạ hội và nhảy đầm. Công việc
diễn ra đều đều và nỗi nghi ngờ đàn ông. Dù thiếu họ nhiều khi cuộc sống của tôi
lắm lúc gay gay. Có những kẻ yêu tôi thật, thì tôi không ngửi được họ. Còn một vài
người tôi yêu họ thì họ chỉ xuê xoa "chơi" với tôi. Biết làm sao được. Con cá trượt
thường là con cá to. Không có cái gì trong tay mình là nhất cả. Bỗng dưng, tôi thấy
sập xuống người mình, một nỗi trống trải hoang vắng khủng khiếp. ” [39, tr.292].
27
“Yêu một người nào đó không phải chính là một cảm giác mãnh liệt - nó là
một quyết định, một phán đoán, một ước định. Nếu tình yêu chỉ là một cảm giác thì
sẽ không có cơ bản cho ước định để mà yêu nhau mãi mãi” [176, tr.215]. Sau cuộc
hôn nhân đổ vỡ với người chồng bị mắc chứng bệnh liệt dương, Tự tiếp tục mơ
mộng với “người số hai”- một quan chức lớn nhưng lại vô cùng thực tế đến keo
kiệt. Tự mơ mộng một cuộc tình lãng mạn: một chiếc nhẫn kim cương hay bằng cỏ,
một bó hồng trắng, một căn phòng sang trọng trọng khách sạn, rượu vang đỏ và nụ
hôn: “Tôi đã tha hồ mơ mộng suốt cả buổi tối sau khi nhận được cú điện thoại của
người số hai: Ngày mai làm ngày trai gái vu quy. Sẽ có một chiếc nhẫn cưới kim
cương, hoặc một chiếc nhẫn bằng cỏ. Một bó hoa hồng trắng. Một phòng trong một
khách sạn. Có rượu vang đỏ. Nhẫn sẽ được trao cùng với một nụ hôn nông nàn. Tôi
mê đắm trong sự tưởng tượng của chính mình.” [18,tr.130]. Nhưng rồi lại xấu hổ,
thất vọng đến “tê bì”, “muốn độn thổ” và bị ám ảnh bời cuộc tình “hai bịch sữa”.
Không có căn phòng sang trọng, không có hoa hồng, cũng không có nhẫn dù là
nhẫn cỏ… chỉ người đàn ông thực dụng đến keo kiệt với hai bịch sữa thừa từ bữa ăn
người đàn ông được chiêu đãi:“Hai bịch sữa đã ám ảnh tôi khủng khiếp. Mỗi lần
nhìn thấy ai cầm trên tay hai bịch sữa là người tôi run lên và thân thể tôi như đang
bị phơi trần như nhộng trước thiên hạ. Sau cảm giác ê chề đó tôi luôn tự nhủ rằng
tôi sẽ ngẩng cao đầu để từ chối lời đề nghị. Tôi sẽ nói thẳng cảm giác của tôi về hai
bịch sữa. Nhưng tôi vốn là kẻ mơ mộng, tôi luôn tin rằng ngày mai sẽ là ngày tốt
đẹp. Con người cũng đầy tốt đẹp. Tôi cũng là một con người tốt đẹp. Tôi cũng đáng
được hưởng những điều tốt đẹp chứ. Lần sau người số 2 sẽ mang đến cho tôi một sự
lãng mạn. Hoa. nhẫn cỏ. nhẫn kim cương. Lần sau tôi sẽ nhận được những điều tốt
đẹp ấy” [18, tr.133-134].
Người phụ nữ si tình dâng hiến mình cho tình yêu, hi sinh bản thân mình cho
tình yêu nhưng lại bị người đàn ông mình yêu phủ nhận: “- Cô lừa dối tôi cũng giỏi
nhỉ? - Làm thế nào được. Lúc ấy. Em yêu anh và cần hắn. Để đỡ đần và không
muốn mất anh. - Cô lấy tiền của thằng già nuôi thằng trẻ. Hai thằng đều thiệt còn cô
thì lời. Có phải không?- Em là người chẳng được gì.” [49, tr.86].
28
2.1.3. Sự sùng bái người đàn ông mình yêu của người nữ
Người phụ nữ si mê dâng hiến mình cho tình yêu để tự cứu thoát mình, nhưng
cái nghịch lý của tình yêu si mê là để tự cứu mình, họ tự phủ định mình hoàn toàn
“Người phụ nữ si mê có thể mở to đôi mắt nhìn người đàn ông yêu mình và ánh mắt
tôn vinh mình. Qua chàng, cõi hư vô trở thành cuộc sống dồi dào và con người biến
thành giá trị. Người phụ nữ không còn bị đắm chìm trong đêm tối mịt mù mà được
nâng lên trên đôi cánh, được khích lệ tới tận trời xanh” [173, tr.325]. Sự sùng bái
người đàn ông mình yêu khiến nữ giới bị đặt vào trạng thái “giới thứ hai”. Xét từ
phương diện chủ thể sáng tác, các nhà văn nữ cũng là những người đồng giới với
nhân vật của mình, cất lên tiếng nói về giới mình. Cảm hứng sáng tác hướng về đề
tài tình yêu, các cây bút nữ thường đặt nhân vật người nữ trong thế đối sánh với thế
giới người nam. Đàn ông coi trọng chữ “danh”, coi trọng sự nghiệp, coi trọng việc
“làm ăn kiếm sống”, tình yêu chỉ là thứ yếu: “Yêu mà bây giờ lúc nào cũng gặp
nhau rồi ra bờ hồ ngồi tìm gốc cây tâm sự thì một là chết đói, hai là ễnh bụng ra.
Nếu không làm ăn kiếm sống thì lấy gì tiêu, chẳng nhẽ cứ bòn tiền của các cụ để đi
bao gái à? Thằng này nó đứng đắn, chí thú làm ăn và sòng phẳng. Nó là mẫu thanh
niên hiện đại lý tưởng bấy giờ. Mà cứ gì yêu nhau phải nói nhiều, mai kia lấy nhau
rồi chẳng còn chuyện gì mà nói” [49, tr.147]. Còn “đàn bà, ai cũng có những khả
năng giống nhau: yêu đương, ghen tuông và cuồng si. ” [49, tr.306]. Bản tính nữ
trong tình yêu luôn thể hiện ở sự quan tâm, chăm sóc, hướng về người mình yêu.
Phụ nữ mong ước được phục vụ cho người mình yêu. Họ sẽ cảm thấy mình là cần
thiết trong lúc đáp ứng yêu cầu của người yêu, hòa nhâp vào cuộc sống của người
yêu. Họ tự hào vì điều đó. Họ nhìn người đàn ông mình yêu bằng ánh mắt đam mê
và ngưỡng mộ: “Em nghĩ về anh. Anh là người đàn ông đang trên bệ phóng của
danh vọng. Hằng đêm trong chương trình thời sự luôn thấy hình ảnh của anh.
Nhưng tất cả những thứ đó không quan trọng với em. Cái dẫn đến giây phút em
đang tận hưởng là vì em yêu và ngưỡng mộ anh. Em đã rất ngưỡng mộ anh và khao
khát một tình yêu.… Em biết trong một người đàn ông dẫu có quyền lực và địa vị
thế nào thì vẫn có một phần của con người bình thường. Em đã yêu cái phần người
29
bình thường đó trong anh. Em đã không nhầm. Cái giây phút như tan biến trong
nhau ấy. Em đã bừng tỉnh để nhận ra sự nức nở của anh trên ngực em. Trong cơn
vọt trào của cảm xúc anh đã rên rỉ bằng tiếng của chú mèo chứ không phải tiếng
gầm của sư tử. Em tự hào vì đã làm cho anh sung sướng.” [18, tr.227]. Người phụ
nữ nói về người đàn ông bằng giọng điệu say mê, sùng bái, ngợi khen, trong lăng
kính của tình yêu, người yêu là người đàn ông đẹp nhất, vĩ đại nhất: “Tôi yêu anh.
Một tình yêu đầu tiên, thánh thiện và trong sáng vô cùng. Tôi yêu tất cả những gì có
ở nơi anh. Và anh là người đẹp nhất trong tất cả những chàng trai xung quanh tôị. ”
[49, tr.70]. Sùng bái người yêu, người phụ nữ nguyện tôn thờ, xả thân để công việc
của người đàn ông được thuận buồm xuôi gió, tự nguyện thực hiện chức năng duy
trì giống nòi, khao khát xây dựng gia đình hạnh phúc. Từ khi trúng tiếng sét của chú
công, Tiệp si mê đến mức tưởng tượng cả cái dáng đi nghiêng nghiêng, tình từ đến
mức “tự tin vào sự trinh nguyên và vô điều kiện của trái tim mình”. Tiệp đã viết
một lá thư tình say mê ngay trong đêm ấy: “Ngay đêm đó nàng về nhà viết cho anh
một lá thư dày như một truyện vừa lời lẽ bồng bột và tự nguyện, tưởng rằng người
ấy đang có hạnh phúc thì nàng yên phận nhưng một khi biết anh trục trặc cũng chán
ngán gia đình thì nàng không sợ gì mà không lao tới. Trong thư nàng cam đoàn rằng
nàng sẽ tôn thờ, sẽ xả thân để công việc của người ấy được hanh thông, sẽ sinh cho
người ấy những đứa con trai, sẽ phụng sự cái hạnh phúc mà mình mơ ước,… ” [90,
tr.79], “Từ buổi tối lập cập trong căn phòng nguy hiểm ấy, nàng thấy mình bồng
bềnh như thiếu nữ, ngày như đêm, khi ở nhà cũng như khi ra đường, khi thao thức
cũng như khi trôi vào giấc ngủ” [90, tr.80]. Sự hi sinh trở thành một trạng thái
thiêng liêng. Người phụ nữ si mê không phải chỉ là một người tự yêu mình bị tha
hóa trong cái tôi, họ còn mong muốn vượt qua giới hạn của bản thân mình và trở
nên vô tận qua vai trò trung gian của một người khác. Lúc đầu họ hiến dâng mình
cho tình yêu để cứu thoát mình, nhưng cái nghịch lý của tình yêu si mê là để tự cứu
mình, rốt cuộc họ phủ định mình hoàn toàn”.
30
2.1.4. Khao khát sex và mái ấm gia đình của người nữ
Hoạt động tính giao là thuộc tính của mọi sinh thể sống. Nằm trong tứ khoái
của con người, hoạt động tính giao được mặc nhận như một nhu cầu phổ biến, thiết
yếu của một con người bất kể sang - hèn, quý - tiện. Nhu cầu sex là một trong
những biểu hiện rõ rệt nhất về ý thức cá nhân của mỗi con người. Sex là khát vọng
con người được là chính mình. “Tình yêu không phải là kết quả của của thỏa mãn
tình dục thích đáng nhưng hạnh phúc của tình dục là kết quả của tình yêu” [176,
tr.244]. S.Freud cho rằng, tình yêu tự căn bản là một hiện trượng tính dục. “Con
người nhờ kinh nghiệm mà thấy rằng tình yêu tính dục (sinh dục) đã cung cấp cho
mình sự thỏa mãn lớn nhất, đến nỗi nó trở thành một kiểu mẫu của tất cả hạnh phúc
của mình thực sự” [176, tr.245]. Đòi hỏi tình yêu, tình dục là bản năng mạnh mẽ
của con người. Văn hóa Nho giáo, đại biểu cho lợi ích của kẻ thống trị phong kiến,
nó là một nghệ thuật thống trị khôn khéo, tinh tế với mục đích trấn áp lòng người,
làm cho dân vô tri, vô dục (không hiểu biết, không ham muốn). Khẩu hiệu của nó là
“khắc kỉ phục lễ”, nó yêu cầu cá nhân phải tự kìm chế, kìm nén cảm xúc, kìm nén
dục vọng cá nhân. Từ vai trò chi phối của Nho giáo, việc công khai đề cập tới sex
trong sinh hoạt chính thống của xã hội thường bị coi là “tà dâm”, là đáng xấu hổ,
đáng bị lên án. Sex gắn liền với nhu cầu duy trì và bảo toàn nòi giống.
Xã hội phát triển, khả năng nhận thức tự nhiên, xã hội và chính bản thân con
người đã làm nảy sinh các nhu cầu mới, trong đó nổi lên là nhu cầu tinh thần, giải
phóng tinh thần khỏi sự kìm nén cảm xúc, dục vọng. Sex được coi như một sự thăng
hoa của cảm xúc thẩm mĩ trong đời sống tinh thần được con người nâng niu, trân
trọng. Nên ở các giai đoạn lịch sử trước, dẫu bị phê phán (thậm chí bị kết tội), nhu
cầu hướng về tính yêu lứa đôi và những khoái cảm mà tình yêu lứa đôi đưa lại vẫn
được bày tỏ bằng những cách thức khác nhau. Văn chương là sản phẩm của đời
sống tinh thần, tác phẩm văn chương ra đời trước hết là nhằm đáp ứng nhu cầu tinh
thần. Vì thế, sex là một đề tài muôn thủa của văn học, bởi lẽ nó vốn là phần cực kỳ
quan trọng trong đời sống con người, không có sex thì nhân loại không thể sinh tồn,
phát triển. Khi sex có mặt trong tác phẩm văn chương, nó không đơn nghĩa chỉ là
31
hành vi tình dục thuần túy, nó là vấn đề văn hoá - xã hội, là triết lý sống, là hệ giá trị
hoặc chuẩn mực. Nhu cầu tình dục là một trong những biểu hiện rõ nhất về ý thức
cá nhân của mỗi con người. Nhưng dưới áp lực của các thiết chế kiến tạo diễn ngôn
thì nhu cầu đặc biệt này của con người nói chung và giới nữ nói riêng ở mỗi thời kỳ
lịch sử, mỗi chặng đường văn hóa và văn học được kiến giải khác nhau.
Trong văn học Việt Nam thời trung đại, yếu tố sex hầu như vắng bóng trong
các tác phẩm văn chương được coi là chính thống. Khi các quan niệm khắc kỷ về
đạo đức đang thịnh hành trong xã hội thì dù có muốn, từ “Truyền kỳ mạn lục”,
“Thánh Tông di cảo”… đến “Truyện Kiều”, tiền nhân cũng chỉ đề cập tới sex một
cách bóng bẩy, mơ hồ. Là nạn nhân của chế độ đa thê và tập tục hôn nhân sắp đặt,
người phụ nữ trong xã hội phong kiến không được thỏa mãn mọi nhu cầu cá nhân
của mình, trong đó có nhu cầu tình dục. Những chuẩn mực đạo đức khắt khe về
phẩm hạnh nữ giới rất kiêng tránh việc lấy chuyện tình dục ra bàn luận, đặc biệt lại
là đàn bà, con gái. Phụ nữ phát ngôn về tình dục được cho là thiếu đoan trang, dâm
tà. Giới nữ rơi vào tình trạng “mất tiếng nói” trong diễn ngôn tình dục. Họ xuất hiện
trong văn chương không có tiếng nói riêng, không bộc lộ bản năng, là khách thể
được miêu tả như một đối tượng.
Trong văn học thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, khi người đàn ông ra trận,
người phụ nữ ở lại hậu phương đảm đang việc nhà, hăng hái tham gia việc nước, họ
được miêu tả bằng ngôn ngữ sử thi, các nhà văn không khai thác họ ở phương diện
tâm lý gắn với hành vi tình dục. Các nhân vật nữ cũng thường có xu hướng né
tránh, kìm nén hoặc chạy trốn nhu cầu tình dục. Giới nữ là đối tượng miêu tả trong
những sáng tác của nam giới, nam giới tạo ra hình ảnh nữ giới theo ý muốn của đàn
ông. Đặc điểm này mang tính phổ biến bao trùm sáng tác của một thời kỳ văn học
làm nên đặc thù diễn ngôn của văn học thời kỳ này so với các thời kỳ trước và sau
đó. Một số tác phẩm của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 khai thác nhu cầu
tình dục của phụ nữ nhưng chỉ dừng lại ở những lời nói mạnh bạo thổ lộ tình cảm,
những hành vi đụng chạm thân thể, những cái nắm tay, cũng có những cảm xúc rạo
rực, đê mê: “Bỗng Nhân rùng mình - một cảm giác đê mê rộn trong mạch máu, tràn
32
ra tất cả mình mẩy, tay chân, dựng đứng tóc trên đầu. Nóng ngùn ngụt, nóng đến tắc
thở.” [151,tr. 281],…nhưng cuối cùng những khát khao, cảm xúc, ham muốn bị dồn
nén để nhường chỗ cho sự nghiệp chung của dân tộc và đất nước. Đây là nguyên
nhân chủ yếu lý giải vì sao văn học cách mạng Việt Nam lại nói “không” với sex.
Từ sau năm 1975, và đặc biệt là từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây,
văn học Việt Nam có những biến chuyển và thay đổi lớn trên nhiều bình diện. Sự
đổi mới toàn diện mọi mặt từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… đã tác động lớn
đến đời sống văn học đương thời. Trong điều kiện như thế, diễn ngôn về tình dục
của nữ giới được tạo ra mang một bản sắc riêng khác với các giai đoạn văn học
trước và sau đó. Nền văn học có sự tham gia đông đảo của các cây bút nữ. Nữ giới
không chỉ là khách thể của sự miêu tả mà trở thành chủ thể tự biểu hiện những suy
nghĩ, những khát vọng của giới mình về mọi mặt, trong đó có khát vọng và nhu cầu
về tình dục. Các nhà nhà văn nữ đương đại như Y Ban (I am đàn bà, Xuân Từ
Chiều, Tự, Nhân tình, Hai mươi bảy bước chân là thiên đường,..), Thuận (Vân Vy),
Đỗ Hoàng Diệu (Bóng đè, Vu quy), Nguyễn Ngọc Tư (Cánh đồng bất tận), Võ Thị
Xuân Hà (Đàn sẻ ri bay ngang rừng), Võ Thị Hảo (Giàn thiêu, Biển cứu rỗi, Vờn
yêu, Con dại của đá),… tỏ ra mạnh bạo và công khai, trực diện trong diễn ngôn về
tình dục, đặc biệt là đời sống tình dục của giới nữ. Chỉ dưới ngòi bút của nữ giới,
tâm lý và nhục cảm của giới nữ mới được miêu tả một cách cụ thể, rõ rệt bằng chính
nội tại tự thân nó với những cảm xúc thật nhất.
Khảo sát sáng tác của Dạ Ngân, Lý Lan, Y Ban, Nguyễn Thu Huệ, chúng tôi
nhận thấy các nhà văn đã tự cởi trói về tình dục, họ sẵn sàng chủ động bày tỏ sự
ham thích, chủ động tìm kiếm tình dục, tìm cách tự thỏa mãn ham muốn tình dục.
Nhân vật My trong “Thiếu phụ chưa chồng” (Nguyễn Thị Thu Huệ) mạnh dạn bày
tỏ quan niệm khi ngang nhiên chiếm chồng của chị gái để thỏa mãn cảm xúc: “Thời
của tôi khác thời của chị rồi… Tôi muốn tự do và sung sướng” [49, tr.254]. Thế giới
nhân vật nữ trong sáng tác của họ luôn luôn khát khao và đam mê nụ hôn và sex. Đề
cập đến những khát khao và đam mê ấy, họ xây dựng hình tượng những phụ nữ gợi
tình và khát tình. Các nhà văn thường chú ý khắc họa vẻ đẹp của nữ giới ở những
33
phần thân thể mà tạo hóa đã ban tặng cho họ. Gợi tình vốn là vẻ đẹp thiên bẩm của
giới nữ. Là phụ nữ các cây bút nữ hiểu hơn ai hết sức mạnh đặc biệt của những
phần thân thể (làn da, bầu vú, cặp mông, đôi chân và cả những phần kín nhạy cảm
khác) trong yêu, trong khoái cảm và thăng hoa tình dục. Điểm nhấn trong vẻ đẹp tự
nhiên gợi tình của người phụ nữ là đầu vú: “Thừa hưởng cái gien của mẹ nên mấy
chị em My đều có bộ ngực nở. Ai cứ bảo đầu vú con gái phải hồng, My thì không,
nó nhỏ và nâu sẫm. My thường nhìn xuống bụng và đùi, rồi hai bàn chân. Tất cả
tạm ổn: khuôn mặt tròn. Hai mắt to, môi dày và đỏ. Ngực to hông nở…” [49, tr.235
-236]. Và khi trong giấc mơ với những khao khát tình dục của cô gái dậy thì: “Hai
bên vú cương lên và nhức nhối. Tôi vật vã suốt đêm và không thể ngủ lại được nữa.
Những người hàng xóm bảo bà tôi. Dạo này con Thảo nhà cụ dậy thì, đẹp ra đáo để.
Trông nó như cái nụ hoa ấy, xem có đám nào gả nó đi cụ ạ, để yên tâm cái tuổi già.
Tôi soi gướng. Khuôn mặt bầu bĩnh ra hơn. Hai má ửng hồng. Hai bầu vú thây lẩy,
núm vú hồng sưng cứng lên.” [53, tr.271-272]. Bằng ngôn từ giản dị, Y Ban rất tự
hào về vẻ đẹp thôn quê gợi tình của cặp vú: “Vạt áo được kéo lên cao để hở một
bên vú bà Hàn ra ngoài. Một bên vú bánh dày trắng mịn. Cái đầu vú nhỏ, quầng vú
nhỏ nâu sậm chứ không thâm.” [18, tr.30]. Những khao khát tình dục cuồng nhiệt ở
người đàn bà chân ngắn đã 28 tuổi làm cho cơ thể chuyển động, hai má nóng bừng,
ngực co tròn trong tấm áo lót, vú săn lại: “Và hai đầu vú Nấm săn lại, chọc thẳng
vào lớp vải… Hai núm vú săn cứng màu hồng nhô ra. Nấm lấy hai lòng bàn tay xoa
nhè nhẹ. Một cảm giác đê mê lan khắp cơ thể Nấm. Một cảm giác thật dễ chịu” [20,
tr.56]. Với quan niệm và ý thức rõ ràng về những điều mình viết, các cây bút nữ
không hề mặc cảm, dè dặt khi đưa tình dục vào trong tác phẩm. Những người phụ
nữ khát tình luôn khao khát nụ hôn và đạt được những khoái cảm tình dục bằng tất
cả bức xúc lan tỏa: “Em nằm duỗi người, hai tay để lên đầu. Em thả lỏng người
thoải mái. Anh lại hôn em. Môi anh vẫn nồng ấm. Anh đã kết thúc và rất thoả mãn.
Một tay anh để lên ngực em xoa nhẹ. Em muốn khóc nức nở. Em đã cố gắng để
không khóc. Em bắt ý nghĩ quay về một điều gì đó.” [18, tr.226]. “Trong sa mạc vô
tận của tình yêu, khoái lạc giữ một vị trí rất nhỏ nhưng cháy bỏng, sáng rực” [173,
34
tr.48]. Khoái lạc trong tình dục là một trong những yếu tố được đề cao, khoái lạc
làm cho giới nữ không thoát khỏi cám dỗ của xác thịt. “Người phụ nữ có thể đảm
nhận giới tính của mình một cách vẻ vang: sự xúc động, khoái cảm, ham muốn
không còn là một trạng thái mà là một sự dâng hiến, thân thể của họ không còn là
một vật thể, mà là một bài ca, một ngọn lửa. Lúc đó họ có thể phó thác mình một
cách say đắm cho sự cám dỗ của tình dục.” [173, tr.324]. Cám dỗ của xác thịt thúc
bách y như đói ăn và khát uống được ghi lại một cách thẳng thắn, chân thực không
dấu diếm: “Nàng nhớ những cơn thèm sau khi rời Đính ra, cơ thể lúc đó như người
đang ăn thịt mà phải chuyển sang chay tịnh, những cơn đói thực sự trên người, ở
những vùng nhạy cảm nhất trên người là một thứ đói trơ trẽn, thúc bách, thường
trực y như đói ăn và khát uống vậy. Ban ngày thì không nói làm chi, ban ngày làm
cho sự đói ấy như một cái lá xấu hổ bị ánh sáng chạm vào nhưng ban đêm thì nó sổ
lồng một cách cũng rất là đáng xấu hổ… Nhiều lúc thử dùng tay để tưởng tượng nó
là Đính nhưng sau đó thì rã rời, chán ngán và đầu óc u u minh minh chứ không phải
là sự đánh thức tươi tỉnh và bùng nổ như với Đính, như trai trên và gái dưới được.”
[90, tr.256]. Vượt qua những định kiến, dám đối mặt trực diện với dư luận, các nhà
văn nữ đương đại đã đưa tất cả “những bí mật phòng the” vào tác phẩm. Nhân vật
nữ trong sáng tác của họ không ngần ngại trò chuyện một cách tự nhiên với nhau về
những chuyện “ thầm kín” trong cuộc “yêu”: “- Em nói chị không được cười đâu
đấy. Hồi mới yêu nhau em ngủ với anh ấy. Lúc anh ấy xuất ra tinh trùng bắn vọt lên
mặt em. Bây giờ nó chỉ rim rỉm ra ngay chỗ rốn thôi chị a. - Trời ơi mày làm chị
mày cười chết mất. Mới quan hệ với nhau thì nòng súng còn nhỏ,lực bắn mạnh thì
tất yếu đạn phải bay xa. Dùng lâu nòng giãn ra rồi thì bắn xa sao được.” [17, tr.84].
Người phụ nữ khát tình đòi hỏi được thỏa mãn những khát khao tình dục một cách
mạnh mẽ, chủ động làm tình trong những cuộc làm tình: “Nàng ngồi trên người
Đính, như ban nãy Đính đã cẩn trọng với từng xăng-ti-met thịt da nàng. Tiệp thấy
mình bạo dạn và lão luyện, sự nhịp nhàng của thịt da đằm thắm, ngọt ngào. Từ thế
thủ nàng ào sang thế chủ, một cực khác với lần đầu, nàng bốc cháy từ gót chân đến
đỉnh đầu và thật sự không biết mình đang bồng bềnh ở đâu, chính danh hay không
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT

