SlideShare a Scribd company logo
1 of 168
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN HỮU CHẤT
ĐẶC ĐIỂM
CỦA LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM
TỰ THUẬT THẾ KỶ XVIII - XIX
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 92 201 21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN HỮU SƠN
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Mọi
trích dẫn trong luận án là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc công bố dƣới bất cứ
hình thức nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án
Trần Hữu Chất
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, tôi đã nhận đƣợc sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá
nhân, tập thể.
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn,
Phó Viện trƣởng Viện Văn học đã tận tình hƣớng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành
luận án.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Văn học – Học viện Khoa học xã hội đã
đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo, đồng nghiệp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hƣng Yên đã
tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã khuyến khích, động viên tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án
Trần Hữu Chất
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 01
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 06
1.1. Khái quát thành tựu nghiên cứu truyện thơ Nôm 06
1.2. Tình hình nghiên cứu loại truyện thơ Nôm tự thuật 09
1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và hƣớng tiếp cận của luận án 28
Tiểu kết Chƣơng 1 30
CHƢƠNG 2: VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM VÀ DIỆN MẠO
LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM TỰ THUẬT
32
2.1. Truyện thơ Nôm và loại truyện thơ Nôm tự thuật 32
2.2. Tác giả và tác phẩm loại truyện thơ Nôm tự thuật 42
Tiểu kết Chƣơng 2 57
CHƢƠNG 3: HIỆN THỰC XÃ HỘI VÀ HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI TÁC
GIẢ TRONG LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM TỰ THUẬT
59
3.1. Hiện thực lịch sử - xã hội trong loại truyện thơ Nôm tự thuật 59
3.2. Phong cảnh đất nƣớc và con ngƣời quê hƣơng trong loại truyện thơ Nôm
tự thuật
70
3.3. Hình tƣợng con ngƣời tác giả trong loại truyện thơ Nôm tự thuật 81
Tiểu kết Chƣơng 3 99
CHƢƠNG 4: NGHỆ THUẬT TỰ SỰ CỦA LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM TỰ
THUẬT
101
4.1. Mô hình kết cấu và đặc tính ký sự trong loại truyện thơ Nôm tự thuật 101
4.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong loại truyện thơ Nôm tự thuật 110
4.3. Nghệ thuật trần thuật trong loại truyện thơ Nôm tự thuật 127
4.4. Yếu tố thần kỳ trong loại truyện thơ Nôm tự thuật 136
Tiểu kết Chƣơng 4 144
KẾT LUẬN 146
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX đầy biến động do sự
khủng hoảng, bế tắc của nhà nƣớc phong kiến, sự rạn nứt của hệ tƣ tƣởng Nho giáo
và sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của quần chúng nhân dân cần lao. Song, xét
trong tiến trình lịch sử văn học, các nhà nghiên cứu nhận thấy đây lại là giai đoạn
phát triển rực rỡ nhất. Thành tựu nổi bật, đánh dấu nốt son của văn học giai đoạn
này là sự ra đời và nở rộ thể loại truyện thơ Nôm độc đáo, gắn liền với hàng trăm
tác phẩm lƣu truyền qua nhiều thế hệ nhƣ Hoa tiên, Phan Trần, Nhị độ mai, Trinh
Thử, Truyện Kiều... và vẫn tràn đầy sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của giới
nghiên cứu văn học, văn hóa ngày nay với sự xuất hiện ngày càng nhiều công trình,
bài viết nghiên cứu chuyên sâu về thể loại.
1.2. Với tinh thần thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ, các tác gia trung đại
thƣờng thích mô phỏng, diễn đạt lại những cái đã có theo khuôn mẫu định sẵn mà
ngại nghĩ ra đề tài hoặc cốt truyện mới. Tìm hiểu nguồn gốc đề tài truyện thơ Nôm,
giới nghiên cứu nhận thấy hầu hết tác phẩm lấy đề tài từ truyện cổ dân gian nhƣ
Trương Chi, Tấm Cám, Chàng Chuối, hoặc lấy đề tài, cốt truyện từ những sự tích,
nhân vật lịch sử có thật ở nƣớc ta nhƣ Tống Trân – Cúc Hoa, Tướng quân Phạm
Ngũ Lão, hoặc lấy đề tài, cốt truyện từ văn học Trung Quốc nhƣ Hoa tiên, Truyện
Kiều, Nhị độ mai...
Trong khi đa số sáng tác dựa trên cơ sở vay mƣợn cốt truyện, sự xuất hiện một
số ít tác giả bác học viết truyện thơ Nôm bằng chất liệu đời sống dân tộc, thậm chí
bằng chính câu chuyện riêng tƣ của bản thân đã đem lại một sắc thái mới cho thể
loại. Khởi đầu từ tác phẩm ít nhiều in dấu ấn tự thuật nhƣ Lâm tuyền vãn của Phùng
Khắc Khoan thuật lại cảnh sống nơi núi rừng khi bị lƣu đày ở Thành Nam (Con
Cuông, Nghệ An); Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ ghi lại giấc mơ khi đi
thăm ngƣời anh trai đang dạy học ở Nam Đàn (Nghệ An); rồi phát triển đến Phạm
Thái với trang đời dang dở trong Sơ kính tân trang và kết thúc ở Nguyễn Đình
Chiểu với câu chuyện hành đạo trong Lục Vân Tiên truyện, đã hình thành một tiểu
loại mới trong gia đình truyện thơ Nôm - truyện thơ Nôm tự thuật. Với kiểu loại tự
thuật này, chủ nhân sáng tạo ra nó vừa đi trên con đƣờng của truyền thống, vừa đƣa
thể loại phát triển theo hƣớng ly tâm, phi truyền thống. Việc sử dụng dữ kiện thuộc
tiểu sử cá nhân để xây dựng cốt truyện, truyện thơ Nôm tự thuật đã bộc lộ nét cá
biệt trong tƣ duy sáng tạo, đây là sự tiếp nối, mở rộng đƣờng biên thể loại, phát
2
triển khả năng khai thác yếu tố hiện thực và vị thế con ngƣời tác giả trong giai đoạn
lịch sử biến động.
1.3. Nhƣ đã nói, sự thể hiện, hƣớng tới cuộc sống đƣơng thời, những yếu tố
thuộc tiểu sử cá nhân, chiều kích sâu thẳm bên trong con ngƣời trong loại truyện thơ
Nôm tự thuật không chỉ khẳng định tài năng, cá tính tác giả mà còn nói lên sự phát
triển của một trào lƣu nhân văn mới đang hình thành và đánh dấu sự phát triển vƣợt
lên cung cách lý tƣởng hóa về không – thời gian trong sáng tạo nghệ thuật. Tuy
nhiên, đến nay, giới nghiên cứu, phê bình mới chủ yếu đi vào những khái quát riêng
lẻ cho từng tác phẩm mà chƣa có công trình, chuyên luận, bài viết đặt vấn đề tìm
hiểu, đánh giá tiểu loại truyện thơ Nôm tự thuật. Từ đó, sự cần thiết phải tìm hiểu,
nghiên cứu loại truyện thơ Nôm tự thuật thế kỷ XVIII - XIX trong tƣơng quan với
dòng truyện thơ Nôm đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề.
Phác thảo diện mạo và khẳng định đóng góp của loại truyện thơ Nôm tự thuật
– một bông hoa vừa quen vừa lạ - trong thể loại truyện thơ Nôm là yêu cầu có tính
cấp thiết. Nhận thức đƣợc ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, chúng tôi chọn thực
hiện đề tài luận án Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật thế kỷ XVIII - XIX.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án hƣớng tới nhận diện và làm rõ hơn đặc điểm của loại truyện thơ Nôm
tự thuật. Ngoài ra, thông qua việc nghiên cứu về loại truyện thơ Nôm tự thuật,
chúng tôi sẽ góp phần xác định vai trò, vị trí của tác giả, tác phẩm đối với lịch sử
văn học cổ điển Việt Nam nói chung và thể loại truyện thơ Nôm nói riêng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án xác định nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất, trên cơ sở quan niệm, khái niệm, hƣớng phân loại truyện thơ Nôm,
luận án xem xét khái niệm và nhận diện diện mạo loại truyện thơ Nôm tự thuật.
Thứ hai, tổng thuật lịch sử tiếp nhận về loại truyện thơ Nôm tự thuật qua
những tác phẩm tiêu biểu; đánh giá sự vận động trong tƣ tƣởng nghệ thuật của cá
nhân tác giả, dẫn đến sự ra đời tiểu loại truyện thơ Nôm tự thuật, một “nguồn riêng
giữa dòng chung” thuộc kho tàng truyện thơ Nôm.
Thứ ba, nghiên cứu và đánh giá vấn đề liên quan đến đặc điểm nội dung và
phƣơng thức nghệ thuật loại truyện thơ Nôm tự thuật; so sánh sự tƣơng đồng và
khác biệt giữa loại truyện thơ Nôm tự thuật và truyện thơ Nôm thuộc dòng cốt
truyện vay mƣợn.
3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là đặc điểm cơ bản loại truyện thơ Nôm tự
thuật. Chúng tôi tập trung phân tích những biểu hiện, nét đặc trƣng về sự hình
thành, nội dung và phƣơng thức nghệ thuật loại truyện thơ Nôm tự thuật, nhất là
làm sáng tỏ sự tƣơng đồng và khác biệt giữa loại truyện thơ Nôm tự thuật với truyện
thơ Nôm bác học khác.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Từ đối tƣợng nghiên cứu đã xác định, luận án tập trung khảo sát ba tác phẩm
mà chúng tôi xếp vào loại truyện thơ Nôm tự thuật: Sơ kính tân trang (Phạm Thái),
Mai đình mộng ký (Nguyễn Huy Hổ) và Lục Vân Tiên truyện (Nguyễn Đình Chiểu).
Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành tìm hiểu một số truyện thơ Nôm khác, nhất là
truyện thơ Nôm bác học để so sánh với loại truyện thơ Nôm tự thuật.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu tác giả
Vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu tác giả nhằm tìm hiểu tác phẩm thông qua
mối quan hệ giữa tác giả và văn bản nghệ thuật của nhà văn đó. Qua đó, chỉ ra điểm
giống và khác biệt trong các sự kiện, tình tiết của nhân vật với cuộc đời tác giả, thấy
đƣợc khả năng, sức sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ khi sử dụng chất liệu cá nhân để đƣa
vào tác phẩm.
4.2. Phương pháp lịch sử - xã hội cụ thể
Nghiên cứu truyện thơ Nôm tự thuật không thể tách rời môi trƣờng địa lí, hoàn
cảnh lịch sử - xã hội cụ thể mà tác giả đã sống và ký thác dòng tự thuật về cuộc đời
vào truyện. Nhiệm vụ của phƣơng pháp này để thấy cơ sở tiền đề dẫn đến sự xuất
hiện loại truyện thơ Nôm tự thuật và thấy rõ bức tranh hiện thực xã hội đƣơng thời
đƣợc tái hiện trong truyện thơ Nôm tự thuật.
4.3. Phương pháp loại hình
Truyện thơ Nôm tự thuật là bộ phận không tách rời của nền văn học trung đại
Việt Nam nói chung, của thể loại truyện thơ Nôm nói riêng. Thông qua phƣơng
pháp loại hình để thấy sự vận động và phát triển của truyện thơ Nôm trong tiến trình
phát triển văn học Việt Nam, cũng nhƣ thấy đƣợc sự đa dạng, phong phú trong nội
dung và phƣơng thức nghệ thuật thể loại.
4
4.4. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp này sử dụng để đối sánh trong nội bộ tác phẩm thuộc loại truyện
thơ Nôm tự thuật và giữa loại truyện thơ Nôm tự thuật với truyện thơ Nôm khác để
làm nổi bật một số nét đặc trƣng mang tính kế thừa và sự khác biệt độc đáo về nội
dung phản ánh và phƣơng thức miêu tả. Kết quả thu đƣợc từ sự so sánh là luận cứ
khảo chứng cho các luận điểm mà chúng tôi đề xuất trong đề tài.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Lần đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu tiểu loại truyện thơ Nôm tự thuật, kết quả
nghiên cứu của luận án góp phần đặt tiền đề về lý thuyết nghiên cứu loại truyện thơ
Nôm tự thuật, trƣớc hết là trên phƣơng diện xác định khái niệm và diện mạo loại
truyện thơ Nôm tự thuật.
- Luận án đánh giá sự chi phối của ngòi bút tự thuật, chỉ ra sự sáng tạo của cá
nhân tác giả trong việc khai thác tiểu sử đời tƣ để xây dựng cốt truyện. Trên nền
tảng đó, luận án tập trung phân tích đặc điểm nội dung và hình thức nghệ thuật của
loại truyện thơ Nôm tự thuật trong tƣơng quan so sánh với loại truyện thơ Nôm bác
học có cốt truyện vay mƣợn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Thực hiện đề tài nghiên cứu Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật thế kỷ
XVIII - XIX góp phần tiếp tục làm rõ sự chuyển mình mạnh mẽ của một nền văn
học, dẫn đến sự xuất hiện yếu tố tự thuật trong truyện thơ Nôm; khái quát về tác giả,
diện mạo tác phẩm loại truyện thơ Nôm tự thuật.
Nghiên cứu chuyên sâu về loại truyện thơ Nôm tự thuật, luận án tập trung vào
ba tác phẩm là Sơ kính tân trang, Mai đình mộng ký, Lục Vân Tiên truyện, từ đó
khái quát đặc điểm cơ bản về nội dung và hình thức nghệ thuật; sự tƣơng đồng và
khác biệt của truyện thơ Nôm tự thuật với truyện thơ Nôm có cốt truyện vay mƣợn.
Cũng từ truyện thơ Nôm tự thuật để hiểu thêm vấn đề về con ngƣời cá nhân trong
văn học trung đại Việt Nam, vấn đề phong cách tác giả và phong cách thể loại.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần xây dựng hệ thống luận điểm
đánh giá về tiểu loại truyện thơ Nôm tự thuật thế kỷ XVIII – XIX. Những đánh giá
về tác giả, tác phẩm thuộc tiểu loại truyện thơ Nôm tự thuật cũng từ đó góp thêm
một tiếng nói vào trình diễn nghiên cứu truyện thơ Nôm vốn đã, đang và vẫn có sức
hấp dẫn đối với những ngƣời quan tâm đến di sản văn học của ông cha.
5
Ngoài ra, những vấn đề khoa học đƣợc nghiên cứu và trình bày trong luận án
về Sơ kính tân trang, Mai đình mộng ký, Lục Vân Tiên truyện nói riêng, truyện thơ
Nôm nói chung là tƣ liệu tham khảo có ý nghĩa thiết thực cho quá trình nghiên cứu,
học tập, giảng dạy trong nhà trƣờng các cấp.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận án
gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chƣơng 2. Vấn đề phân loại truyện thơ Nôm và diện mạo loại truyện thơ Nôm
tự thuật
Chƣơng 3. Hiện thực xã hội và hình tƣợng con ngƣời tác giả trong loại truyện
thơ Nôm tự thuật
Chƣơng 4. Nghệ thuật tự sự của loại truyện thơ Nôm tự thuật
6
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Truyện thơ Nôm Việt Nam là một hệ quả tất yếu, là thể loại nội sinh. Trong
đó, sự xuất hiện của loại truyện thơ Nôm tự thuật đánh dấu những sáng tạo cá nhân,
những đổi mới về quan niệm thẩm mỹ của các tác giả nhà nho trong tiến trình phát
triển của tƣ tƣởng nghệ thuật dƣới sự ảnh hƣởng các yếu tố lịch sử, văn hoá dân tộc
và ý thức cá thể. Để có những phân tích, đánh giá mang tính khoa học, thấu đáo về
loại truyện thơ Nôm tự thuật, một bộ phận không thể tác rời của thể loại truyện thơ
Nôm, trƣớc tiên cần thấy đƣợc thành tựu nghiên cứu thể loại truyện thơ Nôm, nhất
là truyện thơ Nôm bác học.
1.1. Khái quát thành tựu nghiên cứu truyện thơ Nôm
Ngay từ khi xuất hiện, thể loại truyện thơ Nôm đã đƣợc giới hàn lâm, giới tinh
hoa đón nhận dƣới dạng sƣu tầm, tập hợp, phiên âm và bƣớc đầu đƣa ra lời giới
thiệu khái quát, phát biểu ý kiến ngắn gọn dƣới dạng bài tựa, đề tựa, đề từ, bài bạt.
Ví dụ, Phạm Quý Thích có bài thơ Đoạn trường tân thanh đề từ; Tiên phong Mộng
Liên đƣờng chủ nhân soạn Tựa Đoạn trường tân thanh (1820); Phong Tuyết chủ
nhân Thập thanh nhị soạn Tựa Đoạn trường tân thanh (1828); Vũ Đài Vấn viết Tựa
Hoa tiên ký (1829); Cao Bá Quát viết Tựa truyện Hoa Tiên (1843)... Sang những
năm 20 của thế kỷ XX, truyện thơ Nôm tiếp tục đƣợc giới nghiên cứu quan tâm sƣu
tầm, giới thiệu, khảo luận với các loại bài đƣợc đăng trên Nam phong tạp chí, Đông
Dƣơng tập chí, Hữu Thanh. Nhƣ vậy, truyện thơ Nôm dù đƣợc giới hàn lâm quan
tâm tìm hiểu, nghiên cứu, song bình diện lý luận chƣa đƣợc chú ý nhiều. Những tiếp
nhận bƣớc đầu của họ là tiền đề, đặt nền tảng để đẩy mạnh quá trình nghiên cứu
truyện thơ Nôm ở chặng tiếp theo.
Từ Cách mạng tháng Tám 1945 trở đi, nhất là sau năm 1954 trở lại đây,
nghiên cứu truyện thơ Nôm gặt hái đƣợc nhiều thành tựu cả về mặt số lƣợng bài
viết, công trình nghiên cứu, cả về lực lƣợng giới chuyên môn và ngƣời yêu thích cổ
văn tìm đọc, bày tỏ quan điểm về một tác giả, một truyện thơ Nôm cụ thể, hoặc về
những vấn đề của truyện thơ Nôm nói chung. Nghiên cứu truyện thơ Nôm ở giai
đoạn sau này, ngoài việc vẫn tiếp tục đầu tƣ tâm sức và đã nâng cao hơn chất lƣợng
khảo sát, sƣu tầm, phiên âm, hiệu đính, dịch chú và giới thiệu, giới nghiên cứu, phê
bình văn học đã chú ý đến việc luận bàn đặc điểm loại hình, những lý thuyết mới về
nghiên cứu tác phẩm văn học đƣợc vận dụng vào việc giới thiệu truyện thơ Nôm.
7
Công trình văn học sử có bàn về thể loại truyện thơ Nôm phải kể đến Lược thảo lịch
sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quí Đôn (1957); Sơ thảo lịch sử văn học Việt
Nam của Văn Tân, Hoài Thanh, Nguyễn Đổng Chi (1959); Lịch sử văn học Việt
Nam của Lê Hoài Nam, Lê Trí Viễn (1965), Văn học dân gian của Đinh Gia Khánh
(1972), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam của Cao Huy Đỉnh (1974),
Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX của Nguyễn Lộc
(1978), Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam của Đỗ Bình
Trị (1978), Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm của Đặng Thanh Lê (1979), Giáo
trình lịch sử văn học Việt Nam của Trƣờng Đại học Sƣ phạm; Lịch sử văn học Việt
Nam của Trƣờng Đại học Tổng hợp; Lịch sử văn học Việt Nam của Ủy ban Khoa
học xã hội Việt Nam (1980)...
Tiếp đến, là những bài nghiên cứu thể loại truyện thơ Nôm nói chung, hoặc
những bài nghiên cứu truyện thơ Nôm cụ thể đƣợc đăng tải trên ấn phẩm Tập san
Nghiên cứu Văn Sử Địa, Nghiên cứu Văn học, Tạp chí Văn học, Tạp chí Khoa học
xã hội, Tạp chí Văn hóa dân gian... Trên phƣơng diện viết về những vấn đề của
truyện thơ Nôm nói chung, có thể nêu tên những bài nhƣ: Truyện Nôm khuyết danh,
một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam của Bùi Văn Nguyên (1960), Nhân
vật phụ nữ qua một số truyện Nôm của Đặng Thanh Lê (1968), Những vấn đề xã hội
trong truyện Nôm bình dân của Nguyễn Lộc (1969), Mối quan hệ giữa truyện Nôm
bình dân và văn học dân gian của Vũ Tố Hảo (1980), Sự tiến triển của truyện thơ
cổ điển Việt Nam và sự vay mượn cốt truyện của N.I.Niculin (1983)... Trên phƣơng
diện viết về truyện thơ Nôm cụ thể, có thể kể đến: Tìm hiểu truyện Quan Âm thị
Kính của Nguyễn Đức Đàn (1956), Xung quanh cuốn Nhị độ mai của Trƣơng Chính
(1956), Phạm Tải Ngọc Hoa, một truyện Nôm khuyết danh có giá trị của Lê Hoài
Nam (1960), Một số ý kiến về đánh giá Sơ kính tân trang của Triêu Dƣơng (1960),
Nguyễn Cảnh và truyện Phương Hoa của Ninh Viết Giao (1961), Vài ý kiến về
truyện Phan Trần của Trần Nghĩa (1962), Truyện Tây sương phải chăng là Lý Văn
Phức của Hoa Bằng (1962), Bàn về giá trị truyện Hoàng Trừu của Đặng Thanh Lê
(1965), Tìm hiểu truyện Bạch Viên – Tôn Các của Hoa Bằng (1968), Truyện thơ Lục
Vân Tiên với văn hóa dân gian của Nguyễn Quang Vinh (1972), Nhớ lại quá trình
phát hiện và công bố truyện Nôm Song Tinh – Bất Dạ của Mộng Tuyết (1987),
Truyện Mã Phụng – Xuân Hương của Phạm Đình Ân (1984), Bàn về Nguyễn Đình
Chiểu, người nghệ sĩ từ và trong truyện Nôm của Trần Đình Hƣợu (1988)... Ý kiến
về truyện thơ Nôm rất phong phú và đa dạng. Tựu chung lại phần nào cho thấy sự
8
hình thành và phát triển của thể loại, góp phần làm sáng tỏ các phƣơng diện nội
dung, ý nghĩa xã hội và hình thức nghệ thuật.
Trên nền tảng những thành tựu đạt đƣợc, sau hòa bình lập lại, đặc biệt là sau
đất nƣớc Đổi mới 1986, nghiên cứu truyện thơ Nôm tiếp tục có nhiều chuyển biến
và đóng góp trên phƣơng diện văn bản học và cả giải minh các giá trị thể loại.
Trong đó, phải kể đến đóng góp của Đặng Thanh Lê và Trần Đình Hƣợu, mà kết
quả nghiên cứu mang tính phát hiện của họ về truyện thơ Nôm nhƣ viên đá tảng cho
nhiều công trình đến tận ngày nay. Mở đầu là công trình nghiên cứu truyện thơ
Nôm từ góc độ thể loại với tiêu đề Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm (1979). Ở
đây, qua nghiên cứu Truyện Kiều dƣới tƣ cách là một tác phẩm tiêu biểu trong
chặng đƣờng phát triển của thể loại truyện thơ Nôm, Đặng Thanh Lê đã giải thích
những nền tảng chủng loại của thành tựu ấy trong mối quan hệ giữa nhà văn và đội
ngũ, giữa tác phẩm và thể loại. Đồng khuynh hƣớng nghiên cứu về thể loại, loại
hình truyện thơ Nôm còn có công trình Truyện Nôm nguồn gốc và bản chất thể loại
(1992) và sau này là Truyện Nôm lịch sử phát triển và thi pháp thể loại (2007) của
Kiều Thu Hoạch. Trên cơ sở nhìn lại chặng đƣờng lịch sử tiếp nhận, Kiều Thu
Hoạch đi đến tổng kết trên các phƣơng diện nghiên cứu truyện thơ Nôm, mà cụ thể
là cội nguồn lịch sử, thi pháp thể loại, vấn đề tên gọi và phân loại, chức năng tƣ
tƣởng thẩm mỹ... Tiếp cận truyện thơ Nôm dƣới bình diện hình thái học, Nguyễn
Phong Nam cho xuất bản công trình tâm huyết Truyện thơ Nôm – những nghiên cứu
hình thái học (2008). Trong mối tƣơng quan loại hình, Nguyễn Phong Nam đƣa ra
sơ đồ phân loại và từ đó lí giải các giá trị về cấu trúc của truyện thơ Nôm.
Cùng đối tƣợng nghiên cứu, Trần Đình Hƣợu lại chọn một hƣớng đi khác, đặt
ra vấn đề lý luận quan trọng về nghiên cứu truyện Nôm, mà ông gọi là mẫu hình
“nhà nho tài tử”, “truyện thơ Nôm tài tử giai nhân” đƣợc thể hiện trong bài Hoa tiên
và vấn đề của nó trong lịch sử truyện Nôm. Theo ông, đó là sự gắn kết của mẫu
hình nhà nho tài tử với sức hấp dẫn của ca bản, tiểu thuyết Trung Hoa mà Nguyễn
Huy Tự với truyện Hoa tiên là điểm khởi phát, đặt nền tảng cho chủ đề tình yêu tài
tử giai nhân ở truyện thơ Nôm về sau. Hƣớng tiệm cận này đã trở thành công cụ cho
công trình nghiên cứu về loại hình học tác giả văn học trong Nhà nho tài tử và văn
học Việt Nam (1999) của Trần Ngọc Vƣợng, về Hình tượng nhân vật phụ nữ trong
truyện Nôm tài tử giai nhân (1993) của Nguyễn Thị Chiến, về Văn học trung đại
Việt Nam từ góc nhìn văn hóa (2003) của Trần Nho Thìn. Ở bài viết Bàn về Nguyễn
Đình Chiểu – người nghệ sĩ từ và trong truyện Nôm, Trần Đình Hƣợu cho rằng
9
truyện thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu mà cụ thể là Lục Vân Tiên truyện, Dương
Từ - Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp đều khác đến trái ngƣợc với truyện thơ
Nôm tài tử giai nhân trƣớc đó, cái đích hƣớng đến của của nhân vật, nói đúng hơn là
của Nguyễn Đình Chiểu là chữ Nghĩa và các phạm trù đạo đức chứ không phải là
tình yêu trai gái nên nhân vật trong truyện “không khát khao yêu đƣơng và không đi
tìm kiếm tình yêu”. Có thể nói, truyện thơ Nôm bác học đến trƣờng hợp Nguyễn
Đình Chiểu ở cuối thế kỷ XIX đã có chuyển hƣớng, từ phạm trù thân, tình, mang
yếu tố cá nhân chuyển sang phạm trù cộng đồng xã hội.
Gần đây, trên những thành tựu, vấn đề giới nghiên cứu đi trƣớc đã đặt ra, gợi ý
và còn để lại, Nguyễn Thị Nhàn đã tìm đến một cách tiếp cận riêng, chuyên sâu về
một phƣơng diện kết cấu cốt truyện trong công trình Thi pháp cốt truyện truyện thơ
Nôm và Truyện Kiều (2009). Với con đƣờng này, tác giả đã tìm hiểu và xác lập bổ
sung những mô hình kết cấu mới tiêu biểu trong truyện thơ Nôm và Truyện Kiều
ngoài mô hình đã đƣợc xác lập từ trƣớc. Luận án Truyện Nôm bác học từ góc nhìn
cổ mẫu (2017) của Nguyễn Quang Huy đặt truyện thơ Nôm bác học trong sự liên hệ
với truyền thống trƣớc đó, trong kiểu tƣ duy tiền hiện đại, xem xét cổ mẫu nhƣ một
mã để đi vào miền mộng tƣởng văn chƣơng truyện thơ Nôm bác học, đặc biệt là
chiều sâu tƣ tƣởng, ở các cấu trúc của nó. Nhìn nhận truyện thơ Nôm trong quan hệ
so sánh loại hình – lịch sử với truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng nhƣ
truyện thơ khu vực Đông Nam Á và miền Nam Trung Hoa cũng đƣợc một số tác giả
quan tâm. Tiêu biểu là công trình Truyện Nôm lịch sử phát triển và thi pháp thể loại
(2007) của Kiều Thu Hoạch; Nghiên cứu một số truyện thơ của các dân tộc Thái ở
Việt Nam có cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh (2013) của Ngô Thị
Phƣợng; Truyện thơ Tày – nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại
(2015) của Vũ Anh Tuấn... Đây là khuynh hƣớng mở rộng phạm vi tiếp cận trong
tính đối sánh đồng hiện để nhìn nhận sâu rộng hơn con đƣờng phát triển cũng nhƣ
bản chất và giá trị của truyện thơ Nôm.
1.2. Tình hình nghiên cứu loại truyện thơ Nôm tự thuật
Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ và
Lục Vân Tiên truyện của Nguyễn Đình Chiểu đƣợc nhận định là ba tác phẩm tiêu
biểu của loại truyện thơ Nôm tự thuật, đã dành đƣợc sự quan tâm của giới nghiên
cứu văn học, văn hóa. Tìm hiểu về nghiên cứu loại truyện thơ Nôm tự thuật, ngoài
việc khái quát những công trình, bài nghiên cứu về tác giả và tác phẩm, chúng tôi
chú trọng tìm hiểu và nhấn mạnh những nhận định, đánh giá khía cạnh tự thuật của
10
tác phẩm và sự chi phối của ngòi bút tự thuật trên phƣơng diện nội dung và hình
thức biểu hiện, làm cơ sở để đánh giá đặc điểm loại truyện thơ Nôm tự thuật.
1.2.1. Về truyện thơ Nôm Sơ kính tân trang
Nhìn từ góc độ chức năng, văn học trung đại Việt Nam có sứ mệnh đặc biệt là
tải đạo, nói chí của ngƣời quân tử. Tuy nhiên, không phải tất cả thơ văn, nhất là ở
chặng cuối tập trung vào những đề tài lớn của đất nƣớc, nhiều tác phẩm không chỉ
để chở đạo mà còn xuất hiện nhiều tác phẩm diễn tả những cung bậc tình cảm,
những biểu hiện cụ thể trong cuộc sống đời thƣờng, gắn với cuộc đời cá nhân. Điển
hình là trƣờng hợp Phạm Thái. Ông viết Sơ kính tân trang vào năm đầu thế kỷ XIX.
Là tác phẩm đặc biệt, thiên truyện thơ Nôm này đã đƣợc giới học thuật và độc giả
yêu văn thơ chọn làm đối tƣợng khảo cứu. Đáng chú ý là một số bộ văn học sử, giáo
trình lịch sử văn học ở trƣờng đại học, chuyên khảo, tiểu luận nghiên cứu của Triêu
Dƣơng, Nguyễn Nghiệp, Trần Nghĩa, Tế Hanh, Trần Nho Thìn, Lại Nguyên Ân,
Phạm Thế Ngũ, Vũ Tiến Quỳnh, Đặng Thanh Lê, Nguyễn Lộc, Nguyễn Thị Nhàn,
Nguyễn Phạm Hùng, Trần Đình Sử, Phạm Nam Trung, Đặng Thị Hảo...
1.2.1.1. Đọc Sơ kính tân trang, các nhà nghiên cứu luôn thống nhất đây “là
một thiên tự truyện” [230, tr.134]. Thanh Lãng khẳng định với Sơ kính tân trang,
“Phạm Thái đã đem hết tâm tƣ thầm kín của ông ra mà bộc lộ ở đấy: nó là một cuốn
truyện tự thuật truyện đời ông và đời của ngƣời yêu ông” [109, tr.570]. Nguyễn Lộc
cho rằng tác phẩm “diễn tả lại câu chuyện tình của chính bản thân tác giả” [123,
tr.311] với nỗi vui, buồn, đƣợc, mất, bi phẫn và giấc mộng đẹp. Hoàng Hữu Yên,
ngƣời dày công nghiên cứu, hiệu đính, chú giải Sơ kính tân trang khẳng định: “Tính
độc đáo trƣớc tiên của Sơ kính tân trang cần đƣợc nhấn mạnh là tính tự truyện của
tác giả. Phạm Thái không vay mƣợn cốt truyện ở đâu cả. Ông viết lại chuyện của
chính bản thân mình” [243, tr.161]. Đồng quan điểm, Kiều Thu Hoạch thấy tính tự
thuật hiện hữu và coi đây là trƣờng hợp thú vị, “là một tác phẩm có tính chất tự
truyện của Phạm Thái, nhằm ghi lại mối tình bi thảm giữa nhà thơ tài hoa này với
Trƣơng Quỳnh Nhƣ. Những nhân vật chính trong tác phẩm nhƣ Phạm Kim, Trƣơng
Quỳnh Thƣ… chỉ là bản sao chép từ những nguyên mẫu có thật trong hiện thực là
Phạm Thái và Trƣơng Quỳnh Nhƣ” [74, tr.170].
Viết Sơ kính tân trang dù với mục đích “nhằm thuật lại mối tình lỡ dở với
Trƣơng Quỳnh Nhƣ nhƣng đồng thời tự an ủi mình bằng một giấc mơ” [11, tr.18]
hay “không nhằm mục đích giãi bầy bi kịch của đời mình bằng việc tái sinh lại đoạn
đời buồn đau đó qua những trang viết” [149, tr.82] thì cũng không thể phủ nhận tính
11
tự thuật của tác phẩm. Rõ ràng, đây là việc “sử dụng đời tƣ của bản thân nhƣ chất
liệu để nhận thức, khám phá toàn bộ sự đa dạng và phức tạp trong hoạt động tâm lý
và tình cảm của mỗi cá nhân con ngƣời” [163, tr.330] nhƣ nhận xét của nhóm tác
giả Từ điển thuật ngữ văn học. Vì thế, tính tự thuật của Sơ kính tân trang đƣa Phạm
Thái trở thành hiện tƣợng chƣa từng có ở văn học trung đại, “là ngƣời duy nhất
trong các nhà văn cổ điển xây dựng truyện thơ bằng chất liệu đời sống dân tộc, và
bằng chính câu chuyện thầm kín của riêng mình” [18, tr.1369], đồng thời, đánh dấu
bƣớc đột phá trong phong cách khai thác đề tài của văn học trung đại Việt Nam.
1.2.1.2. Nghiên cứu tác phẩm tiêu biểu nhất của Phạm Thái không phải lúc
nào cũng có những nhận định thống nhất, thậm chí trái ngƣợc. Áp chiếu lập trƣờng,
tƣ tƣởng Phạm Thái vào văn bản nghệ thuật, Nguyễn Nghiệp chỉ thấy điểm yếu nên
đánh giá thấp: “Xét về toàn bộ tác phẩm mà nói, thử hỏi tác dụng giáo dục Sơ kính
tân trang đối với thế hệ chúng ta phỏng đƣợc bao nhiêu. Một con ngƣời với tƣ
tƣởng căn bản là phản động và tiêu cực nhƣ Phạm Thái làm sao có thể tạo ra những
giá trị nhân đạo cao cả, có tác dụng cho thế hệ đƣợc” [147, tr.57]. Ý kiến trên không
nhận đƣợc sự đồng thuận của nhiều nhà nghiên cứu. Vẫn biết tác phẩm còn điểm
hạn chế, song họ đều nhận thấy nét khả thủ là dấu ấn mà tác giả để lại. Theo Đặng
Thị Hảo, “Sơ kính tân trang độc đáo và nổi tiếng đến mức về sau hễ cứ nhắc đến tên
Phạm Thái, ngƣời ta không thể không hình dung về ông – một nhà thơ đầy phong
cách và cá tính” [67, tr.52]. Không chỉ là đỉnh cao sự nghiệp của Phạm Thái, Hoàng
Hữu Yên coi đó là “hiện tƣợng văn học hiếm có trong thể loại truyện thơ, một thể
loại lớn, phong phú, đa dạng về nội dung và nghệ thuật của nền văn học cổ điển rực
rỡ” [11, tr.58]. Ông đánh giá tác phẩm là “bản tình ca độc đáo” [244, tr.16].
Theo Lại Ngọc Cang, bên cạnh những lệch lạc phải vạch rõ, tác phẩm vẫn
xứng đáng có một vị trí đặc biệt trong văn học nƣớc nhà, nhất là trên phƣơng diện
chủ đề tình yêu. Ông viết: “Với Sơ kính tân trang, văn chƣơng cổ điển có thêm một
tiếng nói rất táo bạo về tình yêu. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, có
nhà văn đã công khai thuật lại mối tình “ngoài vòng lễ giáo” của chính mình” [11,
tr.18]. Từ đó, ông nhận định: “Ý định của Phạm Thái đã rõ rệt. Trƣớc sau, Sơ kính
tân trang chỉ là một câu chuyện tình bắt nguồn từ thực tế và đó là một mối tình tự
do, trong trắng, chung thủy, vƣợt ra ngoài vòng thao túng của lễ giáo phong kiến.
Sơ kính tân trang, vì vậy có thể coi là tác phẩm lãng mạn đầu tiên của văn học Việt
Nam. Nó là kết quả của quá trình đấu tranh của văn chƣơng cổ điển chống sự đè nén
của lễ giáo phong kiến và có thể xem nhƣ dấu hiệu báo trƣớc sự xuất hiện một sớm
12
một chiều của Đoạn trường tân thanh. Vị trí đặc biệt của nó trong lịch sử văn học
nƣớc ta là ở chỗ đó” [11, tr.27].
Nhiều nhà nghiên cứu chung nhận định đây là truyện ngợi ca tình yêu tự do,
phóng túng, vƣợt ra ngoài khuôn khổ của luân lý, lễ giáo phong kiến. Trong Việt
Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ chú ý phân tích mối tình Phạm -
Quỳnh với lời nhận xét đó là “một giấc mơ trong phòng văn của một nghệ sĩ thất
tình... trên mỗi trang truyện tâm hồn của tác giả bộc lộ đằm thắm”. Cuối cùng, ông
không quên đánh giá “ngƣời trai thời loạn ấy đã đeo gƣơng tráng sĩ, đã khoác áo
thiền sƣ, lại đóng vai tình lang nồng nhiệt, để rồi đƣơng tuổi thanh xuân, đeo nặng
cuộc đời nhƣ một cùm xích, con ngƣời ấy quả cũng đã hội họp đƣợc tất cả những gì
là lãng mạn trong quan niệm con ngƣời chúng ta ngày nay” [144, tr.316]. Bàn về
phƣơng diện này, Nguyễn Lộc có phát hiện thú vị là tình yêu không phải độc quyền
của giai nhân tài tử Phạm Kim, Quỳnh Thƣ, Thụy Châu mà “những ngƣời thuộc
tầng lớp dƣới, những ngƣời ở, ngƣời hầu nhƣ Hồng nƣơng, Yến đồng cũng biết yêu
và tình yêu của họ cũng tế nhị, trong sáng không kém gì tình yêu của các bậc giai
nhân tài tử” [123, tr.240]. Các nhân vật “đã chứng tỏ một quan niệm yêu đƣơng tự
do, bạo dạn đến mức thật hiện đại” [19, tr.326]. Đặng Thị Hảo nhận thấy Phạm Thái
là ngƣời tài hoa nhƣng bi kịch, điều này thể hiện rất rõ trong “Sơ kính tân trang -
câu chuyện của tình yêu. Gặp và yêu Trƣơng Quỳnh Nhƣ, Phạm Thái bƣớc vào mối
tình thơ mộng của mình thật hồn nhiên và nhƣ một “tiếng sét”, đến khi tình yêu thì
còn mà ngƣời tình thì mất Phạm Thái đành ký thác nỗi hận tình quá lớn ấy vào
trang thơ, công khai kể lại mối tình ngoài vòng lễ giáo đẹp đẽ và oan nghiệt của
mình cùng nhân thế” [67, tr.52].
Đánh giá đóng góp của Sơ kính tân trang, ngoài mục đích tìm hiểu giá trị bản
tình ca lãng mạn, một số nghiên cứu bƣớc đầu quan tâm đến tính dân tộc đậm đà,
tính hiện thực sâu sắc đƣợc thi sĩ họ Phạm khéo léo phản ánh thông qua câu chuyện
cá nhân. Tính dân tộc đƣợc thể hiện không chỉ qua nội dung cốt truyện độc đáo xuất
phát từ bản thân ngƣời nghệ sĩ mà còn biểu lộ qua phong cảnh đất nƣớc và con
ngƣời trong tác phẩm. Hoàng Hữu Yên viết: “Đây là một cuốn truyện về ngƣời
thực, cảnh thực diễn ra trên đất Việt vào một thời điểm cụ thể: cuối thế kỷ XVIII,
đầu thế kỷ XIX” [244, tr.36-37]. Ngoài tìm hiểu thiên nhiên, con ngƣời Việt Nam
trong tác phẩm, Hoàng Hữu Yên không quên tìm hiểu Phạm Thái tái hiện bức tranh
hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam thời đó. Ông thấy Phạm Thái dù khoác áo
thiền sƣ nhƣng vẫn “phơi bày bộ mặt ghê tởm của bọn thống trị ác bá thƣờng tác oai
13
tác quái ghê gớm” [243, tr.29]. Tính chất và mức độ hiện thực đƣợc Lại Ngọc Cang
đánh giá cao thông qua hành động Phạm Thái “phản ánh rất đúng tình trạng suy sụp
của Phật giáo nƣớc ta đã bắt đầu từ lâu... Chùa chiền mọc lên khắp nơi. Sƣ mô
không còn hiểu “giáo lý” đạo Phật là gì nữa mà chỉ biết “giữ chùa, ăn oản” lấy chùa
chiền làm nơi buôn thần, bán thánh, lừa dối nhân dân” [11, tr.35-36].
1.2.1.3. Kết cấu Sơ kính tân trang là vấn đề thú vị, tồn tại những đánh giá đối
lập. Lại Ngọc Cang đánh giá thấp nghệ thuật kết cấu: “Kết cấu Sơ kính tân trang rất
lỏng lẻo. Có nhiều đoạn rời rạc đến mức có thể nói là chắp vá. Phạm Thái không
xây dựng tác phẩm của mình theo sự phát triển hợp lý của sự việc, theo sự diễn biến
hợp tình của tâm lý nhân vật. Có nhiều đoạn cần tả kỹ thì chỉ nói gọn trong vài câu.
Ngƣợc lại có những chi tiết phụ lại đƣợc diễn tả dài dòng” [11, tr.15]. Cùng quan
điểm, Nguyễn Lộc cho rằng điểm hạn chế là chƣa tạo dựng thành công một kết cấu
hoàn chỉnh, nhiều chỗ xộc xệch, lỏng lẻo. Theo ông, hạn chế xuất phát “một phần vì
cảm hứng của nhà thơ không liền mạch, mà có tính chất chắp nối. Một phần khác có
lẽ quan trọng hơn là tác giả viết rất tùy tiện. Dƣờng nhƣ Phạm Thái gặp đâu viết đó,
không cân nhắc bố cục, không chọn lọc chi tiết” [123, tr.233]. Nguyễn Văn Xung
phê bình lối kết cấu có phần ƣớc lệ, thiếu chặt chẽ. Tác giả chỉ “ƣớc lệ ở thể thức
đính ƣớc lƣợc gƣơng và những sáo ảnh trích tiên lƣu luyến hồng trần, ở chi tiết hậu
thân tái hợp; thiếu chặt chẽ và vá víu vì một mối tình mà chia làm hai đoạn với hai
nhân vật khác nhau và cùng đều là họ Trƣơng; cuối cùng không vẹn toàn vì câu
chuyện gần nhƣ không có đoạn kết” [242, tr.54]. Ngoài việc cho “kết cấu không
đƣợc chặt chẽ, phân minh” với “bao nhiêu chi tiết không cần thiết tác giả không biết
loại đi” [230, tr.136], Lê Trí Viễn thấy “cuốn truyện nhƣ cắt làm đôi, mất nhất trí
trong động tác” [229, tr.397] khi chủ thể hƣ cấu thêm phần hoàn duyên.
Ngƣợc lại, Nguyễn Thị Nhàn một lần nữa coi điểm hạn chế mà ngƣời trƣớc
chỉ ra là điểm mạnh trong sáng tạo mà Phạm Thái có đƣợc: “Sơ kính tân trang
không theo cốt truyện trải qua một diễn biến thƣờng lệ: Hội ngộ, tai biến, tái hợp,
mà chỉ để lại những ấn tƣợng đẹp, những xúc động thẩm mĩ làm sao xuyến lòng
ngƣời, chính đó là nét mới của nghệ thuật tả tình ít thấy trong truyện thơ tình yêu”
[149, tr.79]. Đặng Thị Hảo cho đây là điểm độc đáo khi có sự hòa quyện giữa thực
và ảo: “Đó là một kết cấu hoàn toàn mới so với kết cấu truyền thống của truyện
Nôm: cũng có ba phần là gặp gỡ - tai biến và đại đoàn viên nhƣng kết thúc đại đoàn
viên của Sơ kính tân trang chính là phần ảo - phần hƣ cấu của tác giả... Nhƣ vậy,
truyện vừa có kết cấu mới mẻ, lại vẫn giữ đƣợc mô hình của kết cấu truyền thống”
14
[67, tr.53]. Từ đó, bà đánh giá đó là“một kết cấu lạ và phá cách nhƣ thế dự báo rằng
hình thức quy phạm của kết cấu cốt truyện thơ lục bát đang chuyển động theo
hƣớng rạn vỡ và sẽ đến thời điểm tự nó sẽ mở ra một chiều hƣớng kết cấu mới làm
phong phú thêm cho mô hình kết cấu của thể loại” [67, tr.65]. Triêu Dƣơng cũng
tâm đắc màn kết thúc. Ngƣời viết cho rằng, giấc mơ tƣơng phùng không phải do
Phạm Thái bịa ra để câu chuyện có hậu mà “đây quả là một cuộc tái sinh duyên có
nhiều ý vị bắt nguồn từ ý muốn chủ quan của tác giả cũng nhƣ của ngay nhân vật
Quỳnh Thƣ” [36, tr.48].
1.2.1.4. Một số nghiên cứu cũng đánh giá Phạm Thái còn hạn chế trong xây
dựng nhân vật. Nguyễn Văn Xung nhận xét “tâm lí nhân vật cũng không đƣợc nhất
trí... Phạm Kim đƣợc giới thiệu nhƣ một thanh niên kiêu dũng ở phần đầu truyện, đã
thấy tinh lực của mình lụi tàn trong những bƣớc phiêu du ngoạn cảnh rồi chết đuối
trong hai mối tình, một ngang trái và một đoàn viên; Quỳnh Thƣ và Thụy Châu đều
chƣa biểu hiện một cá tính nào rõ rệt. Quỳnh thƣ mới vừa xuất hiện đã bị nhấn chìm
ngay trong một biến cố đau thƣơng, và Thụy Châu chỉ là một đạo sĩ chƣa cho ta biết
đƣợc gì nhiều về cái nữ tính của mình. Còn các nhân vật khác đều là những cái
bóng mờ lƣớt qua”. Từ đó, nhân vật “chƣa có đƣợc cái kích thƣớc, cái chiều sâu
tâm lý đáng kể trong những tiểu thuyết lớn” [242, tr.54-55]. Đồng tình, Nguyễn Lộc
thấy nhân vật “còn nghèo nàn, sơ lƣợc, không có bản sắc riêng” [123, tr.233]. Theo
Lại Ngọc Cang, nhân vật “chƣa có bản sắc cá nhân” là bởi “Trƣơng Công, Thụy
Châu, Quỳnh Thƣ, Phạm Kim đều mang hoặc nhiều hoặc ít tƣ tƣởng và tình cảm
của chính Phạm Thái. Ông chƣa thoát đƣợc ra ngoài cái tâm sự của riêng mình để
sáng tạo nên những nhân vật có cá tính rõ ràng, có sức sống độc lập” [11, tr.46].
Tuy nhiên, Nguyễn Thị Nhàn không coi đó là hạn chế mà là đóng góp của tác
giả. Bà phát hiện đặc điểm loại nhân vật thể hiện tính tự thuật sâu sắc nhất. Theo bà,
Phạm Thái “muốn khám phá ra chính mình thông qua việc xây dựng hệ thống nhân
vật. Đặc biệt là bộ ba Phạm Kim, Thụy Châu, ngƣời khách giang hồ. Một nhân vật
ở giữ cõi nhân gian, một nhân vật trong cõi mộng, một nhân vật thoáng lƣớt qua
trong đời. Bộ ba này là bóng hình, là máu thịt do nhà thơ sinh ra. Họ là nơi nƣơng
náu phần hồn của Phạm Thái” [149, tr.82]. Nhƣ vậy, nhân vật trong tác phẩm là có
thật, không thay đổi nhiều nhƣ Thanh Lãng từng nhận xét trƣớc đó: “Tên của ông
và của ngƣời yêu đƣợc dùng hầu nhƣ nguyên vẹn trong tác phẩm. Nếu ở ngoài xã
hội tên ông là Phạm Thái và tên ngƣời yêu là Trƣơng Quỳnh Nhƣ thì ở trong truyện,
ông lấy tên là Phạm Kim và ngƣời yêu lấy tên là Trƣơng Quỳnh Thƣ” [109, tr.570].
15
Ngoài ra, một số bài bƣớc đầu chú ý đến tuyến nhân vật phản diện. Đó là đám đông
tu hành với lối sống trụy lạc, bọn sinh đồ ba quan dốt nát lại hay khoe chữ, bọn học
đòi theo lối tu tiên, đặc biệt chú ý đến sự xuất hiện của tên Đô đốc, hình ảnh đại
diện cho giai cấp thống trị. Họ tuy là “cái bóng mờ lƣớt qua câu chuyện” [242,
tr.55] nhƣng là một thành công khác của Phạm Thái không chỉ trên phƣơng diện bút
pháp mà hơn thế nữa là tái hiện rõ nét hiện thực xã hội đƣơng thời.
1.2.1.5. Yếu tố thần kỳ trong Sơ kính tân trang đƣợc đề cập song chƣa trở
thành đối tƣợng nghiên cứu chính. Phân tích đặc điểm chung về vấn đề kết thúc có
hậu của truyện thơ Nôm, Kiều Thu Hoạch đƣa dẫn chứng việc Phạm Thái sử dụng
yếu tố thần kỳ và cả những môtíp dân gian. Một số chi tiết thần kỳ đƣợc ông chỉ ra
nhƣ “Thụy Châu mà có chữ “Quỳnh” trong lòng bàn tay chứng tỏ Thụy Châu chính
là Quỳnh Thƣ tái sinh, đó là một chuyện lạ kỳ. Tình tiết Trƣơng Công đã ngoài sáu
mƣơi tuổi lại sinh con, đó cũng là chuyện khác thƣờng. Còn tình tiết viết chữ trong
lòng bàn tay trƣớc khi chết và khi tái sinh vẫn còn dấu chữ trong lòng bàn tay là
môtíp thần kỳ khá phổ biến trong các truyện cổ dân gian” [75, tr.171]. Cũng trên
bình diện này, thƣởng thức khúc vĩ thanh Sơ kính tân trang, Nguyễn Thị Nhàn đặt
ra câu hỏi “tái thế tƣơng phùng – kết thúc có hậu hay giấc mộng tôn giáo?” [149,
tr.81]. Lí giải, bà thấy cái kỳ đƣợc Phạm Thái sử dụng một cách có ý thức nhƣ một
thủ pháp nghệ thuật, nhƣ một hạt nhân tự sự quan trọng thuộc kết cấu tác phẩm.
Theo bà, “sự hòa trộn phức tạp giữa tín ngƣỡng dân gian, kiếp luân hồi của nhà
Phật, cộng với cuộc đời từng trải đầy bi kịch, trong đó có bi kịch tình yêu của Phạm
Thái đã đem đến cho tác phẩm của ông nét độc đáo” [149, tr.81-82].
Ở khía cạnh khác, Nguyễn Nghiệp nhận xét Sơ kính tân trang có đóng góp rất
đáng chú ý, “một nghệ thuật khá độc đáo từ cách sử dụng các thể tài thơ rất phong
phú và mạnh dạn” [147, tr.47]. Sự đa dạng thể tài đem lại hiệu quả nghệ thuật cao,