More Related Content

What's hot

[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ PhủThanh Cong Ma
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...PinkHandmade
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháinataliej4
 
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ nataliej4
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
 
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAYKhóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
 
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAYLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt NamLuận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
 
Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10
Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10
Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 

Similar to Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT

Khoá Luận Tốt Nghiệp Tiểu Thuyết Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Giai Đoạn Từ 1986 Đế...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tiểu Thuyết Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Giai Đoạn Từ 1986 Đế...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tiểu Thuyết Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Giai Đoạn Từ 1986 Đế...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tiểu Thuyết Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Giai Đoạn Từ 1986 Đế...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...Thế Giới Tinh Hoa
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...NuioKila
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam nataliej4
 
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975Trần Đức Anh
 
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdfTRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdfNuioKila
 

Similar to Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT (20)

Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bảnLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tiểu Thuyết Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Giai Đoạn Từ 1986 Đế...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tiểu Thuyết Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Giai Đoạn Từ 1986 Đế...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tiểu Thuyết Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Giai Đoạn Từ 1986 Đế...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tiểu Thuyết Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Giai Đoạn Từ 1986 Đế...
 
Thế Giới Biểu Tượng Trong Văn Xuôi Võ Thị Hảo.doc
Thế Giới Biểu Tượng Trong Văn Xuôi Võ Thị Hảo.docThế Giới Biểu Tượng Trong Văn Xuôi Võ Thị Hảo.doc
Thế Giới Biểu Tượng Trong Văn Xuôi Võ Thị Hảo.doc
 
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
 
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAYLuận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
 
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
 
Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến...
Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến...Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến...
Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến...
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gianLuận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
 
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂMLuận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
 
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
 
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
 
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn:  Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana YoshimotoLuận văn:  Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
 
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana YoshimotoLuận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
 
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghệ Thuật Nghịch Dị Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ 1986 ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghệ Thuật Nghịch Dị Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ 1986 ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghệ Thuật Nghịch Dị Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ 1986 ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghệ Thuật Nghịch Dị Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ 1986 ...
 
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdfTRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
 
Luận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAY
Luận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAYLuận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAY
Luận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 

Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÚY HÀ DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ TRONG VĂN XUÔI NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (KHẢO SÁT SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN, Y BAN, LÝ LAN, NGUYỄN THỊ THU HUỆ) LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HÀ NỘI, 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÚY HÀ DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ TRONG VĂN XUÔI NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (KHẢO SÁT SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN, Y BAN, LÝ LAN, NGUYỄN THỊ THU HUỆ) Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 822 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN THIỆN KHANH HÀ NỘI, 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thúy Hà
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. GIỚI NỮ NHƯ LÀ SẢN PHẨM KIẾN TẠO XÃ HỘI............ 9 1.1. Khái niệm giới, diễn ngôn và diễn ngôn về giới nữ ............................... 9 1.2. Nữ tính, nam tính như là sự kiến tạo xã hội..........................................10 1.3. Giới nữ trong văn học như là một vấn đề văn hóa - xã hội ..................11 Chương 2. SỰ KIẾN TẠO HÌNH ẢNH GIỚI NỮ TRONG TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN ............................................................................................16 2.1. Sự kiến tạo hình ảnh người nữ trong tình yêu ......................................16 2.2. Sự kiến tạo hình ảnh người nữ trong hôn nhân.....................................37 Chương 3. SỰ KIẾN TẠO VỊ THẾ CỦA GIỚI NỮ TRONG GIA ĐÌNH VÀ CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI ......................................................................40 3.1. Sự kiến tạo vị thế của người nữ trong gia đình.....................................40 3.2. Sự kiến tạo vị thế của người nữ trong đời sống xã hội.........................68 KẾT LUẬN....................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................80 PHỤ LỤC.......................................................................................................93
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những khuynh hướng, phương pháp nghiên cứu nổi bật trong các khoa học xã hội hiện đại là lý thuyết diễn ngôn. Diễn ngôn học là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành. Nghiên cứu diễn ngôn không chỉ có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ học, kí hiệu học mà còn gắn liền với với các thành tựu của văn hóa học, xã hội học, tri thức luận, sử học… Bàn về triển vọng của lý thuyết thuyết diễn ngôn đối với khoa học hàn lâm, nhà nghiên cứu O.F.Rusakova khẳng định: “Ngày nay, lĩnh vực nghiên cứu có tên gọi là ‘lí thuyết diễn ngôn’ là một trong những khuynh hướng đang phát triển mạnh mẽ nhất trong các khoa học xã hội hiện đại. Chứng cớ là hàng năm, số lượng các ấn phẩm, các hội thảo khoa học, các giáo trình đại học, các luận văn, luận án dành cho những lĩnh vực khác nhau trong việc vận dụng các lý thuyết diễn ngôn và phân tích diễn ngôn đang không ngừng tăng lên”. Lý thuyết diễn ngôn tương thích với nhu cầu khám phá những cơ chế tạo dựng tri thức, niềm tin, sự kiến tạo chủ thể, các mối quan hệ quyền lực và sự thực hành xã hội đa dạng…. Đặc biệt, đối với văn chương, lý thuyết diễn ngôn có thể mở ra một cách đọc mới, một cách lý giải mới các cơ chế ngầm vận hành văn bản. Theo chúng tôi, một trong những đối tượng tương thích với thế mạnh của lý thuyết diễn ngôn là văn xuôi nữ. Ở Việt Nam, từ 1986 trở lại đây, văn xuôi nữ phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những hiện tượng đáng chú ý, cả về mặt văn học lẫn bình diện văn hóa, xã hội. Dù sự phát triển nở rộ của văn xuôi nữ là một “vấn đề” của đời sống văn học đương đại, song hầu hết các nghiên cứu về văn xuôi nữ Việt Nam thời gian gần đây, đều chọn điểm xuất phát từ một vài khung tri thức quen thuộc: khám phá, đánh giá, lý giải từ đặc trưng thi pháp thể loại hay phong cách học,…. Những phương pháp này rõ ràng đã đem lại nhiều khám phá mới mẻ và hấp dẫn về phương diện nghệ thuật, nhưng dường như lại thiếu chiều sâu cần thiết trước các vấn đề văn hóa, xã hội chi phối sự kiến tạo và tiếp nhận các tác phẩm. Thực tế cho thấy, câu chuyện chính của văn xuôi nữ chính là các
  • 6. 2 cấu trúc văn hóa, xã hội, chứ không phải là câu chuyện văn chương nghệ thuật đơn thuần. Nhìn chung, chúng tôi lựa chọn văn xuôi nữ đương đại Việt Nam là đối tượng khảo sát, vì đây không chỉ là một hiện tượng văn học, mà còn là hiện tượng văn hóa, xã hội đáng chú ý. Việc sử dụng lý thuyết diễn ngôn xem xét văn xuôi nữ, có thể đem lại một cách đọc mới, cách nhìn mới, cách lý giải mới phù hợp với bản chất của hiện tượng này. Tuy nhiên, do vấn đề đặt ra trong văn xuôi nữ đương đại rất rộng lớn, nên trong khuôn khổ có hạn của luận văn, chúng tôi chỉ dừng lại ở vấn đề sự kiến tạo hình ảnh giới nữ (sự tái định nghĩa nữ tính) trong các trường hợp sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ. Y Ban là vừa là nhà văn, vừa là nhà báo, diễn ngôn của tác giả này về giới nữ tiêu biểu cho một kiểu diễn ngôn giàu tính truyền thông - báo chí, tác phẩm của Y Ban chứa đựng một thứ ngôn ngữ đương đại sống động về giới nữ. Dạ Ngân ngoài sáng tác, cũng là một nhà báo, nhưng khác với Y Ban, Dạ Ngân vừa muốn thoát khỏi sự “thu xếp của định mệnh”, vừa không thể thoát khỏi cái nhìn có tính khuôn mẫu về giới nữ, vốn đã được kiến tạo, duy trì trong các định chế truyền thống. Lý Lan, một nhà văn gốc Hoa, thành thạo tiếng Anh, đã có tiếp xúc với lý thuyết nữ quyền, nhưng sáng tác của bà lại có những dấu chỉ về một kiểu diễn ngôn đã được chính thống hóa. Nguyễn Thị Thu Huệ, một tác giả giữ nhiều chức vụ xã hội, đứng ở trung tâm, giữa những ràng buộc của thiết chế xã hội, chính trị, để diễn giải lại về giới nữ. Sáng tác của Y Ban có dấu viết của một thứ diễn ngôn ngoại biên, thiểu số hướng đến trung tậm. Còn tác phẩm của Dạ Ngân, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ có dấu vết của thứ diễn ngôn trung tâm hướng ra ngoại biên. Cả Dạ Ngân, Y Ban, Lý Lan và Nguyễn Thị Thu Huệ đều là các nhà văn nữ, bàn về sự kiến tạo giới nữ (sự tái định nghĩa nữ tính) của chính các nhà văn nữ có ý nghĩa đặc biệt, nếu chúng ta thừa nhận rằng ngôn ngữ chính dùng để kiến tạo thế giới lâu nay vẫn là ngôn ngữ nam giới. Bởi vậy, thực chất việc khảo sát diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, là miêu tả sự hình thành một ngôn ngữ riêng của nhà văn nữ về chính giới nữ trong đối sánh với diễn ngôn nam giới về “kẻ khác”.
  • 7. 3 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Sự du nhập, giới thiệu lý thuyết diễn ngôn cũng như việc vận dụng nó trong nghiên cứu văn học Việt Nam cho đến nay có rất ít thành tựu, nếu không muốn nói còn ở tình trạng sơ khai. Đời sống học thuật ở Việt Nam ghi nhận, khái niệm diễn ngôn, phân tích diễn ngôn được đề cập và bàn thảo đầu tiên trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Trần Ngọc Thêm, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Thái Hòa... sớm quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là Diệp Quang Ban [11], Nguyễn Hòa [43]… là hai tác giả có nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về diễn ngôn, phân tích diễn ngôn. Bên cạnh những đóng góp của các nhà nghiên cứu vừa kể, còn có những nỗ lực dịch và giới thiệu đường hướng phân tích diễn ngôn của các giả dịch giả như Hồng Nhâm, Trúc Thanh, Ái Nguyên, Trần Thuần, Hoàng Văn Vân…. Nhìn sang lĩnh vực xã hội học, văn hóa học, sử học, văn học…. dễ thấy, việc dịch, giới thuyết về khái niệm này cũng còn khá sơ lược. Riêng trong nghiên cứu văn học, một số công trình phê bình hoặc biên soạn, tổng thuật, giới thiệu các lý thuyết văn chương hiện đại, dù có đề cập đến khái niệm này song có thể nói là chưa đủ để hiểu một cách đúng đắn, có hệ thống về lý thuyết diễn ngôn; chưa đáp ứng được yêu cầu thay đổi hệ hình/ hình thành một khung tri thức mới làm cơ sở cho việc mở rộng phạm vi nghiên cứu cũng như xây dựng quan điểm phương pháp luận mới mẻ trong khoa nghiên cứu văn học hiện đại ở nước ta. Thuật ngữ diễn ngôn được tìm thấy xuất hiện trong các công trình như Chủ nghĩa cấu trúc và văn học của Trịnh Bá Đĩnh [39]; Sự đỏng đảnh của phương pháp do Đỗ Lai Thuý biên soạn và giới thiệu [133]; Năm 2003, Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân công bố công trình Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ 20 [158] dịch từ tiếng Nga. Có thể nói, đây là công trình đầu tiên giải thích cụ thể khái niệm diễn ngôn, thực diễn ngôn và diễn ngôn tâm thần phân lập, mà trước đó việc diễn giải chúng còn thiếu cơ sở, mơ hồ, phiến diện. Sau công trình của nhóm Đào Tuấn Ảnh, thuật ngữ và khái niệm diễn ngôn tiếp tục hiện diện qua các bản dịch của Vũ Hoàng
  • 8. 4 Địch, Trần Ngọc Vương [165]; Đặng Anh Đào [152], Lê Hồng Sâm [174], Nguyễn Tuệ Đan, Tôn Thất Huy [166]; Trần Duy Châu, Lộc Phương Thủy, Phùng Văn Tửu, Ngân Xuyên [160], Trần Huyền Sâm, Trần Ngọc Hiếu, Đỗ Văn Hiểu và các nghiên cứu của Trương Đăng Dung, Nguyễn Hưng Quốc, Phương Lựu, Lã Nguyên [97], Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Điệp, Trần Văn Toàn, Phạm Quốc Lộc, Lê Nguyên Long, Lê Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Trần Thiện Khanh [126]…. Xét kĩ một số trường hợp, chúng tôi cho rằng, bài viết “Các lý thuyết diễn ngôn hiện đại: kinh nghiệm phân loại” của O.F.Rusakova do Lã Nguyên dịch [97] , và các tiểu luận “Ba cách tiếp cận diễn ngôn” [78] của Nguyễn Thị Minh Ngọc, “Dẫn nhập lý thuyết diễn ngôn của M.Foucault và nghiên cứu văn học” []124] của Trần Văn Toàn đánh dấu một bước chuyển đáng chú ý đối với việc tiếp nhận, du nhập lý thuyết diễn ngôn. 2.2. Khác với tình hình dịch, giới thiệu lý thuyết diễn ngôn, việc nghiên cứu văn xuôi nữ đương đại rất đa dạng. Đã có nhiều công trình lấy văn học nữ, văn xuôi nữ, thơ nữ nói chung làm đối tượng khảo sát, đấy là chưa kể có không ít nghiên cứu trường hợp. 2.3. Mặc dù cách tiếp cận, cũng như điểm tựa lý thuyết của các nghiên cứu về văn học nữ rất phong phú. Tuy nhiên, vấn đề giới trong văn học Việt Nam nói chung, đặc biệt vấn đề giới nữ trong văn xuôi nữ đương đại nói riêng vẫn chưa được quan tâm thích đáng. Chúng tôi thấy việc nghiên cứu vấn đề giới trong văn học gần đây được thực hành chủ yếu bởi các nhà nghiên cứu phê bình thế hệ 7x và 8x. Tiêu biểu là Trần Văn Toàn, Hồ Khánh Vân, Nguyễn Thị Vân Anh…. Tác giả Trần Văn Toàn trong các nghiên cứu như Nam tính hóa nữ tính - Đọc Đoạn tuyệt của Nhất Linh từ góc nhìn giới tính [121], Diễn ngôn về giới tính và thi pháp nhân vật Trường hợp của Dũng trong Đoạn tuyệt [122]; Nguyễn Thị Vân Anh trong một nghiên cứu thử nghiệm Diễn ngôn về giới nữ trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam [4], Thái Phan Vàng Anh trong Văn xuôi thế hệ các nhà văn nữ sau 1975 - nhìn từ diễn ngôn giới [6],… cho thấy cốt lõi các diễn giải của họ là xuất phát từ lý thuyết
  • 9. 5 diễn ngôn đan xen với thi pháp học. Nguyễn Đăng Điệp trong Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại [126]; Hồ Khánh Vân trong Từ lý thuyết phê bình nữ quyền nghiên cứu một số tác phẩm văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ năm 1990 đến nay [147]; Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đầu thế kỉ XX [148]; Ý thức về địa vị giới thứ hai trong một số sáng tác của các tác giả nữ Việt Nam và Trung Quốc từ 1980 đến nay [126]; Nguyễn Thị Thanh Xuân trong Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại (qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu) [151]; John C.Schafer trong Đọc Phạm Duy và Lê Vân tư duy về nam giới và nữ giới [161] cho thấy sự quan tâm đến giới nữ từ nữ quyền luận đan xen với lý thuyết về giới, đôi chỗ còn trộn lẫn với thi pháp học, phong cách học. Trần Nho Thìn trong Từ thực tiễn Việt Nam, góp thêm một tiếng nói phương pháp luận vào cuộc thảo luận quốc tế về vấn đề Nho giáo và nữ quyền[126], tiếp cận vấn đề từ góc độ văn hóa học, nữ quyền luận xen với phê phán tư tưởng hệ. Tóm lại, các nghiên cứu về văn học nữ [văn xuôi nữ, thơ nữ] ở Việt Nam thời gian qua, thường đặt ra các vấn đề về tâm lý, thể loại, nhân vật, giọng điệu, bút pháp, ngôn ngữ…. Góc độ tiếp cận chủ yếu vẫn là tâm lý học sáng tạo, xã hội học, và đặc biệt là thi pháp học, phản ánh luận. Từ những góc độ đó, các kết luận thường được rút ra là các đặc điểm riêng về hoàn cảnh sáng tác, đặc trưng về nhân vật, đề tài, giọng điệu, bút pháp, ngôn ngữ…. của một vài tác giả cụ thể cũng như của văn học nữ nói chung. Không ít nghiên cứu chủ trương đi tìm mối liên hệ giữa nhân vật trung tâm và tác giả tiểu sử, hướng đến việc gán cho tác phẩm tính chất tự thuật, tự truyện. Các nghiên cứu về giới nữ trong văn học Việt Nam tiếp cận từ góc độ giới, nữ quyền hay diễn ngôn thường tập trung vào văn học từ sau 1986 đến nay, một số tiểu luận quan tâm đến các diễn ngôn, các diễn giải về giới trong văn học hồi đầu thế kỷ XX. Trong phạm vi trường quy, lý thuyết diễn ngôn có xu hướng trở thành thời thượng, khi được vận dụng vào việc triển khai các khóa luận, luận văn: điểm nổi bật
  • 10. 6 ở các trường hợp này là tiếp nhận lý thuyết diễn ngôn của M. Foucalt, hạn chế chính là chưa hiểu thấu đáo quan điểm của Foucault, thành ra lý thuyết một đằng nhưng phương pháp và mô hình triển khai cơ bản vẫn theo mô hình lý thuyết, phương pháp vốn rất quen thuộc hay đang thống trị trong các trường học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích của việc nghiên cứu diễn ngôn về giới nữ trong văn xuôi nữ đương đại là: Chỉ ra hình ảnh giới nữ được kiến tạo ra sao trong các tác phẩm của nhà văn nữ hiện nay; để lý giải các hình ảnh ấy luận văn phải làm rõ cơ chế kiến tạo, các thiết chế xã hội của các diễn ngôn…. - Nhiệm vụ chính của luận văn gồm Xác lập các hiểu thống nhất về khái niệm nữ tính/nam tính, khái niệm diễn ngôn cũng như diễn ngôn về giới nữ Phân tích, lý giải những điểm đặc thù trong diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại: so sánh với các diễn ngôn về giới nữ trước Đổi mới và các diễn ngôn về giới nữ trong văn xuôi của các nhà văn nam đương đại, nhằm chỉ ra sự duy trì và đồng thời là sự giải kiến tạo các diễn ngôn về nữ tính của văn xuôi nữ Việt Nam đương đại 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các diễn ngôn về giới nữ của chính giới nữ (các nhà văn nữ), cụ thể bao gồm sự định nghĩa lại nữ tính/sự kiến tạo hình ảnh nữ giới trong tình yêu – hôn nhân, gia đình và các mối quan hệ xã hội… - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: [văn xuôi nữ Việt Nam đương đại] tập trung khảo sát các tác phẩm Dạ Ngân, Lý Lan, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ. Luận văn nhìn nhận sáng tác của các nhà văn này như là các trường hợp tiêu biểu và là những biểu hiện cụ thể, sinh động của các diễn ngôn đương đại về giới nữ. 5. Cơ sơ lý luận và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu diễn ngôn đòi hỏi sự tiếp cận đa ngành, liên ngành. Do đó, luận văn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp:
  • 11. 7 - Phương pháp loại hình: luận văn sử dụng phương pháp này để xem xét hiện tượng văn học nữ [văn xuôi nữ), xác định tính chất loại hình của văn học này cũng như các diễn ngôn về giới trong nó. Khung phân loại được sử dụng để xác định đặc điểm chung của hiện tượng văn học nữ ở đây là diễn ngôn: xác định diễn ngôn của giới nữ và diễn ngôn về giới nữ. - Phương pháp văn hóa học: phương pháp này trước hết trang bị cho tác giả luận văn quan điểm: đặt văn học vào trong hệ thống văn hóa, lý giải văn học từ văn hóa. Cụ thể việc nghiên cứu diễn ngôn về giới nữ sẽ được đặt vào cái bối cảnh văn hóa truyền thống và đương đại đê nhìn nhận, mô tả và lý giải nó, xem diễn ngôn đó như là sản phẩm của sự kiến văn hóa. - Phương pháp xã hội học: luận văn nhìn nhận diễn ngôn như là sản phẩm kiến tạo xã hội, diễn ngôn về giới nữ là sản phẩm của tư tưởng hệ, của một thời kỳ lịch sử, xã hội; diễn ngôn được kiến tạo, thực hành và bị kiểm soát theo một trật tự diễn ngôn. - Phương pháp phân tâm học: sử dụng phương pháp này luận văn có thêm một góc độ lý giải về ngôn ngữ, vô thức của nữ giới ở việc kiến tạo hình ảnh giới nữ trong tình yêu – hôn nhân, trong không gian gia đình cũng như các mối quan hệ xã hội. - Phương pháp kí hiệu học: phương pháp này được sử dụng hỗ trợ cho các phương pháp văn hóa học, xã hội học, nhằm xác định một kí hiểu quyển và quá trình kí hiệu hóa ngôn ngữ… của giới nữ Ngoài các phương pháp trên, luận văn còn sử dụng thường xuyên các thao tác thống kê, tổng hợp, so sánh…. nhằm làm rõ hơn những vấn đề được đặt ra và tăng tính thuyết phục cho các kết luận. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Chỉ ra nam tính, nữ tính là sự kiến tạo về mặt xã hội - Làm sáng tỏ sự kiến tạo hình ảnh giới nữ (vị thế của người nữ) trong tình yêu, hôn nhân, gia đình (vai trò làm vợ, làm mẹ, nội trợ…) và đời sống xã hội (sự
  • 12. 8 kiến tạo tri thức, nghề nghiệp và tính độc lập về kinh tế….) của các sáng tác nữ Việt Nam đương đại - Bước đầu nhận diện sự giải kiến tạo diễn ngôn về nữ tính và sự tạo dựng một diễn ngôn khác về giới nữ của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại trong đối sánh với diễn ngôn truyền thống. 7. Kết cấu của luận văn - Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Tư liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương Chương 1: Giới nữ như là sản phẩm kiến tạo xã hội Chương 2: Sự kiến tạo hình ảnh giới nữ trong tình yêu và hôn nhân Chương 3: Sự kiến tạo vị thế của giới nữ trong gia đình và đời sống xã hội
  • 13. 9 Chương 1 GIỚI NỮ NHƯ LÀ SẢN PHẨM KIẾN TẠO XÃ HỘI Chương này phân biệt khái niệm giới và giới tính; diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ [chủ thể sáng tạo] và diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nam [chủ thể sáng tạo]. Đồng thời khẳng định nam tính và nữ tính không phải là tự nhiên, mà là các sản phẩm kiến tạo về mặt xã hội. Diễn ngôn về giới nữ thay đổi theo từng ngữ cảnh văn hóa xã hội. 1.1. Khái niệm giới, diễn ngôn và diễn ngôn về giới nữ Giới (gender) khác với giới tính (sex). Lâu nay trong một số thực hành phê bình văn học, hai khái niệm này được xem là đồng nghĩa, do đó thường bị dùng lẫn lộn, thay thế cho nhau. Theo các nhà xã hội học, giới tính lá khái niệm dùng chỉ sự khác biệt về sinh lý căn bản giữa đàn ông và đàn bà, “khác biệt về cơ quan sinh dục và những khả năng sinh sản” [132, tr.17]. Còn khái niệm giới đề chỉ chị sự phân biệt về mặt xã hội và văn hóa. Các nhà nhân học xã hội cũng phân biệt, khái niệm “giới là sản phẩm của của văn hóa liên quan đến những quan niệm và hành vi được xem là phù hợp với mỗi giới tính” [132, tr.17], giới là “cấu trúc văn hóa - xã hội” [132, tr.20], “giới được tạo thành không chỉ trong gia đình hoặc trong quan hệ giữa các cá nhân mà còn trong cấu trúc của tất cả các thiết chế xã hội chủ yếu, bao gồm trường học, tôn giáo, kinh tế và chính trị; những thiết chế này định hướng cho tất cả chúng ta nam giới hay phụ nữ, những thành viên trong một xã hội cụ thể” [132, tr.21]. Giới tính là thuật ngữ chỉ “những đặc điểm nhận dạng bên ngoài phân biệt một người nam với một người nữ, cần thiết cho sự tái sản xuất sinh học của con người” [132, tr.17]. Trong khi giới tính là một đặc trưng sinh học thì giới là một đặc trưng xã hội-văn hóa. Vì là đặc điểm sinh học nên giới tính có tính bẩm sinh, đồng nhất, phổ quát và không thay
  • 14. 10 đổi; cũng như vậy, do là đặc trưng văn hóa-xã hội nên giới có là sản phẩm xã hội hóa, có tính đa dạng, đặc thù cho từng thời kỳ, văn hóa, xã hội và có thể thay đổi. Theo các nhà nữ quyền luận, không chỉ giới mà cả giới tính đều là các kiến tạo xã hội. Không có sự khác biệt tự nhiên giữa giới nam và giới nữ, yếu tố sinh học không quy định các hành vi xã hội của con người, mà chính cấu trúc văn hóa xã hội [thông qua các thiết chế như gia đình, nhà trường, các phương tiện thông tin đại chúng…] quy định sự khác biệt đó. Sự khác biệt giữa giới nam và giới nữ là do xã hội, văn hóa tạo nên chứ không phải là sự tồn tại đương nhiên, tự nhiên, sẵn có. Ngay cả giới tính cũng có thể do xã hội, văn hóa tạo nên, tạo ra. Diễn ngôn là ngôn ngữ trong hoạt động, ngôn ngữ trong sự hành chức của nó. Nói đến diễn ngôn là “nói đến những phương thức hoặc quy tắc đặc trưng của việc tổ chức hoạt động ngôn từ” [158, tr.157]. Diễn ngôn là quá trình kí hiệu hóa để tạo nghĩa. “Diễn ngôn được tạo lập nên từ tri thức và những quan hệ quyền lực đa dạng trong cuộc sống. Diễn ngôn, đến lượt nó, cũng là phương cách tạo lập nên tri thức, cùng với những thực hành xã hội, các dạng thức của chủ thể và mối quan hệ quyền lực. Được bắt rễ trong ngôn ngữ, diễn ngôn tạo ra niềm tin, niềm tin biến thành tri thức, và tri thức tạo nên quyền lực. Bởi vậy sẽ không có tri thức nào là chân lý tuyệt đối và hoàn toàn khách quan” [149, tr.5]. Mọi diễn ngôn đều là sản phẩm của văn hóa, xã hội. Khái niệm diễn ngôn của giới nữ khác với diễn ngôn về giới nữ. Khái niệm thứ nhất đề cập đến giới nữ như một chủ thể, xác định giới nữ có một diễn ngôn so với giới nam. Diễn ngôn của giới nữ có thể kiến tạo nghĩa cho bất cứ hiện tượng, đối tượng nào Trong khi đó khái niệm thứ hai, cho thấy, giới nữ là đối tượng định nghĩa của diễn ngôn, chủ thể của diễn ngôn đó có thể là giới nam hoặc chính là giới nữ. 1.2. Nữ tính, nam tính như là sự kiến tạo xã hội Như đã nói ở trên (đồng thời cũng là quan điểm của luận văn này), giới nam và giới nữ là sản phẩm của sự kiến tạo xã hội. Nam tính và nữ tính trong phạm vi luận văn không được dùng theo nghĩa sinh học, mà là những kiến tạo xã
  • 15. 11 hội, văn hóa. Nam tính và nữ tính không phải là sản phẩm tự nhiên, mà là sản phẩm của xã hội. Thừa nhận, nam tính và nữ tính là sản phẩm văn hóa, thì “tất yếu phải chấp nhận một thực tế: không có một quan niệm duy nhất, phổ quát cho cái gọi là nam tính (masculine) hay nữ tính (femininity). Nam tính hay nữ tính biến đổi một cách đa dạng từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác; và ngay trong một nền văn hóa thì nam tính và nữ tính cũng luôn biến đổi từ thời kì này sang thời kì khác. Điều này giải thích vì sao trong những công trình nghiên cứu về giới hiện nay nam tính hay nữ tính thường được dùng ở dạng số nhiều: những - nam tính (masculinities) và những – nữ tính (femininities). … những quy phạm về nữ tính và nam tính không phải là một tồn tại có tính chất tự nhiên mà là sản phẩm của diễn ngôn được kiến tạo từ một hệ hình tri thức và những tương quan quyền lực của một thời đại cụ thể.” [121, tr.22]. 1.3. Giới nữ trong văn học như là một vấn đề văn hóa - xã hội "Đàn ông có thể coi văn chương như một thứ say mê, tạo kỳ đài. Còn đàn bà viết văn xưa nay phần nhiều là để trải lòng. Viết cho mình. Viết bằng thứ bản năng mách bảo thần thánh nhiều hơn là viết bằng trí khôn. Thế nên, đàn ông viết văn nhiều khi viết bằng cái thông minh lồng lộng, còn đàn bà thường viết bằng tình yêu, bằng trái tim giàu trắc ẩn". Nếu coi văn chương là lĩnh vực của sự sáng tạo, sự độc đáo, nơi cá tính được tôn vinh thì việc phụ nữ cầm bút làm văn chương xác nhận nhu cầu khẳng định giới tính của mình. Bởi vậy, dù họ đề cập tới những vấn đề vĩ mô hay nhỏ bé, xa xôi hay gần gụi thì văn chương vẫn bộc lộ sự tinh tế, những góc nhìn riêng của đặc trưng giới tính. “Xưa nay bất kỳ nước nào cũng vậy, văn học là phần đàn ông, đàn ông là trung tâm của văn học” [57, tr.423], văn chương ở xứ ta bao đời nay dường như vẫn chỉ dành riêng cho vài đấng nam nhi thi thố. Phụ nữ “như đã bị ruồng đuổi ra ngoài bờ cõi văn học” [57, tr. 432], một vài gương mặt phụ nữ hiếm hoi xuất hiện được coi là hiện tượng đặc biệt, là hiện tượng của văn chương. Tác phẩm của họ được xem như là những tiếng nói than thân, phản kháng chế độ nam quyền, là lời kêu gọi sự ban ơn của nam giới. Nhưng người phụ nữ hiện
  • 16. 12 đại chọn viết văn để “sống một cuộc sống khác” (lời tự bạch của Xuân Quỳnh), họ viết văn bằng tri thức, bằng thái độ kiêu hãnh tự tin khẳng định bản lĩnh giới mình và giá trị văn chương của mình. Họ dùng văn chương để “tấn công vào những quan niệm đầy màu sắc nam quyền, tố cáo tình trạng bị nhào nặn thành phụ nữ theo những tín điều người khác áp đặt cho giới mình” [57, tr.300]. Gần một thế kỷ trước, Phan Khôi đã dự đoán rằng biết đâu nữ lưu sau này sẽ “trở nên người chủ trương của văn học”. “Nếu văn học mà quả lấy nữ tánh làm trung tâm thì đàn bà chủ trương lấy nền văn học là phải, mà như vậy thì văn học có lẽ lại tấn bộ hơn trước. ” [57, tr. 432,]. Chỉ mấy chục năm sau lời tiên tri của Phan Khôi đã thành sự thật. Phan Khôi, người được coi là tiếp nhận văn học từ ánh sáng của nữ quyền, trong bài viết: Văn học với nữ tánh ông đưa ra những luận giải vì sao nữ giới có quan hệ với văn học. Ông cho rằng đàn bà có nhiều tính chất thích hợp với văn học như trầm tĩnh, nhẫn nại, nhiều tình cảm,..vì thế đàn bà lấy những tính đó mà chuyên theo nghề văn học thì dễ và mau chóng thành công hơn đàn ông. Văn học với nữ tính có quan hệ, nữ tính choán hết mấy phần trong văn học. Ông đưa ra hai ý kiến. Thứ nhất, phụ nữ là biểu hiện cho cái đẹp và những gì liên quan đến cái đẹp đều gắn với họ, còn “cái đẹp là cái cốt của văn học” cho nên “văn học hay tả về đàn bà”; thứ hai, phụ nữ vốn mang bản chất của nữ tính, sự mềm mại, yếu đuối, thiên về bộc lộ đời sống tình cảm từ bên trong mà “văn học trọng đường tình cảm”, nên văn học “nói chuyện đàn bà thì khiến cho người ta dễ cảm, cho nên nói về đàn bà nhiều hơn” [57, tr.429]. Vậy, điều kiện nào để phụ nữ trở thành chủ thể sáng tạo? Trước hết phải là học. “Người ta không phải sinh ra là phụ nữ, mà trở thành phụ nữ” (Beauvoir). Những thuộc tính mà từ trước đến nay người ta vẫn áp đặt cho phụ nữ không phải là cái vốn có, bản chất phụ nữ, mà do người đàn ông áp đặt cho phụ nữ thông qua văn hóa, giáo dục. Mặt khác bản thân người phụ nữ cũng luôn cho rằng mình yếu kém hơn đàn ông, mình là “thứ hai”. Nước ta từ xưa tới nay trọng nam khinh nữ, đàn bà sinh ra chỉ là cái vật phụ thuộc vào đàn ông nên không cần học hành mà tự đàn bà