đến Nguyễn Văn Xung, ngƣời luôn phủ định giá trị tác phẩm cũng thừa nhận: “Nhịp
thơ đi nhƣ triều lên gió loạn, bẻ gãy mọi tiết tấu hiền hòa êm dịu của thể thơ lục bát
vốn mềm mại để tạo ra một nhịp điệu mới, hỗn độn và ngang tàn” [242, tr.63]. Về
sau, khi hiệu đính, Hoàng Hữu Yên đánh giá sự đa dạng của thể tài văn thơ, “lúc
cần thì tác giả sử dụng thể song thất lục bát, thể thất ngôn luật Đƣờng, thể từ khúc
và cả đối liên nữa. Sự xuất hiện của những thể nhƣ vậy điểm xuyến tác phẩm, phần
nào góp phần hạn chế sự đơn điệu của một thể thơ, dù thể đó đã đạt đến trình độ
thuần thục” [244, tr.33]. Đồng tình với ngƣời đi trƣớc, Đặng Thị Hảo nhận định:
“Ngòi bút của ông luôn chịu sự chi phối sâu sắc bởi một tƣ duy nghệ thuật hết sức
16
nhậy cảm. Dòng cảm súc, ý tƣởng thơ đƣa nhà thơ đến đâu thì ngòi bút của ông
theo đến đấy. Khi cần vận dụng thể tài nào là nhà thơ đƣa ngay vào trang thơ, do đó
Sơ kính tân trang của ông bao gồm rất nhiều thể tài, là một tác phẩm “hỗn dung thể
loại”: lục bát, song thất lục bát, thất ngôn luật, từ...” [67, tr.64-65].
1.2.2. Về truyện thơ Nôm Mai đình mộng ký
1.2.2.1. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy một số bộ
sách văn học sử xuất bản từ những năm 1943 trở về trƣớc nhƣ của Dƣơng Quảng
Hàm với Quốc văn trích diễm, Văn học Việt Nam và Việt Nam văn học sử yếu, của
Kiều Thanh Quế với Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam... đều có bàn về truyện thơ
Nôm nhƣng không thấy nói đến Nguyễn Huy Hổ và truyện Mai đình mộng ký.
Ngƣời đọc chỉ biết đến Mai đình mộng ký xuất hiện lần đầu trên Tạp chí Thanh
Nghị, số Xuân năm 1943 qua sự giới thiệu của Tiến sĩ văn khoa Pháp Hoàng Xuân
Hãn trong loạt bài viết “Nguồn gốc văn Kiều” in trên tờ báo do Vũ Đình Hòe chủ
nhiệm. Thời gian Mai đình mộng ký “ở ẩn” lên đến “gần trăm rƣởi năm”. Ngƣời có
công đƣa câu chuyện gói gọn chƣa đầy 300 câu thơ lục bát, kèm theo hai bài thơ
ngũ ngôn Đƣờng luật của Nguyễn Huy Hổ đến gần hơn với độc giả cũng thấy lạ về
sự mai một của áng văn chƣơng tuyệt diệu, không lời nào non, vần nào ép: “Ai cũng
biết Truyện Kiều, nhiều ngƣời biết Hoa tiên. Đến nhƣ Mai đình mộng ký thì không
mấy ai đƣợc đọc trừ một số ít ngƣời ở La Sơn và Can Lộc” [64, tr.28]. Và ngay cả
sau này, khi Mai đình mộng ký đã đƣợc một số nhà nghiên cứu hiệu đính, chú thích
và xuất bản rộng rãi thì sự quan tâm dành cho tác phẩm vẫn chƣa thật tƣơng xứng.
Xét thấy là một trong “ba tác phẩm hay nhất trong văn học quốc âm, và Kiều
chỉ là giai đoạn cuối cùng của trong văn phái” [63, tr.5], năm 1951, Mai đình mộng
ký đã đƣợc Hoàng Xuân Hãn lựa chọn in thành sách, Nghiêm Toản chú thích, nhà
xuất bản Sông Nhị, Hà Nội ấn hành. Trong lần giới thiệu này, ông có cơ hội tu
chỉnh lại một số phần phiên âm trên cơ sở các bản mà bản thân sƣu tầm đƣợc. Ấn
phẩm của Hoàng Xuân Hãn là cơ sở để Vũ Bằng hiệu đính, chú thích thêm và Nhà
xuất bản Phạm Văn Tƣơi (Sài Gòn) phát hành năm 1956 [10]. Tiếp đó, đến năm
1997, Viện Văn học và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp xuất bản cuốn sách Nguyễn
Huy Hổ với Mai đình mộng ký do Lại Văn Hùng phiên âm, dịch chú và giới thiệu
[83]. Sau đó, năm 1998, Hữu Ngọc và Nguyễn Đức Hiền đã tập hợp và in lại toàn
bộ bản Mai đình mộng ký trong công trình La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn [141].
1.2.2.2. Nhƣ vậy, Hoàng Xuân Hãn có lẽ là ngƣời đầu tiên “hiến độc giả” và
cũng là ngƣời đầu tiên có những nhận xét, đánh giá xung quanh tác giả và tác phẩm
17
Mai đình mộng ký mà ông cho rằng chẳng kém Hoa tiên và Kiều. Cụ thể, trong bài
viết “Nguồn gốc văn Kiều (văn phái Hồng Sơn)”, Hoàng Xuân Hãn đặt vấn đề xem
xét mối quan hệ giữa Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ và Nguyễn Du, dẫn đến sự
liên lạc, ảnh hƣởng lẫn nhau giữa ba tác phẩm truyện thơ Nôm từ Hoa tiên đến Mai
đình mộng ký và sau là Đoạn trường tân thanh. Ông cho rằng ngôn ngữ trong ba
áng văn ấy, từ cách dùng chữ đến cách đặt câu có nhiều điểm giống nhau, xuất phát
từ sự giao lƣu giữa văn sĩ họ Nguyễn ở Tiên Điền với văn sĩ Nguyễn Huy ở Trƣờng
Lƣu. Ông viết: “Từ Hoa tiên đến Đoạn trường tân thanh còn có bài Mai đình mộng
ký cũng theo lối văn Hoa tiên và có nhiều câu giống văn Hoa tiên. Bài ký ấy lại làm
vào năm 1809, trƣớc Đoạn trường tân thanh. Văn lại y nhƣ văn Hoa tiên và văn
Kiều. Vậy thì ta thấy sự liên lạc của ba tập văn ấy. Ông Nguyễn Huy Hổ tác giả Mai
đình mộng ký chắc đã thuộc lòng Hoa tiên trƣớc lúc làm bài ký ấy, và cụ Nguyễn
Du cũng đã thuộc lòng Hoa tiên và Mai đình mộng ký trƣớc lúc làm tập Đoạn
trường tân thanh [63, tr.54]. Từ lập luận hoàn toàn có cơ sở khoa học về mối liên hệ
giữa sáng tác của các danh sĩ ở một vùng đất Trƣờng Lƣu - Tiên Điền, Hoàng Xuân
Hãn khẳng định sự tồn tại một văn phái Hồng Sơn trong nền văn học dân tộc.
Năm 1967, khi tạo dựng bản lƣợc đồ văn học Việt Nam làm tƣ liệu học tập
cho học sinh văn khoa, Thanh Lãng giới thiệu tóm tắt tiểu sử Nguyễn Huy Hổ và
trích tuyển Mai đình mộng ký với tƣ cách là một tác phẩm tiêu biểu cho chặng
đƣờng văn học mà ông gọi đó là “văn học thế hệ Nguyễn Công Trứ (1820 – 1892)”.
Là bản lƣợc đồ nên Thanh Lãng chỉ vắn tắt nội dung cốt truyện, từ đó rút ra ý nghĩa
cốt lõi của Mai đình mộng ký mà tác giả muốn gửi gắm qua hoạt động tự thuật một
giấc mơ. Ông viết: “Mang nặng tƣ tƣởng của nhà Phật, Nguyễn Huy Hổ vẫn là một
nhà nho theo truyền thống cũ, sống với dĩ vãng nhiều hơn là với hiện tại. Xem ra
ông chƣa muốn chấp nhận cái hiện tại của triều Nguyễn, hay ít ra ông mong muốn
có những ông vua nhà Nguyễn hành động theo ý ông. Đối với ngƣời xƣa, mộng
ngƣời đẹp là mộng thánh đế. Bởi vậy, ngƣời đẹp của ông là vị vua thánh. Tiếc thay,
trong giấc mơ, cũng nhƣ trong thực tế, ngƣời đẹp hay thánh đế chỉ là một hình bóng
chập chờn, hiện rồi mất, mà mất để chẳng bao giờ trở lại. Mai đình mộng ký nói lên
tâm thức buồn mơ của Nguyễn Huy Hổ” [109, tr.795-796]. Đồng quan điểm với
Thanh Lãng, Nguyễn Lộc ở mục từ Mai đình mộng ký trong Từ điển văn học có
nhắc đến giá trị của tác phẩm là “thể hiện tâm sự hoài Lê của tác giả. Khuynh
hƣớng hoài Lê hay hoài cổ nói chung trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế
kỷ XIX, một phần thể hiện quan niệm nhân sinh của những tác giả này, nhƣng một
18
phần cũng thể hiện sự bất mãn kín đáo của họ đối với triều đại nhà Nguyễn” [122,
tr.946]. Ông ca ngợi hết mực lối sử dụng câu chữ, mạch văn của Nguyễn Huy Hổ:
“Mai đình mộng ký sử dụng nhiều từ Hán và điển cố. Nói chung, lời thơ rất điêu
luyện, trau chuốt, bóng bảy, có nhiều đoạn tả thiên nhiên rất đẹp” [122, tr.946]. Nhƣ
vậy, Nguyễn Lộc đã phác thảo giá trị cốt yếu của Mai đình mộng ký ở khía cạnh nội
dung và nghệ thuật. Tuy nhiên, trong phạm vi của cuốn từ điển, tác giả không có
điều kiện để khai thác và trình bày sâu hơn giá trị tác phẩm.
Từ gợi mở của nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Hãn về những áng văn của ngƣời
một nhà, Nguyễn Hữu Sơn đã có một bài viết trình bày sự tiếp nối trong sự thể hiện
môtip tài tử giai nhân kỳ ngộ từ truyện thơ Nôm của ngƣời cha Nguyễn Huy Tự là
Hoa tiên đến truyện thơ Nôm của ngƣời con thứ Nguyễn Huy Hổ là Mai đình mộng
ký, đƣợc in trong sách Nguyễn Huy Tự và truyện Hoa tiên năm 1997 [177] và sau
lần lƣợt đƣợc tuyển in trong Điểm tựa phê bình văn học năm 2000 [178], Văn học
trung đại Việt Nam – Quan niệm con người và tiến trình phát triển năm 2005 [180].
Từ sự phân tích, lập luận khoa học, Nguyễn Hữu Sơn chỉ rõ tác giả Mai đình mộng
ký đã tiếp thu một số thao tác nghệ thuật từ truyện Hoa tiên và thể hiện môtip tài tử
giai nhân kỳ ngộ theo lối đi riêng, thể hiện căn bản nhƣ một chủ thể sáng tạo chứ
không phải chuyển dịch một tác phẩm nƣớc ngoài.
Đặc biệt, những năm gần đây, xuất hiện một số công trình luận bàn về dòng
văn Nguyễn Huy, trong đó nói đến trƣờng hợp Nguyễn Huy Hổ và Mai đình mộng
ký. Công trình Dòng văn Nguyễn Huy ở Trường Lưu của Lại Văn Hùng giới thiệu
chung về văn nghiệp dòng họ và tập trung đánh giá tác giả, tác phẩm tiêu biểu của
Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ [84]. Trong đó, Nguyễn Huy
Hổ thuộc thế hệ cuối của dòng văn Nguyễn Huy nên tác giả công trình này đã dành
công sức phân tích một số nét đặc sắc của Mai đình mộng ký, nhất là trên phƣơng
diện sử dụng ngôn từ, bút pháp tả cảnh... Công trình Tìm hiểu quan niệm và sự hình
thành dòng văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX của Trần Thị Băng
Thanh, Lại Văn Hùng (chủ biên) đề cập về dòng văn Nguyễn Huy Trƣờng Lƣu
cũng nhƣ tác giả Nguyễn Huy Hổ và tác phẩm Mai đình mộng ký [194]. Công trình
Các tác giả dòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu, ngoài lựa chọn, cung cấp cho độc
giả một số bài nghiên cứu trƣớc đó, những tƣ liệu lịch sử của dòng họ, Nguyễn Huy
Mỹ (chủ biên) cùng nhóm tác giả còn tập trung khảo luận tiểu sử, sự nghiệp văn
học, giới thiệu tác phẩm tiêu biểu của dòng văn, mà Nguyễn Huy Hổ, chủ nhân của
Mai đình mộng ký là trƣờng hợp không thể không quan tâm [135].
19
Gần đây nhất, trong chuyên luận Thi pháp cốt truyện truyện thơ Nôm và
Truyện Kiều, Nguyễn Thị Nhàn khảo sát, phân định Mai đình mộng ký cùng với
Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai và Từ Thức thuộc tiểu loại kết cấu cốt truyện bắt
nguồn từ giả tƣởng siêu thoát thế tục. Theo bà, cốt truyện Nguyễn Huy Hổ xây
dựng khá đơn giản, “tác giả thuật lại câu chuyện trong chiêm mộng, nhƣng đó là
giấc mộng về quá khứ. Mai đình mộng ký không miêu tả trọn vẹn cuộc đời nhân vật.
Sắc thái thẩm mỹ trong Mai đình mộng ký nảy sinh từ một thế giới ảo chập chờn.
Cái hƣ ảo này (giấc mơ) lồng ghép, chồng lên cái hƣ ảo, xa mờ kia (chiêm mộng).
Chiêm mộng có thể là sự kiện xảy ra thật đối với nhân vật, song truyện trong mộng
đƣợc kể không có đầu cuối” [151, tr.144]. Và ý nghĩa của hƣớng khai thác cốt
truyện này, theo bà là “lấy quá khứ làm điểm tựa, mƣợn mộng ảo và cõi tiên để né
tránh thực tại, ở Mai đình mộng ký, nghệ sĩ đã phơi trải dòng hoài niệm quá khứ, bi
quan về một hiện tại phù du, không hi vọng về ngày mai tốt đẹp” [151, tr.144].
Quá trình tiếp nhận Mai đình mộng ký chƣa thật phong phú, thiếu hẳn những
công trình hệ thống giá trị tác phẩm. Và, chúng tôi cũng thấy thiếu hẳn những
chuyên luận tìm hiểu sự tƣơng tác của Mai đình mộng ký trong dòng truyện thơ
Nôm bác học nói chung, trong loại truyện thơ Nôm tự thuật nói riêng. Ở phƣơng
diện này, duy nhất có Nguyễn Hữu Sơn đề cập đến hành động khai thác cốt truyện
của Nguyễn Huy Hổ, đặt tiền đề, mở đƣờng cho loạt tác phẩm tự thuật về sau. Ông
viết: “Trong dòng lịch sử văn học, Mai đình mộng ký có ý nghĩa kích thích cho sự
sáng tạo những tác phẩm văn học giàu tính tự thuật nhƣ Sơ kính tân trang của Phạm
Thái, Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân, Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ… Ngoài ra, Mai
đình mộng ký còn thể hiện một phƣơng diện quan trọng của quy luật tiếp nhận văn
hóa: sự khúc xạ cả về nội dung tác phẩm, cách thức tƣ duy, hình thức thể loại của
văn học chữ Hán qua khâu chuyển dịch ở văn bản Nôm rồi mới đến quá trình học
tập, sáng tạo theo lối riêng mà chính Nguyễn Huy Hổ cũng là một ngƣời góp phần
vào công cuộc thử nghiệm, mở đƣờng” [180, tr.344]. Dù mới dừng ở đánh giá bƣớc
đầu, đƣợc rút ra trong bài viết hƣớng đến mục đích nghiên cứu khác, song ý kiến
này đặt vấn đề cho một việc làm khoa học cần thiết, từ đó khẳng định giá trị, xác
định vị trí Mai đình mộng ký trong kho tàng văn học dân tộc, và qua đó thấy đƣợc
sự phong phú, đặc sắc của một thể loại văn học nhƣ truyện thơ Nôm.
1.2.3. Về truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên
Truyện Sơ kính tân trang và Lục Vân Tiên truyện ra đời trong hoàn cảnh xã
hội - lịch sử khác nhau, môi trƣờng địa lý khác nhau, nhƣng lại chung một nguồn
20
mạch đƣợc làm nên bởi tính tự thuật thấm đẫm. Nếu Sơ kính tân trang còn tồn tại
những ý kiến khác nhau, thì những ý kiến về Lục Vân Tiên truyện lại luôn thống
nhất. Giá trị của truyện Lục Vân Tiên đƣợc nhìn nhận một cách rộng rãi. Trong đó,
phải kể đến một loạt thế hệ nối tiếp nhau đã có những đóng góp nổi bật trên chặng
đƣờng nghiên cứu tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Lục Vân Tiên truyện: Vũ
Đình Liên, Lê Trí Viễn, Nguyễn Khánh Toàn, Đặng Thai Mai, Ca Văn Thỉnh, Trần
Văn Giàu, Nguyễn Đổng Chi, Vũ Khiêu, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Trần Thanh Mại,
Nguyễn Đình Chú, Cao Huy Đỉnh, Bảo Định Giang, Trần Nghĩa, Nguyễn Văn
Hoàn, Nguyễn Lộc, Nguyễn Thạch Giang, Thanh Lãng, Nguyễn Bá Thế, Bùi Đức
Tịnh, Hoàng Giật Cầu (Trung Quốc), Niculin (Nga)...
1.2.3.1. Lục Vân Tiên truyện đƣợc xây dựng trên cơ sở truyện Tây Minh? Đó
là câu hỏi đặt ra cho các nhà nghiên cứu xuất phát từ câu thơ mở đầu “Trước đèn
xem truyện Tây Minh”. Lí giải điều này, xuất hiện hai dòng ý kiến. Thanh Lãng
nhận định: “Trong lúc mù, nghĩa là quãng 1848, ông thƣờng bảo học trò đọc cho
nghe quyển tiểu thuyết Tàu nhan đề là Tây Minh. Nhận thấy vai truyện là chàng Lục
Vân Tiên gặp nhiều cảnh ngộ thảm thƣơng tựa thân thế mình, ông bèn theo đấy mà
soạn ra bản truyện Nôm Lục Vân Tiên” [109, tr.819]. Tƣơng tự, Dƣơng Quảng Hàm
cho rằng Nguyễn Đình Chiểu “nhân đọc cuốn tiểu thuyết Tàu nhan là Tây Minh
thấy vai chính trong truyện là Lục Vân Tiên gặp nhiều cảnh ngộ thảm thƣơng tựa
thân thế mình, bèn theo đấy mà thảo ra truyện Nôm” [201, tr.359-360].
Không thỏa mãn với nhận định trên, nhóm tác giả Hoàng Ngọc Phách, Lê Trí
Viễn, Vũ Đình Liên đã dụng công truy tìm và xác định không tồn tại truyện Tây
Minh trong văn học Trung Hoa: “Cứ theo Nguyễn Đình Chiểu thì Lục Vân Tiên
nguồn gốc ở một cuốn tiểu thuyết Trung Quốc nhan đề là Truyện Tây Minh…
Nhƣng Truyện Tây Minh thì đến nay vẫn chƣa biết là có hay không vì những bảng
kê tác phẩm trong văn học sử Trung Quốc không thấy đâu nói đến. Cũng có thể là
chẳng có cuốn Tây Minh nào cả và cốt truyện Lục Vân Tiên là do tác giả dựa vào
thân thế mình và những hiểu biết của mình về truyện Nôm của tác giả và các tiểu
thuyết Trung Quốc mà sáng tạo ra” [160, tr.10]. Với nỗ lực tìm kiếm, các nhà
nghiên cứu chỉ tìm thấy hai chữ Tây Minh với lời chú thích là cuốn sách do ngƣời
đời Tống tên là Trƣơng Tái soạn với nội dung thuộc phạm trù đạo đức, triết học.
Trần Nghĩa khẳng định không hề có truyện Tây Minh - truyện hiểu theo nghĩa là
một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự để Nguyễn Đình Chiểu dựa vào mà sáng
tác: “Chúng ta có thể chắc chắn rằng mấy chữ “Truyện Tây Minh” là do Nguyễn
21
Đình Chiểu tự đặt. Truyện Lục Vân Tiên là do Nguyễn Đình Chiểu tự sáng tạo. Và
nguồn gốc của tác phẩm có lẽ cũng chẳng phải tìm ở đâu xa, mà hãy quay về với
thực tế Việt Nam thời Nguyễn Đình Chiểu với cả cuộc đời và tâm tƣ tình cảm của
tác giả” [201, tr.365]. Lý giải thế nào là truyện, thế nào là Tây Minh, Phạm Mạnh
Hùng khẳng định: “Lục Vân Tiên là do Nguyễn Đình Chiểu hoàn toàn sáng tạo ra,
chứ không hề vay mƣợn ở một truyện nào sẵn có... Nhƣ vậy, rõ ràng Nguyễn Đình
Chiểu sáng tác Lục Vân Tiên không theo đƣờng lối thông thƣờng nhƣ các nhà nho
khác đã làm trƣớc đây, nhƣ Nhị độ mai, Kim Vân Kiều tức là từ lam bản (bản gốc)
để viết ra thanh bản (bản mới) nội dung phần lớn không thay đổi mấy so với bản
gốc, chủ yếu thay đổi hình thức. Trong lúc đó, Lục Vân Tiên là một tác phẩm hoàn
toàn do sáng tác, nếu có mƣợn thì chỉ mƣợn danh từ ƣớc lệ, chứ không mƣợn nội
dung” [153, tr.96-98]. Khi bàn về truyện của Nguyễn Đình Chiểu, Trần Đình Hƣợu
một lần nữa ghi nhận ông “không chọn cách diễn Nôm chuyện nƣớc ngoài mà tự
đặt lấy cốt truyện, ông cần và có thể gửi gắm vào đó nhiều điều hơn. Truyện Nôm
của ông có rất nhiều sắc thái tự truyện, chứa chất rất nhiều ƣớc mơ thầm kín của tác
giả” [85, tr.184]. Tác giả còn cho rằng ông “sáng tác không phải vì tác giả bị hấp
dẫn bằng một câu chuyện, không phải là dịp để trổ tài kể chuyện, tả cảnh tả tình.
Nguyễn Đình Chiểu trao cho truyện Nôm cả chức năng của văn chƣơng Chính đạo,
kể chuyện để nêu gƣơng, trình bày biện luận để giáo dục” [85, tr.193].
Từ trƣớc đến nay, một số ngƣời đề cập đến sự giống nhau giữa cuộc đời nhân
vật Lục Vân Tiên và tác giả Nguyễn Đình Chiểu, những sự kiện trong quãng đời
thanh xuân của tác giả với những tình tiết trong truyện. Huỳnh Ngọc Trảng so sánh
và thấy “Lục Vân Tiên rõ ràng là hình bóng của Nguyễn Đình Chiểu. Điều đó cho
phép khẳng định rằng, trong truyện Lục Vân Tiên có những tình tiết mang tính chất
tự truyện, đặc điểm này không chỉ góp phần tạo nên tính hiện thực mà còn làm cho
tác phẩm Lục Vân Tiên có tính tự truyện” [201, tr.387]. Lâm Vinh nhận thấy hình
bóng tác giả không chỉ duy nhất ở Lục Vân Tiên: “Cuộc đời Lục Vân Tiên gần nhƣ
phản ánh cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu, nhƣng ngoài ra, ở mỗi nhân vật khác cũng
có một số nét nào đó của tác giả, nhất là ở thái độ triệt để, mãnh liệt của tình cảm và
hành vi đạo đức nhƣ: Hớn Minh, Tử Trực, ông Quán, tiểu đồng” [201, tr.384].
Đồng quan điểm, Đặng Thai Mai viết: “Lục Vân Tiên một phần nào có tính cách
một cuốn tiểu thuyết tự truyện. Chàng thƣ sinh Lục Vân Tiên có hiếu rất mực, bỏ
thi về chịu tang mẹ, khóc đến nỗi mù mắt, rồi bị vợ chƣa cƣới bội ƣớc... Đó cũng là
một đoạn cuộc đời của tác giả” [201, tr.76]. Lí giải vì sao là tác phẩm tự thuật
22
nhƣng đƣợc viết dƣới danh nghĩa câu chuyện nƣớc ngoài, Nguyễn Lộc cho rằng:
“Sở dĩ một tác phẩm có yếu tố tự truyện lại đƣợc viết dƣới danh nghĩa phóng tác
dựa theo câu chuyện nƣớc ngoài, là vì các nhà thơ xƣa của ta, theo quan niệm
phong kiến, không muốn công khai nói những điều riêng tƣ thuộc con ngƣời cá
nhân của mình, và một “nhãn hiệu” sáng tác dựa theo tác phẩm nƣớc ngoài, vì
những lý do riêng của nó, vốn là một truyền thống trong loại truyện Nôm của Việt
Nam các thế kỉ trƣớc” [123, tr.637].
1.2.3.2. Các nhà nghiên cứu luôn thống nhất Lục Vân Tiên truyện là loại tiểu
thuyết luận đề nhằm minh định tƣ tƣởng chủ đạo, nhƣ nhận định của Đặng Thai
Mai: “Với Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu không phải chỉ nhằm giải quyết một
bi kịch cá nhân, hoặc gửi gắm một tâm sự riêng tây... Với Lục Vân Tiên, Nguyễn
Đình Chiểu muốn nêu cao ngọn cờ đạo đức nhằm cứu vãn lấy thế đạo nhân tâm”
[201, tr.77]. Tìm hiểu từ nhân sinh quan đến thẩm mỹ quan cụ Đồ, Vũ Đình Liên đã
có cái nhìn khái quát về toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông: “Điểm lại toàn bộ thơ
văn của Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta phải ngạc nhiên thấy không có một bài thơ
nào, không có đến cả một câu thơ nào là không có ngụ ý giáo dục tƣ tƣởng, xây
dựng tình cảm, cải tạo con ngƣời, cải tạo xã hội, vì nƣớc, vì dân. Ba tác phẩm dài
của Nguyễn Đình Chiểu... có thể xếp vào loại các tiểu thuyết luận đề nhằm chứng
minh, khẳng định một tƣ tƣởng, một lý tƣởng chủ đạo: trung hiết, tiết nghĩa, yêu
nƣớc, thƣơng dân” [201, tr.141]. Nam Mộc bàn về vấn đề chở đạo của Nguyễn
Đình Chiểu cũng đồng tình và tóm gọn trong một câu: “Lục Vân Tiên là bức tranh
chủ để trung hiếu tiết nghĩa tập trung nhất” [201, tr.202].
Đồng quan điểm, Mai Cao Chƣơng trên hành trình khám phá sự vận dụng
quan điểm của Nguyễn Đình Chiểu vào thực tiễn sáng tác đã thừa nhận nội dung
truyện Lục Vân Tiên “chủ yếu thể hiện cuộc đấu tranh trên bình diện đạo đức, giữa
thiện và ác, ngƣời tốt và kẻ xấu. Ngƣời tốt đƣợc đánh giá theo tiêu chuẩn đạo đức
trung, hiếu, tiết, hạnh của Nho gia” [201, tr.201]. Lê Thƣớc chung nhận định “tác
giả truyện này vẫn đề cao tiết, nghĩa, trung, hiếu, là những đạo lý nói chung vẫn
đƣợc ngƣời thời bấy giờ coi trọng. Hình ảnh ngƣời thanh niên họ Lục đƣợc mọi