  • 17. 13 cũng nghĩ rằng không cần học làm gì, chỉ một mình đàn ông học cũng đủ [57, tr.421]. Trong xã hội phụ quyền, phụ nữ học chỉ để phục vụ chồng con và những người thân trong gia đình mà không được thi thố ngoài xã hội, bởi phụ nữ còn phải tuân theo các quy tắc “Tam tòng”, “Tứ đức”. Quan niệm “phụ nhân nan hóa” ấn định rất rõ ràng trong đời sống văn hóa, người phụ nữ luôn bị coi và tự coi là “phái yếu. Chữ “tài”, chữ “trí” chỉ gắn liền với người quân tử, kẻ trượng phu. Phụ nữ bị xếp chung hàng với hạng tiểu nhân. Họ không có quyền đi học hay tham gia thi cử, không có mặt trong bộ máy quản lí làng xã hay có bất kì tiếng nói nào trong những vấn đề “nghị sự”. Khổng Tử cho rằng: “Duy nữ tử dữ tiểu nhân, vi nan dưỡng dã. Cận chi, tắc bất tốn, viễn chi tắc oán” (chỉ có đàn bà và bọn tiểu nhân là khó nuôi dạy. Hễ ta gần gũi thì khinh nhờn, hễ ta xa cách thì oán ghét). Từ đó nảy sinh tư tưởng trọng nam khinh nữ, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”… Nhưng cho đến nay thì sự bất bình ấy không còn nữa, sự học thì không ai kém ai và nền văn học văn học tương lai là chung cho tất cả đàn bà Việt?” Thời trung đại, dưới ảnh hưởng của diễn ngôn Nho giáo, phạm vi nam - nữ được phân chia một cách rạch ròi, vị thế chủ yếu thuộc về nam giới, “phu xướng phụ tùy”, người đàn ông nắm trong tay quyền quyết định và người phụ nữ là người phục tùng. Những quan niệm đạo đức chuẩn mực “phụ nhân nan hóa”, “Tam tòng, Tứ đức” của Nho giáo trở thành cái cùm để giam cầm nữ giới, “đẩy vị trí của họ xuống hàng kẻ nô lệ, nô lệ không chỉ về kinh tế, chính trị, văn hóa, mà nô lệ cả về tình cảm và tình dục”, là công cụ áp chế tinh thần người phụ nữ, ăn sâu vào tiềm thức của họ quán tính: tự mình tu dưỡng, tự mình ràng buộc, tự mình nhược hóa mình, là rào cản vô hình, hà khắc trói buộc tự do và kìm hãm sự phát triển của người phụ nữ. Bởi vậy, “thế giới văn học thời trung đại Việt Nam là thế giới của đàn ông,do đàn ông thống trị. Những lời bàn về thơ văn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX còn lưu giữ, truyền lại phổ biến, tuyết đối chỉ có lời nói của đàn ông, không có tiếng nói phụ nữ, gần như không bàn về giới nữ”, “phụ nữ chỉ đóng vai trò thực hành, gìn giữ và làm gia tăng quyền lực của những diễn ngôn nam giới” [171]. Trong văn chương, người phụ nữ rơi vào bi kịch “mất tiếng nói” [126, tr.169], hoặc
  • 18. 14 lời nói không có giá trị. Họ trở thành đối tượng thay vì trở thành chủ thể của văn chương, họ không tồn tại với tư cách là chủ thể của diễn ngôn, của lời nói. Họ mượn lời nam giới để diễn đạt văn chương của mình. Hầu hết các tác giả nữ trong văn học trung đại như Lý Ngọc Kiều, Lê Thị Yến (Ỷ Lan), Ngô Chi Lan, Đoàn Thị Điểm, Phạm Lam Anh, Lê Ngọc Hân, Trương Thị Trong, Nguyễn Trinh Thận, Nguyễn Thị Hinh (Bà Huyện Thanh Quan), Nguyễn Tĩnh Hòa, Nguyễn Thị Nhược Bích,…đều nói bằng ngôn ngữ của giới nam. Thời kì 1945- 1975 dân tộc Việt Nam bước vào cuộc chiến đầy cam go, thử thách với thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Cả dân tộc quyết liệt đấu tranh để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Văn học trở thành một thứ vũ khí tham gia trực tiếp vào hai cuộc kháng chiến nhằm bảo về độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Giọng điệu sử thi là âm hưởng chính của giai đoạn văn học này. Văn học hướng tới những sự kiện lịch sử có tính cộng đồng dân tộc, nhân vật thường đại diện cho vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam. Văn học động viên, kêu gọi, khích lệ mỗi cá nhân phát huy vai trò của mình trong sự nghiệp chung của dân tộc. Trong văn xuôi của nhiều tác giả, người phụ nữ được nhìn nhận như những anh hùng mang vẻ đẹp của thời đại như: chị Sứ (Hòn đất - Anh Đức), chị Út Tịch (Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi), Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu), Phương Định (Những ngôi xao xa xôi - Lê Minh Khuê),… Con người cá nhân nhường chỗ cho con người cộng đồng. Hình tượng nhân vật được xây dựng trong văn học hầu hết là những hình tượng phi giới tính. Vì vậy, trong diễn ngôn sử thi, người nữ được khai thác ở khía cạnh xã hội, mà chưa chú ý nhiều đến những đặc trưng về giới. Từ 1986, công cuộc Đổi mới đã đem lại nhiều chuyển biến lớn lao trên mọi phương diện của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong bối cảnh tiếp xúc với nhiều luồng tư tưởng mới, giao lưu văn hóa đa chiều của nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa hiện đại hóa, thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin,…nâng cao học vấn cũng là một thành tựu đáng được ghi nhận. Sự đổi mới toàn diện mọi mặt từ chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế,…tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học đương thời. Văn học chuyển từ âm hưởng sử thi sang phản ánh cuộc sống thế sự.
  • 19. 15 Văn học quan tâm đến con người cá nhân, tới nhu cầu và khát vọng đời thường. Hình tượng người nữ xưa nay được nhìn nhận, đánh giá dưới cái nhìn của nam quyền thì giờ đây được nhìn bằng con mắt của chính họ. Văn xuôi nữ đương đại đã thực sự chiếm ưu thế trên văn đàn. Văn xuôi đương đại thực sự đã có những tiếng nói mới mẻ của giới nữ với sự đóng góp của hàng loạt cây bút nữ tài năng như Lê Minh Khuê, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Dạ Ngân, Nguyễn Ngọc Tư,…Trong sáng tác của họ, nữ giới được nhìn như một khách thể thẩm mĩ độc lập, một đối tượng cần được khám phá, lý giải. Các nhà văn nữ thoải mái phô bày đời sống, tâm tư tình cảm, khát vọng, nhu cầu của bản thân mà không cần dấu diếm. Phụ nữ sáng tác với vai trò là một chủ thể - một tác nhân chống lại sự kiến tạo của nam giới về nữ tính và vị thế xã hội của giới nữ. Văn học nữ là diễn ngôn của giới nữ, là sự tự kiến tạo về giới mình. Tiểu kết chương Giới và giới tính, nam tính và nữ tính đều là các kiến tạo văn hóa - xã hội. Sự khác biệt giữa giới nam và giới nữ không phải do yếu tố sinh học quy định, mà là do xã hội, văn hóa (ngôn ngữ) tạo nên. Nam tính và nữ tính không tồn tại tự nhiên, sẵn có, tiên nghiệm mà là những kiến tạo xã hội, có thể thay đổi, uốn nắn; mỗi xã hội, cộng đồng, mỗi nền văn hóa và từng thời kỳ, … có một cách định nghĩa khác nhau về nam tính và nữ tính. Không có sự thật nào về nam tính, nữ tính tồn tại bên ngoài các diễn ngôn văn hóa. Nói đến diễn ngôn là nói đến ngôn ngữ trong thực hành chức năng của chúng. Diễn ngôn, tri thức, quyền lực gắn bó với nhau. Diễn ngôn tạo ra các niềm tin, niềm tin tạo ra tri thức, tri thức tạo ra quyền lực. Đến lượt mình quyền lực chi phối sự kiến tạo, diễn giải. Khái niệm diễn ngôn về giới nữ xác định giới nữ như một chủ đề, đối tượng của sự kiến tạo. Chủ thể của những sự định nghĩa, diễn giải này, trong phạm vi xem xét của luận văn, là chính giới nữ. Giới nữ định nghĩa, diễn giải về bản sắc nữ tính của chính họ.
  • 20. 16 Chương 2 SỰ KIẾN TẠO HÌNH ẢNH GIỚI NỮ TRONG TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN Chương này xem vị thế xã hội là một vấn đề quan trọng đối với người nữ, nhìn nhận những tri thức về vị thế xã hội của người nữ là một thứ quyền lực, một cơ chế kiếm soát, ràng buộc, định đoạt số phận của người nữ trong xã hội. Sau khi chỉ ra vị thế xã hội của người nữ chẳng qua cũng là một sự kiến tạo về mặt xã hội, luận văn đi sâu phân tích các hình thức kiến tạo và sự thực hành duy trì các vai trò, nhiệm vụ, bổn phận,…. của người nữ trong tình yêu, hôn nhân. 2.1. Sự kiến tạo hình ảnh người nữ trong tình yêu 2.1.1.Trinh tiết như là phẩm giá của người nữ Cho đến nay, diễn ngôn Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm đến nếp sống, suy nghĩ, ngôn ngữ của người Việt. Trong phần lớn các cuộc tranh luận về chuẩn mực, đạo đức, thì tiết hạnh của nữ giới vẫn được đề cao và trinh tiết của người nữ vẫn được coi là thước đo để đánh giá nhân cách của họ. Xã hội không thể xóa bỏ bất bình đẳng giới, phụ nữ sẽ không được đối xử công bằng nếu như vẫn quá coi trọng và đề cao trinh tiết của họ. Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê định nghĩa: “Trinh tiết là người con gái còn tân, còn trong trắng, chưa chồng và người con gái đó phải giữ được lòng trọn vẹn thủy chung với chồng” [103, tr.1036]. Xét theo khía cạnh đạo đức thì trinh tiết biểu trưng cho sự trong trắng trong tâm hồn, đức hạnh trong tình yêu, người phụ nữ có trinh tiết là người có ý thức tiết chế dục vọng giữ gì thân thể thuần khiết, chung thủy với người bạn đời. Ở mỗi thời kỳ khác nhau cách giải thích, cách định nghĩa về trinh tiết có sự thay đổi. Trinh tiết là một kiến tạo văn hóa, khái niệm này biểu hiện sự kiểm soát của xã hội đối với (một phần) thân thể nữ. Học giả Phan Khôi khẳng định: “Xưa nay trong đạo đàn bà, chữ trinh làm trọng, chữ trinh cũng như những chữ đạo đức, nhân, nghĩa, đó là chữ ta hấp thụ được từ văn hóa Tàu… Chữ trinh như một tín điều của một tôn giáo riêng dành cho đàn bà…..” Dưới chế độ phụ hệ, con gái thuận Tam tòng, nếu mất trinh sẽ bị cha bỏ,
  • 21. 17 chồng không nhìn thành ra bơ vơ nên phải giữ trinh. Phan Khôi cũng cho rằng chữ trinh có hai đường: nết và tiết. Cái nết nghĩa là cái nết đoan chính và chính chuyên của người phụ nữ, đoan chính là có ý giữ mình nghiêm nghị không cho ai được phạm đến, chính chuyên là buộc mình duy nhất với một người chồng mà thôi. Phụ nữ vì cái ý chí phẩm giá của mình mà giữ trinh chứ không phải vì chồng hay vì ai cả. Như thế, trinh là một cái nết, về sau người ta uốn nắn nó thành ra một cái tiết. “Tiết là một cái dấu tỏ ra mình đã làm hết bổn phận của mình đối với người mà mình thuộc về”. [57, tr.53]. Luật bắt đàn bà thủ tiết là do lòng ích kỷ của đàn ông mà sâu xa hơn là do cái thuyết thủ tiết của Tống Nho. Dưới cái trị quyền theo học thuyết Tống Nho, phụ nữ ta cũng đã bị ngược đãi mà chịu thiệt nhiều bề. Pháp luật ta không cấm hẳn người đàn bà cải giá nhưng cũng cướp hết quyền lợi của người đàn bà cải giá. Hạ người đàn bà cải giá xuống, tung người đàn bà thủ tiết lên. Phan Khôi cho rằng ngày nay trong xã hội ta “cái hay của nết trinh chừng như còn lại không được bao lăm, mà cái dở của nết trinh vẫn còn đè lên đầu hết một phần nữ giới. Đó là kết quả của sự chuộng tiết hơn nết” [57,tr.57]. Cuối bài viết “Chữ trinh: cái tiết với cái nết”, Phan Khôi đặt chữ trinh trong thời buổi cái thói dâm ô tràn ngập cả thiên hạ, đàn bà con gái muốn giữ lấy nhân cách trên nền tự do độc lập thì cần phản đối cái tiết trinh, trau dồi lấy cái nết trinh [57, tr.57]. Như thế trinh tiết trong xã hội được nâng lên thành một chuẩn mực thiêng liêng, một áp lực phẩm hạnh của riêng người phụ nữ nhưng lại bị biến thành “của cải xã hội” được đặt dưới “cái nhìn công cộng” và sự phán xét công khai của cả cộng đồng, bị đặt dưới sự diễn giải, kiến tạo, điều chỉnh và phán xét của diễn ngôn nam giới. Trinh tiết, như vậy, trở thành một ám ảnh về phẩm tính, một sợi dây trói buộc nữ giới theo đạo đức nam quyền, một mặc cảm quy thuộc tự biến thân thể mình thành thứ ‘đồ vật’ chịu quyền sở hữu từ duy nhất một người đàn ông. Ý thức hệ Nho giáo đã định cho người nữ truyền thống phải có đủ tứ đức “Công - Dung - Ngôn - Hạnh”. Trinh tiết là một phạm trù đạo đức thuộc phạm vi nghĩa của từ “Hạnh”. Một trong những diễn ngôn tạo nghĩa cho chữ trinh là: “Chữ trinh đáng giá ngàn vàng”. Diễn ngôn này đã xác định vị trí của chữ trinh đối với cuộc sống, cuộc đời người nữ, trinh giữ vai trò
  • 22. 18 làm nên giá trị đầy đủ của một phụ nữ. Trinh không chỉ là một chuẩn mực điểu chỉnh hành vi của người nữ mà còn là một cơ sở để người nam định giá và lựa chọn người nữ. Trong diễn ngôn văn học trung đại, việc người nam chọn vợ dựa vào tiêu chuẩn chữ trinh khá phổ biến. Đối với nam giới, một người phụ nữ đoan trang, đứng đắn, trong trắng là yêu cầu đầu tiên và mang tính chất quyết định khi chọn vợ. “Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có đoạn miêu tả: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình đã “thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Trong làng có chàng Trương Sinh, “mến vì dung hạnh”, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về” [33, tr.176]. Rõ ràng, theo mô tả của Nguyễn Dữ, Trương Sinh đã thực hành diễn ngôn Nho giáo, chọn Vũ nương vì “hạnh”. Tiết hạnh ở đây chính là một thứ đảm bảo cho người phụ nữ được lựa chọn, là thước đo phẩm chất đạo đức, đồng thời là một thử thách đối với người nữ. Trương Sinh trong “Người con gái Nam Xương” không chỉ là người đề cao đức hạnh của Vũ nương mà còn là người phát xét tiết hạnh của nhân vật này trong một tình huống thử thách khác: xa chồng. Cái chết và sự minh oan của Vũ nương trong tác phẩm của Nguyễn Dữ xoay quanh chủ đề: tiết hạnh. Trương Sinh biến tiết hạnh thành một thứ đạo đức khắt khe, nghiệt ngã, thành sức mạnh vô hình trói buộc người phụ nữ và dồn người nữ đến cái chết khi họ bị coi là thất tiết. Nam giới là người làm chủ diễn ngôn đạo đức, giành được thẩm quyền xét duyệt phẩm chất tiết hạnh và định đoạt giá trị đời sống của người nữ. Bởi thế lời nói của Vũ Nương không có giá trị. Cho dù Vũ Nương gắng sức phân trần: “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”, “điều đâu bay buộc chịu tiếng nhuốc nhơ”, thậm chí thề thốt: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin khắp mọi người phỉ nhổ” cũng không hóa giải được mối nghi ngờ về tiết hạnh của Trương Sinh. Cái chết của nàng, không phải là sự minh oan cho một tấm lòng trinh bạch mà chính là sự thừa nhận vị trí quan trọng của tiết hạnh, trinh tiết trong đời sống của người nữ, và xét cho cùng là thừa nhận sức mạnh nam quyền. Người nữ trong xã hội ấy không có ý thức phản kháng, họ thụ động,
  • 23. 19 trông chờ sự minh oan, sự công nhận đức hạnh từ người đàn ông. Cái chết của Vũ Nương và cả “phần thưởng”, sự hóa thân của nàng dường như củng cố thêm tầm quan trọng của chuyện tiết hạnh, chứ chưa phải là giải oan. Sự giải oan cho nàng chỉ có được khi Trương Sinh xuất hiện công nhận tiết hạnh của Vũ Nương lúc sống. “Chuyện người con gái Nam Xương” thực chất là chuyện về tiết hạnh, đức hạnh của người nữ trong xã hội phong kiến. Trong gia đình Nho giáo, phụ nữ phải giữ gìn được sự trinh trắng đến khi về nhà chồng. Khi theo chồng, trinh là biểu hiện của đạo làm vợ: “Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu”. Đó là yếu tố tiên quyết cuộc sống hôn nhân của họ. Một cô gái mất trinh vì bất cứ lý do gì (chủ quan hay khách quan) đều bị coi là không có phẩm tiết, không đức hạnh, là “gái hư”. Phải chăng vì nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh trong tiềm thức này mà trinh tiết đã trở thành một trong những mối quan tâm đặc biệt trong sáng tác của nữ giới. Trinh tiết được quy chiếu trong diễn ngôn về văn hóa của cộng đồng đã khiến cho các nhà văn nữ Việt Nam đưa vấn đề trinh tiết thành một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của các nhân vật nữ. Trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại, các nhà văn Phạm Thị Hoài, Đoàn Lê, Dạ Ngân, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Đoàn Minh Phượng,… đều nói về trinh tiết. Khảo sát hơn 30 tập truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp văn của 4 nhà văn nữ Dạ Ngân, Y Ban, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi nhận thấy các nhà văn này dành khá nhiều tâm huyết cho hệ vấn đề trinh tiết của nhân vật nữ như giá trị của trinh tiết, nỗi sợ hãi đau đớn ám ảnh bị cưỡng đoạt trinh tiết, đặc biệt là sự lên tiếng của người nữ trước tình trạng bị cưỡng đoạt trinh tiết, thái độ đấu tranh để đạp đổ quan niệm trinh tiết trong tư tưởng nam quyền. Đồng thời các nhà văn cũng thể hiện cái nhìn cởi mở về sự đánh giá phẩm tiết của người phụ nữ. Người nữ của Nguyễn Thị Thu Huệ vẫn chịu ảnh hưởng và giam mình trong diễn ngôn đạo đức truyền thống, chữ trinh vẫn đáng giá ngàn vàng. Bởi thế, một cô gái còn trinh nhận thấy cái giá trị đích thực của bản thân mình dù cô thiếu thốn mọi thứ vật chất khác: “Tôi không nghĩ rằng có người muốn lấy tôi. Tôi. Một đứa con
  • 24. 20 gái trinh tiết nhưng thiếu thốn tất cả mọi thứ chứ không như các cô gái may mắn khác là có tất cả mọi thứ nhưng lại mất trinh.” [53, tr.268]. Trong “Giới nữ”, khi xác định các huyền thoại về nữ giới, Beauvoir khẳng định, “Đàn ông mong đợi một điều gì khác ngoài ham muốn thỏa mãn dục tính bản năng khi sở hữu một người phụ nữ”. Theo nghĩa này, trinh tiết được kiến tạo không chỉ như một phương tiện đáp ứng nhu cầu nam giới, mà việc cưỡng đoạt trinh tiết của một người nữ còn cấp cho anh ta bằng chứng của khả năng chinh phục tự nhiên. Trong hệ huyền thoại ấy, việc lấy đi trinh tiết của người nữ là biểu tượng của sức mạnh và lòng can đảm. Trinh tiết có giá trị bởi nó ghi dấu sự thống trị của người đàn ông lên thân thể nữ. Không những thế, nó quyết định sự sở hữu độc quyền, bởi “cách chắc chắn nhất để khẳng định điều gì thuộc về mình là không để bất kì kẻ nào khác chiếm dụng nó [173, tr.225]. Người đàn ông cho rằng thân thể phụ nữ phải có tính chất bất động và thụ động của một đồ vật vì họ sinh ra là để đươc chiếm đoạt. Nhưng bị cưỡng đoạt trinh tiết trở thành nỗi đau đớn, sợ hãi ám ảnh cả cuộc đời người nữ bởi mất trinh đồng nghĩa với việc “không có phẩm tiết”, là vết nhơ đạo đức: “Năm Tho 11 tuổi, đi học về ngang qua nhà ông Đạo. Ông gọi Tho vào nhà, đóng cửa hiếp dâm xong, cấm Tho kể cho người khác nghe và dạy Tho nói dối cha mẹ. Tho về nhà, như đứa câm đứa khờ, tự bản thân cũng không biết chuyện gì đã xảy ra cho mình, chỉ biết đau đớn, sợ hãi, uất ức…. Nỗi đau đớn sợ hãi không nguôi đi, nhưng Tho đờ đẫn như không còn cảm xúc hay ký ức nữa. Tho không biết nói gì, không thể nói gì được. Cha Tho đem Tho vô bệnh viện để khám. Tho cũng không rõ bằng cách nào, nhưng ông kiếm được một cái giấy chứng nhận Tho bị té, rách màng trinh. Ông bảo mẹ Tho cất cái giấy đó cho Tho. Nó sẽ là bùa bảo hộ hạnh phúc của Tho sau này. ” [64, tr.5]. Sự cưỡng đoạt trinh tiết đã gây ra cho người nữ một sự chấn thương tâm lý và đau đớn thân thể tột cùng. Họ uất nghẹn khi nhớ lại về bản thân mình bị chiếm dụng, chà đạp, thay vì một tồn tại được yêu và được trân trọng. Điều này khiến cho họ luôn mang tâm lý “sợ đàn ông”, đề phòng đàn ông, không dám nghĩ đến chuyện
  • 25. 21 yêu đương, thậm chí không dám để người đàn ông nào đụng chạm vào thân thể, hay để lời tán tỉnh của đàn ông lọt vào tai của họ: “Từ lâu lắm rồi, Tho không bao giờ để cho bất cứ người đàn ông nào đụng đến thân thể của mình. Cũng không để bất cứ một lời tán tỉnh nào của đàn ông lọt vào tai mình.” ” [64, tr.10] “Tho lại càng không màng chuyện yêu đương. Một lần bị cưỡng hiếp, một lần bị ruồng rẫy, đủ để Tho ớn đàn ông suốt đời. Hôm nọ, Tho thức giấc giữa khuya, tiếng thở hỗn hễn như dội ra từ ký ức làm Tho cứng đờ trên giường, rồi như một kẻ bị dìm dưới đáy nước ngoi lên theo bản năng sinh tồn, Tho vùng vẫy, nhào ra khỏi giường, chạy xuống cầu thang, mở đèn lên. …. Tho tắt đèn, chạy trở lên lầu, ói òng ọc vô bồn cầu. Khi điều hòa lại nhịp thở, Tho lên giường nằm, cổ họng vẫn nghèn nghẹn, nước mắt cứ trào ra. Chuyện hai mươi mấy năm xưa, Tho tưởng không còn nhớ gì nữa, nhưng hóa ra cái tiếng thở hỗn hễn dồn dập ấy vẫn còn ám Tho khiếp sợ và uất ức đến đờ đẩn như ngày còn thơ.” [64, tr.9]. Dưới ảnh hưởng của diễn ngôn truyền thống về trinh tiết, không chỉ người nữ mà đàn ông trong văn xuôi đương đại cũng quan niệm trinh tiết là “bảo bối” đảm bảo hạnh phúc gia đình: “Anh yêu em nhưng anh không thể hôn em. Chẳng để làm gì khi xảy ra chuyện đó. Rồi mình sẽ ân hận. Em còn lấy chồng, em phải giữ nguyên vẹn trinh tiết cho chồng em. Đó là bảo bối của em trong cuộc sống vợ chồng. Anh yêu em và thèm muốn em nhưng em bé tý và tội nghiệp lắm…” [53, tr.280]. Một biểu hiện khác của việc đề cao trinh tiết là ca ngợi sự dâng hiến trọn vẹn thân thể của người nữ. Nếu như mất trinh trở thành nỗi đau, nỗi ám ảnh nặng nề của phụ nữ thì khoảnh khắc hiến dâng hiến trinh tiết thân thể cho chồng là một niềm vui, niềm hạnh phúc, tự hào của người phụ nữ trước chồng, bởi nó là một thứ “bảo hiểm suốt đời” cho cuộc hôn nhân của họ. Người nữ trong sác tác của Y Ban đắm chìm trong cảm xúc đê mê hòa trộn thân thể với chồng: “Không còn vướng nữa, một cái gì đó đã thông qua nhưng rất đau. Để anh xem, ôi máu, em chảy máu. Xuân nhổm dậy, một vài giọt máu vương trên đá. Xuân nhìn mặt Tuấn đang nghệt ra sợ
  • 26. 22 hãi. Xuân bật cười chồng ngốc của em, hôn em đi. Nụ hôn ngượng nghịu. Anh sao vậy? Xuân hỏi Tuấn. Anh ngốc, anh ngốc, anh biết vì sao rồi. Tuấn lại cuồng nhiệt, hối hả.” [19, tr.34]. Tuy nhiên trong văn xuôi nữ đương đại cũng đang hình thành những diễn ngôn mới về người nữ. Ở đó người nữ được kiến tạo với một tâm thế hiện đại hơn, với họ chữ trinh được nhìn theo hướng cởi mở hơn. Người nữ bị mất trinh khi buộc phải quan hệ với người đàn ông mà không xuất phát từ tình cảm, đã tìm cho mình một cách bao biện: coi chuyện mất trinh như một một tai nạn: “Cẩm mở cửa ra hỏi gì vậy. Thanh nói cho anh đi nhờ toa-lét. Cẩm bất đắc dĩ để anh vào. Anh ở trong toa-lét mười phút rồi bước ra trần trụi, chỉ quấn ngang hông cái khăn tắm của Cẩm. Chị kinh ngạc đến nỗi không có một phản ứng nào. Thanh ôm chị vật xuống giường, môi anh chà miết da thịt chị. Phải thử mới biết thằng nào lại cái. Cẩm không ngờ.Thanh cũng không ngờ. Anh đứng dậy nhìn vết máu trên tấm ga trải giường, lấy cái khăn tắm phủ lên lấp liếm, áy náy: -“Không ngờ Cẩm còn trinh”. Mấy ngày sau họ không gặp nhau, tuy họ vẫn đi về trên cùng con đường như trước đây. Có lần chuông điện thoại reo, Cẩm nhấc máy nói A-lô, bên kia đầu dây im lặng, rồi cúp máy. Cẩm suy nghĩ một đêm và kết luận mình bị tai nạn, té lầu hay đụng xe chẳng hạn: Không tiên liệu được, ngoài ý muốn nạn nhân, hậu quả tệ hại, trách mình hay trách người cũng vậy thôi.” [64, tr.65-66]. Người nữ trong văn học đương đại không hoàn toàn quy phục diễn ngôn đạo đức truyền thống, họ có ý thức về quyền làm chủ bản thân, cất tiếng nói trước tình trạng bị cưỡng đoạt trinh tiết, đấu tranh để đạp đổ quan niệm trinh tiết trong tư tưởng nam quyền... Tho muốn làm rõ trắng đen cái lần mình bị phá trinh, và việc Đạo phủ nhân chuyện đã hiếp dâm mình trước mặt bao nhiêu người giữa thanh thiên bạch nhật để mọi người có cái nhìn đúng về cô cho nên cô đã tính toán, sắp đặt thật kỹ càng: “Tho đã tính toán, đã ôn nhẩm, đã dượt đi dượt lại câu nói: “Ông Đạo, ông là dân kỳ cựu ở xứ này, chắc ông còn nhớ chuyện mấy chục năm trước, người ta đồn rùm là ông Đạo đã phá trinh con gái ông Một, khiến cho cô ta lỡ dở duyên phận, tan nát cuộc đời. Bây giờ ông hãy nói minh bạch, chuyện đó như thế
  • 27. 23 nào?” Tho đã để sẵn trong túi áo cái máy ghi âm nhỏ xíu mà cực nhạy.… Tho sẽ đem cái băng ghi âm đó đi tìm luật sư khởi kiện hắn. Nếu hắn chối: “Làm gì có chuyện đó!” [64, tr.13]. Khi cái kế hoạch nhằm minh chứng cho trinh tiết của mình không thành, Tho phản ứng dữ dội: “Tho phóng ra từ cái ghế lao vô người ông Đạo, hai nắm tay đấm túi bụi vào mặt vào cổ hắn, Tho thét lạc cả giọng: “Đồ đạo đức giả! Đồ chó dái! Mày còn tồi bại hơn súc vật! Mày dày vò tan nát cuộc đời người ta mà còn vênh váo cao ngạo hả? Mày khốn nạn …” [64, tr.13-14]. Người đàn bà bị hiếp dâm từ năm 11 tuổi đi đòi công lý: “Tho mở cửa bước ra đường, đi tới phòng tiếp bạn đọc của các báo, hội phụ nữ, ủy ban bảo vệ trẻ em, phòng cố vấn pháp luật, phòng tiếp dân, phòng luật sư, bất cứ nơi nào Tho mở được cánh cửa, để kể chuyện như một nhân chứng và nạn nhân rằng gã đàn ông tên Đạo đó đã cưỡng hiếp một bé gái mười một tuổi... Bây giờ Tho không trông mong chắt mót hạnh phúc với một người đàn ông nữa. Tho chỉ đòi hỏi công lý cho người đàn bà.” [64, tr.15]. 2.1.2. Tình yêu như là cuộc sống của người nữ “Từ tình yêu hoàn toàn không có cùng một nghĩa đối với hai giới nam và nữ, và đó là cội nguồn của những hiểu lầm nghiêm trọng giữa họ với nhau.” [173, tr.311]. Đàn ông coi tình yêu như một công việc trong cuộc đời, họ yêu đàn bà chỉ có một mong muốn là chiếm hữu, chinh phục đàn bà, mong muốn tình yêu của đàn bà. Trong tình yêu, đàn ông là chủ thể tối thượng và người đàn bà được yêu chỉ là một giá trị trong số những giá trị khác. Trái lại, đối với phụ nữ, tình yêu “là bản thân cuộc sống của người phụ nữ” [173, tr.311]. Người phụ nữ khi yêu không chỉ tận tụy hết mình mà còn dâng hiến trọn vẹn cả thể xác và tâm hồn, trong lúc không mảy may chú ý tới bất cứ cái gì khác. “Chính trạng thái vô điều kiện này biến tình yêu thành một tín ngưỡng, tín ngưỡng duy nhất của họ.” [173, tr.312]. Vị trí, ý nghĩa của tình yêu trong cuộc đời người nam và nữ không phải là một quy luật của tự nhiên mà là một sản phẩm của sự tự kiến tạo xã hội. Theo Trần Nho Thìn, trong bối cảnh xã hội nam quyền phong kiến theo Tống Nho, vai trò thống trị của người đàn ông được thiết chế xã hội ủng hộ tuyệt đối trở thành một nét tâm lý phổ biến, người phụ nữ vẫn được khuyến khích cam chịu thân