ngƣời ca ngợi, xem nhƣ một nhân vật tƣợng trƣng cho những đạo đức cao cả: trung
thành với đất nƣớc, hiếu thảo với cha mẹ, trọn đạo với vợ, trọn nghĩa với ân nhân và
với bạn bè, tôi tớ” [201, tr.136]. Nhƣ vậy, các cứu đều thống nhất Lục Vân Tiên
truyện hƣớng đến đề cao đạo lý làm ngƣời, đúng nhƣ lời tổng kết sâu sắc “là bản
23
trƣờng ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những
ngƣời trung nghĩa” [201, tr.73] của cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng.
1.2.3.3. Nhân vật Lục Vân Tiên truyện là phƣơng diện đƣợc nhiều nhà phê
bình luận bàn. Trong số đó là Hoài Thanh, từng viết Nguyễn Đình Chiểu ném ra
cuộc đời cả một loại nhân vật. Có thể nói là cả một đạo quân bừng bừng khí thế,
kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng [232]. Huỳnh Ngọc Trảng
nhận thấy tác phẩm có lƣợng nhân vật phong phú, đa dạng, vừa mới mẻ, vừa gần
gũi với kiểu nhân vật truyện cổ dân gian. Thống kê, so sánh, ông thấy: “Số lƣợng
nhân vật của truyện Lục Vân Tiên lớn hơn, đa dạng hơn. Đáng chú ý là bên cạnh
những nhân vật có tên riêng nhiều lần đã xuất hiện những khối quần chúng - tuy chỉ
thoáng qua nhƣng lại đầy ý nghĩa, và có tác dụng quan trọng đến số mệnh của các
nhân vật chính diện. Hàng loạt những nhân vật phiếm chỉ nhƣ ông Quán, ông Ngƣ,
ông Tiều, lão bà,… rất gần gũi với những nhân vật trong truyện kể dân gian, loại
nhân vật mang tính chất tƣợng trƣng ƣớc lệ và phiếm chỉ” [201, tr.393-394]. Trên
tinh thần đó, Phong Nam nhận định tác phẩm “có một số lƣợng nhân vật khá lớn với
những nguồn gốc xuất thân, lai lịch, tính tình, chức năng… rất khác nhau, đƣợc tổ
chức một cách có hệ thống và quan hệ với nhau rất chặt chẽ” [154, tr.222].
Đề cập đến tính cánh nhân vật, Nguyễn Lộc viết: “Phƣơng thức sáng tác để kể
ảnh hƣởng đến việc xây dựng tính cách nhân vật, một yêu cầu đặc biệt quan trọng
của thể loại tự sự. Nói chung trong phƣơng thức sáng tác để kể, tính cách nhân vật
đƣợc biểu hiện thông qua giới thiệu ngoại hình và miêu tả hành động, chứ không
phải thông qua việc đi sâu phân tích tâm trạng của nhân vật. Trong Lục Vân Tiên có
trƣờng hợp nhà thơ đặt nhân vật vào những hoàn cảnh có kịch tính, đòi hỏi phải
biểu hiện tâm trạng, thì hành động của nhân vật có chỗ không thể hiện đƣợc tâm
trạng ấy” [123, tr.648]. Nguyễn Lộc cho rằng Đồ Chiểu đã quá chú trọng miêu tả
hành động và ngoại hình nên tính cách nhân vật có phần chƣa thật sắc nét: “Do đặc
điểm của phƣơng thức sáng tác, nhà thơ có thể nghiêng về miêu tả hành động và
ngoại hình, nhƣng phải thông qua việc miêu tả hành động và ngoại hình ấy để biểu
hiện cá tính và tâm trạng của nhân vật. Không làm nhƣ thế, nhân vật không sinh
động đƣợc. Nguyễn Đình Chiểu phần nào đã không chú ý đúng mức đến đặc điểm
này, cho nên nhân vật của ông trong Lục Vân Tiên nói chung chƣa thật đậm nét.
Thành tựu chủ yếu của việc xây dựng tính cách nhân vật trong Lục Vân Tiên là ở
chỗ trên mức độ nhất định, những nhân vật của ông đã thể hiện đƣợc một vài nét
tính cách của ngƣời dân Nam Bộ” [123, tr.648]. Cùng quan điểm với Nguyễn Lộc,
24
Hà Nhƣ Chi nhận định: “Vì quá chăm lo về phƣơng diện luân lý nên tác giả Lục
Vân Tiên tỏ ra ít dụng công tìm tòi về phƣơng diện tâm lý nhân vật. Những nhân vật
trong truyện đều có những tâm lý ƣớc lệ, sơ lƣợc, không sâu sắc phức tạp một chút
nào. Cái tài trí đức độ của Lục Vân Tiên, cái tiết hạnh của Nguyệt Nga đều là những
viên ngọc vô cùng trong trẻo, không tì không vết, lý tƣởng của tinh thần Nho học
chính thống cổ truyền… Tâm lý nhân vật Lục Vân Tiên còn có một đặc tính khác là
trƣớc sau nhƣ một, không có những biến đổi bất ngờ” [33, tr.205-206].
Lâm Vinh thấy nhân vật trong truyện tuy chƣa thoát ra đƣợc tính ƣớc lệ của
nghệ thuật trung cổ phƣơng Đông theo kiểu một tôi trung, một hiếu tử, một liệt nữ,
một nghĩa bộc, nhƣng “mỗi nhân vật đều có một nét độc đáo, có khi một cá tính,
không trùng lặp. Nét độc đáo này, tuy không nhiều về mặt số lƣợng, nhƣng cũng đã
làm cho ngƣời ta nhớ mãi các nhân vật đó” [153, tr.381-382]. Từ nhận định ấy, tác
giả liệt kê hành động của hai nhân vật trung tâm: “Vân Tiên giữa đƣờng bẻ cây
đánh cƣớp, khóc mẹ, thƣơng tiểu đồng, tha thiết với tình bạn. Vân Tiên hiện lên
tuấn tú rực rỡ “đầu đội kim khôi, tay cầm siêu bạc, mình ngồi ngựa ô”, hình ảnh của
ngƣời con trai đi từ gian truân đến ngày vinh hiển. Nguyệt Nga có tấm tình chung
thủy, trong sáng nhƣ gƣơng, nết na và chu đáo mọi bề, đối với ngƣời đã một lần hẹn
ƣớc, đối với cha mẹ chồng, đối với vong linh chồng…” [153, tr.382]. Cuối cùng
ông kết luận chỉ cần vài hành vi thật đột xuất, độc đáo nhƣ vậy cũng đủ cho nhân
vật trở thành một tính cách nghệ thuật sống lâu trong lòng ngƣời đọc. Còn, Trần Thị
Ngọc Lang tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu ở khía
cạnh ngôn ngữ. Qua ngôn ngữ nhân vật, thi sĩ “đã khắc họa đƣợc tính cách của từng
nhân vật. Đó chính là nghệ thuật tả ngƣời của Nguyễn Đình Chiểu” [153, tr.417].
1.2.3.4. Cốt truyện Lục Vân Tiên truyện đƣợc nhiều bài viết đề cập. Trong một
bài viết, La Yên chỉ ra kết cấu quen thuộc nhƣ truyện Nôm khuyết danh, một truyện
cổ dân gian gồm gặp gỡ - tai biến, ly biệt - hội ngộ, công thƣởng - tội phạt [153] của
Lục Vân Tiên truyện. Nguyễn Khuê thấy “Lục Vân Tiên đƣợc kết cấu theo một bố
cục cổ điển quen thuộc gồm có ba phần rõ rệt: gặp gỡ, lƣu lạc, đoàn viên... Các tình
tiết đƣợc sắp đặt theo một cách để cho truyện diễn tiến đúng với bố cục nói trên”
[153, tr.106]. Cũng vậy, Huỳnh Ngọc Trảng khẳng định: “Việc sắp đặt các tình
huống cốt truyện cũng không thoát khỏi trật tự thông thƣờng: Gặp gỡ, Tai biến,
Đoàn tụ và truyện Lục Vân Tiên cũng là loại truyện kết thúc “có hậu” nhƣ các
truyện thơ khác” [201, tr.387]. Ở bài tâm sự Đồ Chiểu, Hà Nhƣ Chi viết nhƣ sau:
“Kết cấu truyện Lục Vân Tiên không có gì đáng nói vì đó là cách kết cấu cổ điển,
25
chia cốt truyện làm ba phần nhƣ ta thƣờng thấy trong những cuốn truyện Á Đông.
Lục Vân Tiên có mục đích biểu dƣơng luân lý Nho học rất rõ ràng, nên cốt truyện
dùng để nâng đỡ cái luân lý ấy. Cũng vì lý do nói trên nên cốt truyện tiến triển
không phải do tâm lý nhân vật tác động lẫn nhau, mà phải nhờ đến sự can thiệp của
những quyền lực nhiệm mầu huyễn hoặc” [33, tr.201].
Tuy nhiên, bên cạnh tính chất truyền thống trong tƣ duy sáng tạo, Huỳnh Ngọc
Trảng đã thấy cái riêng, cái đặc thù ở tiểu tiết của các tình huống giống nhau trong
từng chặng đƣờng ấy. Tác giả thấy “tình tiết gá duyên của Kiều Nguyệt Nga và Lục
Vân Tiên phong phú và sinh động hơn. Cuộc gá duyên này không chỉ có tình mà
còn có nghĩa. Cái tai biến của Lục Vân Tiên không do nguyên nhân giống nhƣ Mai
Lƣơng Ngọc (Nhị độ mai), nhƣ Lƣơng Sinh (Hoa tiên), hoặc vì không chịu kết
duyên với con Đỗ phò mã (Song Tinh bất dạ), con vua Tống, con vua Tề (Thoại
Khanh - Châu Tuấn), con vua Tề Sở (Phạm Công - Cúc Hoa). Ở truyện Lục Vân
Tiên, cái tai biến này không do lòng chung thủy của nhân vật nam mà do lòng hiếu
thảo đối với mẹ” [201, tr.388]. Từ đó, Lục Vân Tiên truyện là một truyện thơ vừa
mới mẻ lại vừa quen thuộc với truyện thơ truyền thống. Đặng Văn Lung đã nhận
thấy những chi tiết Nguyễn Đình Chiểu sử dụng mang ý nghĩa nghiêm túc hơn, thời
sự hơn: “Lục Vân Tiên tuy có diệt Phong Lai cứu Kiều Nguyệt Nga, song đánh
Phong Lai có ý nghĩa xã hội cụ thể hơn nhiều, thời sự hơn nhiều so với Thạch Sanh
đánh Đại Bàng. Lục Vân Tiên tuy có diệt Cốt Đột để cứu nƣớc, vẫn có gì khác hơn
Thạch Sanh đánh đàn làm cho bọn giặc giải giáp quy hàng” [153, tr.341].
Đặc biệt, từ cái nhìn tổng quát về thế giới nghệ thuật, La Yên đánh giá cao sự
sáng tạo của Nguyễn Đình Chiểu trong xây dựng cốt truyện: “Với Nguyễn Đình
Chiểu, trƣớc hết là một sự kết thúc. Trong mạch truyện thơ Nôm bắt đầu từ thế kỉ
XVII, Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mậu là những truyện thơ Nôm cuối cùng…
Nhƣng với Nguyễn Đình Chiểu, kết thúc cũng đồng thời là mở ra cái mới. Truyện
thơ của Nguyễn Đình Chiểu, không nhƣ tuyệt đại đa số các truyện Nôm khác dựa
vào cốt truyện có sẵn của Trung Quốc hoặc của văn học dân gian, của truyện ngắn
truyền kì… đã là một sáng tạo về cốt truyện mới. Trƣờng hợp Dương Từ - Hà Mậu
là một sáng tác kì diệu của trí tƣởng tƣợng, và Lục Vân Tiên ngỡ là dựa theo một
“truyện Tây Minh” nào đó bên Tàu, kỳ thực đó là một cốt truyện mới có phần mang
tính cách tự truyện của tác giả” [153, tr.384]. Đây là thành công của Đồ Chiểu mà
Đặng Văn Lung muốn nhấn mạnh: “Ở cốt truyện Lục Vân Tiên, ta nhận dạng đƣợc
sự kết hợp thật là độc đáo giữa truyện dân gian và tự truyện của tác giả. Chí ít cũng
26
có thể tìm thấy mấy nét tƣơng đồng sau đây: A. (1) Thạch Sanh diệt đại bàng, cứu
Nguyệt Nga. Lục Vân Tiên diệt Phong Lại cứu Kiều Nguyệt Nga. (2) Thạch Sanh bị
hại, sau thắng, lấy Nguyệt Nga. Ngoại xâm kéo đến, Thạch Sanh đánh thắng, đƣợc
nhƣờng ngôi. Lục Vân Tiên bị hại, sau thắng, lấy Kiều Nguyệt Nga. Có ngoại xâm,
Lục Vân Tiên đánh thắng, đƣợc nhƣờng ngôi. B. (1) Nguyễn Đình Chiểu xa nhà đi
học, học xong về thăm cha mẹ, trên đƣờng có ghé thăm vị hôn thê. Lục Vân Tiên xa
nhà đi học, học xong về thăm cha mẹ, trên đƣờng có ghé thăm vị hôn thê. (2)
Nguyễn Đình Chiểu sắp thi đƣợc tin mẹ mất, bỏ thi về cƣ tang, khóc, mù mắt,vị hôn
thê bội ƣớc. Lục Vân Tiên sắp thi đƣợc tin mẹ mất, bỏ thi về cƣ tang, khóc, mù mắt,
vị hôn thê bội ƣớc” [153, tr.338].
Không chỉ kế thừa kết cấu ba dòng sự kiện, Nguyễn Đình Chiểu cũng khai
thác kết cấu song tuyến đối lập để nổi rõ chủ đề tác phẩm. Vũ Khiêu bình luận:
“Theo quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu, những nhân vật chính diện cuối cùng sẽ
thành công, còn những kẻ độc ác nhất định sẽ gặp “quả báo”. Trịnh Hâm đẩy Vân
Tiên xuống sông một cách tàn ác, thì rồi lại bị chính ngay những đợt sóng thần của
dòng sông dìm chết. Mẹ con Võ Thể Loan vứt bỏ Vân Tiên vào hang đá chờ cho
cọp tha đi, thì cọp lại bắt mẹ con y đem vào hang đá… Qua hai tuyến nhân vật, một
bên chính diện đƣợc báo đáp và một bên phản diện đền tội nhƣ trên, Nguyễn Đình
Chiểu đã thể hiện một cái nhìn dứt khoát giữa chính và tà” [201, tr.301-302]. Trùng
quan điểm, Nguyễn Ngọc Bích nhận thấy: “Nguyễn Đình Chiểu nhìn cuộc đời theo
con mắt “nhân tình thế thái”, ông chia nhân vật thành hai tuyến chính - tà (thiện -
ác) rõ rệt. Tất cả các nhà nho dù chính thống cũng khó mà chê đƣợc Nguyễn Đình
Chiểu đã “lỗi đạo” ở đâu” [153, tr.293]. Trần Văn Giàu kết luận: “Tất cả những
nhân vật này đã tròn thì ra tròn, đã vuông thì ra vuông, dứt khoát rõ ràng nhƣ rựa
chém đất” [201, tr.366].
Theo Nguyễn Lộc, “kết cấu truyện Lục Vân Tiên không ra ngoài cái thông lệ”
[123, tr.637] trên cả phƣơng diện kết cấu song tuyến rất tiêu biểu của truyện thơ
Nôm. Ông nhận định: “Nhân vật trong truyện cũng đƣợc sắp xếp thành hai tuyến rất
rõ. Một bên là những con ngƣời chính nghĩa Vân Tiên, Nguyệt Nga, Hớn Minh, Tử
Trực, tiểu đồng, ông Quán, ông Ngƣ, ông Tiều, và bên kia là những kẻ bất nhân, bất
nghĩa nhƣ gia đình Võ Thể Loan, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, và một lô những thầy lang
băm, thầy pháp, thầy bói” [123, tr.643]. Nguyễn Lộc một mặt chỉ rõ kết cấu song
tuyến - kiểu kết cấu cổ điển, một mặt cho ngƣời đọc thấy nét mới đáng chú ý trong
kiểu kết cấu ấy dƣới tài năng của Đồ Chiểu. Ông thấy “sự đối lập ở đây không phải
27
nói chung giữa hai tuyến nhân vật, mà đối lập trong từng cặp nhân vật. Có gia đình
Kiều Nguyệt Nga thủy chung, tình nghĩa, thì có gia đình Võ Thể Loan phản trắc, lọc
lừa. Có Hớn Minh, Tử Trực, những ngƣời hết lòng vì bạn, thì có Trịnh Hâm, Bùi
Kiệm, những tên sẵn sàng phản bạn” [123, tr.643-644].
1.2.3.5. Việc sử dụng yếu tố thần kỳ tuy không chiếm vị trí ƣu thế trong hầu
hết bài viết, công trình nghiên cứu nhƣng cũng có một số nhận định cần chú ý.
Nguyễn Quang Vinh liệt kê và phân tích yều tố thần kỳ trong Lục Vân Tiên truyện:
“Các yếu tố thần kì (bao gồm nhân vật thần kì, con vật thần kì, đồ vật thần kì) đã
xuất hiện mƣời hai lần trong suốt cuộc hành trình phiêu dạt của Vân Tiên, của
Nguyệt Nga. Nó đã thực sự tiếp sức, tiếp tay cho mỗi ngƣời trên các ngả đƣờng
sóng gió của họ. Các lực lƣợng thần kì cũng đã kết liền với nhau làm một, và kết
liền với cuộc chiến đấu của các lực lƣợng chính nghĩa bao quanh hai nhân vật trung
tâm ấy” [201, tr.374]. Theo Nguyễn Quang Vinh, yếu tố thần kỳ trong truyện
“không phải vấn đề thuần túy tín ngƣỡng. Trong cách cảm nghĩ truyền thống của
dân gian, những yếu tố phù trợ cho quá trình thành đạt những mục đích cao cả,
chẳng qua chỉ là sự biểu hiện thẩm mĩ một cách khúc xạ cho ý chí và niềm tin của
nhân dân vào sự tất thắng của lẽ phải” [201, tr.375].
Nói đến yếu tố thần kỳ, Huỳnh Ngọc Trảng đồng quan điểm với Nguyễn
Quang Vinh. Ông thấy “trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật, từ
đầu đến cuối truyện, các yếu tố thần kì đã đƣợc tác giả “nhờ cậy” đến mƣời hai lần
để phù trợ cho ngƣời tốt, trừng phạt kẻ xấu” [201, tr.394]. Ông khẳng định lực
lƣợng thần kỳ trong tác phẩm đều có nguồn gốc từ tín ngƣỡng dân gian miền Nam,
đồng thời đó cũng là “biểu tƣợng thẩm mĩ của quan niệm ở hiền gặp lành, trời
chẳng phụ ngƣời ngay” [201, tr.395]. Vấn đề này còn đƣợc Kiều Thu Hoạch đề cập
tại chuyên luận lịch sử phát triển và thi pháp thể loại: “Cùng tính chất với Sơ kính
tân trang còn có thể kể thêm một trƣờng hợp nữa, đó là truyện Lục Vân Tiên của
Nguyễn Đình Chiểu. Lục Vân Tiên cũng là một truyện thơ mang tính tự truyện, và
cũng sử dụng các yếu tố thần kì nhƣ một thủ pháp nghệ thuật theo truyền thống của
thể loại truyện Nôm” [75, tr.173]. Sau khi dẫn lại kết quả thống kê của Nguyễn
Quang Vinh, Kiều Thu Hoạch kết luận: “Tất cả những yếu tố khác thƣờng, lạ kỳ,
thần kỳ… đƣợc sử dụng trong Sơ kính tân trang cũng nhƣ trong Lục Vân Tiên nhƣ
thế cũng chính là những yếu tố nghệ thuật thƣờng sử dụng trong thể loại truyện thơ
Nôm, nhất là truyện Nôm bình dân. Đặc biệt, yếu tố thần kỳ chẳng những chỉ là một
biện pháp nghệ thuật quan trọng để thực hiện mô hình cấu trúc gặp gỡ - tai biến –
28
đoàn tụ của truyện Nôm, mà còn là một đặc trƣng thi pháp không thể thiếu đƣợc của
thể loại này” [75, tr.173].
1.2.3.6. Tác phẩm có sức sống lâu bền và phổ biến rộng rãi trong đời sống
nhân dân Nam Bộ phần lớn nhờ vào nghệ thuật kể. Cho nên phƣơng diện này đƣợc
nhiều nhà phê bình quan tâm. Huỳnh Ngọc Trảng nhận định: “Lục Vân Tiên đƣợc
phổ cập trong đông đảo nhân dân chủ yếu gắn liền với hình thức diễn xƣớng, ở Nam
Bộ thƣờng gọi là “nói thơ Vân Tiên”. Đặc điểm này có thể xuất hiện ngay trong quá
trình sáng tác của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu. Tác giả chỉ có thể đọc cho ngƣời
khác chép. Tất nhiên chúng ta không thể xác định là cụ Đồ đã đọc suông hay kể
theo giọng điệu nào, nhƣng Lục Vân Tiên là một tác phẩm chủ yếu dùng để kể (diễn
xƣớng) hơn là để đọc” [201, tr.392-393]. Ông chỉ rõ chi tiết thể hiện tính chất diễn
xƣớng trong cách kể: “Ảnh hƣởng của diễn xƣớng dân gian trong truyện Lục Vân
Tiên đậm nhất, và rất dễ nhận ra thể hiện rõ rệt nhất ở cách phân truyện ra làm sáu
thứ minh bạch: Truyện này xin hãy còn lâu/ Truyện chàng xin nối thứ đầu chép ra/
Đoạn này đến thứ ra đời/ Đoạn này đến thứ Nguyệt Nga/ Thứ này đến thứ Vân
Tiên” [201, tr.397]. Tác giả đề cao lối kể chuyện mang tính diễn xƣớng, nhờ đó tác
phẩm đến trực tiếp với ngƣời nghe một cách nguyên vẹn. Đồng thời, theo Huỳnh
Ngọc Trảng lối kể chuyện Lục Vân Tiên “đã sản sinh ra một hình thức diễn xƣớng
truyện thơ mang tên gọi của nó, mà sau này trở thành hình thức độc xƣớng truyện
thơ chủ yếu của các truyện thơ ở Nam Bộ” [201, tr.399].
Cùng quan điểm, theo Ca Văn Thỉnh nguyên nhân dẫn đến sự phổ biến là “lối
kể chuyện có tính chất biểu diễn, nói thơ, rất thích hợp với tâm lý nông dân” [232,
tr.155]. Đoàn Xuân Kiên cũng cho rằng “đọc Lục Vân Tiên, nghe nói Vân Tiên,
hiểu liền, cảm liền, chẳng thấy chút khó khăn trắc trở nào hết, trên cả hai mặt chữ
nghĩa và ý nghĩa. Điều này cũng thuận chiều với thẩm mĩ của quần chúng nữa. Nam
Bộ có hình thức diễn xƣớng dân gian gọi là “nói thơ Vân Tiên”; lối diễn xƣớng này
đòi hỏi tính giản dị trong phong cách nói, kể và trong tính kịch của tác phẩm. Lục
Vân Tiên đáp ứng đƣợc yêu cầu trên đây: các thứ lớp trong truyện đƣợc chuyển một
cách dễ dàng nhƣ hơi thở, không màu mè mà vẫn duyên dáng” [153, tr.336]. Từ đó,
Vũ Đức Phúc đánh giá “lối kể chuyện trong Lục Vân Tiên có rất nhiều sáng tạo
khác với tất cả các truyện Nôm khác, kể cả Truyện Kiều” [232, tr.600].
1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và hƣớng tiếp cận của luận án
Trải qua những thăng trầm lịch sử, truyện thơ Nôm đã mất mát khá nhiều.
Song, với số lƣợng còn lƣu truyền đủ để thế hệ hôm nay nhận thấy một thể loại đặc
29
sắc, một di sản quý báu của kho tàng văn học dân tộc. Với vị trí và tầm quan trọng
đặc biệt, từ lâu truyện thơ Nôm đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học với trên trăm công trình lớn nhỏ. Những bài viết, công trình nghiên cứu
của các học giả thuộc nhiều thế hệ, qua từng giai đoạn, đã có những đóng góp quý
báu, từng bƣớc làm sâu sắc hơn và mở rộng hơn các góc độ nghiên cứu về thể loại
truyện thơ Nôm, trong đó có loại truyện thơ Nôm tự thuật.
Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ, Sơ kính tân trang của Phạm Thái và
Lục Vân Tiên truyện của Nguyễn Đình Chiểu là tác phẩm tiêu biểu trong chặng
đƣờng phát triển của thể loại truyện thơ Nôm. Ba truyện thơ Nôm đều đã trở thành
đối tƣợng nghiên cứu trong một số công trình, chuyên luận, bài viết của học giả, nhà
nghiên cứu và độc giả yêu thơ văn. Trên cơ sở khảo sát lịch sử tiếp nhận thi phẩm
của Nguyễn Huy Hổ, so với một số truyện thơ Nôm bác học khác, mức độ phổ biến
và số lƣợng công trình nghiên cứu chƣa thật tƣơng xứng. Từ đó, giá trị nội dung và
phƣơng diện nghệ thuật của tác phẩm chƣa đƣợc đánh giá đầy đủ, đa phần mới chỉ
dừng lại ở mức độ giới thiệu và phân tích sơ lƣợc một số nét tiêu biểu. Các nhận
xét, đánh giá ít ỏi của một số nhà nghiên cứu tựu chung lại đều khẳng định giá trị
của Mai đình mộng ký, và tác phẩm xứng đáng có một vị trí quan trọng trong kho
tàng truyện thơ Nôm. Với Sơ kính tân trang, dù chƣa nhiều nhƣng cũng không thật
hiếm hoi những công trình, bài viết chọn làm đối tƣợng nghiên cứu chính. Trong
các công trình hiệu đính, chú giải hay những bài báo khoa học, ngoài đề cập đến
cuộc đời hành trạng cũng nhƣ sự nghiệp sáng tác của Phạm Thái, các học giả đã
dành thời lƣợng để viết về tác phẩm tiêu biểu nhất của sự nghiệp cầm bút là Sơ kính
tân trang. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ chính chủ nhân, những nhận định, đánh giá về
Sơ kính tân trang lại chƣa thống nhất, luôn tồn tại quan điểm đối lập trên mọi
phƣơng diện nội dung và phƣơng thức nghệ thuật theo hƣớng hoặc đề cao, khẳng
định, hoặc hạ thấp, phủ định. Nếu Mai đình mộng ký bị tạm “bỏ rơi” trong hơn một
thế kỷ, Sơ kính tân trang trúc trắc trên con đƣờng tiếp nhận thì Lục Vân Tiên truyện
dù ra đời muộn hơn nhƣng lại sớm đƣợc chú ý trên cả phƣơng diện phổ biến lẫn
nghiên cứu. Có bề dày tiếp nhận trải dài từ trƣớc Cách mạng Tháng Tám đến nay,
mỗi công trình nghiên cứu, tác giả đều mang đến một cái nhìn trọn vẹn hơn về tác
phẩm Lục Vân Tiên truyện, từ đó hiểu sâu sắc hơn về một ngôi sao sáng trên bầu
trời văn học dân tộc - Nguyễn Đình Chiểu.
Nhƣ vậy, nhìn lại chặng đƣờng nghiên cứu, tác phẩm truyện thơ Nôm tự thuật
đã đƣợc tiếp cận và khẳng định ở từng luận điểm cụ thể, phục vụ cho mục đích
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐlongvanhien
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424nataliej4
 