  • 28. 24 phận, an phận thủ thường [126, tr.200], họ bị mất tiếng nói trong địa hạt tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Hơn nữa trong tư duy thời phong kiến nếu có chủ động trong tình yêu thì đó là nam giới chứ không phải nữ giới. Một nữ nhân vật được Nguyễn Du, một nhà Nho sáng tác với tinh thần trọng yêu thương lại bị các nhà Nho khác lên án là dâm bởi nhân vật ấy đã chủ động bước chân vượt ra khỏi khuôn phép lễ giáo phong kiến để tìm đến với người yêu, “một sự chủ động mà Nho gia không thể chấp nhận” [126, tr.202]. Sang đầu thế kỷ XX, hệ tư tưởng phong kiến suy tàn, nữ giới dần lấy lại địa vị ngang hàng với nam giới. Một số tác phẩm của văn xuôi của Tự lực văn đoàn tập trung vào chủ đề phụ nữ tự giải phóng trong tình yêu. Sau năm 1945, nhiều tác phẩm văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa sử thi hóa hình ảnh của nữ giới, phụ nữ được hình dung như những người anh hùng mang như chị Sứ (Hòn đất - Anh Đức), chị Út Tịch (Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi),… Từ năm 1986, kết quả của công cuộc đổi mới đất nước toàn diện đã tạo ra những tiền đề cơ bản giải phóng nữ giới thoát khỏi sự áp chế của nam giới, phụ nữ có cơ hội xuất hiện như một chủ thể, tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội. Ý thức về giới một cách tự giác ăn sâu vào tâm thức của đội ngũ những người cầm bút. Nữ giới “kháng cự” diễn ngôn của nam giới, chủ động kiến tạo diễn ngôn của giới mình trong tình yêu, hôn nhân, gia đình… Trong tương quan với các nhà văn nam, các cây bút nữ dường như có lợi thế trong việc diễn đạt nội tâm nhân vật nữ, bộc lộ sâu sắc cách cảm, cách nghĩ, tư duy, hành động của giới mình. Xem xét thế giới nhân vật nữ của văn xuôi đương đại, chúng tôi thấy rằng nỗi ám ảnh đau đáu trong suốt cuộc đời người nữ là tình yêu, là khát vọng hạnh phúc và mái ấm gia đình. Bước vào những trang viết của bốn cây bút nữ Dạ Ngân, Y Ban, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng ta dường như bước vào vương quốc của đàn bà, hiếm thấy sự xuất hiện của nhân vật nam giới. Nhân vật nữ giới trong những sáng tác của họ dù trẻ hay già, dù đẹp hay xấu, dù bình thường hay tật nguyền, dù đang hạnh phúc hay lỡ dở, dù chưa có chồng hay người phụ nữ từng trải,…thì đều có một điểm chung, đó là những “cô gái si tình” khao khát yêu, khao khát được yêu, si mê và dâng hiến. Truyện “Hậu thiên đường” kiến
  • 29. 25 tạo hình ảnh cô bé mười sáu tuổi lần đầu chập chững bước vào tình yêu si mê người đàn ông của mình bằng tất cả sự ngây thơ, đắm đuối, mù quáng mà không biết rằng người đàn ông đó là một kẻ ích kỷ, thô thiển, keo kiệt: “Ngày - mình nhớ anh ấy quá. Hai ngày không thấy anh ấy đâu. Hay anh ấy ốm rồi. Đi học về, mình cứ thấy ngơ ngác như thế nào ấy”, "Ôi giời ơi, sao mà sung sướng thế. Mình yêu anh ấy mất rồi. Lúc ấy, mình không còn thấy cái gì ở trên đời này quan trọng bằng anh ấy.” [49, tr.296]. Trong “Biển ấm”, năm hai mươi tuổi, cô gái si tình nhận được bức thư tình của người đàn ông bỏ vợ hơn mình đến mười tuổi, lời yêu vẫy gọi, cô can đảm bỏ nhà ra đi, vượt mấy trăm cây số, mấy lần qua phà để đến với người yêu: “Tôi bỏ nhà để đến với anh thế này chỉ được bà đồng ý. Còn bố mẹ thì cấm triệt để. Ngày ấy. Con gái mới lớn lại đi xa một mình, đến chỗ người đàn ông vừa bỏ vợ, liệu có ái dám to gan mà cho đi chưa? Nhưng tôi thì quyết tâm đi bằng được. Tôi đã thắng.” [53, tr.151]. Người phụ nữ si tình trong tình yêu tự khước từ mình, cảm thấy hoan hỉ người đàn ông mình yêu. Chừng nào còn yêu, còn được yêu và còn cần thiết đối với người yêu, chừng ấy họ cảm thấy mình hạnh phúc và có lý do để tồn tại. Trong thế giới nhân vật nữ của Nguyễn Thị Thu Huệ, người ta tìm thấy những cô gái háo hức bước vào tình yêu, khao khát tình yêu, khao khát sống đúng nghĩa với tình yêu nhưng tình yêu là thứ khó tìm trong cuộc sống hiện tại. “Tôi mê đi trên chiếc giường hạnh phúc, chiếc giường có một không hai trên thế gian này. Tôi yêu và tôi được yêu. Dù biết rằng đến phút ấy, tôi vẫn chưa được gì trọn vẹn ở cuộc đời. Luôn luôn cô đơn, khát khao một cái gì cụ thể, nên chẳng bao giờ có. Rồi chợt gặp anh. Anh bình dị nhưng sang trọng. Anh dân dã, nhưng đầy ắp những gì tôi khuyết. Có người ví tình yêu ào nhanh như cơn bão. Anh đến với tôi chẳng phải mưa dông, chớp giật. Anh êm đềm thấm vào tôi như hơi thở. Tôi không tin rằng mình lại có tình yêu bời tôi mất nó quá lâu rồi” [53, tr.485]. Tình yêu trong con mắt của cô gái si tình “trở thành một thứ tôn giáo” [173, tr.313] mà họ tôn thờ: “Còn tôi. Chợt nhận ra anh lả tất cả những gì lâu nay tôi thờ cúng, khấn vái. Tôi tự động nằm xuống cát. Tôi cần anh, đã tìm thấy anh và cần dâng hiến cho anh.” [53, tr.487]. Con đường tình yêu luôn là
  • 30. 26 con đường hấp dẫn với mọi phụ nữ. Cô gái đi trên con đường ấy để mong tìm được một tình yêu trọn vẹn: “Nàng lại sống cô độc với một khối tâm tư của cô gái đang tuổi yêu đương mà không kẻ giãi bày. Nàng là người thơ mộng, hay hoài niệm và suy tưởng. Nàng muốn cuộc sống của mình phải như nàng nghĩ. Sẽ lấy một người chồng lý tưởng, biết yêu và chiều nàng. Một cuộc sống đầy đủ. Nàng như một tiểu thư khuê các, biết ngâm thơ và thưởng trăng.” [49, tr.145]. Cô thần tượng và si mê người đàn ông của mình, chàng thi sĩ nghèo với những vần thơ ngọt ngào nhưng bước ra khỏi thế giới nghệ thuật ấy, người yêu cô là một tay nghiện rượu và hay hút thuốc lào, anh gặp cô vì ngưỡng mộ, vì tìm cảm hứng cho thi ca chứ không phải vì tình yêu. Cuộc tình tan vỡ, cô “đành xếp vào góc cuộc đời một cuộc tình và chỉ nên đọc những bài thơ chàng in trên báo” [49, tr.145]. Cô gái đến với người đàn ông thứ hai, rồi thứ ba nhưng không cuộc tình nào trọn vẹn. Chuyện tình của cô gái trong “Bảy ngày mong đợi” lại là câu chuyện tình yêu “sét đánh”, Lụa yêu đến si mê, tin tưởng một người lính mà cô không biết gì ngoài cái tên: “Anh ấy tốt lắm. Bố đã từng là người lính. Bố đừng nói xấu về họ như thế. Con và anh ấy yêu nhau. Anh ấy bảo anh ấy gửi gắm tình yêu nơi con. Và con là người giữ tình yêu ấy trong lòng. ” [49, tr.175]. Trong thiên đường của tình yêu, không chỉ những cô gái mới lớn si tình đắm đuối vì yêu mà ngay cả những người phụ nữ đã đi qua nửa cuộc đời mình, luôn coi mình là tỉnh táo cũng lạc lối, “luôn luôn ở ngoan ngoãn trong tay hết những người đàn ông này đến những người đàn ông khác, nhưng của ai cụ thể thì không.” [39, tr.29], để khi tới “hậu thiên đường” nhìn lại không cuộc tình nào đơm hoa kết trái: “Bốn mươi tuổi tôi đã có cái gì cho mình. Tiền tài thì vớ vẩn chỉ đủ ăn và sống một cuộc sống đạm bạc. Một vài cái váy, áo để đi dạ hội và nhảy đầm. Công việc diễn ra đều đều và nỗi nghi ngờ đàn ông. Dù thiếu họ nhiều khi cuộc sống của tôi lắm lúc gay gay. Có những kẻ yêu tôi thật, thì tôi không ngửi được họ. Còn một vài người tôi yêu họ thì họ chỉ xuê xoa "chơi" với tôi. Biết làm sao được. Con cá trượt thường là con cá to. Không có cái gì trong tay mình là nhất cả. Bỗng dưng, tôi thấy sập xuống người mình, một nỗi trống trải hoang vắng khủng khiếp. ” [39, tr.292].
  • 31. 27 “Yêu một người nào đó không phải chính là một cảm giác mãnh liệt - nó là một quyết định, một phán đoán, một ước định. Nếu tình yêu chỉ là một cảm giác thì sẽ không có cơ bản cho ước định để mà yêu nhau mãi mãi” [176, tr.215]. Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ với người chồng bị mắc chứng bệnh liệt dương, Tự tiếp tục mơ mộng với “người số hai”- một quan chức lớn nhưng lại vô cùng thực tế đến keo kiệt. Tự mơ mộng một cuộc tình lãng mạn: một chiếc nhẫn kim cương hay bằng cỏ, một bó hồng trắng, một căn phòng sang trọng trọng khách sạn, rượu vang đỏ và nụ hôn: “Tôi đã tha hồ mơ mộng suốt cả buổi tối sau khi nhận được cú điện thoại của người số hai: Ngày mai làm ngày trai gái vu quy. Sẽ có một chiếc nhẫn cưới kim cương, hoặc một chiếc nhẫn bằng cỏ. Một bó hoa hồng trắng. Một phòng trong một khách sạn. Có rượu vang đỏ. Nhẫn sẽ được trao cùng với một nụ hôn nông nàn. Tôi mê đắm trong sự tưởng tượng của chính mình.” [18,tr.130]. Nhưng rồi lại xấu hổ, thất vọng đến “tê bì”, “muốn độn thổ” và bị ám ảnh bời cuộc tình “hai bịch sữa”. Không có căn phòng sang trọng, không có hoa hồng, cũng không có nhẫn dù là nhẫn cỏ… chỉ người đàn ông thực dụng đến keo kiệt với hai bịch sữa thừa từ bữa ăn người đàn ông được chiêu đãi:“Hai bịch sữa đã ám ảnh tôi khủng khiếp. Mỗi lần nhìn thấy ai cầm trên tay hai bịch sữa là người tôi run lên và thân thể tôi như đang bị phơi trần như nhộng trước thiên hạ. Sau cảm giác ê chề đó tôi luôn tự nhủ rằng tôi sẽ ngẩng cao đầu để từ chối lời đề nghị. Tôi sẽ nói thẳng cảm giác của tôi về hai bịch sữa. Nhưng tôi vốn là kẻ mơ mộng, tôi luôn tin rằng ngày mai sẽ là ngày tốt đẹp. Con người cũng đầy tốt đẹp. Tôi cũng là một con người tốt đẹp. Tôi cũng đáng được hưởng những điều tốt đẹp chứ. Lần sau người số 2 sẽ mang đến cho tôi một sự lãng mạn. Hoa. nhẫn cỏ. nhẫn kim cương. Lần sau tôi sẽ nhận được những điều tốt đẹp ấy” [18, tr.133-134]. Người phụ nữ si tình dâng hiến mình cho tình yêu, hi sinh bản thân mình cho tình yêu nhưng lại bị người đàn ông mình yêu phủ nhận: “- Cô lừa dối tôi cũng giỏi nhỉ? - Làm thế nào được. Lúc ấy. Em yêu anh và cần hắn. Để đỡ đần và không muốn mất anh. - Cô lấy tiền của thằng già nuôi thằng trẻ. Hai thằng đều thiệt còn cô thì lời. Có phải không?- Em là người chẳng được gì.” [49, tr.86].
  • 32. 28 2.1.3. Sự sùng bái người đàn ông mình yêu của người nữ Người phụ nữ si mê dâng hiến mình cho tình yêu để tự cứu thoát mình, nhưng cái nghịch lý của tình yêu si mê là để tự cứu mình, họ tự phủ định mình hoàn toàn “Người phụ nữ si mê có thể mở to đôi mắt nhìn người đàn ông yêu mình và ánh mắt tôn vinh mình. Qua chàng, cõi hư vô trở thành cuộc sống dồi dào và con người biến thành giá trị. Người phụ nữ không còn bị đắm chìm trong đêm tối mịt mù mà được nâng lên trên đôi cánh, được khích lệ tới tận trời xanh” [173, tr.325]. Sự sùng bái người đàn ông mình yêu khiến nữ giới bị đặt vào trạng thái “giới thứ hai”. Xét từ phương diện chủ thể sáng tác, các nhà văn nữ cũng là những người đồng giới với nhân vật của mình, cất lên tiếng nói về giới mình. Cảm hứng sáng tác hướng về đề tài tình yêu, các cây bút nữ thường đặt nhân vật người nữ trong thế đối sánh với thế giới người nam. Đàn ông coi trọng chữ “danh”, coi trọng sự nghiệp, coi trọng việc “làm ăn kiếm sống”, tình yêu chỉ là thứ yếu: “Yêu mà bây giờ lúc nào cũng gặp nhau rồi ra bờ hồ ngồi tìm gốc cây tâm sự thì một là chết đói, hai là ễnh bụng ra. Nếu không làm ăn kiếm sống thì lấy gì tiêu, chẳng nhẽ cứ bòn tiền của các cụ để đi bao gái à? Thằng này nó đứng đắn, chí thú làm ăn và sòng phẳng. Nó là mẫu thanh niên hiện đại lý tưởng bấy giờ. Mà cứ gì yêu nhau phải nói nhiều, mai kia lấy nhau rồi chẳng còn chuyện gì mà nói” [49, tr.147]. Còn “đàn bà, ai cũng có những khả năng giống nhau: yêu đương, ghen tuông và cuồng si. ” [49, tr.306]. Bản tính nữ trong tình yêu luôn thể hiện ở sự quan tâm, chăm sóc, hướng về người mình yêu. Phụ nữ mong ước được phục vụ cho người mình yêu. Họ sẽ cảm thấy mình là cần thiết trong lúc đáp ứng yêu cầu của người yêu, hòa nhâp vào cuộc sống của người yêu. Họ tự hào vì điều đó. Họ nhìn người đàn ông mình yêu bằng ánh mắt đam mê và ngưỡng mộ: “Em nghĩ về anh. Anh là người đàn ông đang trên bệ phóng của danh vọng. Hằng đêm trong chương trình thời sự luôn thấy hình ảnh của anh. Nhưng tất cả những thứ đó không quan trọng với em. Cái dẫn đến giây phút em đang tận hưởng là vì em yêu và ngưỡng mộ anh. Em đã rất ngưỡng mộ anh và khao khát một tình yêu.… Em biết trong một người đàn ông dẫu có quyền lực và địa vị thế nào thì vẫn có một phần của con người bình thường. Em đã yêu cái phần người
  • 33. 29 bình thường đó trong anh. Em đã không nhầm. Cái giây phút như tan biến trong nhau ấy. Em đã bừng tỉnh để nhận ra sự nức nở của anh trên ngực em. Trong cơn vọt trào của cảm xúc anh đã rên rỉ bằng tiếng của chú mèo chứ không phải tiếng gầm của sư tử. Em tự hào vì đã làm cho anh sung sướng.” [18, tr.227]. Người phụ nữ nói về người đàn ông bằng giọng điệu say mê, sùng bái, ngợi khen, trong lăng kính của tình yêu, người yêu là người đàn ông đẹp nhất, vĩ đại nhất: “Tôi yêu anh. Một tình yêu đầu tiên, thánh thiện và trong sáng vô cùng. Tôi yêu tất cả những gì có ở nơi anh. Và anh là người đẹp nhất trong tất cả những chàng trai xung quanh tôị. ” [49, tr.70]. Sùng bái người yêu, người phụ nữ nguyện tôn thờ, xả thân để công việc của người đàn ông được thuận buồm xuôi gió, tự nguyện thực hiện chức năng duy trì giống nòi, khao khát xây dựng gia đình hạnh phúc. Từ khi trúng tiếng sét của chú công, Tiệp si mê đến mức tưởng tượng cả cái dáng đi nghiêng nghiêng, tình từ đến mức “tự tin vào sự trinh nguyên và vô điều kiện của trái tim mình”. Tiệp đã viết một lá thư tình say mê ngay trong đêm ấy: “Ngay đêm đó nàng về nhà viết cho anh một lá thư dày như một truyện vừa lời lẽ bồng bột và tự nguyện, tưởng rằng người ấy đang có hạnh phúc thì nàng yên phận nhưng một khi biết anh trục trặc cũng chán ngán gia đình thì nàng không sợ gì mà không lao tới. Trong thư nàng cam đoàn rằng nàng sẽ tôn thờ, sẽ xả thân để công việc của người ấy được hanh thông, sẽ sinh cho người ấy những đứa con trai, sẽ phụng sự cái hạnh phúc mà mình mơ ước,… ” [90, tr.79], “Từ buổi tối lập cập trong căn phòng nguy hiểm ấy, nàng thấy mình bồng bềnh như thiếu nữ, ngày như đêm, khi ở nhà cũng như khi ra đường, khi thao thức cũng như khi trôi vào giấc ngủ” [90, tr.80]. Sự hi sinh trở thành một trạng thái thiêng liêng. Người phụ nữ si mê không phải chỉ là một người tự yêu mình bị tha hóa trong cái tôi, họ còn mong muốn vượt qua giới hạn của bản thân mình và trở nên vô tận qua vai trò trung gian của một người khác. Lúc đầu họ hiến dâng mình cho tình yêu để cứu thoát mình, nhưng cái nghịch lý của tình yêu si mê là để tự cứu mình, rốt cuộc họ phủ định mình hoàn toàn”.
  • 34. 30 2.1.4. Khao khát sex và mái ấm gia đình của người nữ Hoạt động tính giao là thuộc tính của mọi sinh thể sống. Nằm trong tứ khoái của con người, hoạt động tính giao được mặc nhận như một nhu cầu phổ biến, thiết yếu của một con người bất kể sang - hèn, quý - tiện. Nhu cầu sex là một trong những biểu hiện rõ rệt nhất về ý thức cá nhân của mỗi con người. Sex là khát vọng con người được là chính mình. “Tình yêu không phải là kết quả của của thỏa mãn tình dục thích đáng nhưng hạnh phúc của tình dục là kết quả của tình yêu” [176, tr.244]. S.Freud cho rằng, tình yêu tự căn bản là một hiện trượng tính dục. “Con người nhờ kinh nghiệm mà thấy rằng tình yêu tính dục (sinh dục) đã cung cấp cho mình sự thỏa mãn lớn nhất, đến nỗi nó trở thành một kiểu mẫu của tất cả hạnh phúc của mình thực sự” [176, tr.245]. Đòi hỏi tình yêu, tình dục là bản năng mạnh mẽ của con người. Văn hóa Nho giáo, đại biểu cho lợi ích của kẻ thống trị phong kiến, nó là một nghệ thuật thống trị khôn khéo, tinh tế với mục đích trấn áp lòng người, làm cho dân vô tri, vô dục (không hiểu biết, không ham muốn). Khẩu hiệu của nó là “khắc kỉ phục lễ”, nó yêu cầu cá nhân phải tự kìm chế, kìm nén cảm xúc, kìm nén dục vọng cá nhân. Từ vai trò chi phối của Nho giáo, việc công khai đề cập tới sex trong sinh hoạt chính thống của xã hội thường bị coi là “tà dâm”, là đáng xấu hổ, đáng bị lên án. Sex gắn liền với nhu cầu duy trì và bảo toàn nòi giống. Xã hội phát triển, khả năng nhận thức tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người đã làm nảy sinh các nhu cầu mới, trong đó nổi lên là nhu cầu tinh thần, giải phóng tinh thần khỏi sự kìm nén cảm xúc, dục vọng. Sex được coi như một sự thăng hoa của cảm xúc thẩm mĩ trong đời sống tinh thần được con người nâng niu, trân trọng. Nên ở các giai đoạn lịch sử trước, dẫu bị phê phán (thậm chí bị kết tội), nhu cầu hướng về tính yêu lứa đôi và những khoái cảm mà tình yêu lứa đôi đưa lại vẫn được bày tỏ bằng những cách thức khác nhau. Văn chương là sản phẩm của đời sống tinh thần, tác phẩm văn chương ra đời trước hết là nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần. Vì thế, sex là một đề tài muôn thủa của văn học, bởi lẽ nó vốn là phần cực kỳ quan trọng trong đời sống con người, không có sex thì nhân loại không thể sinh tồn, phát triển. Khi sex có mặt trong tác phẩm văn chương, nó không đơn nghĩa chỉ là
  • 35. 31 hành vi tình dục thuần túy, nó là vấn đề văn hoá - xã hội, là triết lý sống, là hệ giá trị hoặc chuẩn mực. Nhu cầu tình dục là một trong những biểu hiện rõ nhất về ý thức cá nhân của mỗi con người. Nhưng dưới áp lực của các thiết chế kiến tạo diễn ngôn thì nhu cầu đặc biệt này của con người nói chung và giới nữ nói riêng ở mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi chặng đường văn hóa và văn học được kiến giải khác nhau. Trong văn học Việt Nam thời trung đại, yếu tố sex hầu như vắng bóng trong các tác phẩm văn chương được coi là chính thống. Khi các quan niệm khắc kỷ về đạo đức đang thịnh hành trong xã hội thì dù có muốn, từ “Truyền kỳ mạn lục”, “Thánh Tông di cảo”… đến “Truyện Kiều”, tiền nhân cũng chỉ đề cập tới sex một cách bóng bẩy, mơ hồ. Là nạn nhân của chế độ đa thê và tập tục hôn nhân sắp đặt, người phụ nữ trong xã hội phong kiến không được thỏa mãn mọi nhu cầu cá nhân của mình, trong đó có nhu cầu tình dục. Những chuẩn mực đạo đức khắt khe về phẩm hạnh nữ giới rất kiêng tránh việc lấy chuyện tình dục ra bàn luận, đặc biệt lại là đàn bà, con gái. Phụ nữ phát ngôn về tình dục được cho là thiếu đoan trang, dâm tà. Giới nữ rơi vào tình trạng “mất tiếng nói” trong diễn ngôn tình dục. Họ xuất hiện trong văn chương không có tiếng nói riêng, không bộc lộ bản năng, là khách thể được miêu tả như một đối tượng. Trong văn học thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, khi người đàn ông ra trận, người phụ nữ ở lại hậu phương đảm đang việc nhà, hăng hái tham gia việc nước, họ được miêu tả bằng ngôn ngữ sử thi, các nhà văn không khai thác họ ở phương diện tâm lý gắn với hành vi tình dục. Các nhân vật nữ cũng thường có xu hướng né tránh, kìm nén hoặc chạy trốn nhu cầu tình dục. Giới nữ là đối tượng miêu tả trong những sáng tác của nam giới, nam giới tạo ra hình ảnh nữ giới theo ý muốn của đàn ông. Đặc điểm này mang tính phổ biến bao trùm sáng tác của một thời kỳ văn học làm nên đặc thù diễn ngôn của văn học thời kỳ này so với các thời kỳ trước và sau đó. Một số tác phẩm của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 khai thác nhu cầu tình dục của phụ nữ nhưng chỉ dừng lại ở những lời nói mạnh bạo thổ lộ tình cảm, những hành vi đụng chạm thân thể, những cái nắm tay, cũng có những cảm xúc rạo rực, đê mê: “Bỗng Nhân rùng mình - một cảm giác đê mê rộn trong mạch máu, tràn
  • 36. 32 ra tất cả mình mẩy, tay chân, dựng đứng tóc trên đầu. Nóng ngùn ngụt, nóng đến tắc thở.” [151,tr. 281],…nhưng cuối cùng những khát khao, cảm xúc, ham muốn bị dồn nén để nhường chỗ cho sự nghiệp chung của dân tộc và đất nước. Đây là nguyên nhân chủ yếu lý giải vì sao văn học cách mạng Việt Nam lại nói “không” với sex. Từ sau năm 1975, và đặc biệt là từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây, văn học Việt Nam có những biến chuyển và thay đổi lớn trên nhiều bình diện. Sự đổi mới toàn diện mọi mặt từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… đã tác động lớn đến đời sống văn học đương thời. Trong điều kiện như thế, diễn ngôn về tình dục của nữ giới được tạo ra mang một bản sắc riêng khác với các giai đoạn văn học trước và sau đó. Nền văn học có sự tham gia đông đảo của các cây bút nữ. Nữ giới không chỉ là khách thể của sự miêu tả mà trở thành chủ thể tự biểu hiện những suy nghĩ, những khát vọng của giới mình về mọi mặt, trong đó có khát vọng và nhu cầu về tình dục. Các nhà nhà văn nữ đương đại như Y Ban (I am đàn bà, Xuân Từ Chiều, Tự, Nhân tình, Hai mươi bảy bước chân là thiên đường,..), Thuận (Vân Vy), Đỗ Hoàng Diệu (Bóng đè, Vu quy), Nguyễn Ngọc Tư (Cánh đồng bất tận), Võ Thị Xuân Hà (Đàn sẻ ri bay ngang rừng), Võ Thị Hảo (Giàn thiêu, Biển cứu rỗi, Vờn yêu, Con dại của đá),… tỏ ra mạnh bạo và công khai, trực diện trong diễn ngôn về tình dục, đặc biệt là đời sống tình dục của giới nữ. Chỉ dưới ngòi bút của nữ giới, tâm lý và nhục cảm của giới nữ mới được miêu tả một cách cụ thể, rõ rệt bằng chính nội tại tự thân nó với những cảm xúc thật nhất. Khảo sát sáng tác của Dạ Ngân, Lý Lan, Y Ban, Nguyễn Thu Huệ, chúng tôi nhận thấy các nhà văn đã tự cởi trói về tình dục, họ sẵn sàng chủ động bày tỏ sự ham thích, chủ động tìm kiếm tình dục, tìm cách tự thỏa mãn ham muốn tình dục. Nhân vật My trong “Thiếu phụ chưa chồng” (Nguyễn Thị Thu Huệ) mạnh dạn bày tỏ quan niệm khi ngang nhiên chiếm chồng của chị gái để thỏa mãn cảm xúc: “Thời của tôi khác thời của chị rồi… Tôi muốn tự do và sung sướng” [49, tr.254]. Thế giới nhân vật nữ trong sáng tác của họ luôn luôn khát khao và đam mê nụ hôn và sex. Đề cập đến những khát khao và đam mê ấy, họ xây dựng hình tượng những phụ nữ gợi tình và khát tình. Các nhà văn thường chú ý khắc họa vẻ đẹp của nữ giới ở những
  • 37. 33 phần thân thể mà tạo hóa đã ban tặng cho họ. Gợi tình vốn là vẻ đẹp thiên bẩm của giới nữ. Là phụ nữ các cây bút nữ hiểu hơn ai hết sức mạnh đặc biệt của những phần thân thể (làn da, bầu vú, cặp mông, đôi chân và cả những phần kín nhạy cảm khác) trong yêu, trong khoái cảm và thăng hoa tình dục. Điểm nhấn trong vẻ đẹp tự nhiên gợi tình của người phụ nữ là đầu vú: “Thừa hưởng cái gien của mẹ nên mấy chị em My đều có bộ ngực nở. Ai cứ bảo đầu vú con gái phải hồng, My thì không, nó nhỏ và nâu sẫm. My thường nhìn xuống bụng và đùi, rồi hai bàn chân. Tất cả tạm ổn: khuôn mặt tròn. Hai mắt to, môi dày và đỏ. Ngực to hông nở…” [49, tr.235 -236]. Và khi trong giấc mơ với những khao khát tình dục của cô gái dậy thì: “Hai bên vú cương lên và nhức nhối. Tôi vật vã suốt đêm và không thể ngủ lại được nữa. Những người hàng xóm bảo bà tôi. Dạo này con Thảo nhà cụ dậy thì, đẹp ra đáo để. Trông nó như cái nụ hoa ấy, xem có đám nào gả nó đi cụ ạ, để yên tâm cái tuổi già. Tôi soi gướng. Khuôn mặt bầu bĩnh ra hơn. Hai má ửng hồng. Hai bầu vú thây lẩy, núm vú hồng sưng cứng lên.” [53, tr.271-272]. Bằng ngôn từ giản dị, Y Ban rất tự hào về vẻ đẹp thôn quê gợi tình của cặp vú: “Vạt áo được kéo lên cao để hở một bên vú bà Hàn ra ngoài. Một bên vú bánh dày trắng mịn. Cái đầu vú nhỏ, quầng vú nhỏ nâu sậm chứ không thâm.” [18, tr.30]. Những khao khát tình dục cuồng nhiệt ở người đàn bà chân ngắn đã 28 tuổi làm cho cơ thể chuyển động, hai má nóng bừng, ngực co tròn trong tấm áo lót, vú săn lại: “Và hai đầu vú Nấm săn lại, chọc thẳng vào lớp vải… Hai núm vú săn cứng màu hồng nhô ra. Nấm lấy hai lòng bàn tay xoa nhè nhẹ. Một cảm giác đê mê lan khắp cơ thể Nấm. Một cảm giác thật dễ chịu” [20, tr.56]. Với quan niệm và ý thức rõ ràng về những điều mình viết, các cây bút nữ không hề mặc cảm, dè dặt khi đưa tình dục vào trong tác phẩm. Những người phụ nữ khát tình luôn khao khát nụ hôn và đạt được những khoái cảm tình dục bằng tất cả bức xúc lan tỏa: “Em nằm duỗi người, hai tay để lên đầu. Em thả lỏng người thoải mái. Anh lại hôn em. Môi anh vẫn nồng ấm. Anh đã kết thúc và rất thoả mãn. Một tay anh để lên ngực em xoa nhẹ. Em muốn khóc nức nở. Em đã cố gắng để không khóc. Em bắt ý nghĩ quay về một điều gì đó.” [18, tr.226]. “Trong sa mạc vô tận của tình yêu, khoái lạc giữ một vị trí rất nhỏ nhưng cháy bỏng, sáng rực” [173,
  • 38. 34 tr.48]. Khoái lạc trong tình dục là một trong những yếu tố được đề cao, khoái lạc làm cho giới nữ không thoát khỏi cám dỗ của xác thịt. “Người phụ nữ có thể đảm nhận giới tính của mình một cách vẻ vang: sự xúc động, khoái cảm, ham muốn không còn là một trạng thái mà là một sự dâng hiến, thân thể của họ không còn là một vật thể, mà là một bài ca, một ngọn lửa. Lúc đó họ có thể phó thác mình một cách say đắm cho sự cám dỗ của tình dục.” [173, tr.324]. Cám dỗ của xác thịt thúc bách y như đói ăn và khát uống được ghi lại một cách thẳng thắn, chân thực không dấu diếm: “Nàng nhớ những cơn thèm sau khi rời Đính ra, cơ thể lúc đó như người đang ăn thịt mà phải chuyển sang chay tịnh, những cơn đói thực sự trên người, ở những vùng nhạy cảm nhất trên người là một thứ đói trơ trẽn, thúc bách, thường trực y như đói ăn và khát uống vậy. Ban ngày thì không nói làm chi, ban ngày làm cho sự đói ấy như một cái lá xấu hổ bị ánh sáng chạm vào nhưng ban đêm thì nó sổ lồng một cách cũng rất là đáng xấu hổ… Nhiều lúc thử dùng tay để tưởng tượng nó là Đính nhưng sau đó thì rã rời, chán ngán và đầu óc u u minh minh chứ không phải là sự đánh thức tươi tỉnh và bùng nổ như với Đính, như trai trên và gái dưới được.” [90, tr.256]. Vượt qua những định kiến, dám đối mặt trực diện với dư luận, các nhà văn nữ đương đại đã đưa tất cả “những bí mật phòng the” vào tác phẩm. Nhân vật nữ trong sáng tác của họ không ngần ngại trò chuyện một cách tự nhiên với nhau về những chuyện “ thầm kín” trong cuộc “yêu”: “- Em nói chị không được cười đâu đấy. Hồi mới yêu nhau em ngủ với anh ấy. Lúc anh ấy xuất ra tinh trùng bắn vọt lên mặt em. Bây giờ nó chỉ rim rỉm ra ngay chỗ rốn thôi chị a. - Trời ơi mày làm chị mày cười chết mất. Mới quan hệ với nhau thì nòng súng còn nhỏ,lực bắn mạnh thì tất yếu đạn phải bay xa. Dùng lâu nòng giãn ra rồi thì bắn xa sao được.” [17, tr.84]. Người phụ nữ khát tình đòi hỏi được thỏa mãn những khát khao tình dục một cách mạnh mẽ, chủ động làm tình trong những cuộc làm tình: “Nàng ngồi trên người Đính, như ban nãy Đính đã cẩn trọng với từng xăng-ti-met thịt da nàng. Tiệp thấy mình bạo dạn và lão luyện, sự nhịp nhàng của thịt da đằm thắm, ngọt ngào. Từ thế thủ nàng ào sang thế chủ, một cực khác với lần đầu, nàng bốc cháy từ gót chân đến đỉnh đầu và thật sự không biết mình đang bồng bềnh ở đâu, chính danh hay không