Sự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnh
Sự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnhSự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnh
Sự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam nataliej4
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAYLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt NamLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
 
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAYLuận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
 
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản ĐàKhóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
 
Sự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnh
Sự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnhSự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnh
Sự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnh
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
 
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 

Similar to Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhđặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhKelsi Luist
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG Luyện thi học sinh giỏi Môn Ngữ văn THPT.pdf
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG Luyện thi học sinh giỏi Môn Ngữ văn THPT.pdfTÀI LIỆU BỒI DƯỠNG Luyện thi học sinh giỏi Môn Ngữ văn THPT.pdf
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG Luyện thi học sinh giỏi Môn Ngữ văn THPT.pdfNuioKila
 
[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdf
[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdf[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdf
[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdfNuioKila
 
Những vấn đề lý luận thường gặp trong đề thi học sinh giỏi ngữ văn
Những vấn đề lý luận thường gặp trong đề thi học sinh giỏi ngữ vănNhững vấn đề lý luận thường gặp trong đề thi học sinh giỏi ngữ văn
Những vấn đề lý luận thường gặp trong đề thi học sinh giỏi ngữ vănnataliej4
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxhiutrn809713
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Trần Đức Anh
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...PinkHandmade
 
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdfTRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdfNuioKila
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfHanaTiti
 

Similar to Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhđặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG Luyện thi học sinh giỏi Môn Ngữ văn THPT.pdf
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG Luyện thi học sinh giỏi Môn Ngữ văn THPT.pdfTÀI LIỆU BỒI DƯỠNG Luyện thi học sinh giỏi Môn Ngữ văn THPT.pdf
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG Luyện thi học sinh giỏi Môn Ngữ văn THPT.pdf
 
[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdf
[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdf[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdf
[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdf
 
Những vấn đề lý luận thường gặp trong đề thi học sinh giỏi ngữ văn
Những vấn đề lý luận thường gặp trong đề thi học sinh giỏi ngữ vănNhững vấn đề lý luận thường gặp trong đề thi học sinh giỏi ngữ văn
Những vấn đề lý luận thường gặp trong đề thi học sinh giỏi ngữ văn
 
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
 
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy NghĩaLuận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
 
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAY
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAYLuận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAY
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAY
 
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.docĐặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
 
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.doc
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.docThế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.doc
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.doc
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
 
Luận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAY
Luận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAYLuận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAY
Luận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAY
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
 
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdfTRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
 
Cảm Hứng Trào Lộng Trong Truyện Ngắn Bích Ngân.doc
Cảm Hứng Trào Lộng Trong Truyện Ngắn Bích Ngân.docCảm Hứng Trào Lộng Trong Truyện Ngắn Bích Ngân.doc
Cảm Hứng Trào Lộng Trong Truyện Ngắn Bích Ngân.doc
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của ngườiLuận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (20)

[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN HỮU CHẤT ĐẶC ĐIỂM CỦA LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM TỰ THUẬT THẾ KỶ XVIII - XIX Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 92 201 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỮU SƠN HÀ NỘI - 2019
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Mọi trích dẫn trong luận án là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc công bố dƣới bất cứ hình thức nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án Trần Hữu Chất
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, tôi đã nhận đƣợc sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể. Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn, Phó Viện trƣởng Viện Văn học đã tận tình hƣớng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Văn học – Học viện Khoa học xã hội đã đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn lãnh đạo, đồng nghiệp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hƣng Yên đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã khuyến khích, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Trần Hữu Chất
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 01 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 06 1.1. Khái quát thành tựu nghiên cứu truyện thơ Nôm 06 1.2. Tình hình nghiên cứu loại truyện thơ Nôm tự thuật 09 1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và hƣớng tiếp cận của luận án 28 Tiểu kết Chƣơng 1 30 CHƢƠNG 2: VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM VÀ DIỆN MẠO LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM TỰ THUẬT 32 2.1. Truyện thơ Nôm và loại truyện thơ Nôm tự thuật 32 2.2. Tác giả và tác phẩm loại truyện thơ Nôm tự thuật 42 Tiểu kết Chƣơng 2 57 CHƢƠNG 3: HIỆN THỰC XÃ HỘI VÀ HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI TÁC GIẢ TRONG LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM TỰ THUẬT 59 3.1. Hiện thực lịch sử - xã hội trong loại truyện thơ Nôm tự thuật 59 3.2. Phong cảnh đất nƣớc và con ngƣời quê hƣơng trong loại truyện thơ Nôm tự thuật 70 3.3. Hình tƣợng con ngƣời tác giả trong loại truyện thơ Nôm tự thuật 81 Tiểu kết Chƣơng 3 99 CHƢƠNG 4: NGHỆ THUẬT TỰ SỰ CỦA LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM TỰ THUẬT 101 4.1. Mô hình kết cấu và đặc tính ký sự trong loại truyện thơ Nôm tự thuật 101 4.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong loại truyện thơ Nôm tự thuật 110 4.3. Nghệ thuật trần thuật trong loại truyện thơ Nôm tự thuật 127 4.4. Yếu tố thần kỳ trong loại truyện thơ Nôm tự thuật 136 Tiểu kết Chƣơng 4 144 KẾT LUẬN 146 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX đầy biến động do sự khủng hoảng, bế tắc của nhà nƣớc phong kiến, sự rạn nứt của hệ tƣ tƣởng Nho giáo và sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của quần chúng nhân dân cần lao. Song, xét trong tiến trình lịch sử văn học, các nhà nghiên cứu nhận thấy đây lại là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất. Thành tựu nổi bật, đánh dấu nốt son của văn học giai đoạn này là sự ra đời và nở rộ thể loại truyện thơ Nôm độc đáo, gắn liền với hàng trăm tác phẩm lƣu truyền qua nhiều thế hệ nhƣ Hoa tiên, Phan Trần, Nhị độ mai, Trinh Thử, Truyện Kiều... và vẫn tràn đầy sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu văn học, văn hóa ngày nay với sự xuất hiện ngày càng nhiều công trình, bài viết nghiên cứu chuyên sâu về thể loại. 1.2. Với tinh thần thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ, các tác gia trung đại thƣờng thích mô phỏng, diễn đạt lại những cái đã có theo khuôn mẫu định sẵn mà ngại nghĩ ra đề tài hoặc cốt truyện mới. Tìm hiểu nguồn gốc đề tài truyện thơ Nôm, giới nghiên cứu nhận thấy hầu hết tác phẩm lấy đề tài từ truyện cổ dân gian nhƣ Trương Chi, Tấm Cám, Chàng Chuối, hoặc lấy đề tài, cốt truyện từ những sự tích, nhân vật lịch sử có thật ở nƣớc ta nhƣ Tống Trân – Cúc Hoa, Tướng quân Phạm Ngũ Lão, hoặc lấy đề tài, cốt truyện từ văn học Trung Quốc nhƣ Hoa tiên, Truyện Kiều, Nhị độ mai... Trong khi đa số sáng tác dựa trên cơ sở vay mƣợn cốt truyện, sự xuất hiện một số ít tác giả bác học viết truyện thơ Nôm bằng chất liệu đời sống dân tộc, thậm chí bằng chính câu chuyện riêng tƣ của bản thân đã đem lại một sắc thái mới cho thể loại. Khởi đầu từ tác phẩm ít nhiều in dấu ấn tự thuật nhƣ Lâm tuyền vãn của Phùng Khắc Khoan thuật lại cảnh sống nơi núi rừng khi bị lƣu đày ở Thành Nam (Con Cuông, Nghệ An); Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ ghi lại giấc mơ khi đi thăm ngƣời anh trai đang dạy học ở Nam Đàn (Nghệ An); rồi phát triển đến Phạm Thái với trang đời dang dở trong Sơ kính tân trang và kết thúc ở Nguyễn Đình Chiểu với câu chuyện hành đạo trong Lục Vân Tiên truyện, đã hình thành một tiểu loại mới trong gia đình truyện thơ Nôm - truyện thơ Nôm tự thuật. Với kiểu loại tự thuật này, chủ nhân sáng tạo ra nó vừa đi trên con đƣờng của truyền thống, vừa đƣa thể loại phát triển theo hƣớng ly tâm, phi truyền thống. Việc sử dụng dữ kiện thuộc tiểu sử cá nhân để xây dựng cốt truyện, truyện thơ Nôm tự thuật đã bộc lộ nét cá biệt trong tƣ duy sáng tạo, đây là sự tiếp nối, mở rộng đƣờng biên thể loại, phát
  • 6. 2 triển khả năng khai thác yếu tố hiện thực và vị thế con ngƣời tác giả trong giai đoạn lịch sử biến động. 1.3. Nhƣ đã nói, sự thể hiện, hƣớng tới cuộc sống đƣơng thời, những yếu tố thuộc tiểu sử cá nhân, chiều kích sâu thẳm bên trong con ngƣời trong loại truyện thơ Nôm tự thuật không chỉ khẳng định tài năng, cá tính tác giả mà còn nói lên sự phát triển của một trào lƣu nhân văn mới đang hình thành và đánh dấu sự phát triển vƣợt lên cung cách lý tƣởng hóa về không – thời gian trong sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, đến nay, giới nghiên cứu, phê bình mới chủ yếu đi vào những khái quát riêng lẻ cho từng tác phẩm mà chƣa có công trình, chuyên luận, bài viết đặt vấn đề tìm hiểu, đánh giá tiểu loại truyện thơ Nôm tự thuật. Từ đó, sự cần thiết phải tìm hiểu, nghiên cứu loại truyện thơ Nôm tự thuật thế kỷ XVIII - XIX trong tƣơng quan với dòng truyện thơ Nôm đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề. Phác thảo diện mạo và khẳng định đóng góp của loại truyện thơ Nôm tự thuật – một bông hoa vừa quen vừa lạ - trong thể loại truyện thơ Nôm là yêu cầu có tính cấp thiết. Nhận thức đƣợc ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, chúng tôi chọn thực hiện đề tài luận án Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật thế kỷ XVIII - XIX. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án hƣớng tới nhận diện và làm rõ hơn đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật. Ngoài ra, thông qua việc nghiên cứu về loại truyện thơ Nôm tự thuật, chúng tôi sẽ góp phần xác định vai trò, vị trí của tác giả, tác phẩm đối với lịch sử văn học cổ điển Việt Nam nói chung và thể loại truyện thơ Nôm nói riêng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án xác định nhiệm vụ trọng tâm sau: Thứ nhất, trên cơ sở quan niệm, khái niệm, hƣớng phân loại truyện thơ Nôm, luận án xem xét khái niệm và nhận diện diện mạo loại truyện thơ Nôm tự thuật. Thứ hai, tổng thuật lịch sử tiếp nhận về loại truyện thơ Nôm tự thuật qua những tác phẩm tiêu biểu; đánh giá sự vận động trong tƣ tƣởng nghệ thuật của cá nhân tác giả, dẫn đến sự ra đời tiểu loại truyện thơ Nôm tự thuật, một “nguồn riêng giữa dòng chung” thuộc kho tàng truyện thơ Nôm. Thứ ba, nghiên cứu và đánh giá vấn đề liên quan đến đặc điểm nội dung và phƣơng thức nghệ thuật loại truyện thơ Nôm tự thuật; so sánh sự tƣơng đồng và khác biệt giữa loại truyện thơ Nôm tự thuật và truyện thơ Nôm thuộc dòng cốt truyện vay mƣợn.
  • 7. 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là đặc điểm cơ bản loại truyện thơ Nôm tự thuật. Chúng tôi tập trung phân tích những biểu hiện, nét đặc trƣng về sự hình thành, nội dung và phƣơng thức nghệ thuật loại truyện thơ Nôm tự thuật, nhất là làm sáng tỏ sự tƣơng đồng và khác biệt giữa loại truyện thơ Nôm tự thuật với truyện thơ Nôm bác học khác. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Từ đối tƣợng nghiên cứu đã xác định, luận án tập trung khảo sát ba tác phẩm mà chúng tôi xếp vào loại truyện thơ Nôm tự thuật: Sơ kính tân trang (Phạm Thái), Mai đình mộng ký (Nguyễn Huy Hổ) và Lục Vân Tiên truyện (Nguyễn Đình Chiểu). Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành tìm hiểu một số truyện thơ Nôm khác, nhất là truyện thơ Nôm bác học để so sánh với loại truyện thơ Nôm tự thuật. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu tác giả Vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu tác giả nhằm tìm hiểu tác phẩm thông qua mối quan hệ giữa tác giả và văn bản nghệ thuật của nhà văn đó. Qua đó, chỉ ra điểm giống và khác biệt trong các sự kiện, tình tiết của nhân vật với cuộc đời tác giả, thấy đƣợc khả năng, sức sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ khi sử dụng chất liệu cá nhân để đƣa vào tác phẩm. 4.2. Phương pháp lịch sử - xã hội cụ thể Nghiên cứu truyện thơ Nôm tự thuật không thể tách rời môi trƣờng địa lí, hoàn cảnh lịch sử - xã hội cụ thể mà tác giả đã sống và ký thác dòng tự thuật về cuộc đời vào truyện. Nhiệm vụ của phƣơng pháp này để thấy cơ sở tiền đề dẫn đến sự xuất hiện loại truyện thơ Nôm tự thuật và thấy rõ bức tranh hiện thực xã hội đƣơng thời đƣợc tái hiện trong truyện thơ Nôm tự thuật. 4.3. Phương pháp loại hình Truyện thơ Nôm tự thuật là bộ phận không tách rời của nền văn học trung đại Việt Nam nói chung, của thể loại truyện thơ Nôm nói riêng. Thông qua phƣơng pháp loại hình để thấy sự vận động và phát triển của truyện thơ Nôm trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam, cũng nhƣ thấy đƣợc sự đa dạng, phong phú trong nội dung và phƣơng thức nghệ thuật thể loại.
  • 8. 4 4.4. Phương pháp so sánh Phƣơng pháp này sử dụng để đối sánh trong nội bộ tác phẩm thuộc loại truyện thơ Nôm tự thuật và giữa loại truyện thơ Nôm tự thuật với truyện thơ Nôm khác để làm nổi bật một số nét đặc trƣng mang tính kế thừa và sự khác biệt độc đáo về nội dung phản ánh và phƣơng thức miêu tả. Kết quả thu đƣợc từ sự so sánh là luận cứ khảo chứng cho các luận điểm mà chúng tôi đề xuất trong đề tài. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Lần đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu tiểu loại truyện thơ Nôm tự thuật, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần đặt tiền đề về lý thuyết nghiên cứu loại truyện thơ Nôm tự thuật, trƣớc hết là trên phƣơng diện xác định khái niệm và diện mạo loại truyện thơ Nôm tự thuật. - Luận án đánh giá sự chi phối của ngòi bút tự thuật, chỉ ra sự sáng tạo của cá nhân tác giả trong việc khai thác tiểu sử đời tƣ để xây dựng cốt truyện. Trên nền tảng đó, luận án tập trung phân tích đặc điểm nội dung và hình thức nghệ thuật của loại truyện thơ Nôm tự thuật trong tƣơng quan so sánh với loại truyện thơ Nôm bác học có cốt truyện vay mƣợn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Thực hiện đề tài nghiên cứu Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật thế kỷ XVIII - XIX góp phần tiếp tục làm rõ sự chuyển mình mạnh mẽ của một nền văn học, dẫn đến sự xuất hiện yếu tố tự thuật trong truyện thơ Nôm; khái quát về tác giả, diện mạo tác phẩm loại truyện thơ Nôm tự thuật. Nghiên cứu chuyên sâu về loại truyện thơ Nôm tự thuật, luận án tập trung vào ba tác phẩm là Sơ kính tân trang, Mai đình mộng ký, Lục Vân Tiên truyện, từ đó khái quát đặc điểm cơ bản về nội dung và hình thức nghệ thuật; sự tƣơng đồng và khác biệt của truyện thơ Nôm tự thuật với truyện thơ Nôm có cốt truyện vay mƣợn. Cũng từ truyện thơ Nôm tự thuật để hiểu thêm vấn đề về con ngƣời cá nhân trong văn học trung đại Việt Nam, vấn đề phong cách tác giả và phong cách thể loại. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần xây dựng hệ thống luận điểm đánh giá về tiểu loại truyện thơ Nôm tự thuật thế kỷ XVIII – XIX. Những đánh giá về tác giả, tác phẩm thuộc tiểu loại truyện thơ Nôm tự thuật cũng từ đó góp thêm một tiếng nói vào trình diễn nghiên cứu truyện thơ Nôm vốn đã, đang và vẫn có sức hấp dẫn đối với những ngƣời quan tâm đến di sản văn học của ông cha.
  • 9. 5 Ngoài ra, những vấn đề khoa học đƣợc nghiên cứu và trình bày trong luận án về Sơ kính tân trang, Mai đình mộng ký, Lục Vân Tiên truyện nói riêng, truyện thơ Nôm nói chung là tƣ liệu tham khảo có ý nghĩa thiết thực cho quá trình nghiên cứu, học tập, giảng dạy trong nhà trƣờng các cấp. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận án gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chƣơng 2. Vấn đề phân loại truyện thơ Nôm và diện mạo loại truyện thơ Nôm tự thuật Chƣơng 3. Hiện thực xã hội và hình tƣợng con ngƣời tác giả trong loại truyện thơ Nôm tự thuật Chƣơng 4. Nghệ thuật tự sự của loại truyện thơ Nôm tự thuật
  • 10. 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Truyện thơ Nôm Việt Nam là một hệ quả tất yếu, là thể loại nội sinh. Trong đó, sự xuất hiện của loại truyện thơ Nôm tự thuật đánh dấu những sáng tạo cá nhân, những đổi mới về quan niệm thẩm mỹ của các tác giả nhà nho trong tiến trình phát triển của tƣ tƣởng nghệ thuật dƣới sự ảnh hƣởng các yếu tố lịch sử, văn hoá dân tộc và ý thức cá thể. Để có những phân tích, đánh giá mang tính khoa học, thấu đáo về loại truyện thơ Nôm tự thuật, một bộ phận không thể tác rời của thể loại truyện thơ Nôm, trƣớc tiên cần thấy đƣợc thành tựu nghiên cứu thể loại truyện thơ Nôm, nhất là truyện thơ Nôm bác học. 1.1. Khái quát thành tựu nghiên cứu truyện thơ Nôm Ngay từ khi xuất hiện, thể loại truyện thơ Nôm đã đƣợc giới hàn lâm, giới tinh hoa đón nhận dƣới dạng sƣu tầm, tập hợp, phiên âm và bƣớc đầu đƣa ra lời giới thiệu khái quát, phát biểu ý kiến ngắn gọn dƣới dạng bài tựa, đề tựa, đề từ, bài bạt. Ví dụ, Phạm Quý Thích có bài thơ Đoạn trường tân thanh đề từ; Tiên phong Mộng Liên đƣờng chủ nhân soạn Tựa Đoạn trường tân thanh (1820); Phong Tuyết chủ nhân Thập thanh nhị soạn Tựa Đoạn trường tân thanh (1828); Vũ Đài Vấn viết Tựa Hoa tiên ký (1829); Cao Bá Quát viết Tựa truyện Hoa Tiên (1843)... Sang những năm 20 của thế kỷ XX, truyện thơ Nôm tiếp tục đƣợc giới nghiên cứu quan tâm sƣu tầm, giới thiệu, khảo luận với các loại bài đƣợc đăng trên Nam phong tạp chí, Đông Dƣơng tập chí, Hữu Thanh. Nhƣ vậy, truyện thơ Nôm dù đƣợc giới hàn lâm quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu, song bình diện lý luận chƣa đƣợc chú ý nhiều. Những tiếp nhận bƣớc đầu của họ là tiền đề, đặt nền tảng để đẩy mạnh quá trình nghiên cứu truyện thơ Nôm ở chặng tiếp theo. Từ Cách mạng tháng Tám 1945 trở đi, nhất là sau năm 1954 trở lại đây, nghiên cứu truyện thơ Nôm gặt hái đƣợc nhiều thành tựu cả về mặt số lƣợng bài viết, công trình nghiên cứu, cả về lực lƣợng giới chuyên môn và ngƣời yêu thích cổ văn tìm đọc, bày tỏ quan điểm về một tác giả, một truyện thơ Nôm cụ thể, hoặc về những vấn đề của truyện thơ Nôm nói chung. Nghiên cứu truyện thơ Nôm ở giai đoạn sau này, ngoài việc vẫn tiếp tục đầu tƣ tâm sức và đã nâng cao hơn chất lƣợng khảo sát, sƣu tầm, phiên âm, hiệu đính, dịch chú và giới thiệu, giới nghiên cứu, phê bình văn học đã chú ý đến việc luận bàn đặc điểm loại hình, những lý thuyết mới về nghiên cứu tác phẩm văn học đƣợc vận dụng vào việc giới thiệu truyện thơ Nôm.
  • 11. 7 Công trình văn học sử có bàn về thể loại truyện thơ Nôm phải kể đến Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quí Đôn (1957); Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam của Văn Tân, Hoài Thanh, Nguyễn Đổng Chi (1959); Lịch sử văn học Việt Nam của Lê Hoài Nam, Lê Trí Viễn (1965), Văn học dân gian của Đinh Gia Khánh (1972), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam của Cao Huy Đỉnh (1974), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX của Nguyễn Lộc (1978), Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam của Đỗ Bình Trị (1978), Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm của Đặng Thanh Lê (1979), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam của Trƣờng Đại học Sƣ phạm; Lịch sử văn học Việt Nam của Trƣờng Đại học Tổng hợp; Lịch sử văn học Việt Nam của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1980)... Tiếp đến, là những bài nghiên cứu thể loại truyện thơ Nôm nói chung, hoặc những bài nghiên cứu truyện thơ Nôm cụ thể đƣợc đăng tải trên ấn phẩm Tập san Nghiên cứu Văn Sử Địa, Nghiên cứu Văn học, Tạp chí Văn học, Tạp chí Khoa học xã hội, Tạp chí Văn hóa dân gian... Trên phƣơng diện viết về những vấn đề của truyện thơ Nôm nói chung, có thể nêu tên những bài nhƣ: Truyện Nôm khuyết danh, một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam của Bùi Văn Nguyên (1960), Nhân vật phụ nữ qua một số truyện Nôm của Đặng Thanh Lê (1968), Những vấn đề xã hội trong truyện Nôm bình dân của Nguyễn Lộc (1969), Mối quan hệ giữa truyện Nôm bình dân và văn học dân gian của Vũ Tố Hảo (1980), Sự tiến triển của truyện thơ cổ điển Việt Nam và sự vay mượn cốt truyện của N.I.Niculin (1983)... Trên phƣơng diện viết về truyện thơ Nôm cụ thể, có thể kể đến: Tìm hiểu truyện Quan Âm thị Kính của Nguyễn Đức Đàn (1956), Xung quanh cuốn Nhị độ mai của Trƣơng Chính (1956), Phạm Tải Ngọc Hoa, một truyện Nôm khuyết danh có giá trị của Lê Hoài Nam (1960), Một số ý kiến về đánh giá Sơ kính tân trang của Triêu Dƣơng (1960), Nguyễn Cảnh và truyện Phương Hoa của Ninh Viết Giao (1961), Vài ý kiến về truyện Phan Trần của Trần Nghĩa (1962), Truyện Tây sương phải chăng là Lý Văn Phức của Hoa Bằng (1962), Bàn về giá trị truyện Hoàng Trừu của Đặng Thanh Lê (1965), Tìm hiểu truyện Bạch Viên – Tôn Các của Hoa Bằng (1968), Truyện thơ Lục Vân Tiên với văn hóa dân gian của Nguyễn Quang Vinh (1972), Nhớ lại quá trình phát hiện và công bố truyện Nôm Song Tinh – Bất Dạ của Mộng Tuyết (1987), Truyện Mã Phụng – Xuân Hương của Phạm Đình Ân (1984), Bàn về Nguyễn Đình Chiểu, người nghệ sĩ từ và trong truyện Nôm của Trần Đình Hƣợu (1988)... Ý kiến về truyện thơ Nôm rất phong phú và đa dạng. Tựu chung lại phần nào cho thấy sự
  • 12. 8 hình thành và phát triển của thể loại, góp phần làm sáng tỏ các phƣơng diện nội dung, ý nghĩa xã hội và hình thức nghệ thuật. Trên nền tảng những thành tựu đạt đƣợc, sau hòa bình lập lại, đặc biệt là sau đất nƣớc Đổi mới 1986, nghiên cứu truyện thơ Nôm tiếp tục có nhiều chuyển biến và đóng góp trên phƣơng diện văn bản học và cả giải minh các giá trị thể loại. Trong đó, phải kể đến đóng góp của Đặng Thanh Lê và Trần Đình Hƣợu, mà kết quả nghiên cứu mang tính phát hiện của họ về truyện thơ Nôm nhƣ viên đá tảng cho nhiều công trình đến tận ngày nay. Mở đầu là công trình nghiên cứu truyện thơ Nôm từ góc độ thể loại với tiêu đề Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm (1979). Ở đây, qua nghiên cứu Truyện Kiều dƣới tƣ cách là một tác phẩm tiêu biểu trong chặng đƣờng phát triển của thể loại truyện thơ Nôm, Đặng Thanh Lê đã giải thích những nền tảng chủng loại của thành tựu ấy trong mối quan hệ giữa nhà văn và đội ngũ, giữa tác phẩm và thể loại. Đồng khuynh hƣớng nghiên cứu về thể loại, loại hình truyện thơ Nôm còn có công trình Truyện Nôm nguồn gốc và bản chất thể loại (1992) và sau này là Truyện Nôm lịch sử phát triển và thi pháp thể loại (2007) của Kiều Thu Hoạch. Trên cơ sở nhìn lại chặng đƣờng lịch sử tiếp nhận, Kiều Thu Hoạch đi đến tổng kết trên các phƣơng diện nghiên cứu truyện thơ Nôm, mà cụ thể là cội nguồn lịch sử, thi pháp thể loại, vấn đề tên gọi và phân loại, chức năng tƣ tƣởng thẩm mỹ... Tiếp cận truyện thơ Nôm dƣới bình diện hình thái học, Nguyễn Phong Nam cho xuất bản công trình tâm huyết Truyện thơ Nôm – những nghiên cứu hình thái học (2008). Trong mối tƣơng quan loại hình, Nguyễn Phong Nam đƣa ra sơ đồ phân loại và từ đó lí giải các giá trị về cấu trúc của truyện thơ Nôm. Cùng đối tƣợng nghiên cứu, Trần Đình Hƣợu lại chọn một hƣớng đi khác, đặt ra vấn đề lý luận quan trọng về nghiên cứu truyện Nôm, mà ông gọi là mẫu hình “nhà nho tài tử”, “truyện thơ Nôm tài tử giai nhân” đƣợc thể hiện trong bài Hoa tiên và vấn đề của nó trong lịch sử truyện Nôm. Theo ông, đó là sự gắn kết của mẫu hình nhà nho tài tử với sức hấp dẫn của ca bản, tiểu thuyết Trung Hoa mà Nguyễn Huy Tự với truyện Hoa tiên là điểm khởi phát, đặt nền tảng cho chủ đề tình yêu tài tử giai nhân ở truyện thơ Nôm về sau. Hƣớng tiệm cận này đã trở thành công cụ cho công trình nghiên cứu về loại hình học tác giả văn học trong Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam (1999) của Trần Ngọc Vƣợng, về Hình tượng nhân vật phụ nữ trong truyện Nôm tài tử giai nhân (1993) của Nguyễn Thị Chiến, về Văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa (2003) của Trần Nho Thìn. Ở bài viết Bàn về Nguyễn Đình Chiểu – người nghệ sĩ từ và trong truyện Nôm, Trần Đình Hƣợu cho rằng
  • 13. 9 truyện thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu mà cụ thể là Lục Vân Tiên truyện, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp đều khác đến trái ngƣợc với truyện thơ Nôm tài tử giai nhân trƣớc đó, cái đích hƣớng đến của của nhân vật, nói đúng hơn là của Nguyễn Đình Chiểu là chữ Nghĩa và các phạm trù đạo đức chứ không phải là tình yêu trai gái nên nhân vật trong truyện “không khát khao yêu đƣơng và không đi tìm kiếm tình yêu”. Có thể nói, truyện thơ Nôm bác học đến trƣờng hợp Nguyễn Đình Chiểu ở cuối thế kỷ XIX đã có chuyển hƣớng, từ phạm trù thân, tình, mang yếu tố cá nhân chuyển sang phạm trù cộng đồng xã hội. Gần đây, trên những thành tựu, vấn đề giới nghiên cứu đi trƣớc đã đặt ra, gợi ý và còn để lại, Nguyễn Thị Nhàn đã tìm đến một cách tiếp cận riêng, chuyên sâu về một phƣơng diện kết cấu cốt truyện trong công trình Thi pháp cốt truyện truyện thơ Nôm và Truyện Kiều (2009). Với con đƣờng này, tác giả đã tìm hiểu và xác lập bổ sung những mô hình kết cấu mới tiêu biểu trong truyện thơ Nôm và Truyện Kiều ngoài mô hình đã đƣợc xác lập từ trƣớc. Luận án Truyện Nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu (2017) của Nguyễn Quang Huy đặt truyện thơ Nôm bác học trong sự liên hệ với truyền thống trƣớc đó, trong kiểu tƣ duy tiền hiện đại, xem xét cổ mẫu nhƣ một mã để đi vào miền mộng tƣởng văn chƣơng truyện thơ Nôm bác học, đặc biệt là chiều sâu tƣ tƣởng, ở các cấu trúc của nó. Nhìn nhận truyện thơ Nôm trong quan hệ so sánh loại hình – lịch sử với truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng nhƣ truyện thơ khu vực Đông Nam Á và miền Nam Trung Hoa cũng đƣợc một số tác giả quan tâm. Tiêu biểu là công trình Truyện Nôm lịch sử phát triển và thi pháp thể loại (2007) của Kiều Thu Hoạch; Nghiên cứu một số truyện thơ của các dân tộc Thái ở Việt Nam có cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh (2013) của Ngô Thị Phƣợng; Truyện thơ Tày – nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại (2015) của Vũ Anh Tuấn... Đây là khuynh hƣớng mở rộng phạm vi tiếp cận trong tính đối sánh đồng hiện để nhìn nhận sâu rộng hơn con đƣờng phát triển cũng nhƣ bản chất và giá trị của truyện thơ Nôm. 1.2. Tình hình nghiên cứu loại truyện thơ Nôm tự thuật Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ và Lục Vân Tiên truyện của Nguyễn Đình Chiểu đƣợc nhận định là ba tác phẩm tiêu biểu của loại truyện thơ Nôm tự thuật, đã dành đƣợc sự quan tâm của giới nghiên cứu văn học, văn hóa. Tìm hiểu về nghiên cứu loại truyện thơ Nôm tự thuật, ngoài việc khái quát những công trình, bài nghiên cứu về tác giả và tác phẩm, chúng tôi chú trọng tìm hiểu và nhấn mạnh những nhận định, đánh giá khía cạnh tự thuật của
  • 14. 10 tác phẩm và sự chi phối của ngòi bút tự thuật trên phƣơng diện nội dung và hình thức biểu hiện, làm cơ sở để đánh giá đặc điểm loại truyện thơ Nôm tự thuật. 1.2.1. Về truyện thơ Nôm Sơ kính tân trang Nhìn từ góc độ chức năng, văn học trung đại Việt Nam có sứ mệnh đặc biệt là tải đạo, nói chí của ngƣời quân tử. Tuy nhiên, không phải tất cả thơ văn, nhất là ở chặng cuối tập trung vào những đề tài lớn của đất nƣớc, nhiều tác phẩm không chỉ để chở đạo mà còn xuất hiện nhiều tác phẩm diễn tả những cung bậc tình cảm, những biểu hiện cụ thể trong cuộc sống đời thƣờng, gắn với cuộc đời cá nhân. Điển hình là trƣờng hợp Phạm Thái. Ông viết Sơ kính tân trang vào năm đầu thế kỷ XIX. Là tác phẩm đặc biệt, thiên truyện thơ Nôm này đã đƣợc giới học thuật và độc giả yêu văn thơ chọn làm đối tƣợng khảo cứu. Đáng chú ý là một số bộ văn học sử, giáo trình lịch sử văn học ở trƣờng đại học, chuyên khảo, tiểu luận nghiên cứu của Triêu Dƣơng, Nguyễn Nghiệp, Trần Nghĩa, Tế Hanh, Trần Nho Thìn, Lại Nguyên Ân, Phạm Thế Ngũ, Vũ Tiến Quỳnh, Đặng Thanh Lê, Nguyễn Lộc, Nguyễn Thị Nhàn, Nguyễn Phạm Hùng, Trần Đình Sử, Phạm Nam Trung, Đặng Thị Hảo... 1.2.1.1. Đọc Sơ kính tân trang, các nhà nghiên cứu luôn thống nhất đây “là một thiên tự truyện” [230, tr.134]. Thanh Lãng khẳng định với Sơ kính tân trang, “Phạm Thái đã đem hết tâm tƣ thầm kín của ông ra mà bộc lộ ở đấy: nó là một cuốn truyện tự thuật truyện đời ông và đời của ngƣời yêu ông” [109, tr.570]. Nguyễn Lộc cho rằng tác phẩm “diễn tả lại câu chuyện tình của chính bản thân tác giả” [123, tr.311] với nỗi vui, buồn, đƣợc, mất, bi phẫn và giấc mộng đẹp. Hoàng Hữu Yên, ngƣời dày công nghiên cứu, hiệu đính, chú giải Sơ kính tân trang khẳng định: “Tính độc đáo trƣớc tiên của Sơ kính tân trang cần đƣợc nhấn mạnh là tính tự truyện của tác giả. Phạm Thái không vay mƣợn cốt truyện ở đâu cả. Ông viết lại chuyện của chính bản thân mình” [243, tr.161]. Đồng quan điểm, Kiều Thu Hoạch thấy tính tự thuật hiện hữu và coi đây là trƣờng hợp thú vị, “là một tác phẩm có tính chất tự truyện của Phạm Thái, nhằm ghi lại mối tình bi thảm giữa nhà thơ tài hoa này với Trƣơng Quỳnh Nhƣ. Những nhân vật chính trong tác phẩm nhƣ Phạm Kim, Trƣơng Quỳnh Thƣ… chỉ là bản sao chép từ những nguyên mẫu có thật trong hiện thực là Phạm Thái và Trƣơng Quỳnh Nhƣ” [74, tr.170]. Viết Sơ kính tân trang dù với mục đích “nhằm thuật lại mối tình lỡ dở với Trƣơng Quỳnh Nhƣ nhƣng đồng thời tự an ủi mình bằng một giấc mơ” [11, tr.18] hay “không nhằm mục đích giãi bầy bi kịch của đời mình bằng việc tái sinh lại đoạn đời buồn đau đó qua những trang viết” [149, tr.82] thì cũng không thể phủ nhận tính
  • 15. 11 tự thuật của tác phẩm. Rõ ràng, đây là việc “sử dụng đời tƣ của bản thân nhƣ chất liệu để nhận thức, khám phá toàn bộ sự đa dạng và phức tạp trong hoạt động tâm lý và tình cảm của mỗi cá nhân con ngƣời” [163, tr.330] nhƣ nhận xét của nhóm tác giả Từ điển thuật ngữ văn học. Vì thế, tính tự thuật của Sơ kính tân trang đƣa Phạm Thái trở thành hiện tƣợng chƣa từng có ở văn học trung đại, “là ngƣời duy nhất trong các nhà văn cổ điển xây dựng truyện thơ bằng chất liệu đời sống dân tộc, và bằng chính câu chuyện thầm kín của riêng mình” [18, tr.1369], đồng thời, đánh dấu bƣớc đột phá trong phong cách khai thác đề tài của văn học trung đại Việt Nam. 1.2.1.2. Nghiên cứu tác phẩm tiêu biểu nhất của Phạm Thái không phải lúc nào cũng có những nhận định thống nhất, thậm chí trái ngƣợc. Áp chiếu lập trƣờng, tƣ tƣởng Phạm Thái vào văn bản nghệ thuật, Nguyễn Nghiệp chỉ thấy điểm yếu nên đánh giá thấp: “Xét về toàn bộ tác phẩm mà nói, thử hỏi tác dụng giáo dục Sơ kính tân trang đối với thế hệ chúng ta phỏng đƣợc bao nhiêu. Một con ngƣời với tƣ tƣởng căn bản là phản động và tiêu cực nhƣ Phạm Thái làm sao có thể tạo ra những giá trị nhân đạo cao cả, có tác dụng cho thế hệ đƣợc” [147, tr.57]. Ý kiến trên không nhận đƣợc sự đồng thuận của nhiều nhà nghiên cứu. Vẫn biết tác phẩm còn điểm hạn chế, song họ đều nhận thấy nét khả thủ là dấu ấn mà tác giả để lại. Theo Đặng Thị Hảo, “Sơ kính tân trang độc đáo và nổi tiếng đến mức về sau hễ cứ nhắc đến tên Phạm Thái, ngƣời ta không thể không hình dung về ông – một nhà thơ đầy phong cách và cá tính” [67, tr.52]. Không chỉ là đỉnh cao sự nghiệp của Phạm Thái, Hoàng Hữu Yên coi đó là “hiện tƣợng văn học hiếm có trong thể loại truyện thơ, một thể loại lớn, phong phú, đa dạng về nội dung và nghệ thuật của nền văn học cổ điển rực rỡ” [11, tr.58]. Ông đánh giá tác phẩm là “bản tình ca độc đáo” [244, tr.16]. Theo Lại Ngọc Cang, bên cạnh những lệch lạc phải vạch rõ, tác phẩm vẫn xứng đáng có một vị trí đặc biệt trong văn học nƣớc nhà, nhất là trên phƣơng diện chủ đề tình yêu. Ông viết: “Với Sơ kính tân trang, văn chƣơng cổ điển có thêm một tiếng nói rất táo bạo về tình yêu. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, có nhà văn đã công khai thuật lại mối tình “ngoài vòng lễ giáo” của chính mình” [11, tr.18]. Từ đó, ông nhận định: “Ý định của Phạm Thái đã rõ rệt. Trƣớc sau, Sơ kính tân trang chỉ là một câu chuyện tình bắt nguồn từ thực tế và đó là một mối tình tự do, trong trắng, chung thủy, vƣợt ra ngoài vòng thao túng của lễ giáo phong kiến. Sơ kính tân trang, vì vậy có thể coi là tác phẩm lãng mạn đầu tiên của văn học Việt Nam. Nó là kết quả của quá trình đấu tranh của văn chƣơng cổ điển chống sự đè nén của lễ giáo phong kiến và có thể xem nhƣ dấu hiệu báo trƣớc sự xuất hiện một sớm
  • 16. 12 một chiều của Đoạn trường tân thanh. Vị trí đặc biệt của nó trong lịch sử văn học nƣớc ta là ở chỗ đó” [11, tr.27]. Nhiều nhà nghiên cứu chung nhận định đây là truyện ngợi ca tình yêu tự do, phóng túng, vƣợt ra ngoài khuôn khổ của luân lý, lễ giáo phong kiến. Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ chú ý phân tích mối tình Phạm - Quỳnh với lời nhận xét đó là “một giấc mơ trong phòng văn của một nghệ sĩ thất tình... trên mỗi trang truyện tâm hồn của tác giả bộc lộ đằm thắm”. Cuối cùng, ông không quên đánh giá “ngƣời trai thời loạn ấy đã đeo gƣơng tráng sĩ, đã khoác áo thiền sƣ, lại đóng vai tình lang nồng nhiệt, để rồi đƣơng tuổi thanh xuân, đeo nặng cuộc đời nhƣ một cùm xích, con ngƣời ấy quả cũng đã hội họp đƣợc tất cả những gì là lãng mạn trong quan niệm con ngƣời chúng ta ngày nay” [144, tr.316]. Bàn về phƣơng diện này, Nguyễn Lộc có phát hiện thú vị là tình yêu không phải độc quyền của giai nhân tài tử Phạm Kim, Quỳnh Thƣ, Thụy Châu mà “những ngƣời thuộc tầng lớp dƣới, những ngƣời ở, ngƣời hầu nhƣ Hồng nƣơng, Yến đồng cũng biết yêu và tình yêu của họ cũng tế nhị, trong sáng không kém gì tình yêu của các bậc giai nhân tài tử” [123, tr.240]. Các nhân vật “đã chứng tỏ một quan niệm yêu đƣơng tự do, bạo dạn đến mức thật hiện đại” [19, tr.326]. Đặng Thị Hảo nhận thấy Phạm Thái là ngƣời tài hoa nhƣng bi kịch, điều này thể hiện rất rõ trong “Sơ kính tân trang - câu chuyện của tình yêu. Gặp và yêu Trƣơng Quỳnh Nhƣ, Phạm Thái bƣớc vào mối tình thơ mộng của mình thật hồn nhiên và nhƣ một “tiếng sét”, đến khi tình yêu thì còn mà ngƣời tình thì mất Phạm Thái đành ký thác nỗi hận tình quá lớn ấy vào trang thơ, công khai kể lại mối tình ngoài vòng lễ giáo đẹp đẽ và oan nghiệt của mình cùng nhân thế” [67, tr.52]. Đánh giá đóng góp của Sơ kính tân trang, ngoài mục đích tìm hiểu giá trị bản tình ca lãng mạn, một số nghiên cứu bƣớc đầu quan tâm đến tính dân tộc đậm đà, tính hiện thực sâu sắc đƣợc thi sĩ họ Phạm khéo léo phản ánh thông qua câu chuyện cá nhân. Tính dân tộc đƣợc thể hiện không chỉ qua nội dung cốt truyện độc đáo xuất phát từ bản thân ngƣời nghệ sĩ mà còn biểu lộ qua phong cảnh đất nƣớc và con ngƣời trong tác phẩm. Hoàng Hữu Yên viết: “Đây là một cuốn truyện về ngƣời thực, cảnh thực diễn ra trên đất Việt vào một thời điểm cụ thể: cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX” [244, tr.36-37]. Ngoài tìm hiểu thiên nhiên, con ngƣời Việt Nam trong tác phẩm, Hoàng Hữu Yên không quên tìm hiểu Phạm Thái tái hiện bức tranh hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam thời đó. Ông thấy Phạm Thái dù khoác áo thiền sƣ nhƣng vẫn “phơi bày bộ mặt ghê tởm của bọn thống trị ác bá thƣờng tác oai
  • 17. 13 tác quái ghê gớm” [243, tr.29]. Tính chất và mức độ hiện thực đƣợc Lại Ngọc Cang đánh giá cao thông qua hành động Phạm Thái “phản ánh rất đúng tình trạng suy sụp của Phật giáo nƣớc ta đã bắt đầu từ lâu... Chùa chiền mọc lên khắp nơi. Sƣ mô không còn hiểu “giáo lý” đạo Phật là gì nữa mà chỉ biết “giữ chùa, ăn oản” lấy chùa chiền làm nơi buôn thần, bán thánh, lừa dối nhân dân” [11, tr.35-36]. 1.2.1.3. Kết cấu Sơ kính tân trang là vấn đề thú vị, tồn tại những đánh giá đối lập. Lại Ngọc Cang đánh giá thấp nghệ thuật kết cấu: “Kết cấu Sơ kính tân trang rất lỏng lẻo. Có nhiều đoạn rời rạc đến mức có thể nói là chắp vá. Phạm Thái không xây dựng tác phẩm của mình theo sự phát triển hợp lý của sự việc, theo sự diễn biến hợp tình của tâm lý nhân vật. Có nhiều đoạn cần tả kỹ thì chỉ nói gọn trong vài câu. Ngƣợc lại có những chi tiết phụ lại đƣợc diễn tả dài dòng” [11, tr.15]. Cùng quan điểm, Nguyễn Lộc cho rằng điểm hạn chế là chƣa tạo dựng thành công một kết cấu hoàn chỉnh, nhiều chỗ xộc xệch, lỏng lẻo. Theo ông, hạn chế xuất phát “một phần vì cảm hứng của nhà thơ không liền mạch, mà có tính chất chắp nối. Một phần khác có lẽ quan trọng hơn là tác giả viết rất tùy tiện. Dƣờng nhƣ Phạm Thái gặp đâu viết đó, không cân nhắc bố cục, không chọn lọc chi tiết” [123, tr.233]. Nguyễn Văn Xung phê bình lối kết cấu có phần ƣớc lệ, thiếu chặt chẽ. Tác giả chỉ “ƣớc lệ ở thể thức đính ƣớc lƣợc gƣơng và những sáo ảnh trích tiên lƣu luyến hồng trần, ở chi tiết hậu thân tái hợp; thiếu chặt chẽ và vá víu vì một mối tình mà chia làm hai đoạn với hai nhân vật khác nhau và cùng đều là họ Trƣơng; cuối cùng không vẹn toàn vì câu chuyện gần nhƣ không có đoạn kết” [242, tr.54]. Ngoài việc cho “kết cấu không đƣợc chặt chẽ, phân minh” với “bao nhiêu chi tiết không cần thiết tác giả không biết loại đi” [230, tr.136], Lê Trí Viễn thấy “cuốn truyện nhƣ cắt làm đôi, mất nhất trí trong động tác” [229, tr.397] khi chủ thể hƣ cấu thêm phần hoàn duyên. Ngƣợc lại, Nguyễn Thị Nhàn một lần nữa coi điểm hạn chế mà ngƣời trƣớc chỉ ra là điểm mạnh trong sáng tạo mà Phạm Thái có đƣợc: “Sơ kính tân trang không theo cốt truyện trải qua một diễn biến thƣờng lệ: Hội ngộ, tai biến, tái hợp, mà chỉ để lại những ấn tƣợng đẹp, những xúc động thẩm mĩ làm sao xuyến lòng ngƣời, chính đó là nét mới của nghệ thuật tả tình ít thấy trong truyện thơ tình yêu” [149, tr.79]. Đặng Thị Hảo cho đây là điểm độc đáo khi có sự hòa quyện giữa thực và ảo: “Đó là một kết cấu hoàn toàn mới so với kết cấu truyền thống của truyện Nôm: cũng có ba phần là gặp gỡ - tai biến và đại đoàn viên nhƣng kết thúc đại đoàn viên của Sơ kính tân trang chính là phần ảo - phần hƣ cấu của tác giả... Nhƣ vậy, truyện vừa có kết cấu mới mẻ, lại vẫn giữ đƣợc mô hình của kết cấu truyền thống”
  • 18. 14 [67, tr.53]. Từ đó, bà đánh giá đó là“một kết cấu lạ và phá cách nhƣ thế dự báo rằng hình thức quy phạm của kết cấu cốt truyện thơ lục bát đang chuyển động theo hƣớng rạn vỡ và sẽ đến thời điểm tự nó sẽ mở ra một chiều hƣớng kết cấu mới làm phong phú thêm cho mô hình kết cấu của thể loại” [67, tr.65]. Triêu Dƣơng cũng tâm đắc màn kết thúc. Ngƣời viết cho rằng, giấc mơ tƣơng phùng không phải do Phạm Thái bịa ra để câu chuyện có hậu mà “đây quả là một cuộc tái sinh duyên có nhiều ý vị bắt nguồn từ ý muốn chủ quan của tác giả cũng nhƣ của ngay nhân vật Quỳnh Thƣ” [36, tr.48]. 1.2.1.4. Một số nghiên cứu cũng đánh giá Phạm Thái còn hạn chế trong xây dựng nhân vật. Nguyễn Văn Xung nhận xét “tâm lí nhân vật cũng không đƣợc nhất trí... Phạm Kim đƣợc giới thiệu nhƣ một thanh niên kiêu dũng ở phần đầu truyện, đã thấy tinh lực của mình lụi tàn trong những bƣớc phiêu du ngoạn cảnh rồi chết đuối trong hai mối tình, một ngang trái và một đoàn viên; Quỳnh Thƣ và Thụy Châu đều chƣa biểu hiện một cá tính nào rõ rệt. Quỳnh thƣ mới vừa xuất hiện đã bị nhấn chìm ngay trong một biến cố đau thƣơng, và Thụy Châu chỉ là một đạo sĩ chƣa cho ta biết đƣợc gì nhiều về cái nữ tính của mình. Còn các nhân vật khác đều là những cái bóng mờ lƣớt qua”. Từ đó, nhân vật “chƣa có đƣợc cái kích thƣớc, cái chiều sâu tâm lý đáng kể trong những tiểu thuyết lớn” [242, tr.54-55]. Đồng tình, Nguyễn Lộc thấy nhân vật “còn nghèo nàn, sơ lƣợc, không có bản sắc riêng” [123, tr.233]. Theo Lại Ngọc Cang, nhân vật “chƣa có bản sắc cá nhân” là bởi “Trƣơng Công, Thụy Châu, Quỳnh Thƣ, Phạm Kim đều mang hoặc nhiều hoặc ít tƣ tƣởng và tình cảm của chính Phạm Thái. Ông chƣa thoát đƣợc ra ngoài cái tâm sự của riêng mình để sáng tạo nên những nhân vật có cá tính rõ ràng, có sức sống độc lập” [11, tr.46]. Tuy nhiên, Nguyễn Thị Nhàn không coi đó là hạn chế mà là đóng góp của tác giả. Bà phát hiện đặc điểm loại nhân vật thể hiện tính tự thuật sâu sắc nhất. Theo bà, Phạm Thái “muốn khám phá ra chính mình thông qua việc xây dựng hệ thống nhân vật. Đặc biệt là bộ ba Phạm Kim, Thụy Châu, ngƣời khách giang hồ. Một nhân vật ở giữ cõi nhân gian, một nhân vật trong cõi mộng, một nhân vật thoáng lƣớt qua trong đời. Bộ ba này là bóng hình, là máu thịt do nhà thơ sinh ra. Họ là nơi nƣơng náu phần hồn của Phạm Thái” [149, tr.82]. Nhƣ vậy, nhân vật trong tác phẩm là có thật, không thay đổi nhiều nhƣ Thanh Lãng từng nhận xét trƣớc đó: “Tên của ông và của ngƣời yêu đƣợc dùng hầu nhƣ nguyên vẹn trong tác phẩm. Nếu ở ngoài xã hội tên ông là Phạm Thái và tên ngƣời yêu là Trƣơng Quỳnh Nhƣ thì ở trong truyện, ông lấy tên là Phạm Kim và ngƣời yêu lấy tên là Trƣơng Quỳnh Thƣ” [109, tr.570].
  • 19. 15 Ngoài ra, một số bài bƣớc đầu chú ý đến tuyến nhân vật phản diện. Đó là đám đông tu hành với lối sống trụy lạc, bọn sinh đồ ba quan dốt nát lại hay khoe chữ, bọn học đòi theo lối tu tiên, đặc biệt chú ý đến sự xuất hiện của tên Đô đốc, hình ảnh đại diện cho giai cấp thống trị. Họ tuy là “cái bóng mờ lƣớt qua câu chuyện” [242, tr.55] nhƣng là một thành công khác của Phạm Thái không chỉ trên phƣơng diện bút pháp mà hơn thế nữa là tái hiện rõ nét hiện thực xã hội đƣơng thời. 1.2.1.5. Yếu tố thần kỳ trong Sơ kính tân trang đƣợc đề cập song chƣa trở thành đối tƣợng nghiên cứu chính. Phân tích đặc điểm chung về vấn đề kết thúc có hậu của truyện thơ Nôm, Kiều Thu Hoạch đƣa dẫn chứng việc Phạm Thái sử dụng yếu tố thần kỳ và cả những môtíp dân gian. Một số chi tiết thần kỳ đƣợc ông chỉ ra nhƣ “Thụy Châu mà có chữ “Quỳnh” trong lòng bàn tay chứng tỏ Thụy Châu chính là Quỳnh Thƣ tái sinh, đó là một chuyện lạ kỳ. Tình tiết Trƣơng Công đã ngoài sáu mƣơi tuổi lại sinh con, đó cũng là chuyện khác thƣờng. Còn tình tiết viết chữ trong lòng bàn tay trƣớc khi chết và khi tái sinh vẫn còn dấu chữ trong lòng bàn tay là môtíp thần kỳ khá phổ biến trong các truyện cổ dân gian” [75, tr.171]. Cũng trên bình diện này, thƣởng thức khúc vĩ thanh Sơ kính tân trang, Nguyễn Thị Nhàn đặt ra câu hỏi “tái thế tƣơng phùng – kết thúc có hậu hay giấc mộng tôn giáo?” [149, tr.81]. Lí giải, bà thấy cái kỳ đƣợc Phạm Thái sử dụng một cách có ý thức nhƣ một thủ pháp nghệ thuật, nhƣ một hạt nhân tự sự quan trọng thuộc kết cấu tác phẩm. Theo bà, “sự hòa trộn phức tạp giữa tín ngƣỡng dân gian, kiếp luân hồi của nhà Phật, cộng với cuộc đời từng trải đầy bi kịch, trong đó có bi kịch tình yêu của Phạm Thái đã đem đến cho tác phẩm của ông nét độc đáo” [149, tr.81-82]. Ở khía cạnh khác, Nguyễn Nghiệp nhận xét Sơ kính tân trang có đóng góp rất đáng chú ý, “một nghệ thuật khá độc đáo từ cách sử dụng các thể tài thơ rất phong phú và mạnh dạn” [147, tr.47]. Sự đa dạng thể tài đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, đến Nguyễn Văn Xung, ngƣời luôn phủ định giá trị tác phẩm cũng thừa nhận: “Nhịp thơ đi nhƣ triều lên gió loạn, bẻ gãy mọi tiết tấu hiền hòa êm dịu của thể thơ lục bát vốn mềm mại để tạo ra một nhịp điệu mới, hỗn độn và ngang tàn” [242, tr.63]. Về sau, khi hiệu đính, Hoàng Hữu Yên đánh giá sự đa dạng của thể tài văn thơ, “lúc cần thì tác giả sử dụng thể song thất lục bát, thể thất ngôn luật Đƣờng, thể từ khúc và cả đối liên nữa. Sự xuất hiện của những thể nhƣ vậy điểm xuyến tác phẩm, phần nào góp phần hạn chế sự đơn điệu của một thể thơ, dù thể đó đã đạt đến trình độ thuần thục” [244, tr.33]. Đồng tình với ngƣời đi trƣớc, Đặng Thị Hảo nhận định: “Ngòi bút của ông luôn chịu sự chi phối sâu sắc bởi một tƣ duy nghệ thuật hết sức
  • 20. 16 nhậy cảm. Dòng cảm súc, ý tƣởng thơ đƣa nhà thơ đến đâu thì ngòi bút của ông theo đến đấy. Khi cần vận dụng thể tài nào là nhà thơ đƣa ngay vào trang thơ, do đó Sơ kính tân trang của ông bao gồm rất nhiều thể tài, là một tác phẩm “hỗn dung thể loại”: lục bát, song thất lục bát, thất ngôn luật, từ...” [67, tr.64-65]. 1.2.2. Về truyện thơ Nôm Mai đình mộng ký 1.2.2.1. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy một số bộ sách văn học sử xuất bản từ những năm 1943 trở về trƣớc nhƣ của Dƣơng Quảng Hàm với Quốc văn trích diễm, Văn học Việt Nam và Việt Nam văn học sử yếu, của Kiều Thanh Quế với Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam... đều có bàn về truyện thơ Nôm nhƣng không thấy nói đến Nguyễn Huy Hổ và truyện Mai đình mộng ký. Ngƣời đọc chỉ biết đến Mai đình mộng ký xuất hiện lần đầu trên Tạp chí Thanh Nghị, số Xuân năm 1943 qua sự giới thiệu của Tiến sĩ văn khoa Pháp Hoàng Xuân Hãn trong loạt bài viết “Nguồn gốc văn Kiều” in trên tờ báo do Vũ Đình Hòe chủ nhiệm. Thời gian Mai đình mộng ký “ở ẩn” lên đến “gần trăm rƣởi năm”. Ngƣời có công đƣa câu chuyện gói gọn chƣa đầy 300 câu thơ lục bát, kèm theo hai bài thơ ngũ ngôn Đƣờng luật của Nguyễn Huy Hổ đến gần hơn với độc giả cũng thấy lạ về sự mai một của áng văn chƣơng tuyệt diệu, không lời nào non, vần nào ép: “Ai cũng biết Truyện Kiều, nhiều ngƣời biết Hoa tiên. Đến nhƣ Mai đình mộng ký thì không mấy ai đƣợc đọc trừ một số ít ngƣời ở La Sơn và Can Lộc” [64, tr.28]. Và ngay cả sau này, khi Mai đình mộng ký đã đƣợc một số nhà nghiên cứu hiệu đính, chú thích và xuất bản rộng rãi thì sự quan tâm dành cho tác phẩm vẫn chƣa thật tƣơng xứng. Xét thấy là một trong “ba tác phẩm hay nhất trong văn học quốc âm, và Kiều chỉ là giai đoạn cuối cùng của trong văn phái” [63, tr.5], năm 1951, Mai đình mộng ký đã đƣợc Hoàng Xuân Hãn lựa chọn in thành sách, Nghiêm Toản chú thích, nhà xuất bản Sông Nhị, Hà Nội ấn hành. Trong lần giới thiệu này, ông có cơ hội tu chỉnh lại một số phần phiên âm trên cơ sở các bản mà bản thân sƣu tầm đƣợc. Ấn phẩm của Hoàng Xuân Hãn là cơ sở để Vũ Bằng hiệu đính, chú thích thêm và Nhà xuất bản Phạm Văn Tƣơi (Sài Gòn) phát hành năm 1956 [10]. Tiếp đó, đến năm 1997, Viện Văn học và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp xuất bản cuốn sách Nguyễn Huy Hổ với Mai đình mộng ký do Lại Văn Hùng phiên âm, dịch chú và giới thiệu [83]. Sau đó, năm 1998, Hữu Ngọc và Nguyễn Đức Hiền đã tập hợp và in lại toàn bộ bản Mai đình mộng ký trong công trình La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn [141]. 1.2.2.2. Nhƣ vậy, Hoàng Xuân Hãn có lẽ là ngƣời đầu tiên “hiến độc giả” và cũng là ngƣời đầu tiên có những nhận xét, đánh giá xung quanh tác giả và tác phẩm
  • 21. 17 Mai đình mộng ký mà ông cho rằng chẳng kém Hoa tiên và Kiều. Cụ thể, trong bài viết “Nguồn gốc văn Kiều (văn phái Hồng Sơn)”, Hoàng Xuân Hãn đặt vấn đề xem xét mối quan hệ giữa Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ và Nguyễn Du, dẫn đến sự liên lạc, ảnh hƣởng lẫn nhau giữa ba tác phẩm truyện thơ Nôm từ Hoa tiên đến Mai đình mộng ký và sau là Đoạn trường tân thanh. Ông cho rằng ngôn ngữ trong ba áng văn ấy, từ cách dùng chữ đến cách đặt câu có nhiều điểm giống nhau, xuất phát từ sự giao lƣu giữa văn sĩ họ Nguyễn ở Tiên Điền với văn sĩ Nguyễn Huy ở Trƣờng Lƣu. Ông viết: “Từ Hoa tiên đến Đoạn trường tân thanh còn có bài Mai đình mộng ký cũng theo lối văn Hoa tiên và có nhiều câu giống văn Hoa tiên. Bài ký ấy lại làm vào năm 1809, trƣớc Đoạn trường tân thanh. Văn lại y nhƣ văn Hoa tiên và văn Kiều. Vậy thì ta thấy sự liên lạc của ba tập văn ấy. Ông Nguyễn Huy Hổ tác giả Mai đình mộng ký chắc đã thuộc lòng Hoa tiên trƣớc lúc làm bài ký ấy, và cụ Nguyễn Du cũng đã thuộc lòng Hoa tiên và Mai đình mộng ký trƣớc lúc làm tập Đoạn trường tân thanh [63, tr.54]. Từ lập luận hoàn toàn có cơ sở khoa học về mối liên hệ giữa sáng tác của các danh sĩ ở một vùng đất Trƣờng Lƣu - Tiên Điền, Hoàng Xuân Hãn khẳng định sự tồn tại một văn phái Hồng Sơn trong nền văn học dân tộc. Năm 1967, khi tạo dựng bản lƣợc đồ văn học Việt Nam làm tƣ liệu học tập cho học sinh văn khoa, Thanh Lãng giới thiệu tóm tắt tiểu sử Nguyễn Huy Hổ và trích tuyển Mai đình mộng ký với tƣ cách là một tác phẩm tiêu biểu cho chặng đƣờng văn học mà ông gọi đó là “văn học thế hệ Nguyễn Công Trứ (1820 – 1892)”. Là bản lƣợc đồ nên Thanh Lãng chỉ vắn tắt nội dung cốt truyện, từ đó rút ra ý nghĩa cốt lõi của Mai đình mộng ký mà tác giả muốn gửi gắm qua hoạt động tự thuật một giấc mơ. Ông viết: “Mang nặng tƣ tƣởng của nhà Phật, Nguyễn Huy Hổ vẫn là một nhà nho theo truyền thống cũ, sống với dĩ vãng nhiều hơn là với hiện tại. Xem ra ông chƣa muốn chấp nhận cái hiện tại của triều Nguyễn, hay ít ra ông mong muốn có những ông vua nhà Nguyễn hành động theo ý ông. Đối với ngƣời xƣa, mộng ngƣời đẹp là mộng thánh đế. Bởi vậy, ngƣời đẹp của ông là vị vua thánh. Tiếc thay, trong giấc mơ, cũng nhƣ trong thực tế, ngƣời đẹp hay thánh đế chỉ là một hình bóng chập chờn, hiện rồi mất, mà mất để chẳng bao giờ trở lại. Mai đình mộng ký nói lên tâm thức buồn mơ của Nguyễn Huy Hổ” [109, tr.795-796]. Đồng quan điểm với Thanh Lãng, Nguyễn Lộc ở mục từ Mai đình mộng ký trong Từ điển văn học có nhắc đến giá trị của tác phẩm là “thể hiện tâm sự hoài Lê của tác giả. Khuynh hƣớng hoài Lê hay hoài cổ nói chung trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX, một phần thể hiện quan niệm nhân sinh của những tác giả này, nhƣng một
  • 22. 18 phần cũng thể hiện sự bất mãn kín đáo của họ đối với triều đại nhà Nguyễn” [122, tr.946]. Ông ca ngợi hết mực lối sử dụng câu chữ, mạch văn của Nguyễn Huy Hổ: “Mai đình mộng ký sử dụng nhiều từ Hán và điển cố. Nói chung, lời thơ rất điêu luyện, trau chuốt, bóng bảy, có nhiều đoạn tả thiên nhiên rất đẹp” [122, tr.946]. Nhƣ vậy, Nguyễn Lộc đã phác thảo giá trị cốt yếu của Mai đình mộng ký ở khía cạnh nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên, trong phạm vi của cuốn từ điển, tác giả không có điều kiện để khai thác và trình bày sâu hơn giá trị tác phẩm. Từ gợi mở của nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Hãn về những áng văn của ngƣời một nhà, Nguyễn Hữu Sơn đã có một bài viết trình bày sự tiếp nối trong sự thể hiện môtip tài tử giai nhân kỳ ngộ từ truyện thơ Nôm của ngƣời cha Nguyễn Huy Tự là Hoa tiên đến truyện thơ Nôm của ngƣời con thứ Nguyễn Huy Hổ là Mai đình mộng ký, đƣợc in trong sách Nguyễn Huy Tự và truyện Hoa tiên năm 1997 [177] và sau lần lƣợt đƣợc tuyển in trong Điểm tựa phê bình văn học năm 2000 [178], Văn học trung đại Việt Nam – Quan niệm con người và tiến trình phát triển năm 2005 [180]. Từ sự phân tích, lập luận khoa học, Nguyễn Hữu Sơn chỉ rõ tác giả Mai đình mộng ký đã tiếp thu một số thao tác nghệ thuật từ truyện Hoa tiên và thể hiện môtip tài tử giai nhân kỳ ngộ theo lối đi riêng, thể hiện căn bản nhƣ một chủ thể sáng tạo chứ không phải chuyển dịch một tác phẩm nƣớc ngoài. Đặc biệt, những năm gần đây, xuất hiện một số công trình luận bàn về dòng văn Nguyễn Huy, trong đó nói đến trƣờng hợp Nguyễn Huy Hổ và Mai đình mộng ký. Công trình Dòng văn Nguyễn Huy ở Trường Lưu của Lại Văn Hùng giới thiệu chung về văn nghiệp dòng họ và tập trung đánh giá tác giả, tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ [84]. Trong đó, Nguyễn Huy Hổ thuộc thế hệ cuối của dòng văn Nguyễn Huy nên tác giả công trình này đã dành công sức phân tích một số nét đặc sắc của Mai đình mộng ký, nhất là trên phƣơng diện sử dụng ngôn từ, bút pháp tả cảnh... Công trình Tìm hiểu quan niệm và sự hình thành dòng văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX của Trần Thị Băng Thanh, Lại Văn Hùng (chủ biên) đề cập về dòng văn Nguyễn Huy Trƣờng Lƣu cũng nhƣ tác giả Nguyễn Huy Hổ và tác phẩm Mai đình mộng ký [194]. Công trình Các tác giả dòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu, ngoài lựa chọn, cung cấp cho độc giả một số bài nghiên cứu trƣớc đó, những tƣ liệu lịch sử của dòng họ, Nguyễn Huy Mỹ (chủ biên) cùng nhóm tác giả còn tập trung khảo luận tiểu sử, sự nghiệp văn học, giới thiệu tác phẩm tiêu biểu của dòng văn, mà Nguyễn Huy Hổ, chủ nhân của Mai đình mộng ký là trƣờng hợp không thể không quan tâm [135].
  • 23. 19 Gần đây nhất, trong chuyên luận Thi pháp cốt truyện truyện thơ Nôm và Truyện Kiều, Nguyễn Thị Nhàn khảo sát, phân định Mai đình mộng ký cùng với Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai và Từ Thức thuộc tiểu loại kết cấu cốt truyện bắt nguồn từ giả tƣởng siêu thoát thế tục. Theo bà, cốt truyện Nguyễn Huy Hổ xây dựng khá đơn giản, “tác giả thuật lại câu chuyện trong chiêm mộng, nhƣng đó là giấc mộng về quá khứ. Mai đình mộng ký không miêu tả trọn vẹn cuộc đời nhân vật. Sắc thái thẩm mỹ trong Mai đình mộng ký nảy sinh từ một thế giới ảo chập chờn. Cái hƣ ảo này (giấc mơ) lồng ghép, chồng lên cái hƣ ảo, xa mờ kia (chiêm mộng). Chiêm mộng có thể là sự kiện xảy ra thật đối với nhân vật, song truyện trong mộng đƣợc kể không có đầu cuối” [151, tr.144]. Và ý nghĩa của hƣớng khai thác cốt truyện này, theo bà là “lấy quá khứ làm điểm tựa, mƣợn mộng ảo và cõi tiên để né tránh thực tại, ở Mai đình mộng ký, nghệ sĩ đã phơi trải dòng hoài niệm quá khứ, bi quan về một hiện tại phù du, không hi vọng về ngày mai tốt đẹp” [151, tr.144]. Quá trình tiếp nhận Mai đình mộng ký chƣa thật phong phú, thiếu hẳn những công trình hệ thống giá trị tác phẩm. Và, chúng tôi cũng thấy thiếu hẳn những chuyên luận tìm hiểu sự tƣơng tác của Mai đình mộng ký trong dòng truyện thơ Nôm bác học nói chung, trong loại truyện thơ Nôm tự thuật nói riêng. Ở phƣơng diện này, duy nhất có Nguyễn Hữu Sơn đề cập đến hành động khai thác cốt truyện của Nguyễn Huy Hổ, đặt tiền đề, mở đƣờng cho loạt tác phẩm tự thuật về sau. Ông viết: “Trong dòng lịch sử văn học, Mai đình mộng ký có ý nghĩa kích thích cho sự sáng tạo những tác phẩm văn học giàu tính tự thuật nhƣ Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân, Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ… Ngoài ra, Mai đình mộng ký còn thể hiện một phƣơng diện quan trọng của quy luật tiếp nhận văn hóa: sự khúc xạ cả về nội dung tác phẩm, cách thức tƣ duy, hình thức thể loại của văn học chữ Hán qua khâu chuyển dịch ở văn bản Nôm rồi mới đến quá trình học tập, sáng tạo theo lối riêng mà chính Nguyễn Huy Hổ cũng là một ngƣời góp phần vào công cuộc thử nghiệm, mở đƣờng” [180, tr.344]. Dù mới dừng ở đánh giá bƣớc đầu, đƣợc rút ra trong bài viết hƣớng đến mục đích nghiên cứu khác, song ý kiến này đặt vấn đề cho một việc làm khoa học cần thiết, từ đó khẳng định giá trị, xác định vị trí Mai đình mộng ký trong kho tàng văn học dân tộc, và qua đó thấy đƣợc sự phong phú, đặc sắc của một thể loại văn học nhƣ truyện thơ Nôm. 1.2.3. Về truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên Truyện Sơ kính tân trang và Lục Vân Tiên truyện ra đời trong hoàn cảnh xã hội - lịch sử khác nhau, môi trƣờng địa lý khác nhau, nhƣng lại chung một nguồn
  • 24. 20 mạch đƣợc làm nên bởi tính tự thuật thấm đẫm. Nếu Sơ kính tân trang còn tồn tại những ý kiến khác nhau, thì những ý kiến về Lục Vân Tiên truyện lại luôn thống nhất. Giá trị của truyện Lục Vân Tiên đƣợc nhìn nhận một cách rộng rãi. Trong đó, phải kể đến một loạt thế hệ nối tiếp nhau đã có những đóng góp nổi bật trên chặng đƣờng nghiên cứu tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Lục Vân Tiên truyện: Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn, Nguyễn Khánh Toàn, Đặng Thai Mai, Ca Văn Thỉnh, Trần Văn Giàu, Nguyễn Đổng Chi, Vũ Khiêu, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Trần Thanh Mại, Nguyễn Đình Chú, Cao Huy Đỉnh, Bảo Định Giang, Trần Nghĩa, Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Lộc, Nguyễn Thạch Giang, Thanh Lãng, Nguyễn Bá Thế, Bùi Đức Tịnh, Hoàng Giật Cầu (Trung Quốc), Niculin (Nga)... 1.2.3.1. Lục Vân Tiên truyện đƣợc xây dựng trên cơ sở truyện Tây Minh? Đó là câu hỏi đặt ra cho các nhà nghiên cứu xuất phát từ câu thơ mở đầu “Trước đèn xem truyện Tây Minh”. Lí giải điều này, xuất hiện hai dòng ý kiến. Thanh Lãng nhận định: “Trong lúc mù, nghĩa là quãng 1848, ông thƣờng bảo học trò đọc cho nghe quyển tiểu thuyết Tàu nhan đề là Tây Minh. Nhận thấy vai truyện là chàng Lục Vân Tiên gặp nhiều cảnh ngộ thảm thƣơng tựa thân thế mình, ông bèn theo đấy mà soạn ra bản truyện Nôm Lục Vân Tiên” [109, tr.819]. Tƣơng tự, Dƣơng Quảng Hàm cho rằng Nguyễn Đình Chiểu “nhân đọc cuốn tiểu thuyết Tàu nhan là Tây Minh thấy vai chính trong truyện là Lục Vân Tiên gặp nhiều cảnh ngộ thảm thƣơng tựa thân thế mình, bèn theo đấy mà thảo ra truyện Nôm” [201, tr.359-360]. Không thỏa mãn với nhận định trên, nhóm tác giả Hoàng Ngọc Phách, Lê Trí Viễn, Vũ Đình Liên đã dụng công truy tìm và xác định không tồn tại truyện Tây Minh trong văn học Trung Hoa: “Cứ theo Nguyễn Đình Chiểu thì Lục Vân Tiên nguồn gốc ở một cuốn tiểu thuyết Trung Quốc nhan đề là Truyện Tây Minh… Nhƣng Truyện Tây Minh thì đến nay vẫn chƣa biết là có hay không vì những bảng kê tác phẩm trong văn học sử Trung Quốc không thấy đâu nói đến. Cũng có thể là chẳng có cuốn Tây Minh nào cả và cốt truyện Lục Vân Tiên là do tác giả dựa vào thân thế mình và những hiểu biết của mình về truyện Nôm của tác giả và các tiểu thuyết Trung Quốc mà sáng tạo ra” [160, tr.10]. Với nỗ lực tìm kiếm, các nhà nghiên cứu chỉ tìm thấy hai chữ Tây Minh với lời chú thích là cuốn sách do ngƣời đời Tống tên là Trƣơng Tái soạn với nội dung thuộc phạm trù đạo đức, triết học. Trần Nghĩa khẳng định không hề có truyện Tây Minh - truyện hiểu theo nghĩa là một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự để Nguyễn Đình Chiểu dựa vào mà sáng tác: “Chúng ta có thể chắc chắn rằng mấy chữ “Truyện Tây Minh” là do Nguyễn
  • 25. 21 Đình Chiểu tự đặt. Truyện Lục Vân Tiên là do Nguyễn Đình Chiểu tự sáng tạo. Và nguồn gốc của tác phẩm có lẽ cũng chẳng phải tìm ở đâu xa, mà hãy quay về với thực tế Việt Nam thời Nguyễn Đình Chiểu với cả cuộc đời và tâm tƣ tình cảm của tác giả” [201, tr.365]. Lý giải thế nào là truyện, thế nào là Tây Minh, Phạm Mạnh Hùng khẳng định: “Lục Vân Tiên là do Nguyễn Đình Chiểu hoàn toàn sáng tạo ra, chứ không hề vay mƣợn ở một truyện nào sẵn có... Nhƣ vậy, rõ ràng Nguyễn Đình Chiểu sáng tác Lục Vân Tiên không theo đƣờng lối thông thƣờng nhƣ các nhà nho khác đã làm trƣớc đây, nhƣ Nhị độ mai, Kim Vân Kiều tức là từ lam bản (bản gốc) để viết ra thanh bản (bản mới) nội dung phần lớn không thay đổi mấy so với bản gốc, chủ yếu thay đổi hình thức. Trong lúc đó, Lục Vân Tiên là một tác phẩm hoàn toàn do sáng tác, nếu có mƣợn thì chỉ mƣợn danh từ ƣớc lệ, chứ không mƣợn nội dung” [153, tr.96-98]. Khi bàn về truyện của Nguyễn Đình Chiểu, Trần Đình Hƣợu một lần nữa ghi nhận ông “không chọn cách diễn Nôm chuyện nƣớc ngoài mà tự đặt lấy cốt truyện, ông cần và có thể gửi gắm vào đó nhiều điều hơn. Truyện Nôm của ông có rất nhiều sắc thái tự truyện, chứa chất rất nhiều ƣớc mơ thầm kín của tác giả” [85, tr.184]. Tác giả còn cho rằng ông “sáng tác không phải vì tác giả bị hấp dẫn bằng một câu chuyện, không phải là dịp để trổ tài kể chuyện, tả cảnh tả tình. Nguyễn Đình Chiểu trao cho truyện Nôm cả chức năng của văn chƣơng Chính đạo, kể chuyện để nêu gƣơng, trình bày biện luận để giáo dục” [85, tr.193]. Từ trƣớc đến nay, một số ngƣời đề cập đến sự giống nhau giữa cuộc đời nhân vật Lục Vân Tiên và tác giả Nguyễn Đình Chiểu, những sự kiện trong quãng đời thanh xuân của tác giả với những tình tiết trong truyện. Huỳnh Ngọc Trảng so sánh và thấy “Lục Vân Tiên rõ ràng là hình bóng của Nguyễn Đình Chiểu. Điều đó cho phép khẳng định rằng, trong truyện Lục Vân Tiên có những tình tiết mang tính chất tự truyện, đặc điểm này không chỉ góp phần tạo nên tính hiện thực mà còn làm cho tác phẩm Lục Vân Tiên có tính tự truyện” [201, tr.387]. Lâm Vinh nhận thấy hình bóng tác giả không chỉ duy nhất ở Lục Vân Tiên: “Cuộc đời Lục Vân Tiên gần nhƣ phản ánh cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu, nhƣng ngoài ra, ở mỗi nhân vật khác cũng có một số nét nào đó của tác giả, nhất là ở thái độ triệt để, mãnh liệt của tình cảm và hành vi đạo đức nhƣ: Hớn Minh, Tử Trực, ông Quán, tiểu đồng” [201, tr.384]. Đồng quan điểm, Đặng Thai Mai viết: “Lục Vân Tiên một phần nào có tính cách một cuốn tiểu thuyết tự truyện. Chàng thƣ sinh Lục Vân Tiên có hiếu rất mực, bỏ thi về chịu tang mẹ, khóc đến nỗi mù mắt, rồi bị vợ chƣa cƣới bội ƣớc... Đó cũng là một đoạn cuộc đời của tác giả” [201, tr.76]. Lí giải vì sao là tác phẩm tự thuật
  • 26. 22 nhƣng đƣợc viết dƣới danh nghĩa câu chuyện nƣớc ngoài, Nguyễn Lộc cho rằng: “Sở dĩ một tác phẩm có yếu tố tự truyện lại đƣợc viết dƣới danh nghĩa phóng tác dựa theo câu chuyện nƣớc ngoài, là vì các nhà thơ xƣa của ta, theo quan niệm phong kiến, không muốn công khai nói những điều riêng tƣ thuộc con ngƣời cá nhân của mình, và một “nhãn hiệu” sáng tác dựa theo tác phẩm nƣớc ngoài, vì những lý do riêng của nó, vốn là một truyền thống trong loại truyện Nôm của Việt Nam các thế kỉ trƣớc” [123, tr.637]. 1.2.3.2. Các nhà nghiên cứu luôn thống nhất Lục Vân Tiên truyện là loại tiểu thuyết luận đề nhằm minh định tƣ tƣởng chủ đạo, nhƣ nhận định của Đặng Thai Mai: “Với Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu không phải chỉ nhằm giải quyết một bi kịch cá nhân, hoặc gửi gắm một tâm sự riêng tây... Với Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu muốn nêu cao ngọn cờ đạo đức nhằm cứu vãn lấy thế đạo nhân tâm” [201, tr.77]. Tìm hiểu từ nhân sinh quan đến thẩm mỹ quan cụ Đồ, Vũ Đình Liên đã có cái nhìn khái quát về toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông: “Điểm lại toàn bộ thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta phải ngạc nhiên thấy không có một bài thơ nào, không có đến cả một câu thơ nào là không có ngụ ý giáo dục tƣ tƣởng, xây dựng tình cảm, cải tạo con ngƣời, cải tạo xã hội, vì nƣớc, vì dân. Ba tác phẩm dài của Nguyễn Đình Chiểu... có thể xếp vào loại các tiểu thuyết luận đề nhằm chứng minh, khẳng định một tƣ tƣởng, một lý tƣởng chủ đạo: trung hiết, tiết nghĩa, yêu nƣớc, thƣơng dân” [201, tr.141]. Nam Mộc bàn về vấn đề chở đạo của Nguyễn Đình Chiểu cũng đồng tình và tóm gọn trong một câu: “Lục Vân Tiên là bức tranh chủ để trung hiếu tiết nghĩa tập trung nhất” [201, tr.202]. Đồng quan điểm, Mai Cao Chƣơng trên hành trình khám phá sự vận dụng quan điểm của Nguyễn Đình Chiểu vào thực tiễn sáng tác đã thừa nhận nội dung truyện Lục Vân Tiên “chủ yếu thể hiện cuộc đấu tranh trên bình diện đạo đức, giữa thiện và ác, ngƣời tốt và kẻ xấu. Ngƣời tốt đƣợc đánh giá theo tiêu chuẩn đạo đức trung, hiếu, tiết, hạnh của Nho gia” [201, tr.201]. Lê Thƣớc chung nhận định “tác giả truyện này vẫn đề cao tiết, nghĩa, trung, hiếu, là những đạo lý nói chung vẫn đƣợc ngƣời thời bấy giờ coi trọng. Hình ảnh ngƣời thanh niên họ Lục đƣợc mọi ngƣời ca ngợi, xem nhƣ một nhân vật tƣợng trƣng cho những đạo đức cao cả: trung thành với đất nƣớc, hiếu thảo với cha mẹ, trọn đạo với vợ, trọn nghĩa với ân nhân và với bạn bè, tôi tớ” [201, tr.136]. Nhƣ vậy, các cứu đều thống nhất Lục Vân Tiên truyện hƣớng đến đề cao đạo lý làm ngƣời, đúng nhƣ lời tổng kết sâu sắc “là bản
  • 27. 23 trƣờng ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những ngƣời trung nghĩa” [201, tr.73] của cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng. 1.2.3.3. Nhân vật Lục Vân Tiên truyện là phƣơng diện đƣợc nhiều nhà phê bình luận bàn. Trong số đó là Hoài Thanh, từng viết Nguyễn Đình Chiểu ném ra cuộc đời cả một loại nhân vật. Có thể nói là cả một đạo quân bừng bừng khí thế, kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng [232]. Huỳnh Ngọc Trảng nhận thấy tác phẩm có lƣợng nhân vật phong phú, đa dạng, vừa mới mẻ, vừa gần gũi với kiểu nhân vật truyện cổ dân gian. Thống kê, so sánh, ông thấy: “Số lƣợng nhân vật của truyện Lục Vân Tiên lớn hơn, đa dạng hơn. Đáng chú ý là bên cạnh những nhân vật có tên riêng nhiều lần đã xuất hiện những khối quần chúng - tuy chỉ thoáng qua nhƣng lại đầy ý nghĩa, và có tác dụng quan trọng đến số mệnh của các nhân vật chính diện. Hàng loạt những nhân vật phiếm chỉ nhƣ ông Quán, ông Ngƣ, ông Tiều, lão bà,… rất gần gũi với những nhân vật trong truyện kể dân gian, loại nhân vật mang tính chất tƣợng trƣng ƣớc lệ và phiếm chỉ” [201, tr.393-394]. Trên tinh thần đó, Phong Nam nhận định tác phẩm “có một số lƣợng nhân vật khá lớn với những nguồn gốc xuất thân, lai lịch, tính tình, chức năng… rất khác nhau, đƣợc tổ chức một cách có hệ thống và quan hệ với nhau rất chặt chẽ” [154, tr.222]. Đề cập đến tính cánh nhân vật, Nguyễn Lộc viết: “Phƣơng thức sáng tác để kể ảnh hƣởng đến việc xây dựng tính cách nhân vật, một yêu cầu đặc biệt quan trọng của thể loại tự sự. Nói chung trong phƣơng thức sáng tác để kể, tính cách nhân vật đƣợc biểu hiện thông qua giới thiệu ngoại hình và miêu tả hành động, chứ không phải thông qua việc đi sâu phân tích tâm trạng của nhân vật. Trong Lục Vân Tiên có trƣờng hợp nhà thơ đặt nhân vật vào những hoàn cảnh có kịch tính, đòi hỏi phải biểu hiện tâm trạng, thì hành động của nhân vật có chỗ không thể hiện đƣợc tâm trạng ấy” [123, tr.648]. Nguyễn Lộc cho rằng Đồ Chiểu đã quá chú trọng miêu tả hành động và ngoại hình nên tính cách nhân vật có phần chƣa thật sắc nét: “Do đặc điểm của phƣơng thức sáng tác, nhà thơ có thể nghiêng về miêu tả hành động và ngoại hình, nhƣng phải thông qua việc miêu tả hành động và ngoại hình ấy để biểu hiện cá tính và tâm trạng của nhân vật. Không làm nhƣ thế, nhân vật không sinh động đƣợc. Nguyễn Đình Chiểu phần nào đã không chú ý đúng mức đến đặc điểm này, cho nên nhân vật của ông trong Lục Vân Tiên nói chung chƣa thật đậm nét. Thành tựu chủ yếu của việc xây dựng tính cách nhân vật trong Lục Vân Tiên là ở chỗ trên mức độ nhất định, những nhân vật của ông đã thể hiện đƣợc một vài nét tính cách của ngƣời dân Nam Bộ” [123, tr.648]. Cùng quan điểm với Nguyễn Lộc,
  • 28. 24 Hà Nhƣ Chi nhận định: “Vì quá chăm lo về phƣơng diện luân lý nên tác giả Lục Vân Tiên tỏ ra ít dụng công tìm tòi về phƣơng diện tâm lý nhân vật. Những nhân vật trong truyện đều có những tâm lý ƣớc lệ, sơ lƣợc, không sâu sắc phức tạp một chút nào. Cái tài trí đức độ của Lục Vân Tiên, cái tiết hạnh của Nguyệt Nga đều là những viên ngọc vô cùng trong trẻo, không tì không vết, lý tƣởng của tinh thần Nho học chính thống cổ truyền… Tâm lý nhân vật Lục Vân Tiên còn có một đặc tính khác là trƣớc sau nhƣ một, không có những biến đổi bất ngờ” [33, tr.205-206]. Lâm Vinh thấy nhân vật trong truyện tuy chƣa thoát ra đƣợc tính ƣớc lệ của nghệ thuật trung cổ phƣơng Đông theo kiểu một tôi trung, một hiếu tử, một liệt nữ, một nghĩa bộc, nhƣng “mỗi nhân vật đều có một nét độc đáo, có khi một cá tính, không trùng lặp. Nét độc đáo này, tuy không nhiều về mặt số lƣợng, nhƣng cũng đã làm cho ngƣời ta nhớ mãi các nhân vật đó” [153, tr.381-382]. Từ nhận định ấy, tác giả liệt kê hành động của hai nhân vật trung tâm: “Vân Tiên giữa đƣờng bẻ cây đánh cƣớp, khóc mẹ, thƣơng tiểu đồng, tha thiết với tình bạn. Vân Tiên hiện lên tuấn tú rực rỡ “đầu đội kim khôi, tay cầm siêu bạc, mình ngồi ngựa ô”, hình ảnh của ngƣời con trai đi từ gian truân đến ngày vinh hiển. Nguyệt Nga có tấm tình chung thủy, trong sáng nhƣ gƣơng, nết na và chu đáo mọi bề, đối với ngƣời đã một lần hẹn ƣớc, đối với cha mẹ chồng, đối với vong linh chồng…” [153, tr.382]. Cuối cùng ông kết luận chỉ cần vài hành vi thật đột xuất, độc đáo nhƣ vậy cũng đủ cho nhân vật trở thành một tính cách nghệ thuật sống lâu trong lòng ngƣời đọc. Còn, Trần Thị Ngọc Lang tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu ở khía cạnh ngôn ngữ. Qua ngôn ngữ nhân vật, thi sĩ “đã khắc họa đƣợc tính cách của từng nhân vật. Đó chính là nghệ thuật tả ngƣời của Nguyễn Đình Chiểu” [153, tr.417]. 1.2.3.4. Cốt truyện Lục Vân Tiên truyện đƣợc nhiều bài viết đề cập. Trong một bài viết, La Yên chỉ ra kết cấu quen thuộc nhƣ truyện Nôm khuyết danh, một truyện cổ dân gian gồm gặp gỡ - tai biến, ly biệt - hội ngộ, công thƣởng - tội phạt [153] của Lục Vân Tiên truyện. Nguyễn Khuê thấy “Lục Vân Tiên đƣợc kết cấu theo một bố cục cổ điển quen thuộc gồm có ba phần rõ rệt: gặp gỡ, lƣu lạc, đoàn viên... Các tình tiết đƣợc sắp đặt theo một cách để cho truyện diễn tiến đúng với bố cục nói trên” [153, tr.106]. Cũng vậy, Huỳnh Ngọc Trảng khẳng định: “Việc sắp đặt các tình huống cốt truyện cũng không thoát khỏi trật tự thông thƣờng: Gặp gỡ, Tai biến, Đoàn tụ và truyện Lục Vân Tiên cũng là loại truyện kết thúc “có hậu” nhƣ các truyện thơ khác” [201, tr.387]. Ở bài tâm sự Đồ Chiểu, Hà Nhƣ Chi viết nhƣ sau: “Kết cấu truyện Lục Vân Tiên không có gì đáng nói vì đó là cách kết cấu cổ điển,
  • 29. 25 chia cốt truyện làm ba phần nhƣ ta thƣờng thấy trong những cuốn truyện Á Đông. Lục Vân Tiên có mục đích biểu dƣơng luân lý Nho học rất rõ ràng, nên cốt truyện dùng để nâng đỡ cái luân lý ấy. Cũng vì lý do nói trên nên cốt truyện tiến triển không phải do tâm lý nhân vật tác động lẫn nhau, mà phải nhờ đến sự can thiệp của những quyền lực nhiệm mầu huyễn hoặc” [33, tr.201]. Tuy nhiên, bên cạnh tính chất truyền thống trong tƣ duy sáng tạo, Huỳnh Ngọc Trảng đã thấy cái riêng, cái đặc thù ở tiểu tiết của các tình huống giống nhau trong từng chặng đƣờng ấy. Tác giả thấy “tình tiết gá duyên của Kiều Nguyệt Nga và Lục Vân Tiên phong phú và sinh động hơn. Cuộc gá duyên này không chỉ có tình mà còn có nghĩa. Cái tai biến của Lục Vân Tiên không do nguyên nhân giống nhƣ Mai Lƣơng Ngọc (Nhị độ mai), nhƣ Lƣơng Sinh (Hoa tiên), hoặc vì không chịu kết duyên với con Đỗ phò mã (Song Tinh bất dạ), con vua Tống, con vua Tề (Thoại Khanh - Châu Tuấn), con vua Tề Sở (Phạm Công - Cúc Hoa). Ở truyện Lục Vân Tiên, cái tai biến này không do lòng chung thủy của nhân vật nam mà do lòng hiếu thảo đối với mẹ” [201, tr.388]. Từ đó, Lục Vân Tiên truyện là một truyện thơ vừa mới mẻ lại vừa quen thuộc với truyện thơ truyền thống. Đặng Văn Lung đã nhận thấy những chi tiết Nguyễn Đình Chiểu sử dụng mang ý nghĩa nghiêm túc hơn, thời sự hơn: “Lục Vân Tiên tuy có diệt Phong Lai cứu Kiều Nguyệt Nga, song đánh Phong Lai có ý nghĩa xã hội cụ thể hơn nhiều, thời sự hơn nhiều so với Thạch Sanh đánh Đại Bàng. Lục Vân Tiên tuy có diệt Cốt Đột để cứu nƣớc, vẫn có gì khác hơn Thạch Sanh đánh đàn làm cho bọn giặc giải giáp quy hàng” [153, tr.341]. Đặc biệt, từ cái nhìn tổng quát về thế giới nghệ thuật, La Yên đánh giá cao sự sáng tạo của Nguyễn Đình Chiểu trong xây dựng cốt truyện: “Với Nguyễn Đình Chiểu, trƣớc hết là một sự kết thúc. Trong mạch truyện thơ Nôm bắt đầu từ thế kỉ XVII, Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mậu là những truyện thơ Nôm cuối cùng… Nhƣng với Nguyễn Đình Chiểu, kết thúc cũng đồng thời là mở ra cái mới. Truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu, không nhƣ tuyệt đại đa số các truyện Nôm khác dựa vào cốt truyện có sẵn của Trung Quốc hoặc của văn học dân gian, của truyện ngắn truyền kì… đã là một sáng tạo về cốt truyện mới. Trƣờng hợp Dương Từ - Hà Mậu là một sáng tác kì diệu của trí tƣởng tƣợng, và Lục Vân Tiên ngỡ là dựa theo một “truyện Tây Minh” nào đó bên Tàu, kỳ thực đó là một cốt truyện mới có phần mang tính cách tự truyện của tác giả” [153, tr.384]. Đây là thành công của Đồ Chiểu mà Đặng Văn Lung muốn nhấn mạnh: “Ở cốt truyện Lục Vân Tiên, ta nhận dạng đƣợc sự kết hợp thật là độc đáo giữa truyện dân gian và tự truyện của tác giả. Chí ít cũng
  • 30. 26 có thể tìm thấy mấy nét tƣơng đồng sau đây: A. (1) Thạch Sanh diệt đại bàng, cứu Nguyệt Nga. Lục Vân Tiên diệt Phong Lại cứu Kiều Nguyệt Nga. (2) Thạch Sanh bị hại, sau thắng, lấy Nguyệt Nga. Ngoại xâm kéo đến, Thạch Sanh đánh thắng, đƣợc nhƣờng ngôi. Lục Vân Tiên bị hại, sau thắng, lấy Kiều Nguyệt Nga. Có ngoại xâm, Lục Vân Tiên đánh thắng, đƣợc nhƣờng ngôi. B. (1) Nguyễn Đình Chiểu xa nhà đi học, học xong về thăm cha mẹ, trên đƣờng có ghé thăm vị hôn thê. Lục Vân Tiên xa nhà đi học, học xong về thăm cha mẹ, trên đƣờng có ghé thăm vị hôn thê. (2) Nguyễn Đình Chiểu sắp thi đƣợc tin mẹ mất, bỏ thi về cƣ tang, khóc, mù mắt,vị hôn thê bội ƣớc. Lục Vân Tiên sắp thi đƣợc tin mẹ mất, bỏ thi về cƣ tang, khóc, mù mắt, vị hôn thê bội ƣớc” [153, tr.338]. Không chỉ kế thừa kết cấu ba dòng sự kiện, Nguyễn Đình Chiểu cũng khai thác kết cấu song tuyến đối lập để nổi rõ chủ đề tác phẩm. Vũ Khiêu bình luận: “Theo quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu, những nhân vật chính diện cuối cùng sẽ thành công, còn những kẻ độc ác nhất định sẽ gặp “quả báo”. Trịnh Hâm đẩy Vân Tiên xuống sông một cách tàn ác, thì rồi lại bị chính ngay những đợt sóng thần của dòng sông dìm chết. Mẹ con Võ Thể Loan vứt bỏ Vân Tiên vào hang đá chờ cho cọp tha đi, thì cọp lại bắt mẹ con y đem vào hang đá… Qua hai tuyến nhân vật, một bên chính diện đƣợc báo đáp và một bên phản diện đền tội nhƣ trên, Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện một cái nhìn dứt khoát giữa chính và tà” [201, tr.301-302]. Trùng quan điểm, Nguyễn Ngọc Bích nhận thấy: “Nguyễn Đình Chiểu nhìn cuộc đời theo con mắt “nhân tình thế thái”, ông chia nhân vật thành hai tuyến chính - tà (thiện - ác) rõ rệt. Tất cả các nhà nho dù chính thống cũng khó mà chê đƣợc Nguyễn Đình Chiểu đã “lỗi đạo” ở đâu” [153, tr.293]. Trần Văn Giàu kết luận: “Tất cả những nhân vật này đã tròn thì ra tròn, đã vuông thì ra vuông, dứt khoát rõ ràng nhƣ rựa chém đất” [201, tr.366]. Theo Nguyễn Lộc, “kết cấu truyện Lục Vân Tiên không ra ngoài cái thông lệ” [123, tr.637] trên cả phƣơng diện kết cấu song tuyến rất tiêu biểu của truyện thơ Nôm. Ông nhận định: “Nhân vật trong truyện cũng đƣợc sắp xếp thành hai tuyến rất rõ. Một bên là những con ngƣời chính nghĩa Vân Tiên, Nguyệt Nga, Hớn Minh, Tử Trực, tiểu đồng, ông Quán, ông Ngƣ, ông Tiều, và bên kia là những kẻ bất nhân, bất nghĩa nhƣ gia đình Võ Thể Loan, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, và một lô những thầy lang băm, thầy pháp, thầy bói” [123, tr.643]. Nguyễn Lộc một mặt chỉ rõ kết cấu song tuyến - kiểu kết cấu cổ điển, một mặt cho ngƣời đọc thấy nét mới đáng chú ý trong kiểu kết cấu ấy dƣới tài năng của Đồ Chiểu. Ông thấy “sự đối lập ở đây không phải
  • 31. 27 nói chung giữa hai tuyến nhân vật, mà đối lập trong từng cặp nhân vật. Có gia đình Kiều Nguyệt Nga thủy chung, tình nghĩa, thì có gia đình Võ Thể Loan phản trắc, lọc lừa. Có Hớn Minh, Tử Trực, những ngƣời hết lòng vì bạn, thì có Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, những tên sẵn sàng phản bạn” [123, tr.643-644]. 1.2.3.5. Việc sử dụng yếu tố thần kỳ tuy không chiếm vị trí ƣu thế trong hầu hết bài viết, công trình nghiên cứu nhƣng cũng có một số nhận định cần chú ý. Nguyễn Quang Vinh liệt kê và phân tích yều tố thần kỳ trong Lục Vân Tiên truyện: “Các yếu tố thần kì (bao gồm nhân vật thần kì, con vật thần kì, đồ vật thần kì) đã xuất hiện mƣời hai lần trong suốt cuộc hành trình phiêu dạt của Vân Tiên, của Nguyệt Nga. Nó đã thực sự tiếp sức, tiếp tay cho mỗi ngƣời trên các ngả đƣờng sóng gió của họ. Các lực lƣợng thần kì cũng đã kết liền với nhau làm một, và kết liền với cuộc chiến đấu của các lực lƣợng chính nghĩa bao quanh hai nhân vật trung tâm ấy” [201, tr.374]. Theo Nguyễn Quang Vinh, yếu tố thần kỳ trong truyện “không phải vấn đề thuần túy tín ngƣỡng. Trong cách cảm nghĩ truyền thống của dân gian, những yếu tố phù trợ cho quá trình thành đạt những mục đích cao cả, chẳng qua chỉ là sự biểu hiện thẩm mĩ một cách khúc xạ cho ý chí và niềm tin của nhân dân vào sự tất thắng của lẽ phải” [201, tr.375]. Nói đến yếu tố thần kỳ, Huỳnh Ngọc Trảng đồng quan điểm với Nguyễn Quang Vinh. Ông thấy “trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật, từ đầu đến cuối truyện, các yếu tố thần kì đã đƣợc tác giả “nhờ cậy” đến mƣời hai lần để phù trợ cho ngƣời tốt, trừng phạt kẻ xấu” [201, tr.394]. Ông khẳng định lực lƣợng thần kỳ trong tác phẩm đều có nguồn gốc từ tín ngƣỡng dân gian miền Nam, đồng thời đó cũng là “biểu tƣợng thẩm mĩ của quan niệm ở hiền gặp lành, trời chẳng phụ ngƣời ngay” [201, tr.395]. Vấn đề này còn đƣợc Kiều Thu Hoạch đề cập tại chuyên luận lịch sử phát triển và thi pháp thể loại: “Cùng tính chất với Sơ kính tân trang còn có thể kể thêm một trƣờng hợp nữa, đó là truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Lục Vân Tiên cũng là một truyện thơ mang tính tự truyện, và cũng sử dụng các yếu tố thần kì nhƣ một thủ pháp nghệ thuật theo truyền thống của thể loại truyện Nôm” [75, tr.173]. Sau khi dẫn lại kết quả thống kê của Nguyễn Quang Vinh, Kiều Thu Hoạch kết luận: “Tất cả những yếu tố khác thƣờng, lạ kỳ, thần kỳ… đƣợc sử dụng trong Sơ kính tân trang cũng nhƣ trong Lục Vân Tiên nhƣ thế cũng chính là những yếu tố nghệ thuật thƣờng sử dụng trong thể loại truyện thơ Nôm, nhất là truyện Nôm bình dân. Đặc biệt, yếu tố thần kỳ chẳng những chỉ là một biện pháp nghệ thuật quan trọng để thực hiện mô hình cấu trúc gặp gỡ - tai biến –
  • 32. 28 đoàn tụ của truyện Nôm, mà còn là một đặc trƣng thi pháp không thể thiếu đƣợc của thể loại này” [75, tr.173]. 1.2.3.6. Tác phẩm có sức sống lâu bền và phổ biến rộng rãi trong đời sống nhân dân Nam Bộ phần lớn nhờ vào nghệ thuật kể. Cho nên phƣơng diện này đƣợc nhiều nhà phê bình quan tâm. Huỳnh Ngọc Trảng nhận định: “Lục Vân Tiên đƣợc phổ cập trong đông đảo nhân dân chủ yếu gắn liền với hình thức diễn xƣớng, ở Nam Bộ thƣờng gọi là “nói thơ Vân Tiên”. Đặc điểm này có thể xuất hiện ngay trong quá trình sáng tác của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu. Tác giả chỉ có thể đọc cho ngƣời khác chép. Tất nhiên chúng ta không thể xác định là cụ Đồ đã đọc suông hay kể theo giọng điệu nào, nhƣng Lục Vân Tiên là một tác phẩm chủ yếu dùng để kể (diễn xƣớng) hơn là để đọc” [201, tr.392-393]. Ông chỉ rõ chi tiết thể hiện tính chất diễn xƣớng trong cách kể: “Ảnh hƣởng của diễn xƣớng dân gian trong truyện Lục Vân Tiên đậm nhất, và rất dễ nhận ra thể hiện rõ rệt nhất ở cách phân truyện ra làm sáu thứ minh bạch: Truyện này xin hãy còn lâu/ Truyện chàng xin nối thứ đầu chép ra/ Đoạn này đến thứ ra đời/ Đoạn này đến thứ Nguyệt Nga/ Thứ này đến thứ Vân Tiên” [201, tr.397]. Tác giả đề cao lối kể chuyện mang tính diễn xƣớng, nhờ đó tác phẩm đến trực tiếp với ngƣời nghe một cách nguyên vẹn. Đồng thời, theo Huỳnh Ngọc Trảng lối kể chuyện Lục Vân Tiên “đã sản sinh ra một hình thức diễn xƣớng truyện thơ mang tên gọi của nó, mà sau này trở thành hình thức độc xƣớng truyện thơ chủ yếu của các truyện thơ ở Nam Bộ” [201, tr.399]. Cùng quan điểm, theo Ca Văn Thỉnh nguyên nhân dẫn đến sự phổ biến là “lối kể chuyện có tính chất biểu diễn, nói thơ, rất thích hợp với tâm lý nông dân” [232, tr.155]. Đoàn Xuân Kiên cũng cho rằng “đọc Lục Vân Tiên, nghe nói Vân Tiên, hiểu liền, cảm liền, chẳng thấy chút khó khăn trắc trở nào hết, trên cả hai mặt chữ nghĩa và ý nghĩa. Điều này cũng thuận chiều với thẩm mĩ của quần chúng nữa. Nam Bộ có hình thức diễn xƣớng dân gian gọi là “nói thơ Vân Tiên”; lối diễn xƣớng này đòi hỏi tính giản dị trong phong cách nói, kể và trong tính kịch của tác phẩm. Lục Vân Tiên đáp ứng đƣợc yêu cầu trên đây: các thứ lớp trong truyện đƣợc chuyển một cách dễ dàng nhƣ hơi thở, không màu mè mà vẫn duyên dáng” [153, tr.336]. Từ đó, Vũ Đức Phúc đánh giá “lối kể chuyện trong Lục Vân Tiên có rất nhiều sáng tạo khác với tất cả các truyện Nôm khác, kể cả Truyện Kiều” [232, tr.600]. 1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và hƣớng tiếp cận của luận án Trải qua những thăng trầm lịch sử, truyện thơ Nôm đã mất mát khá nhiều. Song, với số lƣợng còn lƣu truyền đủ để thế hệ hôm nay nhận thấy một thể loại đặc
  • 33. 29 sắc, một di sản quý báu của kho tàng văn học dân tộc. Với vị trí và tầm quan trọng đặc biệt, từ lâu truyện thơ Nôm đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học với trên trăm công trình lớn nhỏ. Những bài viết, công trình nghiên cứu của các học giả thuộc nhiều thế hệ, qua từng giai đoạn, đã có những đóng góp quý báu, từng bƣớc làm sâu sắc hơn và mở rộng hơn các góc độ nghiên cứu về thể loại truyện thơ Nôm, trong đó có loại truyện thơ Nôm tự thuật. Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ, Sơ kính tân trang của Phạm Thái và Lục Vân Tiên truyện của Nguyễn Đình Chiểu là tác phẩm tiêu biểu trong chặng đƣờng phát triển của thể loại truyện thơ Nôm. Ba truyện thơ Nôm đều đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu trong một số công trình, chuyên luận, bài viết của học giả, nhà nghiên cứu và độc giả yêu thơ văn. Trên cơ sở khảo sát lịch sử tiếp nhận thi phẩm của Nguyễn Huy Hổ, so với một số truyện thơ Nôm bác học khác, mức độ phổ biến và số lƣợng công trình nghiên cứu chƣa thật tƣơng xứng. Từ đó, giá trị nội dung và phƣơng diện nghệ thuật của tác phẩm chƣa đƣợc đánh giá đầy đủ, đa phần mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu và phân tích sơ lƣợc một số nét tiêu biểu. Các nhận xét, đánh giá ít ỏi của một số nhà nghiên cứu tựu chung lại đều khẳng định giá trị của Mai đình mộng ký, và tác phẩm xứng đáng có một vị trí quan trọng trong kho tàng truyện thơ Nôm. Với Sơ kính tân trang, dù chƣa nhiều nhƣng cũng không thật hiếm hoi những công trình, bài viết chọn làm đối tƣợng nghiên cứu chính. Trong các công trình hiệu đính, chú giải hay những bài báo khoa học, ngoài đề cập đến cuộc đời hành trạng cũng nhƣ sự nghiệp sáng tác của Phạm Thái, các học giả đã dành thời lƣợng để viết về tác phẩm tiêu biểu nhất của sự nghiệp cầm bút là Sơ kính tân trang. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ chính chủ nhân, những nhận định, đánh giá về Sơ kính tân trang lại chƣa thống nhất, luôn tồn tại quan điểm đối lập trên mọi phƣơng diện nội dung và phƣơng thức nghệ thuật theo hƣớng hoặc đề cao, khẳng định, hoặc hạ thấp, phủ định. Nếu Mai đình mộng ký bị tạm “bỏ rơi” trong hơn một thế kỷ, Sơ kính tân trang trúc trắc trên con đƣờng tiếp nhận thì Lục Vân Tiên truyện dù ra đời muộn hơn nhƣng lại sớm đƣợc chú ý trên cả phƣơng diện phổ biến lẫn nghiên cứu. Có bề dày tiếp nhận trải dài từ trƣớc Cách mạng Tháng Tám đến nay, mỗi công trình nghiên cứu, tác giả đều mang đến một cái nhìn trọn vẹn hơn về tác phẩm Lục Vân Tiên truyện, từ đó hiểu sâu sắc hơn về một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học dân tộc - Nguyễn Đình Chiểu. Nhƣ vậy, nhìn lại chặng đƣờng nghiên cứu, tác phẩm truyện thơ Nôm tự thuật đã đƣợc tiếp cận và khẳng định ở từng luận điểm cụ thể, phục vụ cho mục đích